title
stringlengths
31
158
question
stringlengths
84
230
content
stringlengths
3.19k
9.85k
Tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không?
Cho tôi hỏi có các biện pháp ngăn chặn nào trong tố tụng hình sự? Tiền bảo lãnh tại ngoại là bao nhiêu và có được trả lại không? Câu hỏi từ chị Châu (Thanh Hóa)
Có các biện pháp ngăn chặn nào trong tố tụng hình sự?Căn cứ Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn:Các biện pháp ngăn chặn1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.Theo quy định trên, có 08 biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, bao gồm:- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp;- Bắt người;- Tạm giữ;- Tạm giam;- Bảo lĩnh (còn gọi là bảo lãnh);- Đặt tiền để bảo đảm;- Cấm đi khỏi nơi cư trú;- Tạm hoãn xuất cảnh.Tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không? (Hình từ Internet)Mức tiền đặt để bảo lãnh tại ngoại là bao nhiêu?Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về mức tiền đặt để bảo đảm như sau:Mức tiền đặt để bảo đảm1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng....Như vậy, mức tiền đặt để bảo lãnh (bảo lĩnh) bị can, bị cáo tại ngoại tối đa như sau:- Không dưới 30 triệu đối với tội phạm ít nghiêm trọng;- Không dưới 100 triệu đối với tội phạm nghiêm trọng;- Không dưới 200 triệu đối với tội phạm rất nghiêm trọng;- Không dưới 300 triệu đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Tuy nhiên, mức tiền đặt để bảo đảm có thể thấp hơn mức quy định nhưng không được dưới 1/2 mức quy định trong các trường hợp sau:- Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh;- Bị can, bị cáo là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân;- Bị can, bị cáo được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước;- Bị can, bị cáo là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;- Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.Tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không?Căn cứ Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định đặt tiền để bảo đảm:Đặt tiền để bảo đảm...2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước....4. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt....Theo đó, bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm bị can, bị cáo được tại ngoại.Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.Số tiền bảo lãnh tại ngoại được trả lại khi bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan.Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì tiền bảo lãnh tại ngoại bị tịch thu và nộp vào ngân sách nhà nước.Trân trọng!
Thời hạn đặt tiền để bảo đảm đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa là bao lâu?
Cho tôi hỏi: Thời hạn đặt tiền để bảo đảm đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa là bao lâu? Mong được giải đáp!
Đặt tiền để bảo đảm là gì?Căn cứ tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có nêu định nghĩa về đặt tiền để bảo đảm như sau:Đặt tiền để bảo đảm1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm....Theo đó, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.Thời hạn đặt tiền để bảo đảm đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa là bao lâu? (Hình từ Intermet)Thời hạn đặt tiền đề bảo đảm đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa là bao lâu?Căn cứ tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn đặt tiền bảo đảm như sau:Đặt tiền để bảo đảm...2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.4. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt....Theo đó, thời hạn đặt tiền bảo đảm không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử.Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.Lưu ý: Bị can, bị cáo nếu đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm những gì?Tại khoản 2 Điều 22 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm như sau:Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm1. Trường hợp Cơ quan điều tra quyết định cho bị can hoặc người thân thích của bị can được đặt tiền để bảo đảm, thì ngay sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, Cơ quan điều tra có văn bản nêu rõ lý do, kèm theo chứng cứ, tài liệu gửi Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị xét phê chuẩn.2. Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm:a) Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;b) Chứng cứ, tài liệu thể hiện tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can;c) Tài liệu xác định bị can hoặc người thân thích của bị can đã đặt tiền để bảo đảm;d) Giấy cam đoan của bị can về việc cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự;đ) Giấy cam đoan của người thân thích của bị can theo quy định tại khoản 5 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với trường hợp người thân thích của bị can đặt tiền để bảo đảm.3. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm....Như vậy, hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm:- Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;- Chứng cứ, tài liệu thể hiện tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can;- Tài liệu xác định bị can hoặc người thân thích của bị can đã đặt tiền để bảo đảm;- Giấy cam đoan của bị can về việc cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;- Giấy cam đoan của người thân thích của bị can theo quy định tại khoản 5 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đối với trường hợp người thân thích của bị can đặt tiền để bảo đảm.Trân trọng!
Mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2024?
Cho tôi hỏi mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2024? Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù? Câu hỏi từ chị Hằng (Khánh Hòa)
Mẫu đơn tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2024?Đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản là văn bản tố giác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích.Việc tố giác được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.Dưới đây là đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2024:Tải về đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2024 Tại đâyHành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu tiền?Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác:Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp....Theo đó, người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.Ngoài ra, người phạm tội còn bị xử phạt bổ sung và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau:(1) Hình thức phạt bổ sung- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi sau:+ Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;+ Công nhiên chiếm đoạt tài sản;+ Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;+ Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;+ Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;+ Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;+ Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm;(2) Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm sau:+ Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;+ Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;+ Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;- Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm sau:+ Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;+ Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;Mẫu đơn tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm c khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;...Như vậy, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:+ Tội cướp tài sản+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản+ Tội cưỡng đoạt tài sản+ Tội cướp giật tài sản+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản+ Tội trộm cắp tài sản+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.Trân trọng!
Đối chất trong vụ án hành chính được thực hiện trong trường hợp nào?
Cho tôi hỏi đối chất trong vụ án hành chính được thực hiện trong trường hợp nào? Chứng cứ trong vụ án hành chính được thu thập từ những nguồn nào? Câu hỏi của anh Vinh - Nghệ An
Đối chất trong vụ án hành chính được thực hiện trong trường hợp nào?Căn cứ Điều 87 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định về đối chất trong vụ án hành chính như sau:Đối chất1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.2. Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.Như vậy, đối chất trong vụ án hành chính được thẩm phán tiến hành khi có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng.Đối chất trong vụ án hành chính được tiến hành giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.Chứng cứ trong vụ án hành chính được thu thập từ những nguồn nào? Theo Điều 80 Luật Tố tụng hành chính 2015 chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.Chứng cứ trong vụ án hành chính được thu thập từ các nguồn sau đây:- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.- Vật chứng.- Lời khai của đương sự.- Lời khai của người làm chứng.- Kết luận giám định.- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.- Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản.- Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.- Văn bản công chứng, chứng thực.- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.Đối chất trong vụ án hành chính được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)Những tình tiết, sự kiện nào trong vụ án hành chính không phải chứng minh?Tại Điều 79 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh như sau:Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Thẩm phán có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính.2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.Như vậy, những tình tiết, sự kiện nào trong vụ án hành chính không phải chứng minh bao gồm:- Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;- Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Thẩm phán có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính.Lưu ý: Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh.Trân trọng!
Hướng dẫn điền mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự chi tiết, chuẩn xác 2024?
Vui lòng hướng dẫn giúp tôi điền mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự chi tiết, chuẩn xác 2024? Câu hỏi từ anh Long - Bến Cát
Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2024?Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự theo Mẫu số 02-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau:Tải Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2024 Tại đâyHướng dẫn điền Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự chi tiết, chuẩn xác 2024? (Hình từ Internet)Hướng dẫn điền Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự chi tiết, chuẩn xác 2024?Cách ghi mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự theo hướng dẫn tại Mẫu số 02-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau:- (1) và (5) Ghi loại việc dân sự mà người rút đơn yêu cầu đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích”; “Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”; “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”).- (2) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội);Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).- (3) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.Trường hợp có nhiều người cùng rút đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.- (4) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội);Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).- (6) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu (ví dụ: người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở về,…..).- (7) Trường hợp người rút đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.- (8) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.Trường hợp người rút đơn yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng rút yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn.Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự như thế nào?Căn cứ tại khoản 1 Điều 369 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự như sau:Bước 1: Thư ký phiên họp báo cáo Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;Bước 2: Thẩm phán chủ tọa phiên họp khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;Bước 3: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;Bước 4: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự;Bước 5: Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn (nếu có);Bước 6: Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét tài liệu, chứng cứ;Bước 7: Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự và gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự ngay sau khi kết thúc phiên họp;Bước 8: Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.Lưu ý: Trường hợp có người được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp vắng mặt thì Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp trước khi xem xét tài liệu, chứng cứ.Trân trọng!
Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất năm 2024 và cách viết?
Anh chị cho tôi hỏi về mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất áp dụng cho năm 2024 quy định như thế nào, anh chị cho tôi file tải về được không? Mong được giải đáp!
Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất năm 2024 và cách viết?Đơn khởi kiện đòi nợ là văn bản của cá nhân, tổ chức bị xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp gửi lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong đó nguyên đơn dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp với bị đơn về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.Cụ thể, đơn khởi kiện đòi nợ dùng để:- Yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh với bên bị kiện, yêu cầu của nguyên đơn với Tòa có thể bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung như: thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hủy giao dịch vay/ mượn, tính lại lãi, tính lại khoản tiền vay,...- Là căn cứ để Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.- Là căn cứ để Tòa án xác định thẩm quyền giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện.Sau đây là mẫu đơn khởi kiện đòi nợ chuẩn mới nhất 2024:Tải về miễn phí mẫu đơn khởi kiện đòi nợ quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP tải vềMẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất năm 2024 và cách viết? (Hình từ Internet)Hướng dẫn cách tiết đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất 2024?Để điền các thôn tin vào mẫu đơn khởi kiện trên, tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn như sau:(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó.(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự .(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu?Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau:Thời hiệu khởi kiện về hợp đồngThời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.Ngoài ra, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định hình thức của hợp đồng vay tài sảnHợp đồng vay tài sảnHợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.Như vậy, thời hiệu để bên cho vay khởi kiện đòi nợ là 03 năm kể từ nay bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mìnhTrân trọng!
Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?
Cho tôi hỏi: Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng? Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu? Câu hỏi từ anh B.T (Bắc Ninh)
Tạm giam là gì? Căn cứ Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn bao gồm:Các biện pháp ngăn chặn1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.Theo đó, có thể hiểu tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng minh người bị buộc tội sẽ gây khó khăn trong việc điều tra, truy tố và xét xử hoặc người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng? (Hình từ Internet)Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu?Theo Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn tạm giam để điều tra như sau:Thời hạn tạm giam để điều tra1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng....Như vậy, thời gian tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Đối với trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian tạm giam dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.Như vậy, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.Trân trọng!
Hướng dẫn viết đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Cách viết đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2024 như thế nào? Ly hôn đơn phương ai phải đóng tiền tạm ứng án phí?(Câu hỏi của chị Châu - Bình Dương)
Hướng dẫn viết đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2024?Tại Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có quy định mẫu đơn ly hôn đơn phương như sau:Xem chi tiết mẫu đơn ly hôn đơn phương hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP tại đây.Tại Mẫu số 23-DS có quy định cách viết đơn ly hôn đơn phương như sau:(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.Hướng dẫn viết đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Ly hôn đơn phương hòa giải ít nhất bao nhiêu lần?Tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về hòa giải tại Tòa án như sau:Hòa giải tại Tòa ánSau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.Tại Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:Nguyên tắc tiến hành hòa giải1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.Như vậy, hiện hành pháp luậy không quy định cụ thể về số lần phải hòa giải khi ly hôn. Tuy nhiên việc hòa giải ly hôn phải thực hiện ít nhất 1 lần. Trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ xét xử.Ly hôn đơn phương ai phải đóng tiền tạm ứng án phí?Tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí như sau:Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.Như vậy, trong trường hợp ly hôn đơn phương thì người nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương phải đóng tiền tạm ứng án phí ly hôn.Trân trọng!
Công an có được triệu tập người dân lên làm việc qua điện thoại, tin nhắn không?
Cho tôi hỏi: Công an có được triệu tập người dân lên làm việc qua điện thoại, tin nhắn không? Câu hỏi từ anh Bình - Gia Lai
Công an có được triệu tập người dân lên làm việc qua điện thoại, tin nhắn không?Căn cứ Tiểu mục 1.4 Mục 1 Thông tư 01/2006/TT-BCA (C11) quy định về việc triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; lấy lời khai người bị tạm giữ như sau:1. Về việc triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; lấy lời khai người bị tạm giữ...Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v... làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.[...]Như vậy, công an triệu tập người dân lên làm việc qua tin nhắn, qua việc gọi điện thoại hoặc thông qua người khác mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời đều là trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, người dân sẽ không có nghĩa vụ phải đến làm việc nếu chỉ nhận được triệu tập thông qua tin nhắn, điện thoại.Công an có được triệu tập người dân lên làm việc qua điện thoại, tin nhắn không? (Hình từ Internet)Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập có bị dẫn giải lên tòa hay không?Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về áp giải, dẫn giải cụ thể như sau:Áp giải, dẫn giải1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.4. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này....Theo đó, nếu người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì sẽ được Tòa án cử người dẫn giải lên Tòa để làm người làm chứng cho vụ án.Dẫn giải người làm chứng cần tối thiểu bao nhiêu chiến sĩ Công an?Theo Điều 9 Quy trình bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn giải người làm chứng của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ban hành kèm theo Quyết định 1502/2008/QĐ-BCA quy định về dẫn giải người làm chứng như sau:Dẫn giải người làm chứng1. Thủ tục trước khi dẫn giải:a) Yêu cầu chủ nhà hoặc người có mặt tại nơi người cần dẫn giải đang cư trú, làm việc cho gặp người cần dẫn giải; kiểm tra, đối chiếu ảnh, các giấy tờ tùy thân, xác định đúng là người có tên trong quyết định dẫn giải thì mới tiến hành các thủ tục tiếp theo;b) Đọc quyết định dẫn giải, giải thích cho người bị dẫn giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị dẫn giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của người bị dẫn giải (nếu có);c) Lập biên bản về việc dẫn giải người làm chứng.2. Dẫn giải:a) Cử ít nhất hai cán bộ, chiến sĩ dẫn giải một người làm chứng;b) Không khóa tay, xích chân người làm chứng (người làm chứng là bị can, bị cáo, người bị kết án hoặc phạm nhân đang bị giam, giữ hoặc cải tạo thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy trình này).Theo đó, khi người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và bị dẫn giải thì sẽ cử ít nhất 02 cán bộ chiến sĩ dẫn giải.Trân trọng!
Mẫu đơn khởi kiện đất đai mới nhất năm 2024 và cách viết?
Anh chị cho tôi hỏi về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất áp dụng cho năm 2024 quy định như thế nào, anh chị cho tôi file tải về được không? Mong được giải đáp!
Mẫu đơn khởi kiện đất đai mới nhất năm 2024?Đơn khởi kiện đất đai là văn bản của cá nhân, tổ chức bị xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai gửi lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong đó nguyên đơn dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp với bị đơn về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, quyền sở hữu tài sản trên đất.Cụ thể, đơn khởi kiện đất đai dùng để:- Yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh với bên bị kiện, yêu cầu của nguyên đơn với Tòa có thể bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung như: xác định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, quyền sở hữu tài sản trên đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, quyền sở hữu tài sản trên đất,...- Là căn cứ để Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.- Là căn cứ để Tòa án xác định thẩm quyền giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện.Sau đây là mẫu đơn khởi kiện đất đai chuẩn pháp lý, mới nhất 2024 được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP:Tải về miễn phí mẫu đơn khởi kiện đất đai chuẩn pháp lý, mới nhất 2024 tại đây tải vềMẫu đơn khởi kiện đất đai mới nhất năm 2024 và cách viết? (Hình từ Internet)Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện đất đai chuẩn pháp lý, mới nhất 2024?Tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP đã có hướng dẫn chi tiết về cách viết đơn khởi kiện đất đai như sau:(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó.(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự .(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.Những hình thức giải quyết tranh chấp đất đai?Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;Trân trọng!
Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là bao lâu?
Cho tôi hỏi: Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là bao lâu? Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện như thế nào? Câu hỏi từ anh Hưng - Bến Tre
Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là bao lâu?Tại khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định thời hiệu khởi kiện như sau:Thời hiệu khởi kiện1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nướcc) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày....4. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện....Như vậy, thời hiệu khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.Lưu ý: Nếu hết thời hiệu 01 năm mà công chức không khởi kiện thì mất quyền khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc.Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là bao lâu? (Hình từ Internet)Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện như thế nào?Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức cụ thể như sau:Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức1. Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:a) Tổ chức họp kiểm điểm;b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật....Như vậy, việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm;Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật;Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.Lưu ý: [1] Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đối với trường hợp:- Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP- Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.[2] Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đối với trường hợp:- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;- Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;- Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CPCác trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.”.Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức như thế nào?Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:[1] Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.[2] Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp thẩm quyền quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi chủ trì tổ chức họp kiểm điểm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.[3] Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc.Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.[4] Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.”.Trân trọng!
Tập quán là gì? Ví dụ về tập quán và điều kiện áp dụng tập quán là gì?
Cho tôi hỏi: Anh chị có thể giải thích giúp tôi tập quán là gì và ví dụ về tập quán, điều kiện áp dụng tập quán là gì? Mong được giải đáp thắc mắc!
Tập quán là gì? Ví dụ về tập quán là gì?Để hiểu hơn định nghĩa tập quán là gì có thể tham khảo nội dung sau:Theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về áp dụng tập quán như sau:Áp dụng tập quán1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự....Trên tinh thần Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP (đã hết hiệu lực) có quy định một số nội dung về tập quán như sau:g) Tập quán, nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán.Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng.Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;Tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận;Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với những vấn đề mà đương sự viện dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thì Toà án phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp dụng tập quán.Theo đó, có thể hiểu tập quán là quy tắc xử sự được hình thành, lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự cụ thể.Có các loại tập quán là:- Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng.- Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;- Tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhậnTập quán là gì? Ví dụ về tập quán và điều kiện áp dụng tập quán là gì? (Hình từ Internet)Điều kiện áp dụng tập quán là gì?Theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về áp dụng tập quán như sau:Áp dụng tập quán...2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.Theo đó, tập quán sẽ được áp dụng nếu xảy ra trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định.Tuy nhiên tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, cụ thể là các nguyên tắc sau:- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.Có áp dụng tập quán trong việc giải thích các giao dịch dân sự được không?Theo Điều 121 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giải thích giao dịch dân sự như sau:Giải thích giao dịch dân sự1. Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.2. Việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 của Bộ luật này; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật này.Theo đó, những giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc trường hợp giải thích hợp đồng hay giải thích nội dung di chúc thì thực hiện theo thứ tự sau đây:- Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;- Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;- Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.Trân trọng!
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản được áp dụng như thế nào?
Cho tôi hỏi, các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản được áp dụng như thế nào? Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản phải có các nội dung chủ yếu nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản được áp dụng như thế nào?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 70 của Luật Phá sản 2014 được áp dụng như sau:- Quyết định cho bán hàng hóa đối với các loại hàng hóa sau đây:+ Hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ khi hàng hóa là thực phẩm tươi sống, dễ bị phân hủy, khó bảo quản;+ Hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác);+ Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày;+ Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày;+ Hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính, điện thoại thông minh) và các loại hàng hóa, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng;- Quyết định cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác khi hoa màu ở thời kỳ thu hoạch; sản phẩm, hàng hóa khác không thể bảo quản được lâu dài;- Kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi có căn cứ cho thấy có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc tài sản có khả năng bị mất mát hoặc mất giá trị.Lưu ý: Trường hợp tài sản bị kê biên cần được giữ nguyên trạng, đầy đủ, bí mật thì biện pháp kê biên phải được tiến hành đồng thời với niêm phong.Việc kê biên, niêm phong tài sản phải được lập biên bản và giao trách nhiệm quản lý tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản hợp pháp hoặc được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (đối với trường hợp tài sản đang được bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự) cho đến khi có quyết định của Tòa án;- Quyết định phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng khi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác;- Quyết định phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ khi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài sản được gửi giữ bởi cá nhân, tổ chức khác;- Quyết định niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã khi cần thiết phải giữ nguyên trạng kho, quỹ, sổ kế toán, tài liệu đó;- Quyết định cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi có căn cứ cho thấy có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đó;- Quyết định cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi có căn cứ cho thấy có hành vi tháo gỡ, lắp ghép hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó dẫn đến việc làm giảm sút hoặc mất giá trị của tài sản;- Quyết định cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định khi có căn cứ cho thấy việc thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định của họ sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc phá sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan;- Quyết định buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật khi biện pháp đó được quy định tại luật khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 70 của Luật Phá sản 2014.Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản được áp dụng như thế nào? (Hình từ Internet)Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản phải có các nội dung chủ yếu nào?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 70 Luật Phá sản 2014 quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời....2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chủ yếu sau:a) Ngày, tháng, năm;b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;d) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;đ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.....Như vậy, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:- Ngày, tháng, năm;- Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;- Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.Lưu ý: Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phá sản khi nào?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 70 của Luật Phá sản 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;- Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản;- Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;- Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật Phá sản 2014;- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật.Trân trọng!
Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền?
Cho tôi hỏi: Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền? Phạm nhân được gặp thân nhân tối đa bao nhiêu giờ? Câu hỏi của anh Thắng Nghĩa - Đồng Nai.
Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền?Tại khoản 2 Điều 46 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về việc hỗ trợ phạm nhân ra tù như sau:Trả tự do cho phạm nhân...2. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu hoàn chỉnh thủ tục theo quy định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân; cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người đã chấp hành xong án phạt tù, cấp khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng, cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc; trả lại đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà phạm nhân đã gửi tại nơi chấp hành án phạt tù quản lý.Tại Điều 7 Nghị định 49/2020/NĐ-CP có hướng dẫn về mức hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam cho phạm nhân ra tù tái hòa nhập cộng đồng như sau:Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng1. Phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trước khi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.2. Căn cứ nguồn vốn của Quỹ hòa nhập cộng đồng, Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân.Theo đó, phạm nhân ra tù sẽ được hỗ trợ các khoản tiền như:- Tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng;- Cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc;Như vậy, mức tiền hỗ trợ cụ thể do Giám thị trại giam quyết định, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân.Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)Phạm nhân được gặp thân nhân tối đa bao nhiêu giờ?Tại Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân như sau:Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định....Như vậy, phạm nhân được phép gặp thân nhân tối đa 01 giờ.Tuy nhiên phạm nhân có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ nếu có quyết định của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định.Có mấy hình thức khen thưởng phạm nhân?Tại Điều 41 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về khen thưởng phạm nhân như sau:Khen thưởng phạm nhân1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:a) Biểu dương;b) Thưởng tiền hoặc hiện vật;c) Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.2. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định khen thưởng phạm nhân. Việc khen thưởng phải bằng văn bản, được lưu vào hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân được khen thưởng có thể được đề nghị xét nâng mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.Như vậy, phạm nhâm được khen thưởng với 03 hình thức như sau:- Biểu dương;- Thưởng tiền hoặc hiện vật;- Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.Trân trọng!
Phân biệt trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại?
Cho tôi hỏi trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại khác nhau như thế nào? Khi nào thì trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố? Mong được giải đáp thắc mắc!
Khi nào trả hồ sơ điều tra bổ sung?Căn cứ Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung:Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung1. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng....Căn cứ Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung:Trả hồ sơ để điều tra bổ sung1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng....Theo đó, việc trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong các trường hợp sau:(1) Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án trước khi xét xử vụ án hình sự- Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề sau mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.- Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;- Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.(2) Tòa án trả hồ sơ vụ án tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự- Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề sau mà không thể bổ sung tại phiên tòa được:+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.- Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà quy định là tội phạm;- Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;- Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.Phân biệt trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại? (Hình từ Internet)Khi nào trả hồ sơ truy tố lại?Căn cứ khoản 3 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định giới hạn của việc xét xử:Giới hạn của việc xét xử...3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.Theo quy định trên, trả hồ sơ truy tố lại khi xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn.Phân biệt trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại?Trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại là hai khái niệm khác nhau, được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.Sự khác nhau giữa hai khái niệm này được thể hiện qua các tiêu chí sau:Trả hồ sơ điều tra bổ sungTrả hồ sơ truy tố lạiTrường hợp trả hồ sơ(1) Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án trước khi xét xử vụ án hình sự- Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề sau mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.- Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;- Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.(2) Tòa án trả hồ sơ vụ án tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự- Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề sau mà không thể bổ sung tại phiên tòa được:+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.- Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà quy định là tội phạm;- Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;- Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.(Quy định tại Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại.(Quy định tại Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)Người có thẩm quyềnViện Kiểm sát hoặc Tòa ánTòa ánCơ quan thực hiện việc điều tra bổ sungCơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sátViện kiểm sátMục đíchBổ sung thông tin để làm rõ hơn vụ án và có thể quyết định liệu có đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.Cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tốThời hạn điều tra bổ sungTrường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng và chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần.Nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng và chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.(Quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng và chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.(Quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!Trân trọng!
Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế khi nào?
Xin cho tôi hỏi: Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế khi nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế khi nào?Căn cứ quy định Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về Luật áp dụng giải quyết tranh chấp như sau:Luật áp dụng giải quyết tranh chấp.....2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.Như vậy, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn, nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.Theo đó Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế khi có các trường hợp sau đây:- Pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp.- Việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế khi nào? (Hình từ Internet)Người xác lập thỏa thuận trọng tài thương mại không có thẩm quyền thì thỏa thuận trọng tài có bị vô hiệu hay không?Căn cứ quy định Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thoả thuận trọng tài vô hiệu như sau:Thoả thuận trọng tài vô hiệu1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.Như vậy, việc người xác lập thỏa thuận trọng tài thương mại không có thẩm quyền sẽ thuộc các trường hợp thỏa thuận bị vô hiệu.Do đó người xác lập thỏa thuận trọng tài thương mại không có thẩm quyền thì thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu.Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài khi không có thỏa thuận là ở đâu?Căn cứ quy định Điều 11 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài1. Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.Như vậy, trong trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài sẽ do Hội đồng trọng tài quyết định.Lưu ý: Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.Trân trọng!
Lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai năm 2024 là bao nhiêu?
Cho tôi hỏi lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai năm 2024 là bao nhiêu? Những trường hợp nào không phải chịu lệ phí tòa án? Câu hỏi từ anh Hùng (Vũng Tàu)
Lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai năm 2024 là bao nhiêu?Căn cứ Điều 6 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định mức án phí, lệ phí Tòa án:Mức án phí, lệ phí Tòa án1. Mức án phí, lệ phí Tòa án được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.2. Đối với vụ án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí quy định tại mục A Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.Theo đó, lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai năm 2024 như sau:(1) Án phí dân sự sơ thẩmSttTên án phíMức thu1Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch300.000 đồng2Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch2.1Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng2.2Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp2.3Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng2.4Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng2.5Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng2.6Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.(2) Án phí dân sự phúc thẩmSttTên án phíMức thu1Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động300.000 đồngMẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai năm 2024?Căn cứ Mẫu số 23-DS Danh mục 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP quy định mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai năm 2024:Tải về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai năm 2024 Tại đâyLệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)Những trường hợp nào không phải chịu lệ phí tòa án?Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án:Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án...2. Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản;b) Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;c) Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;đ) Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;e) Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định....Theo đó, những trường hợp sau không phải chịu lệ phí Tòa án:- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.- Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;- Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ, bao gồm:+ Người thân thích;+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;+ Hội liên hiệp phụ nữ.- Cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;- Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;- Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.Trân trọng!
Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi anh chị có file tải về mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2024 không, nếu có có thể hướng dẫn tôi cách viết không? Mong được giải đáp!
Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2024?Đơn ly hôn đơn phương là văn bản do một bên vợ hoặc chồng làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn khi bên kia không đồng ý. Đơn ly hôn đơn phương được dùng để làm căn cứ cho Tòa án thụ lý giải quyết việc ly hôn.Cụ thể, đơn ly hôn đơn phương dùng để làm những việc sau:- Xác định rõ ý chí của bên yêu cầu ly hôn: Đơn ly hôn đơn phương là văn bản thể hiện rõ ý chí của bên yêu cầu ly hôn về việc muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân.- Làm căn cứ cho Tòa án thụ lý giải quyết việc ly hôn: Tòa án sẽ căn cứ vào đơn ly hôn đơn phương để xác định xem có đủ điều kiện để thụ lý giải quyết việc ly hôn hay không.- Làm căn cứ để Tòa án giải quyết các vấn đề liên quan đến ly hôn: Sau khi thụ lý giải quyết việc ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào đơn ly hôn đơn phương để giải quyết các vấn đề liên quan đến ly hôn, chẳng hạn như quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản,...Sau đây là mẫu đơn ly hôn đơn phương chuẩn mới nhất 2024 có thể tham khảo:Tải về miễn phí mẫu đơn ly hôn đơn phương năm 2024 tại đây tải vềMẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Án phí ly hôn năm 2024 là bao nhiêu?Theo Mục A Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định mức án phí ly hôn năm 2023 như sau:Án phí dân sự sơ thẩmSTTTên án phíMức thu1Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch300.000 đồng2Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch2.1Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng2.2Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp2.3Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng2.4Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng2.5Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng2.6Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.Án phí dân sự phúc thẩmSTTTên án phíMức thu1Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động300.000 đồngNhững trường hợp nào thì được miễn án phí ly hôn?Theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về miễn án phí như sau:Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này....Theo đó, những trường hợp sau đây sẽ được miễn án phí ly hôn như sau:- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;- Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;- Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.Trân trọng!
Tòa án nhân dân có được trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản không?
Xin cho tôi hỏi, Tòa án nhân dân có được trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản không? Nhờ anh chị giải đáp.
Tòa án nhân dân có được trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản không?Căn cứ quy định Điều 35 Luật Phá sản 2014 quy định về trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.Do đó nếu người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản thì Tòa án nhân dân được quyền quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tòa án nhân dân có được trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản không? (Hình từ Internet)Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải có các nội dung chủ yếu nào?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 28 Luật Phá sản 2014 quy định về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán1. Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:a) Ngày, tháng, năm;b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;d) Tên, địa chỉ của người làm đơn;đ) Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.......Như vậy, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:- Ngày, tháng, năm;- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;- Tên, địa chỉ của người làm đơn;- Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.Khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cần phải kèm theo các giấy tờ gì?Căn cứ quy định khoản 3 Điều 28 Luật Phá sản 2014 quy định về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán....3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:a) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;b) Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;c) Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;d) Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;đ) Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;e) Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).....Như vậy, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau đây:- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất.Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;- Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;- Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;- Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;- Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).Trân trọng!
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có quyền tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù hay không?
Cho tôi hỏi, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có quyền tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù hay không? Nhờ anh chị giải đáp.
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có quyền tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù hay không?Căn cứ quy định khoản 6 Điều 16 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện như sau:Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện....5. Trực tiếp quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giữ, tạm giam tại nhà tạm giữ.6. Tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.7. Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để đề nghị cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án, người bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, người bị Tòa án hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đi chấp hành án.....Như vậy, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.Do đó cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có quyền tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù.Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có quyền tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù hay không? (Hình từ Internet)Nhiệm vụ và quyền hạn của trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù gồm những gì?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 17 Luật Thi hành án hình sự 2019 nhiệm vụ và quyền hạn của trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù gồm có:- Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân;- Thông báo cho thân nhân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó;- Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật;- Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền;- Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại giam để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở hoặc cơ quan thi hành án dân sự được ủy thác thi hành án;- Nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008;- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin về nơi chấp hành án phạt tù và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm nhân, thông tin nơi về cư trú của người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; chuyển giao giấy tờ có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự;- Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện;- Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết;- Áp giải, bàn giao phạm nhân là người nước ngoài theo quyết định của Tòa án về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành án phạt trục xuất;- Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành án phạt tù;- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.Tòa án phải gửi quyết định thi hành án phạt tù đến các chủ thể nào? Trong thời gian bao lâu?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 22 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyết định thi hành án phạt tù như sau:Quyết định thi hành án phạt tù.....2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:a) Người chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi;b) Viện kiểm sát cùng cấp;c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;d) Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại;đ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;e) Bộ Ngoại giao trong trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài.Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:- Người chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi;- Viện kiểm sát cùng cấp;- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;- Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại;- Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;- Bộ Ngoại giao trong trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài.Trân trọng!
Khi vợ chồng ly hôn có bắt buộc hòa giải hay không? Trường hợp nào không tiến hành hòa giải trong vụ án ly hôn?
Cho tôi hỏi: Khi vợ chồng ly hôn có bắt buộc hòa giải hay không? Trường hợp nào không tiến hành hòa giải trong vụ án ly hôn? Câu hỏi của chị Hồng Thanh (Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình)
Khi vợ chồng ly hôn có bắt buộc hòa giải hay không?Căn cứ theo Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc khuyến khích hòa giải ở cơ sở cụ thể như sau:Khuyến khích hòa giải ở cơ sởNhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.Theo đó, về mặt cơ bản Nhà nước khuyến khích vợ chồng khi có ý định ly hôn thì thực hiện hòa giải ở cơ sở để giải quyết mâu thuẫn.Tuy nhiên, nếu vợ chồng đã quyết định nộp đơn ly hôn tới Tòa án, theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thì phải trải qua quá trình hòa giải bắt buộc. Điều này là một phần của quá trình hợp pháp và tập trung vào việc đảm bảo rằng mọi nỗ lực hòa giải đã được thực hiện trước khi quyết định chính thức về việc ly hôn.Qua đó có thể thấy, Nhà nước không chỉ khuyến khích tìm kiếm giải pháp hòa giải tại cấp địa phương mà còn thiết lập các quy định rõ ràng để đảm bảo quá trình ly hôn được tiến hành một cách công bằng và có tính nhân quả.Đồng thời, trường hợp vợ chồng ly hôn nếu đã nộp đơn tại Tòa án thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật. trừ một số trường hợp nhất định.Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn mới nhất năm 2024? (Hìn từ Internet)Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn mới nhất năm 2024?Đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn là một văn bản quan trọng giúp người yêu cầu thể hiện quan điểm và mong muốn của mình đối với quá trình giải quyết mối quan hệ hôn nhân.Mục đích chính của đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn là khi nguyên đơn tin rằng việc hòa giải không chỉ không cần thiết mà còn không giúp ích được trong việc hàn gắn cuộc sống hôn nhân, họ mong muốn không tiến hành hòa giải và thay vào đó, đẩy nhanh thủ tục ly hôn.Tải về mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn mới nhất năm 2024:Tại đâyTrường hợp nào không tiến hành hòa giải trong vụ án ly hôn?Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được cụ thể như sau:Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.Theo đó, có 04 trường hợp không tiến hành hòa giải trong vụ án ly hôn, bao gồm:Thứ nhất, khi người bị yêu cầu ly hôn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai.Thứ hai, khi vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng.Thứ ba, một trong hai vợ chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.Thứ tư, khi một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.Trong các trường hợp này, theo quy định, hai bên có thể chủ động gửi đơn đề nghị tới Tòa án, yêu cầu không tiến hành quá trình hòa giải và thay vào đó giải quyết việc ly hôn một cách nhanh chóng.Điều này làm cho quy trình pháp lý trở nên linh hoạt và tôn trọng quyết định của các bên liên quan, giúp họ đưa ra quyết định cuối cùng về mối quan hệ hôn nhân của mình một cách hiệu quả và công bằng.Việc hòa giải ly hôn được tiến hành theo các nguyên tắc nào?Theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải cụ thể như sau:Nguyên tắc tiến hành hòa giải1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.Như vậy, theo quy định trên thì việc hòa giải ly hôn được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các vợ chồng khi ly hôn, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;- Nội dung thỏa thuận giữa vợ chồng ly hôn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.Trân trọng!
Khi nào thì ra quyết định khởi tố bị can trong vụ án hình sự?
Cho tôi hỏi, trong quá trình khởi tố vụ án hình sự thì thời điểm ra quyết định khởi tố bị can trong vụ án hình sự là khi nào? Mong được giải đáp!
Khi nào thì ra quyết định khởi tố bị can trong vụ án hình sự?Theo Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về khởi tố bị can như sau:Khởi tố bị can1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng....Theo đó, khi có đủ căn cứ xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà pháp luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị canQuyết định khởi tố bị can cần đảm bảo các nội dung cần có theo quy định pháp luật gồm:- Thời gian, địa điểm ra quyết định;- Họ tên, chức vụ người ra quyết định;- Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can;- Bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.Khi nào thì ra quyết định khởi tố bị can trong vụ án hình sự? (Hình từ Internet)Tội phạm nào chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại theo pháp luật về tố tụng hình sự?Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.Đồng thời tại khoản 8 Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự như sau;Căn cứ không khởi tố vụ án hình sựKhông được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:...8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.Như vậy, các tội phạm sau sẽ không bị khởi tố nếu không có yêu cầu của bị hại:[1] Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015[2] Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015[3] Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015[4] Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015[5] Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015[6] Tội hiếp dâm theo Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015[7] Tội cưỡng dâm theo Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015[8] Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015[9] Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015Ai có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?Theo Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền khởi tó vụ án hình sự như sau:[1] Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết[2] Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong một số trường hợp nhất định[3] Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:- Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;- Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;- Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.[4] Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạmTrân trọng
Khi nào áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
Cho tôi hỏi khi nào áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp? Việc nào cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp? Câu hỏi từ anh Thiên (Quảng Ninh)
Có các biện pháp ngăn chặn nào?Căn cứ khoản 1 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn:Các biện pháp ngăn chặn1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.Theo quy định trên, trong tố tụng hình sự có 08 biện pháp ngăn chặn, bao gồm:- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp;- Bắt;- Tạm giữ;- Tạm giam;- Bảo lĩnh;- Đặt tiền để bảo đảm;- Cấm đi khỏi nơi cư trú;- Tạm hoãn xuất cảnh.Khi nào áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp? (Hình từ Internet)Khi nào áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp?Căn cứ khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi thuộc một trong các trường hợp sau:- Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;- Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;- Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.Tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;- Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng;- Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển;- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.Việc nào cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp?Căn cứ Điều 114 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt:Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt1. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.2. Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã....Như vậy, sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.Trân trọng!
Bảo lĩnh và bảo lãnh là gì? Bảo lãnh và bảo lĩnh khác gì nhau?
Cho tôi hỏi, thuật ngữ bảo lĩnh và bảo lãnh là gì và chúng khác nhau ở điểm nào theo quy định pháp luật? Mong được giải đáp!
Bảo lĩnh và bảo lãnh là gì?Bảo lĩnh và bảo lãnh là 02 thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản pháp luật. Sau đây là nội dung tìm hiểu về khái nhiệm bảo lĩnh và bảo lãnh:[1] Bảo lĩnh:Tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo lĩnh như sau:Bảo lĩnh1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh....Theo đó, bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật tố tụng hình sự.[2] Bảo lãnh:Theo Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau:Bảo lãnh1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.Theo đó, bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bảo lãnh sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sựBảo lĩnh và bảo lãnh là gì? Bảo lãnh và bảo lĩnh khác gì nhau? (Hình từ Internet)Bảo lãnh và bảo lĩnh khác gì nhau theo quy định pháp luật?Sau đây là bảng phân biệt cơ bản giữa bảo lĩnh và bảo lãnh:Tiêu chíBảo lĩnh(Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)Bảo lãnh(Bộ luật Dân sự 2015)Khái niệmBảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giamBảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụPhạm viTrong lĩnh vực tố tụng hình sựTrong lĩnh vực dân sựBản chấtBảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn được dùng trong tố tụng hình sựBảo lãnh là một biện pháp đảm bảo được dùng trong quan hệ pháp luật dân sựVề chủ thểNgười bảo lĩnhNgười được bảo lĩnhNgười tiến hành tố tụng có thẩm quyềnBên bảo lãnhBên nhận bảo lãnhBên được bảo lãnhVề thời hạnThời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy đinh của pháp luật về tố tụng hình sựThời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tùBảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:- Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt;- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; - Theo thỏa thuận của các bênNhư vậy, xét về điểm giống nhau thì bảo lãnh và bảo lĩnh đều có thể hiểu là những biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện những nghĩa vụ nhất định.Tuy nhiên, xét về bản chất pháp lý, bảo lãnh là một giao dịch dân sự, một biện pháp bảo thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự, còn bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn được dùng trong tố tụng hình sự, bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện các nghĩa vụ tố tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.Nghĩa vụ của bị can bị cáo khi được bảo lĩnh là gì?Tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo lĩnh như sau:Bị can bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam.Trân trọng!
Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu? Thời hạn tạm giam có được quá thời hạn điều tra không?
Cho tôi hỏi thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu? Thời hạn tạm giam có được quá thời hạn điều tra không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Tội phạm được phân thành các loại nào?Căn cứ Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định phân loại tội phạm như sau:(1) Tội phạm ít nghiêm trọngLà tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt này là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;(2) Tội phạm nghiêm trọng Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt này từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;(3) Tội phạm rất nghiêm trọng Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt này là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;(4) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt này là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.Thời hạn tạm giam để điều là bao lâu? Thời hạn tạm giam có được quá thời hạn điều tra không? (Hình từ Internet)Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu?Căn cứ khoản 1 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn hạn tạm giam để điều tra:Thời hạn tạm giam để điều tra1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng....Theo quy định trên, thời hạn tạm giam để điều tra được quy định như sau:- Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;- Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;- Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Ngoài ra, có thể gia hạn thời hạn tạm giam. Cụ thể như sau:- Không quá 01 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;- Không quá 02 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;- Không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng- Không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;Việc gia hạn thời hạn tạm giam chỉ áp dụng đối với vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam.Nếu gia hạn thời hạn tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.Thời hạn tạm giam được tính từ ngày có quyết định tạm giam.Lưu ý:- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.Thời hạn tạm giam có được quá thời hạn điều tra không?Căn cứ Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn điều tra:Thời hạn điều tra1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng....Căn cứ Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn hạn tạm giam để điều tra:Thời hạn tạm giam để điều tra1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng....Căn cứ Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại:Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này....Theo quy định trên, thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 04 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 06 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 08 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 12 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Thời hạn điều tra có thể được gia hạn một lần không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Như vậy, thời hạn tạm giam không quá thời hạn điều tra tối đa.Ngoài ra, thời hạn tạm giam của bị can cũng có thể bị rút ngắn nếu vụ án được giải quyết sớm.Trân trọng!
Người phạm tội cưỡng dâm thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Cho tôi hỏi người phạm tội cưỡng dâm thì bị phạt bao nhiêu năm tù? Người bị hại không yêu cầu khởi tố người có hành vi cưỡng dâm thì có khởi tố vụ án không? Mong được giải đáp!
Người phạm tội cưỡng dâm thì bị phạt bao nhiêu năm tù?Căn cứ Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cưỡng dâm:Tội cưỡng dâm1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Nhiều người cưỡng dâm một người;b) Phạm tội 02 lần trở lên;c) Đối với 02 người trở lên;d) Có tính chất loạn luân;đ) Làm nạn nhân có thai;e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;g) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.4. Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Theo quy định trên, người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng dâm.Người phạm tội cưỡng dâm có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 18 năm tùy theo mức độ vi phạm.Người ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Lưu ý: Người nào có hành vi cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, trừ khi phạm tội trong các trường hợp sau thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định của pháp luật:- Nhiều người cưỡng dâm một người;- Phạm tội 02 lần trở lên;- Đối với 02 người trở lên;- Có tính chất loạn luân;- Làm nạn nhân có thai;- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên;- Tái phạm nguy hiểm.- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.Người phạm tội cưỡng dâm thì bị phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)Người bị hại không yêu cầu khởi tố người có hành vi cưỡng dâm thì có khởi tố vụ án không?Căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại:Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết....Theo quy định trên, người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thì khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết thì mới khởi tố vụ án.Trường hợp người bị hại không yêu cầu khởi tố người có hành vi cưỡng dâm thì không khởi tố vụ án.Người bị hại có đơn bãi nại người phạm tội cưỡng dâm thì có khởi tố vụ án hay không?Căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại:Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.Như vậy, người bị hại có đơn bãi nại người phạm tội cưỡng dâm thì vụ án phải được đình chỉ và người bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố lại.Tuy nhiên, người bị hại có đơn bãi nại nhưng vụ án vẫn được khởi tố khi có căn cứ xác định người bị hại có đơn bãi nại do bị ép buộc, cưỡng bức và trái ý muốn của họ.Trân trọng!
Hướng dẫn điền mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự chi tiết, chuẩn xác 2024?
Vui lòng hướng dẫn giúp tôi điền mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự chi tiết, chuẩn xác 2024? Câu hỏi từ anh Long - Bến Cát
Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2024?Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự theo Mẫu số 02-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau:Tải Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2024 Tại đâyHướng dẫn điền Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự chi tiết, chuẩn xác 2024? (Hình từ Internet)Hướng dẫn điền Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự chi tiết, chuẩn xác 2024?Cách ghi mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự theo hướng dẫn tại Mẫu số 02-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau:- (1) và (5) Ghi loại việc dân sự mà người rút đơn yêu cầu đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích”; “Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”; “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”).- (2) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội);Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).- (3) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.Trường hợp có nhiều người cùng rút đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.- (4) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội);Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).- (6) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu (ví dụ: người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở về,…..).- (7) Trường hợp người rút đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.- (8) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.Trường hợp người rút đơn yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng rút yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn.Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự như thế nào?Căn cứ tại khoản 1 Điều 369 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự như sau:Bước 1: Thư ký phiên họp báo cáo Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;Bước 2: Thẩm phán chủ tọa phiên họp khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;Bước 3: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;Bước 4: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự;Bước 5: Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn (nếu có);Bước 6: Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét tài liệu, chứng cứ;Bước 7: Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự và gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự ngay sau khi kết thúc phiên họp;Bước 8: Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.Lưu ý: Trường hợp có người được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp vắng mặt thì Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp trước khi xem xét tài liệu, chứng cứ.Trân trọng!
Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất năm 2024 và cách viết?
Anh chị cho tôi hỏi về mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất áp dụng cho năm 2024 quy định như thế nào, anh chị cho tôi file tải về được không? Mong được giải đáp!
Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất năm 2024 và cách viết?Đơn khởi kiện đòi nợ là văn bản của cá nhân, tổ chức bị xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp gửi lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong đó nguyên đơn dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp với bị đơn về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.Cụ thể, đơn khởi kiện đòi nợ dùng để:- Yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh với bên bị kiện, yêu cầu của nguyên đơn với Tòa có thể bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung như: thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hủy giao dịch vay/ mượn, tính lại lãi, tính lại khoản tiền vay,...- Là căn cứ để Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.- Là căn cứ để Tòa án xác định thẩm quyền giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện.Sau đây là mẫu đơn khởi kiện đòi nợ chuẩn mới nhất 2024:Tải về miễn phí mẫu đơn khởi kiện đòi nợ quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP tải vềMẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất năm 2024 và cách viết? (Hình từ Internet)Hướng dẫn cách tiết đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất 2024?Để điền các thôn tin vào mẫu đơn khởi kiện trên, tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn như sau:(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó.(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự .(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu?Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau:Thời hiệu khởi kiện về hợp đồngThời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.Ngoài ra, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định hình thức của hợp đồng vay tài sảnHợp đồng vay tài sảnHợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.Như vậy, thời hiệu để bên cho vay khởi kiện đòi nợ là 03 năm kể từ nay bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mìnhTrân trọng!
Yêu cầu các bệnh viện tự đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định?
Cho tôi hỏi có phải theo quy định của Luật khám chữa bệnh 2023 thì các bệnh viện phải tự đánh giá chất lương theo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế đúng không? Mong được giải đáp!
Yêu cầu các bệnh viện tự đánh giá chất lương theo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định?Theo Điều 58 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám chữa bệnh như sau: Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh1. Việc đánh giá và chứng nhận chất lượng nhằm mục đích sau đây:a) Duy trì và cải tiến chất lượng hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;b) Cung cấp thông tin để người bệnh và các bên chi trả có thể lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp;c) Làm căn cứ để kiến nghị xử lý vi phạm và khen thưởng đối với kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản....3. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này....Đồng thời tại Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh như sau:Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh1. Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.3. Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.4. Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của Luật này.6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.7. Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 58 của Luật này....Theo đó, từ ngày 01/1/2024 các bệnh viện có nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế và công khai kết quả đánh giá chất lượng tại bệnh viện và Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.Yêu cầu các bệnh viện tự đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định? (Hình từ Internet)Kết quả tự đánh giá của bệnh viện được dùng để làm gì?Theo khoản 3 Điều 71 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cơ bản như sau:Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cơ bản1. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tự thực hiện đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và gửi kết quả tự đánh giá về cơ quan quản lý nhà nước.2. Kết quả đánh giá chất lượng phải được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.3. Căn cứ kết quả tự đánh giá do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự công bố, cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn ngẫu nhiên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc đánh giá lại theo nguyên tắc quản lý rủi ro.Theo đó, kết quả tự đánh giá chất lượng hằng năm của bệnh viện sẽ được sử dụng làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn ngẫu nhiên cơ sở khám chữa bệnh để thực hiện việc đánh giá lại theo nguyên tắc quản lý rủi ro.Bệnh viện có thể từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong trường hợp nào?Theo Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh1. Thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:a) Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu quy định tại Điều 61 của Luật này.b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này....Qua đó có thể thấy nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau thì bệnh viện có thể từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân:[1] Vượt quá khả năng chuyên môn, trừ trường hợp cấp cứu[2] Không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu[3] Thuộc 01 trong các thường hợp sau:+ Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;+ Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;+ Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.Trân trọng!
Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân 2024 như thế nào?
Cho tôi hỏi: Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân 2024 là gì? Chỉ số đặc thù tham gia tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ Công an? Câu hỏi của anh Toàn - Nghệ An
Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân 2024?Tại Điều 5 Thông tư 62/2023/TT-BCA có quy định về tiêu chuẩn, phân loại sức khỏe tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau:Tiêu chuẩn, phân loại sức khỏe tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân1. Tiêu chuẩn sức khỏe, phân loại sức khỏe trong kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển và khám sức khỏe tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.2. Chỉ công nhận đủ sức khỏe để tuyển chọn đối với công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đảm bảo các tiêu chuẩn sức khỏe sau:a) Đảm bảo các chỉ số đặc thù theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;b) Công dân có sức khỏe Loại 1 (một), Loại 2 (hai) đối với các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, lực lượng Cảnh sát cơ động địa phương, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; trường hợp khó khăn nguồn tuyển, Công an đơn vị, địa phương tuyển chọn công dân có sức khỏe Loại 3 (ba) để bố trí tại các đơn vị còn lại, trừ công dân có sức khỏe Loại 3 về chiều cao, sức khỏe Loại 3 ảnh hưởng tới thẩm mỹ, vận động hoặc mắt có tật khúc xạ (cận thị 1,5 đi-ốp trở lên, viễn thị các mức độ, loạn thị từ 01 đi-ốp trở lên). Tỷ lệ công dân sức khỏe Loại 3 không vượt quá 20% chỉ tiêu giao tuyển quân trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Như vậy, tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân 2024 như sau:- Đảm bảo các chỉ số đặc thù theo quy định tại Điều 6 Thông tư 62/2023/TT-BCA;- Công dân có sức khỏe Loại 1 (một), Loại 2 (hai) đối với các đơn vị:+ Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, lực lượng Cảnh sát cơ động địa phương, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;+ Trường hợp khó khăn nguồn tuyển, Công an đơn vị, địa phương tuyển chọn công dân có sức khỏe Loại 3 (ba) để bố trí tại các đơn vị còn lại, trừ công dân có sức khỏe Loại 3 về chiều cao, sức khỏe Loại 3 ảnh hưởng tới thẩm mỹ, vận động hoặc mắt có tật khúc xạ (cận thị 1,5 đi-ốp trở lên, viễn thị các mức độ, loạn thị từ 01 đi-ốp trở lên).Tỷ lệ công dân sức khỏe Loại 3 không vượt quá 20% chỉ tiêu giao tuyển quân trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân 2024? (Hình từ Internet)Chỉ số đặc thù tham gia tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân là gì?Tại Điều 6 Thông tư 62/2023/TT-BCA có quy định về chỉ số đặc thù tham gia tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân như sau:- Không nghiện các chất ma túy, tiền chất;- Màu và dạng tóc bình thường (theo Điều lệnh Công an nhân dân);- Không bị rối loạn sắc tố da, trừ trường hợp sạm da khu trú vùng má (rám má);- Không có lỗ bấm ở mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức.Đối với nam, không có lỗ bấm ở tai hoặc có lỗ bấm ở tai nhưng đã liền thành sẹo; đối với nữ, không có từ 02 lỗ bấm trở lên trên 01 tai hoặc chỉ có 01 lỗ bấm ở tai, các lỗ bấm khác ở tai đã liền thành sẹo;- Không có sẹo lồi co kéo ở vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân;- Không tuyển đối với các trường hợp trên cơ thể có các vết trổ, vết xăm, kể cả phun xăm trên da có nội dung phản cảm, chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực; hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như:Mặt, đầu, cổ, từ 1/2 cánh tay trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống; hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.Trường hợp các vết trổ, vết xăm, kể cả phun xăm trên da ở vị trí lộ diện nhưng diện tích không quá 02 (hai) cm2, số lượng không quá 01 hình xăm và không phản cảm hoặc đã tẩy xóa hình xăm, chữ xăm hoặc xăm lông mày, xăm môi thẩm mỹ đối với nữ thì xem xét tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.Cách cho điểm khám sức khỏe tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân như thế nào?Tại Điều 7 Thông tư 62/2023/TT-BCA có quy định phương pháp phân loại sức khỏe như sau:Phương pháp phân loại sức khỏePhương pháp phân loại sức khỏe trong khám sức khỏe tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân1. Việc phân loại sức khỏe căn cứ theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.2. Cách cho điểmMỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1-6 vào cột “Điểm”, cụ thể:Điểm 1 : Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.3. Cách phân loại sức khỏeLoại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1.Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2.Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3.Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4.Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5.Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.Như vậy, Cách cho điểm khám sức khỏe tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân như sau:Điểm 1 : Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.Trân trọng!
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hồ Chí Minh cho người nước ngoài năm 2024?
Cho tôi hỏi danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hồ Chí Minh cho người nước ngoài năm 2024? Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế như thế nào? Mong được giải đáp!
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hồ Chí Minh cho người nước ngoài năm 2024?Ngày 20/12/2023, Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh thông báo Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu của quý 1 năm 2024 như sau:(1) Cơ sở tuyến Trung ương, bộ ngành khácSTTTÊN CƠ SỞ KCB MÃ KCBĐịa chỉĐăng ký KCB Ban Đầu GHI CHÚ 1Bệnh viện Thống Nhất790251 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh- Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng.- Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng trừ Hộ gia đình.- Không nhận dưới 15 tuổi.KCB Thứ 2 đến Chủ Nhật: 7 giờ đến 16h(2) Cơ sở công lập tuyến tỉnhSTTTÊN CƠ SỞ KCBMÃ KCBĐịa chỉGHI CHÚ1Bệnh viện đa khoa Sài Gòn79001125 Lê Lợi – Phường Bến Thành – Quận 1KCB Thứ 2 đến chủ nhật: 7 giờ đến 20 giờ2Bệnh viện Nguyễn Tri Phương79013468 Nguyễn Trãi – Phường 8 – Quận 5KCB giờ hành chính3Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp79020313 Âu Dương Lân – Phường 2 – Quận 8- KCB giờ hành chính- KCB ngoài giờ thứ 2 đến thứ 7 từ 16g30 đến 20g304Bệnh viện nhân dân 11579024527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10KCB giờ hành chính5Bệnh viện Trưng Vương79026266 Lý Thường Kiệt – Phường 14 – Quận 10KCB Thứ 2 đến Thứ 6 (Sáng 7-11 giờ 30, Chiều 13-16 giờ 30) và Sáng Thứ bảy (7-12 giờ)6Bệnh viện Nhân dân Gia Định7903001 Nơ Trang Long – Phường 7 – Q.Bình Thạnh- KCB Thứ 2 đến Thứ 6: 7 giờ đến 16 giờ- Sáng Thứ 7 và chủ nhật7Bệnh Viện Nhi đồng thành phố7953215 đường Cao Tốc - Trung Lương, ấp 1 - xã Tân Kiên - huyện Bình ChánhKCB Thứ 2 đến Thứ 6: 7 giờ 30 đến 16 giờ 30.(3) Cơ sở tư nhân tuyến tỉnhSTTTÊN CƠ SỞ KCBMÃ KCBĐịa chỉĐăng ký KCB Ban ĐầuGHI CHÚ1Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn7907160 – 60 A Phan Xích Long – Phường 1 – Quận Phú NhuậnĐược đăng ký KCB tất cả các nhóm đối tượngKCB Thứ 2 đến Thứ 7: 6 giờ đến 19 giờ và Sáng Chủ Nhật.2Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh79462700 Sư Vạn Hạnh (nối dài) - P 12 – Quận 10- Được đăng ký KCB tất cả các nhóm đối tượng.- Không nhận dưới 15 tuổi.KCB Thứ 2 đến Thứ 7: 7 giờ đến 16 giờ 30 và Sáng Chủ Nhật3Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park79525720A Điện Biên Phủ - P22 - Quận Bình ThạnhĐược đăng ký KCB tất cả các nhóm đối tượngKCB Thứ 2 đến Thứ 6 :8 giờ đến 17 giờ và sáng Thứ 7: 8 giờ đến 12 giờ.Xem thêm Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nước ngoài Quý 1 năm 2024 Tại đâyDanh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hồ Chí Minh cho người nước ngoài năm 2024? (Hình từ Internet)Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?Căn cứ Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.Theo đó, người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:Trường hợp 1: Nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tếNgười nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;Người lao động là người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương;Trường hợp 2: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đìnhNgười nước ngoài có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú.Các hành vi nào bị nghiêm cấm về bảo hiểm y tế?Căn cứ Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về bảo hiểm y tế, bao gồm:- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.Trân trọng!
Sức khỏe của cán bộ cấp cao có được xem là bí mật nhà nước?
Cho tôi hỏi: Sức khỏe của cán bộ cấp cao có được xem là bí mật nhà nước không? Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao nhiêu năm? Câu hỏi từ anh Phúc - Hà Nội
Thông tin sức khỏe cán bộ cấp cao có được xem là bí mật nhà nước?Căn cứ tại khoản 11 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định phạm vi bí mật nhà nước như sau:Phạm vi bí mật nhà nướcPhạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc:...11. Thông tin về y tế, dân số:a) Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;b) Chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người; mẫu vật, nguồn gen, vùng nuôi trồng dược liệu quý hiếm;c) Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm;d) Thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số;...Như vậy, thông tin sức khỏe cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước được xem là một trong những bí mật nhà nước về y tế.Sức khỏe của cán bộ cấp cao có được xem là bí mật nhà nước? (Hình từ Internet)Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao nhiêu năm?Căn cứ Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước như sau:Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.Theo đó, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:- 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;- 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;- 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.Lưu ý: Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.Thông tin về sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc mức độ bí mật nhà nước nào?Căn cứ tại Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 có quy định phân loại bí mật nhà nước như sau:Phân loại bí mật nhà nướcCăn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 1295/QĐ-TTg năm 2020 ban hành Danh mục Nhà nước lĩnh vực y tế có quy định như sau:Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.2. Tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của vi sinh vật mới phát hiện chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.Như vậy, thông tin về sức khỏe cán bộ cấp cao là một trong những thông tin về y tế quan trọng thuộc bí mật nhà nước độ Tối mật.Trân trọng!
CDC là gì? Vai trò của CDC trong đời sống xã hội?
Anh chị cho tôi hỏi: Trung tâm CDC là gì và có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội hiện nay? Cơ cấu tổ chức của VNCDC là gì? Mong được giải đáp thắc mắc!
CDC là gì? Vai trò của CDC là gì trong đời sống xã hội?Hiện nay vấn đề về y tế đặc biệt là CDC đang đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết rõ CDC là gì. Và để hiểu được CDC là gì, có thể tham khảo những thông tin sau:CDC (tiếng Anh là Centers for Disease Control and Prevention) được hiểu là Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.Hiện tại trên toàn thế giới, mỗi quốc gia đều có 1 trung tâm CDC riêng và trực thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế của quốc gia đó.Ở Việt Nam, CDC còn được gọi là Cục Y tế dự phòng Việt Nam. Tổ chức này có tên quốc tế là Vietnam General Department of Preventive Medicine – VNCDC. Chức năng chính của VNCDC là tham mưu, hỗ trợ Bộ Y tế quản lý và tổ chức ở lĩnh vực y tế dự phòng trên phạm vi toàn quốc.Cục Y tế dự phòng là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước, bao gồm:- Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm;- Kiểm dịch y tế biên giới; sử dụng vắc xin, tiêm chủng;- Xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;- Dinh dưỡng cộng đồng;- Chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng;- Phát triển, nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng;- Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.CDC là gì? Vai trò của CDC trong đời sống xã hội? (Hình từ Internet)Cơ cấu tổ chức của VNCDC là gì?Theo Điều 3 Quyết định 2268/QĐ-BYT năm 2018 quy định về tổ chức và cơ chế hoạt động của Cục Y tế dự phòng như sau:Tổ chức và cơ chế hoạt động1. Lãnh đạo Cục: gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.2. Cơ cấu tổ chứca) Văn phòng Cục;b) Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm;c) Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm;d) Phòng Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học;đ) Phòng Y tế công cộng và Dinh dưỡng....Theo đó, cơ cấu tổ chức của VNCDC gồm:- Văn phòng Cục;- Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm;- Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm;- Phòng Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học;- Phòng Y tế công cộng và Dinh dưỡng.Ngoài ra, lãnh đạo của VNCDC gồm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.Nhiệm vụ của VNCDC trong việc tăng cường công tác y tế nhằm bảo đảm đón tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là gì?Theo Mục 5 Chỉ thị 01/CT-BYT năm 2024 về nhiệm vụ của Cục Y tế dự phòng như sau:[1] Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước, quốc tế; kịp thời báo cáo Bộ Y tế và cấp có thẩm quyền diễn biến dịch bệnh, tham mưu các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.[2] Chỉ đạo các đơn vị, địa phương:- Tăng cường triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt đối với dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi;- Theo dõi, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng;- Tăng cường các biện pháp truyền thông trong phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng cho trẻ em đúng độ tuổi;- Củng cố, tổ chức tập huấn, diễn tập, sẵn sàng triển khai các đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch;- Xây dựng kế hoạch, dự trữ đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị, phương tiện đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong phòng, chống dịch.[3] Chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản phòng chống dịch trong dịp Tết; nâng cao năng lực đội phản ứng nhanh để kịp thời đáp ứng, không để bị động, bất ngờ trước các tình huống dịch bệnh.[4] Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát các đơn vị y tế dự phòng trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng theo quy định.Trân trọng!
Thân nhân của người bệnh có bắt buộc phải là thành viên trong gia đình không?
Cho tôi hỏi: Thân nhân của người bệnh có bắt buộc phải là thành viên trong gia đình không? Một người bệnh được có tối đa bao nhiêu người đại diện? Câu hỏi của anh Huệ - An Giang
Có phải chỉ thành viên trong gia đình mới được coi là thân nhân của người bệnh không?Tại Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về thân nhân của người bệnh như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:....11. Thân nhân của người bệnh là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bệnh hoặc thành viên khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;b) Người đại diện của người bệnh;c) Người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không phải là người hành nghề.12. Người đại diện của người bệnh là người thay thế cho người bệnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Luật này trong phạm vi đại diện....Như vậy, thân nhân của người bệnh không bắt buộc phải là thành viên trong gia đình.Thân nhân của người bệnh có thể là người đại diện hoặc người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không phải là người hành nghề.Thân nhân của người bệnh có bắt buộc phải là thành viên trong gia đình không? (Hình từ Internet)Một người bệnh được có tối đa bao nhiêu người đại diện?Tại khoản 1 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về người đại diện của người bệnh như sau:Người đại diện của người bệnh1. Một người bệnh chỉ có một người đại diện tại một thời điểm.2. Người đại diện của người bệnh phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, bao gồm:a) Người do người bệnh là người thành niên tự lựa chọn;b) Người do thành viên gia đình của người bệnh lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên không thể tự lựa chọn và không có ủy quyền trước khi rơi vào tình trạng không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;c) Người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;d) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc người được pháp nhân phân công mà pháp nhân đó chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;đ) Người không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này nhưng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự.Như vậy, một người bệnh được có tối đa 01 người đại diện tại một thời điểm.Điều kiện thay thế người đại diện của người bệnh là gì?Tại khoản 3 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về điều kiện thay thế người đại diện của người bệnh như sau:- Trường hợp thay thế người đại diện do người bệnh là người thành niên tự lựa chọn thì phải có xác nhận của người bệnh;- Trường hợp thay thế người đại diện do thành viên gia đình của người bệnh lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên không thể tự lựa chọn và không có ủy quyền trước khi rơi vào tình trạng không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có xác nhận của người bệnh hoặc thành viên gia đình của người bệnh;- Trường hợp người đại diện là cha mẹ đối với con chưa thành niên thì khi thay thế người đại diện không phải có xác nhận của người bệnh;- Trường hợp người đại diện là người giám hộ, người do Tòa án chỉ định, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được pháp nhân phân công thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;- Trường hợp người đại diện là người đại diện theo ủy quyền thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng văn bản ủy quyền theo quy định.Người bệnh nào được xác định là người bệnh không có thân nhân?Tại khoản 10 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về trường hợp người bệnh không có thân nhân bao gồm:- Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;- Người bệnh tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;- Người bệnh đã xác định được danh tính nhưng tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;- Trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Trân trọng!
Đi nghĩa vụ quân sự có được về chơi tết 2024 không?
Xin cho tôi được biết: Đi nghĩa vụ quân sự có được về chơi tết 2024 không? Năm 2024 nhập ngũ trước tết hay sau tết nguyên đán? Nhờ anh chị giải đáp.
Đi nghĩa vụ quân sự có được về chơi tết 2024 không?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân như sau:Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;...Căn cứ quy định khoản 1 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành......Như vậy, theo quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân thì từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.Theo đó hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm, thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.Do đó trong tết năm 2024 nếu hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi có ngày phép năm thì có thể sử dụng để nghỉ tết.Đi nghĩa vụ quân sự có được về chơi tết 2024 không? (Hình từ Internet)Năm 2024 nhập ngũ trước tết hay sau tết nguyên đán?Căn cứ quy định Công văn 4267/BQP-TM năm 2023 hướng dẫn về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024 như sau:Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015; Quyết định số 82/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2024; theo đó, năm 2024 tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ (tuyển quân) 01 đợt; thời gian giao nhận quân trong 03 ngày, từ ngày 25 đến hết ngày 27 tháng 02 năm 2024 (từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Thìn).Như vậy, hằng năm thời gian gọi công dân đi nhập ngũ là vào tháng 02 hoặc tháng 03, trừ trường hợp gọi công dân nhập ngũ vì lý do quốc phòng, an ninh.Theo như hướng dẫn, việc giao nhận quân nhập ngũ năm 2024 được tiến hành trong 03 ngày, từ ngày 25/02 đến hết ngày 27/02/ 2024 (nhằm ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng Âm lịch).Năm nay mùng 1 Tết Âm lịch rơi vào ngày vào thứ bảy ngày 10/02/2024 dương lịch. Chính vì vậy, năm 2024 công dân sẽ đi nhập ngũ sau tết nguyên đán.Phương pháp phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2024 được quy định như thế nào?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về phương pháp phân loại sức khỏe như sau:Phương pháp phân loại sức khỏe....2. Phương pháp phân loại sức khỏeCăn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:a) Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.Như vậy, phương pháp phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2024 sẽ căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám, cụ thể được quy định như sau:- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.Trân trọng!
Mẫu báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Mẫu báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc 2024 như thế nào? Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải thể hiện đầy đủ những nội dung gì? Câu hỏi từ chị Ngọc - Long An
Mẫu báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc mới nhất 2024?Mẫu báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 106/QLD-KD năm 2024, mẫu báo cáo có dạng như sau:Tải Mẫu báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc mới nhất 2024 tại đâyMẫu báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường phải thể hiện đầy đủ những nội dung gì?Căn cứ Điều 61 Luật Dược 2016 quy định nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường phải thể hiện các nội dung sau đây:- Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc;- Dạng bào chế, trừ nguyên liệu làm thuốc;- Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”;- Quy cách đóng gói;- Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;- Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;- Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất;- Hạn dùng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc;- Điều kiện bảo quản và thông tin cần thiết khác theo quy định.Lưu ý: Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là một phần không thể tách rời của nhãn thuốc và có đầy đủ thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 1 Điều 61 Luật Dược 2016 và được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp thông tin không thể dịch ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt không có nghĩa.Chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam có được cấp phép nhập khẩu không?Căn cứ tại Điều 60 Luật Dược 2016 quy định thuốc, nguyên liệu làm thuốc được nhập khẩu, xuất khẩu như sau:Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được nhập khẩu, xuất khẩu1. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nguyên liệu làm thuốc là dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được nhập khẩu mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu, trừ thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại Khoản 4 Điều này.2. Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu không quá số lượng ghi trong giấy phép nhập khẩu trong trường hợp sau đây:a) Có chứa dược chất chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc hoặc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu Điều trị;b) Có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam hoặc đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu Điều trị;c) Đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, nhu cầu Điều trị đặc biệt;d) Thuốc hiếm;đ) Thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế;e) Phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước;g) Viện trợ, viện trợ nhân đạo;h) Thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng, làm mẫu đăng ký, mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;i) Trường hợp khác không vì Mục đích thương mại....Theo đó, thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu.Tuy nhiên, chỉ được nhập khẩu không quá số lượng ghi trong giấy phép nhập khẩu trong trường hợp sau đây:- Có chứa dược chất chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc hoặc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu Điều trị;- Có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam hoặc đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu Điều trị;- Đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, nhu cầu Điều trị đặc biệt;- Thuốc hiếm;- Thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế;- Phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước;- Viện trợ, viện trợ nhân đạo;- Thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng, làm mẫu đăng ký, mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;- Trường hợp khác không vì Mục đích thương mại.Trân trọng!
Lịch thi đấu vòng bảng Asian Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam?
Cho anh hỏi, lịch thi đấu vòng bảng Asian Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam như thế nào? Vận động viên đội tuyển quốc gia được hưởng những quyền lợi gì? Câu hỏi của anh Vinh - Bắc Ninh
Lịch thi đấu vòng bảng Asian Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam?Asian Cup 2024 là giải đấu cấp độ đội tuyển bóng đá quốc gia tại châu Á. Tổng cộng có tất cả 24 đội tuyển tham dự và được chia thành 6 bảng Việt Nam được xếp vào bảng D gồm có Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam, Iraq. Asian Cup 2024 được tổ chức tại Qatar. Thể thức của giải đấu là các bảng đấu đá vòng tròn một lượt tính điểm, lấy hai đội dẫn đầu mỗi bảng cùng 4 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất vào vòng 1/8.Lịch thi đấu vòng bảng Asian Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam như sau:NgàyGiờTrận đấuKết quả14/01/202418h30Việt Nam - Nhật Bản2-419/01/202421h30Việt Nam - Indonesia0-124/01/202418h30Việt Nam - IraqViệc khen thưởng vận động viên đội tuyển quốc gia được quy định như thế nào?Căn cứ Điều 11 Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 377/2004/QĐ-UBTDTT có quy định về khen thưởng như sau:- Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các địa phương, ngành được Ủy ban Thể dục thể thao giao đăng cai tổ chức tập huấn: tiến hành khen thưởng các thành viên đội tuyển quốc gia về mặt chấp hành tốt nội quy sinh hoạt và rèn luyện, học tập đạt kết quả tốt trong thời gian tập huấn.- Ủy ban Thể dục thể thao khen thưởng các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia đạt thành tích cao trong tập huấn và thi đấu quốc tế và đề nghị Nhà nước khen thưởng các vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong thi đấu quốc tế.- Ủy ban Thể dục thể thao xét khen thưởng và đề nghị Nhà nước khen thưởng các đơn vị, các địa phương, ngành có đóng góp nhiều vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong tập huấn và thi đấu quốc tế.- Ủy ban Olympic quốc gia, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia xét khen thưởng hoặc đề nghị Ủy ban Olympic quốc tế, các tổ chức thể thao quốc tế khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong thi đấu quốc tế.- Việc khen thưởng các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia và các đơn vị, địa phương, ngành phải căn cứ vào việc đánh giá của các tổ chức có thẩm quyền từ cơ sở trở lên.- Việc khen thưởng những vận động viên xuất sắc phải được tiến hành công khai đảm bảo tính công bằng dân chủ và có tác dụng động viên khích lệ.Lịch thi đấu vòng bảng Asian Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam? (Hình từ Internet)Vận động viên đội tuyển quốc gia được hưởng những quyền lợi gì?Căn cứ Điều 9 Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 377/2004/QĐ-UBTDTT vận động viên đội tuyển quốc gia được hưởng những quyền lợi như sau:- Được tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia hoặc ở nước ngoài theo quyết định của Ủy ban Thể dục thể thao.- Được phép trở về tham gia thi đấu các giải vô địch quốc gia và quốc tế cho địa phương, ngành theo quyết định của Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.- Được tham gia ý kiến về chương trình tập luyện, thi đấu với Ban huấn luyện.- Được cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ cho tập luyện, thi đấu.- Được nuôi dưỡng và hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.- Được chăm sóc sức khỏe, kiểm tra y học, chữa trị chấn thương và bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội) trong tập luyện và thi đấu.- Được chăm lo đời sống tinh thần và tạo mọi điều kiện để học tập chính trị, chuyên môn, văn hóa.- Được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên huấn luyện viên và người phụ trách để giải quyết các vấn đề có liên quan đến cá nhân và tập thể trong tập luyện và sinh hoạt.- Được quyền tham gia các tổ chức xã hội về thể dục thể thao và tham gia các hoạt động xã hội ở Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.- Được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.Trân trọng!
Không còn chứng chỉ hành nghề y từ ngày 01/01/2024?
Anh chị cho tôi hỏi theo Luật khám chữa bệnh đang áp dụng cho năm 2024 thì tên gọi chứng chỉ hành nghề đã được thay đổi như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!
Không còn chứng chỉ hành nghề y từ ngày 01/01/2024?Theo khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...4. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề).....Tại khoản 5 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...5. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hành nghề).....Đồng thời tại khoản 2 Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:Quy định chuyển tiếp1. Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật này.2. Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với hồ sơ đã nộp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được thực hiện theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14....Theo đó, từ ngày 01/01/2024 thì chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh sẽ phải được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo lộ trìnhNgoài ra, những người đã nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trước ngày 01/01/2024 thì vẫn áp dụng theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009Không còn chứng chỉ hành nghề y từ ngày 01/01/2024? (Hình từ Internet)Năm 2024, vẫn chưa thực hiện đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh?Theo Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về hiệu lực thi hành của luật này như sau:Hiệu lực thi hành1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.2. Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.3. Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định sau đây:a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với chức danh bác sỹ;b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2028 đối với các chức danh y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh;c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với các chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng....Theo đó, năm 2024 vẫn chưa áp dụng việc đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh mà sẽ áp dụng theo lộ trình như sau:- Bắt đầu từ ngày 01/01/2027 đối với chức danh bác sỹ;- Bắt đầu từ ngày 01/01/2028 đối với các chức danh y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh;- Bắt đầu từ ngày 01/01/2029 đối với các chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.Thời gian thực hành chuyên môn để được cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh từ năm 2024 là bao lâu?Theo Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh như sau:Chức danhThời gian chi tiết cho từng nội dungTổng thời gian thực hànhBác sỹ- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh là 09 tháng;- Thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.12 thángY sỹ- Thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh là 06 tháng;- Thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.09 thángĐiều dưỡngHộ sinhKỹ thuật y- Thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh là 05 tháng;- Thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.06 thángDinh dưỡng lâm sàng06 tháng06 thángCấp cứu viên ngoại viện- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.06 thángTâm lý lâm sàng09 tháng09 thángTrân trọng!
Hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm những gì?
Cho tôi hỏi, hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.
Hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BYT hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm các tài liệu sau đây:- Đơn đề nghị đánh giá đáp ứng GCP- Bản kê khai các thông tin chung về cơ sở nhận thử; cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế;Danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cho đánh giá đáp ứng GCP tương ứng;Các quy trình thực hành chuẩn (SOPs), hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho việc thử nghiệm lâm sàng và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó.- Bản sao giấy phép hoạt động đối với cơ sở nhận thử là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;- Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm theo bản sao giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ đối với cơ sở nhận thử là tổ chức khoa học và công nghệ.Hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm những gì? (Hình từ Internet)Quy trình đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng được thực hiện như thế nào?Căn cứ quy định Điều 22 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy trình đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng được thực hiện như sau:Bước 1: Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá; mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá tại cơ sở nhận thử.Bước 2: Cơ sở nhận thử trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự, hoạt động triển khai, áp dụng GCP hoặc các vấn đề khác theo nội dung đánh giá.Bước 3: Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GCP tại cơ sở nhận thử theo từng nội dung đánh giá cụ thể.Bước 4: Đoàn đánh giá họp với cơ sở nhận thử để thông báo về mức độ đáp ứng GCP của cơ sở nhận thử theo quy định tại Điều 19 Thông tư 32/2023/TT-BYT, các nội dung chưa đáp ứng, cần khắc phục, sửa chữa phát hiện được trong quá trình đánh giá (nếu có); thảo luận với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng trong trường hợp cơ sở không thống nhất với đánh giá của Đoàn đối với từng nội dung.Bước 5: Lập và ký biên bản đánh giá:+ Biên bản đánh giá được Lãnh đạo cơ sở thử thuốc trên lâm sàng cùng Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận;+ Biên bản phải thể hiện thành phần Đoàn đánh giá, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá, liệt kê và phân tích cụ thể các nội dung chưa đáp ứng mà cơ sở nhận thử cần khắc phục, sửa chữa (nếu có) đối chiếu với điều khoản quy định tương ứng theo quy định,Đánh giá mức độ tuân thủ GCP của cơ sở nhận thử theo quy định tại Điều 19 Thông tư 32/2023/TT-BYT, các vấn đề chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở nhận thử liên quan đến việc đánh giá đáp ứng GCP (nếu có).Lưu ý: Biên bản được lập thành 01 bản: 01 bản lưu tại cơ sở nhận thử, 01 bản lưu tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.Đoàn đánh giá việc đáp ứng GCP gồm các thành phần nào?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về thành phần và tiêu chuẩn của thành viên Đoàn đánh giá như sau:Theo đó Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập đoàn đánh giá việc đáp ứng GCP với các thành phần như sau:- Đại diện Lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm trưởng đoàn;- Đại diện Lãnh đạo Vụ Pháp chế làm Phó trưởng đoàn;- Đại diện Lãnh đạo Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế làm Phó trưởng đoàn (đối với trường hợp đoàn đánh giá đáp ứng GCP của đơn vị nhận thử thiết bị y tế);- Thành viên là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Y tế, bao gồm: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Pháp chế; Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia;- Thành viên là đại diện Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) nơi cơ sở nhận thử đặt trụ sở chính;- Thành viên là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến phạm vi đánh giá. Thành viên của cơ quan, đơn vị liên quan trong trường hợp cần thiết;- Thành viên là Chuyên viên Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm Thư ký Đoàn.Trân trọng!
Phụ cấp trực của bác sĩ, nhân viên y tế năm 2024 là bao nhiêu?
Cho tôi hỏi: Phụ cấp trực của bác sĩ, nhân viên y tế năm 2024 là bao nhiêu? Định mức nhân lực trong phiên trực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh là bao nhiêu người? Câu hỏi của chị Yến (Tp.HCM).
Phụ cấp trực của bác sĩ, nhân viên y tế năm 2024 là bao nhiêu?Tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg có quy định mức phụ cấp trực của bác sĩ, nhân viên y tế như sau:- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt.+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng 2.+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.- Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;- Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.Bên cạnh đó, bác sĩ, nhân viên y tế còn được hưởng chế độ như sau:- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;- Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:+ Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;+ Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.Phụ cấp trực của bác sĩ, nhân viên y tế năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)Định mức nhân lực trong phiên trực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh là bao nhiêu người?Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg có quy định về chế độ phụ cấp thường trực như sau:Chế độ phụ cấp thường trực....2. Định mức nhân lực trong phiên trực:a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh thì định mức nhân lực tiêu chuẩn cho 01 phiên trực gồm: trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần được quy định như sau:- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I: 14 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;- Bệnh viện hạng II và hạng III: 13 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;- Bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được xếp hạng: 12 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch (tính chung cho cả số giường bệnh của các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh trực thuộc). Riêng bệnh viện có quy mô dưới 70 giường bệnh được bố trí 10 người/phiên trực; bệnh viện có quy mô từ 70 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh được bố trí 11 người/phiên trực.Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh để quyết định số nhân lực trong phiên trực cho phù hợp. Trường hợp quá tải, đơn vị được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của đơn vị.b) Đối với trạm y tế xã có thể bố trí từ 1 người đến 2 người/phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Y tế;c) Đối với các bệnh xá quân dân y thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế;d) Đối với cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế;đ) Trường hợp Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định huy động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia chống dịch thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được bổ sung nhân lực trong phiên trực 24/24 giờ để vừa đáp ứng công tác chống dịch, vừa đáp ứng công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở.Như vậy, định mức nhân lực trong phiên trực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh được quy định như sau:- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng 1: 14 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;- Bệnh viện hạng 2 và hạng 3: 13 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;- Bệnh viện hạng 4, bệnh viện chưa được xếp hạng: 12 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch (tính chung cho cả số giường bệnh của các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh trực thuộc).Riêng bệnh viện có quy mô dưới 70 giường bệnh được bố trí 10 người/phiên trực; bệnh viện có quy mô từ 70 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh được bố trí 11 người/phiên trực.Lưu ý: Tùy vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh thì Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh sẽ quyết định số nhân lực trong phiên trực cho phù hợp.Trường hợp quá tải, đơn vị được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của đơn vị.Mức phụ cấp trực của bác sĩ, nhân viên y tế theo quyết định 73 có được tính đóng BHXH, BHYT, BHTN không?Tại Điều 5 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg có quy định về nguyên tắc và trách nhiệm chi trả như sau:Quy định về nguyên tắc và trách nhiệm chi trả1. Các mức phụ cấp quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Quyết định này không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.2. Căn cứ vào khả năng nguồn tài chính của đơn vị và kết quả, chất lượng công việc của người lao động, Thủ trưởng đơn vị được quyền quyết định mức phụ cấp cao hơn, nhưng mức tăng thêm tối đa không quá 01 lần so với mức quy định tại Quyết định này và được hạch toán vào chi phí hợp lý của đơn vị.3. Chế độ phụ cấp thường trực; phụ cấp chống dịch; phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ; chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch nhóm A được tính trên cơ sở số ngày thực tế tham gia theo phân công của cấp có thẩm quyền và được trả cùng tiền lương hàng tháng....Như vậy, mức phụ cấp trực của bác sĩ, nhân viên y tế theo quyết định 73 sẽ không được tính đóng BHXH, BHYT, BHTN.Trân trọng!
Đã có chứng chỉ hành nghề theo luật cũ thì theo Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 mới cần làm gì?
Anh chị cho tôi hỏi tôi đã có chứng chỉ hành nghề theo luật cũ thì theo Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 mới cần làm gì? Mong được giải đáp!
Từ 2024, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được thay đổi thành giấy phép hành nghề khám chữa bệnh?Theo khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...4. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề)....Đồng thời tại khoản 5 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về giấy phép hành nghề khám chữa bệnh như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:....5. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hành nghề)....Đồng thời tại khoản 1 Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về quy định chuyển tiếp như sau:Quy định chuyển tiếp1. Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật này....Theo đó, giấy phép hành nghề khám chữa bệnh hay chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thì đều là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những người đủ điều kiện để hành nghề khám chữa bệnh theo quy địnhBên cạnh đó, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh sẽ được thay đổi thành giấy phép hành nghề khám chữa bệnh và việc thay đổi giấy phép hành nghề khám chữa bệnh sẽ được thực hiện theo lộ trình theo quy định của Bộ Y tế.Đã có chứng chỉ hành nghề theo luật cũ thì theo Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 mới cần làm gì? (Hình từ Internet) Đã có chứng chỉ hành nghề theo luật cũ thì theo Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 mới cần làm gì? Tại khoản 1 Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về quy định chuyển tiếp như sau:Quy định chuyển tiếp1. Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật này....Đồng thời tại khoản 3 Điều 143 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về chuyển tiếp đối với việc thực hành, chứng chỉ hành nghề và chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:Quy định chuyển tiếp đối với việc thực hành, chứng chỉ hành nghề và chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12....3. Việc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề thành giấy phép hành nghề được thực hiện khi thực hiện thủ tục gia hạn như sau:a) Bắt đầu áp dụng quy định về thời hạn hiệu lực là 05 năm đối với chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật này từ năm 2030;b) Chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản này sẽ hết hiệu lực vào năm 2035. Ngày hết hiệu lực được xác định theo ngày tháng ghi trên chứng chỉ hành nghề đã được cấp;c) Nếu muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề có trách nhiệm thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Nghị định này. Người hành nghề có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp nếu không còn làm việc tại các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế thì thực hiện thủ tục gia hạn tại Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh....6. Trường hợp người được cấp chứng chỉ hành nghề theo chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 muốn chuyển đổi thành giấy phép hành nghề trước thời điểm quy định tại khoản 3 Điều này phải lập hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp mới theo quy định tại Điều 130 Nghị định này và phải nộp lại chứng chỉ hành nghề đã được cấp....Theo đó, đối với những cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 cần lưu ý những điều sau:- Các chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 sẽ được sử dụng như giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đến năm 2030- Từ năm 2030 thì các chứng chỉ hành nghề được cấp trước 01/01/2024 sẽ được áp dụng thời gian hiệu lực là 05 năm- Hết thời gian hiệu lực, tức là năm 2035 người có chứng chỉ hành nghề cấp trước 01/01/2024 sẽ thực hiện thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề của mình và đồng thời chuyển đổi từ chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thành giấy phép hành nghề khám chữa bệnhNgoài ra, trường hợp người hành nghề khám chữa bênh có yêu cầu được chuyển đổi từ chứng chỉ hành nghề sang giấy phép hành nghề khám chữa bệnh trước mốc thời gian năm 2035 thì:- Lập hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp mới giấp phép hành nghề khám chữa bệnh- Nộp lại chứng chỉ hành nghề đã được cấpĐiều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề là gì?Theo Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về gia hạn giấy phép hành nghề thì điều kiện cần đáp ứng khi thực hiện gia hạn giấy phép hành nghề là:[1] Giấy phép hành nghề hết hạn[2] Điều kiện đối với từng chức danh chuyên môn như sau:- Đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng và lương y:+ Đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục;+ Có đủ sức khỏe để hành nghề;+ Phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;+ Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh- Đối với chức danh người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền:+ Có đủ sức khỏe để hành nghề;+ Phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;+ Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnhTrân trọng!
Bác sĩ có thể cập nhật kiến thức y khoa liên tục thông qua những hình thức nào?
Anh chị cho tôi hỏi từ năm 2024 thì các bác sĩ sẽ phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục thông qua những hình thức nào? Mong được giải đáp thắc mắc!
Bác sĩ có thể cập nhật kiến thức y khoa liên tục thông qua những hình thức nào?Theo khoản 14 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về cập nhật kiến thức y khoa liên tục như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...14. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế....Theo Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về cập nhật kiến thức y khoa liên tục như sau:Cập nhật kiến thức y khoa liên tục1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục.4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.Theo đó, cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc những người hành nghề khám chữa bệnh phải bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tếViệc cập nhật kiến thức y khoa liên tục sẽ được thực hiện thông qua những hình thức sau:- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;- Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám chữa bệnh;- Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;- Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.Bác sĩ có thể cập nhật kiến thức y khoa liên tục thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục được quy định như thế nào?Theo Điều 3 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục như sau:Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục (01 giờ tín chỉ đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tương đương với 01 tiết học).2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tham gia một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục quy định tại các Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này sau khi quy đổi sang giờ tín chỉ sẽ được cộng các hình thức để tính tổng thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục.Theo đó, người hành nghề khám chữa bệnh phải tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tụcNgười hành nghề khám chữa bệnh cập nhật kiến thức y khoa liên tục sẽ tiến hành quy đổi thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục sang giờ tín chỉ để tínhQuyền và trách nhiệm của người khám chữa bệnh đối với việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục như thế nào?Theo Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về quyền được nâng cao năng lực chuyên môn như sau:Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn1. Được đào tạo, phát triển năng lực chuyên môn.2. Được cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.3. Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.Đồng thời tại Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về nghĩa vụ đối với nghề nghiệp như sau:Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp1. Tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.2. Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.4. Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh....Theo đó, việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục là 01 trong các biểu hiện về quyền của người khám chữa bệnh, cụ thể là quyền được nâng cao trình độ chuyên mônNgoài ra, cập nhật kiến thức y khoa liên tục còn là nghĩa vụ của người khám chữa bệnh đối với nghề nghiệp của mìnhTrân trọng!
3 mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng cụ thể như thế nào?
Cho tôi hỏi, 3 mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng cụ thể như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.
3 mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng cụ thể như thế nào?Căn cứ quy định Điều 19 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng như sau:Mức độ tuân thủ Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng1. Mức độ 1: Cơ sở nhận thử đáp ứng GCP trong trường hợp không có nội dung cần khắc phục, sửa chữa.2. Mức độ 2: Cơ sở nhận thử còn có nội dung phải khắc phục, sửa chữa để đáp ứng GCP trong trường hợp nội dung cần khắc phục, sửa chữa không ảnh hưởng đến tính chính xác và trung thực của dữ liệu nghiên cứu và an toàn, sức khoẻ của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.3. Mức độ 3: Cơ sở nhận thử không đáp ứng GCP trong các trường hợp sau:a) Có nội dung sai lệch với tiêu chuẩn GCP có nguy cơ ảnh hưởng đến tính chính xác và trung thực của dữ liệu nghiên cứu và/hoặc sức khoẻ, an toàn của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;b) Gian lận, giả mạo, sửa chữa số liệu, dữ liệu, tài liệu.Như vậy, 3 mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng được quy định cụ thể như sau:- Mức độ 1: Cơ sở nhận thử đáp ứng GCP trong trường hợp không có nội dung cần khắc phục, sửa chữa.- Mức độ 2: Cơ sở nhận thử còn có nội dung phải khắc phục, sửa chữa để đáp ứng GCP trong trường hợp nội dung cần khắc phục, sửa chữa không ảnh hưởng đến tính chính xác và trung thực của dữ liệu nghiên cứu và an toàn, sức khoẻ của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.- Mức độ 3: Cơ sở nhận thử không đáp ứng GCP trong các trường hợp sau:+ Có nội dung sai lệch với tiêu chuẩn GCP có nguy cơ ảnh hưởng đến tính chính xác và trung thực của dữ liệu nghiên cứu và/hoặc sức khoẻ, an toàn của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;+ Gian lận, giả mạo, sửa chữa số liệu, dữ liệu, tài liệu.3 mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)Hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng như sau:Hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng1. Đơn đề nghị đánh giá đáp ứng GCP theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số XXIII ban hành kèm theo Thông tư này.2. Bản kê khai Các thông tin chung về cơ sở nhận thử; cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế; danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cho đánh giá đáp ứng GCP tương ứng; các quy trình thực hành chuẩn (SOPs), hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho việc thử nghiệm lâm sàng và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó. Chi tiết lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Phụ lục số XXII ban hành kèm theo Thông tư này.3. Bản sao giấy phép hoạt động đối với cơ sở nhận thử là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm theo bản sao giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ đối với cơ sở nhận thử là tổ chức khoa học và công nghệ.Như vậy, hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm có:- Đơn đề nghị đánh giá đáp ứng GCP, tải về- Bản kê khai Các thông tin chung về cơ sở nhận thử; cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế; danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cho đánh giá đáp ứng GCP tương ứng; các quy trình thực hành chuẩn (SOPs), hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho việc thử nghiệm lâm sàng và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó.Chi tiết lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Phụ lục số 22 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.- Bản sao giấy phép hoạt động đối với cơ sở nhận thử là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;- Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm theo bản sao giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ đối với cơ sở nhận thử là tổ chức khoa học và công nghệ.Cơ quan nào nhận hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 21 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về trình tự tiếp nhận hồ sơ và đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng như sau:Trình tự tiếp nhận hồ sơ và đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng1. Cơ sở nhận thử nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này đến Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo).......Như vậy, cơ quan nhận hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng là Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thuộ Bộ Y tế.Trân trọng!
Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc năm 2024 thực hiện như thế nào?
Cho tôi hỏi thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc gồm những giấy tờ gì? Mong được giải đáp!
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc gồm những giấy tờ gì?Căn cứ Điều 121 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 4; khoản 62 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, bao gồm:[1] Trường hợp quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc Tải về- Nội dung quảng cáo thuốc;- Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;- Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.- Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền;- Chương trình dự kiến hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc.[2] Đối với trường hợp quảng cáo thuốc không thuộc trường hợp [1]- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc Tải về- Mẫu thiết kế nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận;- Bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo trên phương tiện báo nói, báo hình hoặc thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo có âm thanh, hình ảnh chuyển động;- Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;- Tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.- Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền.Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc năm 2024 thực hiện như thế nào?Căn cứ Điều 127 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc:Trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc1. Cơ sở đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc nộp hồ sơ tại Bộ Y tế.2. Trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện tương tự quy định tại Điều 113 của Nghị định này.Theo đó, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc như sau: (trừ trường hợp quảng cáo thuốc theo phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc)Bước 1: Cơ sở đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc (trừ trường hợp quảng cáo thuốc theo phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc) nộp hồ sơ đến Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế.Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế cấp Giấy xác nhận.Trường hợp không cấp giấy xác nhận, Cục Quản lý Dược phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.Bước 3: Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế có văn bản đề nghị cơ sở sửa đổi, bổ sung nêu cụ thể, chi tiết những tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.Bước 4: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.Nếu quá thời hạn trên, hồ sơ đã nộp không còn giá trị.Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, Bộ Y tế cấp giấy xác nhận hoặc trả lời không cấp giấy xác nhận bằng văn bản và nêu rõ lý do.Nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc nào?Căn cứ khoản 2 Điều 125 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc sau:- Tên thuốc;- Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La - tin;- Chỉ định;- Cách dùng;- Liều dùng;- Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);- Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;- Tác dụng phụ và phản ứng có hại;- Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc;- Lời dặn "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng";- Cuối trang đầu nội dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: .../XNQC..., ngày ... tháng ... năm...;- Đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào;- Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh.Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.Trân trọng!
Hướng dẫn cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi hành nghề?
Nhờ anh chị biên tập viên hướng dẫn cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi hành nghề? anh Thiện (Hải Phòng)
Hướng dẫn cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi hành nghề?Ngày 31/12/2023 Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 trong có có nội dung cập nhật kiến thức y khoa. Cụ thể như sau:Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề như sau:Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề1. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi hành nghề:a) Người hành nghề chủ trì hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp Nhà nước hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo khoa học trong và ngoài nước có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh, phù hợp với phạm vi hành nghề. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã có quyết định nghiệm thu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được công nhận, bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học, bản tin, đặc san ở trong và ngoài nước;b) Chứng nhận thực hiện các nghiên cứu khoa học: Người hành nghề hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo khoa học được Thủ trưởng đơn vị chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật tính giờ tín chỉ và được cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này......Theo đó việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi hành nghề được thực hiện như sau:- Người hành nghề chủ trì hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp Nhà nước hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo khoa học trong và ngoài nước có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh, phù hợp với phạm vi hành nghề.Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã có quyết định nghiệm thu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được công nhận, bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học, bản tin, đặc san ở trong và ngoài nước;- Chứng nhận thực hiện các nghiên cứu khoa học:+ Người hành nghề hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo khoa học được Thủ trưởng đơn vị chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật tính giờ tín chỉ và được cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.Hướng dẫn cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi hành nghề? (Hình từ Internet)Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu bao nhiêu giờ tín chỉ?Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục như sau:Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục (01 giờ tín chỉ đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tương đương với 01 tiết học).2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tham gia một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục quy định tại các Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này sau khi quy đổi sang giờ tín chỉ sẽ được cộng các hình thức để tính tổng thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục.Như vậy, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục.Lưu ý: 01 giờ tín chỉ đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tương đương với 01 tiết học.Trách nhiệm của cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 9 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục:- Tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục; theo dõi, quản lý; xác nhận và tính giờ tín chỉ cho người hành nghề tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục do cơ sở tổ chức.- Phân công cán bộ phụ trách, quản lý hoạt động cập nhật kiến thức y khoa liên tục của cơ sở.- Tổ chức hoạt động cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT và chịu trách nhiệm về chất lượng cập nhật kiến thức y khoa liên tục do cơ sở thực hiện.- Quản lý và lưu trữ hồ sơ, chương trình và tài liệu các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hồ sơ hội nghị, hội thảo cập nhật kiến thức y khoa liên tục của cơ sở;- Quản lý việc xác nhận cho người hành nghề đã hoàn thành cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo đúng quy định của Thông tư 32/2023/TT-BYT.- Đối với cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:Trước khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm gửi thông báo theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT về Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế hoặc gửi thông báo về Bộ Y tế và Sở Y tế đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế.Trân trọng!
Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định 73 là bao nhiêu?
Cho tôi hỏi: Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo quyết định 73 là bao nhiêu?- Câu hỏi của chị Anh (Hà Nội).
Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định 73 là bao nhiêu?Tại Điều 4 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg có quy định về mức phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật như sau:Mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại quy định tại bảng trên.*Mức phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật áp dụng với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 73/2011/QĐ-TTgĐiều kiện phân loại phẫu thuật, thủ thuật là gì?Tại Điều 2 Thông tư 50/2014/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định 05 điều kiện phân loại phẫu thuật, thủ thuật như sau:(1) Mức độ khó và phức tạp của phẫu thuật, thủ thuật.(2) Mức độ nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh.(3) Yêu cầu về phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế sử dụng cho phẫu thuật, thủ thuật.(4) Yêu cầu về số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật.(5) Thời gian thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.Mức độ phẫu thuật, thủ thuật được chia làm mấy loại? Thời gian thực hiện kỹ thuật mỗi loại là bao lâu?Tại Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định về phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật như sau:Phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật1. Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệta) Phẫu thuật, thủ thuật rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.b) Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế chuyên dụng.c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.2. Phẫu thuật, thủ thuật loại Ia) Phẫu thuật, thủ thuật khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh.b) Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế chuyên dụng.c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.3. Phẫu thuật, thủ thuật loại IIa) Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số cơ sở tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại I.b) Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.4. Phẫu thuật, thủ thuật loại IIIa) Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại II.b) Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn.Như vậy, mức độ phẫu thuật, thủ thuật được chia làm 4 loại và thời gian thực hiện kỹ thuật đối với mỗi loại như sau:- Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt: trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.- Phẫu thuật, thủ thuật loại 1: trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.- Phẫu thuật, thủ thuật loại 2: trung bình từ 1 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.- Phẫu thuật, thủ thuật loại 3: trung bình từ 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn.Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định 73 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)Ai có thẩm quyền phân công công việc cụ thể cho từng người trong ca phẫu thuật, thủ thuật?Tại Điều 5 Thông tư 50/2014/TT-BYT có quy định về định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật như sau:Định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật1. Số người tham gia tối đa cho một ca phẫu thuật hoặc thủ thuật được tính dựa trên phân loại phẫu thuật, thủ thuật và theo từng chuyên khoa theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.2. Trường hợp ca phẫu thuật, thủ thuật khó, phức tạp như ghép mô, bộ phận cơ thể người, phẫu thuật tim hở và các phẫu thuật, thủ thuật khác cần nhiều kíp tham gia và cần có số người tham gia vượt quá quy định tại Khoản 1 Điều này thì Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định. Việc chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật phải căn cứ vào số lượng người thực tế tham gia và theo định mức quy định cho từng vị trí.3. Việc phân công công việc cụ thể cho từng người trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật do Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.Như vậy, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người có thẩm quyền quyết định phân công công việc cụ thể cho từng người trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.Trân trọng!
Chiều cao bao nhiêu thì được thi trường công an theo quy định mới 2024?
Chiều cao bao nhiêu thì được thi trường công an theo quy định mới 2024? Tiêu chí cho điểm khám sức khỏe khi tuyển chọn thí sinh vào trường công an như thế nào? Câu hỏi của anh Việt - Hà Nội
Chiều cao bao nhiêu thì được thi trường công an theo quy định mới 2024?Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định như sau:Tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù trong tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân1. Tiêu chuẩn chungCông dân tham gia tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn vào Công an nhân dân, hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp được công nhận đủ điều kiện sức khỏe khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau:a) Có sức khỏe Loại 1 (một), Loại 2 (hai);b) Chiều cao từ 1m64 đến 1m95 đối với nam, từ 1m58 đến 1m80 đối với nữ, trừ trường hợp cụ thể được giảm tiêu chuẩn về chiều cao được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;c) Thị lực không kính mỗi mắt đạt 09-10/10, tổng thị lực 02 mắt đạt 18/10 trở lên. Nếu mắt bị tật khúc xạ: Cận thị, viễn thị thì mỗi mắt không quá 03 (ba) đi-ốp; nếu loạn thị thì loạn thị sinh lý hoặc mỗi mắt dưới 01 (một) đi-ốp; kiểm tra thị lực một mắt qua kính tối thiểu đạt 09/10, tổng thị lực hai mắt qua kính đạt từ 19/10 trở lên (phải cam kết bảo đảm tiêu chuẩn thị lực theo quy định nếu trúng tuyển đối với đối tượng tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân), trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;d) Đáp ứng các chỉ số đặc thù theo quy định tại Điều 6 Thông tư này....Theo đó, để thi vào các trường Công an thì:- Chiều cao từ 1m64 đến 1m95 đối với nam- Chiều cao từ 1m58 đến 1m80 đối với nữ.Lưu ý: Trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 62/2023/TT-BCA được giảm tiêu chuẩn về chiều cao.Chiều cao bao nhiêu thì được thi trường công an theo quy định mới 2024? (Hình từ Internet)Tiêu chí cho điểm khám sức khỏe khi tuyển chọn thí sinh vào trường công an như thế nào?Tại Điều 7 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định phương pháp phân loại sức khỏe như sau:Phương pháp phân loại sức khỏePhương pháp phân loại sức khỏe trong khám sức khỏe tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân1. Việc phân loại sức khỏe căn cứ theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.2. Cách cho điểmMỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1-6 vào cột “Điểm”, cụ thể:Điểm 1 : Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.3. Cách phân loại sức khỏeLoại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1.Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2.Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3.Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4.Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5.Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.Như vậy, khi tuyển chọn thí sinh vào trường công an tiêu chí cho điểm khám sức khỏe như sau:Điểm 1 : Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải đáp ứng các chỉ số đặc thù nào?Tại Điều 6 Thông tư 62/2023/TT-BCA, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải đáp ứng các chỉ số đặc thù bao gồm:Công dân tham gia tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn vào Công an nhân dân và hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp phải bảo đảm các chỉ số đặc thù sau:- Không nghiện các chất ma túy, tiền chất được quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất;- Màu và dạng tóc bình thường (theo Điều lệnh Công an nhân dân);- Không bị rối loạn sắc tố da, trừ trường hợp sạm da khu trú vùng má (rám má);- Không có lỗ bấm ở mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức. Đối với nam, không có lỗ bấm ở tai hoặc có lỗ bấm ở tai nhưng đã liền thành sẹo; đối với nữ, không có từ 02 lỗ bấm trở lên trên 01 tai hoặc chỉ có 01 lỗ bấm ở tai, các lỗ bấm khác ở tai đã liền thành sẹo;- Không có sẹo lồi co kéo ở vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân;- Không tuyển đối với các trường hợp trên cơ thể có các vết trổ, vết xăm, kể cả phun xăm trên da có nội dung phản cảm, chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực; hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như:+ Mặt, đầu, cổ, từ 1/2 cánh tay trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống;+ Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.Trường hợp các vết trổ, vết xăm, kể cả phun xăm trên da ở vị trí lộ diện nhưng diện tích không quá 02 (hai) cm2, số lượng không quá 01 hình xăm và không phản cảm hoặc đã tẩy xóa hình xăm, chữ xăm hoặc xăm lông mày, xăm môi thẩm mỹ đối với nữ thì xem xét tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.Trân trọng!
Mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện mới nhất năm 2024?
Cho tôi hỏi đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện mới nhất năm 2024 là mẫu nào? Mong được giải đáp thắc mắc!
Mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện mới nhất năm 2024?Căn cứ Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện như sau:Tải về mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện mới nhất năm 2024 Tại đâyMẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện gồm những gì?Căn cứ khoản 2 Điều 121 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 4; khoản 62 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy địnhHồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc...2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện gồm các tài liệu sau:a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;b) Nội dung quảng cáo thuốc;c) Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;d) Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);e) Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc....Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện gồm các giấy tờ sau:- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc- Nội dung quảng cáo thuốc;- Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;- Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.- Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền;- Chương trình dự kiến hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc.Thuốc được quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện nào? Căn cứ Điều 79 Luật Dược 2016 quy định quảng cáo thuốc:Quảng cáo thuốc1. Việc quảng cáo thuốc thực hiện theo đúng nội dung quảng cáo đã được Bộ Y tế xác nhận và theo quy định của pháp luật về quảng cáo có liên quan.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, Bộ Y tế thẩm định và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung quảng cáo, Bộ Y tế phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.2. Điều kiện đối với thuốc được quảng cáo được quy định như sau:a) Thuộc Danh mục thuốc không kê đơn;b) Không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;c) Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam.3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quảng cáo thuốc, hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định và xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.Theo đó, thuốc được quảng cáo phải đảm bảo các điều kiện sau:- Thuốc được quảng cáo thuộc Danh mục thuốc không kê đơn;- Thuốc được quảng cáo không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;- Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam.Trân trọng!
Ai bắt buộc phải có chứng chỉ y tế lao động? Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới nhất 2024?
Ai bắt buộc phải có chứng chỉ y tế lao động? Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới nhất 2024? Chị Nhi - Bắc Giang
Ai bắt buộc phải có chứng chỉ y tế lao động?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định bộ phận y tế như sau:Bộ phận y tế...4. Người làm công tác y tế ở cơ sở phải có trình độ chuyên môn về y tế và chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động quy định tại khoản 2 Điều này.Theo đó, tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức bộ phận y tế như sau:Tổ chức bộ phận y tế...3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.Như vậy, người làm việc/công tác về y tế ở các cơ sở buộc phải có trình độ chuyên môn về y tế và phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động (còn gọi là chứng chỉ y tế lao động)Ai bắt buộc phải có chứng chỉ y tế lao động? Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Việc cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được quy định thế nào?Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BYT quy định về quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động như sau:Quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động1. Người tham gia đào tạo để được cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động phải tham dự đủ thời gian đào tạo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.2. Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người tham dự khóa đào tạo tham khảo Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để thực hiện thống nhất sau khi người tham gia đào tạo được kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về giáo dục và quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo.3. Cơ sở đào tạo lập sổ theo dõi, quản lý việc cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.Theo đó, việc cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động như sau:- Người tham gia đào tạo để được cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động phải tham dự đủ thời gian đào tạo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT.- Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người tham dự khóa đào tạo để thực hiện thống nhất sau khi người tham gia đào tạo được kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về giáo dục và quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo.- Cơ sở đào tạo lập sổ theo dõi, quản lý việc cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới nhất 2024?Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của người làm công tác y tế ở cơ sở theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BYT cụ thể:Tải Mẫu chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới nhất 2024 Tại đâyNội dung đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động gồm những gì?Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT quy định nội dung đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động gồm:- Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;- Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;- Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;- Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;- Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;- An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;- Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.Yêu cầu cụ thể đối với nội dung đào tạo được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BYT.Trân trọng!
Nội dung của giấy phép hành nghề khám chữa bệnh bao gồm các thông tin nào?
Cho tôi hỏi nội dung của giấy phép hành nghề khám chữa bệnh bao gồm các thông tin nào? Thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh thuộc về ai? Câu hỏi của chị B.T (Đồng Nai)
Chức danh chuyên môn nào phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo quy định mới nhất?Căn cứ tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:a) Bác sỹ;b) Y sỹ;c) Điều dưỡng;d) Hộ sinh;đ) Kỹ thuật y;e) Dinh dưỡng lâm sàng;g) Cấp cứu viên ngoại viện;h) Tâm lý lâm sàng;i) Lương y;k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.Theo đó, các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo quy định mới nhất bao gồm:- Bác sỹ;- Y sỹ;- Điều dưỡng;- Hộ sinh;- Kỹ thuật y;- Dinh dưỡng lâm sàng;- Cấp cứu viên ngoại viện;- Tâm lý lâm sàng;- Lương y;- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.Nội dung của giấy phép hành nghề khám chữa bệnh bao gồm các thông tin nào? (Hình từ Internet)Nội dung của giấy phép hành nghề khám chữa bệnh bao gồm các thông tin nào?Căn cứ tại Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:Giấy phép hành nghề1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;b) Chức danh chuyên môn;c) Phạm vi hành nghề;d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.4. Người đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề mà phải cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh.5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này và quy định mẫu giấy phép hành nghề.Theo đó, nội dung của giấy phép hành nghề khám chữa bệnh bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;- Chức danh chuyên môn;- Phạm vi hành nghề;- Thời hạn của giấy phép hành nghề.Thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh thuộc về ai?Căn cứ tại Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề1. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:a) Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;b) Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;c) Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.2. Thẩm quyền đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề được quy định như sau:a) Bộ Y tế đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;b) Bộ Quốc phòng đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;c) Bộ Công an đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.Theo đó, thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được quy định như sau:- Bộ Y tế cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;- Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;- Bộ Công an cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;- Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.Trân trọng!
Quy định về giảm trừ mức đóng BHYT hộ gia đình như thế nào?
Tôi có câu hỏi: Quy định về giảm trừ mức đóng BHYT hộ gia đình như thế nào? Thủ tục giảm trừ mức đóng BHYT hộ gia đình được thực hiện ra sao? (Câu hỏi của chị Như - Hà Giang)
Nhóm tham gia BHYT hộ gia đình có các đối tượng nào?Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP nhóm tham gia BHYT hộ gia đình có các đối tượng như sau:[1] Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc có tên trong sổ tạm trú, trừ những người thuộc các nhóm tham gia BHYT như sau:- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động.- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.[2] Các đối tượng sau đây được tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình:- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng thuộc các nhóm tham gia BHYT khác mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.Quy định về giảm trừ mức đóng BHYT hộ gia đình như thế nào? (Hình từ Internet)Quy định về giảm trừ mức đóng BHYT hộ gia đình như thế nào?Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:.....e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính......Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP về mức lương cơ sở hiện nay như sau:Mức lương cơ sở1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.......Như vậy, quy định về giảm trừ mức đóng BHYT hộ gia đình như sau:- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Cụ thể đóng 81.000 đồng/tháng.- Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất. Cụ thể đóng 56.700 đồng/tháng.- Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất. Cụ thể đóng 48.600 đồng/tháng.- Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất. Cụ thể đóng 40.500 đồng/tháng.- Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Cụ thể đóng 32.400 đồng/tháng.Thủ tục giảm trừ mức đóng BHYT hộ gia đình được thực hiện ra sao?Theo quy định tại Điều 5 Quy trình đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế trên Cổng Dịch vụ công theo Quyết định 422/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 3510/QĐ-BHXH năm 2022, thủ tục giảm trừ mức đóng BHYT hộ gia đình được thực hiện như sau:Bước 1: Người tham gia thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác các trường thông tin theo Mẫu 01-TK trên Cổng Dịch vụ công cho các thành viên của HGĐ tham gia BHYT trong cùng một lần kê khai và chịu trách nhiệm đối với nội dung kê khai.Bước 2: Hệ thống phần mềm tự động kiểm tra, đối chiếu thông tin người tham gia kê khai để thực hiện các nội dung sau:- Xác định nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú (cấp tỉnh, cấp huyện), xác thực thông tin của chủ hộ, các thành viên HGĐ cùng đăng ký thường trú hoặc tạm trú với CSDL quốc gia về Dân cư.- Xác định thứ tự tham gia BHYT của từng thành viên được giảm trừ mức đóng trong CSDL BHXH Việt Nam.- Xác định chính xác số tiền phải đóng để người tham gia nộp tiền trực tuyến.Trường hợp xác định nơi cư trú hoặc xác thực thông tin của chủ hộ chưa đóng đúng hoặc các thành viên không cùng đăng ký thường trú/tạm trú với CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống phần mềm hiển thị thông báo cho người tham gia biết về địa chỉ cư trú hoặc thông tin chủ hộ chưa đúng hoặc các thành viên không cùng đăng ký thường trú/tạm trú với CSDL quốc gia về dân cư để liên hệ với cơ quan Công an hướng dẫn, điều chỉnh, sau đó thực hiện lại Bước 1 hoặc có thể đăng ký tham gia BHYT tại các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT hoặc tại cơ quan BHXHBước 3: Người tham gia thực hiện nộp tiền trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công, nhận Biên lai thu tiền điện tử, nhận thông báo thời hạn trả thẻ BHYT hoặc thời hạn thẻ BHYT tiếp tục được sử dụng ngay khi giao dịch thành công.Bước 4: Sau khi nhận được số tiền của chủ hộ và các thành viên gia đình, Hệ thống phần mềm tự động:- Ghi nhận số tiền vào phần mềm Kế toán tập trung và tạo lập hồ sơ đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT trên Phần mềm tiếp nhận và quản lý hồ sơ vào mã đơn vị quản lý riêng tại cơ quan BHXH cấp tỉnh/huyện nơi người tham gia cư trú.- Cập nhật hồ sơ, xác định thời gian tham gia, ghi quá trình đóng BHYT cho người tham gia và tổng hợp số tiền phải đóng của chủ hộ và các thành viên tham gia (Mẫu C69-HD), xác định số tiền trích thù lao cho tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT (Mẫu D11-TS) theo quy định.- Phân bổ ngay số tiền đã thu của người tham gia (Mẫu C83-HD), xác định số tiền chi thù lao cho tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT (Mẫu D12-TS) theo quy định.- Tạo lập dữ liệu giá trị sử dụng thẻ BHYT cho chủ hộ và các thành viênBước 5: Sau khi hệ thống phần mềm thực hiện Bước 4, cán bộ thu, sổ thẻ kiểm tra hồ sơ, dữ liệu, trình Giám đốc BHXH tỉnh/huyện ký số thẻ BHYT bản điện tử hoặc in thẻ BHYT bản giấy theo quy định, chuyển cán bộ tiếp nhận và trả kết quả.Bước 6: Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận dữ liệu hoặc thẻ BHYT bản giấy, thực hiện việc phát hành, trả kết quả cho người tham gia; kết thúc quy trình giải quyết trên Phần mềm tiếp nhận và quản lý hồ sơ.Bước 7: Chủ hộ nhận thẻ BHYT bản điện tử hoặc Thẻ BHYT bản giấy theo phương thức đã đăng ký.Trân trọng!
Điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh đương nhiên được hưởng bảo hiểm y tế mà không cần giấy chuyển viện?
Tôi đăng ký nơi KCB ban đầu là bệnh viện đa khoa huyện thì khi nhập viện tại các viện trên tuyến tỉnh sẽ được hưởng chế độ đúng tuyến mà không cần giấy chuyển viện đúng không? Câu hỏi của cô Hương (Bắc Ninh)
Điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh đương nhiên được hưởng bảo hiểm y tế mà không cần giấy chuyển viện khi nào?Theo quy định tại khoản 6 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:Mức hưởng bảo hiểm y tế...6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.Như vậy, theo quy định trên có thể thấy quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2021.Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, có thẻ bảo hiểm y tế, không cần giấy chuyển viện mà vẫn được khám, chữa bệnh và được bảo đảm quyền lợi tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tương đương trên toàn quốc, được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng (như đúng tuyến).Do đó, đối chiếu với quy định trên, khi điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh trên toàn quốc thì sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng (như đúng tuyến).Điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh đương nhiên được hưởng bảo hiểm y tế mà không cần giấy chuyển viện? (Hình từ Internet)Hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm những nội dung gì?Căn cứ theo Điều 25 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cụ thể như sau:Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế1. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là văn bản thoả thuận giữa tổ chức bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc cung ứng dịch vụ và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.2. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm các nội dung chủ yếu sau đây:a) Đối tượng phục vụ và yêu cầu về phạm vi cung ứng dịch vụ; dự kiến số lượng thẻ và cơ cấu nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.b) Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;c) Quyền và trách nhiệm của các bên;d) Thời hạn hợp đồng;đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;e) Điều kiện thay đổi, thanh lý, chấm dứt hợp đồng.3. Việc thỏa thuận về điều kiện thay đổi, thanh lý, chấm dứt hợp đồng quy định tại điểm e khoản 2 Điều này phải bảo đảm không làm gián đoạn việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định mẫu hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm những nội dung chủ yếu sau đây:- Đối tượng phục vụ và yêu cầu về phạm vi cung ứng dịch vụ; dự kiến số lượng thẻ và cơ cấu nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.- Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.- Quyền và trách nhiệm của các bên.- Thời hạn hợp đồng.- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.- Điều kiện thay đổi, thanh lý, chấm dứt hợp đồng phải bảo đảm không làm gián đoạn việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.Làm mất thẻ bảo hiểm y tế có được cấp lại không?Căn cứ theo Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cụ thể như sau:Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.Như vậy, theo quy định trên thì khi làm mất thẻ bảo hiểm y tế muốn được cấp lại thì phải làm đơn đề nghị việc cấp lại thẻ khi để mất.Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.Trân trọng!
Các cơ sở nào không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Các cơ sở nào không thuộc diện cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP? Các cơ sở sản xuất, KD bị thu hồi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong các trường hợp nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Các cơ sở nào không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?Căn cứ quy định Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;c) Sơ chế nhỏ lẻ;d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;g) Nhà hàng trong khách sạn;h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;i) Kinh doanh thức ăn đường phố;k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.Như vậy, các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;- Sơ chế nhỏ lẻ;- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;- Nhà hàng trong khách sạn;- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;- Kinh doanh thức ăn đường phố;- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.Các cơ sở nào không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong các trường hợp nào?Căn cứ quy định Điều 9 Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về thu hồi Giấy chứng nhận như sau:Thu hồi Giấy chứng nhận1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:a) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;b) Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận;c) Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận;d) Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.2. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhậna) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.Như vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong các trường hợp sau đây:- Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;- Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận;- Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận;- Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.Theo đó các cơ quan sau đây có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận:- Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;- Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?Căn cứ quy định khoản 3 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận như sau:Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận....3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhậna) Cơ quan có thẩm quyền cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;b) Bộ Công Thương cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp 01 Giấy chứng nhận cho chuỗi siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi theo quy định pháp luật có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;c) Cơ sở kinh doanh bán buôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có thực hiện hoạt động bán lẻ và cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận......Như vậy, nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định như sau:- Cơ quan có thẩm quyền cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT;- Bộ Công Thương cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT.Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp 01 Giấy chứng nhận cho chuỗi siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi theo quy định pháp luật có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT;- Cơ sở kinh doanh bán buôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT có thực hiện hoạt động bán lẻ và cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT được quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.Trân trọng!
Nhân viên y tế thôn bản được tuyển từ 1/1/2024 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Tôi muốn được hỏi là nhân viên y tế thôn bản được tuyển từ 1/1/2024 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì? Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản là gì? Câu hỏi của chị Huyền My (Thái Nguyên)
Nhân viên y tế thôn bản được tuyển từ 1/1/2024 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 135/BYT-BMTE năm 2023 tải về , trong đó có đề cập đến việc nhân viên y tế thôn bản được tuyển từ 1/1/2024 phải đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:Bộ Y tế lưu ý, theo quy định chuyển tiếp tại Thông tư 27/2023/TT-BYT, đối với nhân viên y tế thôn, bản đang làm việc trước ngày 1/1/2024 sẽ được tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BYT và không cần trình độ chuyên môn, đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư 27/2023/TT-BYT.Từ ngày 1/1/2024 trở đi, tất cả những người được tuyển chọn mới để làm nhân viên y tế thôn, bản phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Thông tư 27/2023/TT-BYT;Riêng đối với những người có trình độ chuyên môn về y (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh) từ trung cấp trở lên được tuyển chọn mới để làm nhân viên y tế thôn, bản không cần tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đào tạo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BYT.Nhân viên y tế thôn bản được tuyển từ 1/1/2024 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản là gì?Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BYT có quy định nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản cụ thể như sau:- Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hoạt động y tế tại thôn, bản, bao gồm:+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục, hướng dẫn, tư vấn người dân tại thôn, bản về: chăm sóc sức khỏe; phòng, chống các yếu tố nguy cơ sức khỏe; vệ sinh môi trường; an toàn thực phẩm; phòng, chống suy dinh dưỡng, HIV/AIDS, các bệnh không lây nhiễm, dịch bệnh tại cộng đồng; phòng, chống tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường;+ Phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh truyền qua thực phẩm, dịch bệnh mới nổi tại thôn, bản;+ Phối hợp thực hiện các chương trình, dự án y tế tại thôn, bản;+ Hướng dẫn người dân trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số triệu chứng, bệnh thông thường;+ Tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng;+ Tham gia hướng dẫn lập hồ sơ sức khỏe toàn dân và quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn;+ Tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ;+ Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã;+ Thực hiện báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.- Tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em gồm:+ Tuyên truyền, vận động vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai nghén, dinh dưỡng hợp lý và loại trừ các tập tục có hại cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em; vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai, tiêm phòng uốn ván, đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sinh đẻ, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo độ tuổi, nuôi con bằng sữa mẹ;+ Báo cáo danh sách, số lượng trẻ em của thôn, bản; lập danh sách phụ nữ mang thai và danh sách trẻ em thuộc diện tiêm chủng theo quy định, theo dõi phát hiện biến chứng sau tiêm chủng;+ Hướng dẫn người dân sử dụng các công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và điện tử;- Tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại thôn, bản.Nhân viên y tế thôn bản có nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định về nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ như sau:Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ1. Đối với Nhân viên y tế thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.2. Đối với Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 04 của Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu sáu (06) tháng.3. Đối với Nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phép đào tạo các ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Y sỹ đa khoa từ trình độ trung cấp trở lên căn cứ nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 của Điều này, tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.Theo đó, nhân viên y tế thôn bản có nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 27/2023/TT-BYT, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng, cụ thể:Đối với Nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 27/2023/TT-BYT, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.Trân trọng!
05 trường hợp bị từ chối khám chữa bệnh từ ngày 01/01/2024?
Cho tôi hỏi: Các trường hợp bị từ chối khám chữa bệnh từ ngày 01/01/2024? Đăng ký hành nghề khám chữa bệnh bao gồm những nội dung gì? Câu hỏi từ chị Thanh Vy - Đống Đa
05 trường hợp bị từ chối khám chữa bệnh từ ngày 01/01/2024?Căn cứ Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các trường hợp người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh như sau:Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnhNgười hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.Theo đó, người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:[1] Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình;[2] Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;[3] Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;[4] Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;[5] Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.05 trường hợp bị từ chối khám chữa bệnh từ ngày 01/01/2024? (Hình từ Internet)Điều kiện để người hành nghề khám chữa bệnh được điều chỉnh giấy phép hành nghề là gì?Căn cứ tại Điều 33 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:Điều chỉnh giấy phép hành nghề...2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo về chuyên môn kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị điều chỉnh do cơ sở đào tạo, bệnh viện cấp;b) Đáp ứng yêu cầu về thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với một số lĩnh vực chuyên môn;c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này....Theo đó, điều kiện để người hành nghề khám chữa bệnh được điều chỉnh giấy phép hành nghề là:- Đã hoàn thành chương trình đào tạo về chuyên môn kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị điều chỉnh do cơ sở đào tạo, bệnh viện cấp;- Đáp ứng yêu cầu về thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với một số lĩnh vực chuyên môn;- Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.+ Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.+ Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.+ Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.+ Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.Đăng ký hành nghề khám chữa bệnh bao gồm những nội dung gì?Căn cứ tại Điều 37 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 việc đăng ký hành nghề khám chữa bệnh bao gồm những nội dung sau:- Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề.- Chức danh, vị trí chuyên môn của người hành nghề.- Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề.- Thời gian hành nghề.- Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh:+ Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký.+ Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký.Trân trọng!
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bị bệnh cúm mùa theo quy định của Bộ Y tế?
Cho tôi hỏi bệnh cúm mùa là gì? Nguyên nhân từ đâu? Bệnh cúm mùa được hướng dẫn chẩn đoán và điều trị như thế nào theo quy định của Bộ Y tế? Câu hỏi từ chị Phương (Quảng Ngãi)
Bệnh cúm mùa là gì? Nguyên nhân từ đâu?Bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi cơ thể không đáp ứng được các thay đổi của thời tiết.Nếu người bệnh không điều trị sớm và đúng cách thì có thể để xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.Nguyên nhân gây bệnh cúm mùa là do virus cúm. Virus cúm là một loại virus RNA thuộc họ Orthomyxoviridae. Virus cúm có nhiều chủng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.Virus cúm lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn nhỏ trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus cúm cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm virus, chẳng hạn như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,...Lưu ý: Các nội dung này chỉ mang tính tham khảo!Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bị bệnh cúm mùa theo quy định của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)Hướng dẫn chẩn đoán bệnh cúm mùa theo quy định của Bộ Y tế?Căn cứ Mục 1 Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 hướng dẫn về chẩn đoán bệnh cúm mùa:CHẨN ĐOÁN1. Chẩn đoán ca bệnhCa bệnh nghi ngờ:- Có yếu tố dịch tễ: Sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm.- Lâm sàng có sốt (thường trên 38oC), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.- Hình ảnh chụp X-quang phổi bình thường hoặc có tổn thương thâm nhiễm lan tỏa ở phổi.- Xét nghiệm công thức máu bạch cầu bình thường hoặc giảm.Ca bệnh xác định:- Có các tiêu chuẩn của ca bệnh nghi ngờ- Xét nghiệm dương tính với vi rút cúm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc real time RT-PCR hoặc nuôi cấy vi rút đối với các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản....Theo đó, bệnh cúm mùa được Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán như sau:(1) Chẩn đoán ca bệnh- Ca bệnh nghi ngờ:+ Có yếu tố dịch tễ: Sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm.+ Lâm sàng có sốt (thường trên 38oC), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.+ Hình ảnh chụp X-quang phổi bình thường hoặc có tổn thương thâm nhiễm lan tỏa ở phổi.+ Xét nghiệm công thức máu bạch cầu bình thường hoặc giảm.- Ca bệnh xác định:+ Có các tiêu chuẩn của ca bệnh nghi ngờ+ Xét nghiệm dương tính với vi rút cúm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc real time RT-PCR hoặc nuôi cấy vi rút đối với các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản.(2) Chẩn đoán mức độ bệnh- Cúm chưa có biến chứng (cúm nhẹ): Lâm sàng có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần.- Cúm có biến chứng (cúm nặng): Là ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định kèm theo một trong các biểu hiện sau:+ Có tổn thương ở phổi với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng (thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm, PaO2 giảm) và/hoặc:+ Có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.+ Có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu)- Các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:+ Trẻ em: dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải+ Người già trên 65 tuổi+ Phụ nữ có thai+ Người lớn mắc các bệnh mạn tính (như đã nêu trên)+ Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS)Hướng dẫn điều trị bệnh cúm mùa biến chứng theo quy định của Bộ Y tế?Căn cứ Tiểu mục 4 Mục 2 Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 hướng dẫn điều trị bệnh cúm mùa biến chứng như sau:- Cúm có biến chứng: cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.- Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.- Cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.Trân trọng!
Hướng dẫn tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024?
Nhờ anh chị hỗ trợ hướng dẫn tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024? Làm mất thẻ bảo hiểm y tế có được cấp lại không? Yêu cầu từ anh Giang (Thành phố Hồ Chí Minh)
Hướng dẫn tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024?Dưới đây là cách tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024:Bước 1: Truy cập vào website Cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo đường link sau để tra cứu BHYT:https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx,Bước 2: Nhấn chọn Tra cứu trực tuyến để tra cứu BHYT:Bước 3: Tại danh mục “Tra cứu trực tuyến”, nhấn chọn “Tra cứu mã số BHXH”.Bước 4: Nhập thông tin để tra cứu mã số BHXH.Nhập thông tin sau:(1): Tỉnh/thành phố của người cần tra cứu mã số BHXH;(2): Số căn cước công dân (CMND/Hộ chiếu) của người cần tra cứu sô BHXH(3): Họ và tên của người cần tra cứu mã số BHXH.Bước 5: Tích chọn “Tôi không phải là người máy” và nhấn chọn “Tra cứu” để thực hiện yêu cầu để tra cứu BHYT.Hướng dẫn tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024? (Hình từ Internet)Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu khi nào?Căn cứ quy định Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.Như vậy, thời điểm người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là vào đầu mỗi quý.Làm mất thẻ bảo hiểm y tế có được cấp lại không?Căn cứ quy định Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cụ thể như sau:Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia BHYT làm mất thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cấp lại nhưng phải làm đơn đề nghị việc cấp lại thẻ khi để mất.Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp nào?Căn cứ quy định Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế như sau:Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:- Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;- Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.- Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.Trân trọng!
Mở phòng khám thú y cần bằng cấp gì? Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Mở phòng khám thú y cần bằng cấp gì? Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y mới nhất 2024? Câu hỏi từ anh Vinh - Hà Nội
Mở phòng khám thú y cần bằng cấp gì? Thứ nhất: Mở phòng khám thú y cần có Chứng chỉ hành nghề thú y.Theo đó, tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định chứng chỉ hành nghề thú y như sau:- Chứng chỉ hành nghề thú y về tiêm phòng, chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y được sử dụng trong phạm vi cả nước. Cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề không ghi vào Mục địa Điểm hành nghề;- Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật, buôn bán thuốc thú y được sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;- Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được sử trong phạm vi cả nước.Thứ hai: Mở phòng khám thú y cần có Bằng đại học/cao đẳng/trung cấp liên quan đến chuyên ngành thú y, cụ thể tại Điều 21 Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định như sau:Điều kiện hành nghề thú yTổ chức, cá nhân hành nghề thú y phải có đủ Điều kiện theo quy định tại Điều 108 của Luật thú y và phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn như sau:1. Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.2. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.3. Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản....Theo đó, bằng đại học/cao đẳng/trung cấp liên quan đến chuyên ngành thú y, cụ thể:- Bằng đại học trở lên: Áp dụng đối với người phụ trách phẫu thuật động vật, khám bệnh và chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật.- Bằng trung cấp trở lên: Áp dụng đối với người thực hiện việc chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật cho động vật, buôn bán thuốc thú y và tư vấn lĩnh vực thú y;Thứ ba: Mở phòng khám thú y cần có Chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 35/2016/NĐ-CP- Áp dụng đối với người hành nghề tiêm phòng cho động vật.Mở phòng khám thú y cần bằng cấp gì? Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y mới nhất 2024 gồm những gì?Căn cứ Điều 109 Luật Thú y 2015 quy định cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y như sau:Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y...2. Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:a) Đơn đăng ký;b) Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;c) Giấy chứng nhận sức khỏe;d) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các điểm a, b và c khoản này còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.3. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:a) Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này;b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do....Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y mới nhất 2024 bao gồm:- Đơn đăng ký;- Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;- Giấy chứng nhận sức khỏe;- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Đối với người nước ngoài.Khi nào được cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y?Căn cứ theo Điều 110 Luật Thú y 2015 có quy định về việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề như sau:Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y1. Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp lại trong các trường hợp sau đây:a) Bị mất, sai sót, hư hỏng;b) Có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y.2. Hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:a) Đơn đăng ký cấp lại;b) Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.3. Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y:a) Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này;b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.Như vậy, được cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y khi rơi vào các trường hợp sau đây:- Bị mất, sai sót, hư hỏng;- Có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y.Trân trọng!
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hồ Chí Minh cho người nước ngoài năm 2024?
Cho tôi hỏi danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hồ Chí Minh cho người nước ngoài năm 2024? Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế như thế nào? Mong được giải đáp!
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hồ Chí Minh cho người nước ngoài năm 2024?Ngày 20/12/2023, Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh thông báo Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu của quý 1 năm 2024 như sau:(1) Cơ sở tuyến Trung ương, bộ ngành khácSTTTÊN CƠ SỞ KCB MÃ KCBĐịa chỉĐăng ký KCB Ban Đầu GHI CHÚ 1Bệnh viện Thống Nhất790251 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh- Được gia hạn thẻ cũ tất cả các đối tượng.- Được đăng ký mới và đổi nơi KCB tất cả các nhóm đối tượng trừ Hộ gia đình.- Không nhận dưới 15 tuổi.KCB Thứ 2 đến Chủ Nhật: 7 giờ đến 16h(2) Cơ sở công lập tuyến tỉnhSTTTÊN CƠ SỞ KCBMÃ KCBĐịa chỉGHI CHÚ1Bệnh viện đa khoa Sài Gòn79001125 Lê Lợi – Phường Bến Thành – Quận 1KCB Thứ 2 đến chủ nhật: 7 giờ đến 20 giờ2Bệnh viện Nguyễn Tri Phương79013468 Nguyễn Trãi – Phường 8 – Quận 5KCB giờ hành chính3Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp79020313 Âu Dương Lân – Phường 2 – Quận 8- KCB giờ hành chính- KCB ngoài giờ thứ 2 đến thứ 7 từ 16g30 đến 20g304Bệnh viện nhân dân 11579024527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10KCB giờ hành chính5Bệnh viện Trưng Vương79026266 Lý Thường Kiệt – Phường 14 – Quận 10KCB Thứ 2 đến Thứ 6 (Sáng 7-11 giờ 30, Chiều 13-16 giờ 30) và Sáng Thứ bảy (7-12 giờ)6Bệnh viện Nhân dân Gia Định7903001 Nơ Trang Long – Phường 7 – Q.Bình Thạnh- KCB Thứ 2 đến Thứ 6: 7 giờ đến 16 giờ- Sáng Thứ 7 và chủ nhật7Bệnh Viện Nhi đồng thành phố7953215 đường Cao Tốc - Trung Lương, ấp 1 - xã Tân Kiên - huyện Bình ChánhKCB Thứ 2 đến Thứ 6: 7 giờ 30 đến 16 giờ 30.(3) Cơ sở tư nhân tuyến tỉnhSTTTÊN CƠ SỞ KCBMÃ KCBĐịa chỉĐăng ký KCB Ban ĐầuGHI CHÚ1Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn7907160 – 60 A Phan Xích Long – Phường 1 – Quận Phú NhuậnĐược đăng ký KCB tất cả các nhóm đối tượngKCB Thứ 2 đến Thứ 7: 6 giờ đến 19 giờ và Sáng Chủ Nhật.2Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh79462700 Sư Vạn Hạnh (nối dài) - P 12 – Quận 10- Được đăng ký KCB tất cả các nhóm đối tượng.- Không nhận dưới 15 tuổi.KCB Thứ 2 đến Thứ 7: 7 giờ đến 16 giờ 30 và Sáng Chủ Nhật3Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park79525720A Điện Biên Phủ - P22 - Quận Bình ThạnhĐược đăng ký KCB tất cả các nhóm đối tượngKCB Thứ 2 đến Thứ 6 :8 giờ đến 17 giờ và sáng Thứ 7: 8 giờ đến 12 giờ.Xem thêm Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nước ngoài Quý 1 năm 2024 Tại đâyDanh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hồ Chí Minh cho người nước ngoài năm 2024? (Hình từ Internet)Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?Căn cứ Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.Theo đó, người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:Trường hợp 1: Nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tếNgười nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;Người lao động là người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương;Trường hợp 2: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đìnhNgười nước ngoài có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú.Các hành vi nào bị nghiêm cấm về bảo hiểm y tế?Căn cứ Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về bảo hiểm y tế, bao gồm:- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.Trân trọng!
Sức khỏe của cán bộ cấp cao có được xem là bí mật nhà nước?
Cho tôi hỏi: Sức khỏe của cán bộ cấp cao có được xem là bí mật nhà nước không? Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao nhiêu năm? Câu hỏi từ anh Phúc - Hà Nội
Thông tin sức khỏe cán bộ cấp cao có được xem là bí mật nhà nước?Căn cứ tại khoản 11 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định phạm vi bí mật nhà nước như sau:Phạm vi bí mật nhà nướcPhạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc:...11. Thông tin về y tế, dân số:a) Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;b) Chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người; mẫu vật, nguồn gen, vùng nuôi trồng dược liệu quý hiếm;c) Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm;d) Thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số;...Như vậy, thông tin sức khỏe cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước được xem là một trong những bí mật nhà nước về y tế.Sức khỏe của cán bộ cấp cao có được xem là bí mật nhà nước? (Hình từ Internet)Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao nhiêu năm?Căn cứ Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước như sau:Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.Theo đó, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:- 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;- 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;- 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.Lưu ý: Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.Thông tin về sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc mức độ bí mật nhà nước nào?Căn cứ tại Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 có quy định phân loại bí mật nhà nước như sau:Phân loại bí mật nhà nướcCăn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 1295/QĐ-TTg năm 2020 ban hành Danh mục Nhà nước lĩnh vực y tế có quy định như sau:Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.2. Tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của vi sinh vật mới phát hiện chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.Như vậy, thông tin về sức khỏe cán bộ cấp cao là một trong những thông tin về y tế quan trọng thuộc bí mật nhà nước độ Tối mật.Trân trọng!
CDC là gì? Vai trò của CDC trong đời sống xã hội?
Anh chị cho tôi hỏi: Trung tâm CDC là gì và có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội hiện nay? Cơ cấu tổ chức của VNCDC là gì? Mong được giải đáp thắc mắc!
CDC là gì? Vai trò của CDC là gì trong đời sống xã hội?Hiện nay vấn đề về y tế đặc biệt là CDC đang đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết rõ CDC là gì. Và để hiểu được CDC là gì, có thể tham khảo những thông tin sau:CDC (tiếng Anh là Centers for Disease Control and Prevention) được hiểu là Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.Hiện tại trên toàn thế giới, mỗi quốc gia đều có 1 trung tâm CDC riêng và trực thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế của quốc gia đó.Ở Việt Nam, CDC còn được gọi là Cục Y tế dự phòng Việt Nam. Tổ chức này có tên quốc tế là Vietnam General Department of Preventive Medicine – VNCDC. Chức năng chính của VNCDC là tham mưu, hỗ trợ Bộ Y tế quản lý và tổ chức ở lĩnh vực y tế dự phòng trên phạm vi toàn quốc.Cục Y tế dự phòng là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước, bao gồm:- Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm;- Kiểm dịch y tế biên giới; sử dụng vắc xin, tiêm chủng;- Xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;- Dinh dưỡng cộng đồng;- Chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng;- Phát triển, nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng;- Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.CDC là gì? Vai trò của CDC trong đời sống xã hội? (Hình từ Internet)Cơ cấu tổ chức của VNCDC là gì?Theo Điều 3 Quyết định 2268/QĐ-BYT năm 2018 quy định về tổ chức và cơ chế hoạt động của Cục Y tế dự phòng như sau:Tổ chức và cơ chế hoạt động1. Lãnh đạo Cục: gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.2. Cơ cấu tổ chứca) Văn phòng Cục;b) Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm;c) Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm;d) Phòng Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học;đ) Phòng Y tế công cộng và Dinh dưỡng....Theo đó, cơ cấu tổ chức của VNCDC gồm:- Văn phòng Cục;- Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm;- Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm;- Phòng Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học;- Phòng Y tế công cộng và Dinh dưỡng.Ngoài ra, lãnh đạo của VNCDC gồm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.Nhiệm vụ của VNCDC trong việc tăng cường công tác y tế nhằm bảo đảm đón tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là gì?Theo Mục 5 Chỉ thị 01/CT-BYT năm 2024 về nhiệm vụ của Cục Y tế dự phòng như sau:[1] Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước, quốc tế; kịp thời báo cáo Bộ Y tế và cấp có thẩm quyền diễn biến dịch bệnh, tham mưu các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.[2] Chỉ đạo các đơn vị, địa phương:- Tăng cường triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt đối với dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi;- Theo dõi, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng;- Tăng cường các biện pháp truyền thông trong phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng cho trẻ em đúng độ tuổi;- Củng cố, tổ chức tập huấn, diễn tập, sẵn sàng triển khai các đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch;- Xây dựng kế hoạch, dự trữ đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị, phương tiện đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong phòng, chống dịch.[3] Chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản phòng chống dịch trong dịp Tết; nâng cao năng lực đội phản ứng nhanh để kịp thời đáp ứng, không để bị động, bất ngờ trước các tình huống dịch bệnh.[4] Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát các đơn vị y tế dự phòng trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng theo quy định.Trân trọng!
Hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh nội trú đối với bệnh viện năm 2024?
Tôi có câu hỏi: Hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh nội trú đối với bệnh viện năm 2024? Mẫu khảo sát như thế nào? (Câu hỏi của chị Trân - Thành phố Hồ Chí Minh)
Hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh nội trú đối với bệnh viện năm 2024?Căn cứ theo Quyết định 3869/QĐ-BYT năm 2019, hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh nội trú đối với bệnh viện năm 2024 được thực hiện như sau:Các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh điều trị nội trú (không áp dụng với các trung tâm y tế huyện có một chức năng dự phòng, trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực) thực hiện khảo sát hài lòng người bệnh nội trú theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định 3869/QĐ-BYT năm 2019.Phương pháp khảo sát đối với bệnh viện tự thực hiện bao gồm các nội dung sau:[1] Thiết kế khảo sát: Điều tra cắt ngang.[2] Chu kỳ khảo sát: ít nhất 3 tháng 1 lần.[3] Thời gian khảo sát: Tùy theo quy mô của bệnh viện, đội khảo sát hài lòng người bệnh có thể lựa chọn thời gian khảo sát như sau:[4] Trong 1 hoặc 2 ngày trong tuần (trừ thứ 7 và chủ nhật).[5] Trong 1 tuần, 2 tuần hoặc trong 1 tháng (cho đến khi khảo sát đủ cỡ mẫu theo yêu cầu).[6] Cỡ mẫu*Đối với khảo sát người bệnh nội trú:Đối với bệnh viện có người bệnh nội trú trên 3000 lượt/ngày, áp dụng công thức tính cỡ mẫu điều tra cắt ngang, mỗi đợt khảo sát tối thiểu 300 người.Đối với bệnh viện có người bệnh nội trú từ 1000 đến 2999 lượt/ngày, áp dụng công thức tính cỡ mẫu điều tra cắt ngang, mỗi đợt khảo sát tối thiểu 200 người.Đối với bệnh viện có người bệnh nội trú dưới 1000 lượt/ngày, mỗi đợt khảo sát tối thiểu 100 người.Đối với bệnh viện có người bệnh nội trú dưới 100 lượt/tháng, khảo sát toàn bộ người bệnh/người mẹ nội trú trong vòng 1 tháng.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu của khảo sát người mẹ sinh con tại bệnh viện phụ sản (hoặc khoa phụ sản, khoa đẻ, khoa sinh của bệnh viện đa khoa) áp dụng tương tự như khảo sát người bệnh nội trú.Người mẹ sinh con tại bệnh viện có thể phỏng vấn cả hai mẫu phiếu số 4 và số 5 hoặc một mẫu phiếu, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sự sẵn sàng hợp tác của người mẹ.[7] Phương pháp chọn mẫuĐể bảo đảm tính ngẫu nhiên, đại diện, đồng thời giúp bệnh viện xác định những vấn đề người bệnh chưa hài lòng, việc chọn mẫu người bệnh nội trú thực hiện như sau:- Đối với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú trên 1000 lượt/ngày:- Mỗi đợt khảo sát chọn tối thiểu 3 khoa lâm sàng, trong đó có 1 khoa có công suất sử dụng giường bệnh cao, 1 khoa trung bình và 1 khoa thấp. Các đợt khảo sát tiếp theo chọn lần lượt các khoa khác. Nếu bệnh viện có khoa dịch vụ hoặc điều trị theo yêu cầu thì cũng được chọn khảo sát như các khoa điều trị khác.Trong mỗi khoa, chọn người bệnh theo phương pháp như sau:- Lấy danh sách người bệnh đang nằm điều trị (bằng phần mềm hoặc bằng số). Mỗi đợt khảo sát lựa chọn lần lượt 1 hoặc nhiều chữ cái từ A, B, C... đến X, Y.- Chọn tên người bệnh theo chữ cái đầu của tên. Trong 1 ngày có thể chọn 1, 2, 3... chữ cái tùy số lượng người bệnh nằm điều trị, nhưng cần bảo đảm toàn bộ người bệnh có cùng chữ cái đầu của tên đều được được vào danh sách. Ví dụ trong 1 ngày khảo sát chọn chữ cái H cần bảo đảm toàn bộ người bệnh có tên Hà, Hạnh, Hương, Huy, Hân, Hoan, Hoa, Hùng, Hoàng... đều được đưa vào danh sách.- Trong danh sách đã lập, chọn người bệnh chuẩn bị xuất viện để phỏng vấn; loại trừ những người bệnh không thể trả lời hoặc những người đang nằm viện chưa có đủ thông tin để trả lời.- Tiến hành khảo sát cho đủ số lượng người bệnh theo quy định (300 hoặc 200).- Đối với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú dưới 1000 lượt/ngày, chọn mẫu tương tự cho đủ 100 người bệnh.- Đối với bệnh viện có lượng người bệnh nội trú dưới 100 lượt/tháng, chọn mẫu khảo sát toàn bộ người bệnh nội trú trong vòng 1 tháng hoặc cho đến khi đủ 100 phiếu, tùy điều kiện nào đến trước.Hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh nội trú đối với bệnh viện năm 2024? (Hình từ Internet)Mẫu phiếu khảo sát hài lòng người bệnh nội trú năm 2024 là mẫu nào?Mẫu phiếu khảo sát hài lòng người bệnh nội trú năm 2024 là mẫu số 01 Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh nội trú được ban hành kèm theo Quyết định 3869/QĐ-BYT năm 2019.Tải Mẫu phiếu khảo sát hài lòng người bệnh nội trú năm 2024 như sau:Tải Mẫu phiếu khảo sát hài lòng người bệnh nội trú năm 2024 tại đây. Tải vềNgười bệnh nội trú được ra khỏi cơ sở khám chữa bệnh trong trường hợp nào?Theo khoản 5 Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, người bệnh nội trú được ra khỏi cơ sở khám chữa bệnh trong trường hợp như sau:- Khi người bệnh đã khỏi bệnh hoặc tình trạng bệnh ổn định.- Có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên.Trân trọng!
Thành phần dinh dưỡng nào không bắt buộc ghi trên nhãn thực phẩm từ ngày 15/02/2024?
Cho tôi hỏi: Từ ngày 15/02/2024, thành phần dinh dưỡng nào không bắt buộc ghi trên nhãn thực phẩm, giá trị dinh dưỡng tham chiếu là bao nhiêu?- Câu hỏi của anh Kiên (Hà Nội).
Thành phần dinh dưỡng nào không bắt buộc ghi trên nhãn thực phẩm từ ngày 15/02/2024?Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 29/2023/TT-BYT có quy định về thành phần dinh dưỡng không bắt buộc ghi trên nhãn thực phẩm bao gồm:(1) Thành phần năng lượng có giá trị ≤ 4 kcal trên 100 ml (dạng lỏng).(2) Thành phần chất đạm ≤ 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc trên 100 ml (dạng lỏng).(3) Thành phần Carbohydrat có giá trị ≤ 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc trên 100 ml (dạng lỏng).(4) Thành phần chất béo có giá trị ≤ 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc trên 100 ml (dạng lỏng).(5) Thành phần chất béo bão hòa có giá trị ≤ 0,1 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc ≤ 0,1 g trên 100 ml (dạng lỏng).(6) Thành phần đường tổng số có giá trị ≤ 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc ≤ 0,5 g trên 100 ml (dạng lỏng).(7)Thành phần natri có giá trị ≤ 0,005 g trên 100 g.Lưu ý: Quy định trên chỉ để xác định việc không bắt buộc ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm và không sử dụng cho các mục đích khác.Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán phải ghi thành phần dinh dưỡng gì?Tại Điều 5 Thông tư 29/2023/TT-BYT có quy định về nội dung ghi thành phần dinh dưỡng như sau:Nội dung ghi thành phần dinh dưỡng1. Thực phẩm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam thực hiện ghi các thành phần dinh dưỡng sau đây:a) Năng lượng;b) Chất đạm;c) Carbohydrat;d) Chất béo;đ) Natri.2. Nước giải khát, sữa chế biến cho thêm đường quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và thực phẩm cho thêm đường khác: thực hiện ghi 05 thành phần dinh dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này và đường tổng số.3. Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán: thực hiện ghi 05 thành phần dinh dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này và chất béo bão hoà.4. Đối với thực phẩm không chứa hoặc có chứa thành phần dinh dưỡng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này thì không bắt buộc phải ghi thành phần dinh dưỡng đó trên nhãn thực phẩm.Như vậy, thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán phải ghi thành phần dinh dưỡng sau:- Chất béo bão hoà.- Năng lượng;- Chất đạm;- Carbohydrat;- Chất béo;- Natri.Thành phần dinh dưỡng nào không bắt buộc ghi trên nhãn thực phẩm từ ngày 15/02/2024? (Hình từ Internet)Từ ngày 15/02/2023, giá trị dinh dưỡng tham chiếu là bao nhiêu?Tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 29/2023/TT-BYT có quy định giá trị dinh dưỡng tham chiếu như sau:Cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm được quy định như thế nào?Tại Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BYT có quy định cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng như sau:- Thông tin về giá trị năng lượng được tính bằng ki-lô-ca-lo (kcal); thông tin về hàm lượng chất đạm, carbohydrat, chất béo, chất béo bão hòa, đường tổng số được tính bằng gam (g); thông tin về hàm lượng natri được tính bằng miligam (mg).Thông tin các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g hoặc 100ml thực phẩm hoặc trong một khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn hoặc theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.- Tổ chức, cá nhân có thể biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2023/TT-BYT.Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 29/2023/TT-BYT.- Giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng phải được:+ Thể hiện bằng số, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, thông tin về giá trị dinh dưỡng theo quy định trên nhãn thực phẩm;+ Thể hiện ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định và tuân thủ nguyên tắc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.- Giá trị khoảng dung sai của các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BYT thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.Lưu ý: Thông tư 29/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.Trân trọng!
Danh sách nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hà Nội mới nhất năm 2024?
Cho tôi hỏi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hà Nội mới nhất năm 2024 là ở đâu? Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám ban đầu không? Mong được giải đáp!
Danh sách nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hà Nội mới nhất năm 2024?Ngày 07/11/2023, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ban hành Công văn 6017/BHXH-GĐBHYT2 năm 2023 Tải về thông báo danh sách các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đủ điều kiện nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên địa bàn thành phố Hà nội.Căn cứ Danh sách ban hành kèm theo Công văn 6017/BHXH-GĐBHYT2 năm 2023 Tải về quy định danh sách các cơ sở y tế tại TP Hà Nội nhận đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu dành cho đối tượng do tỉnh khác phát hành thẻ BHYT năm 2024 như sau:Xem chi tiết Danh sách các cơ sở y tế tại TP Hà Nội nhận đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu dành cho đối tượng do tỉnh khác phát hành thẻ BHYT năm 2024Tại đâyDanh sách nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hà Nội mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không?Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.Theo quy định trên, người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương;Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Tuy nhiên, người tham gia bảo hiểm y tế chỉ được thay đổi vào đầu mỗi quý. Đầu mỗi quý trong năm được xác định là từ ngày mùng 1 đến mùng 10 của các tháng 1, 4, 7 và 10.Các trường hợp nào được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế?Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến:Khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyếnCác trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến bao gồm:1. Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.2. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh. Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản này.3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.4. Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:a) Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có);b) Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú;c) Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 04/2016/TT-BYT ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao.5. Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấy tờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.6. Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.7. Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.8. Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.Như vậy, các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến bao gồm:- Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.- Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.- Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.- Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.- Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.- Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định.- Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.- Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.Trân trọng!
3 mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng cụ thể như thế nào?
Cho tôi hỏi, 3 mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng cụ thể như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.
3 mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng cụ thể như thế nào?Căn cứ quy định Điều 19 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng như sau:Mức độ tuân thủ Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng1. Mức độ 1: Cơ sở nhận thử đáp ứng GCP trong trường hợp không có nội dung cần khắc phục, sửa chữa.2. Mức độ 2: Cơ sở nhận thử còn có nội dung phải khắc phục, sửa chữa để đáp ứng GCP trong trường hợp nội dung cần khắc phục, sửa chữa không ảnh hưởng đến tính chính xác và trung thực của dữ liệu nghiên cứu và an toàn, sức khoẻ của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.3. Mức độ 3: Cơ sở nhận thử không đáp ứng GCP trong các trường hợp sau:a) Có nội dung sai lệch với tiêu chuẩn GCP có nguy cơ ảnh hưởng đến tính chính xác và trung thực của dữ liệu nghiên cứu và/hoặc sức khoẻ, an toàn của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;b) Gian lận, giả mạo, sửa chữa số liệu, dữ liệu, tài liệu.Như vậy, 3 mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng được quy định cụ thể như sau:- Mức độ 1: Cơ sở nhận thử đáp ứng GCP trong trường hợp không có nội dung cần khắc phục, sửa chữa.- Mức độ 2: Cơ sở nhận thử còn có nội dung phải khắc phục, sửa chữa để đáp ứng GCP trong trường hợp nội dung cần khắc phục, sửa chữa không ảnh hưởng đến tính chính xác và trung thực của dữ liệu nghiên cứu và an toàn, sức khoẻ của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.- Mức độ 3: Cơ sở nhận thử không đáp ứng GCP trong các trường hợp sau:+ Có nội dung sai lệch với tiêu chuẩn GCP có nguy cơ ảnh hưởng đến tính chính xác và trung thực của dữ liệu nghiên cứu và/hoặc sức khoẻ, an toàn của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;+ Gian lận, giả mạo, sửa chữa số liệu, dữ liệu, tài liệu.3 mức độ tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)Hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng như sau:Hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng1. Đơn đề nghị đánh giá đáp ứng GCP theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số XXIII ban hành kèm theo Thông tư này.2. Bản kê khai Các thông tin chung về cơ sở nhận thử; cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế; danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cho đánh giá đáp ứng GCP tương ứng; các quy trình thực hành chuẩn (SOPs), hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho việc thử nghiệm lâm sàng và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó. Chi tiết lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Phụ lục số XXII ban hành kèm theo Thông tư này.3. Bản sao giấy phép hoạt động đối với cơ sở nhận thử là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm theo bản sao giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ đối với cơ sở nhận thử là tổ chức khoa học và công nghệ.Như vậy, hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm có:- Đơn đề nghị đánh giá đáp ứng GCP, tải về- Bản kê khai Các thông tin chung về cơ sở nhận thử; cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế; danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cho đánh giá đáp ứng GCP tương ứng; các quy trình thực hành chuẩn (SOPs), hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho việc thử nghiệm lâm sàng và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó.Chi tiết lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Phụ lục số 22 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.- Bản sao giấy phép hoạt động đối với cơ sở nhận thử là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;- Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm theo bản sao giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ đối với cơ sở nhận thử là tổ chức khoa học và công nghệ.Cơ quan nào nhận hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 21 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về trình tự tiếp nhận hồ sơ và đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng như sau:Trình tự tiếp nhận hồ sơ và đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng1. Cơ sở nhận thử nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này đến Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo).......Như vậy, cơ quan nhận hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng là Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thuộ Bộ Y tế.Trân trọng!
Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc năm 2024 thực hiện như thế nào?
Cho tôi hỏi thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc gồm những giấy tờ gì? Mong được giải đáp!
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc gồm những giấy tờ gì?Căn cứ Điều 121 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 4; khoản 62 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, bao gồm:[1] Trường hợp quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc Tải về- Nội dung quảng cáo thuốc;- Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;- Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.- Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền;- Chương trình dự kiến hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc.[2] Đối với trường hợp quảng cáo thuốc không thuộc trường hợp [1]- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc Tải về- Mẫu thiết kế nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận;- Bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo trên phương tiện báo nói, báo hình hoặc thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo có âm thanh, hình ảnh chuyển động;- Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;- Tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.- Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền.Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc năm 2024 thực hiện như thế nào?Căn cứ Điều 127 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc:Trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc1. Cơ sở đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc nộp hồ sơ tại Bộ Y tế.2. Trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện tương tự quy định tại Điều 113 của Nghị định này.Theo đó, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc như sau: (trừ trường hợp quảng cáo thuốc theo phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc)Bước 1: Cơ sở đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc (trừ trường hợp quảng cáo thuốc theo phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc) nộp hồ sơ đến Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế.Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế cấp Giấy xác nhận.Trường hợp không cấp giấy xác nhận, Cục Quản lý Dược phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.Bước 3: Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế có văn bản đề nghị cơ sở sửa đổi, bổ sung nêu cụ thể, chi tiết những tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.Bước 4: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.Nếu quá thời hạn trên, hồ sơ đã nộp không còn giá trị.Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, Bộ Y tế cấp giấy xác nhận hoặc trả lời không cấp giấy xác nhận bằng văn bản và nêu rõ lý do.Nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc nào?Căn cứ khoản 2 Điều 125 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc sau:- Tên thuốc;- Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La - tin;- Chỉ định;- Cách dùng;- Liều dùng;- Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);- Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;- Tác dụng phụ và phản ứng có hại;- Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc;- Lời dặn "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng";- Cuối trang đầu nội dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: .../XNQC..., ngày ... tháng ... năm...;- Đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào;- Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh.Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.Trân trọng!
Điều kiện chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên máy bay từ ngày 15/02/2024?
Cho tôi hỏi: Điều kiện chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên máy bay từ ngày 15/02/2024 là gì? Vé máy bay của hành khách phải có tối thiểu thông tin gì? Câu hỏi của anh Khải - Yên Bái
Điều kiện chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên máy bay từ ngày 15/02/2024?Tại khoản 1 Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 42/2023/TT-BGTVT (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2024) quy định hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi đáp ứng các yêu cầu sau:Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát1. Hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi đáp ứng các yêu cầu sau:a) Hành khách có thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân) theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; đã kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân hoặc dữ liệu xác thực sinh trắc học của hành khách) và chuyến bay.b) Hành khách, hành lý đã được kiểm tra an ninh hàng không....Như vậy, từ ngày 15/02/2024, điều kiện chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên máy bay là:- Hành khách có thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ nhân thân);- Đã kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương hoặc dữ liệu xác thực sinh trắc học) và chuyến bay.- Hành khách, hành lý đã được kiểm tra an ninh hàng không.Điều kiện chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên máy bay từ ngày 15/02/2024? (Hình từ Internet)Vé máy bay của hành khách phải có tối thiểu thông tin gì?Tại Mục 2 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Phụ lục 7 Thông tư 42/2023/TT-BGTVT có quy định về vé, thẻ tàu bay và thông tin cá nhân hành khách như sau:Vé, thẻ lên tàu bay và thông tin cá nhân hành khách1. Thông tin cá nhân hành khách là một phần hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không. Nội dung của thông tin cá nhân hành khách đi tàu bay được thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không. Đối với chuyến bay nội địa, thông tin cá nhân của hành khách tối thiểu có:a) Họ và tên;b) Ngày tháng năm sinh.2. Hãng hàng không, các tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không chỉ được phép sử dụng thông tin cá nhân hành khách vào mục đích cung cấp dịch vụ hàng không hoặc bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Việc sử dụng thông tin cá nhân hành khách vào mục đích cung cấp dịch vụ hàng không hoặc bảo đảm an ninh, an toàn hàng không phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.3. Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay phải xuất trình vé, thẻ lên tàu bay của hãng hàng không phát hành.4. Vé, thẻ lên tàu bay tối thiểu phải có các thông tin sau:a) Số vé hoặc mã (code) của từng hành khách.b) Họ và tên hành khách;c) Số hiệu chuyến bay;d) Chặng bay.Như vậy, vé máy bay của hành khách phải có tối thiểu những thông tin sau:- Số vé hoặc mã (code) của từng hành khách.- Họ và tên hành khách;- Số hiệu chuyến bay;- Chặng bay.Đối tượng nào được ủy quyền cho người đại diện thay mình làm thủ tục lên máy bay?Tại khoản 3 Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT có quy định đối tượng được ủy quyền ủy quyền cho người đại diện thay mình làm thủ tục lên máy bay trong các trường hợp sau:- Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy thành phố trực thuộc trung ương;Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;- Các trường hợp khẩn cấp do Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định và chịu trách nhiệm.Trân trọng!
Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc áp dụng từ ngày 01/03/2024?
Cho tôi hỏi: Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc áp dụng từ ngày 01/03/2024 như thế nào? (Câu hỏi của anh Phương - Bình Phước)
Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc áp dụng từ ngày 01/03/2024?Theo quy định Điều 12 Thông tư 55/2023/TT-BGTVT có quy định hợp đồng O&M đường bộ cao tốc ký kết giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.Theo đó, mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 55/2023/TT-BGTVT.Trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, các bên có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng nếu đảm bảo các điều kiện sau:- Không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 35/2021/NĐ-CP.- Không trái với quy định của hồ sơ mời thầu, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định của pháp luật có liên quan.Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc như sau:Tải Mẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc tại đây. Tải vềMẫu hợp đồng O&M đường bộ cao tốc áp dụng từ ngày 01/03/2024? (Hình từ Internet)Quy định về hợp đồng O&M đường bộ cao tốc ra sao?Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 55/2023/TT-BGTVT, quy định về hợp đồng O&M đường bộ cao tốc bao gồm các nội dung sau:[1] Doanh nghiệp dự án O&M phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020[2] Hợp đồng O&M đường bộ cao tốc bao gồm: văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng, điều kiện chung của hợp đồng, điều kiện cụ thể của hợp đồng và phụ lục hợp đồng (nếu có).- Văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng bao gồm:+ Căn cứ pháp lý ký kết hợp đồng dự án.+ Thông tin chung về các bên ký kết hợp đồng dự án (cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án).+ Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý; thời hạn hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.- Điều kiện chung của hợp đồng bao gồm các nội dung chung được quy định trong các hợp đồng O&M đường bộ cao tốc.- Điều kiện cụ thể của hợp đồng: làm rõ các nội dung tương ứng với điều kiện chung của hợp đồng O&M đường bộ cao tốc khi áp dụng đối với dự án cụ thể.- Phụ lục hợp đồng (nếu có): Là một bộ phận cấu thành của hợp đồng dự án. Trường hợp cần thiết, hợp đồng có thể có phụ lục hợp đồng kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.[3] Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc theo quy định pháp luật và hợp đồng đã ký kết.Kinh phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì do nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Thời hạn nộp ngân sách nhà nước của dự án O&M đường bộ cao tốc là khi nào?Theo quy định Điều 14 Thông tư 55/2023/TT-BGTVT quy định về giá trị và thời hạn nộp ngân sách nhà nước như sau:- Giá trị nộp ngân sách nhà nước tại hợp đồng dự án căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.Thời hạn nộp ngân sách nhà nước của dự án O&M đường bộ cao tốc được xác định như sau:[1] Trường hợp giá trị nộp ngân sách nhà nước dưới 1.000 tỷ: Nhà đầu tư được thanh toán tối đa 02 lần. Trong đó.- Lần 1 thanh toán tối thiểu bằng 50% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 01 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.- Lần 2 thanh toán toàn bộ giá trị nộp ngân sách nhà nước còn lại trong vòng 03 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.[2] Trường hợp giá trị nộp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ: Nhà đầu tư được thanh toán tối đa 03 lần. Trong đó:- Lần 1 thanh toán tối thiểu bằng 40% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 02 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.- Lần 2 thanh toán tối thiểu 30% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 04 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.- Lần 3 thanh toán toàn bộ giá trị nộp ngân sách nhà nước còn lại trong vòng 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.Trân trọng!
05 trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm khi bị tạm giữ?
Trường hợp nào không được bảo lãnh xe vi phạm khi bị tạm giữ? Câu hỏi của anh Thanh ở Hậu Giang.
Có được bảo lãnh xe vi phạm khi CSGT đang tạm giữ không?Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản như sau:Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:a) Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.Như vậy, tổ chức, cá nhân được bảo lãnh xe vi phạm khi CSGT đang tạm giữ phải đáp ứng điều kiện sau:- Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;- Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.05 trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm khi bị tạm giữ? (Hình từ Internet)05 trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm khi bị tạm giữ?Tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định 05 trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm khi bị tạm giữ bao gồm:(1) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;(2) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;(3) Không có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;(4) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy;(5) Phương tiện giao thông vi phạm mà theo quy định sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.Quá thời hạn bao nhiêu ngày thì tiền đặt bảo lãnh xe vi phạm sẽ bị khấu trừ?Tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định về đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính...6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi trong quyết định xử phạt.Trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì số tiền thừa còn lại sau khi đã khấu trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đã đặt tiền bảo lãnh trước đó. Khi trả lại số tiền thừa phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm trả lại; họ, tên, chức vụ của người trả lại số tiền thừa; tên tổ chức, cá nhân nhận lại tiền số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân nhận lại tiền; lý do và số tiền được nhận lại. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Số tiền thừa được trả lại cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi trong quyết định xử phạt. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đặt tiền bảo lãnh không nhận lại số tiền thừa thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.Như vậy, quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì tiền đặt bảo lãnh xe vi phạm sẽ bị khấu trừ.Trân trọng!
Thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản năm 2024 có nhất thiết phải lập thành văn bản hay không?
Tôi muốn dùng tàu biển để vay tài sản trong năm 2024, thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản có nhất thiết phải lập thành văn bản hay không? Câu hỏi của anh N.T (Đà Nẵng).
Thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản năm 2024 có nhất thiết phải lập thành văn bản hay không?Thế chấp tàu biển Việt Nam trong năm 2024 được quy định tại Điều 37 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:Thế chấp tàu biển Việt Nam1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp.2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng.Như vậy, chủ tàu biển có thể dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó nhưng quy định về hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản.Do đó, đối với việc thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản trong năm 2024 thì buộc phải lập thành văn bản.Thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản năm 2024 có nhất thiết phải lập thành văn bản hay không? (Hình từ Internet) Có phải một tàu biển chỉ được thế chấp cho một hợp đồng vay?Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.3. Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.4. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.5. Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.6. Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây:a) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;b) Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;c) Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật;d) Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ;đ) Theo thỏa thuận của các bên.7. Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.Như vậy, một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Do đó, đối với thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản thì một tàu biển có thể được dùng để thế chấp, để đảm bảo cho nhiều hợp đồng vay nếu giá trị tàu biển đó lớn hơn tổng giá trị các hợp đồng vay tài sản đó.Sau khi thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản thì việc thế chấp tàu biển có hiệu lực khi nào?Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 39 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam1. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:a) Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;b) Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;c) Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.2. Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.3. Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu.4. Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam.Theo đó, đăng ký thuế chấp tàu biển Việt Nam bao gồm những nội dung nêu trên và việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.Do đó, sau khi thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay nợ thì việc thế chấp tàu biển cũng có hiệu lực khi được ghi vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.Trân trọng!
Cách xác định nguồn tiền lương bổ sung để trả thêm cho phi công là người Việt Nam?
Cho tôi hỏi: Cách xác định nguồn tiền lương bổ sung để trả thêm cho phi công là người Việt Nam? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng? (Câu hỏi của anh Nam - Huế)
Cách xác định nguồn tiền lương bổ sung để trả thêm cho phi công là người Việt Nam?Ngày 23/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 64/2023/NĐ-CP bổ sung Nghị định 87/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi Nghị định 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nướcTại Điều 2 Nghị định 87/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 64/2023/NĐ-CP có quy định về cách xác định nguồn tiền lương bổ sung để trả thêm cho phi công là người Việt Nam sau khi trả lương làm việc theo hợp đồng lao động cho VNA mà mức tiền lương của phi công Việt Nam thấp hơn mức tiền lương của phi công người nước ngoài cùng làm việc cho VNA như sau:- Nguồn tiền lương bổ sung tối đa hằng năm được căn cứ vào mức độ chênh lệch giữa mức tiền lương trước khi được bổ sung của phi công là người Việt Nam và mức tiền lương (gồm lương cơ bản, lương theo giờ bay và lương theo giờ giảng dạy) của phi công người nước ngoài, tính bình quân tương ứng theo nhóm chức danh trong cùng đội bay và thời gian làm việc thực tế của người lái máy bay.- Mức tiền lương trước khi được bổ sung của người lái máy bay là người Việt Nam là mức tiền lương được hưởng từ quỹ tiền lương thực hiện hằng năm, theo quy chế trả lương của VNA.Việc phân bổ quỹ tiền lương thực hiện hằng năm để trả lương cho phi công là người Việt Nam được lấy theo tỷ lệ (%) giữa phần tiền lương thực tế năm 2022 trả cho phi công là người Việt Nam so với quỹ tiền lương thực hiện của năm 2022.- Việc xác định nguồn tiền lương bổ sung phải phù hợp với khả năng đáp ứng tài chính của VNA, bảo đảm VNA hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giao hằng năm (nếu VNA lỗ thì phải giảm lỗ so với thực hiện của năm trước liền kề).- Nguồn tiền lương bổ sung được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của VNA theo quy định của pháp luật và được sử dụng để trả cho phi công là người Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng lao động cho VNA tại thời điểm trả thêm tiền lương, không chi trả cho các đối tượng khác hoặc sử dụng vào mục đích khác.Việc trả thêm tiền lương cho phi công là người Việt Nam được căn cứ vào chức danh và thời gian làm việc thực tế của người lái máy bay theo quy chế của VNA.Cách xác định nguồn tiền lương bổ sung để trả thêm cho phi công là người Việt Nam? (Hình từ Internet)Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng?Tại Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng bao gồm:- Sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị hàng không mà không có giấy phép phù hợp;- Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;- Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, môi trường và dân sinh;- Bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực cấm bay trái quy định;- Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng;- Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển, đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay;- Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay;- Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;- Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay;- Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay;- Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;- Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay, vào cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;- Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;- Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác trong tàu bay;- Cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khác.Quy định thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, môi trường và dân sinh; gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng là gì?Tại Điều 5 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng như sau:- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng không phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải; phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực khác; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.- Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.- Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.Trân trọng!
Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư năm 2024 là bao nhiêu?
Cho tôi hỏi: Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư năm 2023 là bao nhiêu? Bao nhiêu tuổi thì được lái xe máy? (Câu hỏi của anh Châu - Bến Tre)
Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư năm 2024 là bao nhiêu?Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư năm 2023 được quy định như sau:- Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa là 60km/h.- Đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa là 50km/h.*Tốc độ tối đa theo quy định trên không áp dụng với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)Bao nhiêu tuổi thì được lái xe máy?Căn cứ theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:Tuổi, sức khỏe của người lái xe1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;....2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.Như vậy, độ tuổi được lái xe máy được xác định như sau:- Đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.- Đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.Mặt khác, người đủ tuổi lái xe máy phải sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe và có bằng lái xe theo quy định pháp luật. Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe do Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy địnhChưa đủ tuổi lái xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.....4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;.....Mặt khác theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm cụ thể như sau:Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:.....i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;l) Điểm b khoản 5 Điều 33....Thông qua các quy định trên, hành vi người chưa đủ tuổi lái xe máy sẽ bị phạt tiền tương ứng với các mức như sau:[1] Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi lái xe máy: Phạt cảnh cáo.[2] Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lái xe có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.Bên cạnh đó, nhằm ngăn chặn ngay hành vi vi phạm này, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện của người lái xe trước khi ra quyết định xử phạt.Trân trọng!
09 trường hợp đăng kiểm ô tô cải tạo không cần lập hồ sơ thiết kế kể từ ngày 15/02/2024?
Cho tôi hỏi: 09 trường hợp nào cải tạo ôtô được đăng kiểm mà không cần lập hồ sơ thiết kế kể từ ngày 15/02/2024? (Câu hỏi của anh Quân - Long An)
09 trường hợp đăng kiểm ô tô cải tạo không cần lập hồ sơ thiết kế kể từ ngày 15/02/2024?Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT được bổ sung bởi điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT; bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT; sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT quy định về miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo. Theo đó, 09 trường hợp đăng kiểm ô tô cải tạo không cần lập hồ sơ thiết kế kể từ ngày 15/02/2024 bao gồm:[1] Xe ô tô tập lái, sát hạch lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ bằng cách liên kết với bàn đạp phanh chính thông qua một thanh đòn dẫn động cơ khí.[2] Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng nhưng không làm thay đổi kích thước bao của xe.[3] Xe ô tô tải tự đổ và xe ô tô xi téc nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, cải tạo trước ngày 01/11/2014 có nhu cầu tự nguyện cắt giảm thể tích thùng hàng, xi téc để phù hợp quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT.[4] Tháo bỏ hệ thống cung cấp nhiên liệu sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hoặc khí thiên nhiên nén (CNG) cho động cơ của xe đối với xe ô tô đã cải tạo lắp đặt thêm hệ thống cung cấp nhiên liệu (LPG, CNG) trở về chỉ sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe cơ giới trước khi cải tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu.[5] Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe.[6] Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ mui gió trên nóc ca bin ô tô đầu kéo.[7] Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ bơm, thùng dầu và hệ thống đường ống thủy lực của xe đầu kéo để dẫn động cho hệ thống nâng hạ thùng hàng của sơ mi rơ moóc tải tự đổ.[8] Thay đổi bố trí chỗ ngồi hành khách hoặc cửa xếp dỡ hàng hóa của thùng hàng hoặc vật liệu bọc, lót thùng hàng.[9] Ô tô tải lắp thêm hoặc thay thế thiết bị nâng hạ hàng hóa của thùng hàng đã có giấy chứng nhận an toàn của Cơ quan có thẩm quyền hoặc tháo bỏ thiết bị này.09 trường hợp đăng kiểm ô tô cải tạo không cần lập hồ sơ thiết kế kể từ ngày 15/02/2024? (Hình từ Internet)Hồ sơ thiết kế xe ô tô cải tạo có những giấy tờ gì?Theo quy định Điều 5 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 16/2022/TT-BGTVT, hồ sơ thiết kế xe ô tô cải tạo có những giấy tờ như sau:- Bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính).- Bản tài liệu dạng điện tử (đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới theo quy định tại mục A của Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.- Bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính)- Bản tài liệu dạng điện tử (đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản vẽ kỹ thuật theo quy định tại mục B của Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.Hồ sơ thiết kế xe ô tô cải tạo do cơ quan nào thẩm định?Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT một số khoản bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT quy định về thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo như sau:Thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo1. Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm định thiết kế) thẩm định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này, nếu đạt yêu cầu thì phê duyệt thiết kế và cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi là Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế)......3. Người thẩm định thiết kế của cơ quan thẩm định thiết kế phải là kỹ sư cơ khí ô tô đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam tập huấn nghiệp vụ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định trong công tác cải tạo xe cơ giới.....Thông qua quy định trên, hồ sơ thiết kế xe ô tô cải tạo do Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thẩm định theo quy định sau:[1] Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới đối với- Cải tạo các loại xe khác thành xe chuyên dùng, ô tô đầu kéo.- Cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch.- Các trường hợp như sau: Cải tạo theo đề nghị của nhà sản xuất xe (có văn bản xác nhận của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe nêu rõ nội dung đề nghị cải tạo kèm theo tài liệu hướng dẫn và danh sách các linh kiện, cụm linh kiện được sử dụng để thay thế) đối với một số trường hợp sau:+ Đối với hệ thống phanh: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống phanh nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao hiệu quả phanh.+ Đối với hệ thống lái: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống lái nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao tính tiện nghi và an toàn.+ Đối với hệ thống treo: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống treo bằng cách lắp đặt các linh kiện, cụm linh kiện có khả năng chịu tải tương đương (không nhằm mục đích tăng khối lượng hàng chuyên chở) nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn.[2] Sở Giao thông vận tải thực hiện thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới, trừ các trường hợp thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện thẩm định.Trân trọng!
Cà vẹt xe là gì? Mức phạt hành chính khi không có cà vẹt xe là bao nhiêu?
Cho tôi hỏi cà vẹt xe là gì? Có bắt buộc phải mang theo cà vẹt xe khi điều khiển phương tiện giao thông không và mức phạt hành chính là bao nhiêu? Câu hỏi từ anh Thành (Hà Tĩnh)
Cà vẹt xe là gì?Cà vẹt xe là tên gọi phổ biến của giấy đăng ký xe. Đây là một loại giấy tờ quan trọng của phương tiện giao thông, chứng minh quyền sở hữu của chủ xe đối với phương tiện đó.Cà vẹt xe là giấy tờ bắt buộc phải có khi tham gia giao thông. Người điều khiển phương tiện giao thông không có cà vẹt xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.Chủ xe có trách nhiệm bảo quản cà vẹt xe cẩn thận, không được tẩy xóa, sửa chữa các thông tin trên cà vẹt xe. Trường hợp cà vẹt xe bị mất, chủ xe cần làm thủ tục cấp lại tại cơ quan Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chủ xe thường trú hoặc tạm trú.Tóm lại, cà vẹt xe là một loại giấy tờ quan trọng của phương tiện giao thông. Chủ xe cần bảo quản cà vẹt xe cẩn thận và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cà vẹt xe.Cà vẹt xe là gì? Mức phạt hành chính khi không có cà vẹt xe là bao nhiêu? (Hình từ Internet)Có bắt buộc phải mang theo cà vẹt xe khi điều khiển phương tiện giao thông không?Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông:Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông...2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:a) Đăng ký xe;b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.Theo quy định trên, người điều khiển phương tiện giao thông phải đem theo các giấy tờ sau:- Đăng ký xe;- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.Như vậy, cà vẹt xe hay còn gọi là giấy đăng ký xe là giấy tờ bắt buộc phải có khi tham gia giao thông. Người điều khiển phương tiện giao thông không mang theo cà vẹt xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.Mức phạt hành chính khi không có cà vẹt xe là bao nhiêu?Căn cứ điểm a khoản 4; điểm a, điểm đ khoản 8 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông...4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);...8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;...đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện....Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 10; điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông...2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;...4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:...đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.Như vậy, mức phạt hành chính khi không có cà vẹt xe được quy định như sau:- Đối với người điều khiển xe ô tô:+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;+ Bị tịch thu phương tiện- Đối với người điều khiển xe máy:+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;+ Bị tịch thu phương tiệnTrân trọng!
Hướng dẫn đăng kí dịch vụ ePass online?
Tôi rất mong được hướng dẫn đăng kí dịch vụ ePass online? Có bắt buộc hình thức thu phí điện tử không dừng trên đường cao tốc hay không? Câu hỏi của chị Trinh (Thanh Hóa)
Hướng dẫn đăng kí dịch vụ ePass online?Thẻ ePass là một loại thẻ định danh sử dụng sóng radio để nhận diện tự động phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cao tốc. Để sử dụng thẻ, tài xế chỉ cần dán trên kính hoặc đèn xe, khi đó các trạm sẽ tự động phát hiện và tự động nhận diện phương tiện.Dưới đây là hướng dẫn đăng kí dịch vụ ePass online bằng 02 cách như sau:[1] Hướng dẫn nhanhVào trang web https://customer.epass-vdtc.com.vn/#/dashboardSau đó, điền thông tin và Nhập mã OTP gửi về số điện thoạiCuối cùng, chờ cuộc gọi từ nhân viên để xác nhận.[2] Hướng dẫn chi tiếtBước 1: Truy cập vào link sau: https://customer.epass-vdtc.com.vn/#/dashboard rồi chọn mục "Đăng ký".Bước 2: Chọn "Khách hàng cá nhân" hoặc "Khách hàng doanh nghiệp" rồi điền đầy đủ thông tin như: Thông tin khách hàng, thông tin hợp đồng, thông tin phương tiện.Bước 3: Từ số điện thoại đã nhập ở phần "Thông tin khách hàng", hệ thống sẽ gửi mã OTP về số đó. Nhập mã OTP vào rồi chọn "Xác nhận" và chờ nhân viên gọi xác nhận.Hướng dẫn đăng kí dịch vụ ePass online? (Hình từ Internet)Có bắt buộc hình thức thu phí điện tử không dừng trên đường cao tốc hay không?Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 32/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP quy định về trạm thu phí trên đường cao tốc như sau:Thu tiền dịch vụ sử dụng và khai thác các công trình đường cao tốc1. Đối với đường cao tốc được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC).2. Đường cao tốc là tài sản công của Nhà nước, Cơ quan được giao quản lý đường cao tốc có trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác công trình đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan.Như vậy, hình thức thu phí điện tử không dừng hay còn có tên gọi tắt là hình thức thu phí ETC đối với dịch vụ sử dụng đường bộ.Theo đó, đối với đường cao tốc được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bắt buộc phải áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng.Hệ thống thu phí điện tử không dừng quy định như thế nào?Theo quy định Điều 6 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về hệ thống thu phí điện tử không dừng cụ thể như sau:Hệ thống thu phí điện tử không dừng1. Hệ thống thu phí điện tử không dừng bao gồm các cấu thành sau:a) Hệ thống điều hành trung tâm.b) Trung tâm giám sát, bảo trì, chăm sóc khách hàng.c) Trung tâm dịch vụ thẻ đầu cuối.d) Trung tâm dữ liệu.đ) Hệ thống đường truyền dữ liệu.e) Hệ thống thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.g) Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ.h) Các hệ thống, thiết bị, hạng mục khác bảo đảm hoạt động của hệ thống thu phí điện tử không dừng; bảo đảm kết nối liên thông giữa các hệ thống thu phí điện tử không dừng, giữa hệ thống một dừng với hệ thống điện tử không dừng tại từng trạm và toàn bộ hệ thống.2. Hệ thống thu phí điện tử không dừng phải được thiết kế, lắp đặt, xây dựng đồng bộ trên toàn quốc, bảo đảm vận hành liên tục, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và an toàn.Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống thu phí điện tử không dừng bao gồm các cấu thành sau:- Hệ thống điều hành trung tâm.- Trung tâm giám sát, bảo trì, chăm sóc khách hàng.- Trung tâm dịch vụ thẻ đầu cuối.- Trung tâm dữ liệu.- Hệ thống đường truyền dữ liệu.- Hệ thống thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.- Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ.- Các hệ thống, thiết bị, hạng mục khác bảo đảm hoạt động của hệ thống thu phí điện tử không dừng; bảo đảm kết nối liên thông giữa các hệ thống thu phí điện tử không dừng, giữa hệ thống một dừng với hệ thống điện tử không dừng tại từng trạm và toàn bộ hệ thống.Bên cạnh đó, hệ thống thu phí ETC phải được thiết kế, lắp đặt, xây dựng đồng bộ trên toàn quốc, bảo đảm vận hành liên tục, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và an toàn.Trân trọng!
Hướng dẫn thủ tục đăng ký xe máy mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi năm 2024 tôi mới mua xe máy và cần đăng ký xe thì các bước thực hiện đăng ký xe như thế nào? Cần chuẩn bị giấy tờ gì? Mong được giải đáp thắc mắc
Đăng ký xe máy mới cần chuẩn bị những giấy tờ gì?Căn cứ theo Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về hồ sơ đăng ký xe lần đầu như sau:Loại giấy tờGiấy tờ cụ thểGiấy khai đăng ký xe (Điều 9 Thông tư 24/2023/TT-BCA)Mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyếnLịch hẹn giải quyết hồ sơ do cổng dịch vụ công thông báo qua tin nhắn điện thoại hoặc qua địa chỉ thư điện tử để làm thủ tục đăng ký xe;Giấy tờ của xe (Điều 11 Thông tư 24/2023/TT-BCA)Chứng từ nguồn gốc xeChứng từ chuyển quyền sở hữu xeChứng từ lệ phí trước bạ xeGiấy tờ của chủ xe (Điều 10 Thông tư 24/2023/TT-BCA)- Chủ xe là người Việt Nam: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình căn cước công dân, hộ chiếu.- Chủ xe là người nước ngoài:+ Chủ xe là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Xuất trình chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ, chứng minh thư lãnh sự, chứng minh thư lãnh sự danh dự, chứng minh thư, còn giá trị sử dụng và nộp giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ;+ Trường hợp chủ xe là người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam: Xuất trình thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (còn thời hạn cư trú tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên).- Chủ xe là tổ chức:+ Chủ xe là tổ chức (trừ xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam): Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công; trường hợp tổ chức chưa được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thì xuất trình thông báo mã số thuế hoặc quyết định thành lập.Trường hợp xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô thì phải có thêm bản sao giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô do Sở Giao thông vận tải cấp kèm theo bản chính để đối chiếu; trường hợp xe của tổ chức, cá nhân khác thì phải có hợp đồng thuê phương tiện hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng dịch vụ;+ Chủ xe là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công; trường hợp tổ chức chưa được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thì xuất trình thông báo mã số thuế và nộp Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ;- Người được ủy quyền đến giải quyết thủ tục đăng ký xe, ngoài giấy tờ của chủ xe, còn phải xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thựcHướng dẫn thủ tục đăng ký xe máy mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Hướng dẫn thủ tục đăng ký xe máy mới nhất 2024?Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về thủ tục đăng ký xe máy mới như sau:Bước 1: Chủ xe đăng ký đăng nhập cổng dịch vụ công và kê khai đầy đủ các nội dung quy định trong giấy khai đăng ký xeTrong đó các bước thực hiện kê khai tai Cổng dịch vụ công quốc gia thực hiện như sau:[1] Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia theo link: https://dichvucong.gov.vn/[2] Tiến hành đăng nhập vào hệ thống[3] Chọn mục Phương tiện và người lái[4] Chọn Đăng ký phương tiện[5] Chọn mục Đăng ký, cấp biển số xe lần đầu (thực hiện tại cấp huyện)[6] Chọn Nộp trực tuyến[7] Tiến hành điền thông tin và nộp các biểu mẫu theo yêu cầuBước 2: Chủ xe nhận mã mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến, lịch hẹn giải quyết hồ sơ;Bước 3: Chủ xe mang xe cùng các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký xe lần đầu đến cơ quan đăng ký xe có thẩm quyền;Bước 4: Sau khi cán bộ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe;Bước 5: Nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xeNgười từ đủ 15 tuổi được đăng ký xe theo quy định mới?Tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định nguyên tắc đăng ký xe như sau:Nguyên tắc đăng ký xe...9. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe.....Theo đó, người từ đủ 15 tuổi đã được đăng ký xe, tuy nhiên trường hợp người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi muốn đăng ký xe cần phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xeTrân trọng!
Cavet xe là gì? Cavet xe không chính chủ có mang đi cầm cố, cầm đồ được không?
Anh chị cho tôi hỏi nếu mang cavet xe không chính chủ đi cầm cố cầm đồ có được không, có bị phạt không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Cavet xe là gì?Cavet xe là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều hiểu cavet xe là gì.Dựa trên cách sử dụng thực tế, có thể trả lời cho câu hỏi Cavet xe là gì thông qua nội dung tham khảo sau:Cavet xe hay còn gọi là Giấy tờ đăng ký xe, tên gọi này bắt nguồn từ chữ Card vert trong tiếng Pháp. Đây là Giấy đăng ký mô tô, xe máy nhằm xác nhận quyền sở hữu xe, đồng thời cũng là giấy tờ quan trọng dùng để xuất trình khi có yêu cầu hay khi vi phạm giao thông.Cavet xe có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp có tranh chấp, cavet xe sẽ là căn cứ để giải quyết tranh chấp.Cavet xe bao gồm các thông tin sau:- Tên chủ xe: Họ tên, địa chỉ của chủ xe.- Nhãn hiệu, số loại, số máy, số khung, biển số đăng ký: Thông tin về phương tiện.- Ngày cấp, nơi cấp: Thông tin về thời gian và địa điểm cấp cavet xe.- Ghi chú: Các thông tin khác liên quan đến phương tiện.Cavet xe là gì? Cavet xe không chính chủ có mang đi cầm cố, cầm đồ được không? (Hình từ Internet)Cavet xe không chính chủ có mang đi cầm cố, cầm đồ được không?Theo Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau:Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồNgoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.Theo đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ tùy thân của người cầm cố tài sản và không được nhận cầm cố tài tài không rõ nguồn gốc, trường hợp cavet xe không chính chủ được mang đi cầm cố được xem là tài sản không rõ nguồn gốc, trừ trường hợp có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ cavet xeBên cạnh đó, khi nhận cầm cố cavet xe, các bên cần phải lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.08 trường hợp bị thu hồi cavet xe theo quy định pháp luật hiện nay?Theo Điều 23 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe như sau:Vì cavet xe là tên gọi khác của giấy chứng nhận đăng ký xe nên 08 trường hợp bị thu hồi cavet xe gồm:- Xe hỏng không sử dụng được, bị phá hủy do nguyên nhân khách quan.- Xe hết niên hạn sử dụng, không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật.- Xe bị mất cắp, bị chiếm đoạt không tìm được hoặc xe thải bỏ, chủ xe đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.- Xe nhập khẩu miễn thuế hoặc xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất, chuyển quyền sở hữu hoặc tiêu hủy.- Xe đăng ký tại các khu kinh tế theo quy định của Chính phủ khi tái xuất hoặc chuyển nhượng vào Việt Nam.- Xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển.- Xe tháo máy, khung để đăng ký cho xe khác.- Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe giả hoặc xe có kết luận của cơ quan có thẩm quyền số máy, số khung bị cắt, hàn, đục lại, tẩy xóa hoặc cấp biển số không đúng quy định.Trân trọng!
Cần chuẩn bị giấy tờ nhân thân gì khi đi máy bay từ ngày 15/02/2024?
Cho tôi hỏi: Cần chuẩn bị giấy tờ nhân thân gì khi đi máy bay từ ngày 15/02/2024? Hành khách khi đi máy bay có nghĩa vụ và quyền gì? Câu hỏi của anh Long - Nghệ An
Cần chuẩn bị giấy tờ nhân thân gì khi đi máy bay từ ngày 15/02/2024?Tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Phụ lục 7 Thông tư 42/2023/TT-BGTVT có quy định giấy tờ nhân thân cần mang theo khi đi máy bay từ ngày 15/02/2024 bao gồm:(1) Đối với các chuyến bay quốc tế:Hộ chiếu hoặc giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thẻ căn cước công dân (nếu Việt Nam và quốc gia liên quan ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau)…;Trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.(2) Hành khách từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử có giá trị pháp lý tương đương sau:- Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài:+ Hộ chiếu (có dấu kiểm chứng nhập cảnh gần nhất) hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (có dấu kiểm chứng nhập cảnh gần nhất) và giấy tờ liên quan cư trú tại Việt Nam (thị thực, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thẻ đi lại doanh nhân APEC) trừ trường hợp được miễn thị thực; chứng minh thư ngoại giao do Bộ Ngoại giao cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế;+ Giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn;+ Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam;+ Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của hành khách.Trường hợp hành khách mất hộ chiếu phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia hành khách mang quốc tịch hoặc công văn của sở ngoại vụ (có xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi hành khách mất hộ chiếu) xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai.Công hàm, công văn xác nhận có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận;- Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:+ Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân; giấy chứng minh, chứng nhận của công an nhân dân, quân đội nhân dân;+ Thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam;+ Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của hành khách; giấy xác nhận nhân thân do cơ quan công an xác nhận (giấy xác nhận có các thông tin thể hiện các nội dung sau: cơ quan xác nhận, người xác nhận; ngày, tháng, năm xác nhận; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận.Giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận); giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.- Hành khách mang quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi đến trên 14 tuổi không quá 20 ngày có thể sử dụng các loại giấy tờ đi tàu bay như đối với hành khách chưa đủ 14 tuổi.(3) Hành khách chưa đủ 14 tuổi khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:- Giấy khai sinh; trích lục hộ tịch; trích lục giấy khai sinh (trích lục thông tin khai sinh); văn bản xác nhận thông tin hộ tịch; trường hợp dưới 02 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh;Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của hành khách; thông tin nhân thân của hành khách trong Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ đi cùng chuyến bay.- Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận).- Giấy xác nhận nhân thân do cơ quan công an xác nhận (giấy xác nhận có các thông tin thể hiện các nội dung sau:+ Cơ quan xác nhận, người xác nhận;+ Ngày, tháng, năm xác nhận; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi thường trú của người được xác nhận;+ Lý do xác nhận.Giấy xác nhận có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận).- Thẻ Căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu (hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ).(4) Hành khách là phạm nhân, bị can, người đang bị di lý, dẫn độ, trục xuất khi làm thủ tục đi tàu bay chỉ cần có giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải; hành khách là người áp giải xuất trình các loại giấy tờ theo quy định tại mục (1) và (2).(5) Giấy tờ của hành khách sử dụng khi đi tàu bay quy định trên phải đảm bảo các điều kiện sau:- Là bản chính và còn giá trị sử dụng; hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý theo quy định;- Đối với giấy khai sinh, trích lục hộ tịch; trích lục giấy khai sinh (trích lục thông tin khai sinh); văn bản xác nhận thông tin hộ tịch; giấy chứng sinh phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật; hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý theo quy định;- Không chấp nhận giấy tờ tại mục (1), (2), (3), (4) nếu giấy tờ không có ảnh hoặc ảnh không theo quy định của pháp luật, trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh, trích lục hộ tịch; trích lục khai sinh; văn bản xác nhận thông tin hộ tịch, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải.- Nếu là tài khoản định danh điện tử mức độ 2, giấy khai sinh điện tử của hành khách thì phải đảm bảo khi xuất trình, tài khoản đang hoạt động bình thường.(6) Tại các điểm bán vé cho hành khách và làm thủ tục hàng không và trên trang mạng của hãng hàng không phải niêm yết công khai quy định về các thông tin cá nhân của hành khách cần khai báo khi mua vé đi tàu bay và các loại giấy tờ về nhân thân của hành khách sử dụng đi tàu bay.Cần chuẩn bị giấy tờ nhân thân gì khi đi máy bay từ ngày 15/02/2024? (Hình từ Internet)Hành khách khi đi máy bay có quyền gì?Tại Điều 147 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 có quy định khi đi máy bay hành khách có quyền sau:- Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm.- Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng.- Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, hành khách được nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.- Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay tiếp tại bất kỳ cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.- Được miễn giá dịch vụ vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong Điều lệ vận chuyển.- Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm giá dịch vụ vận chuyển với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển.Trẻ em từ hai tuổi đến dưới mười hai tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em dưới hai tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng.Nghĩa vụ của hành khách khi đi máy bay là gì?Tại Điều 148 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định về nghĩa vụ của hành khách như sau:- Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.- Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển.- Bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận chuyển, người khai thác tàu bay.Lưu ý: Thông tư 42/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.Trân trọng!
Ô tô gia đình có bắt buộc lắp hộp đen không?
Cho tôi hỏi: Ô tô gia đình có bắt buộc lắp hộp đen không? Mức phạt không lắp hộp đen của xe ô tô chở hành khách, chở người là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Minh - Huế
Ô tô gia đình có bắt buộc lắp hộp đen không?Tại Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP có quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe như sau:Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.Như vậy, xe ô tô gia đình không thuộc trường hợp là xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển.Do đó sẽ không bắt buộc phải lắp hộp đen.Ô tô gia đình có bắt buộc lắp hộp đen không? (Hình từ Internet)Hộp đen của xe ô tô phải bảo đảm yêu cầu gì?Tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo yêu cầu:- Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm:+ Hành trình;+ Tốc độ vận hành;+ Thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);- Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.Mức phạt không lắp hộp đen của xe ô tô chở hành khách, chở người là bao nhiêu?Tại điểm đ khoản 6 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt không lắp hộp đen của xe ô tô chở hành khách, chở người như sau:Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ...6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:...đ) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định hoặc có gắn thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;...Như vậy, mức phạt không lắp hộp đen của xe ô tô chở hành khách, chở người là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô chở hành khách, chở người không lắp hộp đen còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng tại điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.Trân trọng!
Bằng lái xe hạng A1 có thời hạn sử dụng hay không?
Bằng lái xe hạng A1 có thời hạn sử dụng hay không? CSĐT lái xe tổ chức đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe được phép đào tạo bị xử phạt như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Bằng lái xe hạng A1 có thời hạn sử dụng hay không?Căn cứ quy định Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:Giấy phép lái xe1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.......Như vậy, theo quy định về giấy phép lái xe thì bằng lái xe hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.Theo đó bằng lái xe hạng A1 là loại giấy phép không thời hạn.Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức đào tạo không đúng hạng bằng lái xe được phép đào tạo bị xử phạt như thế nào?Căn cứ quy định khoản 5 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe như sau:Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe....5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe được phép đào tạo;b) Cơ sở đào tạo lái xe đào tạo không đúng nội dung, chương trình, giáo trình theo quy định;c) Cơ sở đào tạo lái xe cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo cho học viên sai quy định;d) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thời gian, quãng đường học thực hành lái xe;đ) Trung tâm sát hạch lái xe không lắp đủ camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch theo quy định hoặc có lắp camera giám sát nhưng không hoạt động theo quy định;e) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số xe sát hạch lái xe trong hình không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;g) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số xe sát hạch lái xe trên đường không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;h) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số máy tính sát hạch lý thuyết không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;i) Trung tâm sát hạch lái xe tự ý di chuyển vị trí các phòng chức năng hoặc thay đổi hình các bài sát hạch mà chưa được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;k) Trung tâm sát hạch lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 02 kỳ sát hạch lái xe trở lên......Như vậy, trong trường hợp cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo không đúng hạng bằng lái xe được phép đào tạo thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.Bên cạnh đó cơ sở đào tạo lái xe còn có thể bị đình chỉ tuyển sinh từ 02 tháng đến 04 tháng.Bằng lái xe hạng A1 có thời hạn sử dụng hay không? (Hình từ Internet)Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi tổ chức đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe được phép đào tạo là bao lâu?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;....Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi tổ chức đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe được phép đào tạo là 01 năm.Trân trọng!
PC08 là phòng gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng PC08?
Cho tôi hỏi: PC08 là phòng gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng PC08 được quy định như thế nào? Câu hỏi từ chị Hằng - Bắc Ninh
PC08 là phòng gì? PC08 là ký hiệu của Phòng Cảnh sát giao thông thuộc Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Đây là một trong những lực lượng nghiệp vụ quan trọng của lực lượng Cảnh sát nhân dân, có nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không trên địa bàn tỉnh, thành phố.PC08 là phòng gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng PC08? (Hình từ Internet)Nhiệm vụ của phòng PC08 trong tuần tra, kiểm soát được quy định như thế nào?Tại Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ của phòng PC08 trong tuần tra, kiểm soát như sau:Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát1. Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.2. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.3. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.4. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an....Theo đó, phòng PC08 trong tuần tra, kiểm soát có nhiệm vụ:[1] Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.[2] Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.[3] Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định;[4] Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.[5] Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ.Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.[6] Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:- Phát hiện những sở hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;- Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.[7] Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.Quyền hạn của phòng PC08 trong tuần tra, kiểm soát được quy định như thế nào?Tại Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định quyền hạn của phòng PC08 trong tuần tra, kiểm soát như sau:[1] Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ heo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư 32/2023/TT-BCA và quy định của pháp luật có liên quan.Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.[2] Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.[3] Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của Luật Công an nhân dân.Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.[4] Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an.[5] Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.[6] Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.Trân trọng!
Bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì có được cấp lại không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì?
Xin cho tôi hỏi: Bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì có được cấp lại không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì? anh Lâm (Hải Phòng)
Bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì có được cấp lại không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì?Căn cứ quy định khoản 5 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh như sau:Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh....5. Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị thu hồi, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh:a) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này; đối với hộ kinh doanh vận tải thực hiện theo khoản 2 Điều này;b) Tài liệu chứng minh việc khắc phục đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 6 Điều 19 Nghị định này.Như vậy, theo quy đinh nêu trên thì trong trường hợp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì vẫn có thể được cấp lại.Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do bị thu hồi gồm có:- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải:+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, tải về+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;+ Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).- Đối với hộ kinh doanh vận tải:+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, tải về+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Bên cạnh đó hồ sơ còn gồm có các tài liệu chứng minh việc khắc phục đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 6 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.Bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì có được cấp lại không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn trong các trường hợp nào?Căn cứ quy định khoản 6 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh như sau:Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh....6. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:a) Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;d) Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.....Như vậy, đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:- Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;- Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;- Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;- Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm những gì?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm có:- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;- Người đại diện theo pháp luật;- Các hình thức kinh doanh;- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.Trân trọng!
Tự ý tháo dỡ biển báo giao thông trái phép bị xử phạt như thế như thế nào?
Xin cho tôi hỏi: Tự ý tháo dỡ biển báo giao thông trái phép bị xử phạt như thế như thế nào? Biển báo hiệu đường bộ gồm các nhóm nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Tự ý tháo dỡ biển báo giao thông trái phép bị xử phạt như thế như thế nào? Căn cứ quy định khoản 2 Điều 17 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về bảo vệ các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự như sau:Vi phạm quy định về bảo vệ các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự.....2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác;b) Tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức;c) Phá hoại, làm hư hỏng tài sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép.3. Hình thức xử phạt bổ sung:a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.4. Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.Như vậy, người nào có hành vi tự ý tháo dỡ biển báo giao thông trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).Tự ý tháo dỡ biển báo giao thông trái phép bị xử phạt như thế như thế nào? (Hình từ Internet)Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những loại nào?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:Hệ thống báo hiệu đường bộ1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn....Như vậy, hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm:- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;- Tín hiệu đèn giao thông;- Biển báo hiệu;- Vạch kẻ đường;- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.Biển báo hiệu đường bộ gồm các nhóm nào?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:Hệ thống báo hiệu đường bộ....4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn......Như vậy, biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm và được quy định như sau:- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi tự ý tháo dỡ biển báo giao thông trái phép là bao lâu?Căn cứ quy định Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm......Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi tự ý tháo dỡ biển báo giao thông trái phép là 01 năm.Trân trọng!
Mức phạt tiền đối với xe ô tô chở khách quá số người quy định năm 2024 là bao nhiêu?
Cho anh hỏi: Mức phạt tiền đối với xe ô tô chở khách quá số người quy định năm 2024 là bao nhiêu? Khi nào xe máy được phép chở 03 người? Câu hỏi của anh Đạo - Nghệ An
Mức phạt tiền đối với xe ô tô chở khách quá số người quy định năm 2024 là bao nhiêu?Tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền đối với ô tô chở khách quá số người quy định như sau:Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Không hướng dẫn hành khách đứng, nằm, ngồi đúng vị trí quy định trong xe;b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của lái xe theo quy định.2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.....Như vậy, tùy vào số người vượt quá mà mức phạt tiền đối với xe ô tô chở khách quá số người quy định từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm.Mức phạt đối với xe ô tô chở khách quá số người quy định năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)Khi nào xe máy được phép chở 03 người?Tại khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:a) Chở người bệnh đi cấp cứu;b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;c) Trẻ em dưới 14 tuổi.2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:a) Đi xe dàn hàng ngang;b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:a) Mang, vác vật cồng kềnh;b) Sử dụng ô;c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.Như vậy, xe máy được phép chở 03 trong trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, trẻ em dưới 14 tuổi.Xe đạp được chở tối đa mấy người?Tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác như sau:Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.Như vậy, xe đạp chỉ được chở 01 người. Tuy nhiên nếu chở trẻ em dưới 07 tuổi thì xe đạp được chở 02 người.Trân trọng!
Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2023-2024 chi tiết nhất?
Anh chị cho tôi hỏi anh chị có đáp án của cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2023-2024 không, nếu có cho tôi xin bộ đáp án được không? (chị Tâm - Hội An)
Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2023-2024 chi tiết nhất?Sau đây là đề thi và đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2023-2024:PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)Câu 1. Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời;B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ;C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.Câu 2. Khi tham gia giao thông vào buổi tối, người tham gia giao thông cần chú ý điều gì để bảo đảm an toàn nhất?A. Chú ý đi chậm, quan sát kỹ các các phương tiện đang đi tới;B. Chú ý lắng nghe tiếng còi xe, quan sát ánh đèn xe;C. Chú ý đi chậm, mặc quần áo sáng màu, xe có đèn phản quang, chú ý quan sát ánh đèn xe, phương tiện, lắng nghe tiếng còi xe;D. Đi với tốc độ bình thường, chú ý quan sát.Câu 3. Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ …...về quy tắc đi bộ an toàn.“Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi (1) ………....Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có (2) ………, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho (3) ………… và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.Người đi bộ không được vượt qua (4) ……….., không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ”A. (1) trên lòng đường - (2) dải phân cách - (3) xe cơ giới - (4) vỉa hè;B. (1) sát mép đường - (2) đèn tín hiệu - (3) người đi bộ - (4) dải phân cách;C. (1) sát mép đường - (2) dải phân cách - (3) người tham gia giao thông - (4) làn đường;D. (1) trên lòng đường - (2) đèn tín hiệu - (3) xe thô sơ - (4) lề đường.Câu 4. Khi ngồi sau xe máy, em cần ngồi như thế nào để bảo đảm an toàn?A. Lên xe từ bên phải và ngồi im trên xe;B. Vòng tay ôm ghì lấy người điều khiển xe;C. Lên xe từ bên phải, bám nhẹ vào hông người điều khiển xe và ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch;D. Lên xe từ bên trái của người điều khiển xe, bám nhẹ vào hông người điều khiển xe và ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch. Câu 5. Khi đi đến nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, có rất đông các phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?A. Phải nhường đường cho xe đi bên phải;B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước;C. Phải nhường đường cho xe đi bên trái;D. Chỉ nhường đường cho các xe đi phía trước.Câu 6. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm nào dưới đây?A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn giao thông;B. Quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để nhiều người biết;C. Cung cấp thông tin về vụ tai nạn cho bạn bè, người thân;D. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Câu 7. Việc làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi đi xe đến nơi có tầm nhìn bị che khuất?A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết;B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác;C. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra để kịp thời phòng tránh;D. Tăng tốc thật nhanh để tránh va chạm với xe khác và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra. Câu 8. Tại các điểm giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên đi trước thuộc về phương tiện nào dưới đây?A. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;B. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;C. Xe ô tô, xe mô tô và xe máy chuyên dùng;D. Phương tiện giao thông đường sắt.Câu 9. Gặp biển nào dưới đây xe đạp không được phép đi vào?A. Biển 1 và 3B. Biển 1 và 4 C. Biển 2 và 3D. Biển 2 và 4Câu 10. Thứ tự các xe trong hình dưới đây đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?A. Xe lam, xe mô tô, xe con, xe đạp;B. Xe con, xe đạp, xe mô tô, xe lam;C. Xe lam, xe con, xe mô tô + xe đạp;D. Xe mô tô + xe đạp, xe lam, xe con. PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬNĐọc tình huống sau đây:Nhân dịp vừa mới được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A (học sinh lớp 8) đã mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán kem gần trường và cả ba bạn đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y tế gần đó để sơ cứu, 3 bạn bị trầy sát chân tay và xe bị hư hỏng nhẹ.Em hãy:1. Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên.2. Vận dụng những kiến thức đã học về chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS, em hãy trình bày những biện pháp để góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc ở địa phương nơi em sinh sống.Gợi ý đáp án1. Hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trong tình huống trên là không đúng quy định và cần được cải thiện. Đầu tiên, việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là vi phạm quy định về an toàn giao thông. Bên cạnh đó, việc mải mê nói chuyện và không tập trung lái xe đã gây tai nạn và gây thương tích cho cả 3 bạn.2. Để góp phần vào việc nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc địa phương, em có thể áp dụng những biện pháp sau:- Tổ chức buổi tuyên truyền về an toàn giao thông: Em có thể tổ chức buổi nói chuyện, thảo luận, hoặc trình chiếu về quy tắc giao thông, tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm, và những hậu quả nếu không tuân thủ quy định.- Tổ chức các hoạt động thực hành: Em có thể tổ chức các buổi thực hành lái xe đạp an toàn, giúp học sinh nắm vững các quy tắc và kỹ năng lái xe đạp đúng cách.- Xây dựng bảng thông báo và poster: Em có thể thiết kế và treo bảng thông báo, poster về an toàn giao thông ở các điểm tập trung của trường hoặc địa phương, nhắc nhở mọi người tuân thủ quy tắc giao thông.- Tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông: Em có thể tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông để rèn kỹ năng và kiến thức của mình, và sau đó chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức này với bạn bè và cộng đồng.- Tạo ra một môi trường thân thiện với an toàn giao thông: Em có thể tạo ra một môi trường ở trường hoặc địa phương nơi mình sinh sống, nơi mọi người đều tự giác tuân thủ quy tắc giao thông và khuyến khích nhau làm điều đó.Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2023-2024 chi tiết nhất? (Hình từ Internet)Đối tượng nào sẽ được tham gia cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai?Theo Công văn 6258/BGDĐT-GDTrH năm 2023 do Bộ Giuaos dục và Đào tạo ban hành ngày 09/11/2023 thì các đối tượng sau sẽ được tham gia cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2023 - 2024 là:[1] Đối với cấp THCS: Dành cho học sinh và giáo viên của 63 tỉnh thành triển khai chương trình[2] Đối với cấp THPT: Dành cho học sinh lớp 10, 11 và giáo viên của 63 tỉnh thành triển khai chương trìnhNhiệm vụ của học sinh cấp THCS là gì?Theo Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của họ sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng như sau:- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.Trân trọng!
Phí đường bộ là gì? 05 trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Phí đường bộ là gì? Những trường hợp nào được miễn phí sử dụng đường bộ mới nhất 2024? Câu hỏi từ chị Trúc - Long An
Phí đường bộ là gì?Pháp luật hiện nay không có quy định nào cụ thể về khái niệm phí đường bộ, mà chỉ có quy định về phí sử dụng đường bộ tại Thông tư 70/2021/TT-BTC và Nghị định 90/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/02/2024).Theo đó, có thể hiểu phí đường bộ là một khoản phí mà các chủ phương tiện giao thông đường bộ phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ, cầu, phà,...Phí đường bộ được thu theo năm và theo thời hạn đăng kiểm của chiếc xe. Chủ phương tiện giao thông phải có trách nhiệm nộp loại phí này cho cơ quan nhà nước theo đúng quy định.Phí đường bộ là gì? 05 trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ mới nhất 2024? (Hình từ Internet)05 trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ mới nhất 2024?Căn cứ Điều 3 Nghị định 90/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/02/2024) quy định các trường hợp miễn phí như sau:Các trường hợp miễn phíMiễn phí sử dụng đường bộ đối với người nộp phí cho các loại xe ô tô sau:1. Xe cứu thương.2. Xe chữa cháy.3. Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, gồm:a) Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm: xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác).b) Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm: xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ có giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ tang lễ. Đơn vị phục vụ tang lễ có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ gửi đơn vị đăng kiểm khi kiểm định xe (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại).4. Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các xe mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (bao gồm: xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe vận tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh và các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng).5. Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng công an nhân dân bao gồm:a) Xe cảnh sát giao thông có in dòng chữ: “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” ở hai bên thân xe.b) Xe cảnh sát 113 có in dòng chữ: “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe.c) Xe cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe.d) Xe vận tải có lắp ghế ngồi trong thùng xe của lực lượng công an nhân dân làm nhiệm vụ.đ) Xe chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn và các xe chuyên dùng khác của lực lượng công an nhân dân.e) Xe đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe đặc chủng khác của lực lượng công an nhân dân).Như vậy, miễn phí sử dụng đường bộ đối với người nộp phí cho các loại xe ô tô sau:(1) Xe cứu thương.(2) Xe chữa cháy.(3) Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ(4) Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng(5) Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng công an nhân dânMức thu phí sử dụng đường bộ hiện nay là bao nhiêu?Mức thu phí sử dụng đường bộ được thực hiện theo Điều 5 Nghị định 90/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/02/2024) quy định về mức thu phí như sau:Mức thu phíMức thu phí sử dụng đường bộ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính tròn số theo nguyên tắc số tiền phí lẻ dưới 500 đồng thì tính tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng đến dưới 1.000 đồng thì tính tròn lên 1.000 đồng.Theo đó, tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP, cụ thể:[1] Mức thu phí (trừ quy định tại điểm 2 và điểm 3 dưới đây)Ghi chú:- Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.- Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.- Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.- Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.[2] Mức thu phí đối với xe của lực lượng quốc phòng[3] Mức thu phí đối với xe của lực lượng công anLưu ý: Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính tròn số theo nguyên tắc số tiền phí lẻ dưới 500 đồng thì tính tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng đến dưới 1.000 đồng thì tính tròn lên 1.000 đồng.Trân trọng!
Không sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm từ ngày 15/02/2024?
Cho tôi hỏi: Có phải từ ngày 15/02/2024 sẽ không sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm không?- Câu hỏi của anh Pháp (Tp.HCM).
Không sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm?Tại khoản 19 Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm g khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT, các quy định khi cải tạo xe cơ giới như sau:Các quy định khi cải tạo xe cơ giớiViệc cải tạo xe cơ giới và xe cơ giới sau khi cải tạo phải phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông và phải tuân thủ các quy định sau đây:...19. Không sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm tính từ năm sản xuất để thay thế hoặc cải tạo. Động cơ thay thế có công suất lớn nhất theo công bố của nhà sản xuất nằm trong khoảng từ 90% đến 120% so với công suất lớn nhất của động cơ được thay thế.Như vậy, từ ngày 15/02/2024, động cơ xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm kể từ năm sản xuất thì sẽ không được sử dụng lại để thay thế hoặc cải tạo xe cơ giới.Trong trường hợp nào xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo?Tại Điều 4a Thông tư 85/2014/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có quy định các trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo như sau:(1) Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không bao gồm thay đổi vị trí và kích thước cửa);(2) Thay đổi một số kết cấu thùng chở hàng như: bịt kín hoặc thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng; thay thế tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại; bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ không làm tăng chiều cao thành thùng hàng (Hc) quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 42/2014/TT- BGTVT; lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ;(3) Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe;(4) Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời;(5) Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, QCVN 35:2017/BGTVT mà không cần phải gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt;(6) Thay thế bóng đèn thuộc cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu của cụm đèn;(7) Thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.Việc lắp đặt thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe;(8) Thay đổi về kiểu dáng một số chi tiết của phần thân vỏ xe như: lưới tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió;(9) Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin ô tô tải, bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe.Khi nào xe cơ giới cải tạo được miễn lập hồ sơ thiết kế?Tại Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có quy định xe cơ giới cải tạo được miễn lập hồ sơ thiết kế khi thuộc 1 trong 12 trường hợp sau:- Xe ô tô tập lái, sát hạch lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ bằng cách liên kết với bàn đạp phanh chính thông qua một thanh đòn dẫn động cơ khí.- Lắp thêm hoặc tháo bỏ các nắp chắn bụi cho thùng xe của xe ô tô tải tự đổ nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng xe.- Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng nhưng không làm thay đổi kích thước bao của xe.- Xe ô tô tải tự đổ và xe ô tô xi téc nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, cải tạo trước ngày 01 tháng 11 năm 2014 có nhu cầu tự nguyện cắt giảm thể tích thùng hàng, xi téc để phù hợp quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT.- Tháo bỏ hệ thống cung cấp nhiên liệu sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hoặc khí thiên nhiên nén (CNG) cho động cơ của xe đối với xe cơ giới đã cải tạo lắp đặt thêm hệ thống cung cấp nhiên liệu (LPG, CNG) trở về chỉ sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe cơ giới trước khi cải tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu.- Cải tạo thay đổi vị trí các trục, cụm trục, chốt kéo đến hết ngày 31/12/2015 đối với sơ mi rơ moóc tải (trừ sơ mi rơ moóc tải tự đổ) và sơ mi rơ moóc chở công-ten-nơ có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn khối lượng toàn bộ theo thiết kế.- Cải tạo theo thiết kế mẫu do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố.- Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe.- Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ mui gió trên nóc ca bin ô tô đầu kéo.- Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ bơm, thùng dầu và hệ thống đường ống thủy lực của xe đầu kéo để dẫn động cho hệ thống nâng hạ thùng hàng của sơ mi rơ moóc tải tự đổ.- Thay đổi bố trí chỗ ngồi hành khách hoặc cửa xếp dỡ hàng hóa của thùng hàng hoặc vật liệu bọc, lót thùng hàng.- Ô tô tải lắp thêm hoặc thay thế thiết bị nâng hạ hàng hóa của thùng hàng đã có giấy chứng nhận an toàn của Cơ quan có thẩm quyền hoặc tháo bỏ thiết bị này.Lưu ý: Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.Trân trọng!
Tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị phạt như thế nào?
Cho tôi hỏi người nào không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị phạt như thế nào? Câu hỏi từ chị Hằng (Tp. Hồ Chí Minh)
Tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị phạt như thế nào?Căn cứ Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng:Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Theo quy định trên, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.Người phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ vi phạm.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị phạt như thế nào? (Hình từ Intenret)Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông thì bị phạt bao nhiêu tiền?Căn cứ khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ:Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ...7. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ....Theo đó, người nào không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Tổ chức không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.Cá nhân có trách nhiệm như thế nào khi xảy ra tai nạn giao thông?Căn cứ Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định trách nhiệm của cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:- Cá nhân điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:+ Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;+ Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.- Cá nhân có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:+ Bảo vệ hiện trường;+ Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;+ Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;+ Bảo vệ tài sản của người bị nạn;+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.- Cá nhân điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu.Lưu ý: Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện các trách nhiệm trên khi xảy ra tai nạn giao thông.Trân trọng!
Thế nào là đường quốc lộ? Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống đường quốc lộ?
Cho tôi hỏi: Thế nào là đường quốc lộ? Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống đường quốc lộ? Câu hỏi từ chị Nga - Gia Lai
Thế nào là đường quốc lộ? Theo khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định phân loại đường bộ như sau:Phân loại đường bộ1. Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;...Như vậy, theo quy định về phân loại đường bộ thì đường quốc lộ là:- Đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh;- Đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên;- Đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ;- Đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực.Thế nào là đường quốc lộ? Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống đường quốc lộ? (Hình từ Internet)Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống đường quốc lộ?Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định tổ chức giao thông và điều khiển giao thông như sau:Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông...2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau:a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;b) Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ.Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như thế nào?Theo khoản 2 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định phân loại đường bộ như sau:Phân loại đường bộ...2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.Như vậy, thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ như sau;- Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;- Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);- Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;- Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có:+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ;+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện;+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.Trân trọng!
Bằng lái xe hạng A1 có thời hạn sử dụng hay không?
Bằng lái xe hạng A1 có thời hạn sử dụng hay không? CSĐT lái xe tổ chức đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe được phép đào tạo bị xử phạt như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Bằng lái xe hạng A1 có thời hạn sử dụng hay không?Căn cứ quy định Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:Giấy phép lái xe1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.......Như vậy, theo quy định về giấy phép lái xe thì bằng lái xe hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.Theo đó bằng lái xe hạng A1 là loại giấy phép không thời hạn.Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức đào tạo không đúng hạng bằng lái xe được phép đào tạo bị xử phạt như thế nào?Căn cứ quy định khoản 5 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe như sau:Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe....5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe được phép đào tạo;b) Cơ sở đào tạo lái xe đào tạo không đúng nội dung, chương trình, giáo trình theo quy định;c) Cơ sở đào tạo lái xe cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo cho học viên sai quy định;d) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thời gian, quãng đường học thực hành lái xe;đ) Trung tâm sát hạch lái xe không lắp đủ camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch theo quy định hoặc có lắp camera giám sát nhưng không hoạt động theo quy định;e) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số xe sát hạch lái xe trong hình không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;g) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số xe sát hạch lái xe trên đường không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;h) Trung tâm sát hạch lái xe có trên 50% số máy tính sát hạch lý thuyết không bảo đảm điều kiện để sát hạch theo quy định;i) Trung tâm sát hạch lái xe tự ý di chuyển vị trí các phòng chức năng hoặc thay đổi hình các bài sát hạch mà chưa được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;k) Trung tâm sát hạch lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 02 kỳ sát hạch lái xe trở lên......Như vậy, trong trường hợp cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo không đúng hạng bằng lái xe được phép đào tạo thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.Bên cạnh đó cơ sở đào tạo lái xe còn có thể bị đình chỉ tuyển sinh từ 02 tháng đến 04 tháng.Bằng lái xe hạng A1 có thời hạn sử dụng hay không? (Hình từ Internet)Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi tổ chức đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe được phép đào tạo là bao lâu?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;....Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi tổ chức đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe được phép đào tạo là 01 năm.Trân trọng!
PC08 là phòng gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng PC08?
Cho tôi hỏi: PC08 là phòng gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng PC08 được quy định như thế nào? Câu hỏi từ chị Hằng - Bắc Ninh
PC08 là phòng gì? PC08 là ký hiệu của Phòng Cảnh sát giao thông thuộc Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Đây là một trong những lực lượng nghiệp vụ quan trọng của lực lượng Cảnh sát nhân dân, có nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không trên địa bàn tỉnh, thành phố.PC08 là phòng gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng PC08? (Hình từ Internet)Nhiệm vụ của phòng PC08 trong tuần tra, kiểm soát được quy định như thế nào?Tại Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ của phòng PC08 trong tuần tra, kiểm soát như sau:Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát1. Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.2. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.3. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.4. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an....Theo đó, phòng PC08 trong tuần tra, kiểm soát có nhiệm vụ:[1] Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.[2] Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.[3] Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định;[4] Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.[5] Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ.Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.[6] Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:- Phát hiện những sở hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;- Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.[7] Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.Quyền hạn của phòng PC08 trong tuần tra, kiểm soát được quy định như thế nào?Tại Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định quyền hạn của phòng PC08 trong tuần tra, kiểm soát như sau:[1] Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ heo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư 32/2023/TT-BCA và quy định của pháp luật có liên quan.Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.[2] Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.[3] Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của Luật Công an nhân dân.Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.[4] Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an.[5] Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.[6] Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.Trân trọng!
Bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì có được cấp lại không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì?
Xin cho tôi hỏi: Bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì có được cấp lại không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì? anh Lâm (Hải Phòng)
Bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì có được cấp lại không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì?Căn cứ quy định khoản 5 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh như sau:Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh....5. Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị thu hồi, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh:a) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này; đối với hộ kinh doanh vận tải thực hiện theo khoản 2 Điều này;b) Tài liệu chứng minh việc khắc phục đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 6 Điều 19 Nghị định này.Như vậy, theo quy đinh nêu trên thì trong trường hợp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì vẫn có thể được cấp lại.Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do bị thu hồi gồm có:- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải:+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, tải về+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;+ Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).- Đối với hộ kinh doanh vận tải:+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, tải về+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Bên cạnh đó hồ sơ còn gồm có các tài liệu chứng minh việc khắc phục đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 6 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.Bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì có được cấp lại không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn trong các trường hợp nào?Căn cứ quy định khoản 6 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh như sau:Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh....6. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:a) Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;d) Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.....Như vậy, đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:- Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;- Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;- Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;- Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm những gì?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm có:- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;- Người đại diện theo pháp luật;- Các hình thức kinh doanh;- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.Trân trọng!
Lịch âm hôm nay? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết âm lịch 2024?
Tôi muốn được biết Lịch âm hôm nay là ngày bao nhiêu? Tết âm lịch 2024 vào thứ mấy trong tuần? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết âm lịch 2024? Câu hỏi của chị Phượng (Quy Nhơn)
Lịch âm hôm nay?Năm mới 2024 đã bắt đầu được 5 ngày, thời tiết đang dần ấm lên, báo hiệu một mùa xuân tươi đẹp đang về. Theo lịch âm hôm nay, ngày 5 tháng 1 năm 2024 là ngày Mậu Thìn, tháng Giáp Thìn, năm Giáp Thìn. Đây là ngày hoàng đạo, có nhiều sao tốt chiếu mệnh, thuận lợi cho các công việc quan trọng như hợp mệnh, cưới hỏi, động thổ, khai trương, an táng.Theo đó, lịch âm hôm nay có thể được diễn giải đầy đủ như sau:Lịch âm hôm nay 5 tháng 1 năm 2024- Ngày: Mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn- Tức: Ngày Mậu Thìn, tháng Giáp Thìn, năm Giáp Thìn (âm lịch)- Can chi: Mậu Thìn (Kim)- Lục thập hoa giáp: Thìn Thìn- Ngày hoàng đạo: Nguyệt Đức- Giờ hoàng đạo: Dần (3-5h), Mão (5-7h), Ngọ (11-13h), Thân (15-17h), Dậu (17-19h), Hợi (21-23h)- Giờ hắc đạo: Tý (23-1h), Sửu (1-3h), Mùi (13-15h), Tuất (19-21h), Thìn (23-1h)- Sao tốt: Thiên Phúc, Nguyệt Đức, Thiên Hỷ, Thiên Y, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiên Đức, Thiên Ân, Thiên Hỷ, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiên Đức, Thiên Ân- Sao xấu: Thổ Phủ, Nguyệt Khắc, Thiên Cẩu, Địa Võng, Thiên Hình, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Nguyệt Khắc- Ngày tốt cho các việc: Hợp mệnh, cưới hỏi, động thổ, khai trương, an táng- Ngày xấu cho các việc: Cầu tài, giao dịch, mua bán, ký kết hợp đồng- Giờ hoàng đạo và hắc đạo:+ Giờ hoàng đạo là thời điểm tốt lành, thuận lợi để tiến hành các công việc quan trọng.+ Giờ hắc đạo là thời điểm xấu, không thuận lợi để tiến hành các công việc quan trọng.Có thể xem Lịch âm hôm nay được thể hiện bằng bảng dưới đây:Tết âm lịch 2024 vào thứ mấy trong tuần? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết âm lịch 2024?Tết âm lịch là dịp để gia đình sum họp, đoàn viên, quây quần bên nhau.Tết âm lịch với ý nghĩa tiễn năm cũ đã qua và chào đón năm mới với những lời cầu chúc về một năm mạnh khỏe, sinh sôi, mưa thuận gió hòa.Tết âm lịch cũng là một trong những truyền thống uống nước nhớ nguồn của đất nước Việt Nam ta.Theo lịch vạn niên, ngày 30 Tết âm lịch năm 2024 sẽ rơi vào thứ sáu trong tuần, tức là ngày 09/02/2024 dương lịch và mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn là 10/02/2024 dương lịch, sẽ rơi vào thứ bảy trong tuần.Hiện tại hôm nay là ngày 05/01/2024 dương lịch đến mồng 1 Tết âm lịch 2024 (ngày 10/02/2024 dương lịch) là còn 36 ngày nữa sẽ đến tết 2024.Lịch âm hôm nay? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết âm lịch 2024? (Hình từ Internet)Cảnh sát giao thông có được bắt xe vào ngày Tết âm lịch không?Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;...Theo đó, Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.- Đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.- Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.Như vậy, về cơ bản Cảnh sát giao thông không được tự ý dừng xe người đi đường, trừ các trường hợp được pháp luật quy định đã phân tích ở trên.Mặc khác, ngay cả khi không có vi phạm, Cảnh sát giao thông vẫn được phép dừng xe kiểm tra hành chính nếu thuộc quy định trên.Do đó, Cảnh sát giao thông vẫn được bắt xe vào ngày Tết âm lịch nếu như đang thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.Trân trọng!
Học sinh cấp 2 được đi xe máy điện hay không? Đi xe máy điện khi chưa đủ tuổi có bị phạt tiền không?
Cho tôi hỏi: Học sinh cấp 2 được đi xe máy điện hay không? Đi xe máy điện khi chưa đủ tuổi có bị phạt tiền không? Câu hỏi từ anh Hoàng - Đồng Tháp
Học sinh cấp 2 được đi xe máy điện hay không?Tại điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:Giải thích từ ngữ...d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;Theo đó, tại khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:Tuổi, sức khỏe của người lái xe1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam....Tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:...b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy người từ đủ 16 tuổi trở lên mới được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 (bao gồm xe máy điện).Theo đó, độ tuổi của học sinh cấp 2 (từ lớp 6 đến lớp 9) thông thường là từ 11 tuổi - 15 tuổi, trừ một số trường hợp học sinh lưu ban, nhập học trễ hơn độ tuổi quy định. Tức là phần lớn học sinh cấp 2 đều dưới 16 tuổiNhư vậy, học sinh cấp trung học cơ sở (học sinh cấp 2) sẽ không được điều khiển xe máy điện, trừ một số trường hợp học sinh học cấp 2 đã đủ 16 tuổi.Học sinh cấp 2 được đi xe máy điện hay không? Đi xe máy điện khi chưa đủ tuổi có bị phạt tiền không? (Hình từ Internet)Đi xe máy điện có cần mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự không?Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bảo hiểm bắt buộc như sau:Bảo hiểm bắt buộc1. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;b) Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;c) Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;d) Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai....Theo đó, tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:Giải thích từ ngữ...18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.Như vậy, xe máy điện cũng được xem là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Do đó, người đi xe máy điện cũng cần phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự.Đi xe máy điện khi chưa đủ tuổi có bị phạt tiền không?Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về hành vi đi xe máy điện khi chưa đủ tuổi như sau:Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô....10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm c khoản 8; điểm b khoản 9 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm d khoản 7, điểm c khoản 8 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.Như vậy, nếu người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chưa đủ tuổi đi xe máy điện mà tham gia giao thông thì sẽ không bị phạt tiền mà áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.Trân trọng!
Mua xe máy trả góp cần giấy tờ gì? Thủ tục mua xe máy trả góp năm 2024 như thế nào?
Cho tôi hỏi: Mua xe trả góp cần giấy tờ gì? Thủ tục mua xe máy trả góp năm 2024 như thế nào? (Câu hỏi của chị Trân - Ninh Thuận)
Mua xe máy trả góp cần giấy tờ gì? Thủ tục mua xe trả góp năm 2024 như thế nào?Thủ tục mua xe máy trả góp năm 2024 được hướng dẫn như sauBước 1: Cá nhân mua xe máy trả góp cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:[1] Giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD, Hộ khẩu[2] Giấy tờ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, bảng lương, sổ tiết kiệm, sao kê lương các tháng gần nhất,...[3] Giấy tờ chứng minh tài sản: Giấy tờ nhà đất, xe cộ,...(nếu có)[4] Đơn đề nghị vay vốn mua xe (theo mẫu của ngân hàng hoặc công ty tài chính) nơi cá nhân vay vốn.[5] Các giấy tờ khác có liên quan hoặc theo yêu cầu của bên bán xe.Bước 2: Nộp hồ sơ vay vốn đến ngân hàng hoặc công ty tài chính trực tiếp hoặc online.Sau đó, bên ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ thực hiện thẩm định hồ sơ.Bước 3: Ký hợp đồng vay vốn:- Sau khi hồ sơ được duyệt, người mua xe sẽ ký hợp đồng vay vốn với ngân - hàng/công ty tài chính- Hợp đồng sẽ ghi rõ lãi suất, thời hạn vay, phí dịch vụ, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên.Bước 4: Ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ giải ngân số tiền vay vốn và người mua xe thực hiện thủ tục mua xe bình thường. Sau khi hoàn tất thủ tục, người mua xe thực hiện nhận xe tại người bán.*Nội dung thủ tục mua xe trả góp chỉ mang tính chất tham khảo.Mua xe máy trả góp cần giấy tờ gì? Thủ tục mua xe máy trả góp năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)Đăng ký xe máy mới mua ở đâu? Thủ tục đăng ký như thế nào?Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cơ quan đăng ký xe như sau:Cơ quan đăng ký xe.....3. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện) đăng ký các loại xe: ô tô; mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương (trừ các loại xe quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều này).4. Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) thực hiện đăng ký xe (trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này) như sau:a) Công an cấp xã của các huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương;b) Công an cấp xã của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trừ Công an cấp xã nơi Phòng Cảnh sát giao thông, Công an huyện, thị xã, thành phố đặt trụ sở) có số lượng đăng ký mới từ 150 xe/năm trở lên (trung bình trong 03 năm gần nhất) thực hiện đăng ký xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương......Theo quy định Điều 12 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về thủ tục đăng ký xe lần đầu như sau:Thủ tục đăng ký xe lần đầu1. Tổ chức, cá nhân đăng ký xe thực hiện quy định tại Điều 9 Thông tư này; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe và nộp các giấy tờ quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này.2. Sau khi cán bộ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe bảo đảm hợp lệ thì được cấp biển số theo quy định sau:a) Cấp biển số mới đối với trường hợp chủ xe chưa được cấp biển số định danh hoặc đã có biển số định danh nhưng đang đăng ký cho xe khác;b) Cấp lại theo số biển số định danh đối với trường hợp biển số định danh đó đã được thu hồi.Trường hợp xe, hồ sơ xe không bảo đảm đúng quy định thì bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ đăng ký xe tại phiếu hướng dẫn hồ sơ.3. Nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe (trường hợp được cấp biển số theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này); trường hợp chủ xe có nhu cầu nhận trả kết quả đăng ký xe qua dịch vụ bưu chính công ích thì đăng ký với đơn vị dịch vụ bưu chính công ích.4. Nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp được cấp biển số theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này) tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ đơn vị dịch vụ bưu chính công ích.Theo đó, thủ tục đăng ký xe máy mới sẽ được thực hiện tại Công an cấp xã hoặc Công an cấp huyện tùy vào từng trường hợp. Thủ tục đăng ký xe máy mới mua lần đầu được thực hiện như sau:Bước 1: Người đăng ký xe đăng nhập cổng dịch vụ công và có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung quy định trong giấy khai đăng ký xe;Trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch vụ công thì chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.Bước 2: Chủ xe nhận mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến, lịch hẹn giải quyết hồ sơ do cổng dịch vụ công thông báo qua tin nhắn điện thoại hoặc qua địa chỉ thư điện tử để làm thủ tục đăng ký xe;Bước 3: Chủ xe cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục đăng ký xe theo quy định.Bước 4: Chủ xe đưa xe đến cơ quan đăng ký xe và nộp các giấy tờ;Bước 5: Cán bộ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe bảo đảm hợp lệ thì được cấp biển số;Bước 6: Nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xeThời hạn giải quyết đăng ký xe máy mới mua là bao lâu?Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về thời hạn giải quyết đăng ký xe như sau:Thời hạn giải quyết đăng ký xe1. Cấp chứng nhận đăng ký xe: Không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ trường hợp cấp lại chứng nhận đăng ký xe phải thực hiện xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều này......Như vậy, thời hạn giải quyết đăng ký xe máy mới mua sẽ không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Trân trọng!
VETC là gì? Cách tra cứu tài khoản VETC qua biển số xe như thế nào?
Cho tôi hỏi VETC là gì? Cách tra cứu tài khoản VETC qua biển số xe như thế nào? Có bắt buộc hình thức thu phí ETC trên đường cao tốc hay không? (Câu hỏi của anh Phương - Hải Phòng)
VETC là gì?ETC viết tắt của Electronic Toll Collection là dịch vụ thu phí đường bộ tự động sử dụng sóng radio để nhận diện xe cơ giới khi đi qua trạm thu phí, liên kết với tài khoản giao thông và thực hiện thanh toán tự động trên hệ thống.Theo đó, xe có đăng ký tài khoản VETC và có gắn chíp cảm biến trên xe, khi đi qua trạm thu phí sẽ được nhận diện và thanh toán tiền tự động trên hệ thống, chủ xe không cần dừng lại và tiếp tục đi thẳng. Để có thể thu phí tự động khi đi qua trạm, chủ xe cần phải đăng ký tài khoản và dán chíp cảm biến nhận diện xe thông qua hai cách.Mặt khác, VETC là thương hiệu của Công ty TNHH thu phí tự động VETC, nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên trên thị trường Việt Nam triển khai công nghệ thu phí tự động đường bộ. Đồng thời là trạm thu phí tự động trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ,...Việc đăng ký tài khoản ETC online được hướng dẫn như sau:Cách 1: Đăng ký tên website VETCBước 1: Truy cập vào website https://vetc.com.vn/ chọn mục đăng kí ở phía bên phảiBước 2: Điền thông tin tại mục "Xe đăng ký dán thẻ" và chọn Tiếp tục.Bước 3: Chọn đối tượng khách hàng Cá nhân hoặc Doanh nghiệp và điền thông tin theo yêu cầu:Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký.Bước 5: Hệ thống thông báo xác nhận đã đăng ký thành công.Cách 2: Đăng ký qua ứng dụng VETCBước 1: Tải ứng dụng VETC trên Appstore và Googleplay.Bước 2: Chọn đăng ký mở tài khoản hoặc dán thẻ:Bước 3: Điền các thông tinBước 4: Chọn đối tượng khách hàng Cá nhân hoặc Doanh nghiệp và chọn tiếp tục.Bước 5: Nhập mã OTP và chọn đăng ký.VETC là gì? Cách tra cứu tài khoản VETC qua biển số xe như thế nào? (Hình từ Internet)Cách tra cứu tài khoản VETC qua biển số xe như thế nào?Cách tra cứu tài khoản VETC qua biển số xe được thực hiện cụ thể như:Bước 1: Truy cập vào trang thông tin theo dường link dưới đây: https://customer.vetc.com.vn.Bước 2: Chọn mục tra cứu hóa đơn.Bước 3: Trên trang chủ sẽ hiển thị các thông tin về tài khoản VETC bao gồm số dư, lịch sử giao dịch và các thông tin liên quan khác.Có bắt buộc hình thức thu phí ETC trên đường cao tốc hay không?Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 32/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP quy định về trạm thu phí trên đường cao tốc như sau:Thu tiền dịch vụ sử dụng và khai thác các công trình đường cao tốc1. Đối với đường cao tốc được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC).2. Đường cao tốc là tài sản công của Nhà nước, Cơ quan được giao quản lý đường cao tốc có trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác công trình đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan.Như vậy, hình thức thu phí ETC là hình thức thu phí điện tử không dừng đối với dịch vụ sử dụng đường bộ. Theo đó, đối với đường cao tốc được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bắt buộc phải áp dụng hình thức thu phí ETC.Hệ thống thu phí ETC như thế nào?Theo quy định Điều 6 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg, hệ thống thu phí ETC bao gồm các cấu thành sau:- Hệ thống điều hành trung tâm.- Trung tâm giám sát, bảo trì, chăm sóc khách hàng.- Trung tâm dịch vụ thẻ đầu cuối.- Trung tâm dữ liệu.- Hệ thống đường truyền dữ liệu.- Hệ thống thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.- Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ.- Các hệ thống, thiết bị, hạng mục khác bảo đảm hoạt động của hệ thống thu phí điện tử không dừng; bảo đảm kết nối liên thông giữa các hệ thống thu phí điện tử không dừng, giữa hệ thống một dừng với hệ thống điện tử không dừng tại từng trạm và toàn bộ hệ thống.Bên cạnh đó, hệ thống thu phí ETC phải được thiết kế, lắp đặt, xây dựng đồng bộ trên toàn quốc, bảo đảm vận hành liên tục, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và an toàn.Trân trọng!
Hướng dẫn 03 cách tra cứu giấy phép lái xe A1 chi tiết, chuẩn xác 2024?
Hướng dẫn tôi các cách tra cứu giấy phép lái xe A1 chi tiết, chuẩn xác nhất 2024? Thi bằng lái xe A1 bao lâu có bằng? Mong được giải đáp!
Hướng dẫn 03 cách tra cứu giấy phép lái xe A1 chi tiết, chuẩn xác 2024?[1] Tra cứu giấy phép lái xe A1 online trên webBước 1: Truy cập vào trang web Trang thông tin giấy phép lái xe theo địa chỉ: https://gplx.gov.vnBước 2: Nhập đầy đủ thông tin yêu cầuChọn loại GPLX tương ứng với loại bằng lái của bạnTrên giao diện chính, nhập thông tin giấy phép lái xe A1 cần tra cứu theo yêu cầu của hệ thống, bao gồm:+ Loại giấy phép lái xe: Nhìn vào góc dưới bên trái trên mặt trước của bằng lái xe A1 để chọn loại giấy phép chính xác+ Số giấy phép lái xe A1: In trên mặt trước của giấy phép lái xe+ Ngày, tháng, năm sinh: Nhập chính xác ngày tháng năm sinh in trên giấy phép lái xe A1+ Mã bảo vệ: Nhập mã bảo vệ hiển thị trên màn hìnhBước 3: Nhấn vào mục “Tra cứu giấy phép lái xe” ở phía dưới màn hình, toàn bộ thông tin liên quan đến giấy phép lái xe A1 hiển thị.[2] Tra cứu giấy phép lái xe A1 qua tin nhắnTra cứu giấy phép lái xe A1 qua tin nhắn SMS là hình thức tra cứu mới và chỉ áp dụng được cho các loại giấy phép lái xe loại PET.Để tra cứu, người dùng thực hiện soạn tin nhắn theo cú pháp như sau:TC [dấu cách] [Số GPLX] gửi đến 0936.083.578 hoặc 0936.081.778.Sau khi gửi tin nhắn thành công, hệ thống sẽ gửi lại một tin nhắn chứa toàn bộ thông tin liên quan đến giấy phép lái xe cần tra cứuLưu ý: Người dùng tra cứu thông tin giấy phép lái xe bằng tin nhắn SMS sẽ phải trả phí.[3] Tra cứu giấy phép lái xe A1 qua VNeIDNếu đã được cấp Căn cước công dân gắn chip, bạn có thể dùng ứng dụng VNeID quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân để tra cứu giấy phép lái xe A1Bước 1: Tải ứng dụng VNeID về điện thoại của mình.Bước 2: Mở ứng dụng VNeID, tiến hành Đăng nhập. Nếu chưa có tài khoản thì đăng ký theo hướng dẫn, sau đó chọn Quét mã.Bước 3: Hướng camera vào mã QR trên thẻ Căn cước công dân để quét.Vuốt lên để mở thông tin Giấy phép lái xe của mình.Hướng dẫn 03 cách tra cứu giấy phép lái xe A1 chi tiết, chuẩn xác 2024? (Hình từ Internet)Thi bằng lái xe A1 bao lâu có bằng?Tại Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT và bị thay thế bởi điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT quy định về thời hạn cấp bằng lái xe như sau:Cấp mới giấy phép lái xe1. Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe.2. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.3. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.4. Cá nhân đạt kết quả sát hạch có nhu cầu nhận giấy phép lái xe tại nhà, trong vòng 03 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, thực hiện đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.Như vậy, bằng lái xe A1 sẽ được cấp chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi nếu cá nhân vượt qua kì thi sát hạch lý thuyết và thực hành.Sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1 gồm những nội dung gì? Tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi điểm a, b khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có quy định về nội dung và quy trình sát hạch lái xe như sau:Nội dung và quy trình sát hạch.....3. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xea) Sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải (đối với giấy phép lái xe hạng A3, A4); cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô hạng B1); cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B2 trở lên).Người dự sát hạch lái xe hạng A1 có giấy phép lái xe ô tô do ngành Giao thông vận tải cấp được miễn sát hạch lý thuyết.b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2Người dự sát hạch phải điều khiển xe mô tô qua 04 bài sát hạch: đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề.c) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A3, A4Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi và lùi theo hướng ngược lại....Như vậy, nội dung thi sát hạch lái xe đối với bằng lái xe hạng A1 gồm 02 nội dung như sau:- Sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe;...- Sát hạch thực hành lái xe: Người dự sát hạch phải điều khiển xe mô tô qua 04 bài sát hạch: đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề.Trân trọng!
Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT chi tiết nhất năm 2023-2024?
Cho em xin đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT chi tiết nhất năm 2023-2024? - Câu hỏi của bạn Hà (Hà Nội).
Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT chi tiết nhất năm 2023-2024?Dưới đây là một số đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT chi tiết nhất năm 2023-2024 trắc nghiệm, cụ thể như sau:Câu 1: Hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và cản trở người tham gia giao thông khác?A. Đi nhanh, tạt đầu trước các phương tiện khác;B. Ra tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát và rẽ thật nhanh;C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn chuyển hướng;D. Đu bám, kéo, đẩy xe khác trên đường.Câu 2. Khi tham gia giao thông đến nơi đường giao nhau, trên làn đường rẽ phải có vạch kẻ mắt võng, người tham gia giao thông phải dừng xe như thế nào nếu gặp đèn tín hiệu màu đỏ?A. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng;B. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng và không được dừng trên phần đường kẻ vạch mắt võng để nhường đường cho phương tiện được rẽ theo tín hiệu đèn;C. Người tham gia giao thông dừng trên vạch mắt võng;D. Người tham gia giao thông được dừng trên vạch mắt võng chờ tín hiệu đèn xanh để đi qua.Câu 3. Anh A điều khiển xe máy điện chạy trong khu vực thị trấn, với tốc độ cho phép, để đảm bảo an toàn giao thông, anh A cần giữ khoảng cách với xe chạy liền trước xe của mình như thế nào?A. Giữ khoảng cách tối thiểu là 35 mét;B. Giữ khoảng cách tối thiểu là 55 mét;C. Chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế;D. Với khoảng cách an toàn thích hợp và nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.Câu 4. Khi điều khiển phương tiện ở khu đô thị và khu đông dân cư từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện (trừ các xe ưu tiên) phải báo hiệu bằng cách nào sau đây để xin vượt xe?A. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn và còi xe;B. Báo hiệu bằng còi xe;C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn;D. Không cần báo hiệu, khi thấy đường rộng thì vượt nhanh.Câu 5: Hãy sắp xếp thứ tự các bước để vượt xe an toàn khi điều khiển xe máy điện:(1) Kiểm tra an toàn phía trước và phía sau qua gương chiếu hậu(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe đã nhường đường. Tăng tốc độ để vượt(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển dần sang trái(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.A. 2-3-1-4B. 1-4-2-3C. 4-3-1-2D. 4-1-3-2Câu 6. Mai là ngày sinh nhật tròn 16 tuổi của B. Chiều nay, B hỏi mượn xe máy điện của anh trai để rủ bạn đi mua quần áo mới mặc trong buổi sinh nhật. Theo em, trong trường hợp này, anh trai B nên sẽ xử lý như thế nào để đảm bảo tuân thủ Luật giao thông đường bộ?A. Kiên quyết không cho B mượn xe;B. Cho mượn xe và yêu cầu phải đội mũ bảo hiểm;C. Cho mượn xe và không yêu cầu đội mũ bảo hiểm;D. Chỉ cho B mượn xe và không được chở bạn đi cùng.Câu 7. Đang điều khiển xe đạp điện trên đường đi học về, bạn M nghe thấy tiếng còi của xe cứu hỏa ở phía sau. Trong trường hợp này, bạn M cần điều khiển xe theo phương án nào dưới đây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ?A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe cứu hỏa; B. Phải nhanh chóng tăng tốc độ, vượt trước để nhường đường cho xe cứu hỏa;C. Điều khiển xe đi với tốc độ bình thường, tránh sát lề đường bên trái để nhường đường cho xe cứu hỏa;D. Ngay lập tức dừng xe và dắt xe vào sát lề đường để nhường đường cho xe cứu hỏa.Câu 8. Biển nào dưới đây báo hiệu cấm các phương tiện rẽ trái?A. Biển 1; B. Biển 1 và Biển 3;C. Biển 2;D. Biển 2 và Biển 3.Câu 9. Vạch kẻ đường nào sau đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?A. Vạch 1;B. Vạch 2;C. Vạch 3; D. Vạch 2 và 3.Câu 10. Trong hình dưới đây, các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?A. Xe khách, xe tải; B. Xe khách, xe con;C. Xe con, xe tải;D. Xe khách, xe tải, xe con.*Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo.Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT chi tiết nhất năm 2023-2024? (Hình từ Internet)Khoảng cách an toàn giữa 2 xe máy là bao nhiêu?Tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có quy định khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường như sau:Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đườnga) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:.....Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.b) Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này.Như vậy, tùy theo tốc độ lưu hành thì khoảng cách an toàn giữa 2 xe máy khi tham gia giao thông được xác định như sau:Tốc độKhoảng cách an toàn giữa 02 xeV= 60km/htối thiểu 35m60 < V ≤ 80km/htối thiểu 55m80 < V ≤ 100km/htối thiểu 70m100 < V ≤ 120km/htối thiểu 100mCó mấy nhóm biển báo hiệu đường bộ?Tại khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định biển báo đường bộ gồm 5 nhóm như sau:(1) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;(2) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;(3) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;(4) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;(5) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.Trân trọng!
Thủ tục đăng ký xe tạm thời để được lưu thông năm 2024 thực hiện như thế nào?
Cho tôi hỏi thủ tục đăng ký xe tạm thời để được lưu thông năm 2024 được quy định như thế nào? Hồ sơ đăng ký xe tạm thời gồm những giấy tờ gì? Câu hỏi của anh Bách - Nghệ An
Các trường hợp nào phải đăng ký xe tạm thời để được lưu thông?Căn cứ Điều 19 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định các trường hợp phải đăng ký xe tạm thời để được lưu thông như sau:- Xe xuất khẩu, nhập khẩu hoặc sản xuất lắp ráp, lưu hành từ nhà máy đến kho cảng hoặc từ kho cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký xe hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác.- Xe ô tô làm thủ tục thu hồi để tái xuất về nước hoặc chuyển quyền sở hữu.- Xe ô tô hoạt động trong phạm vi hạn chế (xe không tham gia giao thông đường bộ).- Xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép, kể cả xe ô tô có tay lái bên phải (tay lái nghịch) vào Việt Nam quá cảnh, tạm nhập, tái xuất có thời hạn để tham gia dự hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao, du lịch;Trừ trường hợp xe không phải cấp biển số tạm thời theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.- Xe tạm nhập, tái xuất hoặc xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng.- Xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước tổ chức.Thủ tục đăng ký xe tạm thời để được lưu thông năm 2024 thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)Thủ tục đăng ký xe tạm thời để được lưu thông năm 2024?Căn cứ Điều 21 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định thủ tục đăng ký xe tạm thời:Thủ tục đăng ký xe tạm thời1. Thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư nàya) Chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe và gửi đính kèm bản chụp hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho trên cổng dịch vụ công;b) Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe thông báo cho chủ xe để nộp lệ phí theo quy định; chủ xe nhận kết quả xác thực và in chứng nhận đăng ký xe tạm thời trên cổng dịch vụ công.2. Thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này)a) Chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe trên cổng dịch vụ công; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến và nộp các giấy tờ đăng ký xe tạm thời theo quy định tại Điều 20 Thông tư này; trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch công thì chủ xe được kê khai trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe nơi thuận tiện;b) Sau khi tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe thu lệ phí và cấp chứng nhận đăng ký xe tạm thời, biển số xe tạm thời cho chủ xe theo quy định.Như vậy, thủ tục đăng ký xe tạm thời để được lưu thông năm 2024 thực hiện như sau:(1) Thủ tục đăng ký xe tạm thời onlineThực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đối với Xe xuất khẩu, nhập khẩu hoặc sản xuất lắp ráp, lưu hành từ nhà máy đến kho cảng hoặc từ kho cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký xe hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác.Bước 1: Đăng nhập Cổng dịch vụ công Bộ Công an https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.htmlBước 2: Chọn "Thủ tục hành chính"Bước 3: Chọn thủ tục đăng ký xe tạm thời tương ứng với loại phương tiện- Đăng ký tạm đối với xe máy: Chọn Đăng ký tạm thời xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) tại Công an cấp xã được phân cấp đăng ký xe.- Đăng ký tạm đối với ô tô: Chọn Đăng ký xe tạm thời (thực hiện tại cấp huyện).Bước 4: Chọn "Nộp hồ sơ"Bước 5: Điền đầy đủ thông tinBước 6: Kiểm tra thông tin và Bấm Nộp hồ sơ.Bước 7: Nộp lệ phí đăng ký xe tạm thời.Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe thông báo cho chủ xe để nộp lệ phí theo quy định.Bước 8: Nhận kết quả online >> In chứng nhận đăng ký xe tạm thời trên cổng dịch vụ công.(2) Thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần (trừ trường hợp thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình)Bước 1: Đăng nhập Cổng dịch vụ công Bộ Công an https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.htmlBước 2: Chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe trên cổng dịch vụ công để được cấp mã hồ sơ.Bước 3: Đến cơ quan đăng ký xe nơi thuận tiện cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến và nộp các giấy tờ đăng ký xe tạm thờiBước 4: Nộp lệ phí đăng ký xe tạm thời.Bước 5: Nhận chứng nhận đăng ký xe tạm thời, biển số xe tạm thời cho chủ xe theo quy định.Hồ sơ đăng ký xe tạm thời gồm những giấy tờ gì?Căn cứ Điều 20 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định hồ sơ đăng ký xe tạm thời gồm các giấy tờ sau:- Giấy khai đăng ký xe Tải về- Giấy tờ của chủ xe- Giấy tờ của xe, gồm một trong các giấy tờ sau:+ Dữ liệu điện tử hoặc bản sao chứng từ nguồn gốc xe hoặc bản sao hóa đơn hoặc phiếu xuất kho;+ Xuất trình chứng nhận đăng ký xe; trường hợp xe chưa đăng ký thì phải có chứng từ nguồn gốc;+ Văn bản cho phép tham gia giao thông của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo danh sách xe và bản phô tô đăng ký xe của nước sở tại đối với xe đăng ký ở nước ngoài.+ Văn bản xác nhận xe bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, được phép chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trừ xe tạm nhập, tái xuất hoặc xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng.+ Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề nghị đăng ký xe tạm thời, kèm theo danh sách xe đối với xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước tổ chức.Trân trọng!
09 trường hợp độ xe vẫn được đăng kiểm xe từ 15/02/2024?
Tôi có một câu hỏi muốn được giải đáp: Có đúng là có 09 trường hợp độ xe vẫn được đăng kiểm xe từ 15/02/2024 không? Câu hỏi của anh Văn Thẳng (tỉnh Phú Yên)
09 trường hợp độ xe vẫn được đăng kiểm xe từ 15/02/2024?Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 43/2023/TT-BGTVT bổ sung Điều 4a vào Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định 09 trường hợp độ xe vẫn được đăng kiểm xe từ 15/02/2024 như sau:[1] Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không bao gồm thay đổi vị trí và kích thước cửa);[2] Thay đổi một số kết cấu thùng chở hàng như:- Bịt kín hoặc thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng;- Thay thế tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại;- Bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ không làm tăng chiều cao thành thùng hàng (Hc) quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 42/2014/TT- BGTVT;- Lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ;[3] Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe;[4] Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời;[5] Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, QCVN 35:2017/BGTVT mà không cần phải gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt;[6] Thay thế bóng đèn thuộc cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu của cụm đèn;[7] Thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe,Trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.Việc lắp đặt thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe;[8] Thay đổi về kiểu dáng một số chi tiết của phần thân vỏ xe như: lưới tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió;[9] Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin ô tô tải, bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe.Lưu ý: Việc thay đổi của các xe cơ giới theo các trường hợp trên mà không làm thay đổi kiểu loại xe quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 43/2023/TT-BGTVT và đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.09 trường hợp độ xe vẫn được đăng kiểm xe từ 15/02/2024? (Hình từ Internet)Xe nào được tự động gia hạn đăng kiểm?Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 06 năm 2023.2. Quy định chuyển tiếpa) Các Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;b) Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định của ô tô chở người đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải (có thời gian sản xuất đến 07 năm và thời gian sản xuất từ 13 năm đến 20 năm) đã được cấp trước ngày 22 tháng 3 năm 2023 và có hiệu lực đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2024 thì được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn tính theo chu kỳ quy định tại Phụ lục V của Thông tư này. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này (bản điện tử được ký số bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam và có mã QR-Code kết nối tới Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam). Chủ xe thực hiện tra cứu trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam (https://giahanxcg.vr.org.vn), in Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định. Giấy xác nhận này là giấy tờ kèm theo không tách rời của Giấy chứng nhận kiểm định đã được cấp để tham gia giao thông đường bộ theo quy định;.....Thông qua quy định trên, xe được tự động gia hạn đăng kiểm là xe ô tô chở người đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải đáp ứng các điều kiện như sau:- Có thời gian sản xuất đến 07 năm và thời gian sản xuất từ 13 năm đến 20 năm.- Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định của ô tô được cấp trước ngày 22/03/2023 và có hiệu lực đến trước ngày 01/07/2024.Chủ xe có trách nhiệm như thế nào khi đăng kiểm xe?Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGTVT và được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT, khi đăng kiểm xe ngoài việc thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư 16/2021/TT-BGTVT thì phải có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau:- Trong khoảng thời gian giữa hai chu kỳ kiểm định, chủ xe có trách nhiệm phải bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện, chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đưa phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.- Không được thuê, mượn tổng thành, linh kiện xe cơ giới nhằm mục đích đối phó để đạt yêu cầu khi đi kiểm định; làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các nội dung của Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.- Chịu trách nhiệm cung cấp, khai báo chính xác các thông tin có liên quan tới nội dung kiểm định, thông tin hành chính, thông số kỹ thuật của xe cơ giới kể cả việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho các đơn vị đăng kiểm.- Bảo quản Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.- Nộp lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định khi có thông báo thu hồi của đơn vị đăng kiểm.- Đối với trường hợp xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu, chủ xe phải dán tem kiểm định lên xe cơ giới trước khi tham gia giao thông.Lưu ý: Thông tư 43/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.Trân trọng!