text
stringlengths
1
25.3k
Phí cầu Phú Mỹ: ít hơn so với dự tính Trao đổi về những khó khăn đối với việc hoàn vốn cho cầu PM, ông Thái không phủ nhận nhưng cũng không phân tích sâu vì cho rằng: Các nhà báo đã thấy rõ.
PMC đã có Công văn kính gửi HĐND và UBND TP HCM trình về những khó khăn nêu trên, và đề nghị được thu phí cầu Phú Mỹ đúng vào ngày 1/1/2010 theo phương án theo quy định của Bộ Tài chính, cụ thể: Xe dưới 12 chỗ ngồi và tải trọng dưới 2 tấn giá 10.000 đồng/vé/lượt; xe từ 12 chỗ đến 30 chỗ và tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn giá 15.000 đồng/vé/lượt; xe có 31 chỗ trở lên và có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn giá 22.000 đồng/vé/lượt; xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe container 20 feet giá 40.000 đồng/vé/lượt; xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe container 40 feet giá 80.000 đồng/vé/lượt.
Ông Thái tỏ ra lạc quan khi cho rằng trên hết, cầu Phú Mỹ vẫn là một cây cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giao thông của TP HCM, giao thông nối liền vùng Tây Nam Bộ và các tỉnh phía Bắc... Những khó khăn hiện nay mà PMC đang gặp phải sẽ được HĐND TP HCM xem xét giải quyết ổn thỏa, trên quan điểm hỗ trợ nhà đầu tư, động viên và huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước.
Tuy nhiên, theo ông Thái, do các khó khăn khách quan về thu phí nên nếu kéo dài mức thu như mức năm 2010 đã đề nghị thi PMC sẽ không thể hoàn vốn, không trả được nợ vay nên PMC đã đề nghị HĐND TP HCM xem xét tăng mức thu cho PMC cụ thể: Năm 2011 đến 2015 tăng 1,7 lần so năm 2010; năm 2016 đến 2035 tăng 2 lần so năm 2010.
Cũng cần nêu thêm, tổng mức đầu tư thực tế của cầu PM khoảng 2.600 tỷ đồng so mức 2.000 tỷ đồng dự toán ban đầu.
Trong đó khoảng 70% vay của nước ngoài do Chính phủ đứng ra bảo lãnh, nếu cầu Phú Mỹ không hoàn được vốn và không trả được nợ thì ngân sách buộc phải trả thay theo một hình thức nào đó.
Khó hoàn vốn và trả nợ Thực tế suốt buổi chiều ngày 13/12 vừa qua, PV ghi nhận có rất ít xe lưu thông qua cầu này dù đường dẫn vào cầu đã tương đối thông suốt.
Đường Nguyễn Văn Linh trên cao xem như đã hoàn thành, nhưng chưa cho xe lưu thông do vẫn đang thi công trải lớp áo mặt đường.
Theo nhiều DN vận tải, nguyên nhân lớn nhất cho việc hoàn vốn và thu lãi của cầu PM là sẽ khó thu được phí qua cầu, do Trạm thu phí của cầu này bị kẹp giữa hai trạm thu phí là Trạm thu phí trên Đại lộ Nguyễn Văn Linh, và Trạm thu phí xa lộ HN.
Đáng nói nhất là sự xuất hiện của Trạm thu phí xa lộ Hà Nội mới từ ngày 28/8/2009 cách đường Điện Biên Phủ (là đường mà trạm này có quyền thu phí) đến 4 km.
Khi thiết kế cũng như khi khởi công xây dựng cầu PM, Trạm thu phí xa lộ Hà Nội vẫn nằm phía trong TP, xe qua cầu PM ra xa lộ HN không bị trạm này thu phí, nhưng sau khi dời ra địa điểm mới, trạm này đã thu phí cả xe từ cầu PM đi ra.
Cụ thể, nếu xe lưu thông từ miền Tây Nam Bộ đi các tỉnh Đông Nam Bộ - ra Bắc và ngược lại theo đường Nguyễn Văn Linh - cầu PM - xa lộ Hà Nội dù thuận lợi hơn do đường tốt, ít dân cư, ít xe và ngắn hơn so với đi Xuyên Á khoảng 10 km nhưng lại bị thu phí đến 3 lần gồm: Trạm thu phí đại lộ Nguyễn Văn Linh - Trạm thu phí cầu Phú Mỹ - Trạm thu phí xa lộ Hà Nội.
Để ít bị thu phí hơn, tài xế có thể chọn một đường khác là xa lộ Hà Nội - đại lộ Đông Tây - hầm ngầm Thủ Thiêm thì sẽ mua vé cầu đường hai lần tại hầm ngầm Thủ Thiêm và trạm xa lộ Hà Nội.
Việc dời Trạm thu phí xa lộ Hà Nội hiện đang bị DN vận tải và nhiều luật sư cho là việc làm trái pháp luật, do thu phí đường không thuộc quyền thu phí của mình.
(Báo DĐDN đã có nhiều bài phản ánh).
Nay việc dời trạm này lại gây thêm khó khăn cho việc thu phí hoàn vốn cầu Phú Mỹ - có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống giao thông TP HCM nói riêng, giao thông cả khu vực nói chung.
Hiện TP HCM chưa duyệt phương án thu phí của cầu Phú Mỹ, do chưa xác định tổng mức đầu tư thực tế của cầu này.
Tuy nhiên đây cũng là khó khăn cho cầu Phú Mỹ vì nếu duyệt mức thu phí thấp, theo mức đầu tư bằng ngân sách thì cầu Phú Mỹ sẽ khó hoàn vốn, thu lãi và trả nợ.
Nếu duyệt mức thu phí cao thì cũng sẽ khó khăn hơn do bị kẹp giữa hai trạm thu phí nêu trên.
Việc tổ chức trạm thu phí, mà cụ thể là việc dời Trạm thu phí xa lộ Hà Nội là do sự cho phép của lãnh đạo TP HCM.
Việc quyết định huy động vốn xây cầu Phú Mỹ và các công trình giao thông khác cũng do TP HCM quyết định.
Do vậy, TP HCM cần giải quyết ổn thỏa, hài hòa và công bằng giữa quyền lợi của nhà đầu tư, và quyền lợi của người sử dụng hệ thống giao thông có lợi cho phát triển chung.
Trao trả 2 người nước ngoài gặp nạn trên biển VN.
(TNO) Ngày 17.12, Bộ đội Biên phòng Cà Mau tổ chức trao trả 2 người nước ngoài trôi dạt trên biển được ngư dân Cà Mau cứu vớt cho văn phòng Tổng lãnh sự quán Lào và Campuchia tại TP.HCM.
Trước đó, vào lúc 20 giờ ngày 26.8, tàu cá CM 95835TS của ông Lâm Văn Hiển (ngụ ấp Mũi Tràm, xã Khánh Bình Tây Bắc, H.Trần Văn Thời, Cà Mau) đang hành nghề thì phát hiện 1 người trôi dạt trên biển nên đã cứu vớt và đưa vào bờ bàn giao cho Đồn biên phòng Sông Đốc.
Nạn nhân khai tên Bôi Chíp Chế (SN 1992), là thuyền viên của tàu cá Thái Lan, bị thuyền trưởng ngược đãi, đánh đập và xô xuống biển.
Tuy nhiên, qua điều tra thì tên thật của nạn nhân là Thảo Lay Pon, quốc tịch Lào.
Nạn nhân thứ hai có tên Tép Rin (SN 1982, thường gọi Sam Li), quốc tịch Campuchia.
Tép Rin cũng làm thuê trên tàu đánh cá của Thái Lan gặp nạn trên biển, sau đó được tàu cá VN cứu vớt.
5 năm nữa, Internet di động sẽ thống trị web.
Chỉ trong vòng 5 năm nữa thôi, số người dùng online từ các thiết bị di động sẽ vượt qua số người ngồi PC để lướt Web.
Internet di động đang tăng trưởng chóng mặt so với Internet trên máy tính truyền thống.
Và theo dự đoán của Morgan Stanley, Đây chỉ là một trong số nhiều dự đoán mà Morgan Stanley đưa ra trong bản báo cáo "Internet Di động" dày dặn và hoành tráng của hãng.
Trong 424 trang giấy, các chuyên gia khẳng định chúng ta vẫn chỉ đang trong "giai đoạn trứng nước" của Internet di động mà thôi.
Tuy nhiên, do Internet di động đang tăng trưởng nhanh hơn cả chu kỳ phát triển của công nghệ nói chung, cộng thêm sự phổ cập nhanh chóng của smartphone, bạn cũng đừng nên lấy làm bất ngờ trước "quẻ bói" của Morgan Stanley.
Với sự ra đời của Apple iPhone và hàng loạt thiết bị dựa trên nền tảng Google Android, sự tăng trưởng của Net di động là một "hiện tượng mang tính toàn cầu" chứ không chỉ bó hẹp ở các nước phát triển, vốn thích ứng nhanh hơn với những công nghệ hiện đại.
Tất nhiên, như thường lệ, các doanh nghiệp Mỹ bao gồm Apple, Google và Amazon vẫn đang nắm giữ vị trí đầu tàu, dẫn dắt cuộc chơi.
"Một thế hệ các doanh nhân công nghệ, dù trẻ nhưng đã đạt đến trình độ thế giới", chẳng hạn như Steve Jobs của Apple hay Mark Zuckerberg của Facebook, cũng đang chèo lái thế giới tiến vào kỷ nguyên di động.
Tranh cãi kịch liệt về kiểu dạy "phi truyền thống".
Thay vì để một giáo viên dạy cả một lớp, Trường Tiểu học Nguyễn Công Sáu (Quảng Nam) lại bố trí mỗi người dạy một môn học.
Lâu nay, ở bậc tiểu học, giáo viên chủ nhiệm 1 lớp và dạy tất cả các môn học.
Tuy nhiên, Trường Tiểu học Nguyễn Công Sáu (Đại Lộc, Quảng Nam) lại đang thực hiện một phương thức dạy học mới: mỗi thầy cô dạy 1 môn.
"Phi truyền thống" "Việc 1 GV tiểu học phải dạy tất cả các môn đòi hỏi họ phải là người đa năng, có kiến thức toàn diện cả tự nhiên lẫn xã hội, thậm chí còn có năng khiếu nghệ thuật nữa.
Nhưng thực tế thì họ không thể toàn diện như vậy.
Do đó, chúng tôi nghĩ đến việc phân công GV dạy theo năng lực sở trường của từng người để học dạy tốt hơn - Hiệu trưởng Huỳnh Văn Bình cho biết.
Từ năm học 2006-2007, trường triển khai thử nghiệm.
Hiện tất cả 44 GV, mỗi người chỉ dạy 1 môn, bao gồm Toán, tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Khoa sử, địa.
Năm đầu thực hiện, nhiều thầy cô lo ngại bởi đã quen với việc GV dạy 1 lớp.
Chưa kể, một số người sẽ mất thu nhập khoảng 500.000 đồng mỗi tháng do trước đây dạy 2 buổi/ngày.
Vấn đề nan giải khác nữa là, ngoài môn Toán, tiếng Việt, ai sẽ chịu đảm nhận dạy môn Tự nhiên xã hội, khoa sử địa?
Trước khi triển khai, nhà trường tổ chức họp để nghe ý kiến của toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường và cả phụ huynh.
Tôi đã thuyết phục được họ rằng, triển khai dạy học theo phương thức mới dù ban đầu gây khó khăn, lúng túng cho GV, thậm chí một số người còn giảm thu nhập.
Nhưng đó chỉ là tạm thời, cái được lớn hơn sẽ là một thế hệ học trò - thầy Huỳnh Văn Bình nói.
Theo cô Lê Thị Diệu Hiền, dạy học đã 20 năm, GV hoan nghênh phương thức dạy theo môn bởi không chỉ giúp cho họ có thời gian nghiên cứu chuyên sâu một môn học mà còn nâng cao chất lượng giáo dục.
Trước đây, tôi dạy tất cả các môn.
Nhưng hiện nay, chỉ dạy môn tiếng Việt.
Nhờ đó, tôi có thể dành thời gian để tìm hiểu kỹ hơn môn học mà mình giảng dạy.
Một thuận lợi nữa là dạy theo môn, GV soạn giáo án một lần, làm đồ dùng dạy học một lần nhưng dùng được cho nhiều lớp.
Trong khi dạy theo cách cũ chỉ có được duy nhất một lần, gây lãng phí công sức".
Theo nhiều GV, ở cách dạy "truyền thống", có một thực tế đang diễn ra hiện nay nhưng ít được mọi người thừa nhậ là tình trạng cắt xén thời gian giảng dạy của các bộ môn như Tự nhiên xã hội, Khoa sử, địa để dành thời gian cho việc dạy, ôn tập các môn Toán, tiếng Việt.
Hiệu trưởng Bình còn cho biết thêm, việc thực hiện dạy phân môn góp phần cho trường phân công lao động hợp lý, giải quyết tình trạng thừa - thiếu GV, tiết kiệm được kinh phí mua sắm đồ dùng dạy học, không thu học phí dù vẫn duy trì dạy 2 buổi/ngày, "nhưng quan trọng hơn vẫn là chất lượng giáo dục".
Ông Bình cho biết thêm, làm giáo dục cũng cần có những giải pháp phi truyền thống , như lời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân.
Theo thạc sĩ Võ Thị Hoa, Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Quảng Nam, dạy theo môn vẫn tốt hơn dạy nhiều môn vì giúp cho GV có thời gian đầu tư nghiên cứu, học tập.
Tuy nhiên, sẽ dẫn đến bất hợp lý ở chỗ không phù hợp với tâm, sinh lý HS tiểu học.
Cụ thể, nếu dạy theo môn, GV không thể gần gũi HS để uốn nắn, hướng dẫn cho các em vì cứ xong tiết mình dạy thì phải đổi GV khác.
Bà Hoa ủng hộ phương án của trường nhưng đề nghị phải khắc phục được bất hợp lý này "Phản sư phạm" Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng (thị xã Tam Kỳ) Võ Thị Lý nói rằng, dạy theo môn - còn gọi là chuyên môn hóa - "không mới và cũng chẳng nên".
Bởi, GV không được đào tạo theo hướng chuyên môn; họ cũng không thể nắm bắt tâm, sinh lý học sinh để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.
Còn chuyện lo lắng GV cắt xén thời gian của một số môn học dành thời gian cho môn Toán và tiếng Việt là khó xảy ra vì số tiết mỗi tuần dành cho Toán và tiếng Việt chiếm đa số (10 tiết/tuần) còn các môn khác rất ít (khoảng 1 tiết/tuần).
Còn ông Trần Xuân Quang, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Quảng Nam khẳng định, việc này "không mới" và trái với quy định của Bộ GD-ĐT.
Đây là cách dạy học từ bậc THCS.
Ông Quang nói, ở lứa tuổi này, sự phát triển tư duy của học sinh chưa đều.
Hơn nữa, việc học của các em nặng về phương pháp.
"Nói cách khác, bậc tiểu học là bậc học đậm đặc chất sư phạm, giúp học sinh hình thành kỹ năng chứ không nặng về kiến thức".
Kiến thức ở bậc học này là cần thiết nhưng quan trọng hơn là cung cấp, hình thành cho các em phương pháp, kỹ năng.
Chẳng hạn như cầm bút thế nào, viết sao cho đẹp, đúng chính tả; thậm chí các sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Theo ông Quang, GV dạy 1 lớp sẽ quán xuyến tất cả HS, đồng thời có thể co - giãn thời gian giảng dạy từng môn để giúp các em học tốt hơn.
Ví dụ, các em yếu môn tiếng Việt, thì GV có thể dành thêm thời gian để ôn luyện tiếng Việt.
Điều này không nên hiểu là cắt xén thời gian".
"Vấn đề người thầy quá đặt nặng môn học này, xem nhẹ môn học kia dẫn đến dạy lệch thuộc về công tác quản lý chứ không phải là bản chất của khoa học giáo dục" - ông Quang khẳng định.
Trưởng phòng GD huyện Đại Lộc, ông Hoàng Kim Tám - người đưa ra ý tưởng này - cho biết, cuối tháng 2/2007, đã nhận được công văn của Bộ GDĐT do Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Trịnh Quốc Thái (nay đã mất) ký về việc không đồng ý cho thử nghiệm dạy theo môn.
Ngày 30/7/2007, ông Tám viết thư cho Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai (nay đã nghỉ hưu) để trình bày sự việc.
Thứ trưởng Mai hẹn khi vào Đà Nẵng sẽ dành thời gian gặp trực tiếp.
Nhưng rất tiếc, bà Mai sau khi làm việc tại Đà Nẵng, do bận công tác đột xuất nên ông Tám không gặp được.
Theo hiêu trưởng Huỳnh Văn Bình, "kết quả 3 năm học qua cho thấy chất lượng đã có sự phát triển một cách bền vững và cao hơn mặt bằng chung toàn huyện".
Tuy nhiên, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học của Sở lại nhìn nhận: "Thay đổi cái gì cũng phải vì mục tiêu cuối cùng là chất lượng học tập của học sinh.
Nhưng qua thực tế thì chất lượng của trường Tiểu học Nguyễn Công Sáu không hơn các trường khác".
(Theo báo Quảng Nam)
Video: Phút ngẫu hứng.
(24h) - Bàn thắng là điều được mong chờ nhất trong trận đấu, đó có thể là phút giây để đời của một cầu thủ, là tình huống quyết định vận mệnh của cả một đội bóng.
Để làm nên sự thăng hoa ấy còn có những pha ăn mừng của các cầu thủ.
24H xin mời các bạn theo dõi một clip về "phút ngẫu hứng" của các cầu thủ với những màn ăn mừng không giống ai.
Thanh Thảo và trò cưng vui Noel sớm.
(24h) - Thầy trò nhà Music Box dưới sự dẫn đường của cô giáo Thanh thảo đã kéo nhau đi chụp một bộ thời trang Noel nhân dịp đón lễ giáng sinh và năm mới 2010 rất độc đáo.
2009 là năm đánh dấu nhiều thành công của Music Box với Liveshow và album của Ngô Kiến Huy Chạm tay vào điều ước thành công tại TP HCM và mang ra đến Hà Nội.
Nam Cường tham gia 4 bộ phim trong một năm và sẽ phát sóng từ đầu tháng 1/2010 (Những thiên thần áo trắng, Những cô cậu tuổi ô mai), và 6 ngày tết (Chuyện đời), còn một phim nữa 60 tập sẽ phát sóng vào mùa hè 2010.
Album Bay giữa ngân hà của Nam Cường đã đã chuẩn bị được phát hành vào ngày 22/12 này với bản HIT đang được nghe nhiều chính là tên của album.
Ngân Khánh cũng là gương mặt đắt show trong làng điện ảnh với phim: Hạnh phúc có thật, Khi yêu đừng quay đầu lại Ngân Khánh đang dần khẳng định tên tuổi mình trong làng điện ảnh.
Nhưng Khánh cũng quyết định giảm thời gian đóng phim để thu âm và phát hành album đầu tay trong năm 2010.
Chúng ta cùng ngắm bộ hình thầy trò Thanh Thảo chụp nhí nhảnh mừng Noel và nghe ca khúc Thiên sứ cổ tích nằm trong album Bay giữa ngân hà của Nam Cường, ca khúc này cũng phù hợp với tiết trời se lạnh của giáng sinh.
5 thầy trò Music Box Thanh Thảo và Ngô Kiến Huy Ngô Kiến Huy và Ngân Khánh Nam Cường Ngô Kiến Huy Thanh Thảo Nam Cường Ngân Khánh