title
stringlengths
9
104
summary
stringlengths
63
506
document
stringlengths
0
19.9k
Bé sơ sinh người quấn băng bị bỏ rơi cùng thư của mẹ "tôi kiệt sức rồi"
Cháu bé gần một tháng tuổi bị người mẹ bỏ rơi cùng mảnh giấy ghi thông tin "cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc, tôi kiệt sức rồi".
Sáng 27/4, lãnh đạo UBND xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, Nghệ An, cho biết sau khi nhận được tin báo từ người dân, công an xã đã lập biên bản ghi nhận hiện trường và đang tiếp tục xác minh trường hợp cháu bé bị bỏ rơi.Cháu bé gần 1 tháng tuổi bị bỏ rơi trong đêm (Ảnh: Phan Nguyên).Tối 26/4, cháu bé bị bỏ gần cổng một nhà dân ở xóm Tràng Thân, cạnh Trường Tiểu học xã Diễn Phú, Diễn Châu kèm theo mảnh giấy và một số vật dụng.Trên mảnh giấy bìa để lại, mẹ bé ghi ngày sinh của con (29/3/2024). Người mẹ cũng nguệch ngoạc đôi dòng nhắn nhủ: "Bé bị viêm da, tôi không có khả năng chăm sóc được nữa. Tôi đã kiệt sức. Nay tôi bỏ bé ở đây, mong sư thầy sư cô, hoan hỉ giúp đỡ sự sống cho cháu".Mảnh giấy người mẹ để lại nêu lý do bỏ con và nhờ người chăm sóc (Ảnh: Phan Nguyễn).Cháu bé đã được cán bộ y tế địa phương thăm khám và sau đó được đưa tới Bệnh viện đa khoa Diễn Châu để theo dõi và chăm sóc."Hiện chính quyền địa phương đã đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa huyện Diễn Châu để theo dõi sức khỏe. Đồng thời, địa phương cử các đoàn thể luân phiên nhau theo dõi và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể cháu bé bị bệnh bẩm sinh nên người mẹ bỏ rơi", lãnh đạo UBND xã Diễn Phúc nói.
Cậu bé 6 tuổi "ăn cả thế giới" khiến 20 triệu mẹ bỉm "xin vía"
Cả chục triệu mẹ bỉm sữa thích thú trước video ghi lại cảnh cậu bé bụ bẫm cầm đũa và bát cơm rau chấm mắm kho với biểu cảm dễ thương vô đối.
Đoạn clip ghi lại cảnh một bé trai ngồi bệt dưới nền nhà, say mê thưởng thức bữa cơm rau dưa giản dị thu hút hơn 20 triệu lượt xem trên TikTok.Điều khiến cư dân mạng thích thú là cách ăn cơm bằng đũa thành thục, điêu luyện như người lớn, cùng biểu cảm "chiếc bụng đói" vô cùng dễ thương của cậu bé.Cậu bé 6 tuổi ăn cơm với biểu cảm "chiếc bụng đói" hút 20 triệu người xem (Clip: Ngọc Yến).Đáng chú ý, bát cơm trên tay cậu bé không có thịt hay sơn hào hải vị mà chỉ có 1 quả dưa leo. Trước mặt bé là 1 bát mắm kho.Lúc ăn, cậu bé cầm đũa và cơm vào miệng ngon lành, thi thoảng lại kẹp đũa vào tay, tay còn lại cầm quả dưa leo đưa lên cắn một miếng. Đôi mắt cậu bé đầy sự hài lòng, không hề rời khỏi bát mắm kho hấp dẫn trước mặt, cách ăn nhìn rất đã mắt.Biểu cảm đáng yêu của cậu bé đã nhanh chóng "đốn tim" hàng triệu người xem. Nhiều người xuýt xoa trước niềm vui "siêu phàm" với bữa ăn của cậu bé.Trong phần bình luận, hàng ngàn mẹ bỉm sữa vào "xin vía" cũng như hỏi thăm bí quyết để trẻ có thể ăn uống ngon miệng như vậy. Xem clip rồi liên tưởng lúc cho con ăn, tài khoản Mỹ Trinh chia sẻ: "Bé nhà tôi 3 tuổi rồi mà chưa nhai được thịt, cá rau. Mỗi lần tới bữa ăn phải bế đi khắp xóm, la hét đủ kiểu"."Nhả vía cho con nhà cô với. Bé 6 tuổi rồi mà mẹ phải đút từng muỗng", tài khoản Nguyễn Phương Hảo bình luận.Nhân vật chính trong đoạn clip triệu view có tên Đăng Khoa, 6 tuổi, quê Tiền Giang. Chị Ngọc Yến - mẹ của bé Khoa - chia sẻ với phóng viên Dân trí, con trai chị có niềm đam mê ăn uống từ nhỏ.Cậu bé bụ bẫm cầm đũa ăn bát cơm rau kèm mắm kho với biểu cảm dễ thương (Ảnh: Cắt từ clip).Năm 3 tuổi, Khoa đã không ăn thìa như các bé khác mà bắt chước người lớn cầm đũa. Sau một thời gian được mẹ huấn luyện, Khoa dùng đũa ăn một cách thành thạo và có thể gắp, xử lý mọi món ăn, tất cả các loại rau."Con rất dễ tính trong chuyện ăn uống. Đôi khi bữa cơm chỉ có trứng chiên và nước tương, con cũng ăn ngon lành. Món Khoa thích nhất là cá. Bất kỳ món ăn gì chế biến từ cá, con đều ăn rất ngon", chị Yến nói.Người mẹ cho biết rất thích ngắm con ăn. Cảnh con ăn uống say mê, ngon miệng khiến chị quyết định quay video lại và chia sẻ lên mạng. Chị mong những clip Khoa ăn ngoan có thể khơi hứng khởi, để các em bé khác bắt chước theo, giúp các mẹ bỉm sữa đỡ vất vả khi cho con ăn.Đến nay, loạt video "mukkbang" của bé Khoa thu hút hơn 70 triệu lượt xem trên mạng xã hội.
Thanh niên 29 tuổi ước làm "chạn vương" vì áp lực trụ cột gia đình
Một năm trở lại đây, Phạm Hoài Nam (SN 1995), nhân viên truyền thông tại TPHCM luôn suy nghĩ phải tìm bạn gái gia thế tốt để kết hôn. Anh chấp nhận "nương tựa" nhà vợ thay vì phải làm trụ cột kinh tế.
Khủng hoảng tâm lý vì bạn gái gây sức "ép" thành côngPhạm Hoài Nam (quê Quảng Ngãi) học đại học tại TPHCM và ở lại thành phố này làm việc. Gia đình Nam ở quê không khá giả, bố mẹ đều làm nông. Nam có 1 chị gái và 1 em gái đều đã lập gia đình, hiện làm công nhân ở Bình Dương.Nam từng có mối tình sâu đậm từ thời sinh viên, đã chia tay năm 2022. Bạn gái cũ của anh quê Nghệ An, cùng hoàn cảnh nghèo khó. Nam đã nghĩ sẽ không lấy ai khác ngoài cô. Tuy vậy, khi sống chung, Nam bị người yêu gây áp lực tiền bạc và thành công."Hai năm đầu ra trường, tôi nhận lương 9 triệu đồng. Bạn gái thường xuyên thúc giục tôi phải kiếm việc làm thêm, dù ngày nào tôi cũng thức tới 11-12 giờ đêm để giải quyết công việc.Hai năm tiếp theo, lương của tôi tăng lên 15 triệu, bạn gái nói: "Cứ thế này thì bao giờ anh mới có nhà, có xe ở Sài Gòn". Cô ấy khuyên tôi phải năng động hơn, học thêm ngoại ngữ để có cơ hội công việc trong các tập đoàn lớn. Chỉ có như vậy tôi mới nuôi được vợ con, là chỗ dựa vững chắc cho cô ấy.Cô ấy nói không có gì sai. Nhưng tôi thấy mệt mỏi. Tính tôi không thích ganh đua, không tham vọng, chỉ cần công việc ổn định, đúng chuyên môn, môi trường đồng nghiệp thân thiện vui vẻ. Tiền bạc có bao nhiêu xài chừng đó, không quá thiếu thốn là được. Nhưng cô ấy nghĩ khác. Với cô ấy, đàn ông như tôi không có chí tiến thủ, không có khả năng lo toan cho gia đình, không thể làm trụ cột, và do đó không phù hợp để làm chồng", Nam chia sẻ.Một năm trước khi chia tay, Nam rơi vào khủng hoảng tâm lý. Anh thường xuyên cảm thấy bản thân là kẻ thất bại. Dù chăm chỉ làm thêm đến nửa đêm, thu nhập của Nam chỉ đạt trên dưới 20 triệu đồng.Bạn gái từng khuyên anh kinh doanh nhưng anh sợ vay nợ. Nếu nhận thêm việc ở công ty khác, anh cảm thấy bị quá sức. Dần dần, Nam nghi ngờ bản thân, nghĩ mình chọn sai nghề, nghĩ mình yếu đuối, hèn nhát.Hiện tại, Nam đã ổn định tinh thần. Tuy nhiên, vết thương từ mối tình cũ khiến anh mất cảm xúc với người khác giới, không có ý định hẹn hò với ai.Thanh niên 29 tuổi muốn kết hôn với phụ nữ hơn tuổi, có điều kiện kinh tế để không phải làm trụ cột gia đình (Ảnh: AI).Ở tuổi 29, Nam cho biết sẽ kết hôn mà không cần phải yêu. Đối tượng kết hôn có thể là phụ nữ hơn tuổi nhưng có điều kiện kinh tế, không yêu cầu đàn ông phải làm trụ cột gia đình."Tôi vẫn đùa rằng, tôi nguyện một đời làm "chạn vương", nương tựa nhà vợ. Tôi không cần vợ nuôi. Tôi sẵn sàng lo việc nhà cửa, chăm sóc con cái. Chỉ cần cô ấy để yên cho tôi làm công việc của tôi, không yêu cầu tôi phải bươn chải kiếm tiền, nhà lầu, xe hơi, có địa vị xã hội", Nam nói."Tại sao đàn ông không được ở nhà chăm con?"Anh Nguyễn Văn Hải (37 tuổi, công nhân xe buýt tại Hà Nội) đặt câu hỏi: "Phụ nữ được ra ngoài kiếm tiền, tại sao đàn ông không được ở nhà chăm con?".Thu nhập của anh Hải trung bình 9 triệu đồng/tháng. Vợ anh làm kế toán, thu nhập từ lương và làm thêm khoảng 30 triệu đồng/tháng, gấp 3 lương chồng.Anh Hải cho biết, anh thấy tự ti, thua kém vợ. Bố mẹ vợ không giấu giếm việc họ thương con gái phải gánh vác kinh tế gia đình. Vợ anh cũng hay cáu gắt, than phiền, trách móc vì phải làm… đàn ông."Tôi làm việc ngày 8-9 tiếng, tháng nào cũng đủ công. Về nhà là chăm sóc con cái, giám sát con cái học hành. Việc cơm nước, dọn dẹp, tôi đều làm cùng vợ. Mỗi khi cô ấy bận, tôi là người cơm nước chính. Mọi việc đối nội, đối ngoại cô ấy giao phó, chỉ đạo, tôi đều làm hết. Nhưng sự thật là lương tôi chỉ đủ đóng tiền học cho con và tự nuôi thân. Công to việc nhỏ trong nhà đều dựa vào tiền của vợ. Bố mẹ tôi ốm đau cũng là vợ lo viện phí.Tôi biết vợ vất vả. Nhưng tôi lực bất tòng tâm. Tôi học ít, làm nghề ít tiền. Tôi có thể chia sẻ với cô ấy mọi việc, trừ chuyện tiền bạc", anh Hải tâm sự.Đàn ông lo việc nhà, để vợ gánh vác kinh tế thường chịu định kiến xã hội (Ảnh: AI).Điều khiến anh Hải cảm thấy bất công là cách mọi người nhìn vào những gia đình như gia đình anh. Đàn ông khi không phải trụ cột kinh tế sẽ bị xem là những kẻ thất bại, bất chấp các ưu điểm khác."Phụ nữ ở nhà làm nội trợ cũng được, ra ngoài làm kinh tế, tạo dựng sự nghiệp cũng được. Xã hội kêu gọi bình đẳng giới, cho phụ nữ quyền lựa chọn làm điều họ muốn, nhưng đàn ông chỉ có một lựa chọn là làm trụ cột gia đình.Nếu đàn ông chọn làm công ăn lương và chăm sóc gia đình, con cái theo thế mạnh của mình, anh ta bị xem là bất tài, không có chí, ăn bám vợ", anh Hải nêu quan điểm.Anh Hải cho biết thêm, dù vợ anh là mẫu phụ nữ hiền hậu, quan niệm "đàn ông phải làm trụ cột gia đình" vẫn khiến vợ chồng anh nhiều phen sóng gió. "Chẳng lẽ đàn ông không có khả năng kiếm tiền như tôi thì không có quyền được lấy vợ, đẻ con?", anh Hải trăn trở.(*) Tên nhân vật đã được thay đổi
Cô dâu trẻ ngớ người khi mẹ chồng giục đưa vàng hồi môn bà... giữ hộ
Nguyễn Kim Ngọc (26 tuổi, quê Thái Bình) có hơn 2 cây vàng hồi môn. Cô bối rối khi mẹ chồng và chồng gợi ý đưa số vàng cho bà giữ hộ.
Mẹ chồng đề nghị con dâu đưa vàng hồi môn"Em có nên đưa vàng hồi môn cho mẹ chồng giữ hộ", câu hỏi mà Nguyễn Kim Ngọc đặt ra trong một nhóm kín thu hút hàng ngàn bình luận.Ngọc kết hôn được hơn 2 tuần. Vừa trở về sau chuyến trăng mật, trong bữa cơm tối, mẹ chồng cô đề nghị đưa vàng cho bà giữ. Bà giải thích, hai vợ chồng cô còn trẻ, tính không cẩn thận, chưa biết quản lý tiền bạc, chi tiêu."Trong lúc tôi đang bối rối vì thực lòng không muốn ai cầm tiền vàng của mình, chồng tôi đã vội vàng lên tiếng ủng hộ mẹ. Anh quay sang tôi nói: "Để bà giữ hộ vàng cho yên tâm em ạ", Ngọc kể.Vợ chồng Ngọc được bố mẹ, họ hàng đôi bên mừng cưới hơn 2 cây vàng. Trong đó, mẹ chồng tặng cô chiếc kiềng 5 chỉ. Ngọc dự định sẽ sắm két sắt để cất vàng, tiền cưới cũng như tiền tiết kiệm hàng tháng. Cô tự tin vào khả năng quản lý tài chính của mình. Ngọc không muốn đưa vàng cho mẹ chồng, song lại sợ mẹ chồng phật ý, nghĩ cô không tin bà, vô tình tạo ra mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu.Ngọc không muốn đưa vàng cho mẹ chồng, song lại sợ mẹ chồng phật ý, nghĩ cô không tin bà (Ảnh minh họa: AI)."Hai hôm nay, tôi vờ như quên lời đề nghị của mẹ chồng để trì hoãn việc đưa vàng cho bà. Mới làm dâu được 2 tuần, tôi và mẹ chồng không có khúc mắc gì. Tôi cũng yêu quý và tin tưởng bà. Tôi tin bà muốn giữ gìn tài sản cho vợ chồng tôi.Tôi cũng tự hỏi mình có nên thuận theo ý bà hay không. Chồng khuyên tôi không nên suy nghĩ sâu xa. Vàng vẫn là của tôi, chỉ là thay vì gửi két sắt, ngân hàng, tôi gửi... mẹ chồng.Tuy vậy, tôi không thấy thoải mái cho lắm khi tiền bạc của mình mà mình lại không được giữ. Tôi cũng giận chồng vì không hỏi ý tôi đã vội nhận lời với mẹ, đặt tôi vào thế khó xử", Ngọc tâm sự.Đáng chú ý, phần đa bình luận xung quanh câu chuyện đều là lời khuyên Ngọc không nên đưa vàng cho mẹ chồng.Nguyễn Phương Mai (35 tuổi, Hưng Yên) cho biết, cô từng đưa vàng cho mẹ chồng giữ với những lý do giống mẹ chồng và chồng của Ngọc nói.10 năm sau, vợ chồng cô muốn mua một mảnh đất để ra ở riêng, cô xin lại số vàng hồi môn thì mẹ chồng đáp "hiện giờ mẹ không có"."Bà nói như thể tôi đang vay vàng bà chứ không phải xin lại tài sản của tôi mà bà nhận giữ hộ. Bà bảo bà phải lo cho vợ chồng tôi nhiều việc, phải trả tiền cỗ cưới, sửa soạn buồng cưới, lo ngoại giao cho chồng tôi chuyển việc… Tôi nói số tiền bà lo cho chồng tôi chuyển việc là bao nhiêu, số tiền sửa phòng cưới là bao nhiêu, tôi xin trả lại phần đó. Cỗ cưới đã có tiền mừng bù lại. Ở quê đám cưới không lỗ bao giờ vì đều làm tại nhà. Còn số vàng hồi môn mà bố mẹ tôi, cô dì chú bác tôi dành dụm cho tôi đi lấy chồng, tôi xin bà gửi lại. Vậy là bà nổi giận, khóc lóc, mắng tôi láo. Chồng tôi ngồi đó không dám nói gì", Mai kể kinh nghiệm đau thương.Cô nói thêm: "Tiền vàng phải giấu ở vành váy của mình, tuyệt đối không nên đưa cho ai giữ hộ, càng không đưa mẹ chồng. Bởi nếu rủi ro xảy ra, bạn sẽ không đòi được, không kiện được vì đó là mẹ của chồng bạn, bà của con bạn".Định kiến nghiệt ngã chuyện mẹ chồng giữ vàngNhà tham vấn tâm lý Trần Thị Huyền Trang cho rằng không có đáp án chung cho câu hỏi nên hay không nên đưa vàng cho mẹ chồng giữ."Điều này thuộc về lựa chọn cá nhân, tính cách và mối quan hệ của mỗi cặp mẹ chồng - nàng dâu", bà Trang nhận định.Bà Trang nói: "Người ngoài cuộc không có đủ thông tin để đưa ra lời khuyên. Nếu nàng dâu không muốn gửi, cô ấy cần liệt kê những lý do. Cô sợ mẹ lấy mất, sợ không được tự chủ việc mua bán hay những nỗi sợ khác. Còn nếu cô ấy cân nhắc muốn gửi, cô ấy cũng cần đánh giá rủi ro: tính cách mẹ chồng thế nào, cách quản lý tài sản gia đình của bà có ổn không, các mối quan hệ ruột thịt nhà chồng có lành mạnh không, tình cảm giữa họ ra sao…Dựa trên những đánh giá đó, người trong cuộc tự đưa ra quyết định nên hay không nên". Nữ chuyên gia tâm lý cũng chỉ rõ thực tế, có những rào cản, định kiến không dễ xóa bỏ dành cho các nàng dâu nếu lựa chọn từ chối đưa vàng cho mẹ chồng giữ. Phải nói gì, nói như thế nào để mẹ chồng không phật ý phụ thuộc vào văn hóa mỗi gia đình cũng như nhân cách cá nhân?"Tuy vậy, nguyên tắc chung là nên giao tiếp thẳng thắn trong hòa bình, trình bày rành mạch lý do tại sao không muốn và nhấn mạnh sự tự chủ, độc lập của bản thân với tư cách người trưởng thành", bà Trang nêu quan điểm.Chuyên gia khuyến cáo chị em không nên đánh giá mẹ chồng trong câu chuyện đề nghị con dâu đưa vàng (Ảnh minh họa: TP).Bà Trang cũng khuyến cáo chị em phụ nữ không nên đánh giá mẹ chồng trong câu chuyện đề nghị con dâu đưa vàng. Không ít trường hợp lời đề nghị thực sự xuất phát từ mối quan tâm, yêu thương con cái. Ngoài ra, ở nhiều vùng quê, việc mẹ chồng giữ vàng hộ con dâu còn là tập tục, thói quen, truyền thống gia đình. "Từ xưa, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu đã chịu nhiều định kiến và tai tiếng. Do đó, vội vàng đánh giá mẹ chồng khi chưa có đủ thông tin sẽ vô tình tạo ra nghi kị, mâu thuẫn và khiến cho hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng", bà Trang khuyên.
"Bé đường" bán sách dạy cách lừa đàn ông, moi tiền nhận án 9 tù
Cô gái 25 tuổi người Nhật Bản vừa bị kết án 9 năm tù do dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt số tiền hơn 1 triệu USD và bán sách hướng dẫn cách lừa tiền nam giới.
Tờ Japan Times đưa tin, Mai Watanabe còn được gọi là "itadaki joshi Riri-chan" (tạm dịch: bé đường Riri) vừa bị tòa án ở thành phố Nagoya, Nhật Bản, kết án tù 9 năm vì hành vi lừa gạt tình cảm những người đàn ông mà cô gặp trên các ứng dụng hẹn hò và bán sách hướng dẫn cách lừa tiền. Tổng số tiền "bé đường" Riri chiếm đoạt của các nạn nhân lên tới hơn 1 triệu USD.Bên cạnh việc ngồi tù, Watanabe cũng bị phạt khoảng 52.000 USD.Theo phán quyết của tòa án, cô gái 25 tuổi đã lừa gạt 3 người đàn ông ở độ tuổi 50 trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2023. Trong đó, một nạn nhân bị "bé đường" lừa số tiền lên tới 756.000 USD. Nạn nhân bị thuyết phục rằng người tình của mình cần tiền để trả nợ. Hai nạn nhân còn lại cũng bị lừa gạt bằng câu chuyện tương tự."Hành vi của bị cáo rất xảo quyệt. Bị cáo dùng nhiều cách khiến 3 nạn nhân phải lòng mình trên một ứng dụng hẹn hò", chánh án Yoichi Omura cho biết.Nippon đưa tin, Watanabe đã tiêu phần lớn số tiền chiếm đoạt để "bao nuôi" một nam thanh niên có tên Tanaka Hiroshi. Người này làm nghề tiếp viên trong một câu lạc bộ đêm ở Kabukicho.Vào thời điểm bị bắt, "bé đường" đang sống chật vật trong một khách sạn con nhộng vốn là nơi chật hẹp dành cho người thu nhập thấp tại Nhật Bản.Bên cạnh đó, Watanabe còn bị kết án vì hành vi bán sách hướng dẫn cách lừa đảo để moi tiền đàn ông. Theo hãng tin Jiji Press, "bé đường" đã bán cuốn sách cho một phụ nữ 21 tuổi vào năm 2022, giúp cô này lừa đảo trót lọt một phi vụ để nhận về hơn 64.000 USD.Trong cuốn cẩm nang của mình, Watanabe ghi chi tiết những chiến thuật có thể lấy tiền từ đàn ông lớn tuổi. Sách bán với giá từ 10.000 yên đến 20.000 yên (1,6 đến 3,2 triệu đồng). Ngoài ra, nếu ai muốn mua thêm bí quyết riêng sẽ phải trả thêm chi phí. Trước khi bị bắt và kết án vì tội lừa đảo, Watanabe kịp bán gần 2.000 cuốn sách.
Thấy shipper khát nước, hành động của chủ quán đốn tim dân mạng
Thấy shipper (người giao hàng) khát nước nhưng ngại đến xin, một chủ quán ăn ở TPHCM đã bày thùng nước lạnh miễn phí trước cửa, mời mỗi bác tài một chai, khiến cộng đồng mạng ngưỡng mộ.
Ngày cao điểm nắng nóng ở TPHCM, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một quán ăn tại TPHCM bày thùng nước dành cho shipper trước quán. Thùng nước được dán chữ: "Anh tài xế ơi, lấy chai nước uống cho đỡ mệt rồi đi mần tiếp nhé".Nhiều tài xế xe ôm công nghệ đã dừng lại, tự lấy nước ướp lạnh trong thùng, kéo khẩu trang, ngửa cổ uống những ngụm lớn, thở phào trong nắng nóng cao độ giữa trưa.Đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội thu hút hàng chục nghìn lượt xem và tương tác. Bên dưới phần bình luận, nhiều người bày tỏ sự cảm kích.Quán ăn mời shipper uống nước miễn phí gây "bão" trên mạng (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp).Tài khoản N.T. bình luận: "Thú thật, làm việc ngoài nắng rất nhanh khát nước, nhiều lúc vào quán vì ngại, cũng không dám xin. Là một shipper, tôi cảm thấy rất vui khi được các chủ quán quan tâm, chia sẻ như thế này".Anh Đỗ Thanh Long (36 tuổi, ngụ tại TPHCM), chủ quán ăn cho biết, anh đã đặt thùng nước trước quán mỗi ngày từ tuần trước. Đến giờ, anh vẫn không ngờ việc làm nhỏ của mình lại được hưởng ứng nhiều như vậy trên mạng xã hội.Mỗi ngày, anh Long đặt khoảng 50 chai nước trong thùng đá, bày ra trước quán từ 10h đến 16h mỗi ngày, nếu thùng nước hết anh sẽ đi mua bổ sung."Dạo gần đây Sài Gòn nóng ngột ngạt, những người làm việc ngoài trời khó chống chịu được cái nắng nóng kinh khủng này. Đặc biệt là các anh shipper, có khi họ phải uống liền 2-3 chai nước mỗi lần mới đủ sức làm việc.Nhiều shipper bày tỏ sự cảm kích về sự chia sẻ của chủ quán (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp).Thỉnh thoảng, các anh có đến quán lấy đơn và hỏi xin trà đá để uống, nhưng cũng có người ngại ngùng không dám xin. Thấy vậy, tôi quyết định mua nước đóng chai để mời các anh, ai khát có thể đến uống tự nhiên", anh Long nói.Chủ quán bộc bạch rằng thời gian đầu, khi thấy thùng nước miễn phí, nhiều shipper tỏ ra bất ngờ rồi xúc động khi thấy dòng chữ dán trước thùng. "Nhiều người đến nói lời cảm ơn khiến tôi cũng thấy hạnh phúc theo. Khi clip được đăng lên mạng, dư luận cũng phản ứng tích cực nên tôi rất vui vì việc làm của mình được lan tỏa theo hướng tích cực", anh Long cười.Nam chủ quán chia sẻ, trước đó, anh cũng từng tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện như phát 1.500 chiếc khẩu trang miễn phí, nấu phần ăn miễn phí tặng cho người có hoàn cảnh khó khăn… trong mùa dịch Covid-19.Anh cũng chia sẻ, bản thân đã khởi nghiệp, mở quán ăn được gần 5 năm. Trước đó, anh từng tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và làm việc tại một công ty dược với mức lương hơn 1.000 USD. Thu nhập cao, cuộc sống khá ổn định nhưng anh Long không mấy hạnh phúc sau mỗi ngày tan ca. Bởi, ước nguyện khởi nghiệp làm quán ăn luôn nung nấu trong lòng anh.Làm việc tại văn phòng, anh Long tranh thủ thời gian rảnh để thực hành những công việc tự do liên quan đến nấu ăn. Năm 2012, mẹ Long bắt đầu mở quán, bán nhiều món ăn trưa nên mỗi cuối tuần anh đều về nhà phụ mẹ.Từ đó, anh Long học hỏi, luyện được nhiều kỹ thuật nấu ăn. Năm 2019, sau khoảng thời gian đắn đo, Long quyết định nộp đơn nghỉ việc.Từ một nhân viên văn phòng với mức lương mơ ước, Đỗ Thanh Long chấp nhận bỏ ngang để khởi nghiệp bán bánh canh cua (Ảnh: Nguyễn Vy)."Lúc đó gia đình tôi rất bất ngờ, người thân phản đối kịch liệt. Vốn là người lao động phổ thông, làm lụng chân tay, bố mẹ tôi thấu hiểu nỗi vất vả của người buôn bán nhỏ, làm tự do. Bản thân tôi trước đó chỉ làm văn phòng, ít khi làm việc nặng nhọc nên bố mẹ rất lo tôi không gánh vác nổi", anh Long kể.Thế nhưng, gạt bỏ mọi nghi ngại, Long bắt đầu khởi nghiệp bán bánh canh cua từ số vốn 70 triệu đồng tích cóp. Giờ đây, mỗi ngày, thực khách liên tục tới thưởng thức nên quán phải có 6-7 nhân viên mới kịp phục vụ.
Quá nóng, tài xế giao hàng tắt ứng dụng từ 11h đến 14h vì sợ đột quỵ
Chứng kiến nhiều đồng nghiệp đang chạy giữa trưa nắng nóng bị ngất xỉu, nhiều tài xế ở TPHCM tắt app, tìm nơi trốn nắng. Để chống nóng, không ít tài xế chuyển sang chạy đêm, chấp nhận giảm thu nhập.
Đang trốn nắng dưới gầm cầu Ba Son (quận 1, TPHCM), anh Nguyễn Văn Hiệp (27 tuổi, tài xế grab) chia sẻ, những ngày gần đây đơn hàng đặt thức ăn, đồ uống vào giờ trưa tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều tài xế không nhận đơn vì quá nóng.Tài xế xe ôm công nghệ bịt kín mít nhưng vẫn mệt mỏi do nắng nóng oi bức (Ảnh: Xuân Trường)."Buổi trưa nắng nóng nhiều người ngại ra đường nên đây cũng là thời điểm đơn hàng "nổ" liên tục. Nhiều đồng nghiệp ham chạy nên bị sốc nhiệt giữa trưa nắng. Tôi muốn chạy để kiếm tiền nhưng lại sợ đột quỵ", anh Hiệp chia sẻ.Tương tự ông Nguyễn Tân Tài (40 tuổi), cho hay, cách đây 3 hôm cũng bị hoa mắt, chóng mặt khi đang giao hàng giữa trưa. Lúc đó, anh Tài phải tấp vào bóng cây nghỉ ngơi một lúc mới khỏe lại để tiếp tục hành trình giao hàng cho khách. "Sau sự cố, mỗi ngày từ 11h đến 14h là tôi tắt app (ứng dụng), trốn xuống gầm cầu, bóng cây để trốn nắng. Không chỉ bản thân tôi mà vào khung giờ trưa rất đông tài xế cũng tắt app, tìm chỗ mát mẻ nằm nghỉ ngơi lấy sức", ông Tài bộc bạch.Giờ trưa cao điểm, tài xế xe ôm công nghệ tắt app, trốn nắng dưới gầm cầu (Ảnh: Xuân Trường).Cũng theo ông Tài, nắng nóng kéo dài khiến sức khỏe của anh sụt giảm trầm trọng. Mỗi ngày chạy xe về cả người đều rất mệt mỏi, nhức đầu, da bị khô rát.Ông Tài cho hay, những ngày tới sẽ không chạy ban ngày mà chuyển sang chạy từ chiều muộn đến đêm khuya để tránh say nắng, kiệt sức và nguy cơ tai nạn.Chị Hồng Liên, nhân viên văn phòng, cho hay những ngày gần đây cô và đồng nghiệp ngại ra ngoài đi ăn vì nắng nóng nên đặt đồ ăn trên app nhưng rất khó đặt vì khó tìm được người giao hàng (shipper).Shipper mệt lừ khi chạy giao hàng giữa trưa nắng (Ảnh: Xuân Trường)."Vào giờ trưa rất khó đặt được đồ ăn vì shipper bận liên tục. Tôi và các đồng nghiệp phải cùng nhau đặt món, ai may mắn có shipper nhận thì mua bằng máy người đó. Để được ăn trưa lúc 12h, từ 11h chúng tôi bắt đầu lên app đặt đồ ăn", chị Liên chia sẻ.Theo bác sĩ Trần Thị Thu (chuyên gia sức khỏe tại TPHCM), những người làm việc nhiều ngoài trời nắng như tài xế grab thường ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, thậm chí đột quỵ do sốc nhiệt.Ngoài ra, vì làm việc giữa thời tiết nắng nóng oi bức nên cơ thể dễ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, da mặt đỏ, rối loạn tri giác, khó thở, tụt huyết áp, nhịp tim tăng lên và có thể hôn mê. Những trường hợp không được phát hiện kịp thời có thể tử vong.Tài xế xe ôm công nghệ khi ra ngoài trời nắng nên trang bị mũ bảo hiểm, khẩu trang, mắt kính, mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi (Ảnh: Xuân Trường).Nếu có những tài xế có biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, ra mồ hôi quá nhiều… phải lập tức tìm ngay nơi mát mẻ, thoáng gió, uống nước mát và nghỉ ngơi."Người lao động thường xuyên làm việc giữa nắng nóng cần uống đầy đủ nước, hạn chế làm việc ngoài trời vào khung giờ cao điểm. Thường xuyên nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát qua khung giờ trưa cao điểm rồi mới làm việc.Khi ra ngoài trời nắng làm việc nên trang bị mũ bảo hộ lao động, khẩu trang, mắt kính, mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi…", bác sĩ Thu khuyến cáo.Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, nắng nóng có xu hướng mở rộng hơn trên khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trong đó có TPHCM và sẽ tiếp tục gia tăng hơn trong những ngày sắp tới, đi kèm là chỉ số UV tại các quận, huyện của TPHCM sẽ tăng lên ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao.Dự báo từ nay đến cuối tháng 4, TPHCM phổ biến không mưa và nắng nóng đến nắng nóng gay gắt diện rộng trên hầu khắp khu vực. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C.Một vài ngày nhiệt độ cao nhất lên tới 39 và trên 39 độ C ở khu vực trung tâm thành phố.
Mẹ 92 tuổi trước khi chết vẫn cố lo bữa cơm cho 3 con trai thiểu năng
Hôn nhân cận huyết được xác định là nguyên nhân bà Tường (quốc tịch Trung Quốc) sinh ra 3 người con trai thiểu năng trí tuệ. Bà Tường sống để chăm lo cho các con đến cả những phút giây cuối đời.
Cuộc hôn nhân cận huyếtBà Mạnh A Tường (SN 1924, ngụ tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) sinh trưởng trong một gia đình giàu có, không thiếu thốn điều gì. Ba mẹ bà lại rất yêu thương con gái, có thể chấp nhận và cho con mọi thứ con muốn.Bà Tường và 3 người con trai bị thiểu năng trí tuệ (Ảnh: Sohu).Có dung mạo xinh đẹp, lộng lẫy, bà Tường sớm được các chàng trai trong làng để ý, xếp hàng dài hỏi cưới. Thế nhưng, bà lại dành tình cảm cho người anh họ của mình.Thời điểm ấy, hôn nhân cận huyết lại được xem bình thường nên hôn lễ của cả hai đã diễn ra với sự chứng kiến, chúc phúc của nhiều người. Không lâu sau, bà Tường mang thai rồi lần lượt sinh 7 người con.Ba người con gái đầu đều bình thường, sức khỏe ổn định, đến 4 người con trai sinh sau, vấn đề bắt đầu bộc lộ. Một trong 4 người con có trí tuệ bình thường nhưng dáng người thấp bé hơn so với bạn đồng trang lứa. 3 người con trai còn lại thì thiểu năng trí tuệ.Để có tiền chạy chữa cho các con, bà Tường đã phải "vét" sạch tài sản của gia đình. Cuộc sống của gia đình giàu có dần trở thành nghèo khó.Gia cảnh bà Tường từ giàu có sang nghèo khó vì bà dùng hết tiền chữa trị cho các con (Ảnh: Sohu).Khi những người con gái và một người con trai trưởng thành, kết hôn, căn nhà mục nát chỉ còn vợ chồng bà Tường cùng 3 người con trai khiếm khuyết.Cuộc sống phụ thuộc vào vài mẫu ruộng, gia đình bà Tường hầu như chỉ có thể đủ chút lương thực và quần áo cơ bản. Vào ban đêm, khi hàng xóm sáng đèn, nhà bà Tường luôn tối om.Năm 1997, chồng qua đời, mọi gánh nặng đổ lên vai bà Tường. Người một những người con gái cũng mất sớm khiến bà Tường vô cùng đau lòng.Mất cùng lúc quá nhiều người thân, bà quyết tâm gồng gánh để các con không chết đói. Lúc ấy, ở tuổi 55, bà Tường phải một mình vừa lo chuyện đồng áng, vừa chăm sóc những người con khuyết tật. Người con trai út với trí tuệ bình thường thỉnh thoảng về nhà giúp mẹ, nhưng cũng không thấm vào đâu.4 chum gạo "đong nước mắt" trong căn nhà nát 3 người con trai thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân nên mọi thứ đều phụ thuộc vào bà Tường. Khi thể trạng ngày càng tệ và tuổi tác càng lớn, bà Tường lo sợ khi mình qua đời, các con sẽ chết đói. Vì thế, mỗi ngày, bà đều cần mẫn dạy các con cách nấu nướng, ít nhất là đi tìm thức ăn mỗi khi đói.Bà Tường chỉ dạy các con cách tìm thức ăn, nấu ăn mỗi khi đói (Ảnh: Sohu).Bà Tường vừa dạy xong, "bọn trẻ" lại quên sạch, nhưng bà vẫn kiên nhẫn lặp đi lặp lại nhiều lần. Cụ bà cũng tự cắt khẩu phần ăn vốn đã ít ỏi, thiếu dinh dưỡng của mình để nhường cơm cho các con. Khi các con ăn cơm, bà Tường chỉ lén ăn một ít rau rừng và khoai lang cho đỡ đói.Nhiều năm qua, nhờ lương thực tích trữ và thức ăn do người trong làng thương tình mang đến, bà Tường cũng để dành đủ 1.000 kg thóc, đựng đầy 4 chum lớn. Đó là số lương thực bà Tường định để lại cho các con khi mình qua đời.Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị lương thực cho các con, bà Tường dùng tiền tích cóp để mua 1 tấm vải liệm, 1 chiếc quan tài cho bản thân.Đến khi 92 tuổi, một cơn bạo bệnh ập đến khiến bà Tường ngã quỵ. Người con trai út đưa bà về nhà để chăm sóc. Thời gian rảnh rỗi, người này lại chạy sang nhà cũ để chăm lo cho các anh trai.Bà Tường ngã quỵ trên giường bệnh những ngày tháng cuối đời (Ảnh: Sohu).Nằm trên giường bệnh, bà Tường còn đau khổ khi nghe tin một trong những người con trai không may qua đời vì bệnh tật. Điều này đã khiến bệnh tình của bà trở nặng hơn. Cuối cùng, bà ra đi không lâu sau đó.Những người trong làng đều biết đến hoàn cảnh và tình thương của bà Tường dành cho các con. Vì thế, họ đã cùng nhau xây một ngôi nhà miễn phí cho các con của bà. Khi đóng gói đồ đạc, 4 chiếc chum trữ đầy gạo trong căn nhà cũ nát khiến tất cả những người có mặt đều cảm động rơi nước mắt.
Lao động Việt ở Nhật bất ngờ với "lộc biển", ăn cả tháng không hết
Thấy nhiều người dân dùng vợt vớt đàn mực bị sóng đánh dạt vào bờ, vợ chồng anh Ban chị Hương cũng kiếm dụng cụ ra biển. Thoáng chốc, cả hai vớt được khoảng 20kg mực, về làm dự trữ ăn dần.
Khoảng 23h khuya, khi xung quanh chìm trong bóng tối tĩnh mịch, vợ chồng anh Đỗ Văn Ban và chị Lê Thị Hương lại rủ nhau đạp xe ra biển một lúc rồi về ngủ. Đó là một trong những thói quen mỗi ngày của cặp đôi lao động người Việt hiện sinh sống và làm việc tại tỉnh Toyama, tiểu vùng Hokuriku trên đảo Honshu, Nhật Bản.Vợ chồng lao động Việt tại Nhật vớt mực trên biển trong đêm (Video: NVCC)Hai vợ chồng hiện ở căn nhà thuê cách biển chỉ 2km nên việc đạp xe đi lại cũng là thú vui. Khác với mọi lần, bãi biển hôm nay đông vui náo nhiệt dù trời đã trở về khuya. Rất đông người dân địa phương cầm sẵn đèn pin và vợt để vớt đàn mực bị sóng đánh dạt vào bờ.Thấy vậy, hai vợ chồng cũng đạp xe về nhà lấy dụng cụ. Vật dụng để bắt mực đêm khuya rất đơn giản, chỉ gồm đèn pin, vợt lưới và xô đựng. Chỉ sau 20 phút, thành quả của cả hai là 2 xô mực đầy, ước chừng 20kg."Lần đầu tiên chúng tôi vớt được lộc trời như vậy. Bữa nay mực vào bờ nhiều nên mọi người ra vớt rất đông. 2 xô mực này tôi mang về chia cho bạn bè và để cấp đông ăn dần", chị Hương vui vẻ cho biết.Mực đom đóm dạt vào biển nhiều tới mức chỉ cần dùng tay cũng có thể bắt được (Ảnh cắt từ clip)."Lộc trời" mà chị Hương nhắc tới là mực đom đóm, dài chỉ độ hai đốt ngón tay. Loài mực này có thể phát sáng do cơ thể sản sinh ra phốt pho, tập trung ở phần đầu xúc tu và vùng xung quanh mắt.Vào mùa đánh bắt từ khoảng tháng 3 tới tháng 6 hàng năm, lượng mực đom đóm nhiều tới mức cả vùng nước biển rực lên màu xanh huyền ảo. Đây cũng là một trong những đặc sản của vùng biển Toyama, nơi duy nhất có bảo tàng hải dương học dành riêng cho mực đom đóm.Theo chị Hương, nếu mua ngoài siêu thị, mỗi khay mực 10-20 con có giá khoảng 500 yên (hơn 100.000 đồng). Với 20kg mực vớt được, chị sơ chế sạch sẽ rồi cấp đông làm thực phẩm ăn dần.Nhà gần biển nên đôi khi anh Ban kiếm được cả thực phẩm về cho gia đình (Ảnh: NVCC)."Con mực tuy bé nhưng có vị ngọt đặc trưng, chế biến món nào cũng ngon. Cách chế biến của người Việt rất đơn giản, thường mang hấp sả, phơi nắng, xào hoặc rim nước mắm. Nhờ lộc trời, cả tháng này gia đình tôi không phải mua nhiều thực phẩm nữa", anh Ban nói vui.Chồng kỹ sư, vợ thực tập sinh Anh Ban, 27 tuổi, quê ở Quảng Ninh, sang Nhật Bản làm việc theo diện kỹ sư cơ khí vào năm 2020. Trong khi đó, chị Hương, 26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh, sang Nhật từ năm 2017, đi theo diện thực tập sinh. Lúc mới sang, chị làm trong lĩnh vực thực phẩm tại tỉnh Hokkaido.Đến từ hai vùng quê khác nhau nhưng cơ duyên đã kết nối cặp đôi trong một lần họ cùng đi leo núi Phú Sĩ theo nhóm và tình cờ "đụng" nhau vào năm 2021. Sau 2 năm tìm hiểu, cả hai quyết định về chung một nhà. Sau đó, chị Hương tiếp tục trở lại Nhật Bản dưới diện visa gia đình, đoàn tụ theo chồng. Hiện chị chuẩn bị xin làm phụ bếp trong một viện dưỡng lão tại địa phương."Nơi chúng tôi đang sinh sống là một khu vực không có nhiều người Việt, thuộc vùng nông thôn nên cuộc sống rất yên bình và giá cả không quá đắt đỏ như nhiều thành phố tại Tokyo hay Osaka. Vì vậy, với mức thu nhập hiện tại, vợ chồng tôi cũng đủ sinh sống và dành dụm một chút gửi về biếu gia đình đôi bên", chị Hương cho biết.Gần chục năm gắn bó với "xứ sở hoa anh đào", cô gái quê Hà Tĩnh ấn tượng nhất với tác phong làm việc khoa học và sự trung thực của người Nhật. Có lần, chị đi siêu thị và đánh rơi ví. Sau đó, cô lên báo với công ty nhờ hỗ trợ. Ngay hôm sau khi tới siêu thị, Hương nhận lại đầy đủ món đồ cá nhân của mình không thiếu thứ gì.Ở thời điểm hiện tại, cũng như nhiều lao động Việt mưu sinh nơi xa xứ, điều khiến Hương băn khoăn nhất là việc đồng yên mất giá. Dù chính phủ Nhật hỗ trợ và kích hoạt các gói dịch vụ giúp cải thiện cuộc sống người lao động nước ngoài nhưng chị Hương cho rằng vật giá leo thang, thu nhập giảm khiến nhiều người bị ảnh hưởng."Trước kia chúng tôi thường xuyên gửi tiền về nhà, còn thời điểm này phải hạn chế hơn. Hai vợ chồng tôi tính cố chăm chỉ làm ăn thêm 3-4 năm nữa, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc và số vốn rồi sẽ về Việt Nam lập nghiệp", chị Hương nói.Theo Nikkei Asia, lao động Việt Nam trong năm 2023 đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất ở Nhật, trong khi nhóm lao động từ Indonesia tăng gấp 3 lần kể từ năm 2018.Tổng số lao động nước ngoài tại Nhật Bản trong 5 năm đã tăng 40,3%, đạt mốc 2,05 triệu người tính đến tháng 10/2023. Trong đó, lao động Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất, với 518.364 người.Hiện các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang đưa ra mức lương cao hơn để tiếp tục thu hút người lao động.
Chuyện đau lòng từ việc vợ dội ấm nước sôi lên đầu chồng
Cư dân mạng Trung Quốc xôn xao về đoạn clip người phụ nữ đột nhiên nhắc bình nước sôi đổ lên đầu chồng khiến người này đau đớn, giãy giụa.
Tại Quảng Đông (Trung Quốc), sự việc người vợ đổ nước sôi lên người chồng đã khiến dư luận nước này xôn xao.Theo đoạn clip, thời điểm diễn ra sự việc, người chồng đang ngồi trên ghế, bên cạnh là bàn trà, còn người vợ đứng cạnh ấm nước siêu tốc đang đun. Khi nước sôi, người phụ nữ đột nhiên nhấc bình, trút nước lên đầu người chồng. Anh đau đớn, giãy giụa, lấy tay che đầu. Lúc này, người phụ nữ hốt hoảng, bỏ chạy.Người vợ đổ nước sôi lên đầu chồng gây sốc ở Trung Quốc (Ảnh cắt từ clip: Weibo).Bạn thân của người chồng cho biết, nạn nhân bị bỏng nặng phần đầu và tay, đang phải trải qua một cuộc phẫu thuật ghép da.Sau vụ việc, người chồng đã đệ đơn ly hôn nhưng người vợ từ chối.Mâu thuẫn giữa hai người được làm rõ là xuất phát từ việc người vợ muốn chồng cho tiền để mua nhà cho anh trai. Trước đó, khi công việc kinh doanh của chồng triển tốt, người vợ đã chi 1 triệu NDT cho anh mình. Nhưng giờ đây, công việc không còn suôn sẻ nên người chồng đã từ chối đưa tiền mua nhà cho anh rể. Vì thế, cả hai đã xảy ra tranh cãi.Sau khi đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người đã rất phẫn nộ. Tuy nhiên, khi xem hết đoạn clip, không ít người đã tranh cãi về nguyên nhân dẫn đến hành động của người vợ.Cụ thể, trước khi xảy ra sự việc, người chồng từng tỏ vẻ hung hăng, chửi mắng và đánh đập dã man người vợ. Nhiều người suy đoán rằng, một phần vì quá uất ức nên người vợ đã bột phát hành động dại dột.Việc người chồng đánh vợ rõ ràng là sai trái. Thế nhưng, việc người vợ đổ nước sôi lên chồng cũng là hành vi không thể chấp nhận."Bạo lực gia đình là điều không thể chấp nhận được. Đây là bài học cho các cặp vợ chồng, dù có mâu thuẫn đến mức nào cũng không nên làm tổn thương nhau. Chuyện người chồng đánh vợ đã gây ra hậu quả khôn lường", một cư dân mạng bình luận.
Hàng bột chiên 30 năm của chị em cụ bà ở vậy nuôi nhau
Không lập gia đình, chị em bà Hoa và bà Vân hằng ngày mưu sinh bằng hàng bột chiên. Dù không có con cháu phụng dưỡng, phải tự kiếm tiền dù tuổi đã cao, cả hai vẫn rất lạc quan.
Còn sức còn làmHơn 15h, khu chợ Hòa Bình (quận 5, TPHCM) bắt đầu nhộn nhịp người qua lại. Ở góc đường Bạch Vân sát bên khu chợ, hai chị em bà Lý Lệ Thanh (73 tuổi) và Lý Lệ Hoa lật đật dọn hàng bột chiên, chuẩn bị buổi bán hàng thường nhật.Hàng bột chiên của chị em bà Hoa và bà Thanh (Ảnh: Nguyễn Vy).Gọi là quán nhưng hai cụ bà chỉ có một xe đẩy rong và 3 chiếc bàn nhựa, chồng ghế đặt tạm trên vỉa hè. Tấm biển hiệu đề dòng chữ "bột chiên Hai chị em" là thứ được chú ý nhiều nhất.Tuổi đã lớn, không thể tự mình làm việc nặng nên lúc dọn hàng cả hai phải tập trung, cùng phụ nhau từng chút một, chầm chậm sắp xếp kệ hàng cho ngay ngắn, sạch sẽ. Đây là phần việc cực nhọc nhất mỗi ngày. Tuy nhiên, cả hai chưa từng tỏ vẻ khó chịu, dù việc vất vả hay thực khách khó tính.Khi vị khách đầu tiên bước vào, bà Hoa vội lau mồ hôi chảy ròng ròng, cười thật tươi, mở lời: "Con ăn ở đây hay mang về? Ngồi chờ một chút, bà làm nhanh lắm con nhé".Mỗi phần bột chiên giá 28.000 đồng, có đầy đủ món ăn kèm đủ để lấp đầy chiếc bụng đói. Hễ thấy người khó khăn vào quán, hai chị em bà Hoa đều "lén" xắt nhiều bánh, nhân hơn bình thường một chút.Mọi nguyên liệu đều được chị em bà dậy thật sớm, chọn lựa kỹ càng (Ảnh: Nguyễn Vy).Tại đây, phần lớn người qua lại không lạ gì. Có người đã ăn bánh bột chiên khoảng 10 lần, cũng có người là "bạn hàng quen" suốt 30 năm qua. Những tiểu thương ở chợ khi gọi món sẽ được bà Thanh bưng đến tận nơi."Khu chợ này ai cũng từng ăn bột chiên của hai bà. Tôi ăn từ lúc hàng mới mở bán đến tận bây giờ. Món ăn ngon, giá hợp lý, hai bà cũng đã lớn tuổi rồi, chúng tôi thường ủng hộ", một nữ thực khách chia sẻ.Trong tiếng chiên bột xì xèo, hai chị em bà Hoa vừa làm, vừa nói với nhau đủ chuyện, kể qua lại về những thực khách thường ghé đây ăn và cách làm sao cho món bột chiên ngon hơn hôm qua."Chúng tôi bán ở đây hơn 30 năm rồi, hôm ế hàng thì buồn lắm. Vất vả nhất là lúc trời mưa, nước tạt ướt hết cả người. Nhưng cũng có bữa được nhiều người đến ủng hộ, chúng tôi thấy rất hạnh phúc.Phần ăn có giá 28.000 đồng (Ảnh: Nguyễn Vy).Nhiều người hỏi chúng tôi: "Lớn tuổi như vầy mà phải tự kiếm tiền, có thấy tủi thân, cực nhọc không?". Không thể nói không. Nhưng hai chị em tôi lúc nào cũng lạc quan, cứ còn sức thì còn làm, đồng tiền tự làm ra lúc nào cũng quý", bà Hoa nói.Có nhau là vui rồiChị em bà Thanh, bà Hoa sinh trưởng trong một gia đình gốc Hoa có 5 anh chị em. Anh trai bà đã qua đời, một người chị gái đã lập gia đình. Hiện giờ, bà Thanh, bà Hoa và một người em út sống cùng với nhau trong một căn nhà.Ban ngày, chị Thanh và bà Hoa đi bán bột chiên, còn người em út nhận nhiệm vụ nội trợ, lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa.Hơn 20 năm trước, hàng bột chiên chỉ có bà Hoa đẩy xe đi khắp thành phố. Khi đó, bà Thanh làm công nhân ở nhà máy.Với tính tình ôn hòa, hai chị em bà đều được hàng xóm, thực khách quý mến (Ảnh: Nguyễn Vy). "Lúc đó tôi rủ chị đi bán cùng nhưng chị không chịu. Tính tôi thích kinh doanh, tự do nên một mình bươn chải. Mãi sau này khi thấy tôi quá vất vả, không đủ sức khỏe đẩy xe đi bán nữa, chị mới nghỉ làm ở công xưởng để cùng tôi tìm chỗ đứng bán", bà Hoa kể.Cách làm bột chiên là do ba của chị em bà Hoa chỉ dạy vì ông cũng từng đi bán món ăn này ở khu chợ. Chị em bà Hoa nối nghiệp của ba, mải miết làm việc rồi… quên tính chuyện hạnh phúc đời mình.Hằng ngày, chị em bà kiếm được vài trăm nghìn đồng từ hàng bột chiên. Số tiền không nhiều nhưng cũng đủ để gia đình trang trải qua ngày."Chúng tôi không lập gia đình chắc có lẽ vì không có duyên với ai cả. Nhưng như vậy cũng không sao, chị em nương tựa lẫn nhau mà sống. Chúng tôi chưa từng giận nhau quá 5 phút, luôn chăm nhau như thời còn nhỏ, người này bệnh thì có người kia đi mua thuốc", bà Hoa bộc bạch.Dù phải mưu sinh ở tuổi xế chiều, hai chị em bà vẫn luôn lạc quan (Ảnh: Nguyễn Vy).Nhờ tính tình hòa nhã, chị em bà Hoa nổi tiếng hòa thuận. Hằng ngày, hai chị em bà chẳng ai lệnh cho ai câu nào, cứ thế mọi việc vẫn đâu vào đấy."Không đâu bằng người thân trong gia đình. Cũng sẽ có ngày một trong chúng tôi sẽ phải "rời đi". Cuộc sống lúc ấy sẽ rất buồn, nhưng quan trọng nhất là hiện tại chị em tôi luôn ý thức yêu thương nhau. Ngày xưa cũng hay gây gổ nhưng bây giờ lớn tuổi rồi, càng trân quý tình cảm gia đình hơn", bà Hoa trải lòng.
Người khiếm thị bị quấy rối tình dục nơi làm việc, báo sếp còn bị trừ lương
Nguyễn Minh Hải (29 tuổi, chủ cơ sở massage bấm huyệt khiếm thị Hamy spa tại TPHCM) trăn trở với tình trạng người khiếm thị bị quấy rối tình dục nơi làm việc nhưng không được bảo vệ.
Khách gạ nhân viên massage không được, quản lý phạt nhân viênNguyễn Minh Hải là một người khiếm thị, tốt nghiệp Đại học RMIT ngành quản trị kinh doanh. 3 năm trước, Hải mở một cơ sở massage bấm huyệt khiếm thị tại TPHCM."Mặc dù làm chủ, tôi nhiều lần bị khách hàng quấy rối tình dục", Hải chia sẻ.Tình trạng quấy rối tình dục tại các cơ sở massage bấm huyệt diễn ra khá phổ biến, theo lời Nguyễn Minh Hải. Đáng nói, cả nhân viên nữ lẫn nhân viên nam đều có thể trở thành nạn nhân.Mức độ quấy rối từ vô tình đụng chạm nhiều lần cho đến cố ý đụng chạm chỗ nhạy cảm, nói chuyện khơi gợi chủ đề tình dục, gạ gẫm bán dâm trực tiếp tại cơ sở massage hoặc xin số điện thoại và gạ gẫm sau đó.Hải cho biết, phần lớn các trường hợp, nhân viên massage khiếm thị không dám phản ứng khi khách động chạm. Thay vào đó họ cố gắng né tránh một cách khéo léo trong khả năng.Họ sợ mất lòng khách, sợ khách phàn nàn với quản lý hoặc chủ, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ bị trách phạt, trừ lương, thậm chí đuổi việc.Hải kể câu chuyện thực tế từ chính nhân viên của mình. Cô gái đó có chồng cũng là người khiếm thị. Hai vợ chồng làm việc chung tại một cơ sở massage trước khi chuyển tới chỗ Hải.Hôm đó, cô bị khách chốt cửa phòng định thực hiện hành vi xấu. May mắn, một đồng nghiệp đi ngang qua kịp thời ngăn lại. Cô và đồng nghiệp báo quản lý. Kết quả là cô bị trừ lương vì khách đánh giá kém. "Quản lý cơ sở massage có thể biết lẽ phải thuộc về nhân viên của mình. Nhưng thay vì bảo vệ nhân viên, họ bảo vệ khách, vì lợi ích cá nhân. Thậm chí, có trường hợp chủ cơ sở cũng là người khiếm thị nhưng đồng thuận cho khách hàng quấy rối tình dục nhân viên của mình", Hải nói.Cơ sở massage của Hải dù đặt ra nhiều quy định để ngăn ngừa tối đa tình trạng khách quấy rối tình dục nhân viên, các vụ quấy rối vẫn xảy ra, đôi khi với chính Hải.Nguyễn Minh Hải (áo trắng, bên phải) cùng nhân viên massage, bấm huyệt cho khách (Ảnh: NVCC)."Tôi có một nhân viên vừa khiếm thị vừa điếc. Theo quy định của tiệm tôi, khách nam không được yêu cầu nhân viên nữ phục vụ. Nhưng hôm đó rất đông khách mà thiếu nhân viên, tôi hỏi bạn đó có thể làm được không và bạn đồng ý. Tuy nhiên, ca của bạn kết thúc muộn nhất. Khi các khách khác đã ra khỏi phòng, chỉ còn khách của bạn, ông ta đã cố tình nắn bóp chỗ nhạy cảm của bạn. Bạn vùng chạy ra báo lễ tân, lập tức người khách nổi nóng, la lối om sòm, đổ ngược bạn ấy vu oan, thậm chí còn đòi đánh bạn nữa.Khi thấy chúng tôi kiên quyết bảo vệ nhân viên, người khách đó mới chịu rời đi", Hải chia sẻ.Hải nói thêm, chính anh từng bị khách hàng thuộc giới LGBT quấy rối như sờ mó, nắn mông. Kinh nghiệm của anh, có khi có thể cảnh cáo, còn khách đi giới hạn, anh sẵn sàng ra tay phòng vệ bản thân. Đỉnh điểm một lần, Hải bị khách sờ mó ngay tại cầu thang. Anh phản ứng lại khiến khách ngã. Khi cơ quan sở tại đến giải quyết, họ dàn hòa với lý do "những chỗ như thế này thì tránh sao được". Học cách làm kẻ quấy rối tình dục hài lòng?Nguyễn Minh Hải cho biết, người khiếm thị gần như không được bảo vệ khi bị quấy rối tình dục, một phần vì họ thuộc nhóm yếu thế, bị phân biệt đối xử, một phần họ không nhìn thấy được để nhận diện, "ghi" lại bằng chứng bằng mắt thường. Đồng thời, rất nhiều người trong số họ không được học hành, hiểu biết hạn chế, thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân.Nguyễn Minh Hải mở cơ sở massage của người khiếm thị được 3 năm (Ảnh: NVCC).Lý do quan trọng khác là nghề massage vẫn chịu nhiều định kiến xã hội. Nhân viên massage bị chính khách hàng coi thường. Do đó, khách hàng không ngại động tay, động chân, có những hành động khiếm nhã và xem đó là chuyện bình thường."Để duy trì công việc kiếm sống, có những người khiếm thị phải học cách làm kẻ quấy rối tình dục mình hài lòng. Nhiều nhân viên khiếm bị phải xem việc bị quấy rối là... một việc bình thường", Hải ngậm ngùi.Hải nói, anh chia sẻ những câu chuyện này với mong muốn cộng đồng, dư luận quan tâm hơn tới các nạn nhân của vấn nạn quấy rối tình dục là người khiếm thị. Sau khi tốt nghiệp đại học RMIT, Hải được nhiều tổ chức phi chính phủ mời làm việc nhưng anh chọn kinh doanh cơ sở massage bấm huyệt khiếm thị để hỗ trợ cộng đồng của mình trong bối cảnh người khiếm thị thiếu thốn môi trường làm việc an toàn. 
Nỗi khổ sống cùng xú uế của người dân ở "con hẻm chó thả rông"
Nhiều lần bị đàn chó của hàng xóm rượt đuổi hay trước cửa nhà luôn bị "rải mìn", người nhà chị Nhung đành tự nhắc nhau luôn phải chú ý.
Ám ảnh chó thả rông7h, như thường lệ, Hồng Nhung (25 tuổi, ngụ tại một con hẻm trên đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, TPHCM) ra khỏi nhà để đến cơ quan làm việc. Vừa mở cửa, mùi nước tiểu, phân chó xộc thẳng vào mũi, chị lại phải nín thở, suýt ói.Gia đình chị Nhung ám ảnh khi mỗi ngày đều bị tra tấn bởi xú uế từ vật nuôi của hàng xóm (Ảnh: Nhân vật cung cấp)."Sáng nào cũng thế, mở cửa ra là phải ngửi mùi hôi, nhìn phân chó. Nhiều lần tôi vô tình giẫm "mịn" mà không hay biết, kết quả là hôm đó cả cơ quan… bốc mùi. Chuyện này khiến tôi thấy rất xấu hổ, ức chế lắm mà không biết phải làm sao", chị Nhung nói.Hơn nữa, mỗi ngày ra khỏi nhà trong tình trạng này, bữa ăn sáng cũng thành vật vã. Nhiều lần thấy tận mắt người chủ sống ở hẻm khác còn dắt chó qua hẻm nhà mình cho vật nuôi phóng uế, chị Nhung tỏ thái độ.Nhưng rồi mọi chuyện vẫn đâu vào đấy."Từ nhà tôi ra đường lớn có 2 lối đi. Con hẻm lớn, dễ đi thì lại đầy "bom, mìn", sặc mùi xú uế, tôi thường phải lái xe máy cố len lỏi trong con hẻm nhỏ còn lại để tránh", chị Nhung bức xúc.Không chỉ chịu cảnh môi trường sống mất vệ sinh, chị Nhung chia sẻ, gia đình chị còn phải nhắc nhở nhau phải cẩn thận, đi ra ngõ phải mang theo gậy hoặc đứng cách xa ít nhất nửa mét khi băng ngang nhà hàng xóm có nuôi chó. Mỗi lần đi ngang căn nhà này, chị Nhung lại phải nín thở, chạy cho nhanh vì mùi hôi kinh khủng.Những con chó không được rọ mõm, thả rông nằm ngay trên lối qua lại của người đi bộ (Ảnh: Nguyễn Vy)."Họ không hề rọ mõm hay xích chó lại. Tôi nhớ mãi lần con chó sủa dữ dội, nhảy chồm tới vồ lấy khi tôi chạy xe đi ngang qua. Giật mình, luống cuống suýt ngã nhưng may mắn lần đó tôi né được", chị Nhung kể.Không được may mắn như vậy, người thân của Trúc Phương (21 tuổi, ngụ tại một con hẻm ở đường Tôn Đản, quận 4) đã bị chó hàng xóm cắn trong trường hợp tương tự."Dù bị chó hàng xóm cắn nhưng cô của tôi chỉ được chủ chó đền tiền đi chích ngừa mũi đầu tiên. Những mũi tiêm phòng sau đó họ không đồng ý đưa tiền, cô tôi phải tự lo, để bảo vệ tính mạng bản thân", Phương bức xúc.Chó thả rông, chạy trên đường Lý Thái Tổ (quận 1, TPHCM) (Ảnh: Nguyễn Vy).Hơn nữa, Phương bộc bạch người thân của mình cũng ngán ngẩm khi hàng xóm liên tục thả rông chó, để chúng phóng uế bừa bãi ngay trước hàng ăn của gia đình."Cô tôi kinh doanh đồ ăn sáng. Mỗi buổi sáng, hàng xóm sẽ thả 3 con chó chạy quanh hàng ăn và đi vệ sinh ngay tại đó. Khách đến mua thức ăn nhiều lúc họ rất khó chịu và cũng có không ít người đến mua một lần rồi không quay lại nữa", chị Phương thở dài, nói.Rủi ro với người già, trẻ nhỏ Chi cục Chăn nuôi và Thú y TPHCM cho hay đến nay, thành phố có 59 đội chuyên trách bắt chó thả rông gồm: 5 đội ở TP Thủ Đức; 2 đội ở quận 1; 1 đội ở quận 6; 10 đội quận 7; 2 đội quận 10; 11 đội quận 12; 12 đội quận Gò Vấp; 1 đội quận Bình Thạnh; 7 đội huyện Cần Giờ; 6 đội ở Củ Chi; 2 đội ở Hóc Môn. Theo đó, chó thả rông sẽ bị tạm giữ ở một địa điểm cách xa khu dân cư. Nếu người chủ muốn nhận lại chó thì phải đến UBND phường, xã nộp vi phạm hành chính và cam kết không tái phạm, để chó chạy rông.Những chú chó được xích tạm bợ mà không được rọ mõm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Được biết, mức phạt sẽ là 400.000 đồng với lỗi thả rông cho và 1,5 triệu đồng nếu không rọ mõm. Nếu chó chưa được tiêm phòng dại, người chủ sẽ bị phạt thêm 1,5 triệu đồng.Sau 48 giờ, trong trường hợp không có người đến nhận chó, lực lượng chức năng sẽ xử lý theo quy định.Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên Dân trí, trong các con hẻm nhỏ trên địa bàn thành phố như ở quận 4, quận 10… nhiều vật nuôi vẫn được thả rông, không có rọ mõm và phóng uế bừa bãi ở không gian công cộng."Gia đình tôi chưa nghe tin có đội bắt chó này trên địa bàn quận, chắc khó làm ở các ngõ hẻm. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm thêm hoạt động tại khu vực để cuộc sống của người dân trên địa bàn tốt hơn", chị Hồng Nhung chia sẻ.Dù trên địa bàn có 2 đội bắt chó, chị Hồng Hoa (ngụ quận 10) cho hay, những con chó thả rông, không rọ mõm ở hẻm mình sinh sống vẫn "nhởn nhơ"."Hi vọng đội bắt chó sẽ rà soát nhiều ở các con hẻm để xử lý tình trạng này. Trong hẻm không ít nhà có trẻ em, người già, chúng tôi càng lo lắng khi nhiều chủ chó thiếu trách nhiệm, không tuân thủ các quy định an toàn khi nuôi thú cưng", chị Hoa nói.*Tên nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu
Cụ ông để lại 10,3 tỷ đồng cho người bán trái cây, sự thật hé mở bất ngờ
Một cụ ông 87 tuổi ở Trung Quốc viết di chúc, để lại tài sản trị giá 10,3 tỷ đồng cho một người bán trái cây. Việc gia đình cụ ông phẫn nộ với quyết định của người thân cũng gây tranh cãi...
Năm 2019, tại Thượng Hải (Trung Quốc), sự việc về một người đàn ông họ Mã (87 tuổi) để lại tài sản cho anh Du, người bán trái cây không máu mủ ruột già, đã khiến dư luận xôn xao, tranh cãi. Đến nay, câu chuyện ấy một lần nữa được "đào xới" lại, khiến không ít người bất ngờ về sự thật đằng sau.Ông Mã, cụ ông để lại tài sản hơn 10 tỷ đồng cho người bán trái cây (Ảnh: The Paper).Ông Mã quen anh Du nhiều năm trước. Vợ của ông Mã đã qua đời, con trai ông thì mắc bệnh tâm thần. Vì thế, khi tuổi đã già, không có việc gì làm và luôn cảm thấy cô đơn, ông Mã đã thường xuyên ghé hàng trái cây và trò chuyện với gia đình anh Du.Khi con trai đột ngột qua đời, ông Du đã rất bối rối vì những người thân trong gia đình đều từ chối đến giúp ông tổ chức tang lễ. Ông Mã có 6 chị gái và nhiều cháu, nhưng chỉ có anh Du, một "người dưng", là sẵn sàng giúp ông.Có lần ông Mã bị ngã, hôn mê tại nhà, anh Du chính là người tìm thấy và đưa ông đến bệnh viện. Thấy ông không có ai chăm sóc, anh Du đã tranh thủ bán hàng vào buổi sáng, còn tối về chăm sóc ông cụ.Trong khoảng thời gian này, ông cụ đã mời anh Du và vợ, 3 đứa con rời căn nhà chật hẹp đến sống cùng mình. Gia đình anh Du hằng ngày nấu cơm, dọn dẹp và chăm sóc ông Mã như những người thân trong gia đình.Ông Mã và gia đình anh Du chung sống như người thân trong nhà (Ảnh: The Paper).Bỗng một ngày, ông Mã đã đến Văn phòng Công chứng Thượng Hải để ký "thỏa thuận thừa kế và quyền nuôi con", viết di chúc để lại tài sản 3 triệu NDT (tương đương 10,3 tỷ đồng) cho anh Du. Ông Mã còn chọn anh Du làm người giám hộ cho mình khi ông còn tỉnh táo.Sự việc này đã khiến dư luận Trung Quốc xôn xao. Ngay sau đó, người thân của ông Mã cũng hay tin và tìm đến.Họ đã rất tức giận khi bị đồn là vô tâm, thờ ơ với ông Mã và giải thích rằng không có chuyện họ bỏ mặc ông ở bệnh viện khi ông bị ngã. Lúc đó, họ đã tìm đến bệnh viện nhưng khi tới nơi, ông Mã đã được anh Du đưa về nhà."Chúng tôi rất sốc trước việc ông Mã trao lại tài sản cho anh Du, nhưng chúng tôi không phản đối chuyện đó", một người cháu gái của ông Mã nói.Gia đình ông Mã muốn giành lại quyền giám hộ từ anh Du (Ảnh: The Paper).Tuy nhiên, không lâu sau, họ đã đâm đơn kiện và muốn giành lại quyền giám hộ ông Mã. Người thân của ông Mã cho rằng ông bị mắc bệnh Alzheimer và gia đình anh Du chỉ đang lợi dụng điều đó để nhắm đến tài sản của ông.Trước sự việc này, Tòa án nhân dân quận Bảo Sơn, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã mở vụ án điều và ra phán quyết xác định ông Mã là người không có năng lực hành vi dân sự.Thế nhưng, ông Mã vẫn khẳng định rằng mình còn tỉnh táo khi đến văn phòng công chứng. Anh Du cũng nêu quan điểm, bản thân không cần tài sản của ông Mã, chỉ hi vọng gia đình có thể đến chăm sóc ông thường xuyên hơn như đã hứa.
Xóm dân cư không nhà ai có điều hòa, nóng 40 độ vẫn "khỏe re"
Khu chợ nổi Tân Thuận trên đường Trần Xuân Soạn, TPHCM là nơi sinh sống và buôn bán của nhiều thương hồ. Cao điểm nắng nóng, họ cũng không cần máy lạnh, thậm chí là quạt vì trên ghe rất thông thoáng.
Sống quen là "ghiền"Hơn 13h, thương hồ sống trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TPHCM) bắt đầu giờ nghỉ trưa. Có người mắc võng ngay trên ghe để ngủ, người thì tranh thủ lúc vắng khách, thong thả soạn hàng. Dọc con đường này, dưới nước là những chiếc ghe đậu san sát nhau, còn trên bờ là sạp trái cây của các thương hồ.Chiếc ghe cập sát bờ kênh Tẻ của các thương hồ (Ảnh: Nguyễn Vy).Mọi sinh hoạt của họ đều diễn ra trên ghe, không khác gì cuộc sống trong những ngôi nhà trên bờ.Bà Nguyễn Thị Mai Liên (45 tuổi) ngồi gọt quả mít còn nguyên vỏ, tách từng múi, xếp ngay ngắn vào hộp, chờ người đến mua. Bà Liên mưu sinh dưới nắng nóng ở TPHCM (Ảnh: Nguyễn Vy).Liên tục quẹt vội mồ hôi ướt đẫm trán, bà Liên nhăn mặt nói: "Mấy ngày nay nóng quá, ngồi bán hàng ngoài trời lâu cũng thấy chóng mặt. Thỉnh thoảng tôi phải buông tay, chui xuống ghe tránh nóng một lát".Bà Liên đã sống trên chiếc ghe cập sát bờ kênh Tẻ từ 13 năm trước. Chiếc ghe của gia đình bà Liên có 2 gian, chia làm khu vực trên và dưới. Mỗi mùa nắng nóng, "lầu" trên có phần oi bức hơn, nhưng "tầng trệt" vô cùng thông thoáng, mát mẻ.Gian dưới của ghe có thể tránh nóng, ở sát mặt nước nên vô cùng thông thoáng, mát mẻ (Ảnh: Nguyễn Vy).Dù trên ghe có sẵn quạt nhưng bà ít khi bật, một phần là do gió thổi từ sông đã đủ mát mẻ, một phần vì gia đình muốn tiết kiệm điện. Bà Liên cười xòa "những thương hồ ở đây cả đời… không cần lắp máy lạnh"."Ở đây chúng tôi muốn dùng điện thì phải nối nhờ dây điện từ nhà dân xuống ghe. Nước dùng hằng ngày cũng thế, gia đình cũng nối đường ống từ nhà dân dẫn nước xuống, mỗi tháng chia tiền ra đóng", bà Liên nói.Anh Nhơn, thương hồ trên đường Trần Xuân Soạn, nối dây dẫn nước từ nhà dân xuống ghe (Ảnh: Nguyễn Vy).Cách đó không xa, chị Phượng (43 tuổi), thương hồ trên đường Trần Xuân Soạn, cũng đang tranh thủ nghỉ ngơi. Chỉ tay về phía chiếc ghe của mình, chị Phượng cho biết, TPHCM vào cao điểm mùa khô nóng, gia đình chị lắp thêm máy phun sương trên phần mái tôn của chiếc ghe.Lúc này, shipper (người giao hàng) gọi điện, đứng sẵn tại căn nhà đối diện sạp hàng của chị Phượng.Vẫy tay ra hiệu cho shipper sang đường, đến chỗ của mình, chị Phượng vừa nhận hàng vừa nói: "Sống trên ghe làm gì có địa chỉ nhà, muốn mua hàng online (trực tuyến) thì phải đặt nhờ địa chỉ nhà hàng xóm".Nhiều thương hồ cũng tranh thủ mùa nắng nóng, kinh doanh bình nước lọc, mỗi ngày có thể giao 50-60 bình (Ảnh: Nguyễn Vy).17 tiếng trần mình làm việc mỗi ngàyNgười phụ nữ này kể, trước đây từ quê nhà Bến Tre, vợ chồng bà quyết định sắm chiếc ghe, tiến thẳng đến TPHCM.Thời gian đầu, vì chưa quen với cuộc sống lênh đênh sông nước, bà Liên bộc bạch: "Sống trên ghe nếu không quen sẽ thấy rất vất vả, vì sinh hoạt thiếu thốn, bất tiện đủ thứ.Trời mưa, nước tạt vào "nhà", mùa gió chướng từ bề... thông thống. Nhưng ở lâu rồi quen, rồi trở nên "ghiền". Sống trên sông nước thoải mái, mát mẻ, lại không tốn nhiều tiền thuê trọ, cảm giác rất tự do".Cuộc sống trên ghe đối với bà Liên là tuyệt đối thoải mái, tự do (Ảnh: Nguyễn Vy).Bà Mai Liên cho hay, 5h mỗi ngày, các thương hồ tại đây đã thức giấc, chuẩn bị cho ngày mới. Mãi đến 22h, họ mới dọn hàng, chính thức nghỉ ngơi.Theo bà Liên, việc kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Vào mùa nắng, dù hơi vất vả nhưng mỗi ngày bà vẫn kiếm được vài trăm nghìn đồng, dành dụm nuôi con.Nhưng mỗi khi triều cường dâng, đường Trần Xuân Soạn ngập, các thương hồ vừa không buôn bán được, vừa phải ngâm mình trong nước suốt 17 tiếng."Riết rồi cũng quen, không chịu được rồi cũng thành chịu được. Cuộc sống mà, mỗi người một phận, một nghề, muốn kiếm tiền thì phải chấp nhận", bà Liên trải lòng.Thương hồ nghỉ ngơi trên ghe giữa ngày nắng nóng cao điểm tại Sài Gòn, thậm chí không cần đến quạt điện (Ảnh: Nguyễn Vy).Thấu hiểu nỗi mưu sinh vất vả, bà Liên dặn lòng phải cố gắng kiếm thật nhiều tiền, cho 2 con đến trường không thiếu buổi nào. Đối với bà, vợ chồng cơ cực để tương lai các con tốt hơn.Vì thế, mỗi khi có ai bàn đến các tuyển sinh, điểm chuẩn hay phương thức thi ở các trường đại học, bà Liên luôn chỉ rành rẽ, vì đã tìm hiểu rất kỹ.Nói đến đây, bà chợt trầm ngâm."Sống ở ghe thích thật. Nhưng nếu trúng số, bản thân tôi cũng ước mua được căn nhà phố. Tôi chịu được vất vả nhưng bản thân lại muốn các con được sống đầy đủ, ổn định như những người khác", bà Liên cười.
Thu nhập 100 triệu đồng/tháng, nhịn sinh con thứ 2 vì sợ không đủ tiền nuôi
Chị Hoàng Phương Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) quan niệm, đã sinh con phải lo cho con điều kiện tốt nhất. Do đó, chị chưa dám sinh con thứ hai, dù thu nhập của hai vợ chồng đạt 100 triệu đồng/tháng.
Thu nhập 100 triệu, cuối tháng không mua nổi chỉ vàngChị Thảo làm việc tại một công ty chứng khoán, thu nhập dao động quanh mức 45 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm nhân viên IT, lương thực tế 55 triệu đồng/tháng. Anh chị đã có căn chung cư tại Hà Nội, được thừa kế từ bố mẹ chồng.Dù tổng thu nhập mỗi năm hơn 1 tỷ đồng, chị Thảo cho biết chưa có khoản tiết kiệm nào đáng kể.Con trai chị Thảo 7 tuổi, đang học lớp 2 một trường quốc tế. Học phí, tiền ăn bán trú, xe đưa đón và các chi phí học tập khác ở trường khoảng 25 triệu đồng/tháng. Chị Thảo cho con học thêm piano 2 buổi/tuần hết 1,6 triệu đồng/tháng, học bóng rổ 2 buổi/tuần hết 1,2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra chị mua vé bơi cho con 1,2 triệu đồng/tháng, mua sách truyện 500.000 đồng/tháng. Tổng chi phí dành riêng cho con là 29,5 triệu đồng/tháng.Số tiền này chưa bao gồm tiền phát sinh như chi phí đi thi đấu thể thao, chi phí tham gia các cuộc thi toán, tiếng Anh qua mạng, tiền quỹ lớp, chi phí đi dã ngoại với lớp con, chi phí cho con đi chơi cuối tuần…Chị Thảo ước tính, tiền đầu tư học hành, vui chơi, ăn uống, bồi bổ cho con hàng tháng vào khoảng 40 triệu đồng, gần hết phần lương của chị.Với số tiền 60 triệu còn lại, chị Thảo chi tiêu như sau: Ăn uống sinh hoạt của gia đình 10 triệu đồng, chi phí tiện ích (điện, nước, internet, phí chung cư, phí gửi xe ô tô…) 5 triệu đồng, xăng xe ô tô của hai vợ chồng 6 triệu đồng, đồ gia dụng 2 triệu đồng, biếu bố mẹ hai bên 4 triệu đồng, quần áo tư trang 2 triệu đồng, mỹ phẩm 1 triệu đồng, tập pilates 1 triệu đồng, spa 1 triệu đồng, thuốc bổ của cả gia đình 500.000 đồng, chi phí ngoại giao (hiếu hỉ, sinh nhật, tiếp khách…) 3 triệu đồng.Còn dư hơn chục triệu đồng mỗi tháng, chị Thảo bỏ vào tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, mỗi năm gia đình chị đưa bố mẹ hai bên đi du lịch 2 lần, mỗi lần hết 25-30 triệu đồng. Do đó, tài khoản tiết kiệm chẳng còn là bao."Ai cũng nghĩ con số 100 triệu đồng lớn lắm. Nhưng gia đình 2 vợ chồng 1 đứa con sống ở Hà Nội thì cuối tháng vẫn không mua nổi chỉ vàng tiết kiệm.Hiện tại vợ chồng tôi tự thấy đã chi tiêu hợp lý. Nếu phải cắt giảm thì không biết cắt giảm chỗ nào. Tôi không dùng đồ hiệu, chồng tôi không ăn nhậu. Con tôi không học những bộ môn của nhà giàu như chơi gofl, không học thêm các môn văn hóa. Đưa ông bà đi du lịch cũng không resort, khách sạn hạng sang. Chồng và con đều rất muốn tôi sinh thêm em bé. Nhưng bản thân tôi phân vân. Nếu sinh con, chúng tôi sẽ không lo được cho con những điều kiện tốt như con trai đầu. Thậm chí có thể phải chuyển trường cho con về trường tư thục giá rẻ. Đó là điều mà tôi không nỡ", chị Thảo nói."Bố mẹ nào cũng muốn dành cho con cái điều kiện phát triển tốt nhất. Càng thu nhập cao, các gia đình càng hướng đến những lựa chọn hàng đầu, chi tiêu mạnh tay vào giáo dục với mong muốn tương lai của con sẽ đạt tới những nấc thang cao hơn nữa trong xã hội.Do đó, việc một gia đình lương 100 triệu đồng nhưng tiêu gần 1 nửa nuôi 1 đứa con và không còn ngân sách dự trữ là điều bình thường tại thành phố lớn như Hà Nội", chị P.T.T., một chuyên viên tài chính xin được giấu danh tính, chia sẻ.Chị P.T.T. dẫn chứng chính trường hợp của mình: "Gia đình tôi thu nhập khoảng 120 triệu đồng mỗi tháng, nuôi con 2 đứa con học chương trình song ngữ vẫn thấy chật vật".Nuôi con kiểu người giàu hay người nghèo?Trẻ em tham quan, trải nghiệm cùng gia đình tại Sa Pa (Ảnh: Hoàng Hồng).Ở góc nhìn khác, chị Phạm Thị Thu Hường (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng điều kiện tốt nhất dành cho một đứa trẻ không phải là trường quốc tế và các dịch vụ cao cấp trong sinh hoạt."Sự chăm sóc, yêu thương, dành thời gian ở bên con mới là yếu tố then chốt tạo ra cuộc sống chất lượng cho đứa trẻ", chị Hường nêu ý kiến cá nhân.Không phủ nhận vai trò của tài chính trong việc nuôi dạy con cái, song chị Hường khẳng định, có nhiều cách thức để những bậc cha mẹ thu nhập chỉ bằng 1/5 gia đình chị Hoàng Phương Thảo vẫn đủ khả năng "nuôi con khỏe, dạy con giỏi, dưỡng con lương thiện"."Nhìn những đứa trẻ học trường quốc tế nói tiếng Anh như Tây, cao lớn, khỏe mạnh, tự tin, hoạt bát trong cuộc sống, đi du học sớm…, bố mẹ nào cũng mơ ước con của mình sẽ được như vậy. Tuy nhiên, đó không phải là những hình mẫu duy nhất để hướng đến.Rất nhiều đứa trẻ chỉ học trường làng vẫn giỏi ngoại ngữ, tự tin, giỏi làm việc nhà, khả năng thích nghi cao, biết yêu thương gia đình, có những mối quan hệ bạn bè lành mạnh, tự lập trong học tập, có mục tiêu cá nhân.Không thể so sánh đứa trẻ nào tốt hơn, càng không thể biết đứa trẻ nào sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn trong tương lai.Các cụ có câu, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Sinh thêm một đứa trẻ là phát sinh thêm áp lực nuôi dưỡng. Nhưng ai cũng sẽ có cách. Nuôi con kiểu người giàu hay nuôi con kiểu người nghèo đều có những đứa trẻ tuyệt vời nếu được yêu thương", chị Hường nói.Báo cáo của tổ chức tư vấn và nghiên cứu toàn cầu về giáo dục quốc tế ISC Research (Anh) tháng 2/2024 cho biết chi tiêu cho giáo dục tại Việt Nam tăng mạnh với 47% chi tiêu hộ gia đình ở các thành phố lớn là dành cho giáo dục. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, Hà Nội tiếp tục là địa phương có chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) đắt đỏ nhất cả nước năm 2023. Nhiều nhóm hàng, dịch vụ của Hà Nội cao nhất trong 63 tỉnh thành như nhóm hàng thời trang gồm may mặc, giày dép, mũ nón, nhóm dịch vụ văn hóa, giải trí, du lịch, ăn uống, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình. Riêng nhóm dịch vụ giáo dục, mức giá ở Hà Nội thấp hơn TPHCM.
Khách Tây đưa nhầm tờ 500.000 đồng, phản ứng tài xế ở Hà Nội làm "dậy sóng"
Thấy khách Tây đưa nhầm mệnh giá tiền, phản ứng của tài xế taxi Nguyễn Toản đã khiến cư dân mạng bất ngờ và nhận được "bão" lời khen.
Ngày 13/4, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh hai khách nước ngoài trả tiền taxi cho một tài xế. Lúc này, hai khách Tây đưa nhầm mệnh giá tiền. Phản ứng của tài xế taxi ngay sau đó đã khiến cư dân mạng "dậy sóng".Thấy khách đưa nhầm mệnh giá tiền, tài xế taxi liền giải thích và trả lại (Nguồn TikTok: Toản taxi đi là đến).Tài xế taxi trong đoạn clip, anh Nguyễn Quốc Toản (32 tuổi, ngụ tại TP Hà Nội), cho hay sự việc xảy ra vào vài ngày trước, trên chuyến xe do anh cầm lái.Theo đó, anh có nhận chở hai hành khách là người nước ngoài từ khách sạn đi bảo tàng, với chặng đường khoảng 3 km. Khi đến nơi, đồng hồ hiện giá 40.000 đồng.Tuy nhiên, một trong hai vị khách vì không rành mệnh giá tiền Việt Nam nên đã đưa tờ 500.000 đồng và định mở cửa rời đi.Lúc này, anh Toản nhanh chóng níu hai vị khách lại và giải thích bằng tiếng Anh: "Không phải 400.000 mà là 40.000 đồng". Một lúc sau, hai vị khách mới hiểu và đưa lại đúng mệnh giá tiền.Sau đó, anh Toản còn kiên nhẫn giải thích những mệnh giá tiền khác nhau để hai vị khách không nhầm lẫn nữa. Hành động của anh Toản đã khiến hai du khách cảm kích và vui vẻ rời đi."Tôi làm nghề này đã 10 năm và thường xuyên gặp những chuyện tương tự. Du khách họ không biết nên thường đưa nhầm mệnh giá tiền. Bản thân tôi thấy việc trung thực như vậy là điều bình thường và rất nên làm. Mỗi lần như vậy, thấy khách hàng cảm ơn mình rối rít, tôi cũng thấy rất vui", anh Toản nói.Theo anh Toản, hiện tại có nhiều tài xế xe dù chặt chém, hét giá gây mất cảm tình trong mắt khách du lịch. Điều đó càng thôi thúc, nhắc nhở anh phải luôn thân thiện, trung thực với khách hàng để làm đẹp hình ảnh người dân Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài.Bản thân anh cũng thường xuyên nhắc nhở du khách chỉ bắt những chuyến taxi chính hãng, tuyệt đối không đi lên xe dù không rõ danh tính.Nam tài xế chia sẻ, anh phải làm việc 12 tiếng/ngày. Để gắn bó với công việc suốt 1 thập kỷ, anh Toản cho hay tài xế ngoài tố chất trung thực, cần có sự kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực cao."Làm nghề này được gặp nhiều người, có nhiều kỷ niệm vui, buồn lẫn lộn. Quan trọng nhất là mình phải biết cách chịu đựng, bỏ qua và làm tốt nhiệm vụ của bản thân", chàng trai bộc bạch.Đoạn clip đã thu hút gần nửa triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt tương tác. Nhiều người bất ngờ trước phản ứng của anh Toản và dành nhiều lời khen ngợi cho anh.Tài khoản A.D. bình luận: "Rất tuyên dương hành động của anh tài xế! Nếu hai vị khách không may gặp người xấu thì có lẽ đã bị mất tờ 500.000 đồng mà bản thân cũng không hay biết".Tài khoản L.K. bày tỏ: "Ngưỡng mộ bác tài quá. Nếu tài xế lấy tờ 500.000 đồng đó, du khách thời điểm ấy có thể không biết nhưng khi về nhà họ sẽ phát hiện. Nhờ những người như bác tài, du lịch Việt Nam mới phát triển được".
Nam công nhân trúng số hơn 4 tỷ đồng nhờ ngày sinh của người yêu cũ
Chọn năm sinh của bạn gái cũ để mua vé số, chàng trai tại Thái Lan đã trúng giải hơn 4 tỷ đồng.
Dư luận tại Thái Lan đang xôn xao câu chuyện về một chàng trai trúng số nhờ chọn mua vé có ngày sinh của bạn gái cũ. Chàng trai trúng số hơn 4 tỷ đồng nhờ năm sinh của bạn gái cũ (Ảnh: MGR online).Theo đó, chàng trai Chamlong Ruamsanthia (40 tuổi, quê tỉnh Phetchabun, Thái Lan), nhân viên của một nhà máy điện tử. Thu nhập từ công việc không cao nên Chamlong luôn ý thức phải tiết kiệm và cố gắng tích cóp để mua được một căn nhà. Thế nhưng, anh vẫn bị bạn gái chia tay vì bản thân quá nghèo.Đau buồn vì chuyện tình này, Chamlong vẫn cố gắng sống tích cực. Hằng ngày, anh thường đạp xe ra chợ để mua thức ăn. Hôm 13/12/2021, anh ghé qua hàng vé số để thử vận may.Lúc ấy, anh vô thức mua thử số có ngày sinh bạn gái cũ và không hề có linh cảm rằng mình sẽ trúng. Cầm 2 tờ vé số có giá 200 baht (hơn 130.000 đồng) về nhà, anh không ngờ rằng mình đã trúng giải thưởng 6 triệu baht (hơn 4 tỷ đồng).Chamlong không hiểu sao đến nay câu chuyện của mình lại được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội, dù sự việc đã qua 3 năm. Chàng trai cho biết, mặc dù trúng số tiền lớn nhưng anh không tiêu xài hoang phí mà trả khoản thế chấp 1,5 triệu baht để mua nhà, số còn lại thì gửi vào ngân hàng. Chàng trai cũng không có ý định nghỉ việc ở nhà máy mà sẽ tiếp tục lao động và tích cóp."Tôi đã làm ở đây 8 năm nên không có chuyện từ bỏ công việc này", Chamlong nói.
Nữ nhân viên công sở hoảng sợ khi bị trưởng phòng "cưỡng hôn" giữa đường
Vào thử việc tại một công ty ở Hà Nội chưa được 1 tuần, Tuệ Lâm sốc khi bị trưởng phòng cưỡng hôn giữa phố. Ngay lập tức, cô gái gửi đơn báo nghỉ việc.
"Cưỡng hôn" theo đúng nghĩa đenCách đây 1 tuần, Tuệ Lâm (25, ở Hà Nội) vui mừng nhận tin trúng tuyển cả 2 công ty trong cùng một thời điểm. Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, cô chọn làm nhân viên phòng hành chính, nhân sự, mảng lương và phúc lợi.Bước chân vào công ty, nữ nhân viên trẻ mừng thầm trong bụng khi làm việc với trưởng phòng 9x trẻ trung, nhiệt huyết. Chính vì vậy, trong tháng đầu tiên thử việc, Tuệ Lâm tự hứa nỗ lực hết sức để được nhận vào làm chính thức.Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên, cô gái phải xin nghỉ 2 ngày vì ốm nặng. Trong thời gian này, cô liên tục được người quản lý trao đổi công việc, hỏi thăm tình hình sức khỏe.Cảm động về một người quản lý tận tình, Tuệ Lâm mong muốn gắn bó lâu dài với công ty và coi nam trưởng phòng là người tin cậy, có thể giúp cô học hỏi kiến thức, kinh nghiệm khi làm nghề.Tuệ Lâm bất ngờ bị đồng nghiệp cưỡng hôn trên phố (Ảnh minh họa: AI).Mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ, cho đến khi bữa tiệc liên hoan vào thứ bảy tuần trước kết thúc. Tàn tiệc lúc 18h, nam trưởng phòng này ngỏ ý nhờ Tuệ Lâm đưa về vì không có phương tiện di chuyển.Dù miễn cưỡng, song Tuệ Lâm nghĩ rằng người này luôn giúp đỡ tận tình, từ chối cũng bất tiện nên cô gật đầu."Sau đó, tôi chở người quản lý về đoạn Ngã Tư Sở. Dừng xe ở đầu đường, tôi vẫn ngồi trên xe máy, trưởng phòng đứng ở đầu xe nói chuyện một lúc về công việc, kế hoạch sắp tới", Tuệ Lâm kể.Sau đó, người đàn ông này bất ngờ hỏi thăm về tình hình sức khỏe của nữ nhân viên. Anh ta còn đặt tay lên trán, sau đó giữ chặt đầu và hôn Tuệ Lâm rất sâu ngay giữa phố.Cô gái gen Z quá bất ngờ trước hành động đột ngột này, cố gắng mãi mới đẩy được người quản lý này ra."Sau đó, tôi và người này có đôi co với nhau. Trưởng phòng nói do hơi say nên không kiềm chế được bản thân. Còn tôi một mình bỏ về trong trạng thái hoảng sợ", Tuệ Lâm nhớ lại.Xác định hành động quấy rốiSau sự việc đột ngột này, trong đầu Tuệ Lâm chỉ có hai chữ "nghỉ việc". Cô không thể chấp nhận được hành động của nam trưởng phòng và thấy khó lòng có thể tiếp tục làm việc chung trong tương lai.Không chỉ dừng ở đó, người này lại liên tục nhắn tin xin lỗi và giải thích rất nhiều. Song mọi lý lẽ, Tuệ Lâm đều không chấp nhận và cho rằng hành động đó chứng tỏ cô không được tôn trọng.Thứ hai vừa qua, cô nhắn cho trưởng phòng báo nghỉ việc. Vẫn trong thời gian thử việc, nghỉ việc không cần báo trước, song cô gái này có phần áy náy với tổng giám đốc vì quyết định nghỉ đột ngột này."Tôi nghĩ quyết định nghỉ việc của mình là đúng đắn. Nếu tiếp tục làm việc chung, tôi không biết việc gì tồi tệ hơn có thể xảy ra", Tuệ Lâm lo lắng.May thay, cô vẫn còn thời gian quay sang công ty thứ hai đã trúng tuyển. Sau 2 năm đi làm, cô gái đã nếm trải việc bị chính đồng nghiệp trong công ty quấy rối nơi công cộng.Quấy rối tình dục nơi công sở ảnh hưởng đến cuộc sống, việc làm (Ảnh minh họa: Pixabay)Trao đổi về câu chuyện này, TS Hoàng Thị Thu Nhiên, chuyên gia lập trình ngôn ngữ tư duy, hỗ trợ các giải pháp về tâm lý cho biết, hành động của nam trưởng phòng trong sự việc có thể gọi là quấy rối tình dục.Bà Thu Nhiên cho rằng, trước hành động của người trưởng phòng, phản ứng của nữ nhân viên là đúng đắn. Bên cạnh đó, quyết định dừng công việc tại công ty cũng là cần thiết.Bởi, trong quá trình tìm việc, ngoài việc nhà tuyển dụng chọn mình thì người lao động cũng cần lựa chọn đơn vị làm việc, người làm việc cùng."Sếp ở cấp độ trưởng phòng, rất cần xây dựng hình ảnh mà người này hành động vượt quá giới hạn, không đúng chuẩn mực ứng xử giữa nam và nữ cũng như giữa sếp và nhân viên", bà Thu Nhiên bày tỏ quan điểm.Kết quả khảo sát về tình trạng quấy rối tại các nhà máy may ở TPHCM và TP Hải Phòng do Tổ chức ActionAid và Học viện Phụ nữ Việt Nam thực hiện trước đây cho thấy, phần lớn nạn nhân của quấy rối tình dục nơi làm việc là nữ nhân viên. Tuy nhiên, 20% nạn nhân được xác định có thể là nhân viên nam.Nhiều nghiên cứu cho thấy, nam giới hay phụ nữ, khi bị quấy rối tình dục đều có thể gặp tổn thương nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Hành động quấy rối cũng như có thể kéo theo những hậu quả đau lòng khác. (Tên nhân vật được thay đổi)
Bức thư tuyệt mệnh nữ sinh 14 tuổi để lại "đừng gặp nhau ở kiếp sau"
"Kiếp sau mong không gặp lại bố mẹ", dòng chữ trong bức thư tuyệt mệnh của một nữ sinh 14 tuổi ở Trung Quốc khiến nhiều người ngỡ ngàng khi biết những thứ mà cô phải chịu đựng từ gia đình.
Dư luận tại Trung Quốc từng xôn xao câu chuyện một nữ sinh 14 tuổi (ngụ tại quận Nam Hối, Thượng Hải) quyết định quyên sinh, nhảy từ lầu 11 xuống. Cái chết của thiếu nữ gây đau lòng hơn khi nội dung lá thư tuyệt mệnh gửi cho bố mẹ được hé lộ. Cô cũng giao lại 30.000 NDT (khoảng 100 triệu đồng) tiền mừng tuổi đã tích cóp nhiều năm qua.Trong thư tuyệt mệnh, nữ sinh thể hiện quyết định từ bỏ cuộc sống vì không chịu được áp lực từ bố mẹ (Ảnh: Sohu).Sự việc đau lòng xảy ra vào tháng 8/2021 nhưng đến nay, lá thư tuyệt mệnh vẫn được lan truyền và bất ngờ gây xôn xao trở lại vì nội dung nghẹn lòng.Cô gái được sinh ra trong một gia đình có điều kiện. Từ nhỏ, cô đã sống trong sự chu cấp đầy đủ của bố mẹ và được cho là một đứa trẻ rất ngoan ngoãn, vâng lời, học giỏi, lễ phép. Vì vậy, không một ai trong gia đình có thể hiểu được lí do thiếu nữ đưa ra quyết định kết thúc cuộc đời mình, cho đến khi họ đọc được lá thư tuyệt mệnh.Trong lá thư, nữ sinh kể, trong nhiều năm qua, bố mẹ thường xuyên đánh đập, bạo hành cô và xem đó là một cách dạy dỗ bình thường."Lúc bị tát vào mặt là đau nhất, sau đó là mu bàn tay, cánh tay và cuối cùng là ở đùi. Lúc bị đánh bằng dây da hoặc dây điện, trên đùi là đau nhất, sau đó là ở lưng, cánh tay. Cách làm nhục người khác hữu hiệu nhất chính là ép con đi chân đất ra ngoài để tự thấy xấu hổ. Ngày đêm là liên hồi những cuộc chửi mắng", cô viết trong lá thư nhòe nước mắt.Lá thư tuyệt mệnh của cô gái (Ảnh: Sohu).Nữ sinh cho rằng bố mẹ chỉ xem mình là một công cụ để khoe khoang, ép cô học hành để đạt thành tích cao. Cô cũng chưa từng cảm nhận được tình yêu thương gia đình. Nữ sinh còn kể, khi cô không vào được top 10 ở trường, bố mẹ đã không an ủi mà còn sỉ nhục."Tiêu diệt một đứa trẻ rất dễ, chỉ cần hủy hoại tuổi thơ của chúng! 14 năm cuộc đời, trong ký ức con không đọng lại bất cứ điều gì hạnh phúc hay đáng mong đợi, chỉ là ngày này qua ngày khác, con phải chịu đau đớn, lăng mạ, trừng phạt", lá thư gây rùng mình vì những dòng chữ viết.Mặc dù chịu nhiều tổn thương, cô gái 14 tuổi vẫn thể hiện rằng bản thân không hề ghét bố mẹ."Con rất vui và vinh hạnh khi được làm con của bố mẹ. Nhưng nếu có kiếp sau, chúng ta đừng gặp lại nhau. Vì bố mẹ không hề yêu thương con, bố mẹ đã hủy hoại con.Bố mẹ chỉ muốn con trở thành một người hoàn mỹ, ưu tú để đem ra so sánh, khoe khoang. Nhưng con không làm được. Bố mẹ hãy đối xử thật tốt với em trai con, xin bố mẹ đừng làm tổn thương em ấy theo cách đã làm với con", cô gái trải lòng trong bức thư để lại.Không dừng lại ở đó, nữ sinh còn khiến người đọc bức thư cảm thấy đau lòng hơn khi cô cho rằng bản thân sợ bẩn nhà nên sẽ không tìm cách chết trong nhà, mà lựa chọn nhảy ra ngoài cửa sổ.Trong thư, thiếu nữ dặn dò bố mẹ và người thân lau giúp vết dơ trên tấm chiếu phòng khách mà cô lỡ giẫm giày lên. "Con không tiêu xài bừa bãi. Tiền dành dụm từ quà mừng tuổi và tiêu vặt con để lại dưới gầm bàn, tổng cộng là 30.000 NDT. Xin bố mẹ hãy đưa bà ngoại về nuôi dưỡng, chăm sóc, bà đã già rồi", cô viết.
Ông 89, bà 84 tuổi ra tòa ly hôn, lý do khiến nhiều người bất ngờ
Để giải quyết vấn đề, hai ông bà quyết định đưa nhau ra tòa ly hôn, đồng thời nhờ tòa án can thiệp, phân chia tài sản.
Cách đây không lâu, tòa án nhân dân quận Cù Giang, thành phố Cù Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đã tiếp nhận đơn ly hôn của cặp vợ chồng già, ông 89 tuổi, bà 84 tuổi. Cả hai đều không còn khỏe mạnh. Trải qua nhiều lần hòa giải nhưng cả hai vẫn kiên quyết ly hôn. "Tôi nghĩ, hai cụ có chuyện gì đó chưa nói ra nên đã mời hai cụ vào phòng riêng để nói chuyện", thẩm phán Chai Hongwei - người thụ lý vụ ly hôn cho biết.Hóa ra, trước khi đến với nhau, hai người đều từng đổ vỡ trong hôn nhân và có những đứa con riêng. Khi làm chung đơn vị, cả hai có nhiều sở thích chung, nói chuyện hợp nên ở tuổi trung niên, họ mang theo những đứa con và tổ chức lại một gia đình hạnh phúc.Đến khi 3 con (đều là con riêng của 2 người) trưởng thành và xây dựng gia đình, căn nhà chỉ còn lại 2 ông bà sống nương tựa vào nhau. Thế nhưng, tuổi tác ngày càng lớn, sức khỏe giảm sút nhiều, cả hai buồn bã nhận ra rằng, họ không những không còn chăm sóc được nhau mà ngay cả việc chăm sóc bản thân cũng trở thành vấn đề nan giải.Hai người quyết định đến sống ở viện dưỡng lão. Nhưng ở đó một thời gian, hai ông bà liên tục nhìn thấy cái chết của những người bạn nên vô cùng buồn bã, tinh thần sa sút. Cuối cùng, họ dọn hành lý, trở về nhà.Sau khi trở về từ viện dưỡng lão, 3 người con nhiều lần họp bàn về việc chăm sóc các cụ nhưng không người nào chịu chăm sóc cả hai ông bà, họ còn cãi nhau nhiều về vấn đề phân chia tiền bạc, tài sản.Để giải quyết, hai ông bà quyết định dìu nhau ra tòa ly hôn, đồng thời nhờ tòa án can thiệp, phân chia tài sản để trấn an con cái.Sau khi phiên tòa kết thúc, các con kéo nhau ra về, ông lão đến gặp thẩm phán Chai và lấy ra 10.000 tệ (khoảng 35 triệu đồng) nhờ thẩm phán đưa nó cho bà cụ và đừng cho các con của họ biết.Hóa ra sau khi cả hai về hưu, phần lớn tiền lương hưu đều đưa cho con cái, cộng thêm tiền chữa bệnh, chi tiêu hàng ngày nên lúc này cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu.Khoản tiền 10.000 tệ giữ được này, ông muốn dành trọn cho bà như tình yêu mà ông đã và luôn trao cho bà. Ông muốn, phần đời còn lại, có thêm một món tiền, bà sẽ sống tự tin và vui vẻ hơn.Không ngờ, khi trao số tiền đó, bà lão nhất định nói rằng, số tiền phải thuộc về ông, bởi ông cần nó hơn. Cuối cùng, vị thẩm phán phải quyết định thay cho cả hai người.Khi hai ông bà rời khỏi, vị thẩm phán nhớ lại lời bà lão nói với ông lão trong phiên tòa mà sống mũi cay cay: "Những ngày đêm bên nhau sẽ luôn khắc cốt ghi tâm. Hãy cùng nhau hồi tưởng về những năm tháng của cuộc đời ...".Bi kịch xã hội hiện đại, cha mẹ về già bị con cái bỏ rơiDân số Trung Quốc đang già đi rất nhanh. Chính quyền Trung ương dự báo vào năm tới, Trung Quốc sẽ có 225 triệu dân ở độ tuổi trên 60, chiếm 17,8% tổng dân số quốc gia.Các chuyên gia cho biết gần một nửa số người già Trung Quốc trên 60 tuổi hiện tại không có con cái hoặc không sống cùng các con. "Dân số Trung Quốc đang già hóa nhanh hơn hầu hết các quốc gia khác. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Trung Quốc đang trải qua những gì xảy ra tại Nhật Bản 30 năm trước", Zhu Qin, chuyên gia tại Đại học Phục Đán, Thượng Hải, cho hay."Truyền thống văn hóa của chúng ta là người cao tuổi sống cùng các con cháu và qua đời trong một đại gia đình. Chúng ta đang ở trong thời kỳ tỷ lệ sinh giảm và quy mô gia đình bị thu hẹp, vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi bị xem nhẹ, trong khi mạng lưới an sinh xã hội cho lứa tuổi này chưa được quan tâm đúng mức", Zhu Qin cho hay.Tại khu Yuer ở Thượng Hải, 22% trong tổng số 2.000 cư dân là người trên độ tuổi 60. Một trong số đó có bà Shen Ming, 69 tuổi. Chồng bà Ming qua đời vì ung thư hồi tháng trước. Bà cho biết, hiện nhiều người cao tuổi Trung Quốc chọn cách sống một mình thay vì truyền thống tứ đại đồng đường như trước đây."Cha mẹ và con cái có lối sống và thói quen khác nhau. Sống cùng con cái thường dẫn tới xung đột", bà Ming nói. Bà có hai người con cũng đang sống tại Thượng Hải, nhưng họ còn phải đi làm và bận rộn chăm lo cho gia đình, chăm sóc con cái nên vài tuần mới ghé thăm bà một lần.Giống như nhiều người cao tuổi Trung Quốc khác, bà không muốn sống trong nhà dưỡng lão. Một nguyên nhân là do nhà dưỡng lão gần nhất thu phí hơn 5.000 nhân dân tệ (hơn 16 triệu đồng) một tháng, một con số quá cao so với mức sống của người già hiện nay."Hầu hết người già tôi biết trong khu không muốn đến nhà dưỡng lão. Họ bảo như vậy giống như ngồi chờ chết, nhưng tôi thì nghĩ khác. Tôi sẵn sàng đi nếu phí không quá cao", bà Ming nói.Vì ngày càng nhiều người già sống một mình, nên nơi ở dành cho họ cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Một báo cáo cho thấy, nhà hưu trí ở Bắc Kinh chỉ có sức chứa cho 9.924 người, tương đương với 0,6% dân số trên 60 tuổi. Để phục vụ người già tốt hơn, Bắc Kinh đã áp dụng các quy định khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân đầu tư vào dự án xây dựng "nhà cho người già".Tại những vùng quê xa xôi, những người già ở Trung Quốc vẫn đang phải lao động ở tuổi xế chiều và chỉ có mong ước nhỏ nhoi rằng được gặp các con trong Tết đoàn viên. Vào mùa đông lạnh lẽo, ông Tần, 68 tuổi, thân mang đầy bệnh tật vẫn phải dậy sớm mỗi ngày để đi đến khu rừng lân cận đốn khoảng 50kg củi, vác trên lưng mang về nhà, đến tầm trưa ông lại lên rừng đốn củi một lần nữa.Sử dụng củi đốt là cách rẻ hơn so với than để vợ chồng ông Tần trải qua được mùa đông lạnh giá ở miền bắc Trung Quốc. Ông Tần và vợ là bà Tôn Xá Dung cùng nhau sống những tháng ngày cuối đời trong cô đơn khi các con của ông đã rời xa quê hương đi tìm việc làm từ nhiều năm trước.Trong mấy chục năm gần đây, hàng trăm triệu người dân ở nông thôn di chuyển đến các thành phố lớn ở Trung Quốc làm việc khiến nhiều ngôi làng ở nông thôn trở nên vắng vẻ. Ngày xưa ngôi làng vợ chồng ông Tần sinh sống có khoảng 500 người, bây giờ chỉ còn khoảng 20 người, họ phải dựa vào những đồng tiền kiếm được từ bán bắp ngô để có thể duy trì cuộc sống."Để các con chăm sóc chúng tôi thì rất khó khăn. Thu nhập của chúng nó cũng không đáng là bao, chúng tôi không muốn trở thành gánh nặng của tụi nó", bà Tôn Xá Dung nói.Tờ RFA đưa tin, vào năm 2013, đã có nhiều người cao tuổi ở Trung Quốc chọn cách tự tử để kết thúc sự cô đơn, kết thúc sự đau đớn của bệnh tật và không muốn trở thành gánh nặng cho con cháu. Nhiều người cao tuổi ở Trung Quốc khi lâm bệnh không có con cháu bên cạnh chăm sóc và họ chỉ mong rằng mình có thể chết sớm hơn.Một số quan chức tin rằng các vấn đề mà người cao tuổi Trung Quốc phải đối mặt có thể được giải quyết thông qua các nỗ lực kết hợp từ gia đình, cộng đồng địa phương và toàn xã hội. Mục tiêu của Trung Quốc là thiết lập một mạng lưới hỗ trợ cho người già, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và giúp họ tránh sự cô đơn thông qua các hoạt động học tập và giải trí. Mạng lưới cũng sẽ khuyến khích người cao tuổi tiếp tục phục vụ xã hội sau tuổi nghỉ hưu bằng cách sử dụng kiến thức họ có được trong nhiều năm.
Cụ bà qua đời, để lại 134 tỷ đồng: Bất ngờ về người thừa hưởng!
Cụ bà 80 tuổi ở Ý đã để lại tài sản hơn 5,4 triệu USD cho người chăm sóc mình những tháng cuối đời, thay vì viết di chúc cho 10 người cháu của mình.
Bà Maria Malfatti là hậu duệ của một trong những gia tộc nổi tiếng nhất ở Rovereto, một thị trấn thuộc tỉnh Trento của Ý. Bà cũng có mối quan hệ ruột thịt với cựu thị trưởng Rovereto và Phó Chủ tịch Quốc hội Vienna.Bà Maria Malfatti (Ảnh: Republica).Tháng 11 năm ngoái, bà Maria qua đời ở tuổi 80. Được biết, người phụ nữ này sở hữu một số tài sản có giá trị 5,4 triệu USD (tương đương với 134 tỷ đồng) bao gồm tiền mặt, nhà cửa, đất đai.Bà Maria Malfatti chưa bao giờ kết hôn nên không có con cái thừa hưởng khối tài sản này. Vì thế, 10 người cháu của bà là những người có quyền thừa kế sau khi bà qua đời.Tuy nhiên, bà Maria lại quyết định giao lại tất cả tài sản cho người phụ nữ quốc tịch Albania, người đã chăm sóc bà những ngày tháng cuối đời.Sau khi biết tin này, những người thân của bà Maria vô cùng sốc. Họ nhanh chóng liên hệ với luật sư và đệ đơn yêu cầu đóng băng tài sản của bà. Họ nghi ngờ người giúp việc đã lợi dụng bệnh mất trí do tuổi già của bà Maria để biến bản thân là người thừa kế duy nhất.Thẩm phán đã đồng ý tạm thời phong tỏa tất cả tài sản của bà Maria để điều tra, làm rõ mọi việc.
Nhiều người không có lương hưu được tăng trợ cấp xã hội hàng tháng
Nhiều tỉnh, thành phố đã nâng mức trợ giúp xã hội cao hơn quy định hiện nay là 360.000/tháng, góp phần ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội.
Địa phương trợ giúp cao hơn quy địnhBộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết những tháng đầu năm 2024, Bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện chi trả trợ cấp xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.Cụ thể, trong tháng 4, cả nước đã thực hiện trợ cấp xã hội cho khoảng 3,387 triệu người (chiếm khoảng 3,38% dân số). Trong đó, có 1,394 triệu người cao tuổi, 1,667 triệu người khuyết tật, 16.000 trẻ em đang hưởng chế độ đối với trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng.Bên cạnh đó, có 150.000 trẻ em hưởng chế độ đối với trẻ em dưới 3 tuổi, 80.000 người đang hưởng chế độ người đơn thân nuôi con dưới 16 tuổi, và khoảng 80.000 đối tượng khác.Người dân nhận trợ cấp xã hội (Ảnh: Quốc Triều).Đồng thời, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng cho 389.000 hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.Kinh phí ngân sách nhà nước chi cho thực hiện các chế độ chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng khoảng 2.250 tỷ đồng/tháng.Từ đầu năm đến nay, 63/63 tỉnh/thành phố đã thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh xã hội. Tổng số đối tượng an sinh xã hội đã có tài khoản, và mong muốn chi trả không dùng tiền mặt là hơn 2 triệu người, tăng 261.907 người so với kỳ báo cáo tháng 3/2024.Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, quy định 8 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.Trong đó, người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. Đáng chú ý, đến nay đã có 14 tỉnh, thành phố nâng mức trợ giúp xã hội cao hơn mức quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (theo Nghị định 20, mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội từ 1/7/2021 là 360.000 đồng/tháng).Đồng thời, đã có 32 tỉnh, thành phố quy định thêm các đối tượng thuộc diện trợ cấp, trợ giúp chưa được quy định trong Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.100% địa phương đã chi trả đầy đủ chế độ, chính sách trợ giúp xã hội của tháng 3/2024 đến 100% đối tượng chính sách. Có 61/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện chi trả qua tổ chức dịch vụ chi trả.Hướng tăng trợ cấpBộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá, việc triển khai đầy đủ các chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đã góp phần ổn định đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội. Qua đó, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội và ổn định chính trị đất nước.Trong thời gian tới, Bộ cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, theo hướng nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội, mở rộng đối tượng trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn.Đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng bảo trợ (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).Cùng với đó, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án, chính sách về trợ giúp xã hội, đặc biệt là Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.Tại dự thảo Nghị định, Bộ này đề xuất mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 1/7/2024 là 500.000 đồng/tháng.Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cũng đề xuất giảm 5 tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội so với hiện hành.Theo đó, dự thảo quy định công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo.
6 lợi ích cộng thêm với người lao động khi tăng lương tối thiểu
Khi lương tối thiểu tăng 6%, người lao động được hưởng mức tiền lương ngừng việc cao hơn tương ứng, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ tăng theo...
Tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 1/7.Nếu được thông qua, lương vùng I sẽ tăng lên 4,96 triệu đồng/tháng, vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng. Lương hiện hành các vùng tương ứng đang "chạy" ở khoảng 4,68 - 3,25 triệu đồng/tháng.Khi lương tối thiểu tăng 6%, ngoài mức lương hàng tháng được tăng lên, người lao động được hưởng nhiều quyền lợi hơn như tăng tiền lương ngừng việc; Tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; Tăng mức đóng BHXH; Tăng mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp; Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.Lương lao động trong doanh nghiệp dự kiến tăng 200.000-280.000 đồng tùy từng vùng từ ngày 1/7/2024 (Ảnh: Gia Đoàn).Cụ thể, theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động với mức không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.Nếu sau khi lương tối thiểu tăng, người lao động chuyển sang công việc mới với mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu mới, họ sẽ được giữ nguyên mức lương tối thiểu cũ trong thời gian 30 ngày làm việc.Sau 30 ngày, nếu lương công việc mới vẫn thấp hơn, người lao động có quyền thương lượng với doanh nghiệp để tăng lương hoặc tìm kiếm công việc mới phù hợp hơn. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.Theo quy định hiện hành, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm việc bình thường. Do đó, khi lương tối thiểu tăng, mức đóng BHXH cũng sẽ tăng theo.Thêm nữa, người lao động cũng được tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa khi lương tối thiểu tăng. Như vậy, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp cao hơn khi mất việc.Thông lệ hơn 10 năm qua, lương tối thiểu vùng thường tăng vào ngày 1/1. Nếu được thông qua, đây sẽ là lần thứ hai trong 4 năm lương tối thiểu vùng tăng vào đầu tháng 7, sau kỳ điều chỉnh hồi 1/7/2022 theo Nghị định số 38/2022/NĐ- CP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc xây dựng Nghị định quy định mức lương tối thiểu để áp dụng cho năm 2024 là rất cần thiết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, tăng tiền lương của người lao động phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Đồng thời, có cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp tình hình thực tế.Thời điểm tăng từ ngày 1/7/2024, đồng bộ với chủ trương thực hiện cải cách tiền lương khu vực Nhà nước, đảm bảo thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện.Lương tối thiểu trải qua 8 lần điều chỉnh tăng từ năm 2014 đến nay, với mức điều chỉnh: 15,2% vào năm 2014; 14,2% (năm 2015); 12,4% (năm 2016); 7,3% (năm 2017); 6,5% (năm 2018); 5,3% (năm 2019); 5,5% (từ năm 2020 đến tháng 6/2022); 6% từ tháng 7/2022 đến nay.
Lương 5 triệu đồng/tháng, tiền thai sản được bao nhiêu?
Trước khi nghỉ sinh, chị Ngọc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) với mức lương hơn 5 triệu đồng/tháng. Cô muốn biết tiền thai sản của mình được lĩnh ở mức nào.
BHXH có nhiều chế độ hỗ trợ lao động nữ sinh con (Ảnh minh họa: Tùng Nguyên).Chị Ngọc đi làm và tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 8/2022 đến tháng 10/2023 với mức lương là 5.008.000 đồng/tháng. Thời điểm dự sinh của Ngọc là tháng 5/2024 nhưng cô đã nghỉ việc từ tháng 10/2023.Ngọc hỏi: "Tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không? Nếu có thì cách tính như thế nào và cần chuẩn bị giấy tờ gì?".Theo BHXH Việt Nam, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại khoản 1, 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.Với trường hợp của Ngọc, cần tính trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nếu cô có đủ 6 tháng đóng BHXH bắt buộc thì được hưởng chế độ thai sản.Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015. Ngọc có thể căn cứ vào quy định này để tính thời gian tham gia BHXH trong 12 tháng trước khi sinh con của mình.Về mức hưởng chế độ thai sản, BHXH Việt Nam cho biết bao gồm 2 khoản.Thứ nhất là trợ cấp thai sản được quy định tại Điều 39 Luật BHXH 2014.Theo đó, mức hưởng hàng tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.Thứ hai là trợ cấp một lần được quy định tại Điều 38 Luật BHXH 2014.Theo đó, lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.Đối chiếu với quy định trên, trong trường hợp chị Ngọc đủ điều kiện nhận chế độ thai sản, số tiền trợ cấp bằng 6 tháng tiền lương (6 x 5.008.000 đồng/tháng = 30.048.000 đồng) và trợ cấp một lần cho lao động nữ sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở (2 x 1.800.000 đồng = 3.600.000 đồng). Tổng cộng số tiền chị Ngọc được nhận là 33.648.000 đồng.Về hồ sơ hưởng chế độ thai sản, BHXH Việt Nam hướng dẫn chị Ngọc chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH 2014.Theo quy định tại Điều 102 Luật BHXH 2014, trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Công ty chỉ có 2 người, giám đốc thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc không?
Ông Nguyên là chủ sở hữu, đồng thời là giám đốc công ty. Ông không biết mình có được tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc hay không?
Ông Nguyên là giám đốc của một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty của ông Nguyên có quy mô nhỏ, chỉ có một lao động ký hợp đồng chính thức là kế toán, có tham gia BHXH bắt buộc.Gần đây, ông Nguyên tìm hiểu trên mạng và được biết là giám đốc công ty mà có hưởng lương thì sẽ được tham gia BHXH bắt buộc.Do đó, ông Nguyên hỏi: "Trường hợp tôi là chủ sở hữu công ty, vừa là giám đốc, tên tôi có trong danh sách chi lương hàng tháng thì có được hiểu là đang hưởng lương hay không? Tôi có thuộc trường hợp được đóng BHXH bắt buộc theo công ty không?".Giám đốc có hưởng lương vẫn đóng BHXH bắt buộc (Ảnh minh họa: Tùng Nguyên).Theo BHXH Việt Nam, căn cứ quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động là người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.Theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.Khoản 4 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: "Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu".Như vậy, trường hợp ông Nguyên là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và có hưởng tiền lương theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.Theo Luật BHXH năm 2014 và các nghị định hướng dẫn liên quan, hiện có 10 nhóm đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.Hiện Chính phủ đang xây dựng dự án Luật BHXH (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp giữa năm nay.Trong dự án Luật BHXH (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bổ sung thêm 5 nhóm đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
Niềm vui của cô giáo cấp 1 sau 12 năm về nhà chồng
Nhờ chương trình "mái ấm công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang (ở tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ có căn nhà riêng cho gia đình, ổn định cuộc sống sau 12 năm lập gia đình.
Sáng 24/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tổ chức khởi công xây dựng nhà "mái ấm công đoàn" cho đoàn viên Phạm Thị Thu Trang (38 tuổi, giáo viên thuộc Công đoàn cơ sở Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền).  Đây là 1 trong 12 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa "mái ấm công đoàn" thuộc khuôn khổ Tháng công nhân năm 2024.Ông Lê Minh Nhân, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng "mái ấm công đoàn" cho chị Phạm Thị Thu Trang (Ảnh: Vi Thảo).Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị Trang cho biết chị cưới chồng từ năm 2012 và hiện 2 vợ chồng có 3 con nhỏ.Trong suốt 12 năm qua, do kinh tế khó khăn, thu nhập thấp, gia đình chị Trang chưa có điều kiện làm nhà riêng, phải ở chung với bố, mẹ và các anh, chị, em chồng trong căn nhà cấp 4 có diện tích nhỏ hẹp, xây dựng từ lâu.Do phải chia sẻ không gian sống với nhiều thành viên, nên các sinh hoạt riêng tư của gia đình chị Trang gặp nhiều bất tiện, nhất là khi các con ngày càng lớn."Được lãnh đạo các cấp hỗ trợ, bản thân tôi rất vui mừng. Dù khó khăn nhưng vợ chồng tôi sẽ vay mượn thêm, cất căn nhà riêng, trước mắt là xây thô để ở rồi hoàn thiện dần. Đây thực sự là nguồn động viên tinh thần to lớn để chúng tôi tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ", chị Trang chia sẻ.Anh Dương Đại, chồng chị Trang, cho biết bản thân là lao động tự do, công việc và thu nhập không ổn định. Từ khi cưới vợ cho đến nay, anh đã trải qua nhiều công việc như làm nhân viên kỹ thuật của Viettel, bảo vệ khu du lịch, sau đó phải nghỉ ở nhà, ai kêu gì làm nấy."Rất may là gia đình tôi ở quê, bố mẹ còn đất chia cho làm nhà. Hy vọng căn nhà sẽ hoàn thành trước mùa mưa bão sắp tới, để vợ chồng, con cái có nơi an cư", anh Đại nói.Khởi công xây dựng "mái ấm công đoàn" cho gia đình đoàn viên Phạm Thị Thu Trang (Ảnh: Vi Thảo).Theo ông Lê Minh Nhân, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình nhà ở "mái ấm công đoàn" đã và đang trở thành một trong những hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, khẳng định giá trị "tổ ấm" đích thực của tổ chức công đoàn.Chương trình góp phần tích cực trong việc xóa nhà tạm, dột nát, giúp nhiều gia đình đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn được sống trong những ngôi nhà mới ấm áp nghĩa tình, giúp họ an cư lạc nghiệp, vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề nghị các cấp có thẩm quyền nâng mức hỗ trợ kinh phí xây dựng "mái ấm công đoàn" lên 50-60 triệu đồng/đoàn viên.Sáng 24/4, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với LĐLĐ tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.Ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ tai nạn lao động, làm chết 5 người.Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024 có chủ đề "Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết".Đại diện các cơ quan, ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế thăm hỏi đoàn viên bị tai nạn lao động có hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: Vi Thảo).Trong khuôn khổ lễ phát động, ban tổ chức đã trao tặng 10 suất quà trị giá 10 triệu đồng cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 12 nhà "mái ấm công đoàn", tổng trị giá 380 triệu đồng.Các cơ quan, ban, ngành đã đến thăm hỏi, động viên đoàn viên, gia đình đoàn viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có hoàn cảnh khó khăn.
Khẩn trương hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Thừa Thiên Huế khẩn trương nghiên cứu, triển khai chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.
Cần triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèoChiều 23/4, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Lê Văn Thanh đã tham dự Hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.Thứ trưởng Lê Văn Thanh phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Vi Thảo).Qua báo cáo đánh giá của hội nghị, Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhận định Thừa Thiên Huế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và cụ thể hóa CTMTQG giảm nghèo bền vững.Chương trình luôn được quan tâm bố trí kinh phí thực hiện và lồng ghép gắn với các CTMTQG khác, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc, thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.Chương trình đã giúp cho các địa phương, đặc biệt là huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế  xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi,.. tạo điều kiện liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Nhiều hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, có nơi cư trú an toàn, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Các chính sách giảm nghèo thường xuyên và chính sách đặc thù được quan tâm thực hiện, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh, bền vững.Bên cạnh kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cũng chỉ ra một số mặt tồn tại mang tính không ổn định, địa phương cần có giải pháp tháo gỡ như tốc độ giải ngân nguồn vốn của Thừa Thiên Huế còn khiêm tốn. Do đó, thời gian tới tỉnh phải có các phương án, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn được giao.Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số tại Thừa Thiên Huế còn cao (hộ nghèo là 47,9%, cận nghèo là 24,7%). Vẫn còn nhiều hộ nghèo, cận nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.Địa phương cần khẩn trương nghiên cứu, triển khai chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng để bảo đảm hộ có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trên địa bàn.Địa phương cần có chính sách đặc thù đối với hộ nghèo, cận nghèo có thành viên là người không có khả năng lao động cũng như các đối tượng yếu thế khác.Thứ trưởng Lê Văn Thanh cùng đoàn công tác kiểm tra dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo tại huyện A Lưới (Ảnh: Vi Thảo).Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho rằng, tại Thừa Thiên Huế còn nhiều hộ thiếu việc làm, kiến thức, kỹ năng, thiếu đất sản xuất, không có phương tiện tiếp cận thông tin.Thời gian tới, Thừa Thiên Huế cần ưu tiên cân đối nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện chương trình theo tỷ lệ quy định; huy động nguồn lực để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của chương trình.Tập trung thực hiện các giải pháp, hoạt động của các CTMTQG, đặc biệt là đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giải quyết đất, vốn sản xuất cho hộ nghèo.Đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát, phấn đấu đến hết năm 2025 bảo đảm hoàn thành xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh.Nghiên cứu, có giải pháp cụ thể về giảm nghèo đối với huyện A Lưới và các xã thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn, tránh tình trạng giảm nghèo không bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao.Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạchTheo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả tổng rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, toàn tỉnh có 11.735 hộ nghèo (tỷ lệ 3,56%); 10.854 hộ cận nghèo (tỷ lệ 3,30%).Giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là gần 1.083 tỷ đồng. Lũy kế đến hết năm 2023, toàn tỉnh giải ngân được gần 313 tỷ đồng.Đầu năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế giải ngân được hơn 19 tỷ đồng, trong đó có gần 18 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển cấp 2024; hơn 1 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp 2022-2023 kéo dài sang năm 2024.Từ nguồn vốn CTMTQG giảm nghèo bền vững và nguồn vốn lồng ghép, Thừa Thiên Huế đã tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội tại huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, ven biển, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đưa người lao động thuộc đối tượng hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài, đa dạng mô hình sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả,…Đặc biệt, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa 1.138 nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn, bảo đảm nơi an cư hướng tới thoát nghèo bền vững.Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương tại Thừa Thiên Huế đã lồng ghép, phát động nhiều phong trào thiết thực, hướng đến đối tượng hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Qua các phong trào đã huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ xây mới, sửa chữa 964 nhà cho người nghèo trị giá hơn 19 tỷ đồng; hỗ trợ vốn sản xuất cho 503 lượt người với kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng, hỗ trợ khám chữa bệnh, giúp học sinh nghèo học tập gần 2,8 tỷ đồng,...Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững 3 năm qua (Ảnh: Vi Thảo).Tính đến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Thừa Thiên Huế giảm còn 2,27% (với 7.540 hộ), thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo của khu vực 14 tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (2,27%/3,83%), đứng thứ 4/14 tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.Tỷ lệ hộ nghèo huyện A Lưới giảm từ 49,98% năm 2021 xuống còn 24,30% cuối năm 2023, bình quân hàng năm giảm 8,56%, vượt chỉ tiêu.Có 3 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.Thừa Thiên Huế tự tin sẽ hoàn thành vượt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn lại 2,0-2,2% vào cuối năm 2025.Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững.Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, các dự án liên quan đến người nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.Tập trung, ưu tiên nguồn lực theo hướng ưu tiên các chương trình, dự án mang lại hiệu quả cao như tạo việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế nhân rộng mô hình giảm nghèo,… lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ.
"Việt Nam sớm thành quốc gia tiên phong về an sinh xã hội"
Chia sẻ với Tổng Thư ký ASEAN, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết định hướng đến năm 2030, Việt Nam sẽ là quốc gia tiên phong về an sinh xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững.
Chiều 23/4, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân dịp ông có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.Trong buổi tiếp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chào mừng Tổng Thư ký Kao Kim Hourn cùng đoàn tới thăm Việt Nam và tham dự diễn đàn Tương lai ASEAN. Ông đánh giá cao bài phát biểu của Tổng Thư ký tại diễn đàn, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với những sáng kiến của Việt Nam.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung vui mừng chào đón Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn thăm và làm việc tại Việt Nam (Ảnh: Trần Thắng).Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo và phối hợp chặt chẽ với ASEAN, thực hiện trách nhiệm cao nhất của một nước thành viên trong cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á. Ông tin tưởng Tổng Thư ký Kao Kim Hourn sẽ có một nhiệm kỳ thành công với nhiều đóng góp quan trọng cho sự gắn kết và phát triển thịnh vượng của ASEAN.Đáp lại, Tổng Thư ký Kao Kim Hourn đánh giá cao ý tưởng tổ chức diễn đàn Tương lai ASEAN, ông khẳng định đây là một sáng kiến quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam đối với sự phát triển của ASEAN trong tương lai.Tại cuộc gặp, Tổng Thư ký chia sẻ một số vấn đề mà ASEAN đang quan tâm và mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực y tế, biến đổi khí hậu, môi trường...Trong đó, Tổng Thư ký đề cập việc thành lập các Trung tâm ASEAN như Trung tâm ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi; Trung tâm biến đổi khí hậu ASEAN; Trung tâm điều phối ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới và Biên bản ghi nhớ về Trung tâm ASEAN - Trung Quốc về Hợp tác quản lý khẩn cấp.Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn (Ảnh: Trần Thắng).Qua tiếp xúc với các đối tác, ông Kao Kim Hourn cho biết các nước đối tác đều mong muốn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam quan tâm, ủng hộ để sớm thành lập các trung tâm này tại Việt Nam.Đáp lời Tổng Thư ký Kao Kim Hourn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với ASEAN để giải quyết các vấn đề chung của khu vực.Chia sẻ với Tổng thư ký Kao Kim Hourn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Việt Nam đã bàn và thông qua Nghị quyết 42 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2045.Nghị quyết nêu định hướng xây dựng chính sách xã hội trong tình hình mới với sự thay đổi tư duy, chuyển từ cách tiếp cận chính sách xã hội với mục tiêu "đảm bảo và ổn định" sang "ổn định và phát triển"."Chính sách xã hội sẽ từng bước chuyển từ hỗ trợ nhân đạo dành cho đối tượng khó khăn, yếu thế sang thực hiện chế độ phúc lợi xã hội, đảm bảo quyền an sinh của người dân, mở rộng để mọi đối tượng đều được tham gia và thụ hưởng thành quả phát triển chung của xã hội", Bộ trưởng nhấn mạnh.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu mục tiêu từ nay đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia tiên phong về xây dựng chính sách xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững."Việt Nam phấn đấu để đến thời điểm này, mọi người dân đều có bảo hiểm y tế và 70% người lao động có bảo hiểm xã hội", Bộ trưởng nói.Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, Việt Nam cũng đặt mục tiêu xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trong 2 năm 2024-2025 và xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ, nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân giai đoạn 2030.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với ASEAN để giải quyết các vấn đề chung của khu vực (Ảnh: Trần Thắng).Về các vấn đề mà Tổng Thư ký Kao Kim Hourn đề cập, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin, Chính phủ Việt Nam đã giao các bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện các đề án thành lập Trung tâm ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi, Trung tâm biến đổi khí hậu ASEAN, Trung tâm điều phối ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới và Trung tâm ASEAN - Trung Quốc về hợp tác quản lý khẩn cấp.Bộ trưởng cho biết, Bộ LĐ-TB&XH sẽ sớm có ý kiến tham mưu Thủ tướng về những vấn đề mà Tổng Thư ký đề cập để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực.
Thời gian đóng bảo hiểm quá dài mới có lương hưu, nhiều người nản lòng
Đây là một trong những nguyên nhân khiến bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hấp dẫn đối với lao động phi chính thức.
Theo Báo cáo nghiên cứu Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam do Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) và Quỹ Hỗ trợ Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam thực hiện vào tháng 11/2018, có 97,9% lao động phi chính thức ở Việt Nam không có bảo hiểm xã hội.Đến năm 2023, lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội vẫn chiếm tới 98%. Hiện cả nước có hơn 33 triệu lao động phi chính thức, trong đó số người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện rất khiêm tốn. Thực tế này dẫn đến tình trạng nhiều lao động phi chính thức "lọt lưới" an sinh.Chia sẻ tại tọa đàm "Giảm nguy cơ lọt lưới an sinh" của Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng các đơn vị tổ chức sáng 23/4, ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, năm 2023 có hơn 1,9 triệu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Năm 2024 dự kiến hơn 2,5 triệu lao động, độ bao phủ 5,63%.Ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Ảnh: Khánh Huy).Theo chuyên gia này, có nhiều nguyên nhân dẫn đến người lao động phi chính thức chưa mặn mà với bảo hiểm xã hội tự nguyện.Từ thực tiễn, ông Thọ cho biết, nguyên nhân là do thu nhập của họ bấp bênh, không ổn định. Chính vì vậy, lao động phi chính thức chú trọng mưu sinh hằng ngày hơn an sinh sau này. Bên cạnh đó, lao động Việt có tâm lý ăn sâu vào tiềm thức là "trẻ cậy cha, già cậy con. Chính vì vậy, họ chưa có văn hóa tự bảo đảm an sinh xã hội thông qua việc tích lũy đóng góp khi còn trẻ, được hưởng khi về già.Trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cũng thẳng thắn thừa nhận mức hỗ trợ nhà nước chưa tạo được cú hích khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện."Thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài mới có lương hưu dài khiến một bộ phận người dân nản lòng. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng các chế độ được hưởng khi tham gia còn ít", ông Thọ chia sẻ. Thực tiễn trên đặt ra vấn đề cần chia sẻ, hỗ trợ tích cực ngân sách nhà nước. "Giá như ngân sách nhà nước có điều kiện rộng rãi hơn sẽ hỗ trợ người dân nhiều hơn, trở thành chính sách an sinh xã hội có tính chất chủ động", đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam trăn trở.Bà Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Ảnh: Khánh Huy).Chia sẻ về giải pháp tăng tỷ lệ lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bà Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, chính sách pháp luật cũng đã hoàn thiện nhất định, song các giải pháp thực thi còn nhiều hạn chế.Theo bà Lan, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có nhiều điểm mới, tăng quyền lợi cho người tham gia. Trong đó, hấp dẫn nhất phải kể đến là chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện bổ sung thêm chế độ thai sản; ốm đau; giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu… Đây là những điểm mới để tăng sức hút với lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động làm "con tin"
Người lao động gây thiệt hại cho doanh nghiệp và bị sa thải. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động để bàn chuyện bồi thường thiệt hại không?
Trao đổi tại hội nghị đối thoại với Bảo hiểm xã hội TPHCM, đại diện công ty R cho biết tại doanh nghiệp có trường hợp một nhân sự vi phạm kỷ luật đến mức bị sa thải. Công ty báo giảm đóng và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội (thứ gắn liền với sổ bảo hiểm xã hội, ghi quá trình đóng BHXH của người tham gia quá trình nhận hưởng các chế độ BHXH) được trả về công ty.Nhân viên vừa bị sa thải nói trên có hành vi gây tổn thất về tài chính doanh nghiệp nên công ty yêu cầu nhân sự đó đến để làm việc và công ty trả lại tờ rời bảo hiểm xã hội đã chốt. Tuy nhiên, nhân sự đó không đến và bỏ luôn tờ rời bảo hiểm xã hội không nhận.Người đại diện doanh nghiệp cho rằng: "Người lao động qua công ty mới làm việc, nhờ công ty mới báo mất sổ là được cấp lại sổ mới. Vậy cơ quan bảo hiểm xã hội có chính sách nào hỗ trợ doanh nghiệp các trường hợp như trên để người lao động phối hợp làm việc hay không?".Khi chấm dứt hợp đồng, công ty có trách nhiệm phải chốt sổ và trả sổ bảo hiểm cho người lao động (Ảnh minh họa: Xuân Trường).Đại diện công ty đề xuất cơ quan bảo hiểm xã hội có phương thức thông báo cho doanh nghiệp mới tiếp nhận nhân sự trên về làm việc để họ biết sự việc đã xảy ra ở công ty cũ, để công ty mới có phương án đề phòng rủi ro tài chính.Theo Bảo hiểm xã hội TPHCM, tại Khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định rõ quyền của người lao động là "được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội".Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội còn quy định: "Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật".Căn cứ quy định nêu trên, khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà công ty giữ lại sổ bảo hiểm xã hội để giải quyết vi phạm kỷ luật là không đúng thẩm quyền và trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động.Theo Bảo hiểm xã hội TPHCM, việc người lao động vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm hợp đồng lao động là tranh chấp giữa cá nhân và doanh nghiệp, các bên cần thương lượng, hòa giải, hoặc khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án giải quyết.
Giám sát, thẩm định hồ sơ xin thoát huyện nghèo quốc gia
Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo điều kiện để lập hồ sơ, báo cáo cấp có thẩm quyền công nhận thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024.
Tổng kinh phí cần giải ngân 2024 rất lớnSáng 22/4, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cùng đoàn công tác Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tổ chức giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) thoát khỏi huyện nghèo quốc gia.A Lưới là huyện miền núi vùng cao, biên giới phía tây Thừa Thiên Huế, với dân số 14.343 hộ/54.402 khẩu, trong đó hộ người dân tộc thiểu số chiếm 76,8%.Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh phát biểu tại buổi làm việc với huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Vi Thảo).Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, A Lưới là 1 trong 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025 và là huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025.Đoàn giám sát của Bộ LĐ-TB&XH đã kiểm tra một số dự án thuộc các chương trình MTQG, công tác hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo, thăm mô hình giảm nghèo bền vững tại A Lưới.Qua giám sát thực tế và làm việc với lãnh đạo huyện A Lưới, Thứ trưởng Lê Văn Thanh ghi nhận, đánh giá cao kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của huyện trong thời gian qua.Theo Thứ trưởng, kết quả giảm nghèo của huyện A Lưới năm 2022, 2023 rất ấn tượng, đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Huyện đã tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, quyết liệt triển khai giải ngân nguồn vốn và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình MTQG trên địa bàn theo quy định.Nhờ nguồn kinh phí hỗ trợ của các chương trình, cơ sở hạ tầng tại huyện A Lưới đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên.Đoàn giám sát Bộ Lđ-tb&xh kiểm tra một số dự án hỗ trợ giảm nghèo tại huyện A Lưới (Ảnh: Vi Thảo).Trong thời gian tới, thứ trưởng Lê Văn Thanh lưu ý A Lưới cần có giải pháp quyết liệt để tăng tốc giải ngân vốn năm 2024."Tổng kinh phí thực hiện chương trình năm cần giải ngân 2024 của huyện rất lớn, trong khi đó kết quả giải ngân nguồn vốn sự nghiệp rất thấp, nhiều dự án, tiểu dự án chưa giải ngân hoặc giải ngân dưới 50% vốn được giao và nguy cơ đến hết năm 2024 không đạt nếu không có giải pháp quyết liệt", Thứ trưởng Lê Văn Thanh lưu ý.Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chỉ đạo huyện A Lưới rà soát, báo cáo làm rõ kết quả của từng dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của chương trình đến hết quý I/2024 để có phương án, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn được giao.Bảo đảm đến hết 30/6, hoàn thành giải ngân 100% vốn từ năm 2022, năm 2023 chuyển sang thực hiện năm 2024.A Lưới cần đặc biệt quan tâm đến các dự án hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, thoát nghèo bền vững.Phấn đấu hết 2024 hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện A Lưới; hỗ trợ toàn diện cho người nghèo như bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, nhà ở, dạy nghề, việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý; giải quyết đất ở, đất sản xuất, giao rừng; đảm an sinh xã hội cho người dân.Một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nướcTheo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, đến cuối năm 2021, toàn huyện có tổng số nghèo đa chiều là 65,55%; trong đó có 7.022 hộ nghèo (chiếm 49,98%) và 2.185 hộ cận nghèo (chiếm 15,55%), là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.Đoàn công tác thăm mô hình hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới (Ảnh: Vi Thảo).Thời gian qua, toàn huyện A Lưới đã tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là tạo việc làm, an sinh xã hội, hỗ trợ nhà ở và các mô hình sinh kế cho người dân, giúp tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.Đến cuối năm 2023, số hộ nghèo của A Lưới giảm còn 3.485 hộ, chiếm 24,30%; có 2.235 hộ cận nghèo, tỷ lệ 15,58%.Kết quả thẩm tra, đánh giá đến thời điểm cuối năm 2023, A Lưới đạt 25 điểm theo hệ thống chỉ tiêu của các tiêu chí xác định huyện nghèo.Căn cứ kết quả đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, A Lưới đảm bảo điều kiện để lập hồ sơ, báo cáo cấp có thẩm quyền công nhận huyện A Lưới thoát khỏi tình trạng nghèo theo quy định năm 2024.Các tiêu chí sau khi đạt được, huyện A Lưới duy trì tính bền vững, phát huy, tăng cường sự lãnh chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, đưa huyện A Lưới thoát nghèo bền vững.Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã phân tích thực tế, đánh giá các mặt được, chỉ ra những điểm tồn tại hạn chế trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại huyện A Lưới. Các đại biểu lưu ý địa phương cần bảo đảm tính bền vững, có lộ trình, kế hoạch rõ ràng, chi tiết để hỗ trợ người dân, nhất là ở các địa bàn xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.Đoàn giám sát thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại huyện A Lưới (Ảnh: Vi Thảo).Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết việc tập trung nguồn lực giúp A Lưới thoát huyện nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.Ông Bình yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan hỗ trợ A Lưới tháo gỡ các khó khăn, tăng tốc giải ngân nguồn vốn các chương trình, bảo đảm thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG, đặc biệt chú trọng tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Mức đóng bảo hiểm y tế khác nhau nhưng mức hưởng như nhau
Có người đóng bảo hiểm y tế với mức lương cao, có người đóng với mức lương thấp nhưng quyền lợi được hưởng lại như nhau.
Gửi phản ánh Bảo hiểm xã hội TPHCM, đại diện công ty TNHH Thương mại Vạn Huy (quận 5, TPHCM) nêu vấn đề về việc không bình đẳng khi người lao động hưởng quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.Theo doanh nghiệp này, với quy định hiện hành, có người lao động trích đóng bảo hiểm y tế theo mức lương thấp và cũng có người lao động phải trích đóng bảo hiểm y tế theo mức lương rất cao. Tuy nhiên, khi người lao động đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì quyền lợi vẫn hưởng như nhau.Đại diện doanh nghiệp cho rằng: "Như vậy thì bất hợp lý, thiệt thòi cho người phải đóng bảo hiểm y tế với mức lương cao. Đề nghị xem xét lại vấn đề này".Các nhóm khác nhau có mức đóng bảo hiểm y tế khác nhau (Ảnh minh họa: DT).Căn cứ để công ty Vạn Huy phản ánh như trên là theo quy định hiện nay, người lao động làm việc ở thị trường lao động chính thức, có giao kết hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ đóng BHYT theo mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.Mức đóng bảo hiểm y tế của nhóm này là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%, còn người lao động đóng 1,5%.Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế của nhóm này phụ thuộc vào tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Ai có lương cao thì số tiền đóng cao, ai có lương thấp thì số tiền đóng thấp.Theo Bảo hiểm xã hội TPHCM, Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định: "Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện".Nguyên tắc của bảo hiểm y tế là "bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế" được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế.Như vậy, nguyên tắc của bảo hiểm y tế là "chia sẻ" chứ không phải "đóng - hưởng" như bảo hiểm xã hội.Do đó, Bảo hiểm xã hội TPHCM đề nghị đơn vị có trách nhiệm phổ biến cho toàn thể lao động được biết và thực hiện đúng quy định pháp luật bảo hiểm y tế.Thực tế, không chỉ trong nhóm người lao động đóng bảo hiểm y tế theo mức lương có số tiền đóng khác nhau mà giữa các nhóm đóng bảo hiểm y tế khác nhau cũng có số tiền đóng khác nhau.Hiện nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình có mức đóng hằng tháng chỉ là 4,5% mức lương cơ sở (1.800.000 đồng/tháng). Trong cùng một hộ có nhiều người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì mức đóng của những người sau còn thấp hơn.Ngoài ra, còn có nhiều nhóm hộ gia đình được Nhà nước hỗ trợ 70%-100% mức đóng bảo hiểm y tế.Người đang đi học thì phải tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên với mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở (1.800.000 đồng/tháng) và ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% số tiền phải đóng.
Chi tiết những người được tăng lương hưu đáng kể từ 1/7
Khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7, sẽ có nhiều nhóm đối tượng được điều chỉnh lương hưu.
Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 nêu rõ, từ ngày 1/7, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.Như vậy, lương hưu sẽ được điều chỉnh từ 1/7, cùng với cải cách tiền lương. Song, việc điều chỉnh cụ thể ra sao cần chờ văn bản quy định của các cơ quan liên quan.Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu từ 1/7, phân chia thành 3 nhóm.Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường. Với nhóm này, lương hưu được điều chỉnh không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương.Nhóm thứ hai là những người hưởng lương ngân sách mà nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024. Bộ này cho rằng, nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.Nhóm thứ ba là nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, nhà nước sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.Chi trả lương hưu hàng tháng (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn).Trước đó ngày 29/6/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2023/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với 9 đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.9 đối tượng này đã hưởng mức lương hưu được điều chỉnh, áp dụng từ 1/7/2023 đến trước 1/7/2024. Sau ngày 1/7/2024, Nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã quy định. Như vậy, với những người này, lương hưu tăng liên tiếp.Cụ thể, 9 nhóm đối tượng được đề cập gồm:Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng.Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng; quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng; công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng.Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 1/1/1995.Những đối tượng này đã được điều chỉnh lương hưu theo mức cụ thể từ 1/7/2023 đến trước 1/7/2024. Như vậy, từ sau 1/7/2024, những đối tượng trên cũng có thể thuộc diện được tăng lương hưu.
Quảng Ngãi: 5 năm, 95 trẻ em đuối nước tử vong
Mới bước vào mùa nắng nóng mà tại Quảng Ngãi đã có 2 trẻ em tử vong vì đuối nước. Nếu tính từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn xảy ra 85 vụ tai nạn đuối nước, khiến 95 trẻ em tử vong.
Chưa đầy một tháng qua, tại Quảng Ngãi có 2 trẻ em đuối nước tử vong. Tình trạng tai nạn đuối nước ở trẻ em tăng vọt trong mùa nắng nóng là diễn biến thực tế những năm qua. Cộng dồn từ năm 2019 đến nay, tại Quảng Ngãi xảy ra 85 vụ tai nạn đuối nước làm 95 trẻ tử vong.Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, nguyên nhân tỷ lệ tai nạn đuối nước còn cao và có chiều hướng gia tăng là do một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quyết liệt chỉ đạo công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em trên địa bàn quản lý.Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy bơi, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.Các địa điểm nguy hiểm ven sông suối, ao hồ được cắm biển cảnh báo (Ảnh: Quốc Triều).Trước tình trạng này, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em trên địa bàn tỉnh.Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em. Các địa phương phải rà soát, cải tạo, sửa chữa những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích đuối nước.Các cơ sở giáo dục cần vận động gia đình đưa con em đi học bơi và học kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Giữa nhà trường và phụ huynh phải liên kết nhằm giám sát các em, hạn chế việc trẻ em lén đến sông suối, ao hồ chơi, tắm mát dẫn đến tai nạn.UBND tỉnh Quảng Ngãi lưu ý, tất cả các cơ sở giáo dục phải tổ chức để học sinh ký cam kết không tự ý đi bơi, lội nước khi không có người lớn đi cùng.
Nghỉ việc 3 năm, bị mất sổ bảo hiểm có rút BHXH một lần được không?
Chị Duyên nghỉ việc cách đây 3 năm và chưa đi làm lại. Đến nay, chị muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần thì không tìm thấy sổ bảo hiểm.
Chị Trần Thị Hồng Duyên tham gia BHXH từ cuối năm 2020 đến tháng 8/2021 thì nghỉ làm công ty và không tham gia BHXH nữa. Sau khi nghỉ làm, chị Duyên đã nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa rút BHXH.Duyên hỏi: "Hiện nay tôi đã bị mất sổ BHXH và có nhu cầu rút BHXH một lần. Tôi có đủ điều kiện để rút BHXH một lần không?".Theo BHXH Việt Nam, điều kiện hưởng BHXH một lần được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư số 56/2017/TT-BYT (được sửa đổi tại Điều 1 Thông tư số 18/2022/TT-BYT). Theo đó, người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong bốn trường hợp sau.Thứ nhất, người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.Thứ 2, người lao động sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH.Thứ 3, người lao động ra nước ngoài để định cư.Thứ 4, người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.Căn cứ vào quy định trên, chị Duyên thuộc trường hợp thứ 2. Để hưởng BHXH một lần, chị Duyên có thể nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH địa phương chị đang ở.Trong thành phần hồ sơ hưởng BHXH một lần có sổ BHXH. Hiện chị Duyên bị mất sổ nên chị phải đến cơ quan BHXH địa phương thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ BHXH trước khi làm hồ sơ hưởng BHXH một lần.Thủ tục cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Văn bản hợp nhất số 922/VBHN-BHXH ngày 5/4/2023 của BHXH Việt Nam.Thành phần hồ sơ bao gồm Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
Hơn 8.400 hộ dân ở Nghệ An được hỗ trợ nhà ở
Sau một năm thực hiện cuộc vận động, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện cuộc vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2025 (Ban Chỉ đạo 1838), diễn ra vào ngày 19/4.Qua rà soát, bình xét, tỉnh Nghệ An đã phê duyệt 16.110 đối tượng có nhu cầu cải thiện nhà ở. Địa phương này đã thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh đến tận xóm bản để thực hiện "chiến dịch" này.Tính đến hết tháng 3, thông qua thực hiện Chương trình 1838 và các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Nghệ An đã thực hiện được 8.440 nhà, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng 153% kế hoạch năm 2023, đạt 52,3% của cả giai đoạn 2023-2025.Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình vận động hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở tỉnh Nghệ An (Ảnh: Cảnh Xuân).Trong đó, riêng chương trình 1838 với tổng kinh phí quy đổi hơn 596 tỷ đồng, đã hỗ trợ 6.023 căn cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.580 nhà lắp ghép, 2.086 nhà xây mới và 357 nhà sửa chữa. Có 2.417 nhà (1.711 nhà xây mới, 706 nhà sửa chữa) được thực hiện từ nguồn hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia.Tại hội nghị, các ngành, địa phương đã phân tích cụ thể thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm trong việc vận động thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn.Kết luận hội nghị, ông Thái Thanh Quý, Bí thư tỉnh ủy Nghệ An - Trưởng ban Chỉ đạo 1838 tỉnh, khẳng định đây là một trong những chương trình lớn, rất nhân văn và có quy mô lớn nhất từ trước tới nay do tỉnh phát động triển khai.Theo Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, sau hơn 1 năm triển khai, kết quả 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn được hỗ trợ xây mới, sửa chữa; tương đương 10 năm trước cộng lại cho thấy đây là một trong những chương trình an sinh xã hội của tỉnh đang mang lại hiệu quả cao, với những con số rất thuyết phục.Những căn nhà trên kín, dưới lành, đủ vững chãi đang dần thay thế nhà tạm, nhà tranh tre ở các huyện biên giới Nghệ An (Ảnh: Hoàng Lam).Người đứng đầu Tỉnh ủy Nghệ An bày tỏ cảm ơn và ghi nhận tấm lòng hảo tâm từ cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đã hướng về người nghèo để góp phần vào thực hiện thành công chương trình.Đặc biệt, ngoài đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị..., anh em, họ tộc, làng xóm, cộng đồng dân cư nơi hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở sinh sống đã ủng hộ quy đổi tương đương gần 200 tỷ đồng, chiếm hơn 35% kinh phí thực hiện chương trình.Qua rà soát, trên địa bàn toàn tỉnh này còn hơn 7.600 hộ cần hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà.Trưởng ban Chỉ đạo 1883 của tỉnh Nghệ An đã đưa ra các giải pháp tương ứng với từng nhóm địa bàn nhóm, đồng thời giao trách nhiệm cho từng cá nhân, đơn vị, quyết tâm cơ bản hoàn thành chương trình trong năm 2024, chậm nhất là quý II năm 2025, trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030.
Lương chưa tăng giá phòng đã tăng 2 triệu đồng, lao động quyết bỏ phố
Chị Hoàng Thị Thủy (40 tuổi), quyết định trả phòng về quê khi nghe chủ nhà thông báo từ tháng 5/2024, sẽ tăng giá thuê lên gần gấp đôi.
Không tăng giá phòng thì tăng phí an ninhTrong phòng trọ nóng như đổ lửa, chị Thủy (quận 12, TPHCM) buồn bã cho biết từ tháng 5/2024, chủ trọ sẽ tăng giá từ 2 triệu đồng lên 3,5 triệu đồng/tháng/phòng. Nguyên nhân do chủ trọ mới sửa sang lại phòng, kê thêm bàn ghế và tủ quần áo mới. "Vì giá phòng trọ tăng nên công nhân ở khu này bỏ về quê gần hết rồi. Từ năm ngoái đến nay cuộc sống khó khăn quá, công nhân như chúng tôi không thể bám trụ nổi ở thành phố đắt đỏ này nữa!", chị Thủy nói.Khu trọ tại TP Thủ Đức có giá thuê từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng (Ảnh: Xuân Trường).Chị Thủy rời quê Quảng Bình vào TPHCM làm công nhân đến nay đã hơn 10 năm nhưng lương vẫn chỉ 7, 8 triệu đồng mỗi tháng.Chồng của chị làm tài xế xe tải nhưng sau một lần tại nạn, sức khỏe yếu phải nghỉ việc ở nhà, ai thuê gì làm nấy, thu nhập lúc có lúc không. Trong khi đó, giá cả liên tục tăng cao khiến gia đình luôn trong tình trạng thiếu thốn."Trước đây mỗi tháng còn tằn tiện tích góp được 1-2 triệu đồng, nhưng nay thu nhập không đủ để trang trải. Giờ muốn làm tăng ca cũng không được vì công ty không có việc mà làm", chị Thủy thở dài, nói.Công nhân thuê trọ tại quận Bình Tân đang quay cuồng trong bão giá, nhiều người sẽ rời phố về quê (Ảnh: Xuân Trường).Chia sẻ về dự định sắp tới, chị Thủy cho hay, sau lễ 30/4-1/5, cả gia đình chị sẽ về quê sinh sống để ổn định cuộc sống. Để đưa ra quyết định này, cả gia đình chị Thủy đã trăn trở rất lâu, nhiều đêm mất ngủ."Với tình hình này sắp tới chắc còn khó khăn hơn nên gia đình tôi chọn về quê để ổn định hơn. Về quê tôi sẽ xin làm công nhân ở công ty may mặc, sáng có xe công ty đón đi làm, chiều tan ca xe chở về tới cửa nhà. Ở quê dù lương thấp hơn thành phố nhưng đỡ khoản phí thuê nhà, xe cộ đi lại…", chị Thủy bộc bạch.Tương tự chị Thủy, anh Nguyễn Văn Thiện (30 tuổi, Thừa Thiên Huế), cho hay, hai vợ chồng anh rời quê vào TPHCM làm công nhân ở quận Bình Tân từ đầu năm 2023. Hai vợ chồng làm công nhân nên thuê phòng trọ nhỏ gần khu công nghiệp mỗi tháng 1,8 triệu đồng, nhưng năm nay chủ trọ tăng thêm 300.000 đồng mỗi tháng."Số tiền này với nhiều người thì không lớn nhưng với công nhân thu nhập thấp như vợ chồng tôi thì phải cân nhắc", anh Thiện nói.Kinh tế khó khăn, giá thuê trọ tăng nên công nhân trả phòng, rời phố về quê (Ảnh: Xuân Trường).Theo anh Thiện, để tăng giá thuê phòng, chủ trọ đưa ra các lý do như: công nhân sắp được tăng lương nên giá thị trường tăng lên, chi phí quản lý tăng…Ngoài việc tăng giá phòng, chủ nhà trọ cũng "đẻ" thêm phí vệ sinh, phí an ninh.Anh Thiện chia sẻ thêm, năm ngoái hai vợ chồng anh làm công nhân thu nhập mỗi tháng được 13-15 triệu đồng, trừ các khoản chi phí thì mỗi tháng cũng tiết kiệm được 2-3 triệu đồng.Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay vợ anh trở thành lao động chính, anh bị thất nghiệp chuyển qua chạy xe ôm công nghệ nhưng thu nhập cũng bấp bênh."Vợ chồng tôi đang tìm phòng trọ rẻ hơn để chuyển qua, gắng cầm cự 1-2 tháng nữa mà tôi không xin được việc ổn định thì chúng tôi sẽ về quê. Biết về quê vẫn khó khăn nhưng mọi chi phí cũng nhẹ hơn", anh Thiện tâm sự và cho biết, dự định về quê hai vợ chồng sẽ vay vốn để kinh doanh phế liệu.Một khu nhà trọ đã xuống cấp nên không tăng giá phòng mà tăng giá tiền điện, nước hằng tháng (Ảnh: Xuân Trường).Ở đâu cũng tăngKhông chỉ nhà trọ mà chung cư mini, nhà riêng lẻ tại TPHCM gần đây cũng đang tăng giá khiến nhiều người phải trả phòng vì không gồng được chi phí.Anh Nguyễn Văn Tùng (TP Thủ Đức) thuê căn hộ chung cư mini với giá 6 triệu đồng/tháng nhưng sau Tết Nguyên đán, chủ thông báo tăng thêm 1 triệu đồng."Để giảm thiểu chi phí, tôi vừa thuê một căn hộ tại chung cư nhà ở xã hội ở vùng ven thành phố với giá 5 triệu đồng/tháng. Dù đi làm hơi xa nhưng chi phí thuê thấp, tiết kiệm được 2 triệu đồng mỗi tháng. Đồng thời, không gian căn hộ rộng rãi hơn nên con nhỏ có chỗ vui chơi", anh Tùng chia sẻ.Theo chị Nguyễn Thị Hương, người môi giới nhà trọ, năm nay thị trường cho thuê nhà ở, phòng trọ rơi vào tình trạng trầm lắng nhưng các chủ nhà đều tăng giá cao hơn so với các năm trước.Ở TP Thủ Đức hiện nay, người thuê phải mất từ 4-5 triệu đồng/tháng cho một phòng khép kín có diện tích từ 20-25m2. Thậm chí có những phòng có giá từ 6-8 triệu đồng/tháng nếu có nội thất.Giá phòng trọ, căn hộ dịch vụ ở các quận trung tâm TPHCM tăng 500 - 1 triệu đồng/tháng (Ảnh: Chụp màn hình).Theo phân tích của Batdongsan.com, nhiều chủ nhà trọ, cho thuê phòng trọ tại TPHCM cũng đang rục rịch tăng giá. Một số khu phòng trọ cho thuê tại các quận nội thành như quận 1, quận 3, quận 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận đang có diễn biến tăng cao.Theo một số đơn vị môi giới nhà cho thuê các khu vực này, trong khi phòng trọ giá rẻ có xu hướng tăng nhẹ tầm 300.000-500.000 đồng/tháng, nhiều phòng trọ dịch vụ có mức tăng mạnh hơn, từ 500.000-1 triệu đồng/tháng.Riêng với các khu vực ngoại thành như quận 9, Bình Tân, quận 12,… không ít chủ nhà đang "cơ cấu" lại giá khi có thông tin người lao động sắp được tăng lương.
Ngã ngửa với thông báo có quà 20 triệu đồng vì mua bảo hiểm y tế lâu năm
Một cụ bà ở Hà Nội nhận được cuộc gọi báo bà là người may mắn, nhận quà 20 triệu đồng vì tham gia bảo hiểm y tế lâu năm.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, vừa qua, một người phụ nữ tên T. (78 tuổi, cư trú trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhận được cuộc điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ của Kho bạc nhà nước quận Cầu Giấy.Người này thông báo rằng cụ bà là một trong số ít những người may mắn nhận được phần quà là 20 triệu đồng tiền mặt vì đã tham gia bảo hiểm y tế lâu năm.Người phụ nữ được hướng dẫn sẽ nhận được phần quà trên với điều kiện phải trả một khoản phí 1,1 triệu đồng, đổi lại được tặng thêm 2 hộp sữa trị giá 900.000 đồng.Theo Bảo hiểm xã hội Hà Nội, điều đáng nói, đối tượng cam đoan cụ bà sẽ không phải trả thêm bất kì chi phí nào khác và số tiền 1,1 triệu, thanh toán trực tiếp với người giao hàng khi bà nhận 2 hộp sữa.Khi người phụ nữ thắc mắc về số tiền thưởng nhận bằng hình thức nào thì đối tượng thông báo sẽ có giám đốc và kế toán của cơ quan đến tận nhà chi trả.Bà T. đã đến trụ sở Kho bạc nhà nước quận Cầu Giấy hẹn gặp trực tiếp đối tượng nhưng đối tượng trốn tránh với lí do "đang xin nghỉ phép". Tiếp đó, bà này hỏi thêm thông tin về vị trí công việc của người này thì đối tượng nói làm việc tại Bảo hiểm của Kho bạc nhà nước quận Cầu Giấy.Nghi ngờ các thông tin đối tượng lừa đảo đưa ra, bà đã đến cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy để xác minh. Tại đây, cán bộ bảo hiểm khẳng định, thông tin bà nhận được hoàn toàn không chính xác.Về vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Kim Huệ, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy cho biết, ngay khi nhận được thông tin phản ánh từ người dân, cơ quan này đã kịp thời báo cáo sự việc với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.Cùng với đó, đơn vị này cũng thông tin rộng rãi để người dân nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, đánh vào lòng tham của con người.Qua sự việc trên, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân luôn đề cao cảnh giác trước các hình thức lừa đảo qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội,… Người dân chỉ nên theo dõi các thông tin từ những nguồn chính thống của Bảo hiểm xã hội thành phố.Khi có bất kì thông tin nào chưa rõ ràng từ những người lạ liên quan đến việc thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì liên hệ ngay với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi gần nhất để được hỗ trợ.
Hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 400 căn nhà cho hộ nghèo
Trong năm 2024, 424 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sẽ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí 37,3 tỷ đồng.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở năm 2024. Tổng số 424 hộ nghèo được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí 37,3 tỷ đồng.Trong đó, 322 hộ được hỗ trợ xây mới, sửa chữa cho 102 hộ. Tổng kinh phí hỗ trợ 37,3 tỷ đồng, hỗ trợ xây mới 32,2 tỷ đồng, sửa chữa 5,1 tỷ đồng.Năm 2023, 500 hộ nghèo, cận nghèo ở Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở (Ảnh: Thái Bá).UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn UBND các huyện, thành phố triển khai việc hỗ trợ, tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo chính sách được thực hiện hiệu quả.Sở Xây dựng phối hợp với Sở LĐ-TB&XH hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo đúng quy định.Đồng thời, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung có mục tiêu ngân sách tỉnh năm 2024 cho các huyện, thành phố để thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật.Người nghèo ở Ninh Bình vui mừng đón nhận ngôi nhà mới trước Tết Nguyên đán 2023 (Ảnh: Thái Bá).Bên cạnh đó, UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện theo danh sách được phê duyệt. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát các xã, phường, thị trấn để việc hỗ trợ đảm bảo chính xác, công bằng, minh bạch, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.
Lao động nghèo sống thấp thỏm trong những ngôi nhà chờ sập giữa TPHCM
Không đủ điều kiện để thuê phòng trọ, nhiều công nhân, lao động nghèo chấp nhận sống trong những ngôi nhà tạm bợ, lụp xụp "chờ sập" trên những con kênh giữa lòng TPHCM.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Loan (40 tuổi, phường 2, quận 8, TPHCM), chia sẻ bản thân bà được sinh ra và lớn lên trên kênh Tàu Hũ nên đã quá quen với chuyện sập nhà, gãy cột, sống giữa rác thải ngập dòng kênh bốc mùi nồng nặc.Gia đình bà Loan sống thấp thỏm trong căn nhà xập xệ ở ven kênh tàu Hũ (Ảnh: Xuân Trường).Căn nhà nơi 2 vợ chồng bà và 2 con nhỏ sống ven kênh hiện cũng mục nát, mái tôn gỉ sét… chờ sập, cả gia đình luôn sống trong cảnh thấp thỏm lo sợ."Căn nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, mái tôn nằm phơi nắng mưa cả chục năm, cũ kỹ, xập xệ... Dù nhiều lần thót tim khi nhà rung lắc, sụt chân vì những tấm ván lót sàn mục nát nhưng gia đình tôi không còn cách nào khác, vẫn phải ở đây.Giờ mua nhà mới thì không đủ khả năng, thuê phòng trọ cũng chật chội mà thu nhập bấp bênh, sợ không duy trì được bao lâu", bà Loan thở dài.Cách nhà bà Loan không xa, bà Võ Thị Hoa (67 tuổi) cho biết, cả gia đình 7 mẹ con, bà cháu bà sống trong lo sợ giữa căn nhà tạm bợ lụp xụp chưa đến 10m2 ven kênh Tàu Hũ."Từ lúc sinh ra tôi đã sống ở đây nên việc nhà bị nghiêng, sập cột, cháy nổ… đều đã trải qua. Cuộc sống của tôi sao cũng được, chỉ mong con, cháu tôi sớm thoát khỏi cảnh sống sợ hãi này", bà Hoa nói.Gia đình bà Hoa gồm 7 thành viên sống trong căn nhà chỉ 10m2 mục nát, chờ sập (Ảnh: Xuân Trường).Chỉ tay vào căn nhà nhỏ xập xệ, bà Hoa cho biết, phần lớn căn nhà nằm trên mặt nước của kênh Tàu Hũ, dựng bằng những cây gỗ tràm đã bị mục nát.Mỗi lúc triều cường dâng cao, dòng nước đen kịt đẩy rác thải dâng lên tràn vào nhà, ô nhiễm và việc đi lại, sinh hoạt rất khó khăn."Tôi nghe nói khu vực này sẽ giải tỏa mặt bằng nên rất hy vọng số tiền được đền bù đủ để mua một căn nhà nho nhỏ trên bờ hoặc một căn hộ nhà ở xã hội. Tôi rất mong sớm được giải tỏa để đưa gia đình đến nơi khác sống, con cháu không phải chịu cảnh thấp thỏm trốn chạy mỗi ngày", bà Hoa nói thêm.Tình trạng sạt lở bờ kênh Thanh Đa chưa khắc phục được khiến người dân tại khu vực này luôn sống trong lo lắng, bất an (Ảnh: Xuân Trường).Ở một khu vực khác, ông Lê Văn Thành chỉ tay về khu vực bờ kênh Thanh Đa (phường 23, quận Bình Thạnh), vùng bị sạt lở nghiêm trọng rồi cho biết, nhiều năm nay 15 hộ dân ở đây luôn trong cảnh sống bất an."Người dân sống cạnh bờ kênh Thanh Đa vẫn chưa hết bàng hoàng vì thời gian gần đây nhiều ngôi nhà bỗng dưng xuất hiện những vết nứt lớn, nền nhà sụt lún, nước ngập vào nhà khiến cuộc sống bị đảo lộn. Thậm chí, nhiều căn nhà bị nghiêng mạnh, có thể đổ sập xuống bất cứ lúc nào", ông Thành cho hay.Liên quan công tác di dời nhà ở trên và ven kênh rạch, trước đó, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện chỉnh trang, phát triển đô thị trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo. Mục tiêu đề ra đến năm 2025 là hoàn thành bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch.Người dân sống gần điểm sạt lở đa phần là người lớn tuổi, khó khăn (Ảnh: Hải Long).Tuy nhiên, báo cáo của Sở Xây dựng TPHCM cho thấy, nguồn vốn ngân sách của thành phố dành cho chương trình di dời rất hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu.Phần lớn các tuyến rạch không thể mở rộng hơn so với ranh giới chỉnh trang nên không tạo được quỹ đất có giá trị thương mại, không hấp dẫn các nhà đầu tư, vì vậy phải thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách.Do đó, Sở Xây dựng đề xuất giải pháp thí điểm cho hộ dân có nhà trên và ven kênh rạch không đủ điều kiện bố trí tái định cư được giải quyết cho thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội khi nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị.
Lao động nữ 49 tuổi mới tham gia bảo hiểm có kịp hưởng lương hưu?
Với quy định đóng một lần cho những năm còn thiếu, người lao động khi lớn tuổi mới tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều cơ hội được hưởng lương hưu.
Mẹ của chị Ngọc Hoàng là tiểu thương, buôn bán nhỏ ở chợ, chưa từng làm công ty nên không tham gia bảo hiểm xã hội. Chị Hoàng muốn sau này mẹ có lương hưu và bảo hiểm y tế hưu trí khi về già nên có ý định mua bảo hiểm xã hội tự nguyện cho mẹ.Chị Hoàng hỏi: "Hiện mẹ tôi 49 tuổi, nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì đến năm 60 tuổi là có 11 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, tôi đóng thêm 9 năm bảo hiểm cho mẹ trong một lần thì mẹ vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu phải không?".Bảo hiểm xã hội tự nguyện giúp nhiều lao động lớn tuổi có cơ hội được hưởng lương hưu (Ảnh minh họa: BHXH Việt Nam).Giải đáp thắc mắc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ rõ, điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.Như vậy, đến thời điểm mẹ chị Hoàng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) để đủ 20 năm thì được đóng một lần cho thời gian còn thiếu.Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời điểm mẹ của chị Hoàng được hưởng lương hưu là từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.Trong dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), ban soạn thảo đã thống nhất quan điểm giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm.Nếu dự luật được thông qua, cùng với quy định đóng một lần cho thời gian còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) như trên thì người lao động lớn tuổi, tham gia bảo hiểm xã hội muộn cũng có nhiều cơ hội được hưởng chế độ hưu trí hơn quy định hiện hành.
Bàn giao nhiều di vật, kỷ vật của liệt sỹ tới thân nhân tại Thừa Thiên Huế
Việc trao trả di vật, kỷ vật tới thân nhân thể hiện sự tri ân đối với người có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ.
Sáng ngày 15/4, Cục Chính sách, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sỹ tới thân nhân 2 gia đình liệt sỹ tại Thừa Thiên Huế.Di vật, kỷ vật được bàn giao tới gia đình liệt sỹ Nguyễn Thúc Tề (SN 1907, quê quán Hương Xuân, huyện Hương Điền; nay là thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), nhập ngũ năm 1945, tham gia Vệ Quốc đoàn, hy sinh năm 1950, tại Bắc Liên Khu 5.Đại diện Cục Chính sách, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam bàn giao kỷ vật tới thân nhân 2 liệt sỹ quê Thừa Thiên Huế (Ảnh: Lê Sáu).Liệt sỹ Lê Văn Sơn (SN 1919, quê quán Long Thuận, Cát Trọng, Minh Thành; nay là phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), nhập ngũ năm 1945, hy sinh ngày 16/7/1954, tại Quảng Ngãi.Các di vật, kỷ vật của liệt sỹ được bàn giao tới thân nhân, gồm: giấy báo tử, lý lịch quân nhân, ảnh cá nhân, giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp (phân hiệu Lục Quân Liên Khu 5), sổ tay cá nhân, sổ can bạ, giấy thuyên chuyển, bằng y tá quân y.Đại tá Dương Văn Bảo, Phó Trưởng phòng Thương binh liệt sỹ - Người có công, Cục Chính sách cho biết, những di vật, kỷ vật bàn giao tới thân nhân là của liệt sỹ gửi lại trước khi đi B. Trong điều kiện chiến tranh kéo dài, những kỷ vật này có lúc lưu lạc, nằm tại kho lưu trữ của các đơn vị.Di vật, kỷ vật của 1 trong 2 liệt sỹ được bàn giao trong đợt này (Ảnh: Lê Sáu).Thời gian qua, Cục Chính sách và các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phối hợp với Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội các tỉnh, thành xác minh thông tin nhằm đưa các kỷ vật của liệt sỹ về với gia đình, người thân.Việc làm này thể hiện sự tri ân của các thế hệ hôm nay đối với người có công với cách mạng, phần nào xoa dịu sự hy sinh, mất mát của thân nhân, gia đình liệt sỹ.Những di vật, kỷ vật sẽ góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau về lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước của thế hệ đi trước, từ đó ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Dịp này, Cục Chính sách đã tặng quà tới thân nhân 2 gia đình liệt sỹ và tặng quà 10 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và thân nhân người có công tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.    
Những lao động được 2 lần tăng lương từ 1/7
Bên cạnh đề xuất mức tăng 6%, lương tối thiểu áp dụng từ 1/7 tới cũng sẽ điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương. Vì vậy, người lao động ở vùng này sẽ có mức tăng cao hơn.
Từ 1/7 tới đây, mức lương tối thiểu vùng dự kiến tăng 6% so với hiện hành, theo dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.Theo phương án này, lương vùng I nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng II là 4,41 triệu đồng; vùng III là 3,86 triệu đồng và vùng IV đạt 3,45 triệu đồng.So với mức lương hiện hành dao động 3,25-4,68 triệu đồng tùy vùng, mức lương tối thiểu nêu trên tăng 200.000-280.000 đồng/tháng (tương ứng tỷ lệ bình quân 6%).Mức tăng lương tối thiểu vùng dự kiến áp dụng từ 1/7/2024.Cùng với đề xuất mức tăng trên, dự thảo Nghị định cũng nêu hướng điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Cụ thể:Chuyển từ vùng II có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4,41 triệu đồng/tháng lên vùng I có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4,96 triệu đồng/tháng với các địa phương: Thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.Chuyển từ vùng III có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3,86 triệu đồng/tháng lên vùng II có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4,41 triệu đồng/tháng với các địa phương: TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình); TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa); Thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng).Chuyển từ vùng IV có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3,45 đồng/tháng lên vùng III có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3,86 triệu đồng/tháng với các địa phương: Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa); Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); Huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận).Cơ quan soạn thảo lý giải, việc điều chỉnh vùng của các địa phương nêu trên nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lân cận.Bên cạnh đó, các địa bàn trên có sự phát triển hơn về thị trường lao động, hình thành các khu, cụm công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, giáp với các địa bàn khác có mức lương tối thiểu cao hơn.Như vậy, nhiều khu vực được điều chỉnh ở mức hưởng lương tối thiểu thấp hơn lên mức hưởng lương tối thiểu cao hơn.Kéo theo đó, người lao động ở các vùng địa bàn đang hưởng lương tối thiểu theo vùng thấp hơn sẽ được nâng mức lương tối thiểu theo mức tăng của lương tối thiểu ở vùng cao hơn đó. Như vậy, nhóm này sẽ có mức tăng lương đột phá hơn mặt bằng chung 200.000-280.000 đồng/tháng.Cụ thể, khu vực được điều chỉnh lương áp dụng từ vùng II lên vùng I, người lao động được tăng 800.000 đồng/tháng; từ vùng III lên vùng II được tăng 770.000 đồng/tháng; từ vùng IV lên vùng III được tăng 610.000 đồng/tháng. Mức tăng này cao hơn khoảng 3 lần so với mức tăng lương áp dụng chung. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.Theo nguyên tắc này, người sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
13 trẻ mồ côi được "tô hạnh phúc, vẽ tương lai"
Ngoài số tiền các nhà hảo tâm hỗ trợ, hàng tháng cán bộ xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông tự nguyện đóng góp tiền, chung tay nuôi 13 trẻ mồ côi trên địa bàn.
Chị em sinh đôi H'Huyền và K'Linh (7 tuổi, thôn 2, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong) mồ côi mẹ lúc mới lọt lòng. Bố bị tàn tật bẩm sinh, không có khả năng lao động nên từ lúc sinh ra đến nay, 2 em Huyền và Linh được ông bà nội chăm sóc, nuôi dưỡng.Ông bà khó khăn, gia đình thiếu đất sản xuất nên cuộc sống của 2 em thiếu thốn đủ bề.Mới đây, qua rà soát, lập danh sách, chị em H'Huyền và K'Linh cùng 11 trẻ khác được UBND xã Quảng Khê và các nhà hảo tâm nhận đỡ đầu từ tháng 4.H'Huyền và K'Linh là một trong số 13 trẻ được UBND xã Quảng Khê nhận đỡ đầu (Ảnh: Đặng Dương).Số tiền hỗ trợ hàng tháng sẽ được sử dụng để mua quần áo, sách vở và sinh hoạt phí của 2 chị em sinh đôi cho đến khi các em tròn 18 tuổi.Ông K'Đrim, ông nội của 2 em, cho biết H'Huyền và K'Linh có một người chị gái. Vì mắc bệnh hiểm nghèo, người chị này đã qua đời trong năm 2023. Trước đó, gia đình đã chạy vạy khắp nơi để chữa trị cho cháu, đến nay vẫn chưa trả xong số tiền vay mượn.Theo ông K'Đrim, số tiền hỗ trợ của UBND xã Quảng Khê và các nhà hảo tâm giúp gia đình vơi đi gánh nặng, động viên 2 cháu H'Huyền và K'Linh vươn lên."Khi biết 2 cháu được hỗ trợ, vợ chồng tôi vui mừng lắm. Bây giờ chỉ còn 2 ông bà già đi làm nuôi 5 miệng ăn, khó khăn lắm. Số tiền hỗ trợ hàng tháng giúp các cháu không phải chịu cảnh bữa đói, bữa no nữa", ông K'Đrim nói.Theo thống kê, trên địa bàn xã Quảng Khê hiện có 67 trẻ mồ côi mẹ, mồ côi cha hoặc mồ côi cả mẹ lẫn cha.Mới đây, qua rà soát, UBND xã Quảng Khê và các mạnh thường quân quyết định hỗ trợ, đỡ đầu 13 trẻ đến 18 tuổi, với mức hỗ trợ từ 800.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/trẻ/tháng.Ngoài hỗ trợ bằng tiền mặt, UBND xã Quảng Khê còn lên kế hoạch kết nối, vận động hỗ trợ thêm nhu yếu phẩm, dụng cụ học tập để các cháu đến trường.Với tinh thần chia sẻ khó khăn, động viên các cháu vươn lên, chính quyền địa phương kỳ vọng, mô hình này sẽ góp phần thay đổi cuộc sống của những số phận bất hạnh.Chị Nguyễn Thị Uyên, cán bộ UBND xã Quảng Khê cho biết: "Mặc dù mới được triển khai thực hiện nhưng mô hình nhận đỡ đầu trẻ mồ côi nhận được sự tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, công chức UBND xã Quảng Khê. Hàng tháng, chúng tôi đều tự nguyện đóng góp một số tiền nhỏ để mô hình ngày càng lớn mạnh, lan tỏa đến nhiều hoàn cảnh khó khăn.Hàng tháng, cán bộ xã Quảng Khê đều tự nguyện đóng góp một số tiền nhỏ (Ảnh: Đặng Dương).Chia sẻ về mô hình, bà Lý Thị Nhường, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Quảng Khê, cho biết các hoàn cảnh được hỗ trợ đều là những trường hợp đặc biệt khó khăn và có nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng.Để lan tỏa mô hình này, chính cán bộ, đảng viên của xã Quảng Khê sẽ chủ động đi đầu, tự nguyện đóng góp tiền hoặc nhu yếu phẩm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng phân công cán bộ thực hiện chương trình, bảo đảm nguyên tắc công bằng, công khai và trách nhiệm."Với chủ đề "Tô hạnh phúc - Vẽ tương lai", chúng tôi mong rằng thời gian tới, không chỉ dừng lại ở 13 trẻ được nhận đỡ đầu mà mọi trẻ em thiếu may mắn trên địa bàn đều có sự hỗ trợ phù hợp", bà Nhường nói thêm.
Có được hoàn tiền BHXH khi trùng thời gian đóng ở 2 sổ khác nhau?
Nhiều lao động có đến 2 sổ bảo hiểm xã hội, khi gộp sổ lại phát hiện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trùng ở cả 2 sổ. Số tiền đóng trùng sẽ được xử lý như thế nào?
Trong năm 2012, anh Gia Hưng có một thời gian làm việc tại 2 công ty cùng lúc. Một công ty làm buổi sáng và một công ty, anh làm bảo vệ buổi tối. Hai công ty ở 2 thành phố giáp nhau là TPHCM và Bình Dương. Hai công ty đều đóng bảo hiểm xã hội cho anh Hưng và anh được cấp 2 quyển sổ bảo hiểm xã hội.Anh Hưng thắc mắc: "Lúc đó, tôi tưởng rằng như vậy là bình thường do không nắm quy định bảo hiểm xã hội. Giờ tôi muốn gộp 2 quyển sổ đó hoặc hủy quyển sổ có thời gian đóng ít hơn thì như thế nào? Có thể làm thông qua dịch vụ công được không?".Nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trùng nhau, người lao động sẽ được hoàn trả số tiền đã đóng trùng (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trường hợp của anh Hưng được quy định rõ trong Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tại nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.Theo quy trình trên, trường hợp một người có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền mà đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và quỹ bảo hiểm thất nghiệp.Số tiền phải trả này bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động nhưng không bao gồm tiền lãi.Căn cứ vào quy định trên, trường hợp của anh Hưng ký hợp đồng lao động cùng lúc với 2 đơn vị nên việc đóng bảo hiểm xã hội bị trùng thời gian. Do đó, không thể gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội mà phải làm thủ tục thoái thu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và hủy sổ bảo hiểm xã hội đã cấp tại đơn vị ký hợp đồng lao động thứ 2.Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: "Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện hoàn trả tiền đã đóng đối với thời gian đóng trùng nhau và thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội cho anh Hưng".Để được gộp sổ và hoàn tiền đóng trùng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị anh Hưng chuẩn bị hồ sơ gồm Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) và các sổ bảo hiểm xã hội hiện có.Anh Hưng có thể nộp hồ sơ cho đơn vị hiện đang quản lý mình nếu anh đang đi làm và đóng bảo hiểm xã hội; hoặc nộp cho cơ quan bảo hiểm địa phương nơi cư trú nếu đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Thủ đoạn tinh vi của nhóm chăn dắt trẻ em ở TPHCM
Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho hay, các đối tượng chăn dắt trẻ em thường hoạt động ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ cuối tuần, di chuyển lưu động nên khó khăn trong công tác quản lý, tập trung đối tượng.
Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho biết, thời gian qua trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng chăn dắt trẻ em xin ăn, lao động trẻ em. Nhiều người giả dạng đi bán vé số, tăm bông, bút bi... nhưng thực chất là xin ăn để đối phó với lực lượng chức năng. Nhiều người xin ăn còn hoạt động ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ cuối tuần, giờ nghỉ trưa và di chuyển lưu động giữa các địa bàn nhằm gây khó khăn trong công tác quản lý.Những đứa trẻ mưu sinh ở phố Tây Bùi Viện (quận 1, TPHCM) nhờ phun lửa, bán kẹo cao su...(Ảnh: Hải Long)Sở LĐ-TB&XH cũng chỉ rõ, một số địa phương trong công tác quản lý người lang thang, xin ăn, công tác tập trung đối tượng chưa thực hiện thường xuyên, liên tục và quyết liệt dẫn đến người lang thang, xin ăn vẫn còn tiếp diễn.Để giải quyết tình trạng này, Sở LĐ-TB&XH đề nghị người dân khi phát hiện những đối tượng chăn dắt người lang thang xin ăn, báo ngay đến Công an địa phương và tổ công tác để kịp thời xử lý. Đối với trường hợp là trẻ em, lập tức báo ngay về Tổng đài 111.Liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tại buổi họp báo của TPHCM chiều 11/4, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an TPHCM cho biết: "Công an TPHCM sẽ tăng cường công tác nắm bắt tình hình trên không gian mạng để kịp thời phát hiện, xử lý những kẻ cầm đầu lập nhóm để hoạt động phi pháp.Đồng thời, rà soát, nắm tình hình người ăn xin, người lang thang cơ nhỡ trên địa bàn, phối hợp với các cơ quan liên quan để kịp thời xử lý các trường hợp mua bán người…", Thượng tá Hà nhấn mạnh.
Lương điều dưỡng viên cao nhất 12 triệu/tháng, có thể tăng trên 30% từ 1/7
Lương điều dưỡng viên được hiện được tính theo lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng và hệ số, ở bậc cao nhất đạt trên 12 triệu đồng/tháng. Cải cách tiền lương từ 1/7 tới, mức lương mới có thể tăng 32%.
Theo Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp đối với điều dưỡng được quy định như: Điều dưỡng hạng II, có mã số là V.08.05.11; Điều dưỡng hạng III có mã số là V.08.05.12; Điều dưỡng hạng IV có mã số là V.08.05.13.Việc xếp lương điều dưỡng viên được quy định tùy theo các hạng chức danh, cụ thể như:Điều dưỡng hạng II được áp dụng theo mức lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương là: 4,4-6,78.Điều dưỡng hạng III được áp dụng theo mức lương của viên chức loại A1, có hệ số lương là: 2,34-4,98.Điều dưỡng hạng IV được áp dụng theo mức lương của viên chức loại B, có hệ số lương là: 1,86-4,06.Căn cứ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương đối với điều dưỡng viên hiện nay được quy định như sau: Lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở hiện hành.Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).Bảng lương của điều dưỡng.Trên đây là bảng lương của điều dưỡng là viên chức. Trường hợp điều dưỡng là người lao động làm việc trong cơ sở khám chữa bệnh thì mức lương sẽ được thực hiện theo thỏa thuận với bệnh viện.Kể từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện tổng thể cải cách tiền lương, trong đó có lương của điều dưỡng cũng sẽ thay đổi.Theo kế hoạch, từ thời điểm nêu trên, tiền lương trung bình của viên chức (tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng) sẽ tăng khoảng 30%. Bên cạnh đó, một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác. Đây là định hướng cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế.Theo đó, tiền lương trung bình của viên chức y tế nói chung, điều dưỡng viên nói riêng sẽ tăng hơn 32%. Ví dụ, mức lương bậc 1 của điều dưỡng viên trình độ trung cấp hiện có hệ số lương khởi điểm 1,86 là gần 3,5 triệu đồng/tháng, sẽ tăng lên tầm 7,5 triệu đồng/tháng. Ở bậc lương cao nhất, con số 12,2 triệu đồng/tháng có thể tăng lên mức trên 16 triệu đồng/tháng.
Số người cai nghiện tăng 84%, các cơ sở gồng mình gánh tải
Hiện số người nghiện được đưa đi cai nghiện tập trung tại các cơ sở của TPHCM là hơn 13.000 người, tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Sở LĐ-TB&XH TPHCM, tính đến hết quý I/2024, tổng số người nghiện ma túy hiện đang quản lý tại 15 cơ sở cai nghiện ma túy của thành phố là 13.347 người, tăng 84,2% so với cùng kỳ năm 2023 (tương ứng với 6.101 người).Trong đó, Sở LĐ-TB&XH TPHCM quản lý 7.128 người, lực lượng Thanh niên xung phong thành phố quản lý 6.060 người, các cơ sở cai nghiện tư nhân là 159 người.Số lượng học viên cai nghiện ma túy tập trung tại TPHCM đang tăng nhanh (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).Tốc độ tăng trưởng số lượng học viên cai nghiện ma túy rất nhanh đang gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở cai nghiện của thành phố. Các cơ sở phải tăng cường nhân sự, thời gian làm việc để đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ tại đơn vị; không để thẩm lậu chất cấm, vật cấm vào cơ sở.Nhờ đó, trong quý I/2024, các đơn vị kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý 7 vụ học viên tự hủy hoại thân thể; 74 vụ với 137 học viên đánh nhau; 2 vụ với 3 học viên gây rối; 14 vụ với 16 học viên không chấp hành điều động của nhân viên quản lý…Tuy nhiên, áp lực tăng cao số lượng học viên vẫn đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy.Theo ông Nguyễn Ngọc Bắc, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá, hiện cơ sở đang quản lý 652 học viên, tăng 133 học viên so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 60%). Cơ sở đã phải huy động toàn bộ nhân lực nỗ lực hết sức để đảm bảo công tác quản lý học viên, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự tại cơ sở.Bố Lá là cơ sở chuyên tiếp nhận và quản lý học viên cai nghiện ma túy thuộc diện đặc thù, có tiền án với khung hình phạt tù trên 5 năm, đối tượng thường xuyên gây rối an ninh trật tự ở địa phương và vi phạm kỷ luật nghiêm trọng từ các trường, cơ sở cai nghiện khác của thành phố chuyển về.Ông Bắc cho biết, cơ sở Bố La được thiết kế để tiếp nhận và quản lý tối đa là 800 học viên. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, đến cuối năm có thể sẽ đạt ngưỡng tiếp nhận của đơn vị.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, cho biết đây là tình hình chung của nhiều cơ sở cai nghiện thuộc thành phố, không chỉ cơ sở do Sở LĐ-TB&XH quản lý mà cơ sở do Thanh niên xung phong thành phố quản lý cũng gặp phải.Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM Lê Văn Thinh yêu cầu chuẩn bị các phương án với dự báo số người cai nghiện sẽ còn tăng (Ảnh: Trịnh Nguyễn).Tuy nhiên, ông Lê Văn Thinh nhấn mạnh trong thời gian tới, thành phố sẽ còn tiếp tục tăng cường xác minh, đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện tập trung để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Do đó, dự báo khả năng số lượng người cai nghiện tập trung sẽ còn tăng trong thời gian tới.Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM chỉ đạo lãnh đạo các cơ sở cai nghiện rà soát lại cơ sở vật chất, dự trù kinh phí, số lượng nhân sự của đơn vị để đáp ứng tình hình tăng học viên sắp tới. Nếu chưa đảm bảo thì kịp thời đề xuất bổ sung, trang bị đầy đủ để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.Theo ông Lê Văn Thinh, nhiệm vụ hiện nay và sắp tới của các cơ sở cai nghiện rất nặng nề nhưng phải cố gắng thực hiện. Bởi thành phố muốn đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương ổn định phải nỗ lực đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện tập trung, không để họ cai nghiện tại cộng đồng.
Điểm khác biệt của bảng lương công chức áp dụng từ 1/7
Từ 1/7, sẽ áp dụng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống thang bảng lương hiện hành.
Bảng lương hiện hànhTheo Luật Cán bộ, công chức, vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.Bên cạnh đó, Luật Viên chức quy định, vị trí việc làm của viên chức là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.Theo Thông tư 10/2023/TT-BNV, tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được tính bằng công thức: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.Mức lương cơ sở hiện hành theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1,8 triệu đồng/tháng.Hiện nay, theo Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, các chức vụ lãnh đạo được xếp lương và phụ cấp theo nguyên tắc:Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó.Như vậy, hiện nay, các cấp quản lý, lãnh đạo của nhiều cơ quan đang xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo.Về nguyên tắc trả lương, việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.5 bảng lương hiện áp dụng gồm: 1. Bảng lương chuyên gia cao cấp; 2. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức  trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn); 3. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; 4. Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; 5. Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.Bảng lương theo vị trí việc làm từ 1/7Theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết 104 năm 2023 của Quốc hội, cơ cấu tiền lương mới của công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương được tính như sau:Lương = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + Các khoản phụ cấp (30% tổng quỹ lương). Bên cạnh đó còn có khoản tiền thưởng được bổ sung.Nhà nước xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bằng số tiền cụ thể, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Lương mới được xây dựng, áp dụng với nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.2 bảng lương mới theo vị trí việc làm gồm bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.Như vậy, có thể thấy cải cách tiền lương từ 1/7 sẽ xây dựng 2 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống 5 bảng lương hiện hành của công chức viên chức.Trong đó, những bảng lương này được xây dựng bằng con số cụ thể, không được tính theo mức lương cơ sở và hệ số lương và không còn cào bằng như trước đó.Trả lương theo vị trí việc làm là việc căn cứ vào từng chức danh, chức vụ, cơ cấu tổ chức trong công chức, viên chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng không được bảo lưu
Theo quy định hiện hành, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp lâu hơn 114 tháng (12 năm), khi nghỉ việc chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp của 12 năm, phần đóng dư không được bảo lưu.
Phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến cho dự án luật Việc làm (sửa đổi) do Liên đoàn Lao động TPHCM tổ chức, bà Phạm Thị Hồng Yến, Chủ tịch Công đoàn TNHH Intel Products Việt Nam, nhận xét các quy định liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp có nhiều điểm gây bất lợi cho người lao động.Một trong những bất lợi đó là quy định không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để tính hưởng trợ cấp cho lần tiếp theo trong trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng (12 năm). Theo bà Hồng Yến, quy định này gây nhiều thiệt thòi cho người lao động và cần nghiên cứu lại.Đại diện công đoàn cho rằng nhiều quy định bảo hiểm thất nghiệp chưa thuận lợi với người lao động (Ảnh: Tùng Nguyên).Cụ thể, khoản 3 điều 103 của dự án luật Việc làm (sửa đổi) quy định 4 trường hợp mà thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.Trong đó, trường hợp thứ 4 là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng. Tức là, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm thì khi mất việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp 12 tháng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vượt trên 12 năm sẽ không được bảo lưu mà tính lại từ đầu.Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động TPHCM, cũng cho biết có nhiều lao động góp ý quy định này ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp của họ.Thực tế, việc không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng là quy định đang được thực hiện theo quy định của luật Việc làm năm 2013.Tuy nhiên, do luật Việc làm năm 2013 không nêu rõ quy định này dẫn đến nhiều lao động hiểu lầm. Nay dự án luật Việc làm (sửa đổi) bổ sung, nêu rõ quy định này tại khoản 3 điều 103.Ngày 17/10/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã có công văn số 4379/LĐTBXH-VL gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giải thích rõ về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng.Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013 thì sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo được tính lại từ đầu, chỉ trừ 6 trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.Kết hợp 2 điều khoản trên, Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn: "Như vậy, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng và đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng (tương ứng với 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và không được bảo lưu đối với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp còn lại".Cũng trong công văn này, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị BHXH Việt Nam rà soát lại những trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 1/1/2021 mà có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng được bảo lưu thì phải chỉnh sửa lại, thực hiện việc không bảo lưu đối với thời gian này.
Hạn chế rút BHXH một lần để giữ người lao động trong hệ thống an sinh
Vì những thông tin, nhận thức thiếu khuyết, một số công nhân lao động lo thiệt khi luật BHXH được sửa nên nộp đơn nghỉ việc, chờ đủ thời gian thì làm thủ tục rút bảo hiểm.
Nhận thức sai lệchĐang làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại khu vực TP Thủ Đức, TPHCM, bà Nguyễn Thị H. (50 tuổi) chia sẻ, trước đây bà làm công nhân may mặc ở một công ty tại TP Thủ Đức."Tôi đã đóng BHXH được 7 năm với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Giờ không thể làm việc tại công ty để đóng đủ thời gian hưởng lương hưu. Tôi lo khả năng tới đây không được rút hết BHXH một lần nữa nên tôi nghỉ việc lúc này để rút bảo hiểm luôn", bà H. nói.Lao động tuổi 40-50 chọn rút BHXH một lần trước tháng 7/2025 (Ảnh: P.T.).Theo BHXH TP Thủ Đức, trong quý I/2024, đơn vị đã tiếp nhận 63.499 hồ sơ rút BHXH. Tổng số hồ sơ đã chi trả trong kỳ là 54.694.Để giải quyết, BHXH TP Thủ Đức đã tăng nhân lực hướng dẫn lao động nộp hồ sơ trực tuyến nên tình trạng lao động xếp hàng nhận bảo hiểm đã không còn.Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp này, bà H. xin đi phụ bán quán ăn cho người quen để chờ đủ thời gian làm thủ tục rút BHXH một lần.Tương tự bà H., bà Ngô Thị Nhâm (48 tuổi) làm công nhân tại TP Thủ Đức, cho hay bà rất đắn đo khi quyết định rút BHXH một lần."Vì lương thấp nên rút BHXH một lần cũng không được bao nhiêu. Nhưng giờ không nghỉ để rút BHXH một lần thì tôi sợ có thay đổi, không rút được nữa. Dù biết số tiền rút bảo hiểm không nhiều nhưng giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt của gia đình", bà Nhâm trải lòng.Ngoài bà H., bà Nhâm, nhiều lao động khác cũng bày tỏ mối lo từ những thông tin thiếu khuyết, sai lệch về các phương án quy định việc rút BHXH một lần khi sửa luật BHXH.Nhiều lao động nữ nộp hồ sơ rút BHXH một lần tại BHXH TP Thủ Đức (Ảnh: Xuân Trường).Thiệt thòi với người lao động, nguy cơ với hệ thống an sinhÔng Nguyễn Văn Hiệp, Giám đốc một công ty may mặc tại TP Thủ Đức cho hay, tại doanh nghiệp có hiện tượng lao động thâm niên, có tay nghề, độ tuổi từ 40-50 tuổi nộp đơn xin nghỉ việc."Lao động xin nghỉ việc với lý do về quê sống với gia đình, tuổi lớn nên công việc áp lực, năng suất lao động giảm… Lý do khác khiến nhiều người nộp đơn nghỉ việc để rút BHXH một lần là lo ngại khả năng có thay đổi quy định", ông Hiệp nêu rõ.Ở góc độ chủ doanh nghiệp, ông Hiệp tính toán trước khả năng thiếu hụt lao động, nhất là lao động có tay nghề. Lý do, lao động phải nghỉ việc trong một năm để chờ làm thủ tục rút BHXH. Ông Trần Đăng Lưu, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đ.L. cũng phản ánh, từ đầu năm đến nay không chỉ công ty của ông mà nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM khó khăn về việc tuyển dụng lao động phổ thông.Theo ông Lưu, thời gian gần đây có nhiều lao động nghỉ việc để rút BHXH một lần để có tiền trang trải cuộc sống, về quê có vốn kinh doanh… Do đó, công ty không tuyển được lao động có tay nghề thay thế nên rất ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất."Để hạn chế tình trạng rút BHXH một lần, cơ quan BHXH cần đẩy mạnh tuyên truyền để người lao động thấy được lợi ích của chính sách. Đồng thời các doanh nghiệp kịp thời hỗ trợ người lao động khi họ khó khăn", ông Lưu nêu giải pháp.Theo BHXH TP Thủ Đức, người lao động mất nhiều quyền lợi khi rút BHXH một lần (Ảnh: P.T.).Tại hội thảo "Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật BHXH tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ" tổ chức tại TPHCM, đại diện LĐLĐ thành phố phản ánh dấu hiệu công nhân "chạy luật" khiến lượng hồ sơ đề nghị giải quyết BHXH một lần trên địa bàn tăng lên.Bên cạnh đó, cuộc sống của người lao động hiện cũng nhiều khó khăn, áp lực khi chi phí sinh hoạt tăng nên cũng tính chuyện nghỉ việc, rút BHXH một lần về quê."Với nhiều người, số tiền rút BHXH một lần có thể giải quyết được khó khăn trước mắt nhưng rồi cũng chỉ đủ trang trải trong vài tháng ngắn ngủi và lại tiếp tục lo mưu sinh tuổi già.Việc này rất đáng lo ngại, không chỉ gây thiệt thòi lớn về quyền lợi của người lao động mà còn là nguy cơ hệ lụy, gánh nặng với an sinh xã hội", đại diện LĐLĐ cảnh báo.Theo LĐLĐ, để giải quyết căn cơ tình trạng lao động rút BHXH một lần, cần tăng cường quyền lợi cho người lao động khi hưởng chính sách hưu trí, cũng như các chế độ hưởng ốm đau, nghỉ dưỡng, thai sản, bệnh nan y…Đồng thời cần quan tâm chính sách cho người lao động được ở nhà ở xã hội, xây dựng viện dưỡng lão dành cho lao động khi nghỉ hưu khó khăn, đơn thân.Đại diện cơ quan công đoàn kêu gọi người lao động cân nhắc trước khi quyết định nhận BHXH một lần. 
TPHCM nỗ lực xóa hộ nghèo trước 30/4/2025
TPHCM không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia nhưng vẫn còn 8.239 hộ nghèo theo chuẩn thành phố với nhiều chỉ số khắt khe. Mục tiêu xóa hết hộ nghèo theo chuẩn thành phố được xác định là không dễ.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, đầu năm 2024, thành phố có 22.867 hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn thành phố với 91.253 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 0,9%/tổng số hộ dân thành phố. Trong số đó, hộ nghèo là 8.293 hộ, với 31.699 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 0,33%/tổng hộ dân thành phố.TPHCM vẫn còn gần 8.300 hộ nghèo theo chuẩn thành phố (Ảnh minh họa: Hải Long).Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TBXH TPHCM, cho biết thành phố đang triển khai nhiều hoạt động, nỗ lực xóa hết hộ nghèo theo chuẩn thành phố trước 30/4/2025, lập thành tích chào mừng 50 năm ngày Thống nhất đất nước.Đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM đã ban hành nghị quyết, đề ra chỉ tiêu cho chương trình giảm nghèo là "đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố".Đến cuối năm 2022, thành phố đã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia. Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố chỉ là 0,33%, sớm vượt chỉ tiêu mà Đảng bộ TPHCM đặt ra.Do đó, TPHCM muốn tiến thêm một bước trong giai đoạn 2020-2025, quyết tâm xóa hết hộ nghèo theo chuẩn thành phố trong năm 2025. Đây là nhiệm vụ khó khăn vì chuẩn nghèo đa chiều của TPHCM có nhiều chỉ số mà các địa bàn ngoại thành, huyện nông thôn khó thực hiện.Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM Lê Văn Thinh nêu mục tiêu nỗ lực xóa hết hộ nghèo trên địa bàn thành phố trước 30/4/2025 (Ảnh: Trịnh Nguyễn).Tính tổng thể, chuẩn nghèo đa chiều quốc gia gồm thu nhập và 12 chỉ số thiếu hụt. Chuẩn nghèo đa chiều thành phố có 10 chỉ số thiếu hụt thì có 9 chỉ số giống chuẩn quốc gia, không thực hiện 3 chỉ số (nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin) vì 3 chỉ số này đã hoàn thành.Về chiều thu nhập, chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2022-2025 là 2 triệu đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Trong khi đó, chuẩn nghèo thành phố lên đến 3 triệu đồng/người/tháng (áp dụng toàn thành phố) và kèm thêm chỉ số thiếu hụt về người phụ thuộc.Chuẩn nghèo đa chiều của thành phố còn nhiều hơn chuẩn quốc gia 1 chỉ số thiếu hụt là bảo hiểm xã hội (hộ gia đình có người trong độ tuổi lao động đang làm việc có thu nhập mà không tham gia BHXH).Chỉ số thiếu hụt BHXH rất khó hoàn thành tại các địa bàn nông thôn như huyện Củ Chi, Cần Giờ vì lao động ở đây phần lớn làm việc trong khu vực phi chính thức, nông nghiệp… Lao động phi chính thức không tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện hiện vẫn rất khó mở rộng vì ít hấp dẫn.Theo Phòng LĐ-TB&XH huyện Cần Giờ, hiện huyện còn 825 hộ nghèo, chiếm 4,43% tổng số hộ trên địa bàn. Tỷ lệ này đã đạt chỉ tiêu của Nghị quyết Huyện ủy Cần Giờ đặt ra. Tuy nhiên, để xóa hết hộ nghèo trong năm 2025 thì rất khó khăn.So sánh chuẩn nghèo quốc gia và chuẩn nghèo TPHCM (Ảnh: Tùng Nguyên).Bà Nguyễn Thị Hồng Hà, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững TPHCM, đề xuất thành phố có chính sách hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện. Khi BHXH tự nguyện hấp dẫn hơn, người dân chủ động tham gia, chỉ số thiếu hụt BHXH mới có thể đạt được.Ngoài ra, bà Hồng Hà đề nghị rà soát lại các tiêu chí về việc làm, trình độ nghề để có kế hoạch hỗ trợ người lao động hộ nghèo học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp. Theo bà Hà, nếu người lao động có nghề sẽ dễ kiếm được việc làm, việc làm có thu nhập cao hơn hiện tại và dễ thoát nghèo một cách bền vững.Ông Lê Văn Thinh chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện Cần Giờ nói riêng và Phòng LĐ-TB&XH các địa bàn còn hộ nghèo nói chung phải tham mưu cho lãnh đạo quận, huyện điều chỉnh, xây dựng kế hoạch giảm nghèo với mục tiêu mới là xóa hết hộ nghèo trước ngày 30/4/2025.Giám đốc sở LĐ-TB&XH TPHCM nhấn mạnh: "Với mục tiêu mới, địa phương cần làm gì, cần thành phố hỗ trợ gì cho địa phương thì cũng đề xuất trong kế hoạch".
Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong 3 tháng đầu năm 2024, người lao động mất việc tại TPHCM được hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là 23,4 triệu đồng/tháng nhưng cũng có người chỉ được nhận hơn 1,8 triệu đồng/tháng.
Tại hội nghị lấy ý kiến dự án Luật Việc làm (sửa đổi) do Liên đoàn Lao động TPHCM tổ chức, ông Trần Anh Kiệt, Chủ tịch Công đoàn công ty TNHH Hitachi Zosen Việt Nam, đề nghị nghiên cứu nâng cao mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.Các đơn vị tại TPHCM góp ý dự án luật Việc làm sửa đổi (Ảnh: Tùng Nguyên).Hiện mức trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Ông Kiệt đề nghị tăng lên mức 70%.Theo ông Kiệt, mức lương đóng bảo hiểm của người lao động thường thấp hơn thu nhập thực tế mà mức hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ bằng 60% mức đóng thì không đảm bảo cuộc sống bình thường trong thời gian thất nghiệp, đi lại tìm việc, học kỹ năng để nâng cao tay nghề đáp ứng công việc mới…Báo cáo tình hình hưởng trợ cấp thất nghiệp trong quý I/2024 của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM cũng cho thấy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thấp nhất mà người lao động được nhận là 1.836.000 đồng/tháng. Đây là số tiền quá ít để đảm bảo cuộc sống cho một cá nhân tại TPHCM chứ chưa nói đến gia đình họ.Tính trung bình, mỗi người thất nghiệp tại TPHCM được nhận 6.194.796 đồng/tháng. Mức này cũng khá thấp so với trung bình thu nhập 9,5 triệu đồng/tháng của người lao động vùng Đông Nam bộ trong quý I/2024.Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2024 (Nguồn: Tổng cục Thống kê).Trên thực tế, tại TPHCM có nhiều người lao động thất nghiệp được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp rất cao. Trong quý I/2024, người lao động có mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là 23.400.000 đồng/tháng. Như vậy, nếu được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa trong 12 tháng, những lao động này có thể nhận được 280.800.000 đồng tiền trợ cấp thất nghiệp.Những người có mức hưởng cao này đều là những lao động lương cao hơn 39 triệu đồng/tháng. Vì quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng nên người lao động chỉ được hưởng tối đa là 23.400.000 đồng/tháng (lương tối thiểu cao nhất là vùng 1, mức 4.680.000 đồng/tháng). Nếu không có quy định tối đa, nhiều người lao động mất việc còn được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp cao hơn.Tuy nhiên, mức hưởng cao như trên chỉ có ở một bộ phận người lao động có lương cao, còn đa số vẫn là người lao động có mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn thu nhập trung bình. Đây mới là nhóm lao động chủ yếu mà chính sách cần hỗ trợ.Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp chênh lệch rất lớn (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).Theo ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động TPHCM, bảo hiểm thất nghiệp hoạt động theo nguyên tắc chia sẻ, chỉ người mất việc mới được nhận, cũng có người cả đời lao động không nhận lần nào. Do đó, cần nghiên cứu mức hỗ trợ phù hợp để chia sẻ gánh nặng tài chính cho người lao động trong thời gian mất việc.Ông Trần Anh Kiệt cho rằng, chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện còn nhiều bất cập cần phải giải quyết khi soạn thảo luật Việc làm (sửa đổi) để trở thành điểm tựa vững chắc trong cuộc sống cho người lao động.
Có 2 sổ BHXH mà lo không được hưởng chế độ thai sản
Chị Tình có 2 sổ BHXH khác nhau, một sổ dùng chứng minh nhân dân để đăng ký, một sổ dùng căn cước công dân. Chị Tình sắp nghỉ sinh con nên lo lắng về việc làm thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Ở công ty cũ, chị Tình dùng CMND để đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH). Khi nghỉ việc, chị không chốt sổ để hưởng các quyền lợi. Sau đó, Tình đi làm ở công ty mới và dùng CCCD để làm hồ sơ nhân sự, đóng BHXH.Do số CMND và CCCD không giống nhau nên hệ thống BHXH không phát hiện ra, tiếp tục cấp cho chị Tình một sổ BHXH mới.Chị Tình lo lắng: "Sắp tới tôi chuẩn bị nghỉ thai sản mà lại có 2 sổ BHXH thì có ảnh hưởng gì đến việc làm thủ tục nhận tiền trợ cấp thai sản không?".Người lao động nên chủ động gộp sổ BHXH ngay khi phát hiện có nhiều sổ để kịp hưởng các chế độ BHXH khi có nhu cầu (Ảnh minh họa: Trường Thịnh).Theo BHXH Việt Nam, để giải quyết các chế độ BHXH trong trường hợp này, chị Tình cần thực hiện việc giảm trùng và gộp sổ BHXH.Văn bản hợp nhất số 2525 ngày 15/8/2023 của BHXH Việt Nam hướng dẫn: "Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất".Theo BHXH Việt Nam, một người lao động không được phép có từ 2 quyển sổ BHXH trở lên. Nếu có từ 2 quyển trở lên thì phải làm thủ tục gộp sổ BHXH.Trường hợp của chị Tình, cơ quan BHXH sẽ thu hồi 2 sổ BHXH cũ và tiến hành gộp quá trình tham gia BHXH vào một sổ, cấp lại sổ BHXH mới cho chị. Khi có 1 sổ BHXH hợp lệ, chị Tình sẽ dễ dàng giải quyết các chế độ BHXH khi có nhu cầu.Trường hợp chị Tình không có thời gian đóng trùng nên việc giải quyết gộp sổ BHXH khá đơn giản. Trong trường hợp gộp sổ mà 2 hay nhiều sổ BHXH của người lao động có thời gian tham gia BHXH trùng nhau, cơ quan BHXH phải tính toán để giảm quá trình trùng tương ứng.Khi giảm trùng, cơ quan BHXH có thể sẽ phải thu hồi số tiền trợ cấp BHXH mà người lao động đã hưởng (nếu có) trong trường hợp người lao động đã từng hưởng BHXH một lần cho thời gian đóng trùng.Trong trường hợp người lao động có thời gian đóng trùng mà chưa hưởng trợ cấp BHXH thì cơ quan BHXH sẽ hoàn trả số tiền đóng trùng cho đơn vị và cá nhân người lao động đã nộp cho cơ quan BHXH.Người lao động từng làm việc tại nhiều đơn vị cũng nên tra cứu quá trình tham gia BHXH của mình để kịp thời gộp sổ nếu phát hiện bản thân có nhiều hơn 1 sổ BHXH.Thực tế có trường hợp khi người lao động có nhu cầu hưởng chế độ BHXH (trợ cấp thất nghiệp, thai sản…), khi đi làm hồ sơ mới phát hiện mình có nhiều sổ BHXH, phải gộp sổ trước khi hưởng chế độ. Đến khi gộp sổ được thì đã hết thời hạn để làm thủ tục hưởng chế độ BHXH.Người lao động có thể tra cứu quá trình tham gia BHXH bằng nhiều cách đơn giản.Thủ tục gộp sổ BHXH cũng rất đơn giản. Người lao động có thể đến cơ quan BHXH tại nơi mình sinh sống, làm việc để làm thủ tục gộp sổ.Hồ sơ bao gồm tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (mẫu TK01-TS) kèm theo các sổ BHXH (nếu có).Bạn đọc có thể tham khảo thông tin tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế TẠI ĐÂY.Cơ quan BHXH sẽ xem xét và hướng dẫn cụ thể thủ tục gộp sổ BHXH theo quy định cho người lao động.
Trường hợp lao động nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi được nghỉ hưu, hưởng lương
Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đưa ra quy định có lợi với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Lao động diện này được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ.
So với luật hiện hành, dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có 15 điểm mới cơ bản, theo báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý mới nhất của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội.Một trong những điểm mới là quy định chuyển tiếp đối với các trường hợp người lao động tham gia tự nguyện trước ngày 1/1/2021 và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.Bên cạnh đó, đối tượng chủ hộ kinh doanh đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đó được ghi nhận để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của luật này.Trước đó, năm 2023, khi đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã bổ sung quy định chuyển tiếp đối với các trường hợp người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (dự kiến năm 2025) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.Vận động người lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (Ảnh: BHXHVN).Như vậy, sau quá trình nghiên cứu các ý kiến, dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã chỉnh lý quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 1/1/2021 sẽ được hưởng điều kiện có lợi để hưởng lương hưu thay vì như đề xuất tham gia trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (dự kiến năm 2025).Từ ngày 1/1/2021, Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành, trong đó áp dụng lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải, theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu.Thực tế, Bộ luật Lao động năm 2019 đề ra lộ trình tăng dần tuổi nghỉ hưu, đến 60 tuổi với nữ (vào năm 2035), 62 tuổi đối với nam (vào năm 2028) mới được nghỉ hưu. Căn cứ theo đó, điều kiện để được hưởng lương hưu cũng tăng dần. Để vừa đảm bảo định hướng tăng tuổi nghỉ hưu chung, dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã bổ sung quy định chuyển tiếp với những trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ trước ngày 1/1/2021 được hưởng nguyên điều kiện tuổi hưởng lương hưu như trên.
3 quyền lợi thiết thân của người lao động khi nghỉ việc
Chị Liên vừa nghỉ việc và không biết sau khi bảo hiểm y tế của công ty hết hạn thì cần tiếp tục tham gia như thế nào, làm gì để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần sao?
Trên các diễn đàn lao động, thắc mắc thường gặp nhất của người lao động lần đầu nghỉ việc là làm sao để được hưởng các chế độ hỗ trợ với người thất nghiệp như trợ cấp, bảo hiểm y tế (BHYT), rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần…Tham gia BHXH bắt buộc, người lao động được hưởng nhiều quyền lợi khi mất việc, thất nghiệp (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).Chị Liên (ngụ tại quận Bình Tân, TPHCM) mới nghỉ việc, thời hạn thẻ BHYT do cơ quan đóng sẽ hết vào cuối tháng. Chị không biết có thể tự gia hạn thẻ BHYT hay phải mua BHYT mới theo diện hộ gia đình…"Tôi đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp ở đâu và thủ tục gồm những gì? Đến khi nào tôi có thể làm thủ tục rút BHXH một lần? Xin cho tôi biết cụ thể ngày sớm nhất và ngày trễ nhất tôi cần đến làm thủ tục rút BHXH một lần là từ ngày nào đến ngày nào?", chị Liên thắc mắc.Trả lời chị Liên, BHXH Việt Nam cho biết, trường hợp của chị đã nghỉ làm tại doanh nghiệp nên thẻ BHXH đã cấp cho chị chỉ có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối cùng của tháng doanh nghiệp báo giảm đóng BHXH cho chị, tức là tháng chị nghỉ việc.Chị có thể được sử dụng BHYT dành cho người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp sau khi có quyết định được hưởng chế độ này. Tuy nhiên, thời điểm hưởng tùy thuộc vào thời gian làm thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp của chị.Nếu thời điểm hết hạn BHYT do doanh nghiệp đóng đến khi bắt đầu thời gian hưởng BHYT dành cho người thất nghiệp kéo dài quá 3 tháng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi tham gia BHYT 5 năm liên tục của chị.Để tránh gián đoạn thời gian tham gia BHYT quá 3 tháng, chị Liên có thể liên hệ và cung cấp mã số BHXH in trên thẻ BHYT cấp trước đó cho Tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT nơi cư trú để được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký tiếp tục tham gia đóng BHYT theo đối tượng hộ gia đình.Về bảo hiểm thất nghiệp, BHXH Việt Nam cho biết được quy định rõ tại Điều 49 Luật Việc làm. Nếu chị Liên đạt điều kiện quy định tại điều này sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.Nếu đạt điều kiện trên, chị Liên có thể liên hệ trung tâm dịch vụ việc làm, chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương để nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.Ngoài đăng ký trực tiếp, người lao động có thể đăng ký hưởng thất nghiệp online trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.Về chế độ BHXH một lần, BHXH Việt Nam cho biết điều kiện hưởng được quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư số 18/2022/TT-BYT sửa đổi Điều 4 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế.Theo đó, người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau.Thứ nhất, người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ 55 tuổi khi nghỉ việc mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.Thứ hai, người lao động sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH.Thứ ba, người lao động ra nước ngoài để định cư.Thứ tư, người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.Theo BHXH Việt Nam, nếu chị Liên đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định nêu trên, chị có quyền lựa chọn rút BHXH một lần bất kể thời điểm nào căn cứ vào nhu cầu thực tế của mình. Trường hợp chị không lựa chọn rút BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH, đến khi đi làm lại và tiếp tục đóng BHXH thì sẽ được cộng nối thời gian đóng BHXH.Nếu có nguyện vọng hưởng BHXH một lần, chị Liên có thể đến cơ quan BHXH địa phương để nộp trực tiếp hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính. Hồ sơ hưởng BHXH một lần được quy định tại Điều 109 Luật BHXH năm 2014, bao gồm: Bản chính sổ BHXH và đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.Những trường hợp nộp hồ sơ nhận chế độ BHXH một lần vướng mắc về xác nhận cư trú hoặc căn cước công dân, người lao động có thể gọi về số điện thoại 024 39340058 (số đường dây nóng của Văn phòng BHXH Việt Nam tiếp nhận phản ánh về thủ tục hành chính) để được tư vấn.
Hài cốt liệt sỹ cùng nhiều di vật phát lộ trên đoạn đường vào rẫy
Một người dân ở Phú Yên dùng xe múc để dọn đường đi vào rẫy, vô tình phát hiện một hài cốt liệt sỹ được chôn cùng nhiều di vật.
Chiều 1/4, lãnh đạo huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cho biết, sáng cùng ngày, một người dân địa phương dùng xe múc cải tạo đường đi vào rẫy, khi múc ở khu vực tảng đá lớn, phát hiện một bộ hài cốt.Ngoài hài cốt còn có các di vật như tăng ni lông, võng, 2 mũ tai bèo, 1 dép cao su.Khu vực phát hiện hài cốt liệt sĩ (Ảnh: Minh Hằng).Nhận tin báo, cơ quan chuyên môn của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã tiến hành xác minh. Qua đó, cơ quan chức năng xác định đây chính là hài cốt liệt sỹ.Lực lượng chức năng đã tiến hành cất bốc bộ hài cốt đưa về nghĩa trang liệt sỹ ở huyện Đồng Xuân để làm thủ tục an táng, đồng thời tìm thân nhân liệt sỹ."Ngày mai (2/4) địa phương sẽ làm lễ truy điệu cấp huyện, đưa hài cốt vào an táng tại nghĩa trang liệt sỹ thị trấn La Hai", lãnh đạo huyện Đồng Xuân thông tin.
Dân Hà Nội chật vật vì mức sống đắt đỏ hơn TPHCM
Chỉ số sinh hoạt được đo đếm sau khi kết thúc năm 2023 cho thấy, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ở Hà Nội đắt đỏ nhất cả nước. Đứng thứ 2 là TPHCM.
Tổng cục Thống kê mới đây vừa công bố chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023. Chỉ số này phản ánh sự chênh lệch giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống hằng ngày của người dân giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữa các vùng kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định (thường là một năm).Xét theo tỉnh thành, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội được lấy làm gốc để so sánh và được tính bằng 100%.Theo công bố, năm vừa qua, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về mức giá đắt đỏ nhất cả nước. TPHCM đứng thứ 2 với chỉ số SCOLI bằng 98,44% Hà Nội do một số nhóm hàng của TPHCM có mức giá bình quân thấp hơn.Đơn cử, mặt hàng may mặc, mũ nón, giày dép bằng 82%; văn hóa, giải trí, du lịch bằng 91,8%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 94,1%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 94,9%.Các địa phương có chỉ số SCOLI cao nhất và thấp nhất năm 2023 (Ảnh: Tổng cục Thống kê).Tổng cục Thống kê giải thích, thành phố lớn nhất với hoạt động kinh tế sôi động nhất cả nước là TPHCM, ngoài nguồn cung hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân còn đẩy mạnh tổ chức kết nối cung cầu bán lẻ hàng hóa. Do đó, giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu có xu hướng thấp hơn so với Hà Nội.Đứng thứ ba cả nước về mức sống, giá cả sinh hoạt là Quảng Ninh với chỉ số SCOLI bằng 97,94% Hà Nội. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, Quảng Ninh có 6 nhóm hàng có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội, bao gồm nhóm văn hóa, giải trí và du lịch bằng 84,38%; bưu chính viễn thông bằng 91,74%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 92,4%; giao thông bằng 93,7%; may mặc, mũ nón, giày dép bằng 95,9%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 97,01%.Được xếp thứ ba trên "bản đồ đắt đỏ" vì Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Bên cạnh đó, kinh tế Quảng Ninh phát triển sôi động dẫn đến mức giá một số nhóm hàng dịch vụ cao hơn so với các địa phương khác.Giữ vị trí thứ 4 về chỉ số SCOLI năm 2023 là Hải Phòng, bằng 96,07% Hà Nội. Mức giá của thành phố cảng xếp ở vị trí cao trong cả nước do Hải Phòng là một trong 5 thành phố lớn của Việt Nam, có hệ thống tổ chức thương mại đa dạng với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế.Một số nhóm hàng của Hải Phòng có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội: giáo dục bằng 86,18%; văn hóa, giải trí và du lịch bằng 87,47%; may mặc, mũ nón và giày dép bằng 87,56%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 94,46%; thuốc và dịch vụ y tế bằng 94,72%.Bình Dương đứng thứ 5 cả nước với chỉ số SCOLI năm 2023 bằng 94,25% Hà Nội, tăng mức đắt đỏ 3 bậc so với năm 2022. Hầu hết các nhóm hàng của Bình Dương đều thấp hơn Hà Nội.Cũng theo công bố của Tổng cục Thống kê, 5 địa phương có mức giá thấp nhất cả nước là Bến Tre bằng 85,9%; Nam Định 86,3%, Quảng Trị 86,6%; Sóc Trăng 87,8% và Gia Lai bằng 87,9% so với Hà Nội.Các địa phương có mức giá thấp trong cả nước phần lớn do các mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở thuê; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính, viễn thông; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí có mức giá thấp.Thị trường lao động tiệm cận mức trước dịch Covid-19Về tình hình lao động quý I/2024, báo cáo thống kê cho thấy, lực lượng lao động, số người có việc làm quý này giảm so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước.Quý I, cả nước có 52,4 triệu người lao động từ 15 tuổi trở lên, giảm 137.400 người so với quý trước nhưng tăng 175.800 người so với cùng kỳ năm trước.Bên cạnh đó, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,3 triệu người, giảm 127.000 người so với quý trước, song lại tăng 0,34% so với cùng kỳ năm trước.So với quý trước, tình hình thất nghiệp quý I có cải thiện. Số người và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức trước đại dịch. Cụ thể, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động khoảng 1,05 triệu người, giảm 10.3 00 người so với quý trước và tăng 5.400 người so với cùng kỳ năm trước.Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,24%, giảm 0,02% so với quý trước. Đây là mức thường quan sát được ở thị trường lao động Việt Nam khi chưa xuất hiện đại dịch Covid-19.
Hạ tuổi trợ cấp hưu trí xuống 75, thêm triệu người được phủ lưới an sinh
Hiện nay, vẫn còn khoảng 9,3 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu chưa thuộc diện bao phủ của hệ thống bảo hiểm xã hội.
Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và không hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của Chính phủ.Với những người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội với điều kiện từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi.Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, hưu trí xã hội là sàn an sinh xã hội tối thiểu cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội được quy định phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.Theo cơ quan này, việc hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là cần thiết để thể chế hóa quan điểm được nêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW với mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đạt "khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội".Đề xuất giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (Ảnh minh họa: Bảo Kỳ).Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 14,4 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (từ 55 tuổi trở lên đối với nữ; từ 60 tuổi trở lên đối với nam).Trong đó, tổng số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp hưu trí xã hội chỉ khoảng hơn 5,1 triệu người chiếm khoảng 35% tổng số người sau độ tuổi nghỉ hưu.Cụ thể, số người hưởng lương hưu là 2,7 triệu người; số người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khoảng 0,63 triệu người; số người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (trợ cấp người cao tuổi) là hơn 1,8 triệu người.Vẫn còn khoảng 9,3 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (chiếm 65%) chưa thuộc diện bao phủ của hệ thống bảo hiểm xã hội.Như vậy, việc phấn đấu để đạt mục tiêu để ra trong Nghị quyết số 28 "đến năm 2030 có khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu" sẽ là một thách thức rất lớn.Dự thảo luật cũng có nội dung "giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tiếp tục điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ trên cở sở đề xuất của Chính phủ".Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã quy định độ tuổi để hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là 75 tuổi thay vì 80 như luật Người cao tuổi (và từ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi đối với một số đối tượng đặc thù).Bên cạnh đó, dự thảo luật thể hiện những thiết kế liên kết tầng giữa chính sách hưu trí xã hội với hưu trí cơ bản, trợ cấp xã hội.Đồng thời, dự thảo luật cũng đã được chỉnh lý để thấy rõ hơn về mối quan hệ liên kết giữa các tầng bảo hiểm xã hội nhằm để người tham gia thấy rõ lợi ích khi bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chính sách khi không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Về chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu không hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu mà có yêu cầu thì sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng tùy thuộc vào tổng thời gian đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Mang thai 27 tuần bị cắt hợp đồng lao động, chế độ thai sản tính sao?
Chị Nguyễn Thị A. đang mang thai 23 tuần. Hết tháng 4, chị A. đến hạn tái ký hợp đồng nhưng lo chủ sử dụng lao động sẽ không gia hạn mà cho chị nghỉ việc khi hết hợp đồng hiện tại.
Chị A. hỏi: "Công ty có quyền cắt hợp đồng của tôi không? Nếu tôi bị cắt hợp đồng vào tháng 4 (khi đã bước sang tuần thứ 27 của thai kỳ) thì có được hưởng chế độ thai sản không?".Doanh nghiệp phải ưu tiên gia hạn hợp đồng cho lao động nữ đang mang thai (Ảnh minh họa: Fox News).Trả lời chị A, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, pháp luật lao động có quy định để bảo vệ lao động nữ trong thời gian mang thai, thể hiện tại Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.Theo đó, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.Quy định trên không áp dụng trong trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.Quy định này cũng không áp dụng trong trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.Trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai như trường hợp chị A. thì luật quy định chị A. phải được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.Về việc chị A. có được hưởng thai sản hay không khi nghỉ việc vào tháng 4, BHXH Việt Nam cho biết phải căn cứ vào thực tế tham gia BHXH của chị A. trước thời điểm nghỉ việc.Theo BHXH Việt Nam, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định rõ tại khoản 1, 2 Điều 31 Luật BHXH 2014.Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 hướng dẫn chi tiết về điều kiện hưởng chế độ thai sản tại Khoản 1 Điều 9, quy định cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.Thứ nhất, trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.Thứ hai, trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản, chị A. cần có thời gian tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Căn cứ vào thực tế thời điểm sinh con và quá trình tham gia BHXH trước khi sinh con, chị A. có thể xác định mình có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản hay không.
"Không còn cách nào khác mới tính chuyện cho rút BHXH một lần"
Góp ý dự thảo Luật BHXH sửa đổi, đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh đề nghị thiết kế thêm chính sách hỗ trợ, chỉ trong trường hợp bất khả kháng mới tính đến việc cho người lao động rút BHXH một lần.
Quan điểm này được đại biểu Lý Tiết Hạnh (Phó trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bình Định) nêu ra tại phiên thảo luận về dự án Luật BHXH sửa đổi tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, chiều 27/3.Bất khả kháng mới để rút BHXH một lầnTheo bản dự thảo mới nhất đã được tiếp thu, chỉnh lý sau lần đầu đưa ra thảo luận tại Quốc hội, 2 phương án quy định việc rút BHXH một lần vẫn được giữ.Phương án 1 chia thành 2 nhóm.Nhóm 1, tiếp tục cho rút BHXH một lần với người lao động tham gia BHXH trước khi luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025).Nhóm 2, người lao động tham gia BHXH từ ngày luật có hiệu lực trở đi thì không được rút BHXH một lần nữa.Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 (Ảnh: Hồng Phong).Phương án 2, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết chế độ một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ của BHXH.Nghiêng về phương án 2, song đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị nghiên cứu bỏ điều kiện "sau 12 tháng" và khuyến cáo giảm thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm xuống còn 15 năm.Theo ông Thắng, việc đưa ra thời hạn 12 tháng gây khó khăn cho người lao động khi cần tiền trang trải nhu cầu cấp bách trước mắt và gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc quản lý, kiểm soát."Giảm điều kiện thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm xuống còn chưa đủ 15 năm sẽ phù hợp với điều kiện hưởng lương hưu mới", ông Thắng nêu quan điểm.Nhận định rút BHXH một lần là câu chuyện rất lớn, đại biểu Lý Tiết Hạnh ghi nhận, thời gian qua cơ quan soạn thảo dự luật đã tiếp thu nhiều ý kiến và có sửa đổi một số điểm xung quanh quy định này.Thống nhất với quan điểm của Thường trực Ủy ban Xã hội khi ủng hộ phương án 1, nữ đại biểu đề nghị bổ sung nội dung quy định, làm rõ thêm một số vấn đề.Trước hết, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đề nghị, khi xem xét các trường hợp rút BHXH, cần có thêm quy trình đánh giá việc rút BHXH như vậy có thực sự đáp ứng nhu cầu tài chính trước mắt của người lao động chưa.Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh (Ảnh: Hồng Phong)."Nếu thấy thực sự không còn con đường nào khác, chúng ta sẽ quyết định việc cho hay không cho rút bảo hiểm. Tuy nhiên, tôi mong muốn để người lao động có thêm cơ hội cân nhắc có nên rút BHXH một lần hay không, nếu trong trường hợp bất khả kháng không thể nào khác, Nhà nước phải tính toán phương án để hỗ trợ cho người lao động", bà Hạnh góp ý. Bà gợi ý, chính sách hỗ trợ về tín dụng là chính sách "hết sức nhân văn".Hiện nay dự thảo luật chỉ quy định "nhà nước có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người lao động trong thời gian đóng BHXH bị mất việc làm" nhưng từ thực tiễn, bà Hạnh cho rằng nhiều người lao động rất cần tiếp cận chính sách tín dụng.Nữ đại biểu phân tích, mục đích của chính sách tín dụng là để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, nên không nhất thiết phải chờ đến khi người lao động mất việc làm mới có chính sách hỗ trợ tín dụng cho họ."Ngay khi người lao động phát sinh những việc cấp bách khác như đau ốm hoặc có nhu cầu đột xuất trước mắt mà không có "cửa" hỗ trợ thì họ bắt buộc phải rút BHXH. Như vậy, có thể tính toán chính sách tín dụng hỗ trợ sao để họ không phải đi đến con đường rút BHXH", bà Hạnh góp ý.Giữ chân người lao động trong hệ thống an sinhTrong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) cho rằng cả 2 phương án đều có ưu và khuyết điểm nhất định. Nhận định đây là vấn đề lớn, phức tạp, nữ đại biểu đề nghị tiếp tục lấy ý kiến đối với cả hai phương án, nhất là lấy ý kiến người lao động - đối tượng chịu tác động của luật.Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu (Ảnh: Hồng Phong).Khi thể hiện quan điểm cá nhân, nữ đại biểu nghiêng về phương án 1 vì cho rằng quy định như vậy có thể giúp người lao động ổn định tâm lý, bảo lưu quá trình đã đóng BHXH. Việc này cũng giúp người lao động có điều kiện tham gia BHXH, bảo hiểm tự nguyện, tích lũy và tiếp nối đóng BHXH để sau này đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm y tế khi về già.Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry nhận định, quy định về BHXH một lần là vấn đề khó và phức tạp. Nữ đại biểu mong có phương án tối ưu để giữ chân người lao động trong hệ thống BHXH.Bà Ry băn khoăn, quy định như phương án 1 có thể tạo hai lát cắt chính sách, giữa người tham gia BHXH trước và sau khi luật có hiệu lực, trong cùng một điều khoản. Khoảng 17 triệu lao động hiện nay có thời gian đóng bảo hiểm dưới 20 năm và không có gì đảm bảo rằng những người này sẽ không tiếp tục rút BHXH một lần.Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry (Ảnh: Hồng Phong).Nhắc con số thực tế, số lao động rút BHXH một lần nhiều nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, điều này chứng minh đây là cách thức người lao động giải quyết vấn đề cuộc sống trước mắt."Nếu đây là nguyên nhân chính thì quy định chỉ cho rút 50%. Bên cạnh đó có thể thiết kế chính sách hỗ trợ cho vay tại các ngân hàng chính sách, giúp người lao động vừa có điều kiện tham gia, vừa giữ chân họ trong hệ thống BHXH, đồng thời giải quyết được khó khăn kinh tế trước mắt của mỗi cá nhân, gia đình", nữ đại biểu cho rằng cơ chế đó phù hợp hơn và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của người lao động.Dự thảo Luật BHXH sửa đổi gồm 10 chương, 142 điều, được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và dự kiến xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới.
1.300 người từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện sống tại Nghệ An
Theo thống kê, tổng số chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện còn sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 1.328 người
Hướng tới Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 26/3, ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban tổ chức chương trình đã gặp mặt, họp bàn kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.Chương trình gặp mặt sẽ tôn vinh những đóng góp của các chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.Chiều 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng (Ảnh tư liệu).Ban tổ chức cho biết, tổng số chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện còn sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 1.328 người.Dự kiến Nghệ An sẽ tổ chức chương trình gặp mặt tôn vinh, tri ân khoảng 250 đại biểu; tổ chức thăm, tặng quà các chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và các gia đình thân nhân liệt sĩ Điện Biên; tổ chức cho đại biểu tham dự cuộc gặp mặt dự kiến vào ngày 6/4 tại tỉnh Thanh Hóa do Trung ương tổ chức; tổ chức đoàn lãnh đạo tỉnh đi thăm, tặng quà và hỗ trợ mô hình sinh kế cho tỉnh Điện Biên…Dự kiến buổi gặp mặt sẽ diễn ra vào chiều ngày 25/4. Ban tổ chức sẽ tổ chức họp báo vào đầu tháng 4 tới.Theo ông Hoàng Nghĩa Hiếu, đã thống nhất về các dự kiến nội dung, như: tổ chức các hoạt động gặp mặt, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ chăm lo cho thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến phải đảm bảo trang trọng, thiết thực, ý nghĩa và an toàn.Cũng theo Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, đến thời điểm này những người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tuổi đã cao, sức khỏe yếu nên cần đặc biệt chăm lo; tiếp tục rà soát hết các đối tượng không để sai sót; giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
Công chức, viên chức sẽ bị cắt bỏ nhiều khoản phụ cấp từ 1/7
Theo chính sách cải cách tiền lương, từ 1/7, công chức, viên chức sẽ được áp dụng bảng lương mới, trong đó lương cơ bản chiếm khoảng 70%, các khoản phụ cấp chiếm 30%.
Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7.Nghị quyết 27 nêu, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương hiện nay.Thay vào đó, nhà nước xây dựng chế độ tiền lương mới với cơ cấu như sau: Lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp).Bảng so sánh lương, phụ cấp hiện hành và sau cải cách tiền lương (Đồ họa: Thủy Tiên).Như vậy, các khoản phụ cấp sẽ được sắp xếp lại, thay đổi nhiều so với chế độ phụ cấp hiện hành. Nguyên tắc đề ra là tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.Cụ thể, những khoản phụ cấp bị cắt bỏ của công chức khi cải cách tiền lương bao gồm: Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).Ngoài ra, công chức sẽ tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).Gộp các loại phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.Bên cạnh đó, quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.Theo Nghị quyết, thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố trên tỉ lệ chi thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp xã.Đồng thời, quy định số lượng tối đa những người hoạt động không chuyên trách theo từng loại hình cấp xã, thôn, tổ dân phố.Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc được giao.Theo tinh thần của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, các ngành sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:Xây dựng 1 bảng lương chức vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo.Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương. Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.
Thẻ BHYT mới không ghi hạn sử dụng
Thời gian gần đây, nhiều người than phiền trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không ghi ngày hết hạn sử dụng dẫn đến việc quên đóng tiền gia hạn thời gian tham gia BHYT.
Ông Tuấn phản ánh, hiện thẻ BHYT không ghi ngày hết hạn sử dụng, nhiều người không biết ngày hết hạn để mua tiếp, dẫn đến tình trạng quá ngày, không đủ thời gian để đạt điều kiện tham gia BHYT liên tục 5 năm.Ngoài ra, ông Tuấn còn cho là việc này có thể dẫn đến tình trạng gian lận khi các đại lý nhận mua giúp thẻ BHYT cho người dân nhưng không mua, hoặc người dân mua thời hạn một năm mà các đại lý chỉ mua 6 hoặc 9 tháng… Khi đó, người dân cũng không thể biết được.Mẫu thẻ BHYT mới không ghi ngày hết hạn sử dụng (Ảnh: Tùng Nguyên).Ngày 26/3, Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, từ ngày 1/8/2017 đến nay, BHXH các tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai việc cấp mới, đổi, cấp lại thẻ BHYT theo mã số BHXH. Theo đó, thẻ BHYT chỉ ghi có giá trị sử dụng từ ngày nào mà không ghi thời điểm hết hạn sử dụng.Theo BHXH Việt Nam, qua nhiều năm triển khai thực hiện, thay đổi này đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với giai đoạn chuyển đổi số hiện nay và được hầu hết người tham gia hưởng ứng.Cụ thể, thẻ BHYT không ghi hạn sử dụng không chỉ giúp tiết kiệm chi phí in ấn và phát hành thẻ BHYT mà còn tạo thuận lợi hơn cho người tham gia BHYT có thể sử dụng thẻ BHYT lâu dài, không phải mất thời gian làm thủ tục, chờ đổi thẻ BHYT hằng năm như trước.Việc này cũng giúp đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi BHYT của người hưởng khi cần có thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh, không bị mất quyền lợi trong thời gian chờ đổi thẻ như trước.Theo BHXH Việt Nam, khi người dân tham gia BHYT thì các thông tin của người tham gia (bao gồm cả các trường hợp thay đổi thông tin), trong đó có thông tin về hạn sử dụng thẻ BHYT được ghi đầy đủ trong cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH.Ngoài ra, trên biên lai thu tiền do cơ quan BHXH cấp cho người tham gia lưu giữ cũng thể hiện hạn sử dụng thẻ BHYT.Trước 30 ngày hết hạn sử dụng thẻ, cơ quan BHXH gửi danh sách cho các Tổ chức dịch vụ thu để thông tin, thông báo người tham gia đăng ký đóng tiếp BHYT nhằm duy trì thời hạn sử dụng thẻ BHYT.Người dân cũng có thể dễ dàng tra cứu thông tin hạn sử dụng thẻ BHYT của mình thông qua nhiều hình thức để kịp thời gia hạn thẻ khi thẻ BHYT sắp hết hạn sử dụng.Thứ nhất, thực hiện tra cứu thông qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.Thứ hai, qua ứng dụng VssID - BHXH số của BHXH Việt Nam bằng cách cài đặt ứng dụng trên nền tảng thiết bị điện thoại di động thông minh và thực hiện đăng ký tài khoản để sử dụng.Thứ ba, qua Tổng đài Chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam theo số 19009068 để được cung cấp thông tin.Thứ tư, liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, các Tổ chức dịch vụ thu BHXH nơi tham gia BHYT.
Làm sao để rút được BHXH một lần khi đã đi nước ngoài làm việc?
Khi người lao động nghỉ việc trong nước để đi nước ngoài làm việc thì có thể ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp BHXH một lần.
Chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, TPHCM) chia sẻ, sau 8 năm làm giáo viên mầm non nhưng lương thấp không đủ để trang trải ở thành phố nên gia đình khuyên chị nghỉ việc đi nước ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn."Hết tháng 3 này, tôi nộp đơn xin nghỉ dạy để làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài. Vậy, tôi có thể ủy quyền cho người khác nhận BHXH một lần không và thủ tục nhận BHXH gồm những gì?", chị Hiền thắc mắc.Về nội dung này, BHXH TPHCM nêu rõ, tại khoản 6 Điều 18 Luật BHXH 2014 quy định người lao động có quyền ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.Người lao động nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần tại BHXH TP Thủ Đức (Ảnh: Phạm Thọ).Hiện nay, cơ quan BHXH giải quyết việc hưởng chế độ BHXH với thủ tục ủy quyền thông qua giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/2019 của BHXH Việt Nam) hoặc theo quy định của pháp luật dân sự về ủy quyền.Cụ thể hồ sơ kèm theo gồm: sổ BHXH đã được chốt sổ; đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần; giấy ủy quyền theo mẫu 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng/chứng thực.Như vậy, trường hợp người đi lao động ở nước ngoài có thể ủy quyền cho người khác nhận BHXH một lần.Người được ủy quyền đến cơ quan BHXH nộp hồ sơ cần mang theo giấy tờ tùy thân, bản sao công chứng CMND/CCCD của người ủy quyền, để nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm xã hội hoặc nhận kết quả giải quyết. Theo quy định hiện nay, việc giải quyết hồ sơ hưởng BHXH một lần sẽ không phụ thuộc nơi cư trú, tức người lao động có thể nộp hồ sơ tại bất cứ BHXH quận, huyện nào trong phạm vi cả nước.Người lao động cư trú tại TPHCM có nhu cầu nhận BHXH một lần có thể thực hiện theo ba cách sau đây để nộp hồ sơ:Cách thứ nhất, người lao động đặt lịch làm việc trực tuyến với cơ quan BHXH trước khi đến nộp hồ sơ BHXH một lần.Cách thứ hai, người lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại bất kỳ cơ quan BHXH nào tại TP Thủ Đức, các quận, huyện và tại những bưu cục trên địa bàn thành phố.Cách thứ ba, người lao động nộp hồ sơ trực tuyến.
Mức hưởng lương hưu của Đại tá công an
Cách tính lương hưu hằng tháng của công an nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.
Trao đổi về vấn đề này, bà Vũ Thùy Trang, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe cho biết, theo điểm d khoản 1 Điều 30 Luật Công an nhân dân 2018, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023, Đại tá Công an nhân dân được phục vụ đến 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.Tuổi nghỉ hưu của Đại tá Công an nhân dân là nam sẽ được thực hiện theo lộ trình về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động như quy định của Bộ luật Lao động 2019.Ngoài ra, Đại tá Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ hơn 62 đối với nam và hơn 60 đối với nữ theo quy định của Chính phủ.Nghị định 33/2016/NĐ-CP có quy định, Đại tá Công an nhân dân khi nghỉ việc được hưởng lương hưu khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, đồng thời, nam Đại tá có đủ 25 năm trở lên, nữ Đại tá có đủ 20 năm trở lên công tác trong lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam và có ít nhất 5 năm thâm niên trong nghề công an mà Công an không còn nhu cầu bố trí hoặc chuyển ngành hoặc tự nguyện xin ra khỏi ngành.Cách tính lương hưu hằng tháng của công an nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quy định về công thức tính lương hưu hàng tháng đối với công an nhân dân như sau: Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.Về tỷ lệ phần trăm lương hưu hằng tháng, theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP thì tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng đối với công an nhân dân được tính như sau:Công an nhân dân bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng trong khoảng thời gian từ 1/1/2016 đến trước 1/1/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.Với nữ công an nhân dân bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.Với nam công an nhân dân bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng từ thời điểm này, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, người nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.Đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi quy định, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trong quân đội
Lương hưu hằng tháng của quân nhân bằng tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Lương hưu cựu quân nhân cao là do mức lương đóng bảo hiểm cao.
Trao đổi về vấn đề này, bà Vũ Thùy Trang, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe cho biết, hiện nay, cách tính lương hưu hàng tháng của quân đội được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quy định về công thức tính lương hưu hàng tháng đối với quân nhân như sau: Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.Tỷ lệ phần trăm lương hưu hằng tháng Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP thì tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng đối với quân nhân, công an nhân dân được tính như sau:Quân nhân bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng trong khoảng thời gian từ 1/1/2016 đến trước 1/1/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.Với nữ quân nhân bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.Với nam quân nhân bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng từ thời điểm này, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, người nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.Đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi quy định, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm để tính lương hưuTheo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với quân nhân như sau:Quân nhân có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc được thực hiện như sau:Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến 31/12/2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối; Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối;Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến 31/12/2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối;Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến 31/12/2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối;Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối;Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.Quân nhân vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
Bàn giao di vật của 14 liệt sỹ gửi lại trước khi ra chiến trận
Di vật, kỷ vật của 14 liệt sỹ đã được trao đến thân nhân và gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để tiếp tục bảo quản, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 7/5, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ bàn giao di vật, kỷ vật của 14 liệt sỹ đến thân nhân và gia đình trên địa bàn tỉnh.Đại tá Hoàng Tuấn Hiền, Phó Cục trưởng Cục Chính sách, cho biết các di vật, kỷ vật của liệt sỹ được bàn giao, bao gồm giấy báo tử, sổ tay, ảnh cá nhân, giấy chứng minh, giấy chứng nhận thành tích, kỷ niệm chương kháng chiến, giấy khen, thư cá nhân…Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sỹ tới thân nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Tuấn Anh).Đây là những di vật, kỷ vật mà các liệt sỹ gửi lại trước khi lên đường tham gia chiến đấu. Trong điều kiện chiến tranh kéo dài, những di vật, kỷ vật này có lúc lưu lạc, nằm tại kho lưu trữ của các đơn vị.Đại tá Hoàng Tuấn Hiền mong muốn thân nhân và gia đình các liệt sỹ cần tiếp tục bảo quản di vật, kỷ vật thật tốt, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.Thời gian qua, bằng trách nhiệm và tình cảm, Cục Chính sách, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phối hợp với Cục Người có công Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, Sở Lao động - Thương bình và Xã hội các tỉnh, thành phố xác minh thông tin với mong muốn sớm đưa các di vật, kỷ vật của liệt sỹ về với gia đình...Các di vật, kỷ vật được trao tận tay đến thân nhân và gia đình các liệt sỹ (Ảnh: Tuấn Anh).Tại lễ bàn giao, Đại tá Hoàng Tuấn Hiền và Đại tá Dương Hoàng Toán, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 5 đã trao tận tay từng di vật, kỷ vật của các liệt sỹ tới thân nhân và gia đình. Nhân dịp này, Cục Chính sách đã trao 24 suất quà động viên, tri ân các thân nhân, gia đình liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng và thân nhân người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Bàn giao nhiều di vật, kỷ vật tới gia đình các liệt sỹ
Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã bàn giao nhiều kỷ vật, di vật của các liệt sỹ Quảng Ngãi tới gia đình.
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Cục Chính sách (Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) vừa bàn giao kỷ vật của 7 liệt sỹ quê Quảng Ngãi tới gia đình.Theo đó, Cục Chính sách đã bàn giao các kỷ vật, di vật của các liệt sỹ: Đoàn Tùng (SN 1930), Phùng Đình Tú (SN 1930), Trần Tại (SN 1930), Nguyễn Đủ (SN 1930), Nguyễn Tấn Ân (hy sinh năm 1958), Cao Hớn và liệt sỹ Đỗ Thóa (hy sinh năm 1955).Lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Ngãi trao kỷ vật tới thân nhân liệt sỹ (Ảnh: Xuân Thiên).Các di vật, kỷ vật của các liệt sỹ gồm giấy báo tử, sổ tay, thư, ảnh cá nhân, thẻ quân nhân, huy chương, giấy khen, giấy chứng nhận thành tích, kỷ niệm chương.Theo Đại tá Hoàng Tuấn Hiền, Phó Cục trưởng Cục Chính sách, những di vật, kỷ vật bàn giao tới thân nhân hôm nay là của liệt sỹ gửi lại trước khi đi B. Trong điều kiện chiến tranh kéo dài, những kỷ vật này có lúc lưu lạc, nằm tại kho lưu trữ của các đơn vị.Kỷ vật của liệt sỹ Phùng Đình Tú, quê ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn được bàn giao tới gia đình (Ảnh: Xuân Thiên).Thời gian qua, Cục Chính sách và các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phối hợp với Cục Người có công (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) xác minh thông tin. Trên cơ sở đó đã đưa được nhiều kỷ vật, di vật của các liệt sỹ về với gia đình.Dịp này, Cục Chính sách và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi tặng 17 suất quà tới thân nhân các liệt sỹ, người có công tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. 
7 cặp đôi công nhân cưới tập thể được tặng nhẫn, sổ tiết kiệm
Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương vừa tổ chức lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi công nhân làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. 7 cặp đôi đã được tặng nhẫn cưới, sổ tiết kiệm.
Chiều 5/5, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương tổ chức lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi công nhân đang làm việc cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Sự kiện đặc biệt này lần đầu được tổ chức trên địa bàn.Các cặp đôi tham gia lễ cưới tập thể (Ảnh: Minh Nguyên).Trong số 7 cặp đôi nói trên, tại thị xã Kinh Môn có 3 cặp; huyện Tứ Kỳ có 2 cặp; huyện Cẩm Giàng và huyện Kim Thành, mỗi địa phương có 1 cặp.Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương tặng toàn bộ chi phí tiệc cưới. Mỗi cặp đôi được mời tối đa 20 người thân đến dự tiệc. Tại chương trình, Ban Tổ chức dành tặng mỗi cặp đôi một cặp nhẫn cưới. Một chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn Hải Dương tặng mỗi cặp đôi 1 sổ tiết kiệm, trị giá 7 triệu đồng/sổ. Một công ty dịch vụ vận tải ở Hà Nội tài trợ xe đưa đón các cặp đôi.Tại lễ cưới, Liên đoàn Lao động các huyện Kim Thành, Tứ Kỳ, thị xã Kinh Môn và Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cũng tặng quà chúc mừng các cặp đôi.Phát biểu tại lễ cưới, bà Ngô Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương, thay mặt tổ chức Công đoàn Hải Dương chúc các cặp đôi luôn hạnh phúc, là động lực, chỗ dựa vững chắc cho nhau, cùng xây dựng gia đình hạnh phúc, cuộc sống sung túc. Bà Hòa động viên các cặp đôi cùng nhau cố gắng lao động, công tác để góp phần xây dựng doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống.Lễ cưới tập thể công nhân lao động là hoạt động thiết thực chăm lo đoàn viên, người lao động. Đây cũng là hoạt động tuyên truyền rộng rãi trong đoàn viên, người lao động về việc thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ cưới phù hợp thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Mẹ nhảy cầu để 5 con nhỏ bơ vơ, cộng đồng mạng chung tay hỗ trợ
Cha vừa qua đời, mẹ nghĩ quẩn quyên sinh, bỏ lại 5 con nhỏ bơ vơ. Gia cảnh của nạn nhân được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người xót thương và chung tay hỗ trợ.
Theo chia sẻ từ các nhà hảo tâm, do chồng bị bệnh hiểm nghèo vừa mất cách đây 2 tháng, chị Ngô Thị Huyền Tr. (31 tuổi, trú tại Long Xuyên 2, Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) một mình nuôi 5 con nhỏ.Trong giây phút nghĩ quẩn, chị Tr. đã nhảy cầu Câu Lâu (Quảng Nam) chiều 1/5, để lại đàn con thơ mồ côi cả cha lẫn mẹ.Hội chữ thập đỏ thị trấn Nam Phước dựng thùng quyên góp, tiếp nhận tấm lòng hảo tâm của người đi đường (Ảnh: Duy Xuyên).Khi vụ việc xảy ra, Hội chữ thập đỏ thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên) dựng thùng quyên góp ngay tại vị trí nạn nhân gieo mình, tiếp nhận tấm lòng hảo tâm của người đi đường.Anh Đặng Ngọc Tiến (Đội SOS Đà Nẵng) cho hay, khi hay tin có người nhảy cầu Câu Lâu và được nhờ hỗ trợ, đội đã vào Quảng Nam để cùng địa phương, lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân.Đến tối cùng ngày (1/5) thi thể nạn nhân được tìm thấy. Đội cũng hỗ trợ phương tiện đưa thi thể về nhà.Việc chị Tr. quyên sinh để lại các con nhỏ bơ vơ khiến nhiều người xót thương dù không ai tán thành hành động dại dột, thiếu suy nghĩ của người mẹ. Một số tài khoản mạng xã hội đã kêu gọi cộng đồng chia sẻ, hỗ trợ gia đình nạn nhân.5 đứa trẻ trong lễ tang của người mẹ khiến ai cũng xót thương (Ảnh: Quốc Bảo).Anh Nguyễn Hữu Quốc Bảo (Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng và những người bạn) cho hay, sau khi xác minh hoàn cảnh gia đình nạn nhân, anh đã chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội và nhận được sự ủng hộ của các tấm lòng hảo tâm.Trước giờ an táng nạn nhân, anh Bảo bàn giao hơn 330 triệu đồng quyên góp được và thống nhất kế hoạch sử dụng với gia đình. Khoản tiền được chuyển vào 5 sổ tiết kiệm, 64 triệu đồng/sổ cho 5 cháu nhỏ (trong đó có 1 bé là con riêng của chị Tr. hiện sống ở Bạc Liêu) để hỗ trợ bọn trẻ học tập.Ngoài ra, con riêng của chị Tr. và ông bà ngoại bé nhận được 7 triệu đồng hỗ trợ tiền tàu xe về lại Bạc Liêu. Khoản ủng hộ cũng được trích 3 triệu đồng mua quà, bánh cho các cháu.Buổi bàn giao 5 sổ tiết kiệm hỗ trợ gia đình nuôi 5 con nhỏ của nạn nhân (Ảnh: Quốc Bảo).Trên trang Facebook Duy Xuyên (có hơn 66.000 lượt theo dõi) cũng có thông tin kêu gọi cộng đồng mạng chung tay lo cho 5 đứa trẻ. Dưới dòng trạng thái kêu gọi dán đường link một quỹ thiện nguyện, có rất nhiều người ủng hộ.Ngoài ra, rất nhiều người hảo tâm ở Quảng Nam, Đà Nẵng, chính quyền địa phương, Hội phụ nữ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Nam cũng góp chút ít hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho người đã mất.
Mức hưởng lương hưu hàng tháng của thiếu tá quân đội
Muốn hưởng lương hưu, thiếu tá cần phải đạt đủ độ tuổi về hưu và số năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Hiện nay, các quy định về điều kiện hưởng lương hưu và mức lương hưu hàng tháng của thiếu tá quân đội sẽ được hướng dẫn cụ thể tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH.Như vậy, mức hưởng lương hưu hàng tháng của nhóm này được xác định bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.Về cách tính tỷ lệ phần trăm của việc hưởng lương hưu hàng tháng, người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu trong khoảng từ 1/1/2016 đến trước 1/1/2018 thì tỉ lệ ở đây là 45% tương ứng với 15 năm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian còn lại thì được tính đó là cứ thêm 1 năm thì được cộng thêm 2% đối với lao động nam và 3% đối với lao động nữ. Mức cộng dồn tối đa không quá 75%.Khi tính tỉ lệ lương hưu nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 1 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.Người lao động là nam đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 trở lại đây thì tỉ lệ hưởng lương hưu là 45% nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì là 16 năm, nghỉ vào năm 2019 thì là 17 năm, nghỉ vào năm 2020 là 18 năm, nghỉ vào năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 thì mức tính bắt đầu từ 20 năm. Thêm 1 năm thì cộng thêm 2% và mức cộng dồn không quá 75%.Người lao động là nữ đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 trở lại đây thì tỉ lệ lương hưu là 45% và cứ mỗi năm thì được công thêm 2%, mức cộng dồn cao nhất không quá 75%.Thiếu tá muốn hưởng lương hưu cần phải đạt đủ độ tuổi về hưu và số năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.Về điều kiện nghỉ hưu, tại điểm a, khoản 2, Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định: Nam quân nhân có đủ 25 năm trở lên, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên công tác trong quân đội, trong đó có ít nhất 5 năm tuổi quân mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nghỉ việc thì được hưởng lương hưu.Về thời gian công tác trong quân đội, bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan - chiến sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng, kể cả thời gian quân nhân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ quân đội.So với quy định về tuổi nghỉ hưu chung, cán bộ thuộc quân đội hiện áp dụng tuổi phục vụ tại ngũ thấp hơn. Theo luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi năm 2019, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quân đội được phân theo cấp bậc hàm.Cụ thể, cấp úy là 46 tuổi; cấp thiếu tá là 48 tuổi; cấp trung tá là 51 tuổi; cấp thượng tá là 54 tuổi. Các độ tuổi nói trên áp dụng cho cả nam lẫn nữ. Từ cấp đại tá, hạn tuổi cao nhất đối với nam là 57 tuổi, còn nữ là 54 tuổi. Đối với cấp tướng thì nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi.Trong khi đó, năm 2024, theo lộ trình tăng dần, tuổi nghỉ hưu với lao động nam là 61 tuổi, lao động nữ là 56 tuổi 4 tháng, cao hơn đáng kể so với tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội.
Tuổi và mức đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu tối đa năm 2024
Người lao động muốn được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%) cần phải đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu và thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính theo công thức sau: Mức hưởng lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.Như vậy, lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa (75%).Đối với lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.Như vậy, lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa (75%).Như vậy, hiện nay, nếu người lao động muốn được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%) thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu và bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.Ngoài ra, đối với người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng cũng sẽ được tính như trên nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì sẽ bị giảm 2%.Căn cứ theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng.Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2016-2021, bình quân có khoảng 110.000 người hưởng lương hưu mới/năm.Trong đó, 435.000 người được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (chiếm 65,8%). Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, điều này cho thấy, cứ 3 người nghỉ hưu thì khoảng 2 người có tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa - 75% trung bình lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Hành trình tìm hạnh phúc của một cựu binh Mỹ
Sau nhiều nỗ lực, ông Thomas Wilber cũng tái bản cuốn sách "Tù binh bất đồng chính kiến - Từ Nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay" vào tháng 3/2024…
…Cựu sĩ quan Hải quân Mỹ cho ra đời đứa con tinh thần này dưới tên mới "Tù binh Mỹ vì hòa bình: Cuộc chiến trong lòng nước Mỹ" như một cách để góp thêm tiếng nói đưa sự thật về cuộc chiến mà cha ông, Trung tá Walter Eugene Wilber từng trực tiếp tham gia cách đây nửa thế kỷ.Với riêng Thomas Wilber, quá trình tạo nên cuốn sách này cũng là hành trình đi tìm định nghĩa chính xác về hòa bình mà ông luôn khắc khoải.Cuộc chiến trong lòng một cuộc chiếnVới nhiều người Mỹ, cuộc chiến tại Việt Nam kết thúc khi những tù binh chiến tranh cuối cùng của đất nước này được trao trả vào đầu năm 1973 theo điều khoản Hiệp định Paris. Cũng như nhiều thân nhân của tù binh Mỹ hồi hương khác, gia đình Trung tá Walter Eugene Wilber cũng được hưởng niềm vui sum họp ngày ấy. Trong một phi vụ vào năm 1968, Trung tá Walter Eugene Wilber và một đồng đội khác điều khiển máy bay F-4J đã bị Anh hùng phi công, Đại tá Đinh Tôn bắn rơi trên bầu trời Nghệ An. May mắn sống sót, Trung tá Walter Eugene Wilber bị bắt giữ và cũng từ đây ông có 5 năm trải nghiệm cuộc sống của một tù binh chiến tranh (POW).Thomas Wilber, nhà nghiên cứu độc lập về Việt Nam.Có lẽ Trung tá Walter Eugene Wilber và nhiều đồng đội khác tại Nhà tù Hỏa Lò thời điểm đó không thể biết được rằng, tại chính quê hương họ, "một cuộc chiến khác" cũng đang bắt đầu khi công chúng Mỹ bị chia rẽ giữa việc ủng hộ hay phản đối cuộc chiến khiến nửa triệu binh lính xứ cờ hoa phải tham chiến tại một đất nước khác cách xa họ nửa vòng trái đất. Phong trào phản chiến lan rộng khắp nước Mỹ, đặc biệt sau Chiến dịch Mậu Thân năm 1968, đã được nhiều phương tiện truyền thông ngày đó cũng như giới học giả mô tả là một "cuộc chiến trong lòng nước Mỹ".Như nhiều phi công Mỹ khác bị bắt sau khi bị bắn rơi ở Việt Nam, Trung tá Walter Eugene Wilber có nhiều thời gian bị giam giữ tại Hỏa Lò, nơi họ gọi đùa là khách sạn "Hilton Hà Nội". Tại đây, sau khi trực tiếp thấy cảnh bom đạn mà đồng đội rải xuống tàn phá những vùng đất của Việt Nam, Trung tá Walter Eugene Wilber dần có quan điểm phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại đây. Ông đã công khai quan điểm này của mình, trong đó có cả một buổi trả lời phỏng vấn với một Đài truyền hình Mỹ khi còn bị giam tại Hỏa Lò. Ngoài ra, Trung tá Walter Eugene Wilber cũng không ít lần khẳng định với thân nhân về việc bản thân nhận được sự đối xử nhân đạo trong thời gian giam giữ tại miền Bắc Việt Nam cũng như quan điểm phản chiến hoàn toàn xuất phát từ lương tâm và đạo đức.Lần nào đến Việt Nam, Thomas Wilber cũng đến thăm Nhà tù Hỏa Lò và tham gia các hoạt động ở đây.Chính những điều trên khiến Trung tá Walter Eugene Wilber trở thành một POW bất đồng chính kiến. Cần biết rằng trong gần 600 POW Mỹ từng bị giam giữ ở Việt Nam, có không ít người khẳng định bản thân bị đối xử phi nhân đạo khi còn là tù nhân và trong mắt một bộ phận công chúng xứ cờ hoa, họ trở thành những "người hùng chiến trận". Trong khi đó, những điều Trung tá Walter Eugene Wilber công khai lại là một sự thật trái ngược hoàn toàn với những gì mà một số công chúng Mỹ lúc đó tin tưởng và thậm chí bị chính đồng đội từng bị giam chung cùng tại Hỏa Lò phản đối.Hồi hương trở lại Mỹ vào năm 1973, Trung tá Walter Eugene Wilber đối diện với nhiều chỉ trích và thậm chí đối mặt với nguy cơ ra tòa án binh bởi quan điểm phản chiến của bản thân. Tuy nhiên bất chấp điều đó, Trung tá Walter Eugene Wilber vẫn không thay đổi. Sự kiên định của người cha đã tạo ấn tượng mạnh với cậu con trai Thomas Wilber.Để vén bức màn sự thật về những điều thực sự diễn ra với cha mình và những đồng đội trong thời gian bị giam giữ tại Nhà tù Hỏa Lò, Thomas Wilber bắt đầu quá trình tìm hiểu về dải đất hình chữ S.Hành trình đi tìm ý nghĩa thực sự của hòa bìnhLần đầu gặp Thomas Wilber, người cựu binh Mỹ gây ấn tượng mạnh với chúng tôi khi nói định nghĩa của bản thân về hòa bình. "Đến bây giờ, tôi vẫn không biết chính xác hòa bình là gì. Nhưng  theo tôi, hòa bình không chỉ đồng nghĩa với không có chiến tranh. Hòa bình có ý nghĩa cao hơn thế", Thomas Wilber nói những câu đó khi đang ở Hà Nội - một thành phố được UNESCO vinh danh là thành phố vì hòa bình. Ở độ tuổi gần thất thập, người đàn ông Mỹ này cho biết, bản thân vẫn đang trong hành trình tìm lại sự bình yên cho chính mình và chưa biết bao giờ hành trình ấy kết thúc.Được thúc đẩy bởi câu chuyện của người cha, đồng thời cũng chứng kiến sự chia rẽ của công chúng Mỹ về vấn đề chiến tranh Việt Nam, vào năm 1983, khi đã trở thành một sĩ quan Hải quân Mỹ, Thomas Wilber đã bắt đầu nghiên cứu về cuộc chiến tại Việt Nam cũng như sự thực điều gì đã xảy ra với tù binh Mỹ trong trại giam. Công việc đó càng được thúc đẩy nhiều hơn vào năm 2010 sau khi Thomas Wilber rời khỏi Hải quân Mỹ. Ông đã có ba năm liên tục để tìm gặp nhiều tù binh chiến tranh (POW) sinh sống rải rác khắp đất Mỹ, cũng như tập hợp các tư liệu. Vào thời điểm đó, nhiều POW đặc biệt là những người từng có quan điểm phản chiến rất e ngại khi nói về vấn đề này, thậm chí có người thẳng thừng từ chối đề nghị của ông nhưng Thomas Wilber vẫn kiên trì và cuối cùng ông đã phỏng vấn được họ.Thomas Wilber và ông Bùi Bác Văn - người đã bắt giữ Trung tá Walter Eugene Wilber năm 1968.Không dừng lại ở đó, để tìm kiếm thêm tư liệu về các tù binh Mỹ, từ năm 2014, ông Thomas Wilber bắt đầu có hàng chục chuyến thăm tới Việt Nam. Người cựu binh đã có hàng trăm lần tới di tích Nhà tù Hỏa Lò vốn là nơi giam giữ cha ông thời chiến tranh. Ông cũng tìm tới Nghệ An nơi chiếc F4 của cha ông bị bắn rơi, gặp gỡ rồi kết thân với ông Bùi Bác Văn - người đã bắt giữ Trung tá Walter Eugene Wilber năm 1968, đồng thời tìm gặp thân nhân Đại tá Đinh Tôn - người bắn rơi máy bay của cha ông cũng như các cựu quản giáo, lãnh đạo nhà tù Hỏa Lò.Với các nhân chứng đã gặp gỡ, cùng nhiều tư liệu quý giá nắm được trong tay, ông Thomas Wilber cuối cùng đã có thể biết rõ sự thật về điều gì đã xảy ra với cha ông cùng nhiều đồng đội trong thời gian bị giam giữ. Ông cũng đã xác thực điều mà cha mình - Trung tá Walter Eugene Wilber luôn khẳng định rằng được Việt Nam đối xử nhân đạo trong thời gian giam giữ là đúng sự thật. Thomas Wilber cũng khẳng định được rằng, những tuyên bố phản chiến của cha mình trong thời gian bị giam giữ là hoàn toàn tự nguyện, không hề bị ép buộc.Sau khi đã làm rõ được câu chuyện liên quan đến cha mình, ông Thomas Wilber bỗng nghĩ đến việc đem những gì mình biết tới công chúng nhằm "giải độc" những thông tin sai trái vốn tồn tại lâu nay về vấn đề POW. Thomas Wilber cho biết, bản thân đã nghĩ đến nhiều phương án nhằm thực hiện kế hoạch đưa những điều mình biết về POW tại Việt Nam đến công chúng, đặc biệt là tại Mỹ. Sau nhiều lần đắn đo, cựu binh này quyết định xuất bản một cuốn sách. Cũng tương tự như hoàn cảnh của người cha gặp phải lúc hồi hương, ông đối mặt với nhiều phản đối khi công bố ý tưởng đó. Thậm chí, nhiều POW đã nói thẳng với ông rằng, câu chuyện đã trôi qua từ rất lâu và không nên "đào bới" lại.Một lần nữa, để bảo vệ "đứa con tinh thần" của mình, Thomas Wilber quyết tâm thực hiện cả ở Mỹ và Việt Nam. Thông qua một người bạn, ông biết tới Jerry Lembcke - người chuyên viết về các giai thoại chiến tranh, đặc biệt là cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Hai người đã cộng tác với nhau để cho ra đời cuốn "Tù binh bất đồng chính kiến - Từ Nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay" bằng tiếng Anh và sau đó dịch ra tiếng Việt.Những bức ảnh về các tù binh Mỹ ở Nhà tù Hỏa Lò được đăng tải trên báo chí Mỹ.Ngay sau khi ra đời, cuốn sách gặp phải những chỉ trích bởi nội dung đưa đến một sự thật khó chấp nhận với nhiều người tại Mỹ. Rất nhiều ý kiến chỉ trích tiêu cực về cuốn sách khi cho rằng Thomas Wilber và Jerry Lembcke đã tìm cách đạp đổ "hình tượng người hùng chiến trận" của các tù binh Mỹ. Với riêng Thomas Wilber, ông không chỉ nhận chỉ trích từ nhiều POW mà còn cả từ thân nhân của họ. Ngay cả một số POW từng được phỏng vấn trong quá trình tìm tư liệu viết sách khi biết về sự ra đời "Tù binh bất đồng chính kiến - Từ Nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay" cũng tránh hoặc cắt đứt liên lạc với ông.Thomas Wilber cho rằng, những phản ứng tiêu cực trên với cuốn sách một phần lớn do tác động của các thông tin sai trái khiến một bộ phận công chúng Mỹ tin rằng các tù binh nước này đã nhận sự đối xử phi nhân đạo trong trại giam của Việt Nam. Trong khi đó, nội dung cuốn sách của Thomas Wilber và Jerry Lembcke lại đưa đến một sự thật trái ngược lại. Nhưng bất chấp sức ép lớn đó, cả hai tác giả của cuốn sách, đặc biệt là Thomas Wilber vẫn kiên trì với con đường đã chọn. Ông lại tiếp tục công việc tìm kiếm tư liệu và nhân chứng liên quan đến quá trình giam giữ các tù nhân Mỹ ở Việt Nam trong thế kỷ trước. Và cả hai quyết định tái bản cuốn sách với tên mới "Tù binh Mỹ vì hòa bình, cuộc chiến trong lòng nước Mỹ".Chia sẻ về cái tên mới của cuốn sách, Thomas Wilber khẳng định, ông và đồng tác giả muốn nói lên phần nào nội dung chính được đề cập trong sách, đó là những tù binh Mỹ đã lên tiếng cho hòa bình, và "cuộc chiến trong lòng nước Mỹ" trong thời gian nước này tham chiến ở Việt Nam. Cả hai tác giả cũng kỳ vọng cái tên mới của cuốn sách ở phiên bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành sẽ giúp cuốn sách dễ dàng tiếp cận với độc giả Việt Nam.
Xác định danh tính 12 liệt sỹ qua ảnh, di vật có khắc chữ chôn cùng
Bên cạnh ảnh chân dung, lực lượng chức năng đã giám định, phục hồi các nội dung được khắc trên di vật được tìm thấy ở khu vực quy tập 12 hài cốt liệt sỹ nhằm phục vụ công tác xác định danh tính.
Liên quan đến 12 bộ hài cốt liệt sỹ kèm theo nhiều di vật vừa được tìm thấy tại vườn một nhà dân ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị), cơ quan chức năng đã tiến hành giám định, khôi phục thông tin khắc trên di vật của các liệt sỹ.Quá trình kiểm tra, xử lý mẫu vật và giám định, trên bình tông có khắc ký tự nội dung "BẮC TÙNG" hoặc "BẮC HÙNG", khả năng đây có thể là tên riêng của liệt sỹ.Cơ quan chức năng đã tiến hành giám định, khôi phục thông tin khắc trên chiếc bút máy được tìm thấy ở khu vực phát hiện hài cốt liệt sỹ (Ảnh: Xuân Diện).Trên thân bút máy, có ký tự "MINH XÔ" hoặc "TRỊNH XÔ", khả năng là tên riêng của liệt sỹ; ký tự "XUÔM TÂN" hoặc "XUÂN TÂN" có khả năng là tên địa danh, quê quán của liệt sỹ.Cũng trong số 12 hài cốt liệt sỹ được quy tập, có 1 hài cốt liệt sỹ kèm theo di vật là 1 ví cá nhân. Bên trong có mảnh giấy chứa nhiều mảnh kim loại (nghi là mũi kim) và 1 bức ảnh chân dung liệt sỹ.Bức ảnh chân dung của liệt sỹ được tìm thấy (Ảnh: Xuân Diện chụp lại).Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị thông tin về địa điểm, kết quả tìm kiếm, quy tập và thông tin của các di vật để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm bắt, tìm hiểu và cung cấp thông tin liên quan nhằm hỗ trợ việc xác định danh tính liệt sỹ.Để có thêm thông tin phục vụ xác định danh tính liệt sỹ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị mong các cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu biết được thông tin liên quan đến các di vật nêu trên, cung cấp về Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh này (Thiếu tá Dương Minh Tuấn, số điện thoại 0975.215.777).Trên bình tông có khắc ký tự nội dung "BẮC TÙNG" hoặc "BẮC HÙNG" có khả năng là tên riêng của liệt sỹ (Ảnh: Xuân Diện).Như Dân trí đã thông tin, qua tin báo của người dân, từ ngày 21/3 đến ngày 3/4, Đội Quy tập hài cốt liệt sỹ 584, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã phát hiện, quy tập được 12 hài cốt liệt sỹ và nhiều di vật kèm theo.Các hài cốt đều được gói buộc trong tăng võng, màn kèm nhiều di vật như: súng ngắn, mặt nạ phòng hóa, đồng hồ, bút viết, bình tông… Trong đó có 1 bức ảnh chân dung, 1 bút máy và 1 bình tông có khắc chữ.
Lịch chi trả lương hưu gần 600.000 người ở Hà Nội tháng 4
Hà Nội sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội bắt đầu từ ngày 5/4 qua hình thức chi tiền mặt và tài khoản cá nhân.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được chi trả an toàn, chính xác, đảm bảo đến người hưởng trước ngày 10 hằng tháng với 2 hình thức là chi tiền mặt và chi qua tài khoản cá nhân.Cụ thể, về lịch chi trả trong tháng 4, cơ quan Bảo hiểm xã hội phối hợp với hệ thống bưu điện chi trả bắt đầu từ ngày 5/4, cơ bản xong trước ngày 10/4 (trừ những trường hợp đặc biệt). Hiện nay, Bảo hiểm xã hội thành phố đã chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng cho 594.013 người. Tính chung 3 tháng đầu năm, số tiền chi trả lên đến 10.483 tỷ đồng.Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, đơn vị sẽ thực hiện chi trả tiền qua tài khoản ATM ngay khi nhận được danh sách và tiền từ Bảo hiểm xã hội, chậm nhất là ngày hôm sau.Thời gian chi trả tại các điểm chi trả ở xã, phường, thị trấn bắt đầu từ ngày 2 đến hết ngày 10/4, còn thời gian chi trả tại điểm giao dịch của bưu điện từ ngày 11 của tháng, kéo dài đến hết ngày 25 của tháng.Tuy nhiên, tại từng địa phương, Bưu điện các tỉnh, thành phố, trung tâm sẽ phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội các địa phương quyết định thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng cụ thể, phù hợp với từng địa bàn.Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, tính đến hết tháng 3, số người tham gia tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là hơn 2 triệu người, đạt 89,38% kế hoạch; chiếm 44,06% lực lượng lao động trong độ tuổi.
200.000 lao động nợ bảo hiểm xã hội vẫn được hưởng lương hưu
200.000 lao động bị treo bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp phá sản, giải thể, sẽ được giải quyết chế độ lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, tử tuất nếu đủ điều kiện trên sổ.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có chính sách đặc thù giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho hơn 200.000 người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn hoặc tái cơ cấu…Trả lời vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nêu trên.Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, trên cơ sở thống nhất với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp đang chậm đóng bảo hiểm xã hội còn người đại diện theo pháp luật.Bộ này cũng đã có văn bản gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Theo đó, người lao động đủ điều kiện theo quy định trên sổ sẽ được nhận các chế độ lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, tử tuất.Người dân làm các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa: Hoa Lê).Cơ quan bảo hiểm xác nhận thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội để người lao động tiếp tục tham gia tại đơn vị mới, hoặc bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường thực hiện biện pháp hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và đảm bảo chế độ cho người lao động.Về lâu dài, Bộ này cho biết, đang đề xuất sửa Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.Theo số liệu của các cơ quan Bảo hiểm xã hội, 206.000 lao động tại các đơn vị đã phá sản, giải thể trên cả nước thời gian qua vẫn đang được giải quyết các chế độ theo quy định.Tính đến tháng 6/2023, 30.241 người lao động đã được hưởng các chế độ gồm hưu trí, tử tuất, bảo hiểm xã hội một lần; 34.575 người lao động đã được xác nhận quá trình đóng đang bảo lưu; 77.627 người lao động đã được xác nhận quá trình đóng, đang tiếp tục tham gia tại đơn vị mới.Số còn lại nếu đủ điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động theo quy định.Theo đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội ghi nhận thời gian người lao động được đóng đến đâu hưởng đến đó và không tính thời gian bị nợ. Sau này, nếu doanh nghiệp đóng số nợ hoặc có nguồn tài chính khác bổ sung thì người lao động tiếp tục được ghi nhận thêm.Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, như sau:Quy định cụ thể 2 hành vi, chậm đóng bảo hiểm xã hội và trốn đóng bảo hiểm xã hội;Quy định nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng (như lĩnh vực thuế);Quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng;Quyết định hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng;Cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền khởi kiện và kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật Hình sự;Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, dự thảo Luật đã bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Vụ giám đốc là người bán hàng ở căng tin: Người được ủy quyền lên tiếng
Ngày 2/4, ông T. X. H., người được giám đốc công ty TNHH Sản xuất thương mại may Tuấn Vinh ủy quyền cho hay đã bị rút ủy quyền, công ty liên tục thay tên.
Công ty đổi tên, thay giám đốcTrao đổi với phóng viên Dân trí, ông T. X. H., cho biết, người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Sản xuất thương mại may Tuấn Vinh là ông Lê Văn Tuấn (SN 1996, quê ở Đắk Lắk).Công ty TNHH sản xuất thương mại may Tuấn Vinh hiện đóng cửa kín mít, không còn bảo vệ (Ảnh: Xuân Trường)."Ngày 25/3, công ty ủy quyền để tôi đứng ra giải quyết vấn đề nợ lương, BHXH với công nhân, người lao động, nhưng ngày 26/3, công ty đã rút ủy quyền. Không chỉ công nhân, người lao động mà hiện nay tôi cũng bị công ty nợ hơn 100 triệu đồng tiền lương", ông H. cho hay.Theo ông H. thời gian gần đây công ty khó khăn về tài chính nên hẹn trả tiền nợ lương công nhân, người lao động vào ngày 10/4, khi có đối tác sang xưởng. Ông H. khẳng định, trước đó, nhà máy này do Công ty TNHH may Hà Nam An 3 quản lý, sau đó công ty được đổi tên thành Công ty TNHH Sản xuất thương mại may DV Fashion (có cùng địa chỉ, cùng mã số thuế với Công ty Hà Nam An 3) do ông H.T.X., là bảo vệ đứng tên giám đốc.Tháng 11/2023, Công ty TNHH Sản xuất thương mại may Tuấn Vinh được thành lập mới do ông Lê Văn Tuấn đứng tên giám đốc. Lúc này, toàn bộ người lao động từ Công ty DV Fashion vẫn tiếp tục làm cho Công ty Tuấn Vinh mà không được ký  kết lại hợp đồng lao động, do đó cũng không được đóng BHXH."Dù công ty đổi tên và thay giám đốc nhưng chủ đứng sau điều hành mọi công việc vẫn là ông Quản Văn P.. Việc nợ lương, nợ BHXH nhiều tháng liền nhưng ông P. không đứng ra trao đổi, giải quyết cho chúng tôi", nhiều lao động bức xúc.Người lao động như "ngồi trên lửa"Ông Nguyễn Sơn, công nhân của công ty này bức xúc: "Tôi bị công ty nợ lương đã 3 tháng. Từ ngày bị nợ lương đến nay cuộc sống gia đình tôi gần như bị đảo lộn hết. Để có tiền bám trụ ở thành phố, tôi phải vay mượn khắp nơi.Giờ chỉ mong cơ quan chức năng vào cuộc giúp cho công nhân chúng tôi sớm đòi lại được quyền lợi để tập trung tìm công việc mới".Tương tự, chị Nguyễn Thị H., công nhân may cho biết, hiện nay chị đang bị công ty nợ gần 15 triệu đồng tiền lương của tháng 2 và 20 ngày của tháng 3."Để có tiền trang trải ở thành phố đắt đỏ, mấy tháng nay tôi phải vay mượn khắp nơi. Hiện tôi vẫn đang nợ tiền phòng trọ, hẹn với chủ trọ ngày 10/4, đòi được tiền lương sẽ trả", chị H. chia sẻ.Chị H. cũng cho biết, hàng tháng chị và đồng nghiệp đều bị trừ hơn 500.000 đồng tiền đóng BHXH, nhưng thực tế công ty chỉ đóng BHXH một thời gian ngắn, rồi nợ BHXH đến nay.Ông Sơn và chị H. đều cho biết, những ngày này họ như "ngồi trên lửa", mong muốn sớm nhận được tiền lương để trả nợ và công ty đóng đủ BHXH để họ sớm tìm được công việc mới.Người lao động tập trung trước cửa công ty để đòi nợ lương, BHXH (Ảnh: NLĐ cung cấp).Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Văn Xem, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH quận 12, TPHCM, cho biết: "Những ngày tới, nếu công ty vẫn không trả lương cho người lao động theo đúng cam kết, chúng tôi sẽ hướng dẫn người lao động thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp về lương, BHXH.Đây sẽ là cơ sở cho việc khởi kiện ra tòa để giải quyết, đảm bảo quyền lợi của người lao động", ông Xem khẳng định.Ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TPHCM, cũng cho hay đã chỉ đạo LĐLĐ quận 12 tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng nắm tình hình trả lương và các chế độ chính sách liên quan cho người lao động. Đồng thời sẽ báo cáo về LĐLĐ TPHCM khi có tình huống phát sinh.Bên cạnh đó, LĐLĐ cũng sẽ xây dựng phương án hỗ trợ, chăm lo các trường hợp khó khăn, nhất là công nhân lao động bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi,…"Ngày 10/4, nếu công ty chưa thể thanh lý tài sản để thanh toán tiền lương cho người lao động, chúng tôi sẽ kiến nghị chính quyền quận 12 cử người giám sát tình hình của công ty. Tuyệt đối không để công ty tẩu tán tài sản làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động", ông Tâm nhấn mạnh.
Đơn giản hóa thủ tục hỗ trợ các trường hợp trẻ em bị xâm hại
Năng lực người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em...
Sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Yên Bái đã có kiến nghị gửi Bộ LĐ-TB&XH liên quan đến việc xem xét, sửa đổi, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại, đảm bảo phù hợp với thực tế và đảm bảo quyền lợi cho trẻ em.Trong kiến nghị, cử tri tỉnh Yên Bái cho hay, theo quy định tại Điều 53, Điều 72 Luật Trẻ em và, Khoản 1 Điều 27, Khoản 1 Điều 28, Khoản 1 Điều 29, Khoản 1 Điều 30, Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về đánh giá nguy cơ và xác định các nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ; tham gia quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em.Tuy nhiên, một số biểu mẫu theo Nghị định số 56 chưa phù hợp với trình độ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 trực "cuộc gọi nóng" 24/24 (Ảnh: Nguyễn Sơn).Cử tri kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH xem xét, sửa đổi, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại, đảm bảo phù hợp với thực tế và đảm bảo quyền lợi cho trẻ em.Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trẻ em, những năm qua Bộ thường xuyên chỉ đạo, xây dựng tài liệu và tổ chức nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác trẻ em các cấp, đặc biệt là người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã để bảo đảm thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em cần được bảo vệ theo quy định của Luật Trẻ em và Nghị định số 56 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.Ngày 10/6/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, trong đó, quy định về tiêu chuẩn của công chức văn hóa - xã hội và người hoạt động không chuyên trách, là những người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã theo quy định tại khoản 4 Điều 90 Luật Trẻ em."Tuy nhiên, trong thực tiễn, trình độ và năng lực người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em", theo Bộ LĐ-TB&XH.Năm 2023, Bộ đã tổ chức nghiên cứu, khảo sát và đánh giá về việc triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.Từ đó, đánh giá mặt được, tồn tại trong quá trình thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp để đề xuất giải pháp, lộ trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56. Trong đó có xem xét, sửa đổi, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bảo đảm phù hợp với thực tế và quyền lợi của trẻ em."Khi người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã gặp khó khăn, vướng mắc trong việc đánh giá ban đầu về nguy cơ và mức độ tổn hại của trẻ em (bao gồm biểu mẫu số 03 về Báo cáo thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể) có thể đề nghị Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em thuộc ngành LĐ-TB&XH hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP", Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn.
Làm sao để hưởng lương hưu ở mức cao?
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu. Người lao động muốn hưởng lương hưu cao hơn thì tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Đề xuất căn cứ đóng bảo hiểm xã hội mới nhấtVề căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp.Cụ thể, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng theo bảng lương do Nhà nước quy định; phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).Vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (Ảnh: BHXH VN).Bên cạnh đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng theo vùng cao nhất và cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng cao nhất do Chính phủ công bố được áp dụng tại thời điểm đóng, trừ trường hợp quy định. Tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung để có lương hưu cao hơnBáo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo nguyên lý của bảo hiểm xã hội và thông lệ nhiều nước, căn cứ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là tiền lương của người lao động.Tiền lương khu vực doanh nghiệp được Bộ luật Lao động quy định chi tiết, trong đó xác định rõ tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, tiền lương khu vực công thực hiện chế độ tiền lương theo bảng lương do Nhà nước quy định, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).Đề xuất mới nhất về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (Ảnh: BHXH VN).Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, theo quy định hiện nay, nhất là đối với chế độ hưu trí, tử tuất của nước ta đang được các tổ chức quốc tế đánh giá là tương đối "hào phóng".Cụ thể, người lao động và người sử dụng lao động đang chỉ phải đóng có 22% mức lương vào Quỹ bảo hiểm xã hội, trong khi đó mức hưởng tối thiểu là 33,75% đối với lao động nam và 45% đối với lao động nữ, mức trần tối đa đều là 75%.Việc chênh lệch đóng - hưởng càng nhiều thì khả năng cân đối quỹ sẽ là vấn đề lớn và cần phải được tính toán thận trọng.Chính vì vậy, để hạn chế việc chênh lệch trong thụ hưởng cũng như bảo toàn lâu dài Quỹ thì dự thảo quy định về trần đóng bảo hiểm xã hội.Trường hợp người lao động có mong muốn được hưởng lương hưu với mức cao hơn thì có thể tham gia thêm bảo hiểm hưu trí bổ sung và có thể tham gia các hình thức bảo hiểm thương mại an sinh cho tuổi già.Về quy định mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất và cao nhất, đóng thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng theo vùng thấp nhất hiện nay là khoảng 1,625 triệu/tháng (mức lương tối thiểu vùng IV hiện nay là 3,250 triệu/tháng) khá tương đồng so với mức đóng thấp nhất hiện hành đang thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.Như vậy, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã có những chỉnh lý về đề xuất căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.Hiện nay, tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.Tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở, tương ứng với 36 triệu đồng.
Mẹ Việt Nam anh hùng 102 tuổi qua đời
Mẹ Việt Nam anh hùng Thái Thị Lương đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều 29/3 do tuổi cao, sức yếu. Mẹ có 2 người con liệt sỹ, hy sinh thời kháng chiến chống Mỹ.
Trưa 30/3, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết do tuổi cao, sức yếu, Mẹ Việt Nam anh hùng Thái Thị Lương đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 15h25 ngày 29/3, hưởng thọ 102 tuổi.UBND huyện Hương Khê đã thành lập ban lễ tang để phối hợp với gia đình tổ chức lễ viếng từ tối 29/3. Trưa ngày 31/3, Mẹ Thái Thị Lương sẽ được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.Mẹ Việt Nam anh hùng Thái Thị Lương (Ảnh: Xuân Sinh).Mẹ Việt Nam anh hùng Thái Thị Lương sinh ngày 16/1/1922 tại xã Hà Linh trong một gia đình nông dân. Từ nhỏ, Mẹ Lương được bố mẹ nuôi ăn học. Lớn lên, Mẹ Lương tham gia hoạt động Đoàn và làm đội trưởng đội sản xuất từ năm 1965 đến năm 1970.Mẹ Lương từng tham gia dân quân du kích dưới chế độ phong kiến, phong trào biểu tình chống sưu cao thuế nặng, tham gia dân công hỏa tuyến chống Pháp, chống Mỹ.24 tuổi, Mẹ Lương kết hôn. Chồng Mẹ là ông Hồ Sỹ Bình - nguyên cán bộ Ban Chỉ huy quân sự huyện Hương Khê. Ông bà sinh được 8 người con, 4 trai, 4 gái.Những năm chiến tranh, chồng theo việc nước, một mình Mẹ bươn chải nuôi các con khôn lớn.Trong kháng chiến chống Mỹ, Mẹ Lương tiễn 2 con trai lên đường tham gia nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Nhưng, cả 2 người con của Mẹ đã mãi mãi nằm lại chiến trường.Đó là, liệt sĩ Hồ Sỹ Yên (SN 1952, nhập ngũ năm 1971, hy sinh năm 1972) và liệt sỹ Hồ Sỹ Vinh (SN 1960, nhập ngũ năm 1978, hy sinh năm 1979) cùng tại Mặt trận phía Nam. Năm 2014, Mẹ Thái Thị Lương được Nhà nước trao tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Nhiều năm qua, Mẹ Lương được Công an huyện Hương Khê nhận phụng dưỡng.
Nguyên nhân lao động nữ muốn rời nhà máy, về quê trước 50 tuổi?
"Số đông đồng nghiệp của tôi cho rằng, họ không thể làm việc đến đủ tuổi để về hưu mà họ muốn về quê trước 50 tuổi", đại diện công nhân ở TPHCM nói.
Tại hội thảo đóng góp ý kiến Dự thảo Luật BHXH tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ, do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, đa số các đại biểu cho rằng, Luật BHXH (sửa đổi) cần tạo điều kiện hỗ trợ nữ giới, rút ngắn khoảng cách trong thụ hưởng BHXH giữa phụ nữ và nam giới; nâng mức hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con… Công nhân nữ sau 40 tuổi khó bám trụ Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) - nhận định, hiện nay luật BHXH chưa theo kịp thực tiễn đời sống xã hội. Chính sách an sinh chưa bao phủ hết nhiều nhóm đối tượng lao động.Bà Hương cho rằng, Luật BHXH phải nhìn xa trên 20 năm sau, vì vậy cần có thêm nhiều chế độ ngắn hạn (ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản) để kịp thời giúp lao động nữ không rút BHXH một lần khi khó khăn."Thời gian qua lao động nữ rút BHXH một lần cao hơn lao động nam, do đó, nếu không hỗ trợ kịp thời thì sau này tỷ lệ lao động nữ hưởng lương hưu thấp hơn lao động nam" bà Hương trăn trở.Lao động nữ chọn rút BHXH một lần vì họ không thể làm việc đến đủ tuổi để về hưu (Ảnh: P.T.).Chị Trúc Ly, đại diện cho người lao động tại TPHCM chia sẻ, công nhân, người lao động ai cũng muốn được hưởng chế độ phúc lợi tốt và có lương hưu khi về già. Tuy nhiên hiện nay nhiều người còn chưa thấy được quyền lợi của mình khi tham gia BHXH.Đa số hiện nay những công nhân nữ chỉ làm việc đến 45, 50 tuổi đã rời nhà máy vì sức khỏe yếu, sản lượng công việc thấp… nên họ không thể bám trụ lại thành phố để tiếp tục làm việc và tham gia BHXH.Do đó họ đều chọn rút BHXH một lần để về quê trang trải cuộc sống và kinh doanh nhỏ."Số đông đồng nghiệp của tôi cho rằng, họ không thể làm việc đến đủ tuổi để về hưu mà họ muốn về quê trước 50 tuổi. Ngoài ra, họ cũng chưa hiểu rõ về chính sách bảo hiểm, chưa thấy những quyền lợi của mình trong khi chỉ thấy thủ tục hành chính để hưởng các chế độ còn phức tạp", chị Ly cho hay.Các đại biểu là chủ tịch các công đoàn cơ sở cũng cho rằng, do thu nhập quá thấp không có tích lũy nên nhiều lao động nữ chọn nghỉ việc để rút BHXH một lần.Nới rộng chế độ thai sản để đảm bảo an sinhÔng Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TKG TaeKwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP Biên Hòa) - cho biết, công ty hiện có hơn có 33.000 lao động, 86% là nữ.Tuy nhiên, thời gian qua nhiều lao động nữ chỉ đóng BHXH được 4 hoặc 5 tháng trước khi sinh con nên theo luật thì họ không được hưởng các chế độ thai sản.Ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TKG TaeKwang Vina (Ảnh: Xuân Trường)."Tôi kiến nghị lao động nữ đóng BHXH không đủ 6 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản theo số tháng đóng, như vậy mới hỗ trợ họ trong giai đoạn khó khăn", ông Phúc nêu ý kiến.Ông Trần Văn Triều - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật LĐLĐ TPHCM - cũng nêu rõ, Luật BHXH hiện nay đang còn bất cập trong quy định về vấn đề lao động nữ đi làm sớm hơn so với thời gian được nghỉ hưởng chế độ thai sản."Luật BHXH quy định lao động nữ được hưởng chế độ thai sản trong 6 tháng. Thời gian nghỉ thai sản được ghi nhận là thời gian tham gia BHXH. Nếu buộc lao động đóng BHXH từ 4 tháng tức là phát sinh thời gian đóng trùng BHXH vì vậy rất thiệt thòi cho lao động nữ", ông Triều dẫn chứng.Ông Ngọ nêu rõ, một số quy định trong Dự thảo Luật BHXH chưa rõ ràng và cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm cho lao động nữ (Ảnh: Xuân Trường).Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo bản dự thảo Luật BHXH sửa đổi mới nhất đã được tiếp thu, chỉnh lý sau lần đầu đưa ra thảo luận tại Quốc hội, 2 phương án quy định việc rút BHXH một lần vẫn được giữ.Phương án 1 chia thành 2 nhóm.Nhóm 1, tiếp tục cho rút bảo hiểm xã hội một lần với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025).Nhóm 2, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật có hiệu lực trở đi thì không được rút bảo hiểm xã hội một lần nữa.Phương án 2, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết chế độ một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ của BHXH.
Bỏ phụ cấp thâm niên, lương của giáo viên từ 1/7 thấp hơn hiện tại?
Cử tri kiến nghị xem xét khi thực hiện chính sách tiền lương mới không bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với một số ngành, lĩnh vực như giáo dục và đào tạo, y tế...
Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024 nêu, từ 1/7, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Trong đó, nội dung nổi bật về việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp. Cụ thể, sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề, trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.Ngoài bỏ phụ cấp thâm niên nghề, Nghị quyết 27 cũng sẽ bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, phụ cấp công vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm để đưa vào trong mức lương cơ bản.Đồng thời, tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung cho giáo viên lâu năm, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động.Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.Về vấn đề này, cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị, Nghị quyết 27 sẽ tiến hành cải cách tiền lương mới, bao gồm lương cơ bản chiếm 70% và 30% gồm các khoản phụ cấp.Nhiều giáo viên băn khoăn khi đó sẽ không còn phụ cấp thâm niên nhà giáo, đặc biệt đối với các giáo viên đã công tác lâu năm. Cử tri mong muốn Bộ Nội vụ quan tâm khi xây dựng quy định mới để đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác và gắn bó với nghề.Bên cạnh đó, cử tri tỉnh Bắc Giang đề nghị xem xét khi thực hiện chính sách tiền lương mới không bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với một số ngành, lĩnh vực như: giáo dục và đào tạo, y tế, tòa án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường...Trả lời các nội dung này, Bộ Nội vụ cho hay, Nghị quyết 27 đã nêu rõ việc thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.Cũng theo Bộ Nội vụ, căn cứ kết luận 64 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2023-2024, Nghị quyết 104/2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới.Trong đó, có chế độ tiền lương đối với đội ngũ giáo viên như ý kiến của cử tri nêu trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 từ ngày 1/7.Khi thực hiện cải cách tiền lương, sẽ ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.Bao gồm xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ có nhiều bậc lương.
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em
Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, hướng dẫn ASEAN nhằm hỗ trợ các nước thành viên thực hiện hiệu quả Tuyên bố Hà Nội về thúc đẩy công tác xã hội, hướng đến cộng đồng gắn kết, chủ động thích ứng.
Cung cấp dịch vụ công tác xã hội chất lượngNgày 28/3, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam gồm có UNICEF (Quỹ Nhi đồng), UNFPA (Quỹ Dân số) và UN Women (Phụ nữ Liên hợp quốc) tổ chức hội thảo ra mắt và triển khai hướng dẫn ASEAN: Tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bạo lực.Trong bài phát biểu mở đầu hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh vai trò quan trọng của hướng dẫn.Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, văn kiện này nhằm hỗ trợ các nước thành viên ASEAN thực hiện hiệu quả hơn lộ trình của Tuyên bố Hà Nội về thúc đẩy công tác xã hội hướng đến một cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại hội thảo (Ảnh: N.H.).Văn kiện cũng củng cố hệ thống công tác xã hội, góp phần giải quyết và ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Hệ thống này giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các cơ quan chuyên ngành liên quan thiết kế và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bạo lực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em."Hướng dẫn cũng sẽ là cơ sở tham chiếu để xây dựng pháp luật, chính sách và công cụ để cung cấp các dịch vụ công tác xã hội chất lượng", Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.Nằm trong chương trình chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, các đại biểu đã đi thăm quan Ngôi Nhà Ánh Dương tại Quảng Ninh để tìm hiểu về cách thức các dịch vụ xã hội được cung cấp nhằm bảo vệ và đáp ứng nhu cầu của những người bị bạo lực.Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, ông Matt Jackson chia sẻ về cam kết của Quỹ Dân số Liên hợp quốc trong việc hỗ trợ Việt Nam giải quyết bạo lực trên cơ sở giới, bao gồm việc nhân rộng Trung tâm dịch vụ một cửa (còn gọi là Ngôi nhà Ánh Dương) tại các tỉnh và thành phố khác. Mô hình này đã cung cấp các dịch vụ rất hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế bao gồm chăm sóc sức khỏe, tư vấn, dịch vụ phúc lợi xã hội, nơi tạm lánh khẩn cấp, bảo vệ an toàn, dịch vụ pháp lý và tư pháp, và chuyển gửi.  Ông Matt Jackson cho biết thêm: "Với việc nhân rộng Ngôi nhà Ánh Dương, UNFPA mong muốn tiếp cận ngày càng nhiều phụ nữ và trẻ em gái, những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực gia đình. UNFPA mong muốn đảm bảo rằng tất cả phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam, bao gồm cả những người dễ bị tổn thương nhất, có quyền sống một cuộc sống không có bạo lực và được tôn trọng".Kế hoạch hành động của Việt Nam Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, bà Rana Flowers nhận định, trong 2 thập kỉ qua, UNICEF đã hỗ trợ Việt Nam phát triển công tác xã hội.Dưới sự lãnh đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và với sự hỗ trợ của UNICEF, các trung tâm và cơ sở dịch vụ công tác xã hội đã được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.Các nhân viên tại những cơ sở này đã được tập huấn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo vệ và chuyển gửi cho hàng nghìn trẻ em và phụ nữ, nạn nhân của bạo lực gia đình, buôn bán người, và các hình thức lạm dụng trẻ em khác.Bà Rana Flowers chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã đi đầu trong quá trình xây dựng hướng dẫn có giá trị này.Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Rana Flowers phát biểu (Ảnh: N.H.).Trong phiên thảo luận về việc áp dụng hướng dẫn ASEAN tại Việt Nam, các đại biểu cùng đóng góp ý kiến cho việc xây dựng kế hoạch hành động của Việt Nam. Hoạt động này là sự khởi động cho nỗ lực thúc đẩy công tác xã hội, trong đó có tính đến việc tăng số lượng nhân viên công tác xã hội và đảm bảo cung cấp các dịch vụ công tác xã hội chất lượng cao.Các mục tiêu này được xác định phù hợp với Kế hoạch quốc gia phát triển nghề công tác xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình quốc gia về đổi mới và phát triển hệ thống bảo trợ xã hội đến năm 2025.Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cùng các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: N.H).Hướng dẫn ASEAN được triển khai ngày hôm nay sẽ tạo cơ sở quan trọng để hướng dẫn việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng. Hướng dẫn nhìn nhận những dịch vụ vô giá mà các nhân viên công tác xã hội đã dành cho cộng đồng chúng ta, đồng thời hỗ trợ tăng cường tính chuyên nghiệp của lực lượng lao động quan trọng này."Chúng tôi mong hướng dẫn sẽ được triển khai trong những năm tới để cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trong khu vực", bà Majdie Horden nói.
Nghệ An có hơn 3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp
Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 3 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp.
Chiều 27/3, Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị đánh giá kết quả năm 2023; triển khai chương trình phối hợp thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2024.Tại hội nghị, đại diện ngành chức năng cho biết, tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 3 triệu người tham gia, tổng số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là hơn 8.873 tỷ đồng. Đại diện báo Dân trí trao thẻ Bảo hiểm y tế tới các học sinh huyện Quỳ Châu đầu năm học 2023-2024 (Ảnh: Lộc Thành).Tại hội nghị, các đơn vị đã tham mưu cho tỉnh Nghệ An ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, việc làm, đào tạo nghề, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động; phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.Tổ chức tập huấn công tác an toàn vệ sinh lao động cho gần 1.000 người và hơn 500 người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; mở rộng, phát triển đối tượng tham gia, giảm nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Hoạt động ký kết phối hợp công tác năm 2024 diễn ra giữa 3 đơn vị Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An (Ảnh: Bùi Thọ).Bên cạnh đó, hội nghị cũng chỉ ra một số hạn chế như: việc mở rộng phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành chỉ tiêu bao phủ; tình trạng chậm, chây ỳ việc kê khai, trích đóng các loại bảo hiểm cho người lao động…
Có lao động không đủ thời gian đóng BHXH hưởng lương hưu nên rút một lần
Qua khảo sát của Khu công nghiệp - Khu chế xuất Hà Nội, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc công nhân, lao động rút bảo hiểm xã hội một lần.
Nguyên nhân rút bảo hiểm xã hội một lầnĐó là thông tin được Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp - Khu chế xuất Hà Nội Ngô Thị Liên chia sẻ tại hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.Cụ thể, qua khảo sát nhanh, ngẫu nhiên tại 30 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đơn vị này cho biết có khoảng 7 doanh nghiệp xuất hiện tình trạng 1-10 người rút bảo hiểm xã hội một lần. Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp không có tình trạng trên. Theo bà Liên, nguyên nhân của việc rút bảo hiểm do một số công nhân nghe thông tin nếu đóng 20 năm sẽ không được rút bảo hiểm xã hội một lần.Người dân giải quyết các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội (Ảnh: Khánh Hồng).Bên cạnh đó, một số người lao động khác cho rằng không thể làm việc đến tuổi nghỉ hưu đủ 60 tuổi của nữ và đủ 62 tuổi đối với nam. Do từ 45 tuổi trở đi, sức khỏe của họ giảm dần, nên độ linh hoạt và khả năng hoàn thành công việc, sản lượng sản phẩm được doanh nghiệp giao rất hạn chế. Từ đó, nhiều công nhân đã rời khỏi thị trường lao động và có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội.Ngoài ra, một số người lao động tính toán thời gian tham gia bảo hiểm xã hội chưa đủ số năm để hưởng hưu và xác định không tiếp tục đi làm nữa. Vì vậy,  họ chủ động lấy về một phần tài chính để đầu tư hoặc trang trải cuộc sống, phát triển kinh tế tự sản xuất kinh doanh...Về hệ lụy của việc rút bảo hiểm xã hội một lần, bà Liên phân tích, người lao động xin nghỉ việc để hưởng bảo hiểm xã hội một lần khiến doanh nghiệp lo lắng sẽ biến động lao động. Đáng lưu ý, việc rút này ảnh hưởng an sinh cho người lao động khi về già không có lương hưu, bảo hiểm y tế. Duy trì việc làm cho người lao độngCũng góp ý về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cho biết, có nhiều cách hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần, song tốt nhất vẫn nên để người lao động rút tối đa không quá 50% tổng thời gian đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất. Từ đó, khi về già họ vẫn còn bảo hiểm xã hội bảo vệ.  Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội (Ảnh: HQ).Ông Lợi dẫn chứng câu chuyện có người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần được 80 triệu về kinh doanh quán phở. Sau một năm phá sản, người lao động không biết đi đâu, về đâu. Thực tế cho thấy, Nhà nước cần có chính sách cho vay, hỗ trợ từ ngân hàng chính sách với lãi suất thấp. Người lao động phải thấy được rằng có nhà nước hỗ trợ sinh kế, sẽ không còn câu chuyện rút bảo hiểm xã hội.Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban chính sách pháp luật Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, hai phương án đều có ưu, nhược điểm.Ông Quảng phân tích phương án 1 tạo ra sự mâu thuẫn, phân chia nhóm đóng bảo hiểm xã hội trước và sau khi luật có hiệu lực cũng như nguy cơ dẫn tới làn sóng rút một lần trước ngày luật có hiệu lực.Phương án 2 không tạo ra sự phân chia giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội trước và sau khi luật có hiệu lực song vấn đề rút một lần không được giải quyết tận gốc.Vị này gợi ý Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người lao động như duy trì việc làm, vượt qua khó khăn kinh tế song song với tuyên truyền, khuyến cáo không rút bảo hiểm xã hội một lần để có lương hưu, đảm bảo an sinh lâu dài.Theo bản dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất đã được tiếp thu, chỉnh lý sau lần đầu đưa ra thảo luận tại Quốc hội, 2 phương án quy định việc rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn được giữ.Phương án 1 chia thành 2 nhóm.Nhóm 1, tiếp tục cho rút bảo hiểm xã hội một lần với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025).Nhóm 2, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật có hiệu lực trở đi thì không được rút bảo hiểm xã hội một lần nữa.Phương án 2, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết chế độ một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
Tỷ lệ đàn ông Việt lấy vợ nhập tịch Hàn Quốc tăng đột biến
Năm 2023, tỷ lệ đàn ông Việt Nam kết hôn với phụ nữ Hàn Quốc tăng đột biến. Trong đó, có một tỷ lệ không nhỏ cô dâu là người gốc Việt đã nhập tịch Hàn Quốc trong cuộc hôn nhân trước đó, sau ly hôn.
Theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Hàn Quốc, số lượng các cuộc hôn nhân đa văn hóa tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước.Trong tổng số các cuộc hôn nhân ở Hàn Quốc vào năm 2023, hôn nhân có yếu tố nước ngoài chiếm 10,2%. Trước nay, tại Hàn Quốc, phụ nữ Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các cuộc hôn nhân của nam giới nước này với cô dâu nước ngoài (33,5%); tiếp đó là Trung Quốc (18%); Thái Lan (14%). Nhiều phụ nữ Việt sau khi kết hôn với chồng Hàn Quốc đã chọn nhập quốc tịch nước này.Ở chiều hướng khác, phụ nữ Hàn Quốc đi làm dâu tại Mỹ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại đây (gần 28%), cao hơn so với lượng cô dâu Trung Quốc (hơn 18%) và Việt Nam (16%).Điểm đáng chú ý, dù chỉ xếp thứ 3 nhưng số lượng đàn ông Việt Nam lấy vợ nhập tịch Hàn Quốc lại tăng đột biến, hơn 35% so với cùng kỳ năm trước.Giới chức của Cục Thống kê Hàn Quốc cho rằng, tỷ lệ này là do ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với chồng Hàn Quốc để nhập tịch. Sau khi ly hôn, phụ nữ Việt nhập tịch lại tái hôn với đàn ông Việt.Cũng theo số liệu thống kê, số lượng phụ nữ Hàn Quốc kết hôn lần 2 với đàn ông Việt tăng từ 420 trường hợp trong năm 2021 lên 556 trường hợp của năm 2022 và 752 trường hợp năm 2023.Dữ liệu còn cho thấy, số vụ ly hôn giữa các cặp vợ chồng đa văn hóa đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 6.000 vụ vào năm 2023.Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho rằng, sự gia tăng đáng kể phụ nữ Việt Nam nhập tịch Hàn Quốc thông qua kết hôn, sau đó tái hôn với đàn ông Việt Nam làm dấy lên mối lo ngại rằng một số phụ nữ kết hôn với đàn ông Hàn vì… quốc tịch.
Lương tối thiểu tăng 6% từ 1/7 tác động thế nào tới lương hưu?
Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện hành. Cùng với việc này, các cơ quan liên quan đang đốc thúc xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu.
Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.Dự thảo Nghị định đưa ra mức lương tối thiểu áp dụng từ 1/7 tăng 6% so với hiện hành. Với đề xuất này, lương vùng I nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng II là 4,41 triệu đồng; vùng III là 3,86 triệu đồng và vùng IV đạt 3,45 triệu đồng.Cùng với lương tối thiểu tháng, mức lương tối thiểu theo giờ cũng tăng tương ứng 6% từ giữa năm 2024. Cụ thể, vùng I lên 23.800 đồng/giờ; vùng II lên 21.200 đồng/giờ; vùng III là 18.600 đồng/giờ; vùng 4 là 16.600 đồng/giờ.Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức điều chỉnh này cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu đến hết năm 2024, để cải thiện phần nào cuộc sống cho người lao động.Mức lương tối thiểu vùng này cũng được cho là cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025, tức cơ quan xây dựng chính sách tính trước một phần CPI của năm 2025 vào mức sống tối thiểu để người lao động được hưởng ngay từ giữa năm 2024.Dự kiến từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh (Ảnh: Ngân Phạm).Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức: Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu với lao động nam là đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội được hưởng 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.Đối với lao động nữ đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội được hưởng 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động, mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng (có thời gian lẻ dưới 6 tháng không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên tính mức giảm là 1%).Như vậy, lương hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương đóng hằng tháng.Do đó, nếu tăng mức lương tối thiểu vùng có thể làm tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Như vậy, nếu đủ điều kiện hưởng lương hưu sau này, người lao động cũng được hưởng lợi khi mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cao hơn.Trong trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu, dự kiến từ 1/7 sẽ có sự điều chỉnh mức hưởng của nhóm này.Cụ thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng.Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường. Việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương.Nhóm thứ hai là những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024. Bộ này cho rằng nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.Nhóm thứ ba là nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, nhà nước sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.
Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.
3 tháng đi bộ xuyên Việt 5h mỗi ngày, Jake Norris và Sean Down đều chuẩn bị sẵn sàng cho chặng đường mới, tiếp tục vượt một tỉnh thành khác trên hành trình hướng vào phía Nam.Như kế hoạch, mỗi ngày 2 người đàn ông "mắt xanh, mũi lõ" cần đi bộ tối thiểu 30km, nghỉ ngơi lúc 16h tại một nhà nghỉ ở địa phương mà mình dừng chân.Sean Down và Jake Norris (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Đi bộ trong mùa hè nắng nóng khắc nghiệt, những cơn mưa lớn bất thường khiến hành trình của 2 chàng Tây thêm chật vật. Jake và Sean đều ăn chay nên có những hôm cả hai chỉ cầm hơi nhờ cơm, bắp cải luộc và mì gói."Tôi bị chấn thương dây chằng chéo trước và sụn chêm đầu gối chỉ 3 tháng trước hành trình. Sean thì bị viêm khớp mắt cá chân trái do tai nạn xe máy cách đây 4 năm tại Việt Nam. Khó khăn có thể nói là không ít nhưng chúng tôi chưa từng bỏ cuộc. Bởi những điều đó không là gì so với cảnh khổ nhiều đứa trẻ phải chịu đựng mỗi ngày", Jake nói.Sean đến từ Ireland, còn Jake là người Úc. Hai người đàn ông có quốc tịch khác nhau, nhưng có một điểm chung đều là thầy giáo dạy tiếng Anh tại Việt Nam và đem lòng yêu đất nước này.Những gian khổ trong chuyến hành trình hiện rõ trên đôi bàn chân của Jake (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Hơn nữa, cả hai cũng có cùng một sự quyết tâm, chính là hoàn thành chặng hành trình đi bộ 2.000km từ Hà Nội đến TPHCM trong 3 tháng, gây quỹ 35.000 USD (khoảng 866 triệu đồng) cho trẻ em khó khăn ở Việt Nam."Hàng triệu trẻ em Việt hiện phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, không được tiếp cận y tế, giáo dục và những dịch vụ cơ bản khác. Trong đó, có những trẻ bị xâm hại tình dục, bị cưỡng bức lao động, lang thang ngoài đường phố,…Chúng tôi hi vọng chuyến đi này sẽ góp phần gây quỹ giúp trẻ em nghèo thông qua dự án đã duy trì hoạt động nhiều năm qua", Jake nói.Hai thầy giáo trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được giúp đỡ trẻ em Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Jake cho biết, anh đã lên ý tưởng này nhiều năm trước nhưng vì Covid-19 và chấn thương nên phải hoãn lại. Đến tháng 2/2023, Jean mới ngỏ lời và nhận được sự đồng ý tham gia hành trình này từ Sean. Cả hai đã mất nhiều thời gian chuẩn bị, lập bản đồ lộ trình, liên hệ với các nhà tài trợ,…Chặng đường dài mở ra hành trình lớn hơnNgày 2/12/2023, Jake và Sean có mặt tại cổng Nhà hát lớn Hà Nội để bắt đầu chặng đường dài. Trong tiếng cổ vũ của người thân, bạn bè, sự chứng kiến của đại diện Đại sứ quán Úc, Ireland và các tổ chức mà họ gây quỹ, hai người đàn ông càng hồi hộp về đích đến của mình.Rời Nhà hát lớn Hà Nội, Jake và Sean đi bộ về hướng rừng Cúc Phương (Ninh Bình), rồi tới huyện Tân Kỳ (Nghệ An), men theo hướng đường Hồ Chí Minh. Cả hai tiếp tục đi về phía bờ biển để đến Đồng Hới (Quảng Bình), Huế, vượt đèo Hải Vân tới Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định) và Nha Trang (Khánh Hòa).Trong suốt hành trình, cả hai vô cùng cảm mến sự hiếu khách của người Việt (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Từ đây, hai thầy giáo cũng vượt cao nguyên tới Đà Lạt rồi hướng về phía TPHCM. Trong suốt hành trình, Jake và Sean không ít lần "chết hụt" vì tai nạn giao thông. Nhiều ngày, Sean còn bị viêm phổi rất nặng và Jake thì phải tạm dừng rời xa bạn gái để thực hiện chuyến đi.Hành trình dường như ngày càng khó khăn và càng thêm nhiều thử thách phát sinh. Vậy nhưng, nụ cười của những đứa trẻ, khung cảnh thiên nhiên và con người Việt Nam đã giúp hai thầy giáo trẻ vẫn lạc quan, có động lực tiếp tục hành trình."Việt Nam là một đất nước tuyệt đẹp. Trong suốt chuyến đi, lòng tốt và sự hiếu khách của người Việt hiện diện khắp mọi nơi. Chúng tôi liên tục được mời vào nhà uống nước và ăn uống.Trẻ em sẽ đạp xe đi cùng, nói tiếng Anh với chúng tôi, rồi quay trở lại với những món quà là nước giải  khát và đồ ăn nhẹ", Jake cảm kích.Từ chặng đường xuyên Việt, Jake cho hay cả hai sẽ mở ra hành trình từ thiện lớn hơn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Hai thầy giáo cũng không thể quên được kỷ niệm đẹp nhất của mình ở đảo Lý Sơn."Đến thăm nơi này, một nhóm trẻ em đã đến hỏi thăm chúng tôi có cần giúp đỡ không. Khi chia sẻ về việc mình ăn chay, chúng tôi được những đứa trẻ dẫn đến một ngôi chùa. Các chư tăng trong chùa đã cho chúng tôi ăn những món thuần chay tuyệt vời.Trong khoảnh khắc đó, cả hai chúng tôi rất xúc động và nhận ra rằng khi giúp đỡ nhau, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới đầy sự tử tế", Jake bộc bạch.Cả hai kết thúc chặng đường dài vào ngày 24/2/2024 tại TPHCM. "Chúng tôi hơi hụt hẫng vì chuyến đi đã kết thúc. Giờ đây tôi đã quen với việc đi bộ 30km/ngày", Jake nói nửa thật, nửa đùa.Khung cảnh làng quê tuyệt đẹp của Việt Nam qua ống kính của Jake (Ảnh: travelwithburra).Đối với hai thầy giáo trẻ, chặng đường dài kết thúc đã dẫn Jake và Sean đến với hành trình lớn hơn. Sắp tới, cả hai sẽ lên kế hoạch cho chuyến đi lớn, cùng mục đích tiếp tục lan tỏa tinh thần giúp đỡ những người kém may mắn tại Việt Nam."Chúng tôi nhận ra khi trao đi tình yêu thương và lòng tốt, bạn chắc chắn sẽ được nhận lại điều đó, đặc biệt là khi bạn giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Con người và đất nước Việt Nam là nơi tử tế nhất mà tôi từng trải nghiệm", Jake chia sẻ.
Báu vật làng biển chết khô, người dân lo mất sinh kế
Hơn 5ha rừng ngập mặn tại xã Tam Giang (huyện Núi Thành, Quảng Nam) dần chết khô không rõ nguyên nhân. Hàng trăm người dân phụ thuộc vào khu rừng này đang lo mất sinh kế.
Màu xanh tắt dầnĐược ví như báu vật của vùng biển phía nam tỉnh Quảng Nam, cánh rừng ngập mặn rộng hơn 5ha chạy quanh xã Tam Giang (huyện Núi Thành) đang "chết mòn". Đặc biệt, từ sau những cơn bão cuối năm 2020 đến nay, số lượng cây chết không đếm xuể.Khu rừng ngập mặn nguyên sinh này có chiều dài hơn 3km, bắt đầu từ thôn Đông Xuân đến thôn Đông Bình (xã Tam Giang). Hàng ngàn cây đước, mắm, bần có tuổi đời vài chục năm, thậm chí hơn 100 năm chỉ như cây củi khô; những cây mới được chính quyền, người dân trồng tái sinh chỉ sống sót vài chục cây.Rừng ngập mặn chết khô, hàng trăm hộ dân lo mất sinh kế (Video: Ngô Linh).Hơn 5ha rừng ngập mặn xã Tam Giang, huyện Núi Thành, Quảng Nam đang dần chết khô (Ảnh: Tam Giang).Không chỉ vậy, khu rừng ngập mặn này còn đang hứng chịu lượng lớn rác thải sinh hoạt từ ngoài biển theo thủy triều tấp vào phủ đầy, bốc mùi hôi thối.Ông Phạm Văn Vương (thôn Đông Bình, xã Tam Giang) cho hay, khu rừng này cũng từng có cây chết nhưng do già cỗi. Đây là lần đầu tiên ông chứng kiến số cây chết nhiều, trên diện rộng như vậy.Cánh rừng ngập mặn này vốn được xem là lá chắn sóng, chắn gió vào mùa mưa bão, chống xói lở dọc bờ sông Trường Giang. Nơi đây còn là điểm cư trú của nhiều loại hải sản, tạo sinh kế cho hàng trăm hộ dân địa phương. Chứng kiến "báu vật" làng biển đang dần chết khô khiến người dân không khỏi xót xa.Hàng trăm cây đước, mắm, bần chỉ còn là cây củi khô (Ảnh: Ngô Linh)."Chúng tôi cũng không biết nguyên nhân do đâu, cứ qua mỗi năm, rừng lại dần khô héo. Không có rừng, sóng biển đánh mạnh gây sạt lở dọc tuyến kè ở sông Trường Giang. Rác thải bủa vây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống", ông Vương nói.Hàng trăm hộ dân lo mất kế sinh nhaiXã Tam Giang là địa phương có diện tích rừng ngập mặn lớn của tỉnh Quảng Nam với khoảng 25ha. Thống kê từ năm 2021 đến nay, tổng diện tích cây rừng ngập mặn bị chết hoàn toàn, không thể tái sinh khoảng 5ha.Rừng ngập mặn trông càng xơ xác, tiêu điều khi thủy triều rút (Ảnh: Tam Giang).Việc phục hồi rừng ngập mặn ở địa phương rất cấp thiết. Địa phương mong muốn UBND tỉnh Quảng Nam, các ngành chức năng sớm có giải pháp phục hồi lại rừng ngập mặn, tái tạo hệ sinh thái, tạo sinh kế bền vững cho bà con nơi đây.Rừng ngập mặn mất đi, lượng hải sản đánh bắt được cũng giảm đáng kể, việc nuôi trồng thủy sản của người dân bị ảnh hưởng vì nguồn nước ô nhiễm. Thêm vào đó, việc nạo vét khơi thông dòng chảy khu vực phía ngoài sông Trường Giang khiến người dân lo lắng, vì về lâu dài các loài cá, tôm, cua cũng cạn kiệt vì thiếu môi trường sống.Rác thải theo dòng triều tấp vào bờ, bốc mùi hôi thối (Ảnh: Ngô Linh).Trước đây, bà Huỳnh Thị Liên (48 tuổi, thôn Đông Bình, xã Tam Giang) mưu sinh bằng nghề bắt cua, ốc, hàu… ở cánh rừng ngập mặn và bãi sình ở sông Trường Giang, thu nhập mỗi ngày 300.000-400.000 đồng. Nhưng hiện nay thu nhập giảm đáng kể, chỉ khoảng 100.000 đồng/ngày."Toàn thôn Đông Bình có 300 hộ dân, chủ yếu sống dựa vào nghề đánh bắt gần bờ. Từ khi rừng chết, nghề sông nước của người dân cũng dần thất thu. Rất mong chính quyền tìm cách khôi phục rừng ngập mặn, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản", bà Liên bày tỏ.Những chiếc ghe nằm mục nát khi chủ nhân lên bờ tìm đường khác mưu sinh (Ảnh: Ngô Linh).Gắn bó với dòng sông Trường Giang, cánh rừng ngập mặn gần hết đời người, bà Võ Thị Luật (79 tuổi, thôn Đông Bình) không khỏi xót xa khi chứng kiến cánh rừng ngập mặn ngày một "nghèo" đi. Vợ chồng bà có một ghe nhỏ, mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản gần bờ. Từ khi rừng chết, nhà nước triển khai dự án nạo vét, nghề sông nước của bà cũng bị ảnh hưởng đáng kể."Khi lên bờ, địa phương chỉ hỗ trợ gia đình 2 triệu đồng để tìm kiếm sinh kế mới nhưng chẳng thấm vào đâu. Chúng tôi chỉ mong muốn chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để hỗ trợ sinh kế lâu dài cho người dân, bởi chúng tôi cũng già rồi, biết tìm việc gì mưu sinh đây", bà Luật buồn bã nói.
Sắp xét xử cô gái kiếm hơn 50 tỷ đồng bằng chiêu đặt hàng hiệu
Cáo trạng thể hiện, từ tháng 7 đến tháng 9/2022, Trang đã chiếm đoạt hơn 53,5 tỷ đồng của 8 bị hại. Trong đó, bị hại bị chiếm đoạt nhiều nhất là chị Lê Thị Tố Như với số tiền hơn 36 tỷ đồng.
Dự kiến ngày 10/5, TAND tỉnh Bắc Giang sẽ mở lại phiên tòa sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.Phiên tòa đưa ra xét xử bị cáo Trịnh Thu Trang (33 tuổi) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các bị cáo Nguyễn Thủy Anh (37 tuổi) và Lương Thị Thu Thảo (29 tuổi) cùng về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.Trước đó giữa tháng 3, TAND tỉnh Bắc Giang có quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung với 8 nội dung.Cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Giang cáo buộc bị cáo Thu Trang buôn bán túi xách, đồng hồ đắt tiền của nhiều thương hiệu khác nhau như Hermes, Chanel, Dior, LV, Rolex... trên mạng xã hội.Bằng thủ đoạn mua đắt, bán rẻ, Trang thu hút được khách mua hàng và đặt cọc rồi chiếm đoạt.Trịnh Thu Trang khi bị khởi tố (Ảnh: CABG).Cơ quan công tố cáo buộc từ tháng 7 đến tháng 9/2022, Trang đã chiếm đoạt hơn 53,5 tỷ đồng của 8 bị hại. Trong đó, bị hại bị chiếm đoạt nhiều nhất là chị Lê Thị Tố Như với số tiền hơn 36 tỷ đồng.Cáo trạng cũng cho biết, từ ngày 22/7 đến 8/9/2022, Lương Thị Thu Thảo đã thực hiện hành vi cho Trang vay tiền. Cụ thể, Trang đã 9 lần vay tiền của Thảo với mức lãi suất từ gần 9.000 đến gần 17.000 đồng/triệu/ngày, vượt quá mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự 15-30 lần.VKSND tỉnh Bắc Giang cáo buộc Thảo đã thu lời bất chính hơn 273 triệu đồng.Từ ngày 18/5 đến 26/8/2022, bị can Thủy Anh cũng cho Trang vay 9 lần, với mức lãi suất còn cao hơn Thảo, từ 20.000 đến 25.000 đồng/triệu/ngày. Trong hơn 3 tháng, Thủy Anh đã thu lời bất chính gần 1 tỷ đồng.Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, TAND tỉnh Bắc Giang yêu cầu làm rõ 8 vấn đề như: Làm rõ mục đích chiếm đoạt của Trịnh Thu Trang với bị hại Nguyễn Thị Thu Giang; Làm rõ giao dịch chuyển tiền đi, chuyển tiền đến giữa Trang và 27 khách hàng mà Trang khai được 8 bị hại trong vụ án yêu cầu Trang chuyển tiền vào để lấy túi trả cho 8 bị hại này;Làm rõ hành vi của bị cáo Trang, bị hại và những người bán túi cho Trang trong vụ án có dấu hiệu của tội Trốn thuế; Làm rõ các tin nhắn trong điện thoại của bị cáo...
Đinh Thanh Trung: Từ Quả Bóng Vàng đến cú trượt ngã vì ma túy
Đinh Thanh Trung là cầu thủ từng giành Quả Bóng Vàng và từng đeo băng thủ quân của đội tuyển quốc gia. Đang được mến mộ, cầu thủ này "gây sốc" khi cùng 4 cầu thủ Hà Tĩnh tổ chức sử dụng ma túy.
Chiều 8/5, Công an tỉnh Hà Tĩnh chính thức công bố thông tin vừa bắt giữ 5 cầu thủ của Câu lạc bộ (CLB) bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và 5 cô gái vì tổ chức sử dụng ma túy tại một khách sạn trên địa bàn.Trong số này có tiền vệ Đinh Thanh Trung, một cầu thủ có tên tuổi trong làng bóng đá Việt Nam. Cầu thủ này từng giành danh hiệu Quả Bóng Vàng Việt Nam năm 2017.Những ngày qua, người hâm mộ của CLB Bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đã hy vọng đây chỉ là tin đồn, cho đến khi nhận được thông tin xác nhận chính thức từ Công an tỉnh Hà Tĩnh.Cầu thủ Đinh Thanh Trung (Ảnh: Hoài Anh).Đây thực sự là một cú sốc lớn cho người hâm mộ bóng đá nước nhà nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.Đinh Thanh Trung sinh ngày 24/1/1988 tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và lớn lên tại thành phố Hà Tĩnh.10 tuổi, Trung được gọi vào lớp đào tạo năng khiếu bóng đá trẻ Hà Tĩnh. Đến năm 2004, cầu thủ này trở thành trụ cột giúp U18 Hà Tĩnh vào Vòng chung kết giải U18 Quốc gia. Sau giải đấu này, tiền vệ Đinh Thanh Trung được gọi lên đội tuyển U17 Việt Nam dự giải U17 châu Á tại Nhật Bản.Đinh Thanh Trung giành Quả Bóng Vàng 2017 (Ảnh: Đức Đồng).Năm 2007, cầu thủ này gia nhập đội trẻ của CLB Hòa Phát Hà Nội. Năm 2013, Đinh Thanh Trung được giải phóng hợp đồng và chuyển vào đầu quân cho CLB Quảng Nam để thi đấu ở giải hạng nhất.Đến năm 2014, CLB Quảng Nam vô địch giải đấu và giành suất lên chơi ở V.League. Liên tục hai mùa giải 2014 và 2015, Đinh Thanh Trung cùng CLB Quảng Nam về đích ở vị trí thứ 8.Năm 2017, CLB Quảng Nam đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên giành chức vô địch V.League. Mùa giải này, Đinh Thanh Trung góp công lớn với 10 bàn thắng và nhiều đường kiến tạo.Với sự tỏa sáng đỉnh cao đó, Đinh Thanh Trung giành danh hiệu Quả Bóng Vàng Việt Nam 2017.Kết thúc mùa giải 2021, Đinh Thanh Trung trở về quê hương để thi đấu cho CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Từ đó đến nay, Thanh Trung trở thành cầu thủ quan trọng, ảnh hưởng đến lối chơi của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.Nhóm 5 cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt giữ cùng 5 cô gái do tổ chức sử dụng ma túy trái phép (Ảnh: Chí Tình).Cầu thủ này từng được đánh giá là "con ong cần mẫn" dù đang ở độ tuổi mà nhiều cầu thủ đồng trang lứa đã giải nghệ. Với sự nỗ lực, bền bỉ, dẻo dai, nam tiền vệ thuận chân trái này đã giúp đội bóng núi Hồng trụ hạng, đặc biệt giành vị trí thứ 8 mùa giải 2023.Tại mùa giải V-League 2024, CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đang xếp thứ 8 với 20 điểm sau 16 trận.Đinh Thanh Trung từng được ông Nguyễn Đức Thắng, Trợ lý Huấn luyện viên (HLV) Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đánh giá là cầu thủ tập luyện nghiêm túc, thi đấu nhiệt tình, được đồng đội quý mến, là mẫu cầu thủ mà bất cứ HLV nào cũng ưa thích.Về sự nghiệp thi đấu quốc tế, năm 2010, Đinh Thanh Trung lần đầu được triệu tập lên đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tham dự AFF Cup.Năm 2014, cầu thủ này tham dự kỳ AFF Cup thứ 2 dưới sự dẫn dắt của HLV Toshiya Miura.Năm 2016, dưới thời HLV Nguyễn Hữu Thắng, Đinh Thanh Trung trở thành cầu thủ quan trọng của đội tuyển Việt Nam.Tại AFF Cup 2016, Đinh Thanh Trung được ra sân 5 trận, đội tuyển dừng chân tại bán kết khi để thua với tổng tỷ số 3-4 trước Indonesia.Cũng trong năm này, Lê Công Vinh giải nghệ. Với sự quan trọng của mình, Đinh Thanh Trung đã trở thành người đeo băng đội trưởng của đội tuyển quốc gia.Năm 2018, Đinh Thanh Trung được gọi vào danh sách sơ bộ tham dự AFF Cup 2018 của đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, phút cuối, Đinh Thanh Trung không được HLV Park Hang-seo lựa chọn cho vào danh sách 23 cầu thủ chính thức.Ở giải đấu này, đội tuyển Việt Nam đã giành chức vô địch AFF Cup 2018. Đinh Thanh Trung sau đó quyết định chia tay đội tuyển quốc gia.
Tiết lộ bất ngờ về người quản lý trang web đồi trụy "Thiên địa"
Người điều hành trang "Thiên địa" với cáo buộc phát tán 19 triệu nội dung đồi trụy là đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc diện khuyết tật nặng.
Ngày 8/5, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 12 đối tượng về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.Đây là các thành viên quản lý, điều hành trang website "Thiên địa" bị bắt giữ khi Công an Nghệ An phối hợp Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) điều tra, phá chuyên án.Cơ quan chức năng cáo buộc các bị can nói trên, thông qua website "Thiên địa" đã chia sẻ, phát tán trên 19 triệu nội dung đồi trụy, môi giới mại dâm, lôi kéo hơn 1,1 triệu thành viên tham gia.Nguyễn Đức Vinh được xác định là đối tượng cầm đầu, điều hành website "thiendia2.cc" (Ảnh: Văn Hậu).Người điều hành trang "thiên địa" nói trên được xác định là Nguyễn Đức Vinh (49 tuổi, trú phường Quán Bàu, thành phố Vinh, Nghệ An).Theo điều tra, đầu năm 2014, quản lý website "thiendia.com" ở nước ngoài đăng tải thông tin tuyển quản trị cho trang. Nguyễn Đức Vinh được đồng ý tham gia thử việc với vai trò quản lý chuyên mục "Ăn chơi miền bắc", tiền lương 2,5 triệu đồng/tháng.Theo phân công của quản lý cấp trên, Vinh có nhiệm vụ kiểm duyệt, chỉnh sửa các bài viết của thành viên trong chuyên mụcĐến khoảng năm 2016, Nguyễn Đức Vinh được quản trị website nâng cấp quản lý cấp 3, quản lý toàn bộ các thành viên cấp quản lý thấp hơn.Nguyễn Đức Vinh soạn các quy tắc chung, nhóm trao đổi trên diễn đàn hoặc trên telegram để đôn đốc, hướng dẫn, nhắc nhở các quản lý cấp dưới và thành viên đăng tải các nội dung đồi trụy để phát triển diễn đàn nhằm thu hút nhiều thành viên tham gia.Hàng ngày, với công việc quản lý chung trên diễn đàn, Vinh sẽ đánh giá mức độ hoạt động tích cực của các quản lý cấp dưới thông qua số video, bài viết, nội dung đăng tải… trên diễn đàn cũng như trên các kênh telegram. Quản trị của trang căn cứ đánh giá của Vinh để trả lương cho các quản lý thông qua ví tiền điện tử.Các đối tượng bị công an bắt giữ khi triệt phá đường dây truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Ảnh: Văn Hậu).Quá trình vận hành, Nguyễn Đức Vinh phân công một quản lý cấp dưới phụ trách "Tạp chí lầu xanh" của diễn đàn. Trong "Tạp chí lầu xanh", Vinh tiếp tục phân công người khác phụ trách viết phần lời mở đầu, thu âm cho tạp chí và phụ trách box truyện sex.Cơ quan chức năng kiểm tra, khám xét chỗ ở của Nguyễn Đức Vinh, phát hiện thu giữ điện thoại, máy tính xách tay, bên trong chứa dữ liệu tài khoản trên diễn đàn "Lặng lẽ" và 3 tài khoản Telegram tên "Chym Tua", "Cua Đực" và "Hoa Phượng" do Vinh quản lý để tham gia điều hành đường dây truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên trang "thiendia2.cc".Bước đầu cơ quan chức năng xác định, thông qua hoạt động phát tán các nội dung đồi trụy qua nhóm "Thiên địa", các đối tượng nói trên đã thu lợi bất chính hơn 3 tỷ đồng.Điều tra viên và đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An lấy lời khai Nguyễn Đức Vinh (Ảnh Viện KSND tỉnh Nghệ An).Theo nguồn tin riêng của phóng viên Dân trí, Nguyễn Đức Vinh là đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc diện khuyết tật nặng. Tuy nhiên, Vinh không hưởng trợ cấp dành cho người khuyết tật nặng mà hiện hưởng chế độ trợ cấp tử tuất hưu trí của mẹ.Cũng theo nguồn tin, Nguyễn Đức Vinh giao tiếp khó khăn, không thể đi lại hay đứng vững như bình thường. Các hoạt động sinh hoạt thường ngày của Vinh phụ thuộc vào người vợ. Vợ Vinh cũng được hưởng chế độ bảo trợ xã hội dành cho người chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật nặng.
Xử lý nhóm chat Facebook chuyên "báo chốt" nồng độ cồn
Được thành lập với mục đích ban đầu là giao lưu, trò chuyện, nhóm chat "Taxi Lương Sơn" đã chuyển nội dung sang báo chốt nơi CSGT làm nhiệm vụ để tránh né bị kiểm tra, xử phạt.
Ngày 7/5, Công an huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, đang củng cố tài liệu, xử lý các đối tượng có hành vi "báo chốt". Theo cơ quan chức năng, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Sơn Động phát hiện một hội nhóm Facebook tên "Taxi Lương Sơn" có hành vi báo chốt, địa điểm làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông.Công an huyện Sơn Động sau đó đã làm việc với V.V.P. (40 tuổi), L.V.T. (36 tuổi, cùng là quản trị viên) và H.Đ.D. (44 tuổi, thành viên nhóm "Taxi Lương Sơn"). Nhóm Facebook chuyên báo chốt (Ảnh: Công an Bắc Giang).Tại trụ sở công an, các đối tượng khai nhận nhóm chat được thành lập từ năm 2020. Thời gian đầu, các thành viên giao lưu, trao đổi khách hàng. Đến giữa năm 2023, khi lực lượng CSGT tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, đặc biệt là đo nồng độ cồn.Vì vậy, nhiều thành viên trong nhóm tham gia báo chốt đo nhằm mục đích tránh chốt, tránh việc bị xử lý vi phạm. Việc thông báo chốt trên nhóm được thực hiện dưới dạng ghi âm, tin nhắn và hình ảnh.Theo nhà chức trách, việc thông báo chốt, địa điểm lực lượng Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều 102, Nghị định15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.
Vụ AIC: Các bị can đã nộp lại bao nhiêu tiền để khắc phục hậu quả?
Để khắc phục hậu quả vụ án, Bộ Công an đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng đăng ký đất đai TPHCM rà soát, tạm ngừng giao dịch các tài khoản, sổ tiết kiệm, bất động sản của một số bị can.
Trong vụ án Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa, Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TPHCM và Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) TPHCM, Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp để thu hồi tài sản.Cụ thể, ngày 11/12/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra có 2 công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng đăng ký đất đai TPHCM rà soát, ngăn chặn, tạm ngừng giao dịch các tài khoản, sổ tiết kiệm, bất động sản của ông Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm CNSH TPHCM), bà Trần Thị Bình Minh (nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM) và Trần Đăng Tấn (Trưởng đại diện Công ty AIC tại TPHCM).Theo kết luận điều tra, các bị can, tổ chức, cá nhân liên quan đã nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu để khắc phục hậu quả.Cụ thể, ông Xô được gia đình nộp 11,35 tỷ đồng, sau 5 lần. Kết luận điều tra cáo buộc bị can này nhận 14,4 tỷ đồng từ AIC. Sau đó, ông Xô chia cho nhiều người và giữ lại 11,35 tỷ đồng để tiêu cá nhân.Gia đình bị can Nguyễn Đăng Quân (Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM) nộp lại 700 triệu đồng; bà Trần Thị Bình Minh nộp 800 triệu đồng sau 2 lần.Ông Dương Hoa Xô (Ảnh: Đ.T.).Gia đình 3 bị can khác nộp tổng 430 triệu đồng, còn ông Nguyễn Thái Nhi (Chuyên viên Phòng Kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM) - người không bị xử lý - cũng nộp 10 triệu đồng để khắc hậu quả.Về phía các công ty "quân xanh", kết luận điều tra cho biết, Công ty Gene Việt nộp tổng gần 10 tỷ đồng; Công ty Technimex nộp gần 1,5 tỷ đồng còn Công ty Vimedimex nộp hơn 580 triệu đồng.Theo kết luận điều tra, Trung tâm Công nghệ sinh học thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM, do ông Dương Hoa Xô làm giám đốc từ năm 2004 đến năm 2020.Trung tâm này triển khai thực hiện dự án mua sắm thiết bị cho 12 phòng thí nghiệm với kinh phí là 425 tỷ đồng.Bà Trần Thị Bình Minh (Ảnh: Bộ Công an).Tháng 4/2014, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là khách mời tham dự lễ khánh thành khu nuôi cấy mô của Trung tâm. Tại đây, bà Nhàn gặp ông Xô.Sau khi biết Trung tâm đang triển khai dự án 12 phòng thí nghiệm, bà Nhàn đã trực tiếp liên hệ, thỏa thuận với ông Xô để cho Công ty AIC trúng thầu thực hiện 10 gói thầu thuộc dự án 12 phòng thí nghiệm.Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học sau đó đồng ý. Bà Nhàn liền giao cho cấp dưới liên hệ với nhóm cán bộ của Trung tâm, xây dựng danh mục trang thiết bị theo hướng nâng giá để đảm bảo lợi nhuận cho Công ty AIC là 40% giá trị gói thầu.Sau đó, các cá nhân này thông đồng với Công ty Tư vấn Hồng Hà tư vấn lập hồ sơ mời thầu theo hướng có lợi cho Công ty AIC hoặc công ty do AIC chỉ định.Từ đó, Công ty AIC và Công ty Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) đã trúng 6 gói thầu và các công ty do AIC chỉ định gồm Công ty Gene Việt, Công ty Việt Á, Công ty Vimedimex trúng 3 gói thầu.Riêng gói thầu số 1 giai đoạn 1, AIC phải liên danh với Công ty NEAD mới đảm bảo năng lực để trúng thầu. Gói thầu này do Công ty NEAD thực hiện và hưởng lợi nhuận, không thông đồng với AIC và chủ đầu tư để nâng giá gói thầu.Cơ quan điều tra xác định bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, ông Dương Hoa Xô và các bị can khác đã phạm vào tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Cụ thể, bà Nhàn đã cùng các bị can đã thông đồng, nâng giá gói thầu, gian lận, cố ý làm trái quy định pháp luật để tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu, gây thiệt hại gần 95 tỷ đồng.Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Ảnh: AIC).Theo kết quả điều tra, để được trúng thầu, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người trực tiếp điều hành, chỉ đạo Ban Thư ký tài chính Công ty AIC, quyết định phê duyệt, chi tiền "cơ chế", "ngoại giao" cho ông Dương Hoa Xô.Trước khi đấu thầu, bà Nhàn gặp và đề nghị ông Xô tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu và sẽ chi tiền cám ơn.Tổng cộng, cựu Chủ tịch AIC chỉ đạo cấp dưới 6 lần đưa tổng 14,4 tỷ đồng cho ông Dương Hoa Xô. Nguồn gốc số tiền trên là từ các hợp đồng dự án 12 phòng thí nghiệm.
Cựu PGĐ Sở KH&ĐT TPHCM khai sắp về hưu nên "tạo điều kiện" cho AIC
Tại cơ quan điều tra, bà Minh khai bản thân nhận thức được hành vi trên đã vi phạm quy định của pháp luật, thừa nhận do tạo điều kiện cho Công ty AIC và Trung tâm CNSH nên được hưởng lợi 1,9 tỷ đồng.
Trong Kết luận điều tra vụ án Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa, Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TPHCM và Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) TPHCM, Bộ Công an đề nghị truy tố bà Trần Thị Bình Minh (nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM) tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Theo kết luận, năm 2013, tại dịp tổ chức lễ hội Việt Nhật lần đầu ở TPHCM, bà Minh gặp bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC). Sau đó, bà Nhàn cùng Phó Tổng giám đốc AIC Trần Mạnh Hà đã lên phòng làm việc của bà Minh để chào xã giao.Từ tháng 3/2016, sau khi được giao phụ trách dự án 12 Phòng thí nghiệm của Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, bà Minh đã nhiều lần gặp ông Dương Hoa Xô (khi đó là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM) trong các buổi họp và được ông Xô đề nghị tạo điều kiện cho triển khai dự án.Bà Trần Thị Bình Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM (Ảnh: Bộ Công an).Đồng thời, Trần Mạnh Hà cũng đến gặp bà Minh và nhờ tạo điều kiện cho triển khai dự án trên. Do vậy, Minh yêu cầu cấp dưới thường xuyên báo cáo tiến độ giải quyết dự án.Để kịp thời bố trí kế hoạch vốn năm 2018, bà Minh yêu cầu chỉ căn cứ vào tài liệu do Trung tâm CNSH cung cấp để thẩm định và đã phê duyệt trước nội dung dự thảo, ấn định thời gian phê duyệt điều chỉnh dự án trước ngày 13/12/2017.Quá trình thẩm định dự toán, cấp dưới của bà Minh đã đề xuất yêu cầu Trung tâm CNSH bổ sung tài liệu để thẩm định dự toán, đề xuất họp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp, Trung tâm CNSH để lấy ý kiến làm rõ tổng dự toán do thấy việc Trung tâm tự ý phê duyệt thay đổi tăng dự toán giai đoạn 1 có sai sót."Tuy nhiên, do thời điểm đó Minh sắp nghỉ hưu, được Hà và Xô tác động nên Minh đã không tổ chức họp theo đề xuất, chỉ yêu cầu Trung tâm CNSH chỉnh sửa Tờ trình, sau đó chỉ đạo Nhi, Thắng (cấp dưới) tiếp tục thẩm định, trình phê duyệt dự toán giai đoạn 2 và 3 dự án 12 Phòng thí nghiệm", kết luận điều tra nêu.Tại cơ quan điều tra, bà Minh khai bản thân nhận thức được hành vi trên đã vi phạm quy định của pháp luật, thừa nhận do tạo điều kiện cho Công ty AIC và Trung tâm CNSH nên được hưởng lợi 1,9 tỷ đồng do Trần Mạnh Hà và Dương Hoa Xô đưa. Số tiền trên, Minh đã sử dụng cá nhân.Cơ quan điều tra đã cùng kiểm sát viên, luật sư tổ chức cho bà Minh tự vẽ lại sơ đồ địa điểm phòng làm việc, hành lang tầng 1 trụ sở Sở KH&ĐT TPHCM nơi bà Minh nhận tiền; việc bố trí đồ vật, vị trí túi quà; tổ chức nhận dạng bà Nhàn, Hà; nhận dạng các túi quà; thực nghiệm lại quá trình nhận tiền, cất tiền...Kết quả phù hợp với lời khai của bà Minh về các lần đưa, nhận tiền, quà.
Vụ AIC: 6 túi quà tiền tỷ đi vào phòng của Giám đốc Trung tâm CNSH TPHCM
Theo kết luận điều tra, sau khi đấu thầu các gói thầu từ năm 2015 đến 2018, Chủ tịch AIC đã chỉ đạo cấp dưới 6 lần đưa tiền cho ông Dương Hoa Xô, tổng 14,4 tỷ đồng.
Trong Kết luận điều tra vụ án Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa, Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TPHCM và Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) TPHCM, Bộ Công an đề nghị truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC) về 2 tội, trong đó có tội Đưa hối lộ.Cơ quan điều tra cáo buộc, bà Nhàn là người trực tiếp điều hành, chỉ đạo Ban Thư ký tài chính Công ty AIC; quyết định phê duyệt, chi tiền theo "Cơ chế" hoặc "Ngoại giao" cho ông Dương Hoa Xô (Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM) .Trước khi đấu thầu, bà Nhàn gặp và đề nghị ông Xô tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu và sẽ chi tiền cám ơn. Sau khi đấu thầu các gói thầu từ năm 2015 đến 2018, bà Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới 6 lần đưa tiền cho ông Xô, tổng 14,4 tỷ đồng.Ông Dương Hoa Xô (Ảnh: Đ.T.).Lần đầu tiên vào tháng 11/2016, sau khi AIC được tạm ứng, thanh toán các gói thầu giai đoạn 1 Dự án 12 phòng thí nghiệm. Khi đó, Phó Tổng giám đốc AIC Trần Mạnh Hà và Trưởng đại diện AIC tại TPHCM Trần Đăng Tấn đã đến phòng làm việc của ông Xô.Tại đây, Hà chuyển lời tới ông Xô: "Chị Nhàn gửi lời cám ơn anh đã quan tâm, tạo điều kiện cho Công ty AIC và chị Nhàn thay mặt công ty gửi anh chút quà cám ơn". Xong, Hà đưa cho ông Xô một túi giấy đựng quà màu nâu, bên trong có 2,5 tỷ đồng.Lần thứ 2 vào tháng 1/2017, vẫn tại địa điểm trên, Hà đưa cho ông Xô một túi vải màu đen và nói "Công ty cám ơn anh". Bên trong túi là 3,9 tỷ đồng.Lần tiếp theo vào tháng 4/2017, Tấn đến phòng làm việc của vị giám đốc, đưa cho ông Xô một túi đựng 2 tỷ đồng, kèm lời nhắn "Công ty gửi anh tiền cám ơn, mong anh tạo điều kiện công ty tiếp tục thực hiện các gói thầu giai đoạn 2".Lần thứ 4, tháng 2/2019, tiếp tục là Tấn đưa cho ông Xô 2 tỷ đồng đựng trong túi giấy màu nâu. Khi đó, Tấn "cảm ơn" ông Xô vì "đã tạo điều kiện cho công ty trúng thầu giai đoạn 2, công ty gửi tiền cảm ơn".5 tháng sau, ông Xô nhận thêm một túi giấy khác, cũng "trị giá" 2 tỷ đồng từ Trần Đăng Tấn tại phòng làm việc riêng. Lý do là đã "tạo điều kiện trúng thầu giai đoạn 3".Lần cuối cùng vào khoảng tháng 9/2019, Tấn đến phòng làm việc riêng của ông Xô, đưa một túi quà màu nâu chứa 2 tỷ đồng.Sau khi nhận những đồng tiền trên, ông Xô đưa cho Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM Trần Bình Minh một tỷ đồng, nhằm cảm ơn ông Minh đã tạo điều kiện triển khai dự án; đưa cho Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học Nguyễn Đăng Quân 950 triệu đồng; chi cho Nguyễn Viết Thạch 1,1 tỷ đồng để bồi dưỡng cho các nhân viên Trung tâm và ngoại giao.Còn lại 11,35 tỷ đồng, ông Xô sử dụng cá nhân hết. Tại cơ quan điều tra, ông Xô khai bản thân biết việc Tấn và Hà đưa tiền là theo chỉ đạo của bà Nhàn, nhằm cám ơn vì tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng các gói thầu của dự án 12 phòng thí nghiệm.Ông Xô nói việc AIC đưa tiền là tự nguyện và bị can này không đòi hỏi. Nhận thức được sai phạm, ông Xô đã động viên gia đình nộp lại toàn bộ 11,35 tỷ đồng.Trong vụ án này, ông Dương Hoa Xô bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ.
Phan Quốc Việt dính líu như thế nào với Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn?
Theo kết luận điều tra, Phan Quốc Việt khai đã đưa Công ty Việt Á vào tham gia liên danh với Công ty AIC và chỉ đạo cấp dưới tìm cách xây dựng hồ sơ mời thầu theo hướng có lợi cho cả nhóm.
Trong vụ án Vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), Sở KH&ĐT TPHCM và Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Bộ Công an đề nghị truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty AIC) cùng 13 bị can với nhiều tội danh.Trong đó bà Nhàn bị điều tra về 2 tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.Cơ quan điều tra cáo buộc, bà Nhàn cùng đồng phạm đã thực hiện nhiều hành vi gian dối nhằm nâng giá để đảm bảo lợi nhuận cho Công ty AIC, trong quá trình thực hiện 10 gói thầu thuộc dự án 12 phòng thí nghiệm của Trung tâm Công nghệ sinh học thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM.Các bị can đã thông đồng với Công ty Tư vấn Hồng Hà tư vấn lập hồ sơ mời thầu theo hướng có lợi cho Công ty AIC hoặc công ty do AIC chỉ định.Từ đó, Công ty AIC và Công ty Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) đã trúng 6 gói thầu và các công ty do AIC chỉ định gồm Công ty Gene Việt, Công ty Việt Á, Công ty Vimedimex trúng 3 gói thầu.Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Ảnh: AIC).Theo kết luận điều tra, Chủ tịch Công ty Gene Việt Nguyễn Xuân Vũ khai nhận do công ty mới thành lập, muốn có năng lực kinh nghiệm để phát triển mảng công nghệ sinh học nên thông qua quan hệ quen biết với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC), đề nghị để Gene Việt được tham gia liên danh với AIC tại các gói thầu dự án 12 phòng thí nghiệm.Đầu năm 2015, Phan Quốc Việt biết Công ty AIC đã đồng ý cho Công ty Gene Việt (có 10% vốn góp của Việt Á) liên danh thực hiện 3 gói thầu giai đoạn 1 dự án 12 phòng thí nghiệm, với điều kiện phải đảm bảo giữ nguyên lợi nhuận của Công ty AIC và Công ty Gene Việt chịu trách nhiệm toàn bộ các thủ tục đấu thầu.Do Công ty Gene Việt mới thành lập, chưa đủ năng lực nên công ty này giao Việt Á đứng tên liên danh với Công ty AIC và thực hiện các thủ tục thay Công ty Gene Việt.Theo phân công, Việt đã giao Phó Tổng giám đốc Việt Á nghiên cứu điều chỉnh lại danh mục thiết bị theo hướng đưa vào các thiết bị nhóm Công ty Gene Việt có thế mạnh; giao cấp dưới xây dựng Hồ sơ mời thầu tạo lợi thế cho liên danh AIC - Việt Á, tìm một đơn vị đứng tên trúng một gói thầu tránh khiếu kiện.Đồng thời, Việt giao Phó Tổng giám đốc AIC lập hồ sơ dự thầu cho các công ty "quân xanh", để đảm bảo liên danh đủ điều kiện AIC - Việt Á trúng thầu, tránh hủy thầu.Phan Quốc Việt (Ảnh: Nam Yến).Sau khi trúng thầu, Công ty Việt Á đã liên hệ với các nhà thầu cung cấp mua thiết bị, rồi bán lại cho Công ty Gene Việt và Công ty Mopha theo đúng giá mua, để 2 đơn vị này bán cho Công ty AIC và Công ty Vimedimex trước khi bàn giao cho Trung tâm công nghệ sinh học. Theo kết luận điều tra, Công ty Việt Á không được hưởng lợi gì từ dự án trên. Phan Quốc Việt cũng không bị xử lý hình sự. Còn Công ty Gene Việt bị lỗ tại giai đoạn 1 của dự ánĐến giai đoạn 2 và 3, Công ty Gene Việt nhờ lãnh đạo Công ty Technimex cho mượn hồ sơ năng lực để dự thầu. Sau đó, Gene Việt và Technimex liên danh tham gia 2 gói thầu.Trong đó, Technimex đứng đầu liên danh trên danh nghĩa nhưng thực tế Gene Việt là đơn vị cung cấp hàng hóa cho Trung tâm Công nghệ sinh học, đồng thời trực tiếp liên hệ, làm việc với các nhà cung cấp. Tại 2 gói thầu lần này, Công ty Gene Việt được hơn 3,2 tỷ đồng. Phan Quốc Việt trước đó bị Tòa án Quân sự Thủ đô phạt 25 năm tù và TAND TP Hà Nội phạt 29 năm tù trong vụ án kit test Covid-19.
Đề nghị truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 4
Trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty AIC, bị điều tra về 2 tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra vụ án Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa, Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), Sở KH&ĐT TPHCM và Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM.Cơ quan điều tra đề nghị truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty AIC) cùng 13 bị can với nhiều tội danh. Trong đó bà Nhàn bị điều tra về 2 tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.Theo kết luận điều tra, Trung tâm Công nghệ sinh học thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM, do ông Dương Hoa Xô làm giám đốc từ năm 2004 đến năm 2020.Trung tâm này triển khai thực hiện dự án mua sắm thiết bị cho 12 phòng thí nghiệm với kinh phí là 425 tỷ đồng.Tháng 4/2014, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là khách mời tham dự lễ khánh thành khu nuôi cấy mô của Trung tâm. Tại đây, bà Nhàn gặp ông Xô.Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Ảnh: AIC).Sau khi biết Trung tâm đang triển khai dự án 12 phòng thí nghiệm, bà Nhàn đã trực tiếp liên hệ, thỏa thuận với ông Xô để cho Công ty AIC trúng thầu thực hiện 10 gói thầu thuộc dự án 12 phòng thí nghiệm.Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học sau đó đồng ý. Bà Nhàn liền giao cho cấp dưới liên hệ với nhóm cán bộ của Trung tâm, xây dựng danh mục trang thiết bị theo hướng nâng giá để đảm bảo lợi nhuận cho Công ty AIC là 40% giá trị gói thầu.Sau đó, các cá nhân này thông đồng với Công ty Tư vấn Hồng Hà tư vấn lập hồ sơ mời thầu theo hướng có lợi cho Công ty AIC hoặc công ty do AIC chỉ định.Từ đó, Công ty AIC và Công ty Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) đã trúng 6 gói thầu và các công ty do AIC chỉ định gồm Công ty Gene Việt, Công ty Việt Á, Công ty Vimedimex trúng 3 gói thầu.Riêng gói thầu số 1 giai đoạn 1, AIC phải liên danh với Công ty NEAD mới đảm bảo năng lực để trúng thầu. Gói thầu này do Công ty NEAD thực hiện và hưởng lợi nhuận, không thông đồng với AIC và chủ đầu tư để nâng giá gói thầu.Cơ quan điều tra xác định bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, ông Dương Hoa Xô và các bị can khác đã phạm vào tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Cụ thể, bà Nhàn đã cùng các bị can đã thông đồng, nâng giá gói thầu, gian lận, cố ý làm trái quy định pháp luật để tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu, gây thiệt hại gần 95 tỷ đồng.Theo kết quả điều tra, để được trúng thầu, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người trực tiếp điều hành, chỉ đạo Ban Thư ký tài chính Công ty AIC, quyết định phê duyệt, chi tiền "cơ chế", "ngoại giao" cho ông Dương Hoa Xô.Cứ trước khi đấu thầu, bà Nhàn gặp và đề nghị ông Xô tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu và sẽ chi tiền cám ơn.Tổng cộng, cựu Chủ tịch AIC chỉ đạo cấp dưới 6 lần đưa tổng 14,4 tỷ đồng cho ông Dương Hoa Xô. Nguồn gốc số tiền trên là từ các hợp đồng dự án 12 phòng thí nghiệm.Theo kết luận điều tra, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn, chưa lấy được lời khai. Tuy nhiên, căn cứ kết quả điều tra, thu thập tài liệu, trích xuất dữ liệu, lời khai của ông Dương Hoa Xô và các bị can khác, các cá nhân liên quan, cơ quan điều tra kết luận đủ cơ sở xác định bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, chịu trách nhiệm về các sai phạm của Công ty AIC tại 12 dự án phòng thí nghiệm.Do bà Nhàn bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm cá nhân và cản trở hoạt động điều tra, Bộ Công an cho rằng cần xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung.Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã toàn quốc, truy nã quốc tế đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đồng thời kêu gọi bị can ra đầu thú để hưởng khoan hồng, hợp tác điều tra để đảm bảo quyền tự bào chữa.Trường hợp không ra trình diện hoặc đầu thú, coi như từ bỏ quyền tự bào chữa và sẽ bị điều tra, truy tố và xét xử.