question
stringlengths
1
11.9k
answer
stringlengths
0
69.3k
field
stringclasses
27 values
time
stringlengths
19
19
relevant
stringlengths
0
1.31k
Thanh toán tiền mua sắm tài sản tập trung của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Ngân Anh, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Thanh toán tiền mua sắm tài sản tập trung của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công thì Thanh toán tiền mua sắm tài sản tập trung của cơ quan nhà nước được quy định như sau: 1. Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức thỏa thuận khung, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho nhà thầu được lựa chọn; đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho nhà thầu được lựa chọn trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền giao dự toán mua sắm cho đơn vị mua sắm tập trung. 2. Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp, việc thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản thông qua một trong hai hình thức: a) Đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản; b) Đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho đơn vị mua sắm tập trung để thanh toán cho nhà thầu. 3. Việc thanh toán tiền mua sắm tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận khung và hợp đồng mua sắm tài sản đã ký với nhà thầu được lựa chọn. 4. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát chi theo quy định của pháp luật. Hồ sơ kiểm soát chi bao gồm: a) Dự toán năm hoặc kế hoạch vốn đầu tư năm của chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền giao; b) Hợp đồng mua sắm tài sản theo quy định tại Điều 78 Nghị định này; c) Bảo lãnh tạm ứng (nếu có); d) Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản theo quy định tại Điều 80 Nghị định này; đ) Giấy rút dự toán/Giấy rút vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán (nếu có); Ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử hoặc giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi (trong trường hợp chi từ tài khoản tiền gửi); e) Văn bản của đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho nhà thầu cung cấp tài sản được lựa chọn theo hợp đồng đã ký (trong trường hợp đơn vị mua sắm tập trung đề nghị Cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản); g) Văn bản của đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mua sắm tập trung; Ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (trong trường hợp đơn vị mua sắm tập trung đề nghị Cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho đơn vị mua sắm tập trung để thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản). Đối với văn bản đề nghị chuyển tiền này, ngoài các thông tin liên quan đến việc mua sắm tài sản, cần ghi rõ số tiền đề nghị chuyển, số tài khoản tiền gửi của đơn vị mua sắm tập trung và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi. Trên đây là nội dung tư vấn về Thanh toán tiền mua sắm tài sản tập trung của cơ quan nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-01-17T13:58:00
151/2017/NĐ
Cập nhật dữ liệu và báo cáo tổng hợp điện tử của Quản lý thị trường được quy định ra sao? Chào Ban biên tập, tôi là Kim Phụng, tìm hiểu quy định của pháp luật về việc báo cáo của Quản lý thị trường có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thêm thông tin giúp, cụ thể là: Cập nhật dữ liệu và báo cáo tổng hợp điện tử của Quản lý thị trường được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Cập nhật dữ liệu và báo cáo tổng hợp điện tử của Quản lý thị trường quy định tại Điều 9 Thông tư 41/2013/TT-BCT quy định về chế độ báo cáo của Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, cụ thể như sau: - Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm kết chuyển số liệu báo cáo của các Chi cục Quản lý thị trường và các đơn vị trực thuộc. - Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm cập nhật, kết chuyển số liệu báo cáo của các Đội Quản lý thị trường và các đơn vị trực thuộc. - Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm cập nhật số liệu của đơn vị mình theo mẫu quy định tại hệ thống báo cáo điện tử của Quản lý thị trường. - Công chức Quản lý thị trường được người có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện việc cập nhật dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu điện tử của Quản lý thị trường theo đúng hướng dẫn của Cục Quản lý thị trường. - Mẫu báo cáo điện tử dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu điện tử của Quản lý thị trường do Cục trưởng Cục Quản lý thị trường quy định tùy theo kỳ báo cáo hoặc biến động của tình hình thị trường và theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc cập nhật dữ liệu và báo cáo tổng hợp điện tử của Quản lý thị trường. Để hiểu  rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 41/2013/TT-BCT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-07-30T14:09:00
41/2013/TT
Tòa án nào giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016). Theo đó, Tòa án nơi cư trú, làm việc của một trong những người có tài sản chung có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án. (Điểm r Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền giải quyết việc  dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-09-27T15:03:00
Tôi đang công tác tại một đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan của tôi hiện nay nằm trên địa bàn xã biên giới và nằm ngay cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đơn vị tôi gồm có 17 biên chế sự nghiệp đều đang công tác tại khu vực biên giới và được hưởng các khoản thu hút, phụ cấp theo quy định, riêng bản thân tôi là cấp phó của đơn vị được đồng chí giám đốc giao phụ trách công việc ở một Khu công nghiệp nằm ở bên ngoài khu vực biên giới do đơn vị quản lý và một số công việc nằm trên khu vực cửa khẩu biên giới. Tôi xin hỏi bản thân tôi phụ trách công việc như vậy có được hưởng các phụ cấp thu hút và phụ cấp biên giới như các cán bộ khác đang làm nhiệm vụ ở cửa khẩu không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Thứ nhất, đối với phụ cấp thu hút. Điều kiện được hưởng phụ cấp thu hút theo Điều 4 Nghị định 116/2010/NĐ-CP như sau: -Thuộc một trong các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP bao gồm: + Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn; + Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân; + Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP. - Đang công tác tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; Như vậy, nếu như bạn thuộc một trong những đối tượng nêu trên làm việc ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì bạn thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút. Thứ hai, phụ cấp khi làm việc tại khu vực biên giới. Căn cứ mục I Thông tư 09/2005/TT-BNV quy định đối tượng hưởng phụ cấp bao gồm: - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong biên chế của các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu. - Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, các hội và các tổ chức phi Chính phủ được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập. - Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn. Nếu bạn thuộc đối tượng nêu trên thì bạn được hưởng phụ cấp tại khu vực biên giới. Nếu bạn chưa được hưởng các chế độ nêu trên, bạn nên yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét lại để giải quyết chế độ cho bạn. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp tại khu vực biên giới. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 116/2010/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-12-15T10:25:00
116/2010/NĐ, 2008/NQ, 09/2005/TT
Cho tôi hỏi theo quy định mới nhất thì trong những trường hợp nào dân quân tự vệ sẽ bị đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ?
Theo Khoản 2 Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2019 (Có hiệu lực từ 01/07/2020) quy định các trường hợp đưa khỏi danh sách dân quân tự vệ như sau: - Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích, đã chết; - Bị khởi tố bị can; - Bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ; - Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; - Nghiện ma túy theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-12-20T13:40:00
Cơ quan đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung liên quan đến việc đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã để phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Cơ quan nào tiến hành đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Nguyễn Thành (thanh***@gmail.com)
Cơ quan đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã được quy định tại Điều 3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành như sau: 1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. 2. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trên đây là nội dung tư vấn về cơ quan đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT. Trân trọng thông tin đến bạn!
bộ máy hành chính
2017-10-31T14:32:00
03/2014/TT
Mình có thể hoãn nghĩa vụ quân sự khi đang học tại trung tâm GDTX không? Em tên Đăng năm nay 20 tuổi tuần trước em vừa nhận giấy báo nghĩa vụ quân sự. Vì một số vấn đề nên giữa cấp 3 em đã nghỉ học. Em đã người quen giúp nên em đăng ký và hiện đang học lại cấp 3 tại trung tâm GDTX. Em mong được giải đáp thắc măc trên giúp em ạ
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 giải thích thuật ngữ như sau: Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học. Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau:- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Theo đó, tại Điều 33 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: - Trường tiểu học; - Trường trung học cơ sở; - Trường trung học phổ thông; - Trường phổ thông có nhiều cấp học. Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp của bạn thì việc bạn học tại trung tâm giáo dục thường xuyên được xem là học phổ thông hệ bổ túc nên bạn sẽ được hoãn nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-12-28T10:53:00
1. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo bị xử lý kỷ luật cách chức trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau: 1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật; b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo dẫn đến việc người tố cáo bị trả thù, trù dập. 2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: a) Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo; b) Cố ý không thụ lý tố cáo, không ban hành kết luận nội dung tố cáo; không quyết định xử lý tố cáo theo thẩm quyền hoặc không kiến nghị người có thẩm quyền xử lý tố cáo. 3. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: a) Cố ý không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội; b) Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu, làm mất hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc; bao che cho người bị tố cáo gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội; c) Không áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo thuộc thẩm quyền làm cho người tố cáo bị trả thù, trù dập dẫn đến thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc bị chết. Như vậy, hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp quy định trên. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có hành vi bao che cho người bị tố cáo gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội thì có thể bị xử lý kỷ luật cách chức.
bộ máy hành chính
2022-08-25T13:50:00
31/2019/NĐ
2. Viên chức tố cáo không đúng sự thật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định xử lý kỷ luật đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức như sau: Cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần theo quy định trên tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
bộ máy hành chính
2022-08-25T13:50:00
31/2019/NĐ
3. Xử lý thông tin có nội dung tố cáo và tố cáo do cơ quan báo chí chuyển đến thực hiện sao?
Tại Điều 20 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định xử lý thông tin có nội dung tố cáo và tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến như sau: 1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo hoặc tố cáo không đủ điều kiện thụ lý do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Tố cáo thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải tiến hành phân loại, đánh giá tính chất, mức độ vụ việc, nếu thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì quyết định việc thanh tra, kiểm tra; nếu không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì phải chuyển thông tin đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thanh tra, kiểm tra. 2. Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra và việc công khai kết quả thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và pháp luật khác có liên quan. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhận được thông tin có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý tố cáo cho cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển thông tin đến biết kết quả xử lý tố cáo. Việc xử lý thông tin có nội dung tố cáo và tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến được thực hiện theo quy định trên. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-08-25T13:50:00
31/2019/NĐ
Cắn rách tai nhân tình của chồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Như vậy, theo quy định trên hành vi cắn rách tai nhân tình của chị H có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích. Hình phạt tù cao nhất cho người phạm tội này là tù chung thân. Khung hình phạt dành cho chị H như thế nào sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ thương tích, mức độ hành vi và kết quả của cơ quan điều tra.
bộ máy hành chính
2022-10-27T09:51:00
12/2017/QH14
Người phụ nữ cắn rách tai nhân tình của chồng ra đầu thú thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: 2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Do đó, theo quy định trên chị H đã ra đầu thú sau khi có hành vi cắn rách tai nhân tình của chồng có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định của Tòa án.
bộ máy hành chính
2022-10-27T09:51:00
Để miễn trách nhiệm hình sự thì dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như sau: 1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi có quyết định đại xá. 2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. 3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Trên đây là những căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-10-27T09:51:00
12/2017/QH14
Chào Ban biên tập, tôi là cán bộ quản lý thị trường ở huyện Trảng Bom, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi nghe nói có quy định mới về điều kiện cấp thẻ kiểm tra thị trường, nhưng không biết điều kiện đó là gì và quy định ở đâu, rất mong Ban biên tập tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.
Điều kiện cấp thẻ kiểm tra thị trường được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh quản lý thị trường 2016, theo đó: Thẻ kiểm tra thị trường được cấp khi đảm bảo các điều kiện sau: - Người được cấp thẻ đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công thương; - Người được cấp thẻ không trong thời gian bị thi hành kỷ luật. Trên đây là quy định về điều kiện được cấp thẻ kiểm tra thị trường. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh quản lý thị trường 2016. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-09-28T08:43:00
Chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thùy, sống tại Hà Nội. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực quốc phòng. Tôi đang tìm hiểu về việc chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp và tôi có thắc mắc cần được giải đáp. Chuyển xếp lương đối với trường hợp công nhân quốc phòng chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trước khi được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp được xác định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 208/2017/TT-BQP về hướng dẫn chuyển xếp lương đối với sĩ quan, công nhân, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thì chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp được quy định như sau: Trường hợp công nhân quốc phòng chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trước khi được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp. a) Chuyển xếp lương theo 02 bước như sau: Bước 1: Căn cứ vào vị trí, chức danh trong tổ chức biên chế được phê duyệt để tuyển chọn và trình độ đào tạo chuyên ngành để chuyển xếp vào loại, nhóm lương quân nhân chuyên nghiệp. Bước 2: Căn cứ vào hệ số lương của công nhân quốc phòng đang hưởng để chuyển xếp vào bậc lương có hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất trong nhóm lương quân nhân chuyên nghiệp đã xác định tại Bước 1. b) Thời điểm xét nâng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp lần sau được tính kể từ tháng, năm ký Quyết định nâng bậc lương công nhân quốc phòng gần nhất. Trên đây là nội dung tư vấn về chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 208/2017/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-09-09T09:07:00
208/2017/TT
Theo tôi được biết có 3 loại tài khoản sử dụng phần mềm Thi đua khen thưởng ngành Tài chính. Vậy, quy tắc đặt tên cho các loại tài khoản này như thế nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1361/QĐ-BTC năm 2019 quy định về quy tắc đặt tên cho các tài khoản sử dụng phần mềm Thi đua khen thưởng ngành Tài chính, cụ thể như sau: - Nhóm tài khoản quản trị đặt tên: theo quy tắc “tdkt-tên viết tắt đơn vị-quantri” - Tài khoản nghiệp vụ của các cán bộ Vụ Thi đua khen thưởng: đặt tên tài khoản theo tên của cán bộ trong Vụ. - Tài khoản nghiệp vụ của các cán bộ Vụ Tổ chức cán bộ các Tổng cục: đặt tên tài khoản theo tên của cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ về công tác thi đua, khen thưởng. - Nhóm tài khoản nghiệp vụ đặt tên: theo quy tắc “tdkt-tên viết tắt đơn vị- nv1” đến “tdkt-tên viết tắt đơn vị-nv4” (mỗi đơn vị được cấp tối đa 04 tài khoản nghiệp vụ). - Nhóm tài khoản tra cứu dữ liệu đặt tên: theo quy tắc “tdkt-tên viết tắt đơn vị-tracuu”. - Tên viết tắt đơn vị: theo danh sách tại Phụ lục 01 của Quy chế. Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-09-05T10:12:00
1361/QĐ
Sau khi đã đóng lệ phí dự tuyển, nộp đầy đủ hồ sơ dự thi và nhận được Thông báo về kế hoạch tổ chức rà soát dữ liệu, phỏng vấn và công bố kết quả xét tuyển viên chức của Sở giáo dục và đào tạo thì nhà trường gọi điện thông báo với tôi là không cần tham dự thi tuyển nữa với lý do: "nhà trường không tuyển nhân viên kế toán”. Đề nghị Phòng Tư vấn pháp luật và Bạn đọc Báo Giáo Dục Việt Nam cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng viên chức, nhà trường làm như vậy có đúng không? (Phan Bảo Trường).
Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời:    Điều 15, 16 và 17 Mục 4 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định trình tự, thủ tục tuyển viên chức gồm có 3 bước, bao gồm: 1. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển; 2. Tổ chức tuyển dụng viên chức; 3. Thông báo kết quả tuyển dụng.   Điều 15 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP  về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định trình tự thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển viên chức như sau: “1. Cơ quan đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ người đăng ký dự tuyển; 2. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 20 ngày làm việc kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; 3. Chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển để niêm yết công khai tại trụ sở làm việc và thông báo trên trang điện tử của đơn vị (nếu có).” Căn cứ các quy định nêu trên, theo thông tin ông đã cung cấp, việc nhà trường thông báo qua điện thoại với ông về việc thi tuyển viên chức là không đúng với trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức theo quy đinh của pháp luật. Ông có thể liên hệ trực tiếp với Sở giáo dục và đào tạo – cơ quan ra thông báo tuyển dụng để được giải thích, làm rõ hơn về trường hợp của mình. Bài viết tại Báo Giáo dục Việt nam ngày 21.07.2014
bộ máy hành chính
2016-08-30T18:03:00
29/2012/NĐ
Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Bích Trâm, hiện tôi đang sinh sống tại TPHCM. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thú y, Ban biên tập cho tôi hỏi lĩnh vực thú y được đơn giản hóa thủ tục hành chính như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (tram***@gmail.com)
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y được quy định tại Mục II Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông ban hành kèm theo Nghị quyết 111/NQ-CP năm 2017 như sau: 1. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập, xuất kho ngoại quan Bỏ thông tin số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp... thay bằng số định đanh cá nhân tại Phụ lục 18 Mẫu số 2 tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. 2. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam Bỏ thông tin số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp... thay bằng số định danh cá nhân tại Phụ lục 18 Mẫu đơn số 03 TS tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 111/NQ-CP năm 2017. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-02T09:20:00
111/NQ, 25/2016/TT, 26/2016/TT
Việc thể hiện nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp thửa đất có phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất của chung nhiều người và có phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất của riêng từng người mà không tách thành thửa đất riêng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Linh Đan, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc thể hiện nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp thửa đất có phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất của chung nhiều người và có phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất của riêng từng người mà không tách thành thửa đất riêng được quy định như thế nào? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (dan***@gmail.com)
Việc thể hiện nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp thửa đất có phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất của chung nhiều người và có phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất của riêng từng người mà không tách thành thửa đất riêng được quy định tại Điều 8 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau: 1. Trường hợp người có quyền sử dụng riêng đối với một phần diện tích thửa đất, sở hữu riêng một phần tài sản gắn liền với đất và có quyền sử dụng chung đối với một phần diện tích khác của thửa đất, sở hữu chung đối với một phần tài sản khác thì Giấy chứng nhận cấp cho người đó được ghi như sau: a) Thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận được ghi trên trang 1 của Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này; b) Thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất được ghi trên trang 2 của Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 6, các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 7, Điều 7a và Điều 7b của Thông tư này, trong đó: - Diện tích đất sử dụng: ghi tổng diện tích đất mà người được cấp Giấy chứng nhận có quyền sử dụng riêng và sử dụng chung với người khác. Hình thức sử dụng đất ghi diện tích đất sử dụng riêng vào mục sử dụng riêng và ghi diện tích đất sử dụng chung vào mục sử dụng chung; - Diện tích của tài sản (gồm diện tích xây dựng, diện tích sàn): ghi tổng diện tích tài sản mà người được cấp Giấy chứng nhận có quyền sở hữu riêng và sở hữu chung với người khác. Hình thức sở hữu tài sản ghi từng hình thức và diện tích sở hữu riêng, sở hữu chung theo quy định tại Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Điểm d Khoản 5 và Điểm c Khoản 6 Điều 7, Khoản 3 Điều 7b của Thông tư này. Trường hợp tài sản gắn liền với đất gồm nhiều loại hoặc nhiều hạng mục khác nhau, trong đó có phần thuộc sở hữu riêng và có phần thuộc sở hữu chung thì lập bảng như quy định tại Khoản 8 Điều 7 của Thông tư này để liệt kê thông tin về từng tài sản hoặc từng hạng mục tài sản theo như ví dụ dưới đây: Loại tài sản Diện tích chiếm đất (m2) Diện tích sàn (m2) hoặc công suất Hình thức sở hữu Cấp hạng Thời hạn sở hữu Nhà ở 100 100 Riêng 3 -/- 150 Chung -/- Cửa hàng 25 25 Chung 4 -/- Cây lâu năm 500 -/- Chung -/- -/- c) Tại điểm Ghi chú trên trang 2 của Giấy chứng nhận ghi tên những người cùng sử dụng chung đối với từng phần diện tích đất sử dụng chung; tên người cùng sở hữu chung đối với từng phần diện tích tài sản gắn liền với đất chung. Ví dụ: "Cùng sử dụng đất chung (diện tích 30m2) với ông Nguyễn Văn B và bà Nguyễn Thị C"; Cùng sử dụng đất chung (diện tích 30m2) và cùng sở hữu chung Nhà kho (diện tích 20m2 sàn) với ông Nguyễn Văn B và bà Nguyễn Thị C". 2. Trường hợp người có quyền sử dụng chung đối với một phần diện tích của thửa đất, sở hữu chung đối với một phần tài sản gắn liền với đất mà không có quyền sử dụng đất riêng, quyền sở hữu tài sản riêng thì Giấy chứng nhận cấp cho người đó được ghi như quy định tại Điều 5, Điều 6, các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 7, Điều 7a và Điều 7b của Thông tư này và quy định sau đây: (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) a) Diện tích đất sử dụng: chỉ ghi phần diện tích đất mà người được cấp Giấy chứng nhận có quyền sử dụng chung với người khác theo hình thức sử dụng chung; b) Diện tích của tài sản (gồm diện tích xây dựng, diện tích sàn): chỉ ghi phần diện tích tài sản mà người được cấp Giấy chứng nhận có quyền sở hữu chung với người khác theo hình thức sở hữu chung. Trên đây là nội dung quy định về việc thể hiện nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp thửa đất có phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất của chung nhiều người và có phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất của riêng từng người mà không tách thành thửa đất riêng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-03-14T16:21:00
23/2014/TT, 33/2017/TT
Thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Phạm Hương, là sinh viên, hiện đang thực tập tại Sở Tài Chính Bình Định. Trong quá trình thực tập, em được tìm hiểu về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước của ngành tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều vấn đề em chưa rõ. Cụ thể, xin Ban Biên Tập Thư Ký Luật cho biết về thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Em xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. huongphammissw**@gmail.com
Vấn đề Thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước quy định tại Khoản 4 Điều 27 Thông tư 161/2014/TT-BTC quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước của ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành cụ thể như sau: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật Nhà nước của ngành Tài chính có trách nhiệm tổ chức kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất) về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị. Kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót, sơ hở về công tác này trong từng cơ quan, đơn vị. Định kỳ trước ngày 15/1 hàng năm, có trách nhiệm xem xét, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật, thay đổi độ mật và giải mã Danh mục bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật”, “Tối mật” và ''Mật” của ngành Tài chính gửi về Vụ Pháp chế Bộ để tổng hợp, bổ sung, thay đổi các danh mục bí mật nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định. Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 161/2014/TT-BTC Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-12T14:04:00
161/2014/TT, 15/1
Tìm hiểu quy định về việc cấp lại thẻ kiểm soát an ninh hàng không. Ban biên tập cho hỏi: Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn được quy định như thế nào?
Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thế như sau: - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ phù hợp quy định, cơ quan cấp thẻ thực hiện việc cấp thẻ; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ không phù hợp quy định, cơ quan cấp thẻ có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có nội dung cần làm rõ, cơ quan cấp thẻ có công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị cấp lại trực tiếp đến làm việc để làm rõ. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-06-10T16:23:00
13/2019/TT
Con tôi hay bị đau bao tử. Hôm trước có đi khám bác sĩ bảo là bị viêm dạ dày mạn tính. Năm nay nó được 17 tuổi rồi. Không biết sau này có phải đi nghĩa vụ quân sự không ạ? Tôi thấy sức khỏe nó không tốt lắm.
Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định: Bệnh dạ dày, tá tràng thì trường hợp bị viêm dạ dày, tá tràng mạn tính có điểm 4. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Như vậy trường hợp bị viêm dạ dày mạn tính thì sẽ có sức khỏe loại 4. Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy, từ các quy định trên thì trường hợp con bạn bị viêm dạ dày mạn tính sẽ không đạt điều kiện về tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-02-27T13:42:00
16/2016/TTLT, 148/2018/TT
Những chức danh nào được sử dụng xe ô tô công vụ với mức giá 920 triệu đồng? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Tâm hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi những chức danh nào được sử dụng xe ô tô công vụ với mức giá 920 triệu đồng? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Các chức danh được sử dụng xe ô tô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác với mức giá mua xe tối đa 920 triệu đồng/ một xe được quy định tại Điều 6 Quyết định 32/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn điều lệ Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó bao gồm: 1. Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Thứ trưởng, Phó các đoàn thể Trung ương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên. 2. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3. Các chức danh sau đây của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. 4. Trường hợp các chức danh quy định tại Điều này tự túc phương tiện, được khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo quy định tại Điều 14 Quyết định này. Trên đây là tư vấn về các chức danh được sử dụng xe ô tô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác với mức giá mua xe tối đa 920 triệu đồng/ một xe. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 32/2015/QĐ-TTg. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2018-01-04T16:45:00
32/2015/QĐ
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Hoàng Quân (quan****@gmail.com)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở được quy định tại Điều 14 Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra như sau: 1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 của Luật Thanh tra. 2. Báo cáo Giám đốc sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình. 3. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. 4. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra. Trên đây là quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 86/2011/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-18T11:35:00
86/2011/NĐ
Tôi đang học một khóa huấn luyện về việc quản lý và khai thác khoáng sản. Anh chị cho em hỏi việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm những gì? Mong anh chị tư vấn giúp em Thanh Tuyền (tuyen***@gmail.com)
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 thì việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm: - Phù hợp với chiến lược thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; (Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) - Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; - Theo đúng giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; - Thực hiện tận thu triệt để trong khai thác khoáng sản và sử dụng hiệu quả các sản phẩm phụ hữu ích của hoạt động khai thác khoáng sản. Trên đây là nội dung quy định về việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-01-21T07:50:00
Trách nhiệm lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thế Hùng, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc ban hành văn bản pháp luật. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Trách nhiệm lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Trách nhiệm lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh  quy định tại Điều 20 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: 1. Trên cơ sở đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các bộ, cơ quan ngang bộ đã được Chính phủ thông qua, Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. 2. Việc lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải bảo đảm: a) Điều kiện soạn thảo và điều kiện thi hành văn bản; b) Tính khả thi của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; c) Tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật; d) Thứ tự ưu tiên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các đề nghị trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. 3. Dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan. 4. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ Tư pháp chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để trình Chính phủ. Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-06-18T14:24:00
34/2016/NĐ
Tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến trong quân đội nhân dân theo quy định mới được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Cẩm Tiên - Tiền Giang
Tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến trong quân đội nhân dân được quy định tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, (có hiệu lực từ ngày 25/11/2018), theo đó: Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng thường xuyên hàng năm cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng trong các nhà máy, doanh nghiệp; lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị, nhà máy, doanh nghiệp, đạt các tiêu chuẩn sau: - Hoàn thành tốt kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm, đạt năng suất, chất lượng cao; có tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào thi đua, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị; - Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội. - Tỷ lệ xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” không quá 70% tổng quân số đơn vị. Trên đây là tư vấn về tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến trong quân đội nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 151/2018/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-11-22T08:53:00
151/2018/TT
Chức vụ lãnh sự của thành viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang là sinh viên của Học viện Ngoại giao, hiện tại tôi muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Chức vụ lãnh sự của thành viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Minh Thúy (thuy***@gmail.com)
Chức vụ lãnh sự của thành viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 như sau: a) Tổng Lãnh sự; b) Phó Tổng Lãnh sự; c) Lãnh sự; d) Phó Lãnh sự; đ) Tùy viên lãnh sự. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chức vụ lãnh sự của thành viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-05-12T09:53:00
Tìm hiểu quy định về việc xử lý đơn khiếu nại. Ban biên tập cho tôi hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc duyệt đề xuất xử lý đơn khiếu nại của cơ quan Thuế các cấp được quy định ra sao?
Việc duyệt đề xuất xử lý đơn khiếu nại của cơ quan Thuế các cấp được quy định tại Mục I Quyết định 178/QĐ-TCT năm 2019, cụ thể: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu đề xuất xử lý đơn kèm theo dự thảo đối với từng trường hợp cụ thể (Phiếu hướng dẫn; hoặc Phiếu chuyển đơn; hoặc Thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại; hoặc Thông báo về việc thụ lý giải quyết đơn khiếu nại) thì thủ trưởng Cơ quan Thuế có trách nhiệm duyệt ký. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2020-03-23T15:07:00
178/QĐ
Cấp lại, thay đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định cấp lại, thay đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử như sau: 1. Thay đổi nội dung Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử được thực hiện trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thay đổi một trong các thông tin về người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở, tên giao dịch, phương án, quy trình được Bộ Công an thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định này. Tổ chức, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử về Bộ Công an theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định này. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép bao gồm: Tờ khai đề nghị thay đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo Mẫu XT02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, tài liệu chứng minh nội dung thay đổi về thông tin. a) Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thay đổi một trong các thông tin về người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở, tên giao dịch thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an thẩm định, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện; trường hợp từ chối thay đổi phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; b) Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thay đổi một trong các thông tin về phương án, quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an thực hiện việc thẩm định, lấy ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, kiểm tra thực tế và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện; trường hợp từ chối thay đổi phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 2. Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng: a) Tổ chức, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử về Bộ Công an theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định này. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận bao gồm: Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo Mẫu XT02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị, Bộ Công an xem xét và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử cho tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử; trường hợp từ chối cấp lại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo đó, việc cấp lại, thay đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử thực hiện được thực hiện theo quy định của pháp luật nêu trên. Thực hiện cấp lại, thay đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử? (Hình từ Internet)
bộ máy hành chính
2022-10-19T10:53:00
59/2022/NĐ
Thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử được quy định ra sao?
Theo Điều 30 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử như sau: 1. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi Giấy xác nhận trong các trường hợp sau đây: a) Tổ chức, doanh nghiệp không hoạt động liên tục từ 06 tháng trở lên; b) Bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật; c) Không tiếp tục cung cấp dịch vụ; d) Vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, an toàn thông tin, an ninh mạng. 2. Bộ Công an ra quyết định về việc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo Mẫu XT04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi giấy xác nhận có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể danh tính điện tử và các bên có liên quan theo quy định của pháp luật. Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi Giấy xác nhận trong các trường hợp sau đây: - Tổ chức, doanh nghiệp không hoạt động liên tục từ 06 tháng trở lên; - Bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật; - Không tiếp tục cung cấp dịch vụ; - Vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, an toàn thông tin, an ninh mạng.
bộ máy hành chính
2022-10-19T10:53:00
59/2022/NĐ
Quy định về chi phí cấp, sử dụng tài khoản định danh điện tử và sử dụng dịch vụ xác thực điện tử?
Tại Điều 31 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định chi phí cấp, sử dụng tài khoản định danh điện tử và sử dụng dịch vụ xác thực điện tử như sau: 1. Chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ xác thực điện tử thanh toán chi phí cho tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-10-19T10:53:00
59/2022/NĐ
Hội đồng tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khánh Linh. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, hội đồng tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Khánh Linh (khanhlinh*****@gmail.com)
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định về tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành có hiệu lực từ ngày 15/11/2017 thì hội đồng tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định cụ thể như sau: 1. Hội đồng tuyển dụng, gồm: a) Chủ tịch: Chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. b) Phó Chủ tịch: Chỉ huy cơ quan tham mưu. c) Ủy viên: Thủ trưởng cơ quan quân lực, bảo vệ an ninh, quân y và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan. d) Thư ký: Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ cơ quan Quân lực. đ) Cơ quan thường trực: Cơ quan Quân lực. 2. Khi tổ chức tuyển dụng, nếu số người đăng ký trong cùng một kỳ tuyển dụng từ 30 người trở xuống thì không phải thành lập Hội đồng tuyển dụng, chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng giao cơ quan quân lực chủ trì, phối hợp với cơ quan bảo vệ an ninh, cơ quan quân y và các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức thực hiện. 3. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, kết luận theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. 4. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Giúp cấp ủy, chỉ huy đơn vị tổ chức thực hiện việc tuyển dụng theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. b) Thành lập các bộ phận giúp việc gồm: Ban kiểm tra, thẩm định trong trường hợp tổ chức xét tuyển hoặc ban đề thi, ban coi thi, ban phách, ban chấm thi trong trường hợp tổ chức thi tuyển. c) Tổ chức kiểm tra, thẩm định việc xét tuyển hoặc tổ chức thi và chấm thi trong trường hợp thi tuyển. d) Tổng hợp kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển trình cấp ủy, chỉ huy xét duyệt và báo cáo đề nghị bằng văn bản về Bộ Quốc phòng quyết định tuyển dụng. đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình xét tuyển hoặc thi tuyển theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn về hội đồng tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 241/2017/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-10-25T15:33:00
241/2017/TT
Trách nhiệm của Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia được quy định như thế nào? Chào các anh chị Thư Ký Luật! Em sau khi tìm hiểu những gi định mới về cơ chế một cửa quốc gia thì có vài điểm chưa được rõ, mong được các anh chị giải đáp giúp. Các anh chị cho em hỏi: Trách nhiệm của Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp em. Em xin chân thành cám ơn!
Theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT thì trách nhiệm của Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia được quy định như sau: 1. Quản lý kỹ thuật, vận hành, bảo trì, nâng cấp các hệ thống phần cứng, hệ thống mạng, hệ thống an ninh an toàn phục vụ cho vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia, kết nối với các hệ thống xử lý chuyên ngành và kết nối với người sử dụng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ: www.vnsw.gov.vn. 2. Quản lý, vận hành, bảo trì và nâng cấp hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan. 3. Quản lý và cấp tài khoản cho người sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia. 4. Đảm bảo điều kiện của Cổng thông tin một cửa quốc gia để kết nối liên tục với hệ thống xử lý chuyên ngành. Đảm bảo hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hoạt động liên tục theo thời gian 24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần. 5. Thông báo đến các cơ quan xử lý chuyên ngành về phương án thực hiện các thủ tục và thời gian khắc phục sự cố trong trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia có sự cố. 6. Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật đối với các hệ thống xử lý chuyên ngành và người khai khi có yêu cầu. Trách nhiệm của Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia được quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT hướng dẫn thực hiện cơ chế một cưa quốc gia. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-12-01T16:20:00
178/2015/TTLT
Giải thưởng về khoa học và công nghệ gồm những giải thưởng nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Giải thưởng về khoa học và công nghệ gồm những giải thưởng nào? Văn bản nào quy định nội dung này? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.  Quang Tùng (tung***@gmail.com)
Các giải thưởng về khoa học và công nghệ được quy định tại Điều 4 Nghị định 78/2014/NĐ-CP về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ như sau: 1.Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ. 2. Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ. 3. Giải thưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành, địa phương) về khoa học và công nghệ. 4. Giải thưởng của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) về khoa học và công nghệ được đặt ra để xét tặng cho tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các giải thưởng về khoa học và công nghệ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 78/2014/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-06T09:40:00
78/2014/NĐ
Hiện tại chúng tôi đang nghiên cứu áp dụng hai Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ra ngày 09 tháng 04 năm 2014 và thông tư 58/2014/TT-BCT ra ngày 22 tháng 12 năm 2014. Thực sự chúng tôi đang lúng túng trong việc áp dụng các thông tư này vào các cửa hàng, chúng tôi xin hỏi một sô câu hỏi sau: Hiện tại chúng tôi đang kinh doanh cửa hàng bán hàng bách hóa tại Sân bay nội bài trong khu vực cách ly. Cửa hàng chúng tôi có bán rất nhiều loại hàng hóa thực phẩm đóng bao gói sẵn và đồ lưu niệm, thuộc sự quản lý của hai bộ trở lên (nước uống đóng chai....cafe đóng gói sẵn....bánh, mứt, kẹo). Hiện tại cửa hàng chúng tôi không kinh doanh các sản phẩm có điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thực phẩm sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ để duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố bảo quản khác theo yêu cầu của nhà sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (như sữa chua, kem...). Như vậy cửa hàng chúng tôi có phải làm hồ sơ thủ tục cho nhân viên của chúng tôi có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm hay không? Và hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực thực phẩm không? Chúng tôi có phải làm Cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với các nhà chức trách sân bay phải không? Hoạt động kinh doanh của chúng tôi có còn phải chịu sự quản lý, điều chỉnh của cơ sở luật pháp nào khác do Bộ Công thương quản lý mà chúng tôi chữa rõ, kính mong được sự giúp đỡ của Sở Công Thương?
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương thì “Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định” thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. (Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Thông tư số 58/2014/TT-BCT “Điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thực phẩm là việc sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ để duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố bảo quản khác theo yêu cầu của nhà sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm”).Và đối tượng này phải đăng ký hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo phân cấp quản lý.  Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12, Thông tư số 58/2014/TT-BCT  thì Sở Công Thương có trách nhiệm xây dựng đề xuất trình UBND tỉnh, thành phố phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Thông tư 58.  Hiện tại Sở Công Thương Hà Nội đang xây dựng văn bản đề xuất trình UBND Thành phố về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Thông tư 58. Sau khi có văn bản chính thức Sở Công Thương Hà Nội sẽ hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp về thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và Giấy xác nhận kiến thức về ATTP.
bộ máy hành chính
2016-09-17T09:38:00
58/2014/TT
Thanh toán trọn gói tiền công tác phí cho cán bộ công nhân viên chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Như Ý hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang tìm hiểu về chế độ công tác phí đối với cán bộ công nhân viên chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thanh toán trọn gói tiền công tác phí cho cán bộ công nhân viên chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Thanh toán trọn gói tiền công tác phí cho cán bộ công nhân viên chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài được quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 1 Thông tư 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí của Bộ Tài chính ban hành, theo đó: i) Trường hợp đi công tác ngắn hạn nước ngoài do các tổ chức hoặc doanh nghiệp của Việt Nam hoặc nước ngoài tổ chức, mà cán bộ được cử đi công tác phải thanh toán trọn gói, thì cũng chỉ được thanh toán tổng chi phí trọn gói theo những khoản thanh toán trực tiếp cho cá nhân người đi công tác nước ngoài tối đa bằng định mức tiêu chuẩn theo mức quy định tại Thông tư này; ii) Tiền thuê dịch thuật: Tiền thuê dịch thuật (chỉ thực hiện trong trường hợp cơ quan không bố trí được cán bộ làm phiên dịch, dịch tài liệu) thì có thể thuê dịch thuật từ trong nước đi hoặc có thể thuê tại nước đến công tác (để tiết kiệm chi phí phương tiện đi và về). Chi phí dịch thuật được thanh toán trọn gói như sau: - Trường hợp thuê dịch thuật từ trong nước đi, thanh toán các khoản chi phí: phương tiện đi lại; tiền ăn và tiêu vặt; tiền phòng nghỉ theo mức công tác phí như thành viên đoàn công tác và thù lao dịch thuật theo mức chi dịch thuật quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; - Trường hợp thuê dịch thuật tại nước đến công tác, chi phí trọn gói được xác định gồm các khoản: phương tiện đi lại tại nước sở tại trong thời gian cùng làm việc với đoàn; tiền ăn và tiêu vặt, tiền phòng nghỉ theo mức công tác phí như thành viên đoàn công tác; thù lao dịch thuật (chi theo ngày làm việc thực tế có sử dụng phiên dịch tại chương trình đã được phê duyệt) theo mức chi đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt tại dự toán đoàn đi công tác; Khi quyết toán khoản chi dịch thuật phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ gồm: hoá đơn hoặc ký nhận thanh toán trọn gói cho người dịch thuật (hoặc đơn vị cung cấp dịch thuật) căn cứ theo hợp đồng ký kết giữa Trưởng đoàn công tác và người dịch thuật (hoặc đơn vị cung cấp dịch thuật); trường hợp hoá đơn, chứng từ bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; iii) Các khoản thanh toán trọn gói nêu trên phải được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt dự toán trước khi tổ chức đoàn công tác làm căn cứ tạm ứng và quyết toán kinh phí. Trên đây là tư vấn về thanh toán trọn gói tiền công tác phí cho cán bộ công nhân viên chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 102/2012/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-10-16T16:48:00
102/2012/TT, 01/2010/TT
Thời gian xử lý đơn thư tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Hải Anh, hiện đang làm việc tại Bình Dương. Vì tính chất công việc, tôi có nhu cầu tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Thời gian xử lý đơn thư tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 10 Quy định 14-QĐ/UBKTTW năm 2014 tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì nội dung này được quy định như sau: - Đối với đơn thư thuộc thẩm quyền của Ủy ban: Vụ Đơn thư và các vụ lĩnh vực địa bàn mỗi đơn vị xử lý không quá 05 ngày làm việc. - Đối với đơn thư không thuộc thẩm quyền của Ủy ban: Không quá 10 ngày làm việc. - Trường hợp đặc biệt, đơn thư phải được xử lý ngay trong ngày. Trên đây là nội dung tư vấn về thời gian xử lý đơn thư tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 14-QĐ/UBKTTW năm 2014. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-22T07:51:00
14-QĐ/UBKTTW
Ngày 06 tháng 5 năm 2014 tôi được cấp GCNQSDĐ sốBT007795 tại thửa đất số 70(3)-1 theo hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ ngày 25 tháng 4 năm 2014 thì thửa đất của tôi có diện tích 40m2, cụ thể theo bản đồ địa chính thể hiện trên GCNQSDĐ thì thửa đất có kích thước là chiều ngang mặt tiền 4 mét, chiều dài 10 mét, chiều ngang mặt hậu 4 mét (theo như sơ đồ trích đo hiện trạng đất thì tổng thửa đất số 70(3)-1 có diện tích đất là 114m2, trong đó chiều dài là 19m chiều rộng là 6m). Như vậy sau khi gia đình nhà ông Phan Xuân Sơ bán cho nhà tôi 40m2 thì mảnh đất còn lại bán cho nhà ông Ngô Xuân Hải là 54m2 ( chiều dài là 9m chiều rộng là 6m). Thế nhưng diện tích chiều dài hiện tại cuả nhà ông Ngô Xuân Hải bây giờ là 12,3m .Như vậy gia đình nhà ông Ngô Xuân Hải ngụ tại số 520/2 đường Hà Huy Tập – Yên Viên – Gia Lâm - Hà Nội, là người sử dụng đất liền kề lấn chiếm dựng nhà xưởng sang phần đất của gia đình nhà tôi và đẩy phần đất của gia đình nhà tôi ra phần đất lưu không của hành lang đường điện. Ngày 28/8/2015 tôi đã có vào nhờ địa chính xã Yên Viên là anh Cường đại diện ra đo đạc lại và xác định lại diện tích đất cũng như mốc giới đất cho gia đình tôi. Nhưng khi tiến hành đo đạc lại anh Cường lại không trừ phần đất lưu không của đường dây điện 220KV ra mà đo tổng diện tích đất nhà tôi tính từ mép chân cột điện vào. Gia đình tôi không đồng ý với việc đo đạc như trên.Vì nếu như mốc giới đất nhà tôi được tính từ chân cột điện thì diện tích đất thực tế nhà tôi được sử dụng không đủ so với giấy chứng nhận quyền sử đụng đất như nhà nước đã cấp cho gia đình nhà tôi Vậy cho tôi hỏi khi địa chính xã xác nhận mốc giới đất cho gia đình nhà tôi mà không trừ phần đất lưu không hành lang đường điện như nhà nước đã quy định thì có đúng với quy định của phát luật Việt Nam hay không?Tôi phải làm những thủ tục để lấy lại đất mà khi gia đình tôi xây nhà không vi phạm về hành lang đường điện?
Nhà, đất của bà Phạm Thị Huyền làm thủ tục mua bán một phần thửa đất khi thực hiện theo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do Công ty có tư cách pháp nhân về đo đạc thực hiện. Diện tích, hình thể, kích thước cạnh của thửa đất được cấp Giấy chứng nhận của gia đình Bà được thể hiện theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất và được Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Lâm (nay là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Gia Lâm) thực hiện. Việc đo đạc và xác định lại diện tích thửa đất của gia đình do anh Cường - Địa chính xã Yên Viên kiểm tra là để xác định diện tích thực tế gia đình bà Huyền đang sử dụng. Như vậy, để xác định lại phần diện tích đất gia đình bà Huyền sử dụng có đúng theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không, đề nghị bà Huyền liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Huyện Gia Lâm để được giải đáp.
bộ máy hành chính
2016-09-14T11:04:00
Cục Hàng hải Việt Nam cần thực hiện nhiệm vụ, giải pháp gì để đảm bảo an toàn giao thông trong dịp tết nguyên đán 2022? Và cho em hỏi thêm vị trí và chức năng của Cục như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 2818/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định về vị trí, chức năng của Cục Hàng hải Việt Nam như sau: 1. Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước. 2. Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội. 3. Cục Hàng hải Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: VIETNAM MARITIME ADMINISTRATION, viết tắt: VINAMARINE. Căn cứ thêm Mục 4 Công điện 32/CĐ-BGTVT năm 2021 quy định về Cục hàng hải Việt Nam cần thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông dịp tết nguyên đán 2022 như sau: Cục Hàng hải Việt Nam: chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải tăng cường phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và chính quyền địa phương kiểm tra các tuyến vận tải ven biển, các phương tiện chở khách từ bờ ra đảo theo thẩm quyền; giám sát chặt chẽ việc đón trả và dẫn tàu của hoa tiêu; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn hàng hải, đặc biệt lưu ý với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo khi có hiện tượng thời tiết xấu ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển của tàu thuyền. Trên đây là thông tin về nhiệm vụ, giải pháp của Cục hàng hải Việt Nam để đảm bảo an toàn trong dịp tết nguyên đán và vị trí, chức năng của cục được hướng dẫn như trên. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-12-24T10:27:00
2818/QĐ, 32/CĐ
Tìm hiểu quy định về công tác tổ chức cán bộ ngành kiểm soát. Ban biên tập cho tôi hỏi: Công tác quy hoạch và luân chuyển công chức, viên chức ngành kiểm sát được quy định ra sao?
Công tác quy hoạch và luân chuyển công chức, viên chức ngành kiểm sát quy định tại Hướng dẫn 15/HD-VKSTC thực hiện công tác tổ chức cán bộ năm 2017 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau: - Căn cứ Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức trung ương và các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị thuộc VKSND tối cao, các VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2021 và phân loại kế cận, kế tiếp trong số đã được quy hoạch, bảo đảm 03 độ tuổi (VKSND tối cao có văn bản hướng dẫn cụ thể); xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021-2026 theo quy định và gửi kết quả về các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Việc đề nghị bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao và VKSND địa phương gửi về VKSND tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 30/4/2017 để Ban cán sự đảng VKSND tối cao phê duyệt. Đồng thời gửi kèm kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện đã được Viện kiểm sát cấp tỉnh phê duyệt. VKSND tối cao chỉ xem xét, bổ nhiệm đối với những người đã được phê duyệt quy hoạch theo quy định. - Tiếp tục thực hiện việc rà soát, bổ sung kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác của công chức thuộc đơn vị, địa phương mình; gắn công tác luân chuyển cán bộ với công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ trên tinh thần đổi mới công tác cán bộ theo hướng chuẩn hoá, trẻ hoá cán bộ; chú trọng luân chuyển, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc ít người...; đồng thời, gắn với công tác luân chuyển cán bộ và chủ trương bố trí Viện trưởng VKSND các cấp không phải là người địa phương, nhất là những địa phương tỷ lệ này chưa đạt yêu cầu hoặc chưa tích cực. Tiếp tục đề nghị cấp ủy địa phương kiện toàn, bổ sung lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân địa phương tham gia cấp ủy theo quy định tại Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-10-29T16:27:00
15/HD, 15-HD/BTCTW, 24-KL/TW
Tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm sau khi lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Lâm Văn Thời, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Gần đây, tôi có tìm hiểu về lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Trong đó, khi nghiên cứu đến vấn đề lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân, tôi được biết, quá trình này phải trải qua nhiều giai đoạn. Cho tôi hỏi, sau khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, việc tổng hợp kết quả được tiến hành như thế nào? Tôi có thể tham khảo thêm thông tin này ở đâu? Xin chân thành cảm ơn!  Đỗ Huyền Ngọc (ngochuyen***@yahoo.com)
Tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm sau khi lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân được quy định tại  Khoản 3 Điều 7 Thông tư 45/2015/TT-BCA Quy định về lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân. Cụ thể như sau: a) Kết quả phiếu tín nhiệm đối với từng người được ban kiểm phiếu tổng hợp như sau: họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm; tổng số phiếu phát ra; tổng số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ; tổng số phiếu tín nhiệm cao và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; b) Đối với người được lấy phiếu tín nhiệm ở hai nơi, việc đánh giá tín nhiệm đối với cán bộ sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định, trên cơ sở xem xét tổng thể kết quả phiếu tín nhiệm ở từng nơi. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm sau khi  lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 45/2015/TT-BCA. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-03T14:56:00
45/2015/TT
Cho mình hỏi như sau: Mình là công chức chức làm việc được 20 năm, sức khoẻ không thể tham gia nữa mà mình đã làm đơn xin nghỉ vậy mình có được hưởng theo quy định tại Nghị đinh 46? Và mình đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 18 năm 6 tháng.
Theo Khoản 1 Điều 59 Luật cán bộ công chức 2008 quy định công chức được hưởng chế độ thôi việc trong trường hợp sau: - Do sắp xếp tổ chức; - Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý; - Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này. Như vậy, nếu bạn có nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Nghị định 46/2010/NĐ-CP. Mức trợ cấp thôi việc như sau: Theo Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định mức trợ cấp thôi việc như sau: Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc được 20 năm thì bạn sẽ được hưởng 10 tháng lương hiện hưởng bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Ngoài ra bạn được hưởng được chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Ban biên tập phản hồi đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-12-05T14:53:00
46/2010/NĐ, 1/2
Tôi là Nguyễn Huyền Đức, hiện đang công tác trong ngành thanh tra lao động. Liên quan đến công việc sắp tới tôi có thắc mắc mong nhận phản hồi. Cụ thể: Việc kiểm tra Bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào?
Việc kiểm tra Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 44 Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau: - Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo tổng hợp kết quả kiểm tra của các thành viên, dự thảo biên bản kiểm tra. Thành viên Đoàn kiểm tra được trao đổi công khai dân chủ về nội dung biên bản kiểm tra, được bảo lưu ý kiến theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận cuối cùng của Trưởng đoàn kiểm tra. - Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì buổi họp thông qua biên bản kiểm tra và ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được kiểm tra (nếu có) vào biên bản kiểm tra. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, người ra quyết định kiểm tra, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra cùng tham dự. - Sau kiểm tra đối tượng được kiểm tra có thể giải trình bằng văn bản và kiến nghị với người ra quyết định kiểm tra. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-01-16T13:57:00
1518/QĐ
Theo quy định mới thì từ ngày 15/01/2019 (Nghị định 161/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các đối tượng nào ạ?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2019) và Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP thì cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các đối tượng sau: - Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên. - Những người làm bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan. - Lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-01-02T13:57:00
161/2018/NĐ, 68/2000/NĐ
Chính phủ, các thành viên của Chính phủ và nguyên tắc làm việc của Chính phủ được quy định như thế nào?
Hiến pháp quy định về Chính phủ, các thành viên của Chính phủ và nguyên tắc làm việc của Chính phủ như sau: 1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quy định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 2. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. 3. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ. 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ. Theo Tài liệu Hỏi - Đáp về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
bộ máy hành chính
2016-09-20T07:55:00
Đơn giản hóa thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh công ty chứng khoán do thay đổi Giám đốc được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quỳnh Chi hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi đang tìm hiểu về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh công ty chứng khoán do thay đổi Giám đốc được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Đơn giản hóa thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh công ty chứng khoán do thay đổi Giám đốc được quy định tại Tiểu mục 29 Mục I Phần A Phương án  đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2017, cụ thể: - Bỏ bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam) quy định tại khoản 5 Điều 20 Thông tư 210/2012/TT-BTC. - Thay thế nội dung trường thông tin “số chứng minh nhân dân/hộ chiếu” bằng trường thông tin “số định danh cá nhân” tại Phụ lục số X Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (đối với công dân Việt Nam); - Bỏ các trường thông tin “ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu, nơi ở hiện tại” và thay thế bằng trường thông tin “số định danh cá nhân” tại Phụ lục IV Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (đối với công dân Việt Nam). Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh công ty chứng khoán do thay đổi Giám đốc. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-11-17T15:03:00
104/NQ, 210/2012/TT
Hình thức tham gia ý kiến cán bộ, công chức, viên chức tại cơn quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Hiện tôi đang có một thắc mắc mong được các anh chị hỗ trợ. Các anh chị cho tôi hỏi: Hình thức tham gia ý kiến cán bộ, công chức, viên chức tại cơn quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân cám ơn!
Theo quy định hiện hành tại Điều 10 Nghị định 04/2015/NĐ-CP thì căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan, đơn vị áp dụng một trong ba hình thức tham gia ý kiến sau đây: 1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc tham gia ý kiến thông qua người đại diện với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. 2. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị. 3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến. Hình thức tham gia ý kiến cán bộ, công chức, viên chức tại cơn quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-23T11:33:00
04/2015/NĐ
Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả của viên chức bao gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kim Hưng hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc xử lý trách nhiệm hoàn trả của viên chức. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả của viên chức bao gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả của viên chức Khoản 1 Điều 33 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, theo đó: Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả có các nhiệm vụ: a) Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại; b) Xác định trách nhiệm của viên chức gây ra thiệt hại; c) Kiến nghị với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền về mức và phương thức hoàn trả. Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ của Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả của viên chức. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2018-01-06T11:11:00
27/2012/NĐ
Tôi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp nhưng không có bằng cấp 3. Hiện tôi đang công tác tại cơ quan nhà nước và được hưởng lương đại học. Bây giờ theo thông tư mới nói tôi không đủ tiêu chuẩn công chức, đúng hay sai?
Theo Điều 2 Thông tư 06/2012/TT-BNV quy định tiêu chuẩn công chức cấp xã là: - Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên; - Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông; - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm; - Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên; - Tiếng dân tộc thiểu số: ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công; - Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm. Như vậy, bạn chưa tốt nghiệp cấp III thì theo thông tư mới thì bạn không đủ tiêu chuẩn là công chức cấp xã. Theo Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp tinh giản biên chế, thì bạn có thể bị tinh giản biên chế do không đáp ứng được tiêu chuẩn. Ban biên tập phản hồi đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-08-09T11:02:00
06/2012/TT, 108/2014/NĐ, 113/2018/NĐ
Tôi công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn từ năm 2016 và tôi được hưởng phụ cấp thu hút 70%. Sắp tới tôi được cử đi công tác trong thời gian 6 tháng. Anh chị cho tôi hỏi thời gian cử đi công tác có được hưởng phụ cấp thu hút không? Xin giải đáp giúp tôi.
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2010/NĐ-CP thì: "2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau: a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền." Tại Điều 8 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC quy định: "1. Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trong các khoản thời gian như sau: a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên; b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam. 2. Trường hợp nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP kể từ ngày nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn." Theo quy định trên thì cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp trong thời gian công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên. Như vậy, trường hợp bạn công tác tại đơn vị không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong thời gian 6 tháng thì bạn sẽ không được hưởng phụ cấp thu hút. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-06-21T09:47:00
116/2010/NĐ, 08/2011/TTLT
Trình tự xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Nghi, đang sinh sống ở Thanh Hóa, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi trình tự xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Nghi_094**)
Trình tự xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định tại Khoản 1 Điều 71 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm xem xét báo cáo theo trình tự sau đây: - Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo; - Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến; - Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận. Trong quá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan; d) Chủ tọa cuộc họp kết luận. Trên đây là quy định về trình tự xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-03T14:21:00
Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp không qua thi tuyển gồm những gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến hồ sơ bổ nhiệm chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp không qua thi tuyển để phục vụ cho bài báo cáo sắp tới của mình. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Thành phần hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp không qua thi tuyển được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Khánh Chi (chi***@gmail.com)
Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp không qua thi tuyển được quy định tại Điều 64 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau: 1. Tờ trình của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên; 2. Biên bản họp Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên; 3. Đơn đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên của công chức theo mẫu tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này; 4. Tài liệu quy định tại các điểm b, d, đ, e khoản 1 Điều 63 Thông tư này. Trên đây là nội dung tư vấn về hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp không qua thi tuyển. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-BTP. Trân trọng thông tin đến bạn!
bộ máy hành chính
2017-10-17T14:40:00
02/2017/TT
Thống kê về tài liệu lưu trữ trong quân đội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Tuấn Kiệt, hiện tôi đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc thống kê về tài liệu lưu trữ trong quân đội được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thống kê về tài liệu lưu trữ trong quân đội được quy định tại Điều 55 Thông tư 91/2012/TT-BQP về Quy chế công tác Văn thư, lưu trữ và bảo mật tài liệu trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành với nội dung như sau: - Tài liệu lưu trữ của các cơ quan, đơn vị phải được thống kê trong hệ thống số, cơ sở dữ liệu thống kê, quản lý lưu trữ. - Hệ thống sổ thống kê, quản lý tài liệu lưu trữ gồm: + Biên bản giao, nhận hồ sơ, tài liệu; + Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu; + Sổ Thống kê phông lưu trữ (Mẫu số 03, Phụ lục III Thông tư 91/2012/TT-BQP); + Mục lục hồ sơ; + Mục lục văn bản; + Sổ Nhập tài liệu (Mẫu số 06, Phụ lục III Thông tư 91/2012/TT-BQP); + Sổ Xuất tài liệu (Mẫu số 07, Phụ lục IIIThông tư 91/2012/TT-BQP); + Sổ Đăng ký đọc hồ sơ, tài liệu (Mẫu số 08, Phụ lục III Thông tư 91/2012/TT-BQP); + Phiếu yêu cầu đọc (sao) tài liệu (Mẫu số 09, Phụ lục III Thông tư 91/2012/TT-BQP). Trên đây là nội dung trả lời cho vấn đề Thống kê về tài liệu lưu trữ trong quân đội. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 91/2012/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-05-09T14:16:00
91/2012/TT
Tiêu chuẩn chức danh y tế công cộng hạng III được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Nhật. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể tôi không biết pháp luật quy định như thế nào về chức danh y tế công cộng hạng III? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (nhat***@gmail.com)
Tiêu chuẩn chức danh y tế công cộng hạng III được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành như sau: Y tế công cộng (hạng III) - Mã số: V.08.04.10 1. Nhiệm vụ: a) Theo dõi, phân tích và chẩn đoán sức khỏe cộng đồng: Tham gia xây dựng và triển khai các nghiên cứu khoa học để xác định nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng; Tham gia xác định những vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng để giải quyết; Tham gia xây dựng hệ thống giám sát về tình trạng sức khỏe cộng đồng và đánh giá hệ thống giám sát; b) Lập kế hoạch xử lý các vấn đề sức khỏe ưu tiên: Tham gia lập kế hoạch xử lý các vấn đề sức khỏe ưu tiên dựa trên cơ sở những nguồn lực sẵn có và sự tham gia của cộng đồng, đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết có hiệu quả nhất các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng; Tham gia xây dựng kế hoạch giám sát hỗ trợ, theo dõi và đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch xử lý các vấn đề sức khỏe cộng đồng; Đưa ra các đề xuất làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách liên quan đến lĩnh vực y tế công cộng. c) Thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả: Tham gia điều phối và thực hiện kế hoạch đã đề ra, bao gồm cả việc huy động các nguồn lực của cộng đồng, thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, hướng dẫn các biện pháp thích hợp để quản lý nguy cơ và sức khỏe cho các đối tượng trong cộng đồng, tham gia công tác chỉ đạo tuyến trước và chăm sóc sức khỏe ban đầu khi có yêu cầu; Tham gia giám sát, đánh giá tiến độ, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch đề ra và bổ sung, sửa đổi kế hoạch khi cần thiết; Thực hiện việc thống kê, báo cáo tiến trình thực hiện kế hoạch và những vấn đề nảy sinh; Tham gia đề xuất biện pháp để duy trì và mở rộng các kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng. d) Tham gia nghiên cứu đề tài khoa học; đ) Hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành y tế công cộng cho viên chức y tế công cộng, học sinh và sinh viên; e) Quản lý các nguồn lực thuộc phạm vi được phân công phụ trách. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành y tế công cộng hoặc bác sĩ trở lên chuyên ngành y học dự phòng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phương hướng phát triển của chuyên ngành y tế công cộng ở Việt Nam; b) Có kỹ năng xác định các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; c) Xác định được các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng và đề xuất về chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp; d) Có kỹ năng lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng; đ) Có kỹ năng giám sát, phát hiện sớm dịch, bệnh, tổ chức phòng, chống dịch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng. Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn chức danh y tế công cộng hạng III. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-30T16:30:00
11/2015/TTLT, 01/2014/TT, 03/2014/TT
Thôi làm Người đại diện Tổng công ty Lương thực miền Bắc được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Thôi làm Người đại diện Tổng công ty Lương thực miền Bắc được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Bảo Khánh (bao****@gmail.com)
Thôi làm Người đại diện Tổng công ty Lương thực miền Bắc được quy định tại Điều 62 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 12/2014/NĐ-CP như sau: 1. Người đại diện được thôi làm đại diện trong các trường hợp sau đây: a) Không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành nhiệm vụ được giao; b) Theo yêu cầu nhiệm vụ; c) Vì lý do khác theo quy định của pháp luật. 2. Người đại diện sau khi thôi làm đại diện thì được Tổng công ty bố trí công việc mới hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. 3. Người đại diện đề nghị được thôi làm đại diện nhưng chưa được Tổng công ty đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trên đây là quy định về Thôi làm Người đại diện Tổng công ty Lương thực miền Bắc. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 12/2014/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-09T20:45:00
12/2014/NĐ
Ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Văn Đạt. Hiện tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Hiện nay, ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Hi vọng sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hiện nay, thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ được quy định tại Điều 42 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 với nội dung như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015. - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Trên đây là nội dung trả lời về thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ. Để nắm rõ hơn thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-07-31T16:07:00
Trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng?
Tại tiểu mục 18.1 và tiểu mục 18.2 Mục 18 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 có quy định về tặng Huy hiệu Đảng như sau: Tặng Huy hiệu Đảng 18.1. Đảng viên có đủ 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng được xét tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên bị bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu 30,40,45, 50, 55, 60, 65 năm tuổi đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định; được xét tặng Huy hiệu 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 24 tháng so với thời gian quy định. 18.2. Đảng viên từ trần được xét truy tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét truy tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định. Như vậy, Đảng viên già yếu không thuộc trường hợp được tặng huy hiệu Đảng sớm. Có hai trường hợp Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng sớm là đảng viên bị bệnh nặng và Đảng viên từ trần. Đảng viên già yếu có được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm? (Hình từ Internet)
bộ máy hành chính
2023-02-10T12:55:00
01-HD/TW
Khi nào Đảng viên được sử dụng Huy hiệu Đảng?
Tại tiểu mục 18.4 Mục 18 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 có quy định về trao tặng, sử dụng, quản lý Huy hiệu Đảng như sau: Trao tặng, sử dụng, quản lý Huy hiệu Đảng - Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức kịp thời vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 3/2; 19/5; 2/9; 7/11 và các dịp kỷ niệm quan trọng khác tại tổ chức cơ sở đảng. Trường hợp đặc biệt ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét, quyết định. - Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc, trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân. - Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng khi từ trần thì gia đình đảng viên được giữ Huy hiệu Đảng để làm lưu niệm. - Đảng viên để mất Huy hiệu Đảng, nếu có lý do chính đáng thì được xét cấp lại Huy hiệu Đảng. - Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng phải giao lại Huy hiệu Đảng cho tổ chức đảng. Như vậy, Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc, trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân.
bộ máy hành chính
2023-02-10T12:55:00
01-HD/TW, 3/2, 19/5, 2/9, 7/11
Cấp ủy cơ sở có trách nhiệm gì về xét tặng Huy hiệu Đảng?
Tại tiểu mục 18.5 Mục 18 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định về trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng như sau: Trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng - Cấp ủy cơ sở: + Làm thủ tục đề nghị cấp ủy cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiêu chuẩn. + Tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. + Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, xoá tên gửi lên cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng. - Cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp ủy cơ sở: + Xét và lập danh sách đảng viên đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn. + Quản lý sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ. - Tỉnh ủy và tương đương: + Xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. + Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp ủy cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu Đảng. + Quản lý Huy hiệu Đảng do cấp dưới đã thu hồi. + Hằng năm sơ kết công tác xét tặng Huy hiệu Đảng để rút kinh nghiệm và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương). Như vậy, cấp ủy cơ sở có những trách nhiệm như sau về tặng Huy hiệu Đảng: - Làm thủ tục đề nghị cấp ủy cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiêu chuẩn. - Tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. - Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, xoá tên gửi lên cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.
bộ máy hành chính
2023-02-10T12:55:00
01-HD/TW
Giá trị tặng phẩm kèm theo Huy hiệu Đảng phải đảm bảo theo nguyên tắc nào?
Tại tiểu mục 27.4 Mục 27 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 có quy định như sau: Giá trị tặng phẩm kèm theo các hình thức khen thưởng của Đảng. - Tặng phẩm kèm theo các hình thức khen thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý khác thực hiện theo quy định chung của Nhà nước. -Tặng phẩm kèm theo đối với đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng và các hình thức khen thưởng khác trong Đảng được quy định thống nhất, nguồn kinh phí được trích từ quỹ khen thưởng chung của các địa phương, ngành hoặc một phần từ tài chính đảng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng. Như vậy, tặng phẩm kèm theo đối với đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng và các hình thức khen thưởng khác trong Đảng được quy định thống nhất Trân trọng!
bộ máy hành chính
2023-02-10T12:55:00
24-QĐ/TW
Cho tôi hỏi đối với trường hợp của tôi đã làm hợp đồng tại cơ quan thanh tại UBND huyện và có đóng bảo xã hội bắt buộc đủ 12 tháng, trong kỳ thi công chức vừa qua do thành phố tổ chức tôi đã trúng tuyển công chức vào phòng nội vụ huyện. Căn cứ vào Khoản 2, 4, Điều 20, Nghị định 24/2010/NĐ-CP ban hành ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì tôi không phải thực hiện chế độ tập sự. Nhưng khi tôi nhận quyết định tuyển dụng công chức thì tôi vẫn phải thực hiện chế độ tập sự. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi thì phải làm thế nào và phải đến cơ quan nào để được giải quyết. Tôi xin cảm ơn! Người hỏi: Trần Chí Hiếu ( 10:02 25/12/2015)
Tại Điều 50, 51, Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định: Điều 50. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; bổ nhiệm ngạch, xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống. 2. Tổ chức việc tuyển dụng và phân công, phân cấp tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc thẩm quyền quản lý. 3. Quản lý vị trí việc làm và biên chế công chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật. 4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ nhân viên lên cán sự và tương đương; từ nhân viên, cán sự và tương đương lên chuyên viên và tương đương đối với công chức thuộc phạm vi quản lý. 5. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý. 6. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định. 7. Thực hiện thống kê và báo cáo thống kê công chức theo quy định. 8. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý. 9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Điều 51. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức 1. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công chức. 2. Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức. 3. Thực hiện việc tuyển dụng công chức theo phân công, phân cấp; đề xuất với cơ quan quản lý công chức đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, nâng ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức theo quy định. 4. Đánh giá công chức theo quy định.              5. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định. 6. Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định. 7. Thống kê và báo cáo cơ quan quản lý công chức cấp trên về tình hình đội ngũ công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định. 8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định. Như vậy, bạn có thể kiến nghị lên cơ quan tuyển dụng bạn và UBND Huyện để được giải quyết.
bộ máy hành chính
2016-09-14T15:32:00
24/2010/NĐ
Đơn giản hóa thủ tục đăng ký thuốc nước ngoài có thành phần từ dược liệu đã sử dụng và có chỉ định đã biết tại Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Khánh Thiên. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến việc đăng ký thuốc nước ngoài có thành phần từ dược liệu đã sử dụng và có chỉ định đã biết, Ban biên tập cho tôi hỏi các thủ tục đăng ký thuốc nước ngoài có thành phần từ dược liệu đã sử dụng và có chỉ định đã biết tại Việt Nam được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (khanh_thien***@gmail.com)
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục đăng ký thuốc nước ngoài có thành phần từ dược liệu đã sử dụng và có chỉ định đã biết tại Việt Nam được quy định tại Tiểu mục 56 Mục I Phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Nghị quyết 62/NQ-CP năm 2010 như sau: - Bãi bỏ giấy phép công ty nước ngoài hoạt động về thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam; thay bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở đăng ký bằng bản chụp do doanh nghiệp tự xác nhận (trường hợp cơ sở đăng ký là doanh nghiệp trong nước). - Bãi bỏ nhãn gốc ở nước xuất xứ. Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục đăng ký thuốc nước ngoài có thành phần từ dược liệu đã sử dụng và có chỉ định đã biết tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 62/NQ-CP năm 2010. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-05T16:09:00
62/NQ
Cho tôi Bộ Xây dựng có trách nhiệm gì trong chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho viên chức đến 2030? Nhờ giải đáp. Cảm ơn!
Căn cứ Tiết 1 Mục VI Điều 1 Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2019 quy định trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức gia đoạn 2019 - 2030 như sau: - Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật. - Tổ chức rà soát, hoàn thiện các quy định cụ thể về tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền quản lý. - Nghiên cứu, đề xuất các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ theo ngành, lĩnh vực. - Bảo đảm bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Đề án của bộ, ngành, địa phương, đơn vị, định kỳ báo cáo Bộ Nội vụ. Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-11-28T08:15:00
1659/QĐ
Yêu cầu đối với việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế được quy định như thế nào? Xin chào Quỹ Ban biên tập, tôi là Nguyễn Tuấn mới nhận công tác tại chi cục thuế của Quận, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể như sau: Yêu cầu đối với việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!
Yêu cầu đối với việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế được quy định tại Điều 3 Quyết định 2845/QĐ-BTC năm 2016 Quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau: Việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước về thẩm quyền quản lý, phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước tại địa phương; phù hợp với các quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. 2. Phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan thuế các cấp. 3. Phù hợp với tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền trên cả nước. 4. Đồng bộ, thống nhất với phân cấp quản lý nhà nước khác trên địa bàn theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đảm bảo sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. 5. Thực hiện tự động trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế của ngành thuế và đồng bộ, thống nhất với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh. Trên đây là nội dung câu trả lời về yêu cầu đối với việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 2845/QĐ-BTC năm 2016. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-11-28T13:57:00
2845/QĐ
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Hạ sĩ quan, binh sĩ vay vốn trước khi nhập ngũ có phải trả lãi hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Theo đó, tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có quy định về một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau: Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ theo quy định hiện hành. => Như vậy, theo quy định này thì hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ mà có vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ bạn nhé. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-02-21T14:41:00
27/2016/NĐ
Tôi từng phải chấp hành án phạt tù, hiện nay đã chấp hành xong án phạt tù và cũng đã được xóa án tích. Vậy trường hợp như của tôi liệu có được thi tuyển công chức hay không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật cán bộ công chức 2008 (Sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) 2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức: a) Không cư trú tại Việt Nam; b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Như vậy, với trường hợp của anh đã chấp hành xong án phạt tù và đã được xóa án tích không thuộc trường hợp không được đăng ký dự thi công chức. Vậy anh có thể đăng ký dự thi như bình thường. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-12-06T10:46:00
Gần đây khi xem trên các trang báo tôi có thấy Quốc hội đang làm việc hết sức chặt chẽ để đi đến những thống nhất về các phương án sửa đổi luật cũng như đổi mới cách quản lý của Nhà nước ta hiện nay. Theo đó tôi muốn biết nhiệm kỳ Quốc hội là bao lâu? Mong sớm nhận được phản hồi. (01233***)
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Nhiệm kỳ Quốc hội được quy định như sau: 1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau. 2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong. 3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh. Trên đây là nội dung cần tư vấn. Mong là những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-10-06T16:59:00
Tôi là Đức Trọng, tôi đang làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Anh/Chị trong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Anh/Chị cho tôi hỏi là: Thủ tục trình Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giải quyết công việc được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi mong Ban biên tập có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị trong Ban biên tập! (0933***)
Theo Điều 19 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1760/QĐ-BHXH năm 2012 thì thủ tục trình Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giải quyết công việc được quy định như sau: 1. Thủ tục trình Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc giải quyết công việc: a) Công văn, tờ trình Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phải do Thủ trưởng các đơn vị ký, đóng dấu đúng thẩm quyển (đối với các đơn vị có con dấu riêng) và các tài liệu cần thiết kèm theo; b) Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác, trong hồ sơ trình nhất thiết phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của các đơn vị liên quan; c) Hồ sơ trình đối với văn bản, đề án bao gồm: - Phiếu trình, tờ trình Tổng Giám đốc (hoặc Phó Tổng Giám đốc) phải thuyết minh rõ nội dung chính của đề án, luận cứ của các kiến nghị, các ý kiến khác nhau. Hình thức và nội dung tờ trình phải theo đúng quy đinh đối với từng loại văn bản. Đối với văn bản hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật thì vận dụng quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn ban hành; Đối với điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế phải theo quy định của Chính phủ; - Văn bản thẩm định hoặc ý kiến của đơn vị thẩm định văn bản, đề án; - Ý kiến của các Phó Tổng Giám đốc ghi rõ đồng ý hay không đồng ý (nếu trình Tổng Giám đốc); - Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, kể cả ý kiến tư vấn khác (nếu có); - Các tài liệu liên quan khác (công văn, thông tư, nghị định, luật...). 2. Các công văn, tờ trình đề nghị giải quyết công việc chỉ gửi 01 bản chính đến nơi có thẩm quyền giải quyết. Nếu cần gửi đến các đơn vị có liên quan để biết hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên các đơn vị đó ở phần “Nơi nhận” của văn bản. Trên đây là nội dung quy định về thủ tục trình Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giải quyết công việc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1760/QĐ-BHXH năm 2012. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-12-13T15:35:00
1760/QĐ
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát?
Tại Điều 3 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát như sau: Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức; góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị và năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật. Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhằm mục tiêu gì? (Hình từ Internet)
bộ máy hành chính
2022-10-22T09:41:00
303/QĐ
Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát như thế nào?
Theo Điều 4 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát như sau: - Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của ngành Kiểm sát nhân dân. - Thực hiện cơ chế phân công, phân cấp trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân; xác định rõ trách nhiệm của từng cấp Viện kiểm sát, từng đơn vị, cá nhân và cơ chế phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. - Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức, viên chức. - Việc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ và hiệu quả.
bộ máy hành chính
2022-10-22T09:41:00
303/QĐ
Điều kiện đào tạo đại học, sau đại học đối với công chức, viên chức ngành Kiểm sát?
Căn cứ Điều 7 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 điều kiện đào tạo đại học, sau đại học đối với công chức, viên chức ngành Kiểm sát như sau: - Công chức, viên chức được cử đi đào tạo trình độ đại học thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ngành. - Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học. +) Đối với công chức: ++ Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; ++ Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; ++ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; ++ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. +) Đối với viên chức: ++ Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); ++ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; ++ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; +) Công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
bộ máy hành chính
2022-10-22T09:41:00
303/QĐ
Quy định về đền bù chi phí đào tạo đối với công chức, viên chức ngành Kiểm sát?
Theo Điều 8 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về đền bù chi phí đào tạo đối với công chức, viên chức ngành Kiểm sát như sau: - Công chức, viên chức được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: +) Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; +) Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; +) Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết theo quy định. - Việc đền bù chi phí đào tạo thực hiện theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-10-22T09:41:00
303/QĐ, 101/2017/NĐ
Chào ban biên tập chồng tôi đang được quy hoạch cho chức vụ phó vụ trưởng vụ nuôi trồng thủy sản tôi muốn hỏi chồng tôi cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Quyết định 1888/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 về tiêu chuẩn chức danh quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp có quy định về tiêu chuẩn của chức danh lãnh đạo các vụ, cục và tương đương trực thuộc Tổng cục cụ thể như sau: ... 2. Phó vụ trưởng, phó cục trưởng và tương đương: - Là chuyên viên hoặc tương đương trở lên; - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với nhiệm vụ được giao; - Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị; - Có chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng trình độ bậc 3 hoặc tương đương trở lên; - Có chứng chỉ tin học cơ bản trở lên; - Đã có thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực liên quan. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-06-18T09:36:00
1888/QĐ
Kết thúc tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định kết thúc tuần tra, kiểm soát như sau: 1. Kết thúc ca tuần tra, kiểm soát, Tổ trưởng tổ tuần tra phải tổng hợp báo cáo kết quả công tác và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong ca tuần tra, kiểm soát. 2. Tổ trưởng tổ tuần tra kiểm tra toàn bộ tài liệu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bàn giao cho đơn vị theo quy định. 3. Tổng hợp tình hình có liên quan đến địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến tuần tra, kiểm soát. 4. Lưu trữ tài liệu về hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và Bộ Công an. (Hình ảnh minh họa)
bộ máy hành chính
2022-12-15T09:04:00
54/2022/TT
Xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Theo Điều 19 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm soát như sau: 1. Khi phát hiện vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm và thông báo hành vi vi phạm cho người vi phạm biết. 2. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và chuyển ngay cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 3. Trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, bắt giữ, vô hiệu hóa hành vi vi phạm và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. 4. Trường hợp phát hiện người có quyết định truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát ghi nhận thông tin về người đó (đặc điểm về người, trang phục, phương tiện và các đặc điểm khác) đồng thời báo cáo Trưởng ca liên hệ, phối hợp với cơ quan ra quyết định truy tìm hoặc Công an xã, phường, thị trấn xử lý theo đúng quy định. 5. Trường hợp phát hiện phương tiện, đồ vật, tài liệu, tài sản có quyết định truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo vệ hiện trường hoặc ghi nhận thông tin về phương tiện, đồ vật, tài liệu, tài sản đó, đồng thời báo cáo để Trưởng ca liên hệ, phối hợp với cơ quan ra quyết định truy tìm hoặc Công an xã, phường, thị trấn xử lý theo đúng quy định.
bộ máy hành chính
2022-12-15T09:04:00
54/2022/TT
Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự của Cảnh sát cơ động?
Tại Điều 20 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự như sau: 1. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 14 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
bộ máy hành chính
2022-12-15T09:04:00
54/2022/TT, 208/2013/NĐ
Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị Cảnh sát cơ động?
Theo Điều 21 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị như sau: 1. Tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự: a) Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự bố trí cán bộ Cảnh sát cơ động và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; b) Địa điểm giải quyết vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân; biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số điện thoại; nội quy tiếp dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự. 3. Trình tự giải quyết vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự tại trụ sở đơn vị, thực hiện như sau: a) Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị; b) Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác; c) Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền; d) Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ; đ) Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu) cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy tờ thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Khi trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải có quyết định và lập biên bản theo quy định; e) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính qua tài khoản, dịch vụ bưu chính công ích, Cổng dịch vụ Công quốc gia, Cổng dịch vụ Công Bộ Công an thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và của Bộ Công an. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-12-15T09:04:00
54/2022/TT
Cho tôi hỏi quan hệ công tác của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải được quy định như thế nào? Cảm ơn! Thanh Như - nhu*****@gmail.com
Quan hệ công tác của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải được quy định tại Điều 11 Thông tư 05/2018/TT-BGTVT hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó: 1. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập: a) Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý điều hành hoạt động của đơn vị thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nghị quyết trước Hội đồng quản lý. 2. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên: a) Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao; b) Hội đồng quản lý có trách nhiệm báo cáo các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đối với cơ quan quản lý cấp trên; c) Cơ quan quản lý cấp trên thông qua hoặc có ý kiến đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của Hội đồng quản lý. 3. Quan hệ công tác của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. Trên đây là tư vấn về quan hệ công tác của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 05/2018/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-11-28T15:42:00
05/2018/TT
Viên chức lợi dụng hoạt động nghề nghiệp tuyên truyền chống phá pháp luật Nhà nước bị xử lý như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kim Hằng hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc xử lý kỷ luật viên chức. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi viên chức lợi dụng hoạt động nghề nghiệp tuyên truyền chống phá pháp luật Nhà nước bị xử lý như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Xử lý viên chức lợi dụng hoạt động nghề nghiệp tuyên truyền chống phá pháp luật Nhà nước được quy định tại Khoản 6 Điều 11 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, theo đó: Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật: Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội. Như vậy viên chức lợi dụng hoạt động nghề nghiệp tuyên truyền chống phá pháp luật Nhà nước xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Trên đây là tư vấn về xử lý viên chức lợi dụng hoạt động nghề nghiệp tuyên truyền chống phá pháp luật Nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2018-01-05T11:13:00
27/2012/NĐ
Chế độ giải quyết trường hợp người bị trục xuất bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Văn Hải, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, chế độ giải quyết trường hợp người bị trục xuất bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Nguyễn Văn Hải (nguyenhai*****@gmail.com)
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì chế độ giải quyết trường hợp người bị trục xuất bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất được quy định cụ thể như sau: - Trường hợp người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức là đối tác phía Việt Nam (nếu có); đồng thời, thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết để phối hợp giải quyết. - Việc đưa thi thể người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất về nước và các chi phí cho việc mai táng, đưa thi thể về nước do thân nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước mà người đó là công dân chịu trách nhiệm. - Trong trường hợp không thực hiện được theo các cách đó thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất chịu trách nhiệm thực hiện. Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ giải quyết trường hợp người bị trục xuất bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 112/2013/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-08T09:06:00
112/2013/NĐ
Công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành được hưởng chế độ gì? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề cần được tư vấn như sau: Cháu tôi đang làm công nhân quốc phòng làm việc trong Cục hậu cần miền Nam. Cho tôi hỏi, giờ cháu tôi muốn chuyển ngày, không làm trong quân đội nữa thì cháu có được hưởng chế độ gì không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Chế độ dành cho công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành được quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015. Cụ thể như sau: Công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành: a) Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ trong quân đội và mức lương hiện hưởng. Trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương công nhân và viên chức quốc phòng tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu theo quy định của pháp luật; b) Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, được quyết định trở lại phục vụ quân đội thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương và thâm niên công tác. Trên đây là quy định về chế độ dành cho công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-09-28T15:30:00
Theo quy định hiện hành nếu viên chức bị buộc thôi việc thì có thể được hưởng trợ cấp thôi việc hay không? Mong giải đáp.
Căn cứ Khoản 2a Điều 45 Luật viên chức 2010 quy định như sau: - Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau: + Bị buộc thôi việc; + Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này; + Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này. Như vậy, có thể thấy khi viên chức bị buộc thôi việc thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-12-16T14:23:00
Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương.
bộ máy hành chính
2017-05-29T11:34:00
Tôi hiện đang là công chức nhà nước, nay muốn kiếm thêm thu nhập nên tôi đang xem xét để làm kế toán trưởng của một doanh nghiệp tư nhân bên ngoài. Ban biên tập cho tôi hỏi tôi có thể làm kế toán trưởng của doanh nghiệp tư nhân khi tôi đang là công chức nhà nước được không? Mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn rất nhiều Ngọc Thảo (090***)
Theo quy định tại Điều 20 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 Điểm b Khoản 1 Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì: Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây: Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Căn cứ theo quy định nêu trên thì cán bộ, công chức, viên chức không được phép thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư. Do đó, nếu Anh/Chị không phải là đối tượng thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân thì vẫn có thể làm kế toán trưởng trong doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, để trở thành kế toán trưởng trong doanh nghiệp tư nhân, Anh/Chị phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Kế toán 2015 như sau: 1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này; b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên; c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng. 2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán. Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị! Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-11-22T14:33:00
Căn cứ vào đâu để đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do các cơ quan, tổ chức soạn thảo? Xin chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Luật Hà Nội, hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu một số thông tin liên quan đến quy định về tài liệu, vật mang bí mật nhà nước. Thế nên, tôi có thắc mắc này mong nhận được sự tư vấn từ các anh/chị trong Ban biên tập. Căn cứ để đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do các cơ quan, tổ chức soạn thảo được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định chi tiết nội dung này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chân thành cảm ơn anh/chị rất nhiều.  Quốc Hùng (hung***@gmail.com)
Căn cứ để đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do các cơ quan, tổ chức soạn thảo được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau: a) Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền ban hành để rà soát và đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật; b) Căn cứ vào thay đổi của tình hình thực tế đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật; c) Căn cứ vào nội dung của từng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cụ thể, nếu thấy việc tiết lộ không gây nguy hại cho lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đề xuất giải mật; d) Căn cứ vào việc toàn bộ hoặc một phần tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được công bố trong tài liệu khác. Trên đây là nội dung tư vấn về căn cứ để đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước do các cơ quan, tổ chức soạn thảo. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 33/2015/TT-BCA. Trân trọng thông tin đến bạn!
bộ máy hành chính
2017-09-12T10:01:00
33/2015/TT, 33/2002/NĐ
Nội dung, chương trình bồi dưỡng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một công chức xã, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Nội dung, chương trình bồi dưỡng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn!
Nội dung, chương trình bồi dưỡng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng ban hành như sau: 1. Nội dung, chương trình bồi dưỡng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã đang công tác tại cơ sở do Bộ Quốc phòng quy định. Nội dung, chương trình bồi dưỡng bắt buộc do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quy định. 2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành theo các chương trình, đề án của Chính phủ cho Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo các chương trình, tài liệu của Bộ Quốc phòng xây dựng, ban hành theo từng giai đoạn. 3. Bồi dưỡng cho Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã do điều kiện đặc biệt chưa qua đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở. Nội dung, chương trình bồi dưỡng thực hiện theo Thông tư số 79/2010/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ Quốc phòng ban hành Quy định chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt. Trên đây là nội dung câu trả lời về nội dung, chương trình bồi dưỡng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-09-18T16:09:00
01/2013/TTLT, 79/2010/TT
Tiêu chuẩn chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng III được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Quốc Nam. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể tôi không biết pháp luật quy định như thế nào về chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng III? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (quocnam***@gmail.com)
Tiêu chuẩn chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng III được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành như sau: Đạo diễn nghệ thuật hạng III - Mã số: V.10.03.10 1. Nhiệm vụ: a) Tham gia xây dựng kịch bản, dàn dựng, chỉ huy các tác phẩm, chương trình sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật có quy mô vừa và nhỏ. Đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản: xây dựng ý tưởng đạo diễn, kịch bản phân cảnh; chọn diễn viên, cộng tác viên; b) Chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan thống nhất ý tưởng sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình được giao; c) Xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm, chương trình; tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm, chương trình; d) Theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra rộng rãi công chúng nhằm tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng III. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ: a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh; b) Nắm được các thành tựu khoa học liên quan đến nghiệp vụ; c) Nắm được các hình thức và phương pháp sáng tác; d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; đ) Có khả năng đề xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả công tác nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh. 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng IV lên chức danh đạo diễn, nghệ thuật hạng III phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và có thời gian giữ chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trình độ cao đẳng hoặc 03 năm đối với trình độ trung cấp. Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng III. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-09-11T15:37:00
10/2015/TTLT
Em chào anh chị. Em có nội dung sau cần anh chị tư vấn. Em học cao đẳng tốt nghiệp 2017 ngành kĩ thuật sau em thi bằng 02 học ngành ngân hàng trường đại học đông đô, nhập học 2018 và đang trong quá trình học. Hiện tại đang có lệnh nhập ngũ em đã nộp giấy tạm hoãn nhưng bị xã đội trưởng từ chối với lí do đã tạm hoãn cho đợt học cao đẳng. Trường hợp của em có được tạm hoãn không ạ?
Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Công dân được tuyển chọn, gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đáp ứng các tiêu chuẩn về tuổi đời, chính trị, sức khỏe, văn hóa được quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP. Tuy nhiên, Trong một số trường hợp nhất định thì công dân sẽ được tạm hoãn hoặc được miễn gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận. - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì công dân đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì được tạm hoãn gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, công dân thuộc trường hợp này chỉ được tạm hoãn gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Do đó: Đối với trường hợp bạn đã tốt nghiệp cao đẳng và học văng bằng 02 ngành ngân hàng thì trong thời gian học văn bằng hai bạn không được tạm hoãn gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định này. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-02-11T14:35:00
148/2018/TT
Mức tiền thưởng danh hiệu Bản văn hóa là bao nhiêu? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nam Em, sống tại Cao Bằng. Hiện nay tôi đang là quản lý của một Bản làng người dân tộc Tày tại Cao Bằng. Tôi đang tìm hiểu về danh hiệu Bản văn hóa và tôi có một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này cần được trả lời. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Mức tiền thưởng danh hiệu Bản văn hóa được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 69 Nghị định 91/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/10/2017) hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng thì vấn đề này được quy định như sau: Danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 1.300.000 đồng/tháng. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ngoài ra, mức thưởng đối với một số danh hiệu tập thể khác được quy định như sau: Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở. Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng cờ và được thường 12,0 lần mức lương cơ sở. Danh hiệu Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở. Trên đây là nội dung tư vấn về mức tiền thưởng danh hiệu Bản văn hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 91/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-25T16:20:00
91/2017/NĐ, 47/2017/NĐ
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Linh, đang sinh sống ở Hải Dương, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi UBND phường có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Khánh Linh_091**)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường được quy định tại Điều 63 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, theo đó, UBND phường có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường. 2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. 3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. Trên đây là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-14T16:26:00
1. Lập và gửi báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán nhà nước như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 18/12/2022) quy định lập và gửi báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như sau: 1. Lập và gửi báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán: a) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hàng quý: Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tổ chức tổng hợp, lập và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước, đồng gửi Vụ Tổng hợp định kỳ hàng quý trước ngày 20 của tháng cuối quý. Nội dung và phạm vi báo cáo: Tổng hợp tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của tất cả các đơn vị thuộc đối tượng đang theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tính đến thời điểm ngày 15 của tháng cuối quý; gồm các nội dung chính sau: - Kết quả thực hiện kiến nghị về xử lý về tài chính (tăng thu, giảm chi NSNN; xử lý khác); - Kết quả thực hiện kiến nghị về cơ chế chính sách; - Kết quả thực hiện kiến nghị về kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể cá nhân có liên quan. - Kết quả tiếp nhận, xử lý và giải quyết khiếu nại, khiếu kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán của KTNN. Các kết luận, kiến nghị kiểm toán được xác nhận đã thực hiện được tổng hợp trên cơ sở Báo cáo kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị đã phát hành và văn bản trả lời Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị do đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phát hành; đồng thời phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ trên phần mềm tin học của KTNN. b) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm: Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tổ chức tổng hợp, lập và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước, đồng gửi Vụ Tổng hợp trước ngày 15 tháng 01 năm sau. Nội dung và phạm vi báo cáo: Tổng hợp tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và các vấn đề liên quan của tất cả các đơn vị thuộc đối tượng đang theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm. Các kết luận, kiến nghị kiểm toán được xác nhận đã thực hiện được tổng hợp trên cơ sở Báo cáo kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị đã phát hành và văn bản trả lời Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị do đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phát hành; đồng thời phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ trên phần mềm tin học của KTNN. c) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước. 2. Lập và gửi báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN: Căn cứ các báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, Vụ Tổng hợp có trách nhiệm: a) Tổng hợp, xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán định kỳ hàng quý, đột xuất của KTNN, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước. b) Tổng hợp, lập và trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hàng năm của KTNN.
bộ máy hành chính
2022-11-11T10:00:00
02/2022/QĐ
2. Trình tự các bước tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán nhà nước?
Theo Điều 14 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 18/12/2022) quy định trình tự các bước tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như sau: 1. Chuẩn bị kiểm tra, gồm các bước: Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra, chuẩn bị triển khai kiểm tra. 2. Tổ chức thực hiện kiểm tra. 3. Kết thúc kiểm tra, gồm các bước: Lập biên bản, báo cáo kiểm tra; thẩm định, phát hành báo cáo kiểm tra; lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
bộ máy hành chính
2022-11-11T10:00:00
02/2022/QĐ
3. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra của Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Tại Điều 15 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 18/12/2022) quy định lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra như sau: 1. Căn cứ Kế hoạch năm về công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; kết quả theo dõi, đôn đốc hoặc theo yêu cầu đột xuất của Tổng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán giao trách nhiệm: a) Bộ phận tham mưu, giúp việc tổ chức thực hiện theo dõi, trả lời báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị; đôn đốc việc báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. b) Trưởng Đoàn kiểm tra (dự kiến) lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm tra theo hình thức tổ chức kiểm tra tại đơn vị được kiểm toán. Việc tổ chức đoàn kiểm tra phải đảm bảo nguyên tắc tại Điều 3 Quy định này. 2. Căn cứ Kế hoạch kiểm tra do Trưởng Đoàn kiểm tra lập, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra; cụ thể: a) Việc thẩm định Kế hoạch kiểm tra do Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra tổ chức, phân công thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Kết quả thẩm định Kế hoạch kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và lưu hồ sơ cuộc kiểm tra. b) Trên cơ sở kết quả thẩm định, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra kết luận để Trưởng Đoàn kiểm tra hoàn hiện Kế hoạch kiểm tra trước khi phê duyệt; c) Thủ trưởng đơn vị phê duyệt Kế hoạch kiểm tra và ban hành quyết định kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm tra. 3. Yêu cầu đối với Kế hoạch kiểm tra: a) Việc lập Kế hoạch kiểm tra được căn cứ trên cơ sở: - Kết quả theo dõi, đôn đốc thông tin về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thu thập, tổng hợp theo Điều 10 Quy định này; - Kết quả đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo Điều 11 Quy định này. b) Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Mục đích cuộc kiểm tra; - Nội dung cuộc kiểm tra; - Phạm vi kiểm tra; - Giới hạn kiểm tra; - Phương pháp kiểm tra; - Thời gian, nhân sự và đơn vị được kiểm tra chi tiết; - Kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc kiểm tra. c) Thời gian và nhân sự Đoàn kiểm tra: - Thời hạn một cuộc kiểm tra không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết phải tăng thêm thời gian kiểm tra, mỗi cuộc kiểm tra chỉ được gia hạn một lần, thời gian gia hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc. - Nhân sự Đoàn kiểm tra: Trưởng Đoàn kiểm tra phải là Phó trưởng phòng hoặc Kiểm toán viên chính trở lên; mỗi tổ kiểm tra phải có ít nhất 02 thành viên trong đó Tổ trưởng tổ kiểm tra là Phó trưởng phòng hoặc Kiểm toán viên chính trở lên (trường hợp thành lập Tổ). Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn khi phê duyệt kế hoạch kiểm tra, ban hành quyết định kiểm tra. - Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra; điều chỉnh nhân sự đoàn kiểm tra; nội dung kiểm tra trên cơ sở đề nghị của Trưởng Đoàn kiểm tra, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (đồng thời gửi Vụ Tổng hợp) và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 4. Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra. 5. Trường hợp việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được tổ chức lồng ghép với cuộc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán: Nội dung kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải được lập, thẩm định và phê duyệt tại Kế hoạch kiểm toán; thời gian kết thúc cuộc kiểm tra không vượt quá thời gian kết thúc cuộc kiểm toán; Trưởng Đoàn kiểm tra đồng thời Trưởng Đoàn kiểm toán; Báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được phát hành theo Điều 18 Quy định này. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-11-11T10:00:00
02/2022/QĐ
Khi nào thì ban hành quyết định kiểm tra thị trường đột xuất? Tôi là một tiểu thương buôn bán hoa quả. Tôi thấy là lâu lâu mấy anh cán bộ quản lý thị trường xuống yêu cầu kiểm tra đột xuất. Như vậy, khi nào thì sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất? Quy định này như thế nào. Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cảm ơn.
Kiểm tra thị trường đột xuất là một trong những hình thức của kiểm tra thị trường. Kiểm tra thị trường đột xuất được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh quản lý thị trường 2016, theo đó: Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây: - Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân; - Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ; - Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trên đây là quy định về các hình thức kiểm tra thị trường đột xuất. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh quản lý thị trường 2016. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-09-28T08:42:00
Ủy ban nhân dân cấp xã chi những công việc nào trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên? Mong được giải đáp theo quy định mới.
Theo Khoản 5 Điều 34 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 (Có hiệu lực từ 01/07/2020) Ủy ban nhân dân cấp xã chi những công việc trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên, cụ thể như sau: => Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức chi cho việc đăng ký, quản lý, sinh hoạt và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị; tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-01-07T16:46:00
Đối tượng được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Bùi Đỗ Anh Duy. Vừa qua, theo như thông tin trên các trang báo thì tôi được biết, vì không có giấy tờ tùy thân khi đi uống nước tại một quán cà phê trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh mà 2 cô gái bị đưa vào trung tâm hỗ trợ xã hội. Tôi có thắc mắc là 2 cô gái này có thuộc đối tượng phải đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn ản pháp luật nào? Mong nhân được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Bùi Đỗ Anh Duy (anhduy*****@gmail.com)
Hiện nay, các trung tâm bảo trợ xã hội có chức năng trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân cũng như gia đình; tạo điều kiện để mỗi người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa. Trước đây, tại Nghị định 25/2001/NĐ-CP các cơ sở bảo trợ xã hội, hỗ trợ xã hội, nhà xã hội được gọi chung là cơ sở bảo trợ xã hội. Sau này, các cơ sở bảo trợ xã hội được đổi tên thành cơ sở trợ giúp xã hội tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2017. Pháp luật Việt Nam quy định cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Trong đó: - Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. - Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập,tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2017 thì đối tượng được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cụ thể như sau: - Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: + Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; + Mồ côi cả cha và mẹ; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; + Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật; + Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; + Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; + Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng. - Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi; - Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật. - Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm: + Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; + Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú. - Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn. - Những người không thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nhưng có nhu cầu được trợ giúp xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau đây gọi chung là đối tượng tự nguyện). - Các đối tượng khác theo chương trình, đề án hỗ trợ hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trên đây là nội dung tư vấn về đối tượng được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-09-29T08:59:00
25/2001/NĐ, 103/2017/NĐ, 111/2013/NĐ, 56/2016/NĐ
Liên quan đến quy trình thanh tra thuế. Ban biên tập vui lòng cung cấp giúp tôi Mẫu quyết định về việc thay đổi trưởng đoàn thanh tra thuế. Mong sớm nhận phản hồi.
Tại Phụ lục của Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015, có quy định: TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊNTÊN CƠ QUAN THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BỔ SUNG NỘI DUNG THANH TRA THUẾ TẠI ………………… CHỨC DANH THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; Căn cứ Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành; Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế, Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành; Căn cứ Quyết định số …… ngày ……. của ………. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế/Cục thuế/Chi cục thuế; Căn cứ Quyết định số ……… ngày ……… phê duyệt Kế hoạch …………….; Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-TCT ngày ... tháng ….. năm …….. của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình thanh tra thuế; Hoặc: Căn cứ chỉ đạo của …………………..ngày ……………….về việc …………………………..; Xét đề nghị của …………………………………………………………………………………….; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bổ sung nội dung thanh tra thuế tại ………………….. Mã số thuế: ……………………….. cụ thể như sau: Nội dung (bổ sung) …………………………………………. Điều 2. Đoàn thanh tra theo Quyết định số …… ngày …… tháng .... năm …... thực hiện thanh tra theo nội dung (bổ sung) của Quyết định này. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 85 của Luật Quản lý thuế và Điều 53, Điều 54 của Luật Thanh tra. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Ông/bà/tổ chức được thanh tra có tên tại Điều 1 và Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận:- Như Điều 3; - Lưu: VT; ……… . CHỨC DANH NGƯỜI KÝ QUYẾT ĐỊNH(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2020-03-13T08:59:00
1404/QĐ, 78/2006/QH11, 21/2012/QH13
Cá nhân tham gia công tác từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, đã giữ các chức vụ: Giám đốc Sở, Ban, Ngành tỉnh, Bí thư Thành uỷ, Huyện uỷ với tổng thời gian gần 20 năm, có đạt tiêu chuẩn đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất không?
Theo qui định tại điểm b, khoản 3, Điều 16, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 thì Huân chương Lao động hạng Nhì để tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt tiêu chuẩn như sau: “Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm. Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.” Như vậy, cá nhân tham gia công tác từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, đã giữ các chức vụ: Giám đốc Sở, Ban, Ngành tỉnh, Bí thư Thành uỷ, Huyện uỷ và tương đương với tổng thời gian gần 20 năm, không phạm sai lầm khuyết điểm lớn chỉ đạt tiêu chuẩn đề nghị Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
bộ máy hành chính
2016-08-24T13:57:00
65/2014/NĐ
Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Như Linh hiện đang sống và làm việc tại Lâm Đồng. Tôi đang tìm hiểu về hoạt động thể thao. Tôi có nghe nói đến việc đơn giản hóa thủ tục trong lĩnh vực thể thao. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao được quy định tại Tiểu mục 11 Mục III Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Nghị quyết 78/NQ-CP năm 2017, theo đó: Sửa đổi, bổ sung mục 4 Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao như sau: Đối với người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, chỉ quy định cung cấp họ và tên, số định danh cá nhân, không quy định các trường thông tin cá nhân có thể khai thác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị quyết 78/NQ-CP năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-09-13T09:13:00
78/NQ, 106/2016/NĐ