name
stringlengths
3
56
description
stringlengths
182
4.09k
causes
stringlengths
14
6.35k
symptoms
stringlengths
14
4.99k
contagion
stringlengths
3
2.48k
risk_subjects
stringlengths
0
3.4k
prevention
stringlengths
0
3.21k
diagnosis
stringlengths
14
3.77k
treatment
stringlengths
14
7.18k
Tiền sản giật
Tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: tăng huyết áp, protein niệu và phù. Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tiền sản giật dẫn đến nhiều biến chứng cho mẹ và con: Biến chứng cho mẹ Hệ thần kinh trung ương: sản giật, phù não, xuất huyết não - màng não Mắt: phù võng mạc, mù mắt Thận: suy thận cấp, hoại tử ống thận Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp Huyết học: rối loạn đông cầm máu, đông máu nội mạch lan tỏa, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết vi mạch Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn Tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP bao gồm tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu. Hội chứng này có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con Biến chứng cho thai Thai chậm phát triển trong tử cung (trên 50%) Thai chết lưu trong tử cung Sinh non (40%) do tiền sản giật nặng Tử vong chu sinh (10%): tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu sinh non hoặc nhau bong non
Cho đến nay, vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân tiền sản giật. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến sự xuất hiện tiền sản giật bao gồm: Thai phụ bị rối loạn máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ trước đó Có người thân trong nhà như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột, ... bị tiền sản giật Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ Đa thai, thai to Thiếu máu cục bộ tử cung-nhau thai
Triệu chứng tiền sản giật bao gồm: Tăng huyết áp Đây là dấu hiệu thường gặp nhất và sớm nhất, có giá trị chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng. Huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg (đo 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ khi nghỉ ngơi, xảy ra từ 20 tuần tuổi thai ở phụ nữ có huyết áp trước đó bình thường). Nếu huyết áp tối đa tăng hơn 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng hơn 15mmHg so với trị số huyết áp khi chưa có thai có nguy cơ xuất hiện tiền sản giật. Huyết áp càng cao thì tiên lượng tiền sản giật càng nặng Huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg cần được sử dụng thuốc hạ áp kịp thời. Nếu sau sinh 6 tuần huyết áp còn cao có nguy cơ trở thành tăng huyết áp mạn, cần phải khám chuyên khoa tim mạch để có hướng chẩn đoán và điều trị kịp thời. Protein niệu Protein niệu dương tính khi lượng protein lớn hơn 0,3g/lít/mẫu nước tiểu 24 giờ hoặc trên 0,5g/lít/mẫu nước tiểu ngẫu nhiên. Phù Phù trắng, mềm, ấn lõm, cần phân biệt phù sinh lý gặp ở thai phụ bình thường trong 3 tháng cuối, chỉ phù nhẹ ở chân, phù về chiều, nằm nghỉ kê cao chân sẽ hết. Phù bệnh lý nếu phù toàn thân, phù từ buổi sáng, kê cao chân không hết. Nặng có thể tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng), phù não. Phát hiện phù bằng cách ấn trên nền cứng kèm theo biểu hiện mẹ tăng cân nhanh và nhiều, tăng >500gram/tuần hay >2250gram/tháng. Thường kiểm tra ở mu chân, mu tay, mặt trước xương chậu Cần phân biệt: phù tim, phù thận, phù dinh dưỡng, phù giun chỉ Triệu chứng kèm theo, thể hiện tiền sản giật nặng Thiếu máu: mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt Dấu hiệu tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, hạ sườn phải Dấu hiệu thần kinh: đau vùng chẩm, uống thuốc giảm đau không hết, lờ đờ Dấu hiệu thị giác: chóng mặt, sợ ánh sáng, giảm thị lực Dấu hiệu tràn dịch đa màng: bụng, tim, phổi
no_information
Yếu tố nguy cơ gây tiền sản giật bao gồm: Đa thai, đa ối Mẹ sinh con khi trên 35 tuổi, dưới 18 tuổi hoặc mẹ hút thuốc lá Mang thai vào mùa lạnh ẩm Thai trứng, biểu hiện tiền sản giật thường biểu hiện sớm Thai nghén ở phụ nữ đái tháo đường, tăng huyết áp mạn tính, béo phì Tiền sử có tiền sản giật - sản giật ở lần mang thai trước
Đăng ký quản lý thai nghén là khâu cơ bản nhất trong dự phòng tiền sản giật. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tiền sản giật bằng cách kiểm tra huyết áp và xét nghiệm protein trong nước tiểu mỗi lần khám thai. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng vừa đủ các nhóm chất, không ăn quá nhiều các loại thức ăn nhiều tinh bột, nhiều đường, cai thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích. Đối với các bà mẹ có cân nặng lớn trước khi mang thai, nên dùng hạn chế lượng muối trong bữa ăn, ưu tiên ăn các món hấp luộc, hạn chế chiên xào, các loại mắm, ăn nhiều trái cây và rau củ. Giữ ấm Phát hiện sớm, điều trị kịp thời những sản phụ có nguy cơ cao để ngăn xảy ra sản giật. Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật khi thai 12 – 14 tuần để dùng thuốc dự phòng cho những sản phụ có nguy cơ cao mắc bệnh Sử dụng aspirin ở liều thấp và bổ sung đủ canxi trong quá trình mang thai có thể hạn chế được nguy cơ tiền sản giật. Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
Chẩn đoán tiền sản giật bằng cách: Khám lâm sàng: tăng huyết áp, phù Xét nghiệm: Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu Xét nghiệm máu: đánh giá chức năng thận   Chẩn đoán độ nặng của bệnh Tiền sản giật nhẹ Tiền sản giật nặng: khi có một số triệu chứng sau Protein niệu test nhanh 2+ trở lên hay > 2g/24 giờ Đau vùng thượng vị hay hạ sườn phải Giảm tiểu cầu Có dấu hiệu suy tim, phù phổi cấp Rối loạn tri giác
Điều trị tiền sản giật tùy theo thể bệnh Điều trị tiền sản giật nhẹ Có thể điều trị và theo dõi ngoại trú bằng cách đo huyết áp 2 lần/ngày Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái Theo dõi hàng tuần, nếu nặng lên phải nhập viện và điều trị tích cực Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa Uống đủ nước (2 – 3 lít nước mỗi ngày), ăn tăng đạm và ăn nhạt Điều trị tiền sản giật nặng Phải nhập viện và theo dõi huyết áp và được điều trị tích cực. Theo dõi huyết áp 4 lần/ngày, cân nặng và protein niệu hàng ngày, xét nghiệm đếm tiểu cầu, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục. Chế độ điều trị cơ bản như sau: Điều trị nội khoa Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái Thuốc an thần: diazepam tiêm hoặc uống Sử dụng Magnesium Sulfate Thuốc hạ huyết áp: sử dụng khi có huyết áp cao (160/110mmHg) Thuốc lợi tiểu: chỉ sử dụng khi có đe dọa phù phổi cấp và thiểu niệu Điều trị sản khoa và ngoại khoa Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng với điều trị hoặc xảy ra sản giật thì chấm dứt thai kỳ với mọi tuổi thai. Trước khi chủ động chấm dứt thai kỳ, cần ổn định tình trạng bệnh nhân trong vòng 24-48 giờ Nên sinh thủ thuật nếu đủ điều kiện, hoặc mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa hoặc cần nhanh chóng chấm dứt thai kỳ Chỉ định mổ lấy thai khi các triệu chứng biểu hiện diễn biến đang nặng lên: Tăng huyết áp nặng không đáp ứng điều trị kéo dài > 24 giờ Suy thận không đáp ứng điều trị thuốc lợi tiểu Phù phổi cấp huyết động Giảm tiểu cầu khó kiểm soát, rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa Rối loạn chức năng gan, tụ máu bao gan, rách bao gan Sản giật với các biểu hiện thần kinh trung ương Bong nhau, đa ối, thiểu ối Suy thai     Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật Bệnh tiền sản giật - Những điều mẹ bầu cần biết Tiền sản giật - tai biến sản khoa nguy hiểm và cách phòng ngừa Tiền sản giật và huyết áp cao khi mang thai: Những điều cần nhớ
Tắc ống phóng tinh
Tắc ống phóng tinh tuy là hiện tượng hiếm gặp nhưng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Theo thống kê, có khoảng 1-3% các trường hợp vô sinh bế tắc là do tắc ống phóng tinh. Vậy tắc ống phóng tinh là gì? Tắc ống phóng tinh (tên tiếng Anh là Ejaculatory duct obstruction-EDO) là một thuật ngữ y học miêu tả tình trạng tắc nghẽn ở một hoặc cả hai bên ống phóng tinh khiến dòng chảy của tinh trùng bị chặn lại. Ống phóng tinh được tạo nên từ sự hợp lưu của ống túi tinh và bóng tinh (bóng tinh là phần giãn của đoạn cuối ống dẫn tinh, túi tinh là những cấu trúc dạng thuỳ nằm bên cạnh bóng tinh), xuyên qua tuyến tiền liệt và tận cùng ở niệu đạo tiền liệt.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc ống phóng tinh có thể là bẩm sinh hoặc thứ phát (xuất hiện về sau trong quá trình trưởng thành): Tắc bẩm sinh: thường là bế tắc do sự tồn tại của nang ống Mueller hay nang xoang niệu dục-ống phóng tinh. Các nang này nằm tại vùng giữa của tuyến tiền liệt, giữa hai ống phóng tinh. Khi nang Mueller đẩy và chèn ép ống phóng tinh sang hai bên sẽ khiến chúng bị tắc. Tắc thứ phát: hay còn gọi là tắc thể hậu viêm, tắc thể không nang. Tắc hậu viêm của ống phóng tinh thường phát sinh sau khi bị viêm tuyến tiền liệt-niệu đạo cấp, bán cấp hay mãn tính.
Nếu cả hai bên ống phóng tinh đều bị tắc, bệnh nhân sẽ bị vô sinh vì không có tinh trùng trong tinh dịch. Những người này có thể có rất ít lượng tinh dịch hoặc không có một chút tinh dịch nào. Bên cạnh đó, một số trường hợp tắc ống phóng tinh có thể gây nên hiện tượng đau vùng xương chậu, đặc biệt là sau khi xuất tinh.
no_information
Những người có nguy cơ cao bị tắc ống phóng tinh là những người đàn ông có tiền sử viêm tuyến tiền liệt-niệu đạo cấp, bán cấp hay mãn tính.
Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ bị tắc ống phóng tinh, người đàn ông có thể thực hiện một số cách sau: Có thói quen sinh hoạt lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, củ, quả. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Không lạm dụng sức khoẻ, không thủ dâm quá nhiều. Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, tránh để bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường sinh dục.
Để chẩn đoán chính xác tắc ống phóng tinh, các bác sĩ cần tổng hợp thông tin từ nhiều phương pháp khác nhau. Các biện pháp được dùng để chẩn đoán tắc ống phóng tinh bao gồm: Dựa trên lâm sàng: Các bác sĩ sẽ thăm khám cơ quan sinh dục và kết hợp với phần bệnh sử liên quan đến dấu hiệu của viêm nhiễm như: Tình trạng xuất tinh máu Viêm niệu đạo Viêm tiền liệt tuyến Tiền sử phẫu thuật bìu Xét nghiệm tinh dịch đồ: đây là một trong những xét nghiệm cơ bản và không thể thiếu trong khám vô sinh nam. Phương pháp này giúp kiểm tra số lượng và chất lượng tinh trùng có trong tinh dịch. Qua đó cung cấp thông tin cho bác sĩ về tình trạng của người bệnh. Xét nghiệm hormone sinh dục. Sinh thiết tinh hoàn. Siêu âm bìu. Siêu âm qua ngả trực tràng.
Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất được dùng để điều trị tắc ống phóng tinh là cắt đốt nội soi ống phóng tinh. Đây là một phẫu thuật nội soi đơn giản, an toàn và hiệu quả. Phẫu thuật này giúp bệnh nhân có tinh trùng trở lại trong tinh dịch ở 65-70% các trường hợp và giúp có thai tự nhiên 20-30%. Với phương pháp này, các trường hợp tắc ống phóng tinh do nang có tiên lượng tốt hơn các trường hợp tắc không do nang (tắc hậu viêm). Điều này được giải thích là việc xẻ trần nang giúp thoát lưu dịch, dẫn đến giảm chèn ép lên các ống phóng tinh. Trong khi đó, tắc ống phóng tinh do sẹo hậu viêm, ngoài lý do sẹo hẹp lan rộng còn có lý do khó cắt được hết chỗ tắc do sẹo để giải phóng hai lỗ ống phóng tinh. Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật là xuất tinh ngược dòng do tổn thương cổ bàng quang, ngược dòng nước tiểu vào trong các túi tinh- ống dẫn tinh, tổn thương trực tràng, tiểu không kiểm soát do tổn thương cơ vòng vân niệu đạo, tổn thương niệu đạo, rối loạn cương dương.     Xem thêm: Bệnh lý nam khoa và các vấn đề liên quan: Sự suy giảm nồng độ testosterone ở nam giới Ống phóng tinh dài bao nhiêu? Viêm tắc ống dẫn tinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Thiên đầu thống (tăng nhãn áp)
Bệnh thiên đầu thống là gì? Bệnh thiên đầu thống là tên gọi khác của bệnh tăng nhãn áp hay còn được biết đến với các tên gọi như cườm nước, bệnh glocom. Đây là bệnh lý nhãn khoa thường gặp, xảy ra khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao và gây tổn thương hệ thần kinh thị giác, hậu quả nghiêm trọng nhất là dẫn đến mù loà. Tăng nhãn áp có 4 loại chính: tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ cấp. Trong đó, phổ biến nhất là tăng nhãn áp góc mở.
Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh: thường do di truyền trong gia đình Tăng nhãn áp góc đóng: hệ thống ống dẫn lưu ở màng mạch bị tắc nghẽn, thuỷ dịch không thoát ra được dẫn đến tăng áp lực ổ mắt Tăng nhãn áp thứ cấp: xảy ra ở những người có tiền căn tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng và đồng thời bị thêm các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên sử dụng thuốc corticosteroids.
Mỗi phân loại bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau: Tăng nhãn áp góc mở: triệu chứng mơ hồ Tăng nhãn áo góc đóng: đột ngột đau dữ dội, nhìn vật thấy nhoè, cảm giác như có màng mờ che trước mắt, chói mắt, giảm tầm nhìn như nhìn qua ống nhòm (tầm nhìn hình ống), mắt sưng đau, có thể thấy buồn nôn hay nôn ói mà không có nguyên nhân rõ ràng Tăng nhãn áp bẩm sinh: quan sát thấy có 1 lớp màng mờ, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng Tăng nhãn áp thứ cấp: triệu chứng tương tự như trên, bệnh nhân có kèm theo các bệnh như Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, chấn thương mắt...
no_information
Tuổi: trên 40, thường nữ giới nhiều hơn nam giới Tiền sử gia đình: trong gia đình có người bị tăng nhãn áp Thuốc: sử dụng corticosteroid trong thời gian dài Bệnh nền kèm theo: tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, Bệnh về mắt: cận thị, chấn thương mắt khác hoặc có tiền sử phẫu thuật mắt trước đó.
Hiện tại chưa có phương pháp nào hiệu quả ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp. Cách phòng bệnh tốt nhất là phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm nguy cơ suy giảm/ mất thị lực. Khám mắt định kì và đo nhãn áp ít nhất là mỗi 5 năm sau 40 tuổi, nhất là những người bị tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh cao hơn 40%. Một số biện pháp giúp làm chậm/ ngăn ngừa tiến trình tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp thứ cấp: triệu chứng tương tự như trên, bệnh nhân có kèm theo các bệnh như Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, chấn thương mắt... Giảm stress, hạn chế căng thẳng Vận động, tập thể dục thường xuyên. Hạn chế dùng chất caffein (cà phê, trà, socola...) Ăn nhiều trái cây và rau xanh Đeo kính bảo hộ khi chơi thể thao, làm việc để ngăn ngừa chấn thương Kiểm soát bệnh tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch Không tự ý điều trị bằng kinh nghiệm dân giản hay sử dụng các loại thuốc khôngrõ nguồn gốc, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.
Tăng nhãn áp thường được chẩn đoán dễ dàng dựa vào triệu chứng và để chẩn đoán xác định chính xác, các bác sĩ sẽ đo nhãn áp của bạn bằng phương pháp Tonometry. Sau khi được nhỏ thuốc giãn đồng tử, bác sĩ sẽ kiểm tra nhãn áp của bạn.
Sau khi khám và chẩn đoán, tuỳ từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp, bao gồm: điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, điều trị bằng laser hay phẫu thuật. Dùng thuốc nhỏ mắt: thường đươc chỉ định cho trường hợp Tăng nhãn áp góc mở hoặc đóng. Thuốc sẽ làm giảm sự hình thành thuỷ dịch, từ đó sẽ giảm nhãn áp. Nếu dùng thuốc không hiệu quả hoặc trường hợp tăng nhãn áp nặng, bác sĩ sẽđiều trị bằng laser hoặc phẫu thuật Điều trị bằng laser: tia laser giúp tăng sự lưu thông thuỷ dịch trong tăng nhãn áp góc mở cũng như hạn chế sự tắc nghẽn dịch trong tăng nhãn áp góc đóng Phẫu thuật: được chỉ định trong trường hợp tăng nhãn áp bẩm sinh, tăng nhãn áp thứ phát hoặc những trường hợp tăng nhãn áp nặng không đáp ứng với thuốc nhỏ mắt. Phẫu thuật cắt bè củng mạc (trabeculectomy) sẽ tạo một đường thoát dịch mới giúp làm giảm áp lực ở mắt. Những phương pháp điều trị kể trên chỉ có tác dụng làm giảm áp lực nhằm ngăn chặn sa sút thị lực chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh tăng nhãn áp. Chính vì vậy, bệnh này cần được bác sĩ theo dõi đồng thời phải điều trị, kiểm soát bệnh nền kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường… Xem thêm: Bệnh tăng nhãn áp glocom (thiên đầu thống): Cách chẩn đoán và điều trị? Tăng nhãn áp, glocom có mổ được không? Hướng dẫn cách chăm sóc mắt sau phẫu thuật Glôcôm Đau đầu quanh mắt có nguy hiểm không?
Trầm cảm sau sinh
Bệnh trầm cảm sau sinh là trầm cảm xuất hiện sau khi sinh đẻ ở người phụ nữ nhất là trong 3 tuần đầu sau sinh. Tâm lý phụ nữ sau sinh thường bị ảnh hưởng cùng với các tác động bên ngoài gây nên bệnh trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh có thể gặp ở tất cả các phụ nữ sau khi sinh đẻ không chỉ gặp ở lần đầu mang thai mà có thể gặp ở bất kì thời điểm nào, lần mang thai nào. Hàng năm có khoảng 10-20% phụ nữ sau sinh con có biểu hiện của trầm cảm, tỉ lệ này đang ngày càng gia tăng. Hầu hết phụ nữ sau sinh đều có rối loạn khí sắc, triệu chứng này có thể thoáng qua và tương đối nhẹ, tuy nhiên một số bị rối loạn dai dẳng kéo dài dần dần dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm gây nên. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị trầm cảm sau sinh là vô cùng quan trọng tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Hiện nay chưa có một bằng chứng cụ thể nào chỉ ra nguyên nhân chính gây ra trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Đây là một bệnh lý thuộc chuyên ngành tâm thần học không có nguyên nhân rõ ràng đối với tất cả các phụ nữ sau sinh đẻ mà mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau do sự kết hợp của nhiều yếu tố: tinh thần, thể chất, tâm lý, xã hội. Một số nghiên cứu cho rằng có một số nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh như sau: Thay đổi nồng độ hormone đột ngột, nhanh chóng: dẫn đến thay đổi trong não bộ, thay đổi về tâm trạng kết hợp với tình trạng suy giảm sức khỏe, thường rơi vào tình trạng thiếu ngủ, không được nghỉ ngơi, liên tục phải đối mặt với áp lực công việc, gia đình dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài dần dần dẫn đến kiệt sức Thay đổi tâm lý: phụ nữ sau sinh có sự thay đổi về trách nhiệm bản thân với con cái, gia đình cùng với sự thiếu quan tâm, chăm sóc của người chồng cũng như gia đình gây ra cho phụ nữ những rối loạn cảm xúc rơi vào tình trạng chán nản, mệt mỏi từ đó biểu hiện ra những cảm xúc, hành động không kiểm soát được: khóc lóc, gào thét, tự sát,.. Nguyên nhân thực thể: Nhược giáp sau sinh có thể gây nên các triệu chứng của bệnh trầm cảm Thiếu vitamin B12 thường gặp sau sinh do nhu cầu dinh dưỡng trong lúc mang thai cao hơn bình thường Rối loạn nhiễm sắc thể gen lặn sau sinh cũng có thể gây nên các triệu chứng của trầm cảm Một số thuốc: Metronidazol là một kháng sinh thường dùng trong sản khoa và phụ khoa có liên quan đến tác dụng phụ loạn thần. Ngoài ra còn có thuốc đối vận dopamine làm giảm bài tiết sữa gây ra loạn thần, một số thuốc giảm cân ảnh hưởng đến chế độ ăn có tác dụng giống thần kinh giao cảm và có thể gây ra triệu chứng loạn thần. 5 nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh - nhận biết sớm để điều trị kịp thời
Các dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh có thể tồn tại tại một thời điểm nhất định trong ngày hoặc tồn tại dai dẳng cả ngày kéo dài trong một thời gian dài. Các dấu hiệu này bao gồm: Cảm thấy buồn rầu, chán nản thậm chí không biết lý do vì sao buồn, luôn trong tình trạng vô vọng, trống rỗng, cảm thấy quá sức về tất cả mọi việc kể cả việc nhẹ Biểu hiện của sự buồn rầu, chán nản là khóc thường xuyên, thường khóc một mình, khóc nhiều hơn bình thường thậm chí không biết vì sao lại khóc Luôn cảm thấy sợ hãi Hay cáu kính: tính khí thất thường, luôn khó chịu và không bằng lòng với tất cả mọi thứ dễ cáu giận, mất kiểm soát Mất ngủ: mất ngủ thường xuyên, không thể yên tâm ngủ ngon, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc, có trường hợp lại ngủ quá nhiều Giảm khả năng tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định Mất quan tâm thích thú: không quan tâm đến bản thân, không còn các sở thích như trước kia Ăn rất ít, không muốn ăn, cảm giác không ngon miệng, có trường hợp lại ăn nhiều Đau đớn về thể chất và tinh thần, cảm thấy đau mỏi người, nhức đầu, mệt mỏi Ngại tiếp xúc với mọi người, xa lánh người thân bạn bè, không muốn gần gũi với con Có ý định và hành vi tự sát thậm chí muốn giết chết con mình.  Nhận diện trầm cảm sau sinh - bệnh này có thể tự khỏi không?
no_information
Tất cả các phụ nữ sau sinh đều có nguy cơ bị rối loạn khí sắc về trầm cảm, đặc biệt chú ý các đối tượng có nguy cơ cao hơn như: Đã từng bị trầm cảm trong khi mang thai, trầm cảm ở lần mang thai trước hoặc bất kì thời điểm nào. Trong gia đình có người bị trầm cảm hoặc các bệnh lý tâm thần khác Áp lực trong cuộc sống: mất đi người thân, mắc bệnh, mất việc làm Con có vấn đề về sức khỏe: quấy khóc, khó khăn khi bú, ít sữa,.. Khó khăn về tài chính, khó khăn về các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội Thiếu sự quan tâm từ gia đình, không ai giúp đỡ chăm con, phụ giúp công việc trong gia đình Mang thai ngoài ý muốn
Tất cả các phụ nữ sau sinh đẻ đều có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh đặc biệt ở những người có nguy cơ cao như đã từng bị trầm cảm, gia đình có người trầm cảm hay các bệnh tâm thần khác hay những vấn đề tâm lý khác mà người phụ nữ gặp phải. Có thể đề phòng trầm cảm sau sinh không chỉ về phía bản thân người phụ nữ và còn phối hợp với những người xung quanh Về phía bản thân người phụ nữ sau sinh cần: Học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi Không nên áp đặt bản thân làm những việc quá sức, không nên quá kì vọng để trở thành người mẹ hoàn hảo Ngủ đủ giấc, tranh thủ nghỉ ngơi khi con đang ngủ Dành thời gian chăm sóc bản thân, gặp gỡ bạn bè người thân Về phía gia đình nên dành thời gian quan tâm chăm sóc người phụ nữ sau sinh đặc biệt là người chồng cần phải luôn luôn lắng nghe cảm thông với người phụ nữ nhất là trong 1 năm đầu sau khi sinh.
Để chẩn đoán trầm cảm sau sinh, bệnh nhân cần đến khám và gặp bác sĩ chuyên ngành tâm thần học. Chẩn đoán sau khi làm bộ câu hỏi sàng lọc, các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, dựa vào các yếu tố nguy cơ để phân tầng mức độ bệnh. Ngoài ra còn được làm một số xét nghiệm giúp định hướng nguyên nhân thực thể gây bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Thực tế bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ và con do hành vi tự sát và làm hại con mình do bệnh trầm cảm gây nên. Là bệnh hoàn toàn có thể chữa được. Vì vậy cần được phát hiện sớm và đưa đến gặp các chuyên gia tâm lý để có hướng điều trị phù hợp và đúng đắn nhất. Cách trị trầm cảm sau sinh bao gồm dùng thuốc và các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có chữa được không? Điều trị không dùng thuốc Nói chuyện với chuyên gia tâm lý. Bác sĩ sử dụng liệu pháp hành vi nhận tức tức là giúp người bệnh nhận ra và thay đổi suy nghĩ tích cực hơn hoặc liệu pháp tương tác tức là giúp mọi người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị một cách hiệu quả Thư giãn nhiều hơn: Tập thể dục hàng ngày, làm những việc mình thích, thư giãn, tiếp xúc với nhiều người, đi dạo với bé hàng ngày, nghỉ ngơi đầy đủ,ăn các thực phẩm lành mạnh, tránh sử dụng rượu bia ... Cho con bú nhiều hơn: cho con bú thường xuyên là biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Tuy nhiên trong trường hợp cần phải dùng thuốc thì phải dừng cho con bú Giải tỏa áp lực: Không gây áp lực cho bản thân, không kì vọng quá nhiều vào người khác, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, không làm những việc vượt quá khả năng của mình Tránh cô lập: chia sẻ với chồng, gia đình, bạn bè những suy nghĩ cảm xúc của mình giúp hòa mình trở lại với cuộc sống Điều trị dùng thuốc Việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm mang lại hiệu quả cao tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng có chỉ định dùng thuốc. Thuốc trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng. Sử dụng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ, trong suốt quá trình điều trị cần theo tuân thủ theo bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ điều trị các tác dụng không mong muốn gặp phải để đưa hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. Một số có trầm cảm sau sinh nặng đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với liệu pháp tâm lý hoặc thuốc, bác sĩ có thể gợi ý điều trị điện (ECT), là phương pháp đưa 1 dòng điện nhỏ truyền vào trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân nhằm kích thích điện làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm.   Xem thêm: Trầm cảm sau sinh được chẩn đoán và điều trị như thế nào? 5 nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh - nhận biết sớm để điều trị kịp thời Không lơ là với rối loạn tâm thần sau sinh Vượt qua trầm cảm sau sinh: Những điều cần biết Trầm cảm sau sinh có thể tái phát trong các lần sinh tiếp theo
Thấp tim
Bệnh tim do thấp hay còn gọi là thấp tim, hay thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp là một bệnh viêm nhiễm toàn thể, được biểu hiện ở nhiều cơ quan như tim, não, da, khớp. Trong đó bệnh chủ yếu biểu hiện ở tim và khớp. Bệnh thấp tim thường phát triển từ 2 đến 4 tuần sau khi bị viêm đường hô hấp trên. Bệnh thấp tim là bệnh hệ thống miễn dịch trung gian liên quan đến nhiễm khuẩn liên cầu tan máu be-ta nhóm A (streptococcus), xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn ở đường miệng họng. Nếu không được điều trị đầy đủ, thì trong vòng 2 đến 3 tuần sau khi nhiễm khuẩn ở vùng hầu họng, có thể tiến triển thành bệnh thấp tim. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mắc phải ở trẻ em từ 5 tuổi đến 15 tuổi là do bệnh tim do thấp. Bệnh thấp tim gây tổn thương tim, ngoài ra bệnh còn gây tổn thương khớp, tổ chức liên kết dưới da và đôi khi thấy tổn thương não. Bệnh có pha cấp tính viêm nhiều thanh mạc, viêm màng hoạt dịch, gây sốt và gây ra nhiều các tổn thương trong tim. Cho đến nay bệnh thấp tim vẫn còn là bệnh quan trọng ở các nước thứ ba vốn có nền kinh tế thấp. Hàng năm, ở Mỹ cũng có khoảng 15 triệu ca mới mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm đi nhiều do việc sử dụng kháng sinh điều trị và dự phòng bệnh.  Bệnh thấp tim là bệnh viêm toàn tim, được biểu hiện viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim hoặc kết hợp cả ba trường hợp trên. Tổn thương viêm thành ổ nhỏ nằm rải rác khắp nơi trong tim là tổn thương đặc trưng của thấp tim. Viêm nội tâm mạc là tổn thương nặng và hay gặp nhất, các biến đổi rõ nhất trong viêm nội tâm mạc là ở nội tâm mạc phủ lên các van của tim trái như van hai lá và van động mạch chủ. Trước tiên, trên bề mặt các van bị viêm, sau đó dẫn tới loét và tổn thương này sẽ tạo điều kiện để hình thành cục sùi nhỏ có thích thước từ 1 đến 2 cm, rất dễ mủn nát. Cục sùi này sẽ được tổ chức hóa và thành sẹo xơ.  Viêm cơ tim là do các hạt Aschoff. Các hạt này sẽ gây phá hủy cơ tim, nhưng tổn thương này thường nhỏ và ít gây ra rối loạn chức năng. Tuy nhiên nguyên nhân gây loạn nhịp tim và các rối loạn về dẫn truyền trong tim là do nếu tổn thương lớn mà lại nằm trong khu vực dẫn truyền thần kinh tim. Viêm màng ngoài tim thường là viêm thanh huyết có ít tơ huyết và không bao giờ hóa mủ, hay gặp ở trẻ em và chiếm tỷ lệ khoảng 85%. Các hạt Aschoff khu trú ở màng xơ và tổ chức lớp mỡ dưới màng tim. Viêm màng ngoài tim thường khỏi và sẽ không để lại di chứng, nhưng có thể do xơ hóa và dính hai lá của màng ngoài tim.
Nguyên nhân bệnh thấp tim cho đến nay vẫn còn chưa rõ ràng, dù các nhà khoa học đã chứng minh nhiễm khuẩn do streptococcus ở họng và ở đường hô hấp trên đóng vai trò quyết định.  Sau thời kỳ viêm họng bệnh sốt thấp thường xảy ra trong 2 tuần. Đây là thời gian đủ để kháng nguyên của vi khuẩn hình thành kháng thể chống lại nhiễm khuẩn, từ đó xảy ra đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, phản ứng miễn dịch lại gây tổn thương tổ chức liên kết của tim và hàng loạt các cơ quan khác ngay trong thời điểm đó. Người ta cho rằng, các kháng thể chống lại các kháng nguyên của vi khuẩn có phản ứng chéo với các kháng nguyên, tương tự được tìm thấy trong tim người và tổ chức liên kết ở các nơi khác. Sau khi viêm họng do liên cầu khuẩn thì tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3%, điều này chứng tỏ rằng, chỉ có một số người có kháng nguyên tương tự như của liên cầu. Các kháng nguyên đó bao gồm: Thành phần Hyaluronat có trong glycoprotein của van tim giống với hyaluoronat của màng liên cầu Màng sợi cơ tim giống với kháng nguyên của màng liên cầu Độc tố chính của liên cầu tan huyết nhóm A là myosin của cơ tim giống với protein M của liên cầu. Bệnh nhân đang trong tình trạng nhiễm khuẩn đều tìm thấy kháng thể kháng liên cầu khuẩn được gọi là ASLO hay ASO và hyaluronidase. Tuy nhiên trong một số trường hợp ASO cũng tăng trước khi có sốt thấp hay gặp ở những người dễ cảm thụ, khi có các biến đổi về tim như trong nhồi máu cơ tim, vì thế chuẩn độ kháng thể này lại không phải là xét nghiệm cơ bản. Ngoài đáp ứng miễn dịch dịch thể, trong thấp tim còn có đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào liên quan đến đại thực bào và tế bào lympho T, vì vậy các tổn thương tim có thể do cả hai cơ chế đều cùng xảy ra.
Các dấu hiệu triệu chứng của bệnh thấp tim bao gồm: Sốt Viêm đa khớp Đau hoặc sưng đỏ khớp hoặc kết hợp cả hai cùng với đặc điểm là hay gặp ở các khớp lớn như khớp gối, có tính di truyền. Sau vài ngày cho đến một tuần, đau khớp thường đỡ nhanh hoặc khi dùng aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác và thường không để lại di chứng ở khớp. Khó thở, đau tức ngực, tim đập nhanh quá và đôi khi lại chậm quá Người bệnh có những biểu hiện vung tay vung chân một cách vô thức như múa vờn, múa giật. Một số biểu hiện khác như xuất hiện nút ban hồng là các ban đỏ hình vòng trên da đặc biệt quanh các khớp. Hoặc ban nút là những ban nổi lên ở dưới da. Dấu hiệu này không được phổ biến.  Các biến chứng thường gặp:  Trong giai đoạn bệnh cấp tính, người bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng do viêm cơ tim dẫn tới suy tim cấp hoặc rối loạn nhịp tim. Thậm chí đôi khi còn đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh nhân thường bị đau ở khớp nhiều và có thể kèm theo sưng nóng đỏ. Tuy nhiên dạng viêm khớp này không để lại di chứng nguy hiểm nào. Tổn thương hệ thống ngoại tháp gây biểu hiện múa giật, múa vờn là những ảnh hưởng đến não, nhưng các tổn thương trên não đa số lại hồi phục được và không để lại di chứng. Gây nhồi máu:do mảnh cục sùi nhồi máu não thận và các chi, do viêm nội tâm mạc Tạo điều kiện cho viêm nội tâm mạc nhiễm trùng cấp và bán cấp tính do liên cầu khuẩn. Xơ hóa các van tim: nếu bị xơ hóa toàn bộ mặt của van tim sẽ dẫn tới van tim bị co ngắn lại và làm hở lỗ van tim. Còn nếu xơ hóa ở giữa van tim sẽ bị co kéo theo hướng chụm lại vào nhau gây ra hẹp lỗ van tim. Vấn đề quan trọng nhất là sự tái phát và tiến triển dẫn gây ra những tổn thương không phục hồi chức năng của van tim trong thấp tim dẫn tới bệnh tim do thấp. Các tổn thương này sẽ ngày một nặng thêm và gây ra những ảnh hưởng nặng nề về chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bệnh nhân. Bệnh tim do thấp hay gặp nhất là hở van hai lá, hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ,... hoặc phối hợp các tổn thương của van tim. Hở van tim: là khi van hai lá hở, tim bóp trong thì tâm thu một lượng máu sẽ chạy qua van hai lá vào tâm nhĩ trái, dẫn tới ở tâm nhĩ trái dày không đều ở nội tâm mạch được gọi là mảng Mac-callum và gây ra giãn tâm nhĩ trái và thành tâm thất trái dày lên. Do van hai lá hở, trong thì tâm trương một lượng máu từ nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái nhiều hơn bình thường làm cho tâm thất trái ngày càng dày thêm. Nếu không thích ứng được thì tâm thất trái sẽ giãn và dẫn tới tình trạng suy tim. Hở van động mạch chủ: khi van động mạch chủ hở, trong thì tâm trương một lượng máu từ động mạch chủ sẽ chảy trở lại tâm thất (có khi tới 1/2  lượng máu, kết hợp với hở van 2 lá làm cho tâm thất trái phải chứa máu nhiều hơn do đó càng làm cho tâm thất trái giãn và làm cho tình trạng suy tim trái càng nhanh hơn.  Hở van ba lá và van động mạch phổi: các tổn thương của van này cũng như tổn thương của van hai lá và van động mạch chủ nhưng nhẹ hơn. Nhìn chung dù hở bất cứ van nào của tim thì cũng đều dẫn đến tim giãn và tim thường có hình ảnh chung như: tim giãn, tim to hơn bình thường, mỏm tim tròn nhưng trên hình ảnh vi thể tổn thương tim thường không có gì đặc biệt. Hẹp van hai lá: trong thì tâm trương, máu xuống tâm thất trái, giảm và sẽ ứ lại trong tâm nhĩ trái. Ở cuối kỳ tâm trương, làm cho tâm nhĩ trái phải bóp mạnh để tống máu xuống tâm thất trái. Do đó sẽ giãn tâm nhĩ trái và làm cho máu xuống tâm thất trái càng ít đi, tâm thất trái càng ít máu. Máu sẽ càng giảm khi co bóp để đẩy máu lên động mạch chủ, dần dần tâm thất trái sẽ teo và nhỏ hơn bình thường. Hẹp van động mạch chủ: ở thì tâm thu lượng máu từ tâm thất trái lên động mạch chủ sẽ ít đi. Tâm thất trái sẽ phải làm việc nhiều hơn dẫn tới phì đại tâm thất trái và cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim. Hẹp hở van ba lá và hẹp van động mạch chủ: Tổn thương thường giống như hẹp van 2 lá và van động mạch chủ, và thường rất hiếm gặp. Trong thực tế tổn thương đơn thuần hẹp hoặc hở van tim thường hiếm gặp trong bệnh thấp tim cũng như các hình ảnh tổn thương không thể điển hình như ta đã mô tả trên .
Bệnh thấp tim không lây truyền từ người bị bệnh sang người lành.
Bệnh tim do thấp hay bệnh thấp tim có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và người trẻ, có độ tuổi từ 5 tuổi đến 15 tuổi. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp khoảng 2 lần nam giới. Do tiền sử gia đình, một số người mang gen có thể khiến bản thân họ bị bệnh sốt thấp khớp Bệnh thấp tim hiếm gặp ở các nước phát triển, tuy nhiên ở các nước đang phát triển bệnh vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở những nơi có không có điều kiện, dinh dưỡng và vệ sinh còn kém như Nam Á hay châu Phi. Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh thấp tim đã giảm nhiều nhưng vẫn còn nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì di chứng tổn thương ở van tim, do hậu quả của việc bị thấp tim từ lúc trẻ.
Bệnh thấp tim có thể phòng ngừa được nhằm tránh dẫn tới bệnh van tim do thấp hoặc phòng tránh được sự tiến triển của bệnh thêm nặng.  Một số biện pháp phòng bệnh bao gồm: Cách phòng bệnh cấp một Giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao ý thức của người dân. Nâng cao mức sống, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa,... Giữ gìn vệ sinh, vệ sinh răng miệng, mũi, hầu họng nhằm ngăn ngừa các nhiễm trùng do liên cầu Tránh nhiễm lạnh, ăn uống đầy đủ để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cách phòng bệnh cấp hai là khi phát hiện bị bệnh thấp tim thì cần tim phòng thấp đều đặn nhằm tránh những biến chứng trầm trọng đến van tim.
Chẩn đoán bệnh thấp tim dựa trên các tiêu chuẩn của Jone bao gồm: Các tiêu chuẩn chính Viêm đa khớp: biểu hiện đau sưng đỏ ở các khớp to với các đặc điểm lâm sàng như không cử động được khớp, và đau khớp có tính chất di động, từ khớp này sang khớp khác thì khỏi mà không để lại di chứng. Viêm tim: nghe tim có tiếng thổi tâm trương hay tâm thu hoặc có thêm tiếng cọ màng tim, mạnh nhanh mà nhỏ và gõ tim thấy diện tim to. Cục Meynet dưới da: di động được, rắn, to bằng hạt đỗ thậm chí là hạt ngô, đa số sờ thấy được ở khớp và cột sống. Hồng ban: dấu hiệu nút hồng ban cho thấy có các biến đổi tổ chức dưới da. Múa giật: do rối loạn về thần kinh dẫn đến vận động không tự chủ do tổn thương não. Các tiêu chuẩn phụ Sốt Điện tâm đồ sóng PR kéo dài: Xét nghiệm này còn được gọi là ECG hoặc EKG để ghi lại các tín hiệu điện hoạt động của tim và cho thấy tình trạng viêm của tim hoặc chức năng tim kém. Tiền sử đã mắc viêm khớp do liên cầu Tốc độ lắng máu tăng cao Bạch cầu tăng C-reactin protein dương tính. Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim được hiển thị trên màn hình điện tử giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về tim
Bệnh thấp tim cấp tính có thể xảy ra sau khi nhiễm trùng họng do liên cầu gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới những biến chứng trầm trọng đến van tim. Vì vậy có hai chiến lược quan trọng để điều trị bệnh thấp tim trong giai đoạn cấp: Để loại trừ liên cầu khuẩn ra khỏi cơ thể và ngăn chặn tại pháp thấp tim cần dùng kháng sinh kịp thời, hơn nữa còn làm giảm đi cơ hội của việc tổn thương đến van tim. Thuốc kháng sinh để điều trị bệnh tim do thấp khá đơn giản là penicillin như là một loại thuốc đầu tay, nếu bệnh nhân bị dị ứng với penicillin có thể dùng một số loại kháng sinh khác. Hàng tháng hoặc cứ mỗi 3 tuần trong vài năm sau đó, bệnh nhân cần được tiêm phòng thấp tim sau đó bằng penicillin chậm, tùy theo chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh để phòng ngừa tái phát thấp tim. Trong giai đoạn cấp có các thuốc điều trị triệu chứng như các thuốc giảm viêm, dùng để giảm viêm khớp đặc biệt là aspirin. Nếu bị viêm tim nặng có thể sẽ dùng nhóm thuốc corticoid. Xem thêm: Bệnh thấp tim ở trẻ em có chữa được không? Thấp tim có thể gây hở van động mạch chủ Dấu hiệu và tiêu chuẩn chẩn đoán thấp tim
Tăng huyết áp thai kỳ
Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Huyết áp gồm có hai con số (ví dụ 140/80mmHg, 130/90mmHg). Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa), số thấp hơn là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kì coi huyết áp ≥130/80mmHg là tăng huyết áp). Tức là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90mmHg. Tăng huyết áp thai kỳ là gì? Tăng huyết áp thai kỳ là tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về bình thường 6 tuần sau đẻ. Tăng huyết áp thai kỳ mức độ nhẹ khi huyết áp từ 140-159/90-109mmHg, mức độ nặng khi huyết áp ≥160/100mmHg Các khái niệm sau cần phải phân biệt với tăng huyết áp thai kỳ: Tăng huyết áp phát hiện từ trước: tăng huyết áp có từ trước tuần thứ 20 của thai kỳ, kéo dài hơn 6 tuần sau đẻ Tăng huyết áp phát hiện từ trước, năng lên khi có thai kèm protein niệu Tiền sản giật: tăng huyết áp thai kỳ kèm protein niệu (>0,3g/24h). Do vậy nếu phát hiệu tăng huyết áp thai kỳ (sau tuần 20) kèm protein trong nước tiểu cần phải chẩn đoán là tiền sản giật Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi. Đối với mẹ, nó có thể gây bong rau, đột quỵ, suy đa tạng, rối loạn đông máu rải rác. Đối với thai nhi, nó có thể gây chậm phát triển trong tử cung, sinh non, thai lưu.
Nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ rất phức tạp với sự đóng góp của nhiều yếu tố và vẫn còn đang được nghiên cứu
Thường tăng huyết áp thai kỳ đơn thuần không có nhiều triệu chứng, đa phần tình cờ phát hiện ra. Bệnh nhân thường có triệu chứng trong trường hợp tiền sản giật: Đau đầu kéo dài, dữ dội Rối loạn thị lực (nhìn đôi, nhìn mờ, mất thị lực thoáng qua…) Đau vùng thượng vị Thay đổi ý thức Khó thở, đau ngực sau xương ức Khi có các triệu chứng này thì bệnh tương đối nặng, cần xử trí khẩn cấp, có thể phải chấm dứt thai kỳ.
no_information
Tiền sản giật ở thai kỳ trước Tuổi >40 hoặc <18 Tăng huyết áp mạn tính Bệnh thận mạn Bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng kháng phospholipid) Đái tháo đường Béo phì Có thai bằng thụ tinh nhân tạo Đa thai
Tránh mang thai, sinh nở khi tuổi cao Giảm cân trước khi mang thai (nếu thừa cân) Chế độ ăn lành mạnh: nhiều rau xanh, hoa quả, ít mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ Tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai. Trong khi có thai cũng cần vận động phù hợp tùy từng giai đoạn. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán tiền sản giật, nên vận động nhẹ nhàng tùy tình trạng bệnh nhân. Không khuyến khích nằm tại giường trong một thời gian dài Kiểm soát đường huyết tốt trước và trong khi mang thai nếu bị đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kỳ
Đo huyết áp đúng cách để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ Cần làm các xét nghiệm: tổng phân tích nước tiểu, nước tiểu 24h để tìm protein niệu, chẩn đoán tiền sản giật Siêu âm thai định kỳ để đánh giá sự phát triển của thai nhi Xét nghiệm chức năng gan, thận, đường máu… đánh giá tổn thương các cơ quan nếu có tiền sản giật
Tăng huyết áp thai kỳ điều trị như thế nào? Cần điều trị tăng huyết áp thai kỳ khi huyết áp ≥ 140/90mmHg Khi huyết áp tâm thu ≥ 170mmHg, huyết áp tâm trương ≥110mmHg cần phải nhập viện cấp cứu Các thuốc được ưu tiên dùng: methyldopa, labetalol, chẹn kênh Canxi (nifedipin..) Chống chỉ định dùng các thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể vì có thể gây dị tật cho thai nhi Bệnh nhân tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật mức độ nhẹ, khuyến cáo chấm dứt thai kỳ ở tuần 37 Xem thêm: Ảnh hưởng của tăng huyết áp thai kỳ đối với mẹ và bé Bệnh tiền sản giật - Những điều mẹ bầu cần biết Kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả Tăng huyết áp trong thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Than
Bệnh than là gì? Bệnh than, tên gọi khác là bệnh nhiệt thán, là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi khuẩn gram dương hình que là Bacillus anthracis. Bệnh được gây ra trên các loài động vật máu nóng như gia súc, động vật hoang dã hoặc cũng có thể là bệnh than ở người. Bệnh than đang là mối đe dọa hiện nay khi ngày càng bị lợi dụng căn bệnh này để làm vũ khí sinh học.
Nguyên nhân của bệnh than là vi khuẩn Bacillus anthracis. Vi khuẩn Bacillus anthracis có khả năng sinh bào tử hay còn gọi là nha bào chính là tác nhân chính dẫn đến bệnh than. Khi sinh bào tử sau nhiều năm ẩn mình ở môi trường tự nhiên, các bào tử của vi khuẩn Bacillus anthracis tồn tại rất lâu và có sức sống rất cao trong những môi trường khắc nghiệt. Loại bào tử này còn có khả năng chịu nhiệt và đề kháng với một số hóa chất khử trùng. Từ những bào tử gây bệnh này, con người tiếp xúc với động vật, những sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh, những vết thương, sự hít phải vi khuẩn gây bệnh sẽ gây nên bệnh than.
Triệu chứng của bệnh than phụ thuộc vào bệnh xảy ra qua con đường nào và những triệu chứng này xuất hiện trong bảy ngày sau khi tiếp xúc. Triệu chứng bệnh than xảy ra qua da Bệnh xảy ra qua một vết cắt trên da bao gồm những biểu hiện sau: Một số vết giộp và u nhỏ có thể gây ngứa Sưng vùng xung quanh vết thương Vết thương có thể không đau, loét, tâm đen xuất hiện sau vết giộp và u nhỏ, vị trí ở mặt, cổ, cánh tay, bàn tay. Triệu chứng bệnh than xảy ra qua đường hô hấp Sốt, ớn lạnh. Khó chịu vùng ngực, khó thở. Chóng mặt. Ho Buồn nôn, nôn. Đau đầu Đau bụng. Toát mồ hôi. Đau nhức toàn thân. Đau nhức cơ. Triệu chứng bệnh than xảy ra qua đường tiêu hóa Do ăn phải những thức ăn, thịt động vật bị nhiễm vi khuẩn, thường có các dấu hiệu sau: Sốt, ớn lạnh. Sưng cổ, nổi hạch vùng cổ. Đau họng, nuốt có cảm giác đau. Khàn giọng. Buồn nôn, nôn, nôn ra máu. Đau bụng. Tiêu chảy, tiêu chảy có máu. Đau đầu. Đỏ mặt. Đỏ mắt.
Bệnh than lây truyền chủ yếu qua ba con đường: Qua vết thương hở trên da Qua đường hô hấp Qua đường tiêu hóa Cả ba con đường này đều có nguyên nhân trực tiếp là việc nhiễm phải vi khuẩn từ mô động vật, da, xương, lông, các sản phẩm  có nguồn gốc từ động vật nhiễm bệnh than thông qua việc tiếp xúc, sờ phải, hít phải và ăn phải những mầm bệnh.
Những đối tượng nguy cơ mắc bệnh than nhiều hơn những người bình thường bao gồm: Những người phục vụ trong quân đội và những khu vực có nguy cơ mắc phải bệnh than. Những người liên quan đến việc nghiên cứu bệnh than trong phòng thí nghiệm. Những người làm công việc xử lý da, lông động vật trong các khu vực có nguy cơ bị bệnh than. Những người làm việc trong ngành thú y. Những người tiêm chích, sử dụng các loại ma túy.
Để phòng ngừa bệnh than, cần thực hiện những biện pháp sau: Tuyên truyền giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt khi tiếp xúc với những vật nhiễm vi khuẩn bệnh than. Hướng dẫn chăm sóc vết thương trên da. Đối với ngành công nghiệp có nguy cơ truyền bệnh than, thực hiện phòng chống bụi, thông gió tốt, trong khâu chế biến nguyên vật liệu từ động vật thô. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho công nhân làm trong những ngành công nghiệp có nguy cơ mắc bệnh. Sử dụng đồ bảo hộ lao động, vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm vi khuẩn gây bệnh than. Dùng hơi formaldehyde để diệt khuẩn trong các khu vực công nghiệp nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Không được mổ xác chết, giết mổ động vật bị nghi nhiễm bệnh hoặc đã nhiễm bệnh than. Nếu đã mổ thì phải tiêu hủy toàn bộ dụng cụ và vật dụng có liên quan đến việc giết mổ. Đặc biệt, bệnh than ở Việt Nam được phòng chống bằng cách tiêu hủy theo trình tự những xác chết động vật hoặc động vật sống mắc bệnh, có biểu hiện mắc bệnh than. Ngăn cấm bán da, lông cũng những động vật nhiễm bệnh than. Kiểm tra nước thải và những chất thải của nhà máy chế biến động vật có nguy cơ nhiễm bệnh.
Để chẩn đoán chính xác bệnh than, ngoài những triệu chứng lâm sàng, cần làm những kỹ thuật cận lâm sàng để củng cố chẩn đoán: X quang ngực và chụp cắt lớp vi tính: để đánh giá trung thất mở rộng, tràn dịch màng phổi. Từ đó, đưa đến suy nghĩ bệnh than xảy ra qua đường hô hấp. Đo lường kháng thể, độc tố có trong máu. Xét nghiệm tìm vi khuẩn Bacillus anthracis thông qua các loại mẫu vật: Miếng gạc ở phần da tổn thương. Đờm, máu, dịch hô hấp tiết ra. Máu, phân. Dịch cột sống. Đất chôn động vật chết hoặc da, xương của chúng.
Đối với điều trị bệnh than: Bệnh xảy ra qua đường da dễ điều trị nhất Bệnh xảy ra qua đường hô hấp lại diễn tiến nhanh hơn và có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và viêm màng não nên cần được xử trí tích cực từ sớm. Bệnh xảy ra qua đường tiêu hóa tương đối khó điều trị vì bệnh nhân bị mất nước, mất điện giải, mất máu, nhiễm khuẩn huyết và thủng ruột. Để điều trị cụ thể bệnh than, thường sử dụng các phương pháp sau: Điều trị nội khoa bằng sử dụng kháng sinh kết hợp với truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Khi được điều trị bằng kháng sinh, hiệu quả tốt nhất trong sáu mươi ngày từ lúc tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Vắc xin cho bệnh than đã được sử dụng đối với những người làm việc trong lĩnh vực quân đội, nghiên cứu khoa học liên quan đến bệnh than hoặc có nguy cơ mắc bệnh than, bác sĩ thú y có làm việc trực tiếp với những động vật nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh than và những người bị nhiễm bệnh than sau cuộc tấn công sử dụng bệnh than như vũ khí sinh học. Những đối tượng không được phép sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người lớn tuổi.
Uốn ván
Uốn ván là bệnh gì? Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây nên. Ngoại độc tố này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ, có thể gây tử vong. Ở Việt Nam, bệnh uốn ván phân bố rải rác ở các tỉnh thành trong cả nước và có ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh dưới 1/1000 trẻ đẻ sống.Tỷ lệ tử vong của bệnh uốn ván cao hơn ở những người không tiêm chủng và người lớn trên 60 tuổi.
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani). Đây là trực khuẩn gram dương, có lông quanh thân, di động tương đối, sống trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc hình dùi trống. Vi khuẩn uốn ván chết ở 560C, nhưng nha bào uốn ván rất bền vững, còn có thể gây bệnh uốn ván sau 5 năm ở trong đất. Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin có thể diệt nha bào sau 8-10 tiếng và đun sôi trong vòng 30 phút cũng giết chết được nha bào. Loại vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất. Nhiễm trùng vết thương, thường là vết thương hở, vết thương nhiễm bẩn, sâu, nhiều dị vật là môi trường thuận lợi thường gặp vi khuẩn uốn ván. Bào tử xâm nhập vào vết thương trên da, sinh sôi nảy nở và tạo ra độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh. Chất độc sẽ lan dần vào tủy sống và não. Độc tố ngăn chặn những tín hiệu hóa học từ não và tủy sống đến cơ. Cơ sẽ bị co giật nặng, bệnh nhân có thể ngừng thở và tử vong nếu nhóm cơ hô hấp bị co cứng kéo dài. Uốn ván sơ sinh thường bắt nguồn từ nhiễm trùng do cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng triệu chứng co thắt cơ hàm nhẹ, sau đó ảnh hưởng đến các cơ khác trong vùng mặt và các vị trí khác nhau trong cơ thể như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Co các cơ thắt lưng tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng. Co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp. Việc co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát. Uốn ván toàn thân là thể bệnh phổ biến nhất. Triệu chứng uốn ván toàn thân là nhiều cơ bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày từ khi vi khuẩn xâm nhập. Các cơ bị ảnh hưởng hầu hết thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. Cơ mặt bị co lại nên mặt bị nhăn. Một số người bị co giật cơ mạnh, đau đớn khắp toàn thân, thậm chí rách cơ và gãy xương. Bệnh có thể nhẹ khi cơ co cứng với vài cơn co giật, vừa nếu có cứng hàm và khó nuốt hoặc nặng nếu co giật dữ dội hoặc ngừng thở. Uốn ván cục bộ không phổ biến. Triệu chứng uốn ván cục bộ xuất hiện ở các cơ gần vết thương. Uốn ván cục bộ thông thường có tiên lượng tốt hơn uốn ván toàn thân, tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 1%. Tuy nhiên uốn ván cục bộ cũng có thể là dấu hiệu báo trước của uốn ván toàn thân.
Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu, bị nhiễm bẩn, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn. Ghi nhận được các trường hợp mắc bệnh uốn ván sau phẫu thuật, hay sau nạo thai trong những điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và/hoặc các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho nha bào uốn ván phát triển. Trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván sơ sinh là do quá trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh. Nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ, gạc băng rốn không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván. Bệnh uốn ván sơ sinh thường xảy ra ở trẻ bị đẻ rơi, đẻ tại nhà được chăm sóc theo phong tục tập quán lạc hậu, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Bệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh uốn ván: Suy giảm hệ miễn dịch, không tiêm vắc xin uốn ván Không được thuốc tiêm phòng TIG kịp thời để chống lại bệnh uốn ván; Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác; Mô bị tổn thương nhiều Tình trạng sưng tấy xung quanh vết thương. Những vết thương sau là điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh uốn ván: Vết thương hở, bao gồm xăm mình, xỏ khuyên, vết tiêm Vết thương nhiễm bẩn, nhiều dị vật Vết thương do đạn bắn Gãy xương hở Bỏng Vết thương do phẫu thuật Vết cắn của động vật
Các cách phòng ngừa bệnh uốn ván: Tiêm vắc xin uốn ván là cách phòng bệnh tốt nhất. Tiêm vắc xin uốn ván để chủ động phòng uốn ván cho mẹ và UỐN VÁN SƠ SINH cho con. Phụ nữ có thai cần được tiêm tối thiểu 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng và liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng. Những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều uốn ván trước khi sinh 1 tháng. Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib. Dùng globulin miễn dịch uốn ván khi có các vết thương sâu, nhiễm bẩn, nhiều dị vật, có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với người có các vết thương sâu, nhiễm bẩn nhiều, chứa dị vật, dễ mắc bệnh uốn ván thì cần xử lý như sau: Trường hợp người bị thương đã được tiêm vắc xin uốn ván đầy đủ: Đối với vết thương nhẹ, không bị nhiễm bẩn và liều vắc xin uốn ván cuối cùng cách lúc đó > 10 năm thì phải tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin uốn ván. Đối với vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn và trong vòng 5 năm trước đó chưa được tiêm vắc xin uốn ván thì phải tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin uốn ván ngay trong ngày bị thương. Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ bằng vắc xin uốn ván Cần phải được tiêm 1 liều vắc xin uốn ván ngay càng sớm càng tốt sau lúc bị thương. Nếu vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn thì cần tiêm thêm TIG. Tiêm chưa đủ liều Trường hợp người bị thương chưa được tiêm đủ 3 liều vắc xin uốn ván hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin uốn ván và có vết thương sâu hoặc bị nhiễm bẩn thì cho tiêm TIG với liều thấp nhất là 250 IU hoặc SAT với liều 1500-5000 IU. Có thể tiêm vắc xin uốn ván, tiêm TIG hoặc SAT cùng một lúc, nhưng phải dùng bơm kim tiêm riêng và tiêm ở vị trí khác nhau. Trước khi tiêm SAT có nguồn gốc từ động vật thì phải thử phản ứng để phòng sốc phản vệ bằng test trong da. Trường hợp người bị thương đã có lần được tiêm huyết thanh động vật thì trước khi tiêm phải thử phản ứng nội bì có đối chứng âm tính bằng tiêm nước muối sinh lý. Đọc kết quả sau 15 - 20 phút. Nếu chỗ đối chứng âm tính và chỗ thử xuất hiện nốt phỏng với quầng đỏ rộng 3mm thì đó là kết quả thử dương tính và cần phải làm giải mẫn cảm. Ngoài ra cần tuyên truyền giáo dục sức khoẻ về những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh uốn ván và uốn ván sơ sinh, sự nguy hiểm và cách sơ cứu của các vết thương do đâm chọc và những vết thương kín và sự cần thiết phải tiêm chủng chủ động hoặc tiêm chủng thụ động sau khi bị thương, sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong y tế.
Chẩn đoán bệnh uốn ván chủ yếu dựa vào biểu hiện uốn ván với co cứng cơ. Hiện tại không có xét nghiệm máu để chẩn đoán uốn ván và không phân lập được vi khuẩn uốn ván ở người. Thử nghiệm với que đè lưỡi là một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện bằng cách chạm vào thành họng sau với dụng cụ đè lưỡi và quan sát phản ứng. Một kết quả dương tính khi có sự co rút không tự nguyện của hàm (cắn xuống "thìa"). Một báo cáo ngắn trên Tạp chí Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Hoa Kỳ cho biết, trong một nghiên cứu đối tượng bị ảnh hưởng, xét nghiệm này có độ đặc hiệu cao (không có kết quả xét nghiệm dương tính giả) và độ nhạy cao (94% người nhiễm bệnh cho kết quả dương tính kiểm tra).
Trước khi điều trị uốn ván, cần làm sạch các vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng. Vết thương phải được cắt lọc các tổ chức bị nhiễm bẩn hoặc hoại tử và Phải duy trì tình trạng thoáng khí của vết thương. Miễn dịch uốn ván (TIG) được tiêm càng sớm càng tốt, ngay cả khi đã được tiêm phòng vắc xin uốn ván trước đây. Tiêm bắp TIG với liều từ 3000 - 6000 IU. Nếu không có TIG, có thể thay thế bằng tiêm tĩnh mạch một liều SAT. Tuy nhiên liệu pháp này chỉ có tác dụng ngắn và không thể thay thế các phương pháp khác. Các chuyên gia Y tế nói rằng cách này có thể an toàn đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Các bác sĩ có thể chỉ định các nhóm kháng sinh penicillin hoặc metronidazole từ 7-14 ngày với liều cao, những kháng sinh này ngăn chặn vi khuẩn độc hại gây co thắt cơ và cứng khớp. Bệnh nhân bị dị ứng với penicillin hoặc metronidazole có thể thay thế bằng tetracycline. Có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ kết hợp với mở khí quản hoặc đặt ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp bằng thở máy để cấp cứu bệnh nhân. Đồng thời với điều trị, phải gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin uốn ván cho bệnh nhân. Xem thêm: Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không? 5 thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu như thế nào hiệu quả nhất? Lịch tiêm phòng uốn ván chi tiết cho bà bầu mang thai lần đầu, lần 2 trở lên
Ung thư da
Ung thư da là gì? Ung thư da là một trong các ung thư thường gặp và khá dễ chẩn đoán. Ung thư da (không kể ung thư hắc tố) là các ung thư xuất phát từ biểu mô da che phủ mặt ngoài cơ thể, gồm nhiều lớp tế bào. Lớp tế bào đáy sinh ra ung thư tế bào đáy, lớp tế bào vảy sinh ra ung thư biểu mô vảy. Các  tuyến phụ thuộc của da như tuyến mồ hôi, tuyến bã sinh ra ung thư tuyến mồ hôi, tuyến bã… Ung thư da hay gặp ở người da trắng, chủ yếu ở người già, nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da hở với tỷ lệ 90% ở vùng đầu mặt cổ. Tỉ lệ mắc ung thư da ở Việt Nam vào khoảng 2,9-4,5/100.000 dân. Ung thư da có chữa được không ? Ung thư da có thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn nếu được phát hiện sớm.
Da tiếp xúc với các tia phóng xạ: Bức xạ cực tím: Tia bức xạ cực tím do các tia nắng mặt trời và các đèn phát tia tử ngoại như đèn hồ quang các- bon, thủy ngân, thạch anh lạnh…Đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của ung thư da. Vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng ở cường độ mạnh và trong một thời gian dài là yếu tố bệnh sinh quan trọng nhất gây ung thư da. Bệnh thường xảy ở những người làm việc ngoài trời ngư dân, nông dân, công nhân cầu đường… Bức xạ ion hóa: ung thư da thường phát triển sau 14-15 năm kể từ khi tiếp xúc bức xạ ion hóa. Tia UV có mấy loại? Loại nào ảnh hưởng xấu tới da? Các hội chứng gia đình Một số hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ mắc ung thư da bao gồm: Bệnh xơ da nhiễm sắc:  có đột biến lặn các nhiễm sắc thể đặc trưng bởi sự tăng cảm với tia cực tím. Bệnh có biểu hiện tổn thương da toàn thân với da dầy, xơ, nhiều vảy bong. Bệnh nhân thường mắc ung thư da trước 20 tuổi. Phòng bệnh bằng cách tránh các bức xạ mặt trời. Hội chứng tế bào đáy dạng nơ-vi (Nevoid basal cell syndrome): đặc trưng bởi đột biến trội nhiễm sắc thể kết hợp với các nang xương hàm hoặc các hốc lõm ở lòng bàn tay, bàn chân. Ung thư da tế bào đáy nhiều ổ phối hợp với xơ da, bất thường ở xương sườn và cột sống. Hội chứng Gardner: hội chứng di truyền trội với các tổn thương u nang bì và nang dưới da. Hội chứng Torres: Di truyền các ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tuyến bã không di căn ở những bệnh nhân có xơ khô da nhiều ổ. Bệnh thường kèm theo ung thư đại tràng và ung thư bóng Vater. Các bệnh lý da tồn tại từ trước Bệnh dày sừng quang hóa: 1-20% chuyển thành ung thư da. Tổn thương là những mảng ban đỏ sần sùi, có vảy ở vùng da hở như vùng đầu cổ, có thể tự thoái triển nếu bệnh nhân thay đổi nghề nghiệp, giảm  tiếp xúc với bức xạ cực tím. Bệnh Bowen: 3-5% chuyển thành ung thư da. Bệnh biểu hiện bằng các vết ban đỏ có vảy, bờ rõ bệnh, thường gặp ở người già. Tàn nhang: Người  nhiều vết nám, tàn nhang có nguy cơ ung thư da cao hơn. Nhiễm trùng: Nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV: Human papilloma virus) có liên quan trực tiếp đến ung thư da tế bào vảy. HPV được tìm thấy trong đa số các trường hợp quá sản biểu mô dạng hạt cơm- một loại tổn thương tiền ung thư. Viêm da mạn tính hoặc chấn thương da: Ung thư có thể phát triển trên vùng da có tổn thương từ trước như da bỏng cũ, lỗ dẫn lưu, lỗ dò loét do nằm lâu, vết xăm da. Các ung thư này có xu hướng lan rộng và di căn hạch vùng. Miễn dịch: Nguy cơ ung thư da ở người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc sau ghép cơ quan tăng gấp 16 lần. Trường hợp này u phát triển mạnh và tổn thương lan tỏa hơn. Tiếp xúc với hóa chất gây ung thư Một số hóa chất gây ung thư da trong trường hợp da tiếp xúc lâu với nhựa đường, nhựa than đá, dầu nhờn, thuốc trừ sâu diệt cỏ… Trong đó Arsen là loại hay gặp nhất vì được sử dụng nhiều trong công nghiệp, y tế và có nồng độ cao trong nước uống ở một số nước.
Dấu hiệu ung thư da phụ thuộc vào từng loại. Ung thư da giai đoạn đầu thường dễ nhầm với các tổn thương da lành tính khác như loét, sẹo cũ… Ung thư da biểu mô tế bào đáy: Thường gặp ở vùng mặt, mũi, má, thái dương. Bệnh khởi đầu là vết loét nhỏ, bờ nông, đáy nhẵn, đóng vảy mỏng, mặt đáy giãn mao mạch, có thể nhiễm màu đen dễ nhầm với ung thư hắc tố. Vết loét thường xuất phát từ mụn cơm, nốt ruồi và nốt xơ da nhiễm sắc. Các vết loét phát triển chậm, có bờ đều phá hủy và lan theo bề mặt da, ít xâm lấn sâu. Một số trường hợp loét sâu để lộ xương mặt, bội nhiễm, nề đỏ xung quanh. Ung thư da tế bào đáy hầu như không di căn hạch và  không di căn xa. Ung thư da biểu mô tế bào vảy: Ung thư tế bào vảy hay gặp ở vùng da đầu. Ung thư  xuất phát trên nền sẹo cũ, như sẹo bỏng. Khối u sùi, bề mặt mủn nát, dễ chảy máu U tiến triển nhanh, loét sùi lan theo bề mặt nông, có thể xâm lấn vào xương sọ, biến dạng và bộ nhiễm trầm trọng. Ung thư tế bào vảy hay di căn hạch khu vực như vùng cổ, vùng chẩm, hạch trước tai, hạch dưới cằm, dưới hàm: hạch di căn thường to, chắc, đơn độc hoặc dính thành đám, hạch di động hoặc cố định. Ung thư các tuyến phụ thuộc da: Bao gồm tuyến mồ hôi, tuyến bã. Ung thư thường nằm dưới mặt da, đẩy lồi da lên cao, dễ nhầm ung thư phần mềm. Khối u chắc, dính, di động hạn chế kèm nề đỏ và đau. U phát triển nhanh xâm lấn xuống lớp sâu vào cơ và xương.
no_information
Người da trắng hay gặp nhất: > 200/100.000 dân, người da đen ít mắc nhất <10/100.000 dân Người lao động ngoài trời tiếp xúc nhiều với tia cực tím Người lao động tiếp xúc với hóa chất độc hại Người có các bệnh lý tiền ung thư da Người suy giảm miễn dịch: HIV, sau ghép tạng, dùng thuốc ức chế miễn dịch ở các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn Người mắc các hội chứng di truyền như hội chứng Gardner, hội chứng Torres, hội chứng Bowen…
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không nên tắm nắng vào khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm, không để cháy nắng da. Những người phải làm việc ngoài trời cần có bảo hộ lao động như dùng mũ,nón, quần áo dài tay hoặc che ô tránh nắng. Các phương pháp làm đẹp như tắm trắng làm mất lớp sừng trên da, các tế bào non phải tiếp xúc với ánh nắng và các yếu tố có hại từ môi trường nên rất dễ mắc các bệnh về da, đặc biệt là ung thư da. Mặc quần áo nhiều màu hoặc tối màu bằng các chất liệu tự nhiên có tác dụng bảo vệ da tốt hơn so với quần áo sáng màu bằng chất liệu nhân tạo. Khi làm việc có tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ cần thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn trong lao động, như đi găng, đi ủng, quần áo bảo vệ, kính, mặt nạ. Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, tránh và điều trị kịp thời các triệu chứng viêm nhiễm trên da. Cần chú ý tuyên truyền và khám tỉ mỉ phát hiện các thương tổn ở da giai đoạn sớm vì dễ thấy và điều trị có hiệu quả cao ở giai đoạn này.
Chẩn đoán ung thư da dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả sinh thiết. Có 4 triệu chứng báo hiệu chẩn đoán sớm ung thư da: Ổ loét lâu liền hoặc loét rớm máu Ổ dầy sừng có loét, nổi cục, dễ chảy máu Ổ loét hoặc u trên nền sẹo cũ Nốt đỏ mạn tính có loét, thay đổi kích thước của nốt ruồi. Ngoài ra khi soi kính lúp, các mạch máu tân tạo được quan sát khá rõ. Có thể sinh thiết tổn thương chẩn đoán mô bệnh học.
Nguyên tắc điều trị Dựa vào loại mô bệnh học, vị trí u, mức độ lan rộng, giai đoạn bệnh. Điều trị triệt căn ung thư da chủ yếu bằng phẫu thuật. Ung thư tuyến phụ thuộc da ít đáp ứng với xạ trị hoặc hóa trị nên vai trò phẫu thuật rất lớn. Cần cắt bỏ rộng u, vét hạch khu vực một cách hệ thống khi có di căn. Điều trị không triệt căn với ung thư da nhằm giảm triệu chứng, chống chảy máu, hạn chế nhiễm khuẩn, chống đau. Phẫu thuật ung thư da Khoảng 80% ung thư da được điều trị bằng phẫu thuật. Nguyên tắc phẫu thuật: lấy u đủ rộng, đảm bảo diện cắt xung quanh không còn tế bào ung thư. Cần cân nhắc kỹ các yếu tố: Vị trí, kích thước, mức độ thâm nhiễm, bề rộng của khối u, vấn đề thẩm mỹ chỉ là thứ yếu. Tia xạ -Ung thư biểu mô tế bào đáy nhạy cảm với tia nên hiệu quả có thể ngang với phẫu thuật. Tuy nhiên cần chú ý các vị trí gần mắt, niêm mạc mũi miệng dễ bị bỏng. -Xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật ung thư da được chỉ định với mục đích ngăn tái phát tại chỗ, tại vùng. Sau phẫu thuật ung thư da tế bào đáy mà diện cắt tiếp cận có thể xạ trị bổ trợ, nhất là mổ vùng sát xương. Sau phẫu thuật ung thư da tế bào vảy mà diện cắt tiếp cận cũng nên xạ trị bổ trợ. + Hầu hết các trường hợp di căn hạch, sau vét hạch cũng cần xạ trị bổ trợ với liều xạ khoảng 55-60 Gy. Hóa trị: Hóa chất tại chỗ: Dùng kem 5-FU có thể điều trị khỏi các thương tổn tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô đáy nông nhỏ. Hóa chất toàn thân: Hóa trị trước phẫu thuật được chỉ định đối với ung thư da có độ ác tính mô học cao.  Hóa chất làm thoái lui khối u và hạch tạo điều kiện dễ dàng phẫu thuật, giảm khả năng lan tràn tế bào ung thư. Hóa trị sau mổ nhằm giảm khả năng tái phát và di căn. Trường hợp ung thư lan rộng không thể phẫu thuật, hóa trị đơn thuần hoặc phối hợp với xạ trị nhằm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng sống.   Điều trị tái phát Tái phát sau phẫu thuật ung thư da tế bào đáy có thể phẫu thuật lại lấy rộng u hoặc xạ trị, kết quả vẫn tương đối tốt. Tái phát sau phẫu thuật ung thư da tế bào vảy hoặc tuyến phụ thuộc da thường có tiên lượng xấu do bệnh ác tính cao.  Phẫu thuật lại lấy rộng tổn thương và tạo hình vùng khuyết hổng da, nếu diện cắt tiếp cận thì xạ trị sau mổ. Tái phát hạch: cắt bỏ khối hạch, tia xạ sau mổ.     Xem thêm: Các biện pháp chẩn đoán ung thư da Ung thư hắc tố da Ung thư da đầu
Ung thư xương
Ung thư xương là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư. Bệnh tiến triển từ từ, triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh thường đến viện ở giai đoạn muộn. Bệnh hay gặp ở thanh thiếu niên từ 15-25 tuổi, chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng lứa. Nam gặp nhiều hơn nữ. Ung thư xương là ung thư liên kết từ 3 loại tế bào: tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh thường biểu hiện ở vị trí xương chày, xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay. Ung thư xương có thể nguyên phát hoặc do di căn từ nơi khác đến (chủ yếu từ vú, phổi..)
Ung thư xương thứ phát: Đa số ung thư xương là ung thư thứ phát do di căn từ vị trí khác của cơ thể. (vú, phổi, tuyến giáp…) Ung thư xương nguyên phát: chưa rõ nguyên nhân. Một số trường hợp ung thư xương có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc tiền sử phơi nhiễm phóng xạ trừ trước.
Biểu hiện ung thư xương phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Ung thư xương giai đoạn đầu Triệu chứng mơ hồ, nếu không chú ý sẽ dễ bị bỏ qua Đau mỏi chân tay, đặc biệt người trẻ khoảng 30-40 tuổi. Đau xương, cảm giác vùng xương nào đó ấm hơn. Các chi yếu hơn, tê hoặc đau nhức mơ hồ Dấu hiệu ung thư xương giai đoạn tiến triển: Bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút cân không rõ nguyên nhân, có thể sốt nhẹ Đau xương tăng dần, cảm giác xương yếu đi rõ rệt. Đau liên tục, dùng thuốc giảm đau không đỡ. Vị trí xương bị bệnh có thể sưng to lên. Có thể gãy xương không do chấn thương Nổi hạch ngoại vi rắn chắc, di động hạn chế Vị trí hay gặp ung thư xương: Thường gặp ở “gần gối, xa khuỷu”  (đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay) Ung thư xương chủ yếu gặp ở xương dài, một số ở xương dẹt như xương chậu, xương bả vai.
no_information
Các yếu tố nguy cơ của ung thư xương nguyên phát bao gồm: Di truyền: Có người thân trong gia đình mắc các hội chứng Li-Fraumeni, Rothmund-Thomson, u nguyên bào võng mạc… Bệnh Paget xương: do rối loạn tạo xương và hủy xương dẫn đến hình thành một tổ chức xương mới có cấu trúc bất thường. Tiền sử phơi nhiễm phóng xạ
Hiện tại chưa có phương pháp phòng ngừa ung thư xương đặc hiệu. Một số biện pháp bao gồm: Ăn uống hợp lý: ăn nhiều trái cây, rau xanh. Cung cấp đủ Canxi cho cơ thể. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo Tập thể dục thể thao thường xuyên Tránh tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mạnh Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, các hóa chất độc hại Nếu gia đình có người thân mắc ung thư xương cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
Chẩn đoán ung thư xương dựa vào các cận lâm sàng sau: Chụp Xquang xương thẳng nghiêng: xác định số lượng, vị trí, ranh giới tổn thương và đánh giá sự xâm lấn phần mềm Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ lan rộng của  tổn thương trong xương, trong tủy xương hay ngoài xương. Chụp cộng hưởng từ MRI: đánh giá sự lan rộng của tổn thương trong xương, trong tủy xương, mô mềm, xâm lấn thần kinh, mạch máu Chụp xạ hình xương: xác định giới hạn tổn thương, theo dõi tiến triển và đánh giá kết quả điều trị Chụp PET/CT: phát hiện và theo dõi sarcoma phần mềm, sarcoma xương tái phát, di căn xa. Phân biệt các tổn thương ác tính và lành tính. Sinh thiết: Sinh thiết mở hoặc sinh thiết kim lớn giúp chẩn đoán, phân loại và xác định độ ác tính của tổn thương. Các xét nghiệm khác: Siêu âm ổ bụng, chụp X quang phổi giúp xác định tình trạng di căn.
Có những phương pháp điều trị ung thư xương chính: Phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Phẫu thuật: Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp điều trị triệt căn. Nguyên tắc: lấy hết tổn thương ung thư và lấy rộng tổ chức cân cơ bị xâm lấn. Trong trường hợp không thể bảo tồn phải cắt cụt chi. Hóa chất: Là phương pháp sử dụng thuốc đề tiêu diệt các tế bào ung thư. Có thể điều trị trước phẫu thuật làm khối u ngừng phát triển và nhỏ lại Có thể điều trị sau phẫu thuật làm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại cũng như ngăn chặn bệnh tái phát. Xạ trị Sử dụng tia xạ làm tế bào ung thư bị tổn thương và ngừng phát triển Tuy nhiên hầu hết ung thư xương không đáp ứng với xạ trị trừ sarcoma Ewing tương đối nhạy cảm. Có thể xạ trị triệu chứng chống đau, chống gãy xương.     Xem thêm: Phát hiện ung thư xương nguyên phát bằng cách nào? U xương ác tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị PET/CT giúp phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư như thế nào?
Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng hay còn gọi là ung thư ruột già là một loại ung thư thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt trong trường hợp phát hiện khi bệnh còn ở giai đoạn sớm hoặc các tổn thương tiền ung thư. Nếu phát hiện muộn thì khả năng điều trị rất ít hiệu quả. Bệnh học ung thư đại tràng Ung thư đại tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng: đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng. Bệnh phát triển với 4 giai đoạn chính, được phân loại dựa trên cấu trúc của đại tràng và cách tế bào lây lan từ đại tràng tới các bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn ung thư càng muộn thì tiên lượng sống càng giảm. Ung thư giai đoạn đầu thường phát triển chậm hơn và có tiên lượng tốt hơn. Giai đoạn I: Đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư đại tràng, được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, lúc này ung thư vẫn chỉ giới hạn trong đại tràng. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ có ở niêm mạc, phát triển trong các lớp của đại tràng. Giai đoạn II: Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan ra và xâm lấn tới các khu vực khác trong đại tràng, nhưng chưa di căn tới các cơ quan khác của cơ thể. Giai đoạn này được phân loại thành các giai đoạn nhỏ IIa, IIb và IIc, dựa trên sự lan xa của các tế bào ung thư. Giai đoạn III: Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn này được chia thành IIIa, IIIb và IIIc dựa trên số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi ung thư. Giai đoạn IV: Đây là ung thư đại tràng giai đoạn cuối, các tế bào ung thư di căn tới các cơ quan khác của cơ thể. Giai đoạn IVa: Ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp của thành ruột và xâm lấn sang các hạch bạch huyết vùng, đồng thời di căn đến một phần xa của cơ thể, chẳng hạn như gan hoặc phổi. Giai đoạn IVb: Ung thư đã di căn ra hơn một phần xa của cơ thể Ung thư đại tràng có chữa được không? Ung thư đại tràng là loại ung thư gây tử vong cao thứ tư trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%, thậm chí có người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. Tiên lượng sống sau 5 năm ở người bị ung thư tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, nếu phát hiện khi bệnh ở giai đoạn sớm thì điều trị hiệu quả hơn. Tiên lượng sống sau 5 năm theo giai đoạn là: Giai đoạn 1: 90% Giai đoạn 2: 80-83% Giai đoạn 3: 60% Giai đoạn 4: 11%
Nguyên nhân ung thư đại tràng bao gồm: Polyp đại tràng: Là nguyên nhân quan trọng gây ung thư đại tràng. Theo một nghiên cứu, trên 50% trường hợp ung thư đại tràng phát sinh trên cơ sở của polyp đại tràng. Số lượng polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao. Các bệnh đại tràng mãn tính: Ung thư đại tràng có thể phát sinh trên tổn thương của các bệnh: lỵ, amip, lao, giang mai, thương hàn và các bệnh lý khác của đại tràng như viêm loét đại tràng mãn tính Chế độ ăn uống ít chất bã, nhiều mỡ và đạm động vật: Chế độ ăn này làm thay đổi vi khuẩn yếm khí ở đại tràng, biến acid mật và cholesterol thành những chất gây ung thư. Đồng thời thức ăn ít bã làm giảm khối lượng phân gây táo bón, chất gây ung thư sẽ tiếp xúc với niêm mạc ruột lâu hơn và cô đặc hơn, tác động lên biểu mô của đại tràng. Các chất phân hủy của đạm như indol, seatol, piridin là những chất gây ung thư trong thực nghiệm, cũng có thể gây ung thư trên người. Yếu tố di truyền: Bệnh polyp đại tràng gia đình liên quan tới đột biến của gen APC (Adenomatous polyposis coli), chiếm 1% các ung thư đại tràng. Ngoài ra, HNPCC còn gọi là hội chứng Lynch, liên quan tới gen P53, RAS và DCC. Chiếm 5% trong số các ung thư đại trực tràng.
Triệu chứng ung thư đại tràng bao gồm: 1. Đau bụng: Đau bụng là một trong  những triệu chứng sớm nhất và có ở 70 - 80% bệnh nhân ung thư đại tràng. Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau không theo một quy luật nào: có thể đau bất kỳ lúc nào trong ngày, không liên quan đến bữa ăn, vị trí đau thường ở vùng bị ung thư. Cơn đau có thể dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Cường độ đau lúc đầu thì ít, về sau đau nhiều. Ung thư ở đại tràng phải đến muộn thường có triệu chứng bán tắc ruột: người bệnh đau bụng từng cơn, đôi khi thấy sôi bụng, sau khi trung tiện được thì hết đau (hội chứng Koenig). Ung thư ở đại tràng trái thường đau dữ dội khi có biến chứng tắc ruột. 2. Rối loạn tiêu hoá: Thường có ở 60% bệnh nhân ung thư đại tràng Biểu hiện bằng táo bón, tiêu lỏng hoặc xen kẽ giữa táo bón và tiêu lỏng. Táo bón thường thấy ở ung thư đại tràng trái nhiều hơn, táo bón kéo dài làm người bệnh khó chịu, nhức đầu, chán ăn, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dùng thuốc nhuận tràng người bệnh có thể đi tiêu trở lại, nhưng sau đó lại táo bón tiếp tục. Táo bón là do ung thư làm hẹp lòng ruột, cản trở lưu thông của phân, gây ứ đọng phân. Hiện tượng ứ đọng phân làm tăng quá trình thối rữa và lên men, sinh nhiều hơi, làm bụng chướng đồng thời cũng tăng bài tiết chất nhầy ở ruột, những chất nhầy này sẽ làm tiêu lỏng với phân lẫn chất nhầy và đôi khi có máu. 3. Phân lẫn máu Người bệnh đi tiêu, phân thường có máu do chảy máu ở vị trí ung thư (bên phải bị nhiều hơn bên trái). Xuất huyết ở đại tràng phải phân thường có màu đỏ sẫm, xuất huyết ở đại tràng trái phân có màu đỏ tươi hơn. Phân lẫn máu thường có ít chất nhầy của niêm mạc ruột. Hiện tượng xuất huyết thường rỉ rả, từng ít một nên lúc đầu không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Sau đó do mất máu kéo dài nên làm người bệnh thiếu máu. 4. Triệu chứng toàn thân Do các sản phẩm thoái hoá của tổ chức ung thư và các chất  trong ruột đã được hấp thụ qua thành ruột vào cơ thể, thường gặp ở ung thư đại tràng phải nhiều hơn ở ung thư đại tràng trái Sụt cân: có thể sụt cân từ từ làm người bệnh không chú ý, nhưng cũng có khi sụt cân nhanh (5kg trong 1 tháng), kèm theo các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi. Thiếu máu: đặc điểm của thiếu máu trong ung thư đại tràng là thiếu máu mà không biểu hiện rõ sự mất máu nên khó phát hiện. Sốt: khoảng 16%- 18% bệnh nhân ung thư đại tràng có triệu chứng duy nhất là sốt. 5. Khối u Gặp ở 60% nhân bệnh ung thư đại tràng Ung thư đại tràng phải dễ sờ thấy u hơn ở đại tràng trái. U ở 2 góc phải và trái đại tràng thường khó sờ thấy vì bị che lấp. Khi sờ thấy u của đại tràng thì thường là bệnh đã đến giai đoạn muộn.
no_information
Người trên 50 tuổi Người có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm đại tràng mãn tính như viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn Bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh polyp đại tràng, đặc biệt là đa polyp có tính chất gia đình, hội chứng Lynch Có chế độ ăn không hợp lý: nhiều chất béo, ít chất xơ Lười hoạt động thể chất, hút thuốc, béo phì Các bệnh khác: bệnh nhân chiếu xạ ổ bụng, bị to đầu chi, bệnh nhân ghép thận
Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên: Là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Tránh ăn nhiều thịt, dầu mỡ, thức ăn chiên nướng Hạn chế thức uống có cồn, thuốc lá Ăn nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) Thường xuyên tập thể dục
Chẩn đoán ung thư đại tràng dựa vào các triệu chứng lâm sàng, X-quang và nội soi 1. Lâm sàng: Bệnh được chia thành 6 thể lâm sàng: Thể viêm ruột (40-50%) Thể rối loạn tiêu hoá (20-25%) Thể nhiễm độc và thiếu máu (10-15%) Thể tắc ruột (30-35%) Thể viêm nhiễm các cơ quan trong ổ bụng như: viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm tụy cấp, … (5-7%) Thể u (2-3%) 2. X-quang: X-quang là một phương pháp phổ biến và có giá trị để chẩn đoán ung thư đại tràng. Có 2 phương pháp thường dùng: Chụp cản quang khung đại tràng bằng thuốc baryt Chụp cản quang kép: sau khi thụt baryt vào đại tràng để người bệnh đi tiêu rồi bơm hơi vào đại tràng để chụp, phương pháp này có thể phát hiện khối u rõ hơn 3. Nội soi tiêu hóa: Nội soi được tiến hành khi hình ảnh X-quang của khối u không rõ hoặc khi cần phân biệt các khối u lành tính với ác tính của đại tràng và trong những trường hợp xuất huyết ở đại tràng không rõ nguyên nhân. Nội soi kết hợp với sinh thiết có giá trị lớn trong chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt ung thư đại tràng. 4. Các xét nghiệm khác: chụp X-quang bụng, chụp CT scanner, chụp MRI, chụp PET,… có giá trị đánh giá giai đoạn bệnh 5. Xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng: Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT): máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân như polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Vì vậy, nếu xét nghiệm dương tính cần nội soi đại trực tràng bằng ống mềm để kiểm tra. Nội soi đại tràng: đánh giá toàn bộ khung đại tràng và trực tràng, giúp phát hiện các khối u ở kích thước khoảng vài milimet hoặc các bất thường khác của đại tràng như polyp đại tràng, túi thừa, các tổn thương loét, viêm do nhiễm khuẩn, … Xét nghiệm các dấu ấn ung thư: bao gồm các dấu ấn CEA, CA 19-9 thường được sử dụng trong chẩn đoán ung thư đại tràng.
Phương pháp điều trị được quyết định dựa trên giai đoạn của ung thư đại tràng Giai đoạn I đến IIIa: thông thường có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u Giai đoạn IIIb hoặc IIIc: hóa trị kèm theo phẫu thuật để ngăn ngừa các tế bào ung thư tấn công các cơ quan khác của cơ thể Giai đoạn IV: hóa trị là phương pháp hiệu quả để điều trị ung thư Phẫu thuật: Phẫu thuật dự phòng bệnh: phẫu thuật cắt bỏ những thương tổn tiền ung thư góp phần tích cực làm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh Phẫu thuật điều trị ung thư: có hai loại chỉ định chính là phẫu thuật triệt để và tạm thời. Việc áp dụng chỉ định nào hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh Xạ trị: Xạ trị có thể chữa khỏi bệnh, giúp kéo dài thời gian và điều trị triệu chứng bệnh ung thư. Hóa trị: Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư. 4. Liệu pháp miễn dịch tự thân: Chỉ có tại Vinmec Bằng cách làm gia tăng sức mạnh của hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, liệu pháp miễn dịch tự thân là giải pháp đột phá điều trị ung thư - trong đó có ung thư đại tràng, Vinmec là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép triển khai kỹ thuật này. Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY. Xem thêm: Nội soi đại tràng - chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng Tại sao cần sàng lọc bệnh ung thư đại tràng? Các biện pháp chẩn đoán ung thư đại tràng Ung thư đại tràng di căn sống được bao lâu? Bệnh ung thư nào có thể sử dụng liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân trong điều trị? Liệu pháp miễn dịch tự thân – Hy vọng mới cho người bệnh ung thư
Ung thư phổi
Bệnh ung thư hay gặp, khó phát hiện nhất và kết quả điều trị hiệu quả thấp, gây tử vong nhiều nhất hiện nay là ung thư phổi. Tại Việt Nam, sau ung thư gan, ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm thứ hai ở cả nam và nữ. Vậy ung thư phổi là gì? Ung thư phổi có mấy giai đoạn, triệu chứng, nguyên nhân ung thư phổi như thế nào? Hiện nay, theo các kết quả nghiên cứu, bệnh ung thư phổi được chia thành 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Bệnh nhân bị ung thư phổi bởi những nguyên nhân sau: Hút thuốc lá: hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày. Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than. Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây  là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.
Những triệu chứng ung thư phổi thường gặp gồm: Bị ho kéo dài không khỏi. Có cảm giác khó thở, thở ngắn, có đờm lẫn  máu. Bị đau ngực. Sau một thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể bị gầy sút, mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè, đau xương thậm chí bị tràn dịch màng phổi Tìm hiểu triệu chứng ung thư phổi điển hình
Cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, ung thư phổi không thể lây truyền từ người này sang người khác. Bệnh ung thư phổi có lây không?
Những người nằm trong nguy cơ cao bị ung thư phổi là những người hút thuốc, hút thuốc thụ động, những người có người thân bị ung thư phổi, làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc phải các chất gây ung thư... Đặc biệt tuổi càng cao thì khả năng, tần suất bị ung thư càng lớn.
Trên cơ sở những nguyên nhân gây bệnh, có thể đề xuất những biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư phổi như sau: Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc. Cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc bằng việc cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với khói vụi. Định kỳ đi khám sức khỏe để kịp thời phòng tránh và có phương pháp điều trị. Thực phẩm ngừa ung thư phổi Gói Tầm soát ung thư phổi
Để chẩn đoán bệnh nhân có bị mắc bệnh ung thư phổi hay không, cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán sau: Chụp X-Quang lồng ngực sẽ giúp sớm phát hiện bệnh. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để xác định vị trí, kích thướcc và mức độ phát triển của khối u ra ngoài phổi hay chưa. Lấy sinh thiết ở vùng khác thường của phổi sau đó nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán xác định mức độ bệnh ung thư phổi. Các bước chẩn đoán ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi có nhiều giai đoạn khác nhau. Với mỗi giai đoạn bệnh cần có phương pháp điều trị cụ thể. Phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u: phương pháp này có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ, chưa bị di căn. Để có thể phẫu thuật, bệnh nhân cần có thể trạng cơ thể tốt. Phương pháp điều trị bằng tia xạ: được áp dụng nhằm phá hủy khói u khi còn nhỏ và chưa có di căn hoặc làm hạn chế sự phát triển của khối u lớn. Phương pháp điều trị tia xạ có thể giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân, rất ít khi chữa khỏi bệnh. Điều trị bằng hóa chất: có đến 80-90% bệnh nhân bị ung thư phổi giảm bệnh khi tế bào còn nhỏ và được sử dụng hóa chất để điều trị. Các trường hợp ở giai đoạn muộn, hóa chất chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài sự sống. Phương pháp điều trị hỗ trợ: được sử dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối của bệnh, chỉ có thể chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau. Liệu pháp miễn dịch tự thân: Đột phá trong điều trị ung thư - bao gồm ung thư phổi, giúp nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chất lượng sống của người bệnh. Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY Xem thêm: Các biện pháp điều trị ung thư phổi Tiên lượng điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối Có những loại ung thư phổi nào?
Ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là một bệnh lý ác tính rất nguy hiểm thường gặp ở vùng miệng-lưỡi. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh thường mơ hồ, và dễ bị bỏ sót. Chỉ khi bệnh đã diễn tiến nặng thì các triệu chứng mới rầm rộ. Do đó, bệnh nhân ung thư lưỡi thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 263.900 bệnh nhân ung thư lưỡi mới mắc và có đến 128.000 trường hợp tử vong. Tại Mỹ, năm 2009 ghi nhận 10.530 ca mắc mới và 1900 bệnh nhân tử vong do ung thư lưỡi (Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ). Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư lưỡi ngày càng gia tăng.
Hiện nay, người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân của ung thư lưỡi là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là nguy cơ của ung thư lưỡi: Hút thuốc lá. Uống nhiều bia rượu. Nhai trầu Vệ sinh răng miệng kém. Dinh dưỡng: Thiếu các vitamin A, D, E; thiếu sắt;... Vi sinh vật: vi khuẩn có thể trực tiếp tác động làm thay đổi gen hoặc gián tiếp gây viêm, dẫn đến việc phát sinh ung thư lưỡi. Virus HPV được cho là yếu tố nguy cơ của ung thư lưỡi.
Ung thư lưỡi có triệu chứng như thế nào? Giai đoạn đầu Trong giai đoạn đầu của ung thư lưỡi, bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nghèo nàn. Chúng lại không rõ ràng và dễ nhầm với các bệnh thông thường, khiến nhiều bệnh nhân chủ quan và không đi khám. Những triệu chứng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh bao gồm: Bệnh nhân có cảm giác khó chịu ở vùng lưỡi: cảm giác này giống như có dị vật hay xương cá cắm vào lưỡi, nhưng chỉ thoáng qua. Có khối gồ nổi lên bề mặt lưỡi: màu sắc thay đổi, niêm mạc trắng, tổn thương chắc, rắn, có thể ở dạng xơ hóa hoặc loét nhỏ. Hạch cổ: có thể gặp ở một số bệnh nhân ung thư lưỡi trong giai đoạn đầu của bệnh. Giai đoạn toàn phát Ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ trên lâm sàng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân, nên bệnh ung thư lưỡi thường được phát hiện ở giai đoạn này. Đau lưỡi: đây là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn toàn phát. Đau liên tục, và đau tăng khi bệnh nhân nói hoặc nhai, đặc biệt là ăn thức ăn cay, nóng. Thỉnh thoảng, đau có thể lan lên tai. Tăng tiết nước bọt. Chảy máu vùng miệng: máu hòa vào nước bọt, và khi nhổ ra nước bọt có màu đỏ. Hơi thở có mùi khó chịu: do tổ chức ung thư hoại tử. Khó nói, khó nuốt: do lưỡi bị cố định, khít hàm. Nhiễm khuẩn: bệnh nhân sốt, mệt mỏi, chán ăn. Sụt cân: do tổn thương bệnh lý và do không ăn được. Khám lưỡi thấy ổ loét hoặc nhân lớn ở lưỡi: ổ loét phát triển và lan rộng nhanh làm giới hạn vận động của lưỡi; bên ngoài ổ loét có giả mạc nên dễ chảy máu. Có thể không thấy ổ loét mà thay vào đó là một nhân lớn đội lớp niêm mạc lưỡi nhô lên, trên bề mặt niêm mạc có những lỗ nhỏ mà khi ấn vào có chất dịch màu trắng chảy ra, chứng tỏ có tình trạng hoại tử bên dưới. Giai đoạn tiến triển Bệnh diễn tiến nhanh theo chiều hướng xấu. Thể loét chiếm ưu thế ở giai đoạn này, loét ăn sâu vào bên dưới và lan rộng ra xung quanh, khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội, dễ bị chảy máu và bội nhiễm. Tổn thương hoại tử nhiều nên thường có mùi hôi. Việc thăm khám bệnh nhân là hết sức cần thiết để bác sĩ có thể đánh giá sơ bộ kích thước của khối u cũng như đặc điểm xâm lấn của khối u xuống phía dưới và ra các mô xung quanh (sàn miệng, amygdale, rãnh lưỡi,...). Việc thăm khám có thể khiến cơn đau của bệnh nhân tăng lên nhiều hơn, vậy nên thường phải gây tê trước khi khám để giảm thiểu phản ứng đau trên bệnh nhân. Ung thư lưỡi giai đoạn cuối Ở giai đoạn này, các triệu chứng ung thư lưỡi trở nên rầm rộ và nặng nề hơn. Một số triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân giai đoạn cuối: Sụt cân nhanh: dấu hiệu này có thể cho thấy bệnh đang trở nặng. Mệt mỏi: trong giai đoạn cuối, bệnh nhân mệt mỏi thường xuyên hơn. Rối loạn tiêu hóa: ăn mau no, đầy hơi, chướng bụng sau ăn, buồn nôn, rối loạn đại tiện, phân lẫn máu,... Sốt kéo dài: có thể báo hiệu một tình trạng xấu trên bệnh nhân. Hạch di căn: hay gặp là hạch dưới cằm, hạch dưới hàm, hiếm khi di căn hạch cảnh giữa và dưới. Tổn thương lưỡi: thường ở bờ tự do của lưỡi (80%), đôi khi có thể thấy ở các vị trí khác như mặt dưới lưỡi (10%), mặt trên lưỡi (8%), đầu lưỡi (2%).
no_information
Ung thư lưỡi thường gặp ở những người trên 50 tuổi, trong đó phần lớn là nam giới. Những người vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, có thói quen nhai trầu, hay nhiễm virus như HPV... là những đối tượng nguy cơ của ung thư lưỡi. Đặc biệt, nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Rosswell Park, Hoa Kỳ cho thấy nam giới mắc bệnh lý răng lợi mạn tính, dù có hút thuốc lá hay không, cũng làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu xương ổ răng bị tiêu đi 1mm (trong bệnh lý viêm quanh răng) thì nguy cơ ung thư lưỡi tăng lên gấp 5.23 lần.
Ung thư lưỡi có thể được phòng tránh nhờ vào việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Việc bỏ các thói quen xấu như: bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, bỏ thói quen nhai trầu,... cũng góp phần giảm nguy cơ ung thư lưỡi. Khi có dấu hiệu bất thường nào, cần đến ngay các cơ sở y tế để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư lưỡi.
Triệu chứng lâm sàng: Các dấu hiệu khiến bệnh nhân đi khám sẽ là định hướng bước đầu để bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng, từ đó có được chẩn đoán sơ bộ, trong đó quan trọng nhất là khám lưỡi và khám hạch để phát hiện được các tổn thương. Sinh thiết: được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định các loại ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng. Mẫu bệnh phẩm có thể lấy được nhờ áp lam vào tổn thương tại lưỡi hoặc chọc hút hạch nghi ngờ bằng kim nhỏ. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-Quang xương hàm dưới, siêu âm, CT Scan, MRI: nhằm đánh giá sự di căn của bệnh. Xạ hình toàn thân: cho phép phát hiện di căn xa của ung thư lưỡi.
Ung thư lưỡi rất khó để phát hiện sớm vì các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu quá mơ hồ. Bệnh nhân thường đến viện khi mà tổn thương ung thư không còn khu trú tại chỗ nữa, nó đã xâm lấn và lan ra xung quanh. Do đó, việc lên kế hoạch điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc nhiều vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Một số loại thương tổn như thể nhú sùi, thể nhân, thể loét phát hiện ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Bệnh nhân vào viện muộn hơn thì việc điều trị trở nên phức tạp hơn, đôi khi phải kết hợp nhiều phương pháp. Phẫu thuật Giai đoạn sớm: Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị cơ bản nhất cho bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn sớm. Bệnh nhân sẽ được điều trị triệt căn bằng phẫu thuật đơn thuần. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đặc điểm của khối u (vị trí, kích thước, …) để đưa ra chỉ định phù hợp trên từng bệnh nhân cụ thể: Phẫu thuật cắt rộng u. Phẫu thuật cắt lưỡi bán phần + vét hạch cổ. Phẫu thuật cắt nửa lưỡi + cắt nửa sàn miệng + cắt xương hàm dưới + vét hạch cổ + tạo hình. Giai đoạn muộn hơn: nếu khả năng phẫu thuật được thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân, đồng thời kết hợp với một hoặc nhiều phương pháp khác như hóa trị, xạ trị. Xạ trị Xạ trị đã có đóng góp không nhỏ trong việc điều trị ung thư lưỡi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, những tác dụng phụ trên bệnh nhân xạ trị, như khô miệng, viêm nhiễm vùng miệng, xạm da, loét da, khít hàm,... là điều khó tránh khỏi. Xạ trị đơn thuần: xạ trị triệt căn có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư lưỡi phát hiện sớm; ngoài ra, xạ trị còn là phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư lưỡi quá giai đoạn phẫu thuật, Xạ trị bỗ trợ sau phẫu thuật: mục đích của xạ trị trong trường hợp này là tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật, mang lại hiệu quả lớn hơn so với phẫu thuật đơn thuần. Xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát): Ngoài phương pháp xạ trị thông thường, hiện nay còn có xạ trị áp sát, nghĩa là dùng nguồn phóng xạ áp sát vào tổn thương ung thư lưỡi để có thể tiêu diệt tổn thương ác tính tại chỗ. Xạ trị gia tốc toàn não hoặc xạ phẫu bằng dao gamma: điều trị tổn thương di căn não, để cải thiện chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Hóa trị Hóa trị là sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể bệnh nhân để điều trị ung thư, có thể hóa trị bằng đường toàn thân hay tại chỗ (động mạch lưỡi). Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng liệu pháp đơn hóa trị hay đa hóa trị cho bệnh nhân. Hóa trị có thể được chỉ định trước phẫu thuật hay xạ trị (gọi là hóa trị tân bổ trợ) để thu nhỏ tổn thương và giúp tăng hiệu của phương pháp điều trị chính. Hóa trị trước phẫu thuật đem lại lợi ích trong việc điều trị các ung thư vùng đầu mặt cổ giai đoạn muộn. Xem thêm: Bị loét ở lưỡi không thấy đau có phải là biểu hiện của bệnh ung thư hay không? Ung thư lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Lưỡi có chức năng gì? Những điều thú vị về lưỡi
Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là gì? Ung thư thực quản là bệnh mà khối u ác tính đã xuất hiện từ các tế bào biểu mô của thực quản làm cho các tế bào phân chia không theo cấu trúc của cơ thể, tạo nên các khối u. Đây là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp ở đường tiêu hóa. Với những biểu hiện bệnh khác nhau trong từng giai đoạn, ung thư thực quản thường rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu, thường đến khi bệnh đã tiến triến người bệnh mới có thể phát hiện và điều trị.
Bệnh ung thư xuất phát từ thực quản bao gồm hai loại bệnh chính là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến, tùy thuộc vào từng loại tế bào gây ung thư. Hiện nay khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ung thư thực quản là gì, tuy nhiên có thể kể tên các yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này như sau: Lạm dụng các chất kích thức như rượu, bia và thuốc lá Những người béo phì, người có bệnh lý về thực quản Những người có chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, lạm dụng chất béo, thiếu các vitamin A, B2, C; duy trì thói quen ăn uống nhiều thực phẩm có chứa chất nitrosamin... Một số bệnh lý làm cơ sở cho bệnh ung thư thực quản phát triển như: ung thư tị hầu, bệnh ruột non, bệnh sừng hóa gan bàn chân... Bệnh nhân từng có tiền sử mắc các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ
Một số dấu hiệu, biểu hiện của bệnh ung thư thực quản như sau: Dấu hiệu thường gặp nhất là nuốt có cảm giác nghẹn, vướng sau xương ức khi ăn thức ăn đặc, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân uống nước, sử dụng các chất lỏng cũng có cảm giác bị nghẹn. Có một số trường hợp, bệnh ở giai đoạn muộn, khi hoại tử khói u trong lòng thực quản nên sau một thời gian bị nghẹn thức ăn lỏng lại quay lại ăn uống bình thường. Trớ: bệnh viêm phế quản dai dẳng do dịch từ thực quản chảy vào đường thở dẫn đến thức ăn bị trớ ngược ra ngoài khi bệnh nhân ngủ. Ngoài 2 dấu hiệu cơ bản trên, còn một số dấu hiệu nhận biết khác như: tiết nhiều nước bọt hơn bình thường, khàn tiếng, ho kéo dài, mặt và hai bàn tay nhiều nếp nhăn nổi rõ, cơ thể giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân, da bi sạm khô. Khi cơ thể có những dấu hiệu trên cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư thực quản không phải là bệnh lây nhiễm. Điều này đi ngược lại quan điểm của nhiều người cho rằng bệnh ung thư thực quản có thể lây qua đường hô hấp.
Những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao: Đa số những người bị ung thư thực quản là những người có tiền sử nghiện rượu và thuốc lá. Bởi những chế phẩm này làm tăng các tác dụng có hại trong quá trình gây ung thư thực quản. Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh: viêm thực quản Barrett (loét thực quản kéo dài); các bệnh lý gây hoại tử niêm mạc (nuốt phải chất acide hoặc các chất phụ gia), các bệnh nhân đã từng bị ung thư vùng cổ...
Để phòng ngừa ung thư thực quản hiệu quả, trước hết cần hạn chế các nguy cơ gây bệnh với các biện pháp sau: Hạn chế tối đa việc lạm dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu, thuốc lá Có chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể Với những bệnh nhân có tiền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ... cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh.
Để kịp thời chẩn đoán bệnh ung thư thực quản, hiện y học có các biện pháp sau: Chụp X-quang, nội soi thực quản, sinh thiết để có thể nhìn thấy hình ảnh bất thường về hình dạng của thực quản cũng như các tổ chức ung thư hoặc các bất thường của tổ chức dẫn đến ung thư hoặc các tổn thương khác. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản, các bác sĩ sẽ bước vào đánh giá giai đoạn của bệnh ung thư với 4 giai đoạn sau: Ung thư thực quản giai đoạn 1: tế bào ung thư nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản. Ung thư thựa quản giai đoạn 2: là khi tế bào ung thư đã xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận, tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư thực quản giai đoạn 3: trong vùng cạnh thực quản, tế bào ung thư đã xấm lấn tổ chức và bạch huyết, ảnh hưởng đến lớp sâu hơn của thành thực quản. Ung thư thực quản giai đoạn 4: tế bào ung thư đã xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể như: gan, phổi, não, xương. Ở giai đoạn này, cần sử dụng các phương pháp y học như: Chụp cắt lớp vi tính, xạ hinh xương, nội soi phế quản để chẩn đoán bệnh.
Để điều trị ung thư thực quản cần phụ thuộc vào một số yếu tố như: kích thước, sự lan tỏa của khối u và tình trạng chung của bệnh nhân. Có các biện pháp điều trị bệnh ung thư thực quản như sau: Phẫu thuật là biện pháp chủ yếu. Thông qua phương pháp phẫu thuật, khối u sẽ được lấy cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kệ cận và các tổ chức khác trong vùng. Biện pháp xạ trị thông qua nguồn tia có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp hóa chất như một biện pháp điều trị khởi đầu cho phẩu thuật đặc biệt khi khối u lớn và ở những vị trí không thuận lợi cho phẫu thuật. Hóa trị liệu: là phương pháp sử dụng các hóa chất kháng u để tiêu diệt tế bào ung thư. Hoá chất sẽ được sử dụng bằng đường tĩnh mạch và lưu thông khắp cơ thể. Điều trị Laser: là phương pháp thông qua ánh sáng năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, phá hủy tổ chức ung thư và giải phóng các vùng tắc nghẽn ung thư thực quản. Điều trị quang động học: thông qua một số thuốc được hấp thụ chủ yếu bởi tế bào ung thư để điều trị bệnh. Liệu pháp miễn dịch tự thân: Đây là giải pháp đột phá trong điều trị ung thư - bao gồm ung thư thực quản. Vinmec là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam triển khai liệu pháp này. Xem thêm thông tin về liệu pháp TẠI ĐÂY. Xem thêm: Nuốt nghẹn - Dấu hiệu khối u ung thư thực quản đã phát triển Vinmec nội soi thành công ung thư thực quản phức tạp Điều trị ung thư thực quản U lành thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 15-34. Ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không? Một điều đáng mừng là ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện và can thiệp sớm. Tính chung cho các giai đoạn, có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%.
Nguyên nhân gây thư tinh hoàn hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh bắt nguồn từ sự phát triển và phân chia  bất thường của các tế bào trong tinh hoàn. Chúng phát triển nhanh không thể kiểm soát được, sau đó dần dần trở thành khối u trong tinh hoàn. Hơn 90% ung thư tinh hoàn bắt đầu từ các tế bào mầm (những tế bào sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành) và nguyên nhân khiến chúng phát triển bất thường vẫn chưa được biết rõ.
Dấu hiệu ung thư tinh hoàn hay gặp nhất là bệnh nhân tự phát hiện thấy bìu to lên hoặc sờ thấy u ở trong bìu. Khối u có thể đau hoặc không đau. Ngoài ra bệnh nhân còn có những triệu chứng sau: Đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới Bìu cảm giác nặng, tụ dịch gây khó chịu hoặc đau Đau lưng Có thể nổi hạch vùng bẹn
no_information
Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn bao gồm: Người có tinh hoàn ẩn: nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2.5 đến 11 lần so với người bình thường. Người có tinh hoàn phát triển bất thường (tinh hoàn teo hoặc không phát triển Có người thân trong gia đình bị ung thư tinh hoàn Chủng tộc: người da trắng có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn. Một số yếu tố khác: tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn.
Cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư tinh hoàn là tự kiểm tra. Hàng tháng nên tự kiểm tra tinh hoàn 1 lần, đơn giản nhất là sau mỗi lần tắm. Tự kiểm tra tinh hoàn bằng 2 tay, ngón giữa ở dưới và ngón cái ở trên tinh hoàn. Nắn nhẹ nhàng 2 bên tinh hoàn, kiểm tra mào tinh. Vị trí hay gặp u tinh hoàn là phía hai bên. Không hút thuốc lá, không uống rượu Ăn uống tập luyện khoa học Khám sức khỏe định kỳ: người khỏe mạnh nên khám 6 tháng/lần. Người có các yếu tố nguy cơ nên tái khám thường xuyên hơn.
Chẩn đoán ung thư tinh hoàn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Siêu âm bìu: phát hiện được 75% khối u, xác định có hay không tràn dịch màng tinh hoàn. Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: phát hiện tinh hoàn ẩn, các hạch di căn ổ bụng. Mô bệnh học: xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh, có thể làm sau phẫu thuật hoặc sinh thiết tức thì ngay trong mổ. Xquang ngực: giúp phát hiện di căn phổi Các chất chỉ điểm u: AFP, HCG và LDH. Chụp xạ hình xương nếu có nghi ngờ tổn thương xương.
Điều trị ung thư tinh hoàn phụ thuộc vào loại ung thư (u dòng tinh, u không phải dòng tinh) và giai đoạn của bệnh. Điều trị bao gồm các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. U tinh Là loại u nhạy cảm với xạ trị. Giai đoạn đầu bệnh nhân được xạ trị vào vùng dưới cơ hoành, chủ yếu vào hạch chậu bẹn, hạch cạnh động mạch chủ Giai đoạn sau có thể sử dụng hóa chất bổ trợ. U không phải dòng tinh Phẫu thuật kèm theo vét hạch được áp dụng trong trường hợp khối u nhỏ à ung thư không phải dòng tinh. Xạ trị nếu u đã lan sang các hạch bạch huyết lân cân Hóa chất nếu bệnh đã di căn xa. Theo dõi sau điều trị: Khám lâm sàng, chụp CT vùng chậu, bụng 3 tháng/lần trong năm đầu, sau đó 6 tháng/lần trong 2 năm tiếp theo rồi mỗi năm 1 lần. Chụp Xquang phổi và CT ngực nếu lâm sàng nghi ngờ.     Xem thêm: 10 lý do gây đau tinh hoàn đáng báo động Cấu tạo, trọng lượng tinh hoàn & cơ chế sinh tinh Viêm tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
U máu
U máu là gì? U máu là tình trạng tăng sinh mạch máu quá mức. Đây là một khối u lành tính, tồn tại trong suốt những năm đầu tiên và có thể thoái triển dần trong thời gian dài, hiếm khi thấy u máu ác tính. U máu có thể xuất hiện ở ngoài da hoặc ở các cơ quan bên trong cơ thể như gan, ruột, hoặc cơ quan hô hấp, cột sống và hệ thần kinh trung ương. U máu trên da trông giống như một vết bớt đỏ, có thể phẳng hoặc lồi ra trên bề mặt da. Vị trí thường gặp nhất là vùng đầu mặt, cổ, sau tai, ngực lưng.. U máu xuất phát từ các mao mạch nông trên da gọi là u máu mao mạch, thường không cần điều trị. U máu có nguồn gốc từ các mạch máu sâu dưới da gọi là u máu thể hang, cần được can thiệp nếu gây ra các biến chứng. U máu trên da phát triển ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong tử cung của người mẹ. U máu trên gan là loại phổ biến của nhóm u máu bên trong cơ thể. Sự tăng sinh các mạch máu diễn ra bên trong hoặc trên bề mặt gan. Nhiều nghiên cứu cho rằng quá trình mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai có liên quan đến sự hình thành u máu trên gan. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u mà người bệnh có thể phải đối mặt với các vấn đề như nứt u, lở loét và chảy máu. U máu ở trẻ là một vấn đề thường gặp nhưng hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Một đứa trẻ có thể có nhiều nốt u máu nhưng không phản ánh đến tình trạng sức khỏe của bé, phụ huynh không nên quá lo lắng về vấn đề này.
U máu là kết quả của sự tăng sinh mạch máu. Nguyên nhân chính xác dẫn đến quá trình tăng sinh các mạch máu hiện vẫn chưa được hiểu rõ.
U máu có thể xuất hiện ngay sau sinh, nhưng phổ biến nhất vẫn là trong khoảng thời gian vài tháng đầu đời. Biểu hiện lâm sàng là một vết đỏ phẳng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ. Thông thường một đứa trẻ chỉ có một u máu. Trong năm đầu tiên, vết đỏ phát triển nhanh chóng thành một vết sưng trông giống như cao su, xốp, nổi lên trên bề mặt da. Sau đó, khối u tăng trưởng chậm dần và biến mất. Nhiều khối u máu sẽ biến mất khi trẻ lên 5 tuổi, và đa phần sẽ không nhìn thấy u máu nữa khi trẻ lên 10 tuổi. Sau khi u thoái triển, da tại vị trí khối u có thể bị đổi màu hoặc nổi lên trên bề mặt da bình thường.
U mạch máu là bệnh lý không lây truyền từ người bệnh sang người lành.
U máu thường gặp ở những đứa trẻ có các đặc điểm sau: Trẻ da trắng Trẻ sinh non Sinh ra từ một thai kỳ đa thai Nhẹ cân so với tuổi thai.a
Không có biện pháp nào giúp phòng tránh được sự xuất hiện của u máu.
Việc chẩn đoán u màu thường chỉ cần hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng là đủ. Sinh thiết da có thể được thực hiện nếu còn nghi ngờ chẩn đoán sau khi đã hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng. Một số xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu được xem như là các chỉ điểm cho tình trạng thâm nhiễm và biệt hóa của khối u máu: Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) trong máu và nước tiểu. Yếu tố tăng trưởng beta nguyên bào sợi trong nước tiểu. Siêu âm và chụp cộng hưởng từ có vai trò trong việc: Phân biệt khối u máu trên da với các tổn thương khác như u nang bạch huyết, hạch bạch huyết. Xác định vị trí u máu trong các cơ quan. Phân biệt khối u máu với các bất thường liên quan đến hệ mạch máu khác như dị dạng mạch.
U máu là một bệnh lý không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh cần được điều trị với các phương pháp khác nhau tùy theo đặc điểm của từng loại u máu. Các chỉ định điều trị với khối u máu được đưa ra trong các trường hợp: Khối u thường xuyên chảy máu U máu xuất hiện ở những vị trí làm giảm tính thẩm mỹ, gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. U lớn chèn ép lên hệ mạch máu và hệ tuần hoàn U máu phá vỡ lớp biểu bì xung quanh U lớn chèn ép vào đường thở, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp U máu cản trở tầm nhìn hoặc chuyển động của mắt. Điều trị u máu ngoài da Các u máu nhỏ ở ngoài da thường không cần đến sự can thiệp của nhân viên y tế, một vài u máu có thể tự biến mất. Việc điều trị cần được chỉ định trong các trường hợp u gây ra biến chứng như lở loét gây máu, nứt nẻ, chảy máu. Các biện pháp điều trị thường được áp dụng, bao gồm thuốc hoặc phẫu thuật: trong trường hợp bệnh nhân có các khối u máu lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc xuất hiện ở những vị trí đặc biệt như xung quanh mắt, phẫu thuật sẽ được áp dụng đẻ loại trừ khối u. Ngoài ra u máu ngoài da có thể điều trị bằng tia laser: tia laser có tác dụng giảm đỏ, giảm kích thước khối u và thúc đẩy nhanh quá trình liền vết thương sau khi u máu tự thoái triển. U máu ngoài da sau khi biến mất thường để lại một vết rạn da. Các loại kem dưỡng ẩm có thể giải quyết được vấn đề này. Điều trị u máu ở nội tạng Phẫu thuật loại bỏ khối u máu ác tính Phẫu thuật cắt đứt nguồn cung cấp máu cho khối u. Phẫu thuật cắt bỏ các cơ quan bị ảnh hưởng. Xem thêm: Các dấu ấn khối u là gì? Bướu máu có nguy hiểm? Điều trị u mạch máu
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là các tế bào của dạ dày phát triển mất kiểm soát, tạo thành các khối u tại dạ dày, có thể lan ra xung quanh và các cơ quan xa hơn (di căn xa). Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và đứng thứ 4 ở nữ. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của nam giới gấp 2 lần nữ giới. Bệnh liên quan đến vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), chế độ ăn uống và một số yếu tố đại lý, môi trường. Bệnh thường diễn biện âm thầm ở giai đoạn sớm nên người bệnh thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.
Nguyên nhân ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các  yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền. Các tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng.  Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư. Thói quen sinh hoạt: Ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói.. làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tình trạng kinh tế xã hội: người ở mức kinh tế thấp có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày vùng thân vị cao gấp 2 lần. Tuy nhiên những người có mức kinh tế cao lại có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày vùng tâm vị cao hơn. Béo phì: người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường. Nhóm máu: Người nhóm máu A hay bị ung thư dạ dày hơn các nhóm máu còn lại. Có tiền sử phẫu thuật dạ dày trước đó: bệnh nhân đã phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư cao nhất sau 15-20 năm. Di truyền: Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp… Đột biến gen CDH1 đã được chứng minh liên quan đến ung thư dạ dày. CDH1 là gen ức chế tế bào dạ dày phát triển, khi bị đột biến làm mất khả năng kiểm soát này dẫn tới ung thư.
Dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu mơ hồ, không rõ ràng, nhiều khi không có triệu chứng. Ở giai đoạn tiến triển ung thư dạ dày có thể có các triệu chứng sau: Đau bụng: thường là triệu chứng gợi ý đầu tiên, đau dai dẳng vùng thượng vị (phía trên rốn). Thời gian đầu đau có thể giảm sau khi ăn, sau đó đau liên tục. Ợ hơi: Ợ hơi có thể gặp sau khi ăn no, ăn đồ cay nóng hoặc uống nước có gas nhưng nhanh chóng mất đi. Nếu ợ hơi liên tục có thể là triệu chứng của ung thư dạ dày. Gầy sút cân: Chán ăn, không có cảm giác thèm ăn dẫn tới sút cân hoặc cũng có thể sút cân không rõ nguyên nhân. Buồn nôn và nôn: nôn và buồn nôn kèm theo chán ăn, ợ chua có thể là triệu chứng của ung thư dạ dày Nôn hoặc đi ngoài phân đen: ung thư dạ dày có thể gây xuất huyết tiêu hóa dẫn đến nôn máu hoặc đi ngoài phân đen (xuất huyết dạ dày rất nhiều có thể đi ngoài phân máu đỏ tươi, là một dấu hiệu nguy hiểm) Nuốt nghẹn: Khối u gần tâm vị hoặc đoạn nối tâm vị- thực quản có thể gây nuốt nghẹn.
no_information
Các đối tượng có nguy cơ sau cần tầm soát ung thư dạ dày: Tuổi cao (> 50 tuổi) Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, bệnh đa polyp tuyến gia đình hoặc ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyps Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính, nhiễm HP Người đã phẫu thuật cắt dạ dày Người có thói quen ăn uống đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài, … Tầm soát ung thư dạ dày trên các đối tượng nguy cơ bao gồm nội soi thực quản dạ dày tá tràng và xét nghiệm chất chỉ điểm u CEA, CA 72-4, CA 19-9. Nếu thấy bất thường bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác. Nội soi dạ dày: Đưa ống soi vào dạ dày qua thực quản giúp quan sát trực tiếp tổn thương và các tính chất: vị trí, kích thước, hình dạng, mức độ xâm lấn. Tiến hành bấm sinh thiết các tổn thương để làm giải phẫu bệnh. Xét nghiệm chất chỉ điểm u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.
Điều trị dứt điểm các bệnh viêm  loét dạ dày tá tràng, đặc biệt khi nhiễm HP kèm theo Thay đổi lối sống: Ăn uống  lành mạnh, nhiều rau củ quả, hạn chế đồ nướng, đồ ướp muối. Tập luyện thể dục thể thao. Không hút thuốc lá, uống rượu bia Khám sức khỏe định kỳ
Chẩn đoán ung thư dạ dày dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Dấu hiệu ung thư dạ dày: đau bụng, giảm cân, nôn, buồn nôn, nuốt nghẹn, đi ngoài phân đen… Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày: Nội soi dạ dày ống mềm bấm sinh thiết: phương pháp tốt nhất chẩn đoán ung thư dạ dày. Siêu âm nội soi dạ dày: giúp đánh giá mức độ xâm lấn u và di căn hạch khu vực. Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ xâm lấn xung quanh, phát hiện các di căn hạch và di căn xa. Siêu âm ổ bụng: phát hiện các tổn thương di căn hạch và các tạng khác. Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.
Điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, các bệnh kèm theo, thể trạng bệnh nhân. Có các phương pháp điều trị sau: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích và điều trị miễn dịch. Trong đó phẫu thuật là phương pháp chủ yếu và quan trọng nhất. Các phương pháp khác được cân nhắc phối hợp trong điều trị bổ trợ sau phẫu thuật hoặc tân bổ trước trước phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ ung thư dạ dày: ung thư dạ dày giai đoạn sớm có thể điều trị bằng kỹ thuật nội soi EMR, ESD. Bệnh nhân có thể được chỉ định cắt toàn bộ hoặc gần toàn bộ dạ dày tùy vào giai đoạn bệnh. Hóa trị: sử dụng hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn cản tế bào ung thư phát triển. Hóa chất có thể sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Xạ trị: có thể hóa xạ trị đồng thời sau phẫu thuật. Điều trị đích: Sử dụng các kháng thể đơn dòng kháng lại các yếu tố phát triển biểu mổ Her-2/neu (Trastuzumab), kháng thể đơn dòng ức chế thụ thể yếu tố phát triển biểu mô EGFR (cetuximab) hay kháng thể đơn dòng ức chế yếu tố phát triển mạch máu VEGF (bevacizumab). Điều trị miễn dịch: Sử dụng các thuốc tác động vào hệ miễn dịch của bệnh nhân, làm hệ miễn dịch có khả năng tiêu diệt được tế bào ung thư. Hiện nay Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên áp dụng 2 liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư mới, đó là các liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân. Các tế bào miễn dịch của cơ thể (ở đây là tế bào miễn dịch diệt tự nhiên Natural Killer cells NK và tế bào T gây độc Tc) sẽ được lấy từ cơ thể người bệnh, chúng sẽ được tăng sinh và hoạt hóa trong phòng thí nghiệm rồi được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân. Các tế bào này sau khi được hoạt hóa sẽ có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là phương pháp tiên tiến mang lại hy vọng cao cho người bệnh ung thư. Theo dõi và tiên lượng Theo dõi định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu, sau đó 6 tháng/lần trong các năm tiếp theo Cần khám lâm sàng, chụp Xquang phổi, siêu âm ổ bụng và xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u khi khám lại. Nội soi dạ dày nếu có nghi ngờ tái phát ở miệng nối Ngoài ra cần chú ý tình trạng thiếu dinh dưỡng ở các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày.     Xem thêm: Tìm hiểu về liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày Khi nào cần sàng lọc ung thư dạ dày? 12 nguyên nhân gây ung thư dạ dày được các chuyên gia cảnh báo
Ung thư khoang miệng
Ung thư khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng. Ung thư khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, môi dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi (phần di động), niêm mạc má và sàn miệng. Ung thư khoang miệng đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong ngày càng tăng và là một trong 10 ung thư phổ biến nhất. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao vì khoảng 53% bệnh nhân ung thư khoang miệng có biểu hiện bệnh lan tràn tại vùng hoặc di căn xa tại thời điểm chẩn đoán. Ung thư khoang miệng thường gặp ở tuổi từ 50-70 với tỷ lệ nam/nữ khoảng 2,5/1. Trên 90% bệnh nhân ung thư khoang miệng xuất hiện ở tuổi trên 45 và tăng ổn định đến 65 tuổi sau đó lại giảm dần.
Nguyên nhân ung thư khoang miệng chưa được biết rõ, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố được xác định là yếu tố nguy cơ gây bệnh. Thuốc lá: Thuốc lá có liên quan đến hầu hết các ung thư khoang miệng ở nam và hơn nửa số ung thư khoang miệng ở nữ. Chỉ có khoảng 2-10% bệnh nhân ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên không hút thuốc lá. Mọi hình thức sử dụng thuốc lá đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng (dạng xì gà, tẩu, thuốc lá dạng nhai (chewing), thuốc lá dạng hít (snuff) và hút thuốc lá ngược đầu). Xì gà, hút tẩu có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao hơn thuốc lá thông thường, hút tẩu còn làm tăng nguy cơ ung thư môi. Rượu: Uống rượu cũng là yếu tố nguy cơ của ung thư khoang miệng. Chỉ có dưới 3% bệnh nhân ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên không uống rượu. Rượu và thuốc lá có tác dụng hiệp đồng với nhau. Một yếu tố đơn độc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 2-3 lần, nhưng khi kết hợp lại, chúng có thể tăng gấp 15 lần. Nhai trầu: Người nhai trầu có nguy cơ ung thư khoang miệng cao gấp 4-35 lần người không có thói quen này. Nhai trầu có liên quan tới bạch sản - một tổn thương tiền ung thư. Thành phần trầu bao gồm lá trầu, vỏ cau, vôi, rễ cây... được nhai hoặc nghiền trong cối, tạo nên một dung dịch màu đỏ thường đọng lại ở lợi hàm dưới trong quá trình nhai trầu. Miếng trầu thường cọ xát vào môi, niêm mạc má là lợi hàm dưới. Một số trường hợp còn dùng thêm một chút thuốc lào chà xát lên răng và lợi hàm, sau đó bỏ đi hoặc tiếp tục nhai lẫn với miếng trầu. Như vậy, khi nhai trầu niêm mạc miệng phải chịu đồng thời tác động cơ học và hóa học. Các tổn thương tiền ung thư: Tổn thương tiền ung thư thường gặp trong ung thư khoang miệng là bạch sản, hồng sản và xơ hóa dưới niêm mạc. Các tổn thương này chưa phải là ung thư  nhưng có nguy cơ chuyển thành ung thư khi có các tác nhân sinh ung thư tác động vào. Bạch sản là tổn thương màu trắng, không mất đi khi gạt. Bạch sản được chia ra 4 loại: dạng phẳng, dạng mụn cơm, dạng loét và dạng chồi. Bạch sản có khả năng trở nên ác tính trung bình là 6%, đối với dạng phẳng là 5%, dạng mụn cơm là 10%, dạng loét là 15-20% và dạng phẳng thoái hóa là 55%. Hồng sản là tổn thương màu đỏ, mịn như nhung, hơi nhô cao với tỷ lệ ung thư là 33,3%. Xơ hóa dưới niêm mạc là tổn thương mạn tính, gây sẹo xơ trong khoang miệng, biểu hiện bởi các sợi xơ dưới niêm mạc dẫn đến các cử động hạn chế của miệng và lưỡi. Virus HPV: Có sự liên quan chặt chẽ giữa ung thư khoang miệng với virus HPV. Dinh dưỡng: Thiếu vitamin A và/hoặc ß-caroten là yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô khoang miệng. Hội chứng Plummer-Vinson: là hội chứng có liên quan đến ung thư khoang miệng. Bệnh biểu hiện ở phụ nữ trung niên với tình trạng thiếu máu thiếu sắt, các tổn thương nứt kẽ ở mép, môi, lưỡi đỏ, đau, niêm mạc thoái hóa teo hoặc dạng nhú, bạch sản, nuốt khó..
Dấu hiệu ung thư khoang miệng thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu, nhiều khi nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lành tính khác như nhiệt miệng. Dấu hiệu ung thư khoang miệng giai đoạn đầu: Cảm giác vướng trong miệng. Tăng tiết nước bọt, đôi khi có máu. Nói khó. Nuốt đau. Đau lan lên tai Dấu hiệu ung thư khoang miệng giai đoạn tiến triển: Nuốt đau nhói lên tai. Nói khó tăng lên Khạc ra đờm nhầy, có lẫn máu, thường có mùi hôi thối. 1/3 các trường hợp đến khám vì có hạch cổ, mà chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt Khối u có thể là nụ sùi, hoặc loét, hoặc vừa sùi vừa loét bờ nham nhở, sờ vào bệnh nhân đau và vướng, u không có ranh giới rõ ràng, cứng, dễ chảy máu. Tổn thương kéo dài không thuyên giảm, khác với nhiệt miệng là vết loét sưng đau ở lưỡi, má và lợi nhưng ranh giới rõ ràng, thường tự khỏi sau 7-10 ngày, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại.
no_information
Nam giới, có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu Người có thói quen nhai trầu Người có các tổn thương tiền ung thư tái đi tái lại, không điều trị dứt điểm Người mắc virus HPV, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua đường miệng. Phụ nữ mắc hội chứng  Plummer-Vinson
Có rất nhiều các yếu tố nguy cơ gây ung thư khoang miệng. Hạn chế các yếu tố nguy cơ là biện pháp phòng ngừa chính của bệnh: Không hút thuốc lá Hạn chế uống rượu bia Từ bỏ thói quen nhai trầu hàng ngày Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ Tiêm phòng vắc xin HPV ở cả phụ nữ và nam giới Quan hệ tình dục an toàn Điều trị dứt điểm các tổn thương tiền ung thư
Chẩn đoán ung thư khoang miệng dựa vào các thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm bao gồm: Sinh thiết tổn thương nghi ngờ: Gây tê, nếu khó khăn phải gây mê để sinh thiết, nhất là những trường hợp u thâm nhiễm hoặc khi u ở sâu. Khám tai mũi họng: Phát hiện tổn thương phối hợp Sờ nắn hạch: Sờ nắn hệ thống hạch cổ, hạch dưới hàm, hạch dưới cằm. Khám cả hai bên hạch cổ. Chụp X-quang thông thường phát hiện tổn thương xâm lấn xương, hay xâm lấn sâu. Chụp phim cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ: phát hiện những khối u xâm lấn vào các cơ lưỡi hoặc ở các vị trí khó khám bằng lâm sàng. Khám toàn thân: Phát hiện di căn, các ung thư phối hợp hoặc với các bệnh khác, đánh giá khả năng điều trị theo từng bệnh nhân.
Điều trị ung thư khoang miệng bao gồm điều trị điều trị khối u nguyên phát và hệ thống hạch cổ. Phẫu thuật: Chỉ định với bệnh ở giai đoạn sớm, còn khu trú ở khoang miệng, chưa di căn vùng và di căn xa. Phẫu thuật lấy u và hạch cổ có thể kết hợp với tạo hình hoặc không giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Xạ trị: Chỉ định khi bệnh ở giai đoạn muộn không thể phẫu thuật được hoặc chỉ định xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật giúp hạn chế bệnh tái phát. Hóa trị: Chỉ định hóa chất trước khi phẫu thuật giúp giảm thể tích của khối u và hạch cổ. Xem thêm: Liệu pháp miễn dịch tự thân – Hy vọng mới cho người bệnh ung thư Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Ung thư thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ù tai
Ù tai là bệnh gì ? Ù tai là tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận và thường không thể nghe được bởi người khác. Phần lớn ù tai là những tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên có trường hợp tiếng ù có dạng là những âm phức như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng chuông reo hoặc tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp. Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý hoặc với tình trạng nghe tiếng nói, hơi thở của chính bệnh nhân do điếc dẫn truyền, vòi nhĩ dãn rộng Chứng ù tai không phải là một bệnh, đó là triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như mất thính lực liên quan đến tuổi, chấn thương tai hoặc rối loạn hệ thống tuần hoàn. Ù tai là một tình trạng phổ biến, ù tai ảnh hưởng đến 1 trong 5 người. Mặc dù khó chịu, ù tai thường không phải là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng. Mặc dù nó có thể trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác, nhưng đối với nhiều người, chứng ù tai có thể cải thiện khi điều trị. Ù tai có thể diễn ra ngắn ngày nếu tìm được nguyên nhân và giải quyết được nguyên nhân đó. Nhiều người bị ù tai diễn ra nhiều tháng nhiều năm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống gọi là ù tai kéo dài. Ù tai có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tìm được nguyên nhân gây ù tai, một số trường hợp không tìm được nguyên nhân điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng ù tai cải thiện phần nào chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân của ù tai thường gặp: Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: những tiếng động lớn là những nguồn gây mất thính lực liên quan đến tiếng ồn phổ biến. Các thiết bị nghe nhạc với âm thanh lớn, trong thời gian dài. Dù là tiếp xúc với tiếng ồn ngắn hạn và dài hạn với âm thanh lớn đều có thể gây ra thiệt hại vĩnh viễn. Tắc nghẽn ráy tai: ráy tai bảo vệ ống tai của bạn bằng cách bẫy bụi bẩn và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Khi quá nhiều ráy tai tích tụ, nó trở nên quá khó để rửa trôi tự nhiên, gây mất thính giác hoặc kích thích màng nhĩ, có thể dẫn đến ù tai. Xương tai thay đổi: cứng xương trong tai giữa có thể ảnh hưởng đến thính giác của bạn và gây ù tai. Tình trạng này, gây ra bởi sự phát triển xương bất thường, có xu hướng chạy trong các gia đình. Một số nguyên nhân gây ù tai ít phổ biến hơn, bao gồm: Bệnh Meniere: chứng ù tai có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh Meniere, Rối loạn TMJ: các vấn đề với khớp thái dương hàm, khớp ở hai bên đầu trước tai, nơi xương hàm dưới gặp sọ của bạn, có thể gây ù tai. Chấn thương đầu hoặc chấn thương cổ: chấn thương đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc chức năng não liên quan đến thính giác. U thần kinh âm thanh: khối u không ung thư (lành tính) này phát triển trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong của bạn và kiểm soát sự cân bằng và thính giác. Còn được gọi là schwannoma tiền đình, tình trạng này thường gây ra chứng ù tai chỉ ở một tai. Rối loạn chức năng ống Eustachian: ống trong tai nối giữa tai giữa với cổ họng trên của bạn vẫn được mở rộng mọi lúc, vì một lý do nào đó gây rối loạn chức năng ống dẫn đến ù tai Rối loạn mạch máu liên quan đến ù tai: xơ vữa động mạch, khối u đầu và cổ, huyết áp cao, hẹp mạch máu cấp máu cho vùng đầu mặt cổ, dị tật của mạch máu,... Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chứng ù tai, liều của các loại thuốc này càng cao thì chứng ù tai càng nặng: một số nhóm kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc quinine, một số thuốc chống trầm cảm, aspirin dùng với liều cao,..
Ù tai liên quan đến cảm giác của âm thanh nghe khi không có âm thanh bên ngoài. Các triệu chứng ù tai có thể bao gồm các loại tiếng ồn ào trong tai của bạn. Trong một số trường hợp, âm thanh có thể lớn đến mức có thể cản trở khả năng tập trung hoặc nghe âm thanh bên ngoài . Ù tai có thể có mặt mọi lúc, hoặc nó có thể đến và đi. Có hai loại ù tai: ù tai chủ quan và ù tai khách quan Ù tai chủ quan là ù tai chỉ bạn có thể nghe. Đây là loại ù tai phổ biến nhất. Nó có thể được gây ra bởi các vấn đề về tai ở tai ngoài, giữa hoặc bên trong của bạn. Nó cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề với dây thần kinh thính giác ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh là âm thanh. Ù tai khách quan là ù tai bác sĩ của bạn có thể nghe thấy khi khám. Loại ù tai hiếm gặp này có thể do vấn đề về mạch máu, tình trạng xương tai giữa hoặc co thắt cơ bắp.
no_information
Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ: Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: những người làm việc trong môi trường ồn ào như công nhân nhà máy và xây dựng, nhạc sĩ và binh lính,.. Tuổi cao: về già, số lượng sợi thần kinh hoạt động trong tai sẽ giảm, có thể gây ra các vấn đề về thính giác thường liên quan đến chứng ù tai, thường trên 60 tuổi Hút thuốc lá: những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng ù tai cao hơn. Vấn đề tim mạch như huyết áp cao, hẹp động mạch có thể làm tăng nguy cơ ù tai.
Trong nhiều trường hợp, ù tai là kết quả của bệnh không thể ngăn chặn được. Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp ngăn ngừa một số loại ù tai. Sử dụng bảo vệ thính giác: tiếp xúc với âm thanh lớn có thể làm hỏng dây thần kinh trong tai, gây mất thính lực và ù tai. Những người có nguy cơ cao như nhạc sĩ, làm việc trong một ngành công nghiệp nhiều tiếng ồn với tần số cao đặc biệt là súng nên sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác để bảo vệ tai. Giảm âm lượng: sử dụng các thiết bị nghe nhạc với âm thanh nhỏ vì nghe nhạc ở âm lượng rất lớn qua tai nghe có thể gây mất thính lực và ù tai. Thay đổi lối sống: tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách để giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa chứng ù tai liên quan đến rối loạn mạch máu.
Chẩn đoán ù tai dựa vào nhiều yếu tố, khai thác kỹ triệu chứng cơ năng: Thời gian khởi phát ù tai, tuổi, kiểu tiến triển của ù tai, tiền sử gia đình và các triệu chứng nghe và tiền đình kèm theo (nghe kém, đầy tai, chóng mặt). Tính chất ù tai: vị trí (trong đầu, một bên, hai bên), cao độ, âm đơn hay âm phức, kiểu tiếng ù (đều đều, theo nhịp mạch, tiếng click, tiếng thổi), cường độ, mức độ gây khó chịu, ảnh hưởng của môi trường, liên tục hay ngắt quãng. Các triệu chứng kèm theo: chảy tai, chấn thương đầu, tiếp xúc với tiếng ồn, sử dụng thuốc độc với tai. Khám lâm sàng: khám lâm sàng tai - thần kinh toàn diện kết hợp với đánh giá  chức năng tai Chẩn đoán hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch não đồ tìm một số nguyên nhân gây ra chứng ù tai.
Tùy tình trạng bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau, điều trị bao gồm: Điều trị nội khoa Nhiều phương thức điều trị nội khoa đã được đề xuất để điều trị ù tai, có thể phân làm hai loại chính: các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù và các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù. Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương, các thuốc giãn cơ trơn, các vitamin,.. Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề trong các trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi. Các thuốc an thần, magnesi sulfat, barbiturate, meprobamate được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương. Các dẫn xuất của para-aminobenzoic acid (như procain) và nhóm amino acrylamide (như lidocaine, lignocaine) cũng có thể được sử dụng đường tĩnh mạch để làm giảm độ nhạy cảm của các mô dẫn truyền thần kinh. Thuốc chống trầm cảm ba vòng, như amitriptyline và nortriptyline , đã được sử dụng với một số thành công. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường chỉ được sử dụng cho chứng ù tai nghiêm trọng, vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ phiền hà, bao gồm khô miệng, mờ mắt, táo bón và các vấn đề về tim. Tránh các chất kích thích có thể. Giảm tiếp xúc với những thứ có thể làm cho chứng ù tai của bạn tồi tệ hơn. Ví dụ phổ biến bao gồm tiếng ồn lớn, caffeine và nicotine. Loại bỏ ráy tai, ngừng thuốc nếu thuốc đó có thể gây nên chứng ù tai,... Điều trị ngoại khoa Phẫu thuật loại bỏ các nguyên nhân gây ù tai là các khối choán chỗ trong góc cầu tiểu não, u tân sinh của thùy thái dương hoặc các ù tai đi kèm với điếc dẫn truyền. Các phẫu thuật giảm áp tai túi nội dịch, dùng nhiệt để hủy ống bán khuyên ngoài, dùng muối đặt vào cửa sổ tròn, phẫu thuật cắt hạch sao để điều trị các trường hợp ù tai do Ménière. Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình chỉ được áp dụng để điều trị ù tai trên các bệnh nhân điếc tiếp nhận hoàn toàn tai cùng bên. Điều trị khác Tạo ra môi trường âm thanh như máy ồn trắng. Những thiết bị này, tạo ra âm thanh môi trường mô phỏng như mưa rơi hoặc sóng biển, thường là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng ù tai, có thể giúp che đi tiếng ồn bên trong vào ban đêm. Trợ thính. Đây có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn có vấn đề về thính giác cũng như ù tai. Châm cứu Thôi miên Điều trị thần kinh bằng cách sử dụng kích thích từ xuyên sọ (TMS) là một liệu pháp không gây đau đớn, không xâm lấn đã thành công trong việc giảm các triệu chứng ù tai cho một số người. Hiện tại, TMS được sử dụng phổ biến hơn ở châu Âu và trong một số thử nghiệm ở Mỹ Người ta vẫn phải xác định bệnh nhân nào có thể hưởng lợi từ các phương pháp điều trị như vậy. Xem thêm: Meniere (rối loạn thính lực): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Mất thính lực (điếc tai): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở sơ sinh: Phát hiện sớm & can thiệp thính lực cho trẻ\ Ù tai kéo dài: Chớ coi thường
U tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở đáy não, có kích thước bằng hạt đậu. Tuyến yên có chức năng điều hòa sự bài tiết của các hormone tư các tuyến nội tiết như tuyến giáo và các tuyến thượng thận. Ngoài ra tuyến yên còn giải phóng những hormone gây ảnh hưởng đến xương và tuyến tiết sữa như: hormone kích thích vỏ thượng thận, hormone tăng trưởng, hormone tăng tiết sữa prolactin, hormone kích thích tuyến giáp. U tuyến yên là hiện tượng một khối khối u nằm trong tuyến yên, gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của tuyến yên trong cơ thể. Khi khối u tăng trưởng sẽ dẫn đến hiện tượng các tế bào sản xuất ra hormone của tuyến yên bị hủy hoại, dẫn đến suy tuyến yên.
Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của u tuyến yên, chỉ có rất ít trường hợp bệnh nhân bị u tuyến yên do di truyền trong gia đình có người bị bệnh khổng lồ. U tuyến yên có nguy hiểm với sức khoẻ của con người và đặc biệt nguy hiểm hơn khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tùy thuộc vào các loại nội tiết tố do khối u tiết ra, kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u mà mỗi người bệnh lại có các triệu chứng, dấu hiệu bệnh khác nhau. Trong đó có thể chia ra 3 nhóm dấu hiệu như sau: Rối loạn nội tiết: Dấu hiệu này do tăng tiết prolactin làm cho người bị bệnh bị chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, nặng hơn có thể bị vô sinh; tiết sữa ở vú mặc dù đang không có thai hoặc có kinh nguyệt. Đối với nam giới có thể biểu hiện bằng dấu hiệu giảm ham muốn tình dục; giảm hoặc mất cương, gặp khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng. Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng GH làm cho người bị bệnh có những biểu hiện phát triển bất thường như: đầu to, trán rộng, trán dô, mắt to, da thô, môi dày, bàn chân và các ngón chân to bất thường...dẫn đến hình dáng người bệnh rất đặc biệt so với người bình thường. Các dấu hiệu suy tuyến yên, giảm các nội tiết tố gây đến các dấu hiệu vô sinh, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, cơ thể giảm sút cân nhanh, rụng lông, chậm phát triển hay chậm dậy thì ở trẻ em. Có một số trường hợp có dấu hiệu bị chảy máu trong u tuyến yên dẫn đến đau đầu dữ dội, mắt nhìn mờ. Rối loạn thị giác: Khi u tuyến yên lớn, chèn ép sẽ dẫn đến rối loạn nhìn, nhìn mờ, chỉ nhìn được một phía bên trong hay bên ngoài hoặc chỉ nhìn thấy những hình ảnh ngay trước mặt, không nhìn được ở phía bên ngoài thái dương. Khi khối u lấn sang bên vào xoang tĩnh mạch hang có thể có biểu hiện lác mắt, tê bì mặt... do chèn ép các dây thần kinh số III, IV và số V. Tăng áp lực trong sọ: Khi có các biểu hiện đau đầu, nôn, buồn nôn, rối loạn ý thức, thậm chí là hôn mê chính là lúc khối u đã chèn ép trong so gây tăng áp lực trong sọ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu khi bệnh u tuyến yên đã phát triển sang giai đoạn nguy hiểm.
Cũng giống như các bệnh bệnh liên quan đến khối u khác, u tuyến yên là bệnh không thể lây nhiễm.
Bệnh u tuyến yên có thể xảy ra mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác, đặc biệt là người già. Để hạn chế khả năng mắc bệnh, cách tốt nhất là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, những người có thành viên trong gia đình đã từng bị mắc bệnh tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh u tuyến yên.
Để phòng ngừa bệnh u tuyến yên, trước hết cần thay đổi những thói quen sinh hoạt và phong cách sống hàng ngày như sau: Thăm khám bác sĩ thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Trong trường hợp đã mắc bệnh cần tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe. Không tự ý, tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Khi có bất kỳ các biểu hiện của bệnh, kịp thời thăm khám bác sĩ để nắm bắt được tình trạng bệnh.
Để chẩn đoán bệnh u tuyến yên trong não, ngoài thăm khám có thể dùng các phương pháp sau: Đo lường mức độ hormone thông qua việc xét nghiệm máu hoặc nước tiểu Để tìm ra khối u và đo kích thước của khối u, sử dụng phương pháp chụp cộng huởng từ. Kiểm tra thị lực để xác định được những tổn thương hay gặp ở vùng thị giác.
Tùy thuộc vào kích thước cũng như mức độ ảnh hưởng của khối u mà lựa chọn phác đồ, phương pháp điều trị thích hợp. Có thể kể đến một số phương pháp điều trị u tuyến yên hiện nay: phẫu thuật, xạ trị và dùng thuốc. Điều trị u tuyến yên bằng những phương pháp cụ thể sau: Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh không cần điều trị hoặc có thể sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên với các bệnh nhân này cần duy trì việc tái khám thường xuyên để chắc chắn kích thước các khối u không phát triển. Đối với các trường hợp bệnh nhân có khối u tuyến yên lớn dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh thị giác sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thông qua mũi và xoang. Nếu không thể cắt bỏ khối u bằng cách này có thể sử dụng loại bỏ khối u thông qua hộp sọ. Phương pháp xạ trị được sử dụng để thu nhỏ khối u đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc phẫu thuật nhưng khối u vẫn bị tái phát Xem thêm: Suy tuyến yên: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Tuyến yên: Vị trí, chức năng, các bệnh thường gặp Rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ung thư dương vật
Ung thư dương vật là gì? Ung thư dương vật thường là ung thư phát triển từ lớp biểu mô của niêm mạc quy đầu, bao quy đầu. Các ung thư xuất phát từ tế bào liên kết của dương vật rất ít gặp. Ung thư dương vật là bệnh hay gặp ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ; ít gặp ở châu Âu. Tại Việt Nam, bệnh tương đối phổ biến (tỷ lệ mắc ung thư dương vật ở Hà Nội là 2.1/100.000 dân; ở thành phố Hồ Chí Minh bệnh chiếm 3.4% tổng số các ung thư).
Nguyên nhân ung thư dương vật bao gồm: Hẹp bao quy đầu:   Đa số bệnh nhân ung thư dương vật có hẹp bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu gây khó khăn trong việc vệ sinh, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát triển, dẫn đến nguy cơ ung thư dương vật Bệnh sùi mào gà đường sinh dục: Do virus HPV (Human Papilloma) Sùi mào gà thường ở vị trị rãnh quy đầu, bao da và thân dương vật. Có thể ở miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Nguyên nhân khác: Viêm dương vật (đặc biệt vùng quy đầu, rãnh quy đầu) Bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai Khối u lành tính ở dương vật (u mạch máu..)
Triệu chứng ung thư dương vật phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, bệnh tại chỗ hay đã tiến triển di căn xa, có di căn hạch hay không. Ung thư dương vật giai đoạn đầu: Thay đổi màu sắc da ở dương vật Đau dương vật âm ỉ hoặc đau nhói, đặc biệt khi cương cứng hoặc va chạm Rỉ máu, dịch mùi hôi ở đầu dương vật (hay gặp sau giao hợp). Bao quy đầu khó di động Xuất hiện các nốt, các sẩn, mụn cóc hoặc loét ở bao quy đầu. Ung thư dương vật giai đoạn tiến triển: Các nốt và loét to lên, lan rộng xung quanh bao quy đầu. Bao quy đầu mỏng căng, sáng hơn bình thường Nếu không phát hiện và điều trị khối u vỡ, gây hoại tử vùng da dương vật. Đầu dương vật tiết dịch mủ, mùi hôi. Nổi hạch vùng bẹn, hạch to, rắn chắc, có thể vỡ ra da. Hạch có thể xâm lấn tĩnh mạch gây phù 1 hoặc 2 chân. Ung thư dương vật giai đoạn cuối: Bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút không rõ nguyên nhân. Ung thư lan rộng khắp dương vật, lan cả ra da bìu, da mu. U có thể gây tắc mạch trong vật hang làm dương vật cương cứng từ ngọn đến gốc. U có thể xâm lấn tới tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, có thể có các triệu chứng của di căn xa (phổi, xương..)
no_information
Không cắt bao quy đầu: việc cắt bao quy đầu dẫn đến không tồn đọng bựa sinh dục, không bị hẹp bao quy đầu về sau khi dương vật bị kích thích mạn tính, đặc biệt khi vệ sinh cá nhân không tốt. Những người không được cắt bao quy đầu bị ung thư dương vật cao hơn hẳn so với những người đã cắt. Hẹp bao quy đầu: Bao quy đầu bị hẹp không thể co lại được làm tăng nguy cơ ung thư dương vật hơn 10 lần. Nhiễm HPV: thường liên quan đến typ 16 hoặc typ 18. Quan hệ tình dục bừa bãi: có thể thúc đẩy phát triển ung thư dương vật, có thể liên quan đến tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn ở những người quan hệ tình dục bừa bãi. Một số tổn thương dương vật tiền ung thư: các tổn thương được coi là tiền ung thư vì có khả năng thúc đẩy hoặc phát triển trực tiếp thành ung thư: Viêm bao quy đầu khô tắc, bạch sản, sùi mào gà, …
Vệ sinh cá nhân đặc biệt là bộ phận sinh dục Phát hiện sớm hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ để có biện pháp can thiệp kịp thời Quan hệ tình dục an toàn Điều trị triệt để các tổn thương lành tính tiền ung thư Tiêm vắc xin HPV
Chẩn đoán ung thư dương vật dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đã mô tả phía trên và một số các xét nghiệm: Siêu âm: xác định vị trí, kích thước và sự xâm lấn của khối u nguyên phát và hạch vùng hoặc hạch di căn. Chụp CT, MRI: Khi siêu âm không rõ ràng, đặc biệt trong trường hợp khối u xâm lấn dạng xốp dương vật. Giúp kiểm tra vùng háng, vùng xương chậu, độ sâu và xâm lấn của khối u. Sinh thiết tế bào: Sinh thiết khối u và sinh thiết hạch cho kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Ung thư dương vật có chữa được không? Ung thư dương vật là bệnh tương đối nguy hiểm nhưng không phải là bệnh không chữa được. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa ung thư dương vật khỏi hoàn toàn, bảo tồn được dương vật cho bệnh nhân. Phẫu thuật là biện pháp chủ yếu điều trị triệt căn ung thư dương vật, bao gồm cắt u và vét hạch khu vực. Tùy vào giai đoạn của bệnh mà bảo tồn hay cắt cụt dương vật, vét hạch bẹn 1 hay 2 bên. Hóa chất có thể được sử dụng trước phẫu thuật giúp thu nhỏ khối u và hạch. Hóa chất cũng có thể sử dụng sau phẫu thuật chống tái phát và di căn. Xạ trị được chỉ định bổ trợ sau phẫu thuật hoặc xạ trị điều trị triệu chứng (giảm đau, ung thư dương vật di căn xương…) Hóa xạ trị đồng thời trong trường hợp khối u lan rộng không phẫu thuật được, làm giảm đau, cải thiện thời gian sống. Theo dõi sau điều trị: Khám định kỳ 3 tháng 1 lần trong 2 năm đầu và 6 tháng 1 lần trong 3 năm tiếp theo Ngoài khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được siêu âm ổ bụng và chụp phim phổi  phát hiện di căn. Xem thêm: Những điều ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng dương vật? Cấu tạo dương vật và cơ chế cương dương Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
U nguyên bào thần kinh
U nguyên bào thần kinh là ung thư phổ biến nhất trong năm năm đầu tiên của cuộc đời. Tuổi trung bình mắc bệnh là 19 tháng với 89% bệnh nhân dưới 5 tuổi và 98% bệnh nhân dưới 10 tuổi. Trong u nguyên bào thần kinh trẻ em hay gặp ở bé trai hơn bé gái. Trong u nguyên bào thần kinh tế bào ác tính phát triển từ các mô thần kinh gần tủy sống như cổ, ngực, bụng hoặc khung chậu nhưng đa số ở tuyến thượng thận (tuyến thượng thận là một tuyến nhỏ nằm ở cực trên của thận có chức năng tiết các hormon  điều chỉnh chức năng quan trọng của cơ thể như nhịp tim hay huyết áp). Nguyên bào thần kinh là các tế bào thần kinh chưa trưởng thành được phát hiện ở thai nhi. Nguyên bào thần kinh trưởng thành bình thường trở thành tế bào thần kinh hoặc tế bào tủy thượng thận. U nguyên bào thần kinh hình thành khi các nguyên bào thần kinh rối loạn quá trình trưởng thành. Đa số u nguyên bào thần kinh được phát hiện khi ung thư đã  lan rộng ra các cơ quan: hạch bạch huyết, gan, phổi, xương, tủy xương... U nguyên bào thần kinh được chia làm 3 mức độ nguy cơ thấp, trung bình và cao: Nhóm nguy cơ thấp thường gặp ở trẻ nhỏ, khả năng chữa khỏi cao chỉ bằng phẫu thuật Nhóm nguy cơ cao có tỷ lệ chữa khỏi còn thấp mặc dù u nguyên bào thần kinh rất nhạy cảm với hóa chất và tia xạ.
Nguyên nhân u nguyên bào thần kinh được chia làm 2 loại: U nguyên bào thần kinh liên quan đến di truyền Khoảng 1-2% trẻ em mắc u nguyên bào thần kinh có liên quan đến yếu tố gia đình. Trẻ có xu hướng phát triển bệnh sớm hơn từ 9-13 tháng tuổi. Trẻ thường có biểu hiện từ 2 cơ quan trở lên Nguyên nhân liên quan đến rối loạn sắp xếp gen di truyền, bất thường nhiễm sắc thể biểu hiện mất hoặc sắp xếp lại nhánh ngắn nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 10,14,17,19. Gen sinh ung thư nằm ở nhánh p36 của nhiễm sắc thể số 1 và gen N-myc tiền ung thư nằm trên nhánh ngắn nhiễm sắc thể số 2. Sự khuếch đại gen N-myc trông mô u nguyên bào thần kinh có liên quan đến gen MDR (gen kháng thuốc). Do đó xét nghiệm di truyền xác định tổn thương nhiễm sắc thể hoặc sự khuếch đại của gen tham gia sinh ung thư, đặc biệt là gen N-myc là cần thiết và quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh. U nguyên bào thần kinh không liên quan đến di truyền Nguyên nhân hiện chưa được làm rõ.
Triệu chứng u nguyên bào thần kinh thường có khởi đầu âm thầm, u có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của hệ thần kinh giao cảm: Khối u ở ổ bụng: thường gặp ở tuyến thượng thận, bệnh nhân đến vì bụng to kèm theo sốt, tiêu chảy, da xanh xao. Khối u ở vùng cổ, trung thất: thường kèm theo ho, phù nề mặt cổ, khó thở. Dấu hiệu mắt gấu trúc: lồi mắt, xuất huyết quanh hốc mắt (còn được gọi là hội chứng Hutchinson) Tiêu chảy do khối u tiết VIP 0 vasoactive intestinal polypeptide) Gan to, đau trong xương Dấu hiệu toàn thân: sốt, mệt mỏi, gầy sút cân, thiếu máu, nhiễm trùng Triệu chứng cận u: rung giật mắt, co giật chi-thái dương Triệu chứng di căn xa: 50% có di căn vào tủy xương, gan và da. Bệnh có thể di căn hạch vùng và hệ thần kinh trung. U nguyên bào thần kinh được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: U tại chỗ, cắt bỏ hoàn toàn, vi thể diện cắt âm tính, không có di căn hạch Giai đoạn 2A: U một bên tại chỗ không cắt bỏ hoàn toàn được, không có di căn hạch Giai đoạn 2B: U một bên tại chỗ có thể cắt bỏ được hoặc không, có di căn hạch cùng bên khối u Giai đoạn 3: Khối u xâm lấn qua đường giữa có hoặc không kèm di căn hạch vùng hoặc khối u một bên, di căn hạch đối bên hoặc khôi u lan rộng hai bên di căn hạch Giai đoạn 4: Có di căn hạch, xương, tủy xương, gan hoặc cơ quan khác…
no_information
Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi Có người thân trong gia đình (anh chị em) mắc bệnh u nguyên bào thần kinh Trẻ mắc các rối loạn di truyền, đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
Không có biện pháp đặc hiệu phòng ngừa bệnh u nguyên bào thần kinh Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ đặc biệt với trẻ có yếu tố nguy cơ cao: gia đình có người bị bệnh Trẻ mắc bệnh nên được khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín.
Chẩn đoán bệnh dựa vào các xét nghiệm sau: Chẩn đoán hình ảnh Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, xạ hình xương, chụp PET-CT Xét nghiệm tủy xương: Huyết tủy đồ tìm di căn tủy xương với độ nhạy khoảng 1/100 Sinh thiết tủy xương: áp dụng trong trường hợp tủy không rõ hoặc khó tiếp cận khối u nguyên phát Xét nghiệm sinh hóa: Định lượng nồng độ canxi máu Định lượng  Cathecholamin (Dopa, Dopamin, Norepinephrine, Epinephrine) hoặc các chất chuyển hóa của Cathecholamin (HMA, VMA) Xét nghiệm nước tiểu: VMA và HMA có trong 90-95% người bệnh u nguyên bào thần kinh Xét nghiệm dấu ấn di truyền: Xét nghiệm khuếch đại gen N-Myc Xét nghiệm DNA: các rối loạn như mất đoạn 1p, mất đoạn 11q. Giải phẫu bệnh Theo Shimada có 3 loại u nguyên bào thần kinh là: + U nguyên bào thần kinh + U nguyên bào hạch thần kinh + U hạch thần kinh
Điều trị u nguyên bào thần kinh gồm 3 phương pháp chính: phẫu thuật, tia xạ và hóa chất: Hóa chất: Biện pháp cơ bản trong u nguyên bào thần kinh Các thuốc độc tế bào được sử dụng như nhóm alkyl, anthracyclin, nhóm platinum, nhóm Camptotecin… Tia xạ: U nguyên bào thần kinh nguy cơ cao rất nhạy cảm với tia xạ nhưng không dùng xạ trị để điều trị triệt căn bởi các nguy cơ di căn xa của bệnh. Tia xạ áp dụng trong trường hợp khối u không cắt bỏ được, vị trí bệnh rải rác, những tổn thương còn sót lại sau phẫu thuật. Tia xạ triệu chứng trong giai đoạn cuối Phẫu thuật: Giúp cắt bỏ khối u Phẫu thuật có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhưng không phải là lựa chọn điều trị các trường hợp u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Phẫu thuật giúp khẳng định chẩn đoán cung cấp mẫu bệnh phẩm để nghiên cứu di truyền. Xem thêm: U não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Nói với con bạn như thế nào về ung thư? Điều trị ung thư trẻ em thế nào để kết quả cao?
U lympho không Hodgkin
U lympho Hodgkin bệnh học là bệnh u lympho ác tính, bao gồm cả u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin, là nhóm bệnh ung thư đứng hàng thứ ba và thường gặp của ung thư trên trẻ em, sau bạch cầu cấp dòng lympho và ung thư não. Trong khi u lympho Hodgkin, chỉ chiếm một tỷ lệ thấp đối với trẻ em và thanh thiếu niên thì u lympho không Hodgkin lại chiếm một tỷ lệ cao ở nhóm trẻ em dưới 15 tuổi gọi là u lympho không Hodgkin trẻ em. Ung thư hạch không Hodgkin là ung thư bắt nguồn từ hệ bạch huyết, hệ bạch huyết là mạng lưới chống lại bệnh tật lan rộng khắp cơ thể bạn. Trong ung thư hạch không Hodgkin, các khối u phát triển từ tế bào lympho - một loại tế bào máu đó là bạch cầu. Tế bào này có thể được tìm thấy ở hạch bạch huyết, lá lách và các cơ quan khác của hệ thống miễn dịch. Chính vì đặc điểm trên mà u lympho không Hodgkin có thể bắt đầu ở bất kỳ bộ phận nào và có thể lan sang bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. U lympho không Hodgkin có nhiều loại, tuy nhiên phổ biến nhất là khuếch tán tế bào lympho B và ung thư hạch nang. U lympho ác tính không hodgkin có chữa được không? U lympho không Hodgkin không thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên có khoảng 75% số bệnh nhân mắc u lympho không Hodgkin đáp ứng điều trị tốt, có tỷ lệ lui bệnh và kéo dài thời gian sống cao. Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và mô bệnh học, cách chăm sóc, hơn hết là tâm lý của người bệnh trong quá trình điều trị. Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư hạch không Hodgkin đã giúp cải thiện tiên lượng cho những người mắc bệnh này.
Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra ung thư hạch không Hodgkin. Trong một số trường hợp, đó là do hệ thống miễn dịch suy yếu khiến cơ thể bạn sản xuất quá nhiều tế bào lympho bất thường - một loại tế bào bạch cầu. Thông thường, tế bào lympho trải qua một vòng đời dự đoán. Tế bào lympho cũ chết, và cơ thể bạn tạo ra những cái mới để thay thế chúng. Trong ung thư hạch không Hodgkin, các tế bào lympho của bạn không chết, nhưng tiếp tục phát triển và phân chia. Tình trạng thừa cung của tế bào lympho chen vào các hạch bạch huyết của bạn, khiến chúng sưng lên. Tế bào B và tế bào T Ung thư hạch không Hodgkin có thể bắt đầu trong: Tế bào B. Các tế bào B chống lại nhiễm trùng bằng cách tạo ra các kháng thể vô hiệu hóa những kẻ xâm lược nước ngoài. Hầu hết ung thư hạch không Hodgkin phát sinh từ các tế bào B. Các loại phụ của u lympho không Hodgkin liên quan đến các tế bào B bao gồm u lympho tế bào B lớn lan tỏa, u lympho nang, u lympho tế bào lớp vỏ và u lympho Burkitt. Tế bào T. Các tế bào T có liên quan đến việc tiêu diệt những kẻ xâm lược nước ngoài trực tiếp. Ung thư hạch không Hodgkin xảy ra ít hơn trong các tế bào T. Các loại phụ của u lympho không Hodgkin liên quan đến các tế bào T bao gồm u lympho tế bào T ngoại vi và u lympho tế bào T ở da.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư hạch không Hodgkin có thể bao gồm: Các hạch bạch huyết không đau, sưng ở cổ, nách hoặc háng Đau bụng hoặc sưng Đau ngực, ho hoặc khó thở Mệt mỏi kéo dài Sốt Đổ mồ hôi đêm Giảm cân không giải thích được
no_information
Trong hầu hết các trường hợp, những người được chẩn đoán mắc ung thư hạch không Hodgkin không có bất kỳ yếu tố nguy cơ rõ ràng nào. Và nhiều người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh không bao giờ phát triển nó. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin bao gồm: Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch của bạn. Nếu bạn đã ghép tạng, bạn sẽ dễ bị tổn thương hơn vì liệu pháp ức chế miễn dịch đã làm giảm khả năng chống lại các căn bệnh mới của cơ thể. Nhiễm trùng với một số virus và vi khuẩn. Một số bệnh nhiễm virus và vi khuẩn dường như làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin. Các virus liên quan đến tăng nguy cơ ung thư hạch không Hodgkin bao gồm nhiễm HIV và Epstein-Barr. Vi khuẩn liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin bao gồm vi khuẩn Helicobacter pylori gây loét. Hóa chất. Một số hóa chất, chẳng hạn như những chất được sử dụng để tiêu diệt côn trùng và cỏ dại, có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư hạch không Hodgkin. Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mối liên hệ có thể có giữa thuốc trừ sâu và sự phát triển của ung thư hạch không Hodgkin. Tuổi cao hơn. Ung thư hạch không Hodgkin có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ tăng theo tuổi. Nó phổ biến nhất ở những người từ 60 tuổi trở lên.
Chưa có biện pháp nào phòng bệnh u lympho không Hodgkin.
Chẩn đoán u lympho không hodgkin dựa vào  Tiền sử cá nhân và gia đình Khám sức khỏe. Bác sĩ kiểm tra các hạch bạch huyết bị sưng, bao gồm ở cổ, nách và háng, cũng như cho một lá lách hoặc gan bị sưng. Xét nghiệm máu và nước tiểu. Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp loại trừ nhiễm trùng hoặc bệnh khác. Xét nghiệm hình ảnh. Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh để tìm kiếm các khối u trong cơ thể bạn. Các xét nghiệm có thể bao gồm chụp X-quang, CT, MRI và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Xét nghiệm hạch bạch huyết. Bác sĩ có thể sinh thiết hạch để loại bỏ tất cả hoặc một phần của hạch bạch huyết để xét nghiệm. Phân tích mô hạch bạch huyết trong phòng thí nghiệm có thể tiết lộ liệu bạn có bị ung thư hạch không Hodgkin hay không và nếu có thì loại nào. Xét nghiệm tủy xương. Một sinh thiết và thủ thuật chọc hút tủy xương liên quan đến việc chèn một cây kim vào xương hông của bạn để loại bỏ một mẫu tủy xương. Mẫu được phân tích để tìm kiếm các tế bào ung thư hạch không Hodgkin. Chẩn đoán giai đoạn ung thư hạch không Hodgkin: biết giai đoạn ung thư giúp tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp Các giai đoạn của ung thư hạch không Hodgkin bao gồm: Giai đoạn I. Ung thư được giới hạn ở một vùng hạch bạch huyết hoặc một nhóm các nút gần đó. Giai đoạn II. Trong giai đoạn này, ung thư nằm ở hai vùng hạch bạch huyết, hoặc ung thư đã xâm lấn một cơ quan và các hạch bạch huyết gần đó. Nhưng ung thư vẫn chỉ giới hạn ở một bộ phận của cơ thể ở trên hoặc dưới cơ hoành. Giai đoạn III. Khi ung thư di chuyển đến các hạch bạch huyết cả trên và dưới cơ hoành, nó được coi là giai đoạn III. Ung thư cũng có thể được tìm thấy trong các hạch bạch huyết trên cơ hoành và trong lá lách. Giai đoạn IV hay còn gọi là ung thư không Hodgkin giai đoạn cuối. Đây là giai đoạn tiến triển nhất của ung thư hạch không Hodgkin. Các tế bào ung thư nằm trong một số phần của một hoặc nhiều cơ quan và mô. Ung thư hạch không Hodgkin giai đoạn IV cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như gan, phổi hoặc xương.
Những phương pháp điều trị ung thư hạch không Hodgkin phù hợp tùy thuộc vào loại và giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng thể và sự lựa chọn của bệnh nhân phụ thuộc vào kinh tế, hoàn cảnh. Nếu ung thư hạch phát triển chậm (không rõ ràng), phương pháp chờ xem có thể là một lựa chọn. U lympho không rõ nguyên nhân không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng có thể không cần điều trị trong nhiều năm. Kiểm tra sức khỏe định kì để đảm bảo bệnh không tiến triển. Điều trị ung thư hạch gây ra các dấu hiệu và triệu chứng có thể đề nghị điều trị, các phương pháp điều trị có thể bao gồm: Hóa trị: hóa trị là một phương pháp điều trị bằng thuốc - bằng đường uống hoặc tiêm - giết chết các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể được dùng một mình, kết hợp với các loại thuốc hóa trị khác hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn và rụng tóc. Các biến chứng nghiêm trọng lâu dài có thể xảy ra, chẳng hạn như tổn thương tim, tổn thương phổi, các vấn đề sinh sản và các bệnh ung thư khác, chẳng hạn như bệnh bạch cầu. Xạ trị: xạ trị sử dụng các chùm năng lượng mạnh, như tia X và proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị, bạn được đặt trên bàn và một cỗ máy lớn điều khiển bức xạ tại các điểm chính xác trên cơ thể bạn. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác. Bức xạ có thể nhằm vào các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng và khu vực gần đó của các hạch nơi bệnh có thể tiến triển. Xạ trị có thể gây đỏ da và rụng tóc tại nơi chiếu xạ. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi trong quá trình xạ trị. Những rủi ro nghiêm trọng hơn bao gồm bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề về tuyến giáp, vô sinh và các bệnh ung thư khác, chẳng hạn như ung thư vú hoặc phổi. Cấy ghép tủy xương: ghép tủy xương, còn được gọi là ghép tế bào gốc, liên quan đến việc sử dụng hóa trị và xạ trị liều cao để ức chế tủy xương của bạn. Sau đó, các tế bào gốc tủy xương khỏe mạnh từ cơ thể của bạn hoặc từ một người hiến tặng được truyền vào máu của bạn, nơi chúng di chuyển đến xương của bạn và xây dựng lại tủy xương của bạn. Thuốc trị liệu sinh học giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn chống lại ung thư. Ví dụ, một liệu pháp sinh học gọi là rituximab (Rituxan) là một loại kháng thể đơn dòng gắn vào các tế bào B và làm cho chúng rõ hơn với hệ thống miễn dịch, sau đó có thể tấn công. Rituximab làm giảm số lượng tế bào B, bao gồm cả tế bào B khỏe mạnh của bạn, nhưng cơ thể bạn tạo ra các tế bào B khỏe mạnh mới để thay thế những tế bào này. Các tế bào B gây ung thư ít có khả năng tái phát. Thuốc xạ trị được tạo ra từ các kháng thể đơn dòng mang đồng vị phóng xạ. Điều này cho phép kháng thể gắn vào các tế bào ung thư và cung cấp bức xạ trực tiếp đến các tế bào. Một ví dụ về một loại thuốc xạ trị được sử dụng để điều trị ung thư hạch không Hodgkin là ibritumomab tiuxetan (Zevalin). Liều thuốc thay thế Không có thuốc thay thế đã được tìm thấy để điều trị ung thư hạch không Hodgkin. Nhưng thuốc thay thế có thể giúp bạn đối phó với sự căng thẳng của chẩn đoán ung thư và tác dụng phụ của điều trị ung thư chẳng hạn như: Trị liệu nghệ thuật Tập thể dục Thiền Âm nhạc trị liệu Bài tập thư giãn Tâm linh Các phương pháp góp phần cải thiện tâm lý đối với bệnh nhân ung thư, bao gồm: Tìm hiểu về ung thư hạch không Hodgkin. Tìm hiểu đủ về bệnh ung thư của bạn để cảm thấy thoải mái khi đưa ra quyết định về việc điều trị và chăm sóc của bạn. Ngoài việc nói chuyện với bác sĩ của bạn, hãy tìm kiếm thông tin trong thư viện địa phương của bạn và trên internet. Bắt đầu tìm kiếm thông tin của bạn với Viện Ung thư Quốc gia và Hiệp hội Ung thư bạch cầu & Ung thư bạch huyết. Duy trì một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ. Giữ mối quan hệ thân thiết của bạn mạnh mẽ sẽ giúp bạn đối phó với bệnh ung thư hạch không Hodgkin. Bạn bè và gia đình có thể cung cấp hỗ trợ thiết thực mà bạn cần, chẳng hạn như giúp chăm sóc ngôi nhà của bạn nếu bạn đang ở trong bệnh viện. Và họ có thể phục vụ như là hỗ trợ cảm xúc khi bạn cảm thấy bị ung thư. Mặc dù bạn bè và gia đình có thể là đồng minh tốt nhất của bạn, đôi khi họ có thể gặp khó khăn khi đối phó với bệnh tật của bạn. Nếu vậy, mối quan tâm và hiểu biết về một nhóm hỗ trợ chính thức hoặc những người khác đối phó với bệnh ung thư có thể đặc biệt hữu ích. Đặt mục tiêu hợp lý. Có mục tiêu giúp bạn cảm thấy kiểm soát và có thể cho bạn ý thức về mục đích. Nhưng tránh đặt mục tiêu bạn không thể đạt được. Bạn có thể không thể làm việc một tuần 40 giờ, ví dụ, nhưng bạn có thể làm việc ít nhất là bán thời gian. Trong thực tế, nhiều người thấy rằng tiếp tục làm việc có thể hữu ích. Dành thời gian cho chính mình. Ăn uống tốt, thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp chống lại sự căng thẳng và mệt mỏi của bệnh ung thư. Ngoài ra, lập kế hoạch cho thời gian chết khi bạn có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc hạn chế những gì bạn làm. Hãy tích cực. Nhận được chẩn đoán ung thư không có nghĩa là bạn phải ngừng làm những việc bạn thích hoặc thường làm. Đối với hầu hết các phần, nếu bạn cảm thấy đủ tốt để làm một cái gì đó, hãy tiếp tục và làm nó. Điều quan trọng là duy trì hoạt động và tham gia nhiều nhất có thể. Xem thêm: U lympho tế bào T: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Lần đầu tiên tại Việt Nam điều trị thành công u lympho tế bào T/NK bằng liệu pháp miễn dịch Hodgkin: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư phổ biến và là ung thư thường gặp nhất trong các bệnh lý ung thư đầu mặt cổ. Tỷ lệ mắc ung thư vòm mũi họng khác nhau giữa các vùng địa lý, tỷ lệ mắc thấp ở châu Âu và các nước phương Tây, tỷ lệ cao nhất ở vùng Đông Nam Trung Quốc. Chẩn đoán ung thư vòm họng thường chậm do các triệu chứng giai đoạn đầu mơ hồ, không đặc hiệu dễ nhầm với các bệnh lý lành tính của đường hô hấp trên. Có 3 yếu tố chính liên quan đến ung thư vòm họng là nhiễm vi-rút Epstein-Barr, yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.
Nguyên nhân ung thư vòm họng hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm: Virus Epstein-Barr (EBV): EBV thuộc họ virus Herpesviridae. EBV đã được chứng minh là có liên quan đến cơ chế bệnh sinh trong ung thư vòm họng Yếu tố di truyền: Một số trường hợp ung thư vòm họng xảy ra ở nhiều thành viên trong gia đình. Các bất thường nhiễm sắc thể  3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q gây đột biến các gen ức chế khối u, dẫn đến hình thành ung thư. Yếu tố môi trường: Các thức ăn giàu chất Nitrosamine dễ bay hơi là tác nhân gây ung thư đã được biết tới, gây ung thư biểu mô mũi, xoang trên thực nghiệm (cá khô muối, ướp muối…). Một ví dụ chứng minh vai trò của các yếu tố môi trường là tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng ở người Trung Quốc di cư tới Mỹ với chế độ ăn khác thì thấp hơn so với người dân sống tại Trung Quốc. Hút thuốc lá: thuốc lá chứa các chất độc hại như Benzen, hydrocarbon, asen, nicotin.. làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Quan hệ tình dục bằng miệng: Quan hệ tình dục bằng miệng không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà…
Biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn sớm thường nghèo nàn, dễ bỏ qua vì hay nhầm với các triệu chứng viêm nhiễm vùng tai mũi họng. Các triệu chứng của ung thư vòm họng thường gặp: Triệu chứng ở tai: Thường biểu hiện ở 1 bên như ù tai, đau tai, chảy dịch ở tai. Bệnh nhân có thể xuất hiện nghe kém, điếc dẫn truyền, nhiều khi đến bệnh viện trong bệnh cảnh của viêm tai giữa thanh dịch do u làm tắc vòi Eustache. Triệu chứng ở mũi: ngạt, tắc mũi một hoặc hai bên, chảy nước mũi nhầy dính máu dai dẳng, điều trị nội khoa không đỡ. Triệu chứng thần kinh: đau đầu, các dấu hiệu do xâm lấn nền sọ, xâm lấn các dây thần kinh: nhìn đôi, lác trong, đau nửa mặt, chóng mặt, mất cảm giác vùng hầu họng Triệu chứng mắt: khi u xâm lấn ổ mắt (hiếm gặp), biểu hiện mắt lồi hoặc liệt vận nhãn. Nổi hạch cổ: trong trường hợp ung thư vòm họng di căn hạch cổ. Thường là hạch cổ cao (Ví dụ hạch Kuttner), có nhiều hạch xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên cổ. Hạch mật độ cứng hoặc chắc, di động hạn chế, không đau. Hạch có thể chèn ép gây khó nuốt, nuốt vướng, nuốt đau. Ung thư vòm họng có các giai đoạn:         Ung thư vòm họng giai đoạn 1: u còn giới hạn tại vòm, họng miệng hay hốc mũi. Biểu hiện chủ yếu các triệu chứng ở tai và mũi. Ung thư vòm họng giai đoạn 2: u xâm lấn tới vùng hầu hoặc có hạch cùng bên, hạch có đường kính nhỏ hơn 6 cm. Bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng ở tai, mũi và nổi hạch cổ. Ung thư vòm họng giai đoạn 3: u xâm lấn tới các xương và các xoang cạnh mũi, hạch cổ xuất hiện cả 2 bên, kích thước hạch nhỏ hơn 6 cm. Bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng ở tai, mũi, nổi hạch cổ với mức độ nặng hơn Ung thư vòm họng giai đoạn cuối:  U xâm lấn nội sọ, xâm lấn các dây thần kinh, hạ họng, hốc mắt kèm theo hạch cổ hai bên hoặc hạch cổ kích thước lớn hơn 6 cm. Bệnh nhân có  biểu hiện thêm các triệu chứng ở mắt và triệu chứng thần kinh. Ngoài ra nếu di căn xa bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tại cơ quan di căn (phổi, xương..)
no_information
Bệnh nhân nam giới, tuổi từ 30-55 Tiền sử hút thuốc lá, uống rượu bia Có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng Người có thói quen ăn uống các đồ ăn như cá muối, dưa khú,…. Bệnh nhân đã từng nhiễm EBV (có kháng thể EBV trong máu)
Ung thư vòm họng là bệnh chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng nên chưa có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Một số biện pháp phòng ngừa ung thư vòm họng: Không hút thuốc lá Không uống rượu bia Hạn chế ăn các thực phẩm lên men, muối chua,… Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng: Nội soi tai mũi họng: Giúp quan sát, phát hiện và đánh giá khối u đồng thời bấm sinh thiết Sinh thiết tổn thương: bấm sinh thiết qua đường mũi hoặc họng miệng. Chọc hút tế bào vào kim nhỏ: được chỉ định nếu có nghi ngờ di căn hạch cổ. Chụp CT: đánh giá kích thước u, mức độ xâm lấn xung quan và xâm lấn hạch Chụp Xquang ngực, siêu âm bụng và xạ hình xương: các xét nghiệm cần thiết trong phát hiện di căn xa. Chụp PET- CT: Phương pháp hiện đại giúp đánh giá di căn xa. Các phản ứng huyết thanh tìm kháng thể EBV trước, trong và sau điều trị giúp đánh giá tiên lượng bệnh.
Nguyên tắc điều trị: Xạ trị là phương thức điều trị cơ bản trong ung thư vòm họng do u nhạy cảm với tia xạ. Hóa chất: thường áp dụng trước xạ trị hoặc trong xạ trị (hóa xạ trị đồng thời). Phẫu thuật: phẫu thuật lấy hạch cổ được chỉ định trong trường hợp hạch còn lại sau xạ trị 2 tháng. Chỉ định điều trị theo giai đoạn: Giai đoạn 1: Xạ trị đơn thuần Giai đoạn 2: Xạ trị kết hợp hóa chất Giai đoạn 3: Hóa xạ trị đồng thời Giai đoạn 4: hóa chất toàn thân. Theo dõi sau điều trị: Khám định kỳ 3 tháng/lần trong năm đầu tiên, 6 tháng/lần trong 3-5 năm tiếp theo. Từ 5 năm trở đi khám định kỳ 1 năm/lần. Theo dõi bao gồm: Khám đánh giá tái phát tại chỗ, di căn hạch, phát hiện các biến chứng muộn do xạ trị. Nội soi tai mũi họng Siêu âm vùng cổ Chụp CT sọ mắt 6 tháng/lần Chọc hút tế bào kim nhỏ nếu có nghi ngờ di căn hạch cổ Chụp Xquang phổi, siêu âm ổ bụng phát hiện di căn xa.     Xem thêm: Bệnh ung thư vòm họng có lây không? Cách phát hiện bệnh ung thư vòm họng Ung thư vòm họng và lợi ích của nội soi Phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là gì ? Ung thư bàng quang là loại ung thư xảy ra ở bàng quang- cơ quan rỗng nằm tại vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra. Phía trong thành bàng quang là lớp niêm mạc được cấu tạo từ các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy. Khoảng hơn 90% ung thư bàng quang xuất phát từ tế bào chuyển tiếp, gọi là ung thư biểu mô chuyển tiếp. Chỉ khoảng 8% ung thư bàng quang là ung thư biểu mô vảy.
Nguyên nhân ung thư bàng quang đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ rệt, có những trường hợp ung thư bàng quang không tìm ra nguyên nhân. Ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất. Bản chất của ung thư bàng quang là các tế bào trong bàng quang bị đột biến. Các tế bào bình thường sẽ phát triển bất thường, không kiểm soát được và tạo thành khối u tại bàng quang.
Triệu chứng ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Tuy nhiên, có những dấu hiệu có thể giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm để kịp thời đến cơ sở y tế để thăm khám như sau: Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn Đái máu là dấu hiệu thường gặp nhất. Đái máu từng đợt, đái máu đại thể, toàn bãi. Đau khi đi tiểu Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: đây là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, do bàng quang bị kích thích hay bị giảm thể tích. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục máu đông. Ở giai đoạn muộn của ung thư bàng quang, tế bào ung thư đã di căn xa, sẽ xuất hiện các biểu hiện sau: Đau hông lưng Đau trên xương mu Đau hạ vị Đau tầng sinh môn Đau xương Đau đầu
no_information
Cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, các yếu tô nguy cơ ung thư bàng quang vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến ung thư bàng quang là: Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn những người trẻ. Người da trắng dễ có nguy cơ ung thư bàng quang hơn người chủng tộc khác. Đàn ông dễ bị ung thư bàng quang hơn phụ nữ. Tiền sử gia đình có người mắc phải ung thư bàng quang là yếu tô nguy cơ của bệnh. Người đã bị ung thư bàng quang cũng có khả năng tái phát do đã điều trị với thuốc chống ung thư cyclophosphamide làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn hai đến ba lần so với những người không hút thuốc lá. Nghề nghiệp dễ mắc ung thư như làm cao su, chất hóa học, da thuộc, thợ làm tóc, thợ kim khí, thợ in, thợ dệt, tài xế xe tải. Đây là những ngành nghề tiếp xúc thường xuyên với những chất sinh ung. Những người bị nhiễm ký sinh trùng cũng có nguy cơ ung thư bàng quang. Ngoài ra, các bệnh lý viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn nhiều lẫn hoặc sử dụng ống thông đường tiểu lâu ngày cũng gây nên ung thư bàng quang.
Để phòng tránh ung thư bàng quang xảy ra, cần thực hiện những điều sau: Không hút thuốc lá Tránh phơi nhiễm với những loại hóa chất và nguồn nước mới Uống nhiều nước mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại rau xanh và hoa quả. Khám sức khỏe định kỳ.
Để chẩn đoán ung thư bàng quang, cần phải thực hiện các phương pháp sau: Xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào ung thư. Soi bàng quang: dùng ống nội soi đưa vào niệu đạo để soi. Sinh thiết: sinh thiết được thực hiện trong quá trình soi bàng quang để lấy một mẫu mô nhỏ đem đi soi. Chụp tĩnh mạch có cản quang:  bệnh nhân được tiêm cản quang vào tĩnh mạch, sau đó được thận thải ra và đến bàng quang. Lúc này chụp X quaNg sẽ thấy được những hình ảnh bất thường của bàng quang. Có thể chụp cắt lớp vi tính để quan sát đường tiết niệu và mô xung quanh nó. Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư bàng quang ?
Điều trị ung thư bàng quang hiện nay rất hiệu quả, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Có những phương pháp để điều trị ung thư bàng quang hiện nay như: Phẫu thuật điều trị ung thư bàng quang Là phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. Các phẫu thuật bao gồm: cắ bỏ u ung thư bàng quang niệu đạo, cắt bỏ bàng quang bán phần, cắt bỏ bàng quang triệt để, cắt bỏ các hạch lân cận, cắt bỏ một phần niệu đạo... Đối với nam giới có thể phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tính, phụ nữ thì cắt bỏ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo. Hóa trị Đưa hóa chất vào cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Có thể kết hợp các loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Điều trị hóa chất có thể điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp với cả phẫu thuật và xạ trị. Nếu ung thư bàng quang còn ở bề mặt, bệnh nhân sẽ được đưa hóa chất vào bàng quang sau khi đã phẫu thuật lấy u bàng quang qua đường niệu đạo. Xạ trị Xạ trị trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u. Xạ trị sau khi phẫu thuật để tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư. Những bệnh nhân không phẫu thuật được thì tiến hành xạ trị bao gồm xạ trị trong và xạ trị ngoài. Ngoài ra, ung thư bàng quang còn được điều trị bằng một số phương pháp khác như: điều trị sinh học  (điều trị bằng miễn dịch): phương pháp này áp dụng sau phẫu thuật lấy u qua đường niệu đạo với u ở bề mặt bàng quang, sử dụng hệ thống miễn dịch sẵn có để chống lại tế bào ung thư. Đây là biện pháp ngăn ngừa tình trạng tái phát ung thư bàng quang.     Xem thêm: Hiểu về các phương pháp điều trị ung thư bàng quang Biến chứng của viêm bàng quang Phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang trong điều trị ung thư bàng quang xâm lấn cơ
U lympho tế bào T
U lympho tế bào T là gì? U lympho tế bào T là một loại trong u lympho không Hodgkin, chiếm 1/3 các trường hợp, 2/3 các trường hợp còn lại là U lympho tế bào B. U lympho không Hodgkin là nhóm bệnh của tổ chức lympho. Đây là nhóm bệnh có sự tăng sinh ác tính các tế bào dòng lympho. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến từ 45-55 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em. Nam có xu hướng mắc bệnh cao hơn nữ.
Nguyên nhân U lympho tế bào T chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh u lympho tế bào T bao gồm: Nhiễm khuẩn: HIV, EBV. Nhiễm hai virus này làm tăng nguy cơ mắc u lympho tế bào T Miễn dịch: Suy giảm miễn dịch tự nhiên, suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS, sau nhiễm EBV, sau ghép tạng…) Bệnh  tự miễn Yếu tố môi trường: Thuốc trừ sâu, dioxin, phóng xạ… Béo phì có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh
Nổi hạch 60% -100% người bệnh có hạch to, thường gặp ở vùng cổ, hố thượng đòn, nách, bẹn, có thể gặp hạch trung thất, hạch ổ bụng (trường hợp hạch trung thất và hạch ổ bụng chỉ có thể phát hiện trên chụp phim hay siêu âm) Tổn thương ngoài hạch Khoảng 40% bệnh nhân có tổn thương ngoài hạch tiên phát, thậm chí là duy nhất ở ngoài hạch lympho như: dạ dày, amydal, hốc mắt, da... Lách có thể to, đặc biệt u lympho thể lách hoặc giai đoạn muộn của bệnh. Gan to ít gặp hơn, thường kèm theo hạch to và/hoặc lách to. Triệu chứng “B” Gặp khoảng 25% với các triệu chứng sốt, ra mồ hôi đêm, sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng không giải thích được nguyên nhân. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân xuất hiện thiếu máu, nhiễm khuẩn, xuất huyết và các biểu hiện chèn ép, xâm lấn của tổ chức lympho. U lympho tế bào T được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn I: Tổn thương một vùng hạch hoặc một vị trí ngoài hạch Giai đoạn 2: Tổn thương hai vùng hạch trở lên trên cùng một phía cơ hoành. Hoặc tổn thương khu trú ở 1 vị trí hoặc một cơ quan ngoài hạch và hạch lympho vùng của nó, kèm theo hoặc không tổn thương vùng lympho khác ở một phía của cơ hoành. Giai đoạn 3: Tổn thương nằm hai phía cơ hoành. Có thể tổn thương ở lách, hoặc vị trí ngoài hạch, hoặc cả hai Giai đoạn 4: Tổn thương lan tỏa rải rác nhiều tạng hoặc mô ngoài hạch (như: Tủy xương, gan, phổi…), có kèm hoặc không kèm tổn thương hạch.
no_information
Bệnh nhân nhiễm HIV, EBV Người suy giảm miễn dịch như HIV giai đoạn cuối, người ghép tạng, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch Tiếp xúc với hóa chất độc hại: công nhân vùng có phóng xạ, tiếp xúc thuốc trừ sâu, dioxin… Người quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình Tuổi cao Bệnh nhân béo phì Bệnh nhân mắc bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp,
Quan hệ tình dục an toàn Không có nhiều bạn tình Bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại Duy trì cân nặng hợp lý: ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao điều độ.
Hạch đồ: Hạch tăng sinh khá đồng nhất, chủ yếu là lymphoblast hoặc prolymphocyte, ít gặp bạch cầu đoạn trung tính, plasmocyte, đại thực bào, tế bào xơ. Sinh thiết hạch hoặc tổ chức lympho: Tổn thương dạng nang hoặc lan tỏa có các tế bào to hoặc tế bào nhỏ hoặc hỗn hợp to, nhỏ. Hóa mô miễn dịch: Dựa trên các dấu ấn miễn dịch giúp phân loại u lympho không Hodgkin tế bào B, T hoặc NK. Các xét nghiệm khác: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: giảm lượng huyết sắc tố, giảm số lượng tiểu cầu, số lượng bạch cầu có thể tăng hoặc giảm. LDH: tăng trong khoảng 30% trường hợp. Canxi máu: tăng Chức năng gan thận có thể rối loạn, Beta 2 microglobulin thường tăng. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh  như siêu âm, X-quang, CT, PET, PET-CT, MRI giúp phát hiện hạch sâu như hạch trung thất, hạch ổ bụng...và các vị trí di căn khác. Tủy đồ và nhuộm hóa mô miễn dịch giúp phát hiện u lympho xâm lấn tủy. Xét nghiệm di truyền - sinh học phân tử và xét nghiệm điện di miễn dịch huyết thanh: Tùy từng loại u lympho không Hodgkin mà có chỉ định xét nghiệm hợp lý.
Điều trị u lympho tế bào T dựa vào giai đoạn bệnh và thể mô bệnh học, chủ yếu là kết hợp hóa- xạ trị, phẫu thuật chỉ áp dụng trong một số trường hợp cụ thể. Phẫu thuật: Trong trường hợp sinh thiết chẩn đoán Có thể cắt bỏ các khối u lympho ngoài hạch (dạ dày, ruột) có nguy cơ chảy máu, tắc ruột hoặc thủng tạng rỗng Xạ trị: Điều trị phối hợp với hóa trị trong điều trị triệt căn u lympho tế bào T Xạ trị đơn thuần trong các trường hợp chống chỉ định với hóa chất Xạ trị bổ trợ sau hóa chất thì tia khu trú vào các vùng hạch lớn ban đầu hoặc vùng hạch còn sót lại sau hóa trị. Hóa chất: Chỉ định trong đa số các trường hợp Lựa chọn phác đồ điều trị dựa vào: giai đoạn bệnh, thể mô bệnh học, có hay không hội chứng B, thể trạng của bệnh nhân.ư Tác dụng phụ của điều trị hóa chất phụ thuộc vào từng phác đồ. Hay gặp nhất là buồn nôn và rụng tóc. Các biến chứng nguy hiểm như: tổn thương cơ tim, tổn thương phổi, cơ quan sinh dục hay ung thư thứ 2 (leukemia) Ghép tủy/ghép tế bào gốc tự thân: Sử dụng hóa chất liều cao và xạ trị làm ức chế tủy xương sau đó ghép tủy xương lành từ người cho hoặc chính bệnh nhân Bệnh nhân thực hiện ghép tủy xương có nguy cơ nhiễm trùng khá cao Điều trị u lympho thần kinh trung ương nguyên phát: Methotrexate liều cao  kèm hoặc không kèm cytarabine. Sau đó, xạ trị toàn não hoặc ghép tế bào gốc tự thân. Trường hợp bệnh tiến triển hoặc chống chỉ định hóa trị có thể xạ trị toàn não (có thể kèm corticoid) Điều trị U lympho không Hodgkin ở người bệnh HIV/AIDS, người suy giảm miễn dịch: đa hóa trị liệu tương tự kèm G-CSF.  Theo dõi sau điều trị Các trường hợp đặc biệt: Xuất hiện hạch to, sốt, gầy sút cân…phải khám ngay. Với nhóm tiến triển nhanh, tái khám 1 tháng/ lần trong năm đầu. Sau đó, 3 tháng/ lần trong năm thứ 2; 6 tháng/ lần trong 3 năm tiếp và sau đó 1 năm/ lần. Với nhóm tiến triển chậm tái khám 3 tháng/ lần trong năm đầu. Sau đó, 4 tháng/ lần trong năm thứ 2, 6 tháng/ lần trong năm thứ 3. Sau đó 1 năm/ lần. Mỗi lần khám định kỳ cần chú ý: Khám lâm sàng: Chú ý các triệu chứng lâm sàng, hạch to, gan to, lách to. Xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu; CT bụng ngực hoặc PET, PET/CT mỗi 6 tháng trong 2 năm đầu. Xét nghiệm tủy đồ ít nhất 2 năm/ lần. Làm lại sinh thiết khi có hạch to trở lại hoặc có tổn thương mới.     Xem thêm: Phát triển công nghệ liệu pháp tế bào CAR-T để điều trị các loại ung thư máu Liệu pháp tế bào CAR-T trong điều trị ung thư Cơ chế điều trị ung thư của liệu pháp ức chế chốt kiểm soát miễn dịch
Ung thư thận
Ung thư thận là ung thư có tỷ lệ mắc đứng thứ 9 ở người trưởng thành và đứng thứ 3 trong ung thư hệ tiết niệu (sau ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang) nhưng lại là ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất. Bệnh thường gặp ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ = 2/1. Nhóm tuổi cao nhất bị bệnh là 60-70 tuổi. Ung thư thận rất hiếm gặp ở bệnh nhân dưới 50 tuổi. Tuy nhiên vẫn gặp các trường hợp ung thư thận ở trẻ em. Bệnh chiếm 5% các trường hợp ung thư ở trẻ nhỏ. Lứa tuổi hay gặp nhất từ 3-4 tuổi, trong đó khoảng 1-2% có tính chất gia đình (Bệnh di truyền). Ung thư thận ở trẻ em thường kết hợp với nhiều dị tật bẩm sinh như dị tật tiết niệu, tật không mống mắt hay phì đại nửa người… Ung thư thận có lây không? Đây là bệnh không lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền trong một số trường hợp (xem phần nguyên nhân)
Nguyên nhân ung thư thận hiện nay chưa được biết rõ. Một số yếu tố nguy cơ của ung thư thận: Hút thuốc lá: hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc ung thư thận gấp 2 lần Tiếp xúc hóa chất độc hại: công nhân tiếp xúc với các hóa chất như thuốc nhuộm aniline hay kim loại nặng có nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn Béo phì: người béo phì có nguy cơ bị ung thư thận cao hơn. Bệnh thận giai đoạn cuối có lọc máu Sử dụng thuốc giảm đau kéo dài như Paracetamol hay NSAID (ví dụ: Ibuprofen, Aspirin) Ung thư thận di truyền: chiếm nhỏ hơn 5% tổng số bệnh nhân ung thư thận. Một số hội chứng có thể dẫn đến ung thư thận như hội chứng von Hippel-Lindau (VHL syndrome), hội chứng Birt-Hogg-Dube hay bệnh xơ hóa củ.
Triệu chứng của ung thư thận được biểu hiện bởi tam chứng cổ điển: tiểu máu, khối u vùng thắt lưng và đau. Tiểu máu: nước tiểu có màu hồng, nâu hoặc thay đổi màu nhẹ. Nếu lượng máu ít không thể quan sát thấy bằng mắt thường mà chỉ phát hiện được trên xét nghiệm phân tích nước tiểu. Đau vùng thắt lưng: đau thường xuất phát ở một bên sườn và vùng hông lưng. Đau âm ỉ, liên tục và kéo dài, cũng có trường hợp đau dữ dội. Khối u vùng bụng: bệnh nhân có thể tự sờ tay lên bụng và cảm nhận thấy khối u. Tuy nhiên đa số các khối u thận ở sâu trong ổ bụng nên khó sờ thấy, chỉ có thể phát hiện trên chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính. Ngoài ra còn một số triệu chứng không đặc hiệu sau: Mệt mỏi, thiếu máu Sút cân đột ngột không rõ nguyên nhân Sốt Các giai đoạn của ung thư thận: Ung thư thận có 4 giai đoạn Ung thư thận giai đoạn đầu: khối u vẫn nằm trong thận, chưa có các dấu hiệu lâm sàng điển hình, bệnh nhân có thể có đái máu vi thể (không nhìn được bằng mắt thường, phải xác định qua xét nghiệm) nhưng khó sờ thấy u trên lâm sàng Ung thư thận giai đoạn 2: khối u bắt đầu phát triển nhưng vẫn khu trú trong thận. Bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng. Ung thư thận giai đoạn 3: ung thư đã xâm lấn các vùng lân cận như mô quanh thận, tuyến thượng thận, các tĩnh mạch lớn Ung thư thận giai đoạn cuối: ung thư di căn tới các bộ phận khác của cơ thể, bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt dần dần.
no_information
Ung thư thận không phải là loại ung thư phổ biến. Một số đối tượng nguy cơ của ung thư thận: Nam giới hút thuốc lá nhiều năm Người béo phì Người làm việc trong môi trường độc hại hóa chất công nghiệp, kim loại nặng. Người sử dụng thuốc giảm đau kéo dài. Có người thân bị mắc ung thư thận, đặc biệt mắc ung thư thận ở trẻ em.
Vì chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư thận nên chưa có các biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Có một số biện pháp sau: Không hút thuốc lá Hạn chế tối đa sử dụng thuốc kích thích Tập luyện thể dục thể thao An toàn bảo hộ lao động đúng quy định Điều quan trọng là cần đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Chẩn đoán ung thư thận dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm trong chẩn đoán ung thư thận: Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu giúp phát hiện có máu trong nước tiểu hay không? Cắt lớp vi tính ổ bụng: chụp cắt lớp vi tính có thuốc cản quang giúp đánh giá các tính chất của ung thư thận: vị trí, số lượng, kích thước, tình trạng xâm lấn xung quanh và di căn xa Sinh thiết thận hoặc chọc tế bào: lấy một mảnh mô thận nghi ngờ bằng dụng cụ chuyên dụng rồi gửi làm xét nghiệm tế bào hoặc giải phẫu bệnh Chụp X quang phổi: phát hiện di căn phổi Chụp xạ hình xương: phát hiện di căn xương
Điều trị ung thư thận dựa vào giai đoạn bệnh. Ung thư thận giai đoạn sớm (1,2): Phẫu thuật: tùy vào tính chất khối u chỉ định cắt bán phần hoặc toàn bộ thận có hay không có cắt tuyến thượng thận. Có thể sử dụng kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu bằng nhiệt giúp tiêu diệt khối u. Ung thư thận giai đoạn 3: Cắt khối u thận kèm theo điều trị toàn thân bổ trợ.   Cắt bỏ khối u di căn xa (nếu có thể) giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng Ung thư thận giai đoạn cuối: Điều trị phẫu thuật giải phóng chèn ép nếu có Xạ trị giảm đau, xạ trị chống chèn ép Điều trị giảm đau Điều trị đích và điều trị miễn dịch   Xem thêm: Những tiến bộ trong điều trị ung thư thận Ung thư thận có thể phòng ngừa Bệnh viêm cầu thận được chẩn đoán thế nào?
U thực quản (polyp thực quản lành tính)
Polyp thực quản là một dạng u ở thực quản. Chỉ khoảng 0.3 – 0.5% u thực quản là polyp thực quản lành tính. Polyp thực quản không thường gặp như polyp ở dạ dày và ruột. Giải phẫu thực quản Thực quản là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Thực quản có hình ống, bắt đầu từ họng, xuống ngực, qua trung thất - trước cột sống, sau đó xuống nối với dạ dày ở tâm vị. Thực quản được cấu tạo bởi các lớp cơ (cơ trơn và cơ vân), trong cùng là lớp niêm mạc. Thực quản được chia làm 3 đoạn: Thực quản đoạn cổ và đoạn ngực trên: nằm ở 1/3 trên của thực quản, dài khoảng 42cm. Thực quản đoạn ngực giữa: nằm ở 1/3 giữa của thực quản, dài khoảng 32cm. Thực quản đoạn ngực dưới và thực quản đoạn bụng: nằm ở 1/3 dưới của thực quản, dài khoảng 40cm. Các loại polyp thực quản: Dựa vào vị trí của polyp thực quản, có thể chia làm 2 loại: Polyp trong thành thực quản. Polyp trong lòng thực quản. Theo đặc điểm mô bệnh học, u thực quản gồm có nhiều loại: Polyp tế bào vảy. Polyp u xơ. Khối u cơ trơn. Khối u tế bào hạt. Polyp tế bào tuyến. Polyp loạn sản. U hắc tố ác tính. Ung thư tế bào vảy... U thực quản lành tính có thể biến chứng thành ung thư thực quản? U thực quản lành tính có thể diễn tiến thành ung thư thực quản, tuy nhiên, tỷ lệ này là rất ít. Tổn thương dạng polyp, đặc biệt là polyp thực quản đoạn cổ và đoạn ngực trên, hiếm khi là một tổn thương ác tính. Mặc dù tỷ lệ u thực quản lành tính chuyển thành ung thư thực quản không cao, khối u ác tính ít khi có dạng polyp, nhưng vì tính chất nguy hiểm và tiên lượng xấu của bệnh ung thư thực quản mà tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán u thực quản lành tính cần được điều trị và nội soi, theo dõi định kỳ 1 năm/lần tại các cơ sở y tế.
Polyp ứ đọng collagen. Polyp do tuyến nhờn lạc chỗ. Polyp do virus HPV. Polyp do viêm, trào ngược thực quản. Ở cơ thể bình thường, các tế bào đến một lúc nào đó sẽ chết theo chu trình. Đối với các khối u thực quản lành tính, các tế bào không bị tiêu diệt tự nhiên mà tiếp tục phát triển, tuy nhiên nó chỉ tăng sinh tại chỗ mà không xâm lấn ra xung quanh hoặc đi đến những cơ quan khác.
Polyp thực quản thường được phát hiện một cách tình cờ khi bệnh nhân đi  khám sức khỏe định kỳ, vì ban đầu bệnh thường không có biểu hiện gì. Bệnh nhân cũng có thể đi khám vì triệu chứng nuốt đau, nuốt khó, tức ngực, buồn nôn, nôn, người mệt mỏi, chán ăn,... Các triệu chứng này tùy vào kích thước và tính chất của khối u thực quản.
no_information
Người có bệnh lý thực quản như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm thực quản,…: Sự trào ngược này có thể gây nên tình trạng phản ứng quá mức của đoạn thực quản phía trên tâm vị, hình thành nên khối u. Bệnh nhân nhiễm virus HPV có thể trở thành đối tượng nguy cơ của u thực quản. Chế độ ăn uống không hợp lý… cũng là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh.
Hạn chế đến mức thấp nhất sự tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh bên ngoài. Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý; ăn thêm các loại trái cây giàu Vitamin. Bệnh nhân được chẩn đoán u thực quản lành tính cần tái khám định kỳ để tầm soát các biến chứng của bệnh, đặc biệt là biến chứng ung thư thực quản.
Bệnh nhân có u thực quản thường không rõ triệu chứng. Vậy nên u thực quản được chẩn đoán chủ yếu qua các phương tiện cận lâm sàng. Nôi soi thực quản: đây là phương pháp chính trong chẩn đoán u thực quản, qua nội soi bác sĩ còn có thể lấy mẫu bệnh phẩm làm sinh thiết. Sinh thiết: Mảnh sinh thiết qua nội soi sẽ được gửi đến phòng Giải phẫu bệnh. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định được khối u thực quản là lành tính hay ác tính. Siêu âm: có thể được chỉ định nhằm xác định u rắn hay lỏng. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hay cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể được yêu cầu khi chẩn đoán chưa rõ ràng. Xét nghiệm máu: bệnh nhân đôi khi cần được làm xét nghiệm máu nếu bác sĩ phát hiện bất thường.
Điều trị u thực quản lành tính như thế nào? Bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước, vị trí, bản chất của khối u mà có chỉ định điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị có thể là: Nội soi thực quản cắt polyp. Phẫu thuật:  Mổ hở hoặc mổ nội soi cắt polyp. Biến chứng do điều trị Các phương pháp điều trị ngoại khoa có thể gây nên những biến chứng nhất định như chảy máu trong khi mổ, nhiễm trùng sau mổ, hay nặng nề hơn là hẹp thực quản. Tóm lại, u thực quản lành tính là một loại u không quá phổ biến, có triệu chứng mơ hồ. Tuy nhiên, u lành tính có thể tiến triển thành ung thư thực quản nếu không có biện pháp điều trị và theo dõi hợp lý. Xem thêm: Vinmec nội soi thành công ung thư thực quản phức tạp U lành thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ung thư da đầu
Ung thư da đầu là một loại ung thư da, bệnh không phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm gặp. Bệnh  thường xảy ra ở vùng da đầu (từ phần cổ trở lên) nên dễ phát triển và di căn vào não, gây nguy cơ tử vong cao. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư da đầu có tỷ lệ mắc thấp hơn so với các loại u ác tính khác nhưng nguy hiểm hơn và tỷ lệ tử vong cao gần gấp 2 lần.
Ung thư da đầu được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Tia tử ngoại: Đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của ung thư da đầu. Vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng ở cường độ mạnh và trong một thời gian dài là yếu tố bệnh sinh quan trọng nhất gây ung thư da đầu. Bệnh thường xảy ra ở những người làm việc ngoài trời: ngư dân, nông dân, công nhân cầu đường. Nhuộm tóc: Trong thuốc nhuộm chứa nhiều chất hóa học độc hại ảnh hưởng trực tiếp tới da đầu của cơ thể con người. Ngoài ra, các loại thuốc liên quan đến chăm sóc tóc như thuốc dưỡng tóc, thuốc hấp tóc… đều có sức mạnh càn phá da đầu rất lớn. Di truyền: bệnh có tính chất di truyền liên quan đến một số hội chứng như bệnh xơ da nhiễm sắc, hội chứng tế bào đáy dạng nơ-vi, hội chứng Gardner, hội chứng Torres
Dấu hiệu ung thư da đầu tương đối dễ nhận biết so với các loại ung thư khác Xuất hiện các mụn nhỏ trên bề mặt da đầu, những nốt sần sùi … Xuất hiện rất nhiều gàu, đặc biệt là gàu nhớt, gàu ướt hay các loại bã nhờn trên tóc. Rụng tóc nhiều và tăng dần mỗi ngày Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy khắp đầu, bệnh nhân luôn cảm thấy muốn gội đầu nhưng sau khi gội vẫn cảm thấy ngứa và bứt rứt. Khối u tiến triển nhanh, loét sùi lan theo bề mặt nông, u có thể xâm lấn vào xương sọ, biến dạng và bội nhiễm. Ung thư da đầu hay di căn hạch khu vực vùng cổ, vùng chẩm, hạch trước tai, hạch dưới cằm, dưới hàm. Hạch di căn có đặc điểm to, chắc, đơn độc hoặc dính thành đám, hạch di động hoặc cố định Ung thư da đầu được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Khối u nhỏ hơn hay bằng 2 cm, nông lồi; chưa có di căn hạch và di căn xa Giai đoạn 2: Khối u nhỏ hơn hay chưa vượt quá 5 cm, hoặc u nhỏ hơn hay bằng 2 cm  chớm thâm nhiễm bì; chưa có di căn hạch và di căn xa Giai đoạn 3: Khối u  trên 5cm hoặc u nhỏ hơn nhưng thâm nhiễm vào trung bì hoặc khối u kích thước bất kỳ nhưng có di căn 1  hạch vùng cùng bên với tổn thương Giai đoạn 4: Khối u xâm lấn sụn, xương, có di căn hạch 2 bên hoặc di căn xa. Ung thư da đầu xếp theo độ mô học bao gồm: Gx: Không xếp được độ mô học G1: Ung thư biểu mô biệt hóa cao G2: Ung thư biểu mô biệt hóa vừa G3: Ung thư biểu mô biệt hóa thấp G4: Ung thư biểu mô không biệt hóa
no_information
Công nhân làm việc ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Người tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại vùng da đầu: nhuộm tóc, dùng keo xịt tóc, thuốc dưỡng tóc… Người mắc các hội chứng di truyền như Gardner, hội chứng Torres
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không tắm nắng vào khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm, không để cháy nắng da. Người làm việc ngoài trời cần có bảo hộ lao động như dùng mũ,nón, quần áo dài tay hoặc che ô tránh nắng. Không lạm dụng dùng quá đà các loại sản phẩm chứa hóa chất như thuốc xịt, keo vuốt tóc, thuốc nhuộm tóc
Chẩn đoán ung thư da dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả giải phẫu bệnh Dấu hiệu ung thư da đầu sớm bao gồm: Ổ loét lâu liền hoặc rớm máu Ổ dày sừng có loét, nổi cục và dễ chảy máu Ổ loét hoặc u trên nền sẹo cũ Nốt đỏ mạn tính có loét Sinh thiết tổn thương chẩn đoán mô bệnh học: là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh.
Nguyên tắc điều trị Dựa vào mô bệnh học, vị trí u, mức độ lan rộng, giai đoạn bệnh. Điều trị triệt căn ung thư da đầu chủ yếu bằng phẫu thuật. Cần cắt bỏ rộng u, vét hạch một cách hệ thống khi có di căn. Phẫu thuật ung thư da đầu Nguyên tắc phẫu thuật là lấy u đủ rộng, đảm bảo diện cắt xung quanh không còn tế bào ung thư. Cần cân nhắc các yếu tố: Vị trí, kích thước, mức độ thâm nhiễm, bề rộng của khối u Tia xạ Xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật ung thư da đầu được chỉ định với mục đích ngăn tái phát tại chỗ, tại vùng. Các trường hợp di căn hạch, sau vét hạch cần xạ trị bổ trợ với liều xạ khoảng 55-60 Gy. Hóa chất: Hóa chất trước phẫu thuật được chỉ định đối với ung thư da có độ ác tính mô học cao. Hóa chất sau phẫu thuật giúp giảm khả năng tái phát và di căn. Trường hợp ung thư lan rộng không thể phẫu thuật, hóa chất đơn thuần hoặc hóa xạ trị đồng thời nhằm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng sống   Xem thêm: Chốc đầu (Nấm da đầu): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Hiểu đúng về cấy tóc Cường độ tia UV mạnh nhất vào lúc nào trong ngày?
Ung thư hậu môn
Hậu môn là bộ phận cuối cùng của ống tiêu hóa, tiếp nối với trực tràng. Ung thư hậu môn là tình trạng các tế bào ở ống hậu môn bị đột biến, phát triển không kiểm soát tạo nên các khối u. Ung thư hậu môn có nguy hiểm không? Ung thư diễn biến từ từ theo các giai đoạn từ 1 đến 4 nhưng bệnh khác biệt so với ung thư đại trực tràng về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, triệu chứng và phương pháp điều trị. Hậu môn được tạo bởi nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại đều có thể trở nên ác tính. Có 5 type ung thư hậu môn được phân loại dựa trên 5 loại tế bào khác nhau: Ung thư biểu mô tế bào vảy: hay gặp nhất Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (cloacogenic carcinoma): chiếm 25%, khối u  xuất phát từ những tế bào gần tương tự như tế bào vảy Ung thư biểu mô tuyến Ung thư biểu mô tế bào đáy: là một dạng của ung thư da xuất hiện tại vùng da xung quanh hậu môn Ung thư hắc tố Melanoma
Nguyên nhân ung thư hậu môn hiện nay chưa được chứng minh. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: Nhiễm virus HPV (Human papillomavirus): Các nghiên cứu đã chứng minh nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ của ung thư hậu môn. Quan hệ tình dục với người nhiễm HPV là đường lây truyền phổ biến nhất. Tuổi cao: Đa số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư hậu môn ở độ tuổi từ 50-80. Các kích thích thường xuyên ở hậu môn: các kích thích hậu môn gây sưng phồng, đỏ, đau làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ống hậu môn Rò hậu môn: tình trạng lỗ rò thông thương giữa ống hậu môn và da bên ngoài. Lỗ rò thường xuyên chảy dịch, phân gây kích thích mô xung quanh lỗ hậu môn. Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, trong đó có ống hậu môn. Người hút thuốc lá nguy cơ ung thư hậu môn tăng gấp 8 lần so với người không hút thuốc. Suy giảm miễn dịch: người suy giảm miễn dịch như HIV, người ghép tạng, người dùng các thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao.
Triệu chứng ung thư hậu môn giai đoạn đầu thường không rõ ràng và không đặc hiệu. Bệnh nhân ung thư hậu môn có thể có các triệu chứng sau: Chảy máu từ hậu môn: Máu thường đỏ tươi, có thể là rỉ máu đỏ tươi ra giấy vệ sinh Đau vùng ống hậu môn: cảm giác đau tức nặng ở vùng hậu môn Ngừa và chảy dịch từ ống hậu môn: có thể là dịch chứa máu hoặc dịch mùi hôi Nổi khối hoặc sưng phồng vùng xung quanh lỗ hậu môn Rối loạn tiêu hóa: táo bón hoặc tiêu chảy Thay đổi khuôn phân Ung thư hậu môn được chia làm 4 giai đoạn dựa vào các chỉ số T (tumor – khối u), N (node- hạch) và M (metastasis- di căn). Giai đoạn 1: Khối u nhỏ hơn 2 cm và không có di căn hạch hay di căn xa Giai đoạn 2: Khối u lớn hơn 2 cm và không có di căn hạch hay di căn xa Giai đoạn 3A: Khối u có kích thước bất kỳ và xâm lấn tới hạch bạch huyết hoặc cơ quan lân cận (tử cung, bàng quang, âm đạo...) Giai đoạn 3B: Khối u xâm lấn tới cơ quan lân cận nhưng hạch bạch huyết giới hạn xung quanh trực tràng, chưa có di căn xa. Hoặc khối u có kích thước bất kỳ, xâm lấn hạch vùng hoặc hạch bạch huyết xa nhưng không có di căn xa Giai đoạn 4: ung thư hậu môn giai đoạn cuối, khối u di căn xa tới cơ quan khác. Ung thư hậu môn tái phát: là tình trạng ung thư trở lại sau khi điều trị.
no_information
Người nhiễm HPV Người hút thuốc lá kéo dài Người suy giảm miễn dịch: HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch (tự miễn, ghép tạng..) Người quan hệ tình dục không an toàn Người có nhiều bạn tình Bệnh nhân rò hậu môn kéo dài, không điều trị.
Hiện nay vẫn chưa có các biện pháp phòng ngừa ung thư hậu môn đặc hiệu. Một số biện pháp giảm yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm: Tiêm vắc xin HPV: hiện nay Việt Nam đã có vắc xin HPV cho 3 typs 16, 18 và 32. Quan hệ tình dục an toàn: tránh lây nhiễm HPV và HIV Hạn chế quan hệ nhiều bạn tình: làm tăng nguy cơ mắc HPV và HIV Sử dụng bao cao su: Bao cao su có thể bảo vệ tránh lây nhiễm HIV tuy nhiên không có tác dụng bảo vệ hoàn toàn với HPV Ngừng hút thuốc lá
Chẩn đoán ung thư hậu môn dựa vào dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm: Thăm hậu môn trực tràng bằng tay: Khuyến cáo thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay hàng năm cho bệnh nhân nam lớn hơn 50 tuổi và bệnh nhân nữ khi khám vùng tiểu khung. Nội soi ống hậu môn: Thực hiện khi thăm khám ống hậu môn bằng tay còn nhiều nghi ngờ. Nội soi giúp đánh giá trực tiếp tổn thương. Sinh thiết: biện pháp giúp chẩn đoán xác định bệnh. Sinh thiết thực hiện trong khi nội soi ống hậu môn có tổn thương nghi ngờ. Siêu âm: siêu âm ổ bụng đánh giá tình trạng bụng sơ bộ hoặc siêu âm nội soi đánh giá xâm lấn của ung thư tới các lớp của ống hậu môn. Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ: đánh giá khối u, sự xâm lấn tổ chức xung quanh, di căn hạch và xâm lấn cơ quan lân cận. Chụp PET/CT: Đánh giá tổn thương tại chỗ và di căn xa toàn cơ thể.
Điều trị ung thư trực tràng hiện nay có 3 phương pháp chính: phẫu thuật, xạ trị và hóa chất. Phác đồ điều trị phụ thuộc vào các yếu tố: Type ung thư hậu môn, giai đoạn bệnh. Cân nhắc các biến chứng hay tác dụng phụ của điều trị Lựa chọn của bệnh nhân Thể trạng bệnh nhân Phẫu thuật Giai đoạn sớm (1,2) : Cắt bỏ khối u hậu môn và một số tổ chức xung quanh. Bệnh nhân được theo dõi định kỳ sau đó. Giai đoạn muộn (3,4): Trước kia đa số bệnh nhân ung thư hậu môn giai đoạn muộn vẫn được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên với tiến bộ của xạ trị và hóa chất thì các bệnh nhân ung thư hậu môn giai đoạn muộn không có chỉ định phẫu thuật mà thay bằng hóa xạ trị đồng thời Trường hợp khối u tiến triển hoặc tái phát bệnh nhân có thể được chỉ định làm hậu môn nhân tạo. Xạ trị Trong ung thư hậu môn xạ trị thường được phối hợp với hóa chất. Bệnh nhân thường được xạ trị liên tục 5 ngày/tuần trong 5-6 tuần. Biến chứng xạ trị: mệt mỏi, phản ứng da từ nhẹ đến vừa, rối loạn tiêu hóa, cảm giác khó chịu khi đi vệ sinh,  các kích thích hậu môn tạm thời (đỏ da, sưng phồng...) Hóa trị Trong điều trị ung thư hậu môn phác đồ hóa chất thường kết hợp nhiều thuốc ví dụ: fluorouracil (5-FU, Adrucil) kết hợp với Mitomycin C(Mitozytrez, Mutamycin) hoặc Cisplatin. Bệnh nhân HIV mắc ung thư hậu môn cần dùng liều thấp hơn phụ thuộc và hệ miễn dịch của bệnh nhân. Tác dụng phụ của hóa chất bao gồm mệt mỏi, nôn và buồn nôn, rụng tóc, tiêu chảy, chán ăn.   Xem thêm: Bệnh nứt hậu môn Bệnh rò hậu môn PET/CT giúp phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư như thế nào?
Ung thư ruột non
Ruột non là bộ phận  của ống tiêu hóa có chức năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể. Ruột non nối giữa dạ dày và đại tràng, được chia làm 3 bộ phận chính bao gồm: Tá tràng: liên tiếp dạ dày Hỗng tràng: phần ở giữa Hồi tràng: phần cuối cùng, liên tiếp với đại tràng Ung thư ruột non xảy ra khi các tế bào ruột bị biến đổi và phát triển không có kiểm soát, tạo thành khối u. Có 5 loại ung thư ruột non chính: Carcinoma tuyến: thể bệnh hay gặp nhất của ung thư ruột non, thường xảy ra ở tá tràng và hỗng tràng. Carcinoma tuyến bắt đầu từ các tế bào tuyến của ruột non. Sarcoma: Khối u phát triển từ lớp mô cơ của ruột non, thường xảy ra ở hồi tràng. GIST Khối u thần kinh nội tiết (neuroendocrine tumor) Lymphoma:
Nguyên  nhân gây ung thư ruột non chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Bệnh Crohn: bệnh viêm mạn tính đường tiêu hóa. Bệnh nhân mắc bệnh Crohn sẽ có nguy cơ mắc ung thư ruột non, ung thư đại trực tràng cao hơn. Bệnh Celiac: Hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với protein Gluten trong lúa mì, yến mạch… và gây phá vỡ biểu mô ruột non. Hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình (FAP): bệnh di truyền với hàng chục đến hàng trăm polyp ở đường tiêu hóa (đa số đại trực tràng, một số có biểu hiện ở ruột non và dạ dày). Bệnh nhân FAP có nguy cơ mắc các ung thư đường tiêu hóa cao hơn (ung thư dạ dày, ung thư tá tràng, ung thư tuyến giáp…)
Triệu chứng ung thư ruột non giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Bệnh nhân có thể đến gặp bác sỹ  với các dấu hiệu sau đây. Tuy nhiên các triệu chứng này đều không đặc hiệu và có thể gặp trong các bệnh đường tiêu hóa khác: Có máu trong phân: ung thư ruột non thường ít khi có máu đỏ tươi trong phân, bệnh nhân đa số đi ngoài phân đen, màu như bã cà phê, mùi thối khẳm Tiêu chảy: là tình trạng đi ngoài phân nước > 3 lần/ngày. Nổi khối u ở bụng: thường được bệnh nhân phát hiện tình cờ hoặc qua thăm khám bụng của bác sỹ Đau bụng: đau âm ỉ, mơ hồ, ít khi đau dữ dội Giảm cân không rõ nguyên nhân, thường gặp trong ung thư ruột non giai đoạn cuối. Nôn hoặc buồn nôn Ung thư ruột non được chia làm 4 giai đoạn dựa vào đặc điểm khối u, di căn hạch và di căn xa: Ung thư ruột non giai đoạn 1: ung thư phát triển chỉ trong các lớp của ruột non, không xâm lấn mô xung quanh và hạch bạch huyết Ung thư ruột non giai đoạn 2: ung thư phát triển vượt quá thành ruột, xâm lấn mô xung quanh nhưng không di căn hạch. Ung thư ruột non giai đoạn 3A: Ung thư di căn 1-3 hạch vùng, có thể hoặc không vượt quá lớp cơ thành ruột nhưng không có di căn xa Ung thư ruột non giai đoạn 3B: Ung thư di căn từ 4 hạch vùng trở lệ, có hoặc không vượt quá lớp cơ thành ruột nhưng không có di căn xa Ung thư ruột non giai đoạn cuối (4): khối u di căn xa tới các cơ quan khác (phổi, gan...)
no_information
Tuổi cao (tuổi trung bình mắc ung thư ruột non là 60) Giới tính (nam mắc bệnh nhiều hơn nữ) Một số bệnh di truyền như hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình (FAP) Người hút thuốc lá và uống rượu Chế độ ăn nhiều chất béo động vật Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại như axit phenoxyacetic…
Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia Ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn chiên nướng, đồ đã qua chế biến, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc Bệnh nhân mắc bệnh Crohn, bệnh Celiac, bệnh FAP nên đi khám sàng lọc định kỳ 6 tháng/lần
Các xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán ung thư ruột non: Xét nghiệm máu: số lượng hồng cầu, huyết sắc tố giảm nếu như bệnh nhân có chảy máu. Xét nghiệm chức năng gan thận với mục đích xác định khối u đã có ảnh hưởng tới các cơ quan khác hay chưa. Xquang ổ bụng: Xquang ổ bụng không chuẩn bị hoặc chụp ruột non có thuốc barium Sinh thiết: sinh thiết làm giải phẫu bệnh tổn thương là tiêu chuẩn chính trong chẩn đoán ung thư ruột non.
Ung thư ruột non có chữa được không? Điều trị ung thư ruột non là điều trị đa mô thức. Lựa chọn phác đồ điều trị phụ thuộc vào một vài yếu tố bao gồm: giai đoạn và loại ung thư; các tác dụng phụ của điều trị, lựa chọn của bệnh nhân và thể trạng chung người bệnh. Các phương pháp chính trong điều trị ung thư ruột non: Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị chính, cắt bỏ khối u và các bộ phận bị xâm lấn, lập lại lưu thông đường tiêu hóa. Biến chứng của phẫu thuật: chảy máu, nhiễm trùng sau mổ, đau vết mổ, rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy).. Hóa chất: Là biện pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư Tác dụng phụ của hóa trị: mệt mỏi, nguy cơ nhiễm trùng do hạ bạch cầu, nôn và buồn nôn, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy.. Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp tiên tiến, sử dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân để chống lại các tế bào ung thư Một số liệu pháp miễn dịch như vắc xin, kháng thể và interferons. Xạ trị: Xạ trị thường không được sử dụng là biện pháp điều trị chính trong ung thư ruột non Xạ trị được chỉ định trong điều trị triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn muộn. Biến chứng của xạ trị: mệt mỏi, phản ứng da mức độ nhẹ, rối loạn tiêu hóa,…   Xem thêm: Nội soi ruột non bằng viên nang Ruột non và ruột già dài bao nhiêu? Cấu tạo và chức năng của ruột non
Ung thư tuyến nước bọt
Khối u tuyến nước bọt là loại khối u hiếm gặp có ở trong tuyến nước bọt tại khoang miệng. Khối u tuyến nước bọt có thể bắt đầu ở bất kỳ tuyến nước bọt nào trong miệng, cổ hoặc cổ họng của người bệnh. Các tuyến nước bọt có chức năng tạo ra nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa, giữ cho miệng của bạn ẩm và bảo vệ răng khỏe mạnh. Về cấu tạo của tuyến nước bọt gồm có 3 đôi tuyến lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Đơn vị cấu tạo của tuyến là nang tuyến, một số nang tuyến hợp lại thành tiểu thuỳ, giữa các tiểu thuỳ có xen kẽ tổ chức liên kết mỏng. Số lượng, thành phần và độ pH của nước bọt thay đổi theo tuổi và hàng loạt các bệnh tại chỗ và cơ quan tiêu hoá. Khi có rối loạn phản xạ thần kinh thì sự tiết nước bọt theo phản xạ có điều kiện sẽ mất cân bằng dẫn đến giảm hoặc tăng tiết. Các tuyến nước bọt tham gia tích cực nhiều quá trình, chức năng quan trọng như: Tiêu hoá thức ăn, bài tiết, điều tiết môi trường miệng, chống quá trình lên men, viêm nhiễm. Ở tuyến nước bọt và xung quanh có thể phát triển các quá trình bệnh lý khác nhau mà hình ảnh lâm sàng tuỳ thuộc vào vị trí, tính chất phát triển của loại bệnh ấy. Khối u tuyến nước bọt thường xảy ra nhất ở tuyến mang tai, chiếm gần 85% trong tất cả các khối u tuyến nước bọt và khoảng 25% là ung thư tuyến nước bọt dưới hàm. Điều trị khối u tuyến nước bọt thường liên quan đến phẫu thuật, nhưng để điều trị ung thư, ngoài phẫu thuật ra còn bao gồm xạ trị và hóa trị. Vậy ung thư tuyến nước bọt có lây hay không khi việc tiếp xúc với người bệnh qua ăn chung và thậm chí là hôn, sẽ có chi tiết ở bài viết bên dưới.
Các khối u tuyến nước bọt là rất hiếm, chiếm ít hơn 10% của tất cả các khối u đầu và cổ. Hiện nay,các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra khối u tuyến nước bọt. Các bác sĩ cho biết ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi ADN của một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến. Các đột biến này cho phép các tế bào phát triển và phân chia bất thường. Các tế bào bị đột biến tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường khác sẽ chết. Các tế bào này tích lũy tạo thành một khối u có thể xâm lấn mô gần đó. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và di căn đến các khu vực xa của cơ thể.
Các tuyến nước bọt chính nằm ở mỗi bên của khuôn mặt và bên dưới lưỡi. Một số dây thần kinh quan trọng và các cấu trúc khác chạy qua hoặc gần tuyến nước bọt và có thể bị ảnh hưởng bởi các khối u của tuyến nước bọt. Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến nước bọt bao gồm: Có cục hoặc sưng trong miệng, má, hàm hoặc cổ Đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ mà không đỡ Có khác biệt giữa kích thước và / hoặc hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hoặc cổ trước khi có khối u Tê ở một phần khuôn mặt Có yếu các cơ ở một bên mặt Khó mở miệng rộng hơn Có dịch bất thường chảy ra từ tai Khó nuốt Một số các dấu hiệu và triệu chứng trên cũng có thể được gây ra bởi các khối u tuyến nước bọt lành tính (không phải ung thư) hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ vấn đề nào trong số này, điều quan trọng người bệnh phải gặp bác sĩ sớm nhất có thể để tìm và điều trị nguyên nhân nếu có.
Bệnh ung thư tuyến nước bọt không lây truyền cho người khỏe mạnh thông qua bất kỳ con đường nào, kể cả ăn chung và hôn.
Yếu tố rủi ro là bất cứ điều gì ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh như ung thư. Bệnh ung thư khác nhau thì có các nguy cơ khác nhau. Nếu một người có một yếu tố rủi ro hoặc thậm chí nhiều yếu tố rủi ro thì không có nghĩa là người đó chắc chắn sẽ mắc bệnh. Và nhiều người mắc bệnh có thể có ít hoặc không có yếu tố nguy cơ được biết đến từ trước. Một vài yếu tố nguy cơ đã được minh chứng là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến nước bọt gồm: Nguy cơ của tuyến nước bọt tăng lên khi tuổi càng tăng. Ung thư tuyến nước bọt phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Tiếp xúc với bức xạ. Điều trị bức xạ ở vùng đầu và cổ vì những lý do bệnh khác làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Tiếp xúc tại nơi làm việc hoặc môi trường có một số chất phóng xạ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người làm việc với một số kim loại (bụi hợp kim niken) hoặc khoáng chất (bụi silic) và những người làm việc trong khai thác amiăng, hệ thống ống nước, sản xuất sản phẩm cao su và một số loại chế biến gỗ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến nước bọt ung thư, nhưng những mối liên quan này chưa chắc chắn. Sử dụng thuốc lá và rượu bia. Thuốc lá và rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư vùng đầu và cổ, nhưng chúng không liên quan chặt chẽ với ung thư tuyến nước bọt trong hầu hết các nghiên cứu. Chế độ ăn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít rau và nhiều chất béo động vật có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
Người khỏe mạnh nên tránh một số yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa được như thuốc lá, sử dụng rượu bia quá mức và chế độ ăn uống không lành mạnh... có thể làm giảm khả năng phát triển ung thư tuyến nước bọt, nhưng kết quả thì hiện này chưa khẳng định chắc chắn điều này. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định rằng khi thực hiện các điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác, phổ biến hơn, cũng như nhiều bệnh khác. Đối với những người làm việc trong một số ngành công nghiệp liên quan đến tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân có thể giúp giảm nguy cơ.
Ung thư tuyến nước bọt không phổ biến do đó các bác sĩ không khuyên người bệnh xét nghiệm trừ khi có người bệnh có triệu chứng nghi ngờ. Tuy nhiên, vì vị trí của u ở nông, trong nhiều trường hợp ung thư tuyến nước bọt có thể được phát hiện sớm. Thông thường bệnh nhân, nha sĩ hoặc bác sĩ  có thể nhận thấy một khối u trong một trong các tuyến nước bọt (thường ở hai bên mặt hoặc trong miệng), đặc biệt là ung thư tuyến nước bọt giai đoạn cuối. Kiểm tra các tuyến nước bọt để tìm khối u thường là một kỹ thuật thường quy của kiểm tra y tế và nha khoa nói chung. Tuy nhiên vẫn cần cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng có thể của ung thư tuyến nước bọt và không bỏ qua chúng có thể giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư này để khi điều trị có khả năng hiệu quả nhất. Nếu người bệnh có các dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể do khối u tuyến nước bọt gây ra, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để tìm hiểu xem nó có phải là ung thư hay bệnh khác. Nếu xác định là ung thư thì một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện để tìm hiểu xem nó đã lan rộng chưa. Tiền sử bệnh tật Thông thường bước đầu tiên là bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật của người bệnh gồm các triệu chứng hiện tại, khi nào triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên, các yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư tuyến nước bọt và về sức khỏe chung của người bệnh. Trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận miệng và các khu vực ở hai bên mặt và quanh tai và hàm. Bác sĩ sẽ sờ và tìm kiếm các hạch bạch huyết mở rộng (cục dưới da) ở cổ, vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư lan rộng. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tê hoặc yếu trên khuôn mặt của người bệnh (điều này có thể xảy ra khi ung thư lan vào dây thần kinh). Nếu kết quả kiểm tra này là bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các chẩn đoán hình ảnh hoặc kiểm tra tai mũi họng. Chẩn đoán hình ảnh Các chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X, từ trường hoặc các hạt phóng xạ để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể của người bệnh. Các chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện vì một số lý do như giúp tìm ra khu vực đáng ngờ có thể là ung thư, ung thư có thể lan rộng đến đâu và liệu điều trị có hiệu quả hay không. Chụp X-quang Nếu có khối u hoặc sưng ở hàm, bác sĩ có thể yêu cầu chụp x-quang hàm và răng để tìm khối u. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, chụp X-quang ngực có thể được thực hiện để xem liệu ung thư đã lan đến phổi hay chưa. Điều này cũng cung cấp thông tin khác về tim và phổi của bạn có thể hữu ích nếu người bệnh được chỉ định phẫu thuật. Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT) Chụp CT sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang chi tiết của cơ thể. Không giống như chụp X-quang thông thường, chụp CT có thể hiển thị chi tiết trong các mô mềm với kích thước, hình dạng và vị trí của khối u và có thể giúp tìm thấy các hạch bạch huyết phì đại có thể chứa tế bào ung thư. Nếu cần, chụp CT cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm khối u ở các bộ phận khác của cơ thể. Chụp cộng hưởng từ (MRI) Giống như chụp CT, chụp MRI tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm trong cơ thể. Nhưng quét MRI sử dụng sóng radio thay vì tia X. Năng lượng từ sóng vô tuyến được hấp thụ và sau đó được giải phóng tạo nên hình ảnh các mô cơ thể và một số bệnh nhất định. Và các hình ảnh ảnh được hiển thị rất chi tiết của các bộ phận của cơ thể trên máy tính. Chụp MRI có thể giúp xác định vị trí và phạm vi chính xác của khối u, đồng thời cho thấy bất kỳ hạch bạch huyết nào bị phì đại hoặc nếu các cơ quan khác có những điểm đáng ngờ, có thể là do sự lây lan của ung thư. Sinh thiết Các triệu chứng và kết quả kiểm tra hoặc xét nghiệm hình ảnh có thể gợi ý bạn bị ung thư tuyến nước bọt, nhưng chẩn đoán ung thư được thực hiện bằng cách lấy các tế bào từ khu vực bất thường và nhìn chúng dưới kính hiển vi để xác định chắc chắn đó có phải là tế bào ung thư hay không .
Phẫu thuật: Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị chính cho ung thư tuyến nước bọt. Ung thư có thể cắt bỏ được hay không phụ thuộc phần lớn vào mức độ phát triển của nó trong các cấu trúc lân cận, nhưng nó cũng phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Nếu được điều trị bởi một bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ung thư tuyến nước bọt là cơ hội tốt nhất để loại bỏ hoàn toàn bệnh ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư và một số hoặc tất cả các tuyến nước bọt xung quanh sẽ được loại bỏ. Mô mềm gần đó cũng có thể được lấy ra. Mục tiêu là không có tế bào ung thư ở các cạnh bên của khối u được loại bỏ. Nếu ung thư hoạt động mạnh có khả năng phát triển và lan rộng nhanh chóng hoặc nếu nó đã lan đến các hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết từ cùng một bên cổ có thể được bóc tách. Xạ trị: Xạ trị sử dụng tia X hoặc hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng khi: Là phương pháp điều trị chính (một mình hoặc kết hợp với hóa trị liệu) đối với một số bệnh ung thư tuyến nước bọt không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật vì kích thước hoặc vị trí của khối u hoặc nếu người bệnh không muốn phẫu thuật vì lý do cá nhân. Sau phẫu thuật (một mình hoặc kết hợp với hóa trị liệu) để cố gắng tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể bị bỏ lại để giúp giảm nguy cơ ung thư phát triển trở lại. Ở những người bị ung thư tuyến nước bọt tiến triển để làm giảm với các triệu chứng như đau, chảy máu hoặc khó nuốt Hóa trị: Hóa trị là điều trị bằng thuốc chống ung thư được truyền vào tĩnh mạch hoặc bằng đường uống. Những loại thuốc khi vào máu và đến tất cả các khu vực của cơ thể, làm cho phương pháp điều trị này hữu ích đối với các bệnh ung thư đã di căn ra khỏi đầu và cổ. Hóa trị liệu thường không được sử dụng để điều trị ung thư tuyến nước bọt. Đối với những người bị ung thư tuyến nước bọt, hóa trị thường được sử dụng khi ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa hoặc trong trường hợp  không thể kiểm soát được bằng phẫu thuật và xạ trị. Hóa chất có chức năng thu nhỏ các khối u, nhưng nó không có khả năng chữa khỏi loại ung thư này. Một số loại thuốc hóa học giúp làm cho các tế bào ung thư dễ dàng bị tiêu diệt bởi bức xạ. Những loại thuốc này có thể được dùng cùng với xạ trị (gọi là hóa trị liệu) để ngăn chặn ung thư nước bọt có nguy cơ cao quay trở lại sau phẫu thuật. Các bác sĩ cho hóa trị theo chu kỳ, với mỗi giai đoạn điều trị theo sau là một khoảng thời gian nghỉ ngơi để cho cơ thể có thời gian phục hồi. Chu kỳ hóa trị thường kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần. Hóa trị có thể không được khuyến cáo cho những bệnh nhân có sức khỏe kém hay tuổi cao. Xem thêm: U tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Tuyến nước bọt hoạt động thế nào? Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không?
Ung thư tụy
Tuyến tụy là một bộ phận của cơ quan tiêu hóa, có chức năng phân hủy thức ăn để các tế bào trong cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng. Một ống có tên gọi ống tụy nối tuyến tụy với đoạn đầu của ruột non (tá tràng). Tuyến tụy chứa hai loại tuyến: tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết. Ung thư tụy là gì? Ung thư tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy  bắt đầu sản sinh quá mức vượt quá tầm kiểm soát và tạo thành một khối u.  Các loại ung thư tụy phổ biến nhất thường phát sinh từ tuyến ngoại tiết và được gọi là carcinom tuyến của tụy. Carcinom tuyến của tụy là một trong những loại ung thư xâm lấn nhất. Vào thời điểm chẩn đoán, hầu hết các trường hợp ung thư đều đã di căn đến các vị trí khác của cơ thể. Ung thư tuyến của tụy  cũng đề kháng tương đối với điều trị nội khoa, và điều trị duy nhất có khả năng chữa khỏi hẳn là phẫu thuật. Ung thư tụy là căn bệnh ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm bởi khó phát hiện, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cực cao. Hầu hết bệnh nhân ung thư tụy sau khi điều trị bằng phẫu thuật chỉ sống được khoảng 2-3 năm, tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng khá lớn. Còn với những bệnh nhân bị ung thư tụy giai đoạn cuối không thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì đa số người bệnh đều không sống quá 1 năm sau khi phát hiện bệnh. Ung thư tụy chia làm 4 giai đoạn: Ung thư tụy giai đoạn 1: Xuất hiện khối u nằm khu trú trong tuyến tụy, kích thước chỉ dưới 2cm, hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên bệnh nhân rất khó phát hiện bệnh.  Ung thư tụy giai đoạn 2: Khối u đã có kích thước > 2cm và < 4cm, xâm lấn đến các mô lân cận tuyến tụy nhưng chưa ảnh hưởng đến các mạch máu Ung thư tụy giai đoạn 3: Khối u có thể đạt kích thước trên 6cm, tế bào ung thư xâm lấn vào các mạch máu và di căn tới nhiều hạch bạch huyết cũng như các cơ quan lân cận. Ung thư tụy giai đoạn 4: Khối u có thể đạt bất kỳ kích thước nào, xâm lấn đến những bộ phận xa hơn như gan, phổi…
Các nguyên nhân ung thư tụy là gì? Các yếu tố nguy cơ chính gây ung thư tuyến tụy  bao gồm: Hút thuốc lá Người lớn tuổi Nam giới - Tỷ lệ nam/nữ của ung thư tuyến tụy là 1,3/1 Viêm tụy mạn: do rượu, sỏi mật… Đái tháo đường Chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đường, uống nhiều nước ngọt có gas Tiền sử gia đình bị ung thư tụy Nhóm máu: Theo một nghiên cứu của Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, những người thuộc nhóm máu A và B có nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn.
Các triệu chứng chính của ung thư tuyến tụy bao gồm: Đau bụng, có thể lan ra sau lưng Sụt cân không rõ nguyên nhân, thường đi kèm với: Chán ăn Đầy hơi, chướng bụng Tiêu chảy phân lỏng, màu sậm hoặc tiêu ra phân mỡ nổi trên mặt nước Vàng da, vàng mắt Ngứa da lòng bàn tay, bàn chân Các triệu chứng của ung thư tụy nhìn chung là khá mơ hồ và có thể dễ dàng được quy cho các tình trạng khác ít nghiêm trọng và phổ biến hơn. Điều này giải thích tại sao đa số các bệnh nhân ung thư tụy thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn tiến triển của bệnh.
no_information
Đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư tụy là những người có những yếu tố nguy cơ kể trên.
Hiện không có biện pháp phòng ngừa nào cho ung thư tuyến tụy, tuy nhiên, việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng. Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được bao gồm: Hạn chế hút thuốc và uống rượu quá nhiều Hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, nước ngọt Chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp
Dựa vào hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng, bác sĩ cũng có thể có một số gợi ý về bệnh. Một số trường hợp giai đoạn sau khi khối u phát triển lớn, bác sĩ có thể sờ được khối u ở giữa bụng người bệnh khi khám bệnh. Tuy nhiên, ung thư tuyến tụy hiếm khi được chẩn đoán bằng lâm sàng. Nếu không phát hiện được điều gì bất thường thì bác sĩ sẽ đề nghị thêm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để phát hiện ung thư tụy gồm: Siêu âm bụng: Đây là xét nghiệm bước đầu ở một bệnh nhân đau bụng và vàng da. Siêu âm có thể phát hiện sỏi mật là một tình trạng có những triệu chứng tương tự với ung thư tuyến tụy thường gặp. Nếu quan sát thấy một khối u tụy trên siêu âm, chụp CT scan vẫn cần thiết để có thêm nhiều thông tin hơn nữa. Siêu âm qua nội soi: Có thể góp phần chẩn đoán ung thư tụy Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Đây là xét nghiệm được lựa chọn để giúp chẩn đoán ung thư tụy. CT scan có thể xác định vị trí khối u nhỏ trong tuyến tụy đôi khi bị bỏ sót khi siêu âm. Ngoài ra, CT scan còn có thể hiển thị chính xác xem khối u đã xâm lấn, di căn ra khỏi tuyến tụy hay chưa và tương quan của nó với các mạch máu và cơ quan lân cận. Đây là những thông tin rất quan trọng giúp bác sĩ phẫu thuật lên kế hoạch cắt bỏ khối ung thư. Khi phát hiện khối u trong tuyến tụy, bác sĩ cần làm sinh thiết để xác định ung thư bằng giải phẫu bệnh. Sinh thiết được thực hiện theo các cách sau: Sinh thiết qua da: Bác sĩ thực hiện sinh thiết bằng cách xuyên một cây kim qua da để vào cơ thể. Thủ thuật được tiến hành cùng lúc với siêu âm hoặc CT scan để hướng dẫn kim vào khối u. Nội soi sinh thiết: Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thực hiện thủ thuật này bằng cách đưa một ống nội soi qua miệng, dạ dày, và sau đó vào tá tràng. Sinh thiết bằng kim ở đầu ống nội soi được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Bệnh nhân được tiêm an thần gây ngủ nên thủ thuật thường không đau. Siêu âm qua nội soi: Siêu âm qua nội soi để chẩn đoán ung thư tụy. Ngoài ra còn dùng kim để sinh thiết hoặc tiêm hóa chất điều trị vào khối u tụy Sau khi xác nhận chẩn đoán ung thư tụy, cần thực hiện thêm các xét nghiệm máu thường quy để đánh giá chức năng gan, thận. Ngoài ra, cần xét nghiệm thêm marker ung thư CA 19-9. CA 19-9 được khối ung thư tụy sản xuất, mức độ của nó tăng cao trong 80% trường hợp ung thư tụy. Có thể theo dõi lượng CA 19-9 trong máu để đánh giá hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, CA 19-9 không phải là một xét nghiệm chuyên biệt cho ung thư tuyến tụy. Nhiều bệnh lý khác cũng có thể làm tăng lượng CA 19-9. Ngược lại, không thể kết luận là ung thư không tái phát khi lượng CA 19-9 vẫn ở mức bình thường.
Việc điều trị tốt nhất ung thư tụy tùy thuộc vào mức độ lan rộng của khối u. Mức độ của ung thư có thể được phân loại như sau: Ung thư tại chỗ: ung thư chỉ khu trú giới hạn trong tuyến tụy. Ung thư tại chỗ nhưng đã tiến triển nhiều: Ung thư đã lan rộng từ tuyến tụy đến các mạch máu hoặc cơ quan lân cận. Ung thư di căn: Ung thư đã lan ra khỏi tuyến tụy để đến các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh ung thư tụy khiến người bệnh chịu những cơn đau đớn triền miên bởi khối u chèn ép lên các dây thần kinh và những bộ phận xung quanh. Việc điều trị chủ yếu cho người bệnh nhằm mục đích giảm đau, giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân. Và đa số bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi được phát hiện bệnh thì đã tiến triển đến giai đoạn muộn, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị. Các phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm: Phẫu thuật: Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn cuối, không thể phẫu thuật triệt để chữa hết bệnh nhưng có thể giúp người bệnh đỡ ngứa, vàng da, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Mặc dù gần đây đã có những tiến bộ trong điều trị phẫu thuật và nội khoa ung thư tuyến tụy, tiên lượng bệnh vẫn còn tương đối kém. Đối với những bệnh nhân có khối ung thư tụy đã được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, tỷ lệ sống còn 5 năm là 20-30%. Xạ trị: Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng tia xạ năng lượng cao nhắm vào khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc để ngăn không cho chúng phát triển. Nếu không thể phẫu thuật thì xạ trị là phương án thứ hai có thể dùng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy để giảm nhẹ triệu chứng đau, vàng da đồng thời góp phần ngăn ngừa bệnh tái phát nếu tiến hành xạ trị sau phẫu thuật.  Đối với ung thư tuyến tụy, xạ trị thường được dùng kết hợp với hóa trị liệu. Hóa trị: Hóa trị là nền tảng của điều trị ung thư tuyến tụy tiến triển tại chỗ hoặc đã di căn. Là phương pháp điều trị hỗ trợ cho xạ trị hoặc áp dụng nếu xạ trị và phẫu thuật không còn thích hợp bởi tình trạng bệnh nhân đã diễn biến nghiêm trọng hơn. Khi đó, hóa trị đóng vai trò giúp người bệnh ung thư tuyến tụy kéo dài sự sống, giảm đau đớn, khó chịu khi bước vào giai đoạn cuối. Vào những thời gian cụ thể khi bệnh nhân đang được điều trị, cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để đánh giá xem kích thước các khối u có thay đổi. Nếu khối u vẫn phát triển dù đang hóa trị, có thể là do ung thư đã đề kháng với liệu pháp này, một kế hoạch điều trị thay thế cần được xem xét. Xem thêm: Phương pháp điều trị & cách phòng tránh ung thư tụy hiện nay Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư tụy Cắt 95% tụy bằng kỹ thuật nội soi tiên tiến Xua mây mù, thắp hy vọng sống cho bệnh nhân nghèo mắc ung thư tuyến tụy
U tuyến nước bọt
U tuyến nước bọt là tình trạng tăng trưởng bất thường hiếm gặp ở tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt nằm ở phía sau khoang miệng và có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước bọt chính bao gồm tuyến mang tai (nằm hai bên sườn mặt), tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Các tuyến phụ bắt đầu từ vòm miệng và nằm dọc trong khoang miệng, xoang, mũi. Các tuyến này chỉ có thể thấy dưới kính hiển vi. Các khối u tuyến nước bọt chiếm vào khoảng 0,2 - 0,6 % các loại khối u và 2- 4 % các khối u vùng đầu cổ. Tỷ lệ mắc hàng năm u tuyến nước bọt trên toàn thế giới khoảng 0,4 - 6,5 ca/100.000 dân. Ở Việt Nam ước tính có khoảng 0,6 - 0,7 ca u tuyến nước bọt mới mắc/100.000 dân. U tuyến nước bọt chủ yếu gặp ở các tuyến nước bọt chính, trong đó u tuyến mang tai là 70%, tuyến dưới hàm là 8%, còn lại 22% gặp ở tuyến dưới lưỡi và các tuyến nước bọt phụ. Có đến 75% u tuyến mang tai là lành tính, 50% u tuyến dưới hàm và 80% u tuyến nước bọt phụ được tìm thấy là ác tính. U tuyến nước bọt có lây không? U tuyến nước bọt không lây từ người này qua người khác. Điều trị khối u tuyến nước bọt thường liên quan đến phẫu thuật. Phương pháp điều trị cho khối u tuyến nước bọt cũng có thể bao gồm xạ trị và hóa trị.
Các khối u tuyến nước bọt là rất hiếm, chiếm ít hơn 10 phần trăm của tất cả các khối u đầu và cổ. Không rõ nguyên nhân gây ra khối u tuyến nước bọt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến trong DNA của chúng. Các đột biến cho phép các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào bị đột biến tiếp tục sống khi các tế bào khác sẽ chết. Các tế bào tích lũy tạo thành một khối u có thể xâm lấn mô gần đó. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và lan rộng (di căn) đến các khu vực xa của cơ thể.
Triệu chứng cơ năng Triệu chứng u tuyến nước bọt thường nghèo nàn, biểu hiện là một khối u vùng dưới hàm, cổ (tuyến dưới hàm), ở góc hàm hay ở mặt (tuyến mang tai), khối sưng lên ở sàn miệng (tuyến dưới lưỡi). Đặc điểm của u: xuất hiện đã lâu, tiến triển chậm, có thể không đau, nếu đau ở vùng u gợi ý là khối u ác tính. Khối u có thể tăng kích thước nhanh do viêm nhiễm, chảy máu trong u. Về vị trí của các tuyến nước bọt phụ và u tuyến có thể gặp ở nhiều nơi, mỗi khối u ở vị trí khác nhau sẽ gây ra các triệu chứng tại chỗ khác nhau. Chảy máu hoặc ngạt mũi có thể là dấu hiệu đầu tiên của khối u tuyến nước bọt phụ tại vách ngăn mũi. Trong khi các khối u ở đáy lưỡi lại gây cảm giác nuốt vướng và nghẹn. Các khối u ở vùng miệng lại có thể gây khít hàm… Triệu chứng thực thể U lành tính: biểu hiện u tròn, ranh giới rõ, mật độ chắc, di động; khi u ở sâu, viêm xơ hóa thì di động hạn chế; không có dấu hiệu thần kinh hoặc xâm lấn da. U ác tính: u cứng, chắc, ranh giới không rõ, di động hạn chế hoặc cố định khi u xâm lấn vào cơ hoặc xương hàm dưới, có thể gây liệt nhẹ môi dưới, xâm lấn da hoặc loét mặt da, có thể di căn hạch cổ hoặc di căn phổi, xương. Triệu chứng cận lâm sàng Siêu âm: là một phương pháp dễ thực hiện, có giá trị cao trong chẩn đoán; góp phần khẳng định chẩn đoán lâm sàng, xác định vị trí u ở trong nhu mô hay ngoài tuyến, u đặc hay u nang, u hay là hạch. Trong một số trường hợp, siêu âm có thể đem lại một số thông tin giúp phân biệt u lành với u ác. U lành tính thường có một độ đồng nhất, bờ rõ nét. U ác thường có mật độ âm không đồng nhất, bờ không đều và có thể hoại tử trung tâm u. Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này mang lại rất nhiều thông tin trong việc đánh giá bệnh lý u tuyến nước bọt, mật độ, kích thước u, ranh giới, độ xâm lấn của u vào tổ chức xung quanh. Chụp cộng từ có lợi còn cho hình ảnh không gian ba chiều rõ nét giữa u tuyến và mô bình thường, không làm tăng kích thước u do tia X Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: phương pháp này góp phần chẩn đoán phân biệt viêm tuyến, khối u, các hạch lympho lân cận.
no_information
Tuổi cao: khối u tuyến nước bọt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng thường xảy ra nhất ở người lớn tuổi. Tiếp xúc với bức xạ. Bức xạ, chẳng hạn như bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ, làm tăng nguy cơ khối u tuyến nước bọt. Nơi làm việc tiếp xúc với một số chất. Những người làm việc với một số chất có thể tăng nguy cơ khối u tuyến nước bọt. Các công việc liên quan đến khối u tuyến nước bọt bao gồm những công việc liên quan đến sản xuất cao su, khai thác amiăng và hệ thống ống nước. Tiếp xúc với virus khiến bạn có nguy cơ ung thư tuyến nước bọt bao gồm HIV và virus RBV (Epstein-Barr) Điều trị I131 có thể làm tăng tỷ lệ u tuyến nước bọt Lạm dụng chụp X quang nha khoa hoặc X quang vùng đầu cổ có thể là yếu tố làm thúc đẩy quá trình khởi phát khối u. Lạm dụng rượu và thuốc lá: một vài nghiên cứu gần đây cho thấy việc lạm dụng rượu và thuốc lá có liên quan tới u Warthin (u tuyến lympho). Ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng kém cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc u tuyến nước bọt.
Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày
Chẩn đoán khối u tuyến nước bọt bao gồm: Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ cảm thấy hàm, cổ và cổ của bạn bị vón cục hoặc sưng. Xét nghiệm hình ảnh: các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT), có thể giúp xác định kích thước và vị trí của khối u tuyến nước bọt Sinh thiết: Lấy một mẫu bệnh phẩm tại vị trí khối u để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định xem khối u có phải là ung thư hay không. Xác định mức độ ung thư tuyến nước bọt: nếu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt, bác sĩ sẽ xác định mức độ (giai đoạn) của bệnh ung thư.
Phương pháp điều trị tốt nhất với các khối u tuyến nước bọt là phẫu thuật, làm xét nghiệm mô bệnh học. Việc cắt bỏ rộng đến đâu là do các tuýp mô học và đặc điểm giải phẫu quyết định. U tuyến mang tai: u lành tính cắt thùy nông hay thùy sâu nhưng cần bảo tồn dây thần kinh VII. U ác tính tùy theo kích thước, độ xâm lấn mà quyết định chỉ cắt thùy nông hay cắt toàn bộ tuyến cùng dây VII. U tuyến dưới hàm dù lành hay ác tính cũng cần phải loại bỏ tuyến. Nếu trên lâm sàng có hạch cần phải nạo vét hạch. U tuyến dưới lưỡi: lấy bỏ toàn bộ khối u và tổ chức tuyến, tránh làm tổn thương sàn miệng. Điều trị khối u tuyến nước bọt phụ thuộc vào loại, kích thước và giai đoạn của khối u tuyến nước bọt bao gồm phẫu thuật, có hoặc không có xạ trị. Phẫu thuật Phẫu thuật cho khối u tuyến nước bọt có thể bao gồm: Loại bỏ một phần của tuyến nước bọt bị ảnh hưởng. Loại bỏ toàn bộ tuyến nước bọt trong trường hợp khối u lớn hơn Loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ nếu có bằng chứng cho thấy ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ Phẫu thuật tái tạo. Sau khi phẫu thuật để loại bỏ khối u, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tái tạo để sửa chữa khu vực. Trong quá trình phẫu thuật tái tạo, bác sĩ phẫu thuật làm việc để sửa chữa cải thiện khả năng nhai, nuốt, nói hoặc thở, có thể cần ghép da, mô hoặc dây thần kinh từ các bộ phận khác của cơ thể để xây dựng lại các khu vực trong miệng, cổ họng hoặc hàm của bạn. Phẫu thuật tuyến nước bọt có thể khó khăn vì một số dây thần kinh quan trọng nằm trong và xung quanh các tuyến. Loại bỏ các khối u liên quan đến các dây thần kinh quan trọng có thể yêu cầu làm tổn thương các dây thần kinh, gây tê liệt một phần khuôn mặt của bạn (rủ mặt). Bác sĩ phẫu thuật chăm sóc để bảo tồn các dây thần kinh này bất cứ khi nào có thể. Trong một số trường hợp, dây thần kinh bị đứt có thể được sửa chữa với dây thần kinh lấy từ các khu vực khác trên cơ thể. Xạ trị Xạ trị khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt,  sử dụng các chùm năng lượng mạnh, như tia X và proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Một loại xạ trị mới hơn sử dụng các hạt gọi là neutron có thể hiệu quả hơn trong điều trị một số bệnh ung thư tuyến nước bọt. Cần nghiên cứu thêm để hiểu được lợi ích và rủi ro của phương pháp điều trị này. Xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Nếu phẫu thuật là không thể vì một khối u rất lớn hoặc nằm ở một nơi khiến việc loại bỏ quá rủi ro, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị một mình hoặc kết hợp với hóa trị. Hóa trị Hóa trị là một loại thuốc sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị hiện không được sử dụng như một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh ung thư tuyến nước bọt, nhưng các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu sử dụng nó. Hóa trị có thể là một lựa chọn cho những người bị ung thư tuyến nước bọt tiến triển. Đôi khi nó được sử dụng kết hợp với xạ trị. Theo dõi điều trị Tái khám đúng lịch để theo dõi tiến triển của khối u cũng như khả năng tái phát của khối u sau điều trị; Xét nghiệm thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện ung thư càng sớm càng tốt. Bổ sung dinh dưỡng và uống nhiều nước. Xem thêm: Ung thư tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Viêm tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Tuyến nước bọt hoạt động thế nào?
U tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm ở phía trên 2 thận có nhiệm vụ sản xuất các hoocmon quan trọng để điều hòa cơ thể như cân bằng nước – điện giải, chống stress, điều hòa huyết áp… U tuyến thượng thận là một bệnh lý u hiếm gặp phát triển bên trong tuyến thượng thận. Do phát triển bắt đầu từ bên trong tuyến thượng thận nên khối u gây ra tình trạng thay đổi các hormon làm tổn hại đến các cơ quan và gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
U tuyến thượng thận – thường là u lành tính - là một bệnh lý hiếm gặp với nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Bệnh thường không liên quan đến yếu tố di truyền, ảnh hưởng đến một trong hai tuyến thượng thận đôi khi là cả hai.
Các triệu chứng thường gặp trong bệnh u tủy thượng thận gồm có: Cơn tăng huyết áp kịch phát với biểu hiện huyết áp tăng cao từ 250 – 280 mmHg/120-140 mmHg. Các cơn tăng huyết áp kịch phát thường xảy ra đột ngột, một số trường hợp các cơn tăng huyết áp kịch phát xảy trên nền người bệnh có cao huyết áp thường xuyên. Các cơn tăng huyết áp kịch phát kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Sau mỗi cơn tăng huyết áp, người bệnh có triệu chứng mệt mỏi do mất nước có thể gây ra rối loạn điện giải, trụy mạch gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhịp tim nhanh>100 lần /phút có thể lên đến 140 – 180 lần /phút. Da xanh, vã mồ hôi, cơ thể ớn lạnh. Đau đầu, buồn nôn, khó thở. Một số triệu chứng ít gặp: Lo lắng Bồn chồn. Táo bón, sút cân Các triệu chứng bệnh có thể được kích hoạt bởi sau một sang chấn về tâm lý, stress, gắng sức... Những yếu tố này làm cho các triệu chứng bệnh nặng và trầm trọng hơn.
no_information
Bệnh U tuyến thượng thận thường gặp ở những người trẻ tuổi (từ 20 – 50 tuổi). Những người mắc phải các rối loạn di truyền có khả năng mắc bệnh cao hơn. Một số rối loạn di truyền gây ra nguy cơ mắc bệnh như: U tân sinh đa tuyến nội tiết, u sợi thần kinh...
U tuyến thượng thận có nguy hiểm không? U tuyến thượng thận gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Các cơn tăng huyết áp thường xuyên và kịch phát làm ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch gây ra các bệnh lý tổn thương đáy mắt, xuất huyết, bệnh lý suy tim, suy thận, rối loạn nước - điện giải, trụy mạch... Các hoocmon sinh dục bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục, giảm sản xuất và chất lượng tinh trùng dẫn đến vô sinh. Các triệu chứng giống với bệnh trầm cảm xuất hiện: Các cơ vận động bị ảnh hưởng với các triệu chứng căng cơ, chuột rút; cơ thể mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân...
Chẩn đoán hình ảnh: các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao như CT scan, MRI, PET giúp phát hiện và tầm soát các khối u với độ chính xác cao. Xét nghiệm sinh hóa: Định lượng nồng độ các hormon tuyến thận thận giúp đưa ra định hướng phục vụ cho chẩn đoán bệnh. Trong quá trình chuẩn đoán người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế để có kết quả chính xác nhất. Xét nghiệm di truyền: Việc xét nghiệm di truyền giúp cho việc xác định u tuyến thượng thận có liên quan đến các bệnh lý di truyền hay không để đưa ra phương hướng điều trị cần thiết đồng thời nêu ra việc sàng lọc u tuyến thượng thận với các thành viên trong gia đình. Chủ yếu dựa trên các thăm khám lâm sàng và chụp X-quang xương để phát hiện các biểu hiện bệnh ở xương cũng như các triệu chứng thần kinh đi kèm. Ngoài ra có thể xét nghiệm máu để đo các chỉ số Vitamin D, Canxi, Photpho đánh giá sự thiếu hụt để định hướng điều trị cho phù hợp.
U tuyến thượng thận có nên mổ không? Hiện nay, phương pháp điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận và khối u bằng nội soi. Sau khi phẫu thuật, tuyến thượng thận khỏe mạnh còn lại vẫn sẽ đảm bảo thực hiện chức năng của mình. Các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm và trở lại bình thường. Trong trường hợp chỉ còn một tuyến thượng thận, phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ khối u và bảo tồn các mô nguyên vẹn giúp đảm bảo chức năng của tuyến. Trường hợp là ung thư, việc phẫu thuật giúp loại bỏ các mô ung thư sẽ giúp cho việc kiểm soát chức năng và hoạt động của tuyền. U tuyến thượng thận ở trẻ em Bệnh U tuyến thượng thận của trẻ em là một bệnh lý rất hiếm gặp, có tính chất gia đình và di truyền. Đây là một dạng ung thư nguyên bào thần kinh khởi đầu ở tủy tuyến thượng thận, là một bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Bệnh lý có thể lành tính hoặc ác tính gây ra việc tiết ra quá nhiều hormon trong cơ thể. Trẻ bị bệnh đôi khi không có triệu chứng cụ thể, triệu chứng thường gặp là sự chèn ép của khối u trong ổ bụng và đau xương trong trường hợp di căn làm trẻ khó khăn khi đi lại. Ngoài ra trên cơ thể trẻ còn xuất hiện các tổn thương da được phát hiện khi tắm cho trẻ. Việc chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng của trẻ cùng với các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh phát hiện khối u. Phương pháp ngoại khoa cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị đặc hiệu giúp điều trị tận gốc cho trẻ. Xem thêm:  Suy tuyến thượng thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Những dấu hiệu và cách trị bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Nguyên nhân và triệu chứng của suy tuyến thượng thận mạn
U não ở trẻ em
U não là một sự tân tạo bất thường của một trong số các tế bào thần kinh, tế bào hình gai, tế bào hình sao hay nguyên tủy bào thần kinh. Vậy u não là gì? U não ở trẻ em diễn biến như thế nào?
Nguyên nhân u não ở trẻ em Về u não bệnh học, u não thường xuất hiện khi có các tế bào phát triển bất thường trong bộ não hoặc tại các cấu trúc, mô lân cận. Bệnh u não có thể chia thành nhiều loại, một số loại lành tính, một số ác tính, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Các khối u  có thể được chia thành khối u nguyên phát bắt đầu trong não và khối u hậu phát lan rộng tới não từ một nơi khác còn gọi là khối u di căn não.
Triệu chứng u não ở trẻ em Trẻ em bị u não thường kèm theo nhiều dấu hiệu tùy thuộc vào vị trí, kích thước của não, trong đó có thể kể đến một số biểu hiện sau: Có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu do hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội chứng tiểu não, hội chứng chèn ép khu trú... Đầu to, thóp phồng, thóp giãn, giãn khớp so (hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi); Bệnh hay bệnh nhi rất hay nôn, dễ nôn; Hội chứng tăng áp lực trong sọ với những dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, nôn, thay đổi tính tình, dễ bị kích thích, ngủ gà hay trì trệ, chậm tiếp thu, không tập trung trong lớp học. Khi bệnh u não ở trẻ đã trở nên nặng, trẻ thường lơ mơ, bán mê hoặc hôn mê. Khi trẻ bị u não ở hố sau, trẻ có dấu hiệu đứng không vững hay không đi được, đi lại loạng choạng, mất điều hòa động tác như quá tầm, sai hướng. Khi khối u phát triển ở nền sọ, vùng tuyến yên, tuyến tùng... có thể gây ra dấu hiệu như rối loạn nội tiết, đái nhạt, chậm dậy thì, lùn tuyến yên, nhi tính, phát triển không bình thường. Các biểu hiện u não ở trẻ rất khó khám, có thể chỉ với những dấu hiệu đơn giản như nôn, đau đầy nên có nhiều trường hợp bị chẩn đoán muộn.
Bệnh u não ở trẻ em không lây truyền từ người này sang người khác.
Bệnh ung thư não ở trẻ em là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em nhiều nhất hiện nay, những trẻ sau có nguy cơ cao mắc bệnh: Trẻ có tiền sử người trong gia đình đã từng bị bệnh; Trẻ sống trong môi trường hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại.
Để phòng ngừa bệnh u não của trẻ em có thể kể đến các biện pháp sau: Thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Hạn chế tiếp xúc với những chất độc hại.
Để chẩn đoán bệnh u não ở trẻ em, hiện nay có rất nhiều biện pháp, bao gồm: Chẩn đoán bằng hình ảnh; Cộng hưởng từ và cắt lớp;
Để điều trị u não ở trẻ em, có các biện pháp sau: Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu. Phương pháp này là biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn khối u, kinh nghiệm phẫu thuật viên, vấn đề gây mê hồi sức và vấn đề di chứng sau mổ. Điều trị não úng thủy bằng phương pháp mổ nội soi – phẫu thuật tiết kiệm, ít biến chứng, ít di chứng và tái lập tuần hoàn nước não tủy một cách sinh lý hơn. Xạ trị là phương pháp có tác dụng trong một số loại u não trẻ em, nhất là Medulloblastoma, Germinoma. Tuy nhiên, phương pháp này có thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ nên phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định xạ trị. Phương pháp hóa trị được sử dụng điều trị cho những u ác tính mức độ cao ở trẻ em. Tuy nhiên các hóa chất được sử dụng có rất nhiều tác dụng phụ, đôi khi hóa chất còn “ác tính” hơn cả khối u não.     Xem thêm: Triệu chứng cảnh báo u não & cách điều trị BÁC SĨ VINMEC ĐÃ ĐẨY LÙI ĐƯỢC BỆNH U NÃO CHO CON GÁI TÔI U màng não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ung thư gan
Ung thư gan là gì? Ung thư gan là sự tăng trưởng và phát triển không kiểm soát của các tế bào ung thư tại gan. Theo Globocan 2018, tại Việt Nam ung thư gan đứng hàng thứ nhất kể cả về tỷ lệ tử vong và số ca mới mắc. Tùy thuộc nguồn gốc khối u ác tính chia thành ung thư gan nguyên phát và ung thư gan di căn. Ung thư gan nguyên phát Các khối u gan nguyên phát phát triển từ các thành phần của nhu mô gan bao gồm các khối u biểu mô: Ung thư tế bào gan (HCC)               Ung thư tế bào gan xơ dẹt là những khối u có nguồn gốc từ tế bào gan Ung thư tế bào đường mật trong gan có nguồn gốc từ tế bào đường mật Ung thư hỗn hợp ( Cholangio hepatocarcinoma) Các khối u phát triển từ trung mô thường hiếm bao gồm các khối U mạch máu U nguyên bào gan U cơ trơn U cơ vân Ung thư gan di căn Khoảng 40% các khối u ác tính có thể di căn gan, trong đó 95% các khối nguyên phát thuộc hệ thống vùng lấy máu của hệ thống cửa (dạ dày, ruột non, đại tràng, tụy và đường mật ). Ngoài ra các khối nguyên phát có thể là vú, phổi, tuyến giáp, các cơ quan sinh dục – tiết niệu. Tổn thương di căn có thể có một vài khối nhỏ trên nền gan lành. Đôi khi nhiều khối hoặc một khối lớn. Một số thể đặc biệt có thể gặp: Di căn thể nang có hình ảnh giống nang gan hoặc áp xe. Nó có thể lắng cặn với mức dịch – dịch, dạng này hay gặp trong di căn ung thư cơ trơn, ung thư hắc tố, ung thư nhầy, Di căn thể vôi hóa thường là vôi hóa nhỏ rải rác hay gặp ung thư dạng dịch nhầy đại tràng hoặc của buồng trứng. Di căn giàu mạch máu thường thấy ở các khối u nội tiết ( u carcinoid, tụy, vỏ thượng thận) , ung thư tế bào rau thai, ung thư thận. Di căn thể thâm nhiễm lan tỏa: tổn thương lan tỏa dạng bè, cấu trúc khó xác định thường thấy trong ung thư thận. Di căn bạch huyết: tổn thương thành dải phân nhánh theo tĩnh mạch cửa.
Xơ gan: Ung thư gan hay gặp trên nền gan xơ, chiếm tỷ lệ đến 80%. Các nguyên nhân có thể dẫn đến xơ gan gây ung thư hóa bao gồm xơ gan do rượu, xơ gan thứ phát do nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C dẫn đến ung thư tế bào gan sau 20 – 40 năm, xơ gan do nhiễm sắt. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C dù chưa có xơ gan vẫn bị ung thư gan. Dùng thuốc tránh thai kéo dài cũng có thể là nguyên nhân ung thư gan. Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài tạo nên Adenoma (u tuyến) trong gan dễ tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan. Chất Aflatoxin của nấm Aspergillus có mặt trong các loại thực phẩm như lạc, đỗ bị mốc cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư gan.
Bệnh nhân có thể phát hiện tình cờ bệnh ung thư gan mặc dù không có triệu chứng lâm sàng trong những đợt theo dõi định kì 3 – 6 tháng  Có triệu chứng ung thư gan: Triệu chứng cơ năng Vàng da (jaundice): là triệu chứng thường gặp nhất, thường bộc lộ rõ nhất khi tiếp xúc với ánh nắng. Vàng da là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường mật gây ra bởi khối u. Muối mật (bilirubin) trào ngược từ trong đường mật vào các xoang gan, đi vào máu và lắng đọng ở da. Vàng da thường kèm theo phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu (như nước vối). Vàng mắt: biểu hiện ở củng mạc mắt có màu vàng sậm. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời với vàng da. Ngứa (pruritus): thường kèm với vàng da nhưng nhiều trường hợp lại xuất hiện trước khi có vàng da. Mức độ ngứa thường tăng lên về đêm và hầu như không đáp ứng với các thuốc điều trị da liễu. Ngứa là do acid mật lắng đọng ở da, kích thích các thụ thể thần kinh cảm giác. Gầy sút cân: khoảng 30-50% các trường hợp gầy sút cân tại thời điểm chẩn đoán. Đây là hậu quả của quá trình rối loạn tiêu hóa (chán ăn,ăn không tiêu, chướng bụng) do không có dịch mật được bài xuất xuống ruột. Đau bụng vùng gan: giai đoạn sớm thì thường đau mơ hồ, không rõ ràng. Khi đau bụng nhiều thì thường do các biến chứng của tắc mật. Triệu chứng thực thể Gan to, có thể sờ thấy bờ gan ở dưới bờ sườn với mật độ mềm trong 25% các trường hợp. Khối khu trú: ít khi sờ thấy khối khu trú vùng gan
Vì nhiễm virus viêm gan B, C có thể gây ung thư gan nên cần chú ý các đường lây truyền tiếp xúc trực tiếp với máu và quan hệ tình dục có thể lây truyền virus viêm gan. Còn bản thân bệnh ung thư gan không lây truyền.
Những người có biểu hiện xơ gan, nghiện rượu nhiều năm, nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C cần phải khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư gan nhằm điều trị kịp thời.
Tiêm phòng Vacxin ngừa virus viêm gan B có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus viêm gan B gây ung thư gan. Không ăn các thực phẩm như lạc, đỗ tương đã bị mốc.
Bệnh sử cần tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của người bệnh đã từng nhiễm virus viêm gan B, C hay cả hai? Tình trạng sử dụng rượu, bia? Đã từng tiếp xúc với độc tố hay hóa chất ? Chẩn đoán xác định ung thư tế bào gan nguyên phát có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau (Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát của Bộ Y tế) Có bằng chứng giải phẫu bệnh lý là ung thư tế bào gan nguyên phát. Hình ảnh điển hình trên CT ổ bụng có cản quang hoặc MRI có cản từ  + AFP > 400 ng/ml Hình ảnh điển hình trên CT ổ bụng có cản quang hoặc MRI ổ bụng có cản từ + AFP tăng cao hơn bình thường ( nhưng chưa đến 400 ng/ml) + có nhiễm virus viêm gan B hoặc C. Có thể làm sinh thiết gan nếu bác sĩ lâm sàng thấy cần thiết Các trường hợp không đủ các tiêu chuẩn trên đều phải làm sinh thiết gan để chẩn đoán xác định Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng: khối u tăng quang trên thì động mạch gan và thoát thuốc  trên thì tĩnh mạch cửa hay thì chậm hoặc khối u giảm quang trên thì chưa tiêm cản quang và tăng quang trên thì động mạch gan.
Một số phương thức điều trị ung thư gan được áp dụng bao gồm: Ghép gan RFA radiofrequency ablation: Phá u bằng sóng cao tần, bản chất là sóng radio dòng điện xoay chiều là tăng ma sát giữa các ion của mô u. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u. Microwave ablation: Đốt u gan bằng vi sóng Percutaneous ethanol or acetic acid ablation: Tiêm  cồn hoặc acid acetic vào khối u qua da TACE (Transarterial chemoembolization): Nút hóa chất động mạch khác TOCE ( Transarterial oil chemoembolization) Nút mạch hóa dầu. Radioembolization: Nút mạch u gan bằng hạt phóng xạ Cryoablation: Nhiệt động là phương pháp sử dụng nhiệt lạnh như CO2, Argon, Helium tạo nhiệt độ -100 độ C để tiêu diệt khối u. Xạ trị ( Radiation therapy), xạ phẫu ( stereotactic radiotherapy) Hóa chất toàn thân và sinh học phân tử điều trị đích   Xem thêm: Bệnh ung thư gan nên ăn gì ? Cần tránh gì? Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn? Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh xơ gan? Tại sao ung thư gan ở nam nhiều hơn nữ? Ung thư gan mật – Những phương pháp điều trị mới Gói Tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan
Ung thư túi mật
Ung thư túi mật là ung thư xuất phát từ các tế bào ở túi mật. Túi mật là cơ quan nhỏ hình quả lê nằm ở hạ sườn phải, bên dưới gan. Nó có chức năng dự trữ dịch mật-một loại dịch tiêu hóa được sản xuất từ gan. Ung thư túi mật có nguy hiểm không? Ung thư túi mật là bệnh khá hiếm gặp. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao. Nhưng đa số ung thư túi mật được phát hiện ở giai đoạn muộn nên điều trị và tiên lượng thường rất xấu. Ung thư túi mật là bệnh khó chẩn đoán do bệnh thường không có các triệu chứng đặc hiệu. Ngoài ra vị trí bị che lấp bởi gan tự nhiên của túi mật tạo điều kiện cho ung thư túi mật phát triển mà không bị phát hiện.
Nguyên nhân ung thư túi mật hiện nay chưa được biết rõ. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: Sỏi mật: Sỏi mật là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của ung thư túi mật. Sỏi mật cũng là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp nhất ở Mỹ và 75-90% bệnh nhân ung thư túi mật có tiền sử sỏi mật. Tuy nhiên nhỏ hơn 1% bệnh nhân sỏi mật tiến triển thành ung thư túi mật. Hiện nay nguyên nhân một số bệnh nhân sỏi mật xuất hiện ung thư túi mật trong khi đa số bệnh nhân sỏi mật khác thì không vẫn chưa được biết rõ. Polyp túi mật:  các polyp túi mật lớn hơn 1 cm được khuyến cáo cắt bỏ bởi vì có khả năng cao tiến triển thành ung thư. Tuổi: đa số bệnh nhân ung thư túi mật được chẩn đoán lớn hơn 70 tuổi Giới tính: ung thư túi mật xảy ra ở nữ gấp 2 lần ở nam Hút thuốc lá: hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường mật Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người thân bị ung thư túi mật là yếu tố nguy cơ của bệnh
Dấu hiệu ung thư túi mật thường gặp bao gồm: Đau bụng: đau thường bắt đầu từ vùng hạ sườn phải sau lan ra khắp bụng Chướng bụng: Bụng chướng do dịch Sốt Giảm cân không rõ nguyên nhân: giảm > 10% trọng lượng cơ thể mà không rõ nguyên nhân Nôn, buồn nôn: có thể nôn ra dịch mật màu vàng, vị đắng Vàng da và củng mạc mắt vàng Bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối ở vùng bụng phải Ngoài ra khi ung thư túi mật di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể sẽ có các biểu hiện tại cơ quan đó: Di căn phổi: khó thở, ho ra máu, tràn dịch màng phổi… Gan: đau hạ sườn phải, vàng da, … Xương: đau xương, gẫy xương bệnh lý Não: đau đầu, rối loạn ý thức, động kinh, liệt.. Ung thư túi mật được chia làm 4 giai đoạn phụ thuộc vào tính chất khối u, sự di căn hạch và di căn xa: Ung thư túi mật giai đoạn 1: Khối u khu trú ở túi mật, không di căn hạch và di căn xa Ung thư túi mật giai đoạn 2: Khối u xâm lấn các mô liên kết xung quanh, không di căn hạch và di căn xa Ung thư túi mật giai đoạn 3 A: Khối u xâm lấn vượt qua thành túi mật nhưng chưa tới động mạch và tĩnh mạch gần đó. Không có di căn hạch và di căn xa. Ung thư túi mật giai đoạn 3 B: Khối u di căn hạch vùng nhưng không tới các động mạch và tĩnh mạch gần đó. Không có di căn xa Ung thư túi mật giai đoạn cuối: ung thư lan tới động tĩnh mạch gần đó và/hoặc hạch vùng nhưng chưa có di căn xa. Hoặc khối u di căn xa đến các cơ quan khác
no_information
Các bệnh nhân có tiền sử sỏi mật, đặc biệt là sỏi mật tái phát nhiều lần Bệnh nhân có tiền sử polyp túi mật Người hút thuốc lá Người nghiện rượu Người có người thân trong gia đình bị ung thư túi mật
Chưa có biện pháp phòng ung thư túi mật đặc  hiệu. Các biện pháp nâng cao sức khỏe, ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn và đi khám định kỳ cũng được chứng minh có tác dụng nhất định: Bỏ thuốc lá Hạn chế rượu bia và chất kích thích Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần
Sinh thiết Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ung thư túi mật. Mẫu bệnh phẫu sinh thiết có thể được lấy theo các phương pháp sau: Sau phẫu thuật Nội soi ổ bụng Nội soi thực quản dạ dày tá tràng Sinh thiết bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm hoặc cắt lớp vi tính. Nội soi chụp đường mật ngược dòng (ERCP- Endoscopic retrograde cholangiopancreatography): Cho phép nhìn trực tiếp tổn thương Bác sỹ sử dụng dụng cụ nội soi qua đường miệng, thực quản xuống dạ dày và ruột non. Chất chỉ thị màu sẽ được bơm vào đường mật, sau đó bệnh nhân được chụp Xquang  để quan sát sự tồn tại của khối u có hay không? Trong trường hợp tắc mật có thể đặt stent đường mật trong khi thực hiện ERCP. Phương pháp thường được sử dụng để phát hiện khối u đường mật hơn là u túi mật.  Tuy nhiên ERCP giúp đánh giá ung thư túi mật xâm lấn đường mật. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng Đánh giá vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn xung quanh của ung thư túi mật Siêu âm ổ bụng Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện giúp đánh giá sơ bộ túi mật và đường mật cũng như cơ quan trong ổ bụng
Điều trị ung thư túi mật bao gồm các phương pháp sau: Phẫu thuật Cắt túi mật: cắt bỏ túi mật đơn giản. Có thể thực hiện cắt túi mật mở rộng là cắt túi mật cộng với phần mô xung quanh túi mật khoảng 1 inch cùng vét hạch vùng. Cắt túi mật toàn bộ: cắt túi mật và phần gan hình chêm gần túi mật, ống mật chủ và vét hạch quanh tụy, hạch cạnh động mạch và tĩnh mạch. Phẫu thuật triệu chứng: giảm tắc nghẽn đường mật Xạ trị Chỉ định bổ trợ sau phẫu thuật giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Chỉ định tân bổ trợ trước phẫu thuật giúp khối u giảm kích thước, từ không thể phẫu thuật thành có thể phẫu thuật. Hóa chất Nên được chỉ định sau phẫu thuật để ngăn chặn khối u tái phát. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo điều trị Capecitabine (Xeloda) 6 tháng sau phẫu thuật   Xem thêm: Túi mật nằm ở đâu và có chức năng gì? Viêm túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không ?
Ung thư hạ họng
Ung thư hạ họng là gì? Ung thư hạ họng là ung thư xuất phát từ vùng hạ họng (thường gặp ở vùng xoang lê), khi ung thư lan rộng vào thanh quản được gọi là ung thư hạ họng- thanh quản. Đây là ung thư đứng hàng thứ 2 (sau ung thư vòm) trong các bệnh lý ung thư vùng tai mũi họng. Tuổi thường gặp từ 45-65 với tỷ lệ nam/nữ = 5/1.
Nguyên nhân ung thư hạ họng chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư hạ họng bao gồm: Hút thuốc lá: mức độ hút thuốc lá tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc ung thư vùng hạ họng. Nghiện rượu: uống rượu kéo dài gây các kích thích tại chỗ vùng niêm mạc họng. Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu tố nguy cơ chính của ung thư hạ họng. Vệ sinh răng miệng kém: vệ sinh răng miệng kém làm các vi khuẩn hội sinh phát triển mạnh gây nên các viêm nhiễm mãn tính vùng họng, kích thích viêm kéo dài là yếu tố thuận lợi của ung thư hạ họng. Virus HPV: nhiễm vi rút HPV là yếu tố nguy cơ của ung thư vòm mũi họng trong đó có ung thư hạ họng. Kích thích mạn tính vùng họng do trào ngược dạ dày thực quản cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh. Hội chứng Plummer-Vinson: đặc trưng bởi tình trạng khó nuốt, thiếu máu thiếu sắt và lưới thực quản. Bệnh có liên quan đến tăng tỷ lệ ung thư hạ họng ở các phụ nữ không hút thuốc lá vùng Bắc Bắc Âu. Môi trường: ô nhiễm môi trường hoặc công nhân tiếp xúc với A-mi- ăng, bụi gỗ làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạ họng.
Ung thư hạ họng thường im lặng trong thời gian dài. Triệu chứng ung thư hạ họng xuất hiện từ từ, bao gồm: Rối loạn nuốt: khó nuốt, nuốt vướng ngày càng tăng dần, đầu tiên là một bên sau lan sang 2 bên họng. Đau đau họng kéo dài, tăng dần, có thể kèm theo đau tai. Nổi hạch vùng cổ: hạch rắn, chắc, di động hạn chế, không đau. Giai đoạn muộn, bệnh nhân có biểu hiện sút cân, khó thở và khàn tiếng do khối u xâm lấn vào thanh quản, dây thần kinh. Ung thư hạ họng có mấy giai đoạn? Ung thư hạ họng có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Khối u nhỏ hơn 2cm, phát triển tại 1 vùng hạ họng, chưa xâm lấn ra xung quanh và chưa nổi hạch cổ. Giai đoạn 2: Khối u lớn hơn 2cm nhưng nhỏ hơn 4cm hoặc xâm lấn vị trí khác của hạ họng hoặc lan ra xung quanh nhưng chưa xâm lấn dây thanh âm, thanh quản chưa bị cố định. Bệnh nhân chưa nổi hạch cổ và chưa di căn tới cơ quan xa. Giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 4cm hoặc đã ảnh hưởng đến dây thanh âm hoặc đã xâm lấn tới thực quản. Bệnh nhân có thể nổi hạch với kích thước hạch nhỏ hơn 3cm ở 1 bên cổ. Giai đoạn 4: Khối u đã xâm lấn tới sụn, xương và phần mềm. Bệnh nhân có thể nổi hạch cổ hai bên, xuất hiện các di căn xa.
no_information
Bệnh nhân nam giới có tiền sự nghiện rượu, hút thuốc lá nhiều năm Người nhiễm virus HPV typ 16, 18 Người có tiền sử tiếp xúc với hóa chất độc hại a-mi-ang Người mắc hội chứng Plummer- Vinson Người có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản kéo dài
Ung thư hạ họng có lây không? Đây là bệnh không lây nhiễm. Để phòng tránh bệnh có một số các biện pháp không đặc hiệu sau: Biện pháp quan trọng nhất là bỏ rượu và thuốc lá vì đây là hai yếu tố nguy cơ chính. Bảo hộ lao động trong môi trường hóa chất độc hại Điều trị dứt điểm các bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Dinh dưỡng cân đối, tránh suy dinh dưỡng và thiếu vitamin. Hội ung thư Hoa Kỳ nhấn mạnh ăn uống lành mạnh: nhiều rau của quả, hạt ngũ cốc đồng thời hạn chế thịt đỏ, thức ăn đã qua chế biến. Phòng tránh nhiễm HPV bằng vắc xin, quan hệ tình dục an toàn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều trị các bệnh lý vùng mũi họng triệt để. Khi xuất hiện các triệu chứng khàn tiếng, khó thở, khó nuốt (đặc biệt ở các bệnh nhân trên 40 tuổi) cần phải đi khám tai mũi họng để phát hiện sớm bệnh.
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh: Soi thanh quản-hạ họng: nội soi thanh quản hạ họng bằng ống cứng hoặc ống mềm giúp đánh giá trực tiếp tổn thương: vị trí, số lượng, tính chất khối u và giúp sinh thiết chẩn đoán Giải phẫu bệnh: bấm sinh thiết tổn thương cho kết quả chắc chắn nhất. Có thể kết hợp với chọc tế bào hạch để xác định xâm lấn hạch của khối u. Chụp cắt lớp vi tính vùng cổ: đánh giá sự lan rộng của khối u tới hạch cổ hoặc tổ chức xung quanh
Ung thư hạ họng có chữa được không? Ung thư hạ họng là bệnh cho đến nay vẫn chưa được chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị chính bao gồm: phẫu thuật, tia xạ, hóa chất và điều trị miễn dịch. Phẫu thuật: tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh mà chỉ định phẫu thuật phù hợp (phẫu thuật cắt họng-thanh quản bán phần, toàn phần có hay không kèm nạo vét hạch cổ) Tia xạ: có thể xạ trị đơn độc hoặc xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật Hóa chất và điều trị miễn dịch: điều trị toàn thân trong ung thư hạ họng giai đoạn cuối.   Xem thêm: Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản Nội soi thanh quản - hạ họng đánh giá và sinh thiết u Virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu?
Ung thư amidan
Ung thư amidan là một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào trong amidan.  Amidan là hai bộ phận có hình bầu dục ở phía sau miệng và là một phần của hệ thống miễn dịch có vai trò tiêu diệt vi sinh vật. Bệnh ung thư amidan xảy ra nhiều nhất ở amidan khẩu cái, nằm ở hai bên cổ họng, bệnh cũng có thể xuất hiện ở amidan họng (còn gọi là sùi vòm họng), nằm ở phía sau khoang mũi hoặc amidan lưỡi nằm ở phía sau của lưỡi. Hầu hết các trường hợp ung thư amidan là ung thư biểu mô tế bào gai, phát sinh từ các mô niêm mạc miệng, bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện u lympho amidan (một loại ung thư hệ thống miễn dịch). Ung thư amidan khẩu cái là một trong những loại ung thư vùng Tai Mũi Họng thường gặp ở Việt Nam. Bệnh chủ yếu của nam giới, độ tuổi 40 - 60, bao gồm các khối u thành hố amidan cũng như trụ trước, trụ sau làm thành một bộ phận giải phẫu học của màn hầu. Trong nhiều trường hợp rất khó xác định điểm xuất phát, không rõ là từ amidan hay là từ các thành hố amidan vì chúng liên quan mật thiết với nhau. Ung thư amidan có nguy hiểm không? Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trong số tất cả các chứng bệnh. Chính vì vậy, khi một ai đó không may bị ung thư mọi người sẽ ngay lập tức quan niệm rằng bệnh nhân đó sẽ không sống được bao lâu nữa. Với những người bị ung thư amidan cũng không phải là một ngoại lệ. Ung thư amidan là bệnh không lây, không phải là bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người kia được. Khi bị ung thư amidan nếu phát hiện sớm, kiểm soát được sức khỏe bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm thì ung thư amidan chữa được và kiểm soát được.
Dưới đây là một số nguyên nhân ung thư amidan Hút thuốc lá: các chất có trong thuốc lá dễ gây ra các bệnh ung thư ở vùng miệng, cổ và phổi. Uống rượu bia nhiều cũng khiến nguy cơ mắc ung thư amidan tăng lên. Do nhiễm virus HPV type 16 và 18. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc các tia bức xạ. Không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng miệng: vùng miệng không được sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh khác chứ không riêng gì ung thư amidan.
Một số triệu chứng ung thư amidan rất tương tự như triệu chứng của viêm họng. Tuy nhiên, viêm họng phổ biến nhất ở những người độ tuổi từ 5-15 tuổi trong khi ung thư amidan thường ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trên 50. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư amidan: Loét ở phía sau miệng hoặc cổ họng nhưng không lành; Amidan sưng, 2 bên có kích thước không bằng nhau (một bên lớn hơn bên còn lại); Đau miệng và họng dai dẳng; Đau tai; Nuốt khó hoặc nuốt đau; Đau khi ăn các loại trái cây chua; Có bướu ở cổ; Đau cổ; Nước bọt có máu; Khó thở.
no_information
Bệnh ung thư amidan có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nam giới thường dễ bị bệnh ung thư amidan hơn nữ giới. Tuy nhiên, có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Các biện pháp là giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư amidan bao gồm Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại và các tia bức xạ. Không hút thuốc, hạn chế uống rượu, bia hoặc các thức uống có chất kích thích. Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ cho cơ thể. Hạn chế thức ăn chiên xào hoặc nướng, hạn chế ăn nhiều muối. Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào kết quả vi thể, trong trường hợp sinh thiết gặp khó khăn do loét hoại tử chảy máu của tổ chức amidan ta cũng có thể dựa vào kết quả của sinh thiết hạch. Khi chẩn đoán cũng cần đánh giá độ lan rộng của khối u vì vậy ngoài khám trực tiếp ra ta cần sờ vào tổ chức amidan và vùng lân cận cũng như việc đánh giá các hạch bị di căn. Có thể nói có khoảng 20% người bệnh khi đến khám lần đầu chỉ vì nổi hạch cổ và khoảng 75% bệnh nhân khi đến khám do ung thư amidan thì đã có hạch cổ sờ thấy dễ dàng. Chọc hút bằng kim nhỏ (nhân viên y tế sẽ lấy ra một lượng nhỏ mô khỏi amidan bằng kim và kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi); Xét nghiệm máu; Chụp X-quang; Chụp cộng hưởng từ; Chụp cắt lớp phát xạ positron. Phân loại bệnh ung thư thành bốn giai đoạn giúp bác sĩ biết được bệnh ung thư đã diễn tiến đến mức độ nào. Dưới đây là chi tiết các giai đoạn: Giai đoạn I: khối u nhỏ (dưới 2 cm) giới hạn tại khu vực amidan và không di căn đến các hạch bạch huyết xung quanh; Giai đoạn II: khối u từ 2-4 cm nhưng chưa di căn; Giai đoạn III: khối u lớn hơn 4 cm và ung thư amidan đã di căn đến một hạch cổ cùng bên với khối u. Các hạch bạch huyết 3 cm hoặc nhỏ hơn; Giai đoạn IV: đây là giai đoạn phức tạp nhất, việc tiên lượng và điều trị trở nên khó khăn. Chẩn đoán phân biệt:  vì người bệnh thường đến giai đoạn muộn nên chẩn đoán không khó khăn lắm, trừ trường hợp ở giai đoạn sớm và nhất là với các thể thâm nhiễm, không loét, thường thường phải phân biệt với các bệnh sau đây: Với một khối u loét thâm nhiễm: tuy nhiên ít gặp nhưng cần tránh nhầm lẫn với một thể lao loét sùi nhưng thương tổn lao nói chung ít khư trú u ở amidan và ít thâm nhiễm xuống phía sâu, thường hay gặp ở bệnh nhân bị lao phổi đang tiến triển. Cần chú ý đến một giang mai (hoặc là một hạ cam amidan thể ăn mòn hoặc một gôm loét giang mai thời kỳ 3). Chẩn đoán phân biệt ngoài kết quả vi thể cần dựa vào phản ứng huyết thanh và các xét nghiệm về lao. Với thương tổn loét ở amidan: hay gặp là viêm họng Vincent nhưng bệnh này diễn biến cấp tính và có một số đặc điểm như loét không đều, đáy loét bẩn có mủ máu hoặc lớp giả mạc bao phủ, bờ loét không rắn và thường kèm theo có hạch viêm ở cổ diễn biến nhanh chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh vùng răng miệng tốt. Với trường hợp một amidan thể thâm nhiễm làm cho amidan to ra cần chú ý phân biệt sự phát triển của bản thân tổ chức amidan và trường hợp amidan bị khối u vùng lân cận đẩy lồi ra như khối u bên họng, u tuyến mang tai, hạch cổ to đẩy lồi amidan... hoặc do các u của vùng vòm, mặt sau màn hầu, ngã ba họng thanh quản... Các u hỗn hợp và u trụ của vùng màn hầu ở giai đoạn cuối có thể bị loét và lan đến amidan, nhưng các tổ chức u này tiến triển chậm, quá trình diễn biến tương đối dài hay bị tái phát nên dễ chẩn đoán. Trong thực tế, quan trọng nhất trong phân biệt chẩn đoán là đánh giá chính xác về tổ chức học của thương tổn. Việc đánh giá vị trí nguyên thuỷ của u là ở amidan hay màn hầu trong giai đoạn muộn rất khó và cũng không có ý nghĩa gì lớn đối với phác đồ điều trị. Riêng những trường hợp bắt đầu biểu hiện bằng nổi hạch cổ thì cần chẩn đoán phân biệt với các viêm hạch cổ mạn tính như lao, ung thư máu.
Những năm gần đây đối với ung thư amidan thì điều trị chủ yếu bằng tia xạ kể cả hạch cổ, vì nói chung loại ung thư này đều nhạy cảm với tia xạ. Phẫu thuật chỉ để giải quyết những trường hợp đã tia rồi nhưng u amidan hoặc hạch còn sót lại. Ngoài ra, những trường hợp bị nghi ngờ ung thư amidan nhưng đã sinh thiết nhiều lần vẫn âm tính thì phẫu thuật nhằm hai mục đích: cắt rộng tổ chức amidan và gửi toàn bộ bệnh phẩm làm sinh thiết để tìm tổ chức ung thư. Ung thư amidan cũng được điều trị chủ yếu bằng 3 phương pháp: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị như các loại bệnh ung thư khác. Trong đó, phẫu thuật và xạ trị thường được áp dụng ở giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển còn hóa trị thường được chỉnh định điều trị ở giai đoạn cuối. Phẫu thuật là phương pháp giúp điều trị tận gốc khối u ác tính. Tùy vào kích thước và mức độ ảnh hưởng của khối u mà sẽ có phương pháp phẫu thuật khác nhau. Sau phẫu thuật có một tác dụng phụ rất hay gặp đó là chức năng phát âm sẽ bị ảnh hưởng và giọng nói thường sẽ bị thay đổi. Xạ trị: phương pháp này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật nhằm làm tăng hiệu quả điều trị và tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Hóa trị: phương pháp này sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường được chỉ định vào giai đoạn cuối của bệnh. Xem thêm: Nạo VA có nguy hiểm không? Khi nào nên nạo VA cho bé? Hướng dẫn chăm sóc và dinh dưỡng sau khi nạo VA cho bé Nạo VA diễn ra như thế nào? Cần chú ý những gì trước - trong - sau phẫu thuật?
Ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản  là gì? Ung thư thanh quản là ung thư biểu mô thanh quản, chủ yếu thuộc loại ung thư tế bào vảy, xảy ra khi biểu mô tăng trưởng một cách mất kiểm soát và hình thành khối u. Ung thư thanh quản được chia làm 5 giai đoạn. Cũng như các loại ung thư khác, dấu hiệu ung thư thanh quản thường có biểu hiện không rõ ràng làm người bệnh dễ bỏ qua. Ung thư thanh quản có thể xâm lấn đến các mô xung quanh và di căn xa theo đường bạch huyết và đường máu, hay gặp nhất là di căn xa đến phổi. Nguyên nhân ung thư thanh quản hiện chưa được nghiên cứu rõ nhưng nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh đã được xác định. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị ung thư thanh quản là các phương pháp điều trị đang được sử dụng. Đây là bệnh phổ biến chiếm khoảng 20% trong các bệnh ung thư nói chung ở Việt Nam và xếp hàng thứ hai ở các bệnh ung thư vùng đầu cổ, đứng sau ung thư vòm họng. Nghiên cứu tại mỹ cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư thanh quản là 60%.
Nguyên nhân ung thư thanh quản hiện nay vẫn chưa được hiểu chính xác. Bất kỳ tác nhân nào làm thay đổi sự tăng trưởng của tế bào biểu mô thanh quản đều có thể dẫn tới ung thư thanh quản. Sự thay đổi trong DNA của tế bào là khởi đầu của một bệnh lý ác tính. Một sự biến đổi của DNA sẽ thay đổi quá trình tăng trưởng tế bào, hầu hết các trường hợp tế bào sẽ sinh sôi mất kiểm soát thay vì chết theo chương trình. Mặc dù không chắc chắn lý do làm thay đổi DNA của tế bào biểu mô thanh quản nhưng nhiều yếu tố đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản như: thuốc lá, rượu, làm việc trong nhà máy hóa chất, mỏ có niken, amiang, đã bị tia xạ vùng trước cổ, nhiễm khuẩn vùng răng miệng, tai mũi họng dai dẳng, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin, viêm thanh quản mạn tính, tình trạng sừng hóa, bạch sản, u nhú của dây thanh âm.
Dấu hiệu ung thư thanh quản  cần được nhận biết vì ung thư thanh quản  có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 80% nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm và đa phần các trường hợp phát hiện bệnh muộn thường là do chủ quan. Triệu chứng của ung thư thanh quản  phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u, bao gồm: Khàn tiếng Khàn tiếng xuất hiện ở những người trên 40 tuổi và kéo dài lâu hơn 3 tuần là triệu chứng gợi ý bệnh lý ác tính. Khi đó bệnh nhân cần đến khám ngay tạo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Ho Ho dai dẳng là một trong các dấu hiệu ung thư thanh quản  mà người bệnh cần lưu tâm. Ho mang tính chất kích thích, đôi khi ho từng cơn co thắt. Khi bệnh nặng hơn, nuốt khó, sặc thức ăn vào đường hô hấp có thể là nguyên nhân gây ho mà bệnh nhân phải đối mặt. Khó thở Biểu hiện khó thở có thể xuất hiện sớm hoặc cùng lúc với khàn tiếng, lúc đầu khó thở khi gắng sức về sau xuất hiện thường xuyên hơn. Kích thước khối u càng lớn thì càng chèn ép nhiều vào đường thở, làm triệu chứng nặng hơn. Khó nuốt Thường xuất hiện sau chứng khàn tiếng và khó thở, lúc này khối u đã lan ra vùng hầu họng kèm theo dấu hiệu đau tai. Bệnh nhân ở giai đoạn này không ăn cơm được, chỉ ăn cháo hoặc uống sữa, thậm chí phải đặt ống sonde dạ dày để bơm thức ăn. Có thể thấy đau khi nuốt kèm theo. Sút cân Sút cân không rõ nguyên nhân là biểu hiện toàn thân gợi ý bệnh lý ác tính, nếu kèm theo những bất thường nói trên là bằng chứng rõ ràng của bệnh ung thư thanh quản . Các triệu chứng kể trên nhìn chung là không đặc hiệu vì còn xuất hiện trong nhiều bệnh cảnh khác. Vì vậy khi có bất kỳ dấu hiệu ung thư thanh quản nào kể trên người bệnh nên tìm kiếm lời khuyên của các chuyên gia y tế.
no_information
Mặc dù nguyên nhân ung thư thanh quản vẫn chưa được biết chính xác nhưng những người có các yếu tố sau đây được xếp vào nhóm đối tượng nguy cơ, có khả năng mắc ung thư thanh quản  cao: Giới: nam giới mắc ung thư thanh quản  với tỷ lệ cao gấp 4 lần nữ giới. Tuổi: tuổi càng lớn nguy cơ mắc bệnh càng cao, đặc biệt ở nhóm những người trên 55 tuổi. Dân tộc: người mỹ gốc phi mắc ung thư thanh quản  cao hơn người da trắng. Nghề nghiệp: làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với niken, acid sunfuric và bụi amiang làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản . Hút thuốc lá: cũng như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư bàng quang, ung thư thực quản, những người hút thuốc lá cũng dễ mắc ung thư thanh quản  hơn. Những người hút thuốc lá trên 25 điếu/ngày hoặc kéo dài trên 40 năm có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao gấp 40 lần so với nhóm người không hút thuốc. Rượu: người uống rượu dễ bị ung thư thanh quản  hơn, đặc biệt ở những cá nhân vừa hút thuốc lá vừa lạm dụng rượu. Nguy cơ tăng tỷ lệ với lượng rượu uống vào. Uống rượu tăng khả năng mắc ung thư thanh quản  lên 3 lần. Tiền sử: những người mắc ung thư vùng đầu mặt cổ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản . Bố mẹ, anh chị em hoặc con cái được chẩn đoán mắc ung thư vùng đầu mặt cổ cũng làm tăng nguy cơ lên đến 2 lần. Chế độ ăn: ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và các thức ăn chiên rán cùng với sự thiếu hụt vitamin A làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Human papilloma virus (HPV): được cho là làm biến đổi các tế bào biểu bì và biểu mô cơ thể như biểu mô cổ tử cung, hậu môn, miệng và họng. HPV lây truyền qua đường tinh dục, bao gồm cả quan hệ bằng miệng.
Các chuyên gia cho rằng hầu hết ung thư thanh quản có thể được phòng tránh bằng cách thiết lập một phong cách sống khỏe mạnh. Xây dựng các thói quen tốt như sau: Không sử dụng thuốc lá và rượu, đặc biệt là không cùng lúc sử dụng cả hai chất. Giữ vệ sinh răng miệng không chỉ giúp bạn có một hàm răng khỏe mạnh mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư vùng đầu cổ đơn giản mà hiệu quả. Hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ muối (rau, củ, quả muối). Tích cực ăn các thực phẩm tươi, chế độ ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là cà chua, hoa quả họ cam quýt, dầu olive, dầu cá, thực phẩm giàu vitamin là cách để ngăn ngừa nhiều loại ung thư, trong đó bao gồm cả ung thư thanh quản. Khám sức khỏe định kỳ: Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe là rất quan trọng, nhất là với những người trong độ tuổi 40 – 50, giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư, tối ưu hóa hiệu quả điều trị sau này. Khuyến cáo những người trên 45 tuổi khàn tiếng kéo dài hoặc xuất hiện khối u trên cổ không giải thích được cần đến khám tại các chuyên gia trong vòng 2 tuần.
Chẩn đoán ung thư thanh quản  bao gồm chẩn đoán xác định bệnh và chẩn đoán giai đoạn bệnh để xây dựng một phác đồ điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân cụ thể. Chẩn đoán xác định bệnh ung thư thanh quản Việc chẩn đoán dựa vào khai thác tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm. Một số phương pháp giúp chẩn đoán ung thư thanh quản như: Soi thanh quản là phương pháp giúp quan sát được thanh quản của bệnh nhân một cách rõ ràng. Có 2 cách là soi thanh quản gián tiếp và soi thanh quản trực tiếp. Soi thanh quản gián tiếp: bác sĩ sử dụng một gương nhỏ dài để kiểm tra thanh quản của bạn, tìm kiếm những vùng bất thường và kiểm tra hai dây thanh âm có di động bình thường hay không. Có thể sẽ xịt gây tê tại họng để tránh phản xạ nôn oẹ. Soi thanh quản trực tiếp: bác sĩ sẽ đặt qua mũi hoặc miệng của bệnh nhân một ống mỏng có đèn sáng được gọi là ống soi thanh quản. Bằng cách này bác sĩ có thể nhìn thấy các vùng mà họ không nhìn thấy được trên gương. Gây tê tại chỗ giúp làm giảm sự khó chịu và chống lại sự nôn oẹ. Có thể được sử dụng một thuốc an thần nhẹ giúp cho bệnh nhân đỡ căng thẳng. Đôi khi bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê toàn thân. Chụp cắt lớp vi tính: máy tia X sẽ được nối với máy tính sẽ chụp hàng loạt các hình ảnh chi tiết của vùng cổ. Bạn có thể phải tiêm một chất nhuộm màu đặc biệt giúp cho thanh quản của bạn sẽ hiện rõ lên trên hình ảnh. Nhờ biện pháp chụp cắt lớp vi tính các bác sĩ có thể nhìn rõ các khối u vùng thanh quản hoặc các vị trí khác ở cổ của bạn. Giải phẫu bệnh (sinh thiết): Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, các bác sĩ có thể lấy đi một mảnh nhỏ tổ chức để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Giải phẫu bệnh là cách duy nhất để khẳng định khối u là ác tính hay lành tính. Chẩn đoán giai đoạn ung thư thanh quản Để lập được một kế hoạch điều trị tốt nhất, bác sỹ cần phải đánh giá giai đoạn, sự lan rộng của khối u ra các tổ chức xung quanh và tình trạng di căn xa. Ung thư thanh quản  được chia làm 5 giai đoạn như sau: Ung thư thanh quản giai đoạn 0 Ở giai đoạn này thì các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy khu trú tại thanh quản. Nếu phát hiện ở giai đoạn này bệnh có thể điều trị thành công và khỏi bệnh hoàn toàn. Ung thư thanh quản giai đoạn 1 Khối u đã hình thành và cũng chỉ mới ở thanh quản chưa xâm lấn sang các cơ quan khác. Khối u ở vùng của thượng thanh môn, hoặc thanh môn, hạ thanh môn và dây thanh âm thường vẫn đi động bình thường. Ung thư thanh quản  giai đoạn 2 Khối u vẫn chỉ ở thanh quản nhưng đã có sự thay đổi ở các vị trí của khối u, lúc này dây thanh âm có thể không di động được nữa. Ung thư thanh quản  giai đoạn 3 Lúc này khối u đã lan rộng ngoài thanh quản. Thượng thanh môn: khối u ở thanh quản hoặc ở mô kế thanh quản, hai dây thanh di động không bình thường, khối u lúc này có thể lan vào hạch bạch huyết ở vùng cổ cùng bên với u và hạch lớn hơn 3cm. Thanh môn: Khối u chỉ ở thanh quản và hai dây thanh không di động bình thường. Khối u có thể lan vào hạch ở cùng bên cổ với khối u xuất phát và hạch có kích thước nhỏ hơn 3cm. Hạ thanh môn: Lúc này khối u chỉ thấy ở thanh quản, 2 dây thanh không di động bình thường, khối u có thể lan sang hạch bạch huyết ở cùng bên cổ với chỗ phát khối u và hạch có kích thước nhỏ hơn 3 cm. Ung thư thanh quản giai đoạn 4 Khối u đã bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác, xuất hiện hạch lan rộng với kích thước to hơn.
Điều trị ung thư thanh quản  được quyết định sau khi đã xác định giai đoạn bệnh. Điều trị đặc hiệu phụ thuộc vào vị trí, kích thước và giai đoạn của khối u. Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc phối hợp nhiều phương pháp. Xạ trị ung thư thanh quản Xạ trị là biện pháp sử dụng tia X năng lượng cao để giết chết các tế bào ung thư. Tia X tấn công vào khối u và tổ chức xung quanh. Đây là biện pháp điều trị tại chỗ và chỉ ảnh hưởng tới các tế bào trong trường chiếu. Một đợt điều trị kéo dài 5 ngày một tuần trong 5 đến 8 tuần. Ung thư thanh quản có thể điều trị bằng xạ trị đơn thuần hay kết hợp phẫu thuật hoặc hóa chất. Xạ trị đơn thuần: Điều trị cho các khối u nhỏ hoặc các bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật. Xạ trị kết hợp phẫu thuật: Xạ trị được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u trước phẫu thuật hoặc tiêu diệt tế bào ung thư còn sót hoặc tái phát sau phẫu thuật. Xạ trị kết hợp hoá chất: Xạ trị có thể điều trị trước trong hoặc sau điều trị hoá chất. Sau tia xạ có nhiều bệnh nhân cần được nuôi dưỡng tạm thời bằng ống thông dạ dày. Phẫu thuật ung thư thanh quản Điều trị phẫu thuật là biện pháp ngoại khoa nhằm lấy bỏ khối u thanh quản. Cách thức phẫu thuật chủ yếu dựa vào kích thước và vị trí khối u, được phân thành nhiều loại: Cắt toàn bộ thanh quản. Cắt một phần thanh quản: Cắt thanh quản trên thanh môn Cắt dây thanh âm: lấy bỏ một hoặc hai dây thanh âm Đôi khi phẫu thuật viên cũng nạo vét hạch, lấy bỏ cả những khối hạch vùng cổ khi có di căn đến đó. Trong cuộc mổ ung thư thanh quản , phẫu thuật viên có thể cần phải mở khí quản. Không khí sẽ lưu thông thông qua lỗ mở này. Lỗ mở khí quản đôi khi chỉ là tạm thời, cho tới khi bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật một số bệnh nhân có thể cần một ống nuôi dưỡng tạm thời. Hóa trị ung thư thanh quản Hoá trị liệu ung thư là việc sử dụng các thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Các bác sỹ có thể sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp tùy vào phác đồ điều trị. Các thuốc được sử dụng trong ung thư thanh quản thường dùng theo đường tiêm tĩnh mạch. Có nhiều cách sử dụng hoá chất trong ung thư thanh quản: Hóa trị trước phẫu thuật hoặc xạ trị: với mục đích làm nhỏ các khối u kích thước lớn trước phẫu thuật hoặc xạ trị. Hóa trị sau phẫu thuật và xạ trị: thuốc được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Hoá chất cũng được sử dụng trong trường hợp di căn xa. Hoá trị có thể được sử dụng cùng với xạ trị để thay thế phẫu thuật. Thanh quản không bị cắt bỏ và giọng nói vẫn được giữ nguyên. Chăm sóc sau điều trị ung thư thanh quản Sau khi giải quyết khối u thanh quản, việc điều trị hỗ trợ sau đó cũng đóng vai trò rất quan trọng. Khi thanh quản đã bị cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ, các liệu pháp ngôn ngữ cần được áp dụng trên người bệnh. Cần tái khám mỗi một đến ba tháng trong hai năm đầu tiên, và mỗi sáu tháng trong 2 năm tiếp theo bởi các chuyên gia ung bướu và chuyên gia tai mũi họng.  Cần có các biện pháp giúp bệnh nhân ung thư thanh quản hòa nhập với cộng đồng sau điều trị. Xem thêm: Viêm thanh quản cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Vinmec nội soi thành công ung thư thực quản phức tạp Thanh quản nằm ở đâu và hoạt động thế nào? Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản
Ung thư hắc tố da
Ung thư hắc tố da là gì? Ung thư hắc tố da (Melanoma) là ung thư da ác tính nhất, phát triển từ các tế bào sản xuất melanin (melanocytes). Ung thư hắc tố cũng có thể biểu hiện ở vị trí ngoài da như mắt hoặc hiếm hơn là cơ quan nội tạng (ví dụ: ruột).  Nguy cơ mắc ung thư hắc tố da dường như đang gia tăng ở người dưới 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Hiểu biết về các triệu chứng báo hiệu của ung thư da có thể giúp phát hiện các biến đổi ác tính trên da và điều trị sớm tránh ung thư lan tràn
Nguyên nhân gây ung thư hắc tố da hiện chưa được sáng tỏ tuy nhiên tiếp xúc nhiều với tia UV từ ánh nắng mặt trời là yếu tố nguy cơ chính của bệnh. Ung thư hắc tố da xảy ra khi các tế bào sản xuất melanin – sắc tố da của cơ thể bị phát triển quá mức không thể kìm hãm, dẫn đến hình thành khối u ác tính. Nguyên nhân là do các tổn thương DNA ở tế bào bình thường. Tuy nhiên tại sao DNA bị tổn thương và dẫn tới hình thành các khối u vẫn chưa được biết rõ. Các bác sỹ cho rằng tiếp xúc với tia UV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư hắc tố da. Tia UV không phải là nguyên nhân gây tất cả các trường hợp ung thư hắc tố, đặc biệt ở các vị trí không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (kẽ tay chân, gan bàn tay, bàn chân…). Điều đó chứng tỏ có nhiều yếu tố nguy cơ khác của ung thư hắc tố, bao gồm: Da  trắng: Có ít các sắc tố (melanin) trên da có nghĩa rằng bạn có ít khả năng bảo vệ khỏi các bức xạ UV hơn. Người tóc vàng, người dễ dàng có các tàn nhang, rám nắng có nguy cơ phát triển ung thư hắc tố hơn người da da đen. Tiền sử rám nắng: tăng nguy cơ ung thư hắc tố Sống vùng gần xích đạo: có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời với năng lượng bức xạ cao hơn, phơi nhiễm với tia UV nhiều hơn. Có nhiều nốt ruồi hoặc các nốt ruồi không bình thường: Có nhiều hơn 50 nốt ruồi là yếu tố nguy cơ của ung thư hắc tố. Tương tự, có nhiều các nốt ruồi bất thường cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh. Tiền sử gia đình bị ung thư hắc tố: người có tiền sử gia đình mắc ung thư hắc tố, đặc biệt là người thân thế hệ 1 như bố mẹ, anh chị em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Suy giảm hệ miễn dịch: người có hệ miễn dịch bị suy giảm có nguy cơ ung thư hắc tố da cao hơn.
Ung thư hắc tố da có thể biểu hiện ở mọi vị trí trên cơ thể. Chúng thường phát triển trên các vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như lưng, chân, tay và mặt. Ung thư hắc tố da cũng có thể xảy ra ở các vùng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như gan bàn chân, gan bàn tay và móng tay, đặc biệt ở người có làn da đen. Các dấu hiệu ban đầu của ung thư hắc tố da: Thay đổi trên nốt ruồi cũ: đột ngột thay đổi về hình dáng, kích thước hay chảy máu, ngứa ngáy. Nốt ruồi có màu sẫm dần hoặc có thể loét sùi, đường viền không đều, nham nhở, bất đối xứng. Xuất hiện nốt tăng sắc tố hoặc khác thường trên da. Đặc biệt: Ung thư hắc tố không phải luôn bắt đầu từ nốt ruồi có sẵn mà có thể xảy ra ở các vị trí da bình thường khác. Sự khác nhau giữa nốt ruồi bình thường và bất thường:   Nốt ruồi bình thường Nốt ruồi bất thường Có màu sắc cố định: màu đen, nâu, sạm… Ranh giới rõ ràng với mô xung quanh Tròn, nhẵn và đường kính thường nhỏ hơn 6mm. Đa số mỗi người có từ 10-45 nốt ruồi Hình dạng bất đối xứng Đường viền không đều, nham nhở có thể có khía Thay đổi màu sắc Đường kính lớn hơn 6 mm Thay đổi: tăng kích thước, thay đổi màu sắc hình dạng theo thời gian, ngứa, loét, chảy máu… Các nốt ruồi ác tính rất khác nhau, một số có biểu hiện tất cả các triệu chứng trên, một số nốt ruồi ác tính chỉ có một hoặc hai đặc điểm. Ung thư hắc tố da kín đáo: Ung thư hắc tố da có thể phát triển ở các vị trí kín đáo mà ít khi được kiểm tra tới. Ung thư hắc tố biểu hiện ở móng: thường xảy ra ở người da đen hoặc có làn da tối màu. Tổn thương phát triển ở móng tay, móng chân, gan bàn tay, gan bàn chân. Ung thư hắc tố biểu hiện ở miệng, đường tiêu hóa, đường sinh dục tiết niệu: bệnh thường khó được phát hiện. Ung thư hắc tố biểu hiện ở mắt: thường xuất hiện ở lớp hắc mạc. Người bệnh có thay đổi thị lực (nhìn mờ).
no_information
Người lao động ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời Người sống ở vùng gần xích đạo. Người có thói quen tắm nắng Người có lớn hơn 50 nốt ruồi trên cơ thể hoặc có các nốt ruồi bất thường Người bị suy giảm miễn dịch: HIV, sau ghép tạng, người dùng các thuốc ức chế miễn dịch như bệnh tự miễn… Người có người thân bị ung thư hắc tố da.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giai đoạn giữa trưa nắng: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tích tụ theo thời gian sẽ làm tăng nguy cơ ung thư hắc tố da. Hạn chế các hoạt động ngoài trời tại thời điểm ánh nắng chiếu mạnh nhất (từ 11-14h trưa ) là cách tốt nhất phòng tránh các tổn thương da như cháy nắng, rám nắng cũng như phòng tránh ung thư hắc tố da. Sử dụng kem chống nắng: kem chống nắng không thể bảo vệ hoàn toàn trước các tác hại của tia UV đặc biệt là các bức xạ dẫn đến ung thư hắc tố da. Tuy nhiên sử dụng kem chống nắng vẫn có vai trò quan trọng. Bác sỹ da liễu khuyến cáo sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30. Mặc quần áo bảo hộ và đeo kính chống nắng khi ra ngoài Một điều quan trọng là chăm sóc làn da của mình để nhận biết các thay đổi trên cơ thể: thay đổi nốt ruồi cũ, thay đổi màu sắc 1 vùng da.
Sàng lọc ung thư da Tự sàng lọc ung thư da: Tự khám da giúp chúng ta hiểu rõ được các nốt ruồi, các tàn nhang … trên cơ thể do đó có thể phát hiện sớm các thay đổi của chúng. Khám toàn diện các vị trí: thân mình, lưng, tay và chân. Ngoài ra kiểm tra các vị trí ít chú ý đến như: móng chân, móng tay, gan bàn chân, kẽ các ngón chân, ngón tay, háng và da đầu. Sàng lọc ung thư da tại cơ sở y tế: các bác sỹ sẽ khám toàn bộ các vị trí nghi ngờ. Các biện pháp chẩn đoán ung thư da Ung thư hắc tố da được phát hiện bằng khám da tuy nhiên bệnh chỉ có thể được khẳng định qua sinh thiết tổn thương. Các phương pháp sinh thiết tổn thương: Sinh thiết khoan bằng dụng cụ bấm (Punch biopsy) Sinh thiết trọn tổn thương (Excisional biopsy) Sinh thiết một phần tổn thương (Incisonal biopsy) Lựa chọn phương pháp sinh thiết phụ thuộc vào đặc điểm khối u. Sinh thiết khoan bằng dụng cụ bấm và sinh thiết trọn tổn thương được khuyến cáo hơn vì có thể lấy hết các tổn thương nếu cần thiết. Tuy nhiên trong trường hợp tổn thương lớn cần áp dụng sinh thiết một phần tổn thương.
Ung thư hắc tố có chữa được không? Bệnh có thể chữa khỏi thành công nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Cách điều trị ung thư hắc tố da phụ thuộc và giai đoạn và thể trạng của bệnh nhân. Ung thư hắc tố da giai đoạn sớm: Với các ung thư hắc tố da giai đoạn sớm điều trị là phẫu thuật loại bỏ tổn thương. Các tổn thương rất nhỏ có thể được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình sinh thiết và không yêu cầu điều trị thêm. Ung thư hắc tố da giai đoạn lan tràn: Phẫu thuật: bao gồm phẫu thuật tổn thương và các hạch bạch huyết vùng để phòng ngừa tái phát và di căn xa. Hóa chất: sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị: bổ trợ sau phẫu thuật. Có thể sử dụng xạ trị triệu chứng. Liệu pháp miễn dịch: giúp hệ miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Một số miễn dịch đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam như Pembrolizumab (Keytruda).   Xem thêm: Nốt ruồi hình thành thế nào? Ung thư da: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Tia UV có mấy loại? Loại nào ảnh hưởng xấu tới da?
Ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp có chức năng tiết ra các hormone quan trọng vào máu để vận chuyển đi khắp cơ thể. Hormone tuyến giáp có chức năng vô cùng quan trọng đặc biệt trong quá trình chuyển hóa giúp các cơ quan như não, tim và các cơ quan khác luôn ở trạng thái ổn định giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, giữ ấm và sử dụng năng lượng. Ung thư tuyến giáp là gì ? Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong 3 dạng này thì ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất. Ung thư nhú chiếm tỉ lệ cao nhất và tiên lượng tốt nhất Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm tỉ lệ 90% trong nhóm ung thư tuyến nội tiết. Tuy nhiên, một điều được cho là may mắn hơn cả đó là căn bệnh này có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất so với các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Tỉ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Theo Globocan, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ với hơn 160000 ca mắc mới mỗi năm, nam giới với gần 50000 ca mỗi năm đứng thứ 20. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao trên thế giới. Điều trị ung thư tuyến giáp dựa vào từng thể mô bệnh học cụ thể, bệnh thường có tiên lượng tốt do bệnh tiến triển chậm, có thể phẫu thuật và đáp ứng với điều trị iod. Trên thực tế vẫn còn bỏ sót một tỉ lệ bệnh nhân không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán ở giai đoạn muộn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy việc có những kiến thức cần thiết về nguyên nhân và dấu hiệu sớm để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân ung thư tuyến giáp bao gồm: Rối loạn hệ miễn dịch: Là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn bị suy giảm. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp bị xâm hại, gây ung thư tuyến giáp. Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp. Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh. Yếu tố tuổi tác, thay đổi hormone : Ở độ tuổi 30- 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do yếu tố hormone ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển thành ung thư. Do mắc bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Các nguyên nhân khác như bị thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì...
Việc nhận biết dấu hiệu của bệnh càng sớm sẽ giúp ích cho việc điều trị kịp thời và tỷ lệ trị khỏi hoàn toàn cao hơn. Ung thư tuyến giáp có thể xuất hiện từ từ, tăng dần, triệu chứng của ung thư tuyến giáp bao gồm: Triệu chứng sớm: Xuất hiện khối u ở cổ: có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này do tuyến giáp nằm ở phía trước vùng cổ. Khối u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt. Có hạch vùng cổ: hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u. Triệu chứng muộn: Khối u to, rắn, cố định trước cổ. Khàn tiếng, có thể khó thở do khối u to dần lên chèn ép vào thanh quản, khí quản Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép vào thực quản Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu.
no_information
Phơi nhiễm phóng xạ liều cao: những người thường xuyên tiếp xúc với chất phóng xạ liều cao sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp. Những người thường xuyên phải điều trị bằng phóng xạ mà không được bảo vệ kỹ ở vùng cổ thì sau này sẽ có nguy cơ bị ung thư ở tuyến giáp. Người sống ở vùng bị nhiễm phóng xạ cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác. Do di truyền: Những người có người thân mắc căn bệnh này thì tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người khác. Nữ giới trong độ tuổi 30-50
Tránh tiếp xúc với các chất, tia phóng xạ Khi cơ thể có các biểu hiện lạ như: mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân đột ngột, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn… cần đến khám tại các cơ sở y tế, vì đây là biểu hiện của rối loạn hormone tuyến giáp. Thường xuyên tự kiểm tra vùng cổ để kịp thời phát hiện các khối u bất thường. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Nếu trong gia đình có tiền sử người thân bị mắc căn bệnh này thì cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Chế độ ăn: dùng muối iod , sử dụng các thực phẩm giàu iod như tảo, rong biển, hải sản, ăn các loại thực phẩm giàu magie tốt cho tuyến giáp như hạt điều, hạch nhân,...
Để chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp cần phải kết hợp nhiều phương pháp như thăm khám lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng, cụ thể Lâm sàng Có khối u tuyến giáp, một hay nhiều nhân với đặc điểm u cứng, bờ rõ, bề mặt nhẵn hay gồ ghề, đi động theo nhịp nuốt, u có thể ở một thùy eo hoặc cả hai thùy. Ở giai đoạn muộn, khối u lớn thường có biểu hiện: khối u cứng, cố định, đỏ da, sùi loét hoặc chảy máu. Đa số các hạch cổ là hạch cùng bên (có thể hạch cổ đối bên hoặc cả hai bên), hạch nhóm cảnh, thượng đòn, dưới hàm, dưới cằm, hạch gai. Có thể thấy hạch mà không sờ thấy u tuyến giáp. Cận lâm sàng Ngoài việc khám lâm sàng dựa vào triệu chứng, các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán tuyến giáp bao gồm: Xét nghiệm máu Xét nghiệm máu giúp định lượng nồng độ Calcitonin trong máu giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư tuyến giáp, nhất là ung thư biểu mô dạng tủy. Định lượng T3 và TSH giúp chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ. Siêu âm màu tuyến giáp: Siêu âm giúp đánh giá tính chất, số lượng “hạt giáp” và phát hiện hạch cổ. Khi siêu âm nếu phát hiện một hoặc nhiều “hạt giáp” thì có khả năng bệnh nhân đã mắc ung thư tuyến giáp .Tuy nhiên siêu âm không thực sự tin cậy trong chẩn đoán phân biệt tổn thương lành tính với tổn thương ác tính. Phương pháp xạ hình tuyến giáp: Xạ hình tuyến giáp là phương pháp rất hữu ích, hiệu quả, với trang thiết bị hiện đại nhằm đánh giá hình ảnh chức năng của tuyến giáp, đánh giá nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp. Để ghi hình tuyến giáp, các bác sĩ sẽ sử dụng dược chất phóng xạ là l-131 hoặc Technetium - 99m (Tc99m). Xạ hình tuyến giáp đang được ứng dụng tại 1 số bệnh viện lớn ở Việt Nam trong đó có bệnh viện Vinmec đem lại nhiều hiệu quả trong việc phát hiện sớm ung thư tuyến giáp. Vai trò của xạ hình tuyến giáp trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: Đây là một phương pháp rất hiệu quả hiện nay trong việc phân biệt các nhân giáp lành tính và ác tính với độ chính xác lên tới 95%. Bác sĩ sẽ dùng kim rất nhỏ để chọc vào tuyến giáp lấy ra một số tế bào và dịch trong nhân. Sau đó soi tế bào dưới kính hiển vi đánh giá xem có tế bào ung thư không. Biện pháp này thường được chỉ định đối với bệnh nhân có nhân giáp kích thước >1cm hoặc các nhân giáp bất thường trên hình ảnh xạ hình hoặc siêu âm tuyến giáp. Tế bào học (sinh thiết) Rất có giá trị, tìm thấy các tế bào ung thư trong tuyến giáp.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là phương pháp quan trọng nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp tùy vào từng trường hợp cụ thể tuy nhiên phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Với tất cả các trường hợp khối u tuyến giáp có chỉ định phẫu thuật thì sinh thiết tức thì trong mổ là phương pháp giúp phẫu thuật viên quyết định cách thức phẫu thuật cho phù hợp. Chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét hạch cổ trong các trường hợp sau: Với ung thư giáp trạng không biệt hóa nếu như còn khả năng phẫu thuật trên cơ sở đánh giá giai đoạn trước phẫu thuật kỹ. Nếu không còn khả năng phẫu thuật thì đôi khi buộc phải sử dụng các phẫu thuật điều trị triệu chứng như mở khí quản hay mở thông dạ dày sau đó chỉ định tia xạ và hóa trị. Với ung thư tuyến giáp biệt hóa sẽ chỉ định cắt giáp toàn bộ khi có một trong các yếu tố tiên lượng xấu hoặc ung thư tuyến giáp tái phát, vét hạch cổ khi phát hiện hạch trên lâm sàng, dựa trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và thăm khám kiểm tra đánh giá tổn thương trong phẫu thuật. Với các trường hợp ung thư tuyến giáp thể tủy đa số tổn thương đa ổ, mức độ ác tính, tỷ lệ tái phát tại chỗ cao và thường có di căn hạch vùng từng giai đoạn sớm. Do đó phương pháp điều trị là cắt tuyến giáp toàn bộ, vét hạch cổ và xạ trị bổ trợ..      Ngoài những trường hợp chỉ định cắt giáp toàn bộ, người bệnh được cân nhắc chỉ định cắt tuyến giáp gần toàn bộ hoặc cắt thùy và eo giáp Điều trị I131 là phương pháp điều trị bổ trợ giúp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại hoặc những tổn thương di căn xa. Xạ trị và hóa trị ít có giá trị với ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, thường được sử dụng đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể tủy. Liệu pháp hormon: chỉ định sau khi điều trị I131 hậu phẫu, hay sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc có di căn lan tràn sau khi điều trị triệt căn thất bại. Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân là liệu pháp giúp người bệnh ung thư củng cố hệ miễn dịch để kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động, tăng khả năng nhận diện và tấn công tế bào ung thư, tăng hiệu quả điều trị.     Xem thêm: Vai trò của xạ hình tuyến giáp trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp Tuyến giáp nằm ở đâu và có chức năng gì? Các bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp Gói tầm soát, sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp Chẩn đoán suy giáp bằng xạ hình tuyến giáp
Ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là gì? Ung thư tuyến tụy (tên tiếng Anh là Pancreatic cancer) là một dạng ung thư liên quan đến các mô ở tuyến tụy, một cơ quan nội tiết quan trọng nằm phía sau dạ dày, gần túi mật. Tuyến tụy có vai trò sản xuất các enzyme hỗ trợ tiêu hoá và các hormone (glucagon và insulin) điều hòa đường huyết. Ở dạng ung thư này, các tế bào xuất phát từ tuyến tuỵ sẽ phân chia và nhân lên không kiểm soát, lây lan sang các mô xung quanh, hình thành các khối u ác tính và gây tử vong cho người bệnh. Đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm vì khó phát hiện ở giai đoạn sớm, thường phát hiện muộn, dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Đa số các bệnh nhân ung thư sau khi điều trị bằng phẫu thuật chỉ sống được từ 2-3 năm, tỷ lệ tái phát ung thư cũng khá lớn. Còn đối với những bệnh nhân giai đoạn cuối, không thể can thiệp bằng phẫu thuật thì đa số không sống quá một năm. Ung thư tuyến tụy được chia thành hai nhóm chính, dựa vào vùng bị ung thư ảnh hưởng đến chức năng nội tiết hay ngoại tiết: Ung thư tuyến tụy ngoại tiết Hầu hết ung thư tuyến tụy khởi phát từ phần ngoại tiết của tuyến tụy, nơi sản xuất ra các enzyme tiêu hoá. Phổ biến nhất trong loại này là ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma), chiếm đến 85% tổng số các trường hợp ung thư tuyến tụy. Dạng ung thư này thường bắt nguồn từ các tế bào trong ống dẫn của tuyến tụy. Các bệnh lý ác tính khác có thể kể đến: Ung thư nang tuyến (acinar cell carcinomas) Ung thư mô liên kết của tuỵ (sarcomas) Ung thư mô bạch huyết của tụy( lymphomas) Ung thư tế bào đảo tuỵ Ung thư tuyến tụy nội tiết Dạng này ít phổ biến hơn, ảnh hưởng tới chức năng sản xuất hormone của tuyến tụy. Các khối u ở dạng này đa phần lành tính và ít xâm lấn hơn ung thư biểu mô tuyến tụy.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân ung thư tuyến tụy. Nhưng có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan mật thiết tới loại ung thư này đã được xác định: Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình: Các đột biến gene có thể dẫn tới sự phân chia mất kiểm soát của các tế bào tuyến tụy, gây nên ung thư. Các đột biến gene này có thể di truyền qua các thế hệ. Có khoảng 5-10% trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến tụy sinh ra trong các gia đình có người thân mắc bệnh. Yếu tố tuổi tác: Tuổi đời càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Theo thống kê, hơn một nửa số ca ung thư biểu mô tuyến tụy bắt gặp ở những người trên 70 tuổi nhưng bệnh này lại hiếm khi xảy ra trước tuổi 40. Yếu tố độc hại từ môi trường: Những người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 20-30% so với người bình thường. Nguy cơ này tăng theo số lượng và thời gian hút thuốc. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các chất độc hại như dung môi, xăng dầu, thuốc trừ sâu, benzidine, thuốc diệt cỏ,... cũng có khả năng cao gây ung thư tuyến tụy. Yếu tố giới tính: Ung thư tuyến tụy gặp phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Có thể là điều này là do nam hút thuốc nhiều hơn nữ. Các yếu tố khác: Viêm tụy mãn tính, tiểu đường và thừa cân (chỉ số BMI, Body Mass Index, lớn hơn 35) cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
Ở giai đoạn sớm, những dấu hiệu ung thư tuyến tụy không xuất hiện rõ ràng, tuỳ thuộc vào vị trí, kích thước của khối u và mức độ di căn. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn sau và khối u phát triển, chèn vào các cơ quan khác, phần lớn bệnh nhân có những triệu chứng bao gồm: Vàng da hoặc vàng mắt: hiện tượng này xuất hiện do khối u chèn ép vào đường mật. Vàng da trong trường hợp này không kèm theo đau và sốt, đây cũng là một dấu hiệu để phân biệt tắc mật do khối u chèn ép đường mật và tắc mật do sỏi mật. Ngứa lòng bàn tay, bàn chân. Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân. Khẩu vị thay đổi, cảm giác chán ăn, mệt mỏi. Đau bụng trên hoặc đau lưng, thường lan từ vùng quanh dạ dày đến lưng: Đây là dấu hiệu xấu cho thấy khối u đã xâm lấn vào đám rối tạng phía sau phúc mạc. Phân lỏng có mùi- phân có màu sậm: Khi khối u đầu tụy chèn vào ống tụy sẽ có thể gây nên triệu chứng tiêu chảy, tiêu phân mỡ. Tuy nhiên, hiện tượng này thường ít được để ý cho đến khi xuất hiện vàng da. Túi mật phình to Nôn ói, chảy máu đường tiêu hoá trên do khối u chèn ép, xâm lấn tá tràng.
no_information
Với những yếu tố nguy cơ kể trên, các đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy bao gồm: Những người hút thuốc lá. Người cao tuổi. Người có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tụy. Bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc viêm tụy mãn tính. Người thường xuyên làm việc trong môi trường tiếp xúc với các hoá chất độc hại như xăng dầu, thuốc trừ sâu, benzimidine,... Những người ít vận động, thừa cân, béo phì.
Hiện nay vẫn chưa có một nguyên tắc tiêu chuẩn nào nhằm phòng tránh ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, dựa vào các yếu tố nguy cơ gây bệnh, các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng một số phương pháp sau để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh: Không hút thuốc lá cũng như tránh tiếp xúc với môi trường khói thuốc. Duy trì cân nặng hợp lý, tránh để bị thừa cân hoặc béo phì. Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều các loại rau củ quả, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Tập thể dục thường xuyên, cố gắng có những hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư tuyến tuỵ, các bác sĩ có thể tiến hành một số phương pháp kết hợp sử dụng hình ảnh y khoa và xét nghiệm máu, kiểm tra mẫu mô như sau: Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ ( MRI) để có hình ảnh chi tiết tình trạng của tuyến tụy. Siêu âm qua nội soi: Được xem là phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tụy có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất. Sinh thiết mô tuyến tụy. Xét nghiệm máu, kiểm tra chỉ số nồng độ CA 19-9 (Cancer Antigen 19-9), nồng độ CEA (Carcinoembryonic Antigen).
Ung thư tuyến tụy được chia thành các giai đoạn chính như sau: Giai đoạn 1: Khối u chỉ xuất hiện trong tuyến tụy, kích thước nhỏ dưới 2cm. Giai đoạn này bệnh nhân gần như không có bất kỳ triệu chứng nào nên rất khó phát hiện. Giai đoạn 2: Khối u phát triển lớn hơn 2cm, xâm lấn sang các mô lân cận nhưng chưa tác động đến các mạch máu. Tế bào ung thư có thể hiện diện ở các hạch bạch huyết xung quanh. Giai đoạn 3: Ung thư tuyến tụy di căn tới nhiều hạch bạch huyết cũng như các cơ quan lân cận. Tế bào ung thư xâm lấn vào các mạch máu chính. Giai đoạn 4: Khối u có thể có bất kỳ kích thước nào, xâm lấn đến những cơ quan khác xa hơn như gan, phổi, màng bụng,.. Vậy ung thư tuyến tụy có chữa được không? Câu trả lời là có. Việc chữa khỏi và kéo dài sự sống cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy phụ thuộc lớn vào sức khoẻ và giai đoạn của bệnh. Việc phát hiện ung thư sớm sẽ giúp điều trị có kết quả tốt hơn. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và giai đoạn ung thư, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau: Phẫu thuật: tùy thuộc vào vị trí khối u mà bác sĩ có thể sử dụng một trong các thủ thuật sau: Phẫu thuật Whipple: Cắt bỏ đầu tụy, hang vị, đoạn cuối ống mật chủ, các hạch lân cận. Cắt bỏ toàn bộ tụy. Cắt thân và đuôi tuỵ.   Xạ trị: Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp không thể phẫu thuật hoặc ung thư đã di căn bên ngoài tuyến tụy, hoặc được kết hợp với hoá chất để điều trị cho bệnh nhân sau mổ. Hiện nay, Vinmec đã và đang áp dụng kĩ thuật xạ trị tiên tiến nhất SBRT để giúp bệnh nhân ung thư. Hoá trị: Phương pháp này dùng để hỗ trợ xạ trị hoặc áp dụng nếu phẫu thuật và xạ trị không còn phù hợp. Hoá trị giúp bệnh nhân kéo dài sự sống, giảm đau đớn và các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn cuối. Xem thêm: Xua mây mù, thắp hy vọng sống cho bệnh nhân nghèo mắc ung thư tuyến tụy Phối hợp liệu pháp miễn dịch tự thân, nhiệt trị trong quá trình điều trị ung thư Ung thư có phòng tránh được không?
U xơ tử cung
U xơ tử cung là gì? U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính của cơ tử cung, biểu hiện là một khối u phát triển từ cơ tử cung. Đây là bệnh lý phụ khoa rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, từ giai đoạn sinh đẻ đến mãn kinh hay hậu mãn kinh. Tuy nhiên gần đây bệnh lý này ngày càng gặp nhiều ở phụ nữ trẻ tuổi. Bệnh có những biểu hiện khác nhau tùy theo vị trí, kích thước và số lượng khối u. Nếu khối u nhỏ, không ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung đa phần sẽ có không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ khi siêu âm ổ bụng thì chỉ cần theo dõi định kỳ. Nếu khối u to, đẩy lồi niêm mạc có thể gây đau bụng, rong kinh, khó thụ thai hoặc dễ sảy thai. Khi đó, người bệnh cần phải được đi khám để được các bác sỹ phụ khoa tư vấn điều trị.
Tại sao u xơ tử cung là bệnh lý phụ khoa hay gặp? Hiện tại đây là một câu hỏi mà các nhà khoa học trên thế giới cũng đang đi tìm câu trả lời. Tuy nhiên có giả thiết cho rằng sự xuất hiện u xơ tử cung ngày càng tăng ở phụ nữ là do sự gia tăng quá mức nội tiết tố nữ do nhiều nguyên nhân béo phì, dùng thuốc tránh thai, hay như giảm số lần sinh con. Hiện chưa phát hiện nguyên nhân liên quan đến yếu tố truyền nhiễm.
U xơ tử cung có nguy hiểm không? Đa phần tiên lượng mức độ nguy hiểm của u xơ tử cung phụ thuộc vào triệu chứng do khối u mang lại. Khoảng gần 50% các trường hợp u xơ tử cung không có biểu hiện trên lâm sàng. Khi có biểu hiện trên lâm sàng đa phần là khối u to, chèn ép gây khó chịu. Khi đó các triệu chứng thường gặp là: Đau vùng bụng dưới, đau tăng khi giao hợp. Rong kinh (số ngày kinh kéo dài) hoặc cường kinh (số lượng máu kinh mất nhiều) hoặc ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh dẫn đến tình trạng thiếu máu nên có thể hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi thường xuyên. Đôi khi sờ thấy khối ngay trên xương mu. Có thể tiểu khó, tiểu thường xuyên do khối u ở thành trước tử cung kích thích vùng bàng quang. Một vài trường hợp táo bón do u ở thành sau tử cung chèn ép vào vùng trực tràng. Ngoài ra có thể gây khó thụ thai, dễ sảy thai, ngôi thai bất thường hoặc thai khó phát triển.
no_information
Tất cả phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ đều là đối tượng nguy cơ mắc u xơ tử cung.
Hiện tại chưa có phòng ngừa chuẩn trong u xơ tử cung nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thể dục thường xuyên tránh thừa cân béo phì và không sử dụng quá mức các thuốc nội tiết tố nữ.
Dựa vào thăm khám lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, các bác sỹ có thể dễ dàng chẩn đoán. Đa phần các trường hợp u xơ tử cung đều có thể phát hiện được bằng siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo. Trong một vài trường hợp khó chẩn đoán, có thể chụp Cộng hưởng từ tiểu khung để phát hiện và đánh giá khối u nhằm lựa chọn hướng điều trị thích hợp.
Hiểu biết về bệnh u xơ tử cung và cách điều trị sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Hiện nay, u xơ tử cung có nhiều phương án điều trị tùy theo tình trạng và kết quả thăm khám cụ thể của người bệnh. Một số biện pháp điều trị u xơ tử cung bao gồm: Nội khoa: Ít có vai trò trong điều trị, thường chỉ sử dụng khi khối u nhỏ và chủ yếu là theo dõi. Các thuốc ức chế nội tiết hiện tại cũng chưa được đưa vào khuyến cáo sử dụng thường xuyên do khi ngừng thuốc, buồng trứng thoát ức chế, u to trở lại. Nút mạch: Phương pháp này sử dụng các vật liệu nút mạch để nút các nhánh động mạch vùng cơ tử cung cấp máu cho khối u xơ tử cung giàu mạch máu. Sau khi được nút, các mạch máu này sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn. Khối u không được nuôi dưỡng sẽ dần dần teo nhỏ lại. Phương pháp này rất hiệu quả trong các trường hợp kích thước khối u không quá to. Và phương pháp này thường được chỉ định cho những phụ nữ trẻ, muốn sinh tiếp con nên cần bảo tồn tử cung. Phương pháp MRI HIFU: Đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm tần số cao để tạo hiệu ứng nhiệt đốt u dưới hướng dẫn của cộng hưởng từ. Đây là phương pháp tiên tiến, hiệu quả, được sử dụng cho các khối u xơ tử cung nghèo mạch nuôi. Người bệnh có thể bảo tồn được tử cung và có thể đi làm ngay ngày hôm sau. Phẫu thuật: Có thể phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở. Có thể cắt bán phần tử cung hoặc chỉ phẫu thuật cắt u xơ tử cung. Dù là phương pháp nào thì bệnh nhân vẫn phải gây tê tủy sống. Trường hợp cắt tử cung bán phần được chỉ định cho những trường hợp u to, chảy máu nhiều, bệnh nhân lớn tuổi đã sinh đủ số con. Tại Vinmec đã triển khai ứng dụng phẫu thuật nội soi robot điều trị u xơ tử cung mang lại hiệu quả vượt trội cho người bệnh. U xơ tử cung rất hay gặp và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó mọi phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ cần phải được thăm khám phụ khoa định kỳ thường xuyên để được các bác sỹ phụ khoa kiểm tra và tư vấn, tránh những biến chứng nặng nề sau này. Xem thêm: U xơ tử cung ác tính có chữa được không? Khi có u xơ tử cung nên ăn gì? U xơ tử cung có mang thai được không? Ai có nguy cơ mắc u xơ tử cung?
U mạch máu gan
Bệnh u mạch máu gan là gì? U mạch máu gan là khối u lành tính ở gan được hình thành bởi đám rối của các mạch máu. Bệnh u mạch máu gan còn được gọi là u mạch máu vùng gan hoặc u mạch máu thể hang. U mạch máu gan thường không có biểu hiện lâm sàng, đa số được phát hiện tình cơ qua thăm khám các bệnh lý khác. U mạch máu gan có nguy hiểm không? Ngay cả khi được chẩn đoán u mạch máu gan thì đa số các trường hợp đều không có chỉ định điều trị. Các u mạch máu gan lành tính và không có nguy cơ tiến triển thành ung thư gan. Khối u thường nhỏ, kích thước không quá 4 cm. Tuy nhiên một số khối u có thể phát triển lớn hơn và có thể gây một số triệu chứng lâm sàng như đau bụng hay buồn nôn. U mạch máu gan thông thường không gây các biến chứng ở người lớn nhưng có thể nguy hiểm ở trẻ nhỏ, gọi là u máu nội mạc trẻ em. Đây là một hội chứng hiếm, đa số được chẩn đoán ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Bệnh mặc dù khối u không ác tính nhưng có  liên quan đến tỷ lệ suy tim cao hơn.
Nguyên nhân u mạch máu gan vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên bệnh có liên quan đến các yếu tố di truyền, một số u mạch máu gan là các dị tật bẩm sinh.
Đa số các trường hợp u mạch máu gan không gây triệu chứng. Tuy nhiên bệnh có thể tiến triển xấu hơn bởi một chấn thương hoặc thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể. Các triệu chứng u mạch máu gan có thể gặp: Đau bụng vùng hạ sườn phải Nôn Buồn nôn Chán ăn Tuy nhiên  ngay cả khi có u mạch máu gan thì các triệu chứng trên cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân khác. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất. Biến chứng của u mạch máu gan: Bệnh hiếm khi gây nên biến chứng nhưng có thể gặp trong một số trường hợp đặc biệt như: khối u mạch máu gan khổng lồ, tổn thương phá hủy gan hay gây đau bụng dữ dội.
no_information
Đối tượng nguy cơ của u mạch máu gan: Yếu tố gia đình: tăng nguy cơ mắc bệnh khi có các thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh. Tuổi: bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong khoảng từ 30-50 tuổi Giới tính: bệnh có xu hướng xảy ra ở nữ hơn nam. Người ta cho rằng bệnh phát triển có liên quan đến nồng độ hormon Estrogen. Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sử dụng liệu pháp hormon thay thế có tăng nguy cơ mắc u mạch máu gan.
Chưa có biện pháp phòng ngừa u mạch máu gan đặc hiệu. Bệnh ít khi gây các triệu chứng và biến chứng nên thường bị bỏ quan. Một chế độ sống lành mạnh được khuyến cáo làm giảm sự phát triển các tình trạng bệnh lý liên quan đến gan nói chung: Không hút thuốc lá Hạn chế rượu bia và các chất kích thích Ăn nhiều rau củ quả tươi sống, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn đã qua chế biến sẵn. Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày Khám sức khỏe định kỳ.
Vì u mạch máu gan thường không gây bất kỳ các triệu chứng nào nên bệnh thường được chẩn đoán tình cơ qua thăm khám các bệnh lý khác. Một số xét nghiệm có thể phát hiện u mạch máu gan như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính vùng bụng hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
Điều trị u mạch máu gan thường không cần thiết. Bệnh đa số chỉ cần theo dõi định kỳ là đủ. Tuy nhiên một số u mạch máu gan cần thiết phải phẫu thuật nếu kích thước lớn và gây biểu hiện lâm sàng như đau hạ sườn phải hoặc khối u phát triển gây tổn thương đáng kể đến nhu mô gan lành. Các phương pháp chữa u mạch máu gan bao gồm: Thắt động mạch gan: thắt động mạch chính cung cấp máu cho khối u có thể được áp dụng. Phương pháp này ít gây ảnh hưởng đến nhu mô gan lành lân cận. Làm tắc động mạch gan: tiêm thuốc gây tắc động mạch cấp máu cho u và làm tiêu hủy khối u. Ghép gan: áp dụng trong các trường hợp u mạch máu gan khổng lồ gây phá hủy lớn nhu mô gan lành hoặc u mạch máu gan không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Xạ trị: có thể làm teo khối u nhưng ít được áp dụng.   Xem thêm: Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể người? Ăn khó tiêu, đầy hơi, ngủ kém có phải là dấu hiệu khối u phát triển trong gan hay không? U gan lành tính và ác tính: Những điều cần biết
Ung thư âm hộ
Âm hộ là khu vực da bao quanh niệu đạo và âm đạo, bao gồm âm vật và môi âm hộ. Ung thư âm hộ là một loại ung thư xảy ra ở khu vực bề mặt ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Ung thư âm hộ thường hình thành như một cục hoặc đau trên âm hộ thường gây ngứa. Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ung thư âm hộ thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi. Điều trị ung thư âm hộ bao gồm phẫu thuật để loại bỏ ung thư và một lượng nhỏ các mô khỏe mạnh xung quanh. Đôi khi phẫu thuật ung thư âm hộ đòi hỏi phải loại bỏ toàn bộ âm hộ. Ung thư âm hộ sớm hơn được chẩn đoán, ít có khả năng cần phải phẫu thuật rộng rãi để điều trị.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân ung thư âm hộ. Nhìn chung, các bác sĩ biết rằng ung thư bắt đầu khi một tế bào phát triển đột biến trong DNA của nó. Các đột biến cho phép tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Tế bào và con của nó tiếp tục sống khi các tế bào bình thường khác sẽ chết theo chu kỳ. Các tế bào tích tụ tạo thành một khối u có thể là ung thư, xâm lấn mô gần đó và lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Các loại ung thư âm hộ Khi biết được loại tế bào ung thư âm hộ giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị hiệu quả nhất bao gồm: U biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinoma). Ung thư này bắt đầu trong các tế bào mỏng, phẳng nằm trên bề mặt của âm hộ. Hầu hết ung thư âm hộ là ung thư biểu mô tế bào vảy. Âm hộ khối u ác tính (Vulvar melanoma). Ung thư này bắt đầu trong các tế bào sản xuất sắc tố được tìm thấy trong da của âm hộ.
Các dấu hiệu ung thư âm hộ có thể bao gồm: Ngứa mà khỏi Đau và ấn vào thì đau Chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt Thay đổi da, chẳng hạn như thay đổi màu sắc hoặc dày lên ở âm hộ U cục, mụn cóc hoặc vết loét Khi nào đi khám bác sĩ? Đặt lịch hẹn bác sĩ phụ khoa nếu nghi ngờ hoặc gặp bất kỳ triệu chứng dai dẳng trên khiến người bệnh lo lắng.
Ung thư âm hộ không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Mặc dù nguyên nhân chính xác của ung thư âm hộ chưa được biết đến, một số yếu tố dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm: Tăng tuổi. Nguy cơ ung thư âm hộ tăng theo tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Độ tuổi trung bình được chẩn đoán ung thư âm hộ là 65. Nhiễm virus papillomavirus ở người (HPV). HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư âm hộ và ung thư cổ tử cung. Người trẻ tuổi có hoạt động tình dục sẽ bị phơi nhiễm với HPV, nhưng đối với hầu hết các trường hợp nhiễm trùng sẽ tự biến mất. Đối với một số người, nhiễm trùng gây ra thay đổi tế bào và làm tăng nguy cơ ung thư trong tương lai. Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư âm hộ. Hệ thống miễn dịch suy yếu. Những người dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như những người đã trải qua cấy ghép nội tạng và những người có những bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch như virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) đều có nguy cơ mắc ung thư âm hộ. Có tiền sử mắc bệnh tiền ung thư. Viêm lộ tuyến nội mạc âm hộ là tình trạng tiền ung thư làm tăng nguy cơ ung thư âm hộ. Hầu hết các trường hợp u nguyên bào âm hộ sẽ không bao giờ phát triển thành ung thư, nhưng một số ít đã tiếp tục trở thành ung thư âm hộ xâm lấn. Vì lý do này, bác sĩ có thể đề nghị điều trị để loại bỏ khu vực của các tế bào bất thường và kiểm tra theo dõi định kỳ. Bệnh Linche xơ hóa làm cho da âm hộ trở nên mỏng và ngứa, tăng nguy cơ ung thư âm hộ.
Giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư âm hộ, hãy giảm nguy cơ nhiễm virus lây truyền qua đường tình dục: Hạn chế số lượng bạn tình của bạn. Nếu có nhiều bạn tình, nguy cơ phơi nhiễm với HPV càng cao. Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục. Bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus HPV nhưng không thể bảo vệ hoàn toàn chống lại nó. Tiêm vắc-xin HPV. Trẻ em và thanh niên có thể xem xét vắc-xin HPV, giúp bảo vệ chống lại các chủng vi-rút được cho là gây ra hầu hết các trường hợp ung thư âm hộ. Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)? Khám định kỳ về vùng xương chậu Phụ nữ nên thường xuyên khám sức khỏe, đặc biệt là cơ quan ở vùng khung xương chậu. Thông qua xét nghiệm, khai thác tiền sử bệnh tật và khám trực tiếp âm hộ và cơ quan sinh sản bên trong để bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Để chẩn đoán ung thư âm hộ, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm dưới đây: Khám âm hộ bằng một thiết bị phóng đại đặc biệt để soi cổ tử cung, kiểm tra chặt chẽ âm hộ. Sinh thiết. Để xác định xem một vùng da nghi ngờ trên âm hộ có phải là ung thư hay không. Trong quá trình sinh thiết, khu vực lấy tế bào sinh thiết sẽ được gây tê cục bộ và dao mổ hoặc dụng cụ cắt đặc biệt khác được sử dụng để loại bỏ tất cả hoặc một phần của khu vực đáng ngờ. Tùy thuộc vào số lượng mô được loại bỏ mà người bệnh có thể cần khâu. Xác định mức độ ung thư Khi người bệnh đã được chẩn đoán ung thư âm hộ, bác sĩ sẽ xác định kích thước và giai đoạn của bệnh ung thư. Xác định giai đoạn bao gồm: Kiểm tra vùng xương chậu để tìm các dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan rộng. Chẩn đoán hình ảnh. Hình ảnh về ngực hoặc bụng có thể cho thấy liệu ung thư đã lan đến những khu vực đó hay chưa. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có thể bao gồm X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp positron cắt lớp (PET). Giai đoạn ung thư âm hộ Ung thư âm hộ được ký hiệu một chữ số La Mã biểu thị giai đoạn bao gồm: Giai đoạn I được mô tả một khối u nhỏ được giới hạn ở âm hộ hoặc khu vực da giữa cửa âm đạo và hậu môn. Ung thư này không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các khu vực khác trên cơ thể. Các khối u giai đoạn II là những khối đã phát triển bao gồm các cấu trúc gần đó, chẳng hạn như các phần dưới của niệu đạo, âm đạo và hậu môn. Ung thư giai đoạn III đã lan đến các hạch bạch huyết. Giai đoạn IV là khi một bệnh ung thư đã lan rộng hơn đến các hạch bạch huyết, hoặc đã lan đến các phần trên của niệu đạo hoặc âm đạo, hoặc đã lan đến bàng quang, trực tràng hoặc xương chậu. Ung thư có thể đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể.
Các lựa chọn điều trị ung thư âm hộ phụ thuộc vào loại và giai đoạn ung thư, sức khỏe tổng thể và mong muốn của người bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ ung thư âm hộ Các phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung thư âm hộ bao gồm: Loại bỏ ung thư và một phần của mô khỏe mạnh. Kỹ thuật này, cũng có thể được gọi là cắt bỏ cục bộ hoặc cắt bỏ triệt để, liên quan đến việc cắt bỏ ung thư và một lượng nhỏ mô bình thường bao quanh nó. Cắt bỏ những gì các bác sĩ gọi là rìa của mô trông bình thường giúp đảm bảo rằng tất cả các tế bào ung thư đã được loại bỏ. Phẫu thuật rộng hơn. Phẫu thuật để loại bỏ một phần của âm hộ (cắt bỏ một phần âm hộ) hoặc toàn bộ âm hộ, bao gồm các mô bên dưới (cắt bỏ âm hộ triệt để), đây là biện pháp dành cho phần lớn người ung thư đã bị lan rộng. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên kết hợp xạ trị và hóa trị để cố gắng thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật, điều này sẽ cho phép phẫu thuật bé hơn. Phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ âm hộ có nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng và các vấn đề với chữa lành xung quanh vết mổ. Phẫu thuật âm hộ có thể thay đổi cảm giác trong khu vực sinh dục của người bệnh. Tùy thuộc vào phẫu thuật, khu vực sinh dục có thể cảm thấy tê và có thể không đạt được cực khoái trong quan hệ tình dục. Phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết gần đó Ung thư âm hộ có thể lan đến các hạch bạch huyết ở háng, vì vậy bác sĩ có thể loại bỏ các hạch bạch huyết này cùng thời điểm người bệnh phẫu thuật để loại bỏ ung thư. Tùy thuộc vào tình huống cụ thể, bác sĩ chỉ có thể loại bỏ một vài hạch bạch huyết hoặc nhiều hạch bạch huyết. Loại bỏ các hạch bạch huyết có thể gây ứ nước và sưng chân, được gọi là phù bạch huyết. Trong một số tình huống, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng một kỹ thuật cho phép họ loại bỏ ít hạch bạch huyết hơn. Được gọi là sinh thiết hạch bạch huyết sentinel nhằm xác định hạch bạch huyết nơi ung thư có khả năng lây lan đầu tiên. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ hạch bạch huyết đó để kiểm tra. Nếu các tế bào ung thư không được tìm thấy trong hạch bạch huyết đó, thì khả năng các tế bào ung thư không lan sang các hạch bạch huyết khác. Xạ trị Xạ trị sử dụng các chùm năng lượng mạnh, như tia X và proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị cho bệnh ung thư âm hộ thường được điều khiển bởi một máy di chuyển xung quanh cơ thể bạn và hướng bức xạ đến các điểm chính xác trên da. Liệu pháp xạ trị đôi khi được sử dụng để thu nhỏ ung thư âm hộ lớn để giúp tăng cả năng thành công của năng phẫu thuật. Bức xạ đôi khi được kết hợp với hóa trị liệu, có thể làm cho các tế bào ung thư dễ bị tổn thương hơn khi xạ trị. Nếu các tế bào ung thư được phát hiện trong các hạch bạch huyết, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên xạ trị vào khu vực xung quanh các hạch bạch huyết để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại sau phẫu thuật. Hóa trị Hóa trị là một loại thuốc sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị thường được tiêm qua tĩnh mạch ở cánh tay hoặc đường uống. Đối với những người mắc ung thư âm hộ tiến triển đã lan sang các khu vực khác của cơ thể, hóa trị có thể là một lựa chọn. Hóa trị đôi khi được kết hợp với xạ trị để thu nhỏ ung thư âm hộ lớn để tăng khả năng thành công của phẫu thuật. Hóa trị cũng có thể được kết hợp với xạ trị nếu có bằng chứng ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Xét nghiệm theo dõi sau điều trị Sau khi hoàn thành điều trị ung thư âm hộ, bác sĩ đề nghị kiểm tra theo dõi định kỳ để phát hiện sự tái phát ung thư. Ngay cả sau khi điều trị thành công, ung thư âm hộ có thể trở lại. Bác sĩ sẽ xác định lịch khám theo dõi phù hợp với người bệnh, nhưng các bác sĩ thường khuyên nên khám hai đến bốn lần mỗi năm trong hai năm đầu sau khi điều trị ung thư âm hộ.     Xem thêm: Âm hộ là gì? Làm thế nào để biết âm hộ bình thường hay bất thường? Viêm, đau âm hộ: Những điều cần biết Virus HPV có thể gây ra những bệnh gì? Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)? 9 bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất
Ung thư lá lách
Ung thư lá lách là gì? Ung thư lá lách là ung thư phát triển tại lách - cơ quan nằm vùng hạ sườn trái, một bộ phận lớn nhất của hệ bạch huyết trong cơ thể Ung thư lách có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Ung thư lách nguyên phát là các tế bào ung thư phát triển từ lách. Ung thư lách thứ phát là các tế bào ung thư xuất phát từ các cơ quan khác, di căn đến lách, đa số là lymphoma – u lympho và Lơ-xơ- mi (bệnh bạch cầu cấp)
Nguyên nhân ung thư lách chủ yếu là ung thư thứ phát  do U lympho hoặc bệnh Lơ-xơ-mi. Một số ung thư khác di căn đến lách như ung thư vú, ung thư hắc tố và ung thư phổi. Đối tượng nguy cơ U lympho: Nam giới Tuổi cao Suy giảm hệ miễn dịch: mắc HIV, người ghép tạng, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch Nhiễm EBV hoặc HP Đối tượng nguy cơ của Lơ-xơ-mi: Hút thuốc Tiền sử gia đình có người thân mắc Lơ-xơ-mi Phơi nhiễm với các hóa chất độc hại như Benzene Một số hội chứng di truyền như hội chứng Down Tiền sử xạ trị hoặc điều trị ung thư bằng hóa chất
Triệu chứng ung thư lách bao gồm: Lách to, tăng kích thước: có thể sờ thấy ở vị trí dưới sườn trái, lan ra đến rốn Cảm giác đầy bụng sau ăn Đau bụng: đau vị trí dưới sườn trái, sau lan ra khắp bụng Nhiễm trùng tái đi tái lại: bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiều lần, dai dẳng Xuất huyết: chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo nhiều khi hành kinh, các nốt xuất huyết bầm tím dưới da. Thiếu máu: bệnh nhân da xanh xao, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt Mệt mỏi, gầy sút cân Các triệu chứng khác: Nổi hạch to Sốt Ra mồ hôi nhiều hoặc ớn lạnh Giảm cân: giảm lớn hơn 10% trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân Đau ngực Ho hoặc khó thở Chướng bụng, bụng to.
no_information
Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch: HIV, sau ghép tạng Người hút thuốc lá Người nhiễm EBV, HP Người có tiền sử gia đình mắc ung thư lách Công nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại công nghiệp
Không có biện pháp phòng ngừa ung thư lách đặc hiệu. Giảm các yếu tố nguy cơ lách có thể thực hiện được bao gồm: Quan hệ tình dục an toàn: tránh lây nhiễm HIV, EPV… Điều trị các nhiễm trùng triệt để Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại: benzen thường sử dụng trong sản xuất nhựa, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư lách, bác sỹ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng và công thức các hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Xét nghiệm tủy xương như chọc tủy đồ, sinh thiết tủy có thể được chỉ định nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp Xét nghiệm hạch đồ, chọc tế bào hạch được chỉ định nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc U lympho. Trong 1 số trường hợp  khó có thể cắt bỏ lách để làm giải phẫu bệnh chẩn đoán. Các chụp chiếu như X quang, chụp cắt lớp vi tính có chức năng bổ trợ trong chẩn đoán giai đoạn, biến chứng của bệnh.
Các phương pháp điều trị ung thư lách bao gồm: Phẫu thuật Xạ trị Hóa chất Phẫu thuật cắt lách: là biện pháp đầu tay trong ung thư lách. Nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân được phẫu thuật cắt lách không cần các phương pháp điều trị khác trong 5 năm đầu sau phẫu thuật. Cắt lách qua phẫu thuật nội soi Cắt lách qua phẫu thuật mổ mở Hai phương pháp cho kết quả tương tự tuy nhiên mổ nội soi là phương pháp tiên tiến, đòi hỏi trang thiết bị và nhân lực, biến chứng sau mổ nội soi sẽ ít hơn so với mổ mở.   Xem thêm: Lá lách nằm ở đâu và có vai trò gì? U lách (lành tính): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Cường lách: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
U lành thực quản
Khối u lành tính (không phải ung thư) đôi khi có thể hình thành trong thực quản của con người với loại phổ biến nhất là u cơ trơn lành tính dưới niêm mạc thực quản (Leiomyoma) có thể hình thành trong các thành của thực quản hoặc trong các lớp của thành thực quản. Những khối u này thường nhỏ và có xu hướng không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc khó chịu nào. Các khối u lành tính phát triển chậm và thường không gây lo ngại. Tuy nhiên, đôi khi chúng trở nên đủ lớn để tạo ra sự tắc nghẽn hoặc gây áp lực lên các cơ quan khác. Bên cạnh đó, người bệnh có u cơ trơn thực quản lành tính dưới niêm mạc thực quản cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, vì vậy điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ ngay. Mặc dù hẹp thực quản lành tính không phải là dấu hiệu của bệnh ung thư, tình trạng này có thể gây ra một số vấn đề. Thu hẹp thực quản có thể gây khó nuốt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc nghẹn. Nó cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn thực quản. Điều này có thể ngăn chặn thức ăn và chất lỏng đến dạ dày.
U lành thực quản có thể xảy ra khi mô sẹo được hình thành trong thực quản. Đây thường là kết quả của tổn thương thực quản có nguyên nhân chủ yếu là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease). Bệnh trào ngược dạ dày thực quản  xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới (đây là cơ giữa thực quản và dạ dày) không đóng hoặc đóng không hết. Nó thường mở trong một khoảng thời gian ngắn khi nuốt. Axit dạ dày có thể chảy ngược lên thực quản khi cơ thắt thực quản dưới không đóng hoàn toàn dẫn đến cảm giác nóng rát ở ngực dưới được gọi là ợ nóng. Khi thành thực quản tiếp xúc thường xuyên với axit dạ dày có thể khiến mô sẹo hình thành, uối cùng, thực quản sẽ hẹp lại. Các nguyên nhân khác của hẹp thực quản lành tính bao gồm: Xạ trị ở vùng ngực hoặc cổ Vô tình nuốt phải một chất có tính axit hoặc ăn mòn Sử dụng ống sonde (một ống thông đặc biệt để đưa thức ăn và thuốc từ mũi hoặc miệng đến dạ dày) Tổn thương thực quản do nội soi Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản (giãn tĩnh mạch ở thực quản có thể vỡ dẫn tới chảy máu nghiêm trọng).
U lành thực quản thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển đủ lớn để gây tắc nghẽn, người bệnh có thể bắt đầu chú ý đến chúng. Các triệu chứng của U lành thực quản có thể bao gồm: Chảy máu trong thực quản Đau ngực Khó khăn hoặc khó chịu trong khi nuốt Thức ăn bị kẹt ở phía sau cổ họng Vết loét trong thực quản Trào ngược đột ngột thức ăn và dịch dạ dày chưa tiêu hóa Giảm cân không rõ nguyên nhân Ợ nóng Thường xuyên nấc hoặc ợ Ho hoặc nghẹt thở Chảy nước dãi
Bệnh u lành thực quản không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease). Người bệnh điều trị ung thư có xạ trị ở vùng ngực hoặc cổ Người bệnh có chỉ định ống sonde dạ dày
Trong trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây hẹp thực quản, thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp điều trị các triệu chứng. Những thay đổi này có thể bao gồm: Tránh các thực phẩm cay, dầu mỡ, hoặc chất béo, cũng như sô cô la, rượu, thuốc lá và caffeine, vì những thứ này đều có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Giảm cân. Mặc quần áo rộng để giảm áp lực cho dạ dày. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hơn là ba bữa lớn mỗi ngày. Tránh nằm đến 3 giờ sau khi ăn.
Bác sĩ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm để chẩn đoán u lành thực quản bằng cách sử dụng một ống mỏng gọi là ống nội soi có gắn máy quay ở phía đầu để bác sĩ đi miệng xuống họng và nhìn trực tiếp khối u ở thực quản. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ xem liệu người bệnh có mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến tổn thương thực quản. Một số xét nghiệm khác bao gồm: Barium esophagram (Chụp X quang cản quang ống tiêu hóa trên với Barium): Trên phim X quang thông thường, hình ảnh ống tiêu hóa không được hiển thị tốt. Tuy nhiên, nếu bạn uống một chất lỏng màu trắng có chứa một chất hóa học gọi là Barium sulphate (BaSO4), hình ảnh của ống tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày và ruột non) sẽ được thể hiện rõ ràng trên hình ảnh X quang. Lý do là bởi vì tia X không chiếu xuyên qua Barium. Chụp cắt lớp vi tính (CT): Sử dụng tia X và phần mềm máy tính đặc biệt, xét nghiệm này tạo ra hình ảnh 2 chiều và 3 chiều của thực quản của người bệnh. Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh chi tiết của thực quản mà không cần phóng xạ và có thể hiển thị rất chi tiết của thực quản và các khối u nếu có. Sinh thiết khối u.
Hầu hết các khối u lành tính ở thực quản có kích thước nhỏ và không cần điều trị. Nếu chúng phát triển đủ lớn để gây ra các triệu chứng thì người bệnh có thể cần phải loại bỏ chúng. Điều trị có thể bao gồm: Phẫu thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc (tiếng Anh là Endoscopic mucosal resection - EMR) Bóc tách khối u dưới niêm mạc thực quản qua nội soi (tiếng Anh là Endoscopic Submucosal Dissection- ESD) Nếu hẹp thực quản là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế bơm proton (PPI). PPI có thể làm giảm axit dạ dày và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản,  ngăn ngừa hẹp thực quản trong tương lai. Ngoài ra, bác sĩ có khả năng kê thêm thuốc kháng sinh corticosteroid nếu nguyên nhân gây hẹp làm nhiễm trùng thực quản. Xem thêm: U thực quản (polyp thực quản lành tính): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Ung thư thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Thực quản dài bao nhiêu? Những bệnh thường gặp ở thực quản
U màng não
U màng não là khối u nội sọ lành tính thường gặp nhất. Khối u bắt nguồn từ các tế bào mũ trong màng nhện – lớp màng mỏng như mạng nhện phủ lên nhu mô não và tủy sống. Các lớp màng não bao gồm: màng nhện, màng mềm và màng cứng. Trong đó màng nhện là một trong ba lớp màng não bao bọc não và tủy sống. U màng não có nguy hiểm không? Đa số u não là lành tính nhưng chúng có thể phát triển đến kích thước rất lớn khi được phát hiện, và ở các vị trí đặc biệt có thể gây thiếu sót chức năng thần kinh lớn, đe dọa tính mạng. U màng não chiếm tỷ lệ khoảng 34% các khối u nguyên phát ở não, thường xảy ra ở lứa tuổi từ 30-70. Trẻ em ít bị mắc u màng não hơn người lớn. Tỷ lệ nam/nữ khoảng 1/2. Đặc biệt, u màng não cột sống xảy ra gấp 10 lần ở nữ so với nam. Tuy nhiên tỉ lệ u màng não ác tính lại xảy ra nhiều hơn gấp 3 lần ở nam giới.
Nguyên nhân u màng não hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm: Phơi nhiễm phóng xạ: Tiếp xúc với phóng xạ ion hóa liều cao đã được chứng minh có nguy cơ mắc u màng não. Bệnh Neurofibromatosis type 2: còn gọi là bệnh đa u sợi thần kinh có liên quan đến tỷ lệ xuất hiện u màng não cao hơn Chủng tộc: người da đen có nguy cơ u màng não cao hơn người da trắng.
U màng não phát triển khá chậm nên thường không có dấu hiệu gì cho đến khi kích thước khá lớn. Triệu chứng của u màng não liên quan đến kích thước khối u và vị trí của khối u. Một số dấu hiệu thường gặp: Đau đầu: đau đầu tăng dần, thường bắt đầu ở 1 vị trí sau đó lan ra khắp đầu. Bệnh nhân sau đó không còn đáp ứng với thuốc giảm đau Động kinh: co giật cục bộ 1 bộ phận (1 tay, 1 chân) hay toàn thể. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái động kinh kéo dài hơn 30 phút. Rối loạn ý thức: lú lẫn, ngủ gà, thay đổi tính cách, hành vi Nôn, buồn nôn: thường là nôn vọt, không liên quan đến bữa ăn, sau nôn không giảm đau đầu Rối loạn thị giác: nhìn đôi… Yếu chi Ù tai, không nghe được Một số triệu chứng liên quan đến vị trí khối u như: Liềm não: suy giảm chức năng lập luận, ghi nhớ. Khi u nằm gần đường giữa, bệnh nhân có xu hướng yếu chi dưới, dị cảm tê bì hoặc co giật Bán cầu: co giật, đau đầu, yếu chi Xương bướm: ảnh hưởng thị lực, mất cảm giác hay di cẳm ở mặt. U rãnh khứu: mất khả năng ngửi mùi do u chèn ép dây thần kinh khứu giác. Khi u phát triển lớn có thể ảnh hưởng đến thị lực do dây thần kinh thị bị chèn ép Hố yên yên: thị giác, do chèn ép giao thoa thị giác hoặc dây thần kinh thị. Hố sau: đi đứng loạng choạng và mất phối hợp vận động do u chèn ép tiểu não. Trong não thất: bít tắc dẫn lưu dịch não tủy, dẫn đến tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn, rối loạn chức năng tâm thần kinh và thị giác Trong ổ mắt: tăng áp lực ổ mắt, lồi mắt, nguy cơ mất thị lực Cột sống: đau lưng, đau chi do u chèn ép thần kinh
no_information
U màng não xảy ra nhiều hơn ở nữ giới Có mối liên quan giữa u màng não và ung thư vú Có mối liên quan giữa thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của u màng não
Không có biện pháp phòng ngừa u màng não đặc hiệu Nên đi khám chuyên khoa thần kinh khi có các dấu hiệu thần kinh nghi ngờ Bệnh nhân mắc đa u sợi thần kinh nên đi khám định kỳ 6-12 tháng/lần Điều quan trọng là ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
Chẩn đoán u màng não gặp khá nhiều khó khăn do đa số các u màng não phát triển chậm và hầu hết chỉ gặp ở người trưởng thành nên triệu chứng không rõ ràng khiến cho bệnh nhân/bác sĩ lầm tưởng là những dấu hiệu bình thường của tuổi tác. Một số triệu chứng đi kèm với u màng não cũng có thể do các bệnh lý khác. Cần phải thăm khám hệ thần kinh một cách toàn diện kỹ lưỡng đi kèm với các chẩn đoán hình ảnh. Chụp cắt lớp vi tính (CT) hay chụp cộng hưởng từ (MRI)  giúp đánh giá tương đối chính xác về đặc điểm của khối u như vị trí, kích thước, số lượng, biến chứng của khối u gây ra như giãn não thất, phù não. Sinh thiết u: Bác sĩ phẫu thuật thần kinh sẽ thực hiện sinh thiết u để có kết quả giải phẫu bệnh chắc chắn
Các phương pháp điều trị u màng não chính bao gồm: phẫu thuật và xạ trị, hóa chất ít khi được áp dụng. Phẫu thuật Là phương pháp loại bỏ khối u và bảo tồn mô khỏe mạnh xung quanh. Đây là phương pháp chính trong điều trị u màng não. U màng não lành tính có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật. U màng não ác tính thì sau phẫu thuật cần điều trị bổ trợ bằng tia xạ và hóa chất Có thể  gây tắc mạch chọn lọc trước khi mổ để giảm nguy cơ chảy máu trong và sau mổ Phẫu thuật trong u màng não được thực hiện bằng cách mở hộp sọ và lấy u dưới kính vi phẫu. Chi phí phẫu thuật u màng não phụ thuộc và vị trí, tính chất, giai đoạn của khối u cũng như trang thiết bị hiện đại được sử dụng (kính vi phẫu) và cơ sở vật chất tiến hành. Xạ trị Dùng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và các tế bào não bất thường. Chỉ định trong trường hợp u không thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật. Xạ trị ngoài tiêu chuẩn: dùng nhiều loại tia để giảm liều tia đến các cấu trúc bình thường lân cận Tia proton: chùm tia proton hướng thẳng vào u nên các tế bào bình thường bên cạnh u ít chịu tổn thương Xạ trị lập thể (Như Gamma Knife, Novalis, Cyberknife): là kỹ thuật hội tụ nhiều chùm tia vào một mục tiêu cố định, ít gây ảnh hưởng đến mô lân cận Hóa chất: Sử dụng các thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào u. Thuốc thường có tác dụng ngăn chặn khả năng nhân lên và phân chia của tế bào u Điều trị triệu chứng: Corticoid: giảm tình trạng phù não nên  giảm các triệu chứng đau đầu, buồn nôn Thuốc chống động kinh: chỉ định cho bệnh nhân có triệu chứng động kinh Dẫn lưu não thất ổ bụng: chỉ định trong trường hợp tăng áp lực nội sọ cấp cứu.   Xem thêm: Cấu tạo của màng não U não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Triệu chứng cảnh báo u não & cách điều trị
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là gì? U nang buồng trứng là một loại khối u hình thành trong buồng trứng của phụ nữ, u có vỏ bọc bên ngoài và chứa dịch lỏng bên trong. U có thể phát triển từ các loại mô của buồng trứng hay từ mô của cơ quan khác. Đây là loại khối u sinh dục rất phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tỷ lệ mắc bệnh là 3.6% trong số các bệnh lý phụ khoa, nhiều hơn bất kỳ khối u nào khác của đường sinh dục. Giai đoạn đầu, bệnh tiến triển âm thầm nên khó được chẩn đoán sớm, chủ yếu là được phát hiện tình cờ qua thăm khám phụ khoa. Tuy nhiên, khối u ác tính thì tiến triển rất nhanh với các biểu hiện rầm rộ trên lâm sàng. Việc phát hiện sớm u nang buồng trứng có ý nghĩa rất lớn, giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm như u nang buồng trứng xoắn, ung thư buồng trứng, vô sinh, thậm chí là tử vong.
Về hormon: Các vấn đề liên quan đến hormone hoặc các thuốc hỗ trợ rụng trứng có thể làm xuất hiện khối u buồng trứng cơ năng. Mang thai: Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể xuất hiện tự nhiên một vài u nang buồng trứng để hỗ trợ bào thai cho đến khi nhau thai được hình thành. Đôi khi u cũng xuất hiện cho đến hết thai kỳ. Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng. Nhiễm trùng vùng chậu: Nhiễm trùng buồng trứng, vòi trứng có thể xuất phát từ những nhiễm trùng ở vùng chậu, và có thể bị áp-xe hóa.
U nang buồng trứng có dấu hiệu và triệu chứng gì? Phần lớn u nang buồng trứng không có dấu hiệu rõ ràng và đặc hiệu. Một số triệu chứng và dấu hiệu sau đây có thể gặp ở bệnh nhân u nang buồng trứng: Đau, nặng, tức vùng bụng dưới. Đau mơ hồ vùng thắt lưng, đùi hay vùng chậu. Đau khi quan hệ tình dục. Đau trong chu kỳ kinh nguyệt. Chảy máu âm đạo bất thường. Tiểu khó hay đi tiểu nhiều lần. Tăng cân không rõ nguyên nhân. Căng tức ngực, đau nhức vú. Buồn nôn, nôn.
no_information
U nang buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ thuộc bất kỳ lứa tuổi nào. Đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là giai đoạn dễ bị mắc bệnh nhất. U nang ít khi xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh. Các yếu tố nguy cơ khác: Tiền sử bản thân có u nang. Tiền sử gia đình có người bị u nang buồng trứng. Chu kỳ kinh nguyệt không đều. Thừa cân, béo phì.
Hạn chế các các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được như: phòng ngừa các nhiễm khuẩn vùng chậu và điều trị sớm, triệt để khi có nhiễm khuẩn; kiểm soát cân nặng hợp lý; … Phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là đối tượng nguy cơ của u nang buồng trứng nên đi khám phụ khoa định kỳ, ngay cả khi chưa có triệu chứng, để có thể phát hiện sớm u nang buồng trứng và có hướng xử trí kịp thời.
Một bệnh nhân nghi ngờ có u nang buồng trứng thường được bác sĩ khám vùng chậu trước khi được chỉ định làm các xét nghiệm. Siêu âm có phát hiện u nang buồng trứng? Thực tế sau khi khám lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định Siêu âm để có thể phát hiện chính xác khối u nang buồng trứng. Một số trường hợp siêu âm không rõ ràng thì CT hay MRI trở nên có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm máu cũng có thể được chỉ định đối với một số loại u nang đặc biệt. Đối với các u nang lớn, kéo dài, nghi ngờ ung thư thì việc sinh thiết là hết sức cần thiết. Bác sĩ sẽ lấy ra một mẩu mô nhỏ và phân tích đặc điểm của chúng dưới kính hiển vi. Điều này giúp chẩn đoán phân biệt giữa một u nang buồng trứng lành tính với khối u buồng trứng ác tính.
U nang buồng trứng điều trị như thế nào? Tùy theo từng loại khối u (kích thước, tính chất, …) và nguyên nhân xuất hiện của u nang buồng trứng mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Khoảng 90% u nang buồng trứng ở phụ nữ trẻ là u nang cơ năng, nó không phải là ung thư, và thường tự biến mất sau khoảng 8 đến 12 tuần mà không cần điều trị. Chỉ định phẫu thuật được đặt ra ở các bệnh nhân có: ·   Khối u nang thực thể. ·   Khối u nang có kích thước lớn. ·   Khối u nang phức tạp. ·   Khối u nang đã gây ra các triệu chứng rầm rộ. ·   Bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh. ·   Hội chứng buồng trứng đa nang. ·   Bác sĩ đánh giá khả năng khối u là ác tính. ·   U nang ở phụ nữ mãn kinh, phụ nữ không muốn sinh con nữa. Đối với những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, bác sĩ căn cứ vào đặc điểm của khối u và nguyện vọng sinh con của bệnh nhân, để có thể lựa chọn phương pháp mổ hở hay mổ nội soi, lựa chọn phẫu thuật triệt để cắt bỏ toàn bộ buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u. Tóm lại, u nang buồng trứng là một tình trạng rất thường gặp trong các bệnh lý phụ khoa. U nang buồng trứng ở phụ nữ trẻ phần lớn là u nang cơ năng, tự biến mất mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ u nang buồng trứng lâu ngày trở nên ung thư hóa, để lại những hệ lụy nguy hiểm. Vì vậy, phụ nữ trưởng thành nên được khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện sớm u nang buồng trứng cũng như các khối u sinh dục khác. Xem thêm: U nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ? U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung U nang buồng trứng có thai được không?
U nang ống mật chủ
U nang ống mật chủ là một bệnh lý dị dạng bẩm sinh của đường mật, được định nghĩa khi ống mật chủ giãn lớn từ 1cm trở lên. U nang ống mật chủ bẩm sinh chiếm chủ yếu trong nhóm bệnh lý u nang đường mật trong và ngoài gan nên được lấy làm tên gọi cho nhóm bệnh lý phức tạp này. Đây là một tình trạng ít gặp ở các nước phương Tây nhưng phổ biến ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tỷ suất thường gặp bệnh khoảng từ 1/100.000 – 1/150.000 trẻ.  Ở Nhật Bản u nang ống mật chủ có thể gặp với tỷ lệ 1/1000 dân. Nữ mắc bệnh u nang đường mật bẩm sinh nhiều hơn nam giới, gấp 3 đến 4 lần. U nang ống mật chủ ở trẻ em thường được chẩn đoán trước 10 tuổi, chủ yếu trong giai đoạn sơ sinh. U nang ống mật chủ có nguy hiểm không? U nang ống mật chủ ở trẻ em thường có triệu chứng không đặc hiệu nên bố mẹ thường dễ bỏ qua. Bệnh nếu không được điều trị thường gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật, tắc mật, sỏi mật, viêm tụy lâu ngày có thể dẫn đến xơ gan, ung thư đường mật. Nguy cơ tiến triển phụ thuộc cụ thể vào từng thể bệnh và tuổi của bệnh nhân. Xơ gan, tăng áp lực hệ tĩnh mạch cửa là biến chứng dài hạn thường gặp ở người lớn với tỷ lệ khoảng 30%. Ung thư đường mật là biến chứng nguy hiểm nhất, thường gặp với tỷ lệ khoảng 9 – 28%. U nang ống mật chủ được chia làm 5 type, phụ thuộc vào hình dáng và vị trí của các nang. Cụ thể như sau: Type 1: Chiếm đa số với 80-90 % các trường hợp. Nang thường dạng túi hoặc hình thoi, xuất hiện ở ống mật chủ. Type 2: các nang có dạng túi thừa có cuống, nhô ra từ thành ống mật chủ và nối thông với ống mật chủ thông qua một ống nhỏ. Type 3: các nang xuất phát từ phần thấp của ống mật chủ, dưới đoạn D2 của tá tràng. Nang hỗn hợp (type 4) Type 4: còn được gọi là nang hỗn hợp vì có nhiều hình dạng khác nhau. Đây là tình trạng giãn lớn của hệ thống đường mật trong và ngoài gan. Type 5: còn được gọi là bệnh Caroli, các nang chỉ xuất hiện ở hệ đường mật trong gan.   Phương pháp điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ đoạn ống mật chủ chứa u nang và nối mật ruột. Cách thức phẫu thuật hiện nay chỉ đóng vai trò như một giải pháp, nhưng có thể làm giảm thiểu tỷ lệ biến chứng của bệnh. Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh.
U nang ống mật chủ là bệnh lý bẩm sinh, các dị dạng của đường mật hình thành ngay từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Nguyên nhân của bệnh chưa được nghiên cứu nhiều. Giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất là do còn tồn tại ống mật tụy khiến dịch tụy trào ngược lên hệ thống dẫn mật, lâu ngày gây giãn ống mật chủ.
U nang ống mật chủ ở trẻ em thường biểu hiện trên lâm sàng với các triệu chứng như: Vàng da, vàng mắt: thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sớm, mức độ vàng da tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Đau bụng: thường gặp ở trẻ lớn hơn, ít gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đau bụng có thể tái diễn nhiều lần. Đau bụng và vàng da là hai triệu chứng cổ điển của u nang ống mật chủ. Sốt nếu có biến chứng nhiễm trùng đường mật, viêm phúc mạc mật. Sờ thấy khối u ở bụng
U nang ống mật chủ bẩm sinh không  lây truyền từ người bệnh sang người lành.
Không có yếu tố nguy cơ nào được xác định là có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh u nang ống mật chủ. Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh u nang ống mật chủ bẩm sinh có thể là yếu tố cảnh giác cho bệnh nhân.
Đây là một dị tật bẩm sinh. Cách phòng ngừa tốt nhất là phát hiện và điều trị sớm khi bệnh chưa có biến chứng. Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khám và sàng lọc trước sinh có thể phát hiện được u nang ống mật chủ ngay từ khi mang thai.
Triệu chứng lâm sàng như vàng da, đau bụng chỉ mang tính chất gợi ý. Việc chẩn đoán xác định bệnh dựa vào các phương tiện chẩn đoán như sau: Siêu âm bụng: đánh giá hình thái hệ đường mật trong và ngoài gan, tổn thương nhu mô gan nếu có. Chụp cộng hưởng từ: là phương tiện chẩn đoán hiện đại, ưu điểm hơn hẳn siêu âm bụng, đánh giá chính xác hình ảnh đường mật. Các xét nghiệm máu: đánh giá chức năng gan
Phẫu thuật u nang ống mật chủ là phương pháp điều trị chính hiện nay. Nguyên tắc của phẫu thuật là cắt bỏ toàn bộ ống mật chủ bị giãn lớn và túi mật, sau đó tái lập tuần hoàn mật ruột bằng cách khâu nối ống gan còn lại với ruột non, tá tràng. Như vậy, sau phẫu thuật, dịch mật vẫn lưu thông được xuống ruột để tiếp tục vai trò tiêu hóa thức ăn. Phẫu thuật u nang ống mật chủ thường được tiến hành khi trẻ trên 3 tháng tuổi nếu bệnh đã được chẩn đoán trước sinh và hiện chưa có triệu chứng. Nếu có các biểu hiện vàng da, vàng mắt thì trẻ nên được can thiệp sớm từ 1-2 tháng tuổi. Trong trường hợp trẻ nhập viện với các biến chứng như viêm đường mật, viêm phúc mạc, cần ổn định tổng trạng bằng phương pháp điều trị nội khoa trước khi tiến hành phẫu thuật giải quyết nguyên nhân.    Có hai phương pháp phẫu thuật chính là mổ mở và phẫu thuật nội soi. Mổ mở Đây là phương pháp can thiệp cổ điển. Tuy nhiên phương pháp này có khá nhiều biến chứng như tổn thương cơ, sẹo mổ dài, lành xấu, đau, hồi phục chậm nên không còn được lựa chọn nhiều như trước đây. Phẫu thuật nội soi u nang ống mật chủ: Đây là phương pháp mới có hiệu quả trong điều trị u nang ống mật chủ. Phương pháp phẫu thuật nội soi khắc phục được những hạn chế của phương pháp mổ mở như: ít đau, hồi phục nhanh, ít gây tổn thương thành bụng, vết thương nhanh lành và không để lại sẹo xấu. Phẫu thuật nội soi một lỗ là phương pháp mổ xâm lấn ít nhất. Bác sĩ chỉ mở một đường vào nhỏ, thường ngắn hơn 2cm để đưa dụng cụ phẫu thuật vào. Kỹ thuật này ít xâm lấn hơn hẳn so với phương pháp phẫu thuật nội soi thông thường cần đến 4 đường vào riêng biệt. Tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện vì các dụng cụ phẫu thuật phải chen chúc nhau ở một đường vào, nên cần các bác sĩ lành nghề, thông thạo việc sử dụng các dụng cụ phẫu thuật nội soi để phát huy hết ưu điểm của phẫu thuật nội soi một lỗ. Sau mổ, trẻ thường nằm viện từ 5-7 ngày. Trong quá trình nằm viện, tẻ phải nhịn ăn, được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch trong vài ngày đầu. Một ống thông từ ổ bụng được đặt để thoát dịch ra ngoài. Trẻ còn được đặt ống thông mũi dạ dày để dịch và hỏi từ trong dạ dày thoát ra ngoài. Kỹ thuật Lilly: lấy bỏ toàn bộ niêm mạc u nang và chỉ để lại vỏ xơ nang khi không thể phẫu thuật cắt bỏ khối u nang được như u nang dính vào hệ thống tĩnh mạch cửa. Phương pháp này giúp giảm thiểu tỷ lệ biến chứng ung thư hóa đường mật. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật: Chảy máu Nhiễm trùng đường mật Biến chứng tại miệng nối như hẹp, bục, rò mật qua miệng nối. Trẻ cần được tái khám và theo dõi sau phẫu thuật 1 tháng, 6 tháng , 1 năm hoặc ngay khi có các triệu chứng bất thường như nôn mửa, đau bụng, vàng da, sốt. Với những trường hợp nang đường mật xuất hiện ở cả 2 thùy, bệnh nhân đã có các biến chứng như xơ gan mật, suy gan hoặc tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể có chỉ định ghép gan. Xem thêm: U nang ống mật chủ - GS. TS Nguyễn Thanh Liêm Kỹ thuật mổ của Vinmec được đưa vào sách giáo khoa nhi thế giới GS Nguyễn Thanh Liêm phẫu thuật nội soi u nang ống mật chủ tại Châu Â
Ung thư biểu mô tế bào vảy
U tế bào vảy là gì? U tế bào vảy biểu hiện tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào vảy hay các tế bào hình thành các lớp trên của da (biểu bì) Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinoma- SCC) là ung thư khởi phát từ tế bào các lớp biểu bì của da và niêm mạc chiếm khoảng 20% các ung thư da và chiếm vị trí thứ 2 về mức độ phổ biến của ung thư da nonmelanoma sau ung thư biểu mô tế bào đáy Ung thư biểu mô có nguy hiểm không? Ung thư rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vọng tuy nhiên ung thư biểu mô tế bào vảy vẫn có thể loại bỏ bằng các phương pháp điều trị hiện nay nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực
Nguyên nhân của ung thư biểu mô tế bào vảy xảy ra khi các tế bào mỏng và phẳng ở lớp ngoài của da phát triển các lỗi DNA của chúng. Các tế bào ung bị lỗi DNA sẽ phá vỡ trật tự thông thường của da (các tế bào mới đẩy tế bào cũ về phía bề mặt da, tế bào cũ chết đi sẽ tróc ra) khiến các tế bào tăng sinh mất kiểm soát dẫn tới ung thư biểu mô tế bào vảy Nguyên nhân do các kết nối DNA-UV: thiệt hại của DNA trong tế bào da là kết quả của việc tiếp xúc với tia cực tím ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng trong một gian thuộc da, tỷ lệ gia tăng khi các tiếp xúc xảy ra vào lúc thời điểm hoặc vị trí mặt trời mạnh nhất Ngoài ra một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến ung thư như: Các trị liệu bức xạ: điều trị vẩy nến bằng Psoralen cộng với tia cực tím (PUVA) hoặc X-quang vùng đầu cổ Các hóa chất độc tố như Asen, kim loại độc hại trong môi trường thông qua các tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước nhiễm độc Human papillomavirus (HPV) Thuốc ức chế miễn dịch: Người cấy ghép cơ quan có đến 80% nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy, đặc biệt là ở những người cấy ghép tim do phải dùng liều thuốc cao hơn các loại cấy ghép khác
Tuy phần lớn ung thư biểu mô tế bào vảy phát triển trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể như trong miệng, trong hậu môn hoặc trên cơ quan sinh dụng của nam và nữ. Hình thức phổ biến nhất của các khối u là: Một mảng đỏ hoặc tổn thương phẳng với một lớp vỏ có vảy trên mặt, dưới môi, dưới tai, cổ, hoặc tay, cánh tay Loét hoặc bản vá phẳng trắng bên trong miệng Màu đỏ, vá nâng lên hoặc loét đau ở hậu môn hoặc bộ phận sinh dục Ung thư biểu mô tế bào vảy thường phát triển chậm và triệu chứng xuất hiện trên da có dấu hiệu khác của ánh nắng mặt trời (thay đổi màu sắc da, mất tính đàn hồi, nếp nhăn) nên thường khó khăn để phát hiện
Đối tượng có các yếu tố nguy cơ say có thể góp phần gia tăng tỷ lệ ung thư biểu mô tế bào vảy như: Phơi nắng mãn tính: Phơi nắng thường xuyên hoặc làm việc ở các gian thuộc da là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư biểu mô tế bào vảy. Môi trường sống là địa điểm nắng hoặc độ cao đều có thể nhận bức xạ tia cực tím lớn hơn và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Đặc tính da: da có đặc tính nhẹ, tàn nhang hoặc dễ cháy nắng có khả năng phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy hơn người có làn da tối Tuổi: người lớn tuổi có nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy hơn người trẻ, độ tuổi trung bình của tình trạng này là 66. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng Đàn ông cũng có khả năng phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy lớn hơn so với phụ nữ Người có tiền sử ung thư da có khả năng tái phát cao Suy yếu hệ miễn dịch: người mắc bệnh bạch cầu mãn tính, ung thư khác hoặc HIV/AIDS và người đã trải qua cấy ghép nội tạng hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch vì lý do khác đều có nguy cơ cao mắc ung thư da Rối loạn di truyền: người có pigmentosum khô da gây ra độ nhạy cảm cao với ánh sáng mặt trời dễ phát triển thành ung thư da vì chúng ít có khả năng sửa chữa thiệt hại cho làn da khỏi tia cực tím Hút thuốc: mặc dù chưa có nguyên nhân chắc chắn nhưng giả thuyết đưa ra người hút thuốc lá thường thiệt hại DNA làm thay đổi các tế bào ung thư Da viêm hoặc chấn thương: phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy có thể đến từ một vết sẹo lớn, nhiễm trùng da hoặc bệnh viêm da như vẩy nến
no_information
Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể được ngăn chặn nhờ vào các biện pháp sau: Tránh ánh nắng mặt trời giữa trưa: ánh sáng mặt trời lúc 10- 14 giờ là mạnh nhất nên cố gắng hạn chế hoạt động ngoài trời trong thời gian này ngay cả trong mùa đông. Sử dụng kem chống nắng quanh năm: tuy kem chống nắng không thể lọc được tất cả các bức xạ tia cực tím nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong chương trình bảo vệ tổng thể. Kem chống nắng nên được sử dụng 20-30 phút trước khi phơi nắng và bôi lại mỗi 2 giờ trong ngày cũng như sau khi bơi hay tập thể dục Mặc quần áo bảo hộ: vì kem chống nắng không thể cung cấp sự bảo vệ tuyệt đối nên cần mặc quần áo, bao tay và chân cùng mũ rộng vành để bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ tia mặt trời Hạn chế các thuốc nhạy với ánh nắng mặt trời: một số thuốc có thể làm da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời như kháng sinh, thuốc cao huyết áp, đái tháo đường, ibuprofen Kiểm tra da thường xuyên Cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể thông qua chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư nhất định Chế độ ăn nhiều trái cây và rau cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, có thể do các chất dinh dưỡng chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, carotenoid
Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy dựa chủ yếu vào mô bệnh học và các xét nghiệm khác Mô bệnh học: Các tế bào sừng ác tính, nhiều nhân, nhân quái, mất phân cực và có thể xâm nhập tận sâu xuống lớp bì, có dày sừng và á sừng với mức độ biệt hóa khác nhau, có thể xâm nhập cả thần kinh Tìm các tổn thương ung thư di căn Siêu âm: tìm hạch di căn Petscans: kỹ thuật chụp cắt lớp dùng phân tử phóng xạ flurodeoxyglucose (FDG) có thể phát hiện các khối u ác tính với kích thước nhỏ một vài milimet (kỹ thuật đắt tiền)
Ung thư biểu mô tế bào vảy điều trị theo nguyên tắc: Loại bỏ triệt để tổ chức ung thư bằng phẫu thuật Phẫu thuật chuyển vạt da hoặc cấy da rời phủ tổn khuyết nhằm đảm bảo chức năng cũng như thẩm mỹ sau khi cắt bỏ thương tổn u Điều trị di căn xa bằng nạo vét hạch hoặc hóa chất nếu có  Đối với phẫu thuật loại bỏ tổ chức ung thư cần lưu ý: Cắt bỏ phải cách bờ thương tổn ít nhất 1cm trong điều kiện không phẫu thuật Mohs Cắt bỏ đến hạ bì và chú ý tôn trọng vùng thần kinh, màng xương, sụn nếu không bị xâm lấn Điều trị phủ vùng khuyết da: Phẫu thuật tạo hình phủ vùng khuyết da sử dụng các vạt da tại chỗ hoặc từ xa, cấy da rời toàn bộ hay da mỏng, da xẻ đôi Lành sẹo tự nhiên Phẫu thuật nạo vét hạch (nếu có) thường được chỉ định với khối u trên 2 cm hoặc sờ được hạch trên lâm sàng Các phương pháp khác được lựa chọn trong các trường hợp khác nhau: Phẫu thuật lạnh: dùng ni-tơ lỏng để gây bỏng lạnh tại thương tổn với nhiệt độ -20 đến -196°C, thường không có sẹo nhưng có thể mất sắc tố Laser CO2 và đốt điện: khó đánh giá được kết quả do đó ít được sử dụng Xạ trị: dùng trong ung thư biểu mô tế bào vảy thâm nhiễm không thể phẫu thuật hoặc có hạch di căn Tia xạ bên trong: cấy vào khối u sợ Iridium 192 có gây tê tại chỗ, cần được theo dõi tại bệnh viện trong 3-4 ngày Xem thêm: Ung thư là gì? Sự khác biệt giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường Các biện pháp chẩn đoán ung thư da Giảm nguy cơ ung thư: Thay đổi lối sống - Chú trọng sàng lọc
Ung thư phế quản phổi nguyên phát
Ung thư phế quản là bất kỳ loại hoặc loại phụ của ung thư phổi, nếu ung thư xuất phát từ phổi thì được gọi là ung thư phế quản phổi nguyên phát. Thuật ngữ này từng được sử dụng để chỉ mô tả một số bệnh ung thư phổi bắt đầu ở phế quản và tiểu phế quản, tuy nhiên, ngày nay thuật ngữ này đề cập đến tất cả các loại ung thư đường hô hấp. Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là hai loại ung thư phế quản chính. Ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn và ung thư biểu mô tế bào vảy là tất cả các loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Các triệu chứng có thể bao gồm ho dai dẳng, ho ra máu hoặc nhiễm trùng phổi lặp đi lặp lại, với CT scan ngực và sinh thiết là phương pháp phổ biến nhất dùng để chẩn đoán. Các lựa chọn điều trị đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây và bây giờ bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích và liệu pháp miễn dịch. Mặc dù ung thư biểu mô phế quản rõ ràng có liên quan đến hút thuốc, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là có một số nguyên nhân tiềm ẩn khác như khí radon, ô nhiễm không khí và tại thời điểm hiện tại, phần lớn những người mắc các bệnh ung thư này là những người không hút thuốc hoặc không bao giờ hút thuốc hoặc người hút thuốc trước đây.
Bất cứ ai cũng có thể bị ung thư phổi do các tế bào trong phổi bị đột biến, thay vì chết theo chu kỳ, các tế bào bất thường tiếp tục sinh sản và hình thành khối u. Nguyên nhân ung thư phế quản chính xác thì hiện nay chưa được xác định, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi gồm: Nguyên nhân phổ biến nhất là hút thuốc, chịu trách nhiệm cho khoảng 90% các trường hợp ung thư phổi. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ mắc và cho dù người không hút thuốc lá nhưng có tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. Nguyên nhân phổ biến thứ hai là tiếp xúc với khí radon, một loại khí phóng xạ có thể đi qua đất và vào các tòa nhà. Nó không màu và không mùi, vì vậy người bệnh không bao giờ biết bản thân bị tiếp xúc với khí radon, trừ khi sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra radon. Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi còn lớn hơn khi vừa là người hút thuốc vừa tiếp xúc với radon. Các nguyên nhân khác bao gồm: Hít phải các hóa chất độc hại như amiăng, asen, cadmium, crom, niken, urani và một số sản phẩm dầu mỏ. Tiếp xúc với khói thải và các hạt khác trong không khí Di truyền. Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi có thể khiến thế hệ sau có nguy cơ cao hơn Bức xạ đến phổi Tiếp xúc với hàm lượng thạch tín cao trong nước uống Ung thư phổi phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt là nam giới người Mỹ gốc Phi.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư phế quản phổi nguyên phát có thể nhẹ đến mức họ người bệnh không bấm chuông báo động. Đôi khi, các triệu chứng không được chú ý cho đến khi ung thư đã lan rộng. Đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của ung thư phổi: Ho dai dẳng hoặc càng ngày càng tồi tệ hơn Khò khè Ho ra máu và chất nhầy Càng đau ngực khi hít thở sâu, cười hoặc ho Khó thở Khàn tiếng Mệt mỏi Thường xuyên mắc viêm phế quản hoặc viêm phổi và tình trạng bệnh thường kéo dài Các triệu chứng mà ung thư đã di căn có thể bao gồm: Đau hông hoặc lưng Nhức đầu, chóng mặt hoặc co giật Tê ở cánh tay hoặc chân Vàng mắt và vàng da Hạch bạch huyết phì đại Giảm cân không rõ nguyên nhân Có 2 loại ung thư biểu mô phế quản chính: Ung thư phổi tế bào nhỏ: Ung thư phổi tế bào nhỏ được đặt tên cho sự xuất hiện của các tế bào nhỏ dưới kính hiển vi. Loại ung thư này có ở khoảng 15% những người bị ung thư phổi. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chiếm phần lớn ung thư phế quản (khoảng 80%) gồm ung thư biểu mô tuyến phổi, ung thư biểu mô tế bào vảy của phổi và ung thư phổi tế bào lớn.
Bệnh ung thư phế quản là không phải bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây nhiễm sang cho người khỏe mạnh.
Hút thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng theo số lượng thuốc lá hút mỗi ngày và số năm đã hút thuốc. Bỏ thuốc ở mọi lứa tuổi có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi. Tiếp xúc với khói thuốc lá. Ngay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi vẫn tăng nếu tiếp xúc với khói thuốc lá. Tiếp xúc với khí radon. Radon được tạo ra bởi sự phân hủy tự nhiên của uranium trong đất, đá và nước cuối cùng trở thành một phần của không khí thở. Mức radon không an toàn có thể tích lũy trong bất kỳ tòa nhà nào, kể cả trong nhà . Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác. Tiếp xúc tại nơi làm việc với amiăng và các chất khác gây ung thư  như asen, crom và niken ... cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt nếu cùng hút thuốc. Tiền sử gia đình bị ung thư phổi. Những người có cha mẹ, anh chị em hoặc con bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Không có biện pháp nào chắc chắn để ngăn ngừa ung thư phế quản phổi, nhưng người dân có thể giảm nguy cơ nếu: Không hút thuốc. Nếu chưa bao giờ hút thuốc thì đừng bắt đầu hút. Nói chuyện với con cái về việc không hút thuốc để chúng có thể hiểu làm thế nào để tránh yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi. Bắt đầu trò chuyện về sự nguy hiểm của việc hút thuốc với con trẻ sớm để chúng biết cách xử lý trong trường hợp được mời hoặc mọi tình huống trẻ dễ hút thuốc lá. Bỏ thuốc lá. Ngừng hút thuốc ngay bây giờ. Bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ ung thư phổi, ngay cả khi đã hút thuốc trong nhiều năm. Để được hỗ trợ, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ về các kế hoạch hỗ trợ cai thuốc lá để giúp người bệnh bỏ thuốc lá. Các lựa chọn bao gồm các sản phẩm thay thế nicotine, thuốc và tư vấn hỗ trợ. Tránh hút thuốc thụ động. Nếu sống hoặc làm việc với người hút thuốc, hãy khuyên anh ấy hoặc cô ấy bỏ thuốc lá hoặc chí ít hãy yêu cầu anh ấy hoặc cô ấy hút thuốc bên ngoài tòa nhà. Tránh các khu vực nơi mọi người hút thuốc như quán bar và nhà hàng và tìm kiếm các lựa chọn những địa điểm không khói thuốc. Kiểm tra khí radon trong nhà. Tránh các chất gây ung thư tại nơi làm việc. Hãy thận trọng để bảo vệ bản thân khỏi tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc. Thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa cho bản thân như đeo và mặc đồ bảo hộ lao động. Nguy cơ tổn thương phổi càng tăng do các chất gây ung thư tại nơi làm việc nếu kết hợp với hút thuốc. Chế độ ăn đầy đủ trái cây và rau quả. Người bệnh nên lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây và rau quả. Nguồn thực phẩm tươi sống có  vitamin và chất dinh dưỡng là tốt nhất. Tránh dùng vitamin liều lớn ở dạng thuốc viên, vì chúng có thể gây hại. Tập thể dục hằng ngày. Nếu không tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu từ từ. Cố gắng tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.
Bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện sàng lọc ung thư phổi đối với các trường hợp trên 55 tuổi, có hút thuốc hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi. Nếu người bệnh có các triệu chứng ung thư phổi, có một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể sử dụng để giúp chẩn đoán. Chẩn đoán hình ảnh. Chụp X-quang ngực có thể giúp bác sĩ phát hiện một khối hoặc nốt bất thường. Chụp CT ngực cung cấp nhiều chi tiết hơn, cho thấy những tổn thương nhỏ ở phổi mà tia X có thể bỏ sót. Xét nghiệm đờm. Các mẫu chất nhầy được thu thập sau khi người bệnh ho. Các mẫu sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu của ung thư. Sinh thiết. Một mẫu mô được lấy từ khu vực nghi ngờ ung thư phổi của người bệnh. Bác sĩ lấy mẫu bằng cách sử dụng ống soi phế quản, một đường ống dẫn xuống từ miệng họng và đi đến phổi. Hoặc một vết mổ có thể được rạch ở dưới cổ để lấy các tế bào hạch bạch huyết. Ngoài ra, bác sĩ có thể đưa kim xuyên qua thành ngực vào phổi để lấy mẫu. Sau đó sẽ được mang đến khoa Giải phẫu bệnh hoặc khoa xét nghiệm xem dưới kính hiển vi để xác định xem có tế bào ung thư hay không. Nếu phát hiện ung thư, thì xét nghiệm cũng sẽ có thể xác định đó là loại nào của ung thư phổi. Nếu có ung thư, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để phục vụ công tác điều trị như: Sinh thiết các cơ quan nghi ngờ khác Chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT, MRI, PET hoặc xạ hình xương Ung thư phổi gồm 4 giai đoạn từ 1 đến 4, tùy thuộc vào mức độ lan rộng, việc xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị được hiệu quả nhất.
Điều trị ung thư phổi thay đổi tùy theo loại cụ thể, giai đoạn và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Phác đồ điều trị có thể cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm: Phẫu thuật Khi ung thư giới hạn ở phổi, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật khi đặc điểm của khối u nhỏ, cộng với một viền xung quanh nó, thì phẫu thuật có thể loại bỏ khối u này dễ dàng. Tuy nhiên, có những  trường hợp phải cắt bỏ toàn bộ một thùy của một lá phổi, thậm chí cắt một bên phổi. Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ nạo vét một số hạch bạch huyết gần đó và mang đi xét nghiệm kiểm tra ung thư. Hóa trị liệu Hóa trị là điều trị toàn thân với những loại thuốc mạnh có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trên khắp cơ thể. Một số loại thuốc hóa trị được tiêm truyền theo đường tĩnh mạch và một số khác có thể uống. Thời gian điều trị có thể kéo dài vài tuần đến nhiều tháng. Hóa trị đôi khi được sử dụng để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn lại sau phẫu thuật. Xạ trị liệu Các tia bức xạ có năng lượng cao để nhắm mục tiêu và bắn phá tiêu diệt các tế bào ung thư trong một khu vực cụ thể của cơ thể. Thời gian xạ trị có thể kéo dài đến vài tuần nhằm mục đích giúp thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư bị bỏ lại sau phẫu thuật. Điều trị đích hoặc liệu pháp miễn dịch Điều trị đích là những thuốc chỉ có tác dụng đối với một số đột biến gen nhất định hoặc các loại ung thư phổi cụ thể. Thuốc trị liệu miễn dịch giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn nhận biết và chống lại các tế bào ung thư. Những phương pháp điều trị này có thể được sử dụng cho ung thư phổi tiến triển hoặc tái phát. Hiện nay, Vinmec là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng liệu pháp miễn dịch tự thân điều trị các bệnh ung thư - trong đó có các loại ung thư về phổi. Chăm sóc hỗ trợ Mục tiêu của chăm sóc hỗ trợ là làm giảm các triệu chứng ung thư phổi cũng như tác dụng phụ của điều trị. Chăm sóc hỗ trợ, còn được gọi là chăm sóc giảm nhẹ, được sử dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống chung của người bệnh. Người bệnh có thể điều trị ung thư và chăm sóc giảm nhẹ cùng một lúc. Xem thêm: Các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm phế quản phổi Tìm hiểu về liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư Bệnh ung thư nào có thể sử dụng liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân trong điều trị? Liệu pháp miễn dịch tự thân – Hy vọng mới cho người bệnh ung thư Loạn sản phế quản phổi: Căn bệnh thường gặp ở trẻ sinh non
U xương ác tính
U xương ác tính là gì? Ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào của xương, hay gặp nhất là ung thư xương tạo xương và tạo sụn. Ung thư xương thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ, nam gặp nhiều hơn nữ. U xương ác tính có chữa được không? Ung thư xương hiện nay được coi là điều trị được với tỷ lệ sống thêm 5 năm từ 60-70%.
Nguyên nhân gây ung thư xương , hiện nay chưa được biết rõ. Các yếu tố được coi là có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Bức xạ ion hóa: là tác nhân vật lý từ môi trường bên ngoài gây ung thư, chiếm tỷ lệ khoảng 18% tất cả các ung thư xương. Chấn thương: các tác động va đập từ ngoài xương, chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông. Một số trường hợp ung thư xương phát triển tại vùng bị va đập hoặc gãy xương. Rối loạn di truyền: ung thư xương thường xuất hiện ở người trẻ từ 12-20 tuổi, đây là độ tuổi xương phát triển mạnh và thời gian thì quá ngắn để xuất hiện các ung thư do yếu tố môi trường. Một số bệnh lành tính có nguy cơ chuyển dạng ung thư xương: Bệnh Paget của xương: có thể thấy ở vú và da. Bệnh Paget ở xương tiến triển thành ung thư sau 40 tuổi Bệnh loạn sản xương Phân loại ung thư xương bao gồm: Ung thư tạo xương Ung thư tạo sụn U tế bào khổng lồ ác tính Bệnh sarcom Ewing Ung thư mạch  máu Ung thư tế bào liên kết xương: sarcom sợi, sarcom mỡ, u trung mô ác tính
Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt trẻ có chiều cao lớn hơn các trẻ khác cùng lứa tuổi Vị trí hay gặp: đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Vị trí ít gặp hơn là đầu trên xương đùi và đầu trên xương cánh tay; xương dẹt hay bị ung thư xương là xương chậu và xương bả vai. Các triệu chứng ung thư xương thường gặp bao gồm: Đau: là triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất với tính chất: giai đoạn sớm bệnh nhân đau mơ hồ từng đợt sau đó đau liên tục làm bệnh nhân mất ăn, mất ngủ, dùng các thuốc giảm đau không giảm. Xuất hiện khối u: u xương có thể biểu hiện là 1 đám chắc, đẩy gồ mặt da, bờ không rõ, sờ nắn không đau. U to nhanh làm biến dạng chi vùng có u. U thâm nhiễm tổ chức phần mềm, nổi rõ các mạch máu dưới da và tân tạo các mạch nhỏ. Giai đoạn muộn hơn u có thể thâm nhiễm phá vỡ mặt dạ, chảy máu gây bội nhiễm. Gãy xương bệnh lý: vì khối u xương ác tính gây tiêu hủy xương nên có hiện tượng tự gãy xương.
no_information
Người có tiền sử gia đình mắc u xương ác tính Người có tiền sử chấn thương đặc biệt gãy xương, đụng giập xương Người có tiền sử phơi nhiễm với các bức xạ ion hóa ở thời gian kéo dài Người mắc các bệnh u xương lành tính có nguy cơ chuyển dạng ác tính: bệnh Paget xương, bệnh loạn sản xương
Chưa có biện pháp phòng ngừa u xương đặc hiệu. Một số biện pháp sau có thể áp dụng: Điều trị các gãy xương tại cơ sở y tế uy tín, đi khám theo dõi định kỳ theo hẹn Đi khám định kỳ khi có các dấu hiệu nghi ngờ không rõ ràng như đau xương thỉnh thoảng ở thanh thiếu niên, đặc biệt người có tiền sử gia đình mắc bệnh Theo dõi trên các bệnh nhân mắc bệnh u xương lành tính như Paget xương, loạn sản xương
Các xét nghiệm trong chẩn đoán ung thư xương bao gồm: Xquang xương: Phải chụp cả phim thẳng và phim nghiêng. Chụp đối bên để so sánh. Dấu hiệu tiêu xương: là tiêu chuẩn của ung thư xương. Có thể thầy hình nang xương, hình gặm nhấm và mất hết calci của xương Dấu hiệu tạo xương: xen kẽ với tiêu xương nên dễ nhầm lẫn với viêm xương. Phản ứng màng xương: Không phải là dấu hiệu đặc hiệu của ung thư xương. Trong ung thư xương màng xương không đều, phá vỡ màng xương hoặc không thấy dấu vết của màng xương do ung thư xâm lấn vào phần mềm. Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ lan rộng của tổng thương trong xương, trong tủy xương và ngoài xương. Có giá trị hơn cộng hưởng từ là phát hiện sự hủy xương dưới vỏ, các gãy xương khó thấy Chụp cộng hưởng từ: Đánh giá sự lan rộng của khối u trong tủy xương, vào mô mềm, xâm lấn thần kinh, xâm lấn mạch máu. Chụp xạ hình xương: xác định giới hạn tổn thương, theo dõi sự tiến triển của các tổn thương và hiệu quả của điều trị hóa chất. Phát hiện các ổ di căn, đặc biệt là di căn xương Xét nghiệm mô bệnh học: có giá trị chẩn đoán, xác định loại mô bệnh học của ung thư xương. Xét nghiệm nồng độ Phosphatase kiềm: Tăng lên khi có hoạt động của nguyên bào xương. Xét nghiệm có vai trò theo dõi và tiên lượng bệnh. Sau điều trị nếu phosphatase kiềm tăng lên trở lại nghĩ đến tái phát. Chẩn đoán phân biệt của ung thư xương bao gồm: Viêm tủy xương cấp: do tụ cầu chiếm tỷ lệ tới 75%, sau đó là liên cầu tan huyết nhóm A. Bệnh khởi phát ở người lớn , không rầm rộ như ở trẻ em. Bệnh nhân tăng cảm giác đau tại chỗ, sưng đau phần mềm. Xquang có mất ranh giới các mô, mất chất khoáng xương, thay đổi cấu trúc màng xương. Xét nghiệm chọc hút tủy xương và màng xương để cấy vi khuẩn giúp chẩn đoán bệnh. Viêm tủy xương bán cấp: hình ảnh giống như ung thư xương nguyên phát trên Xquang và tăng hoạt tính phóng xạ trên xạ hình xương. Lâm sàng có sốt, tốc độ máu lắng tăng. Chọc hút khối u có dịch  mủ, nuôi cấy tìm vi khuẩn. Di căn xương thứ phát: triệu chứng bao gồm đau, tổn thương thần kinh, gãy xương bệnh lý. Các ung thư thường di căn đến xương bao gồm: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến …
Điều trị ung thư xương bao gồm các phương pháp sau: Phẫu thuật: Phẫu thuật bảo tồn chi: cắt bỏ khối u và ghép phục hồi đoạn xương đã mất hoặc thay xương giả.  Chỉ định khi ung thư xương còn khu trú, chưa xâm lấn thần kinh và mạch máu Phẫu thuật cắt cụt, tháo khớp áp dụng trong các trường hợp: Có tổn thương mạch máu và thần kinh chính của chi Gãy xương bệnh lý có nguy cơ reo rắc tế bào ung thư xương nếu phẫu thuật bảo tồn dễ tái phát Sinh thiết không đúng vị trí dẫn tới làm nhiễm bẩn sang tổ chức lành, nhiễm trùng tại u Tổn thương lan quá rộng vào phần mềm, không đáp ứng với hóa chất Trẻ em dưới 12: cân nhắc cắt cụt chi vì bảo tồn xương phát triển mạnh gây chênh lệch chiều dài quá nhiều về sau. Hóa chất: Hóa chất trước phẫu thuật: giúp thu nhỏ khối u nguyên phát tạo điều kiện phẫu thuật bảo tồn chi, kiểm soát các vi di căn Hóa chất sau phẫu thuật: giảm tái phát tại chỗ đặc biệt trong phẫu thuật bảo tồn. Hạn chế di căn xa. Tia xạ: Chỉ định trường hợp không phẫu thuật được Tia xạ tại chỗ có tác dụng giảm đau và làm chậm phát triển của u Tiên lượng của ung thư xương phụ thuộc vào các yếu tố sau: Vị trí của ung thư: đầu xa của chi tốt hơn đầu gần Thể mô bệnh học và giai đoạn của khối u Phương pháp điều trị: hóa chất trước phẫu thuật và phẫu thuật cho tiên lượng tốt. Xem thêm: Chẩn đoán ung thư xương như thế nào? Phát hiện ung thư xương nguyên phát bằng cách nào? Chăm sóc sức khỏe xương trên bệnh nhân ung thư
Ung thư não
Ung thư não là gì? Ung thư não là các khối u phát triển ác tính ở não, bao gồm 2 loại chính là ung thư não nguyên phát và ung thư não thứ phát do di căn từ nơi khác đến (chủ yếu từ phổi, vú, …). Tùy vào vị trí, kích thước mà ung thư não có các triệu chứng cũng như có ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân khác nhau.
Nguyên nhân ung thư não chưa được xác định rõ. Ung thư não không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có một số trường hợp có tính chất di truyền. Một số hội chứng liên quan đến ung thư não: Hội chứng Turcot: hình thành nhiều polyp lành tính trong đại tràng cùng với khối u não nguyên phát. Hội chứng Neurofibromatosis: gọi là u sợi thần kinh, là một bệnh di truyền liên quan đến rối loạn thần kinh có ảnh hưởng tới não, tủy sống, dây thần kinh. Ngoài ra bệnh nhân tiếp xúc với chất phóng xạ hoặc có tiền sử xạ trị vùng đầu mặt cổ, tiền sử tiếp xúc với hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, dầu khí, dung môi hòa tan, hóa chất cao su, nhựa vinyl…)  cũng có nguy cơ mắc ung thư não cao hơn. Nhiễm virus EBV (Epstein-Barr virus) và CMV (Cytomegalovirus) làm tăng nguy cơ ung thư não
Triệu chứng ung thư não đặc trưng nhất bởi tình trạng tăng áp lực nội sọ do tăng thể tích của khối u, tăng thể tích do phù não và ứ đọng dịch não tủy. Ngoài ra còn có các triệu chứng mang tính chất định khu của khối u. Tăng áp lực nội sọ: Đau đầu: 80-90% bệnh nhân ung thư não đều có đau đầu cục bộ hoặc toàn thể. Đau do khối u chèn ép các dây thần kinh sọ não, các xoang tĩnh mạch gây phản xạ co thắt mạch máu não. Đau có thể dữ dội hoặc mơ hồ không rõ vị trí đau. Bệnh nhân đau thường xuyên, có xu hướng ngày tăng dần, uống thuốc giảm đau không đỡ. Nôn: nôn vọt, nôn không liên quan đến bữa ăn và không có đau bụng trước hay sau nôn. Phù gai thị: phù hoặc teo gai thị xảy ra khi tăng áp lực nội sọ đè ép các bó mạch thần kinh thị giác. Bệnh nhân xuất hiện nhìn mờ tăng dần kèm theo đau đầu và nôn. Động kinh: có thể xuất hiện co giật 1 bên hoặc 2 bên xuất hiện khoảng 40% các trường hợp ung thư não. Các triệu chứng định khu tổn thương: có thể từ nhẹ đến nặng như liệt dây thần kinh đơn độc, yếu tay chân, giảm trí nhớ hoặc giảm thị lực: U thùy trán: giảm trí nhớ hay giảm sự chú ý là triệu chứng thường gặp trong u não thùy trán. Bệnh nhân có thể mất khứu giác và teo dây thần kinh thị giác, cũng có thể mất ngôn ngữ nếu u ở phía sau thùy trán U thùy đỉnh: đặc trưng bởi rối loạn cảm giác và rối loạn vận động, giảm cảm giác, xúc giác, không định vị được vị trí không gian. U thùy thái dương: có thể có các triệu chứng ảo khứu, ảo thính, ảo thị và rối loạn ngôn ngữ, không thể gọi đúng tên đồ vật. Nếu u chèn ép dây thần kinh vận nhãn chung, bệnh nhân có thể bị sụp mi, đồng tử giãn. U thùy chẩm: biểu hiện giảm thị lực. Hội chứng tăng áp lực nội sọ thường xuất hiện sớm vì chèn ép vào cống não. U não thất: đau đầu thành cơn, đau dữ dội và có biểu hiện tăng áp lực nội sọ sớm. U tuyến yên: đau đầu, giảm thị lực, rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều. Có thể béo phì, to đầu ngón chân ngón tay hoặc có thể trạng khổng lồ kèm theo thiểu năng sinh dục U góc cầu tiểu não: ù tai, chóng mặt, giảm thính lực. Bệnh nhân có thể tê ở mặt và lưỡi do u chèn ép vào dây V. U tiểu não: bệnh nhân có triệu chứng tăng áp lực nội sọ rõ, đi lại không vững, rối loạn thăng bằng.
no_information
Ung thư não có thể xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi nhưng phổi biến nhất ở nhóm trẻ em từ 3-12 tuổi và nhóm người lớn từ 40-70 tuổi. Người có tiền sử tiếp xúc phóng xạ hoặc xạ trị vùng đầu mặt cổ Người mắc ung thư phổi, ung thư vú.. có khả năng bị ung thư não do di căn Người mắc các hội chứng Turcot, hội chứng  Neurofibromatosis
Hiện nay vẫn chưa  có các biện pháp phòng ngừa ung thư não đặc hiệu. Bệnh nhân được khuyến cáo đi khám sức khỏe kiểm tra khi có các dấu hiệu nghi ngờ như đau đầu, nôn, buồn nôn kéo dài hoặc đột ngột yếu liệt nửa người, nói khó, rối loạn thị giác, thính giác… Đặc biệt các bệnh nhân ung thư nên được sàng lọc ung thư não di căn khi có các triệu chứng báo hiệu.
Chẩn đoán ung thư não dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm sau: Chụp cắt lớp vi tính: xác định vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn xung quanh, tình trạng phù não, tăng áp lực nội sọ. Chụp cộng hưởng từ: đánh giá chính xác vị trí và sự tương quan của khối u với các tổ thức lân cận. Chụp động mạch não: sự tăng sinh và xô đẩy  mạch máu trong não là hình ảnh gián tiếp của khối u não choán chỗ Chụp PET-CT: đánh giá khối u não và các khối u toàn thân khác đồng thời. Điện não đồ: Ghi được các sóng bất thường. Đánh giá các giai đoạn trong ung thư não không được sử dụng giống như các ung thư khác vì đa số ung thư não nguyên phát không xâm lấn ra ngoài hệ thống thần kinh. Người ta dùng thuật ngữ ung thư não độ I-IV để mô tả mức độ tiến triển của ung thư não: Ung thư não độ 1: khối u phát triển chậm, không lan rộng có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật Ung thư não độ 2: Khối u ít có khả năng phát triển và lan rộng nhưng có nhiều khả năng quay trở lại sau khi điều trị. Ung thư não độ 3: Khối u phát triển nhanh chóng, các tế bào ung thư phân chia nhanh nhưng không có các tế bào chết đi Ung thư não độ 4: Khối u phân chia nhanh chóng, xâm lấn mạch máu và cả các mô chết xung quanh não. Khối u phát triển và lan rộng.
Điều trị ung thư não bao gồm 3 phương pháp chính: phẫu thuật, tia xạ và hóa chất. Phẫu thuật: mục tiêu là loại bỏ khối u mà không gây tổn thương cơ quan lành lân cận. Tuy nhiên phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào vị trí khối u nông hay sâu, u có giới hạn rõ hay không, trình độ phẫu thuật viên cũng như các trang thiết bị. Không phải loại u não nào cũng có thể lấy bỏ triệt để được. Các u não ở sâu, hành não, thân não, gần mạch máu lớn thì lấy bỏ u rất khó khăn do gần trung tâm hô hấp, tim mạch và khó cầm máu Xạ trị: Tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau khi phẫu thuật hoặc những u ác tính ở sâu mà phẫu thuật không thực hiện được. Hóa chất: dùng bổ trợ sau phẫu thuật và sau tia xạ. Hóa chất có tác dụng trong các trường hợp u phát triển nhanh, các Glioblastoma, Astrocytoma độ III và độ IV. Ngoài ra điều trị đích trong ung thư não: cá thuốc tác dụng vào các yếu tố tăng sinh mạch, tác dụng vào gen và protein (Bevacizumab, Laorotrectinib..) Xem thêm: Mối tương quan giữa thứ tự sinh và ung thư não ở trẻ em: nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp Liệu pháp miễn dịch tự thân – Hy vọng mới cho người bệnh ung thư Biểu hiện của ung thư di căn não Vinmec đang có những gói khám sàng lọc ung thư nào?
U lách (lành tính)
U nang lá lách là tổn thương ít phổ biến của lách. Đây là bệnh u lách chiếm tỷ lệ khoảng 0.5 đến 2% dân số. Bệnh thường diễn biến âm thầm hoặc có triệu chứng không đặc hiệu. U lá lách có nguy hiểm không?  Bệnh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu nang nhiễm trùng hoặc xuất huyết trong nang, vỡ nang  hay rò vào tạng lân cận.
U nang lách có hai loại chính là u nang lách ký sinh trùng và u nang lách không do ký sinh trùng. U nang lách ký sinh trùng: do sự phát triển của Echinococcus (sán dây nhỏ). Ký chủ chính là động vật nuôi nhà (chó, mèo…). Ký chủ trung gian truyền bệnh là các động vật gặm nhấm (cừu, dê). Trứng của Echinococcus bị lây nhiễm qua thực ăn sống (thực vật, rau sống…) theo hệ mạch máu tới các cơ quan như gan, phổi, thận, não, lách.. bị bắt giữ bởi các đại thực bào máu. Kết quả bắt giữ ấu trùng tại lách dẫn đến hình thành nên nang lách ký sinh trùng (còn gọi là nang Hydatid). U nang lách không do ký sinh trùng: là các nang có nguồn gốc bẩm sinh, bạch mạch hay mạch máu thì nguyên nhân chưa biết được rõ. U nang lách giả: là các nang được hình thành sau sự tiêu hủy hối máu tụ do chấn thương, nhồi máu, xuất huyết…
Các bệnh lý u nang lách được chia làm 3 nhóm biểu hiện chính: U nang lách im lặng: bệnh nhân được phát hiện tình cờ khi thăm khám các bệnh lý khác U nang lách có triệu chứng: được gây ra do sự chèn ép chiếm chỗ của nang lách với mô lách lành và với  cơ quan lân cận (dạ dày, đại tràng, đáy phổi, vòm hoành…) U nang lách có biến chứng: nhiễm trùng nang lách, áp xe nang gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết, vỡ nang gây viêm phúc mạc, xuất huyết vỡ nang do chấn thương… Các triệu chứng có thể gặp bao gồm: Đau bụng: có thể đau vùng hạ sườn trái, vùng thượng vị, nếu viêm phúc mạc bệnh nhân đau dữ dội toàn bụng. Buồn nôn, nôn: do nang lách chèn ép dạ dày Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, đầy hơi, ợ chua, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón Khó thở: khi nang chèn ép cơ hoành và màng phổi trái Ho:  nếu nang chèn ép và kích thích thần kinh hoành, màng phổi Đau lưng: nếu nang chèn ép thận và niệu quản gây bít tắc. Sốt: nếu nang bị nhiễm trùng hoặc áp xe nang lách Tăng huyết áp: khi nang chèn ép động mạch thận
no_information
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh u lách. Người có tiền sử chấn thương vùng bụng có nguy cơ phát triển các u nang lách giả Người có thói quen ăn rau sống, gỏi cá .. có nguy cơ mắc u nang lách do ký sinh trùng
Chưa có biện pháp phòng ngừa u lách đặc hiệu. Một số biện pháp có thể được áp dụng bao gồm: Ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh Tập luyện thể dục thể thao đều đặn Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên đặc biệt nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa dù chỉ mơ hồ. Nếu mắc u nang lá lách chưa có chỉ định phẫu thuật cần sinh hoạt nghỉ ngơi đều đặn,  không lao động nặng, hạn chế chấn thương vùng bụng gây nguy cơ vỡ u lách gây mất máu, nhiễm trùng, rò vào cơ quan lân cận.
Chẩn đoán u lách dựa vào triệu chứng lâm sàng và các cận lâm sàng sau: Siêu âm: phương tiện chẩn đoán đơn giản, rẻ tiền, không xâm phạm. Nang lách có biểu hiện là các ổ cản âm kém hoặc không cản âm với đặc điểm bờ rõ, thành mỏng, mềm mại và có tăng âm phía sau. Siêu âm giúp xác định số lượng, kích thước, vị trí của nang cũng như các tổn thương cơ quan trong ổ bụng khác nếu có. Chụp cắt lớp vi tính: giúp đánh giá nang lách và biến chứng của nang nếu có. Đánh giá sự chèn ép của nang đến các cơ quan lân cận. Chụp Xquang không chuẩn bị: hình ảnh vôi hóa của nang lách hoặc bóng lách to dưới vòm hoành. Chụp Xquang ngực thẳng: có thể thấy hình ảnh bóng lách to đẩy vòm hoành lên cao, đẩy lệch bóng hơi dạ dày.
Điều trị u nang lách không phẫu thuật: Áp dụng trường hợp u lách kích thước nhỏ hơn 4 cm, đơn độc, chưa có triệu chứng và biến chứng. Bệnh nhân được chỉ định nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, tránh các chấn thương vùng bụng và khám định kỳ từ 6-12 tháng/lần Bệnh nhân u nang lách do ký sinh trùng được sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng như Albendazole, Mebendazole… Điều trị u nang lách phẫu thuật: Phẫu thuật là tiêu chuẩn vàng trong điều trị u nang lách. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm: cắt lách toàn bộ, cắt lách bán phần và cắt chóp u nang lách. Phẫu thuật cắt lách bán phần hoặc cắt chóp u nang lách có nguy cơ tái phát hoặc chảy máu, tụ máu sau mổ nên thường ít được áp dụng.   Xem thêm: Lá lách nằm ở đâu và có vai trò gì? Cường lách: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Ung thư lá lách: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ung thư vú
Bầu vú gồm có các tiểu thùy (tuyến tạo sữa), các tiểu quản (ống cực nhỏ dẫn sữa tới núm vú) và mô mỡ. Ung thư có thể bắt đầu tại bất cứ chỗ nào trong cơ thể, ung thư bắt đầu ở vú được gọi là ung thư vú. Ung thư vú bắt đầu khi một nhóm tế bào tuyến vú tăng trưởng vượt ngoài tầm kiểm soát, cứ tiếp tục nhân lên và lấn át tế bào bình thường. Tế bào ung thư sau đó lan rộng tới những bộ phận khác của cơ thể, gọi là di căn. Đa số các trường hợp ung thư vú đều bắt đầu trong các tế bào niêm lót tiểu quản, gọi là ung thư tiểu quản. Những trường hợp khác ung thư bắt đầu tại tế bào niêm lót tiểu thùy hay từ những mô khác ở vú.
Nguyên nhân gây ra ung thư vú có thể là sự tương tác giữa gen và môi trường sống. Ung thư vú di truyền Khoảng 5 - 10% ung thư vú có liên quan đến những đột biến gen được di truyền từ các thế hệ trước trong gia đình. Gen được biết đến nhiều nhất là BRCA1 và BRCA2, cả hai gen này đều làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Vì vậy, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn di truyền và làm xét nghiệm máu phát hiện gen BRCA khi gia đình có người thân bị ung thư vú hoặc các loại ung thư khác. Yếu tố nguy cơ Giới nữ Lớn tuổi Đã từng bị u thùy vú tại chỗ hoặc tăng sinh phì đại tuyến vú không đặc hiệu Gia đình có người thân (mẹ, chị hoặc em gái) bị ung thư vú Có đột biến gen BRCA1 và BRCA2 Phơi nhiễm phóng xạ Béo phì Có kinh nguyệt trước năm 12 tuổi Sinh con đầu lòng sau 30 tuổi Chưa mang thai Sử dụng liệu pháp nội tiết tố sau mãn kinh Uống thức uống có cồn
Biểu hiện phổ biến nhất của ung thư vú là xuất hiện các cục u. Cục u có thể cứng hoặc mềm, đau hay không đau. Vì vậy, nếu có bất kỳ cục u vú nào, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Những dấu hiệu khác cũng có thể là biểu hiện của ung thư vú: Sưng phù toàn bộ hoặc một phần vú Thay đổi ở núm vú hoặc da vùng vú, ví dụ như đau rát, có chỗ lõm, ửng đỏ, đóng vảy hoặc dày hơn Đau bầu vú hoặc núm vú Núm vú thụt vào trong Có dịch tiết không phải là sữa Sưng phù hoặc có cục u tại các hạch bạch huyết ở nách
no_information
no_information
1. Phòng ngừa cho phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú trung bình Thường xuyên tự khám vú Đến các cơ sở y tế để tầm soát ung thư vú: khám vú, chụp nhũ ảnh Hạn chế uống thức uống có cồn Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày Hạn chế sử dụng liệu pháp nội tiết tố sau mãn kinh Duy trì cân nặng ổn định, không quá thừa cân cũng không quá gầy Chế độ ăn uống lành mạnh 2. Phòng ngừa cho phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú Phòng ngừa bằng thuốc: dùng các thuốc ức chế nội tiết tố estrogen hay ức chế tổng hợp estrogen giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Phòng ngừa bằng phẫu thuật: cắt bỏ tuyến vú 2 bên, có thể kèm cắt bỏ buồng trứng 2 bên để giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Khám vú: để tìm những thay đổi ở núm vú hoặc da vùng vú, đồng thời kiểm tra hạch bạch huyết dưới nách và trên xương đòn để biết mức độ lan rộng của ung thư. Siêu âm vú Chụp nhũ ảnh (mamography) Chụp cộng hưởng từ (MRI) vú Xét nghiệm dịch tiết từ núm vú Sinh thiết vú Việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán nào tùy theo nhận định của bác sĩ về tình trạng bệnh của mỗi người
1. Trị liệu tại chỗ: phẫu thuật và chiếu xạ Phẫu thuật: gồm cắt bỏ u vú, cắt bỏ vú avà cắt bỏ hạch bạch huyết ở nách. Xạ trị: giúp tiêu diệt bất cứ tế bào ung thư nào còn sót trong vú, tại thành ngực hoặc ở vùng nách sau khi phẫu thuật. Có 2 cách chiếu xạ: chiếu xạ bằng chùm tia ngoài (chiếu xạ vào vú từ máy móc đặt bên ngoài cơ thể) và liệu pháp cận phóng xạ (các hạt phóng xạ được đặt vào mô vú ở cạnh vùng ung thư). 2. Trị liệu toàn thân: hóa học trị liệu (dùng thuốc để chống lại ung thư) và liệu pháp nội tiết tố Hóa trị Thuốc đi vào cơ thể theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống dưới dạng viên, sau đó thuốc đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Quá trình điều trị thường kéo dài nhiều tháng, và được thực hiện theo chu trình, giữa mỗi chu trình là thời gian tạm nghỉ vài tuần lễ. Người bệnh có thể gặp các phản ứng phụ của hóa trị như mệt mỏi, rụng tóc, khó chịu ở bao tử, … Tuy nhiên, những vấn đề rắc rối này sẽ mất đi sau khi kết thúc chữa trị. Liệu pháp nội tiết tố Estrogen là nội tiết tố nữ do cơ thể tạo ra. Trong một vài trường hợp, estrogen làm cho ung thư vú tăng trưởng mạnh hơn. Vì vậy, ngăn chặn ảnh hưởng của estrogen hay hạ thấp mức estrogen cũng là cách điều trị một số dạng ung thư vú. Tamoxifen là loại thuốc ngăn chặn estrogen thường dùng nhất, được uống hàng ngày dưới dạng viên. 3. Các phương pháp khác: tế bào gốc, vitamin, thảo dược, chế độ ăn uống đặc biệt, … Trong các phương pháp này, có phương pháp rất hữu ích, nhưng nhiều phương pháp khác vẫn chưa được thử nghiệm, dẫn đến không phát huy hiệu quả, hay thậm chí còn gây hại thêm. Vì vậy, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào. Tại Vinmec, liệu pháp miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư (trong đó có ung thư vú) đã được đưa vào áp dụng. Vinmec là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam sử dụng liệu pháp này nhằm tăng hiệu quả điều trị ung thư (bao gồm cả ung thư vú). Tìm hiểu thêm về liệu pháp trong các bài viết sau: Liệu pháp miễn dịch tự thân – Hy vọng mới cho người bệnh ung thư Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân giúp tăng khả năng miễn dịch cho bệnh nhân ung thư ở mức độ nào? Tìm hiểu về liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư 4. Ung thư vú có chữa được không? Hiện nay, như đã nói trên, có nhiều phương pháp để chữa trị ung thư vú, tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào và việc điều trị có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào tuổi, giai đoạn ung thư, bệnh nền đi kèm, khả năng chịu đựng phản ứng phụ xuất hiện khi điều trị của từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, sau quá trình trị liệu, người bệnh cần đến tái khám đúng theo lịch hẹn, vì ung thư vú có thể tái phát. Mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ tiến hành khám bệnh, xét nghiệm máu hay các xét nghiệm khác để biết tình trạng ung thư có tái phát hay không. Lúc đầu các lần khám sẽ cách khoảng mỗi 3 đến 6 tháng. Sau đó, thời gian giữa các lần tái khám sẽ dài ra dần, và sau 5 năm người bệnh có thể chỉ phải đến khám mỗi năm một lần. Người bệnh cần được theo dõi liên tục nhiều năm sau khi kết thúc điều trị. Nếu người bệnh đang dùng Tamoxifen cần đi khám vùng chậu hàng năm, vì thuốc này làm tăng nguy cơ bị ung thư tử cung. Ngoài ra, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh và khám/tái khám định kỳ. Xem thêm: Tầm soát ung thư vú (Phần I) Tầm soát ung thư vú (Phần II) Siêu âm vú - Phương pháp tầm soát ung thư vú
Ung thư biểu mô tế bào đáy
Ung thư biểu mô tế bào đáy (Basal cell carcinoma-BCC) là loại u ác tính gồm những tế bào giống với những tế bào ở lớp đáy của thượng bì. Ung thư tế bào đáy bắt đầu trong các tế bào cơ bản là một loại tế bào trong da tạo ra các tế bào da mới khi các tế bào cũ chết đi. Ung thư biểu mô tế bào đáy thường xuất hiện dưới dạng vết sưng hơi trong suốt trên da, mặc dù nó có thể có các dạng khác, xảy ra thường xuyên nhất trên các khu vực của da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như đầu và cổ. Hầu hết các ung thư biểu mô tế bào đáy được cho là do tiếp xúc lâu dài với tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời. Tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư biểu mô tế bào đáy. Đây là loại ung thư da hay gặp nhất, chiếm khoảng 75% các loại ung thư da. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Ung thư biểu mô tế bào đáy có nhiều thể khác nhau. Ung thư biểu mô đáy có nguy hiểm không?  Ung thư biểu mô tế bào đáy tiến triển chậm, tổn thương có thể lan rộng, xâm lấn tổ chức xung quanh gây biến dạng và làm rối loạn chức năng của một số cơ quan bộ phận như mũi, miệng và mắt. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cắt bỏ rộng thương tồn, tiên lượng của bệnh rất tốt. Biến chứng của ung thư biểu mô tế bào đáy bao gồm: Nguy cơ tái phát. Ngay cả sau khi điều trị thành công, một tổn thương có thể xuất hiện trở lại, thường ở cùng một nơi. Tăng nguy cơ mắc các loại ung thư da khác. Tiền sử ung thư biểu mô tế bào đáy cũng có thể làm tăng cơ hội phát triển các loại ung thư da khác như ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư lan ra ngoài da. Các dạng ung thư biểu mô tế bào đáy hiếm gặp có thể xâm lấn và phá hủy các cơ, dây thần kinh và xương gần đó. Và hiếm khi, ung thư biểu mô tế bào đáy có thể lan sang các khu vực khác của cơ thể.
Ung thư biểu mô tế bào đáy xảy ra khi một trong các tế bào cơ bản của da phát triển đột biến trong DNA của nó. Các tế bào cơ bản được tìm thấy ở dưới cùng của lớp biểu bì - lớp ngoài cùng của da. Các tế bào cơ bản tạo ra các tế bào da mới. Khi các tế bào da mới được sản xuất, chúng sẽ đẩy các tế bào cũ về phía bề mặt da, nơi các tế bào cũ chết đi và bị bong ra. Quá trình tạo ra các tế bào da mới được kiểm soát bởi DNA của tế bào cơ bản. Đột biến trong DNA làm cho một tế bào cơ bản nhân lên nhanh chóng và tiếp tục phát triển khi nó thường chết. Cuối cùng, các tế bào bất thường tích lũy có thể tạo thành một khối u ung thư - tổn thương xuất hiện trên da. Tia cực tím và các nguyên nhân khác: Phần lớn thiệt hại cho DNA trong các tế bào cơ bản được cho là do bức xạ tia cực tím (UV) được tìm thấy trong ánh sáng mặt trời và trong đèn thuộc da thương mại và giường tắm nắng. Các yếu tố khác có thể góp phần vào nguy cơ và sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào đáy, và nguyên nhân chính xác có thể trong một số trường hợp không rõ ràng.
Ung thư biểu mô tế bào đáy thường phát triển trên các bộ phận tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của cơ thể, đặc biệt là đầu và cổ của bạn. Ung thư da này xuất hiện ít hơn trên thân và chân, và ung thư biểu mô tế bào đáy có thể - nhưng hiếm khi - xảy ra trên các bộ phận của cơ thể bạn thường được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời như bộ phận sinh dục hoặc ngực của phụ nữ. Ung thư biểu mô tế bào đáy xuất hiện như một sự thay đổi trên da, chẳng hạn như sự tăng trưởng hoặc vết loét sẽ không lành. Những thay đổi trên da, hoặc tổn thương, thường có một trong những đặc điểm sau: Một vết sưng màu trắng ngọc trai, màu da hoặc hồng mờ, Các mạch máu nhỏ thường được nhìn thấy. Ở những người có tông màu da tối hơn, tổn thương sẽ tối hơn nhưng vẫn hơi mờ. Loại ung thư biểu mô tế bào đáy phổ biến nhất, tổn thương này thường xuất hiện ở mặt, tai hoặc cổ. Các tổn thương có thể vỡ, chảy máu và đóng vảy. Một tổn thương màu nâu, đen hoặc xanh - hoặc một tổn thương có các đốm đen - với đường viền mờ, hơi nhô lên. Một mảng phẳng, có vảy, màu đỏ với một cạnh nổi là phổ biến hơn ở lưng hoặc ngực. Theo thời gian, những miếng vá này có thể phát triển khá lớn. Một tổn thương màu trắng, giống như sáp, không có sẹo mà không có đường viền rõ ràng, được gọi là ung thư biểu mô tế bào đáy hình thái, là ít phổ biến nhất. Tổn thương này rất dễ bị bỏ qua, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một loại ung thư đặc biệt xâm lấn và làm biến dạng. Các triệu chứng theo thương tổn trên da Tổn thương u: thường bắt đầu là khối u kích thước từ 1 đến vài cen-ti-mét, mật độ chắc, bóng, trên có giãn mạch. Thương tổn không ngứa, không đau, tiến triển chậm có thể có loét Tổn thương xơ hóa: hay gặp ở vùng mũi hoặc trán, biểu hiện là thương tồn bằng phẳng với mặt da, đôi khi thành sẹo lõm, thâm nhiễm, trên có các mạch máu giãn, giới hạn không rỗ ràng với da lành. Tổn thương nông dạng Paget: hay gặp ở thân mình. Thương tổn bằng phẳng với mặt da, giới hạn rõ, trên có vảy, tiến triển chậm. Tổn thương loét: tất các các loại tổn thương trên đây có thể loét lâu lành trên có vảy tiết đen hoặc tổ chức hoại tử. Tăng sắc tố: hiện tượng tăng sắc tố rất thường gặp trong các tổn thương ung thư tế bào đáy. Thường có màu nâu đen rất dễ nhầm với hiện tượng tăng sắc tố trong ung thư tế bào hắc tố.
no_information
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy bao gồm: Phơi nắng mãn tính. Thời gian ở ngoài trời nhiều hoặc trong các gian hàng thuộc da thương mại làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy. Nguy cơ cao hơn nếu sống ở nơi có nhiều nắng hoặc cường độ cao dẫn đến tiếp xúc với bức xạ UV nhiều hơn. Cháy nắng nghiêm trọng, đặc biệt là trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên, cũng làm tăng nguy cơ của bạn. Nhiều nghiên cứu đã xác định tia cực tím là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư da, nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy. Những người làm việc ngoài trời có tỉ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy rất cao. Khoảng 80% các thương tổn ung thư biểu mô tế bào đáy ở vùng da hở. Xạ trị. Xạ trị để điều trị bệnh vẩy nến, mụn trứng cá hoặc các tình trạng da khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy tại các vị trí điều trị trước đó trên da. Da trắng. Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy cao hơn ở những người dễ bị tàn nhang hoặc bỏng hoặc những người có làn da rất sáng, tóc đỏ hoặc vàng hoặc mắt sáng màu. Giới tính. Đàn ông có nhiều khả năng phát triển ung thư biểu mô tế bào đáy hơn phụ nữ. Tuổi. Bởi vì ung thư biểu mô tế bào đáy thường mất nhiều thập kỷ để phát triển, phần lớn ung thư biểu mô tế bào đáy xảy ra sau 50 tuổi. Tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư da. Nếu đã bị ung thư biểu mô tế bào đáy một hoặc nhiều lần có cơ hội phát triển lại. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư da, bạn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào đáy. Thuốc ức chế miễn dịch. Uống thuốc ức chế hệ thống miễn dịch đặc biệt là sau phẫu thuật cấy ghép, làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào đáy phát triển ở những người dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể dễ tái phát hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Tiếp xúc với asen. Asen, một kim loại độc hại được tìm thấy rộng rãi trong môi trường, làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy và các bệnh ung thư khác. Mọi người đều có một số tiếp xúc với asen vì nó xảy ra tự nhiên trong đất, không khí và nước ngầm. Nhưng những người có thể tiếp xúc với asen ở mức cao hơn bao gồm nông dân, công nhân nhà máy lọc dầu và những người uống nước giếng bị ô nhiễm hoặc sống gần các nhà máy luyện kim. Hội chứng di truyền gây ung thư da. Một số bệnh di truyền hiếm gặp thường dẫn đến ung thư biểu mô tế bào đáy. Hội chứng ung thư tế bào đáy Nevoid (hội chứng Gorlin-Goltz) gây ra nhiều ung thư biểu mô tế bào đáy, cũng như rối loạn da, xương, hệ thần kinh, mắt và tuyến nội tiết. Xeroderma sắc tố gây ra sự nhạy cảm cực độ với ánh sáng mặt trời và nguy cơ ung thư da cao vì những người mắc bệnh này có rất ít hoặc không có khả năng sửa chữa tổn thương cho da từ tia cực tím. Những biến đổi về gen: Gen P53. Ở những bệnh nhân có gen P53 không hoạt động, thì 50% số bệnh nhân này mắc ung thư da ở tuổi 30 và 90% mắc ung thư da ở tuổi 70. Gen BRAF. Những đột biến của gen này trong quá trình phát triển cơ thể thường gây nên một số loại ung thư (có vai trò như oncogene) như u lympho không-Hodgkin, ung thư trực tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp và nhất là ung thư tế bào hắc tố ở da.
Có thể giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy bằng các biện pháp sau: Tránh ánh nắng mặt trời khi tia sáng của nó mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Sử dụng kem chống nắng quanh năm. Chọn một loại kem chống nắng ngăn chặn cả hai loại bức xạ UVA và UVB từ mặt trời và có SPF ít nhất là 15. Thoa kem chống nắng một cách hào phóng, và bôi lại sau mỗi hai giờ - hoặc thường xuyên hơn nếu bạn bơi hoặc ra mồ hôi. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với SPF từ 30 trở lên.  Mặc quần áo bảo hộ. mặc quần áo dài che tay chân và đội chiếc mũ rộng vành giúp bảo vệ nhiều hơn, có thể đeo kính râm giúp bảo vệ hoàn toàn khỏi cả tia UVA và UVB. Nếu đã bị ung thư da, bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về tần suất bạn nên được kiểm tra tái phát. Khám định kỳ 1 - 2 lần/năm để phát hiện tình trạng tái phát hoặc các tổn thương ung thư mới.
Chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào đáy chủ yếu dựa vào: Triệu chứng lâm sàng    Tổn thương ở người có tuổi, biểu hiện là các u chắc, bóng, trên có giãn mạch hoặc tổn thương nổi gờ cao, bóng và hình ảnh “hạt ngọc trai”.     Vùng da hở.     Không ngứa, không đau.     Tiến triển chậm, xâm lấn tổ chức xung quanh có thể loét, dễ chảy máu. Xét nghiệm mô bệnh học: được tiến hành cho tất cả các bệnh nhân. Xác định các tế bào ác tính: bào tương bắt màu kiềm, nhân quái, nhân chia. Tập trung thành khối, xung quanh được bao quanh tổ chức xơ, phá vỡ cấu trúc của thượng bì và màng đáy.  Mô bệnh học giúp xác định mức độ biệt hóa, mức độ xâm lấn xuống trung bì. Chẩn đoán thể lâm sàng Thể u: Là thể hay gặp nhất, chủ yếu gặp ở vùng đầu, cổ và nửa trên lưng. Biểu hiện lâm sàng thường bắt đầu là u kích thước từ 1 đến vài cm, mật độ chắc, trên có giãn mạch, không ngứa, không đau, tiến triển chậm lan ra xung quanh, có thể có thâm nhiễm, loét, dễ chảy máu, đóng vảy tiết đen, bờ nổi cao với các sẩn bóng, chắc. Thể nông: Tổn thương dát hoặc sẩn màu hồng hoặc đỏ nâu, có vảy da, trung tâm tổn thương thường lành, bờ hơi nổi cao giống như sợi chỉ, vị trí thường gặp ở vùng thân và ít có xu hướng xâm lấn. Thể xơ: Thường gặp ở vùng mũi hoặc trán. Biểu hiện là thương tổn bằng phẳng với mặt da đôi khi thành sẹo lõm, thâm nhiễm, trên có các mạch máu giãn, giới hạn không rõ ràng với da lành. Thể này có tỉ lệ tái phát rất cao sau điều trị. Thể loét: Thể loét rất thường gặp. Tình trạng loét trong ung thư tế bào đáy không phụ thuộc vào kích thước khối u. Loét thường ở giữa tổn thương, bờ không đều, nham nhở, đáy bẩn, trên có vảy tiết màu nâu đen và dễ chảy máu. vết loét thường rất lâu lành, có thể tiến triển lành tạo sẹo gây co kéo đôi khi làm biến dạng các hốc tự nhiên như miệng mũi mắt... Thể tăng sắc tố: Thể tăng sắc tố cũng rất thường gặp. Đôi khi rất khó chẩn đoán với ung thư tế bào hắc tố. Trong ung thư tế bào đáy thường có màu đen đồng nhất xen kẽ với các vảy tiết màu đen hoặc các u nhỏ giống hạt ngọc trai.
Nguyên tắc điều trị Loại bỏ triệt để tổ chức ung thư. Điều trị phủ tổn khuyết, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ sau khi cắt bỏ thương tổn u. Điều trị cụ thể: một số phương pháp điều trị ung thư tế bào đáy đem lại hiệu quả cao. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào là tốt nhất tùy thuộc vào loại, vị trí và kích thước của bệnh ung thư, cũng như sở thích và khả năng để thực hiện các lần tái khám. Lựa chọn điều trị cũng có thể phụ thuộc vào việc đây là ung thư biểu mô tế bào đáy lần đầu hay tái phát Loại bỏ tổ chức ung thư: có nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ tổ chức ung thư tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân và điều kiện trang thiết bị. Phẫu thuật cắt bỏ rộng thương tổn: đây là biện pháp được chỉ định nhiều nhất, đường rạch da cách bờ tổn thương từ 0,3 - 0,5 cm. Phẫu thuật Mohs: là phương pháp điều trị ung thư da cho kết quả tốt. Tổ chức u được cắt bỏ từng lớp và được kiểm tra bằng kính hiển vi. Những vị trí còn tế bào ung thư sẽ được tiếp tục cắt bỏ cho đến tổ chức da lành. Kỹ thuật đã tạo ra được bước đột phá trong điều trị ung thư da, giúp cho bác sĩ xác định ngay được việc loại bỏ hết tổ chức ung thư trong quá trình phẫu thuật, tiết kiệm được tổ chức da lành xung quanh và giảm tối đa mức độ tái phát của bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật Mohs đòi hỏi các trang thiết bị hiện đại. Bệnh nhân phải trải qua nhiều lần phẫu thuật, tốn kém về thời gian và kinh phí. Đây thường là một điều trị hiệu quả cho ung thư biểu mô tế bào đáy tái phát, một tổn thương trên khuôn mặt của bạn và các tổn thương lớn, sâu, phát triển nhanh hoặc hình thái. Đối với ung thư xâm lấn, thủ tục này có thể được theo sau bằng xạ trị. Ngoài ra còn có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác như phẫu thuật lạnh (Cryosurgery), bốc bay tổ chức bằng laser CO2, tia xạ, quang tuyến liệu pháp, hoặc dùng quang hóa trị liệu (photochemotherapy). Các biện pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân có tuổi, thể trạng kém, mắc một số bệnh mạn tính không có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ thương tổn. Phẫu thuật tạo hình khuyết tổ chức Phẫu thuật tạo hình phủ tổn khuyết sử dụng các vạt da tại chỗ hoặc từ xa, ghép da dày toàn bộ hay ghép da xẻ đôi. Lành sẹo tự nhiên: trường hợp thương tổn nhỏ ở một số vị trí đặc biệt như ở mũi, góc mắt... hoặc thể trạng bệnh nhân quá yếu không thể phẫu thuật tạo hình khuyết tổ chức, sau khi cắt bỏ tổ chức ung thư, tiến hành thay băng hàng ngày để tổn khuyết lên tồ chức hạt và tự lành sẹo. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy bao gồm: Điều trị tại chỗ. Ung thư biểu mô tế bào đáy là bề mặt và không lan rộng ra ngoài da có thể được điều trị bằng kem hoặc thuốc mỡ. Các thuốc imiquimod (Aldara) và fluorouracil (Efudex, Fluoroplex, những loại khác) được sử dụng trong vài tuần để điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy có nguy cơ thấp như vậy. Thuốc trị ung thư tiến triển. Ung thư biểu mô tế bào đáy lan sang các khu vực khác của cơ thể (di căn) có thể được điều trị bằng vismodegib (Erivedge) hoặc sonidegib (Odomzo). Những loại thuốc này cũng có thể là một lựa chọn cho những người bị ung thư không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Những loại thuốc này có thể ngăn chặn các tín hiệu phân tử cho phép ung thư biểu mô tế bào đáy tiếp tục phát triển.
U xơ vòm mũi họng
U xơ mạch vòm mũi họng (Juvenile Nasopharyngeal Angiofibroma – JNA) hay u xơ vòm mũi họng là một khối u lành tính, phát sinh và phát triển ở vùng cửa mũi sau và vòm mũi họng. Tuy là một khối u lành tính nhưng u có khả năng lan rất rộng, phá hủy xương mạnh, có thể lan rộng vào nội sọ làm nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bản chất u là sự tăng sinh các mạch máu, tổ chức xơ bao quanh hình thành các hồ máu nên rất dễ gây chảy máu nhiều. Đồng thời khối u xơ bám sát vào nền sọ vùng mũi họng và lách vào các cấu trúc lân cận, tạo nên nhiều chân bám chắc chắn, nhiều thùy, nhiều cuống, gây khó khăn cho việc phẫu thuật loại bỏ khối u, gia tăng nguy cơ chảy máu nặng khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u Bệnh thường gặp ở trẻ nam ở tuổi thiếu niên. Trước kia người bị u xơ vòm mũi họng được mô tả với bộ mặt khủng khiếp như nhãn cầu lồi ra khỏi hốc mắt, mũi nở rộng, má phồng lổn nhổn như đá cuội. Ngày nay chúng ta không còn thấy mức độ nặng nề như thế nữa vì bệnh đã được phát hiện sớm hơn. Bệnh nhân bị u xơ vòm mũi họng thường đến viện vì dấu hiệu chảy máu mũi đỏ tươi, tái phát từng đợt, ban đầu tự cầm, sau càng ngày càng chảy máu nhiều hơn và khó cầm máu hơn.
U xơ vòm mũi họng là một bệnh lý phổ biến ở tuổi dậy thì, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 15-25. Nguyên nhân chính xác của bệnh lý này cho đến nay cũng chưa được biết một cách chính xác và đã có nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích căn nguyên gây bệnh: Sự phát triển của u xơ vòm mũi họng liên quan tới nội tiết ở giai đoạn dậy thì. Khối u xuất phát từ một loại mô có mang hormon kích thích corticoid giới tính tại đầu trong của sụn cuốn mũi. Điều này giải thích vì sao mà u xơ vòm mũi họng rất hiếm có sau tuổi trưởng thành. Một số giả thuyết khác cho rằng u hình thành từ sụn lúc phôi thai của mảnh xương chũm; hoặc cho rằng u xuất phát từ những tế bào nhánh tận cạnh hạch không ưa chrôm của động mạch hàm trong; do rối loạn về cốt hoá của xương nền sọ; do sự kích thích cốt mạc (màng xương) nền sọ bởi viêm VA mạn tính...
Bệnh diễn biến âm thầm với biểu hiện ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng. Đến giai đoạn muộn, khối u phát triển to ra có thể làm lấp hốc mũi cả 2 bên gây ngạt tắc mũi cả hai bên. Chảy nước mũi nhiều, liên tục và ngày càng tăng dần dần, hốc mũi 2 bên ướt và đầy chất nhầy. Thỉnh thoảng bệnh nhân có chảy máu cam, lúc đầu có khả năng tự cầm, sau phải có can thiệp của các cơ sở y tế mới cầm được máu mũi. Kèm theo đó, bệnh nhân còn có biểu hiện ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai. Người bệnh thường gầy, xanh xao, mệt mỏi do mất máu kéo dài và hô hấp khó khăn vì bị tắc mũi. Khám hốc mũi thấy một khối u màu hồng nhạt, nằm bịt cửa mũi sau, khi phát triển lớn lấp đầy hốc mũi, khối u đẩy dồn làm hẹp hốc mũi bên đối diện, nhưng không làm tổn thương niêm mạc mũi. Giọng nói cũng bị biến đổi (nói giọng mũi) Khoảng 25% trường hợp có nhức đầu kèm theo do những lỗ thông xoang (xoang hàm, xonga bướm ở nền sọ) bị tắc do khối u hoặc do nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như: giảm khứu hay mất hẳn khứu giác, đau tai một bên, khẩu cái mềm bị đẩy lệch, mắt lồi, cứng hàm... Biến chứng u xơ vòm mũi họng U xơ mũi họng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời u sẽ phát triển không giới hạn, xâm nhập vào hốc mũi, vào xoang hàm, xoang bướm, vào hốc mắt làm đẩy lồi nhãn cầu về phía trước. Nó cũng sẽ làm sụp hàm ếch, làm tiêu xương hàm trên và nổi phồng dưới da. Khối u cũng có thể phá hủy xoang bướm làm tiêu mảnh xương sàng và chui vào nội sọ. Sự phát triển vào nội sọ có thể bắt đầu sớm nhưng thường chỉ được chẩn đoán ra khi có biến chứng tăng áp lực nội sọ. Khối u cũng có thể chèn ép lên dây thần kinh thị gây mù mắt, gây khó nuốt, không ngửi được…Bệnh nhân có khối u xơ vòm mũi họng không được điều trị sẽ tử vong vì biến chứng chảy máu và/hoặc tăng áp lực sọ não. Bệnh nhân càng trẻ thì bệnh biến diễn càng nhanh (độ 2 năm) và tiên lượng bệnh càng xấu. Nếu bệnh nhân trên 25 tuổi thì có hy vọng bệnh sẽ ổn định hoặc có thể thoái lui. Ngoài ra bệnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng, thiếu máu mạn tính (ở giai đoạn muộn của bệnh) do chảy máu tái phát nhiều lần; khối u phát triển lan vào hộp sọ gây mù (do chèn vào thần kinh thị), không nuốt được (liệt các dây thần kinh IX, X, XI), mất khứu giác vì hỏng dây thần kinh số 1; đau đầu nhiều do tăng áp lực nội sọ…
no_information
no_information
Bệnh không có phương thức phòng bệnh đặc hiệu, chủ yếu là người dân cần để ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, phát hiện các dấu hiệu bất thường để đi khám và chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị (phẫu thuật) bệnh trở nên dễ dàng hơn và triệt để hơn, ít nguy cơ xảy ra biến chứng hơn.
Chẩn đoán xác định u xơ mũi họng phải dựa vào lâm sàng là chính Dịch tễ học: bệnh thường gặ ở nam giới tuổi từ 15-25. Lâm sàng: ngạt mũi kéo dài thường ở một bên kèm theo chảy máu mũi tự phát, tự cầm. Bệnh tiến triển khá thầm lặng trong một thời gian dài. Sau đó, khi u lan rộng có thể gây chảy máu mũi nhiều lần, số lượng nhiều phải đi cấp cứu, kèm thêm đau tức vùng mặt, mũi, má, mặt đáy sọ, hoặc biến dạng vùng mặt. Khám tai mũi họng thấy khối u màu hồng, xuất hiện ở cửa mũi sau của bệnh nhân: Soi mũi trước: khối u có thể tràn lấp các hốc mũi hay chỉ chiếm một phần phía sau hoặc sàn mũi, u nhẵn như polyp mũi, nhưng căng, trắng đục và mật độ chắc hơn polyp. Soi mũi sau: u lấn vào che lấp lỗ mũi sau hay đã lan vào vòm mũi họng, che lấp một phần hay cả cả hai lỗ mũi sau. Khi quá to có thể che lấp cả vòi Eustachi và đẩy màn hầu phồng lên. Sờ vòm bằng ngón tay thấy mật độ khối u chắc, hay có dính máu đầu ngón tay. Cận lâm sàng: Chụp cắt lớp vi tính có cản quang giúp đánh giá sự lan rộng khối u và gây tắc mạch cấp máu cho u trước khi phẫu thuật. Phim chụp chỉ giúp đánh giá mức độ lan rộng chứ không giúp đánh giá được bản chất khối u Sinh thiết là giải phẫu bệnh để chẩn đoán xác định. Tuy nhiên do khối u dễ chảy máu nên chỉ nên tiến hành sinh thiết trong phòng mổ
Phẫu thuật là phương pháp chữa trị u xơ vòm mũi họng chủ yếu: Nếu được phát hiện sớm khối u thì có thể mổ qua đường nội soi để loại bỏ khối u. Phẫu thuật theo đường này có ưu điểm là không để lại vết sẹo cạnh mũi như phẫu thuật với khối u to. Có thể phối hợp với can thiệp mạch để gây tắc các mạch máu nuôi khối u trước mổ, tạo thuận lợi cho việc phẫu thuật và hạn chế biến chứng chảy máu. Trường hợp khối u quá to không còn chỉ định phẫu thuật có thể chỉ định tia xạ kết hợp với nội tiết tố giúp teo nhỏ khối u. Biến chứng của việc điều trị gồm có: mất nhiều máu trong quá trình làm phẫu thuật, khối u tái phát do không lấy được hết cuống; biến chứng do quá trình gây mê (Ví dụ ngộ độc thuốc tê, thuốc mê…); biến chứng của việc can thiệp mạch (ví dụ mù mắt do nút sai động mạch…)…     Xem thêm: Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Polyp mũi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Ung thư biểu mô mũi họng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
U nguyên bào võng mạc
U nguyên bào võng mạc còn được gọi là ung thư võng mạc là một bệnh mắt ác tính gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một bệnh nguy hiểm không những phá hủy chức năng thị giác của mắt mà còn có thể đe dọa tính mạng. Khối u có thể phát triển ở một hoặc hai mắt. Bệnh có thể do yếu tố di truyền hoặc lẻ tẻ. U nguyên bào võng mạc trẻ em có tính di truyền cũng có thể phát sinh các loại ung thư khác. Đa số bệnh nhân được chẩn đoán trước 2 tuổi nhưng có thể bị phát hiện từ lúc mới sinh và ở người lớn trên 52 tuổi. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm thì có thể chữa khỏi với tỷ lệ sống 5 năm lên tới 90-95% và giữ được nhãn cầu cao.
Nguyên nhân u nguyên bào võng mạc là do sự bất thường của gen có liên quan đến di truyền hoặc không. U nguyên bào võng mạc có liên quan đến yếu tố gia đình: chiếm 6%. Bệnh thường biểu hiện sớm khi trẻ được vài tháng tuổi, thường bị cả 2 mắt. Trẻ có thể bị một loại ung thư khác đi kèm. U nguyên bào võng mạc không liên quan đến yếu tố gia đình: chiếm 94%. Nguyên nhân do đột biến gen trong đó 80% không có khả năng di truyền và 20% có thể di truyền.
Triệu chứng u nguyên bào võng mạc tùy thuộc vào kích thước khối u, giai đoạn bệnh và các biến chứng của khối u tại mắt. Một số trường hợp bệnh được phát hiện tình cơ do khám mắt cho trẻ sơ sinh đẻ non hoặc trẻ học đường. Dấu hiệu đồng tử trắng: Hơn 50% bệnh được phát hiện từ dấu hiệu đồng tử trắng. Dấu hiệu có thể được mô tả bằng nhiều từ khác nhau như “mắt mèo”, “mắt thú”… Khi nhìn vào mắt trẻ sẽ thấy có ánh sáng, có thể thấy 1 hoặc 2 đồng tử màu trắng hay vàng khi chụp ảnh buổi tối có dùng đèn flash. Dấu hiệu này đặc biệt rõ ràng vào ban đêm hoặc trong phòng tối vì khi đó đồng tử sẽ giãn. Dấu hiệu lác: Hơn 30% u  nguyên bào võng mạc ở trẻ được phát hiện từ dấu hiệu này. Thị lực giảm: 8% trường hợp bệnh được phát hiện nhờ dấu hiệu này. Các dấu hiệu khác: đỏ và đau nhức mắt do tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, viêm tế bào hốc mắt, xuất huyết tiền phòng… Giai đoạn muộn khối u có thể tiến triển về phía sau nhãn cầu như xâm lấn vào thị thần kinh, lan ra hốc mắt và di căn xa. U xâm lấn qua thị thần kinh hoặc khoang dưới màng nhện vào nội sọ. Khối u có thể lan vào xương sọ, tủy sống và các hạch bạch huyết. Từ đó khối u theo đường mạch máu, mạch bạch huyết di căn xa tới các tạng trong cơ thể. Các thể lâm sàng của u nguyên bào võng mạc trẻ em bao gồm: U nguyên bào võng mạc một bên mắt: gặp 75% trường hợp, trẻ từ 2-4 tuổi. U nguyên bào võng mạc hai bên mắt: gặp 25% ở trẻ tuổi nhỏ hơn từ 14-16 tháng tuổi, có tính di truyền trong 40%. U nguyên bào võng mạc ba bên: là u nguyên bào võng mạc và có thêm u nguyên bào tuyến tùng, chiếm khoảng 3-9%. Bệnh có tiên lượng rất xấu. Đa số trẻ tử vong trong vòng 35 tháng. Các giai đoạn của u nguyên bào võng mạc: U nguyên bào võng mạc được phân giai đoạn theo S. Jude Children’s Research thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: U (một ổ hay nhiều ổ) còn khu trú ở võng mạc. Giai đoạn 2: U (một ổ hay nhiều ổ) lan rộng ngoài võng mạc nhưng còn giới hạn trong nhãn cầu. Giai đoạn 3: U xâm lấn ngoài nhãn cầu, di căn nội sọ. Giai đoạn 4: Có di căn xa theo đường máu (nội tạng, xương, tủy xương...).
no_information
Trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 2 tuổi Trẻ có các triệu chứng mắt bất thường như lác, đỏ mắt, xuất huyết mắt, hình ảnh mắt mèo…. Trẻ em có người thân trong gia đình bị bệnh
Chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh đặc hiệu Cách tốt nhất là khám mắt cho trẻ khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào Khám và sàng lọc cho trẻ có yếu tố gia đình
Các xét nghiệm trong chẩn đoán u nguyên bào võng mạc bao gồm: Chụp Xquang sọ não: 75% các trường hợp có canxi hóa trong ổ mắt và có thể xác định được sự xâm lấn ổ mắt của khối u Siêu âm: đặc biệt có ích trong trường hợp thủy tinh thể đục như mây phủ Chụp cắt lớp vi tính: kỹ thuật tiên tiến giúp xác định sự canxi hóa và đánh giá trước điều trị hoạt động của bệnh trong thị thần kinh, trong ổ mắt và trong não Xác định LDH trong thủy tinh dịch: LDH tăng cao gặp ở hơn 90% bệnh nhân ung thư võng mạc Nồng độ CEA và AFP tăng cao trong máu sau đó giảm dần tới mức bình thường sau khi cắt bỏ nhãn cầu. Xét nghiệm dịch não tủy đánh giá sự xâm lấn của u vào thần kinh trung ương Giải phẫu bệnh: không phải là xét nghiệm bắt buộc khi chẩn đoán u nguyên bào võng mạc vì chẩn đoán chủ yếu bằng các phương pháp không xâm nhập nhãn cầu. Giải phẫu bệnh có giá trị sau mổ giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u.
Các biện pháp điều trị kết hợp phẫu thuật, hóa chất và tia xạ đạt kết quả khả quan với tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 5 năm với khối u nội nhãn là 90%, các khối u đã xâm lấn bên ngoài là 10%. Xu hướng điều trị hiện nay là hướng tới sống thêm kèm bảo tồn thị lực của người bệnh Phẫu thuật khoét bỏ nhãn cầu: Chỉ định: Khối u lớn (> 60% thể tích nhãn cầu) Bệnh nhân không có thị lực Khối u xâm lấn vào thị thần kinh, xâm lấn ra tiền phòng Thất bại các phương pháp điều trị bảo tồn trước đó Sau phẫu thuật có thể hóa chất hoặc tia xạ bổ trợ trong các trường hợp có xâm lấn mống mắt, nếp mi, màng mạch… Sau khoét nhãn cầu có thể lắp mắt giả cho trẻ. Biến chứng phẫu thuật: gieo rắc tế bào ung thư vào trong ổ mắt. Tia xạ: Chỉ định trong trường hợp khối u lớn hai bên, có gieo mầm vào thủy tinh thể, các khối u gần dây thần kinh thị giác Biến chứng của tia xạ: tổn thương võng mạc, dây thần kinh thị giác, tuyến lệ và thủy tinh thể Ung thư thứ 2 xuất hiện sau tia xạ cũng là một biến chứng cần lưu ý, đặc biệt ở các bệnh nhân u nguyên bào võng mạc có tính chất di truyền. Laser quang đông: Áp dụng cho các khối u có kích thước nhỏ, bề rộng < 4.5mm và bề dày < 2.5mm Điều trị trực tiếp trong phạm vi khối u, làm đông các mạch máu cung cấp cho khối u Hóa chất: Hóa chất được sử dụng trong các trường hợp như: Đa u xâm lấn > 25% võng mạc vùng mà đang không xạ trị Tất cả các khối u lớn không được khoét bỏ U xâm lấn vào giác mạc Tổn thương lan ra bên ngoài nhãn cầu. Các yếu tố tiên lượng xấu của bệnh bao gồm: Trì hoãn chẩn đoán bệnh lớn hơn 6 tháng. Tiền sử phẫu thuật nội nhãn mà có khả năng gieo mầm vào thủy tinh hoặc làm lan tràn tế bào ác tính ra ngoài mắt. Bệnh nhân có đục nhân mắt. Xạ trị dùng tia chiếu ngoài có thể dẫn tới các ung thư thứ phát, đặc biệt ở những bệnh nhân có u nguyên bào võng mạc di truyền. Khối u xâm lấn màng mạch, thị thần kinh hoặc ổ mắt làm tăng nguy cơ di căn. Nguy cơ lan tràn vào thần kinh thị: kiểu phát triển ngoại chất (ví dụ: từ các lớp phía ngoài của võng mạc về phía màng mạch), tăng áp lực nội nhãn và độ dày của khối ≥ 15 mm. Nguy cơ lan tràn vào màng mạch: tăng áp lực nội nhãn; tân sinh mạch máu mống mắt. Tiên lượng bệnh còn phụ thuộc vào thể trạng, vị trí và mức độ tái phát của khối u.     Xem thêm: Hợp tác nghiên cứu về u nguyên bào võng mạc Tái sinh "Cửa sổ tâm hồn" cho "Cậu bé mắt mèo" Gói khám và sàng lọc ung thư công nghệ cao
U tế bào khổng lồ
Bệnh u tế bào khổng lồ xương (giant cell myeloma hoặc osteiclastoma), thường được gọi là u tế bào khổng lồ, u đại bào hay u hủy cốt bào. Đây là một bệnh lý u xương lành tính thường gặp nhất ở người, chiếm khoảng 20% trong các bệnh lý u xương lành tính nói chung. Tuy nhiên có khoảng 5-10% trường hợp diễn tiến thành u tế bào khổng lồ ác tính, di căn đến các cơ quan khác. Bệnh nhân nữ phổ biến hơn, gấp 1,3 -1,5 lần nam giới, nhiều nhất là phụ nữ trẻ tuổi, khoảng từ 30-40 tuổi. U tế bào khổng lồ thường xuất hiện ở các đầu xương dài, hay gặp nhất là ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và đầu dưới xương cùng, xương quay. Một số xương khác cũng có thể tổn thương như xương mác, xương cánh tay, thậm chí là các hố chân răng của xương hàm, xương cột sống. Phần lớn các trường hợp chỉ gặp tổn thương ở một vị trí, chi bên phải gặp nhiều hơn bên trái. Trong bệnh u tế bào khổng lồ, hiện tượng hủy xương xảy ra do khối u được cấu tạo từ nhiều hủy cốt bào. Đây cũng là lý do tại sao bệnh còn được gọi là u hủy cốt bào. Bên cạnh hủy cốt bào, các nguyên bào sợi, mô bào, nguyên bào sợi và các tổ chức liên kết giàu mạch máu cũng là các thành phần cấu thành nên khối u tế bào khổng lồ. Bệnh u tế bào khổng lồ có thể được chia làm 3 giai đoạn dựa trên các đặc điểm về mô học: Giai đoạn 1: u nhỏ, ranh giới rõ, đặc điểm mô học lành tính, vỏ xương chưa bị phá hủy. Giai đoạn 2: u tăng kích thước, tổn thương xương lan rộng nhiều hơn, vỏ xương trở nên mỏng hơn nhưng chưa bị phá hủy. Mô học xương vẫn giữ các đặc điểm lành tính. Giai đoạn 3: u tăng sinh nhanh chóng, xâm lấn vào các tổ chức phần mềm xung quanh, thấy được trên hình ảnh Xquang xương hoắc Ctscan. Mạch máu tăng sinh nhiều, đặc điểm mô học vẫn lành tính.   Bệnh u tế bào khổng lồ diễn tiến chậm trong im lặng, tỷ lệ tái phát khá cao nếu không phát hiện kịp thời, người bệnh có thể phải cắt bỏ chi, trở nên tàn tật, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sinh hoạt của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh u tế bào khổng lồ hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhiều giả thuyết cho rằng, các khiếm khuyết từ hệ mạch máu của các xương bị bệnh, hiện tượng xuất huyết ở đầu xương, và các yếu tố khác chính là tác nhân kích thích, làm biến đổi các tế bào bạch cầu đa nhân trong máu thành các hủy cốt bào gây bệnh. Giả thuyết này giải thích quá trình sinh u là một tình trạng bệnh lý phản ứng. Một số trường hợp khác, người ta nhận thấy có mối liên quan giữa bệnh u tế bào khổng lồ với bệnh paget. Đây là một bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng canxi hóa không đều, tổn thương có dạng cục, khối, đầu xương thường dày, xơ hóa, xen kẽ với những vùng tiêu xương, xương bị biến dạng. Bệnh lý paget là hậu quả của những bất thường về mạch máu của xương trong một thời gian kéo dài.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh u tế bào khổng lồ không đặc trưng, mức độ biểu hiện tùy theo giai đoạn của bệnh. Giai đoạn sớm: ở giai đoạn này, kích thước khối u thường nhỏ nên thường không gây ra triệu chứng gì trên lâm sàng. Giai đoạn tiến triển: khối u tăng nhanh về kích thước, bắt đầu xâm lấn và phá hủy màng xương. Triệu chứng thường gặp nhất mà bệnh nhân phải đối mặt là đau, xuất hiện từ từ, tăng dần. Đau tại vị trí xương bị tổn thương như đau cột sống thắt lưng, đau vùng đùi, kèm giới hạn vận động, tràn dịch khớp nếu khối u ở vị trí cận khớp, xâm lấn phá hủy khớp xương và các tổ chức phần mềm quanh khớp. Vì quá trình hủy xương xảy ra mạnh mẽ ở các bệnh nhân mắc bệnh u tế bào khổng lồ nên nhiều bệnh nhân còn gặp phải tình trạng gãy xương bệnh lý. Đây cũng có thể là biểu hiện lâm sàng đầu tiên và duy nhất ở một số bệnh nhân.
Bệnh u tế bào khổng lồ xương không lây truyền từ người bị bệnh sang người lành.
Những người có tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh u tế bào khổng lồ có khả năng mắc bệnh cao nên cần cảnh giác, đến khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường.
Hiện chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh u tế bào khổng lồ. Để hạn chế các biến chứng nặng nề mà bệnh gây ra, người bệnh cần đến khám ngay tại các cơ y tế khi gặp phải các triệu chứng bất thường như đau, hạn chế vận động,… nhất là đối tượng nữ giới trẻ tuổi.
Các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò cốt lõi trong việc chẩn đoán xác định bệnh u tế bào khổng lồ. Định lượng canxi, phospho máu: loại trừ các bệnh lý gây suy giảm chất lương xương khác như cường tuyến cận giáp. Xquang xương: bệnh u tế bào khổng lồ biểu hiện trên phim Xquang với đầy đủ bốn đặc điểm: Tổn thương xuất hiện khu trú trên các đầu xương đã cốt hóa. Đây là một đặc điểm rất đặc hiệu của bệnh. Tổn thương xương ở các đầu xương dài phải tiếp khớp với các mặt khớp. Nếu có một vách ngăn rõ giữa tổn thương và mặt khớp thì chẩn đoán u tế bào khổng lồ không nên được đặt ra. Đặc điểm này không dùng với các xương dẹt như xương chậu, xương hàm vì chúng không có bề mặt khớp. Tổn thương nằm ở vị trí lệch tâm so với trục xương. Một số trường hợp tổn thương quá lớn và lan rộng nên khó đánh giá chũng có lệch tâm thực sự hay không. Tổn thương có ranh giới rõ, thường ở vùng đầu xương. Khối u thường không có biểu hiện canxi hóa bên trong và thường không có phản ứng màng xương như trong các trường hợp u xương ác tính. Ct scan xương hoặc MRI xương khớp: đánh giá tổn thương phần mềm lân cận khớp và xương. Sinh thiết xương làm giải phẫu bệnh: đây là biện pháp chẩn đoán xác định bệnh u tế bào khổng lồ. Đặc điểm mô bệnh học của khối u bao gồm: nhiều tế bào khổng lồ đa nhân và các tế bào đệm đơn nhân hình tròn, hoặc oval. Nhân của tế bào khổng lồ và các tế bào đệm tương tự nhau. Số lượng tế bào trong tổ chức rất lớn, quan sát thấy mật độ tế bào dày đặc, số lượng nhân trong từng tế bào có thể lên tới hàng trăm. Mô liên kết trong u nghèo nàn, thưa thớt. Quan sát khối u bằng mắt thường có thể thấy khối u màu nâu đỏ với nhiều ổ hoại tử xuất huyết, xen kẽ là những tổ chức lipid lắng đọng có màu vàng.
Điều trị ngoại khoa là phương pháp chính trong điều trị u tế bào khổng lồ. Điều trị nội khoa thường đóng vai trò hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng, đặc biệt được chỉ định nhiều trong các trường hợp chống chỉ phẫu thuật. Ngoại khoa Các phương pháp phẫu thuật nhằm lấy bỏ các tổ chức xương bị tổn thương, phục hồi hình dạng xương và thay thế các khớp để phục hồi chức năng vận động cho người bệnh Nạo vét u: là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất. Bác sĩ chỉ tiến hành lấy bỏ tổ chức u đơn thuần, phối hợp bơm hóa chất như phenol hay nitơ lỏng để hủy các tổ chức còn sót lại. Sau đó, có thể tiến hành ghép xương, hoặc đổ đầy xi măng lấp lòng khối u. Cắt bỏ rộng rãi khối u: khi khối u có kích thước lớn, xâm lấn các tổ chức xung quanh, hoặc u tái phát nhiều lần, phẫu thuật viên sẽ tiến hành cắt bỏ khối u kèm theo các tổ chức bị phá hủy xung quanh. Tạo hình xương sau khi lấy bỏ được hết các tổn thương. Thuốc Các nhóm thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân bị u tế bào khổng lồ bao gồm: Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, codein, thuốc kháng viêm không steroid. Bisphosphonate: giúp cải thiện triệu chứng và giảm tỷ lệ tái phát sau các can thiệp. Denosumab: là thuốc được lựa chọn để điều trị loãng xương và các bệnh lý các tính của xương. Một số phương pháp điều trị khác có thể được xem xét như Xạ trị: trong các trường hợp chống chỉ định phẫu thuật vì các bệnh lý phối hợp nặng nề Nẹp xương ở chi bị tổn thương để phòng ngừa biến chứng gãy xương Phẫu thuật thay khớp bị tổn thương. Theo dõi Trong 2 năm đầu tiên sau điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi mỗi 3 tháng, sau đó cần tái khám mỗi 6 tháng hoặc một năm trong ít nhất 5 năm. Việc theo dõi bao gồm đánh giá toàn diện các triệu chứng, và chỉ định các xét nghiệm hình ảnh như Xquang xương và Ct scan bụng, ngực, chậu để phát hiện sớm các trường hợp di căn nếu có.   Xem thêm: Cắt thành công khối u men răng khổng lồ Các dấu ấn khối u là gì? Ung thư là gì? Sự khác biệt giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường
U nhầy ruột thừa
U nhầy ruột thừa là sự tích tụ chất nhầy bên trong lòng ống ruột thừa và có sự tắc nghẽn ở gốc ruột thừa. Khối u này có thể lành tính hoặc ác tính. Về mặt giải phẫu bệnh, u nhầy ruột thừa phân làm 4 loại: U nhầy đơn thuần (simple mucocele). Tăng sản nhầy (Mucosal hyperplasia). U nang tuyến nhầy (Mucinous cystadenoma). Ung thư nang tuyến nhầy (Mucinous cystadenocarcinoma).
Nguyên nhân gây u nhầy ruột thừa có thể do: Sự tăng sinh niêm mạc u nang niêm mạc carcinoma u tuyến niêm mạc Hơn 50% trường hợp u nhầy ruột thừa là u nang nhầy.
Đa phần u nhầy ruột thừa thường không có triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ  khi đi siêu âm và chụp CT, scan. U nhầy ruột thừa có triệu chứng cơ năng và thực thể xuất hiện dưới 50% số ca và thường liên quan đến ung thư ác tính. Các triệu chứng u nhầy ruột thừa thường gặp bao gồm đau bụng dưới phải và khối vùng bụng, sụt cân, buồn nôn, thay đổi thói quen đi cầu, thiếu máu và đi cầu ra máu. Tùy theo vị trí của ruột thừa, những triệu chứng khác có thể có như tiểu máu. Biến chứng nguy hiểm nhất của u nhầy ác tính là giả u nhầy phúc mạc, đây cũng là một bệnh lý hiếm gặp và hay tái phát xảy, ra do vỡ các nang nhầy tế bào tuyến, thường từ u nhầy ruột thừa hoặc u nang nhầy buồng trứng.
no_information
Bệnh lý này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả nam và nữ, tuy nhiên đối tượng thường thấy là ở độ tuổi > 35, nữ gặp nhiều hơn nam.
U nhầy ruột thừa là một bệnh lý thường không có triệu chứng hoặc rất ít triệu chứng để phát hiện bệnh, do đó để phòng ngừa bệnh lý này cần phải khám sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm để có thể phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Điều chỉnh hợp lý thói quen đại tiện: nên duy trì thói quen đại tiện ngày một lần là lý tưởng. Ngoài ra, cần tạo thói quen đại tiện vào giờ cố định.
Thăm khám lâm sàng: Đây là phương pháp đầu tiên, đơn giản và quan trọng cần được thực hiện để chẩn đoán u nhầy ruột thừa. Thường có triệu chứng đau ở hạ vị và hố chậu phải. Một số ít trường hợp có triệu chứng kích thích ở bàng quang do khối u khi quá lớn đè lên thành bàng quang. Siêu âm Cấu trúc dạng nang, bờ rõ, tỷ trọng không đồng nhất vùng hố chậu phải. Có thể có những vòng hồi âm dày theo kiểu vỏ hành hoặc nhưng những vân cát, đôi khi có những đốm hồi âm lắng động theo trọng lực. CT scan Đây là phương tiện chẩn đoán tốt nhất, độ nhạy lên đến 93%. Cấu trúc tròn, giới hạn rõ, có vỏ bao ở vùng hố chậu phải, có thể calci hóa ngoại vi dạng viền.
Khi bệnh nhân được chẩn đoán là u nhầy ruột thừa thì việc điều trị u nhầy ruột thừa lúc này rất cần thiết vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, thường thì sẽ được đề nghị cắt trọn khối nhầy của ruột thừa. Để cắt khối nhầy này có thể tiến hành theo hai cách là mổ hở và mổ nội soi, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi, có nhiều ý kiến cho rằng nên mổ hở cắt ruột thừa vì nếu mổ nội soi người ta sợ dễ xảy ra trường hợp ruột thừa bị vỡ làm chất nhầy lan vào khoang phúc mạc dẫn đến u giả nhầy phúc mạc (Pseudomyxoma peritonei) hoặc khi gặp loại ung thư nang tuyến nhầy mà dễ vỡ hoặc đụng chạm vào thành bụng đều là tai hoạ khó kiểm soát được. Tuy nhiên, có thể thực hiện mổ nội soi với điều kiện kỹ thuật viên tham gia mổ nội soi phải vững tay nghề, khéo léo và cần phải tuyệt đối tuân thủ những quy tắc an toàn, nhất là khi đem khối u từ trong bụng ra ngoài và phải sử dụng túi nội soi. Xem thêm: Cẩm nang những điều cần biết về viêm ruột thừa cấp Bệnh ở ruột thừa là gì – Tìm hiểu cùng chuyên gia Vinmec Ruột thừa nằm ở bên nào? Chức năng của ruột thừa
Ung thư biểu mô mũi họng
Ung thư biểu mô mũi họng là ung thư xảy ra ở vòm mũi họng, nó nằm ở sau mũi và ở trên phần sau của họng. Vòm họng là phần trên của họng, một hình ống trải rộng từ phía sau mũi tới đỉnh của khí quản và thực quản trong vùng cổ. Ung thư biểu mô mũi họng xảy ra nhiều ở vùng Đông Nam á và Bắc Phi. ở các nước Âu Mỹ, bệnh chiếm tỷ lệ thấp. Bệnh cũng thường gặp ở Việt nam, và gặp nhiều nhất trong các ung thư vùng đầu cổ. Bệnh cũng là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều người. Hàng năm, bệnh viện K Hà nội đã điều trị cho khoảng 500 bệnh nhân mới và đứng hàng thứ 5 trong 10 bệnh ung thư thường gặp. Ung thư biểu mô mũi họng rất khó để phát hiện sớm. Điều này có thể do mũi họng không dễ dàng để kiểm tra và các triệu chứng của ung thư biểu mô mũi họng giống như nhiều tình trạng bệnh lý phổ biến khác. Ung thư biểu mô mũi họng có thể gây nên những dấu hiệu và triệu chứng giống với nhiều bệnh. Do vị trí không lộ rõ, ung thư biểu mô vòm họng thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã lan tràn. Đáng tiếc vì ung thư biểu mô vòm họng thường được chẩn đoán muộn, nó cũng trở thành khó điều trị.
Ung thư bắt đầu khi một hoặc nhiều đột biến gen làm cho các tế bào bình thường phát triển ngoài tầm kiểm soát, xâm nhập vào cấu trúc xung quanh và cuối cùng lan tràn (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong ung thư biểu mô mũi họng, quá trình này bắt đầu ở các tế bào hình vảy lót bề mặt của vòm họng. Nguyên nhân ung thư biểu mô mũi họng chính xác gây ra những đột biến gen dẫn đến ung thư biểu mô mũi họng chưa được biết rõ, mặc dù các yếu tố như virus Epstein-Barr làm tăng nguy cơ ung thư này đã được xác định. Tuy nhiên, chưa giải thích được lý do tại sao một số người có tất cả các yếu tố nguy cơ mà không bao giờ mắc bệnh ung thư, trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ lại mắc bệnh. Trong nhiều trường hợp không rõ là nguyên nhân gì gây nên những đột biến gen dẫn đến ung thư biểu mô vòm họng, mặc dù những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ với ung thư này đã được xác định. Tuy nhiên, cũng không rõ tại sao một số người có tất cả các yếu tố nguy cơ không bao giờ bị ung thư trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ rõ rệt lại bị ung thư.
Ung thư biểu mô mũi họng thường được phát hiện muộn do bệnh tiến triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh không đặc thù, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, hơn nữa vùng vòm ở sâu, là khu vực không dễ tiếp cận để thăm khám đối với các bác sỹ không chuyên khoa. Các triệu chứng của bệnh hầu hết là các triệu chứng “mượn” của các cơ quan lân cận và thường biểu hiện ở một bên: Biểu hiện ở mũi: Ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, chảy máu mũi, nói giọng mũi. Biểu hiện ở tai: U làm tắc vòi tai gây viêm tai giữa biểu hiện đau tai, ù tai, chóng mặt, nghe kém, có thể chảy mủ tai. Biểu hiện ở mắt: Khu u lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt biểu hiện lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực… Hạch cổ: Là dấu hiệu thường gặp, gặp ở 60-90% các trường hợp. Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân khác thường gặp như đau đầu nhiều, gầy sút cân trong thời gian ngắn, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân… cũng cần phải được lưu ý.
no_information
Giới tính: Ung thư biểu mô mũi họng phổ biến ở nam giới hơn ở nữ giới. Chủng tộc: Loại ung thư này phổ biến ở người Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Phi. Tại Hoa Kỳ, những người nhập cư châu Á có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn so với những người châu Á sinh ra ở Mỹ. Tuổi tác: Ung thư mũi họng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường được chẩn đoán ở người trong độ tuổi từ 30 và 50. Thực phẩm ướp muối để bảo quản: Các hóa chất giải phóng vào hơi nước khi nấu thức ăn ướp muối như cá và rau, có thể thâm nhập vào khoang mũi, làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô vòm họng. Tiếp xúc với các hóa chất này từ khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Virus Epstein-Barr: Virus phổ biến này thường tạo ra những dấu hiệu và triệu chứng nhẹ như những người bị cảm lạnh. Đôi khi, bệnh có thể gây lây nhiễm. Virus Epstein-Barr cũng liên quan với một số bệnh ung thư hiếm gặp, trong đó có ung thư biểu mô vòm họng.  Bệnh sử gia đình: Có một thành viên trong gia đình bị ung thư mũi họng làm tăng nguy cơ của bệnh.
Hiện tại các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển vắc xin phòng virus Epstein-barr, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vòm. Trong khi chờ đợi các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như trên chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khác để nâng cao sức khỏe nói chung, hạn chế các yếu tố nguy cơ khác của ung thư vòm như: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu chất kích thích, hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối… Điều trị sớm những viêm nhiễm ở đường mũi họng. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng tai mũi họng như đau đầu kéo dài, xì máu mũi, ù tai, hạch cổ to… nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để được nội soi vòm, loại trừ bệnh.
Khám sức khỏe và tìm hiểu bệnh sử: khám tổng quát để kiểm tra các dấu hiệu sức khỏe chung bao gồm kiểm tra các dấu hiệu của các hạch bạch huyết sưng ở cổ hoặc bất cứ dấu hiệu không bình thường. Tìm hiểu bệnh sử về những thói quen sức khỏe, bệnh lý trong quá khứ và các phương pháp điều trị đã trải qua. Khám thần kinh: một loạt các câu hỏi và các xét nghiệm để kiểm tra não, tủy sống và chức năng thần kinh. Kiểm tra đánh giá trạng thái tinh thần, khả năng phối hợp, khả năng đi lại bình thường, đồng thời kiểm tra chức năng của cơ bắp, các giác quan và các phản xạ. Sinh thiết: lấy mẫu tế bào hoặc mô và kiểm tra mẫu dưới kính hiển vi bởi một nhà nghiên cứu bệnh học nhằm kiểm tra các dấu hiệu của bệnh ung thư. Các mẫu mô được lấy ra từ các thủ thuật sau: Soi mũi: là thủ thuật quan sát bên trong mũi để tìm ra các khu vực bất thường. Soi mũi là luồn qua mũi một dụng cụ mỏng hình ống có gắn đèn và một ống kính để quan sát. Nó có thể có kèm theo một dụng cụ để lấy mẫu mô. Các mô này được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu của bệnh ung thư. Nội soi cao: một thủ thuật giúp quan sát bên trong mũi, họng, thực quản, dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non, gần dạ dày). Nội soi được đưa qua miệng, vào thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi là một dụng cụ mỏng, hình ống có gắn đèn và một ống kính. Nó cũng có thể gắn với một dụng cụ để lấy mẫu mô. Các mẫu mô được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu của bệnh ung thư. MRI (chụp cộng hưởng từ): một thủ thuật sử dụng từ trường kết hợp với sóng radio và một máy tính để tạo một loạt các hình ảnh chi tiết về khu vực bên trong cơ thể. Thủ thuật này còn được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMRI). Chụp CT: là phương pháp chụp tạo ra một loạt các hình ảnh chi tiết về khu vực bên trong cơ thể từ các góc độ khác nhau. Những hình ảnh được hiển thị trên một máy tính kết nối với máy chụp X-quang. Một loại thuốc nhuộm có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống giúp các cơ quan hoặc mô hiện rõ hơn. Thủ thuật này còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp vi tính trục. PET scan (Chụp cắt lớp vi tính bức xạ positron): Một thủ thuật để tìm ra các tế bào từ khối u ác tính trong cơ thể. Một lượng nhỏ phóng xạ glucose (đường) được tiêm vào tĩnh mạch. Máy quét PET xoay quanh cơ thể và tạo ra bức tranh toàn thể cách glucose được sử dụng trong cơ thể. Các tế bào ác tính hiển thị sáng hơn trong hình, vì chúng hoạt động mạnh hơn và dùng nhiều glucose hơn các tế bào bình thường. Chụp PET có thể được sử dụng để phát hiện ung thư mũi họng đã lây lan đến xương. Đôi khi, chụp PET và chụp CT được thực hiện cùng một lúc. Cách phối hợp này tăng khả năng phát hiện bệnh ung thư, nếu có. Các xét nghiệm sinh hóa máu: là các xét nghiệm máu để định lượng một số chất nhất định lưu hành trong máu từ các cơ quan và các mô trong cơ thể. Một nồng độ bất thường (cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường) của một chất có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Xét nghiệm công thức máu (CBC): là thủ thuật rút mẫu máu để kiểm tra: Đếm số lượng tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu. Hàm lượng hemoglobin (các protein vận chuyển oxy) trong các tế bào hồng cầu. Tỷ lệ hồng cầu trong máu. Kiểm tra virus Epstein-Barr (EBV): xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống lại virus và ADN Epstein-Barr – dấu hiệu của virus Epstein-Barr có mặt trong máu. Các kháng thể này được tìm thấy trong máu của bệnh nhân bị nhiễm EBV. Khám thính lực: kiểm tra khả năng nghe các âm thanh khác nhau từ nhỏ đến to, thấp đến cao. Mỗi tai được kiểm tra riêng.
Điều trị ung thư biểu mô mũi họng thường bắt đầu bằng xạ trị hoặc kết hợp bức xạ và hóa trị. Xạ trị Xạ trị là sử dụng chùm tia năng lượng cao như tia X-quang hoặc proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị cho ung thư biểu mô mũi họng thường được xử lý bằng thủ thuật gọi là chiếu tia bức xạ bên ngoài. Trong thủ thuật này, khi nằm trên bàn và một máy phân khối lớn chuyển động xung quanh, tia bức xạ được chiếu chính xác vào mục tiêu ung thư.  Đối với các khối u nhỏ ở mũi họng, xạ trị có thể là điều trị duy nhất cần thiết. Trong các trường hợp khác, xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị. Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm đỏ da tạm thời, giảm thính lực và khô miệng. Một loại xạ trị khác gọi là bức xạ bên trong (trị liệu gần), đôi khi được sử dụng trong ung thư biểu mô mũi họng tái phát. Với phương pháp này, hạt hoặc dây phóng xạ được định vị trong khối u hoặc rất gần với khối u. Xạ trị cho đầu và cổ, đặc biệt là khi kết hợp với hóa trị, thường gây lở loét nghiêm trọng ở cổ họng và miệng. Hóa trị: hóa trị là điều trị bằng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị liệu có thể được đưa vào dưới dạng thuốc viên, truyền tĩnh mạch hoặc cả hai. Hóa trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư biểu mô mũi họng theo ba cách: Hóa trị tại cùng thời điểm với xạ trị: khi hai phương pháp điều trị được kết hợp, hóa trị liệu tăng cường tính hiệu quả của xạ trị. Điều trị đồng thời này được gọi là điều trị phối hợp hoặc xạ hóa trị. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hóa trị liệu kèm với các tác dụng phụ của xạ trị khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Hóa trị sau khi xạ trị: hóa trị được sử dụng để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn xót lại trong cơ thể kể cả những tế bào có thể bị vỡ ra từ khối u ban đầu và lây lan ra những nơi khác. Một số tranh cãi về việc hóa trị có thực sự cải thiện sự sống còn ở những người bị ung thư vòm họng hay không. Nhiều người trải qua hóa trị liệu sau khi điều trị đồng thời không thể chịu đựng được các tác dụng phụ và phải ngừng điều trị. Hóa trị trước khi xạ trị: hóa trị liệu bổ trợ là điều trị hóa trị liệu trước khi xạ trị đơn thuần hoặc trước khi điều trị đồng thời. Cần nghiên cứu thêm để xác định xem hóa trị bổ trợ có thể cải thiện tỷ lệ sống sót ở những người bị ung thư vòm họng hay không. Phẫu thuật: phẫu thuật không thường được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng. Phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ một khối u từ vòm họng. Điều này thường đòi hỏi phẫu thuật viên phải thực hiện một vết rạch trong vòm miệng  để tiếp cận vào khu vực này và loại bỏ các tế bào ung thư. Xem thêm: Tại sao tầm soát ung thư vòm họng là cách ngăn ngừa bệnh ung thư tốt nhất hiện nay Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản Bệnh ung thư vòm họng có lây không?
U sụn màng hoạt dịch
Bệnh u sụn màng hoạt dịch (synovial osteochondromatosis) là một dạng dị sản lành tính của bao hoạt dịch trong đó các tế bào liên kết có khả năng tự tạo sụn. Trong ổ khớp, các khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt, sau đó phát triển cuống và trở thành các u, các u này xơ cứng lại và được gọi là u sụn, một số rơi vào trong ổ khớp và trở thành các dị vật khớp, sự xuất hiện các dị vật trong khớp sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của khớp và gây ra các triệu chứng như đau, hạn chế vận động theo cơ chế cơ học, viêm màng hoạt dịch gây tràn dịch khớp và thường tiến triển từ từ tăng dần. U sụn màng hoạt dịch thường hay gặp ở khớp gối còn gọi là u sụn màng hoạt dịch khớp gối chiếm 50%-60%, sau đó là các khớp khác như khớp háng và khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ chân. Đây là một bệnh lành tính tuy nhiên cần được theo dõi phát hiện và điều trị kịp thời do điều trị không thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh đồng thời để tránh các biến chứng nặng nề ở khớp.
Nguyên nhân gây bệnh u sụn màng hoạt dịch được chia làm hai nhóm chính: Nguyên phát (Primary synovial osteochondromatosis): gặp khoảng từ 30-50 tuổi, nguyên nhân chưa rõ. Thứ phát (Secondary synovial osteochondromatosis): gặp ở người có tiền sử bệnh khớp: như thoái hóa khớp, viêm khớp do lao, viêm xương sụn bóc tách, gãy đầu xương trong ổ khớp, vỡ sụn
Biểu hiện của u sụn màng hoạt dịch có thể khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh cũng như vị trí khớp bị bệnh. Các triệu chứng chung của bệnh bao gồm: Đau khớp: mức độ đau khớp tăng dần phụ thuộc vào vị trí của khối u sụn, hoặc những trường hợp rơi vào ổ khớp có thế gây đau khớp cấp tính. Kẹt khớp: là dấu hiệu thường gặp, người bệnh cảm thấy như có vật gì đó chèn trong khớp. Giảm khả năng vận động khớp: thường xuất hiện sau hoặc cùng lúc với dấu hiệu kẹt khớp sau đó tăng dần lên nếu như không được điều trị. Có các khối u, cục quanh khớp, cứng, di động hoặc không. Tràn dịch khớp: thường hiếm gặp, khớp sưng to phụ thuộc vào số lượng dịch hay gặp nhất ở khớp gối. Biểu hiện viêm khớp: khớp bị bệnh sưng nóng đỏ đau nhưng thường ít gặp.
no_information
Tuổi: thường gặp ở người lớn từ 30 đến 40 tuổi. Giới: bệnh gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, tỷ lệ bệnh là 2:1. Có tiền sử chấn thương tại khớp. Có các bệnh lý về khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp do lao.
Bệnh u sụn màng hoạt dịch không phải lúc nào cũng có thể phòng được do nhiều trường hợp mắc bệnh nguyên phát. Tuy nhiên, có thể thực hiện một số phương pháp sau để giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh: Đảm bảo an toàn trong lao động và sinh hoạt tránh các chấn thương tại khớp. Cần chú ý những vi chấn thương tại khớp do vận động lặp lại một động tác quá nhiều hay thực hiện các động tác quá tầm vận động của khớp. Theo dõi và điều trị kịp thời các bệnh lý tại khớp. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: vận động khớp nhẹ nhàng, đều đặn có thể giúp tăng độ dẻo dai của khớp. Bơi lội là môn thể thao phù hợp vì giúp loại bỏ trọng lực lên khớp. Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là calci và các chất khoáng.
Chẩn đoán sụn màng hoạt dịch trước kia chủ yếu dựa vào khám lâm sàng và hình ảnh X-quang tuy nhiên giai đoạn sớm khó phát hiện ra bệnh do các khối u sụn khi đó chưa lắng đọng canxi tạo khối cản quang. Một số tác giả đề cập đến vai trò của giải phẫu bệnh như là tiêu chuẩn vàng để khẳng định chẩn đoán, đó là hình ảnh màng hoạt dịch bao bọc các dị vật trong khớp, chứng tỏ nguồn gốc từ màng hoạt dịch của các dị vật khớp.   Hiện nay với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, đặc biệt nội soi khớp việc chẩn đoán dễ dàng hơn. Giá trị của các phương pháp này, ngoài chẩn đoán u sụn trong khớp, số lượng các khối u, còn chẩn đoán được tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp, các thành phần khác trong ổ khớp, từ đó có chỉ định điều trị thích hợp. Khám lâm sàng Các dấu hiệu toàn thân thường không thay đổi. Khám thấy các khối ở khớp. Phát hiện tràn dịch khớp Các phương pháp cận lâm sàng Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và xét nghiệm hóa sinh: thường có kết quả bình thường. X quang: Đặc điểm X quang thường quy (Milgram, 1997): Dày bao khớp và màng hoạt dịch, nốt canxi hóa trong và cạnh khớp hình tròn hoặc ovan, khe khớp không hẹp, mật độ xương tại đầu khớp bình thường. Nốt u sụn thường chỉ có thể được phát hiện trên X quang vào giai đoạn 2, khi xuất hiện các nốt canxi hóa rõ. Chụp cắt lớp vi tính: Nốt canxi hóa cản quan, hình ảnh tràn dịch khớp. Cộng hưởng từ (MRI): Ngoài các hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính còn có thể quan sát thấy: Dày màng hoạt dịch, thể tự do giảm tín hiệu ở T1, tăng tín hiệu T2. Nếu canxi hoá nhiều: giảm tín hiệu T1 hoặc T1 và T2. Phương pháp nội soi khớp: được chỉ định khi các bằng chứng vẫn còn chưa chắc chắn, nhằm mục đích chẩn đoán xác định và kết hợp điều trị. Ngoài ra qua nội soi khớp có thể kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch, các tổ chức u sụn, sụn khớp làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định. Mô bệnh học: Hình ảnh đại thể: Do sụn được nuôi dưỡng bằng dịch của màng hoạt dịch nên các u sụn có thể phát triển và tăng dần lên về kích thước. Các u sụn trong ổ khớp, túi hoạt dịch hoặc bao gân thường có cùng hình dạng và kích thước (thay đổi từ một vài mm đến một vài cm). Nếu sự gắn kết nhiều u sụn có thể tạo hình dạng khối sụn lớn (hình dạng đá tảng). Về vi thể: chụp dưới kính hiển vi quang học thấy hình ảnh tăng sinh màng hoạt dịch, thấy nhiều tế bào hai nhân, nhân đông.
Nguyên tắc điều trị: Giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp. Tránh tái phát bệnh. Điều trị cụ thể Điều trị u sụn màng hoạt dịch có thể dùng thuốc theo chỉ định hoặc sử dụng các biện pháp: Nội soi khớp: có thể vừa thực hiện chẩn đoán lấy vật thể lạ hoặc cắt từng phần màng hoạt dịch bị tổn thương (khi có viêm màng hoạt dịch). Phương pháp nội soi được sử dụng khi kích thước của u sụn dưới 2 cm. Chỉ định ngoại khoa: Trong trường hợp bệnh nhân đến muộn, những tổ chức u sụn phát triển nhiều hoặc quá to sẽ có chỉ định cắt bỏ u sụn và phần màng hoạt dịch tổn thương qua phẫu thuật mở.     Xem thêm: Sụn xương có tác dụng gì? U xương ác tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Ưu điểm vượt trội của phẫu thuật nội soi khớp vai tại hệ thống Vinmec Cập nhật kỹ thuật mới trong nội soi khớp gối
U tim
Khối u tim là gì? Các khối u nguyên phát ở tim khá hiếm gặp, tỉ lệ gặp dưới 0,1%. U tim gồm có u lành tính hoặc u ác tính. U ác tính có thể nguyên phát tại tim cũng có thể do di căn từ ung thư cơ quan khác đến. Trong số các u nguyên phát tại tim thì 80% là u lành tính, và trong số các u lành tính thì u nhầy là thể thường gặp nhất chiếm trên 50%. Ở các u ác tính, tỉ lệ u tim do di căn nhiều gấp 20 lần ung thư nguyên phát tại tim. Các u tim lành tính gồm có: myxoma (u nhầy), papillary fibroelastoma, Rabdomyoma, Fibroma (u xơ), lipoma (u mỡ), u nút nhĩ thất Các u tim ác tính gồm: angiosarcoma, osteosarcoma, leiomyosarcoma, rhabdomyosarcoma, lymphoma, pericardial mesothelioma
Nguyên nhân cũng như nguồn gốc của các khối u tim lành tính cũng như khối u tim ác tính (nguyên phát tại tim) khá phức tạp và còn chưa được nghiên cứu nhiều vì tỉ lệ gặp khá thấp.
Triệu chứng của u tim đa dạng, từ không có triệu chứng, tình cờ phát hiện cho đến nhiều dấu hiệu phức tạp khác nhau. Các triệu chứng có thể gặp: Tắc mạch: có thể tắc mạch phổi, hoặc tắc mạch hệ thống Triệu chứng do tắc nghẽn: khối u tim gây cản trở sự tống máu, cản trở sự hoạt động của các van tim gây ra nhiều dấu hiệu của suy tim như: khó thở, khó thở khi gắng sức, phù, gan to… Khối u ác tính xâm lấn cơ tim, gây ra giảm chức năng thất trái, các rối loạn nhịp, block nhĩ thất, tràn dịch màng ngoài tim (có thể gây ép tim cấp hoặc không).. Một số loại u có thể gây đột tử
no_information
Các đối tượng nguy cơ của u nguyên phát tại tim (lành tính và ác tính) đều chưa được nghiên cứu nhiều và ít đề cập trong các tài liệu. Một số loại u người ta thấy tỉ lệ ở nữ cao hơn nam như u nhầy. U nhầy ở người trẻ có thể có yếu tố gia đình với sự tác động đa nhân tố. Các khối u thứ phát do di căn có thể từ ung thư phổi, ung thư vú, ung thư thực quản, tuyến giáp, biểu mô thận, lơ-xê-mi… thì có thể có các yếu tố nguy cơ chung như: hút thuốc lá, uống rượu nhiều, phơi nhiễm với các tia xạ…
Đối với các khối u nguyên phát tại tim thì chưa có biện pháp phòng ngừa. Chủ yếu có thể giảm nguy cơ ung thư nói chung bằng cách: Bỏ thuốc lá Giảm rượu Lối sống lành mạnh Có biện pháp bảo vệ khi phải phơi nhiễm với tia xạ Không sinh con khi tuổi >35 Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lí có thể gây ung thư như viêm gan virus B, C, viêm loét dạ dày,... Tầm soát ung thư phổi, tuyến giáp, ung thư vú…
Siêu âm doppler tim: là phương tiện dễ dàng để phát hiện các bất thường cấu trúc tim. U nhầy có thể được chẩn đoán được bằng siêu âm tim dựa trên các đặc điểm của nó. Các loại u khác thường khó xác định hơn. Ngoài ra trên siêu âm còn có thể đánh giá được sự tắc nghẽn, ảnh hưởng của khối u lên các cấu trúc khác. Chụp cộng hưởng từ tim hoặc cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang: là những phương tiện thăm dò giúp chẩn đoán được chi tiết về khối u, sự lành tính hay ác tính, sự xâm lấn của khối u vào cơ tim, có thể phân biệt được một số loại u dựa vào tính chất cụ thể. Chụp PET: xác định sự di căn của u Chụp động mạch vành: xác định nguồn cấp máu cho khối u trong một số trường hợp Sinh thiết khối u qua đường tĩnh mạch: vẫn còn nhiều cân nhắc trong việc sinh thiết khối u vì một số u có thể gây tắc mạch như u nhầy. Không sinh thiết khi hình ảnh trên các biện pháp chẩn đoán hình ảnh đã điển hình. Phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ nếu tiến hành sinh thiết khối u.
Vấn đề điều trị u tim cũng chia ra tùy thuộc là u lành tính hay ác tính, nguyên phát hay thứ phát và giai đoạn của nó. Đa số u lành tính cần phải phẫu thuật. Cũng có thể tiến hành phẫu thuật đối với các u ác tính nguyên phát mà chưa có bằng chứng di căn. Đối với những u đã di căn thì điều trị hóa chất. Có thể hóa xạ trị kết hợp trong trường hợp là lymphomas. Tiên lượng của các u lành tính sau phẫu thuật khá tốt, còn đối với u ác tính nguyên phát thì xấu hơn.   Xem thêm: Sàng lọc tim mạch - Khám cơ bản tim mạch Các phẫu thuật điều trị suy tim Suy tim - Đích đến cuối cùng của các bệnh tim mạch và một số bệnh khác
Ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến (ung thư tuyến tiền liệt) đứng thứ 12 trong các bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở nam giới tại Việt Nam. Cũng như các bệnh ung thư khác, ung thư tiền liệt tuyến không lây. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến phụ thuộc lớn vào giai đoạn phát hiện.  Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì ung thư tiền liệt tuyến có thể đạt được tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 100%.
Cho đến nay nguyên nhân ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa được kết luận chính xác. Tuy nhiên khả năng sàng lọc và phát hiện sớm bệnh đã được cải thiện nhờ vào xét nghiệm định lượng chất chỉ điểm ung thư PSA (Prostate- Specific- Antigen). Đây là kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt, với giá trị trên 10 ng/ml nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến lên đến 67%.
Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh không lây, phát triển chậm với những triệu chứng ở giai đoạn ban đầu khá mơ hồ, có thể khu trú tại vùng thấp đường tiết niệu do xâm lấn hoặc chèn ép của khối u như: Tiểu khó, tiểu rắt, bí tiểu Trong nước tiểu có máu Tiểu đêm Hoặc những triệu chứng khác như: Cân nặng giảm Đau lưng, hông, đau vùng khung chậu Khó khăn trong việc duy trì cương cứng Táo bón mãn tính hoặc các vấn đề khác về đường ruột Ở giai đoạn muộn và có di căn bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tại các cơ quan khác của cơ thể như: Đau xương, gãy xương bệnh lý… trong di căn xương Yếu liệt chi dưới, liệt nửa người… do u di căn đốt sống làm chèn ép tủy sống gây nên các hội chứng thần kinh Những di căn ở não, phổi, dạ dày, gan, tuyến thượng thận hay xuất huyết tiêu hóa thường gặp trong giai đoạn muộn hơn Ngoài ra, hội chứng cận ung thư, hội chứng thiếu máu, đông vón nội mạc rải rác cũng cần lưu ý trong giai đoạn muộn của bệnh.
no_information
Ung thư tiền liệt tuyến được ước tính gặp ở 80% nam giới dưới 80 tuổi và thường gặp nhất ở độ tuổi trên 60.
Ung thư tiền liệt tuyến có thể phòng ngừa dựa vào một số biện pháp sau: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh ít thịt đỏ và bổ sung nhiều chất xơ Kiểm tra sức khỏe định kì để tầm soát nguy cơ ung thư, đặc biệt thông qua xét nghiệm PSA để phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu khi hầu như triệu chứng là chưa có Vận động, thể dục thể thao hợp lý Có một chế độ sinh hoạt khoa học và đều đặn
Ở giai đoạn sớm, chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến khá khó khăn vì hầu như không có triệu chứng. Chủ yếu bệnh được chẩn đoán dựa vào PSA cao trong lần khám bệnh định kì. Nếu có các triệu chứng thể hiện sự xâm lấn và chèn ép đường tiết niệu như đái khó, đái rắt, đái máu… hiếm gặp hơn, có thể tắc nghẽn ở trực tràng, cương đau dương vật hoặc xuất tinh ra máu thì thăm khám trực tràng sẽ là phương pháp có giá trị chẩn đoán cao. Khi thăm khám trực tràng sẽ giúp thầy thuốc phát hiện khối u cũng như đánh giá tuyến tiền liệt về mật độ, kích thước, đặc điểm rãnh giữa, mức độ xâm lấn xung quanh và cả tình trạng của thành trực tràng, sự hẹp lòng trực tràng. Ở giai đoạn muộn, biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhưng đã có thể kèm di căn nên các triệu chứng không chỉ giúp chẩn đoán bệnh mà còn có thể giúp đánh giá tình trạng di căn ở các bộ phận khác của cơ thể đặc biệt là di căn xương. Sinh thiết tiền liệt tuyến
Xu hướng điều trị hiện nay của bệnh ung thư tiền liệt tuyến là cá nhân hóa việc điều trị, nghĩa là phương pháp điều trị sẽ được thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn của bệnh nhằm tối đa hóa việc điều trị. Có một số phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến như sau: Phẫu thuật: Bệnh nhân sẽ được cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, hai túi tinh cùng với nạo hạch vùng chậu hai bên. Phương pháp này có thể áp dụng khi khối u còn nằm khu trú ở trong tuyến tiền liệt (ứng với giai đoạn I hoặc II của bệnh). Tại Vinmec hiện đã ứng dụng phẫu thuật nội soi bằng robot điều trị ung thư tiền liệt tuyến, mang lại hiệu quả vượt trội. Điều trị nội tiết: Vì ung thư tuyến tiệt liệt nhạy với nội tiết tố nam nên việc cắt hai tinh hoàn của bệnh nhân hoặc dùng thuốc ức chế làm giảm nội tiết tố nam sẽ cắt nguồn cung cấp tiết tố nam giúp ngăn chặn khối u phát triển. Xạ trị: Là chiếu tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư: chiếu xạ từ ngoài gọi là xạ trị ngoài còn cấy các hạt phóng xạ vào trong long tuyến gọi là xạ trị trong. Hóa trị: Không phải là phương pháp điều trị tận gốc với ung thư tiền liệt tuyến mà được dùng trong giai đoạn kháng cắt tinh hoàn, nghĩa là điều trị nội tiết không còn đáp ứng nữa. Xem thêm: Tìm hiểu ung thư tiền liệt tuyến Chỉ số PSA bao nhiêu cảnh báo nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến? Sinh thiết chẩn đoán nhanh ung thư tiền liệt tuyến Gói khám chuyên sâu bệnh ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là một trong bảy ung thư phổ biến nhất và đây là nguyên nhân đứng thứ 8 dẫn đến tử vong do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Năm 2012, tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) đã ước tính có 239.000 người mắc ung thư buồng trứng và 152.000 tử vong do bệnh này. Trung bình toàn thế giới, có gần 600.000 chỉ sống trong vòng 5 năm sau chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, theo đà này,  tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) dự đoán đến năm 2035, toàn thế giới sẽ tăng 55% ca mắc mới và 67% số mắc ung thư buồng trứng sẽ tử vong. (Nguồn: https://worldovariancancercoalition.org/wp-content/uploads/2018/10/THE-WORLD-OVARIAN-CANCER-COALITION-ATLAS-2018.pdf) Để hiểu được ung thư buồng trứng là gì, đầu tiên, chúng ta cần biết về hệ thống sinh học của người phụ nữ gồm có 2 buồng trứng nằm trong khung chậu với kích thước chỉ bằng hạt thị. Buồng trứng có 2 chức năng chính gồm (1) sản xuất các nội tiết tố của phụ nữ là  progesterone và estrogen và (2) sản xuất và phóng thích 1 quả trứng vào mỗi tháng. Tại buồng trứng có khối u ác tính có thể xuất phát từ bề mặt của buồng trứng hay từ tế bào mầm sản xuất ra tế bào trứng hoặc từ các mô xung quanh buồng trứng có chức năng nâng đỡ, thì được gọi là ung thư buồng trứng. Các tế bào ung thư phân chia bất thường và không bị kiểm soát bởi cơ thể người bệnh. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng các dấu hiệu của bệnh rất mờ hồ và thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Dẫn đến tình trạng, phần lớn người bệnh ung thư buồng trứng đều được phát hiện và chẩn đoán khi bệnh tình đã giai đoạn cuối.
Hiện nay, các nguyên nhân dẫn tới ung thư buồng trứng chưa rõ ràng, nhưng nhìn chung, ung thư bắt đầu từ một tế bào phát triển bất bình thường trong ADN của nó, hay còn gọi là đột biến. Các đột biến này khiến tế bào phát triển và nhân lên nhanh chóng, tạo ra khối u của các tế bào bất thường. Khối u này gây xâm lấn các mô xung quanh và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nguồn: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-cancer/symptoms-causes/syc-20375941
Người bệnh ung thư buồng trứng có dấu hiệu như sau: Chảy máu âm đạo bất thường hoặc đau bụng dưới mà không phải trong chu kỳ kinh nghiệm Người bệnh có cảm giác khó chịu hoặc/và đau ở khu vực bụng trên hay bụng dưới Táo bón có thể xuất hiện do người bệnh ở giai đoạn muộn thường có khối u chèn vào đại tràng, cản trở lưu thông của nhu động ruột, dẫn tới táo bón. Trong một giờ đi tiểu nhiều lần do khối u kích thích bàng quang gây cảm giác buồn đi tiểu thường xuyên. Mặc dù không thay đổi chế độ ăn, vận động và làm việc, nhưng vẫn bị sút nhiều cân đột ngột mà không biết lý do. Ăn nhanh no và cảm giác chán ăn. Những triệu chứng trên có thể do nguyên nhân của các bệnh khác, tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan và cần khám sức khỏe khi có các triệu chứng bất thường trên.
Bệnh ung thư buồng trứng không lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh, tuy nhiên có thể lây truyền qua các thể hệ bằng cách con cái thừa hưởng các gen đột biến của bố mẹ hoặc thế hệ trước, từ đó làm gia tăng khả năng mắc bệnh của thế hệ con cái.
Hiện nay, các nhà khoa học đã xác được một số nguy cơ làm gia tăng mắc bệnh ung thư buồng trứng như sau: Tuổi cao: Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên vẫn phổ biến ở phụ nữ ở độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi. Đột biến di truyền: Tỷ lệ nhỏ ung thư buồng trứng là do đột biến gen được thừa hưởng từ bố mẹ. Các gen này được biết đến làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng như gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2), đồng thời, các gen này cũng làm tăng khả năng mắc ung thư vú hay một số đột biến gen khác có liên quan đến hội chứng Lynch. Tiền sử gia đình: những người có 2 hoặc hơn 2 người họ hàng gần mắc ung thư buồng trứng thì có khả năng mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với những đối tượng khác. Liệu pháp điều trị hormon estrogen thay thế, đặc biệt là khi sử dụng dài hạn và liều cao. Tuổi bắt đầu kinh nguyệt sớm hoặc/và mãn kinh muộn cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Hiện nay chưa có biện pháp nào phòng ngừa ung thư buồng trứng hoàn toàn, nhưng để làm giảm nguy cơ mắc, các chuyên gia khuyên như sau: Cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai để làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Phụ nữ nên xin ý kiến bác sĩ liệu thuốc tránh thai có phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân trước khi sử dụng. Xin ý kiến của bác sĩ về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bản thân. Khi có người thân mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ xác định và giải thích khả năng mắc ung thư của người bệnh là bao nhiêu. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện người bệnh có thừa hưởng gen đột biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, từ đó sẽ cân nhắc việc cắt buồng trứng để phòng ngừa ung thư. Khi sinh con, phụ nữ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Điều này cũng được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng do làm giảm số lần phóng noãn. Giảm lượng mỡ trong chế độ ăn hằng ngày. Phẫu thuật thắt vòi trứng hoặc cắt tử cung để tránh thai.
Khám và xét nghiệm ung thư buồng trứng Khám ung thư buồng trứng bao gồm: Khám tiền sử: Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử mắc bệnh hiện tại và tiền sử gia đình về bệnh ung thư buồng trứng. Khám thực thể: người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện khám toàn bộ bộ phận sinh dục (gồm âm đạo, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng), hệ tiết niệu (bàng quang) và trực tràng. Xét nghiệm gồm một số mục sau: Phết tế bào cổ tử cung (PAP test): đây là biện pháp được khuyến cáo sử dụng để sàng lọc người bệnh ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, vẫn được sử dụng để phát hiện ung thư buồng trứng. Xét nghiệm máu CA 125 (Carcinama antigen): đây là xét nghiệm nhằm tìm dấu ấn ung thư buồng trứng để chẩn đoán, theo dõi tiến triển điều trị và theo dõi tái phát sau điều trị.  Đây là chất được tiết ra từ khối u ác tính, do đó, nếu chỉ số này ở mức bất thường thì chứng tỏ người bệnh mắc ung thư buồng trứng. Sinh thiết: Để tiến hành phương pháp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật mở để lấy các mô của khối u hoặc mô của buồng trứng, sau đó các tết bào này sẽ được xử lý và sử dụng kính hiển vi để phát hiện các tế bào ung thư. Trong quá trình phẫu thuật, nếu nghi ngờ ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ cắt toàn bộ buồng trứng ngăn ngừa sự di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.    Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm cao tần, khi các sóng này đi tới các khối u sẽ cho kết quả hình ảnh khối u bất thường trong buồng trứng. Chụp cắt lớp và chụp khung đại tràng có thuốc cản quang. Phân loại giai đoạn ung thư buồng trứng Khi đã được chẩn đoán là ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn của bệnh, từ đó đưa ra các phác đồ phù hợp với từng giai đoạn và thể trạng của người bệnh. Ung thư buồng trứng gồm 5 giai đoạn chính: Giai đoạn đầu Giai đoạn xảy ra ở buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và chưa di ăn đến các hạch bạch huyết xung quanh hay đến cơ quan khác. Giai đoạn 1: Được chia làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1A: tế bào ung thư chỉ nằm trong một trong hai buồng trứng hoặc một trong hai ống dẫn trứng và bị giới hạn bên trong buồng trứng. Giai đoạn 1B: Ung thư ở bề mặt ngoài của cả buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Giai đoạn 1C: Các mô xung quanh khối u ở buồng trứng hoặc ống dẫn trứng bị phá vỡ, tạo điều kiện cho các tết bào ung thư lan tới các cơ quan vùng chậu hay vùng bụng. Giai đoạn 2: Giai đoạn 2A: Ung thư lan tới cơ quan trong khung xương chậu. Giai đoạn 2B: Ung thư di căn tới hệ tiêu hóa như đại tràng, trực tràng hoặc bàng quang. Giai đoạn 3: Giai đoạn 3A1: các tế bào ung thư có trong 1 trong 2 ống dẫn trứng hoặc buồng trứng và lan tới các hạch bạch huyết vùng chậu. Giai đoạn 3A2: Ung thư lan tới các các cơ quan trong khoang bụng như màng bụng. Giai đoạn 3B: Giai đoạn này khối u đã có kích thước đủ lớn để quan sát bằng mắt thường (< 2cm) tại một trong hai hoặc cả hai buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, màng bụng và các cơ quan khác ngoài xương chậu Giai đoạn 3C: Khối u đã > 2cm và lan tới gan hoặc lách. Giai đoạn 4 hay còn gọi là ung thư giai đoạn cuối: Giai đoạn 4A: tìm thấy tế bào ung thư ở màng dịch của phổi. Giai đoạn 4B: Ung thư di căn tới các cơ quan quan trọng như gan, lách, phổi, não … Đây là giai đoạn cuối cùng, do đó, hiệu quả điều trị không cao do người bệnh đã bị di căn khắp cơ thể .
Sau khi xác định được giai đoạn ung thư buồng trứng, dựa trên các yếu tố như tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng phối hợp các biện pháp điều trị khác nhau để điều trị như: Phẫu thuật ung thư buồng trứng Đây là biện pháp thường được áp dụng gồm cắt bỏ toàn bộ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung. Nạo vét hạch bạch huyết và loại bỏ mạc nối lớn trong ổ bụng. Đối với một số trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mà chưa có con và bệnh ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể chỉ định cắt một buồng trứng và một ống dẫn trứng để đảm bảo chức năng sinh sản cho người phụ nữ sau này. Hóa trị liệu Sau khi phẫu thuật, sử dụng một số loại thuốc bằng đường truyền tĩnh mạch nhằm tìm và tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể.   Xạ trị Sử dụng máy chiếu xạ để chiếu tia phóng xạ có năng lượng cao thẳng trực tiếp khối u, làm khối u teo lại và chết dần. Sau khi đã điều trị, người bệnh ung thư buồng trứng cần tái khám định kỳ để thay đổi phác đồ điều trị khi cần thiết và phát hiện các dấu hiệu bất thường khác như tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, hay tình trạng di căn của ung thư… Tế bào gốc/Liệu pháp miễn dịch: Chỉ có tại Vinmec Hiện nay, Vinmec là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân trong điều trị ung thư (trong đó có ung thư buồng trứng - đặc biệt là giai đoạn muộn). Đây là giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu quả điều trị ung thư tại Việt Nam. Xem thêm thông tin về liệu pháp TẠI ĐÂY. Xem thêm: 4 giai đoạn của ung thư buồng trứng Dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư buồng trứng Tầm soát ung thư buồng trứng là làm gì? Làm thế nào để phát hiện ung thư buồng trứng?
Ung thư âm đạo
Ung thư âm đạo là bệnh lý ác tính xuất phát từ các tế bào vùng âm đạo. Đây là bệnh lý ít gặp chiếm khoảng 3-5% ung thư phụ khoa. Phần lớn ung thư âm đạo xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi, có 80-85% các trường hợp sau mãn kinh. Bệnh gặp rất ít ở phụ nữ dưới 40 tuổi và rất hiếm ở phụ nữ có thai.
Nguyên nhân ung thư âm đạo hiện chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Yếu tố nội tiết: bệnh thường gặp ở phụ nữ chậm có kinh và sớm mãn kinh Phụ nữ có mức sống kinh tế thấp Người hút thuốc lá Người suy giảm miễn dịch Người mắc một số bệnh không lây nhiễm: tiểu đường, tăng huyết áp Đột biến gen: đột biến gen PRAD1 và gen p53 có liên quan đến mắc ung thư âm hộ, âm đạo. Các tổn thương lành tính tại âm hộ, âm đạo như nghịch dưỡng âm hội, Condylome sùi, bạch biến Nhiễm virus HPV
Các triệu chứng của ung thư âm đạo âm hộ bao gồm: Ngứa: ngứa kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm trước khi bệnh được chẩn đoán Đau rát vùng u, đau khi đi tiểu do kích thích của nước tiểu lên bề mặt u Chảy máu chảy dịch có mùi hôi khi u tăng kích thước bị hoại tử, nhiễm trùng Sờ thấy khối u ở cửa mình: u có thể sùi như súp lơ hoặc loét, nhiễm cứng. Bệnh nhân thường đến khám vì sờ thấy cục trong âm đạo. Có thể sờ thấy hạch bẹn. Nếu hạch to có thể vỡ loét ra da hoặc chèn ép tĩnh mạch đùi gây phù, viêm tĩnh mạch huyết khối mạn tính Khi u tiến triển lan rộng xâm lấn vào niệu đạo, bàng quang, vách âm đạo-trực tràng có thể gây các lỗ rò bàng quang- âm đạo, rò trực tràng âm đạo
no_information
Người có quan hệ tình dục với nhiều đối tác Người có quan hệ tình dục sớm Người hút thuốc lá Người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch: HIV Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vùng âm đạo, âm hộ
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần tại cơ sở Y tế có chuyên khoa sản Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục sớm Tiêm phòng HPV theo chỉ dẫn Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh vùng kín sạch sẽ Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích.
Chẩn đoán ung thư âm đạo dựa vào các xét nghiệm sau: Sinh thiết: làm giải phẫu bệnh u giúp chẩn đoán xác định bệnh. Với các tổn thương dưới 1 cm nên cắt bỏ hoàn toàn u để làm mô bệnh học Chọc hút tế bào với các hạch nghi ngờ di căn Soi bàng quang, soi  trực tràng: chỉ định trong trường hợp tổn thương rộng, gần niệu đạo và hậu môn Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung: đánh giá sự lan rộng của u và hạch bẹn, hạch chậu Chụp Xquang phổi, siêu âm ổ bụng: đánh giá các di căn xa Chẩn đoán phân biệt của bệnh với các u lành tính và tổn thương dạng u sau: U có nguồn gốc biểu mô: u nhú, condyloma sùi, u tuyến mồ hôi, lạc nội mạc tử cung U có nguồn gốc trung mô: u mỡ, u cơ trơn hay u mạch máu
Phẫu thuật:  Giai đoạn I-II: Có thể cắt bỏ rộng toàn bộ tổn thương, tuy nhiên phải khám tổng thể toàn bộ đường sinh dục để phát hiện các bệnh lý khác của tử cung, cổ tử cung đi kèm, đặc biệt khi có chảy máu âm đạo vì đa số người bệnh lớn tuổi, đã mãn kinh.  Các trường hợp xâm lấn chỉ tại bề mặt có thể điều trị bằng cắt bỏ tại chỗ rộng rãi, đảm bảo diện cắt an toàn, thường diện cắt cách bờ tổn thương 1 cm. Các tổn thương đường kính dưới 2 cm và chiều sâu xâm lấn không quá 5 mm có thể cắt rộng u với đảm bảo diện cắt an toàn cách bờ tổn thương ít nhất 1 cm. Khả năng di căn hạch bẹn cùng bên tăng lên cùng với kích thước u và độ sâu của xâm lấn. Vì vậy với u > 2cm và chiều sâu xâm lấn > 5mm cần phải tiến hành vét hạch bẹn- đùi. Giai đoạn III – IV Giai đoạn III có thể mổ được và không mổ được. Nếu khả năng cắt bỏ tổn thương với diện cắt không còn mô ung thư, không làm tổn thương các cơ thắt ảnh hưởng đến đại tiểu tiện thì có thể xem xét phẫu thuật. Trường hợp khối u nguyên phát nhỏ có thể phẫu thuật cắt u rộng rãi kết hợp vét hạch bẹn-đùi. Trường hợp khối u lớn, có thể phẫu thuật cắt bỏ âm hộ triệt căn kết hợp vét hạch bẹn-đùi. Trường hợp u nằm trên đường giữa (tổn thương cả hai bên), cần vét hạch bẹn-đùi hai bên. Xạ trị: Mục đích:  thu nhỏ khối u trước khi mổ hoặc tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau khi mổ. Với bệnh nhân không thể phẫu thuật triệt căn hoặc không thích hợp với phẫu thuật do điều kiện sức khoẻ không cho phép, có thể xạ trị đơn thuần.  Hóa trị: Áp dụng trong giai đoạn muộn kho bệnh đã di căn đến cơ quan khác. Hóa xạ trị đồng thời có thể áp dụng để thu nhỏ khối u, giúp phẫu thuật dễ dàng hơn. Xem thêm: Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa Ung thư cổ tử cung hình thành âm ỉ trong bao lâu? 6 điều cần biết về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, nối tử cung với âm đạo. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào cổ tử cung phát triển bất thường và xâm lấn các mô và cơ quan khác của cơ thể như phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng. Tuy nhiên ung thư cổ tử cung là dạng ung thư tiến triển chậm. Giai đoạn tiền ung thư kéo dài khoảng 10 đến 15 năm thực sự là giai đoạn cửa sổ quý báu, là cơ hội để bác sĩ và bệnh nhân phát hiện, điều trị các tổn thương tiền ung thư và dự phòng một ung thư thực sự. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới năm 2014, ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp xếp thứ 4 ở nữ giới, chiếm khoảng 12% tất cả các loại ung thư và nó cũng đứng hàng thứ 4 trong nhóm các ung thư gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ. Lứa tuổi trung bình thường mắc ung thư cổ tử cung là 48-52 tuổi, trong khi lứa tuổi được phát hiện các tổ chức tiền ung thư thường từ những năm 20 đến 30 tuổi. Tại Việt Nam trung bình có hơn 4.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung trong vòng một năm và hơn 50% trong số đó tử vong vì ung thư cổ tử cung. Human papilloma virus (HPV) được xem là có liên quan trực tiếp đến ung thư cổ tử cung. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ nhiễm HPV, đặc biệt là nhiễm HPV typ 16 và 18 có nguy cơ mắc cổ tử cung cao hơn bình thường. Nhiều chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung cũng chính là đi tìm sự hiện diện của HPV và phát hiện các tổn thương mô học tiền ung thư đã làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong như: làm phiến đồ cổ tử cung âm đạo (Pap smear), định type HPV… Hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra, giảm thiểu được tần suất mắc bệnh.
Ung thư cổ tử cung bắt đầu với những thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung tuy chưa được nghiên cứu rõ nhưng nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định, được cho là làm tăng khả năng mắc bệnh. Nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ lớn nhất, theo sau là thói quen hút thuốc lá, sử dụng thuốc ngừa thai. HPV xâm nhập từ bên ngoài vào cổ tử cung. Trong đa số các trường hợp, tế bào bị nhiễm HPV sẽ tự chữa khỏi, phần còn lại, các tế bào cổ tử cung bị tổn thương thực sự và virus tiếp tục xâm nhập các tế bào khác gây nên ung thư xâm lấn. HPV type 16 và 18 thuộc nhóm HPV nguy cơ cao, là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung trong 75% các trường hợp. Hút thuốc lá dù chủ động hay thụ động đều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung lên 2 đến 3 lần. Hút thuốc lá hỗ trợ sự phát triển của HPV và tăng khả năng xuất hiện các tổn thương tiền ung thư như loạn sản nhẹ, loạn sản trung bình và loạn sản nặng đặc biệt ở những phụ nữ hút thuốc lá nhiều và kéo dài. Sử dụng thuốc uống tránh thai kéo dài trên 5 năm làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung vì làm giảm đi việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, từ đó tăng khả năng phơi nhiễm với HPV.
Tương tự như nhiều loại ung thư khác, triệu chứng ung thư cổ tử cung thường không rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển nặng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thay đổi tùy theo giai đoạn bệnh như sau: Giai đoạn ung thư cổ tử cung tại chỗ, chưa xâm nhập Bệnh thường không có biểu hiện gì, thường được tình cờ phát hiện khi làm mô bệnh học tế bào cổ tử cung. Giai đoạn ung thư xâm lấn Các triệu chứng xuất hiện làm người bệnh chú ý vào giai đoạn này như: Đau cổ tử cung khi giao hợp Ra máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi giao hợp, giữa các chu kỳ kinh và trong thời kỳ mãn kinh. Dịch nhầy âm đạo có màu vàng bất thường, mùi hôi, đôi khi có lẫn máu. Khi ung thư lan rộng hơn đến các cơ quan hố chậu, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng: Đau vùng hông, đau thắt lưng hay phù hai chân. Đái máu nếu xâm lấn bàng quang Đại tiện ra máu nếu xâm lấn trực tràng, đôi khi còn có triệu chứng  của bệnh cảnh tắc ruột. Toàn thân mệt mỏi, chán ăn, gầy sút.
Ung thư cổ tử cung không lây nhưng yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV - loại virus có khả năng lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục, bao gồm cả nam giới và nữ giới. Đường lây truyền có thế qua tiếp xúc da với da, nhưng phổ biến nhất là theo đường quan hệ tình dục, tiếp xúc giữa dương vật, tử cung, âm đạo hay hậu môn. Hôn hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của bạn tình cũng có thể lây nhiễm HPV. Ung thư cổ tử cung có lây không và có di truyền không?
Những người phụ nữ có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn khi có một hay nhiều yếu tố nguy cơ sau: Không tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV. Có nhiều bạn tình hoặc bạn tình có nhiều bạn tình khác. Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su. Hút thuốc lá nhiều và kéo dài. Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài ít nhất trên 5 năm.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung là loại bỏ các yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh và phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư để điều trị và ngăn chặn chúng tiến đến các tổn thương ung thư thực sự. Tiêm phòng vắc xin ngừa HPV là cách phòng ngừa chủ động nhất. Tại Việt Nam vắc xin ngừa HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ năm 2007, có hiệu quả trong việc dự phòng các tổn thương tiền ung thư gây ra do HPV typ 16 và 18. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin là trước khi quan hệ tình dục. Các chương trình tầm soát định kỳ bao gồm làm phiến đồ âm đạo cổ tử cung (pap smear) và định type HPV là cần thiết cho hầu hết phụ nữ trên 30 tuổi. Đây là cách duy nhất hiệu quả để phòng ngừa ung thư cổ tử cung cho những người phụ nữ còn quan hệ tình dục nhưng quá lớn tuổi để tiêm vắc xin phòng HPV có hiệu quả. Một số biện pháp phòng ngừa khác cũng có thể có lợi như: Có càng ít bạn tình thì tỷ lệ nhiễm HPV càng thấp. Không uống các thuốc ngừa thai trong một thời gian kéo dài Không hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung khá nghèo nàn và không đặc trưng nên việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng. Ung thư cổ tử cung giai đoạn tại chỗ Làm phiến đồ âm đạo, soi và sinh thiết cổ tử cung để lấy mẫu làm giải phẫu bệnh là những biện pháp giúp xác định người bệnh có mắc ung thư cổ tử cung hay không. Nạo ống cổ tử cung: là một biện pháp xâm lấn, được chỉ định khi làm phiến đồ âm đạo cổ tử cung thấy bất thường nhưng không phát hiện được gì khi soi cổ tử cung. Khoét chóp cổ tử cung để đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn Bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng Đặt mỏ vịt, quan sát hình ảnh tổn thương cổ tử cung  bằng mắt thường. Các hình thái tổn thương có thể gặp phải bao gồm sùi, loét, thâm nhiễm. Đánh giá kích thước khối u và sự xâm lấn vào túi cùng, âm đạo và lấy mẫu làm giải phẫu bệnh. Thăm trực tràng, âm đạo để xác định các nhân di căn. Thăm khám toàn thân: đánh giá thể trạng, phát hiện hạch di căn ở bẹn, thượng đòn và cổ. Thăm khám bụng và ngực để phát hiện các biểu hiện của di căn xa như cổ chướng… Việc xác định chẩn đoán vẫn dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng, quan trọng nhất là lấy mẫu mô cổ tử cung làm giải phẫu bệnh. Một số phương tiện khác giúp chẩn đoán tình trạng di căn và xâm lấn các cơ quan khác cũng được thực hiện như: Soi bàng quang, chụp UIV Soi trực tràng Chụp CT scan, cộng hưởng từ tiểu khung và ổ bụng X.quang và CT scan lồng ngực đánh giá tình trạng di căn phổi
Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Để điều trị ung thư cổ tử cung, đầu tiên, bác sĩ cần xác định giai đoạn của bệnh ung thư, kích thước khối u và có hay không sự xâm lấn đến các cơ quan khác. Việc điều trị chủ yếu dựa vào giai đoạn bệnh và loại mô học của ung thư cổ tử cung. Ngoài ra tuổi, và các yếu tố gia đình xã hội khác cũng góp phần vào việc xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm: Hóa trị liệu Xạ trị Phẫu thuật Điều trị trúng đích Liệu pháp miễn dịch tự thân - chỉ có tại Vinmec Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Trong một vài trường hợp, xạ trị và hóa trị có thể được chỉ định để thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật hoặc giết chết phần khối u còn lại sau phẫu thuật.     Xem thêm: Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được không? Tìm hiểu về liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư ThinPrep Test - Tiến bộ mới trong phát hiện sớm ung thư cổ tử cung Vắc xin HPV: Ai nên tiêm và tiêm khi nào? Đã tiêm vắc xin HPV, có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung không? 6 điều cần biết về ung thư cổ tử cung
Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ
Ung thư biểu mô tại chỗ là gì? Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (tên tiếng Anh: Lobular Carcinoma In Situ - LCIS) là tình trạng các tế bào bên trong một số tiểu thùy hoặc tuyến sữa của vú phát triển bất thường nhưng chưa trở thành ung thư. Các tế bào bất thường này đều ở trong các lớp lót bên trong tiểu thùy vú. Nó thường xuất hiện ở cả hai vú. Các bác sĩ gọi đây là tình trạng tổn thương tiểu thùy.  Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ có nguy hiểm không? Khi đã được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ đồng nghĩa với việc bệnh nhân có nguy cơ phát triển ung thư vú xâm lấn ở vú bên kia trong tương lai. Dù vậy, tỷ lệ mắc bệnh khá nhỏ. Nam giới cũng có thể mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ nhưng khá hiếm. Có một loại ung thư vú khác là ung thư tiểu thùy xâm lấn. Loại này khác với ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ. LCIS xuất hiện khi các tế bào trong một tuyến sản xuất sữa của một vú phát triển đột biến gen, tạo ra những tế bào bất thường. Các tế bào bất thường chỉ nằm trong tiểu thùy, không mở rộng hay xâm lấn các mô vú xung quanh.
Triệu chứng ung thư tại chỗ là gì? Thông thường, ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ không gây ra triệu chứng. Bệnh nhân thường chỉ tình cờ phát hiện căn bệnh này khi thực hiện sinh thiết để đánh giá một khối u hoặc một khu vực bất thường do vôi hóa nhỏ hay khi chụp nhũ ảnh chẩn đoán các bệnh lý khác. Phụ nữ nên đi khám bác sĩ nếu nhận thấy có một sự thay đổi ở ngực như một khối u, vùng da nhăn nheo bất thường, chảy dịch ở núm vú hoặc có một vùng dày bì dưới da.
no_information
Những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ:  Lịch sử gia đình mắc ung thư vú: nếu có người thân được chẩn đoán mắc ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ của bạn sẽ cao hơn. Đã từng thực hiện liệu pháp hormone thay thế trong thời kỳ mãn kinh: những phụ nữ đã sử dụng liệu pháp hormone thay thế trong 3 - 5 năm để đối phó với triệu chứng mãn kinh có thể tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ. Đang ở độ tuổi 40: bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ thường được phát hiện ở phụ nữ trong độ tuổi 40 - những người chưa trải qua thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ phổ biến nhất ở những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
Có lối sống phù hợp sẽ giúp phụ nữ phòng ngừa và đối phó với ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ. Cụ thể là: Hạn chế hoặc tốt nhất là không uống rượu. Tập thể dục đều đặn, tối thiểu 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần. Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Nếu cần phải giảm cân, phụ nữ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc giảm lượng calo ăn mỗi ngày và tăng dần mức độ tập thể dục. Mức giảm cân lý tưởng là khoảng 0,5 - 1kg mỗi tuần.
Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ thường không hiển thị trên nhũ ảnh. Vì vậy, tình trạng này chủ yếu được chẩn đoán bằng sinh thiết. Đây là phương pháp lấy mẫu mô ở vú và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, vì LCIS không tạo ra khối u hay triệu chứng bất thường nên bệnh thường được phát hiện khi sinh thiết cho một vấn đề khác ở vú.
Hầu hết phụ nữ mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ không bị ung thư vú nên người bệnh sẽ không cần phải điều trị. Đôi khi, nếu phát hiện bệnh bằng kim sinh thiết, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ hoàn toàn ung thư bằng sinh thiết cắt bỏ hoặc phẫu thuật bảo toàn vú để đảm bảo không còn vấn đề bất thường tại đây. Lựa chọn này sẽ tốt trong trường hợp LCIS có nhiều hình thái hoặc có hoại tử.  Bên cạnh đó, có 20% người bệnh LCIS sẽ bị mắc ung thư vú. Do đó, bác sĩ yêu cầu người bệnh cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên bằng cách: định kỳ 6 - 12 tháng khám vú một lần và chụp X-quang vú 1 - 2 năm/lần. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân sử dụng một loại liệu pháp hormone để giảm bớt nguy cơ mắc ung thư vú đối với những trường hợp đang mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ. Xem thêm: Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú - phụ khoa Có 1 trong 5 dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đã mắc ung thư vú 3 bước tự kiểm tra vú tại nhà giúp phát hiện ung thư sớm ung thư vú
Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung (tên khoa học là Endometrial Cancer) là một loại ung thư phụ khoa đang ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ. Ở dạng ung thư này, các tế bào xuất phát từ nội mạc tử cung (lớp màng mỏng phía trong thành tử cung) sẽ phân chia và phát triển không ngừng, lây lan sang các mô xung quanh, tạo thành các khối u ác tính và dẫn tới tử vong cho người bệnh.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn tới ung thư nội mạc tử cung. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ được xác định là có liên quan chặt chẽ tới loại ung thư này. Mất cân bằng hormone Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành ung thư nội mạc tử cung. Ở nữ giới, trước thời kỳ mãn kinh, buồng trứng là nguồn sản xuất chính cho hai loại hormone là estrogen và progesterone. Sự cân bằng giữa hai loại hormone này thay đổi mỗi tháng theo chu kỳ kinh nguyệt và giúp cho nội mạc tử cung khỏe mạnh. Khi nồng độ estrogen tăng cao sẽ kích thích sự tăng sinh các tế bào nội mạc tử cung, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Sau đây là một số yếu tố dẫn tới việc thay đổi nồng độ estrogen: Điều trị nội tiết tố thay thế hay liệu pháp hormone sau mãn kinh: Là liệu pháp được sử dụng với thành phần chính là estrogen để điều trị các triệu chứng xảy ra trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Bệnh nhân sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung khi điều trị bằng phương pháp này với liều cao trong một thời gian dài. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế kiểm tra định kì. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến chảy máu âm đạo thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Đa nang buồng trứng: Bệnh nhân mắc hội chứng đa nang buồng trứng có nồng độ hormone bất thường với tỉ lệ cao hormone androgen (hormone nam giới) và estrogen trong khi nồng độ progesterone lại thấp. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Béo phì: Estrogen được tổng hợp một phần từ các mô mỡ. Lượng mỡ trong cơ thể nhiều dẫn tới lượng estrogen lớn khiến người béo phì có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn 2-4 lần so với phụ nữ bình thường. Tiền sử gia đình, yếu tố di truyền Yếu tố di truyền đóng góp 2-10% các trường hợp ung thư nội mạc tử cung. Phụ nữ mắc hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp) có 40-60% nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Đột biến gene gây nên hội chứng này thường được di truyền từ mẹ sang con. Các yếu tố khác Tamoxifen sử dụng trong điều trị ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung do chất này có tác động tăng sinh nội mạc tử cung, tương tự như estrogen. Dậy thì sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, phụ nữ chưa từng mang thai cũng có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao. Tiểu đường loại 2: Tỉ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung cao gấp đôi ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuổi tác cao cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Biểu hiện của ung thư nội mạc tử cung bao gồm: Xuất huyết âm đạo bất thường là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc ung thư nội mạc tử cung. Biểu hiện có thể là rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết giữa các chu kỳ hoặc xuất huyết sau mãn kinh. Tiết dịch âm đạo bất thường: Ở trạng thái bình thường, dịch âm đạo tiết ra có màu trong suốt như sữa, hơi đặc hoặc trong, dính như lòng trắng trứng, ít và không chảy ra ngoài. Khi dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu sắc bất thường, kèm theo mùi, đặc biệt là sau khi mãn kinh thì đây là một trong những biểu hiện cảnh báo nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Đau thường xuyên hoặc có cảm nhận khối u xuất hiện ở vùng chậu hông: Biểu hiện này thường xuất hiện ở giai đoạn sau của ung thư, khi khối u đã lớn dần lên và chèn ép các mô xung quanh khu vực xương chậu. Thói quen đại tiện, tiểu tiện bị xáo trộn: Bàng quang có thể bị chèn ép khi khối u xuất hiện ở lớp nội mạc tử cung. Điều này khiến người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến tiểu tiện. Các biểu hiện thường gặp là tiểu buốt, bí tiểu, xuất hiện máu trong nước tiểu. Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân. Đau khi quan hệ tình dục. Mặc dù các biểu hiện trên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác không phải ung thư, nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu mắc một trong các dấu hiệu trên.
no_information
Với những yếu tố nguy cơ kể trên, đối tượng có khả năng cao mắc ung thư nội mạc tử cung bao gồm: Phụ nữ trên 60 tuổi. Phụ nữ trong gia đình có mẹ, chị em gái bị ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh di truyền như hội chứng Lynch, hội chứng Cowden. Bệnh nhân đã sử dụng tamoxifen, các liệu pháp điều trị hormone thay thế.
Khám phụ khoa định kỳ. Gặp bác sĩ để được tư vấn về nguy cơ của các liệu pháp hormone thay thế. Duy trì cân nặng phù hợp với chỉ số BMI (Body Mass Index), không để bị béo phì. Tập thể dục thường xuyên: cố gắng có những hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Bệnh thường được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Tuỳ theo triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp sau để chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung: Siêu âm: giúp đánh giá độ dày và cấu trúc của niêm mạc tử cung. Nội soi buồng tử cung: phương pháp này giúp chẩn đoán sớm những tổn thương ở nội mạc tử cung. Sinh thiết nội mạc tử cung: dùng thủ thuật lấy mẫu mô từ nội mạc tử cung để làm xét nghiệm. Từ kết quả xét nghiệm có thể chẩn đoán ung thư, quá sản và một số bệnh khác. Xét nghiệm sử dụng marker ung thư: CA 125 (Cancer antigen 125) là một dạng protein trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư. Ở những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung, nồng độ CA 125 sẽ tăng cao. Xét nghiệm mô bệnh học từ tế bào âm đạo giúp xác định độ biệt hoá, xâm lấn mạch máu của tế bào ung thư. Xét nghiệm PAP smear hay còn gọi là phết tế bào tử cung: Tế bào bong ra từ lớp nội mạc tử cung được tách ra, tiến hành nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Phương pháp này giúp tìm ra các tế bào bất thường, tế bào tiền ung thư và ung thư. Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp  PET-CT để đánh giá mức độ xâm lấn, tình trạng di căn của khối u cũng như tiến triển của ung thư.
Tùy theo tình trạng sức khoẻ và giai đoạn của bệnh, các bác sĩ sẽ quyết định biện pháp điều trị ung thư nội mạc tử cung phù hợp. Dưới đây là các biện pháp điều trị phổ biến: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng hai bên: là phương pháp điều trị chính và cổ điển. Xạ trị: sử dụng các chùm tia có năng lượng lớn để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ cho phẫu thuật. Xạ trị có thể dùng xạ ngoài hoặc xạ trong. Xạ ngoài: Sử dụng máy phát tia lớn ở ngoài cơ thể chiếu vào vùng điều trị. Xạ trong: Sử dụng một ống nhỏ chứa chất phóng xạ đưa vào âm đạo. Hoá trị: Sử dụng hoá chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ở giai đoạn muộn của ung thư, hoá trị có thể làm chậm tiến triển và giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Liệu pháp hormone: Dùng thuốc ngăn chặn các tế bào ung thư tiếp xúc với các nội tiết tố mà chúng cần cho sự phát triển. Thuốc thường được sử dụng hiện nay là progestin. Khi ung thư di căn xa, liệu pháp với progestin có thể đẩy lui bệnh trong khoảng 33% các trường hợp. Phương pháp này thường được chỉ định với những bệnh nhân không thể mổ, đã di căn hoặc tái phát sau điều trị. Ngoài ra tại Vinmec hiện đã áp dụng liệu pháp tế bào gốc giúp tăng cường hệ miễn dịch tự thân, nâng cao hiệu quả điều trị ung thư, trong đó có ung thư nội mạc tử cung. Tìm hiểu thông tin về liệu pháp miễn dịch tự thân tại Vinmec tại đây. Xem thêm: Triệu chứng, cách chẩn đoán lạc nội mạc tử cung U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung Có thể mang thai sau khi cắt bỏ nội mạc tử cung? Tăng sản nội mạc tử cung là gì? Điều trị bằng cách nào?
Ung thư tử cung
Ung thư tử cung là gì? Ung thư tử cung ( còn gọi là ung thư niêm mạc tử cung) là các khối u phát triển từ niêm mạc tử cung. Hơn 80% bệnh nhân ung thư niêm mạc tử cung gặp ở người mãn kinh, trong đó có khoảng 95% có nguồn gốc từ biểu mô tuyến của nội mạc tử cung. Ung thư tử cung đa số được phát hiện ở giai đoạn sớm của bệnh nhờ biểu hiện chảy máu âm đạo bất thường nên có thể được chữa khỏi được nhờ phẫu thuật. Các giai đoạn lâm sàng của ung thư tử cung được phân loại theo FIGO gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn I: IA : tổn thương giới hạn ở niêm mạc tử cung (bề mặt) IB : tổn thương ăn sâu vào lớp cơ tử cung <50% IC : tổn thương ăn sâu vào lớp cơ tử cung >50% Giai đoạn II: IIA: tổn thương lan vào ống cổ tử cung, chỉ ở niêm mạc IIB: tổn thương lan vào tổ chức đệm của ống cổ tử cung Giai đoạn III: IIIA: tổn thương xâm nhiễm vào thanh mạc hay phần phụ hay tế bào phúc mạc dương tính IIIB: tổn thương di căn âm đạo IIIC: tổn thương di căn tiểu khung hay cạnh động mạch chủ Giai đoạn IV: IVA: tổn thương ung thư xâm nhiễm vào bàng quang hay ruột IVB: ung thư di căn xa bao gồm di căn hạch trong ổ bụng hay hạch bẹn
Nguyên nhân ung thư tử cung chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên hơn 90% trường hợp xảy ra ở phụ nữ lớn hơn 50 với độ tuổi trung bình là 63 với các yếu tố nguy cơ như: Người béo phì: Người có chỉ số BMI > 30 có nguy cơ mắc ung thư tử cung cao gấp 3-4 lần so với người bình thường Tăng estrogen kéo dài: người chưa bao giờ mang thai, người mắc bệnh đa nang buồng trứng, người điều trị Tamoxifen kéo dài hoặc người có các chu kỳ kinh không phóng noãn. Bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường Người mãn kinh muộn (lớn hơn 55 tuổi) Người sử dụng estrogen đơn thuần kéo dài Khoảng 5% ung thư nội mạc tử cung có liên quan đến hội chứng Lynch type II (hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp): bệnh nhân mắc hội chứng Lynch typ II có nguy cơ xuất hiện ung thư tử cung từ 30-60 %.
Ung thư tử cung có triệu chứng gì? Khoảng 95% các trường hợp có biểu hiện ra máu âm đạo bất thường. Ra máu ở người đã mãn kinh là một dấu hiệu có giá trị, có khi ra máu trong thời kỳ tiền mãn kinh gây nhầm lẫn với những rối loạn của thời kỳ này. Ra máu thường kèm theo khí hư nhiều, hôi. Khám mỏ vịt: âm đạo có thể bình thường, hơi teo ở những người mãn kinh. Khí hư nhiều, nhầy loãng, hôi, có khi là mủ. Bệnh nhân thường đau và cảm giác nặng nề ở vùng hạ vị. Khám âm đạo bằng tay: tử cung thường có kích thước bình thường, có thể hơi to và mềm, phát hiện u xơ tử cung đi kèm trong một số trường hợp. Sự lan tràn của ung thư niêm mạc tử cung: Ung thư niêm mạc tử cung không lan tràn nhanh bằng ung thư cổ tử cung, vì cơ tử cung là một hàng rào có tác dụng khá tốt. Lan tràn tại chỗ: Sự xâm lấn chậm vào lớp cơ tử cung là cách xâm lấn hay gặp nhất, làm cho tử cung to lên Lan tràn theo đường bạch huyết: 30- 40% ung thư lan tràn theo đường bạch huyết, ở thân tử cung tổ chức ung thư phát triển xuống eo tử cung rồi xuống đáy dây chằng rộng, đến hệ thống hạch chậu trong, chậu ngoài và xa hơn nữa. Lan theo đường dẫn tự nhiên (vòi tử cung: Các tế bào ung thư có thể đi theo vòi tử cung, tràn vào trong ổ phúc mạc. Lan tràn đến các tạng khác trong ổ bụng: hiếm gặp, có thể thấy di căn đến gan, phổi. Lan tràn theo đường tĩnh mạch: ít thấy.
no_information
Tuổi: từ 50-70 Không sinh đẻ hoặc đẻ ít Béo phì Đái tháo đường. Cao huyết áp. Bệnh lý ở tử cung: quá sản nội mạc tử cung. Mãn kinh muộn: sau 55 tuổi. Dùng estrogen đơn thuần, kéo dài. Tiền sử ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư đại tràng.
Tham khảo ý kiến bác sỹ về nguy cơ của liệu pháp hormon thay thế sau khi mãn kinh: Trừ trường hợp bệnh nhân đã cắt tử cung thì sử dụng hormon thay thế làm tăng nguy cơ  mắc ung thư nội mạc tử cung. Sử dụng thuốc kết hợp giữa estrogen và progestin có thể làm giảm nguy cơ. Xem xét sử dụng thuốc tránh thai đường uống: sử dụng thuốc tránh thai đường uống ít nhất 1 năm có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Tuy nhiên thuốc cũng có các tác dụng phụ nhất định nên cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng Duy trì cân nặng lý tưởng: béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh nên duy trì cân nặng lý tưởng là cần thiết để giảm nguy cơ ung thư tử cung.
Các biện pháp chẩn đoán ung thư tử cung bao gồm: Tế bào bệnh học: Bệnh phẩm là dịch hút từ buồng tử cung. Phương pháp dễ thực hiện, ít có biến chứng nhưng ung thư giai đoạn sớm có thể khó phát hiện. Chụp buồng tử cung: bơm thuốc cản quang với áp lực nhẹ đủ thuốc ngấm trong buồng tử cung có thể thấy hình ảnh khuyết, bờ không đều, nham nhở, buồng tử cung lớn, có hình ảnh đọng dịch. Soi buồng tử cung: quan sát trực tiếp hình ảnh nội mạc tử cung cũng như thương tổn một cách chính xác như nụ sùi, vùng loét hoại tử chảy máu, hoặc hình ảnh quá sản nội mạc tử cung chạm vào dễ chảy máu, xác định được độ lan rộng và giúp định vị vùng sinh thiết. Nạo sinh thiết toàn bộ tử cung: Sử dụng thìa nạo hoặc ống hút Novak. Kết quả sinh thiết giúp phân loại mô học. Siêu âm: đặc biệt siêu âm theo đường âm đạo cho hình ảnh thực thể của tử cung, nội mạc dày hoặc đánh giá độ lan tràn và bề dày lớp cơ. đồng thời siêu âm cũng giúp khảo sát các bệnh lý phối hợp như u xơ tử cung, u nang buồng trứng... Chụp cắt lớp vi tính:  xác định mức độ xâm lấn và lan tràn của ung thư, nhất là ở các giai đoạn muộn. Cần phải đánh giá tình trạng ung thư tuyến khác có thể kèm theo như ung thư vú hoặc
Điều trị ung thư tử cung phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Phẫu thuật: Giai đoạn I, II: Bao gồm cắt bỏ tử cung toàn bộ và cắt buồng trứng, vòi trứng, có hoặc không vét hạch chậu hệ thống hoặc vét hạch chủ bụng. Vét hạch có vai trò trong chẩn đoán và điều trị bổ trợ bệnh. Giai đoạn III, IV: Phẫu thuật lấy u tối đa trong điều kiện bệnh nhân có toàn trạng tốt và có thể cắt bỏ được khối u. Xạ trị: bao gồm xạ ngoài và xạ nguồn âm đạo. Xạ trị được chứng minh là giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ trong ung thư nội mạc tử cung nhóm nguy cơ trung bình. Hóa chất: Có thể được chỉ định trong trường hợp ung thư tử cung giai đoạn III, IV hoặc ung thư tử cung tái phát di căn.   Xem thêm: Tử cung dài bao nhiêu? Vai trò của tử cung U xơ tử cung ác tính có chữa được không? Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung chị em chớ coi thường Điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn
Ung thư gan nguyên phát
Chức năng của gan giúp làm sạch máu, tiêu hóa thức ăn và lưu trữ đường mà cơ thể cần sử dụng để lấy năng lượng. Thông thường, các tế bào sẽ có một chu trình của tế bào từ thực hiện công việc của mình cho đến khi chúng bị hao mòn hoặc bị hỏng. Sau đó, các tế bào này chết và được thay thế bằng những tế bào gan mới. Nhưng khi mắc ung thư gan nguyên phát, những tế bào này không chết mà phát triển với tốc độ vượt quá tầm kiểm soát của cơ thể. Các tế bào ung thư bắt đầu chiếm lấy dinh dưỡng của có thể và khiến cho các tế bào bình thường khác khó thực hiện chức năng của gan. Nguyên phát có nghĩa là ung thư xuất phát từ gan, nếu nó bắt đầu ở một nơi khác và lan đến gan của bạn, thì nó được gọi là ung thư gan thứ phát và phương pháp điều trị khác của hai loại ung thư này khác nhau. Cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc ung thư gan nguyên phát, nhưng bệnh này lại phổ biến hơn ở người già . Có nhiều loại ung thư nguyên phát khác nhau và nhiều cách để điều trị, do đó bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Hiện nay nguyên nhân ung thư gan nguyên phát là gì chưa được xác định rõ ràng, nhưng người bệnh nếu có các yếu tố sau thì có thể dễ mắc bệnh: Virus viêm gan B mãn tính (HBV) hoặc nhiễm virus viêm gan C mãn tính (HCV), cả hai đều có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan Xơ gan, bệnh gan mạn tính do viêm gan hoặc uống bia rượu nhiều năm Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu - thường gặp với người béo phì, ngay cả khi họ không uống rượu Một số bệnh về gan, chẳng hạn như bệnh hemochromatosis (khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt) và bệnh Wilson (khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đồng) Bệnh tiểu đường type II Ngoài ra, các thực phẩm có aflatoxin có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn. Aflatoxin là chất độc được tạo ra bởi một loại nấm mọc trên một số cây trồng như ngô và đậu phộng khi không được bảo quản đúng cách.
Ở giai đoạn rất sớm, phần lớn người bệnh không có chú ý quá nhiều về bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể với các triệu chứng rất chung chung như: Sốt Cảm giác như buồn nôn Chán ăn Yếu hoặc cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có: Sờ thấy một cục cứng ở hạ sườn bên phải Đau ở phía trên bên phải của bụng hoặc ở xương bả vai phải và lưng Chướng bụng Giảm cân không có lý do Phân trắng hoặc nước tiểu sẫm màu Mắt và da có màu hơi vàng Ung thư tế bào gan (Hepatocellular cancer, viết tắt là HCC) cho đến nay là loại ung thư phổ biến nhất bắt đầu từ gan. Hầu hết những người mắc bệnh này thì trước đó đã mắc bệnh gan mãn tính như xơ gan. Các loại ung thư gan nguyên phát khác bao gồm: Ung thư đường mật (CCC: cholangiocarcinoma). Gan tạo ra mật, giúp tiêu hóa chất béo. Mật di chuyển ra khỏi gan trong các ống gọi là ống mật và đây là Ung thư xảy ra ở ống mật. Ung thư tế bào gan dạng tấm sợi (FHCC). Đây là một loại ung thư hiếm gặp. Không giống như ung thư nguyên phát điển hình, nó thường được tìm thấy ở những phụ nữ dưới 35 tuổi không mắc bệnh gan. U mạch máu ác tính (Angiosarcoma hoặc hemangiosarcoma). Cả hai bệnh ung thư này đều được tìm thấy trong mạch máu của gan. u nguyên bào gan (Hepatoblastoma). Bệnh ung thư hiếm gặp này thường được tìm thấy ở trẻ dưới 3 tuổi. Khi được điều trị sớm thì khả năng thành công rất cao.
Bệnh ung thư gan nguyên phát không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không lây từ người bệnh ung thư sang người khỏe mạnh.
Ung thư gan nguyên phát có xu hướng xảy ra ở gan bị tổn thương do dị tật bẩm sinh, lạm dụng rượu hoặc nhiễm trùng mãn tính với các bệnh như viêm gan B và C, bệnh hemochromatosis và xơ gan. Hơn một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan nguyên phát bị xơ gan, đây là tình trạng có sẹo trong gan thường do lạm dụng rượu. Viêm gan B và C và hemochromatosis có thể gây tổn thương vĩnh viễn và suy gan. Ung thư gan cũng có thể liên quan đến béo phì và bệnh gan nhiễm mỡ.
Nhiều bệnh ung thư gan có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã biết đối với căn bệnh này. Tránh mắc bệnh và điều trị nhiễm trùng viêm gan B và C Trên toàn thế giới, yếu tố nguy cơ đáng kể nhất đối với ung thư gan là nhiễm trùng mạn tính với virus viêm gan B (HBV) và virus viêm gan C (HCV). Những vi-rút này có thể lây từ người sang người thông qua việc dùng chung kim bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn và trong quá trình sinh con, vì vậy một số bệnh ung thư gan có thể tránh được bằng cách không dùng chung kim tiêm và sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như đeo bao cao su. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tất cả trẻ em cũng như người lớn có nguy cơ nên tiêm vắc-xin HBV để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan và ung thư gan. Không có vắc-xin cho HCV. Ngăn ngừa nhiễm HCV, cũng như nhiễm HBV ở những người chưa được chủng ngừa, dựa trên sự hiểu biết về những nhiễm trùng này xảy ra như thế nào. Truyền máu cũng từng là một nguồn lây nhiễm viêm gan chính nhưng với tỷ lệ cực kỳ thấp. Những người có nguy cơ cao mắc HBV hoặc HCV nên được kiểm tra sức khỏe thường xuyên  để theo dõi bệnh gan và điều trị nếu cần. Hạn chế sử dụng bia rượu và không thuốc lá Uống rượu có thể dẫn đến xơ gan, do đó, không uống rượu hoặc uống điều độ có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan. Khi bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này, cũng như nhiều bệnh ung thư và các bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe khác. Duy trì cân nặng hợp lý: Tránh béo phì có thể là một cách khác để giúp bảo vệ chống lại ung thư gan. Những người béo phì có nhiều khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ và tiểu đường, cả hai đều có liên quan đến ung thư gan. Bệnh ung thư gan nên ăn gì ? Cần tránh gì ? Hạn chế tiếp xúc với hóa chất gây ung thư Thay đổi cách thức một số loại ngũ cốc được lưu trữ ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới có thể làm giảm tiếp xúc với các chất gây ung thư như aflatoxin. Nhiều quốc gia phát triển đã có quy định để ngăn chặn và giám sát ô nhiễm ngũ cốc. Điều trị các bệnh làm tăng nguy cơ ung thư gan Một số bệnh di truyền có thể gây ra bệnh xơ gan dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan nguyên phát. Phát hiện và điều trị những căn bệnh này sớm có thể làm giảm nguy cơ này. Ví dụ, tất cả trẻ em trong các gia đình bị bệnh hemochromatosis nên được sàng lọc bệnh và điều trị nếu có.
Thông thường, bác sĩ sẽ khám tổng thể để kiểm tra các khối u hoặc bất cứ điều gì bất thường khác thông qua khám thực thể, hỏi về triệu chứng hiện tại và tiền sử bệnh tật của người bệnh.   Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu để tìm kiếm các dấu ấn của bệnh ung thư có trong máu. Chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, MRI và siêu âm để xem người bệnh có bao nhiêu khối u và vị trí của chúng. Sinh thiết, trong đó các tế bào hoặc mô được lấy ra để xem liệu chúng có phải là ung thư hay không. Thủ thuật này được thực hiện bằng đặt một cây kim vào khối u hoặc thông qua phẫu thuật để loại bỏ một phần của khối u. Trong một số trường hợp, người bệnh không cần phải sinh thiết vì chẩn đoán hình ảnh đã đủ để để chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Điều trị ung thư gan nguyên phát phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe tổng thể, mức độ ung thư tiến triển và lựa chọn của người bệnh. Các phương pháp điều trị khác nhau có thể có tác dụng phụ khác nhau, và thường bác sĩ sẽ kết hợp nhiều biện pháp để tăng cường hiệu quả điều trị Phẫu thuật: Nếu người bệnh chỉ có một khối u nhỏ và ung thư chưa di căn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phải phẫu thuật để loại bỏ khối u cùng với một phần của gan. Nhưng nếu người bệnh bị bệnh gan, thì sẽ không được chỉ định phẫu thuật. Cắt bỏ khối u gồm nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhằm tiêu diệt khối u mà không loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư ra khỏi cơ thể người bệnh. Điều này được gọi là cắt bỏ khối u và có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau: Tiêm cồn (ethanol) vào khối u qua da là một phương pháp điều trị ung thư nguyên phát và thứ phát có kích thước nhỏ, số lượng ít, hoặc trong các trường hợp không còn khả năng phẫu thuật hoặc người bệnh từ chối phẫu thuật. Khi tiêm ethanol vào khối u thì ethanol có tác dụng làm mất nước, hoại tử, tắc mạch và xơ hóa khối u. Phẫu thuật lạnh (Cryosurgery), bác sĩ sẽ sử dụng nitơ lỏng để đóng băng và phá hủy khối u. Đốt sóng cao tần RFA (radio-frequency ablation) là phương pháp hủy mô bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số nằm trong khoảng sóng âm thanh  hoặc nhiệt vi sóng (Microwave Thermotherapy) để làm nóng và tiêu diệt khối u. Phương pháp này có hiệu quả tốt với các khối u < 3cm. Với các khối u lớn hơn, phải dùng hai kim một điện cực hoặc kim có chùm 3 điện cực. Hiện nay có xu hướng kết hợp với nút hoá chất động mạch gan. Thắt động mạch gan chung hay động mạch gan riêng nhằm mục đích cắt nguồn nuôi dưỡng của khối u. Xạ trị Phương pháp điều trị này sử dụng bức xạ năng lượng cao từ tia X và các nguồn khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể được chiếu xạ từ bên ngoài cơ thể hoặc bên trong. Hóa trị Đối với bệnh ung thư gan, bơm hóa chất chống ung thư qua dây chằng tròn thì thuốc sẽ ngấm thẳng vào gan và tập trung ở khối u nhiều hơn so với cho thuốc theo đường toàn thân từ 1 đến 3 lần và chu kỳ 1 tháng 1 lần.     Xem thêm: Trị ung thư gan bằng cách “chặn đứng” mạch máu nuôi khối u ác tính Phương pháp điều trị ung thư gan cho từng giai đoạn bệnh Tại sao ung thư gan ở nam nhiều hơn nữ? Bệnh ung thư gan nên ăn gì ? Cần tránh gì ? Gói Tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan Bệnh tiểu đường type 2: Nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm, đối tượng dễ mắc nhất
Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn
Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn là gì? Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn (Invasive Lobular Carcinoma – ILC) là một loại ung thư bắt đầu trong các tuyến sữa (tiểu thùy) của vú. Sau đó, các tế bào ung thư lan đến các hạch bạch huyết và các phần khác của cơ thể.Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn chiếm tỉ lệ nhỏ trong các bệnh ung thư vú, thường xảy ra ở những phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những phụ nữ sử dụng hormon thời kỳ mãn kinh.
Nguyên nhân ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn hiện chưa được làm rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn hình thành khi các tế bào trong các tuyến sản xuất sữa bị đột biến gen. Do gen bị đột biến nên mất khả năng kiểm soát sự sinh trưởng của tế bào, các tế bào này sẽ phát triển và phân chia nhanh chóng. Chúng có khả năng xâm lấn, lây lan đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể.
Trong giai đoạn đầu, bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh phát triển, các dấu hiệu có thể là: Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn thường lan rộng đến các mô liên kết xung quanh thay vì hình thành một khối, nên sẽ không xuất hiện các khối u rõ rệt, thay vào đó là sự dày lên hoặc cứng lên của mô vú, khi sờ bằng tay có thể cảm nhận được. Một khu vực của vú đầy hoặc sưng, thay đổi kết cấu của da Núm vú quay vào trong (núm vú tụt) Đau vú, đau núm vú, đỏ hoặc dày lên của núm vú hoặc da vú Tiết dịch núm vú ngoài sữa mẹ Xuất hiện một cục ở vùng nách
no_information
Bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn có nguy cơ cao phát triển ở các đối tượng sau: Nữ giới: phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tuy nhiên nam giới vẫn có thể mắc bệnh này. Cao tuổi: khi già đi nguy cơ mắc ung thư vú của phụ nữ sẽ tăng lên. Theo các nghiên cứu, phụ nữ mắc ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn thường lớn hơn vài tuổi so với phụ nữ mắc các loại ung thư vú khác. Người mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS): khi được chuẩn đoán mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ, người bệnh đã có các tế bào bất thường giới hạn trong các thùy vú thì nguy cơ phát triển ung thư xâm lấn trong hai vú sẽ tăng lên. Người sử dụng nội tiết tố nữ estrogen và progesteron trong và sau thời kỳ mãn kinh đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn. Một số phụ nữ có các gen di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng. Người có tình trạng di truyền hiếm gặp gọi là Hội chứng ung thư dạ dày khếch tán di truyền, người mắc bệnh này có nguy cơ mắc cả ung thư dạ dày và ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn, nên lưu ý một số điểm sau đây: Cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi sử dụng hormon trong thời kỳ mãn kinh. Ở một số phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu, sử dụng hormon có thể giảm bớt các triệu chứng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng các hormon nội tiết nữ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất. Nếu có sử dụng hormone, nên sử dụng với liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất. Hạn chế sử dụng rượu, bia. Tập thể dục đều đặn vào tất cả các ngày trong tuần, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, hạn chế nguy cơ tăng cân. Nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư vú, hãy tầm soát sớm, khám định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.
Để chuẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ dựa và các triệu chứng thực thể, biểu hiện lâm sàng của người bệnh kết hợp với các xét nghiệm, thủ thuật sau đây: Chụp X-quang tuyến vú là một kỹ thuật chuẩn đoán hữu ích, dù ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn ít có khả năng được phát hiện trên hình ảnh chụp hơn các loại ung thư vú khác. Siêu âm: sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của vú. Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn khó phát hiện bằng siêu âm hơn so với các loại ung thư khác. Chụp cộng hưởng từ (MRI): khi kết quả chụp X-quang và siêu âm không chuẩn đoán được bệnh, MRI có thể được sử dụng để chuẩn đoán bệnh. MRI cũng có thể giúp xác định mức độ của bệnh. Sinh thiết: nếu trong quá trình khám phát hiện các dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết mẫu mô vú nghi ngờ để xét nghiệm. Sau khi đã chuẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh bổ sung như chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định mức độ, giai đoạn của bệnh. Bệnh ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn chia các giai đoạn từ 0 đến IV. Trong đó, giai đoạn 0 khi ung thư rất nhỏ và không xâm lấn, giai đoạn IV khi ung thư đã di căn, lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể.
Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể là: Phẫu thuật  Các hình thức phẫu thuật ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn bao gồm: - Phẫu thuật cắt bướu (còn gọi là Cắt bỏ cục bộ rộng):Nếu các khối u nhỏ chưa lan rộng có thể phẫu thuật loại bỏ khối u và một phần nhỏ mô khỏe mạnh bao quanh khối u, nhằm đảm bảo tất các vùng ung thư được loại bỏ hoàn toàn. Hình thức phẫu thuật này giúp bệnh nhân giữ được hầu hết các mô vú. - Phẫu thuật cắt bỏ vú: tùy theo tình hình cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ vú hoàn toàn nhằm loại bỏ tất cả các mô vú, các thùy, ống dẫn, mô mỡ và da, núm vú và quầng vú hoặc có thể để lại da, núm vú. - Phẫu thuật các hạch bạch huyết: để xác định ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết gần vú hay không, bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy một số hạch bạch huyết được dẫn lưu bạch huyết từ vùng ung thư để sinh thiết. Nếu không tìm thấy tế bào ung thư thì không cần phải loại bỏ các hạch bạch huyết khác. Nếu tìm thấy ung thư, các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật tiếp để loại bỏ các hạch bạch huyết bổ sung ở nách (bóc tách hạch nách) và cân nhắc các phương án điều trị tiếp theo, bao gồm cả hóa trị và xạ trị. Xạ trị Sử dụng các tia có năng lượng cao như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân sẽ nằm trong một cổ máy lớn, các chùm tia giàu năng lượng sẽ chiều vào các điểm xác định trong vú. Liệu pháp xạ trị có thể được chỉ định sau phẫu thuật cắt bướu, cắt bỏ vú hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Hóa trị Sử dụng các thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được chỉ định sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc chỉ định trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u lớn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân đáp ứng với hóa trị trước phẫu thuật, khối u bị thu nhỏ, có thể chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ bướu thay vì cắt bỏ vú. Liệu pháp hormon Thường được dùng để điều trị ung thư vú nhạy cảm với hormon. Hầu hết các ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn là các thụ thể hormon dương tính, tức là chúng cần hormon để phát triển. Liệu pháp hormon được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác nhằm giảm khả năng ung thư quay trở lại. Nếu ung thư đã lan rộng, liệu pháp hormon có thể thu nhỏ và kiểm soát ung thư. Các thuốc sử dụng trong liệu pháp hormon bao gồm: Các loại thuốc ngăn chặn hormon gắn vào các tế bào ung thư (thuốc điều biến thụ thể estrogen chọn lọc) Các loại thuốc ngăn cơ thể sản xuất estrogen sau khi mãn kinh (thuốc ức chế menaromatase) Các thuốc dùng để ngăn cản sản xuất hormone trong buồng trứng Xem thêm: Khi nào bạn nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú? Thiết bị siêu âm ưu việt, phát hiện ung thư vú từ ‘trứng nước’ - máy siêu âm ABUS Phòng ngừa phù tay sau điều trị ung thư vú Những điều cần biết về ung thư vú và buồng trứng di truyền Các yếu tố làm thay đổi nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh gì? Viêm đại tràng là một trong những bệnh về tiêu hóa với nhiều biểu hiện phức tạp. Thông thường người bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới như có tảng đá đè lên, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng. Viêm đại tràng gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và công việc Bệnh học viêm đại tràng Đại tràng (ruột già) là bộ phận quan trọng trong hệ thống đường ruột, có chức năng chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống và thải ra ngoài, trong đó còn có cả nước. Trước khi chất cặn bã được thải ra ngoài, đại tràng hấp thụ một phần nước từ các chất cặn bã đó. Đại tràng được chia ra hai đoạn, với chức năng tiêu hóa riêng biệt: bên phải, bên trái. Đại tràng phải: lưu giữ thức ăn tạo điều kiện cho sự tái hấp thu được triệt để. Khi dưỡng chất từ ruột non đi vào manh tràng, 98% lượng nước được hấp thu cùng với các chất điện giải, các chất hòa tan. Một lượng lớn tinh bột và chủ yếu là cellulose chưa được tiêu hóa, nhờ các vi khuẩn ưa acid dùng men cellulase phân hủy cellulose bằng hiện tượng lên men chuyển ra glucose để hấp thu. Khi đến đại tràng trái: hầu như mọi thành phần của thức ăn đã được tiêu hóa, còn lại chất bã trong đó có một số sợi cơ chưa tiêu hết, mucoprotein từ thành ruột tiết ra sẽ được các vi khuẩn phân hủy gây ra hiện tượng thối rữa và cuối cùng hình thành phân để xuống đại tràng sigma, từng đợt rơi vào trực tràng để gây phản xạ buồn đại tiện. Bên cạnh đó, đại tràng cũng là nơi phát sinh là nhiều bệnh vì đại tràng là nơi hình thành và đào thải phân nên rất thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ. Viêm đại tràng cấp dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…Nếu người bệnh không điều trị sớm sẽ làm lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, lâu dần biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính, ác tính và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm, khó điều trị.
Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính: Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh Ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em Nấm, đặc biệt là nấm Candida Viêm loét đại-trực tràng có thể do bệnh tự miễn Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, ... Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính Được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mãn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân. Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm. Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.
Triệu chứng viêm đại tràng cấp Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các biểu hiện tương ứng: Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân. Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi tiêu không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch. Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh. Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra các thể bệnh sau: Thể tiêu lỏng và đau bụng: người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi tiêu 3 - 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều, yên ổn về đêm. Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát hay phân sống. Trước mỗi lần đi tiêu có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng và dễ chịu. Thể táo bón và đau bụng: người bệnh bị táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới. Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ nhau từng đợt: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.
Bệnh có thể lây truyền theo đường tiêu hóa. Viêm đại tràng thường bắt nguồn từ một nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính, có thể do người bệnh ăn hoặc uống phải thức ăn có chứa vi sinh vật gây bệnh.
Tuổi tác: viêm đại tràng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường Táo bón kéo dài Thường xuyên căng thẳng, lo âu Tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột
Để phòng bệnh, cần vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt Không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống…) và không uống nước chưa đun sôi, không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, không uống nước đá không đảm bảo vệ sinh (không tiệt khuẩn nước trước khi làm đông đá) Trong gia đình khi có người mắc bệnh do lỵ amip, lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả… cần tiệt khuẩn các dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc với nước đun sôi. Phân người bệnh không được để vương vãi, phải cho vào hố xí và có chất sát khuẩn mạnh, nhất là ở nông thôn, miền núi Nên rửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán 6 tháng/lần Tránh dùng kháng sinh kéo dài Điều trị tích cực khi bị lao phổi Tránh căng thẳng kéo dài và lo lắng thái quá Thường xuyên vận động, thể dục thể thao Có chế độ ăn hợp lý: Nên ăn các thực phẩm như: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, rau xanh, củ quả, trái cây (nhất là những loại giàu kali: chuối, đu đủ, …) Hạn chế ăn trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống Không dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, các chất chua cay và những thức ăn chiên Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối Cung cấp đủ nước, muối khoáng và các vitamin cần thiết
Chẩn đoán viêm đại tràng cấp: Cần lấy phân để soi tươi, nuôi cấy, phân lập xác định vi khuẩn Trong trường hợp cần thiết có thể soi đại tràng sigma và trực tràng Chẩn đoán viêm đại tràng mãn tính: Chụp đại tràng có thuốc cản quang (sau khi đã thụt tháo) Nội soi và sinh thiết đại tràng để xác định nguyên nhân gây bệnh Viêm đại tràng mãn tính nghi do nhiễm khuẩn cần phải xét nghiệm phân hoặc mảnh sinh thiết để tìm tác nhân gây bệnh
Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng: Điều trị càng sớm càng tốt Xác định nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp Duy trì chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp Điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa tùy trường hợp Điều trị cụ thể: Điều trị nội khoa: Kháng sinh để chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn Bồi hoàn nước và chất điện giải là hết sức cần thiết nhằm mục đích không để trụy tim mạch Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh. Nguyên nhân khác cần can thiệp ngoại khoa như: polyp đại tràng, ung thư đại tràng, ... Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý Điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi sao cho hợp lý, vận động thể lực hằng ngày, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ. Khi bị táo bón: cần giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Khi bị tiêu chảy: không ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ. Tránh chất kích thích: cà phê, sô cô la, trà, … Hạn chế các sản phẩm từ sữa: trong sữa có đường nên rất khó tiêu và chất đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay bằng sữa đậu nành. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như: aspirin, ibuprofen, naproxen, voltaren, feldene… vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đại tràng Xem thêm: Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt mạn tính có giống nhau không? Viêm đại tràng mãn tính: Nguyên nhân và cách điều trị Ung thư đại trực tràng: Những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với viêm dạ dày, viêm đại tràng
Viêm xoang
Bệnh viêm xoang hay còn gọi chung là viêm mũi xoang là bệnh lý khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi ở Việt Nam. Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi. Đây là tình trạng phù nề gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc các xoang do một vài tác nhân nào đó gây tắc nghẽn xoang. Nếu bệnh diễn ra trong thời gian ngắn sau đó khỏi dưới 4 tuần gọi là viêm xoang cấp tính. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách, dẫn đến dai dẳng kéo dài trên 3 tháng gọi là viêm xoang mạn tính.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang. Thường gặp nhất là các nguyên nhân do nhiễm virus, vi khuẩn làm tổn thương tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang gây viêm mũi xoang cấp tính.  Ngoài ra một số yếu tố gây dị ứng như thời tiết lạnh, phấn hoa, môi trường khói bụi cũng là các nguyên nhân khiến cho các cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm xoang tái phát nếu không loại được các yếu tố trên ra khỏi môi trường sống. Còn một tỷ lệ hiếm gặp là bất thường giải phẫu mũi xoang như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, phì đại cuốn mũi dẫn đến lưu thông mũi xoang kém mà gây viêm xoang.
Triệu chứng của bệnh viêm xoang thường bắt đầu bằng việc người bệnh có thể hắt hơi, sổ mũi như một nhiễm cúm thông thường. Sau đó thường xuất hiện hai triệu chứng là nghẹt mũi và chảy nước mũi, dịch tiết ở nước mũi có thể trong hoặc màu vàng xanh. Triệu chứng của bệnh viêm xoang nặng là người bệnh có thể sốt, ho, nặng mặt, đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má, giảm khả năng cảm nhận mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi.
Có thể tiếp xúc qua đường hô hấp nhiễm phải các nguyên nhân gây bệnh như đã kể ở trên.
no_information
Tránh các tác nhân gây bệnh là biện pháp phòng ngừa phổ biến. Giữ gìn vệ sinh mũi họng để tránh bị viêm mũi, viêm họng dẫn đến viêm xoang. Ngoài ra cần phải giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, giảm khói, bụi ô nhiễm cũng như các biện pháp hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng sẽ giảm tình trạng viêm xoang. Người bị viêm xoang mạn tính cần phải giữ ấm vùng mũi họng thường xuyên khi gặp thời tiết lạnh để tránh đợt viêm cấp.
Nội soi tai mũi họng là phương pháp sử dụng thường xuyên để chẩn đoán viêm xoang. Khi soi sẽ thấy dịch vàng xanh chảy ra từ các khe mũi xoang, niêm mạc xung quanh các khe đó phù nề, viêm đỏ, xuất tiết. Trong một vài trường hợp khó chẩn đoán hoặc cần phải khảo sát trước khi phẫu thuật, chụp cắt lớp vi tính được chỉ định. Trên phim cắt lớp sẽ thấy được dịch trong các hốc xoang mà bình thường hốc xoang chỉ có khí, hay hình ảnh phù nề của niêm mạc khe mũi xoang. Chụp cắt lớp vi tính còn có ưu điểm phát hiện được bất thường giải phẫu vùng mũi xoang cũng là nhóm nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm xoang.
Tại sao bệnh viêm xoang khó chữa? Khi bệnh viêm xoang cấp tính không được điều trị triệt để sẽ trở thành viêm xoang mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Và các yếu tố dị ứng nếu vẫn tồn tại trong môi trường sống của người bệnh thì bệnh lý viêm xoang cũng rất khó kiểm soát. Điều trị nội khoa Đa phần vẫn là điều trị chủ đạo trong các trường hợp viêm xoang cấp tính. Các thuốc kháng sinh chống viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch chống xuất tiết phải được sử dụng hợp lý dưới sự hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến viêm xoang mạn tính. Trong trường hợp người bệnh phải rửa xoang, bơm thuốc vào để điều trị thì cần phải đến cơ sở y tế uy tín tránh những biến chứng không đáng có. Ngoài ra người bệnh phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị cũng như phòng bệnh. Phẫu thuật chữa viêm xoang Được chỉ định trong các trường hợp sau: Điều trị nội khoa không hiệu quả, kéo dài viêm xoang dai dẳng nhiều năm. Viêm xoang đã có các biến chứng như viêm ổ mắt, chèn vào dây thần kinh thị giác. Có các bất thường về giải phẫu vùng mũi xoang như lệch vách ngăn mũi, polyp quá to thì phải phẫu thuật để giải quyết căn nguyên. Viêm xoang là bệnh lý thường gặp ở nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta. Khi bị viêm xoang cấp tính cần phải được các bác sỹ Tai Mũi Họng khám và tư vấn điều trị hợp lý tránh để tiến triển thành bệnh viêm xoang mạn tính. Xem thêm: Viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn ở trẻ em [Video] Điều trị viêm xoang Chăm sóc người bị bệnh viêm xoang cấp
Virus Ebola
Bệnh virus Ebola (Ebola virus disease - EVD) hay còn gọi là sốt xuất huyết Ebola (Ebola hemorrhagic feve - EHF), là một căn bệnh chết người gây ra bởi một loại virus. Có tất cả 5 chủng virus Ebola, trong đó có 4 chủng có thể gây tác động nghiêm trọng tới con người. Khi virus Ebola đi vào cơ thể sẽ làm tổn thương hệ miễn dịch và các cơ quan khác, giảm khả năng đông máu, khiến cơ thể chảy máu (xuất huyết) nghiêm trọng và không thể kiểm soát được. Bệnh virus Ebola đặc biệt nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao từ 50 đến 90%, gióng lên hồi chuông cảnh báo tới nhiều nước và nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ban đầu, virus Ebola được tìm thấy ở loài khỉ, tinh tinh cũng như các loài linh trưởng khác ở châu Phi. Một chủng loại của Ebola cũng đã được phát hiện ở loài khỉ và lợn ở Philippines. Lây truyền từ động vật sang người Dịch ebola bắt nguồn từ đâu? Nhiều chuyên gia cho rằng virus này lây truyền từ động vật sang người thông qua chất dịch cơ thể của một con vật bị nhiễm bệnh, ví dụ như máu, phân và nước tiểu.  Những người giết mổ hoặc ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiễm virus khá cao, tương tự với việc tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu của dơi sống trong các hang động cũng có thể là khởi nguồn cho cơn dịch. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy virus Ebola có thể lây lan qua vết cắn của côn trùng. Lây truyền từ người sang người Người bị nhiễm virus Ebola thường không lây cho người khác cho đến khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng.  Các thành viên trong gia đình và nhân viên y tế thường bị nhiễm do chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh, nhất là khi họ không sử dụng thiết bị bảo hộ như mặt nạ phẫu thuật và găng tay.  Một yếu tố khác có thể là căn nguyên truyền bệnh, đó là việc sử dụng lại bơm kim tiêm do điều kiện kinh tế không cho phép. Một số trường hợp cho thấy dịch Ebola đã bùng lên do sử dụng bơm kim tiêm không tiệt trùng kỹ.
Các triệu chứng Ebola thường khởi phát từ 2 đến 21 ngày sau khi bị nhiễm virus bao gồm: Sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau bắp cơ, đau bụng tiêu chảy, đau họng, nôn mửa và đôi khi chảy máu bất thường, đi kèm với đó là sự suy giảm chức năng gan và thận. Bệnh virus Ebola từng có thời gian bị lầm tưởng là sốt rét nhưng không phải. Theo thời gian, các triệu chứng Ebola xuất hiện càng rõ ràng hơn, bao gồm: Buồn nôn và ói mửa Đau bụng, tiêu chảy (có thể có máu) Mắt đỏ Vết nổi ban to ra Đau ngực và ho Sụt cân Chảy máu trong bụng Chảy máu từ nhiều nơi trên cơ thể, ví dụ những mảng bầm máu dưới da, chảy máu từ tai, mắt, hậu môn, âm đạo, chân răng
Bệnh virus Ebola không lây truyền qua tiếp xúc thông thường. Ebola hầu hết lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (tinh dịch, sữa mẹ, mồ hôi, nước mắt) hoặc chất bài tiết, chất thải của người mắc bệnh Ebola; thông qua các vật như kim tiêm chưa được tiệt trùng nhiễm dịch thể của người bệnh hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của nạn nhân mắc bệnh Ebola. Bệnh virus Ebola không thể lây truyền từ một người bị nhiễm bệnh trước khi họ có những triệu chứng của bệnh. Người đã khỏi bệnh Ebola vẫn có thể lây nhiễm cho người khác khi máu hoặc các dịch tiết khác trong cơ thể họ vẫn còn virus Ebola, bởi máu và dịch tiết có thể vẫn nhiễm virus trong vài tuần. Chưa có bằng chứng nào chỉ ra rằng bệnh Ebola lây truyền qua không khí hoặc qua vết cắn côn trùng. Khẩu trang, găng tay, áo choàng bảo hộ, kính bảo hộ có thể ngăn lây truyền bệnh Ebola từ bệnh nhân sang người chăm sóc.
Bệnh virus Ebola tuy hiếm gặp nhưng rất trầm trọng và chủ yếu diễn ra ở Trung và Tây Phi, tuy nhiên, đã có những trường hợp bệnh xuất hiện ở những vùng khác trên thế giới. Ebola có thể gây bệnh cho cả nam giới và nữ giới, không loại trừ bất kì lứa tuổi nào. Đối với hầu hết mọi người, nguy cơ bị mắc Ebola là rất thấp. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ gia tăng đối với một số trường hợp sau: Người thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh Ebola: là đối tượng có nguy cơ cao nhất vì có thể tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết cơ thể của bệnh nhân. Đối tượng này thường là người thân trong gia đình người bệnh, nhân viên y tế. Người du lịch đến châu Phi: khi dịch bệnh bùng phát, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh nếu đi du lịch hoặc làm việc ở những nơi xảy ra dịch bệnh Ebola. Người thực hiện nghiên cứu trên động vật: Các nhà nghiên cứu, chuyên gia có nhiều khả năng bị nhiễm virus Ebola nếu thực hiện nghiên cứu trên động vật, đặc biệt là trên những con khỉ được nhập khẩu từ châu Phi hay Philippines. Người thực hiện chôn cất, mai táng: Kể cả khi đã qua đời, thi thể của những người đã chết vì Ebola vẫn có thể truyền bệnh.
Khi có dịch bệnh bùng phát, cách phòng ngừa tốt nhất là không nên đi du lịch, thăm viếng tới đất nước đang có dịch bệnh Ebola.  Nếu bắt buộc phải đi, cần chú ý thực hiện các biện pháp bảo vệ để tránh toàn bộ những tác nhân lây nhiễm trong quá trình du lịch, tiếp xúc với khu dịch bệnh. Nên trao đổi trước với các bác sĩ, cơ quan hỗ trợ y tế nếu bạn có kế hoạch đi đến những khu vực đang bùng phát dịch bệnh.   Sau khi đi du lịch, nếu thấy bản thân hoặc bất kỳ ai trong nhóm đồng hành có dấu hiệu bị sốt, nhức đầu hoặc đau nhức cơ và khớp trong vòng 3 tuần trở về từ chuyến đi, cần liên hệ ngay với bác sĩ và tiến hành kiểm tra ngay lập tức.  Đối với người bệnh: Cần cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây lan dịch bệnh. Virus Ebola cũng được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ nên cần tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện. Đối với người tiếp xúc gần: Người chăm sóc bệnh nhân cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng hộ cá nhân (đeo khẩu trang, đeo kính bảo hộ mắt, mũ, găng tay bảo hộ, bao giầy, quần áo) rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh. Chú ý thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng.
Bệnh virus Ebola khó chẩn đoán vì các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khá giống với một số bệnh như: thương hàn, sốt rét, dịch tả, sốt xuất huyết do virus khác... Nếu bác sĩ nghi ngờ ai nhiễm virus Ebola, họ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu để nhanh chóng xác định chủng loại virus, bao gồm xét nghiệm Elisa và xét nghiệm PCR, trong đó: Công thức chỉ số máu: thường có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu Hóa sinh máu: tăng AST, ALT. Creatinin máu và ure có thể tăng trong thời gian tiến triển của bệnh. Rối loạn đông máu nội quản rải rác.
Cách duy nhất để sớm khắc phục bệnh virus Ebola là đến bệnh viện, các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị ngay từ khi mới nghi ngờ tiếp xúc với virus hay giai đoạn các triệu chứng vẫn còn sơ khai.  Hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa căn bệnh này, các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu thông qua thử nghiệm một số phương hướng điều trị chống lại bệnh bằng cách phá hủy các tế bào đã nhiễm virus. Các bác sĩ thường chỉ làm giảm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng cách: Truyền dịch và cung cấp chất điện giải thông qua uống hoặc tiêm tĩnh mạch Thở oxy Chỉ định thuốc điều chỉnh huyết áp Truyền máu bù lại lượng máu bị mất Điều trị các bệnh nhiễm trùng khác. Cô lập bệnh nhân mắc bệnh Ebola nhằm ngăn chặn lây truyền Hậu quả của dịch bệnh Ebola để lại là vô cùng nghiêm trọng, được đánh giá là “một trong những bệnh dễ gây chết người nhất từng được biết đến”. Bệnh Ebola không những lấy đi sự sống của người bệnh mà còn ẩn giấu nguy cơ bùng phát đại dịch. Kể cả những người được xác định đã chữa khỏi cũng luôn tiềm tàng nguy cơ tái phát trở lại, đây là điều đáng lo ngại bởi hiện nay vẫn chưa có vắc xin cũng như phương án điều trị triệt để cho căn bệnh này.     Xem thêm: Phân biệt sốt thường, sốt virus và sốt xuất huyết Chớ dùng kháng sinh điều trị sốt virus! Sốt virus ở bà bầu có nguy hiểm không?
Viêm tụy cấp
Tuyến tụy là một tuyến lớn nằm phía sau dạ dày và bên cạnh ruột non. Tuyến tụy có hai nhiệm vụ chính: Giải phóng các enzyme tiêu hóa vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Giải phóng hormone insulin và glucagon vào máu. Những hormone này giúp cơ thể kiểm soát tiêu hóa thực phẩm để sản xuất năng lượng. Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột trong một thời gian ngắn với các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Hầu hết những người bị viêm tụy cấp đều hồi phục hoàn toàn nếu như được khi điều trị đúng và kịp thời. Trong trường hợp nghiêm trọng, dịch tuyến tụy chạy vào trong ổ bụng khiến tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng. Viêm tụy nặng cũng có thể gây nguy hiểm cho các cơ quan quan trọng khác như tim, phổi và thận.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân viêm tụy cấp là do sỏi mật hoặc sử dụng rượu nặng. Các nguyên nhân khác bao gồm thuốc, bệnh tự miễn, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa và phẫu thuật. Có tới 15% người bị viêm tụy cấp chưa tim được nguyên nhân.
Triệu chứng của viêm tụy cấp bao gồm: Đau bụng làn tỏa ra sau lưng; triệu chứng có thể trầm trọng hơn sau khi ăn các thực phẩm giàu chất béo. Chướng bụng và đau Buồn nôn và ói mửa Sốt Tăng nhịp tim
Viêm tụy cấp không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Viêm tụy có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng phổ biến hơn ở những người có các yếu tố nguy cơ nhất định như: Sỏi mật. Viêm tụy cấp có thể là dấu hiệu đầu tiên của sỏi mật. Sỏi mật có thể chặn ống tụy từ đó gây ra viêm tụy cấp. Nghiện rượu nặng
Hầu hết các trường hợp viêm tụy là do lạm dụng rượu, do đó để phòng ngừa bệnh, cần uống có trách nhiệm hoặc không uống rượu. Nếu nghiện rượu, thì người bệnh cần được nhân viên Y tế hỗ trợ cai rượu.
Để chẩn đoán viêm tụy cấp, các bác sĩ đo nồng độ hai loại enzyme tiêu hóa là amylase và lipase ở trong máu người bệnh, nếu nồng độ hai loại enzyme này cao thì có thể chẩn đoán người bệnh mắc viêm tụy cấp. Ngoài ra, có thêm một số các xét nghiệm khác như: Kiểm tra chức năng tuyến tụy để tìm hiểu xem tuyến tụy có sản xuất đúng lượng enzyme tiêu hóa hay không Nghiệm pháp dung nạp glucose để đo mức độ dịch tuyến tụy gây tổn thương cho  các tế bào tuyến tụy tạo ra insulin. Siêu âm, chụp CT và MRI, tạo ra hình ảnh của tuyến tụy để có thể nhìn thấy các vấn đề trong ổ bụng. Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) là một kỹ thuật chuyên biệt thường được dùng để quan sát hình ảnh của các ống dẫn mật, đôi khi là các ống tụy. Sinh thiết, trong đó đầu kim được đưa vào tuyến tụy để lấy một mẫu mô nhỏ để xét nghiệm. Trong các giai đoạn điều trị, các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu, nước tiểu và phân để điều chỉnh phác đồ điều trị.
Những người bị viêm tụy cấp thường được điều trị bằng truyền dịch đường tĩnh mạch và thuốc giảm đau tại bệnh viện. Một số trường hợp, tình trạng viêm tụy cấp rất nghiêm trọng khiến họ có thể phải nhập viện tại khoa chăm sóc đặc biệt (ICU). Trong ICU, người bệnh được theo dõi chặt chẽ vì viêm tụy làm tổn thương tim, phổi hoặc thận. Một số trường hợp viêm tụy nặng có thể dẫn hoại tử mô tụy và tụy bị hỏng hoàn toàn.Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể phẫu thuật để loại bỏ các mô chết hoặc bị tổn thương để phòng nhiễm trùng. Trong trường hợp viêm tụy cấp tính do sỏi mật thì phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc phẫu thuật ống mật thì tuyến tụy trở lại bình thường.   Xem thêm: Viêm tụy cấp ở trẻ em nguy hiểm thế nào? Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tụy cấp ở trẻ em thế nào? Viêm tụy mạn tính xảy ra thế nào?
Viêm nang lông
Viêm nang lông là tình trạng viêm lông ở một hoặc nhiều nang lông ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Lúc đầu, nó có thể trông giống như những búi nhỏ màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông - những túi nhỏ mà mỗi sợi tóc mọc ra. Sau đó, nhiễm trùng có thể lan rộng và biến thành vết loét, gây khó chịu. Tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ngứa, đau và xấu hổ. Nhiễm trùng nặng có thể gây rụng tóc vĩnh viễn và sẹo. Nếu bệnh nhẹ, bệnh sẽ khỏi sau vài ngày với các biện pháp tự chăm sóc cơ bản. Đối với viêm nang lông nghiêm trọng hơn hoặc tái phát, người bệnh có thể cần gặp bác sĩ để dùng thuốc theo toa. Viêm nang lông do tắm bể nước nóng (hot tub folliculitis) là hình thái viêm nang lông gây ra bởi trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) và có thể xảy ra sau khi tắm bể nước nóng hoặc bể nước xoáy. Nhiễm trùng nang lông thường xuất hiện 2 ngày sau khi ngâm bồn tắm nước nóng. Vậy viêm nang lông là gì và các triệu chứng, điều trị, phòng bệnh ra sao, sẽ có chi tiết ở bài viết bên dưới.
Viêm nang lông thường xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn). Viêm nang lông cũng có thể do virus, nấm và thậm chí là viêm từ lông mọc ngược. Mụn thịt dày nhất trên da đầu và chúng xảy ra ở mọi nơi trên cơ thể ngoại trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi và màng nhầy.
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nang lông bao gồm: Các cụm mụn nhỏ mụn đỏ hoặc mụn đầu trắng phát triển xung quanh nang lông Mụn nước đầy mủ vỡ ra  Ngứa, rát da Đau Một vết sưng lớn hoặc khối Khi nào đi khám bác sĩ? Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh lan rộng hoặc các dấu hiệu và triệu chứng không biến mất sau một vài ngày. Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để giúp kiểm soát bệnh. Các loại viêm nang lông Hai loại viêm nang lông chính là viêm nang lông nông (Superficial folliculitis) và Viêm nang lông sâu (Deep folliculitis). Loại viêm nang lông nông liên quan đến một phần của nang trứng và loại viêm nang lông sâu liên quan đến toàn bộ nang và thường nặng hơn. Các dạng viêm nang lông nông bao gồm: Viêm nang lông do vi khuẩn. Loại phổ biến nhất với các vết sưng ngứa, trắng, có mủ. Nó xảy ra khi nang lông bị nhiễm vi khuẩn, thường là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn). Vi khuẩn tụ cầu luôn tồn tại trên da, nhưng chúng thường chỉ gây ra vấn đề khi chúng xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua vết cắt hoặc các vết thương khác. Viêm nang lông do tắm bể nước nóng (hot tub folliculitis). Với loại này, người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ, tròn, ngứa từ một đến hai ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Viêm nang lông bồn tắm nóng là do vi khuẩn pseudomonas, được tìm thấy ở nhiều nơi, bao gồm cả bồn nước nóng và bể nước nóng trong đó nồng độ clo và pH không được điều chỉnh tốt. Viêm nang lông do lông mọc ngược (Razor bumps). Đây là một kích ứng da gây ra bởi lông mọc ngược. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến những người đàn ông có mái tóc xoăn cạo quá gần và dễ thấy nhất ở vùng mặt và cổ. Những người cạo lông vùng kín có thể bị ngứa ở vùng háng, tình trạng này có thể để lại sẹo thâm, sẹo lồi. Viêm nang lông do nấm Pityrosporum. Loại này tạo ra mụn mủ mãn tính, đỏ, ngứa ở lưng và ngực và đôi khi trên cổ, vai, cánh tay trên và mặt.  Các dạng viêm nang lông sâu bao gồm: Viêm nang lông ở cằm (Sycosis barbae). Loại này ảnh hưởng đến những người đàn ông cạo râu. Viêm nang lông gram âm. Loại này đôi khi phát triển nếu bạn đang điều trị bằng kháng sinh lâu dài cho mụn trứng cá. Nhọt và nhọt độc (Carbuncles). Xảy ra khi nang lông trở nên nhiễm vi khuẩn tụ cầu khuẩn sâu. Thường xuất hiện bất ngờ như một vết sưng màu hồng hoặc đỏ gây đau đớn. Da xung quanh cũng có thể đỏ và sưng lên. Chỗ sưng lên sau đó lấp đầy mủ và phát triển lớn hơn và đau đớn hơn trước khi nó vỡ ra. Bóng nước nhỏ thường lành mà không để lại sẹo, nhưng một nhọt lớn có thể để lại một vết sẹo. Carbuncles gây ra nhiễm trùng sâu hơn và nặng hơn so với nhọt duy nhất. Kết quả là nó phát triển và lành chậm hơn và có khả năng để lại sẹo. Eosinophilic viêm nang lông. Thấy chủ yếu ở những người có HIV, loại viêm nang lông là đặc trưng của các sẹo định kỳ của viêm, vết loét đầy mủ, chủ yếu trên mặt và đôi khi trên lưng hoặc trên cánh tay. Các vết loét thường lây lan, có thể ngứa dữ dội và thường để lại vùng da tối hơn bình thường (tăng sắc tố) khi chúng lành. Nguyên nhân chính xác của viêm nang lông eosinophilic không được biết, mặc dù nó có thể bao gồm các loại nấm như nấm men cùng chịu trách nhiệm về viêm nang lông pityrosporum. Các biến chứng có thể có của viêm nang lông bao gồm: Nhiễm trùng tái phát hoặc lan rộng Bệnh nhọt dưới da (furunculosis) Tổn thương da vĩnh viễn, như sẹo hoặc đốm đen Phá hủy nang lông và rụng tóc vĩnh viễn
Hầu hết viêm nang lông không lây. Nhưng nếu dùng chung bồn tắm, khăn, quần áo hoặc dao cạo với người bị viêm nang lông có thể làm lây nhiễm tình trạng nhiễm trùng qua các vết xước da.
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm nang lông, nhưng một số yếu tố dễ mắc phải tình trạng này, bao gồm: Mắc các bệnh làm giảm sức đề kháng với nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu mãn tính và HIV/AIDS Bị mụn trứng cá hoặc viêm da Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như kem có chứa steroid hoặc phác đồ điều trị có thuốc kháng sinh lâu dài để trị mụn trứng cá Người đàn ông với mái tóc xoăn, người cạo râu Thường xuyên mặc quần áo giữ nhiệt và mồ hôi, như găng tay cao su hoặc giày cao cổ Ngâm mình trong bồn nước nóng không được duy trì tốt về nhiệt độ và chất lượng nước Gây tổn thương cho nang tóc bằng cách cạo, tẩy lông hoặc mặc quần áo chật
Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp ngăn ngừa viêm nang lông quay trở lại với những lời khuyên sau: Tránh quần áo chật. Nó giúp giảm ma sát giữa da và quần áo. Làm khô găng tay cao su giữa các lần sử dụng. Nếu bạn đeo găng tay cao su thường xuyên, sau mỗi lần sử dụng, lộn từ trong ra ngoài, rửa sạch bằng xà phòng và lau khô. Tránh cạo râu, nếu có thể. Cạo râu cẩn thận. Nếu cạo râu, hãy áp dụng các thói quen như sau để giúp kiểm soát các triệu chứng bằng cách giảm sự ma sát của cạo râu và nguy cơ làm tổn thương da: Hạn chế số lần cạo râu  Rửa da bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn trước khi cạo râu Sử dụng khăn lau hoặc miếng rửa mặt di chuyển theo hình tròn nhẹ nhàng trước khi cạo Sử dụng kem cạo râu trước khi cạo râu Cạo theo hướng mọc của lông Tránh cạo quá sát da bằng cách sử dụng dao cạo điện hoặc lưỡi dao được bảo vệ và không làm căng da Sử dụng dao cạo sắc bén và rửa nó bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng Thoa kem dưỡng ẩm sau khi cạo râu Tránh dùng chung dao cạo, khăn tắm và khăn mặt Xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng các sản phẩm tẩy lông (thuốc làm rụng lông) hoặc các phương pháp tẩy lông khác. Mặc dù chúng cũng có thể gây kích ứng da. Chỉ sử dụng bồn nước nóng sạch và hồ nước nóng. Và nếu sở hữu bồn nước nóng hoặc một hồ nước nóng, hãy làm sạch nó thường xuyên và thêm clo theo khuyến cáo.
Bác sĩ có khả năng chẩn đoán viêm nang lông bằng cách nhìn vào da của người bệnh và hỏi về triệu chứng hiện tại, tiền sử dụng bệnh tật khác. Bên cạnh đó, bác sĩ  có thể sử dụng kỹ thuật để kiểm tra bằng kính hiển vi để soi da.  Nếu các phương pháp điều trị ban đầu không khỏi, bác sĩ có thể sử dụng tăm bông để lấy mẫu da hoặc tóc bị nhiễm bệnh của người bệnh và gửi đến phòng xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. Hiếm khi, sinh thiết da có thể được thực hiện để loại trừ các điều kiện khác.
Phương pháp điều trị viêm nang lông phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh, biện pháp tự chăm sóc mà người bệnh đã sử dụng và nguyện vọng của người bệnh. Các lựa chọn bao gồm thuốc và các biện pháp can thiệp như tẩy lông bằng laser. Ngay cả khi điều trị khỏi thì nhiễm trùng vẫn có thể trở lại. Thuốc Kem hoặc thuốc để kiểm soát nhiễm trùng. Đối với nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng kem bôi hoặc gel. Kháng sinh đường uống không được sử dụng thường xuyên cho viêm nang lông. Nhưng đối với nhiễm trùng nặng hoặc tái phát, bác sĩ có thể kê đơn cho trường hợp này. Kem, dầu gội hoặc thuốc để chống nhiễm nấm. Thuốc chống nấm là dành cho nhiễm trùng do nấm men chứ không phải vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không hữu ích trong việc điều trị loại này. Kem hoặc thuốc để giảm viêm. Nếu bị viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan nhẹ, bác sĩ có thể kê thêm kem steroid để giảm ngứa. Nếu người bệnh có nhiễm HIV/AIDS, có thể thấy sự cải thiện các triệu chứng viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan sau khi điều trị bằng thuốc kháng vi-rút. Các can thiệp khác Tiểu phẫu. Nếu có nhọt hoặc nhọt độc lớn, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ giúp làm giảm đau, tăng tốc độ phục hồi và giảm sẹo. Sau đó có thể che phủ bằng gạc vô trùng trong trường hợp mủ tiếp tục chảy ra. Triệt lông bằng laser. Nếu các phương pháp điều trị khác thất bại, triệt lông lâu dài bằng liệu pháp laser có thể làm sạch nhiễm trùng. Phương pháp này đắt tiền và thường cần một vài lần điều trị. Nó loại bỏ vĩnh viễn nang lông, do đó làm giảm mật độ của tóc trong khu vực được điều trị. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm da bị đổi màu, sẹo và phồng rộp.   Xem thêm: Tại sao lỗ chân lông càng ngày càng to? Vì sao con người có nhiều lông nách? Có nên nhổ lông nách? Lưu ý khi chăm sóc để làm se khít lỗ chân lông mặt Lông nách có chức năng gì? Lông mu có chức năng gì? Lông mày có chức năng gì? Lông mi có chức năng gì?
Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là gì? Đó là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới biểu hiện bằng tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản.Viêm phế quản được chia ra làm 2 loại: Viêm phế quản cấp tính : thường diễn ra trong thời gian ngắn, có thể kéo dài vài tuần. Viêm phế quản mãn tính: có thể kéo dài hàng tháng hoặc qua năm này, năm khác.
Viêm phế quản cấp tính: Nguyên nhân gây bệnh ban đầu thường do nhiễm virus. Các virus này có thể lây lan trong không khí khi người ta ho hay qua tiếp xúc trực tiếp. Bên cạnh đó, viêm phế quản cấp tính có thể do bị bội nhiễm vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H.influenzae, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn … Viêm phế quản mạn tính: Nguyên nhân chủ yếu nhất do người bệnh hút thuốc lá. Ngoài ra việc hít phải bụi bẩn, tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi cũng được coi là yếu tố nguy cơ làm nặng thêm bệnh lý viêm phế quản.
Các triệu chứng thường gặp của viêm phế quản bao gồm: Ho, ho có đờm. Ho dai dẳng kéo dài. Thở khò khè. Khó thở, tức ngực. Sốt, mệt mỏi.
Bệnh viêm phế quản có lây không? Người khoẻ mạnh khi tiếp xúc với người bị viêm phế quản có nguy cơ nhiễm phải virus hoặc vi khuẩn lây truyền qua không khí, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hay qua các dịch hô hấp như nước bọt, đờm từ đó ổ bệnh dễ hình thành và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Bệnh viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Những đối tượng sau làm tăng nguy cơ bệnh viêm phế quản : Người nghiện hút thuốc lá. Người hay tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm, hít phải hơi độc, bụi bẩn hoặc người thường xuyên làm việc với các chất gây kích thích đường hô hấp như bông dệt, khói hoá học. Người có sức đề kháng yếu hoặc người mắc bệnh mãn tính gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Yếu tố tuổi tác : người cao tuổi có nguy cơ nhiễm trùng cao vì vậy dễ mắc bệnh hơn. Đặc biệt cần lưu ý bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Bệnh này rất thường xuyên gặp ở trẻ em, ở bất kì độ tuổi nào. Môi trường ô nhiễm hoặc thời tiết thay đổi là những tác nhân tạo điều kiện cho bệnh phát sinh. Khởi đầu bệnh có thể do virus gây nên, trẻ bị viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm lạnh, ho, sổ mũi ...kéo dài nếu không được điều trị sớm, dứt điểm cộng thêm sức đề kháng yếu dễ chuyển thành viêm phế quản.
Đối với người lớn: Không hút thuốc lá. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khí độc và các nguồn không khí ô nhiễm. Xây dựng môi trường sống không bụi bẩn, không khói thuốc lá. Làm sạch không khí trong nhà: sử dụng điều hoà không khí, máy làm ẩm. Đối với trẻ em: Giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh. Điều trị kịp thời, dứt điểm khi trẻ bị viêm mũi họng, viêm amidan, cảm lạnh ... để tránh biến chứng.
Thăm khám dựa vào các dấu hiệu lâm sàng : ho, ho có đờm, dai dẳng, kéo dài, thở khò khè, tức ngực, sốt ... Sử dụng ống nghe để nghe âm thanh thở của người bệnh đồng thời phát hiện các âm thanh khác bất thường ở phổi. Chụp Xquang ngực. Xét nghiệm đờm: Xác định xem có nhiễm virus trong đờm hay có sự xuất hiện của vi khuẩn không. Kiểm tra đánh giá chức năng phổi: Đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi.
Điều trị viêm phế quản cấp tính: Nếu viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn hoặc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh. Ho dai dẳng, kéo dài gây tổn thương cổ họng cần dùng thuốc giảm ho. Kết hợp một số thuốc khác : giúp giảm tình trạng viêm và dị ứng. Điều trị viêm phế quản mạn tính: Tiến hành phục hồi chức năng bằng việc xây dựng các bài tập thể dục phù hợp giúp thở dễ dàng hơn. Đối với trẻ em bị mắc bệnh viêm phế quản: Chỉ dùng kháng sinh khi chắc chắn trẻ bị viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn. Tích cực hút đờm cho trẻ khi ho có nhiều đờm, bác sĩ có thể kê thêm thuốc loãng đờm cho trẻ và trẻ cần được uống nhiều nước. Giữ cho không khí trong nhà luôn sạch, không bụi bẩn và không khói thuốc giúp phòng bệnh cho trẻ. Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh trẻ bị nhiễm lạnh khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột. Điều trị kịp thời, dứt điểm khi trẻ bị viêm mũi họng, viêm amidan để phòng tránh biến chứng gây viêm phế quản. Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phế quản Tìm hiểu hệ thống phế quản ở người Phát hiện, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi và chỉ định nhập viện
Viêm đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận như xoang, đường mũi, hầu họng, thanh quản. Các tổ chức này dẫn không khí từ bên ngoài môi trường vào phế quản và đến phổi để diễn ra quá trình hô hấp. Viêm đường hô hấp trên là quá trình nhiễm trùng của một hoặc nhiều các bộ phận trên. Khi các bộ phận khác nhau bị viêm, sẽ có những tên gọi khác nhau như viêm xoang, viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm thanh quản… Viêm đường hô hấp trên là gì? Đây là một bệnh lý phổ biến trên thế giới. Theo ước tính, trong năm 2015 có 17.2 tỉ ca mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên trên toàn thế giới. Năm 2014 đã có 3000 ca tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đây là một trong những lí do đi khám bác sĩ phổ biến nhất, và là bệnh khiến người bệnh phải nghỉ học, nghỉ làm nhiều nhất. Viêm đường hô hấp trên (nhiễm trùng đường hô hấp trên) có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những thường gặp nhất là mùa thu hoặc mùa đông.
Viêm đường hô hấp trên nhìn chung có nguyên nhân từ sự xâm lấn trực tiếp của các virus hoặc vi khuẩn vào niêm mạc của đường hô hấp trên. Để điều này có thể xảy ra, các tác nhân gây bệnh cần phải vượt qua một số hàng rào vật lý và miễn dịch của cơ thể. Lớp lông trên niêm mạc mũi là hàng rào đầu tiên để bẫy các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra lớp dịch nhầy trong lòng mũi cũng giúp bắt giữ vi khuẩn và virus. Tổ chức nhung mao ở phế quản sẽ di chuyển ngược lên phía hầu họng để tống các tác nhân lạ xâm nhập vào đường tiêu hóa. Ngoài hàng rào vật lý hoạt động liên tục, hệ miễn dịch cũng góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập vào đường hô hấp trên. VA và amidan đều là những bộ phận của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn. Thông qua các hoạt động của các tế bào chuyên biệt, kháng thể và các chất có trong hạch bạch huyết sẽ tấn công tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập. Tuy nhiên các virus và vi khuẩn xâm nhập cũng có những cơ chế chống lại các hàng rào của cơ thể. Chúng có thể sản sinh ra các chất độc để điều chỉnh hệ thống phòng ngự của cơ thể, hoặc biến đổi hình dạng, cấu trúc protein bao bọc bên ngoài để tránh bị phát hiện bởi hệ miễn dịch (thay đổi tính kháng nguyên). Các tác nhân khác nhau có rất nhiều cơ chế phong phú để vượt qua hàng rào của cơ thể người và gây bệnh. Ngoài ra các tác nhân gây bệnh khác nhau cần khoảng thời gian khác nhau từ lúc chúng xâm nhập cơ thể cho đến lúc gây ra các triệu chứng lâm sàng (thời gian ủ bệnh): virus cúm hoặc á cúm cần 1-4 ngày, RSV cần 7 ngày, vi khuẩn bạch hầu cần 1-10 ngày…
Thông thường, triệu chứng của viêm đường hô hấp trên là kết quả của các chất độc tiết ra bởi tác nhân gây bệnh cộng với đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm: Nghẹt mũi Chảy nước mũi Hắt hơi Đau rát họng Đau khi nuốt Ho Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: khó thở, đau vùng xoang, ngứa mắt chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày, nếu dài hơn có thể gợi ý đến các bệnh khác như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản. Đối với viêm thanh quản do virus, bệnh nhân sẽ bị khan tiếng hoặc mất tiếng do dây thanh âm bị viêm nhiễm, phù nề. Viêm đường hô hấp trên thường lui dần sau 5-6 ngày, có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Mặc dù là các bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng không nặng nhưng lại là một trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân phải nghỉ học, nghỉ lao động. Nếu đồng nhiễm với viêm đường hô hấp dưới, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn do 2 bệnh tự làm nặng lẫn nhau, có nguy cơ dẫn đến tử vọng. Ngoài ra ở các bệnh nhân viêm đường hô hấp thể nặng, vi khuẩn có thể gây ra một vài biến chứng đe dọa tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp.
Các bệnh viêm đường hô hấp trên lây truyền qua đường hô hấp, hoặc qua đường tiếp xúc với đồ dùng cá nhân trong gia đình/trường học.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm: Tiếp xúc với người bệnh Không rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh Tiếp xúc với trẻ em ở trường học, hoặc một nhóm người ở nơi làm việc, du lịch… Hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động: khói thuốc làm giảm khả năng bảo vệ của lớp nhầy niêm mạc đường hô hấp và làm hỏng lớp nhung mao ở đường hô hấp trên Các trường suy yếu miễn dịch như bệnh nhân có HIV, ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày Những bệnh nhân có bất thường về giải phẫu, sinh lý đường hô hấp như chấn thương vùng mặt, chấn thương đường hô hấp trên, polyp mũi…
Có một số biện pháp được sử dụng để ngăn ngừa mắc viêm đường hô hấp trên. Ngừng hút thuốc, giảm stress, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tập thể dục thường xuyên là các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Cho trẻ bú sữa mẹ là một cách để giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn do các kháng thể trong sữa mẹ được truyền sang cho con. Các biện pháp khác để ngăn ngừa sự lây truyền tác nhân gây bệnh như: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh Tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và khỏi bệnh Vệ sinh các vật dụng cá nhân, các đồ dùng công cộng Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì Tiêm vắc xin phòng cúm được khuyến cáo cho một số đối tượng như người già, người có bệnh mạn tính, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao…
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng giống như: Hen Viêm phổi Cúm H1N1 Dị ứng, dị ứng theo mùa Viêm xoang mạn tính Viêm phế quản Thông thường việc chẩn đoán viêm đường hô hấp trên được thực hiện dựa trên đánh giá về triệu chứng, thăm khám lâm sàng, và đôi khi là một số xét nghiệm. Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ sưng và đỏ niêm mạc mũi và họng, đánh giá mức độ phì đại của amidan và các hạch bạch huyết xung quanh cổ và đầu, mức độ đỏ mắt liên quan đến viêm xoang.
Đa số các trường hợp viêm đường hô hấp trên là do virus vì vậy không cần có những biện pháp điều trị cụ thể. Người bệnh có thể tự điều trị triệu chứng ở nhà mà không cần thăm khám bác sĩ hoặc sử dụng thuốc. Nghỉ ngơi là một bước quan trọng trong điều trị nhiễm trùng hô hấp trên. Các hoạt động thường xuyên nên duy trì ở mức dung nạp được, không quá sức. Cần uống nước nhiều để bù lại lượng nước mất đi do chảy nước mũi, sốt và ăn uống kém do viêm đường hô hấp trên. Cần điều trị triệu chứng cho đến lúc tình trạng nhiễm trùng được giải quyết dứt điểm. Một số các thuốc điều trị triệu chứng: Paracetamol, ibuprofen: thuốc hạ sốt Các thuốc kháng histamin để giảm tiết và nghẹt mũi Thuốc điều trị ho như dextromethorphan, guaifenesin, codein Steroids như dexamethasone, prednisolone dùng để giảm viêm và phù nề đường hô hấp Một số thuốc dùng thể thông mũi Kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên liên quan đến vi khuẩn. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh liên quan đến một số tác dụng không mong muốn và có thể thúc đẩy đề kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn thứ phát, nên kháng sinh cần được sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ. Xem thêm: Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ khi giao mùa Đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào? Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên
Viêm họng cấp
Viêm họng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cộng đồng. Họng (hầu) là một thành phần của đường dẫn khí, gồm ba phần như hình vẽ (từ trên xuống dưới: tỵ hầu, khẩu hầu, thanh hầu). Viêm họng cấp là một trong các bệnh thường gặp nhất tại các phòng khám.
Viêm họng cấp có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Nhưng hầu hết các trường hợp là do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn). Trong đó đa phần các trường hợp là do virus gây ra. Viêm họng do virus: Thường gặp các loại virus sau: Adenovirus: là tác nhân phổ biến nhất trong nhóm virus gây viêm họng. Thường gây sưng hạch cổ, họng đau nhưng không đỏ Các virus cúm: các triệu chứng thường gặp có thể sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân. Epstein-Barr virus: có thể thấy sưng hạch, viêm amidan mủ Herpes simplex virus: có thể có các vết loét miệng Virus sởi Các loại virus khác: rhinovirus, coronavirus, virus hợp bào đường hô hấp và các virus á cúm Viêm họng do vi khuẩn: Liên cầu khuẩn (Streptococcus): liên cầu nhóm A là nhóm vi khuẩn thường gặp nhất. Chúng thường gây viêm amidan mủ, sốt cao, hạch sưng to. Có thể có các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, gây ra các bệnh van tim do thấp về sau này. Bạch hầu (Corynebacterium diphtheria): gặp ở trẻ em, là nhóm vi khuẩn phổ biến trong quá khứ, gây viêm họng rất nguy hiểm  vì có thể tạo ra các giả mạc trắng làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp cho trẻ. Trong một thời gian dài bệnh bạch hầu đã bị đẩy lùi nhưng gần đây có xu hướng tăng lên vì không được tiêm phòng vacxin đầy đủ. Các nhóm vi khuẩn ít gặp khác: Chlamydia, lậu cầu.. Viêm họng do các nguyên nhân không nhiễm trùng Các tác nhân hóa học (hút thuốc lá, uống rượu..), ô nhiễm không khí, khói bụi, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản…
Ngoài các triệu chứng riêng của từng nguyên nhân gây ra đã đề cập ở trên, viêm họng cấp có nhiều triệu chứng chung sau: Đau họng, khô và rát họng Triệu chứng cúm: hắt hơi, sổ mũi, ho, đau đầu, đau cơ toàn thân, chán ăn.. Nổi hạch, phát ban, buồn nôn, nuốt khó
Viêm họng cấp/ viêm họng có lây không? Thực tế viêm họng cấp do virus, vi khuẩn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ bắn ra các giọt siêu nhỏ chứa tác nhân gây bệnh vào không khí. Người tiếp xúc có thể bị nhiễm bệnh theo các cách sau: Hít phải các giọt này Tiếp xúc với dịch tiết từ đường hô hấp người bệnh rồi chạm lên mặt, mũi của mình Lây nhiễm qua đồ ăn, thức uống của người bệnh nếu dùng chung
no_information
Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân Tránh tiếp xúc quá gần người bệnh, mang khẩu trang y tế để dự phòng lây nhiễm Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh Tránh hút thuốc Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm
Thông thường các bác sĩ dựa vào các triệu chứng cơ năng, các dấu hiệu của người bệnh là có thể chẩn đoán được viêm họng. Ngoài ra, việc chẩn đoán phân biệt viêm họng do virus hay vi khuẩn là vấn đề khó trên lâm sàng vì dựa vào đó để quyết định điều trị kháng sinh hay không. Các bác sĩ sẽ dựa vào tiêu chuẩn Centor để xem xét khả năng nhiễm khuẩn (viêm họng do liên cầu): Không có ho Hạch cổ sưng to, đau Sốt cao hơn 38 độ Amidan xuất tiết, sưng đau Tuổi dưới 15 Theo đó: Nếu có ít hơn hoặc bằng 1 dấu hiệu thì không cần điều trị kháng sinh Có 4-5 dấu hiệu thì điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm Có 2-3 dấu hiệu thì quyết định điều trị kháng sinh hay không dựa vào các test tìm bằng chứng nhiễm khuẩn Các xét nghiệm: tế bào máu ngoại vi, procalcitonin, CRP,... cũng có thể được thực hiện để xác định tình trạng của người bệnh.
Điều trị viêm họng do virus Chủ yếu điều trị triệu chứng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không cần dùng kháng sinh. Các thuốc có thể dùng: Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, ibuprofen Thuốc sát khuẩn họng tại chỗ: Tyrothricin (viên ngậm), các viên ngậm thảo dược Điều trị viêm họng do vi khuẩn Ngoài các thuốc điều trị triệu chứng, cần điều trị thêm các thuốc kháng sinh như cephalosporin thế hệ 1,2 (cephalexin, cefuroxime..), nhóm penicillin, nhóm betalactam (ampicillin, amoxicillin) Viêm họng ở người lớn thường chỉ gây khó chịu chứ ít khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên viêm họng ở trẻ em có thể gây những vấn đề phức tạp thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là trong những trường hợp đặc biệt như viêm họng do vi khuẩn bạch hầu. Cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu sau: Suy hô hấp: biểu hiện khó thở, tím tái, thở gấp, co kéo các cơ hô hấp Sốt cao kéo dài Ho ra máu Cũng cần phải chú ý đến cách sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt, tránh dùng quá liều dễ gây ngộ độc cho trẻ. Tiêm phòng vacxin đầy đủ sẽ tránh được cách bệnh nguy hiểm. Xem thêm: Điều trị bệnh viêm họng cấp ở trẻ em - Bảo vệ con yêu theo cách của bạn Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp đúng cách Viêm họng - Khi nào là nguy hiểm? Phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường
Viêm amidan
Amidan là gồm 2 tổ chức bạch huyết (lympho) nằm ở phía sau của hầu họng, cũng là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp. Đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp bằng hai cách (1) amidan ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm và virus, (2) amindan tiết ra các kháng thể chống lại nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh. Viêm amidan là bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi trong cộng đồng, gây ra những triệu chứng đau rát họng, khó nuốt, thậm chí nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, diễn biến của bệnh sẽ trở nên nặng hơn, thậm chí dẫn tới nhiễm khuẩn máu, viêm hệ hô hấp và viêm cầu thận. Tuy nhiên, đôi khi viêm amidan được chẩn đoán nhầm với các bệnh đường hô hấp, vậy triệu chứng, cách phòng bệnh và điều trị viêm amindan là gì?
Dựa trên nền cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe và hốc do đó, đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh cho cơ thể như: Do nhiễm các loại virus như Adenoviruses, Enteroviruses,  virus cúm, Virus Parainfluenza, Virus Epstein-Barr, virus herpes simplex. Tiền sử người bệnh đã từng mắc hoặc/và đang mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi, ho gà … Người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân kém. Người bệnh sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như  kem, nước đá, bia lạnh. Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi. Thậm chí do thời tiết thay đổi đột ngột cũng dẫn tới viêm amidan.
Viêm amidan gồm 2 thể như sau: 3.1. Viêm amidan cấp tính Viêm amidan cấp tính thường gặp ở người bệnh từ 3-4 tuổi trở lên với các triệu chứng của amidan khẩu cái bị xung huyết (màu đỏ và sưng lên) và tiết nhiều dịch, đây là triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu của viêm nhiễm.  Ngoài ra, còn có thể có thêm các triệu chứng khác như sốt, amidan có các đốm màu trắng hoặc vàng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm, đau tai và nhức đầu. 3.2. Viêm amidan mạn tính Khác với viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính có triệu chứng không điển hình và khá nghèo nàn.  Đây là tình trạng viêm tái lại nhiều lần với các triệu chứng tương tự như viêm amidan cấp tính, nhưng có thêm những dấu hiệu như sau: Triệu chứng đặc trưng của viêm amidan là người bệnh có hơi thở hôi, mặc dù đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đều đặn nhưng hơi thở vẫn có mùi khó chịu. Bệnh xảy ra trên nền thể trạng kém, gầy yếu và có thể sốt về chiều. Khi nuốt có cảm giác vướng ở cổ họng. Ho khan từng cơn, đặc biệt ho kéo dài khi ngủ dậy vào buổi sáng. Do ho nhiều nên gây ra rát họng và giọng nói của người bệnh thay đổi. Đối với trẻ nhỏ có một số các triệu chứng khác như quấy khóc, chảy nước dãi do tăng tiết dịch, chán ăn, thở khò khè và nghe thấy tiếng ngáy khi ngủ. ·   Thậm chí, một số trường hợp viêm amidan sưng to đến nỗi gây chẹn họng và khiến người bệnh khó thở.
Nguyên nhân gây viêm amidan phần lớn là do vi khuẩn gây ra, do đó, bệnh viêm amidan có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Để chủ độn phòng ngừa bệnh này, ngoài thực hiện các biện pháp phòng ngừa, người bệnh cần hạn chế hoặc bảo vệ bản thân khi tiếp xức với người bệnh viêm amidan.
Viêm amidan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt, người ta thấy rằng trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng dễ mắc viêm amidan hơn nhóm đối tượng khác.
Để phòng ngừa bệnh viêm amidan, người dân cần thực hiện một số biện pháp sau:    Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hằng ngày. Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Hạn chế tiêu thụ các đồ uống và thức ăn lạnh. Tránh sử dụng chung các vật dụng với người mắc viêm amidan như thức ăn, cốc uống nước, đồ dùng cá nhân. ·Điều trị khỏi các bệnh đường hô hấp như viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
Để chẩn đoán xác định viêm amidan và phân biệt với các bệnh khác, Bác sĩ sẽ thực hiện như sau: Khám bệnh: Bác sĩ sử dụng một loại đèn đặc biệt để soi chiếu trong các khoang của tai, mũi và họng để tìm ra ổ nhiễm khuẩn. Sau đó, bác sĩ khám ở cổ xem người bệnh có bị sưng hạch bạch huyết hay không, nghe tiếng ran phổi và khám vùng lách có bị to không. Xét nghiệm: Xét nghiệm máu toàn phần và xét nghiệm dịch tiết được lấy từ họng người bệnh để tìm ra nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn.
Với tình trạng bệnh như vậy, liệu viêm amidan có cần dùng kháng sinh trong phác đồ điều trị hay không? Trường hợp viêm amidan nhẹ: đối với trường hợp này, người bệnh không nhất thiết phải sử dụng các biện pháp điều trị, như cảm lạnh do virus gây ra. Trường hợp viêm amidan nặng hơn có 2 biện pháp điều trị hiện nay: (1) thuốc kháng sinh và (2) phẫu thuật. (1)  Thuốc kháng sinh sẽ phát huy hiệu quả khi sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp viêm amidan cần điều trị ổ nhiễm khuẩn.Người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị thuốc kháng sinh và tái khám đúng hẹn để đạt được kết quả điều trị cao nhất. (2)  Phẫu thuật: hay còn gọi là cắt amidan, đây là kỹ thuật phổ biến được khuyến cáo sử dụng khi người bệnh mắc amidan mãn tính hay tái đi tái lại nhiều lần (từ 5 lần/năm đến 6 lần/năm) hoặc với các trường hợp không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác, gây biến chứng nặng nề cho người bệnh (như viêm tai mũi họng, viêm khớp, viêm cầu thận, khó thở, khó nuốt và khó nói...). Với kỹ thuật tiên tiến hiện nay, để cắt amidan mang lại những lợi ích thiết thực cho người bệnh như giảm chảy máu, giảm đau và nhanh hồi phục, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp cho người bệnh như phẫu thuật khi người bệnh được gây mê có đặt nội khí quản bằng các phương pháp Anse hoặc sử dụng dao điện đơn cực hay lưỡng cực, cắt amidan viêm bằng dao laser, dao siêu âm hay Coblator,  … Xem thêm: Vị trí và vai trò của amidan - Vì sao trẻ hay bị viêm amidan? Nạo VA, cắt Amidan Khi nào nên nạo VA và cắt amidan cho trẻ? Viêm amidan cấp thường gặp ở tuổi nào?
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là gì? Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Bệnh viêm bàng quang là một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng trên 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do một số loại thuốc, xạ trị hoặc là một biến chứng của bệnh khác. Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp hoàn toàn có thể làm giảm biến chứng của viêm bàng quang. Phương pháp điều trị thường dùng đối với viêm bàng quang do vi khuẩn là dùng kháng sinh. Đối với viêm bàng quang do nguyên nhân khác thì phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Viêm bàng quang nói riêng và nhiễm khuẩn tiết niệu nói chung chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo. Bình thường hệ tiết niệu có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, hơn nữa nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn. Nhưng khi cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng, hoặc niệu đạo bị tổn thương thì vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Nguyên nhân viêm bàng quang bao gồm: Viêm bàng quan do nhiễm vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm bàng quang Vi khuẩn gây viêm bàng quang thường gặp nhất là Escherichia coli (E. coli) Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác gây viêm bàng quang như Chlamydia, Mycoplasma, Proteus, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis, tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh Các nguyên nhân khác gây nhiễm trùng bàng quang: Viêm bàng quang kẽ Do thuốc: các loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide Do xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng khung chậu Do đặt ống thông tiểu Do hóa chất: như tắm bồn với xà phòng tạo bọt, sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt hoặc kem thuốc diệt tinh trùng Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác như bệnh đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tổn thương tủy sống
Triệu chứng viêm bàng quang phổ biến là: Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường, mỗi lần chỉ tiểu ra một ít Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu Lúc nào cũng có cảm giác phải đi tiểu gấp Đau trằn bụng dưới Đau lưng ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng Tè dầm vào ban ngày ở trẻ em Sốt nhẹ Viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng gây tổn thương thận vĩnh viễn, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ do các dấu hiệu viêm bàng quang thường ít khi được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.
Viêm ngược dòng từ niệu đạo đi lên Viêm thận lan xuống Từ đường máu: do du khuẩn huyết (E.coli) hoặc nhiễm khuẩn huyết gây ra
Viêm bàng quang rất phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Hơn 50% phụ nữ ít nhất một lần trong đời bị viêm bàng quang. Một khi đã bị bệnh thì nguy cơ tái phát hoặc tái nhiễm bệnh là rất cao. Phụ nữ dễ bị viêm bàng quang hơn nam giới vì niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, do đó vi khuẩn xung quanh vùng tầng sinh môn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Ở nam giới, nguy cơ bị viêm bàng quang gia tăng theo độ tuổi. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm bàng quang, bao gồm: Giới tính: viêm bàng quang xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới Tuổi tác: nguy cơ bị viêm bàng quang tăng dần theo độ tuổi Bất động lâu ngày Quan hệ tình dục không an toàn Đang trong thời kỳ mang thai Đang mãn kinh Có sỏi trong bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản Phì đại tiền liệt tuyến Bị bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV hoặc đang điều trị ung thư Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài Do vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm
Uống đủ lượng nước hàng ngày Đi tiểu khi cảm thấy mắc tiểu, không nên nhịn Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu đối với nữ giới Tránh sử dụng thuốc thụt rửa âm đạo hoặc thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt Tắm vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm hay tắm dưới ao hồ, sông suối Mặc quần lót rộng rãi làm từ chất liệu cotton và nên thay quần lót mỗi ngày Dùng băng vệ sinh thay vì tampon khi hành kinh Tránh sử dụng màng ngăn hoặc chất diệt tinh trùng Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày, đặc biệt cần quan tâm với người bị bệnh bại liệt, tiểu không tự chủ, dùng bỉm, ... Điều trị tích cực bệnh sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu, bệnh của tuyến tiền liệt Vận động cơ thể đều đặn hàng ngày để việc bài tiết và lưu thông nước tiểu được dễ dàng Có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng
Viêm bàng quang có thể được chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm như: Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để tìm vi khuẩn gây bệnh, máu và/hoặc mủ trong nước tiểu Soi bàng quang Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT scanner)
Cách chữa viêm bàng quang tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn: Kháng sinh là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm bàng quang gây ra bởi vi khuẩn. Những thuốc được dùng nhiều nhất để điều trị viêm bàng quang là: amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim. Nhiễm lần đầu: người bệnh cần dùng kháng sinh trong ba ngày đến một tuần dù cho các triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong vòng một ngày Nhiễm trùng tái phát: người bệnh có thể cần phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn (15-20 ngày) Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: trường hợp này khá phức tạp vì các vi khuẩn ở bệnh viện đa số kháng thuốc Đối với phụ nữ đã mãn kinh có thể cần phải dùng thêm các loại thuốc estrogen dạng kem. Điều trị viêm bàng quang gây ra bởi nguyên nhân khác  Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang Viêm bàng quang do hóa chất: tránh dùng các hóa chất gây viêm bàng quang để giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát Viêm bàng quang do xạ trị hoặc do thuốc: dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng hoặc uống nước nhiều hơn để đào thải các chất gây kích thích bàng quang Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác: điều trị bệnh nền, tăng sức đề kháng, tránh các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh Điều trị hỗ trợ Dùng khăn hay túi chườm nóng vùng bụng có thể giúp giảm cảm giác căng tức hoặc đau bàng quang. Uống nhiều nước Tránh uống cà phê, rượu, trà, nước cam chanh và tránh ăn các thức ăn cay nóng vì những thực phẩm này có thể kích thích bàng quang gây cảm giác khó chịu hơn.  Xem thêm: Bệnh viêm bàng quang cấp có nguy hiểm không? Bị viêm bàng quang cần tránh chuyện "yêu"? Biến chứng của viêm bàng quang
Viêm tuyến nước bọt
Hệ thống tuyến nước bọt trong cơ thể người bao gồm: tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới hàm, tuyến nước bọt dưới lưỡi và nhiều tuyến nước bọt nhỏ rải rác khắp niêm mạc miệng. Tuyến nước bọt tiết ra nước bọt hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn, rửa sạch vi khuẩn và thức ăn thừa, giữ cho khoang miệng luôn sạch và ẩm ướt Bệnh viêm tuyến nước bọt là tình trạng viêm nhiễm của các tuyến nước bọt, phần lớn là viêm tuyến nước bọt mang tai và viêm tuyến nước bọt dưới hàm. Thông thường, bệnh chỉ khu trú tại tuyến nước bọt với biểu hiện điển hình sưng đau tuyến nước bọt bị viêm, đau tăng khi ăn và diễn tiến lành tính. Bệnh viêm tuyến nước bọt hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tỷ lệ mắc bệnh như nhau ở nam và nữ nhưng nam giới mắc bệnh thường phải đối mặt với nhiều biến chứng hơn.
Tác nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt rất đa dạng, có thể là vi khuẩn, virus, hoặc một số bệnh lý khác. Các tác nhân gây bệnh tấn công các tuyến nước bọt, làm giảm lượng nước bọt tiết ra đưa đến hậu quả nhiễm trùng các ống tuyến. Vi khuẩn: là tác nhân thường gặp nhất. Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất. Các loại vi khuẩn khác cũng gây viêm tuyến nước bọt như: liên cầu khuẩn, Haemophilus Influenza, E.coli. Virus cúm A, Herpes, quai bị hay HIV cũng có thể gây nhiễm trùng các tuyến nước bọt. Trong đó viêm tuyến nước bọt do quai bị là hay gặp nhất và ai trong đời cũng bị ít nhất một lần. Các bệnh lý như sỏi tuyến nước bọt, bệnh u hạt, suy dinh dưỡng, hội chứng Sjogren (là một bệnh lý miễn dịch gây khô miệng), khối u vùng đầu mặt cổ … cũng làm giảm tiết nước bọt và gây nên bệnh viêm tuyến nước bọt.
Khi bị viêm tuyến nước bọt, người bệnh thường than phiền về các triệu chứng xuất hiện ngay tại tuyến nước bọt bị viêm và vùng răng miệng như: Sưng đau tuyến nước bọt: vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to và đau, lan rộng ra các vùng xung quanh, ấn vùng tuyến mang tai thấy đau tăng và có thể thấy mủ chảy ra ở miệng ống Stenon, là lỗ đổ nước bọt vào khoang miệng của tuyến mang tai. Khô miệng, niêm mạc miệng quanh ống Stenon có thể sưng đỏ, hôi miệng Nói và nuốt đau Sưng hạch phản ứng ở góc hàm hoặc hạch sau tai cùng bên với tuyến bị viêm. Một số trường hợp bệnh nhân có thể sốt nhẹ, nhiệt độ dao động từ 38 – 39 độ, mạch nhanh, mệt mỏi. Viêm tuyến nước bọt rất ít khi gây ra các biến chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt không được điều trị, mủ có thể tích tụ và tạo áp xe trong tuyến nước bọt. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, viêm tuyến nước bọt sẽ diễn tiến thành bệnh viêm tuyến nước bọt mãn tính và tái phát nhiều lần. Tuyến nước bọt mang tai khi bị viêm nhiều lần sẽ phì đại tăng kích thước và không nhỏ lại được, làm biến dạng khuôn mặt của người bệnh. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm tuyến nước bọt có biến chứng, nhất là ở nam giới có thể có những biểu hiện của viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, điếc, …
Viêm tuyến nước bọt là bệnh có khả năng lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bắn ra từ miệng bệnh nhân. Với tính chất dễ lây lan, bệnh có thể khởi phát thành những đợt dịch nhỏ vào mùa đông xuân, cao điểm vào tháng giêng. Giai đoạn xâm nhập kéo dài khoảng 24-36 giờ khi bệnh nhân có những triệu chứng đặc trưng của bệnh là giai đoạn lây nhiễm mạnh nhất. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây nhiễm trong giai đoạn ủ bệnh từ 18 đến 21 ngày, khi chưa có bất kỳ triệu chứng gì.
Các đối tượng dễ mắc bệnh viêm tuyến nước bọt bao gồm: Người già, lớn hơn 65 tuổi Vệ sinh răng miệng không thường xuyên Không tiêm chủng phòng ngừa bệnh quai bị, thường gặp ở trẻ em. Một số bệnh lý đóng vai trò là các yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng các tuyến nước bọt như: AIDS Hội chứng Sjogren Bệnh tiểu đường Suy dinh dưỡng Bệnh nghiện rượu
Không có cách nào để phòng ngừa được bệnh viêm tuyến nước bọt.     Một số cách có thể giảm thiểu được tỷ lệ mắc bệnh như: Tiêm chủng phòng ngừa virus quai bị cho trẻ em. Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, uống nhiều nước. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, duy trì củng cố một hệ miễn dịch tốt. Không ăn chung, uống chung với những người đang bị viêm tuyến nước bọt. Đến khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để điều trị dứt điểm các đợt viêm tuyến nước bọt cấp là cách phòng tránh bệnh tiến triển mãn tính, gây ảnh hưởng kéo dài lên đời sống của người bệnh.
Bệnh viêm tuyến nước bọt thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng điển hình: sưng đau các tuyến nước bọt bị viêm, đau tăng khi ăn và nói; kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng sau: Kiểm tra nước bọt hoặc sinh thiết lấy mẫu mô của các tuyến nước bọt xem có vi khuẩn hay không Siêu âm tuyến nước bọt tìm kiếm hình ảnh tuyến nước bọt phù nề, hoặc có hay không các bệnh lý kèm theo gây nhiễm trùng tuyến như sỏi tuyến nước bọt Chụp CT scan, cộng hưởng từ MRI để phát hiện các bệnh lý gây nhiễm trùng tuyến nước bọt.
Việc quyết định phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt phụ thuộc vào triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, mức độ nhiễm trùng và các bệnh lý tiềm ẩn. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn có thể chữa lành khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau phối hợp với các phương pháp điều trị không dùng thuốc mà không cần dùng đến phẫu thuật như: Uống nhiều nước, nên kết hợp với chanh để kích thích tiết nước bọt giúp cho tuyến nước bọt sạch sẽ. Chườm ấm vào các tuyến bị viêm. Súc miệng bằng nước muối ấm. Nếu bệnh nhân có biến chứng áp xe tuyến nước bọt cần tiến hành chọc hút, dẫn lưu mủ. Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến mang tai hoặc dưới hàm được đặt ra trong bệnh viêm tuyến nước bọt mãn tính, tái phát nhiều lần. Xem thêm:  Những điều cần biết về Vắc xin Quai bị Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không? Biến chứng và điều trị viêm tuyến nước bọt
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinh là gì? Vàng da sơ sinh (hay hoàng đảm) là tình trạng nồng độ bilirubin (sắc tố mật) trong máu tăng lên quá cao, do đó thấm vào da và các tổ chức liên kết gây hiện tượng vàng da và niêm mạc (củng mạc, lưỡi…) ở người. Đối với hầu hết trẻ sơ sinh thì vàng da là 1 hiện tượng sinh lý, xuất hiện trong vòng 24h sau sinh và thường tự hết sau 1 tuần (đối với trẻ đủ tháng) hoặc xấp xỉ 2 tuần đối với trẻ sinh non (< 36 tuần tuổi). Vàng da sơ sinh thường là do do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu. Do vậy, việc điều trị vàng da sơ sinh thường là không cần thiết. Tuy nhiên nếu quá thời gian trên mà vàng da không thoái lui hoặc vàng da nhiều hơn so với bình thường thì đây không còn là một hiện tượng sinh lý nữa mà là một tình trạng bệnh lý, đòi hỏi cần được can thiệp y khoa các sớm càng tốt. Nếu chậm can thiệp để dẫn đến vàng da nhân với các biểu hiện sớm như: Trẻ bú kém, ngủ li bì, giảm trương lực cơ, giảm phản xa, khóc thét từng cơn, hoặc trẻ có thể tăng trương lực cơ, gồng ưỡn người, co giật Đa số dần dần trẻ đi đến hôn mê và thường tử vong trong cơn ngừng thở ở giai đoạn này. Trẻ có thể có những di chứng thần kinh và tinh thần như nói ngọng hoặc câm, điếc, lác mắt, mù mắt, liệt một hoặc nhiều chi, bại não dạng múa vờn, mắt nhìn lên, ngớ ngẩn, kém thông minh. Do đó, cần tích cực điều trị chứng vàng da do tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh, nhất là trong 15 ngày đầu sau sinh để tránh mọi tổn thương não, nhất là vàng da nhân.
Bilirubin là 1 trong các sản phẩm thoái hóa của hồng cầu. Sau khi hồng cầu kết thúc chu trình sống của mình (khoảng 120 ngày) hoặc bị phá hủy bởi 1 nguyên nhân nào đó, nó bị bắt giữ bởi hệ thống lưới nội mô và bị thực bào, hình thành nên 3 thành phần là Globin, ion sắt và nhân Hem. Globin và sắt thì sẽ được cơ thể tái sử dụng để tổng hợp nên những hồng cầu mới. Chỉ có nhân Hem thì tiếp tục bị giáng hóa và hình thành nên bilirubin. Thông thường, bilirubin được hình thành sẽ bị gan “bắt giữ”, tích tụ lại trong túi mật (bilirubin còn gọi là sắc tố mặt vì nó là tác nhân chính làm cho dịch mật có màu vàng) rồi đào thải ra ngoài theo phân (sơ đồ trên). Tuy nhiên, nếu lượng bilirubin hình thành quá nhiều, quá nhanh (do hiện tượng tan máu, gây vỡ hồng cầu hàng loạt) hoặc do có vấn đề, bệnh lý về gan – mật (ví dụ: viêm gan cấp, tắc mật) khiến cho gan không thực hiện được chức năng đào thải bilirubin sẽ làm cho nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, dẫn tới biểu hiện trên lâm sàng là hội chứng vàng da. Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân vàng da sơ sinh là do sự thay thế các hồng cầu sơ sinh (có chức năng nuôi dưỡng cơ thể trong thời gian mang thai) bằng các hồng cầu trưởng thành. Các hồng cầu sơ sinh bị đào thải ồ ạt sau sinh sẽ bị vỡ hàng loạt, dẫn tới làm cho nồng độ bilirubin trong trẻ tăng vọt và dẫn tới hiện tương vàng da trên lâm sàng Trong thời kỳ mang thai, gan của mẹ sẽ loại bỏ bilirubin cho thai nhi. Sau khi sinh, phải mất một thời gian gan của bé mới bắt đầu làm việc. Kết quả là bilirubin bị tích tụ trong máu của và gây vàng da. Những trẻ có nguy cơ bị vàng da sơ sinh gồm có: Trẻ sinh non (được sinh ra trước khi thai được 36 tuần tuổi hoặc cân nặng < 2500g). Trẻ sinh non có thể không thể xử lý nhanh bilirubin như trẻ sơ sinh đủ tháng làm.  Những đứa trẻ không được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, vì chúng gặp khó khăn khi bú hoặc vì mẹ không có sữa. Lượng dịch không đủ trong cơ thể làm nồng độ bilirubin trong máu tăng lên. Vì vậy, nếu mẹ chưa có nhiều sữa đủ cho con bú, nhiều khả năng bé sẽ bị vàng da. Trẻ bú sữa công thức cũng bị vàng da nếu không được cung cấp đủ sữa. Trẻ có nhóm máu không tương thích với nhóm máu của mẹ (không tương hợp nhóm máu Rh hoặc ABO), dẫn tới hình thành kháng thể trong máu mẹ có thể gây phá hủy các tế bào hồng cầu trong máu con và gây ra sự gia tăng đột ngột nồng độ bilirubin. Các nguyên nhân khác gây vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm: Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội bộ khác: Đôi khi em bé thâm tím trong quá trình sinh. Nếu trẻ sơ sinh có vết bầm tím, người đó có thể có một mức độ cao hơn của bilirubin từ sự phân hủy của các tế bào máu đó; Nhiễm trùng; Thiếu enzyme G6PD; Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng bị vàng da hơn nếu: có anh chị em ruột bị vàng da; Có nguồn gốc là người Đông Á; Có tình trạng rối loạn di truyền nhất định (hội chứng Gilbert, các khuyết tật của màng tế bào hồng cầu bẩm sinh (VD: bệnh hồng liềm, hồng cầu hình bia bắn, rối loạn chuyển hóa di truyền galactose huyết). Có bệnh như xơ nang hay bị nhược giáp.
Triệu chứng lâm sàng Mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu, từ thể nhẹ da có màu vàng nhạt hoặc vàng tươi (vàng rơm) cho đến mức độ nặng màu vàng sậm như màu nâu đất Màu vàng đầu tiên sẽ xuất hiện trên mặt em bé, sau đó di chuyển xuống cổ và ngực. Trong trường hợp nặng, nó sẽ tiếp tục lan xuống cho đến ngón chân, ngón tay. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện khi nồng độ bilirubin quá cao là: Niêm mạc mắt có màu vàng đậm; Nước tiểu sẫm màu; Phân nhạt màu hoặc có màu đất sét. Triệu chứng cận lâm sàng Xét nghiệm sinh hóa thấy nồng độ bilirubin trong máu và nước tiểu tăng cao (> 17 µmol/l) Chẩn đoán hình ảnh: giúp xác định chẩn đoán trong 1 số trường hợp vàng da có nguyên nhân là do bệnh lý bẩm sinh của gan, đường mật.
no_information
Vàng da nặng, nếu không điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Bilirubin não cấp tính Bilirubin là độc hại đối với tế bào của bộ não. Nếu trẻ có vàng da nặng, có nguy cơ bilirubin đi vào trong não, một tình trạng gọi là bệnh não cấp tính bilirubin. Điều trị có thể ngăn ngừa đáng kể thiệt hại lâu dài. Các dấu hiệu sau đây có thể cho thấy bệnh não cấp tính bilirubin trong một em bé với vàng da: Lơ đãng, bị bệnh hoặc khó khăn để đánh thức. Khóc the thé. Lười bú hay cho ăn. Sốt. Vàng da nhân Vàng da nhân là hội chứng xảy ra nếu bệnh não cấp tính bilirubin gây độc lâu dài tới não. Vàng da nhân có thể dẫn đến: Bại não. Thường nhìn lên. Nghe kém. Suy giảm trí tuệ.
Chăm sóc trẻ vàng da tại nhà: Cách phòng chống vàng da sơ sinh tốt nhất là cho trẻ ăn uống đầy đủ. Trẻ cần được ăn 8 - 12 lần / một ngày cho một vài ngày đầu tiên của cuộc sống. Công thức ăn trẻ sơ sinh thường nên có từ khoảng 30 - 60 ml của công thức mỗi 2 - 3 giờ cho tuần đầu tiên. Tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết vàng da (thường 1 tuần) Theo dõi sát diễn tiến vàng da . Theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu của vàng da nặng như: ngủ gà, bỏ bú, giảm hay tăng trương lực cơ, khóc thét, sốt, co gồng giât…. Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nhi sớm khi trẻ có vàng da tắng hơn, hoặc có biểu hiện của vàng da nặng. Các bà mẹ cần quan sát da của trẻ dưới ánh sáng mặt trời mỗi ngày và khi phát hiện trẻ có dấu hiệu vàng da: da màu vàng tươi, màu vàng chanh, da vàng đến bụng hoặc da vàng nhiều đến bàn chân thì cần phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Chú ý: phơi nắng không có tác dụng làm giảm vàng da cho trẻ.
Sau khi chào đời, trẻ sẽ được các bác sỹ thăm khám để phát hiện xem có bị vàng da hay không. Thông thường, sau 3-5 ngày, khi nồng độ bilirubin trong máu đạt đến đỉnh, tùy vào tình trạng của trẻ mà các bác sĩ có thể kết luận trẻ có bị vàng da bệnh lý hay không.   Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ rời bệnh viện sớm (ngay sau khi sinh) hoặc vàng da xuất hiện muộn, khi đó chỉ có người nhà mới có thể phát hiện ra trẻ có bị vàng da hay không. Do đó, nên đưa trẻ đi khám BS nếu phát hiện thấy trẻ có các dấu hiệu như: Vàng da ở bụng, cánh tay và chân; Vàng da kéo dài > 1 tuần với trẻ đủ tháng hoặc > 2 tuần đối với trẻ đẻ non tháng; Tròng trắng mắt của bé vàng đi; Bé có vẻ mệt mỏi hoặc khó tỉnh dậy; Bé không tăng cân hoặc biếng ăn; Bé hay khóc ré. Vì thế, các bậc cha mẹ cần nắm vững cách kiểm tra xem bé có bị vàng da hay không bằng những biện pháp sau: Mang bé vào phòng có nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang Nếu con có làn da trắng, hãy nhẹ nhàng ấn ngón tay lên trán, mũi hoặc ngực và tìm kiếm màu vàng trên da sau khi thả ngón tay ra Nếu con có làn da tối, hãy tìm màu vàng trên nướu hoặc tròng trắng của mắt.
Việc điều trị vàng da thì hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây vàng da. Đối với vàng da sơ sinh, thông thường sẽ tự hết sau khoảng 2-3 tuần. Nếu không tự hết hoặc có các dấu hiệu chuyển nặng thì cần áp dụng các biện pháp điều trị sau Phương pháp quang trị liệu Đây là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất cho tới thời điểm này. Bạn cho bé nằm trong nôi, để mình trần dưới ánh đèn huỳnh quang và được che mắt để bảo vệ mắt trong suốt quá trình điều trị. Ánh sáng cực tím sẽ chuyển hóa dạng bilirubin không kết hợp thấm vào mô não và da chuyển sang dạng bilirubin kết hợp để vận chuyển dễ dàng trong máu và thải ra nước tiểu. Phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch Phương pháp này được sử dụng nếu bệnh vàng da gây ra do nhóm máu của mẹ và bé khác nhau. Ở trường hợp này, máu của bé sẽ mang theo các kháng thể của mẹ. Các kháng thể này sẽ góp phần phá vỡ các tế bào máu. Immunoglobulin là một chế phẩm sinh tổng hợp có tác dụng hạn chế các kháng thể này, do đó tiêm immunoglobulin vào cơ thể sẽ giúp làm giảm tình trạng vàng da của trẻ. Phương pháp thay máu Liệu pháp quang trị liệu thường sẽ hiệu quả, nhưng nếu tình trạng vàng da trở nên nghiêm trọng hoặc nồng độ bilirubin của bé tiếp tục tăng bất kể dù đã được chiếu đèn tích cực, bé cần được đưa vào bộ phận chăm sóc đặc biệt để thay máu. Việc thay máu này sẽ thay thế một lượng máu của em bé có nồng độ bilirubin cao với máu được hiến có nồng độ bilirubin bình thường. Việc đảm bảo cho trẻ được dinh dưỡng đầy đủ (dù là bú sữa mẹ hay ăn sữa ngoài) giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, nhanh chóng đào thải được bilirubin qua phân.     Xem thêm: Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý Thiếu men G6PD là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Vàng da bệnh lý: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là sự viêm ống dẫn tiểu. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, tại dương vật, niệu đạo cũng là đường ra khỏi cơ thể của tinh dịch. Đau khi đi tiểu là triệu chứng chính của viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo thường do nhiễm vi khuẩn gây ra và thường có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.
Hầu hết nguyên nhân viêm niệu đạo đều là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo từ da xung quanh lỗ niệu đạo ở phía đầu dương vật hay âm đạo. Vi khuẩn thường gây viêm niệu đạo bao gồm: E.coli và các vi khuẩn khác có trong phân Neisseria gonorrhoeae còn được gọi là Gonococcus, hoặc Gonococci là một loài vi khuẩn Gram âm, lây truyền qua đường tình dục và gây ra bệnh lậu. Nhiễm Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) thường gặp, gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Virus herpes simplex (HSV-1 và HSV-2) cũng có thể gây viêm niệu đạo. Trichomonas là một nguyên nhân khác của viêm niệu đạo. Nó là một sinh vật đơn bào được truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như lậu và chlamydia thường bị giới hạn ở niệu đạo, nhưng chúng có thể lan tới cơ quan sinh sản của phụ nữ, gây ra bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease). Ở nam giới, lậu và chlamydia đôi khi gây ra viêm mào tinh hoàn, nhiễm trùng mào tinh hoàn, viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease) và có nguy cơ có thể dẫn đến vô sinh. Viêm niệu đạo thường gây nên bởi các sự nhiễm trùng qua đường sinh dục (sexually transmitted infections, viết tắt STIs) như bệnh lậu, bệnh chlamydia, hoặc bởi siêu vi trùng bệnh viêm da (herpes simplex). Các trường hợp này được thấy nhiều hơn ở nam giới trẻ tuổi và có hoạt động tình dục. Các vi sinh vật khác không lây nhiễm qua đường sinh dục cũng có thể gây nhiễm trùng niệu đạo. Ví dụ như vi khuẩn bình thường sinh sống ở cơ quan sinh dục có thể gây nhiễm trùng niệu đạo. Đôi khi nhiễm trùng bàng quang hoặc tuyến tiền liệt (prostate) hoặc các phẫu thuật đường tiết niệu có thể dẫn đến viêm niệu đạo.
Triệu chứng chính của viêm niệu đạo là đau khi đi tiểu (khó đi tiểu). Ngoài đau, các triệu chứng viêm niệu đạo bao gồm: Người bệnh thường xuyên cảm thấy cần đi tiểu hoặc khẩn cấp Khó để bắt đầu đi tiểu Viêm niệu đạo cũng có thể gây ngứa, đau hoặc khó chịu khi một người người không đi tiểu được. Đau khi quan hệ Ở nam giới, có máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu Chất dịch trong hoặc có màng nhầy tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo Những người bị viêm niệu đạo có thể bị đỏ hoặc bị sưng ở đầu dương vật Cảm giác đau hoặc rát bỏng khi tiểu tiện Bị ngứa hoặc khó chịu ở niệu đạo – ống dẫn tiểu Biến chứng của viêm niệu đạo Thuốc thường có thể điều trị viêm niệu đạo khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng không được điều trị, thì có thể dẫn tới kéo dài thời gian điều trị và làm cho bệnh nghiêm trọng hơn. Ví dụ, nhiễm trùng có thể lan sang các phần khác của đường tiết niệu, bao gồm niệu quản, thận và bàng quang. Mặc dù chúng có thể được điều trị bằng các đợt kháng sinh liều cao hơn, nhưng chúng có thể gây tổn thương cho các cơ quan nếu không được điều trị nhanh chóng. Những nhiễm trùng không được điều trị cũng có thể lan đến máu và dẫn đến nhiễm trùng huyết, và cuối cùng có thể gây tử vong. Ngoài ra, STI thường xuyên gây viêm niệu đạo có thể làm hỏng hệ thống sinh sản. Viêm niệu đạo ở nữ giới có thể dẫn tới bệnh viêm vùng chậu (PID), gây đau đớn và có thể dẫn đến vô sinh, đau vùng chậu liên tục hoặc đau khi quan hệ tình dục. Phụ nữ mắc STI không được điều trị cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn, có thể đe dọa đến tính mạng. Viêm niệu đạo ở nam giới có thể bị viêm đau hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt, hoặc hẹp một phần của niệu đạo do sẹo, dẫn đến đi tiểu đau. Vì những lý do này, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt có bất kỳ triệu chứng nào của viêm niệu đạo.
Các vi sinh vật lây qua đường sinh dục gây viêm niệu đạo lây qua quan hệ tình dục bằng miệng, giao hợp ở âm đạo hoặc hậu môn mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng niệu đạo. STI có thể dẫn đến viêm niệu đạo bao gồm lậu, chlamydia và mycoplasma bộ phận sinh dục. Thực phẩm Các chất trong một số loại thực phẩm có thể xâm nhập vào nước tiểu và gây kích thích niệu đạo. Thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm niệu đạo ở một số người bao gồm: Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine Thức ăn nóng hoặc cay Rượu Các sản phẩm xà phòng có mùi thơm có thể gây kích ứng cho niệu đạo. Hóa chất trong xà phòng, các sản phẩm vệ sinh cá nhân và các biện pháp tránh thai có thể chứa các hóa chất gây kích thích niệu đạo ở một số người. Chúng có thể bao gồm: Xà phòng thơm, sữa tắm và sữa tắm bong bóng Thuốc xịt vệ sinh phụ nữ hoặc thụt rửa Sản phẩm vệ sinh Gel ngừa thai Bao cao su Nhiễm trùng đường tiết niệu Đôi khi có thể tái mắc viêm niệu đạo sau khi trước đó người bệnh đã bị nhiễm trùng tiểu. Điều này là do niệu đạo rất nhạy cảm trong quá trình hồi phục sau khi bị nhiễm trùng. Quan hệ tình dục Hoạt động tình dục thô bạo có thể làm hỏng niệu đạo, đặc biệt là ở phụ nữ, dẫn tới nguy cơ mắc viêm niệu đạo.    Các yếu tố nguy cơ khác của hội chứng niệu đạo có thể bao gồm: Quan hệ tình dục mà không có bao cao su Có tiền sử mắc STI Nhiễm khuẩn ở bàng quang hoặc thận Dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch Vấn đề về cấu trúc giải phẫu, chẳng hạn như niệu đạo hẹp Phụ nữ đã sinh nhiều con cũng có thể có nguy cơ mắc viêm niệu đạo cao hơn.
Nhiều vi khuẩn gây viêm niệu đạo có thể truyền sang người khác thông qua quan hệ tình dục, do đó, thực hành quan hệ tình dục an toàn là một biện pháp phòng ngừa quan trọng. Các mẹo dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc viêm niệu đạo: Tránh quan hệ với nhiều người. Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Khám sức khỏe định kỳ Bảo vệ người khác. Nếu phát hiện ra bản thân bị các bệnh lây qua đường tình dục, hãy thông báo cho những người khác cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng. Bên cạnh các thực hành tình dục an toàn hơn, có nhiều cách khác để nâng cao sức khỏe đường tiết niệu tốt. Điều này có thể làm giảm nguy cơ viêm niệu đạo và một số bệnh khác ảnh hưởng đến bộ phận này của cơ thể. Uống nhiều nước và hãy tạo thói quen đi tiểu ngay sau khi giao hợp. Tránh thực phẩm có tính axit. Ngoài ra, tránh tiếp xúc với chất diệt tinh trùng, đặc biệt nếu đã biết chúng gây kích thích niệu đạo. Làm thế nào để tôi có thể giảm thiểu rủi ro bị bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục (STI)? Quan hệ tình dục an toàn hơn bằng cách dùng bao cao su, khi dùng đúng cách, bao cao su dành cho nam giới và bao cao su dành cho nữ giới giúp ngăn ngừa việc lây lan nhiều bệnh nhiễm trùng qua đường sinh dục khi làm tình ở âm đạo, hậu môn và bằng miệng. Bao cao su ít có hiệu quả bảo vệ chống lại các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục truyền lây qua sự tiếp xúc giữa da với da, chẳng hạn như siêu vi trùng bệnh viêm da (herpes simplex), các mụn cóc ở bộ phận sinh dục (siêu vi trùng papilloma ở người (human papillomavirus, viết tắt HPV)), và bệnh giang mai (khi có sự hiện diện của các vết lở loét). Điều quan trọng nên nhớ khi dùng bao cao su: Kiểm tra túi đựng bao cao su xem có bị rách hay không. Không dùng bao cao su đã bị rách hoặc thủng. Kiểm tra ngày hết hạn. Không dùng bao cao su đã hết hạn sử dụng. Mở túi đựng cẩn thận để bao cao su không bị rách. Không dùng bao cao su đã bị rách. Để bao cao su tránh xa các vật bén nhọn chẳng hạn như nhẫn, hoa tai, hoặc các vật xỏ lỗ trên cơ thể Bảo quản bao cao su ở nhiệt độ trong phòng Dùng một bao cao su mới mỗi khi quan hệ tình dục. Không dùng lại các bao cao su cũ Không dùng 2 bao cao su cùng một lúc. Dùng 2 bao cao su chung với nhau có thể dẫn đến việc bao cao su bị vỡ. Chỉ dùng các chất bôi trơn có gốc nước với các bao cao su bằng nhựa latex dùng bao cao cao su dành cho nam giới. Các chất bôi trơn có gốc dầu, chẳng hạn như keo đông làm từ dầu hỏa (petroleum jelly), thuốc bôi ngoài da hoặc dầu thoa da em bé, có thể làm giãn và làm hỏng nhựa latex. Chất bôi trơn có gốc nước hoặc dầu có thể được dùng với các bao cao su polyurethane/nitrile Chỉ dùng các bao cao su nào làm bằng nhựa latex hoặc bằng nhựa polyurethane/nitrile/polyisoprene. Các bao cao su bằng latex và polyurethane là các loại bao cao su tốt nhất để giúp ngừa thai và các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục. (Các bao cao su làm bằng da cừu con hoặc cừu có thể giúp ngừa thai nhưng không có tác dụng tốt như các bao cao su làm bằng nhựa latex hoặc polyurethane để ngừa các bệnh lây qua đường sinh dục) Tránh dùng các bao cao su với thuốc diệt tinh trùng có chứa nonoxynol-9 (N-9). Nó có thể gây khó chịu cho da và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục (STI).
Người bệnh có thể được chẩn đoán viêm niệu đạo khi bác sĩ lấy tiền sử bệnh và hỏi về các triệu chứng hiện tại. Nếu người bệnh cảm thấy đau khi đi tiểu, bác sĩ có thể cho rằng người bệnh đã có nhiễm trùng đường tiết niệu và có thể được điều trị bằng kháng sinh ngay trong khi chờ kết quả xét nghiệm. Các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán viêm niệu đạo và nguyên nhân dẫn đến bệnh, bao gồm: Khám thực thể, bao gồm bộ phận sinh dục, bụng và trực tràng Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra bệnh lậu, chlamydia hoặc vi khuẩn khác Kiểm tra các chất dịch bất thường từ niệu đạo dưới kính hiển vi Xét nghiệm máu thường không cần thiết cho chẩn đoán viêm niệu đạo. Nhưng xét nghiệm máu có thể được thực hiện trong một số người bệnh nghi ngờ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS.
Thuốc kháng sinh có thể điều trị khỏi viêm niệu đạo do vi khuẩn bằng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau. Thông thường, các sinh vật chính xác gây viêm niệu đạo không thể được xác định, tuy nhiên, bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại kháng sinh kết hợp với nhau có khả năng chữa nhiễm trùng nếu có. Viêm niệu đạo gây nên bởi vi khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Để việc điều trị được hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ các chỉ dẫn điều trị một cách cẩn thận, và nếu được cho uống thuốc, hãy uống hết tất cả số thuốc được cho. Nếu nhiễm trùng lây qua đường sinh dục thì những người bạn tình nên được kiểm tra và điều trị. Trong quá trình điều trị người bệnh không nên quan hệ tình dục bằng miệng, qua âm đạo hoặc hậu môn trong thời gian 7 ngày sau khi người bệnh và (những) bạn tình của người bệnh bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu người bệnh và (những) bạn tình của người bệnh không hoàn tất việc điều trị, bỏ sót thuốc không uống hoặc quan hệ trong thời gian điều trị mà không có biện pháp bảo vệ, thì nguy cơ tái nhiễm trùng có thể xảy ra hoặc có thể người bệnh truyền sang vi khuẩn cho người khác.     Xem thêm: Viêm đường tiết niệu là bệnh gì và có nguy hiểm không? Niệu đạo có chức năng gì? Dấu hiệu và cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Viêm cầu thận
Viêm cầu thận là gì? Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận bao gồm viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Thận có chức năng lọc máu để tạo ra nước tiểu, bài tiết các chất thải, điều chỉnh các chất điện giải ngoài ra thận còn có chức năng duy trì sự ổn định của huyết áp, tham gia vào quá trình tạo máu. Vì vậy nếu tổn thương tại cầu thận có thể có các biểu hiện như phù, tăng huyết áp, thay đổi thành phần nước tiểu, thiếu máu,... nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống thậm chí tử vong. Viêm cầu thận chia thành 2 thể: viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn. Mỗi thể lâm sàng lại có nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng khác nhau. Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm cấp tính tại cầu thận. Bệnh xuất hiện sau nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A do nhiễm khuẩn ngoài da hay sau viêm họng. Là bệnh lý phức hợp miễn dịch phần lớn hồi phục hoàn toàn sau 4-6 tuần. Còn viêm cầu thận mạn là tình trạng viêm mạn tính tại cầu thận, bệnh tiến triển qua nhiều tháng, nhiều năm dẫn đến xơ teo cả 2 thận. Bệnh diễn biến thành từng đợt cấp và sau cùng trở thành suy thận mạn tính không hồi phục được. Bệnh do nguyên nhân khác nhau. Chẩn đoán thể bệnh viêm cầu thận rất quan trọng vì mỗi thể bệnh lại có biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ đó định hướng nguyên nhân, đưa ra chẩn đoán và điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Viêm cầu thận do các nguyên nhân sau: Viêm họng hay nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A ở một số type gây viêm cầu thận cấp tính. Một số type hay gặp là: type 4,12,13,25,31,49. Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau nhiễm liên cầu từ 10 đến 15 ngày. Là nguyên nhân hay gặp nhất trong viêm cầu thận cấp Lupus ban đỏ hệ thống: kháng thể trong lupus ban đỏ hệ thống có thể tấn công các mô thận và làm hỏng chức năng thận Đái tháo đường: đường huyết không được kiểm soát dẫn đến các biến chứng như gây tổn thương lớn đến thận Bệnh Berger( bệnh thận do IgA: tình trạng kháng thể IgA tích lũy trong mô thận gây tổn thương mô) Xơ hóa cầu thận khu trú: các sẹo của mô thận ảnh hưởng đến chức năng và gây ra hội chứng thận hư. Tăng huyết áp không kiểm soát Một số thuốc, hóa chất Nguyên nhân khác: viêm mao mạch dị ứng Henoch- Scholein, viêm mạch nhỏ dạng nút, viêm cầu thận trong bệnh osler, hội chứng Goodpasture,...
Triệu chứng viêm cầu thận rất đa dạng. Bệnh có thể diễn ra một cách thầm lặng kín đáo, bệnh nhân không biết mình bị bệnh, không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có hồng cầu niệu vi thể và protein niệu hoặc bệnh cũng có thể phát triển hết sức rầm rộ. Triệu chứng chủ yếu của viêm cầu thận là: Phù Phù là triệu chứng lâm sàng đặc trưng cho bệnh lý cầu thận, các loại bệnh thận khác không có phù. Vì vậy khi xuất hiện phù cần nghĩ đến bệnh lý cầu thận. Bệnh nhân cảm thấy nặng mặt, nề 2 mi mắt, phù 2 chân, phù mềm ấn lõm. Phù thường nhiều vào buổi sáng , chiều giảm phù kèm theo đi tiểu ít, sẫm màu. Phù thường gặp trong 10 ngày đầu và giảm đi nhanh chóng khí bệnh nhân đái nhiều. Đó là dấu hiệu thuyên giảm bệnh trong viêm cầu thận cấp. Đối với viêm cầu thận mạn triệu chứng phù có thể kín đáo, bệnh nhân không phát hiện ra vẫn hoạt động sinh hoạt bình thường cũng có thể phù rất to, phù toàn thân, phù mềm ấn lõm rõ có thể kèm theo cổ trướng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tinh hoàn. Tăng huyết áp Tăng huyết áp là triệu chứng lâm sàng thường gặp. Đối với viêm cầu thận cấp huyết áp có thể xuất hiện thường xuyên trong giai đoạn cấp, có thể có cơn tăng huyết áp kịch phát kéo dài nhiều ngày kèm theo triệu chứng đau đầu dữ dội, choáng váng, hôn mê là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong viêm cầu thận cấp. Đối với viêm cầu thận mạn tính tăng huyết áp không thường xuyên, tăng từng đợt thường xuất hiện trong các đợt cấp, là dấu hiệu sớm bắt đầu tiến triển của bệnh. Tăng huyết áp thường xuyên là thể là dấu hiệu mở đầu của suy thận mạn tính không hồi phục Tăng huyết áp kéo dài gây tổn thương đáy mắt, suy tim, tai biến mạch máu não,... Đái ra máu đại thể trong viêm cầu thận cấp Đái ra máu toàn bãi, nước tiểu như nước rửa thịt hoặc như nước luộc rau dền, không đông, mỗi ngày đi đái ra máu toàn bãi 1-2 lần, không thường xuyên, xuất hiện trong tuần đầu, nhưng có thể xuất hiện trở lại trong 2-3 tuần. Số lần đái ra máu thưa dần, 3-4 ngày bị một lần rồi hết hẳn. Đái ra máu trong viêm cầu thận cấp tính không ảnh hưởng đến tình trạng chung của cơ thể. Đái ra máu vi thể có thể kéo dài vài tháng. Đái ra máu là một dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán viêm cầu thận cấp tính, nếu không có đái ra máu cần xem lại chẩn đoán. Biến đổi nước tiểu Thiểu niệu: khối lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày thường gặp trong tuần đầu của bệnh kéo dài 3-4 ngày, có thể tái phát trong 3-4 tuần. Một số trường hợp có thể thiểu niệu vô niệu kéo dài Xét nghiệm nước tiểu có protein niệu 0,5-2g/ ngày, cần làm xét nghiệm  protein niệu 24h để định lượng chính xác lượng protein mất qua nước tiểu. Là yếu tố để tiên lượng bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị. Protein trong nước tiểu càng cao tiên lượng càng nặng, ngược lại nếu protein trở về âm tính tức là bệnh được hồi phục Ngoài ra xét nghiệm nước tiểu còn có các dấu hiệu như hồng cầu niệu vi thể kéo dài vài tháng, trụ niệu. Hồng cầu niệu là yếu tố tiên lượng bệnh viêm cầu thận mạn, hồng cầu niệu vẫn dương tính thì nguy cơ bệnh tái phát vẫn còn Hóa sinh máu: đánh giá chức năng thận qua ure và creatinin: thấy hai chỉ này không tăng hoặc tăng không đáng kể. Tăng cao trường hợp kèm suy thận cấp tính. Nếu viêm cầu thận tiến triển nhanh, tái diễn nhiều ure và creatinin tăng cao thường xuyên. Hóa dinh còn có giảm protein máu, tăng lipid máu Một số triệu chứng khác: Biểu hiện suy tim trong viêm cầu thận cấp Sốt nhẹ 37,5oC - 38,5oC Đau vùng thắt lưng đau ỉ hoặc dữ dội Đau bụng, bụng chướng nhẹ, buồn nôn, đi lỏng; không ít trường hợp viêm cầu thận cấp mở đầu bằng cơn đau bụng cấp Thiếu máu: Một bệnh nhân viêm cầu thận mạn có thể có thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, hay chóng mặt, đau đầu có thể do thiếu dinh dưỡng hoặc suy thận mạn tính dẫn đến thiếu máu mạn tính
no_information
Sau nhiễm liên cầu tan huyết beta nhóm A do viêm họng cấp, nhiễm khuẩn ngoài da Đái tháo đường lupus ban đỏ hệ thống Viêm cầu thận cấp tái phát nhiều lần thành viêm cầu thận mạn tính Dùng 1 số loại thuốc, hóa chất ảnh hưởng đến cầu thận Tăng huyết áp không kiểm soát
Giải quyết các ổ nhiễm khuẩn, đặc biệt là những nhiễm khuẩn mạn tính vùng họng, cắt Amydal hốc mủ, điều trị viêm tai giữa,.. giải quyết tình trạng chốc đầu, những nốt nhiễm khuẩn sưng tấy mủ ngoài da. Nếu do nguyên nhân liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A cần dùng penicillin để điều trị, điều trị dài ngày theo phác đồ Không lao động quá sức tránh nhiễm khuẩn nhiễm lạnh đặc biệt trong 6 tháng đầu Bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi sát tại bệnh viện đặc biệt trong giai đoạn cấp tính, theo dõi ít nhất trong 1 năm Chế độ ăn: ăn giảm muối, hạn chế tuyệt đối trong 2-4 tuần tùy mức độ, tùy mức độ phù và cao huyết áp mà hạn chế nước tùy trường hợp, cân nhắc chế độ ăn hạn chế protein trong trường hợp viêm cầu thận cấp có suy thận Theo dõi tại nhà: nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn cấp khoảng 2-4 tuần, đo huyết áp hàng ngày, theo dõi số lượng nước tiểu, sau giai đoạn cấp cần hoạt động thể lực nhẹ nhàng. Phòng ngừa bệnh viêm cầu thận cấp là phải phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời, có hiệu quả các bệnh lý nhiễm khuẩn đường mũi họng và ngoài da, đặc biệt là ở trẻ em; lưu ý đến những trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn. Những người đã bị viêm cầu thận cấp cần được theo dõi thường xuyên ít nhất là 1 năm sau khi xuất viện để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng, ngăn ngừa bệnh trở thành mạn tính.. Việc loại trừ các ổ viêm nhiễm mạn tính như viêm amidan mạn tính, sâu răng là cần thiết nhưng chỉ nên thực hiện khi bệnh nhân đã ổn định.
Chẩn đoán viêm cầu thận cấp Dựa vào tiêu chuẩn sau: Phù. Đái ra máu đại thể hoặc vi thể. Protein niệu (++). Tăng huyết áp. Xuất hiện sau nhiễm liên cầu khuẩn vùng họng hoặc ngoài da, ASLO (+); xảy ra ở trẻ em . Tiêu chuẩn bắt buộc là protein niệu và hồng cầu niệu, kết hợp với dấu hiệu nhiễm liên cầu khuẩn. Chẩn đoán viêm cầu thận mạn Chẩn đoán viêm cầu thận mạn tính phải dựa vào 4 triệu chứng chủ yếu như sau: Phù. Protein niệu. Hồng cầu niệu. Tăng huyết áp. Có 2 triệu chứng bắt buộc là protein niệu và hồng cầu niệu. Khi chẩn đoán viêm cầu thận mạn tính phải dựa vào điều kiện sau: Gặp ở người trưởng thành (trên, dưới 20 tuổi). Không rõ căn nguyên. Bệnh kéo dài trên 6 tháng. Tăng urê và creatinin . Viêm cầu thận mạn tính thường có tiên lượng xấu, tiên lượng phụ thuộc vào thời gian bị bệnh, có hay không có hội chứng thận hư, tình trạng tăng huyết áp, phụ thuộc nguyên nhân của bệnh và các bệnh kết hợp. Suy thận mạn tính xuất hiện sau 10-20 năm kể từ lúc bị bệnh. Tăng ure và creatinin là biểu hiện của suy giảm chức năng thận, tuy nhiên cho kết quả có thể không chính xác, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, mất thời gian. Vì vậy để đánh giá chức năng thận có 1 phương pháp hiện đại, có độ chính xác cao đó là xạ hình chức năng thận. Xạ hình chức năng thận được áp dụng thường quy tại Đơn nguyên Y học hạt nhân tại bệnh viện Vinmec. Xạ hình chức năng thận để đánh giá chức năng thận bằng cách sử dụng thiết bị ghi đo hiện đại có độ chính xác cao. Với hình ảnh có chất lượng tốt, xạ hình thận chức năng đã trở thành kỹ thuật không thể thiếu để thăm dò chức năng thận, góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu. Bệnh viêm cầu thận được chẩn đoán thế nào?
Tùy theo thể lâm sàng viêm cầu thận cấp hay viêm cầu thận mạn mà có hướng điều trị khác nhau. Viêm cầu thận cấp thường tiên lượng tốt hơn có thể khỏi hoàn toàn. Viêm cầu thận cấp điều trị không hợp lý có thể dẫn đến viêm cầu thận mạn. Viêm cầu thận mạn kéo dài dẫn đến suy thận mạn tính không hồi phục. Vì vậy cần tuân thủ điều trị, hạn chế biến chứng, kéo dài thời gian chuyển thành suy thận mạn tính Điều trị bao gồm Nghỉ ngơi: không lao động quá sức trong 6 tháng đầu, ăn nhạt, tránh nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, theo dõi dài ngày Điều trị nguyên nhân: Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn thì việc sử dụng kháng sinh là cần thiết. Dùng kháng sinh ít độc với thận, dùng đường uống là chủ yếu. Đối với nguyên nhân do liên cầu khuẩn kháng sinh thường dùng là penicillin tiêm bắp Điều trị triệu chứng: Phù: dùng thuốc theo chỉ định Tăng huyết áp có thể sử dụng các nhóm thuốc như lợi tiểu quai, chẹn kênh canxi, chẹn beta Corticoid liệu pháp và các thuốc ức chế miễn dịch trong viêm cầu thận mạn tính     Xem thêm: Xạ hình đánh giá chức năng thận Sự nguy hiểm của viêm cầu thận cấp tính Viêm cầu thận cấp là gì? Vì sao bạn bị viêm cầu thận cấp?
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu bệnh nhân không được phát hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa để điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong do mất máu. Viêm loét dạ dày gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở người già và chiếm 60% trong tổng số các trường hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, một số nguyên nhân chủ yếu đó là: Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày. Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm  khi sử dụng lâu có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau và viêm loét dạ dày. Stress: Căng thẳng, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi khiến mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày. Ăn uống và sinh hoạt: Việc ăn uống không đúng bữa, không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, uống quá nhiều rượu dẫn đến hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày và gây loét dạ dày. Các nguyên nhân tự miễn, do hóa chất ...
Các triệu chứng viêm loét dạ dày gồm có: Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày. Mất ngủ, ngủ chập chờn, gián đoạn, chủ yếu do nguyên nhân viêm loét dạ dày gây đau. Rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định.
no_information
no_information
no_information
Thủ thuật nội soi: Việc nội soi dạ dày sẽ giúp bác sĩ quan sát một cách rõ ràng và chi tiết đồng thời đánh giá chính xác mức độ bệnh. Từ đó cũng tiên lượng khả năng điều trị vì có những ổ loét đơn giản có thể điều trị nội khoa nhưng những ổ loét xấu, xù xì, lồi lõm, xơ chai có thể là ung thư dạ dày thể loét. Khi đó bác sĩ nội soi tiêu hóa sẽ sinh thiết bờ ổ loét để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm Xét nghiệm máu, phân: Giúp đánh giá tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong trường hợp viêm loét dạ dày có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, nồng độ các enzym niêm mạc dạ dày và tình trạng hồng cầu trong phân.
Bệnh viêm loét dạ dày được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tiến triển tốt. Nếu để bệnh nặng, tiến triển thành mạn tính sẽ làm việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài. Và điều trị triệt để bệnh viêm loét dạ dày cũng giúp cho tránh được biến chứng xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày, đều là những biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong. Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên đi khám để có biện pháp điều trị đạt hiệu quả. Dừng hoặc hạn chế các loại thuốc giảm đau và kháng viêm để ổn định lại các enzym trong hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày. Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc điều trị diệt vi khuẩn HP. Ăn uống điều độ, đúng bữa, khoa học, hạn chế rượu bia, đồ ăn chua cay giúp cho dạ dày hoạt động khỏe mạnh sẽ bảo vệ cho dạ dày tốt hơn. Ngoài ra việc thường xuyên tập thể dục, làm việc khoa học, tránh lo lắng, stress làm điều hòa hoạt động niêm mạc giúp cho việc điều trị tốt hơn. Xem thêm: Vi khuẩn HP là gì? Lây qua đường nào? Cách phát hiện vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày Tại sao xét nghiệm hơi thở lại chẩn đoán được nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)? Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng 4 biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là gì? Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm, eczema) là một bệnh da liệu mà biểu hiện chủ yếu là ngứa và đỏ da. Viêm da cơ địa có lây không? Viêm da cơ địa không lây, không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng làm ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và thường mắc kèm theo một số bệnh dị ứng khác như hen suyễn.
Nguyên nhân của bệnh hiện vẫn chưa được tìm ra rõ nhưng qua nghiên cứu, viêm da cơ địa có thể do yếu tố di truyền, gia đình hay xuất hiện ở những người có bệnh tự miễn hay dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng (60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh). Ngoài ra còn có các nguyên nhân khởi phát hoặc làm cho bệnh nặng lên như: tiếp xúc hóa chất (sơn, nhựa,..), phấn hoa, bọ nhà, khói,..; tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (mặc quần áo dày hoặc quá bó sát, tắm nước quá nóng, ngồi quá gần lò sưởi…); dị ứng một số loại xà phòng, nước hoa, lông động vật; do thay đổi thời tiết bất thường (từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng đột ngột, thời tiết quá khô, nhiều gió hay quá lạnh…); bị nhiễm virus hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn;
Bệnh có biểu hiện rất đa dạng nhưng thường gặp một số triệu chứng chính sau (tùy theo tuổi và giai đoạn bệnh): Khô da Da sần, nhạy cảm, sưng do gãi Da dày lên, nứt nẻ và bong vảy Xuất hiện các vết sưng nhỏ và khi gãi có thể chảy mủ, đặc biệt ở trên mặt, ở vùng da quanh đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân, thậm chí có thể nổi ban trên khắp cơ thể. Ngứa có thể đặc biệt nghiêm trọng, nhất là vào ban đêm khiến trẻ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Biến chứng của viêm da cơ địa Hen suyễn và dị ứng phấn hoa: một số nghiên cứu cho thấy, đa phần trẻ bị viêm da cơ địa cũng mắc hen suyễn và dị ứng phấn hoa. Ngứa mãn tính và bong tróc da: việc gãi nhiều các vùng da ngứa làm da dày và cứng lên, thậm chí chảy máu, nhiễm trùng da Viêm da tiếp xúc kích ứng: thường gặp ở những người hay phải tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, nước tẩy rửa mạnh hay các chất diệt khuẩn,… Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ: việc ngứa và gãi liên tục ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh (rối loạn giấc ngủ, thay đổi hoạt động, dễ kích ứng, tự kỷ…).
no_information
no_information
no_information
no_information
Điều trị viêm da cơ địa có nhiều biện pháp có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên đây là bệnh khó chữa khỏi, dai dẳng và dễ tái phát. Kiểm soát ngứa Sử dụng băng ướt hoặc đắp ẩm cho vùng da tổn thương (Petrolatum, aquaphor, hay một số chế phẩm mới hơn như atopiclair và mimyx). Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa (thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc bôi toàn thân: Hydrocortisone, triamcinolone, betamethasone; mỡ tra, đặc biệt khi ở trong môi trường khô.) Giữ ẩm cho da Nên sử dụng kem dưỡng ẩm ít gây kích ứng da thường xuyên khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu của bệnh và ngay cả khi đã hết bệnh. Kem dưỡng da nên bôi toàn thân ngay cả khi không có viêm chứ không chỉ  vùng da tổn thương.  Số lần sử dụng kem dưỡng da tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể 1 lần, 2 lần hoặc nhiều hơn. Nên bôi kem sau khi làm ẩm da (tắm, băng ướt,…). Nếu có chỉ định bôi thuốc của bác sỹ thì bôi thuốc trước rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm phủ lên trên. Chú ý khi lấy kem để bôi nên dùng dụng cụ sạch lấy ra một lượng vừa đủ để bôi tránh làm bẩn lượng kem chưa dùng đến. Đặc biệt, cần chăm sóc cho trẻ bị viêm da cơ địa thật cẩn thận: chú ý vệ sinh cho trẻ thường xuyên, cắt móng tay, băng ướt cho trẻ (sử dụng phương pháp băng ướt nếu bệnh VDCĐ không được kiểm soát trong vòng 24-48 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng cortisone. Băng ướt rất hiệu quả và thường chỉ cần từ ba đến năm ngày. Có thể pha dung dịch làm tăng cường độ ẩm cho da theo chỉ định của bác sỹ để việc đắp ẩm cho da hiệu quả hơn. Có thể thực hiện băng ướt cho trẻ vài lần mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ nặng của da), chú ý tắm cho trẻ hàng ngày (dùng sữa tắm thay thế xà phòng, không tắm nước quá nóng, nên tắm trước khi ngủ 2 tiếng giúp trẻ dễ ngủ ngon giấc…), cho trẻ mặc quần áo cotton thấm hút mồ hôi, tạo môi trường sống thoải mái, sạch sẽ cho trẻ cả ngày lẫn đêm, cho trẻ đi khám ngay nếu thấy có biểu hiện nhiễm trùng (vùng da tổn thương bị chảy máu, chảy nước,…). Xem thêm: Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng Viêm da – Phương thức phòng và điều trị Trẻ bị viêm da cơ địa: Chăm sóc thế nào cho đúng?
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, gây ra viêm và tắc nghẽn trong đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) của phổi. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản do virus gây ra và  mùa đông là thời gian cao điểm của bệnh này. Viêm phế quản bắt đầu với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng sau đó tiến triển thành ho, khò khè và đôi khi khó thở. Các triệu chứng của viêm phế quản có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, thậm chí một tháng. Hầu hết trẻ em sẽ được điều trị ngoại trú và chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trẻ em cần nhập viện.
Viêm tiểu phế quản xảy ra khi một loại virus lây nhiễm vào tiểu phế quản. Nhiễm trùng làm cho các tiểu phế quản sưng lên và bị viêm, tăng chất nhầy trong lòng phế quản, khiến không khí khó lưu thông vào và ra khỏi phổi. Hầu hết các trường hợp nguyên nhân viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào (respiratory syncytial virus) gây ra. RSV là một loại virus phổ biến lây nhiễm ở mọi trẻ em dưới 2 tuổi. Các đợt bùng phát bệnh nhiễm virus RSV thường xảy ra mỗi mùa đông. Viêm phế quản cũng có thể được gây ra bởi các loại virus khác, bao gồm những loại gây ra bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Trẻ sơ sinh có thể được tái nhiễm RSV vì có ít nhất hai chủng.
Trong vài ngày đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản tương tự như cảm lạnh: Sổ mũi Nghẹt mũi Ho Sốt nhẹ (không phải lúc nào cũng có) Sau này một tuần hoặc nhiều hơn có thể có triệu chứng khó thở hoặc tiếng huýt sáo khi trẻ thở ra (thở khò khè). Nhiều trẻ sơ sinh cũng sẽ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) Khi nào đi khám bác sĩ? Nếu việc phụ huynh gặp khó khăn trong việc cho trẻ ăn, đặc biệt nếu trẻ dưới 12 tuần tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ khác gây viêm tiểu phế quản như sinh non hoặc bệnh tim hoặc phổi. Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đi khám tại cơ sở Y tế: Nôn Có tiếng khò khè Nhịp thở nhanh (trên 60 lần/phút) và thở nông Có dấu hiệu rút lõm lồng ngực - xương sườn bị lõm xuống khi trẻ sơ sinh hít vào Trẻ chậm chạp hoặc thờ ơ Từ chối uống đủ, hoặc thở quá nhanh khi ăn hoặc uống Da chuyển sang tím tái ở  môi và móng tay Biến chứng của viêm phế quản nặng có thể bao gồm: Môi xanh hoặc da (tím tái). Ngưng tim ngưng thở. Ngưng thở rất có thể xảy ra ở trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh trong vòng hai tháng đầu. Mất nước. Độ bão hòa oxy thấp và suy hô hấp. Nếu những biến chứng trên xảy ra, trẻ sẽ phải  nhập viện. Suy hô hấp nặng có thể phải đặt ống nội khí quản để giúp trẻ thở. Trong trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có sinh non, bị bệnh tim hoặc phổi hoặc có hệ thống miễn dịch kém, các phụ huynh nên theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ban đầu của viêm phế quản do nhiễm trùng có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng
Các virus gây viêm phế quản rất dễ lây lan. Người bệnh truyền bệnh cho người khác thông qua những giọt nước trong không khí khi bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người bệnh cũng có thể lây cho người khác bằng cách chạm vào các đồ vật sử dụng chung khăn hoặc đồ chơi và sau đó người khỏe mạnh lại chạm vào mắt, mũi hoặc miệng thì sẽ bị lây bệnh.
Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản cao nhất vì phổi và hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Các yếu tố khác có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, hoặc bệnh nặng hơn do viêm tiểu phế quản, bao gồm: Sinh non Có bệnh tim hoặc các bệnh phổi tiềm ẩn Suy yếu hệ miễn dịch Tiếp xúc với khói thuốc lá Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Ở với nhiều trẻ khác, như nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trường học Sống trong gia đình đông người, chật chội Có anh chị em đi học hoặc chăm sóc trẻ mang mầm bệnh về nhà
Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản là do virus gây ra và  lây từ người sang người, một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa là rửa tay thường xuyên - đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ khi người chăm sóc bị cảm lạnh hoặc bệnh hô hấp khác và đồng thời đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ. Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản, phụ huynh nên cho trẻ ở nhà cho đến khi hết bệnh để tránh lây sang người khác. Một số cách khác để giúp hạn chế nhiễm trùng bao gồm: Hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt hoặc cảm lạnh hoặc người mắc viêm tiểu phế quản ở người lớn. Nếu trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non, hãy tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh trong hai tháng đầu đời. Làm sạch và khử trùng bề mặt. Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào, như đồ chơi và tay nắm cửa. Che miệng khi ho và hắt hơi. Che miệng và mũi bằng khăn giấy. Sau đó vứt khăn giấy và rửa tay hoặc sử dụng nước rửa tay có cồn. Sử dụng ly uống nước của riêng. Không sử dụng cốc nước với người khác và đặc biệt đối với những người bị bệnh. Rửa tay thường xuyên. Thường xuyên rửa tay mọi người trong gia đình, kể cả trẻ. Cho con bú. Những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn có khả năng mắc bệnh thấp hơn với những trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời.   Vắc xin và thuốc Không có vắc-xin cho các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản (RSV và rhovovirus). Tuy nhiên, nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người trên 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị nhiễm RSV, như trẻ sinh non hoặc mắc bệnh phổi hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm, có thể được dùng thuốc palivizumab (Synagis) để giảm khả năng nhiễm RSV.
Bác sĩ thường có thể xác định bệnh thông qua khám thực thể và nghe phổi. Tuy nhiên, có thể mất nhiều hơn một hoặc hai lần khám để phân biệt tình trạng này với cảm lạnh hoặc cúm. Nếu trẻ có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản nặng, nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc nếu nghi ngờ vấn đề khác, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm như: X-quang ngực. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang ngực để tìm dấu hiệu viêm phổi. Xét nghiệm siêu vi. Bác sĩ lấy mẫu chất nhầy ở mũi của trẻ  để kiểm tra vi-rút gây viêm phế quản. Xét nghiệm máu. Đôi khi, xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra số lượng tế bào bạch cầu của trẻ. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu thường là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Xét nghiệm máu cũng có thể xác định xem mức độ oxy đã giảm trong máu của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi phụ huynh về các dấu hiệu mất nước, đặc biệt là nếu trẻ không chịu uống hoặc bị nôn. Dấu hiệu mất nước bao gồm mắt trũng, khô miệng và da, uể oải và ít hoặc không đi tiểu.
Về điều trị viêm tiểu phế quản thường kéo dài trong hai đến ba tuần. Phần lớn trẻ em bị viêm tiểu phế quản có thể được chăm sóc tại nhà sau khi được hướng dẫn. Điều quan trọng là phụ huynh cần phải cảnh giác với những thay đổi về hô hấp của trẻ, như trẻ khó chịu khi thở, không thể nói hoặc khóc vì khó thở. Do virus gây viêm phế quản nên thuốc kháng sinh không có hiệu quả để điều trị. Nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn khác như viêm phổi, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh. Thuốc corticosteroid đường uống và hít để làm loãng chất nhầy đã được chứng minh không điều trị hiệu quả cho viêm tiểu phế quản và không được khuyến cáo sử dụng. Chăm sóc tại bệnh viện Tỷ lệ nhỏ trẻ cần được chăm sóc tại bệnh viện để kiểm soát tình trạng bệnh. Tại bệnh viện, trẻ được thở oxy để duy trì đủ nồng độ oxy trong máu và truyền nước qua đường tĩnh mạch để chống mất nước. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ được đặt nội khí quả để hỗ trợ thở. Xem thêm: Thủ phạm gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phế quản Ba mẹ có nên thực hiện vỗ rung long đờm tại nhà cho trẻ?
Viêm cơ tim
Viêm cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm, có thể bao gồm những người ở mọi độ tuổi và giới tính hay thậm chí viêm cơ tim ở trẻ em. Nguyên nhân viêm cơ tim khá đa dạng, có thể bắt nguồn từ các loại virus, vi khuẩn, các tác nhân gây nhiễm trùng khác, hoặc đơn giản hơn là do tác dụng phụ của thuốc điều trị các loại bệnh khác.  1. Viêm cơ tim là gì?   Viêm cơ tim là sự viêm nhiễm của các tế bào cơ tim, có thể diễn ra tại vị trí cục bộ hoặc lan rộng, do tác nhân nhiễm trùng (như virus, vi khuẩn, nấm...) hoặc tác nhân không nhiễm trùng..
2. Nguyên nhân viêm cơ tim  Các tác nhân nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng đều có thể là nguyên nhân viêm cơ tim.  2.1 Nguyên nhân viêm cơ tim do các tác nhân nhiễm trùng:  Virus: Virus như coxsackie B, adenovirus, virus viêm gan B, C, HSV, EBV thường là nguyên nhân phổ biến gây viêm cơ tim, tuy nhiên thường khó chẩn đoán chính xác.  Vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu, bạch hầu,…  Nấm: candida, aspergillus,…  Kí sinh trùng: toxoplasma, Trypanosoma cruzi,…  2.2 Nguyên nhân viêm cơ tim do các tác nhân không nhiễm trùng:  Thuốc nhóm anthracycline (Daunorubicin, Adriamycin), cocaine, CO, bệnh lupus, viêm mạch tế bào khổng lồ, Takayasu,.. cũng được xem là một trong những nguyên nhân viêm cơ tim.  Nếu người bệnh đang dùng các loại thuốc khác để điều trị bệnh, có khả năng xảy ra các phản ứng dị ứng thuốc hoặc các tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có viêm cơ tim. Các loại thuốc có nguy cơ gây ra tình trạng này bao gồm các thuốc điều trị ung thư, một số loại kháng sinh (như penicillin và sulfonamide), một số thuốc chống động kinh, và chất gây nghiện như cocaine.  Đối với những người sống trong môi trường nhiều hóa chất độc hại, nguy cơ mắc viêm cơ tim cũng cao hơn do tiếp xúc liên tục với các chất có hại.  Trong nhóm nguyên nhân liên quan đến tự miễn, chính hệ miễn dịch của cơ thể lại không nhận diện đúng và tấn công vào mô cơ tim lành mạnh, thay vì chống lại vi khuẩn hoặc virus như thông thường.  2.3 Nguyên nhân viêm cơ tim tế bào khổng lồ  Viêm cơ tim tế bào khổng lồ là một dạng hiếm gặp, thường có diễn biến nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên có thể liên quan đến cơ chế tự miễn. Kết quả sinh thiết thường cho thấy sự tích tụ tế bào khổng lồ đa nhân điển hình.  3. Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không?  Viêm cơ tim có thể không gây ảnh hưởng gì cho đến gây ảnh hưởng rất nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh có thể tác động lên hệ thống điều hòa nhịp tim, gây ra các rối loạn nhịp tim nguy hiểm, khó kiểm soát. Ngoài ra, bệnh có thể dẫn đến suy tim cấp động thời thậm chí gây sốc tim, và tiềm tàng gây ra bệnh cơ tim giãn suy tim mạn tính trong tương lai. Cụ thể:  Viêm cơ tim có thể có tính chất khu trú hoặc lan rộng. Tình trạng viêm có thể lan tỏa vào màng ngoài tim, tạo thành viêm cơ tim-màng ngoài tim. Mức độ lan rộng của tổn thương đến cơ tim và các màng lân cận quyết định biểu hiện triệu chứng. Việc lan rộng của tổn thương có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp và đôi khi gây ra đột tử do tim.  Tổn thương khu trú thường ít gây suy tim, nhưng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và tình trạng ngừng tim đột ngột. Tổn thương liên quan đến màng ngoài tim gây ra đau ngực và các triệu chứng điển hình khác của viêm màng ngoài tim. Một số bệnh nhân có thể không có triệu chứng, dù tổn thương cơ tim chỉ ở mức khu trú hoặc lan rộng.
4. Triệu chứng bệnh Viêm cơ tim  Triệu chứng viêm cơ tim có thể biểu hiện từ nhẹ đến rất nặng. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng không bộc phát, hoặc thể hiện tình trạng suy tim nghiêm trọng đầy rõ rệt hoặc sự rối loạn nhịp tim nguy kịch. Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, cũng như mức độ lan rộng và sự nghiêm trọng của tổn thương. Các triệu chứng thường gặp như:  Các dấu hiệu của việc nhiễm trùng: sốt, cảm cúm, đau mình mẩy…  Đau ngực  Khó thở tùy mức độ suy tim  Các rối loạn nhịp tim: ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất…  Trường hợp nghiêm trọng có biểu hiện của sốc tim bao gồm huyết áp giảm, cảm giác lạnh ở chân tay, tiểu ít, khó thở liên tục, và có thể có dấu hiệu của phù phổi cấp.  5. Phân loại bệnh viêm cơ tim Viêm Cơ Tim Cấp Tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm cơ tim mới phát do nhiễm virus, thường gặp và có thể phát triển đột ngột. Bệnh này đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu. Triệu chứng bao gồm đau ngực trái, tim đập nhanh bất thường, thở nhanh và khó thở, sốt, da và môi tím tái, cảm giác đau nhức toàn thân.  Viêm Cơ Tim Tiến Triển Nhanh: Khi các triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, mỏi cơ, khó thở, đau tức ngực có xu hướng gia tăng, cần nhanh chóng đến bệnh viện. Đặc biệt, khó thở nặng và đau tức ngực dữ dội có thể là dấu hiệu của viêm cơ tim tiến triển nhanh, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời.  Viêm Cơ Tim Tế Bào Khổng Lồ: Đây là dạng viêm cơ tim hiếm gặp với diễn biến cực kỳ nghiêm trọng. Nguyên nhân viêm cơ tim ở trường hợp này chưa được khẳng định nhưng có thể liên quan đến cơ chế tự miễn. Triệu chứng bao gồm sốc, rối loạn nhịp thất kháng trị, hoặc nghẽn dẫn truyền tim. Bệnh có tiên lượng xấu và cần được loại trừ sớm, đặc biệt trong trường hợp suy tim đột ngột hoặc rối loạn nhịp kháng trị. Liệu pháp ức chế miễn dịch kịp thời có thể cải thiện tỷ lệ sống.  Viêm Cơ Tim Mạn Tính: Khi việc điều trị viêm cơ tim kéo dài mà không thấy cải thiện, hoặc bệnh tái phát sau điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính. Nguyên nhân thường liên quan đến các rối loạn tự miễn dịch, làm cho tình trạng viêm trở nên kéo dài và phức tạp hơn.
no_information
6. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh  Đối tượng bị viêm cơ tim có thể bao gồm những người ở mọi độ tuổi và giới tính hay thậm chí viêm cơ tim ở trẻ em. Tuy nhiên, một số nhóm có nguy cơ cao hơn bao gồm: Người mắc bệnh nhiễm trùng: Thường có thể xuất phát từ một nhiễm trùng không được điều trị hoặc được điều trị không đúng cách. Người có tiền sử bệnh tim mạch: Những người có bệnh tim mạch khác, chẳng hạn như bệnh mạch vành hoặc suy tim, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Người mắc các bệnh autoimmunity: Các bệnh autoimmunity, nơi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào và mô của bản thân, có thể là nguyên nhân của dẫn đến bệnh. Người sử dụng các loại thuốc gây độc cho tim: Có một số loại thuốc và hợp chất gây độc cho tim có thể gây viêm cơ tim. Người mắc các bệnh hệ thống khác: Một số bệnh hệ thống như sarcoidosis cũng có thể là nguyên nhân viêm cơ tim. Tuy nhiên, viêm cơ tim cũng có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng. Điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp.
7. Phòng ngừa bệnh Viêm cơ tim  Hạn chế tiếp xúc với nhiễm trùng: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, và duy trì khoảng cách an toàn hay hạn chế tiếp xúc với những người nhiễm virus, nhiễm cúm, hoặc cần có phương tiện bảo vệ khi tiếp xúc.  Kiểm tra và điều trị các bệnh liên quan: Kiểm tra và điều trị các bệnh khác như tiểu đường, huyết khối, và bệnh lipid máu cao, vì chúng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.  Thực hiện lối sống lành mạnh: Quản lý căng thẳng bằng cách tập hít thở sâu, yoga hoặc thiền định để giảm áp lực lên tim. Đồng thời, có một chế độ ăn cân đối chất dinh dưỡng  Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ khác.  Thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh như: vacxin cúm, viêm gan B,… để ngăn ngừa nguyên nhân viêm cơ tim do nhiễm trùng  Bệnh viêm cơ tim là một bệnh tim mạch phát sinh do nhiễm trùng gây tổn thương cơ tim, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc kiểm tra sức khỏe đều đặn tại các cơ sở y tế được khuyến nghị cho bệnh nhân và người thân của họ. Điều này giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và giảm thiểu nguy cơ tử vong.
8. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Điện tâm đồ Điện tâm đồ thường có dấu hiệu ST chênh lệch xuống ở nhiều chuyển đạo, cho thấy tình trạng viêm cơ tim màng tim. Cần phân biệt rõ ràng để không nhầm lẫn với biến đổi ST chênh lên trong trường hợp nhồi máu cơ tim. Chẩn đoán hình ảnh tim Siêu âm Doppler tim có khả năng đánh giá chức năng tim và các rối loạn vận động vùng do viêm cơ tim, không liên quan đến vùng tưới máu động mạch vành. Đối với những bệnh nhân có đau ngực và các yếu tố nguy cơ mạch vành, kèm theo tăng men tim, cũng cần thực hiện chụp động mạch vành qua da để loại trừ tình trạng nhồi máu cơ tim, nếu tình trạng cho phép. Sinh thiết nội tâm mạc Sinh thiết cơ tim, khi có dấu hiệu thâm nhiễm viêm và hoại tử tế bào cơ tim lân cận, được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm này có độ nhạy thấp đối với việc phát hiện viêm cơ tim do sai sót trong quá trình lấy mẫu. Vì vậy, kết quả sinh thiết dương tính xác định viêm cơ tim, nhưng kết quả âm tính không loại trừ khả năng này. Ngoài ra, việc thực hiện sinh thiết cơ tim có thể gây ra nhiều biến chứng, bao gồm cả vỡ tim và tử vong. Do đó, không nên tiến hành một cách thường xuyên. Sinh thiết cơ tim nên được tiến hành trong các trường hợp suy tim nghiêm trọng, loạn nhịp thất, block tim hoặc khi kết quả sinh thiết sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị, như trong trường hợp của viêm cơ tim tế bào khổng lồ, nơi việc điều trị kịp thời có thể làm giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, biện pháp này chưa được thực hiện tại Việt Nam. Xét nghiệm Các xét nghiệm máu, bên cạnh việc kiểm tra các chỉ số nhiễm trùng, đặc biệt cần quan tâm đến Troponin T hoặc Troponin I, đây là các chỉ số cho thấy sự tổn thương cơ tim. Dựa vào đó để chẩn đoán được có sự tổn thương cơ tim. Ngoài ra NT-proBNP, lactat máu cũng cần thiết để đánh giá mức độ suy tim, tưới máu cơ quan. Cộng hưởng từ tim Cộng hưởng từ tim cũng là phương tiện có giá trị chẩn đoán cao, tuy nhiên ít thực hiện được trong giai đoạn cấp
9. Các phương pháp điều trị Điều trị viêm cơ tim có thể điều trị tại nội khoa, nhưng trong những trường hợp sốc tim, có thể cần hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, tỷ lệ tử vong cao và chi phí điều trị lớn. Đối với điều trị nội khoa, trong giai đoạn cấp, không có thuốc điều trị cụ thể, mà tập trung vào điều trị các triệu chứng. Hầu hết viêm cơ tim cấp có khả năng phục hồi và ít ảnh hưởng đến chức năng tim. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có thể gây suy tim và bệnh cơ tim giãn. Điều trị ở giai đoạn này tập trung vào việc điều trị suy tim, sử dụng các loại thuốc được khuyến cáo cho điều trị suy tim. Trong những trường hợp nặng, có thể cần sử dụng các thuốc vận mạch hỗ trợ, tuy nhiên thường phải sử dụng hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO). Viêm cơ tim cấp có thể ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền nhịp tim và gây ra các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như nhịp nhanh thất hoặc block nhĩ thất. Trong những trường hợp này, có thể cần đặt máy tạo nhịp tạm thời để hỗ trợ.   Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Viêm tinh hoàn
Tinh hoàn là một cơ quan sản xuất ra tinh trùng, đồng thời là tuyến nội tiết tiết ra testosterone làm cho cơ thể phát triển nam tính. Có hai tinh hoàn phải và trái nằm trong bìu. Viêm tinh hoàn là biểu hiện sưng đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn trong bìu do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vậy viêm tinh hoàn có nguy hiểm không? Viêm tinh hoàn cấp tính nếu không được điều trị kịp thời có thể trở thành viêm tinh hoàn mạn tính và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do tinh hoàn bị viêm xơ hóa, sinh tinh kém. Khi được chẩn đoán đúng, bệnh có thể điều trị khỏi hoàn và đảm bảo được chức năng của tinh hoàn.
Viêm tinh hoàn do nhiễm virus quai bị: Đây là tình huống khá thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Sau biểu hiện của bệnh quai bị là biểu hiện của viêm tinh hoàn gặp khoảng 20% các trường hợp. Viêm tinh hoàn do vi khuẩn: Thường là do nhiễm khuẩn sau quan hệ tình dục không an toàn. Hoặc do vệ sinh kém gây viêm nhiễm niệu đạo gây viêm tinh hoàn. Viêm do dị ứng: Một vài trường dị ứng do tiếp xúc như dị ứng với bao cao su, vải quần lót có thể dẫn đến viêm tinh hoàn. Mắc các bệnh nam khoa mạn tính như viêm đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt lâu ngày có thể dẫn đến viêm tinh hoàn. Tinh hoàn bị tổn thương: Có thể những va chạm mạnh sau quan hệ tình dục hoặc một tai nạn có gây chấn thương khiến tinh hoàn bị đụng dập, tổn thương và trở thành viêm tinh hoàn.
Biểu hiện tại tinh hoàn: Bìu sưng đau nhiều bên bị viêm, có thể tấy đỏ, cảm giác tức nặng, sờ vào tinh hoàn thấy cứng và cảm giác đau tăng, đau khi quan hệ tình dục, tràn dịch màng tinh hoàn mức độ nhẹ. Khi xuất tinh có thể có máu lẫn mủ cùng tinh dịch. Biểu hiện tại cơ quan tiết niệu: Có thể có biểu hiện nhiễm trùng tiết niệu đi kèm như tiểu buốt, cảm giác đau mơ hồ vùng hạ vị. Các biểu hiện toàn thân khác: Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, chán ăn
Quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và từ đó gây viêm tinh hoàn.
Những nam giới có đời sống tình dục quá phóng túng, không có biện pháp bảo vệ phòng ngừa khi quan hệ dễ bị viêm tinh hoàn.
Cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên, đảm bảo quần lót sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn. Không nên mặc đồ lót quá chật gây tổn thương tinh hoàn. Chung thủy một vợ, một chồng và đảm bảo quan hệ tình dục an toàn là những biện pháp phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và viêm tinh hoàn nói riêng.
Thăm khám lâm sàng cơ bản như nhìn sờ kết hợp hỏi bệnh để phát hiện ra các triệu chứng bất thường như sưng, nóng, đỏ, đau tại tinh hoàn là sơ bộ có thể chẩn đoán viêm tinh hoàn. Tuy nhiên, gần đây nhờ có siêu âm tinh hoàn mà viêm tinh hoàn có thể được chẩn đoán một cách chắc chắn, cụ thể và rõ ràng hơn. Siêu âm tinh hoàn có thể cho biết kích thước tinh hoàn bị viêm, mức độ viêm cấp hay mạn tính, có tràn dịch màng tinh hoàn, có viêm mào tinh hay không.
Nếu không điều trị viêm tinh hoàn có tự khỏi không? Viêm tinh hoàn không thể tự khỏi nếu không được điều trị theo căn nguyên. Ngay cả trường hợp sau nhiễm virus quai bị, viêm tinh hoàn có thể thoáng qua nhưng vẫn có thể để lại di chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh trùng. Do đó khi bị viêm tinh hoàn, cần phải đến gặp các chuyên gia nam học có kinh nghiệm để được tư vấn điều trị kịp thời tránh những biến chứng gây vô sinh. Viêm tinh hoàn có chữa được không? Sau đây là các phương pháp điều trị viêm tinh hoàn: Nội khoa: Được chỉ định điều trị khi viêm tinh hoàn cấp tính mà không có xoắn tinh hoàn kèm theo.Tùy vào nguyên nhân gây viêm tinh hoàn mà các bác sỹ cho thuốc điều trị phù hợp. Nếu do nhiễm vi khuẩn, sẽ điều trị kháng sinh, chống viêm, giảm đau chống phù nề. Khi phân lập được vi khuẩn sẽ làm kháng sinh đồ và điều trị theo kháng sinh đồ. Còn do nhiễm virus, người bệnh sẽ được điều trị chống viêm, giảm đau, các thuốc ức chế phản ứng miễn dịch. Viêm do dị ứng sẽ sử dụng các thuốc chống dị ứng kèm theo. Phẫu thuật: Được chỉ định khi viêm tinh hoàn đã có biến chứng áp xe tinh hoàn hoặc tràn dịch màng tinh hoàn số lượng nhiều, viêm tinh hoàn mạn tính có xơ hóa. Xem thêm: 10 lý do gây đau tinh hoàn đáng báo động 11 điều về tinh trùng mọi người thường tin là đúng nhưng thực tế lại hoàn toàn sai Viêm mào tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là gì? Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể . Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của còn thể mà có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Không giống như tổn thương hao mòn của viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của bạn, gây sưng đau cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày như viết, mở chai lọ, mặc quần áo và mang vác đồ vật. Viêm khớp mắt cá, khớp gối hoặc khớp bàn chân có thể gây khó khăn cho bạn khi đi đứng và cúi người. Cứ 100 người trưởng thành thì có 1 đến 5 người bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường phổ biến ở những người có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Trong số đó, bệnh nhân nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhiều gấp 2-3 lần bệnh nhân nam. Bệnh diễn biến phức tạp gây hậu quả nặng nề do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong khi đó các loại thuốc mới đã cải thiện đáng kể các lựa chọn điều trị đem lại hiệu quả cao cho người bệnh
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tấn công synovium - lớp màng của màng bao quanh khớp dẫn đến viêm kết quả làm dày synovium, cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp. Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là gì dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể có liên quan vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus nhất định và từ đó có thể làm khởi phát bệnh.
Viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn ? Viêm khớp dạng thấp bao gồm 4 giai đoạn sau: Giai đoạn I: viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp. Giai đoạn II: ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn II này có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.Trong giai đoạn này, thường không có dị dạng khớp, Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng. Giai đoạn IV: Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp. Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài. Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn sau khi cử động nhiều lần. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết. Những triệu chứng khác bao gồm: bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, nốt sần da, yếu và sốt cao. Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy, nóng, mềm và biến dạng khớp
no_information
Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Tuổi: viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu ở tuổi trung niên. Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ mắc bệnh Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp Phơi nhiễm môi trường. Mặc dù hiểu biết kém, một số phơi nhiễm như amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Các nhân viên cấp cứu tiếp xúc với bụi từ sự sụp đổ của Trung tâm Thương mại Thế giới có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Béo phì. Những người - đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống - những người thừa cân hoặc béo phì dường như có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn
Chưa có biện pháp nào có thể phòng viêm khớp dạng thấp, nếu gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp cần kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu giống với các bệnh khác. Không có xét nghiệm máu hoặc phát hiện vật lý để xác nhận chẩn đoán. Triệu chứng lâm sàng nghèo nàn có thể thấy sưng khớp, biến dạng khớp ở giai đoạn muộn. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987, hiện nay tiêu chuẩn này vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt Nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần. Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ. Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân. Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay. Viêm khớp đối xứng. Hạt dưới da. Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính. Dấu hiệu X quang điển hình : chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương. Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc chuyên khoa. Xét nghiệm máu Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng hồng cầu tăng (ESR, hoặc tốc độ sed) hoặc protein phản ứng C (CRP), có thể cho thấy sự hiện diện của quá trình viêm trong cơ thể. Các xét nghiệm máu thông thường khác tìm kiếm yếu tố thấp khớp và kháng thể peptide citrullated chống cyclic Xét nghiệm hình ảnh Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để giúp theo dõi sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp trong khớp của bạn theo thời gian. MRI và xét nghiệm siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trong cơ thể bạn.
Chưa có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị nhằm cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng giúp duy trì cuộc sống bình thường. Nhưng các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng sự thuyên giảm các triệu chứng có nhiều khả năng khi điều trị bắt đầu sớm với các thuốc được gọi là thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs). Thuốc Các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bạn và thời gian bạn bị viêm khớp dạng thấp. NSAID. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm đau và giảm viêm. NSAID không kê đơn bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen natri (Aleve). Tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim và tổn thương thận, kéo dài thời gian chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết Steroid. Các loại thuốc Corticosteroid, chẳng hạn như prednison, làm giảm viêm và đau và làm chậm tổn thương khớp. Tác dụng phụ có thể bao gồm loãng xương, tăng cân và tiểu đường. Các bác sĩ thường kê  một loại thuốc corticosteroid để làm giảm các triệu chứng cấp tính, với mục tiêu giảm dần thuốc. Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs). Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp và cứu các khớp và các mô khác khỏi tổn thương vĩnh viễn. DMARD thông thường bao gồm methotrexate (Trexall, Otrexup, những loại khác), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine). Tác dụng phụ khác nhau nhưng có thể bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng. Thuốc sinh học. Còn được gọi là công cụ sửa đổi phản ứng sinh học, lớp DMARD mới hơn này bao gồm: Anti TNF, Anti-IL6 , thuốc ức chế tế bào B, hoặc thuốc ức chế tế bào T. Tùy từng trường hợp có đáp ứng điều trị khác nhau. Thuốc nhóm này đem lại hiệu quả cho các trường hợp không đáp ứng với các thuốc khác, đạt được nhiều thành công trong ca bệnh khó, cải thiện tình trạng bệnh tật của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Phẫu thuật Nếu thuốc không thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp, có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp. Nó cũng có thể làm giảm đau và cải thiện chức năng. Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm: Phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật để loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp (synovium) có thể được thực hiện trên đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông. Sửa chữa gân. Viêm và tổn thương khớp có thể làm cho gân xung quanh khớp của bạn bị lỏng hoặc vỡ. Bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể sửa chữa các đường gân xung quanh khớp của bạn. Phẫu thuật chỉnh trục: Phẫu thuật nối cầu chì có thể được khuyến nghị để ổn định hoặc điều chỉnh khớp và để giảm đau khi thay khớp không phải là một lựa chọn. Thay thế toàn bộ khớp. Trong phẫu thuật thay khớp, loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp và chèn một bộ phận giả làm bằng kim loại và nhựa. Các biện pháp hỗ trợ Tập luyện, hướng dẫn vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ. Trong đợt viêm cấp: để khớp nghỉ ở tư thế cơ năng, tránh kê, độn tại khớp. Khuyến khích tập ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần, tập nhiều lần trong ngày, cả chủ động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý của khớp. Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ Phòng ngừa và điều trị các biến chứng của điều trị Viêm, loét dạ dày tá tràng: cần chủ động phát hiện và điều trị vì trên 80% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Dùng kèm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc các thuốc giảm tiết. Cần bổ xung calci, vitamin D để phòng ngừa loãng xương. Nếu bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao có thể sử dụng bisphosphonates Nếu có thiếu máu: bổ sung acid folic, sắt, vitamin B12. Xem thêm: Cách phát hiện sớm và chính xác bệnh viêm khớp Các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không?
Vô sinh nữ
Vô sinh (infertility) được định nghĩa là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn chưa có thai. Vô sinh nguyên phát (vô sinh I) Hai vợ chồng chưa bao giờ có thai, mặc dù đã sống với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào. Vô sinh thứ phát (vô sinh II) Hai vợ chồng trước kia đã có con hoặc đã có thai, nhưng sau đó không thể có thai lại mặc dù đang sống với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào. Vô sinh có thể là do xuất phát từ người vợ hay người chồng hay cả chồng và vợ. Vô sinh nữ là gì? Vô sinh nữ là tình trạng người phụ nữ không thể thụ thai mặc dù tinh trùng của người đàn hoàn toàn bình thường. Hai người không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong ít nhất 6 tháng.
Nguyên nhân vô sinh ở nữ giới là gì? Bất thường phóng noãn: Vòng kinh không phóng noãn do ảnh hưởng của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Nguyên nhân do vòi tử cung Các bệnh lý có thể gây tổn thương vòi tử cung như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vùng chậu và vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung ở vòi tử cung, bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung hay do triệt sản. Nguyên nhân tại tử cung U xơ tử cung, viêm dính buồng tử cung, bất thường bẩm sinh (tử cung hai sừng, vách ngăn tử cung, không có tử cung…) Nguyên nhân do cổ tử cung Chất nhầy kém, có kháng thể kháng tinh trùng, tổn thương ở cổ tử cung do can thiệp thủ thuật (khoét chóp, đốt điện…), cổ tử cung ngắn. Nguyên nhân do lạc nội mạc tử cung Vô sinh không rõ nguyên nhân Có khoảng 10% trường hợp vô sinh không thể tìm nguyên nhân chính xác sau khi đã thăm khám và làm tất cả các xét nghiệm cần thiết để thăm dò và chẩn đoán.
Rối loạn kinh nguyệt: Là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn, không đều… đây là những biểu hiện của rối loạn nội tiết và các hormone giới tính nữ. Nội tiết tố bất thường, chu kỳ trứng rụng không đều sẽ khiến cho việc thụ thai của bạn gặp khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nữ. Ngoài ra, sự viêm nhiễm của viêm mạc tử cung cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, khiến khả năng thụ thai giảm đi rõ rệt. Vô kinh: tình trạng không có chu kỳ kinh nguyệt, nếu là nguyên phát thì không bao giờ thấy kinh, nếu là thứ phát tức là khi chu kỳ hành kinh bình thường bị gián đoạn trên dưới 4 tháng. Không có kinh nguyệt chính là biểu hiện của việc không có trứng rụng. Trứng không rụng thì quá trình thụ thai hoàn toàn không thể xảy ra. Những chị em không có kinh liên tiếp 6 tháng liền thì khả năng bị vô sinh là rất cao. Thống kinh: là hiện tượng đau bụng dưới khi có kinh. Tùy theo thể trạng mỗi người sẽ có cơn đau nặng hay nhẹ. Đau bụng kinh do máu lưu thông kém gây đau vùng bụng, đặc biệt là vùng bụng dưới. Dịch âm đạo bất thường Âm đạo tiết dịch bất thường, tiết dịch màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa rát… là những biểu hiện của viêm nhiễm hoặc các bệnh về đường tình dục khác. Nếu tình trạng viêm nhiễm phụ khoa không được phát hiện và điều trị dứt điểm thì vô sinh ở nữ là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, nếu thấy tình trạng khí hư có biểu hiện không bình thường thì bạn cần đi khám để sàng lọc các bệnh mình có thể gặp và có phương pháp điều trị hợp lí, tránh gây ra bệnh vô sinh nữ. Dịch ở tuyến vú tiết ra Bình thường, chỉ khi phụ nữ đang cho con bú thì tuyến vú mới tiết ra sữa. Nếu bạn đang không trong giai đoạn cho con bú mà tuyến vú lại tiết ra sữa thì bạn cần phải đi khám ngay. Vì có thể là do suy tuyến giáp, suy thận… Hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc giảm huyết áp, dịch sữa tan chảy và tắc gây vô sinh Tuyến vú kém phát triển Ở tuổi trưởng thành, tác động của tiết tố estrogen trong cơ thể khiến vùng ngực phát triển và dần hoàn thiện. Nhưng quá 18 tuổi mà tuyến vú chưa phát triển thì có thể do thiếu nội tiết tố nữ estrogen. Đây là nguyên nhân làm cho buồng trứng kém  phát triển và giảm khả năng thụ thai. Triệu chứng khác Các triệu chứng đau khi giao hợp hay đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của khối xu xơ, viêm vùng chậu, tử cung gặp vấn đề… cũng là những nguyên nhân vô sinh nữ cần phải điều trị kịp thời.
no_information
Vô sinh có thể xảy ra ở bất cứ phụ nữ nào. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vô sinh cao hơn như: Tuổi tác cao Theo nhiều nghiên cứu, độ tuổi sinh sản tốt nhất từ 20 đến 25 tuổi, sau 35 tuổi khả năng sinh sản bắt đầu giảm. Càng nhiều tuổi, chất lượng trứng nữ giới càng giảm đi rõ rệt. Tiền sử bị rối loạn tiết tố và các hormone sinh dục. Viêm nhiễm phụ khoa khiến phụ nữ có nguy cơ cao bị vô sinh Tiền sử nạo phá thai và lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên. Trên thực tế, phá thai dễ dẫn đến nguy cơ vô sinh hiếm muộn nếu thực hiện thủ thuật này tại những cơ sở y tế không uy tín, cơ sở vật chất, dụng cụ y tế không đảm bảo cùng với các bác sĩ không có tay nghề cao.. Ngoài ra, việc phá thai nhiều lần sẽ dẫn đến viêm nhiễm như: viêm tắc ống dẫn trứng, viêm vùng chậu, khiến niêm mạc tử cung mỏng dần khiến việc có thai khó khăn hơn. Mắc các bệnh lí khác: gout, béo phì, tiểu đường, bệnh gan, thận, u xơ tử cung... Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích Uống rượu ảnh hưởng khá trầm trọng đến khả năng sinh sản tự nhiên đặc biệt với phụ nữ. Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Tâm lý căng thẳng Căng thẳng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ phổ biến. Tốt hơn hết, trong thời gian chuẩn bị mang bầu, chị em nên tránh tâm lý mệt mỏi, trầm cảm để giữ gìn sức khỏe tốt để đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh.
Duy trì cân nặng ở mức bình thường, tránh thừa hay thiếu cân. Chế độ ăn uống khoa học, hợp lí, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung vitamin và đậu nành cho cơ thể. Không hút thuốc vì thuốc lá có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và sức khỏe của thai nhi. Hạn chế rượu bia, các chất kích thích Giảm áp lực, căng thẳng, luôn giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ để nâng cao chất lượng cuộc sống chăn gối. Khám sức khỏe định kì, phát hiện sớm bệnh phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung để điều trị kịp thời và ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến tình trạng sinh sản.
Hỏi bệnh Tiền sử sản khoa mang thai, sẩy, sinh đủ tháng hay nạo phá thai. Khả năng, tần suất giao hợp và những khó khăn gặp phải. Tiền sử mắc các bệnh nội ngoại khoa và các thuốc đang dùng hiện tại. Tuổi bắt đầu hành kinh, tính chất kinh nguyệt, thời gian của mỗi kỳ kinh, lượng kinh nhiều hay ít, có đau bụng khi hành kinh không Tiền sử viêm nhiễm sinh dục và cách điều trị. Tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa hay các phẫu thuật đặc biệt là vùng tiểu khung. Thăm khám: Quan sát toàn thân: tầm vóc, tính chất sinh dục phụ như lông, tóc, lông mu, lông nách, mức độ phát triển của vú, âm vật, môi lớn, môi bé… Khám phụ khoa gồm khám vú đánh giá mức độ phát triển của vú, sự tiết sữa Khám âm đạo qua mỏ vịt xem những tổn thương về đường sinh dục, tình trạng viêm nhiễm, chú ý mức độ chế tiết của cổ tử cung, độ sạch và độ phát triển niêm mạc âm đạo…. Thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng nhằm phát hiện các khối u phụ khoa. Sau khi hỏi bệnh sử, tiền sử và khám, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như: Xét nghiệm hormone: nội tiết tố hướng sinh dục (LH, FSH), nội tiết sinh dục (estrogen, progesteron), nội tiết thai nghén (hCG)…  Thăm dò phóng noãn: đo chỉ số cổ tử cung, chỉ số sinh thiết nội mạc tử cung, chỉ số nhân đông và thân nhiệt cơ thể. Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm phụ khoa, siêu âm theo dõi sự phát triển nang noãn, chụp phim tử cung vòi trứng, chụp tuyến yên bằng X quang thường quy hoặc cắt lớp vi tính. Nội soi chẩn đoán và can thiệp: chẩn đoán các bất thường sinh dục, nội soi gỡ dính vòi trứng, buồng trứng, bơm thông vòi trứng, đốt điểm buồng trứng… Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: phát hiện các bất thường di truyền
Điều trị vô sinh ở nữ giới như thế nào? Thay đổi lối sống như giảm hoặc tăng cân, chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: không hút thuốc lá, uống rượu bia Kích thích sự rụng trứng bằng các loại thuốc giúp thụ thai: các loại hormone và thuốc như clomiphene citrate. Thuốc giúp thụ thai là phương pháp điều trị chính cho phụ nữ bị vô sinh do rối loạn rụng trứng Phẫu thuật: mở ống dẫn trứng, các vấn đề ở tử cung như polyp nội mạc tử cung, vách ngăn tử cung hoặc mô sẹo trong tử cung có thể được điều trị hồi phục khả năng sinh sản thông qua phẫu thuật tử cung. Phương pháp hỗ trợ sinh sản:  bơm tinh trùng vào tử cung, thụ tinh ống nghiệm hoặc bơm tinh trùng vào trứng Xem thêm: Khám vô sinh nữ: Những xét nghiệm cần được thực hiện Điều trị vô sinh: Những điều cần biết
Viêm nướu
Viêm nướu răng là gì? Bệnh viêm nướu răng (hay viêm lợi) là tình trạng xuất hiện những dấu sưng đỏ, có mảng bám và rất dễ chảy máu ở nướu Có hai loại viêm nướu là: viêm nướu răng và viêm nha chu. Viêm nướu là tình trạng viêm răng nhẹ, khi tiến triển nặng do răng miệng không được chăm sóc thích hợp thì được gọi là viêm nha chu. Bệnh viêm nướu không nguy hiểm và có thể điều trị triệt để ở ngay giai đoạn đầu của bệnh
Nguyên nhân viêm nướu thường gặp nhất là do người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các mảng bám bao gồm chủ yếu là vi khuẩn sẽ hình thành trên răng. Nếu các mảng bám trên răng nếu không được loại bỏ trong hơn hai đến ba ngày thì sẽ tạo thành vôi răng (cao răng). Từ đó, các mảng bám và cao răng chính là điều kiện thuận lợi kích thích vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây bệnh khác như: Sử dụng thuốc lá dẫn tới viêm nướu Những thay đổi nội tiết tố của phụ nữ mang thai hay sau khi sinh Một số bệnh như đái tháo đường, ung thư,… khiến hệ miễn dịch suy yếu cũng dẫn tới viêm nướu Do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,… là nguyên nhân làm giảm tiết nước bọt (thành phần có vai trò làm sạch vi khuẩn) tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
Bệnh viêm nướu thường ít khi đau vì vậy người bệnh có thể bị viêm mà không biết. Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nướu có thể có là: Nướu răng sưng húp, mềm Lợi teo rút Nướu răng chảy máu một cách dễ dàng khi dùng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa, có thể nhận biết qua màu đỏ hoặc hồng trên bàn chải hay chỉ nha khoa Sự thay đổi màu sắc nướu răng từ một màu hồng khỏe mạnh đến nâu sẫm đỏ Có thể thường xuyên bị loét miệng Hơi thở có mùi hôi Có cảm giác đau khi nha Nếu không điều trị viêm nướu thì bệnh có thể tiến triển lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu) và có thể dẫn đến mất răng
no_information
Viêm nướu rất phổ biến trong cộng đồng và bất kì ai cũng có thể gặp. Tuy nhiên có một số đối tượng nguy cơ bị viêm nướu nhiều hơn là: Người có thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng kém Người hút thuốc lá, bia rượu Người lớn tuổi Người mắc các bệnh như: tiểu đường, HIV, nhiễm virus hoặc nấm Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh có sự thay đổi nội tiết tố Người có chế độ dinh dưỡng kém
Biện pháp phòng ngừa tích cực nhất của bệnh viêm nướu là có một chế độ chăm sóc răng miệng tích cực và đều đặn: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và chọn bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng làm sạch cả 4 mặt răng theo hướng 45 độ Khuyến khích sử dụng chỉ nha kho để làm sạch các mảng bám thức ăn trên kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được, cần hạn chế dùng tăm vì dễ gây tổn thương lợi Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn theo khuyến cáo của bác sĩ Massage nướu răng nhẹ nhàng để loại bỏ đau răng và xoa bóp để tăng cường lưu thông máu đến khu vực nướu giúp chữa bệnh Ngoài ra còn cần có một chế độ sinh hoạt khỏe mạnh, không làm tổn thương đến răng miệng: không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia, có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Chẩn đoán viêm nướu cần dựa vào triệu chứng viêm nướu như: nướu sưng đỏ, có mảng bám và dễ chảy máu. Bên cạnh đó cần kiểm tra cả răng, nướu răng và lưỡi một cách tổng quát, tìm các mảng bám và cao răng tích tụ để chẩn đoán nguyên nhân Nếu các biểu hiện triệu chứng không thực sự rõ ràng thì cần làm một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe để phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn toàn thân
Điều trị viêm nướu có thể đảo ngược các triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển và biến chứng nghiêm trọng như mất răng. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn cần phụ thuộc và chế độ chăm sóc và tăng cường vệ sinh răng miệng tại nhà Các phương pháp để điều trị viêm nướu là: Đánh giá tình trạng và làm sạch răng miệng kỹ lưỡng để loại bỏ tất cả dấu vết của mảng bám và cao răng Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng chỉ nha khoa có kỹ thuật hiệu quả Thường xuyên theo dõi và kiểm tra, làm sạch răng miệng chuyên nghiệp Sửa chữa và phục hồi răng mà cản trở việc vệ sinh đầy đủ (nếu cần) Xem thêm: Báo động đỏ về tình trạng răng miệng tại Việt Nam Cha mẹ cần làm gì với bệnh viêm lợi ở trẻ? Lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi
Viêm âm đạo
Trong đời người phụ nữ ai cũng ít nhất một lần bị viêm âm đạo, viêm đạo có thể để lại biến chứng sớm gây khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và các biến chứng tiềm ẩn như vô sinh nếu bệnh tái diễn nhiều lần không được chẩn đoán điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Khí hư bình thường( huyết trắng) có màu trắng trong như lòng trắng trứng hơi dính, không màu, không mùi. Khí hư có tác dụng giữ ẩm  cho môi trường âm đạo và tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển vào tử cung. Bình thường tiết ra 1 lượng ổn định tuy nhiên nếu khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường kèm theo có mùi khó chịu thì có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo. Khí hư vẫn có màu trắng trong bình thường nhưng tiết nhiều và có mùi khó chịu thì gọi là bệnh huyết trắng do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh đó khí hư có thể đổi màu cũng là dấu hiệu của viêm âm đạo cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng cho từng loại viêm âm đạo. Viêm âm đạo là gì? Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh và một số rối loạn ở da cũng có thể gây ra viêm âm đạo. Bệnh cũng có thể do những hiểu biết sai lầm về cách vệ sinh cá nhân vùng âm đạo (sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, các chất khử trùng, tạo mùi…), do lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Tuy là bệnh phổ biến những kiến thức về bệnh của chị em phụ nữ chưa nhiều và đôi khi chị em còn cố gắng chịu đựng, ngại ngần chần chừ chưa đi khám bệnh dẫn đến bệnh tiến triển và để lại những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy mỗi chị em cần có 1 kiến thức cơ bản về viêm âm đạo để có những biện pháp phòng bệnh cũng như xử lý nếu mắc bệnh phù hợp.
Nguyên nhân phụ thuộc vào loại viêm âm đạo, cụ thể: Viêm âm đạo do vi khuẩn: là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm âm đạo là do sự thay đổi của vi khuẩn bình thường được tìm thấy trong âm đạo, đến sự phát triển quá mức của một trong một số sinh vật khác. Thông thường, vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo (lactobacilli) nhiều hơn các vi khuẩn khác (anaerobes) trong âm đạo. Nếu vi khuẩn kỵ khí trở nên quá nhiều, chúng làm đảo lộn sự cân bằng, gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn. Loại viêm âm đạo này dường như có liên quan đến quan hệ tình dục, đặc biệt là nếu bạn có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới nhưng nó cũng xảy ra ở những phụ nữ không hoạt động tình dục. Nhiễm nấm men: điều này xảy ra khi có sự phát triển quá mức của một sinh vật nấm thường là Candida albicans nằm trong âm đạo. C. albicans cũng gây nhiễm trùng ở các khu vực ẩm ướt khác trên cơ thể , chẳng hạn như trong miệng (tưa miệng), nếp gấp da và giường móng tay. Nấm cũng có thể gây hăm tã. Nấm Candida albicans thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai hoặc những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, lạm dụng thuốc kháng sinh cũng khiến những vi khuẩn cộng sinh có ích trong âm đạo bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển. Viêm âm đạo do nấm Candida ít lây qua đường tình dục nhưng nếu bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần, bạn cũng nên kết hợp điều trị song song cho  bạn tình Viêm âm đạo do Trichomonas: là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến này được gây ra bởi một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Trichomonas vagis. Sinh vật này lây lan trong quá trình quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng. Ở nam giới, sinh vật thường nhiễm vào đường tiết niệu, nhưng thường nó không gây ra triệu chứng. Ở phụ nữ, nhiễm trichomonas thường lây nhiễm vào âm đạo và có thể gây ra các triệu chứng. Nó cũng làm tăng nguy cơ phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Viêm âm đạo không nhiễm trùng: thuốc xịt âm đạo, thụt rửa, xà phòng thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm và các sản phẩm diệt tinh trùng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích thích các mô âm hộ và âm đạo. Các vật lạ, như giấy lụa hoặc tampon bị lãng quên, trong âm đạo cũng có thể gây kích ứng các mô âm đạo. Viêm âm đạo do thiểu dưỡng ở phụ nữ mãn kinh (teo âm đạo): giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể làm cho niêm mạc âm đạo mỏng, đôi khi dẫn đến kích thích âm đạo, nóng rát và khô. Viêm âm đạo do Lậu: Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh chóng. Vi khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria Gonorrhea hay song cầu trùng Gram có hình dạng như hạt cà phê. Lây lan nhanh chóng qua đường tình dục.
Các biểu hiện viêm âm đạo có thể bao gồm: Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo Ngứa âm đạo hoặc kích thích Đau khi giao hợp Đi tiểu đau Chảy máu âm đạo nhẹ hoặc đốm Nếu có dịch tiết âm đạo, điều mà nhiều phụ nữ không có, đặc điểm của dịch tiết có thể chỉ ra loại viêm âm đạo đang mắc phải, bao gồm: Viêm âm đạo do vi khuẩn: có thể tiết ra chất dịch màu trắng xám, có mùi hôi. Mùi, thường được mô tả là mùi tanh, có thể rõ ràng hơn sau khi quan hệ tình dục. Khi bị viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: khí hư ra nhiều, khí hư màu trắng đục hoặc xám, vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu, nhất là khi giao hợp, khi rụng trứng hoặc trong những ngày có kinh. Nhiễm nấm men: triệu chứng chính là ngứa, có thể có chất dịch màu trắng, dày giống như phô mai hoặc khí hư có dạng lỏng như nước hoặc đặc như mủ, khí hư màu trắng đục, lợn cợn thành từng mảng kèm đau rát ngứa ngáy xung quanh âm hộ kèm đau khi đi tiểu, quan hệ tình dục. Viêm âm đạo do Trichomonas: có thể gây ra dịch tiết màu vàng xanh, đôi khi có bọt khí hư loãng, có mùi hôi khó chịu, có các bọt khí nhỏ li ti. Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu như có cảm giác con gì đang bò trong âm đạo. Đau đớn khi giao hợp. Cảm giác đau, nóng rát mỗi lần tiểu tiện. Khi nào đi khám bác sĩ? Gặp bác sĩ nếu bạn phát triển khó chịu âm đạo bất thường, đặc biệt là: Bạn có mùi âm đạo đặc biệt khó chịu, tiết dịch hoặc ngứa. Bạn chưa bao giờ bị nhiễm trùng âm đạo. Gặp bác sĩ có thể thiết lập nguyên nhân và giúp bạn tìm hiểu để xác định các dấu hiệu và triệu chứng. Bạn đã bị nhiễm trùng âm đạo trước đây. Bạn đã có nhiều đối tác tình dục hoặc một đối tác mới gần đây. Bạn có thể bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Một số bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm khuẩn âm đạo. Bạn đã hoàn thành một liệu trình thuốc chống nấm men không kê đơn và các triệu chứng của bạn vẫn tồn tại. Bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc đau vùng chậu.
no_information
Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển viêm âm đạo bao gồm: Thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như những người liên quan đến mang thai, thuốc tránh thai hoặc mãn kinh Hoạt động tình dục Bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục Các loại thuốc, như kháng sinh và steroid Sử dụng chất diệt tinh trùng để ngừa thai Bệnh tiểu đường không được kiểm soát Sử dụng các sản phẩm vệ sinh như tắm bong bóng, xịt âm đạo hoặc khử mùi âm đạo Thụt rửa Mặc quần áo ẩm hoặc chật Sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC) để ngừa thai
Phòng viêm âm đạo là vô cùng quan trọng và cần thiết ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm âm đạo, cụ thể có các biện pháp phòng bệnh sau: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khoa học, không lau chùi từ sau ra trước. Khi đi vệ sinh, bạn nên lau theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn lây lan từ hậu môn đến âm đạo. Không nên sử dụng những chất kích thích, dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn mạnh, dung dịch vệ sinh phải có độ PH tương đương PH âm đạo Tránh các chất gây kích ứng: chúng bao gồm tampon thơm, miếng lót, thụt rửa và xà phòng thơm. Rửa xà phòng từ khu vực bộ phận sinh dục bên ngoài của bạn sau khi tắm, và làm khô khu vực này để tránh kích ứng. Không sử dụng xà phòng khắc nghiệt, chẳng hạn như những chất có tác dụng khử mùi hoặc kháng khuẩn hoặc tắm bong bóng Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Tránh tắm, bồn nước nóng và bồn tạo sóng . Không thụt rửa âm đạo: âm đạo không cần làm sạch ngoài việc tắm bình thường. Thụt rửa lặp đi lặp lại làm gián đoạn các sinh vật bình thường cư trú trong âm đạo và thực sự có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo. Thụt rửa sẽ không làm sạch nhiễm trùng âm đạo. Sử dụng bao cao su: cả bao cao su nam và nữ có thể giúp tránh nhiễm trùng lây lan qua quan hệ tình dục. Mặc đồ lót bằng cotton: mặc quần lót có đáy quần bằng cotton. Nếu cảm thấy thoải mái có thể bỏ qua mặc đồ lót đi ngủ. Nấm men phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.
Để chẩn đoán viêm âm đạo bác sĩ dựa vào các dấu hiệu sau: Hỏi tiền sử viêm nhiễm âm đạo: Các nhiễm trùng âm đạo hoặc bệnh lây qua đường tình dục từ đó có thể định hướng được nguyên nhân ở các loại viêm âm đạo hay tái phát Thực hiện khám phụ khoa. Trong khi kiểm tra vùng chậu, bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ (mỏ vịt) để nhìn vào bên trong âm đạo của bạn để tìm viêm và tiết dịch bất thường. Lấy bệnh phẩm là dịch âm đạo để làm xét nghiệm: thu thập một mẫu dịch tiết cổ tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể soi tươi hay cấy để tìm vi khuẩn, nấm,.. gây viêm âm đạo. Thực hiện kiểm tra pH:  kiểm tra pH âm đạo bằng cách áp dụng que thử pH hoặc giấy pH vào thành âm đạo. Độ pH tăng có thể chỉ ra vi khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trichomonas. Tuy nhiên, xét nghiệm pH đơn thuần không phải là xét nghiệm chẩn đoán đáng tin cậy.
Cách chữa viêm âm đạo, điều trị viêm âm đạo bằng thuốc gì? Điều này tùy thuộc vào loại viêm âm đạo, vì vậy điều trị theo từng loại nguyên nhân cụ thể: Viêm âm đạo do vi khuẩn. Đối với loại viêm âm đạo này, bác sĩ có thể kê toa thuốc metronidazole (Flagyl) mà bạn uống bằng gel hoặc kem metronidazole (MetroGel) hoặc kem clindamycin (Cleocin) mà bạn bôi vào âm đạo.  Nhiễm trùng nấm men: nhiễm trùng nấm men thường được điều trị bằng kem chống nấm chẳng hạn như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole . Nhiễm trùng nấm men cũng có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm như fluconazole (Diflucan) Viêm âm đạo do Trichomonas: Điều trị bằng metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax). Viêm âm đạo do thiểu dưỡng ở phụ nữ mãn kinh (teo âm đạo). Estrogen (dạng kem) có thể điều trị hiệu quả tình trạng này.  Viêm âm đạo không nhiễm trùng. Để điều trị loại viêm âm đạo này, bạn cần xác định chính xác nguồn gốc của sự kích thích và tránh nó. Các nguồn có thể bao gồm xà phòng mới, bột giặt, băng vệ sinh hoặc tampon. Tất cả các loại thuốc này đều được dùng dưới chỉ định và theo dõi của bác sĩ.   Xem thêm: Âm đạo nằm ở đâu và có chức năng gì? PH âm đạo là gì và có ý nghĩa thế nào với sức khỏe? 5 nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo Viêm âm đạo được chẩn đoán và điều trị như thế nào? Tại sao phụ nữ mang thai tuần thứ 35 - 36 thường bị viêm âm đạo?
viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là thuật ngữ chỉ tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm. Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, dài vài centimet, nằm ở phần bụng dưới bên phải, dính vào manh tràng là nơi tiếp nối giữa ruột non và ruột già. Viêm ruột thừa là một trong những bệnh cảnh cấp cứu thường gặp với tỷ lệ 1:15 người bị viêm ruột thừa tính trong suốt cuộc đời mình. Viêm ruột thừa bị vỡ là một trong những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm ruột thừa xảy ra khi ruột thừa bị tắc nghẽn, thường do phân, dị vật hoặc ung thư. Sự tắc nghẽn cũng có thể là hậu quả của việc viêm nhiễm vì ruột thừa thường phù nề và tăng tiết dịch để đáp ứng với bất kỳ tình trạng viêm nhiễm nào trong cơ thể. Khi tắc nghẽn, vi khuẩn thường nhân lên nhanh chóng, làm ruột thừa bị viêm, phù nề và ứ dịch, tạo thành vòng xoắn bệnh lý.
Triệu chứng viêm ruột thừa như thế nào? Dưới đây là các triệu chứng kinh điển khi bị viêm ruột thừa: Đau bụng xuất phát ở quanh rốn hoặc phía trên rốn, chủ yếu là cảm giác nặng bụng khó chịu hoặc đau nhẹ. Sau đó, cơn đau di chuyển đến góc dưới bụng bên phải và khu trú ở đó. Lúc này đau bụng rõ ràng hơn, đau tăng lên khi bệnh nhân cử động, ho, và khi thăm khám. Sờ bụng bệnh nhân có thể có cảm giác cứng. Chán ăn, giảm ngon miệng. Buồn nôn và nôn ngay sau khi đau bụng. Không sốt hoặc sốt nhẹ. Sốt cao là biểu hiện của tình trạng nặng khi viêm ruột thừa đến muộn hay viêm ruột thừa bị vỡ. Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện táo bón, tiêu chảy hoặc không trung tiện được cũng có thể gặp. Các triệu chứng trên thường chỉ xuất hiện trong khoảng 50% trường hợp, số còn lại thường không có triệu chứng điển hình, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân bao gồm trẻ em, phụ nữ mang thai và người già. Trẻ em bị viêm ruột thừa có tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, đau bụng dễ gây chẩn đoán nhầm và bỏ sót viêm ruột thừa. Vì vậy trẻ em có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa cần được đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám, loại trừ các bệnh cảnh cấp cứu ngoại khoa, bao gồm viêm ruột thừa. Ở phụ nữ mang thai, các triệu chứng đau bụng và buồn nôn thường được nghĩ tới các bệnh cảnh khác và viêm ruột thừa dễ bị lãng quên. Người cao tuổi bị viêm ruột thừa thường biểu hiện các triệu chứng kín đáo, không đặc trưng nên việc chẩn đoán và điều trị bị trì hoãn. Vì thế biến chứng ruột thừa viêm bị vỡ có thể với tỷ lệ khá cao, khoảng 30% các trường hợp.
no_information
no_information
Không có cách nào để phòng ngừa viêm ruột thừa. Tuy nhiên, người ta nhận ra rằng viêm ruột thừa thường ít gặp ở những người có chế độ ăn giàu chất xơ như rau củ và trái cây.
Nhiều bệnh nhân thắc mắc bệnh viêm ruột thừa được chẩn đoán như thế nào. Việc chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa thường được xem là không dễ dàng. Các triệu chứng của viêm ruột thừa thường mơ hồ, và tương tự với nhiều bệnh lý khác như viêm dạ dày, bệnh lý đường tiết niệu, bệnh đường mật  hoặc bệnh lý buồng trứng ở nữ giới. Bác sĩ cần thăm khám lâm sàng bằng các thủ thuật sau: Thăm khám bụng: ở bệnh nhân bị viêm ruột thừa, ấn nhẹ vào vùng bụng bị đau và thả tay đột ngột sẽ làm cơn đau trở nên nặng hơn, gợi ý tình trạng viêm nhiễm vùng phúc mạc lân cận. Ở những bệnh nhân đến muộn có thể thấy tình trạng gồng cứng bụng hoặc co cơ bụng khi khám ở vùng bị viêm. Thăm khám trực tràng: có thể thực hiện khi cần thiết. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể được chỉ định thăm trực tràng đề loại trừ các bệnh phụ khoa. Các xét nghiệm cận lâm sàng là cần thiết để xác định chẩn đoán, bao gồm: Xét nghiệm máu: phát hiện tình trạng viêm khi số lượng bạch cầu tăng cao trong nghiệm công thức máu, CRP máu tăng là dấu hiệu của nhiễm trùng. Xét nghiệm phân tích nước tiểu: loại trừ bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, cũng là nguyên nhân gây đau bụng kèm sốt. Chẩn đoán hình ảnh: X.quang bụng, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính vùng bụng là các phương tiện chẩn đoán hình ảnh được dùng để chẩn đoán xác định bệnh viêm ruột thừa và loại trừ các bệnh cảnh tương tự khác.
Viêm ruột thừa là một tình trạng cấp cứu cần được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột thừa bị viêm. Kháng sinh thường được chỉ định trước phẫu thuật để ngăn ngừa tình trạng viêm phúc mạc ổ bụng. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa có thể là phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở với đường rạch da bụng dài từ 5 đến 10 centimet. Phẫu thuật nội soi đang chiếm xu thế trong điều trị viêm ruột thừa vì các ưu điểm vượt trội của nó: Ít xâm lấn, thời gian phẫu thuật ngắn hơn. Vết thương nhỏ nên ít đau hơn và mang lại thẩm mỹ hơn. Thời gian nằm viện ngắn, khoảng 1 đến 3 ngày. Bệnh nhân phục hồi và quay lại cuộc sống hằng ngày nhanh hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà phẫu thuật nội soi có thể áp dụng cho tất cả các bệnh nhân bị viêm ruột thừa. Các trường hợp đến muộn, khi viêm ruột thừa bị vỡ, nhiễm trùng lan tràn ra ổ bụng bệnh nhân cần được mổ mở để lấy bỏ ruột thừa viêm và làm sạch khoang bụng. Dẫn lưu mủ ra ngoài qua thành bụng cần được thực hiện ở những bệnh nhân có áp xe ruột thừa. Sau phẫu thuật bệnh nhân được điều trị hỗ trợ với thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh nếu cần Số ít các trường hợp viêm ruột thừa không có biến chứng, và chỉ có một vài triệu chứng, bác sĩ ngoại khoa nhận thấy bệnh nhân chưa cần phẫu thuật ngay lập tức có thể chỉ định kháng sinh và theo dõi lâm sàng. Phương pháp điều trị không phẫu thuật tuy có thể tránh được những tai biến của phẫu thuật như nhiễm trùng vết mổ, áp xe hình thành trong ổ bụng, biến chứng tim mạch nhưng thường có tỷ lệ tái phát cao. Xem thêm: Điều trị viêm ruột thừa có cần mổ hay không? Nhận biết sớm các dấu hiệu đau ruột thừa Ruột thừa nằm ở bên nào? Chức năng của ruột thừa
Viêm túi mật
Túi mật là cơ quan trong cơ thể nằm dưới gan, đảm nhận chức năng giúp tiêu hóa các chất béo và các vitamin tan trong chất béo như A, D, K, E và caroten. Viêm túi mật hiện tượng nhiễm trùng túi mật, có thể diễn ra đột ngột gọi là viêm túi mật cấp, hoặc tái phát nhiều lần gọi là viêm túi mật mãn tính. Viêm túi mật nếu không được xử lý kịp thời sẽ đưa đến những biến chứng nguy hiểm cho con người. Viêm túi mật cấp tính hay mãn tính đều nguy hiểm, trong đó viêm túi mật cấp tính được xem là một cấp cứu ngoại khoa và cần được xử lý kịp thời. Túi mật có chức năng gì? Nguyên nhân gây viêm túi mật
Những nguyên nhân gây viêm túi mật được tìm ra như sau: Viêm túi mật do sỏi túi mật Chiếm đa số số ca mắc bệnh. Sỏi túi mật bị kẹt ở cổ túi mật làm cho vi khuẩn xâm nhập vào vị trí tổn thương, từ do gây viêm túi mật. Do nguyên nhân khác không phải sỏi Bao gồm các bệnh lý sau: Nhiễm trùng E.coli đối với phụ nữ mang thai Bệnh lý thương hàn, nhiễm trùng huyết. Ung thư, xơ hóa, gập góc, tắc ống mật chủ dẫn đến tắc ống túi mật. Hẹp cơ vòng Oddi, nhú Vater Chấn thương
Triệu chứng viêm túi mật cấp trải qua bốn giai đoạn: Giai đoạn 1: Sỏi bị tống vào túi mật gây đau thượng vị kèm ói do phản xạ. Giai đoạn 2: Sỏi bị kẹt ở cổ hoặc ống túi mật khiến cho dịch mật không thể thoát ra được gây nên viêm vách túi mật. Triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn này là đau vùng hạ sườn phải, cơn đau quặn, có thể lan ra sau lưng hoặc lên vai phải. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, khi thăm khám sẽ có phản ứng thành bụng ở hạ sườn phải, dấu Murphy ( +). Nếu muộn hơn có thể có dấu hiệu của viêm phúc mạc. Giai đoạn 3: Ống túi mật tiếp tục bị tắc nghẽn làm cho vi trùng phát triển và xảy ra viêm phúc mạc ở bệnh nhân. Toàn thân bệnh nhân nhiễm độc, sốt cao, khi khám sẽ có phản ứng thành bụng, co cứng thành bụng, phản ứng dội ở hạ sườn phải. Giai đoạn 4: Túi mật bị thủng sau 48- 72 giờ bị tắc nghẽn. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh tạo keo, viêm tắc động mạch thì túi mật có thể bị thủng sớm hơn thời gian trên.
no_information
Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm túi mật là: Nữ giới có xu hướng mắc bệnh viêm túi mật nhiều hơn so với nam giới. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều.
Đề phòng bệnh viêm túi mật, cần phải làm theo những nguyên tắc sau trong sinh hoặc và dinh dưỡng: Chế độ ăn ít chất béo, không ăn đồ chiên, thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn gây khó tiêu. Ăn các thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt nạc, sữa đậu nành, chất xơ, rau xanh, trái cây. Có chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cho sự lưu thông của đường mật. Đối với phụ nữ thì nên cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc ngừa thai. Sổ giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh, điều trị các bệnh nhiễm trùng đường mật tốt để dự phòng sỏi sắc tố mật.
Để chẩn đoán chính xác viêm túi mật cấp, cần thực hiện các xét nghiệm và các kỹ thuật sau đầy: Xét nghiệm máu: xem số lượng bạch cầu có tăng không, nhóm máu. Sinh hóa máu: đường máu, chức năng thận bao gồm ure, creatinin, chức năng gan bao gồm SGOT, SGPT, Bilirubin, TP,TT, GT thấy tăng, Protid, Albumin, A/G giảm. Amylase máu có thể tăng lên. Siêu âm: thấy hình ảnh túi mật căng, đường kính ngang của túi mật lớn hơn 4cm, vách túi mật dày hơn 3mm, có xuất hiện dịch quanh túi mật. X quang ngực bụng: thấy được hình ảnh sỏi calci. X quang túi mật cản quang bằng đường uống: dùng để đánh giá chức năng túi mật. Chụp cắt lớp vi tính: giúp chẩn đoán sỏi túi mật và viêm túi mật. Chụp cộng hưởng từ: dùng để chẩn đoán vị trí giải phẫu, cấu trúc sỏi túi mật cùng với dự đoán mật độ sỏi. Chụp nhấp nháy: dùng để chẩn đoán viêm túi mật, sỏi túi mật, rối loạn vận động của túi mật, hẹp đường mật bẩm sinh...
Để điều trị viêm túi mật cấp, có hai phương pháp chính được áp dụng dựa vào 4 giai đoạn biểu hiện bệnh như đã nói ở phần triệu chứng: Điều trị nội khoa viêm túi mật Áp dụng khi bệnh ở giai đoạn 1 và 2 Bệnh nhân được chỉ định nhịn ăn và đặt ống thông mũi dạ dày. Truyền dịch cho bệnh nhân. Sử dụng thuốc ức chế phó giao cảm để ức chế thần kinh X và những thuốc kháng tiết. Theo dõi bệnh nhân dựa vào: công thức bạch cầu mỗi sáu giờ, nhiệt độ mỗi hai giờ, khám bụng mỗi hai đến ba giờ Không sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân. Sắp xếp mổ khi bệnh nhân hết đau. Điều trị ngoại khoa Áp dụng với bệnh nhân ở giai đoạn 3 và 4. Có thể tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân kèm sử dụng kháng sinh phổ rộng. Có hai phương pháp phẫu thuật hiện nay được thực hiện: Mổ nội soi cắt túi mật: đây là phương pháp được áp dụng nhiều hiện nay, rút ngắn thời gian điều trị, giảm đau sau mổ và an toàn. Nếu bác sĩ nghi ngờ sỏi ống mật chủ thì có thể chụp X quang đường mật cản quang trong mổ. Dẫn lưu túi mật, sau đó mổ chương trình với những ca bệnh già yếu, suy kiệt nặng, nhiễm độc nặng, có bệnh lý mãn tính kèm theo như đái tháo đường, lao phổi, tim mạch.     Xem thêm: Tìm hiểu cắt viêm túi mật do sỏi mật bằng phẫu thuật nội soi robot Túi mật có chức năng gì? Nguyên nhân gây viêm túi mật Sỏi túi mật - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị