text
stringlengths
1
25.3k
Kinh đô Thăng Long đã trở thành "Đế đô muôn đời".
Những điều này sử sách đều ghi chép hết sức đầy đủ.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, kinh đô Thăng Long dù có thay đổi tên gọi nhưng vẫn trường tồn là Trung tâm Chính trị - Hành chính của các triều đại phong kiến và đến thời đại Hồ Chí Minh thì Thăng Long - Hà Nội trở thành "Thủ đô của phẩm giá con người" thành "Trái tim của mọi người dân nước Việt" là "Thủ đô anh hùng" và "Thành phố vì hòa bình".
Vậy Thăng Long - Hà Nội sẽ tròn 1000 năm tuổi vào thời điểm nào?
Chúng ta sẽ có 2 phương án tính tuổi cho Thăng Long - Hà Nội: Phương án thứ nhất là căn cứ vào thời điểm Đức Lý Thái Tổ tiến hành Ban "Chiếu dời đô" hay như cách gọi hiện nay thì căn cứ vào thời điểm "Công bố quyết định".
Theo căn cứ này thì Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi vào Mùa Thu năm 2009.
Còn phương án thứ hai là chúng ta căn cứ vào thời điểm vua tôi Nhà Lý chính thức định đô ở Thăng Long, hay như cách gọi bây giờ thì vào thời điểm triều đình nhà Lý tiến hành "thực hiện quyết định".
Và theo căn cứ này thì Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi vào Mùa Xuân năm 2010.
Trong hai phương án đó thì phương án hai nghe hợp lý hơn cả vì lẽ gì thì gì "cũng phải thực hiện rồi mới được tính".
Như vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng: Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi vào Mùa Xuân năm 2010.
Điều này chắc ai cũng biết.
Nhân dân cả nước và nhân dân Thủ đô Hà Nội đang trong những ngày hướng tới "Đại lễ 1000 năm".
Rất phấn khởi và tự hào vì Hà Nội sẽ là một trong số rất ít Thủ đô trên thế giới có tuổi 1000 năm.
Tuy nhiên thay vì chọn dịp Xuân năm 2010 để chào mừng Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi như đúng dịp Đức Lý Thái Tổ cùng triều đình Nhà Lý đến định đô ở Thăng Long thì chẳng biết căn cứ vào mốc thời điểm nào mà chúng ta lại chọn ngày 10 tháng 10 năm 2010 để tổ chức " Đại lễ 1000 năm"?
Hơn thế nữa, thành phố Hà Nội lại cho dựng tại đền Bà Kiệu bên bờ Hồ Gươm một Bảng điện tử "Đồng hồ điếm ngược" để đếm thời gian cho thời điểm ngày 10 tháng 10 năm 2010 là thời hạn Thăng Long - Hà Nội vừa đúng tròn 1000 năm tuổi?
Và chúng ta cứ mặc nhiên háo hức chờ đợi đến ngày 10 tháng 10 năm 2010 mới làm " Đại lễ 1000 năm".
Với cách tính như vậy chúng ta đã và đang "ngộ nhận" về thời gian, không những thế mà thế hệ mai sau và sử sách sẽ làm sai lệch đi lịch sử một cách rất đáng trách.
Chưa kể đến việc thế giới cũng theo "cách tính" ấy để hiểu sai về một Thủ đô của Việt Nam, họ cũng sẽ coi ngày 10 tháng 10 năm 2010 Hà Nội mới được tròn 1000 năm.
Lịch sử sẽ không cho phép những sai sót mà lịch sử đã đổi bao máu xương để làm nên.
Theo tôi thì để chào đón Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi chúng ta chỉ nên lấy năm 2010 làm "Năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội".
Sẽ có chuỗi các hoạt động kỷ niệm được diễn ra trong năm 2010.
Chúng ta có thể tiến hành các hoạt động đó bắt đầu từ ngày Mùng Một tết cổ truyền (dịp mùa Xuân) và kéo dài cho đến ngày 10 tháng 10 năm 2010 (dịp Mùa Thu).
Như vậy mốc thời điểm ngày 10 tháng 10 sẽ được xem là ngày kết thúc các hoạt động của "năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội".
Chọn ngày kết thúc của "Năm kỷ niệm" vào ngày 10 tháng 10 được gắn với "ngày giải phóng Thủ đô" sẽ thêm ý nghĩa thời đại.
Và như thế chúng ta rất cần "xem lại" việc tính thời gian của "đồng hồ điếm ngược" để tránh đi những hiểu nhầm không đáng có, cũng như phải "dũng cảm" mà nói lại đâu là mốc thời gian Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.
Dĩ nhiên cũng phải chọn một ngày nào đó trong dịp này để làm mốc thời gian một cách chính xác tương đối, theo tôi chúng ta có thể chọn một trong các ngày sau: Ngày lập Xuân hoặc ngày Xuân phân, hay ngày mồng Một Tết cổ truyền hàng năm(?!)
Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm, tuổi tính từ Mùa Xuân năm Canh Tuất 1010 đến Mùa Xuân Canh Dần 2010.
Hé mở bí mật về Doanh nghiệp 2.0 (Phần 2).
Một khía cạnh khác ngoài rủi ro của Doanh nghiệp 2.0 mà người ta thường hỏi tôi chính là tính thương mại của nó.
>> Phần 1 Ngộ nhận 2: ROI (Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư) của E2.0 phải được quy thành tiền Những sáng kiến E2.0, cũng như bao dự án IT khác, đều tương tự như các cơ hội đầu tư mà công ty sẽ chi tiền ra để mua tài sản (trong trường hợp này có thể tham khảo các ví dụ như hệ thống server, đĩa phần mềm...).
Tuy nhiên, đó chỉ mới là phần nổi; phần chìm chính là mục tiêu của công ty trong việc phát triển các loại tài sản vô hình - quan trọng nhất là vốn con người, tổ chức và nguồn thông tin.
Theo nhiều chuyên gia, giá trị của những tài sản vô hình không thể được đánh giá một cách riêng lẻ, nó bắt nguồn từ khả năng của tài sản trong việc hỗ trợ tổ chức thực thi chiến lược đề ra.
Giáo sư Robert Kaplan và David Norton đã quả quyết trong cuốn sách của họ, Strategy Maps, rằng: "Những tài sản vô hình như tri thức và công nghệ hiếm khi có tác động trực tiếp đến các kết quả tài chính như khoản doanh thu tăng thêm, khoản chi phí giảm bớt hay lợi nhuận cao hơn".
Do đó, nếu chỉ ước tính ROI trên phương diện tiền tệ thì rất khó đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án E2.0.
Tôi chưa từng gặp một nhà lãnh đạo nào có nhiều sáng kiến E2.0 mạnh mẽ lại hối tiếc vì không tính ROI, nhưng tôi đã nói chuyện với rất nhiều người có quan điểm rằng tính toán ROI chỉ làm mất thời gian và công sức.
Các công ty thực hiện những sáng kiến E2.0 nên tập trung vào 3 yếu tố sau thay vì ROI: - Chi phí và khung thời gian dự tính.
Giờ đây, các nhà quản lý hoàn toàn có khả năng tính toán chi phí cho một dự án IT.
Và họ cũng nên ước tính khoảng thời gian dành cho dự án E2.0, xây dựng các bước áp dụng và đặt ra các cột mốc.
- Những lợi ích có thể có.
Những ích lợi nhận được từ E2.0 phải được nêu rõ ra dù không cần quá chi tiết như đặc tính của một phần mềm hay quá to tát như "thay đổi tổ chức" hay "thân thiết với khách hàng" của ERP và CRM.
- Phạm vi ảnh hưởng mong đợi.
Các nhà quản lý nên cụ thể hóa phạm vi địa lý, bộ phận và chức năng của các dự án E2.0 mà họ đang hướng đến.
Thông thường với 3 yếu tố trên, các nhà quản lý có thể quyết định có nên đầu tư vào những dự án E2.0 hay không.
Hầu như khi đó không ai gặp khó khăn khi trả lời những câu hỏi kiểu như "Có đáng bỏ ra 50.000 USD trong 6 tháng tới để xây dựng một hệ thống tìm kiếm truyền thông cho công ty?"
Dù câu trả lời giờ đây không còn là một con số ROI rõ ràng nữa nhưng các nhà quản lý có thể quyết định một cách chuẩn xác.
Không áp dụng phương pháp kinh điển trong đánh giá hiệu quả thương mại hoàn toàn không đồng nghĩa với việc lối tư duy, hoạch định rõ ràng sẽ mất đi.
Tuy nhiên, đã đến lúc thay đổi ngộ nhận rằng phải tính toán được ROI của E2.0 bằng thực tế là những tài sản hữu hình có thể mang lại lợi ích vô hình.
Ngộ nhận 3: Nếu xây dựng, mọi người sẽ đến Trước thành công của nhiều trang web như Wikipedia, Facebook, và Twitter, các nhà quản lý cho rằng nền tảng hợp tác của công ty mình cũng sẽ thu hút được lượng người quan tâm khổng lồ tương tự.
Họ áp dụng một chiến lược giới thiệu thụ động, trưng ra một số ESSP và thông báo chính thức đến mọi người rằng diễn đàn đã xuất hiện.
Sau đó, họ ngồi chờ gặt hái thành quả - và bất ngờ vì không có gì xảy ra cả.
Các cộng đồng Web 2.0 được nhiều người yêu thích như Facebook cũng chỉ thu hút được một phần rất nhỏ trong số những người đang sử dụng internet.
Nhiệm vụ chính của những nhà quán quân E2.0 là thu hút được càng nhiều đối tượng người dùng mục tiêu.
Điều này rất khó vì hai lý do sau.
Một là, nhiều người rất bận.
Hiếm có công nhân tri thức nào cảm thấy họ có thời gian để đảm nhận thêm trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm với những mục tiêu và kỳ vọng mập mờ.
Hai là, nhân viên không biết ban quản lý sẽ suy nghĩ thế nào về sự tham gia của họ trong ESSP.
Liệu các giám đốc điều hành sẽ đánh giá cao đóng góp của nhân viên hay họ cho rằng nhân viên không thích thú lắm với công việc "thực sự" của họ?
Khi câu trả lời không rõ ràng thì nỗ lực áp dụng E2.0 sẽ có một kết cục buồn thảm.
Một vài người bắt đầu sử dụng các công cụ mới vì tò mò và một chút hào hứng.
Và họ sớm nhận ra rằng họ đang nói chuyện với nhau hoặc tệ hơn là với chính bản thân mỗi người.
Những công cụ mới này nhanh chóng mất đi sức hút và họ ngưng sử dụng.
Thế là, dự án ấy không gì khác hơn một thất bại.
Để tránh kết cục này, tôi khuyến khích sử dụng các chính sách rõ ràng nhằm ghi nhận đóng góp của nhân viên, kèm theo đó là nhiều sáng kiến và hình thức hỗ trợ từ trên xuống cho những dự án E2.0.
Đó là cách để tổ chức bày tỏ sự trân trọng của mình cho những đóng góp của nhân viên.
Bản thân các nhà lãnh đạo cũng có thể sử dụng ESSP.
Khi một giám đốc điều hành đăng bài viết của mình, cho phép mọi người nhận xét và phản hồi lại những nhận xét ấy, hoặc ông này sử dụng phần mềm mạng xã hội để tạo một trang riêng cho mình và kết nối với mọi người trong tổ chức, đó là cách ông bày tỏ sự tin tưởng của mình dành cho E2.0.
Tương tự, khi công ty công nhận đóng góp của những cá nhân thường xuyên giải đáp thắc mắc cho người khác, điều này cũng đồng nghĩa rằng đó là một công việc chính đáng và đáng trân trọng.
Suy nghĩ rằng E2.0 sẽ từ động chiêu dụ mọi người đến là một ngộ nhận; chỉ khi người khác biết rằng họ được lắng nghe thì E2.0 mới trở thành trào lưu chính thống.
Theme mang phong cách phim Avatar cho Windows 7.
Avatar là bộ phim điện ảnh 3D đầu tiên được trình chiếu ở Việt Nam.
Với đồ họa ấn tượng, công nghệ và kỹ xảo tuyệt vời của mình, "siêu phẩm" này hứa hẹn là bộ phim ăn khách nhất mùa lễ hội năm nay.
Ăn theo sự kiện này.
Microsoft cũng đã nhanh tay cho ra mắt bộ theme mang phong cách Avatar dành cho người dùng Windows 7.
Theme Avatar mang lại cái nhìn ấn tượng và một thiết giao diện người dùng.
Tải về Theme Avatar từ trang chủ Microsoft tại đây (tải trực tiếp, dung lượng khoảng 10 MB).
Hiếu Tròn (Theo tothepc)
Nỗi nhớ trong cơn bão mùa đông.
Em đã không thể cảm nhận được cơn gió mang cái lạnh của mùa đông sang.
Cũng chẳng hề hay biết được khi nào cơn mưa qua đi, không thấy được phía trên cao kia mặt trăng và những ngôi sao đang tỏa sáng soi rõ khung cửa sổ tĩnh lặng.
Ca khúc: Song for a stormy night Sáng tác: Secret Garden ----- Mùa đông sang, tiết se lạnh tháng 12 luôn làm em rùng mình lạnh và thảng thốt nhớ!