title
stringlengths
31
158
question
stringlengths
84
230
content
stringlengths
3.19k
9.85k
Nhà đầu tư nước ngoài có được nhập khẩu, phân phối sách báo, tạp chí không?
Tôi có một thắc mắc: Nhà đầu tư nước ngoài có được nhập khẩu, phân phối sách báo, tạp chí không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Nhà đầu tư nước ngoài là gì?Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về nhà đầu tư nước ngoài như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam....Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt NamNhà đầu tư nước ngoài có được nhập khẩu, phân phối sách báo, tạp chí không? (Hình từ Internet)Nhà đầu tư nước ngoài có được nhập khẩu, phân phối sách báo, tạp chí không?Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:Nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài1. Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.2. Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định này....Tại Mục A Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:NGÀNH, NGHỀ CHƯA ĐƯỢC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.4. Dịch vụ điều tra và an ninh.5. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên....16. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối....Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được đầu tư vào các ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường cụ thể là sẽ không được đầu tư vào hoạt động xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.Tại Điều 2 Thông tư 34/2013/TT-BCT quy định về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền nhập khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 02 của Thông tư này.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền phân phối đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 03 của Thông tư này....Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được nhập khẩu và phân phối sách báo và tạp chí cụ thể như sau:[1] Không được nhập khẩu đối với: Báo, tạp chí chuyên ngành và các xuất bản phẩm định kỳ, có hoặc không có minh họa tranh ảnh hoặc chứa nội dung quảng cáo (Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 34/2013/TT-BCT)[2] Không được phân phối đối với: Sách, báo và tạp chí (Theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 34/2013/TT-BCT) gồm:- Các loại sách in, sách gấp, sách mỏng và các ấn phẩm tương tự, dạng tờ đơn hoặc không phải dạng tờ đơn- Báo, tạp chí chuyên ngành và các xuất bản phẩm định kỳ, có hoặc không có minh họa tranh ảnh hoặc chứa nội dung quảng cáo- Sách, tranh ảnh, sách vẽ hoặc sách tô màu cho trẻ emTuy nhiên nếu trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhập khẩu và phân phối sách báo và tạp chí không thuộc các trường hợp nêu trên thì có thể được xem xét và quyết định cho có được nhập khẩu và phân phối hay không theo quyết định của cơ quan có thẩm quyềnĐiều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài tại danh mục ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường gồm những gì?Theo Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;- Hình thức đầu tư;- Phạm vi hoạt động đầu tư;- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;- Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viênTrân trọng!
Công ty tư vấn quản lý là gì? Mã ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý là mã mấy?
Tôi có một vấn đề cần giải đáp: Anh chị có thể giải thích giúp tôi về công ty tư vấn quản lý và mã ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý là mã mấy? (Câu hỏi của anh Công - Hà Nội)
Công ty tư vấn quản lý là gì?Hoạt động tư vấn quản lý là một ngành nghề trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg và thuộc nhóm ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệCó thể hiểu đơn giản, hoạt động tư vấn quản lý là hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn cho các tổ chức để cải thiện hiệu suất hoạt động hoặc đạt được các mục tiêu mà tổ chức đó mong muốn. Các nhà tư vấn quản lý là những chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, họ giúp các tổ chức giải quyết các vấn đề quản lý, cải thiện hiệu quả hoạt động và đạt được các mục tiêu của mình.Hoạt động tư vấn quản lý mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, bao gồm:- Cải thiện hiệu suất hoạt động: Các nhà tư vấn quản lý giúp các tổ chức xác định và giải quyết các vấn đề quản lý, từ đó cải thiện hiệu suất hoạt động của tổ chức.- Đạt được các mục tiêu: Các nhà tư vấn quản lý giúp các tổ chức xây dựng và thực hiện các kế hoạch và chiến lược để đạt được các mục tiêu của mình.- Tăng cường năng lực cạnh tranh: Các tổ chức có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc cải thiện hiệu suất hoạt động và đạt được các mục tiêu của mình.Như vậy, công ty tư vấn quản lý là một tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lýCông ty tư vấn quản lý là gì? Mã ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý là mã mấy? (Hình từ Internet)Mã ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý là mã mấy?Theo nội dung tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý là 702 - 7020 - 70200 và được quy định theo cấp, cụ thể là:702: Cấp 37020: Cấp 470200: Cấp 5Nhóm hoạt động tư vấn quản lý sẽ có những nhiệm vụ chính sau:Việc cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý, như lập chiến lược và kế hoạch hoạt động, ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và kế hoạch; tiến độ sản xuất và kế hoạch giám sát. Việc cung cấp dịch vụ kinh doanh này có thể bao gồm tư vấn, hướng dẫn hoặc trợ giúp hoạt động đối với doanh nghiệp hoặc các dịch vụ cộng đồng như:- Quan hệ và thông tin cộng đồng;- Hoạt động vận động hành lang;- Thiết kế phương pháp kiểm toán hoặc cơ chế, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển ngân quỹ;- Tư vấn và giúp đỡ kinh doanh hoặc dịch vụ lập kế hoạch, tổ chức, hoạt động hiệu quả, thông tin quản lý...Tuy nhiên, những hoạt động tư vấn sau sẽ không thuộc nhóm ngành tư vấn quản lý:- Thiết kế phần mềm máy vi tính cho hệ thống kiểm toán được phân vào nhóm 62010 (Lập trình máy vi tính);- Tư vấn và đại diện pháp lý được phân vào nhóm 6910 (Hoạt động pháp luật);- Hoạt động kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế được phân vào nhóm 69200 (Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế);- Kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và công nghệ khác được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động về kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan), 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);- Hoạt động quảng cáo được phân vào nhóm 73100 (Quảng cáo);- Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận được phân vào nhóm 73200 (Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận);- Dịch vụ sắp xếp và tư vấn giới thiệu việc làm được phân vào nhóm 78100 (Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm);- Hoạt động tư vấn giáo dục được phân vào nhóm 85600 (Dịch vụ hỗ trợ giáo dục).Hướng dẫn công ty tư vấn quản lý ghi ngành nghề kinh doanh vào giấy đăng ký doanh nghiệp?Theo Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về ghi ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp như sau:Ghi ngành, nghề kinh doanh1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp....6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi....Theo đó, khi ghi ngành nghề tư vấn quản lý trong giấy đăng ký doanh nghiệp thì cần lưu ý những điều sau:[1] Người đăng ký cần ghi mã ngành là mã cấp 4 của ngành nghề tư vấn quản lý theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam[2] Trường hợp nếu công ty muốn ghi chi tiết hơn về hoạt động kinh doanh của công ty thì vẫn sẽ ghi ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý cấp 4 nhưng phía dưới sẽ ghi chi tiết hoạt động của công tyLưu ý: hoạt động chi tiết của công ty sẽ phải phù hợp với ngành nghề cấp 4 của hoạt động tư vấn quản lýVí dụ: Công ty sẽ ghi ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý của công ty với mã là 7020 và hoạt động chi tiết là hoạt động vận động hành langTrân trọng!
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu?
Cho tôi hỏi: Tạm ngừng xuất nhập khẩu là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu? Câu hỏi từ anh Đông - Hà Tĩnh
Tạm ngừng xuất nhập khẩu là gì?Theo Điều 11 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cụ thể như sau:- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.- Tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu? (Hình từ Internet)Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu?Căn cứ Điều 13 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu như sau:Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.2. Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này.Như vậy, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu là Bộ trưởng Bộ Công Thương trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.Ngoài ra, Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Quản lý ngoại thương 2017.Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu trong trường hợp nào?Tại Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về những trường hợp áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu như sau:[1] Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017 cụ thể:- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh được sự ảnh hưởng đó.- Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.- Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.- Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.[2] Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ không áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất, nhập khẩu quy định tại Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.- Việc xuất nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng.Trân trọng!
Giá xăng dầu ngày hôm nay (18/01/2024): Giá xăng tăng gần 600 đồng/lít?
Cho tôi hỏi giá xăng dầu từ 15h ngày 18/01/2024 là bao nhiêu tiền mỗi lít? Nhờ anh chị tư vấn.
Giá xăng dầu ngày hôm nay (18/01/2024): Giá xăng tăng gần 600 đồng/lít?Theo Thông báo từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương. Giá xăng dầu từ 15h ngày 18/01/2024 sẽ là:- Xăng E5RON92: không cao hơn 21.418 đồng/lít, tăng 377 đồng/lít;- Xăng RON95-III: không cao hơn 22.482 đồng/lít, tăng 547 đồng/lít;- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.194 đồng/lít, tăng 487 đồng/lít;- Dầu hỏa: không cao hơn 20.536 đồng/lít, tăng 205 đồng/lít;- Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 15.508 đồng/kg (giảm 307 đồng/kg.Giá xăng dầu ngày hôm nay (18/01/2024): Giá xăng tăng gần 600 đồng/lít? (Hình từ Internet)Giá xăng dầu từ 15h ngày 11/01/2024 đến trước 15h ngày 18/01/2024 là bao nhiêu tiền mỗi lít?Tại Công văn 242/BCT-TTTN năm 2024 về điều hành kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương ban hành có quy định như sau:1. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu1.1. Trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu- Xăng E5RON92: 0 đồng/lít;- Xăng RON95: 0 đồng/lít;- Dầu điêzen: 0 đồng/lít;- Dầu hỏa: 0 đồng/lít;- Dầu madút: 300 đồng/kg.1.2. Chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu- Xăng E5RON92: 0 đồng/lít;- Xăng RON95: 0 đồng/lít;- Dầu điêzen: 0 đồng/lít;- Dầu hỏa: 0 đồng/lít;- Dầu madút: 0 đồng/kg.2. Giá bán xăng dầuSau khi thực hiện việc không trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu điêzen và dầu hỏa, trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu madút; không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu như tại Mục 1 nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:- Xăng E5RON92: không cao hơn 21.041 đồng/lít;- Xăng RON95-III: không cao hơn 21.935 đồng/lít;- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 19.707 đồng/lít;- Dầu hỏa: không cao hơn 20.331 đồng/lít;- Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 15.815 đồng/kg.3. Thời gian thực hiện- Không trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu điêzen và dầu hỏa, trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu madút; không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu: Áp dụng từ 15 giờ 00’ ngày 11 tháng 01 năm 2024.- Điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu: Do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không sớm hơn 15 giờ 00’ ngày 11 tháng 01 năm 2024.- Kể từ 15 giờ 00’ ngày 11 tháng 01 năm 2024, là thời điểm Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ công bố tại Công văn này cho đến trước ngày Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quyết định phù hợp với các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP , Nghị định số 95/2021/NĐ-CP , Nghị định số 80/2023/NĐ-CP , Thông tư số 17/2021/TT-BCT , Thông tư số 103/2021/TT-BTC , Thông tư số 104/2021/TT-BTC .Theo đó, giá xăng dầu từ 15h ngày 11/01/2024 đến trước 15h ngày 18/01/2024 được điều chỉnh như sau:- Xăng E5RON92: không cao hơn 21.041 đồng/lít;- Xăng RON95-III: không cao hơn 21.935 đồng/lít;- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 19.707 đồng/lít;- Dầu hỏa: không cao hơn 20.331 đồng/lít;- Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 15.815 đồng/kg.Lần điều chỉnh giá xăng dầu tiếp theo sẽ là ngày nào?Tại Điều 38 Nghị đinh 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP và khoản 11 Điều 1 Nghị định 80/2023/NĐ-CP có quy định về thời gian điều hành giá xăng dầu như sau:Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu3. Thời gian điều hành giá xăng dầuThời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần.Trường hợp thời gian điều hành giá trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên Đán thì được thực hiện như sau: Nếu ngày thứ Năm trùng vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (29 hoặc 30 Tết Nguyên Đán), việc điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kề trước đó. Nếu thứ Năm là ngày mùng 1, mùng 2 hoặc mùng 3 Tết, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày mùng 4 Tết.Trường hợp thời gian điều hành giá trùng với ngày nghỉ lễ theo quy định thì được thực hiện như sau: Nếu ngày thứ Năm trùng với ngày đầu tiên dịp nghỉ lễ, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kề trước đó. Nếu ngày thứ Năm trùng vào các ngày nghỉ lễ còn lại, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.Theo đó, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần.Chính vì vây, thời gian điều hành giá xăng dầu lần tiếp theo sẽ là ngày 25/01/2024.Trân trọng!
Không được sử dụng tiền để khuyến mại trong trường hợp nào?
Cho anh hỏi: Không được sử dụng tiền để khuyến mại trong trường hợp nào? Nguyên tắc thực hiện khuyến mại là gì? Câu hỏi của anh Hoàng Vinh - Hà Tĩnh
Không được sử dụng tiền để khuyến mại trong trường hợp nào?Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ-CP sử dụng tiền để khuyến mại như sau:Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mạiHàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các quy định cụ thể sau:1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.2. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.3. Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trừ các trường hợp khuyến mại theo quy định tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định này.Như vậy, tiền có thể được dùng để khuyến mại.Tuy nhiên tiền không được sử dụng để khuyến mại đối với các trường hợp hình thức khuyến mại như sau:- Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;- Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá);- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ.Không được sử dụng tiền để khuyến mại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)Thời gian khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ tối đa là bao nhiêu ngày?Tại Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có quy định về bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá) như sau:Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá)1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định này.2. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể.3. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.4. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.5. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.Như vậy, thời gian khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ tối đa là 120 ngày trong 01 năm.Lưu ý: Thời gian trên không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.Nguyên tắc thực hiện khuyến mại là gì?Tại Điều 3 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có quy định nguyên tắc thực hiện khuyến mại như sau:- Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.- Thương nhân thực hiện Chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết các khiếu nại (nếu có) liên quan đến chương trình khuyến mại.- Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.- Việc thực hiện khuyến mại phải đảm bảo:+ Không đưa ra điều kiện để khách hàng được hưởng khuyến mại là phải từ bỏ, từ chối hoặc đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác;+ Không có sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.- Không được sử dụng kết quả xổ số để làm kết quả xác định trúng thưởng, làm căn cứ để tặng, thưởng trong các chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại 2005.Trân trọng!
Thế nào là hiệp thương giá? Việc hiệp thương giá được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Cho tôi tôi: Thế nào là hiệp thương giá? Việc hiệp thương giá được thực hiện theo các nguyên tắc nào? Quy định về thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá? Nhờ anh chị giải đáp,
Thế nào là hiệp thương giá?Căn cứ quy định khoản 13 Điều 4 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...12. Phương án giá là bản thuyết minh về các căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá, yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ.13. Hiệp thương giá là phương thức thỏa thuận giữa các tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ và có vai trò trung gian của cơ quan nhà nước theo quy định của Luật này.14. Kê khai giá là việc tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này gửi thông báo mức giá sau khi định giá, điều chỉnh giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.....Như vậy, hiệp thương giá là phương thức thỏa thuận giữa các tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ và có vai trò trung gian của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.Thế nào là hiệp thương giá? Việc hiệp thương giá được thực hiện theo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)Việc hiệp thương giá được thực hiện theo các nguyên tắc nào?Căn cứ quy định Điều 26 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá như sau:Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá1. Nguyên tắc hiệp thương giá được quy định như sau:a) Các đối tượng đề nghị hiệp thương giá phải là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 của Luật này;b) Việc tiếp nhận, tổ chức hiệp thương giá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; bên mua và bên bán đều phải có văn bản đề nghị hiệp thương giá;c) Quá trình hiệp thương giá phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá của các bên đề nghị hiệp thương giá.....Như vậy, các nguyên tắc hiệp thương giá gồm có:- Các đối tượng đề nghị hiệp thương giá phải là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 Luật Giá 2023;- Việc tiếp nhận, tổ chức hiệp thương giá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; bên mua và bên bán đều phải có văn bản đề nghị hiệp thương giá;- Quá trình hiệp thương giá phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá của các bên đề nghị hiệp thương giá.Thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá của các cơ quan tổ chức được quy định như thế nào?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 26 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá như sau:Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá......2. Thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá được quy định như sau:a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua, bên bán hoặc cả 02 bên là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc đối tượng quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;b) Sở quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua và bên bán không thuộc quy định tại điểm a khoản này.Trường hợp bên mua, bên bán có trụ sở chính đóng tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, bên mua và bên bán có trách nhiệm thống nhất đề nghị 01 trong 02 địa phương tổ chức hiệp thương giá.Trường hợp bên mua, bên bán không thống nhất được địa phương tổ chức hiệp thương giá thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi bên bán đăng ký kinh doanh tổ chức hiệp thương giá; trường hợp bên bán là chi nhánh của doanh nghiệp thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi chi nhánh được đăng ký hoạt động tổ chức hiệp thương giá.Như vậy, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá của các cơ quan tổ chức được quy định như sau:[1] Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua, bên bán hoặc cả 02 bên là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc đối tượng quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;[2] Sở quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua và bên bán không thuộc quy định tại [1]Trường hợp bên mua, bên bán có trụ sở chính đóng tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, bên mua và bên bán có trách nhiệm thống nhất đề nghị 01 trong 02 địa phương tổ chức hiệp thương giá.Trường hợp bên mua, bên bán không thống nhất được địa phương tổ chức hiệp thương giá thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi bên bán đăng ký kinh doanh tổ chức hiệp thương giá; trường hợp bên bán là chi nhánh của doanh nghiệp thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi chi nhánh được đăng ký hoạt động tổ chức hiệp thương giá.Trân trọng!
Không có mặt theo giấy triệu tập thì có bị phạt không?
Cho tôi hỏi những đối tượng nào có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập? Không có mặt theo giấy triệu tập thì có bị phạt không? Mong được giải đáp!
Những đối tượng nào có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập?Căn cứ Tiểu mục 1.4 Mục 1 Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) quy định về việc triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; lấy lời khai người bị tạm giữ:Về việc triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; lấy lời khai người bị tạm giữ...1.4. Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng. Việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định. Giấy triệu tập bị can tại ngoại; giấy triệu tập hoặc giấy mời người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến Cơ quan điều tra để làm việc chỉ có giá trị làm việc trong một lần.Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v... làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời. Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.Giấy triệu tập được sử dụng trong hoạt động tố tụng nhằm mục đích yêu cầu những người có liên quan đến vụ án hình sự có mặt tại một điểm và thời gian nhất định để làm việc.Theo đó, những đối tượng sau có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập:[1] Bị can (quy định tại điểm a khoản 3 Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)[2] Bị cáo (quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)[3] Bị hại (quy định tại điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)[4] Nguyên đơn dân sự (quy định tại điểm a khoản 3 Điều 63 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)[5] Bị đơn dân sự (quy định tại điểm a khoản 4 Điều 64 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)[6] Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (quy định tại điểm a khoản 3 Điều 65 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)[7] Người làm chứng (quy định tại điểm a khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)[8] Người giám định (quy định tại điểm a khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)[9] Người định giá tài sản (quy định tại điểm a khoản 3 Điều 69 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)[10] Người phiên dịch, người dịch thuật (quy định tại điểm a khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)[11] Người bào chữa (quy định tại điểm d khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)Không có mặt theo giấy triệu tập thì có bị phạt không? (Hình từ Internet)Không có mặt theo giấy triệu tập thì có bị phạt không?Căn cứ Điều 11 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định mức phạt hành vi vi phạm quy định về sự có mặt theo giấy triệu tập:Hành vi vi phạm quy định về sự có mặt theo giấy triệu tậpPhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng.Căn cứ khoản 2 Điều 6 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền:Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền...2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân....Như vậy, cá nhân không có mặt theo giấy triệu tập không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.Mẫu giấy triệu tập mới nhất năm 2024?Dưới đây là mẫu giấy triệu tập theo quy định mới nhất năm 2024 như sau:(1) Mẫu giấy triệu tậpTải về mẫu giấy triệu tập mới nhất năm 2024 Tại đây(2) Mẫu giấy triệu tập bị canTải về mẫu giấy triệu tập bị can mới nhất 2024 Tại đâyTrân trọng!
Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động chuẩn pháp lý mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động chuẩn pháp lý mới nhất 2024 như thế nào? Câu hỏi từ anh Bình - Hải Dương
Xuất khẩu lao động là gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này....Theo pháp luật hiện nay không quy định về khái niệm xuất khẩu lao động.Tuy nhiên, có thể hiểu xuất khẩu lao động có thể được hiểu là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hợp đồng này được ký kết giữa người lao động Việt Nam và doanh nghiệp, tổ chức của nước ngoài hoặc doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam có chức năng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động chuẩn pháp lý mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động chuẩn pháp lý mới nhất 2024?Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung và mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động mới nhất hiện nay như sau:Nội dung, mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này....Như vậy, mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động được ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:Tải Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động chuẩn pháp lý mới nhất 2024 Tại đâyNgười lao động Việt Nam xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng bằng các hình thức nào?Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.Như vậy, người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng bằng các hình thức sau:- Ký kết với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.- Người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.Môi giới xuất khẩu lao động chui bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?Căn cứ theo Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép như sau:Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;b) Phạm tội 02 lần trở lên;c) Đối với từ 05 người đến 10 người;d) Có tính chất chuyên nghiệp;đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;e) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Đối với 11 người trở lên;b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;c) Làm chết người.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Theo đó, tùy vào mức độ nghiệm trọng của hành vi và hậu quả của hành vi mà sẽ có các mức xử phạt khác nhau đối với môi giới xuất khẩu lao động chui.Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng là 15 năm tù giam và mức hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định.Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Trân trọng!
Phân biệt trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại?
Cho tôi hỏi trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại khác nhau như thế nào? Khi nào thì trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố? Mong được giải đáp thắc mắc!
Khi nào trả hồ sơ điều tra bổ sung?Căn cứ Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung:Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung1. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng....Căn cứ Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung:Trả hồ sơ để điều tra bổ sung1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng....Theo đó, việc trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong các trường hợp sau:(1) Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án trước khi xét xử vụ án hình sự- Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề sau mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.- Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;- Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.(2) Tòa án trả hồ sơ vụ án tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự- Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề sau mà không thể bổ sung tại phiên tòa được:+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.- Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà quy định là tội phạm;- Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;- Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.Phân biệt trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại? (Hình từ Internet)Khi nào trả hồ sơ truy tố lại?Căn cứ khoản 3 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định giới hạn của việc xét xử:Giới hạn của việc xét xử...3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.Theo quy định trên, trả hồ sơ truy tố lại khi xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn.Phân biệt trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại?Trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại là hai khái niệm khác nhau, được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.Sự khác nhau giữa hai khái niệm này được thể hiện qua các tiêu chí sau:Trả hồ sơ điều tra bổ sungTrả hồ sơ truy tố lạiTrường hợp trả hồ sơ(1) Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án trước khi xét xử vụ án hình sự- Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề sau mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.- Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;- Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.(2) Tòa án trả hồ sơ vụ án tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự- Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề sau mà không thể bổ sung tại phiên tòa được:+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.- Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà quy định là tội phạm;- Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;- Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.(Quy định tại Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại.(Quy định tại Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)Người có thẩm quyềnViện Kiểm sát hoặc Tòa ánTòa ánCơ quan thực hiện việc điều tra bổ sungCơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sátViện kiểm sátMục đíchBổ sung thông tin để làm rõ hơn vụ án và có thể quyết định liệu có đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.Cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tốThời hạn điều tra bổ sungTrường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng và chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần.Nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng và chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.(Quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng và chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.(Quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!Trân trọng!
Năm 2024, trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Cho tôi hỏi: Năm 2024, trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Người nào có thẩm quyền xử phạt hành chính hành vi trốn thuế? Câu hỏi của chị Lan (Bình Định).
Năm 2024, trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?Tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 47 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định tội trốn thuế như sau:Tội trốn thuế1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;h) Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế....Như vậy, người có hành vi trốn thuế từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế:- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm;- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.Năm 2024, trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)Người nào có thẩm quyền xử phạt hành chính hành vi trốn thuế?Tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành vi trốn thuế như sau:Xử phạt hành vi trốn thuế1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này......Tại Điều 35 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thủ tục thuế, vi phạm hành chính về hóa đơn của những người được quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định này áp dụng đối với một hành vi vi phạm của tổ chức. Trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm thủ tục thuế, vi phạm hành chính về hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này thì thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng ½ thẩm quyền xử phạt tổ chức.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định này thực hiện theo khoản 2 Điều 139 Luật Quản lý thuế.....Tại khoản 2 Điều 139 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính về quản lý thuế như sau:Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế...2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điều 142, 143, 144 và 145 của Luật này.Như vậy, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan sẽ là người có thẩm quyền xử phạt hành hành chính về hành vi trốn thuế.Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu năm?Tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế như sau:Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế....2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế...b) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.Ngày thực hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoàn hoặc hành vi trốn thuế (trừ hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này) là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, trốn thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.Đối với hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.Như vậy thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.Trân trọng!
Cán bộ điều tra viên là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên hiện nay như thế nào?
Cho tôi hỏi: Cán bộ điều tra viên là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên như thế nào? Câu hỏi từ anh Lượng - Bình Thuận
Cán bộ điều tra viên là ai? Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về điều tra viên như sau:Điều tra viên1. Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.2. Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:a) Điều tra viên sơ cấp;b) Điều tra viên trung cấp;c) Điều tra viên cao cấp.Như vậy, điều tra viên được quy định là người được bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ điều tra trong các vụ án hình sự.Cán bộ điều tra viên là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)Tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ điều tra viên như thế nào?Căn cứ tại Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.Như vậy, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ điều tra viên như sau:- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.- Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.- Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên khi nào?Căn cứ Điều 56 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên, cụ thể như sau:- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.- Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.- Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc.- Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:+) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;+) Vi phạm quy định tại Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 +) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;+) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.Điều tra viên có nhiệm vụ và quyền hạn gì?Căn cứ quy định Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên như sau:- Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;- Lập hồ sơ vụ án hình sự;- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;- Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;- Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;- Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;- Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định.Bên cạnh đó Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.Trân trọng!
Kết luận điều tra là gì? Mẫu kết luận điều tra bổ sung mới nhất 2024?
Tôi có câu hỏi: Kết luận điều tra là gì? Mẫu kết luận điều tra bổ sung mới nhất 2024? (Câu hỏi của anh Tùng - Quảng Trị)
Kết luận điều tra là gì? Mẫu kết luận điều tra bổ sung mới nhất 2024?Theo quy định Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về văn bản tố tụng như sau:Văn bản tố tụng1. Văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất.2. Văn bản tố tụng ghi rõ:a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;c) Nội dung của văn bản tố tụng;d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.Theo đó, kết luận điều tra là văn bản tố tụng được lập bởi Cơ quan điều tra sau khi kết thúc cuộc điều tra nhằm ghi rõ kết quả điều tra vụ án. Theo đó, bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.Mẫu kết luận điều tra bổ sung mới nhất 2024 là mẫu số 237 quy định tại Thông tư 119/2021/TT-BCA, cụ thể như sau:Xem chi tiết và tải về mẫu kết luận điều tra bổ sung mới nhất 2024 tại đây. Tải vềKết luận điều tra là gì? Mẫu kết luận điều tra bổ sung mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Bản kết luận điều tra bổ sung được lập trong trường hợp nào?Căn cứ tại Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung như sau:Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.....3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật này.Như vậy, bản kết luận điều tra bổ sung được lập bởi Cơ quan điều tra khi kết thúc điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Ngoài ra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế trong trường hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó.Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung khi Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu thuộc các trường dưới đây:- Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;- Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác.- Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.Thời hạn giao bản kết luận điều tra cho Viện kiểm sát cùng cấp là bao lâu?Theo quy định Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về kết luận điều tra cụ thể như sau:Kết thúc điều tra1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.....4. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.Qua đó, thời hạn Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra cho Viện kiểm sát cùng cấp là 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra. Theo đó, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp.Trân trọng!
Người phạm tội thành khẩn khai báo nhưng không ăn năn hối cải có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Cho hỏi: Người phạm tội thành khẩn khai báo nhưng không ăn năn hối cải có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Câu hỏi của anh Thịnh (Đà Lạt)
Người phạm tội thành khẩn khai báo nhưng không ăn năn hối cải có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?Căn cứ theo điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:...s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.Đồng thời, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 174/TANDTC-PC năm 2023 về áp dụng điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:Tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra; tình tiết “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải không phải là hai tình tiết độc lập. Do đó, nếu người phạm tội “thành khẩn khai báo, ăn nắn hối cải” thì chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.Như vậy, có thể khẳng định người phạm tội mặc dù đã thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải thì cũng được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không được xem là 02 tình tiết giảm nhẹ.Cho nên, nếu người phạm tội chỉ thành khẩn khai báo mà không ăn năn hối cải thì chưa đủ để xem là 01 tình tiết giảm nhẹ cho nên, người phạm tội trong trường hợp này có thể không được giảm nhẹ hình phạt nếu không có tình tiết giảm nhẹ khác. Người phạm tội thành khẩn khai báo nhưng không ăn năn hối cải có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)Ngoài thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là tình tiết giảm nhẹ ra thì còn có những tình tiết nào khác cho người phạm tội?Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định ngoài thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là tình tiết giảm nhẹ ra thì còn có những tình tiết khác cho người phạm tội sau đây:- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;- Phạm tội do lạc hậu;- Người phạm tội là phụ nữ có thai;- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;- Người phạm tội tự thú;- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;- Người phạm tội đã lập công chuộc tội;- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.- Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì có phải là căn cứ để xác định hình phạt không?Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 đã ban hành về việc căn cứ quyết định hình phạt cụ thể như sau:Căn cứ quyết định hình phạt1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.Như vậy, theo quy định trên người phạm tội càng có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì cũng được xem là một trong những căn cứ để xác định hình phạt.Ngoài ra, Tòa án cũng căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội.Trân trọng!
Đánh bài ăn tiền thì bị phạt như thế nào?
Cho tôi hỏi đánh bài ăn tiền thì bị phạt như thế nào? Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị phạt bao nhiêu năm tù? Câu hỏi từ anh Sơn (Thái Nguyên)
Đánh bài ăn tiền là gì?Đánh bài ăn tiền là một hình thức đánh bài, trong đó người chơi đặt cược tiền vào kết quả của trò chơi. Người chơi thắng cược sẽ nhận được tiền từ những người chơi thua cược.Đánh bài ăn tiền có thể được chơi với nhiều loại bài khác nhau, bao gồm:- Tá lả- Tổ tôm- Tam cúc- 3 cây- Tứ sắc- Đỏ đen- Cờ thếNội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!Đánh bài ăn tiền thì bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)Đánh bài ăn tiền thì bị phạt như thế nào?Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội đánh bạc:Tội đánh bạc1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.Căn cứ Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi đánh bạc trái phép:Hành vi đánh bạc trái phép1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác....Theo đó, người nào đánh bài ăn tiền dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt như sau:(1) Truy cứu trách nhiệm hình sựNgười nào đánh bài ăn tiền được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tịch mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc.Người nào đánh bài ăn tiền thì bị phạt phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.(2) Xử phạt hành chínhNgười nào đánh bài ăn tiền thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.Ngoài ra, người vi phạm còn bị xử phạt bổ sung như sau:- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi sau:+ Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;+ Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;+ Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;+ Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;+ Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;+ Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.- Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính;Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị phạt bao nhiêu năm tù?Căn cứ Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;...Theo đó, người nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 10 năm tùy theo mức độ vi phạm.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.Trân trọng!
Bí mật công tác là gì? Tội vô ý làm lộ bí mật công tác bị xử lý như thế nào?
Cho tôi hỏi: Bí mật công tác là gì? Tội vô ý làm lộ bí mật công tác bị xử lý như thế nào? Câu hỏi từ anh Quân - Hà Nội
Bí mật công tác là gì?Căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn về một số tình tiết là dấu hiệu định tội cụ thể như sau:Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội...10. “Bí mật công tác” quy định tại Điều 361 và Điều 362 của Bộ luật Hình sự là thông tin công tác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào (ví dụ: văn bản, dự thảo văn bản, bài phát biểu, hình ảnh...) mà cơ quan, tổ chức quy định không được để lộ cho người khác biết và các thông tin này không thuộc danh mục bí mật nhà nước.Như vậy, bí mật công tác là thông tin công tác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào (ví dụ: văn bản, dự thảo văn bản, bài phát biểu, hình ảnh...) mà cơ quan, tổ chức quy định không được để lộ cho người khác biết và các thông tin này không thuộc danh mục bí mật nhà nước.Bí mật công tác là gì? Tội vô ý làm lộ bí mật công tác bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)Tội vô ý làm lộ bí mật công tác bị xử lý như thế nào?Căn cứ Điều 362 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và bị thay thế bởi điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 338 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năma) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;b) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;c) Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;b) Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Theo đó, người nào vô ý làm lộ bí mật công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây nhưng không thuộc trường hợp vô ý làm lộ bí mật nhà nước thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, cụ thể:- Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;- Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:- Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;- Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm lộ bí mật công tác là bao nhiêu năm?Theo điểm a khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:Phân loại tội phạm1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;...Theo đó, tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy tội vô ý làm lộ bí mật công tác được xác định là tội phạm ít nghiêm trọng với mức cao nhất của khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm lộ bí mật công tác là 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng.Trân trọng!
Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?
Cho tôi hỏi: Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng? Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu? Câu hỏi từ anh B.T (Bắc Ninh)
Tạm giam là gì? Căn cứ Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn bao gồm:Các biện pháp ngăn chặn1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.Theo đó, có thể hiểu tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng minh người bị buộc tội sẽ gây khó khăn trong việc điều tra, truy tố và xét xử hoặc người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng? (Hình từ Internet)Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu?Theo Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn tạm giam để điều tra như sau:Thời hạn tạm giam để điều tra1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng....Như vậy, thời gian tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Đối với trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian tạm giam dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.Như vậy, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.Trân trọng!
Mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024? Tài sản thu được từ tội phạm cho vay nặng lãi được xử lý như thế nào?
Cho tôi hỏi: Mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024? Tài sản thu được từ tội phạm cho vay nặng lãi được xử lý như thế nào? Câu hỏi từ anh Phiến (Long An)
Tố giác cho vay nặng lãi là gì?Tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định như sau:Về một số từ ngữ1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.2. “Thu lợi bất chính” là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay.Trường hợp thu lợi bất chính là tài sản khác (không phải là tiền) thì phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.Theo đó, có thể hiểu đơn giản tố giác cho vay nặng lãi là việc cá nhân, tổ chức thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi cho vay nặng lãi của người khác.Hành vi cho vay nặng lãi là hành vi cho vay có tính chất bóc lột, bên cho vay cho bên vay với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên, xâm phạm đến lợi ích của người vay, gây khó khăn, bức xúc trong xã hội.Tố giác cho vay nặng lãi là một nghĩa vụ của công dân. Việc tố giác cho vay nặng lãi góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vay, đồng thời góp phần phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội.Mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024? Tài sản thu được từ tội phạm cho vay nặng lãi được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)Mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024?Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, người tố giác có thể tham khảo mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024 như sau:Tải Mẫu đơn tố giác cho vay nặng lãi mới nhất 2024 Tại đâyTài sản thu được từ tội phạm cho vay nặng lãi được xử lý như thế nào?Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm1. Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:a) Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;b) Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.c) Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.2. Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.Theo đó, tài sản thu được từ hoạt động cho vay nặng lãi thì bị xử lý như sau:(1) Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với các tài sản sau:- Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;- Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định mà người phạm tội đã thu của người vay.- Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.- Số tiền người vay sử dụng vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...)(2) Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.Lãi suất cho vay tối đa là bao nhiêu?Căn cứ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:Lãi suất1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.Theo đó, mức lãi suất cho vay tối đa trong trường hợp các bên có thỏa thuận là 20%/năm của khoản vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.Ngoài ra, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất này căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ. Việc điều chỉnh lãi suất phải báo cáo cho Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.Lưu ý: Mức lãi suất tối đa cho vay theo Bộ luật Dân sự 2015 chỉ áp dụng đối với khoản vay giữa cá nhân với nhau.Trân trọng!
Thời hạn đặt tiền để bảo đảm đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa là bao lâu?
Cho tôi hỏi: Thời hạn đặt tiền để bảo đảm đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa là bao lâu? Mong được giải đáp!
Đặt tiền để bảo đảm là gì?Căn cứ tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có nêu định nghĩa về đặt tiền để bảo đảm như sau:Đặt tiền để bảo đảm1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm....Theo đó, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.Thời hạn đặt tiền để bảo đảm đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa là bao lâu? (Hình từ Intermet)Thời hạn đặt tiền đề bảo đảm đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa là bao lâu?Căn cứ tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn đặt tiền bảo đảm như sau:Đặt tiền để bảo đảm...2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.4. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt....Theo đó, thời hạn đặt tiền bảo đảm không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử.Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.Lưu ý: Bị can, bị cáo nếu đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm những gì?Tại khoản 2 Điều 22 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm như sau:Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm1. Trường hợp Cơ quan điều tra quyết định cho bị can hoặc người thân thích của bị can được đặt tiền để bảo đảm, thì ngay sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, Cơ quan điều tra có văn bản nêu rõ lý do, kèm theo chứng cứ, tài liệu gửi Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị xét phê chuẩn.2. Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm:a) Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;b) Chứng cứ, tài liệu thể hiện tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can;c) Tài liệu xác định bị can hoặc người thân thích của bị can đã đặt tiền để bảo đảm;d) Giấy cam đoan của bị can về việc cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự;đ) Giấy cam đoan của người thân thích của bị can theo quy định tại khoản 5 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với trường hợp người thân thích của bị can đặt tiền để bảo đảm.3. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm....Như vậy, hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm:- Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;- Chứng cứ, tài liệu thể hiện tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can;- Tài liệu xác định bị can hoặc người thân thích của bị can đã đặt tiền để bảo đảm;- Giấy cam đoan của bị can về việc cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;- Giấy cam đoan của người thân thích của bị can theo quy định tại khoản 5 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đối với trường hợp người thân thích của bị can đặt tiền để bảo đảm.Trân trọng!
Khi nào công an được khám xét chỗ ở của bị can? Khi khám xét chỗ ở có bắt buộc phải có mặt bị can không?
Cho tôi hỏi: Khi nào công an được khám xét chỗ ở? Khám xét chỗ ở có bắt buộc phải có mặt người bị khám xét không? Câu hỏi của anh Đoàn - Bình Phước
Khi nào công an được khám xét chỗ ở của bị can?Tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử như sau:Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.Như vậy, công an được khám xét chỗ ở của bị can khi có các căn cứ khám xét sau:- Có căn cứ để nhận định trong chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác liên quan đến vụ án;- Việc khám xét chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.Khi nào công an được khám xét chỗ ở của bị can? Khi khám xét chỗ ở có bắt buộc phải có mặt bị can không? (Hình từ Internet)Khi khám xét chỗ ở có bắt buộc phải có mặt bị can không?Tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện như sau:Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến....Như vậy, khi khám xét chỗ ở của bị can thì phải có mặt của người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở. Trường hợp không có mặt của bị can, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở thì phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến trong trường hợp không thể trì hoãn việc khám xét.Ai có thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của bị can?Tại Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định thẩm quyền ra lệnh khám xét như sau:Thẩm quyền ra lệnh khám xét1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.Như vậy, người có thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của bị can là:- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.Trân trọng!
Có được dùng những tình tiết do bị hại trình bày để làm chứng cứ trong vụ án hình sự hay không?
Cho tôi hỏi, có được dùng những tình tiết do bị hại trình bày để làm chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? Nhờ anh chị giải đáp.
Có được dùng những tình tiết do bị hại trình bày để làm chứng cứ trong vụ án hình sự hay không?Căn cứ quy định Điều 92 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về lời khai của bị hại như sau:Lời khai của bị hại1. Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.Theo quy định thì chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.Như vậy, bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.Theo đó những tình tiết do bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó thì không được dùng làm chứng cứ trong vụ án hình sự.Có được dùng những tình tiết do bị hại trình bày để làm chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? (Hình từ Internet)Việc thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thu thập chứng cứ như sau:[1] Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.[2] Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.[3] Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.[4] Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại [2] và [3] cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.[5] Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án.Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.Lưu ý: Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản theo quy định của pháp luật.Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có được xem là chứng cứ của vụ án hình sự không?Căn cứ quy định Điều 102 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử như sau:Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xửNhững tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.Theo đó, những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có thể được coi là chứng cứ.Trân trọng!
Tin báo về tội phạm là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm?
Tôi muốn hỏi: Tin báo về tội phạm là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm? Câu hỏi từ chị Kim - Long Thành
Tin báo về tội phạm là gì? Theo khoản 2 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng....Theo đó, tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.Tin báo về tội phạm là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm? (Hình từ Internet)Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm?Căn cứ khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố...3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục....Theo đó, cơ quan điều tra giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình.Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.Viện kiểm sát giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.Việc thông báo kết quả giải quyết tin báo về tội phạm được thực hiện trong thời gian nào?Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:Thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết.2. Khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải gửi kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại các điều 148, 154, 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết kết quả giải quyết vụ việc.4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.Như vậy, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tin báo về tội phạm thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm biết kết quả giải quyết vụ việc.Trân trọng!
Xá lợi tóc đức phật là gì? Tội hành nghề mê tín, dị đoan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Cho tôi hỏi: Xá lợi tóc đức phật là gì? Tội hành nghề mê tín, dị đoan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm? Câu hỏi từ chị Nga - Hà Nội
Xá lợi tóc đức phật là gì?Xá lợi tóc Đức Phật là một trong những vật phẩm linh thiêng nhất trong Phật giáo.Theo tín ngưỡng Phật giáo, xá lợi là những mảnh xương, răng, tóc, hoặc các vật dụng của Đức Phật hay các vị cao tăng, được bảo quản nguyên vẹn sau khi họ viên tịch. Xá lợi được xem là biểu tượng của sự giác ngộ, giải thoát, và là nguồn năng lượng thiêng liêng giúp con người hướng thiện, tu tập.Về xá lợi tóc Đức Phật, có nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của nó. Theo truyền thuyết phổ biến nhất, Đức Phật đã tự tay nhổ một sợi tóc trên đầu mình và trao cho hai thương buôn người Myanmar là Tapassu và Bhallika. Hai thương buôn này đã mang sợi tóc quý giá này về quê hương và xây dựng một ngôi chùa để thờ cúng.Ngày nay, xá lợi tóc Đức Phật được lưu giữ ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Myanmar, Sri Lanka, Trung Quốc, Nhật Bản, và Việt Nam.Dù nguồn gốc và tính xác thực của xá lợi tóc Đức Phật vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, nhưng nó vẫn là một vật phẩm linh thiêng được nhiều Phật tử tôn kính.Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo!Xá lợi tóc đức phật là gì? Tội hành nghề mê tín, dị đoan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)Tội hành nghề mê tín, dị đoan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:Tội hành nghề mê tín, dị đoan1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Làm chết người;b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.Như vậy, người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội hành nghề mê tín, dị đoan với mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mức hình phạt tùy thuộc vào tình tiết, diễn biến, hồ sơ vụ việc từ đó làm căn cứ để Tòa án ra quyết định.Người tham gia lễ hội tham gia các hoạt động mê tín dị đoan thì bị phạt bao nhiêu tiền?Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội...4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.8. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia lễ hội tham gia các hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm như trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức vi phạm mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)Trân trọng!
Hưởng án treo có được đi làm không? Án treo cao nhất là bao nhiêu năm?
Cho tôi hỏi: Hưởng án treo có được đi làm không? Án treo cao nhất là bao nhiêu năm?- Câu hỏi của anh Phan Dũng - Tp.Hồ Chí Minh
Hưởng án treo có được đi làm không?Tại Điều 88 Luật Thi hành án Hình sự 2019 có quy định về việc lao động, học tập của người được hưởng án treo như sau:Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.2. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.3. Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều này thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm.4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.Tại Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định như sau:Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất địnhCấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.Như vậy, người bị án treo vẫn được đi làm tuy nhiên trong trường hợp xét thấy người bị kết án nếu đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó có thể gây nguy hại cho xã hội thì có thể bị cấm trong thời hạn từ 01- 05 năm.Hưởng án treo có được đi làm không? Án treo cao nhất là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)Án treo cao nhất là bao nhiêu năm?Tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về án treo như sau:Án treo1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.Như vậy, thời gian hưởng án treo tối thiểu là 01 năm và tối đa là 05 năm.Lưu ý: Trong trường hợp đã chấp hành được 1/2 thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo.Điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo là gì?Tại Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP có quy định về điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo bao gồm:- Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;- Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự 2019; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.- Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.Trân trọng!
Mẫu kết luận điều tra mới nhất 2024? Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được quy định như thế nào?
Cho tôi hỏi: Mẫu kết luận điều tra mới nhất 2024 là mẫu nào? Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được quy định như thế nào? (Câu hỏi của anh Tuấn Dương - Hải Dương)
Mẫu kết luận điều tra mới nhất 2024?Hiện nay, đối với mẫu kết luận điều tra có 03 mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA như sau:- Bản kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố.- Bản kết luận điều tra vụ án hình sự trong trường hợp đình chỉ điều tra.- Bản kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự.Mẫu kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố như sau:Tải Bản kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố tại đây. Tải về.Tải Bản kết luận điều tra vụ án hình sự trong trường hợp đình chỉ điều tra. Tải về.Tải Bản kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự. Tải về.Mẫu kết luận điều tra mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Bản kết luận điều tra được lập khi nào?Căn cứ theo Điều 232 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về kết thúc điều tra như sau:Kết thúc điều tra1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.3. Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.4. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.Thông qua quy định trên, bản kết luận điều tra được lập bởi Cơ quan điều tra khi kết thúc điều tra.Mặt khác, hoạt động điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được quy định như thế nào?Theo quy định Điều 238 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra như sau:[1] Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý như sau:- Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án.- Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can.[2] Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và đưa vào hồ sơ vụ án. Theo đó, bản kết luận điều tra phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.- Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.Trân trọng!
Cây cỏ mỹ là gì? Mua bán cây cỏ mỹ có khối lượng dưới 30 gam thì bị xử phạt như thế nào?
Cây cỏ mỹ là gì? Mua bán cây cỏ mỹ có khối lượng dưới 30 gam thì bị xử phạt như thế nào? Mong được giải đáp!
Cây cỏ mỹ là gì?Căn cứ STT 326 Tiểu mục 2C Danh mục 2 Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định:Tên: XLR-11Tên khoa học: (1-(5-Fluoro-pentyl)-1H-indol-3-yl)(2,2,3,3-tetramethylcyclopropyl)methanone1364933-54-9Thực chất "Cây cỏ Mỹ" chứa XLR-11 là chất gây nghiện, gây ảo giác giống như cần sa. Hoạt chất chính có trong “cỏ Mỹ” là XLR-11, tên khoa học là [1-(5-fluoropentyl)-1H-indol-3-yl] (2,2,3,3- tetramethylcyclopropyl) methanone. Tên khác 5-Fluoro-UR-144. Công thức hóa học là C21H28FNO, được phát hiện đầu tiên ở California vào năm 1979.Như vậy, Cỏ Mỹ là tên gọi thông thường, tên gọi khoa học của cỏ mỹ là (1-(5-Fluoro-pentyl)-1H-indol-3-yl)(2,2,3,3-tetramethylcyclopropyl)methanone trong danh mục chất ma túy được sử dụng hạn chế trong lĩnh vực y học.Cỏ mỹ còn được gọi với một số tên khác như: XLR-11, cần sa tổng hợp, nồi giả, ma túy tổng hợp, Spice/K2, ma túy đá cỏ dại hợp pháp hoặc hương thảo dược.Cây cỏ mỹ là gì? Mua bán cây cỏ mỹ có khối lượng dưới 30 gam thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)Mua bán cây cỏ mỹ có khối lượng dưới 30 gam thì bị xử phạt như thế nào?Căn cứ Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội mua bán trái phép chất ma túy như sau:Tội mua bán trái phép chất ma túy1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội 02 lần trở lên;c) Đối với 02 người trở lên;d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;g) Qua biên giới;h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;q) Tái phạm nguy hiểm....Theo đó, hành vi mua bán cây cỏ mỹ hay pháp luật có tên gọi khác là XLR-11 thì sẽ bị truy cứu hình sự tội buôn bán chất ma túy. Tùy theo số lượng mua bán là bao nhiêu gam sẽ có mức xử lý khác nhau.Trường hợp, mua bán cỏ mỹ có khối lượng dưới 30 gam bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm tù theo quy định của pháp luật.Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm đối với người có hành vi mua bán cỏ mỹ như thế nào?Tại Điều 4 Bộ luật Hình sự 2015 quy định trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm như sau:Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.Như vậy, trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm đối với người có hành vi mua bán cây cỏ mỹ như sau:- Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.- Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.- Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.Trân trọng!
Năm 2024, trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Cho tôi hỏi: Năm 2024, trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Người nào có thẩm quyền xử phạt hành chính hành vi trốn thuế? Câu hỏi của chị Lan (Bình Định).
Năm 2024, trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?Tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 47 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định tội trốn thuế như sau:Tội trốn thuế1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;h) Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế....Như vậy, người có hành vi trốn thuế từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế:- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm;- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.Năm 2024, trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)Người nào có thẩm quyền xử phạt hành chính hành vi trốn thuế?Tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành vi trốn thuế như sau:Xử phạt hành vi trốn thuế1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này......Tại Điều 35 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thủ tục thuế, vi phạm hành chính về hóa đơn của những người được quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định này áp dụng đối với một hành vi vi phạm của tổ chức. Trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm thủ tục thuế, vi phạm hành chính về hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này thì thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng ½ thẩm quyền xử phạt tổ chức.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định này thực hiện theo khoản 2 Điều 139 Luật Quản lý thuế.....Tại khoản 2 Điều 139 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính về quản lý thuế như sau:Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế...2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điều 142, 143, 144 và 145 của Luật này.Như vậy, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan sẽ là người có thẩm quyền xử phạt hành hành chính về hành vi trốn thuế.Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu năm?Tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế như sau:Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế....2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế...b) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.Ngày thực hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoàn hoặc hành vi trốn thuế (trừ hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này) là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, trốn thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.Đối với hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.Như vậy thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.Trân trọng!
Cán bộ điều tra viên là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên hiện nay như thế nào?
Cho tôi hỏi: Cán bộ điều tra viên là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên như thế nào? Câu hỏi từ anh Lượng - Bình Thuận
Cán bộ điều tra viên là ai? Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về điều tra viên như sau:Điều tra viên1. Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.2. Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:a) Điều tra viên sơ cấp;b) Điều tra viên trung cấp;c) Điều tra viên cao cấp.Như vậy, điều tra viên được quy định là người được bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ điều tra trong các vụ án hình sự.Cán bộ điều tra viên là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)Tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ điều tra viên như thế nào?Căn cứ tại Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.Như vậy, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ điều tra viên như sau:- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.- Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.- Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên khi nào?Căn cứ Điều 56 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên, cụ thể như sau:- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.- Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.- Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc.- Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:+) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;+) Vi phạm quy định tại Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 +) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;+) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.Điều tra viên có nhiệm vụ và quyền hạn gì?Căn cứ quy định Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên như sau:- Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;- Lập hồ sơ vụ án hình sự;- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;- Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;- Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;- Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;- Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định.Bên cạnh đó Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.Trân trọng!
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là gì?
Cho tôi hỏi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là gì? Trưng bày hàng giả tại triển lãm thương mại thì bị phạt bao nhiêu? Mong được giải đáp thắc mắc!
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là gì?Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là những sản phẩm được sản xuất hoặc buôn bán trái phép, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:- Hàng giả là sản phẩm được làm giả nhãn hiệu, bao bì, kiểu dáng, chất lượng của hàng hóa chính hãng. Hàng giả thường có giá thành thấp hơn hàng chính hãng, nhưng chất lượng kém, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.- Hàng nhái là sản phẩm được làm giống hoặc tương tự hàng chính hãng, nhưng không có nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu không được phép sử dụng. Hàng nhái thường có chất lượng thấp hơn hàng chính hãng, nhưng giá thành cũng thấp hơn.- Hàng kém chất lượng là sản phẩm được sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hàng kém chất lượng thường có giá thành thấp hơn hàng chính hãng, nhưng chất lượng rất kém, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.Ngoài ra, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như:- Gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.- Gây mất niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chính hãng.- Ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.- Gây ô nhiễm môi trường.Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo!Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là gì? (Hình từ Internet)Hành vi trưng bày hàng giả tại triển lãm thương mại thì bị phạt bao nhiêu?Căn cứ điểm a khoản 3; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều 35 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại:Hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại...3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Trưng bày hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại hội chợ, triển lãm thương mại nhưng không niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không nêu rõ trong nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;...6. Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này....7. Biện pháp khắc phục hậu quả:...b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.Theo đó, hành vi trưng bày hàng giả tại triển lãm thương mại nhưng không niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.Ngoài ra, bị tịch thu tang vật và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng 1/2 lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. (quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm b, điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì bị phạt bao nhiêu năm tù?Căn cứ Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 42 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả:Tội sản xuất, buôn bán hàng giả1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;g) Làm chết người;h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;l) Buôn bán qua biên giới;m) Tái phạm nguy hiểm....Như vậy, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả bị truy cứu trách nhiệm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tùy theo mức độ vi phạm.Ngoài ra, người phạm tội sản xuất, mua bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.Trân trọng!
Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền?
Cho tôi hỏi: Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền? Phạm nhân được gặp thân nhân tối đa bao nhiêu giờ? Câu hỏi của anh Thắng Nghĩa - Đồng Nai.
Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền?Tại khoản 2 Điều 46 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về việc hỗ trợ phạm nhân ra tù như sau:Trả tự do cho phạm nhân...2. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu hoàn chỉnh thủ tục theo quy định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân; cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người đã chấp hành xong án phạt tù, cấp khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng, cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc; trả lại đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà phạm nhân đã gửi tại nơi chấp hành án phạt tù quản lý.Tại Điều 7 Nghị định 49/2020/NĐ-CP có hướng dẫn về mức hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam cho phạm nhân ra tù tái hòa nhập cộng đồng như sau:Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng1. Phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trước khi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.2. Căn cứ nguồn vốn của Quỹ hòa nhập cộng đồng, Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân.Theo đó, phạm nhân ra tù sẽ được hỗ trợ các khoản tiền như:- Tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng;- Cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc;Như vậy, mức tiền hỗ trợ cụ thể do Giám thị trại giam quyết định, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân.Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)Phạm nhân được gặp thân nhân tối đa bao nhiêu giờ?Tại Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân như sau:Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định....Như vậy, phạm nhân được phép gặp thân nhân tối đa 01 giờ.Tuy nhiên phạm nhân có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ nếu có quyết định của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định.Có mấy hình thức khen thưởng phạm nhân?Tại Điều 41 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về khen thưởng phạm nhân như sau:Khen thưởng phạm nhân1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:a) Biểu dương;b) Thưởng tiền hoặc hiện vật;c) Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.2. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định khen thưởng phạm nhân. Việc khen thưởng phải bằng văn bản, được lưu vào hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân được khen thưởng có thể được đề nghị xét nâng mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.Như vậy, phạm nhâm được khen thưởng với 03 hình thức như sau:- Biểu dương;- Thưởng tiền hoặc hiện vật;- Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.Trân trọng!
Cá độ bóng đá bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Cho tôi hỏi cá độ bóng đá bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Người dưới 16 tuổi cá độ bóng đá thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mong được giải đáp!
Cá độ bóng đá bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội đánh bạc:Tội đánh bạc1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.Theo quy định trên, người nào có hành vi cá độ bóng đá dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc.Tuy nhiên, người có hành vi cá độ bóng đá dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị dưới 5.000.000 đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc khi thuộc một trong các trường hợp sau:- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc.- Đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.Cá độ bóng đá bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:Tuổi chịu trách nhiệm hình sự1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.Theo quy định trên, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Khi nào người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự?Căn cứ Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;- Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.Lưu ý: Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.Trân trọng!
Tin báo về tội phạm là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm?
Tôi muốn hỏi: Tin báo về tội phạm là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm? Câu hỏi từ chị Kim - Long Thành
Tin báo về tội phạm là gì? Theo khoản 2 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng....Theo đó, tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.Tin báo về tội phạm là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm? (Hình từ Internet)Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm?Căn cứ khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố...3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục....Theo đó, cơ quan điều tra giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình.Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.Viện kiểm sát giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.Việc thông báo kết quả giải quyết tin báo về tội phạm được thực hiện trong thời gian nào?Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:Thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết.2. Khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải gửi kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại các điều 148, 154, 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết kết quả giải quyết vụ việc.4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.Như vậy, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tin báo về tội phạm thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm biết kết quả giải quyết vụ việc.Trân trọng!
Xá lợi tóc đức phật là gì? Tội hành nghề mê tín, dị đoan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Cho tôi hỏi: Xá lợi tóc đức phật là gì? Tội hành nghề mê tín, dị đoan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm? Câu hỏi từ chị Nga - Hà Nội
Xá lợi tóc đức phật là gì?Xá lợi tóc Đức Phật là một trong những vật phẩm linh thiêng nhất trong Phật giáo.Theo tín ngưỡng Phật giáo, xá lợi là những mảnh xương, răng, tóc, hoặc các vật dụng của Đức Phật hay các vị cao tăng, được bảo quản nguyên vẹn sau khi họ viên tịch. Xá lợi được xem là biểu tượng của sự giác ngộ, giải thoát, và là nguồn năng lượng thiêng liêng giúp con người hướng thiện, tu tập.Về xá lợi tóc Đức Phật, có nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của nó. Theo truyền thuyết phổ biến nhất, Đức Phật đã tự tay nhổ một sợi tóc trên đầu mình và trao cho hai thương buôn người Myanmar là Tapassu và Bhallika. Hai thương buôn này đã mang sợi tóc quý giá này về quê hương và xây dựng một ngôi chùa để thờ cúng.Ngày nay, xá lợi tóc Đức Phật được lưu giữ ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Myanmar, Sri Lanka, Trung Quốc, Nhật Bản, và Việt Nam.Dù nguồn gốc và tính xác thực của xá lợi tóc Đức Phật vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, nhưng nó vẫn là một vật phẩm linh thiêng được nhiều Phật tử tôn kính.Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo!Xá lợi tóc đức phật là gì? Tội hành nghề mê tín, dị đoan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)Tội hành nghề mê tín, dị đoan có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:Tội hành nghề mê tín, dị đoan1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Làm chết người;b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.Như vậy, người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội hành nghề mê tín, dị đoan với mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mức hình phạt tùy thuộc vào tình tiết, diễn biến, hồ sơ vụ việc từ đó làm căn cứ để Tòa án ra quyết định.Người tham gia lễ hội tham gia các hoạt động mê tín dị đoan thì bị phạt bao nhiêu tiền?Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội...4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.8. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia lễ hội tham gia các hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm như trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức vi phạm mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)Trân trọng!
Hưởng án treo có được đi làm không? Án treo cao nhất là bao nhiêu năm?
Cho tôi hỏi: Hưởng án treo có được đi làm không? Án treo cao nhất là bao nhiêu năm?- Câu hỏi của anh Phan Dũng - Tp.Hồ Chí Minh
Hưởng án treo có được đi làm không?Tại Điều 88 Luật Thi hành án Hình sự 2019 có quy định về việc lao động, học tập của người được hưởng án treo như sau:Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.2. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.3. Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều này thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm.4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.Tại Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định như sau:Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất địnhCấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.Như vậy, người bị án treo vẫn được đi làm tuy nhiên trong trường hợp xét thấy người bị kết án nếu đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó có thể gây nguy hại cho xã hội thì có thể bị cấm trong thời hạn từ 01- 05 năm.Hưởng án treo có được đi làm không? Án treo cao nhất là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)Án treo cao nhất là bao nhiêu năm?Tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về án treo như sau:Án treo1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.Như vậy, thời gian hưởng án treo tối thiểu là 01 năm và tối đa là 05 năm.Lưu ý: Trong trường hợp đã chấp hành được 1/2 thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo.Điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo là gì?Tại Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP có quy định về điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo bao gồm:- Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;- Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự 2019; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.- Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.Trân trọng!
Bảo lĩnh và bảo lãnh là gì? Bảo lãnh và bảo lĩnh khác gì nhau?
Cho tôi hỏi, thuật ngữ bảo lĩnh và bảo lãnh là gì và chúng khác nhau ở điểm nào theo quy định pháp luật? Mong được giải đáp!
Bảo lĩnh và bảo lãnh là gì?Bảo lĩnh và bảo lãnh là 02 thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản pháp luật. Sau đây là nội dung tìm hiểu về khái nhiệm bảo lĩnh và bảo lãnh:[1] Bảo lĩnh:Tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo lĩnh như sau:Bảo lĩnh1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh....Theo đó, bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật tố tụng hình sự.[2] Bảo lãnh:Theo Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau:Bảo lãnh1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.Theo đó, bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bảo lãnh sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sựBảo lĩnh và bảo lãnh là gì? Bảo lãnh và bảo lĩnh khác gì nhau? (Hình từ Internet)Bảo lãnh và bảo lĩnh khác gì nhau theo quy định pháp luật?Sau đây là bảng phân biệt cơ bản giữa bảo lĩnh và bảo lãnh:Tiêu chíBảo lĩnh(Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)Bảo lãnh(Bộ luật Dân sự 2015)Khái niệmBảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giamBảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụPhạm viTrong lĩnh vực tố tụng hình sựTrong lĩnh vực dân sựBản chấtBảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn được dùng trong tố tụng hình sựBảo lãnh là một biện pháp đảm bảo được dùng trong quan hệ pháp luật dân sựVề chủ thểNgười bảo lĩnhNgười được bảo lĩnhNgười tiến hành tố tụng có thẩm quyềnBên bảo lãnhBên nhận bảo lãnhBên được bảo lãnhVề thời hạnThời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy đinh của pháp luật về tố tụng hình sựThời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tùBảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:- Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt;- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; - Theo thỏa thuận của các bênNhư vậy, xét về điểm giống nhau thì bảo lãnh và bảo lĩnh đều có thể hiểu là những biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện những nghĩa vụ nhất định.Tuy nhiên, xét về bản chất pháp lý, bảo lãnh là một giao dịch dân sự, một biện pháp bảo thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự, còn bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn được dùng trong tố tụng hình sự, bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện các nghĩa vụ tố tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.Nghĩa vụ của bị can bị cáo khi được bảo lĩnh là gì?Tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo lĩnh như sau:Bị can bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam.Trân trọng!
Bãi nại là gì? Mẫu đơn bãi nại mới nhất năm 2024?
Tôi có một thắc mắc mong muốn được giải đáp: Bãi nại là gì? Mẫu đơn bãi nại mới nhất năm 2024? Những tội nào được làm đơn bãi nại? Câu hỏi của chị Chánh (Hải Dương)
Bãi nại là gì?Bãi nại là thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực hình sự nhưng cho đến thời điểm hiện tại lại không có quy định cụ thể bãi nại là gì. Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn đang diễn ra có thể hiểu như sau:Bãi nại là hành vi rút lại đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc người bị buộc tội...Bãi nại được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp người bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất,.... thì có thể tự mình hoặc nhờ người đại diện theo pháp luật thực hiện việc bãi nại.Bãi nại có hiệu lực ngay khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại nộp đơn bãi nại cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án.Khi nhận được đơn bãi nại, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có trách nhiệm xem xét nội dung đơn và ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự, trừ trường hợp việc bãi nại không có căn cứ hoặc không đúng quy định của pháp luật.Quyết định đình chỉ vụ án hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra phải được gửi cho người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.Bãi nại là một trong những căn cứ để đình chỉ vụ án hình sự. Việc bãi nại của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại thể hiện ý chí muốn chấm dứt việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội.Bãi nại là gì? Mẫu đơn bãi nại mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)Trường hợp nào được áp dụng Đơn bãi nại?Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại cụ thể như sau:Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.Theo đó, có thể thấy, không phải vụ án hình sự nào cũng được đình chỉ khi có đơn bãi nại của người có quyền làm đơn, mà pháp luật chỉ quy định những vụ án được áp dụng thuộc các tội sau:- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015);- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (khoản 1 Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015);- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (khoản 1 Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015);- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015);- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015);- Tội hiếp dâm (khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015);- Tội cưỡng dâm (khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015);- Tội làm nhục người khác (khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015);- Tội vu khống (khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015);- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015);Như vậy, chỉ với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại thì khi làm đơn bãi nại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới xem xet đình chỉ vụ án. Đồng thời, việc yêu cầu bãi nại phải hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu ép buộc hay cưỡng chế.Mẫu đơn bãi nại mới nhất năm 2024?Nếu người bị hại muốn làm đơn bãi nại hoặc có nhu cầu thì có thể tham khảo tải về mẫu đơn bãi nại mới nhất năm 2024:Tại đâyTrân trọng!
Người tham gia cá độ bóng đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Cho tôi hỏi cá độ bóng đá có vi phạm pháp luật không? Người tham gia cá độ bóng đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Cá độ bóng đá có vi phạm pháp luật không?Cá độ bóng đá là hành vi dùng tiền hoặc tài sản khác để đánh cược về việc phỏng đoán kết quả của một trận thi đấu bóng đá sắp hoặc đang diễn ra nhưng chưa kết thúc hoặc chưa có kết quả chung cuộc.Cá độ bóng đá có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như:- Cá độ trực tiếp tại các sòng bạc, nhà cái.- Cá độ qua mạng Internet.- Cá độ qua điện thoại.Tuy nhiên, cá độ bóng đá vi phạm pháp luật khi được thực hiện với bất kì hình thức nào nhằm mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cho phép nhưng thực hiện không đúng theo quy định.Người tham gia cá độ bóng đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)Người tham gia cá độ bóng đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội đánh bạc:Tội đánh bạc1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.Theo đó, người tham gia cá độ bóng đá trái phép nếu cá cược với số tiền hoặc hiện vật từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu đồng trong các trường hợp sau thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc:- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc.- Đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.Người tham gia cá độ bóng đá thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?Căn cứ Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi đánh bạc trái phép như sau:Hành vi đánh bạc trái phép1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác....6. Hình thức xử phạt bổ sung:a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.7. Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.Theo đó, người tham gia cá độ bóng đá trái phép thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.Ngoài ra, người tham gia cá độ bóng đá trái phép buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cá độ bóng đá có được.Trường hợp người nước ngoài có hành vi cá độ bóng đá trái phép thì ngoài phạt tiền thì bị trục xuất.Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)Trân trọng!
So sánh tin báo và tố giác về tội phạm theo quy định của pháp luật?
Cho tôi hỏi tin báo về tội phạm là gì? Tố giác về tội phạm là gì? Tin báo và tố giác về tội phạm khác nhau như thế nào theo quy định của pháp luật? Mong được giải đáp thắc mắc!
Tin báo về tội phạm là gì?Căn cứ khoản 2 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố...2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng....Theo đó, tin báo về tội phạm thường được hiểu là thông tin, báo cáo, hay đơn tố cáo mà người dân, tổ chức, hay cơ quan chức năng cung cấp để thông báo về các hành vi có thể là tội phạm.Tin báo về tội phạm giúp cơ quan chức năng có thêm thông tin để điều tra và xử lý các vụ án. Quy trình xử lý tin báo thường bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo sự an toàn cho người báo cáo.So sánh tin báo và tố giác về tội phạm theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)Tố giác về tội phạm là gì?Căn cứ khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền....Như vậy, tố giác về tội phạm là hành động của cá nhân tố cáo về một hoặc nhiều hành vi phạm tội mà họ phát hiện đến đến cơ quan có thẩm quyền, thường là cảnh sát hoặc cơ quan điều tra.Phân biệt tin báo và tố giác về tội phạm theo quy định của pháp luật?Tin báo về tội phạm và tố giác về tội phạm là hai khái niệm khác nhau, được quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Cụ thể khác nhau như sau:Tin báo về tội phạmTố giác về tội phạmKhái niệmTin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.Về chủ thể cung cấpNgoài cá nhân, chủ thể báo tin về tội phạm còn bao gồm cơ quan, tổ chức.Chủ thể tố giác tội phạm là cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng.Về yếu tố phát hiện hành viChủ thể phải là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra.Chủ thể có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm như được nghe lại, kể lại, có thông tin từ người khác,... và báo cho cơ quan có thẩm quyền.Điểm giống nhau giữa tin báo và tố giác về tội phạm:- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, bao gồm: (Quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.- Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm: (Quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)+ Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.- Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm: (Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)+ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định.+ Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.Trân trọng!
Người tổ chức sử dụng ma túy có được hoãn chấp hành án tù nếu có con dưới 3 tuổi không?
Tôi có một thắc mắc mong muốn được giải đáp: Người tổ chức sử dụng ma túy có được hoãn chấp hành án tù nếu có con dưới 3 tuổi không? Câu hỏi của chị Hoàng Trang (Thanh Hóa)
Người sử dụng ma túy bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy....Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính...2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân....Như vậy, người sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.Đối với người nước ngoài còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất khi sử dụng trái phép ma túy.Lưu ý: Mức phạt đối với hành vi vi phạm trên là mức phạt cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền gấp hai lần cá nhân.Người tổ chức sử dụng ma túy có được hoãn chấp hành án tù nếu có con dưới 3 tuổi không? (Hình từ Internet)Người tổ chức sử dụng ma túy có được hoãn chấp hành án tù nếu có con dưới 3 tuổi không?Đầu tiên, căn cứ theo Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tội phạm như sau:Khái niệm tội phạm1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.Như vậy, để xác định người đó có phải là tội phạm không thì phải xác định được các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 và phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm (khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm).Sau khi xác định người đó đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:- Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.- Nếu phạm tội trong các trường hợp quy định tại khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù; 15 năm đến dưới 20 năm tù; 20 năm hoặc tù chung thân.- Ngoài ra theo quy định tại khoản 5 Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 lại có quy định về việc hoãn chấp hành phạt tù trong trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.Như vậy, từ những phân tích trên người tổ chức sử dụng ma túy sẽ không được hoãn chấp hành án phạt tù.Tuy nhiên, nếu khi phạm tội tổ chức sử dụng ma túy mà lúc đó lại đang có con dưới 3 tuổi và kèm theo có đơn của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội gửi đến Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án thì sẽ được hoãn chấp hành án phạt tù cho đến khi con từ đủ 3 tuổi trở lên.Người phạm tội sử dụng ma túy thành khẩn khai báo thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?Theo điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:...s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;...Như vậy, trường hợp người phạm tội sử dụng ma túy thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải thì có thể được xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự.Trân trọng!
Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào?
Cho tôi hỏi các hành vi nào là hành vi gian lận bảo hiểm xã hội? Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào? Câu hỏi từ anh Đoan (TP. Hồ Chí Minh)
Các hành vi gian lận bảo hiểm xã hội nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự?Căn cứ khoản 1 Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp....Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP quy định về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự:Về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự1. Lập hồ sơ giả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Hình sự là hành vi lập hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong đó có giấy tờ, tài liệu giả (ví dụ: giấy tờ, tài liệu không có thật, không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cấp không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, không đúng thời hạn...) để thanh toán các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để duy trì việc làm cho người lao động và chế độ khác theo quy định của pháp luật....Theo đó, các hành vi gian lận bảo hiểm xã hội sau nếu chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì bị bị truy cứu trách nhiệm hình sự:- Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội nhằm lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội. (ví dụ: giấy tờ, tài liệu không có thật, không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cấp không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, không đúng thời hạn...)- Dùng hồ sơ giả lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội;- Làm sai lệch nội dung hồ sơ để thanh toán các chế độ sau:+ Ốm đau;+ Thai sản;+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;+ Hưu trí;+ Tử tuất;+ Trợ cấp thất nghiệp;+ Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;+ Hỗ trợ học nghề;+ Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để duy trì việc làm cho người lao động;+ Chế độ khác theo quy định của pháp luật.Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)Mức phạt hành chính hành vi gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 là bao nhiêu?Căn cứ Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;...2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.3. Biện pháp khắc phục hậu quảBuộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.Như vậy, mức phạt hành chính hành vi gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như sau:- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hồ sơ khi người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.Ngoài ra, buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội do thực hiện hành vi vi phạm.Lưu ý:- Phạt tiền tối đa không quá 75.000.000 đồng với người sử dụng lao động.- Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có hành vi vi phạm trên thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)Tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?Căn cứ Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội như sau:(1) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:- Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;- Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội;(2) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với các trường hợp sau:- Có tổ chức;- Có tính chất chuyên nghiệp;- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;- Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;- Tái phạm nguy hiểm.(3) Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với các trường hợp sau:- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 500.000.000 đồng trở lên;- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Trân trọng!
Phân biệt khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can trong tố tụng hình sự?
Cho tôi hỏi khởi tố vụ án hình sự là gì? Khởi tố bị can là gì? Khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can trong tố tụng hình sự khác nhau như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!
Khởi tố vụ án hình sự là gì?Căn cứ Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định căn cứ khởi tố vụ án hình sự:Căn cứ khởi tố vụ án hình sựChỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:1. Tố giác của cá nhân;2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;6. Người phạm tội tự thú.Theo đó, khởi tố vụ án hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền tố tụng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Đây là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu quá trình tố tụng hình sự.Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:- Tố giác của cá nhân;- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;- Người phạm tội tự thú.Phân biệt khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can trong tố tụng hình sự? (Hình từ Intenret)Khởi tố bị can là gì?Căn cứ Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định khởi tố bị can:Khởi tố bị can1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng....Như vậy, khởi tố bị can là việc cơ quan có thẩm quyền tố tụng khi xác định có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố.Khởi tố bị can là một giai đoạn tố tụng nằm trong giai đoạn điều tra.Bị can là người hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về một tội phạm và đang bị điều tra.Phân biệt khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can trong tố tụng hình sự?Khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can là hai giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự.Khởi tố vụ án hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền tố tụng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Đây là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu quá trình tố tụng hình sự.Khởi tố bị can là việc cơ quan có thẩm quyền tố tụng xác định có căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân là bị can. Đây là một giai đoạn tố tụng nằm trong giai đoạn điều tra.Sự khác nhau cơ bản giữa khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can được thể hiện như sau:Khởi tố vụ án hình sựKhởi tố bị canĐối tượngHành vi có dấu hiệu phạm tộiCá nhân hoặc pháp nhân có dấu hiệu phạm tộiCăn cứCó dấu hiệu tội phạm.Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:- Tố giác của cá nhân;- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;- Người phạm tội tự thú.Có căn cứ xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là tội phạmQuyền hạn quyết định- Cơ quan điều tra- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra- Viện kiểm sát- Tòa án- Cơ quan điều tra- Viện kiểm sátKết thúc khởi tốKết thúc khởi tố vụ án hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền tố tụng xác định không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự hoặc đã có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội.Căn cứ kết thúc khởi tố vụ án hình sự, bao gồm:(1) Không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự như sau:- Không có sự việc phạm tội;- Hành vi không cấu thành tội phạm;- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;- Tội phạm đã được đại xá;- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;- Phạm tội thuộc một trong các tội sau mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố:+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015)+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015)+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)+ Tội hiếp dâm (quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)+ Tội cưỡng dâm (quy định tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015)+ Tội làm nhục người khác (quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015)+ Tội vu khống (quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015)(2) Đã có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội là trường hợp sau khi tiến hành xác minh, cơ quan có thẩm quyền tố tụng xác định có dấu hiệu tội phạm và đã có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội.Khởi tố bị can là hành vi tố tụng tại giai đoạn điều tra.Như vậy, giai đoạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự, có ý nghĩa trong việc xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm, từ đó tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Khởi tố bị can là một giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự, có ý nghĩa trong việc xác định người hoặc pháp nhân nào đó là đối tượng bị điều tra, từ đó tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Trân trọng!
Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu? Thời hạn tạm giam có được quá thời hạn điều tra không?
Cho tôi hỏi thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu? Thời hạn tạm giam có được quá thời hạn điều tra không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Tội phạm được phân thành các loại nào?Căn cứ Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định phân loại tội phạm như sau:(1) Tội phạm ít nghiêm trọngLà tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt này là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;(2) Tội phạm nghiêm trọng Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt này từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;(3) Tội phạm rất nghiêm trọng Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt này là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;(4) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt này là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.Thời hạn tạm giam để điều là bao lâu? Thời hạn tạm giam có được quá thời hạn điều tra không? (Hình từ Internet)Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu?Căn cứ khoản 1 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn hạn tạm giam để điều tra:Thời hạn tạm giam để điều tra1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng....Theo quy định trên, thời hạn tạm giam để điều tra được quy định như sau:- Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;- Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;- Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Ngoài ra, có thể gia hạn thời hạn tạm giam. Cụ thể như sau:- Không quá 01 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;- Không quá 02 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;- Không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng- Không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;Việc gia hạn thời hạn tạm giam chỉ áp dụng đối với vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam.Nếu gia hạn thời hạn tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.Thời hạn tạm giam được tính từ ngày có quyết định tạm giam.Lưu ý:- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.Thời hạn tạm giam có được quá thời hạn điều tra không?Căn cứ Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn điều tra:Thời hạn điều tra1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng....Căn cứ Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn hạn tạm giam để điều tra:Thời hạn tạm giam để điều tra1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng....Căn cứ Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại:Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này....Theo quy định trên, thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 04 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 06 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 08 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 12 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Thời hạn điều tra có thể được gia hạn một lần không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Như vậy, thời hạn tạm giam không quá thời hạn điều tra tối đa.Ngoài ra, thời hạn tạm giam của bị can cũng có thể bị rút ngắn nếu vụ án được giải quyết sớm.Trân trọng!
Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại trung tâm cai nghiện ma túy là bao lâu?
Cho tôi hỏi: Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại trung tâm cai nghiện ma túy là bao lâu?- Câu hỏi của chị Thi (Hà Nội).
Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại trung tâm cai nghiện ma túy là bao lâu?Tại Điều 31 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy như sau:Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy1. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.2. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí.3. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm sau đây:a) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;b) Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.Trường hợp người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập mà có hoàn cảnh khó khăn được xét giảm hoặc miễn chi phí phải nộp.4. Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện cho người cai nghiện ma túy.5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Như vậy, thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại trung tâm cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại trung tâm cai nghiện ma túy là bao lâu? (Hình từ Internet)Người tử đủ bao nhiêu tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trung tâm cai nghiện ma túy bắt buộc?Tại Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộcNgười nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:1. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;2. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;3. Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;4. Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.Như vậy, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trung tâm cai nghiện ma túy bắt buộc là từ đủ 18 tuổi trở lên.Khi nào người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tháng tuổi bị đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc?Tại Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có quy định về cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi như sau:Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;b) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;c) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.2. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm sau đây:a) Tuân thủ các quy định về cai nghiện ma túy bắt buộc, nội quy, quy chế và chịu sự quản lý, giáo dục, điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc;b) Tham gia các hoạt động điều trị, chữa bệnh, giáo dục, tư vấn, học văn hóa, học nghề, lao động trị liệu và các hoạt động phục hồi hành vi, nhân cách.3. Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.4. Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính.5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.Như vậy, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tháng tuổi bị đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc khi:- Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;- Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;- Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.Trân trọng!
Bí mật công tác là gì? Tội vô ý làm lộ bí mật công tác bị xử lý như thế nào?
Cho tôi hỏi: Bí mật công tác là gì? Tội vô ý làm lộ bí mật công tác bị xử lý như thế nào? Câu hỏi từ anh Quân - Hà Nội
Bí mật công tác là gì?Căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn về một số tình tiết là dấu hiệu định tội cụ thể như sau:Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội...10. “Bí mật công tác” quy định tại Điều 361 và Điều 362 của Bộ luật Hình sự là thông tin công tác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào (ví dụ: văn bản, dự thảo văn bản, bài phát biểu, hình ảnh...) mà cơ quan, tổ chức quy định không được để lộ cho người khác biết và các thông tin này không thuộc danh mục bí mật nhà nước.Như vậy, bí mật công tác là thông tin công tác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào (ví dụ: văn bản, dự thảo văn bản, bài phát biểu, hình ảnh...) mà cơ quan, tổ chức quy định không được để lộ cho người khác biết và các thông tin này không thuộc danh mục bí mật nhà nước.Bí mật công tác là gì? Tội vô ý làm lộ bí mật công tác bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)Tội vô ý làm lộ bí mật công tác bị xử lý như thế nào?Căn cứ Điều 362 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và bị thay thế bởi điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 338 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năma) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;b) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;c) Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;b) Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Theo đó, người nào vô ý làm lộ bí mật công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây nhưng không thuộc trường hợp vô ý làm lộ bí mật nhà nước thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, cụ thể:- Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;- Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:- Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;- Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm lộ bí mật công tác là bao nhiêu năm?Theo điểm a khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:Phân loại tội phạm1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;...Theo đó, tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy tội vô ý làm lộ bí mật công tác được xác định là tội phạm ít nghiêm trọng với mức cao nhất của khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm lộ bí mật công tác là 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng.Trân trọng!
Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?
Cho tôi hỏi: Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng? Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu? Câu hỏi từ anh B.T (Bắc Ninh)
Tạm giam là gì? Căn cứ Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn bao gồm:Các biện pháp ngăn chặn1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.Theo đó, có thể hiểu tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng minh người bị buộc tội sẽ gây khó khăn trong việc điều tra, truy tố và xét xử hoặc người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.Tạm giam là gì? Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng? (Hình từ Internet)Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu?Theo Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn tạm giam để điều tra như sau:Thời hạn tạm giam để điều tra1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng....Như vậy, thời gian tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Đối với trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian tạm giam dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.Như vậy, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.Trân trọng!
Chủ đầu tư được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với những công trình nào?
Chủ đầu tư được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với những công trình nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Chủ đầu tư được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với những công trình nào?Căn cư quy định Điều 52 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về lập dự án đầu tư xây dựng như sau:Lập dự án đầu tư xây dựng1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.2. Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;b) Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;c) Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;d) Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này, trừ dự án PPP.3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.Như vậy, chủ đầu tư được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với những công trình sau:- Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;- Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.- Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.Chủ đầu tư được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với những công trình nào? (Hình từ Internet)Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng gồm các nội dung gì?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 9 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng như sau:Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng1. Việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xem xét, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.2. Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:a) Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm: Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng; sơ bộ tổng mặt bằng của dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;b) Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án; hiện trạng, ranh giới khu đất; thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án; thuyết minh về giải pháp thiết kế sơ bộ;c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).3. Việc lập sơ bộ tổng mức đầu tư của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng....Như vậy, phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:- Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm: Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng; sơ bộ tổng mặt bằng của dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;- Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án; hiện trạng, ranh giới khu đất; thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án; thuyết minh về giải pháp thiết kế sơ bộ;- Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).Việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 10 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng như sau:Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng1. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư; việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư công, dự án PPP được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.2. Sau khi dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật có liên quan.Như vậy, việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:- Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.- Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư công, dự án PPP được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.- Sau khi dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định ở trên, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật có liên quan.Trân trọng!
Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có được thu thêm tiền khi thay thiết bị báo cháy đã cũ?
Tôi có thắc mắc: Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có được thu thêm tiền khi thay thiết bị báo cháy đã cũ? (Câu hỏi của chị Thanh - Gia Lai)
Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có được thu thêm tiền khi thay thiết bị báo cháy đã cũ?Theo Điều 10 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về quản lý vận hành nhà chung cư như sau:Quản lý vận hành nhà chung cư1. Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm các công việc sau đây:a) Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư;b) Cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường;c) Các công việc khác có liên quan......Mặt khác, căn cứ tại Điều 31 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư như sau:Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư1. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Quy chế này.2. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính bằng giá dịch vụ quản lý vận hành quy định tại Điều 30 của Quy chế này nhân (x) với diện tích (m2) sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư.....4. Đối với nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì việc thu kinh phí quản lý vận hành được thực hiện theo giá dịch vụ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 106 của Luật Nhà ở.Thông qua các quy định trên, việc đơn vị quản lý vận hành thay thiết bị báo cháy đã cũ là một trong các hoạt động quản lý vận hành nhà chung. Đối với hoạt động này, kinh phí thực hiện được lấy từ kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư hằng tháng hoặc theo định kỳ.Chính vì vậy, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không được thu thêm tiền khi thay thiết bị báo cháy đã cũ đối với chủ sở hữu hay người sử dụng nhà chung cư.Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có được thu thêm tiền khi thay thiết bị báo cháy đã cũ? (Hình từ Internet)Việc quản lý sử dụng nhà chung cư phải đảm bảo các nguyên tắc nào?Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 02/2016/TT-BXD sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD, việc quản lý sử dụng nhà chung cư phải đảm bảo các nguyên tắc sau:[1] Nhà chung cư phải được sử dụng đúng công năng, mục đích thiết kế và nội dung dự án được phê duyệt.[2] Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được thực hiện trên cơ sở tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái pháp luật về nhà ở, pháp luật có liên quan và đạo đức xã hội[3] Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật.[4] Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành, kinh phí hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư và các khoản phí, lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan; phải chấp hành nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.[5] Ban quản trị nhà chung cư thay mặt cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; trường hợp nhà chung cư không bắt buộc phải thành lập Ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở thì các chủ sở hữu, người đang sử dụng tự thỏa thuận phương án quản lý nhà chung cư.[6] Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được giải quyết theo quy định của Luật Nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan.[7] Mọi hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.[8] Khuyến khích chủ đầu tư, Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong quá trình quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư.Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư có các nội dung nào?Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2016/TT-BXD, bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư có các nội dung sau đây:- Quy định áp dụng đối với chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư.- Các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư và việc xử lý các hành vi vi phạm nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư.- Quy định về việc sử dụng phần sở hữu chung của nhà chung cư.- Quy định về việc sửa chữa các hư hỏng, thay đổi thiết bị trong phần sở hữu riêng và việc xử lý khi có sự cố nhà chung cư.- Quy định về phòng, chống cháy nổ trong nhà chung cư.- Quy định về việc công khai các thông tin có liên quan đến việc sử dụng nhà chung cư.- Quy định về các nghĩa vụ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.- Các quy định khác tùy thuộc vào đặc điểm của từng nhà chung cư.Trân trọng!
Phân loại cống hộp bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 như thế nào?
Tôi có một thắc mắc mong muốn được giải đáp: Phân loại cống hộp bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 như thế nào? Câu hỏi của anh Thống (Nghệ An)
Phân loại cống hộp bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 như thế nào?Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 quy định về việc phân loại cụ thể như sau:Phân loại4.1. Theo hình dạng tiết diện đốt cốnga) Cống có tiết diện hình chữ nhật;b) Cống có tiết diện hình vuông.4.2. Theo kết cấu, kích thước danh nghĩa cơ bản của đốt cốnga) Cống đơn (1 khoang);b) Cống đôi (2 khoang).Mỗi loại có kích thước danh nghĩa quy định theo Bảng 1.Bảng 1 - Kích thước danh nghĩa cơ bản của đốt cống hộp bê tông cốt thép đơn và đôi...Theo đó, việc phân loại cống hộp bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 như sau:[1] Theo hình dạng tiết diện đốt cống- Cống có tiết diện hình chữ nhật;- Cống có tiết diện hình vuông.[2] Theo kết cấu, kích thước danh nghĩa cơ bản của đốt cống- Cống đơn (1 khoang);- Cống đôi (2 khoang).Mỗi loại có kích thước danh nghĩa quy định theo Bảng 1.Bảng 1 - Kích thước danh nghĩa cơ bản của đốt cống hộp bê tông cốt thép đơn và đôiChú thích: Các sản phẩm có kích thước khác được sản xuất theo thỏa thuận giữa cơ sở sản xuất và khách hàng.Yêu cầu về vật liệu kỹ thuật đối với cống hộp bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 như thế nào?Theo Tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 quy định yêu cầu về vật liệu kỹ thuật đối với cống hộp bê tông cốt thép cụ thể như sau:[1] Xi măngXi măng dùng để sản xuất ống cống là xi măng poóc lăng bền sun phát (PCSR) theo TCVN 6067:2004, hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát (PCBSR) theo TCVN 7711:2007 hoặc xi măng poóc lăng (PC) theo TCVN 2682:2009 hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB) theo TCVN 6260:2009, cũng có thể sử dụng các loại xi măng khác, nhưng phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.[2] Cốt liệu- Cốt liệu nhỏ - Cát dùng để sản xuất ống cống có thể là cát tự nhiên hoặc cát nghiền, nhưng phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7570:2006.- Cốt liệu lớn - Đá dăm, sỏi hoặc sỏi dăm dùng để sản xuất ống cống phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7570:2006. Ngoài ra chúng còn phải thỏa mãn các quy định của thiết kế.[3] NướcNước trộn và bảo dưỡng bê tông cần thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật của TCVN 4506.[4] Phụ giaPhụ gia các loại phải thỏa mãn TCVN 8826:2011 và TCVN 8827:2011.[5] Bê tông- Bê tông chế tạo cống hộp phải đảm bảo đạt mác thiết kế theo cường độ và độ chống thấm.- Hỗn hợp bê tông dùng cho cống hộp phải được thiết kế thành phần cấp phối, độ sụt hoặc độ cứng theo loại xi măng, cốt liệu thực tế. Tỷ lệ nước/xi măng (N/X) không lớn hơn 0,45.[6] Cốt thépCốt thép dùng sản xuất cống hộp phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng sau:- Thép thanh dùng làm cốt chịu lực trong bê tông là thép cán nóng theo TCVN 1651-(1 và 2):2008.- Thép cuộn các bon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép phân bố, cấu tạo trong bê tông phải phù hợp với TCVN 6288:1997.- Các lô sản phẩm thép cần thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý được lấy theo quy định hiện hành.Hàn nối cốt thép phải tuân theo các quy định của quy trình hàn.Sai lệch khoảng cách bố trí thép so với thiết kế đối với các thanh thép chịu lực là ≤ 10 mm; đối với thép đai là ≤ 10 mm; sai lệch đối với lớp bảo vệ cốt thép là ± 5 mm.Phân loại cống hộp bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 như thế nào? (Hình từ Internet)Cách tiến hành phương pháp thử đối với cống hộp bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 như thế nào?Căn cứ theo tiết 6.2.2 Tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 quy định về phương pháp thử cụ thể như sau:Phương pháp thử6.1. Lấy mẫuMỗi lô lấy ngẫu nhiên không ít hơn 5 cống đại diện cho lô sản phẩm cần kiểm tra các chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật quy định.6.2. Kiểm tra khuyết tật ngoại quanKiểm tra sự phù hợp của lô sản phẩm đốt cống hộp so với các yêu cầu về ngoại quan và mức độ khuyết tật được thực hiện trên 5 mẫu thử lấy ngẫu nhiên nêu trên trong lô sản phẩm.6.2.1. Thiết bị, dụng cụ- Thước dây, thước kim loại hoặc thước nhựa dài 1 m, độ chính xác đến 1 mm;- Thước kim loại hoặc thước nhựa dài 300 mm, độ chính xác đến 1 mm;- Thước kẹp có độ chính xác đến 0,1 mm;- Thước căn lá thép dày 0,1 mm;- Kính lúp có độ phóng đại từ 5 lần đến 10 lần.6.2.2. Cách tiến hành- Đo chiều sâu vết lõm: Đặt thước dài dọc theo đường sinh ống cống rồi cắm thanh trượt của thước kẹp đến đáy vết lõm, đo khoảng cách từ đáy vết lõm đến mép dưới của thước.- Đo kích thước bê tông vỡ để tính diện tích vỡ: Quy vết vỡ về dạng hình tròn tương đương, đo đường kính trung bình để tính ra diện tích vỡ hoặc dùng giấy bóng kính có kẻ sẵn lưới ô vuông để đo diện tích bê tông vỡ, tính diện tích vỡ bằng cách đếm số ô vuông.- Đo vết nứt bê tông: Quan sát phát hiện vết nứt bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp. Nếu có vết nứt, thì cắm đầu thước lá căn vào vết nứt để xác định bề rộng và chiều sâu vết nứt....Như vậy, theo quy định trên thì cách tiến hành phương pháp thử đối với cống hộp bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9116:2012 như sau:- Đo chiều sâu vết lõm: Đặt thước dài dọc theo đường sinh ống cống rồi cắm thanh trượt của thước kẹp đến đáy vết lõm, đo khoảng cách từ đáy vết lõm đến mép dưới của thước.- Đo kích thước bê tông vỡ để tính diện tích vỡ: Quy vết vỡ về dạng hình tròn tương đương, đo đường kính trung bình để tính ra diện tích vỡ hoặc dùng giấy bóng kính có kẻ sẵn lưới ô vuông để đo diện tích bê tông vỡ, tính diện tích vỡ bằng cách đếm số ô vuông.- Đo vết nứt bê tông: Quan sát phát hiện vết nứt bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp. Nếu có vết nứt, thì cắm đầu thước lá căn vào vết nứt để xác định bề rộng và chiều sâu vết nứt.Trân trọng!
Mẫu Báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất năm 2024?
Cho tôi hỏi anh chị có thể cho tôi xin file tải về của mẫu báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất hiện nay không? Mong được giải đáp!
Mẫu Báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất năm 2024?Sau đây là mẫu báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất áp dụng cho cả năm 2024:Tải về miễn phí mẫu báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất áp dụng cho cả năm 2024 tại đây tải vềHướng dẫn viết mẫu báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình:(1) Tên của tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng.(2) Tên của chủ đầu tư.(3) Tên hạng mục công trình/công trình xây dựng.(4) Trường hợp trong kỳ báo cáo có sự cố công trình thì gửi kèm báo cáo là hồ sơ giải quyết sự cố công trình theo quy định.Mẫu Báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)Xác định chủ đầu tư xây dựng công trình như thế nào?Căn cứ theo Điều 7 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về chủ đầu tư như sau:Việc xác định chủ đầu tư xây dựng công trình sẽ dựa trên loại dự án, cụ thể là:[1] Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công:- Xác định chủ đầu tư căn cứ theo điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư- Trường hợp không có Ban quản lý dự án hoặc có Ban quản lý dự án nhưng không đủ điều kiện thực hiện thì người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý làm chủ đầu tư.[2] Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công: chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;[3] Đối với dự án PPP: chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án PPP được thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;[4] Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp tại mục [1], [2], [3]: chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.Trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì các nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức hoặc ủy quyền cho một nhà đầu tư làm chủ đầu tư.Trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư thì việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan[5] Đối với các dự khác không thuộc trường hợp tại mục [1], [2], [3], [4]: chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân bỏ vốn để đầu tư xây dựng.Phân cấp và phân loại công trình xây dựng như thế nào theo quy định pháp luật?Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về phân cấp phân loại công trình xây dựng như sau:Phân loại và phân cấp công trình xây dựng1. Căn cứ tính chất kết cấu và công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân loại như sau:a) Theo tính chất kết cấu, công trình được phân thành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;b) Theo công năng sử dụng, công trình được phân thành các loại gồm: công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định này....2. Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14) được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định về cấp công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành....Theo đó, các công trình xây dựng sẽ được phân loại, phân cấp như sau:[1] Phân loại:- Theo tính chất kết cấu:+ Nhà kết cấu dạng nhà;+ Cầu, đường, hầm, cảng;+ Trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè;+ Kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;- Theo công năng sử dụng:+ Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng;+ Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp;+ Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật;+ Công trình phục vụ giao thông vận tải;+ Công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn;+ Công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh[2] Phân cấp: cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4Trân trọng!
09 yêu cầu về nội dung quy hoạch gồm những gì?
Xin cho tôi hỏi, 09 yêu cầu về nội dung quy hoạch gồm những gì? Việc đánh giá tổng quát kết quả thực hiện mục tiêu quy hoạch theo các tiêu chí nào? Nhờ anh chị giả đáp.
09 yêu cầu về nội dung quy hoạch gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 21 Luật Quy hoạch 2017 09 yêu cầu về nội dung quy hoạch gồm có:[1] Bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;Phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.[2] Việc phân bố phát triển không gian trong quá trình lập quy hoạch phải bảo đảm thống nhất giữa kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai và bảo vệ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái.[3] Bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các vùng trong cả nước, giữa các địa phương trong vùng và khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có;Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương gắn với tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.[4] Bảo đảm sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường trong quá trình lập quy hoạch.[5] Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực do kinh tế - xã hội, môi trường gây ra đối với sinh kế của cộng đồng, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em.Quá trình lập quy hoạch phải được kết hợp với các chính sách khác thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững của người dân trong khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn.[6] Bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của cộng đồng; giữa lợi ích của các vùng, các địa phương.[7] Bảo đảm quyền tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch.[8] Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.[9] Nội dung của từng loại quy hoạch phải thống nhất, liên kết với nhau và được thể hiện bằng báo cáo quy hoạch và hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.09 yêu cầu về nội dung quy hoạch gồm những gì? (Hình từ Internet)Dự báo xu thế phát triển và xây dựng kịch bản phát triển trong nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia được quy định như thế nào?Căn cứ quy định khoản 3 Điều 20 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định về nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia như sau:Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia....3. Dự báo xu thế phát triển và xây dựng kịch bản phát triển:a) Dự báo xu thế phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, biến đổi khí hậu có tác động đến sự phát triển của quốc gia;b) Dự báo các tình huống có thể xảy ra do tác động của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia;c) Phân tích lợi thế so sánh và cơ hội phát triển, khó khăn và thách thức đối với sự phát triển của quốc gia;d) Xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;đ) Xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.....Như vậy, dự báo xu thế phát triển và xây dựng kịch bản phát triển trong nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia được quy định như sau:- Dự báo xu thế phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, biến đổi khí hậu có tác động đến sự phát triển của quốc gia;- Dự báo các tình huống có thể xảy ra do tác động của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia;- Phân tích lợi thế so sánh và cơ hội phát triển, khó khăn và thách thức đối với sự phát triển của quốc gia;- Xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;- Xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.Việc đánh giá tổng quát kết quả thực hiện mục tiêu quy hoạch theo các tiêu chí nào?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 7 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch như sau:Tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch1. Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện mục tiêu quy hoạch theo các tiêu chí:a) Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế;b) Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội;c) Kết quả thực hiện các mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;d) Kết quả thực hiện các mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh.....Như vậy, việc đánh giá tổng quát kết quả thực hiện mục tiêu quy hoạch theo các tiêu chí sau đây:- Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế;- Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội;- Kết quả thực hiện các mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;- Kết quả thực hiện các mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh.Trân trọng!
Danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo vùng miền mới nhất?
Cho tôi hỏi: Liệt kê giúp tôi danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo vùng miền hiện nay?- Câu hỏi của anh Tỉnh (Quảng Nam).
Danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo vùng miền mới nhất?Tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 có quy định danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo vùng miền như sau:Thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số là bao nhiêu?Tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 và khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có quy định về tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương như sau:Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.2. Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.3. Đơn vị hành chính trực thuộc:a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;b) Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận4. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.Như vậy, thành phố trực thuộc trung ương phải có quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định.Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?Tại Điều 15 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có quy định tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương như sau:- Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.- Diện tích tự nhiên từ 1.000 km2 trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000 km2 thì cứ thêm 50 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm.- Số đơn vị hành chính trực thuộc:+ Có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;+ Có tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 40% trở xuống được tính 1 điểm; trên 40% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:+ Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống được tính 10 điểm; trên 20% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 15 điểm;+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;+ Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở xuống được tính 1 điểm; trên 65% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;+ Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;+ Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.- Yếu tố đặc thù: dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thường trú được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.Trân trọng!
Chủ đầu tư sử dụng kinh phí bảo trì chung cư không đúng quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cho tôi hỏi: Chủ đầu tư sử dụng kinh phí bảo trì chung cư không đúng quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền? Nhờ anh chị giải đáp.
Chủ đầu tư sử dụng kinh phí bảo trì chung cư không đúng quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 67 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với chủ đầu tư như sau:Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với chủ đầu tư....4. Phạt tiền từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung hoặc tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp;b) Áp dụng cách tính diện tích căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng sai quy định;c) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư vào tài khoản đã lập theo quy định đối với diện tích căn hộ, phần diện tích khác mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng;d) Không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng thời hạn hồ sơ nhà chung cư cho ban quản trị nhà chung cư theo quy định;đ) Sử dụng kinh phí bảo trì không đúng quy định.5. Biện pháp khắc phục hậu quả:....y) Buộc sử dụng kinh phí bảo trì đúng quy định với hành vi quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này.Như vậy, trong trường hợp chủ đầu tư sử dụng kinh phí bảo trì chung cư không đúng quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.Bên cạnh đó còn buộc phải buộc sử dụng kinh phí bảo trì đúng quy định.Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).Chủ đầu tư sử dụng kinh phí bảo trì chung cư không đúng quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)Nguyên tắc bảo trì nhà chung cư được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 32 quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về nguyên tắc bảo trì nhà chung cư được quy định như sau:- Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để duy trì chất lượng của nhà ở và bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng.- Việc bảo trì phần sở hữu riêng không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác và các hệ thống công trình, thiết bị thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư.- Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp nhưng không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu căn hộ và khu văn phòng, dịch vụ, thương mại được thực hiện theo kế hoạch bảo trì do hội nghị nhà chung cư thông qua và theo quy trình bảo trì tòa nhà, quy trình bảo trì thiết bị đã được lập theo quy định của Quy chế này.- Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp mà phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu căn hộ và khu văn phòng, dịch vụ, thương mại được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:+ Đối với phần sở hữu chung của khu căn hộ và phần sở hữu chung của cả tòa nhà thì các chủ sở hữu thực hiện bảo trì theo kế hoạch đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và quy trình bảo trì đã được lập, trừ trường hợp có hư hỏng đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn gây ra;+ Đối với phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại thì chủ sở hữu khu chức năng này thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì tòa nhà và quy trình bảo trì hệ thống thiết bị đã được lập theo quy định.- Việc bảo trì phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng cụm nhà chung cư thực hiện.- Chủ sở hữu, Ban quản trị nhà chung cư chỉ được thuê cá nhân, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực tương ứng với công việc cần bảo trì theo quy định để thực hiện bảo trì.Việc bảo trì phần sở hữu chung của các tòa nhà trong cụm nhà chung cư thì sử dụng kinh phí bảo trì như thế nào?Căn cứ quy định khoản 7 Điều 37 quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu như sau:Sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu.....7. Đối với việc bảo trì phần sở hữu chung của các tòa nhà trong cụm nhà chung cư thì sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định sau đây:a) Trường hợp phát sinh công việc bảo trì phần sở hữu chung của cả cụm nhà chung cư thì trích đều từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của từng tòa nhà trong cụm để bảo trì;b) Trường hợp phát sinh công việc bảo trì phần sở hữu chung của một số tòa nhà trong cụm thì trích đều từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của các tòa nhà có liên quan để bảo trì;c) Việc rút kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này được thực hiện theo quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều này.Như vậy, đối với việc bảo trì phần sở hữu chung của các tòa nhà trong cụm nhà chung cư thì sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định sau đây:[1] Trường hợp phát sinh công việc bảo trì phần sở hữu chung của cả cụm nhà chung cư thì trích đều từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của từng tòa nhà trong cụm để bảo trì;[2] Trường hợp phát sinh công việc bảo trì phần sở hữu chung của một số tòa nhà trong cụm thì trích đều từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của các tòa nhà có liên quan để bảo trì;[3] Việc rút kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung quy định tại [1] và [2] được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 37 quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD.
Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì? Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì? Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024 là bao nhiêu? Câu hỏi từ anh Kỳ - An Giang
Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì? Căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 6 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP quy định tạm ứng hợp đồng xây dựng như sau:Tạm ứng hợp đồng xây dựng1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng....Như vậy, có thể hiểu tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.Theo đó, việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì? Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024 là bao nhiêu?Căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 9 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định mức tạm ứng hợp đồng thi công hiện nay như sau:Tạm ứng hợp đồng xây dựng...5. Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:a) Đối với hợp đồng tư vấn:- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:- 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng....Như vậy, mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024 cụ thể:[1] Đối với hợp đồng tư vấn:- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.[2] Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:- 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.[3] Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại điểm a, b, c khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.Lưu ý: Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng là gì?Theo khoản 1 Điều 139 Luật Xây dựng 2014 quy định về hiệu lực của hợp đồng xây dựng như sau:Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:- Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;- Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng;- Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định.Trân trọng!
Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ 2024?
Cho tôi hỏi: Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ 2024 là mẫu nào? Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ là gì? - Câu hỏi của anh Toàn (Hà Nội).
Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ 2024?Tại Mẫu số 09 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Phụ lục 7 ban hành kèm theo khoản 39 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ như sau:Xem chi tiết Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP tại đây.Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ là gì?Tại Điều 93 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và khoản 3 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 có quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:- Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014;+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 Luật Xây dựng 2014.- Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng 2014 và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.- Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.Mẫu giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ 2024? (Hình từ Internet)Trong trường hợp nào được miễn giấy phép xây dựng?Tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:- Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;- Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước;Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;- Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014;- Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;Nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;- Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;- Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định;- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;Trân trọng!
Mẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn, mới nhất 2024?
Tôi có một vấn đề cần anh chị giúp đỡ: Anh chị có thể cho tôi xin mẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn pháp lý không? Mong được giải đáp!
Mẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn, mới nhất 2024?Hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng là một loại hợp đồng dân sự, được ký kết giữa hai bên, trong đó bên giao khoán giao cho bên nhận khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng theo yêu cầu của bên giao khoán.Hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng này cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công hạng mục san lấp mặt bằng.Dưới đây là một số mục đích cụ thể của hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng:- Để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng: Hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, bao gồm bên giao khoán, bên nhận khoán và các bên liên quan khác.- Để làm cơ sở để thực hiện thi công hạng mục san lấp mặt bằng: Hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng là cơ sở để bên nhận khoán thực hiện thi công hạng mục san lấp mặt bằng theo yêu cầu của bên giao khoán.Để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công hạng mục san lấp mặt bằng: - Hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công hạng mục san lấp mặt bằng, chẳng hạn như tranh chấp về chất lượng thi công, tranh chấp về thời gian thi công,...Sau đây là mẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn, mới nhất 2024 có thể tham khảo:Tải về miễn phí mẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn, mới nhất 2024 tại đây tải vềMẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn, mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Hiện nay có những cách phân loại dự án đầu tư xây dựng nào? Căn cứ theo Điều 49 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:Hiện nay có 03 cách phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:[1]: Phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng của dự án đầu tư xây dựng:- Dự án quan trọng quốc gia,- Dự án nhóm A,- Dự án nhóm B,- Dự án nhóm C[2]: Phân loại theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý:- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;- Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;- Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;- Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;- Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;- Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.[3]: Phân loại theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.- Dự án sử dụng vốn đầu tư công;- Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;- Dự án PPP;- Dự án sử dụng vốn khác.Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng được lựa chọn như thế nào?Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:Lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng...2. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án....Đồng thời căn cứ tại khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng1. Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;c) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;d) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn....Như vậy, người quyết định đầu tư sẽ quyết định hình thức quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác và hình thức tổ chức quản lý cho dự án này là Ban quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực)Trân trọng!
Mẫu báo cáo tình hình phát triển đô thị chuẩn mới nhất?
Tôi có một thắc mắc: Anh chị có file tải về báo cáo tình hình phát triển đô thị cuối năm không, nếu có cho tôi xin file được không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Mẫu báo cáo tình hình phát triển đô thị cuối năm chuẩn mới nhất?Sau đây là mẫu báo cáo tình hình phát triển đô thị cuối năm chuẩn pháp lý hiện nay:Tải về mẫu báo cáo tình hình phát triển đô thị cuối năm chuẩn pháp lý tại đây tải vềMẫu báo cáo tình hình phát triển đô thị chuẩn mới nhất? (Hình từ Internet)Cơ quan nào có thẩm quyền lập báo cáo tình hình phát triển đô thị?Theo Điều 11 Thông tư 01/2023/TT-BXD quy định về báo cáo tình hình phát triển đô thị như sau:Báo cáo tình hình phát triển đô thị1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 7 Điều 46 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) là cơ quan đầu mối lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả về Bộ Xây dựng theo dõi, tổng hợp chậm nhất vào ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo....Đồng thời tại khoản 7 Điều 46 Nghị định 11/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:Ủy ban nhân dân cấp tỉnh....4. Lập quỹ nhà ở tái định cư và tạm cư phục vụ việc giải phóng mặt bằng các dự án sử dụng vốn ngân sách cũng như các dự án sử dụng các nguồn vốn khác.5. Thu hút đầu tư và tổ chức đầu tư xây dựng các đô thị mới theo quy hoạch; định kỳ rà soát, đánh giá và đầu tư hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị; đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật; cải tạo chỉnh trang, tái thiết đô thị; kiểm soát việc đầu tư xây dựng theo chương trình phát triển đô thị được phê duyệt; tổ chức xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài ranh giới dự án bảo đảm liên kết đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị.6. Chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý trật tự xây dựng tại dự án theo pháp luật về xây dựng, tiếp nhận bàn giao và tổ chức quản lý hành chính khi nhận bàn giao quản lý trong khu đô thị; kiểm soát việc cung cấp các dịch vụ đô thị đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị chưa bàn giao.7. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin phát triển đô thị tại địa phương, thực hiện báo cáo đánh giá tình hình phát triển đô thị tại địa phương, định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả về Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.....Theo đó, cơ quan lập báo cáo tình hình phát triển đô thị là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Tuy nhiên, đối với Hà Nội và TP.HCM thì Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ là cơ quan đầu mối lập báo cáo tình hình phát triển đô thị gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả về Bộ Xây dựng theo dõi, tổng hợpThời gian chốt số liệu báo cáo tình hình phát triển đô thị là khi nào?Theo khoản 5 Điều 11 Thông tư 01/2023/TT-BXD quy định về báo cáo tình hình phát triển đô thị như sau:Báo cáo tình hình phát triển đô thị...4. Tần suất báo cáo: 06 tháng, 01 năm.5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ như sau:Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ1. Báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.2. Báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.4. Báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.5. Đối với các báo cáo định kỳ khác, thời gian chốt số liệu do cơ quan ban hành chế độ báo cáo quy định, nhưng phải đáp ứng các quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 11 Nghị định này.Theo đó, đối với báo cáo tình hình phát triển đô thị có tần suất báo cáo là 06 tháng, 01 năm và có thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ như sau:- Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.- Báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.Trân trọng!
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024?
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024 như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng? Anh Phong - Hà Nội
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024?Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Mẫu số 04 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:Tải Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024 Tại đâyMẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực nào thì bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng:Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:a) Khảo sát xây dựng;b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;đ) Thi công xây dựng công trình;e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;g) Kiểm định xây dựng;h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Trường hợp tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực có lĩnh vực hoạt động xây dựng khác với quy định tại Phụ lục VII Nghị định này thì lĩnh vực hoạt động xây dựng ghi trên chứng chỉ năng lực khi được gia hạn là lĩnh vực quy định tại Phụ lục VII Nghị định này được xác định tương ứng theo kinh nghiệm thực hiện công việc phù hợp của tổ chức kê khai trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.”....Như vậy, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau thì bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:- Khảo sát xây dựng;- Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;- Thi công xây dựng công trình;- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 19 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng chỉ hành nghề xây dựng như sau:Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III;c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình....Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề như sau:- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1;- Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng 2, hạng 3;- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cấp chứng chỉ hành nghề hạng 2, hạng 3 cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.Thời hạn chứng chỉ năng lực xây dựng tối đa bao nhiêu năm?Căn cứ vào khoản 5 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về việc thời hạn của chứng chỉ hành nghề xây dựng như sau:Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng...5. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.6. Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 06 Phụ lục IV Nghị định này.7. Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau:a) Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VIII Nghị định này;b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề.8. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử.Theo đó, Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ.Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.Lưu ý: Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.Trân trọng!
Có bao nhiêu loại hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được điều chỉnh trong trường hợp nào?
Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp: Có bao nhiêu loại hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được điều chỉnh trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Long (Nghệ An)
Có bao nhiêu loại hợp đồng xây dựng?Căn cứ theo Điều 140 Luật Xây dựng 2014 một số điểm bị bãi bỏ bởi khoản 65 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định hợp đồng xây dựng được phân thành 02 loại, cụ thể:- Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:+ Hợp đồng tư vấn xây dựng;+ Hợp đồng thi công xây dựng công trình;+ Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;+ Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay;+ Hợp đồng xây dựng khác.- Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:+ Hợp đồng trọn gói;+ Hợp đồng theo đơn giá cố định;+ Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;+ Hợp đồng theo thời gian;+ Hợp đồng theo chi phí cộng phí;+ Hợp đồng theo giá kết hợp;+ Hợp đồng xây dựng khác.Có bao nhiêu loại hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được điều chỉnh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)Các nguyên tắc trong hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?Theo Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định chung về hợp đồng xây dựng cụ thể như sau:Quy định chung về hợp đồng xây dựng1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:a) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;b) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;c) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.5. Hợp đồng xây dựng phải được ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.Theo đó, các nguyên tắc trong hợp đồng xây dựng được quy định như sau:[1] Đối với nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng:- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;- Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;- Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh.Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.[2] Đối với nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng:- Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;- Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;- Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.Hợp đồng xây dựng được điều chỉnh trong trường hợp nào?Căn cứ theo Điều 143 Luật Xây dựng 2014 bị thay thế một số nội dung bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng cụ thể như sau:Điều chỉnh hợp đồng xây dựng1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.2. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:a) Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;c) Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;d) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật....Theo đó, hợp đồng xây dựng được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:- Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật Xây dựng 2014 và pháp luật khác có liên quan;- Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;- Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;- Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.Trân trọng!
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu cá nhân 2024?
Cho tôi hỏi: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu cá nhân 2024 là mẫu nào?- Câu hỏi của anh Ân (Tp.HCM).
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu cá nhân 2024?Tại Mẫu số 04 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy đinh mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu cá nhân như sau:Xem chi tiết mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu cá nhân ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP tại đây.Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài là gì?Tại Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài bao gồm:- Có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ);- Phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu.Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện;- Phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu cá nhân 2024? (Hình từ Internet)Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài bị thu hồi trong trường hợp nào?Tại khoản 1 Điều 106 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài như sau:Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng1. Nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động xây dựng;c) Giấy phép hoạt động xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng;d) Giấy phép hoạt động xây dựng được cấp không đúng thẩm quyền.2. Thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng:a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng do mình cấp;b) Trường hợp giấy phép hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng.....Như vậy, giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài bị thu hồi trong 04 trường hợp sau:- Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;- Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động xây dựng;- Giấy phép hoạt động xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng;- Giấy phép hoạt động xây dựng được cấp không đúng thẩm quyền.Trong trường hợp nào giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài bị hết hiệu lực? Tại Điều 105 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về thời hạn và lệ phí cấp Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài như sau:Thời hạn và lệ phí cấp Giấy phép hoạt động xây dựng1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 104 Nghị định này xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 104 Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.2. Khi nhận Giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.3. Giấy phép hoạt động xây dựng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:a) Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;b) Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.Như vậy, giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hết hiệu lực trong trường hợp sau:- Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;- Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.Trân trọng!
Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có thời hạn sử dụng trong bao nhiêu năm?
Cho tôi hỏi: Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có thời hạn sử dụng trong bao nhiêu năm? Có bao nhiêu loại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu? Câu hỏi từ anh Bảo - Hải Phòng
Có bao nhiêu loại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu?Căn cứ quy định khoản 3 Điều 11 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu như sau:Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu....3. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu bao gồm các loại sau:a) Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn;b) Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn;c) Cá nhân đạt kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu trong các lĩnh vực: dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn.....Như vậy, hiện nay có 03 loại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu gồm có:- Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn;- Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn;- Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu trong các lĩnh vực: dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn.Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có thời hạn sử dụng trong bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có thời hạn sử dụng trong bao nhiêu năm?Căn cứ Điều 111 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định điều kiện cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu như sau:Điều kiện cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu...2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;b) Tốt nghiệp đại học trở lên;c) Có đầy đủ hành vi dân sự, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;d) Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc có tổng thời gian tối thiểu 05 năm làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưng không liên tục hoặc đã trực tiếp tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ;đ) Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.3. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, có hiệu lực trong vòng 05 năm, kể từ ngày cấp. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.Như vậy, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, có hiệu lực trong vòng 05 năm, kể từ ngày cấp.Lưu ý: Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện gì?Căn cứ Điều 12 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu bao gồm;[1] Có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản;[2] Tốt nghiệp đại học trở lên;[3] Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;[4] Đáp ứng một trong các điều kiện sau:- Đã tham gia thường xuyên, liên tục vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu trong vòng 04 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch), bao gồm:+ Tham gia giảng dạy về đấu thầu;+ Tham gia xây dựng văn bản pháp luật về đấu thầu;+ Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, quản lý thực hiện hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu như: ++ Tham gia vào công tác lập, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;++ Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;++ Thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, tham gia thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; tham gia các công tác quản lý dự án, quản lý hợp đồng (nghiệm thu, thanh toán, điều chỉnh hợp đồng...);- Đã tham gia vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại điểm a Khoản này trong vòng 05 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch) nhưng không thường xuyên, liên tục;- Đã tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;++ Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn (gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu trên 20 tỷ đồng) hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ.++ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phức tạp được tính tương đương gói thầu quy mô lớn; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản được tính tương đương gói thầu quy mô nhỏ”.[5] Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.Trân trọng!
Việc đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch được thực hiện theo các tiêu chí nào?
Xin cho tôi hỏi, việc đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch được thực hiện theo các tiêu chí nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Việc đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch được thực hiện theo các tiêu chí nào?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 7 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch như sau:Tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch.....2. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch theo các tiêu chí:a) Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án đầu tư công đã triển khai thực hiện;b) Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công đã triển khai thực hiện;c) Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch chưa triển khai thực hiện, lý do chưa triển khai;d) Danh mục các dự án đã đi vào hoạt động và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án......Như vậy, việc đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:- Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án đầu tư công đã triển khai thực hiện;- Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công đã triển khai thực hiện;- Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch chưa triển khai thực hiện, lý do chưa triển khai;- Danh mục các dự án đã đi vào hoạt động và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án.Việc đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch được thực hiện theo các tiêu chí nào? (Hình từ Internet)Cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia có các trách nhiệm gì?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 8 Nghị định 37/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch như sau:Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch....2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia có trách nhiệm:a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia;b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan tổ chức xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;c) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;d) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch ngành quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng điều kiện về mặt năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này;đ) Phân công cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng nội dung quy hoạch ngành quốc gia theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt;e) Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng vào quy hoạch ngành quốc gia;g) Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch ngành quốc gia;h) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia; chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác;i) Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch ngành quốc gia......Như vậy, cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia có các trách nhiệm sau đây:- Quyết định cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia;- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan tổ chức xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch ngành quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng điều kiện về mặt năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2019/NĐ-CP;- Phân công cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng nội dung quy hoạch ngành quốc gia theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt;- Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng vào quy hoạch ngành quốc gia;- Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch ngành quốc gia;- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia;Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác;- Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch ngành quốc gia.Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch gồm các tài liệu nào?Căn cứ quy định Điều 31 Luật Quy hoạch 2017 quy định về hồ sơ trình thẩm định quy hoạch như sau:Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch1. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:a) Tờ trình;b) Báo cáo quy hoạch;c) Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;e) Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch......Như vậy, hồ sơ trình thẩm định quy hoạch gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:- Tờ trình thẩm định quy hoạch;- Báo cáo quy hoạch;- Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;- Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.Trân trọng!
Phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2014/BGTVT?
Tôi có một thắc mắc: Phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện nay quy định như thế nào? (chị Tâm - Bình Dương)
Phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2014/BGTVT?Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2014/BGTVT về phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển được ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 28/5/2014Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2014/BGTVT quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật, các yêu cầu về quản lý đối với các hệ thống đường ống biển sử dụng để vận chuyển riêng lẻ hoặc hỗn hợp các chất hyđrô cácbon ở trạng thái lỏng hoặc khí, như dầu thô, các sản phẩm của dầu, các loại khí và các chất lỏng khác trong thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển ở nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2014/BGTVT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật (sau đây gọi chung là kiểm tra), thiết kế, chế tạo, xây dựng mới, hoán cải, sửa chữa và khai thác các hệ thống đường ống biển.Phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2014/BGTVT? (hình từ Internet)Quy định chung về giám sát kỹ thuật đối với hệ thống đường ống biển quy định như thế nào?Theo tiểu tiết 2.1.3.1 tiết 2.1.3 Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2014/BGTVT quy định chung về giám sát kỹ thuật đối với hệ thống đường ống biển như sau:[1] Khối lượng giám sát kỹ thuật và phân cấp hệ thống đường ống biển- Hoạt động giám sát kỹ thuật dựa trên cơ sở các quy định của Quy chuẩn này. Khi tiến hành giám sát kỹ thuật và phân cấp hệ thống đường ống biển phải thực hiện những công việc theo quy định- Đối tượng giám sát kỹ thuật[2] Nguyên tắc giám sát kỹ thuật[3] Các cơ sở thiết kế, chủ hệ thống đường ống biển và các cơ sở chế tạo các sản phẩm công nghiệp phải thực hiện các yêu cầu của Quy chuẩn này khi Đăng kiểm thực hiện công tác giám sát kỹ thuật.[4] Nếu dự định có những sửa đổi trong quá trình chế tạo liên quan đến vật liệu, kết cấu, máy móc, trang thiết bị và sản phẩm công nghiệp khác với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định thì các bản vẽ hoặc tài liệu sửa đổi gây ảnh hưởng đến tính toàn vẹn và an toàn của hệ thống đường ống biển phải được nộp cho Đăng kiểm xem xét và thẩm định thiết kế sửa đổi trước khi thi công.[5] Nếu có những bất đồng xảy ra trong quá trình giám sát giữa đăng kiểm viên và các tổ chức, cá nhân liên quan thì các tổ chức, cá nhân này có quyền đề xuất ý kiến của mình trực tiếp với Lãnh đạo đơn vị đang giải quyết thủ tục hành chính để xử lý theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP.[6] Đăng kiểm có thể từ chối không thực hiện công tác giám sát, nếu cơ sở chế tạo, lắp đặt hệ thống đường ống biển vi phạm có hệ thống các yêu cầu theo quy định.[7] Trong trường hợp phát hiện thấy vật liệu hoặc sản phẩm có khuyết tật, nhưng đã được cấp giấy chứng nhận hợp lệ, thì có thể yêu cầu tiến hành thử nghiệm lại hoặc khắc phục những khuyết tật đó. Trong trường hợp không thể khắc phục được các khuyết tật đó, thì thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận đã cấp.[8] Hoạt động giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm không làm thay đổi công việc cũng như không thay cho trách nhiệm của các tổ chức kiểm tra kỹ thuật/ chất lượng của chủ đường ống, nhà máy/ cơ sở chế tạo và lắp đặt, sửa chữa đường ống, chế tạo vật liệu, các bộ phận lắp đặt trên hệ thống đường ống biển.Yêu cầu kỹ thuật đối hệ thống đường ống biển bằng thép quy định như thế nào?Theo Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2014/BGTVT quy định về yêu cầu kỹ thuật đối hệ thống đường ống biển bằng thép như sau:Quy định chungHệ thống đường ống biển bằng thép phải được thiết kế, chế tạo để tuân thủ các yêu cầu của pháp luậtYêu cầu kỹ thuật về nguyên tắc thiết kếCác yêu cầu kỹ thuật về nguyên tắc thiết kế hệ thống đường ống biển bằng thép phải tuân thủ theo TCVN 6475-4 (đã hết hiệu lực)Yêu cầu kỹ thuật về cơ sở thiết kếCác yêu cầu kỹ thuật về cơ sở thiết kế hệ thống đường ống biển bằng thép phải tuân thủ theo TCVN 6475-5 (đã hết hiệu lực)Yêu cầu kỹ thuật về tải trọng tác dụngCác yêu cầu kỹ thuật về tải trọng phải tuân thủ theo TCVN 6475-6 (đã hết hiệu lực)Yêu cầu kỹ thuật về chỉ tiêu thiết kếCác yêu cầu kỹ thuật về chỉ tiêu thiết kế hệ thống đường ống biển bằng thép phải tuân thủ theo TCVN 6475-7 (đã hết hiệu lực)Yêu cầu kỹ thuật về ống thépCác yêu cầu kỹ thuật về ống thép dùng cho hệ thống đường ống biển bằng thép phải tuân thủ theo TCVN 6475-8 (đã hết hiệu lực)Yêu cầu kỹ thuật về các bộ phận của đường ống và lắp rápCác yêu cầu kỹ thuật về các bộ phận của đường ống và lắp ráp hệ thống đường ống biển bằng thép phải tuân thủ theo TCVN 6475-9 (đã hết hiệu lực)Yêu cầu kỹ thuật về chống ăn mòn và bọc gia tảiCác yêu cấu kỹ thuật về chống ăn mòn và bọc gia tải cho hệ thống đường ống biển bằng thép phải tuân thủ theo TCVN 6475-10 (đã hết hiệu lực)Yêu cầu kỹ thuật về lắp đặtCác yêu cầu kỹ thuật về lắp đặt hệ thống đường ống biển bằng thép phải tuân thủ theo TCVN 6475-11 (đã hết hiệu lực)Yêu cầu kỹ thuật về hànCác yêu cầu kỹ thuật về hàn hệ thống đường ống biển bằng thép phải tuân thủ theo TCVN 6475-12 (đã hết hiệu lực)Yêu cầu kỹ thuật về kiểm tra không phá hủyCác yêu cầu kỹ thuật về kiểm tra không phá hủy hệ thống đường ống biển bằng thép phải tuân thủ theo TCVN 6475-13 (đã hết hiệu lực)Trân trọng!
Không lập quy trình bảo trì công trình xây dựng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cho tôi hỏi: Không lập quy trình bảo trì công trình xây dựng bị xử phạt bao nhiêu tiền? Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.
Không lập quy trình bảo trì công trình xây dựng bị xử phạt bao nhiêu tiền?Căn cứ quy định Điều 38 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng như sau:Vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình gửi chủ đầu tư.2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không lập quy trình bảo trì hoặc lập quy trình bảo trì không đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định.3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định.4. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình gửi chủ đầu tư theo quy định với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;b) Buộc lập quy trình bảo trì theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;c) Buộc thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.Như vậy, việc không lập quy trình bảo trì công trình xây dựng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hinh thức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như thế nào?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng 2014 quy định về bảo trì công trình xây dựng như sau:Bảo trì công trình xây dựng1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:a) Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì;b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;c) Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn đối với công trình, người và tài sản.....Theo đó yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:- Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì;- Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;- Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn đối với công trình, người và tài sản.Không lập quy trình bảo trì công trình xây dựng bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng gồm những gì?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm:- Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;- Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;- Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;- Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;- Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;- Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;- Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;- Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;- Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;- Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;- Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.Trân trọng!
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất năm 2024?
Cho tôi xin mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất năm 2024 để tham khảo được không ạ? Câu hỏi của anh Minh Khang (thị xã Tuy An - tỉnh Phú Yên)
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất năm 2024?Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có thể hiểu hợp đồng thi công xây dựng công trình là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư.Tải về mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất năm 2024 được ban hàm kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD:Tai đâyHợp đồng thi công xây dựng có hiệu lực khi nào?Theo khoản 1 Điều 139 Luật Xây dựng 2014 quy định về hiệu lực của hợp đồng xây dựng cụ thể như sau:Hiệu lực của hợp đồng xây dựng1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:a) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;b) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật này;c) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.Theo đó, hợp đồng thi công xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:- Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;- Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, cụ thể là phải trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;- Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020.Trong đó, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.Mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)Hợp đồng thi công xây dựng phải đảm bảo những nội dung gì?Căn cứ theo Điều 141 Luật Xây dựng 2014 quy định về nội dung hợp đồng xây dựng phải đảm bảo như sau:Nội dung hợp đồng xây dựng1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:a) Căn cứ pháp lý áp dụng;b) Ngôn ngữ áp dụng;c) Nội dung và khối lượng công việc;d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;n) Rủi ro và bất khả kháng;o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;p) Các nội dung khác.2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng thi công xây dựng phải đảm bảo những nội dung sau đây:- Căn cứ pháp lý áp dụng;- Ngôn ngữ áp dụng;- Nội dung và khối lượng công việc;- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng.- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;- Rủi ro và bất khả kháng;- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;- Các nội dung khác.Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung trên còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.Trân trọng!