title
stringlengths
9
104
summary
stringlengths
63
506
document
stringlengths
0
19.9k
5 tổ làm việc khép kín của tổ chức lừa đảo, rửa tiền xuyên quốc gia
Bộ phận 777pay hoạt động dịch vụ rửa tiền từ nhiều nguồn tiền bất hợp pháp. Để hoạt động, bộ phận này chia thành 5 tổ làm việc một cách chuyên nghiệp, khép kín.
VKSND TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng, truy tố 21 bị can về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền.Theo cáo trạng, Công an TP Hà Nội đã triệt phá một đường dây lừa đảo công nghệ cao xuyên quốc gia, với thủ đoạn làm cộng tác viên online.Trong đó, Công ty Jinbian là tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc cho các đối tượng lừa đảo sử dụng như một cổng thanh toán trung gian.Công ty này đặt trụ sở tại thủ đô Phnompenh, Campuchia, với 8 bộ phận. Trong đó, bộ phận kỹ thuật sẽ phụ trách viết phần mềm, bảo mật hệ thống máy chủ tránh hacker truy cập.Bộ phận 777pay hoạt động dịch vụ rửa tiền từ nhiều nguồn tiền bất hợp pháp như tiền do các app đánh bạc trên mạng, tiền do lừa đảo…Việc rửa tiền được thực hiện qua cổng trung gian thanh toán có địa chỉ website là https://mem.77777.org. Cổng này sẽ chuyển và nhận tiền nhằm chuyển đổi tiền vi phạm pháp luật thành tiền "sạch", chặt đứt khả năng truy xuất được nguồn gốc tiền.Để truy cập vào hệ thống 777pay cần đăng nhập vào đường link mà bộ phận kỹ thuật cung cấp. Mỗi nhân viên và khách hàng đều được cấp tài khoản và mật khẩu đăng nhập. Để có thể đăng nhập thì tài khoản đó phải được bộ phận kỹ thuật phê duyệt địa chỉ IP.Bộ phận 777pay có khoảng 79 người, chia thành 5 tổ làm việc gồm: tổ tìm kiếm khách hàng, tổ làm thẻ, tổ nhập khoản, tổ xuất khoản và tổ tài vụ.Trong đó, tổ tìm kiếm khách hàng là nhóm đối tượng quốc tịch Trung Quốc do Wu Hai Ninh (đang bỏ trốn) quản lý. Nhóm này tìm kiếm khách hàng là những tổ chức game bài, đánh bạc hoặc lừa đảo… có nhu cầu rửa tiền.Tổ tìm kiếm khách hàng sẽ đăng quảng cáo trên các nhóm Telegram với nội dung quảng cáo về Cổng tích hợp thanh toán 777pay có dịch vụ rửa tiền. Chi phí giao dịch từ 1-3%/tổng số tiền. Mức thu phí quy định với các loại khách hàng khác nhau.Tổ làm thẻ có 4 người Việt Nam do Mai Huy Cường (đang bỏ trốn) làm tổ trưởng có nhiệm vụ thu thập tài khoản ngân hàng ở Việt Nam. Sau đó, các đối tượng chuyển các máy điện thoại di động có gắn sim đã đăng ký nhận mã OTP, gắn với một tài khoản ngân hàng đến các tổ khác để giao dịch.Tổ nhập khoản có nhiệm vụ cung cấp các tài khoản ngân hàng cho khách chuyển tiền vào. Khi chuyển tiền thành công, các đối tượng nhập khoản xác nhận tiền đã chuyển và trừ phí, lên điểm cho khách hàng trong hệ thống.Tổ tài vụ có 23 người do Mặc Bình Hưng (33 tuổi, Bình Thuận) làm tổ trưởng. Tổ có nhiệm vụ nhận tiền từ Tổ nhập khoản bằng các tài khoản ngân hàng do Tổ làm thẻ cung cấp. Sau đó, Tổ tài vụ chuyển khoản cho Tổ xuất khoản hoặc mua USDT chuyển cho khách hàng.Tổ xuất khoản thì quản lý các tài khoản ngân hàng do Tổ làm thẻ cung cấp để nhận tiền từ Tổ tài vụ và xuất tiền cho khách hàng chơi game bài khi khách hàng có nhu cầu rút tiền.Bộ phận 777pay hoạt động theo quy trình chặt chẽ. Sau khi rửa tiền, Tổ tài vụ có nhiệm vụ chuyển lại tiền cho khách hàng hoặc mua tiền điện tử USDT để chuyển cho khách.Tổ xuất khoản có nhiệm vụ chuyển khoản cho khách hàng vào các tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử do khách hàng chỉ định.Nhóm này cũng quy ước, khách hàng là các tổ chức lừa đảo thì có hình đại diện màu tím, còn khách là tổ chức đánh bạc, game bài thì có hình đại diện màu đỏ hoặc xanh lá cây.
Hơn 5.000 tỷ đồng được Tập đoàn Tâm Lộc Phát huy động như thế nào?
Để mở rộng mạng lưới, Khuyên và đồng phạm đưa ra đãi ngộ trả tiền hoa hồng cao cho những môi giới mời chào được các nhà đầu tư mới, đồng thời chiết khấu cho những văn phòng đại diện.
Ngày 25/4, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Khuyên (41 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tâm Lộc Phát), Bùi Thị Minh Nguyệt (56 tuổi) và Văn Đình Toàn (42 tuổi, cùng là Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tâm Lộc Phát) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cơ quan chức năng, tháng 6/2019, 3 bị can trên thành lập Công ty TNHH Truyền thông Tâm Lộc Phát, do Khuyên đại diện pháp luật với vốn điều lệ 30 tỷ đồng.Đến ngày 8/6/2021, công ty tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng, dù không có hoạt động góp vốn. Cuối năm 2022, các bị can đổi tên doanh nghiệp thành Công ty cổ phần Tập đoàn Tâm Lộc Phát.Thời gian đầu hoạt động, Khuyên mời thêm một số người quen về công ty làm, rồi thống nhất sử dụng pháp nhân Công ty Tâm Lộc Phát để huy động tiền của các nhà đầu tư.Khuyên cho phát triển mạng lưới môi giới tìm kiếm nhà đầu tư và quảng cáo tiền của các nhà đầu tư được đưa vào sản xuất, kinh doanh.Nguyễn Thị Khuyên và Văn Đình Toàn (Ảnh: CAHN).Khuyên đưa ra đãi ngộ trả tiền hoa hồng cao cho những môi giới mời chào được các nhà đầu tư mới. Nhóm bị can đưa ra mức lãi suất cao hơn nhiều lãi suất ngân hàng (9,6%/ tháng tính cả gốc và lãi; riêng tiền lãi là 2,93%/ tháng) để thu hút các nhà đầu tư góp vốn, nộp tiền.Đồng thời, các bị can còn trả lợi nhuận cho nhóm môi giới theo hình thức "đa cấp". Cấp Văn phòng F1 tại Miền Bắc (có khoảng 50 văn phòng, mỗi văn phòng có 5 người) được hưởng lợi 15% giá trị hợp đồng ngay khi nhà đầu tư ký hợp đồng và nộp tiền.Văn phòng nào giới thiệu để mở thêm được văn phòng khác thì văn phòng giới thiệu sẽ được hưởng thêm 2% từ các hợp đồng của văn phòng mới thành lập; đối với trường hợp thứ cấp F2, thì F1 sẽ có trách nhiệm chia 10% giá trị hợp đồng và F3, F4 thì cũng sẽ được chia lợi nhuận từ 15%.Cấp văn phòng F1 tại Miền Nam, được hưởng lợi 25% giá trị hợp đồng của những khách hàng do văn phòng Miền Nam tìm kiếm được.Tại công ty, Khuyên chịu trách nhiệm điều hành chung, đại diện công ty ký hợp đồng, nhận tiền từ nhà đầu tư, môi giới; chỉ đạo việc tổ chức sự kiện để đánh bóng tên tuổi, quảng bá hình ảnh gian dối...Toàn phụ trách chiến lược phát triển thị trường; tổ chức sự kiện quảng cáo, quảng bá hình ảnh ở các địa phương...Còn Nguyệt sẽ tìm mua một số mặt hàng, sản phẩm nhằm mục đích thể hiện với các nhà đầu tư rằng công ty có kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng quần áo, dầu ăn, mỳ chính... Đồng thời, Nguyệt cũng phụ trách giảng dạy tại các chi nhánh văn phòng, thu hút các nhà đầu tư, trực tiếp nhận tiền từ nhà đầu tư. Nguyệt được hưởng lợi 20% từ các hợp đồng trực tiếp huy động được.Tiền thu được từ các nhà đầu tư, sau khi trích 15-25% cho các văn phòng địa phương, số còn lại chuyển cho tài khoản ngân hàng của Khuyên.Khuyên dùng tiền này để chi trả cho những người đã góp vốn trước đó theo từng đợt; chi tiêu cá nhân, mua một số bất động sản, ô tô; trả lương cho chính Khuyên, Toàn, Nguyệt và các nhân viên khác trong công ty...Đến tháng 9/2023, Khuyên không thể trả tiền cho nhà đầu tư cũ do không có nhà đầu tư mới. Vì vậy, các bị can bị nhà đầu tư tố cáo.Theo cơ quan chức năng, từ tháng 6/2019 đến nay, tổng số tiền Khuyên và đồng phạm huy động được từ các nhà đầu tư là hơn 5.100 tỷ đồng. Trong đó, hơn 1.000 tỷ đồng của các nhà đầu tư được xác định mất khả năng thanh toán.Nhà chức trách cho biết, có 18 bị hại đại diện cho hơn 160 nhà đầu tư, với 322 hợp đồng, đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. Tổng giá trị hợp đồng là hơn 61 tỷ đồng.
Án mạng giữa đêm ở Hà Nội: Nạn nhân tử vong vì bị bạn nhậu đâm nhầm
Trong quá trình xô xát với người ở bàn bên cạnh, người đàn ông 51 tuổi đã vô tình đâm tử vong bạn nhậu của mình tại phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ngày 20/4, Công an quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) đã bắt giữ Phạm Duy Thịnh (51 tuổi, trú phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), để điều tra về hành vi Giết người. Thịnh là nghi phạm sát hại người đàn ông ở phố Cự Lộc đêm 19/4.Thịnh bị bắt giữ (Ảnh: Đ. S.).Theo cơ quan chức năng, Thịnh và nạn nhân là bạn bè. Tối 19/4, cả 2 cùng đi ăn nhậu và say xỉn. Thịnh xảy ra xích mích, mâu thuẫn với bàn bên cạnh. Sau đó, Thịnh xô xát, đánh nhau với người bàn bên. Lúc này, nạn nhân can ngăn nhưng lại bị chính bạn nhậu đâm nhầm dẫn đến tử vong tại chỗ.Người đàn ông 51 tuổi cũng bị cảnh sát bắt giữ sau khi gây án. 
Lương 6 triệu đồng/tháng, tài xế ông Trịnh Văn Quyết từng có 230 tỷ đồng?
Được sự nhờ vả của em gái ông Quyết, Trương Văn Tài đã ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần/Giấy nộp tiền để sở hữu 23 triệu cổ phần Công ty Faros, tương đương 230 tỷ đồng.
Trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, VKSND Tối cao cáo buộc tài xế riêng của ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) đã giúp sức để tăng vốn góp khống tại Công ty Faros.Theo cáo trạng, lái xe của ông Quyết là Trương Văn Tài. Dù không nộp tiền góp vốn nhưng Tài được Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) nhờ đứng tên là cổ đông góp vốn để hợp thức việc tăng vốn góp khống.Cụ thể, Tài đã ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần/Giấy nộp tiền để sở hữu 23 triệu cổ phần, tương đương 230 tỷ đồng.Sau đó, bị can này chuyển trả lại toàn bộ số cổ phần này cho Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Quyết) đứng tên là cổ đông góp vốn vào Công ty Faros để hợp thức việc nâng khống vốn góp.Ông Trịnh Văn Quyết (Ảnh: L.P.).Cáo trạng cáo buộc, hành vi của Trương Văn tài đã giúp sức để Huế nâng khống vốn chủ sở hữu, để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ đó, hành vi này giúp ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của hơn 30.000 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.Tại cơ quan điều tra, Tài khai nhận hành vi phạm tội và cho biết bản thân chỉ được hưởng lương 6 triệu đồng/tháng. Bị can đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả 20 triệu đồng.Cơ quan công tố cho rằng, hành vi phạm tội của Tài là rất nghiêm trọng. Bị can biết rõ là không có tiền góp vốn, không nhận tiền vay của Công ty Faros nhưng dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi nâng khống vốn điều lệ. Trương Văn Tài bị VKSND Tối cao truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, ông Trịnh Văn Quyết và em gái đã hợp thức việc góp vốn, sử dụng vốn góp, tạo dòng tiền để ghi nhận tăng vốn góp chủ sở hữu từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng trong sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính của Công ty Faros trái pháp luật.
2 em gái Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp khắc phục bao nhiêu tiền?
Bị cáo buộc giúp sức tích cực cho ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC), 2 em gái của Chủ tịch FLC là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế mới nộp khắc phục mỗi người 100 triệu đồng.
Trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, VKSND Tối cao truy tố 50 bị can với nhiều tội danh như Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán, Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.Cáo trạng cáo buộc, bằng nhiều thủ đoạn, ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) đã bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng.Đến nay, cơ quan chức năng ghi nhận ông Quyết đã nộp khắc phục gần 190 tỷ đồng.Bị cáo buộc giúp sức tích cực cho ông Quyết, 2 em gái của Chủ tịch FLC là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế mới nộp khắc phục mỗi người 100 triệu đồng.Ông Trịnh Văn Quyết (Ảnh: L.P.).Trong đó, Huế và Nga trực tiếp giúp ông Quyết chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu ROS và thao túng 4 mã chứng khoán HAI, GAB, ART, FLC giúp anh trai thu lời bất chính hơn 684 tỷ đồng.Người nộp tiền khắc phục nhiều thứ 2 là Nguyễn Thanh Bình (cựu Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC), với số tiền hơn 2,65 tỷ đồng.Ông Bình bị cáo buộc giúp ông Quyết đứng tên cổ đông; ký biên bản, Nghị quyết thông qua chủ trương chuyển nhượng 80 triệu cổ phần của các cổ đông Công ty RTS, hợp thức nâng khống vốn góp tại Công ty Faros, giúp ông Quyết chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng.Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC Trần Thế Anh bị cáo buộc giúp Chủ tịch FLC đứng tên là cổ đông góp vốn để hợp thức hồ sơ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Sau khi tăng vốn, Thế Anh tiếp tục ký Hợp đồng/giấy chuyển tiền để che giấu số vốn góp khống; giúp ông Quyết niêm yết cổ phiếu ROS rồi bán thu lời bất chính. Bị can này hiện được ghi nhận đã nộp khắc phục 1,1 tỷ đồng.Bị can Nguyễn Thiện Phú (Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng FLC Faros) bị cáo buộc giúp ông Quyết đứng tên là cổ đông góp vốn, ký các hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh, chứng từ chuyển tiền để hợp thức nâng khống vốn góp tại Công ty Faros. Từ đó, ông Quyết niêm yết được cổ phiếu ROS và bán, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng. Đến nay, cáo trạng cho biết ông Phú đã nộp khắc phục hơn 260 triệu đồng.Ngoài ra, có nhiều bị can khác cũng đã chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án, số tiền từ 20 triệu đồng đến gần 600 triệu đồng mỗi người. Tổng số tiền khắc phục hậu quả được cơ quan công tố ghi nhận là hơn 195 tỷ đồng.
Công văn "Tối mật" trong email em gái ông Trịnh Văn Quyết có nội dung gì?
Quá trình trích xuất dữ liệu lưu trữ của email có địa chỉ huetm@flc.vn, cơ quan chức năng tìm thấy một hình ảnh là công văn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được đóng dấu "Tối mật".
Trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, cơ quan chức năng đã xem xét hành vi có dấu hiệu Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước của Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Trịnh Văn Quyết) và các đối tượng liên quan.Theo cáo trạng, quá trình điều tra vụ án, ngày 29/3/2022, Bộ Công an thi hành lệnh khám xét tại Phòng Công nghệ thông tin, Văn phòng Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, trích xuất dữ liệu lưu trữ email "huetm@flc.vn" của Huế từ máy chủ.Cơ quan điều tra đã phát hiện tại thời điểm ngày 10/6/2020, email trên có hình ảnh Công văn số 640/TTGSNH1 ngày 2/6/2020 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Tổng Giám đốc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Nội dung là "về việc đề nghị cung cấp thông tin doanh nghiệp, kèm theo Danh sách 6 doanh nghiệp và 5 cá nhân đại diện pháp luật". Phía trên bên trái công văn được đóng dấu "Tối mật".Ông Trịnh Văn Quyết (Ảnh: S.G.).Ngày 12/9/2023, Cục An ninh chính trị nội bộ Bộ Công an đã ban hành Kết luận giám định số 7049, kết luận "Mẫu giám định... không phải là tài liệu bí mật Nhà nước tại thời điểm ban hành".Vì vậy, cáo trạng cho biết hành vi của Trịnh Thị Minh Huế không đủ yếu tố cấu thành tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.Trong vụ án này, Trịnh Thị Minh Huế là kế toán Tập đoàn FLC và là em ruột của ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn).Huế bị cáo buộc trực tiếp nhận chỉ đạo của ông Quyết để thực hiện hoặc chỉ đạo lại các bị can khác thực hiện việc nâng khống vốn góp của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Huế đã giúp sức tích cực để anh trai niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HOSE, bán cổ phiếu chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của 30.403 nhà đầu tư chứng khoán.Cơ quan công tố còn cáo buộc Huế đã thực hiện theo chỉ đạo của anh trai, nhờ 45 cá nhân có quan hệ gia đình, đứng tên lập hồ sơ, thủ tục để Huế thành lập 20 công ty và mở 500 tài khoản tại 43 công ty chứng khoán.Huế cũng trực tiếp quản lý, sử dụng các tài khoản trên để thao túng thị trường chứng khoán.Từ ngày 26/5/2017 đến ngày 10/1/2022, Huế sử dụng 190/500 tài khoản chứng khoán và 83 tài khoản ngân hàng để liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán khớp chéo; mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở - đóng cửa; đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh...Từ đó, 4 mã cổ phiếu HAI, GAB, ART, FLC bị tạo cung cầu giả, thao túng giúp ông Quyết thu lời bất chính hơn 684 tỷ đồng.Huế bị VKSND Tối cao truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán.
216 người thuộc hệ sinh thái FLC được miễn trách nhiệm hình sự
Theo VKSND Tối cao, cơ quan điều tra đã xét tính chất mức độ hành vi của nhiều cá nhân thuộc hệ sinh thái FLC, xác định họ có trách nhiệm, có liên quan đến hành vi phạm tội nhưng không truy cứu.
Trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cáo truy tố 50 bị can về nhiều tội danh.Theo cáo trạng, có nhiều cá nhân thuộc UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, các công ty kiểm toán, các đoàn thanh tra, các cá nhân thuộc Tập đoàn FLC, Công ty Faros... có liên quan đến hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã xét tính chất mức độ hành vi và không xử lý đối với họ.Cụ thể, tại UBCKNN, Trung tâm lưu ký chứng khoán, Viện kiểm sát nêu rõ ông Vũ Bằng (nguyên Chủ tịch UBCKNN), bà Lê Thị Thu Hằng (Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng) và bà Trần Thị Hằng (chuyên viên) có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo liên quan đến hồ sơ chấp thuận công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán của Faros.Nhưng, cơ quan điều tra cho rằng trách nhiệm chính để xảy ra sai phạm trên thuộc về các ông Lê Công Điền (Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng), Dương Văn Thanh (Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam), Phạm Trung Minh (Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán) đã cố ý che giấu, công bố thông tin sai lệch.Ông Trịnh Văn Quyết (Ảnh: S.G.).Đối với các đoàn thanh tra, kiểm tra, VKSND Tối cao đã xem xét trách nhiệm của Đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính và Đoàn kiểm tra của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.Kết quả điều tra xác định, Đoàn kiểm tra Bộ Tài chính đã phát hiện một số dấu hiệu bất thường trong việc góp vốn và sử dụng vốn góp tại Công ty Faros. Đoàn đã thu thập các chứng từ kế toán thể hiện số vốn góp được chuyển vào tài khoản của Faros nhưng sau đó được sử dụng chủ yếu vào các hoạt động đầu tư tài chính.Đoàn kiểm tra đã tham vấn ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đối chiếu với các quy định của pháp luật, phát hiện nhiều bất cập, sơ hở nên đã tham mưu cho Bộ Tài chính ban hành các Văn bản báo cáo kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành rà soát; đề nghị xử phạt hành chính đối với Công ty Faros về hành vi vi phạm.Còn với Đoàn kiểm tra của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, VKS xác định từ ngày 9/1/2017 đến 13/1/2017, Đoàn đã kiểm tra việc thực hiện các quy định về niêm yết chứng khoán và kiểm tra theo nội dung được phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.Quá trình kiểm tra, Đoàn không phát hiện ra sai phạm trong việc thẩm định hồ sơ niêm yết của sàn HOSE. Kết quả điều tra của cơ quan chức năng cũng không phát hiện vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của Đoàn.Tại Công ty BOS, Công ty Faros, Tập đoàn FLC, Công ty ASC, VKSND Tối cao cũng đã xem xét tính chất mức độ hành vi của 216 người. Cụ thể, nhóm 188 người là các cá nhân đứng tên đại diện pháp luật, nhân viên các công ty thuộc hệ sinh thái Tập đoàn FLC và các công ty liên quan; người thân, quen của ông Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga (cùng là em gái ông Quyết) có hành vi ký các thủ tục để Huế tạo dòng tiền, hợp thức nâng khống vốn góp tại Công ty Faros, hoàn thiện thủ tục để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán, có dấu hiệu đồng phạm giúp sức của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Nhóm 23 đối tượng là nhân viên các công ty thuộc hệ sinh thái FLC là người thân, họ hàng trong gia đình ông Quyết, có hành vi giúp sức để Huế thực hiện hành vi Thao túng thị trường chứng khoán.Họ đã cho Huế mượn CMND, giấy tờ tùy thân để Huế làm hồ sơ mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng, sau đó giao Huế quản lý, sử dụng để thao túng thị trường, giúp ông Quyết thu lời bất chính, có dấu hiệu đồng phạm giúp sức.Cuối cùng, nhóm 5 cá nhân thuộc Công ty BOS được cơ quan công tố xác định đã cho phép Nga cho khách hàng mua chứng khoán không có tài sản đảm bảo trái quy định, giúp ông Quyết và Huế thao túng thị trường chứng khoán, thu lời bất chính, có dấu hiệu tội Thao túng thị trường chứng khoán.Tuy nhiên, tất cả các cá nhân trong 3 nhóm nêu trên được cơ quan điều tra kết luận không hưởng lợi hoặc tính chất mức độ hành vi chưa cần xử lý hình sự nên không xem xét truy cứu.
30.403 người mua cổ phiếu ROS, chỉ 95 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường
Theo cáo trạng, cơ quan điều tra xác định có 30.403 bị hại đã mua cổ phiếu ROS, tuy nhiên, mới chỉ xác định được 133 bị hại. Trong đó, 95 người có yêu cầu bồi thường.
Trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, VKSND Tối cao đã truy tố Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Ông Quyết bị cáo buộc đã bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng.Theo cáo trạng, sau khi số tiền bán cổ phiếu ROS nêu trên được chuyển về tài khoản của các cổ đông, Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) đã lập chứng từ rút tiền mặt đưa cho các cổ đông ký, rồi lấy tiền sử dụng cho các mục đích khác nhau theo chỉ đạo của ông Quyết.Cụ thể, hơn 181 tỷ đồng được nộp vào tài khoản của Tập đoàn FLC và 5 công ty con; 436,4 tỷ đồng được đưa vào tài khoản ngân hàng của nhiều cá nhân để thanh toán, trả nợ vay.Hơn 380 tỷ đồng được nộp vào tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán của các cá nhân, pháp nhân do Huế quản lý, sử dụng để tiếp tục mua bán chứng khoán; hơn 44 tỷ chi tiêu cá nhân.Ông Trịnh Văn Quyết (Ảnh: S.G.).Còn lại, hơn 2.500 tỷ đồng được nộp vào Tập đoàn FLC, các công ty con, công ty liên kết để hoạt động kinh doanh, nộp vào nhóm tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng của các cá nhân, pháp nhân do Huế quản lý, điều hành.Về việc xác định bị hại, cáo trạng cho biết cơ quan điều tra đã chứng minh được có 30.403 nhà đầu tư đã mua hơn 391 triệu cổ phiếu ROS của Trịnh Văn Quyết trên sàn HOSE, với tổng giá trị thu về hơn 4.800 tỷ đồng.Trong đó, Công ty Faros chỉ có vốn góp chủ sở hữu thực là hơn 1.190 tỷ đồng và vốn góp chủ sở hữu khống là hơn 3.100 tỷ đồng.Qua đó, cơ quan điều tra kết luận ông Quyết đã chiếm đoạt của 30.403 nhà đầu tư với tổng số tiền hơn 3.600 tỷ đồng. "Các cá nhân này đã bỏ một khoản tiền thật để mua cổ phiếu ROS của Trịnh Văn Quyết trên sàn chứng khoán mà không biết cổ phiếu đã bị Trịnh Văn Quyết và đồng phạm dùng các thủ đoạn gian dối để nâng khống về giá trị, vì vậy được xác định là bị hại của vụ án", cáo trạng nêu.Cơ quan điều tra đã áp dụng các biện pháp ủy thác điều tra; đồng thời Bộ Công an và VKSND Tối cao đã nhiều lần thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đề nghị người bị hại đã mua cổ phiếu ROS khai báo, tiến hành xác minh, lấy lời khai để xem xét, giải quyết trong vụ án.Kết quả điều tra đến nay mới chỉ xác định 133/30.403 bị hại, đang sở hữu hơn 627.000 cổ phiếu với tổng giá trị khi mua là hơn 2,2 tỷ đồng. Trong đó, 95/133 bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại do đang sở hữu 381.670 cổ phiếu ban đầu hình thành từ vốn góp khống, với giá trị mua là hơn 1,39 tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị truy tố
Theo cáo trạng, hành vi của nhóm ông Trịnh Văn Quyết và các bị can là rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC.VKSND Tối cao truy tố ông Trịnh Văn Quyết về tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Ngoài ra, 49 người khác bị truy tố về nhiều tội danh. Trong đó, 4 cựu lãnh đạo của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Ông Trần Đắc Sinh (cựu chủ tịch HĐQT), Lê Hải Trà (cựu Tổng giám đốc), ông Trầm Tuấn Vũ (nguyên Phó tổng giám đốc), Lê Thị Tuyết Hằng (Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết).Theo cáo trạng, ông Quyết là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mua Công ty cổ phần xây dựng Faros; quyết định, chỉ đạo góp vốn khống, sử dụng vốn góp khống để hợp thức việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên thành 4.300 tỷ đồng, đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.Ông Trịnh Văn Quyết (Ảnh: N.Đ.).Từ đó, ông Quyết đã bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng.Ngoài ra, VKSND Tối cao cũng cáo buộc ông Quyết là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do em gái là Trịnh Thị Minh Huế quản lý, sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.Cơ quan công tố xác định Chủ tịch FLC phải chịu trách nhiệm hình sự với 4 mã chứng khoán là HAI, GAB, ART và FLC, cùng số tiền thu lợi bất chính là hơn 684 tỷ đồng.Trong khi đó, cáo trạng thể hiện ông Trần Đắc Sinh là người có chức vụ quyền hạn, vì động cơ cá nhân đã đồng ý, chỉ đạo các bị can khác chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trái pháp luật, để ông Quyết bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền.Nhà chức trách cũng cáo buộc ông Lê Hải Trà có hành vi tương tự. Cả 2 phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng của 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.Theo cáo trạng, hành vi của nhóm ông Trịnh Văn Quyết và các bị can là rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, thu lời bất chính số tiền đặc biệt lớn.
Vụ giám đốc ngân hàng mở sân golf mini: Viện kiểm sát kháng nghị bản án
Liên quan vụ xét xử công trình xây trên đất nông nghiệp nằm trong diện tích mở sân golf mini của một giám đốc chi nhánh ngân hàng ở Đắk Lắk, VKSND tỉnh này đã kháng nghị bản án của tòa án.
Tòa tuyên hủy quyết định xử phạt hành chínhNguồn tin của phóng viên Dân trí, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định kháng nghị bản án của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh này trong vụ án kiện quyết định hành chính giữa bà A. (vợ của ông P.N.D., giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại Đắk Lắk) và Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột.Bà A. từng khởi kiện đối với thành phố Buôn Ma Thuột khi đơn vị này có quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp tại thửa đất số 73 buôn Ko M'leo (thôn 6, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột).Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột từng ra quyết định xử phạt cưỡng chế phần xây dựng trên đất nông nghiệp trong diện tích làm sân golf mini (Ảnh: Thúy Diễm).Đây là đất nông nghiệp, nằm trong diện tích mà ông P.N.D. mở sân tập golf mini.Theo nội dung vụ án, tháng 10/2023, UBND xã Hòa Thắng kiểm tra hiện trạng sử dụng đối với diện tích đất khoảng 2,5ha của hộ bà A., phát hiện hơn 500m2 được chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp và trên đất có một nhà xây gạch kết hợp khung sắt, mái lợp tôn 133m2 và sân bê tông 382m2 nên lập biên bản vi phạm hành chính.Ngày 6/11/2023, UBND thành phố Buôn Ma Thuột có quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khôi phục hiện trạng của đất trước khi vi phạm.Căn nhà và sân xi măng nằm trong diện tích mà vị giám đốc chi nhánh ngân hàng mở sân golf mini (Ảnh: Thúy Diễm).Ngày 22/11/2023, Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột ra quyết định cưỡng chế, buộc khắc phục hậu quả đối với phần diện tích vi phạm của hộ bà A.Sau đó, bà A. đã khởi kiện quyết định này của Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột. Bởi, theo bà A., thời điểm bà nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào tháng 11/2017, trên đất đã có căn nhà tạm và một sân xi măng để phục vụ trông coi, phơi nông sản.Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định các tài sản trên đất được hình thành từ năm 1998 khi chủ cũ đang sử dụng, sau đó bà A. nhận chuyển nhượng, chỉ tiếp tục quản lý sử dụng các tài sản trên.Bên trong diện tích đất rộng hơn 8ha, ông D. trồng cỏ, cây ăn trái cùng nhiều loại cây rừng xung quanh (Ảnh: Thúy Diễm).Việc UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho rằng gia đình bà A. xây nhà kiên cố là không chính xác. Vì theo biên bản thẩm định tại chỗ của TAND tỉnh Đắk Lắk, căn nhà tạm kết cấu khung sắt và sân phơi nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.Do đó, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A., tuyên hủy quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột.Viện kiểm sát quyết định kháng nghị bản ánVKSND tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm của TAND tỉnh này.Theo VKSND tỉnh Đắk Lắk, tại phiên tòa sơ thẩm, bà A. trình bày thời điểm nhận chuyển nhượng trên thửa đất có sẵn nhà tạm và sân xi măng. Tuy nhiên, đối chiếu với hình ảnh do UBND xã Hòa Thắng chụp vào năm 2020 không thể hiện có sân xi măng như lời trình bày của bà A.Hộ gia đình ông D. đã làm sân golf mini để giải trí, không kinh doanh (Ảnh: Thúy Diễm).Căn cứ vào biên bản xác minh ngày 27/3 của VKSND tỉnh Đắk Lắk tại thửa đất số 73 của gia đình bà A., có một căn nhà và sân xi măng; trên diện tích đất trồng một số cây gỗ, chà là, cây ăn trái và còn lại trồng cỏ. Qua đó, có đủ căn cứ xác định gia đình bà A. xây nhà và sân xi măng trên đất không nhằm mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp.Do đó, các quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột là có căn cứ.Diện tích hơn 8ha do ông D. sở hữu có nhiều khu vực dốc, đất đai cằn cỗi (Ảnh: Thúy Diễm).Theo VKSND tỉnh Đắk Lắk, việc tòa sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A., hủy quyết định xử phạt của Chủ tịch thành phố Buôn Ma Thuột là không đúng quy định pháp luật.Vì vậy, VKSND tỉnh Đắk Lắk quyết định kháng nghị một phần đối với bản án và đề nghị TAND Cấp cao tại Đà Nẵng phúc thẩm vụ án theo hướng bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà A.Được biết, phía UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Đắk Lắk.Như Dân trí phản ánh, gia đình ông P.N.D. (Giám đốc chi nhánh một ngân hàng tại Đắk Lắk) mua 28 thửa đất với diện tích khoảng 8,3ha tại xã Hòa Thắng. Trong số này, có cả thửa đất số 73 do vợ ông D. đứng tên.Ông D. cho máy móc vào san ủi, cải tạo đất và đã bị UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt 165 triệu đồng về hành vi hủy hoại đất.Trên diện tích này, ông D. có tận dụng làm sân golf mini cho người quen chơi, không kinh doanh.Ông D. khẳng định bản thân ông không vi phạm về hành vi hủy hoại đất mà chính quyền đã xử phạt vì ông chỉ cải tạo làm cho đất tốt lên và việc này phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản xác định hành vi của ông không có yếu tố cấu thành việc hủy hoại đất.Cũng theo ông D., phần diện tích đất gia đình ông sử dụng cằn cỗi, có lớp đá bao phủ nên rất khó khăn trong việc trồng cây nông nghiệp. Do đó, ông đã trồng rất nhiều cây rừng, một số cây ăn trái và trồng cỏ phủ lên phần diện tích trống.Ông D. cho rằng việc nói đất của ông là sân golf là "cho sang" vì đây không đủ điều kiện theo quy định để gọi là sân tập.Chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột cho rằng đơn vị đang xử lý vi phạm của hộ ông D. về hành vi xây dựng trái phép công trình trên đất nông nghiệp. Sau khi xử lý xong, sẽ tiếp tục xử lý việc làm sân golf trên đất nông nghiệp và đất có quy hoạch rừng của hộ ông D.
Hàng loạt sai phạm liên quan đến công trình thủy lợi Buôn Triết ở Đắk Lắk
Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk xác định quá trình thực hiện một dự án thủy lợi tại huyện Lắk từ 10 năm trước, có việc nâng khống khối lượng thi công để thanh toán hơn 7,4 tỷ đồng.
Liên quan đến dự án Kiên cố hóa kênh và công trình trên kênh thủy lợi Buôn Triết (huyện Lắk), Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã nhận được tin báo về tội phạm với nội dung, quá trình thực hiện dự án này, các cá nhân, đơn vị liên quan có hành vi nghiệm thu khi công việc chưa thực hiện, nghiệm thu nhiều hơn công việc thực tế tại các tuyến kênh.Và việc nghiệm thu thanh toán đối với số lượng bê tông cốt thép, tấm ép, tấm lát đã được đúc tại bãi nhưng hiện không có tại hiện trường. Thanh toán khối lượng đường phục vụ thi công 7 tuyến kênh nhưng hiện trạng không có đường và có 300m thuộc tuyến kênh N2-10 đã thi công nhưng bị phá dỡ.Một dự án thủy lợi tại huyện Lắk (Ảnh: Báo Đắk Lắk).Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc xác minh, căn cứ kết quả giám định của giám định viên thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk xác định: Giá trị khối lượng kênh nhánh, nhà quản lý công trình, trang thiết bị kèm theo đã thi công thực tế tại công trình nhỏ hơn giá trị khối lượng đã nghiệm thu thanh toán trên 2,4 tỷ đồng.Giá trị khối lượng nghiệm thu thanh toán kênh nhánh không hiện hữu tại công trình trên 5 tỷ đồng.Kết quả xác minh, cơ quan công an có căn cứ xác định có việc nâng khống khối lượng thi công để nghiệm thu, thanh toán rút vốn của nhà nước.Thông báo kết quả giải quyết nguồn tin báo về tội phạm được cơ quan công an gửi đến Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk, Ban quản lý dự án khai thác công trình thủy lợi thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và phát triển Phúc Vinh, Công ty TNHH Xây dựng Ngân Hà, Công ty TNHH Phú Xuyên, Công ty TNHH Xây dựng Đức Phát cùng 3 cá nhân có liên quan.Như Dân trí đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án kiên cố hóa kênh và công trình trên kênh thủy lợi Buôn Triết (huyện Lắk).Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định có cá nhân, đơn vị liên quan việc nâng khống khối lượng thi công để nghiệm thu, thanh toán, rút vốn của nhà nước. Hành vi này đã vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.Phía cơ quan công an đang giám định thiệt hại của vụ án để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.Được biết, dự án kiên cố hóa kênh và công trình trên kênh thủy lợi Buôn Triết do Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Dự án được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt vào tháng 6/2009.
Bí mật của "nữ doanh nhân" sang chảnh vừa lĩnh án tử hình
Mỹ từng được một trang truyền thông đăng tải về gương khởi nghiệp, có trang trại nuôi dúi tiền tỷ. Nhưng chỉ ít tháng sau, cô gái này đã bị bắt vì buôn thuốc lắc.
Nguyễn Thị Bích Mỹ (30 tuổi) quê ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 27/3, Mỹ bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên tử hình về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Từ học sinh ngỗ nghịch đến "chủ trang trại dúi tiền tỷ"Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, Mỹ là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh chị em ở huyện Vũ Quang. Từ những năm học cấp 2, Mỹ bộc lộ tính cách khác thường."Mỹ nổi tiếng nhất trường về độ quậy phá, tụ tập đánh nhau", một người bạn học cùng khóa kể.Mỹ từng được biết đến với thành công khi đầu tư mô hình nuôi dúi có doanh thu tiền tỷ (Ảnh: Facebook nhân vật).Mải chơi và học kém, học hết lớp 9 Mỹ không đỗ vào THPT nên được bố mẹ cho theo học tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Vũ Quang.Học xong Mỹ đi làm ăn xa. Bạn bè hầu như không có tin tức về Mỹ, họ không rõ Mỹ làm gì song trên trang Facebook cá nhân Mỹ luôn tỏ ra là một người thành đạt, có cuộc sống sang chảnh, thường có mặt ở những điểm du lịch nổi tiếng.Hồi tháng 4/2023, một trang truyền thông đăng tải về tấm gương khởi nghiệp của Mỹ. Theo đó sau khi học xong THPT, Mỹ ra Hà Nội học nghề rồi xin làm nhân viên của một thẩm mỹ viện.Nguyễn Thị Huế (trái) và Nguyễn Thị Bích Mỹ thời điểm bị bắt giữ năm 2023 (Ảnh: Công an cung cấp).Sau đó, Mỹ học hỏi mô hình nuôi dúi tại các địa phương và quyết định về quê đầu tư mô hình này. Từ những cặp giống đầu tiên, cô phát triển lên gần 2.000 con, mỗi năm trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 1 tỷ đồng.Tin tức này khiến người thân quen trầm trồ, ngưỡng mộ thành công của cô gái trẻ.Bí mật của nữ doanh nhân trẻChỉ ít tháng sau (7/2023), Công an thành phố Hà Tĩnh công bố quyết định bắt giữ Nguyễn Thị Bích Mỹ và Nguyễn Thị Huế (28 tuổi, trú tỉnh Quảng Bình). Bí mật về sự thành công của cô gái sừng sỏ lộ diện.Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND xã Đức Bồng (Vũ Quang) cho biết, Mỹ có tính cách khác thường, ít khi ở địa phương.Về mô hình nuôi dúi, gia đình Mỹ có nuôi khoảng 100 con, còn Mỹ chỉ thi thoảng về chăm sóc và quảng bá để bán hàng. Cũng theo vị lãnh đạo, trước khi nhận án tử hình, Mỹ có tiền án 12 tháng tù về ma túy.Nguyễn Thị Huế (trái) và Nguyễn Thị Bích Mỹ tại tòa (Ảnh: Văn Nguyễn).Theo cáo trạng tại phiên tòa vừa qua, khoảng tháng 5-6/2023, Mỹ mua hơn 1.678g MDMA (thuốc lắc) và gần 638g Ketamine của hai người không rõ lai lịch.Sau đó, Mỹ 2 lần bán cho Huế hơn 700g thuốc lắc. Số ma túy còn lại Mỹ cất giấu trong người và tại phòng số 5, khách sạn Phú Sơn (thuộc phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).Trong vụ án này, Hội đồng xét xử nhận định Huế giúp sức cho hành vi của Mỹ trong việc nhận, kiểm đếm và cất giấu. Huế còn mua thuốc lắc của Mỹ nhằm bán kiếm lời.Ngoài ra, Huế còn mua 196g ma túy loại Ketamine của một người tên Lỳ (không rõ nhân thân, lai lịch) về cất giấu trong nhà.Tang vật vụ án (Ảnh: Công an cung cấp).Cơ quan chức năng đánh giá Mỹ và Huế là 2 đối tượng sừng sỏ về mua bán ma túy quy mô lớn ở Hà Tĩnh và Quảng Bình. Để qua mặt cơ quan chức năng, Mỹ tạo vỏ bọc là người kinh doanh thành đạt, có cuộc sống sang chảnh.Còn Huế từng bị Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) tuyên phạt 24 tháng tù giam về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.Hội đồng xét xử đánh giá hành vi của các bị cáo đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, gây mất trật tự trị an tại địa phương, mầm mống phát sinh các loại tội phạm khác; tuyên phạt Nguyễn Thị Bích Mỹ án tử hình và Nguyễn Thị Huế án chung thân cùng về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Dự án của Hậu "Pháo" khiến 6 cán bộ, lãnh đạo Quảng Ngãi vướng lao lý
Những sai phạm tại dự án đường bờ nam sông Trà Khúc khiến 6 cán bộ, nguyên cán bộ, lãnh đạo Quảng Ngãi vướng lao lý. Trong đó có 5 người từng làm việc tại Sở Giao thông vận tải, chủ đầu tư dự án.
Một dự án, 6 cán bộ vướng lao lýNăm 2012, tỉnh Quảng Ngãi quyết định đầu tư xây dựng đường bờ nam sông Trà Khúc (nay là đường Trường Sa). Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.Tuyến đường dài hơn 8,7km, nền đường rộng 36m, mặt đường rộng 22m. Tuyến đường chạy dọc sông Trà Khúc, qua địa phận phường Nghĩa Chánh và các xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú của thành phố Quảng Ngãi.Đường bờ nam sông Trà Khúc (bên trái) giúp kết nối trung tâm thành phố Quảng Ngãi với các xã phía đông, tạo động lực phát triển đô thị hướng biển (Ảnh: Quốc Triều).Đường bờ nam sông Trà Khúc do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án từ 2012 đến 2015.Thời điểm đó, đường bờ nam sông Trà Khúc là dự án có vốn đầu tư "khủng", do Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu thi công. Dự án này cũng đánh dấu sự xuất hiện của Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Sơn tại tỉnh Quảng Ngãi.Cũng chính dự án này khiến 6 cán bộ, nguyên cán bộ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.Theo đó, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; ông Lê Viết Chữ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; ông Cao Khoa, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, bị bắt về tội Nhận hối lộ.Những người này đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo", Chủ tịch Phúc Sơn), để tạo điều kiện giúp Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu gói thầu thi công tuyến chính dự án đường bờ nam sông Trà Khúc.Liên quan đến dự án này, Bộ Công an cũng bắt ông Hà Hoàng Việt Phương, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi; ông Phạm Ngọc Thủy, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải; ông Lê Quốc Đạt, Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Đường bờ nam sông Trà Khúc có vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, đây là dự án "khủng" nhất tại Quảng Ngãi vào thời điểm năm 2012 (Ảnh: Quốc Triều).Trong số 6 người bị bắt có đến 5 người từng giữ các chức vụ lãnh đạo tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi. Đây là đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án đường bờ nam sông Trà Khúc.Dự án từng bị phát hiện có nhiều thiếu sótNăm 2015, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, dự án này có một số thiếu sót trong quá trình triển khai.Theo kết luận thanh tra, đường bờ nam sông Trà Khúc là một trong những dự án thi công trong điều kiện phải tạm ứng vốn ngân sách hoặc chưa cân đối được nguồn vốn.Dự án này và dự án kè bờ nam sông Trà Khúc không có sự đồng bộ về quy hoạch, kế hoạch đầu tư và quy mô phân kỳ đầu tư. Do đó nhiều hạng mục chồng lên nhau, phải phá bỏ, gây lãng phí hơn 11,3 tỷ đồng.Năm 2015, Thanh tra Chính phủ phát hiện dự án này có sai phạm (Ảnh: Quốc Triều).Dự án đường bờ nam sông Trà Khúc do Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Sơn thi công không làm 10 đường công vụ đi qua thành phố Quảng Ngãi. Mặt khác, dự toán áp dụng sai tỷ lệ chi phí trực tiếp; tỷ lệ tận dụng đất, cát đào đắp; tính sai loại ô tô vận chuyển… nên phải giảm trừ thanh toán hơn 8,4 tỷ đồng.Chủ đầu tư dự án cũng chấp thuận cho các nhà thầu liên danh chuyển nhượng khối lượng, thực hiện không đúng cam kết khi tham gia đấu thầu như phần bê tông nhựa của dự án.Ngoài ra, dự án này còn có biểu hiện thông đồng giữa các nhà thầu để cho một đơn vị trúng thầu ở gói thầu số 12 (xây lắp), gói thầu số 14 (tư vấn giám sát thi công).
Nhận tiền của Hậu "Pháo", nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt
Theo Bộ Công an, ông Lê Viết Chữ (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi) đã nhận tiền của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện giúp Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu tại dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc.
Thông tin với phóng viên Dân trí sáng 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Viết Chữ (nguyên Phó Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi) về tội Nhận hối lộ.Ông Chữ bị bắt do có hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo", Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn) để tạo điều kiện giúp Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu gói thầu Thi công tuyến chính dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.Theo Người phát ngôn Bộ Công an, đây là kết quả mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị, địa phương liên quan.Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.Ông Lê Viết Chữ (Ảnh: T.N.).Ông Lê Viết Chữ sinh năm 1963, tại xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.Ông nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi.Quá trình công tác, ông Chữ từng giữ các chức vụ Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.Tháng 5/2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông cáo về việc đã xem xét giải quyết đơn tố cáo và nhận thấy ông Lê Viết Chữ "đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ," ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét kỷ luật.Ngày 16/6/2020, ông Chữ bị Bộ Chính trị thi hành kỉ luật với hình thức cảnh cáo. Sau đó, ngày 23/6/2020, ông đã nộp đơn xin từ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.Ông Lê Viết Chữ (Ảnh: Bộ Công an).Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn, Bộ Công an đã khởi tố 15 bị can về nhiều tội danh.Trong đó, Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo", Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn) bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.Cùng bị khởi tố về tội danh trên còn có Nguyễn Thị Hằng (Phó Tổng giám đốc), Đỗ Thị Mai (Kế toán trưởng), Hoàng Thị Tuyết Hạnh (kế toán viên), Trần Hữu Định (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Group) và Nguyễn Hồng Sơn.Ngày 8/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Hoàng Thị Thúy Lan (Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc), ông Lê Duy Thành (Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc), ông Đặng Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nguyên Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi) và ông Cao Khoa (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) về tội Nhận hối lộ.Ngoài ra, ông Hà Hoàng Việt Phương (Trưởng ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp, nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi), ông Phạm Ngọc Thủy (Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật & Chất lượng, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi), ông Lê Quốc Đạt (Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nguyên Trưởng phòng Quản lý Đầu tư, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi), ông Phạm Ngọc Cương (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn) bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Ông Đặng Trung Hoành (Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) bị khởi tố về tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Phó Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh bị bắt vì nhận tiền của Hậu "Pháo"
Ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, bị bắt do liên quan vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn.
Sáng 28/3, thông tin với phóng viên Dân trí, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Hoàng Anh (Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc) về tội Nhận hối lộ.Theo Trung tướng Tô Ân Xô, quyết định khởi tố nêu trên là kết quả mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị, địa phương liên quan.Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định ông Phạm Hoàng Anh đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo", Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Hậu thực hiện dự án Chợ Đầu mối Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Ông Phạm Hoàng Anh (Ảnh: V.P.).Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.Ông Phạm Hoàng Anh sinh năm 1975 tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Quá trình công tác, ông Hoàng Anh từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc.Tháng 9/2017, ông Hoàng Anh được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ định làm Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025, ông Hoàng Anh được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.Ông Phạm Hoàng Anh (Ảnh: Bộ Công an).Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Bộ Công an đã khởi tố 15 bị can về nhiều tội danh.Trong đó, Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo", Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn) bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.Cùng bị khởi tố về tội danh trên còn có Nguyễn Thị Hằng (Phó Tổng giám đốc), Đỗ Thị Mai (Kế toán trưởng), Hoàng Thị Tuyết Hạnh (kế toán viên), Trần Hữu Định (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Group) và Nguyễn Hồng Sơn.Ngày 8/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Hoàng Thị Thúy Lan (Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc), ông Lê Duy Thành (Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc), ông Đặng Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nguyên Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi) và ông Cao Khoa (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) về tội Nhận hối lộ.Ngoài ra, ông Hà Hoàng Việt Phương (Trưởng ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp, nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi), ông Phạm Ngọc Thủy (Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật & Chất lượng, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi), ông Lê Quốc Đạt (Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nguyên Trưởng phòng Quản lý Đầu tư, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi), ông Phạm Ngọc Cương (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn) bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Ông Đặng Trung Hoành (Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) bị khởi tố về tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.Tại họp báo Bộ Công an ngày 26/3, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cho biết trong vụ án này, bà Hoàng Thị Thúy Lan và ông Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) đã nhận hối lộ nhiều tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Công an cũng xác định Hậu đưa hơn 60 tỷ đồng cho ông Đặng Trung Hoành (Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long). Sau đó, ông Hoành sử dụng số tiền này cho nhiều mục đích cá nhân."Thông qua điều tra, lời khai của các bị can, chúng tôi thấy Hậu đã có những hành vi chi phối, lũng đoạn, gây áp lực ép một số bị can nguyên là ủy viên ban thường vụ, thậm chí là thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc để trục lợi.Để làm được việc này, Hậu đã lợi dụng các mối quan hệ thân quen của người có chức vụ quyền hạn để thực hiện. Đây là hành vi rất nguy hiểm, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, nhân dân, làm xấu hình ảnh của Đảng, Nhà nước", Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành cho hay.
Món quà đặc biệt trong cuộc "tầm nã" 300 cây số đêm 8/3
Khi Hoàng Danh Lộc đồng ý từ Bắc Ninh lên Hà Nội gặp công an đầu thú đêm 8/3, Thượng tá Hoàng Chí Hiếu bí mật cho anh em trong đoàn chuẩn bị một bó hoa để Lộc tặng người vợ trẻ của mình.
Sau bữa cơm thân tình, Thượng tá Hoàng Chí Hiếu, Phó trưởng Công an huyện Quỳ Châu (Nghệ An), dành một bất ngờ cho cặp vợ chồng trẻ xa nhau nửa năm, kể từ khi Hoàng Danh Lộc bỏ trốn và bị phát lệnh truy nã."Cho hai vợ chồng Lộc thuê riêng phòng nghỉ qua đêm, anh không sợ đối tượng bỏ trốn?" - tôi hỏi.Cái khoác tay thân tình của vị cảnh sát (phải) với tên cướp trốn truy nã trong giây phút Lộc đầu thú (Ảnh: Đình Dương).Không cần suy nghĩ, Thượng tá Hiếu trả lời: "Thú thật tôi cũng nghĩ tới tình huống đó. Tôi bố trí anh em bí mật canh gác, phòng trường hợp Lộc bỏ trốn; nhưng tôi vẫn có lòng tin.Lộc là đứa trẻ thiếu thốn tình cảm, trong sâu thẳm, đôi khi cháu nó đã muốn làm lại cuộc đời. Khi đã được công an tạo điều kiện hết sức, nhận thức được việc phải trả giá cho lỗi lầm của mình, Lộc sẽ không đẩy mình vào con đường trốn chạy mịt mờ tiếp".Cuộc đời buồn của gã trai 22 tuổi đi cướp giật tài sảnNgày 3/3, Thượng tá Hiếu nắm thông tin Hoàng Danh Lộc (21 tuổi, trú xã Lăng Thành, Yên Thành, Nghệ An) bị Công an huyện Yên Thành ra lệnh truy nã về tội Cướp giật tài sản.Kết quả điều tra cho thấy, vào tháng 9/2023, Lộc và đồng bọn thực hiện 2 vụ cướp giật tài sản ở Yên Thành. Khi thực hiện xong vụ cướp thứ 2, đồng bọn bị bắt, Lộc nhanh chân bỏ trốn khỏi địa phương.Thiếu vắng yêu thương, sự dạy bảo của cha mẹ, Lộc sớm sa ngã (Ảnh: Đình Dương).Bố Lộc làm nghề thợ xây, nay đây mai đó, chẳng mấy khi quan tâm đến con. Mẹ Lộc đi nước ngoài làm việc khi cậu ta còn nhỏ, nhiều năm không về. Hoàng Danh Lộc ở với bà nội, học hết lớp 9 thì nghỉ.Thanh niên này có một thời gian làm công nhân thời vụ ở Bắc Ninh, sau đó nghỉ việc và xin vào phụ ở các quán karaoke, tụ điểm ăn chơi ở ngoài này. Kể từ thời điểm bị truy nã, Lộc gần như cắt đứt liên lạc với gia đình, không ai biết thanh niên này ở đâu, làm gì.Đi sâu vào xác minh, Thượng tá Hiếu phát hiện thời gian ở Bắc Ninh, Lộc nảy sinh tình cảm với chị L.H.T. (19 tuổi, quê Tương Dương, Nghệ An). Thời điểm xảy ra các vụ cướp tài sản mà Lộc tham gia, chị T. đang mang bầu tháng thứ 6. Khi Lộc bỏ trốn, chị T. về quê sinh con, hiện cháu bé đã được 3 tháng."Thỉnh thoảng Lộc có liên lạc với chị T. nhưng sau đó lại cắt liên lạc nên chị này cũng không biết Lộc ở đâu. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chúng tôi phát hiện thỉnh thoảng Lộc có đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội ở các địa điểm quán internet. Nhiều khả năng Lộc đã cầm cố điện thoại, rất túng thiếu về tiền bạc. Cần hành động sớm, tránh để đêm dài lắm mộng", Thượng tá Hiếu nhận định.Món quà đặc biệt từ những người lính "tầm nã"Trong 4 ngày (3-7/3), bằng nhiều biện pháp, Thượng tá Hiếu liên lạc được với Lộc. Biết Lộc là người nặng tình cảm với bà nội và tỏ ra là người đàn ông có trách nhiệm với người vợ chưa cưới cùng cậu con trai nhỏ, Thượng tá Hiếu tâm sự, vận động Lộc về đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật."Cháu còn trẻ, nhưng bà cháu đã già, Tết vừa rồi, bà nhớ cháu đến ốm. Cháu cũng không muốn con cháu sinh ra đã thiếu thốn mái ấm gia đình như cháu phải không?Tuổi trẻ, ai cũng có thể phạm lỗi, quan trọng là biết quay đầu làm lại, pháp luật nghiêm minh nhưng nhân văn, nếu cháu đầu thú sẽ được giảm nhẹ hình phạt. Cháu không muốn phải dành cả đời để chạy trốn, sống một cuộc sống như thế này đúng không?" - Bằng kinh nghiệm của một người từng giữ chức vụ Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh Nghệ An, Thượng tá Hiếu đánh đòn tâm lý với Lộc.Những lời tâm sự như của người cha, người anh ấy có lẽ đã lâu lắm không ai nói với Lộc. Lộc xin 10 ngày để suy nghĩ và giải quyết công việc riêng. Bằng nhạy cảm nghề nghiệp, Thượng tá Hiếu biết Lộc chưa hẳn đã "xuôi". Chưa kể trong thời điểm túng thiếu tiền bạc, nhiều khả năng Lộc sẽ tiếp tục gây án hoặc "chơi cú chót" để lo cho vợ con."Chú không có nhiều thời gian cho cháu. Chú biết cháu ở đâu, bắt cháu là không khó nhưng chú muốn cháu đầu thú để được khoan hồng. Chú sẽ dành cho cháu một bất ngờ", Thượng tá Hiếu tung đòn quyết định.Phía bên kia là sự im lặng. Có lẽ Lộc đang đấu tranh tư tưởng. Mấy phút nặng nề trôi qua, không ai nói với ai câu nào. "Cháu đồng ý đầu thú", Lộc nói nhỏ xíu nhưng Thượng tá Hiếu như cất được tảng đá đè trên lồng ngực mấy ngày qua.Theo thỏa thuận, Lộc sẽ đi từ Bắc Ninh lên Hà Nội. Thượng tá Hiếu từ Nghệ An ra, đón ở ga Hà Nội. Với sự hỗ trợ của các lực lượng nghiệp vụ khác, các di biến động của Lộc đều nằm dưới sự theo dõi sát của công an.Tuy nhiên, trong đánh án, không thể lường trước sự bất trắc, đối tượng có thể đổi ý bất kỳ lúc nào. Liên lạc giữa Thượng tá Hiếu và Lộc luôn được duy trì trong trạng thái thấp thỏm lo âu của vị thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra.20h ngày 8/3, tổ công tác công an huyện Quỳ Châu đã có mặt tại điểm hẹn nhưng Lộc chưa xuất hiện. Tín hiệu điện thoại của Lộc lúc xuất hiện, lúc mất hút.Đêm Hà Nội trời trở gió, trong cái ồn ào của khu vực nhà ga, những khuôn mặt lặng lẽ nhưng lo âu. Trong trường hợp Lộc "lật kèo", phương án huy động các lực lượng bạn phối hợp để bắt giữ sẽ được thực hiện."Các đồng chí cố đợi thêm. Tôi có lòng tin", Thượng tá Hiếu nói. Những cán bộ cảnh sát còn rất trẻ, khuôn mặt hằn lên sự mệt mỏi khi suốt 5 ngày rong ruổi khắp nhiều tỉnh, thành như nhìn thấy niềm tin từ người thủ trưởng của mình, kiên nhẫn chờ đợi.Thượng tá Hoàng Chí Hiếu - Phó trưởng Công an huyện Quỳ Châu (Ảnh: Đình Dương).Gần 22h ngày 8/3, một thanh niên cao gầy với hình xăm năm 2003 rõ trên mu bàn tay trái và hình xăm đỏ giữa hai chân mày xuất hiện. Đó là Hoàng Danh Lộc. Cả tổ công tác thở phào nhẹ nhõm.Khuôn mặt Lộc lộ rõ sự ngạc nhiên khi người vợ chưa cưới L.H.T. cũng có mặt. Quên cả e ngại, T. lao ra ôm chặt chồng. Thượng tá Hiếu như sực nhớ ra, hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ. Anh nói nhỏ một đồng chí trong tổ công tác bí mật mua một bó hoa, trao cho Lộc để anh ta tặng người phụ nữ của mình.Đợi sự xúc động của Lộc qua đi, Thượng tá Hiếu bước lại, đặt bàn tay lên đôi vai, cảm nhận rõ sự run rẩy của kẻ trốn nã, nở nụ cười: "Cháu làm tốt lắm".Sau bữa ăn tối muộn, Thượng tá Hiếu quyết định để cả đoàn nghỉ lại Hà Nội, sáng mai khởi hành về sớm. Anh tế nhị thuê cho vợ chồng Lộc một phòng riêng, còn mình và anh em thuê 3 phòng xung quanh. Công tác giám sát bí mật được thực hiện. Suốt cả đêm, phía ngoài phòng nghỉ của đối tượng truy nã, anh em công an thay nhau thức...Sáng 9/3, Hoàng Danh Lộc được dẫn giải về Công an huyện Quỳ Châu, thực hiện thủ tục đầu thú. Chiều cùng ngày, Công an huyện Quỳ Châu dẫn giải Lộc đến Công an huyện Yên Thành để bàn giao cho đơn vị điều tra.Trước khi đến Công an huyện Yên Thành, chiếc xe chở Hoàng Danh Lộc rẽ vào một lối nhỏ ở xã Lăng Thành. Xe dừng trước cổng nhà bà nội, đôi mắt Lộc đỏ hoe. Trước đó, Thượng tá Hiếu cũng đã báo trước để bố mẹ T. bế cháu xuống gặp bố. Cuộc trùng phùng bất ngờ khiến gã trai rơi nước mắt.Tội Cướp tài sản ở khoản 2 với khung hình phạt lên tới 10 năm, trước khi đi trả giá lỗi lầm của mình, Lộc được nói lời xin lỗi với bà, được ôm đứa con nhỏ của mình... Có lẽ, món quà này anh ta chưa từng dám nghĩ tới."Hơn 20 năm trong nghề, tôi đã từng bắt nhiều người nhưng đối với Hoàng Danh Lộc, vẫn có những tâm tư, day dứt. Nếu Lộc sinh ra và lớn lên trong gia đình đủ đầy, trọn vẹn, cha mẹ quan tâm, yêu thương, có lẽ cuộc đời của cháu sẽ khác. Chỉ mong rằng, sau này, khi trả xong bản án với pháp luật, cháu có đủ dũng khí để làm lại cuộc đời", Thượng tá Hoàng Chí Hiếu tâm sự.
Anh em ruột bị bắt sau 42 năm trốn khỏi nơi giam giữ
Gần 42 năm trước, anh em Xuân và Cảnh bị bắt vì cướp tài sản rồi lợi dụng sơ hở để trốn trại. Sau đó, 2 đối tượng thay đổi họ tên, chia nhau ra trốn ở tỉnh Gia Lai và Kon Tum
Ngày 20/3, Công an tỉnh Gia Lai thông tin vừa phối hợp với Công an huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) và Công an huyện Ea H'Leo (Đắk Lắk) bắt giữ Nguyễn Hữu Xuân (SN 1956) và Nguyễn Hùng Cảnh (SN 1962) trốn truy nã gần 42 năm về hành vi cướp tài sản và trốn khỏi nơi giam giữ.Nguyễn Hữu Xuân và Nguyễn Hùng Cảnh là anh em ruột.Hai anh em ruột thay tên, đổi họ để trốn truy nã gần 42 năm (Ảnh: Công an tỉnh Gia Lai).Qua điều tra, năm 1981, Xuân và Cảnh (cùng trú tại Buôn Hoai, xã Ia Rbol, huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai - Kon Tum; nay thuộc xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) cùng với Vi Phước Chung sử dụng vũ khí quân dụng, lựu đạn khống chế, cướp tài sản của bà Trần Thị Ninh tại huyện Ayun Pa.Sau khi gây án, các đối tượng đã bị bắt và giam giữ tại Công an huyện Ayun Pa để điều tra. Lợi dụng sơ hở trong lúc bị tạm giữ, năm 1982, Cảnh và Xuân đã bỏ trốn khỏi nơi giam giữ.Vụ án sau đó nhanh chóng được đưa ra xét xử theo quy định pháp luật. Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum đã tuyên phạt bị cáo Vi Phước Chung 13 năm tù.Riêng 2, Cảnh và Xuân bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai - Kon Tum ra lệnh truy nã vào năm 1982 về hành vi cướp tài sản riêng của công dân và trốn khỏi nơi giam giữ.Nhằm qua mắt lực lượng chức năng, Cảnh và Xuân đã thay đổi họ tên, năm sinh, nơi thường trú. Cụ thể, Xuân đổi tên thành Chế Văn Thương (SN 1958, trú tại thôn 1, xã Ea Tir, huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk) và tham gia công tác xã hội tại xã Ea Tir.Cảnh đổi tên thành Nguyễn Xuân Hùng (SN 1958, nơi thường trú tổ dân phố 4, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum).Để truy tìm đối tượng trên, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Gia Lai đã kiên trì phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ.Sau 42 năm, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Gia Lai đã xác định được địa phương mà các đối tượng ẩn náu, thành lập 2 tổ công tác phối hợp với các đơn vị liên quan bắt giữ thành công.
Hành trình thoát khỏi "địa ngục trần gian" của thiếu nữ 17 tuổi
Vì nhẹ dạ cả tin, Hoàng Yến Lan (17 tuổi) đã bị các đối tượng xấu lừa bán sang Myanmar. Từ đây, chuỗi ngày tăm tối trong cuộc đời cô gái trẻ bắt đầu với những đau đớn, tủi nhục.
Theo Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Cao Bằng, chiều 30/6/2023, em Hoàng Yến Lan (tên nhân vật đã được thay đổi, 17 tuổi, ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng), đã đến đơn vị để tố cáo những kẻ đã bán mình sang Myanmar.Đánh mất bản thân vì "việc nhẹ, lương cao"Lan trình báo, cuối tháng 2/2023, qua mạng xã hội Facebook, Lan thấy một bài đăng tuyển nhân viên của Hoàng Văn Sơn (18 tuổi, ở huyện Bảo Lạc), là bạn học THCS với Lan. Sau khi trao đổi, Lan đồng ý đi Bắc Giang (nơi Sơn giới thiệu để làm phục vụ quán hát karaoke).Từ trái qua: Mạnh, Sơn, Dũng tại cơ quan công an (Ảnh: Công an cung cấp).Khi xuống đến nơi, Lan và 2 cô gái khác được chủ quán Nguyễn Thị Nguyệt Hòa (26 tuổi, quê Bắc Giang) dụ dỗ sang Myanmar làm việc nhẹ lương cao. Do nhẹ dạ, cả tin, nên cả ba cô gái trẻ đã đồng ý.Sau một tuần di chuyển vất vả bằng nhiều phương tiện khác nhau, ngày 11/3/2023, 3 người đã bị các đối tượng đưa sang Myanmar. Từ đây chuỗi ngày sống tủi nhục của 3 cô gái trẻ bắt đầu.Theo cảnh sát, vừa sang đến nơi, 3 cô gái đã bị các đối tượng ép buộc phải hành nghề mại dâm, mỗi ngày các em phải tiếp hàng chục lượt khách, nếu không làm sẽ bị đánh đập, dọa nạt, bỏ đói.Quá sợ hãi, 3 người phải cắn răng chịu đựng. Làm được hơn một tháng, 3 cô gái trẻ bị tách ra, Lan và một người bạn khác là Lý Thị Vinh (tên nạn nhân đã được thay đổi, 16 tuổi, quê Hà Giang) được chuyển sang địa điểm khác để bán dâm, người còn lại bị chuyển đi tới nơi khác.Một thời gian sau, thông qua các ứng dụng mạng xã hội, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Cao Bằng, các cục nghiệp vụ Bộ Công an, các tổ chức phi chính phủ, Lan và Vinh đã được giải cứu thành công trở về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.Sau khi nhận được đơn tố giác của Lan, Công an tỉnh Cao Bằng nhận định đây là vụ án có dấu hiệu tội phạm mua bán người, do đó đã tham mưu xác lập Chuyên án mang bí số 623M để đấu tranh làm rõ.Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 14/7/2023, Công an tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giữ hình sự đối với 4 bị can gồm: Nguyễn Thị Nguyệt Hòa (26 tuổi), Đồng Văn Mạnh (28 tuổi, cùng quê Bắc Giang), Hoàng Văn Sơn, và Nhàn Văn Dũng (cùng ở Cao Bằng).Trước những bằng chứng không thể chối cãi, các đối tượng đã cúi đầu nhận tội. Từ đây, chi tiết của vụ án mới dần được hé lộ.Chân dung những kẻ buôn người lộ diệnTheo Công an tỉnh Cao Bằng, tháng 8/2022, Hòa cùng chồng là Đồng Văn Mạnh thuê lại quán karaoke Lasvegas tại Bắc Giang để kinh doanh. Sau khi thuê quán được khoảng một tháng, Hòa không làm được thủ tục đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy nên quán đã bị tạm dừng hoạt động.Mặc dù không còn kinh doanh quán Karaoke, nhưng Hòa vẫn tuyển nhân viên nữ để đi phục vụ các quán hát tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Hoàng Văn Sơn và Nhàn Văn Dũng là người làm thuê cho Hòa, có trách nhiệm đưa đón nhân viên nữ đến phục vụ các quán hát karaoke.Đối tượng Hòa tại cơ quan công an (Ảnh: Công an cung cấp).Khoảng tháng 2/2023, qua mạng xã hội Facebook, Hòa quen biết một người phụ nữ có tên gọi là "Meo" (không rõ địa chỉ, lai lịch), quá trình nói chuyện "Meo" nói với Hòa là cần tìm phụ nữ trẻ tuổi đưa sang cho "Meo" để làm nhân viên phục vụ quán hát tại Myanmar, lương tháng 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng/một người/một tháng.Ngoài ra, nếu Hòa tìm được người đưa sang cho "Meo" thì sẽ được nhận tiền hoa hồng là 5% số tiền thu nhập của nạn nhân đó.Sau đó, Hòa chỉ đạo Sơn, Dũng đăng bài tuyển nhân viên nữ về cho Hòa để đưa ra nước ngoài làm, Hòa thỏa thuận trả tiền công cho Sơn và Dũng với số tiền là 15 triệu đồng/người. Sau khi tuyển được người, Hòa chỉ đạo Dũng, Sơn đưa người ra Nghệ An và Quảng Trị để chuyển giao nạn nhân cho người khác.Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận đã đưa được 4 người sang Myanmar, ngoài nhóm người của Lan, còn có thêm một cô gái khoảng 18 tuổi nhưng chưa xác định được nhân thân.Sau khi đưa được người thứ 4 sang Myanmar, Hòa gọi điện thoại đòi tiền "Meo" nhưng không được, sau khi sự việc bị bại lộ, đối tượng "Meo" tắt máy, chặn luôn số điện thoại của Hòa.Thiếu tá Phùng Xuân Trường, điều tra viên của vụ án nhận định, trong quá trình điều tra, bị can Hòa thường xuyên khai báo quanh co, chối tội, thay đổi lời khai. Hòa phủ nhận việc bàn bạc, thỏa thuận đưa phụ nữ Việt Nam sang Myanmar cho người tên "Meo" để hưởng lợi tiền, mà chỉ nhận giới thiệu cho các bị hại đi làm để kiếm tiền trả nợ cho Hòa.Hòa cũng phủ nhận việc thỏa thuận và chỉ đạo Sơn, Dũng đưa một số nạn nhân đến Quảng Trị để đi tiếp sang Myanmar, mà do các nạn nhân tự liên hệ tìm chỗ làm và nhờ Sơn, Dũng đưa đi. Tuy nhiên, bằng các tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra nhận định việc thay đổi lời khai của Hòa là không có căn cứ.Đánh giá về vụ án này, Thượng tá Ma Vĩnh Long, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Cao Bằng nhận định, để giải cứu được các nạn nhân, lực lượng chức năng đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thường xuyên phải đi xe máy, đi bộ qua các đường đèo từ Myanmar về Việt Nam.Ngoài ra, quá trình giải cứu nạn nhân phải mất hơn 10 ngày, đi qua khu vực Tam Giác Vàng - khu vực rất nguy hiểm, có các đối tượng rất manh động, liều lĩnh.Công an tỉnh Cao Bằng đã hoàn tất quá trình điều tra, chuyển VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 4 đối tượng Nguyễn Thị Nguyệt Hòa (26 tuổi), Đồng Văn Mạnh (28 tuổi, cùng quê Bắc Giang), Hoàng Văn Sơn, và Nhàn Văn Dũng (cùng ở Cao Bằng) về hành vi mua bán người dưới 16 tuổi.Riêng đối tượng "Meo", do không có thông tin cụ thể về nhân thân, nên cơ quan điều tra không đủ căn cứ để xử lý trong vụ án này.                                                                                                     Hoàng Tiến
Vụ án liên quan ông Đỗ Hữu Ca: Lập 26 công ty "ma" mua bán hóa đơn
Vợ chồng Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã thành lập 26 công ty để mua bán hơn 15.000 hóa đơn trái phép, thu lời bất chính hơn 41 tỷ đồng.
VKSND tỉnh Quảng Ninh vừa hoàn tất bản cáo trạng trong vụ án có liên quan đến ông Đỗ Hữu Ca (Thiếu tướng, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị cáo buộc nhận tiền để hứa hẹn "chạy án".Trong số 13 bị can bị truy tố trong vụ án này có vợ chồng bị can Trương Xuân Đước (53 tuổi) và Nguyễn Thị Ngọc Anh (45 tuổi), cùng trú ở Hải Phòng, đã điều hành Công ty cổ phần Khánh Dung, chuyên hoạt động mua bán hóa đơn trái phép.Cùng 2 vợ thành lập công ty "ma"Tháng 1/2005, Đước thuê dịch vụ thành lập Công ty Cổ phần Khánh Dung để hoạt động mua bán hóa đơn trái phép để kiếm lời. Để thành lập công ty này, Đước đã sử dụng chứng minh nhân dân (CMND) của bản thân, vợ cũ là Vũ Thị Khánh Dung và của người thân.Công ty trên do Đước làm giám đốc, bà Dung và người thân đứng danh cổ đông của công ty.Đến năm 2007, sau khi kết hôn với Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đước cùng người vợ sau này quản lý, điều hành Công ty Khánh Dung hoạt động mua bán hóa đơn trái phép.Tại Công ty Khánh Dung, Ngọc Anh là kế toán trưởng, có nhiệm vụ quản lý bộ phận kế toán kê khai báo cáo thuế, hợp thức hóa hồ sơ và làm các thủ tục thành lập các công ty khác để mua bán trái phép hóa đơn.Ông Đỗ Hữu Ca thời điểm chưa bị khởi tố (Ảnh: T.T.).Từ năm 2014 đến năm 2021, vợ chồng Đước đã sử dụng CMND hoặc CCCD của bản thân, người quen để thành lập các công ty hoạt động mua bán hóa đơn trái phép kiếm lời.Với phương thức như trên, từ năm 2005 đến khi bị bắt giữ, Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã thành lập 26 công ty hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.Để thành lập 26 công ty trên, thời gian đầu vợ chồng Đước thuê một người đàn ông tên Dân ở Hải Phòng (không rõ lai lịch, địa chỉ cụ thể) làm thủ tục thành lập các công ty theo yêu cầu của mình.Đến năm 2018, do không liên lạc được với Dân, Đước và vợ đã thuê Công ty TNHH tư vấn thuế Thái Phong làm dịch vụ thành lập, thay đổi thông tin các công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, phục vụ cho việc mua bán hóa đơn trái phép.Trong năm 2010 và khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều cá nhân, đơn vị mua bán hóa đơn trái phép. Mặc dù có trong tay 26 công ty nhưng do lo sợ bị phát hiện, vợ chồng Đước đã cho dừng hoạt động 7 công ty mua bán hóa đơn trái phép.Đối với hóa đơn đầu vào, vợ chồng Đước khai nhận, căn cứ vào lượng tiền ghi trên hóa đơn bán ra trái phép, hàng tháng Đước mua hóa đơn trái phép của Bùi Huy Hợp (SN 1972, ở An Dương - Hải Phòng) và các cá nhân, đơn vị khác.Số hóa đơn mua về, vợ chồng Đước dùng kê khai báo cáo thuế đầu vào cho Công ty Khánh Dung. Hóa đơn trái phép được vợ chồng Đước mua với giá 5-6% giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn (chưa gồm thuế VAT).Đến năm 2018, sau khi nghe Hợp bị Công an Hải Phòng bắt, xử lý về hành vi mua bán trái phép hóa đơn, Đước nhận thấy việc mua hóa đơn trái phép đầu vào như trên có nhiều rủi ro, nên đã hạn chế mua.Sau đó, vợ chồng Đước đã thành lập 11 công ty làm nguồn hóa đơn đầu vào, sử dụng để kê khai báo cáo thuế cho các công ty Đước bán hóa đơn trái phép. Trong số 11 công ty này, có một số công ty vừa được vợ chồng Đước sử dụng làm nguồn hóa đơn đầu vào trái phép, vừa xuất hóa đơn bán ra cho khách mua.Theo cáo trạng, đối với những cá nhân bán hóa đơn đầu vào và mua hóa đơn, vợ chồng Đước thường giao dịch qua điện thoại, zalo, qua môi giới, nên không biết, không nhớ thông tin khách hàng.Tuy nhiên, trong số khách mua hóa đơn trái phép, vợ chồng Đước khai có bán cho Đặng Khắc Thành và Hà Thị Bích Nhàn, sau đó 2 vị khách này lại bán lại kiếm lời.Ngoài ra, vợ chồng Đước còn trực tiếp bán hóa đơn trái phép cho các công ty trên địa bàn Hà Nội, gồm: Công ty TNHH vật liệu xây dựng Lâm Anh, Công ty TNHH vật liệu xây dựng Đại Lâm, Công ty TNHH vận tải TM Kim Cương, Công ty TNHH thương mại và vận tải Hương Giang, Công ty TNHH TM xây dựng và vận tải Khánh Phong và Công ty CP đầu tư xây dựng Hà Hiếu. Hóa đơn trái phép vợ chồng Đước bán cho các công ty trên với giá từ 7-8% giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn (chưa tính thuế VAT).Quá trình điều tra, Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh khai: Đước quản lý, điều hành các công ty hoạt động mua bán trái phép hóa đơn từ năm 2005. Ngọc Anh tham gia quản lý, điều hành các công ty mua bán hóa đơn trái phép cùng Đước từ năm 2007 đến năm 2022 thì ngừng hoạt động.Thu lời bất chính hơn 41 tỷ đồngVợ chồng Đước quản lý, điều hành các công ty hoạt động mua bán trái phép hóa đơn trong thời gian dài không bị phát hiện.Trong khi đó, pháp luật quy định tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, là tội phạm nghiêm trọng.Theo quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng. Vì vậy, cơ quan điều tra xác định đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hóa đơn mà Đước và Ngọc Anh mua bán trái phép trong thời gian từ tháng 2/2013 trở về trước.Cơ quan bảo vệ pháp luật thời điểm khám xét nhà riêng của ông Ca ở Hải Phòng (Ảnh: T.Đ.).Căn cứ tài liệu do Cục Thuế TP Hải Phòng, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh cung cấp và kết quả điều tra, xác định: Tổng số hóa đơn vợ chồng Đước đã mua bán trái phép của 26 công ty là 21.449 hóa đơn.Trong đó, số hóa đơn Đước, Ngọc Anh sử dụng kê khai báo cáo thuế từ tháng 2/2013 đến khi ngừng hoạt động của Công ty Khánh Dung là 15.674 hóa đơn. Như vậy, số hóa đơn mua bán trái phép của vợ chồng Đước phải chịu trách nhiệm hình sự là 15.674 hóa đơn.Tổng số tiền hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán ra cho khách của các công ty vợ chồng Đước quản lý, điều hành mua bán trái phép hóa đơn (chưa tính thuế VAT) là hơn 6.000 tỷ đồng.Về tiền thu lời bất chính từ hoạt động mua bán trái phép hóa đơn, Đước và Ngọc Anh khai: Giá bán hóa đơn không có định, lên xuống tùy từng thời điểm, nhưng luôn bán ra với giá cao hơn so với mua vào là 1% giá trị hàng hóa dịch vụ ghi trên hóa đơn (chưa tính thuế VAT).Số tiền 1% Đước, Ngọc Anh thu được từ khi bán hóa đơn trái phép là hơn 60 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí như thuê nhà làm trụ sở, thuê kế toán,... và các chi phí khác, vợ chồng Đước thu lời được số tiền hơn 41 tỷ đồng từ việc quản lý, điều hành các công ty hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.Lo sợ bị xử lý hình sự, vợ chồng Đước đã "ôm" 35 tỷ đồng đến nhà ông Đỗ Hữu Ca (Thiếu tướng, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) để nhờ chạy tội. Sau khi đưa số tiền này cho ông Ca, nhưng Đước vẫn bị công an bắt, Ngọc Anh đã đến nhà ông Ca đòi lại tiền nhưng không được.Sau đó, Ngọc Anh và ông Ca cũng bị bắt để điều tra liên quan đến vụ án.
Vụ án liên quan ông Đỗ Hữu Ca: Trưởng chi cục thuế hướng dẫn cách trốn thuế
Nguyễn Đình Đương, cựu Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng) đã tạo điều kiện, hướng dẫn vợ chồng "ông trùm" Trương Xuân Đước thành lập công ty để mua bán hóa đơn trái phép.
Thành lập 26 công ty để mua bán hóa đơn trái phépVKSND tỉnh Quảng Ninh vừa hoàn tất bản cáo trạng vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế, Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, Nhận hối lộ và Đưa hối lộ, xảy ra từ năm 2013 đến năm 2022 tại Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương và Quảng Ninh.Trong vụ án trên, ông Đỗ Hữu Ca (Thiếu tướng, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng bị can Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh ở Hải Phòng đã thành lập, quản lý, điều hành 26 công ty để mua bán trái phép hóa đơn nhằm kiếm lời bất chính.Kết quả điều tra xác định số lượng hóa đơn Đước và Ngọc Anh mua bán trái phép hơn 15.600 hóa đơn, thu lời bất chính hơn 41 tỷ đồng.Cũng theo cáo trạng, khoảng tháng 8/2021, Trương Xuân Đước biết Nguyễn Đình Đương được phân công, bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải, TP Hải Phòng. Cơ quan bảo vệ pháp luật thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Đình Đương (Ảnh: H.S.).Do có mối quan hệ quen biết từ trước, Đước đến Chi cục Thuế Cát Hải gặp, nhờ Đương giúp mình trong lĩnh vực quản lý thuế đối với một số công ty Đước sẽ thành lập để mua bán trái phép hóa đơn trên huyện Cát Hải và được Đương đồng ý.Sau đó, Đước thành lập Công ty TNHH phát triển thương mại vận tải Phương Bắc (trụ sở ở huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.Quý 3/2021 là kỳ kê khai thuế đầu tiên của Công ty vận tải Phương Bắc. Đỗ Thanh Hoài là Đội phó Đội kiểm tra thuế Chi cục Thuế huyện Cát Hải, báo cáo Đương về việc công ty này mới thành lập, kê khai thuế lần đầu mà giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra cao bất thường (gần 25 tỷ đồng, chưa tính thuế VAT).Sau đó, Đương nói cho Hoài biết Công ty vận tải Phương Bắc là công ty do Đước thành lập, quản lý, điều hành để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn. Đương chỉ đạo Hoài tạo điều kiện trong hoạt động quản lý thuế.Hướng dẫn cách trốn thuếĐương cho số điện thoại và chỉ đạo Hoài gọi Đước đến trụ sở để xử lý việc kê khai thuế cao bất thường của Công ty vận tải Phương Bắc.Sau đó Đước cùng vợ là Nguyễn Thị Ngọc Anh đến phòng làm việc của Đương tại Chi cục Thuế huyện Cát Hải. Tại đây, Đương chỉ đạo Hoài hướng dẫn Đước cách thức kê khai thuế để không bị cơ quan chức năng phát hiện hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.Theo chỉ đạo của Đương, Hoài trao đổi yêu cầu vợ chồng Đước thực hiện 3 nội dung: Kê khai thuế hàng tháng phát sinh giao dịch hàng hóa, dịch vụ bán ra thấp xuống so với thực tế tổng số hóa đơn trái phép đã xuất cho khách hàng từ 3-4 tỷ đồng/tháng để tránh bị nghi ngờ. Do huyện Cát Hải là địa bàn biển đảo, xa đất liền, việc làm ăn kinh doanh khó khăn nên không thể kê cao.Hoài trao đổi tiếp với vợ chồng Đước, mỗi doanh nghiệp thành lập mới để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn tại huyện Cát Hải, Đước và Ngọc Anh phải chi phí số tiền là 50 triệu đồng.Hoài cũng nói với vợ chồng Đước, hàng tháng phải chi tiền cho Hoài và Đương theo tỷ lệ 3 triệu đồng/1 tỷ đồng giá trị giao dịch hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn (chưa tính thuế VAT).Đồng thời, Hoài cũng yêu cầu Đước, Ngọc Anh điều chỉnh, nộp tờ khai thuế bổ sung quý 3/2021 của Công ty vận tải Phương Bắc giảm xuống theo yêu cầu trên.Vợ chồng Đước đồng ý với các yêu cầu của Hoài và giao cho kế toán là Vũ Thị Hiền điều chỉnh, nộp tờ khai bổ sung quý 3/2021 của Công ty vận tải Phương Bắc, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra sau khi điều chỉnh là hơn 8 tỷ đồng (chưa tính thuế VAT).Quá trình gặp gỡ tại phòng làm việc của Đương, vợ chồng Đước có đưa 1 phong bì trong đó có 50 triệu đồng cho Đương và 1 phong bì trong đó 20 triệu đồng cho Hoài để cảm ơn.Bắt đầu từ tháng 10/2021, vợ chồng Đước thành lập thêm Công ty Cổ phần xây dựng Thăng Long Hải Phòng, Công ty TNHH phát triển thương mại xây dựng Nguyễn Gia, có trụ sở ở huyện Cát Hải.Các công ty trên thành lập để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn trên địa bàn huyện Cát Hải và đưa tiền chi phí cho Đương, Hoài theo thỏa thuận.Hàng tháng, theo chỉ đạo của Đương, Hoài liên hệ với Ngọc Anh để nhận tiền chi phí. Ngọc Anh trực tiếp theo dõi giá trị giao dịch hàng hóa, dịch vụ tính toán ra số tiền cần chi phí theo thỏa thuận, báo cáo lại Đước để lấy tiền đưa cho Hoài.Quá trình điều tra vụ án đã xác định: Trong thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022, Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa tiền cho Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài với tổng số tiền là 362 triệu đồng.Về số tiền nhận được trên, Đương, Hoài khai: Đương được hưởng lợi số tiền 50 triệu đồng và Hoài được hưởng lợi số tiền 20 triệu đồng là tiền phong bì nhận tại phòng làm việc của Đương trong lần gặp Đước, Ngọc Anh tại Chi cục thuế huyện Cát Hải.Đối với số tiền 292 triệu đồng còn lại, được Hoài quản lý, sử dụng để tiếp khách và chi phí cho các hoạt động chung của Chi cục thuế huyện Cát Hải theo chỉ đạo của Đương song không có giấy tờ, sổ sách theo dõi.Cáo trạng kết luận, trong khoảng thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022, Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài đã nhận hối lộ của Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh 362 triệu đồng.Đương và Hoài nhận số tiền trên để tạo điều kiện để vợ chồng Đước, Ngọc Anh thành lập 3 công ty để mua bán trái phép hóa đơn trên địa bàn huyện Cát Hải.Với hành vi trên, Đương và Hoài bị truy tố về tội Nhận hối lộ; vợ chồng Đước, Ngọc Anh cùng bị truy tố 2 tội Đưa hối lộ và Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Xác minh tài sản "khủng" của cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca
Khi bắt khẩn cấp ông Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, cơ quan điều tra đã khám xét chỗ ở của ông này và thu giữ nhiều đồ vật, tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... có giá trị cao.
VKSND tỉnh Quảng Ninh vừa hoàn tất bản cáo trạng vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế, Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, Nhận hối lộ và Đưa hối lộ, xảy từ năm 2013 đến năm 2022 tại Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương và Quảng Ninh.Trong vụ án trên, ông Đỗ Hữu Ca (Thiếu tướng, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, khi bắt giữ khẩn cấp cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca vào tháng 2/2023, cơ quan điều tra khám xét khẩn cấp chỗ ở của ông Ca tại 2 địa chỉ: số 24/18D Lê Hồng Phong, tổ dân phố Kiều Sơn (phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng) và thôn Trại Trên - Đồng Phản (xã Kênh Giang, Thủy Nguyên, TP Hải Phòng).Nhà riêng ông Đỗ Hữu Ca tại phường Đằng Lâm, Hải Phòng (Ảnh: H.A.).Tại đây, công an tạm giữ nhiều đồ vật, tài sản là tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ, các trang sức, kim loại màu vàng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (mang tên ông Đỗ Hữu Ca cùng vợ là bà Vũ Thị Lộc và các cá nhân khác), sổ tiết kiệm (mang tên bà Vũ Thị Lộc và các cá nhân khác).Về nguồn gốc tài sản, ông Đỗ Hữu Ca và bà Vũ Thị Lộc (SN 1958) khai, số đồ vật, tài sản này có được thông qua việc tiết kiệm từ lương trong quá trình công tác trong lực lượng công an; do bố mẹ để lại; là quà lễ, tết của các đơn vị và từ việc kinh doanh dự án, bất động sản của cá nhân ông Ca, bà Lộc.Tuy nhiên, nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh bất động sản trên không được ông Ca và bà Lộc kê khai thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế.Cơ quan điều tra xác định, những tài sản trên không liên quan đến hành vi phạm tội của ông Đỗ Hữu Ca và các bị can trong vụ án. Tuy nhiên, việc vợ chồng ông Ca không thực hiện kê khai đóng thuế thu nhập cá nhân về các hoạt động đầu tư kinh doanh dự án, bất động sản liên quan đến những tài sản trên cần được tiếp tục xác minh.Ngày 24/11/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã tách hành vi không kê khai nộp thuế thu nhập của ông Đỗ Hữu Ca, bà Vũ Thị Lộc và toàn bộ đồ vật, tài sản tạm giữ khi khám xét khẩn cấp chỗ ở của bị can Đỗ Hữu Ca để kiểm tra, xác minh xem xét xử lý sau.Về tội danh bị cáo buộc của ông Ca, cáo trạng cho biết, vợ chồng bị can Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh ở Hải Phòng đã thành lập, quản lý, điều hành 26 công ty để mua bán trái phép hóa đơn nhằm kiếm lời bất chính.Kết quả điều tra xác định số lượng hóa đơn Đước và Ngọc Anh mua bán trái phép là hơn 15.600 hóa đơn, thu lời bất chính hơn 41 tỷ đồng.Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa hối hộ cho Nguyễn Đình Đương, Chi cục trưởng và Đỗ Thanh Hoài, cán bộ Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng) 362 triệu đồng, để được tạo điều kiện thành lập các công ty hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.Ngoài ra, trong khoảng thời gian tháng 10-12/2022, Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa cho ông Đỗ Hữu Ca 35 tỷ đồng để nhờ chạy tội.Cáo trạng kết luận, ông Đỗ Hữu Ca mặc dù không có khả năng giúp vợ chồng Đước thoát khỏi việc bị xử lý tội Mua bán hóa đơn trái phép, nhưng đã gian dối, hứa hẹn giúp được.
Giả danh công an gọi điện lừa 3 cụ bà ở Hà Nội hơn 700 triệu đồng
Nhóm của Lê Văn Trình giả danh cán bộ công an, gọi điện lừa đảo tiền của những người nhẹ dạ. 3 cụ bà ngoài 80 tuổi ở Hà Nội đã chuyển hơn 700 triệu đồng đến tài khoản mà nhóm của Trình chỉ định.
Ngày 9/5, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa bị cáo Lê Văn Trình (49 tuổi), Nguyễn Đình Quang (30 tuổi) và Đào Viết Điệp (30 tuổi, đều ở Thái Thụy, Thái Bình) ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức.Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Lê Văn Trình mức án 16 năm tù.Bị cáo Lê Đình Quang lĩnh án 14 năm 6 tháng tù và Đào Văn Điệp lĩnh án 2 năm tù.Theo kết quả điều tra, cuối năm 2020, trên địa bàn TP Hà Nội, một số người nhận được cuộc gọi lừa đảo với chiêu thức giả danh cán bộ công an, thông báo tài khoản của người bị hại liên quan đến tổ chức phạm tội. Các đối tượng yêu cầu người bị hại chứng minh việc không liên quan đến tội phạm bằng việc chuyển tiền có trong tài khoản đến tài khoản mà chúng chỉ định rồi chiếm đoạt tiền của người do cả tin.Các đối tượng tại phiên xét xử ngày 9/5 (Ảnh: Xuân An).Do nhẹ dạ, những người bị hại là 3 cụ bà hơn 80 tuổi đã chuyển tiền đến tài khoản mà nhóm của Trình chỉ định.Cơ quan điều tra xác định, nhóm của Trình đã gây ra 3 vụ lừa đảo chiếm đoạt tổng số hơn 700 triệu đồng của 3 người già.Sau khi nhận được tiền từ những người bị lừa, nhóm bị cáo chuyển tiền đến nhiều tài khoản khác mà mình đang quản lý để chia nhỏ dòng tiền, tránh việc bị phát hiện, phong tỏa tài khoản, rồi rút tiền mặt tại cây ATM, giữ lại phần tiền theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận.Theo đó, Trình được hưởng lợi 145 triệu đồng. Quang được Trình chia cho hơn 36 triệu đồng.Cũng theo cáo buộc, khoảng tháng 9/2020, Trình nhận được cuộc gọi của Nguyễn Thị Hằng (49 tuổi, ở Quảng Ninh) đang bị truy nã về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản).Hằng bảo Trình đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền bẩn do các đối tượng phạm tội mà có, sau đó rút tiền mặt, chuyển vào các tài khoản khác theo yêu cầu sẽ được hưởng 20%/số tiền chuyển vào tài khoản.Để mở tài khoản nhận tiền chiếm đoạt của khách hàng, Trình cùng Nguyễn Đình Quang và Đào Viết Điệp tìm mua chứng minh nhân dân (CMND) loại 9 số rồi bóc ảnh thật trên CMND của mình để dán vào CMND mua được.Sau khi mở tài khoản ngân hàng thành công, Trình gửi các số tài khoản trên cho Tuấn Anh để trao đổi, phối hợp chuyển, nhận số tiền đã chiếm đoạt được.Việc ăn chia đối với số tiền được Tuấn Anh cắt lại, Trình thỏa thuận cho Quang 25% số tiền được hưởng, cho Điệp từ 1-2 triệu đồng/mỗi lần rút tiền thành công…
Vụ 4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng lĩnh án tử hình
Hồ Xuân Hải bị tuyên phạt mức án tử hình về tội Giết người. Hải khai nhận đã dùng khí CO đầu độc vợ và 3 con.
Ngày 9/5, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Hồ Xuân Hải (53 tuổi, trú huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) mức án tử hình về tội Giết người.Hồ Xuân Hải là đối tượng đầu độc vợ và 3 con ở Khánh Hòa bằng khí CO gây rúng động dư luận.Bị cáo Hồ Xuân Hải (Ảnh: Phú Khánh).Theo cáo trạng, vợ chồng Hải có 3 con chung, lớn nhất sinh năm 2002, nhỏ nhất sinh năm 2013.Vợ chồng Hải đầu tư trại nuôi heo nhưng thua lỗ, nợ nhiều, không có khả năng trả nợ. Xuất phát từ việc này nên Hải lên mạng tìm hiểu việc gây ngạt khí CO với ý định đầu độc cả nhà.Ngày 22/8/2023, Hải đặt mua 1 bình khí CO 40 lít, ống nhựa, chở về cất giấu ở khu vực nhà bỏ hoang gần nhà của bị cáo.22h cùng ngày, vợ con Hải vào phòng bật máy lạnh, đóng kín cửa đi ngủ. Hải ra ngoài phòng khách ngồi uống rượu và tiếp tục xem điện thoại, nghiên cứu cách gây tử vong bằng khí CO.Đến khoảng 2h ngày 23/8/2023, Hải xả khí CO vào phòng vợ và 3 con để đầu độc khiến cả 4 nạn nhân tử vong. Sau đó, Hải đóng van, cất bình khí CO vào chỗ cũ rồi vào phòng ngủ, đóng cửa, nằm dưới chân vợ con.Đến trưa cùng ngày, mọi người mới phát hiện vợ và 3 con của Hải đã tử vong, Hải còn sống và được đưa đi cấp cứu.
Bị từ chối khi xin 10.000 đồng, thanh niên chém chết bố dượng
Đi nhậu về, giữa A Tri và cha dượng xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau. Sau đó, A Tri xin cha dượng 10.000 đồng để mua thuốc lá không được nên lấy dao rựa chém 5 nhát khiến nạn nhân tử vong.
Ngày 9/5, Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum thông tin đã đưa ra xét xử đối với A Tri (SN 2006, trú tại xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) về tội Giết người.Theo cáo trạng, chiều ngày 31/12/2023, A Tri đi uống rượu về, vào bếp ăn cơm. Tại nhà bếp, bà Y Zét (là mẹ của A Tri) đang nấu ăn, Tri có to tiếng với mẹ mình.Lúc đó, ông A Mu (bố dượng Tri) đi về và nghe tiếng cãi nhau nên đã chửi mắng A Tri. Sau đó, giữa ông A Mu và Tri tiếp tục cãi nhau.Bị cáo A Tri tại phiên tòa (Ảnh: Chí Anh).A Tri sau đó lại xin ông A Mu 10.000 đồng để mua thuốc lá nhưng cha dượng không cho. Bực tức, A Tri dùng chân đá khiến ông A Mu ngã xuống đất rồi lấy con dao rựa chém 5 nhát vào người nạn nhân.Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong. Đến khoảng 2h ngày 1/1, A Tri được cán bộ thôn đưa đến Công an xã Đăk Hring đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội của mình.Sau khi xem xét hồ sơ, chứng cứ, tài liệu có trong vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt A Tri 12 năm tù về tội Giết người.
Cựu phó phòng vật tư thỏa thuận tiền phần trăm với Việt Á lĩnh án
Sau khi Bệnh viện Ba Vì thanh toán tiền các gói thầu, Chu Vũ Nam, Phó trưởng phòng Vật tư, đã thỏa thuận tiền phần trăm ngoài hợp đồng với Công ty Việt Á và nhận được 400 triệu đồng.
Ngày 8/5, Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Ba Vì.Vụ án liên quan đến Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt.Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Chu Vũ Nam (cựu Phó trưởng phòng Vật tư Bệnh viện đa khoa Ba Vì) mức án 5 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Các bị cáo Lưu Thị Thu An (dược sĩ, Phó trưởng khoa xét nghiệm Bệnh viện đa khoa Ba Vì) lãnh 3 năm tù; Phùng Thanh Sơn (dược sĩ) 30 tháng tù, Nguyễn Thị Kim Oanh (dược sĩ) 20 tháng tù cùng về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Theo cáo trạng, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát ở Hà Nội, Bệnh viện Ba Vì được Sở Y tế Hà Nội giao nhiệm vụ xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm trong cộng đồng theo phân luồng của Sở.Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Trịnh Lâm).Sau đó, từ ngày 23/2 đến ngày 22/9/2021, Bệnh viện Ba Vì đã ký 7 hợp đồng mua sắm với Công ty Việt Á, tổng giá trị hàng hóa là hơn 5,6 tỷ đồng.Trong 7 gói thầu trên, cơ quan điều tra xác định có 2 gói thầu đấu thầu trực tiếp không qua sơ tuyển, đấu thầu qua mạng vi phạm quy định về đấu thầu.Bệnh viện Ba Vì đã thanh toán hơn 4,3 tỷ đồng cho Công ty Việt Á.Đến tháng 10/2021, ông Chu Vũ Nam liên hệ với Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á hỏi về chính sách hỗ trợ.Sau khi Bệnh viện Ba Vì thanh toán tiền các gói thầu, bị cáo Nam thỏa thuận tiền phần trăm ngoài hợp đồng với Công ty Việt Á và nhận được số tiền 400 triệu đồng.Theo cơ quan điều tra, với hành vi sai phạm trong 2 gói thầu trên, ngân sách nhà nước bị thiệt hại hơn 1,7 tỷ đồng. Bị cáo Nam đã nộp lại 400 triệu đồng.Đối với các bị cáo An, Sơn và Oanh, Công an xác định, các bị cáo đã bàn nhau tiết kiệm kít xét nghiệm bằng cách gộp 2-3 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm mà chỉ sử dụng 1 kít xét nghiệm, gây thiệt hại cho bệnh viện hơn 452 triệu đồng.
Xét xử một diễn viên "đóng vai" vụ phó, lừa tiền của nhiều người
Nguyễn Duy Hưng tự nhận là Phó vụ trưởng Vụ 1, thuộc Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao lừa đảo chạy án, chạy việc của hàng loạt người, chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng.
Ngày 8/5, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Duy Hưng (37 tuổi, trú phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 13 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cáo trạng thể hiện, qua quen biết xã hội, nhóm anh Nguyễn Đình T. (35 tuổi, ở tỉnh Quảng Nam) quen biết Nguyễn Duy Hưng. Hưng giới thiệu mình tên là Lê Minh (tên nhân vật trong một bộ phim truyền hình do Hưng thủ vai).Cùng với đó, Hưng còn giới thiệu làm ở Cục Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.Không chỉ thế, bị cáo còn tự nhận là Phó vụ trưởng Vụ 1, thuộc Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và có khả năng xin được việc làm hoặc giúp đỡ những việc liên quan đến pháp luật.Tin tưởng nên nhóm anh T. đã đưa cho Hưng hơn 1,8 tỷ đồng để nhờ xin việc, nhờ "chạy" tại ngoại… Toàn bộ số tiền này bị Hưng chiếm đoạt.Cụ thể, đầu tháng 2/2022, Hưng được một người bạn ở TPHCM nói có 2 suất ngoại giao làm lái xe thuộc một cục nghiệp vụ, Bộ Công an tại miền Nam và miền Bắc, ký hợp đồng dài hạn.Từ thông tin này, Hưng nói ai có nhu cầu xin việc sẽ giúp, chi phí khoảng 5.000 USD.Anh T. nhờ Hưng xin giúp cho cháu trai ở Quảng Nam.Hưng đồng ý, yêu cầu anh T. chuẩn bị hồ sơ xin việc và 185 triệu đồng. Bị cáo hứa hẹn sau 1-2 tháng sẽ có quyết định đi làm. Khi đó, Hưng lấy tên là Lê Minh nhưng lại cung cấp số tài khoản tên Nguyễn Duy Hưng.Hưng tại phiên xét xử.Tin tưởng Hưng nên anh T. đã chuyển số tiền trên. Sau khi nhận tiền, Hưng chuyển cho cháu ruột để nhờ thanh toán tiền mua rượu ngoại, thuốc lá, trả tiền ăn tại các nhà hàng.Tiếp tục lấy tên giả, Hưng chiếm đoạt 300 triệu đồng của anh T. khi anh này có người bạn muốn xin tại ngoại cho người thân.Chưa hết, thông qua anh T., anh Hoàng Đức Ch. nhờ Hưng xin cho vợ mình làm việc tại Hội sở Ngân hàng Vietcombank.Khi đó, vợ anh Ch. đang làm việc tại một ngân hàng nhưng sắp bị điều chuyển đi chi nhánh xa.Hưng bảo anh Ch. chuẩn bị chi phí để đi liên hệ, khoảng 500-600 triệu đồng.Ngày 11/5/2022, Hưng liên lạc với anh Ch. nói có thể xin vào làm tại nhiều bộ ngành nhưng vợ anh này vẫn nói có nguyện vọng xin vào Hội sở Vietcombank.Hưng yêu cầu bị hại chuẩn bị trước 15.000 USD để đi quan hệ, hứa hẹn sau 1 tháng vợ anh Ch. có quyết định đi làm, nếu không bị cáo sẽ trả lại tiền.Do tin tưởng nên anh Ch. chuyển 345 triệu đồng cho Hưng. Sau đó, không thấy vợ đi làm, anh Ch. thúc giục Hưng mới trả lại 85 triệu đồng.Nạn nhân thiệt hại nặng nề nhất là anh Vương Toàn C. (ở Hà Nội) bị Hưng chiếm đoạt 1 tỷ đồng khi nhờ Hưng giúp kháng nghị bản án xét xử N.M.T. về tội Tổ chức sử dụng chất ma túy.Quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tố tụng xác định, bị cáo Nguyễn Duy Hưng chiếm đoạt tổng cộng hơn 1,8 tỷ đồng của các bị hại và mới khắc phục gần 300 triệu đồng nên tiếp tục phải khắc phục số tiền hơn 1,5 tỷ đồng...
Cựu Giám đốc Trung tâm Pháp y Quảng Ngãi lĩnh hơn 4 năm tù
Bị cáo Phạm Ngọc Phượng, cựu Giám đốc Trung tâm Pháp y Quảng Ngãi, làm giả 15 kết luận giám định giúp nhiều người tạm hoãn thi hành án phạt tù.
Sáng 8/5, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã tuyên án đối với vụ án đưa, nhận hối lộ, làm giả kết quả giám định pháp y xảy ra tại Trung tâm Pháp y Quảng Ngãi.Theo đó, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tuyên phạt bị cáo Phạm Ngọc Phượng 4 năm 6 tháng tù về tội Nhận hối lộ; bị cáo Nguyễn Bá Nhật và Đỗ Văn Thương mỗi bị cáo 2 năm tù về tội Môi giới hối lộ; bị cáo Hà Trần Vũ 3 năm tù; bị cáo Mai Văn Học và Nguyễn Thành Tín mỗi bị cáo 1 năm 6 tháng tù về tội Đưa hối lộ.Bị cáo Phạm Ngọc Phượng, cựu Giám đốc Trung tâm Pháp y Quảng Ngãi (Ảnh: Quốc Triều).Theo cáo trạng, bị cáo Phạm Ngọc Phượng là giám định viên, Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Ngãi.Từ năm 2016 đến năm 2022, vì động cơ vụ lợi cá nhân, Phạm Ngọc Phượng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiều lần nhận tiền qua trung gian từ các bị cáo Nguyễn Bá Nhật, Đỗ Văn Thương để làm nhiều bản kết luận giám định pháp y về bệnh tật giả.Những bản kết luận này giúp cho các đối tượng đã bị kết án tù có đủ điều kiện được tòa án xét hoãn chấp hành án.Cụ thể, các bị cáo Hà Trần Vũ, Mai Văn Học và Nguyễn Thành Tín là các đối tượng phải chấp hành hình phạt tù của Tòa án nhân dân thành phố Quảng Ngãi và huyện Nghĩa Hành.Do muốn được hoãn chấp hành án phạt tù, các đối tượng này đã nhiều lần nhờ bị cáo Nguyễn Bá Nhật, Đỗ Văn Thương giúp đỡ.Do có mối quan hệ từ trước nên Nguyễn Bá Nhật, Đỗ Văn Thương đã liên hệ với bị cáo Phạm Ngọc Phượng làm giúp bản kết luận giám định pháp y về bệnh tật giả. Bị cáo Phượng đồng ý giúp.Bị cáo Phạm Ngọc Phượng đã làm bản kết luận giám định pháp y giả cho Hà Trần Vũ với nội dung Hà Trần Vũ bị bệnh lao phổi mãn tính, rồi yêu cầu cán bộ văn thư đưa con dấu của Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Ngãi để Phượng tự ký tên, đóng dấu. Sau việc này, bị cáo Phượng nhận từ Nguyễn Bá Nhật 10 triệu đồng.Nhờ bản kết luận này, bị cáo Hà Trần Vũ được tòa án ra quyết định được hoãn chấp hành án trong thời hạn 1 năm.Khi gần hết thời hạn được hoãn thi hành án lần đầu, bị cáo Hà Trần Vũ lại gặp Nguyễn Bá Nhật nhờ làm các bản kết luận giám định pháp y giả bị bệnh nặng để xin hoãn chấp hành án thêm 3 lần.Mỗi lần thành công, bị cáo Hà Trần Vũ đưa cho Nguyễn Bá Nhật số tiền 20 triệu đồng, Nhật đưa cho Phạm Ngọc Phượng 10 triệu đồng.Bị cáo Phạm Ngọc Phượng đã làm giả kết luận giám định cho bị cáo Mai Văn Học bị suy tim độ III cần điều trị lâu dài theo phác đồ. Kết luận này cũng do bị cáo Phượng tự ký tên, đóng dấu.Hoàn thành việc này, bị cáo Phượng nhận 20 triệu đồng từ Đỗ Văn Thương. Căn cứ bản kết luận giám định pháp y này, tòa án quyết định cho Mai Văn Học được hoãn thi hành án 1 năm.Chưa dừng lại ở đó, bị cáo Phạm Ngọc Phượng làm giả kết luận cho 3 người khác. Những người này cũng lợi dụng kết luận giả để xin hoãn thi hành án phạt tù.Cáo trạng cũng xác định, từ năm 2016 đến năm 2022, bị cáo Phượng đã làm giả 15 kết luận giám định, nhận hối lộ số tiền 97 triệu đồng.
Bán tinh dầu chứa ma túy, 7 thanh niên lĩnh án
Sau khi dùng tinh dầu, người nhà anh P. thấy có ảo giác nên anh này bèn báo công an. Vào cuộc điều tra, công an xác định trong lọ tinh dầu HempSapa có chứa tinh chất cần sa.
Ngày 7/5, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ tội của các bị cáo Lê Hữu Trí (21 tuổi), Ngô Anh Khôi (21 tuổi) và Vũ Nguyên Ân (24 tuổi) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.Ba bị cáo Trí, Khôi, Ân nằm trong đường dây mua bán tinh dầu có chứa chất ma túy bị công an triệt phá vào năm 2023.Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 3/7/2023, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) nhận được đơn trình báo của anh P. (ở quận Nam Từ Liêm) về việc ngày 28/6/2023, anh này mua một lọ tinh dầu hiệu HempSapa CBD 15% của Lục Đức Lương (26 tuổi, ở Hà Nội) để mang về cho người nhà sử dụng xoa bóp vào chỗ đau.Sau khi sử dụng tinh dầu này, người nhà anh P. có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ảo giác. Nghi ngờ bên trong sản phẩm có chứa ma túy nên anh P. đã báo công an.Cơ quan Công an đã làm việc với Lục Đức Lương. Lương thừa nhận việc bán lọ tinh dầu cho anh P. và tự nguyện giao nộp toàn bộ sản phẩm của hãng HampSapa mà Lương đang cất giữ.Kết quả điều tra cho thấy, trước đây, Lê Viết Trường (34 tuổi, trú tại TPHCM) bị các bệnh về hô hấp, tim mạch nên sử dụng các sản phẩm có chứa chất CBD (chiết xuất từ cây "gai dầu") và thấy có tác dụng tốt. Năm 2018, Trường thành lập Công ty TNHH Đầu tư CBD Group để kinh doanh các sản phẩm từ gai dầu.Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: T.N.).Đầu năm 2021, Trường chuyển trụ sở công ty vào TPHCM và trực tiếp điều hành.Chi nhánh công ty ở Hà Nội, Trường thuê Lục Đức Lương (sinh viên một trường đại học ở Hà Nội, có thành tích xuất sắc) làm quản lý.Qua tìm hiểu trên các diễn đàn về CBD, Trường biết sản phẩm của Công ty HampSapa có chứa các hoạt chất của cây gai dầu, là tinh chất cần sa với nồng độ thấp, chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Song do hám lợi, Trường vẫn mua về bán. Quá trình bán tinh chất dầu này, anh ta liên hệ với Công ty HempSapa do Phạm Quang Anh (41 tuổi, ở Hà Nội) làm giám đốc để nhập hàng về bán kiếm lời.Trường trực tiếp giao dịch, mua bán sản phẩm với Phạm Quang Anh.Khi cần nhập hàng, Trường sẽ thông báo qua Telegram cho Quang Anh, sau đó Quang Anh sẽ gửi hàng đến Hà Nội cho Lục Đức Lương.Hàng nhận được, Lương dùng phân phối đến cửa hàng chính ở TPHCM, tới các cửa hàng bán lẻ và qua mạng.Theo bản án sơ thẩm, quá trình bán các sản phẩm có chứa ma túy nêu trên, Trường đã thuê một số người quảng cáo cho sản phẩm, gồm Vương Quang Tú (27 tuổi), Lê Hữu Trí, Ngô Anh Khôi, Vũ Nguyên Ân.Cơ quan điều tra xác định, mẫu vật đã thu giữ của Lê Viết Trường có 8/16 mẫu có ma túy. Trường là người chỉ đạo công ty nên phải chịu cả mẫu có ma túy của Lục Đức Lương cộng lạiTòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt Lê Viết Trường 9 năm tù; Lục Đức Lương 7 năm tù; Phạm Thanh Hoa 2 năm tù; Trần Vũ Nguyên Ân 7 năm tù; Ngô Anh Khôi 7 năm 6 tháng tù; Lê Hữu Trí 6 năm tù; Vương Quang Tú 7 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy.Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm hôm nay quyết định giảm án cho bị cáo Khôi, Ân, Trí mỗi người 2 năm tù.Theo đó, Ngô Anh Khôi nhận án 5 năm 6 tháng tù, Vũ Nguyên Ân lĩnh án 5 năm tù, Lê Hữu Trí 4 năm tù cùng về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Kẻ rủ người tình, người cho con ruột tham gia vào xưởng in tiền giả
7 bị cáo trong đường dây sản xuất tiền giả của "ông trùm" Trần Văn Miên có Duyên là người tình của Miên. Thương được Miên thuê làm việc và được sự đồng ý của mẹ là bị cáo Hằng.
Ngày 7/5, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt bị cáo Trần Văn Miên (36 tuổi, trú Cà Mau) mức án chung thân về tội Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Người này được xác định có vai trò cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả.Giúp sức cho Miên gồm 6 bị cáo: Nguyễn Thị Cẩm Duyên (36 tuổi) bị tuyên phạt 18 năm tù, Nguyễn Như Phú (53 tuổi) 20 năm tù, Huỳnh Hoàng Thương (19 tuổi) 12 năm tù, Huỳnh Thị Thúy Hằng (48 tuổi) 14 năm tù cùng về tội Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả.Các bị cáo tại phiên xét xử (Ảnh: Trạng Chi).Với tội Tàng trữ, lưu hành tiền giả, bị cáo Đoàn Văn Dương (35 tuổi) bị tuyên phạt 14 năm tù và Hồ Văn Tiện (36 tuổi), cùng trú Quảng Nam 7 năm tù.Theo cáo trạng, Miên quen biết và sống như vợ chồng với Duyên tại nhà trọ ở TPHCM. Còn Phú không có việc làm nên Miên và Duyên cho ở chung để phụ giúp việc nhà.Do không có tiền tiêu xài, Miên nảy sinh ý định làm tiền giả để bán. Miên đến các chợ mua máy móc, thiết bị về làm thử nhưng sản phẩm bị lỗi. Tháng 1/2021, Miên mua thêm máy móc phục vụ làm tiền giả nhưng chất lượng sản phẩm không đạt nên mang đi đốt hết.Khi chuyển chỗ ở mới, Miên tiếp tục mua thêm máy móc làm tiền giả. Lúc này sản phẩm làm ra đã hoàn thiện nên Miên mang đi lưu hành bên ngoài. Bị cáo Duyên, Phú biết Miên làm tiền giả và giúp làm các công việc vặt.Tổng cộng số tiền giả Miên đã làm ra và mang đi lưu hành là khoảng 200 triệu đồng.Tháng 9/2022, nhóm này tiếp tục chuyển chỗ ở. Miên lắp đặt các máy móc thiết bị đã mua trước đó, rủ Phú tham gia và thuê Thương làm tiền giả. Thương hỏi ý kiến của mẹ là bà Hằng, được đồng ý và dùng xe chở con trai đến nhà Miên để làm việc.Về quá trình làm tiền giả, Miên sử dụng máy tính in phôi tiền giả trên giấy A4 (mỗi tờ in được 4 hình tiền mệnh giá 500.000 đồng) đưa cho Phú, Thương đục lỗ, dùng máy cán ép ni lông vào các tờ tiền.Tiếp đó, các đối tượng bỏ tiền vào khuôn cắt thành các tờ tiền riêng lẻ. Nhóm này đánh bóng các tờ tiền, dùng máy để dập số 500.000 đồng vào phần ni lông trong suốt trên tờ tiền giả. Mỗi tuần, cả nhóm làm khoảng 1-2 lần, mỗi lần làm khoảng 200-300 tờ tiền giả.Miên đăng quảng cáo bán tiền giả trên mạng xã hội. Miên bán cho Dương 172 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng. Dương rủ Hồ Văn Tiện đi tiêu thụ ở Quảng Nam, Đà Nẵng.Nhóm này bị cáo buộc làm giả 1.300 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng (tương đương 900 triệu đồng) và 388 tờ A4 in hình tiền mệnh giá 500.000 đồng (tương đương 777,5 triệu đồng).
Xét xử Giám đốc Trung tâm Pháp y nhận hối lộ, làm giả 15 kết quả giám định
Bị cáo Phạm Ngọc Phượng, cựu Giám đốc Trung tâm Pháp y Quảng Ngãi, được xác định nhận tiền, quà để làm giả 15 kết luận giám định pháp y.
Ngày 7/5, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đưa ra xét xử vụ án môi giới, đưa và nhận hối lộ để làm giả kết quả giám định pháp y. Bị cáo Phạm Ngọc Phượng, cựu Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Ngãi, bị truy tố tội Nhận hối lộ; bị cáo Đỗ Văn Thương, Nguyễn Bá Nhật bị truy tố tội Môi giới hối lộ; bị cáo Nguyễn Thành Tín, Mai Văn Học, Hà Trần Vũ bị truy tố tội Đưa hối lộ.Quang cảnh phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Quốc).Theo cáo trạng, từ năm 2016 đến năm 2022, bị cáo Phạm Ngọc Phượng đã nhận tiền, quà để làm giả 15 kết luận giám định pháp y.Những kết luận giả này giúp các đối tượng bị kết án có đủ điều kiện được tòa án xét hoãn chấp hành án phạt tù.Đến năm 2022, tòa án phát hiện một kết luận được bị cáo Phạm Ngọc Phượng làm giả.Theo đó, Nguyễn Thành Tín là người phải chấp hành hình phạt 9 tháng tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản. Từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022, Tín được Tòa án nhân dân thành phố Quảng Ngãi cho hoãn chấp hành án với lý do là lao động duy nhất trong gia đình.Khoảng đầu tháng 9/2022, Nguyễn Thành Tín nhờ Đỗ Văn Thương giúp xin được hoãn thi hành án lần 2. Thương đồng ý và trao đổi với Phạm Ngọc Phượng để làm giả bản kết luận giám định pháp y. Bị cáo Phạm Ngọc Phượng nhận lời.Sau đó, Phượng tự làm bản kết luận giám định pháp y với kết luận Nguyễn Thành Tín bị "suy thận mạn tính độ IV cần điều trị tích cực và lâu dài theo phác đồ".Kết luận này được Đỗ Văn Thương nhận chuyển cho Tín. Sau đó, Thương yêu cầu Tín đưa tổng cộng 24 triệu đồng để chuyển cho bị cáo Phạm Ngọc Phượng. Nhận tiền, bị cáo Thương đưa cho Phượng 20 triệu đồng, hưởng lợi số tiền 4 triệu đồng.Sau khi nhận được bản kết luận giám định pháp y về bệnh tật nêu trên, Nguyễn Thành Tín đã nộp cho Tòa án nhân dân thành phố Quảng Ngãi.Căn cứ vào bản kết luận giám định này, tòa án quyết định cho Nguyễn Thành Tín được hoãn thi hành án từ ngày 8/11/2022 đến khi sức khỏe được hồi phục.Để tránh việc bị kiểm tra phát hiện hồ sơ giám định giả, Phạm Ngọc Phượng yêu cầu Tín viết bổ sung đơn xin giám định. Tiếp đó, bị cáo Phượng làm giả thêm bản kết luận giám định để lưu hồ sơ.Để có hồ sơ thể hiện tình trạng bệnh của Nguyễn Thành Tín, bị cáo Phượng đưa cháu của mình đang bị suy thận độ IV đi khám bệnh.Tại bệnh viện, bị cáo Phượng đã khai tên cháu mình thành tên Nguyễn Thành Tín để lấy hồ sơ khám bệnh đưa vào hồ sơ lưu trữ.Đầu tháng 6/2023, tòa án phát hiện bản kết luận giám định pháp y về bệnh tật của Nguyễn Thành Tín là giả nên hủy quyết định hoãn thi hành án phạt tù đối với Tín.Với cách làm kết quả giám định "khống" như trên, bị cáo Phạm Ngọc Phượng đã giúp nhiều bị cáo bị tuyên án phạt tù được hoãn thi hành án. Đổi lại, bị cáo Phạm Ngọc Phượng nhận hàng chục triệu đồng tiền "cảm ơn".Chiều 7/5, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục xét hỏi các bị cáo.
Bắn 3 phát súng chỉ thiên để hù dọa nhóm đòi nợ bạn gái
Tức giận vì thấy bạn gái bị đòi nợ, Đông đem khẩu súng quân dụng mua trên mạng, bắn chỉ thiên 3 phát làm nhóm người bỏ chạy tán loạn.
Ngày 7/5, TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa hình sự xét xử bị cáo và tuyên Trần Hoàng Đông (30 tuổi) 5 năm tù về tội Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.Bị cáo Trần Hoàng Đông (Ảnh: CTV).Theo cáo trạng, tháng 4/2023, Đông mua 1 khẩu súng và 4 viên đạn, loại súng rulo có ổ quay với giá 4,5 triệu đồng trên Facebook.Mua xong, Đông mang súng, đạn ra ruộng bắn thử 1 phát, sau đó đem vũ khí cất trong nhà. Ngày 28/8/2023, có 4 người mang theo kiếm, dao tự chế tìm bạn gái Đông đòi nợ. Tới nhà Đông, nhóm người trên la hét, kêu Đông ra nói chuyện.Đông tức giận, cầm súng bắn 3 phát trên trời làm cho nhóm đòi nợ bỏ chạy.Đến ngày 12/9/2023, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Bình Tân mời Đông làm việc, đối tượng đã giao nộp khẩu súng trên.Kết quả giám định của Phân viện Kỹ thuật hình sự tại TPHCM cho biết khẩu súng Đông sử dụng là loại vũ khí thuộc nhóm vũ khí quân dụng.Xét thấy hành vi của bị cáo Đông là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến chính sách quản lý của Nhà nước về vũ khí quân dụng nên Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Hoàng Đông mức án trên. 
Hoãn phiên xử nhóm người bịt mặt vây bắt "con nợ" ở Hà Nội
Anh Nguyễn Văn H. cầm của Phạm Văn Kiên 200 triệu đồng chưa trả nên Kiên rủ nhóm bạn đeo khẩu trang, cầm các đoạn mía đứng ở các ngả đường khu vực chùa Văn Điển (Hà Nội) để vây bắt "con nợ".
Ngày 6/5, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa bị cáo Phạm Văn Kiên (42 tuổi), Bùi Xuân Thành (34 tuổi) và 10 người khác đều ở huyện Thanh Trì, Hà Nội ra xét xử về các tội Cướp tài sản và Bắt, giữ người trái pháp luật.Tuy nhiên, phiên tòa phải tạm hoãn do vắng mặt bị hại.Cáo trạng thể hiện, anh Nguyễn Văn H. (39 tuổi, ở Hà Giang) cầm của bị cáo Kiên 200 triệu đồng. Sau đó, Kiên đòi nhưng anh H. chưa trả.Tối 3/2/2023, Kiên rủ nhóm bạn cùng gặp nhau tại quán cà phê ở huyện Thanh Trì để bàn việc đánh anh H. đòi lại 200 triệu đồng.Tại đây, Kiên nhờ nhóm bạn cùng đi tìm đánh anh H. để đòi tiền. Cả nhóm đeo khẩu trang để tránh bị nhận diện, cầm theo các đoạn mía để làm hung khí rồi đi tìm anh H.Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: X.A).Khi đến khu vực chùa Văn Điển (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì), cả nhóm chia nhau các đoạn mía rồi đứng ở các ngả đường chờ anh H.Thấy anh H. xuất hiện, Kiên hô to để báo cho cả nhóm biết, cùng đuổi theo anh này.Đuổi kịp anh H., nhóm của Kiên đè anh này xuống đất, xông vào dùng đoạn mía đánh liên tục vào người.Chưa dừng lại, cả nhóm còn ép anh H. lên ô tô đưa về nhà Kiên ở xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.Trên đường đi, anh H. tiếp tục bị đánh đập đòi tiền. Đến nhà Kiên, anh H. bị Kiên tát, chửi.Nạn nhân quỳ xuống xin lỗi và nói sẽ trả lại tiền,Kiên lấy giấy bút, đọc cho anh H. viết giấy nhận nợ với nội dung anh H. đã nhận 200 triệu đồng của Kiên, hẹn đến 2/2/2023 sẽ trả lại. Sau đó, Kiên giữ giấy nhận nợ rồi thả anh H. ra về.Tối 3/2/2023, thấy nhóm Kiên đánh anh H. gây mất trật tự, người dân sinh sống tại khu vực xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì đã đến công an xã trình báo.Những ngày sau, các bị cáo lần lượt bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì bắt tạm giam để điều tra.
Hai chủ doanh nghiệp mua bán trái phép hơn 43 tấn thuốc nổ
Vì muốn đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy điện Nước Chè, 2 chủ doanh nghiệp là Hồ Sỹ Thái và Nguyễn Chương cấu kết mua bán trái phép hơn 43 tấn thuốc nổ cùng dây nổ, kíp nổ.
Ngày 6/5, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên tòa xét xử Hồ Sỹ Thái (51 tuổi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hoàng Nhi) và Nguyễn Chương (53 tuổi, Phó giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV Hoàn Thiện) về tội Mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vật liệu nổ.Theo cáo trạng, năm 2018, Công ty TNHH Hoàng Nhi nhận thi công công trình thủy điện Nước Chè tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam.Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Anh Vương).Vì không có giấy phép mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ tại công trình thủy điện Nước Chè nên Công ty TNHH Hoàng Nhi ký 2 hợp đồng với Công ty TNHH MTV Hoàn Thiện.Giấy phép do ngành chức năng cấp nêu rõ: "Tuyệt đối không được bán hoặc giao lại cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào khác tàng trữ, sử dụng số vật liệu nổ đã mua theo giấy phép".Thời gian đầu, Công ty TNHH MTV Hoàn Thiện thực hiện theo hợp đồng. Từ đầu năm 2020, công ty này không đủ nhân công, máy móc để nổ mìn phá đá.Vì muốn đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình thủy điện Nước Chè đi vào vận hành, trả nợ vay ngân hàng, tháng 6/2020, Hồ Sỹ Thái bàn bạc với Nguyễn Chương mua trái phép vật liệu nổ của Công ty TNHH MTV Hoàn Thiện để cho công nhân của Công ty TNHH Hoàng Nhi do mình làm chủ sử dụng.Để đối phó cơ quan chức năng kiểm tra, Chương cử cán bộ của mình có chứng chỉ nổ mìn, tham gia với Công ty TNHH Hoàng Nhi để sử dụng vật liệu nổ.Tháng 8/2020, lực lượng chức năng bắt quả tang công nhân của Công ty TNHH Hoàng Nhi đang xuất kho 600kg thuốc nổ, 61 kíp nổ và 700m dây nổ mang đi sử dụng tại kênh dẫn nước thuộc dự án thủy điện Nước Chè.Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định 2 chủ doanh nghiệp là Hồ Sỹ Thái và Nguyễn Chương đã mua bán, sử dụng hơn 43 tấn thuốc nổ, hơn 48.000m dây nổ, hơn 44.000 kíp nổ.Qua xem xét hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử quyết định tuyên bị cáo Hồ Sỹ Thái 8,5 năm tù giam, bị cáo Nguyễn Chương 8,5 năm tù giam cùng về tội Mua bán, sử dụng trái phép vật liệu nổ.Ngoài ra, các bị cáo khác của Công ty TNHH Hoàng Nhi bị tuyên mức án từ 3,5 năm đến 7 năm tù giam cùng về tội Sử dụng trái phép vật liệu nổ.
Thua lỗ cổ phiếu, giám đốc phòng giao dịch ngân hàng lừa 3,5 tỷ đồng
Trong thời gian làm giám đốc phòng giao dịch ngân hàng Kiên Long, Duy nói dối mình có cho vay đáo hạn. Đối tượng lừa 8 người, chiếm đoạt 3,5 tỷ đồng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.
Ngày 6/5, TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm và tuyên bị cáo Nguyễn Minh Khánh Duy (40 tuổi) 15 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Bị cáo Nguyễn Minh Khánh Duy (Ảnh: CTV).Theo cáo trạng, khi còn giữ chức Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Kiên Long huyện Trà Ôn, Duy đầu tư cổ phiếu nhưng bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán.Để có tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân, từ tháng 9 đến tháng 12/2022, Duy nói dối  cần tiền đáo hạn ngân hàng cho mình và cho người khác vay đáo hạn, thời gian vay 1-5 ngày, lãi suất từ 2.000 đến 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày.Với thủ đoạn trên, Duy đã lừa 8 người và chiếm đoạt số tiền trên 3,5 tỷ đồng.Từ các chứng cứ trên cũng như quá trình khai nhận tại tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Khánh Duy 15 năm tù giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời buộc bồi thường số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại.
Lộ tội trốn đi nước ngoài vì mâu thuẫn ăn chia ở Malaysia
Khi đánh bắt thủy sản ở Malaysia, Phạm Văn Nghệ xảy ra mâu thuẫn với người thuê mình nên đã đưa tàu cá nhập cảnh trái phép về Việt Nam.
Ngày 6/5, TAND huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Nghệ (53 tuổi, quê tỉnh Bến Tre) 2 năm tù về tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.Bị cáo Phạm Văn Nghệ tại phiên tòa (Ảnh: CTV).Theo cáo trạng, khoảng đầu năm 2023, thông qua người quen, Nghệ quen với Nguyễn Thùy Trang đang sinh sống ở Malaysia.Trang liên hệ Nghệ tìm thuê người sang Malaysia đánh bắt thủy sản cho mình. Từ ngày 18/1/2023 đến 6/2/2023, Trang chuyển cho Nghệ hàng chục triệu đồng để lo chi các chi phí.Ngày 9/2/2023, Nghệ tổ chức cho 2 người trong nhóm điều khiển tàu cá KG-94137-TS (do Trang mua trước đó) trốn sang Malaysia. 4 ngày sau, Nghệ và 5 người khác xuất cảnh qua Malaysia bằng đường hàng không.Khi ở Malaysia, Trang chỉ đạo nhóm của Nghệ sơn sửa lại tàu cá KG-94137-TS thành tàu cá PAF4860 để đi đánh bắt thủy sản ở vùng biển Malaysia. Trong quá trình đánh bắt và ăn chia không như 2 bên đã hứa hẹn nên giữa Trang và Nghệ xảy ra mâu thuẫn.Ngày 24/4/2023, Nghệ điều khiển tàu cá PAF4860 đưa cả nhóm nhập cảnh trái phép về vùng biển Việt Nam. Khi tàu cá còn cách cửa biển Sông Đốc khoảng 4 hải lý thì máy bị hỏng nên Nghệ neo đậu lại.Đến khoảng 3h30 ngày 2/5/2023, lực lượng Đồn biên phòng Sông Đốc tuần tra phát hiện tàu cá và đưa nhóm của Nghệ về đồn lập biên bản. Sau đó, vụ việc được chuyển sang Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cà Mau xử lý.
Sắp xét xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long
Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác sẽ hầu tòa phúc thẩm vào ngày 15/5 tới.
Theo dự kiến, ngày 15/5 tới đây, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ xét xử phúc thẩm đối với 11 bị cáo và 3 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo trong "đại án" Việt Á.Trong đó, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế; Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.Bị cáo Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng giám đốc Công ty Việt Á kháng cáo với nội dung đề nghị xem xét, đánh giá lại đúng bản chất của vụ án và tội danh đối với bị cáo.Ngoài ra còn có các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gồm: Trịnh Thanh Hùng, cựu Vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế; Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương…3 người kháng cáo xin hưởng án treo là Ngụy Thị Hậu, cựu Phó trưởng phòng Tài chính kế toán, CDC tỉnh Bắc Giang; Trần Thị Hồng, nhân viên Việt Á; Lê Hồng Xuyên, cựu nhân viên CDC tỉnh Bình Dương.Công ty Việt Á kháng cáo đề nghị không tịch thu sung công quỹ số tiền được xác định là hưởng lợi bất chính từ việc bán kit xét nghiệm cho các tổ chức, cá nhân không liên quan vụ án.Công ty này cũng yêu cầu các tổ chức mua kit xét nghiệm mà không qua thủ tục đấu thầu phải thanh toán tiền cho doanh nghiệp theo như hợp đồng đã ký kết.Bị cáo Nguyễn Thanh Long tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: Phương Nguyễn).Mẹ và vợ của Phan Quốc Việt cùng kháng cáo đề nghị hủy bỏ kê biên phong tỏa 54 sổ tiết kiệm, tổng cộng 432 tỷ đồng đứng tên họ, bị cấp sơ thẩm đánh giá là tài sản có được từ việc bán kit test xét nghiệm của Việt Á.Phiên phúc thẩm dự kiến diễn ra trong 3 ngày.Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào tháng 1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Long 18 năm tù về tội Nhận hối lộ; Phan Quốc Việt bị tuyên phạt tổng cộng 29 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ; Trịnh Thanh Hùng 14 năm tù về tội Nhận hối lộ...Theo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hà Nội, khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ cùng Bộ KHCN giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit test, sau đó chiếm đoạt, biến kit test thành sản phẩm của công ty để sản xuất, tiêu thụ, Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng để Việt Á được Bộ KH&CN phê duyệt tham gia, phối hợp với Học viện Quân y thực hiện đề tài.Sau đó, Phan Quốc Việt đề nghị Nguyễn Văn Trịnh, Nguyễn Thanh Long,... can thiệp, tác động, chỉ đạo để Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test Covid-19.Khi Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 kit test cho Bộ Y tế, Phan Quốc Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/kit test không có căn cứ.Theo cáo buộc, Việt Á sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá nguyên liệu đầu vào rồi bán, tặng, ứng trước hơn 8,3 triệu kit test cho các đơn vị, cơ sở y tế trên khắp cả nước; được thanh toán hơn 4,5 triệu kit test với tổng giá trị hơn 2.257 tỷ đồng.Hành vi của Việt và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó Nhà nước thiệt hại hơn 402 tỷ đồng tại 19 tỉnh, thành khi mua kit test đã bị nâng khống giá.Trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm, Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ tổng cộng hơn 106 tỷ đồng cho các cựu quan chức. Trong đó, ông Nguyễn Thanh Long được biếu 2,25 triệu USD.
Chủ mưu nhóm cán bộ đăng kiểm nhận hối lộ ở Đồng Tháp lĩnh 29 năm tù
Là chủ mưu trong vụ nhận hối lộ 2,4 tỷ đồng để bỏ qua lỗi đăng kiểm của hơn 5.200 phương tiện ở Đồng Tháp, Trần Lập Nghĩa bị tòa tuyên phạt 29 năm tù và phạt bổ sung 40 triệu đồng.
Ngày 3/5, TAND tỉnh Đồng Tháp kết thúc phiên xét xử, tuyên án các bị cáo trong vụ nhận hối lộ tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 66-02D (Trung tâm). Phiên xét xử bắt đầu từ ngày 23/4.Bị cáo Nghĩa (mặc áo trắng ở góc phải) cùng các đồng phạm đứng nghe tuyên án (Ảnh: CTV).Bị cáo chủ mưu trong vụ án là Trần Lập Nghĩa (48 tuổi, ngụ TPHCM) bị tuyên phạt tổng 29 năm tù với 2 tội danh Nhận hối lộ và Giả mạo trong công tác. Đồng thời Nghĩa bị buộc nộp lại 600 triệu đồng thu lợi bất chính và bị phạt bổ sung 40 triệu đồng.Bị cáo Nguyễn Thành Nguyễn (34 tuổi), Giám đốc Trung tâm bị tuyên phạt tổng 22 năm tù với 2 tội danh tương tự.Các bị cáo khác là nhân viên Trung tâm gồm Trần Thanh Nhã (51 tuổi) và Trần Thị Ngọc Dung (55 tuổi) bị tuyên phạt 15 năm tù, Lê Minh Nhí (29 tuổi) và Kim Thị Huỳnh Duy (25 tuổi) bị tuyên phạt 2 năm tù về tội nhận hối lộ.Trước đó, phiên tòa xét xử nhóm bị cáo trên được mở ngày 25/3, nhưng bị hoãn do bị cáo Nghĩa vắng mặt.Theo cáo trạng, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 66-02D trực thuộc Công ty TNHH MTV Đức Khôi. Trung tâm do Nghĩa làm chủ đầu tư, quản lý và điều hành.Trung tâm đi vào hoạt động ngày 8/2/2022, đến ngày 14/10 cùng năm thì bị lực lượng chức năng ập vào bắt quả tang các đăng kiểm viên đang có hành vi nhận hối lộ để bỏ qua lỗi của các phương tiện.Công an xác định, trước khi Trung tâm hoạt động, Nghĩa đã họp nhân viên và đưa ra chủ trương thu tiền để bỏ qua lỗi khi kiểm định phương tiện. Khi phát hiện phương tiện có lỗi, Nghĩa cùng nhân viên sẽ trao đổi qua nhóm trò chuyện để thống nhất giá tiền nhận hối lộ.Theo kết quả điều tra, nhóm bị cáo có 2 cách gợi ý chủ phương tiện đưa hối lộ.Cách thứ nhất, sau quá trình kiểm định, Nhã sẽ viết lỗi của phương tiện vào "phiếu sửa chữa". Chủ phương tiện cầm phiếu đến gặp Dung nhận báo giá, nộp tiền để được bỏ qua lỗi.Cách thứ hai, chủ xe đưa xe đến kiểm định và tự giác thông báo lỗi cho Dung, nhận báo giá và nộp tiền để được bỏ qua lỗi. Sau khi nhận tiền, Dung sẽ thông báo để đăng kiểm viên bỏ qua lỗi cho phương tiện.Tùy mức lỗi, nhóm đối tượng thu của chủ xe 0,2-1,5 triệu đồng cho mỗi lần đăng kiểm.Kết quả điều tra xác định, chỉ trong mấy tháng hoạt động, Trung tâm đã bỏ qua lỗi cho hơn 5.200 xe, nhận hối lộ hơn 2,4 tỷ đồng. Toàn bộ tiền nhận hối lộ đều được chuyển vào tài khoản của Nghĩa, nhóm bị cáo còn lại chỉ làm việc để nhận lương tháng.Cũng theo cáo trạng, do Trung tâm không đủ đăng kiểm viên theo quy định, Nghĩa đã chỉ đạo Nguyễn lập khống các hợp đồng lao động để đạt tiêu chuẩn nhân sự. Nghĩa cũng chỉ đạo Nguyễn lập hồ sơ phương tiện, kiểm định, in Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định sai quy định.Tại tòa, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Nhóm học sinh ở Hà Nội truy sát 2 người tử vong vì mâu thuẫn giao thông
Bị bạn tạt đầu xe, Khánh nhắn tin cho "đối thủ" thách thức, hẹn đánh nhau. Hậu quả vụ việc khiến 2 nam sinh Dương Trung T. và Nguyễn Anh M. tử vong.
Ngày 2/5, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (18 tuổi) 18 năm tù, Nguyễn Hải Đăng (16 tuổi) 11 năm tù và Nguyễn Ngọc Thắng (17 tuổi, đều trú ở quận Long Biên, Hà Nội) 10 năm tù, cùng về tội Giết người.Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Quốc Khánh và Dương Trung T. cùng là học sinh trường THPT V.X. (Long Biên, Hà Nội) nên quen biết nhau.Trưa 18/3/2023, Khánh điều khiển xe máy đi trên đường bị T. đi phía sau vượt lên, tạt đầu.Bực tức, Khánh nhắn tin thách thức, hẹn đánh nhau với T. vào ngày hôm sau, tại khu vực Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.Hẹn xong, Khánh nhờ bạn thông báo với nhóm bạn học của mình hôm sau đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.Trưa 19/3/2023, Khánh gọi điện cho Nguyễn Ngọc Thắng đến đón. Thắng chở thêm Nguyễn Hải Đăng đến chỗ Khánh. Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Nam Phương).Một lúc sau, những thiếu niên khác trong nhóm của Khánh lần lượt có mặt. Khánh nói cho mọi người biết việc mình hẹn đánh nhau với T.Lúc này, một người trong nhóm lấy dao trong cốp xe ra. Nhận dao, Đăng giấu vào người rồi đứng nói chuyện với mọi người.Khi nhóm Khánh đến điểm hẹn để đánh nhau với T. thì không thấy đối phương đâu nên nhắn tin hỏi. Bực tức về việc T. hẹn nhưng không đến, Khánh quay về. Trên đường về, Khánh nhận được tin nhắn báo vị trí do T. gửi. Do đó, Khánh thông báo với mọi người, rồi kéo nhau đến chỗ T.Khi đến khu vực trước cổng trường THCS Long Biên, Khánh nhìn thấy nhóm T. đi theo hướng ngược lại ở làn đường đối diện. Khi đó, T. đang chở bạn là Nguyễn Anh M.Thấy vậy, nhóm của Khánh đuổi theo, áp sát, ép xe của T. vào lề đường. Quá trình đuổi theo, ép xe của T., Thắng dùng chân đạp xe đối phương nhưng không trúng.Ngồi phía sau xe Thắng, Đăng vung dao, chém nhiều nhát vào người T. Do xe đang chạy với tốc độ cao, bị áp sát và bị chém nên T. mất lái, va chạm với hộp kỹ thuật bằng sắt trên vỉa hè khiến T. và Nguyễn Anh M. ngã xuống đường, bị thương nặng và tử vong.Quá trình điều tra cho thấy, ngoài các bị cáo trong vụ án này, có 2 học sinh trong nhóm Khánh có hành vi chèn ép xe của T., chém Nguyễn Anh M. nhưng do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên cơ quan chức năng lập hồ sơ, đưa cả hai vào trường giáo dưỡng để quản lý, giáo dục.
Tuyên án nhóm đối tượng liên tục nổ súng đe dọa "đối thủ"
Sau va chạm giao thông Hải đánh anh Mạnh bị thương nên anh này trình báo công an. Hải sau đó đề nghị hòa giải nhưng không được nên đã rủ bạn trả thù, nổ súng đe dọa để nạn nhân lo sợ phải rút đơn tố.
Ngày 26/4, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hải (35 tuổi) mức án 10 năm tù; Nguyễn Tiến Luật (33 tuổi, cùng trú huyện Thạch Thất, Hà Nội) mức án 8 năm tù đều về tội Giết người.Cáo trạng thể hiện, ngày 6/5/2023, do mâu thuẫn giao thông nên Hải và chị Vương Thị P. (34 tuổi, trú huyện Thạch Thất), anh Vương Văn M. (26 tuổi, em trai chị P.) xảy ra xô xát.Lúc đó, Hải đánh anh M. bị thương tích nên anh này trình báo Công an huyện Thạch Thất.Quá trình cơ quan chức năng giải quyết việc trên, Hải nhiều lần đề nghị được hòa giải nhưng anh M. không đồng ý. Do đó, Hải bực tức, nảy sinh ý định đánh chị em M. để trả thù.Đêm 30/5/2023, Hải gọi điện rủ bạn là Luật đi bắn trộm mèo bằng súng tự chế. Cả hai chở nhau bằng xe máy, Hải ngồi sau, mang theo khẩu súng tự chế cùng 15 viên đạn chì.Các bị cáo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Tiến Luật tại phiên tòa (Ảnh: Minh Lam).Hải chỉ đường cho Luật đi về phía quán karaoke của anh M. với ý định nổ súng vào quán đe dọa nạn nhân sợ, phải hòa giải, rút đơn tố giác.Khi đến gần quán karaoke của anh M., Luật lái xe chậm còn Hải cầm súng bắn làm cửa cuốn của quán bị thủng một lỗ.Lúc này, quản lý quán là anh Nguyễn Văn Đ. đang ngồi trong, nghe tiếng súng nổ đã mở cửa kiểm tra rồi thông báo cho anh M. về giải quyết.Về phía Hải, sau khi bắn xong đã giải thích với Luật về chuyện có mâu thuẫn với chị em M. Sau đó, Hải bảo Luật lái xe về nhà trọ của chị P. với ý định tiếp tục dùng súng bắn vào nhà chị này để gây sức ép buộc anh M. rút đơn.Khi hai đối tượng đi đến nhà chị P., Hải đã 2 lần nổ súng. Thời điểm này, bên trong nhà có chị P. và một người bạn.Chưa dừng lại tại đây, Hải tiếp tục quay lại quán anh M., hướng nòng súng về phía cửa quán bắn 2 phát.Nghe thấy tiếng súng nổ, anh M. sợ bỏ chạy vào trong nhà, kéo cửa cuốn xuống và gọi điện trình báo công an.Ngày hôm sau, Hải và Luật đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội của mình.Theo cáo buộc, hành vi chế tạo, tàng trữ súng hơi cồn tự chế có tính năng, tác dụng tương tự súng săn của Hải vi phạm quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.Cơ quan điều tra chuyển tài liệu liên quan đến Công an huyện Thạch Thất để xử phạt vi phạm hành chính.Trước đó, Hải đã nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi đánh nhau gây thương tích, xâm hại sức khỏe người khác, từng có 2 tiền án về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản, Trộm cắp tài sản.Còn bị cáo Luật từng bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đôi vợ chồng đánh gãy 2 tay nam shipper lĩnh án tù
Dù bị đánh gãy 2 tay, anh Lâm Anh Đạt vẫn xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho cặp vợ chồng đã đánh mình.
Ngày 26/4, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Đình Nhạt (SN 1979) và vợ là bị cáo Nguyễn Thị Thủy (xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa). Cả hai vợ chồng bị truy tố về tội Giết người.Theo cáo trạng, khoảng 11h ngày 17/2/2023, anh Lâm Anh Đạt là nhân viên giao hàng đến nhà Trương Đình Nhạt để giao 2 cây hoa đỗ quyên với tổng chi phí 230.000 đồng.Quang cảnh phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Quân).Tuy nhiên, Nhạt cho rằng đã thống nhất với cửa hàng bán hoa chỉ trả tổng chi phí 200.000 đồng. Thấy vậy, anh Lâm Anh Đạt dùng điện thoại di động gọi cho cửa hàng bán hoa để Nhạt nói chuyện nhưng người này không đồng ý nhận hàng.Sau đó, giữa anh Đạt và Nhạt có lời qua tiếng lại. Nhạt dùng chân đá trúng mũ bảo hiểm của anh Đạt dẫn tới xô xát.Trong lúc xô xát, Nhạt dùng tay đánh vào vùng mũi anh Đạt, còn anh Đạt giữ Nhạt và ép vào hàng rào. Lúc này, Nhạt gọi vợ là Nguyễn Thị Thủy từ trong nhà ra hỗ trợ.Thủy lấy ghế bằng kim loại chạy đến đánh vào người anh Đạt. Bị Thủy đánh, anh Đạt giật ghế đánh lại rồi dùng tay giữ cổ áo của Thủy.Thấy vậy, Nhạt lấy túyp sắt cạnh đó đánh liên tiếp vào người anh Đạt. Thủy một tay ôm chân anh Đạt, tay còn lại kéo cổng không cho anh Đạt đi. Nhạt dùng túyp sắt tiếp tục đánh, đâm anh Đạt nhiều lần.Bị đánh, anh Đạt cố sức chạy sang nhà gần đó lẩn trốn. Khi anh Đạt đến lấy xe tiếp tục bị Nhạt đánh nhưng may mắn được mọi người can ngăn. Sự việc được anh Đạt trình báo công an.Theo kết luận giám định, anh đạt bị gãy 2 tay với tỷ lệ tổn thương cơ thể 24%.Tại phiên tòa, nạn nhân Lâm Anh Đạt đã xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho vợ chồng Nhạt. Về phần dân sự, sau khi gia đình Nhạt đến nhà thăm và bồi thường 100 triệu đồng, anh Đạt cũng bãi nại yêu cầu về phần dân sự.Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trương Đình Nhạt 9 năm tù, Nguyễn Thị Thủy 3 năm tù.
Miễn hình phạt cho 4 bị cáo ở CDC Tiền Giang nhận "hoa hồng" của Việt Á
Bốn bị cáo nhận "hoa hồng" hơn 2 tỷ đồng của Việt Á nhưng xét thấy quá trình điều tra và tại tòa, cả 4 đã thành khẩn khai báo, tự nguyện nộp lại số tiền trên, nên hội đồng xét xử tuyên miễn hình phạt.
Chiều 25/4, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên miễn hình phạt cho các bị cáo Nguyễn Ngọc Chơn, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang, Võ Thanh Bình (nguyên trưởng khoa xét nghiệm CDC), Triệu Vương Tuyền (cán bộ dược sĩ) và Đặng Minh Uy (nhân viên khoa xét nghiệm), về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Các bị cáo Uy, Tuyền, Bình và Chơn (từ trái qua phải) tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: CTV).Hội đồng xét xử nhận định quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện nộp lại số tiền "hoa hồng" đã nhận.Các bị cáo cũng được đánh giá từng có thành tích xuất sắc trong công tác và trong phòng chống dịch Covid-19, phạm tội lần đầu, gia đình có công với cách mạng.Với những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như trên, hội đồng xét xử đã tuyên miễn hình phạt cho cả 4 bị cáo.Về phần trách nhiệm dân sự, số tiền thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 7 tỷ đồng đã được giải quyết tại bản án hình sự sơ thẩm số 29 ngày 12/1/2024 của TAND TP Hà Nội, nên hội đồng xét xử không xem xét.Đồng thời tòa tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền hơn 2 tỷ đồng các bị cáo nhận của Công ty Việt Á.Theo cáo trạng, từ tháng 6 đến tháng 9/2021, dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bùng phát và diễn biến phức tạp. CDC Tiền Giang được giao bổ sung kinh phí số tiền hơn 31 tỷ đồng để thực hiện công tác phòng, chống dịch, mua sắm thiết bị, hóa chất để triển khai xét nghiệm.Với vai trò Giám đốc CDC Tiền Giang, ông Chơn đã chỉ đạo các cán bộ CDC Tiền Giang lập thủ tục xin tạm ứng trước kit xét nghiệm Covid-19, sau đó lập thủ tục hợp thức toàn bộ hồ sơ thầu nhằm mục đích cho Công ty cổ phần thương mại - sản xuất và dịch vụ Việt Á (gọi tắt Công ty Việt Á) trúng thầu, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 7 tỷ đồng.Theo đó, tổng số tiền CDC thanh toán mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á sản xuất là hơn 11 tỷ đồng. Sau khi CDC Tiền Giang thanh toán tiền gói thầu, bản thân ông Chơn, Bình, Tuyền và Uy không thỏa thuận trước, nhưng được Công ty Việt Á chi "hoa hồng" ngoài hợp đồng tổng số tiền trên 2 tỷ đồng.
Nhóm học sinh ở Hà Nội truy sát 2 người tử vong vì mâu thuẫn giao thông
Bị bạn tạt đầu xe, Khánh nhắn tin cho "đối thủ" thách thức, hẹn đánh nhau. Hậu quả vụ việc khiến 2 nam sinh Dương Trung T. và Nguyễn Anh M. tử vong.
Ngày 2/5, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (18 tuổi) 18 năm tù, Nguyễn Hải Đăng (16 tuổi) 11 năm tù và Nguyễn Ngọc Thắng (17 tuổi, đều trú ở quận Long Biên, Hà Nội) 10 năm tù, cùng về tội Giết người.Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Quốc Khánh và Dương Trung T. cùng là học sinh trường THPT V.X. (Long Biên, Hà Nội) nên quen biết nhau.Trưa 18/3/2023, Khánh điều khiển xe máy đi trên đường bị T. đi phía sau vượt lên, tạt đầu.Bực tức, Khánh nhắn tin thách thức, hẹn đánh nhau với T. vào ngày hôm sau, tại khu vực Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.Hẹn xong, Khánh nhờ bạn thông báo với nhóm bạn học của mình hôm sau đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.Trưa 19/3/2023, Khánh gọi điện cho Nguyễn Ngọc Thắng đến đón. Thắng chở thêm Nguyễn Hải Đăng đến chỗ Khánh. Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Nam Phương).Một lúc sau, những thiếu niên khác trong nhóm của Khánh lần lượt có mặt. Khánh nói cho mọi người biết việc mình hẹn đánh nhau với T.Lúc này, một người trong nhóm lấy dao trong cốp xe ra. Nhận dao, Đăng giấu vào người rồi đứng nói chuyện với mọi người.Khi nhóm Khánh đến điểm hẹn để đánh nhau với T. thì không thấy đối phương đâu nên nhắn tin hỏi. Bực tức về việc T. hẹn nhưng không đến, Khánh quay về. Trên đường về, Khánh nhận được tin nhắn báo vị trí do T. gửi. Do đó, Khánh thông báo với mọi người, rồi kéo nhau đến chỗ T.Khi đến khu vực trước cổng trường THCS Long Biên, Khánh nhìn thấy nhóm T. đi theo hướng ngược lại ở làn đường đối diện. Khi đó, T. đang chở bạn là Nguyễn Anh M.Thấy vậy, nhóm của Khánh đuổi theo, áp sát, ép xe của T. vào lề đường. Quá trình đuổi theo, ép xe của T., Thắng dùng chân đạp xe đối phương nhưng không trúng.Ngồi phía sau xe Thắng, Đăng vung dao, chém nhiều nhát vào người T. Do xe đang chạy với tốc độ cao, bị áp sát và bị chém nên T. mất lái, va chạm với hộp kỹ thuật bằng sắt trên vỉa hè khiến T. và Nguyễn Anh M. ngã xuống đường, bị thương nặng và tử vong.Quá trình điều tra cho thấy, ngoài các bị cáo trong vụ án này, có 2 học sinh trong nhóm Khánh có hành vi chèn ép xe của T., chém Nguyễn Anh M. nhưng do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên cơ quan chức năng lập hồ sơ, đưa cả hai vào trường giáo dưỡng để quản lý, giáo dục.
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
Sau phiên tòa sơ thẩm, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 2/5, Tòa án nhân dân TP Hà Nội cho biết đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.Bên cạnh đó, tòa án cũng nhận được đơn kháng cáo của một số bị hại yêu cầu tăng hình phạt đối với các bị cáo và yêu cầu được tính lãi suất trên số tiền mà họ bị chiếm đoạt.Trước đó, vào chiều 27/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cùng tội danh trên, bị cáo Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hoàng Minh lĩnh án 36 tháng tù.Đối với 13 bị cáo còn lại lĩnh án từ 18 tháng tù treo đến 24 tháng tù.Ông Đỗ Anh Dũng tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: Nguyễn Hải).Trong quá trình diễn ra phiên xét xử sơ thẩm vào trung tuần tháng 3 vừa qua, ông Đỗ Anh Dũng khai lý do phát hành trái phiếu do năm 2021 Tân Hoàng Minh cần nhiều vốn hơn nên bị cáo đã bàn bạc với con trai về việc huy động vốn từ nhà tài trợ, không chỉ từ vốn ngân hàng.Do đó, ông Dũng bảo con trai Đỗ Hoàng Việt tìm thêm một kênh huy động vốn. Việt đề xuất kênh trái phiếu. Đối với việc chạy dòng tiền để phát hành trái phiếu, Chủ tịch Tân Hoàng Minh thừa nhận có sai phạm và với chức vụ là người đứng đầu, bị cáo nhận trách nhiệm của bản thân.Tuy nhiên, bị cáo khẳng định, khi phát hành trái phiếu, trong thâm tâm chưa bao giờ có ý nghĩ chiếm đoạt tiền của người mua.Với những khoản tiền lãi của các hợp đồng đến hạn trước khi bị bắt, bị cáo xin nhận trách nhiệm trả số tiền này.Với khoản lãi sau khi bị bắt, bị cáo cho biết tuân thủ theo quyết định của HĐXX.Cáo trạng thể hiện, tháng 6/2021, Tân Hoàng Minh có vay nợ lớn, các dự án chưa thể triển khai và thêm ảnh hưởng của Covid-19 nên khó khăn về tài chính. Tập đoàn này có dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỷ đồng.Vào tháng 1/2022, Tân Hoàng Minh tăng dư nợ lên gần 20.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ đến từ 8 gói trái phiếu đã phát hành năm 2021.Các bị cáo thống nhất Tân Hoàng Minh sẽ không trực tiếp đứng ra phát hành trái phiếu do có nhiều công ty con, không thể kiểm toán kịp thời.Thay vào đó, 3 công ty con thuộc tập đoàn sẽ tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông.Các công ty con này sau đó mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng. Qua đây, Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỷ đồng.Số tiền huy động được, Chủ tịch Tân Hoàng Minh và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu.Cơ quan tố tụng cáo buộc 15 bị cáo trong vụ án đã chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng và hiện số tiền này đã được giao nộp để hoàn trả cho các bị hại.
Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia
Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.
Theo dự kiến, ngày 10/5 tới, TAND Cấp cao tại TPHCM sẽ xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản và chia tài sản chung sau ly hôn giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Đức An (62 tuổi, Việt kiều Mỹ) và bị đơn bà Phạm Thị Ngọc Thúy (44 tuổi, cựu siêu mẫu Ngọc Thúy).Phiên tòa phúc thẩm được mở do có kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn, không đồng ý với một phần bản án sơ thẩm.Cựu người mẫu Ngọc Thúy tại tòa sơ thẩm (Ảnh: Tiến Dũng).Theo đó, siêu mẫu Ngọc Thúy cho rằng 5 căn biệt thự tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) là tài sản chung được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân của mình và ông Nguyễn Đức An. Việc cấp sơ thẩm không chấp nhận phản tố của bị đơn là chưa phù hợp.Từ đó, bà Thúy đề nghị TAND Cấp cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm, xác định khối tài sản trên là của chung và chia đôi.Với phần vốn góp tại Công ty TNHH Thương mại địa ốc trang trí nội thất Bình Minh, Ngọc Thúy nói mình là giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Do đó, để đảm bảo tính ổn định trong các hoạt động của công ty, bà yêu cầu tòa án giải quyết chia tài sản là toàn bộ vốn góp trong Công ty TNHH Thương mại địa ốc trang trí nội thất Bình Minh theo hướng bản thân bà được nhận tài sản và sẽ thanh toán cho ông An giá trị là 43,5 tỷ đồng (tương đương 50%).Về phía đại gia Đức An kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, không đồng ý với việc tòa chia đôi tài sản tranh chấp với bị đơn.Tháng 11 năm ngoái, TAND TPHCM đã tuyên án vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản và chia tài sản chung sau ly hôn giữa ông Nguyễn Đức An và bà Phạm Thị Ngọc Thúy sau hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm. HĐXX sơ thẩm tuyên chia đôi giá trị hàng loạt tài sản cho ông An và bà Thúy, gồm: 5 căn hộ tại tòa nhà Avalon, 4 căn hộ tại tòa nhà Sailing (quận 1); căn biệt thự ở quận Bình Thạnh, Công ty TNHH thương mại địa ốc trang trí nội thất Bình Minh; 31% cổ phần tại Công ty cảng Sao Mai…Theo hồ sơ vụ án, ông An và Thúy kết hôn tại Mỹ vào năm 2006, có 2 con chung. Đến tháng 3/2008, vợ chồng họ ly hôn tại tòa án bang California, Mỹ.Hai năm sau ông An gửi đơn kiện đến TAND TPHCM, yêu cầu vợ cũ trả lại 39 loại tài sản mua tại Việt Nam.Nguyên đơn cũng cho biết, sau khi ly hôn tại Mỹ, Tòa thượng thẩm bang California ghi nhận sự thỏa thuận của đương sự, quyết định ngoài các tài sản riêng được hai bên thừa nhận, Ngọc Thúy phải chuyển các tài sản đang sở hữu tại Việt Nam vào công ty chung để giao cho các con khi đủ 18 tuổi.Do Ngọc Thúy không thực hiện phán quyết trên nên ông tiếp tục yêu cầu tòa buộc vợ cũ phải giao lại toàn bộ tài sản cho các con.
Nam sinh thuê căn hộ cao cấp ở TPHCM để đánh bạc
Theo cáo buộc, Nguyễn Viết Anh Quân thuê căn hộ cao cấp tại quận 4 (TPHCM) rồi tổ chức cho các đối tượng khác tham gia đánh bạc.
Ngày 26/4, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Viết Anh Quân (23 tuổi, ngụ TPHCM) 2 năm tù về tội Đánh bạc; Trịnh Quốc Khải (34 tuổi) lĩnh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Gá bạc.Cùng về tội Đánh bạc, hai bị cáo Lê Kim Khánh, Lê Thị Hoài Vi (2 người chia bài) bị tuyên lần lượt 1 năm tù và 1 năm 6 tháng tù; 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 3 năm tù giam.Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Xuân Duy).Ngoài ra, các bị cáo còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền 10-30 triệu đồng.Nhóm sinh viên đánh bạc hầu hết đang theo học tại các trường đại học có tiếng tại TPHCM.Tại tòa, tất cả các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội, bị cáo Quân ân hận vì đã tổ chức đánh bạc khiến nhiều bị cáo khác cùng bị khởi tố trong vụ án. Các bị cáo là sinh viên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm quay trở lại học tập.Theo cáo trạng, Nguyễn Viết Anh Quân và Trịnh Quốc Khải là bạn bè từ năm 2022. Khải sinh sống tại một căn hộ cao cấp trên đường Bến Vân Đồn, phường 1, quận 4, TPHCM.Trong thời gian sinh sống tại căn hộ, Khải đã trang bị sẵn bàn poker dạng xếp, bài tây và phỉnh trong phòng ngủ bên phải để sử dụng khi cần. Đến khoảng giữa tháng 6/2023, Quân hỏi Khải thuê lại căn hộ trên theo ngày với số tiền 2 triệu đồng/1 ngày để tổ chức đánh bài poker bằng hình thức quy đổi điểm phỉnh thành tiền.Để phục vụ cho hoạt động đánh bạc trên, Quân thuê Lê Kim Khánh (29 tuổi) và Lê Thị Hoài Vi (27 tuổi) chia bài nhưng không trả lương mà cho hưởng tiền "boa" của người đánh bạc thắng cược. Trung bình một tuần Quân thuê căn hộ của Khải để tổ chức đánh bạc 1-2 lần và trực tiếp thu tiền xâu từ người đánh bạc.Người đến chơi sẽ gặp Quân để đổi phỉnh. Trước khi tham gia, người đánh bạc phải đối phỉnh ít nhất 5.000 điểm (tương đương 5 triệu đồng).Trong thời gian tổ chức đánh bạc, Quân thuê căn hộ của Khải 7 lần, trung bình Quân thu tiền xâu 5-6 triệu đồng/1 lần tổ chức đánh. Khánh và Vi được thuê chia bài nhận trung bình từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/1 buổi chia bài.Tối 6/9/2023 khi Nguyễn Viết Anh Quân, Lê Kim Khánh, Lê Thị Hoài Vi đang tổ chức cho 9 người đánh bạc đã bị công an bắt quả tang.Số phỉnh lực lượng thu giữ trên bàn là 96.170 điểm, tương đương 96,17 triệu đồng.Theo cáo trạng, Khải đã cho Quân thuê căn hộ 7 lần để tổ chức đánh bạc, hưởng lợi 14 triệu đồng. Quân tổ chức đánh bạc để thu tiền xâu và hưởng lợi 40 triệu đồng. Khánh chia bài được hưởng lợi 10 triệu đồng, Vi chia bài hưởng lợi 4,7 triệu đồng.Đối với ông T.Q.P. và bà N.T.L.T. là chủ sở hữu của căn hộ và là cha, mẹ ruột của bị cáo Trịnh Quốc Khải, cơ quan tố tụng xác định 2 người này mua tài sản trên cho con. Khải cho Quân thuê lại căn hộ trên để tổ chức đánh bạc nhưng bố mẹ không biết nên cơ quan điều tra không xử lý họ.
Tuyên án nhóm đối tượng liên tục nổ súng đe dọa "đối thủ"
Sau va chạm giao thông Hải đánh anh Mạnh bị thương nên anh này trình báo công an. Hải sau đó đề nghị hòa giải nhưng không được nên đã rủ bạn trả thù, nổ súng đe dọa để nạn nhân lo sợ phải rút đơn tố.
Ngày 26/4, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hải (35 tuổi) mức án 10 năm tù; Nguyễn Tiến Luật (33 tuổi, cùng trú huyện Thạch Thất, Hà Nội) mức án 8 năm tù đều về tội Giết người.Cáo trạng thể hiện, ngày 6/5/2023, do mâu thuẫn giao thông nên Hải và chị Vương Thị P. (34 tuổi, trú huyện Thạch Thất), anh Vương Văn M. (26 tuổi, em trai chị P.) xảy ra xô xát.Lúc đó, Hải đánh anh M. bị thương tích nên anh này trình báo Công an huyện Thạch Thất.Quá trình cơ quan chức năng giải quyết việc trên, Hải nhiều lần đề nghị được hòa giải nhưng anh M. không đồng ý. Do đó, Hải bực tức, nảy sinh ý định đánh chị em M. để trả thù.Đêm 30/5/2023, Hải gọi điện rủ bạn là Luật đi bắn trộm mèo bằng súng tự chế. Cả hai chở nhau bằng xe máy, Hải ngồi sau, mang theo khẩu súng tự chế cùng 15 viên đạn chì.Các bị cáo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Tiến Luật tại phiên tòa (Ảnh: Minh Lam).Hải chỉ đường cho Luật đi về phía quán karaoke của anh M. với ý định nổ súng vào quán đe dọa nạn nhân sợ, phải hòa giải, rút đơn tố giác.Khi đến gần quán karaoke của anh M., Luật lái xe chậm còn Hải cầm súng bắn làm cửa cuốn của quán bị thủng một lỗ.Lúc này, quản lý quán là anh Nguyễn Văn Đ. đang ngồi trong, nghe tiếng súng nổ đã mở cửa kiểm tra rồi thông báo cho anh M. về giải quyết.Về phía Hải, sau khi bắn xong đã giải thích với Luật về chuyện có mâu thuẫn với chị em M. Sau đó, Hải bảo Luật lái xe về nhà trọ của chị P. với ý định tiếp tục dùng súng bắn vào nhà chị này để gây sức ép buộc anh M. rút đơn.Khi hai đối tượng đi đến nhà chị P., Hải đã 2 lần nổ súng. Thời điểm này, bên trong nhà có chị P. và một người bạn.Chưa dừng lại tại đây, Hải tiếp tục quay lại quán anh M., hướng nòng súng về phía cửa quán bắn 2 phát.Nghe thấy tiếng súng nổ, anh M. sợ bỏ chạy vào trong nhà, kéo cửa cuốn xuống và gọi điện trình báo công an.Ngày hôm sau, Hải và Luật đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội của mình.Theo cáo buộc, hành vi chế tạo, tàng trữ súng hơi cồn tự chế có tính năng, tác dụng tương tự súng săn của Hải vi phạm quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.Cơ quan điều tra chuyển tài liệu liên quan đến Công an huyện Thạch Thất để xử phạt vi phạm hành chính.Trước đó, Hải đã nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi đánh nhau gây thương tích, xâm hại sức khỏe người khác, từng có 2 tiền án về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản, Trộm cắp tài sản.Còn bị cáo Luật từng bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuyên án 3 "ông trùm" cho vay nặng lãi người Trung Quốc
Sau 2 ngày xét xử, tối 24/4, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tuyên án đường dây cho vay lãi nặng do 3 "ông trùm" người Trung Quốc cầm đầu với số tiền giao dịch lên đến 20.000 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Lu Wang (SN 1987) 21 tháng tù giam về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và 11 năm tù giam về tội Rửa tiền.Bị cáo Wu Jian Chao (SN 1982) lĩnh 15 tháng tù giam về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và 10 năm tù giam về tội Rửa tiền.Bị cáo Li Xiao Hu (SN 1983) lĩnh 18 tháng tù giam về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Anh Vương).Đây là đường dây cho vay lãi nặng lớn nhất tỉnh Quảng Nam từ trước đến nay với tổng số tiền lên đến hơn 20.000 tỷ đồng.Ngoài 3 bị cáo người Trung Quốc cầm đầu còn có 37 bị cáo người Việt Nam với vai trò đồng phạm, giúp sức.Theo cáo trạng, năm 2018, Lu Wang, Li Xiao Hu, Wu Jian Chao và nhiều đối tượng quốc tịch Trung Quốc khác (đã xuất cảnh khỏi Việt Nam) đến Việt Nam để tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng thông qua các ứng dụng trên điện thoại di động hoặc các trang mạng do bọn chúng tạo ra.Để điều hành đường dây, nhóm đối tượng chủ mưu người Trung Quốc thuê và chỉ đạo Nguyễn Chánh Thiên (SN 1993, trú TPHCM) thu mua nhiều công ty hoạt động trên lĩnh vực cầm đồ, sau đó nhờ Lý Xương Bành (SN 1995), Phạm Xuân Trường (SN 1995), Lý Ngọc Ngân (SN 1999, cùng trú TPHCM) đứng tên hoạt động tín dụng đen.Nhóm người Trung Quốc chỉ đạo nhóm người Việt tuyển nhiều nhân viên cho các công ty "ma" và lập nhóm Zalo để tiến hành công việc nhắc nợ, thu hồi nợ cho các công ty cho vay thông qua các ứng dụng.Chu kỳ áp dụng cho mỗi gói vay là 7 ngày với lãi suất 38-45% (tương ứng lãi suất 1.981-2.346%/năm). Đến kỳ hạn con nợ phải trả đủ số tiền vay, nếu trễ hạn mỗi ngày sẽ tính lãi thêm 8-10%.Trong quá trình thu hồi nợ, nhân viên có lời lẽ đe dọa, vu khống, xúc phạm, bôi nhọ danh dự của các khách hàng vay tiền và sử dụng hình ảnh cắt ghép; hình ảnh căn cước công dân mặt trước của khách hàng; hình ảnh có nội dung đồi trụy… để khách hàng vay tiền lo sợ và thanh toán các khoản vay.Ngoài ra, Thiên câu kết với Cao Văn Trung (SN 1987, trú thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam), Trần Văn Lượng (SN 1988, trú TPHCM) làm việc trong các công ty trung gian để ký kết các hợp đồng thu hộ, chi hộ tiền vay trái với quy định của pháp luật nhằm che giấu hành vi phạm tội.Các đối tượng sử dụng hàng ngàn tài khoản ngân hàng để luân chuyển dòng tiền qua lại nhằm mục đích rửa tiền, sau đó chuyển tiền trái phép ra khỏi lãnh thổ Việt Nam bằng "tiền ảo" trên sàn giao dịch Binance và kênh chuyển tiền bất hợp pháp.Qua điều tra xác định, từ năm 2018 đến tháng 7/2023, các đối tượng đã cho vay lãi nặng với tổng số tiền lên đến hơn 20.000 tỷ đồng, tổ chức rửa tiền và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam với số tiền hơn 5.000 tỷ đồng.Ngoài tuyên án 3 "ông trùm" người Trung Quốc, đối với các bị cáo còn lại là nhân viên của các công ty "ma", Hội đồng xét xử xem xét hành vi phạm tội, tuyên từ 9 tháng đến 18 tháng tù giam, 1 bị cáo được hưởng 9 tháng tù treo.Trong giai đoạn 2, các cơ quan tố tụng đang hoàn tất hồ sơ đưa ra xét xử vụ án này với 70 bị cáo liên quan.
Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng
Làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật để chiếm đoạt của 4 người số tiền gần 20 tỷ đồng.
Ngày 23/4, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phạm Tiểu My (35 tuổi, trú thành phố Tuy Hòa, Phú Yên) án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Về dân sự, tòa buộc Nguyễn Phạm Tiểu My phải bồi thường cho 4 bị hại gần 20 tỷ đồng đã chiếm đoạt.Bị cáo Nguyễn Phạm Tiểu My tại tòa (Ảnh: Thế Minh).Theo hồ sơ vụ án, My vay mượn tiền của nhiều người để kinh doanh, đến tháng 1/2020, do làm ăn thua lỗ My mất khả năng thanh toán.Để có tiền trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật, như có người thân quen biết cán bộ làm tín dụng tại các ngân hàng, có danh sách người cần đáo hạn, nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Sau đó, My vay tiền của người sau trả cho người trước; trả lãi đúng hạn nên rất nhiều người tin tưởng giao số tiền lớn cho nữ đối tượng vay.Từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2021, 4 bị hại đã cho My vay gần 20 tỷ đồng.Trong đó, người cho vay nhiều nhất là gần 9 tỷ đồng, thấp nhất gần 3 tỷ đồng.Sau khi vay được tiền, My không làm đáo hạn ngân hàng mà sử dụng trả nợ và tiêu xài cá nhân.Khi đến hạn do không có tiền trả nên My bỏ trốn vào TPHCM, đến ngày 28/9/2023 thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên bắt giữ.
Lĩnh án tù vì xịt sơn, đập phá ô tô "giúp" người khác
Hai người đàn ông ở Đà Nẵng nhận lời xịt sơn, đập phá ô tô của người khác để nhận 20 triệu đồng, nhưng khi thực hiện xong chỉ nhận được 10 triệu đồng.
Ngày 23/4, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.Theo cáo trạng, ngày 9/9/2023, Nhật nhận được cuộc gọi từ chị Nguyệt (46 tuổi, trú Hoa Kỳ) kể về việc mình có mâu thuẫn với chị Lê (34 tuổi, trú quận Sơn Trà).Cụ thể, Nguyệt có quan hệ tình cảm với chồng chị Lê nhưng bị chị này phát hiện và nhắn tin chửi bới.Bị cáo Nhật (phải) và Nam tại phiên xét xử (Ảnh: Trạng Chi).Nguyệt nhờ Nhật đi đập phá ô tô của chị Lê để trả thù và Nhật đồng ý, yêu cầu trả tiền thù lao. Nguyệt gửi hình ảnh ô tô, biển số và chỉ vị trí đỗ xe của chị Lê qua tin nhắn cho Nhật.Biết được vị trí xe, Nhật đi mua 2 bình xịt sơn đem về nhà cất. Nhật gọi điện thoại rủ Nam đi cùng.Rạng sáng 17/9/2023, Nhật chạy xe máy chở Nam, mang 2 bình xịt sơn đến vị trí ô tô của chị Lệ đỗ ở gần ngã ba đường Hồ Sỹ Tân - Hoa Lư (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) xịt sơn lên ô tô rồi bỏ về.Nhật gọi điện cho Nguyệt thông báo vừa xịt sơn lên ô tô, nhưng chị này không đồng ý mà yêu cầu Nhật phải đập phá xe, đồng thời hứa sẽ cho Nhật và Nam mỗi người 10 triệu đồng khi xong việc.Nhật đồng ý, lấy cây búa đưa cho Nam. Cả hai quay lại đập vỡ kính chắn gió phía sau, kính lái và kính hai bên cửa ô tô. Cùng lúc đó, Nhật dùng điện thoại gọi cho chị Nguyệt để chứng kiến sự việc.        Khi xong việc, Nguyệt đưa Nhật 10 triệu đồng và xin nợ số tiền còn lại. Số tiền này, Nhật chia cho Nam 5 triệu đồng. Hội đồng định giá xác định về giá trị tài sản bị hư hỏng của ô tô là hơn 64 triệu đồng.Tại tòa, Nhật khai có mối quan hệ họ hàng với Nguyệt. Lúc đầu, Nhật nghĩ xịt sơn lên xe đã là phá nhưng không ngờ Nguyệt không chấp nhập nên mới tiếp tục thực hiện lần hai.
Tòa bác kháng cáo kêu oan của mẹ nữ sinh giao gà
HĐXX đánh giá tại phiên tòa không có tài liệu, chứng cứ mới, lời khai của bị cáo Hùng, Công, Toán đã được ghi nhận tại bản án sơ thẩm nên bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Trần Thị Hiền.
Sau gần một ngày xét xử, chiều 22/4, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tuyên án phúc thẩm đối với bị cáo Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại dịp Tết 2019) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.Trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội cho rằng bản án sơ thẩm tuyên không phù hợp, cần chấp nhận bản kháng cáo của bà Trần Thị Hiền, trả hồ sơ điều tra lại.Tuy nhiên HĐXX đánh giá, tại phiên tòa, các bị cáo Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng, Vì Văn Toán, Vì Thị Thu đã thay đổi lời khai.Tuy nhiên, xét thấy tại phiên tòa 27/11/2019, các bị án đều khai nhận hành vi phạm tội, động cơ mục đích phạm tội một cách tự nguyện. Tại phiên tòa hôm nay, Phạm Văn Nhiệm và Bùi Văn Công đều xác định việc làm đơn tố giác hành vi mua 4 viên hồng phiến của Vì Thị Thu là khách quan, không bị ép buộc. Từ tố giác của Công, Nhiệm, cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi mua bán 2 bánh heroin của Vì Thị Thu...Tại lời khai ban đầu, trong đó có lời khai với sự tham gia của Viện Kiểm sát, người bào chữa, các bị án trong vụ án sát hại Cao Mỹ Duyên đều khai có việc bàn bạc với Vì Văn Toán về việc bắt cóc Trần Thị Hiền. Song do bà Hiền là người quản lý tài chính nên các bị án chuyển sang bắt cóc Cao Mỹ Duyên.Lời khai này của các bị cáo hoàn toàn khách quan, đã được ghi nhận tại bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm và bản án đó đang có hiệu lực.Vì vậy, các bị cáo thay đổi lời khai trong phiên tòa năm 2022 và phiên tòa phúc thẩm hôm nay là không có căn cứ, không được HĐXX chấp nhận; tại phiên tòa hôm nay không có tài liệu, chứng cứ nào mới.Từ những phân tích trên, HĐXX không chấp nhận bản kháng cáo của bị cáo Trần Thị Hiền, giữ nguyên bản án sơ thẩm năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, xử phạt bị cáo Hiền 20 năm tù về tội Mua bán chất ma túy. Bị cáo Trần Thị Hiền tại phiên tòa phúc thẩm chiều 22/4 (Ảnh: Nguyễn Hải).Trước đó, tại phần xét hỏi, bị cáo Trần Thị Hiền khẳng định giữ nguyên lời khai tại phiên tòa sơ thẩm về việc không có mối liên hệ nào với bị cáo Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng, không có việc đặt mua 2 bánh heroin và nợ tiền.
Bị chửi sau cuộc nhậu, chồng chém "vợ hờ" tử vong
Thấy chồng đi nhậu về, chị H.M. lớn tiếng chửi và dùng thắt lưng đánh anh này. Tức giận, người chồng dùng dao chém trúng đầu khiến vợ tử vong.
Ngày 22/4, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Rơ Ô Thiên (SN 1999, trú tại xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa, Gia Lai) 16 năm tù về tội Giết người.Theo cáo trạng, năm 2022, Rơ Ô Thiên và chị Rcom H'M. (SN 1985, trú tại xã Ia Dreh, huyện Krông) sống chung với nhau như vợ chồng.Trưa 26/9/2023, Thiên cùng chị H'M. và một số người bạn ngồi uống rượu tại nhà bà Rơ Ô H'K. (mẹ ruột Thiên).Bị cáo Rơ Ô Thiên tại phiên xét xử (Ảnh: Chí Anh).Trong lúc ngồi uống rượu, giữa Thiên và chị H'M. xảy ra mâu thuẫn cãi nhau về việc nghe nhạc trên điện thoại di động. Thấy vợ uống say, nói nhiều nên Thiên đã đi đến nhà một người bạn gần đó uống rượu tiếp.Sau đó Thiên đi nhậu về lại nghe chị H'M. lớn tiếng chửi, dùng thắt lưng đánh vào người nên giữa hai bên tiếp tục xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc tức giận, Thiên đã cầm dao chém trúng đầu chị H'M. khiến nạn nhân bất tỉnh.Thấy vợ nằm bất tỉnh dưới đất, máu chảy ra nhiều nhưng Thiên đã bỏ đi vào bếp cất dao. Nghe tiếng la lớn, hàng xóm đã đưa chị H'M. đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
Tòa tuyên người dân thắng kiện, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam kháng cáo bản án
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tuyên một người dân thắng kiện Chủ tịch UBND huyện Núi Thành và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam có đơn kháng cáo.
Theo đơn khởi kiện của ông Hoàng Thế Phiệt (SN 1980, trú thôn Xuân Ngọc, xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, Quảng Nam), ngày 31/12/2010, UBND huyện Núi Thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với diện tích 25.491m2 tại thôn Xuân Ngọc 2, xã Tam Anh Nam, loại đất rừng sản xuất, cho cha mẹ ông là Hoàng Hải Phong và bà Võ Thị Liễu là không đúng nguồn gốc sử dụng đất, không đúng trình tự thủ tục…Ông Hoàng Thế Phiệt cho rằng, trên diện tích được cấp sổ đỏ có nguồn gốc từ việc khai hoang của cha mẹ ông từ sau năm 1975 đến 1979 để làm ruộng lúa nước khoảng 1.700m2; trồng hoa màu và cây hàng năm khoảng 1.532m2, cây lâu năm khoảng 7.762m2; đào ao nuôi cá khoảng 1.021m2 và nhà trại với tổng diện tích khoảng 12.488m2 (phần đất ở dưới thấp).Tòa án tuyên người dân thắng kiện, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kháng cáo (Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Quảng Nam).Ngoài ra, một phần diện tích của thửa đất khoảng 13.357m2 (phần đất trên đồi) là đất được khai hoang lại theo chủ trương xây dựng kinh tế mới của nhà nước vào năm 1989 của cha mẹ ông Phiệt, mảnh đất này liền kề với mảnh đất 12.488m2 nêu trên.Do đó, ông Hoàng Thế Phiệt yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam hủy công văn của UBND huyện Núi Thành về việc có ý kiến đối với nội dung đề nghị thẩm tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.Hủy quyết định của Chủ tịch UBND huyện Núi Thành về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu) của ông Phiệt. Hủy quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc giải quyết khiếu nại của ông Phiệt (lần 2).Ngoài ra, ông Hoàng Thế Phiệt còn yêu cầu tòa án buộc UBND huyện Núi Thành thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BH 595616 ngày 31/12/2010 cấp cho ông Hoàng Hoài Phong và bà Võ Thị Liễu đối với thửa đất số 1386, tờ bản đồ số 2, diện tích 25.491m2, tại thôn Xuân Ngọc 2, xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, Quảng Nam.Trong vụ việc này, Chủ tịch UBND huyện Núi Thành và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam là "đối tượng bị kiện".Ngày 3/4, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Chủ tọa phiên tòa là bà Lê Thị Anh Đào.Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam, Hội đồng xét xử tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Thế Phiệt.Hội đồng xét xử tuyên hủy công văn của UBND huyện Núi Thành; hủy quyết định của Chủ tịch UBND huyện Núi Thành và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc giải quyết khiếu nại của ông Hoàng Thế Phiệt; buộc UBND huyện Núi Thành thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 1386, tờ bản đồ số 02, diện tích 25.491m2 tại thôn Xuân Ngọc 2, xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành.Trong đơn kháng cáo, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng việc Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên chấp nhận toàn bộ nội dung yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Thế Phiệt; trong đó có nội dung hủy quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam là không đảm bảo quy định của pháp luật.Ngoài ra, hiện nay thửa đất số 1386, tờ bản đồ số 2, diện tích 25.491m2 mà ông Hoàng Thế Phiệt đang khiếu kiện nằm trong phạm vi ảnh hưởng khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Thaco - Chu Lai (giai đoạn 2, 322ha), UBND huyện Núi Thành đã ban hành thông báo về việc thu hồi đất để thực hiện dự án.Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên chấp nhận toàn bộ nội dung yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Thế Phiệt; trong đó có nội dung buộc UBND huyện Núi Thành thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BH595616 ngày 31/12/2010 cấp cho ông Hoàng Hoài Phong và bà Võ Thị Liễu đối với thửa đất số 1386, tờ bản đồ số 2, diện tích 25.491m2, thôn Xuân Ngọc, xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành gây phức tạp tình hình, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kháng cáo đối với vụ án hành chính sơ thẩm do ông Hoàng Thế Phiệt khởi kiện.
Lái ô tô đâm vào 2 người bạn để trả thù do thua đánh bạc
Sau khi thua đánh bạc, Trường lái xe Fortuner tông vào nhóm người đang đi xe máy khiến 2 nạn nhân nhập viện.
Ngày 22/4, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt Phạm Xuân Trường (35 tuổi, trú xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) 10 năm tù về tội Giết người.Theo cáo trạng, khoảng 10h30 ngày 4/9/2023, sau khi tham dự đám giỗ tại nhà bạn, Trường cùng anh Nguyễn Văn Thành (47 tuổi, trú xã Xuân Mỹ) và một số người bạn rủ nhau đánh bài ăn tiền. Trường thua cả ba ván.Phạm Xuân Trường tại phiên tòa (Ảnh: Văn Nguyễn).Trường và anh Lê Văn Thống (41 tuổi) xảy ra mâu thuẫn, định lao vào ẩu đả nhưng được can ngăn. Anh Thống sau đó được anh Thành dùng xe máy chở về nhà.Cho rằng bị anh Thống đe dọa, sau khi về nhà, Trường lái ô tô Fortuner tìm gặp để trả thù. Thấy con đã uống rượu và rời khỏi nhà trong trạng thái bực tức, ông Toàn (60 tuổi, bố Trường) lên ngồi bên ghế phụ để khuyên can con nhưng bất thành.Đến 13h30 cùng ngày, Trường lái xe đến thôn Thịnh Mỹ, xã Xuân Mỹ, thấy có 4 xe máy chạy cùng chiều, trong đó có xe chở anh Thống và Thành. Trường đạp ga cho ô tô chạy nhanh khoảng 60km/h tiến lại gần.Lúc này, ông Toàn ngồi bên nói "dừng lại", Trường đáp lại "đâm hết" rồi tông thẳng ô tô vào xe máy chở anh Thống và Thành khiến cả người và xe ngã xuống đường.Chiếc ô tô liên quan vụ án (Ảnh: Văn Nguyễn).Sau đó, Trường lái xe rời khỏi hiện trường. Hai nạn nhân được đưa tới bệnh viện cấp cứu. Anh Thống bị chấn thương sọ não, tổn hại sức khỏe 36%. Anh Thành chấn thương phần mềm, thương tích 1%.Trước tòa, Trường khai do uống rượu vào không làm chủ được suy nghĩ nên gây án. Bị cáo mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.Hội đồng xét xử nhận định hành vi của bị cáo côn đồ, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt mà coi thường pháp luật và tính mạng người khác nên tuyên mức án nêu trên. Tòa cũng ra phán quyết tịch thu nửa giá trị xe Fortuner, tạm giữ giấy đăng ký phương tiện.
Tòa trả hồ sơ vụ Vimedimex, yêu cầu làm rõ trách nhiệm một số cán bộ
Hội đồng xét xử vụ Vimedimex quyết định trả hồ sơ để Viện Kiểm sát đề nghị xem xét trách nhiệm đối với một số cán bộ cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản.
Chiều 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm đối với cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan (54 tuổi) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội.Song khi vào làm việc, Hội đồng xét xử (HĐXX) bất ngờ tuyên bố do có một số tình tiết cần làm rõ nên quay lại phần xét hỏi.Tại phiên tòa chiều nay, bị cáo Nguyễn Thị Loan khẳng định trong hồ sơ vụ án, nhiều bút lục là không đúng. Trong đó, có nhiều tình tiết tại bút lục bị cáo chưa thấy bao giờ, sai về cả nội dung và chữ ký.Sau đó, HĐXX quyết định dừng phiên tòa để thảo luận. Sau khi thảo luận, HĐXX quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ những nội dung sau: Thứ nhất, giám định chữ ký của Nguyễn Thị Loan và xác minh những tài liệu liên quan đến điều tra viên Bùi Đức Hiếu.Thứ hai, xem xét lại hành vi và tội danh của Trần Công Tuyên (cựu Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh); Bùi Thu Huyền (cựu Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) và Nguyễn Thị Cẩm Lê (cựu cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội).Thứ ba, xem xét trách nhiệm đối với một số cán bộ cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản.Thứ tư, làm rõ quy trình thẩm định và ban hành chứng thư thẩm định giá của Công ty VNG.Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: Nam Phương).Trước đó, tại phần xét hỏi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan kêu oan và cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo là chưa đúng.Cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex cho rằng, 20 bút lục trong tổng số 23 bút lục là giả. Bởi 20 bút lục này không phải chữ ký của bị cáo Loan, lời khai không đúng.Bị cáo Loan khai, bản thân không có mâu thuẫn gì với các bị cáo khác trong vụ án. Tuy nhiên, khi nghe các bị cáo khác khai nhận, bị cáo thấy không đúng và gian dối.Trình bày với Hội đồng xét xử, bị cáo Trần Công Tuyên cho rằng việc truy tố là chưa phù hợp, bởi bị cáo không thỏa thuận, không thông đồng dìm giá đất và không được hưởng lợi gì.Cáo trạng thể hiện, quá trình định giá đất xác định giá khởi điểm làm cơ sở để tổ chức đấu giá khu đất phía Đông Nam thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội), các bị cáo: Nguyễn Thị Diệu Linh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội (viết tắt là Công ty Vvai); Nguyễn Ngọc Thắng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Vvai); Nguyễn Đức Phương (thẩm định viên Công ty Vvai) là thẩm định viên có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá theo đúng quy định của pháp luật.Song trong quá trình định giá đất khu đất nói trên, các bị cáo đã không định giá đất khách quan mà theo đề nghị của Trần Công Tuyên và Vương Thị Thu Thủy thống nhất cố ý hạ giá trị khu đất để ban hành chứng thư định giá đất không đúng với giá trị thực tế (gần 285 tỷ đồng tương đương 17,6 triệu đồng/m2).Việc này đã gây hậu quả làm sai lệnh giá khởi điểm đưa vào đấu giá, tạo điều kiện cho các công ty tham gia đấu giá của Nguyễn Thị Loan thông đồng dìm giá và trúng đấu giá với giá trị thấp, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.
Loạt bị cáo thay đổi lời khai, nói không bán ma túy cho mẹ nữ sinh giao gà
Trong phần xét hỏi, các bị cáo Bùi Văn Công, Vì Thị Thu, Vì Văn Toán đều thay đổi lời khai so với trước đó, khẳng định không bán 2 bánh heroin cho bà Trần Thị Hiền và không biết bà này là ai.
Chiều 22/4, phiên xét xử phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bà Trần Thị Hiền (49 tuổi, mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết Nguyên đán 2019) về tội Mua bán trái phép chất ma túy tiếp tục phần xét hỏi.Tại tòa, bị cáo Bùi Văn Công (kẻ chủ mưu sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên) khai, năm 2019, làm đơn tố cáo hành vi mua bán trái phép ma túy của Vì Thị Thu (vợ bị cáo Vì Văn Toán, kẻ tham gia sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên đã bị tuyên án tử hình).Ban đầu, Công làm đơn tố cáo Thu vì từng mua một số viên hồng phiến của người phụ nữ này. Song Công khẳng định, năm 2017 không mua 2 bánh heroin của Thu để bán lại cho bị cáo Trần Thị Hiền. Công khai, việc thay đổi hoàn toàn lời khai so với lời khai năm 2019 bởi án quá nặng (trong vụ án mua bán ma túy, Công bị tuyên án 20 năm tù và vụ án sát hại nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên Công lĩnh án tử hình).Bùi Văn Công khẳng định không quen biết mẹ con bà Trần Thị Hiền và không có việc bà Hiền nợ tiền mình.Về việc nhận diện hình ảnh bà Hiền, Công khai do trong quá trình bị giam giữ được một người đưa hình ảnh cho xem."Từ năm 2017 đến khi bị bắt, bị cáo không liên hệ gì với bà Hiền, không có cuộc điện thoại nào. Bị cáo không biết mẹ con bà Hiền là ai", Công khai.HĐXX: "Bị cáo lý giải thế nào về dấu vết cơ thể của chị Cao Mỹ Duyên mà cơ quan điều tra thu được trên ô tô tải của bị cáo?""Cái này do người khác hãm hại để bị cáo đi tù", Công nói.Sau đó, luật sư đặt câu hỏi về việc tại sao trong phiên tòa sơ thẩm ở Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Công không nhận mua 2 bánh heroin với bà Trần Thị Hiền mà phải đến phiên xét xử phúc thẩm năm 2022 mới trình bày điều này.Công trình bày, bị cáo hy vọng phiên phúc thẩm tòa tối cao sẽ điều tra, minh oan cho bị cáo."Bị cáo bị xử tử hình rồi nên bị xử thêm 20 năm nữa cũng ôm hết, không cần phải lăn tăn", Công khai.Bị cáo Bùi Văn Công tại phiên xét xử chiều 22/4 (Ảnh: Nguyễn Hải).Luật sư: "Lời khai của bị cáo trong cơ quan điều tra là đúng hay hôm nay là đúng?"."Lời khai hôm nay của bị cáo là đúng, đúng thâm tâm của bị cáo", Công trả lời.Quá trình xét hỏi, Bùi Văn Công nhiều lần khẳng định không mua 2 bánh heroin của Vì Thị Thu và Vì Văn Toán để bán lại cho Trần Thị Hiền.Tại tòa, Bùi Văn Công cũng trình bày, ngày 23 Tết Nguyên đán 2019, đã đánh Lường Văn Hùng vì Hùng ăn trộm gà nhà mình, việc này dẫn đến hai bên xảy ra mâu thuẫn.Tại tòa sau đó, bị cáo Vì Văn Toán cũng thay đổi toàn bộ lời khai trong vụ án mua bán ma túy với bị cáo Trần Thị Hiền.Vì Văn Toán cho biết, trong vụ án ma túy, bị phạt tù chung thân còn vụ án sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên lĩnh án tử hình, tổng hình phạt tử hình.Cũng giống lời khai của Công và Hùng, bị cáo Toán khẳng định không quen biết bà Trần Thị Hiền và không mua bán ma túy với bà này.Song Toán thừa nhận vợ mình là Vì Thị Thu có bán hồng phiến cho Bùi Văn Công.Đối với lời khai bà Trần Thị Hiền nợ bị cáo 300 triệu đồng trong việc mua bán ma túy trước đó tại cơ quan điều tra, Toán trình bày do bị "ép cung".Tại tòa, bị cáo Vì Thị Thu khai có bán 4 viên hồng phiến cho Bùi Văn Công. Tuy nhiên, Thu khẳng định không bán 2 bánh heroin cho Bùi Văn Công và không cầm số tiền 290 triệu đồng từ Công. Theo cáo trạng, bà Trần Thị Hiền mua bán ma túy bị phát giác từ đơn tố cáo của Bùi Văn Công vào giữa tháng 3/2019 khi Công đang bị tạm giam trong vụ án sát hại Cao Mỹ Duyên.Công khai cuối tháng 5/2017, Công và bà Hiền giao dịch mua bán 2 bánh heroin tại khu vực nghĩa trang xã Thanh Hưng (tỉnh Điện Biên). Bà Hiền mới trả cho Công 290 triệu đồng, còn nợ 30 triệu.Trong phiên sơ thẩm mở tháng 11/2019 tại Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng khai nhận toàn bộ hành vi mua bán ma túy. Song bà Hiền không nhận tội.Cơ quan tố tụng xác định việc bà Hiền nợ Công 30 triệu và nợ Vì Văn Toán 300 triệu đồng là nguyên nhân khiến con gái bà là Cao Mỹ Duyên bị bắt cóc, sát hại vào dịp Tết 2019.Sau đó, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên tuyên bị cáo Trần Thị Hiền và Bùi Văn Công mỗi người 20 năm tù; Lường Văn Hùng lĩnh án tù chung thân cùng về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Xét xử mẹ nữ sinh giao gà: Một bị cáo bất ngờ "muốn nói sự thật"
Trong phần xét hỏi, bị cáo Lường Văn Hùng bất ngờ thay đổi lời khai, khẳng định không buôn bán ma túy với mẹ nữ sinh giao gà. Hùng thấy hối hận và có lỗi với nữ sinh Mỹ Duyên nên giờ muốn nói sự thật.
Sáng 22/4, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bà Trần Thị Hiền (49 tuổi, mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết Nguyên đán 2019) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.Mẹ nữ sinh giao gà mong các bị cáo nói lên sự thậtTại phần thủ tục, Hội đồng xét xử (HĐXX) hỏi đến các thành viên trong gia đình, bị cáo Hiền bật khóc nức nở khi nhắc đến người con gái thứ 2 là Cao Mỹ Duyên bị sát hại dịp Tết 2019.Sau đó, do sức khỏe không đảm bảo, bà Hiền nhờ các luật sư trình bày lại nội dung đơn kháng cáo kêu oan.Theo đó, bị cáo Hiền cho rằng vụ án được tố giác bởi chính những kẻ đã sát hại con gái mình là không khách quan, có động cơ vu oan, đổ tội cho bà để biện minh, giảm nhẹ tội cho họ. 9 ngày sau khi Cao Mỹ Duyên tử vong, các bị cáo như Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng chưa bị bắt; nên đã có thời gian bàn bạc, trao đổi với nhau, nhận dạng bà Hiền để tạo dựng lời khai gian dối (Sau này Toán, Công, Hùng đều bị tuyên án tử hình). Bị cáo Hiền khẳng định, mình không phải là người mẹ "vì tiền nên không cứu con", cũng không quen biết vay nợ tiền hay buôn bán ma túy với Toán, Công, Hùng.Trong ngày 30 Tết 2019 (ngày Cao Mỹ Duyên mất tích), không có ai gọi điện cho Hiền để đòi nợ, như lời Toán và Công đã khai. Sau khi luật sư đọc lại đơn kháng cáo, bị cáo Hiền xác nhận và tiếp tục bật khóc, nói: "Bị cáo không thù oán gì Toán, Hùng, Công cả. Tội mà họ gây ra cho con tôi giờ họ phải gánh hình phạt thích đáng. Chỉ mong những người này hãy nói lên sự thật để tôi được minh oan". Bị cáo Trần Thị Hiền trong phiên xét xử ngày 22/4 (Ảnh: Nguyễn Hải).Sau đó, HĐXX quyết định tạm nghỉ trong 45 phút để bị cáo Hiền được ổn định tinh thần.Sau thời gian dài nghỉ giải lao, trước khi xét hỏi bị cáo Trần Thị Hiền, HĐXX yêu cầu cách ly các bị cáo khác có liên quan đến vụ án.Trước bục khai báo, bà Hiền khẳng định giữ nguyên lời khai tại phiên tòa sơ thẩm về việc không có mối liên hệ nào với bị cáo Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng, không có việc đặt mua 2 bánh heroin và nợ tiền. Bị cáo thấy hối hận, có lỗi với nữ sinh giao gàSau đó HĐXX yêu cầu cách ly mẹ con bà Hiền, dẫn giải bị cáo Lường Văn Hùng vào phòng xét xử.Tại tòa, Hùng khai trong thời gian bị giam giữ bản thân thấy có lỗi với bà Hiền và nữ sinh Cao Mỹ Duyên nên phiên tòa hôm nay bị cáo sẽ khai "thật lòng". Hùng khai, trong thời gian tạm giam liên quan đến vụ án Cao Mỹ Duyên, bị cáo không có liên lạc gì với bị cáo Bùi Văn Công. Bị cáo cũng khẳng định, bản thân không biết mẹ con bà Trần Thị Hiền và không giao dịch mua bán ma túy với bà Hiền.HĐXX: Vì sao bị cáo thay đổi lời khai đã khai vào năm 2019 và 2022?- Nằm trong trại giam, bị cáo suy nghĩ rất nhiều, cây ngay không sợ chết đứng, vụ án ma túy bị cáo không biết gì, không biết mặt Mỹ Duyên như thế nào.Bị cáo không kháng cáo nhưng không phải có tội. Các bị cáo khác đã ép tôi nhưng tôi là người yếu thế nên không thể làm gì, phải chấp nhận. Sau đó, Lường Văn Hùng khai việc biết mặt mẹ con bà Trần Thị Hiền là do có người đưa ảnh cho xem trước.Quá trình bà Hiền đăng tải các thông tin tìm con trên mạng xã hội dịp Tết 2019 bị cáo không biết do không sử dụng điện thoại thông minh.Đối với lời khai ban đầu thừa nhận cùng Bùi Văn Công bán cho bà Trần Thị Hiền 2 bánh heroin, Hùng cho biết lời khai này bị "ép cung".Sau đó, bị cáo tiếp tục khẳng định không biết mẹ con bà Hiền là ai.Bị cáo Lường Văn Hùng được cảnh sát dẫn giải vào phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Hải).Đại diện VKS hỏi: Bị cáo có chứng kiến việc bà Hiền đưa tiền mua ma túy cho bị cáo Công không? - Bị cáo không biết gì cả, bị cáo chết oan nên muốn làm sáng tỏ vụ án cho đúng sự thật.HĐXX: Bị cáo có quen biết điều tra viên lấy lời khai không?- Bị cáo không biết.HĐXX: Trước khi bị bắt, bị cáo được gặp điều tra viên bao giờ chưa?- Bị cáo chưa gặp bao giờ. Tất cả bị cáo không biết gì, bị cáo là một người nghiện.HĐXX: Tại sao phiên tòa đã diễn ra nhiều lần nhưng không nói ra?- Đến giờ phút này, bị cáo muốn nói bằng lương tâm, bị cáo không buôn bán ma túy với bà Trần Thị Hiền, không sát hại Cao Mỹ Duyên. Bị cáo thấy rất hối hận và có lỗi với em Mỹ Duyên, gia đình cô Hiền nên giờ muốn nói sự thật. Sau lời khai trên, Lường Văn Hùng tiếp tục khẳng định không biết vụ án nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị bắt cóc, sát hại. Hùng trình bày, trước Tết Nguyên đán 2019, có mâu thuẫn với Bùi Văn Công do Công thuê Hùng xây dựng nhà và hứa trả công 300.000 đồng/ngày. Song khi thanh toán, Công chỉ trả 200.000 đồng/ngày.Do Công còn nợ hơn 1 triệu đồng nên Hùng đã bắt trộm 2 con gà của Công. Sau đó, Hùng và Công đã đánh nhau nên 2 người không nhìn mặt nhau."Bị cáo không quen biết, giao dịch buôn bán gì với Trần Thị Hiền, tất cả do bị cáo Công khai để hại bị cáo. Bị cáo đã chết oan rồi nên không muốn hại người nào bị oan nữa, không muốn làm ảnh hưởng đến người khác", Hùng khai.Trong phiên xét xử buổi chiều, Hội đồng xét xử tiếp tục xét hỏi các bị cáo khác trong vụ án.Theo cáo trạng, vụ án bà Trần Thị Hiền mua bán ma túy bị phát giác từ đơn tố cáo của Bùi Văn Công hồi giữa tháng 3/2019 khi Công đang bị tạm giam trong vụ án sát hại Cao Mỹ Duyên.Công khai cuối tháng 5/2017, Công và bà Hiền giao dịch mua bán 2 bánh heroin tại khu vực nghĩa trang xã Thanh Hưng. Bà Hiền mới trả 290 triệu đồng, nợ 30 triệu.Trong phiên sơ thẩm mở tháng 11/2019 tại Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Toán, Công, Hùng khai nhận toàn bộ hành vi mua bán ma túy; song bà Hiền không nhận tội.Cơ quan tố tụng xác định việc bà Hiền nợ Công 30 triệu và nợ Vì Văn Toán 300 triệu đồng là nguyên nhân khiến con gái bà bị bắt cóc, sát hại vào dịp Tết 2019.Sau đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên tuyên bị cáo Trần Thị Hiền và Bùi Văn Công mỗi người 20 năm tù; Lường Văn Hùng lĩnh án tù chung thân cùng về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh án liên quan sai phạm mua sắm phần mềm
Ông Nguyễn Tư Sơn, cựu Giám đốc sở GD&ĐT Gia Lai bị tuyên phạt 12 tháng tù treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến sai phạm mua sắm phần mềm.
Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tư Sơn (63 tuổi), cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Gia Lai, 12 tháng tù treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Đồng thời, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai cũng tuyên phạt bị cáo Trương Quý Sửu (52 tuổi, cựu Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Sở GD&ĐT Gia Lai) 15 tháng tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.Hai bị cáo tại tòa (Ảnh: Chí Anh).Theo cáo trạng, năm 2020, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai thực hiện gói thầu mua sắm thiết bị và phần mềm số hóa văn bằng, chứng chỉ từ năm 1975 đến 2020, kinh phí hơn 4,8 tỷ đồng. Thời điểm này, bị cáo Nguyễn Tư Sơn giao bị cáo Trương Quý Sửu lập dự toán dự án.Tuy nhiên, bị cáo Sửu không yêu cầu Phòng Quản lý chất lượng và Giáo dục chuyên nghiệp cung cấp số mét tài liệu chỉnh lý, không phối hợp với cán bộ trực tiếp quản lý văn bằng, chứng chỉ để kiểm tra đo thực tế số mét tài liệu cần chỉnh lý… làm căn cứ lập dự toán.Khi tiến hành nghiệm thu, bị cáo Sửu và Công ty TNHH Phát triển Hương Việt (nhà thầu) không kiểm tra, xác định thực tế số mét tài liệu văn bằng chứng chỉ đã được chỉnh lý, mà nghiệm thu theo hồ sơ mời thầu ban đầu là 64m tài liệu (8,4 triệu đồng/m).Do đó, nghiệm thu không đúng thực tế, đã vượt khối lượng hơn 47m, gây thất thoát số tiền hơn 400 triệu đồng.Tại phiên tòa, hai bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội theo truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai và không ý kiến gì thêm.Riêng bị cáo Nguyễn Tư Sơn cho rằng mình phạm tội là do tin tưởng cấp dưới nên ký vào các biên bản nghiệm thu.
Mở lại phiên phúc thẩm vụ án mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên
Hôm nay, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ xét kháng cáo kêu oan của bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại dịp Tết 2019), về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Sáng nay (22/4), Tòa án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử lại vụ án Trần Thị Hiền (49 tuổi) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.Bị cáo Hiền là mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết 2019. Tháng 5/2022, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm.Sau khi xét xử, tòa phúc thẩm cho rằng có nhiều tình tiết trong vụ án còn mâu thuẫn nhau, một số tình tiết không thể làm rõ ngay tại phiên tòa.Do đó, tòa phúc thẩm quyết định hủy một phần nội dung bản án sơ thẩm liên quan đến bị cáo Trần Thị Hiền để điều tra, xét xử lại.Bị cáo Trần Thị Hiền tại phiên xét xử sáng 22/4 (Ảnh: Nguyễn Hải).Tháng 9/2023, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ra quyết định Giám đốc thẩm vụ án và tuyên hủy bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại Hà Nội, đồng thời yêu cầu xét xử phúc thẩm lại vụ án.Ngày 19/3 vừa qua, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm.Tại phần xét hỏi, bà Trần Thị Hiền sức khỏe yếu, bị ngất phải kiểm tra y tế.Do các điều kiện không đảm bảo Hội đồng xét xử buộc phải hoãn phiên tòa. Trong vụ án này, bị cáo Vì Thị Thu (42 tuổi) là vợ bị cáo Vì Văn Toán (một trong những hung thủ sát hại nữ sinh giao gà) cũng kháng cáo kêu oan.Bản án sơ thẩm thể hiện, năm 2017, Vì Thị Thu (42 tuổi) là vợ bị cáo Vì Văn Toán (một trong những hung thủ sát hại nữ sinh giao gà) đến khu vực biên giới mua 2 bánh heroin giá 90 triệu đồng/bánh về bán cho Bùi Văn Công với giá 150 triệu đồng/bánh.Bị cáo Bùi Văn Công, kẻ chủ mưu trong vụ án bắt cóc, sát hại nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên (Ảnh: Nguyễn Hải).Công cùng Lường Văn Hùng đem ma túy bán cho Trần Thị Hiền với giá 160 triệu đồng/bánh. Ngoài ra, các bị cáo còn tổ chức sử dụng ma túy ở nhà Vì Văn Toán.Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Trần Thị Hiền kêu oan, cho rằng các bị cáo Công, Toán khai không đúng sự thật sau khi đã bắt cóc, giết hại con gái mình là Cao Mỹ Duyên.Bà Hiền cho rằng không thể chỉ dựa vào lời khai của nhóm Toán để kết tội mình.Trong khi đó, các bị cáo Công, Toán, Hùng thừa nhận hành vi phạm tội và không có đơn kháng cáo.Bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trần Thị Hiền 20 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy.Bị cáo Vì Văn Toán được cảnh sát dẫn giải đến phiên xét xử sáng 22/4 (Ảnh: Nguyễn Hải).Liên quan vụ án nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị sát hại vào Tết 2019, cơ quan tố tụng xác định, do bị cáo Hiền không trả tiền nên nhóm Vì Văn Toán, Bùi Văn Công... lên kế hoạch bắt giữ Duyên để ép trả tiền.Chiều 4/2/2019 (30 Tết Nguyên đán), Công đưa Vương Văn Hùng đến chợ nhận diện nạn nhân, vờ mua gà để lừa Mỹ Duyên chở tới một căn nhà vắng. Đến nơi, nữ sinh bị đánh bất tỉnh rồi được chở về nhà Công.Sau đó, từ ngày 4/2 đến 7/2/2019, nhóm Công khống chế, hãm hiếp nhiều lần rồi sát hại nạn nhân. Bùi Thị Kim Thu (vợ của Bùi Văn Công - kẻ chủ mưu trong vụ án bắt cóc, sát hại nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên) biết việc này nhưng không tố cáo.
Ngày mai mở lại phiên phúc thẩm vụ án mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên
Ngày mai, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm lại đối với bị cáo Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Ngày mai (22/4), Tòa án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử lại vụ án Trần Thị Hiền (49 tuổi) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.Bị cáo Hiền là mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết 2019.Trong vụ án này, bị cáo Vì Thị Thu (42 tuổi) là vợ bị cáo Vì Văn Toán (một trong những hung thủ sát hại nữ sinh giao gà) cũng kháng cáo kêu oan.Vào tháng 5/2022, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm.Sau khi xét xử, tòa phúc thẩm cho rằng có nhiều tình tiết trong vụ án còn mâu thuẫn nhau, một số tình tiết không thể làm rõ ngay tại phiên tòa.Do đó, tòa phúc thẩm quyết định hủy một phần nội dung bản án sơ thẩm liên quan đến bị cáo Trần Thị Hiền để điều tra, xét xử lại.Tháng 9/2023, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ra quyết định Giám đốc thẩm vụ án và tuyên hủy bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại Hà Nội, đồng thời yêu cầu xét xử phúc thẩm lại vụ án.Bị cáo Trần Thị Hiền (Ảnh: Trần Thanh).Ngày 19/3 vừa qua, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm, xem xét đơn kêu oan của bị cáo Trần Thị Hiền.Tại phần xét hỏi, bà Hiền liên tục kêu oan, đề nghị hoãn phiên tòa do vắng tất cả các luật sư bào chữa cho mình (đều đã có đơn xin vắng mặt và đề nghị hoãn phiên tòa).Sau đó, trong quá trình xét hỏi, bà Trần Thị Hiền sức khỏe yếu, bị ngất phải kiểm tra y tế.Do các điều kiện không đảm bảo Hội đồng xét xử buộc phải hoãn phiên tòa. Theo bản án sơ thẩm, năm 2017, Vì Thị Thu (42 tuổi) là vợ bị cáo Vì Văn Toán (một trong những hung thủ sát hại nữ sinh giao gà) đến khu vực biên giới mua 2 bánh heroin giá 90 triệu đồng/bánh về bán cho Bùi Văn Công với giá 150 triệu đồng/bánh.Công cùng Lường Văn Hùng đem ma túy bán cho Trần Thị Hiền với giá 160 triệu đồng/bánh. Ngoài ra, các bị cáo còn tổ chức sử dụng ma túy ở nhà Vì Văn Toán.Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Trần Thị Hiền kêu oan, cho rằng các bị cáo Công, Toán khai không đúng sự thật sau khi đã bắt cóc, giết hại con gái mình là Cao Mỹ Duyên.Bà Hiền cho rằng không thể chỉ dựa vào lời khai của nhóm Toán để kết tội mình.Trong khi đó, các bị cáo Công, Toán, Hùng thừa nhận hành vi phạm tội và không có đơn kháng cáo.Bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trần Thị Hiền 20 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy.Bào chữa cho bà Hiền, luật sư Giang Hồng Thanh từng đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, nhằm làm rõ thêm căn cứ chứng minh thân chủ của mình mua ma túy của Bùi Văn Công.Liên quan vụ án nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị sát hại vào Tết 2019, cơ quan tố tụng xác định, do bị cáo Hiền không trả tiền nên nhóm Vì Văn Toán, Bùi Văn Công… đã lên kế hoạch bắt giữ nữ sinh để ép trả tiền.Chiều 4/2/2019 (30 Tết Nguyên đán), Công đưa Vương Văn Hùng đến chợ nhận diện nạn nhân, vờ mua gà để lừa Mỹ Duyên chở tới một căn nhà vắng. Đến nơi, nữ sinh bị đánh bất tỉnh rồi được chở về nhà Công.Sau đó, từ ngày 4/2 đến 7/2/2019, nhóm Công khống chế, hãm hiếp nhiều lần rồi sát hại nạn nhân. Bùi Thị Kim Thu biết việc này nhưng không tố cáo.
"Nổ" là giám đốc có du thuyền, mời nhiều chủ đất đi hát karaoke để lừa tiền
Phan Đình Thành tự xưng là giám đốc giàu có, giả vờ mua đất rồi tìm cách lừa đảo các nạn nhân tại phòng hát karaoke.
Ngày 19/4, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phan Đình Thành (56 tuổi, trú tỉnh Đắk Lắk) 4 năm 6 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo hồ sơ vụ án, để có tiền tiêu xài, Phan Đình Thành nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của người khác.Để làm được điều này, Thành lên mạng xã hội tìm những người đăng tin bán nhà đất, xây dựng công trình rồi điện thoại giả làm người mua đất, có nhu cầu xây dựng công trình để tiếp cận.Bị cáo Phan Đình Thành (Ảnh: Thế Minh).Khi gặp, tiếp xúc với bị hại, Thành đưa ra nhiều thông tin gian dối như đang làm giám đốc công ty, có nhà ở khu đô thị, có ô tô, du thuyền để bị hại tin tưởng đối tượng là người giàu có rồi lợi dụng, tìm cách chiếm đoạt tài sản.Quá trình điều tra xác định từ tháng 1 đến tháng 8/2023, Thành đã 3 lần thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền hơn 110 triệu đồng trên địa bàn TPHCM và Phú Yên.Vụ thứ nhất, Thành đưa thông tin gian dối để mua 3 lô đất với giá 5,5 tỷ đồng của chị Linh (trú TPHCM) và hẹn hôm sau ký hợp đồng công chứng. Chị Linh cùng bạn rủ Thành đi nhậu và hát karaoke. Sau đó, Thành đã lừa chiếm đoạt của chị Linh và bạn chị này 20 triệu đồng.Vụ thứ 2, Thành biết anh Trình (trú TPHCM) đang quảng cáo thiết kế nhà nên gọi điện để hẹn gặp trao đổi.Trong lúc ăn nhậu, Thành lấy lý do muốn "tip" cho nữ nhân viên phục vụ nhưng không mang tiền nên đề nghị anh Trình cho mình mượn 14 triệu đồng. Sau đó, Thành giả vờ có công việc rời khỏi quán và chiếm đoạt số tiền trên.Vụ thứ 3, Thành biết anh Hòa (trú TPHCM) đăng bài bán đất rừng ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.Thành hẹn anh Hòa ra Phú Yên xem đất, 2 bên đã đồng ý mua bán với giá 50 tỷ đồng và hẹn ngày hôm sau đặt cọc.Trong lúc nhậu, hát karaoke tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), Thành nói hết tiền mặt nên hỏi anh Hoàng mượn 1.000 USD để trả tiền cho quán. Anh Hoàng lấy cọc tiền 79 triệu đồng ra đếm thì Thành nói đưa hết số tiền này để Thành ra ngân hàng rút tiền mặt trả lại.Sau đó Thành giả vờ đi ra ngoài có việc, bỏ trốn và chiếm đoạt 79 triệu đồng.Ngày 2/9/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên bắt giữ Thành, khi đối tượng đang lẩn trốn ở tỉnh Đắk Nông.* Tên các bị hại đã được thay đổi.
Đối đáp "nảy lửa" trong phiên xử cựu Chủ tịch Vimedimex
Luật sư bảo vệ cho bị cáo Nguyễn Thị Loan trình bày, việc bắt giữ cựu Chủ tịch Vimedimex có dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng. Viện Kiểm sát khẳng định việc bắt bà Loan là khẩn cấp, đúng pháp luật.
Ngày 19/4, phiên xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan (54 tuổi) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội, tiếp tục phần tranh luận.Vụ án có nhiều điểm cần làm rõ?Luật sư bảo vệ cho bị cáo Nguyễn Thị Loan trình bày, việc bắt giữ cựu Chủ tịch Vimedimex có dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng.Lý do là luật quy định không được bắt người ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc truy nã, nhưng bị cáo Loan không thuộc 2 trường hợp này vẫn bị bắt vào lúc 23h ngày 29/11/2021.Bà Loan bị bắt khi ở nhà riêng tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhưng không có sự chứng kiến của đại diện UBND phường (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự).Luật sư dẫn các biên bản và trình bày thêm, quá trình khám xét nơi ở và nơi làm việc của bị cáo Loan tại trụ sở Vimedimex cũng không có mặt bị cáo hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty.Cũng trong phần tranh luận, luật sư Dương Đình Khuyến, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Loan, cho rằng vụ án còn nhiều điểm cần làm rõ.Luật sư Khuyến nêu quan điểm, vụ án có dấu hiệu bao che, bỏ lọt tội phạm với một số lãnh đạo ở sở, ngành liên quan trong việc định giá đất tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh) thấp hơn thực tế.Ông Khuyến phân tích, trong vụ án này, ngoài bị cáo Loan và cấp dưới, cơ quan tố tụng chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự với các cá nhân thuộc công ty thẩm định giá; Ban quản lý dự án và đầu tư xây dựng Đông Anh; Chi cục Quản lý đất đai. Song đây chỉ là những người có vai trò tư vấn, tham mưu, không có thẩm quyền quyết định.Trong khi đó, các thành viên trong Hội đồng định giá đất Hà Nội mới là những người có thẩm quyền quyết định giá khởi điểm để đấu giá lại không bị truy cứu trách nhiệm là không phù hợp.Sai phạm trong việc xác định giá khởi điểm của khu đất tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương thuộc về đơn vị tư vấn thẩm định giá, người có tài sản bán đấu giá và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm.Việc này không phải trách nhiệm của các bên tham gia đấu giá là Công ty cổ phần phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm, Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Thanh Trì và Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Mỹ Đình để tham gia đấu thầu khu đất trên hoặc tác động từ bị cáo Nguyễn Thị Loan.Cơ quan tố tụng lấy mốc thời gian là tháng 10/2020 (thời điểm phát hành chứng thư thẩm định giá) để xác định thiệt hại từ vụ án nhưng thực tế đến tháng 11/2020 cuộc đấu giá mới diễn ra.Trách nhiệm về những thiệt hại trong vụ án phải thuộc về những người có thẩm quyền trong việc xác định giá khởi điểm không đúng giá thực tế.Nhóm doanh nghiệp chỉ tham gia đấu giá theo quyền của mình và họ không có khả năng xác định giá khởi điểm đã đúng giá trị thực tế hay chưa.Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Nam Phương).VKS: Bắt giữ cựu Chủ tịch Vimedimex là khẩn cấpĐối đáp với các luật sư tại tòa, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội khẳng định việc bắt giữ bị cáo Nguyễn Thị Loan là khẩn cấp, được tiến hành đúng pháp luật; việc lấy lời khai bị can ngay sau khi bắt là cần thiết và đây chỉ là lấy lời khai, không phải là hỏi cung.Bộ luật tố tụng hình sự chỉ cấm không cho phép hỏi cung vào ban đêm.VKS đánh giá, nếu thực hiện đấu giá khách quan, thiệt hại trong vụ án đã không xảy ra. Do các bị cáo trong vụ án đã cấu kết, thực hiện một chuỗi các hành vi hạ giá khởi điểm, thông đồng dìm giá đã gây thiệt hại trong vụ án này.Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định việc truy tố 11 bị cáo trong vụ án về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.Trước khi HĐXX tuyên án, các bị cáo được nói lời sau cùng.Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Thị Loan cảm ơn HĐXX đã cho nộp các hồ sơ, chứng cứ mà từ trước đến nay chưa được nộp.Cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex mong HĐXX xem xét đầy đủ, thấu đáo hồ sơ để xử lý đúng người, đúng tội, không oan sai, không bỏ lọt tội phạm.Kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử thông báo do vụ án có nhiều yếu tố, tình tiết phức tạp nên quyết định nghị án kéo dài và tuyên án vào 15h chiều 22/4.
Tuyên án vụ cựu Chủ tịch tỉnh Cà Mau kiện đòi nhà
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Công Nghiệp kiện ra tòa đòi lại căn nhà mà ông giới thiệu cho bạn mua 30 năm trước.
Ngày 17/4, TAND TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã tuyên án vụ cựu Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Công Nghiệp kiện đòi nhà.Khoảng năm 1994, ông Lê Công Nghiệp (thời điểm này là Phó Chủ tịch tỉnh Minh Hải (sau tách thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau) và sau đó là Chủ tịch tỉnh Cà Mau trước tháng 4/2001) giới thiệu cho bà Hồ Tuyết Minh (bạn ông Nghiệp) mua một căn nhà trị giá hơn 118 triệu đồng.Bà Minh trả được khoảng 42 triệu đồng và sau đó chuyển nhượng cho ông Nghiệp. Ông Nghiệp trả nốt số tiền còn lại.Sau đó, ông Nghiệp cho bà Minh ở nhờ. Đến năm 2021, bà Minh mất, căn nhà được ông Phan Văn Đăng (cháu bà Minh) quản lý, sử dụng.Sau khi bà Minh mất, ông Nghiệp yêu cầu ông Đăng trả lại căn nhà nhưng ông này không đồng ý nên ông Nghiệp khởi kiện ra tòa.Phía bị đơn cho rằng có việc bà Minh mua căn nhà và bán lại cho ông Nghiệp; nhưng sau đó ông Nghiệp đã bán trở lại cho bà Minh và bà này đã trả gần đủ tiền cho ông Nghiệp.Hội đồng xét xử nhận định, căn nhà được mua bởi tiền của ông Nghiệp và bà Minh nên xem là quyền sở hữu chung. Bà Minh trả khoảng 42 triệu đồng, ông Nghiệp trả khoảng 76 triệu đồng. Từ đó, tòa tuyên chia căn nhà theo tỷ lệ góp tiền mua ban đầu, tương ứng ông Nghiệp được hơn 64% và bà Minh gần 36%.Căn nhà được định giá hơn 4 tỷ đồng nên ông Nghiệp được chia hơn 2,7 tỷ đồng. Do trước đó bà Minh đã bỏ tiền xây dựng, sửa chữa nhà nên ông Nghiệp còn lại khoảng 2,6 tỷ đồng.Ông Đăng là cháu ở từ nhỏ với bà Minh, được quản lý, sử dụng căn nhà nhưng phải trả số tiền trên cho ông Nghiệp.
Viện kiểm sát đề nghị mức án với cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan
Đại diện VKS đánh giá, hành vi của cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác gây nguy hiểm cho xã hội nên đề nghị mức án của các bị cáo từ 9-36 tháng tù cho hưởng án treo.
Chiều 17/4, phiên xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan (54 tuổi) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội, kết thúc phần xét hỏi.Trước khi phiên tòa chuyển sang phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội công bố bản luận tội, đồng thời đề nghị mức án đối với các bị cáo.Đại diện Viện Kiểm sát đánh giá, hành vi của các bị cáo trong vụ án gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ quản lý tài chính minh bạch của Nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản.Các bị cáo tại phiên tòa chiều 17/4 (Ảnh: Nam Phương).Các bị cáo có đầy đủ nhận thức về trách nhiệm hình sự, có chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết pháp luật nhưng đã phạm tội, gây thất thoát của Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.Từ những phân tích trên, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Loan 30-36 tháng tù cho hưởng án treo về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản. Cùng tội danh trên, bị cáo Nguyễn Quang Hưng (41 tuổi, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Thanh Trì, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) bị đề nghị 20-24 tháng tù cho hưởng án treo; Tạ Thị Vân (45 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Bắc Từ Liêm) bị đề nghị 24-30 tháng tù cho hưởng án treo. Đối với 6 bị cáo còn lại thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex; Công ty cổ phần tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội;  Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh (Hà Nội), đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt mức án từ 9-24 tháng tù đều cho hưởng án treo về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản. Riêng bị cáo Bùi Thanh Huyền (cựu Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án 30-36 tháng tù cho hưởng án treo; Nguyễn Thị Cẩm Lê (40 tuổi, cựu cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) bị đề nghị 18-24 tháng tù cho hưởng án treo cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Nam Phương).Theo cáo trạng, sau khi UBND TP Hà Nội phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức đấu giá khu đất dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh), UBND huyện Đông Anh có quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.UBND huyện Đông Anh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh có trách nhiệm tham mưu UBND huyện lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá khu đất.Để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thuộc dự án trên, bà Nguyễn Thị Loan đã sử dụng 3 công ty đều do mình điều hành hoạt động để tham gia đấu giá, thống nhất với các bị cáo khác bỏ giá các vòng với số tiền như nhau để được bốc thăm, công ty nào trúng đấu giá thì dự án vẫn của bà Loan.Sau khi có quyết định phê duyệt trúng đấu giá của UBND TP và thông báo nộp tiền sử dụng đất, bà Nguyễn Thị Loan đã chỉ đạo cháu gái ký hợp đồng tín dụng vay 350 tỷ đồng tại Ngân hàng VPBank, thế chấp dự án trên và dùng số tiền này để nộp tiền sử dụng đất.Sau khi nhận bàn giao đất, bị cáo Loan đã phê duyệt cho Công ty CP Bất động sản Belleville Hà Nội bán 21/96 căn biệt thự và liền kề với tổng giá trị hợp đồng là hơn 311 tỷ đồng.Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan kêu oan
Trong phần xét hỏi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan kêu oan và cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo chưa đúng.
Sáng 17/4, phiên xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan (54 tuổi) cùng 10 bị cáo khác về những sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội, bắt đầu phần xét hỏi.Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Loan bị Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội truy tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản. 10 bị cáo còn lại bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.Trước bục khai báo, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan kêu oan và cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo là chưa đúng.Song bị cáo Loan khẳng định trong quá trình điều tra không bị ép cung.Cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex cho rằng, 20 bút lục trong tổng số 23 bút lục là giả. Bởi 20 bút lục này không phải chữ ký của bị cáo Loan, lời khai không đúng.Bị cáo Loan khai, bản thân không có mâu thuẫn gì với các bị cáo khác trong vụ án. Tuy nhiên, khi nghe các bị cáo khác khai nhận, bị cáo thấy không đúng và gian dối.HĐXX hỏi: Bị cáo nói bị oan, hãy trình bày những điểm oan? Bị cáo Loan: Việc đấu giá là công ty Vimedimex hợp tác để phát triển dự án, cá nhân bị cáo cũng có 20% trong các công ty này.Còn 3 Công ty cổ phần Phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm, Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Thanh Trì và Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Mỹ Đình, không phải của bị cáo. Có sự thông đồng nội bộ trong công ty khi bị cáo Loan đang bị tạm giam.Trình bày với Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, bị cáo Trần Công Tuyên (42 tuổi, cựu Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh, Hà Nội) cho rằng việc truy tố là chưa phù hợp, bởi bị cáo không thỏa thuận, không thông đồng dìm giá đất và không được hưởng lợi gì.Song bị cáo Tuyên thừa nhận bản thân và bị cáo Vương Thị Thu Thủy (cựu chuyên viên Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh) có nhờ bên Công ty Cổ phần tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội - viết tắt Công ty Vvai) xác định sơ bộ giá trị khu đất để dự kiến nguồn thu phục vụ công tác kế hoạch đấu giá.Do đó, bị cáo Tuyên có đến gặp Công ty Vvai do bị cáo Nguyễn Thị Diệu Linh làm Tổng giám đốc.Sau cuộc gặp, bị cáo Tuyên giao cho Thủy phối hợp với Công ty Vvai."Việc đấu giá phải xây dựng kế hoạch, dự kiến giá sàn, dự kiến mức thu đấu giá của khu đất. Đây là công việc bình thường, không có gì khuất tất", bị cáo Tuyên khai.Các bị cáo tại phiên xét xử sáng 17/4 (Ảnh: Nam Phương).Trả lời thẩm vấn tại tòa, các bị cáo Nguyễn Thị Diệu Linh (Tổng Giám đốc Công ty Vvai), Nguyễn Ngọc Thắng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Vvai); Nguyễn Đức Phương (Thẩm định viên Công ty Vvai) đều thừa nhận cáo buộc nhưng khai rằng mình không được hưởng lợi gì.Bị cáo Nguyễn Quang Hưng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Thanh Trì, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vimedimex) thừa nhận cáo trạng truy tố bị cáo về hành vi vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản là đúng người, đúng tội.Song bị cáo Hưng mong Hội đồng xét xử xem xét về yếu tố thiệt hại trong vụ án.Do ngày 29/10/2021, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất dự án Cổ Dương của Công ty Bắc Từ Liêm.Sau đó, Công ty Bắc Từ Liêm đã bàn giao ô đất lại cho UBND huyện Đông Anh, tiến hành chi trả cho các nhà thầu, đơn vị thi công, ngân hàng, các khách hàng… Do đó, bị cáo Hưng cho rằng vụ án không có thiệt hại, không có hậu quả nên đề nghị xem xét làm tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo tại phiên tòa.Cáo trạng thể hiện, quá trình định giá đất xác định giá khởi điểm làm cơ sở để tổ chức đấu giá khu đất phía Đông Nam thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội), các bị cáo: Nguyễn Thị Diệu Linh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội (viết tắt là Công ty Vvai); Nguyễn Ngọc Thắng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Vvai); Nguyễn Đức Phương (thẩm định viên Công ty Vvai) là thẩm định viên có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá theo đúng quy định của pháp luật.Tuy nhiên, trong quá trình định giá đất khu đất nói trên, các bị cáo đã không định giá đất khách quan mà theo đề nghị của Trần Công Tuyên (Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh, Hà Nội) và Vương Thị Thu Thủy (chuyên viên Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh) thống nhất cố ý hạ giá trị khu đất để ban hành chứng thư định giá đất không đúng với giá trị thực tế (gần 285 tỷ đồng tương đương 17,6 triệu đồng/m2).Việc này đã gây hậu quả làm sai lệnh giá khởi điểm đưa vào đấu giá, tạo điều kiện cho các công ty tham gia đấu giá của Nguyễn Thị Loan thông đồng dìm giá và trúng đấu giá với giá trị thấp, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.Ngoài ra, quá trình tham gia đấu giá khu đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương), Nguyễn Thị Loan còn dùng pháp nhân của 3 công ty đều do mình điều hành hoạt động để tham gia đấu giá, thống nhất với các bị cáo khác bỏ giá các vòng với số tiền như nhau để được bốc thăm.Công ty nào trúng đấu giá thì dự án vẫn thuộc của bị cáo Loan.Viện Kiểm sát xác định, từ việc các bị cáo ban hành chứng thư thẩm định giá đất không đúng giá trị thực tế kết quả trúng đấu giá của Công ty Bắc Từ Liêm đối trừ với kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự thành phố Hà Nội (thời điểm tháng 10/2020) gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 135 tỷ đồng.
Luật sư của cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex nộp hơn 80 bộ tài liệu cho tòa
Trước khi diễn ra phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex được luật sư nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho tòa án.
Sáng nay (17/4), Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Loan (54 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm đấu giá quyền sử dụng đất xảy ra tại Đông Anh, Hà Nội.Bà Loan bị đưa ra xét xử về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.Trước đó, vào ngày 9/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa lần đầu. Song, 4 trong 5 luật sư bào chữa cho bà Loan vắng mặt.Cựu Chủ tịch Vimedimex đề nghị hoãn phiên tòa, chờ sự có mặt của luật sư nhằm đảm bảo quyền lợi của bản thân.Một luật sư của bà Loan có mặt tại phiên tòa cho biết muốn giao nộp thêm một số tài liệu, chứng cứ liên quan nội dung định giá khu đất đấu giá. Sau đó, Hội đồng xét xử quyết định rời ngày xét xử.Trước khi diễn ra phiên tòa sáng nay (17/4), luật sư của bị cáo Loan đã giao nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho tòa án.Trong số tài liệu này có 25 bản tường trình của một số cá nhân liên quan nội dung giải trình về các số tiền 194 tỷ đồng, các khoản tiền dự án, chuyển nhượng dự án thành phần, việc trả lại tiền đặt cọc đấu giá đất…Các bị cáo tại phiên tòa sáng 9/4 (Ảnh: Nguyễn Hải).Ngoài ra, còn có 35 bộ vi bằng đã lập; 3 hợp đồng ủy thác; 9 đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị xem xét lại chứng cứ, tài liệu... của bị cáo Loan gửi các cấp...Trước khi diễn ra phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thị Loan đã thanh toán các khoản tiền liên quan đến dự án với tổng số tiền hơn 580 tỷ đồng.Trong đó, thanh toán, thanh lý hợp đồng, trả lại tiền cho khách hàng đã ký hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc và tiền phạt cho khách hàng với tổng số tiền hơn 91 tỷ đồng; thanh toán tiền cho các nhà thầu thi công hạ tầng, ép cọc, tư vấn… tại dự án hơn 79 tỷ đồng; trả nợ tiền gốc và lãi cho Ngân hàng VPbank hơn 410 tỷ đồng.Theo cáo trạng, sau khi UBND TP Hà Nội phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức đấu giá khu đất dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh), UBND huyện Đông Anh có quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.UBND huyện Đông Anh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh có trách nhiệm tham mưu UBND huyện lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá khu đất.Để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thuộc dự án trên, bà Nguyễn Thị Loan đã sử dụng 3 công ty đều do mình điều hành hoạt động để tham gia đấu giá, thống nhất với các bị cáo khác bỏ giá các vòng với số tiền như nhau để được bốc thăm, công ty nào trúng đấu giá thì dự án vẫn của bà Loan.Kết quả, Công ty CP phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm là nhà đầu tư trúng đấu giá hơn 326 tỷ đồng (tương ứng hơn 20 triệu đồng/m2).Sau khi có quyết định phê duyệt trúng đấu giá của UBND TP và thông báo nộp tiền sử dụng đất, bà Nguyễn Thị Loan đã chỉ đạo cháu gái là Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm) ký hợp đồng tín dụng vay 350 tỷ đồng tại Ngân hàng VPBank, thế chấp dự án trên và dùng số tiền này để nộp tiền sử dụng đất.Đến ngày 30/12/2020, Công ty cổ phần phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm đã nộp đủ hơn 392 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.Sau khi nhận bàn giao đất, từ ngày 27/1/2021 đến 6/8/2021, bà Loan đã phê duyệt cho Công ty CP Bất động sản Belleville Hà Nội bán 21/96 căn biệt thự và liền kề với tổng giá trị hợp đồng là hơn 311 tỷ đồng.Thời điểm đó, bà Loan bán căn liền kề giá hơn 12 tỷ đồng; căn biệt thự giá hơn 22 tỷ đồng, tương ứng khoảng 86,38 triệu đồng/m2.Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.
Chồng tưới xăng đốt vợ vì không chịu vào ăn cơm
Vì giận chồng nên khi nghe chồng gọi vào ăn cơm, chị T. không chịu. Tức vợ, Ty đợi vợ vào phòng ngủ rồi đổ xăng đốt.
Ngày 16/4, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phan Văn Ty (SN 1975, trú tại xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) 13 năm tù về tội Giết người và 9 tháng tù về tội Hủy hoại tài sản.Theo cáo trạng, Ty và chị P.T.M.T. (SN 1968, trú tại TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) chung sống với nhau như vợ chồng; bán tạp hóa tại xã Ia Dok, huyện Đức Cơ, Gia Lai.Bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Chí Anh)Trong thời gian sống chung, giữa Ty và vợ hờ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Chiều ngày 18/9/2023, Ty ngồi uống rượu trước hiên quán tạp hóa thì giữa hai người tiếp tục xảy ra mâu thuẫn. Bực tức, Ty đi vào trong nhà lấy điện thoại của chị T. đập nát.Tối cùng ngày, Ty gọi chị T. vào ăn cơm. Vì còn giận nên chị T. trả lời không ăn nên cả hai vợ chồng xảy ra cãi vã.Trong cơn nóng giận, Ty đứng dậy lấy bì nilon rót khoảng 250ml xăng từ bình đựng xăng của quán, sau đó mang giấu trên đầu giường ngủ.Thấy chị T. đi vào giường ngủ, Ty đi ra mở cửa dắt xe máy của mình ra ngoài với ý định đốt xong sẽ đi khỏi nhà.Sau đó, Ty lấy bịch xăng tưới lên vùng lưng của chị T. châm lửa đốt, rồi đi ra ngoài.Ngọn lửa bốc lên làm cháy áo, tóc và chăn màn, gối, nệm, điện thoại. Vụ hỏa hoạn khiến chị T. bị tổn hại sức khỏe 11%.
Thủ đoạn cất giấu 20 iPhone nhập lậu của sinh viên người Thái Lan
Nam thanh niên người Thái Lan buôn lậu 20 chiếc iPhone 15 Promax vào Việt Nam qua sân bay Đà Nẵng. Người này ngụy trang vỏ hộp trong thùng bánh, còn điện thoại cất vào balo mang trên người.
Ngày 16/4, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Natus Temmaythawittayalert (tên thường gọi Natus, 23 tuổi, quốc tịch Thái Lan) 4 năm tù về tội Buôn lậu.Natus bị cáo buộc buôn lậu 20 điện thoại di động hiệu iPhone 15 Promax trị giá hơn 654 triệu đồng.Bị cáo tại phiên tòa xét xử (Ảnh: Trạng Chi).Theo cáo trạng, Natus có cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại Thái Lan. Quá trình kinh doanh, người này quen biết với người tên Do Rrik (không rõ nhân thân).Khoảng tháng 9/2023, Rrik nhắn tin cho Natus trao đổi về việc đang tìm mua 20 điện thoại di động hiệu iPhone 15 Promax, giao nhận tại Việt Nam.Hai bên thống nhất việc mua bán, Natus dùng tiền cá nhân mua 20 điện thoại di động với giá hơn 1 triệu Bath (tương đương khoảng 710 triệu VNĐ). Natus bán cho Rik mỗi điện thoại khoảng 56.000 Bath (khoảng 38 triệu VNĐ).Natus trực tiếp mang điện thoại từ Thái Lan qua Việt Nam bằng đường hàng không và giao dịch tại Đà Nẵng.Để đối phó với việc kiểm tra của lực lượng Hải quan Việt Nam tại sân bay, trốn tránh việc khai báo hải quan và đóng thuế, Natus mở hộp, để riêng điện thoại ra.Vỏ hộp được bỏ vào thùng giấy, trộn lẫn với bánh kẹo, bên trên được che đậy bìa giấy có dán cố định các gói bánh, rồi đậy nắp, dán kín bằng băng keo, ngụy trang thành thùng bánh.Đối với 20 máy điện thoại di động được quấn bằng nhiều lớp nilon để chung với phụ kiện kèm theo, rồi bỏ vào balo.Ngày 23/9/2023, Natus mang 20 chiếc điện thoại lên máy bay từ Thái Lan đến Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.Khi di chuyển qua khu vực soi chiếu, Natus chỉ bỏ thùng giấy, vali lên máy soi chiếu, còn balo vẫn đeo trên lưng và không thực hiện khai báo hải quan để trốn thuế.Lúc này, cán bộ Hải quan thực hiện soi chiếu, giám sát hành khách nghi ngờ Natus mang hàng hóa phải khai báo hải quan nên kiểm tra, phát hiện.Natus khai đang là sinh viên và có một cơ sở kinh doanh mặt hàng điện thoại. Khi có người đặt mua, vì hám lợi nên mới nhận lời.
Cựu Chủ tịch tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự nhận án tù treo
Ông Phạm Đình Cự, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, bị truy tố vì có sai phạm trong việc cho doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định, gây thất thoát hơn 10 tỷ đồng.
Ngày 15/4, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên mở phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Phạm Đình Cự, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên; Đỗ Duy Vinh, cựu Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên, cùng mức án 3 năm tù treo về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.Theo cáo trạng, năm 2012-2013, bị cáo Cự và Vinh biết thửa đất thuộc ô phố A2, đường Hùng Vương (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) được UBND tỉnh Phú Yên giao cho Công ty Pymepharco để thực hiện dự án Trung tâm kinh doanh dược, mỹ phẩm và dịch vụ y tế Phú Yên nhưng công ty này không triển khai dự án.Bị cáo Phạm Đình Cự (phải) và bị cáo Đỗ Duy Vinh tại tòa (Ảnh: Phú Khánh).Theo quy định, thửa đất trên thuộc trường hợp phải thu hồi đất.Tuy nhiên các bị cáo Phạm Đình Cự, Đỗ Duy Vinh vẫn làm các thủ tục cho Công ty Pymepharco chuyển nhượng quyền sử dụng đất của thửa đất này cho một ngân hàng để xây dựng trụ sở không đúng quy định của pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà nước hơn 10 tỷ đồng.Tại tòa, bị cáo Phạm Đình Cự và Đỗ Duy Vinh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.Hội đồng xét xử xác định, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến chính sách quản lý đất đai và hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công, nên cần xử phạt tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội mà các bị cáo gây ra.Tuy nhiên, các bị cáo đều có nhân thân tốt; quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; mặt khác vụ án xảy ra đã lâu; trước khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cả 2 bị cáo đã tích cực tác động Công ty Pymephaco và trực tiếp khắc phục toàn bộ số tiền thất thoát cho nhà nước. Do đó tòa tuyên mức án trên.
Không truy tố việc nhận hơn 4 tỷ đồng "tiền cảm ơn" ở CDC Khánh Hòa
Cáo trạng truy tố các bị cáo ở CDC tỉnh Khánh Hòa tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, không truy tố hành vi nhận hơn 4 tỷ đồng "tiền cảm ơn" từ doanh nghiệp.
Ngày 15/4, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tiếp tục xét xử 6 bị cáo tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa.6 bị cáo gồm: Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa; Trần Quốc Huy, cựu Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính và Phan Phương Ngọc, cựu nhân viên khoa Dược - Vật tư y tế CDC Khánh Hòa;Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc phòng dự án và Nguyễn Trường Giang, cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam (VNDAT); Cao Văn Cường, chủ hộ kinh doanh cơ sở Phong Phú.Tại các phiên tòa, 4/6 bị cáo có mặt; các bị cáo Nguyễn Thị Thúy và Nguyễn Trường Giang có đơn xin được xét xử vắng mặt.4 bị cáo có mặt tại phiên xét xử liên quan đến sai phạm của CDC Khánh Hòa (Ảnh: Trung Thi).Theo cáo trạng, VNDAT trúng 5 gói thầu mua sắm các bộ hóa chất xét nghiệm tại CDC Khánh Hòa, với tổng giá trị hơn 14 tỷ đồng. Trong quá trình đấu thầu, các cán bộ CDC Khánh Hòa đã tạo điều kiện, can thiệp trái luật vào hoạt động đấu thầu đối với 5 gói thầu trên gây thiệt hại cho nhà nước gần 10 tỷ đồng.Theo chủ trương của Dõng, Trần Quốc Huy đã đề nghị Công ty VNDAT chi phần trăm "tiền cảm ơn".Đề nghị này được phía VNDAT đồng ý với mức chi 15% giá trị gói thầu. Người của VNDAT đã chuyển tiền 2 lần vào tài khoản Trần Văn Hiệp (anh trai Huy) và trực tiếp đưa tiền mặt một lần cho Huy với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng.Nhận tiền từ Công ty VNDAT, Huy đưa lại bằng tiền mặt cho Dõng tại phòng làm việc ở CDC Khánh Hòa.Dõng cho lại Huy 30 triệu đồng, nhờ Huy đưa cho Mai Thị Minh Truyền (kế toán trưởng) 50 triệu đồng. Số tiền còn lại gần 1,9 tỷ đồng, Dõng quản lý và sử dụng cá nhân.Cũng theo cáo trạng, Công ty CP Dược phẩm Tường Khuê (phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng) trúng nhiều gói thầu tại CDC Khánh Hòa. Trong đó, 4 gói thầu (tổng trị giá hơn 4,44 tỷ đồng) đã được Phan Phương Ngọc (nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế CDC Khánh Hòa) can thiệp, tạo điều kiện về thủ tục hồ sơ trái pháp luật.Sau khi hoàn thành hồ sơ, Ngọc trình Dõng ký phê duyệt gây thiệt hại cho nhà nước gần 1,94 tỷ đồng.Sau khi trúng thầu, một nhân viên của Công ty CP Dược phẩm Tường Khuê đã sử dụng tài khoản cá nhân chuyển nhiều lần với số tiền hơn 270 triệu đồng cho Dõng và hơn 465 triệu đồng cho Ngọc.Dõng khai nhận sau khi phát hiện tài khoản cá nhân của vợ mình có khoản "tiền nhạy cảm" từ Công ty CP Dược phẩm Tường Khuê đã nhờ chị gái trả lại cho doanh nghiệp.Bị cáo Huỳnh Văn Dõng (Ảnh: Trung Thi).Riêng đối với Phan Phương Ngọc có dấu hiệu hợp thức hóa số tiền nhận được qua tài khoản người thân (bố đẻ và chồng) bằng quan hệ vay mượn cá nhân.Một người ở CDC Khánh Hòa cũng nhận hơn 110 triệu đồng "tiền bồi dưỡng" từ Công ty CP Dược phẩm Tường Khuê. Cơ quan điều tra xác định, khi nhận số tiền trên không có thỏa thuận trước và không có dấu hiệu vụ lợi hoặc động cơ cá nhân.Tổng số tiền Công ty CP Dược phẩm Tường Khuê chuyển cho các cá nhân của CDC Khánh Hòa là hơn 845 triệu đồng.Ngoài ra, nhân viên kinh doanh của Công ty Hợp Nhất sử dụng tiền cá nhân từ tiền lương, thưởng theo doanh số để chuyển tổng số tiền 1,167 tỷ đồng cho Huỳnh Văn Dõng, Trần Quốc Huy, T.T.L.A. (Trưởng khoa Xét nghiệm CDC Khánh Hòa).Quá trình điều tra xác định, việc chuyển 1,167 tỷ đồng trên là để ủng hộ công tác phòng, chống dịch, cho vay mượn cá nhân; không có chứng cứ, tài liệu thể hiện sự bàn bạc, thỏa thuận và mối liên quan giữa số tiền trên với hoạt động kinh doanh của Công ty Hợp Nhất tại CDC Khánh Hòa.Ngoài ra, còn một số nhân viên của CDC nhận tiền hoa hồng, cảm ơn của doanh nghiệp nhưng không có động cơ vụ lợi, cá nhân.Trần Quốc Huy người trực tiếp nhận gần 2 tỷ đồng từ doanh nghiệp sau đó đưa cho cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa (Ảnh: Trung Thi).Theo cáo trạng, tổng số "tiền cảm ơn", "tiền hợp thức hóa bằng thủ tục vay mượn" mà các doanh nghiệp trúng thầu đã chuyển cho các thành viên công tác CDC Khánh Hòa là hơn 4 tỷ đồng.Sau khi vụ án bị khởi tố, điều tra, các bị cáo và những cán bộ, nhân viên CDC Khánh Hòa nhận tiền đều nộp lại số tiền đã nhận từ doanh nghiệp.Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa chỉ truy tố 6 bị can về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Các bị cáo không bị truy tố về hành vi nhận "tiền cảm ơn".
Án chung thân cho gã chồng sát hại vợ dã man trước mặt con
Nghi ngờ vợ ngoại tình nên Lâm nảy sinh ý định giết vợ rồi tự tử. Khi vợ đang nằm với con trai, Lâm dùng dao, kéo đâm vợ liên tiếp.
Ngày 13/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử lưu động và tuyên phạt bị cáo Hồ Ngọc Lâm (35 tuổi, trú xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) mức án chung thân về tội Giết người.Bị cáo Hồ Ngọc Lâm tại phiên xét xử (Ảnh: Trạng Chi).Theo cáo trạng, Lâm và vợ là chị Phương thường xảy ra mâu thuẫn do Lâm nghi ngờ vợ có mối quan hệ với người đàn ông khác.Cuối tháng 9/2023, Lâm và vợ xảy ra cãi nhau nên chị này bỏ nhà đi. Khoảng một tuần sau, Phương điện thoại cho Lâm đến chợ Miếu Bông chở chị về rồi cả 2 cùng uống bia tại phòng trọ.Uống bia đến chiều thì Phương nghỉ và nói đến quán cắt tóc. Lúc này, Lâm nảy sinh ý định giết vợ rồi tự tử nên đi đến phòng trọ của mẹ ruột (cạnh phòng trọ của Lâm) lấy dao đem về giấu dưới thùng bia.Chị Phương đến quán cắt tóc nhưng thấy đông người nên quay về và lên giường nằm cạnh con trai 9 tuổi để ngủ.Lúc này Lâm cầm dao đến đâm nhiều nhát vào người chị Phương.Chị Phương cố đẩy Lâm ra nhưng không được. Con trai thấy vậy la lớn. Nghe tiếng la, mẹ cùng chị gái Lâm chạy sang can ngăn nhưng bị Lâm đẩy ra ngoài, chốt cửa phòng lại.Thấy vậy, con Lâm nhặt dao ném vào bụi cây trước phòng trọ. Phương vùng bỏ chạy ra đường phía sau phòng trọ thì bị Lâm chạy theo dùng kéo đâm liên tiếp.Khi Phương bất tỉnh, Lâm dùng kéo tự đâm vào bụng mình nhưng được mọi người ngăn cản và đưa đi cấp cứu. Kết quả xác định, Phương bị chồng đâm 20 nhát vào cơ thể và tử vong.
Trương Xuân Đước có được trả lại số tiền 35 tỷ đồng đưa cho ông Đỗ Hữu Ca?
HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên trả lại 15 tỷ đồng trong số tiền 35 tỷ đồng ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an Hải Phòng) giao nộp, cho vợ chồng bị cáo Trương Xuân Đước.
Chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng, và 12 bị cáo khác trong vụ án Mua bán hóa đơn trái phép, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Trốn thuế,...HĐXX tuyên án chiều 12/4 (Ảnh: Nguyễn Dương).Trong đó, bị cáo Ca chịu mức án cao nhất, với 10 năm tù cho tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Vợ chồng "ông trùm" mua bán hóa đơn trái phép Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh, cùng bị tuyên phạm 2 tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và Đưa hối lộ.Bị cáo Đước bị phạt 9 năm tù cho 2 tội danh, bị cáo Ngọc Anh bị phạt 4 năm 6 tháng tù cho 2 tội danh.Về số tiền 35 tỷ đồng vợ chồng Trương Xuân Đước đưa cho Đỗ Hữu Ca để nhờ chạy tội, nhưng ông Ca không thực hiện mà đã giao nộp số tiền này cho cơ quan điều tra.Tại phiên tòa, vợ chồng Đước đề nghị HĐXX cho xin lại 35 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.Các bị cáo lắng nghe bản án (Ảnh: Nguyễn Dương).Trong nội dung bản án HĐXX công bố chiều nay đánh giá, ở vụ án này bị cáo Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh vừa là bị cáo của 2 tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và Đưa hối lộ, nhưng lại là bị hại của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Khi bị bắt tạm giam về tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, vợ chồng Đước đã chủ động khai báo số tiền 35 tỷ đồng đưa hối lộ cho bị Ca, nên được xem xét trả lại một phần.Theo quy định của pháp luật, tang vật phạm tội bị thu giữ là tiền sẽ phải tịch thu sung công quỹ nhà nước. Tuy nhiên, ở vụ án này, vợ chồng bị cáo Đước đã chủ động khai báo và bị cáo Ca không sử dụng số tiền trên để chạy án, đã giao nộp cho cơ quan điều tra, nên được HĐXX tuyên trả lại 15 tỷ đồng.Bị cáo Trương Xuân Đước (Ảnh: Nguyễn Dương).Theo nội dung bản án, vụ này điển hình cho lợi ích nhóm, nhóm lợi ích; có sự cấu kết, thông đồng giữa doanh nghiệp và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, vì lợi ích vật chất mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng.Vụ án này các bị cáo đã xâm phạm tính đúng đắn của cơ quan, tổ chức và cá nhân, làm cho bộ phận cán bộ bị thoái hóa biến chất. Từ vụ việc này đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2022, tại Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, các bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh đã quản lý điều hành 26 công ty để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn, nhằm chiếm lời bất chính.Kết quả điều tra xác định, số lượng hóa đơn vợ chồng Đước mua bán trái phép là hơn 15.674 hóa đơn, thu lời bất chính hơn 41 tỷ đồng. Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa hối lộ Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài số tiền 362 triệu đồng, để được tạo điều kiện thành lập công ty mua bán trái phép hóa đơn.Để che giấu hành vi phạm tội, trốn tránh trách nhiệm hình sự, trong khoảng thời gian tháng 10-12/2022, vợ chồng Đước đã đưa cho Đỗ Hữu Ca 35 tỷ đồng để nhờ Ca chạy tội.Đỗ Hữu Ca mặc dù không có khả năng chạy án giúp vợ chồng Đước nhưng đã gian dối, hứa hẹn giúp được; nhận và chiếm đoạt 35 tỷ đồng của vợ chồng Đước.Đỗ Hữu Ca đã nộp lại toàn bộ số tiền 35 tỷ đồng và bản thân có nhiều thành tích trong công tác, được nhiều ban ngành ở Hải Phòng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt.Bị cáo Đỗ Hữu Ca (Ảnh: Nguyễn Dương).Trong khoảng thời gian tháng 8/2021-8/2022, Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài, đã nhận hối lộ của Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh 362 triệu đồng. Từ đó Đương, Hoài tạo điều kiện cho vợ chồng Đước thành lập 3 công ty để mua bán trái phép hóa đơn trên địa bàn huyện Cát Hải (Hải Phòng).HĐXX đánh giá, hành vi phạm tội của bị cáo Đỗ Hữu Ca là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu hợp pháp tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ, gây ảnh hưởng xấu cho dư luận.Đối với bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài, bị truy tố tội Đưa hối lộ và Nhận hối lộ, đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây mất uy tín của cơ quan nhà nước đối với nhân dân.
Ba cựu cán bộ công an ở Thái Bình được giảm án
Tại phiên tòa phúc thẩm, 3 cựu cán bộ Công an huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình bị đưa ra xét xử tội Dùng nhục hình, đã được giảm tổng cộng 42 tháng tù.
Chiều 12/4, Hội đồng xét xử TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm ở trụ sở Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Thái Bình để xét xử 3 cựu cán bộ Công an huyện Vũ Thư về tội Dùng nhục hình.Các bị cáo gồm: Phạm Quang Hùng (57 tuổi), cựu Đội trưởng Đội Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, cựu Phó trưởng Nhà tạm giữ Công an huyện Vũ Thư; Trịnh Thanh Hùng (44 tuổi), cựu Phó đội trưởng Đội Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Công an huyện Vũ Thư và Nguyễn Trọng Giáp (39 tuổi), cựu cán bộ Nhà tạm giữ huyện Vũ Thư.Ba bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm (Ảnh: Đ.T).Bị hại trong vụ án này là bị can Bùi Văn Bích (48 tuổi), trú xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Vũ Thư khởi tố về tội Môi giới mại dâm.Trước đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên phạt Phạm Quang Hùng mức án 11 năm tù; Trịnh Thanh Hùng mức án 10 năm tù; Nguyễn Trọng Giáp mức án 15 tháng tù.Sau phiên sơ thẩm, gia đình của 2 trong 3 bị cáo và gia đình bị hại đã làm đơn kháng cáo.Tại phiên phúc thẩm, sau phần xét hỏi, đại diện Viện Kiểm sát nhận định 3 bị cáo bị xét xử là đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, xét đề nghị xin giảm án của phía gia đình bị hại, bản thân 3 bị cáo đã ăn năn hối cải, trong quá trình công tác có nhiều thành tích và bằng khen. Gia đình các bị cáo cũng đã bồi thường một phần cho gia đình bị hại.Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên phạt bị cáo Phạm Quang Hùng 9 năm 6 tháng tù (giảm 1 năm 6 tháng so với mức án sơ thẩm), Trịnh Thanh Hùng 8 năm tù (giảm 2 năm so với mức án sơ thẩm) và Nguyễn Trọng Giáp 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thay vì tù giam so với án sơ thẩm.Theo cáo trạng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị can Bùi Văn Bích bị tạm giam tại buồng giam số 6 Nhà tạm giữ Công an huyện Vũ Thư cùng với Nguyễn Đức Chuẩn. Trong thời gian bị tạm giam, sức khỏe của Bùi Văn Bích bình thường, chấp hành nội quy nhà tạm giữ, nhưng khi làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, Bích không nhận tội.Ngày 24/1/2022, sau khi nhận cáo trạng truy tố về tội Môi giới mại dâm, bị can Bích về buồng tạm giam và có hành vi la hét, chửi bới, kêu oan, cởi áo quần, đập đầu, đập mặt vào tường, đạp cửa buồng tạm giam. Cán bộ nhà tạm giữ đã động viên, giải thích, yêu cầu Bích chấp hành nội quy nhưng Bích chỉ thực hiện được vài giờ đồng hồ, sau đó lại tiếp tục quấy phá.Quá trình động viên, do Bích không chấp hành, Phạm Quang Hùng đã dùng tay tát, vả vào đầu, mặt Bích mỗi lần vài cái…Cuối tháng 1/2022, các bị cáo Phạm Quang Hùng và Trịnh Thanh Hùng đã nhiều lần dùng nhục hình với bị can Bùi Văn Bích bằng cách cho bị can này ngồi lên ghế và khóa chân, tay và bỏ tại sân tắm nắng ở buồng giam số 6 (nhà tạm giữ Công an huyện Vũ Thư).Sau quá trình bị hành hạ trong thời gian dài, do bị bỏ ngoài sân dưới trời rét đậm nên ông Bích bị viêm phế quản nặng dẫn đến suy hô hấp. Ngày 20/2, bị can Bích tử vong.Cáo trạng cho biết, kết luận giám định pháp y về thương tích của Trung tâm pháp y, Sở Y tế tỉnh Thái Bình ngày 15/4/2022 xác định: Tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông Bích do thương tích gây nên là 27%, gồm 8 vết sẹo, 20 vết xây xát, 7 vết bầm máu, gãy xương ức tương ứng xương sườn số 3.
Phiên xét xử vụ nổ súng ở Hà Nội phải tạm hoãn vì bị cáo lên cơn hen
Phiên xét xử vụ án ẩu đả, nổ súng tại khu nhà trọ ở ngõ 80 Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phải tạm hoãn do một bị cáo lên cơn hen, phải đưa đi cấp cứu.
Ngày 12/4, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa các bị cáo Nguyễn Văn Hải (46 tuổi, trú quận Nam Từ Liêm); Lê Thành Công (48 tuổi, ở huyện Đan Phượng); Nguyễn Xuân Phương (55 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm) và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (33 tuổi, ở tỉnh Yên Bái) ra xét xử về các tội Giết người, Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, Cướp tài sản.Quá trình xét xử, bị cáo Lê Thành Công lên cơn hen, phải đưa đi cấp cứu nên phiên tòa tạm hoãn.Cáo trạng thể hiện, các bị cáo Hải, Quỳnh (bạn gái Hải), Công cùng bà Bùi Thị Hòa (54 tuổi, trú quận Nam Từ Liêm) đều thuê trọ ở ngõ 80 Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.Quá trình sinh sống tại đây, các bị cáo Hải, Quỳnh, Công thường xảy ra mâu thuẫn với bà Hòa và bạn trai của bà này là bị cáo Nguyễn Xuân Phương.Sáng 29/6/2023, bị cáo Nguyễn Xuân Phương cho rằng Quỳnh sắp chuyển đi khỏi khu nhà trọ mà chưa trả 300.000 đồng cho Nguyễn Thu Hà (con gái ông Phương), nên khi gặp Quỳnh tại khu trọ, ông Phương đã chửi bới, đòi số tiền này dẫn đến xô xát.Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Trần Tiến).Trong khi xô xát, ông Phương tát Quỳnh 2-3 cái. Sau đó, Quỳnh cũng đánh vào mặt ông Phương rồi bỏ chạy ra ngõ.Lúc này, ông Phương dùng nửa viên gạch ném vào lưng làm Quỳnh ngã xuống đất. Không chỉ thế, bị cáo Phương còn dùng thanh sắt hộp dài vụt vào trán của Quỳnh để bắt trả tiền.Khi Quỳnh kêu cứu, Lê Thành Công chạy ra can ngăn.Sau khi sơ cứu vết thương, Quỳnh điều khiển xe máy đến nhà nghỉ ở thị trấn Trôi (huyện Hoài Đức), kể lại toàn bộ sự việc cho bạn trai là Nguyễn Văn Hải nghe.Tức giận, Hải lấy túi da bên trong chứa khẩu súng Colt xoay, lắp sẵn 6 viên đạn rồi điều khiển xe máy chở Quỳnh về khu nhà trọ để cùng đánh ông Phương.Khi đi đến đầu khu trọ, Hải xuống xe đổi lái cho Quỳnh, bảo bạn gái chờ sẵn.Hải đi vào khu trọ, thấy ông Phương và bà Hòa đang bán cơm cho khách đã rút súng bắn 2 phát trúng vào mặt, vai trái của ông Phương.Bị tấn công, ông Phương lấy khay đựng cơm ra để che chắn, chống trả. Hải lùi dần ra đầu ngõ rồi bắn tiếp một phát trúng vào người ông Phương.Thấy vậy, bà Hòa dìu ông Phương vào phòng, Hải tiếp tục dùng súng bắn vào người bà này.Sau khi gây án, Hải đi ra chỗ Quỳnh chờ sẵn rồi cả hai lên xe bỏ chạy.Cùng lúc này, Công đang ở trong phòng trọ, nghe thấy tiếng súng và tiếng người hô hoán trong ngõ, đã chạy ra, lấy thắt lưng đánh ông Phương.Hậu quả của vụ ẩu đả, ông Phương bị tổn hại 16% sức khỏe, bà Hòa bị tổn hại 1% sức khỏe, Quỳnh bị tổn hại 2% sức khỏe.Cáo buộc xác định, việc ông Phương, bà Hòa không tử vong là ngoài ý thức chủ quan của Hải và đồng phạm.
Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca lĩnh án 10 năm tù
HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng, mức án 10 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
14h chiều nay (12/4), sau 3 ngày làm việc và nghị án, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng, và 12 bị cáo khác trong vụ án Mua bán hóa đơn trái phép, Đưa và Nhận hối lộ, Trốn thuế,...Theo đó, bị cáo Ca bị tòa tuyên phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với mức án 10 năm tù.13 bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Dương).12 bị cáo còn lại bị tòa tuyên án như sau:Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (tội 1) và Đưa hối lộ (tội 2)Trương Xuân Đước bị phạt 24 tháng tù cho tội 1 và 7 năm tù cho tội 2, tổng hình phạt là 9 năm tù.Nguyễn Thị Ngọc Anh (vợ Đước) bị phạt 18 tháng tù cho tội 1 và 3 năm tù cho tội 2, tổng hình phạt là 4 năm 6 tháng tù.Nhận hối lộNguyễn Đình Đương, cựu Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải (TP Hải Phòng), bị phạt 6 năm 6 tháng tù.Đỗ Thanh Hoài, cựu công chức Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng), bị phạt 4 năm 6 tháng tù.Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nướcĐặng Khắc Thành (SN 1971, lao động tự do), bị phạt 18 tháng tù.Hà Thị Bích Nhàn (SN 1975, lao động tự do), bị phạt 15 tháng tù.Với 6 bị cáo phạm tội Trốn thuế, không bị áp dụng hình phạt tù, chỉ phạt hành chính. Cụ thể bị cáo Đỗ Thị Đua bị phạt 2,5 tỷ đồng; Hà Thị Trang bị phạt 1,5 tỷ đồng; Vũ Ngọc Tú bị phạt 1,2 tỷ đồng;Chu Thị Thu Hiền bị phạt 800 triệu đồng; Nguyễn Hiền Tài bị phạt 350 triệu đồng; Ngô Văn Tuyên bị phạt 300 triệu đồng.Bị cáo Đỗ Hữu Ca (Ảnh: Nguyễn Dương).Theo nội dung bản án, vụ này điển hình cho lợi ích nhóm, nhóm lợi ích; có sự cấu kết, thông đồng giữa doanh nghiệp và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, vì lợi ích vật chất mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng.Vụ án này các bị cáo đã xâm phạm tính đúng đắn của cơ quan, tổ chức và cá nhân, làm cho bộ phận cán bộ bị thoái hóa biến chất. Từ vụ việc này đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2022, tại Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, các bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh đã quản lý điều hành 26 công ty để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn, nhằm chiếm lời bất chính.Kết quả điều tra xác định, số lượng hóa đơn vợ chồng Đước mua bán trái phép là hơn 15.674 hóa đơn, thu lời bất chính hơn 41 tỷ đồng. Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa hối lộ Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài số tiền 362 triệu đồng, để được tạo điều kiện thành lập công ty mua bán trái phép hóa đơn.Bị cáo Trương Xuân Đước (Ảnh: Nguyễn Dương).Để che giấu hành vi phạm tội, trốn tránh trách nhiệm hình sự, trong khoảng thời gian tháng 10-12/2022, vợ chồng Đước đã đưa cho Đỗ Hữu Ca 35 tỷ đồng để nhờ Ca chạy tội.Đỗ Hữu Ca mặc dù không có khả năng chạy án giúp vợ chồng Đước nhưng đã gian dối, hứa hẹn giúp được; nhận và chiếm đoạt 35 tỷ đồng của vợ chồng Đước.Đỗ Hữu Ca đã nộp lại toàn bộ số tiền 35 tỷ đồng và bản thân có nhiều thành tích trong công tác, được nhiều ban ngành ở Hải Phòng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt.Trong khoảng thời gian tháng 8/2021-8/2022, Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài, đã nhận hối lộ của Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh 362 triệu đồng. Từ đó Đương, Hoài tạo điều kiện cho vợ chồng Đước thành lập 3 công ty để mua bán trái phép hóa đơn trên địa bàn huyện Cát Hải (Hải Phòng).Bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Anh (Ảnh: Nguyễn Dương).Các bị cáo Đặng Khắc Thành, Hà Thị Bích Nhàn, đã làm trung gian mua bán hóa đơn trái phép của vợ chồng Đước, sau đó bán lại cho người khác với giá cao hơn để hưởng chênh lệch.Quá trình điều tra vụ án cũng như tại phiên tòa, các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình, đồng ý với bản cáo trạng truy tố tội danh của mình là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.HĐXX đánh giá, hành vi phạm tội của bị cáo Đỗ Hữu Ca là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu hợp pháp tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ, gây ảnh hưởng xấu cho dư luận.Đối với bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài, bị truy tố tội Đưa hối lộ và Nhận hối lộ, đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây mất uy tín của nhân dân với cơ quan nhà nước.Bị cáo Nguyễn Đình Đương (Ảnh: Nguyễn Dương).Đối với tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, các bị cáo đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước. Các bị cáo đã vì động cơ vụ lợi, mắc ngoặc với nhau để hình thành lợi ích nhóm thực hiện hành vi vi phạm nhiều tội.
Chiều nay tòa sẽ tuyên án với ông Đỗ Hữu Ca và 12 bị cáo
Chiều nay, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh sẽ tuyên án đối với bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng và 12 bị cáo khác.
Sau 3 ngày làm việc và nghị án (10-12/4), chiều nay HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh sẽ tuyên án đối với bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng và 12 bị cáo trong vụ án Mua bán hóa đơn trái phép, Trốn thuế, Nhận hối lộ và Đưa hối lộ.Trước đó, trong phiên xử sáng 11/4, đại diện VKS đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với 13 bị cáo.Đỗ Hữu Ca nhận mức án đề nghị cao nhấtTrong đó, bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng bị đề nghị mức án cao nhất, 10-11 năm tù cho tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Đại diện VKS đọc bản luận tội và đề nghị mức án các bị cáo (Ảnh: Nguyễn Dương).Bị cáo Trương Xuân Đước bị đề nghị mức án 9-10 năm tù cho 2 tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và Đưa hối lộ.Vợ bị cáo Trương Xuân Đước là Nguyễn Thị Ngọc Anh bị đề nghị mức án 4 năm 6 tháng tù đến 6 năm tù cho 2 tội danh giống chồng.Bị cáo Nguyễn Đình Đương (cựu Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải - Hải Phòng) phạm tội Nhận hối lộ, bị đề nghị mức án 6 năm 6 tháng tù đến 7 năm tù. Cấp dưới của Đương là bị cáo Đỗ Thanh Hoài cũng phạm tội Nhận hối lộ, mức án đề nghị 4 năm 6 tháng tù đến 5 năm 6 tháng tù.Bị cáo Nguyễn Đình Đương (Ảnh: Nguyễn Dương).Theo đánh giá của VKS, vụ này điển hình cho lợi ích nhóm, nhóm lợi ích; có sự cấu kết, thông đồng giữa doanh nghiệp và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, vì lợi ích vật chất mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng.Vụ án này các bị cáo đã xâm phạm tính đúng đắn của cơ quan, tổ chức và cá nhân, làm cho bộ phận cán bộ bị thoái hóa biến chất. Từ vụ việc đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2022, tại Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, các bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh đã quản lý điều hành 26 công ty để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn, nhằm chiếm lời bất chính.Kết quả điều tra xác định, số lượng hóa đơn vợ chồng Đước mua bán trái phép là hơn 15.674 hóa đơn, thu lời bất chính hơn 41 tỷ đồng. Bị cáo Trương Xuân Đước (Ảnh: Nguyễn Dương).Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa hối lộ Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài số tiền 362 triệu đồng, để được tạo điều kiện thành lập công ty mua bán trái phép hóa đơn.Để che giấu hành vi phạm tội, trốn tránh trách nhiệm hình sự, trong khoảng thời gian từ tháng 10-12/2022, vợ chồng Đước đã đưa cho Đỗ Hữu Ca 35 tỷ đồng để nhờ Ca chạy tội.Đỗ Hữu Ca mặc dù không có khả năng giúp vợ chồng Đước không bị xử lý hình sự về tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, nhưng đã gian dối, hứa hẹn giúp được.Theo đó, trong khoảng thời gian từ tháng 10-12/2022, Đỗ Hữu Ca đã nhận và chiếm đoạt 35 tỷ đồng của vợ chồng Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh.Trong khoảng thời gian từ tháng 8/2021-8/2022, Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài, đã nhận hối lộ của Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh 362 triệu đồng. Từ đó Đương, Hoài tạo điều kiện cho vợ chồng Đước thành lập 3 công ty để mua bán trái phép hóa đơn trên địa bàn huyện Cát Hải (Hải Phòng).Các bị cáo Đặng Khắc Thành, Hà Thị Bích Nhàn, đã làm trung gian mua bán hóa đơn trái phép của vợ chồng Đước, sau đó bán lại cho người khác với giá cao hơn để hưởng chênh lệch.Các bị cáo móc ngoặc, hình thành lợi ích nhóm để phạm tộiTổng số hóa đơn Thành mua bán trái phép là 850, thu lời bất chính hơn 1,7 tỷ đồng. Còn số hóa đơn Nhàn mua bán trái phép là 104 hóa đơn, thu lời bất chính hơn 424 triệu đồng.Đỗ Thị Đua là người quản lý, điều hành Công ty TNHH vận tải và thương mại Kim Cương và Công ty TNHH thương mại và vận tải Hương Giang, đã mua 107 hóa đơn trái phép của Đước để kê khai đầu vào, trốn thuế GTGT số tiền hơn 5,6 tỷ đồng.Hà Thị Trang là giám đốc, là người quản lý, điều hành Công ty TNHH vật liệu xây dựng Lâm Anh và Công ty TNHH vật liệu xây dựng Đại Lâm, đã mua 43 hóa đơn trái phép của Đước để kê khai thuế đầu vào, trốn thuế GTGT số tiền hơn 3,5 tỷ đồng.Vũ Ngọc Tú là giám đốc quản lý, điều hành Công ty CP đầu tư xây dựng Hà Hiếu đã mua 27 hóa đơn trái phép của vợ chồng Đước để kê khai thuế đầu vào, trốn thuế GTGT số tiền là hơn 2,1 tỷ đồng.Bị cáo Đỗ Hữu Ca (Ảnh: Nguyễn Dương).Chu Thị Thu Hiền là chủ tịch, quản lý, điều hành Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ truyền hình HD, đã thông qua Đặng Khắc Thành nhiều lần mua hóa đơn trái phép, với tổng 35 hóa đơn của vợ chồng Đước, để kê khai thuế đầu vào, trốn thuế GTGT số tiền hơn 828 triệu đồng.Nguyễn Hiền Tài là giám đốc quản lý, điều hành Công ty TNHH TRT Việt Nam đã thông qua Hà Thị Bích Nhàn mua 10 hóa đơn trái phép của vợ chồng Đước để kê khai thuế đầu vào, trốn thuế GTGT số tiền hơn 292 triệu đồng.Ngô Văn Tuyên là giám đốc quản lý, điều hành Công ty TNHH TM xây dựng và vận tải Khánh Phong, đã mua 3 hóa đơn trái phép của Đước để kê khai trốn thuế với số tiền hơn 246 triệu đồng.Bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Anh (Ảnh: Nguyễn Dương).Quá trình điều tra vụ án cũng như tại phiên tòa các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình, đồng ý với bản cáo trạng truy tố tội danh của mình là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.VKS đánh giá, hành vi phạm tội của bị cáo Đỗ Hữu Ca là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu hợp pháp tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ, gây ảnh hưởng xấu cho dư luận.Đối với bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài, bị truy tố tội Đưa hối lộ và Nhận hối lộ, đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây mất uy tín của nhân dân với cơ quan nhà nước.Đối với tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, các bị cáo đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước. VKS nhận định, các bị cáo đã vì động cơ vụ lợi, mắc ngoặc với nhau để hình thành lợi ích nhóm thực hiện hành vi vi phạm nhiều tội.
Tình cảm "dữ dội và dịu êm" giữa bị cáo Đỗ Hữu Ca và Trương Xuân Đước ở tòa
Tại phiên tòa, ở phần xét hỏi lời khai của bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng và Trương Xuân Đước đã có lúc rất căng thẳng, nhưng sau đó lại "dịu êm" ở các phần sau.
Sau hơn 1 ngày làm việc (10-11/4), HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã bước vào nghị án và dự kiến sẽ ra phán quyết cuối cùng đối với bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng và 12 bị cáo khác, vào 14h chiều nay."Anh Ca dám làm không dám chịu"Bị cáo Trương Xuân Đước, "ông trùm" mua bán hóa đơn trái phép đã có lúc căng thẳng với bị cáo Đỗ Hữu Ca và thốt lên trước tòa "Anh Ca dám làm không dám chịu".Bị cáo Đỗ Hữu Ca (Ảnh: Nguyễn Dương).Đó là tình huống ở phần xét hỏi trong phiên xử chiều 10/4, để HĐXX làm rõ thêm hành vi vợ chồng Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đưa 35 tỷ đồng đến nhà bị cáo Ca để nhờ chạy tội.Tại tòa, vợ chồng Đước thừa nhận hành vi này, nhưng ông Ca phủ nhận việc nhận 35 tỷ đồng để chạy tội.Ông Ca cho rằng, không yêu cầu vợ chồng Đước mang tiền đến, mà Ngọc Anh tự nguyện mang đến. Ông nghĩ, Đước đi vắng nên Ngọc Anh mang tiền đến gửi, khi nào Đước xong việc thì đến lấy.Bị cáo Ca giải thích, ở đây có sự ngộ nhận rất lớn. Theo ông Ca, khi Đước phạm tội Mua bán hóa đơn trái phép, chiếm đoạt tiền nhà nước thì phải dùng tiền khắc phục. Do đó, ông Ca khai bản thân không hiểu ý Ngọc Anh mang tiền đến để nhờ chạy tội, mà chỉ nghĩ mang tiền đến gửi.Bị cáo Trương Xuân Đước (Ảnh: Nguyễn Dương).Ông Ca thừa nhận chủ quan khi Ngọc Anh mang tiền đến không hỏi tiền ở đâu, tiền để làm gì. Ông nói mặc nhiên nhận số tiền này là chấp nhận ý nguyện của Ngọc Anh.Khi được gọi lên đối đáp với lời khai của bị cáo Ca, vợ chồng Đước đều khai mang tiền đến nhờ Ca chạy tội, chứ không phải mang tiền đến gửi. Có lúc căng thẳng, bị cáo Đước còn thốt lên trước tòa "Anh Ca dám làm không dám chịu".Nói về quan hệ với bị cáo Ca, Trương Xuân Đước khai, quen Ca cách đây 19 năm và coi Ca như người anh. HĐXX tiếp tục hỏi bị cáo Ca, bị cáo này nói không dám kết luận cáo trạng truy tố tội danh của mình là sai và nói bản thân đã khai báo thành khẩn, không hứa hẹn, không dụ dỗ vợ chồng Đước mang tiền đến.Các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho nhauTưởng chừng diễn biến phiên tòa tiếp tục căng thẳng khi bị cáo Ca khai như trên, nhưng bước sang ngày làm việc thứ 2 (11/4) diễn biến lại khác.Đầu giờ sáng cùng ngày, bị cáo Ca bất ngờ nhận tội, đồng ý với cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của mình. Ông giải thích bản thân nghỉ hưu lâu, tư duy pháp luật đã lỗi thời, tiếp cận kiến thức mới khó khăn.Kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKS công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với 13 bị cáo.Trong đó, bị cáo Đỗ Hữu Ca bị đề nghị mức án cao nhất, từ 10-11 năm tù cho tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Đại diện VKS đọc bản luận tội (Ảnh: Nguyễn Dương).Sau đó phiên xử bước vào phần tranh tụng, các luật sư bào chữa cho thân chủ của mình đều đồng tình với quan điểm truy tố của VKS. Luật sư chỉ đưa ra các tình tiết giảm nhẹ để đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.Tuy nhiên, đến phần bào chữa cho bị cáo Đỗ Hữu Ca, luật sư Bùi Phương Lan trình bày bài bào chữa, đưa ra nhiều luận cứ cho rằng VKS truy tố tội danh, đề nghị mức án chưa phù hợp. Đặc biệt, luật sư còn cho rằng, bị cáo Ca không phải là đối tượng, là nguồn gây nguy hiểm cho xã hội nên không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội.Đối đáp với quan điểm bào chữa của luật sư Bùi Phương Lan, đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố bị cáo Ca là đúng người, đúng tội. "Số tiền bị cáo Ca lừa đảo chiếm đoạt là đặc biệt lớn. Nhưng do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên mới được đề nghị mức án dưới khung hình phạt. Vì vậy việc cách ly bị cáo Ca khỏi đời sống xã hội một thời gian là cần thiết", VKS đối đáp.Về ý kiến của luật sư cũng như ý kiến của vợ chồng bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh muốn xin lại số tiền đưa hối lộ 35 tỷ đồng cho bị cáo Ca, để khắc phục hậu quả.Đại diện VKS nêu quan điểm, ở vụ án này, vợ chồng Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh vừa là bị cáo của tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, Đưa hối lộ, nhưng lại là bị hại của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Anh (Ảnh: Nguyễn Dương).Theo quy định, tang vật phạm tội bị thu giữ trong vụ án là tiền đều phải sung công quỹ nhà nước, nhưng do bị bắt giam ở tội danh mua bán hóa đơn trái phép, bị cáo đã chủ động khai báo việc này, nên sẽ được xem xét trả lại một phần số tiền này.Kết thúc tranh luận, trước khi bước vào nghị án, HĐXX cho 13 bị cáo được nói lời sau cùng. Nhiều bị cáo nói đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bản thân.Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca khi nói lời sau cùng xúc động và giọng có lúc run run.Ông nói, bản thân thấy rất đáng tiếc vì cuối đời lại vướng vào vụ án này, phải mang tấm thân già vào trại giam. Bản thân ông cho rằng, vì lụy tình mà phạm tội. Quang cảnh phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Dương).Với hành vi phạm tội do mình gây ra, ông Ca gửi lời xin lỗi Đảng, Chính phủ, Nhà nước; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hải Phòng. Ngoài xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bản thân, ông cũng xin giảm nhẹ hình phạt cho người em Trương Xuân Đước.Trương Xuân Đước cũng xúc động khi nói lời sau cùng. Bị cáo này nói "với bản thân tôi đã an bài rồi, nhưng mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Ca".Còn Nguyễn Thị Ngọc Anh nói đã chủ động đến nhờ bị cáo Ca chạy tội nên đã kéo ông vào vòng lao lý. Bị cáo mong HĐXX giảm nhẹ để sớm trở về với gia đình và cũng xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Ca.Tương tự, bị cáo Nguyễn Đình Đương, cựu Chi cục trưởng và Đỗ Thanh Hoài, cựu cán bộ của Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng) cũng nhận tội, mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bản thân và xin giảm nhẹ cho nhau.
Tranh luận về mức án đề nghị với bị cáo Đỗ Hữu Ca
Luật sư cho rằng bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, không phải là đối tượng, nguồn gây nguy hiểm cho xã hội nên không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội. VKS bác bỏ đề nghị này.
Phiên xử sáng nay 11/4, sau khi đại diện VKS công bố bản luận tội và đề nghị mức án với 13 bị cáo, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh cho phép các luật sư tranh tụng, bào chữa cho các bị cáo.Trong số 13 bị cáo của vụ án, bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, bị đề nghị mức án cao nhất, 10-11 năm tù cho tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Bị cáo Đỗ Hữu Ca (Ảnh: Nguyễn Dương).Luật sư: Không cần thiết cách ly bị cáo Đỗ Hữu CaGiải thích về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, luật sư Bùi Phương Lan bào chữa cho bị cáo Ca cho biết, tội có tính chất chiếm đoạt, do lỗi cố ý của chủ thể và đặc biệt thủ đoạn gian dối của người phạm tội luôn phải có trước việc chuyển giao tài sản. Trong vụ án này, theo lời khai của Ngọc Anh và Trương Xuân Đước thì việc thực hiện chuyển giao tài sản lại được thực hiện trước. Bị cáo Đỗ Hữu Ca không hề đưa ra thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật nhằm gian dối, lừa đảo để Đước mang tiền đến nhà mình.Luật sư cho rằng, sau 4 lần nhận số tiền 35 tỷ đồng từ vợ chồng Trương Xuân Đước, ông Ca vẫn nói chưa nắm được thông tin gì từ phía Công an tỉnh Quảng Ninh.Từ dẫn chứng này, luật sư cho rằng ông Ca không hề đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt số tiền của vợ chồng Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh.Theo luật sư, tại phiên tòa, bản thân bị cáo Đước và Ngọc Anh cũng thừa nhận không bao giờ nghĩ Đỗ Hữu Ca lừa đảo chiếm đoạt tiền của mình. Nữ luật sư cho rằng, bị cáo Ca vô tình phạm phải tội danh trên, hoàn toàn không cố ý. Bà phân tích, việc "chuyển hóa tội phạm" hoàn toàn khác với lỗi cố ý.Luật sư Bùi Phương Lan bào chữa cho bị cáo Đỗ Hữu Ca (Ảnh: Nguyễn Dương)."Vụ án Tân Hoàng Minh vừa mới xử tại TAND TP Hà Nội, có 6.600 bị hại, với số tiền bị chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng. Hành vi của bị cáo trong vụ án này lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên VKS cũng chỉ đề nghị mức án đối với bị cáo Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tân Hoàng Minh, mức án 9-10 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", nữ luật sư lấy ví dụ.Từ đó, luật sư cho rằng VKS đề nghị mức án 10-11 năm tù đối với bị cáo Đỗ Hữu Ca là quá nghiêm khắc.Về việc bị cáo Ca bị áp dụng tình tiết tăng nặng vì phạm tội 2 lần trở lên, luật sư cho rằng chưa chính xác.Bà phân tích, 4 lần bị cáo Ngọc Anh đưa tổng số tiền 35 tỷ đồng cho bị cáo Ca chỉ nhằm thực hiện một mục đích duy nhất là chạy tội. Không phải mỗi lần Ngọc Anh đến đưa tiền ông Ca đưa thông tin gian dối và đòi thêm tiền.Theo luật sư, ông Ca có nhiều tình tiết giảm nhẹ như đã nộp lại 35 tỷ đồng cho cơ quan điều tra, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp và được tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương…Luật sư cho rằng, bị cáo Ca không phải là đối tượng hoặc là nguồn có thể gây nguy hiểm đến trật tự xã hội; vì vậy đề nghị HĐXX khoan hồng, chấp nhận quan điểm không cần cách ly ông Đỗ Hữu Ca ra khỏi đời sống xã hội.VKS bác bỏ quan điểm của luật sưĐối đáp với quan điểm bào chữa của luật sư, đại diện VKS cho biết, bị cáo Ca đã thừa nhận có nhận 35 tỷ đồng từ vợ chồng bị cáo Đước. Bị cáo Ca đã giữ số tiền này suốt 5 tháng, không làm bất cứ việc gì để nhờ vả chạy án. "Ngày 25-28 Tết năm 2023, vợ chồng Đước đã đến nhà gặp. Ngọc Anh nói với ông Ca rằng "chồng em có được về ăn Tết không anh?". Ông Ca nói "cứ về ăn Tết bình thường, tao lo xong hết rồi". Đây chính là lợi dụng uy tín bản thân để tạo niềm tin, thời điểm này vụ án chưa bị phát giác", VKS đối đáp.VKS nói tiếp ở tình huống trên, không thấy ông Ca đòi thêm tiền nữa thì vợ chồng Đước nghĩ rằng ông Ca đã dùng 35 tỷ đồng để nhờ chạy án.Sau đó Đước bị bắt, Ngọc Anh đến nhà ông Ca đòi lại tiền nhưng không được.Quang cảnh phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Dương).VKS lập luận, việc ông Ca nói với vợ chồng Đước "cứ về ăn Tết bình thường, đã lo xong rồi" chính là đưa ra thông tin gian dối, từ đó chuyển hóa thành tội phạm.Về việc luật sư cho rằng bị cáo Ca không phạm tội nhiều lần, VKS đối đáp, quá trình điều tra vụ án cho thấy khi cháu Đước bị bắt, vợ chồng Đước đã đến nhờ Ca chạy án và được Ca nhận lời. Sau đó phát sinh vấn đề nhận tiền, bị cáo gian dối ngay từ đầu.Vợ chồng Đước 4 lần mang tiền đến nhà ông Ca, mỗi lần mang tiền đều cấu thành tội phạm, nên bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần là có căn cứ.Với đề nghị không cách ly bị cáo Ca khỏi xã hội, VKS đối đáp: "Số tiền bị cáo Ca lừa đảo chiếm đoạt là đặc biệt lớn. Nhưng do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên mới được đề nghị mức án dưới khung hình phạt. Vì vậy việc cách ly bị cáo Ca khỏi đời sống xã hội một thời gian là cần thiết".
Người đàn ông trốn trại tạm giam về thăm vợ mới sinh
Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Trường Thi 12 tháng tù và Nguyễn Hữu Văn 6 tháng tù về tội Trốn khỏi nơi giam.
Ngày 11/4, Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum đưa ra xét xử đối với Nguyễn Trường Thi (SN 1965, trú tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) và Nguyễn Hữu Văn (SN 1967, trú tại thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) về tội Trốn khỏi nơi giam.Theo cáo trạng, ngày 12/9/1992, Nguyễn Trường Thi bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Kon Tum trong giai đoạn chuẩn bị xét xử tội Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa.Ngày 14/9/1992, Nguyễn Hữu Văn bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Kon Tum, trong giai đoạn điều tra về tội Xuất cảnh trái phép.Thi và Văn được tạm giam chung ở buồng giam số 3, dãy nhà số 2, khu giam chung của Trại tạm giam Công an tỉnh Kon Tum.Trong quá trình tạm giam, khi được ra ngoài tham gia lao động, Thi lấy 3 thanh gỗ mang vào buồng giam dùng để kê nằm.Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Chí Anh).Tối 13/12/1992, Thi đã tháo cánh cửa nhà vệ sinh dựng vào tường để trèo và dùng thanh gỗ phá ô thông gió của buồng giam để chui ra ngoài. Mục đích Thi trốn khỏi nơi giam là về nhà thăm vợ mới sinh con.Thấy Thi trốn ra, Văn nói: "Cho tôi theo với". Sau đó, cả hai thực hiện hành vi chui qua ô thông gió ra ngoài, trốn khỏi nơi giam.Ngày 20/7/2022, Thi bị Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai bắt theo lệnh truy nã.Ngày 23/8/2023, bị can Văn đến Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kon Tum đầu thú về hành vi Trốn khỏi nơi giam.Hành vi trên của Nguyễn Trường Thi và Nguyễn Hữu Văn đã có đủ yếu tố cấu thành tội Trốn khỏi nơi giam.Tại phiên tòa, sau khi xem xét hồ sơ, chứng cứ, tài liệu có trong vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Trường Thi 12 tháng tù và Nguyễn Hữu Văn 6 tháng tù về tội Trốn khỏi nơi giam.
Lời xin lỗi không được chấp thuận của cựu quân nhân tông chết nữ sinh
Cựu quân nhân điều khiển xe gây ra cái chết của một nữ sinh Ninh Thuận bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi, mong muốn thỏa thuận với gia đình nạn nhân tại tòa, tự nguyện bồi thường, nhưng không được chấp thuận.
Ngày 11/4, Tòa án Quân sự Quân khu 5 tại Đà Nẵng đã tuyên y án sơ thẩm 14 tháng tù đối với bị cáo Hoàng Văn Minh (38 tuổi, là cựu Thiếu tá Trung đoàn Không quân 937, trú Ninh Thuận) về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.Bị cáo Minh là người điều khiển phương tiện gây ra cái chết cho một nữ sinh tại Ninh Thuận.Bị cáo Hoàng Văn Minh tại phiên xử phúc thẩm (Ảnh: A Núi).Theo Hội đồng xét xử, tại phiên phúc thẩm, bị cáo không đưa ra các chứng cứ nào để xem xét giảm án và nhận định mức án cấp sơ thẩm đã tuyên là phù hợp nên không chấp nhận kháng cáo xin giảm án của bị cáo.Hội đồng xét xử cũng tuyên bác kháng cáo đề nghị tăng hình phạt của gia đình bị hại.Về kháng cáo đề nghị tăng bồi thường thiệt hại từ phía đại diện hợp pháp của bị hại, Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo, tăng mức bồi thường từ 245 triệu đồng ở cấp sơ thẩm lên 306 triệu đồng.Bị cáo Minh đã nộp 520 triệu đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Vì vậy sau phiên phúc thẩm, bị cáo được nhận lại số tiền 214 triệu đồng.Đối với kháng cáo xem xét lại quyết định đình chỉ vụ án "khai báo gian dối" với bị can Huỳnh Thị Kim Hằng (vợ của Minh) và Phạm Văn Võ (chú của Minh), cho rằng việc này dẫn đến có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cho biết nội dung này Viện kiểm sát Quân chủng Phòng không Không quân khu vực 2 không truy tố nên cấp phúc thẩm không xem xét.Bị cáo Minh và vợ bày tỏ lời xin lỗi với mẹ của bị hại trong giờ nghị án (Ảnh: Hoài Sơn).Đầu phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã công bố đơn xin thỏa thuận của bị cáo Minh, trong đó bị cáo thừa nhận thiếu quan sát khi chuyển hướng, gây tai nạn.Bị cáo bày tỏ rất ăn năn, hối lỗi, mong muốn thỏa thuận với gia đình nạn nhân tại tòa, tự nguyện bồi thường thêm nhưng không được chấp thuận.Đứng trước mặt bố mẹ bị hại, bị cáo Minh bày tỏ lời xin lỗi và mong cha mẹ của bị hại tha lỗi, nhận số tiền bồi thường.Phía bị hại dứt khoát không đồng ý với ý kiến của bị cáo Minh, cho rằng sự việc xảy ra là vô ý nhưng những diễn biến sau tai nạn là cố ý. Nếu Minh có thiện ý bồi thường, phía gia đình ghi nhận, nhưng đó chỉ là số tiền "hương khói" chứ không phải là bồi thường cho nhân mạng."Nếu bị cáo thành khẩn xin lỗi ngay từ đầu, khi xảy ra tai nạn thì hôm nay không phải ngồi ở đây nữa", cha của bị hại nhấn mạnh và kiến nghị Hội đồng xét xử xử lý theo pháp luật.Trước đó, ngày 5/12/2023, Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 5, (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) tuyên án 14 tháng tù đối với bị cáo Minh, buộc bồi thường cho cha mẹ nạn nhân 245 triệu đồng.Ông Phạm Văn Võ và bà Huỳnh Thị Kim Hằng được miễn trách nhiệm hình sự về hành vi Khai báo gian dối, sau khi tòa án trả hồ sơ, điều tra bổ sung.Theo bản án sơ thẩm, sáng 28/6/2022, Minh điều khiển ô tô đi trên đường 16-4 (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) rồi chuyển hướng sang phải để rẽ vào ngân hàng.Quá trình chuyển hướng, ô tô do Minh cầm lái đã va chạm với xe máy do nữ sinh lớp 12 điều khiển, đi cùng chiều. Vụ việc khiến nữ sinh ngã xuống đường, va vào trụ đèn chiếu sáng và tử vong sau đó.Ông Minh nhờ ông Võ nhận giúp là người điều khiển ô tô gây tai nạn. Ông Võ nhận lời đề nghị của ông Minh, khai với cảnh sát mình là người điều khiển ô tô gây tai nạn.Bị cáo Hằng biết ông Võ đã đứng ra nhận giúp chồng nên cũng khai báo gian dối rằng ông Võ là người điều khiển ô tô.Tuy nhiên, đến ngày 29/6/2022, Minh, Võ, Hằng cùng đến Công an thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khai nhận toàn bộ hành vi của mình.Quá trình điều tra, ngày 13/7/2022, Công an thành phố Phan Rang - Tháp Chàm gửi thông báo cho gia đình nạn nhân, theo đó "kết quả kiểm tra nồng độ cồn của bị hại là 0,79mg/100ml máu". Kết quả này khiến người thân của nạn nhân vô cùng bức xúc.Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận sau đó thừa nhận kỹ thuật viên xét nghiệm làm không đúng, thiếu bước kiểm chuẩn nhưng đã ký trả kết quả. Lãnh đạo bệnh viện đã xin lỗi gia đình nạn nhân. Hội đồng kỷ luật của Bệnh viện kỷ luật 5 cá nhân liên quan đến sai sót trên.
Ông Đỗ Hữu Ca: "Vì lụy tình mà phạm tội, mang tấm thân già vào nhà giam"
Nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, nói vì vụ án này mà cuối đời phải mang "tấm thân già" vào nhà giam.
Cuối phiên xử sáng 11/4, sau khi kết thúc phần tranh tụng, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh cho bị cáo Đỗ Hữu Ca và 12 bị cáo khác được nói lời sau cùng.Quang cảnh phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Dương)."Tôi không có tiền cho Đước thì thôi chứ không lừa Đước"Là người cuối cùng bước lên bục khai báo nói lời sau cùng, bị cáo Đỗ Hữu Ca nói, bản thân là người có hành vi phạm tội và đã nhận tội tại tòa. Ông nói có nhiều năm làm công tác pháp luật, khi có hành vi sai trái đã sẵn sàng nhận sai trái, sẵn sàng nhận tội.Tuy nhiên, ông Ca giãi bày, trong vụ án này ông cảm thấy rất buồn, không phải buồn vì mình phạm tội. Ông cho rằng, cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của mình không nói rõ cũng như trong kết luận điều tra, vốn là cái gốc của cáo trạng thì toàn bộ đều nói "theo lời khai của bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Anh".Ông Ca cho rằng tất cả tình tiết nội dung đều là lời khai một phía, bị cáo không được tham gia việc này.Trong phiên tòa ngày hôm nay, ông Ca không muốn nhắc lại các nội dung đã tranh luận trước đó tại tòa, nhưng bị cáo vẫn khẳng định không có chuyện bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Anh đến nhà đòi tiền. Bản thân bị cáo rất muốn trả số tiền 35 tỷ đồng cho vợ chồng Ngọc Anh và Trương Xuân Đước.Bị cáo Đỗ Hữu Ca (Ảnh: Nguyễn Dương)."Tôi không muốn nhắc lại nữa, bởi tôi phạm tội và nhận tội rồi. Tất cả hồ sơ đã khép rồi, tôi chỉ nói tâm tư của mình như thế thôi, tôi không thanh minh chối tội", bị cáo Ca trình bày trước tòa.Bị cáo Ca nói tiếp, Trương Xuân Đước đến với ông là do một người bạn là lãnh đạo Công an tỉnh Hải Dương giới thiệu, gửi gắm từ năm 2004. Từ đó, Đước chủ động quan hệ với gia đình ông như người nhà, ông cũng coi Đước như người em.Cũng có lúc ông Ca bực mình về việc làm của Đước, nhưng trong tận đáy lòng ông rất thương Đước vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt của Đước, nhất là khi chứng kiến Đước chăm sóc 2 bà mẹ.Mẹ ông Ca sống trên 100 tuổi, cuối đời bà khó tính, không vừa lòng với con cái trong gia đình; mẹ Đước lại tốt tính nên 2 bà mẹ gần gũi quý mến nhau. Đước cùng lúc chăm sóc 2 bà mẹ mấy năm liền."Khi chứng kiến Đước chăm sóc 2 bà mẹ, tôi rất xúc động về tình cảm của Đước đối với mẹ tôi. Tôi không có tiền cho Đước thì thôi, chứ không có chuyện tự nghĩ ra để lừa tiền của Đước", bị cáo Ca nói."Cuối đời tôi vì lụy tình mà phạm tội"Bị cáo Ca trình bày tiếp, cả đời ông chưa bao giờ gian dối dối, chưa bao giờ thất kính với người khác. Bây giờ về nghỉ hưu, cuộc sống không khó khăn, không đến mức phải lừa tiền của người em nuôi "một cách rất ngớ ngẩn như vậy".Tại tòa, ông Ca xin HĐXX cố gắng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh. Hoàn cảnh gia đình Đước khó khăn, bị cáo này rất nặng gánh với gia đình. Về phần mình, ông Ca nói vô cùng hối hận. Suốt nhiều năm ông tuân thủ pháp luật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cuộc sống. Cuối đời bị cáo lại có việc làm "vô ý thức" vi phạm pháp luật, để tình cảm anh em đè lên nguyên tắc cuộc sống của bản thân ông.Ông Ca cũng tự nhận thức, hành vi của mình đã gây ra hậu quả lớn, làm ảnh hưởng trật tự xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan thực thi pháp luật."Điều này tôi rất đau buồn, rất luyến tiếc. Bởi một lần duy nhất trong cuộc đời tôi vi phạm pháp luật mà ở đúng thời điểm mà không còn thời gian để làm lại nữa. Tôi giờ vừa già, vừa yếu nên không có thời gian làm lại", bị cáo Ca giãi bày.Tại phiên tòa hôm nay, ông Ca có lời thành thật xin lỗi Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành công an, vì không thực hiện được lời thề với Đảng, Nhà nước, ngành công an.Ông Ca cũng gửi lời xin lỗi tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hải Phòng, nơi mà đã cưu mang, đùm bọc để ông có những dấu ấn tình cảm tốt đẹp những năm qua. "Bản thân tôi suốt gần 50 năm công tác, người thân, bạn bè đã chịu nhiều thiệt thòi để tôi hoàn thành nhiệm vụ. Thế mà cuối đời tôi vì lụy tình mà phạm tội. Tôi chưa làm được gì để giúp đỡ gia đình, nhưng cuối đời vì chuyện này phải đem tấm thân già đầy bệnh tật vào nhà giam, để gây nên vấn nạn cho gia đình và xã hội. Tôi thấy đau buồn và hối hận", bị cáo Ca nói và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm được trở về với gia đình.Bị cáo Trương Xuân Đươc (Ảnh: Nguyễn Dương).Trước đó, trình bày lời nói sau cùng, 12 bị cáo khác đều tỏ ra ăn năn hối lỗi, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bản thân.Vợ chồng bị cáo Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh nói, do bản thân chủ động đến nhờ bị cáo Ca chạy tội nên đã kéo ông vào vòng lao lý. Do đó, 2 vợ chồng bị cáo này ngoài xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bản thân, còn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Đỗ Hữu Ca.Sau phiên tòa sáng nay, HĐXX bước vào nghị án và sẽ trở lại làm việc vào 14h chiều 12/4.
Hà Nội: Chiều nay tuyên án vụ cựu cán bộ công an phường đánh bạc
Sau khi bị khởi tố vào cuối năm 2018 về tội Tổ chức đánh bạc, cựu cán bộ công an Nguyễn Sơn Thành cùng nhiều bị cáo khác không thừa nhận hành vi phạm tội, nên đến nay đã gần 6 năm nhưng chưa ngã ngũ.
16h chiều nay (11/4), Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ đưa ra phán quyết sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Sơn Thành (41 tuổi, cựu cán bộ Công an phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cùng 6 bị cáo khác trong vụ án Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc.Trước đó, phiên tòa từng được mở nhiều lần và hồ sơ bị trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung.Vụ án này khởi tố từ cuối năm 2018, Thành và nhiều bị cáo khác không thừa nhận hành vi phạm tội, nên đến nay đã gần 6 năm nhưng vẫn chưa thể ngã ngũ.Bị cáo Nguyễn Sơn Thành bị đưa ra xét xử về tội Tổ chức đánh bạc. 4 người bị xét xử về tội Đánh bạc gồm Đỗ Mạnh Dương (40 tuổi); Nguyễn Thị Thanh (53 tuổi); Lê Đức Lợi (40 tuổi) và Mai Thị Khanh (52 tuổi, cùng trú Hà Nội).2 bị cáo Hoàng Văn Hoan (33 tuổi, cựu cán bộ Công an phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) và vợ Quách Thị Thơm (34 tuổi) bị đưa ra xét xử về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.Tại phiên xét xử chiều 10/4, đại diện Viện kiểm sát (VKS) nhân dân TP Hà Nội giữ nguyên quan điểm truy tố, đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Sơn Thành mức án 7-8 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc.Bị cáo Đỗ Mạnh Dương bị VKS đề nghị mức án 5-7 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc. Cùng tội danh trên, VKS đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh mức án 4-5 năm tù, Lê Đức Lợi 18-24 tháng tù, Mai Thị Khanh 18-20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.Hai bị cáo còn lại là Hoàng Văn Hoan và vợ Quách Thị Thơm bị đề nghị lần lượt 30-36 tháng tù và 18-20 tháng nhưng cho hưởng án treo, cùng về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Minh Tuyến).Cáo trạng xác định đầu năm 2016, Hoàng Văn Hoan lập tài khoản facebook quảng cáo dịch vụ cho vay tài chính. Hoan cùng vợ thống nhất "chỉ cho cán bộ, chiến sĩ trong ngành công an vay tiền".Năm 2017, Hoan rủ góp tiền cùng cho vay nhưng Thành từ chối chung vốn, nói sẽ cho Hoan vay với lãi suất 1.000 đồng/triệu đồng/ngày.VKS xác định, từ đầu năm 2016 đến thời điểm bị phát hiện (tháng 11/2018), Hoan dùng 3,6 tỷ đồng cho vay, trong đó vay của Thành khoảng 1,9 tỷ đồng.Cơ quan điều tra đã xác định 66 người đã vay tiền, hầu hết là công an công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội.Tổng số tiền vợ chồng Hoan thu lợi bất chính hơn 920 triệu đồng.Theo cơ quan điều tra, Thành cho Hoan vay với lãi suất dưới 100%/năm do đó không phạm tội Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên Thành bị cáo buộc tổ chức cho 4 bị cáo Dương, Thanh, Lợi và Khanh đánh bạc dưới hình thức chơi lô, đề, thu lợi bất chính 144 triệu đồng.Quá trình giải quyết vụ án, Nguyễn Sơn Thành còn xuất trình một số mảnh ghép photocopy, được cho là công văn của Công an TP Hà Nội.Nội dung trong đó thể hiện có 4 cán bộ công an khác cũng tham gia đánh bạc, nhưng không bị xử lý hình sự. Bị cáo đề nghị làm rõ nội dung này.Viện kiểm sát cho hay theo lời khai của Thành, khoảng tháng 3/2021, Thành được một người từng công tác cùng tại đơn vị cũ đưa cho các mảnh ghép nêu trên, không rõ lý do đưa.Cơ quan điều tra đã xác minh, xác định người bạn này của Thành bị đột tử chết vào năm 2022. Vì thế, cơ quan điều tra đã tách tài liệu liên quan để tiếp tục xác minh, làm rõ.Tại tòa, khi được hỏi về việc tách tài liệu, Thành phản đối vì cho rằng như vậy sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý của mình.
Ông Đỗ Hữu Ca bị đề nghị án 10-11 năm tù
Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng, phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với hình phạt 10-11 năm tù.
Ngày 11/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh bước sang ngày thứ 2 xét xử bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, và 12 bị cáo khác trong vụ án Trốn thuế, Mua bán hóa đơn trái phép, Nhận hối lộ,...Quang cảnh phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Dương).Sau khi kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKS giữ phần công tố tại tòa đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với 13 bị cáo.Theo đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ Hữu Ca phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với mức án 10-11 năm tù.Bị cáo Trương Xuân Đước phạm tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, đề nghị mức án 24-30 tháng tù; tội Đưa hối lộ với mức án 7 năm đến 7 năm 6 tháng tù. Tổng hình phạt đề nghị là 9-10 năm tù.Bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Anh phạm tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, đề nghị mức án 18-24 tháng tù; tội Đưa hối lộ với mức án 3-4 năm tù. Tổng hình phạt đề nghị là 4 năm 6 tháng tù đến 6 năm tù.Bị cáo Đỗ Hữu Ca (Ảnh: Nguyễn Dương).Bị cáo Nguyễn Đình Đương phạm tội Nhận hối lộ, đề nghị mức án 6 năm 6 tháng tù đến 7 năm tù. Bị cáo Đỗ Thanh Hoài phạm tội Nhận hối lộ, đề nghị mức án 4 năm 6 tháng tù đến 5 năm 6 tháng tù.Bị cáo Đặng Khắc Thành phạm tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, đề nghị mức án 18-24 tháng tù.Cùng tội danh với bị cáo Thành, bị cáo Hà Thị Bích Nhàn bị đề nghị mức án 15-18 tháng tù.Với 6 bị cáo phạm tội Trốn thuế đề nghị không áp dụng hình phạt tù, chỉ phạt hành chính.Cụ thể đề nghị: Bị cáo Đỗ Thị Đua bị phạt từ 2,5 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng; Hà Thị Trang bị phạt từ 1,5 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng; Vũ Ngọc Tú bị phạt từ 1,2 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng;Chu Thị Thu Hiền bị phạt từ 700 triệu đồng đến 800 triệu đồng; Nguyễn Hiền Tài bị phạt từ 350 triệu đồng đến 400 triệu đồng; Ngô Văn Tuyên bị phạt từ 300 triệu đồng đến 350 triệu đồng.Trước đó trong bản luận tội, VKS đánh giá, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, các lời khai phù hợp với nhau, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.Từ đó, có đủ căn cứ kết luận bị cáo Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã phạm tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và Đưa hối lộ.Bị cáo Đỗ Hữu Ca đã phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo VKS, hành vi phạm tội của bị cáo Đỗ Hữu Ca là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu hợp pháp tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ, gây ảnh hưởng xấu cho dư luận.Các bị cáo Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài phạm tội Nhận hối lộ. Các bị cáo Đặng Khắc Thành, Hà Thị Bích Nhàn phạm tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Bị cáo Đỗ Thị Đua, Hà Thị Trang, Chu Thị Hiền, Nguyễn Hiền Tài, Ngô Văn Tuyên phạm tội Trốn thuế.Đối với bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài, bị truy tố tội Trốn thuế đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây mất uy tín của nhân dân với cơ quan nhà nước.Đối với tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, các bị cáo đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước. VKS nhận định, các bị cáo đã vì động cơ vụ lợi, mắc ngoặc với nhau để hình thành lợi ích nhóm thực hiện hành vi vi phạm nhiều tội, nên cần xét xử nghiêm minh.
Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bất ngờ nhận tội
Đầu phiên xử sáng nay, bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, nói bản thân đã nghỉ hưu, tư duy pháp luật đã lỗi thời. Sau khi nghe HĐXX giải thích, bị cáo đã nhận tội.
Sáng 11/4, ngày thứ 2 HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, cùng 12 bị cáo khác trong vụ án Trốn thuế, Nhận hối lộ, Đưa hối lộ, Mua bán hóa đơn trái phép,...Quang cảnh phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Dương).Đầu phiên xử sáng nay, HĐXX đồng ý cho luật sư quay lại phần xét hỏi. Luật sư bào chữa cho bị cáo Đỗ Hữu Ca hỏi bị cáo có suy nghĩ gì về những lời khai trước đó tại tòa ngày 10/4.Bị cáo Đỗ Hữu Ca trả lời đêm qua về đã suy nghĩ rất nhiều về những câu hỏi của HĐXX và lời khai của các bị cáo khác. Ông thừa nhận nhận thức pháp luật của mình chưa đúng."Tôi đã nghỉ hưu, tư duy pháp luật đã lỗi thời, tuổi thì già, tiếp cận kiến thức mới khó khăn", bị cáo Ca giãi bày trước tòa.Sau khi nghe HĐXX giải thích, bị cáo Ca thừa nhận cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của mình là đúng, phù hợp với kết luận điều tra."Bây giờ tôi đã nhận thức đầy đủ pháp luật, cảm ơn HĐXX, tôi nhận tội đúng như cáo trạng truy tố. Tôi thành khẩn khai báo, xin nhận được sự quan tâm, giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với gia đình", bị cáo Ca trình bày.Trước đó, trong phiên xử chiều 10/4, vợ chồng bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh đều thừa nhận cáo trạng mô tả hành vi đưa hối lộ 35 tỷ đồng cho bị cáo Ca để nhờ chạy tội là đúng.Trong khi đó, bị cáo Đỗ Hữu Ca thừa nhận Ngọc Anh 4 lần đến nhà đưa tiền, với số tiền 35 tỷ đồng, nhưng bản thân ông Ca không biết là tiền "đưa hối lộ", chỉ nghĩ Ngọc Anh gửi mình giữ hộ, sau này sẽ đến lấy lại.Bị cáo Đỗ Hữu Ca (Ảnh: Nguyễn Dương)."Việc này có sự ngộ nhận rất lớn. Tôi coi Đước như em ruột nên cố gắng cứu Đước trên tinh thần đúng pháp luật... Tôi rất muốn gặp Đước để đưa Đước ra đầu thú nhưng không được. Tôi không bảo Ngọc Anh mang tiền đến nhà tôi; cách Ngọc Anh mang tiền đến cũng cập rập, vội vàng.Mang tiền đến Ngọc Anh chỉ nói là anh cất tiền đi cho em. Tôi nghĩ Đước đi vắng, nhà có 3 mẹ con nên Ngọc Anh mang tiền đến nhà tôi gửi, khi nào lấy thì đến lấy", bị cáo Ca giải thích trước tòa.Bị cáo Trương Xuân Đước (Ảnh: Nguyễn Dương).Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng liên tục khẳng định không nhận 35 tỷ đồng để "chạy án" giúp mà chỉ nghĩ là giữ tiền giúp người em thân thiết."Khi tôi nhận thấy tiền này liên quan đến vụ án Công an Quảng Ninh đang làm, tôi chủ động nộp lại, cơ quan kiểm đếm thì tôi mới biết số lượng là 35 tỷ đồng", bị cáo Đỗ Hữu Ca khai.Tại phiên xử hôm qua 10/4, đại diện VKS cảnh báo bị cáo Ca cần khai báo thành khẩn để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Bởi cơ quan tố tụng thu thập các chứng cứ một cách đầy đủ, đúng trình tự và khách quan. Lời khai nhận tội hoặc chối tội của bị cáo chỉ có giá trị khi phù hợp với tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Lời khai "dậy sóng" của cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca
Phiên tòa xét xử bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng và 12 bị cáo khác tưởng như "êm đềm" vì phần lớn các bị cáo nhận tội, nhưng đến phần xét hỏi bị cáo Ca thì lại "dậy sóng".
Chiều 10/4, Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm TAND tỉnh Quảng Ninh kết thúc ngày xét xử đầu tiên với ông Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng và 12 bị cáo khác trong vụ án Mua bán hóa đơn trái phép, Trốn thuế, Nhận hối lộ và Đưa hối lộ,...Trong phần thủ tục của phiên xử sáng cùng ngày, thư ký phiên tòa thông báo, sức khỏe 13 bị cáo ổn định, đủ điều kiện dự tòa. Riêng bị cáo Đỗ Hữu Ca đau chân nên được phép ngồi trình bày tại tòa nếu nội dung kéo dài.Quang cảnh phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Dương).Sau đó, đại diện VKS công bố bản cáo trạng dài 35 trang, các bị cáo đều đồng ý với bản cáo trạng truy tố tội danh của mình.Ông Đỗ Hữu Ca phủ nhận việc "bị đòi tiền nhưng không trả"Phiên tòa tưởng chừng "êm đềm" khi 12 bị cáo đều nhận tội, đồng ý với bản cáo trạng truy tố tội danh đối với bản thân. Tuy nhiên, đến phần xét hỏi làm rõ hành vi đưa hối lộ của vợ chồng Trương Xuân Đước cho Đỗ Hữu Ca lại "dậy sóng" bởi lời khai trước tòa của bị cáo Ca.Tại phiên tòa, vợ chồng bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh đều thừa nhận cáo trạng mô tả hành vi đưa hối lộ 35 tỷ đồng cho bị cáo Ca để nhờ chạy tội là đúng.Khai trước tòa, bị cáo Đỗ Hữu Ca thừa nhận Ngọc Anh 4 lần đến nhà đưa tiền, với số tiền 35 tỷ đồng."Việc này có sự ngộ nhận rất lớn. Tôi coi Đước như em ruột nên cố gắng cứu Đước trên tinh thần đúng pháp luật. Do đó, khi Đước vi phạm pháp luật chiếm đoạt tiền nhà nước thì phải khắc phục trả lại", bị cáo Ca trình bày.Theo lời khai của bị cáo Ca, quá trình trao đổi với Ngọc Anh, biết Đước có công ty ở Quảng Ninh về mua bán hóa đơn, có thể được trích lại 10% lợi nhuận. Do đó, Ngọc Anh "ang áng" phải chuẩn bị số tiền như vậy và mang số tiền đó đến nhà bị cáo Ca.Đỗ Hữu Ca khai, bản thân khi còn làm giám đốc công an chỉ làm công tác quản lý, không nắm rõ về hoạt động hóa đơn giá trị gia tăng nên mới bảo Ngọc Anh tìm mọi cách gọi Đước về để "hỏi cho rõ việc làm của Đước là như nào". Bị cáo Đỗ Hữu Ca tại phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Dương)."Tôi rất muốn gặp Đước để đưa Đước ra đầu thú nhưng không được. Tôi không bảo Ngọc Anh mang tiền đến nhà tôi; cách Ngọc Anh mang tiền đến cũng cập rập, vội vàng. Mang tiền đến Ngọc Anh chỉ nói là anh cất tiền đi cho em. Tôi nghĩ Đước đi vắng, nhà có 3 mẹ con nên Ngọc Anh mang tiền đến nhà tôi gửi, khi nào lấy thì đến lấy", bị cáo Ca giải thích trước tòa.Tiếp tục khẳng định tại tòa, bị cáo Ca cho rằng không hiểu ý của Ngọc Anh là mang tiền để nhờ chạy tội mà chỉ nghĩ mang tiền đến gửi."Tôi chủ quan khi Ngọc Anh mang tiền đến không hỏi tiền ở đâu, tiền để làm việc gì. Mặc nhiên tôi chấp nhận ý nguyện của Ngọc Anh. Tâm nguyện của tôi là cứ giữ lấy số tiền này, khi nào Đước xong việc thì đến lấy.Khi tôi nhận thấy tiền này liên quan đến vụ án Công an Quảng Ninh đang làm, tôi chủ động nộp lại, cơ quan kiểm đếm thì tôi mới biết số lượng là 35 tỷ đồng", bị cáo Đỗ Hữu Ca khai.Khi HĐXX yêu cầu đối đáp với lời khai của bị cáo Ca, vợ chồng bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh khẳng định mang tiền đến nhà Ca để nhờ "chạy án" chứ không phải mang đến gửi.Bị cáo Trương Xuân Đước (Ảnh: Nguyễn Dương).HĐXX tiếp tục làm rõ chi tiết, khi Ngọc Anh đến nhà Ca đòi lại tiền, Ca không trả. Ngọc Anh khai tình tiết này nhưng bị cáo Ca phủ nhận."Bị cáo thấy cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của bị cáo có đúng không?", HĐXX hỏi bị cựu Giám đốc Công an Hải Phòng.Bị cáo Ca trả lời, bản thân ngay từ đầu không có ý đồ lừa đảo chiếm đoạt tài sản; có nhận tiền nhưng do "không rõ Ngọc Anh mang tiền đến làm gì, không hiểu ý nguyện của Ngọc Anh".HĐXX hỏi: "Bị cáo khai như vậy thì cáo trạng truy tố bị cáo là sai?".Bị cáo Ca: "Tôi không dám kết luận như thế, tôi khai báo hết sức thành khẩn. Tôi mang tiền nộp lại khi chưa có quyết định tố tụng gì với tôi, tôi không hứa hẹn, cam kết, dụ dỗ gì vợ chồng Ngọc Anh".Đại diện VKS công bố lời khai của bị cáo Ca tại cơ quan điều tra và hỏi lại "lời khai có đúng không?". Bị cáo Ca tiếp tục giữ nguyên lời khai tại tòa.Đại diện VKS cảnh báo bị cáo Ca cần khai báo thành khẩn để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Bởi cơ quan tố tụng thu thập các chứng cứ một cách đầy đủ, đúng trình tự và khách quan. Lời khai nhận tội hoặc chối tội của bị cáo chỉ có giá trị khi phù hợp với tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.Nhiều bị cáo nhận tội trước tòaTrước đó, trong phần xét hỏi đối với nhóm bị cáo về tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, 4 bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh (vợ Đước) và Đặng Khắc Thành, Hà Thị Bích Nhàn, đều nhận tội, đồng ý với bản cáo trạng.Đến tội Trốn thuế, HĐXX xét hỏi 6 bị cáo của tội danh này gồm: Đỗ Thị Đua, Hà Thị Trang, Vũ Ngọc Tú, Chu Thị Thu Hiền, Nguyễn Hiền Tài, Ngô Văn Tuyên.Trả lời HĐXX, cả 6 bị cáo nói trên đều nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình, đồng ý với bản cáo trạng truy tố mình.Kết thúc phần xét hỏi với 10 bị cáo nói trên, chiều cùng ngày, HĐXX dành nhiều thời gian để xét hỏi tội Nhận hối lộ và Đưa hối lộ.Đầu phiên xử buổi chiều, bị cáo Nguyễn Đình Đương, cựu Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng) và Đỗ Thanh Hoài, cựu cán bộ Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng), đều thừa nhận hành vi nhận hối lộ 362 triệu đồng của vợ chồng Trương Xuân Đước.Theo cáo trạng, vợ chồng bị can Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh ở Hải Phòng đã thành lập, quản lý, điều hành 26 công ty để mua bán trái phép hóa đơn nhằm kiếm lời bất chính.Kết quả điều tra xác định số lượng hóa đơn Đước và Ngọc Anh mua bán trái phép là hơn 15.600 hóa đơn, thu lời bất chính hơn 41 tỷ đồng.Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa hối lộ cho Nguyễn Đình Đương, Chi cục trưởng và Đỗ Thanh Hoài, cán bộ Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng) 362 triệu đồng, để được tạo điều kiện thành lập các công ty hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.Ngoài ra, trong khoảng thời gian tháng 10-12/2022, Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa cho ông Đỗ Hữu Ca 35 tỷ đồng để nhờ chạy tội.Cáo trạng nêu, ông Đỗ Hữu Ca mặc dù không có khả năng giúp vợ chồng Đước thoát việc bị xử lý tội Mua bán hóa đơn trái phép, nhưng đã gian dối, hứa hẹn giúp được.
Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bất ngờ thay đổi lời khai
Sau khi đại diện Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa 5-6 năm tù vì sai phạm trong đấu thầu, ông này đã thay đổi lời khai, nhận tội và xin giảm án cho cấp dưới.
Ngày 10/4, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tiếp tục xét xử 6 bị cáo tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa.Sau phần luận tội, đại diện Viện kiểm sát (VKS) nhân dân tỉnh Khánh Hòa đề nghị tòa cùng cấp tuyên phạt bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa, 5-6 năm tù.Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa tại tòa (Ảnh: Trung Thi).3 bị cáo Trần Quốc Huy, cựu Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, CDC Khánh Hòa; Nguyễn Trường Giang, cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam (VNDAT) và Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc phòng dự án cùng mức án 2 năm rưỡi đến 3 năm tù.Bị cáo Cao Văn Cường, chủ hộ kinh doanh cơ sở Phong Phú và Phan Phương Ngọc, cựu nhân viên khoa Dược - Vật tư y tế CDC Khánh Hòa cùng mức án 1 năm đến 1 năm rưỡi nhưng cho hưởng án treo.Cựu Giám đốc CDC thay đổi lời khaiĐại diện VKS nêu quan điểm, trong vụ án xảy ra tại CDC tỉnh Khánh Hòa, bị cáo Huỳnh Văn Dõng với vai trò là người đứng đầu CDC Khánh Hòa, chịu trách nhiệm toàn bộ trong công tác mua sắm trang thiết bị phục vụ chống dịch Covid-19.Tuy nhiên, cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, không đảm bảo khách quan, minh bạch trong đấu thầu, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.Tại tòa, bị cáo Dõng quanh co chối tội, không thành khẩn khai báo và đổ lỗi cho cấp dưới nên cần tuyên mức án cao nhất.Bị cáo Huy có vai trò là Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, nhưng can thiệp vào công tác đấu thầu, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước.Bị cáo Huy, người nhận tiền của doanh nghiệp rồi đưa cho cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa (Ảnh: Trung Thi).Đối với các bị cáo còn lại, đại diện VKS cho rằng họ đã nhận thức được sai phạm, tại tòa thành khẩn khai báo và khắc phục thiệt hại nên đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên mức án như trên.Sau khi nghe VKS đề nghị tuyên mức án trên, trong phần tự bào chữa, ông Dõng thay đổi thái độ hoàn toàn, không "đổ thừa" cho cấp dưới như nội dung trả lời trong phần xét hỏi ngày 9/4.Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa nhận hết lỗi về mình, đồng thời xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới."Hôm qua do bị cáo quá xúc động nên có những lời khai không đúng nên hôm nay bị cáo xin khai lại. Với tư cách là người đứng đầu đơn vị, bị cáo xin chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với những sai phạm tại CDC Khánh Hòa. Mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và các nhân viên cấp dưới", cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa trình bày.Cáo buộc nhận gần 2 tỷ đồng "tiền cảm ơn" của doanh nghiệpTheo cáo trạng, giai đoạn 2020-2021, ông Dõng với chức vụ Giám đốc CDC đã ban hành các quyết định mua sắm trang thiết bị, kit test để phục vụ trong công tác phòng, chống Covid-19 bằng hình thức đấu thầu.Trong quá trình thực hiện, Dõng không thực hiện mua sắm theo quy định của Luật Đấu thầu mà có chủ trương thống nhất để Công ty VNDAT giao hàng hóa trước theo hình thức cho mượn, ứng trước để CDC Khánh Hòa sử dụng. Sau đó, Dõng cho cấp dưới hợp thức hồ sơ tổ chức đấu thầu.Theo chủ trương của Dõng, Trần Quốc Huy đã đề nghị Công ty VNDAT chi phần trăm tiền "cảm ơn". Tổng số tiền mà Huy nhận từ VNDAT là gần 2 tỷ đồng (15% tổng gói thầu), sau đó cấp dưới đưa tiền mặt cho ông Dõng.Sau đó, ông Dõng chi cho Huy 30 triệu đồng và kế toán CDC Khánh Hòa 50 triệu đồng, số tiền còn lại cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa quản lý, sử dụng cá nhân.Cáo trạng cáo buộc, hành vi của cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa và cấp dưới đã giúp Công ty VNDAT trúng 5 gói thầu trị giá hơn 14 tỷ đồng, thu lợi hơn 350% giá vốn, tuy nhiên lại gây thiệt hại cho nhà nước gần 10 tỷ đồng.4/6 bị cáo có mặt tại tòa, Giang và Thúy người của Công ty VNDAT có đơn xét xử vắng mặt (Ảnh: Trung Thi).Trong đó, Dõng và Huy đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Cao Văn Cường và Phan Phương Ngọc cung cấp thông tin sai sự thật, làm sai lệch hồ sơ còn Thúy và Giang hưởng lợi từ các sai phạm của CDC Khánh Hòa.Khai trong phần xét hỏi (ngày 9/4), ông Dõng cho rằng bản thân không thực hiện các gói thầu Công ty VNDAT mà do cấp dưới tìm hiểu, làm và trình cho cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa ký, thực hiện.Bị cáo này cho rằng bản thân không thỏa thuận, không biết về việc đề nghị chi phần trăm hoa hồng. Khi cấp dưới mang gần 2 tỷ đồng về nói "hỗ trợ anh em chống dịch" thì ông này nhận.Ông này còn khai, nhận gần 2 tỷ đồng, đã "suy nghĩ trong đầu" là sẽ chia cho 150 nhân viên của CDC Khánh Hòa, nhưng chưa thực hiện được.Trong khi đó, cấp dưới "thân tín" của ông Dõng là Trần Quốc Huy lại cho rằng bản thân thực hiện theo chỉ đạo của ông này.
Đỗ Hữu Ca: "Coi Đước như em ruột, tưởng em nhờ giữ hộ 35 tỷ đồng"
Khai báo trước tòa, bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, nói coi bị cáo Trương Xuân Đước như em ruột và muốn cứu Đước trên tinh thần đúng pháp luật.
"Không nhận tiền để chạy tội"Chiều 10/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, và 12 bị cáo khác tiếp tục phần xét hỏi.Vợ chồng "ông trùm" mua bán hóa đơn trái phép Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh, được HĐXX yêu cầu lên xét hỏi về tội danh Đưa hối lộ.Quang cảnh phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Dương).Đối với hành vi Đưa hối lộ cho bị cáo Nguyễn Đình Đương, cựu Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) và Đỗ Thanh Hoài, cựu công chức Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng) số tiền 362 triệu đồng, vợ chồng Đước thừa nhận việc này.Khai trước tòa, bị cáo Đương và Hoài cũng thừa nhận nhận hối lộ của vợ chồng Đước 362 triệu đồng.Tiếp tục xét hỏi tội Đưa hối lộ của vợ chồng Đước đối với bị cáo Đỗ Hữu Ca, bị cáo Đước và Ngọc Anh đồng ý với nội dung cáo trạng truy tố, không có ý kiến khác.Đước và Ngọc Anh khẳng định lại một lần nữa trước tòa, đã 4 lần mang tiền đến nhà bị cáo Ca với tổng số tiền là 35 tỷ đồng, để nhờ Ca chạy tội."Ông trùm" mua bán hóa đơn trái phép Trương Xuân Đước khai có quan hệ thân quen "như em" với bị cáo Đỗ Hữu Ca khoảng 19 năm; công việc gì nhà Ca, vợ chồng Đước đều có mặt.Khi hành vi mua bán hóa đơn bị phát giác, Đước đã bỏ trốn và Ngọc Anh đến nhà ông Ca nhờ chạy tội, được ông Ca đồng ý.Khai trước tòa, bị cáo Đỗ Hữu Ca thừa nhận Ngọc Anh 4 lần đến nhà đưa tiền, với số tiền 35 tỷ đồng."Việc này có sự ngộ nhận rất lớn. Tôi coi Đước như em ruột nên cố gắng cứu Đước trên tinh thần đúng pháp luật. Do đó, khi Đước vi phạm pháp luật chiếm đoạt tiền nhà nước thì phải khắc phục trả lại", bị cáo Ca khai.Theo lời khai của bị cáo Ca, quá trình trao đổi với Ngọc Anh, biết Đước có công ty ở Quảng Ninh về mua bán hóa đơn, có thể được trích lại 10% lợi nhuận. Do đó, Ngọc Anh "ang áng" phải chuẩn bị số tiền như vậy và mang số tiền đó đến nhà bị cáo Ca.Đỗ Hữu Ca khai, bản thân khi còn làm giám đốc công an chỉ làm công tác quản lý, không nắm rõ về hoạt động hóa đơn GTGT nên mới bảo Ngọc Anh tìm mọi cách gọi Đước về để "hỏi cho rõ việc làm của Đước là như nào". "Tôi rất muốn gặp Đước để đưa Đước ra đầu thú nhưng không được. Tôi không bảo Ngọc Anh mang tiền đến nhà tôi; cách Ngọc Anh mang tiền đến cũng cập rập, vội vàng. Mang tiền đến Ngọc Anh chỉ nói là anh cất tiền đi cho em. Tôi nghĩ Đước đi vắng, nhà có 3 mẹ con nên Ngọc Anh mang tiền đến nhà tôi gửi, khi nào lấy thì đến lấy", bị cáo Ca giải thích trước tòa.Tiếp tục khẳng định tại tòa, bị cáo Ca cho rằng không hiểu ý của Ngọc Anh là mang tiền để nhờ chạy tội mà chỉ nghĩ mang tiền đến gửi.Bị cáo Đỗ Hữu Ca (Ảnh: Nguyễn Dương)."Tôi chủ quan khi Ngọc Anh mang tiền đến không hỏi tiền ở đâu, tiền để làm việc gì. Mặc nhiên tôi chấp nhận ý nguyện của Ngọc Anh. Tâm nguyện của tôi là cứ giữ lấy số tiền này, khi nào Đước xong việc thì đến lấy.Khi tôi nhận thấy tiền này liên quan đến vụ án Công an Quảng Ninh đang làm, tôi chủ động nộp lại, cơ quan kiểm đếm thì tôi mới biết số lượng là 35 tỷ đồng", bị cáo Đỗ Hữu Ca khai.Đỗ Hữu Ca phủ nhận việc "bị đòi tiền nhưng không trả"Yêu cầu đối đáp với lời khai của bị cáo Ca, vợ chồng bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh khẳng định mang tiền đến nhà Ca để nhờ "chạy án" chứ không phải mang đến gửi.HĐXX tiếp tục làm rõ chi tiết, khi Ngọc Anh đến nhà Ca đòi lại tiền, Ca không trả. Ngọc Anh khai tình tiết này nhưng bị cáo Ca phủ nhận."Bị cáo thấy cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của bị cáo có đúng không?", HĐXX hỏi bị cựu Giám đốc Công an Hải Phòng.Bị cáo Ca trả lời, bản thân ngay từ đầu không có ý đồ lừa đảo chiếm đoạt tài sản; có nhận tiền nhưng do "không rõ Ngọc Anh mang tiền đến làm gì, không hiểu ý nguyện của Ngọc Anh".HĐXX hỏi: "Bị cáo khai như vậy thì cáo trạng truy tố bị cáo là sai?".Đỗ Hữu Ca: "Tôi không dám kết luận như thế, tôi khai báo hết sức thành khẩn. Tôi mang tiền nộp lại khi chưa có quyết định tố tụng gì với tôi, tôi không hứa hẹn, cam kết, dụ dỗ gì vợ chồng Ngọc Anh".Đại diện VKS công bố lời khai của bị cáo Ca tại cơ quan điều tra và hỏi lại "lời khai có đúng không?". Bị cáo Ca tiếp tục giữ nguyên lời khai tại tòa.Đại diện VKS cảnh báo bị cáo Ca cần khai báo thành khẩn để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Bởi cơ quan tố tụng thu thập các chứng cứ một cách đầy đủ, đúng trình tự và khách quan. Lời khai nhận tội hoặc chối tội của bị cáo chỉ có giá trị khi phù hợp với tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.Theo cáo trạng, vợ chồng bị can Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh ở Hải Phòng đã thành lập, quản lý, điều hành 26 công ty để mua bán trái phép hóa đơn nhằm kiếm lời bất chính.Kết quả điều tra xác định số lượng hóa đơn Đước và Ngọc Anh mua bán trái phép là hơn 15.600 hóa đơn, thu lời bất chính hơn 41 tỷ đồng.Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa hối lộ cho Nguyễn Đình Đương, Chi cục trưởng và Đỗ Thanh Hoài, cán bộ Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng) 362 triệu đồng, để được tạo điều kiện thành lập các công ty hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.Ngoài ra, trong khoảng thời gian tháng 10-12/2022, Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa cho ông Đỗ Hữu Ca 35 tỷ đồng để nhờ chạy tội.Cáo trạng kết luận, ông Đỗ Hữu Ca mặc dù không có khả năng giúp vợ chồng Đước thoát việc bị xử lý tội Mua bán hóa đơn trái phép, nhưng đã gian dối, hứa hẹn giúp được.