question
stringlengths
1
11.9k
answer
stringlengths
0
69.3k
field
stringclasses
27 values
time
stringlengths
19
19
relevant
stringlengths
0
1.31k
Xin chào, tôi tên Thiên Nga sinh sống và làm việc tại hậu Giang. Vừa qua em tôi có bị truy tố về tội danh cố ý gây thương tích trước đây có tiền án tội trộm cắp tài sản, vì nó không lo học hành, ăn chơi lêu lỏng gia đình nhiều lần khuyên nhưng không nghe, nên nay nó bị bắt gia đình tôi không muốn mời người bào chữa. Nó nay mới 15 tuổi nghe đâu là cơ quan có thẩm quyền sẽ mời người bào chữa cho nó luôn, tuy nhiên phía bên gia đình có ý từ chối không muốn cơ quan có thẩm quyền mời người bào chữa cho nó. Để mong nó có hình phạt thích đáng, để sau này khi ra tù còn làm lại cuộc đời, không biết như vậy có được không? Hay cụ thể: Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được quy định như sau: 1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa: a) Người bị buộc tội; b) Người đại diện của người bị buộc tội; c) Người thân thích của người bị buộc tội. Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này. 2. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối. 3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật này. Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-09-27T14:32:00
Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát gồm những nội dung gì?
1. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và  có các nội dung chính sau: a. Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;   b. Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;   c. Kháng nghị phần nào của bản án, quyết định của bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;   d. Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát.   đ. Họ tên người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.   2. Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ do Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 Bộ luật này.   3. Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp
thủ tục tố tụng
2016-08-30T18:03:00
Người giám định trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Mong ban biên tập trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!
Người giám định được quy định tại Điều 79 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 như sau: “Điều 79. Người giám định Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.” Về quyền và nghĩa vụ của người giám định: Theo quy định tại Điều 80  Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì người giám định có các quyền, nghĩa vụ sau: “Điều 80. Quyền, nghĩa vụ của người giám định 1. Người giám định có quyền, nghĩa vụ sau đây: a) Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định; b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định; c) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan; d) Phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được; đ) Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được; e) Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định; g) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật; h) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. 2. Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật này và tạiĐiều 34 của Luật giám định tư pháp; b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; c) Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.” Như vậy, Trong tố tụng dân sự, người giám định có các quyền và nghĩa vụ về chuyên môn, vật chất trong việc thực hiện giám định. Việc bảo đảm thực hiện đúng được các quyền giám định ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Về việc thay đổi người giám định: Theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS: “3. Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này; b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; c) Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên.” Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản nêu rõ lý do của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi. Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp. Trên đây là các quy định về người giám định trong tố tụng dân sự. Để hiểu rõ hơn bạn nên thma khảo thêm tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-09-19T10:47:00
Tại khoản 4 Điều 319 Bộ luật tố tụng dân sự quy định “kèm theo đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có chứng minh người đó nghiện ma túy hoặc nghiệm các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình”. Quy định của điều luật này đã đầy đủ chưa ?
Trong đời sống xã hội không chỉ có người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác mới dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà còn có những trường hợp khác làm cho người đó hạn chế năng lực hành vi dân sự, chẳng hạn như người có nhược điểm về thể chất, tâm thần (thần kinh, đần độn, câm, điếc…). Do vậy, khi người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có các nhược điểm nêu trên thì họ phải chứng minh được sự hạn chế năng lực hành vi dân sự của người đó. Tài liệu này có thể là bệnh án, kết luận giám định… Nếu đương sự yêu cầu, Tòa án có thể trưng cầu giám định. Theo khoản 2 Điều 231 Bộ luật tố tụng dân sự thì khi Tòa án ra quyết định tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì trong quyết định này, Tòa án phải quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
thủ tục tố tụng
2016-09-08T14:45:00
Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Bạn đọc Tấn Minh, địa chỉ mail MinhTa****@gmail.com hỏi: Tôi kháng cáo Bản án sơ thẩm của Tòa (giải quyết tranh chấp HĐLĐ). Tôi muốn hỏi nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016). Theo đó, nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong tố tụng dân sự được quy định như sau: 1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm. 2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm. (Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-10-03T16:56:00
Theo như tôi được biết thì trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết. Cũng như thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết kết quả giải quyết vụ việc. Vậy cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì chế độ thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì chế độ thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định cụ thể như sau: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết. - Khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải gửi kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại các điều 148, 154, 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. - Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết kết quả giải quyết vụ việc. - Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-08-09T14:03:00
01/2017/TTLT
Xin hỏi đối với vụ án dân sự thì tính chất của tái thẩm chỉ xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không xét lại các quyết định cũng có hiệu lực pháp luật đúng không? Hay nói cách khác là đối tượng tái thẩm chỉ có thể là bản án?
Căn cứ Điều 351 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Như vậy, đối tượng tái thẩm không chỉ có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà ngoài ra quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong việc dân sự cũng được xét lại theo hình thức này. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2021-06-11T13:36:00
Hòa giải tại Tòa án do nhiều hòa giải viên tiến hành được không?
Căn cứ Điều 17 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về lựa chọn, chỉ định Hòa giải viên như sau: 1. Mỗi vụ việc do 01 Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại. 2. Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và phải thông báo họ, tên, địa chỉ của Hòa giải viên cho Tòa án đó. 3. Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì phải thông báo họ, tên, địa chỉ của Hòa giải viên cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc và Hòa giải viên được lựa chọn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lựa chọn Hòa giải viên, Hòa giải viên được lựa chọn phải có ý kiến bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý gửi Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại nơi giải quyết vụ việc, Tòa án nơi mình làm việc và người khởi kiện, người yêu cầu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo ý kiến đồng ý của Hòa giải viên, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc phải có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với sự lựa chọn của Hòa giải viên gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Hòa giải viên; Hòa giải viên có trách nhiệm thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết. Trường hợp nhận được ý kiến không đồng ý của Hòa giải viên, của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể lựa chọn Hòa giải viên khác. ... Như vậy, mỗi vụ việc hòa giải chỉ do 01 Hòa giải viên phụ trách. Do đó, khi anh/chị tiến hành hòa giải tại Tòa án với hàng xóm thì các bên phải thống nhất Hòa giải viên hoặc do Tòa án chỉ định Hòa giải viên tiến hành vụ việc.
thủ tục tố tụng
2022-06-16T09:22:00
Hòa giải viên tại Tòa án phải từ chối tiến hành hòa giải khi nào? 
Theo Khoản 1 Điều 18 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về các trường hợp Hòa giải viên phải từ chối tiến hành như sau: 1. Hòa giải viên phải từ chối khi được lựa chọn, chỉ định hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại; b) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hòa giải viên có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ; c) Các bên thay đổi Hòa giải viên đã được chỉ định và thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên khác; d) Không thể tiến hành hòa giải, đối thoại vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; đ) Bị miễn nhiệm hoặc bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của Luật này. Trân trọng!  
thủ tục tố tụng
2022-06-16T09:22:00
Khi nào phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm trong tố tụng dân sự?
Căn cứ Điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm như sau: Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm 1. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. 2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Trường hợp sau khi hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà không nêu rõ lý do thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án phải có văn bản trình bày lý do chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp này được xử lý theo thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn. Theo quy định như trên, sau khi tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án sơ thẩm chấp nhận đơn kháng cáo thì sẽ thông báo ngay cho bạn về tạm ứng án phí phúc thẩm. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, bạn cần nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Nộp tạm ứng án phí phúc thẩm khi nào? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2022-09-19T10:45:00
Rút kháng cáo trong tố tụng dân sự có phải lập thành văn bản hay không?
Theo Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị như sau: Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị 1. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu. 2. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết. 3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. 4. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Việc rút kháng cáo phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2022-09-19T10:45:00
Kính Chào Luật sư. Nhờ Luật sư tư vấn cho tôi một vấn đề sau: Năm 2013 tôi bị kết án 6 năm tù. Tháng 8 năm 2015 tôi được đặc xá. Luật sư cho tôi hỏi: Theo Luật hình sự năm 2009 thì thời gian xoá án tích của tôi là 5 năm, nhưng theo Luật hình sự năm 2015 thì thời gian xoá án tích là 3 năm. Vậy trường hợp của tôi thì thời gian xoá án tích có được áp dụng theo luật mới hay không? Xin cảm ơn.
Theo Nghị quyết số 109 của Quốc hội thì: Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là Bộ luật hình sự năm 2015) được áp dụng như sau: Tất cả các điều khoản của Bộ luật hình sự năm 2015 được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016; Các điều khoản của Bộ luật hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, xóa bỏ một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích; Như vậy, bạn sẽ áp dụng quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015
thủ tục tố tụng
2016-09-13T14:31:00
100/2015/QH13
Khi tham gia tố tụng thì Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối vói người tham gia tố tụng như thế nào? Mong được phản hồi.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Quyết định 458/QĐ-VKSTC năm 2019, cụ thể như sau: Kiểm sát việc đương sự chấp hành Giấy triệu tập của Tòa án tham gia các hoạt động tố tụng của Tòa án; việc đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2019-10-15T10:27:00
458/QĐ
Thông báo dự thảo báo cáo kết quả xác minh và hoàn chỉnh báo cáo chính thức trong giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định thông báo dự thảo báo cáo kết quả xác minh và hoàn chỉnh báo cáo chính thức trong giải quyết tố cáo của Công an nhân dân, cụ thể như sau: 1. Tổ xác minh làm việc riêng với người tố cáo, người bị tố cáo để thông báo từng nội dung tố cáo và kết quả xác minh để họ nêu ý kiến của mình. Nếu người tố cáo, người bị tố cáo không đồng ý thì yêu cầu nêu rõ lý do và cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng minh; nếu người tố cáo, người bị tố cáo không cung cấp được tài liệu gì mới thì Tổ xác minh kết luận theo tài liệu đã xác minh và chịu trách nhiệm về kết luận của mình; nếu có tài liệu mới cần xác minh thì Tổ trưởng xác minh phải báo cáo người ra quyết định thành lập tổ xác minh quyết định việc xác minh để làm rõ. 2. Nội dung làm việc với người tố cáo, người bị tố cáo phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định; trường hợp có nhiều nội dung tố cáo thì phải nêu từng nội dung để họ có ý kiến và ký xác nhận vào từng nội dung. Trong trường hợp người tố cáo không yêu cầu phải giữ bí mật, ý kiến của người tố cáo và người bị tố cáo có mâu thuẫn thì có thể tổ chức đối chất. 3. Sau khi thông báo dự thảo báo cáo kết quả xác minh với người tố cáo, người bị tố cáo, Tổ xác minh phải họp thống nhất lần cuối nội dung dự thảo báo cáo kết quả xác minh trước khi Tổ trưởng Tổ xác minh ký để báo cáo Thủ trưởng cơ quan được giao xác minh nội dung tố cáo hoặc người giải quyết tố cáo. 4. Trường hợp người tố cáo bổ sung nội dung tố cáo mới thì xử lý như sau: a) Nếu còn thời hạn giải quyết tố cáo thì Tổ trưởng Tổ xác minh báo cáo để người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo bổ sung tiếp tục xác minh, kết luận nội dung tố cáo. b) Nếu thời hạn giải quyết tố cáo đã hết hoặc không đủ để xác minh, kết luận nhưng còn gia hạn giải quyết tố cáo được thì Tổ trưởng Tổ xác minh báo cáo để người giải quyết tố cáo ra quyết định gia hạn giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 22 Thông tư này và ra quyết định thụ lý tố cáo bổ sung tiếp tục xác minh, kết luận nội dung tố cáo. c) Nếu thời hạn giải quyết tố cáo và gia hạn giải quyết tố cáo đã hết thì Tổ trưởng Tổ xác minh báo cáo người giải quyết tố cáo kết luận nội dung tố cáo. Các nội dung tố cáo mới sẽ được thụ lý, xác minh, kết luận theo trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc tố cáo mới. Theo đó, tổ xác minh làm việc riêng với người tố cáo, người bị tố cáo để thông báo từng nội dung tố cáo và kết quả xác minh để họ nêu ý kiến của mình. Nếu người tố cáo, người bị tố cáo không đồng ý thì yêu cầu nêu rõ lý do và cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng minh; nếu người tố cáo, người bị tố cáo không cung cấp được tài liệu gì mới thì Tổ xác minh kết luận theo tài liệu đã xác minh và chịu trách nhiệm về kết luận của mình; nếu có tài liệu mới cần xác minh thì Tổ trưởng xác minh phải báo cáo người ra quyết định thành lập tổ xác minh quyết định việc xác minh để làm rõ. Trong giải quyết tố cáo của Công an nhân dân, việc thông báo dự thảo báo cáo kết quả xác minh và hoàn chỉnh báo cáo chính thức? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2022-09-12T11:51:00
129/2020/TT
Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân như thế nào?
Theo Điều 25 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định việc tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân, theo đó: Khi có căn cứ để tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết tố cáo. Căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết tố cáo; việc tạm đình chỉ, đình chỉ, ra quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Tố cáo và khoản 4 Điều 15 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2022-09-12T11:51:00
129/2020/TT, 31/2019/NĐ
Thủ tục ra quyết định thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khắc Huỳnh. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thủ tục ra quyết định thi hành án dân sự được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Khắc Huỳnh (khachuynh*****@gmail.com)
Theo quy định tại Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì thủ tục ra quyết định thi hành án dân sự được quy định cụ thể như sau: - Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án. - Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau: + Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án; + Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; + Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước; + Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; + Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; + Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2008, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án. Đối với quyết định quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2008 thì phải ra ngay quyết định thi hành án. Đối với quyết định quy định tại điểm e khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2008 thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. - Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định; tên, địa chỉ của người phải thi hành án, người được thi hành; phần nghĩa vụ phải thi hành án; thời hạn tự nguyện thi hành án. Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục ra quyết định thi hành án dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật thi hành án dân sự 2008. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-03-10T10:35:00
Tôi tên là Phạm Mạnh, tôi hiện đang là sinh viên tại Bình Dương. Tôi đang có thắc mắc muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Việc kiểm tra thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Việc kiểm tra thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 5 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành với nội dung như sau: - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở theo đề nghị của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cùng cấp; phối hợp chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm tra và thực hiện kiểm tra theo kế hoạch. - Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, tổ trưởng Tổ hòa giải tiến hành tự kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại thôn, tổ dân phố, báo cáo Ủy bannhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả tự kiểm tra. Trên đây là nội dung trả lời về việc kiểm tra thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-11-05T07:55:00
01/2014/NQLT
Công chức Viện kiểm sát có được làm trọng tài viên lao động hay không?
Căn cứ quy định Điều 98 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động như sau: Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động 1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, công tâm. 2. Có trình độ đại học trở lên, hiểu biết pháp luật và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động. 3. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích. 4. Được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động. 5. Không phải là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án. Như vậy, theo như quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động thì trọng tài viên lao động không phải là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án. Do đó công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân không được làm trọng tài viên lao động. Công chức Viện kiểm sát có được làm trọng tài viên lao động hay không? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2023-12-18T17:45:00
145/2020/NĐ
Hồ sơ đề cử bổ nhiệm trọng tài viên lao động gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 99 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về bổ nhiệm trọng tài viên lao động như sau: Bổ nhiệm trọng tài viên lao động .... 3. Hồ sơ đề cử bao gồm: a) Văn bản đề nghị của cơ quan đề cử; b) Đơn đề nghị tham gia làm trọng tài viên lao động của người được đề cử; c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế; đ) Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan. .... Như vậy, hồ sơ đề cử bổ nhiệm trọng tài viên lao động gồm những giấy tờ sau đây: - Văn bản đề nghị của cơ quan đề cử; - Đơn đề nghị tham gia làm trọng tài viên lao động của người được đề cử; - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; - Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế; - Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan.
thủ tục tố tụng
2023-12-18T17:45:00
145/2020/NĐ
Trọng tài viên lao động có được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ hay không?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 99 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về bổ nhiệm trọng tài viên lao động như sau: Bổ nhiệm trọng tài viên lao động .... 4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm trọng tài viên lao động để tham gia Hội đồng trọng tài lao động. Thời gian bổ nhiệm của trọng tài viên lao động theo nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động. Trong nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động, nếu có sự bổ sung, thay thế đối với trọng tài viên lao động bị miễn nhiệm theo quy định tại Điều 100 Nghị định này thì thời gian bổ nhiệm đối với trọng tài viên lao động được bổ sung, thay thế được tính theo thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng trọng tài lao động. Khi kết thúc thời gian bổ nhiệm, trọng tài viên lao động đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 98 Nghị định này và được các cơ quan quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động tiếp tục đề cử thì được xem xét bổ nhiệm lại làm trọng tài viên lao động theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều này. Theo đó khi kết thúc thời gian bổ nhiệm mà trọng tài viên lao động vẫn còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện và được các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục đề cử thì được xem xét bổ nhiệm lại làm trọng tài viên lao động. Do đó trọng tài viên lao động hết nhiệm kỳ bổ nhiệm thì vẫn có thể được bổ nhiệm lại theo quy định. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2023-12-18T17:45:00
145/2020/NĐ
Lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Đức Minh, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp giúp, cụ thể là lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án dân sự được quy định tại Điều 29 Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thủ tục quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự, cụ thể như sau: 1. Cơ quan thi hành án dân sự phải lập đầy đủ các loại sổ về thi hành án theo mẫu thống nhất hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này, gồm: Mẫu 01: Sổ nhận bản án, quyết định của Tòa án; Trọng tài thương mại hoặc Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh (gọi chung là Sổ nhận bản án, quyết định); Mẫu 02: Sổ nhận yêu cầu thi hành án; Mẫu 03: Sổ thụ lý thi hành án dân sự (chủ động, theo yêu cầu); Mẫu 04: Sổ ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án; Mẫu 05: Sổ nhận đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án; Mẫu 06: Sổ công văn đến; Mẫu 07: Sổ công văn đi; Mẫu 08: Sổ theo dõi vật chứng, tài sản kê biên, tạm giữ; Mẫu 09: Sổ ra quyết định ủy thác thi hành án và nhận quyết định ủy thác thi hành án; Mẫu 10: Sổ ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án; Mẫu 11: Sổ ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, tiếp tục thi hành án; Mẫu 12: Sổ theo dõi miễn, giảm thi hành án; Mẫu 13: Sổ ra quyết định đình chỉ thi hành án; Mẫu 14: Sổ ra quyết định cưỡng chế thi hành án; Mẫu 15: Sổ theo dõi lưu trữ hồ sơ thi hành án; Mẫu 16: Sổ theo dõi thu phí thi hành án; Mẫu 17: Sổ theo dõi xử lý tài sản bán đấu giá thi hành án; Mẫu 18: Sổ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án; Mẫu 19: Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính; Mẫu 20: Sổ ra quyết định rút hồ sơ thi hành án (đối với Cục thi hành án); Mẫu 21: Sổ theo dõi việc chưa có điều kiện thi hành án. 2. Hệ thống sổ kế toán thi hành án thực hiện theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. 3. Ngoài các loại sổ quy định tại Thông tư này, cơ quan thi hành án có thể lập các loại sổ khác phục vụ công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác thi hành án dân sự, hành chính. Việc theo dõi các quyết định về thi hành án gửi cho Sở Tư pháp theo quy định tại Điều 20 Luật Lý lịch tư pháp, được ghi nhận tại cột “Ghi chú” của các sổ tương ứng. 4. Việc sử dụng, bảo quản sổ thi hành án dân sự thực hiện như sau: Tất cả các loại sổ thi hành án dân sự được in trên khổ giấy A3, bìa cứng theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này. Trang ruột của sổ được đánh số thứ tự từng trang tại góc phía dưới, bên phải; đóng dấu giáp lai đầy đủ và được bảo quản cẩn thận. Tên sổ, số sổ phải thể hiện trên trang bìa quy định tại Phụ lục II Thông tư này và thể hiện trên gáy sổ để dễ theo dõi, sử dụng. Các loại sổ thi hành án dân sự có thể được sử dụng trong nhiều năm. Năm sử dụng được viết to, đậm, rõ ở trang đầu tiên của các trang theo dõi năm đó. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xác nhận tổng số trang ở trang đầu của sổ, thời gian sử dụng sổ (từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm), ký tên và đóng dấu cơ quan thi hành án. Khi chuyển sổ phải ghi số thứ tự sổ trên trang bìa. Sổ thi hành án phải được ghi chép sạch sẽ, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các cột mục đã được in trong sổ và không được tùy tiện tẩy xóa, sửa chữa. Trường hợp cần sửa chữa thì phải gạch bỏ phần nội dung sai sót, nhầm lẫn đó và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm. Định kỳ hàng quý, 06 tháng và kết thúc năm công tác, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện kết sổ. Việc kết sổ thực hiện bằng cách dùng bút mực khác màu gạch một đường ngang trên trang giấy tại dòng kẻ phía dưới liền kề với số thứ tự cuối cùng của kỳ kết sổ. Nội dung kết sổ phải được phản ánh đúng và đầy đủ các cột mục hướng dẫn của sổ, có chữ ký của người kết sổ và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Riêng đối với sổ kế toán thi hành án, sổ theo dõi vật chứng, tài sản bị kê biên, tạm giữ, ngoài chữ ký của người kết sổ và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự còn phải có chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan như kế toán, thủ kho, thủ quỹ. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 01/2016/TT-BTP. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-01-31T16:04:00
01/2016/TT
Có những hình thức khiếu nại nào?
Theo điều 8 Luật khiếu nại 2011 quy đinh về  hình thức khiếu nại: 1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. 2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. 3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau: a) Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này; b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại; c) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.                         5. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.
thủ tục tố tụng
2017-02-11T10:11:00
Quyền của người khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Thời gian gần đây, khi tìm hiểu về hoạt động tố tụng hình sự, em được biết, để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng và lĩnh vực tố tụng nói chung, các hành vi tố tụng, văn bản tố tụng có thể bị khiếu nại bởi các chủ thể được pháp luật cho phép. Vậy, khi thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại có những quyền gì? Nội dung này được quy định tại văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Cảm ơn Quý anh chị rất nhiều! Phương Dung (dung***@gmail.com)
Theo quy định pháp luật hiện hành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền của người khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 472 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể: a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại; b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự; c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại; d) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại; đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Bênh cạnh việc thực hiện các quyền này, người khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự đồng thời có nghĩa vụ: - Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó; - Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền của người khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-07-27T07:48:00
Hướng dẫn công thức tính lãi suất chậm thi hành án và văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này không quy định cụ thể công thức tính lãi phát sinh do chậm thi hành án (gọi chung là lãi suất chậm thi hành án), tuy nhiên đây là một nghĩa vụ dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005 (trước đó là khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 1995) và một số văn bản khác (như: khoản 1 mục III Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao). Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào thay thế hoặc hủy bỏ Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 nêu trên, nên Thông tư liên tịch này vẫn được áp dụng, trừ những nội dung không còn phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó (như: lãi đối với số tiền chậm trả theo “lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố” quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005 thay cho “lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định” theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 1995). Vì vậy, cách xác định thời điểm và cách tính lãi phát sinh do chậm thi hành án hiện nay căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005, Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997, Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố mức lãi suất cơ bản cho từng thời điểm. Lãi suất chậm thi hành án được tính theo từng loại việc như sau: Kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp chủ động thi hành) và từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án (trường hợp thi hành theo đơn yêu cầu) cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án. Khi tính lãi chậm thi hành án chỉ tính lãi của số tiền còn phải thi hành án, mà không tính lãi của số tiền chưa trả trong quá trình thi hành án. Do vậy, công thức tính lãi suất chậm thi hành án tùy theo từng thời điểm có khác nhau do mức lãi suất cơ bản ở mỗi thời điểm công bố khác nhau.Ví dụ: Giả sử người phải thi hành án chậm thi hành án 03 tháng và lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán là 8%/năm (theo Quyết định số 2665/QĐ-NHNN ngày 01/12/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Trong trường hợp này, lãi suất chậm thi hành án sẽ được tính như sau: Số tiền lãi chậm thi hành án = Số tiền chậm thi hành án x 8%:12 tháng x 03 tháng chậm thi hành án.
thủ tục tố tụng
2016-09-07T17:24:00
01/TTLT, 165/KHXX, 2665/QĐ
Xin hỏi, tôi ở Lào Cai đối với phát sinh tranh chấp hoạt động thương mại tại Việt Nam thì sau khi giải quyết tại Trọng tài và ra phán quyết thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thi hành phán quyết đó? Có phải Hội đồng trọng tài có thẩm quyền thi hành phán quyết của mình không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về xác định Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài như sau: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết. Như vậy, có thể thấy đối với cơ quan có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết. Do đó, khi phán quyết của trọng tài được nêu ra thì Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai sẽ có thẩm quyền thi hành, không phải do HĐTT thực hiện. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2021-08-21T10:24:00
Địa bàn xét xử của các Tòa án quân sự quân khu và Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là công chứ nhà nước đã về hưu, có thắc mắc về vấn đề sau xin nhờ Ban biên tập giải đáp giúp như sau: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về địa bàn xét xử của các Tòa án quân sự quân khu và Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.
Địa bàn xét xử của các Tòa án quân sự quân khu và Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định 79/2004/QĐ-BQP về việc phân định địa bàn xét xử của các Toà án quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành cụ thể như sau: 1. Địa bàn xét xử của các Tòa án quân sự quân khu và Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân: a. Tòa án quân sự quân khu xét xử các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn của quân khu mình; b. Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân xét xử các vụ án hình sự sau đây, không phụ thuộc vào nơi thực hiện tội phạm: - Các vụ án mà bị cáo là người của các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân quản lý; - Các vụ án gây thiệt hại cho các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân. Trên đây là nội dung câu trả lời về địa bàn xét xử của các Tòa án quân sự quân khu và Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 79/2004/QĐ-BQP. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-10-30T16:18:00
79/2004/QĐ
Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang công tác tại một đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Tôi rất quan tâm tới nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp về giám định tư pháp, cũng như các quy định pháp lý liên quan. Tôi có một thắc mắc như trên. Rất mong nhận được câu trả lời của Quý anh chị. Cho tôi hỏi luôn văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Cảm ơn Quý anh chị rất nhiều! Thân. Nguyễn Trung Nhân, địa chỉ mail trung_nhan_89****@gmail.com
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp về giám định tư pháp được quy định tại Điều 40 Luật giám định tư pháp 2012 như sau: 1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp và hướng dẫn thi hành các văn bản đó. Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển chung về giám định tư pháp; phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển theo từng lĩnh vực giám định tư pháp. 2. Có ý kiến bằng văn bản về việc thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trong trường hợp cần thiết, đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập để đáp ứng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng. 3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp; phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp. 4. Tập hợp, lập và đăng tải danh sách chung về cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. 5. Đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giám định tư pháp của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp; báo cáo Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trong phạm vi toàn quốc. 6. Chủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp. 7. Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về giám định tư pháp. Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp về giám định tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật giám định tư pháp 2012. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-10-16T07:58:00
Xin được hỏi, nếu vì sự cố nào đó mà gây ra tai nạn trên đường chờ tử tù đến nơi thi hành án sau đó phải đi cấp cứu thì lúc đó giải quyết ra sao?
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC quy định: Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình theo quy định tại điểm m b khoản 1 Điều 81 của Luật Thi hành án hình sự trong các trường hợp sau: Trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc có trở ngại khách quan khác không thể thực hiện được việc thi hành án tử hình hoặc trên đường áp giải người bị thi hành án tử hình bị tai nạn phải đưa đến bệnh viện; Như vậy, nếu có sự cố đó xay ra thì thực hiện việc hoãn thi hành án, cụ thể: Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2021-09-14T10:50:00
02/2020/TTLT
Theo quy định của Luật Tố cáo, người giải quyết tố cáo có quyền và nghĩa vụ gì? Người gửi: Nguyễn Thanh Nhàn - thành phố Huế (Ngày gửi: 03/06/2014)
Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 11 Luật Tố cáo năm 2011. Theo đó, người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây: - Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; - Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; - Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; - Kết luận về nội dung tố cáo; - Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ: - Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo; - Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo; - Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo; - Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.
thủ tục tố tụng
2016-08-30T18:03:00
Truy đuổi tàu biển là gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về thủ tục bắt giữ tàu biển. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Truy đuổi tàu biển là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thanh Vương (vuong***@gmail.com)
Truy đuổi tàu biển được định nghĩa tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển như sau: Truy đuổi là việc sử dụng lực lượng có chức năng, nghiệp vụ phù hợp để đuổi bắt tàu biển có quyết định bắt giữ của tòa án nhưng không chấp hành quyết định bắt giữ, tự ý rời cảng hoặc tàu biển đã rời cảng trước thời điểm có quyết định bắt giữ của Tòa án, trước thời điểm Giám đốc Cảng vụ nhận được quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm truy đuổi tàu biển. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 57/2010/NĐ-CP. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-02-28T13:52:00
57/2010/NĐ
A/c vui lòng cho e hỏi một chút về ủy quyền khiếu nại: Bà A có quyền sử dụng 1 thửa đất. Do già yếu Bà A đã ủy quyền cho ông B (em trai bà) để làm việc với cq nhà nước liên quan đến thửa đất của bà A. Hiện nay ông B già yếu và làm giấy ủy quyền cho ông C (cháu) để khiếu nại về quyền sử dụng đất của bà A. Trong trường hợp trên, giấy ủy quyền do ông B ủy quyền cho ông C có được chấp nhận không? Nếu không thì theo quy định nào a? Thực sự e chưa gặp trường hợp nào như thế này bao giờ, mong a/c giải đáp giúp e a.
1. Có thể ủy quyền thực hiện khiếu nại về đất đai Điều 12, Luật Khiếu nại 2011 quy định: "Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại". 2. Có thể ủy quyền lại cho người thứ ba tiếp tục thực hiện nội dung ủy quyền khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Phải có sự đồng ý của người ủy quyền và - Hình thức hợp đồng ủy quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu. - Phạm vi ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
thủ tục tố tụng
2016-09-09T16:20:00
Tòa án tuyên ông A phải giao trả ông B 100m2 đất ở. Vì đều không đồng tình với quyết định của Tòa án nên cả 2 đều đi khiếu nại Bản án đến TANDTC. Vì vậy, ông A và ông B đã có thỏa thuận và đề nghị cơ quan thi hành án hoãn thi hành án đến khi có kết quả xem xét lại của TANDTC. Do không đưa ra được thời hạn hoãn THA cụ thể nên cơ quan THA không ban hành quyết định hoãn thi hành án theo quy định. Vậy xin hỏi mặc dù cơ quan THA không ban hành quyết định hoãn THA nhưng thỏa thuận của 2 bên đương sự là không vi phạm đạo đức, không trái pháp luật (theo tôi hiểu thì là không phù hợp quy định của Luật THA 2008 chứ không trái), không ảnh hưởng đến quyền lợicủa bên thứ 3, như vậy có thể coi thỏa thuận này là hợp pháp và tạm dừng việc thi hành án, Chấp hành viên không cần tác nghiệp nữa đến khi có kết quả của TANDTC hoặc khi bên được THA có yêu cầu tiếp tục THA được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án. Như vậy, ông A và ông B thoả thuận hoãn thi hành án thì phải rõ thời hạn hoãn. Do đó thoả thuận đề nghị cơ quan thi hành án hoãn thi hành án “đến khi có kết quả xem xét lại của TANDTC” mà không xác định cụ thể thời hạn hoãn thi hành án là chưa rõ thời hạn nên là trái pháp luật, bởi vì: - Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không quy định cụ thể thời hạn nào thì “có kết quả xem xét lại của TANDTC” đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật, nên không xác định thời hạn này về mặt pháp lý, theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm, hết thời hạn khiếu nại hay hết thời hạn kháng nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. - Vì không rõ thời hạn hoãn thi hành án nên làm ảnh hưởng đến hoạt động thi hành án (do cơ quan thi hành án dân sự phải theo dõi hồ sơ, dẫn đến án tồn đọng, có thể tốn kém kinh phí). Nếu cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định hoãn thi hành án và Chấp hành viên không tác nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thành tích, kết quả hoạt động của cá nhân, đơn vị đó (có thể không đạt danh hiệu thi đua, không được khen thưởng hoặc không hoàn thành nhiệm vụ thì không được thu nhập tăng thêm). Vì thế, cơ quan thi hành án dân sự cần mời các đương sự đến thống nhất thời hạn hoãn thi hành án cụ thể (ví dụ 01 năm, 02 năm hoặc 3 năm) hoặc đến khi người được thi hành án có yêu cầu tiếp tục thi hành án để Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc thỏa thuận thi hành án. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Thi hành án dân sự năm 2008 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-11-07T14:24:00
Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn là gì?
Hiện nay khi chấm dứt quan hệ hôn nhân thì công dân có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Có 02 trường hợp ly hôn gồm thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. - Thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có thể hiểu là việc cả 02 vợ chồng cùng đồng thuận chấm dứt hôn nhân và thỏa thuận với nhau được về chế độ tài sản, quyền nuôi con,... - Đơn phương ly hôn: Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đơn phương ly hôn là việc một bên vợ/chồng có yêu cầu chấm dứt hôn nhân mà chưa có sự đồng ý của bên còn lại. Hiên nay có các trường đơn phương hôn gồm: + Ly hôn do yêu cầu của một bên; + Ly hôn do một bên vợ/chồng bị mất tích hoặc bị tuyên bố là đã chết; + Ly hôn do cha, mẹ, người thân thích của một bên yêu cầu ly hôn do vợ/chồng bị hạn chế trong việc nhận thức và làm chủ hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo ực gia đình.
thủ tục tố tụng
2023-10-02T21:10:00
52/2014/QH13
Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn nộp hồ sơ ở đâu năm 2024?
Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện 1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này; b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này; c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này. ... 3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Đồng thời tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau: Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ 1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. ... Theo đó, khi nộp đơn ly hôn dù là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì cá nhân đều là người Việt Nam sẽ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi vợ/chồng cư trú. Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam cũng sẽ giải quyết ly hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam Tuy nhiên, nếu việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (gồm có tài sản hoặc đương sự ở nước ngoài) thì sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn nộp hồ sơ ở đâu năm 2024? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2023-10-02T21:10:00
Hồ sơ nộp xin ly hôn gồm những giấy tờ gì?
Hiện nay khi nộp đơn xin ly hôn sẽ gồm có những giấy tờ sau: - Đơn xin ly hôn đơn phương/thuận tình ly hôn - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính) - Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ chồng (bản sao có chứng thực) - Sổ hộ khẩu của vợ chồng (bản sao có chứng thực) - Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực) - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có).
thủ tục tố tụng
2023-10-02T21:10:00
Ai có quyền yêu cầu ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Theo đó, người có quyền yêu cầu ly hôn gồm: - Vợ/chồng hoặc cả hai; - Cha, mẹ, người thân thích được yêu cầu ly hôn trong trường hợp một bên vợ chồng không thể nhận thức và làm chủ hành vi đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình. Lưu ý: Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn với vợ khi người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2023-10-02T21:10:00
52/2014/QH13
Người 15 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản của người khác không? Nhờ hỗ trợ quy định cụ thể.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015. Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. ... Như vậy, người 15 tuổi đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản của người khác. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2021-11-01T10:58:00
Thu phí xác minh thi hành án do người được thi hành án yêu cầu được quy định như thế nào? Chấp hành viên có được thỏa thuận về phí xác minh với người được thi hành án không?
Tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự có quy định: “Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh”. Tại khoản 2 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự quy định người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án, trong đó có khoản chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này. Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung, mức chịu, thủ tục thu, nộp khoản này. Do vậy, cơ quan thi hành án dân sự chưa có cơ sở thu chi phí xác minh đối với người được thi hành án.
thủ tục tố tụng
2016-08-30T18:03:00
Cho hỏi đối với quá trình điều tra nếu thu thập được vật chứng nào thì bắt buộc phải niêm phong tất cả những vật chứng đó đúng không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định như sau: Mọi vật chứng sau khi thu thập phải được niêm phong, trừ các trường hợp sau: 1. Vật chứng là động vật, thực vật sống. 2. Vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án. 3. Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản. 4. Những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong. Như vậy, không phải tất cả vật chứng sau khi thu thập phải được niêm phong mà một số vật chứng như quy định trên thì không cần niêm phong. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2020-12-10T11:15:00
127/2017/NĐ
Khi nào thì phải tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án?
Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
thủ tục tố tụng
2016-08-30T18:03:00
Trường hợp khi thu được tiền của người phải thi hành án qua tài khoản tiền gửi. Nay cơ quan chi trả cho người được thi hành án qua tài khoản tiền gửi bằng cách chuyển khoản cho đương sự nhưng cơ quan muốn trừ khoản phí thi hành án trong số tiền mà người được thi hành án được hưởng thì kế toán hạch toán như thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 17 Thông tư 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự có hiệu lực kể từ ngày 16/3/2016 quy định trường hợp đương sự đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản thì xử lý như sau: Trường hợp này, đương sự phải có đơn đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Đơn đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận tiền, số tài khoản (trong trường hợp chuyển khoản), được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện. Trên cơ sở đơn đề nghị của đương sự, Chấp hành viên đề nghị kế toán lập phiếu chi và thực hiện gửi tiền cho đương sự qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản do người nhận tiền chịu và được trừ vào số tiền họ được nhận. Giấy chuyển tiền qua bưu điện và phiếu báo nhận tiền (bản chụp) lưu trong hồ sơ thi hành án cùng với phiếu chi, bản chính lưu tại bộ phận kế toán.
thủ tục tố tụng
2017-02-13T15:54:00
01/2016/TT
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thúy, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Cho tôi hỏi: Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 26 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (ban hành kèm Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016) thì nội dung này được quy định như sau: 1. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014; các Điều 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158 và 159 Luật THADS 2014; Điều 38 Nghị định 62/2015/NĐ-CP; Quy chế 51 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 2. Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự chỉ thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi là Đơn) khi có dấu thụ lý của đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (gọi tắt là đơn vị 12) hoặc dấu của cơ quan (đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện). 3. Khi nhận được Đơn, Viện kiểm sát vào sổ thụ lý và phân công người nghiên cứu. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, người được giao nghiên cứu đơn có báo cáo gửi lãnh đạo quản lý trực tiếp, lãnh đạo Viện (lãnh đạo Vụ) bằng văn bản về kết quả nghiên cứu. Văn bản nêu rõ các nội dung sau: Ngày, tháng, năm nhận đơn; họ tên, địa chỉ người khiếu nại, tố cáo; nội dung khiếu nại, tố cáo; quan điểm đề xuất xử lý đơn theo một trong các hướng: - Trả lại Đơn cho đơn vị 12 vì nội dung đơn không đúng thẩm quyền thụ lý; - Chuyển Đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và yêu cầu thông báo kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo và cho Viện kiểm sát biết theo quy định của pháp Luật; - Chuyển Đơn cho Viện kiểm sát cấp dưới yêu cầu kiểm sát việc thi hành án dân sự, hành chính bị khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo kết quả cho Viện kiểm sát biết. Sau khi nhận được báo cáo của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát nhân dân nơi chuyển đơn đi có trách nhiệm xem xét để có biện pháp giải quyết tiếp. - Yêu cầu Cơ quan THADS bị khiếu nại, tố cáo tự kiểm tra việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát biết. - Tiến hành xác minh tình tiết, tài liệu để làm rõ việc thi hành án bị khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án. - Yêu cầu người khiếu nại, tố cáo cung cấp thêm tài liệu cần thiết; yêu cầu Cơ quan THADS có việc thi hành án bị khiếu nại, tố cáo cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo và hồ sơ việc thi hành án bị khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát để kiểm sát trong các trường hợp sau đây: + Có cơ sở để nhận thấy việc thi hành án dân sự, hành chính bị khiếu nại, tố cáo hoặc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp Luật nghiêm trọng; + Khi thấy cần thiết trực tiếp kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự, hành chính bị khiếu nại, tố cáo. Kỹ năng nghiên cứu, kiểm sát hồ sơ và ban hành kết luận kiểm sát hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Quy chế này. 3. Trong thời hạn không quá 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ thi hành án và hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo; Viện kiểm sát phân công người nghiên cứu, ban hành kết luận kiểm sát hồ sơ gửi cho Cơ quan THADS. Kết luận phải nêu rõ việc thi hành án bị khiếu nại, tố cáo có vi phạm pháp Luật hay không; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có đúng quy định của pháp Luật; việc khiếu nại, tố cáo của đương sự có đúng pháp Luật và có cơ sở hay không; yêu cầu cơ quan, người bị khiếu nại, tố cáo rút kinh nghiệm đối với các vi phạm hoặc đề nghị xử lý kỷ Luật người vi phạm; chuyển hồ sơ cho Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét trách nhiệm hình sự với người vi phạm (nếu có). Sau khi ban hành kết luận, Viện kiểm sát làm văn bản thông báo kết quả kiểm sát gửi cho người khiếu nại, tố cáo. 4. Việc ký các văn bản trả lại đơn, chuyển đơn do không đúng thẩm quyền xử lý của đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính; chuyển đơn và yêu cầu cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; chuyển đơn và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do Lãnh đạo đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính ký; ở Viện kiểm sát cấp huyện thì do lãnh đạo Viện ký. Đối với các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh, các văn bản yêu cầu cung cấp hồ sơ việc thi hành án có liên quan đến khiếu nại, tố cáo để kiểm sát; văn bản kết luận sau khi kiểm sát hồ sơ; văn bản yêu cầu Cơ quan THADS tự kiểm tra và báo cáo kết quả việc thi hành án và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; văn bản chuyển hồ sơ cho Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự; đề nghị xử lý cán bộ thi hành án có vi phạm phải do lãnh đạo Viện ký. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, việc ký các văn bản nêu trên theo sự phân công của Vụ trưởng theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ kiểm sát thi hành án dân sự. Riêng đối với việc đề nghị xử lý kỷ Luật cán bộ thi hành án, chuyển đơn và hồ sơ kiểm sát cho Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự với người vi phạm thì Vụ trưởng phải báo cáo Lãnh đạo Viện trước khi ký ban hành. 5. Việc kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự bị khiếu nại, tố cáo và quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan THADS trong quá trình trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Quy chế này. Trên đây là nội dung tư vấn về kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-11-02T16:36:00
810/QĐ, 62/2015/NĐ
Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong tố tụng dân sự? Tôi rất thích mấy vị Kiểm sát viên cầm cân nảy mực. Tôi biết Kiểm sát viên là những đại diện của nhà nước trong hoạt động tố tụng, thực hiện giám sát thi hành pháp luật. Nay tôi muốn hỏi Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016). Theo đó, khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. 2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự. 3. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 4. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. 6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 7. Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật. 8. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. 9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. (Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-09-30T08:02:00
Thẩm quyền điều tra của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Bùi Văn Minh, hiện đang là sinh viên đại học. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan điều tra trên cả nước trong hoạt động điều tra hình sự. Cho tôi hỏi, trong hoạt động điều tra hình sự, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý có thẩm quyền tiến hành điều tra tội phạm nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Bùi Văn Minh (minh*****@gmail.com)
Thẩm quyền điều tra của đội đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Cụ thể là: Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy được tổ chức trong Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thực hiện chức năng quản lý, đấu tranh, phòng ngừa, trấn áp tội xâm phậm đến quyền quản lý độc quyền của nhà nước đối với ma túy tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong quá trình thực hiện, chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phải đảm bảo tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, khách quan và toàn diện. Khi có tin tố giác, tin báo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự thì phải có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải quyết và thực hiện thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường trong trường hợp cấp bách. Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và tiến hành điều tra đối với các tội phạm về ma túy thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền điều tra của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 28/2014/TT-BCA. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-07-13T13:56:00
28/2014/TT
Tôi cho hàng xóm vay 10 triệu từ 11/9/2014, lãi suất 50.000đ/ngày. Hai bên có viết giấy vay ký tên, trong giấy tôi không ghi thời hạn phải trả mà chỉ ghi lãi suất phải trả hàng tháng đến khi trả hết tiền gốc. Nhưng đến nay người vay chưa trả lãi và gốc. Tôi đòi thì họ không trả và thách thức tôi đi kiện. Nếu tôi khởi kiện đòi tiền thì có được giải quyết không? Gửi bởi: Đỗ Xuân Tỉnh
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Giữa bạn và người hàng xóm đã thiết lập hợp đồng vay tiền không kỳ hạn (do không ghi rõ thời hạn vay). Ðiều 477 Bộ luật Dân sự quy định về việc thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn như sau: - Ðối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thỏa thuận khác. - Ðối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý. Theo quy định trên, hợp đồng vay tiền giữa bạn và người hàng xóm là hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi suất nên bạn có thể đòi nợ bất kỳ lúc nào miễn là báo trước một thời gian hợp lý. Nếu bên vay tiền cố tình không trả bạn thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để được giải quyết và được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khi khởi kiện, chị bạn phải làm đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, địa chỉ của người khởi kiện; - Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; - Tên, địa chỉ của người bị kiện; - Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; - Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (chính là giấy tờ viết tay về việc vay tiền).
thủ tục tố tụng
2016-08-30T18:03:00
Người phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định người phạm tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ thì bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với các trường hợp sau: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với các trường hợp sau: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp sau: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Lưu ý: Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định trên nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Mẫu đơn bãi nại tai nạn giao thông viết tay đơn giản, chuẩn pháp lý? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2023-09-11T16:15:00
12/2017/QH14
Trường hợp nếu người bị hại gửi đơn bãi nại tai nạn giao thông thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án không?
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 sự quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. 2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. 3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nếu thuộc trường hợp khoản 1 của các tội là: (1) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (2) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (3) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (4) Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (5) Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (6) Tội hiếp dâm (7) Tội cưỡng dâm (8) Tội làm nhục người khác (9) Tội vu khống Tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ không thuộc các tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Cho nên dù có gửi đơn bãi nại thì vụ án vẫn được khởi tố theo quy định của pháp luật.
thủ tục tố tụng
2023-09-11T16:15:00
02/2021/QH15
Mẫu đơn bãi nại tai nạn giao thông viết tay đơn giản, chuẩn pháp lý?
Trong trường hợp người bị hại có mong muốn gửi đơn bãi nại thì có thể tham khảo mẫu đơn bãi nạn dưới đây. Việc người bị hại gửi đơn bãi nại sẽ không làm ảnh hưởng đến việc khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi gây tai nạn giao thông. Tuy nhiên đây có thể xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu được tòa án chấp thuận (theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015) Dưới đây là mẫu đơn bãi nại tai nạn giao thông viết tay đơn giản, chuẩn pháp lý: Tải về Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2023-09-11T16:15:00
Tôi xem ti vi thấy khi tội phạm xảy ra, cơ quan công an thường tiến hành hoạt động khám xét người. Một số bài báo thông tin hoạt động này được tiến hành khác nhau ở mỗi giai đoạn tương ứng với quy định cụ thể trong giai đoạn đó. Cho tôi hỏi ở thời điểm năm 2005-2006, hoạt động này được thực hiện ra sao? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! Hồng Khanh (0123**)
Căn cứ theo quy định tại Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, khám xét người được quy định như sau: 1. Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám. 2. Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. 3. Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ. Trên đây là nội dung tư vấn về khám xét người trong tố tụng hình sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-08-02T16:29:00
Tôi hiện có câu hỏi nhờ các bạn Ban biên tập hỗ trợ giúp: Khi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 còn hiệu lực thì nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên trong vụ án hình sự được quy định ra sao? Mong nhận được phản hồi trong thời gian sớm nhất. Ngọc Oanh - Hà Tĩnh
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên được quy định như sau: 1. Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Lập hồ sơ vụ án hình sự; b) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; c) Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng; d) Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; đ) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra; e) Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. 2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-10-11T14:43:00
Bản án lao động là gì?
Bản án lao động là Văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án lao động.
thủ tục tố tụng
2016-09-12T13:50:00
Việc chủ động ra quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án trước ngày 01/07/2004 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Mộng Tuyền. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc thi hành án dân sự qua các thời kì và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 01/07/2004, việc chủ động ra quyết định thi hành án dân sự của Thủ trưởng cơ quan thi hành án được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Việc chủ động ra quyết định thi hành án dân sự của Thủ trưởng cơ quan thi hành án trước ngày 01/07/2004 đuợc quy định tại Điều 20 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 với nội dung như sau: Thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định chuyển giao của Toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí; các quyết định khẩn cấp tạm thời để bảo đảm lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án. Trên đây là nội dung trả về việc chủ động ra quyết định thi hành án dân sự của Thủ trưởng cơ quan thi hành án. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-06-25T16:32:00
Tôi cho người em kết nghĩa vay tiền dưới danh nghĩa chung vốn làm ăn. Nay cô ấy vỡ nợ, bảo nhà đã cầm cố ngân hàng, không còn khả năng trả tiền. Tôi phải làm sao để đòi được nợ theo đúng luật?
Nếu bạn tự đòi tiền theo kiểu “xã hội đen” hoặc thuê giang hồ đòi nợ hộ có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội Cướp tài sản hoặc tội Cưỡng đoạt tài sản. Việc bạn cho người em kết nghĩa vay tiền, theo quy định của pháp luật dân sự thì giữa hai người đã hình thành hợp đồng vay tài sản. Theo Điều 474 Bộ luật dân sự, khi đến hạn, người vay tiền có nghĩa vụ trả lại cho bạn số tiền đã vay (tiền gốc và tiền lãi - nếu có thỏa thuận). Tuy nhiên, theo thư của bạn, việc vay tiền lại được thực hiện dưới danh nghĩa “chung vốn làm ăn”. Do đó, việc đòi lại số tiền này có thể xảy ra một trong hai trường hợp: a. Nếu khi giao, nhận tiền, hai bên có lập thành văn bản, ghi mục đích của việc giao tiền là góp vốn kinh doanh thì việc bạn rút vốn sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên (nếu có) hoặc theo quy định của pháp luật. b. Nếu khi giao, nhận tiền, hai bên có lập thành văn bản, trong đó ghi rõ mục đích của giao dịch này là “vay tiền” thì đây chỉ là giao dịch vay và cho vay thông thường (không phải là việc góp vốn làm ăn chung). Do vậy, việc thu hồi số tiền vay sẽ được tiến hành theo một trong hai phương thức sau đây: - Nếu người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả thì hành vi của người đó có dấu hiệu tội phạm (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra, đề nghị điều tra, xử lý người vay. Theo Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Nếu cơ quan điều tra xử lý người vay bằng biện pháp hình sự thì quá trình giải quyết vụ án sẽ giải quyết đồng thời việc bồi thường cho những người bị hại do hành vi phạm tội đó gây ra. - Trường hợp người vay tiền không có dấu hiệu phạm tội, đây chỉ là giao dịch dân sự bình thường, việc không trả được nợ đúng hạn là do làm ăn thua lỗ hoặc do các tác động khách quan khác..., bạn có quyền khởi kiện người vay ra tòa án, đề nghị xử buộc trả lại tiền (cả gốc và lãi nếu có thỏa thuận). Đây là giao dịch vay tài sản không có tài sản bảo đảm nên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên buộc bên vay phải trả tiền cho bạn thì những tài sản của người vay (nếu có) sẽ được cơ quan thi hành án dân sự kê biên, phát mại để trả cho những người bị hại. Nếu tài sản của người phải thi hành án đã được đem cầm cố, thế chấp để vay vốn ngân hàng thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ ưu tiên trả các khoản nợ có bảo đảm cho ngân hàng, khoản tiền còn thừa mới được trả nợ cho bạn và những người bị hại khác. Lưu ý, bạn không được đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” vì đó là vi phạm pháp luật. Người tự mình đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” hoặc thuê “xã hội đen” đòi nợ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cướp tài sản hoặc tội Cưỡng đoạt tài sản...
thủ tục tố tụng
2016-09-16T16:13:00
Những tranh chấp về hôn nhân gia đình nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Hòa, hiện tôi và vợ đã ly hôn, thời gian đầu tội và vợ thỏa thuận con tôi sẽ do vợ tôi nuôi dưỡng. Tuy nhiên, sau một thời gian tôi nhận thấy vợ tôi không chăm sóc con được đầy đủ nên tôi muốn tự nuôi con nhưng vợ tôi không đồng ý. Giữa tôi và vợ xảy ra tranh chấp trong việc ai là người trực tiếp nuôi con. Tôi muốn hỏi việc tranh chấp này có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cám ơn (Hòa_012**)
Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, cụ thể: 1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn. 2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. 4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ. 5. Tranh chấp về cấp dưỡng. 6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. 7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật. 8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp của bạn thuộc vào tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về những tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-11-18T15:38:00
Người có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm vụ án hình sự được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là phóng viên báo Sài Gòn giải phóng. Hiện tại, tôi đang thu thập thông tin để phục vụ cho việc viết bài chuyên đề thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự hiện nay. Trong đó, một số nội dung tôi chưa nắm rõ, mong Ban biên tập giúp đỡ. Tôi được biết, bản án, quyết định sơ thẩm vụ án hình sự sau khi tuyên, pháp luật vẫn dành cho các chủ thể quyền được kháng cáo, kháng nghị. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành, ai có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm vụ án hình sự? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều! Hà Anh (0908*****)
Người có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm vụ án hình sự được quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm: 1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm. 2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa. 3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. 4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. 5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ. 6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về người có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-08-02T16:01:00
Ngày 14/02/2016 tôi bị mất chiếc xe máy ở trong quán karaoke tại địa phương. Tôi để xe cùng với những khách hàng khác trong quán. Quán không có bảo vệ, không có cảnh báo nào cho khách hàng tự bảo quản cũng như chủ quán không khuyến cáo gì thêm. Chủ quán không chịu trách nhiệm nên tôi muốn hỏi mình có nên khởi kiện không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Việc bạn mất xe máy trong quán karaoke, vì quán không có khuyến cáo cho khách hàng tự bảo quản xe nên bạn có thể xem đó là căn cứ để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Để khởi kiện, bạn cần chuẩn bị đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể như sau: Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập thư Ký Luật về khởi kiện vì bị mất xe ở quán karaoke. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-11-28T16:20:00
Vừa qua, tôi có dịp tham gia vào phiên Tòa hình sự, tại phiên Tòa các đương dự dươc quyền tham gia dôi đáp những vấn đề mà mình không đồng ý, tôi thấy điều này rất hay giúp làm sáng tỏ vấn đề hơn, nhưng tôi không rõ trước đây có thủ tục đối đáp này không, cụ thể là khi Bộ luật tố tụng hình sự 1988 có hiệu lực thì đối đáp tại phiên Tòa hình sự được quy định ra sao? Như Ý - Long An
Căn cứ theo quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 thì: - Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. - Theo đó, tôi cung cấp thêm bị cáo tại phiên Tòa hình sự còn được nói lời sau cùng Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ toạ phiên toà tuyên bố kết thúc tranh luận. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-10-08T08:06:00
Khi Chánh án vắng mặt thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án được chuyển giao như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề muốn hỏi như sau: Tôi biết vai trò của Chánh án Tòa án là rất quan trọng, vậy trong trường hợp Chánh án vắng mặt thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án được chuyển giao như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016). Theo đó, khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, trừ quyền kháng nghị quy định tại điểm g khoản 1 Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể: "g) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;" Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm. (Khoản 2 Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-09-28T15:49:00
Dạ, cho em hỏi theo quy định hiện hành thì đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định hay áp dụng hình phạt tù không?
Căn cứ Điều 33 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau: 1. Hình phạt chính bao gồm: a) Phạt tiền; b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Như vậy, theo quy định nêu trên không đặt ra hình phạt tù đối với pháp nhân thương mại khi phạm tội, bởi đó không phải là một chủ thể cá nhân nên không thể áp dụng được trong trường hợp này. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2021-09-06T11:08:00
Ly hôn là gì?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt quan hệ vợ chồng thông qua bản án hoặc quyết định. - Trường hợp, vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. - Trường hợp chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Ngoại tình có phải là điều kiện để giải quyết ly hôn theo quy định pháp luật hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2023-05-17T15:00:00
52/2014/QH13
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 51 Luật Hôn nhân va gia đình 2014 quy định như sau: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, tùy vào từng trường hợp thì vợ, chồng hoặc người khác có quyền yêu cầu giải Tòa án giải quyết ly hôn - Về nguyên tắc, vợ, chồng hoặc cả hai đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn - Mặc dù không phải là chủ thể tham gia vào hôn nhân nhưng trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và là nạn nhân của bạo lực gia đình do chính người chồng, vợ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tinh thần, sức khỏe thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Ngoài ra, khi người vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
thủ tục tố tụng
2023-05-17T15:00:00
52/2014/QH13
Ngoại tình có phải là điều kiện để giải quyết ly hôn theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu một bên Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình Các hành vi bạo lực gia đình 1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. Theo điểm a.1 mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định Căn cứ cho ly hôn (Điều 89) a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được. a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; Qua đó, xét theo quy định của luật, không có quy định nào nói rõ "Ngoại tình là điều kiện để giải quyết ly hôn". Khi việc hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án sẽ căn cứ về hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung và mục đích hôn nhân không đạt được để giải quyết ly hôn. Chính vì vậy để ly hôn cần có 1 trong 2 căn cứ như sau: Thứ nhất, có căn cứ về hành vi bạo lực gia đình. Thứ hai, vi phạm nghĩa vụ vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Vì vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, việc ngoại tình được xem là hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng khiến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được và đây chính là căn cứ để Tòa án quyết định cho ly hôn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2023-05-17T15:00:00
02/2000/NQ, 52/2014/QH13, 02/2007/QH12
Trường hợp nào thì công bố các tài liệu của vụ án?
1. Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ án trong các trường hợp sau đây: A) Người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên toà mà trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đã có lời khai; B) Những lời khai của người tham gia tố tụng tại phiên toà mâu thuẫn với những lời khai trước đó; C) Trong các trường hợp khác mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng. 2. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bố các tài liệu có trong hồ sơ vụ án.
thủ tục tố tụng
2016-09-12T16:55:00
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Khiếu nại quyết định kỷ luật là gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hữu Nghĩa - Đồng Nai
Như chúng ta đã biết thì khiếu nại gồm có khiếu nại quyết định hành chính, khiếu nại hành vi hành chính và khiếu nại quyết định kỷ luật. Theo đó, tại Điều 47 Luật Khiếu nại 2011 có quy định về khái niệm khiếu nại quyết định kỷ luật như sau: Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trên đây là nội dung giải đáp về khiếu nại quyết định kỷ luật. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2019-02-28T14:23:00
Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được quy định như thế nào? Tôi đang làm việc tại Uỷ ban nhân dân xã X. Vừa rồi, tôi có tham dự một phiên toà xét xử hành chính. Trong quá trình xét xử, tôi thấy có một Tẩhm phán bị thay đổi. Vậy Ban biên tập Thư Ký Luật cho tôi hỏi: Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được quy định ra sao? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đã được quy định cụ thể tại Điều 49 Luật Tố tụng Hành chính 2015. Theo đó, Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được thực hiện theo quy định sau: 1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì giải quyết như sau: a) Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp huyện do Chánh án Tòa án cấp tỉnh quyết định; b) Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án cấp tỉnh đó quyết định; c) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. 2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà không có người dự khuyết thay thế ngay thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi; nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-09-28T15:17:00
Mức thu phí thi hành án dân sự khi người được thi hành án được nhận tiền, tài sản thành nhiều lần theo bản án của Tòa án đã có hiệu lực được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Võ Thị Mỹ Kiều, hiện tại đang học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc thi hành án dân sự để phục vụ công việc nghiên cứu và học tập. Cho tôi hỏi, trong trường hợp bản án của Tòa án tuyên người được thi hành án được nhận tiền nhiều lần thì mức thu phí thi hành án dân sự đối với người được thi hành án được tính như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Võ Thị Mỹ Kiều (mykieu*****@gmail.com)
Mức thu phí thi hành án dân sự khi người được thi hành án được nhận tiền, tài sản thành nhiều lần được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự. Cụ thể là: Trường hợp người được thi hành án được nhận tiền, tài sản thành nhiều lần theo quy định của pháp Luật thì tổng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp từng lần bằng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp khi nhận toàn bộ số tiền, tài sản trong một lần theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này. Ví dụ: Ông A được thi hành án tổng số tiền là 18.000.000.000 đồng và đã được nhận số tiền này trong 06 lần (lần thứ nhất nhận 3.000.000.000 đồng; lần thứ hai nhận 4.000.000.000 đồng; lần thứ ba nhận 4.500.000.000 đồng; lần thứ tư nhận 4.000.000.000 đồng; lần thứ năm nhận 1.500.000.000 đồng; lần thứ sáu nhận 1.000.000.000 đồng), số phí thi hành án dân sự phải nộp của từng lần được xác định như sau: - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ nhất là: 3% x 3.000.000.000 đồng = 90.000.000 đồng. - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ hai là: (3% x 2.000.000.000 đồng) + (2% x 2.000.000.000 đồng) = 100.000.000 đồng. - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ ba là: (1% x 3.000.000.000 đồng) + (0,5% x 1.500.000.000 đồng) = 37.500.000 đồng. - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ tư là: (0,5% x 3.500.000.000 đồng) + (0,01% x 500.000.000 đồng) = 17.550.000 đồng. - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ năm là: 0,01% x 1.500.000.000 đồng = 150.000 đồng. - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ sáu là: 0,01% x 1.000.000.000 đồng = 100.000 đồng. Tổng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông A phải nộp trong trường hợp này là 245.300.000 đồng, bằng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông A phải nộp khi nhận một lần tính trên số tiền 18.000.000.000 đồng là 245.000.000 đồng + (0.01% x 3.000.000.000 đồng) = 245.300.000 đồng. Trên đây là nội dung tư vấn về mức thu phí thi hành án dân sự khi người được thi hành án được nhận tiền, tài sản thành nhiều lần. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Thông tư 216/2016/TT-BTC. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-07-20T09:14:00
216/2016/TT
Mình muốn biết: Khen thưởng và xử lý vi phạm trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự theo văn bản mới được quy định thế nào? Cảm ơn!
Theo Điều 15 Thông tư 06/2019/TT-BTP (Có hiệu lực ngày 05/01/2020) thì nội dung này được quy định như sau: Khen thưởng và xử lý vi phạm 1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự được khen thưởng theo quy định hiện hành. 2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2019-11-28T08:31:00
06/2019/TT
Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Khánh Tâm, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Tôi vừa nộp đơn khởi kiện công ty cũ tại tòa án quận 2. Cho tôi hỏi, tòa án có thông báo việc thụ lý vụ án cho công ty cũ của tôi không? Vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Theo Điều 196 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thông báo về việc thụ lý vụ án được quy định như sau: 1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. 2. Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; b) Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án; c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện; d) Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; đ) Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn; e) Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; g) Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có); h) Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện. 3. Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thông báo về việc thụ lý vụ án theo pháp luật hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-02-13T10:57:00
Ai có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định  trong tố tụng? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Huyền Pha sinh sống và làm việc tại Châu Thành, Long An. Bạn tôi có nộp đơn khởi kiện tại Tòa án với tư cách nguyên đơn, và có làm đơn yêu cầu giám định tài sản, tuy nhiên bạn tôi thuộc diện hộ nghèo, vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Ai có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định  trong tố tụng? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)
Thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định được quy định tại Điều 24 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2012, cụ thể như sau: 1. Thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định được thực hiện như sau: a) Trường hợp vụ án được giải quyết mà không phải mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định; b) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định; c) Đối với việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định. 2. Việc miễn chi phí giám định phải được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án. Trên đây là nội dung tư vấn về Thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định. Để có thể tìm hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2012. Mong rằng những giải đáp trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-05-23T15:56:00
Trong quy định pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự có quy định về dữ liệu điện tử. Cụ thể dữ liệu điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 99 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về dữ liệu điện tử như sau: - Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. - Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. - Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Trên đây là những quy định về dữ liệu điện tử trong Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2020-10-17T15:39:00
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và điều này được quy định cụ thể ở đâu? Em tên là Nguyễn Huỳnh Mai Anh. Hiện đang thực hiện một đề tài khoa học có liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính. Vì vậy, rất mong Ban biên tập tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại  Điều 73 Luật Tố tụng Hành chính 2015. Căn cứ vào đó, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính được quy định như sau: 1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm viết đơn; b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; d) Tóm tắt nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện; đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể. 3. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 66 của  Luật Tố tụng Hành chính 2015, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Hội đồng xét xử thông báo, nêu rõ lý do cho người yêu cầu và ghi vào biên bản phiên tòa. 4. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật Tố tụng Hành chính 2015, thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2016-09-29T17:14:00
Thực hiện việc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự thì đương sự có được uỷ quyền cho người khác không?
Tại Điều 88 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định thực hiện việc kê biên tài sản như sau: Thực hiện việc kê biên 1. Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này. 2. Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng. Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản. Như vậy, khi thực hiện việc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự, nếu đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình và chấp hành viên vẫn tiến hành thực hiện việc kê biên tài sản. Thực hiện việc kê biên tài sản theo Luật Thi hành án dân sự thì đương sự có được uỷ quyền cho người khác không? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2023-04-10T12:00:00
26/2008/QH12
Giá đối với tài sản kê biên được xác định như thế nào?
Tại Điều 26 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định xác định giá đối với tài sản kê biên như sau: - Trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008: + Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá; + Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ; + Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008 Trong trường hợp này, Chấp hành viên có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên; Trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên. - Tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ. là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng.
thủ tục tố tụng
2023-04-10T12:00:00
62/2015/NĐ, 26/2008/QH12
Trường hợp nào phải định giá lại tài sản kê biên?
Tại Điều 99 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 33 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định định giá lại tài sản kê biên như sau: Định giá lại tài sản kê biên 1. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản; b) Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản. 2. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 98 của Luật này. 3. Giá thẩm định lại được lấy làm giá khởi điểm để bán đấu giá theo quy định. Như vậy, trường hợp cần định giá lại tài sản kê biên bao gồm: - Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008 dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản; - Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2023-04-10T12:00:00
26/2008/QH12, 64/2014/QH13
Ngày 02/05/2014 tôi có bị kẻ trộm phá khóa và lấy trộm 1 xe máy nhưng xe của tôi có gắn định vị GPS lên chỉ khoảng 1 giờ sau tôi cùng với 1 anh công an đã tìm ra tên trộm và thu hồi được chiếc xe về nhưng hiên nay phía công an vẫn đang giữ xe của tôi. Tôi có gọi điện đến hỏi thì họ đều nói là chưa làm song thủ tục để bàn giao lại tài sản cho tôi.  Cho tôi xin hỏi tôi phải làm gì để nhận lại tài sản của mình và theo  quy định thì thời hạn bao lâu cơ  quan công an phải bàn giao lại tài sản cho tôi.
Theo quy định tại Điều 76, BLTTHS: " Điều 76. Xử lý vật chứng 1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. 2. Vật chứng được xử lý như sau: A) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ; B) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước; C) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước; D) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; Đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ. 3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án. 4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự." Hiện nay chưa có quy định cụ thể về thời hạn nhưng có thời hạn về điều tra, truy tố, xét xử. Bạn tham khảo thêm trong BLTTHS. Từ khi xảy ra vụ việc đến nay mới có hơn 1 tháng, cũng chưa phải quá lâu. Vì vậy, bạn nên chờ đợi thêm khoảng 1 tháng nữa.
thủ tục tố tụng
2016-09-13T08:01:00
Hiện nay tôi đang bị kê biên tài sản để trả nợ theo quyết định bản án. Xin hỏi, thứ tự các ưu tiên để thanh toán khi thi hành án, pháp luật quy định như thế nào?
Nếu các đương sự không có thỏa thuận hợp pháp thì số tiền cơ quan thi hành án dân sự đã thu được của người phải thi hành án phải thanh toán theo thứ tự quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự. Cụ thể như sau: 1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của luật này, được thanh toán theo thứ tự sau đây: a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần; b) Án phí; c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định. 2. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau: a) Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 điều này. Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỉ lệ số tiền mà họ được thi hành án; b) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán. Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án. 3. Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án. 4. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản. 5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.
thủ tục tố tụng
2016-09-01T09:38:00
Năm 2008, theo Quyết định hoà giải thành của Toà án thì cha tôi được hưởng quyền sử dụng đất của 02 thửa đất của ông A. Tuy nhiên năm 2009 cha tôi mất mà vẫn chưa kịp làm thủ tục trước bạ. Hiện nay, chúng tôi (4 anh chị em) muốn làm thủ tục để nhận tài sản thừa kế của cha tôi nhưng do giấy tờ nhà đất vẫn chưa sang tên cho cha tôi và ông A cũng đi ra nước ngoài sinh sống, bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 02 thửa đất mà cha tôi được hưởng chúng tôi không có vì thời điểm toà án ra quyết định thì ông A không chịu giao bản chính giấy chứng nhận QSDĐ cho cha tôi. Hiện nay anh chị em tôi muốn xin nhận thừa kế đối với 02 thửa đất này thì thủ tục như thế nào, các bước phải thực hiện là gì? Tôi xin cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 30 của Luật Thi hành án dân sự thì trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Do cha các bạn đã mất nên việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án được xác định trên cơ sở Điều 54 của Luật Thi hành án dân sự và quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế. Theo đó, trường hợp người được thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế. Các bạn là những người đồng thừa kế của cha bạn nên các bạn được thừa kế quyền và nghĩa vụ thi hành án. Do vậy, các bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án dân sự. Căn cứ vào khoản 2 Điều 35 của Luật Thi hành án dân sự, bạn nộp đơn tại cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh vì cơ quan cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở, nhưng có đương sự ở nước ngoài cần phải ủy thác thi hành án. Căn cứ vào đơn yêu cầu của bạn, cơ quan thi hành án cấp tỉnh sẽ ra Quyết định thi hành án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày người thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ Quyết định thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án. Việc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 117 của Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, Chấp hành viên sẽ tổ chức giao diện tích đất cho người được thi hành án. Khi tiến hành giao đất phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất được chuyển giao. Trên cơ sở Quyết định của Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên và Quyết định thi hành án, các bạn có thể đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện trước bạ cho các bạn.
thủ tục tố tụng
2016-09-08T10:13:00
Người phạm tội trong trường hợp nào ai cũng được phép bắt giữ?
Căn cứ tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc bắt người phạm tôi quả tang như sau: Bắt người phạm tội quả tang 1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. 2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. 3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Như vậy, đối với người phạm tội trong trường hợp bắt quả tang thì ai cũng được phép bắt giữ và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Người phạm tội trong trường hợp nào ai cũng được phép bắt giữ? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2023-07-06T05:35:00
Những việc nào cần làm sau khi bắt người phạm tội trong trường hợp quả tang?
Tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về những việc cần làm sau khi bắt người phạm tội trong trường hợp quả tang bao gồm: - Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. - Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. - Trường hợp cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết; nếu đã hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt gia hạn tạm giữ và gửi ngay quyết định gia hạn tạm giữ kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. - Trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải giải ngay người đó đến Trại tạm giam nơi gần nhất. - Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nơi gần nhất.
thủ tục tố tụng
2023-07-06T05:35:00
Người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp bắt quả tang cần làm gì?
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định lập biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người như sau: Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người 1. Người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, thi hành lệnh hoặc quyết định bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt và các nội dung quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản được đọc cho người bị giữ, người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bị giữ, người bị bắt, người thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt và người chứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật của người bị giữ, người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này. ... Như vậy, đối với trường hợp bắt quả tang thì người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp bắt quả tang cần phải lập biên bản khẩn cấp, biên bản bắt người. Trong biên bản phải ghi đầy đủ ngày, giờ, địa điểm, thời gian bắt và lập biên bản vì lý do gì và tịch thu những đồ vật nào. Sau khi lập xong người thi hành giữ người trong trường hợp bắt quả tang cần phải đọc cho người bị giữ và toàn bộ người chứng kiến nghe để lấy thêm bằng chứng và đúng theo trình tự của pháp luật. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2023-07-06T05:35:00
Xin chào anh/chị, tôi tên Bích Loan là sinh viên năm 3 trường Đại học Mở Tp. HCM. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về thủ tục tái thẩm các vụ án hành chính, vậy dựa trên những căn cứ gì để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án hành chính? Văn bản nào quy định vấn đề này Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! (0975**)
Căn cứ theo quy định tại Điều 281 Luật tố tụng hành chính 2015, Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: 1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tòa án, đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; 2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; 3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; 4. Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ. Trên đây là nội dung tư vấn về Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Luật tố tụng hành chính 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-07-14T16:52:00
Làm mất bản án ly hôn làm thế nào để xin xác nhận?
Có được sửa lỗi sai chính tả trong bản án không? Trong một vụ án dân sự. Đối với một bản án thì nguyên tắc có được sửa chữa hay không? Nếu là lỗi sai chính tả thì có buộc giữ nguyên hay có quyền sửa chữa bản án đó? Trả lời: Căn cứ khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: - Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Như vậy, nếu trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về sai chính tả thì bản án đó được sửa chữa lại. Khi bản án có lỗi sai chính tả có được phép sửa lỗi không? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2022-11-26T10:41:00
Thẩm quyền công nhận bản án ly hôn ở nước ngoài?
Tôi muốn hỏi là bố tôi đã ly hôn với người vợ cả, sau đó lấy vợ mới và sinh ra tôi. Bố tôi với mẹ tôi có 1 mảnh đất muốn làm sổ đỏ nhưng ra phường họ yêu cầu xuất trình bản án ly hôn của bố tôi với người vợ trước. Vậy giờ làm cách nào để có bản án ly hôn đó? Trả lời: Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Quyền, nghĩa vụ của đương sự Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: 1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa. 2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. 3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án. 4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này. 5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình. 7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản. 8. Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. 9. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. 10. Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. 11. Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành. 12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. 13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. 14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. 15. Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này. 16. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc. 17. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. 18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. 19. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng. 20. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng. 21. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. 22. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này. 23. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 24. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 25. Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định. 26. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định. Như vậy, khi hai bên ly hôn nay đã làm mất bản án, nếu muốn xin lại thì bố bạn làm đơn gửi Tòa án đã giải quyết ly hôn để xin trích lục bản án đó.
thủ tục tố tụng
2022-11-26T10:41:00
Không thụ lý tố cáo trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 24 Luật Tố cáo 2018 quy định xử lý ban đầu thông tin tố cáo: Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo. Và theo khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 quy định thụ lý tố cáo: Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây: - Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này; - Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật; - Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; - Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, hiện nay trường hợp không đủ các điều kiện thì người giải quyết tố cáo không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do. Trước đây, Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây: - Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới; - Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật; - Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm. Trường hợp nào sẽ không thụ lý tố cáo? (Hình từ Internet)
thủ tục tố tụng
2022-08-30T09:51:00
25/2018/QH14
Giải quyết tố cáo có tổ chức đối thoại không?
Theo Điều 28 Luật Tố cáo 2018 quy định về quy trình giải quyết tố cáo như sau: Trình tự giải quyết tố cáo - Thụ lý tố cáo. - Xác minh nội dung tố cáo. - Kết luận nội dung tố cáo. - Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo. Như vậy, trong quá trình giải quyết tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết không thực hiện tổ chức đối thoại. Vì theo Điều 11 Luật này quy định người giải quyết tố cáo có nghĩa vụ không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo.
thủ tục tố tụng
2022-08-30T09:51:00
25/2018/QH14
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đến cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Tố cáo 2018 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước: - Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; - Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp. Như vậy, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nơi bạn sinh sống để tiến hành tố cáo theo quy định. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2022-08-30T09:51:00
25/2018/QH14
Nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự được thể hiện như thế nào? Bị đơn không có yêu cầu phản tố thì phải có nghĩa vụ chứng minh không? Mong nhận được giải đáp của Ban biên tập THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Chân thành cảm ơn!
Không phải chỉ có nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh, cũng không phải chỉ có bị đơn có yêu cầu phản tố mới có nghĩa vụ chứng minh.   Theo quy định tạ Điều 71 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì: 1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây: a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án. Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động; c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh. 2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc." Như vậy, bị đơn cũng phải có nghĩa vụ chứng minh cho những yêu cầu của mình. Trên đây là quy định về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ hơn quy định này.
thủ tục tố tụng
2016-09-20T08:15:00
Tôi có 1.200m2 đất, làm ổn định đến năm 1985 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 1985, đất bị người khác bao chiếm và đã hòa giải ở cơ sở nhưng không thành. Hiện, Tòa án đang thụ lý, đã mời 2 lần nhưng bên bao chiếm đất không đến. Trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào?
Theo quy định của pháp luật, nguyên đơn, bị đơn trong vụ kiện dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ kiện. Trường hợp bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án giải quyết vắng mặt bị đơn (khoản 2, Điều 60 Bộ luật Tố tụng dân sự). Theo Điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về sự có mặt của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm như sau: 1. Bị đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa. 2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ. Theo quy định trên, nếu vụ kiện đã được Tòa án thụ lý, đưa ra xét xử, có giấy triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn (bên bao chiếm đất của ông) vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt.
thủ tục tố tụng
2016-08-30T18:03:00
Tôi được cấp đăng ký mở dịch vụ cầm cố, thế chấp, trong quá trình giao dịch, ông A có vay của tôi số tiền 400 triệu đồng, nhưng tôi muốn ông A đưa tài sản thế chấp để bảo đảm, do vậy ông A có nhờ người chị là bà B đứng ra thế chấp quyền sử dụng đất. Hợp đồng thế chấp được công chứng. Do ông A không trả nợ đúng cam kết, tôi đã kiện ra Tòa án. Tòa án tuyên buộc như sau: “Ông A phải có nghĩa vụ trả cho tôi 400 triệu đồng. Trường hợp ông A không trả được nợ vay, tôi có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi tài sản thế chấp là tài sản của bà B (Tòa án không ấn định thời hạn ông A có nghĩa vụ trả nợ sau khi bản án có hiệu lực). Khi tôi đến làm đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tôi phải chứng minh tài sản của ông A thì mới thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và không chấp nhận việc ngay từ đầu tôi yêu cầu phát mãi tài sản của bà B. Cho tôi xin hỏi: Cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tôi phải chứng minh tài sản của ông A để có căn cứ nhận đơn của tôi là đúng hay sai và không cho tôi được quyền yêu cầu phát mãi tài sản của bà B là đúng hay sai? Do bản án không ấn định thời hạn ông A thực hiện nghĩa vụ trả nợ, trong quá trình thi hành án ông A xin trả dần số tiền 400 triệu đồng có được không? Nếu tôi không đồng ý cho ông A trả dần và yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự phát mãi tài sản để thu hồi nợ cho tôi có được không?
Với nội dung bản án của Tòa án tuyên buộc như sau: “Ông A phải có nghĩa vụ trả cho tôi 400 triệu đồng. Trường hợp ông A không trả được nợ vay, tôi có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi tài sản thế chấp là tài sản của bà B”. Như vậy, để phát mãi tài sản thế chấp là tài sản của bà B thì phải xác định ông A không trả được nợ vay. Ông A không trả được nợ vay trong trường hợp này có thể do ông A không có tiền, tài sản hoặc có tiền, tài sản nhưng có giá trị không đáng kể hoặc tài sản thuộc loại không được kê biên để thi hành án. Theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự hiện hành thì đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Do vậy, cơ quan thi hành án yêu cầu ông phải chứng minh tài sản của ông A để có căn cứ nhận đơn là có cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ. Theo đó, trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nhưng không yêu cầu xác minh thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu người được thi hành án không bổ sung hoặc bổ sung không đúng nội dung quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự không thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và có văn bản trả lời cho đương sự biết, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Vì thế, nếu ông chứng minh ông A không có tiền, tài sản hoặc có tiền, tài sản nhưng có giá trị không đáng kể hoặc tài sản thuộc loại không được kê biên để thi hành án nên không trả được nợ vay thì ông có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi tài sản thế chấp là tài sản của bà B để thi hành án. Bản án của Tòa án không ấn định thời hạn ông A có nghĩa vụ trả nợ sau khi bản án có hiệu lực, vì thế ông cần sớm xác minh ông A có hay không có tài sản để thi hành án và kịp thời yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi tài sản thế chấp là tài sản của bà B để thi hành án. Khi yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi tài sản thế chấp là tài sản của bà B để thi hành án, ông gửi kèm theo có tài liệu chứng minh ông A không tra được nợ. Nếu ông đã tiến hành xác minh nhưng không thể biết được ông A có hay không có điều kiện thi hành án thì ông có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. Người được thi hành án khi yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án phải xuất trình các tài liệu hoặc biên bản làm việc để chứng minh việc người đó hoặc người đại diện theo ủy quyền đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng không có kết quả. Việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân được coi là không có kết quả khi người được thi hành án hoặc người được ủy quyền chứng minh đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản nhưng đã quá thời hạn 01 tháng, kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng.
thủ tục tố tụng
2016-09-05T10:55:00
58/2009/NĐ, 125/2013/NĐ
Các trường hợp Viện kiểm sát quyết định việc chuyển vụ án để điều tra được quy định thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Học kỳ này em đang học môn pháp luật đại cương. Tuy nhiên vì không thuộc lĩnh vực chuyên môn nên một số vấn đề em còn chưa nắm rõ. Nhờ Ban biên tập trả lời giúp em theo quy định pháp luật hiện hành, những trường hợp nào Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án để điều tra? Nội dung này được điều chỉnh bởi văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Cảm ơn các anh chị rất nhiều! Vũ Ngọc Luận (luan***@yahoo.com)
Các trường hợp Viện kiểm sát quyết định việc chuyển vụ án để điều tra được quy định tại Khoản 1 Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm: a) Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án; b) Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra; c) Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra; d) Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện. Theo đó, việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định. Về thủ tục chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền: - Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải ra quyết định chuyển vụ án; - Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án, Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại và Viện kiểm sát có thẩm quyền. - Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vụ án, Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra. Thời hạn điều tra được tính tiếp từ ngày Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ vụ án cho đến hết thời hạn điều tra vụ án theo quy định của Bộ luật này. Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này. Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp Viện kiểm sát quyết định việc chuyển vụ án để điều tra. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2017-07-11T18:23:00
Xin chào, tôi tên Văn Linh sinh sống và làm việc tại Bạc Liêu. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về nhận dạng trong vụ án hình sự qua giai đoạn pháp luật, tuy nhiên có vài vấn đề tôi vẫn chưa rõ lắm, nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: tại Bộ luật tố tụng hình sự 1988, nhận dạng trong vụ án hình sự được quy định ra sao? Mong sớm nhận được câu trả lời, cảm ơn! (1975***)
Căn cứ theo quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự 1988, nhận dạng được quy định như sau: 1- Khi cần thiết, điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can nhận dạng. Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được. 2- Số người, vật hoặc ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và về bề ngoài phải tương tự giống nhau. Đối với việc nhận dạng tử thi thì không thể áp dụng nguyên tắc này. Trong trường hợp đặc biệt có thể cho xác nhận người qua tiếng nói. 3- Nếu nhân chứng hay người bị hại là người nhận dạng, thì trước khi tiến hành, điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc giải thích đó phải được ghi vào biên bản. 4- Trong khi tiến hành nhận dạng, điều tra viên không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật, hay ảnh đó. Việc tiến hành nhận dạng phải có mặt người chứng kiến. 5- Biên bản nhận dạng phải được lập theo quy định tại Điều 78 và Điều 108 Bộ luật này. Trong biên bản cần ghi rõ nhân thân của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; những đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng. Trên đây là nội dung tư vấn về nhận dạng trong vụ án hình sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 1988. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-08-01T13:59:00
Xin cho tôi hỏi Tại sao tôi đã gửi đơn kiện lên TAND Tp Huế. Đợi phải gần cả năm trời mới được mời lên. Tòa yêu cầu nộp án phí ...rồi đến nay cũng đã lâu vẫn không thấy Tòa gọi lại. Tôi không hiểu đơn kiện của tôi tại sao chưa được giải quyết ạ. Việc này khó quá hay sao ạ. Tôi có cần gửi đơn lên đài truyền hình hay bất kì nơi đâu nữa không. Xin hãy giải thích giúp tôi với. Xin chân thành cám ơn. Tôi xin cung cấp thêm thông tin như sau: 1- Khi cho ở thì không có giấy tờ cam kết gì cũng hơn 15 năm cho đến năm 2011 khi bắt đầu xảy ra có mâu thuẩn đó xảy ra, và Mẹ đi làm giấy tờ nhà thì bên nhà đất có bày Mẹ về làm giấy cam đoan là cho gia đình Mợ ở nhờ. Trong giấy cam đoan Mợ có xác nhận là: "Nguyên vào Năm 1980, chị chồng tôi là bà Nguyễn Thị Hồng Thuận có nhận chuyển nhượng đất và mua bán nhà của ông bà Trần Văn Cốc, tọa lạc tại địa chỉ: 41 Tô Hiến Thành , phường Phú Cát , Thành Phố Huế và đã cho tôi ở nhờ. Nay Tôi làm đơn này  xin cam đoan tài sản nhà ở và đất tọa lac tại 41 Tô Hiến Thành nói trên là của bà Nguyễn Thị Hồng Thuận (chị dâu tôi)  và gia đình tôi không thắc mắc, khiếu nại gì về sau". 2- Nhà mẹ tôi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. công trình có 5,3m2 đất và 1,6m2 xd nhà nằm trong chỉ giới quy hoạch. Mẹ tôi đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà. 3- Giấy chứng nhận được cấp vào ngày 04 tháng 6 năm 2012. Khi mua nhà thì cách đây mấy chục năm, mua dưới hình thức giấy viết tay. Nên đên năm 2012 khi mâu thuẩn gia đình mẹ mới phải đi làm.
Tòa đã yêu cầu nộp tạm ứng án phí nghĩa là hồ sơ khởi kiện không cần phải bổ sung gì. Theo quy định chung thì bạn có 15 ngày để nộp tiền và vụ án được tòa thụ lý để giải quyết kể từ khi bạn nộp tiền trong thời hạn 15 ngày đó. Tòa án phải mở phiên tòa trong vòn 7 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tuy nhiên thường thì thời gian thực tế sẽ nhiều hơn. Bạn muốn biết nguyên nhân của sự chậm trễ thì phải liên hệ với tòa án hoặc yêu cầu tòa án giải thích. Khiếu nại đối với hoạt động tố tụng của tòa án, bạn nên gửi trực tiếp cho tòa án Tp. Huế, nếu không được thì gửi lên tòa cấp trên (cấp tỉnh). Ngoài tòa án ra thì viện kiểm sát là cơ quan có chức năng kiểm sát hoạt động tố tụng của tòa án nên bạn có thể đề nghị họ can thiệp. Đối với việc gửi văn bản đến cơ quan, tổ chức khác là tùy theo sự cân nhắc của bạn chứ trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì các chủ thể bạn nêu không liên quan.
thủ tục tố tụng
2016-09-08T09:49:00
Tối đó nhà em co họ hàng dưới quê lên nhà chơi ngồi nhậu. em đi nhậu với bạn bè về xuống bếp ăn cơm nói chuyện 1 mình rồi em vào phòng. cậu em ngồi nhậu chửi em mất dạy tùm lum hết xong em ra nói chuyện và đập bàn nhà em xong cậu em lao vào đánh bể mắt kính và đánh rất nhiều và toàn đánh vào mặt vào bóp cổ em. em muốn khởi kiện thì khởi kiện sao a.
Hành vi của cậu bạn vô cớ gây sự rồi đánh bạn thật là vô lý, theo tôi bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân sâu xa để có thể hòa giải giữ tình cảm lâu dài. Đối với hành vi đánh, bóp cổ và đập phá tài sản gia đình bạn thì bạn có quyền trình báo công an cấp xã phường sở tại để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp răn đe.
thủ tục tố tụng
2016-09-01T10:05:00
Xin chào ban biên tập, anh chị cho tôi hỏi: Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào được Hiệp định tương trợ giữa hai quốc gia quy định thế nào?
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào được quy định tại Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào ban hành kèm theo Quyết định 58QĐ/1999/CTN, cụ thể như sau: 1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại và thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại đó. 2. Nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại cùng có quốc tịch của Nước ký kết này nhưng cư trú trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, thì vận dụng pháp luật của Nước ký kết nơi họ cư trú. 3. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vụ án đã được khởi kiện để đòi bồi thường thiệt hại là cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại, nơi phát sinh hậu quả thực tế hoặc nơi bị đơn cư trú. Ngoài ra, Cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi nguyên cư trú cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu bị đơn có tài sản trên lãnh thổ của nước ký kết đó. Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2019-11-05T09:04:00
1999/CTN
Tôi tên Hoàng Khang sinh sống và làm việc tại Hậu Giang. Tôi hiện muốn tìm hiểu về thẩm quyền của Tòa án các cấp theo lãnh thổ trong tố tụng hình sự được quy định ra sao? Nhờ các bạn hỗ trợ giúp. Mong sớm nhận được phản hồi. khang***@gmail.com
Căn cứ theo quy định tại Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định như sau: 1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra. 2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-10-06T17:07:00
Thời gian thăm gặp phạm nhân đang thi hành án được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Lâm, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc thi hành hình phạt tù, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là thời gian thăm gặp phạm nhân đang thi hành án được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Thời gian thăm gặp phạm nhân đang thi hành án được quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án hình sự 2010. Cụ thể như sau: Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ, trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bố trí nơi phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác. Trên đây là nội dung câu trả lời về thời gian thăm gặp phạm nhân đang thi hành án. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật thi hành án hình sự 2010. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2018-02-22T16:44:00
Trước đây tôi làm kế toán của một Công ty. Giám đốc Công ty vay tiền của tôi nhưng không trả nên tôi đã khởi kiện ra Tòa án. Tại Tòa án hai bên thống nhất với số tiền vay mượn và Giám đốc Công ty hứa trả tôi số tiền đã vay. Tuy nhiên, đến nay đã trên 180 ngày Giám đốc Công ty không trả tiền cho tôi như đã hứa. Hỏi: Tôi phải làm gì để lấy lại số tiền đã cho Giám đốc Công ty vay?
Trường hợp Tòa án ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc vay và trả tiền giữa bạn và Giám đốc Công ty nhưng Giám đốc Công ty không thực hiện theo quyết định của Tòa án, tuy nhiên bạn chưa gửi đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan Thi hành án dân sự thì bạn cần thực hiện các trình tự thủ tục theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 cụ thể: 1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan. Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. 2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu; b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; d) Nội dung yêu cầu thi hành án; đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; e) Ngày, tháng, năm làm đơn; g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có. 3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu. - Để được cơ quan có thẩm quyền thi hành án bạn cần gửi đơn yêu cầu thi hành án và Quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. - Trường hợp bạn đã có đơn yêu cầu thi hành án và được cơ quan có thẩm quyền thi hành nhưng Giám đốc Công ty chưa thi hành án trả tiền cho bạn thì bạn cần liên hệ với Chấp hành viên tổ chức thi hành vụ việc để nắm bắt thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Bạn có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!
thủ tục tố tụng
2019-07-29T09:46:00
Có được quyền yêu cầu bảo vệ khi trở thành người làm nhân chứng?
Căn cứ khoản 6 Điều 78 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người làm chứng như sau: Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng ... 6. Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng. ... Như vậy, nếu được Toà án triệu tập để làm người làm nhân chứng cho một vụ án. Người làm nhân chứng có quyền yêu cầu Toà án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Người làm nhân chứng có được quyền yêu cầu bảo vệ? Người làm chứng khai báo gian dối có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình ảnh Internet)
thủ tục tố tụng
2023-05-27T21:10:00
Người làm chứng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 77 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau: Người làm chứng Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng. Như vậy, người làm nhân chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.
thủ tục tố tụng
2023-05-27T21:10:00
Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?
Căn cứ quy định tại Điều 78 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người làm chứng. Cụ thể, người làm chứng có quyền và nghĩa vụ: - Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc. - Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc. - Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình. - Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức. - Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật. - Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng. - Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác. - Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; Trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. - Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
thủ tục tố tụng
2023-05-27T21:10:00