title
stringlengths
9
104
summary
stringlengths
63
506
document
stringlengths
0
19.9k
Hà Nội sẽ xử lý nghiêm hiện tượng vận động học sinh không thi lớp 10
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ra công văn yêu cầu rà soát, kiểm tra hiện tượng vận động học sinh không tham dự kỳ các thi.
Theo đó, công văn của Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc công tác tư vấn phân luồng học sinh theo đúng quy định, đảm bảo học sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển các kỳ tuyển sinh trên địa bàn thành phố theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).Sở sẽ xử lý nghiêm nếu có hiện tượng vận động học sinh không thi lớp 10.Cũng theo báo cáo của Sở GD&ĐT, dự kiến có khoảng 110.000/133.000 học sinh lớp 9 đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập. Chỉ tiêu của thành phố là 81.000, như vậy có khoảng 30.000 học sinh sẽ không đỗ công lập.Học sinh thi lớp 10 công lập tại Hà Nội (Mạnh Quân).Kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội diễn ra ngày 7-12/6. Theo đó, ngày 7/6 là ngày làm thủ tục dự thi, ngày 8-9/6 thi đại trà, ngày 10/6 thi lớp chuyên, ngày 11-12/6 thi hệ song bằng tú tài.Sở GD&ĐT sẽ công bố điểm của thí sinh chậm nhất ngày 2/7, công bố điểm chuẩn trúng tuyển chậm nhất ngày 9/7.
TPHCM xem xét tăng chỉ tiêu lớp 10 năm học 2024-2025
Ngay sau khi kết thúc đợt tuyển sinh ngày 12/5, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM sẽ xem xét để giao thêm chỉ tiêu.
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, TPHCM (Ảnh: Huyên Nguyễn).Thông tin trên được ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM, cho biết tại buổi thông tin nhanh về tình hình triển khai tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024-2025 được tổ chức vào trưa 7/5. "Sở sẽ căn cứ vào kết quả tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025, cụ thể là sau khi kết thúc giai đoạn đăng ký nguyện vọng (17h ngày 12/5).Đối với những trường còn điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, mà thực tế có thí sinh đăng ký nguyện vọng nhiều hơn chỉ tiêu được giao, Sở GD&ĐT TPHCM sẽ rà soát để bổ sung thêm chỉ tiêu tuyển sinh.Việc này sẽ được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của phụ huynh, học sinh", ông Lê Hoài Nam nhấn mạnh.Ngoài ra, phương án thứ 2 nữa để đảm bảo thực hiện tốt chỉ tiêu tuyển sinh, sau khi có số lượng hồ sơ nhập học đợt đầu tiên, tại các trường chưa đủ so với chỉ tiêu được giao, Sở GD&ĐT xây dựng phương án tuyển sinh đợt 2 phù hợp tình hình thực tế của từng trường THPT nhằm đảm bảo đủ chỗ học cho con em trên địa bàn.Ông Nam nhấn mạnh chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-205 nhìn chung, cơ bản đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh trên địa bàn. Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, thông tin tại cuộc họp (Ảnh: Huyên Nguyễn).Lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM nhận định, công tác tuyển sinh lớp 10 THPT công lập vẫn giữ ổn định so với mọi năm, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh được giao trên cơ sở sát với tình hình thực tế nhập học của học sinh.Do đó, việc lập kế hoạch, giao chỉ tiêu được điều chỉnh để tránh tình trạng hồ sơ ảo, giao chỉ tiêu sát với tình hình, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của các trường THPT công lập.Tính đến tháng 1/2024, toàn thành có 115.759 học sinh đang học lớp 9. Số học sinh dự kiến tốt nghiệp lớp 9 năm học 2023-2024 là 114.601 học sinh (tỷ lệ 99%). Trong đó, dự kiến có khoảng 102.349 học sinh lớp 9 đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập.Năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT đã giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 113 trường trung học phổ thông (THPT) công lập theo Quyết định số 921/QĐ-SGDĐT ngày 17/4 là 71.020 chỉ tiêu (giảm 6.124 chỉ tiêu so với năm học 2023-2024).Song, sở không giao chỉ tiêu tuyển sinh trực tiếp cho trường Phổ thông Năng khiếu trực thuộc Đại học Quốc gia TPHCM năm học 2024-2025 (595 chỉ tiêu) và chưa giao chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung cho trường THCS và THPT Trần Đại Nghĩa đang thực hiện quy trình thủ tục tách từ trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (205 chỉ tiêu). Do đó số liệu thực giảm chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 so với năm học 2023-2024 của các trường THPT loại hình công lập chỉ là 5.324 chỉ tiêu. Số giảm này tập trung chủ yếu tại trường thuộc thành phố Thủ Đức và các quận trung tâm.
Một trường mở thêm 2 ngành được gọi "vua của mọi ngành", cực khát nhân lực
Năm 2024, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) mở thêm hai ngành đào tạo mới đang được gọi là "vua của mọi ngành".
Theo đề án tuyển sinh 2024 vừa công bố, năm nay Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM tuyển hơn 4.000 chỉ tiêu, tăng 10% chỉ tiêu so với năm 2023.Đặc biệt năm nay, trường này sẽ mở thêm hai ngành "hot" đang được gọi là "vua của mọi ngành" là ngành thiết kế vi mạch và công nghệ bán dẫn. Trong năm đầu tiên đào tạo, chỉ tiêu của 3 ngành này lần lượt là 50, 60.Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM mở thêm hai ngành đào tạo thiết kế vi mạch và công nghệ bán dẫn (Ảnh: Thiện Thông).Ngoài ra, trường dự kiến mở thêm hai ngành khác gồm khoa học quản lý và kinh tế đất đai và ngành công nghệ giáo dục đang chờ phê duyệt mở ngành.Theo mức học phí dự kiến các ngành đào tạo khóa tuyển sinh 2024 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, mức học phí sẽ liên tục tăng từng năm theo lộ trình.Trong đó học phí năm học 2024-2025, các ngành với mức học phí dao động từ 24,7 triệu đồng đến 59,6 triệu đồng/năm học. Mức học phí các ngành đào tạo chương trình chuẩn thấp hơn chương trình tăng cường tiếng Anh, chương trình tiên tiến.Ngành khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) có mức học phí cao nhất 59,6 triệu đồng/năm học.Chỉ riêng trong hệ thống Đại học Quốc gia TPHCM, năm nay ít nhất có 3 trường thành viên mở các ngành liên quan đến lĩnh vực thiết kế vi mạch, công nghệ vi mạch bán dẫn gồm Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Công nghệ Thông tin.TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, theo các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, hiện nay Việt Nam chỉ cung cấp được 20% nhu cầu nhân lực.Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam cần 50.000 kỹ sư tham gia vào ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, trong đó số lượng kỹ sư về thiết kế vi mạch cần thêm 12.000-15.000 kỹ sư.Được biết giai đoạn 2023-2030, Đại học Quốc gia TPHCM đặt mục tiêu đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nền công nghiệp vi mạch Việt Nam và thế giới.Cụ thể, các trường đại học thành viên triển khai đào tạo trên 1.800 kỹ sư và 500 thạc sĩ ngành thiết kế vi mạch. Đại học Quốc gia TPHCM sẽ xây dựng chương trình giảng dạy hiện đại, cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho khoảng 15.000 kỹ sư.Tại lễ ký kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực trình độ quốc tế lĩnh vực thiết kế chip giữa Đại học Quốc gia TPHCM và tập đoàn công nghệ Synopsys (Hoa Kỳ) mới đây, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM nhấn mạnh để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam cần giải quyết 5 thách thức quan trọng. Các thách thức này bao gồm thu hút sinh viên giỏi, phát triển đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình đào tạo mới, đầu tư phòng thí nghiệm và phần mềm, hợp tác giữa các doanh nghiệp và đại học. Theo PGS.TS Vũ Hải Quân để thu hút được học sinh giỏi quan tâm theo học ngành này, cần có thêm nhiều thông tin về cơ hội việc làm, triển vọng phát triển nghề nghiệp, nhất là cam kết mạnh mẽ từ các doanh nghiệp.Đào tạo nhân lực lĩnh vực công nghệ bán dẫn còn nhiều thách thức (Ảnh: Thiện Thông).Về đội ngũ giảng viên, ông Quân cũng nêu ra thực tế, hiện các trường đại học hiện có rất ít giảng viên được đào tạo bài bản về công nghệ vi mạch bán dẫn. Các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này thường lựa chọn ở lại nước ngoài, làm việc cho các tập đoàn lớn với mức lương cao.Ngoài Đại học Quốc gia TPHCM, mùa tuyển sinh năm 2024 có hàng loạt trường đại học mở mới các ngành học liên quan đến lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn.
Trường đại học có nguồn thu hợp pháp hơn 1.000 tỷ công bố học phí
Nguồn thu hợp pháp năm 2023 hơn 1.000 tỷ đồng, học phí cao nhất của Trường Đại học Công nghiệp TPHCM trong năm 2024 trên 53 triệu đồng/năm.
Trong đề án tuyển sinh 2024 vừa công bố, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM  thông tin tổng nguồn thu hợp pháp trong năm 2023 của trường là 1.010 tỷ đồng từ các khoản như học phí, nghiên cứu, làm dự án…Tổng chi phí đào tạo trung bình của một sinh viên/năm tại trường trong năm 2023 là 30,5 triệu đồng.Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TPHCM (Ảnh: Hoài Nam).Về học phí năm 2024 tại Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, sinh viên khối ngành kinh tế có mức học phí 32,85 triệu đồng/năm; khối ngành kỹ thuật 33,5 triệu đồng năm; mức học phí cao nhất ở ngành dược với 53,58 triệu đồng/năm.Dự kiến học phí hàng năm tăng tối đa không quá 10%.Lãnh đạo nhà trường thông tin, mức học phí này được trường xây dựng dựa trên quy định dành cho trường tự chủ tài chính và mức học phí theo Nghị định 97/2023 của Chính phủ về điều chỉnh mức tăng học phí so với quy định trước đó của Nghị định 81/2021.Về phương thức tuyển sinh, năm nay Trường Đại học Công nghiệp TPHCM sử dụng 4 phương thức. Cụ thể:Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo đề án của trường: 10% chỉ tiêu.Xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT năm lớp 12: 30% chỉ tiêu theo từng ngành/chương trình đào tạo.Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: 50% chỉ tiêuXét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024: 10% chỉ tiêu và nhận hồ sơ  từ 650 điểm (thang điểm 1.200).Tại phân hiệu tỉnh Quảng Ngãi, trường cũng sử dụng 4 phương thức xét tuyển như trên nhưng dành đến 50% chỉ tiêu cho xét kết quả học tập THPT, ngưỡng điểm nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu là 19 điểm.
Loạt ngành học có tỷ lệ việc làm thấp tại nhiều trường
Bên cạnh những ngành nghề có tỷ lệ ra trường có việc làm cao ngất tại các trường, cũng không ít ngành có tỷ lệ việc làm thấp.
Theo báo cáo về tỷ lệ việc làm thực hiện năm 2023 của Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM), bên cạnh nhiều ngành có tỷ lệ việc làm trên 90% đến 100%, cũng không ít ngành có tỷ lệ việc làm thấp.Cụ thể, tỷ lệ sinh viên có việc làm trên tổng số sinh viên phản hồi ở ngành kỹ thuật môi trường tỷ lệ thấp nhất với 50%.Ngành kỹ thuật môi trường tại Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM có tỷ lệ việc làm chỉ 50%. Cần chú ý, báo cáo thể hiện ngành này chỉ có 2 sinh viên tốt nghiệp (Ảnh: Chụp lại báo cáo).Ngành kỹ thuật không gian, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cùng có tỷ lệ 80%; ngành công nghệ sinh học 88,31% và ngành công nghệ thực phẩm 89,13%.Khảo sát tỷ lệ việc làm thực hiện năm 2022 của trường này cũng cho thấy ngành kỹ thuật không gian có tỷ lệ việc làm trên tổng số sinh viên phản hồi là chỉ hơn 62%, ngành tài chính ngân hàng hơn 71%, ngành công nghệ thực phẩm hơn 80%...Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM), theo báo cáo gần nhất, tỷ lệ sinh viên có việc làm trên tổng số sinh viên phản hồi thấp nhất ở hai ngành vật lý 87,88% và công nghệ sinh học 87,67%.Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TPHCM), báo cáo tỷ lệ việc làm gần nhất chỉ ra ngành kỹ thuật máy tính có tỷ lệ việc làm thấp nhất với 91,04%Nhiều ngành nghề tại các trường có tỷ lệ việc làm thấp hơn so với mặt bằng chung của trường (Ảnh minh họa: Hoài Nam).Khảo sát sinh viên có việc làm năm 2023 của Đại học Kinh tế TPHCM đề cập trong đề án tuyển sinh 2024 thể hiện, có hơn 96% trong tổng số hơn 4.000 sinh viên tốt nghiệp có việc làm.Ngành có tỷ lệ việc làm thấp nhất tại Đại học Kinh tế TPHCM là hệ thống thông tin quản lý với 91,14%, luật kinh tế 91,94%.Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2022 của Trường Đại học Sài Gòn cho thấy hàng loạt ngành nghề của trường có tỷ lệ sinh viên có việc làm trên tổng số sinh viên tốt nghiệp đạt 100% như công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông, công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật điện - điện tử, khoa học môi trường, quản trị văn phòng…Ngành có tỷ lệ việc làm thấp nhất là tài chính ngân hàng với 70,89%, ngôn ngữ Anh với 71,91%, kế toán với hơn 72,54% và kỹ thuật điện tử - truyền thông 72,73%...Tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, báo cáo tình hình việc làm gần nhất được đề cập tại đề án tuyển sinh 2024 cũng chỉ ra nhiều ngành nghề đào tạo của trường có tỷ lệ việc làm từ 98-100%. Tỷ lệ thấp nhất ở ngành quản lý đất đai chỉ với 80%, tiếp đến ngành kinh tế nông nghiệp với 92,31%.Tại Trường Đại học Thương mại, sinh viên tốt nghiệp năm 2022 có tỷ lệ việc làm trên tổng số sinh viên phản hồi cao ngất ngưởng lên đến 98,9%. Ngành có tỷ lệ việc làm thấp nhất là tài chính ngân hàng chất lượng cao chỉ 83,33%, ngành thấp thứ 2 là kiểm toán 94,12%.Báo cáo tỷ lệ việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2022 của Trường Đại học Thương mại (Ảnh: Chụp lại báo cáo).Nói về tỷ lệ việc làm theo báo cáo của các trường đại học, một chuyên gia tuyển sinh tại TPHCM chia sẻ, đây chỉ là số liệu để tham khảo, kể cả những ngành nghề có tỷ lệ việc làm tuyệt đối 100% hay những ngày có tỷ lệ khảo sát việc làm thấp.Người này cho hay, việc khảo sát thường chỉ diễn ra thời điểm nhất định, tỷ lệ có thể chỉ dựa trên số sinh viên có phản hồi, không phản ánh chính xác về nhu cầu thị trường của ngành nghề hay năng lực nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp.Chưa kể, có thể còn có độ chênh trong quan điểm "thế nào là có việc làm?". Làm đúng ngành nghề nhưng có khi chạy xe ôm, ship hàng, làm thời vụ... cũng được xem là có việc làm.Ông dẫn giải: "Có ngành rất ít người học, chỉ vài sinh viên tốt nghiệp đều có việc thì tỷ lệ đã là 100%. Nhưng nếu chỉ một sinh viên chưa đi làm thôi, tỷ lệ có thể tụt xuống còn 50-70%".Điều này có thể thấy rõ qua tỷ lệ việc làm ở ngành thấp nhất khảo sát năm 2023 tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) là kỹ thuật môi trường chỉ với 50%. Theo khảo sát chỉ có 2 sinh viên tốt nghiệp ngành này, trong đó một sinh viên chưa có ý định đi làm.Hay tại không ít trường, chỉ khảo sát 1-2 sinh viên trong tổng số sinh viên tốt nghiệp tỷ lệ đã là… 100% tính theo số sinh viên phản hồi.Sinh viên tại TPHCM tham dự ngày hội việc làm (Ảnh: Hoài Nam).Việc chọn ngành học, các chuyên gia tuyển sinh nhấn mạnh, thí sinh nên quan tâm đến đam mê, năng lực, sở thích, điều kiện gia đình để chọn trường phù hợp.Đồng thời nghiêm túc trong quá trình học tập, trau dồi kỹ năng cũng như nắm bắt thông tin về nhu cầu thị trường lao động để tăng cơ hội việc làm.Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, từ nay đến năm 2030, một số nhóm ngành cần nhiều nhân lực trình độ đại học có thể kể đến như khoa học máy tính, an toàn thông tin, truyền thông đa phương tiện; công nghệ cơ khí - tự động hóa, điện - điện tử; công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nông - lâm -ngư; kiến trúc, xây dựng, môi trường, mỹ thuật ứng dụng; kinh tế - thương mại, du lịch và lữ hành, nhà hàng - khách sạn; y, dược, chăm sóc sức khỏe - chăm sóc sắc đẹp; sư phạm giáo dục, tâm lý - xã hội…
Bộ GD&ĐT "tuýt còi" các đại học bắt thí sinh cam kết xét tuyển sớm
Theo hướng dẫn tuyển sinh đại học năm 2024, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học không bắt thí sinh cam kết, nộp kinh phí giữ chỗ, thu giữ hồ sơ xét tuyển sớm.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT cho phép các trường đại học tổ chức xét tuyển sớm thông qua các phương thức tuyển sinh như: Xét học bạ, xét chứng chỉ, xét kết hợp, xét điểm thi đánh giá…, trừ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.Các trường phải cập nhật danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm lên hệ thống chậm nhất 17 giờ ngày 10/7.Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, các trường không được yêu cầu hoặc thỏa thuận với thí sinh việc cam kết, xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào (nộp kinh phí giữ chỗ, thu giữ hồ sơ...).Các trường không được bắt thí sinh đóng phí giữ hồ sơ xét tuyển sớm (Ảnh: M. Hà).Các trường có trách nhiệm rà soát danh sách thí sinh đã thông báo đủ điều kiện trúng tuyển. Trường hợp thí sinh không đủ điều kiện trúng tuyển như đã thông báo, các trường phải kịp thời liên hệ, thông báo cho thí sinh biết và có phương án hỗ trợ thí sinh; tuyệt đối không được xét tuyển lại (tăng hoặc giảm mức điểm trúng tuyển) để loại bớt hoặc tăng thêm thí sinh.Cũng theo hướng dẫn tuyển sinh, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường điều chỉnh và công khai mức điểm nhận hồ sơ đăng ký nguyện vọng xét tuyển với các tổ hợp xét tuyển khác nhau trên trang thông tin điện tử của trường và cập nhật vào hệ thống.Với các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, các trường sử dụng kết quả điểm thi THPT để xét tuyển phải cập nhật ngưỡng đầu vào chậm nhất 17h ngày 22/7.Sau khi hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT lọc ảo và trả kết quả điểm chuẩn, các trường phải quy định tất cả thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại trường.Thí sinh tham dự tư vấn mùa thi 2024 (Ảnh: M. Hà).Các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 19/8 và không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết thúc nhập học trước 17 giờ ngày 27/8 (kể cả đối với các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài).Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức trong hai ngày 27 và 28/6. Trong đó, thí sinh làm bài thi toán và ngữ văn vào ngày 27/6.Ngày 28/6, thí sinh làm bài thi ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) hoặc khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT các thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ từ ngày 18/7 và được điều chỉnh nguyện vọng, không giới hạn số lần, đến 17h ngày 30/7.Từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến.
"Giải oan" cho ngành game: Vừa làm vừa chơi, lương hấp dẫn
Ngành lập trình, thiết kế game có tiềm năng rất lớn và đang tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay cũng như những năm tiếp theo.
Thông tin trên vừa được đưa ra tại "Ngày hội tuyển dụng và cơ hội việc làm 2024", tổ chức ngày 4/5 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.Thị trường doanh thu màu mỡTại đây, ông Trương Ngọc Cường, Giám đốc điều hành Công ty IKame Việt Nam nhắc lại "huyền thoại" Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của trò chơi Flappy Bird. Đây là trò chơi trên điện thoại di động do người Việt viết và ra mắt năm 2014, sau đó nhanh chóng trở thành cơn sốt "càn quét" trên toàn cầu.Nhiều người ví von hiện tượng Flappy Bird giống như Gangnam Style của Hàn Quốc vì sự bùng nổ và lan tỏa của nó. Có khoảng 200.000 video nói về trò chơi này trên YouTube và hàng triệu lượt tìm kiếm.Theo ông Cường, sở dĩ nhắc lại "huyền thoại" Nguyễn Hà Đông để thấy chúng ta đã từng có những người rất thành công trong việc viết game.Sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm của doanh nghiệp (Ảnh: M. Hà).Cùng với đó, ông Cường đưa ra thông tin doanh thu hấp dẫn của ngành game năm 2022 là 184 tỷ USD và năm 2023 đạt 396 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu ngành âm nhạc năm 2022 là 26 tỷ USD, năm 2023 28 tỷ USD; ngành phim ảnh năm 2022 doanh thu 26 tỷ USD và 28 tỷ USD năm 2023.Cũng theo ông Cường, ngành lập trình hoặc thiết kế game hiện có tiềm năng rất lớn và đang tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay cũng như những năm tiếp theo.Thống kê mới nhất từ trang Salary Expert, mức lương trung bình cho vị trí lập trình trò chơi (game developer)  khoảng 187 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 90.000 đồng/giờ. Mức lương trung bình cho vị trí thiết kế trò chơi (game designer) khoảng 430 triệu đồng/năm, tương đương 206.000 đồng/giờ.Riêng với người lập trình trò chơi thành thạo, mức lương dao động 1.000-3.000 USD. Ngoài ra, game là lĩnh vực đặc thù, người thiết kế hoàn toàn có thể tự khởi nghiệp với game riêng của mình, mức thu nhập tùy thuộc vào sự thành công của game.Theo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, với khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất game hiện nay tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng cho công việc này có thể lên đến hàng nghìn nhân sự.Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Đào Việt Bách, Trưởng Phòng Tuyển dụng và Thu hút nhân tài, Học viện FPT Sofware, cũng thừa nhận ngành game hiện có tiềm năng rất lớn.Nhu cầu tuyển dụng cho liên quan đến game lên đến hàng nghìn nhân sự (Ảnh: Mỹ Hà)."Khoảng một năm trở lại đây, các công ty game tại Việt Nam tham gia tuyển dụng mạnh mẽ. Đối với FPT, mặc dù không phải đơn vị sản xuất nhưng chúng tôi có nhiều vị trí việc làm liên quan đến ngành này như: Các ứng dụng cho giáo dục, một số ứng dụng cho ngân hàng hoặc giải trí trên ô tô.Cùng với việc chuyển đổi số hiện nay, tôi cho rằng, đây là ngành học tiềm năng, có cơ hội công việc tốt, nhu cầu thị trường game rất lớn và thị trường doanh thu màu mỡ. Nếu sinh viên học ngành này khi ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, có cơ hội phát triển", ông Bách cho hay.Cũng dưới góc nhìn này, bà Vân Anh, Công ty Cổ phần Công nghệ Amela Việt Nam, cho rằng ngành game đang có nhu cầu nhân sự rất lớn, nhiều công ty về game đang nổi lên thu hút nhân sự. Tùy từng vị trí nhưng mức lương của ngành này dao động từ 12 triệu đồng trở lên.Trước câu hỏi của em Vũ Văn Mười, sinh viên năm 4 ngành điện tử của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về mức lương của ngành game, ông Cường cho rằng, mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau nhưng có thể tự tin nói rằng, mức lương ngành này không hề kém cạnh so với các ngành hot khác, đồng thời, các em sẽ có các giá trị khác ngoài lương nếu nhiều dự án thành công.Nếu nghiêm túc, nhiều em có thể thành công khi theo ngành game (Ảnh: Mỹ Hà)."Giải oan" cho ngành thiết kế gameGame là ngành đào tạo không mới ở các nước trên thế giới. Tại Philippines, Singapore, Anh, Mỹ, Úc, Thụy Sĩ,… ngành lập trình game đặc biệt là thiết kế video game hay ngành thiết kế game đã được đào tạo từ rất lâu đời.Tại Việt Nam, một số trường đại học lớn, nhỏ đã có đào tạo liên quan đến mảng game nhưng chưa có chương trình chuyên sâu về ngành này.Thống kê từ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, mức lương của một thiết kế trò chơi khá cao, khoảng 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Nếu là có kinh nghiệm, mức lương có thể đạt 23 triệu đồng đến 35 triệu đồng.Bên cạnh lương chính, nhân sự ngành này có thể nhận dự án ngoài để tăng thu nhập. Thời gian làm việc của người thiết kế game linh hoạt, có thể sắp xếp công việc miễn là bàn giao sản phẩm đúng hạn, đảm bảo chất lượng.Theo ông Bách, vài năm trở lại đây, nhân lực ngành CNTT đang "thanh lọc" thị trường, không còn tăng trưởng "nóng". "Nói như vậy không có nghĩa ngành này đã hết hot bởi trong đó có những ngành có tương lai rất hấp dẫn.Chẳng hạn ở FPT, mỗi năm chúng tôi tuyển khoảng vài trăm nhân sự làm các việc liên quan đến lĩnh vực game trong giáo dục hoặc các sản phẩm giải trí trên ô tô", ông Bách cho hay.Trước thông tin nhiều phụ huynh lo ngại con em sẽ "hư" nếu theo học ngành game, đại diện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông "giải oan" cho ngành này khi khẳng định, đào tạo game không có nghĩa dạy chơi. Đây là một nghề đào tạo nên những người làm game chuyên nghiệp để có thu nhập cao.Cùng với đó, sinh viên sẽ được trang bị nhiều kiến thức về pháp luật ngành game, để biết mình phải làm gì, không nên, không được làm gì.Với câu hỏi này, bà Vân Anh cho rằng, nếu em nào nghiêm túc, vẫn có thể thành công. Thậm chí ngay cả việc chơi game cũng đang ngày càng được công nhận bởi hiện có nhiều đội chơi chuyên nghiệp tham gia dự thi với số tiền thưởng cao."Ngày hội tuyển dụng và cơ hội việc làm 2024" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến thu hút hơn 3.500 sinh viên năm cuối, năm thứ 2 và thứ 3 thuộc tất cả các ngành đào tạo CNTT, An toàn thông tin, Điện tử Truyền thông, Kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ Đa phương tiện, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kế toán của Học viện.Tại đây, sinh viên có cơ hội tham gia ứng tuyển, phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp vào các vị trí việc làm và thực tập.
Nhiều ngành học bị bêu riếu "thất nghiệp nhất" có tỷ lệ việc làm cao ngất
Báo cáo tỷ lệ sinh viên có việc làm tại nhiều trường đại học, những ngành học liên tục bị các TikToker gọi tên là "vô dụng nhất", "thất nghiệp nhất" nằm trong top những ngành có việc làm cao nhất.
"Sau đây là danh sách những bằng đại học vô dụng", "Danh sách những bằng đại học vô dụng chúng ta không nên đăng ký học", "Điểm tên 4 bằng đại học vô dụng nhất Việt Nam", "Những ngành học, học để thất nghiệp"... là những "khẩu hiệu tư vấn tuyển sinh" bùng nổ trên mạng xã hội từ năm 2023 bởi nhiều TikToker.Các TikToker bêu rếu nhiều ngành học "vô dụng", thất nghiệp" (Ảnh chụp màn hình).Trong đó, 4 ngành được các TikToker "gọi tên" đích danh nhiều nhất gồm quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, ngôn ngữ Anh và marketing.Bất chấp những lời "tư vấn" này, theo thống kê từ hàng loạt trường đại học cho thấy những ngày này nằm trong top tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao.Tại Đại học Kinh tế TPHCM, trong đề án tuyển sinh 2024 thể hiện tỷ lệ sinh viên có việc làm trong 12 tháng sau tốt nghiệp ở ngành quản trị kinh doanh là 96,03%, marketing gần 95% và ngôn ngữ Anh 100%.Theo đề án tuyển sinh 2024 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, những ngành bị gọi tên "vô dụng nhất" có tỷ lệ việc làm nằm trong top đầu. Cụ thể, tỷ lệ sinh viên có việc làm trên số sinh viên phản hồi ngành quản trị kinh doanh 97,69%, quản trị nhân lực 97,58%, marketing 97,93% và ngôn ngữ Anh 98,73%.Báo cáo tỷ lệ việc làm của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy nhiều ngành nghề bị gọi "vô dụng nhất" có tỷ lệ việc làm cao (Ảnh: Hoài Nam).Khảo sát năm 2023 tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) cũng cho thấy tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm trên tổng số sinh viên phản hồi ngành quản trị kinh doanh trên 90%, ngôn ngữ Anh 100%.Tại Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM), báo cáo gần nhất chỉ ra ngành quản trị kinh doanh tỷ lệ việc làm 86%, marketing 95%.Tại Trường Đại học Luật TPHCM, khảo sát tỷ lệ việc làm nhiều năm liền thể hiện ngành ngôn ngữ Anh luôn có tỷ lệ việc làm chạm ngưỡng 100%, ngành quản trị kinh doanh trên 94%.Sinh viên ở TPHCM tại ngày hội việc làm (Ảnh: Hoài Nam).Theo đề án tuyển sinh 2023 của Học viện Tài chính, 99,15% sinh viên ngành quản trị kinh doanh và 98,1% sinh viên ngành ngôn ngữ Anh ra trường có việc làm.Không kém cạnh, đề án tuyển sinh 2023 của Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) đề cập con số tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ở ngành quản trị kinh doanh 98,7%, marketing 97,8%; quản trị nhân lực 95,3%.Tại thị trường lao động TPHCM những năm qua, lĩnh vực thuộc những ngành nghề bị các TikToker bêu rếu là "vô dụng" "thất nghiệp" được thống kê có nhu cầu tuyển dụng luôn ở vị trí đầu tiên.Theo thống kê những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất năm 2023 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) có ngành marketing, kinh doanh thương mại, bất động sản, biên phiên dịch…Nhiều ngành nghề bị gọi "vô dụng" nằm trong nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất năm 2023 tại TPHCM (Ảnh: Falmi).Falmi dự báo nhu cầu nhân lực cho năm 2024 tại TPHCM dự kiến cần khoảng từ 300.000 - 320.000 chỗ làm việc. Theo khu vực kinh tế, nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 71,31% tổng nhu cầu nhân lực năm 2024, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 28,58% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,11%.Nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 64,27%, trong đó ngành thương mại chiếm 23,4%; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu chiếm 3,72%; du lịch chiếm 4,72%; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông chiếm 7,06%; tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm chiếm 5,62%; kinh doanh tài sản - bất động sản chiếm 6,45%; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ chiếm 8,07%; giáo dục và đào tạo chiếm 2,63%; y tế chiếm 2,6%.Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 87%. Cụ thể, nhu cầu nhân lực có trình độ sơ cấp chiếm 19,57%, trung cấp chiếm 23,94%, cao đẳng chiếm 21,28%, đại học trở lên chiếm 22,21%, lao động phổ thông chiếm 13%.
Từ 15h hôm nay, học sinh TPHCM đăng ký nguyện vọng lớp 10
Từ 15h hôm nay (3/5), học sinh lớp 9 tại TPHCM có thể đăng ký nguyện vọng lớp 10 trực tuyến tại địa chỉ https://ts10.hcm.edu.vn.
Phụ huynh, học sinh nghiên cứu thông tin tuyển sinh lớp 10 TPHCM năm học 2024-2025 (Ảnh: Huyên Nguyễn).3 nguyện vọng vào lớp 10 thường Thí sinh đăng ký trực tuyến trên trang tuyển sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM quy định.Mỗi thí sinh sẽ được trường trung học cơ sở (THCS) nơi theo học cấp tài khoản đăng nhập và hướng dẫn phụ huynh học sinh cách thức đăng ký nguyện vọng lớp 10.Mỗi thí sinh được đăng ký 3 nguyện vọng vào tất cả các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập có tuyển sinh lớp 10.Thí sinh phải đăng ký bài thi môn ngoại ngữ theo quy định. Nếu thí sinh không chọn nội dung này, Sở GD&ĐT sẽ xem như thí sinh chọn bài thi là môn tiếng Anh.Đối với các thí sinh đang học ngoại ngữ 1 không phải tiếng Anh ở cấp THCS cần lưu ý một số nội dung như: Thực hiện theo hướng dẫn tuyển sinh các lớp ngoại ngữ 1 theo kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2024-2025 do Ủy ban Nhân dân (UBND) TPHCM ban hành.Đối với thí sinh đang theo học chương trình tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) ở cấp THCS có nguyện vọng tiếp tục học tiếng Nhật ở lớp 10 THPT cần ưu tiên đăng ký các trường có tiếng Nhật là ngoại ngữ 1 gồm THPT Trưng Vương, THPT Lê Quý Đôn, THPT Marie Curie.Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn ngữ văn, ngoại ngữ, toán và điểm ưu tiên (nếu có).3 nguyện vọng vào lớp 10 chuyên Thí sinh được đăng ký 3 nguyện vọng chuyên vào các lớp chuyên của 6 trường THPT gồm THPT Trần Đại Nghĩa, THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Hữu Huân và THPT Mạc Đĩnh Chi.Mỗi thí sinh ngoài đăng ký 3 nguyện vọng vào trường chuyên vẫn được phép đăng ký thêm 3 nguyện vọng vào lớp 10 thường THPT.Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng điểm: Điểm ngữ văn, ngoại ngữ, toán (thi chung) cộng với điểm môn chuyên nhân hệ số 2.Lịch thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại TPHCM.Lưu ý, thí sinh đăng ký thi chuyên Anh theo 1 trong 2 hình thức:Chuyên Anh truyền thống: Thí sinh dự thi thực hiện 1 bài thi môn chuyên Anh tương tự các năm về trước và cho phép tất cả thí sinh thi chuyên được phép đăng ký.Chuyên Anh (theo đề án 5695): Thí sinh dự thi thực hiện 1 bài thi môn chuyên Anh theo Đề án 5695 gồm tiếng Anh và toán, khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Thí sinh khi đã đăng ký loại hình chuyên sẽ không được đăng ký tiếng Anh tích hợp (Theo Đề án 5695) tại các trường thường.3 nguyện vọng vào lớp 10 tích hợpThí sinh có 3 nguyện vọng vào lớp 10 tiếng Anh tích hợp tại 10 trường có tuyển sinh; đồng thời vẫn được đăng ký 3 nguyện vọng vào lớp 10 thường.Điểm xét tuyển là tổng điểm: Điểm ngữ văn, ngoại ngữ, toán (thi chung) cộng với điểm trung bình của chương trình Tiếng Anh tích hợp (theo Đề án 5695) lớp 9 cấp THCS (theo thang điểm 10) hoặc điểm bài thi môn tiếng Anh tích hợp (dành cho học sinh không tham gia học chương trình tiếng Anh tích hợp).Tất cả các nguyện vọng thường, chuyên, tích hợp sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống, trúng tuyển nguyện vọng nào thí sinh phải học nguyện vọng đó, không được thay đổi thứ tự hay nội dung các nguyện vọng.Sau khi phụ huynh học sinh hoàn thành việc đăng ký nguyện vọng, các trường THCS sẽ chịu trách nhiệm in các hồ sơ từ hệ thống phần mềm đăng ký nguyện vọng tuyển sinh 10 như đơn đăng ký xét tốt nghiệp THCS và đăng ký thi tuyển vào lớp 10, bảng kiểm dò nguyện vọng, đơn đăng ký thi chuyên hoặc tích hợp cho phụ huynh học sinh và học sinh ký xác nhận.Sở GD&ĐT TPHCM lưu ý, chậm nhất đến 17h ngày 11/5, học sinh đăng ký nguyện vọng lớp 10 trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh lớp 10 do Sở GD&ĐT quy định.Các trường THCS nhập dữ liệu xét tốt nghiệp THCS, ưu tiên (nếu có) và hỗ trợ thí sinh đăng ký nếu có sự cố xảy ra.Riêng học sinh tốt nghiệp THCS ở các tỉnh khác nộp hồ sơ đăng ký dự thi lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong từ ngày 26/4 đến 16h ngày 9/5.Dự kiến 16h ngày 13/5, Sở GD&ĐT phổ biến số liệu tổng hợp về số lượng học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào từng trường THPT công lập.Từ ngày 14/5 đến 17h ngày 22/5, phụ huynh và học sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng lớp 10.
Gần 200.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT trong ngày đầu mở hệ thống
Tính đến 17h chiều nay, hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận hơn 196.000 thí sinh đăng kí dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Sáng 2/5, các thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 bắt đầu đăng ký dự thi chính thức trên cổng đăng ký trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Ghi nhận đến thời điểm này, hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo chạy ổn định, bảo đảm cho các thí sinh đăng ký dự thi thành công.Trước đó, từ ngày 24/4 đến ngày 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở cổng đăng ký thử trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo đúng quy trình.Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (Ảnh: Mạnh Quân).Trong 5 ngày tổ chức đăng ký thử dự thi trực tuyến có khoảng gần 650.000 thí sinh đăng ký thử dự thi. Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo chạy ổn định, bảo đảm cho các thí sinh đăng ký thử dự thi thành công.Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, cổng đăng ký trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở phục vụ thí sinh đăng ký dự thi chính thức.Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức phân luồng đăng ký dự thi. Thí sinh trên cả nước có thể cùng vào đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5 cho đến hết ngày đăng ký như quy định.Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, cổng đăng ký trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở trong 9 ngày nhưng thực tế những năm gần đây chỉ khoảng 5-6 ngày đầu tiên, thí sinh đã hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến.Lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: Mỹ Hà).Để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, thí sinh đăng nhập vào hệ thống quản lý thi, tại địa chỉ https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vnRiêng thí sinh tự do đăng ký trực tiếp bằng phiếu giấy tại các địa điểm do địa phương quy định. Nội dung trên phiếu giấy giống các trường thông tin trên hệ thống trực tuyến.Thông thường, thí sinh dễ mắc lỗi nhập sai thông tin hộ khẩu thường trú, mã xã/phường, nơi sinh. Một phần nguyên nhân đến từ việc nhiều địa phương sáp nhập đơn vị hành chính và đổi tên.Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2024 được tổ chức ngày 26/6-29/6 tới. Trong đó: Ngày 26/6: làm thủ tục dự thi; ngày 27- 28/6: tổ chức coi thi; ngày 29/6: dự phòng.Thời gian công bố kết quả thi dự kiến vào 8h ngày 17/7. Sau đó, các địa phương tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh dự thi và sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch tuyển sinh.
Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 và cách tính điểm chi tiết từng môn
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố cấu trúc định dạng và đề thi minh họa vào lớp 10 công lập năm 2024.
So với các năm trước, đề thi minh họa vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm 2024 giữ ổn định về cấu trúc.Cụ thể, môn toán và ngữ văn thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút, môn Tiếng Anh thi trắc nghiệm trong 60 phút. Đề thi minh họa môn ngữ văn:Đề thi minh họa môn toán:Đề thi minh họa môn tiếng Anh:Bên cạnh việc công bố đề thi minh họa, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng công bố ma trận đề thi với cách tính điểm chi tiết cho từng môn.Ma trận đề thi môn ngữ văn:Ma trận đề thi môn toán:Ma trận đề thi môn tiếng Anh:Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra trong hai ngày 8-9/6. Ngày 7/6, thí sinh có mặt để làm thủ tục dự thi. Thí sinh thi trường chuyên và hệ song bằng tú tài sẽ thi vào các ngày 10-12/6.
Điểm chuẩn 2023 cao nhất 9,91 điểm/môn, năm nay Sư phạm TPHCM yêu cầu gì?
Điểm chuẩn các năm nay gần đây cao vọt, nhiều phương án xét tuyển vào Đại học Sư phạm TPHCM 2024 chỉ áp dụng cho học sinh có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở nên.
Trường Đại học Sư phạm TPHCM vừa thông tin về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển.Đáng chú ý, nhiều phương thức xét tuyển của Trường đại học Sư phạm TPHCM yêu cầu thí sinh phải có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên. Cụ thể:Phương thức xét tuyểnĐối với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT (áp dụng với tất cả các ngành trừ giáo dục mầm non và giáo dục thể chất) chỉ dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 đồng thời phải thỏa một trong hai điều kiện có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.Hầu hết các phương thức xét tuyển vào Trường Đại học Sư phạm TPHCM yêu cầu thì sinh có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên (Ảnh minh họa: Hoài Nam).Với phương thức ưu tiên xét tuyển chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024. Đối với thí sinh xét tuyển ngành giáo dục mầm non, thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và phải đạt từ 6.5 điểm trở lên.Thời gian, phương thức đăng ký xét tuyểnĐối với phương thức xét tuyển thẳng: đăng ký trực tuyến tại xettuyen.hcmue.edu.vn từ ngày 1/6 đến 17h00 ngày 30/6.Đối với phương thức ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thí sinh là học sinh lớp chuyên, xét tuyển theo kết quả học tập THPT kết hợp thi đánh giá năng lực chuyên biệt, xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT đăng ký trực tuyến theo địa chỉ trên từ ngày 1/6 đến hết ngày 15/6/2024.Với phương thức xét tuyển thí sinh là học sinh lớp chuyên chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 và có học lực lớp 12 chuyên xếp loại giỏi.Đối với thí sinh xét tuyển ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất, thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và phải đạt từ 6,5 điểm trở lên.Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển được thông báo chính thức sau khi Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học. Phương thức này áp dụng với tất cả các ngành trừ giáo dục mầm non và giáo dục thể chất.Phương thức kết hợp thi tuyển và xét tuyểnThí sinh dự xét tuyển ngành giáo dục mầm non phải tham gia kỳ thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức và có kết quả đạt từ 5.0 điểm trở lên.Đối với thí sinh xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển được thông báo chính thức sau khi Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học.Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TPHCM (Ảnh: Hoài Nam).Đối với ngành giáo dục mầm non trình độ đại học, thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT phải tốt nghiệp THPT năm 2024 đồng thời phải thỏa mãn điều kiện học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.Đối với thí sinh dự xét tuyển ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng sử dụng kết quả học tập THPT phải tốt nghiệp THPT năm 2024 đồng thời phải thỏa mãn học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên.Thí sinh dự xét tuyển ngành giáo dục thể chất phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và có kết quả đạt từ 5.0 điểm trở lên.Đối với thí sinh xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển được thông báo chính thức sau khi Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học.Đối với thí sinh xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT, chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 đồng thời đáp ứng điều kiện học lực lớp 12 xếp loại khá trở nên hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên;Đối với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp thi đánh giá năng lực chuyên biệt chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, tham gia kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường Đại học Sư phạm TPHCM hoặc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức và có kết quả môn chính đạt từ 5.0 điểm trở lên, đồng thời phải có học lực lớp 12 đạt loại giỏi hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.Điểm chuẩn vào Trường Đại học Sư phạm TPHCM năm 2023:Năm 2023, một số ngành tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM có điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ dao động thấp nhất là 24,24 đến mức cao nhất điểm tuyệt đối với 29,73. Năm 2023, điểm chuẩn vào Trường Đại học Sư phạm TPHCM theo học bạ cao nhất ở ngành hóa học với 29,73 điểm (Ảnh: Đại học Sư phạm TPHCM).Sư phạm hóa là ngành có điểm chuẩn 29,73, bình quân 9,91 điểm/môn mới trúng tuyển. Tiếp đó, sư phạm toán 29,55, sư phạm vật lý 29,5, sư phạm sinh học 29,28... Với phương thức xét điểm tốt nghiệp TPHCM, có điểm dao động từ 19 đến 27 điểm. Trong đó, sư phạm văn có điểm chuẩn cao nhất với 27, tiếp đến là sư phạm lịch sử 26,85 điểm.
Hệ thống chạy ổn định, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ hôm nay
Học sinh lớp 12 chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ hôm nay đến 17h ngày 10/5 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sau 5 ngày mở cổng đăng ký thi thử ổn định, hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 từ hôm nay (2/5).Với tài khoản và mật khẩu đã được các trường cung cấp, thí sinh đang học lớp 12 sẽ truy cập vào hệ thống quản lý thi http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để điền thông tin theo yêu cầu. Cổng trực tuyến đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh chụp màn hình).Riêng thí sinh tự do đăng ký trực tiếp bằng phiếu giấy tại các địa điểm do địa phương quy định. Nội dung trên phiếu giấy giống các trường thông tin trên hệ thống trực tuyến.Một tuần trước, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn học sinh đăng ký thi thử trực tuyến nhằm tập dượt thao tác và hạn chế tối đa sai sót. Các sĩ tử có 5 ngày đăng ký thi thử 24-28/4. Sau thời gian này, các thông tin đăng ký thử sẽ bị hủy bỏ. Thông thường, thí sinh dễ mắc lỗi nhập sai thông tin hộ khẩu thường trú, mã xã/phường, nơi sinh. Một phần nguyên nhân đến từ việc nhiều địa phương sáp nhập đơn vị hành chính và đổi tên.Học sinh thi tốt nghiệp THPT tại TPHCM (Ảnh: Nam Anh).Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, trong 5 ngày tổ chức đăng ký thử dự thi trực tuyến, có khoảng gần 650.000 thí sinh đăng ký thử dự thi.Cổng đăng ký trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở trong 9 ngày, tuy nhiên thực tế những năm gần đây chỉ khoảng 5-6 ngày đầu tiên thí sinh đã hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến.Bộ luôn trực hệ thống cùng bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ các Sở GD&ĐT, các trường THPT trong thời gian thí sinh đăng ký dự thi.Đây là năm thứ ba Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra vào ngày 26-28/6. Trong đó, ngày 26/6, thí sinh làm thủ tục dự thi, ngày 27/6, thí sinh thi hai môn văn - toán, ngày 28/6, thí sinh thi ngoại ngữ và 1 trong 2 bài tổ hợp theo lựa chọn. 
Trở lại sau lễ, học sinh sẽ bước vào kỳ thi khốc liệt tranh suất vào lớp 10
Năm nay, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ cuối tháng 5. Sau nghỉ lễ, học sinh sẽ đăng ký nguyện vọng, tỷ lệ chọi được công bố sau đó.
Kỳ thi vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) sắp diễn ra. Năm nay, theo ghi nhận chung, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) tăng, nhưng chỉ tiêu vào lớp 10 ở nhiều thành phố lớn giảm mạnh.Điển hình như TPHCM chỉ tuyển hơn 60% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT công lập, giảm gần 10% so với tỷ lệ nhiều năm nay. Số chỉ tiêu giảm gần 5.700 học sinh so với năm ngoái khiến cuộc đua trở nên khốc liệt.Học sinh TPHCM xem thông tin tuyển sinh (Ảnh: Huyên Nguyễn).Sau khi kết thúc 5 ngày nghỉ lễ, từ 17h ngày 3/5 đến chậm nhất 17h ngày 11/5, học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 tại https://ts10.hcm.edu.vn, bao gồm 3 nguyện vọng lớp 10 thường và các nguyện vọng lớp 10 chuyên, tích hợp.Qua so sánh dữ liệu tuyển sinh các năm tại TPHCM, năm 2024 ghi nhận gần 60% trường THPT giảm chỉ tiêu vào lớp 10 thường, 25% giữ nguyên chỉ tiêu. Trong khi đó, chỉ có khoảng 15 trường tăng chỉ tiêu ở biên độ rất ít.Đáng chú ý, nhiều trường THPT có điểm chuẩn hàng năm thuộc top đầu nằm trong nhóm giảm chỉ tiêu lớp 10 thường như: Lê Quý Đôn (185 chỉ tiêu), Trưng Vương (135 chỉ tiêu), Gia Định (135 chỉ tiêu), Marie Curie (100 chỉ tiêu), Nguyễn Hữu Huân (90 chỉ tiêu), Lương Thế Vinh (90 chỉ tiêu), Nguyễn Thượng Hiền (90 chỉ tiêu), Phú Nhuận (90 chỉ tiêu)...Số lượng trường thay đổi chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2024 tại TPHCM. Đơn vị: trường (Biểu đồ: Huyên Nguyễn).Còn tại Hà Nội, đi học trở lại sau lễ, học sinh sẽ đến các cơ sở giáo dục (nơi học lớp 9) để xem danh sách dự tuyển lớp 10, đồng thời kiểm tra thông tin mình đã đăng ký.Kỳ thi lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nội dự kiến tăng khoảng 5.000 học sinh so với năm học trước. Toàn thành phố có 133.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS; trong đó, số được tuyển vào trường THPT công lập là 81.200 em (khoảng 60%). Như vậy, còn lại khoảng 51.800 em sẽ học các loại hình trường khác (trường tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường nghề).So với năm trước, tiến độ tuyển sinh lớp 10 năm nay được đẩy lên sớm hơn. Cụ thể, ngày 8/5, phòng GD&ĐT nộp Sở GD&ĐT phiếu đăng ký dự tuyển, hồ sơ (bản sao), danh sách học sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng, danh sách học sinh học sớm tuổi (nếu có), dữ liệu đăng ký dự tuyển.Ngày 15/5, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường. Căn cứ vào dữ liệu này cùng chỉ tiêu được giao sẽ ước tính được tỷ lệ chọi vào từng trường THPT.Là một trong những tỉnh tổ chức thi khá sớm, học sinh Bình Dương sẽ đăng ký dự thi trực tuyến từ ngày 13/5 đến 18/5 và dự thi vào 31/5 và 1/6.Tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập của Bình Dương năm học tới là 13.735 học sinh, tăng gần 1.000 so với năm học trước. Song, là địa bàn tập trung nhiều con em công nhân, người lao động, nên kỳ thi cũng luôn "nóng".  Bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TPHCM) cho biết trong bối cảnh kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập "nóng" như hiện nay, công tác tư vấn, định hướng chọn nguyện vọng của các trường THCS rất quan trọng.Bà nhấn mạnh tới vai trò đồng hành của các giáo viên chủ nhiệm - người sẽ theo dõi sát nhất năng lực, sở trường, nguyện vọng của học sinh.Theo bà, về chỉ tiêu tuyển sinh, các trường cần thông báo cho phụ huynh, học sinh để có sự chuẩn bị lựa chọn nguyện vọng tốt nhất.Với Trường THCS Nguyễn Du, trên tinh thần tự nguyện của học sinh, nhà trường sẽ tổ chức bài khảo sát đúng theo thời lượng của đề thi, qua đó, giúp các em nắm được năng lực của bản thân để chọn nguyện vọng đúng nhất.Qua bài kiểm tra, nhà trường cũng có biện pháp ôn tập, bổ sung kiến thức phù hợp cho các em."Nhà trường, giáo viên chỉ là người đồng hành, tư vấn, quan trọng nhất vẫn là phụ huynh, học sinh tự quyết định chọn nguyện vọng nào", bà Đoan Trang chia sẻ.Lịch thi lớp 10 của các tỉnh, thành phố:Lịch thi vào lớp 10 công lập của 63 tỉnh, thành (Tổng hợp: Huyên Nguyễn).Lịch thi vào lớp 10 công lập của 63 tỉnh, thành (Tổng hợp: Huyên Nguyễn).
Nhiều thí sinh vẫn loay hoay việc sắp xếp nguyện vọng xét tuyển đại học
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là hết hạn đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2022, hiện nay nhiều thí sinh vẫn loay hoay lựa chọn và sắp xếp nguyện vọng.
Theo thông tin từ Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), cả nước đã có trên 939.600 thí sinh đăng ký xét tuyển, tính đến 12h ngày 11/8. Tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng là gần 491.500. Tổng số nguyện vọng là trên 2,1 triệu.Trung bình mỗi thí sinh có 4,3 nguyện vọng. Đến 17h ngày 20/08, thí sinh hết hạn đăng ký nguyện vọng.Vẫn loay hoay chưa quyết định nguyện vọng Bạn Lê Hà Ngân, cựu học sinh trường THPT Xuân Đỉnh (Hà Nội) đã đỗ vào một ngành của trường Đại học Kinh tế quốc dân nhưng bị gia đình ngăn cản. Bố mẹ Ngân muốn em theo học một ngành khác tại Học viện Tài chính. Đó là lý do Ngân vẫn chưa quyết định được nguyện vọng 1 (NV1).Năm nay, vì đã đỗ vào trường Đại học Kinh tế quốc dân bằng hình thức xét tuyển sớm, Ngân dự định sẽ chỉ đặt 2 nguyện vọng đều vào ngôi trường này."Hiện tại em vẫn đang loay hoay đặt nguyện vọng do gia đình không ủng hộ lựa chọn của em. Bố mẹ bảo em học Tài chính doanh nghiệp để sau này ra làm việc ở lĩnh vực ngân hàng, thuế,... và chê ngành mà em lựa chọn, dù bố mẹ em chưa tìm hiểu. Em đang cố thuyết phục bố mẹ.Với 26,5 điểm tổ hợp A00, em tự tin vào những ngành top đầu của Học viện Tài chính nhưng vẫn thích học trường Đại học Kinh tế quốc dân hơn dù ngành em chọn không hot. Em đang xem xét cơ hội việc làm và môi trường đào tạo giữa hai trường để có quyết định đúng đắn nhất", Hà Ngân cho biết.Bạn Nguyễn Thu Thảo - cựu học sinh trường THPT Đông Mỹ (Hà Nội) dùng điểm khối D01 để xét tuyển đại học với 24 điểm. Hiện tại, Thảo đã đăng ký 9 nguyện vọng nhưng vẫn đang sắp xếp lại. Trước đó, em đã sửa nguyện vọng tới 3 lần."Em vẫn băn khoăn nên để nguyện vọng nào trước và có nên thêm nguyện vọng nào không", Thảo nói.Thảo đam mê kinh doanh nên đã chọn ngành Quản trị kinh doanh của một số trường đại học top đầu. Thảo dự định đặt thêm ngành Sư phạm Toán của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Thủ đô Hà Nội.Thảo đặt NV1 vào  trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nhưng còn phân vân. Em cho rằng, nếu học kinh doanh thì học trường Đại học Thương mại sẽ tốt hơn."Tuy nhiên, em có áp lực là ở quê em mọi người chỉ đánh giá năng lực của mình qua tên trường. Nếu em giới thiệu em học ở một trường khác không phải Bách Khoa thì sẽ bị đánh giá là kém. Nên em đang không biết nên ưu tiên nguyện vọng nào", Thảo cho biết.Bố mẹ Thảo khuyên em nên học ngành Sư phạm để ổn định. Chị của Thảo là một giáo viên lại khuyên em phải đam mê mãnh liệt với nghề mới làm được, lương giáo viên lại không cao như những ngành khác, phải thi qua nhiều vòng."Em vẫn thích kinh doanh. Hiện tại em đang bán hàng online và làm thêm ở một quán gà rán để học hỏi kinh nghiệm. Mong muốn của em là mở cửa hàng và làm chủ", Thảo cho biết.Bạn Nguyễn Anh Thư - cựu học sinh trường THPT Ngọc Hồi (Hà Nội) đạt 26,5 điểm khối D01. Đạt số điểm không thấp, nhưng Anh Thư vẫn đắn đo trong việc sắp xếp nguyện vọng.Hiện tại, Anh Thư đang đặt hai nguyện vọng đầu là ngành Quản trị nhân lực của trường Đại học Kinh tế quốc dân và trường Đại học Thương mại, sau đó đến các ngành Truyền thông và Ngôn ngữ Anh. 3 ngành này xoay quanh điểm mạnh của em là người hướng ngoại và có khả năng lãnh đạo.Tuy nhiên, dù đã đăng ký 8 nguyện vọng trên hệ thống, Anh Thư vẫn dự định điều chỉnh lại. Trước đó, em cũng đã điều chỉnh nguyện vọng 2 lần."Vì càng gần đến hạn đăng ký, em lại càng phân vân hơn. Em đã định đến sát ngày mới quyết định nhưng vì lo lắng nên em đã đăng kí cách đây vài ngày, nhưng đến nay đã phải sửa 2 lần.Em đang cân nhắc đặt thêm một số ngành như Thương mại điện tử, Marketing số và Quản lý thông tin. Tuy không phải điểm mạnh của mình nhưng em vẫn muốn thử bởi nó được đánh giá cao về cơ hội việc trong tương lai", Anh Thư nói.Anh Thư cho biết, trong quá trình chọn trường, chọn ngành, em bị lung lay bởi nhiều lời khuyên. Nhiều người khuyên em là điểm năm ngoái cao lắm, nên chọn phương án an toàn khi đặt nguyện vọng. Gia đình khuyên em nên ưu tiên trường Đại học Kinh tế quốc dân để học gần nhà, thay vì trường Đại học Thương mại."Em nghĩ mình chỉ có 10% đỗ NV1. Em tự tin vào NV3 hơn vì em đặt ngành Quản trị nhân lực chất lượng cao. Những ngành chất lượng cao điểm thường thấp hơn ngành thường, không xét khối A00 nên sẽ ít cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, đây là ngành mới nên em cũng không biết xếp sao cho an toàn", Anh Thư cho biết.Bạn Hoàng Thị Hằng, cựu học sinh trường Nguyễn Quốc Trinh (Hà Nội) dự định học Truyền thông đa phương tiện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhưng không tự tin với điểm số của mình.Mặc dù thích ngành Truyền thông, nhưng Hằng không dám để NV1. Để chắc chắn đỗ đại học, Hằng đặt NV1 là ngành Sư phạm Tiểu học của Đại học Thủ đô vì đây là ngành em đã đủ điều kiện xét học bạ. Ban đầu, Hằng không thích học sư phạm nhưng sau đó được gia đình thuyết phục."Em không chắc chắn với những nguyện vọng mà em đã đăng ký. Mọi thứ đều nằm ngoài tầm kiểm soát. Em không biết trường mà em lựa chọn đào tạo ra sao, có chất lượng không. Em đã tham khảo từ nhiều nguồn nhưng có người bảo tốt, người thì bảo không.Em đang sốt ruột lắm. Bố mẹ em cũng hỏi suốt nhưng em không dám nói trước điều gì vì sợ bước không qua. Em đã đăng ký nguyện vọng cách đây 4 ngày, nhưng sắp tới em sẽ đặt thêm đến nguyện vọng thứ 10. Mẹ em cũng khuyên đăng ký nhiều vào", Hằng cho biết.Trong vài ngày tới, Hằng dự định sẽ sắp xếp lại nguyện vọng. Sau đó, em sẽ gửi cho các thầy cô, anh chị xem để xin lời khuyên.Nên đặt nguyện vọng yêu thích lên đầuTrước đó, trao đổi với Dân trí, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) khuyên, thí sinh hãy dành nguyện vọng cao hơn, nguyện vọng ưu tiên nhất của mình cho ngành nghề đào tạo, định hướng nghề nghiệp muốn theo đuổi trong tương lai và trường mà các em yêu thích nhất. Thí sinh không nên lo lắng điểm mình có đủ cao để vào trường đó hay không, vì thứ tự nguyện vọng không ảnh hưởng đến sự công bằng trong tiếp cận cơ hội trúng tuyển.Theo đó, ở mỗi ngành học, ngôi trường thí sinh yêu thích sẽ có một số phương thức xét tuyển khác nhau. Nếu cảm thấy phương thức này chưa có nhiều cơ hội trúng tuyển, các em có thể chọn phương thức khác vẫn của ngành đó. Hiện các trường đã phân bổ số chỉ tiêu nhất định cho từng phương thức.Khi đã trúng tuyển đợt xét tuyển sớm của một trường đại học (trúng tuyển có điều kiện), nếu như thực sự mong muốn vào ngành đó, trường đó, thí sinh có thể yên tâm đặt lên NV1 và chắc chắn sẽ trúng tuyển.Tuy nhiên, nếu các em vẫn thích một ngành khác, trường khác thì đừng lo lắng mà hãy đặt nguyện vọng mình yêu thích lên làm NV1 để tăng cơ hội trúng tuyển vào môi trường mong muốn. Những nguyện vọng phía sau cũng nên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nói trên.Khi các em đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn, rõ ràng những nguyện vọng khác không còn giá trị nữa.
Ngành Kỹ thuật Robot, Trí tuệ nhân tạo thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/tháng
Ngành kỹ thuật Robot và Điều khiển thông minh, Kỹ sư trí tuệ nhân tạo AI và Điều khiển thông minh có thể nhận 3.054 USD (khoảng 70 triệu đồng/tháng) - theo báo cáo của TopDev quý II năm 2021.
Ngành kỹ thuật Robot và Điều khiển thông minh đào tạo về các lĩnh vực công nghệ ứng dụng trong robot và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt chú trọng đến phần "thông minh" của bộ não Robot; lập trình ứng dụng, điều khiển thông minh tích hợp AI trong thiết kế, triển khai các dự án tự động hóa với sự tham gia của robot thông minh.Trường ĐH Thủy Lợi năm nay mở mới đào tạo ngành Kỹ thuật Robot và Điều khiển thông minh (Ảnh: Trường ĐH Thủy Lợi).Ngành kỹ thuật Robot khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở những quốc gia phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây là ngành nghề khá mới và "khát" nhân lực bởi để theo đuổi nghề này, ngoài sự thông minh, sáng tạo còn cần rất nhiều yếu tố.Đặc biệt, các vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Ngành kỹ thuật Robot và Điều khiển thông minh vô cùng đa dạng, cơ hội có mức lương hấp dẫn ngay "trong tầm tay" nên luôn thu hút đông đảo giới trẻ.Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật Robot và Điều khiển thông minh với lợi thế trong lĩnh vực "Điều khiển thông minh", có thể làm việc trong môi trường đa dạng, tại các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm robot, tự động hóa hoặc các nhà máy chế tạo, sản xuất, lắp ráp Robot cũng như các cơ sở nghiên cứu, lĩnh vực sử dụng hệ thống robot vào hoạt động (y tế, hàng không, nhà hàng,...). Kỹ sư thiết kế, chế tạo, lập trình RobotNgười đảm nhận vị trí kỹ sư thiết kế, chế tạo, lập trình Robot chịu trách nhiệm thiết kế, lập trình ra những bộ phận của người máy, thiết bị điện tử, phần mềm để Robot hoạt động linh hoạt, xử lý thông tin nhằm thay thế con người cho những công việc có tính chất nguy hiểm hay độc hại hoặc con người không thể làm hay không muốn làm.Một số việc làm cụ thể của lĩnh vực thiết kế, chế tạo Robot bao gồm:Mức lương của việc làm liên quan đến chế tạo, lập trình Robot được đánh giá cao. Nhu cầu nhân lực cho ngành hiện nay vẫn còn thiếu hụt. Tùy theo từng vị trí và kinh nghiệm, khả năng mà mức lương của kỹ sư ngành kỹ thuật Robot được trả khác nhau.Mức lương của kỹ sư nghiên cứu Robot có kinh nghiệm lên tới 40 - 45 triệu đồng/tháng (theo báo cáo của tổ chức uy tín Comparably về cơ hội việc làm của các ngành nghề đầu năm 2022). Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo, Điều khiển thông minhKỹ sư trí tuệ nhân tạo AI và Điều khiển thông minh là người tạo ra các ứng dụng, phần mềm thông minh phục vụ trong đời sống như nhận diện khuôn mặt qua camera, dùng AI để chẩn đoán bệnh, dòng Smart TV nhận diện bằng giọng nói,... Đây là vị trí có mức lương top đầu và trung bình hàng tháng cao nhất so với các kỹ sư IT.Theo đuổi ngành này, kỹ sư AI có thể nhận 3.054 USD (khoảng 70 triệu đồng/tháng) - theo báo cáo của TopDev quý II năm 2021.Kỹ sư học máy (Machine Learning Engineer)Cũng nằm trong top việc làm hot, thu nhập khủng lên tới 70 triệu đồng/tháng cùng với kỹ sư AI, kỹ sư học máy chịu trách nhiệm đánh giá và thiết kế hệ thống học máy. Mức lương trung bình của kỹ sư Machine Learning dao động khoảng 30 - 50 triệu đồng/tháng.Nhà khoa học dữ liệuCác nhà khoa học dữ liệu có nhiệm vụ thu thập, phân tích và giải thích về những bộ dữ liệu có tính phức tạp. Bên cạnh đó, để việc thu thập cũng như làm sạch dữ liệu giúp phân tích trở nên hiệu quả, nhanh chóng thì các nhà khoa học dữ liệu cũng chịu trách nhiệm việc phát triển thuật toán. Mức lương trung bình của việc làm này dao động khoảng 35 triệu đồng/tháng (1.537 USD). Nhà phát triển kinh doanh thông minh BI (Business Intelligence)Nhiệm vụ của nhà phát triển kinh doanh thông minh gần giống với nhà khoa học dữ liệu. Họ đảm nhận việc phân tích dữ liệu lớn và xác định xu hướng phát triển của thị trường kinh doanh. Business Intelligence Developer đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp nên nhu cầu tuyển dụng tương đối cao. Mức lương trung bình của vị trí này dao động khoảng 15 - 40 triệu/tháng tùy theo kinh nghiệm.Kỹ sư dữ liệu lớn (Big Data Engineer)Kỹ sư dữ liệu lớn thực hiện việc thiết kế, phát triển các công cụ khai thác dữ liệu, đánh giá, tối ưu hệ thống quản trị dữ liệu trên các nền tảng công nghệ Big Data.Bên cạnh đó, họ còn chịu trách nhiệm xử lý các dữ liệu thô chứa lỗi để có thể sử dụng và tạo được dữ liệu đáng tin cậy, chất lượng. Thu nhập trung bình của Kỹ sư dữ liệu lớn (big data engineer) là 1.695 USD mỗi tháng tương đương 35 - 40 triệu đồng/tháng.Nghiên cứu, giảng dạy về AI và Điều khiển thông minhNếu yêu thích để trở thành giảng viên, bạn có thể ứng tuyển vào các trường Đại học có đào tạo ngành kỹ thuật Robot và Điều khiển thông minh, Robot và Trí tuệ nhân tạo.Tuy nhiên, để giảng dạy thì bạn cần đảm bảo có đủ bằng cấp từ thạc sỹ trở lên. Mức lương trung bình cho vị trí này dao động khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng tùy theo khả năng.Muốn ứng tuyển vào lĩnh vực Robot và Điều khiển thông minh thì người tìm việc làm cần hiểu rõ về từng vị trí để lựa chọn công việc phù hợp. Mỗi vị trí trong ngành kỹ thuật Robot và Điều khiển thông minh đều sẽ có những yêu cầu riêng và mức thu nhập theo tính chất công việc.Do đó, để có nền tảng tốt nhất trong công việc, bạn cần trang bị những kiến thức nền tảng vững chắc. (Nguồn ĐH Thủy Lợi)
ĐH Quốc gia Hà Nội trợ cấp 2 triệu đồng/tháng cho sinh viên Khoa học cơ bản
Từ năm học 2022 - 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai thí điểm chương trình học bổng đối với 18 chương trình đào tạo.
Ngày 12/8, tại buổi Tư vấn tuyển sinh trực tuyến đại học chính quy năm 2022, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội thông tin, Đại học quốc gia Hà Nội mới ban hành chính sách học bổng hấp dẫn dành cho sinh viên các ngành Khoa học cơ bản.Cụ thể, gói học bổng bao gồm: Miễn học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt 2 triệu đồng/tháng (đối với sinh viên năm nhất và các năm tiếp theo nếu duy trì học lực Giỏi), miễn phí nội trú, ưu tiên tham gia nghiên cứu khoa học và chương trình ươm tạo nhà khoa học.Chương trình học bổng này được triển khai thí điểm từ năm 2022 - 2023 cho 18 chương trình đào tạo. Có tối thiểu 5 suất/ngành/khóa, số học bổng hàng năm do hiệu trưởng quyết định tùy vào số lượng và chất lượng hồ sơ trúng tuyển.18 chương trình đào tạo được triển khai thí điểm chương trình học bổng (nguồn: ĐHQG Hà Nội).Trong gói học bổng còn có các ưu tiên khác cho sinh viên như: ưu tiên xét và nhận các học bổng khác; được phân công các nhà khoa học đỡ đầu; tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế.Theo GS Nguyễn Đình Đức, bên cạnh những ngành hot, các ngành thuộc Khoa học cơ bản của ĐHQG Hà Nội gặp nhiều thách thức vì ít thí sinh đăng ký. Để thu hút thí sinh vào các ngành này, ĐHQG Hà Nội đã có nhiều chính sách học bổng toàn phần, bán phần, học bổng từ các doanh nghiệp và mới đây nhất là gói học bổng nêu trên.Bên cạnh đó, nhà trường cũng ban hành chính sách đặc thù đối với học sinh các trường THPT chuyên có thể trúng tuyển thẳng vào các lĩnh vực ngành phù hợp. Đó là giải pháp giúp các em đạt được ước mơ trở thành các Nhà khoa học.ThS. Nguyễn Văn Hồng - Chuyên viên Phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội cho biết, các thí sinh năm nay đỗ vào trường là những bạn đầu tiên được hưởng chính sách học bổng này. Nhà trường còn có nhiều gói học bổng khác từ ngân sách và các đối tác bên ngoài.Theo thống kê, có khoảng 1/10 sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nhận học bổng hàng năm. Có trên 600 sinh viên được miễn giảm học phí, 1200 sinh viên được hỗ trợ học tập. Sinh viên phải xác định có kết quả học tập cao, tích cực tham gia phòng trào và công tác đoàn hội để tăng cơ hội nhận học bổng.Theo GS.TS Lê Thanh Sơn - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, sinh viên có cơ hội nhận nhiều loại học bổng, bên cạnh gói học bổng dành cho 18 chương trình đào tạo thuộc các ngành Khoa học cơ bản. Nhiều cựu sinh viên thành đạt về trao học bổng cho sinh viên của trường. Các cơ quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp học bổng cho sinh viên để tìm kiếm nhân lực trong lĩnh vực Dự báo thời tiết là lĩnh vực đặc thù, quan trọng. Các doanh nghiệp trao học bổng để sinh viên sau này ra trường về làm việc cho họ.Ngoài ra, các trường đại học quốc tế cấp học bổng trao đổi sinh viên. Các em có thời gian tối đa 6 tháng hoặc trong ngắn hạn đến tìm hiểu phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo của họ. Sinh viên cũng có thể nhận học bổng do các giáo sư, nhóm nghiên cứu tài trợ. Có sinh viên được tham gia hoạt động của các nhóm nghiên cứu từ năm thứ nhất.PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu - Chủ nhiệm Khoa các Khoa học liên ngành, ĐHQG Hà Nội thông tin thêm, khoa có các suất học bổng đầu vào cho tân sinh viên trúng tuyển với điểm cao. Trong 4 năm học, sinh viên cũng được hưởng các chính sách học bổng theo kết quả học tập. Các đối tác của nhà trường sẵn sàng nhận sinh viên học và thực tập tại nước ngoài.
Bộ GD&ĐT nhắc nhở, còn tới 50% thí sinh chưa đăng ký xét tuyển đại học
Đến thời điểm này, mặc dù đã quá 2/3 thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển, tuy nhiên có đến 50% thí sinh chưa thực hiện đăng ký.
Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT vừa thông tin tới các Sở GD&ĐT cùng các cơ sở giáo dục đào tạo, yêu cầu nhắc nhở thí sinh đăng ký nguyện vọng lên Hệ thống tuyển sinh chung theo đúng kế hoạch tuyển sinh năm 2022, tránh làm mất đi cơ hội xét tuyển.Theo đó, Vụ Giáo dục đại học nhấn mạnh, thí sinh sau khi đăng ký xét tuyển vẫn tiếp tục được điều chỉnh nguyện vọng (trong thời gian quy định) không giới hạn số lần.Sau 17h ngày 20/8, hệ thống sẽ tự động khóa chức năng đăng ký xét tuyển để chuyển sang quy trình tiếp theo. Khi đó, thí sinh không còn quyền đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.Vụ Giáo dục Đại học đề nghị các các Sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đào tạo tăng cường truyền thông, khuyến cáo, nhắc nhở thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước hạn cuối (trước 17h ngày 20/8) để tránh các rủi ro về kỹ thuật (nếu có).Từ ngày 21-28/8, Hệ thống chỉ cho phép thí sinh nộp lệ phí xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi (các phương thức khác không phải nộp).Bộ GD&ĐT lưu ý, tất cả thí sinh xét tuyển năm 2022 đều phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (trừ thí sinh trúng tuyển thẳng theo Điều 8 của Quy chế nếu đã xác nhận nhập học trên Hệ thống).Cũng theo Vụ Giáo dục Đại học, qua rà soát, có một số thí sinh trúng tuyển có điều kiện (các cơ sở giáo dục xét tuyển sớm) nhưng chưa thấy đăng ký đúng nguyện vọng (đăng ký sai hoặc đăng ký không đúng).Trên Hệ thống đã hỗ trợ thông tin để thí sinh biết mình đăng ký đúng nguyện vọng trúng tuyển có điều kiện (trúng tuyển sớm) hay chưa và số thứ tự nguyện vọng đã đăng ký.Thí sinh có thể vào mục: «Tra cứu =>> Danh sách nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển» để xem thông tin chi tiết (nếu đăng ký đúng cột «Thứ tự NV» sẽ hiện ra nguyện vọng đã đăng ký).Ngoài ra, phản ánh của thí sinh, phụ huynh qua đường dây nóng trực tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho thấy, hiện vẫn có một số thí sinh tự do chưa có tài khoản hoặc chưa biết cách tạo tài khoản; một số thí sinh chưa tích vào mục 9 để có thể đăng ký xét tuyển; một số thí sinh sai số điện thoại, email,...Vụ Giáo dục Đại học đề nghị các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục hướng dẫn nhóm thí sinh này khẩn trương đến:- Trường THPT, Phòng GD&ĐT (điểm tiếp nhận) để tạo tài khoản đăng ký xét tuyển; sửa email, số điện thoại.- Đến Sở GD&ĐT để tích vào mục 9 trên phiếu đăng ký xét tuyển.Trước đó, trao đổi với Dân trí, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho hay, năm nay, quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT lần đầu tiên quy định với tất cả phương thức xét tuyển, dù vào ngành nào, trường nào, thí sinh đều phải đăng ký nguyện vọng của mình lên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT.Khi lựa chọn nguyện vọng, thí sinh cần đăng nhập vào tài khoản mình đã được cung cấp từ khi dự thi tốt nghiệp THPT. Sau này, duy nhất một nguyện vọng trúng tuyển sẽ được công bố trên hệ thống của Bộ GD&ĐT.PGS Thủy lưu ý, Bộ GD&ĐT không khống chế số lượng nguyện vọng, như vậy cơ hội của thí sinh rất cao. Tuy nhiên, khi các em đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn, rõ ràng những nguyện vọng khác không còn giá trị. Bởi vậy, thí sinh phải nghiên cứu rất kỹ, từ tổ hợp xét tuyển đến mã ngành, mã trường; việc đăng ký phải chính xác, không có sai sót. Đối với các thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT những năm trước), Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, các em cần liên hệ với điểm tiếp nhận tại các địa phương để có được tài khoản giống như thí sinh dự thi tốt nghiệp năm nay. Khi đăng nhập vào hệ thống, các em sẽ lập tức thấy phần hướng dẫn đăng ký nguyện vọng và phải thực hiện đầy đủ quy trình theo hướng dẫn.PGS Thủy nhắc nhở thêm với nhóm thí sinh tự do, đến thời điểm này, nếu vẫn chưa có tài khoản để đăng ký nguyện vọng, các em có thể đến Sở GD&ĐT ở địa phương nơi bản thân cư trú, với các điểm tiếp nhận là Phòng GD&ĐT hoặc các trường THPT để được hỗ trợ mở tài khoản đăng ký trực tuyến.Năm nay, mọi đăng ký tuyển sinh đều được thực hiện trực tuyến, do vậy các em không còn cách nào khác là phải có tài khoản này. 
Điểm chuẩn vào ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2022 sẽ ở ngưỡng nào?
Thông tin từ Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, dự báo điểm chuẩn năm nay có thể cao hơn năm trước từ 0,5 đến 1 điểm, những ngành hot cao hơn từ 1 đến 2 điểm.
Toàn cảnh buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến (Ảnh: Chụp màn hình).Điểm chuẩn sẽ không nhiều biến độngNgày 12/8, tại buổi Tư vấn tuyển sinh trực tuyến đại học chính quy năm 2022 của Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội), GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội đã dự báo điểm chuẩn vào các ngành đào tạo của các trường thuộc ĐHQG Hà Nội năm nay.Theo GS Đức, số lượng thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không biến động nhiều so với năm 2021, tuy nhiên có một số điều chỉnh về phổ điểm.GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tư vấn tuyển sinh trực tuyến (Ảnh: Chụp màn hình).GS Đức cho hay, năm ngoái, môn Ngoại ngữ có gần 20% thí sinh đạt 8 điểm trở lên, thì năm nay là 11,3%. Phổ điểm môn Toán năm nay thấp hơn nhưng vẫn có khoảng 20% thí sinh trên 8 điểm.Môn Ngữ Văn năm ngoái có 41,7% thí sinh đạt điểm 7 trở lên thì năm nay tăng lên 42,2%. Môn Lịch sử có nhiều biến động nhất, năm ngoái chỉ có 5,4% thí sinh trên 8 điểm thì năm nay con số này là 18%. Vật lý và Hóa học có tỷ lệ điểm giỏi cao hơn năm 2021."Với phổ điểm như vậy, năm nay vẫn có nhiều thí sinh đạt trên 8 điểm và không biến động nhiều so với năm trước. Điểm các tổ hợp cơ bản cũng không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, tổ hợp nào có môn Sử thì điểm chuẩn sẽ tăng nhiều, còn tổ hợp có môn Tiếng Anh thấp hơn", GS Đức dự đoán.Năm 2022, ĐHQG Hà Nội có tỷ lệ xét tuyển thẳng cao và tăng tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực (ĐGNL). Vì vậy, tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ thấp hơn năm ngoái. Ông Đức khuyên thí sinh nên lấy điểm chuẩn của năm 2021 cộng thêm 0,5 - 1 điểm sẽ ra điểm ở ngưỡng an toàn để cân nhắc đăng ký xét tuyển. Điểm chuẩn của những ngành hot có thể tăng từ 1 - 2 điểm.Đối với các lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn cơ bản có phổ điểm cao, còn khối Khoa học Tự nhiên sẽ giữ ổn định so với năm 2021.GS.TS Lê Thanh Sơn - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội cũng nhận định, điểm chuẩn vào các ngành đào tạo của nhà trường sẽ tương tự như năm 2021. Tuy phổ điểm Ngoại ngữ và Sinh học thấp, nhưng các môn còn lại vẫn giữ ổn định.GS.TS Lê Thanh Sơn tại buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến (Ảnh: chụp màn hình)."Tôi khuyên các em nên căn cứ vào điểm trúng tuyển của năm ngoái để đặt nguyện vọng vào ngành mình yêu thích", ông Sơn nói.ThS. Nguyễn Văn Hồng - Chuyên viên Phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội cho biết, năm 2022 nhà trường tuyển sinh 1680 chỉ tiêu cho 31 ngành, chương trình đào tạo chuẩn và chất lượng cao. Điểm chuẩn của các ngành dự kiến không biến động lớn.Tuy nhiên, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, phổ điểm có sự khác biệt rất lớn giữa các ngành hot, được xã hội quan tâm. Với những ngành Khoa học cơ bản kén người học, thí sinh nên tham khảo điểm năm 2021 để xếp nguyện vọng. Những bạn có điểm không quá cao thì không nên chỉ đăng ký vào những ngành hot, nên có lựa chọn phù hợp để tăng cơ hội trúng tuyển.ThS. Nguyễn Văn Hồng tại buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến (Ảnh: chụp màn hình).GS.TSKH Nguyễn Đình Đức lưu ý, dù điểm sàn vào ĐHQG Hà Nội năm nay tăng lên 20 điểm nhưng điểm sàn và điểm trúng tuyển hoàn toàn khác nhau. Trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh đăng ký xét tuyển, những ngành bình thường sẽ được cộng thêm từ 3 - 4 điểm, những ngành hot như Y dược, Kinh tế, Luật, Công nghệ thông tin thậm chí cộng thêm 8 điểm so với điểm sàn.Những điểm mới thí sinh cần lưu ý GS.TSKH Nguyễn Đình Đức thông tin, năm 2022, chỉ tiêu tuyển sinh của ĐHQG Hà Nội tăng. Năm ngoái chỉ tiêu là hơn 12 nghìn, năm nay đã tăng lên hơn 13 nghìn chỉ tiêu. Những chỉ tiêu mới chủ yếu ở những ngành mới.Năm 2022, ĐHQG Hà Nội có 8 ngành mới. Trong đó, trường Đại học Việt Nhật có 2 ngành mới, khoa các Khoa học liên ngành có 2 ngành mới, Trường Quốc tế mở 3 ngành mới, Đại học Công nghệ mở 1 ngành mới. 8 ngành mới này đều là những ngành hay, đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng cuộc CMCN 4.0.Phương thức tuyển sinh của nhà trường cơ bản giống năm 2021. Điểm mới của năm nay là nhà trường đã tổ chức kỳ thi Olympic toàn ĐHQG Hà Nội thi môn Ngoại ngữ và một số môn Khoa học xã hội.Năm tới, nhà trường sẽ tổ chức thi thêm lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Những thí sinh có kết quả tốt trong kỳ thi này sẽ được cộng điểm khi xét tuyển vào ĐHQG Hà Nội.Tỷ lệ xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL năm nay là tối thiểu 20% cho mỗi ngành, như vậy có 2650 chỉ tiêu cho phương thức ĐGNL. Dành 10% cho các đơn vị xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ kết hợp học bạ.Các đơn vị còn lại có thể xét tuyển học bạ nhưng không quá 10% chỉ tiêu, trong đó, tổng điểm 2 môn tổ hợp trong học bạ phải trên 16 điểm, đồng thời điểm IELTS trên 5.5. Những em xét tuyển vào trường Đại học Ngoại ngữ còn phải thông qua vòng phỏng vấn trực tiếp với Hội đồng tuyển sinh.PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu - Chủ nhiệm Khoa các Khoa học liên ngành, ĐHQG Hà Nội thông tin, năm nay, khoa tuyển sinh thêm 2 ngành mới là Quản trị Đô thị thông minh - bền vững và ngành Quản lý Giải trí - Sự kiện.PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu tại buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến (Ảnh: chụp màn hình).Đặc biệt, Khoa các Khoa học liên ngành tổ chức phỏng vấn để xét tuyển. Theo ông Hiệu, đây là một phương thức đột phá, kết hợp xét tuyển bằng điểm chứng chỉ Ngoại ngữ, điểm 2 môn tổ hợp trong học bạ và hình thức phỏng vấn trực tiếp thí sinh."Qua phỏng vấn, thí sinh được hiểu rõ về ngành hơn, có những em lại thấy mình phù hợp với ngành khác và có sự lựa chọn khác. Nhờ vậy, thí sinh sẽ yên tâm khi lựa chọn ngành học, nhà trường cũng nắm được số lượng thí sinh phù hợp với ngành", ông Hiệu cho biết.ThS. Nguyễn Văn Hồng cho biết, với những thí sinh thuộc diện trúng tuyển sớm sẽ có những thay đổi mang tính chất kỹ thuật. Những năm trước, thí sinh trực tiếp xác nhận nhập học, thì năm nay các em xác nhận bằng cách đăng ký nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT."Vì vậy thí sinh lưu ý, các em phải đăng ký nguyện vọng theo diện trúng tuyển sớm trên hệ thống của Bộ GD&ĐT, thì mới được xét trúng tuyển. Với các ngành đã trúng tuyển sớm mà các em yêu thích nhất thì phải đặt ở NV1, nếu chưa phải lựa chọn hàng đầu thì có thể đặt ở các nguyện vọng sau", ông Hồng nói.
Chuyên gia cảnh báo "ngành công nghiệp" IELTS gây hại cho học tập tiếng Anh
Các chuyên gia cảnh báo việc "IELTS hóa" sẽ ảnh hưởng đến công tác giảng dạy tiếng Anh. Việc học viên nhỏ tuổi được khuyến khích học và thi IELTS khiến các em chán nản, bị ngợp bởi các tài liệu.
"Ngành công nghiệp" IELTS Ông Stuart Turner, Quản lý cấp cao chương trình Tiếng Anh học thuật, Khoa Tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học, Đại học RMIT Việt Nam nhận định IELTS là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh, khác hẳn một khóa học hoặc phương pháp học tiếng Anh. Theo ông Stuart Turner, điểm số IELTS là cánh cửa tiềm năng để làm việc và học tập ở nước ngoài, dẫn lối đến các chương trình học thuật và là một trong những cách đo lường trình độ tiếng Anh được công nhận rộng rãi nhất trên toàn thế giới."IELTS đã phát triển qua nhiều năm, với cả một "ngành công nghiệp" chuyên cung cấp cho thí sinh những cách tốt nhất, nhanh nhất và rẻ nhất để đạt được điểm số mong muốn", giảng viên này nhận định. Ông Stuart Turner, Quản lý cấp cao chương trình Tiếng Anh học thuật, Khoa Tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học, Đại học RMIT Việt Nam (Ảnh: NTCC).Như nhiều chuyên gia giáo dục, học để thi không giống như việc học một ngôn ngữ. Nếu chỉ tập trung vào việc đạt được điểm số cao nhất trong thời gian ngắn nhất thì phương pháp sư phạm cơ bản sẽ không được bảo đảm và thí sinh không thể học tiếng Anh theo cách ý nghĩa và thú vị. "Đáng lo ngại hơn là việc học viên nhỏ tuổi được khuyến khích học và làm bài thi vốn thiết kế dành cho những học viên trưởng thành. Điều này có thể khiến các em chán nản với tài liệu học, không hiểu chủ đề và cảm giác bị ngợp bởi các tài liệu IELTS", chuyên gia Đại học RMIT cho hay.Quản lý cấp cao chương trình tiếng Anh học thuật cho rằng học ngôn ngữ phải là một quá trình từ tốn, cân nhắc đến nhu cầu của người học và được điều chỉnh phù hợp. Tài liệu học nên hấp dẫn và không quá khó hiểu.Điều này không thể xảy ra khi người học phải gấp rút đạt được điểm số trong khoảng thời gian định trước. Thay vì dùng IELTS như một công cụ để kiểm tra thực lực, có thể họ chỉ học tiếng Anh vừa đủ để vượt qua được bài thi. Nhiều người lựa chọn thi chứng chỉ IELTS để tuyển sinh đầu cấp (Ảnh: IDP).TS Lê Xuân Quỳnh, Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ, Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam nhận định việc sử dụng IELTS phù hợp còn tùy thuộc vào ý định của người học. Nếu mục tiêu chính là công nhận năng lực tiếng Anh của thí sinh dự thi đại học thì IELTS là một trong những thước đo góp phần đánh giá tư duy và năng lực tổng thể của thí sinh.  "Dùi mài" IELTS cũng là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho việc học tập ở các trường đại học quốc tế.  Trong quá trình này, thí sinh sẽ rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh cần thiết, nhằm đảm bảo rằng họ có thể thích ứng và thành công trong môi trường học tập quốc tế.Đặc biệt, việc luyện tập các kỹ năng tiếng Anh thông qua quá trình chuẩn bị cho kỳ thi cũng sẽ giúp các em phát triển năng lực ngôn ngữ và logic của mình. Điều này giúp đảm bảo rằng sinh viên có khả năng học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường tiếng Anh và tăng cơ hội thành công sau này.   Mặc dù vậy, TS Quỳnh nhận định việc sử dụng IELTS cần được điều chỉnh để tránh bị lạm dụng do hiểu biết hạn chế về mục đích thực sự của kỳ thi này. Điều quan trọng là tập trung xây dựng kỹ năng tiếng Anh cốt lõi, như khả năng giao tiếp, vốn hữu ích cho việc học hơn là một chiến lược để đối phó với bài thi.  Làm thế nào để thích nghi? Các chuyên gia cho rằng cần thừa nhận nhu cầu IELTS hiện nay và bài thi IELTS là một công cụ hữu ích để đo lường trình độ và sẽ tiếp tục được các trường đại học và cơ quan di trú chấp nhận. Cách tiếp cận đúng đắn trong tương lai là sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong lớp học và đặt việc học ngôn ngữ lên trên điểm thi. Điều này có thể không dễ dàng trong 1 thị trường với những trung tâm kém uy tín tập trung quảng bá và sẵn sàng hứa hẹn cam kết để học viên đạt điểm số cao.Ông Stuart Turner cho biết đơn vị của mình đã tìm điểm giao thoa giữa phương pháp giảng dạy và nhu cầu của người học thông qua việc phát triển ngôn ngữ trước khi làm bài kiểm tra, cũng như phát triển người học với tư cách là những cá thể độc lập thông qua các kế hoạch học tập phù hợp. Các giảng viên còn thúc đẩy tư duy phản biện để khắc phục những lỗ hổng kiến thức tổng quát và trao quyền cho các thầy cô để họ tập trung vào những khía cạnh phù hợp nhất với nhu cầu của học viên. Đó là một con đường chậm nhưng cho thấy những kết quả tích cực.TS Lê Xuân Quỳnh khuyên rằng khi tham gia bài thi IELTS, mỗi người cần cân nhắc đến mức độ phù hợp theo lứa tuổi, cần xét đến trình độ tiếng Anh và sự quen thuộc của từng nhóm tuổi.  TS Lê Xuân Quỳnh (Ảnh: NVCC).Học sinh cấp trung học phổ thông nên đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia kỳ thi của bản thân và cần được hỗ trợ cũng như khuyến khích cải thiện năng lực tiếng Anh một cách bài bản và hiệu quả.  Ở cấp trung học cơ sở, học sinh lớp 8 hoặc 9 có thể bắt đầu làm quen với bài thi. Nếu đạt kết quả tốt, các em nên được tuyển vào các lớp chuyên Anh hay dùng làm điểm xét tuyển chuyển lên cấp trung học phổ thông.  "Ở cấp học tiểu học, không nên khuyến khích các em ở độ tuổi này học IELTS bởi năng lực tư duy của các em chưa đủ để hiểu và thích ứng với nội dung học thuật cần thiết cho kỳ thi này", Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ nêu quan điểm.  Theo ông Quỳnh, học sinh tiểu học cần tập trung bồi dưỡng khả năng lập luận, tổ chức thông tin, trình bày logic và hợp lý bằng tiếng Việt và nếu có điều kiện thì giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh.Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua đọc và viết bằng tiếng Việt sẽ cho các em nền tảng vững chắc để tiếp tục học tập và từ đó phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh khi học lên các cấp cao hơn. 
Độc chiêu chữa "bệnh run", cứ vào phòng thi là quên hết kiến thức
Nhiều học sinh khi gặp áp lực phòng thi thì thường sẽ bị run, tâm lý hồi hộp, lo lắng, thậm chí cả sợ hãi, khó tập trung làm tốt bài thi dẫn đến điểm thấp.
Ngô Lê Sơ Ni - thủ khoa Trường Đại học Giao thông vận tải, phân hiệu TPHCM năm 2022 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Ngày 28-30/6 sẽ diễn ra tốt nghiệp THPT 2023, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước tham dự. Ngô Lê Sơ Ni, thủ khoa Trường ĐH Giao thông vận tải, phân hiệu TPHCM năm 2022 chia sẻ, thực tế có rất nhiều thí sinh "mắc bệnh run" khi bước vào kỳ thi trên.Theo nữ thủ khoa, để trị được căn bệnh này, thí sinh cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng một đêm trước khi thi.  Cụ thể, vào buổi tối trước khi thi, thí sinh nên chuẩn bị cho mình một túi riêng đựng đầy đủ các dụng cụ học tập cũng như các giấy tờ cần thiết để vào phòng thi.Trong những ngày dự thi nên lựa chọn cho mình bộ trang phục thoải mái nhất, vì khi thoải mái mới tập trung tốt cho việc làm bài.Nữ thủ khoa Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, khi vào phòng thi nhiều bạn mang theo tâm trạng lo lắng khi phần này chưa ôn kỹ, phần kia chưa nắm chắc."Dù đã học ít hay nhiều thì khi vào phòng thi cũng không còn học thêm được nữa. Do đó, luôn trong tâm thế mình sẽ làm tốt nhất có thể mới là tích cực", Sơ Ni nói.Với kinh nghiệm của mình, Sơ Ni lưu ý, thí sinh khi đi thi nên mang theo một chai nước. Khi cảm thấy tim đập nhanh hơn, hồi hộp, sĩ tử nên uống một ngụm nước nhỏ để giúp trấn tĩnh cũng như ổn định trạng thái trở lại."Khi không làm được bài, nhiều bạn có thói quen nhìn xung quanh phòng và theo dõi những bạn khác đang làm bài như thế nào. Việc này sẽ gây ra áp lực lớn hơn. Vì vậy, tuyệt đối không nên nhìn xung quanh phòng cũng như nhìn các bạn khác mà chỉ nên tập trung vào bài làm của mình", nữ sinh viên đại học nói về kinh nghiệm của bản thân.Thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (Ảnh: Nguyễn Vy).Căn dặn thí sinh trước ngày thi, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) cho rằng, thí sinh nên dành thêm thời gian cho việc thể dục thể thao, chơi game, nghe nhạc, tạo tâm lý thật sự thoải mái để bước vào kỳ thi."Trước khi vào thi, thí sinh cần khảo sát khuôn viên trường, trong đó tìm xem nhà vệ sinh ở đâu. Đây là vấn đề tế nhị nhưng thể hiện khả năng quan sát của thí sinh, giúp thí sinh có thể giải quyết được tình huống bất ngờ một cách nhanh nhất trong ngày thi", ông Phú nhắn nhủ.Lưu ý quan trọng nhất, thí sinh phải chú ý giờ giấc, không đến trễ. Trong những ngày thi, thí sinh không nên thức quá khuya và cần để đồng hồ báo thức nhiều lần để tránh... tắt đi ngủ tiếp. Những dụng cụ mang vào phòng thi như căn cước công dân, bút, thước phải được chuẩn bị sẵn."Trường hợp trên đường đi mới phát hiện quên giấy tờ, nhưng đã sát giờ thi, các em cần tiếp tục di chuyển đến điểm thi chứ không nên quay về lấy vì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đến chậm quá giờ phát đề, dẫn đến không được vào thi. Thí sinh nên đến điểm thi, báo cáo giám thị coi thi và nhờ người nhà hỗ trợ", thầy Phú lưu ý.Trong trường hợp xảy ra những tình huống bất ngờ không thể đến điểm thi, dự thi, thí sinh cần báo ngay với nhà trường để được hướng dẫn làm hồ sơ để xét đặc cách, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi.Ngoài ra, thời điểm này, nhiều tỉnh thành thường xuyên xảy ra mưa. Do đó, thí sinh, phụ huynh phải luôn chuẩn bị áo mưa, tránh bị ướt gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong những ngày thi.Về cách ăn uống, ThS Huỳnh Thanh Phú khuyên, trong những ngày thi, thí sinh không nên ăn những đồ ăn lạ, dễ gây đau bụng, đồ ăn dễ chứa nhiều vi khuẩn và những loại đồ ngọt vì có thể gây buồn ngủ.
Mách nước thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023 để giành 8 điểm môn toán
Các chuyên gia luyện thi khuyên thí sinh cần phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài, không mất quá nhiều thời gian để làm câu khó.
Học sinh lớp 12 ở TPHCM ôn thi tốt nghiệp THPT 2022 (Ảnh: Huyên Nguyễn).Chỉ còn chưa tới 24h nữa, hơn 1 triệu thí sinh cả nước chính thức bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với hai môn quan trọng ngữ văn và toán.Nhắn nhủ thí sinh để giành điểm cao môn toán, ThS Nguyễn Quang Thi, giáo viên toán Trường THPT Bảo Lộc (Lâm Đồng) căn dặn, trong giai đoạn "nước rút", thí sinh đừng vùi đầu vào giải đề vì càng giải đề các em lại thấy vấn đề mới xuất hiện dẫn đến hoang mang.Lời khuyên của ông là các sĩ tử cần tĩnh tâm, xem lại những kiến thức nội dung đã học, ghi nhớ công thức toán học và khắc sâu phương pháp làm bài của mỗi dạng toán.Ông Thi chỉ ra rằng, trong đề thi, có những câu chỉ làm một vài giây, có câu mất vài phút, câu vận dụng cao đôi khi cần dành 10-15 phút chưa có đáp án nhưng điểm số mỗi câu đều như nhau. Do đó, học sinh không nên để mất điểm ở những câu hỏi nhận biết và thông hiểu. Khi làm bài, các em cần chọn câu dễ làm trước. Những câu khó sẽ đọc đề thật kỹ, sau đó, vạch những hướng đi và chọn cách làm thích hợp."Những câu khó phải tư duy để chọn cách giải tối ưu. Không được choáng ngợp khi thấy bạn xung quanh xin nhiều giấy nháp hay làm xong bài sớm hơn mà phải tin tưởng vào bản thân mình. Khi hoàn thành, các em hãy đọc lại bài để kiểm tra sai sót lần cuối", ông Thi căn dặn.Về mặt tâm lý, giáo viên Trường THPT Bảo Lộc nhận định, những học sinh đã trúng tuyển vào các trường đại học qua phương thức xét tuyển sớm hoặc không tiếp tục học lên cao sẽ có tâm lý thoải mái.Những thí sinh dùng kết quả thi tốt nghiệp để xét vào các trường top đầu có thể gặp áp lực rất lớn. Muốn có kết quả cao, yếu tố tâm lý rất quan trọng đối với mỗi học sinh. Các em cần bình tĩnh, chuẩn bị tinh thần thoải mái.Khi đi thi, thí sinh cần chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và đến phòng thi sớm hơn ít nhất 15 phút so với giờ quy định có mặt tại điểm thi. Khi nhận đề thi, cần đọc đề thật kỹ nhiều lần để tìm ra hướng giải cho từng câu."Nếu hồi hộp, các em hãy hít từng hơi thật sâu rồi thở ra từ từ. Cách khác là nắm chặt hai tay vào nhau để trấn tĩnh trở lại", ThS Thi khuyên.Thí sinh cần giữ được tâm lý bình tĩnh, tự tin khi vào phòng thi (Ảnh: Huyên Nguyễn)Còn thầy Đặng Hoàng Dư, luyện thi toán tại TPHCM nhấn mạnh, thí sinh cần tập trung ôn tập những đề cương của giáo viên, hệ thống lại kiến thức ngắn gọn trọng tâm."Các em cần tránh học tủ học theo đề minh họa mà phải ôn tất cả các dạng toán khác trong chương trình. Vì đề minh họa chỉ mang tính tham khảo, ước lượng dạng đề nhưng không phản ánh cấu trúc ra đề của năm nay", ông Dư lưu ý.Giai đoạn cuối, học sinh chú ý coi lại những dạng bài mình thường gặp sai sót, rèn luyện lại để rút kinh nghiệm.Để được điểm 8 trở lên, ông Hoàng Dư khuyên học sinh phân bổ thời gian phù hợp.Trong tổng số 90 phút, học sinh nên dành 35 phút đầu để làm kỹ 38 câu đầu tiên trong đề, dành 35 đến 40 phút để làm tốt câu từ 39 đến 50. Khoảng thời gian còn lại để hoàn thiện các câu chưa làm và kiểm tra 40 câu đầu với kiến thức cơ bản, dễ lấy điểm."Khi gặp câu hỏi nào khó, thí sinh nên bỏ qua và làm những câu dễ hơn trước. Sau khi xong câu dễ mới quay trở lại câu khó", ông Dư nói.Theo đề minh họa của Bộ GD&ĐT năm 2023 và đề thi tốt nghiệp năm 2022, ThS Nguyễn Quang Thi nhắc lại một số một số chuyên đề của môn toán.Chuyên đề 1: Hàm sốChiếm khoảng 11 câu; trong đó, có 9 câu nhận biết và thông hiểu, có 2 câu vận dụng. Tập trung vào các dạng: Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số; tìm cực trị của hàm số; tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số; tìm đường tiệm cận của đồ thị hàm số, nhận dạng đồ thị hàm số; tìm số nghiệm thông qua sự tương giao của hai đồ thị hàm số.Chuyên đề 2: Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và lôgaritChiếm khoảng 8 câu; trong đó, có 7 câu nhận biết và thông hiểu, có 1 câu vận dụng. Tập trung vào các dạng: Tìm tập xác định của hàm số; tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm; tính giá trị của biểu thức; so sánh các số lũy thừa; tìm nghiệm của phương trình và bất phương trình mũ và lôgarit.Chuyên đề 3: Nguyên hàm, tích phân và ứng dụngChiếm khoảng 6 câu; trong đó, có 5 câu nhận biết và thông hiểu, có 1 câu vận dụng. Tập trung vào các dạng: Tìm nguyên hàm của hàm số; tính tích phân; tính diện tích hình phẳng; tính thể tích khối tròn xoay.Chuyên đề 4: Số phứcChiếm khoảng 6 câu; trong đó, có 5 câu nhận biết và thông hiểu, có 1 câu vận dụng. Tập trung vào các dạng: Tìm phần thực, phần ảo và tính mô đun của số phức; tìm số phức liên hợp; tìm nghiệm của phương trình với hệ số thực; tìm số phức có mô đun lớn nhất hay nhỏ nhất thông qua tập hợp điểm biểu diễn của số phức.Chuyên đề 5: Khối đa diện và thể tích của chúngChiếm khoảng 4 câu; trong đó, có 3 câu nhận biết và thông hiểu, có 1 câu vận dụng. Tập trung vào các dạng: Tìm số mặt đối xứng của khối đa diện; tìm thể tích của khối đa diện (chủ yếu khối chóp và khối lăng trụ); tìm tỷ số thể tích của khối đa diện.Chuyên đề 6. Khối tròn xoay Chiếm khoảng 2 câu; trong đó, có 1 câu nhận biết và thông hiểu, có 1 câu vận dụng. Tập trung vào các dạng: Tìm thể tích khối nón, khối cầu, khối trụ; tìm diện tích thiết diện của mặt phẳng cắt khối tròn xoay.Chuyên đề 7: Phương pháp tọa độ trong không gianChiếm khoảng 8 câu; trong đó, có 7 câu nhận biết và thông hiểu, có 1 câu vận dụng. Tập trung vào các dạng: Tìm tọa độ của điểm thỏa điều kiện nào đó; tìm vectơ pháp tuyến của mặt phẳng; tìm vectơ chỉ phương của đường thẳng; tìm tọa độ tâm và tính bán kính mặt cầu; viết phương trình mặt phẳng, mặt cầu và đường thẳng; tìm tâm và tính bán kính đường tròn giao tuyến khi biết mặt phẳng cắt mặt cầu.Chuyên đề 8: Cấp số cộng, cấp số nhân, tổ hợp, xác suất và tính khoảng cáchĐây là chương trình lớp 11 và chiếm khoảng 5 câu; trong đó, có 4 câu nhận biết và thông hiểu, có 1 câu vận dụng.Tập trung vào các dạng: Đối với cấp số cộng và cấp số nhân thì tìm số hạng đầu, tính tổng, tính công sai hay công bội; đối với tổ hợp và xác suất thì tìm số tự nhiên, tìm số cách chọn các đồ vật rồi tính xác suất.Đối với hình học không gian: tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau và tính góc giữa hai đường thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng.
Ngôn ngữ Anh - học một ngành biết nhiều nghề
Trên thực tế, hầu hết những người thành công đều nắm bắt ít nhất một ngoại ngữ. Biết nhiều hơn một ngôn ngữ sẽ mở ra nhiều mới.
Vì vậy, ngôn ngữ Anh luôn là môn học thu hút hồ sơ trong mỗi mùa tuyển sinh đại học. Tại Nha Trang, trường ĐH Thái Bình Dương (TBD) là một trong những địa chỉ đào tạo Anh ngữ rất tốt.Cơ hội nghề nghiệp rộng mởThs Nguyễn Thị Hồng Phương - giảng viên chính ngành Ngôn Ngữ Anh cho hay: Ngôn ngữ Anh TBD gồm 2 chuyên ngành: Tiếng Anh biên phiên dịch và Tiếng Anh thương mại và du lịch. Hai ngành này đều là ngành "hot", chương trình đào tạo kết hợp lý thuyết và thực hành nhiều, trong đó SV trải qua 2 giai đoạn thực tập bắt buộc tại doanh nghiệp.TS Christopher Alan Parratt - Quyền Trưởng bộ môn Ngôn Ngữ Anh nhấn mạnh rằng, sinh viên không chỉ học ngôn ngữ mà còn học các kỹ năng khác để cạnh tranh với sinh viên khác khi làm việc. Các bạn có cơ hội tích lũy kinh nghiệm trong môi trường làm việc quốc tế như khách sạn Sheraton, Intercontinental, Vinpearl tại Nha Trang và các doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh để trau dồi thực tế nghề nghiệp. "Chúng tôi mong rằng, các giảng viên, cố vấn học tập qua quá trình tương tác với sinh viên suốt quá trình học tập tại TBD sẽ giúp các bạn chuẩn bị đầy đủ sự độc lập, tự tin và biết nắm lấy cơ hội nghề nghiệp, cơ hội trở thành "công dân toàn cầu" thực sự"."Chương trình học của chúng em không chỉ là củng cố lý thuyết mà còn thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp là các đối tác của trường như Vinpearl, khách sạn Sheraton, khách sạn Intercontinental…. Những kỳ thực tập - thực tế tại doanh nghiệp như vậy cho chúng em kinh nghiệm và kỹ năng tự học, quản lý thời gian, quản lý bản thân, v.v. Đồng thời, Trung tâm kết nối và Hỗ trợ sinh viên của trường rất nhiệt tình hỗ trợ sinh viên.Và khi tham gia các câu lạc bộ (CLB) như CLB tiếng Anh, CLB Khởi nghiệp, CLB Dancing giúp em tự tin hơn. Em cảm thấy đã quyết định đúng đắn khi chọn Đại học TBD" - Sinh viên Lê Thị Ngọc Bích (đạt học bổng Phát triển tài năng 100%) hiện đang học chuyên ngành Tiếng Anh thương mại và du lịch cho hay.Như vậy, qua các kỳ thực tập tại doanh nghiệp đa quốc gia, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn sau khi tốt nghiệp ĐH TBD. Bạn có thể là biên phiên dịch và thông dịch viên ở phòng nhân sự, hoặc là hướng dẫn viên du lịch song ngữ ở một công ty quốc tế (khi chọn học ngành phụ là Du lịch), hoặc là chuyên viên truyền thông, v.v. Đồng thời, tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh, bạn có được kiến thức chuyên môn để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về công việc và thích ứng trong thị trường cạnh tranh toàn cầu.Lộ trình phát triển rõ ràng Điểm đặt biệt của Trường ĐH Thái Bình Dương là SV có lộ trình phát triển rất rõ ràng trong 3,5 năm. Ngay từ năm nhất, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh được lựa chọn các môn học thú vị, độc đáo trong chương trình Giáo dục tổng quát để phát triển các nhóm kỹ năng và tư duy quan trọng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, trí tuệ cảm xúc, tư duy phản biện, v.v.Để hỗ trợ đặc biệt cho sinh viên năm nhất, nhà trường có 2 chương trình là Tự học có hỗ trợ (Assisted Self-Learning - ASL) và M-Reader. Chương trình ASL hỗ trợ bạn tự học với sự trợ giúp của trợ giảng và giảng viên bản ngữ giàu kinh nghiệm. Sau giờ học chính khóa, sinh viên còn tham gia các chương trình ngoài khóa, tương tác thường xuyên và thực chất để nâng cao kỹ năng nghe nói, sửa lỗi phát âm, giao tiếp với giảng viên bản ngữ.Còn M-Reader là chương trình phát triển kỹ năng đọc. Sinh viên TBD tiếp cận kiến thức, kỹ năng đọc các tác phẩm văn học nổi tiếng trên thế giới, sau đó kiểm tra kiến thức mới tìm được này thông qua các câu đố trên máy tính. Các bạn sẽ có được niềm vui học tập để phát triển các kỹ năng tiếng Anh của mình, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu trong tiếng Anh.Hai chương trình này được Ban giám hiệu TBD và Bộ môn Ngôn ngữ Anh thiết kế nhằm giúp sinh viên học tập thật tốt ngôn ngữ Anh. Điểm nổi bật của hai chương trình ASL và M-Reader là hoàn toàn miễn phí và luôn có trợ giảng, giảng viên bản ngữ nhiệt tình hỗ trợ, sẵn sàng giúp các bạn sửa chữa những thiếu sót trong năng lực sử dụng tiếng AnhNăm thứ hai là giai đoạn khám phá ngành nghề. Bạn hiểu rõ đam mê, điểm mạnh và lợi thế của bản thân trong định hướng nghề nghiệp với sự hỗ trợ của những giảng viên nhiều kinh nghiệm. Sau đó sẽ đến giai đoạn bạn tích lũy kiến thức chuyên môn, thực tập và trải nghiệm thực tế, áp dụng kiến thức vào thực tiễn, đào sâu kiến thức chuyên ngành và xác định con đường nghề nghiệp.Sau cùng là bạn tham gia những đề án và dự án thật, sẵn sàng dấn thân, chủ động chiếm lĩnh tri thức, nuôi dưỡng sự sáng tạo, thích ứng nghề nghiệp và tạo đam mê học tập suốt đời. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, trong thời kỳ chuyển đổi số, bạn có tinh thần sẵn sàng học hỏi (khả năng tự học) và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi (thông minh cảm xúc) thì đã nắm chìa khóa để thành công.
Hiện tượng mạng Kaito Kid lại gây "bão" vì tiếp tục đoán trúng đề văn
Những giải mã bất ngờ về dãy số dự đoán đề thi môn ngữ văn mà trang facebook Kaito Kid đưa ra tối 29/6 khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Lý giải về dự đoán đề thi ngữ văn của Kaito Kid khiến nhiều người bất ngờ (Ảnh chụp màn hình).Tối 29/6, sau khi các thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, nhân vật bí ẩn mạng xã hội với tên truy cập Kaito Kid đã xuất hiện trở lại và đưa ra giải mã về dự báo đề thi ngữ văn.Lời giải này tiếp tục gây choáng váng bởi đưa ra bởi đáp số lại chính là "Vợ nhặt" - tác phẩm được ra trong đề thi ngữ văn.Theo lý giải của Kaito Kid, trong bài viết về "Blue Sapphire", nhân vật này đã đưa ra 2 dãy số 10124027 và 14370212. Cách giải mã dãy số bí ẩn được Kaito Kid đưa ra (Ảnh chụp màn hình).Dãy số này được bắt nguồn từ việc Kaito Kid được mệnh danh là "siêu trộm 1412" trong bộ truyện tranh nổi tiếng "Thám tử lừng danh Conan", xuất xứ từ Nhật Bản.Bức ảnh tin nhắn Zalo được nhân vật bí ẩn Kaito Kid đăng tải (Ảnh chụp màn hình).Với cách lý giải về hình tượng học đầy rắc rối, Kaito Kid đã đưa ra đáp án dãy số 10124027 được dịch là "Vợ nhặt"; dãy số 14370212 được dịch là "Kim Lân" - tên nhà văn sáng tác tác phẩm này.  Để tăng tính thuyết phục, trang này còn đăng tải một bức ảnh được cho là chụp lại màn hình Zalo trao đổi với họa sĩ thiết kế bức ảnh dự đoán. Thời gian được hiển thị là 18h18 ngày 27/6, cách thời điểm đăng bức ảnh dự đoán gần 3 tiếng.Phía dưới phần bình luận, nhiều người đồng tình với cách lý giải mà Kaito Kid đưa ra. Tuy vậy, đa phần ý kiến cho rằng cách giải thích này khá khó hiểu và đánh đố bởi ít ai có thể suy luận được. Cùng với đó, một luồng ý kiến khác cũng bày tỏ sự nghi ngờ về tính đúng sai của lập luận này. Trước đó, mọi suy đoán và phân tích về hình ảnh mà Kaito Kid cũng dẫn đến tác phẩm "Người lái đò sông Đà". Do đó, nhiều thí sinh đã ôn rất kỹ tác phẩm này.Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TPHCM (Ảnh: Nam Anh).Kết thúc giờ thi môn ngữ văn tại TPHCM, Hoàng Thi - học sinh Trường Quốc tế Á Châu - chia sẻ đã ôn rất kỹ tác phẩm "Người lái đò sông Đà". Vì thế, khi đọc đề ra về tác phẩm khác khiến nữ sinh hụt hẫng."Lần đầu tiên, tim em hẫng đi một nhịp", Thi kể lại.Cùng tâm trạng, Trần Quang Thịnh - học sinh Trường THCS-THPT Đăng Khoa cũng tập trung thời gian cho hai tác phẩm "Đất nước" và "Người lái đò sông Đà". "Chuyến này, Tràng nhặt em đi luôn rồi. Em ra đẩy xe thóc với Tràng luôn", Thịnh giãy bày. Chỉ vừa đăng tải, bài giải mã đã thu về lượng tương tác khủng (Ảnh chụp màn hình).Cũng theo dõi diễn biến đoán đề thi của Kaito Kid nhưng Hoàng Thạch - học sinh Trường Quốc tế Á Châu - cho biết em không tin vào dự báo lắm, không "học tủ" nên không bị ảnh hưởng.Tương tự, Trần Hữu Nguyên Sơn - học sinh Trường THPT Phú Nhuận - cũng cho biết có nghe thông tin đoán đề nhưng quyết định không tin tưởng. Sau vụ ôn lệch tủ thi tốt nghiệp THPT 2023 vì nghe Kaito Kid, Thanh Thảo - thí sinh dự thi tại điểm thi Trường THPT Phú Nhuận - bày tỏ đây là bài học kinh nghiệm và sẽ không "học tủ" nữa.Trong 3 năm liên tục từ 2020 đến 2022, nhân vật mạng xã hội "Kaito Kid" đã "đoán trúng" tác phẩm sẽ có trong đề thi gồm "Chiếc thuyền ngoài xa" - năm 2022, "Sóng" - năm 2021 và "Đất nước" - năm 2020. Năm 2022, người quản trị của trang này là nhóm sinh viên đại học tại TPHCM vướng lùm xùm lộ đề thi. Đến mức, Bộ GD&ĐT và Bộ Công an phải vào cuộc điều tra.ThS Phan Thế Hoài - giáo viên môn ngữ văn, Trường THPT Bình Hưng Hòa (TPHCM) nhận định, việc đoán trúng đề là do xác suất, vì các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn lớp 12 thường cũng chỉ dưới 10 bài.ThS Đỗ Đức Anh - giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân có lời khuyên: "Nếu được, tôi khuyên các em nên tránh xa mạng xã hội trong giai đoạn thi cử bởi nếu các bạn không lọc được thông tin xấu độc, tin giả, câu view sẽ gây nhiễu".ThS Đỗ Đức Anh cho rằng việc phó mặc tương lai, cuộc đời, kỳ thi quan trọng cho một dự đoán hết sức viển vông sẽ rất tai hại, không thể giao cuộc đời của chính mình cho người khác. Các em học sinh hãy tin vào năng lực của chính bản thân mình, đừng tin vào bất cứ ai.
Đáp án 24 mã đề môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023
Mời bạn đọc tham khảo gợi ý bài giải môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 do báo Dân trí phối hợp cùng Tuyensinh247.com thực hiện.
Là môn thi đầu tiên trong bài tổ hợp khoa học tự nhiên sáng 29/6, đề vật lý có 40 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút.Dưới đây là gợi ý đáp án các mã đề môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 được thực hiện bởi ban chuyên môn Tuyensinh247.com.Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 201 Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 202Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 203Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 204Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 205Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 206Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 207Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 208Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 209Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 210Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 211Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 212Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 213Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 214Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 215Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 216Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 217Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 218Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 219Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 220Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 221Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 222Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 223Đáp án môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 224Mời quý độc giả theo dõi đáp án các môn thi Đáp án 24 mã đề môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn địa lý thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn giáo dục công dân thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án môn ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2023
Đáp án 24 mã đề môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023
Dân trí cập nhật đáp án đầy đủ 24 mã đề môn sinh học kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Đến 15h, tất cả các mã đề đã hoàn thành đáp án.
Sinh học là môn thi cuối cùng của bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên vào sáng ngày 29/6. Các thí sinh sẽ được phát ngẫu nhiên 24 mã đề thi gồm: 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209, 210, 211, 212, 213, 214, 215, 216, 217, 218, 219, 120, 221, 222, 223, 224.Quý phụ huynh và học sinh tra cứu đáp án gợi ý chi tiết dưới đây:Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 201 Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 202Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 203Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 204Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 205Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 206Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 207Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 208Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 209Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 210Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 211Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 212Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 213Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 214Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 215Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 216Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 217Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 218Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 219Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 220Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 221Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 222Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 223Đáp án môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 224Mời quý độc giả theo dõi:Đáp án 24 mã đề môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn địa lý thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn giáo dục công dân thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án môn ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2023
Đáp án 24 mã đề môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023
Đề thi và gợi ý đáp án 24 mã đề môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 được báo Dân trí cập nhật nhanh nhất.
Ngày 29/6, học sinh cả nước bước vào ngày thứ 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 với 2 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học), khoa học xã hội (lịch sử, địa Lý, giáo dục công dân) và ngoại ngữ.Như năm trước, các thí sinh sẽ được phát ngẫu nhiên 24 mã đề gồm: 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209, 210, 211, 212, 213, 214, 215, 216, 217, 218, 219, 120, 221, 222, 223, 224.Ngay sau khi môn thi hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 kết thúc, quý phụ huynh và học sinh tra cứu đáp án môn hóa học do báo Dân trí và Tuyensinh247.com thực hiện.Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 201 Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 202Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 203Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 204Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 205Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 206Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 207Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 208Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 209Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 210Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 211Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 212Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 213Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 214Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 215Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 216Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 217Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 218Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 219Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 220Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 221Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 222Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 223Đáp án môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 224Mời quý độc giả theo dõi:Đáp án 24 mã đề môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn vật lý thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn sinh học thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn địa lý thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án 24 mã đề môn giáo dục công dân thi tốt nghiệp THPT 2023Đáp án môn ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2023
Những thông tin quan trọng về tuyển sinh vào các trường quân đội năm 2022
Ngày 21/3, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông báo về Quy định chỉ tiêu tuyển sinh và những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ quân sự vào các trường trong quân đội năm 2022.
Thông tin tuyển sinh vào 17 trường quân đội năm 2022 xem TẠI ĐÂY Về công tác sơ tuyểnThí sinh đăng ký xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự phải qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng (thanh niên ngoài Quân đội sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Quân nhân tại ngũ sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp trung đoàn và tương đương).Thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường trong Quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển (nếu trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành); các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội, việc đăng ký thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).Về công tác xét tuyểnThí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2022. Đối với các trường Quân đội, thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển, được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo nhóm trường như sau:- Nhóm 1: Gồm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, PK-KQ (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.- Nhóm 2: Gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, PK-KQ (hệ Kỹ sư hàng không).Thời gian, phương pháp điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng ban hành năm 2022. Các học viện, trường trong Quân đội chỉ xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với những thí sinh:- Đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng; tham dự Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng; các bài thi, môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường trong Quân đội mà thí sinh đăng ký.- Đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc nhóm trường thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (nguyện vọng 1) theo đúng tổ hợp xét tuyển của trường.Điểm chuẩn tuyển sinh* Quy định chung:- Thực hiện một điểm chuẩn chung với đối tượng thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài Quân đội; xác định điểm chuẩn riêng theo đối tượng Nam - Nữ (nếu trường có tuyển thí sinh nữ); theo thí sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực phía Bắc (tính từ Quảng Bình trở ra) và thí sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực phía Nam (tính từ Quảng Trị trở vào) hoặc theo từng Quân khu; thí sinh là quân nhân tại ngũ được xác định điểm tuyển theo hộ khẩu thường trú.- Đối với các học viện, trường có xét tuyển đồng thời Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (tổ hợp A00) và Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, tiếng Anh (tổ hợp A01): Thực hiện một điểm chuẩn chung cho tổ hợp A00 và tổ hợp A01.- Thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú phía Nam phải có đủ các điều kiện sau:+ Có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào.+ Thời gian có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào (tính đến tháng 9 năm dự tuyển) phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên.+ Có ít nhất năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh phía Nam.* Một số quy định riêng:- Trường Sĩ quan Không quân thực hiện một điểm chuẩn xét tuyển chung vào đào tạo Phi công quân sự cho thí sinh trong cả nước.- Học viện Quân y thực hiện một điểm chuẩn chung cho cả 2 tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (tổ hợp A00) và Toán, Hóa, Sinh (tổ hợp B00).- Học viện Khoa học quân sự:+ Thực hiện một điểm chuẩn chung cho cùng một đối tượng thí sinh nam hoặc đối tượng thí sinh nữ trong cả nước dự tuyển vào đào tạo các ngành ngoại ngữ và ngành quan hệ quốc tế.+ Thực hiện một điểm chuẩn chung giữa các tổ hợp xét tuyển: Tổ hợp A00 và A01 vào đào tạo ngành Trinh sát kỹ thuật. Tổ hợp D01 và D02 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Nga; Tổ hợp D01 và D04 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.Tiêu chí phụ trong xét tuyểnTrong trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, số thí sinh trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu được giao, sử dụng điểm của các môn trong tổ hợp xét tuyển làm các tiêu chí phụ để xét tuyển.Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào các học viện, trường trong Quân đội, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Tiểu học song ngữ VAschools Vũng Tàu - nơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
11 năm đồng hành cùng phụ huynh nuôi dạy các con trưởng thành, trường tiểu học song ngữ Việt Anh (VAschools Vũng Tàu) đang nỗ lực mỗi ngày tạo nên môi trường học tập hạnh phúc, yêu thương, tôn trọng và chia sẻ dành cho học sinh.
Rảo bước qua con đường Trương Vĩnh Ký, gần công viên Bãi Trước trong trung tâm TP Vũng Tàu, quý phụ huynh hẳn sẽ ấn tượng bởi 2 cơ sở dạy học rất thoáng mát, sạch đẹp và đầy đủ tiện nghi của Hệ thống trường Việt Mỹ (VAschools). Trong nhiều năm qua, trường đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của nhiều thế hệ học sinh và nhận được sự tin yêu từ phụ huynh. Chúng ta cùng khám phá xem nhà trường có "bí quyết" gì để thu hút nhiều học sinh yêu mến nhé !Giáo dục đề cao yêu thương và hạnh phúcVới nhiều năm kinh nghiệm làm quản lý và giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên Vaschools Vũng Tàu luôn theo tôn chỉ: "Nhà trường chú trọng xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, yêu thương, tôn trọng và chia sẻ giúp học sinh vui đến trường, say mê học tập từ những năm đầu đời".Học sinh của Vaschools Vũng Tàu đến từ nhiều quốc gia (Australia, Malaysia, Hàn quốc, Nga…) tạo nên môi trường giao thoa văn hóa giữa học sinh, đồng thời cũng thể hiện năng lực và kinh nghiệm quản lý của Ban giám hiệu khi hướng các em sống và học tập rất nề nếp, khoa học.Cô Ngọc Hằng - Giáo viên chủ nhiệm lớp 2A1 tâm sự: Ấn tượng nhất trong đời đi dạy là cô từng chủ nhiệm một lớp có nhiều học sinh cá biệt; nhưng bằng tình yêu thương và tận tâm, cô đã giúp các em trở nên chăm ngoan, học giỏi, đoàn kết, đưa lớp đi lên và luôn được nhận cờ thi đua của trường. Cuối năm học vừa qua, lớp cô có 16/24 học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, lớp tiên tiến xuất sắc và xếp thứ nhất toàn trường.Cô tâm niệm, dạy dỗ học sinh chính là đang "ươm những mầm cây"; giáo viên, nhà trường phải kết hợp cùng phụ huynh chăm sóc cho những mầm cây được xanh tươi, khỏe mạnh; phải luôn tìm thấy những ưu điểm của mỗi học trò để các em thấy được giá trị của bản thân và phấn đấu tốt hơn mỗi ngày. Bên cạnh đó, ngoài môn học chính, cô còn quan tâm đến tất cả các môn học khác, thúc đẩy học sinh đạt được mục tiêu mà các em hướng đến.Giảng dạy theo chương trình song ngữTrường tiểu học Việt Anh là một trường song ngữ trong Hệ thống trường Việt Mỹ, luôn đảm bảo chương trình giảng dạy văn hóa theo đúng quy chuẩn của Bộ GD&ĐT và kết hợp giảng dạy chương trình tiếng Anh theo chuẩn Châu Âu. Bộ giáo trình ngoại ngữ là sự tích hợp giữa các môn tiếng Anh tổng quát, Toán, Khoa học và giúp các em sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2.Chị Đặng Trần Thu Trang (Chung cư 15 tầng, Ngô Đức Kế, Vũng Tàu) có hai con đang theo học tại VAschools Vũng Tàu chia sẻ: "Tôi lựa chọn VAschools bởi tôi mong các con có môi trường học và tiếp xúc với ngoại ngữ một cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, từ đó phát triển kỹ năng ngoại ngữ thành thạo. Đặc biệt, nhà trường thường xuyên có các cuộc thi như một sân chơi thoải mái cho các con phát huy năng khiếu, mang đến tâm lý hạnh phúc, ngày nào cũng vui đến trường."Chuẩn bị hành trang cho con tự tin vươn xaNhững phụ huynh hiện đại có xu hướng đầu tư cho con học tiếng Anh để có tương lai rộng mở và nhiều cơ hội nên trường song ngữ là một lựa chọn lý tưởng.Chị Phạm Thị Thúy Phương (Giám Đốc DNTN Tiệm Vàng Kim Phương, 50 Nguyễn Tri Phương. Phường 7, TP Vũng Tàu) tâm sự: "Tôi mong muốn con sẽ đi du học nên lựa chọn rất kỹ khi tìm trường học từ lớp 1. Con tôi thi kiểm tra đầu vào 3 lần tại trường tiểu học của VAschools đều không đạt, tôi rất buồn; nhưng vẫn quyết tâm đến cùng. Lần thứ 4, đích thân thầy hiệu trưởng phỏng vấn con và bây giờ sau 2 năm theo học tại VAschools, con tôi không còn là cậu bé nhút nhát mà đã trở nên nhanh nhẹn, nghiêm túc và người lớn hẳn. Con vốn thông minh và năng động, lại được thầy cô quan tâm chăm sóc, dạy dỗ tận tình nên trở thành một cậu bé chín chắn, học tập ngày càng xuất sắc hơn. Tôi rất biết ơn thầy cô và tự hào khi con học tại trường. Điều tôi đánh giá cao nhất khi lựa chọn VAschools là chất lượng của học sinh đúng thực chất, không chạy theo thành tích ảo. Môi trường thân thiện, bạn bè và thầy cô đều yêu thương, mang lại niềm vui và hạnh phúc khi các con đến trường."Thấu hiểu mong muốn của phụ huynh, VAschools không ngừng nỗ lực xây dựng môi trường học tập tốt để con phát triển toàn diện. Ngoài chương trình học tập song ngữ, nhà trường còn kết hợp nhiều hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, lễ hội, cuộc thi, hội thao cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh như: Lễ hội trăng rằm, Halloween, Noel, ngày Tết quê em, Hội thao, Tin học trẻ, VA English challegen, Hội khỏe Phù Đổng, Giải cờ vua trẻ; Hội thi thiệp xuân - thư pháp; Lắng nghe trẻ em nói, Đội viên toàn năng… Qua đó, các em đều giành được kết quả đáng tự hào và giữ vững thành tích trong nhiều năm liền.Nhà trường tự hào đang nâng bước các em vào đời qua chương trình học tập - nếp sống khoa học, giúp các em phát huy năng khiếu và có nhiều trải nghiệm thú vị. Mỗi ngày đến trường không chỉ là một ngày vui mà còn là một ngày học cách tự lập và trưởng thành.
Tự chủ đại học tại Trung Quốc
Tự chủ đại học tại Trung Quốc được thực hiện từ những năm đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, với Trung Quốc, tự chủ đại học có ý nghĩa như thế nào? Có gì giống và khác với tự chủ đại học của phương Tây?
Loạt bài này tóm tắt một số đặc trưng của quá trình thực hiện tự chủ đại học tại Trung Quốc từ kết quả nghiên cứu của TS. Ningsha Zhong [1] và một số công trình của các tác giả khác. Tự chủ đại học ở phương TâyQuyền tự chủ (Autonomy) với ý nghĩa là sự độc lập, là một ý tưởng xuất phát từ phương Tây. Nó thường nói về quyền của các trường đại học nhằm tránh sự can thiệp từ bên ngoài lên quá trình hoạt động của trường và bản thân trường đại học luôn coi quyền tự chủ là một mục tiêu phải hướng đến.Xem xét sâu hơn, từ "tự chủ" có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại. "Autonomia" có nghĩa là trạng thái độc lập, sự tự định hướng hoặc tự quyết định, sự tự do của mỗi cá nhân hoặc một nhóm người, một tổ chức/cộng đồng tự trị. Hình thức ban đầu của quyền tự chủ đại học được tìm thấy trong các "Nghiệp đoàn (guilds)" của các sinh viên châu Âu vào thời Trung cổ.Sau đó, quyền tự chủ đại học được thực hiện trong hai mô hình đại học sớm nhất, Đại học Bologna (Ý) và Đại học Paris (Pháp); lúc đó được xem là quyền kiểm soát của các học giả, giảng viên và sinh viên đối với các cơ sở giáo dục. Điều kiện thiết yếu để tồn tại quyền tự chủ đại học chính là sự tồn tại của cộng đồng học thuật, trong đó các học giả đến với nhau vì mục tiêu theo đuổi kiến thức thuần túy. Các tổ chức quyền lực khác trong xã hội công nhận giá trị của những lợi ích này của họ.Lý tưởng nhất, một trường đại học tự chủ phải được tự do lựa chọn sinh viên và nhân viên của mình, thiết lập các tiêu chuẩn riêng của nó, và quyết định ai sẽ trao bằng cho sinh viên của mình. Việc thiết kế chương trình giảng dạy phải hoàn toàn được tự do, mặc dù trên thực tế, chương trình này có thể phải hoạt động trong một số điều kiện ràng buộc nhất định, chẳng hạn như yêu cầu của các cơ quan chuyên môn công nhận bằng cấp, kiểm định chương trình đào tạo và các biện pháp trừng phạt tài chính có thể được áp đặt từ bên ngoài nếu trường đại học không thực hiện đúng theo các cam kết mà họ đề ra. Quyết định cách phân bổ thu nhập cho các thành viên của trường từ các nguồn nhà nước hoặc tư nhân [2].Theo Hetherington [3], quyền tự chủ đại học cũng bao gồm quyền bảo đảm tư cách thành viên đang làm việc cho mình, đặc biệt là đối với đội ngũ có ảnh hưởng trong việc đưa ra các quyết định định hình các chính sách học thuật của nhà trường. Và ông xem đây mới là trọng tâm của vấn đề. Tuy nhiên quyền tự do của các trường đại học không phải là tuyệt đối. Hayhoe [4] cho rằng tự chủ đại học là mức độ độc lập của các thành viên trường đại học trong việc có thể thực hiện tất cả các quyết định nội bộ và trong mối quan hệ quyền lực với Nhà thờ và Nhà nước; trong khi Shils [5] cho rằng việc trường đại học tự quyết định độc lập để tiến hành các công việc nội bộ của trường là trọng tâm của quyền tự chủ đại học.Trong thuật ngữ về tự chủ đại học, có ba cách diễn đạt khác nhau từng được sử dụng. Thứ nhất, đó là cách diễn đạt "quyền tự chủ của trường đại học (autonomy of the university)", "tự chủ đại học (university autonomy)", "trường đại học tự chủ (autonomous universities)" và "quyền tự chủ về thể chế (institutional autonomy)". Trong các cách diễn đạt này, quyền tự chủ tập trung vào cấp độ thể chế và trường đại học được xem như một cộng đồng học thuật trong mối quan hệ quyền lực với Nhà nước và Giáo hội. Trường đại học là một tổ chức độc lập với các điều lệ riêng của mình nhằm cung cấp cơ sở pháp lý cho các quyền và trách nhiệm của nhà trường.Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc (Theo Shanghaiist)Thứ hai là cách diễn đạt "quyền tự chủ của giảng viên (faculty autonomy)", "quyền tự chủ của sinh viên (student autonomy)" và "quyền tự chủ của nhân viên (administrator autonomy)". Theo cách diễn đạt này, quyền tự chủ tập trung vào cấp độ xã hội, tại đó tồn tại các hình thức kiểm soát trường đại học bởi một số thành phần cụ thể của trường [6]; chẳng hạn quyền kiểm soát của các giáo sư tại Đại học Paris và quyền kiểm soát của sinh viên tại Đại học Bologna, và quyền kiểm soát của Hội đồng đại học tại Đại học Oxford và Cambridge ở Châu Âu thời Trung Cổ. Chúng ta có thể xem xét quyền tự chủ của trường đại học từ quan điểm của các nhóm xã hội như vậy trong trường đại học. Trong trường hợp này, quyền tự chủ của một nhóm cụ thể trong trường đại học không đồng nhất với quyền tự chủ của thể chế.Thứ ba là cách diễn đạt "tự chủ về học thuật (academic autonomy)", "tự chủ về hành chính (administrative autonomy)", "tự chủ về tuyển dụng, bổ nhiệm (appointment autonomy)" và "tự chủ về tài chính (finance autonomy)". Trong cách diễn đạt này, quyền tự chủ tập trung vào hệ thống vận hành của trường đại học. Khi nhìn như thế, người ta phân tích cách thức và mức độ tự chủ mà trường đại học được thực hiện dựa vào mức độ của 4 nội hàm tự chủ trên. Điều quan trọng nhất của tất cả là các vấn đề học thuật đều liên quan đến việc tuyển sinh; tuyển dụng và bổ nhiệm các chức danh khoa bảng cho giảng viên; phân bổ các nguồn lực; nội dung, chương trình và hình thức giảng dạy.Ba hình thức thể hiện quyền tự chủ này thể hiện ba khía cạnh khác nhau của đời sống đại học: thể chế, vai trò của các thành viên trong trường đại học và các hệ thống vận hành nó; trong đó giá trị của quyền tự chủ được định hình. Trong thực tế, các trường đại học quan tâm cụ thể vào một số vấn đề nhất định.Đối với thể chế, trọng tâm là địa vị pháp lý của các đại học thông qua điều lệ và mô hình thể chế; đối với vai trò của các thành viên trong trường đại học, trọng tâm là quyền của các giảng viên trong việc thực hiện quyền tự do học thuật; đối với hệ thống vận hành trường đại học, trọng tâm là các vấn đề học thuật như chương trình đào tạo, tuyển sinh và quyền tuyển dụng, bổ nhiệm các chức danh chuyên môn cho giảng viên.Một cách khá nhất quán, Giá trị cốt lõi của quyền tự chủ đại học thường gắn liền với các vấn đề học thuật. Hayhoe [4] cho rằng quyền tự chủ đại học có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả vì nó mang lại cho họ quyền năng tuyệt đối trong việc quyết định các biên giới của tri thức bậc cao. Theo James [7], tự chủ đại học là một trong những điều kiện cơ bản giúp các trường đại học thực hiện có hiệu quả ba chức năng xã hội của nhà trường là giáo dục thanh niên phục vụ nhu cầu của cộng đồng, bảo tồn cấu trúc văn hóa truyền thống và mở rộng tri thức bằng con đường nghiên cứu.Nhiều học giả cũng chỉ ra rằng quyền tự chủ có lợi cho các trường đại học trong việc thực hiện các vai trò xã hội của họ. Hetherington [3] quan niệm mục đích của tự chủ đại học không phải là để trốn tránh trách nhiệm xã hội của trường đại học mà là để tiếp nhận nhiều hơn sự đánh giá từ xã hội, và rằng các trường đại học cần những ý kiến này của xã hội, miễn là họ có đủ quyền và sự tự do để thực hiện các lựa chọn của mình.Nhìn chung, bản chất của quyền tự chủ đại học ở phương Tây là thúc đẩy quyền tự do học thuật, tức là quyền tự do của các học giả trong nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá kiến thức mà không có sự can thiệp của nhà nước hoặc của bất kỳ các tổ chức chính trị khác. Ở Bắc Mỹ, quyền này thể hiện ở chỗ tự do giảng dạy, tự do nghiên cứu, tự do xuất bản và quyền được làm việc vĩnh viễn. Mối liên hệ giữa tự chủ đại học và tự do học thuật được thể hiện trong tuyên bố sau:"Tự do học thuật là khía cạnh của tự do trí tuệ liên quan đến các nhu cầu đặc biệt của cộng đồng học thuật. Nó được tuyên rằng các học giả được hưởng quyền miễn trừ đặc biệt khỏi sự ép buộc về ý thức hệ, bởi vì trường đại học được coi là một cộng đồng các học giả tham gia vào việc theo đuổi kiến thức, tập thể và cá nhân, cả trong và ngoài lớp học, và với niềm tin rằng họ chỉ có thể thực hiện các dịch vụ vô giá của trường đại học cung cấp cho xã hội khi bầu không khí quanh họ hoàn toàn không bị ràng buộc về hành chính, chính trị hoặc giáo hội đối với suy nghĩ và cách diễn đạt của họ." [8]Tuy nhiên, quyền tự chủ lại thay đổi ý nghĩa theo thời gian và địa điểm. Vào thời Trung cổ, quyền tự chủ của các trường đại học là tự chủ tài chính và quyền tự quản. Quyền tự chủ là các đặc quyền do nhà nước hoặc nhà thờ trao cho trường, trong đó các giáo sĩ có hai đặc quyền quan trọng nhất là quyền được học tập tại trường đại học và quyền được cấp các chứng chỉ giảng dạy mà không cần thi thêm [9]. Quyền tự chủ của các trường đại học được thể hiện ở mức độ độc lập về thể chế cao, có nghĩa là độc lập với các cơ quan bên ngoài; độc lập về tài chính có nghĩa là trường đại học tự chủ về tài chính và có đóng góp vào phúc lợi chung cho địa phương; và độc lập về trí tuệ có nghĩa là tự do học thuật và có tinh thần khoan dung với các ý tưởng mới [6].Trong thế kỷ 19, đặc điểm chính của quyền tự chủ đại học tại các trường đại học của Đức thể hiện qua cách thức quản trị chuyên nghiệp và tự do học thuật cùng mối quan hệ trong công việc của họ với Chính phủ. Các trường đại học đề cao sự thống nhất giữa giảng dạy và nghiên cứu, và các giáo sư cao cấp trở thành trung tâm của các cơ cấu học thuật trong trường, mặc dù các trường đại học hoàn toàn phụ thuộc vào tài chính và các giáo sư đều là công chức [10].Sau Thế chiến II, hầu hết các chính phủ Phương Tây đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ giáo dục đại học, bằng cách mở rộng hệ thống các trường đại học và gia tăng tài trợ từ Chính phủ [11]. Quyền tự chủ của trường đại học bắt đầu được định hình trong một bối cảnh xã hội khác và mở ra nhiều phương thức thể hiện khác nhau và các cách hiểu khác nhau về tự chủ đại học. Mahony giải thích quyền tự do của các trường đại học là như quyền của các tập đoàn trong khuôn khổ các chính sách của Chính phủ [12].Nhìn chung, trong giai đoạn này khái niệm về tự do trí tuệ và độc lập về thể chế của các trường đại học trở nên mơ hồ vì sự tham gia ngày càng nhiều hơn của nhà nước trong việc tài trợ cho các trường đại học và sự tăng cường mối quan hệ giữa các trường đại học và xã hội. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quyền tự do đại học như một truyền thống của các trường đại học thời Trung cổ và giá trị của các trường đại học hiện đại đã biến mất.Ngay từ những năm cuối của thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt vấn đề tự chủ đại học trong thời kỳ đương đại. Theo Perkins [13], ba vấn đề lớn của đời sống xã hội ảnh hưởng cơ bản đến quyền tự chủ của các trường đại học gồm; Thứ nhất là sự chồng lấp về chức năng giáo dục giữa trường đại học và xã hội đương đại ngày càng tăng; thứ hai là tính chuyên nghiệp ngày càng cao của xã hội, và điều này đã làm lỏng lẻo mối quan hệ hỗ tương giữa các nhóm chuyên môn và các trường đại học. Thứ ba là sự chuyên môn hóa ngày càng tăng trong lĩnh vực giáo dục đại học khiến cho các trường đại học phải tìm kiếm sự hợp tác với các cơ sở giáo dục khác để tồn tại.Trong thực tế các mô hình về thể chế quản trị có ảnh hưởng lớn đến quyền tự chủ của các trường đại học. Bimbaum [14] đã chỉ ra bốn mô hình quản trị và cách chúng ảnh hưởng đến quyền tự chủ. Đó là mô hình quản trị tập thể (collegiate model), quản trị kiểu quan liêu (bureaucratic model), quản trị kiểu chính trị (political model) và quản trị kiểu vô chính phủ (anarchistic model).Mô hình quản trị tập thể có mức độ tự chủ cao nhất vì mô hình này chia sẻ quyền lực và trách nhiệm bình đẳng cho các thành viên trong cộng đồng. Tuy nhiên, các trường đại học hiện đại, đặc biệt là các đại học cộng đồng ở Mỹ lại không phù hợp với quy mô nhỏ của cộng đồng trí thức trong mô hình quản trị tập thể.Ngược lại, mô hình quản trị quan liêu lại có mức độ tự chủ ít nhất. Quan sát các trường đại học ở Mỹ trong cuộc suy thoái kinh tế những năm 1980, Perkin [15] đã chỉ ra rằng sự quan liêu hóa dẫn đến sự phân cấp của các quan chức mà những mục tiêu và giá trị của các quan chức này không liên quan đến sự tiến bộ của tri thức; và sự tồn tại của họ được xác định dựa trên sự ưu tiên đối với các thủ tục thường quy có thể dự đoán trước hơn là theo đuổi sự đổi mới và những điều bất định, xu hướng lạm dụng quyền lực cùng với sự gia tăng tài trợ và sự kiểm soát của nhà nước trong mô hình này.Tài chính là một chủ đề có tính then chốt của tự chủ đại học. Vào đầu thế kỷ 20, tài trợ kinh phí hoạt động cho các trường đại học đã trở thành một phương tiện để Chính phủ sắp xếp các trường đại học theo nhu cầu của xã hội [16]. Các khái niệm về trách nhiệm giải trình, khả năng tiếp cận nguồn tài trợ cũng như uy tín của trường đại học liên quan đến vấn đề tài trợ đã được đưa vào các tiêu chuẩn của giáo dục đại học và trở thành khuôn khổ trong việc đánh giá công việc của trường đại học. Winchester [6] đã chỉ ra trong giai đoạn này Chính phủ là nguồn tài trợ chính (dù trực tiếp hay gián tiếp); và do đó, với tư cách là cổ đông chính, Chính phủ đã có tiếng nói quan trọng trong việc điều hành trường đại học vì trách nhiệm giải trình công khai là một nguyên tắc của việc cấp vốn đó.Hines và Hartmark [17] đã chỉ ra rằng thể chế chính trị ảnh hưởng rất nhiều đến quyền tự chủ, nó chia rẽ những người quản lý trường đại học thành một số nhóm lợi ích: giáo sư, sinh viên và quản trị viên. Trường đại học đã đánh mất mục tiêu chung của mình vì những nhóm này tìm kiếm sự hợp tác với chính quyền để củng cố vị thế của họ trong trường đại học. Hetherington [3] đã chỉ ra mối đe dọa thực sự đối với quyền tự chủ đại học xuất phát từ việc những người có quyền ra quyết định trong trường đại học theo đuổi lợi ích của nhóm họ thay vì lợi ích chung của toàn trường.Học sinh tại tỉnh Hà Bắc chuẩn bị cho kỳ thi gaokao. Giá trị của tự chủ đại họcBất chấp sự khác biệt về không gian và thời gian, các trường đại học của Anh, Canada và Mỹ đều có những đặc điểm chung nhất định: một truyền thống chung bắt nguồn từ các trường đại học Châu Âu thời Trung cổ: tự do học thuật được coi trọng và thừa nhận; và giảng dạy và nghiên cứu được quản trị một cách chuyên nghiệp. Tự chủ đại học được xem như một khái niệm văn hóa với những đặc điểm chung nhất định.Quyền tự chủ của trường đại học ở phương Tây được xây dựng dựa trên các quy định pháp lý từ các sắc lệnh công khai của Giáo hoàng, hoặc hiến chương, luật và hiến pháp. Những công cụ pháp lý này đã thành lập nên trường đại học, xác định địa vị pháp lý và bản chất xã hội của nó, trao cho nó những đặc quyền và đặc lợi, cũng như xác định các quyền hiến định của nó.Trường đại học được định nghĩa như là một thực thể độc lập, có thể sở hữu tài sản, có tư cách pháp nhân, và tự điều chỉnh các công việc của mình trong quyền hạn rộng rãi được quy định bởi các công cụ pháp lý ngay từ khi thành lập.Dĩ nhiên, quyền tự chủ đại học cần được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Điều lệ hoặc quy chế của trường quy định cụ thể về việc phân bổ quyền hạn và trách nhiệm của các thực thể trong trường đại học. Quyền tự chủ cũng phải chịu sự hạn chế chính thức do luật pháp áp đặt và những hạn chế không chính thức từ nhiều thế lực khác nhau.Quyền tự chủ của trường đại học từ đó, là một hệ quả tự nhiên của sự phát triển thể chế, được chứng minh bằng các tính năng cơ bản như lập hội, thành lập trường, tuyển dụng giảng viên, cấp chứng chỉ, bằng cấp và con dấu.Quyền tự chủ bắt nguồn từ chính cấu trúc của các trường đại học, là một tổ chức tự bảo vệ mình trước sự kiểm soát toàn diện; và tập trung vào việc quản trị chuyên nghiệp. Levy [18] cho rằng sự độc lập xã hội của các tổ chức nghề nghiệp càng cao, thì tính tự chủ nghề nghiệp bên trong của các tổ chức này càng cao. Liên quan đến quản trị, quyền tự chủ đặt nền tảng cho các hoạt động học thuật, đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình ra quyết định, bao gồm các vấn đề học thuật, quản trị nguồn nhân lực, các vấn đề kinh doanh và các vấn đề đối ngoại của trường đại học [19].Giá trị của tự chủ đại học được nhìn thấy thông qua tinh thần tập thể, tinh thần tổ chức và của từng cá nhân trong tổ chức đó. Các trường đại học ban đầu ở phương Tây trước hết là tập hợp một nhóm các viện sĩ với mục đích và lợi ích chung. Sự thống nhất các giá trị chung của nhóm đã làm nên điều đó.Tinh thần tập thể giúp các thành viên có thể đoàn kết như một thể đồng nhất vì lợi ích tập thể. Tinh thần tổ chức thể hiện ở tính kỷ luật, trật tự trong hoạt động của tổ chức và hành vi của mỗi cá nhân trong tở chức đó. Điều này đặc biệt được sự bảo vệ của pháp luật. Có nghĩa Quyền tự chủ của trường đại học luôn được thực hiện trong một tổ chức có điều lệ, với các thành viên đương nhiên vì mục tiêu chung và các hoạt động được xác định, trong đó điều lệ mô tả các quyền và trách nhiệm của trường đại học.Đó là một thỏa thuận giữa trường đại học và các cơ quan có thẩm quyền. Các thành viên của trường đại học tuân theo các quy tắc, tham gia vào quá trình ra quyết định và thỏa thuận với nhau thông qua các quyết nghị tập thể. Họ bảo vệ và duy trì tổ chức để duy trì hoạt động của trường đại học. Tinh thần tổ chức này dẫn đến sự liên tục của các trường đại học phương Tây từ thời Trung cổ cho đến nay.Tinh thần cá nhân được thể hiện qua việc mỗi người trong nhóm đều có tiếng nói trong các quyết định liên quan. Đây là giá trị cốt lõi của quyền tự chủ ở phương Tây. Quyền tự chủ là việc một nhóm chuyên nghiệp thực hiện quyền hạn và quyền lợi của nhóm song mục đích và lợi ích của nó nằm ở từng cá nhân. Do đó, quyền tự chủ là tổng hợp các quyền tự do của cá nhân, thừa nhận các giá trị của tư duy độc lập và quyền tự do diễn ngôn của cá nhân. Trong trường đại học, tự chủ gắn liền với tự do học thuật.Còn nữa...!(Tóm tắt nghiên cứu của TS. Ningsha Zhong và một số tác giả khác)Tài liệu tham khảo[1] Ningsha Zhong (1997), "University Autonomy in China", Luận án Tiến sỹ, Đại học Toronto, Canada,[2] E. Ashby (1966), "Universities: British, Indian, African: a study in the ecology of higher education", London: Weidenfeld and Nicolson, p. 296[3] H. Hertherington (1965), "University autonomy", In C. F. James (Ed.), University autonomy, its meanings today (pp.1-31). Paris: International Association of Universities[4] R. Hayhoe (1984), "German, French. Soviet and Amencan university models and the evolution of Chinese higher education policy since 1911". Ph.D thesis. University of London[5] E. Shils (1991), "Academic freedom". In Philip G. Altbach (Ed.), "International higher education: an encyclopedia" (pp.5-7). New York: Garland Publication.[6] Winchester (1985), "The concept of university autonomy - an anachronism?" In C. Watson (Ed.), The professorate - occupation in crisis (pp.29-42). Toronto: Higher Education Group[7] C. F. James, (Ed.). (1965). University autonomy, its meanings today. Paris: International Association of Universities.[8] The Harvard Law Review Association. (1968). Harvard Law Review, (81)[9] H. Rashdall, (1936). The universities of Europe in the middle ages. Vol. 1. Oxford: Clarendon Press.[10] F. Paulsen, (1895). The German universities, their character and historical development. New York: Macmillan and Co.[11] G. Neave and F. A. Van Vught (Eds.), (1991). Prometheus bound: the changing relationship between government and higher education in Western Europe. Oxford; New York: Pergarnon Press.[12] D. Mahony, (1994). Government and the universities: the "new mutuality" in Australian higher education-a national case study. Journal of Higher Education, pp. 123-146.[13] J. A. Perkins (1977). Autonomy. In Asa S. Knowles (Ed.), The international encyclopediaof higher education. London: Jossey-Bass.[14] R. Bimbaum (1988). How colleges work: the cybemetics of academic organization and leadership. San Francisco: Jossey-Bass.[15] H. Perkin, (1984). The historical perspective. In Burton R. Clark (Ed.), Perspectives of Hieher Education (p.17-50). California: University of California.[16] H. Arthurs, (1987). The question of legitimacy. In C. Watson (Ed.), Governments and higher education: the legitimacy of intervention (p.3-16). Toronto: Higher Education Group.[17] E. R. Hines and L. S. Hartmark, (1980). Politics of higher education. Washington, D.C.:AAHE.[18] D. C. Levy, (1980). University and government in Mexico: autonomv in an authoritarian system. New York: Praeger[19] J. D. Millett, (1984). Conflict in higher education, state government coordination versusInshtutional independence. San Francisco: Jossey-Bass.
Đại học Phú Xuân công bố 2 phương thức xét tuyển năm 2022
Đại học Phú Xuân - Thừa Thiên Huế vừa công bố 2 phương thức xét tuyển sinh hệ chính quy năm 2022, căn cứ điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ.
Với phương thức xét điểm học bạ, nhà trường lấy điểm học bạ THPT lớp 11 hoặc học kỳ I lớp 12 hoặc cả năm lớp 12. Thí sinh từ 18 điểm trở lên có thể trúng tuyển thẳng; từ 16,5 đến 18 điểm sẽ tham gia vòng phỏng vấn.Năm 2022, Đại học Phú Xuân tuyển sinh 9 ngành học với thời gian đào tạo trong 3 năm học nhằm tiết kiệm thời gian để sinh viên tốt nghiệp, gồm: Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Quản trị kinh doanh - Digital marketing, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Quản trị khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch) và Kế toán.Nhà trường đào tạo sinh viên theo mô hình Learning Office và Project Based Learning - học thực tiễn theo nhu cầu doanh nghiệp. Các giảng viên tham gia giảng dạy là các doanh nhân, chuyên gia đầu ngành. Tại trường có nhiều xưởng thực hành, phòng máy tính, khách sạn cao cấp…; cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Đáp án 24 mã đề môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023
Môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 có 24 mã đề, mỗi mã đề 50 câu trắc nghiệm. Đến 19h ngày 28/6, Dân trí cập nhật đủ đáp án, gợi ý giải đề với toàn bộ các mã đề thi năm nay.
Chiều 28/6, thí sinh làm bài thi môn toán kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Có 24 mã đề môn toán, mỗi mã đề có 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Đề thi năm nay được đánh giá có độ phân hóa cao.Gợi ý đáp án các mã đề môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 từ trang Tuyensinh247.com:Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 101 Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 102Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 103Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 104Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 105Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 106Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 107Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 108Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 109Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 110Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 111Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 112Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 113Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 114Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 115Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 116Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 117Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 118Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 119Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 120Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 121Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 122Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 123Đáp án môn toán thi tốt nghiệp THPT 2023 - mã đề 124
Gần 1.800 bài thi tốt nghiệp môn Sử đạt điểm 10, cao gấp 6 lần năm ngoái
Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử của cả nước năm 2022 cho thấy, cả nước có 1.779 bài thi môn Sử đạt điểm 10.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2022 của Bộ GD-ĐT công bố: Phổ điểm thi môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (Ảnh: M.H).Năm nay, có 659,667 thí sinh tham gia thi bài thi Lịch sử, trong đó điểm trung bình là 6.34 điểm.Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 83 (chiếm tỷ lệ 0.01%).Năm ngoái, điểm thi Lịch sử "đội sổ" trong kỳ thi tốt nghiệp THPT với 52,03% số thí sinh có điểm thi dưới trung bình.Năm nay, số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 127,557, chiếm tỷ lệ 19.34%.Đặc biệt qua phân tích phổ điểm cho thấy, điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Lịch sử năm nay rất cao so với năm ngoái.Cụ thể, ở mức 8.25 điểm có 24.257 bài thi; mức 8,75 điểm có 15.598 bài thi; mức 9.5 điểm có 5.527 bài thi; mức 9.75 có 3.766 bài thi và có 1.779 bài thi Sử đạt điểm 10.Trong khi đó năm ngoái, ở mức điểm 9.5 có 2.025 bài; mức 9.75 có 935 bài và có 266 bài thi đạt điểm 10.Như vậy so với năm 2021, số điểm 10 của môn Lịch sử năm nay cao gấp hơn 6 lần so với năm ngoái.Phổ điểm thi môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 (Ảnh: M.Hà).Trước đó một số giáo viên đánh giá đề thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Lịch sử năm 2022 có mức độ phân hóa cao hơn, nội dung đề thi có nhiều điểm mới lạ hơn so với năm 2021.Ngoài ra, trong đề xuất hiện câu hỏi vận dụng thực tế. 92,5% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12 và 7,5% câu hỏi thuộc lớp 11-  tăng 1 câu so với đề thi tham khảo và xuất hiện cả câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới.Đề thi có tỉ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao tương đương đề thi tham khảo ngày 31/3/2022 nhưng có tính phân loại cao hơn do độ khó của các câu vận dụng cao tăng lên. 80% câu hỏi nhận biết, thông hiểu thuộc những kiến thức cơ bản, không làm khó thí sinh.
Phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT 2022: Không có "mưa" điểm 10
Bộ GD-ĐT vừa công bố phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT 2022. Theo phân tích phổ điểm năm nay không có tình trạng "mưa" điểm 10, phổ điểm nhiều môn có biến động.
Phổ điểm môn Toán:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Toán của cả nước năm 2022 cho thấy: Có 982,728 thí sinh tham gia thi bài thi Toán, trong đó điểm trung bình là 6.47 điểm, điểm trung vị là 6.8 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.8 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 165 (chiếm tỷ lệ 0.02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 186,222 (chiếm tỷ lệ 18.95%).Phổ điểm môn Ngữ văn:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước năm 2022 cho thấy: Có 981,407 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn, trong đó điểm trung bình là 6.51 điểm, điểm trung vị là 6.5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 194 (chiếm tỷ lệ 0.02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 113,888 (chiếm tỷ lệ 11.6%).Phổ điểm môn Vật lí:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí của cả nước năm 2022 cho thấy: Có 325,525 thí sinh tham gia thi bài thi Vật lí, trong đó điểm trung bình là 6.72 điểm, điểm trung vị là 7.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.25 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 24 (chiếm tỷ lệ 0.01%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 38,047 (chiếm tỷ lệ 11.69%).Phổ điểm môn Hóa học:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học của cả nước năm 2022 cho thấy: Có 327,370 thí sinh tham gia thi bài thi Hóa học, trong đó điểm trung bình là 6.7 điểm, điểm trung vị là 7.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 8.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 43 (chiếm tỷ lệ 0.01%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 49,900 (chiếm tỷ lệ 15.24%).Phổ điểm môn Sinh học:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học của cả nước năm 2022 cho thấy: Có 322,200 thí sinh tham gia thi bài thi Sinh học, trong đó điểm trung bình là 5.02 điểm, điểm trung vị là 4.75 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 94 (chiếm tỷ lệ 0.03%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 163,642 (chiếm tỷ lệ 50.79%).Phổ điểm môn Lịch sử:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử của cả nước năm 2022 cho thấy: Có 659,667 thí sinh tham gia thi bài thi Lịch sử, trong đó điểm trung bình là 6.34 điểm, điểm trung vị là 6.5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 83 (chiếm tỷ lệ 0.01%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 127,557 (chiếm tỷ lệ 19.34%).Phổ điểm môn Địa lí:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí của cả nước năm 2022 cho thấy: Có 657,423 thí sinh tham gia thi bài thi Địa lí, trong đó điểm trung bình là 6.68 điểm, điểm trung vị là 6.75 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 38 (chiếm tỷ lệ 0.01%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 47,986 (chiếm tỷ lệ 7.3%).Phổ điểm môn Giáo dục công dân:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân của cả nước năm 2022 cho thấy: Có 554,347 thí sinh tham gia thi bài thi Giáo dục công dân, trong đó điểm trung bình là 8.03 điểm, điểm trung vị là 8.25 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 8.5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 30 (chiếm tỷ lệ 0.01%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 5,723 (chiếm tỷ lệ 1.03%).Phổ điểm môn Tiếng Anh:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh của cả nước năm 2022 cho thấy: Có 866,196 thí sinh tham gia thi bài thi Tiếng Anh, trong đó điểm trung bình là 5.15 điểm, điểm trung vị là 4.8 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3.8 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 423 (chiếm tỷ lệ 0.05%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 446,648 (chiếm tỷ lệ 51.56%).
Điểm thi Toán tốt nghiệp THPT 2022: Có 35 điểm 10, hơn 12.000 điểm 9
Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Toán cho thấy, điểm trung bình là 6,47 điểm.
Phổ điểm thi môn Toán năm 2022 do Bộ GD-ĐT công bố như sau: Năm nay, cả nước có 982.728 thí sinh dự thi môn Toán.Theo dữ liệu điểm thi mà Bộ GD-ĐT vừa công bố thì điểm trung bình môn thi Toán của học sinh cả nước là 6.47 điểm.Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 5): 186.222 (chiếm 18,95%).Mốc điểm trung bình có nhiều học sinh đạt được nhất: 7.8.Thí sinh đạt dưới 1 điểm: 165 (chiếm 0,02%).Đặc biệt, năm nay cả nước có 12.095 bài thi môn Toán đạt 9.0 điểm; 5.915 bài thi đạt 9.2 điểm; 926 bài thi đạt 9.6 điểm; 240 bài thi đạt 9,8 điểm và 35 bài thi đạt điểm 10. Điểm thi tăng hơn so với năm trước.Trong khi đó, năm 2021, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT trung bình của môn Toán là 6,61 điểm.Một điều thú vị, năm 2021 và 2022, mức điểm thi môn Toán có nhiều học sinh đạt được nhất đều ở mức 7.8 điểm. Năm 2021 và 2022, mức điểm thi môn Toán có nhiều học sinh đạt được nhất đều ở mức 7.8 điểm (Ảnh: Mạnh Quân).Đánh giá về đề thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Toán, trước đó thầy Lê Anh Tuấn, giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho rằng,  với môn Toán đề thi có 50 câu, nhưng đều tuân thủ theo nguyên tắc sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó theo từng khu vực.Với môn Toán, nếu các em thành thạo và nắm vững kiến thức cơ bản thì 38 câu đầu trong đề thi chủ yếu ở mức độ nhận biết thông hiểu các em nên làm trong khoảng 30 đến 35 phút.12 câu còn lại ở mức độ vận dụng, vận dụng cao các em sẽ có khoảng thời gian tương đối dài để xử lý. Biết phân bố thời gian và có chiến thuật làm bài trắc nghiệm hợp lý sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong môn thi đó.Trong môn Toán các câu khó trải đều ở các chủ đề: Hàm số và bài toán liên quan; Mũ- logarit; Nguyên hàm, tích phân; Số Phức; Thể tích khối đa diện; Khối tròn xoay; Tọa độ không gian.
TPHCM dừng tuyển hàng loạt lớp 10 chuyên, sẽ mở thêm trường chuyên mới?
Tới đây, TPHCM sẽ dừng tuyển 22 lớp 10 chuyên và sẽ nghiên cứu việc có cần thiết thành lập trường chuyên mới.
Từ năm học 2025-2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM sẽ dừng tuyển lớp 10 chuyên ở các trường trung học phổ thông (THPT) đại trà.Lý giải về việc dừng tuyển sinh lớp 10 chuyên trong trường thường, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết việc này được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.Các đơn vị dừng tuyển sinh lớp 10 chuyên là THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình), THPT Gia Định (quận Bình Thạnh), THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức), THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6).Như vậy, các lớp chuyên chỉ được đào tạo tại 2 trường THPT chuyên là THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT Trần Đại Nghĩa.Thí sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM (Ảnh: Huyên Nguyễn).Trước câu hỏi liệu tới đây, TPHCM có hình thành trường chuyên mới hay không, ông Minh cho hay hiện chưa có đề án và sẽ tính toán, nghiên cứu thêm."Việc mở thêm trường chuyên hiện chưa có đề án. Trong điều kiện sắp tới, thành phố có thể nghiên cứu thêm để xây dựng thêm trường chuyên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Việc này còn phụ thuộc vào quy hoạch đất cho giáo dục, kế hoạch xây dựng trường lớp", ông Minh nói.Mô hình lớp chuyên trong trường đại trà được TPHCM thực hiện cách đây 15 năm, từ năm học 2007-2008.Tính theo số lượng hiện nay, số lớp dừng tuyển sinh sẽ là 22 lớp. Riêng các lớp chuyên đã được tuyển sinh sẽ học cuốn chiếu đến khi kết thúc.Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM Hồ Tấn Minh cho biết trước đây việc hình thành lớp chuyên trong các trường đại trà để đáp ứng nhu cầu của người học. Địa bàn TPHCM khá rộng, nhiều em ở Củ Chi, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh... mong muốn được học môi trường chuyên nhưng vì khoảng cách địa lý khó có thể theo học tại 2 trường chuyên của TPHCM.Vì thế, mô hình lớp chuyên trong trường thường ra đời tạo điều kiện cho các em tại những khu vực trên vẫn có thể học lớp chuyên tại những trường gần nhà.Theo ông Minh, mô hình lớp chuyên trong các trường THPT đại trà những năm qua đã góp phần nâng cao thành tích của TPHCM trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.Về đội ngũ giáo viên, Chánh văn phòng Sở chia sẻ cho biết việc dừng lớp chuyên trong trường thường không ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên đang giảng dạy các lớp trên tại các trường. Bởi ngoài dạy lớp chuyên, các cô còn tham gia giảng dạy các lớp thường.Hơn nữa, giáo viên nào có năng lực có thể thi tuyển về công tác tại trường chuyên. Thực tế, hằng năm, các trường chuyên có trách nhiệm phải rà soát lại đội ngũ. Giáo viên nào không đáp ứng chương trình sẽ bị luân chuyển.
149 trường THPT có gì nổi bật để Đại học Quốc gia TPHCM ưu tiên tuyển sinh?
Có những ưu thế phù hợp với tiêu chí của Đại học Quốc gia TPHCM nên 149 trường THPT trong cả nước được đại học này ưu tiên tuyển sinh.
Thông tin từ Đại học Quốc gia TPHCM, năm nay danh sách trường THPT có học sinh được ưu tiên xét tuyển vào Đại học Quốc gia TPHCM giữ ổn định như năm 2023 với 149 trường.Sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM (Ảnh: NTCC).Cụ thể, danh sách này gồm 83 trường THPT chuyên, năng khiếu và 66 trường THPT bổ sung theo tiêu chí kết hợp của Đại học Quốc gia TPHCM.Các tiêu chí lựa chọn cụ thể của Đại học Quốc gia gồm phân bổ số lượng trường theo hướng ưu tiên khu vực tuyển sinh hoặc tỉnh/thành có số lượng thí sinh đăng ký, trúng tuyển nhiều vào Đại học Quốc gia TPHCM giai đoạn 2018-2020.Trường THPT có số lượng thí sinh trúng tuyển, nhập học nhiều vào Đại học Quốc gia TPHCM; trường THPT có số lượng cựu học sinh đạt kết quả học tập cao khi học đại học tại Đại học Quốc gia TPHCM.Năm nay Đại học Quốc gia TPHCM dành tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này. Hội đồng tuyển sinh các đơn vị xây dựng điều kiện đăng ký xét tuyển và tiêu chí xét tuyển chi tiết riêng từ 2% đến 25% (tùy trường).Cụ thể, Trường Đại học Bách khoa ưu tiên xét tuyển kết quả học tập 3 năm THPT trong danh sách 149 trường THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, dự kiến 15%-20% chỉ tiêu.24 trường THPT chuyên và THPT tại TPHCM nằm trong danh sách 149 trường THPT được Đại học Quốc gia TPHCM ưu tiên tuyển sinh (Ảnh: Hoài Nam).Trường đại học Khoa học tự nhiên ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM dựa trên điểm học bạ, dự kiến 10-20% chỉ tiêu.Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM, xét điểm trung bình cộng 3 môn học tương ứng trong tổ hợp xét tuyển của 3 năm học THPT, cộng với điểm ưu tiên do trường quy định, 15-20% tổng chỉ tiêu.Trường đại học Kinh tế - Luật ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM tối đa 20% tổng chỉ tiêu.Trường đại học Công nghệ thông tin dành đến 25% chỉ tiêu cho phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.Trường đại học Quốc tế ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM, thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024; đạt danh hiệu học sinh giỏi trong 3 năm THPT; hoặc là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, với 5-15% chỉ tiêu.Trường đại học An Giang ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM tối đa 2% chỉ tiêu.Khoa Yưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM, xét tổng điểm 3 môn toán, hóa, sinh trong 3 năm lớp 10, 11, 12 với 10-15% chỉ tiêu.Phân hiệu Đại học Quốc gia TPHCM tại tỉnh Bến Tre ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM học lực giỏi, hạnh kiểm tốt 3 năm THPT với 3-4% chỉ tiêu.Danh sách 83 trường THPT chuyên, năng khiếu và 66 trường THPT được Đại học Quốc gia TPHCM ưu tiên tuyển sinh năm 2024:
Nhiều trường Y dược xét học bạ, mở ngành mới
Năm nay, một số trường Y dược duy trì phương thức xét tuyển bằng học bạ. Riêng ĐH Y Hà Nội dự kiến mở 4 ngành mới.
Nhiều trường Y dược xét học bạNhiều trường Y dược hàng đầu như: ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Y Hà Nội, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch…, nhiều năm không sử dụng điểm học bạ làm phương thức xét tuyển trong khi một số trường khối Y dược khác vẫn duy trì phương thức này.Trường Đại học Y tế Công cộng năm 2024 tuyển 785 chỉ tiêu theo 4 phương thức xét tuyển, trong đó xét tuyển học bạ áp dụng cho các ngành, gồm: Y tế công cộng, Dinh dưỡng, Công tác xã hội, Kỹ thuật phục hồi chức năng và Khoa học dữ liệu.Khoa Y dược - Đại học Đà Nẵng vừa thông báo tuyển sinh 300 chỉ tiêu cho 5 ngành đào tạo. Năm nay, nhà trường tổ chức xét tuyển với 3 phương thức gồm: Xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024, xét học bạ.Một số trường khối Y dược xét tuyển học bạ (Ảnh: Nhật Hồng).Năm nay nhà trường xét tuyển học bạ với các ngành Điều dưỡng (20 chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển B00, B08) và Kĩ thuật xét nghiệm y học (20 chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển B00, B08, A00).Ở phương thức này, nhà trường lấy tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (trong đó điểm môn học theo tổ hợp xét là trung bình cộng của điểm trung bình môn học lớp 10 và kỳ 1 lớp 12). Ngoài ra, thí sinh phải đảm bảo học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.Thời gian trường nhận hồ sơ theo phương thức xét tuyển học bạ từ ngày 15/4 đến ngày 31/5. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển, trường sẽ công bố kết quả xét tuyển.Năm nay, Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên tuyển sinh 1.380 chỉ tiêu (tăng 98 chỉ tiêu so với 2023).Nhà trường tổ chức 6 phương thức tuyển sinh gồm: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024, xét học bạ, xét tuyển thẳng, xét tuyển sớm, xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Thái Nguyên tổ chức, phương thức xét tuyển khác.Ở phương thức tuyển học bạ, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên năm nay tuyển khoảng gần 400 chỉ tiêu.Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình chung học tập 6 học kì của 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Điểm xét tuyển được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương tuyển sinh 700 chỉ tiêu (tăng 10 chỉ tiêu so với 2023) với 5 phương thức xét tuyển. Các phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024, xét học bạ, xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.Ở phương thức xét học bạ, nhà trường chỉ xét tuyển các ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học.Điểm xét tuyển được tính tổng điểm trung bình 3 môn toán, hóa học, sinh học/vật lý trong 6 kỳ học THPT với 18 đầu điểm và cộng điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có). Điểm xét tuyển = (Tổng 18 đầu điểm toán, hóa học, sinh học/vật lý)/6 + điểm ưu tiên (nếu có).Sinh viên Y dược trong giờ thực hành (Ảnh: T. L).Năm nay, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM cũng dành chỉ tiêu tuyển sinh ngành Dược học theo phương thức xét tuyển học bạ.Để xét tuyển bằng phương thức này, thí sinh cần đảm bảo ngưỡng điểm nhận hồ sơ là 24 (tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển) và có học lực năm lớp 12 xếp loại Giỏi. Đối với học sinh thuộc trường top sẽ được cộng điểm thưởng khi xét tuyển vào trường này.Đại học Y Hà Nội dự kiến mở 4 ngành mớiPGS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, năm nay trường dự kiến mở và tuyển sinh 4 ngành mới gồm: Kỹ thuật phục hình răng, Công tác xã hội, Tâm lý, Hộ sinh.Về các phương án tuyển sinh, nhà trường dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT; xét điểm thi tốt nghiệp THPT; xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.Trường dự kiến dành 25% chỉ tiêu xét tuyển thẳng, 40% chỉ tiêu xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh, tiếng Pháp đối với ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Điều dưỡng đào tạo theo chương trình tiên tiến).Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, ông Tùng cho hay, ngoài tổ hợp truyền thống của các trường y dược - B00 (toán, hóa, Sinh), trường dự kiến bổ sung thêm tổ hợp môn khối B01 (toán, sinh học, lịch sử) và D03 (toán học, ngữ văn, tiếng Pháp).Năm ngoái, Trường đại học Y Hà Nội lấy điểm chuẩn xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, dao động từ 19 đến 27,73 điểm.Trong đó, ngành y khoa lấy điểm chuẩn cao nhất. Có 209 em trúng tuyển vào ngành theo phương thức này và 73 em khác được xét tuyển thẳng.Ngành răng - hàm - mặt có điểm chuẩn cao thứ hai với 27,5 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là điều dưỡng ở phân hiệu Thanh Hóa với 19 điểm.
Thêm 5 trường đại học công bố điểm chuẩn: Thấp nhất 15, cao nhất 26 điểm
Đến nay, đã có gần 20 trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm theo phương thức xét học bạ năm 2024. Mức điểm trúng tuyển từ hơn 5 điểm/môn.
Thí sinh nghe tư vấn xét tuyển học bạ 2024 (Ảnh: Huyên Nguyễn).Ở phía Bắc, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải vừa thông báo điểm chuẩn xét tuyển sớm theo phương thức xét tuyển học bạ kết hợp, đợt 1. Mức điểm cao nhất là 26 điểm ở các ngành: Quản trị marketing, thương mại điện tử, công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đây là mức điểm cao nhất được ghi nhận tới thời điểm này. Nhiều ngành nghề khác cũng có mức điểm 24-25 điểm. Mức điểm chuẩn thấp nhất được đơn vị này công bố là 20 điểm học ở Hà Nội và 18 điểm học ở Vĩnh Phúc. Mức điểm này là tổng điểm tổng trung bình cộng của 3 học kỳ (học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên, điểm quy đổi, tính theo thang 30.Năm ngoái, điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét tuyển học bạ kết hợp vào Trường đại học Công nghệ Giao thông vận tải dao động từ 20 - 29 điểm.Mức điểm chuẩn xét tuyển học bạ đợt 1 vào Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (Nguồn: Nhà trường cung cấp).Mức điểm chuẩn xét tuyển học bạ đợt 1 vào Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (Nguồn: Nhà trường cung cấp).Mức điểm chuẩn xét tuyển học bạ đợt 1 vào Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (Nguồn: Nhà trường cung cấp).Trường Đại học Hòa Bình công bố điểm chuẩn xét học bạ từ 17-24 điểm, cao nhất ở khối ngành sức khỏe. Điểm chuẩn ở phương thức kết hợp học bạ kết hợp thi năng khiếu là 15 điểm.Trong khi đó, ở khu vực miền Trung, Hội đồng Tuyển sinh Trường Đại học Phan Thiết công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển sớm là 6,5 điểm trên thang điểm 10 ở ngành kỹ thuật xét nghiệm y học và 6,0 điểm ở các ngành còn lại. Ở phía Nam, Trường Đại học Văn Hiến thông báo điểm trúng tuyển sớm có điều kiện đại học chính quy đợt 1 năm 2024 theo kết quả học bạ ở mức 18 điểm nếu xét 3 môn và từ 6,0 điểm nếu tính điểm trung bình trung học tập cả năm lớp 12. Riêng ngành điều dưỡng mức điểm chuẩn lần lượt như trên là 19,5 và 6,5 điểm. Đối với các ngành: Thanh nhạc; piano; đạo diễn điện ảnh, truyền hình; công nghệ điện ảnh, truyền hình (có tổ hợp xét tuyển là V00, H01) sẽ được nhà trường công bố trúng tuyển sớm có điều kiện sau khi thí sinh hoàn thành các kỳ thi do trường tổ chức.Trường Đại học Công nghệ miền Đông (MIT) công bố mức điểm chuẩn xét tuyển điểm trung bình học bạ học đạt từ 5,5 trở lên, riêng ngành dược là 8,0.Đáng chú ý, ở đợt công bố điểm chuẩn tháng 4, mức điểm chuẩn của Trường Đại học Gia Định tăng đáng kể so với đợt 1. TS Mai Đức Toàn, Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Gia Định cho biết ở phương thức xét kết quả học bạ, so với đợt tháng 3/2024, điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm của đợt tháng 4 tăng khoảng 1-2,5 điểm.Cụ thể, điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là 19 điểm. Ngoài ra, 5 ngành: logistics và quản lý chuỗi cung ứng, truyền thông đa phương tiện, luật, marketing và công nghệ thông tin có điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm là 18 điểm. Các ngành, chuyên ngành còn lại có mức điểm là 17,5 điểm.Danh sách 18 trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển học bạ:  1818-24 Đợt 1: 16,5 Đợt 2: 17,5-19 - Tổ hợp 3 môn: 18-19 điểm- Điểm trung bình học tập 6,0-6,5 điểm15-22- Tổng điểm 3 học kỳ: 18-24 điểm- Điểm trung bình lớp 12: 6,0-8,0 đối với thí sinh tự doTrường Đại học Công nghệ miền ĐôngTrường Đại học Hòa Bình- Học bạ: 17-24 điểm- Học bạ kết hợp thi năng khiếu: 15 điểm  - Tổ hợp 3 môn: 18-19,5 điểm- Điểm trung bình lớp 12: 6,0-6,5 điểm
Chọn trường theo khả năng của con để giảm áp lực vào lớp 10
"Cha mẹ nên định hướng cho con vào lớp 10 theo khả năng và sự phù hợp thay vì chạy đua vào trường top đầu", ông Đinh Quang Dũng - Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ.
3 nguyên tắc khi chọn trường cấp 3 cho conỞ lứa tuổi 14, 15, việc lựa chọn con đường sau tốt nghiệp THCS, lựa chọn trường lớp của học sinh phụ thuộc nhiều vào sự định hướng của thầy cô và cha mẹ. Nếu như thầy cô thường đưa ra lời khuyên dựa trên năng lực học tập, kết quả các bài kiểm tra đánh giá định kỳ, cha mẹ lại có góc nhìn khác dựa trên cá tính, sở thích, sở trường và tâm tư nguyện vọng của con mình. Ông Đinh Quang Dũng - Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn, Hà Nội) - cho biết, phụ huynh nên kết hợp lời tư vấn của thầy cô với nhận định, quan điểm riêng của gia đình để cùng con đưa ra lựa chọn đúng đắn cho cánh cửa THPT.Học sinh Trường THPT Lạc Long Quân tham gia trải nghiệm hướng nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Ảnh: THPT Lạc Long Quân)."Cha mẹ là người nắm rõ kết quả học tập trong 4 năm THCS của con mình. Nếu theo sát con, cha mẹ sẽ hiểu rõ từng giai đoạn phát triển, biết con yếu chỗ nào, mạnh chỗ nào, vì sao kết quả học tập lại tiến bộ hay sa sút. Cha mẹ cũng là người hiểu rõ nhất năng lực, sở trường của con ngoài những gì điểm số thể hiện. Bên cạnh đó, chỉ gia đình mới biết ước mơ của con là gì, định hướng nghề nghiệp tương lai ra sao để vạch ra mục tiêu học tập, học nghề hay học THPT, học công lập hay học tư thục", vị hiệu trưởng chia sẻ.Từ quan điểm này, ông Đinh Quang Dũng cho rằng lựa chọn đúng nhất với học sinh là lựa chọn phù hợp với năng lực, sự phát triển tâm sinh lý, tính cách và điều kiện gia đình.Đồng thời, cha mẹ không nên đặt mục tiêu quá cao dẫn tới những áp lực không đáng có với con trẻ, nên định hướng cho con vào lớp 10 theo khả năng thay vì chạy đua vào trường top đầu.Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân cũng chỉ ra 3 nguyên tắc quan trọng khi chọn trường để đảm bảo chất lượng học tập của con trẻ. Một là chất lượng giáo dục của nhà trường căn cứ trên đội ngũ giáo viên, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng, các thành tích, giải thưởng khác. Hai là môi trường học tập, công tác, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THPT. Ba là kinh phí học tập tương ứng với điều kiện của gia đình. Cá nhân hóa từng học sinh để tối ưu mục tiêu học tậpTrường THPT Lạc Long Quân thành lập năm 2001, là trường tư thục có thành tích nổi bật tại khu vực tuyển sinh số 6 gồm địa bàn ba huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. Ông Dũng cho hay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của trường đạt 100% trong hai năm học liên tiếp 2021-2022 và 2022-2023. Nhiều học sinh của trường đỗ vào các trường đại học như Đại học Giao thông vận tải, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Thủy lợi, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội…Lê Văn Hiếu, cựu học sinh Trường THPT Lạc Long Quân niên khóa 2020-2023, hiện là sinh viên năm thứ nhất khoa Luật và Lý luận chính trị Đại học Thủy Lợi, chia sẻ: "Em biết ơn 3 năm học tập tại ngôi trường cấp 3 của mình".Xuất phát điểm không phải một học sinh giỏi, nhờ các thầy cô kèm cặp sát sao và tư vấn hướng nghiệp từ lớp 10, Hiếu được tiếp thêm động lực và vạch ra con đường rõ ràng để phấn đấu và đạt được mục tiêu.Lê Văn Hiếu - cựu học sinh Trường THPT Lạc Long Quân niên khóa 2020-2023 (Ảnh: NVCC)."Ở trường, thầy cô dạy cá nhân hóa từng học sinh. Những học sinh học khá trở lên được phân nhóm dạy tăng cường theo định hướng vào đại học. Những học sinh còn yếu được bồi dưỡng ngoài giờ miễn phí. Do đó, cả lớp em đều đỗ tốt nghiệp. Nhiều bạn đạt điểm thi cao trên 20 và trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các trường đại học", Hiếu nói.Ông Đinh Quang Dũng cho biết, nhà trường đặc biệt chú trọng công tác hướng nghiệp với học sinh từ lớp 10. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp quy mô tại các trường đại học, cao đẳng.Học sinh Trường THPT Lạc Long Quân tham gia ngày hội thể thao (Ảnh: THPT Lạc Long Quân).Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm theo sát từng em, lập hồ sơ cá nhân, cung cấp cho các em nhận thức và kiến thức về thị trường lao động. Thông qua đó, giáo viên hỗ trợ, tư vấn học sinh xác định nghề nghiệp tương lai, đưa ra lộ trình học tập dài hạn. Khi các em bước vào lớp 12, các em có thể lựa chọn ngành học phù hợp sau khi tốt nghiệp.Ông Dũng cho biết, năm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao cho Trường THPT Lạc Long Quân 495 chỉ tiêu với 11 lớp 10, tăng hơn 100 chỉ tiêu so với năm học 2023-2024. Trường xét tuyển theo hai hình thức là xét học bạ THCS và xét điểm thi lớp 10 công lập.
Điểm danh loạt ngành nghề tại nhiều trường "cứ tốt nghiệp là có việc làm"
Cho dù thị trường việc làm khó khăn, khảo sát tỷ lệ việc làm tại nhiều trường đại học gần đây vẫn thể hiện nhiều ngành nghề 100% sinh viên có việc làm trong năm đầu tốt nghiệp.
Kết quả khảo sát sinh viên có việc làm năm 2023 được Đại học Kinh tế TPHCM đề cập trong đề án tuyển sinh năm 2024 cho thấy sinh viên ra trường có việc làm trong khoảng 12 tháng sau tốt nghiệp là 96,04% (trong tổng số 4.044 sinh viên).Tỷ lệ sinh viên từng ngành nghề ra trường có việc làm năm 2023 của Đại học Kinh tế TPHCM (Ảnh chụp báo cáo).Trong đó, 5 ngành nghề đào tạo có tỷ lệ 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm gồm kinh doanh thương mại, quản lý công, kỹ thuật phần mềm, ngôn ngữ Anh và thống kê kinh tế.Tại Đại học Kinh tế, tỷ lệ có việc làm thấp nhất ở ngành hệ thống thông tin quản lý với 91,14%, luật kinh tế với 91,94%.Theo báo cáo mới nhất của Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2022 cho thấy bình quân tỷ lệ việc làm của sinh viên là 92,67%.Trong đó, có 7 ngành nghề của trường này 100% sinh viên có việc làm trên tỷ lệ sinh viên phản hồi gồm toán ứng dụng, khoa học dữ liệu, logistics & quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật hệ thống công nghiệp, ngôn ngữ Anh, kỹ thuật xây dựng, thủy sản.Đáng chú ý nhất là ngành kỹ thuật xây dựng có 100% sinh viên tốt nghiệp phản hồi đều có việc làm.Có 7 ngành nghề tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) 100% sinh viên có việc làm trên tổng số sinh viên phản hồi (Ảnh: Chụp lại báo cáo).Một số ngành 100% sinh viên tốt nghiệp làm khảo sát có tỷ lệ việc làm thấp như ngành kỹ thuật môi trường là 50%, ngành kỹ thuật không gian, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hòa cùng có tỷ lệ việc làm chỉ 80%...Thông tin từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng, tỷ lệ sinh viên tự tạo việc làm và có việc làm trong vòng một năm kể từ thời điểm tốt nghiệp của năm học vừa qua trong toàn trường đạt từ 99,3 -100%. Đây là mức tỷ lệ có việc làm cao nhất từ trước đến nay tại trường.Tại một số trường khác, thời gian qua không ghi nhận lĩnh vực, ngành nghề nào có tỷ lệ sinh viên ra trường 100% có việc làm.Trong cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục năm học 2023-2024 của Trường Đại học Mở TPHCM thể hiện 93,68% sinh viên có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp trên tổng số sinh viên khảo sát.Báo cáo gần nhất tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm trong năm đầu tốt nghiệp tại Trường Đại học Mở TPHCM (Ảnh: Chụp lại báo cáo).Lĩnh vực có tỷ lệ việc làm cao nhất trên số sinh viên khảo sát là dịch vụ xã hội với 95,65% sinh viên có việc làm, lĩnh vực kinh doanh quản lý 95,11% sinh viên có việc làm.Theo báo cáo việc làm của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM), 94,45% sinh viên tốt nghiệp năm 2022 có việc làm trên tổng số sinh viên phản hồi.94,45% sinh viên tốt nghiệp năm 2022 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) có việc làm (Ảnh: Chụp lại báo cáo).Tỷ lệ có việc làm cao trên số sinh viên phản hồi nhất ở ngành kỹ thuật phần mềm 99,3%, hệ thống thông tin với 98,82%, khoa học máy tính 97,32%, kỹ thuật điện tử viễn thông 97,27%.Tỷ lệ việc làm thấp nhất ở ngành công nghệ sinh học với 87,67%, vật lý học 87,88%.Năm 2023, 86,7% sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM có việc làm (Ảnh: Hoài Nam).Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm trong vòng một năm sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Luật TPHCM năm 2023 giảm so với năm trước đó. Cụ thể, năm 2022 có 91,78% sinh viên trường này ra trường có việc làm trong năm đầu tốt nghiệp, đến năm 2023 con số này là 86,7%.
Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?
Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
Trong đợt tốt nghiệp tháng 4/2024, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) công nhận tốt nghiệp và cấp bằng kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân cho 1.053 sinh viên.Điều gây nhạc nhiên cho nhiều người khi chỉ 66,76% trong tổng số sinh viên tốt nghiệp của Trường Đại học Bách khoa TPHCM xếp loại khá, giỏi, xuất sắc, số sinh viên còn lại tốt nghiệp dưới loại khá.Chỉ hơn 66% sinh viên tốt nghiệp đợt tháng 4/2024 Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) xếp loại từ khá trở lên (Ảnh: Hoài Nam).Có thể thấy tỷ lệ sinh viên xếp loại khá, giỏi, xuất sắc tại trường này "khiêm tốn" so với bằng mặt… toàn sinh viên giỏi như hiện nay.Tình trạng "quá nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi" liên tục được nhắc đến trong những năm qua. Ghi nhận tại rất nhiều trường đại học, sinh viên xếp loại từ khá trở lên luôn chiếm áp đảo với trên 90%, thậm chí có nơi 98-99%. Tại  không ít trường, chỉ riêng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp từ giỏi trở lên đã chiếm đến 60-70%.Hàng năm, tuy tỷ lệ sinh viên xếp loại khá, giỏi, xuất sắc không cao nhưng sinh  viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM luôn được các doanh nghiệp ưu tiên khi tuyển dụng.Theo khảo sát mới đây của Đại học Quốc gia TPHCM với hơn 1.800 doanh nghiệp, cơ quan nhà nước khu vực Đông Nam Bộ cho thấy, trong hệ thống Đại học Quốc gia TPHCM, Trường Đại học Bách khoa có tỷ lệ được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng cao nhất với 24,41%.Tiếp đến là Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Trường Đại học Kinh tế - Luật có tỷ lệ ưu tiên tuyển dụng nhân sự lần lượt là 16,3% và 15,53%. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 10,9%, Trường Đại học Công nghệ thông tin 10,38% và Trường Đại học Quốc tế 7,48%. Đối với trường đại học ngoài hệ thống Đại học Quốc gia TPHCM, xu hướng tuyển dụng dựa theo khía cạnh cơ sở đào tạo ứng viên tốt nghiệp thể hiện sự khác biệt theo lĩnh vực hoạt động.Cụ thể, trong số 59 cơ sở giáo dục đại học ở TPHCM (gồm 32 trường công lập, 15 trường tư thục, 4 trường do nước ngoài quản lý và 8 học viện), không bao gồm các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nói trên, các doanh nghiệp có sự ưu tiên tuyển dụng tùy theo lĩnh vực.Sinh viên Bách khoa TPHCM tham dự ngày hội việc làm tại trường (Ảnh: Hoài Nam).Trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý, các đơn vị sử dụng lao động ưu tiên tuyển dụng nhân sự tốt nghiệp từ Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học Ngoại thương cơ sở TPHCM...Trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nhân sự tốt nghiệp từ Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Trường Đại học Nông lâm TPHCM...
Thí sinh xét tuyển vào khối trường quân đội giảm 3 năm liên tiếp
Tại cuộc họp báo chiều nay (26/4), Trung tướng Nguyễn Văn Oanh, Phó trưởng Ban tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng cho biết lượng thí sinh xét tuyển vào khối trường quân đội giảm trong 3 năm liên tiếp.
Muốn làm công ăn lương, không vào quân độiCụ thể theo Trung tướng Nguyễn Văn Oanh, việc tuyển sinh của khối trường quân đội những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, số thí sinh tuyển sinh vào khối quân sự trong 3 năm qua liên tiếp giảm.Qua khảo sát cho thấy, khoảng 10 nguyên nhân khiến việc tuyển sinh vào khối quân đội giảm. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhiều thí sinh mắc tật khúc xạ, trong khi chỉ 3 trường khối quân sự gồm: Học viện kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y và Học viện Khoa học Quân sự cùng một số ngành ở Học viện Phòng không Không quân nhận thí sinh bị tật khúc xạ, nên lượng thí sinh bị thu hẹp.Thứ hai, cơ cấu kinh tế dịch chuyển, các ngành bên ngoài có cơ hội tốt, các em không muốn vào quân đội mà muốn làm công ăn lương ở các khu công nghiệp, làm 8 tiếng rồi về với gia đình và nhận mức lương 7-8 triệu đồng/tháng.Trung tướng Nguyễn Văn Oanh thông tin về việc tuyển sinh của khối trường quân đội (Ảnh: Mỹ Tâm).Trong khi đó, lương quân đội rất thấp so với mức năng lực, thời gian, công sức, áp lực công việc rất vất vả.Thứ 3, trước đây phần lớn các gia đình có nhiều con, nhiều gia đình cho vào quân đội để đỡ tốn chi phí nhưng hiện nay, các gia đình ít con, kinh tế phát triển, gia đình đủ sức nuôi con ăn học nên việc miễn chi phí không còn là yếu tố quan trọng khiến các em không còn mặn mà với việc vào học khối trường quân đội."Xác định nguyên nhân giảm sút lượng thí sinh, từ đấy chúng tôi đề xuất và xây dựng đề án tuyển sinh, trong đó đột phá vào việc đa dạng hóa phương thức, và tuyên truyền hướng nghiệp, để động viên nhiều thí sinh đăng ký vào trường quân đội", Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh nói.Sẽ có kỳ thi đánh giá năng lực của khối quân sựCũng tại buổi họp báo, Trung tướng Nguyễn Văn Oanh xác nhận, từ năm 2025, khối đại học quân đội sẽ có thêm hình thức kỳ thi đánh giá năng lực riêng của quân đội.Hình thức thi đánh giá năng lực khối trường quân đội thực hiện trên máy tính, với các bài thi tương tự như kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực hiện.Thí sinh sẽ thực hiện bài thi tổng hợp gồm: toán, ngữ văn, ngoại ngữ, bài thi tổng hợp kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.Các trường khối quân đội sẽ dành tối đa khoảng 30% chỉ tiêu xét tuyển bằng hình thức đánh giá năng lực và tăng dần chỉ tiêu sau năm 2025.Phụ huynh học sinh tìm hiểu cách thức tuyển sinh khối trường quân sự (Ảnh: Mỹ Hà).Theo Trung tướng Nguyễn Văn Oanh, năm 2024 đơn vị này sẽ tổ chức cuộc thi thử để làm cuộc tập dượt, chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực chính thức vào năm sau dưới sự hỗ trợ của ĐH Quốc gia Hà Nội.Trước khi tham gia kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh phải qua sơ tuyển, đây là yêu cầu bắt buộc trong các kỳ thi của quân đội.Trả lời câu hỏi của phóng viên về số lượng các đợt thi đánh giá năng lực khối trường quân sự, ông Oanh cho biết, đơn vị này đang xây dựng và sẽ công bố vào đầu năm tới.Việc xây dựng các đợt thi theo nguyên tắc sao cho "lệch pha" với các đợt thi của ĐH Quốc gia Hà Nội để tăng thêm nhiều cơ hội cho thí sinh.Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng khối trường quân sự năm nay có 2 điểm mới, thứ nhất, các trường quân đội bổ sung 2 phương thức xét tuyển học bạ và xét kết quả kì thi đánh giá năng lực của 2 đại học quốc gia (năm 2023 có 2 phương thức).Thứ hai, cho phép 2 trường tuyển sinh hệ cao đẳng là Trường Cao đẳng kĩ thuật Quân sự I và Trường Cao đẳng Kĩ thuật thông tin.Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 của 17 trường quân đội 5.212, tăng gần 900 chỉ tiêu so với năm 2023 và duy trì 4 phương thức tuyển sinhPhương thức thứ nhất, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT, không quá 15% chỉ tiêu.Phương thức 2, xét tuyển dựa vào học bạ THPT, không quá 10% chỉ tiêu cho các đối tượng đã tốt nghiệp THPT có điểm tổng kết chung từng năm học THPT đạt từ 7,0 trở lên và điểm tổng kết các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường từng năm học đạt từ 7,5 điểm trở lên.Tuy nhiên, Học viện Kỹ thuật quân sự và Học viện Quân y chưa sử dụng phương thức này để xét tuyển.Phương thức 3, xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức không quá 20% chỉ tiêu cho thí sinh: có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 75/150 điểm trở lên hoặc có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM từ 600/1200 điểm trở lên.Phương thức 4, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.Bộ Quốc phòng tổ chức sơ tuyển bắt đầu từ 15/3. Thí sinh đăng ký xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự phải qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng.Trường hợp thanh niên ngoài Quân đội sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Quân nhân tại ngũ sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp trung đoàn và tương đương. Thí sinh lưu ý, chỉ được làm hồ sơ sơ tuyển vào một trường Quân đội, trong thời gian đăng ký xét tuyển, thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sang các trường Quân đội khác mà không phải chuyển hồ sơ sơ tuyển sang trường đăng ký xét tuyển.
Trường Nhân văn TPHCM tăng học phí, đào tạo cả kinh doanh thương mại
Năm 2024, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia TPHCM) tuyển sinh lần đầu đối với 3 ngành đào tạo gồm kinh doanh thương mại Hàn Quốc, quốc tế học và nghệ thuật học.
Theo kế hoạch tuyển sinh, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia TPHCM) tuyển 3.799 chỉ tiêu đối với 37 ngành đào tạo thuộc 3 chương trình chính quy gồm chương trình chuẩn, chương trình chuẩn quốc tế và chương trình tăng cường tiếng Anh.Đặc biệt, trường tuyển sinh lần đầu đối với 3 ngành đào tạo gồm kinh doanh thương mại Hàn Quốc, quốc tế học và nghệ thuật học.Chỉ tiêu từng ngành chương trình chính quy (Ảnh: Thảo Chi).Chỉ tiêu của các chương trình đào tạo ngoài chính quy (Ảnh: Thảo Chi).Trường áp dụng 5 phương thức tuyển sinh. Cụ thể:Phương thức 1: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng với 1-5% tổng chỉ tiêu- Phương thức 1.1 (mã 301): xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh Đại học hệ chính quy.- Phương thức 1.2 (303): ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2024 (theo quy định của ĐHQG-HCM). Phương thức 2 (mã 302): Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo Quy định của ĐHQG-HCM, 15-20% tổng chỉ tiêu.Phương thức 3 (mã 100): xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT 2024, 40-55% tổng chỉ tiêu.Phương thức 4 (mã 401): xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024 với 35-50% tổng chỉ tiêu.Phương thức 5 (mã 500): ưu tiên xét tuyển học sinh là thành viên đội tuyển của tỉnh, thành phố tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố; thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài; thí sinh có thành tích trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao với 1-5% tổng chỉ tiêu- Phương thức 5.1 (mã 500-1): ưu tiên xét tuyển học sinh là thành viên đội tuyển của tỉnh, thành phố tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố.- Phương thức 5.2 (mã 500-2): Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT kết hợp chứng chỉ IELTS, TOEFL iBT hoặc năng lực tiếng Việt đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài.- Phương thức 5.3 (mã 500): Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT đối với thí sinh có thành tích xuất sắc, đặc biệt nổi bậc trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao.Sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TPHCM (Ảnh: NTCC).Trường Đại học KHXH&NV TPHCM tăng học phíNăm học 2024-2025, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM tăng học phí các ngành thuộc chương trình chuẩn, còn học phí chương trình đào tạo chuẩn quốc tế và tăng cường tiếng Anh giữ nguyên.Cụ thể, trường thu học phí theo nhóm ngành với mức học phí dao động từ 14 đến 29 triệu đồng/năm học đối với chương trình đào tạo chuẩn, 60 triệu đồng đối với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế và tăng cường tiếng Anh (chất lượng cao).Mức học phí các ngành thuộc chương trình đào tạo chuẩn gồm 2 nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn và nhóm ngành ngôn ngữ, du lịch.Nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn có 3 mức học phí khác nhau.Các ngành có mức học phí 14,3 triệu đồng/năm học: triết học, tôn giáo học, lịch sử, địa lý học, thông tin - thư viện, lưu trữ học.Các ngành học phí 21,78 triệu đồng/năm học: giáo dục học, ngôn ngữ học, văn học, văn hóa học, xã hội học, nhân học, Đông phương học, quản trị văn phòng, công tác xã hội, quản lý giáo dục, tâm lý học giáo dục, đô thị học, quản lý thông tin, Việt Nam học (đối tượng người Việt Nam).Các ngành học phí 24,2 triệu đồng/năm học: quan hệ quốc tế, tâm lý học, báo chí, truyền thông đa phương tiện.Mức học phí nhóm ngành ngôn ngữ, du lịch: các ngành ngôn ngữ Nga, ngôn ngữ Italia, ngôn ngữ Tây Ban Nha (17,16 triệu đồng/năm học); ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Đức (26,07 triệu đồng/năm học); ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ trung Quốc, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (29,04 triệu đồng/năm học).Riêng ngành Việt Nam học (dành cho đối tượng người nước ngoài) có mức học phí 66 triệu đồng/năm học.Các ngành thuộc chương trình đào tạo chuẩn quốc tế và tăng cường tiếng Anh do thí sinh tùy chọn đăng ký sẽ có mức học phí 60 triệu đồng/năm học gồm các ngành: quan hệ quốc tế, báo chí, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, ngôn ngữ Đức, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Thủ khoa 3 đợt thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội đạt 129/150 điểm
Ngày 24/4, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực 3 đợt đầu tiên, thí sinh có điểm cao nhất đạt 129/150, thấp nhất 17/150.
Điểm trung bình và điểm trung vị lần lượt tương ứng 77,2/150  và 77,0/150; độ lệch chuẩn là 13,3. Đánh giá của ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), phân bố điểm thi, điểm trung bình và điểm trung vị của ba đợt thi đầu tiên hầu như không thay đổi so với năm 2023.Điểm thi đánh giá năng lực ĐHQGHN sau 3 đợt đầu tiên cao nhất 129/150 (Ảnh: VNU).Thống kê ban đầu nhận thấy mức điểm ≥ 110 chiếm tỉ lệ gần 1%; số lượt thi đạt ≥ 100 điểm chiếm 5,4%; đạt mức điểm ≥ 90 khoảng 18,1%; đạt điểm ≥ 80 điểm có 41,8%; mức điểm ≥ 75 có khoảng 56,4%.Điểm cao nhất của ba đợt thi đầu tiên là 129/150. Còn điểm thấp nhất là 17/150.Với phổ điểm theo phân phối chuẩn, tại các mức điểm từ 75, 80, 85, 90, 95, 100, 105…, đều có sự khác biệt tương đối thuận tiện cho các đơn vị tuyển sinh xây dựng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như điểm chuẩn xét tuyển.Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) do Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp nhận 104.575 lượt đăng ký dự thi.Kỳ thi diễn ra từ ngày 23/3 đến ngày 2/6/2024 tại 11 tỉnh thành gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.Trong số 10 tỉnh thành có số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất, Hà Nội luôn chiếm vị trí số một, tiếp đó là Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Nghệ An, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…Ba đợt thi đầu tiên tổ chức trong tháng 3 và 4 năm nay phục vụ 50.742 lượt thi, có 15 thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế. Các đợt thi đã tổ chức tại 10/11 tỉnh thành đặt địa điểm ở khu vực phía Bắc.Ba đợt thi còn lại của năm 2024 diễn ra vào các ngày 11-12/5, 25-26/5 và 1-2/6 tới.Điểm bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông của Đại học Quốc gia Hà Nội không giới hạn thời gian sử dụng. Tuy nhiên, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội khuyến nghị sử dụng kết quả bài thi trong thời gian tối đa 24 tháng kể từ ngày thi cho mục đích tuyển sinh.Năm 2024, ĐHQGHN tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển đại học với các thí sinh có mức điểm từ 80/150 dự thi trong hai năm kể từ ngày thi.
Sở Giáo dục TPHCM cảnh báo "nơi ở tiêu cực" trong tuyển sinh đầu cấp
Điểm mới trong tuyển sinh đầu cấp lớp 1, 6 tại TPHCM năm nay là các quận, huyện có thể linh hoạt tuyển trái tuyến. Song, lãnh đạo sở cũng cảnh báo hiện tượng "nơi ở tiêu cực".
Học sinh Trường Tiểu học Hiệp Tân, quận Tân Phú, TPHCM (Ảnh: Huyên Nguyễn).Tuyển sinh có bị ảnh hưởng bởi việc sắp xếp khu phố, ấp?Đây là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm về tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 khi TPHCM đang thực hiện chủ trương sắp xếp lại khu phố, ấp. Chia sẻ tại buổi họp giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) với trưởng phòng GD&ĐT, bà Nguyễn Thị Mỹ Châu, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh, cho biết huyện đang trong quá trình sắp xếp lại khu phố, ấp song việc này khá thuận lợi vì được sự hỗ trợ của công an.Song, việc này cũng không kịp tiến độ cho tuyển sinh đầu cấp năm nay. Hiện nay, huyện chỉ còn một số trường hợp học sinh có quốc tịch nước ngoài gặp khó trong việc xác thực mã định danh."Ban đầu, phòng GD&ĐT dự định sẽ phân tuyến trong tuyển sinh đầu cấp theo việc sắp xếp lại các ấp mới để đảm bảo tính đồng bộ. Tuy nhiên, việc thực hiện không kịp theo tiến độ của công tác tuyển sinh. Do đó, để tránh sự xáo trộn trong tuyển sinh đầu cấp, phòng GD&ĐT tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phân tuyến theo ấp cũ", bà Châu chia sẻ. Ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp (Ảnh: Nhật Huyên).Tại quận Gò Vấp, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng phòng GD&ĐT, cũng thông tin hiện nay, các ban ngành mới ra quyết định sắp xếp lại, việc thực hiện, thay đổi giấy tờ cho người dân sẽ được triển khai trong thời gian tới.Do đó, đơn vị này cũng tham mưu UBND quận phân tuyến tuyển sinh đầu cấp theo địa chỉ cũ.Không cứng nhắc quy định tuyển sinh trái tuyến Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM lưu ý thành phố đang trong quá trình thực hiện sắp xếp lại tổ, khu phố, ấp. Do đó, tùy vào tình hình thực tế, địa phương có thể phân tuyến dựa theo đơn vị hành chính mới hoặc áp dụng theo đơn vị hành chính cũ.Lãnh đạo sở cũng nhắc vấn đề "nơi ở tiêu cực" (chạy hộ khẩu, thường trú) trong tuyển sinh đầu cấp. Theo Giám đốc sở, phụ huynh cần cung cấp địa chỉ nơi ở thực tế để được phân bổ chỗ học gần nhà, tạo điều kiện thuận tiện về đi lại học sinh. Các phòng GD&ĐT cần phối hợp với ban chỉ đạo tuyển sinh để xác định đúng nơi ở của các em.Tuy nhiên, điểm mới của năm nay là quy định không cứng nhắc về tuyển sinh trái tuyến. Ông nhấn mạnh ban chỉ đạo tuyển sinh cần linh hoạt thực hiện theo điều kiện thực tế sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tế của người dân.Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM (Ảnh: Nhật Huyền).Giám đốc Sở dẫn trường hợp nếu phụ huynh phải chuyển chỗ làm hoặc không có điều kiện cho con học gần nhà, các địa phương có thể linh động sắp xếp chỗ học phù hợp. Quy định tuyển sinh đầu cấp năm nay không cấm tuyển sinh trái tuyến, ngoài địa bàn. Tuy nhiên, ông Hiếu cũng nhấn mạnh trước khi giải quyết linh động cho những trường hợp này phải đảm bảo đủ chỗ cho học sinh cư trú gần trường trước.
"TPHCM hơn 40 độ C cũng không "nóng" bằng con tôi sắp thi lớp 10"
"TPHCM mấy hôm nay nắng nóng khủng khiếp, nhiệt độ ngoài trời hơn 40 độ C nhưng với nhà tôi cũng không "nóng" bằng kỳ thi lớp 10 sắp tới của con", chị Hà nói.
Cuối ngày, đón con gái học lớp 9 từ Trường THCS Giồng Ông Tố (TP Thủ Đức, TPHCM) đến lớp học thêm, chị Hà, ở TP Thủ Đức cho biết chị đang rơi vào tình trạng kiệt sức khi con chuẩn bị thi vào lớp 10.Phụ huynh chờ đón con trước cổng trường một trường THCS ở TPHCM (Ảnh: Hoài Nam).Ngoài học trên trường, từ đầu năm học này, con đã quay cuồng ở các lớp học thêm. Từ hôm ra Tết, cháu còn đăng ký thêm lịch học vào những buổi trong hai ngày cuối tuần.Tính ra, cháu học thêm ở 3 điểm khác nhau, lịch học kín mít trong tuần đến hết tháng 5 tới. Bố mẹ cũng chóng mặt đưa đón theo lịch học của con. Người mẹ chia sẻ, kể cả những người không có con ở độ tuổi này cũng biết đây là kỳ thi căng thẳng nhất đối với tuổi học trò và các gia đình. Từ năm con lớp 8, gia đình chị đã bắt đầu nhấp nhổm về kỳ thi vào lớp 10 công lập của con.Giành một chỗ học ở lớp 10 công lập trở thành mục tiêu quan trọng nhất của con gái chị Hà suốt những năm phổ thông. Đi cùng đó là sự đầu tư về công sức, thời gian và tiền bạc lẫn sự mệt mỏi, lo âu của bố mẹ."Càng đến gần kỳ thi của con, tôi càng lo âu, căng thẳng. Ai cũng than TPHCM mấy hôm nay nắng nóng khủng khiếp, ngoài trời hơn 40 độ C nhưng với nhà tôi cũng không "nóng" bằng kỳ thi sắp tới của con. Có thể sự bất an, nhấp nhổm trong lòng làm tôi thấy cái nắng bên ngoài chẳng là gì", chị Hà bày tỏ.Mấy tháng qua, chị Hà đã giảm 5kg, người hốc hác, da xạm, mắt thâm quầng.Nhất là mới đây, khi Sở GD&ĐT TPHCM công bố các con số liên quan đến kỳ thi lớp 10 công lập, trong đó chỉ tiêu giảm sâu càng làm cho người mẹ 43 tuổi thêm lo lắng, thường xuyên mất ngủ.Tìm một chỗ ở lớp 10 công lập là mục tiêu học tập của nhiều học sinh (Ảnh: Hoài Nam).Dù rằng, lường được sự cạnh tranh gay gắt ở kỳ thi, chị Hà và con đã cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn nguyện vọng, đặt những trường vừa sức. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ có thể trút gánh nặng khi kết quả kỳ thi này còn phụ thuộc cả vào yếu tố "hên xui".Chưa kể, những trường con chị đăng ký đều nằm trong diện giảm chỉ tiêu.Chỉ tiêu… đi lùi gây ám ảnh Những năm qua, chỉ tiêu vào lớp 10 công lập tại TPHCM ít nhiều đều tăng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025 lại chứng kiến một "kịch bản" đi lùi khi chỉ tiêu giảm.Áp lực kỳ thi này đã lớn, năm nay càng lớn hơn khi số học sinh tốt nghiệp lớp 9 tăng nhưng chỉ tiêu vào lớp 10 lại giảm mạnh.Theo công bố của Sở GD&ĐT TPHCM, năm học này 113 trường công lập chỉ tuyển hơn 71.000 chỉ tiêu vào lớp 10, giảm khoảng 6.000 học sinh so với năm ngoái.Hơn 50% trường phổ thông giảm chỉ tiêu lớp 10, trải rộng ở khắp các quận huyện, từ nội thành đến ngoại thành, từ trường top đầu cho đến các trường top sau.Học sinh ở TPHCM trong kỳ thi vào lớp 10 trước đây (Ảnh: Hải Long).Trong khi đó, thống kê của Sở GD&ĐT TPHCM, năm học này dự kiến gần 116.300 học sinh tốt nghiệp THCS, tăng 5.000 em so với năm ngoái.Dựa vào con số học sinh không tham gia vào kỳ thi lớp 10, chủ động chọn con đường khác hàng năm, năm nay tại TPHCM sẽ có khoảng 102.000 học sinh lớp 9 tham gia vào kỳ thi.Lý giải về việc giảm chi tiêu vào lớp 10 công lập, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết việc xác định tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học công lập thực hiện công tác phân luồng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Theo đó chỉ khoảng 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập, số còn lại phân luồng qua trường tư, giáo dục thường xuyên, trường nghề…Ngoài ra, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM, nếu giao chỉ tiêu lớp 10 theo số lượng học sinh lớp 9 có thể dẫn đến tỷ lệ ảo. Tình trạng này đã từng diễn ra vào mùa tuyển sinh năm 2023 khi nhiều trường thừa chỗ, dù bổ sung tuyển sinh vẫn không tuyển đủ.Tại Hà Nội, những con số cũng không dễ thở hơn chút nào dù chỉ tiêu lớp 10 tăng hơn 1.500 học sinh. Cũng chỉ khoảng 80.000 học sinh có chỗ ở lớp 10 công lập trong khi có hơn 135.000 học sinh tốt nghiệp THCS, tăng hơn 5.000 học sinh so với năm học trước. Sau kỳ thi, 55.000 học sinh sẽ rời trường phổ thông công lập để học nghề, trường tư, giáo dục thường xuyên hoặc những lựa chọn khác.Hàng năm, các dữ liệu, con số quanh kỳ thi lớp 10 trở thành nỗi ám ảnh của nhiều học sinh, bậc phụ huynh. Nhắc đến những con số này có thể làm cho học sinh, phụ huynh thêm lo âu, lo lắng và không thay đổi được thực tế hàng chục ngàn học sinh sẽ "rớt" lớp 10 công lập.Tuy nhiên, những con số này phần nào nói lên mức độ cạnh tranh, sự khốc liệt và áp lực mà học sinh lứa tuổi 15 phải đối mặt.
Hà Nội mở hệ thống cho học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT
Bắt đầu từ ngày 24/4, thí sinh đang học lớp 12 tại Hà Nội có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi.
Theo đó, học sinh lớp 12 năm học 2023-2024 tại Hà Nội sẽ được nhà trường cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống Quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tại địa chỉ: http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn.Bước đầu tiên sau đăng nhập, thí sinh cần đổi mật khẩu và chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản, mật khẩu của mình.Trong 5 ngày 24-28/4, thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống quản lý thi và điền vào các ô thông tin theo yêu cầu. Sau thời gian này, toàn bộ dữ liệu đăng ký thử của học sinh sẽ bị xóa.Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, thí sinh đăng ký chính thức.Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào hệ thống để kiểm tra lại thông tin, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên nếu có với đơn vị đăng ký dự thi.Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội (Ảnh: Mạnh Quân).Việc Hà Nội mở hệ thống cho học sinh lớp 12 tập dượt nhằm giúp các em làm quen với việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến, từ đó hạn chế các sai sót, nhầm lẫn khi chính thức đăng ký dự thi. Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Ngoài giờ phát sóng bài giảng truyền hình, học sinh toàn thành phố có thể tham gia học và làm bài tập trực tuyến qua ứng dụng HANOI ON.Năm 2023, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của học sinh Hà Nội đạt 99,56%, đứng vị trí thứ 17 toàn quốc, tăng 10 bậc so với năm 2022. Mục tiêu của ngành giáo dục thủ đô là tiếp tục cải thiện chỉ số này trong kỳ thi năm 2024.Về điểm thi tốt nghiệp, Hà Nội dẫn đầu cả nước về số điểm 10 với trên 1.200 điểm, tăng 3,35 lần so với năm 2022. Trong đó, môn toán có 3 điểm 10, ngoại ngữ có 106 điểm 10, vật lí có 11 điểm 10, hóa học có 16 điểm 10, sinh học có 12 điểm 10, lịch sử có 55 điểm 10, địa lý có 4 điểm 10, giáo dục công dân có 1.025 điểm 10.Số bài thi đạt từ 9 điểm trở lên là 40.978 bài (chiếm 7,16%). 
Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM
Trang web tuyển sinh của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM bị hacker tấn công dẫn đến việc nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.
Những ngày qua, nhiều thí sinh không thể truy cập trang web tuyển sinh của Trường đại học Kiến trúc TPHCM để đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.Trong khi, theo thông báo của trường, trường nhận đăng ký thi các môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển theo các phương thức riêng tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024 theo hình thức trực tuyến trên trang web này từ ngày 4/3 đến 28/4.Thí sinh trong kỳ thi năng khiếu vào Trường Đại học Kiến trúc TPHCM (Ảnh: Fanpage nhà trường).Phản hồi về sự cố này, đại diện Trường Đại học Kiến trúc TPHCM cho biết, trang tuyển sinh của trường bị Hacker tấn công gần một tuần qua. Lúc đầu, trường đã khắc phục sự cố và hoạt động lại bình thường nhưng sau đó lại tiếp tục bị tấn công.Để khắc phục, trường đang mời các chuyên gia công nghệ thông tin xử lý sự cố này.Đồng thời, Trường Đại học Kiến Trúc TPHCM cũng thông báo gia hạn thời hạn đăng ký môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển trực tuyến được kéo dài đến ngày 5/5.Theo thông tin tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM, trường dự kiến tuyển 1.555 chỉ tiêu cho cả hai cơ sở đào tạo tại TPHCM và Cần Thơ.Trường sử dụng 5 phương thức tuyển sinh gồm xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT chiếm 1% chỉ tiêu ngành; xét tuyển đối với các thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp (từ cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên) tuyển 9% chỉ tiêu ngành; xét tuyển đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT tại các trường THPT chuyên, năng khiếu trong cả nước tuyển 15% chỉ tiêu ngành; xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 tại Đại học Quốc gia TPHCM tuyển 25% chỉ tiêu ngành và xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tuyển 50% chỉ tiêu ngành.Trường sẽ chỉ tổ chức duy nhất một đợt thi năng khiếu vào ngày 8-9/6 tới.
Gần 70 trường đại học công bố điểm sàn đánh giá năng lực, tư duy
Đến nay, đã có gần 70 trường đại học (ĐH) công bố điểm sàn xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2024.
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do ĐHQG TPHCM tổ chức (Ảnh: Huyên Nguyễn).Ở phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia (ĐGQG) TPHCM tổ chức, điểm sàn cao nhất 850 điểm và thấp nhất 450 điểm.Mức điểm 850 là ngưỡng đầu vào để xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương. Tiếp sau là Trường ĐH Đà Lạt lấy từ 800 điểm ở các ngành sư phạm và 600 điểm với các ngành còn lại.Trường Quản trị và Kinh doanh (ĐHQG Hà Nội) có điểm sàn xét kết quả đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM là 760 điểm ở các ngành quản trị và an ninh, quản trị doanh nghiệp và công nghệ; và 750 điểm ở marketing và truyền thông, quản trị nhân lực và nhân tài. Các trường tuyển sinh khối sức khỏe cũng đưa ra mức sàn khoảng 650-750 điểm, ĐH Kinh tế TPHCM lấy mức cao nhất là 730 điểm, song, ở phân hiệu chỉ lấy từ 500 điểm. Trong khi đó, Trường ĐH Phan Châu Trinh có điểm sàn xét kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM năm 2024 của ngành quản trị bệnh viện có mức sàn thấp nhất cả nước là 450 điểm.Với kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương đang lấy sàn cao nhất với 120/150 điểm cho ngành y khoa và 100 điểm cho các ngành còn lại. Điểm sàn của các trường khác chủ yếu ở mức 75-80 điểm.Những trường xét điểm kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội đưa ra mức sàn khoảng 50-60/100 điểm.Chi tiết mức điểm của các trường như sau:Điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 (Tổng hợp: Huyên Nguyễn).Điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 (Tổng hợp: Huyên Nguyễn).Điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 (Tổng hợp: Huyên Nguyễn).
Một trường đại học ở TPHCM thu gần 1.700 tỷ đồng trong năm 2023
Trong đề án tuyển sinh đại học năm 2024, Đại học Kinh tế TPHCM thông tin doanh thu hợp pháp năm 2023 của trường là hơn 1.679 tỷ đồng.
Cụ thể, về tài chính được nhắc đến trong đề án tuyển sinh năm 2024 của Đại học Kinh tế TPHCM thể hiện tổng nguồn thu hợp pháp/năm của trường là hơn 1.678 tỷ đồng.Tổng chi phí đào tạo trung bình một sinh viên/năm trong năm 2023 là 32,5 triệu đồng.Năm 2024, Đại học Kinh tế TPHCM tuyển 7.900 chỉ tiêu với 6 phương thức xét tuyển (Ảnh: EUH).Theo báo cáo ba công khai và đề án tuyển sinh đại học năm 2023, Đại học Kinh tế TPHCM có tổng nguồn thu hợp pháp năm 2022 là 1.189 tỷ đồng. Như vậy, sau một năm, tổng nguồn thu hợp pháp của đại học này tăng gần 500 tỷ đồng.Năm 2024, Đại học Kinh tế TPHCM dự kiến tuyển sinh 7.900 chỉ tiêu cho 56 chương trình học tại TPHCM và 630 chỉ tiêu cho 16 chương trình học tại phân hiệu tỉnh Vĩnh Long.So với năm 2023, chỉ tiêu của trường tăng thêm 100 em dành cho hai chương trình mới mở là ArtTech (Công nghệ nghệ thuật), điều khiển thông minh và tự động hóa.Trường áp dụng 6 phương thức xét tuyển gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế; xét tuyển học sinh giỏi; xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn; xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM và xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp năm 2024.Năm học 2024-2025, dự kiến mức học phí đào tạo đại học chính quy tại cơ sở chính TPHCM của Đại học Kinh tế TPHCM có mức thấp nhất là 975.000 đồng/tín chỉ và mức cao nhất ở chương trình Asean Coop lên đến 3,29 triệu đồng/tín chỉ.Học phí năm 2024-2025 của Đại học Kinh tế TPHCM cao nhất 3,29 triệu đồng/tín chỉ (Ảnh chụp lại từ đề án).Theo nhà trường, lộ trình tăng học phí mỗi năm tại cơ sở chính TPHCM tăng không quá 10% mỗi năm.Tại phân hiệu Vĩnh Long, học phí năm học 2024-2025 dự kiến bằng 65% học phí tại cơ sở TPHCM với 625.000 tín chỉ, lộ trình tăng học phí không quá 5%/năm.Thống kê từ báo cáo ba công khai và đề án tuyển sinh của các trường đại học năm 2023 cho thấy có 9 trường đại học đạt doanh thu năm 2022 từ 1.000 tỷ đồng. Gồm Trường Đại học Văn Lang, Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Công nghệ TPHCM, Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.Trong đó, Trường Đại học Văn Lang có doanh thu năm 2022 cao nhất với 1.785 tỷ đồng.
TPHCM công bố lịch thi chi tiết tuyển sinh lớp 10 năm 2024
Thí sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM theo thứ tự các môn: Ngữ văn, ngoại ngữ, toán, môn chuyên/tích hợp.
Thí sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM năm học 2023-2024 (Ảnh: Huyên Nguyễn).Theo kế hoạch chi tiết lịch thi lớp 10 vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, thí sinh sẽ dự thi vào 2 ngày 6 và 7/6. Cụ thể, 9h30 ngày 5/6, học sinh có mặt tại điểm thi để sinh hoạt quy chế thi và kiểm tra thông tin. Ngày 6/6, thí sinh dự thi môn ngữ văn (buổi sáng) và ngoại ngữ (buổi chiều). Ngày 7/6, thí sinh dự thi môn toán (buổi sáng) và môn chuyên/tích hợp (buổi chiều). Lịch thi lớp 10 tại TPHCM năm 2024. Chiều 7/6, thí sinh sẽ dự thi môn chuyên, tích hợp (Nguồn: Sở GD&ĐT).Căn cứ quy định điểm xét tuyển, hội đồng tuyển sinh se xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường và theo từng chương trình đào tạo.Nguyện vọng được xét theo thứ tự từ trên xuống, trúng tuyển nguyện vọng nào thí sinh bắt buộc học ở nguyện vọng đó.Sở GD&ĐT không giải quyết các trường hợp thay đổi thứ tự, nguyện vọng, môn chuyên khi đã hết thời gian đăng ký nguyện vọng. Năm nay, TPHCM công bố tuyển 71.020 chỉ tiêu lớp 10 vào 113 trường THPT công lập. So với danh sách năm ngoái, tổng số chỉ tiêu giảm là 5.674 chỉ tiêu. Trong khi đó, số học sinh lớp 9 năm nay tăng hơn 5.000 em so với năm trước đó. 
Những thay đổi quan trọng trong tuyển sinh lớp 10 trường chuyên ở TPHCM
Năm nay, TPHCM điều chỉnh về số nguyện vọng vào các lớp chuyên và xây dựng 2 phương án tuyển sinh vào lớp chuyên Anh.
Thí sinh dự thi lớp 10 tại TPHCM năm học 2023-2024 (Ảnh: Huyên Nguyễn).Sở GD&ĐT TPHCM vừa công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 10 chuyên năm học 2024-2025 và chỉ tiêu cụ thể cho từng lớp 10 chuyên trong 2 trường THPT chuyên và 4 trường THPT thường.Điểm mới năm nay là thành phố ngừng tuyển sinh lớp 10 không chuyên trong Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Ngoài ra, sở bổ sung 2 môn chuyên gồm lịch sử và địa lý cho Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.Các lớp chuyên trong Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hữu Huân, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi tuyển sinh đến hết năm học 2024-2025. Các trường này tuyển sinh chuyên và tuyển sinh lớp 10 thường theo 3 nguyện vọng (thực hiện theo hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 thường).Đặc biệt, thí sinh đăng ký thi lớp 10 chuyên Anh sẽ có điều chỉnh khi có 2 hình thức để lựa chọn.Ở hệ chuyên tiếng Anh, thí sinh dự thi thực hiện bài thi môn chuyên Anh tương tự các năm về trước và cho phép tất cả thí sinh thi chuyên được phép đăng ký (bao gồm thí sinh tốt nghiệp THCS ngoài TPHCM. Thí sinh được dùng kết quả bài thi xét tuyển vào các trường THPT có tuyển sinh chuyên Anh.Ở hệ chuyên tiếng Anh (theo Đề án 5695), thí sinh dự thi thực hiện bài thi môn chuyên Anh (đề án 5695) gồm tiếng Anh và toán, khoa học tư nhiên bằng tiếng Anh. Lớp chuyên này chỉ thực hiện tại 2 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa. Đề án 5695 là đề án dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam của UBND TPHCM.Thí sinh đăng ký thi chuyên tin học được phép chọn bài thi môn chuyên là tin học (học sinh viết bằng ngôn ngữ Pascal hoặc C/C++) hoặc chọn thi môn toán chuyên.Trong trường hợp thí sinh không chọn bài thi môn chuyên, Sở GD&ĐT sẽ xem như thí sinh đăng ký dự thi bài thi môn chuyên là tin học.Ngoài những điều kiện chung để dự thi lớp 10, thí sinh thi trường chuyên cần có xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp 6, 7, 8 từ khá trở lên; Tốt nghiệp trung học cơ sở loại Giỏi.Chỉ tiêu cụ thể như sau:Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 vào trường chuyên của TPHCM năm 2024 (Nguồn: Sở GD&ĐT).Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 chuyên trường thường của TPHCM năm 2024 (Nguồn: Sở GD&ĐT).
Không được thi riêng, các trường tư có tiếng tuyển sinh lớp 10 như thế nào?
Phần lớn các trường tư có tiếng ở Hà Nội đặt ra tiêu chí cao về học bạ 4 năm THCS để xét tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.
Theo quy định tuyển sinh lớp 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, các trường THPT tư thục và công lập tự chủ chỉ có hai hình thức tuyển sinh là xét kết quả học tập, rèn luyện cấp THCS và xét kết quả kỳ thi lớp 10 công lập.Đây là năm thứ hai Hà Nội thực hiện quy định này.Bà Văn Thùy Dương - Phó hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh - cho biết, trường thực hiện công tác tuyển sinh như năm 2023.Cụ thể, trường xét tuyển kết quả học tập 4 năm cấp THCS kết hợp điểm thi lớp 10 công lập của Hà Nội. Ngoài ra, thí sinh tham gia 4 kỳ thi thử của trường được ưu tiên tuyển sinh.Học sinh lớp 9 của trường được đặc cách xét tuyển theo tiêu chí riêng. Trường cũng tuyển thẳng học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp thành phố các môn toán, vật lý, hóa học, ngữ văn, tiếng Anh. Tổng chỉ tiêu lớp 10 của trường năm nay là 675, trong đó cơ sở Thanh Trì có 360 học sinh, cơ sở Cầu Giấy có 315 học sinh.Thí sinh thi lớp 10 năm 2023 (Ảnh: Mạnh Quân).Trường THCS&THPT M.V. Lômônôxốp cũng ra thông báo dừng kiểm tra đánh giá năng lực ngày 21/4 và thay thế bằng hình thức xét tuyển học bạ với 300 chỉ tiêu.Công thức quy đổi điểm theo kết quả học tập và rèn luyện được tính như sau: học lực Giỏi 5 điểm, học lực Khá 4 điểm, học lực Trung bình 3 điểm, hạnh kiểm Tốt 5 điểm, hạnh kiểm Khá 4 điểm. Trường không nhận học sinh có hạnh kiểm Trung bình.Học bạ được tính từ lớp 6 đến hết học kỳ I lớp 9.Trường xét điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu và công bố kết quả ngày 23/4.Tổng chỉ tiêu lớp 10 của Trường THCS&THPT M.V. Lômônôxốp năm 2024 là 450.Tính đến thời điểm hiện tại, Trường THCS&THPT Tạ Quang Bửu đã có 2 đợt xét tuyển lớp 10. Trong đợt xét tuyển ngày 20/4, trường tuyển 400 chỉ tiêu theo phương thức tuyển thẳng và xét học bạ.Công thức tính điểm học bạ gồm điểm học lực quy đổi, điểm trung bình môn cả năm lớp 8, điểm trung bình môn học kì I lớp 9 các môn toán, văn, tiếng Anh, trong đó môn toán tính hệ số 2. Học lực Giỏi được quy đổi sang 10 điểm, học lực Khá không có điểm quy đổi. Trường chỉ chấp nhận hồ sơ có hạnh kiểm Tốt.Những trường hợp được Trường THCS&THPT Tạ Quang Bửu tuyển thẳng gồm: học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn văn hóa kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 từ cấp quận, huyện trở lên; học sinh có học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt lớp 8 và học kỳ I lớp 9, có IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL Junior từ 785; học sinh đạt điểm thi vào lớp chuyên.Với tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 585, nhà trường không công bố chỉ tiêu chi tiết cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi lớp 10 công lập.Riêng thí sinh đăng ký vào hệ tiên tiến (hệ tiếng Anh và hệ toán - tin) phải làm bài khảo sát đánh giá năng lực riêng của trường.Theo thông báo mới nhất gửi tới phụ huynh, nhà trường cho biết sẽ ưu tiên cho nhóm học sinh trúng tuyển có nguyện vọng duy nhất nhập học vào trường. Phụ huynh nhóm này cần ký đơn cam kết theo mẫu trên cổng nhập học trực tuyến, in và nộp lại nhà trường trước 17h ngày 5/5. Trường THCS&THPT Marie Curie thực hiện chính sách tuyển sinh ổn định như các năm trước đây. Trường ưu tiên xét học bạ với học sinh đang học cấp 2 tại trường và xét điểm thi lớp 10 công lập với học sinh trường khác.Trường THCS&THPT Lê Quý Đôn và Trường THCS&THPT Đoàn Thị Điểm có chung phương thức tuyển sinh là xét học bạ. Thí sinh thuộc diện xét tuyển cần đạt một trong các tiêu chí: xếp loại hạnh kiểm Tốt và học lực Khá trở lên trong 4 năm THCS (riêng lớp 9 xét điểm học kì I); có bằng khen cá nhân (vòng thi cuối) các kì thi toán, tiếng Anh, khoa học kỹ thuật của đơn vị quốc tế có uy tín hoặc phối hợp tổ chức với Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; đạt giải cá nhân các môn nghệ thuật, thể dục thể thao cấp quận, huyện trở lên.Riêng học sinh đang học lớp 9 tại trường được ưu tiên tuyển sinh theo chính sách riêng. Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm dành chỉ tiêu hạn chế cho xét tuyển học bạ mà ưu tiên cho phương án xét tuyển bằng điểm thi lớp 10 công lập.Tiêu chí xét học bạ của nhà trường khắt khe. Chỉ những học sinh có 6 học kỳ THCS xếp loại học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt, không có học kỳ xếp loại học lực Trung bình mới được tham gia xét tuyển. Ngoài ra, trường ưu tiên xét tuyển học sinh có IELTS 5.5 trở lên, TOEFL Junior 880 trở lên kết hợp 5 học kỳ THCS đạt học lực Giỏi.
Được khuyên thi hoa hậu, nữ sinh do dự khi chọn nghề "lăn vào bếp"
Nhiều người khuyên Linh có hình thức, cao ráo nên thi hoa hậu hoặc chọn công việc nhàn nhã, ngồi văn phòng bật máy lạnh. Cô nữ sinh băn khoăn khi chọn nghề "muốn ăn phải lăn vào bếp".
Ngày 21/4, hơn 3.000 học sinh ở TPHCM và các tỉnh lân cận tham dự Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2024 tại Trường Đại học Công thương TPHCM.Hơn 3.000 học sinh tham gia Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Trường Đại học Công thương TPHCM (Ảnh: Hoài Nam).Tại đây, học sinh được trải nghiệm thực tế về từng ngành học để có thể định hướng ngành nghề một cách phù hợp, chính xác cho bản thân; được giải đáp thông tin về nhu cầu nhân sự, đầu vào, đầu ra các ngành, nhóm ngành.Cùng nhóm bạn tham quan ở gian hàng trang trí, chế biến thực phẩm, Nguyễn Ngọc Linh, học sinh một trường cấp 3 ở quận Tân Phú, TPHCM cho biết em đang có ý định theo học ngành chế biến món ăn nhưng gặp khá nhiều rào cản.Xinh đẹp cùng chiều cao vượt trội (gần 1,75m), từ bé Linh đã nghe rất nhiều người nói "nên thi hoa hậu". Gần đây, khi Linh chuẩn bị vào đại học, người thân trong gia đình cũng cho rằng "nên học ngành nào đó nhàn nhã, ăn mặc đẹp ngồi ở phòng máy lạnh mát rượi". Yêu thích lĩnh vực ẩm thực, Linh muốn học ngành chế biến món ăn nhưng cũng lo nghề này cả đời "muốn ăn phải lăn vào bếp". Bởi vậy, cô nữ sinh lăn tăn nên chọn công việc "nhàn tấm thân" hay theo đuổi theo sở thích của bản thân.Không riêng Linh, suy nghĩ cả đời ở "góc bếp" là thắc mắc của rất nhiều học sinh khi quan tâm đến ngành đầu bếp, chế biến món ăn, ẩm thực. TS Bùi Hồng Đăng, Phó Chủ tịch phụ trách Hội đồng trường, Trường Đại học Công Thương TPHCM chia sẻ, nhiều học sinh không đánh giá cao về ngành chế biến món ăn vì nghĩ học xong là… chỉ vào bếp để nấu món.TS Đăng cho hay, đây là ngành nghiên cứu chế biến món ăn, không phải cứ học là "lăn vào bếp".Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở những vị trí như đầu bếp; quản lý bộ phận ẩm thực tại các cơ sở kinh doanh ẩm thực và phục vụ ăn uống; nhân viên bộ phận phát triển sản phẩm tại các cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm; chuyên viên nghiên cứu phát triển ẩm thực tại các bếp ăn thử nghiệm, trung tâm nghiên cứu ẩm thực; cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực ẩm thực hoặc tự khởi nghiệp, kinh doanh ẩm thực.Nghề chế biến món ăn có nhiều cơ hội nghề nghiệp chứ không phải "ở góc bếp" như nhiều học sinh nhầm tưởng (Ảnh: Hoài Nam).TS Bùi Hồng Đăng cho hay hiện nay nhu cầu tuyển dụng trên thị trường với lĩnh vực này rất lớn nhưng nguồn cung nhân lực còn hạn chế.Nói về điều kiện để học tốt một ngành nghề, theo ông Đăng ngoài yếu tố đào tạo, chất lượng giảng viên thì chính người học phải có khát khao, nỗ lực với lĩnh vực mình theo đuổi. Không có ngành nào nhàn nhã hơn ngành nào mà chỉ có sự phù hợp và lựa chọn của mỗi người. Băn khoăn về nghề bị bêu rếu "không có tương lai"Trước ngưỡng cửa chọn ngành, nhiều học sinh cũng lo lắng khi trên mạng xã hội gần đây nhiều TikToker liệt kê, gọi hàng loạt ngành học là ngành vô dụng, ngành không có tương lai.Từ ngành quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, ngôn ngữ Anh,  marketing cho đến các ngành thiết kế thời trang, xã hội học, văn hóa học, nhân học, hán nôm, bảo tàng học… đều được các TikToker gọi tên. Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công Thương TPHCM, cho rằng TikTok là kênh dành cho trải nghiệm cá nhân chứ không phải quảng bá thương hiệu nhà trường, cũng không phải là các chuyên gia hướng nghiệp. Các TikToker có thể nói đúng trong trải nghiệm cá nhân hay một vài trường hợp chứ không đúng cho tất cả.Thí sinh hoang mang trước lựa chọn ngành học khi nhiều ngành nghề bị TikToker gọi là ngành vô dụng, không có tương lai (Ảnh: Hoài Nam).Trước thực tế thay đổi của thời cuộc, tác động của công nghệ, kinh tế khó khăn sẽ có ngành thu hút thí sinh, có ngành ít thí sinh quan tâm. Nếu các TikToker dựa vào một vài ngành nghề yếu ở một vài trường đại học mà kết luận rằng ngành đó sẽ thất nghiệp có thể dẫn đến sai lệch.Nhiều người lên mạng diễn giải về ngành nghề nhưng thực tế, theo ông Sơn, họ không biết về ngành đó như thế nào, việc học có khó khăn thuận lợi ra sao, học ra trường làm những công việc gì.Ông Phạm Thái Sơn bày tỏ, những clip tư vấn này có thể ảnh hưởng đến các bạn trẻ, làm nhiều bạn lung lay, thậm chí dẫn tới việc không học, không đi làm việc.Những clip này thường xuyên xuất hiện có thể làm nhiều bạn trẻ nghĩ rằng "TikToker nói đúng rồi" từ đó dẫn đến việc nhiều thí sinh không lựa chọn ngành nghề này nữa và hậu quả không có người học, người làm việc trong ngành đó dù doanh nghiệp rất cần lao động có chuyên môn.Năm 2024, Trường Đại học Công thương dự kiến tăng 700 chỉ tiêu với tổng 7.000 chỉ tiêu cho 33 ngành với 4 phương thức xét tuyển gồm xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét kết quả học tập THPT của năm lớp 10, năm lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12; sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM 2024; xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng.Với phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM, trường xét theo 3 mức điểm sàn.Từ 700 điểm trở lên đối với các ngành công nghệ thực phẩm, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin và marketing. Từ 650 điểm đối với các ngành: ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, kinh doanh quốc tế, kế toán và từ 600 điểm cho các ngành còn lại.
Ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí: Dòng điện xoay chiều và mạch điện xoay chiều
Trong bài thi tốt nghiệp môn Vật lí, dòng điện xoay chiều và mạch điện xoay chiều là 2 nội dung kiến thức mà học sinh cần quan tâm.
Theo đó, thầy Nguyễn Thành Nam, giáo viên bộ môn Vật lí tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã hệ thống lại các kiến thức về dòng điện xoay chiều (RLC) và mạch điện xoay chiều nối tiếp (RLrC).Trong mạch RLC không phân nhánh có dòng điện xoay chiều i đi qua với điện trở R, cùng một cuộn dây thuần cảm với độ tự cảm L và tụ điện C, thí sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản về biểu thức điện áp và dòng điện, cũng như mối quan hệ vuông pha giữa hai đại lượng.Với mạch RLrC không phân nhánh có r là điện trở của ống dây, thí sinh cũng cần nắm được biểu thức điện áp và dòng điện.Thầy Nam lưu ý rằng, trong thực tế, một ống dây có thể chứa hàng ngàn vòng dây, do đó, điện trở nội là rất đáng kể. Khi đó, ống dây được kí hiệu là D, bao gồm 2 yếu tố nối tiếp nhau là L và r.Bên cạnh đó, trong video bài giảng dưới đây, thầy Nguyễn Thành Nam còn giúp học sinh hệ thống lại kiến thức, cùng các ví dụ cụ thể liên quan đến công suất tiêu thụ điện năng, hiện tượng cộng hưởng. Đây đều là những kiến thức đáng lưu ý khi ôn thi tốt nghiệp.Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí: Dòng điện xoay chiều và Mạch điện xoay chiều
Ôn thi Ngữ Văn vào lớp 10: Giải đáp về các văn bản nhật dụng và nghị luận
Theo thầy Nguyễn Phi Hùng, để thi vào 10 với điểm số cao, thí sinh nên chú ý ôn tập 5 văn bản nhật dụng và nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Thầy giáo Nguyễn Phi Hùng giáo viên bộ môn Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục HOCMAI cho hay, sở dĩ dùng "văn bản nhật dụng/nghị luận" thay vì "tác phẩm nhật dụng/nghị luận" là do các văn bản này thường mang tính chất thông tin, phục vụ cho nhu cầu trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm... của con người trong cuộc sống hàng ngày, ít giá trị nghệ thuật.Thí sinh cần lưu ý 3 văn bản nhật dụng thuộc học kì I lớp 9, đó là: "Phong cách Hồ Chí Minh", "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em".Bên cạnh đó, chương trình Ngữ văn học kì II lớp 9 cũng có 2 văn bản nghị luận mà thí sinh cần chú ý ôn tập. Cụ thể là "Bàn về đọc sách" và "Tiếng nói của văn nghệ".Thầy Hùng cho biết, xác suất các văn bản này xuất hiện trong đề thi không cao bằng các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, qua khảo sát đề thi vào 10 của các tỉnh, thành phố trong những năm gần đây, các văn bản này vẫn xuất hiện. Do đó, để hoàn thành bài thi với điểm số cao nhất, các em học sinh không nên bỏ qua phần kiến thức này.Trong video dưới đây, thầy Nguyễn Phi Hùng sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về các văn bản nhật dụng và nghị luận. Các em học sinh quan tâm có thể theo dõi:Ôn thi Ngữ Văn vào lớp 10: Giải đáp về các văn bản nhật dụng và nghị luận.
Thủ khoa tốt nghiệp điểm tuyệt đối 4.0/4.0 ĐH RMIT:"Tôi chơi nhiều hơn học"
Điểm tổng kết đại học mà tôi đạt được không có giá trị nhiều đối với cách tôi đảm đương công việc hiện tại - chính tư duy, năng lực và kỹ năng của tôi mới là điều đáng để tâm.
Đó là chia sẻ của sinh viên Vũ Hoàng Trung, Thủ khoa tốt nghiệp với số điểm tuyệt đối 4.0/4.0 của ĐH RMIT năm 2021.Vũ Hoàng Trung nhận giải Sinh viên tiêu biểu tại Lễ tốt nghiệp Đại học RMIT năm 2021.Vào đại học mới bước qua vùng an toàn của bản thânTrong số 947 tân khoa tốt nghiệp từ cơ sở Nam Sài Gòn của Đại học RMIT năm nay, Vũ Hoàng Trung là gương mặt duy nhất nhận giải Sinh viên tiêu biểu - danh hiệu danh giá hằng năm nhà trường trao cho cá nhân xuất sắc thể hiện được những phẩm chất đáng mong đợi của sinh viên tốt nghiệp từ RMIT: thành tích học tập vượt trội, thể hiện trách nhiệm với xã hội và tham gia tích cực các hoạt động trong cộng đồng trường.Cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam từng học hành rất "xịn sò" từ trước khi vào RMIT học Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính) bằng học bổng toàn phần. Song phải đến những năm tháng đại học, Trung mới thực sự bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân."Trải nghiệm thời đại học giúp tôi trở thành người rất khác - một người tốt hơn trên nhiều khía cạnh. Tôi trở nên chín chắn và hòa đồng hơn bởi môi trường RMIT khuyến khích sinh viên gắn kết nhiều với cộng đồng thông qua các câu lạc bộ, các sự kiện của trường, cũng như đóng góp cho xã hội thay vì chỉ theo đuổi thành tích học tập", Trung chia sẻ.Cậu bạn từng đảm nhiệm vị trí Phó chủ nhiệm CLB Kế toán và đại diện RMIT tại nhiều cuộc thi ở cả Việt Nam và Úc. Trong số đó có Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN (ADSE) năm 2019 - cuộc thi được tổ chức với phương châm ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra tác động xã hội trong khu vực ASEAN.Trung và đồng đội đã đề xuất ý tưởng hỗ trợ phát triển cho các cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua giáo dục trực tuyến. Ý tưởng này đã đem lại cho nhóm chiến thắng vòng thi khu vực.Trung và đồng đội đã chiến thắng tại vòng khu vực của cuộc thi Khám phá Khoa học Dữ liệu ASEAN năm 2019.Trung sau đó được mời làm việc tại SAP Việt Nam với tư cách là thực tập sinh và Trưởng nhóm Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Tại đây, cậu đã đưa ý tưởng từ cuộc thi ADSE vào một sáng kiến lớn hơn với sự đồng hành của SAP và UNICEF, để đem đến cơ hội học tập trực tuyến qua máy tính bảng cho các bạn trẻ trên toàn quốc."Tôi vẫn nhớ cảm giác khi trình bày ý tưởng này với hơn 30 giám đốc điều hành doanh nghiệp tại một sự kiện kêu gọi ủng hộ cho chương trình. Dường như tất cả kiến thức và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm đã hội tụ lại trong giây phút đó và giúp tôi thu thập đủ sự đồng thuận từ đối tác để kích hoạt sáng kiến", Trung nhớ lại.Suốt thời gian sang Úc với tư cách Đại sứ sinh viên trao đổi toàn cầu của RMIT, Trung có được cơ hội lớn khác để tạo ra tác động xã hội. Qua Thử thách đổi mới sáng tạo của RMIT, cậu bạn đã hợp tác cùng Ngân hàng Quốc gia Úc để thiết kế một sản phẩm ngân hàng mới giúp cải thiện sức khỏe tài chính cho các hộ gia đình tại nước này, qua đó đóng góp cho chính cộng đồng mà cậu đang tìm hiểu."Tôi tin rằng mục đích thật sự mà chúng ta nên hướng tới - bên cạnh các mục tiêu cá nhân và gia đình - là giúp giải quyết những vấn đề lớn trong xã hội và cải thiện cuộc sống của mọi người xung quanh. Thật ra có rất nhiều cơ hội để làm điều này nếu chúng ta chủ ý tìm kiếm. Điều quan trọng là hãy để tâm và chủ động đóng góp bất cứ khi nào có cơ hội", Trung tâm sự.Sinh viên Vũ Hoàng Trung, tốt nghiệp thủ khoa ngành với số điểm tuyệt đối 4.0/4.0 của ĐH RMIT.Điểm số không có giá trị nhiều, tư duy, năng lực mới đáng để tâmKhi được hỏi về bí quyết đạt điểm trung bình tuyệt đối 4.0/4.0, Trung chia sẻ, trái với suy nghĩ của nhiều người, cậu chưa từng đặt nặng vấn đề điểm số hoàn hảo."Tôi chỉ tình cờ thực sự quan tâm đến những gì tôi làm và học, và chính tinh thần hứng khởi đó giúp tôi học hỏi nhanh hơn và làm việc hiệu quả hơn", Trung cho biết. "Chẳng hạn, tự thân tôi đã thích và đọc các sách về kinh tế từ trước khi vào đại học. Tôi đăng ký tham gia cuộc thi ADSE đơn thuần vì muốn thử sức với khoa học dữ liệu. Mỗi người đều có đam mê và khả năng khác nhau, thật may mắn khi đam mê và khả năng của tôi đã giúp tôi đạt được kết quả tốt trong ngành mình học"."Gia đình và bạn bè thân thiết đều biết rằng thực ra tôi dành nhiều thời gian chơi điện tử, tập thể thao và đi chơi nhiều hơn là học. Vì vậy, '"bí quyết" ở đây chắc chắn không phải là "dùi mài kinh sử', mà nằm ở nỗ lực cân bằng cuộc sống và biết cách nghỉ ngơi khi cần thiết".Hiện đang giữ vị trí nhân viên tư vấn quản trị tại tập đoàn tư vấn toàn cầu Boston Consulting Group - công việc đáng mơ ước với nhiều tân khoa, Trung chưa từng tự mãn với những thành tựu mình đã đạt được."Có một quy tắc bất thành văn, đó là chúng ta phải luôn tiếp tục học hỏi và làm việc chăm chỉ sau khi tốt nghiệp thì mới có thể đạt được thành công thật sự. Xét cho cùng, điểm tổng kết đại học mà tôi đạt được không có giá trị nhiều đối với cách tôi đảm đương công việc hiện tại - chính tư duy, năng lực và kỹ năng của tôi mới là điều đáng để tâm. Trường học cho chúng ta kiến thức và kỹ năng mềm, nhưng đó chỉ là nền tảng mà chúng ta cần tiếp tục bồi đắp thêm", Trung kết lời.Các thành tích nổi bật của Vũ Hoàng Trung:2017: Nhận Học bổng Hiệu trưởng - học bổng danh giá nhất của Đại học RMIT2018: Phó chủ nhiệm CLB Kế toán - 'CLB Học thuật tốt nhất của năm' tại RMIT2018: Đạt danh hiệu 'Lãnh đạo CLB xuất sắc nhất của học kỳ' tại RMIT2019-2020: Đại sứ sinh viên trao đổi toàn cầu của RMIT tại Melbourne, Úc2019: Vô địch quốc gia (Úc) tại cuộc thi quốc tế về tài chính định lượng 'International Quant Championship'2019: Vô địch khu vực cuộc thi Khám phá Khoa học Dữ liệu ASEAN2020: Trưởng nhóm Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, thực tập sinh tại SAP Việt Nam2021: Nhân viên tư vấn quản trị tại Boston Consulting Group2021: Được vinh danh là Sinh viên tiêu biểu của khóa tốt nghiệp năm 2021, Đại học RMIT (cơ sở Nam Sài Gòn)
Ôn thi tốt nghiệp THPT: Phân biệt các thì tiếng Anh để tránh "mắc bẫy"
Để tránh "mất điểm oan" khi làm các dạng bài có chứa thì trong tiếng Anh, bên cạnh nắm chắc kiến thức nền tảng về 13 thì, thí sinh cần biết phân biệt một số trường hợp dễ dàng "mắc bẫy" trong bài thi.
Đó là chia sẻ của cô Hương Fiona, giáo viên bộ môn Tiếng Anh, tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.Theo đó, trong bài giảng cụ thể, cô Hương đã hướng dẫn học sinh cách phân biệt các thì trong Tiếng Anh, tránh sử dụng nhầm thì trong bài thi. Ở bất kỳ ngôn ngữ nào cũng sẽ có ba khoảng thời gian, đó là: hiện tại, quá khứ và tương lai. Với Tiếng Anh, ở mỗi khoảng thời gian sẽ có thêm 4 mảng đó là: đơn, tiếp diễn, hoàn thành và hoàn thành tiếp diễn tạo thành 12 thì.Cô Hương Fiona nhấn mạnh, thực tế, mỗi mảng đều có những cấu trúc gốc nhất định, dựa vào đó, khi kết hợp với các khoảng thời gian, học sinh có thể thay đổi cấu trúc linh hoạt.Ví dụ, với mảng tiếp diễn, thì hiện tại sẽ dùng để chỉ các hành động diễn ra tại thời điểm nói, ở quá khứ thì dùng để diễn tả một hành động diễn ra tại một  thời điểm xác định trong quá khứ còn ở tương lai thì dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định trong tương lai. Ngoài những thì nêu trên, học sinh cần lưu ý thì tương lai gần với cấu trúc "(be) going to V".Bên cạnh đó, có một số trường hợp khiến không ít học sinh bối rối khi gặp phải, ví dụ như phân biệt cách sử dụng của "I think" và "I am thinking". Trong bài giảng dưới đây, cô Hương Fiona sẽ có những lưu ý cụ thể dành cho học sinh dễ tránh "mất điểm oan" khi làm bài thi.Ôn thi tốt nghiệp THPT: Phân biệt các thì trong tiếng Anh  
Mẹ liệt sĩ ủng hộ gạo chống dịch Covid-19 vào đề thi Năng khiếu báo chí
Hình ảnh mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Ba (87 tuổi) tại Hà Tĩnh đi bộ mang bao gạo 5kg và rau vườn tự hái ủng hộ dịch Covid-19 tạo nhiều "đất" cho thí sinh thể hiện trong bài thi Năng khiếu báo chí 2020.
Chiều 15/8, gần 1.500 thí sinh đăng kí xét tuyển chuyên ngành Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã bước vào bài thi Năng khiếu báo chí với 2 nội dung thi trắc nghiệm và tự luận.Thí sinh rời phòng thi.Năm 2020 là năm thứ 6 Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ thi Năng khiếu báo chí nhằm tìm kiếm những học sinh có tiềm năng, tố chất làm báo.Đây là kỳ thi bắt buộc dành cho các thí sinh đăng ký vào ngành báo chí với các chuyên ngành Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử và Quay phim truyền hình.Phần thi trắc nghiệm đối với tất cả thí sinh, gồm 30 câu hỏi trong thời gian làm bài 30 phút nhằm kiểm tra kiến thức hiểu biết chung về các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân chủ yếu của chương trình lớp 12.Phần thi tự luận riêng gồm 2 câu hỏi, chiếm 7/10 điểm, thời gian làm bài là 120 phút.Phần tự luận được các sĩ tử đánh giá hay, mang tính thời sự và thực tế cao khi gắn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.Câu 1 trong đề trích lại bài viết “Tháng 8 gọi Thu về” trên báo Nhân dân, đã được thay đổi một số phần, tạo ra lỗi để yêu cầu thí sinh thực hiện thao tác biên tập, sửa lỗi. Các lỗi bắt gặp trong bài được thí sinh chỉ ra chủ yếu nằm ở vấn đề chính tả, diễn đạt và logic.Câu 1 yêu cầu thí sinh viết lại văn bản.Câu 2 kiểm tra năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm cá nhân về một sự kiện, vấn đề bằng một bài luận tối đa 500 từ.Cụ thể, đề bài đề cập đến hình ảnh mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Ba (87 tuổi), trú tại thôn Kỳ Phong, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đi bộ từ nhà mang theo 5kg gạo và 1 túi rau hái trong vườn đến ủng hộ khu cách ly dịch Covid-19 tại trường mầm non của xã, nơi có 51 công dân của huyện Thạch Hà từ nước ngoài trở về đang thực hiện cách ly (được báo Nhân dân đưa tin ngày 31/3/2020) và yêu cầu thí sinh bày tỏ suy nghĩ về sự việc với không quá 500 từ.Em Đỗ Trần Duy Phúc – Học sinh lớp 12D2, trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội chia sẻ: “Theo em, đề thi Năng khiếu báo chí năm nay có tính phân loại cao.Đặc biệt, phần thi tự luận câu 2 bám sát vào đại dịch Covid-19 diễn ra hiện nay do đó có rất nhiều “đất” để thí sinh có thể mở rộng vấn đề và đạt điểm cao nhất có thể”.Clip thí sinh nhận định đề thi Năng khiếu báo chí 2020Em Đặng Hà Kiên (Học sinh trường THPT FPT) nhận định: “Em cảm nhận đề năm nay rất sát sao và mang tính thực tế. Chúng em phải vận dụng những kiến thức bên ngoài và trên báo chí để có thể viết bài luận hoàn chỉnh. Đề bài đề cập đến ý thức của người dân tham gia chống dịch.Hình ảnh bà mẹ liệt sĩ vẫn mang gạo và rau tự hái đến góp cho khu cách ly chống dịch khiến bản thân em có nhiều suy nghĩ, cảm xúc nhân văn.Từ hình ảnh đó, em liên hệ đến bản thân mình là một người trẻ, càng phải có lòng biết ơn và ý thức chống dịch để góp sức cùng đất nước vượt qua giai đoạn dịch bệnh căng thẳng này”.Khá vừa sức, mang tính thời sự cao là nhận định của em Lê Đào Ngọc Linh, Học sinh trường THPT Việt Đức, Hà Nội. “Phần tự luận rất sát và nhân văn.Đặt vấn đề liên quan đến Covid-19 và đề cập đến dịch bệnh Covid-19 mà chúng ta đang trải qua nên em cảm thấy đề rất gần gũi, có tính liên hệ thực tiễn”, nữ thí sinh nói.Thí sinh nán lại trao đổi với nhau sau buổi thi.Trong ngày 16/8, các thí sinh đăng ký chuyên ngành Ảnh Báo chí và Quay phim truyền hình tiếp tục tham gia dự thi. Các thí sinh được xem phần tư liệu hình ảnh (ảnh hoặc đoạn phim ngắn) sau đó viết bình luận 500 từ về hình thức, kĩ thuật, nội dung của phần tư liệu đó trong 30 phút.Bài luận chiếm 3/10 điểm. Với 4 điểm còn lại, thí sinh sẽ trả lời phỏng vấn trực tiếp với ban giám khảo về những hiểu biết xoay quanh lĩnh vực ảnh báo chí và quay phim truyền hình (lý thuyết về hình ảnh, góc quay, bố cục, màu sắc). 
Gợi ý giải đề thi môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2020
Thí sinh đã thi xong môn Ngoại ngữ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Dưới đây là gợi ý giải đề môn tiếng Anh, mời quý độc giả tham khảo.
Về nội dung kiến thức: Đề thi tiếng Anh vẫn bao gồm 50 câu hỏi với thời gian làm bài 60 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung và đề thi tham khảo lần 2 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố.Trong đó, 90% câu hỏi (45 câu) thuộc chương trình của lớp 12 và 10% số câu hỏi (5 câu) thuộc chương trình lớp 11. Nội dung đề thi vẫn phủ hết các chuyên đề quen thuộc với các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện.Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại Hà Nội. (ảnh: Nguyễn Bắc)Về độ khó của đề thi            Có khoảng 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và phần còn lại là các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Đề bám sát cấu trúc và độ khó của đề thi tham khảo và theo đúng tinh thần tinh giản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Phần câu hỏi dưới 7 điểm tập trung vào các dạng bài ngữ âm, các câu hỏi ngữ pháp cơ bản trong chương trình 11 và 12 như: mạo từ, thì động từ, câu hỏi đuôi, tỉnh lược mệnh đề quan hệ,...Nhóm câu hỏi trên 7 điểm vẫn là tập trung các câu hỏi từ vựng: word choice, idiom, collocation và các câu hỏi suy luận phần đọc hiểu. Tuy nhiên, phần câu hỏi vận dụng cao có sự tăng về số lượng và chiếm khoảng 15% toàn bộ đề. Đề thi không xuất hiện câu hỏi cực khó.Ma trận Đề thi chính thức môn Tiếng Anh như sau:Nhìn chung, đề thi bám sát đúng yêu cầu của việc xét công nhận tốt nghiệp, các trường đại học cũng có thể sẽ bối rối khi sử dụng kết quả của bài thi này để tuyển chọn thí sinh.Tuy nhiên năm học này là một năm đặc biệt, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho thời gian thi của học sinh cũng bị lùi khiến việc ôn thi của học sinh ít nhiều sẽ gặp khó khăn, những học sinh chăm chỉ và có khả năng tự học sẽ có khả năng đạt điểm số cao.Dưới đây là mã đề 406 tiếng Anh:Gợi ý giải mã đề 406------------Mã đề 409 tiếng AnhGợi ý giải mã đề 409
Gợi ý giải đề thi môn Vật lý tốt nghiệp THPT 2020
Thí sinh đã hoàn thành bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Dưới đây là gợi ý giải đề môn Vật lý, mời quý độc giả tham khảo.
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại Hà Nội. (ảnh: Nguyễn Bắc)Theo đánh giá của giáo viên HOCMAI, 70% câu hỏi của đề thi Vật lý (28/ 40 câu) thuộc mức độ Nhận biết - Thông hiểu, trong đó có 2 câu thuộc chương trình Vật lí lớp 11. Các câu hỏi còn lại phủ đều 7 chuyên đề của Vật lí 12.So với đề tham khảo lần 2, đề thi không có sự khác biệt về độ phủ kiến thức cũng như độ khó. Đề thi đáp ứng tốt mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh.30% câu hỏi của đề thi (12 câu/40 câu) thuộc mức độ Vận dụng - Vận dụng cao, trong đó có 2 câu hỏi thuộc chương trình Vật lí lớp 11, 10 câu thuộc chương trình học kì I Vật lí lớp 12, phủ đều 3 chuyên đề: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều.Các câu hỏi khó và cực khó của đề thi vẫn rơi vào 3 chuyên đề quen thuộc trong chương trình học kì I của Vật lí 12 là: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều. Có thể quan sát bảng ma trận sau:Mã đề 205 môn Vật lý thuộc bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên:Gợi ý đáp án mã đề 205 
Gợi ý giải đề thi môn Sinh học tốt nghiệp THPT 2020
Thí sinh đã hoàn thành bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Dưới đây là gợi ý giải đề môn Sinh học, mời quý độc giả tham khảo.
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại Thanh Hóa. (ảnh: Nguyễn Thùy)Theo đánh giá của giáo viên HOCMAI, đề thi có 60% là câu hỏi lí thuyết với 24 câu hỏi và 40% câu hỏi bài tập với 16 câu hỏi phân bổ kiến thức chủ yếu ở chương trình lớp 12 chiếm 85%, lớp 11 chiếm 12,5% và chương trình lớp 10 chiếm 2,5%.Có khoảng 45% câu hỏi thuộc cấp độ nhận biết, 20% thuộc cấp độ thông hiểu, đây là những câu hỏi dễ đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp THPT.25% câu hỏi ở cấp độ vận dụng và khoảng 10% ở cấp độ vận dụng cao, điều này cho thấy với mục tiêu xét tuyển đại học phổ điểm này sẽ khá rõ ràng.Khác với đề tham khảo tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12, 11, đề chính thức xuất hiện 1 câu thuộc chương trình Virut lớp 10, ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 vào thực tế.Dưới đây là Mã đề 208 môn Sinh học thuộc bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 như sau:Gợi ý đáp án mã đề 208:------------Mã đề 216 môn Sinh học thuộc bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 như sau:Gợi ý đáp án mã đề 216:
Giải mã xu hướng chọn "trường học trải nghiệm" của sĩ tử 2K3
Hiện nay, các bạn học sinh 2K3 luôn hướng đến sự trải nghiệm trong các môi trường năng động, trẻ trung và hiện đại. Đây được xem như là xu hướng chọn trường đại học, cao đẳng của genZ trong năm 2021.
Kỹ năng mềm - yếu tố quyết định tới xu hướng học trải nghiệm của 2K3Trước đây, việc đào tạo kỹ năng mềm trong các trường đại học, cao đẳng vẫn còn bỏ ngỏ. Đồng thời, bản thân các bạn sinh viên cũng chưa ý thức được tầm quan trọng của những "công cụ" thiết thực ấy. Vì vậy, dẫu nắm vững kiến thức chuyên môn nhưng lỗ hổng kỹ năng vẫn là trở ngại lớn khiến nhiều sinh viên ra trường khó có thể hòa nhập và đứng vững trong thời đại hội nhập.Không để rơi vào tình trạng khó khăn như những đàn anh đàn chị khóa trên, genZ - đặc biệt lứa học sinh 2K3 hiện nay mong muốn có được nhiều gói hành trang sống hơn là kiến thức trong sách vở. Có thể thấy rằng xu hướng nâng cao trải nghiệm trong môi trường đại học, cao đẳng của các bạn học sinh lớp 12 mang tính thiết thực, bởi nó gắn liền với yêu cầu của xã hội hiện đại. Khi mà khả năng ngoại ngữ, tư duy phản biện, khả năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,.. trở thành tiêu chí đánh giá năng lực của một cá nhân bên cạnh bằng cấp.Hơn nữa, mong muốn khám phá thế giới thông qua lăng kính thực tiễn thay vì chăm chú vào các bài giảng thuần lý thuyết trên sách vở, cũng là yếu tố khiến các bạn học sinh genZ có trào lưu lựa chọn những môi trường năng động.Trường học trải nghiệm là đích đến của nhiều sĩ tử 2K3Hướng đến sự trải nghiệm trong các môi trường giáo dục hiện đại, trẻ trung và năng động để phát triển bản thân, đồng thời tích lũy vốn sống là đích đến sau kỳ thi THPT quốc gia của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được quan tâm, nhiều nơi vẫn đặt nặng kiến thức sách vở. Do đó, nhiều sinh viên gặp khó khăn trong công việc lẫn cuộc sống sau khi ra trường bởi thiếu các kỹ năng mềm cần thiết.Thấu hiểu được điều đó, các trường đại học, cao đẳng ngày nay đẩy mạnh phát triển hoạt động cho sinh viên. Thậm chí nhiều trường học có xu hướng "nhập khẩu" các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế về Việt Nam, giúp sinh viên được trải nghiệm cách học hiện đại của những nền giáo dục tiên tiến nhất. Điển hình trong đó có thể kể tới Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT - ngôi trường Anh Quốc hàng đầu Việt Nam đang nhận được nhiều rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh cũng như học sinh lớp 12.Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT - sự kết hợp tinh hoa giữa hai nền giáo dục hàng đầuQua mỗi học kỳ trải nghiệm, sinh viên BTEC FPT tự tin, trưởng thành hơn trong học tập và cuộc sống. Điều này giúp các bạn dễ dàng thích nghi tốt trong mọi hoàn cảnh với nhiều vai trò khác nhau. Ngoài ra, nhà trường và các phòng ban tại BTEC luôn hỗ trợ, tạo điều kiện để sinh viên phát triển tối đa năng lực cá nhân.Trưởng thành hơn sau 1 năm học, bạn Nguyễn Lam Khanh - sinh viên K4 khối ngành CNTT quốc tế BTEC FPT Hà Nội tự hào chia sẻ: "Tại BTEC FPT mình được làm nhiều dự án lớn, nhỏ như tự tạo một website thương mại, một ứng dụng hữu ích hoặc những sản phẩm trí tuệ nhân tạo AI..."Còn đối với Nguyễn Khắc Tài - cựu sinh viên K1 chuyên ngành CNTT Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT, kỹ năng mềm là "vũ khí" sinh tồn giúp chàng kỹ sư trẻ vượt qua rào cản về văn hóa quốc tế trong môi trường doanh nghiệp. Chia sẻ thẳng thắn về những giá trị nhận được khi học tại BTEC FPT, cậu bạn cho hay: "Mình luôn tự hào là một phần của BTEC FPT, nơi đã tạo nên mình ngày hôm nay - một người kỹ sư phần mềm đầy bản lĩnh. Những thách thức trong công việc cũng như rào cản về văn hóa quốc tế đã không còn là trở ngại lớn với mình". Nhìn chung, việc vừa được học kiến thức chuyên ngành chuẩn quốc tế, vừa được trang bị nhiều kỹ năng hữu ích, phù hợp với xã hội hiện đại là những giá trị mà các sĩ tử 2K3 mong muốn có được trước ngưỡng cửa đại học, cao đẳng năm nay. Điều này cũng cho thấy xu hướng lựa chọn những ngôi trường năng động như Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT đang được các bạn học sinh genZ ưa chuộng.Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT là sự kết hợp tinh hoa giữa hai nền giáo dục hàng đầu: Tổ chức giáo dục FPT và tổ chức giáo dục Pearson vương quốc Anh. Môi trường học tập tại BTEC FPT không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, tinh thần thực học, thực làm mà còn chuẩn bị cho sinh viên gói hành trang vững chắc để tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Với tấm bằng BTEC HND được hơn 100 quốc gia cùng +700 trường ĐH, cao đẳng trên toàn thế giới công nhận, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội chuyển tiếp sang nước ngoài học tập.Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT tuyển sinh 2021 với 3 khối ngành HOT:- CNTT quốc tế: Kỹ thuật phần mềm - Lập trình trí tuệ nhân tạo (AI)- Kinh tế quốc tế: Marketing - Quản trị kinh doanh - tài chính- Thiết kế đồ họa & Mỹ thuật quốc tếTìm hiểu thêm thông tin: TẠI ĐÂY để trải nghiệm trong môi trường học tập chuẩn quốc tế.Hotline: 032 960 5828
FPT Aptech đón "mưa giải thưởng" mang tầm quốc tế
Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT Aptech giành giải Quán quân trong cuộc thi Lập trình TECHWIZ 2021 do Aptech Global tổ chức, là đại diện Việt Nam duy nhất lập kỷ lục về số giải thưởng.
TECHWIZ - Cuộc thi thử thách giới hạn sinh viên Lập trìnhTECHWIZ là một "đấu trường code" thực thụ, quy tụ gần 200 đội thi tương đương với hơn 1500 sinh viên tài năng đến từ hơn 20 quốc gia như Ấn Độ, Qatar, Nigeria...Trở lại mùa 2, TECHWIZ - Cuộc thi công nghệ toàn cầu được tổ chức bởi Aptech Global mang tới 3 hạng mục thi với tổng giá trị giải thưởng lên tới 3500USD:- Website Design & Development - Thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh một website trong 72 giờ (3 ngày)- Web Application Development - Hoàn thành việc code một ứng dụng web chỉ trong 96 giờ (4 ngày)- Mobile App Development - Lập trình một ứng dụng mobile vỏn vẹn trong 120 giờ (5 ngày)Các đội thi tham gia (mỗi đội từ 4-6 thành viên) sẽ được thử thách áp lực về thời gian, kỹ năng, năng lực, khả năng tập trung cao độ để có thể hoàn thành tốt bài thi. TECHWIZ thực sự đã trở thành sân chơi, giúp sinh viên có những trải nghiệm thực tế từ việc làm dự án live, sáng tạo triển khai vấn đề, làm việc nhóm,... đến kỹ năng thuyết trình sản phẩm.Sinh viên FPT Aptech tạo thành tích cho Việt Nam như thế nào?Năm nay, FPT Aptech là một trong những đại diện của Việt Nam có nhiều đội thi tham gia nhất với 29 đội. Chinh chiến tại đấu trường TECHWIZ với bản lĩnh, ý chí đậm chất người FPT, sinh viên FPT Aptech quyết tâm giành chiến thắng cao nhất. 5 ngày quên ăn, quên ngủ cùng code, có ngày chỉ ngủ 3 - 4 tiếng quả là kỷ niệm đáng nhớ với các bạn sinh viên và giảng viên (mentor) đồng hành.TechZone - Khu vực tập trung dành cho đội thi TECHWIZ ở FPT AptechViệc tạo ra một sản phẩm (website/mobile app) đảm bảo yếu tố kỹ thuật, giao diện thân thiện là chưa đủ để đạt thành tích cao nhất. Sinh viên cần thể hiện tinh thần làm việc nhóm, khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh với Ban giám khảo, điểm vốn được coi là yếu thế với sinh viên Việt Nam so với các đội thi nước ngoài.Chia sẻ về chất lượng sản phẩm của sinh viên FPT Aptech, ông Binu John - Giám đốc Đào tạo Tập đoàn Aptech bày tỏ: "Các nhóm trình bày rất tốt, chuyên nghiệp và tôi lấy làm ngạc nhiên về chất lượng của dự án mà các đội thi FPT Aptech thực hiện, tiến bộ vượt bậc".Những nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng, sinh viên FPT Aptech xuất sắc trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam "ẵm" 4 giải thưởng cao nhất từ cuộc thi danh giá này và là đơn vị duy nhất trên thế giới đạt nhiều thành tích nhất.Dõi theo sinh viên từ ngày đầu đăng ký, động viên các bạn tự tin thử sức với cuộc thi quốc tế, cô Đặng Kim Thi, giảng viên FPT Aptech chia sẻ: "Nhìn Ban giám khảo gật đầu, gương mặt hài lòng cùng lời khen ngợi, cả cô và trò đều thấy bõ công những ngày làm việc xuyên đêm, xây dựng sản phẩm bám sát yêu cầu của đề tài và làm tốt hơn có thể trong thời gian cho phép".Hạnh phúc vỡ òa khi Ban tổ chức gọi tên Codedy trong vị trí Quán quân hạng mục Website Application Development, bạn Nguyễn Đình Hiếu - Trưởng nhóm chia sẻ: "Điểm mạnh của Codedy là tính kỷ luật, kỹ thuật lập trình, tư duy và kiến thức chuyên môn khá, do quá trình học ở FPT Aptech mỗi thành viên đều ý thức học hành rất chăm chỉ để ra trường có thể đi làm luôn".Điều gì làm nên chiến thắng của sinh viên FPT Aptech?Chiến thắng ngọt ngào ở đấu trường quốc tế là sự cố gắng của tập thể Cán bộ giảng viên, sinh viên Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT Aptech. Ở FPT Aptech, sinh viên được học chương trình cập nhật công nghệ mới nhất, 70% thời lượng học thực hành, có đồ án xây dựng website/mobile app thực tế sau mỗi kỳ, với đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn khắt khe của Tổ chức giáo dục FPT. Hơn 22 năm phát triển, FPT Aptech khẳng định là đơn vị đào tạo lập trình viên uy tín, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.Chiến thắng của sinh viên FPT Aptech cũng là minh chứng, khẳng định tài năng của sinh viên lập trình ở Việt Nam trên trường quốc tế. Quá trình Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tin rằng những bạn trẻ tài năng ấy sẽ sớm đóng góp một phần công sức vào công cuộc chuyển đổi này.Với mong muốn tạo điều kiện cho các bạn trẻ hiện thực hóa ước mơ theo đuổi ngành Lập trình viên, FPT Aptech tổ chức cuộc thi "Tài Năng Trẻ IT", đây là cơ hội dành cho các bạn đam mê lập trình ở mọi lứa tuổi, có thể nhận suất học bổng Toàn phần & Bán phần (hỗ trợ 100% & 50% học phí). Tham khảo chi tiết tại đây.Hệ thống đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT Aptech Cơ sở tại Hà Nội:Tòa nhà Detech - số 8A Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ LiêmHotline: (024) 7300 8855 - 0973111086Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh:590 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3Hotline: (028) 7300 8866 - 0981578920Email: aptech.fpt@fe.edu.vn
Trường ĐH Văn hóa TPHCM: Tăng chỉ tiêu, mở rộng phương thức tuyển sinh
Tăng chỉ tiêu, mở rộng phương thức tuyển sinh, điều chỉnh tổ hợp xét tuyển... là những điểm mới trong tuyển sinh năm 2021 của ĐH Văn hóa TPHCM.
Tuyển sinh 14 ngành, chuyên ngành với gần 1.000 chỉ tiêuThông tin về Đề án tuyển sinh năm 2021, PGS.TS Nguyễn Thế Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cho biết, năm nay trường tuyển 990 chỉ tiêu cho 14 ngành, chuyên ngành đào tạo, tăng 240 chỉ tiêu so với năm 2020.Cụ thể, ngành Quản lý văn hóa tuyển sinh 270 chỉ tiêu cho 4 chuyên ngành đào tạo: Quản lý hoạt động Văn hóa - Xã hội; Quản lý Di sản Văn hóa và phát triển du lịch; Tổ chức, dàn dựng chương trình Văn hóa - Nghệ thuật và chuyên ngành Tổ chức sự kiện Văn hóa, Thể thao, Du lịch.Sinh viên Trường ĐH Văn hóa TPHCM cùng học Trường THPT Bùi Thị Xuân, Bình Thuận đạp xe diễu hành tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển vào cuối năm 2020SV Trường ĐH Văn hóa tphcm cùng hs trường THPT Bùi Thị Xuân, tỉnh Bình thuận đạp xe diễu hành tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển vào tháng 12/2020Đối với ngành Văn hóa học, Nhà trường tuyển sinh các chuyên ngành như Văn hóa Việt Nam, Công nghiệp Văn hóa và Truyền thông Văn hóa với tổng cộng 270 chỉ tiêu.Đây là những chuyên ngành thu hút nhân lực trong những năm gần đây. Tương tự, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên ngành Quản trị lữ hành và chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch) tuyển sinh khá cao với 250 chỉ tiêu, ngành Du lịch tuyển 80 chỉ tiêu, đây được coi là những ngành học có lượng thí sinh quan tâm nhất những năm qua.Ngoài ra, một số ngành học được coi là thế mạnh của trường, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho các tỉnh phía Nam hiện nay là Bảo tàng học; Kinh doanh xuất bản phẩm; Thông tin - Thư viện và Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với nhu cầu tuyển sinh 30 chỉ tiêu/ngành.Năm 2021, Trường ĐH Văn hóa TPHCM thực hiện hai phương thức tuyển sinh: Xét tuyển và xét tuyển kết hợp thi tuyển đối với chuyên ngành Tổ chức, dàn dựng chương trình Văn hóa - Nghệ thuật (thuộc ngành Quản lý văn hóa).Đối với phương thức xét tuyển, thí sinh xét tuyển tổ hợp môn văn hóa từ kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc xét tuyển tổ hợp môn văn hóa từ kết quả học bạ bậc THPT của lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của lớp 12 (gọi tắt là xét tuyển theo học bạ).Đối với chuyên ngành thi năng khiếu, thí sinh có thể xét tuyển các môn văn hóa từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết hợp với kết quả thi tuyển sinh Năng khiếu nghệ thuật; xét tuyển các môn văn hóa từ học bạ, kết hợp với kết quả thi tuyển sinh Năng khiếu nghệ thuật; hoặc xét kết quả thi từ trường đại học khác cùng tổ hợp xét tuyển. Tổ hợp môn xét tuyển đối với 13 ngành, chuyên ngành là C00, D01, D09 và D15.Riêng chuyên ngành Tổ chức, dàn dựng chương trình Văn hóa - Nghệ thuật, thực hiện các tổ hợp R01 (Văn, Địa, Năng khiếu nghệ thuật), R02 (Văn, Toán, Năng khiếu nghệ thuật), R03 (Văn, tiếng Anh, Năng khiếu nghệ thuật), R04 (Văn, Năng khiếu nghệ thuật 1, Năng khiếu nghệ thuật 2).Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ Đợt 1 từ ngày 1.4-9/7. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi Năng khiếu nghệ thuật từ 1.4-1/7.Hội nhập quốc tế song song với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộcChia sẻ về sứ mệnh đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng, PGS.TS Nguyễn Thế Dũng nhấn mạnh, là cơ sở giáo dục ĐH công lập trực thuộc Bộ VHTTDL với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thông tin và du lịch, thời gian qua, nhà trường đã cung ứng hơn 45.000 cán bộ ngành VHTTDL, khẳng định chất lượng đạo tạo đã được xã hội ghi nhận.Tiếp nối truyền thống và những thành tựu này, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục có những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hội nhập.Trường ĐH Văn hóa TPHCM nhận Giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục từ Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia TP.HCM"Song song với việc đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng trình độ chuyên môn, có kỹ năng, thái độ tốt, nhà trường đặc biệt chú trọng tạo nên một thế hệ trẻ với tư duy mới, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập mạnh mẽ như hiện nay", ông Dũng chia sẻ.Tính đến nay, sau 45 năm thành lập (1976-2021), Trường ĐH Văn hóa TPHCM đã và đang đào tạo trên 45.000 người học, trong đó có trên 21.600 sinh viên, học viên đại học; trên 8.300 sinh viên, học viên cao đẳng; 770 học viên cao học; trên 8.700 học sinh, học viên trung cấp và gần 5.700 học viên được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.Với số lượng người học nhà trường đào tạo, đã đáp ứng cơ bản nhân lực lĩnh vực văn hóa và góp phần đối với các lĩnh vực thông tin, truyền thông và du lịch cho ngành VHTTDL, các cơ quan, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế của cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.Hiện tại, Nhà trường có hai cơ sở đào tạo khang trang với hệ thống phòng học, hội trường biểu diễn nghệ thuật, khu nhà học thực hành Văn hóa - Nghệ thuật, các phòng thực hành Bảo tàng, Thư viện, Truyền thông, Du lịch, phòng thực hành máy tính, phòng hội thảo, phòng học đa phương tiện.Ký túc xá 2.500 chỗ đáp ứng 100% chỗ ở cho người học, nguồn học liệu đa dạng và phong phú, đội ngũ giảng viên cơ hữu 100% trình độ sau đại học, có thể khẳng định nhà trường đã sẵn sàng cho quá trình hội nhập giáo dục đại học khu vực và quốc tế.Trường đã đạt chuẩn chất lượng theo thông tư 12/2007/TT-BGDĐT ngày 19.5.2017 và Hội đồng trường đã được thành lập theo Luật Giáo dục đại học. Giai đoạn từ 2020-2025, Bộ VHTTDL tiếp tục đầu tư hai hạng mục công trình nữa tại cơ sở 2 của Trường, đó là: Nhà hiệu bộ, hội trường, thư viện cao 4 tầng và một khu luyện tập thể dục thể thao đa năng cho sinh viên với diện tích sử dụng khoảng 2.100 m2; nhà luyện tập thể dục, thể thao đa năng diện tích sàn khoảng 1.030 m2.Ngày 8/4/2020, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH Quốc gia TPHCM chính thức cấp Giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD) cho Trường. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM là cơ sở ĐH đầu tiên của Bộ VHTTDL và là CSGD ĐH thứ 23 trong cả nước đạt chuẩn chất lượng theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.Theo Hiệu trưởng nhà trường, trên cơ sở thành quả này, ngay trong năm 2020, trường đã bắt đầu thúc đẩy hoạt động kiểm định chất lượng chương trình đào tạo với chiến lược 5 năm (2020-2025). Từ năm học 2020-2021 đến 2022-2023, trường phấn đấu tự đánh giá và đánh giá ngoài tất cả các chương trình đào tạo.Năm học 2024-2025, tự đánh giá và đánh giá ngoài lần thứ 2 cho giai đoạn áp dụng 2025-2030. Trường đã ban hành các kế hoạch về việc tổ chức tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các ngành Quản lý văn hóa, Thông tin-Thư viện và Văn hóa học, đặt mục tiêu tháng 6.2021 sẽ hoàn thành để tổ chức đánh giá ngoài.Chính thức thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025Đáng lưu ý, ngày 24.11.2020 vừa qua, Trường ĐH Văn hóa TPHCM đã chính thức thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là bước ngoặc quan trọng, đánh dấu sự phát triển của Nhà trường.Ngoài chuẩn chất lượng đã được công nhận, việc thành lập Hội đồng trường là điều kiện thuận lợi cơ bản để Nhà trường thực hiện 4 nội dung tự chủ theo Luật Giáo dục Đại học, đó là tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự; tự chủ về tài chính và tài sản; trách nhiệm giải trình trước xã hội, cơ quan chủ quản và người học.
Tập đoàn Hồ Gươm bắt tay FPT Polytechnic đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
Với mong muốn mang tới cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi tốt nghiệp, Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm hợp tác với Cao đẳng FPT Polytechnic trong tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.
Trong bối cảnh nhu cầu về nhân lực ngày càng gia tăng và thay đổi liên tục, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt buộc phải chuyển mình, liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, cập nhật kịp thời xu hướng phát triển của thị trường và nhu cầu tuyển dụng lao động. Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm đã chủ động tìm kiếm, hợp tác với các trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội để hợp tác đào tạo nguồn lao động chất lượng, phục vụ hoạt động kinh doanh và vận hành của doanh nghiệp.Trao đổi về việc hợp tác lần này, ông Nguyễn Duy Ninh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm cho biết: "Hợp tác với Cao đẳng FPT Polytechnic lần này chúng tôi kỳ vọng sẽ cùng với nhà trường tuyển chọn được nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin và tự động hóa cho nông nghiệp công nghệ cao, đáp ứng đầy đủ kiến thức và kỹ năng trong công việc".Tập đoàn Hồ Gươm đang là một trong những đơn vị liên kết quan trọng, lâu dài của Cao đẳng FPT Polytechnic. Là tập đoàn lớn với đa dạng lĩnh vực, ngành nghề và luôn đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với uy tín đã được khẳng định trong 28 năm qua, Tập đoàn Hồ Gươm đã trở thành một trong những đơn vị tiên phong phát triển với mô hình hoạt động được nhiều doanh nghiệp áp dụng theo. Do đó, đây sẽ là một trong những môi trường đầy "thử thách", đồng thời vô cùng thực tế trong quá trình học tập, thực tập của sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic.Chia sẻ về việc hợp tác lần này với Tập đoàn Hồ Gươm, ông Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnic cho biết: "Hiện tại Cao đẳng FPT Polytechnic đang duy trì mối quan hệ hợp tác với hơn 500 doanh nghiệp trên cả nước. Việc mở rộng mối quan hệ với Tập đoàn Hồ Gươm trong thời gian tới chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và tạo điều kiện cho sinh viên có thêm nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn".Được biết, ông Nguyễn Duy Ninh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Hồ Gươm trước đây đã giành được học bổng toàn phần của Cộng đồng Pháp ngữ (AUF) - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Học bổng từng phần cho sinh viên nước ngoài của Trường Đại học Friedrich - Alexander University Erlangen - Nuremberg (CHLB Đức). Ông Ninh là Thạc sĩ CNTT tại CHLB Đức, sử dụng thành thạo tiếng Đức và tiếng Anh. Là người được đào tạo trong lĩnh vực đang làm nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở một nước phát triển bậc nhất Châu Âu nên ông rất tâm huyết với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.Hiện tại, ông Ninh còn đảm nhận vai trò Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội. Ông Nguyễn Duy Ninh được Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội giới thiệu ứng cử Đại biểu HĐND Thành Phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026.Ông Duy Ninh nhấn mạnh: "Mối liên kết giữa doanh nghiệp chúng tôi với Cao đẳng FPT Polytechnic là cầu nối quan trọng trong quá trình đào tạo, tuyển dụng, đồng thời tiết kiệm thời gian đào tạo nhân lực nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao kể cả là sinh viên mới ra trường".Việc hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng luôn là mục tiêu hàng đầu của Cao đẳng FPT Polytechnic. Với tỷ lệ 97,7% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay sau năm đầu ra trường, nhà trường kỳ vọng con số này sẽ tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới.
Các trường y dược ưu tiên xét tuyển SAT và IELTS năm 2024
Nhiều trường y dược thực hiện chính sách cộng điểm ưu tiên hoặc ưu tiên xét tuyển với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ IELTS hoặc chứng chỉ SAT.
Năm 2024, Đại học Dược Hà Nội giữ ổn định 4 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); xét kết hợp học bạ THPT với chứng chỉ SAT, ACT hoặc xét học bạ học sinh trường chuyên; xét điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội; xét điểm thi tốt nghiệp THPT.Với phương án xét tuyển kết hợp học bạ THPT và chứng chỉ SAT/ACT, điều kiện nộp hồ sơ ngành Dược học là điểm SAT 1350/1600 hoặc điểm ACT 30/36. Các ngành khác, thí sinh chỉ cần điểm SAT tối thiểu 1300 hoặc ACT 27.Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại TPHCM (Ảnh: Nam Anh).Ngoài ra, điều kiện kèm theo là thí sinh phải có học lực Giỏi 3 năm THPT và kết quả học tập lớp 10, 11, 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp xét tuyển không dưới 8.Ngoại trừ phương thức tuyển thẳng, các phương thức xét tuyển còn lại của Đại học Dược Hà Nội đều áp dụng chế độ cộng điểm ưu tiên vào tổng điểm xét tuyển tất cả các ngành cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên.Cụ thể, điểm khuyến khích được tính như bảng sau:Bảng quy đổi điểm cộng khuyến khích áp dụng với các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế của Đại học Dược Hà Nội (Ảnh chụp màn hình).Đại học Y Hà Nội năm nay dành tới 40% chỉ tiêu xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ tiếng Anh, tiếng Pháp quốc tế, áp dụng với các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Điều dưỡng đào tạo theo chương trình tiên tiến.Năm ngoái, chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển này chỉ khoảng 20%.Học viện Quân y công bố phương thức tuyển sinh năm 2024 với 15% chỉ tiêu dành cho xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và tuyển học sinh giỏi.Những thí sinh thuộc diện này cần có kết quả học tập lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt loại Giỏi, hạnh kiểm Tốt, kết hợp với 1 trong các điều kiện: đoạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh/thành phố thuộc một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển; có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 55 trở lên; có chứng chỉ SAT từ 1068/1600 điểm trở lên; có chứng chỉ ACT từ 18/36 điểm trở lên.Ngoài ra, thí sinh có nguyện vọng vào trường phải đạt tiêu chuẩn về sức khỏe: nam cao 1,63m, cân nặng 50kg trở lên; nữ cao 1,54m, nặng 48kg trở lên.Sau khi kết thúc năm thứ nhất, khoảng 5% tổng chỉ tiêu tuyển sinh sẽ được nhà trường tuyển chọn, gửi đi đào tạo đại học ở nước ngoài.Năm 2023, Đại học Y Dược Thái Bình áp dụng chính sách cộng điểm thưởng cho thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Theo đó, thí sinh có IELTS 5.5-6.5 được cộng 1 điểm, thí sinh có IELTS 7.0-7.5 được cộng 1,5 điểm, thí sinh có IELTS từ 8.0 trở lên được cộng 2 điểm. Điểm thưởng được cộng vào tổng điểm xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.Bảng tính điểm thưởng của trường như sau:Bảng quy đổi điểm cộng khuyến khích áp dụng với các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế của Đại học Y Dược Thái Bình (Ảnh chụp màn hình).Năm nay, trường chưa công bố đề án tuyển sinh.Tương tự, Đại học Y Dược Hải Phòng trong đề án tuyển sinh năm 2023 cũng cộng điểm cho thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, áp dụng với IELTS từ 5.0. Chi tiết mức điểm thưởng như sau:Bảng quy đổi điểm cộng khuyến khích áp dụng với các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế của Đại học Y Dược Hải Phòng (Ảnh chụp màn hình).Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội - dành 6% chỉ tiêu xét tuyển thí sinh có chứng chỉ IELTS hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương. Theo đó, trường yêu cầu IELTS 6.5 trở lên với các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và Dược học; IELTS 5.5 trở lên với các ngành còn lại. Ngoài ra, thí sinh cần có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 đạt ngưỡng đầu vào đối với ngành xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Đại học Quốc gia Hà Nội.Trường Đại học Y Dược xét ưu tiên thí sinh có điểm IELTS 8.0 trở lên theo nguyên tắc xét điểm IELTS từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Trường hợp vượt chỉ tiêu, những thí sinh ở cuối danh sách sẽ xét điểm tổng 2 môn trong tổ hợp xét tuyển, trong đó bắt buộc có môn toán.Nếu vẫn còn chỉ tiêu, trường sẽ xét đến thí sinh có IELTS dưới 8.0. Điểm xét tuyển bằng tổng điểm IELTS quy đổi cộng với điểm 2 môn trong tổ hợp xét tuyển (môn toán bắt buộc). Cách quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế của Trường Đại học Y Dược như sau:Bảng quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 10 của Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh chụp màn hình).Năm 2024, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên áp dụng chính sách cộng điểm ưu tiên cho chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với thí sinh xét tuyển bằng học bạ THPT. Mức điểm cộng tối thiểu là 0,25, tối đa là 1,0 tương ứng với các trình độ từ B1 đến C2.Bảng quy đổi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo khung tham chiếu châu Âu CEFR của trường như sau:Bảng quy đổi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo khung tham chiếu châu Âu của Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên (Ảnh chụp màn hình).Ngoài ra, trường dành khoảng 10% chỉ tiêu của các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học để xét tuyển theo đề án riêng. Đề án này ưu tiên xét tuyển các thí sinh có IELTS từ 6.5 trở lên kết hợp với học bạ loại Giỏi trong 3 năm THPT. Nguyên tắc xét tuyển là xét IELTS từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.Cụ thể chỉ tiêu cho từng ngành khi xét IELTS như sau: Y khoa 20, Răng - Hàm - Mặt 4, Dược học 7.Năm 2024, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương sử dụng 5 phương thức tuyển sinh. Trong đó, phương thức 4 xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 và TOEFL iBT từ 60 trở lên. Ngoài ra, để xét tuyển vào ngành Y khoa, thí sinh cần có học lực 3 năm THPT đạt loại Giỏi, điểm trung bình mỗi kỳ trong 6 học kỳ của từng cặp môn toán - hóa, toán - lý hoặc toán - sinh đạt từ 8,0 trở lên.Với các ngành còn lại, thí sinh cần có học lực 3 năm xếp loại Khá, điểm trung bình mỗi kỳ trong 6 học kỳ của từng cặp môn như trên đạt 6,5 trở lên.Điểm xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được quy đổi sang thang điểm 30 như sau: Điểm IELTS x 30/9 + điểm ưu tiên (nếu có) hoặc Điểm TOEFL iBT x 30/120 + điểm ưu tiên (nếu có).
Chi phí 200 triệu đồng/năm, chọn trường tiểu học nào ở TPHCM?
Tại TPHCM có nhiều trường có mức chi phí khoảng 200 triệu đồng/năm, mức được xem là vừa sức với nhiều gia đình khi chọn trường tiểu học cho con.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, với sự phát triển của hệ thống trường tư tại TPHCM nhiều năm qua, mô hình tư thục là lựa chọn của nhiều gia đình cho việc học của trẻ.Trường tư có nhiều lợi thế về cơ sở vật chất, sĩ số lớp học, chú trọng đến tiếng Anh, đi nhanh về đổi mới phương pháp giáo dục, hầu hết các trường định hình được triết lý giáo dục của riêng mình…Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố về cơ sở vật chất, chương trình, môi trường giáo dục, kiểm định chất lượng, phụ huynh cần chú ý là điều kiện tài chính, lộ trình tăng học phí của các trường để đảm bảo việc học lâu dài cho trẻ. Trường Quốc tế Á Châu (Asian School)Trường Quốc tế Á Châu là hệ thống giáo dục vận hành theo các tiêu chuẩn của Hội đồng các Trường Quốc tế (Council of International Schools - CIS). Mới đây, Hội đồng các Trường Quốc tế có quyết định công nhận tất cả 10 cơ sở của Trường Quốc tế Á Châu đạt kiểm định quốc tế của CIS. Trường Quốc tế Á Châu có mức học phí bậc tiểu học từ 15,2 đến hơn 16 triệu đồng/tháng (Ảnh: Quảng Tư).Theo công bố chi phí học tập năm học 2024-2025, học phí các lớp 1,2,3 tại Trường Quốc tế Á Châu là hơn 15,2 triệu đồng; lớp 4,5 hơn 16 triệu đồng/tháng.Tiền ăn ở khối 1,2,3 là 2,97 triệu đồng/tháng; lớp 4,5 là 3,3 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, có chi phí đồng phục, giáo trình…Tùy theo mốc thời gian đóng và mức phí hoàn trả hoặc không hoàn trả, trường giảm giá từ 2-10% cho các khoản học phí, tiền xe đưa đón, tiền ăn.Trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia (Royal School)Royal School đào tạo song ngữ theo chương trình Cambridge bằng cấp được công nhận rộng rãi như bằng Tú tài Cambridge, AS/A Level, IGCSE, IELTS,... Theo công bố mức học phí năm học 2024-2025 của Royal School cơ sở Phú Mỹ Hưng, mức học phí tiểu học chương trình hội nhập quốc tế dao động từ 130-180 triệu đồng/năm; chương trình song ngữ quốc tế từ 145-185 triệu đồng/năm.Royal School có mức học phí tiểu học từ 130-185 triệu đồng/năm tùy lớp, chương trình (Ảnh: NTCC).Trường ưu đãi 10% học phí khi học sinh đăng ký và đóng phí giữ chỗ trước ngày 30/4, hoàn tất học phí trước ngày 31/7/2024.Bên cạnh học phí, có các chi phí tiền ăn và bán trú 27,5 triệu đồng/năm; phí đăng ký nhập học 2 triệu đồng, phí cơ sở vật chất 10 triệu đồng/năm, phí đồng phục tiểu học 3,21 triệu đồng; phí tài liệu, bảo hiểm y tế và tham quan dã ngoại 5-6 triệu đồng tùy chương trình.Ngoài ra, trường còn có các khoản chi phí dã ngoại và tham quan học tập từ 2 ngày trở lên, phí ngoài giờ…Trường liên cấp ICSĐây là trường vận hành theo mô hình giáo dục kiến tạo "I Can" bắt nguồn từ Ấn Độ. Chương trình tiểu học tại trường là chương trình song ngữ được tích hợp giữa chương trình Giáo dục Phổ thông Quốc gia (MOET) và Chương trình Quốc tế OIC (NXB Đại học Oxford). Học phí tiểu học tại Trường liên cấp ICS từ 126,9-133,5 triệu đồng/năm (Ảnh: Thiên Huy).Theo công bố của trường, học phí năm học 2024-2025 của lớp 1 đến lớp 5 dao động từ 126,9-133,5 triệu đồng. Chi phí bán trú 20 triệu đồng/năm, phí cơ sở vật chất 4,5 triệu đồng/năm…Phụ huynh còn đóng các khoản chi phí như bảo hiểm y tế, phí đồng phục, sách giáo khoa.Trường quốc tế Nam Mỹ (UTS)Với chương trình tiểu học song ngữ, trường này công bố mức học phí năm học  2024-2025 lớp 1-5 có mức dao động từ 166-182,4 triệu đồng. Trường áp dụng giảm 5% khi đóng theo năm và 2% khi đóng theo kỳ.Học sinh Trường quốc tế Nam Mỹ UTS (Ảnh: Minh Nghi).Về phí bán trú tiểu học cả ngày gần 35 triệu đồng/năm, nửa ngày gần 23,8 triệu đồng/năm.Trường tiểu học - THCS - THPT VinschoolTheo công bố của trường, học phí tiểu học hệ chuẩn tại TPHCM của trường Vinschool là gần 68,6 triệu đồng/năm, hệ nâng cao 126,35 triệu đồng/năm.Phí bán trú ở bậc tiểu học là gần 17,2 triệu đồng/năm, phí phát triển trường 4,2 triệu đồng/năm, phí học phẩm (không bao gồm sách vở và đồng dùng học tập) 2,7 triệu đồng, phí cổng thông tin điện tử 400.000 đồng/năm.Học phí tiểu học hệ chuẩn tại TPHCM của Vinschool là gần 68,6 triệu đồng/năm, hệ nâng cao 126,35 triệu đồng/năm (Ảnh: chụp lại màn hình).Ngoài ra, còn các khoản như phí đồng phục, phí hoạt động trải nghiệm... Trường áp dụng giảm 5% khi học sinh đóng học phí theo năm đối với các khoản phí chính khóa, phí dịch vụ bán trú, xe đưa đón.Trường Tiểu Học, THCS & THPT Quốc Tế Trường Tiểu Học, THCS & THPT Quốc Tế thực hiện Chương Trình Bộ GD&ĐT và  và chương trình tiếng Anh quốc tế được giảng dạy song song.Theo công bố của Sở GD&ĐT TPHCM, trường này có mức học phí 18,1 triệu đồng/tháng.Tiểu học, THCS và THPT Tây Úc (WASS).Được cấp phép bởi Hội đồng học thuật Bang Tây Úc (SCSA) và Bộ GD&ĐT Việt Nam, Trường Tây Úc triển khai chương trình quốc tế Bang Tây Úc - tích hợp bán phần và chương trình tích hợp quốc tế toàn phần từ dự bị tiểu học (Preschool) đến hết lớp 12.Học phí năm học 2024-2025 bậc tiểu học chương trình Quốc tế Bang Tây Úc - Tích hợp bán phần tại trường Tây Úc (Ảnh chụp lại màn hình).Với chương trình Quốc tế Bang Tây Úc - Tích hợp bán phần, có mức học phí lớp 1 đến lớp 5 dao động từ 138-162,5 triệu đồng, áp dụng giảm 5% đối với học sinh đóng theo năm, 3% đối với học sinh đóng theo học kỳ.Theo công bố về mức học phí của Sở GD&ĐT TPHCM, còn một số trường có mức chi phí học tập (bao gồm học phí và các khoản chi phí khác) dao động từ 100 - 200 triệu đồng/năm như Trường Tiểu học - THCS - THPT Việt Anh, Trường Tiểu học - THCS - THPT Thái Bình Dương, Trường Tiểu học - THCS - THPT Việt Mỹ, Trường Tiểu học - THCS - THPT Tuệ Đức…
13 trường ĐH công bố điểm chuẩn học bạ 2024: Cao nhất ngành truyền thông
Đến nay, đã có 13 trường đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024. Mức điểm cao nhất là 25,5 điểm, thuộc ngành truyền thông đa phương tiện.
Các trường đại học tổ chức tư vấn tuyển sinh cho học sinh (Ảnh: Mỹ Ngọc).Mức điểm chuẩn xét tuyển sớm năm 2024 cao nhất ghi nhận tới nay thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam. Đối với phương thức xét học bạ, điểm chuẩn dao động ở mức 19-25,5 điểm. Ngành truyền thông đa phương tiện có điểm chuẩn cao nhất. Với phương thức xét kết hợp kết quả học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, điểm trúng tuyển dao động 22-25 điểm. Đại diện nhà trường cho biết, điểm chuẩn học bạ của đơn vị này có xu hướng tăng đều so với năm 2023. Trong 10 ngành đào tạo năm 2024, điểm chuẩn tăng trong biên độ từ 0,5 đến 3 điểm.Ngành truyền thông đa phương tiện cũng nằm trong top điểm trúng tuyển cao tại Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn. Các ngành có mức điểm chuẩn cao nhất (19 điểm) là: truyền thông đa phương tiện, công nghệ giáo dục, luật kinh tế, ngôn ngữ Anh. Mới đây, Trường Đại học Đại Nam công bố về điểm chuẩn trúng tuyển sớm theo phương thức xét học bạ THPT đợt 1 năm 2024 dành cho 36 ngành đào tạo hệ đại học chính quy. Mức điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành trong khoảng 18-24 điểm, cao nhất là ngành y khoa và dược học. Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn xác định điểm chuẩn trúng tuyển trong đợt xét tuyển sớm ở 3 phương thức xét học bạ đều lấy 18 điểm. Trường Đại học CMC công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 và 2 ở mức 21-23, trong đó, 4 ngành cao điểm nhất liên quan đến công nghệ thông tin, khoa học máy tính, công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông. Tương tự, Trường Đại học Thái Bình Dương công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức này dành cho 15 ngành đào tạo bậc đại học hệ chính quy là 6,0.Trường Đại học Đông Á cho biết mức điểm "trúng tuyển có điều kiện" theo phương thức xét học bạ dao động 18-24 điểm tùy ngành học, tính trên điểm tổng 3 học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm lớp 12 từ 6.0 đến 8.0 đối với thí sinh tự do. 18-24Trường Đại học Công nghệ Sài GònTrường Đại học CMCTrường Đại học Quốc tế Sài GònTrường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
Các trường THPT tư thục ở Hà Nội chưa được cấp chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Danh sách các trường THPT tư thục được cấp chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 vắng mặt nhiều trường như Newton, Everest, Ngôi sao (Hoàng Mai)...
Quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho các trường THPT tư thục năm học 2024-2025 ký ngày 11/4 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội có 85 trường.85 trường này có 29.636 chỉ tiêu. Mức chỉ tiêu cao nhất được giao cho 1 trường là 675.Có 4 trường được cấp chỉ tiêu ở mức này gồm: THCS&THPT Lương Thế Vinh (tổng chỉ tiêu cho cả 2 cơ sở), THPT FPT (cơ sở Hòa Lạc), THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy) và THPT Hoàng Mai (Thanh Xuân).Đáng chú ý, so với năm 2023, số trường THPT tư thục được Sở GD&ĐT Hà Nội cấp chỉ tiêu (tính đến ngày 11/4) giảm đi 10 trường.Trong đó, danh sách vắng mặt nhiều trường có tên tuổi như: Trường THCS&THPT Alfred Nobel, Trường Tiểu học, THCS&THPT Đa Trí Tuệ, Trường Tiểu học, THCS&THPT Everest, Trường THCS&THPT Newton, Trường THPT Tây Hà Nội, Trường THCS&THPT Việt - Úc Hà Nội, Trường Tiểu học, THCS&THPT Vinschool Smart City.Danh sách 85 trường cũng không có tên của Trường Tiểu học, THCS&THPT Ngôi sao Hà Nội (cơ sở Hoàng Mai).Học sinh thi lớp 10 tại Hà Nội năm 2023 (Ảnh: Mạnh Quân).Tại hội nghị hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp ngày 16/4, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nói rõ trường nào chưa có cổng tuyển sinh trực tuyến thì chưa được giao chỉ tiêu tuyển sinh. Cổng tuyển sinh có mà không mở được cũng không được tính là hợp lệ.Yêu cầu về cổng tuyển sinh trực tuyến đã được người đứng đầu Sở GD&ĐT Hà Nội nhắc đến từ cuối mùa tuyển sinh năm ngoái.Theo đó, Giám đốc Sở đề nghị các trường tư thục phải tuyển sinh trực tuyến. Trường nào không tuân thủ, để xảy ra tình trạng phụ huynh xếp hàng giữ chỗ từ đêm để nộp hồ sơ trực tiếp thì trường đó bị cắt chỉ tiêu tuyển sinh. Theo quy định tuyển sinh năm 2024, các trường THPT tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài và trường THPT công lập tự chủ tài chính có hai phương án tuyển sinh là xét kết quả học tập và rèn luyện 4 năm THCS và xét kết quả thi lớp 10 công lập.Riêng các trường THPT trực thuộc các trường đại học, viện khoa học được tuyển sinh theo chỉ đạo riêng của đơn vị chủ quản. Có 3 trường thuộc nhóm này là Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội), Trường THPT Khoa học Giáo dục (Đại học Giáo dục), Trường Tiểu học, THS&THPT Thực nghiệm khoa học giáo dục (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam).
Công bố học phí lớp 10 trường tư ở TPHCM: Cao nhất gần 60 triệu đồng/tháng
Học phí lớp 10 tại các trường ngoài công lập tại TPHCM có biên độ chênh lệch lớn, từ 1 đến 60 triệu đồng mỗi tháng.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM, năm học 2024-2025 tới đây, 83 trường ngoài công lập trên địa bàn có thể nhận hơn 24.000 học sinh lớp 10.Trường Quốc Tế Bắc Mỹ đang có mức học phí lớp 10 cao nhất (Ảnh: SNA).Công bố cho thấy, học phí các trường này khoảng từ 1 đến 60 triệu đồng mỗi tháng, tương đương 9,2 đến 540 triệu đồng/năm (tính 1 năm học 9 tháng).Sau khi Trường Quốc tế Mỹ chưa được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm nay, Trường Quốc tế Bắc Mỹ "soán ngôi" trường có học phí cao nhất. Đây là trường tư thục, học 2 buổi/ngày, có nội trú và bán trú.Trường Quốc tế Bắc Mỹ dạy chương trình tích hợp tổ chức Tú tài Quốc tế theo Quyết định số 586/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Mức học phí được công bố là 59.645.776 đồng/tháng.Trước đó, năm 2023, Trường Quốc tế Mỹ giữ ngôi đầu bảng khi công bố học phí cao nhất là 65 triệu đồng/tháng. Xếp thứ 2 về học phí là Trường Nam Úc với mức thu 55.180.000 đồng/tháng.Ở chiều ngược lại, Trường THPT Thăng Long, quận 5, có mức học phí thấp nhất được công bố là 1.025.000 đồng/tháng... Nhiều trường khác có học phí dưới 2 triệu đồng mỗi tháng như: THPT Minh Đức, Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn, Lý Thái Tổ, Phú Lâm, Trần Nhân Tông, Hermann Gmeiner, trường liên cấp Hoa Lư, Lạc Hồng....Phụ huynh học sinh khi chọn trường cũng cần lưu ý, học phí các trường ngoài công lập là mức thu học phí dự kiến do đơn vị công bố. Mức này không bao gồm giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục. Các mức thu học phí của các đơn vị này phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.Chi tiết mức học phí và hình thức đào tạo của các trường tư thục tuyển sinh lớp 10 như sau:Danh sách các trường tư thục tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM năm học 2024-2025 và học phí theo học (Nguồn: Sở GD&ĐT).Danh sách các trường tư thục tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM năm học 2024-2025 và học phí theo học (Nguồn: Sở GD&ĐT).Danh sách các trường tư thục tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM năm học 2024-2025 và học phí theo học (Nguồn: Sở GD&ĐT).Danh sách các trường tư thục tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM năm học 2024-2025 và học phí theo học (Nguồn: Sở GD&ĐT).Danh sách các trường tư thục tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM năm học 2024-2025 và học phí theo học (Nguồn: Sở GD&ĐT).Danh sách các trường tư thục tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM năm học 2024-2025 và học phí theo học (Nguồn: Sở GD&ĐT).Danh sách các trường tư thục tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM năm học 2024-2025 và học phí theo học (Nguồn: Sở GD&ĐT).
Hà Nội công bố tuyển sinh lớp 10 trường tư: Không tổ chức thi riêng
99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ trên địa bàn Hà Nội không được tổ chức kỳ thi riêng mà chỉ có hai phương thức tuyển sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ.Theo đó, 99 trường tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài, trường công lập tự chủ/hiệp quản chỉ có hai phương thức tuyển sinh: xét tuyển học bạ THCS và sử dụng điểm thi vào lớp 10 công lập năm 2024.Chỉ có 3 trường tư thục không chọn xét học bạ gồm THPT Lê Ngọc Hân, THPT Hà Đông và THPT Thanh Xuân. Trong khi đó, khoảng 1/2 số trường chọn xét tuyển bằng cả hai phương thức.Các trường THPT Vinschool ưu tiên học sinh chuyển cấp từ bậc THCS cùng hệ thống, học sinh sinh sống tại các khu đô thị thuộc tập đoàn Vingroup.Các trường THPT thuộc trường đại học thực hiện theo phương án chỉ đạo riêng của trường đại học.Riêng Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu có tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực ba môn toán, ngữ văn, tiếng Anh vào lớp 10 hệ Cambridge.Chi tiết phương án tuyển sinh vào lớp 10 của các trường như sau:
Trường Đại học Hà Nội tuyển sinh ngành mới - Công nghệ tài chính
Năm 2024, Trường Đại học Hà Nội bắt đầu tuyển sinh ngành mới là Công nghệ tài chính (Fintech) với tổng số 75 chỉ tiêu ở các khối A01 và D01.
Công nghệ tài chính là lĩnh vực mới, một phần tất yếu của quá trình chuyển đổi số. Fintech tập trung vào việc sử dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm dịch vụ mới hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.Các vị trí công việc mới như: các vị trí về khoa học dữ liệu, kỹ sư tài chính, chuyên viên quản lý công nghệ, chuyên viên quản trị rủi ro công nghệ tài chính, kỹ sư an ninh mạng công nghệ tài chính, chuyên viên phát triển sản phẩm công nghệ tài chính.Nắm bắt xu thế đó, Trường Đại học Hà Nội đã xây dựng chương trình đào tạo mới là Fintech. Chương trình bắt đầu tuyển sinh từ năm 2024 với tổng số 75 chỉ tiêu ở các khối A01 và D01.Ngành Công nghệ Tài chính hứa hẹn sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động trong những năm tới (Ảnh: HANU).Theo lãnh đạo Đại học Hà Nội, đây là chuyên ngành mang tính ứng dụng thực tế cao, người học được đào tạo kỹ năng áp dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính.Người học chuyên ngành Fintech còn có hiểu biết về marketing, có khả năng làm nghiên cứu thị trường, tiếp cận khách hàng hiệu quả, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, tạo ra dịch vụ tài chính mới phù hợp với nhu cầu thị trường và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.Thế mạnh nổi trội của chương trình là sinh viên sẽ được học toàn bộ nội dung chuyên ngành bằng tiếng Anh, giúp tiếp cận nhanh với các kiến thức mới trong lĩnh vực nghề nghiệp cũng như tăng cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác với nước ngoài.Trường Đại học Hà Nội còn có mạng lưới kết nối sâu rộng với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ngân hàng, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp.Quan hệ hợp tác của trường với nhiều đối tác quốc tế cũng thúc đẩy việc mở ra các cơ hội cho sinh viên tham gia các dự án, nghiên cứu và chương trình thực tập toàn cầu, từ đó có cái nhìn toàn diện về Fintech và ứng dụng của ngành ở nhiều quốc gia.Trường Đại học Hà Nội, cơ sở giáo dục đại học tiên phong trong đào tạo ngoại ngữ và các chuyên ngành bằng ngoại ngữ (Ảnh: HANU).Sinh viên theo học ngành Fintech tại Trường Đại học Hà Nội sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng thích ứng với môi trường làm việc của các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.Trường Đại học Hà Nội có 22 năm kinh nghiệm đào tạo các chuyên ngành kinh doanh và công nghệ thông tin bằng tiếng Anh. Do đó, kinh nghiệm đào tạo ngành tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin và marketing sẽ tạo lợi thế cho chuyên ngành mới mở Fintech."Fintech là xu hướng mới nổi trong ngành tài chính, ngân hàng. Việc Trường Đại học Hà Nội mở chuyên ngành này thể hiện tầm nhìn, chiến lược phát triển của trường nhằm đón đầu cơ hội phát triển của ngành ngân hàng tài chính trong kỷ nguyên kỹ thuật số", đại diện trường chia sẻ.
60% số trường ở TPHCM giảm chỉ tiêu lớp 10, chủ yếu trường top đầu
Năm 2024, TPHCM giảm gần 5.700 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Trong đó, có gần 60% trường giảm chỉ tiêu lớp 10 thường, chủ yếu ở các đơn vị top đầu.
Học sinh Trường THPT Tây Thạnh (Ảnh: Huyên Nguyễn).Theo thống kế của phóng viên Dân trí, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2024 giảm mạnh, ở hệ chuyên, tích hợp giảm hơn 100 chỉ tiêu, ở hệ thường giảm hơn 5.500 chỉ tiêu. Trong khi đó, số lượng học sinh lớp 9 tốt nghiệp năm nay lại tăng khoảng 5.000 em. Do đó, áp lực tỷ lệ chọi được dự kiến sẽ tăng. Qua so sánh dữ liệu các năm, năm 2024 ghi nhận gần 60% trường THPT giảm chỉ tiêu vào lớp 10 thường, 25% giữ nguyên chỉ tiêu. Trong khi đó, chỉ có khoảng 15 trường tăng chỉ tiêu ở biên độ rất ít. Số lượng trường thay đổi chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 thường năm 2024 tại TPHCM. Đơn vị: trường (Biểu đồ: Huyên Nguyễn).Trong số 65/110 trường giảm chỉ tiêu, có 3 Trường Trung học phổ thông (THPT) giảm mạnh nhất là Trần Phú, Vĩnh Lộc B và Hồ Thị Bi, đều giảm 270 chỉ tiêu. Cùng giảm với 225 chỉ tiêu là các đơn vị: Bình Chiểu, Lương Văn Can, Phước Kiển. Các đơn vị còn lại giảm từ 35 đến 180 chỉ tiêu. Đáng chú ý, nhiều trường THPT có điểm chuẩn hàng năm thuộc top đầu nằm trong nhóm giảm chỉ tiêu lớp 10 thường như: Trưng Vương (135 chỉ tiêu), Gia Định (135 chỉ tiêu), Marie Curie (100 chỉ tiêu), Nguyễn Hữu Huân (90 chỉ tiêu), Lương Thế Vinh (90 chỉ tiêu), Nguyễn Thượng Hiền (90 chỉ tiêu), Phú Nhuận (90 chỉ tiêu).Các trường giảm ít hơn gồm: Nguyễn Thị Minh Khai (45 chỉ tiêu), Võ Trường Toản (45 chỉ tiêu), Võ Thị Sáu (45 chỉ tiêu), Nguyễn Hữu Cầu (45 chỉ tiêu), Nguyễn Thái Bình (45 chỉ tiêu), Lê Quý Đôn (35 chỉ tiêu), Trung học Thực hành Sài Gòn (35 chỉ tiêu)...Ở chiều tăng, trường có chỉ tiêu tăng cao nhất là THPT Long Thới với 135 chỉ tiêu. Xếp sau đó là các trường THPT: Giồng Ông Tố (90 chỉ tiêu), Phước Long (90 chỉ tiêu). Các trường còn lại tăng từ 10 đến 45 chỉ tiêu. Các trường THPT tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 (Biểu đồ: Huyên Nguyễn).Sở GD&ĐT TPHCM quy định năm nay, thí sinh được đăng ký tối đa 6 nguyện vọng bao gồm 3 nguyện vọng lớp 10 thường và 3 nguyện vọng lớp chuyên hoặc 3 nguyện vọng lớp tiếng Anh tích hợp.Dự kiến học sinh đăng ký trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh lớp 10 từ ngày 26/4 đến ngày 10/5.Chi tiết so sánh chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM:Bảng thống kê chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 thường tại TPHCM trong 4 năm qua (Tổng hợp: Huyên Nguyễn).Bảng thống kê chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM trong 4 năm qua (Tổng hợp: Huyên Nguyễn).Bảng thống kê chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM trong 4 năm qua (Tổng hợp: Huyên Nguyễn).Bảng thống kê chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM trong 4 năm qua (Tổng hợp: Huyên Nguyễn).
Chi tiết các trường "điểm" Hà Nội bị giảm chỉ tiêu lớp 10 công lập năm 2024
Hàng loạt trường "điểm" thuộc các quận nội thành ở Hà Nội bị giảm chi tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025.
Trong số 77.250 chỉ tiêu lớp 10 công lập năm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phân cho 4 trường chuyên và có lớp chuyên 2.970 chỉ tiêu, 8 trường THPT công lập tự chủ có 3.555 chỉ tiêu.Như vậy, chỉ tiêu của 115 trường THPT công lập thường là 70.725. Năm 2023, con số này là 69.265. Số chỉ tiêu được cấp tăng là 1.460.Tuy nhiên, chỉ tiêu tăng tập trung vào nhóm trường ngoại thành thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Mỹ Đức...Cá biệt, khu vực tuyển sinh số 1 gồm hai quận trung tâm là Ba Đình, Tây Hồ tăng nhẹ. Khu vực này có 5 trường thì 3 trường được tăng chỉ tiêu (THPT Chu Văn An tăng 90, THPT Phạm Hồng Thái tăng 90, THPT Nguyễn Trãi tăng 35) và 1 trường bị giảm chỉ tiêu (THPT Tây Hồ giảm 45). Tổng chỉ tiêu của cả khu vực tăng 170.Thí sinh thi lớp 10 tại Hà Nội năm 2023 (Ảnh: Mạnh Quân).Khu vực tuyển sinh số 2 (quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng) có Trường THPT Trần Nhân Tông được tăng 45 chỉ tiêu thì Trường THPT Trần Phú bị giảm 90 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu của cả khu vực giảm 45.Khu vực tuyển sinh số 3 có Trường THPT Khương Hạ được cấp thêm 120 chỉ tiêu. Tuy nhiên có đến 2 trường bị giảm chỉ tiêu là THPT Cầu Giấy và THPT Yên Hòa, mỗi trường mất 45 chỉ tiêu.Đặc biệt, quận Hà Đông (thuộc khu vực tuyển sinh số 10) và quận Hoàng Mai (thuộc khu vực tuyển sinh số 4) có 100% số trường bị giảm chỉ tiêu.Nhiều trường "điểm", thuộc tốp điểm chuẩn cao nhất Hà Nội và nằm trên địa bàn các quận bị giảm chỉ tiêu 45-90. Ngoài các trường Tây Hồ, Trần Phú, Cầu Giấy, Yên Hòa vừa kể trên còn có các trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Xuân Đỉnh, THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông).Chi tiết các trường THPT thuộc địa bàn các quận nội thành bị giảm chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025:THPT Cầu GiấyTHPT Hoàng Văn ThụTHPT Nguyễn Thị Minh KhaiSo với năm 2023, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên, THPT tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên của Hà Nội đều tăng.Cụ thể, chỉ tiêu trường chuyên là 2.970, tăng 490; chỉ tiêu THPT tư thục là 29.636, tăng 2.807; chỉ tiêu trung tâm giáo dục thường xuyên là 11.540, tăng 1.235.Riêng chỉ tiêu THPT công lập tự chủ giảm nhẹ 135 chỉ tiêu do trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao không có chỉ tiêu tuyển sinh.Ngoài ra, Hà Nội còn cấp 308 chỉ tiêu lớp 10 cho 3 trường có vốn đầu tư nước ngoài.Tổng chỉ tiêu lớp 10 THPT các loại hình của Hà Nội năm 2024 là 118.734, tăng 6.080 chỉ tiêu so với năm 2023.Theo số liệu từ Sở GD&ĐT Hà Nội, có khoảng 133.000 học sinh lớp 9 dự xét tốt nghiệp THCS năm nay, tăng 5.000 so với năm học trước.
Trường Đại học Công nghệ Miền Đông mở ngành học, đón đầu việc làm tại sân bay Long Thành
Trong bối cảnh ngành hàng không Việt Nam dần phục hồi, sân bay Long Thành dự kiến hoàn thành năm 2026, Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (MIT Uni.) tích cực xây dựng chương trình đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự cho dự án tỷ đô này.
Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, khi Sân bay Quốc tế Long Thành đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào cuối năm 2026, sẽ cần khoảng 13.769 lao động. Trong đó, trình độ đại học là 5.393 lao động, tập trung vào các lĩnh vực như điều hành, quản lý sân bay, quản lý xăng dầu, quản lý an ninh, thợ kỹ thuật, điện, vận tải hàng không, khai thác thiết bị kỹ thuật nhà ga, kỹ thuật bay, sửa chữa bảo trì thiết bị, tài chính kế toán, công nghệ thông tin, quản lý cho các hãng hàng không,…PGS.TS. Phạm Văn Song - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Miền Đông tham gia Hội nghị Đào tạo nguồn nhân lực vận hành Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án này, MIT Uni. đã tích cực xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo trọng điểm, bao gồm hai ngành: Quản trị Hàng không, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.Sinh viên tốt nghiệp các ngành này có thể đảm nhận các vị trí: quản trị sân bay, quản trị an toàn hàng không, quản lý dữ liệu hãng hàng không; quản trị nhân sự; chuyên viên nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong hàng không; các vị trí điều hành sân bay ở khu dịch vụ công cộng, dịch vụ bay; vận tải hàng không, kho bãi hàng không,…Vị trí của Trường Đại học Công nghệ Miền Đông thuận tiện để di chuyển đến các khu vực kinh tế trọng điểm.Bên cạnh đó, MIT Uni. cũng đào tạo nhiều ngành nghề phụ trợ như Quản trị Kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Kế toán, Công nghệ Thông tin và Công nghệ Kỹ thuật Ô tô - những chuyên ngành hỗ trợ thiết yếu cho sự vận hành của một sân bay hiện đại.Học sinh có cơ hội trải nghiệm mô phỏng thực tế ảo cho ngành học khi chọn học tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông.Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, MIT Uni. cho hay đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trường không chỉ cải tiến chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế, mà còn tập trung trang bị ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên. Trong đó, sinh viên được trang bị trọn bộ kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo,….Đồng thời trường còn chú trọng xây dựng thái độ chuyên nghiệp, kỷ luật thông qua rèn luyện nề nếp, tác phong với các chuyến đi thực tế, tăng cường trải nghiệm cho sinh viên.Ngoài các kiến thức chuyên môn, sinh viên của MIT Uni. còn có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc, kỹ năng mềm sau khi ra trường.Với những nỗ lực tiên phong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, MIT Uni. kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai của sân bay quốc tế Long Thành - dự án hạ tầng cấp quốc gia. Cùng MIT Uni., sinh viên có thể vững vàng nắm lấy các cơ hội việc làm tiềm năng tại công trình trọng điểm này, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam.Trường Đại học Công nghệ Miền Đông tọa lạc tại Quốc lộ 1A, KP Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.Năm 2024, MIT Uni. cho biết sẽ triển khai gói học bổng cho đào tạo nhân lực phục vụ sân bay quốc tế Long Thành trị giá 2 triệu đồng/suất ngoài học bổng tạo động lực trị giá 6 triệu đồng/suất. Cụ thể, tân sinh viên ngành Quản trị hàng không, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ được nhận tổng học bổng 8 triệu đồng, mức học phí học kì I chỉ còn 2,1 triệu đồng.Trường Đại học Công nghệ Miền Đông đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, lấy người học làm trọng tâm, định hướng phát triển thành một đại học thông minh với cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, MIT Uni. đã khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ phát triển đất nước.MIT Uni. hiện đào tạo 15 ngành phục vụ thị trường lao động trong nước và quốc tế, bao gồm: Công nghệ thông tin; Công nghệ Kỹ thuật ô tô; Công nghệ Tài chính; Dược học; Thú y; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Trung Quốc; Đông phương học; Quản trị kinh doanh (Quản trị Hàng không, Quản trị Truyền thông, Quản trị doanh nghiệp); Kế toán; Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng; Luật Kinh tế; Digital Marketing, Quản lý công nghiệp.Thông tin liên hệ:Trung tâm tuyển sinh truyền thông MIT University VietnamWebsite: www.mit.vn.Hotline: 0981767568
Hà Nội tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường chuyên, nhiều môn chuyên tuyển 2 lớp
Năm học 2024-2025, Hà Nội tuyển 2.970 học sinh cho các trường chuyên và có lớp chuyên.
Mặc dù các quy định hiện hành không cho tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên, Hà Nội vẫn có hai trường thuộc diện này là Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây. Đề án đưa hai trường này thành trường chuyên hiện vẫn chưa triển khai. Do đó, năm học tới, việc tuyển sinh vẫn giữ ổn định như các năm trước.Theo đó, 4 trường THPT có lớp chuyên của Hà Nội được tuyển 2970 học sinh. Số này có 630 học sinh lớp không chuyên và 100 học sinh hệ song bằng tú tài. Cụ thể, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển sinh 820 chỉ tiêu. Hệ chuyên có 770 học sinh chia làm 22 lớp với 12 môn chuyên. Trừ chuyên tiếng Nga và chuyên tiếng Teung, mỗi môn chuyên có 2 lớp.Trường THPT Chu Văn An tuyển 935 chỉ tiêu. Hệ chuyên có 525 học sinh với 15 lớp và 10 môn chuyên. Các lớp chuyên văn, sử, địa, tiếng Anh, sinh học có 2 lớp. Các lớp chuyên toán, tin, vật lý, hóa học, tiếng Pháp có 1 lớp.Hệ thường có 360 học sinh, tăng 90 chỉ tiêu so với năm học 2023, trong đó có 2 lớp tiếng Pháp song ngữ và 1 lớp tiếng Nhật.Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ tuyển 630 học sinh gồm 18 lớp và 11 môn chuyên.  Chuyên sử, địa, tiếng Pháp, tiếng Nga có 1 lớp. Các môn chuyên còn lại có 2 lớp.Trường THPT Sơn Tây tuyển 585 học sinh. Hệ chuyên có 315 học sinh gồm 9 lớp chuyên của 9 môn chuyên. Hệ thường có 270 học sinh, trong đó có 1 lớp tiếng Pháp hệ 3 năm (dành cho học sinh bắt đầu học tiếng Pháp).Kỳ thi vào lớp 10 chuyên của Hà Nội diễn ra ngày 10/6. Trước đó, trong hai ngày 8-9/6, các thí sinh phải tham gia kỳ thi đại trà cùng tất cả các học sinh.Điểm xét tuyển vào trường chuyên được tính theo công thức: Điểm môn chuyên x 2 + điểm ba môn toán, ngữ văn, tiếng Anh của kỳ thi chung.
Hà Nội: Tăng 3.000 chỉ tiêu học tư thục cho sĩ tử thi lớp 10 năm 2024
Hà Nội cấp 29.636 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường THPT tư thục trên địa bàn năm học 2024-2025.
Theo công bố mới nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, chỉ tiêu lớp 10 năm học 2024-2025 của 85 trường THPT tư thục trên địa bàn thành phố là 673 lớp và 29.636 chỉ tiêu.Con số này tăng khoảng hơn 3.000 chỉ tiêu so với năm học 2023-2024.Cụ thể chỉ tiêu cho từng trường như sau:Ngoài 85 trường tư thục, Hà Nội cũng công bố chỉ tiêu cho các trường có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, 3 trường có cấp THPT được tuyển tổng 10 lớp và 308 học sinh. Cụ thể, Trường THCS & THPT Dewey có 218 chỉ tiêu, Trường Tiểu học, THCS & THPT Korea Global School có 30 chỉ tiêu, Trường Tiểu học, THCS và THPT True North có 60 chỉ tiêu (40 chỉ tiêu hệ Việt Nam và 20 chỉ tiêu hệ quốc tế).
TPHCM giảm gần 5.700 chỉ tiêu vào lớp 10 công lập năm 2024
Năm 2024, 113 trường tại TPHCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, giảm gần 5.700 chỉ tiêu so với năm ngoái.
Chiều 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM công bố tuyển 71.020 chỉ tiêu lớp 10 vào 113 trường THPT công lập. Riêng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa chưa được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 do chưa hoàn thành đề án tách trường.So với danh sách năm ngoái (năm 2023, TPHCM tuyển 77.294 chỉ tiêu lớp 10 cho 114 trường công lập), năm nay, TPHCM không công bố số lượng chỉ tiêu vào Trường Phổ thông Năng khiếu (năm 2023 là 600 chỉ tiêu).Do vậy, tính số chỉ tiêu của 113 trường của năm nay, tổng số chỉ tiêu giảm là 5.674 chỉ tiêu. Trong khi đó, số học sinh lớp 9 năm nay tăng hơn 5.000 em so với năm trước đó.Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, TPHCM (Ảnh: Huyên Nguyễn).Những trường được tuyển hơn 1.000 học sinh gồm: Marie Curie, Hùng Vương, Mạc Đĩnh Chi. Một số trường khác tuyển sinh từ 900 em trở lên là Tây Thạnh, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa Thám.Ba trường tuyển ít nhất là trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan, trường Quốc tế Việt Úc, trường THCS và THPT Thạnh An, đều dưới 100 học sinh.Hai trường giảm mạnh nhất, trên 200 học sinh là THPT Lương Văn Can và Bình Chiểu.Ở khối lớp chuyên, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tuyển 770 học sinh cho 13 môn chuyên. Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển 455 học sinh cho các lớp chuyên.Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hữu Huân, Gia Định tuyển mỗi trường 175 học sinh vào 5 lớp 10 chuyên toán, ngữ văn, vật lý, hóa học, tiếng Anh. Còn Trường THPT Mạc Đĩnh Chi tuyển 210 học sinh vào 6 lớp 10 chuyên toán, ngữ văn, vật lý, hóa học, tiếng Anh, sinh học.Các trường tuyển lớp 10 tiếng Anh tích hợp bao gồm: THPT Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Huân, Mạc Đĩnh Chi, Trung học Thực hành Sài Gòn, Nguyễn Thượng Hiền, Phú Nhuận, Gia Định, Nguyễn Hữu Cầu.Sở GD&ĐT TPHCM quy định năm nay, thí sinh được đăng ký tối đa 6 nguyện vọng bao gồm 3 nguyện vọng lớp 10 thường và 3 nguyện vọng lớp chuyên hoặc 3 nguyện vọng lớp tiếng Anh tích hợp.Dự kiến học sinh đăng ký trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh lớp 10 từ ngày 26/4 đến ngày 10/5.Dưới đây là thông tin chi tiết chỉ tiêu của từng trường: Chỉ tiêu vào lớp 10 tại TPHCM năm 2024 (Nguồn: Sở GD&ĐT).Chỉ tiêu vào lớp 10 tại TPHCM năm 2024 (Nguồn: Sở GD&ĐT).Chỉ tiêu vào lớp 10 tại TPHCM năm 2024 (Nguồn: Sở GD&ĐT).Chỉ tiêu vào lớp 10 tại TPHCM năm 2024 (Nguồn: Sở GD&ĐT).Chỉ tiêu vào lớp 10 tại TPHCM năm 2024 (Nguồn: Sở GD&ĐT).Kỳ thi lớp 10 năm học 2024-2025 dự kiến vào ngày 6-7/6. Thí sinh tham dự 3 bài thi tự luận bao gồm ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).Thời gian làm bài thi ngữ văn, toán trong 120 phút, ngoại ngữ trong 90 phút.Riêng phương thức xét tuyển thực hiện cho các thí sinh tốt nghiệp THCS tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ.Điểm mới của tuyển sinh lớp 10 là quy trình tuyển sinh sẽ chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, học sinh đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để thi tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) công lập, trừ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường phổ thông Năng khiếu thuộc Đại học Quốc gia TPHCM.Giai đoạn 2, tùy tình hình nộp hồ sơ thực tế tại các trường THPT, Sở GD&ĐT quyết định tuyển sinh bổ sung và có văn bản hướng dẫn thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh có điểm thi cao và  trên  cơ sở tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường còn thiếu nhiều chỉ tiêu.Sở GD&ĐT TPHCM cũng lưu ý học sinh lựa chọn đăng ký nguyện vọng gần nơi cư trú, tránh trường hợp trúng tuyển nhưng không nộp hồ sơ. Học sinh không được thay đổi nguyện vọng sau thời gian cho phép điều chỉnh nguyện vọng và sau khi có kết quả trúng tuyển.
Hà Nội công bố chỉ tiêu lớp 10 công lập: Giảm chỉ tiêu nhiều trường "điểm"
Tổng chỉ tiêu lớp 10 công lập ở Hà Nội năm 2024 tăng 1.500 nhưng chỉ tiêu của nhiều trường nội thành giảm.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 cho 119 trường THPT công lập tuyển mới 1.657 lớp và 73.695 học sinh. Trong đó, 4 trường chuyên và có lớp chuyên tuyển mới 82 lớp và 2.970 học sinh.8 trường THPT công lập tự chủ tuyển mới 85 lớp và 3.555 học sinh.Tổng chỉ tiêu là 77.250 học sinh. So với năm 2023, tổng chỉ tiêu tăng hơn 1.500 học sinh. Được cấp tăng nhiều chỉ tiêu nhất là Trường THPT Đông Mỹ, từ 405 chỉ tiêu năm 2023 lên 675 chỉ tiêu của năm nay.Các trường Chu Văn An, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Trãi (Ba Đình), Tây Hồ, Ngọc Hồi, Nguyễn Quốc Trinh, Trung Văn, Phú Xuyên B, Khương Hạ, Lưu Hoàng, Hồng Thái… cũng tăng từ 40-135 chỉ tiêu. Ngược lại, nhiều trường "điểm" lại có chỉ tiêu giảm sút như trường Cầu Giấy, Yên Hòa, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Gia Thiều, Xuân Đỉnh, Lê Quý Đôn (Hà Đông), Quang Trung (Hà Đông). Mức giảm khoảng 40-80 chỉ tiêu.Chi tiết chỉ tiêu lớp 10 của 115 trường công lập ở Hà Nội như sau:
BUV đào tạo về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thời đại số, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mang đến chương trình đào tạo về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) từ Anh quốc, do Đại học Stirling cấp bằng.
Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam: Mũi nhọn trong thời đại sốChuyển đổi số trong kinh doanh được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) và internet vạn vật (IoT). Nhờ vậy, các doanh nghiệp nắm bắt sâu sắc hơn về hành vi người tiêu dùng thông qua những ứng dụng của khoa học dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho những cải tiến mới trong hoạt động kinh doanh và gia tăng giá trị cho khách hàng.Cùng với đó, những công nghệ như ô tô tự lái, trợ lý ảo (Alexa), chatbot (ChatGPT), hay dịch vụ y tế AI đã chứng minh, công nghệ sẽ thay đổi cách con người sống và làm việc trong nhiều năm tới. Những ai có thể làm chủ và tận dụng các công cụ này sở hữu lợi thế trong một thế giới việc làm cạnh tranh và biến đổi không ngừng.Hơn một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi tạp chí Havard Business Review đưa ra nhận định "Khoa học dữ liệu là ngành học hấp dẫn nhất của thế kỷ 21". Theo trang tin tài chính Finbold, giá trị ước tính của thị trường trí tuệ nhân tạo sẽ vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD vào năm 2028, và tăng lên mức 1.870 tỷ USD vào năm 2030, trở thành thị trường nghìn tỷ USD. Theo Cục thống kê lao động Mỹ, việc làm cho các nhà khoa học dữ liệu được dự đoán tăng 35% từ 2022 đến 2032, nhanh gấp hơn nhiều lần so với các nghề nghiệp khác.Là lĩnh vực dựa trên toán học và thống kê dữ liệu thông tin, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng mở ra nhiều cơ hội việc làm trong thời đại số, như chuyên gia phân tích kinh doanh; chuyên gia phân tích dữ liệu (data analyst) trong các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng; kỹ sư máy học; chuyên viên giải pháp phần mềm công nghệ thông tin; chuyên viên phát triển hệ thống AI…Sinh viên có nhiều cơ hội việc làm trong ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.Tuy nhiên, đi cùng với tiềm năng cơ hội phát triển là thách thức lớn về nhân sự chất lượng cao, nhất là trong bối cảnh khan hiếm chương trình đào tạo chuyên môn bài bản trong nước. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và công nghệ còn hạn chế, cũng như khó khăn trong tiếp cận nguồn thông tin và tài liệu chính quy, gây trở ngại cho quá trình thực hành rèn luyện của sinh viên.Khai phá tiềm năng sự nghiệp với chương trình khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo tại BUVNắm bắt nhu cầu của thị trường lao động và xu thế về đào tạo, BUV đưa chương trình cử nhân Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo vào chương trình giảng dạy, được cấp bằng bởi Đại học Stirling.BUV là đối tác chiến lược của Đại học Stirling.Đại học Stirling đứng thứ 4 tại Scotland và đứng thứ 43 tại Anh về tác động của những nghiên cứu lên xã hội. Hơn 80% những nghiên cứu được công bố của Stirling được đánh giá cao với chất lượng hàng đầu thế giới. Ngành học Khoa học máy tính của Stirling cũng nằm trong top 3 tại Scotland và top 10 tại Anh về mức độ hài lòng của sinh viên.BUV trang bị cơ sở vật chất hàng đầu cho sinh viên.Với phương pháp giảng dạy đề cao tính thực tế và sáng tạo, chương trình đào tạo tại BUV cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về công nghệ trong ngành Khoa học dữ liệu, các phương pháp phân tích nâng cao và chuyên sâu, cũng như các ứng dụng khoa học và ứng dụng trong ngành. Đó là nền tảng vững chắc để sinh viên tự tin ứng dụng lý thuyết và kỹ năng vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh cho sinh viên khi ra trường. Cụ thể, sinh viên sẽ được chú trọng đào tạo về năng lực kỹ thuật, từ khả năng thu thập, thống kê, xử lý và phân tích dữ liệu; sử dụng các công nghệ điện toán hiện tại như mã hóa bằng Python và Java, tiếp cận với điện toán quy mô lớn trên cơ sở dữ liệu cụm máy tính (Cluster), SQL và NoQuery. Với nền tảng kiến thức này, sinh viên có thể tự tin làm việc với những công nghệ mới trong môi trường kinh doanh đầy thách thức. Đạo đức nghề nghiệp cũng là một trong những năng lực cốt lõi đầu ra trong chương trình đào tạo ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo tại BUV. Sinh viên sẽ được tiếp cận với việc quản trị dữ liệu có đạo đức trong tổ chức, có hiểu biết về quyền riêng tư, bảo mật và quyết định dựa trên dữ liệu (Automated Decision Making).Chương trình cử nhân Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo tại BUV bắt đầu tuyển sinh cho năm học 2024 - 2025. Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình, xem tại đây.
Học sinh thuộc 4 trường phổ thông được tích lũy tín chỉ đại học từ lớp 10
Từ năm học 2024-2025, một số học sinh thuộc 4 trường THPT sẽ được tích lũy tín chỉ ngay từ lớp 10 để rút ngắn thời gian học đại học. Dự kiến, khóa đầu tiên ĐHQGHN sẽ đón khoảng 200 học sinh.
Thông tin do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) công bố ngày 17/4 tại Hội thảo về chương trình ươm tạo tài năng bậc trung học phổ thông (VNU12+).Theo đó, ĐHQGHN sẽ thí điểm chương trình đào tạo tài năng trẻ có thể tích lũy tín chỉ để rút ngắn thời gian đào tạo đại học. Mô hình này nằm trong kế hoạch thí điểm chương trình đào tạo tài năng trẻ liên thông từ THPT lên đại học. Trước hết, dành cho người học trong khối ĐHQGHN nhằm thu hút người giỏi, xuất sắc.Đối tượng nằm trong tiêu chuẩn xét tuyển gồm học sinh trẻ tài năng, thuộc 4 trường THPT trong khối ĐH Quốc gia Hà Nội gồm: THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc ĐHKHXHNV), THPT Khoa học Giáo dục (thuộc ĐH Giáo dục) và THPT chuyên ngữ (thuộc ĐH ngoại ngữ), sẽ được học để tích lũy tín chỉ, được cấp giấy chứng nhận tín chỉ nhằm rút ngắn chương trình đại học.Thí sinh có thể tích lũy tín chỉ để rút ngắn thời gian học đại học (Ảnh: Mạnh Quân)."Đã có nhiều tấm gương học sinh tài năng của nước ta khi ra nước ngoài, mới 21 tuổi các em đã có bằng thạc sỹ, trong khi ở trong nước các em không thể làm điều đó. Điều này rất thiệt thòi cho các em học sinh tài năng, xuất sắc. Với chính sách ưu tiên như trên đây sẽ giúp rút ngắn thời gian không cần thiết khi các em thừa khả năng hoàn thành. Đồng thời, những học sinh ở trường huyện đoạt giải cao có thể đưa đến một trong 4 trường phổ thông thuộc khối ĐHQGHN để học tập và rèn luyện rất tốt", GS Lê Quân nói.Cụ thể với học sinh THPT hệ chuyên: Là những em đã và đang là thành viên đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đạt giải trong kỳ thi Olympic tại ĐHQGHN; kết quả học tập trong năm học lớp 10 đạt mức tốt và đạt trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Đối với học sinh THPT hệ không chuyên: Đã và đang là thành viên đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đạt giải ba trở lên trong kỳ thi Olympic bậc THPT tại ĐHQGHN; kết quả học tập trong năm học lớp 10 và học kỳ I lớp 11 đạt mức tốt và đạt trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Việc học sớm của từng học sinh sẽ được tổ chức theo hình thức cá thể hóa đào tạo với sự hướng dẫn trực tiếp của GV có uy tín, có trình độ quốc tế của ĐHQGHN.Trong quá trình học tập, học sinh có thể tham gia nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập cùng giảng viên hướng dẫn hoặc nhóm nghiên cứu của giảng viên hướng dẫn.Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội tìm hiểu cơ hội việc làm (Ảnh: Mỹ Hà).Cùng với quy chế và đối tượng được đào tạo liên thông, ĐHQGHN còn công bố quy chế dành cho giảng viên, chuyên gia tại các trường đại học cùng giáo viên bậc phổ thông để cùng tham gia hướng nghiệp sớm cho học sinh ngay từ lớp 10, lớp 11.Với đội ngũ giảng viên, tiêu chuẩn đưa ra gồm: Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ có hai bài báo; có năng lực nghiên cứu, giảng dạy, giao tiếp bằng tiếng Anh, có quan hệ hợp tác quốc tế; có nguyện vọng và tâm huyết tham gia chương trình.Theo GS Lê Quân, Giám đốc ĐHQGHN, mô hình này là hướng đi tiên phong, thu hút học sinh giỏi được định hướng nghề nghiệp sớm và tốt nghiệp đại học sớm. Đây cũng là mô hình đang được các quốc gia tiên tiến trên thế giới thực hiện, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.Đề án này cũng là bước đầu để các học sinh giỏi theo đuổi các ngành khoa học cơ bản, các ngành công nghệ nền tảng trong và ngoài nước.Theo thống kê, khối trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Các trường THPT thuộc ĐHQGHN đã đạt rất nhiều giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.Cũng theo GS Lê Quân, từ năm ngoái, ĐHQGHN đã ngừng cấp giấy khen hoặc cộng điểm cho học sinh tham gia một số cuộc thi không cần thiết hoặc một số cuộc thi chỉ mang tính phong trào kiểu dàn đều, điều này cho thấy nhà trường mong muốn hướng đến chất lượng thực sự trong việc đào tạo.
Đại học công lập đầu tiên phía Bắc công bố điểm chuẩn học bạ
Sau Đại học Đại Nam, Học viện Phụ nữ là trường đại học công lập đầu tiên phía Bắc công bố điểm chuẩn học bạ đợt đầu tiên.
Học sinh tìm hiểu phương thức tuyển sinh năm 2024 của Học viện Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: Mỹ Hà).Cụ thể, học viện xét tuyển bằng tổng điểm trung bình chung học tập 3 môn của cả năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển. Mức điểm nhận hồ sơ từ 19 điểm trở lên, không bao gồm điểm ưu tiên.Năm 2024, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển 1.590 chỉ tiêu theo 5 phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển thẳng; xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét tuyển học bạ; xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế; xét tuyển kết hợp học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Học viện triển khai các phương thức xét tuyển sớm chiếm 50% tổng chỉ tiêu. Với phương thức xét kết hợp kết quả học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, điểm trúng tuyển dao động 22-25 điểm. Ngành Truyền thông đa phương tiện vẫn có điểm chuẩn cao nhất.Trả lời phóng viên Dân trí, đại diện nhà trường cho biết, điểm chuẩn học bạ của đơn vị này có xu hướng tăng đều so với năm 2023.Cụ thể, trong 10 ngành đào tạo năm 2024, điểm chuẩn tăng trong biên độ từ 0.5 đến 3 điểm.Trong 10 ngành xét tuyển của Học viện Phụ nữ Việt Nam, đối với cả 2 phương thức xét tuyển bằng kết quả học tập THPT (học bạ) và xét tuyển kết hợp học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, ngành Truyền thông đa phương tiện có điểm chuẩn cao nhất.Ngành Truyền thông đa phương tiện có điểm chuẩn cao nhất ở cả hai phương thức (Ảnh: Xuân Quỳnh).Đối với phương thức xét học bạ, điểm chuẩn ngành này là 25,5 điểm, tăng 0.5 điểm so với năm 2023. Đối với phương thức xét tuyển kết hợp học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, điểm chuẩn là 25 điểm tăng 3 điểm so với năm 2023.Đứng thứ 2 là ngành Quản trị kinh doanh với mức điểm chuẩn đạt mức 23 điểm tăng 1 điểm so với năm 2023.Các ngành có điểm chuẩn là 22 điểm giữ mức tương đối ổn định hoặc tăng nhẹ so với năm 2023 là: Ngành Luật; Luật Kinh tế; Tâm lý học; Kinh tế.Ngành Công nghệ thông tin vẫn giữ mức điểm chuẩn là 20 điểm, bằng điểm chuẩn năm 2023 do ngành này có yêu cầu đặc thù, điểm tổng kết môn Toán học kỳ 1 lớp 12 thuộc các tổ hợp bắt buộc lớn hơn hoặc bằng 7.0Đặc biệt ba ngành có mức điểm chuẩn tăng cao hơn hẳn so với năm 2023 là Công tác xã hội với mức điểm chuẩn là 20 điểm tại trụ sở Hà Nội và cơ sở TPHCM (năm 2023 là 18 điểm); Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành tại cơ sở TPHCM tăng 2 điểm so với năm 2023 với mức 20 điểm. Ngành Giới và Phát triển với mức điểm chuẩn 19 (năm 2023 là 18 điểm).Điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ vào các ngành Học viện Phụ nữ Việt Nam đợt 1 năm 2024 như sau:Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết hợp học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào các ngành Học viện Phụ nữ Việt Nam đợt 1 năm 2024 như sau:
Hàng loạt trường ở TPHCM không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Năm học tới, hàng loạt trường ngoài công lập chưa được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 do không thực hiện theo yêu cầu về tuyển sinh hoặc chưa được phê duyệt chương trình.
Trường Tiểu học, THCS và THPT Quốc tế Mỹ không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 (Ảnh: AISVN)Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM, lý do các trường chưa được giao chỉ tiêu vì chưa thực hiện đúng quy định như chưa được cấp phép hoạt động giáo dục, chưa bảo đảm phương án để tổ chức hoạt động giáo dục...Cụ thể, các trường chưa được cấp phép hoạt động giáo dục năm học 2024-2025 tại địa chỉ mới gồm: Trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông, Trường Tiểu học, THCS và THPT Úc Châu, Trường THCS và THPT Khai Minh, Trường THCS và THPT Hàn Việt.Trong khi đó, Trường THCS và THPT Phan Bội Châu chưa cung cấp hồ sơ minh chứng đủ điều kiện về địa điểm tổ chức hoạt động giáo dục năm học 2024-2025. Trường THCS và THPT An Đông chủ động đề nghị vì ngưng hoạt động giáo dục và chuyển giao quyền sở hữu.Trường Tiểu học, THCS và THPT Ngôi Sao Nhỏ chưa xây dựng kế hoạch đăng ký tuyển sinh lớp 10 năm học tới.Các đơn vị chưa được giao chỉ tiêu vì chưa thực hiện phê duyệt chương trình tích hợp gồm: Trường THCS và THPT Quốc tế APU, Trường Tiểu học, THCS-THPT Anh Quốc. Ngôi trường đang vướng lùm xùm nợ lương là Trường Tiểu học, THCS và THPT Quốc tế Mỹ cũng không được giao chỉ tiêu do trường chưa đảm bảo phương án để tổ chức hoạt động giáo dục năm học 2024-2025. Sở cho biết các trường cần khắc phục các vấn đề nêu trên, làm báo cáo kèm các hồ sơ minh chứng để cơ quan này xem xét, quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. Trong thời gian này, các trường không được thông báo tuyển sinh.
Quá tải tuyển sinh đầu cấp, nội thành Hà Nội vẫn "khát" học sinh
Học sinh đầu cấp của Hà Nội tăng từ vài ngàn đến vài chục ngàn mỗi năm nhưng một số quận nội thành rơi vào tình trạng thiếu người học nếu tuyển sinh đúng địa bàn.
Hiện tượng này được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Trần Thế Cương nêu tại Hội nghị hướng dẫn xét tuyển tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 và tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025. Ông Cương cho biết, sự gia tăng dân số cơ học gây nên tình trạng quá tải cục bộ tại các trường thuộc Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm. Tuy nhiên, ở một số quận nội thành, nếu tuyển sinh đầu cấp theo địa bàn phường, nhiều trường thiếu học sinh.Điều này được lý giải bởi sự già hóa dân số ở vùng lõi của Hà Nội, tỷ lệ sinh thấp, không có chung cư cao tầng được xây dựng ở trung tâm.Từ thực tế này, ông Cương nhấn mạnh việc phân tuyến tuyển sinh đầu cấp cần được nghiên cứu để điều chỉnh sao cho hợp lý hơn, không để tình trạng nơi tuyển sinh không đủ, lãng phí cơ sở vật chất, nơi cha mẹ phải bốc thăm để có một suất học công lập cho con.Học sinh tiểu học tại Hà Nội (Ảnh: M.V).Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo các phòng giáo dục kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu tuyển sinh, hạn chế ở mức cao nhất việc tuyển sinh trái tuyến của các trường trên địa bàn, đặc biệt đối với các trường đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao; đảm bảo số học sinh trên một lớp đúng quy định góp phần đẩy mạnh kế hoạch công nhận trường chuẩn quốc gia.Ông Trần Thế Cương cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc "3 không": Không tổ chức thi tuyển vào lớp 1, không khảo sát học sinh đầu năm học, không thu hoặc vận động phụ huynh đóng góp các khoản ngoài quy định.Năm học 2024-2025, Hà Nội dự kiến tuyển mới 100.000 trẻ vào nhà trẻ, 52.000 trẻ vào mẫu giáo, khoảng 145.000 học sinh vào lớp 1, 160.000 học sinh vào lớp 6, 81.200 học sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập, 51.800 học sinh vào các trường THPT tư thục, trung tâm GDNN-GDTX, các trường nghề có giảng dạy văn hóa chương trình GDTX cấp THPT.Thành phố dành ngân sách hơn 21.000 tỷ đồng cho tất cả các trường công lập nâng chuẩn, xây dựng trường mới và xây bổ sung phòng học, trong đó có 8 trường liên cấp từ tiểu học đến THPT có quy mô hiện đại, rộng từ 5ha trở lên.
Giáo viên cấp 3 công lập Hà Nội được khuyến cáo không nghỉ phép đầu tháng 7
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội khuyến cáo giáo viên không xin nghỉ phép để du lịch, thăm thân vào 2 tuần đầu tháng 7, trừ trường hợp bất đắc dĩ.
Công tác tổ chức kỳ thi lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra từ đầu tháng 6 cho đến hết tháng 7. Do đó, mặc dù là thời gian nghỉ hè, giáo viên làm công tác tổ chức, coi thi, chấm thi, tuyển sinh sẽ không có nghỉ hè. Tại hội nghị hướng dẫn xét tuyển tốt nghiệp THCS và tuyển sinh đầu cấp sáng 16/4, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khuyến cáo giáo viên không xin nghỉ phép trong giai đoạn "nóng" thi cử vào cuối tháng 6 cho đến hết nửa đầu tháng 7. Trừ trường hợp đặc biệt hoặc cấp bách, những trường hợp nghỉ phép để đi du lịch, thăm thân sẽ không được duyệt.Giáo viên làm công tác coi thi kỳ thi lớp 10 công lập tại Hà Nội (Ảnh: Mạnh Quân).Theo kế hoạch dự kiến, công tác ghép điểm xét tuyển cho thí sinh sẽ diễn ra vào ngày 24/6. Muộn nhất ngày 2/7, Sở GD&ĐT công bố điểm thi.Thời gian duyệt điểm chuẩn là ngày 5/7, công bố điểm chuẩn dự kiến ngày 6-9/7. Năm học 2023-2024, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đưa ra các mốc thời gian dự kiến như trên. Tuy nhiên, tiến độ công bố điểm chuẩn được đẩy sớm 1 tuần.Cụ thể, thí sinh được nhận điểm thi vào ngày 30/6/2023. Một ngày sau đó, 1/7/2023, Sở công bố điểm chuẩn.Lãnh đạo Sở chia sẻ: "Việc đẩy nhanh tiến độ chấm thi, công bố điểm nhận được sự ủng hộ của dư luận xã hội, phụ huynh, học sinh. Song điều này đồng nghĩa với việc giáo viên, cán bộ quản lý sẽ phải làm việc với cường độ gấp nhiều lần bình thường.Do đó, sẽ không có mốc thời gian chính xác tuyệt đối mà chỉ có khung thời gian dự kiến. Các thầy cô không nên nghỉ phép trong khung thời gian đó".Lịch chấm thi và công bố điểm dự kiến vào lớp 10 công lập tại Hà NộiNgày 10/6: Chấm thi trắc nghiệmNgày 12/6: Chấm thi tự luậnNgày 23/6: Kết thúc chấm thiNgày 24/6: Ghép điểm xét tuyển cho từng thí sinhNgày 2/7 (muộn nhất): Công bố điểm thiNgày 3-9/7: Nộp đơn phúc khảoNgày 5/7:Sáng: 8h00: Duyệt điểm chuẩn vào lớp chuyênChiều: 13h00: Duyệt điểm chuẩn lớp không chuyênNgày 6-9/7: Công bố điểm chuẩnNgày 10-12/7: Xác nhận nhập họcNgày 17/7: Duyệt điểm chuẩn bổ sungNgày 19-22/7: Xác nhận nhập học bổ sungNgày 28/7: Trả kết quả phúc khảoNgày 28-30/7: Xác nhận nhập học bổ sung sau phúc khảo
Đề thi tốt nghiệp THPT 2021 sẽ không mới, không khó nhưng có sự gây "nhiễu"
Từ cấu trúc đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021, mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, nhiều giáo viên nhận định, đề thi tốt nghiệp năm nay sẽ không mới, không quá khó, nhiều kiến thức đã giảm tải.
Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2021 tương đương với đề năm 2020Dưới đây là phân tích của các chuyên gia, giáo viên trung tâm Học Mãi về đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2021 để thí sinh tham khảo và nắm được cơ bản về hình thức, nội dung đề thi tốt nghiệp và tập trung ôn tập cho tốt. Môn Ngữ Văn: Xu hướng giảm tải khá rõ khi gia tăng câu hỏi nhận biếtTS Văn học Trịnh Thu Tuyết cho biết, đề minh họa môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2020 - 2021, nhìn chung không thay đổi so với đề thi tham khảo lần 2 và đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2019 - 2020.Vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT quốc gia từ năm 2017 tới nay: phần Đọc hiểu (3,0 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm. Đó là cấu trúc quen thuộc, phù hợp với tâm lí, nhận thức của học trò.Cũng như đề tham khảo và đề chính thức kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2019 - 2020, hai câu hỏi 1 và 2 cho phần Đọc hiểu của đề minh họa môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2020 - 2021 đều dừng lại ở mức độ câu hỏi nhận biết với những tín hiệu khá rõ ràng.Nhìn chung, với cấu trúc quen thuộc, mức độ các câu hỏi vừa sức, có xu hướng giảm tải khá rõ khi gia tăng câu hỏi nhận biết so với các kì thi THPT Quốc gia trước đây, phần Đọc hiểu sẽ là phần kiến thức và kĩ năng hứa hẹn khả quan cho quĩ điểm của thí sinh trong quá trình thực hiện các yêu cầu của đề bài.Phần Làm văn, câu nghị luận xã hội vẫn không thay đổi với yêu cầu viết một đoạn văn không đề có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nội dung ngữ liệu 200 chữ, nội dung nghị luận vẫn là một khía cạnh của việc hiểu trước đó, và đó cũng là những kĩ năng đã quá quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện của cả cấp học THPT.Nhìn chung, nếu đề minh họa đúng với tính chất minh họa cho cấu trúc, kiểu dạng, mức độ các câu hỏi của đề thi chính thức trong kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2020 - 2021, đó sẽ là những định hướng đem lại sự yên tâm, cảm giác an toàn cho thầy và trò các trường phổ thông trong thời gian ôn luyện sắp tới, dù không có được nhiều cảm giác hồi hộp đón chờ sự mới mẻ, bất ngờ, điều vốn luôn là những thách thức thú vị cần có của mỗi kì thi.Môn Toán:  Ổn định cấu trúc, thuận lợi cho học sinh ôn tậpGiáo viên tổ Toán của Học Mãi nhận định, nhìn chung đề thi tham khảo 2021 có tính ổn định về cấu trúc, thuận lợi cho học sinh ôn tập, phù hợp với mục đích chính là xét công nhận tốt nghiệp, tuy nhiên vẫn có một số câu hỏi ở dạng mới, cách cho dữ kiện đề bài mới lạ mang tính thử thách dành cho những học sinh muốn lấy điểm tuyệt đối.Năm nay là năm thứ 2 điều chỉnh kì thi THPT quốc gia thành kì thi tốt nghiệp THPT với mục đích chính của kì thi là để xét công nhận tốt nghiệp THPT và sự tương đồng về cấu trúc và nội dung của đề thi tham khảo 2021 so với đề thi các năm trước là một điều kiện  thuận lợi để ôn tập cho các thí sinh năm nay.Kiến thức và cấu trúc đề vẫn giữ nguyên cấu trúc của đề thi THPTQG và Tốt nghiệp THPT những năm gần đây với tỉ lệ 10% câu hỏi lớp 11 và 90% câu hỏi lớp 12. Đặc biệt, các câu hỏi thuộc lớp 11 không có câu ở mức độ Vận dụng, Vận dụng cao, đúng với tinh thần tinh giản do tình hình dịch bệnh năm 2020 ảnh hưởng đến vấn đề của học sinh khối 11.Sự tương đồng về cấu trúc và nội dung của đề tham khảo so với đề thi các năm trước là một điều kiện thuận lợi để ôn tập cho các thí sinh năm nay.  Đặc biệt, các câu (từ câu số 1 đến câu số 38) ở mức độ nhận biết, thông hiểu chiếm 76% các câu hỏi trong đề thi. Đây là những câu hỏi ở mức độ cơ bản. Học sinh chỉ cần nắm vững nền tảng kiến thức đã được học là có thể làm được.Các câu thuộc mức độ vận dụng hầu như đều thuộc các dạng bài quen thuộc đã có phương pháp giải, thậm chí đều là các dạng quen thuộc mà các trường THPT cho học sinh thi thử nhiều lần như: min-max hàm hợp, thể tích khối chóp, tìm số phức thỏa mãn điều kiện cho trước.Trong số các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, có một số câu hỏi hay, có cho dữ kiện có sự khác biệt như: câu 40 (câu hỏi xác định số giá trị nguyên của y thỏa mãn điều kiện BPT mũ ); câu 41 (câu hỏi về tích phân có sự kết hợp giữa hàm phân nhánh và hàm ẩn), câu 44 (câu hỏi về khối tròn xoay kết hợp với các kiến thức lớp 10),…Với các câu Vận dụng cao: có độ khó và tính phân loại cao, đòi hỏi học sinh cần vận dụng nhiều kiến thức trong chuyên đề, các kiến thức liên chuyên đề,… Ví dụ như câu 46, học sinh không chỉ cần nắm được phương pháp tìm cực trị của hàm trị tuyệt đối mà còn cần các kiến thức, kĩ năng đọc bảng biến thiên, tìm cực trị của hàm hợp,… Hay như câu 50 là câu hỏi min-max kết hợp giữa khối tròn xoay, hình Oxyz.Bài thi Khoa học Tự nhiên: Cấu trúc đề thi phần lớn thuộc chương trình lớp 12 Mỗi môn thi thành phần Vật lí, Hóa học và Sinh học vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút/môn và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố.Trong đó, cấu trúc đề thi phần lớn thuộc chương trình lớp 12 (chiếm khoảng 90% số câu hỏi), đề thi không xuất hiện các nội dung thuộc nội dung điều chỉnh dạy học theo công văn 3280/BGDĐT-GDTrH.Đặc biệt, với môn Vật lí, nội dung phần học kỳ II của chương trình Vật lí lớp 11 - phần thuộc nội dung tinh giản của công văn 1113/BGDĐT-GDTrH tháng 3/2020 không xuất hiện trong đề tham khảo 2021.75% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, 25% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao.Đề đảm bảo phạm vi kiến thức theo các công văn điều chỉnh của Bộ GD-ĐT, phổ điểm sẽ rơi vào mức 6, 7 điểm. Đề cũng đã có sự phân hóa nhất định ở các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao để đảm bảo các trường đại học, cao đẳng có thể sử dụng kết quả để tuyển sinh đầu vào.Nhận định cụ về những câu hỏi vận dụng và vận dụng cao của từng môn như sau:Môn Vật lí:Phần kiến thức dưới 7 điểm (30/40 câu): Phần này bao gồm 4 câu thuộc chương trình Vật lí lớp 11 và 26 câu hỏi phủ đều 7 chuyên đề của chương trình Vật lí 12. Nội dung các câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 11 chủ yếu thuộc chương trình học kì I, và đầu học kì II, không có câu hỏi liên quan đến các nội dung kiến thức đã được tinh giản trong công văn tinh giản 1113/BGDĐT-GDTrH phần học kì II năm học 2019-2020.Đặc biệt có 1 câu hỏi thuộc chuyên đề Dòng điện trong các môi trường, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2018 (chương trình lớp 11 được đưa vào đề thi) có câu hỏi trong thuộc chuyên đề này.Phần kiến thức trên 7 điểm (10/40 câu): Phần này không có câu hỏi thuộc chương trình Vật lí lớp 11, không có câu hỏi thuộc nội dung chuyên đề Vật lí hạt nhân của chương trình Vật lí 12.Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Vật lí 12 là: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều và Sóng ánh sáng.Số lượng câu khó thuộc các chuyên đề cụ thể như sau: 1 câu khó về đồ thị lực đàn hồi và lực kéo về trong dao động của con lắc lò xo (Dao động cơ), 1 câu về khoảng cách khi có sóng dừng (Sóng cơ và sóng âm), 1 câu hỏi khó về công suất trong mạch điện xoay chiều R,L,C có chứa hộp đen (điện xoay chiều), 1 câu hỏi khó về xác định số vân sáng trong giao thoa hai ánh sáng đơn sắc (sóng ánh sáng).Môn Hóa học: Phần kiến thức dưới 7 điểm (30/40 câu): 4 câu thuộc chương trình Hóa học lớp 11 đều nằm ở cấp độ Nhận biết - Thông hiểu, 26 câu còn lại phủ đều các chuyên đề của Hóa học lớp 12.Phần kiến thức trên 7 điểm (10/40 câu): Các câu hỏi Vận dụng - Vận dụng cao chỉ thuộc chương trình Hóa học lớp 12, độ khóa tương đương đề tốt nghiệp THPT 2020.Đặc biệt, các câu hỏi thuộc phần kiến thức này không còn chứa dạng bài về Al3+ với ion OH- tạo Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa tan trong OH- dư, hoặc các dạng bài tập tính toán liên quan đến phản ứng hóa học giữa ion AlO2- với ion H+ tạo Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa tan trong H+dư, điều này phù hợp theo đúng tinh thần của công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học ngày 27/08/2020.Đề chỉ có 4 câu hỏi ở mức độ Vận dụng cao thuộc các chương Tổng hợp hóa vô cơ, este lipit, kim loại kiềm-kiềm thổ-nhôm. Các câu hỏi này giúp đề thi phân hóa tốt hơn, đáp ứng mục tiêu tuyển sinh đại học.Môn Sinh học: Phần kiến thức dưới 7 điểm (30/40 câu) thuộc mức độ Nhận biết - Thông hiểu, trong đó 4 câu thuộc chương trình Sinh học 11 đều nằm ở cấp độ này. Các câu còn lại phủ đều các chuyên đề của Sinh học lớp 12 (trừ chuyên đề Di truyền người).Phần kiến thức trên 7 điểm (chiếm 10/40 câu) thuộc mức độ Vận dụng - Vận dụng cao. Các câu thuộc phần các mức độ này chỉ thuộc chương trình Sinh học lớp 12, gồm các chương: cơ chế di truyền và biến dị, di truyền quần thể, sinh thái, tiến hóa, quy luật di truyền và di truyền người.Với câu khó và cực khó: 4 câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng cao chiếm 10% đề thi. Các câu hỏi này thuộc các chương: quy luật di truyền và di truyền người, trong đó Quy luật di truyền chiếm 3 câu, Di truyền người chiếm 1 câu. Câu hỏi về Di truyền người không phải là câu chọn số đáp án đúng như đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2020. 3 câu hỏi về Quy luật di truyền có độ khó xấp xỉ đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2020.Đề thi tốt nghiệp THPT 2021, sự kiến có mức độ tương đương đề tốt nghiệp THPT 2020Bài thi Tổ hợp Khoa học Xã hội: Gia tăng độ "nhiễu" ở 1 số câu hỏi. Đề thi bám theo tinh thần của công văn điều chỉnh nội dung dạy học 3280/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD-ĐT. Cấp độ câu hỏi tương đương với đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020, tuy nhiên mức độ khó có phần gia tăng do việc tăng độ nhiễu trong các đáp án ở một số câu hỏi. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11 (riêng môn Địa lí, không thấy xuất hiện câu hỏi thuộc lớp 11).Về độ khó của các bài thi thành phần: Mức độ câu hỏi nhận biết thông hiểu chiếm khoảng 70-75% tổng số câu, đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp, các câu hỏi chủ yếu nằm trong nội dung sách giáo khoa, nội dung rõ ràng không lắt léo. 25-30% câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, phục vụ cho mục tiêu tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng. Cụ thể, nhận định từng môn như sau:Môn Lịch sử: Trong đề, 75% câu hỏi thuộc mức độ Nhận biết, thông hiểu  tập trung vào phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Các câu hỏi đều là những kiến thức cơ bản và có sự tương đồng với đề Tốt nghiệp THPT 2020 về cấu trúc.Đặc biệt, câu 20 hỏi về kiến thức bài 25 (là nội dung thuộc chương trình giảm tải theo công văn 5842/BGDĐT-VP nhưng theo công văn 3280/BGDĐT-GDTrH vẫn dạy, nên nếu học sinh không chú ý hoặc chủ quan có thể bỏ qua nội dung này). 25% câu hỏi thuộc phần kiến thức trên 7 điểm trải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919  đến 1975, không có câu hỏi lịch sử thế giới thuộc phần này.Dạng bài so sánh chiếm tỉ lệ lớn (4/10 câu), ngoài ra dạng bài liên chuyên đề cũng xuất hiện nhiều như liên hệ kiến thức lịch sử thế giới - lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng, tiêu biểu.Về các câu hỏi khó: Câu 33, 36, 38 đây là những câu hỏi vừa đòi hỏi sự so sánh giữa các giai đoạn vừa phải tổng kết, đánh giá đặc trưng của giai đoạn đó. Học sinh nếu không nắm chắc kiến thức, không có khả năng khái quát và phân tích thì không thể hoàn thành được.Môn Địa lí: Đề thi có 70% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết - thông hiểu, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung lớp 11. Trong đó, có 15 câu hỏi sử dụng Atlat (tăng 1 câu so với đề Tốt nghiệp THPT 2020).Đặc biệt, có dạng câu hỏi Atlat mới như câu 59, 60 học sinh phải khai thác, đối chiếu hai lược đồ trong cùng một trang để tìm ra đáp án đúng.  30% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng - vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế và thực hành kĩ năng địa lí.Giống như đề Tốt nghiệp THPT 2020, các câu hỏi tập trung kiểm tra đặc trưng của từng ngành kinh tế, vùng kinh tế. Riêng câu hỏi về kĩ năng với bảng số liệu, học sinh cần hiểu khái niệm xuất siêu, nhập siêu để trả lời.Về các câu hỏi khó: Câu 77, 78, 79 là những câu hỏi khó, nội dung đi sâu vào một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn. Giáo dục công dân: Đề thi có mức độ tương đương đề tốt nghiệp THPT 2020Mỗi môn thi thành phần Giáo dục công dân vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Trong đó, có 90% câu hỏi thuộc chương trình lớp 12, phân bổ ở tất cả các chuyên đề, 10% câu hỏi thuộc chuyên đề Công dân với kinh tế của chương trình lớp 11. Phần kiến thức dưới 7 điểm: 75% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết - thông hiểu, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức SGK có thể đạt điểm 7, điểm 8. Những chuyên đề xuất hiện nhiều vẫn là những chuyên đề quen thuộc: Thực hiện pháp luật; Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với các quyền tự do cơ bản, Công dân với các quyền dân chủ.Đặc biệt có sự xuất hiện của các câu hỏi thuộc hai chuyên đề Pháp luật và đời sống; Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo, đây là hai chuyên đề từ năm 2018 đến nay chưa xuất hiện lại. Phần lớp 11 giữ ổn định tỉ lệ 10% và ở mức độ nhận biết.Phần kiến thức trên 7 điểm: 25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao trải đều ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi tốt nghiệp THPT 2020, không có câu hỏi mang tính thời sự.Các câu hỏi cực khó tập trung ở các chuyên đề như: Thực hiện pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với các quyền tự do cơ bản, Công dân với các quyền dân chủ. Câu 117, 118, 119, 120 là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Học sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.Đề thi có mức độ tương đương đề tốt nghiệp THPT 2020, điểm đặc biệt là có các câu hỏi thuộc hai chuyên đề Pháp luật và đời sống và Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, đây là 2 chuyên đề từ năm 2018 đến nay chưa từng xuất hiện trong đề thi. Như vậy, phạm vi kiến thức rộng hơn, học sinh cần ôn tập kĩ, và nắm vững kiến thức cơ bản, tránh tình trạng học tủ. Đề thi tiếng Anh: Các câu hỏi vẫn phủ hết các chuyên đề quen thuộc Đề thi gồm 50 câu hỏi được hoàn thành trong thời gian làm bài 60 phút.  Phần lớn câu hỏi thuộc lớp 12 và một phần nhỏ thuộc chương trình lớp 11. Đề bám sát yêu cầu của việc xét công nhận tốt nghiệp. Những học sinh chăm chỉ ôn tập sẽ không khó để hoàn thành bài thi.Các câu hỏi vẫn phủ hết các chuyên đề quen thuộc như: Phần ngữ pháp với các dạng bài quen thuộc với học sinh như: câu hỏi đuôi, câu bị động, câu so sánh, thì động từ, mệnh đề nhượng bộ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian. Duy nhất có 1 câu số 13 thuộc dạng rút gọn mệnh đề dùng phân từ hoàn thành nằm trong chương trình lớp 11 và câu số 9 là một câu kiểm tra kiến thức mở rộng , không nằm trong chương trình trong SGK về trật tự của tính từ.Về độ khó của đề thi: Phần lớn câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và không xuất hiện câu hỏi cực khó, chỉ một số ít câu hỏi (câu 36, 41, 42, 37) có độ khó nhỉnh hơn để phân loại thí sinh.Những câu hỏi thuộc cấp độ Nhận biết; Thông hiểu là các câu hỏi quen thuộc với học sinh 12 như:  các câu hỏi liên quan đến từ vựng (câu số 15, 16, 17, 20, 21, 22 xuất hiện trong sách giáo khoa). Có 3 câu kiểm tra về thành ngữ như câu số 18,19,23 nằm ngoài sách giáo khoa, nhưng là những thành ngữ xuất hiện nhiều trong đời sống nên cũng không gây khó khăn cho học sinh.Các dạng bài như câu giao tiếp rất gần gũi với đời sống, các cấu trúc hỏi quen thuộc như hỏi khoảng cách, câu hỏi đáp trả đưa ra quan điểm. Dạng bài tìm câu đồng nghĩa, nối câu không xuất hiện các kiến thức mới, vẫn là các câu hỏi liên quan đến biến đổi thì (thay thế câu so sánh trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020), modal verb, câu gián tiếp, câu ước và đảo ngữ.
Chọn nghề 2021: Ngành Digital Marketing luôn "đói" nhân sự
Khi các nền tảng thương mại điện tử ngày càng phát triển, ngành công nghệ thông tin càng "khát" nhân lực, đặc biệt là ở lĩnh vực Digital Marketing mới nổi gần đây.
Từ ngày 24/4 - 10/5 các thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng. Những định hướng, dự báo ngành nghề theo xu hướng và đảm bảo đầu ra là điều mà các thí sinh quan tâm.Theo các chuyên gia hướng nghiệp, trong xu thế nhiều ngành nghề đang dần bị thay thế. Việc chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu lao động của xã hội quyết định hơn 70% tương lai của mỗi thí sinh. Vì vậy giai đoạn này thí sinh cần đưa ra lựa chọn phù hợp nhất để không rơi vào tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.Trong danh sách những ngành nghề "hot" nhất hiện nay, ngành Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Xây dựng, Logistics, Tư vấn tâm lý xã hội, Công nghệ thực phẩm… luôn nằm trong top đầu từ nhiều năm nay, sự xuất hiện của ngành Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số trên Internet) dần trở thành dẫn đầu xu hướng với nhu cầu nhân sự hơn 10.000 người/năm (Theo dự báo của Trung tâm Nhân lực TPHCM) tính riêng khu vực TPHCM.Khi có quá nhiều người lựa chọn theo học những ngành nghề "hot" quen thuộc thì Digital Marketing là phương án mới để thí sinh xem xét lựa chọn.Đầu ra không còn là nỗi loLĩnh vực lao động và việc làm đang trải qua nhiều thay đổi lớn do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động tiêu cực bởi "đại dịch" Covid-19. Theo đó, lĩnh vực Digital Marketing luôn trong tình trạng "đói" nhân sự ở hiện tại và tương lai.Bởi sự phát triển của Internet cũng như công nghệ trong thời đại 4.0 đã thay đổi hoàn toàn cách thức khách hàng tìm kiếm thông tin và ra quyết định mua hàng. Điều này đóng vai trò như chất xúc tác cho sự phát triển của Digital Marketing, trở thành một phần không thể thiếu trong kế hoạch marketing tổng thể của các doanh nghiệp.Phú Văn - người chịu trách nhiệm lên ý tưởng quảng bá các dự án của công ty  trên các nền tảng mạng xã hội, từng theo học ngành Digital Marketing tại Cao đẳng thực hành FPT chia sẻ: "Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi nhanh chóng tìm được công việc đúng với chuyên môn của mình. Ở lĩnh vực Digital Marketing, tôi dễ dàng có sự lựa chọn công việc ở rất nhiều môi trường làm việc khác nhau".Lý do khiến ngành Digital Marketing tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng là biểu thị số người dùng Internet ở Việt Nam là 68,72 triệu người, chiếm hơn 70% dân số (theo báo cáo từ Hootsuite và We are Social về xu hướng Digital tại Việt Nam năm 2020 - 2021).Có thể thấy tần suất sử dụng Internet và tương tác trên các trang mạng xã hội tại Việt Nam ngày càng tăng. Chính vì thế, Digital Marketing sẽ luôn được áp dụng vào các chiến lược quảng cáo, tiếp thị nhằm gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu cũng như ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng.Đặc biệt, trong tương lai, với sự phát triển của nhiều công nghệ mới như AI, Big Data thì Digital Marketing càng trở nên quan trọng trong kế hoạch marketing. Vì vậy sau khi ra trường, vấn đề đầu ra sẽ không trở thành mối bận tâm lớn nhất của các cá nhân.Thu nhập "khủng" Theo báo cáo từ First Alliances về mức lương trung bình các ngành nghề tại Việt Nam năm 2021, mức lương của vị trí Digital Marketing Manager với khoảng 3 năm kinh nghiệm là từ 1.500 đến 2.000 USD (tương đương 34 đến 46 triệu đồng). Với số năm kinh nghiệm 10 năm trở lên, vị trí Marketing Director có mức lương từ 5.000 đến 7.000 USD (tương đương 115 đến 161 triệu đồng).Đây là mức lương không hề nhỏ tại thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do tác động chính trị và dịch bệnh như hiện nay.Digital Marketing là một khái niệm rất rộng và được chia nhỏ thành nhiều công cụ marketing khác nhau. Tùy theo nguyện vọng và năng lực của bản thân, thí sinh có thể lựa chọn làm việc chuyên sâu tại các marketing agency về một trong những công cụ của digital marketing. Cụ thể, tiếp thị truyền thông xã hội là việc sử dụng các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội như Youtube, Facebook, Instagram, LinkedIn hay Zalo để quảng bá về sản phẩm hay dịch vụ.Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các phòng ban liên quan đến marketing của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), điện tử, du lịch và dịch vụ, công nghệ, giáo dục, ngân hàng…
Đề tham khảo Ngữ Văn: Không xáo trộn, bất ngờ nhưng mang hơi thở cuộc sống
Trước đề Văn tham khảo của Bộ GD&ĐT, một số giáo viên Ngữ Văn cho rằng, đề khá giống với đề thi chính thức năm 2019, không khó, vừa sức học sinh.
Chia sẻ lại đề Văn chính thức năm 2019, một giáo viên Văn ở TPHCM cho hay, cô có cảm giác như đề minh họa 2021 lấy lại đề chính thức 2019, thay vào một vài chữ, thay đoạn văn bản, câu hỏi... để có đề minh họa.Qua đề, cô chưa thấy có sự đầu tư, sáng tạo, chăm chút trong ý tưởng, cách thể hiện, chọn nội dung văn bản của người ra đề. Vậy nên, không có gì lạ khi đề không bất ngờ, thiếu mới mẻ, khó tạo cảm hứng cho người học, người dạy.Theo nhiều giáo viên, đề minh họa môn Ngữ văn không mới mẻ, bất ngờ và khá giống với đề thi chính thức 2019"Đề này tôi đánh giá dễ và cũ. Có thể Bộ GD&ĐT muốn tạo sự nhẹ nhàng để học sinh (HS) và giáo viên (GV) không phải lo lắng, áp lực", cô nêu quan điểm. Không xáo trộn, bất ngờ nhưng mang hơi thở cuộc sốngThầy Đỗ Đức Anh, giáo viên Văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân, TPHCM chia sẻ với Dân trí:  "Đề thi minh họa năm 2021 về cơ bản giống hết về cấu trúc của đề chính thức các năm trước". Nghĩa là khi không có xáo trộn, bất ngờ gì trong đề minh họa, việc ôn luyện của thầy trò trên cả nước cũng sẽ cứ tiến hành theo lộ trình đã định. Nhìn tổng thể đề khá vừa vặn với học sinh thi tốt nghiệp THPT nhưng vẫn có tính phân hóa thí sinh ở câu nghị luận văn học. Học sinh với 120 phút cũng có thể làm hết và làm tốt đề này. Đề khá giống với đề thi chính thức năm 2019 vì cũng chọn một văn bản thơ để đọc hiểu và chọn một đoạn trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) cho học sinh cảm nhận ở câu nghị luận văn học. Và như vậy, với tâm lí chủ quan, rất có thể giáo viên và học sinh trên cả nước năm nay sẽ có lí do để loại trừ tác phẩm này ra khỏi phần ôn trọng tâm.  Theo thầy Anh, câu đọc hiểu mang hơi thở cuộc sống, nhất là khi năm vừa qua, miền trung vừa phải oằn mình đón trận lũ lụt lịch sử. Ở góc độ chuyên môn, thầy thích 4 câu hỏi trong phần đọc hiểu.Với câu nghị luận xã hội về "sức mạnh tình người", HS không cần gồng lên để viết cho kịp giờ hay gồng lên cho già dặn để luận bàn một vần đề quá to tát như đề của một vài năm trước đây.Thầy Đỗ Đức Anh cho biết, tôi vừa cho học sinh làm thử đề minh họa này, các bạn khen hay, cũng có cảm xúc, khơi gợi cảm hứng muốn cầm bút."Tôi muốn gửi một lời khen ngợi cho ban ra đề và cả sự kì vọng lớn lao vào ban ra đề. Mong sẽ có đề chính thức năm 2021 hay hơn nữa - một đề thi mà người đi thi và cả người chấm thi đều có nhiều cảm hứng muốn cầm bút", thầy Anh gửi gắm. Không chủ quan với đề tham khảoThầy Đặng Ngọc Ngận, giáo viên Văn, Trường THPT Phạm Phú Thứ, TPHCM cho hay, đề tham khảo không khó, vừa sức học sinh. Đề thi có mức độ phân hóa khá cao, đặc biệt ở câu nghị luận văn học. Về cấu trúc đề thi minh họa năm nay cơ bản giữ nguyên như đề thi năm trước, nhất là giống với cấu trúc của đề thi Ngữ văn năm 2019. Học sinh một trường ở TPHCM trong giờ học Văn Phần Đọc hiểu, đề minh họa 2021 bám sát ma trận đề thi, với 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Đặc biệt, ở câu hỏi số 4, yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về tình cảm của tác giả đối với miền Trung. Đây là câu hỏi giúp học sinh phát huy được năng lực cảm thụ văn học cũng như hình thành và phát triển cho học sinh những tư tưởng, tình cảm nhân văn, trong sáng, cao đẹp. Phần Nghị luận xã hội, đề yêu cầu học sinh viết về "sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách", là vấn đề phù hợp với hoàn cảnh xã hội, nhất là đợt covid-19 và lũ lụt miền Trung vừa qua. Qua đó, nhắc nhở mỗi người biết yêu thương, chia sẻ và sống nhân văn hơn trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, theo thầy Ngận thí sinh phải có tư duy độc lập, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của xã hội mới tạo được ấn tượng cho bài viết. Phần nghị luận văn học, yêu cầu của đề là phân tích hình tượng sông Hương trong một đoạn trích, từ đó nhận xét về tính trữ tình của bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Về yêu cầu phân tích khá dễ hiểu, không làm khó thí sinh nhiều. Tuy nhiên, yêu cầu nhận xét, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức về lý luận, nắm vững những đặc trưng cơ bản về phong cách của nhà văn mới có thể đưa ra những nhận xét sâu sắc. Đề tham khảo năm nay không quá khó với thí sinh ở mọi trình độ. Tuy nhiên, theo thầy Ngận đề thi chính thức khả năng sẽ "nặng" và "áp lực" nhiều hơn mặt kiến thức và thời gian so với đề thi minh họa. "Vì lẽ đó, hi vọng các bạn học sinh không chủ quan trong học tập, phải có ý thức cao trong học tập, cố gắng nắm vững những kiến thức và kỹ năng để có thể làm bài thi tốt nhất", thầy Ngận nhắn nhủ học trò lớp 12. Thầy Đỗ Đức Anh cũng lưu ý học sinh, đây chỉ là đề thi minh họa, chỉ để tham khảo. Qua đó thầy và trò có thể rà soát lại những nội dung học tập trọng tâm nhất, là cơ hội cho HS thử sức với đề thi, có thể các em tự mình thi thử có canh giờ với đề thi này, cọ sát với thực tế xem mình đạt tầm điểm số bao nhiêu, kiến thức nào chưa vững có thể ôn luyện kỹ càng hơn nhằm đạt kết quả tốt nhất. Việc trích sẵn văn bản làm thỏa lòng học sinhPhần Nghị luận văn học trong đề minh họa cũng là đề quen thuộc từ năm 2015 đến nay là trích một đoạn văn xuôi hoặc thơ trong chương trình Ngữ văn 12 cho học sinh cảm thụ, nhận xét.Năm nay đề minh họa chọn một đoạn sông Hương khi về đồng bằng ngoại vi thành phố Huế trong bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông" (Hoàng Phủ Ngọc Tường).Câu này chỉ khác một chút so với năm 2019, đề chính thức năm ấy chọn đoạn văn đặc tả sông Hương khi ở thượng nguồn.Đoạn văn không quá dài, nên học sinh phải có những cảm nhận sâu sắc mới viết tốt vì đề dạng này yêu cầu hiểu biết sâu chứ không kiểm tra hiểu biết rộng.Với đề kiểu này, sẽ phân loại thí sinh rõ nét vì những thí sinh cảm thụ không tốt thì sẽ viết rất qua loa, rất ngắn và thiếu chiều sâu. Cuối đề yêu cầu nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, có thể coi đây là phần khó nhất - thử thách nhất - phân hóa rõ nhất với thí sinh.Nhưng việc trích dẫn sẵn văn bản để học sinh cảm thụ cũng thỏa lòng mong đợi của sĩ tử vì các em sợ nhất là phải học dẫn chứng tác phẩm.Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân, TPHCM
Gợi ý giải đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT Tổ hợp Khoa học Tự nhiên 2021
Đề tham khảo Tổ hợp Khoa học Tự nhiên có sự phân hóa nhất định ở các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao để đảm bảo các trường đại học, cao đẳng có thể sử dụng kết quả để tuyển sinh đầu vào.
Theo nhận xét của chuyên gia hệ thống giáo dục Học Mãi, mỗi môn thi thành phần Vật lí, Hóa học và Sinh học đề thi tham khảo Tổ hợp Khoa học Tự nhiên bao gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài 50 phút/môn và tuân thủ cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố.Cấu trúc đề thi tham khảo bài thi Tổ hợp Khoa học tự nhiên phần lớn thuộc chương trình lớp 12 (chiếm khoảng 90% số câu hỏi), đề thi không xuất hiện các nội dung thuộc nội dung điều chỉnh dạy học theo công văn 3280/BGDĐT-GDTrH.Đặc biệt, với môn Vật lí, nội dung phần học kỳ II của chương trình Vật lí lớp 11 - phần thuộc nội dung tinh giản của công văn 1113/BGDĐT-GDTrH tháng 3/2020 không xuất hiện trong đề tham khảo 2021.Về độ khó của các bài thi thành phần, 75% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, 25% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao.Gợi ý bài giải môn Vật lí. Nhận định cụ về những câu hỏi vận dụng và vận dụng cao của từng môn như sau:Môn Vật lí:Phần kiến thức dưới 7 điểm (30/40 câu): Phần này bao gồm 4 câu thuộc chương trình Vật lí lớp 11 và 26 câu hỏi phủ đều 7 chuyên đề của chương trình Vật lí 12.Nội dung các câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 11 chủ yếu thuộc chương trình học kì I, và đầu học kì II, không có câu hỏi liên quan đến các nội dung kiến thức đã được tinh giản trong công văn tinh giản 1113/BGDĐT-GDTrH phần học kì II năm học 2019-2020.Đặc biệt, có 1 câu hỏi thuộc chuyên đề Dòng điện trong các môi trường, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2018 (chương trình lớp 11 được đưa vào đề thi) có câu hỏi trong thuộc chuyên đề này.Phần kiến thức trên 7 điểm (10/40 câu): Phần này không có câu hỏi thuộc chương trình Vật lí lớp 11, không có câu hỏi thuộc nội dung chuyên đề Vật lí hạt nhân của chương trình Vật lí 12. Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Vật lí 12 là: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều và Sóng ánh sáng.Số lượng câu khó thuộc các chuyên đề cụ thể như sau: 1 câu khó về đồ thị lực đàn hồi và lực kéo về trong dao động của con lắc lò xo (Dao động cơ), 1 câu về khoảng cách khi có sóng dừng (Sóng cơ và sóng âm), 1 câu hỏi khó về công suất trong mạch điện xoay chiều R,L,C có chứa hộp đen (điện xoay chiều), 1 câu hỏi khó về xác định số vân sáng trong giao thoa hai ánh sáng đơn sắc (sóng ánh sáng).Môn Hóa học:Phần kiến thức dưới 7 điểm (30/40 câu): 4 câu thuộc chương trình Hóa học lớp 11 đều nằm ở cấp độ Nhận biết - Thông hiểu, 26 câu còn lại phủ đều các chuyên đề của Hóa học lớp 12.Phần kiến thức trên 7 điểm (10/40 câu): Các câu hỏi Vận dụng - Vận dụng cao chỉ thuộc chương trình Hóa học lớp 12, độ khó tương đương đề tốt nghiệp THPT 2020.Đặc biệt, các câu hỏi thuộc phần kiến thức này không còn chứa dạng bài về Al3+ với ion OH- tạo Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa tan trong OH- dư, hoặc các dạng bài tập tính toán liên quan đến phản ứng hóa học giữa ion AlO2- với ion H+ tạo Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa tan trong H+dư, điều này phù hợp theo đúng tinh thần của công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học ngày 27/08/2020.Đề chỉ có 4 câu hỏi ở mức độ Vận dụng cao thuộc các chương Tổng hợp hóa vô cơ, este lipit, kim loại kiềm-kiềm thổ-nhôm. Các câu hỏi này giúp đề thi phân hóa tốt hơn, đáp ứng mục tiêu tuyển sinh đại học.Phổ điểm bài thi Tổ hợp Khoa học Tự nhiên rơi vào mức 6, 7 điểm.Môn Sinh học:Phần kiến thức trên 7 điểm (chiếm 10/40 câu) thuộc mức độ Vận dụng - Vận dụng cao. Các câu thuộc phần các mức độ này chỉ thuộc chương trình Sinh học lớp 12, gồm các chương: cơ chế di truyền và biến dị, di truyền quần thể, sinh thái, tiến hóa, quy luật di truyền và di truyền người.Phần kiến thức dưới 7 điểm (30/40 câu) thuộc mức độ Nhận biết - Thông hiểu, trong đó 4 câu thuộc chương trình Sinh học 11 đều nằm ở cấp độ này.Gợi ý bài giải môn Sinh học. Các câu còn lại phủ đều các chuyên đề của Sinh học lớp 12 (trừ chuyên đề Di truyền người)Câu khó và cực khó: 4 câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng cao chiếm 10% đề thi. Các câu hỏi này thuộc các chương: quy luật di truyền và di truyền người, trong đó Quy luật di truyền chiếm 3 câu, Di truyền người chiếm 1 câu.Câu hỏi về Di truyền người không phải là câu chọn số đáp án đúng như đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2020. 3 câu hỏi về Quy luật di truyền có độ khó xấp xỉ đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2020.Nhận định chung:Đề đảm bảo phạm vi kiến thức theo các công văn điều chỉnh của Bộ GD&ĐT, phổ điểm sẽ rơi vào mức 6, 7 điểm.Đề cũng đã có sự phân hóa nhất định ở các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao để đảm bảo các trường đại học, cao đẳng có thể sử dụng kết quả để tuyển sinh đầu vào.
TPHCM: Công bố đáp án chính thức 3 môn thi vào lớp 10
Sở GD&ĐT TPHCM công bố hướng dẫn chấm thi, đáp án chính thức của ba môn thi vào lớp 10 gồm Toán, Văn, Anh.
Học sinh TPHCM trong kỳ thi vào lớp 10 năm học 2020-2021
TS Trần Nam Dũng: “Điểm Toán thi lớp 10 tại TPHCM sẽ cao hơn năm trước”
TS Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu TPHCM nhận định, điểm trung bình môn Toán vào lớp 10 tại TPHCM năm nay sẽ cao hơn năm trước.
Dự đoán về điểm chuẩn môn Toán tuyển sinh lớp 10 của TPHCM, TS Trần Nam Dũng cho hay, phải tính đến tác động tác động của dịch Covid-19, học sinh bị ảnh hưởng ở học kỳ 2.Nếu học bình thường như mọi năm thì không có vấn đề gì nhưng năm nay, bài hình sẽ căng với nhiều học sinh.Học sinh TPHCM trong kỳ thi vào lớp 10 năm học 2020-2021Tuy nhiên, theo TS Dũng, điểm trung bình năm nay sẽ cao hơn năm trước, trên 50% học sinh đạt điểm môn Toán trên trung bình. Nếu không vướng dịch Covid-19, kết quả sẽ còn tốt hơn.TS Dũng nêu ý kiến: "Đề Toán của TPHCM càng ngày càng hay, cách ra đề đẹp hơn, theo hướng đổi mới, cho thấy họ có sự lắng nghe. Qua đề tuyển sinh lớp 10, có thể nói, TPHCM tiếp tục là nơi đi đầu trong cách ra đề thi, trong kiểm tra đánh giá".Đề Toán từ trước đến nay toàn là kỹ thuật, phương trình, còn bây giờ rất đa dạng, đặc biệt mô hình hàm số rất được chú trọng. Hàm số là một trong những thứ quan trọng nhất của Toán học, hàm số là mô hình quản lý của sự thay đổi. Ý niệm này đã được đặt ra từ cấp 2 là điều rất tốt. Theo TS Trần Nam Dũng, cách đổi mới đề thi tác động việc dạy học ở trường đã phải thay đổi và sẽ tiếp tục phải đổi mới. Cách học là phải học mô hình, học những vấn đề thực tiễn, học chu kỳ một bài toán gồm 5 bước: Lập phương trình, lập từ đâu ra hệ phương trình này, giải xong thì kết quả đó đưa ra kết luận như thế nào, có ý nghĩa như thế nào với công việc, đời sống."Đó là vòng tròn của một bài toán nhưng lâu nay chúng ta cắt hết các bước, chỉ dạy một bước kỹ thuật là giải phương trình. Trong khi ra đời làm gì có phương trình đó để giải, anh phải đo đạc, hỏi han, lấy số liệu, thu thập... nhưng anh không biết công đoạn này là thua", ông nói.TS Trần Nam Dũng nhận xét, cách học, cách kiểm tra đánh giá tại TPHCM đang đưa về bản chất của Toán học: Toán học phải ứng dụng trong cuộc sống, để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.Nhiều năm qua, dù đề thi được đánh giá hay, đổi mới, thực tiễn nhưng TPHCM có phổ điểm môn Toán thi vào lớp 10 thấp. Năm 2018, gần 51,5% bài thi đạt điểm dưới trung bình. Năm 2019, nhích lên được một chút với 49,62% điểm dưới trung bình và 50,38% điểm trên trung bình.Hoài Nam 
Ý nghĩa của lời khen vào đề Văn tuyển sinh lớp 10 tại Đà Nẵng
Với đề bài yêu cầu trình bày cảm nghĩ về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống của đề thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công tập tại Đà Nẵng, nhiều thí sinh nhận định đề hay và nhẹ nhàng.
Hoàn tất buổi thi môn Ngữ Văn - môn đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công tập tại Đà Nẵng năm học 2020 - 2021, tại điểm trường thi THPT Phan Châu Trinh, nhiều thí sinh rời trường thi với nét mặt tươi tắn. Phụ huynh chờ đón con em tan trường thi cũng vui theo nụ cười rạng rỡ của con.Đề Văn thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020 - 2021 vào các trường THPT công lập tại Đà NẵngChia sẻ về bài thi môn Văn, thí sinh Nguyễn Bảo Ngân (học sinh THCS Kim Đồng, dự thi vào THPT Phan Châu Trinh) cho rằng đề thi vừa tầm, nằm trong nội dung bài tập em học sinh này đã ôn tập kỹ. Và câu hỏi mở về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống khá dễ cho học sinh trình bày cảm nghĩ.Thí sinh tươi tắn sau buổi thi môn VănPhụ huynh cũng vui theo nụ cười rạng rỡ của con khi vừa tan trường thiThí sinh Nguyễn Hoàn Kim Sa (học sinh THCS Nguyễn Thị Minh Khai) cũng nhận định đề thi Ngữ văn vào lớp 10 công lập của Đà Nẵng năm nay không quá khó cũng không quá dễ hơn so với đề thi của các năm trước mà em tham khảo trong quá trình ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi.Khánh Hiền - Văn Tuấn
Đề thi và gợi ý đáp án môn Văn vào lớp 10 Nghệ An
Dưới đây là đề thi và gợi ý đáp án môn Văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Nghệ An năm học 2020-2021.
Câu 1a. Câu chủ đề của đoạn văn: (1) Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai.b. Thành phần biệt lập tình thái: “dường như”.c. Từ láy trong câu (6): “nhẹ nhõm”, “nhỏ nhoi”.d. Nội dung đoạn văn:Đây là một câu hỏi mở. Học sinh nêu cách hiểu của cá nhân. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. Sau đây là gợi ý:- Từ đặc điểm đẹp đẽ mà mau tàn của cây lau sậy, tác giả bộc lộ tình yêu với cái đẹp và suy tư về thái độ sống hết mình.- Sự tiếc nuối và trân trọng cái đẹp.- Lựa chọn thái độ sống tích cực, không chìm đắm trong danh lợi.-…Câu 21. Về hình thức- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.2. Về nội dunga. Xác định vấn đề cần nghị luậnĐại dịch Covid-19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.b. Triển khai vấn đề* Giải thích- Thói quen là những hành động có tích lặp đi lặp lại trong đời sống, trở thành một phần tích cách của con người.- Đại dịch Covid-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc.-> Thói quen được hình thành do tác động của hoàn cảnh sống. Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.* Bàn luận- Nhiều thói quen đã được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn+ Dạy và học chủ động hơn: Chuyển từ cách dạy và cách học truyền thống sang dạy và học trực tuyến, yêu cầu giáo viên và học sinh phải làm việc nhiều hơn, phải chủ động và tích cực hơn.+ Chọn lối sống đơn giản, hướng đến giá trị thực sự cần thiết: không tụ tập sau giờ làm tiết kiệm thời gian và tài chính. Người dân hạn chế tụ tập ở những tụ điểm giải trí đông người: quán bar, quán hát…+ Có nhiều thời gian để quan tâm và hiểu nhau hơn, tăng sự tương tác và biết quý trọng thời gian dành cho nhau, tạo ra sự gắn kết gia đình nhiều hơn, đồng thời hình thành nên các thói quen tốt như chơi với con cái, chăm đọc sách, tập thể dục, tự giải trí ở nhà…+ Nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.- Nhiều thói quen tiêu cực cũng xuất hiện+ Trì trệ trong đời sống cá nhân, lười lao động, vận động.+ Tiêu tốn thời gian vào những việc vô bổ.* Bài học nhận thức và hành độngCần tỉnh táo để nhận biết đúng – sai và duy trì các thói quen tích cực.Câu 31. Về hình thức- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.2. Về nội dunga. Xác định vấn đề cần nghị luậnTình huống gặp trăng giúp con người thức tỉnh.b. Triển khai vấn đềb.1. Mở bài- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm- Giới thiệu vị trí, nội dung của đoạn thơ cần cảm nhậnb.2. Thân bài* Tình huống con người gặp lại vầng trăng- Nhà thơ đã đặt con người vào một biến cố thường thấy trong đời sống đô thị: “Thình lình đèn điện tắt/ phòng buyn-đinh tối om”.- Động từ “vội” diễn tả chân thực khao khát giải phóng, mở cửa tâm hồn của con người trong không gian tối tăm, tù túng.- Biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ “đột ngột vầng trăng tròn” gợi cảm giác ngỡ ngàng, bất ngờ của con người khi gặp lại vầng trăng.-> Khổ thơ là một bước ngoặt quan trọng: thức tỉnh tâm hồn của người lính.* Cuộc gặp gỡ giữa con người và vầng trăng- Điệp từ “mặt” gợi giây phút con người đối diện với vầng trăng. Trong phút chốc, vầng trăng đã gọi về trong tâm trí người lính bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.- Từ láy “rưng rưng” diễn tả chân thực nỗi xúc động, bồi hồi của con người khi gặp lại gương mặt thân quen của người bạn tri kỉ, tình nghĩa.- Cuộc sống hiện tại như ngừng lại để con người soi vào quá khứ, soi vào chính mình:+ Giọng thơ trầm lắng, chậm rãi cùng các điệp ngữ như dồn về những lớp sóng của hoài niệm.+ Những không gian quen thuộc “đồng, sông, bể, rừng” hiện về trong tâm tưởng nhân vật trữ tình, nhắc nhở về một thời thơ ấu, thời trưởng thành, thời chiến tranh… từng gắn bó, chan hòa với thiên nhiên, đất nước.* Cảm nhận nghệ thuật của đoạn thơ- Thể thơ 5 chữ.- Chỉ viết hoa chữ cái đầu trong mỗi khổ thơ.- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật kết hợp với các từ láy gợi hình gợi cảm.- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức biểu cảm và tự sự…b.3. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.Nguồn: Hệ thống Giáo dục HOCMAI
Gần 4.000 thí sinh dự thi Đánh giá năng lực tại cụm thi Nha Trang
TS Tô Văn Phương, trưởng Phòng Đào tạo trường Đại học Nha Trang cho biết, ngày 28/3 dự kiến sẽ có gần 4.000 thí sinh tại cụm thi Nha Trang bước vào kỳ thi Đánh giá năng lực 2021.
Thí sinh dự kỳ thi Đánh giá năng lực 2020 tại cụm thi ĐH Nha TrangTheo đó, Đại học Quốc Gia TP HCM phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức kỳ thi Đánh năng lực cho thí sinh khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Kỳ thi năm nay có gần 4.000 thí sinh đăng ký dự thi tại Cụm thi Nha Trang.Tại Cụm thi Nha Trang lần này có 6 điểm thi, trong đó có 4 điểm tại ĐH Nha Trang, 2 điểm tại trường THPT Hoàng Văn Thụ (TP Nha Trang) và THPT Nguyễn Văn Trỗi (TP Nha Trang).Để chuẩn bị cho kỳ thi, trường ĐH Nha Trang đã huy động gần 400 cán bộ coi thi, giám sát, phục vụ và bảo vệ kỳ thi. "Công tác phòng chống dịch được quan tâm thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Cụ thể tất cả thí sinh, cán bộ coi thi phải khai báo y tế trực tuyến trước khi đến điểm thi", TS Tô Văn Phương, trưởng phòng Đào tạo - ĐH Nha Trang cho biết.Theo ghi nhận, thời tiết hiện nay tại TP Nha Trang rất thuận lợi cho thí sinh tham dự kỳ thi. Thí sinh dự thi tại cụm thi Nha Trang đa phần đến từ Khánh Hòa, Phú Yên và một số tỉnh Tây Nguyên.Được biết, điểm thi ĐGNL được gần 70 trường ĐH, CĐ sử dụng làm phương thức xét tuyển.
Tuổi 15 con cần tự lập để trở thành công dân toàn cầu
Hành trình nuôi dạy con tuổi 15 chưa bao giờ là dễ dàng. Bởi lẽ ở độ tuổi dậy thì, khi tâm sinh lý thay đổi, con có nhu cầu khẳng định bản thân hơn. Nếu cha mẹ không thấu hiểu, con sẽ có biểu hiện nổi loạn, bất hợp tác.
Ngày 21-3, gần 500 phụ huynh đã có mặt tại Trường THPT FPT tham gia Hội thảo "Tuổi 15 con cần gì?". Hội thảo nhằm mục đích giúp phụ huynh thấu hiểu tâm lý của con, nắm bắt xu hướng nghề nghiệp, từ đó lựa chọn môi trường học tập phù hợp với con trong tương lai.Chương trình có sự tham gia của các khách mời: Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT FPT Telecom, PGS.TS Trần Thành Nam - Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), Thầy Lê Xuân Phương - Trưởng phòng tuyển sinh THPT FPT, hội thảo được dẫn dắt bởi MC Thảo Vân - Gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình.Mở đầu hội thảo, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ về Xu hướng phát triển của CNTT và sự tác động của CMCN 4.0 đến thị trường việc làm. Ông đưa ra những con số cụ thể về sự biến đổi của thị trường lao động trong tương lai. Ông cho biết: "Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), vào năm 2025 có khoảng 130 triệu việc làm sẽ biến mất. Khoảng 70% số công việc như: Giáo dục, Tài chính, Y học, Luật…. trong vòng 5 năm tới sẽ được làm thay bởi Hệ thống Robotic Process Automation (RPA) và các ứng dụng Artificial Intelligence (AI)." Đồng nghĩa với đó, những ngành nghề các bậc phụ huynh đang định hướng cho con theo học có thể sẽ không tồn tại hoặc bị cắt giảm rất nhiều."Cơ hội việc làm tại môi trường quốc tế tăng 3000 lần so với ở Việt Nam. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy chuẩn bị cho con trở thành công dân toàn cầu ngay từ những năm học cấp ba", ông Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh.Ngày nay, muốn cạnh tranh trong thị trường lao động, các bậc phụ huynh cần trang bị cho con 4 yếu tố: kiến thức chuyên môn, thể chất, kỹ năng và phong cách sống. Trong đó, kỹ năng phản biện là một kỹ năng không thể thiếu và hãy xem tiếng Anh là ngôn ngữ chứ không phải là ngoại ngữ.Ở phần thứ 2 của chương trình, PGS.TS Trần Thành Nam trò chuyện về các vấn đề tâm lý tuổi 15. Đây là độ tuổi của con cái mà cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất. "Khi cha mẹ càng kiểm soát, càng đưa ra những ý kiến áp đặt thì con càng có xu hướng chống đối. Nhưng khi chúng ta tôn trọng, con sẽ cư xử tích cực và dần có trách nhiệm hơn với các quyết định của mình. Các bậc phụ huynh hãy cho con thử làm những điều con muốn, có thể sẽ gặp thất bại, nhưng, con sẽ nhận ra được mình mạnh điểm nào, yếu điểm nào. Và khi đó chính là cơ hội để cha mẹ ngồi xuống trò chuyện, định hướng cùng con". PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.Hãy tạo thói quen dành thời gian trò chuyện cùng con hàng ngày và thực hiện theo nguyên tắc không hỏi, không chỉ dẫn, không chỉ trích, cha mẹ chỉ lắng nghe con nói. Lâu dần mối quan hệ giữa cha mẹ và con sẽ được cải thiện hơn.PGS.TS Trần Thành Nam cũng bày tỏ thêm: "Chúng ta đừng tước đi quyền được khổ của các con, hãy để các con tự học tự làm và rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống. Giai đoạn tuổi 15, cha mẹ hãy buông tay, cho con bay".Trong phần tọa đàm cuối hội thảo, thầy Lê Xuân Phương - Trưởng phòng tuyển sinh THPT FPT cũng đã giải đáp phần nào những thắc mắc của phụ huynh về môi trường học tập tại THPT FPT. Các câu hỏi xoay quanh về mô hình học nội trú, cách thức quản lý, phương thức tuyển sinh và các thế mạnh trong đào tạo của nhà trường.THPT FPT Hà Nội được thành lập năm 2013, nằm trong khuôn viên rộng 30ha của Tổ chức giáo dục FPT tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội. THPT FPT ra đời với mong muốn tạo ra một ngôi trường - nơi học sinh được phát triển cá nhân toàn diện, xác định được đam mê và chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và trên hết là một tinh thần tự lập vô cùng cần thiết cho giai đoạn chính thức trưởng thành, trở thành một sinh viên và công dân toàn cầu đúng nghĩa nhất.Trường hoạt động theo mô hình nội trú với nhiều điểm nổi bật, khác biệt trong chương trình đào tạo như: thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học; tăng cường học tiếng Anh, giáo dục STEM; chú trọng phát triển kỹ năng toàn diện, hoạt động ngoại khóa đa dạng. Môi trường FPT sẽ giúp học sinh được rèn luyện tính tự lập trong các việc hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, ăn ở, học tập, lập kế hoạch công việc, quản lý tài chính, điều hòa các mối quan hệ… Từ đó, học sinh có thể chủ động ra quyết định, định hướng chọn ngành, chọn trường cho chính bản thân.Chủ đề Hội thảo "Tuổi 15 con cần gì" được tổ chức bởi THPT FPT có lẽ vẫn là câu chuyện sẽ được bàn luận nhiều trong thời gian tới. Hy vọng rằng thông qua chương trình, các bậc phụ huynh sẽ có giải pháp cho chính mình để giúp con tự lập và làm chủ trong cuộc sống.
Có mặt tại Cần Thơ - BTEC FPT mở gói học bổng gần 1 tỷ đồng cho học sinh tốt nghiệp THPT
Quỹ học bổng khuyến học "Cùng BTEC bước ra thế giới" trị giá lên tới 1 tỷ đồng của BTEC FPT Cần Thơ dành cho học sinh đã tốt nghiệp THPT đã chính thức mở cổng đăng ký từ ngày 09/03/2021.
Học bổng "Cùng BTEC bước ra thế giới"Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động không nhỏ đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. BTEC FPT Cần Thơ thành lập quỹ học bổng "Cùng BTEC bước ra thế giới" với mục đích hỗ trợ một phần học phí cho các bạn học sinh trên cả nước. Học bổng dành cho học sinh đang học lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT có mong muốn nhập học năm 2021 tại Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT Cần Thơ.Với hơn 60 suất học bổng bổng giá trị từ 5% - 70% học phí, các bạn học sinh sẽ được trải nghiệm môi trường học tập, chương trình và giáo trình học chuẩn Anh Quốc ngay tại Việt Nam với mức học phí phù hợp.- Học bổng từ 5% -10% học phí dành cho học sinh đăng ký xét tuyển sớm. Tuy nhiên, do số lượng học bổng này không nhiều nên chỉ ưu tiên trao tặng cho các bạn học sinh có nguyện vọng và đăng ký xét tuyển sớm.- Học bổng trị giá từ 20% -70% sẽ được trao cho học sinh có kết quả học tập tốt hoặc thành tích tham gia các hoạt động phong trào ấn tượng hoặc có điểm thi tốt nghiệp THPT ở mức cao.- Ngoài ra, BTEC FPT Cần Thơ còn đưa ra các suất học bổng dành riêng cho các bạn nữ đăng ký xét tuyển ngành CNTT Quốc tế trị giá từ 20% - 30% học phí.Học bổng "Cùng BTEC bước ra thế giới" đã chính thức mở công tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 09/03/2021. Đăng ký xét tuyển: TẠI ĐÂYHọc tại Việt Nam nhận bằng Anh QuốcCao đẳng Anh Quốc BTEC FPT được thành lập dựa trên cơ sở liên kết của Tổ chức giáo dục FPT và Tổ chức giáo dục Pearson Anh Quốc và được công nhận là cơ sở đào tạo chính thức chương trình BTEC HND - chương trình học được công nhận tại Việt Nam và hơn 100 quốc gia trên thế giới.Thời gian đào tạo chỉ trong 2 năm và tập trung hoàn toàn chuyên ngành. Chương trình học đề cao tính thực tiễn, lược bỏ các môn học đại cương giúp sinh viên có thêm nhiều thời gian đào sâu vào chuyên ngành học, nắm vững kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, tính thực hành trong quá trình học cũng được đặc biệt chú trọng. Sinh viên sẽ được làm các bài tập thực hành và các dự án trên các sản phẩm thật giúp sinh viên có được góc nhìn thực tế nhất về ngành nghề mình đang học. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa, workshop kỹ năng mềm và seminar nâng cao kiến thức được tổ chức thường xuyên giúp sinh viên phát triển kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện trong thời gian ngắn."Trở thành điều phối dự án cho một công ty của Singapore là kết quả của quá trình nỗ lực tại BTEC FPT. Được học và làm việc trong các dự án thực tế và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bổ sung kỹ năng mềm giúp mình tự tin chinh phục được mọi khách hàng và thử thách trong công việc." - Đỗ Bá Thủy, cựu sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế tại BTEC FPT.Văn bằng Cao đẳng Quốc gia Anh (BTEC HND) được tổ chức giáo dục Pearson - một trong những tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới cấp có giá trị trên toàn cầu. Theo đó, sinh viên sau khi hoàn thành thời gian học tại BTEC FPT có thể tự tin làm việc không chỉ tại các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp quốc tế. Bên cạnh đó, văn bằng BTEC HND có giá trị tương đương với bằng GCSE (cấp độ từ 1-2), A Level (cấp độ 3) và bằng đại học cấp độ (4-7). BTEC HND level 5 có giá trị tương đương với chương trình năm thứ 2 trong chương trình đại học 3 năm tại Anh quốc. Trên 70% trường đại học tại Anh quốc chấp nhận sinh viên có bằng này vào học năm cuối để lấy bằng cử nhân quốc tế.BTEC FPT chính thức khai trương cơ sở mới tại TP Cần Thơ. Các bạn học sinh lớp 12 sẽ có thêm địa chỉ tin cậy để học tập và theo đuổi đam mê trên hành trình trở thành công dân toàn cầu.Tìm hiểu thêm thông tin: TẠI ĐÂYHotline: 0329605828
Khu vực tuyển sinh vào trường Quân đội có chia miền Nam - Bắc không?
Cho em hỏi, khu vực tuyển sinh của các trường Quân đội như thế nào? Có chia miền Nam - Bắc không? (minhtam@gmail.com)
 Có 15/17 trường Quân đội tuyển thí sinh trong cả nướcBan Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng trả lời: Có 15/17 trường Quân đội tuyển thí sinh trong cả nước (trừ Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2).- Trường Sĩ quan Lục quân 1: Tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc.- Trường Sĩ quan Lục quân 2: Tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía Nam.+ Thí sinh dự tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2 phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều này, đồng thời phải có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học tại các tỉnh phía Nam.+ Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT, đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT của Bộ GD&ĐT, phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định từ 3 năm trở lên, đồng thời phải học và tốt nghiệp trung cấp tại các tỉnh phía Nam.
Cho chồng xem clip đánh ghen "trần như nhộng", vợ đe: "Anh cẩn thận!"
Không chia sẻ, không bàn tán về những clip đánh ghen nhưng lần này, chị Na đưa clip đánh ghen "trần như nhộng" đang tràn ngập mạng xã hội cho chồng xem với lời cảnh báo "cẩn thận!".
Xem clip đánh ghen, bàn trước tình huống gia đình Chị Nguyễn Bích Na, 37 tuổi, ở quận Phú Nhuận, TPHCM kể, chị như người "tối cổ" khi đến giờ mới nghe nhóm "bà tám" trong công ty bàn tán về clip đánh ghen, vợ bắt quả tang tại trận chồng và nhân tình trong tình trạng "trần như nhộng" tại một nhà nghỉ.Clip đánh ghen chồng và nhân tình "trần như nhộng" được nhiều người quan tâm (Ảnh chụp lại màn hình).Chỉ cần nghe mọi người bàn luận, chị Na cũng hình dung ra mức độ "gắt" của những hình ảnh được lan truyền lần này. Tuy nhiên, quan điểm của chị là không bình luận, không phê phán, không chỉ trích, cũng không cười nhạo với những vấn đề riêng tư của người khác. Chị chọn cách âm thầm "nhìn người để sửa mình"."Sau khi xem clip đánh ghen này, tối đó tôi đưa cho chồng và nói: "Anh cẩn thận!". Rồi vợ chồng tôi cùng ngồi trao đổi với nhau về vấn đề "xử lý sự cố phát sinh", chị Na bày tỏ.Chị thẳng thắn nói với chồng, nếu anh ngoại tình, lý trí nói rằng chị sẽ không thèm đi đánh ghen, không tung hê mọi thứ. Vậy nhưng, đó là lý thuyết, còn thực tế, chị không thể chắc chắn mình sẽ cư xử như thế nào. Biết đâu được thời khắc nào đó chị cũng trở nên điên cuồng, mù quáng, mất hết lý trí…Bởi vậy, chị vừa nhắc mình vừa cảnh báo chồng: "Đàn ông hay phụ nữ đều không muốn cả nước thấy cảnh trần trụi, ê chề thì phải nghiêm túc, phải giữ mình, phải hiểu việc mình làm có thể dẫn đến hậu quả kinh khủng thế nào".Anh chị cũng đặt ra tình huống, một lúc nào đó gia đình xảy ra việc chồng hoặc vợ có người thứ 3. Khi đó, cả hai đề xuất phương án, nếu muốn hàn gắn thì hãy cho nhau một cơ hội để "quay đầu là bờ", còn nếu không thì chia tay trong văn minh.Cần nhất là trước biến cố, mỗi người hãy dừng lại một nhịp, chậm lại một chút, giữ cho mình sự tỉnh táo, sáng suốt hơn.Lúc này, vợ chồng chị cũng nói về mong muốn của nhau để vun vén hạnh phúc gia đình, để hâm nóng tình cảm.Chị Na đề nghị chồng cần có trách nhiệm hơn trong việc đưa đón con, làm việc nhà, không để vợ phải nhắc đi nhắc lại. Còn chồng chị cũng mong vợ bớt to tiếng, chì chiết anh trước mặt con cái.Anh chị còn thống nhất thêm giờ ăn, giờ đi ngủ sẽ không sử dụng điện thoại nếu không thật sự cần thiết. Đây cũng là vấn đề làm vợ chồng chị thường xuyên cãi vã, xung đột.Chị Nguyễn Bích Na trải lòng, không chỉ dừng ở việc trao đổi với nhau, anh chị còn hỏi ý kiến cô con gái học lớp 5 quanh chuyện đánh ghen.Con gái anh chị thể hiện thái độ không chấp nhận việc ngoại tình và càng không chấp nhận bố mẹ đánh ghen rồi tung lên mạng."Nếu bố mẹ làm vậy, con sẽ chết mất!", lời của cháu.Cô bé đồng ý với quan điểm của bố mẹ là sống phải giữ mình, nếu có sai lầm cho nhau cơ hội, nếu không được thì chia tay.Người mẹ cho hay: "Khi hỏi ý kiến con, tôn trọng con như một người lớn cũng là cách dạy con những giá trị, quan điểm sống. Từ khi con còn nhỏ, gia đình tôi thống nhất, trong các vấn đề cố gắng lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của con".Chuyện "nằm gầm giường nhà người"Các thành viên trong gia đình cần có sự chia sẻ, trao đổi thường xuyên lắng nghe mong muốn, nhu cầu của nhau (Ảnh AI).Qua quan sát, chị Na thấy mọi người thường soi mói, quan tâm, bình luận đến vấn đề của người khác mà quên đi… chính những vấn đề của mình, của gia đình mình.Rất nhiều chuyện trong gia đình mọi người thường lên mạng hỏi ý kiến người ngoài rồi nhận về đủ kiểu tư vấn, phán xét. Trong khi đó, mỗi người thường bỏ quên việc lắng nghe quan điểm, ý kiến của chính người trong cuộc như vợ chồng, con cái, bố mẹ…Ông Nguyễn Mạnh Cường, chuyên viên tâm lý gia đình tại TPHCM cho biết, nhiều vụ ngoại tình, đánh ghen hay những bi kịch gia đình xuất phát từ chính sự mất kết nối ngay trong gia đình.Giờ đây, nhiều người say sưa bình phẩm, đánh giá, nhận xét về chuyện của người khác như thể "nằm gầm giường nhà người ta" nhưng không hiểu chút nào về tâm tư, suy nghĩ của người vợ, người chồng chung giường, của con cái sống cùng mái nhà...Ông Cường cho hay, hiện con người có xu hướng hướng ra ngoài mà quên nhìn vào bên trong chính mình, quan tâm đến vấn đề của chính mình. Họ bỏ bê con cái, bạn đời, người thân nhưng rất sốt sắng, nhiệt tình, từ tư vấn cho đến phê phán, ném đá vào chuyện người khác."Kiểu như mặc kệ con ngồi ôm điện thoại, máy tính nhưng bố mẹ lên mạng phê phán người khác, "dạy" người khác cách dành thời gian cho con. Hiện tượng này nhiều lắm", ông Cường nói.Chuyên viên này cho rằng, những vụ đánh ghen ầm ĩ trên mạng chính là dịp để mỗi người chồng người vợ nhìn nhận lại chất lượng hôn nhân, mức độ gắn kết trong gia đình mình. "Nhìn người ngẫm ta" để học cách kiểm soát bản thân, tránh cách hành xử hại mình hại người.