title
stringlengths
9
104
summary
stringlengths
63
506
document
stringlengths
0
19.9k
Cho trẻ thi chứng chỉ Cambridge từ sớm: Vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm
Tiếng Anh dần trở nên thông dụng và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Đây là lý do nhiều phụ huynh mong muốn con em sớm tiếp cận với Anh ngữ để trẻ có hành trang vững chắc trên hành trình hội nhập toàn cầu.
Có nên cho trẻ thi chứng chỉ Cambridge từ sớm không? Kỳ thi Anh ngữ Cambridge (Cambridge English Language Assessment) là bài kiểm tra kỹ năng tiếng Anh với nhiều cấp độ khác nhau.  Kỳ thi nhằm xác định trình độ ngoại ngữ của người thi, nếu thi đạt, bạn sẽ được cấp chứng chỉ Cambridge. Tương tự như bài thi IELTS, bài thi Cambridge gồm 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.Trình độ tiếng Anh tốt giúp con tự tin giao tiếp với người ngoại quốc.Sở hữu chứng chỉ Cambridge sẽ giúp con có được nền tảng tiếng Anh vững chắc. Đây cũng là ưu thế để con có thể dễ dàng tiếp thu và khám phá nền tri thức của thế giới.Lợi ích của chứng chỉ Cambridge Để biết được tại sao nên cho con thi chứng chỉ Cambridge từ sớm, ba mẹ cần nắm rõ những lợi ích của chứng chỉ Cambridge như sau:Nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ: 7 năm đầu đời được coi là "thời gian vàng" để trẻ phát triển về tư duy, nhận thức và ngôn ngữ. Những kiến thức được tích lũy trong khoảng thời gian này sẽ là hành trang vững chắc để con hình thành nhân cách, sở thích và lối sống.Các bậc phụ huynh đồng hành cùng con trong buổi lễ.Trong khi đó, chương trình đào tạo của chứng chỉ Cambridge dành cho trẻ là sự kết hợp của việc học tập và các hoạt động vui chơi. Từ đó, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức theo cách tự nhiên và thoải mái.Xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc cho trẻ: được tiếp cận tiếng Anh từ khi còn sớm, nhất là giai đoạn tập nói được đánh giá là phương pháp học tập tự nhiên và hiệu quả. Ngay từ nhỏ, trẻ đã được tạo điều kiện tiếp xúc với một nền kiến thức đa văn hóa, làm quen và giao lưu với nhiều bạn bè, giáo viên bản xứ.VUS vinh danh học viên xuất sắc quý I/2024.Có định hướng đúng đắn về hành trình chinh phục tiếng Anh của trẻ: chứng chỉ Cambridge giúp các bạn nhỏ phát triển toàn diện 4 kỹ năng của tiếng Anh gồm nghe, nói, đọc, viết. Thông qua các bài thi theo lộ trình học chứng chỉ Cambridge, phụ huynh có thể dễ dàng đánh giá năng lực ngoại ngữ của con. Qua đó, giúp con định hướng con đường và phương pháp học tiếng Anh phù hợp.Luyện thi chứng chỉ Cambridge nên chọn trung tâm nào? VUS là hệ thống đào tạo Anh ngữ có số lượng giáo viên lớn nhất Việt Nam với hơn 2.700 giáo viên bản xứ và Việt Nam cùng đội ngũ trợ giảng nhiều kinh nghiệm. Tại VUS, các con sẽ được tiếp thu kiến thức theo phương pháp học chủ động. Thông qua các bài giảng thú vị và hấp dẫn, con tham gia đặt câu hỏi trực tiếp với giáo viên, từ đó khơi gợi trí tưởng tượng và sự tò mò về chủ đề học.Các bạn học viên gửi lời tri ân đến phụ huynh tại buổi lễ vinh danh.Bằng những nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ, VUS đã trở thành hệ thống giáo dục hàng đầu và sở hữu chứng nhận kỷ lục "Hệ thống Anh ngữ có số lượng học viên đạt chứng chỉ Anh ngữ quốc tế nhiều nhất Việt Nam" được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận lần đầu tiên vào năm 2018 và nâng con số lên 188.701 em vào tháng 4/2024.Ông David.V - Đại diện đội ngũ giáo viên VUS miền Bắc trao quà cho học viên xuất sắc quý 1/2024 (Ảnh: VUS).Nhân sự kiện VUS nhận quyết định là trung tâm khảo thí Cambridge, VUS sẽ dành tặng 300 suất thi Cambridge miễn phí cho các bạn học viên được vinh danh trong buổi lễ, học viên đăng ký học trong tháng 4 và tái ghi danh trong tháng 4.Phụ huynh có thể đăng ký để có cơ hội nhận suất quà đặc biệt này thông qua đường link: https://forms.gle/Yx5DwnzLKm7aMWwg8 hoặc liên hệ hotline: 088.867.11.55
Năm 2023, Hội Khuyến học Quảng Nam vận động hơn 84 tỷ đồng
Ngày 26/12, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4 (khóa VI), tổng kết công tác hội, phong trào thi đua năm 2023 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Ông Trần Văn Cận - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam - cho biết đến nay, toàn tỉnh có mạng lưới tổ chức Hội Khuyến học tại 18/18 huyện, thị xã, thành phố; 5 Hội Khuyến học tại các trường THPT chuyên, cao đẳng, đại học trực thuộc tỉnh Hội, 237 Hội Khuyến học xã, phường, thị trấn; hơn 1.000 chi Hội Khuyến học thôn, khối phố.Các cá nhân, tập thể được tặng giấy khen, bằng khen Hội Khuyến học Quảng Nam và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam (Ảnh: Công Bính).Tổng số hội viên toàn tỉnh đạt gần 300.000 hội viên (trong tổng số hơn 1,67 triệu dân của tỉnh), chiếm tỷ lệ 17,28% dân số, tăng 17.311 hội viên so với năm 2022.Với mạng lưới tổ chức hội rộng khắp, công tác huy động, phát triển nguồn quỹ khuyến học, khuyến tài đạt kết quả rất tốt.Theo đó, năm 2023, các cấp hội toàn tỉnh Quảng Nam huy động được hơn 84,5 tỷ đồng (tăng gần 6 tỷ đồng so với năm 2022); cấp phát gần 264.000 suất học bổng, khen thưởng với số tiền hơn 78 tỷ đồng.Trong năm 2023, Hội Khuyến học các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung nguồn lực cho công tác vận động quỹ từ các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với các chương trình học bổng đột xuất và dài hạn hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nghèo, khó khăn.Các Hội Khuyến học huyện, thị, thành phố cũng đã tập trung nguồn lực vận động các nhà tài trợ hỗ trợ để tổ chức trao học bổng xuyên suốt trong năm cũng như trong các phong trào "Tháng 9 khuyến học" chào mừng năm học mới 2023-2024, "Tuần lễ học tập suốt đời" và chào mừng kỷ niệm 15 năm Ngày Khuyến học Việt Nam 2/10.Những cách làm hay được tiếp tục nhân rộng, các mô hình khuyến học mới được thực hiện hiệu quả như Hội Khuyến học thị xã Điện Bàn và thành phố Hội An với mô hình nhận đỡ đầu, ươm mầm tài năng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Hội Khuyến học huyện Tiên Phước với mô hình cây cau khuyến học, heo đất khuyến học.Ngoài ra, Hội Khuyến học ở một số huyện, thị, thành phố cũng đã tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo địa phương duy trì và tổ chức trao các giải thưởng khuyến tài thường niên như Giải thưởng Phan Châu Trinh (TP Tam Kỳ, huyện Phú Ninh); giải thưởng Huỳnh Thúc Kháng (huyện Tiên Phước), giải thưởng Võ Chí Công (huyện Núi Thành), giải thưởng Phạm Phú Thứ (thị xã Điện Bàn). Qua đó, phát huy tinh thần hiếu học, học giỏi của học sinh, sinh viên và cán bộ công chức, viên chức, người lao động.Dịp này, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam tặng giấy khen 27 tập thể, 29 cá nhân có thành tích tốt trong công tác Hội; tặng giấy khen 16 tập thể và 16 cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào xây dựng mô hình công dân học tập.Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng 2 cờ thi đua xuất sắc, 7 bằng khen tập thể, 9 bằng khen cá nhân và 38 kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp khuyến học" đến các cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào khuyến học của tỉnh. 
SIU Piano Competition khởi động mùa 2
SIU Piano Competition 2024 khởi động từ cuối tháng 3 để tìm ra những chủ nhân xứng đáng cho các giải thưởng giá trị.
Với mong muốn lan tỏa niềm đam mê nghệ thuật, tình yêu với bộ môn piano ở Việt Nam và trên thế giới, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) và Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Á Châu (GAIE) phối hợp tổ chức sân chơi nghệ thuật mang tên SIU Piano Competition.Được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, SIU Piano Competition không chỉ tìm kiếm những nghệ sĩ piano trẻ tài hoa nhất mà còn ươm mầm, bồi dưỡng tài năng. Đây cũng là cơ hội để các thí sinh trình diễn trước những nhà tìm kiếm tài năng và giới truyền thông, cộng đồng chuyên và không chuyên yêu thích piano, mở rộng cánh cửa sự nghiệp của các bạn thí sinh.Cuộc thi SIU Piano Competition 2022 thu hút nhiều thí sinh đến từ các tỉnh thành cùng nhiều đơn vị đào tạo nghệ thuật trong nước và quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…Ban tổ chức cho hay, cuộc thi Piano SIU (SIU Piano Competition) mùa đầu tiên 2022 diễn ra thành công, nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng. Không chỉ tìm ra những tài năng trẻ xuất sắc, cuộc thi còn giới thiệu đến các nhà tìm kiếm tài năng và giới truyền thông, cộng đồng chuyên và không chuyên yêu thích piano những gương mặt triển vọng ưu tú.So với mùa 1, đối tượng dự thi SIU Piano Competition mùa 2, năm 2024, mở rộng hơn, được chia làm hai nhóm: Nhóm Chuyên nghiệp (Professional Group) dành cho tất cả các thí sinh thuộc mọi quốc tịch, gồm 3 bảng: bảng A (9 - 13 tuổi), bảng B (14 - 17 tuổi), bảng C (từ 18 tuổi trở lên).Nhóm Không chuyên (Non-Professional Group) dành cho thí sinh thuộc mọi quốc tịch, không học chuyên ngành piano chính quy ở các nhạc viện, học viện âm nhạc, trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp có đào tạo chuyên ngành piano, gồm 3 bảng: bảng A (8 tuổi trở xuống), bảng B (9 - 14 tuổi), bảng C (từ 15 tuổi trở lên).SIU Piano Competition 2024 được tổ chức với 3 vòng thi:- Vòng sơ loại: Từ 10/6 - 19/6/2024, thí sinh tự quay video clip độc tấu piano và đăng tải theo tài khoản do ban tổ chức cung cấp.- Vòng bán kết và chung kết: 22/7 - 27/7/2024- Gala trao giải: 28/7/2024Các thí sinh vòng bán kết và chung kết sẽ dự thi trực tiếp tại nhà hát Diên Hồng - Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (18 Tống Hữu Định, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TPHCM) với đàn Fazioli F278, một trong những thương hiệu Piano cao cấp hàng đầu thế giới. Tại vòng chung kết, thí sinh bảng B và bảng C nhóm Chuyên Nghiệp sẽ trình diễn cùng dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện TPHCM.SIU Piano Competition - nơi chắp cánh ước mơ theo đuổi sự nghiệp biểu diễn piano chuyên nghiệp của các thí sinh.Hội đồng giám khảo của cuộc thi gồm các giảng viên, nghệ sĩ piano của Việt Nam và quốc tế có chuyên môn, học vị cao, kinh nghiệm giảng dạy phong phú, tham gia ban giám khảo nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế như: TS. Lê Hồ Hải - Trưởng khoa Piano Nhạc viện TPHCM; ThS. Nguyễn Thùy Yên - Phó Trưởng khoa Piano Nhạc viện TPHCM; nghệ sĩ Piano, GS. Boris Kraljevic (Cộng hòa Serbia) - Giám đốc Nghệ thuật Festival quốc tế "Những ngày Âm nhạc" ở Herceg Novi, Montenegro; ông Đào Trọng Tuyên - Trưởng khoa Piano Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.Nằm trong Hội đồng giám khảo còn có ThS. Ian Goh Bin Wei (Malaysia) - Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Piano Thế giới (WPTA) tại Malaysia kiêm Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Piano Malaysia (MPTA); TS. Liao Hsin-Chiao (Đài Loan - Trung Quốc) - Thành viên dự án âm nhạc cổ điển Schubert in a Mug (SiaM); ThS. Phạm Nguyễn Anh Vũ - Giảng viên khoa Piano Nhạc viện TPHCM.Đồng thời, ban cố vấn cuộc thi là các nhà quản lý, nghệ sĩ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển nền âm nhạc nói chung và bộ môn piano nói riêng như: NSƯT.TS. Hoàng Ngọc Long - Quyền Giám đốc Nhạc viện TPHCM; NSƯT. Trần Vương Thạch - Nguyên Giám đốc Nhà hát Giao hưởng - Nhạc - Vũ kịch TPHCM và ThS. Lê Trí Toàn - Phó trưởng khoa Phụ trách khoa Nhạc cụ phương Tây - Nhạc viện TPHCM.Cuộc thi có 20 giải thưởng với tổng trị giá lên đến gần 1,2 tỷ đồng. Cụ thể:Thí sinh đăng ký tham gia SIU Piano Competition 2024 theo 2 cách sau:- Đăng ký trực tuyến tại: https://siupianocompetition.siu.edu.vn- Đăng ký trực tiếp tại văn phòng ban tổ chức: 8C Tống Hữu Định, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TPHCM.Thời gian đăng ký tham gia cuộc thi diễn ra từ ngày 27/5 đến 9/6/2024.Tất cả thông tin, lịch trình, thể lệ cuộc thi, và những thay đổi nếu có, thí sinh theo dõi trực tiếp tại:Website: https://siupianocompetition.siu.edu.vnFanpage: www.fb.com/GAIE.SIUPianoCompetitionEmail: siupianocompetition@siu.edu.vnĐT: (+84 28) 3620.3932 hoặc Hotline: 0386.809.521Năm 2024, SIU Piano Competition có điểm đổi mới ở phần bình chọn của cộng đồng mạng. Public Prize - một giải dành cho nhóm Chuyên nghiệp và một giải dành cho nhóm Không chuyên - là giải thưởng do cộng đồng mạng bình chọn trên Fanpage và Youtube của cuộc thi. Đây là giải thưởng được bình chọn ngay sau khi kết thúc vòng chung kết theo mốc thời gian quy định được công bố trong vòng thi chung kết. Thí sinh có tổng số điểm bình chọn cao nhất từ cộng đồng mạng sẽ được trao giải Public Prize.
Trường Hà Nội Toronto ra mắt gói học bổng trọn đời
Trường Hà Nội Toronto (trường thành viên của tập đoàn giáo dục ISP) công bố chương trình học bổng trọn đời 50% năm học 2024-2025 với sứ mệnh đánh thức niềm đam mê học hỏi, giúp học sinh vững bước trên con đường tương lai.
Trường Hà Nội Toronto với cơ sở vật chất hiện đại mang đến trải nghiệm học tập theo tiêu chuẩn quốc tế cho học sinh (Ảnh: Lại Phúc).Trường Hà Nội Toronto - Ngôi trường giáo dục theo chuẩn CanadaTrường Hà Nội Toronto là trường thành viên của tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới International Schools Partnership (ISP), mạng lưới giáo dục có hơn 80 trường thành viên quốc tế trực thuộc. ISP đặt chất lượng giáo dục lên cao để mang tới những kết quả phát triển vượt bậc, trở thành lựa chọn hàng đầu của phụ huynh và học sinh.Hoạt động học tập trải nghiệm phong phú giúp học sinh đưa kiến thức sách vở vào áp dụng trong cuộc sống (Ảnh: Lại Phúc).Trường Hà Nội Toronto giảng dạy dựa trên chương trình học chất lượng cao, áp dụng những phương pháp tiếp cận sáng tạo và năng động. Trường cung cấp chương trình Tích hợp và Tích hợp toàn phần từ cấp tiểu học đến hết cấp trung học phổ thông theo chương trình giáo dục nổi tiếng của bang Ontario, Canada.Khi hoàn thành chương trình học tại trường, học sinh sẽ được nhận tấm bằng tú tài quốc tế OSSD Canada, mở rộng cơ hội chinh phục các trường đại học top đầu thế giới.Môi trường học tập đa văn hóa với học sinh đến từ hơn 16 quốc gia trên thế giới (Ảnh: Lại Phúc).Với sứ mệnh giúp học sinh xây dựng sự tự tin, tính sáng tạo, tư duy phản biện và góc nhìn toàn cầu để có kết quả phát triển vượt bậc, Trường Hà Nội Toronto đã nỗ lực thúc đẩy môi trường học tập - nơi học sinh được hỗ trợ tối ưu để phát huy tối đa thế mạnh cá nhân, giúp học sinh xây dựng các phẩm chất tốt đẹp, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm và thành công.Trường Hà Nội Toronto mở ra nhiều cánh cổng, cơ hội phát triển cho học sinh tài năng, có khát vọng quốc tế. Trường Hà Nội Toronto kết nghĩa với trường Lynn-Rose tại Mississauga (Canada), cùng hợp tác chặt chẽ để phát triển. Sự hỗ trợ toàn diện này đóng vai trò quan trọng giúp trường Hà Nội Toronto trở thành một ngôi trường theo chuẩn Canada.Hoạt động ngoại khóa, dự án học tập được chú trọng phát triển giúp học sinh phát triển toàn diện (Ảnh: Lại Phúc).Mở rộng cánh cửa tương lai cùng học bổng trọn đờiChương trình học bổng của Trường Hà Nội Toronto là cơ hội để học sinh trải nghiệm môi trường học tích hợp quốc tế chất lượng hàng đầu thế giới - nơi học sinh được nuôi dưỡng đam mê, hiện thực hóa những ước mơ và tự tin tỏa sáng theo cách của riêng mình.Chương trình học nuôi dưỡng sự tự tin, ham học hỏi và khám phá trong mỗi học sinh là chìa khóa giúp các bạn chinh phục tri thức (Ảnh: Lại Phúc).Trường Hà Nội Toronto vừa khởi động chương trình học bổng "HTS Future Pathways" năm học 2024-2025 dành cho học sinh chuẩn bị vào lớp 9, bất kể quốc tịch. Đặc biệt, chương trình học bổng bao gồm 5 suất tài trợ học phí 50% trọn đời, với tổng trị giá lên tới 3,6 tỷ đồng.Mang trong mình sứ mệnh đặt việc học vào tâm của mọi thứ mình làm, trường Hà Nội Toronto luôn nỗ lực kiến tạo nên môi trường cho từng cá thể phát triển toàn diện. Từ đó, giúp các em học sinh có thể làm chủ con đường tương lai của bản thân trong thế giới không ngừng thay đổi.Thông qua chương trình học bổng "HTS Future Pathways", Trường Hà Nội Toronto mong muốn được đánh thức niềm đam mê kiến thức trong mỗi em học sinh thế kỷ 21 và trở thành chỗ dựa vững chắc cho sự thành công của thế hệ trẻ tài năng, những người khai phá tương lai của thế giới bằng tư duy sáng tạo, có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng theo đuổi, chinh phục lĩnh vực đam mê.Chỉ 5 suất học bổng dành cho những học sinh xuất sắc nhất - những người sẵn sàng chinh phục tương lai bằng tư duy sáng tạo, khát vọng phục vụ cộng đồng và không ngừng theo đuổi đam mê. 5 học sinh ưu tú sẽ có cơ hội:- Nhận suất hỗ trợ học phí 50% từ lớp 9-12.- Lộ trình học tập theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ hội nhận song bằng tú tài quốc tế khi kết thúc lớp 12.- Trải nghiệm chuỗi bộ môn tích hợp với chương trình học Ontario hàng đầu thế giới- Trường học cùng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn quốc tế, các phòng chức năng đa dạng, hỗ trợ không chỉ kỹ năng mềm mà còn trang bị bộ kỹ năng sống cho học sinh.- Đặc quyền tham gia các cuộc thi toàn cầu trong mạng lưới hơn 80 trường quốc tế thuộc tập đoàn giáo dục ISP.Ngoài ra, chương trình học bổng Khám phá ngôi trường theo chuẩn quốc tế, dành cho các bạn học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 với ưu đãi hấp dẫn, tài trợ học phí trọn đời lên đến 25%.Để tìm hiểu về chương trình học bổng trọn đời của trường Hà Nội Toronto, liên hệ:Phòng Tuyển sinh - Trường Hà Nội TorontoĐịa chỉ: ô TH3, khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, phố Hoàng Minh Giám, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà NộiHotline: (+84) 869 111 800Email: info@hanoitorontoschool.edu.vnWebsite: https://hanoitorontoschool.edu.vn/Trường Hà Nội Toronto mở cửa tất cả các ngày thứ 7, phụ huynh có thể đăng ký tham gia trải nghiệm tại môi trường học hiện đại, quốc tế. Để đăng ký tham dự hoặc tìm hiểu thêm thông tin về ngày hội trải nghiệm HTS Admissions Day, phụ huynh truy cập http://ldp.ink/HTS-PR hoặc hotline (+84) 869 111 800.
Học sinh Asian School nhận học bổng 10 trường của Mỹ
Lê Sơn Nam, học sinh lớp 12/12 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), vừa đạt thành tích ấn tượng khi nhận được thư mời nhập học từ 10 trường đại học tại Mỹ với nhiều học bổng giá trị, ước tính khoảng 20 tỷ đồng.
12 năm học tập tại Asian School, Sơn Nam ghi dấu ấn với nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi và đạt hạng Excellent chương trình Quốc tế. Khi lên bậc THPT, Nam chọn theo học chương trình Advanced Placement (AP) tại trường và tiếp tục duy trì thành tích xuất sắc, đạt được 7,5 trong bài thi IELTS. Trong những năm học tập, Nam đã không ngừng tìm hiểu và đặt mục tiêu chinh phục học bổng từ các trường đại học xứ sở cờ hoa.Lê Sơn Nam giành học bổng từ 10 trường đại học tại Mỹ ước tính trị giá khoảng 20 tỷ đồng.Với niềm đam mê học tập và nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân cùng sự hỗ trợ từ thầy cô, gia đình, cậu học trò Asian School đã nhận được thư mời nhập học từ 10 trường tại Mỹ như: Purdue University - top 30 đại học nghiên cứu tốt nhất nước Mỹ, University of Pittsburgh, Michigan State University, University of South Florida, Drexel University, Denison University, DePauw University, Rhodes College, Reed College và Hampshire College.Chia sẻ về niềm vui này, Lê Sơn Nam cho biết: "Em cảm thấy xúc động và hạnh phúc vì bao công sức đã được đền đáp xứng đáng. Bởi việc nộp hồ sơ vào 10 trường đại học, cao đẳng là một thử thách lớn. Em đã phải hoàn thiện thật kỹ bài luận và trau chuốt rất nhiều chi tiết nhỏ cũng như chú trọng vào những bài thi mà các trường yêu cầu như là SAT hay IELTS".Sơn Nam tích cực tham gia hoạt động câu lạc bộ tại Asian School.Không chỉ tỏa sáng trong học thuật, nam sinh Asian School còn tích cực tham gia các hoạt động hướng nghiệp, em cũng là thành viên các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật, cờ vua, cờ tướng và võ thuật Vovinam.Đồng thời, Sơn Nam còn hướng đến mục tiêu cống hiến cho cộng đồng, xã hội khi tham gia dự án "Nuôi em Mộc Châu" và hoạt động nghiên cứu ngoại khóa tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, sáng tác các tác phẩm âm nhạc đã được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Những kinh nghiệm này góp phần tạo nên dấu ấn trong hồ sơ du học của Sơn Nam, thể hiện cá tính và tạo ấn tượng với ban giám khảo trong quá trình xét tuyển.Với Sơn Nam, môi trường học tập đa văn hóa tại Asian School cùng giáo viên bản ngữ đến từ nhiều quốc gia và học sinh đa quốc tịch đã tạo nền tảng vững chắc để em rèn luyện khả năng tiếng Anh, trau dồi kiến thức, mở rộng tư duy, tự tin thể hiện bản thân, góp phần tạo nên thế mạnh của cậu học trò trong quá trình hoàn thiện hồ sơ du học."Trong thời gian theo học tại trường, Sơn Nam đã nhận được sự giáo dục tốt đẹp không chỉ về kiến thức mà còn về nhân cách và giá trị con người", ông Lê Hải Anh, phụ huynh của Sơn Nam chia sẻ.Đại diện trường cho biết, Asian School giữ vững thành tích 100% học sinh tốt nghiệp qua các năm.Sơn Nam đang dành thời gian ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Chàng trai tài năng này ấp ủ giấc mơ trở thành chuyên gia ngành khoa học thần kinh tại Purdue University - một trong những trường đại học tại Mỹ có thế mạnh về đào tạo lĩnh vực này.Khi được hỏi về lý do chọn theo đuổi ngành học nói trên, chàng trai 18 tuổi bộc bạch: "Em đã đọc được bài nghiên cứu của Đại học Pittsburgh kết hợp với Carnegie Mellon trong việc khôi phục lại cử động bằng cấy điện cực vào hệ thần kinh cột sống và được truyền cảm hứng rất nhiều. Em tin rằng đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng và có thể mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng".Với triết lý "Tâm hồn Việt Nam, giáo dục thế giới", Asian School mang đến môi trường giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện và thành công trong tương lai.Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) là trường phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, đào tạo song song chương trình Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chương trình Quốc tế theo chuẩn giáo dục bậc phổ thông của American Education Reaches Out (AERO) và Common Core State Standards (CCSS) - Hoa Kỳ, đang thực hiện chương trình kiểm định chất lượng giáo dục của Hội đồng các Trường Quốc tế (CIS) - Anh quốc. Đối với bậc THPT, học sinh có thêm lựa chọn theo học chương trình Advanced Placement (AP) của College Board - Hoa Kỳ.Để biết thêm thông tin chi tiết về Trường Quốc tế Á Châu, phụ huynh truy cập website www.asianintlschool.edu.vn.
Khởi động cuộc thi tiếng Anh trên truyền hình ở lứa tuổi tiểu học
Đây là năm thứ 7, cuộc thi English Challenge được tổ chức. Điểm mới trong sân chơi mùa này là ngoài thí sinh các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn có thí sinh đến từ tỉnh Hà Tĩnh.
Sáng 24/12, Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An khởi động Sân chơi tiếng Anh English Challenge mùa 7.Đây là chương trình về cuộc thi kiến thức dành cho các học sinh tiểu học. Vượt qua gần 650 thí sinh ở vòng sơ loại, 36 thí sinh đã chính thức ghi tên vào sân chơi tiếng Anh trên truyền hình hấp dẫn này.Vượt qua gần 650 bạn, 36 học sinh tiểu học tại Nghệ An góp mặt tại sân chơi tiếng Anh trên truyền hình năm thứ 7 (Ảnh: Hoàng Lam).Điểm mới trong sân chơi mùa thứ 7 là ngoài thí sinh các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn có thí sinh đến từ tỉnh Hà Tĩnh.Sáng 24/12, các thí sinh đã bốc thăm chọn thời gian, đối thủ thi đấu. Các thí sinh sẽ tham gia thi đấu qua các vòng thi tuần, thi quý và chung kết năm. Mỗi vòng thi, các thí sinh sẽ trải qua 4 phần thi: CHALLENGE - phản ứng nhanh của thí sinh; WORD SCAPE - điền ký tự còn thiếu vào chỗ trống; SPEED - phần ứng xử trên sân khấu; CHAMPION - bộ câu hỏi kiến thức.Các trận thi đấu có 4 thí sinh tham gia đấu loại trực tiếp, phân định chiến thắng bằng điểm số chung cuộc.Tất cả thí sinh tham gia các vòng thi tuần, thi quý, thi chung kết năm đều giành được các suất học bổng tiếng Anh giá trị từ chương trình.Ông Đào Công Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An - khẳng định, đây là một sân chơi ý nghĩa, mang đến nhiều trải nghiệm, kiến thức bổ ích, niềm vui và sự thú vị cho các em học sinh.Ông Trần Minh Ngọc - Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An - cho biết, bên cạnh tạo ra một sân chơi tiếng Anh trên truyền hình cho học sinh lứa tuổi tiểu học, Ban tổ chức hi vọng rằng, thông qua các vòng chi, sẽ giúp các em tăng cường các kỹ năng ngoại ngữ cũng như kiến thức tổng hợp.Ban tổ chức thông tin về các điểm mới của sân chơi tiếng Anh trên truyền hình mùa thứ 7 (Ảnh: Hoàng Lam).Bên cạnh đó, sân chơi này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào học tiếng Anh và tự học tiếng Anh đối với các em học sinh. Trong thời gian tới, ban tổ chức sẽ có nhiều điều chỉnh để mở rộng, thu hút thêm các thí sinh ở các địa phương trong và ngoài tỉnh.Dự kiến vòng thi tuần 1 và tuần 2 quý 1 sẽ diễn ra vào Chủ nhật ngày 7/1/2024. ban tổ chức phát sóng các trận thi đấu phát sóng vào 21h thứ Bảy tuần 2 và tuần 4 hàng tháng trên các nền tảng của Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An.Vòng chung kết năm sẽ có cầu truyền hình, nối các điểm cầu tại các trường có thí sinh dự thi với điểm cầu chính ở trường quay - nơi trận chung kết diễn ra.Thí sinh vô địch chung kết năm sân chơi tiếng Anh - English Challenge mùa 7 sẽ giành suất trải nghiệm trại hè quốc tế Eureka Camp Singapore trong 1 tuần cùng nhiều phần giải thưởng giá trị khác. Qua 6 mùa giải, ban tổ chức đã trao tổng giá trị giải thưởng hơn 2 tỷ đồng cho các thí sinh tham dự. 
Nhiều địa phương đổi mới tư duy làm khuyến học
Tại Hội nghị Ban chấp hành khuyến học ngày 22/12, GS.TS Nguyễn Thị Doan cho biết, nhiều địa phương đã có đổi mới, cách làm hay, giúp lan tỏa mạnh mẽ hoạt động khuyến học từ Trung ương đến địa phương.
Hội nghị Ban chấp hành khuyến học lần thứ tư được tổ chức trong bối cảnh từ trung ương đến địa phương huy động sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập, phấn đấu năm sau cao hơn năm trước.Trên tinh thần đó, hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023, xác định những khó khăn, đề ra phương hướng nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện công tác khuyến học năm 2024.Hội nghị Ban chấp hành khuyến học, diễn ra ngày 22/12 tại Hà Nội (Ảnh: Thiên Ân).Phát triển quỹ khuyến học, năm sau cao hơn năm trướcBáo cáo tóm tắt kết quả hoạt động khuyến học năm 2023, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng cho biết, thời gian qua, các cấp hội từ Trung ương đến cơ sở tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt chủ động phối hợp với nhiều cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang..., triển khai tích cực Quyết định 387/QĐ-TTg và Quyết định 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập, công dân học tập bước đầu có nhiều thuận lợi và kết quả nhất định.Công tác tuyên truyền và thi đua khen thưởng trong năm nay có nhiều đổi mới, lan tỏa trong cộng đồng đó là chương trình "Khuyến học - Hành trình tri thức", phong trào thi đua "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030" do Thủ tướng phát động.Giải thưởng Nhân tài Đất Việt tiếp tục được duy trì và phát triển đã trở thành giải thưởng có quy mô lớn và uy tín trong xã hội.Công tác xây dựng và phát triển quỹ khuyến học các cấp tuy gặp khó khăn nhưng vẫn được duy trì và phát triển, bình quân năm sau cao hơn năm trước, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng, phát triển quỹ khuyến học - khuyến tài, tích cực hỗ trợ các học sinh khó khăn duy trì học tập, tuyên dương khuyến khích tài năng trẻ, khen thưởng động viên người lớn tuổi có thành tích trong học tập, lao động sáng tạo góp phần phát triển kinh tế cho gia đình và xã hội.Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất cao với báo cáo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, đồng thời tập trung làm rõ những vấn đề trong triển khai các văn bản từ Trung ương Hội, các chương trình của Chính phủ về khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; đưa ra kiến nghị, tháo gỡ những khó khăn về kinh phí thực hiện, chế độ đãi ngộ...GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam (Ảnh: Thiên Ân).Tuyên truyền, dân vận khéo về công tác khuyến học khuyến tàiTheo Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan, hội ghi nhận sự nỗ lực của hội khuyến học các tỉnh, thành phố trong một năm vừa qua.Đồng thời bà nhấn mạnh, nhận thức của cấp ủy, chính quyền về khuyến học - khuyến tài hết sức quan trọng. Do đó, các cấp hội cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, dân vận khéo về khuyến học - khuyến tài.Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh những nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, hội khuyến học các cấp tiếp tục thực hiện Quyết định 387/QĐ-TTg và 677/QĐ-TTg với cách làm sáng tạo hơn, thông qua việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi Thông tư 22/2022/TT-BGDĐT và Thông tư 44 /2014/TT-BGDĐT; hoàn thiện phần mềm đánh giá, công nhận danh hiệu Công dân học tập.Các hội khuyến học tích cực liên hệ với Tạp chí Công dân và Khuyến học để đẩy mạnh công tác tuyên truyền khuyến học - khuyến tài; tiếp tục trao học bổng Học không bao giờ cùng ở cả 3 miền.Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan cũng tổng kết những bài học trong công tác khuyến học của các địa phương. Trong đó, khẳng định vai trò của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền đối với công tác khuyến học - khuyến tài.Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng (Ảnh; Thiên Ân).Tại hội nghị, một số đại biểu cho biết, khó khăn nhất hiện nay là công tác phát triển quỹ ở địa phương.Chẳng hạn Hà Tĩnh, việc vận động quỹ luôn khó khăn nhưng địa phương này đã tăng cường vận động tham gia của các cấp lãnh đạo chính quyền, tăng cường xã hội hóa.Nhờ cách làm này, vài năm qua, địa phương tổ chức trao học bổng cho con em Hà Tĩnh đang theo học ở Hà Nội, TPHCM và sắp tới tổ chức thêm ở Đà Nẵng.Tỉnh Sơn La, trước đây một số huyện "trắng" quỹ nhưng hiện nay có những huyện vận động được hàng trăm triệu đồng, có huyện quỹ khuyến học lên đến hàng tỷ đồng.Về công tác phát triển quỹ, theo TS Nguyễn Thị Doan, các cấp hội cần nắm chắc doanh nghiệp, nắm vững tình hình, chủ động đề nghị để doanh nghiệp cùng tham gia khuyến học; đổi mới mạnh mẽ công tác khuyến học; theo sát đến cùng, nghiên cứu kỹ càng, tham mưu trúng về khuyến học - khuyến tài cho cấp ủy, chính quyền.Kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam ghi nhận sự nỗ lực của hội khuyến học các tỉnh, thành phố trong một năm vừa qua. Trung ương Hội ghi nhận, tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các đại biểu, và sẽ chỉnh sửa báo cáo công tác hội để gửi Ban Chấp hành Trung ương Hội.
Trường Đại học Đại Nam công bố 7 chương trình học bổng mới cho tân sinh viên
Năm học 2024 - 2025, Trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) dành quỹ học bổng 55 tỷ đồng cho tân sinh viên khóa 2024.
Ông Lê Đắc Sơn - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam (DNU) cho biết, chính sách học bổng mở rộng với 7 chương trình học bổng mới mở ra nhiều cơ hội học tập cho tân sinh viên, đặc biệt là các thí sinh học giỏi, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu - vùng xa, góp phần tạo động lực học tập, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.Năm 2024, DNU tuyển sinh 7.600 chỉ tiêu hệ đại học chính quy tại 36 ngành đào tạo.Học bổng Tài năng 50-100% học phí toàn khóa học Tân sinh viên trúng tuyển vào DNU khóa 2024 đạt các thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi (HSG) và các cuộc thi năng khiếu sẽ nhận được các suất học bổng Tài năng trị giá 50%, 100% học phí toàn khóa, trị giá 60,5 - 576 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành.Các điều kiện cần có để nhận học bổng bao gồm:Học sinh đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong các kỳ thi HSG cấp quốc gia hoặc cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia trong thời gian học THPT và có môn đoạt giải nằm trong tổ hợp xét tuyển vào ngành thí sinh đăng ký.Học sinh đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong các cuộc thi quốc tế trong thời gian học THPT và có môn đoạt giải nằm trong tổ hợp xét tuyển vào ngành thí sinh đăng ký.Học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi HSG hoặc kỳ thi Olympic cấp tỉnh, thành phố trong thời gian học THPT và có môn đoạt giải nằm trong tổ hợp xét tuyển vào ngành mà thí sinh đăng ký.Học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi năng khiếu, văn hóa, nghệ thuật, thể thao cấp tỉnh, thành phố trở lên trong thời gian học THPT và có môn đoạt giải nằm trong tổ hợp xét tuyển vào ngành thí sinh đăng ký.Môi trường học tập khang trang, hiện đại của sinh viên DNU.Học bổng Khuyến khích 100% học phí học kỳ 1 năm học 2024 - 2025 Tân sinh viên nhập học theo phương thức xét tuyển thẳng và là cựu học sinh các trường chuyên, năng khiếu, trọng điểm trên toàn quốc được hưởng học bổng Khuyến khích 100% học phí học kỳ I năm thứ nhất, trị giá 11 - 32 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành.Chính sách học bổng hấp dẫn cùng cam kết sinh viên được kết nối việc làm là điểm đặc biệt trong mùa tuyển sinh 2024 của DNU. Học bổng Giáo dục - Y tế 10 - 30 triệu đồngDNU thực hiện chính sách cấp học bổng 15% học phí toàn khóa dành cho con, em ruột của cán bộ, giáo viên, nhân viên đang làm việc tại Sở Giáo dục - Đào tạo và trường THPT trên cả nước trúng tuyển, nhập học vào các ngành học của Trường Đại học Đại Nam (trừ ngành y khoa, dược học và điều dưỡng).Đối với con, em ruột của các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các Sở Y tế, Bộ Y tế, bệnh viện trên cả nước trúng tuyển vào ngành y khoa, dược học, điều dưỡng lần lượt nhận được học bổng trị giá 30 triệu đồng (y khoa); 20 triệu đồng (dược học); 10 triệu đồng (điều dưỡng).Quỹ học bổng 55 tỷ đồng tạo động lực và giảm áp lực tài chính tối đa cho thí sinh, phụ huynh.Học bổng tiếp sức 20-30% học phí kỳ 1 năm học 2024 - 2025Tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đáp ứng 1 trong các tiêu chí sau đây có cơ hội nhận học bổng 20%, 30% học phí kỳ 1 năm học 2024 - 2025: mồ côi cha hoặc mẹ, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; bị khuyết tật nặng; dân tộc thiểu số…Học bổng Khuyến tài 50 - 100% học phí kỳ 1 năm học 2024 - 2025Tân sinh viên trúng tuyển theo tất cả phương thức xét tuyển trên phần mềm tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xét cấp học bổng khi có tổng điểm 3 môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển của trường (không tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng) đạt kết quả cao. Cụ thể:Học bổng "Người Đại Nam" 10-30% học phí toàn khóa học Tân sinh viên có anh chị em ruột hoặc cha mẹ đã và đang học tập hoặc công tác tại Trường Đại học Đại Nam hoặc người học là vợ, chồng của giảng viên, cán bộ, nhân viên đang công tác tại DNU sẽ được nhận học bổng "Người Đại Nam" (học bổng gia đình) 10-30% học phí toàn khóa học (trị giá từ 12,1 - 172,8  triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).Học bổng "Tự hào Hà Đông" 10% học phí kỳ 1 năm học 2024-2025Tân sinh viên 2024 có hộ khẩu thường trú tại quận Hà Đông, Hà Nội hoặc tốt nghiệp các trường THPT trên địa bàn quận Hà Đông nhận học bổng trị giá 10% học phí học kỳ 1 năm học 2024 - 2025.Sức hút của DNU tại ngày hội tư vấn tuyển sinh 2024.Ngoài 7 chương trình học bổng, sinh viên DNU còn có cơ hội nhận các học bổng giá trị khác, như: học bổng thường niên, học bổng doanh nghiệp, học bổng toàn phần du học Đài Loan (Trung Quốc)…Đăng ký xét tuyển sớm tại https://xettuyen.dainam.edu.vn.
Học sinh chuyên Ams bày cách sửa tình trạng "học lệch" cho đàn em lớp 9
Những học sinh có thành tích đầu vào xuất sắc của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ bí quyết ôn thi vào trường chuyên hiệu quả cho các học sinh lớp 9.
Buổi tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho học sinh lớp 9 đặt mục tiêu thi vào trường chuyên do các học sinh đạt thành tích xuất sắc của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức vào ngày 16/12. Sự kiện gồm chuỗi hoạt động tư vấn học tập, giao lưu văn nghệ, trải nghiệm hoạt động của các câu lạc bộ.Tại buổi tư vấn, nhiều học sinh chia sẻ về tình trạng "học lệch" của bản thân khi đặc biệt chú trọng môn thi chuyên và dành ít thời gian cho ba môn thi điều kiện (toán, ngữ văn, tiếng Anh). Cụ thể, trong giờ học các môn điều kiện, nhiều em thường bỏ bài tập môn chuyên ra làm thay vì ngồi nghe giảng, dẫn đến tình trạng "học lệch".Đứng trước tình trạng này, em Đỗ Hoàng Bảo Lam (Á khoa đầu vào chuyên địa của Trường Ams) và em Lê Hà Trang (học sinh lớp chuyên tiếng Anh của Trường Ams) cho rằng, ba môn điều kiện là ba môn quan trọng vì ngoài thi vào chuyên, các môn này còn giúp các em thi vào các trường trung học phổ thông công lập, thậm chí là những trường top đầu của Hà Nội.Em Đỗ Hoàng Bảo Lam, một trong những diễn giả của sự kiện, từng trúng tuyển khối chuyên địa của ba trường chuyên của Hà Nội là Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ và Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Ảnh: Phương Nhung)."Khi vào giờ học các môn điều kiện, các bạn nên quyết tâm cất hết những tài liệu của môn không liên quan như tài liệu môn chuyên hoặc những thứ dễ gây xao nhãng và tập trung cao độ vào bài học của giáo viên", em Bảo Lam chia sẻ.Ngoài ra, Hải Hiếu (học sinh chuyên hóa của Trường Ams) cũng cho rằng các bạn học sinh nên phân bổ thời gian hợp lý, sắp xếp công việc trong ngày theo mức độ từ quan trọng nhất đến kém quan trọng để không bỏ sót bất kỳ môn học nào.Bên cạnh đó, các bạn cũng nên xác định được trình độ của bản thân một cách rõ ràng, xem bản thân đang yếu ở môn học nào thì dành nhiều thời gian hơn cho môn học đó, bất kể là môn thi điều kiện hay môn thi chuyên.Bạn Nguyễn Công Phong (học sinh chuyên Hóa của Trường Ams) từng đạt giải nhì học sinh giỏi cấp quận môn hóa, giải ba cấp thành phố môn hóa đặc biệt đưa ra lời khuyên với các bạn học sinh có ý định thi chuyên hóa.Nam sinh cho biết, nhiều bạn vì quá tập trung vào phần kiến thức của kỳ thi học sinh giỏi mà lỡ dở kiến thức của những phần khác. Điều này sẽ gây rủi ro trong việc ôn thi chuyển cấp, dẫn đến tình trạng phải học bù và chậm tiến độ hơn so với những học sinh còn lại.Do đó, nam sinh cho rằng, các bạn học sinh lớp 9 không nên quá căng thẳng đối với kỳ thi học sinh giỏi và nên tìm cách cân bằng giữa các môn học.Ngoài chia sẻ những phương pháp học tập hiệu quả để thi vào trường chuyên, các bạn học sinh diễn giả cũng chia sẻ về cách xác định mục tiêu học tập đúng đắn. Em Bảo Lam kể lại câu chuyện năm lớp 9 từng bị ảnh hưởng phong độ học tập vì chuyện tình cảm tuổi học trò, khiến kết quả học tập trung bình của học kỳ một và kết quả kỳ thi học sinh giỏi bị ảnh hưởng.Qua bài học này, Bảo Lam muốn nhắn gửi tới các bạn học sinh, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải đặt mục tiêu học tập lên hàng đầu. Trong trường hợp đang có một mối tình tuổi học trò, các bạn nên tìm cách cân bằng thời gian thật tốt và giúp nhau tiến bộ, tránh gây ảnh hưởng tới kết quả học tập.Bên cạnh hoạt động giải đáp và tháo gỡ khúc mắc, sự kiện còn tổ chức sân chơi để học sinh lớp 9 hiểu hơn về môi trường học tập và ngoại khóa của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Asian School nỗ lực phát triển thể chất cho học sinh
Là ngôi trường quốc tế hàng đầu tại TPHCM, Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) chú trọng phát triển trí tuệ và thể chất cho học sinh. Trong đó, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho thể thao là một trong những trọng tâm đầu tư, nâng cấp hàng năm.
Môi trường rèn luyện thể thao lý tưởngAsian School sở hữu các sân thi đấu thể thao đa năng đáp ứng nhu cầu sử dụng linh hoạt, phục vụ nhiều bộ môn: tennis, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, võ thuật… Các hạng mục được thiết kế tiện nghi, rộng rãi, với trang thiết bị đáp ứng nhu cầu thư giãn sau giờ học, tập luyện và thi đấu của học sinh ở nhiều môn thể thao khác nhau. Khuôn viên dành cho hoạt động ngoài trời và thể thao rộng gần 6000m2 tại cơ sở Nguyễn Văn Hưởng - Thảo Điền.Nhà trường còn chú trọng xây dựng hệ thống hồ bơi phục vụ hoạt động thể thao dưới nước theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống lọc nước hiện đại, an toàn.Các tiết học bơi hay câu lạc bộ bơi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và thư giãn.Vào thứ 7 hàng tuần, học sinh cùng nhau tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ thể thao với nhiều hoạt động tập luyện, giao lưu, thi đấu… dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên kinh nghiệm. Đây là những sân chơi để học sinh phát huy tài năng, nâng cao tinh thần đồng đội, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, kết nối, chia sẻ và trưởng thành.Bước đệm để học sinh phát huy tài năngNhằm mang đến môi trường giúp học sinh phát triển toàn diện, Asian School còn chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.Trong năm học 2023-2024, nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng như: sân thể thao đa năng, hệ thống các phòng chức năng thiết kế mới. Khuôn viên thư viện với nhiều tiện ích, khu công nghệ chuyên biệt, khu thư giãn phục vụ tối đa nhu cầu học tập, giải trí của học sinh.Loạt câu lạc bộ thể thao hấp dẫn diễn ra vào thứ 7 hàng tuần dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên chuyên nghiệp.Không chỉ đầu tư về quy mô, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ thể thao tại Asian School còn chú trọng về chất lượng, các thiết bị kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi học sinh sử dụng.Bên cạnh đó, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức thường xuyên, đa dạng nội dung, phù hợp lứa tuổi và khả năng của học sinh giúp các em phát huy tối đa tiềm năng, năng khiếu thể thao chuyên biệt.Với nền tảng đó, Asian School từng bước trở thành bước đệm quan trọng để học sinh phát huy tài năng, giành được nhiều thành tích cao trong các giải thi đấu thể thao.Đại diện trường cho biết, tính đến hết năm học 2023-2024, học sinh của trường đã mang về 810 giải thể thao, nghệ thuật, năng khiếu quốc gia và quốc tế.Asian School tạo nên môi trường học tập an toàn, lành mạnh, giúp học sinh phát triển toàn diện thể chất và tinh thần.Cơ sở vật chất hiện đại, chương trình giáo dục quốc tế toàn diện, đội ngũ giáo viên nhiệt tâm, giỏi chuyên môn, kinh nghiệm… là những giá trị mà Asian School mang đến cho học sinh. Với tư duy nhạy bén, sức khỏe thể chất dẻo dai, tinh thần khỏe mạnh sẽ là tiền đề quan trọng để các em tự tin, sẵn sàng hội nhập, tiếp tục học tập ở các đại học trong và ngoài nước để sớm thành công trong tương lai.Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) là trường phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 cung cấp điều kiện học tập, giảng dạy và chăm sóc như các trường phổ thông tại các nước phát triển. Học sinh học bán trú theo chương trình tiểu học, trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, chương trình quốc tế được thiết kế theo tiêu chuẩn giáo dục bậc phổ thông của American Education Reaches Out (AERO) và Common Core State Standards - Hoa Kỳ, đang thực hiện chương trình kiểm định chất lượng giáo dục của Hội đồng các Trường Quốc tế (CIS) - Anh quốc.Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh cho năm học mới 2024-2025. Để tìm hiểu thêm thông tin của trường và hồ sơ tuyển sinh, phụ huynh truy cập website www.asianintlschool.edu.vn.
Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội tri ân cha mẹ học sinh đạt giải quốc tế
Chiều 15/12, Hà Nội tổ chức vinh danh 6 học sinh đạt giải tại kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2023.
6 học sinh đạt giải tại kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) 2023 đã được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ vinh danh trọng thể vào chiều 15/12. Danh sách này gồm các em: Hoàng Phạm Minh Khánh, Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Hoàng Ngọc Bách, Mai Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Nghĩa và Dương Đăng Khoa. Cả 6 em đều đang học lớp 10.Các học sinh đoạt giải tại kỳ thi Khoa học trẻ quốc tế cùng các giáo viên tuyển chọn, bồi dưỡng được vinh danh (Ảnh: Hoàng Hồng).5 chiếc huy chương đồng là các em Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Chiếc huy chương bạc duy nhất thuộc về em Hoàng Phạm Minh Khánh - Trường THCS - THPT Newton.Trước đó, trong kỳ thi vào lớp 10, Minh Khánh đã đỗ 3 trường chuyên nhưng em quyết định chọn học trường tư thục để theo đuổi mục tiêu du học.Em Hoàng Phạm Minh Khánh phát biểu cảm ơn các lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các thầy cô tại lễ vinh danh (Ảnh: Hoàng Hồng).Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, các học sinh chỉ có 14 ngày ôn luyện trước khi lên đường sang Băng Cốc (Thái Lan) tham gia tranh tài với hơn 300 thí sinh đến từ 54 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ông Trần Thế Cương hy vọng vào năm tới, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm, các em học sinh sẽ đổi màu huy chương.Trong bài phát biểu, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã gửi tới cha mẹ của 6 học sinh lời cảm ơn sâu sắc vì đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện cho các con học tập, đồng hành cùng các con trong cuộc thi quan trọng này.Kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế là sân chơi khoa học uy tín dành cho học sinh 15-16 tuổi trên toàn thế giới. Việt Nam đã tham gia 13 kỳ tổ chức, trong đó Hà Nội có 9 kỳ được Bộ GD&ĐT cử làm đại diện đưa học sinh đi tranh tài. Cả 9 lần, Hà Nội đều mang huy chương về cho đoàn Việt Nam.
Đầu tư giáo dục, sao không bắt đầu từ lương cho giáo viên?
Theo một số lãnh đạo sở giáo dục và địa phương, đề nghị sớm thực hiện chính sách lương cho nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Thông tin đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng 14/12.Theo Bộ GD&ĐT, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo.Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS.Việc quản lý giáo dục, quản trị nhà trường có những thay đổi theo hướng phân cấp quản lý, giao tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.Một số địa phương đề nghị sớm thực hiện chính sách lương cho nhà giáo (Ảnh: Hằng Thanh).Tiếp tục đề xuất lương nhà giáo cao nhấtTheo ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, Hà Nội đã gặt hái nhiều thành tích, có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo yêu cầu đổi mới của giáo dục Thủ đô.Đóng góp ý kiến tại hội nghị, người đứng đầu ngành giáo dục Thủ đô đề nghị Chính phủ quan tâm, sớm thực hiện chính sách lương cho nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.Ngành GD&ĐT Hà Nội cũng đề xuất bổ sung việc thực hiện tự chủ tại các trường phổ thông công lập. Đề nghị các bộ ngành trung ương ưu tiên dành quỹ đất sau khi di dời khỏi nội đô thì ưu tiên xây dựng trường công lập.Đề nghị Bộ GD&ĐT có ý kiến sửa đổi Luật Thủ đô, trong đó có một số nội dung liên quan đến giáo dục.Đề xuất Bộ Nội vụ nghiên cứu điều chỉnh xem xét điều chỉnh số lượng cấp phó tại các trường có quy mô lớn như trường liên cấp, trường có nhiều cấp học, trường trọng điểm.Hiện Hà Nội thiếu hơn 10.000 giáo viên. Do vậy, ông Cương đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ bổ sung biên chế tuyển dụng giáo viên, không áp dụng giảm tối thiểu 10% biên chế đối với các cơ sở giáo dục.Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch thường trực Hội khuyến học Việt Nam cho biết, phản ánh định hướng xã hội nằm ở 3 vấn đề: giáo dục, y tế và an sinh xã hội.Khi đất nước chưa giàu, lương các ngành khác có thể chưa thay đổi ngay nhưng riêng giáo dục và y tế, cần đầu tư đúng mức, đặc biệt giáo dục phải là quốc sách hàng đầu."Câu chuyện giáo viên khóc khi viết đơn xin ra khỏi ngành khiến nhiều người không khỏi xót xa.Đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho thầy cô giáo, sao không bắt đầu từ lương, để đội ngũ thầy cô giáo yên tâm công tác? sao để họ loay hoay mãi vậy"? ông Hùng đặt câu hỏi.Câu chuyện giáo viên viết đơn xin ra khỏi ngành khiến nhiều người xót xa (Ảnh: Mỹ Hà).Mong cơ chế đặc thù với giáo viên, học sinh vùng khóTheo ông Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 29, địa phương vẫn còn một số hạn chế, khó khăn.Mặc dù cải thiện đáng kể nhưng nhiều trường thiếu phòng học để tổ chức dạy bán trú, dạy học 2 buổi/ngày. Các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, hệ thống cấp nước sạch, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu.Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để; trình độ năng lực của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và giảng dạy chậm đổi mới, nhất là giáo viên lớn tuổi ở một số trường, vùng sâu, vùng xa.Chất lượng giáo dục giữa thành thị và nông thôn còn chênh lệch khá lớn. Công tác đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ, thường xuyên với yêu cầu sử dụng lao động và nhu cầu xã hội.Bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cũng cho biết, địa phương đề xuất Bộ GD&ĐT phối hợp ban hành cơ chế chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; bổ sung chỉ tiêu biên chế còn thiếu cho ngành giáo dục tỉnh Kon Tum tương ứng với sự gia tăng quy mô học sinh và không cắt giảm 10% số lượng người làm việc cơ học trong đơn vị sự nghiệp.Về điều này, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng, cần khắc phục các khó khăn về giáo viên và cơ sở vật chất, tăng năng lực chuyên môn cũng như thu nhập cho giáo viên.Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu tại kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm có tiền lương theo bậc chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương cũng đã có cải thiện hơn so với các ngành, nghề khác. Tuy nhiên, so với tính chất đặc thù nhà giáo, thực tế vẫn còn thấp.Trong thời gian tới, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết 29, đó là ưu tiên xếp lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
SIU triển khai học bổng đặc biệt dành cho học sinh thành phố Thủ Đức
Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) chính thức triển khai chương trình học bổng "Đồng hành xây dựng nhân lực chất lượng cao cho thành phố Thủ Đức, TPHCM" trong năm học 2023-2024.
Chương trình học bổng "Đồng hành xây dựng nhân lực chất lượng cao cho thành phố Thủ Đức, TPHCM" ra đời với mong muốn đồng hành cùng thành phố trong việc phát triển giáo dục đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đây là hai yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững của khu vực Thủ Đức.Đây là chương trình học bổng đầu tiên được áp dụng cho tất cả học sinh trên địa bàn một thành phố. Theo đó, tất cả học sinh tốt nghiệp các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Đức, TPHCM khi chọn học tại SIU sẽ nhận được tài trợ 30% học phí toàn khóa.Điểm nổi bật của chương trình là sự đa dạng trong ngành, chuyên ngành đào tạo của SIU, cho phép học sinh lựa chọn và theo đuổi đam mê của mình. Học bổng không kèm theo điều kiện duy trì trong các năm học sau, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trên hành trình học thuật và giảm bớt những lo lắng về gánh nặng tài chính.Học bổng là bước tiến mới của SIU hướng tới việc đầu tư vào nguồn nhân lực tương lai của thành phố.Trong bối cảnh giáo dục đang ngày càng được chú trọng và đầu tư, SIU xác định vai trò, trách nhiệm của mình và mong muốn góp phần nuôi dưỡng một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, đủ khả năng đóng góp cho sự phát triển của địa phương và đất nước.Vừa qua, SIU đã tiến hành ký kết chương trình học bổng này với một số trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Đức.Chia sẻ về chương trình học bổng, cô Hoàng Thị Hảo - Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây cho biết: "Nhiều năm qua, SIU đã có rất nhiều chương trình học bổng chắp cánh cho những ước mơ của học sinh bay xa, gần đây nhất là học bổng đồng hành xây dựng nhân lực chất lượng cao cho thành phố Thủ Đức, TPHCM… Đó là minh chứng cho sự quan tâm của nhà trường đối với giáo dục và tương lai của các em".Chương trình học bổng là bước tiến quan trọng trong việc mở rộng cơ hội để học sinh thành phố Thủ Đức được tiếp cận với môi trường giáo dục hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế ngay trên địa bàn sinh sống của các em và gia đình, thuận tiện cho học tập và trải nghiệm.SIU cung cấp cho sinh viên môi trường học tập quốc tế với những tiện ích đẳng cấp, khác biệt.Mới đây, SIU cũng vừa công bố chương trình học bổng "Tiếp bước hành trình", đánh dấu bước tiến mới trong chính sách hỗ trợ và nuôi dưỡng nhân tài của SIU: với 100 suất học bổng tài trợ 100% học phí toàn khóa, khoảng 238,5-634,9 triệu/suất dành cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học tốt.SIU kỳ vọng chương trình sẽ giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn viết tiếp giấc mơ giảng đường đại học, giúp các em có thêm động lực và tự tin vượt qua thách thức, hướng đến tương lai tươi sáng. Học bổng này được các sinh viên SIU, là những cựu học sinh kết nối và trao tặng đàn em của trường THPT mình đã theo học.Năm 2024, SIU công bố hàng loạt chương trình học bổng dành cho đa dạng các đối tượng như: học bổng Chủ tịch SIU toàn phần đi kèm sinh hoạt phí hàng tháng; học bổng 50% học phí toàn khóa cho học sinh có thành tích xuất sắc trong các hoạt động văn hóa thể thao, nghệ thuật cấp quốc gia, quốc tế; học bổng doanh nghiệp tài trợ 20% học phí toàn khóa; học bổng 20% học phí toàn khóa cho tất cả học sinh đăng ký chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh; quỹ học bổng tài năng trẻ có giá trị từ 40% đến 100% học phí toàn khóa.Năm 2024, SIU chính thức tuyển sinh 4 ngành học mới hấp dẫn: Quan hệ công chúng, Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ giáo dục và Công nghệ thông tin (gồm các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin y tế, Thiết kế vi mạch, Thiết kế đồ họa), để cung ứng nguồn nhân lực cao cho thị trường lao động.Đây là các ngành học đang nhận được sự quan tâm của học sinh và cũng là những lĩnh vực quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và thế giới. Thông tin chi tiết về các chương trình tuyển sinh, học bổng phụ huynh và thí sinh liên hệ:Phòng Tuyển sinh Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU)Địa chỉ: 8C Tống Hữu Định, phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, TPHCM.Điện thoại: 028.36203932. Hotline (Zalo): 0386 809 521 hoặc 0931 475 077 (giải đáp thắc mắc tuyển sinh 24/24)
Hành trình đạt học bổng 1 tỷ đồng của nam sinh từng có ý định bỏ học
Dù khả năng tiếng Anh còn hạn chế, Nguyễn Như Huyến vẫn lay động hội đồng xét tuyển bằng câu chuyện giản dị mà chân thành về hành trình thay đổi bản thân, vượt lên nghịch cảnh, trở thành quán quân học bổng "Trái tim Sư tử" tại BUV năm 2022.
Nguyễn Như Huyến đang là sinh viên năm hai ngành Quản trị Marketing tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV).Năm 2022, Huyến xuất sắc trở thành quán quân học bổng "Trái tim Sư tử" sau khi quyết tâm nộp hồ sơ vào BUV "vì đây là cơ hội duy nhất để mình thay đổi cuộc đời và mình phải làm được bằng mọi giá".  Như Huyến nhận học bổng "Trái tim Sư tử" từ Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam.Từ khi bắt đầu có nhận thức, Huyến đã không biết bố mẹ ruột của mình là ai. Nhưng tuổi thơ Huyến chưa từng thiếu vắng đi tình thương gia đình, bởi bố mẹ nuôi xem Huyến như con đẻ và nuôi nấng Huyến bằng tất cả trái tim."Biến cố xảy ra khi bố nuôi mình mất. Sự ra đi của bố và những khúc mắc gia đình khiến mẹ nuôi mình suy sụp. Một ngày khi đang đi lang thang trên đường, đột nhiên mình có suy nghĩ muốn… bỏ học", Như Huyến chia sẻ. Nhờ sự động viên từ cô giáo chủ nhiệm, Huyến vẫn cố gắng đến trường để không phụ lòng mẹ nuôi và thầy cô.Ước mơ trở thành quán quân học bổng tại BUV đến vào năm Huyến học lớp 12 khi một nhà hảo tâm hỏi Huyến: "Nếu tiếp tục học đại học, con sẽ xoay xở tài chính như thế nào?". Lần này Huyến không còn muốn bỏ học mà quyết tâm tìm bằng được cơ hội theo đuổi học vấn. Với Huyến, BUV và học bổng "Trái tim Sư tử" là cơ hội duy nhất để cậu thay đổi bản thân, thay đổi hoàn cảnh và thay đổi tương lai của chính mình.  Huyến dồn toàn lực để chuẩn bị cho bộ hồ sơ ứng tuyển và chinh phục hội đồng xét tuyển bằng chiến lược đặc biệt - sự thô mộc, giản đơn nhưng chân thành và nghị lực. Bởi, những điều xuất phát từ trái tim ắt sẽ chạm đến trái tim.  Huyến chia sẻ: "Nhiều bạn tưởng rằng để có một bài luận thành công, bạn phải nói về những vấn đề to lớn, phải thể hiện quyết tâm thay đổi thế giới, phải dùng ngôn từ thật hoa mỹ. Nhưng qua hành trình thay đổi bản thân mà mình chọn kể trong bài luận - từ một cậu bé tự ti, cô độc và e dè không dám cất lên tiếng nói đến một người trẻ dám lãnh đạo, tự tin lên tiếng và kết nối những góc nhìn đa dạng, mình muốn chứng minh rằng: đôi khi, những câu chuyện lay động mang tính cá nhân sẽ là điểm chạm xúc động nhất của một kết nối sâu sắc về cảm xúc. Thứ quan trọng nhất bạn phải thể hiện được trước hội đồng xét tuyển là dấu ấn: mình là ai?".Huyến đã thành công thuyết phục hội đồng xét tuyển với câu trả lời: "Một người trẻ dũng cảm đã không đánh mất niềm tin vào bản thân vì nghịch cảnh, một người lớn lên bằng tình thương của những người không phải máu mủ ruột rà và khao khát được trao trả lại cho cuộc đời tình thương". Với sự hỗ trợ tài chính của học bổng bao gồm học phí và một khoản chi phí sinh hoạt cố định hàng tháng, Huyến đã có cơ hội tập trung vào việc trau dồi kiến thức, phát triển bản thân.Thông qua nhà trường, bạn được tiếp cận với những cơ hội thực tập để vận dụng hiểu biết của mình về marketing. Huyến cũng tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện để chăm sóc, trò chuyện và định hướng cho các bạn nhỏ mồ côi, dùng chính câu chuyện của mình để truyền cảm hứng, hy vọng cho họ.Huyến chia sẻ về câu chuyện của mình với hy vọng sẽ mang lại động lực cho những bạn trẻ có hoàn cảnh như mình.Huyến chia sẻ về ước mơ của mình sau khi ra trường: "Mình muốn mở một công ty về du lịch để góp phần lan tỏa vẻ đẹp của cảnh sắc và con người Việt Nam ra thế giới, cũng là để thỏa mãn sở thích đi đây đi đó của bản thân".Trong quá trình làm thành viên hỗ trợ tại Văn phòng Quốc tế (International Office - IO) của trường như tham gia làm tình nguyện viên cho Summer Trip gần đây, Huyến đã có cơ hội trò chuyện với những người bạn sinh viên đến từ nhiều nền văn hóa từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ... Đó vừa là cách bạn tích cực trau dồi khả năng ngoại ngữ, vừa là động lực để cậu sinh viên trẻ bền bỉ viết tiếp ước mơ cống hiến cho cộng đồng, làm đẹp cho đời. Học bổng "Trái tim Sư tử" là chương trình học bổng được xây dựng với mục tiêu khuyến khích và tạo động lực cho những học sinh có bất lợi về thể chất, sức khỏe, hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn biết nuôi dưỡng ý chí kiên cường, trái tim dũng cảm và sức chiến đấu phi thường để vượt qua rào cản cá nhân, phấn đấu đạt được thành tích xuất sắc và truyền cảm hứng tích cực đến những người xung quanh.Năm 2024, chương trình sẽ trao tặng hai suất học bổng danh giá cho ứng viên xuất sắc nhất đến từ các trường trung học phổ thông trên toàn quốc. Hạn nộp hồ sơ: 12/3/2024Thông tin chi tiết xem tại: https://www.buv.edu.vn/scholarships/hoc-bong-trai-tim-su-tu/
Cụ bà 70 cắp sách đi học mỗi tối, ba học kỳ không vắng buổi nào
Gác lại công việc nương rẫy, mỗi tối, bà con khắp các buôn làng ở Gia Lai í ới gọi nhau đến lớp học xóa mù chữ. Nhiều cụ già gần 70 tuổi hay anh em ruột cùng xin đến lớp để học biết cái chữ.
Cụ già gần 70 tuổi xin đi học chữMặt trời vừa xuống núi, bà con đồng bào người Jrai làng Ia Lang (phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai) lại rộn ràng rủ nhau đến lớp học xóa mù chữ ở Trường tiểu học Ngô Quyền. Phụ nữ cõng theo con nhỏ, cụ già chống gậy theo sau, ai cũng nhanh chân đến lớp cho kịp giờ học.Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã mở hàng trăm lớp xóa mù chữ. Học viên tham gia đa số là phụ nữ, người lớn tuổi (Ảnh: Chí Anh).Đã hơn 67 tuổi nhưng bà H'Chun (phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai) cũng theo con, cháu đến lớp xóa mù chữ trong làng. Vì đường gồ ghề nên bà H'Chun phải mò mẫm, rọi đèn đi từng bước chậm rãi.Bà H'Chun chia sẻ, bà mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên không có điều kiện đến trường. Từ nhỏ, bà H'Chun đã ở trên nương rẫy. Lớn lên, bà lập gia đình nên không có điều kiện đi học. Vì không biết chữ nên mỗi khi có thư hay làm giấy tờ, bà mang đi khắp làng để nhờ đọc."Đầu tháng 10/2022, nghe có lớp xóa mù chữ nên tôi đã lên trường đăng ký xin học. Tuy nhiên, vì quá tuổi nên tôi không thuộc đối tượng được tham gia học. Biết tôi ham cái chữ nên nhà trường cũng tạo điều kiện cho vào học. Tôi mừng nên lúc nào cũng cố gắng đi học đầy đủ để sớm biết đọc, biết viết.", bà H'Chun bộc bạch.Dù đã gần 70 tuổi nhưng bà H'Chan vẫn xin đi học để biết cái chữ (Ảnh: Chí Anh).Hơn một năm nay, bà H'Chan thường sắp xếp công việc nương rẫy để đến lớp. Trải qua 3 kỳ học, bà chưa nghỉ buổi nào.Tương tự, bà H'Myơn cũng ngoài 60 tuổi. Mỗi ngày, bà đều đi bộ gần 4km đến lớp. Mắt bà H'Myơn đã kém, tay run nên để viết nét chữ tròn trịa cũng là một thách thức.Bà H'Myơn bộc bạch: "Nhà có 5 người con mà chúng nó có gia đình hết rồi. Ở nhà, tôi cũng nhờ con dạy chữ nhưng công việc chúng bận rộn cả. May đến lớp, các cô giáo tâm huyết, dạy chữ, luyện đọc thì tôi mới hiểu. Tôi mong sớm biết đọc, viết thành thạo nhằm thuận tiện hơn trong cuộc sống hàng ngày".Cô Dương Thị Kiếu, giáo viên chủ nhiệm lớp xóa mù chữ tại Trường tiểu học Ngô Quyền, cho biết: "Khi mới mở, lớp có khoảng 32 người đăng ký học, độ tuổi từ 15 đến hơn 60 tuổi, đa số là phụ nữ. Gần 2 năm, học viên trong lớp cơ bản đã biết đọc, biết viết và các phép tính đơn giản. Dự kiến cuối tháng này, nhà trường sẽ kết thúc giai đoạn 1 chương trình dạy xóa mù chữ."Tuy hoàn cảnh còn khó khăn, nhiều việc nương rẫy, gia đình nhưng các học viên đều sắp xếp đến lớp đều đặn (Ảnh: Chí Anh)."Tuổi của bà H'Chun đã lớn, không thuộc diện vận động đi học ở lớp xóa mù chữ. Nhưng vì bà năn nỉ xin đi học nên chúng tôi cũng tạo điều kiện. Trải qua 3 kỳ học, bà chưa vắng buổi nào.Bà con trong lớp đa số đều không biết chữ và lớn tuổi nhưng chương trình dạy lại nhanh, số lượng kiến thức lớn. Chính vì vậy, giáo viên luôn phải nỗ lực, chịu khó để truyền đạt và hoàn thành yêu cầu khi mở lớp xóa mù chữ", cô Kiếu cho biết thêm.Chị em ruột sáng đèn giúp nhau họcTại Trường tiểu học Ngô Quyền có 2 lớp xóa mù dành cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn. Mỗi tuần, lớp sẽ có 3 buổi học, bắt đầu từ 18h đến 21h. Trong 2 lớp xóa mù chữ, rất nhiều trường hợp đặc biệt như là vợ chồng hay chị em ruột cùng nhau đi học.Lớp học xóa mù chữ tại trường tiểu học Ngô Mây (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) (Ảnh: Chí Anh).Khi nghe tin Trường tiểu học Ngô Mây mở lớp xóa mù chữ, bà Siu H'Meh (SN 1966) rủ thêm 2 người em ruột là Siu H'mit (SN 1973) và Siu Jao (SN 1977) đi cùng. Tuy 3 chị em đều đã có gia đình, công việc nương rẫy bận rộn nhưng mọi người cũng sắp xếp để đều đặn đến lớp mỗi tối.Bà Siu H'Meh tâm sự: "Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên 3 chị em học hành không đến nơi đến chốn. Không biết chữ rất thiệt thòi, không những tự ti với xã hội mà còn khó khăn trong sinh hoạt và làm kinh tế.Thấy có lớp, chúng tôi rủ nhau đi học. Ngoài việc biết chữ để đọc sách, đọc báo cũng là làm gương cho con cháu cố gắng học hành. Do tuổi lớn nên việc viết chữ không được đẹp, tiếp thu kiến thức chậm hơn đám trẻ. Tuy vậy, 3 chị em đều cố gắng học tập. Ngoài giờ trên lớp, chúng tôi cùng ngồi ở nhà để luyện chữ, luyện đọc".Cô Ksor H'wang, giáo viên Trường tiểu học Ngô Mây, chia sẻ: "Đa phần bà con là người lớn tuổi nên khi dạy, giáo viên cũng chọn cách giảng dạy phù hợp. Ngoài việc sử dụng nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm đứng lớp, tôi còn tìm tòi, học hỏi  người đi trước, mạng xã hội. Điều phấn khởi là học viên trong lớp cũng ham học. Dù đang ngày mùa nhưng cũng ít người nghỉ học".Theo cô Ksor H'wang, việc giảng dạy ở các lớp xóa mù chữ gặp rất nhiều khó khăn vì thời gian ngắn, lượng kiến thức nhiều. Đồng thời, bà con cũng lớn tuổi và nhút nhát trong giao tiếp (Ảnh: Chí Anh)."Các lớp xóa mù vẫn còn khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, sách giáo khoa, thiết bị dạy và học. Ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, các giáo viên phải chủ động liên hệ xin sách, vở. Nhiều giáo viên còn tự bỏ tiền túi để mua tài liệu, bút viết", cô H'wang bộc bạch.Ông Phạm Văn Đại, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ia Grai, cho biết: "Trên địa bàn huyện đang triển khai trên 50 lớp xóa mù chữ với hơn 1.200 học viên là người dân tộc thiểu số. Chúng tôi đã phân bổ kinh phí để mua sắm tài liệu, bút, sách vở cho học viên và giải quyết chế độ hỗ trợ cho giáo viên để họ yên tâm đứng lớp giảng dạy. Ngoài ra, chúng tôi cũng thường xuyên đến thăm, động viên các học viên, giáo viên cố gắng học tập, hoàn thành chương trình".Các lớp xóa mù chữ vẫn còn khó khăn, thiếu thốn nên nhiều giáo viên phải bỏ tiền túi để mua sách giáo khoa, thiết bị dạy và học (Ảnh: Chí Anh).Theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, năm 2022, công tác mở lớp xóa mù chữ được triển khai thực hiện ở huyện Krông Pa và TP Pleiku với 7 lớp, thu hút 168 học viên. Tính đến tháng 11 năm nay, đã thực hiện mở lớp xóa mù chữ ở 17/17 địa phương với 226 lớp, hơn 6.500 học viên.Đại diện Phòng Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, chia sẻ chương trình xóa mù chữ rất thiết thực với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và Gia Lai nói riêng. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho bà con, từ đó thoát nghèo, nâng cao chất lượng đời sống. 
200 học sinh, sinh viên nhận học bổng vượt khó, tổng giá trị 2,2 tỷ đồng
Sáng 13/12, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao học bổng cho 200 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Chương trình trao học bổng dành cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với các đơn vị tổ chức có tên gọi Sharing the dream 2023 (Chia sẻ giấc mơ), hỗ trợ và trao tặng học bổng cho 200 học sinh, sinh viên trên khắp cả nước với tổng trị giá 2,2 tỷ đồng.Theo đó, 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được suất học bổng trị giá 2 triệu đồng/suất, 100 sinh viên tại các trường đại học công lập đã nhận được suất học bổng trị giá 15 triệu đồng/suất.Ông Lê Hải Long - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Đội Trung ương - phát biểu tại lễ trao học bổng (Ảnh: Quỳnh Anh).Ông Lê Hải Long (Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Đội Trung ương) phát biểu tại chương trình: "Không phải ai cũng có đủ điều kiện để được phát huy tối đa năng lực của bản thân. Chính vì lẽ đó, các tổ chức đoàn đội, các nhà hảo tâm, các đơn vị đồng hành đã luôn giúp đỡ, chia sẻ cho các bạn có cơ hội tiếp cận tri thức giống như các bạn đồng trang lứa và thực hiện ước mơ của mình.Khi các bạn thực hiện được ước mơ cũng là góp phần cho tuổi trẻ Việt Nam, cho thế hệ công dân tương lai. Từ đó góp phần cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng thịnh vượng".Tại chương trình, ba gương mặt học sinh tiêu biểu là em Hoàng Thị Thương (lớp 6A trường THCS An Châu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang), em Nguyễn Trọng Tính (sinh viên năm tư Đại học Cần Thơ) và em Đỗ Hải Anh (sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại thương) cùng ngồi lại, chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng.Em Hoàng Thị Thương tâm sự, bản thân em mắc bệnh thiếu máu, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mẹ em cũng mắc bệnh nhưng không có tiền đi khám. Vì vậy, em sẽ nỗ lực học tập thật tốt để giúp mẹ chữa bệnh.Hải Anh lựa chọn chủ đề môi trường để tham gia xét duyệt học bổng. Nữ sinh chia sẻ: "Dự án của em là dự án xử lý khí thải tại làng sản xuất nón truyền thống của Hà Nội. Để sản xuất nón thì cần đốt chất lưu huỳnh, sản sinh khí SO2 và đó cũng là nguyên nhân gây ra mưa axit. Để xử lý vấn đề này, chúng em tạo ra một hệ thống khí tuần hoàn, vừa giúp đảm bảo hiệu suất, vừa hạn chế khí SO2 thoát ra môi trường".Em Nguyễn Trọng Tính là gương mặt sinh viên trong các hoạt động thiện nguyện xã hội. Ngoài ra, em và nhóm bạn đã phát triển dự án "Ngón tay giả bán tự động" nhằm giúp đỡ những người khuyết tật. Thông qua dự án, Tính mong muốn những người khuyết tật ngón tay có thể sinh hoạt, làm việc một cách dễ dàng hơn.Tiếp theo chương trình, lần lượt các học sinh, sinh viên được xướng tên để nhận học bổng. Với những học sinh, sinh viên không thể góp mặt trực tiếp, chương trình sẽ đưa các phần quà kèm học bổng về tận địa phương của các em.Thông qua chương trình, Hội đồng Đội Trung ương mong muốn đây sẽ là món quà ý nghĩa dành tặng các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, các em có thêm động lực phấn đấu, nỗ lực học tập rèn luyện, giúp các bạn trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
Trao tặng 1.000 áo ấm tới học sinh miền núi
Sáng 11/12, Câu lạc bộ Báo chí Nghệ An tổ chức chương trình "Áo ấm mùa đông" lần thứ 8 năm 2023 tại hai Trường Tiểu học Châu Tiến và Châu Bính, huyện Quỳ Châu (Nghệ An).
Tại hai Trường tiểu học Châu Tiến và Châu Bính, ban tổ chức đã trao 1.000 suất quà là 1.000 chiếc áo ấm (trị giá 200 triệu đồng) tới toàn bộ các em học sinh.Thầy Lê Khắc Tịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Bính, chia sẻ xã Châu Bính đã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 7/2021, xã đã thoát vùng 135.Hàng trăm học sinh Trường Tiểu học Châu Bính, huyện Quỳ Châu, Nghệ An vui mừng đón nhận những chiếc áo ấm (Ảnh: Nguyễn Phê).Tuy nhiên, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, vất vả. Những chiếc áo ấm của Câu lạc bộ Báo chí Nghệ An có ý nghĩa không chỉ về giá trị vật chất mà còn là nguồn động viên đến các học sinh."Mùa đông năm nay các em học sinh sẽ ấm áp hơn. Thay mặt nhà trường xin được cảm ơn tới nhà tài trợ và những người làm báo đã quan tâm, sẻ chia với các học sinh trường chúng tôi", thầy Tịnh bày tỏ.Các em học sinh và phụ huynh ở các điểm trường lẻ ra nhận quà (Ảnh: Nguyễn Phê).Cô Trần Thị Thúy Hằng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Tiến, cho biết đợt mưa lũ vào tháng 10 vừa qua đã ảnh hưởng tới cuộc sống nhiều hộ gia đình, học sinh. Đặc biệt, mưa lũ cũng làm ngập trường học, gây hư hỏng nhiều tài sản, sách vở của các học sinh."Toàn trường chúng tôi có hơn 200 học sinh hộ nghèo, cận nghèo. Hôm nay các em vinh dự được đón nhận món quà là những chiếc áo ấm càng có ý nghĩa hơn khi mùa đông đến, các em không còn lo lạnh nữa", cô Hằng chia sẻ.Nhà báo Nguyễn Duy, báo Dân trí trao áo ấm tới học sinh (Ảnh: Nguyễn Văn).Đón nhận áo ấm, em Dương Hà Lan Hương, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Châu Bính, chia sẻ: "Cháu rất vui khi được nhận áo ấm của các chú tặng. Mùa đông năm nay cháu có được áo mới rồi".Ông Lê Thanh Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu gửi lời cảm ơn tới những người làm báo tại Nghệ An đã dành tình cảm, những món quà ý nghĩa tới học sinh trên địa bàn huyện.Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu cũng mong muốn thời gian tới, Câu lạc bộ Báo chí Nghệ An có thêm nhiều chương trình, hoạt động đồng hành, chia sẻ cùng chính quyền địa phương trong hoạt động phát triển kinh tế, xã hội.Những người làm báo tại Nghệ An trao áo ấm tới các em học sinh Trường Tiểu học Châu Bính (Ảnh: Nguyễn Văn).Ông Lê Văn Giáp, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Báo chí Nghệ An cho biết, hằng năm Câu lạc bộ có các hoạt động thiện nguyện lớn là "Vầng trăng yêu thương" và "Áo ấm mùa đông", với sự đồng hành của các đơn vị, mạnh thường quân."Huyện Quỳ Châu trong dịp tháng 10 vừa qua bị lũ lụt càn quét, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Đặc biệt, tại các trường học trên địa bàn bị nước lũ nhấn chìm, gây hư hỏng tài sản, sách vở, đồ dùng học tập…Những người làm báo mong muốn sẻ chia với các học sinh. Chúng tôi hi vọng những món quà này sẽ tiếp thêm động lực giúp các em cố gắng học tập, để mai sau có một tương lai tốt đẹp", ông Giáp chia sẻ.Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳ Châu mặc những chiếc áo ấm giúp các học sinh (Ảnh: Nguyễn Phê).Được biết, Câu lạc bộ Báo chí Nghệ An gồm 50 thành viên là các nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí trung ương thường trú tại tỉnh Nghệ An.Trải qua 11 năm thành lập, phát triển, hằng năm, ngoài hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, Câu lạc bộ Báo chí Nghệ An còn tổ chức các chương trình thiện nguyện, hướng đến đồng bào, học sinh ở miền tây Nghệ An.
Học sinh Cần Thơ vô địch tại cuộc thi trò chơi rô bốt toàn cầu
Vượt qua 46 đội đến từ các nước tham gia tranh tài trong cuộc thi Global Robotics Games 2023 tại Singapore, học sinh Trường Phổ thông Thái Bình Dương (Cần Thơ) đã xuất sắc giành giải Vô địch.
Ngày 19/11, trường Phổ thông Thái Bình Dương đã tổ chức lễ vinh danh các học sinh đạt thành tích cao trong cuộc thi Global Robotics Games (trò chơi rô bốt toàn cầu) 2023 tại Singapore.Nhà trường tổ chức vinh danh các em học sinh đạt thành tích cao trong cuộc thi Global Robotics Games 2023 (Ảnh: CTV).Theo đó, cuộc thi Global Robotics Games 2023 diễn ra tại Singapore từ ngày 15 -17/11 có 16 đội đại diện Việt Nam tham gia tranh tài. Đội Quyết tâm 2 (gồm em Trần Ngọc Thịnh (lớp 2) và em Nguyễn Cao Gia Bảo (lớp 3) Trường Phổ thông Thái Bình Dương (Cần Thơ) đã vượt qua 46 đội tham gia tranh tài giành giải vô địch tại cuộc thi.Cùng với đó, Đội Quyết tâm 1 (gồm em Huỳnh Gia Bảo (lớp 2) và em Nguyễn Trần Hoàng Bách (lớp 4) Trường Phổ thông Thái Bình Dương) đã được ghi danh top 10 của cuộc thi.Đại diện cho nhóm học sinh vô địch tại cuộc thi Global Robotics Games 2023 tại Singapore, em Nguyễn Cao Gia Bảo (lớp 3, Trường Phổ thông Thái Bình Dương) chia sẻ, chúng con rất vui và tự hào khi biết mình là đội vô địch tại cuộc thi, mang chiến thắng về cho Việt Nam.Khi tham gia thi đấu, lúc đầu chúng con cũng gặp khó khăn trong việc lên ý tưởng hoàn thành nhiệm vụ; với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy huấn luyện viên, chúng em đã hoàn thành xuất sắc phần thi của mình.Thầy Nguyễn Văn Thanh - Huấn luyện viên cho các em học Trường Phổ thông Thái Bình Dương cho biết, tham gia cuộc thi lần này Trường có 2 đội tham gia, sau khi vượt qua vòng bảng trong nước với thành tích tốt, các em đã tiếp tục cố gắng luyện tập để tham gia Global Robotics Games 2023.Cuộc thi Global Robotics Games 2023 cũng là cơ hội để học hỏi, trải nghiệm thực tế, từ đó phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo hơn trong học tập; đặc biệt, rèn luyện tinh thần làm việc nhóm tích cực hơn cho các em.Theo ông Nguyễn Thanh Thống - Giám đốc Trường Phổ thông Thái Bình Dương, chức vô địch Global Robotics Games 2023 là phần thưởng xứng đáng dành cho niềm đam mê khoa học công nghệ của các em học sinh.Ông Thống chia sẻ thêm, kể từ khi nhà trường đưa chương trình Stem Robotics trở thành môn được giảng dạy chính thức đã góp phần khơi gợi niềm đam mê khoa học, mang đến môi trường học tập sáng tạo, phát huy tốt tư duy phản biện, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và làm chủ công nghệ cho các em học sinh.Thầy Nguyễn Phúc Tăng - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ cho biết, đây thành tích đáng tự hào của ngành giáo dục thành phố. Sắp tới Sở GD&ĐT TP Cần Thơ sẽ tổ chức buổi lễ vinh danh các em và nhân rộng cách làm hay của Trường Phổ thông Thái Bình Dương.
Lộ diện 15 thí sinh vào vòng chung kết toàn quốc Sing Out Loud 2024
Vòng chung kết khu vực của Sing Out Loud 2024 đã diễn ra với sự tranh tài của 36 thí sinh. Sau phần trình diễn đầy tự tin và ấn tượng, 15 thí sinh xuất sắc nhất bước vào vòng chung kết toàn quốc đã được xướng tên.
Vòng tranh tài gay cấn của 35 trường THPT trên toàn quốcTrong vòng chung kết khu vực, 36 thí sinh xuất sắc nhất đại diện cho 35 trường THPT trên toàn quốc đã có dịp tranh tài trong lĩnh vực ca hát bằng tiếng Anh. Mỗi thí sinh là những cá tính âm nhạc độc đáo khác nhau. Các phần thi đều được dàn dựng công phu và tỉ mỉ, nhằm giúp thí sinh thể hiện câu chuyện âm nhạc của riêng mình, đưa ban giám khảo và các khán giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhiều ca khúc có độ khó cao, đòi hỏi nội lực và khả năng xử lý kỹ thuật đã được các thí sinh lựa chọn để trình diễn như: Always remember us this way, Don't rain on my parade, Feeling good, River, The power of love… Điều này vừa là thử thách với các thí sinh, nhưng đồng thời cho thấy mặt bằng chất lượng chung tương đối cao của các thí sinh năm nay. Sự tỏa sáng của Đào Ngọc Diệp - THPT Hòn Gai (Quảng Ninh) qua phần thể hiện "Don't rain on my parade".Nguyễn Chí Bảo Ly - THPT Khương Đình (Hà Nội) đốt nóng bầu không khí qua bài hát "Don't you worry 'bout a thing".Màn trình diễn mãn nhãn đến từ thí sinh Đoàn Nguyễn Xuân Nguyên - THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long).Sau phần trình diễn dự thi, 15 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc đã được xướng tên. Các trường THPT có thí sinh lọt vào vòng chung kết nổi bật có thể kể đến như: THPT Chuyên Thái Nguyên, Nhạc viện Hà Nội, THPT Hòn Gai (Quảng Ninh), THPT Khương Đình (Hà Nội), THPT Lê Quý Đôn (TPHCM), THPT Hùng Vương (TPHCM), THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long), THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), THPT Hoàng Hoa Thám (Đà Nẵng)...Điểm hẹn của những khách mời đặc biệtTrong đêm chung kết khu vực tại Hà Nội, "nàng thơ" Pia Linh xuất hiện trong vai trò ca sĩ khách mời. Pia Linh từng là nghệ sĩ xuất hiện trong MV "Nấu ăn cho em" - MV đạt Top Trending trên YouTube với hơn 16 triệu lượt xem trên mạng xã hội. Cô cũng là một trong những thí sinh được yêu thích nhất tại top 8 Vietnam Idol 2023.Đến với Sing Out Loud, Pia Linh dành tặng các khán giả ca khúc "Nấu ăn cho em" gắn lên tên tuổi của cô. Bên cạnh đó là một ca khúc tiếng Anh - "I dreamed a dream".  Với giọng hát trong trẻo và ngọt ngào, một lần nữa cô lại chinh phục được các khán giả trong hội trường. Từng là một thí sinh vừa dừng chân tại một cuộc thi âm nhạc, song giá trị nhận được là rất lớn, cô cũng nhắn nhủ các thí sinh: "Hãy dũng cảm ước mơ và bước ra khỏi vùng an toàn, để trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân".Ca sĩ khách mời Pia Linh thể hiện ca khúc "Nấu ăn cho em" và "I dreamed a dream".Tại TPHCM, nhạc sĩ kiêm ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân là nghệ sĩ khách mời và là một trong những giám khảo của chương trình. Phạm Đình Thái Ngân là nghệ sĩ trẻ tài năng, được biết đến với các bản hit như: Yêu nhau nhé bạn thân, Cần một ai đó, Lạ,…Góp mặt tại đêm chung kết khu vực, Phạm Đình Thái Ngân mang đến ca khúc "Treasure". Vẫn là những giai điệu tích cực, lạc quan và tươi trẻ, phần trình diễn của anh trong đêm chung kết đã nhận được sự hòa nhịp và cổ vũ từ các khán giả tham dự. Tham dự Sing Out Loud với vai trò giám khảo, Phạm Đình Thái Ngân cho biết anh ấn tượng với tài năng và sự chỉn chu của các thí sinh khi thấy mỗi bạn đều có sự đầu tư về trình diễn, trang phục, hình ảnh trong mỗi tiết mục. Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân tham dự Sing Out Loud 2024 với vai trò giám khảo khách mời.Sau vòng chung kết khu vực, 15 thí sinh xuất sắc nhất đã được gọi tên có mặt tại vòng chung kết toàn quốc. Tại miền Bắc, các thí sinh vào vòng chung kết toàn quốc là: Nguyễn Chí Bảo Ly (THPT Khương Đình), Cao Thị Tùng Linh (THPT Chuyên Thái Nguyên), Trần Mai Anh (THPT Newton), Đào Ngọc Diệp (THPT Hòn Gai, Quảng Ninh), Ngô Thảo Nguyên (THPT Trần Hưng Đạo), Trần Phi Hùng (Nhạc viện Hà Nội).Tại miền Nam, các ứng cử viên đêm chung kết gồm: Nguyễn Thị Tố Như (THPT Lê Quý Đôn), Nguyễn Duy Long (Nhạc viện TPHCM), Đoàn Nguyễn Xuân Nguyên (THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm), Trần Nguyễn Minh An (THPT Nguyễn Chí Thanh), Huỳnh Gia Bảo (THPT Hùng Vương), Nguyễn Hoàng Nam Duy (THPT Lê Thị Hồng Gấm)Bên cạnh đó có Đỗ Trịnh Thùy Duyên (THPT Phan Châu Trinh), Phạm Trường Minh Quân (THPT Hoàng Hoa Thám) và Đặng Hoàng Ngọc (THPT Hoàng Hoa Thám) là các ứng cử viên đến từ miền Trung.15 thí sinh xuất sắc nhất đã được gọi tên có mặt tại vòng chung kết toàn quốc.Sing Out Loud là cuộc thi âm nhạc được đầu tư lớn về dàn dựng sân khấu và visual cho học sinh THPT. Vòng chung kết toàn quốc dự kiến diễn ra tháng 3. Đây là cơ hội để những người yêu nghệ thuật được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc thăng hoa và mãn nhãn về cảm xúc.
Học sinh ngôi trường 115 tuổi tại Hà Nội khoe tài năng nghệ thuật
Cuộc thi "Vẻ đẹp học sinh Chu Văn An" là sân chơi nghệ thuật nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và 115 năm thành lập của Trường THPT Chu Văn An diễn ra vào tối ngày 18/11.
Sự kiện có sự tham gia của gần 3.000 khách tham dự bao gồm giáo viên, phụ huynh, khách mời và học sinh toàn trường.Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, chia sẻ, chuỗi sự kiện thể hiện tinh thần truyền thống, đoàn kết, sáng tạo của nhà trường. Đồng thời, đây cũng là hoạt động mang đến cơ hội để học sinh được thể hiện cá tính, tài năng và giúp thầy trò thêm gần gũi, hiểu nhau.Đêm nhạc là sân chơi diễn ra với hơn mười tiết mục trình diễn nghệ thuật, trong đó có tám tiết mục nằm trong phần thi tài năng. Các tiết mục được thể hiện với đa dạng chủ đề như: Bảo vệ môi trường, sự thấu cảm giữa con người, đánh thức tiềm năng của bản thân,…Phần trình diễn lấy cảm hứng từ câu chuyện của các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy (Ảnh: Phương Nhung).Sự kiện còn ghi dấu bởi sự góp mặt của hai nghệ sĩ khách mời nổi tiếng là rapper Yuno BigBoi và ca sĩ Vũ. Đặc biệt, ca sĩ Vũ có màn song ca nhiều bài hát liên tiếp với hàng nghìn khán giả.Nam rapper Yuno BigBoi thân thiện chụp hình lưu niệm cùng các học sinh trong trường (Ảnh: Phương Nhung).Trường THPT Chu Văn An (tiền thân là Trường Bưởi) được thành lập từ năm 1908, đến nay được 115 năm thành lập. Sự kiện "Vẻ đẹp học sinh Chu Văn An" là sự kiện thường niên đã tổ chức được 11 năm, diễn ra nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và kỷ niệm thành lập trường. Sự kiện bao gồm chuỗi hoạt động như: Tổ chức giải bóng đá nữ, nhảy cổ động nam, cuộc thi tài năng trình diễn nghệ thuật của học sinh trong trường,…
Ngày hội rực rỡ chào tân sinh viên Đại học Giao thông vận tải TPHCM
Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM tổ chức đại nhạc hội sôi động trong 3 ngày 16,17,18/11/2023 nhằm chào đón tân sinh viên năm học 2023-2024.
Ngày hội sinh viên là hoạt động truyền thống hàng năm của Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM (gọi tắt là UTH) nhằm tạo sân chơi lành mạnh, thiết thực, môi trường giao lưu, gắn kết giữa sinh viên các khóa, của các khoa, viện thuộc trường.Trong 3 ngày 16,17,18/11/2023, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM đã có những khoảnh khắc đáng nhớ trong chương trình Ngày hội sinh viên với chủ đề "Hi!UTH".Ra mắt và giới thiệu các câu lạc bộ, đội, nhóm của trường (Ảnh: Hữu Bằng).Tham dự chương trình, có sự hiện diện của: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng nhà trường, Th.S Nguyễn Hải Dương - Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trưởng ban tổ chức chương trình cùng Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên, các câu lạc bộ đội nhóm và sinh viên các khóa của UTH.Đại biểu tham dự ngày hội sinh viên (Ảnh: Hữu Bằng).Trong suốt 3 ngày diễn ra sự kiện, không khí sân khấu như được "đốt cháy" với những màn biểu diễn nghệ thuật mãn nhãn đến từ các ca sĩ, nghệ sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng như: ca sĩ Myra Trần, Lynk Lee, Nguyễn Phi Hùng, Quốc Đại, Phương Anh Idol, Trương Thảo Nhi, Thảo Muội, Holy Trương Diễm, Trung Hiếu, Nhã Thy, Henry Ngọc Thạch, Đăng Quân, DJ Wang Trần, Nhóm Sức Sống Trẻ, Vũ đoàn Flying cùng MC Hoàng Vũ... và sự trình diễn đặc sắc của các tiết mục của sinh viên.Dàn nghệ sĩ "đốt cháy" sân khấu trong các đêm đại nhạc hội của Ngày hội sinh viên UTH (Ảnh: Hữu Bằng).Sinh viên Nguyễn Thụy Bích Trâm, Viện Xây dựng cho biết: "Em vui và choáng ngợp bởi sự đầu tư và chỉn chu trong mọi hoạt động của ngày hội. Em mong rằng năm sau các bạn sinh viên sẽ tiếp tục có một ngày hội hoành tráng như thế".Sinh viên UTH hưởng ứng tích cực tại xuyên suốt 3 ngày diễn ra ngày hội sinh viên (Ảnh: Hữu Bằng).Ngày hội sinh viên năm 2023 gói ghém yêu thương, đầu tư bài bản qua những hoạt động ý nghĩa, thiết thực, những bữa tiệc âm nhạc sôi động, những câu lạc bộ đội nhóm đa sắc màu sẽ là mảnh ghép thanh xuân tuyệt vời nhất của sinh viên UTH, đặc biệt sẽ là những kỷ niệm không thể quên đối với các tân sinh viên khi mới bước chân vào giảng đường đại học.
Trung ương Hội Khuyến học trao học bổng đến con ngư dân bị mất tích, tử nạn
Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam trao 45 triệu đồng trao đến con ngư dân bị tử nạn, mất tích khi đang đánh bắt hải sản trên biển vào giữa tháng 10 vừa qua.
Sáng 18/11, Hội khuyến học tỉnh Quảng Nam đã tổ chức trao học bổng đến 15 em học sinh, sinh viên ở xã Tam Quang và Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam có cha bị tử nạn, mất tích trong vụ chìm tàu vào ngày 16/10 vừa qua.15 học sinh, sinh viên có cha bị mất tích, tử vong nhận học bổng của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam).Trước những mất mát, đau thương của gia đình các ngư dân bị tử nạn, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã hỗ trợ 30 triệu đồng cấp học bổng đến 15 học sinh, sinh viên là con của ngư dân, mỗi em 2 triệu đồng.Bên cạnh đó, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam cũng đã trích nguồn 15 triệu đồng từ Quỹ Khuyến học của tỉnh trao đến mỗi em 1 triệu đồng, qua đó phần nào giúp cho các gia đình học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn hiện nay.Tại buổi trao học bổng, ông Trần Văn Cận - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam - gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình có người thân tử vong và mất tích trong 2 vụ chìm tàu ở vùng biển Trường Sa vừa qua.Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam mong muốn bà con ngư dân và các gia đình vượt qua mất mát, đau thương, ổn định cuộc sống.Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam đến viếng hương các gia đình bị nạn (Ảnh: Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam).Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam cũng mong muốn với những phần học bổng mà các em nhận được sẽ giúp các em và gia đình vượt qua khó khăn, tiếp tục vững bước đến trường.Trong dịp này, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam cũng đến nhà một số ngư dân mất tích, tử vong viếng hương, tặng quà và động viên các gia đình.
Tưng bừng hội trại - Náo nức chào xuân Giáp Thìn 2024
Trong không khí náo nức chào đón xuân Giáp Thìn, ngày 24/1/2024, trường THPT Nhân Chính (Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam và cuộc thi Tìm kiếm tài năng Nhân Chính năm 2024.
Đại diện trường cho biết, hơn 1.800 đoàn viên thanh niên từ 39 chi đoàn nhà trường đã tích cực hưởng ứng sự kiện, với nhiều hoạt động trải nghiệm và giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, thắp lên niềm tự hào của thế hệ trẻ về nét văn hóa phong phú và độc đáo của các dân tộc Việt.Các em học sinh khối 10 hào hứng đón Hội Tết xuân đầu tiên tại Trường THPT Nhân Chính.Đến với hội trại, nhiều nét văn hóa bản sắc của 3 miền Bắc - Trung - Nam được tái hiện sinh động qua tâm huyết và sự sáng tạo của đoàn viên, thanh niên các chi đoàn trường. Trong không gian của sân trường, hình ảnh những ngôi trại rực rỡ sắc màu và không khí nhộn nhịp tươi vui của các bạn học sinh đã xua đi cái lạnh giá, sự khắc nghiệt của thời tiết.Đây là đợt nhiệt độ xuống thấp nhất nhưng tại nơi đây, những nụ cười vẫn hiện lên gương mặt rạng ngời của các em học sinh khi được tham gia vào những hoạt động thú vị, ý nghĩa.Hoạt động giao lưu văn nghệ của các em học sinh hai trường tại Ngày hội văn hóa dân gian.Lễ hội mang đậm âm hưởng dân gian với những trò chơi như đập niêu đất, nhảy dây, đánh cờ, thi viết thư pháp, thi bày cỗ dâng vua Hùng… Khắp sân trường tưng bừng không khí chợ Tết của các vùng miền trên khắp đất nước, nhiều chủ đề của ngôi trại ấn tượng được các em học sinh lên ý tưởng và thiết kế, thi công hay những bộ trang phục sặc sỡ của các dân tộc thiểu số minh họa đại diện các vùng miền.Không khí hội xuân tại các gian hàng Tết của các em học sinh.Không chỉ các em học sinh mà các thầy cô giáo và cha mẹ học sinh nhà trường cũng tham gia nhiệt tình để ủng hộ các con trong hoạt động trải nghiệm thú vị này.Trong ngày hội trại với chủ điểm "Ngày hội văn hóa dân gian" lần này, thầy cô và học trò trường THPT Nhân Chính còn được đón tiếp đoàn khách mời là 43 đoàn viên thanh niên là các em học sinh Trường Dân tộc Nội trú Hà Nội về giao lưu với học sinh nhà trường. Đây là một trong những nội dung ý nghĩa của chương trình "Các nhà trường chung tay phát triển - nhà giáo sẻ chia trách nhiệm" giữa hai trường.Ban giám hiệu trường THPT Nhân Chính tham quan gian hàng Tết của các khối chi đoàn."Những ánh mắt, cử chỉ, những cái ôm, xiết vai thật chặt, những tiết mục văn nghệ sôi nổi của các em học sinh càng thắt chặt thêm nghĩa tình ngày giá rét và còn bao điều các em học được trong Ngày hội văn hóa dân gian này. Ngày hội đã để lại ấn tượng sâu đậm với mỗi học sinh và sẽ là kỷ niệm đẹp cho các em khi nhớ về thời hoa niên dưới mái trường THPT Nhân Chính thân yêu", đại diện trường chia sẻ.
Tập đoàn Mirae Asset dành tặng học bổng trị giá 4 tỷ đồng cho sinh viên Việt Nam
Trong năm 2023, Quỹ tài trợ khát vọng tương lai trực thuộc Tập đoàn Mirae Asset đã dành tặng nhiều học bổng cho sinh viên các trường đại học tại Việt Nam với tổng giá trị hơn 4 tỷ đồng, học bổng cao nhất đạt 115 triệu đồng/suất.
Là một trong những định chế tài chính hàng đầu châu Á, bên cạnh việc kinh doanh, Tập đoàn Mirae Asset luôn hướng đến cộng đồng thông qua các hoạt động ý nghĩa, góp phần xây dựng và phát triển thế hệ trẻ.Tại Việt Nam, tập đoàn đã cho ra mắt "Quỹ tài trợ khát vọng tương lai" vào năm 2022 với sứ mệnh vun đắp và chắp cánh cho những ước mơ của các bạn sinh viên toàn quốc.Tiếp nối hành trình trao tặng học bổng 2022, Mirae Asset tiếp tục triển khai chương trình năm 2023 nhằm giúp đỡ các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống và đạt thành tích cao trong học tập. Trong năm 2023, quỹ đã triển khai học bổng trao đổi sinh viên du học tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ba Lan và Đức.Quỹ Mirae Asset trao tặng biểu trưng học bổng cho trường Đại học Bách Khoa TPHCM (Ảnh: Mirae Asset).Chương trình học bổng đã mang đến sự hỗ trợ về tài chính cho sinh viên tại 12 điểm trường trên toàn quốc với tổng giá trị hơn 4 tỷ đồng. Trong đó, giá trị cao nhất đạt 115 triệu đồng/suất.Trải qua quá trình xét chọn cẩn thận, quỹ đã chọn ra 164 sinh viên ưu tú và xuất sắc nhất trong hơn 1.000 đơn đăng ký để nhận học bổng trong năm 2023.Sau khi trao tặng tại các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, ngày 5/1/2024, tại TPHCM, Quỹ tài trợ khát vọng tương lai tổ chức buổi lễ tổng kết và trao tặng học bổng cho các bạn sinh viên tại TPHCM và Cần Thơ. Buổi lễ có sự góp mặt của đại diện các sở, ban ngành, Tập đoàn Mirae Asset, các thầy cô ban giám hiệu nhà trường và sinh viên xuất sắc.Tập thể sinh viên và đại diện Quỹ, trường đại học chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: Mirae Asset)Cũng trong buổi lễ, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) đã ký thỏa thuận hợp tác, đồng hành trên nhiều phương diện cùng Đại học Kinh tế TPHCM và trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG - HCM.Với thế mạnh đào tạo với các lứa sinh viên năng động và sáng tạo, các trường đại học vừa ký kết hứa hẹn sẽ là nguồn bổ sung nhân sự chất lượng cao cho Chứng khoán Mirae Asset. Ngược lại, phía Chứng khoán Mirae Asset sẽ là nơi đào tạo, thực tập và hướng dẫn chuyên môn chuyên nghiệp cho các bạn sinh viên có nhu cầu trải nghiệm công việc thực tế trong lĩnh vực chứng khoán trong tương lai.Quỹ tài trợ khát vọng tương lai được thành lập vào tháng 4/2022 theo quyết định số 281/QĐ-BNV và bao gồm 4 thành viên sáng lập: Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), Công ty Tài chính Mirae Asset (Việt Nam), Công ty Quản lý Quỹ Mirae Asset (Việt Nam) và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Mirae Asset Prévoir.Quỹ trực thuộc Tập đoàn Mirae Asset có trụ sở tại Hàn Quốc, là một trong những định chế tài chính lớn nhất châu Á. Từ năm 2000, tập đoàn đã cho ra mắt quỹ Mirae Asset Park Hyeon Joo Foundation. Trong suốt 23 năm hoạt động, quỹ này đã giúp hơn 430.000 người đạt được ước mơ của mình và vươn xa trên thế giới.
Người dân Quảng Trị cõng các cô giáo vượt lũ đến trường
Mưa lớn khiến nước suối lên cao, nhiều nữ giáo viên tại huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị đã phải nhờ đến sự trợ giúp của người dân để vượt lũ, vào các điểm trường.
Mới đây, mạng xã hội Facebook đã lan truyền nhiều hình ảnh các cô giáo vượt lũ đến trường nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng. Theo tìm hiểu, sự việc diễn ra tại xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.Cụ thể do mưa lũ, nước suối dâng khiến con đường đến các điểm trường của giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hướng Sơn gặp rất nhiều khó khăn.Người dân hỗ trợ các nữ giáo viên vượt lũ đến trường (Ảnh: Người Hướng Hóa).Các giáo viên đã phải tá túc nhà người dân, chờ thời tiết thuận lợi. Khi mưa tạnh, nước lũ có dấu hiệu rút xuống, người dân đã đến hỗ trợ, cõng, dìu các nữ giáo viên băng qua con suối để đến trường.Theo lãnh đạo Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hướng Sơn, nhờ sự trợ giúp của người dân, 7 giáo viên đang giảng dạy tại các điểm trường Cát và Trỉa, thuộc xã Hướng Sơn đã đến được nơi mình công tác.Những hình ảnh người dân giúp giáo viên vượt lũ đến trường sau khi xuất hiện trên mạng xã hội nhận được nhiều ý kiến. Rất nhiều người cảm phục và sẻ chia với những vất vả của các thầy cô giáo, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, mang con chữ đến với học sinh.Bên cạnh đó cũng không ít người bày tỏ quan điểm lo ngại và cho rằng, trong thời điểm mưa lũ, các trường nên chủ động cho học sinh, giáo viên tạm nghỉ, không nên vượt qua các con suối lúc nước dâng cao, có thể dẫn đến sự việc đáng tiếc.Tại tỉnh Quảng Trị, mưa lớn những ngày qua cũng khiến nước các sông, suối dâng cao, đặc biệt là tại địa bàn huyện Hải Lăng. Nhiều tuyến đường thuộc các xã Hải Phong, Hải Định, Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Lâm... bị ngập 0,2-0,8m. Có khu vực ngập trên 1,5m, các hồ đập đã vượt tràn.Mưa lũ gây ngập nhiều tuyến đường tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị (Ảnh: Nhật Anh).Mưa lớn khiến hàng nghìn ngôi nhà trên địa bàn huyện Hải Lăng bị ngập trong nước. Địa phương này cũng đã di dời 148 hộ với 415 nhân khẩu đến nơi tránh trú an toàn. Toàn huyện có 19 điểm trường bị ngập lụt với tổng số học sinh nghỉ học do ảnh hưởng của mưa lũ là 5.333 em.Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của mưa lũ, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc việc trực ban 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.Tuyệt đối không để xảy ra tình huống bất ngờ, bị động, nhất là vào ban đêm. Chuẩn bị đầy đủ lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh... cho người dân ở các điểm sơ tán, những vùng bị ngập sâu, chia cắt. Không để người dân bị đói, rét.Nhà dân bị ngập trong nước (Ảnh: Nhật Anh).Nhiều nhà dân tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ngập sâu trong nước (Ảnh: Nhật Anh).Tạm thời dừng các công việc chưa thiết yếu để tập trung triển khai công tác ứng phó mưa lũ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân. Chỉ đạo lực lượng công an, quân sự sẵn sàng phương án sơ tán, di dời người dân ở các vùng bị ngập lụt, lũ quét đến nơi an toàn.3 nạn nhân mất tích tại Quảng Trị, đã tìm thấy được 1 ngườiVào chiều 15/11, thi thể của ông Lê Đ.H. (36 tuổi, trú tại thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) được phát hiện dưới lòng hồ thủy lợi La Ngà. Lực lượng chức năng đã đưa thi thể ông H. về gia đình để lo hậu sự.Trước đó, vào khoảng 22h ngày 13/11, trong lúc mưa lớn, ông H. đến khu vực hồ La Ngà để thả lưới đánh bắt cá trên chiếc thuyền nhỏ. Trong lúc thả lưới, chiếc thuyền gặp sự cố, ông H. mất tích.Hiện lực lượng chức năng và người dân tỉnh Quảng Trị tiếp tục tìm kiếm 2 người mất tích ở xã Hướng Sơn, huyện miền núi Hướng Hóa do bị nước lũ cuốn trôi.
Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng nhận cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua
Trong dịp lễ kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng được thành phố trao cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2022-2023.
Ngày 15/11, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023).Tại lễ kỷ niệm, thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Bích Thuận trao cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2022-2023 của UBND thành phố cho Trường Đại học Sư phạm.Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Bích Thuận (bên phải) trao cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2022-2023 cho Trường Đại học Sư phạm (Ảnh: Hoài Sơn).Đại diện Đại học Đà Nẵng trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 2 cá nhân có thành tích xuất sắc. Dịp này, Trường Đại học Sư phạm vinh danh 23 tân tiến sĩ năm 2023.PGS.TS Lưu Trang, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay qua 48 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Sư phạm đã cung cấp cho đất nước hàng vạn giáo viên, cán bộ khoa học công nghệ, quản lý giáo dục với đủ các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong số đó có không ít người tài đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của các địa phương và cả nước.Trường Đại học Sư phạm vinh danh 23 tân tiến sĩ năm 2023 (Ảnh: Hoài Sơn).Trình độ đội ngũ giảng viên của trường luôn tỷ lệ thuận với sản phẩm khoa học. Trường có 300 bài báo công bố trong nước, gần 50 đề tài khoa học các cấp, hàng năm thầy cô giáo còn đăng tải hàng trăm bài báo khoa học trên các tạp chí danh giá.Để có được thành quả trên, đội ngũ thầy, cô giáo đã không ngừng rèn đức luyện tài, nâng cao năng lực trình độ, để hàng năm có thêm hàng chục thầy cô giáo được nhận học vị tiến sĩ.Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng kỳ vọng, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, đội ngũ nhà giáo của trường sẽ đạt mục tiêu 80% giảng viên là tiến sĩ trở lên và tất cả thầy, cô giáo giảng dạy lý thuyết sẽ là tiến sĩ."Với đội ngũ chất lượng cao như hiện nay, chúng ta có đủ tiềm lực để xứng đáng là trường Sư phạm trọng điểm quốc gia", PGS.TS Lưu Trang bày tỏ.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Thực hiện Chương mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025, công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển cả quy mô và chất lượng.
Cùng với địa phương trong cả nước, theo báo cáo của Hội đồng Dân tộc, các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã nỗ lực khắc phục khó khăn, bảo đảm nhiệm vụ chuyên môn từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học đến giáo dục thường xuyên.Các nhiệm vụ dạy học, giáo dục chính trị, công tác kiểm tra, đánh giá, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cũng đã được các địa phương, cơ sở giáo dục quán triệt, chủ động thực hiện linh hoạt, hiệu quả.Theo Hội đồng Dân tộc, công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được phát triển cả quy mô, mạng lưới trường lớp và chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc thiểu số.Chú trọng công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ảnh: Hoa Lê).So với năm học 2019-2020, năm học 2021-2022 số lượng học sinh dân tộc thiểu số bậc phổ thông đều tăng ở các cấp học. Cụ thể, học sinh tiểu học là 1.628.141 (17,67%), tăng 85.386; học sinh THCS là 999.780 (16,86%), tăng 83.577; học sinh THPT là 348.776 (12,53%), tăng 24.466.Toàn quốc hiện có 318 trường Phổ thông dân tộc nội trú, với quy mô 101.918 học sinh; 1.139 trường Phổ thông Dân tộc bán trú với quy mô 245.080 học sinh; 2.176 trường phổ thông có học sinh được hưởng chế độ bán trú với quy mô 213.199 học sinh; 4 trường dự bị đại học và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc có dạy học hệ dự bị đại học, với quy mô khoảng 3.000 học sinh dự bị/năm.Có được kết quả trên nhờ các chính sách phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước được các địa phương thực hiện có hiệu quả.Qua đó, giúp giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có những bước phát triển nhanh như: mở rộng quy mô trường lớp, đảm bảo cho tất cả trẻ em dân tộc thiểu số được đến trường và hoàn thành cấp học; chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện và nâng cao. 
Học sinh miền núi tìm hiểu về bình đẳng giới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết
Hàng trăm em học sinh miền núi huyện Nam Trà My (Quảng Nam) dự và tham gia hội thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống" năm 2023.
Hội thi do Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND huyện Nam Trà My tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.Hội thi là hoạt động cụ thể của dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.Các đội tham gia trình diễn tại hội thi (Ảnh: Khắc Điệp).Bà Lưu Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, cho hay hội thi là một trong những hoạt động chào mừng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".Hội thi được tổ chức nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh trên địa bàn huyện Nam Trà My.Hội thi góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề bình đẳng giới và phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.Tham gia hội thi có 4 đội chơi đến từ Trường THCS Trà Mai, gồm đội Hy vọng, đội Bình đẳng, đội Biệt đội chống tảo hôn và đội Gia đình là số 1.Các đội phải trải qua 2 phần thi: phần thi kiến thức chung với hình thức thi trắc nghiệm và phần thi tuyên truyền về thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thông qua hình thức sân khấu hóa.Nội dung thi là các tiểu phẩm tuyên truyền tập trung vào các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.Với sự hưởng ứng của hàng trăm học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo phụ trách các đội thi, hội thi đã thành công ngoài mong đợi của Ban tổ chức.Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam trao giải đến các đội thi (Ảnh: Khắc Điệp).Kết quả chung cuộc giải Nhất thuộc về đội Biệt đội chống tảo hôn; giải Nhì thuộc về đội Gia đình là số 1; giải Ba thuộc về đội Bình đẳng, giải khuyến khích thuộc về đội Hy vọng.Bà Lưu Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, cho biết dù thời gian chuẩn bị không nhiều nhưng thầy và trò nhà trường đã chuẩn bị chu đáo tất cả các nội dung để góp phần vào thành công chung của hội thi.Theo bà Ngọc, đây cũng là cách tiếp cận mới về công tác tuyên truyền để các cơ quan chuyên môn của huyện như Phòng GD&ĐT, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Phòng Trẻ em và Bình đẳng giới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của tỉnh nghiên cứu để tham mưu cho các cấp trong quá trình triển khai nhiệm vụ."Những trải nghiệm quý báu của các em hôm nay sẽ là những kỷ niệm đẹp trong thời học sinh của mỗi người. Những kiến thức pháp luật, những thông điệp ý nghĩa mà các đội chơi đã mang đến hội thi được kỳ vọng lan tỏa và đi vào cuộc sống. Tôi đề nghị các em sẽ là tuyên truyền viên về bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đến gia đình, bạn bè", bà Lưu Thị Bích Ngọc phát biểu.
Vòng chung kết Tài năng toán tư duy phía Bắc: Vinh danh 18 thí sinh
Vượt qua nhiều đối thủ tài năng, 18 thí sinh xuất sắc nhất vừa đoạt giải, được vinh danh tại vòng Chung kết phía Bắc cuộc thi Tài năng toán tư duy - Math Championship 2023 mùa thứ 8.
Ngày 12/11 tới đây, 324 thí sinh xuất sắc nhất khu vực miền Nam sẽ tranh tài trong vòng Chung kết diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.Trước đó, ngày 5/11, vòng Chung kết khu vực miền Bắc cuộc thi Tài năng toán tư duy- Math Championship mùa thứ 8 đã kết thúc tại Hà Nội với 174 thí sinh tham dự.Vòng thi theo hình thức loại trực tiếp đã chọn ra 18 thí sinh xuất sắc nhất để trao giải nhất, nhì, ba ở  các bảng A, B, C, D, E và F.Trao thưởng cho thí sinh đoạt giải (Ảnh: Thu Hiền).Cụ thể, kết quả các giải nhất bảng A thuộc về Vũ Đức Huy - SBD: A05; Bảng B: Lương Hữu Bảo - SBD: B01; Bảng C: Phạm Minh Khánh - SBD: C11; Bảng D: Bùi Tiến Mạnh - SBD: D16; Bảng E: Trần Gia Phong - SBD: E18; Bảng F: Tô Hoàng An - SBD: F01.Ông Phạm Châu Lịch, Giám đốc chuyên môn Mathnasium Việt Nam cho biết, năm nay cuộc  thi thu hút hơn 45.000 em, đến từ 600 trường trên khắp cả nước tham gia vòng loại.Được biết đây là cuộc thi toán dành cho tất cả các em học sinh có độ tuổi 6 -11 trên toàn quốc.Đối tượng tham dự cuộc thi là đội viên, thiếu nhi dự thi theo hình thức cá nhân, được chia thành 6 bảng, gồm học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6.Cuộc thi không chỉ là cơ hội để các em giao lưu, học hỏi lẫn nhau, mà còn là sân chơi hấp dẫn để các em thể hiện bản lĩnh toán học.Thí sinh tự tin trong phòng thi (Ảnh: Thu Hiền).Chính thức khởi động từ ngày 22/8, cuộc thi diễn ra 3 vòng bao gồm: vòng sơ loại trực tuyến, vòng bán kết và vòng chung kết, trao giải. Vòng sơ loại trực tuyến diễn ra từ ngày 18/9 đến hết ngày 1/10.Sau vòng thi sơ loại trực tuyến, ban tổ chức chọn ra 500 thí sinh có kết quả cao nhất mỗi bảng để bước vào vòng bán kết.Vòng bán kết diễn ra từ ngày 21/10 đến ngày 22/10. Tại vòng này, thí sinh thi theo hình thức trực tiếp tại các điểm thi do ban tổ chức bố trí.Sau vòng bán kết, ban tổ chức sẽ chọn ra 50 thí sinh có kết quả cao nhất mỗi bảng để bước vào vòng chung kết.Vòng chung kết và lễ trao giải được chia theo 2 khu vực Bắc và Nam. Tại vòng này, thí sinh sẽ tham dự thi theo hình thức trực tiếp.
Tự nhận "không đủ giỏi", nam sinh vượt ngàn người để trúng tuyển ĐH Oxford
Ngoài trúng tuyển vào Đại học Oxford, nam sinh Lê Tự Nguyên Hào còn được một trường thuộc Ivy League ở Mỹ và Đại học Toronto, trường đại học hàng đầu ở Canada, gửi thư mời nhập học.
Vài ngày trước, Lê Tự Nguyên Hào, cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM) nhận thông tin về việc chính thức trúng tuyển vào Đại học Oxford.Để có tên vào ngành toán của Oxford, ngành có tỷ lệ chấp nhận cuối cùng chỉ 10%, Hào đã vượt qua gần 2.000 ứng viên khác.Lê Tự Nguyên Hào vừa nhận thông tin trúng tuyển vào ngành toán, Đại học Oxford (Ảnh: NVCC).Năm lớp 10, khi vừa nhập học tại Trường Phổ thông Năng khiếu được 2 tháng, Hào giành được học bổng toàn phần A*star, học bổng của Chính phủ Singapore cấp miễn phí toàn bộ học phí, sinh hoạt trong 4 năm cho học sinh Đông Nam Á.Hào sang Singapore theo học ở trường St. Joseph's Institution trong năm học 2020-2021. Sau đó, cậu thi chuyển cấp, học tại trường Anderson-Serangoon Junior College và vừa tốt nghiệp tại trường này. Đi học xa nhà từ sớm, Nguyên Hào nhớ lại, ngay tháng đầu tiên sang Singapore, cũng là lúc dịch bệnh Covid-19 đang căng thẳng, cậu gặp tai nạn gãy chân, vài tháng sau bị sốt xuất huyết phải bỏ thi.Vậy nhưng, điều may mắn là Hào không nghĩ ngợi quá nhiều về những khó khăn, chỉ cảm thấy hành trình của mình mới bắt đầu, sẽ còn rất nhiều điều đang chờ mình. Hào thuộc túyp ít bận tâm về những trắc trở mà sẽ tập trung vào những việc phía trước, thời điểm đó chính là những... bài kiểm tra.Về Oxford, Nguyên Hào cho biết, cậu nghĩ về trường đại học danh tiếng này từ lâu nhưng đến tháng 5/2022 mới thật sự nghiêm túc với mục tiêu này. Lúc đó, cậu mới bắt đầu tìm hiểu quy trình tuyển sinh vào trường và lên kế hoạch thực hiện.Bên cạnh hồ sơ điểm các môn A Level toàn A, Hào phải trải qua bài thi toán và các vòng phỏng vấn của Đại học Oxford. Bài thi toán của Hào kéo dài 2,5 giờ với 10 câu trắc nghiệm và 4 câu tự luận.Có một buổi phỏng vấn, Hào hoàn thành không tốt và khi đó, cậu đã xác định cơ hội đã đóng lại với mình. Chỉ có khoảng 35% ứng viên vào vòng phỏng vấn, đều là những người rất giỏi nên Hào cũng lường trước rằng, cánh cửa của mình không rộng.Vậy nhưng, buổi phỏng vấn tiếp sau đó, nam sinh hoàn thành xuất sắc nên... lấy lại được chút tự tin. Dù bản thân cực kỳ nghiêm túc trong việc học và thực hiện kế hoạch để vào Đại học Oxford nhưng Hào trải lòng: "Tôi không gặp áp lực trên hành trình này. Bởi tôi hiểu rằng khả năng của mình không giỏi đến mức phải vào Oxford". Chàng trai nhận "mình không đủ giỏi" nên cậu không quá bị áp lực trước mục tiêu vào Oxford (Ảnh: NVCC).Ngoài Oxford, Hào nộp hồ sơ vào một số trường có tiếng ở Anh, Mỹ và xác định rõ ràng nếu không đậu, cậu sẽ tiếp tục học tại Singapore. Cuối năm nay, Hào sẽ nhập học tại Oxford cùng ấp ủ ý định dài hơi hơn là sau này sẽ tiếp tục qua Mỹ học lên thạc sĩ, tiến sĩ. Nói về việc học, chàng trai 20 tuổi chia sẻ, một trong những thứ quan trọng nhất mà giáo dục đưa đến cho một người không nằm ở thành tích người đó đạt được mà phải dạy họ về tư duy phản biện.Nghiệm từ bản thân, Hào nhận thấy tư duy phản biện giúp cậu tiếp thu thứ mới nhanh hơn và hiểu biết tốt hơn về thế giới. Khi có tư duy phản biện, mỗi người cũng sẽ biết đặt những câu hỏi đúng và nắm được mấu chốt của vấn đề nhanh hơn. "Việc đặt câu hỏi đúng giúp chúng ta nhận ra nhiều khía cạnh của vấn đề mà thường thì "linh cảm" sẽ bỏ lỡ. Khi nhìn một bức tranh toàn diện, chúng ta sẽ không phán xét một thứ gì đó quá dễ dàng và hời hợt. Điều này giúp thế giới quan của tôi phát triển rộng hơn và dễ cảm thông với người khác hơn", Hào bộc bạch. Với Hào, việc học phải dạy được người học về tư duy phản biện để có cái nhìn cảm thông với mọi người (Ảnh: NVCC).Ngoài những giờ học căng thẳng, Hào thường xem Netflix nhằm giúp cho việc nói chuyện, phát âm tự nhiên hơn, nghe nhạc tiếng Tây Ban Nha vì Hào rất thích thích văn hóa ở Tây Ban Nha và Mỹ Latin.
Cậu học trò mỗi ngày đứng ở cổng trường và câu chuyện xúc động phía sau
Sáng nào cũng vậy, Tương đều đứng chờ ở cổng trường để cõng bạn vào lớp, hành trình trở thành "đôi chân" của người bạn tật nguyền của Tương đã được hơn 3 năm và sẽ còn tiếp tục.
Đó là câu chuyện về tình bạn của 2 nam sinh Lưu Quang Vũ và Hồ Minh Tương (cùng SN 2008, học sinh lớp 10, Trường THCS và THPT Đakrông, tỉnh Quảng Trị).Sáng nào cũng vậy, Tương đều đứng chờ ở cổng, khi Vũ được bố chở đến, Tương sẽ đón, cõng bạn vào lớp, đồng hành trong mọi hoạt động ở trường, cuối giờ lại cõng ra cổng để người thân đón về. Dù nắng hay mưa, sáng sớm hay tối muộn, Tương vẫn cõng bạn trên đôi vai vững chắc.Nhiều năm qua, hình ảnh 2 cậu học sinh cõng nhau đến lớp đã trở nên quen thuộc, nhận được sự sẻ chia, khâm phục của giáo viên và học sinh Trường THCS và THPT Đakrông. Ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa, Tương đều đứng chờ sẵn ở cổng để đón rồi cõng Vũ vào lớp học (Ảnh: Nhật Anh).Em Lưu Quang Vũ, trú ở thôn A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông, sinh ra cũng lành lặn như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng, căn bệnh teo cơ khiến tay, chân Vũ teo tóp dần theo thời gian."Em bị đau từ năm 2 tuổi, càng về sau càng nặng, bố mẹ đưa đi chạy chữa nhiều nơi nhưng chẳng cải thiện được, tay chân cứ co rút lại. Hồi trước, dù đau nhưng em vẫn cố gắng đi lại được, 3 năm nay không thể đứng dậy được nữa. Ở nhà em phải nhờ bố, mẹ, đến trường phải nhờ bạn cõng", Vũ tâm sự.Gia đình Vũ thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ làm nghề thu mua ve chai nên hết sức vất vả. Vũ có một người em trai, năm nay học lớp 1 cũng có dấu hiệu bị bệnh như em, tứ chi yếu dần.Gần 3 năm qua, Hồ Minh Tương tình nguyện làm "đôi chân" của bạn (Ảnh: Nhật Anh).Còn đối với em Hồ Minh Tương, gần 3 năm qua, chàng trai này tình nguyện làm "đôi chân", đồng hành cùng bạn trong nhiều hoạt động ở trường và cả ở nhà. Những ngày bố Vũ bận, Tương sẽ đến tận nhà chở bạn đi học, tan trường lại chở bạn về.Nhà Tương cách nhà Vũ gần 3km, học và chơi với nhau từ năm lớp 6 nên đôi bạn rất thân thiết, gắn bó. Cảm thông trước hoàn cảnh không may mắn của Vũ, vừa khâm phục ý chí, nghị lực của bạn, Tương luôn gần gũi động viên, giúp đỡ Vũ trong cuộc sống, học tập."Em thương, quý Vũ lắm, bạn ấy cũng là tấm gương để em học tập, dù khó khăn nhưng bạn vẫn giàu nghị lực vươn lên. Em rất vui khi có một người bạn như Vũ, với em, cõng bạn đến trường mỗi ngày cũng là niềm vui, em sẽ cõng bạn hết cấp 3, cùng nhau thi vào đại học", Tương chia sẻ.Nhà trường cũng đã bố trí Tương và Vũ ngồi cùng bàn để tiện giúp đỡ nhau (Ảnh: Nhật Anh).Thầy giáo Nguyễn Khương Chinh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Đakrông, nhận xét, dù bản thân đau ốm nhưng Vũ rất chăm ngoan, chịu khó và đạt kết quả cao trong học tập.Theo thầy Chinh, tình bạn đẹp của Tương và Vũ chính là tấm gương sáng cho học sinh toàn trường. Vào đầu năm lớp 10, khi học sinh được lựa chọn tổ hợp môn để học theo khả năng của mình, Tương và Vũ đưa ra lựa chọn khác nhau, dẫn đến phải học khác lớp.Để có điều kiện giúp đỡ bạn, Tương còn đề đạt nguyện vọng xin đổi môn để học cùng lớp với Vũ và được nhà trường đồng ý. Các thầy, cô cũng đã bố trí, tạo điều kiện thuận lợi cho đôi bạn ngồi chung bàn để có thể dễ dàng trao đổi việc học tập, hỗ trợ nhau trong các hoạt động.Đôi bạn Tương và Vũ luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống và học tập (Ảnh: Nhật Anh).Nhà trường cũng đánh giá cao tinh thần đoàn kết, biết yêu thương, giúp đỡ nhau của đôi bạn Tương và Vũ. Năm học 2022-2023, nhà trường kết nối với mạnh thường quân, tặng học bổng cho Tương và Vũ, giá trị mỗi suất 10 triệu đồng."Tình bạn của 2 em rất thắm thiết, nhiều năm sát cánh, hỗ trợ nhau, cùng động viên nhau vượt khó tiến về phía trước để theo đuổi giấc mơ học tập. Đó là một tình bạn đẹp và rất đáng quý, trong học tập các bạn cũng có ý thức tốt nên được nhiều thầy cô yêu mến", thầy Chinh nói.
Hai học sinh cấp 2 lao xuống hồ nước cứu bé 6 tuổi
Thấy em nhỏ đang bị đuối nước, hai học sinh lớp 6 và lớp 7 đã dũng cảm nhảy xuống đưa lên bờ an toàn.
Ngày 18/3, thừa ủy quyền của Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn Gia Lai đã trao huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho em Kpuih Sân (lớp 7C) và Kpuih Dấu (lớp 6A), cùng học Trường THCS Kpă Klơng (xã Ia Pia, huyện Chư Prông) vì đã có hành động dũng cảm cứu người đuối nước.Ngày 16/2, em Rơ Lan Nghị (SN 2018, trú xã Ia Pia) theo bố mẹ đi làm ở nông trường cà phê Chư Prông, xã Ia Pia. Trong khi bố mẹ không để ý, Nghị xuống tắm ở hồ nước gần đó, không may bị đuối nước.Anh Phan Hồ Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn Gia Lai đã trao huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho hai em nhỏ mưu trí, dũng cảm đã cứu bạn khỏi đuối nước (Ảnh: Tỉnh đoàn Gia Lai).Sân và Dấu đang chăn bò, câu cá gần đó, phát hiện liền chạy tới, lao xuống nước cứu em Nghị vào bờ.Dịp này, Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Gia Lai đã tặng Bằng khen gương Người tốt - Việc tốt tiêu biểu tháng 2 cho em Sân và Dấu.Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" là phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn dành tặng cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh, thiếu nhi có hành động dũng cảm, lập công xuất sắc trong bảo vệ an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, bảo vệ, cứu người, tài sản của nhân dân và Nhà nước trong những tình huống cấp bách.
Thủ khoa điểm cao hiếm hoi trong lịch sử Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tính theo thang điểm 10, Nguyễn Hoàng Dương, lớp trưởng lớp Kinh doanh quốc tế 62B, là thủ khoa điểm cao bậc nhất lịch sử của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với điểm tốt nghiệp 9.59/10, 4.0/4.0.
Thủ khoa với hàng loạt thành tích "khủng"Nguyễn Hoàng Dương, lớp trưởng lớp Kinh doanh quốc tế 62B, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) là một trong những sinh viên hiếm hoi có điểm tốt nghiệp trung bình toàn khóa 4.0/4.0 (tính theo thang điểm 4) và 9.59/10 (tính theo thang điểm 10).Hoàng Dương có 41/44 môn đạt A+, trong đó có 13 môn đạt điểm tuyệt đối 10.0/10.0. Nếu tính theo thang điểm 10, Dương là thủ khoa cao bậc nhất lịch sử nhiều năm của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.Năm 2019, Dương vinh dự nhận danh hiệu học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô Hà Nội. Năm 2022, em đoạt giải nhì cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cũng trong năm 2022, em tiếp tục giành giải á quân cuộc thi này cấp thành phố Hà Nội.Nguyễn Hoàng Dương, thủ khoa cao nhất lịch sử nhiều năm của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ảnh: Hằng Thanh).Hoàng Dương cũng đoạt danh hiệu sinh viên tiêu biểu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân- GPA cao nhất toàn trường; sinh viên có điểm tổng kết cao nhất khóa 62- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; danh hiệu sinh viên xuất sắc nhất Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế năm học 2021- 2022; sinh viên có điểm tổng kết cao nhất Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân…Trong 3 năm học, cả 6/6 học kỳ Dương đều đạt học bổng khuyến khích học tập; học bổng Hòa Phát năm 2021; học bổng Đồng hành Vingroup 2023.Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Dương sở hữu nhiều giải thưởng, trong đó có 1 Giải ba Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2023; 1 giải nhất, 3 giải nhì, 1 giải ba giải thưởng sinh viên Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2022, 2023; 3 giải nhất, 1 giải ba giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2022, 2023.Ngoài nhiều giải thưởng lớn nhỏ khác nhau, Dương đồng thời cũng là tác giả của nhiều ấn phẩm công trình khoa học, các bài viết trên tạp chí quốc tế, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.Nam sinh cũng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong lớp và các phong trào hoạt động từ thời phổ thông đến đại học. Em là chủ nhiệm CLB Phong cách Sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NBC năm 2021-2022; là lớp trưởng lớp Kinh doanh quốc tế 62B- Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế từ năm 2020 đến nay…, cùng nhiều vị trí khác.Hoàng Dương nhận hàng loạt danh hiệu, giải thưởng và học bổng danh giá trong các năm học (Ảnh: H. Dương)Khát khao trở thành người hạnh phúcDương sinh ra tại Thái Nguyên trong gia đình có bố mẹ đều là giáo viên. Năm 2017, khi đang học THCS ở quê nhà, cậu bé vinh dự nhận danh hiệu học sinh giỏi tiêu biểu của tỉnh.Lên cấp 3, gia đình Dương quyết định cho con trai về học tại Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. "Những ngày đầu tiên sống ở Thủ đô, em khá bỡ ngỡ. 5h sáng mỗi ngày, em dậy bắt xe bus đến trường. Cuộc sống tự lập bắt đầu với em từ việc nhỏ nhặt nhất như nấu cơm ăn, tự tìm đường đến trường và tự học…", Dương nhớ lại.3 năm học ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Dương luôn có thành tích học tập đứng đầu với điểm tổng kết lần lượt: 9,5, 9,6 và 9,7. Ở đây, em trải qua nhiều vị trí khác nhau, từ Bí thư Chi đoàn kiêm lớp trưởng đến phó bí thư đoàn trường. Đặc biệt, năm lớp 11, Hoàng Dương là thí sinh về nhì trong cuộc thi tháng Đường lên đỉnh Olympia 19.Năm lớp 11, Hoàng Dương là thí sinh về nhì trong cuộc thi tháng Đường lên đỉnh Olympia 19 (Ảnh: H. Dương).Với thành tích trên, Dương đỗ vào ngành tự động hóa của Đại học Bách khoa Hà Nội qua hình thức xét tuyển tài năng. "Em nghĩ mình không hợp với bách khoa nên quyết định lựa chọn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để theo đuổi đam mê với ngành kinh doanh.Sở dĩ em lựa chọn Kinh tế Quốc dân bởi trước hết kinh tế là lĩnh vực mà bản thân em đam mê và quan tâm. Thêm nữa tại ngôi trường này, khi được kết nối với mạng lưới doanh nghiệp cùng với nhiều hoạt động ngoại khóa, em nghĩ mình sẽ có nhiều "đất" để phát triển", Dương nhớ lại."Ngày dự lễ khai giảng, một bạn đại diện tân sinh viên phát biểu. Em ngồi bên dưới suy nghĩ, nếu một ngày mình được đứng trên bục phát biểu và người thân ở dưới chắc sẽ hạnh phúc biết bao. Nghĩ vậy nên em đặt mục tiêu trở thành thủ khoa toàn trường", nam sinh cho hay. Bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, nam sinh đến từ Thái Nguyên đã xuất sắc đạt được mục tiêu mà mình phấn đấu.Ngoài giờ học, nam sinh tham gia nhiều câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa (Ảnh: H. Dương).Năng lực phải chứng minh qua thực chiếnChia sẻ về thành tích học tập và nghiên cứu, Hoàng Dương nhớ lần đầu tiên khi đến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em tình cờ gặp một PGS rất gần gũi và cởi mở.Thầy nhìn em rồi bảo "cậu này có tiềm năng nghiên cứu khoa học đấy, em có muốn thử không"? Lúc đó em chưa hình dung ra nghiên cứu khoa học như thế nào nhưng nhờ lời động viên của thầy, em bắt tay vào nghiên cứu và dần đam mê.Mỗi cơ hội được tham gia viết và công bố nghiên cứu, em lại rút ra bài học để rèn luyện tư duy, mở rộng kiến thức học thuật. Do vậy, em dồn rất nhiều tâm huyết để học hỏi và cải thiện qua từng ấn phẩm nghiên cứu khoa học.Trả lời phóng viên Dân trí về việc cân bằng giữa học tập và hoạt động ngoại khóa ra sao khi lĩnh vực nào em cũng đều hoàn thành rất tốt, nam sinh cho hay, em phân chia thời gian đều giữa việc học và tham gia các câu lạc bộ.Dương tếu táo nói rằng, có thể do tiếp thu nhanh hơn mọi người nên thời gian dành cho việc học của em không cần quá nhiều, nên em có thêm thời gian để tham gia các hoạt động khác.Theo nam sinh này, khát khao lớn nhất của em là trở thành người hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho những người khác.Về sự nghiệp, em cố gắng trở thành doanh nhân giỏi hoặc nhà quản lý trong kinh doanh quốc tế, đồng thời có thể lựa chọn học cao hơn trong những năm tới đây."Có năng lực hay không phải qua thực chiến, em muốn sau này mình thể hiện năng lực qua công việc", Dương nói.Nam sinh cố gắng trở thành doanh nhân giỏi hoặc nhà quản lý trong kinh doanh quốc tế (Ảnh: H. Dương).Chia sẻ về cậu học trò xuất sắc, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, giảng viên cao cấp, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay: "Ngày đầu tiên gặp cậu sinh viên ngồi một mình ở trường, tôi hỏi em học trường nào, khóa bao nhiêu, có làm nghiên cứu khoa học không? Cậu bé có khuôn mặt sáng sủa nhanh nhẹn ấy lắc đầu bảo chưa biết nghiên cứu khoa học như thế nào.Câu chuyện của hai thầy trò bắt đầu từ những giải thưởng từ thời phổ thông của em và gợi ý đề tài của tôi đưa ra.Em bắt tay thực hiện, ban đầu còn chập chững, sau đó thông thạo và rồi Dương thực hiện nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều hơn", PGS Lạng cho hay.Đánh giá về sinh viên Hoàng Dương, thầy Lạng cho rằng em là "của hiếm" bởi thành tích về mọi mặt rất tốt, trong đó đặc biệt có môn toán. Dương có sự say mê trong học tập, kỹ năng làm việc nhóm, đồng thời em nỗ lực kiên trì thực hiện mục tiêu mình đặt ra trong cuộc sống.
Tặng bằng khen 2 nữ sinh Vân Kiều trả lại tài sản cho du khách Mỹ
Với hành động "Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất", 2 nữ sinh người Vân Kiều tại tỉnh Quảng Trị được Chủ tịch UBND tỉnh này tặng bằng khen.
Ngày 11/3, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ký quyết định tặng bằng khen cho 2 nữ sinh người Vân Kiều có hành động ý nghĩa "Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất".Các nữ sinh được tặng bằng khen là Hồ Thị Hinh (lớp 9C) và Hồ Thị Nhỉ (lớp 8A), Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Hướng Phùng.Du khách Mỹ nhận lại tài sản đánh rơi (Ảnh: Nhật Anh).Trước đó trên đường đi học về, Hinh và Nhỉ nhặt được một cọc tiền trị giá 686 USD và các loại thẻ mang tên ông Dourlas Royer, quốc tịch Mỹ.Sau khi nhặt được tài sản, các em đã nhờ phụ huynh, liên hệ Công an xã Hướng Phùng để báo cáo, giao nộp số tiền và các loại giấy tờ tùy thân liên quan để trả lại chủ nhân.Sau khi được cơ quan chức năng liên hệ, ông Dourlas Royer đã đến trụ sở Công an xã Hướng Phùng để nhận lại toàn bộ tài sản, đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến 2 em học sinh và gia đình.Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền huyện Hướng Hóa đã tuyên dương, khen thưởng cho 2 học sinh có hành động đẹp nói trên.
Nữ sinh lớp 6 nhặt được vàng, nhờ mẹ đăng Facebook tìm chủ nhân
Nữ sinh lớp 6 ở Hà Tĩnh đi chơi ở nhà văn hóa, nhặt được chiếc bông tai bằng vàng. Em này đã mang về nhà nhờ mẹ đăng thông tin lên Facebook và tìm được chủ nhân là một cụ bà để trả lại.
Chiều 11/3, ông Trần Xuân Thắng, Chủ tịch UBND phường Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh), cho biết địa phương vừa phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hồng Lĩnh tuyên dương nữ sinh Nguyễn Thị Như Quỳnh (học lớp 6B, Trường THCS Đức Thuận vì có hành động đẹp nhặt được của rơi, tìm người trả lại.Việc tuyên dương diễn ra trong buổi chào cờ đầu tuần, thứ hai, ngày 11/3 của Trường THCS Đức Thuận.Bà Thảo vui mừng ôm chầm lấy cháu Như Quỳnh (Ảnh: Văn Nguyễn)."Đây là hành động đẹp của cháu Như Quỳnh, cần được lan tỏa trong cộng đồng. Chúng tôi cũng có một phần quà nhỏ để ghi nhận việc làm của cháu nhằm khích lệ và giáo dục cho học sinh khác", ông Thắng nói.Trước đó, chiều tối 21/2, trong lúc ra nhà văn hóa Thuận Tiến (phường Đức Thuận) chơi, Như Quỳnh nhặt được chiếc bông tai bằng vàng.Nữ sinh đã mang về nhà nhờ mẹ đăng lên trang Facebook cá nhân tìm người trả lại.Đến trưa 22/2, bà Thảo (72 tuổi, trú cùng tổ dân phố Thuận Tiến) là chủ nhân của chiếc bông tai vàng đã đến xin nhận lại.Lãnh đạo phường Đức Thuận cùng ngành giáo dục tuyên dương, trao quà cho nữ sinh Như Quỳnh (Ảnh: Văn Nguyễn).Bà Thảo kể lại, hôm mùng 3 Tết Nguyên đán, bà ra nhà văn hóa dự lễ chúc thọ các cụ đầu xuân nên bị rơi. Cụ bà cùng con cháu tìm kiếm nhiều nơi nhưng không được và nghĩ đã bị mất."Sau đó, tôi nắm được thông tin cháu Như Quỳnh nhặt được. Đây là món đồ kỷ vật quý giá đã theo tôi suốt hàng chục năm qua nên được nhận lại, tôi rất vui. Tôi cảm ơn cháu Như Quỳnh và gia đình, nhà trường đã dạy dỗ được con ngoan", bà Thảo xúc động chia sẻ.Sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã phối hợp với gia đình làm thủ tục trao trả lại bông tai vàng (trị giá khoảng 7 triệu đồng) cho cụ bà.Cũng tại phường Đức Thuận, trưa 3/2, trên đường đi học về, em Lê Hoàng Gia Bảo (SN 2010, học lớp 8A, Trường THCS Đức Thuận) nhặt được chiếc điện thoại di động Iphone X màu đen.Sau đó, nam sinh này mang tài sản nhặt được đến Công an phường Đức Thuận trình báo, nhờ tìm người trả lại.Hành động đẹp của Gia Bảo đã được chính quyền phường và nhà trường tuyên dương, tặng quà.
Hành động đáng ngợi khen của nam sinh sau khi nhặt được hơn 43 triệu đồng
Trên đường đi học về, nam sinh lớp 9 ở Nghệ An phát hiện một xấp tiền bên đường, đã trình báo công an để trả lại người đánh mất.
Tối 1/3,  trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, cho biết Công an xã này phối hợp gia đình em Vi Tiến Dũng tiến hành trao trả số tiền 43.275.000 đồng cho anh Trần Thọ Tuấn (trú ở bản Yên Hòa, xã Hoa Sơn).Khoảng 11h30 ngày 1/3, trên đường đi học về, khi đi tới địa bàn bản Vĩnh Kim, xã Hoa Sơn, thấy một xấp tiền rơi ven đường, em Dũng đã nhặt lên rồi về báo với bố mẹ.Em Dũng cùng Ban công an xã Hoa Sơn trao trả lại số tiền cho anh Tuấn (Ảnh: Anh Sơn).Sau đó, nam sinh này cùng bố mẹ mang tiền đến Công an xã Hoa Sơn trình báo để trả lại cho người đánh rơi.Qua nắm bắt thông tin, Công an xã Hoa Sơn đã xác định được người đánh rơi là anh Trần Thọ Tuấn, trú tại bản Yên Hòa, xã Hoa Sơn và mời đến trụ sở để nhận lại. Tại đây, em Dũng cùng Ban công an xã đã bàn giao số tiền trên cho anh Trần Thọ Tuấn.Hành động của em Vi Tiến Dũng mang tính nhân văn sâu sắc, xứng đáng là tấm gương sáng cho các bạn học sinh noi theo.
Chuyện chưa kể về tiến sĩ trẻ nhất giành Quả cầu Vàng 2023
TS Phạm Huy Hiệu là chủ nhân trẻ nhất giải thưởng Quả cầu Vàng 2023, sở hữu nhiều phát minh, sáng chế có giá trị cao, lọt vào danh sách đề cử giải thưởng "Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam" năm 2023.
Nhà khoa học trẻ nhất giải thưởng Quả cầu Vàng 2023 Năm 2019, TS Phạm Huy Hiệu nhận học bổng tiến sĩ toàn phần của chính phủ Pháp để theo học tại Viện Đại học Toulouse về Khoa học Máy tính. Quãng thời gian học tại Pháp chính là thời điểm anh bắt đầu với hướng nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong y tế thông minh và y tế số.Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, TS Hiệu trở về Việt Nam phụ trách vị trí chuyên gia nghiên cứu và trưởng nhóm nghiên cứu cơ bản tại Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBigData). Anh hiện là giảng viên tại Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe thông minh, Trường Đại học VinUni.Được biết, lựa chọn quay trở về nước cống hiến từ đầu đã được anh quyết định từ trước thời điểm du học. Anh muốn trở về để tham gia trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề cấp thiết và mang tính thách thức như công nghệ và y tế.Khi nói về cơ duyên đối với lĩnh vực nghiên cứu về công nghệ y tế, anh cho hay, y tế là lĩnh vực quan trọng hàng đầu bởi điều này liên quan tới sức khỏe, ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả mọi người bất kể tầng lớp.Trong thời gian gần đây, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu đã phát triển tới mức độ hoàn thiện rất cao và mở ra hàng loạt ứng dụng trong y tế. Anh chọn công nghệ y tế vì Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn về chăm sóc sức khỏe cộng đồng do tình trạng thiếu bác sĩ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao, và công nghệ là giải pháp tiềm năng nhất để giải bài toán này.Với những nỗ lực và đóng góp to lớn đối với nền khoa học trong nước, Phạm Huy Hiệu là nhà khoa học trẻ tuổi nhất trở thành chủ nhân Quả cầu Vàng năm 2023 ở độ tuổi 31.Chủ nhân của nhiều phát minh, sáng chế có giá trị khoa học và thực tiễnAnh là chủ nhân của nhiều phát minh, sáng chế có giá trị khoa học và thực tiễn cao, tiêu biểu như Giải pháp "Phần mềm chẩn đoán hình ảnh y tế VinDr dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo", Giải pháp "VAIPE: Hệ thống theo dõi và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thông minh cho người Việt", 50 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội thảo quốc tế uy tín, giải thưởng Quả cầu Vàng 2023 cùng hàng loạt giải thưởng danh giá khác."Một cách sơ lược, VinDr là phần mềm trí tuệ nhân tạo có khả năng hỗ trợ chẩn đoán theo thời gian thực, phát hiện các loại tổn thương và bệnh lý trên hình ảnh y khoa (X-quang, CT, MRI).Phần mềm giúp sàng lọc bệnh nhân ở quy mô lớn, giúp các bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác hơn. Giải pháp đã được triển khai ở nhiều bệnh viện trên cả nước và được đội ngũ bác sĩ tin tưởng sử dụng", anh Hiệu nói về công trình nghiên cứu của mình.Giải pháp này cung cấp một nền tảng di động cho phép thu thập, quản lý, phân tích dữ liệu sức khỏe của các cá nhân. Thói quen sử dụng thuốc, nhịp tim, huyết áp, chỉ số chiều cao, cân nặng cũng như các chỉ số sức khỏe quan trọng khác như tín hiệu ECG sẽ được thu thập thông qua điện thoại thông minh và được phân tích nhằm đưa các khuyến cáo về việc sử dụng thuốc an toàn, cảnh báo uống nhầm thuốc, uống thuốc ngoài đơn kê và chẩn đoán sớm các bệnh lý.Anh cùng các đồng nghiệp đã hoàn thiện các tính năng của phần mềm và đang cùng các đối tác triển khai đánh giá hiệu quả của nó trong thực tế. Đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, VAIPE có ý nghĩa ở chỗ nó giúp mọi người chủ động quản lý sức khỏe của mình thông qua việc số hóa và phân tích dữ liệu y tế cá nhân.Với việc đã công bố 50 bài báo khoa học, trong đó có 20 bài báo trên các tạp chí Q1, anh không nghĩ rằng mình có phát hiện lớn nào cho khoa học. Tuy nhiên, anh cho rằng, anh và các đồng nghiệp cũng đã có những đóng góp có ý nghĩa nhất định."Đóng góp lớn nhất là việc định nghĩa các bài toán y tế số mới tại Việt Nam, sử dụng dữ liệu của người Việt để giải quyết các thách thức y tế cộng đồng tại Việt Nam. Nhiều bài toán trong số đó là bài toán mới ngay cả với cộng đồng khoa học quốc tế", TS Hiệu cho biết.Từng nhận được nhiều giải thưởng uy tín như Quả cầu Vàng, The ISCN Excellence Awards và The DAAD Fellows, anh rất vui vì công việc nghiên cứu của mình được Trung ương Đoàn, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các tổ chức quốc tế ghi nhận."Đối với tôi, giải thưởng không phải là mục tiêu của công việc, nhưng nó lại có ý nghĩa lớn lao trong việc củng cố và khẳng định những gì chúng tôi đang làm là quan trọng và có ý nghĩa", anh chia sẻ.Thách thức trong hành trình nâng tầm nền y tế số ViệtBên cạnh đó, thách thức trong công việc còn đến từ việc làm sao để xác định đúng những bài toán nghiên cứu, tập hợp được đội ngũ sinh viên đủ kỹ năng và đam mê, thu thập được đủ dữ liệu có chất lượng và phát triển được những giải pháp có tác động thực sự tới cộng đồng.Đây là vấn đề khó và đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Cách duy nhất để vượt qua những khó khăn này là hiểu rõ mục tiêu và ý nghĩa công việc của mình để duy trì động lực và chia sẻ nó với đồng nghiệp và sinh viên.Công việc nghiên cứu của anh cũng đòi hỏi nhiều thời gian, sự kiên trì và nỗ lực, điều này khiến anh khó có thể cân bằng cuộc sống và công việc. Việc dành thời gian cho công việc đồng nghĩa với việc phải cắt ngắn thời gian cho gia đình và những sở thích hay dự định cá nhân khác. Bù lại, anh cảm thấy vô cùng may mắn vì được gia đình ủng hộ và chia sẻ.Về những kế hoạch và dự định cho tương lai trong lĩnh vực nghiên cứu y tế và công nghệ, TS Phạm Huy Hiệu khẳng định: "Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển với tốc độ rất nhanh chóng, mở ra tiềm năng to lớn để phát triển các ứng dụng y tế thông minh.Trong thời gian tới, tôi và đồng nghiệp sẽ nỗ lực hướng tới việc đưa y tế (medicine) và kỹ thuật (engineering) hòa quyện thành khoa học liên ngành, giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác hơn với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu, để từ đó giúp mọi người nâng cao sức khỏe và chất lượng sống".
Cất tấm bằng đại học đáng mơ ước, 3 nữ cử nhân viết đơn xin nhập ngũ
Tốt nghiệp cử nhân khối ngành sức khỏe với cơ hội việc làm rộng mở, thế nhưng 3 cựu sinh viên là Nguyễn Minh Châu, Tạ Phương Anh, Vũ Thị Thùy Nhi đã gác lại ước mơ, viết đơn xin nhập ngũ.
Ba cựu sinh viên của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết bản thân rất yêu thích màu xanh áo lính, lòng mong muốn được trở thành một nữ quân nhân đã thôi thúc cô nàng đến quyết định này.Nguyễn Minh Châu tốt nghiệp ngành dược học vào cuối năm 2023 với tấm bằng dược sĩ. Việc tạm gác lại tương lai của mình, Châu cho hay đây là cả sự táo bạo, chấp nhận gian nan, thử thách bởi dược học không chỉ là ước mơ của bản thân mà còn là kỳ vọng mà mẹ đặt trên đôi vai em.Nguyễn Minh Châu tạm cất tấm bằng đại học tốt nghiệp ngành dược học, viết đơn tình nguyện nhập ngũ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Theo cô gái quê Long An, cô muốn đóng góp sức trẻ của mình cho quê hương, đất nước, giống như lời Bác Hồ căn dặn thanh niên "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên".Minh Châu tin rằng, sau quá trình rèn luyện sẽ giúp bản thân trở nên mạnh mẽ và dạn dĩ, phát triển bản thân tốt hơn, trở thành 1 công dân có ích, đóng góp sức trẻ của bản thân phục vụ cho quê hương, đất nước.Khi nghe tin con gái có mong muốn lên đường nhập ngũ, bà Nguyễn Thị Mỹ Phương, mẹ của Minh Châu, đã vô cùng bất ngờ và không khỏi lo lắng. Lo lắng con là nữ, sẽ khó khăn trong vấn đề sinh hoạt tại đơn vị.  Người mẹ sợ đứa con gái "chân yếu, tay mềm" sẽ không thể chịu nổi những khó khăn, thử thách trong quá trình huấn luyện. Thế nhưng, sau khi nghe con gái tâm sự, cô Mỹ Phương đã vô cùng tự hào và ủng hộ Châu thực hiện mong muốn của bản thân.Được biết, ngày 27/2 tới đây, Minh Châu là nữ tân binh duy nhất của tỉnh Long An tòng quân. Minh Châu chia sẻ: "Dẫu biết trong môi trường quân ngũ có tính kỷ luật cao và nghiêm chỉnh, thế nhưng người khác làm được thì bản thân mình cũng sẽ làm được".Về tương lai xa hơn, Châu cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, sau khi xuất ngũ có thể quay về tiếp tục ước mơ làm dược sĩ hoặc xin phục vụ mảng y tế của quân đội.Cùng chí hướng, Tạ Phương Anh (quận Gò Vấp, TPHCM), cử nhân ngành dược, cũng tự nguyện viết đơn xin nhập ngũ trong năm 2024. Theo Phương Anh, bản thân yêu thích môi trường quân đội, đồng thời đây cũng là nguyện vọng nối tiếp truyền thống gia đình.Tạ Phương Anh chấp nhận những khó khăn, thách thức để được rèn luyện trong môi trường quân đội (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Tuy có đắn đo khi chấp nhận dang dở ước mơ trở thành dược sĩ, nhưng bản thân cô luôn hun đúc lòng mong muốn được cống hiến cho Tổ quốc và Nhân dân."Em biết môi trường quân đội rất khắc nghiệt, sẽ có khó khăn thử thách, nhưng bản thân em sẽ phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, rèn luyện và phát triển tốt hơn", Phương Anh chia sẻ.Cũng tốt nghiệp ngành điều dưỡng, Vũ Thị Thùy Nhi (Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) được nuôi dưỡng giấc mơ trở thành quân nhân từ bé khi cả tổ dân phố nơi Nhi ở, phần lớn là gia đình quân nhân.Do đó, vừa tốt nghiệp ngành điều dưỡng, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Nhi đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. ThS Nguyễn Thị Thu Thảo, Phó trưởng phòng thường trực Phòng Công tác sinh viên, Bí thư Đoàn trường cho biết, rất vui mừng và vinh dự khi sinh viên tự nguyện viết đơn xin nhập ngũ."Điều này không chỉ thể hiện tinh thần, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công tác bảo vệ chủ quyền đất nước mà còn góp phần tô điểm sự vẻ vang của sinh viên ngôi trường đại học duy nhất mang tên Bác - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành", ThS Thảo chia sẻ.Gửi gắm đến các nữ tân binh sắp lên đường nhập ngũ, TS Võ Thị Ngọc Mỹ, Phó trưởng khoa Dược, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, kỳ vọng các cựu sinh viên ngành dược học sẽ mang những kiến thức chuyên môn đã được đào tạo phục vụ cho công tác huấn luyện tại quân ngũ.Bên cạnh đó, TS Võ Thị Ngọc Mỹ cũng mong các nữ tân binh giữ vững tinh thần, tuổi trẻ, sự nhiệt huyết để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao phó."Dù ở cương vị nào cũng mong các em nhớ các em được học tập ở ngôi trường mang tên Bác, vì thế hãy cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc", TS Ngọc Mỹ chia sẻ.Năm nay, theo ghi nhận chung, có nhiều bạn nữ vừa tốt nghiệp đại học đã tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ. Mỗi lá đơn mang theo tinh thần trách nhiệm của thanh niên với mong muốn được đóng góp một phần công sức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam.
Bộ thư pháp linh vật rồng của thầy giáo trẻ khiến vạn người mê
Năm mới Giáp Thìn, ThS. Nguyễn Hiếu Tín cho ra đời bộ sưu tập thư pháp về linh vật rồng hy vọng rằng con rồng Việt Nam bay lên đẹp đẽ và kiêu hãnh.
Chào đón năm Giáp Thìn, ThS. Nguyễn Hiếu Tín, phụ trách ngành Du Lịch, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, đã sáng tác 9 tác phẩm về họa tự rồng "Cửu Long thư đồ" rất sống động như một thông điệp chào đón năm mới an khang, hạnh phúc và thành công."Tôi mất khoảng hơn 6 tháng để sáng tác 9 họa tự về rồng, biểu tượng cho "Cửu long vận hội", ThS. Tín cho hay.Sau 6 tháng, ThS. Nguyễn Hiếu Tín đã cho ra đời những bức họa tự chào đón năm rồng.Theo ThS. Tín, trong số 12 con giáp, rồng là con vật duy nhất không tồn tại trong thế giới tự nhiên. Nó rất kỳ diệu, bởi rồng không phải là vật nuôi, cũng không phải là loài thú hoang dã, mà là một con vật được hư cấu theo trí tưởng tượng của con người.Rồng có thể lặn sâu dưới nước, bay trên trời cao, uốn lượn nơi cung vàng điện ngọc và còn có thể gọi được gió, làm được mưa...Quá độc đáo về hình thể, quá phi phàm về sức lực và có nhiều khả năng, nên rồng được xem là con vật thần bí.Với tính chất đa năng, thần diệu, nhiều giá trị biểu tượng, đặc biệt gắn liền với truyền thống dân tộc, tồng là biểu tượng văn hóa mang khát vọng cao cả của đất nước "Con rồng cháu tiên".Có lẽ với ý nghĩa cao quý đó, thầy Tín đã cho ra đời những tác phẩm thư pháp đặc biệt về rồng mà thầy gọi là trường phái họa tự (vẽ chữ).Họa tự chữ Long mang hình dáng rồng thời Lý của thầy Tín.Bằng những động tác nhẹ nhàng, nhưng bút lực mạnh mẽ, chỉ với ngọn bút lông mềm mại, uyển chuyển, có sự phối hợp cương và nhu, lúc thanh thoát, lúc trầm, lúc bổng, đã giúp anh tạo ra những hình tượng con rồng với nhiều dáng vẻ phong phú, đầy cá tính của con rồng Việt…Điểm đặc biệt là hình ảnh những con rồng này đều được thầy kết hợp một cách khéo léo, tài tình và sáng tạo chỉ từ 4 ký tự L-O-N-G một cách độc đáo như: chữ Long ra hình rồng mang dáng thoan thả, uyển chuyển của rồng thời Lý, hay chữ Long tạo thành hình thế giáng long, hay là tạo thành hình rồng đang ở thế thăng long với dáng uốn lượn thoăn thoắt,…Đặc biệt hơn để chào đón năm rồng, thầy đã sáng tạo ra hình con rồng đang thế uy nghi, uốn lượn và phun nước đầy ấn tượng như đang mang lại vận hội lớn, đầy may mắn cho mùa xuân mang tên rồng của mình.Tất cả những họa tự về rồng của Tín đều thể hiện đặc tính của rồng là sự linh hoạt: lúc bay, lúc ẩn, hiện, khi mặt đất, lúc trên không, dưới nước,.. và đều nói lên ước muốn chân thiện hóa, mang phúc lành cho một năm mới được thể hiện ở những màu sắc tươi vui, rực rỡ của mùa xuân.Họa tự chữ Long với hình ảnh long phi.Những họa tự về rồng của thầy cũng thể hiện phần nào của bản sắc rồng Việt. Hình tượng con rồng muôn vàn dáng vẻ, màu sắc rực rỡ, đã từng xuất hiện trong thơ ca, văn học, hội họa, điêu khắc và kiến trúc chùa chiền của các thời đại."Thư pháp như duyên nghiệp đối với tôi, tôi luôn trân quý điều đó. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục thực hiện một số chuyên luận sâu hơn về thư pháp Việt để mọi người có thể hiểu rõ hơn về nghệ thuật thư pháp", ThS. Tín chia sẻ.Giảng viên trường Tôn Đức Thắng cũng tâm niệm, người chơi thư pháp phải biết khiêm tốn, kiên trì và nhẫn nại, bên cạnh đó, phải luôn trau dồi kiến văn, giao lưu, học hỏi ở những người đi trước, tránh để nghệ thuật thư pháp mất đi sự đam mê mà trở thành thương mại hóa, làm con chữ viết ra sẽ mất "thiêng". ThS. Nguyễn Hiếu Tín từng là chủ nhiệm đầu tiên CLB Thư pháp Nhà văn hóa Thanh Niên TPHCM, tác giả quyển sách "Thư pháp là gì?" được giới thư pháp quan tâm và yêu thích. Hiện nay thầy Hiếu phụ trách ngành Du lịch, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, từng đạt danh hiệu "3 năm liền giảng viên trẻ tiêu biểu" do Thành Đoàn TPHCM tổ chức. Thầy Hiếu còn được biết đến là nhà sưu tập tem với nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Với tình yêu thư pháp mãnh liệt, mỗi năm thầy đều cho ra đời những tác phẩm họa tự theo linh vật năm đó.
Lớp học ở phố núi Đắk Lắk có 9 học sinh giỏi quốc gia
Lớp 12 Văn - Sử, Trường THPT Chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk), có 9 học sinh giỏi quốc gia. Đây là lớp học có thành tích giải quốc gia cao nhất từ trước tới nay của ngôi trường chuyên phố núi.
Cô trò vỡ òa trong hạnh phúc khi biết kết quả thiTại kỳ thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm học 2023-2024 tỉnh Đắk Lắk có 60 học sinh đạt giải, cụ thể, 3 giải Nhất ở các môn vật lý, hóa học, địa lý; 10 giải Nhì; 22 giải Ba và 25 giải Khuyến khích. Trong đó, trường THPT Chuyên Nguyễn Du chiếm ưu thế với 53 giải HSG quốc gia.Lớp 12 văn sử Trường THPT Chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk) có 9 học sinh đạt giải HSG quốc gia (Ảnh: Thúy Diễm).Đáng chú ý là thành tích nổi bật của lớp 12 Văn - Sử, Trường THPT Chuyên Nguyễn Du với 9 học sinh đạt giải gồm: 4 em đạt giải môn văn, 2 em đạt giải môn sử và 3 em đạt giải môn địa lý. Nhận được kết quả thi từ Bộ GD&ĐT, cả lớp vỡ òa hạnh phúc.Liên tiếp 2 năm liền đều đạt giải Nhì HSG quốc gia môn ngữ văn, em Nguyễn Đăng Hà Châu (lớp phó học tập) chia sẻ, được thầy cô thông báo lớp có kết quả thi cao, cả lớp ôm chầm lấy nhau để chúc mừng.Kỳ thi HSG quốc gia, Hà Châu không tự tạo sự căng thẳng, áp lực mà xem đó như một thử thách của bản thân để vượt qua.Nữ sinh Nguyễn Đăng Hà Châu 2 năm liền đạt giải Nhì HSG quốc gia môn ngữ văn (Ảnh: Thúy Diễm).Môn ngữ văn đối với cô lớp phó học tập là một môn học thú vị, khi học văn với niềm đam mê thì việc tiếp thu kiến thức rất dễ dàng."Em không học văn kiểu nhồi nhét mà học chậm rãi, tìm cảm hứng trong môn học, mỗi ngày em sẽ dành 2-3 tiếng để củng cố các bài đã học và đọc thật nhiều sách. Ngoài ra, em thường xuyên đọc sách báo, xem truyền hình để mở rộng vốn kiến thức của bản thân và vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức một cách logic", Hà Châu chia sẻ.Với giải Nhì HSG quốc gia, Hà Châu sẽ được tuyển thẳng vào ĐH Ngoại thương TPHCM với điều kiện 3 môn thi tốt nghiệp THPT khối D (toán, văn, tiếng Anh) được 24 điểm. Do đó, nữ sinh đang nỗ lực hoàn thành tốt chương trình lớp 12 và ôn luyện cho kỳ thi THPT sắp tới.  Nhớ lại kỷ niệm dự thi kỳ thi HSG quốc gia, nữ sinh Hoàng Thị Tố Uyên (giải Nhì HSG môn sử) không thể quên được giây phút bước ra phòng thi đã òa khóc vì nuối tiếc không hoàn thành trọn vẹn bài thi do hết thời gian.Em Hoàng Thị Tố Uyên (bên trái) xuất sắc đạt giải Nhì HSG quốc gia môn lịch sử (Ảnh: Thúy Diễm).Tố Uyên cho biết, thời gian để hoàn thành môn sử chỉ vỏn vẹn 180 phút cho 7 câu hỏi tự luận. Vì vậy, khi nhận được đề, Uyên tận dụng từng giây phút để làm bài."Mỗi câu hỏi đều có phương pháp trình bày khác nhau, có luận điểm luận cứ, có những từ khóa đáp án nên khi làm bài em khá áp lực, chỉ mong có thêm thời gian để làm bài thật tốt, trọn vẹn theo ý của mình nhưng vẫn không kịp nên khi bước ra phòng thi em đã bật khóc. Đến khi biết kết quả em được giải Nhì môn sử, em khá bất ngờ và rất vui mừng về kết quả mình đạt được", Tố Uyên bày tỏ.Chia sẻ về bí kíp học môn sử, Tố Uyên cho rằng việc đầu tiên cần học kỹ, nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, chỉ cần học thuộc một lượng kiến thức nhất định. Sau đó, em hệ thống các bài đã học bằng cách vẽ trục thời gian, liên hệ các giai đoạn lịch sử với thực tiễn đời sống vào các bài học lịch sử để việc học không quá tải hay nhàm chán.Mặc dù đạt giải ở môn sử nhưng Tố Uyên có đam mê với ngành luật kinh tế nên nữ sinh quê huyện Cư M'gar đăng ký tuyển thẳng vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM để theo đuổi đam mê của mình.Đắk Lắk có thành tích học sinh đạt giải HSG cao nhất từ trước đến nayCô giáo Lê Trần Thị Kiều Trinh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Văn - Sử, cho biết những nỗ lực, kiên trì của các học sinh đã được đền đáp bằng những thành tích ngọt ngào.Theo cô Trinh, cả lớp có 37 học sinh, trong đó, 15 em nằm trong đội tuyển thi HSG quốc gia và 9 em đã đạt được giải."Tôi rất vui mừng, tự hào về kết quả các em đạt được. Với tôi, niềm hạnh phúc nhất của một giáo viên có lẽ là việc thấy các học trò của mình đều rất ngoan, đoàn kết, tương trợ nhau trong quá trình học tập và trưởng thành từng ngày.Thành tích HSG quốc gia là khởi đầu, động lực để các em hướng về chặng đường tương lai phía trước và hiện thực hóa ước mơ của cuộc đời mình", cô Trinh gửi gắm.Được biết, kỳ thi HSG quốc gia THPT năm học 2023-2024 tỉnh Đắk Lắk đạt được thành tích cao nhất của tỉnh từ trước tới nay. Đắk Lắk tiếp tục nằm trong top đầu các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên về thành tích HSG quốc gia.Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk - cho biết, trong những năm qua, công tác tuyển chọn, phát hiện sớm các học sinh có năng lực để bồi dưỡng thi HSG quốc gia được ngành giáo dục tỉnh rất quan tâm.Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao, phương pháp giảng dạy đổi mới, linh hoạt, sáng tạo theo từng năm học. Thầy cô cùng học sinh không ngừng giao lưu, học tập kinh nghiệm từ các chuyên gia, các trường chuyên trong cả nước."Cùng với công tác bồi dưỡng của thầy cô giáo, cần ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực rất lớn của các học sinh, các em rất chuyên tâm trong việc học không chỉ ở trường mà cả môn học dự thi HSG quốc gia. Thành tích đạt được còn là sự phối hợp, đồng lòng của học sinh, gia đình nhà trường và cả xã hội", ông Hiệp cho hay.
Nữ sinh giành giải Nhất học sinh giỏi đi 17km dạy học từ thiện hàng tuần
Phan Khánh An - giải Nhất học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh - bắt đầu dạy học miễn phí từ lớp 10. Hàng tuần, An đi 17km để kèm học một học sinh lớp 5 có hoàn cảnh khó khăn.
Phan Khánh An đang học lớp 11 Anh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia cấp THPT vừa qua, An thi vượt cấp và đạt giải Nhất. Trước đó, em cũng đạt giải Nhất cấp thành phố. Tuy nhiên, An không xem đây là thành tích đặc biệt bởi lớp của cô gái này có 9 thành viên tham gia đội tuyển thì cả 9 đều đoạt giải với 3 giải Nhất.An nói không có bí quyết gì để đạt giải quốc gia ngoài việc rèn nhiều, luyện nhiều và chịu được áp lực. An làm quen với áp lực khi còn học cấp 2. Giai đoạn ôn thi vào lớp 10, em đăng ký thi 3 trường chuyên gồm Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm.Nữ sinh tâm sự đó là một giai đoạn vất vả và căng não. Bù lại, em nhận về thành quả xứng đáng là đỗ cả ba trường.Chính vì thế, khi được chọn vào đội tuyển quốc gia môn tiếng Anh, An không còn xa lạ với cường độ học tập cao. Học sinh đội tuyển được nghỉ học trên trường để tập trung theo tuyển. Mỗi ngày An học 6 tiếng ở tuyển và tự luyện thêm 1 tiếng ở nhà.Nhưng ngay cả thời điểm cần tập trung toàn sức cho kỳ thi, em vẫn duy trì công việc dạy học thiện nguyện.Chân dung em Phan Khánh An - Học sinh lớp 11 Anh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ảnh: Hoàng Hồng).Một năm trước, An tham gia tổ chức Lớp học Cầu Vồng - một dự án phi lợi nhuận cung cấp giáo dục cho học sinh yếu thế tại Hà Nội và miền Bắc. An nhận nhiệm vụ kèm cặp một học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Vĩnh Hưng có hoàn cảnh khó khăn.Học sinh của An sống cùng mẹ trong căn nhà trọ tồi tàn. Anh trai của em hơn An 1 tuổi nhưng đã phải bỏ học để mưu sinh. Nơi em ở cách nhà An 17km. Hàng tuần, An bắt xe buýt đến nhà trọ của em để dạy học. Khoảng cách địa lý xa xôi, việc học ở trường có nhiều giai đoạn áp lực, An vẫn cố gắng sắp xếp để hai chị em học cùng nhau đều đặn mỗi tuần trong suốt hơn 1 năm qua. An nói về động lực của mình: "Bởi vì em ấy đã luôn cố gắng để học cùng em dù không hề thích môn tiếng Anh.Xuất phát điểm là một cậu bé chỉ thích học các môn tự nhiên, sau một năm học cùng em, em ấy đã có cảm tình hơn với tiếng Anh, không ngại học như trước kia nữa. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn, em ấy thực sự rất nghị lực. Mẹ em ấy là một người phụ nữ nghèo nhưng khao khát con mình được học lên cao, được đổi đời bằng việc theo đuổi học tập. Và em ấy không muốn phụ tấm lòng của mẹ.Em mong muốn sau này, nếu không còn điều kiện dạy cho em ấy, em ấy sẽ vẫn duy trì được cảm hứng học tập để tự học ngoại ngữ".Hiện cậu trò nhỏ của An đã học lớp 5 và An cũng đã bước sang kỳ 2 của lớp 11. An tâm sự, món quà lớn nhất mà em nhận được sau 1 năm dạy học thiện nguyện là trân trọng hơn cuộc sống mình đang có cùng niềm vui thường trực trong lòng vì đã góp phần thổi hồn vào những con chữ tiếng Anh để một em nhỏ yêu thích việc học tập.Tình yêu đó với An lớn lao hơn điểm số ở trường.Lớp 12, An dự định sẽ không thi học sinh giỏi quốc gia nữa mà tập trung cho việc nộp hồ sơ xin học bổng du học. Giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh nói vui "vẫn chưa biết IELTS là gì". Do đó, kế hoạch trước mắt của An là ôn luyện để thi IELTS.Song song với đó, em sẽ vẫn dự tuyển vào các trường đại học trong nước. An sẽ theo đuổi ngành luật theo truyền thống của gia đình. Ước mơ của em là trở thành một luật sư hoặc một nhà hoạt động xã hội bảo vệ lợi ích của nhóm yếu thế.
THPT FPT Đà Nẵng tham dự sân chơi công nghệ hàng đầu tại Mỹ
Đội thi FPT3DN.Robotown của THPT FPT Đà Nẵng đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi FIRST Championship 2024 tại Houston, bang Texas, Mỹ.
FIRST Championship là cuộc thi robotics quốc tế với hơn 30 năm tồn tại và phát triển, dành cho học sinh toàn thế giới, truyền cảm hứng cho người trẻ phát triển đam mê STEM.Năm học 2023-2024, cuộc thi First Tech Challenge (FTC), nằm trong khuôn khổ FIRST Championship 2024, lần đầu tiên được trao quyền tổ chức tại Việt Nam bởi Tổ chức Giáo dục FPT, phối hợp Trường Đại học FPT.Cuộc thi có sự tham gia hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng kỹ sư, chuyên gia công nghệ Việt Nam, các bạn trẻ thuộc mạng lưới của FIRST tại Việt Nam và trên thế giới, thu hút hơn 2.000 học sinh trên toàn quốc tham dự.Sáng ngày 15/4, đội thi FPT3DN.Robotown, gồm 14 học sinh khối 10 và 11 của trường THPT FPT Đà Nẵng, đã đại diện Việt Nam tham gia thi đấu tại cuộc thi First Tech Challenge (FTC), nằm trong khuôn khổ của FIRST Championship 2024 tại Mỹ.Đội thi FPT3DN.Robotown lên đường tham gia cuộc thi FIRST Championship 2024 tại Mỹ.Ông Nguyễn Quang Vũ, huấn luyện viên của FPT3DN.Robotown, nhận xét đội có tinh thần tập thể cao, đam mê với STEM và Robotics. Các bạn nỗ lực hết mình vì mục tiêu và hình ảnh chung của Việt Nam, để truyền tải những tinh túy của văn hóa, con người Việt Nam, một thế hệ học sinh đầy năng động và sáng tạo đến với bạn bè trên thế giới. Phương châm của đội là đoàn kết, sáng tạo, chuyên nghiệp, biến thử thách thành cơ hội trải nghiệm để trưởng thành.Đỗ Thị Gia Hội, đội trưởng của FPT3DN.Robotown cho hay, đội đã tổ chức nhiều cuộc họp cho các thành viên, xác định tinh thần thi đấu, cống hiến. "Chúng em luyện tập điều khiển robot, lên kế hoạch các hoạt động cộng đồng. Ngoài ra, đội còn luyện tập một màn trình diễn Vovinam cho buổi khai mạc. Đội thi đặt mục tiêu đạt giải và tận dụng cơ hội để quảng bá văn hóa truyền thống nước nhà ra thế giới", Gia Hội nói.Chị Lê Thanh Hiền, phụ huynh của thành viên Hoàng Lê Thanh Thảo, nói con gái đã học được nhiều trải nghiệm, tạo tiền đề cho hiện tại và tương lai. "Cuộc thi cũng không hoàn toàn về kỹ thuật, con cũng tham gia về khoản truyền thông, giúp con học hỏi nhiều, trở nên năng động, tự tin", chị nói.Còn chị Cao Thị Hạnh, phụ huynh của thành viên Nguyễn Đức Trí, cảm thấy hơi lo lắng vì lần đầu tiên con đi nước ngoài thi Robotics. "Gia đình cũng chuẩn bị đồ đạc, dặn dò con chú ý sức khỏe. Tôi động viên con thi tốt, đem lại niềm vinh dự cho nhà trường và gia đình", chị Hạnh nói. Bên cạnh tham gia FTC, đội thi sẽ trải nghiệm các hoạt động thú vị, tham quan địa danh nổi tiếng tại thành phố Houston và khám phá ngành hàng không vũ trụ Mỹ tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA.Thành lập vào năm 2013, FPT Schools gồm 3 cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông với nhiều cơ sở tại các tỉnh thành trên toàn quốc. Với triết lý hành động "làm khác để làm tốt", FPT Schools tiên phong kiến tạo trải nghiệm trưởng thành cho học sinh thông qua đào tạo kiến thức, kỹ năng và các cơ hội khám phá bản thân, hướng nghiệp trên quan điểm sáng tạo, thấu hiểu và dựa vào các nền tảng công nghệ giáo dục tiên tiến. Song song với chương trình theo chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo, FPT Schools tích hợp bổ sung các chương trình đào tạo quan trọng nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh như ngoại ngữ, STEM, AI và Robotics, công nghệ, chương trình phát triển cá nhân toàn diện theo chuẩn kỹ năng thế kỷ 21 và các môn học mang bản sắc văn hóa Việt Nam.Sau hơn 10 năm hoạt động, FPT Schools có 12 đơn vị trường tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nam, Thanh Hóa, đã được cấp phép đầu tư tại Huế và Hậu Giang. Hệ thống Trường phổ thông FPT cũng có kế hoạch tiếp tục mở rộng hoạt động tại nhiều tỉnh thành trong những năm tới.
Nữ giảng viên tổ chức mini concert dành tặng sinh viên
Mong muốn giúp sinh viên hiểu hơn về nét đặc trưng của khí nhạc Việt Nam dành cho piano, violin và thanh nhạc, Thạc sĩ Mạch Thị Mỹ Thanh tổ chức mini concert "Tình ca tháng 4" vào ngày 24/4.
Chương trình tổ chức miễn phí với sự tham gia biểu diễn từ dàn khách mời là đồng nghiệp, sinh viên của nữ giảng viên khoa Nghệ thuật, Trường đại học Văn Hiến.Mini concert "Tình ca tháng 4" chọn giới thiệu 10 trong số gần 50 tác phẩm của Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Cương như Dòng suối vắng, Đêm sao, Vũ khúc, Hành khúc Dế Mèn, Hạt bụi, Vẽ tình yêu trên cát, Tình ca, Dòng sông lời ru, Khúc chiều…Thạc sĩ Mạch Thị Mỹ Thanh muốn sinh viên của mình quan tâm nhiều hơn đến các sáng tác của nhạc sĩ Việt khi học khí nhạc.Các tác phẩm sẽ được sắp xếp để mang đến cho khán giả những thanh âm, giai điệu rộn ràng của cuộc sống cùng cảm xúc ngọt ngào của tình yêu đôi lứa. Ca từ mộc mạc, gần gũi cùng phần thể hiện piano, violin được kỳ vọng giúp khán giả trẻ cảm nhận rõ ý nghĩa, thông điệp của từng tác phẩm.Nếu như 9 ca khúc, tác phẩm trong chương trình thể hiện trên nền piano thì Tình ca - bài hát rất nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Việt - lại mang màu sắc hoàn toàn mới. Tình ca được Nhà giáo nhân dân Hoàng Cương phối lại trên nền nhạc cụ violin với mong muốn đem đến trải nghiệm mới mẻ cho người nghe.Chương trình lần này chọn trình diễn 10 tác phẩm của Nhà giáo nhân dân Hoàng Cương.Theo thạc sĩ Mỹ Thanh, thay vì chọn nhiều tác giả với nhiều tác phẩm vào một chương trình, chị ưu tiên cho những tác phẩm, ca khúc tiêu biểu, mang dấu ấn riêng nhằm tạo ấn tượng mạnh cho khán giả trẻ, nhất là sinh viên. Nữ giảng viên này mong muốn sau khi thưởng thức các phần trình diễn, sinh viên sẽ hào hứng tìm hiểu sâu về kho khí nhạc Việt của các nhạc sĩ tên tuổi."Chỉ mong, ngày càng nhiều bạn trẻ chọn tiếp cận, biểu diễn nhạc cụ trên nền các tác phẩm của nhạc sĩ Việt Nam, nhất là sinh viên theo ngành piano, violin, những người đã quá quen thuộc với các tác phẩm kinh điển quốc tế. Trong chương trình dạy tại trường, giảng viên chúng tôi cũng chọn tác phẩm Việt Nam nhưng thời lượng không đủ để người học tiếp cận thường xuyên, thêm nhiều trải nghiệm. Những chương trình như thế này sẽ giúp tôi làm điều đó.Nếu sinh viên yêu thích, tôi sẽ nghĩ thêm cách hỗ trợ, kết nối, làm sao cho các bạn gặp nhiều thuận lợi trong việc học và biểu diễn khí nhạc trên nền các tác phẩm Việt Nam", thạc sĩ Mỹ Thanh chia sẻ.Mini concert "Tình ca tháng 4" được thiết kế ngắn gọn với năm tác phẩm khí nhạc dành cho piano, bốn ca khúc cho thanh nhạc có phần đệm piano và một tác phẩm cho violin.Trong đó, thạc sĩ Mỹ Thanh tham gia đệm đàn trong bốn ca khúc cho thanh nhạc có phần đệm piano và một tác phẩm violin. Toàn bộ khách mời biểu diễn là các giảng viên, sinh viên.Nhà giáo nhân dân Hoàng Cương cho biết ban tổ chức đã nỗ lực trao đổi, thống nhất với tác giả về danh sách các ca khúc, tác phẩm, đồng thời chọn ra những giảng viên, sinh viên phù hợp với từng màn biểu diễn.Ngoài ra, chương trình còn có phần giao lưu giữa nhạc sĩ cùng các sinh viên với nội dung xoay quanh hành trình đến với âm nhạc và cảm hứng sáng tác những ca khúc tiêu biểu của ông.Vì ưu tiên yếu tố súc tích, điển hình nên thử thách mà thạc sĩ Mỹ Thanh đặt ra cho mình trong mini concert lần này là việc chọn lọc, bố trí các tác phẩm, ca khúc sao cho vừa đảm bảo tính đa dạng trong thể loại vừa thể hiện rõ phong cách sáng tác đặc trưng của tác giả.Mini concert "Tình ca tháng 4" diễn ra vào ngày 24/4.Thạc sĩ Mỹ Thanh bày tỏ sau chương trình này, bên cạnh việc giới thiệu thêm nhiều nhạc phẩm hay đến sinh viên muốn tiếp cận, chị sẽ có những gợi ý cụ thể với nhà trường nhằm sớm đưa thêm nhiều ca khúc Việt Nam vào chương trình đào tạo.Mini concert "Tình ca tháng 4" diễn ra vào chiều ngày 24/4 tại Showroom Steinway & Sons, Crescent Mall (quận 7) với sự tham gia của các ca sĩ Thanh Nga, Như Ngọc, Võ Thành Tâm, Thái Hòa; pianist Mỹ Thanh, Hoàng Lâm, Phi Anh, Nguyên Nhi, Yến Nhi, Bảo Minh và violinist Đinh Lữ.
Nam sinh giành loạt học bổng của các trường đại học hàng đầu thế giới
Là học viên của FPT Software AI Residency - Chương trình đào tạo tài năng trẻ cho ngành Trí tuệ nhân tạo (AI), Hoàng Khang với nền tảng kinh nghiệm nghiên cứu tại các hội thảo quốc tế đã chinh phục 9 trường đại học hàng đầu thế giới.
Hoàng Khang tại Hội nghị Quốc tế về Máy học ICML 2023.Tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán học trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM, Hoàng Khang hiện là học viên tại FPT Software AI Residency - chương trình đào tạo các tài năng trẻ Việt Nam trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Sau hai năm tạo dựng nền tảng vững chắc về chuyên môn nghiên cứu trong môi trường toàn cầu và mở rộng kết nối với đội ngũ chuyên gia là những giáo sư đầu ngành, Hoàng Khang đã lần lượt ghi danh vào 9 trường đại học hàng đầu thế giới như UCLA, Duke University, UCSD…Trở thành tiến sĩ là bước đệm vững chắc cho Hoàng Khang chinh phục ước mơ xa hơn là trở thành một nhà nghiên cứu toán học ứng dụng những vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhằm phát triển mô hình AI và đề xuất những cải tiến tích cực cho các ứng dụng thực tế.Những khai phá đầu tiên về ứng dụng của toán học với AI Đam mê toán học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hoàng Khang cho biết, bản thân muốn tìm kiếm một lĩnh vực mà ở đó có thể phát huy vai trò cũng như tính ứng dụng thực tế của lĩnh vực mà mình yêu thích. Thời điểm đó, trí tuệ nhân tạo nổi lên như một ngành tiềm năng với nhiều "đất diễn" cho toán học và những người muốn kết nối AI với toán học theo cách sâu rộng.Biết đến FPT Software AI Residency như một trong số ít các chương trình đào tạo bài bản tại Việt Nam, mang đến cơ hội thực hiện các nghiên cứu đẳng cấp thế giới cùng đội ngũ giáo sư đầu ngành, Hoàng Khang đã gia nhập và từng bước cho ra mắt thành công báo cáo khoa học đầu tay.Với đề tài  "Revisiting Over-smoothing and Over-squashing Using Ollivier-Ricci Curvature" (Đánh giá hiện tượng "quá mượt" và "quá nén" thông qua sử dụng độ cong Ollivier-Ricci), nghiên cứu của Hoàng Khang đã được xuất bản tại Hội nghị Quốc tế về Máy học ICML 2023 (International Conference on Machine Learning 2023).Đây là đề tài tập trung sử dụng công cụ trong hình học để nghiên cứu những hạn chế của các mô hình máy học trên dữ liệu dạng đồ thị. Các mô hình máy học trên dữ liệu dạng đồ thị tương tự như trong nghiên cứu của Hoàng Khang đã có nhiều ứng dụng trong thực tế như thời gian ước tính của chuyến đi trong Google Maps, cung cấp các gợi ý về sản phẩm trên trang thương mại điện tử, thiết kế vi mạch, hay nghiên cứu về thuốc.Nghiên cứu của Hoàng Khang đã cho thấy thuật toán có thể được thiết kế dựa trên việc khai thác khía cạnh hình học (của dữ liệu dạng đồ thị) để giảm thiểu hạn chế của mô hình AI.Là tác giả của nghiên cứu khi còn là học viên trẻ tuổi, Khang cho hay đã trải qua quá trình một năm thực hiện cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của các chuyên gia FPT Software AI Residency đang làm việc tại những trung tâm trên thế giới trong lĩnh vực AI, toán và thống kê.Bước ngoặt trở thành tiến sĩ tại trường đại học hàng đầu thế giới Bên cạnh việc tạo dựng hành trang từ đầu với thành tích học tập tốt tại trường đại học, chinh phục các cuộc thi, các chứng chỉ cần thiết như TOEFL, GRE…, việc trở thành học viên FPT Software AI Residency cũng giúp Hoàng Khang sở hữu lợi thế nhất định khi ứng tuyển tiến sĩ vào các trường đại học của thế giới.Đó là nghiên cứu được chấp nhận và xuất bản tại các hội nghị hàng đầu như ICML, thư giới thiệu của các giáo sư đầu ngành hay sự hỗ trợ của các chuyên gia, học viên tài năng trong quá trình ứng tuyển.Chia sẻ về điều này, Hoàng Khang cho biết: "Sự thành công của em không thể không kể tới những người hướng dẫn tại FPT Software AI Residency, là những nhà nghiên cứu đến từ các trung tâm nghiên cứu AI lớn của thế giới. Em đã học những kỹ năng quan trọng như cách đánh giá vấn đề, đặt giả thiết, suy nghĩ ý tưởng cho các giải pháp cũng như nhiều kỹ năng cần thiết khác cho quá trình nghiên cứu.Cũng tại FPT Software AI Residency, em được truy cập đến những hệ thống máy tính có khả năng tính toán cao, tham gia các hoạt động đào tạo liên quan đến nghiên cứu AI của nhiều khách mời. Những điều này góp phần tạo nên một môi trường tốt, nơi em có thể chuyên tâm phát triển", Hoàng Khang chia sẻ.Sau nhiều lời mời từ các trường đại học top đầu như Duke University, Northeastern University, UCSD, UCLA, UT Austin, Georgia Tech…, cuối năm nay, Hoàng Khang sẽ nhập học để trở thành tiến sĩ ngành toán học tại Đại học UCLA, Mỹ.FPT Software AI Residency là chương trình đào tạo các thế hệ trẻ cho ngành Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam, được phát triển bởi FPT Software từ năm 2021. Chương trình kéo dài hai năm mang đến cơ hội làm việc với các chuyên gia hàng đầu về AI, hiện đang trực tiếp giảng dạy tại nhiều tổ chức trên thế giới như Viện nghiên cứu Mila, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Texas… Các học viên khi tốt nghiệp chương trình sẽ trở thành các nhà nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo, học máy hoặc kỹ sư trí tuệ nhân tạo tại các trung tâm nghiên cứu, tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.Tính đến năm 2023, FPT Software AI Residency tiếp nhận hơn 1.000 ứng viên đăng ký. Chương trình cho ra mắt 63 bài báo khoa học, trong đó có 43 công trình được chấp nhận và xuất bản tại các hội nghị hàng đầu như NeurIPS, ICML, ICLR, CVPR, ACL, EMNLP,... Nhiều học viên tốt nghiệp chương trình nhận được học bổng tiến sĩ, thạc sĩ tại các trường đại học top đầu trên thế giới như Đại học Stanford, Đại học Pennsylvania, EPFL, UCLA, Đại học quốc gia Singapore…Năm 2024, chương trình FPT Software AI Residency sẽ mở đơn tuyển sinh khóa 5 từ 13/3 - 17/4 với 4 vòng gồm xét duyệt hồ sơ (17 - 20/4), kiểm tra đầu vào (21/4), vòng dự án (22 - 28/4/) và phỏng vấn (2 - 30/5). Chương trình học bắt đầu vào 7/6/2024.
Phó giáo sư tuổi Thìn nhận "bão" giải thưởng, giải lớn nhất là... vợ đẻ
Chỉ riêng trong năm 2023, PGS.TS Lê Thanh Long, Trường Đại học Bách khoa TPHCM đã giành hàng loạt giải thưởng. Giải lớn nhất với anh là... vợ đẻ, đưa mình lên vị trí lần đầu làm cha.
Chọn trở về nước Phải nói, năm 2023 là năm nhận "bão" giải thưởng của PGS.TS Lê Thanh Long (SN 1988), giảng viên Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM. TS Lê Thanh Long nhận giải thưởng Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2023 (Ảnh: Thành Đoàn TPHCM).Chỉ trong một thời gian ngắn, anh nhận giải thưởng Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM, Cán bộ trẻ tiêu biểu điển hình Đại học Quốc gia TPHCM, Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII. Chưa dừng lại ở đó, 2023 là năm vô cùng đặc biệt khi nam giảng viên được công nhận đạt chuẩn Phó giáo sư từ Hội đồng giáo sư Nhà nước. Trước đó, vào năm 2022, TS Lê Thanh Long nhận giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả cầu vàng.Tính đến nay, TS Long đã có 35 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí khoa học, tham gia hội thảo khoa học quốc tế uy tín; 16 bài báo khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học trong nước, chủ trì một đề tài cấp Quốc gia (Nafostes) và chủ nhiệm một đề tài cấp Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, một đề tài cấp Đại học Quốc gia; 2 đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu đạt yêu cầu…Trong năm 2022-2023, TS Lê Thanh Long có 5 sáng kiến cấp cơ sở được công nhận; nghiệm thu thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM với sản phẩm Phòng áp lực âm. Sản phẩm này có ý nghĩa thiết thực trong việc chung tay phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và nâng cao nhận thức của cộng đồng.Sinh ra và lớn lên ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, sau khi tốt nghiệp chuyên Toán, Trường THPT chuyên Hùng Vương, anh Long đỗ vào khoa cơ khí, Trường Đại học Bách khoa TPHCM. Đến năm 2011, sau khi hoàn thành chương trình đại học, anh đã có thời gian 5 năm hoàn thành chương trình tiến sĩ ngành kỹ thuật cơ khí tại Trường Đại học Quốc lập Trung ương Đài Loan (NCU, Đài Loan, TQ).TS Lê Thanh Long (áo đen, giữa) trong lễ bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư của trường (Ảnh: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM).Anh từng giành giải nhất lĩnh vực cơ khí, nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam xuất sắc tại Đài Loan vào năm 2016. Với những thành tích, năng lực học tập và nghiên cứu khi làm nghiên cứu sinh tại Đài Loan, anh Long chia sẻ, đã có giai đoạn, bản thân từng đắn đo, cân nhắc giữa việc ở lại hay quay về Việt Nam. Cuối cùng, anh chọn trở về nước làm việc tại ngôi trường mình đã gắn bó thời sinh viên. Bên cạnh khát vọng muốn được đóng góp sức mình vào sự phát triển của đất nước, điều quan trọng với anh là được sống gần gia đình, người thân. Giải thưởng lớn nhất là "lần đầu làm bố" Dù rằng nhận hàng loạt giải thưởng chỉ trong thời gian ngắn, PGS.TS Lê Thanh Long bày tỏ, giải lớn nhất trong năm 2023 của anh là... vợ sinh con, đưa anh lên vị trí "lần đầu được làm bố" thiêng liêng trong cuộc đời. Vợ chồng Tiến sĩ Lê Thanh Long cùng là giảng viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM, bén duyên trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại Đài Loan (Ảnh: FBNV).Như một cơ duyên, ngày vợ lên bàn sinh cũng là thời điểm anh chính thức được công nhận đạt chuẩn Phó giáo sư. Với anh, đây như là một món quà của bố chào đón con đến với cuộc đời. Bởi vậy, trong lễ bổ nhiệm Phó giáo sư, anh cùng vợ bế con nhỏ mới hai tháng tuổi theo, lên nhận bổ nhiệm cùng bố ghi dấu khoảnh khắc của con, của mình, của gia đình. Vợ anh cũng là đồng nghiệp giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM. Anh chị quen nhau và bén duyên trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại Đài Loan. Trong vai trò một người chồng, TS Lê Thanh Long cho hay, từ khi lấy vợ, nhân sinh quan của anh đã thay đổi nhiều. Cho đến khi có con, anh thừa nhận làm bố là việc khó nhất, khó hơn cả việc làm nghiên cứu, giảng dạy, hướng nghiệp. Anh phải học từ đầu những việc cho con bú sữa, thay tã, tắm rửa. Anh nhận thấy giữa học và thực hành trong việc chăm con... là khoảng cách vời vợi. Thời điểm con vừa chào đời, có nhiều việc của con, anh chỉ được đọc sách, học lý thuyết chứ không được làm ngay. Việc làm chồng, làm bố không phải là rào cản mà điều này trao thêm động lực, nhắc nhở anh phải cố gắng hơn nhiều hơn trong việc nuôi dạy con, chăm sóc gia đình cũng như cần có tránh nhiệm hơn với công việc, cộng đồng.TS Lê Thanh Long cùng vợ và con nhỏ 2 tháng tuổi trong lễ bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư (Ảnh: Hoài Nam).Thời điểm cuối năm, đầu năm, bên cạnh thời gian cùng gia đình, anh cùng nhóm nghiên cứu đang miệt mài với dự án mới về robot ứng dụng trong lĩnh vực y tế và thành phố thông minh.Anh tiết lộ, các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) được nhóm nghiên cứu đưa vào robot để giải quyết các bài toán trong lĩnh vực y tế, ví dụ như thủ tục để tiếp nhận bệnh nhân. Robot có thể di chuyển, tương tác với con người tùy nhu cầu, mục đích sử dụng, thay thế hoàn toàn con người ở khu vực tiền sảnh, lễ tân.Nhóm nghiên cứu lên kế hoạch sẽ cố gắng hoàn thành trong năm 2024 để cung cấp cho các đơn vị như bệnh viện, công ty. Với PGS.TS lê Thanh Long, làm nghiên cứu cũng như... làm bố, lý thuyết phải đi cùng thực tiễn. Các công trình nghiên cứu phải giải quyết được những vấn đề mang tính cấp bách của xã hội và có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Nam sinh đỗ ngành hot Đại học Bách Khoa chỉ với 2 triệu đồng học thêm
Lê Nghĩa Hiệp (Phú Xuyên, Hà Nội) dùng 2 triệu đồng để đăng ký một khóa học trên mạng kéo dài cả năm. Nam sinh sau đó đỗ vào khoa kỹ thuật máy tính Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Lê Nghĩa Hiệp mồ côi bố năm 2011, khi em mới 6 tuổi. Một mình mẹ Hiệp tần tảo sớm hôm nuôi hai con ăn học.12 năm qua, mẹ em làm đủ thứ nghề, từ đánh giấy ráp, phun sơn thuê cho các cửa hàng đồ gỗ đến đan lưới đánh cá. Phải tiếp xúc nhiều hóa chất, sức khỏe của mẹ Hiệp ngày càng xuống dốc, thu nhập cũng vì thế mà ảnh hưởng.Thương mẹ, Hiệp luôn cố gắng học tập. 12 năm liền Hiệp đều là học sinh giỏi. Không có tiền đi học thêm nhiều, em tự học tại nhà, miệt mài giải đi giải lại những xấp đề cho đến khi nhuần nhuyễn.Lớp 12, Hiệp được mẹ cho 2 triệu đồng để đăng ký một khóa ôn thi đại học trên mạng kéo dài 1 năm. Em vừa học ở trường vừa học online và luôn dẫn đầu trong các kỳ thi thử do trường tổ chức. Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, chàng trai này đạt 28,7 điểm khối A00 (toán, vật lý, hóa học), tiếp tục là thủ khoa của Trường THPT Phú Xuyên A, lọt tốp 3 điểm cao nhất của thành phố Hà Nội và tốp 59 toàn quốc.Bên cạnh đó, Hiệp còn tham gia kỳ thi đánh giá tư duy và đạt 77 điểm, lọt top 6% điểm cao nhất toàn quốc. Với thành tích này, em đã trúng tuyển vào khoa Kỹ thuật máy tính - một trong hai khoa "đắt giá" nhất của Đại học Bách Khoa Hà Nội.Khăn gói từ huyện Phú Xuyên lên Hà Nội học đại học, nam sinh mang theo 300.000 đồng mẹ cho để chi tiêu cho cả tuần. Cứ cuối tuần, Hiệp lại bắt xe buýt về nhà thăm mẹ và dạy gia sư gần nhà. Số tiền gia sư đủ để em trang trải các chi phí sinh hoạt khác. Điều Hiệp lo lắng là sức khỏe mẹ đang kém dần, tiền làm thuê ngày một ít đi, chỉ còn trên dưới 7 triệu đồng/tháng, trong khi đó, học phí của Hiệp hiện tại đã là 14 triệu đồng/kỳ và dự kiến sẽ tăng vào năm học tới. Tuy nhiên, em không dám đi dạy nhiều dù có thêm một số lời đề nghị.Em cần dồn sức cho việc học với mục tiêu giành điểm GPA tuyệt đối để có học bổng dành cho sinh viên xuất sắc của trường. Dù đang học ngành kỹ thuật máy tính, hiện Hiệp vẫn chưa có máy tính. Em học bằng cách dùng điện thoại chụp lại các slide bài giảng của thầy cô trên lớp, sau đó về nhà ôn thật kỹ lý thuyết và lên thư viện của trường để thực hành trên máy tính. Lúc thuận tiện, Hiệp mượn máy tính của bạn.Việc không có máy tính để học tuy khó khăn nhưng Hiệp vẫn đang cố gắng xoay sở, khắc phục khi chưa học sâu vào chuyên ngành. Lớn lên trong điều kiện thua thiệt so với bạn bè, thiếu thốn cả tiền bạc lẫn tình yêu thương của bố, Hiệp vẫn mạnh mẽ và tự tin. Em nói tất cả là nhờ người mẹ luôn dành những gì tốt nhất cho các con. Nghị lực và sự lạc quan của mẹ trở thành tấm gương cho Hiệp noi theo. Khi còn học phổ thông, Hiệp luôn được thầy cô, bạn bè tin cậy giao cho vai trò lớp trưởng. Vào Đại học Bách Khoa Hà Nội, giữa rất nhiều sinh viên xuất sắc, Hiệp tiếp tục được bầu chọn làm thủ lĩnh nhóm trong Hội sinh viên trường. Trở thành một nhà lãnh đạo, một người dẫn dắt của tập thể cũng là ước mơ và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của Hiệp. Hiệp còn một ước mơ khác, là có một thu nhập tốt để lo cho mẹ, cho chị và giúp đỡ những học sinh, sinh viên hoàn cảnh nghèo khó giống mình có được cơ hội theo đuổi con đường học tập, tri thức.
Chuyện về "người lái đò" xứ Nghệ nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 2023
Với nhiệt huyết, tình yêu nghề, gần 30 năm đứng trên bục giảng, cô Lê Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Thọ, luôn tận tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Đó là cô Lê Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn. Cô Yến sinh ra và lớn lên ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, năm 1995 sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An, cô về công tác tại Trường Nông trường Quốc doanh Nghĩa Đàn lúc bấy giờ.Sau 14 năm đứng lớp giảng dạy, năm 2009 cô được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Bình. Sau đó, cô Yến chuyển sang làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn.Cô Lê Thị Hải Yến là một trong 63 nhà giáo được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (Ảnh: Nguyễn Duy).Trên cương vị mới, với nhiều thử thách, giai đoạn này Trường Tiểu học thị trấn được chọn làm điểm để xây dựng trường chuẩn đầu tiên đạt mức độ 2.Bằng sức trẻ, tình yêu nghề, cô Yến không ngừng phấn đấu, rèn luyện, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng.Từ những sáng kiến của cô đã từng bước nâng cao chất lượng toàn diện của Trường Tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn. Năm học 2016-2017, Trường Tiểu học thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Hoàn thành nhiệm vụ tại Trường Tiểu học thị trấn, cô Yến được điều động về công tác tại Trường Tiểu học Nghĩa Thọ - xã đặc biệt khó khăn.Cô Yến là người luôn đổi mới phương pháp giảng dạy và kiến thức chuyên môn tới học sinh cũng như đồng nghiệp (Ảnh: Nguyễn Duy).Nơi đây, phụ huynh các em đi làm ăn xa, không có điều kiện để chăm sóc con. Vì vậy, điều trăn trở nhất của cô Yến làm sao để nâng cao thể lực giúp các cháu có điều kiện học tập tốt hơn. Cô mạnh dạn xin ý kiến địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, tập trung tuyên truyền, huy động mọi nguồn lực để tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất đảm bảo có một bếp ăn bán trú cho 300 học sinh."Cô Yến là một nhà giáo, người quản lý rất gần gũi, tận tâm với công việc, luôn quan tâm, động viên, chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống, được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh tin yêu…", cô Võ Thị Bích Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Thọ chia sẻ.Trải qua nhiều cương vị, địa bàn công tác, cô Yến luôn tích cực tham gia các cuộc vận động của ngành, chính quyền, các đoàn thể; xây dựng chuẩn mực đạo đức, lối sống, tác phong làm việc; gương mẫu đi trước, làm trước, dám nghĩ, dám làm, chịu trách nhiệm trước tập thể.Đặc biệt, trong công tác chăm lo học sinh nghèo, cô là người hưởng ứng, tham gia nhiệt tình.Cô Yến cùng các học sinh trong giờ ngoại khóa (Ảnh: Nguyễn Duy)."Trong quá trình công tác, tôi cũng chưa bao giờ nghĩ rằng mình nhận được danh hiệu gì đó. Trước hết là cố gắng để làm tròn bổn phận của mình bằng tâm huyết nghề nghiệp, tôi luôn ý thức bản thân phải cố gắng thật nhiều để truyền đạt những kiến thức của mình cho học sinh bằng cả trái tim", cô Yến chia sẻ thêm.Với những nỗ lực, cống hiến cho nghề, nhiều năm liên tục cô đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp; chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2020 và 2021-2022.Cuối tháng 11/2023, cô Lê Thị Hải Yến vinh dự là một trong 63 nhà giáo được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký quyết định phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.Nhiều năm liên tục cô Yến đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp của tỉnh Nghệ An (Ảnh: Nguyễn Duy).Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Đàn, cho biết cô Yến là một cán bộ quản lý, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm với nghề, tấm gương sáng về một nhà giáo mẫu mực hết lòng với học sinh, niềm tự hào của Trường Tiểu học Nghĩa Thọ."Cô luôn nhiệt tình, có trách nhiệm, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công; được đồng nghiệp, học sinh quý mến. Năm 2023, cô Yến vinh dự khi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú", thầy Hùng chia sẻ.
Thầy giáo sáng chế máy sấy vạn năng khiến nông dân say mê
Thầy giáo Phan Văn Hiệp (47 tuổi), giảng viên Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Trường Đại học Văn Hiến đã mày mò nghiên cứu sáng chế ra chiếc máy sấy vạn năng khiến hàng loạt nông dân đặt hàng.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, thầy Phan Văn Hiệp cho biết năm 2017, thầy mạnh dạn nhận đề tài nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời để sấy hải sản và nông sản của Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM.Từ đó, hành trình một ông giáo đứng trên bục giảng đến người tiên phong làm máy sấy vạn năng ứng dụng năng lượng mặt trời để giải bài toán chế biến nâng tầm nông sản Việt Nam cũng bắt đầu.Đến nay, máy sấy đã tiếp cận được bà con nông dân trên cả nước."Đề tài nghiên cứu khoa học không chỉ nằm trên giấy, các sản phẩm cần được ứng dụng thực tế. Do đó, trong quá trình nghiên cứu tôi đi đến từng địa phương, sấy đủ loại nông sản cho bà con nông dân", thầy Hiệp cho hay.Sau nhiều thử nghiệp, đến năm 2022, dự án sấy nông sản ứng dụng năng lượng mặt trời của thầy đã thành công và được tuyển chọn ươm tạo tại vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP-IC).Cũng theo thầy giáo 47 tuổi, sấy nông sản là quy trình chế biến có từ lâu đời với nhiều công nghệ khác nhau. Hơn 30 năm nay, mô hình sấy năng lượng mặt trời sử dụng hiệu ứng nhà kính được sử dụng để giải quyết bài toán về giá thành.Tuy nhiên, nhược điểm là nhà sấy hiệu ứng nhà kính không hiệu quả, không kiểm soát được nhiệt độ sấy, không sấy được nhiều tầng sấy và phụ thuộc vào thời tiết.Thầy giáo Phan Văn Hiệp sáng chế ra chiếc máy sấy vạn năng giúp người nông dân chế biến và bảo quản nông sản tốt hơn."Nếu như nắng yếu, trời mưa thì sẽ không sấy được. Nhà sấy hiệu ứng nhà kính gia nhiệt từ nắng mặt trời rất tốt trong điều kiện không khí tĩnh, còn để thực hiện chức năng sấy cho không khí lưu động thì nhiệt sẽ tụt giảm nhanh. Ngoài ra dạng này không sấy được sản lượng lớn", thầy Hiệp cho biết.Trên cơ sở đó, thầy không sử dụng hiệu ứng nhà kính mà sáng chế ra thiết bị thu nhiệt mặt trời gọi là "bẫy nhiệt mặt trời".Đây là thiết bị cho hiệu quả thu nhiệt mặt trời tốt nhất trên thị trường hiện nay với diện tích bẫy nhiệt nhỏ nhưng cung cấp đủ nhiệt lượng để sấy sản lượng lớn.Thầy đưa ra ví dụ: Với dòng máy sấy nhỏ nhất, diện tích bẫy nhiệt xấp xỉ 2m2 nhưng cung cấp nhiệt lượng đủ để sấy 100kg sản phẩm. Với dòng máy sấy lớn hơn để sấy bánh tráng, hủ tiếu hiện đang thiết lập ở đồng bằng sông Cửu Long thì diện tích bẫy nhiệt khoảng 30m2 nhưng có thể sấy đến một tấn sản phẩm.Hệ thống sấy được tích hợp đèn cực tím dải C (UVC) để oxy hóa không khí tạo ra khí ozone khử vi sinh và nấm mốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giúp bảo quản nông sản lâu hơn.Chưa dừng lại, nhận thấy độ đồng đều của sản phẩm sẽ không đạt nếu như sấy tĩnh vỉ ngang, thầy Hiệp nghiên cứu cho ra giải pháp sấy động, với vỉ sấy quay tròn đều xung quanh một trục đứng. Từ đó, mọi vị trí trên vỉ sấy tiếp cận gió và nhiệt đều nên cho ra sản phẩm đồng đều gần như tuyệt đối và rút ngắn thời gian sấy.Ngoài ra, hệ thống tách ẩm ngõ vào của máy sấy sẽ lọc bụi và tách nước từ không khí bên ngoài trước khi đưa vào buồng một luồng không khí rất khô.Theo thầy giáo, giải pháp này giúp hạ nhiệt độ sấy làm sản phẩm giữ được chất dinh dưỡng, giữ được cảm quan màu sắc và hình thể tương đương như công nghệ sấy lạnh.Bên cạnh đó, hệ thống sấy được tích hợp đèn cực tím dải C (UVC) để oxy hóa không khí tạo ra khí ozone khử vi sinh và nấm mốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giúp bảo quản nông sản lâu hơn.Máy ITS sấy đa dạng các loại nông sản, dược liệu, hải sản,…"Chẳng hạn, những loại khoai lang sấy dẻo, chanh sấy khô,.. sấy bằng các công nghệ khác (sấy điện, sấy lạnh, sấy thăng hoa,…) để 3 tháng, dù đã cấp đông vẫn bị đen và tái nhiễm nấm mốc, nhưng khi sấy bằng máy sấy ITS thì bảo quản đến 12 tháng vẫn không bị đen hay tái nhiễm nấm mốc", thầy Hiệp dẫn chứng.Trong thời gian tới, ngoài công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, thầy bật mí thêm sẽ chinh phục thị trường Tây Nguyên với dòng máy sấy năng lượng mặt trời dạng thùng quay vì nơi đây sở hữu đa dạng các loại dược liệu và nông sản với sản lượng rất lớn.Hà Lam
Vợ chồng nữ giảng viên 9X cùng đạt giải thưởng Quả cầu vàng
TS Nguyễn Hồ Thùy Linh là 1 trong 3 nhà khoa học nữ được trao giải Quả cầu vàng 2023. Đặc biệt, trước đó hai năm, chồng của nữ tiến sĩ cũng giành giải thưởng này.
TS Nguyễn Hồ Thùy Linh (SN 1990) là trưởng nhóm nghiên cứu vật liệu hóa sinh và môi trường, Trung tâm nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (INOMAR) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM.Năm 2023, TS Nguyễn Hồ Thùy Linh là 1 trong 3 nhà khoa học nữ được trao giải Quả cầu vàng.TS Nguyễn Hồ Thùy Linh nhận giải thưởng Quả cầu vàng 2023 (Ảnh: Đại học Quốc gia TPHCM).Công trình nghiên cứu của cô có ý nghĩa trong lĩnh vực khoa học vật liệu mới, đó là nghiên cứu khả năng xúc tác của Zr và Hf-MOF trong phản ứng tổng hợp 2-aryl benzoxazole.Nghiên cứu lần đầu tiên chứng minh được khả năng cắt nối C-N của vật liệu bằng thực nghiệm và tính toán theo lý thuyết phiếm hàm mật độ. Công trình đã sử dụng năng lượng vi sóng kích hoạt phản ứng hướng đến tổng hợp theo quy tắc hóa học xanh và điều chế được hơn 10 hợp chất có hoạt tính sinh học.Đam mê nghề giáo từ nhỏ, sau khi học xong lớp 12, Thùy Linh theo đuổi ngành hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) với mục tiêu sẽ trở thành cô giáo dạy hóa.Tuy nhiên, đến năm cuối ở đại học, trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, đam mê nghiên cứu khoa học xuất hiện một cách rõ nét ở Linh và gợi mở cho cô gái trẻ hướng đi mới. Cô cho hay, làm việc tại các phòng thí nghiệm hiện đại với các thiết bị nghiên cứu chuyên sâu cũng như được học hỏi trực tiếp từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, cô ngày càng nghiêm túc với công việc nghiên cứu và nuôi dưỡng khát vọng về những công bố khoa học chất lượng. Hơn nữa, thời điểm đó, lĩnh vực công nghệ vật liệu mới ở Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển. Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp, cô đã quyết định ở lại INOMAR làm nghiên cứu viên và tiếp tục học lên cao học để chuyên tâm theo đuổi con đường nghiên cứu. Chỉ 10 năm gắn bó với nghiên cứu khoa học, đến nay TS Nguyễn Hồ Thùy Linh đã có hơn 40 bài báo khoa học. Trong đó, có 21 bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Q1 (6 bài là tác giả chính), 17 bài trên tạp chí khoa học quốc tế Q2 (6 bài là tác giả chính), 4 bài trên tạp chí khoa học trong nước (1 bài là tác giả chính), chủ trì 2 đề tài cấp bộ và tương đương, 2 đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu đạt yêu cầu.Cô gái 9X còn là tác giả của một chương sách (chuẩn ISSN) xuất bản năm 2021. Những tưởng con đường mà cô gái lựa chọn chỉ là nghiên cứu khoa học nhưng giai đoạn "tạm nghỉ" do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã gợi mở cho cô nhiều ý tưởng mới. "Tôi nhận ra khoa học là phải chia sẻ, nghiên cứu phải kết hợp với giảng dạy. Bởi việc giảng dạy giúp người làm nghiên cứu củng cố và không ngừng cập nhật kiến thức. Nếu mãi làm việc quen thuộc thì bản thân sẽ dần bị thụt lùi", nữ khoa học bày tỏ. Sau dịch Covid-19, Thùy Linh bắt đầu hướng dẫn sinh viên thực tập. Đến năm 2021, cô thành lập nhóm nghiên cứu vật liệu hóa - sinh và môi trường với 5 thành viên gồm sinh viên và học viên cao học. Để sinh viên yên tâm làm nghiên cứu, TS Thùy Linh chủ động tìm kiếm kinh phí, tạo cơ hội để các bạn được độc lập tìm hiểu và tự đề xuất các hướng nghiên cứu, cũng như trao đổi mỗi khi gặp khó khăn. Sau một thời gian tích lũy, Thùy Linh đã có thể đứng trên bục giảng để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên trong vai trò giảng viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM. PGS.TS Đoàn Lê Hoàng Tân, chồng của TS Nguyễn Hồ Thùy Linh cũng từng nhận giải thưởng Quả cầu vàng (Ảnh: Đại học Quốc gia TPHCM).Điều đặc biệt, cả hai vợ chồng nữ TS Nguyễn Hồ Thùy Linh đều cùng sở hữu giải thưởng Quả cầu vàng. Vào năm 2021, PGS.TS Đoàn Lê Hoàng Tân - chồng của TS Nguyễn Hồ Thùy Linh - cũng làm việc tại Trung tâm INOMAR, Đại học Quốc gia TPHCM cũng giành giải thưởng Quả cầu vàng ở lĩnh vực công nghệ vật liệu mới. Ngoài ra, PGS.TS Đoàn Lê Hoàng Tân còn được trao giải thưởng gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2020 trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - sáng tạo.Mặc dù làm cùng lĩnh vực nhưng hai vợ chồng cô chọn hướng ứng dụng khác nhau. TS Thùy Linh tập trung nghiên cứu vật liệu xốp khung kim loại hữu cơ ứng dụng và hấp thụ và tổng hợp hữu cơ. Còn PGS.TS Đoàn Lê Hoàng Tân chọn hướng nghiên cứu hóa hữu cơ và ứng dụng vật liệu xốp khung hữu cơ kim loại trong y sinh. "Hai vợ chồng mình làm cùng cơ quan nên thấu hiểu khó khăn của nhau. Những lúc công việc gặp thử thách, khó khăn thì gia đình chính là hậu phương vững chắc để mình tập trung hoàn thành nhiệm", TS Linh trải lòng. Thu Trang - Hoài Nam 
Nữ sinh tuổi Thìn giành ngôi vị hoa khôi, thạc sĩ bằng giỏi trên đất Pháp
Khi trở thành Á khôi Nữ sinh áo dài Việt 2017, Lê Vũ Thục Anh được nhiều người dự đoán sẽ "làm nên chuyện" tại các cuộc thi nhan sắc. Và cô gái ấy không chỉ "làm nên chuyện" bởi vẻ ngoài...
Đầu năm 2023, vượt qua nhiều gương mặt nữ du học sinh xuất sắc cùng nhiều thành tích học tập, xã hội nổi bật đến từ các nước Đức, Pháp, Hà Lan, Ý… cô gái Lê Vũ Thục Anh giành vương miện hoa khôi Duyên dáng Việt Nam tại Châu Âu 2023. Ông Đinh Toàn Thắng- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Pháp và bà Lê Thị Hồng Vân - Đại sứ Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Unesco trao vương miện hoa khôi Duyên dáng Việt Nam tại Châu Âu 2023 (Ảnh: NVCC).Trước đó, cô gái có chiều cao 1,68m này từng giành giải á khôi cuộc thi ảnh Hương sắc Việt Nam 2022 do Liên hiệp Hội Sinh viên Việt Nam tại Châu Âu tổ chức.Quay ngược lại thời gian, vào năm 2017, sau khi đoạt giải Á khôi cuộc thi Nữ sinh áo dài Việt, Lê Vũ Thục Anh được nhiều người dự đoán sẽ là gương mặt "làm nên chuyện" tại các cuộc thi nhan sắc.Tuy nhiên, vượt trên dự đoán, cô gái không chỉ "làm nên chuyện" bởi vẻ ngoài mà hơn hết còn giành những thành tích đáng nể trên con đường học vấn.Lê Vũ Thục Anh là nữ sinh tuổi Thìn (SN 2000), là cựu học sinh chuyên Pháp, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM.Lê Vũ Thục Anh trong ngày nhận bằng thạc sĩ Đại học Paris Saclay (Ảnh: NVCC).Ở bậc phổ thông, Thục Anh giữ vững 12 năm liền là học sinh xuất sắc; giành giải Nhất tiếng Pháp cấp thành phố và lọt vào đội tuyển quốc gia môn tiếng Pháp năm 2018.Năm 2018, trúng tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội nhưng Thục Anh chọn sang Pháp du học với học bổng tại Đại học Paris Saclay với luận văn tốt nghiệp 18/20.Sau khi tốt nghiệp, cô vừa đi làm tại tập đoàn điện lực EDF, vừa tiếp tục học lên thạc sĩ ngành kiểm soát quản lý và kiểm toán tổ chức tại Trường IAE Versailles, thuộc Đại học Paris Saclay. Chỉ cách đây vài tuần, cô gái nhận tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi trên đất Pháp. Ngày cầm tấm bằng thạc sĩ, ngoài những lời cảm ơn gửi đến bố mẹ, em trai, người thân, thầy cô, bạn bè luôn đồng hành cùng mình, Thục Anh tự nói với chính mình: "Cảm ơn Thục Anh vì đã luôn chăm chỉ, nỗ lực, kiên định, đã va vấp nhưng không buông bỏ trên chặng đường này".Hoa khôi Lê Vũ Thục Anh (Ảnh: FBNV).Những năm học phổ thông và hơn 5 năm trên đất Pháp, hình ảnh của Lê Vũ Thục Anh luôn gắn với chiếc áo dài truyền thống Việt. Cô cũng được xem như là "mẫu ruột" trong các mẫu áo dài của nhà thiết kế Nguyễn Việt Hùng góp phần đưa hình ảnh áo dài và phụ nữ Việt ra với bạn bè năm châu. Gần đây nhất, khi về nước, Thục Anh tham gia trong vai trò giám khảo chung kết cuộc thi nét đẹp sinh viên Đại học Công thương 2023, giám khảo đêm nghệ thuật tại Bán kết sinh viên thanh lịch Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM 2023. Một số hình ảnh của hoa khôi Lê Vũ Thục Anh trong tà áo dài Tết xưa- Tết nay của nhà thiết kế Việt Hùng (Ảnh: NVCC).
Bố mẹ bệnh hiểm nghèo, nam sinh Olympia bỏ tiền thưởng vào heo đất nuôi em
Bùi Anh Đức - giải Ba Đường lên đỉnh Olympia năm 2022 - nay đã là sinh viên năm thứ nhất Đại học Hà Nội. Em dùng tiền thưởng học sinh giỏi tiết kiệm từ cấp 2 để trang trải cho việc học đại học.
Bùi Anh Đức - chàng trai đến từ bản Tân Lập, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - từng làm nên hiện tượng khi là người đầu tiên mang cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia về tỉnh vùng núi phía Bắc.Cựu học sinh chuyên Anh Trường THPT Chuyên Sơn La giành giải Ba chung cuộc. Nhưng dư âm về Đức sau cuộc thi còn kéo dài khi khán giả biết được hoàn cảnh đặc biệt của em.Hình ảnh Bùi Anh Đức tại chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" hai năm trước (Ảnh: Đường lên đỉnh Olympia).Năm 2013, khi Đức học lớp 2, bố em phát hiện mắc bệnh thận đa nang. Một năm sau đó, năm 2014, mẹ Đức bị u tế bào Schwann. Trong 4 năm liên tục, mẹ Đức trải qua hai cuộc đại phẫu, còn bố đi đi lại lại giữa Hà Nội và Sơn La để điều trị.Tới năm 2020, bệnh tình của bố Đức chuyển nặng, phải ở hẳn bệnh viện 103. Năm 2022, bố Đức phải cắt bỏ một bên thận.Bệnh hiểm nghèo khiến kinh tế gia đình Đức trở nên khánh kiệt. Mỗi lần bố Đức đi viện hết cả chục triệu. Một lần nằm phòng chăm sóc đặc biệt hết 300 triệu. Mỗi ngày truyền dinh dưỡng hết hơn 3 triệu. Mẹ Đức bán nhà để có chi phí điều trị cho chồng. Anh em Đức phải sống nương tựa vào ông bà ngoại. Nhưng cũng chính hoàn cảnh đặc biệt đã trui rèn nên một chàng trai Bùi Anh Đức mạnh mẽ, kiên cường và biết tính toán cho tương lai.Ngay từ cấp 2, mỗi khi thi học sinh giỏi được thưởng tiền, Đức đã chia phần tiền thưởng đó làm 3 phần. Một phần Đức đưa cho mẹ để chữa bệnh, một phần Đức bỏ vào tài khoản ngân hàng. Phần còn lại Đức bỏ vào heo đất để dành cho em trai, phòng khi có chuyện xấu xảy ra thì có tiền lo cho em. Suốt những năm phổ thông, Đức nhận nhiều giải thưởng. 12 năm liền Đức là học sinh giỏi. Em còn giành 2 huy chương Đồng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Vàng cấp quốc gia trong các cuộc thi Toán, tiếng Anh qua mạng, giải Nhất cấp tỉnh và giải Ba cấp quốc gia học sinh giỏi môn tiếng Anh lớp 12. Trước khi giành giải Ba chung cuộc Đường lên đỉnh Olympia, Đức đã chiến thắng ba vòng thi tuần, tháng, quý.Số tiền từ những thành tích xuất sắc này luôn được Đức quản lý thành các khoản nhỏ khác nhau với tâm lý phòng xa.Năm vừa qua, Đức nhập học ngành ngôn ngữ Đức, Đại học Hà Nội bằng hình thức xét tuyển thẳng. Bố mẹ vay mượn tiền để đóng học phí cho em. Còn toàn bộ chi phí sinh hoạt, Đức tự trang trải bằng số tiền tiết kiệm của mình.Hình ảnh Bùi Anh Đức hiện tại (Ảnh: Hoàng Hồng).Đức tiết lộ, sau nhiều năm thực hiện kế hoạch tài chính, em đã có hơn 20 triệu đồng để đi học đại học. Khoản tiền heo đất phòng xa nuôi em trai vẫn được Đức duy trì, quyết không động đến. Mục tiêu thực tế của Đức là "cày" GPA thật cao để tiếp tục giành học bổng. Kiếm tiền bằng việc học là khả năng của Đức đến thời điểm này.Đức cũng chia sẻ tin vui về bệnh tình của bố em. Năm 2023, sau khi được ghép thận, bố Đức đã ổn định, được xuất viện và đang hồi phục tại nhà. Mẹ em vì thương cậu con trai hiếu thuận phải lớn sớm đã luôn giấu kín số tiền vay nợ của gia đình. Đức tâm sự: "Em biết bố mẹ phải vay mượn rất nhiều và rất lâu mới trả được nợ, nhưng mẹ không nói vì muốn em yên tâm học tập".Nói về ước mơ của mình, Đức chia sẻ: "Mọi người có thể mơ ước rất nhiều còn em chỉ mong cuộc sống từ nay trở đi sẽ không có nhiều biến động như những năm qua".
Chàng kỹ sư khởi nghiệp thành công nhờ bài tập về nhà của con gái
Từ bài tập của con gái, anh Lê Trung Hiếu (ngụ Hóc Môn, TPHCM) đã nghiên cứu thành công rồi cho ra các sản phẩm nhuộm hoa và nước dưỡng để giữ hoa tươi lâu.
Bản thân là một kỹ sư nghiên cứu nhưng luôn chứng kiến cảnh hoa tươi tại Đà Lạt phải bỏ đi rất nhiều do bị héo úa, khiến anh Hiếu luôn trăn trở. Từ trăn trở đó, anh đã nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ để tìm ra "bí quyết" giúp nông dân giữ hoa đẹp và tươi lâu hơn.Anh Lê Trung Hiếu không ngừng nghiên cứu để cho ra nhiều màu nhuộm hoa và giúp giữ hoa được tươi lâu hơn (Ảnh: Võ Liên)Đang cầm trên tay bó hoa tươi sặc sỡ, anh Hiếu kể, tình cờ trong một lần con gái của anh được giáo viên giao bài tập thực hành nhuộm màu hoa tự nhiên. Để hỗ trợ con gái hoàn thành bài tập, anh đã thử dùng màu thực phẩm pha với nước, tuy nhiên hoa lại không lên màu.Lúc đó, anh đã tìm mua nước nhuộm hoa của nước ngoài, mặc dù nhuộm thành công nhưng giá tiền lại rất đắt đỏ. Sau đó, anh Hiếu thử dùng nước xử lý từ trường trộn với màu hữu cơ thì màu hoa lên rất nhanh và đẹp.Từ đó, anh Hiếu đã nghiên cứu và tạo ra nước nhuộm hoa giúp cành hoa đổi màu và giữ hoa tươi lâu.Với niềm đam mê nghiên cứu, đến nay anh Hiếu đã cho ra 130 màu nhuộm hoa (Ảnh: Võ Liên)"Với nền tảng là công nghệ xử lý nước bằng từ trường, nước sau khi xử lý từ trường sẽ tách nhỏ phân tử nước, để nước dễ dàng luân chuyển trong mạch cây.Dung dịch giúp hoa tươi lâu bao gồm nước từ trường giúp cây hút nước nhiều, bổ sung thêm đường làm dinh dưỡng cho cây và ion đồng để diệt khuẩn. Từ đó, dung dịch này giúp hoa tươi lâu hơn", anh Hiếu chia sẻ.Cũng theo anh Hiếu, với nước nhuộm hoa, các hạt màu hữu cơ nhờ được hòa trộn với nước từ trường sẽ dễ dàng được cây hấp thụ, từ đó giúp cây hút nước và đổi màu nhanh.Đến nay anh Hiếu đã nghiên cứu và cho ra 130 màu nhuộm hoa. Với sản phẩm giữ cho hoa tươi lâu, từ 1 sản phẩm thì đến nay đã có 6 sản phẩm cho từng công đoạn thu hoạch khác nhau của từng nhà vườn."Nếu như trước đây, cúc lưới trắng (makoto) chỉ dùng trong đám tang thì bây giờ trên thị trường loại cúc này được nhuộm màu xanh, đỏ, tím, hồng,… Tại Đà Lạt, cúc trắng bán tại vườn 10.000 đồng/cây, nhưng khi được nhuộm màu, giá bán tăng khoảng 15-30%", anh lê Hiếu cho hay.Việc đổi màu cho hoa giúp nâng cao giá trị cây hoa sau thu hoạch (Ảnh: Võ Liên).Công nghệ nhuộm hoa cũng góp phần nâng giá trị một số loại hoa truyền thống trên thị trường. Nếu như trước đây, trong tự nhiên, cúc mẫu đơn chỉ có màu trắng và vàng. Hiện nay, đa số loài hoa này được các thương hiệu lớn nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau và được ưa chuộng trên thị trường.Chia sẻ về kế hoạch trong năm 2024, anh Hiếu bật mí thời gian tới, anh sẽ tiếp tục nghiên cứu nước tẩy rửa đa năng như làm sạch nệm ngủ, đồ da,... dựa trên nền tảng công nghệ có sẵn là nước từ trường.Võ  Liên
Nữ sinh ngành kỹ thuật rinh cú đúp thủ khoa, có 5 bài báo chuẩn quốc tế ISI
Với điểm GAP 94,4, nữ sinh Trần Vân Nhi không chỉ là thủ khoa khối ngành kỹ thuật sau đại học mà còn rinh luôn danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp sau đại học của Trường Đại học Quốc tế TPHCM.
Với điểm GPA 94,4/100, Trần Vân Nhi là thủ khoa khối ngành kỹ thuật sau đại học của Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) năm 2023. Đồng thời, với mức điểm cao nhất trường, Nhi giành luôn danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp sau đại học của trường.Chưa hết, Trần Vân Nhi còn sở hữu 5 bài báo chuẩn quốc tế ISI, trong đó có 3 bài là tác giả chính.Nữ thủ khoa Trần Vân Nhi trong lễ tốt nghiệp (Ảnh: Ngọc Nguyễn).Trong quá trình học tập, Nhi được làm việc trong nhóm nghiên cứu vi sinh y cùng với một Phó giáo sư tại trường. Tại đây, Nhi cùng các cộng sự  của mình thực hiện một số dự án nghiên cứu về cơ chế phát triển tính kháng thuốc và vi khuẩn tụ cầu vàng.Với nghiên cứu này, nhóm đã xuất bản 3 bài báo khoa học chuẩn ISI/Scopus, trong đó Nhi là tác giả chính của 2 bài báo.Hơn hai năm về trước, Nhi còn có cơ hội làm việc với các chuyên gia trong lĩnh vực y học và công nghệ sinh học ngay trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát tại TPHCM.Họ cùng thực hiện 2 nghiên cứu khảo sát về những phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 và vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM trong kỳ đại dịch.Với những nghiên cứu này, nhóm của Nhi tiếp tục có 2 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuẩn quốc tế ISI.Về phương pháp học tập, tân thạc sĩ Trần Vân Nhi cho hay, trước khi thực hiện từng công việc, từng dự án, cô luôn tự đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch chi tiết cho từng đầu việc. Việc quản lý quỹ thời gian cũng là yếu tố quan trọng giúp em kiểm soát được tiến độ làm việc của mình.Tích cực học hỏi kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu từ thầy cô, bạn bè thông qua các buổi học trên lớp, các buổi hội nghị hội thảo trong ngành và các khóa học online.Ngoài ra, cô cũng cố gắng dành thời gian để chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất, chơi thể thao. Điều này giúp em giải tỏa căng thẳng sau giờ học và duy trì sự cân bằng giữa học tập và cuộc sống cá nhân.Theo học lĩnh vực kỹ thuật, nghiên cứu, Vân Nhi gặp những trở ngại, khó khăn nhất định. Cô gái chia sẻ, ít nhiều cô cảm nhận được định kiến xã hội cho rằng nữ giới không phù hợp với ngành kỹ thuật và nữ giới kém hơn nam giới trong các lĩnh vực kỹ thuật và khoa học. Điều này đôi khi làm cho nữ giới gặp thiệt thòi và thiếu sự tin tưởng và khả năng của họ.Nữ thạc sĩ Trần Vân Nhi (Ảnh: NVCC).Cũng như hầu hết người làm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Nhi cũng thường phải đối mặt là thiếu trang thiết bị và máy móc hiện đại. Điều này hạn chế khả năng thực hiện các nghiên cứu phức tạp và các thí nghiệm cần sử dụng các công nghệ và thiết bị mới nhất, đòi hỏi sự hợp tác từ nhiều đơn vị trong và ngoài nước."Làm nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự tập trung cao độ vào đề tài, dự án, kèm theo những áp lực về tiến độ, nguồn lực phòng thí nghiệm, kinh phí, đôi lúc em bị rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, làm mất sự cân bằng giữa việc học tập và cuộc sống cá nhân", Vân Nhi trải lòng.Khi được hỏi về áp lực "cơm áo gạo tiền của người làm nghiên cứu", Vân Nhi cho hay, áp lực "cơm áo gạo tiền" trong nghiên cứu khoa học đặc biệt nặng nề khi ngân sách dành cho nghiên cứu hiện còn hạn chế, dẫn đến thu nhập của các nhà nghiên cứu không cao.Hơn nữa, quá trình nghiên cứu đòi hỏi thời gian dài và không luôn mang lại kết quả ngay lập tức cũng tạo thêm áp lực về mặt tài chính.Vân Nhi bày tỏ quan điểm: "Những người chọn con đường nghiên cứu phải chấp nhận thực tế rằng họ có thể không kiếm được nhiều tiền như những ngành nghề khác, nhưng họ vẫn theo đuổi bởi niềm tin vào giá trị khoa học và đóng góp của mình cho xã hội". Trong tương lai, Vân Nhi dự định tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực vi sinh y. Mục tiêu của Nhi là tham gia các dự án phát triển công nghệ mới có ảnh hưởng tích cực đến nền y học và xã hội.Ngoài ra, tân thủ khoa cũng hy vọng có cơ hội chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục, góp phần trong việc khuyến khích và hỗ trợ nhiều phụ nữ trẻ theo đuổi sự nghiệp trong các ngành STEM.
Cô gái mồ côi bỏ học làm công nhân, ôn 3 tháng đỗ thủ khoa ĐH Thương mại
Phải nghỉ học hai năm để đi làm công nhân kiếm sống, Lê Thị Nhung quyết định quay lại với việc học và đỗ thủ khoa vào Đại học Thương mại chỉ sau 3 tháng ôn tập.
Lê Thị Nhung sinh năm 2001 tại Đô Lương, Nghệ An, hiện là sinh viên năm thứ nhất Đại học Thương mại, Hà Nội. Nhung đỗ vào khoa Kế toán doanh nghiệp với số điểm thủ khoa. Nếu không phải nghỉ học để kiếm sống, giờ này Nhung đã có bằng cử nhân.Nhung sinh ra được 4 tháng thì mẹ mất vì bệnh nặng. Nhung thậm chí không rõ mẹ đã mất vì bệnh gì vì em tránh hỏi kỹ chuyện đó. Trên Nhung có hai chị gái. Bố em không có nghề nghiệp ổn định.Vì Nhung bé quá, bác ruột Nhung đã đem Nhung về nuôi. Bố Nhung nuôi hai con đầu và đi thêm bước nữa.Nhung lớn lên dưới sự đùm bọc của bác. Bác sống đơn thân và nghèo, nhưng luôn lo cho Nhung được ăn học đầy đủ. Bố Nhung lập gia đình mới, có thêm con, cuộc sống chật vật khó khăn với nghề buôn bán phế liệu. Hai chị của Nhung phải nghỉ học từ sớm.Chân dung Lê Thị Nhung (Ảnh: NVCC).Sau khi tốt nghiệp THPT, Nhung quyết định không thi đại học mà đi làm công nhân. Dù có khả năng học tập, Nhung không dám học tiếp vì bác đã cao tuổi. Cô rời vùng quê Đô Lương ra Hải Phòng tìm việc làm. Nhung được nhận vào vị trí công nhân bộ phận sản xuất đầu vào của nhà máy LG.Làm việc cho một công ty Hàn Quốc, Nhung nuôi ý định sẽ tiến thân lên vị trí chuyên môn cao hơn bằng việc học tiếng Hàn. Ngày làm ở nhà máy, tối về Nhung học tiếng Hàn online. Vốn tiếng Hàn của Nhung sau gần hai năm miệt mài học đêm đủ để giao tiếp tốt. Tuy nhiên, khi cô dự tuyển vào vị trí phiên dịch, hồ sơ của cô bị loại vì không có bằng đại học. Lúc này, Nhung mới nhận ra giá trị của bằng cấp. Nhung quyết định đi học trở lại.Ra Tết năm 2023, khi chỉ còn chưa đầy 4 tháng là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, Nhung kiếm sách vở về ôn thi. Cô chọn khối D00 (toán, ngữ văn, tiếng Anh).Vẫn là ngày đi làm, tối ôn bài, sau hơn 3 tháng cắm cúi đọc sách, làm bài tập, Nhung đã đỗ đại học Đại học Thương mại. Hơn thế nữa, cô đỗ thủ khoa khối D của ngành.Ngay sau khi thi xong, chưa biết kết quả, Nhung đã xin nghỉ việc ở nhà máy LG, khăn gói từ Hải Phòng lên Hà Nội tìm việc làm mới. Cô được nhận vào làm nhân viên phục vụ ở một nhà hàng Hàn Quốc với mức lương 3-4 triệu đồng/tháng.Khi trúng tuyển Đại học Thương mại, Nhung phải chuyển việc một lần nữa, tìm một nhà hàng ở gần trường hơn, thuận tiện cho việc vừa đi học vừa đi làm. Lê Thị Nhung nhận học bổng Nâng bước thủ khoa dành cho tân sinh viên nghèo vượt khó và có thành tích học tập xuất sắc (Ảnh: NVCC).Hai năm làm công nhân, Nhung không tiết kiệm được nhiều vì phải dành tiền học tiếng Hàn, mua một chiếc xe máy và một chiếc máy tính. Số tiền cô gom góp được chỉ còn 12 triệu đồng, vừa đủ đóng các khoản phí đầu năm học.Số tiền làm thêm ở Hà Nội, Nhung tích cóp dần để đóng học phí kỳ 2. Em may mắn được một người bác họ cưu mang, cho ở nhờ. Vừa qua, Nhung là một trong số 120 tân sinh viên vượt khó có thành tích xuất sắc trong học tập trên toàn quốc được trao học bổng Nâng bước thủ khoa.Nhung cho biết, mục tiêu của em là cố gắng đạt kết quả tốt ở trường để giành thêm học bổng, trang trải các chi phí và học thêm tiếng Anh, bên cạnh việc duy trì vốn tiếng Hàn.Ước mơ của Nhung là làm việc cho một công ty nước ngoài ở vị trí dự toán. Nhung vừa học vừa làm thêm, vừa nỗ lực trau dồi ngoại ngữ để hiện thực hóa ước mơ của mình.
Nữ nghiên cứu sinh người Việt chinh phục thành công ba trường hàng đầu thế giới
Sở hữu nền tảng học thuật với những nghiên cứu khoa học tầm cỡ được xuất bản tại hội nghị quốc tế, Nguyễn Ngọc Phương Trang đã chinh phục các trường đại học hàng đầu thế giới để ghi danh trở thành tiến sĩ ngành trí tuệ nhân tạo.
Nguyễn Ngọc Phương Trang tại Đại học Stanford, Mỹ.Là xu hướng công nghệ tiềm năng của thời đại, trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) đang là lĩnh vực được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Mới đây, Nguyễn Ngọc Phương Trang - nữ nghiên cứu sinh Việt trong lĩnh vực AI đã thành công chinh phục ba ngôi trường hàng đầu thế giới gồm Đại học Stanford, Đại học Washington, Đại học Quốc gia Singapore.Để có được thành công này, Trang cho biết cô đã học hỏi nhiều từ các chuyên gia trong chương trình FPT Software AI Residency và các giáo sư tại Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới Mila (Mila - Quebec AI Institute).Trước khi theo đuổi con đường tiến sĩ, Phương Trang từng là tác giả của hai nghiên cứu xuất sắc được xuất bản và trình bày tại Hội nghị về hệ thống xử lý thông tin mạng thần kinh nhân tạo (NeurIPS - Neural Information Processing Systems), một trong những hội nghị hàng đầu thế giới về AI. Đây là hai dự án do Trang làm tác giả chính, trực tiếp phối hợp triển khai nghiên cứu cùng đội ngũ giáo sư hàng đầu tại Mila.Trong đó, dự án "Khái quát hóa cơ chế ảnh hưởng chéo" (Reusable Slotwise Mechanisms) được xuất bản tại hội nghị NeurIPS 2023. Dự án thứ hai với chủ đề "Hướng tới khả năng mở rộng trong dò tìm tác nhân ảnh hưởng đến điều hòa Gene với GFlowNet" (Causal Discovery in Gene Regulatory Networks with GFlowNet: Towards Scalability in Large Systems) được trình bày tại workshop GenBio của NeurIPS 2023.Đạt đến cột mốc quan trọng này, Phương Trang khẳng định không thể không nhắc tới cú hích FPT Software AI Residency - Chương trình đào tạo phát triển các tài năng trẻ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và học máy.Trong thời gian 2 năm đào tạo, cô gái trẻ không chỉ được hướng dẫn bởi các nhà khoa học hàng đầu của FPT Software và trường đại học lớn mà còn được thúc đẩy cảm hứng để triển khai các ý tưởng sáng tạo.Phương Trang (áo xanh) và các học viên tại FPT Software AI Residency."Cá nhân em cảm thấy rất may mắn khi có thể nuôi dưỡng niềm đam mê với AI trong thời gian tham gia FPT Software AI Residency. Cụ thể, khoảng thời gian làm việc với đối tác của chương trình là Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Mila đã giúp em khơi nguồn cảm hứng mạnh mẽ từ sự đa dạng về văn hóa, phương pháp giảng dạy, các hướng nghiên cứu mà thế giới đang theo đuổi", Phương Trang cho biết.Không phải là nhân tố nổi bật nhất lúc mới tham gia vào AI Residency nhưng cô gái trẻ đã kiên trì và nỗ lực không ngừng để theo đuổi mục tiêu nghiên cứu khoa học của bản thân. Các phiên chia sẻ, thời gian làm việc sâu cùng chuyên gia cũng như môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp đã giúp Phương Trang từng bước ghi tên mình vào bản đồ tài năng AI trẻ của Việt Nam và trên thế giới."Nói về quyết định học tiến sĩ, em chuẩn bị hồ sơ đầu năm 2023 với thời gian khá gấp rút. Lúc đó em mới vừa mở rộng hướng nghiên cứu và chưa chính thức có bài báo tại các hội nghị hàng đầu trong ngành. Nhưng nhờ sự hỗ trợ và ủng hộ của các thầy ở Mila và chương trình, em đã hoàn tất hồ sơ với 2 bài báo và có được thư giới thiệu từ các thầy ở Mila là các chuyên gia AI hàng đầu thế giới", Phương Trang chia sẻ thêm.Bên cạnh nền tảng đào tạo bài bản, Trang khẳng định thời gian gắn bó với AI Residency cũng là cơ hội cho việc mở rộng các mối quan hệ: "Một trong những lợi thế của học viên AI Residency đó là có thể kết nối với các chuyên gia và bạn bè tài năng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Em đã được những người thầy, bạn đồng hành hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cho bậc học tiến sĩ. Em coi đây là sự may mắn và trân trọng sự kết nối đặc biệt này".  Ra đời vào năm 2021, AI Residency của FPT Software là chương trình đào tạo các thế hệ trẻ cho ngành trí tuệ nhân tạo của Việt Nam thông qua nghiên cứu và phát triển các dự án chuyên sâu trong môi trường làm việc quốc tế. Chương trình mang đến cơ hội làm việc với các chuyên gia hàng đầu về AI, hiện trực tiếp nghiên cứu tại nhiều tổ chức uy tín trên thế giới như Viện nghiên cứu Mila, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Texas…Các học viên khi tốt nghiệp AI Residency sẽ có bệ phóng vững chắc là các công trình nghiên cứu, cơ hội tham dự các cộng đồng và diễn đàn quốc tế...Tính đến năm 2023, FPT Software AI Residency tiếp nhận hơn 1.000 ứng viên đăng ký vào chương trình. Chương trình đã cho ra mắt 63 bài báo khoa học, trong đó có 43 công trình được chấp nhận và xuất bản tại các hội nghị hàng đầu như NeurIPS, ICML, ICLR, CVPR, ACL, EMNLP,...Nhiều học viên tốt nghiệp chương trình đã nhận được học bổng tiến sĩ, thạc sĩ tại các trường đại học top đầu trên thế giới như Đại học Stanford, Đại học Pennsylvania, Đại học quốc gia Singapore…Năm 2024, chương trình AI Residency của FPT Software sẽ mở đơn tuyển sinh khóa 5 từ 13/3 - 17/4 với 4 vòng gồm xét duyệt hồ sơ (17/4 - 20/4), kiểm tra đầu vào (21/4), vòng dự án (22/4 - 28/4) và phỏng vấn (2/5 - 30/5). Chương trình học sẽ bắt đầu vào 7/6.
Bố khiếm thính, mẹ nông dân, nam sinh giành giải học sinh giỏi quốc gia
Đỗ Chí Tiến - học sinh đến từ ngôi trường cấp 3 khó khăn nhất thủ đô - đã giành giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn địa lý.
Chọn học ngôi trường điểm chuẩn thấp nhất Hà Nội vì có "người quen"Đỗ Chí Tiến sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố và chị gái em không có sức lao động vì lí do sức khỏe. Gánh nặng kinh tế gia đình do mẹ em làm nông nghiệp đảm đương. Đó là một phần lý do Tiến không thi vào các trường điểm của cụm Sơn Tây - Ba Vì mà chọn học trường cấp 3 gần nhà - Trường THPT Minh Quang, ngôi trường có điểm chuẩn đầu vào thấp nhất Hà Nội, trung bình 3 điểm/môn là đỗ.Khi học cấp 2, Tiến đã có giải Nhì cấp thành phố môn địa lý. Hàng xóm của em là cô Nguyễn Thị Hồng Nhung, giáo viên môn địa của Trường THPT Minh Quang. Tiến theo học cô từ nhỏ và yên tâm vào trường Minh Quang để tiếp tục học cô. Sự lựa chọn theo đường "người quen" này đã đưa Tiến đến với giải quốc gia.Học tập trong môi trường "vùng trũng" về giáo dục, Tiến cho biết rất hạnh phúc. Thầy cô tâm huyết, bạn bè thân thiện, giúp đỡ nhau. Ngoài giờ học trên lớp với cô, Tiến tham gia các hội nhóm yêu địa lý trên mạng, nhờ các anh chị đã từng đạt giải học sinh giỏi môn địa lý hỗ trợ, hướng dẫn cách làm các bài tập khó.Cô Hồng Nhung dạy Tiến đến lớp 11 thì nghỉ sinh em bé. Tiến được cô Nguyễn Thị Thu Thủy kèm cặp ở lớp 12. Năm ngoái, Tiến đã thi vượt cấp và đạt giải Nhì thành phố nhưng không vượt qua được vòng 2 để vào đội tuyển quốc gia.Đỗ Chí Tiến (thứ ba từ trái qua, hàng ngồi) cùng các thành viên đội tuyển quốc gia địa lý của Hà Nội (Ảnh: NVCC).Năm nay, Tiến thành công, trở thành học sinh trường làng duy nhất trong đội tuyển địa lý với 19 bạn còn lại đều là học sinh chuyên địa đến từ 4 ngôi trường THPT chuyên và có lớp chuyên của thành phố Hà Nội.Kết quả Tiến đạt giải Ba trong… tiếc nuối. Vì chỉ còn thiếu 0,25 điểm để chạm tay vào giải Nhì. Tiến cho biết mình đã đọc nhầm đề của câu 1 điểm và cảm thấy đã làm dưới sức mình ở bài thi cấp quốc gia.Tuy vậy, kết quả này của Tiến đã đem về cho Trường THPT Minh Quang giải quốc gia đầu tiên và đem về giải quốc gia thứ 3 cho toàn huyện Ba Vì.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã vinh danh em Đỗ Chí Tiến và Trường THPT Minh Quang. Lãnh đạo ngành giáo dục thủ đô chia sẻ, ở đâu cũng có học sinh giỏi và giáo viên giỏi, chỉ cần nhà trường đầu tư cho công tác giáo dục mũi nhọn đúng hướng, thầy và trò sẽ được chắp cánh để bay cao, bay xa.Thi học sinh giỏi quốc gia là một trải nghiệm đáng giáHai tháng tập trung đội tuyển quốc gia ôn luyện tại Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam là hai tháng đầu tiên Tiến xa bố mẹ. Nhưng cảm giác xa người thân không chới với bằng lúc học cùng các bạn chuyên chọn.Tiến thú nhận, thời gian đầu em "sợ" và "hụt hơi" khi các bạn quá giỏi. Nhiều kiến thức Tiến không biết, nhiều chuyên đề Tiến chưa được học nhưng các bạn đều đã nắm được. Những lượt bài kiểm tra đầu tiên, Tiến đạt mức điểm không tốt, không đủ để có giải.Đỗ Chí Tiến tại lễ vinh danh học sinh giỏi quốc gia của Hà Nội (Ảnh: Hoàng Hồng).Tuy vậy, Tiến đã được các anh chị khóa trên chia sẻ trước về cảm giác "chỉ muốn nhanh kết thúc thời gian ôn luyện để về nhà". Vượt qua cảm giác đó để hòa nhập và tập trung vào học sẽ đến giai đoạn chỉ muốn thời gian ôn luyện kéo dài thêm để được học thêm.Được thầy cô ở đội tuyển và những người bạn mới hỗ trợ, Tiến dần cải thiện được kiến thức, giải quyết được các khó khăn trong việc xử lý số liệu, tính toán và thu gọn thời gian ở những câu hỏi này.Tiến chú trọng làm thật nhiều bài tập, rèn nhuần nhuyễn các kỹ năng và ôn tập kỹ lý thuyết. Phương pháp này giúp em bứt phá và điền tên vào danh sách 12/20 học sinh đạt giải Ba trở lên tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024.Với thành tích đạt được, Tiến dự định nộp hồ sơ xét tuyển thẳng đại học vào các trường sư phạm, quân đội và khoa học xã hội và nhân văn. 
Nam sinh lớp 11 "trường làng" đạt 9.0 IELTS
Nguyễn Hàn Bách - học sinh lớp 11I2 Trường THPT Tây Hồ - làm dậy sóng mạng xã hội khi đạt 9.0 IELTS.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường THPT Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) - xác nhận với phóng viên Dân trí về việc học sinh của trường đạt 9.0 IELTS.Nam sinh là Nguyễn Hàn Bách, sinh năm 2007, đang học lớp 11I2 - lớp định hướng IELTS của trường.Bách đạt điểm tuyệt đối ở 3 kỹ năng nghe - đọc - nói và đạt 8.5 điểm ở kỹ năng viết. Kết quả xuất sắc này Bách nhận được vào ngày 4/2 vừa qua.Bảng điểm 4 kỹ năng IELTS của Nguyễn Hàn Bách (Ảnh: THPT Tây Hồ).Đây là lần đầu tiên Hà Nội có một học sinh đạt 9.0 IELTS không học trường chuyên, hệ chuyên. Trước đó, phần lớn học sinh có chứng chỉ IELTS 9.0 là học sinh của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Hiệu trưởng Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Nguyễn Hàn Bách rất đam mê môn tiếng Anh và thể hiện khả năng nổi trội ở môn học này. Năm học 2022-2023, Nguyễn Hàn Bách đạt giải Nhất môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi lớp 10, 11 cấp cụm Ba Đình - Tây Hồ.Chân dung em Nguyễn Hàn Bách (Ảnh: THPT Tây Hồ).Trường THPT Tây Hồ thuộc khu vực tuyển sinh số 1. Điểm chuẩn đầu vào của trường thấp nhất so với 4 trường còn lại của cụm Ba Đình - Tây Hồ gồm: Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT Phan Đình Phùng, Trường THPT Phạm Hồng Thái và Trường THPT Nguyễn Trãi.Năm 2023, điểm chuẩn Trường THPT Tây Hồ là 38,75 điểm.Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trường có hai lớp định hướng IELTS, mỗi lớp có 35-40 học sinh, học phí khoảng 2,2 triệu đồng/tháng. Việc triển khai mô hình lớp học này của nhà trường bước đầu cho thấy hiệu quả với nhiều học sinh đạt thành tích tốt ở môn tiếng Anh. Vừa qua, trường có ba học sinh đạt giải học sinh giỏi tiếng Anh cấp thành phố là em Vũ Phương Hà - lớp 12C2 (giải Nhì), em Phạm Gia Hưng - lớp 12A8 (giải Ba) và em Hồ Quỳnh Anh - lớp 12A3 (giải Khuyến khích).Tính đến tháng 12/2023, Việt Nam chỉ có khoảng hơn 10 người đạt 9.0 IELTS. Trong đó, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam có 7 học sinh. Chứng chỉ IELTS 9.0 được quy đổi sang điểm 10 môn ngoại ngữ khi xét tuyển vào các trường đại học như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại... Bên cạnh đó, chứng chỉ IELTS còn được sử dụng làm điểm thưởng trong một số phương án xét tuyển đại học như xét điểm đánh giá năng lực/đánh giá tư duy + IELTS của Trường Đại học Kinh tế quốc dân; xét điểm thi đánh tư duy + IELTS của Đại học Bách Khoa. Chứng chỉ IELTS 9.0 được quy đổi sang mức điểm thưởng tối đa theo công thức quy đổi của từng trường.
Nam sinh tài hoa, 3 năm liền đạt giải học sinh giỏi quốc gia
Với những nỗ lực của bản thân, chàng trai Lê Thiên Quân đã 3 năm liên tiếp đoạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Lê Thiên Quân là học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Quảng Trị). Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024, Quân đã xuất sắc đạt giải Nhất môn tin học.Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Quân xuất sắc giành giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Các năm trước đó, Quân đạt giải Nhì và Ba.Lê Thiên Quân là học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Quảng Trị (Ảnh: Nhật Anh).Theo Quân, em có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn tin học. Với môn này, Quân rèn luyện được tư duy giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, em có thể dành nhiều thời gian và ngồi cả ngày với máy tính.Từ khi học cấp 2, Quân đã đạt giải Nhất tại cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn toán và tin học. Với kết quả ấn tượng qua các kỳ thi học sinh giỏi, cùng với niềm đam mê, khả năng với tin học, Lê Thiên Quân được tuyển thẳng vào Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.Quân có thái độ học tập rất tích cực. Em luôn đặt ra những kỷ luật cho bản thân trong thực hiện giờ giấc tự giác học hành, nghiên cứu hằng ngày. Em cho biết cần nhất vẫn là sự tập trung cao độ trong học tập để đem lại kết quả.Lê Thiên Quân nhiều năm liền giành giải tại các kỳ thi (Ảnh: Nhật Anh).Lê Thiên Quân luôn xây dựng cho bản thân phương pháp học tập rất khoa học. Đối với môn tin học, em thường rèn luyện mỗi ngày, tích cực tìm tòi, làm bài tập ở các trang trên internet, sách giáo khoa.Ngoài thành tích đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn tin học, năm lớp 10 và 11 Quân còn giành huy chương Vàng môn tin học kỳ thi chọn học sinh giỏi các trường chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ; huy chương Vàng Olympic tin học miền Trung - Tây Nguyên; giải Nhì lập trình ICPC quốc gia; giải Nhất tin học trẻ khu vực miền Trung."Giành giải Nhất môn tin học ở kỳ thi học sinh giỏi quốc gia tạo cho em nhiều cơ hội. Kết quả ấy khiến em rất vui, ngoài mong đợi của bản thân. Thành tích em đạt được là nhờ các thầy, cô giáo của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Thầy, cô luôn tâm huyết, trách nhiệm dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho em", Quân chia sẻ.Với số điểm đạt được tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, Quân được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic năm 2024, dự kiến tổ chức trong tháng 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Quân và thầy giáo Hoàng Văn Diệu (Ảnh: Nhật Anh).Quân đang tập trung ôn luyện, sẵn sàng cho kỳ thi tuyển chọn sắp tới. Nói về dự định tương lai, Quân cho hay, em dự định chọn học ngành khoa học máy tính của Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TPHCM, nếu có cơ hội thì tìm kiếm học bổng du học.Thầy giáo Hoàng Văn Diệu, Chủ nhiệm đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn tin học của tỉnh Quảng Trị, tự hào Quân là cậu học trò thông minh, có năng khiếu về tin học cộng với thái độ học tập nghiêm túc.Bạn bè và mọi người yêu quý Quân không chỉ vì các thành tích "khủng" trong học tập, em còn là học sinh rất năng động, tài hoa, chơi đàn hay, có giọng hát truyền cảm và yêu thích thể thao.Tiến sỹ Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, đánh giá thành tích của Quân và các học sinh đạt được tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia đã phản ánh tố chất, sự cố gắng của học sinh và sự dìu dắt của thầy, cô giáo.Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia vừa qua, đội tuyển Quảng Trị đã đạt được thành tích ấn tượng với 44 giải (Ảnh: Nhật Anh).Theo bà Hương, tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, đội tuyển Quảng Trị đã đạt được thành tích ấn tượng với 44 giải, trong đó có một giải Nhất. Số lượng học sinh đạt giải cao hơn các năm trước."Kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia là sân chơi trí tuệ rất đặc biệt với học sinh. Kết quả các em đạt được là niềm tự hào, minh chứng nổi bật cho ý chí, năng lực và sự cố gắng. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo ghi nhận những thành tích thầy và trò đạt được trong kỳ thi vừa qua", bà Hương nói.
Chân dung tân Đảng viên xinh đẹp đang học lớp 12 trường Ams
Đàm Ngọc Nhi - học sinh lớp 12 chuyên sử Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam - vừa được Đảng bộ nhà trường tổ chức lễ kết nạp Đảng vào ngày 2/2 vừa qua.
Tân Đảng viên 18 tuổi Đàm Ngọc Nhi sở hữu thành tích học tập ấn tượng. Năm học 2023-2024, em giành giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi thành phố, giải Ba kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử, giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp cụm Cầu Giấy - Thanh Xuân, giải Ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố, bằng khen Học sinh 3 Tốt của thành phố Hà Nội.Tân Đảng viên 18 tuổi Đàm Ngọc Nhi bên cạnh Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ảnh: NVCC).Trong hoạt động ngoại khóa, Đàm Ngọc Nhi cũng là gương mặt nổi bật. Nhi là chủ tịch và trưởng ban chuyên môn của Câu lạc bộ khiêu vũ thể thao HAO's nhiệm kỳ 2022-2023, trưởng ban nội dung của câu lạc bộ Leaders Of The Future (Nhà lãnh đạo tương lai) nhiệm kỳ 2022-2023. Đặc biệt, nữ Đảng viên trẻ còn có tài năng ca hát và khiêu vũ. Năm học 2022-2023, Đàm Ngọc Nhi đoạt giải Nhì cuộc thi Giai điệu tuổi hồng cấp cụm Thanh Xuân - Cầu Giấy. Em cũng từng đạt một số huy chương bộ môn dancesport và aerobic cấp quốc gia.Trong cuộc thi cuộc thi tìm kiếm tài năng Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam mùa thứ 15 (Ams' Got Talent), Nhi giành giải Đặc biệt cùng các thành viên câu lạc bộ Cheer Ams.Đàm Ngọc Nhi (ngoài cùng bên trái) tham gia ngày hội định hướng của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ảnh: NVCC).Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Đàm Ngọc Nhi cho biết hành trình trở thành Đảng viên của em có sự hỗ trợ, ủng hộ của cả gia đình. "Gia đình em là một gia đình đảng viên", Đàm Ngọc Nhi nói.Ông ngoại Nhi vừa được 70 năm tuổi Đảng. Do đó, việc Nhi được kết nạp Đảng ở tuổi 18 là niềm tự hào và tiếp nối truyền thống gia đình. Trong khóa học bồi dưỡng nhận thức về Đảng trước khi kết nạp, Đàm Ngọc Nhi đạt loại Giỏi.Nhi đã lên kế hoạch cho việc trở thành Đảng viên từ sớm. Việc học môn lịch sử cũng khiến em xác định rõ các tiêu chí và nhiệm vụ của một Đảng viên. Nhi khẳng định thế hệ GenZ của em không xa rời quá khứ, không thờ ơ với truyền thống cách mạng hay phai nhạt lòng yêu nước."Chúng em luôn khao khát được góp một phần công sức của mình để cống hiến cho đất nước và giúp đỡ cộng đồng, nhân dân", Nhi chia sẻ.Đàm Ngọc Nhi tại lễ xuất quân các đội tuyển học sinh giỏi của Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 (Ảnh: NVCC).Đàm Ngọc Nhi dự định sẽ theo đuổi ngành truyền thông ở bậc đại học. Nhi xác định sẽ học đại học trong nước trước khi tìm kiếm học bổng du học ở bậc cao hơn. Tân Đảng viên mong muốn trở thành một nhà báo.Nhi tự tin với kiến thức xã hội phong phú sau nhiều năm học chuyên sử sẽ giúp ích cho nghề nghiệp tương lai mà em hướng đến."Môn lịch sử không chỉ giúp em hiểu về con người, về thế giới ta đang sống và về nguồn cội của chính mình mà còn giúp em có tư duy logic, tư duy nhân - quả để phân tích các vấn đề của cuộc sống. Em biết ơn các thầy cô đã dạy cho mình những điều đó để em được trưởng thành như ngày hôm nay", Nhi bày tỏ.Đàm Ngọc Nhi là học sinh ưu tú thứ 12 được Đảng bộ Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam kết nạp từ năm 2022 tới nay. 
Nữ sinh chinh phục học bổng 100% của BUV: Nỗ lực nghiêm túc và không tự mãn
Ngọc Diệp, tài năng trẻ của Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) chia sẻ hành trình đầy xúc cảm để trở thành quán quân Học bổng Vương Quốc Anh tại BUV.
Nguyễn Ngọc Diệp hiện là sinh viên năm hai ngành Sáng tạo Đương đại của Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV). Vốn đam mê và có năng khiếu sáng tạo từ khi còn nhỏ, cô gái trẻ xem BUV là nơi chắp bút cho bức tranh nghệ thuật của mình thêm rực rỡ.Tại đây, Ngọc Diệp cho biết, cô có cơ hội tiếp cận với nhiều khía cạnh sáng tạo đa ngành. Không dừng lại ở thiết kế hay vẽ tranh, Ngọc Diệp mở mang kiến thức về kỹ thuật, công nghệ, truyền thông và quản lý. Những trải nghiệm ấy đã khiến cô sinh viên thêm kiên định với tương lai."Em muốn quay về quê nhà tại Vinh, tiên phong mở ra lĩnh vực thiết kế mỹ thuật tại nơi này để giúp đỡ những bạn học sinh có chung niềm đam mê sáng tạo giống mình", Diệp nói.Tuổi thơ của Ngọc Diệp là những tháng ngày rực rỡ với cọ vẽ, với vải vóc và những món đồ handmade (tự tay làm ra). Từ những cuộc thử nghiệm màu sắc - sáp chì, màu nước, lên cấp 2, Ngọc Diệp đã bắt đầu nghiêm túc học vẽ trên máy tính và cho ra đời những ấn phẩm thiết kế đầu tiên.Những thực hành nghệ thuật của cô nữ sinh sáng tạo dần trải rộng từ nhiếp ảnh đến dựng video và làm animation (hoạt hình). Trong hành trình ấy, Ngọc Diệp nhận được nguồn cảm hứng từ chị gái cùng sự định hướng của bố."Hai chị em mình đều yêu thích những gì liên quan đến sáng tạo - một sự yêu thích rất tự nhiên. Và bố mình đã không chỉ tôn trọng sở thích của mình mà còn động viên rằng nghệ thuật sẽ không dừng lại ở một sở thích cá nhân, mà có thể trở thành sự nghiệp để mình theo đuổi nghiêm túc trọn đời", Diệp nói.Cô bạn dành tình yêu cho nghệ thuật từ lúc nhỏ (Ảnh: NVCC).Cột mốc quan trọng đã đến với Diệp trong một cuộc thi về hùng biện và tranh biện do BUV và một trung tâm tiếng Anh địa phương đồng tổ chức. Ngọc Diệp cho hay, cô tham gia với một suy nghĩ rất đơn giản: "Muốn thử sức".Sự hồn nhiên này đã trở thành một phần lý do giúp cô học sinh lớp 10 ngày ấy từng bước chiến thắng và phát triển thành mối lương duyên giữa Ngọc Diệp và BUV. Với thành tích ấn tượng, cô gái trẻ lập tức lọt vào tầm mắt của BUV và bản thân cô cũng đã chọn ngôi trường này là mục tiêu hướng đến.Những năm cấp 3, cô bạn bắt tay vào việc xây dựng portfolio (hồ sơ năng lực) sáng tạo cho bản thân mình. Vốn sở hữu tài năng đa dạng ở nhiều mảng sáng tạo, Ngọc Diệp đưa vào portfolio những tác phẩm tái hiện được phong cách độc bản và sự phát triển của bản thân theo năm tháng. Cô nữ sinh âm thầm chứng minh mình có sự cam kết với chuyên ngành và tương lai mà mình theo đuổi."Sau này khi có cơ hội tiếp xúc với những bạn học sinh cũng mong muốn trở thành sinh viên ngành Sáng tạo Đương đại, mình lại càng thấm thía tầm quan trọng của việc đầu tư chuẩn bị cho portfolio từ sớm. Đó là ngôn ngữ mạch lạc nhất, ấn tượng nhất để bạn thể hiện cá tính, đồng thời khẳng định sứ mệnh và giá trị bạn có thể đem lại cho nhà trường.Vậy nên bạn phải thật nghiêm túc với portfolio của mình. Bên cạnh nội dung, bạn hãy chăm chút cả về thiết kế, đưa vào đó dấu ấn cá nhân để mang đến một bộ hồ sơ chỉn chu đến với hội đồng xét tuyển. Mình quan niệm tốt gỗ, tốt cả nước sơn. Sự chú tâm sẽ tạo ra điều khác biệt. Đây không chỉ là cơ hội để bạn chứng minh tài năng hay khoe thành phẩm, mà còn là sân khấu riêng để bạn kể câu chuyện về mình hiệu quả hơn", Ngọc Diệp nhấn mạnh.Ngọc Diệp xuất sắc dành được 100% học bổng Đại sứ Vương quốc Anh (Ảnh: BUV).Ngọc Diệp lựa chọn nộp hồ sơ cho học bổng Đại sứ Vương quốc Anh bởi ở thời điểm đó, đây là mức học bổng cao nhất tại BUV - 100% học phí. Vẫn với sự hồn nhiên, Ngọc Diệp cho biết, cô muốn thử xem liệu bản thân có đủ năng lực để đạt được mức học bổng cạnh tranh như vậy hay không.Và khi đã trở thành quán quân học bổng, cô nữ sinh sáng tạo nhận ra rằng, học bổng 100% của mình không chỉ được học tập miễn phí mà còn là sự công nhận với nỗ lực nghiêm túc. Tuy nhiên, Ngọc Diệp cho hay, cô sẽ không lấy đó làm tự mãn, mà tự nhắc nhở mình phải có trách nhiệm và kiên định để cống hiến cho tương lai không xa.
Nữ sinh Bách khoa và bí quyết giành liên hoàn học bổng
Từ năm 2 đến năm thứ 4, Thảo Anh (Đại học Bách khoa Hà Nội) liên tiếp đạt học bổng học tập loại A. Em cũng là sinh viên hiếm hoi đạt nhiều học bổng danh giá khác.
Trần Thị Thảo Anh là sinh viên K64 Chương trình tiên tiến Hệ thống Nhúng và IOT Trường Điện - Điện tử (Đại học Bách khoa Hà Nội).Nữ sinh Bách khoa giành liên hoàn học bổngNữ sinh K64 đã vượt qua các môn đại cương ngay từ vòng đầu, đạt điểm cao thứ 2 của lớp. Kết thúc năm nhất với điểm học tập GPA 3.88/4.0, điểm rèn luyện 93/100, giành học bổng Khuyến khích học tập loại A.Không dừng ở kết quả trên, đầu tháng 8/2023, cô gái giành được học bổng của KAIST Electrical Eng Hàn Quốc dành cho sinh viên năm cuối có dự định học tiếp sau đại học.Cuối tháng 8/2023, cô giật tiếp học bổng chương trình Summer Seminar Program 2023 của Học viện Công nghệ Toyota Nhật Bản đài thọ tất cả các chi phí đi lại, sinh hoạt cho sinh viên sang Nhật 2 tuần.Thảo Anh trong Lễ trao bằng tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội năm 2023 (Ảnh: Thanh Lê).Tháng 1 vừa qua, vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Thảo Anh xếp thứ nhất trong số 8 nữ sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội được trao học bổng Nữ sinh công nghệ từ Tập đoàn Bosch Global Software Technologies Vietnam, trị giá 11 triệu đồng.Nữ sinh cho biết, em sẽ dùng một phần học bổng để cảm ơn bố mẹ, số còn lại em đăng ký các khóa học nâng cao kiến thức phát triển bản thân.Trần Thị Thảo Anh đạt thành tích đồ án xuất sắc nhất Hội đồng bảo vệ tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông trong kỳ bảo vệ tốt nghiệp tháng 8 vừa qua với đề tài "Tối ưu truyền dẫn video 360 qua giao thức HTTP/3", CPA đứng thứ 2 toàn Trường Điện Điện tử.Với thành tích học tập xuất sắc, cô vinh dự được đọc bài phát biểu trong Lễ tốt nghiệp Trường Điện - Điện tử vừa qua.Theo đại diện nhà trường, mặc dù mới tốt nghiệp nhưng Thảo Anh được nhiều doanh nghiệp săn đón với mức lương khá hấp dẫn. Hiện cô làm việc tại Viện Hàng không vũ trụ Viettel.Thảo Anh mong muốn tiếp tục tìm học bổng để du học thạc sỹ và cao hơn. Cô mơ ước sau này sẽ trở về làm giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội được tiếp tục theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học.Thảo Anh nhận Học bổng học bổng Nữ sinh công nghệ từ Tập đoàn Bosch Global Software Technologies Vietnam (Ảnh: Thanh Lê).Tìm gốc mọi lúc mọi nơiĐam mê nghiên cứu khoa học, thích tìm hiểu khám phá những vấn đề liên quan đến khoa học kỹ thuật, Thảo Anh thường xuyên tìm đọc các loại sách liên quan đến khoa học công nghệ, chuyên ngành của mình.Ngay từ lúc học phổ thông, em rất thích những môn liên quan đến thí nghiệm, tính toán logic. Đam mê này còn theo vào cả list phim "giải trí" trên tivi như: Chương trình khám phá về khoa học, chương trình khoa học thí nghiệm… "Em luôn ước mơ sau này được làm nghiên cứu khoa học" - Thảo Anh tâm sự.Sang năm 2 học các môn chuyên ngành, cô nữ sinh này gặp phải môn hóc búa "thiết kế vi xử lý" khiến đôi lúc cô gái cảm giác như mất định hướng. Cô tự hỏi bản thân, học "nhúng" mà không hiểu gì về "nhúng" vậy mình đang mất gốc ở đâu?Để giải đáp cho trăn trở "mất gốc" trên đây, Thảo Anh chủ động liên lạc với các thầy cô chuyên môn sâu để được hướng dẫn; luyện tập các phần mềm theo kiến thức đã học; gặp những vấn đề khó giải quyết, nữ sinh sẽ mang lên lab để các anh chị khóa trước hướng dẫn, thảo luận.Quyết tâm không bỏ cuộc, Thảo Anh đã vượt qua môn "thiết kế vi xử lý", đứng trong top đầu của lớp.Chia sẻ về bí quyết giành "liên hoàn học bổng", Thảo Anh cho biết, ngay từ năm nhất, em gặp rất nhiều áp lực học tập bởi chương trình tiên tiến Hệ thống nhúng và IOT là khóa đầu tiên của Trường Điện - Điện tử học bằng tiếng Nhật, học ghép với lớp tài năng.Trong môi trường toàn những "siêu nhân", kiến thức nhiều và khó, nữ sinh sợ mình không theo kịp, bị tụt lại phía sau.Thảo Anh bắt đầu lên kế hoạch học tập và mục tiêu phấn đấu, đầu tiên là nâng cao kỹ năng tiếng Nhật và đạt điểm cao các môn đại cương.Em học tiếng Nhật mọi lúc, mọi nơi. Chẳng hạn, khi gặp đèn đỏ, cô gái tranh thủ đếm bằng tiếng Nhật, tìm những chủ đề dạy tiếng Nhật trên youtube để học, tích cực tương tác với giáo viên Tiếng Nhật ngoài giờ, chăm chỉ làm bài tập về nhà…Đối với Thảo Anh, nghe giảng trên lớp chưa bao giờ đủ. Ngoài những giờ trên lớp, nữ sinh lên thư viện tự học, gặp vấn đề khó cô gái kết nối nhờ thầy/cô giáo giải đáp.Nữ sinh còn tìm hiểu, học hỏi thêm kiến thức của các bạn trong trường và ngoài trường, tham gia các nhóm học tập, chủ động giảng lại kiến thức cho những bạn còn yếu. "Chia sẻ kiến thức như thế sẽ khiến em nhớ sâu hơn và không quên bài", Thảo Anh bày tỏ.Ngoài giờ học, nữ sinh còn tham gia nghiên cứu khoa học cùng các thầy cô trên lab. Giáo viên hướng dẫn trên lab của Thảo Anh là cô Trương Thu Hương."Em học tập được từ cô Thu Hương rất nhiều kỹ năng, kiến thức và cả những ứng xử trong cuộc sống thường ngày", Thảo Anh tâm sự.Dưới sự hướng dẫn của "cô giáo idol", Thảo Anh và thành viên trong lab đã có bài báo đăng trên tạp chí AIP Conference Proceedings năm 2023.Thanh Lê
Thành viên nhóm nhảy đường phố đạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia
Trần Bích Ngọc - học sinh lớp 12 Toán Trường THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang - vừa đạt thành tích xuất sắc tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Ngọc cũng là thành viên của nhóm nhảy Street Crew.
"Học nhiều chưa chắc sẽ giỏi"Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024, Trần Bích Ngọc, nữ sinh chuyên Toán Trường THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang, đã mang về giải Nhì cho đội tuyển sinh học của tỉnh nhà.Ngọc đồng thời là người đạt số điểm cao nhất tỉnh, trở thành 1 trong 32 thí sinh trên toàn quốc được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế môn sinh học.Em Trần Bích Ngọc, học sinh lớp 12 Toán Trường THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang (Ảnh: NVCC).Trần Bích Ngọc theo đuổi toán học từ nhỏ. Do đó, khi rẽ ngang sang sinh học vào giữa năm lớp 10, Ngọc đã gặp khó khăn. Ngọc thú nhận có lúc cảm thấy nản vì toán và sinh khác nhau quá, toán ngắn gọn khúc chiết còn sinh thì "dài miên man". Tuy nhiên, sự nhiệt tình của thầy cô trong việc hỗ trợ, bổ túc kiến thức cho Ngọc để em theo kịp các bạn chuyên sinh trong đội tuyển đã khiến Ngọc có động lực và cảm hứng để vượt qua những ngày đầu gian nan."Khi vượt qua rồi thì càng học em càng thấy yêu thích, càng học càng thấy kiến thức mênh mông hấp dẫn mình. Thú vị hơn cả là có rất nhiều kiến thức sinh học ứng dụng được ngay vào thực tế. Như khi học về virus, vi khuẩn, em biết được những trường hợp ốm sốt nào nên dùng kháng sinh và những trường hợp dùng kháng sinh không có hiệu quả gì. Môn sinh vì thế rất gần gũi", Ngọc say sưa nói về môn học mà em đang gắn bó.Nói về cách học hiệu quả để đạt thành tích cao, Trần Bích Ngọc cho biết em không học nhiều vì "học nhiều chưa chắc sẽ giỏi". Ngọc chọn cách học khoa học. Với hệ thống kiến thức cần ôn tập, Ngọc lập kế hoạch, chia giai đoạn cho từng phần, rồi sắp xếp lịch học hợp lý. Ngoài những kiến thức thầy cô giảng dạy, Ngọc tìm thêm sách hoặc lên mạng tìm đọc tài liệu liên quan bằng tiếng Anh từ các nguồn thư viện mở, cập nhật kiến thức mới, thí nghiệm mới từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Em cũng dành thời gian luyện tập nhiều dạng bài để tìm cách giải tốt nhất, "đẹp" nhất.Cách học mạch lạc, có chiến lược rõ ràng của Ngọc đã giúp em lần lượt gặt hái thành tích đáng nể.Trần Bích Ngọc bên những chiếc huy chương (Ảnh: NVCC).Lớp 11, Ngọc dự thi vượt cấp kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và giành giải Khuyến khích. Lớp 12, em giành huy chương Bạc Trại hè Hùng vương, huy chương Đồng cuộc thi chọn học sinh giỏi các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ, huy chương Bạc cuộc thi Olympic Chuyên Khoa học tự nhiên…Với giải Nhì quốc gia môn sinh học năm nay, Ngọc là học sinh duy nhất của tỉnh Tuyên Quang lọt vào vòng 2. Hiện Ngọc được thầy cô lên kế hoạch luyện tập để em có thể đạt mục tiêu là góp mặt vào đội tuyển Oympic sinh học quốc tế, đại diện Việt Nam thi tài cùng bạn bè năm châu.Bố mẹ cổ vũ ra đường đi nhảy cùng bạn bèDù là học sinh chuyên toán, Trần Bích Ngọc lại có năng khiếu nghệ thuật và yêu thích hoạt động xã hội, thiện nguyện. Với chiều cao 1,75m, ngoại hình ưa nhìn, khả năng giao tiếp tự tin, Ngọc được các thầy cô tin cậy giao cho vai trò dẫn chương trình các sự kiện lớn của trường, đoàn, đội. Đặc biệt, Ngọc mê nhảy từ bé. Em tự học nhảy qua các clip trên Youtube. Tới lớp 10, Ngọc tham gia vào nhóm nhảy Street Crew - một trong những nhóm nhảy underground (đường phố) có bề dày thành tích nhất Tuyên Quang. Ngọc thường xuyên đi biểu diễn và thi đấu cùng nhóm, mang về nhiều giải thưởng lớn nhỏ.Trần Bích Ngọc trên sân khấu biểu diễn (Ảnh: NVCC).Ngọc chia sẻ, bố mẹ rất ủng hộ em tham gia các hoạt động nghệ thuật. "Bố mẹ lúc nào cũng sợ em ở nhà học quá nhiều nên thường xuyên cổ vũ em đi nhảy cùng bạn bè", Ngọc nói.Hoạt động vũ công bán chuyên nghiệp không ảnh hưởng tới việc học của Ngọc. Ngược lại, nhờ đi nhảy mà Ngọc học hiệu quả hơn. Nhóm nhảy Street Crew Tuyên Quang mà Ngọc tham gia (Ngọc đứng hàng dưới thứ 2 từ phải qua - Ảnh: NVCC)."Học tập, ôn luyện rất vất vả, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, tinh thần tốt. Nhảy giúp em có những giờ phút thực sự thư giãn, đầu óc thông thoáng hơn, tỉnh táo hơn, cơ thể khỏe khoắn, linh hoạt và tràn đầy năng lượng, có thêm cảm hứng và sự tập trung trong việc học. Em nghĩ rằng bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng sẽ có tác dụng tương tự miễn là mọi người yêu thích nó. Học môn sinh học nên em tin rằng việc học hiệu quả nhất là khi song hành với rèn luyện thể chất", Ngọc chia sẻ.Ước mơ tương lai của Ngọc là trở thành một bác sĩ giỏi. Còn những bước nhảy đã là một phần của con người em. 
Chuyện về cặp song sinh cùng đạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia
Nguyễn Lê Bảo Long và Nguyễn Lê Thành Công, học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) là anh em sinh đôi, có niềm đam mê sinh học và cùng đạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia.
Bảo Long học chuyên hóa và Thành Công chuyên sinh, Trường THPT chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa là anh em sinh đôi. Cặp song sinh cùng đạt giải Nhất môn sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024.Bảo Long và Thành Công đang chuẩn bị hành trang ra Hà Nội ôn thi quốc tế. Bảo Long cho biết, em rất vui, hạnh phúc khi biết mình đạt giải Nhất trong kỳ thi quan trọng vừa qua.Bảo Long và Thành Công chia sẻ niềm vui khi đạt giải Nhất môn sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 (Ảnh: Hạnh Linh)."Năm ngoái, khi học lớp 11, em tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT môn sinh học và đạt giải 3 nên năm nay em quyết tâm "vượt" giải. Khi làm bài xong, em được thầy, cô chấm và biết mình sẽ được điểm cao nhưng không nghĩ là giải Nhất", Bảo Long nói.Dù học chuyên hóa, song Bảo Long lại có niềm đam mê với môn sinh học nên em chú tâm học, tiếp thu rất nhanh. Theo Bảo Long, để học tốt môn sinh học cần phải học vững kiến thức lý thuyết, sau đó làm các bài tập vận dụng, đồng thời, đọc thêm sách tham khảo, tìm hiểu các dạng đề, kiến thức trên internet.Bảo Long chăm chỉ ôn luyện cho kỳ thi sắp tới (Ảnh: Hạnh Linh).Bảo Long cho biết, năm cấp 2, em tham gia thi học sinh giỏi tỉnh nhưng không đạt giải. Thất bại trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh giúp em có thêm kinh nghiệm, động lực để em phấn đấu, nỗ lực hơn.Chia sẻ về kinh nghiệm đạt điểm cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, nam sinh, cho biết đó là việc phân chia thời gian từng câu hợp lý và giữ vững tâm lý khi làm bài.Nói về ước mơ của mình, Bảo Long cho hay, em rất hâm mộ "bác sĩ bố". Bố chính là người truyền động lực cho anh em Long cố gắng, nỗ lực trong học tập. Bảo Long có khát khao được khoác áo trên mình chiếc áo blouse như bố, tham gia khám, chữa bệnh cho mọi người.Thành Công có niềm đam mê với môn sinh học (Ảnh: Hạnh Linh).Cũng như người anh song sinh của mình, Thành Công có niềm đam mê với môn sinh học và luôn ước mơ trở thành bác sĩ. Thành Công cho biết, bố em là bác sĩ, thường đi sớm, về muộn, còn phải trực, song mỗi lần nghe bố tâm sự về "hồi sinh" cho bệnh nhân em thấy rất vui. Điều đó là động lực, giúp anh em Công cố gắng mỗi ngày.Theo Thành Công, bề dày thành tích của Trường THPT chuyên Lam Sơn khiến em áp lực. Tuy nhiên, với Thành Công, áp lực đó cũng tạo cho em động lực để vươn lên trong học tập."Lần này ra ôn thi, em cố gắng đạt kết quả cao nhất, hy vọng được chọn đi thi quốc tế, nỗ lực giành huy chương thay cho lời cảm ơn đến thầy cô, bố, mẹ đã dạy dỗ, truyền cảm hứng cho em suốt thời gian qua", Thành Công nói.Cô giáo Lê Thị Thủy, giáo viên môn sinh học, Trường THPT chuyên Lam Sơn - người trực tiếp dạy cặp song sinh Bảo Long và Thành Công, cho biết bắt đầu dạy hai em từ khi lớp 10 và thấy các em có tố chất, rất thông minh.Bảo Long (bên phải) và Thành Công (Ảnh gia đình cung cấp)."Hai em đến với môn sinh học muộn nhưng lại rất đam mê. Nhiều hôm đêm khuya vẫn cần mẫn học, giải bài; bài nào không giải được lại gọi điện cho tôi giữa đêm, cả ba cô trò cùng tìm đáp án", cô Thủy tâm sự.Theo cô Thủy, trước khi kỳ thi chính thức diễn ra, các em tham gia thi giao lưu và luôn đạt điểm số cao. Khi bước vào kỳ thi chính thức, cô đặt rất nhiều kỳ vọng các em sẽ có giải và các em đã làm được điều đó.Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa có 90 học sinh tham gia và có tới 84 em đạt giải. Trong đó có 9 giải Nhất, 22 giải Nhì, 23 giải Ba và 30 giải Khuyến khích.Đáng chú ý, trong 84 giải, có tới 83 giải là của học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn; thí sinh còn lại của trường THPT Chu Văn An, thành phố Sầm Sơn.Với tổng số giải đạt được, Thanh Hóa xếp thứ 10 toàn quốc sau các tỉnh, thành: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Nghệ An, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh và Nam Định.
Điều ít biết về nam sinh Vĩnh Phúc giải nhất cuộc thi Trí tuệ nhân tạo
Theo đánh giá của ban tổ chức, phần trình bày của em đã vượt xa khuôn khổ một cuộc thi, vượt xa sự mong đợi của hội đồng giám khảo về những kiến thức của một học sinh trung học.
Ngọc Duy nhận giải nhất 50 triệu đồng của cuộc thi (Ảnh: Thu Trang).Tại Lễ vinh danh Giải thưởng Trí tuệ nhân tạo 2023 vừa qua, có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 3 giải Ba được xướng tên. Trong đó, giải Nhất thuộc về Nguyễn Ngọc Duy, Trường Trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc.Theo đánh giá của Ban tổ chức, Duy luôn bình tĩnh, tự tin và dấn thân với những câu hỏi và chủ đề hóc búa của Trí tuệ nhân tạo. Những câu trả lời Duy đưa ra đã vượt xa tưởng tượng của hội đồng về một học sinh trung học.Dưới sự hướng dẫn của thầy Phùng Văn Kiệm, giáo viên môn Công nghệ của Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, Ngọc Duy luôn bình tĩnh, tự tin và dấn thân với những câu hỏi và chủ đề hóc búa của bài thi Trí tuệ nhân tạo. Các giám khảo đã đánh giá rất cao khả năng tư duy logic, có chiều sâu, kết cấu chặt chẽ bài thi của Duy.Vào vòng chung kết trực tiếp, trước hội đồng các giáo sư, chuyên gia quốc tế đến từ trường Đại học Harvard, Đại học MIT, các chuyên gia đầu ngành trong nước, Ngọc Duy tiếp tục tự tin thể hiện tư duy nhạy bén, trình bày ý tưởng sáng tạo, cá tính, sâu và chắc từng câu chữ.Nguyễn Ngọc Duy, Trường Trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Ngọc Duy cho hay, em rất bất ngờ và vui mừng khi mình đạt giải Nhất chung cuộc."Trong quá trình nghiên cứu, em gặp nhiều khó khăn gần như bỏ cuộc vì kiến thức còn hạn hẹp nhưng em có sự hỗ trợ sát sao từ thầy giáo và gia đình.Thầy giáo giúp em tìm kiếm thông tin trên mạng, xin ý kiến tư vấn từ các giáo sư, tiến sĩ của một số đại học ở Hà Nội giúp em vượt qua.Chính vì mảng trí tuệ nhân tạo rất rộng lớn, bản thân còn nhiều thiếu sót nên em không nghĩ mình đoạt giải nhất", Duy tâm sự.Được biết trước khi tham gia cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023, Duy đã từng tham gia dự án Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, ít nhiều em có kinh nghiệm thực tế cho cuộc thi."Những lần em đến Hà Nội chơi, nhận thấy đường phố ở đây có vạch cho người khuyết tật nhưng những ưu tiên này còn nhiều hạn chế, nhiều khi người khuyết tật phải đi xuống lòng đường.Với sự đồng hành của thầy giáo hướng dẫn, cộng với định hướng từ bố mẹ, em đã chọn nghiên cứu trí tuệ nhân tạo để áp dụng vào máy móc, giúp cải thiện cuộc sống cho những người xung quanh, trong đó có cả người khuyết tật", nam sinh này nói.Ngọc Duy cùng thầy giáo hướng dẫn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Thầy Phùng Văn Kiệm, giáo viên hướng dẫn Ngọc Duy chia sẻ, rất nhiều khó khăn trong quá trình em tham gia cuộc thi này.Theo thầy Kiệm, em thiếu tài liệu tiếng Việt, thiếu chuyên gia để tham khảo, thiếu kinh nghiệm và thiếu cả sự trải nghiệm cần thiết. Mặc dù vậy, nhờ nỗ lực, cả thầy và trò đã gặt hái thành công xuất sắc.Cuộc thi do Tổ chức VLAB Inovation phát động và phối hợp tổ chức, có quy mô toàn quốc nhằm tôn vinh những tư duy, phát kiến tiêu biểu, xuất sắc, góp phần hữu hiệu trong việc tạo dựng một xã hội văn minh, hiện đại.Cuộc thi diễn ra theo ba vòng, với nội dung theo những chủ đề xoay quanh Trí tuệ nhân tạo.Trải qua 9 tháng, cuộc thi đã nhận được hàng nghìn bài dự thi đến từ 240 trường trung học tại 63 tỉnh thành trên khắp cả nước.
Hai anh em song sinh giành giải Nhất học sinh giỏi quốc gia
Hai anh em song sinh đang theo học lớp 12 của Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) xuất sắc đạt giải Nhất môn sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024.
Sáng 27/1, ông Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa (Thanh Hóa), cho biết trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024, nhà trường có 83 trong tổng số 84 học sinh đạt giải của tỉnh Thanh Hóa.Trong số 84 em đạt giải, có 9 giải Nhất, 22 giải Nhì, 23 giải Ba và 30 giải Khuyến khích. Trong đó, sinh học là môn có học sinh giành được nhiều giải Nhất trong kỳ thi năm nay (3 giải).Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tặng quà đến các học sinh tại lễ ra quân đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 (Ảnh: Trường THPT chuyên Lam Sơn).Theo thầy Sơn, trong số 3 học sinh đạt giải Nhất môn sinh học có 2 bạn là anh em song sinh. Đó là em Nguyễn Lê Bảo Long lớp 12 chuyên hóa và em Nguyễn Lê Thành Công lớp 12 chuyên sinh."Đây là thành tích cao nhất từ trước đến nay. Trước kỳ thi, nhà trường đã chuẩn bị từ rất sớm. Bắt đầu từ cuối năm học trước, nhà trường đã chủ động thành lập các đội dự tuyển, ôn luyện trong dịp hè, bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em", thầy Sơn nói.Cũng theo thầy Sơn, ngoài cặp song sinh giành giải Nhất môn sinh, có một em học sinh lớp 10 là Hoàng Bảo Châu đã xuất sắc giành giải Nhất môn địa lý.Năm nay, tỉnh Thanh Hóa tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia với số lượng thí sinh đông nhất là 90 em, chia đều ở 9 môn là toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý và tiếng Anh.
Nam sinh Hà Nội học trường 28 điểm đầu vào hai lần đạt giải quốc gia vật lý
Vũ Thế Sơn - học sinh lớp 12A12 Trường THPT Phùng Khắc Khoan - có hai năm liên tiếp đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn vật lý. Em từng có điểm thi đầu vào cấp 3 thấp.
Trượt trường chuyên, nam sinh "trường làng" được thầy hiệu trưởng phát hiện tài năngĐội tuyển vật lý của Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 có duy nhất một học sinh "trường làng". Đó là em Vũ Thế Sơn - học sinh lớp 12A12 Trường THPT Phùng Khắc Khoan, huyện Thạch Thất. Sơn đạt 26 điểm, giành giải Nhì toàn quốc và đứng thứ 5 của đoàn Hà Nội. 19 thí sinh còn lại là học sinh chuyên của các trường: THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây.Đáng chú ý, đây là năm thứ hai Sơn đạt giải quốc gia. Năm học 2022-2023, Sơn thi vượt cấp và đạt giải Ba, cũng là học sinh "trường làng" duy nhất trong đội tuyển.Em Vũ Thế Sơn tại lễ "xuất quân" của đoàn Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 (Ảnh: NVCC).Người có công phát hiện và bồi dưỡng Sơn là thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường THPT Phùng Khắc Khoan.Sơn từng thi vào Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên nhưng không đỗ. Em đỗ vào trường huyện với số điểm không cao, không đạt mức điểm vào được lớp chọn của trường. Tuy nhiên, đầu năm học, theo chính sách do thầy Trung đưa ra, tất cả các học sinh đều làm một phiếu khảo sát về sở thích, năng lực, sở trường. Trong phiếu khảo sát của Sơn, thầy Trung nhìn thấy em từng có giải học sinh giỏi cấp thành phố môn vật lý. Vì vậy, thầy Trung vẫn quyết định cho Sơn làm riêng một bài kiểm tra tư duy. Sau khi Sơn vượt qua bài kiểm tra này, thầy Trung xếp Sơn vào lớp bồi dưỡng tài năng để giúp em phát huy được tối đa năng lực của mình. Thứ 7, chủ nhật hàng tuần, thầy Trung đến trường làm việc tại phòng thí nghiệm vật lý. Tại đây, thầy kèm cặp trực tiếp Sơn cùng một vài học sinh có tố chất đặc biệt khác. Nhờ tư chất nổi trội, ngay trong kỳ đầu lớp 10, Sơn đã đạt giải Nhất môn vật lý lớp 11 cấp cụm Thạch Thất - Quốc Oai.Một năm sau đó, thầy Trung đưa Sơn vào học chung nhóm 4 anh chị xuất sắc nhất lớp 12. Sơn tiếp tục thể hiện tài năng khi vượt qua các anh chị, giành giải Nhì cấp thành phố và giải Ba cấp quốc gia.Thầy Trung cho hay, thành tích của Sơn có sự đóng góp của nhiều thầy cô. Các thầy cô dạy cho Sơn không chỉ ở Trường THPT Phùng Khắc Khoan mà còn gồm những giáo viên đã ôn luyện cho Sơn trong thời gian tập trung đội tuyển quốc gia môn vật lý của Hà Nội. Bên cạnh đó còn có những người thầy mà thầy Trung đã kết nối để dạy cho học trò của mình qua các hình thức trực tiếp lẫn online."Tôi không đủ năng lực để dạy học sinh đạt giải quốc gia. Đó là công của nhiều thầy cô khác và tôi rất biết ơn về điều này", thầy Sơn bộc bạch. Mẹ của em Vũ Thế Sơn chia sẻ, ngoài giờ học ở trường, Sơn có một nhóm bạn là học sinh các trường chuyên thường xuyên trao đổi thông tin, thảo luận bài vở, chia sẻ các tài liệu hay. Sơn học được rất nhiều từ các bạn.Trừ thời điểm ôn thi tăng cường cho các kỳ thi, Sơn duy trì lịch học ổn định, đi ngủ vào 23h30 và giải trí với bóng đá. Sơn dự tính sẽ theo đuổi ngành tự động hóa ở bậc đại học. Thầy hiệu trưởng trẻ nhất Hà Nội tiết lộ bí quyết mang giải quốc gia về "trường làng"35 tuổi, thầy Nghiêm Hồng Trung được bổ nhiệm vị trí hiệu trưởng Trường THPT Phùng Khắc Khoan, trở thành hiệu trưởng trường THPT trẻ nhất của Hà Nội. Một trong những công tác mà thầy Trung tập trung đẩy mạnh ở cương vị hiệu trưởng là bồi dưỡng học sinh giỏi. Theo quan điểm của thầy, chỉ cần mô hình chuẩn, phương pháp đúng, học sinh trường làng cũng có thể trở nên xuất sắc.Thầy Trung bắt tay vào thực hiện giải pháp "mô hình chóp" bằng việc khảo sát sở trường của từng học sinh, sau đó nhóm học sinh vào các lớp theo đúng năng lực, thế mạnh.Trong quá trình triển khai, thầy Trung giám sát sự phát triển, thích ứng của từng học sinh. Học sinh nào không phù hợp với thầy giáo phụ trách hoặc chưa có sự nỗ lực cần thiết sẽ được điều chuyển sang lớp khác. Thầy Nghiêm Hồng Trung và em Vũ Thế Sơn (Ảnh: NVCC)."Tôi vẫn nói với các em rằng, không có thầy giáo nào đủ tốt cho mọi học sinh. Sẽ có học sinh phù hợp, có học sinh không. Nên nhiệm vụ của tôi là trao học sinh cho đúng người thầy phù hợp", thầy Trung chia sẻ.Thầy Trung từng dắt tay con ra khỏi lớp định hướng chọn toán của trường mình phụ trách vì thấy con không phù hợp. Sau 3 năm triển khai giải pháp "mô hình chóp" đào tạo và bồi dưỡng tài năng, Trường THPT Phùng Khắc Khoan có giải quốc gia đầu tiên ở môn văn vào năm 2020. Năm 2021, trường có giải quốc gia môn hóa học. Năm học 2022-2023 và 2023-2024, trường có giải Ba và giải Nhì môn vật lý do em Vũ Thế Sơn mang về.Bên cạnh đó, số lượng học sinh giỏi cấp thành phố của Trường THPT Phùng Khắc Khoan hàng năm rất đông.Giải pháp "mô hình chóp" của thầy Trung đã đạt giải "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" vì tính khả thi và hiệu quả, nhất là tại một ngôi trường có điểm đầu vào lớp 10 nằm trong nhóm thấp nhất của Hà Nội. Năm 2023, trường có điểm chuẩn 28,75, trung bình hơn 5,6 điểm/môn.Thầy Trung tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội khoa sư phạm vật lý, từng đạt giải Olympic vật lý sinh viên toàn quốc. Không chỉ có giải pháp đột phá trong công tác đào tạo học sinh giỏi, thầy Trung còn thúc đẩy hoạt động nghệ thuật và thể thao ở trường. Trường THPT Phùng Khắc Khoan là trường cấp 3 công lập không chuyên đầu tiên của Hà Nội dạy môn âm nhạc với toàn bộ khung chương trình, nhân sự do Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam chuyển giao, hỗ trợ. Trường cũng có 4 lần vào chung kết giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh thủ đô.
Một học sinh lớp 10 ở TPHCM giành giải nhất văn toàn quốc
Em Nguyễn Hồng Anh, học sinh lớp 10, Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM) giành giải nhất môn ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024.
Thông tin từ Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM), trường có 58 giải tại trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024, trong đó, có 3 giải nhất, 13 giải nhì, 22 giải ba và 20 giải khuyến khích.Em Nguyễn Hồng Anh (mặc sơ mi áo, thứ 2 từ trái qua hàng đứng), học sinh lớp 10 giành giải nhất môn văn trong kỳ thi học giỏi sinh quốc gia (Ảnh: Trường Phổ thông Năng khiếu).3 giải nhất tại trường thuộc về em Trần Trung Khang ở môn toán, em Bùi Quang Duy môn sinh và em Nguyễn Hồng Anh ở môn văn.Đặc biệt, em Nguyễn Hồng Anh, người giành giải nhất môn văn trong kỳ thi này đang là học sinh lớp 10 chuyên văn tại trường.Tại trường Phổ thông Năng khiếu, cũng có 6 em học sinh lớp 10 khác đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay ở các môn toán, văn, tiếng Anh, tin học, lịch sử.Thông tin từ phía nhà trường, có 2 học sinh đạt giải môn toán, một học sinh đạt giải môn sinh, một học sinh đạt giải môn tin của trường được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển đại diện Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2024.Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024 được tổ chức vào các ngày 5 và 6/1 vừa qua. Thông tin từ Bộ GD&ĐT, cả nước có 5.812 thí sinh đến từ 70 đơn vị tham gia dự thi ở 12 môn thi gồm toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lí, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc.Hội đồng chấm thi đã chọn được 3.351 thí sinh đạt giải chiếm 57,65%.Học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu trong lễ ra quân kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 (Ảnh: Trường Phổ thông Năng khiếu).Theo kế hoạch, tháng 3/2024, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi chọn học sinh THPT vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2024, đối với các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học và tin học.
Giảng viên quê Tây Ninh là tân Giáo sư duy nhất ở Bách khoa TPHCM 2023
Năm 2023, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) chỉ có duy nhất một người được bổ nhiệm chức danh Giáo sư. Ông là PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc, quê Tây Ninh.
Năm 2023, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) có 13 giảng viên được công nhận đạt chuẩn và được bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư. Trong đó, chỉ duy nhất một người được bổ nhiệm Giáo sư là PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc.TS Nguyễn Hữu Lộc, người duy nhất được bổ nhiệm Giáo sư tại Trường Đại học Quốc gia TPHCM (Ảnh: Như Quỳnh).TS Nguyễn Hữu Lộc, sinh năm 1964, quê ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, làm việc tại khoa Cơ khí của trường.Ông Lộc nhận bằng đại học vào năm 1988 ngành cơ khí tại Trường Đại học Công nghệ Quốc gia Belarus. Đến năm 1992, ông nhận bằng tiến sĩ cũng tại Trường Đại học Công nghệ Quốc gia Belarus.Đến nay, TS Nguyễn Hữu Lộc đã công bố 84 bài báo khoa học, trong đó 28 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín (SCIE/Scopus), xuất bản 3 giáo trình, 17 tài liệu tham khảo.Trong quá trình giảng dạy, ông đã và đang hướng dẫn 6 nghiên cứu sinh, trong đó hướng dẫn chính 4 người bảo vệ luận án tiến sĩ; hoàn thành 7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên sau Phó giáo sư với vai trò chủ nhiệm đề tài 2 cấp cơ sở, 5 đề tài cấp bộ.Các hướng nghiên cứu chủ yếu của TS Nguyễn Hữu Lộc là thiết kế cơ khí máy và chi tiết máy, bao gồm: mô hình hóa, mô phỏng và thiết kế tối ưu; thiết kế theo độ tin cậy; thiết kế chi tiết máy và thân máy; tối ưu hóa thông số các quá trình công nghệ và thông số kỹ thuật của máy.Một trong những dấu ấn có thể kể đến của TS Nguyễn Hữu Lộc khi ông giữ vai trò chỉ đạo trực tiếp đề án triển khai thí điểm CDIO tại Đại học Quốc gia TPHCM cho nhóm ngành kỹ  thuật cơ khí, máy  tính và công nghệ thông tin.Từ đề án này, Trường ĐH Bách khoa TPHCM quyết định triển khai đại trà toàn bộ chương trình đào tạo theo CDIO từ năm 2014.CDIO (Conceive - hình thành ý tưởng; Design thiết kế ý tưởng; Implement - thực hiện; Operate - vận hành) là phương pháp luận giáo dục được đề xuất bởi một nhóm gồm 4 trường đại học, dẫn đầu là MIT (Mỹ) nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các ngành kỹ thuật.TS Nguyễn Hữu Lộc nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2008. Năm 2014, ông được trao danh hiệu Nhà giáo ưu tú.GS.TS Nguyễn Hữu Lộc (Ảnh: Hoài Nam).GS.TS Nguyễn Hữu Lộc trải lòng, quá trình suốt 40 năm học tập và lao động, ông nhận thấy vai trò của tự học cực kỳ quan trọng. Tự học chính là con đường giúp mỗi người tìm tòi kiến thức, thế giới và năng lực của bản thân.Ông cũng bày bỏ băn khoăn về khả năng tự học của học sinh, sinh viên ngày nay khi các em bị lệ thuộc vào việc đi học thêm quá nhiều.
Thủ khoa Học viện An ninh: "Em muốn ưu tú để phụng sự Tổ quốc, nhân dân"
Với niềm đam mê đặc biệt với chuyên ngành Điều tra hình sự, Nguyễn Ngọc Dũng đã xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của Học viện An ninh nhân với điểm trung bình 3.51/4, dẫn đầu toàn Học viện.
Thủ khoa đầu ra, được thăng hàm Trung úy trước thời hạn Vừa qua, Nguyễn Ngọc Dũng (SN 2001, quê Thái Nguyên) đã trở thành thủ khoa dẫn đầu toàn Học viện An ninh nhân dân. Với thành tích xuất sắc này, Dũng đã được thăng hàm từ Thiếu úy lên Trung úy trước thời hạn một năm.Trong suốt 4 năm theo học tại Học viện An ninh nhân dân, Dũng là một lớp trưởng gương mẫu, luôn hăng hái tham gia các hoạt động của lớp và đoàn trường.Được biết, Dũng đã được theo học cấp 3 tại trường Văn hóa 1, Bộ Công an. Trong thời gian đó, Dũng được trải nghiệm môi trường huấn luyện của Bộ Công an và đặc biệt được truyền động lực từ gia đình, Dũng quyết tâm thi vào Học viện An ninh nhân dân để hoàn thành ước mơ của bản thân."Ngay từ năm học cấp 3, em đã học tập tại trường Văn hóa 1 Bộ Công An, bản thân em rất tự hào và vinh dự khi được mặc trên mình bộ đồ quân phục của ngành.Cùng với đó, tìm hiểu về Học viện An ninh nhân dân em được biết, đó là một trong những ngôi trường danh giá của lực lượng công an. Từ đó, khiến em càng quyết tâm, phấn đấu để thi vào trường Học viện An ninh nhân dân", Dũng chia sẻ.Nguyễn Ngọc Dũng luôn cố gắng phấn đấu trong học tập để đạt kết quả tốt nhất (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Theo học chuyên ngành được cho là "hot" nhất của Học viện An ninh - Điều tra hình sự, Dũng cũng từng khá chật vật và nản chí vì không thể tìm ra phương pháp học sao cho hiệu quả.Dũng chia sẻ: "Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, bản thân em cũng có những lúc thấy mệt và chán nản. Những lúc đó, thầy cô, bạn bè, và gia đình là những người luôn động viên để mình tìm lại điểm tựa cho mình và bước tiếp".Chính kết quả học tập không như ý đã trở thành cú hích lớn cho chàng sinh viên năm nhất. Dũng cố gắng ghi chép bài đầy đủ hơn, có trách nhiệm hơn để có một kết quả học tập tốt và hơn nữa có thể hỗ trợ thêm các bạn trong lớp vì bản thân là một lớp trưởng."Em thấy, mỗi cá nhân đều có một cách học rất riêng, tuy nhiên điều quan trọng là phải tìm cho mình một phương pháp học thật hiệu quả, thật khoa học và luôn đặt ra mục tiêu khi học. Như vậy, kết quả học tập sẽ tốt hơn là cách học vẹt, học thúc ép bản thân.Đối với môn cơ bản, ngoài việc trên lớp phải chú ý nghe giảng và hiểu ý chính của từng bài, em có đọc thêm tài liệu tham khảo khác để nghiên cứu và tích lũy thêm kiến thức.Khi học môn chuyên ngành, em sẽ tìm hiểu môn học bằng cách lên thư viện đọc những cuốn sách mà thầy, cô cung cấp và bút ký (ghi chép lại vào vở những từ "khóa" để nhớ và vận dụng vào bài làm của mình).Ngoài những kiến thức trong sách, em cũng tìm hiểu để mở rộng thêm kiến thức từ thực tiễn bằng cách nghe giảng trên lớp hoặc có thể là trao đổi với thầy, cô giảng dạy", Dũng nhớ lại.Nhờ sự cố gắng quyết tâm không ngừng nghỉ, Dũng có những thay đổi lớn và học tập một cách dễ dàng hơn ở các môn chuyên ngành. Những bài học về trang thiết bị dùng trong điều tra, thực hành khám nghiệm hiện trường giúp Dũng tiếp cận một cách vô cùng tự tin.Muốn trở nên ưu tú để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Dù việc học tập trên lớp khá vất vả nhưng Dũng luôn cố gắng tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp học viện, cấp Bộ Giáo dục, cuộc thi tìm hiểu Triết học Mác-Lênin, tìm hiểu pháp luật, hoạt động do đoàn trường cũng như hội phát động. Đặc biệt, Dũng còn thường xuyên tham gia hoạt động tình nguyện của khoa, trường và một số đơn vị ngoài trường tổ chức.Tháng 6/2023 vừa qua, Dũng cũng là đại diện duy nhất của Học viện An ninh nhân dân được tới quần đảo Trường Sa theo chương trình Sinh viên với biển đảo Tổ quốc.Chuyến đi kéo dài 7 ngày cũng là thời gian đáng nhớ nhất trong khoảng thời gian sinh viên của Dũng. Chính chuyến đi này đã tiếp thêm cho Dũng những động lực để trở thành một người công an ưu tú.Ngọc Dũng (bên phải) trong chuyến thăm quần đảo Trường Sa trong tháng 6/2023 (Ảnh: Nhân vật cung cấp)"Trong khoảng thời gian hơn 4 năm học tại Học viện, kỷ niệm đáng nhớ nhất là chuyến công tác tới quần đảo Trường Sa cùng Hội Sinh viên Việt Nam. Trong chuyến đi kéo dài 7 ngày em được tới các đảo nhỏ và đảo lớn, được gặp gỡ người dân và bộ đội. Em rất ấn tượng với tinh thần, lòng yêu nước và sự hi sinh không ngại khó, ngại khổ bám biển, đảo để giữ gìn chủ quyền biển, đảo của quê hương đất nước.Đó cũng chính là động lực to lớn cho ước muốn được cống hiến và phấn đấu để trở thành một người Công an nhân dân ưu tú để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của bản thân em", Dũng chia sẻ.Trở thành thủ khoa đầu ra cũng là điều Dũng chưa từng nghĩ đến. Kết quả này cũng khiến cho Dũng và gia đình vô cùng bất ngờ, xen lẫn với sự hào về thành tích đáng mơ ước của nhiều bạn sinh viên."Tôi thích nghĩ lớn, nếu đằng nào bạn cũng phải nghĩ thì hãy nghĩ lớn", đây cũng chính là câu nói mà Dũng chia sẻ đã luôn lấy làm động lực cho sự cố gắng và phấn đấu của bản thân.Sắp trở thành một người công an nhân dân, Dũng luôn giữ tinh thần tràn đầy nhiệt huyết, luôn sẵn sàng hết mình với đam mê và chẳng ngại phải làm việc vất vả chỉ mong có cơ hội áp dụng những kiến thức được học để phục vụ cho Tổ quốc và nhân dân.
Bài phát biểu xúc động của thầy hiệu trưởng trong lễ bế giảng trường nghề
Trong diễn văn bế giảng năm học 2023-2024, thầy Đặng An Bình - Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ - đã dặn dò các tân kỹ sư, cử nhân thực hành về ý nghĩa của việc "học cả đời".
Ngày 9/5, Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên hệ cao đẳng và trung cấp khóa 15, niên khóa 2021-2024.Trong diễn văn bế giảng, thầy hiệu trưởng Đặng An Bình đã gửi lời dặn dò xúc động tới các học trò của mình trước ngưỡng cửa cuộc đời, nhắc các em nhớ rằng bế giảng hay tốt nghiệp không phải thời điểm kết thúc việc học."Ngày hôm nay đánh dấu một nốt son trong cuộc đời của các em, các em bước sang một trang mới, với việc tiếp tục một cuộc sống tự lập, tự chăm lo cho chính bản thân mình. Nhưng đây không phải là thời điểm kết thúc việc học tập. Ngày nay việc "học cả đời" đã gắn với tất cả những ai muốn đứng vững trong một thị trường lao động đầy cạnh tranh của nền kinh tế tri thức, trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 khiến cuộc sống của chúng ta xoay chuyển, thay đổi từng ngày", thầy Bình phát biểu.Thầy Đặng An Bình phát biểu trong lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp khóa 15, niên khóa 2021-2024 (Ảnh: Đinh Thanh).Hồi tưởng lại 3 năm trước, khi Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ đón lứa học sinh niên khóa 15, thầy Bình hiểu rằng việc bước chân vào trường học là sự lựa chọn mang nhiều trăn trở của các học trò và gia đình."Ngay trong buổi lễ này, các em chứng kiến sự trưởng thành của các anh, chị mà cách đây 3 năm cũng như các em, phải đắn đo, suy nghĩ lựa chọn giữa học trung học phổ thông hay chương trình học nghề song song với học văn hóa. Bởi định hướng nghề nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng.Chọn cho mình một ngành học là chọn cho mình một tương lai. Khi chọn đúng ngành nghề, đúng năng lực bản thân, các em sẽ được phát huy toàn bộ khả năng, năng lực, sở trường, sự yêu thích của mình để phát triển sự nghiệp ngay từ sớm và cho mai sau.  Đối với cha mẹ các em, cùng thầy giáo, cô giáo, một ngày như hôm nay cũng là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời. Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ trao bằng tốt nghiệp cho 27 sinh viên tiêu biểu (Ảnh: Đinh Thanh).Tôi chắc chắn rằng những phụ huynh ngồi đây, giống như chúng tôi, những cán bộ, giảng viên Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ đang trải qua cảm giác hạnh phúc, tự hào khi chứng kiến những đứa con của mình, những học trò thân yêu mới ngày nào còn rất trẻ, mà hôm nay đã trở thành tân kỹ sư, cử nhân thực hành năng động, sáng tạo, tự tin và bản lĩnh", thầy Đặng An Bình xúc động nói.Nguyễn Đức Lương - tân kỹ sư, tốt nghiệp thủ khoa ngành công nghệ ô tô - chia sẻ: "Lời dặn dò của thầy Bình về việc học cả đời khiến em tâm đắc và thấm thía".3 năm trước, Lương thi đỗ đại học. Tuy nhiên sau nhiều cân nhắc về điều kiện kinh tế cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường, chàng trai Phú Thọ quyết định nộp hồ sơ vào Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ và trúng tuyển ngành công nghệ ô tô.Nguyễn Đức Lương - tân kỹ sư tốt nghiệp thủ khoa ngành công nghệ ô tô (Ảnh: NVCC).Do tính đặc thù, ngành học của Lương thuộc nhóm các ngành, nghề đào tạo bậc đại học, cao đẳng được hỗ trợ học phí. Mỗi học kỳ, Lương chỉ phải đóng 5 triệu đồng tiền học. Lương cho biết, hai thời điểm có ý nghĩa nhất với bạn trong quá trình học tập tại trường là giai đoạn tham gia cuộc thi kỹ năng nghề quốc gia và giai đoạn thực tập tại doanh nghiệp.Đây là dịp để Lương được ứng dụng các bài giảng của thầy cô vào thực tế cuộc sống, thêm hiểu biết về lĩnh vực mình theo đuổi và thêm vững tin vào sự lựa chọn của bản thân. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, Lương được nhận học bổng 100% học phí trong cả 6 kỳ học, đồng thời được giữ lại trường làm giảng viên sau tốt nghiệp. Tân kỹ sư bày tỏ sự háo hức và tràn đầy hứng khởi trước công việc sắp tới tại chính nơi mà anh đã được đào tạo suốt 3 năm qua.Khóa 15 niên khóa 2021-2024 là khóa học thứ sáu của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ cùng với hệ thống giáo dục nghề nghiệp cả nước thực hiện chương trình đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp. Khóa có 1.076 học sinh, sinh viên nhập học với 13 nghề: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí, Cơ Điện tử, Công nghệ Ô tô, Cắt gọt kim loại, Hàn, Quản trị mạng máy tính, Lắp ráp sửa chữa máy tính, May thời trang, Kỹ thuật chế biến món ăn, nghề Kế toán doanh nghiệp và nghiệp vụ Nhà hàng khách sạn.Chương trình Cao đẳng có thời gian học tập  2-2,5 năm với 3 khối kiến thức kỹ năng cơ bản gồm: Kiến thức các môn học chung bắt buộc, kiến thức kỹ năng chuyên môn theo nghề và kiến thức về kỹ năng thực tập tại doanh nghiệp.  Ông Kenta Kawanabe - Tổng giám đốc Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long và thầy Trần Ngọc Long - Phó Hiệu trưởng nhà trường - trao học bổng cho các học sinh, sinh viên (Ảnh: Đinh Thanh).Đối với học sinh trung cấp, đầu vào là học sinh tốt nghiệp THCS, trường phối hợp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) đào tạo song song 2 chương trình: Chương trình văn hóa THPT hệ GDTX và chương trình trung cấp.Hiện quy mô đào tạo chương trình văn hóa THPT hệ GDTX của trường tương đương với 1 trường THPT công lập với số lượng 38 lớp học, 1.760 học sinh.Hiệu trưởng Đặng An Bình cho biết, trường chia khối lượng đào tạo nghề phù hợp trong 3 năm học văn hóa THPT. Cụ thể, học sinh học 6 ngày/tuần, trong đó 3 ngày học nghề và 3 ngày học văn hóa, đảm bảo không quá 6 giờ/ngày. Khung thời gian học tập này đã được trường thực hiện từ năm 2014, khẳng định mô hình đào tạo 9+ là xu thế tất yếu trong giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm, nhà trường đều cấp học bổng, hỗ trợ tài chính cho các học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc và có hoàn cảnh khó khăn. Tổng học bổng mà trường cấp cho khóa 15 là gần 900 triệu đồng.Về kết quả thi và công nhận tốt nghiệp, toàn khóa có 624/832 học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, chiếm tỷ lệ 75%.
3 sinh viên giành giải vàng cuộc thi làm đẹp tiêu chuẩn quốc tế
Sau cuộc so tài của 63 thí sinh tại vòng chung kết, 3 thí sinh Vũ Nguyễn Hoài Phương, Nguyễn Thị Thanh Tâm và Ngô Vũ Duy xuất sắc giành giải vàng của cuộc thi Worldwide Beauty Contest.
Worldwide Beauty Contest 2024 là cuộc thi dành cho sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp trên cả nước, do Trường Cao đẳng FPT Polytechnic tổ chức.Thông qua cuộc thi, các thí sinh có cơ hội trau dồi kiến thức, rèn luyện và thể hiện kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực làm đẹp.Chung kết cuộc thi diễn ra vào tối 24/4 vừa qua tại TPHCM, chứng kiến màn so tài của 63 thí sinh xuất sắc tại 3 hạng mục kỹ thuật viên chăm sóc da, KOC (Key Of Consultant) và trang điểm nghệ thuật.Ở hạng mục Kỹ thuật viên chăm sóc da, các thí sinh phải thực hiện kỹ thuật chăm sóc da trên người mẫu thật dựa trên quy trình chuẩn ITECH trong vòng 90 phút.Trong phần thi KOC, các thí sinh được yêu cầu phải có sự thành thạo trong việc tư vấn và thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về các sản phẩm mỹ phẩm và dưỡng chất dành cho da.Những kiến thức và kỹ năng trên phải kết hợp cùng khả năng xử lý các câu hỏi và tình huống được đưa ra từ ban giám khảo.Với hạng mục Trang điểm nghệ thuật, các thí sinh phải thể hiện sự sáng tạo và khéo léo của mình trong kỹ thuật trang điểm, làm tóc với người mẫu.Thông qua phần thi với chủ đề Beauty Queen (Nữ hoàng sắc đẹp), thí sinh cũng phải thể hiện được cá tính và phong cách cá nhân như một chuyên gia trang điểm chuyên nghiệp.Chung cuộc, chủ nhân giải vàng tại mỗi hạng mục thuộc về các thí sinh: Vũ Nguyễn Hoài Phương (hạng mục Kỹ thuật viên chăm sóc da); Nguyễn Thị Thanh Tâm (hạng mục KOC) và Ngô Vũ Duy (hạng mục Trang điểm nghệ thuật).Thí sinh đạt được giải vàng của mỗi hạng mục nhận được phần thưởng bao gồm 20 triệu đồng tiền mặt và kỷ niệm chương. Ngoài ra, giải bạc nhận được 10 triệu đồng tiền mặt và kỷ niệm chương và giải đồng nhận được 5 triệu đồng tiền mặt và kỷ niệm chương.Bên cạnh đó, cuộc thi còn trao tặng các giải khuyến khích, giải triển vọng, giải ấn tượng cho các thí sinh tiềm năng.Theo BTC, cuộc thi là môi trường để các thí sinh cũng như các chuyên gia có thể gặp gỡ về mặt chuyên môn. Từ cuộc thi, các thí sinh có được những nhận xét, đánh giá công tâm từ ban giám khảo, từ đó có định hướng, tư duy nghề nghiệp trong lĩnh vực làm đẹp theo đúng tiêu chuẩn quốc tế".Được biết cuộc thi được tổ chức và chấm theo tiêu chuẩn quốc tế với sự đồng hành của những thành viên ban giám khảo có tiếng trong giới làm đẹp không chỉ ở Việt Nam và cả nước ngoài.
Trường nghề tranh tài tại hội thi thiết bị đào tạo tự làm
Các trường nghề tại Đắk Lắk sáng chế ra các thiết bị đào tạo để tranh tài ở hội thi nhằm chọn ra các sản phẩm mang tính ứng dụng vào giảng dạy, học tập.
Ngày 22-26/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đắk Lắk tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024.Tại hội thi, 22 thiết bị của 7 cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn từ các hội thi cơ sở, với các nhóm ngành nghề: Y học cổ truyền, tiếng Anh, thương mại điện tử, nhà hàng - khách sạn, văn thư - lưu trữ - bảo tàng, kiến trúc và xây dựng, chăn nuôi - thú y, nông lâm, sản xuất chế biến sợi, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử và viễn thông, kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ thông tin.Các giáo viên, sinh viên trường nghề tham gia hội thi thiết bị đào tạo tự làm (Ảnh: Uy Nguyễn).Ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk, cho biết hội thi thiết bị đào tạo tự làm là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; cơ hội để đội ngũ cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên thể hiện niềm say mê nghiên cứu khoa học, phát huy tiềm năng trí tuệ để sáng chế ra các thiết bị đào tạo nhằm ứng dụng vào quá trình giảng dạy và học tập.Theo ông Thuân, đây cũng là dịp để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giao lưu, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sáng chế, cải tiến thiết bị đào tạo, phương pháp quản lý, kỹ năng nghề nghiệp.Các thiết bị đào tạo tự làm được chọn lựa kỹ lưỡng từ các cấp cơ sở (Ảnh: Uy Nguyễn)."Thông qua hội thi các cấp, ngành, đơn vị xem xét, đánh giá đúng thực trạng về thiết bị đào tạo hiện có của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó, có định hướng, giải pháp đầu tư hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực", lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH cho hay.Từ kết quả của hội thi, tỉnh Đắk Lắk sẽ lựa chọn các thiết bị đào tạo tự làm có chất lượng để phổ biến nhân rộng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh và chọn những sản phẩm tốt nhất tham dự hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc tổ chức vào năm 2025 tại thành phố Hải Phòng.
Lao động trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn chiếm tỷ trọng thấp
Đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động được đào tạo; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT vào học tại các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt thấp.
Ngày 2/4, ông Nguyễn Quí Quý - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Quảng Nam - cho biết, tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh này có 28 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó có 8 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp, 8 trung tâm GDNN doanh nghiệp, đơn vị có tham gia hoạt động GDNN.Năm 2023, tổng chỉ tiêu tuyển mới các trình độ GDNN trên toàn tỉnh hơn 24.000 người, đạt 100,19% kế hoạch.Một số doanh nghiệp Nhật Bản thăm hỏi học sinh đang học nghề tại Quảng Nam (Ảnh: Công Bính).Tổng số thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an tham gia học nghề trình độ sơ cấp 955 người, đã giải quyết chính sách hỗ trợ cho 726 thanh niên với kinh phí hơn 8,3 tỷ đồng.Các địa phương đã phối hợp với các cơ sở GDNN tổ chức trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng cho gần 1.700 người, với tổng kinh phí hơn 2,5 tỷ đồng, qua đó góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2023 đạt hơn 72%, đạt 101,7% kế hoạch."Những kết quả đạt được trong năm 2023 trong công tác GDNN trên địa bàn tỉnh đã góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, giúp nhiều lao động tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm phù hợp với thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống; góp phần hoàn thành các mục tiêu về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh", ông Nguyễn Quí Quý cho biết.Ông Quý cũng cho rằng GDNN của tỉnh Quảng Nam còn nhiều hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện.Cụ thể, đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động được đào tạo; tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT vào học tại các cơ sở GDNN trên địa bàn đạt thấp.Theo ông Quý, đội ngũ nhà giáo GDNN còn bất cập, tỷ lệ đạt chuẩn về kỹ năng nghề còn thấp; chương trình, giáo trình đào tạo chưa cập nhật kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật; cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở GDNN đã bộc lộ nhiều hạn chế."Ngành nghề đào tạo ở các cơ sở GDNN chưa trọng tâm, trọng điểm, chưa phải là thế mạnh đào tạo ở mỗi cơ sở; một số nghề đào tạo chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động. Công tác kiểm định chất lượng đối với nhà trường, chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm chưa được cơ sở GDNN quan tâm thực hiện tốt", ông Quý nói.Ngoài ra, việc giải ngân nguồn vốn các dự án, tiểu dự án về GDNN thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia chưa kịp thời, tỷ lệ giải ngân còn thấp.Trong năm 2024, Sở LĐ-TB&XH phấn đấu tổng chỉ tiêu tuyển sinh GDNN là 24.000 người; trong đó trình độ trung cấp, cao đẳng 4.000 người, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 20.000 người; qua đó góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2024 đạt 73%.Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 nhằm góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể về phát triển GDNN đến năm 2025 theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.Đến năm 2025 tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS học tiếp trình độ trung cấp đạt từ 55% trở lên trong tổng số học sinh thuộc diện phân luồng; tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập trình độ cao đẳng đạt từ 15% trở lên tại các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh.Ngoài ra, phấn đấu 30% cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
Ngành nghề mới thu hút nữ giới, 85% có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp
Số người học là nữ giới tham gia vào các ngành thuộc lĩnh vực logistics như kinh doanh, quản trị, quản lý, bán hàng, hành chính về logistics, marketing, thương mại điện tử... tăng cao, chiếm trên 55%.
Nữ giới tham gia sâu vào lĩnh vực logistics Đây là kết quả vừa được nhóm nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics công bố.Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TPHCM, thành viên nhóm nghiên cứu thông tin, kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người học vào các ngành logistics trong những năm gần đây tăng cao, đặc biệt là tại các trường đang là đối tác "Dự án thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp ngành logistics với giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam" do Chính phủ Úc tài trợ (Chương trình Aus4Skills).Trong đó, tỷ lệ người học là nữ, đặc biệt trong các ngành về kinh doanh, quản trị, quản lý, bán hàng, hành chính về logistics, marketing, thương mại điện tử... chiếm trên 55% số người học. Nữ giới học ngành logistics ngày càng tăng (Ảnh: Huyên Nguyễn).Người học từ khu vực vùng nông thôn, miền núi chiếm tỷ lệ ngày một tăng. Đáng nói, trên 85% người học có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các doanh nghiệp và tập trung nhiều ở các vị trí dịch vụ hỗ trợ, kinh doanh thương mại điện tử, hành chính...Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về GEDSI (hiện công tác tại Cục Quản lý và chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự gia tăng người học ở trên là vấn đề về GEDSI liên quan giáo dục nghề nghiệp đã được đề cập trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đặc biệt được thể hiện khá rõ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp.Đồng thời, nội dung về GEDSI còn được lồng ghép trong các chiến lược, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội quốc gia liên quan đến giáo dục nghề nghiệp và được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện khá tốt.Điều này cho thấy các chính sách này đã tiếp cận tới những đối tượng bao gồm phụ nữ, người khuyết tật và đối tượng thiệt thòi khác, tạo cơ hội để họ tiếp cận với giáo dục nghề nghiệp, lao động và việc làm, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững.Theo ông Hoàng Thái Sơn, lý do rất quan trọng nữa là hiện nay có nhiều chương trình giáo dục nghề nghiệp được thiết kế mở, gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, có lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội và được triển khai linh hoạt, cơ sở vật chất và môi trường học tập được cải thiện phù hợp với nhu cầu và khả năng từng nhóm đối tượng.Đồng thời, chất lượng đào tạo ngày càng cao và sự phát triển nhanh và đòi hỏi nhu cầu nhân lực của lĩnh vực logistics đã giúp người học có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập hơn.Ông Hoàng Thái Sơn (đứng), Trưởng nhóm nghiên cứu về GEDSI (Ảnh: Kim Anh).Mặt khác, quan niệm và nhận thức của xã hội, công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp đã và đang làm thay đổi về sự công nhận vai trò, khả năng và sự đóng góp của phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi yếu thế trong sự đa dạng ngành, nghề và vị trí việc làm trong lĩnh vực logistics.Qua đó, các đối tượng này bắt đầu nhận thấy môi trường học tập phù hợp hơn, nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững hơn trong lĩnh vực logistics.Tạo môi trường bình đẳng, không phân biệt, kỳ thịBên cạnh kết quả đã đạt được, PGS.TS Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, cũng chỉ ra một số hạn chế trong kết quả khảo sát là sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong một số ngành, nghề về logistics trong giáo dục nghề nghiệp và trong doanh nghiệp vẫn còn thấp.Trong đó, phải kể đến các ngành được coi là "ngành của nam giới" như xếp dỡ cơ giới tổng hợp, quản lý kinh doanh vận tải và các ngành nghề khác liên quan đến lĩnh vực điều khiển phương tiện, thiết bị; khai thác, kỹ thuật, bốc xếp; an ninh, an toàn và kỹ thuật trong lĩnh vực logistics.Tỷ lệ người học là người khuyết tật tham gia học hòa nhập các ngành về logistics còn ít, đây cũng là một vấn đề đáng được quan tâm cần xem xét trong việc đào tạo nghề cho người khuyết tật gắn với việc làm bền vững để người khuyết tật có thể hòa nhập, làm việc trong thị trường lao động nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng.Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics, PGS.TS Bùi Văn Hưng cho rằng cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.Trong đó, các giải pháp quan trọng nhất là phải thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về GEDSI trong giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp, đào tạo phải đáp ứng thị trường lao động và việc làm, cải thiện cơ sở vật chất, môi trường học tập, các điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm động viên, khích lệ phụ nữ, người khuyết tật và đối tượng thiệt thòi tham gia hơn nữa vào lĩnh vực logistics.Những việc làm này sẽ góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp.Đồng tình với ý kiến trên, ông Chu Văn Vượng, Giám đốc nhân sự Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, cho rằng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, tin cậy lẫn nhau giữa nhà trường và doanh nghiệp trên cơ sở gắn quyền lợi với trách nhiệm xã hội của mỗi bên trong đào tạo và sử dụng lao động.Ông Chu Văn Vượng, Giám đốc nhân sự Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Kim Anh).Bà Phạm Ngọc Diễm, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TPHCM, bổ sung thêm một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp là cần có môi trường học tập và lao động thân thiện với phụ nữ và người khuyết tật, bao gồm môi trường vật chất như: lối đi, thang máy, buồng thay đồ, nhà vệ sinh, thời giờ nghỉ ngơi, làm việc, nghỉ thai sản phù hợp với phụ nữ và người khuyết tật và môi trường tinh thần."Mọi người được cảm thấy được đối xử bình đẳng, công bằng, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử để họ cảm thấy yên tâm, tự tin với môi trường học tập và lao động", bà Diễm nói.   
Gen Z đón đầu những nghề "hot" với thu nhập cao, linh hoạt thời gian
Đa số các bạn trẻ gen Z ưa thích lựa chọn ngành nghề đang bùng nổ như: thương mại điện tử, công nghệ thông tin, thiết kế thời trang, du lịch... với kỳ vọng thu nhập cao.
Ngày 31/3, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức "Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và tuyển dụng" thu hút hơn 400 học sinh đến từ nhiều trường THPT tham dự.Tại đây, số đông các bạn học sinh gen Z đều có lựa chọn những ngành nghề hot có việc làm thu nhập ổn định và có cơ hội du học, làm việc ở nước ngoài.Thế hệ gen Z là những bạn trẻ năng động, sáng tạo và được sinh ra, lớn lên trong thời đại công nghệ bùng nổ (Ảnh: Xuân Trường).Em Lê Thị Minh Hương, học sinh Trường THPT Trần Phú (TPHCM) chia sẻ, gia đình đang hướng em học ngành Dược để sau này mở tiệm bán thuốc tây. Tuy nhiên đến đây em muốn nắm rõ ngành Dược học trong bao lâu, thu nhập và cơ hội việc làm của ngành này như thế nào trong tương lai."Bản thân em vẫn muốn học ngành Dược theo định hướng của gia đình, nhưng em không muốn học xong chỉ về bán thuốc. Em muốn tốt nghiệp ngành Dược tiếp tục du học ở nước ngoài, có cơ hội làm việc ở những tập đoàn, doanh nghiệp lớn với lương cao và được chủ động về thời gian", Minh Hương bộc bạch.Thế hệ gen Z có xu hướng khám phá, theo đuổi ngành nghề có tính chất nhạy bén kết hợp với công nghệ hiện đại, có tính tự do và độc lập cao (Ảnh: Xuân Trường).Tương tự, bạn trẻ Tâm Anh, học sinh Trường THPT Hồng Bàng, chia sẻ em và các bạn trong lớp đều muốn học nghề du lịch hoặc công nghệ thông tin,…"Bản thân em muốn học nghề công nghệ thông tin vì ngành này có lương cao mà công việc cũng linh hoạt về thời gian", Tâm Anh chia sẻ.Ông Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, cho biết qua khảo sát, gen Z là thế hệ tự tin và có tư duy độc lập từ rất sớm. Bên cạnh đó, thế hệ này luôn lựa chọn nghề nghiệp đảm bảo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương, thu nhập cao và linh hoạt về thời gian.Các bạn học sinh gen Z đam mê và muốn tìm hiểu nghề công nghệ ô tô (Ảnh: Xuân Trường)."Hiểu được xu hướng của thế hệ trẻ, nhà trường luôn tuyển sinh những ngành nghề gắn với tuyển dụng của doanh nghiệp.Ngoài ra, nhà trường cũng đào tạo những nghề mới đang được các doanh nghiệp săn đón nhân sự với mức lương, thu nhập cao. Nhà trường cam kết 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp", ông Hưng nhấn mạnh.Ông Hưng cũng cho biết thêm, nhà trường đang tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng đào tạo kỹ thuật viên bảo dưỡng tàu bay, mức A năm học 2024-2025.Theo đó, nhà trường tuyển tổng cộng 36 chỉ tiêu cho 2 ngành công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật cơ khí.Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng đào tạo kỹ thuật viên bảo dưỡng tàu bay (Ảnh: Xuân Trường).Đối tượng tuyển sinh là những người tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp có chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.Sau khi sinh viên hoàn thành chương trình cao đẳng trường sẽ tổ chức khảo sát. Những sinh viên đạt yêu cầu sẽ bắt đầu chương trình kỹ thuật viên bảo dưỡng tàu bay, mức A.Sau khi chương trình kỹ thuật viên bảo dưỡng tàu bay sẽ được ưu tiên tuyển dụng để làm việc tại các trung tâm bảo dưỡng của hãng hàng không Vietjet, và làm việc tại Lào.
Sinh viên cần cẩn trọng với bẫy thu nhập 5 triệu đồng
"Sinh viên nên cẩn trọng bởi với bẫy thu nhập 5 triệu đồng, các em không thể làm lãnh đạo nhóm, không có cơ hội vươn lên cao hơn và mãi chỉ là nhân công bình thường với thu nhập 5-7 triệu đồng".
Trên đây là chia sẻ của GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại Ngày hội việc làm 2024, diễn ra tại Hà Nội ngày 30/3.Ngày hội giúp sinh viên tìm hiểu thị trường nhân lực hiện đổi mới như thế nào, các em cơ hội tìm hiểu các thị trường lao động để biết bản thân đang thừa thiếu điều gì, sau này ra trường các em có thể tìm kiếm được nghề nghiệp phù hợp.Sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm tại ngày hội (Ảnh: M. Hà).Bỏ ngang đại học để chạy sôGS.TS Chử Đức Trình cho biết, thực tế hiện nay nhiều sinh viên đi học nhưng muốn bỏ đi làm nhưng một thời gian sau, các em lại muốn bỏ làm để quay lại học.Theo hiệu trưởng này, ban đầu các em có thể thấy hấp dẫn bởi sớm kiếm được tiền và có thu nhập nhưng hãy cẩn trọng với bẫy thu nhập 5 triệu đồng bởi nếu bỏ học để đi làm khi chưa tốt nghiệp, các em sẽ không có cơ hội vươn lên cao hơn.Lý giải về bẫy thu nhập 5 triệu đồng là như thế nào, GS Trình cho rằng, lúc đầu các em đi làm có tiền nhưng sau một thời gian, công việc đó không vững chắc, các em không thể đạt mức lương cao hơn, không thể vươn lên làm lãnh đạo nhóm. Các em chỉ có thể chỉ là nhân công bình thường cho đến khi nghỉ hưu với mức lương làng nhàng 5-7 triệu đồng.Trong khi nếu các em đi học rất giỏi, kỹ năng rất giỏi và tốt nghiệp đúng hạn, sau này các em sẽ có cơ hội từng bước thăng tiến.GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (Ảnh: M. Hà).Chia sẻ với PV Dân trí, ông Phạm Tuấn Anh, đại diện nền tảng công nghệ tuyển dụng Joboko cho hay, nhiều sinh viên ở các trường top đầu nhóm ngành công nghệ có hiện tượng không muốn lấy bằng mà đi làm từ rất sớm bởi nhiều doanh nghiệp công nghệ không quan tâm nhiều đến bằng cấp, doanh nghiệp đánh giá năng lực làm việc trên thực tế trong một thời điểm.Thống kê qua nền tảng này cho thấy, thông thường khối ngành kinh tế, từ năm thứ 2 nhiều em đã tìm cơ hội thực tập, năm thứ 3-4 đã làm việc tại doanh nghiệp. Trong khi đó, sinh viên các trường top dưới có thể năm thứ 3-4 mới bắt đầu tiếp cận công việc tại các doanh nghiệp theo hướng vừa học vừa làm thêm hoặc thực tập.Bà Đậu Thanh Hòa, Trưởng phòng nhân sự LG R&D Việt Nam cho biết, một số sinh viên chưa tốt nghiệp cũng muốn tìm cơ hội việc làm ở công ty này nhưng quan điểm doanh nghiệp đưa ra, không tuyển dụng các em đang trên ghế nhà trường.Về quan điểm cá nhân bà cho rằng, các em có thể đi làm thêm vào cuối tuần để có thêm thu nhập nhưng không nên bỏ học đi làm hoặc đi làm quá nhiều, các em sẽ không đủ thời gian cho việc học. "Nếu chỉ tập trung làm tốt cho một việc, về lâu dài sẽ tốt hơn cho các em", bà Hòa nói.Ông Phạm Tuấn Anh, đại diện nền tảng công nghệ tuyển dụng Joboko (Ảnh: M. Hà).Không nên tính toán ngắn hạnTheo GS Trình, tỷ lệ sinh viên ra trường của Đại học Công nghệ khoảng 90%, như vậy khoảng 10% các em không đủ điều kiện ra trường vì nhiều lý do. Trừ một lượng rất nhỏ các em rất giỏi, bỏ học để tham gia khởi nghiệp, mở công ty nhưng trong đó không ít các em dính vào bẫy thu nhập 5 triệu đồng.Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, khác với mấy chục năm trước, thị trường lao động trong nước hiện yêu cầu chất lượng cao để hội nhập thế giới. Nếu sinh viên bỏ học đi làm, nhất là khối trường kỹ thuật, các em sẽ bỏ qua những kiến thức kỹ năng cơ bản trong nhà trường, sau này ra trường rất khó thực hiện những công việc mang tính đổi mới sáng tạo."Nhiều năm nay trường chúng tôi có thông điệp rất mạnh mẽ với các doanh nghiệp: Nhà trường chỉ cử sinh viên đi thực tập, hoàn toàn không tham gia vào việc làm. Chỉ sau khi ra trường, các em sẽ nhận việc ở doanh nghiệp, như vậy bền vững cho cả hai bên.Nếu quá khó khăn, các em có thể chia sẻ với gia đình và nhà trường để vượt qua nhưng dành thời gian 6-7 tiếng đồng hồ/ngày để làm thêm quả thực rất bất ổn. Các em không nên lấy khó khăn trước mắt để đầu tư cho việc đi làm thêm, đấy là tính toán mang tính ngắn hạn", GS Trình cho hay.Sinh viên tìm hiểu nhân lực và việc làm (Ảnh: M. Hà).Cũng với góc nhìn trên, ông Tuấn Anh ủng hộ sinh viên nên tiếp cận môi trường công sở từ sớm để hiểu quy trình chuyên môn, thấy thị trường lao động đang cần gì, thông qua đó có thể điều chỉnh cách học, làm quen sớm với công nghệ mới mà nhà trường chưa đào tạo.Tuy nhiên khi đang là sinh viên, các em cần có sự tập trung, dành thời gian nhiều hơn cho việc học, thay vì bỏ học nửa chừng để đi làm kiếm tiền - nhất là nhóm sinh viên học lực tốt."Doanh nghiệp có thể sử dụng nhóm sinh viên năng lực tốt từ rất sớm trong một số đầu công việc nhưng những em chưa hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức chuyên môn, đôi khi sẽ tạo ra những hệ lụy tương lai cho chính con đường phát triển của cá nhân các em và đối với doanh nghiệp, trong đó rất hạn chế khả năng tiến xa của các em sau này.Vậy nên sinh viên khi đang học, chỉ nên đi làm ở mức làm quen môi trường, làm quen với một số đầu việc để sau khi ra trường mình có thể gặp và thay đổi định hướng học tập.Học tập luôn là ưu tiên hàng đầu để chúng ta trau dồi những kỹ năng cốt lõi về chuyên môn, sử dụng sau khi ra trường. Nếu sinh viên không học đủ chương trình đào tạo, có thể sau 5 năm, năng lực làm việc sẽ không đáp ứng bằng các sinh viên hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo", ông Tuấn Anh khẳng định. 
4.000 học sinh tốt nghiệp THCS tại Đắk Lắk sẽ học nghề, trường tư thục
Với trên 31.000 học sinh tốt nghiệp THCS tại Đắk Lắk, có khoảng 4.000 em dự kiến học tại các trường tư thục hoặc học nghề.
Sáng 29/3, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đắk Lắk, cho biết, trong năm nay, toàn tỉnh có trên 31.000 học sinh tốt nghiệp THCS, trong số này, dự kiến có khoảng 23.000 học sinh học tại các trường THPT công lập, khoảng 4.000 em học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và khoảng 4.000 em học các trường tư thục, học nghề.Ông Hiệp cho biết, theo Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2025", tỷ lệ học sinh vào học lớp 10 THPT năm học 2018-2019 là 86%, đến năm học 2022-2023 là 78,7%, giảm dần tỉ lệ này trong những năm tiếp theo.Trong năm học 2024-2025 khoảng 4.000 học sinh tốt nghiệp THCS sẽ theo học nghề hoặc học tại các trường tư thục (Ảnh minh họa: Thúy Diễm).Lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết, phía Sở đã và đang tổ chức những buổi tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của đề án giáo dục hướng nghiệp để học sinh, phụ huynh, giáo viên hiểu, nắm kỹ về đề án, để có sự chuẩn bị khi phân luồng học sinh.Phía Sở GD&ĐT Đắk Lắk đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập bằng phương thức thi tuyển đối với 8 địa phương trên toàn tỉnh và đang chờ tỉnh ban hành kế hoạch chính thức.Trước đó, đầu năm học 2023-2024, tỉnh Đắk Lắk có trên 2.500 học sinh không có trường để học gây lo lắng cho học sinh lẫn phụ huynh.Lãnh đạo Sở GD&ĐT Đắk Lắk lý giải, do công tác tuyển sinh lớp 10 được thực hiện theo đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông tỉnh giai đoạn 2018-2025. 70% học sinh sau tốt nghiệp THCS sẽ vào THPT, số còn lại học chương trình vừa học nghề, vừa học văn hóa.Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh chưa mặn mà cho con theo học các trường nghề và vẫn muốn được theo học hệ THPT.Sau đó, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo bổ sung kinh phí để mở thêm các lớp 10 tại Trung tâm GDTX-GDNN và đề nghị Sở GD&ĐT có phương án xử lý tình trạng này.
Trường cao đẳng đa ngành chất lượng cao tiếp cận trình độ ASEAN-4
Thừa Thiên Huế tổ chức lại hệ thống các trường cao đẳng công lập thuộc tỉnh theo định hướng tập trung, thu gọn đầu mối, hình thành trường cao đẳng đa ngành, chất lượng cao tiếp cận trình độ ASEAN-4.
Chiều 15/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thành lập Trường Cao đẳng Huế.Trường Cao đẳng Huế được thành lập trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế vào Trường Cao đẳng giao thông Huế.Lãnh đạo Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trao quyết định thành lập Trường Cao đẳng HuếTheo quyết định thành lập, Trường Cao đẳng Huế là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, có trụ sở chính tại phường Trường An, thành phố Huế và 6 cơ sở đào tạo tại huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết việc tổ chức lại hệ thống các trường cao đẳng công lập thuộc tỉnh theo định hướng tập trung, thu gọn đầu mối, hình thành trường cao đẳng đa ngành chất lượng cao tiếp cận trình độ ASEAN-4, nhằm đào tạo nhân lực ở một số ngành nghề mũi nhọn của tỉnh, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới.Trao quyết định bổ nhiệm ban giám hiệu nhà trườngĐồng thời, việc này nhằm khắc phục, tránh sự dàn trải, trùng lắp về chức năng, góp phần tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, tiết kiệm kinh phí hoạt động và đầu tư cơ sở vật chất.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị nhà trường đổi mới công tác tuyển sinh, đào tạo nghề theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của xã hội.Trụ sở Trường Cao đẳng HuếDịp này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Huế đối với ông Hoàng Bảo Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế và 8 phó hiệu trưởng nhà trường.Sáng cùng ngày, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng công bố và trao quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giáo dục nghề nghiệp tỉnh.
Chuyên gia cảnh báo ngành nghề có nhiều tiền chưa chắc đã thành công
Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM cho biết xu hướng nghề nghiệp mới đòi hỏi rất nhiều ở sự am hiểu thị trường, chấp nhận áp lực chứ không phải cứ có tiền là được.
Thông tin trên được ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, chia sẻ tại Ngày hội "Hướng nghiệp, tuyển sinh" lần 12 được tổ chức tại TPHCM ngày 2/3. Về xu hướng lao động khởi nghiệp, tự tạo việc làm, ông Anh Tuấn cho biết, có khoảng 30% bạn trẻ có ước mơ nhưng chưa thực sự phát triển dù chính sách quốc gia đang rất tốt.Đó là khởi sự kinh doanh, dùng ý chí sáng tạo để kinh doanh nghề nghiệp, trở thành người làm chủ, tạo doanh nghiệp riêng cho chính mình.Dù vậy, với xu hướng này, đòi hỏi người khởi nghiệp phải am hiểu thị trường, chấp nhận áp lực chứ không phải cứ có tiền là được.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM (Ảnh: Huyên Nguyễn).Một điều quan trọng được ông Anh Tuấn tư vấn cho học sinh đó là thái độ thể hiện qua tinh thần kỷ luật, sự nghiêm túc, đạo đức nghề nghiệp trong công việc. Đây là điều rất quan trọng nhưng rất nhiều người trẻ coi thường."Thế hệ trẻ bây giờ cứ cho rằng có lương cao, việc nhẹ nhàng là thành công. Thật ra cái thành công đó chỉ là nhất thời. Nếu các em không đảm bảo được uy tín xã hội, kỷ cương trong mọi lĩnh vực thì sẽ không thành công về lâu dài. Chưa kể, các em sẽ làm việc với các cỗ máy, công cụ... nếu thờ ơ, tự do, không có kỷ luật thì chắc chắn sẽ thất bại", ông Anh Tuấn nói.Về tổng thể thị trường, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM nhận xét Việt Nam, trong đó có TPHCM, đang trong giai đoạn khắc phục những khó khăn về kinh tế những năm trước, tạo đà khởi sắc năm 2024 và mở rộng từ 2025 cũng như các năm tiếp theo ở mức độ ổn định hơn.Đối với thị trường lao động, nền tảng lao động truyền thống của thị trường vẫn còn, nhưng sẽ có nhiều thay đổi. Dễ thấy nhất là sự tác động của công nghệ số, chuyển đổi số. Việt Nam đang lấy chuyển đổi số làm mục tiêu thực hiện đến năm 2025 và các năm tiếp theo."Trí tuệ nhân tạo đang tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có thị trường lao động. Nó làm thay đổi lực lượng, cơ cấu lao động các ngành nghề và bắt buộc nguồn lực phải phù hợp với công cuộc chuyển đổi số. Điều này dẫn đến học sinh phải chọn ngành, chọn nghề phù hợp để trở thành nguồn nhân lực phù hợp", ông Anh Tuấn nói.Ngày hội thu hút trên 20 trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hơn 3.200 học sinh đến từ các trường THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tham gia (Ảnh: Huyên Nguyễn).Về xu hướng việc làm trong thời gian tới, ông Anh Tuấn nhận định sẽ đi theo 4 hướng chính, bao gồm: Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ; Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm; Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế; Xu hướng lao động "khởi nghiệp, tự tạo việc làm" phát triển hơn.Trong đó, thị trường việc làm, đặc biệt tại các khu đô thị tại TPHCM sẽ gia tăng nền tảng công nghệ, gắn với công nghệ, có 68% việc làm đã được đo lường là gắn với mảng này. Một số lĩnh vực ngành nghề truyền thống sẽ bị giảm tải và mất đi, trong khi đó, nhiều việc làm tương tác với công nghệ sẽ mở ra.Tương ứng với điều này, nhiều người sẽ phải rời khỏi thị trường lao động và chỗ trống việc làm sẽ rất nhiều. Điều quan trọng là học sinh cần có lựa chọn ngành học phù hợp để có đủ năng lực bước vào hay không.Vị chuyên gia chỉ ra rằng các em có thể đi làm nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... Nhưng tất nhiên, điều bắt buộc là phải có những điều kiện đi kèm, không phải cứ có bằng cấp là làm được."Các em phải đảm bảo năng lực nhất định ở từng vị trí việc làm, đảm bảo kỹ năng, thái độ, ngoại ngữ... Từ đó, các em có thể dịch chuyển lao động sang các nước khác vì là công dân toàn cầu; cũng có thể làm việc trực tiếp trên hệ thống điện tử...", ông Tuấn nói thêm.Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động cũng là một lựa chọn có thể ngắm tới. Tuy nhiên, vị chuyên gia nhấn mạnh đừng nghĩ xuất khẩu lao động là không cần học.Ông Anh Tuấn đánh giá, hiện nay, việc xuất khẩu lao động chuyển đổi ở tầm thế giới, người lao động cần trình độ cao đẳng, đại học theo hình thức du học vừa học vừa làm để cạnh tranh với lao động thế giới ở nguồn nhân lực bậc cao.Nếu xuất khẩu lao động tầm thấp, không yêu cầu trình độ cao, các em vẫn có việc làm và thu nhập, nhưng khi trở về vẫn chỉ ở tầm thấp, không phù hợp với xu hướng, nhu cầu phát triển của xã hội.Các đơn vị tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh (Ảnh: Huyên Nguyễn).Ông Nguyễn Quang Cường, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TPHCM, chia sẻ hoạt động hướng nghiệp ngày càng được xã hội quan tâm, nhất là phụ huynh và các em học sinh.Để tự xác định và tìm được một ngành, nghề phù hợp với mong muốn của bản thân cũng như yêu cầu phát triển của xã hội là một điều không hề đơn giản, thậm chí là rất khó khăn với các em học sinh bậc THCS, THPT.Ông khuyên học sinh tham gia các chương trình thiết thực như làm bài trắc nghiệm về xu hướng nghề của bản thân; giao lưu, trao đổi trực tiếp với chuyên gia; tìm hiểu và tư vấn hướng nghiệp trực tiếp tại các gian hàng... Việc này giúp các em tự chủ hơn trong việc tìm hiểu và chọn ngành nghề trên cơ sở phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và giảm thiểu chi phí xã hội.
Đề xuất đưa kỹ năng mềm thành môn học chính khóa cho sinh viên trường nghề
Kết quả nghiên cứu của dự án "Nâng cao hiệu quả giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam" cho thấy có khoảng trống trong đào tạo kỹ năng mềm tại các trường nghề.
Đa số sinh viên tìm việc qua Facebook, không biết các kênh tuyển dụng uy tínBáo cáo đánh giá hiệu quả đào tạo kỹ năng mềm và tư vấn nghề nghiệp đã được công bố tại tọa đàm khoa học "Nâng cao hiệu quả giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam" sáng 28/2.Đây là kết quả nghiên cứu do hai nhóm thực hiện dự án của Việt Nam và Đan Mạch tiến hành trong 4 năm 2020-2024. Chịu trách nhiệm là Giáo sư Finn Tarp đến từ Đại học Copenhagen, Đan Mạch.Theo kết quả khảo sát thí điểm năm 2018 trên khoảng 1200 sinh viên đến từ 21 trường cao đẳng nghề ở Hà Nội và khảo sát năm 2020 trên 69 nhà tuyển dụng, sinh viên cao đẳng nghề ra trường không có kỹ năng cần thiết trên thị trường lao động. Một tiết học thực hành của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai (Ảnh: NVCC).Bên cạnh đó, sự không phù hợp giữa sinh viên và việc làm, giữa sinh viên và nhà tuyển dụng khiến tỷ lệ việc làm và tỷ lệ duy trì việc làm thấp.Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên với các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội và Bắc Ninh để đánh giá hiệu quả của hai biện pháp can thiệp nhằm cải thiện triển vọng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.Nghiên cứu được thực hiện với 3.352 sinh viên của 31 trường cao đẳng và 154 chuyên ngành. Đại diện Manpower Group - một trong hai doanh nghiệp tham gia đào tạo miễn phí cho sinh viên - cho biết, có đến 40% sinh viên chưa biết cách tạo hồ sơ xin việc (CV) trực tuyến, thậm chí chưa từng viết CV.80% sinh viên chưa biết về các công cụ thiết kế CV phổ biến như Canva, TopCV… Đa số sinh viên tìm việc qua Facebook mà không biết đến các kênh tuyển dụng việc làm uy tín như TopCV, Careerlink, Careerbuilder, Linkedin, các chương trình tuyển dụng thực tập sinh… 70-80% sinh viên yếu về kỹ năng phỏng vấn xin việc.Đơn vị này cũng báo cáo thêm, hầu hết sinh viên tham gia chương trình tư vấn nghề nghiệp 1-1 không có mục tiêu nghề nghiệp hoặc mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng. 70-80% sinh viên chưa nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. 70% sinh viên gặp khó khăn về giao tiếp trong lần thực tập đầu tiên.Đề xuất đưa kỹ năng mềm thành môn học chính khóa 3 tín chỉKết thúc quá trình đào tạo kỹ năng mềm và tư vấn nghề nghiệp, mặc dù chưa có sự khác biệt rõ ràng về cơ hội tìm việc làm giữa nhóm được can thiệp và nhóm không được can thiệp, tỷ lệ sinh viên được đào tạo dường như có tham vọng hơn, dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm một công việc tốt và có mục tiêu nghề nghiệp hơn.Một đơn vị khác tham gia đào tạo cho dự án là Công ty cổ phần Công nghệ giáo dục Nova đưa ra kiến nghị: Cần tổ chức đào tạo kỹ năng mềm thiết yếu như một môn học chính khóa nhằm giúp sinh viên giáo dục nghề nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động.Cụ thể, đơn vị này đề xuất giải pháp triển khai môn học kỹ năng mềm với thời lượng 3 tín chỉ (tương đương 8-10 buổi đào tạo), quy mô 30-50 học viên/lớp.Nội dung đào tạo tập trung vào 7 nhóm kỹ năng gồm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng tương tác xã hội, kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng khởi nghiệp. Học viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội (Ảnh: Hoàng Hồng).Đại diện công ty Manpower Group đưa thêm khuyến nghị: cần tích hợp định hướng nghề nghiệp vào quy trình tuyển sinh trước khi nhập học tại các trường nghề. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp trọng điểm, các tập đoàn lớn đầu tư vào định hướng nghề nghiệp từ bậc THPT.Ông Nguyễn Văn Huy - đại diện Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội - cho biết, từ năm 2019, đơn vị này đã đưa kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo chính khóa. Hiện tại, nội dung đào tạo kỹ năng mềm của trường được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp đào tạo. Trước đó, từ năm 2018, trường đã tổ chức các buổi đào tạo ngoại khóa về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp quản lý kinh tế, quản lý thời gian, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng viết CV, kỹ năng phỏng vấn xin việc… Bằng việc theo dõi các khóa sinh viên tốt nghiệp trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi ra trường, ông Huy cho hay, việc triển khai đào tạo kỹ năng mềm đã bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc tìm kiếm việc làm và duy trì việc làm của sinh viên.
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II thưởng Tết hiệu trưởng cũng bằng nhân viên
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (Bộ LĐ-TB&XH) thưởng Tết Nguyên đán 2024 theo "công thức bình quân" từ hiệu trưởng, giảng viên, nhân viên hành chính, tài xế, lao công,... đều 20 triệu đồng/người.
Ngày 3/2, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) tổ chức họp mặt cán bộ hưu trí mừng xuân Giáp Thìn 2024. Buổi họp có sự tham gia của toàn thể cán bộ hưu trí, cán bộ, viên chức, người lao động của nhà trường.Buổi họp mặt là hoạt động thường niên của HVCT nhằm tri ân, thăm hỏi và trao tặng quà Tết cho cán bộ hưu trí.Ông Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng HVCT thông tin về những kết quả đạt được của nhà trường trong năm 2023.Tại đây, ông Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng HVCT đã thông tin về mức thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cho cán bộ, người lao động của nhà trường.Ông Hưng cho biết, năm nay HVCT thưởng Tết cho cán bộ, nhân viên cùng mức 20 triệu đồng/người (từ hiệu trưởng, ban lãnh đạo trường đến nhân viên). Bên cạnh đó, trong ngày đi làm đầu tiên của năm mới 2024, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động sẽ nhận được lì xì 1 triệu đồng/người.Hiệu trưởng HVCT cũng chia sẻ với cán bộ hưu trí một số thông tin của nhà trường đã đạt được trong năm 2023.Tại buổi họp mặt, những cán bộ hưu trí nguyên là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng cũng chia sẻ, ghi nhận sự phát triển, những kết quả đạt được của nhà trường trong năm 2023.Theo vị Hiệu trưởng, 2023 là năm nhà trường đạt và vượt tổng chỉ tiêu tuyển sinh với 2.550 học sinh, sinh viên, đạt tỷ lệ 110,3%. Tổng số học sinh, sinh viên tốt nghiệp năm 2023 là 763/946 đạt 80,6%; trong đó Cao đẳng là 407/484, đạt tỷ lệ 84,1%. Sinh viên ra trường có việc làm và tự tạo việc làm đạt tỉ lệ cao, duy trì ở mức trên 90%.Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, người lao động của nhà trường đã chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình đào tạo trực tuyến và đang thực hiện ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số trong quản trị hệ thống và quản lý nội dung học tập. Cùng với đó, trường đã xây dựng một lộ trình thực hiện cụ thể thông qua Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2040; trong đó xây dựng từng chiến lược cho từng lĩnh vực, từng ngành, nghề trong từng năm từng giai đoạn cụ thể.Trường HVCT mong muốn các cán bộ hưu trí luôn có những đóng góp, góp ý cho sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới.Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024, Hiệu trưởng HVCT cảm ơn các cán bộ hưu trí của HVCT đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của trường."Ban Giám hiệu Trường HVCT mong muốn các cán bộ hưu trí luôn theo dõi, ủng hộ tập thể lãnh đạo nhà trường. Đồng thời có những đóng góp, góp ý cho sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới.Nhân dịp năm mới 2024, tôi kính chúc cán bộ hưu trí được mạnh khỏe, hạnh phúc, mọi điều tốt đẹp nhất", Hiệu trưởng HVCT trải lòng.Cũng tại buổi họp mặt, những cán bộ hưu trí nguyên là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng chia sẻ, ghi nhận sự phát triển của nhà trường trong năm 2023. Đặc biệt, HVCT đã đạt nhiều kết quả tích cực và khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Trường Cao đẳng Quảng Nam tư vấn học nghề cho 215 quân nhân xuất ngũ
215 quân nhân xuất ngũ đã được trường Cao đẳng Quảng Nam tư vấn việc làm, học nghề miễn phí để các quân nhân này có việc làm ổn định.
Ngày 2/2, UBND huyện Duy Xuyên, Ban Chỉ huy quân sự huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) tổ chức gặp mặt quân nhân xuất ngũ, tặng quà Tết; khen thưởng đến các quân nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam tặng quà Tết đến các quân nhân vừa xuất ngũ (Ảnh: Huy Lâm).Dịp này, trường Cao đẳng Quảng Nam đồng hành với UBND huyện Duy Xuyên để tư vấn học nghề cho 215 quân nhân xuất ngũ. Nhà trường phát thẻ học nghề đến các quân nhân. Các thẻ học nghề này có giá trị trong vòng 12 tháng.Ông Phan Xuân Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên - cho hay hầu hết quân nhân vừa xuất ngũ đều ra sức học tập, rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ mà đơn vị, quân đội giao phó.Ông Phan Xuân Cảnh đề nghị các cấp ủy, chính quyền, các trường dạy nghề, các cơ quan, xí nghiệp quan tâm tư vấn dạy nghề, hướng nghiệp, ưu tiên tiếp nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương vào làm việc.
Sinh viên trổ tài gói bánh chưng, bánh tét đón Tết sớm
Sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn (Bình Định) đã có trải nghiệm thú vị khi quây quần cùng bên nhau trổ tài thi gói bánh chưng, bánh tét, trang trí mâm ngũ quả đón Tết nguyên đán.
Ngày 25/1, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn (Bình Định) tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và ngày hội mừng Đảng, mừng xuân năm 2024.Tại ngày hội, học sinh, sinh viên nhà trường tham gia các hoạt động mang màu sắc đặc trưng của Tết Nguyên đán cổ truyền như: thi gói bánh tét, bánh chưng; trang trí mâm ngũ quả chủ đề "Tết cổ truyền Việt Nam"; thi viết thư pháp; tham gia các trò chơi team building.Học sinh, sinh viên thi gói bánh chưng, bánh tét đón Tết (Ảnh: Doãn Công).Em Lê Thanh Quê, sinh viên năm 2, khoa Công nghệ ô tô, chia sẻ đây là lần đầu tiên em được trải nghiệm chương trình đón Tết nên thấy rất háo hức, đặc biệt thời điểm gần đến Tết Nguyên đán lại càng ý nghĩa.Học sinh, sinh viên tỉ mỉ gói bánh chưng, bánh tét (Ảnh: Doãn Công).Sinh viên Nguyễn Hoài Thương cũng cho biết đây là lần đầu tiên em gói bánh tét, mới nhìn tưởng đơn giản nhưng bắt tay vào làm thì đúng là quá khó."Gói được cái bánh đã khó rồi nên để gói được một cái bánh đẹp thật là không tưởng. Em phải có thêm 2 người bạn giúp sức mới gói xong 1 cái bánh tét", Thương hào hứng kể.Thi viết thư pháp (Ảnh: Doãn Công).Ngoài ra, Chi đoàn viên chức - giáo viên nhà trường tham gia trang trí cổng Xuân - tiểu cảnh Tết phục vụ trang trí không gian trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Công bố chức danh, bổ nhiệm hiệu trưởng hai trường cao đẳng
Trường Cao đẳng Lê Quý Đôn và Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc Bình Dương vừa chính thức có hiệu trưởng.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lê Quý Đôn cho ThS Lê Minh Thanh.Trước khi được công nhận là Hiệu trưởng, ThS Lê Minh Thanh có thời gian dài giữ chức Quyền hiệu trưởng nhà trường.ThS Lê Minh Thanh cho biết, nhà trường hiện là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được chú trọng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Vì vậy, nhà trường luôn thôi thúc tìm hướng đi mới, giải pháp mới để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp cho xã hội.Trao quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lê Quý Đôn cho ThS Lê Minh Thanh (Ảnh: Hải Yến)."Các nhiệm vụ chính được nhà trường đặt ra như định hướng đào tạo phát triển năng lực nghề nghiệp cho các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ, công nghiệp, sức khỏe, cung ứng nhân lực...Để thực hiện được mục tiêu này, trước mắt, nhà trường sẽ tập trung xây dựng kế hoạch tái cơ cấu lại cấu trúc để từng bước thực hiện...", ThS Lê Minh Thanh bày tỏ.Tỉnh ủy Bình Dương cũng vừa có quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc Bình Dương.Trong đó, ông Nguyễn Quốc Cường, Phó hiệu trưởng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường, ông Nguyễn Tấn Trung, Phó hiệu trưởng giữ chức vụ Hiệu trưởng. Thời gian bổ nhiệm là 5 năm.
Học trò chọn nghề theo "tiếng gọi con tim", chớp mắt đã là... người yêu cũ
Không ít học sinh nêu tâm tư việc chọn nghề, chọn trường bị tác động từ bố mẹ, bạn bè. Thậm chí, có em chạy theo "tiếng gọi tình yêu" nhưng sau đó đã là... người yêu cũ.
Một nữ sinh lớp 12 của trường THPT Phú Nhuận, TPHCM, chia sẻ, em có những ước mơ, mong muốn, sở thích riêng. Vậy nhưng, ước mơ của em không giống với những kế hoạch, dự định của bố mẹ sắp đặt sẵn từ lâu."Liệu em nên bất chấp chạy theo ước mơ hay "nhắm mắt" học theo ngành nghề bố mẹ mong muốn?", cô nữ sinh đặt câu hỏi.Học sinh chọn nghề, chọn trường theo cảm xúc hay có sự tác động, chi phối của người xung quanh như bố mẹ, bạn bè hay cả người yêu là một thực tế nhiều em gặp phải. Không phải hiếm trường hợp học sinh chọn ngành sư phạm hay kinh doanh vì người yêu, hoặc bạn thân chọn ngành đó. Nhiều khi, mối quan hệ tình cảm cũng đưa đẩy học sinh chọn trường học sao cho được ở gần với bạn bè.  Học sinh nghe tư vấn về chọn nghề (Ảnh: Hoài Nam).Những vấn đề, băn khoăn trong việc chọn nghề, chọn trường được các em học sinh đặt ra tại chương trình "Đúng ngành nghề - Sáng tương lai" do Tạp chí Giáo dục TPHCM phối hợp cùng Sở GD&ĐT, Đại học Quốc gia TPHCM và Trung tâm Phát triển phía Nam - Bộ GD&ĐT tổ chức tại Trường THPT Phú Nhuận, TPHCM. Tại chương trình, giải đáp về vấn đề học sinh chọn nghề theo cảm xúc, chịu tác động của người xung quanh, TS Đào Lê Hòa An -  Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học tâm lý và hướng nghiệp Jobway - khéo léo ví von bằng các tựa sách quen thuộc với bạn trẻ:"Khi học trò sống chết chọn nghề theo "Tiếng gọi tình yêu", thì mới bước vào năm nhất đại học, bạn được tặng cuốn sách "Ai rồi cũng khác". Đến năm thứ 2, bạn giật mình khi cầm trong tay cuốn "Thương mấy cũng là người dưng". Khi là sinh viên năm thứ 3, bạn nhận được cuốn sách "Người yêu cũ có người yêu mới". Đến năm cuối đại học, ngày cầm tấm bằng tốt nghiệp cũng chính thức là ngày bạn cầm tấm... bằng thất nghiệp".Bởi theo TS Đào Lê Hòa An, học sinh này lựa chọn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn của người yêu chứ không phải dựa vào năng lực, sở thích và sự phù hợp với chính bản thân mình. Theo ông An, học sinh cần xuất phát từ tiêu chuẩn của chính mình khi lựa chọn ngành nghề. Học sinh phải là người hiểu thật rõ bản thân mình giỏi cái gì nhất, yêu thích cái gì nhất để lựa chọn phù hợp. Đối với câu chuyện muôn thuở nhiều người gặp phải là mình thích một nghề, ba mẹ thích nghề khác, TS Đào Lê Hòa An chia sẻ, điều nguy hiểm là nhiều khi nghề các bạn thích chưa chắc đã phù hợp.Chẳng hạn như có bạn rất thích đi du lịch, nhất quyết chọn nghề hướng dẫn viên du lịch, để đi cho thỏa nỗi lòng. Trong khi, việc đi du lịch và việc mình đi làm nghề về du lịch rất khác nhau."Điều Gen Z gặp khó khăn là các bạn lướt thông tin nhiều nhưng ít dành thời gian tìm hiểu sâu về lĩnh vực nào đó. Việc các bạn thích một ngành nghề nào đó có khi chỉ lớt phớt bên ngoài. Các bạn thích nhưng chưa chứng minh được với bố mẹ rằng lựa chọn đó có phù hợp với mình hay không", ông An bày tỏ.Khi chọn nghề, theo ông An, học sinh cần tìm hiểu về mô tả công việc gắn với ngành nghề yêu thích. Từ đó có thể hình dung phần nào mình sẽ làm những cái gì trong một ngày, một tuần, một tháng, một năm; so với bản thân mình xem có thật sự phù hợp. TS Đào Lê Hòa An (người đang đứng) lưu ý học sinh cần tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề khi lựa chọn (Ảnh: NVCC).Bên cạnh vấn đề chọn nghề phù hợp với năng lực, một vấn đề được nhiều học sinh quan tâm, lo lắng về tình trạng thất nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp .Hầu hết, các câu hỏi về phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu, học phí của các trường, học sinh đều đính kèm thắc mắc về cơ hội việc làm sau khi ra trường.Các chuyên gia tuyển sinh chia sẻ các hướng đi sau THPT, lưu ý học sinh chọn nghề cần quan tâm đến yếu tố điều kiện gia đình, các phương pháp ôn tập, ôn thi, tư vấn tâm lý và sức khỏe mùa thi; thủ tục nhập học, các quy định về học phí, cơ hội nhận học bổng…Ngoài ra, các chuyên gia cung cấp các thông tin về dự báo nguồn nhân lực, những yêu cầu về tuyển dụng, số lượng, chất lượng và ngành nghề cũng được cập nhật.
Năm 2024, sinh viên được miễn 100% học phí khi học những ngành, nghề nào?
Những ngành, nghề đặc thù, khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu hoặc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh sẽ miễn 100% học phí cho người học.
Các ngành, nghề đặc thù được miễn 100% học phíNghị định 81/2021/NĐ-CP (Nghị định 81) của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Chương IV của Nghị định quy định rõ về chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.Theo đó, chính sách miễn học phí 100% áp dụng cho sinh viên học chuyên ngành Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành: lao, phong, tâm thần, giám định pháp y, pháp y tâm thần và giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.Ngoài ra, trong khối ngành sức khỏe, theo Luật khám chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1/1, hai ngành được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học là truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu. Điều kiện được hưởng chế độ này là sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện đủ điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo.Bên cạnh đó, các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng quy định cũng sẽ miễn 100% học phí với người học.Sinh viên Học viện Múa Việt Nam thi tốt nghiệp năm 2022 (Ảnh: Tố Linh).Những ngành nghề này chủ yếu được đào tạo ở trình độ trung cấp, cao đẳng như: điêu khắc, kỹ thuật sơn mài, biểu diễn ca kịch Huế, chèo, tuồng, cải lương, dân ca quan họ, diễn viên múa, biên đạo múa, nhạc công kịch hát dân tộc, kỹ thuật đóng mới thân tàu biển, kỹ thuật khai thác hầm mỏ, xây dựng cầu đường, cấp thoát nước, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý rác thải, kiểm lâm, kiểm ngư, ra đa tàu hải quân, xây dựng công trình thủy điện, hộ sinh...Chi tiết các ngành nghề có trong Thông tư 05/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.Các ngành, nghề được giảm, hỗ trợ học phíNghị định 81 cũng quy định giảm 70% học phí cho sinh viên các trường đại học công lập hoặc tư thục có đào tạo văn hóa - nghệ thuật đang theo học các ngành: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc.Ngoài ra học sinh, sinh viên học các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cũng nằm trong diện được giảm học phí 70%.Bên cạnh đó, để thu hút tuyển sinh vào một số ngành "kén" người học, nhiều trường đại học có cơ chế hỗ trợ học phí riêng. Từ năm học 2022-2023, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM hỗ trợ 35% học phí cho sinh viên ngành triết học, tôn giáo học, lịch sử, địa lý, thông tin thư viện…19 đối tượng được miễn 100% học phí Cũng theo Nghị định 81, có 19 đối tượng được miễn 100% học phí khi theo học các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm:1. Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng. 2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.3. Trẻ em học mẫu giáo, học sinh dưới 16 tuổi và người 16-22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; người học trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.4. Trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT có cha hoặc mẹ thuộc diện hộ nghèo. Trường hợp đối tượng ở với ông bà thì ông bà cần thuộc diện hộ nghèo.5. Trẻ em mầm non 5 tuổi ở vùng đặc biệt khó khăn.6. Trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.7. Học sinh THCS ở vùng đặc biệt khó khăn.8. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển.9. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.10. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.11. Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.12. Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.13. Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người gồm: Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái, Lự, Pà Thẻn, Chứt, La Ha, La Hủ.14. Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.15. Người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp.16. Người học trung cấp, cao đẳng các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.17. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng quy định.18. Trẻ em mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024-2025.19. Học sinh THCS được miễn học phí từ năm học 2025-2026.
Nữ sinh lo "không xinh đẹp, còn thấp bé" khi sang Đức kiếm lương chục triệu
Trước lo lắng của nữ sinh Việt, GS.TS Thomas Brockmeier, Phòng Công nghiệp và Thương mại thành phố Halle Đức, khẳng định không có quy định nào cấm người "không xinh đẹp, thấp bé" học tập và làm việc.
Nhiều vấn đề về du học nghề, vừa học vừa làm được các chuyên gia nghề nghiệp ở Đức giải đáp trong buổi làm việc cùng Tập đoàn Giáo dục và Đầu tư EI vừa diễn ra tại TPHCM, kể cả thắc mắc "không nhan sắc, lại thấp bé" của nữ sinh Việt.Nữ sinh lo "không có nhan sắc"Nhiều học sinh, phụ huynh Việt chia sẻ lo lắng, du học nghề, vừa học vừa đi làm kiếm tiền ở tuổi 18 nơi đất khách quê người, các em có thể đối mặt với nhiều khó khăn như xung đột với doanh nghiệp, cuộc sống xa nhà, không dễ thích nghi về văn hóa...Chuyên gia nghề nghiệp Đức trong buổi giao lưu với học sinh Việt Nam (Ảnh: Hoài An).Một nữ sinh Việt thẳng thắn đặt câu hỏi: "Em và nhiều bạn khác không xinh đẹp, thể trạng lại thấp bé. Đây có phải là bất lợi, trở ngại khi ra nước ngoài học tập và làm việc?". Giải đáp băn khoăn "không có nhan sắc, lại thấp bé" của nữ sinh này, GS.TS Thomas Brockmeier - Giám đốc điều hành Phòng Công nghiệp và Thương mại thành phố Halle, Đức - khẳng định: "Không có một quy định nào cấm người không có nhan sắc hay thấp bé học tập và làm việc. Đó không phải là rào cản đối với việc học tập và lao động". Theo GS.TS Thomas Brockmeier, việc mỗi người thấy được những hạn chế của bản thân thì đó chính là lợi thế. Mỗi bạn trẻ hoàn toàn có thể khắc phục những hạn chế về hình thể bằng sự tự tin, rèn luyện sức khỏe, học ngoại ngữ thật tốt, trau dồi năng lực và thái độ làm việc, không ngừng nâng cao tay nghề... Ông Herr Thomas Keindorf - Chủ tịch Phòng Thủ công mỹ nghệ thành phố Halle, Bang Sachsen Anhalt, Đức - thông tin, ở Đức có cộng đồng người Việt rất lớn, luôn sẵn sàng kết nối và hỗ trợ nhau về mọi mặt. Hơn nữa, khi ra nước ngoài làm việc, ngoài tương tác với cộng đồng người Việt, người lao động sẽ tiếp xúc, làm việc thường xuyên với người nước ngoài. Đặc biệt, người Đức có nhiều thiện cảm với các bạn trẻ Việt Nam về tinh thần học tập, làm việc nên luôn sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ.Ông Klaus Dietmar Kohler - Ban cố vấn Tập đoàn EI - cho rằng, học sinh du học nghề cần có sự chuẩn bị kỹ để đáp ứng được về yêu cầu ngoại ngữ, đi cùng là sự tự tin và khả năng thích nghi.Các nhân sự trẻ quan tâm đến nhiều vấn đề khi ra nước ngoài làm việc (Ảnh: Hoài An)."Pháp luật ở Đức có những quy định rất chặt chẽ, các đơn vị giữa Việt Nam và Đức luôn có sự giám sát, đảm bảo về mặt pháp lý cho học sinh lao động Việt khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột với doanh nghiệp", ông Klaus Dietmar Kohler cho  hay. Nhiều ngành "lạ" thiếu nhân lực Ông Herr Thomas Keindorf thông tin, Đức hiện đào tạo hơn 300 ngành nghề khác nhau, chỉ riêng Phòng Thủ công mỹ nghệ thành phố Halle đã quản lý gần 140 ngành, với thời gian đào tạo 3-3,5 năm.Không chỉ có các ngành quen thuộc thường được nhắc đến như khách sạn, du lịch, nhà hàng, ông Herr Thomas Keindorf bày tỏ, còn nhiều ngành nghề trong lĩnh vực thủ công nghiệp ở Đức đang trong trình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng, rất cần bổ sung với nguồn lao động đến từ Việt Nam.Một số ngành nghề khát nhân lực có thể kể đến như công nghiệp, cơ khí, kỹ thuật viên điện công nghiệp, kỹ thuật viên điện lạnh/công nghệ sưởi ấm, vệ sinh trang thiết bị, chuyên viên bán hàng, đầu bếp... Ông Herr Thomas Keindorf cho hay, du học nghề "kép" là một khái niệm mang tính hệ thống, thống nhất ở Đức. Đó là người học vừa học thực hành tại các doanh nghiệp vừa tiếp tục học lý thuyết tại trường dạy nghề, bằng cấp được quốc tế công nhận. Theo các chuyên gia, người lao động cần chuẩn bị kỹ lưỡng về ngôn ngữ và khả năng thích nghi khi ra ngoài làm việc (Ảnh: Hoài An).Người học sẽ được thực hành, được làm việc, có thu nhập tại doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu việc học. Bởi vậy, học viên vừa đi học, vừa đi làm với mức thu nhập cao, có thể gửi tiền về hỗ trợ cho gia đình không phải là chuyện lạ. Đức là một trong những đối tác truyền thống và chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, chăm sóc người cao tuổi… Đây là thị trường có điều kiện lao động tốt, mức lương cao nhưng đến nay, lao động Việt đi Đức vẫn còn hạn chế. Trong buổi làm việc với ông Stephan Weil - Thủ hiến bang Hạ Saxony, Đức vào cuối năm 2023, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan đánh giá, Đức là thị trường có điều kiện làm việc rất tốt, thu nhập cao. Chẳng hạn như lĩnh vực điều dưỡng, hộ lý ở Đức làm việc trong điều kiện rất tốt, thu nhập lên tới 3.800 Euro/tháng (khoảng 95 triệu đồng).Lao động Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu của Đức trong nhiều lĩnh vực như y tá, điều dưỡng, phục vụ nhà hàng, khách sạn... Vậy nhưng, theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, việc thi lấy chứng chỉ tiếng Đức trình độ B2 là rào cản lớn với ứng viên Việt có nguyện vọng sang Đức làm việc.Trong buổi làm việc này, ông Stephan Weil cho biết, thay vì yêu cầu tiếng Đức trình độ B2 chung như hiện nay, Đức có thể xem xét giảm bớt điều kiện về trình độ tiếng Đức ở một số lĩnh vực, ngành nghề như nhà hàng, khách sạn... Tuy nhiên, Thủ hiến bang Hạ Saxony nhấn mạnh, việc đạt được trình độ B2 tiếng Đức có lợi cho người lao động trong việc muốn định cư lâu dài ở Đức. 
Trường nghề tuyển sinh 2024 với cam kết 100% sinh viên có việc làm
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II thông báo tuyển sinh với cam kết: "100% sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp và đảm bảo có việc làm sau tốt nghiệp".
Ngày 4/1, ông Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (Bộ LĐ-TB&XH), thông tin năm nay trường tuyển sinh vào 30 ngành cao đẳng.Đối tượng tuyển sinh của trường là những học sinh tốt nghiệp THPT. Xét tuyển học bạ lớp THPT hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời gian đào tạo 2,5 năm (riêng ngành Dược là 3 năm).Năm 2024, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II tuyển sinh 30 ngành nghề."Nhà trường cam kết 100% Sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp và đảm bảo có việc làm sau tốt nghiệp", Hiệu trưởng Kỹ nghệ II khẳng định.Bên cạnh đó, trường này còn miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình chính sách. Trường Kỹ nghệ II nhận hồ sơ từ 31/8.Cùng ngày, Trường Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn, cũng công bố thông tin tuyển sinh 2024.Theo đó, năm nay trường tuyển sinh 30 ngành trình độ cao đẳng và 17 ngành trình độ trung cấp. Ở bậc cao đẳng, kỳ tuyển sinh 2024 trường có 1 ngành mới là giáo dục mầm non.Đối tượng tuyển sinh của trường là những học sinh tốt nghiệp THCS, THPT.  Nhà trường nhận hồ sơ từ ngày 3/1.Các ngành trình độ cao đẳng mà Trường Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn tuyển sinh năm nay.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, cho biết trên địa bàn thành phố hiện có 376 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bình quân hàng năm có hơn 195.000 người học tốt nghiệp các trình độ GDNN và tham gia thị trường lao động.
5 dấu ấn phát triển lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp năm 2023
Năm 2023, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có nhiều cải thiện về chất lượng đào tạo, đồng thời sắp xếp, tổ chức lại các trường công lập 4 cấp theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.
Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệpNgày 4/5/2023, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.Chỉ thị 21 của Ban bí thư đề ra mục tiêu đến năm 2030 thu hút 50-55% học sinh trung học vào hệ thống GDNN; tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, thực hiện tốt việc phân luồng, tăng tỷ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào GDNN.Cơ sở GDNN vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa để học sinh tốt nghiệp vừa có bằng trung học phổ thông vừa có bằng nghề bảo đảm chất lượng, có điều kiện tham gia thị trường lao động và cơ hội tiếp tục học tập, nâng cao trình độ; đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động.Ban Bí thư cũng giao nhiệm vụ đến năm 2030 sẽ có khoảng 90 cơ sở GDNN chất lượng cao. Trong đó, một số cơ sở thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng, một số cơ sở tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, G20.Sinh viên Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội tại một cuộc thi tay nghề quốc tế (Ảnh: HCEM).Về ngành, nghề trọng điểm, chỉ thị 21 đặt ra mục tiêu có khoảng 200 ngành, nghề, trong đó có 15-20 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN và thế giới. Đến năm 2045, giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới.Tổ chức lại các trường công lập 4 cấp theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệtTheo Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10/2/2023 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở GDNN công lập theo quy hoạch.Đến nay, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã ban hành các quyết định giải thể 13 trường cao đẳng, sáp nhập các cơ sở GDNN công lập của 4 bộ, 46 địa phương gồm 10 trường cao đẳng, trung cấp thuộc Bộ Xây dựng, 8 trường cao đẳng thuộc Bộ Công thương, 2 trường cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 trường cao đẳng thuộc Bộ Quốc phòng.Thủ tướng cũng giao Bộ LĐTBXH chủ trì xây dựng Đề án thành lập cơ sở GDNN thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành chất lượng cao.Việc quy hoạch nói trên nhằm mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở GDNN đa dạng về loại hình, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng, miền; chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phân tầng chất lượng; đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp đạt nhiều kết quả tích cựcNăm 2023, triển khai Chương trình chuyển đổi số trong GDNN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2222/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục GDNN đã xây dựng Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn cho việc đánh giá trường cao đẳng số/thông minh.Tổng cục cũng triển khai mô đun đào tạo "Năng lực số" trình độ trung cấp, cao đẳng; xây dựng và bước đầu đưa vào sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến (LMS); nền tảng quản trị số (DMP); nền tảng Tài nguyên Giáo dục mở (OER) dùng chung, phòng E-learning studios sản xuất học liệu số, hệ thống thực tế ảo...Sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, TPHCM, tại sự kiện ngày hội nghề nghiệp (Ảnh: Cao Thắng).Đặc biệt, nền tảng học tập trực tuyến congdanso.edu.vn đã cung cấp 22 khóa học (gồm kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp...) và cấp chứng chỉ cho gần 30.000 lượt người, trong đó có gần 1.800 người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.Khoảng 1.200 cán bộ quản lý và nhà giáo hoàn thành và có chứng chỉ các khóa tự học miễn phí về kiến thức căn bản chuyển đổi số trong GDNN trên nền tảng Atingi.Những kết quả bước đầu trong chuyển đổi số GDNN đã góp phần mở rộng phương thức đào tạo, tăng thêm cơ hội tiếp cận GDNN cho người học, thúc đẩy phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt, thích ứng với yêu cầu chuyển đổi số quốc gia. Chất lượng đào tạo nghề tiếp tục được cải thiện mạnh mẽTheo số liệu điều tra, thống kê về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2023, chỉ số chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam dựa trên kết quả đánh giá của doanh nghiệp đã có những bước thăng hạng nhảy vọt.So với năm 2022, chỉ số chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam với điểm trung bình trọng số 4.82 trên thang điểm 7 đã tăng 8 bậc, vượt chỉ tiêu do Chính phủ giao (5 bậc).Trong khu vực ASEAN, Việt Nam nằm trong tốp 4 và chỉ xếp sau Singapore và Indonesia.Chỉ số GCI là một công cụ để đo lường các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của các nền kinh tế.Xếp hạng của WEF cũng phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của một quốc gia, vốn cũng là yếu tố cơ bản cho tăng trưởng kinh tế bền vững.Sự tăng tiến của chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam cũng có thể thấy rõ qua kết quả đánh giá Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố vào tháng 3/2023. Theo đó, chất lượng đào tạo nghề Việt Nam trên thang điểm 6 đã đạt 4.4 điểm (năm 2018 chỉ đạt 3.8 điểm).Báo cáo PCI do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện dựa trên kết quả điều tra đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp nhằm tăng cường chất lượng điều hành kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam.Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệpNăm 2023, hoạt động hợp tác quốc tế không ngừng được đẩy mạnh, hỗ trợ tích cực cho toàn hệ thống GDNN đổi mới và phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.Bên cạnh việc duy trì hoạt động hợp tác hiệu quả với các đối tác truyền thống, giáo dục nghề nghiệp đã thu hút được nhiều đối tác tiềm năng mới như các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Phần Lan, Australia...Một tiết học ứng dụng kỹ năng số trong bài giảng (Ảnh: BCI).Các chương trình, dự án quốc tế đã hỗ trợ kịp thời cho hệ thống GDNN trong tư vấn, hoàn thiện chính sách, hỗ trợ các cơ sở GDNN trong việc nâng cao nhận thức, đổi mới chương trình, giúp trang bị những kỹ năng mới cho giáo viên, học sinh, người lao động tại doanh nghiệp… Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.Nhiều diễn đàn quốc tế về GDNN, phát triển kỹ năng nghề với sự tham gia của đông đảo chuyên gia, cơ quan trong và ngoài nước đã được tổ chức năm 2023 như: "Phát triển kỹ năng nhân lực ngành Logistics và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số"; "Cơ hội việc làm và nhu cầu kỹ năng cho chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam"; "Phát triển kỹ năng số cho lực lượng lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư"...Các diễn đàn này đã góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của GDNN Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.Đặc biệt, Liên minh châu Âu đã cam kết hỗ trợ mạnh mẽ đối với lĩnh vực GDNN Việt Nam giai đoạn 2024-2028 với tổng nguồn vốn lên tới 54,6 triệu Euro.
Aptech - Lựa chọn hàng đầu cho sinh viên muốn học lập trình theo chuẩn quốc tế
Giữa nhiều cơ sở đào tạo công nghệ thông tin mọc lên hàng ngày, Aptech là trung tâm hàng đầu trong đào tạo lập trình viên theo chuẩn quốc tế với hơn 100.000 sinh viên đang theo học.
Các thành viên Aptech tham dự Vietnam Country Meet 2024 tại Ấn Độ (Ảnh: Aptech).25 năm qua, Aptech là lựa chọn hàng đầu của sinh viên và phụ huynh khi đam mê và mong muốn trở thành lập trình viên quốc tế. Dưới đây là lý do Aptech trở thành điểm đến của giới trẻ yêu thích lập trình, mong muốn phát triển bản thân trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).Chương trình đào tạo công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tếNghiên cứu các xu hướng trên thế giới, Aptech cung cấp các khóa học lập trình theo chuẩn quốc tế, đảm bảo sinh viên được tiếp cận với kiến thức và kỹ năng mới. Chương trình học được thiết kế dựa trên nhu cầu nguồn nhân lực ngành CNTT hiện đại. Do đó, khi trở thành sinh viên Aptech, bạn sẽ được học giáo trình mới, cập nhật các xu hướng công nghệ tân tiến để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp CNTT.Hội thảo "Cơ hội học liên thông lấy bằng cử nhân Đại học Lincoln" dành cho sinh viên Aptech (Ảnh: Aptech).Chương trình đào tạo của Aptech được cộng đồng thế giới đánh giá cao và được công nhận rộng rãi, đặc biệt ở những nước có nền công nghệ tiên tiến. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp tại Aptech có cơ hội du học nước ngoài hoặc tại chỗ bởi chương trình đào tạo của Aptech liên thông với các trường Đại học ở Australia, Malaysia, Singapore, Anh… được cấp bằng cử nhân.Sinh viên Aptech được các doanh nghiệp quan tâm tuyển dụngTrong 1/4 thế kỷ hoạt động, điểm khác biệt của Aptech và các đơn vị đào tạo khác là khả năng bám sát thị trường, chú trọng đổi mới và cập nhật chương trình để theo kịp sự phát triển của ngành CNTT qua từng giai đoạn. Quá trình nghiên cứu nhu cầu của hàng trăm công ty phần mềm lớn trên thế giới giúp Aptech thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với các xu hướng công nghệ lớn, như: .NET (Microsoft) và J2EE (Sun Microsystems).Chương trình học được cập nhật 6 tháng/lần, bám sát thực tế tại các doanh nghiệp. Tại đây, sinh viên được đào tạo để nắm vững và có thể vận dụng thuần thục các công nghệ tiên tiến và phổ biến như Java, Figma, NodeJS, C#, PHP, MongoDB, Azure Cloud, Python… vào công việc.Sinh viên Aptech thăm quan công ty OSP Group (Ảnh: Aptech).Aptech thường xuyên hợp tác với doanh nghiệp công nghệ hàng đầu để cung cấp cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên. Điều này giúp sinh viên có được kinh nghiệm thực tế và tiếp cận với các dự án trong ngành.Đội ngũ giảng viên kinh nghiệmSinh viên Aptech được giảng viên hướng dẫn làm dự án thực tế.Để tạo dựng thành công cho hàng nghìn sinh viên trong 25 năm qua, Aptech chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết với nghề. Các giảng viên đều tham gia đánh giá năng lực giảng dạy kỹ lưỡng cùng với việc thông qua các tiêu chí khắt khe của tập đoàn Aptech.Vì thế đội ngũ giảng viên tại Aptech có nhiều kinh nghiệm thực chiến tại doanh nghiệp, nắm vững chuyên môn giỏi và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ đam mê CNTT.Sinh viên được hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệpNhững chuyến IT Tour của Aptech tại các doanh nghiệp.Học tại trung tâm đào tạo Aptech, sinh viên có thể yên tâm với cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Aptech có phòng quan hệ doanh nghiệp liên lạc với các công ty trong và ngoài nước tìm hiểu về nhu cầu nhân lực ngành CNTT. Ngoài ra, sinh viên được ưu tiên thực tập, hỗ trợ giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp lớn như FPT Software, Tập đoàn OSP, Bizware Korea, NashTech, Vinmec, Viettel, LG,… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được hỗ trợ giới thiệu việc làm. Thông tin chi tiết, truy cập tại đây.Với hơn 30 năm kinh nghiệm, Tập đoàn Aptech là công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh đào tạo nghề với quy mô lớn trên toàn cầu. Aptech đã có mặt tại 40 quốc gia với hơn 800 trung tâm đào tạo và phát triển kỹ năng. Thành lập năm 1986, Tập đoàn Aptech đã đầu tư hiệu quả vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đào tạo CNTT, hoạt hình, VFX và đa phương tiện, truyền thông và giải trí, bán lẻ và hàng không, sắc đẹp và sức khỏe, ngân hàng và tài chính, phân khúc mầm non cùng nhiều lĩnh vực khác.Tập đoàn Aptech đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo các sinh viên, chuyên gia, cũng như đóng góp vào sự thành công của nhiều trường đại học và doanh nghiệp thông qua hai lĩnh vực kinh doanh: đào tạo cá nhân và đào tạo doanh nghiệp.Đối với chương trình đào tạo cá nhân, Aptech cung cấp đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn thông qua nhiều thương hiệu của mình - Đào tạo lập trình viên quốc tế (Công nghệ thông tin), chuyên viên thiết kế đồ họa (Arena Multimedia), MAAC (Hoạt hình và Đa phương tiện), Học viện Mạng và Phần cứng Aptech (Phần cứng, Mạng và An ninh mạng), Aptech English học viện học tập, Học viện Lakmé được cung cấp bởi Aptech (làm đẹp và chải chuốt), Học viện Hàng không và Khách sạn Aptech, Trường Mầm non Quốc tế Aptech cùng nhiều trường khác.Tập đoàn Aptech đã được công nhận là "Nơi làm việc tuyệt vời" (2017 và 2019), giành giải thưởng "Đào tạo Quốc gia Con công Vàng" (2019 và 2023) và được đánh giá ở cấp độ trưởng thành 5 của mô hình "Trưởng thành năng lực con người" (PCMM) vào năm 2020.
Bộ đội xuất ngũ ngại tham gia học nghề
Những năm gần đây, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự (bộ đội xuất ngũ - BĐXN) ở TPHCM ngại tham gia các khóa học nghề.
Theo Chính sách của Đảng, Nhà nước, BĐXN được hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp miễn phí, được tư vấn, giới thiệu việc làm… Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều thanh niên ở TPHCM và các tỉnh thành lân cận sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự không mặn mà với việc được học nghề miễn phí.Trò chuyện với phóng viên Dân trí, anh Khánh An chia sẻ, khi gần đến ngày xuất ngũ, anh và các bạn được các trường nghề, trung tâm đào tạo nghề ở TPHCM đến trực tiếp đơn vị tư vấn, hướng nghiệp."Qua các nghề được tư vấn mình thấy không chắc chắn có việc làm như mong muốn nên đã chọn học bằng lái xe ô tô. Nhưng sau khi nộp hồ sơ, thẻ học nghề và số tiền chênh lệch vào trung tâm đào tạo lái xe đến nay đã gần 2 năm vẫn chưa được thi bằng lái trong khi thẻ học nghề đã hết hạn", anh An đượm buồn nói.Còn bạn trẻ Nhật Trường (SN 2001), cho rằng: "Giờ học nghề phải nộp thêm một khoản tiền khoảng 10 triệu đồng tiền chênh lệch học phí. Học nghề mất mấy tháng rồi chắc gì đã xin được việc làm".Bộ đội xuất ngũ sau khi được đào tạo nghề sẽ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (Ảnh: Xuân Trường).Ngoài ra, hiện nay nhiều trường, cơ sở đào tạo nghề tại TPHCM còn ngại tiếp nhận, đào tạo nghề cho BĐXN dù có thẻ học nghề.Anh H. một giám đốc Trung tâm dạy nghề lái xe ô tô tại TPHCM chia sẻ, trước đây chi phí dạy nghề lái xe còn thấp thì trung tâm còn tuyển BĐXN. Nhưng những năm gần đây chi phí phát sinh cho một bằng lái xe cao gần như gấp đôi (gấp 2 lần) buộc các học viên phải đóng thêm số tiền chênh lệch lớn, từ đó trung tâm phải bổ sung nhân sự để liên tục tư vấn và giải đáp những thắc mắc của học viên là BĐXN. "Ngoài ra, từ khi có quy định mới, chúng tôi không tiếp nhận, đào tạo BĐXN nữa vì việc thanh toán rất khó khăn", anh H. nói thêm.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, cho biết bình quân hàng năm TPHCM có hơn 195.000 người học tốt nghiệp các trình độ giáo dục nghề nghiệp và tham gia thị trường lao động.Chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo cơ bản đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động của thành phố và các tỉnh xung quanh.Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TPHCM đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết sớm. Trong đó, việc triển khai thực hiện một số chính sách đào tạo nghề cho BĐXN gặp trở ngại khi mức chi phí ngân sách hỗ trợ thấp, người học phải đóng phần chênh lệch học phí cao nên BĐXN ít tham gia các khóa đào tạo nghề.
Mùa hè đa trải nghiệm cùng Language Link Academic
Mùa hè là mùa của trải nghiệm và những chuyến phiêu lưu. Theo đó, các bạn nhỏ có thể tham gia chương trình Anh văn hè "Phá đảo hành tinh hè - Meta Summer Blast" tại Language Link Academic, kéo dài 4 tuần với nhiều hoạt động bổ ích.
4 "tiểu hành tinh" lý thú đang chờ các bạn học sinh khám phá. Ba mẹ có thể cùng con lên lịch và sẵn sàng tham gia trải nghiệm.Hành tinh ngôn ngữ - Học tiếng Anh cùng giáo viên nước ngoàiVới 30 năm hoạt động tại Việt Nam, Language Link Academic là thương hiệu hàng đầu đào tạo tiếng Anh toàn diện được hàng nghìn phụ huynh và học sinh tin cậy. Language Link Academic cho rằng, để đạt được hiệu quả học tập tốt, trước tiên, con cần "yêu" ngôn ngữ. Vì thế, hành tinh ngôn ngữ sẽ là nơi để con tìm thấy niềm háo hức khi học tiếng Anh, để mỗi giờ lên lớp là niềm vui khiến con háo hức mỗi ngày, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới, từ đó hành trình chinh phục Anh ngữ toàn diện dễ dàng hơn.4 "tiểu hành tinh" lý thú đang chờ các bạn học sinh khám phá (Ảnh: Language Link Academic).Tham gia hành tinh ngôn ngữ, các con sẽ được đắm chìm trong thế giới Anh ngữ đầy màu sắc. Các thầy cô nước ngoài với kinh nghiệm lâu năm, vui tính và nhiệt tình sẽ dẫn dắt các bạn nhỏ trải nghiệm trọn các hoạt động của một lớp học theo chuẩn Anh quốc với hoạt động mang tính tương tác cao, lấy học viên làm trung tâm.Sau khóa học, con sẽ "bỏ túi" thêm nhiều kiến thức và kỹ năng hữu ích, được khơi gợi niềm cảm hứng học tập, tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh, sẵn sàng gặt hái điểm 10 ở năm học sắp tới.Hành tinh cảm hứng - Khám phá câu lạc bộ thuyết trìnhThuyết trình là một trong những kỹ năng phụ huynh ưu tiên hàng đầu khi con học Anh ngữ. "Thuyết trình là một trong số những kỹ năng cần thiết, việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình từ sớm sẽ giúp trẻ rèn phát triển khả năng sử dụng và diễn đạt ngôn từ, giúp trẻ tự tin hơn", bà Ilani Ries, Giám đốc học thuật của Language Link Academic cho hay.Thế nhưng, thuyết trình là một kỹ năng khó, đặc biệt đối với các bạn nhỏ, vậy nên, các con cần được tạo thói quen thuyết trình và giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, song song với đó, các con cần được định hướng bởi những giáo viên có kinh nghiệm với giáo án phù hợp với độ tuổi, nhằm tạo cho con sự hứng thú, hấp dẫn, từ đó mạnh dạn trình bày ý kiến của mình bằng tiếng Anh."Câu lạc bộ (CLB) thuyết trình tại Language Link Academic hứa hẹn là nơi các bạn nhỏ được hướng dẫn và thực hành bài bản, thường xuyên kỹ năng quan trọng này ", bà Ilani chia sẻ thêm.Trong 4 tuần, các con sẽ được trải nghiệm đa dạng chủ đề phù hợp với lứa tuổi (Ảnh: Language Link Academic).Trong 4 tuần học, thông qua đa dạng chủ đề phù hợp với lứa tuổi, con được trang bị từ vựng, cách thiết lập cấu trúc bài thuyết trình chuẩn học thuật, biên soạn nội dung logic bằng tiếng Anh và được hướng dẫn cách diễn đạt ý kiến của mình trước đám đông cuốn hút, truyền cảm hứng. CLB thuyết trình là sân chơi hữu ích, các bạn nhỏ không nên bỏ qua để nâng hạng kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.Hành tinh sáng tạo - Hoạt động STEM Nếu yêu thích khoa học và các hoạt động sáng tạo, các bạn nhỏ đừng bỏ qua "hành tinh sáng tạo" để trải nghiệm về sự sáng tạo ở nhiều hoạt động khác nhau. "Hành tinh sáng tạo" hứa hẹn sẽ mang đến nhiều niềm vui, tham gia chế tác những sản phẩm thủ công của riêng mình bằng sự khéo léo và trí sáng tạo của trẻ.Tham gia hành tinh ngôn ngữ, các con sẽ được đắm chìm trong thế giới Anh ngữ đầy màu sắc (Ảnh: Language Link Academic).Hành tinh trải nghiệm - Nhạc kịch tiếng AnhTham gia hành tinh trải nghiệm, con hóa thân thành những nghệ sĩ biểu diễn nhạc kịch, tận hưởng và rèn luyện sự sáng tạo trong không khí nghệ thuật, đồng thời phát triển khả năng giao tiếp, biểu đạt cảm xúc cùng vũ đạo và thanh nhạc."Năm thứ 15 liên tiếp tổ chức khóa Anh văn hè, Language Link Academic hy vọng tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ, tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng hữu ích, mang đến tâm lý thoải mái cho các em học sinh, sẵn sàng bước vào năm học mới", đại diện Language Link Academic chia sẻ.Phụ huynh tìm hiểu thêm về chương trình học cùng các ưu đãi học phí hấp dẫn tại đây.
Trường Đại học Hùng Vương nhận chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
Trường Đại học Hùng Vương TPHCM nhận chứng nhận kiểm định chất lượng 6 ngành đào tạo đại học: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung quốc, Kế toán, Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành, Quản lý Bệnh viện.
PGS.TS. Phạm Quốc Khánh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (thứ 4 từ trái qua) - và PGS.TS. Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (thứ ba từ trái qua) - trao chứng nhận cho đại diện của trường.Tại buổi lễ, PGS.TS. Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã trao chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo 3 ngành kế toán, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản lý bệnh viện và TS. Nguyễn Kim Dung - Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn - đã trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo 3 ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Trung quốc cho Trường Đại học (ĐH) Hùng Vương TPHCM.Nhân dịp đón nhận giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, nhà trường cũng tổ chức ký kết hợp tác với gần 30 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc ký kết với các doanh nghiệp giúp trường đảm bảo về cơ hội thực tập, việc làm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên của trường.Tiến sĩ Trần Việt Anh - Phó hiệu trưởng phụ trách trường - phát biểu tại buổi lễ.Sự hợp tác gắn kết với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nhà trường đào tạo sát với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, sinh viên tốt nghiệp từ trường có trình độ chuyên môn vững chắc, có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.Một trong những điểm nổi bật trong công tác giảng dạy và học tập của trường là xây dựng nền tảng giáo dục thông minh với sự hỗ trợ tối đa từ công nghệ số như AI, BigData, Machine Learning… nhằm mục đích gia tăng sự tương tác giữa người dạy và người học, qua đó giúp người học phát triển các kỹ năng toàn diện về tư duy, cảm xúc, giải quyết vấn đề…Chương trình đào tạo các ngành học theo định hướng ứng dụng, chuẩn mực tiên tiến và hiện đại. Trường thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham quan kiến tập và thực tập tại các xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, công ty đa quốc gia nhằm giúp sinh viên học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế để có thể nhanh chóng hòa nhập môi trường doanh nghiệp khi đi làm sau khi tốt nghiệp.Trường hiện đào tạo 20 ngành bậc đại học chính quy gồm: Công nghệ Thông tin, Quản lý Bệnh viện, Luật, Luật Kinh tế, Quản trị DV Du lịch và Lữ hành, Quản trị Khách sạn, Thương mại điện tử, Quản trị nhân lực, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Công nghệ Tài chính, Kế toán, Tâm lý học, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản, Ngôn ngữ Hàn Quốc.Năm 2024, Trường ĐH Hùng Vương TPHCM tuyển sinh đại học chính quy theo 4 phương thức xét tuyển là kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024, kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TPHCM, kết quả học tập THPT lớp 12 và kết quả trung bình toàn khóa trung cấp.Trường đang tổ chức xét tuyển sớm theo phương thức điểm học bạ lớp 12 và điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TPHCM, trong đó điểm học bạ học kỳ 1 hoặc cả năm 12 đạt từ 5,0 trở lên và điểm thi đánh giá năng lực từ 500 điểm trở lên. Việc xét tuyển sớm vào trường sẽ giúp thí sinh cởi bỏ áp lực của kỳ thi THPT 2024 và yên tâm hơn với cơ hội trúng tuyển sớm vào trường.Các cơ sở đào tạo hiện đại của trường nằm tại quận 5, thuận tiện cho việc đi lại học tập và sinh hoạt của sinh viên. Với bề dày lịch sử đào tạo từ 1995 và đạt chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT, Trường ĐH Hùng Vương TPHCM là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của phụ huynh và sinh viên.Tham khảo thông tin về Trường ĐH Hùng Vương TPHCM tại: https://tuyensinhonline.dhv.edu.vn/
Elite Summer Camp 2024 - Trại hè nghệ thuật dành cho trẻ
Elite Summer Camp 2024 là trại hè nghệ thuật dành cho các bé trong độ tuổi 6 - 12. Với chủ đề "Khám phá hành tinh trong con", trại hè giúp tạo dựng môi trường phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và khai phá tiềm năng sáng tạo cho trẻ.
Elite Summer Camp 2024 được xây dựng và lên ý tưởng bởi đội ngũ các chuyên gia giáo dục tại Elite Arts Academy. Theo sát sứ mệnh "Ươm mầm tài năng nhí" của Học viện nghệ thuật Elite, dựa trên thuyết đa trí tuệ của Gardner và phương pháp giáo dục hạnh phúc Waldorf, Elite Summer Camp 2024 đã trở lại với quy mô hoành tráng hơn, với nhiều hoạt động nghệ thuật - vận động - sáng tạo để bé tận hưởng một mùa hè đúng nghĩa.Đến với trại hè nghệ thuật năm nay, trẻ có 8 tuần (10/6 - 2/8) để khai phá tài năng của bản thân thông qua các hoạt động học - chơi được thiết kế đan xen với nhiều màu sắc thú vị. Với yếu tố học, trong 8 tuần, các bé sẽ được làm quen, rèn luyện và thỏa sức sáng tạo ở các bộ môn nghệ thuật, vũ đạo, hội họa. Ngoài ra, con trẻ còn có những bước làm quen đầu tiên với các kỹ năng quản lý tài chính, sơ cấp cứu và được thầy cô chia sẻ về tâm sinh lý tuổi dậy thì.Yếu tố chơi sẽ giúp trẻ cháy hết mình với niềm đam mê và khám phá những tài năng nghệ thuật tiềm ẩn của bản thân. Trẻ được cùng tham gia làm MV ca nhạc cho chương trình, quan sát hệ mặt trời qua kính thiên văn và tham gia các hoạt động ngoại khóa 2 tuần/lần.Chương trình được chia ra làm 4 đợt với 4 chủ đề khác nhau:- Đợt 1: Tuần 1 + 2 (10/6 - 21/6): Chủ đề "Âm nhạc và không gian".- Đợt 2: Tuần 3 + 4 (24/6 - 5/7): Chủ đề "Toán học và vận động".- Đợt 3: Tuần 5 + 6 (8/7 - 19/7): Chủ đề "Nội tâm và ngôn ngữ".- Đợt 4: Tuần 7 + 8 (22/7 - 2/8): Chủ đề "Giao tiếp với thiên nhiên".Để trọn vẹn cảm xúc cho con vào mùa hè, Elite dành trọn ngày cuối khóa cho chương trình Family Day. Tại ngày này, con được cùng bố mẹ tham gia các trò chơi, vượt qua thử thách và cùng nhận giấy chứng nhận để ghi dấu kỷ niệm ngày hè cho con.Chi phí tham gia khóa hè cho học viên mới với ưu đãi là 32 triệu đồng/8 tuần. Hiện tại, Elite Summer Camp 2024 diễn ra chương trình hấp dẫn:- Đăng ký trước 11/5: Giảm 25% phí tham gia, chỉ còn 24 triệu đồng/8 tuần.- Đăng ký trước 2/6: Giảm 10%, chỉ còn 28,8 triệu đồng/8 tuần.Cùng với đó là nhiều phần quà hấp dẫn để đồng hành cùng con trẻ trong khóa hè.Phụ huynh có thể tham khảo thông tin chương trình và đăng ký tư vấn về khóa hè Elite qua các cách sau:Hotline: 0392 671 949 hoặc 0335 476 849Fanpage: https://www.facebook.com/elite.eliteartscamp Thông tin chương trình: https://camp.elitearts.edu.vn/ban-tru-he-elite-summer-camp-2024 Website: https://elitearts.vn/Các trung tâm của Elite Arts Academy:- Trụ sở chính: 159 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, quận 2- Cơ sở 2: Số 2 đường D2 Celadon City, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú- Cơ sở 3: 16-18 đường 9A khu dân cư Trung Sơn, Bình Chánh, quận 7- Cơ sở 4: 81 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, quận 3- Cơ sở 5: 116-118, đường Bàn Cờ, Phường 3, quận 3
Nhiều ưu thế khi xét tuyển sớm vào đại học
Đăng ký các phương thức xét tuyển sớm vào đại học, ngoài việc tăng cơ hội trúng tuyển vào trường và ngành học yêu thích, thí sinh còn có thể giảm áp lực thi cử, được hưởng ưu đãi đặc quyền khi nhập học, có cơ hội nhận học bổng hấp dẫn.
Chắc suất vào đại học với xét tuyển sớmTại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU), xét học bạ là phương thức xét tuyển sớm chiếm nhiều ưu thế và được các thí sinh ưu tiên lựa chọn. Trong đó, thí sinh có thể chọn xét tuyển học bạ với 3 hình thức: xét theo tổ hợp 3 môn lớp 12, xét điểm trung bình 3 học kỳ (cả năm lớp 11 và học kỳ I lớp 12) hoặc xét điểm trung bình 3 năm học THPT.Các thí sinh quan tâm tư vấn phương thức xét tuyển sớm vào HIU.Phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ giúp các thí sinh có thể xác định được thế mạnh của bản thân, chủ động chọn môn học có kết quả tốt nhất để đăng ký xét tuyển, từ đó tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học yêu thích.Với mức điểm đạt từ 18 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên), các thí sinh có thể tự tin nộp hồ sơ vào 41 chương trình đào tạo của HIU đa dạng nhiều khối ngành bao gồm: Kinh tế - Quản trị, Khoa học xã hội, Công nghệ - Kỹ thuật, Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế, Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên cũng như một số ngành thuộc khối khoa học sức khỏe.Thực tế nhiều năm qua cho thấy nhóm ngành sức khỏe luôn có tỷ lệ chọi cao trong các kỳ tuyển sinh đại học bởi nhu cầu nhân lực tăng cao. Chính vì vậy các thí sinh khi chọn nhóm ngành này bằng phương thức xét tuyển học bạ sẽ an toàn hơn, chủ động chọn ngành học phù hợp với năng lực học tập tại THPT.Các sinh viên khoa Y HIU trong kỳ thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai.Ngưỡng điểm nhận hồ sơ vào khối ngành sức khỏe tại HIU sẽ khác nhau và phải đảm bảo điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó, các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt, Dược học từ 24 điểm kèm theo tiêu chí xếp loại tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp đạt từ 8,0.Các ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng nhận hồ sơ từ mức 19,5 điểm, kèm theo yêu cầu tốt nghiệp loại khá hoặc có điểm xét tốt nghiệp đạt từ 6,5.Riêng với 2 ngành học xu hướng mới hiện nay là Dinh dưỡng và Y tế công cộng điểm xét tuyển sẽ từ 18 điểm trở lên, không bị áp lực ngưỡng đầu vào như các ngành khác của khối sức khỏe.ThS. Trần Thúy Trâm Quyên - Phó hiệu trưởng HIU - cho biết: "Phương thức xét tuyển học bạ của HIU nhận hồ sơ theo từng đợt, điểm nhận hồ sơ các đợt về sau sẽ có xu hướng bằng hoặc cao hơn so với đợt trước, tùy thuộc vào số lượng chỉ tiêu còn trống. Chính vì thế cùng một mức điểm trúng tuyển, thí sinh đăng ký xét tuyển sớm sẽ có lợi thế lớn hơn vì có khả năng chốt vé vào đại học cao hơn".Khi đủ điều kiện trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ, thí sinh chỉ cần cố gắng giữ vững kết quả học tập và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT là được công nhận trúng tuyển chính thức. Do đó các thí sinh đăng ký xét tuyển sớm bằng phương thức này có thể giảm áp lực đáng kể trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.Mức học phí cạnh tranh, nhiều học bổng giá trịNăm 2024, thí sinh xét tuyển sớm vào HIU không chỉ gia tăng cơ hội trúng tuyển mà còn có cơ hội nhận được hàng loạt suất học bổng giá trị, đặc biệt là học bổng 100% học phí học kỳ I tương đương 12,5 triệu đồng, áp dụng cho 28 ngành học tiềm năng. Tân sinh viên sẽ được học tập trong môi trường quốc tế nhưng với mức học phí ưu đãi chỉ 42,5 triệu đồng/năm học.Sinh viên HIU được học thực hành tại studio riêng của trường với nhiều thiết bị hiện đại như một phim trường thu nhỏ.Riêng một số ngành đặc thù của khối sức khỏe HIU có thêm chính sách ưu đãi riêng. Như ngành Y khoa và Răng hàm mặt được tặng học bổng 30 triệu đồng/năm, ngành Y học cổ truyền có học bổng 10 triệu đồng/năm. Áp dụng riêng cho 3 ngành học này còn có thêm học bổng IELTS trị giá 55 triệu đồng/suất và miễn lệ phí nhập học trị giá 1,2 triệu đồng.Ngành Dược học được tặng học bổng 5 triệu đồng/sinh viên, áp dụng cho cả chương trình tiếng Việt và tiếng Anh.Ngành y tế công cộng mới mở trong năm học 2024-2025 được học bổng 20 triệu đồng, học phí chỉ còn 35 triệu đồng/năm và được duy trì suốt toàn khóa học.HIU trang bị hệ thống phẫu tích 3D hiện đại dùng trong thực hành y khoa.Đây là lần đầu tiên học phí khối sức khỏe của một trường đại học tư thục có mức phí cạnh tranh thậm chí ngang hoặc thấp hơn so với học phí một số ngành của các trường đại học khối công lập.Cô Trâm Quyên chia sẻ: "Chính sách học bổng ưu đãi sẽ giúp sinh viên được tiếp cận giáo dục đại học, ngành học yêu thích với chi phí hợp lý, giảm gánh nặng tài chính cho sinh viên và gia đình. Bên cạnh đó nhà trường cũng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và môi trường học hiện đại, đáp ứng nhu cầu dạy và học của giảng viên - sinh viên nhà trường".Đăng ký xét tuyển sớm vào HIU ngay tại đây: xettuyen.hiu.vn
Phenikaa ra mắt trung tâm đào tạo vi mạch hiện đại hàng đầu Đông Nam Á
Tập đoàn Phenikaa đặt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo hơn 8.000 kỹ sư thiết kế vi mạch có chứng chỉ quốc tế.
Việt Nam có triển vọng lớn để trở thành trung tâm bán dẫn mới của thế giới. Để phát triển đội ngũ nhân lực ngành bán dẫn đạt mục tiêu 50.000 kỹ sư đến năm 2030 cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan là Chính phủ, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân lớn và các viện nghiên cứu, trường đại học để xây dựng, triển khai dự án.Chip là "tài nguyên mới" đảm bảo cho công nghiệp điện tử và nền kinh tế số phát triển như: ứng dụng trí tuệ nhân tạo, xe điện thông minh, nhà máy thông minh, internet vạn vật…Hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn công nghệ - công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, Phenikaa tham gia lĩnh vực công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam bằng việc đầu tư mang tầm chiến lược: thành lập Trung tâm Phenikaa đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn hướng tới việc đào tạo nhân lực chất lượng cao (upskill), ra mắt công ty spin-off (công ty được tạo ra từ kết quả nghiên cứu và công nghệ, hoặc sáng kiến của trường đại học hoặc viện nghiên cứu) trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất vi mạch. Đồng thời, Trường Đại học Phenikaa đưa chuyên ngành thiết kế vi mạch vào chương trình đào tạo đại học chính quy từ năm 2024-2025.Trung tâm Phenikaa đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn hiện đại hàng đầu Đông Nam ÁSở hữu trang thiết bị hiện đại, trung tâm thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực, liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đào tạo về thiết kế vi mạch bán dẫn.Với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia, kỹ sư hàng đầu Việt Nam và thế giới, hệ thống trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Phenikaa đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn đặt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo hơn 8.000 kỹ sư thiết kế vi mạch có chứng chỉ quốc tế và đào tạo ít nhất 12.000 kỹ sư, công nhân bậc cao có chứng chỉ quốc tế làm việc trong các nhà máy ATP ở các lĩnh vực: thiết kế chip số, chip tương tự, sản xuất chip, đóng gói và kiểm thử.Học viên có cơ hội được thực hành trên các hệ thống ảo hóa tiên tiến của thế giới (HAPS, ZeBu 4, ZeBu 5) mà thường chỉ các công ty chip lớn trên thế giới mới sẵn sàng đầu tư. Đây là những công nghệ tạo nên sự khác biệt trong quá trình thiết kế chip, giúp đẩy nhanh tốc độ thiết kế và verify (xác minh) các dòng chip có độ phức tạp cao.Khóa học đa dạng với thời gian từ 3 - 12 tháng, chương trình học được cấp chứng nhận bởi các tập đoàn công nghệ chip tiên tiến trên thế giới như Synopsys, và có cơ hội việc làm nếu đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của trung tâm.Tổng hợp mức lương theo salaryexpert.Ông Robert Li - Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực Đài Loan (Trung Quốc) và Đông Nam Á Synopsys - đánh giá: "Trung tâm Phenikaa đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn hiện là trung tâm có cơ sở vật chất lớn, hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á, với các hệ thống ảo hóa chip ZeBu 4, ZeBu 5, HAPS, server kèm theo và các phần mềm thiết kế chip tiên tiến".Ông Lê Anh Sơn - Phó tổng giám đốc Phenikaa - cho biết: "Việc có thêm phần thiết kế vi mạch giúp hoàn thiện Hệ sinh thái Phenikaa vững mạnh hơn. Thêm vào đó, ngoài việc liên quan đến thiết kế như mô phỏng (simulation), giả lập (emulation), Phenikaa còn liên kết với các công ty hàng đầu thế giới về vi mạch để thực hiện việc sản xuất thử (tape-out). Chương trình đào tạo sẽ được các công ty vi mạch cũng như các trường đại học đào tạo về vi mạch hàng đầu thế giới đồng hành, để những học viên có đủ năng lực và có thể được tuyển dụng đi làm trong hoặc sau khi hoàn thành khóa đào tạo".Bên cạnh đó, Phenikaa còn thành lập công ty spin-off tập trung vào thiết kế và sản xuất các dòng chip thông minh, tiên tiến, hiệu quả cao, qua đó khẳng định năng lực vượt trội của tập đoàn trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra những sản phẩm có thể áp dụng vào đời sống.Tổ chức Hội thảo quốc tế "Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu"Sáng 4/5, Phenikaa cùng các tổ chức quốc tế tổ chức Hội thảo quốc tế chủ đề "Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu" tại Trường Đại học Phenikaa ( Hà Đông, Hà Nội).Trường Đại học Phenikaa (Yên Nghĩa) - địa điểm tổ chức hội thảo quốc tế về nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Tại hội thảo, các đại biểu và chuyên gia sẽ chia sẻ thông tin, cùng thảo luận bức tranh nguồn nhân lực bán dẫn trên thế giới, nhu cầu nhân lực bán dẫn trên toàn cầu, cũng như nhu cầu nhân lực để góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.Dự kiến tại sự kiện, Trung tâm Phenikaa đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn còn ký kết hợp tác với các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, hướng tới mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam và quốc tế.Xem thông tin hội thảo tại: https://hoithaovimach.phenikaa.com/
Trường Hồng Đức gia nhập hệ thống giáo dục BMS
Trường Tiểu học, THCS và THPT Hồng Đức chính thức gia nhập Hệ thống Giáo dục BMS thuộc Tập đoàn Giáo dục IGC - Tập đoàn giáo dục hàng đầu Việt Nam, có trụ sở tại TPHCM.
Ông Nguyễn Văn Tuynh - Hiệu trưởng Trường Hồng Đức trong buổi giao lưu tại Trường THCS - THPT Ban Mai (thuộc hệ thống BMS).Với bề dày hơn 25 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và quản lý giáo dục, IGC hiện quản lý 25 cơ sở giáo dục và đào tạo từ bậc mầm non đến phổ thông và cao đẳng tại 6 tỉnh thành trên cả nước với 2.000 cán bộ nhân viên - giáo viên - giảng viên và 20.000 học sinh, sinh viên.Tiền thân là Trường THPT Hồng Đức được thành lập năm 2007, là một trong những trường tư thục đầu tiên của tỉnh Hưng Yên, năm 2018, Hồng Đức đổi tên thành Trường Tiểu học, THCS và THPT Hồng Đức. Từ đó tới nay, trường vận hành dưới mô hình trường nhiều cấp học, gồm ba cấp từ tiểu học tới trung học phổ thông với hơn 100 cán bộ, giáo viên, nhân viên và gần 1.200 học sinh.Việc trở thành thành viên thứ 5 trong Hệ thống Giáo dục BMS, là thành viên thứ 26 của Hệ thống Giáo dục IGC, đã mang đến cho Hồng Đức một diện mạo mới. Đây là bước khởi đầu mới trên chặng đường xây dựng và phát triển của trường.Gia nhập BMS - Hệ thống giáo dục tư thục hàng đầu tại Hà Đông, Hà Nội với 4 cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông, Trường Hồng Đức đã có những định hướng, chiến lược phù hợp để đổi mới và phát triển chất lượng chương trình giáo dục được áp dụng trong năm học mới 2024-2025.Học sinh trường Hồng Đức trong buổi giao lưu tại Trường THCS - THPT Ban Mai (thuộc hệ thống BMS).Nhằm đáp ứng sự phân hóa về năng lực, nhu cầu và định hướng khác nhau của từng học sinh, trường triển khai 2 hệ đào tạo chất lượng cao gồm có cấp Tiểu học, THCS - THPT và hệ Tiêu chuẩn (cấp THPT) với đặc thù riêng, phù hợp với năng lực, hướng phát triển của từng học sinh. Hồng Đức kết hợp Chương trình Giáo dục 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) với các nội dung giảng dạy tăng cường, bổ trợ trong nhiều môn học.Học sinh được quan tâm hỗ trợ nhiều hơn về các chương trình học chính khóa, tiếng Anh, kỹ năng sống, tin học và tư vấn định hướng nghề nghiệp giúp các em tự tin chinh phục những thử thách vươn tới thành công trên chặng đường học tập tiếp theo.Trong năm học 2024-2025, Hồng Đức cho biết tập trung nâng cao chất lượng 2 mảng chính trong chương trình đào tạo là tiếng Anh và phát triển kỹ năng. Tất cả các cấp học sẽ được trang bị kỹ năng tư duy tài chính và hướng nghiệp thông qua chương trình bản quyền Junior Achievement (JA) lần đầu triển khai tại Hưng Yên."Sau khi gia nhập Hệ thống Giáo dục BMS, Trường Hồng Đức sẽ phát huy những giá trị tốt đẹp được xây dựng trong gần 20 năm qua, đồng thời tiếp nhận những tinh hoa, giá trị giáo dục ưu việt của Hệ thống BMS để trở thành trường liên cấp chất lượng cao khu vực Bắc Hưng Yên và các vùng lân cận, đáp ứng mong muốn, kỳ vọng của phụ huynh, góp phần đào tạo ra những thế hệ công dân toàn cầu", đại diện trường chia sẻ.
Trường đại học thuộc Hoàng gia Thái Lan muốn hợp tác giáo dục ở Bình Định
Trường ĐH Ubon Ratchathani Rahjabhat, một trong 41 trường đại học mang tên Rajabhat thuộc Hoàng gia Thái Lan, muốn hợp tác trong lĩnh vực học thuật, trao đổi cán bộ giảng viên, sinh viên ở Bình Định.
Ngày 26/12, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn (TP Quy Nhơn, Bình Định) làm việc với đoàn công tác của trường ĐH Ubon Ratchathani Rahjabhat (tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan).Ông Đặng Văn Phụng, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn (thứ 2 trái qua), giới thiệu về trường cho ông Thamarak La Ongnual, Hiệu trưởng Trường ĐH Ubon Ratchathani Rahjabhat (thứ 2 phải qua) (Ảnh: Doãn Công).Trường ĐH Ubon Ratchathani Rahjabhat là một trong 41 trường đại học mang tên Rajabhat, thuộc Hoàng gia Thái Lan, nằm trong "top" 100 trường đại học hàng đầu Đông Nam Á.Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo của hai trường giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển, các hoạt động nghiên cứu, những thành tựu trong lĩnh vực giáo dục đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là những kết quả trong hoạt động hợp tác quốc tế.Hai bên cùng thảo luận, bàn bạc về một số nội dung hợp tác như: trao đổi cán bộ giảng viên và sinh viên; phát triển hợp tác trong lĩnh vực học thuật, nghệ thuật, văn hóa nghệ thuật, nghiên cứu, thể thao; trao đổi thông tin học thuật và các thiết bị giáo dục; hợp tác trong tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và các hoạt động khoa học khác ở trong nước và quốc tế.Đoàn công tác của Trường ĐH Ubon Ratchathani Rahjabhat tham quan hoạt động đào tạo, học tập tại Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn (Ảnh: Doãn Công).Ông Thamarak La Ongnual, Hiệu trưởng Trường ĐH Ubon Ratchathani Rahjabhat, khẳng định đây cũng là dịp để hai trường giao lưu học hỏi, hiểu thêm về nền văn hóa của Thái Lan và Việt Nam.Đặc biệt, ngoài thống nhất những nội dung lãnh đạo nhà trường trao đổi, ông Thamarak La Ongnual cho biết trường này sẽ dành những suất học bổng cho sinh viên cao đẳng lên đại học, hoặc giảng viên qua tu nghiệp thời gian ngắn.Đoàn công tác Trường ĐH Ubon Ratchathani Rahjabhat cũng tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động đào tạo, giảng dạy tại cơ sở 684 Hùng Vương, TP Quy Nhơn của Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn.Đoàn công tác của trường ĐH Ubon Ratchathani Rahjabhat tham quan hoạt động đào tạo về du lịch của Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn (Ảnh: Doãn Công).Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn đã sáp nhập trường CĐ Bình Định vào trường từ ngày 1/10/2021 theo Quyết định số 633/QĐ-LĐTBXH ngày 2/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.Theo ông Đặng Văn Phụng, Phó Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định, kiêm Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn, trường đang đào tạo 30 nghề ở cả 3 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; quy mô tuyển sinh bình quân hàng năm đạt khoảng 2.000 học sinh, sinh viên.Nhà trường đang đào tạo 7 nghề trọng điểm, gồm 3 nghề đạt chuẩn trình độ quốc tế (Cơ điện tử, Điện công nghiệp và Điện tử công nghiệp), 2 nghề có trình độ đạt chuẩn khu vực ASEAN (Hàn, Cắt gọt kim loại), 2 nghề đạt chuẩn quốc gia (Công nghệ ô tô và Công nghệ thông tin).
Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia trao Bằng khen Trường Cao đẳng Quảng Nam
Ngày 22/12, tại diễn đàn mở mô hình hoạt động khởi nghiệp Hội khởi nghiệp sáng tạo địa phương diễn ra tại Quảng Nam, Trường Cao đẳng Quảng Nam được Hiệp hội khởi nghiệp Quốc gia tặng Bằng khen.
PGS.TS Vũ Thị Phương Anh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Quảng Nam - cho hay, năm nay, nhờ tổ chức tốt các hoạt động khởi nghiệp nên nhà trường được các cấp, ngành ghi nhận và đánh giá cao.Ông Đinh Việt Hòa (bên trái) - Chủ tịch Hiệp Hội khởi nghiệp Quốc gia - trao Bằng khen đến Hiệu trưởng trường Cao đẳng Quảng Nam (Ảnh: Lâm Huy).Trường Cao đẳng Quảng Nam là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, UBND tỉnh Quảng Nam quản lý trực tiếp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng và liên kết đào tạo trình độ Đại học cho lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận.Trong Năm khởi nghiệp Quảng Nam 2023, ngoài hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, trường Cao đẳng Quảng Nam thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công và đạt kết quả cao.Theo đó, nhà trường tham mưu UBND tỉnh, Ban tổ chức trong việc phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên năm 2023 (Startup Kite 2023); ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp và diễn đàn kiến tạo khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.Nhà trường kết hợp với Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia và Ban điều hành hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam đồng chủ trì hội thảo khoa học quốc gia "Khởi nghiệp sáng tạo và liên kết doanh nghiệp - phát triển giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới".Nhà trường cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng trong nước với Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia.Trường cũng cử giáo viên và học sinh, sinh viên tham gia nhiều lớp tập huấn, đào tạo hoàn thiện dự án khởi nghiệp sáng tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia, Ban điều hành hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam tổ chức.Phối hợp với Ban điều hành hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam, Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia tổ chức diễn đàn học sinh, sinh viên nghề Quảng Nam lập nghiệp trên nền tảng khởi nghiệp sáng tạo.Trong Năm khởi nghiệp Quảng Nam 2023, Trường Cao đẳng Quảng Nam đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được UBND tỉnh và Ban tổ chức giao.Nhà trường được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2022-202; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc.
Một trường học tại TPHCM tạo điều kiện cho học sinh ra trường đều biết bơi
Biết bơi là một trong những tiêu chí học sinh bắt buộc phải hoàn thành khi học tại Trường THCS-THPT Trí Đức, quận Tân Phú, TPHCM.
Học sinh Trí Đức khởi động trong buổi thi lấy chứng chỉ bơi.Được cấp chứng chỉ bơi khi họcMỗi năm 2 lần, Trường THCS-THPT Trí Đức phối hợp cùng Trung tâm thể dục thể thao quận Tân Phú tổ chức các buổi thi cấp chứng chỉ bơi lội cho học sinh. Buổi thi gần nhất vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024 với hơn 500 học sinh tham gia. Lần lượt từng học sinh hoàn thành bài thi bơi sải hoặc bơi ếch.Ngô Gia Bảo, học sinh lớp 8, hào hứng sau khi xong phần thi của mình. Bảo chia sẻ từ ngày đầu mới vào trường đã cảm thấy rất đặc biệt khi trường không chỉ dạy bơi mà còn có thi chứng chỉ bơi. "Sở hữu chứng chỉ bơi giúp em và các bạn cảm thấy tự tin hơn vào kỹ năng bơi của mình trong thực tế", Bảo nói.Học sinh Trí Đức trên "đường đua xanh".Còn Nguyễn Thị Quỳnh Trâm, đang học lớp 10, nói bạn được học từ con số 0. Năm lớp 6 vào Trí Đức, Trâm được thầy trong câu lạc bộ bơi lội dạy từ thao tác căn bản như cách hít thở, đạp chân, quạt tay… Sau một tháng, Trâm bơi rành rẽ, biết cách làm chủ chuyển động cơ thể dưới nước."Mỗi tiết học bơi là một buổi em được thư giãn, thay đổi môi trường từ lớp học ra ngoài trời, giúp em học tốt hơn", Trâm nói.Thầy Đặng Hoàng Thanh, giáo viên dạy bơi của Trường THCS-THPT Trí Đức, cho biết học sinh sẽ được học bơi trong câu lạc bộ bơi lội với thời lượng 3 tiết/tuần. Trong câu lạc bộ, các bạn được chia thành 2 nhóm biết bơi và chưa biết bơi. Với các bạn chưa biết bơi, học sinh được các thầy cô hướng dẫn từng bước, từng động tác chân, tay, có thể kèm thêm các dụng cụ như phao lưng, tay. Trung bình sau 8 - 10 buổi là bơi được.Với nhóm đã biết bơi, các thầy cô sẽ dạy thêm những kiểu bơi nâng cao như ngửa, bướm. Ngoài ra, các bạn được hướng dẫn những kỹ thuật thi đấu như xuất phát, về đích, santo (kỹ thuật nâng cao trong bơi)… Các bạn có tiềm năng sẽ được tham gia nhóm năng khiếu vào những buổi chiều."Hiện tại, nhóm năng khiếu có khoảng 20 bạn, sinh hoạt 3 buổi/tuần. Các bạn tiếp tục được nâng cao thành tích và duy trì thể lực để có thể tranh tài trong những giải bơi lội học sinh các cấp", anh Thanh, giáo viên dạy bơi tại trường nói.Học sinh Trí Đức được cấp chứng chỉ bơi đầu tháng 4.Nhiều học sinh đạt huy chương tại các giải thể thao cấp quận, thành phốTại các giải thể thao học sinh cấp quận, thành phố, học sinh Trí Đức thường thể hiện thế mạnh ở nội dung bơi lội. Đại diện trường cho biết, trong năm 2022, các bạn tham dự giải thể thao học sinh Tân Phú ở bộ môn bơi lội và đạt thành tích xuất sắc với 10 tấm huy chương, bao gồm 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 4 huy chương đồng.Năm 2023, bơi lội tiếp tục là "mỏ huy chương" của Trí Đức tại giải thể thao học sinh quận Tân Phú. Các bạn giành được đến 16 huy chương, trong đó có 1 huy chương vàng ở nội dung bơi tự do khối THPT, 13 huy chương bạc ở các nội dung bơi tự do, bơi ngửa và bơi bướm khối THPT và THCS, 2 huy chương đồng ở nội dung bơi ngửa và bơi tự do khối THPT, THCS.Quốc Huy, học sinh lớp 8 tại Trí Đức cho hay, năng khiếu bơi lội của từng bạn học sinh được các thầy cô để ý và phát hiện từ sớm. Sau đó, thầy cô tận tình lên giáo án để phát huy điểm mạnh và cải thiện khuyết điểm. Trước mỗi cuộc thi, các thầy đều lên chiến lược, phân tích kỹ về các đối thủ để tăng cơ hội giành huy chương cho thí sinh.Tại giải hội khỏe phù đổng cấp thành phố năm học 2023-2024, học sinh Trí Đức giành 6 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.Còn Quốc Hoàng nói không chỉ được tạo điều kiện khi tập luyện, nhà trường còn động viên kịp thời trước, trong và sau mỗi trận thi đấu, dù là lớn hay nhỏ. Khi sở hữu huy chương, nhà trường vinh danh học sinh, giúp các bạn cảm thấy được trân trọng những công sức tập luyện mình đã bỏ ra."Em nghĩ đó là động lực tinh thần rất lớn cho chúng em khi thi đấu", Hoàng nói.Các học sinh Trí Đức giành giải cao tại giải cấp thành phố môn bơi lội năm học 2022-2023.Ông Nguyễn Thanh Thống, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trí Đức, cho biết từ lâu, nhà trường đã xem bơi lội là một kỹ năng cần phải phổ cập. Biết bơi sẽ đảm bảo an toàn cho học sinh, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp gần nước hoặc khi tham gia các hoạt động dưới nước. Ngoài ra, bơi lội là một bài tập toàn diện, giúp các bạn phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.Ông Thống cho biết thêm hiện nay ngoài bơi lội, học sinh Trí Đức có thể tham gia 12 câu lạc bộ như nhảy hiện đại, múa, thanh nhạc, gym, bóng đá, bóng rổ, bơi, cầu lông, yoga, võ, bóng bàn,…"Nhà trường linh hoạt sắp xếp thời gian biểu khoa học để các em có thời gian chơi thể thao. Bên cạnh rèn luyện sức khỏe, học sinh sẽ học được nhiều kỹ năng sống qua thể thao, như tinh thần đồng đội, giao tiếp, tính kiên trì không bỏ cuộc…", ông Thống nói.