title
stringlengths
31
158
question
stringlengths
84
230
content
stringlengths
3.19k
9.85k
Tổng hợp những câu đối dùng để chúc mừng năm mới hay và ý nghĩa?
Cho hỏi: Tổng hợp những câu đối dùng để chúc mừng năm mới hay và ý nghĩa? Câu hỏi của anh Vinh (Phú Yên)
Tổng hợp những câu đối dùng để chúc mừng năm mới hay và ý nghĩa?Câu đối chúc Tết là phong tục đã có từ lâu đời đối với người dân Việt Nam.Câu đối thường được sử dụng nhiều trong những ngày lễ Tết, thông qua câu đối để thể hiện ý nghĩa như một lời chúc đến mọi người xung quanh được mọi điều tốt đẹp trong năm mới.Đồng thời thể hiện được sự thông minh và nhạy bén trong cách sử dụng câu từ của người đối.Tết đến là dịp để mọi người sử dụng câu đối để chúc nhau, mang đến một không khí vui tươi và ý nghĩa.Ngay dưới đây, sẽ tổng hợp những câu đối dùng để chúc mừng năm mới hay và ý nghĩa:[1] Niên niên như ý xuân - Tuế tuế bình an nhậtÝ nghĩa: Chúc gia đình có được một mùa xuân được như ý và tuổi mới luôn được bình an.[2] Hoa khai phú quý - Trúc báo bình anÝ nghĩa: Chúc một năm mới được giàu sang phú quý và gia đình được an bình, hạnh phúc.[3] Xuân an khang thịnh vượng - Niên phúc thọ miên trường.Ý nghĩa: Chúc một năm mới luôn được an khang và thịnh vượng, sức khoẻ được dồi dào.[4] Ngàn lần như ý - Vạn sự như mơ - Triệu sự bất ngờ - Tỷ lần hạnh phúc.Ý nghĩa: Chúc cho gia đình sự nghiệp được như ý muốn, luôn nhận được nhiều điều tốt đẹp bất ngờ và hạnh phúc.[5] Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc - Tết về cây đức trổ thêm hoa.Ý nghĩa: Mùa xuân mới chúc gia định sẽ nhận được nhiều tài lộc và hạnh phúc bình an.[6] Tân niên nạp dư khánh - Gia tiết hiệu trường xuân.Ý nghĩa: Mùa xuân mới luôn nhận được mọi điều an lành và gia đình luôn được vui vẻ và hạnh phúc.[7] Cạn ly mừng năm qua đắc lộc - Nâng cốc chúc năm mới phát tài.Ý nghĩa: Chào tạm biệt và ăn mừng một năm vừa qua đã nhận được nhiều may mắn và hy vọng một năm mới sẽ được phát tài nhiều hơn thế nữa.[8] Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc - Đời vui, sức khỏe, tết an khang.Ý nghĩa: Chúc một mùa xuân luôn có niềm vui trên môi, gia đình sum vầy hạnh và được sức khoẻ dồi dào.[9] Tết đến gia đình vui sum họp - Xuân về con cháu hưởng bình an.Ý nghĩa: Mùa xuân mới mong gia đình luôn được sum vầy, các thành viên trong gia đình đều được bình an và hạnh phúc.[10] Cát tường như ý - Cung chúc Tân xuân.Ý nghĩa: Chúc năm mới cuộc sống được vạn sự như ý.[11] Phúc lai miên thế trạch - Lộc mãn trấn gia thanh.Ý nghĩa: Năm mới niềm hạnh phúc sẽ dâng tràn mọi nẻo và tài lộc sẽ thơm ngát cửa nhà.[12] Trúc bảo bình an, tài lợi tiến - Mai khai phú quý, lộc quyền lai.Ý nghĩa: Gia đình luôn được bình yên, năm mới được nhiều tài lộc, được giàu sang, phú quý.[13] Đong cho đầy hạnh phúc - Gói cho trọn lộc tài - Giữ cho mãi an khang - Thắt cho chặt phú quý.Ý nghĩa: Mùa xuân mới gia đình luôn đong đầy hạnh phúc, tài lộc sẽ đến cửa nhà để có được năm mới luôn an khang.[14] Cung chúc tân niên - Sức khỏe vô biên.Ý nghĩa: Chúc năm mới được dồi dào sức khỏe.[15] Thành công liên miên - Hạnh phúc triền miên - Túi luôn đầy tiền - Sung sướng như tiên.Ý nghĩa: Một năm mới luôn được thành công, có được hạnh phúc và có được cuộc sống sung sướng, giàu sang.[16] Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ - Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường.Ý nghĩa: Câu đối trên mang ý nghĩa chúc cho người thân của mình trong dịp xuân về sẽ tăng thêm tuổi thọ và phúc lộc đến đầy nhà.[17] Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc - Tết về cây đức trổ thêm hoa.Ý nghĩa: Câu đối với lời chúc cho người bên cạnh một năm mới sẽ nhận được nhiều may mắn, phát tài và phác lộc, gia đình được hạnh phúc và sum vầy.[18] Ðịa sinh tài, thế nghiệp quang huy - Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái.Ý nghĩa: Chúc cho người bên cạnh sự nghiệp được phát triển để cuộc đời thêm sáng lạn hơn, phúc lộc nhiều để gia đình luôn tràn ngập tiếng cười.[19] Chúc Tết đến trăm điều như ý - Mừng xuân sang vạn sự thành công”Ý nghĩa: Vào năm mới, chúc cho người bên cạnh làm việc gì cũng đều được như ý và thành công viên mãn.[20] Tân niên hạnh phúc bình an tiến - Xuân nhật vinh hoa phú quý lai.Ý nghĩa: Chúc cho người bên cạnh một năm mới có nhiều vinh hoa phú quý và có nhiều niềm vui và hạnh phúc bên những người thân của mình.[21] Tiễn Chuột đi chúc xuân vui hạnh phúc - Đón Trâu về mừng Tết đạt thành công.Ý nghĩa: Câu đối này nhằm tạm biệt một năm cũ qua đi với nhiều niềm vui, hạnh phúc và đồng thời đón chào một năm mới đến có nhiều thành công và hạnh phúc hơn nữa.[22] Túi luôn đầy tiền - Sung sướng như tiên.Ý nghĩa: Chúc cho người bên cạnh năm mới sẽ gặt hái được nhiều tài lộc để cuộc sống được sung sướng và giàu sang.[23] Mừng xuân hỉ xả thêm công đức - Đón tết từ bi bớt não phiền.Ý nghĩa: Câu đối chúc cho người bên cạnh năm mới sẽ không còn buồn phiền hay lo toan mà thay vào đó sẽ là sự an lành và có được phúc lộc.[24] Cung chúc tân niên - Sức khỏe vô biên.Ý nghĩa: Chúc mừng năm mới, chúc cho người bên cạnh luôn được khỏe mạnh, hạnh phúc bên người thân của mình.[25] Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh - Lộc nảy vinh hoa phú quý xuânÝ nghĩa: Năm mới gia đình có phúc lộc về nhà, sẽ được thành công và nhận được nhiều vinh hoa cuộc sống giàu sang, phú quý....Và còn nhiều câu đối hay và ý nghĩa khác.Tổng hợp những câu đối dùng để chúc mừng năm mới hay và ý nghĩa? (Hình từ Internet)Tổng hợp những câu đối chúc Tết 4 chữ dùng để chúc mừng năm mới?Dưới đây là tổng hợp những câu đối chúc Tết 4 chữ dùng để chúc mừng năm mới, cụ thể:[1] Cung chúc tân xuân - Vạn sự như ý.[2] Phát tài phát lộc - Công thành danh toại.[3] Cung hỷ phát tài - Tấn tài tấn lộc.[4] Vạn sự như ý - Đắc lộc toàn gia.[5] Túi luôn đầy tiền - Sung sướng như tiên.[6] Xuân dinh tứ hải - Mai khai ngũ phúc.[7] Hay ăn chóng béo - Tiền nhiều như kẹo.[8] Cát tường như ý - Cung chúc tân xuân.[9] Tình chặt như keo - Dẻo dai hạnh phúc.[10] Hòa khí sinh tài - Tân niên vạn phúc.[11] Bách thuận vi phúc - Lục hợp đồng xuân.[12] Thi thư môn đệ - Đào thục nhân gia.[13] Ngàn lần như ý - Vạn sự như mơ.[14] Thành công liên miên - Hạnh phúc triền miên.[15] Cung chúc tân niên - Sức khỏe vô biên.[16] Xuân phong tống phước - Hỷ khí lâm môn.[17] Xuân phong đắc ý - Hòa khí chí cường....Và nhiều câu chúc tết khác.In hình tiền Việt Nam lên bao lì xì để bán bị phạt bao nhiêu tiền?Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam...4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật5. Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.6. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.Như vậy, theo quy định trên thì việc in hình tiền Việt Nam lên bao lì xì để bán sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.Đồng thời, còn bị tịch thu và tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạmLưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt gấp hai lần cá nhân (theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).Trân trọng!
Hạn mức khả dụng là gì? Mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng thương mại năm 2024 là bao nhiêu?
Cho tôi hỏi: Hạn mức khả dụng là gì? Mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng thương mại năm 2024 là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Quang - Hưng Yên
Hạn mức khả dụng là gì?Hạn mức khả dụng là số tiền còn lại trong thẻ tín dụng mà bạn có thể sử dụng để chi tiêu và mua sắm.Hạn mức khả dụng được tính bằng cách trừ đi số tiền đã chi tiêu từ hạn mức tín dụng.Mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng thương mại năm 2024 là bao nhiêu?Tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 có quy định về giới hạn cấp tín dụng như sau:Giới hạn cấp tín dụng1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.3. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành....Như vậy, mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng thương mại là không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại.Lưu ý: Mức dư nợ cấp tín dụng không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.Mức dư nợ cấp tín dụng trên bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.Hạn mức khả dụng là gì? Mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng thương mại năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)Tổ chức, cá nhân nào không được ngân hàng cấp tín dụng?Tại Điều 10 Thông tư 22/2019/TT-NHNN có quy định về hạn chế, giới hạn cấp tín dụng như sau:Hạn chế, giới hạn cấp tín dụng1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tuân thủ quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng theo Điều 126, Điều 127 và Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vốn tự có được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này tại cuối ngày làm việc gần nhất để xác định hạn chế, giới hạn cấp tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này.3. Vốn tự có được xác định như sau:a) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư này, ngân hàng sử dụng vốn tự có riêng lẻ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng vốn tự có theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.b) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng vốn tự có theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN .Tại Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 có quy định những trường hợp không được cấp tín dụng như sau:Những trường hợp không được cấp tín dụng1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;...Như vậy, ngân hàng không được cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân là:- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc);Các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;- Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.Trân trọng!
Mẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Mẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024 như thế nào? Chị Nga - Đồng Nai
Mẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024?Mẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024 thực hiện theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-NHNN, như sau:Tải Mẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024 Tại đâyMẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Kết quả làm việc với đối tượng trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng có bắt buộc được lập thành biên bản không?Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư 17/2023/TT-NHNN quy định tiến hành kiểm tra như sau:Tiến hành kiểm traCăn cứ Quyết định kiểm tra và kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, ban hành, đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra như sau:1. Đoàn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra.2. Đoàn kiểm tra yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo, cung cấp các thông tin, nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.3. Đoàn kiểm tra trao đổi, thảo luận trực tiếp với đối tượng kiểm tra về các nội dung kiểm tra. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn kiểm tra quyết định làm việc trực tiếp với những người có liên quan đến nội dung kiểm tra, yêu cầu đối tượng kiểm tra giải trình bằng văn bản về những vấn đề chưa rõ liên quan đến nội dung kiểm tra, tổ chức xác minh liên quan đến nội dung kiểm tra.4. Đoàn kiểm tra căn cứ các thông tin, hồ sơ, tài liệu được đối tượng kiểm tra cung cấp để xem xét, đánh giá đối tượng kiểm tra theo các nội dung, mục đích, yêu cầu kiểm tra. Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp bổ sung thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.5. Kết quả làm việc với đối tượng kiểm tra phải được lập thành biên bản giữa đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.6. Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng kiểm tra có hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra chuyển ngay hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.Như vậy, kết quả làm việc với đối tượng kiểm tra phải được lập thành biên bản giữa đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.Đối tượng kiểm tra chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng gồm những ai?Các đối tượng kiểm tra chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng tại Điều 8 Thông tư 17/2023/TT-NHNN gồm:(1) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với đối tượng kiểm tra, gồm:- Tổ chức tín dụng, trừ đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều 8 Thông tư 17/2023/TT-NHNN;- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;- Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;- Đối tượng kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nếu thấy cần thiết.(2) Đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra đối với các đối tượng kiểm tra quy định tại (1) mục này là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.(3) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với đối tượng kiểm tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, gồm:- Quỹ tín dụng nhân dân;- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 17/2023/TT-NHNN;- Chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng;- Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.(4) Các đơn vị hành chính khác thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra việc chấp hành chính sách, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước của đơn vị đó đối với đối tượng kiểm tra, gồm:- Tổ chức tín dụng, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư 17/2023/TT-NHNN;- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.Trường hợp cần thiết, các đơn vị kiểm tra thực hiện kiểm tra đối với đối tượng kiểm tra khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.Lưu ý: Thông tư 17/2023/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 08/02/2024.Trân trọng!
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì? Công thức lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực?
Anh chị vui lòng giải thích giúp tôi về lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực cùng với công thức lãi suất đó được không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì? Công thức lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực?Theo từ điển luật học giải thích về lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực như sau:- Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất được xác định một kì hạn gửi hoặc cho vay, thể hiện trên quy ước giấy tờ được thỏa thuận trước.- Lãi suất thực: Là lãi suất xác định giá trị thực của khoản lãi được trả hoặc thu được sau khi đã trừ đi tỉ lệ lạm phát.Công thức lãi suất thực như sau:Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiếnMối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được thể hiện qua công thức sau:(1 + r)(1 + i) = (1 + R) Trong đó:- r là lãi suất thực tế- i là tỷ lệ lạm phát - R là lãi suất danh nghĩa.Ví dụ, nếu lãi suất danh nghĩa là 10% và tỷ lệ lạm phát là 5%, thì lãi suất thực là 5%. Điều này có nghĩa là giá trị của khoản đầu tư hoặc khoản vay thực tế đã tăng 5%.Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực có thể khác nhau đáng kể, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát cao.Ví dụ, nếu lãi suất danh nghĩa là 10% và tỷ lệ lạm phát là 20%, thì lãi suất thực là -10%. Điều này có nghĩa là giá trị của khoản đầu tư hoặc khoản vay thực tế đã giảm 10%.Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì? Công thức lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực? (Hình từ Internet)Phương thức xác định lãi suất danh nghĩa trái phiếu riêng lẻ là gì?Theo khoản 6 Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu như sau:Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu...5. Hình thức trái phiếua) Trái phiếu được chào bán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.b) Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.6. Lãi suất danh nghĩa trái phiếua) Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.b) Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng.c) Doanh nghiệp phát hành quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt chào bán phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.7. Loại hình trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định theo quy định của pháp luật....Theo đó, lãi suất danh nghĩa trái phiếu riêng lẻ có thể được xác định theo các phương thức sau:[1] Lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu;[2] Lãi suất thả nổi;[3] kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.Doanh nghiệp có cần đăng ký thông tin về lãi suất danh nghĩa trái phiếu riêng lẻ với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam không?Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2023/TT-BTC quy định về đăng ký, hủy đăng ký và quản lý thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như sau:Đăng ký, hủy đăng ký và quản lý thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ1. Doanh nghiệp phát hành phải thực hiện đăng ký với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam các thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:a) Thông tin về doanh nghiệp;b) Thông tin về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ;c) Thông tin về người sở hữu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ....Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 30/2023/TT-BTC quy định về thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như sau:2. Thông tin về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ- Tổng số lượng và giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành- Tổng số lượng và giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành theo từng loại (trái phiếu tự do chuyển nhượng, trái phiếu chuyển nhượng có điều kiện, trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu kèm chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi...)- Số lượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.- Các điều kiện, điều khoản của trái phiếu:+ Kỳ hạn trái phiếu+ Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu+ Mệnh giá trái phiếu+ Hình thức trái phiếu+ Lãi suất danh nghĩa trái phiếu+ Loại hình trái phiếu+ Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếuTheo đó, khi đăng ký trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại thị trường trong nước thì doanh nghiệp cần phải đăng ký thông tin về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó có thông tin về lãi suất danh nghĩa trái phiếuTrân trọng!
Quy định mới về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước từ 11/02/2024?
Cho tôi hỏi, có phải Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư mới quy định về giám sát tiêu hủy tiền có đúng không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Quy định mới về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước từ 11/02/2024?Ngày 28/12/2023 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nướcThông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền, bao gồm:- Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, tiền giả, tiền bị hủy hoại trái pháp luật (sau đây gọi là tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);- Tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (sau đây gọi là tiền in, đúc hỏng) tại các cơ sở in, đúc tiềnThông tư 19/2023/TT-NHNN áp dụng đối với:- Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Hội đồng giám sát).- Hội đồng tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, Hội đồng tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Hội đồng tiêu hủy).- Các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước; các cơ sở in, đúc tiền và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền in, đúc hỏngViệc giám sát tiêu hủy tiền nhằm mục đích:- Đảm bảo công tác tiêu hủy tiền thực hiện theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.- Đảm bảo an toàn tài sản và bí mật Nhà nước trong công tác tiêu hủy tiền.- Đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong công tác tiêu hủy tiền.Thông tư 19/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành sẽ chấm dứt hiệu lực của Thông tư 07/2017/TT-NHNNQuy định mới về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước từ 11/02/2024? (Hình từ Internet)Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền in, đúc hỏng gồm những ai?Theo Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về Hội đồng giám sát như sau:[1] Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng giám sát: Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;- 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;- 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là lãnh đạo Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;- 01 ủy viên là lãnh đạo Cục Quản trị, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;- 01 ủy viên là lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ 3 Chi Minh, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;- 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát và thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;- 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh kiêm thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam.[2] Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hòng, bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng giám sát: lãnh đạo Vụ Kiểm toán nội bộ;- Các ủy viên gồm: 01 lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát; 01 lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Quản trị.Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giám sát gồm những gì?Theo Điều 6 Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giám sát như sau:- Tổ chức thực hiện công tác giám sát tiêu hủy tiền.- Phát hiện tồn tại, thiếu sót trong quá trình tiêu hủy tiền và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời; báo cáo Thống đốc tạm dừng, đình chỉ đợt tiêu hủy trong trường hợp hành vi vi phạm có nguy cơ xảy ra thất thoát, mất an toàn tài sản trong quá trình tiêu hủy tiền.- Phối hợp với Hội đồng tiêu hủy tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo Thống đốc kết quả thực hiện công tác tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền.- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xem xét hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hình thức kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm quy định trong công tác giám sát tiêu hủy tiền.- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về giám sát tiêu hủy tiền.Trân trọng!
Đổi tiền tết ăn chênh lệch dịp tết Nguyên đán có thể bị phạt đến 80 triệu đồng?
Cho hỏi gần tết thì có nhiều nơi hoạt động đổi tiền tết cho người dân thì hoạt động này có phải vi phạm pháp luật không, nếu có thì phạt bao nhiêu tiền? Mong được giải đáp!
Ai có quyền được đổi tiền tết?Theo Điều 12 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước như sau:Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước1. Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.2. Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hướng dẫn, kiểm tra việc thu, đổi, tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.Theo đó, hiện nay chỉ có Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi được phép đổi tiền tết nếu khách hàng có yêu cầu.Bên cạnh đó việc thu đổi tiền ở các tổ chức có quyền thực hiện thu đổi tiền sẽ thực hiện miễn phí.Ngoài ra, bất kỳ cá nhân tổ chức nào thu đổi tiền tết lấy lời dịp Tết nguyên đán 2024 đều là hành vi vi phạm pháp luật.Đổi tiền tết ăn chênh lệch dịp tết Nguyên đán có thể bị phạt đến 80 triệu đồng? (Hình từ Internet)Đổi tiền tết ăn chênh lệch dịp tết Nguyên đán có thể bị phạt đến 80 triệu đồng?Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ như sau:Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ...5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác....Đồng thời tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả...3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;...Theo đó, đối với hành vi đổi tiền tết ăn chênh lệch dịp tết nguyên đán là hành vi vi phạm pháp luật với mức phạt hành chính cụ thể như sau:[1] Đối với hành vi đổi tiền tết trái pháp luật của cá nhân: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng[2] Đối với hành vi đổi tiền tết trái pháp luật của tổ chức: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồngNgoài ra, chủ thể có hành vi đổi tiền tết trái pháp luật còn phải nộp lại toàn bộ số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mà có đượcTiền như thế nào được xem là tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông?Theo Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:[1] Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):- Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;- Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.[2] Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):- Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;- Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.[3] Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.Trân trọng!
Trong thời gian ân hạn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước khách hàng có phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký hay không?
Xin cho tôi hỏi: Trong thời gian ân hạn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước khách hàng có phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký hay không? Nhờ anh chị giải đáp.
Trong thời gian ân hạn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước khách hàng có phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký hay không?Căn cứ quy định Điều 14 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định về trả nợ vay như sau:Trả nợ vay1. Khách hàng có nghĩa vụ và trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đầy đủ và đúng hạn theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.2. Trong thời gian ân hạn, khách hàng chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký.3. Kể từ ngày đến hạn trả nợ, khách hàng vay vốn không trả được nợ vay của kỳ hạn đó và không được Ngân hàng Phát triển Việt Nam điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ thì số nợ gốc đến hạn nhưng chưa trả phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định.Theo như quy định thì trong thời gian ân hạn, khách hàng chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký.Do đó trong thời gian ân hạn khách hàng vẫn có nghĩa vụ phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký.Trong thời gian ân hạn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước khách hàng có phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký hay không? (Hình từ Internet)Nguyên tắc cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 2 Nghị định 32/2017/NĐ-CP một số nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 78/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau:Nguyên tắc cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước1. Cho vay đúng đối tượng về tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định tại Nghị định này.2. Dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải là các dự án được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và đánh giá là có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi.3. Việc cho vay phải đúng quy trình thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật.4. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký; thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng và các quy định của Nghị định này.Như vậy, nguyên tắc cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước gồm có:- Cho vay đúng đối tượng về tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định tại Nghị định này.- Dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải là các dự án được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và đánh giá là có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi.- Việc cho vay phải đúng quy trình thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật.- Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký; thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng và các quy định của Nghị định 32/2017/NĐ-CP.Kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải được lập trước ngày bao nhiêu?Căn cứ quy định khoản1 Điều 4 Nghị định 32/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 78/2023/NĐ-CP quy định về kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau:Kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước1. Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước năm sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính với các nội dung gồm:a) Tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước năm thực hiện, dự kiến kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước năm sau;b) Khả năng huy động vốn và cân đối nguồn vốn để thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước;c) Kế hoạch cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước năm sau;d) Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được......Như vậy, kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải được lập trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.Theo đó trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước năm sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính với các nội dung gồm:- Tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước năm thực hiện, dự kiến kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước năm sau;- Khả năng huy động vốn và cân đối nguồn vốn để thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước;- Kế hoạch cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước năm sau;- Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.Trân trọng!
Tiêu chuẩn đối với kho tiền của tổ chức tín dụng từ ngày 12/02/2024?
Cho tôi hỏi: Tiêu chuẩn đối với kho tiền của tổ chức tín dụng từ ngày 12/02/2024 như thế nào? Câu hỏi từ chị Thanh - Đống Đa
Tiêu chuẩn đối với kho tiền của tổ chức tín dụng từ ngày 12/02/2024?Ngày 29/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 23/2023/TT-NHNN quy định tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền và xe chở tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Theo đó, tại Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-NHNN quy định về kết cấu và tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền như sau:[1] Nền, tường và trần kho bằng bê tông cốt thép liên kết với nhau thành một khối hộp và phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:- Mặt nền kho tiền bằng phẳng. Nền kho từ trên xuống gồm các lớp: Lớp bề mặt chống trượt, chịu nén, va đập; bê tông cốt thép; bê tông đá; cát vàng; đất tự nhiên và được xử lý chống mối, chống ẩm;Trong trường hợp kho tiền xây dựng ở trên tầng thì nền kho phải có tiêu chuẩn kỹ thuật như trần kho, nhưng có thêm lớp bề mặt chống trượt, chịu nén, va đập;- Tường kho có chiều cao phù hợp với chiều cao của tầng trụ sở nơi xây dựng kho tiền;- Trần kho bằng bê tông cốt thép liền khối;- Hành lang bảo vệ kho tiền (nếu có) có cửa riêng và lắp đặt hệ thống báo động chống đột nhập;- Ô thông gió được bố trí thích hợp tại tường kho, tường gian kho và gian đệm (nếu có);- Thang máy vận chuyển lắp đặt cho kho tiền xây dựng ở tầng trên hoặc tầng hầm để vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá.[2] Kho tiền tại trụ sở chính, chi nhánh của tổ chức tín dụng và trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 23/2023/TT-NHNN.Tiêu chuẩn đối với kho tiền của tổ chức tín dụng từ ngày 12/02/2024? (Hình từ Internet)Yêu cầu về các hệ thống thiết bị lắp đặt tại kho tiền của tổ chức tín dụng như thế nào?Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-NHNN quy định yêu cầu về các hệ thống thiết bị lắp đặt tại kho tiền như sau:[1] Nguồn điện cung cấp cho các hệ thống thiết bị hoạt động ổn định, có nguồn điện dự phòng khi mất điện lưới. Thiết bị đóng, ngắt nguồn điện lắp đặt ở ngoài kho tiền; bố trí công tắc, ổ cắm trong kho tiền để phục vụ cho hoạt động của các thiết bị khác phục vụ cho kho tiền;Trong kho tiền lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tỏa nhiệt thấp có khung hoặc hộp bảo vệ, sử dụng điện lưới và đèn chiếu sáng khẩn cấp (nếu có);[2] Lắp đặt quạt đủ công suất tại các ô thông gió có vị trí thích hợp để đảm bảo không khí trong kho thông thoáng, giảm ô nhiễm. Không khí đẩy từ trong kho tiền ra ngoài không gây ô nhiễm khu vực làm việc xung quanh;[3] Trang bị và lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo Tiêu chuẩn Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy;[4] Trang bị và lắp đặt hệ thống báo động chống đột nhập có các thiết bị phát hiện đột nhập như:[5] Đầu báo hồng ngoại lắp đặt trong kho tiền; gian đệm kho tiền và hành lang bảo vệ kho tiền (nếu có) để kiểm soát sự di chuyển trong các khu vực này;[6] Công tắc từ lắp đặt tại mặt trong các cửa: lớp cánh ngoài cửa kho tiền; cửa gian kho, cửa gian đệm, cửa hành lang bảo vệ kho tiền (nếu có) và một số cửa cần thiết khác;[7] Nút ấn báo động khẩn cấp lắp đặt trong kho tiền; gian đệm (nếu có) và một số khu vực cần thiết khác để báo động khi có sự cố bất trắc xảy ra;[8] Camera quan sát lắp đặt tại những vị trí cần thiết để đảm bảo quan sát khu vực cửa kho tiền; gian đệm, hành lang bảo vệ kho tiền, thang vận chuyển (nếu có); trong kho tiền (nếu cần thiết) và một số khu vực cần thiết khác. Hệ thống camera phải đảm bảo việc ghi, phát hình và trích xuất hình ảnh phục vụ công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát.Quy định chung về kho tiền của tổ chức tín dụng ra sao?Căn cứ Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-NHNN quy định như sau:Quy định chung về kho tiền1. Kho tiền được xây dựng trong trụ sở của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; có diện tích sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá.Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc xây dựng kho tiền ở địa điểm ngoài trụ sở tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật kho tiền quy định tại Thông tư này.2. Kho tiền phải có vị trí hợp lý, đảm bảo thuận tiện cho hoạt động kho quỹ được khép kín, an toàn.3. Kho tiền được lắp đặt các hệ thống thiết bị.4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn phải sử dụng gian kho có cửa riêng theo tiêu chuẩn cửa kho tiền hoặc kho riêng biệt; hoặc trang bị tủ, két sắt riêng đặt trong kho, gian kho để làm dịch vụ bảo quản tài sản.Theo đó, quy định chung về kho tiền của tổ chức tín dụng như sau:- Kho tiền được xây dựng trong trụ sở của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; có diện tích sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá.Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc xây dựng kho tiền ở địa điểm ngoài trụ sở tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật kho tiền quy định tại Thông tư này.- Kho tiền phải có vị trí hợp lý, đảm bảo thuận tiện cho hoạt động kho quỹ được khép kín, an toàn.- Kho tiền được lắp đặt các hệ thống thiết bị.- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn phải sử dụng gian kho có cửa riêng theo tiêu chuẩn cửa kho tiền hoặc kho riêng biệt; hoặc trang bị tủ, két sắt riêng đặt trong kho, gian kho để làm dịch vụ bảo quản tài sản.Lưu ý: Thông tư 23/2023/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 12/02/2024.Trân trọng
Thế nào là thị trường ngoại hối? Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ được quy định như thế nào?
Anh chị cho tôi hỏi: Thế nào là thị trường ngoại hối? Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ được quy định như thế nào? Nhờ anh chị biên tập viên giải đáp.
Thế nào là thị trường ngoại hối?Thị trường ngoại hối là thị trường cho phép diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị tương đương ngoại tệ. Thị trường ngoại hối hoạt động theo hình thức phi tập trung và có phạm vi trên toàn thế giới.Thị trường ngoại hối được ra đời dựa trên nhu cầu chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới, với mục đích hỗ trợ hoạt động thương mại.Nếu so với thị trường chứng khoán, có thể thấy thị trường ngoại hối có quy mô lớn hơn rất nhiều, vì vậy giao dịch ngoại hối cũng cực kỳ thanh khoản. Nếu như chứng khoán bị giới hạn ở giờ giao dịch và thời gian khớp lệnh, thì giao dịch ngoại hối có thể linh động nhập hoặc đóng lệnh bất cứ lúc nào.Tại Việt Nam, việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế;Thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam;Thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam;Thực hiện các cam kết của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.Căn cứ quy định Điều 3 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 23 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định về mở và sử dụng tài khoản như sau:Mở và sử dụng tài khoản1. Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sử dụng tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tại khoản này.2. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.3. Người cư trú là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:a) Tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài;b) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.Như vậy, việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ được quy định như sau:- Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sử dụng tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tại khoản này.- Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.- Người cư trú là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:+ Tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài;+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.Thông số và kích thước cơ bản máy phay gỗ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3594:1981 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm những đối tượng nào?Căn cứ quy định Điều 28 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định về thị trường ngoại tệ của Việt Nam như sau:Thị trường ngoại tệ của Việt Nam1.Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép.2. Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép với khách hàng bao gồm tổ chức tín dụng được phép và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam.3.Các đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ của Việt Nam được thực hiện các loại hình giao dịch theo thông lệ quốc tế khi đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.Như vậy, thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm những đối tượng sau:- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Tổ chức tín dụng được phép.Trong đó: Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.Trân trọng!
Phát mại là gì? Phát mại tài sản là gì? Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản
Tôi có thắc mắc: Phát mại là gì? Phát mại tài sản là gì? Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản? Hiện nay có phương thức phát mại tài sản nào? (Câu hỏi của anh Khương - Thái Bình)
Phát mại là gì? Phát mại tài sản là gì? Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm phát mại hay phát mại tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế, cụm từ được sử dụng phổ biến trong hoạt động cho vay của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.Có thể hiểu phát mại hay phát mại tài sản là quá trình bán tài sản bảo đảm công khai theo thủ tục do pháp luật quy định. Quá trình này thường được thực hiện bởi ngân hàng tổ chức cho vay vốn công bố và bán tài sản bảo đảm công khai theo thủ tục do pháp luật quy định khi người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhằm thu hồi nợ.Phát mại là gì? Phát mại tài sản là gì? Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản? (Hình từ Internet)Hiện nay có phương thức phát mại tài sản nào?Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm như sau:Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Căn cứ theo Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:a) Bán đấu giá tài sản;b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;d) Phương thức khác.2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.Căn cứ theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:Thế chấp tài sản1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.Thông qua các quy định trên, theo pháp luật dân sự, phương thức phát mãi tài sản là các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tài sản thế chấp được các bên thỏa thuận khi bên vay không bảo đảm được nghĩa vụ thanh toán nợ của mình, bao gồm:- Bán đấu giá tài sản.- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.- Phương thức khác.Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản?Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng như sau:Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:.....c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:(i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;(ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;(iii) Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;(iv) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);.....Mặt khác theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN có quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:....8. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5......Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 về quyền thu giữ tài sản bảo đảm như sau:Quyền thu giữ tài sản bảo đảm....2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:a) Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự;b) Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật;c) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;d) Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật;đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này......Theo đó, ngân hàng phát mại tài sản được thực hiện khi khách hàng nợ xấu (thông thường nợ ngân hàng quá hạn từ 91 ngày trở lên hoặc các trường hợp theo quy định mà khách hàng không đủ khả năng thanh toán).Trong trường hợp này, ngân hàng thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên vay nếu đáp ứng đủ các quy định trên. Sau khi thu giữ tài sản, ngân hàng có nghĩa vụ công khai thông tin thu giữ trên trang thông tin điện tử và gửi thông báo đến các đối tượng sau:- Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm.- Bên vay thế chấp đến địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp.Trân trọng!
Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học?
Cho tôi hỏi: Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học phải không? Câu hỏi từ anh Hoàng Sơn - Quảng Ngãi
Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học?Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên internet. Ngày 18/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024), cụ thể:*Biện pháp xác thực giao dịch tối thiểu đối với giao dịch loại C:Đối với Giao dịch loại C thì biện pháp xác thực giao dịch tối thiểu đối với khách hàng cá nhân là:[1] Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng:- Khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) của khách hàng do cơ quan Công an cấp;- Hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.[2] Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu (CSDL) sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, khuyến khích kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP.Theo đó, giao dịch loại C phải thỏa mãn một trong các trường hợp sau:Trường hợp 1: Giao dịch thỏa mãn các điều kiện:- G ≤ 10 triệu VND.- G + Tksth > 20 triệu VND.- G + T ≤ 1,5 tỷ VND.Trường hợp 2: Giao dịch thỏa mãn các điều kiện:- G > 10 triệu VND.- G ≤ 500 triệu VND.- G + T ≤ 1,5 tỷ VND.Trong đó, giao dịch loại C bao gồm:- Chuyển tiền trong cùng ngân hàng, khác chủ tài khoản.- Chuyển tiền liên ngân hàng trong nước.- Chuyển tiền giữa các ví điện tử.- Nạp tiền vào Ví điện tử.- Rút tiền từ Ví điện tử.Như vậy, giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài khoản) hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học.Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học? (Hình từ Internet)Thông tin sinh trắc học của công dân gồm những gì?Theo Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về danh tính điện tử công dân Việt Nam như sau:Danh tính điện tử công dân Việt NamDanh tính điện tử công dân Việt Nam gồm:1. Thông tin cá nhân:a) Số định danh cá nhân;b) Họ, chữ đệm và tên;c) Ngày, tháng, năm sinh;d) Giới tính.2. Thông tin sinh trắc học:a) Ảnh chân dung;b) Vân tay.Tại Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về danh tính điện tử người nước ngoài như sau:Danh tính điện tử người nước ngoàiDanh tính điện tử người nước ngoài bao gồm:1. Thông tin cá nhân:a) Số định danh của người nước ngoài;b) Họ, chữ đệm và tên;c) Ngày, tháng, năm sinh;d) Giới tính;đ) Quốc tịch;e) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.2. Thông tin sinh trắc học:a) Ảnh chân dung;b) Vân tay.Theo đó, hiện nay thông tin sinh trắc học của công dân được sử dụng làm định danh điện tử là ảnh chân dung và vân tay của người đó.Dữ liệu về sinh trắc học được xem là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về dữ liệu cá nhân nhạy cảm như sau:Giải thích từ ngữ...4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:a) Quan điểm ​​chính trị, quan điểm tôn giáo;b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.Như vậy, có thể thấy rằng, mỗi người đều có một đặc điểm sinh học duy nhất.Dữ liệu về sinh trắc học của mỗi người có thể bao gồm đặc điểm khuôn mặt, ảnh chụp võng mạc, giọng nói, vân tay,...Theo đó thì dữ liệu về sinh trắc học được xem là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.Trân trọng!
Cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng?
Tôi có một vấn đề nhờ anh chị tư vấn: Anh chị có thể chỉ tôi cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng được không? Mong được giải đáp!
Hợp đồng trả góp là gì?Theo Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay trả góp như sau:Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...3. Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn....Đồng thời tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:Khái niệm hợp đồngHợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.Qua đó hợp đồng trả góp là một băn bản thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng về việc cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng và công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn.Khi thực hiện cho vay tiêu dùng và vay tiêu dùng cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:- Hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.- Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính, tách bạch cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng với phương thức giải ngân cho vay tiêu dùng khác.- Khách hàng vay vốn công ty tài chính phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với công ty tài chính.Cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)Hợp đồng trả góp của công ty tài chính cho vay tiêu dùng gồm có những nội dung nào?Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định về hợp đồng cho vay tiêu dùng như sau:Hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:- Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của công ty tài chính; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng;- Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;- Mục đích sử dụng vốn vay;- Phương thức cho vay;- Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;- Lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận và mức lãi suất cho vay tiêu dùng quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay;- Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;- Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; hình thức thông báo cho khách hàng về lịch trả nợ gốc, lãi tiền vay khi có điều chỉnh;- Quy định về việc trả nợ trước hạn, trong đó bao gồm điều kiện trả nợ trước hạn, phí trả nợ trước hạn và hình thức thông báo cho khách hàng về kế hoạch trả nợ gốc, lãi đối với dư nợ gốc còn lại trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn một phần khoản vay tiêu dùng;- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được công ty tài chính chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn;- Các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp và quy định của pháp luật có liên quan; biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng cho vay tiêu dùng;- Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với công ty tài chính và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để công ty tài chính thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;- Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi công ty tài chính chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn.Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn;- Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;- Hiệu lực của hợp đồng cho vay tiêu dùng.Cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng?Để bên vay có thể kiểm tra hợp đồng trả góp của mình còn bao nhiêu tháng thì bên vay có thể thực hiện kiểm tra theo những cách sau:Cách 1: Kiểm tra thông qua website của công ty tài chính:Bước 1: Truy cập vào website của công ty tài chínhBước 2: Nhập số CCCD/CMND qua Thông tin thanh toánBước 3: Kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu thángCách 2: Kiểm tra qua app của công ty tài chínhBước 1: Tải app của công ty tài chính mà bên vay tiền đã giao kết hợp đồng trả gópBước 2: Đăng nhập và kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu thángCách 3: Kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của công ty tài chínhKhách hàng có thể đến trực tiếp của công ty tai chính mà bên vay tiền đã giao kết hợp đồng trả góp để yêu cầu các nhân viên giao dịch kiểm tra thông tin trả góp của mình còn bao nhiêu tháng.Lưu ý: Hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tham khảo!Trân trọng!
Giấy tờ có giá là gì? Cổ phiếu có phải là giấy tờ có giá không?
Cho tôi hỏi: Giấy tờ có giá là gì? Cổ phiếu có phải là giấy tờ có giá không? Cổ phiếu bao gồm những nội dung gì? Anh Huy - Mong được giải đáp
Giấy tờ có giá là gì? Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:Tài sản1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:1. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.Theo đó, giấy tờ có giá được hiểu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.Giấy tờ có giá là gì? Cổ phiếu có phải là giấy tờ có giá không? (Hình từ Internet)Cổ phiếu có phải là giấy tờ có giá không?Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:Tài sản1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.Mặt khác căn cứ điểm c khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...2. Ngoại hối bao gồm:a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;...Căn cứ các quy định trên thì cổ phiếu là tài sản và được xem là một loại giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật.Cổ phiếu bao gồm những nội dung gì?Tại Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về cổ phiếu như sau:Cổ phiếu1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;b) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;c) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;e) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;g) Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.2. Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu cổ phiếu đó không bị ảnh hưởng. Người đại diện theo pháp luật của công ty chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra.3. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó. Đề nghị của cổ đông phải bao gồm các nội dung sau đây:a) Thông tin về cổ phiếu đã bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác;b) Cam kết chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới.Như vậy, cổ phiếu bao gồm những nội dung sau:- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;- Số lượng cổ phần và loại cổ phần;- Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;- Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;- Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;- Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 Luật Doanh nghiệp 2020 đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.Trân trọng!
Từ ngày 01/7/2024, tài sản bảo đảm nào giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng?
Cho tôi hỏi: Từ ngày 01/7/2024, tài sản bảo đảm nào giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng? Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc gì? - Câu hỏi của chị Ngân (Tp.HCM).
Từ ngày 01/7/2024, tài sản bảo đảm nào giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng?Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 41/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN có quy định tài sản bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng bao gồm:(1) Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;(2) Vàng (vàng tiêu chuẩn, vàng vật chất, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99);(3) Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;(4) Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;(5) Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;(6) Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.Tài sản bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng phải đảm bảo quy định gì?Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 41/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN có quy định về tài sản bảo đảm như sau:Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm...2. Tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo:a) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;b) Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.c) Tài sản bảo đảm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này phải có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán và được tính theo giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to- market).Như vậy, tài sản bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng phải đảm bảo quy định sau:- Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;- Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.- Tài sản bảo đảm là:+ Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;+ Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;Thì phải có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán và được tính theo giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to- market).Từ ngày 01/7/2024, tài sản bảo đảm nào giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng? (Hình từ Internet)Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc gì?Tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 41/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN có quy định việc giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc sau:- Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.Hồ sơ (giấy tờ, văn bản,...) của sản phẩm phái sinh tín dụng và bù trừ số dư nội bảng phải được các bên ký hợp lệ, phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia, có hiệu lực pháp lý và thường xuyên được rà soát để đảm bảo yêu cầu tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ;- Đối với các biện pháp giảm thiểu rủi ro (tài sản bảo đảm, bù trừ số dư nội bảng, sản phẩm phái sinh tín dụng) có thời hạn, khi thời hạn còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro ngắn hơn thời hạn còn lại của khoản phải đòi, việc điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi chỉ được thực hiện đối với biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng có thời hạn gốc từ một năm trở lên và thời hạn còn lại từ ba tháng trở lên;- Giá trị điều chỉnh giảm của biện pháp giảm thiểu rủi ro phải hiệu chỉnh khi thời hạn còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng ít hơn thời hạn còn lại của khoản phải đòi, giao dịch (sau đây gọi là độ lệch thời hạn);- Trường hợp biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng và khoản phải đòi, giao dịch không cùng một loại tiền tệ, giá trị điều chỉnh giảm của biện pháp giảm thiểu rủi ro phải hiệu chỉnh theo độ lệch tiền tệ;- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có các chiến lược, chính sách, quy trình để quản lý rủi ro khác (rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường...) phát sinh từ việc giảm thiểu rủi ro tín dụng và đảm bảo vốn yêu cầu tương ứng đối với các rủi ro đó theo quy định;- Trường hợp kết hợp hai hoặc nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng khác nhau cho một khoản phải đòi, giao dịch thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân tách các phần giao dịch, khoản phải đòi theo từng biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng để tính riêng giá trị số dư của từng phần của khoản phải đòi, giao dịch đó theo quy định.Trường hợp không phân tách được các phần giao dịch, khoản phải đòi theo từng biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng một biện pháp có giá trị giảm thiểu rủi ro nhiều nhất.Lưu ý: Thông tư 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.Trân trọng!
Các tổ chức nào được phép kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam?
Nhờ anh chị biên tập viên giải đáp: Các tổ chức nào được phép kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam? Các nguyên tắc thực hiện giao dịch ngoại hối ở Việt Nam gồm những gì? Câu hỏi của anh Lâm (Nam Định)
Các tổ chức nào được phép kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN quy định như sau:Giải thích từ ngữTại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).....Căn cứ quy định khoản 11 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:.....11. Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.....Như vậy, các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.Các tổ chức nào được phép kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam? (Hình từ Internet)Các nguyên tắc thực hiện giao dịch ngoại hối ở Việt Nam gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-NHNN các nguyên tắc thực hiện giao dịch ngoại hối ở Việt Nam gồm có:- Việc thực hiện giao dịch ngoại tệ phải phù hợp với quy định tại Thông tư này, phạm vi hoạt động ngoại hối của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Giấy phép.Đối với các giao dịch ngoại tệ mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho phép kinh doanh, cung ứng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó chỉ được thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép với vai trò là tổ chức kinh tế theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-NHNN.- Các bên tham gia giao dịch ngoại tệ phải xác lập và thực hiện giao dịch trên nguyên tắc trung thực, rõ ràng và tự chịu trách nhiệm về quyết định giao dịch của mình.- Giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khác chỉ do trụ sở chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc trụ sở tại Việt Nam của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối thực hiện.Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với giao dịch đồng tiền của các nước có chung biên giới với Việt Nam tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu.Thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép và khách hàng được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 14 Thông tư 02/2021/TT-NHNN quy định về thỏa thuận giao dịch như sau:Thỏa thuận giao dịch1. Tổ chức tín dụng được phép và khách hàng xác lập thỏa thuận giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.2. Thỏa thuận giao dịch do bộ phận giao dịch của tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định tại quy trình giao dịch ngoại tệ nội bộ do tổ chức tín dụng được phép ban hành. Thỏa thuận giao dịch đã xác lập là cam kết không được đơn phương thay đổi, chỉ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi hai bên đạt được thỏa thuận bằng văn bản.3. Trường hợp khách hàng giao dịch trực tiếp tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng được phép, hai bên xác lập thỏa thuận giao dịch bằng văn bản và có chữ ký của người có thẩm quyền.Như vậy, thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép và khách hàng được quy định như sau:- Tổ chức tín dụng được phép và khách hàng xác lập thỏa thuận giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-NHNN.- Thỏa thuận giao dịch do bộ phận giao dịch của tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định tại quy trình giao dịch ngoại tệ nội bộ do tổ chức tín dụng được phép ban hành. Thỏa thuận giao dịch đã xác lập là cam kết không được đơn phương thay đổi, chỉ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi hai bên đạt được thỏa thuận bằng văn bản.- Trường hợp khách hàng giao dịch trực tiếp tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng được phép, hai bên xác lập thỏa thuận giao dịch bằng văn bản và có chữ ký của người có thẩm quyền.Trân trọng!
Đề án thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung gì?
Cho tôi hỏi, thế nào là tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Đề án thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung gì? Nhờ anh chị giải đáp.
Thế nào là tổ chức tín dụng phi ngân hàng?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:......4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.....Theo đó, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định.Trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy địnhĐề án thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung gì?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 9 Thông tư 53/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp như sau:Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.....4. Đề án thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:a) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có); tên viết tắt bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có); địa chỉ; nội dung hoạt động;b) Lý do, nhu cầu thành lập;c) Dự kiến nhân sự chủ chốt (Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận chuyên môn, người đứng đầu văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp);d) Kế hoạch hoạt động dự kiến trong 03 năm đầu.Như vậy, đề án thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có); tên viết tắt bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có); địa chỉ; nội dung hoạt động;- Lý do, nhu cầu thành lập;- Dự kiến nhân sự chủ chốt (Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận chuyên môn, người đứng đầu văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp);- Kế hoạch hoạt động dự kiến trong 03 năm đầu.Đề án thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?Căn cứ quy định Điều 16 Thông tư 53/2018/TT-NHNN quy định chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp như sau:Chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể trong các trường hợp sau:a) Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;c) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng chịu trách nhiệm:a) Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể theo quy định của pháp luật;b) Lưu trữ chứng từ, tài liệu, hồ sơ của chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể và các văn bản liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, giải thể;c) Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.Như vậy, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:- Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;- Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;- Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.Trân trọng!
Thời hạn ân hạn trong tín dụng đầu tư của Nhà nước do ai quyết định?
Xin hỏi, thời hạn ân hạn trong tín dụng đầu tư của Nhà nước do ai quyết định? Cơ sở nào để Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ? anh Hào (Nghệ An)
Thời hạn ân hạn trong tín dụng đầu tư của Nhà nước do ai quyết định?Căn cứ quy định Điều 11 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn ân hạn như sau:Thời hạn ân hạnThời hạn ân hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định phù hợp với thời gian đầu tư, triển khai hoạt động và nguồn tiền trả nợ của khách hàng.Như vậy, thời hạn ân hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định phù hợp với thời gian đầu tư, triển khai hoạt động và nguồn tiền trả nợ của khách hàng.Cơ sở nào để Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 15 Nghị định 32/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 78/2023/NĐ-CP quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi tiền vay như sau:Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi tiền vay1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và kết quả đánh giá của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về khả năng trả nợ của khách hàng, cụ thể như sau:a) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi;b) Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng......Như vậy, ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và kết quả đánh giá của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về khả năng trả nợ của khách hàng.Cụ thể được quy định như sau:- Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi;- Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.Thời hạn ân hạn trong tín dụng đầu tư của Nhà nước do ai quyết định? (Hình từ Internet)Nguồn vốn để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 18 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định về nguồn vốn thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau:Nguồn vốn thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nướcNgân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng nguồn vốn hợp pháp bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động trong nước và ngoài nước, nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật.Như vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng nguồn vốn hợp pháp bao gồm:- Vốn chủ sở hữu;- Vốn huy động trong nước và ngoài nước;- Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật.Trân trọng!
Vay vốn sinh viên năm 2024: Mức hưởng và điều kiện hưởng như thế nào?
Anh chị cho tôi hỏi quy định về vay vốn sinh viên cho năm 2024 có gì đặc biệt, mức hưởng là bao nhiêu và điều kiện hưởng như thế nào theo quy định pháp luật? Mong được giải đáp!
Những ai sẽ được hưởng chính sách vay vốn sinh viên năm 2024?Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định về đối tượng được vay vốn như sau:Đối tượng được vay vốn:Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:a) Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.b) Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.c) Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.Theo đó, các đối tượng sinh viên sau sẽ được hưởng chính sách vay vốn sinh viên là:- Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động- Sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:+ Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.+ Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.+ Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.- Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trúVay vốn sinh viên năm 2024: Mức hưởng và điều kiện hưởng như thế nào?(Hình từ Internet)Điều kiện để được hưởng chính sách vay vốn sinh viên 2024 là gì?Theo Điều 4 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định về điều kiện được hưởng như sau:Điều kiện vay vốn:1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.Theo đó, điều kiện để các sịnh viên được hưởng chính sách vay vốn sinh viên cho năm 2024 là:[1] Đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn để vay vốn[2] Nếu là sinh viên năm nhất thì cần có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.[3] Đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.Sinh viên được vay vốn tối đa là 4 triệu đồng 01 tháng?Theo Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định về mức vay vốn tối đa như sau:Mức vốn cho vay:1. Mức vốn cho vay tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.Theo đó sinh viên sẽ được vay vốn tối đa là 4 triệu đồng/tháng và mức vay này được áp dụng từ ngày 19/05/2022Tuy nhiên trường hợp Chính phủ điều chỉnh mức cho vay tối đa mới thì sẽ tiến hành áp dụng sao cho phù hợpMức cho vay cụ thể sẽ do Ngân hàng Chính sách quy định căn cứ trên mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay tối đaTrân trọng!
Nhà thầu nước ngoài có hoạt động chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có chịu thuế GTGT và TNDN không?
Cho tôi hỏi: Nhà thầu nước ngoài có hoạt động chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có chịu thuế GTGT và TNDN không? - Câu hỏi của chị Nhi (Tp.HCM).
Nhà thầu nước ngoài có hoạt động chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có chịu thuế GTGT và TNDN không?Tại điểm d khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:Đối tượng không chịu thuế GTGT...8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:…d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật....Như vậy, hoạt động chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam sẽ không phải chịu thuế GTGT.Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định về thu nhập từ chuyển nhượng vốn như sau:Thu nhập từ chuyển nhượng vốn1. Phạm vi áp dụng:Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.Trường hợp doanh nghiệp bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản và kê khai theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 08) ban hành kèm theo Thông tư này.Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản....Như vậy, công ty chuyển nhượng vốn góp phải nộp thuế TNDN.Tại Công văn 66768/CT-TTHT năm 2020 có hướng dẫn về kê khai thuế nhà thầu đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài như sau:Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty là nhà thầu nước ngoài có hoạt động chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty cho cá nhân nước ngoài có quốc tịch Nhật Bản thì:- Về thuế GTGT: Hoạt động chuyển nhượng vốn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại tiết d khoản 8 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.- Về thuế TNDN: Việc kê khai thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài được thực hiện theo hướng dẫn tại tiết c khoản 2 Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và khoản 2, tiết b khoản 7 Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC nêu trên.Như vậy, nhà thầu nước ngoài có hoạt động chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam sẽ không chịu thuế GTGT.Đối với thuế TNDN thì nhà thầu nước ngoài kê khai, nộp thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn cụ thể như sau:- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế TNDN phải nộp.- Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế.Nhà thầu nước ngoài có hoạt động chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có chịu thuế GTGT và TNDN không? (Hình từ Internet)Mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn 2024?Tại Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có quy định mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:Xem chi tiết Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC tại đây.Có được sửa dụng tiền mặt khi chuyển nhượng vốn góp không? Tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác như sau:Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:a) Thanh toán bằng Séc;b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.Như vậy, doanh nghiệp khi chuyển nhượng vốn góp không được sử dụng tiền mặt.Trân trọng!
Liên doanh là gì? Các hình thức doanh nghiệp liên doanh là gì?
Tôi có một thắc mắc: Liên doanh là gì và các hình thức liên doanh hiện nay của doanh nghiệp là gì? Mong được giải đáp thắc mắc!
Liên doanh là gì? Các hình thức doanh nghiệp liên doanh là gì?Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế giữa hai hoặc nhiều bên, trong đó các bên cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý và cùng chia lợi nhuận. Liên doanh có thể được thực hiện giữa các doanh nghiệp, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân hoặc giữa các doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân.Liên doanh có các đặc điểm sau:- Tính pháp lý: Liên doanh là một hình thức kinh doanh hợp pháp, được pháp luật bảo hộ.- Tính hợp tác: Liên doanh là sự hợp tác giữa các bên tham gia, dựa trên sự thỏa thuận và tôn trọng lẫn nhau.- Tính đồng kiểm soát: Các bên tham gia liên doanh cùng kiểm soát hoạt động của liên doanh.Doanh nghiệp liên doanh:Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.Theo hình thức pháp lý, doanh nghiệp liên doanh có thể được chia thành hai hình thức sau:- Doanh nghiệp liên doanh thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn:Đây là hình thức doanh nghiệp liên doanh phổ biến nhất. Doanh nghiệp liên doanh thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài sản riêng, chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.- Doanh nghiệp liên doanh thành lập theo hình thức hợp đồng:Doanh nghiệp liên doanh thành lập theo hình thức hợp đồng không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không có tài sản riêng. Các bên liên doanh cùng chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp liên doanh.Ngoài ra, doanh nghiệp liên doanh còn có thể được phân loại theo quốc tịch của các bên tham gia, theo ngành nghề hoạt động,...Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảoLiên doanh là gì? Các hình thức doanh nghiệp liên doanh là gì? (Hình từ Internet)Ngân hàng liên doanh là gì? Nguyên tắc khi lập hồ sơ thành lập ngân hàng liên doanh là gì?Theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-NHNN quy định về ngân hàng liên doanh như sau:Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...5. Ngân hàng liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm tối thiểu một ngân hàng Việt Nam và tối đa một doanh nghiệp Việt Nam không phải ngân hàng) và Bên nước ngoài (gồm tối thiểu một ngân hàng nước ngoài và tối đa một doanh nghiệp nước ngoài không phải ngân hàng) trên cơ sở hợp đồng liên doanh; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhưng không quá 05 thành viên, trong đó một thành viên và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 50% vốn điều lệ....Tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về nguyên tắc lập hồ sơ như sau:Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện được lập thành 02 bộ gốc gồm một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng Anh, trong đó:[1] Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ các tài liệu sau đây:- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;- Các báo cáo tài chính được lập trực tiếp bằng tiếng Anh.[2] Các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam;[3] Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;[4] Các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh.Cách đặt tên ngân hàng liên doanh quy định như thế nào?Theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về tên, trụ sở chính của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện như sau:Tên ngân hàng liên doanh cần đáp ứng:[1] Phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan;[2] Được đặt theo mẫu tương ứng như sau: Ngân hàng liên doanh và Tên riêngTrân trọng!
Ngoại hối là gì? Đầu tư ngoại hối là gì? Nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối là gì?
Tôi muốn được viết về các định nghĩa ngoại hối là gì? Đầu tư ngoại hối là gì? Nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối ra sao? Câu hỏi của chị Huệ (Sơn La)
Ngoại hối là gì? Đầu tư ngoại hối là gì?Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về thuật ngữ ngoại hối là gì? Đầu tư ngoại hối là gì?Do đó, mà không ít câu hỏi của người dùng đặt ra ngoại hối là gì, Đầu tư ngoại hối. Vậy để làm rõ thuật ngữ ngoại hối là gì, Đầu tư ngoại hối là gì, cùng tham khảo bài viết dưới đây:.[1] Ngoại hối là gì?Ngoại hối là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả những phương tiện thanh toán được sử dụng trong giao dịch quốc tế. Cụ thể hơn, ngoại hối bao gồm:Tài sản: Là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nước ngoài, chẳng hạn như tiền mặt, vàng, ngoại tệ,...Quyền tài sản: Là những quyền có thể được thực hiện để đổi lấy tiền nước ngoài, chẳng hạn như trái phiếu, cổ phiếu,...Một số khái niệm liên quan đến ngoại hối:Thị trường ngoại hối: Là thị trường nơi các ngân hàng, tổ chức tài chính, cá nhân,... mua bán, trao đổi ngoại hối.Tỷ giá hối đoái: Là giá trị của một loại tiền tệ so với một loại tiền tệ khác.Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại tệ.Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại tệ.Dưới đây là một số ví dụ về ngoại hối:Tiền mặt: Tiền mặt của một quốc gia khác được gọi là ngoại tệ. Ví dụ, tiền USD của Mỹ là ngoại tệ đối với Việt Nam.Vàng: Vàng là một tài sản có thể được chuyển đổi thành tiền của bất kỳ quốc gia nào. Do đó, vàng cũng được coi là ngoại hối.Cổ phiếu: Cổ phiếu của một công ty nước ngoài được gọi là ngoại hối. Ví dụ, cổ phiếu của Apple là ngoại tệ đối với Việt Nam.Trái phiếu: Trái phiếu của chính phủ hoặc doanh nghiệp nước ngoài được gọi là ngoại tệ. Ví dụ, trái phiếu chính phủ Mỹ là ngoại tệ đối với Việt Nam.[2] Đầu tư ngoại hối là gì?Đầu tư ngoại hối là một hình thức đầu tư tài chính, trong đó nhà đầu tư mua hoặc bán ngoại tệ với mục tiêu kiếm lợi nhuận từ sự biến động của tỷ giá hối đoái.Có hai loại chính của đầu tư ngoại hối:Đầu tư ngắn hạn: Nhà đầu tư mua hoặc bán ngoại tệ trong thời gian ngắn, thường là trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Loại đầu tư này thường dựa trên phân tích kỹ thuật, nhằm dự đoán sự biến động của tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn.Đầu tư dài hạn: Nhà đầu tư mua hoặc bán ngoại tệ trong thời gian dài, thường là trong vòng vài tháng hoặc vài năm. Loại đầu tư này thường dựa trên phân tích cơ bản, nhằm đánh giá các yếu tố kinh tế, chính trị,... có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn.Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!Ngoại hối là gì? Đầu tư ngoại hối là gì? Nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối là gì? (Hình từ Internet)Nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước trong quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối là gì?Căn cứ theo khoản 14 Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước trong quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối như sau:- Quản lý hoạt động ngoại hối trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam;- Quản lý hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật;- Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật;- Quản lý mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia;- Quản lý mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;- Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;- Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác;- Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;- Quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài;- Hướng dẫn thủ tục, tổ chức thực hiện xác nhận đăng ký hoặc đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh;- Quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế.Việc quản lý ngoại hối trong bảo lãnh ngân hàng được quy định như thế nào?Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh như sau:Quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh1. Việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế được quy định tại giấy phép hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng đối với nghĩa vụ tài chính hợp pháp bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.Như vậy, việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế được quy định tại giấy phép hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Trân trọng!
Từ 2024, vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam không cần mua bảo hiểm tài sản?
Cho tôi hỏi: Từ 2024, vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam không cần mua bảo hiểm tài sản phải không? Câu hỏi từ anh Xuyên - Bến Tre
Từ 2024, vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam không cần mua bảo hiểm tài sản?Căn cứ Điều 6 Nghị định 32/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 , khoản 4 Điều 1 Nghị định 78/2023/NĐ-CP và bị bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 78/2023/NĐ-CP quy định điều kiện cho vay như sau:Điều kiện cho vayKhách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.2. Có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.3. Có dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả; có khả năng tài chính để trả nợ tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay.4. Vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án.5. Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật.6. Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay.Theo đó, trước đây, doanh nghiệp vay tín dụng đầu tư của Nhà nước phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay.Tuy nhiên theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP, quy định phải mua bảo hiểm tài sản bảo đảm tiền vay đã được bãi bỏ. Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam không cần phải mua bảo hiểm khoản vay.Từ 2024, vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam không cần mua bảo hiểm tài sản? (Hình từ Internet)Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án là bao nhiêu?Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 32/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 78/2023/NĐ-CP quy định mức vốn cho vay và giới hạn cho vay như sau:Mức vốn cho vay và giới hạn cho vay1. Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động).2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (không bao gồm các khoản tín dụng Ngân hàng Phát triển Việt Nam không chịu rủi ro) tính trên vốn tự có và số dư trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn còn lại từ 05 năm trở lên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”3. Đối với các dự án đặc biệt cần phải cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.4. Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh mà khả năng cùng cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể gửi Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định....Như vậy, mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động).Thời hạn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước được xác định như thế nào?Căn cứ Điều 8 Nghị định 32/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 78/2023/NĐ-CP quy định thời hạn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau:Thời hạn cho vayNgân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ vào kết quả thẩm định dự án, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi vốn của từng dự án và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án.”Như vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ vào kết quả thẩm định dự án, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi vốn của từng dự án và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án.Trân trọng!
Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiện hợp đồng nào với khách hàng trên thị trường không tập trung?
Xin cho tôi hỏi, ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiện hợp đồng nào với khách hàng trên thị trường không tập trung? Nhờ anh chị hỗ trợ giai đáp.
Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiện hợp đồng nào với khách hàng trên thị trường không tập trung?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2016/TT-NHNN quy định về phạm vi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng trên thị trường không tập trung nhu sau:Phạm vi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng trên thị trường không tập trung1. Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung, bao gồm:a) Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận đồng thời mua và bán cùng một loại hàng hóa cơ sở, khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở và thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa còn hiệu lực; theo đó, một bên sẽ mua theo mức giá cố định, đồng thời bán theo giá tham chiếu và bên còn lại sẽ bán theo mức giá cố định, đồng thời mua theo giá tham chiếu vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa còn hiệu lực; việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại và khách hàng được thực hiện trên cơ sở phần chênh lệch mức giá cố định với giá tham chiếu và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở;......Như vậy, ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung.Trong có bao gồm các loại hợp đồng sau:- Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa- Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa- Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa- Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn giá cả hàng hóa kết hợp trần sànNgân hàng thương mại được giao kết và thực hiện hợp đồng nào với khách hàng trên thị trường không tập trung? (Hình từ Internet)Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa tối thiểu phải có các nội dung gì?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2016/TT-NHNN quy định về hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa như sau:Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa1. Ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng về việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa tối thiểu phải có các nội dung sau:a) Tên, địa chỉ của ngân hàng thương mại; tên, địa chỉ của khách hàng;b) Giao dịch gốc; loại hàng hóa cơ sở; khối lượng hàng hóa cơ sở; giá hàng hóa cơ sở áp dụng trong giao dịch gốc; thời hạn giao dịch gốc còn hiệu lực; lịch thanh toán của giao dịch gốc;c) Các mức giá để thực hiện sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa;d) Thời hạn giao dịch của hợp đồng;đ) Ngày thanh toán định kỳ và phương thức thanh toán;e) Các khoản thanh toán;g) Hiệu lực của hợp đồng;h) Quyền và trách nhiệm của các bên;i) Các trường hợp thay đổi và chấm dứt hợp đồng trước hạn; thỏa thuận phạt vi phạm......Như vậy, ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng về việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với các quy định tại Thông tư 40/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.Trong đó hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa tối thiểu phải có các nội dung sau:- Tên, địa chỉ của ngân hàng thương mại; tên, địa chỉ của khách hàng;- Giao dịch gốc; loại hàng hóa cơ sở; khối lượng hàng hóa cơ sở; giá hàng hóa cơ sở áp dụng trong giao dịch gốc; thời hạn giao dịch gốc còn hiệu lực; lịch thanh toán của giao dịch gốc;- Các mức giá để thực hiện sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa;- Thời hạn giao dịch của hợp đồng;- Ngày thanh toán định kỳ và phương thức thanh toán;- Các khoản thanh toán;- Hiệu lực của hợp đồng;- Quyền và trách nhiệm của các bên;- Các trường hợp thay đổi và chấm dứt hợp đồng trước hạn; thỏa thuận phạt vi phạm.Ngân hàng thương mại có được tiếp nhận và đưa lệnh của khách hàng về việc mua, bán các hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài hay không?Căn cứ quy định Điều 13 Thông tư 40/2016/TT-NHNN quy định về phạm vi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài như sau:Phạm vi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài1. Ngân hàng thương mại được tiếp nhận và đưa lệnh của khách hàng về việc mua, bán các hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, bao gồm:a) Hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa;b) Hợp đồng tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa;c) Hợp đồng tiêu chuẩn quyền chọn bán giá cả hàng hóa......Như vậy, ngân hàng thương mại được tiếp nhận và đưa lệnh của khách hàng về việc mua, bán các hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.Các hợp đồng được phép bao gồm:- Hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa;- Hợp đồng tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa;- Hợp đồng tiêu chuẩn quyền chọn bán giá cả hàng hóa.Trân trọng!
Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không?
Cho tôi hỏi: Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không? Hối phiếu có nội dung gì? (Câu hỏi chị Trâm Anh - Quảng Ngãi)
Hối phiếu là gì? Nội dung của hối phiếu có gì?Pháp luật hiện hành không có quy định giải thích hối phiếu là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu hối phiếu là một chứng từ chứng nhận có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một kỳ hạn nhất định.[1] Đặc điểm của hối phiếu như sau:- Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện: Hối phiếu là mệnh lệnh trả tiền của người ký phát đối với người bị ký phát, không kèm theo điều kiện ràng buộc.- Là chứng từ có giá: Hối phiếu là một loại chứng từ có giá, có thể được chuyển nhượng cho người khác.- Là phương tiện thanh toán: Hối phiếu có thể được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc các khoản nợ.- Là phương tiện tín dụng: Hối phiếu có thể được sử dụng để vay tiền từ ngân hàng.[2] Nội dung của hối phiếu bao gồm: - Tên của hối phiếu: Hối phiếu phải ghi rõ là "Hối phiếu" hoặc "Bill of exchange".- Ngày lập hối phiếu: Ngày lập hối phiếu là ngày hối phiếu được ký phát.- Nơi lập hối phiếu: Nơi lập hối phiếu là địa điểm người ký phát lập hối phiếu.- Người ký phát: Người ký phát là người lập hối phiếu.- Người bị ký phát: Người bị ký phát là người được yêu cầu thanh toán tiền theo hối phiếu.- Người thụ hưởng: Người thụ hưởng là người nhận tiền theo hối phiếu.- Số tiền: Số tiền được ghi trên hối phiếu phải rõ ràng và đúng với quy định quốc tế, được ghi bằng cả số và chữ.- Kỳ hạn thanh toán: Kỳ hạn thanh toán là thời hạn người bị ký phát phải thanh toán tiền theo hối phiếu.- Lãi suất: Lãi suất là khoản tiền mà người bị ký phát phải trả cho người ký phát nếu thanh toán chậm.- Ký hậu: Ký hậu là việc người thụ hưởng hối phiếu ký tên và ghi rõ ngày ký lên hối phiếu để chuyển nhượng hối phiếu cho người khác.*Ngoài các thông tin bắt buộc trên, hối phiếu có thể có thêm các thông tin khác như:- Địa điểm trả tiền: Địa điểm trả tiền là địa điểm mà người bị ký phát phải thanh toán tiền theo hối phiếu.- Số thứ tự của hối phiếu: Số thứ tự của hối phiếu là số thứ tự của hối phiếu trong một lô hối phiếu.- Ngày ký hậu: Ngày ký hậu là ngày người thụ hưởng hối phiếu ký hậu hối phiếu.*Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không? (Hình từ Internet)Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu đòi nợ có được chuyển nhượng không?Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có giải thích hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.Bên cạnh đó, tại Điều 27 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về hình thức chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ như sau:Hình thức chuyển nhượng hối phiếu đòi nợNgười thụ hưởng chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ theo một trong các hình thức sau đây:1. Ký chuyển nhượng;2. Chuyển giao.Theo Điều 28 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có quy định như sau:Hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượngHối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng nếu trên hối phiếu đòi nợ có ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.Như vậy, hối phiếu đòi nợ có thể được chuyển nhượng theo 02 hình thức gồm ký chuyển nhượng và chuyển giao. Tuy nhiên, hối phiếu đòi nợ sẽ không được chuyển nhượng nếu trên hối phiếu đòi nợ có ghi các cụm từ như sau:- Không được chuyển nhượng.- Cấm chuyển nhượng.- Không trả theo lệnh hoặc các cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không?Theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 có quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;c) Chứng khoán phái sinh;d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.....Như vậy, hối phiếu không là chứng khoán mà chỉ là chứng từ được phát hành bởi người đáp ứng điều kiện ký phát. Ngược lại, đối với từng loại chứng khoán, tổ chức phát hành có thể là: Chính phủ và Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư chứng khoán.Trân trọng!
Thế nào là thị trường ngoại hối? Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ được quy định như thế nào?
Anh chị cho tôi hỏi: Thế nào là thị trường ngoại hối? Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ được quy định như thế nào? Nhờ anh chị biên tập viên giải đáp.
Thế nào là thị trường ngoại hối?Thị trường ngoại hối là thị trường cho phép diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị tương đương ngoại tệ. Thị trường ngoại hối hoạt động theo hình thức phi tập trung và có phạm vi trên toàn thế giới.Thị trường ngoại hối được ra đời dựa trên nhu cầu chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới, với mục đích hỗ trợ hoạt động thương mại.Nếu so với thị trường chứng khoán, có thể thấy thị trường ngoại hối có quy mô lớn hơn rất nhiều, vì vậy giao dịch ngoại hối cũng cực kỳ thanh khoản. Nếu như chứng khoán bị giới hạn ở giờ giao dịch và thời gian khớp lệnh, thì giao dịch ngoại hối có thể linh động nhập hoặc đóng lệnh bất cứ lúc nào.Tại Việt Nam, việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế;Thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam;Thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam;Thực hiện các cam kết của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.Căn cứ quy định Điều 3 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 23 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định về mở và sử dụng tài khoản như sau:Mở và sử dụng tài khoản1. Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sử dụng tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tại khoản này.2. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.3. Người cư trú là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:a) Tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài;b) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.Như vậy, việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ được quy định như sau:- Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sử dụng tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tại khoản này.- Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.- Người cư trú là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:+ Tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài;+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.Thông số và kích thước cơ bản máy phay gỗ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3594:1981 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm những đối tượng nào?Căn cứ quy định Điều 28 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định về thị trường ngoại tệ của Việt Nam như sau:Thị trường ngoại tệ của Việt Nam1.Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép.2. Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép với khách hàng bao gồm tổ chức tín dụng được phép và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam.3.Các đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ của Việt Nam được thực hiện các loại hình giao dịch theo thông lệ quốc tế khi đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.Như vậy, thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm những đối tượng sau:- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Tổ chức tín dụng được phép.Trong đó: Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.Trân trọng!
Phát mại là gì? Phát mại tài sản là gì? Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản
Tôi có thắc mắc: Phát mại là gì? Phát mại tài sản là gì? Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản? Hiện nay có phương thức phát mại tài sản nào? (Câu hỏi của anh Khương - Thái Bình)
Phát mại là gì? Phát mại tài sản là gì? Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm phát mại hay phát mại tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế, cụm từ được sử dụng phổ biến trong hoạt động cho vay của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.Có thể hiểu phát mại hay phát mại tài sản là quá trình bán tài sản bảo đảm công khai theo thủ tục do pháp luật quy định. Quá trình này thường được thực hiện bởi ngân hàng tổ chức cho vay vốn công bố và bán tài sản bảo đảm công khai theo thủ tục do pháp luật quy định khi người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhằm thu hồi nợ.Phát mại là gì? Phát mại tài sản là gì? Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản? (Hình từ Internet)Hiện nay có phương thức phát mại tài sản nào?Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm như sau:Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Căn cứ theo Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:a) Bán đấu giá tài sản;b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;d) Phương thức khác.2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.Căn cứ theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:Thế chấp tài sản1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.Thông qua các quy định trên, theo pháp luật dân sự, phương thức phát mãi tài sản là các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tài sản thế chấp được các bên thỏa thuận khi bên vay không bảo đảm được nghĩa vụ thanh toán nợ của mình, bao gồm:- Bán đấu giá tài sản.- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.- Phương thức khác.Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản?Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng như sau:Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:.....c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:(i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;(ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;(iii) Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;(iv) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);.....Mặt khác theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN có quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:....8. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5......Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 về quyền thu giữ tài sản bảo đảm như sau:Quyền thu giữ tài sản bảo đảm....2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:a) Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự;b) Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật;c) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;d) Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật;đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này......Theo đó, ngân hàng phát mại tài sản được thực hiện khi khách hàng nợ xấu (thông thường nợ ngân hàng quá hạn từ 91 ngày trở lên hoặc các trường hợp theo quy định mà khách hàng không đủ khả năng thanh toán).Trong trường hợp này, ngân hàng thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên vay nếu đáp ứng đủ các quy định trên. Sau khi thu giữ tài sản, ngân hàng có nghĩa vụ công khai thông tin thu giữ trên trang thông tin điện tử và gửi thông báo đến các đối tượng sau:- Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm.- Bên vay thế chấp đến địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp.Trân trọng!
Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học?
Cho tôi hỏi: Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học phải không? Câu hỏi từ anh Hoàng Sơn - Quảng Ngãi
Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học?Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên internet. Ngày 18/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024), cụ thể:*Biện pháp xác thực giao dịch tối thiểu đối với giao dịch loại C:Đối với Giao dịch loại C thì biện pháp xác thực giao dịch tối thiểu đối với khách hàng cá nhân là:[1] Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng:- Khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) của khách hàng do cơ quan Công an cấp;- Hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.[2] Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu (CSDL) sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, khuyến khích kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP.Theo đó, giao dịch loại C phải thỏa mãn một trong các trường hợp sau:Trường hợp 1: Giao dịch thỏa mãn các điều kiện:- G ≤ 10 triệu VND.- G + Tksth > 20 triệu VND.- G + T ≤ 1,5 tỷ VND.Trường hợp 2: Giao dịch thỏa mãn các điều kiện:- G > 10 triệu VND.- G ≤ 500 triệu VND.- G + T ≤ 1,5 tỷ VND.Trong đó, giao dịch loại C bao gồm:- Chuyển tiền trong cùng ngân hàng, khác chủ tài khoản.- Chuyển tiền liên ngân hàng trong nước.- Chuyển tiền giữa các ví điện tử.- Nạp tiền vào Ví điện tử.- Rút tiền từ Ví điện tử.Như vậy, giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài khoản) hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học.Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học? (Hình từ Internet)Thông tin sinh trắc học của công dân gồm những gì?Theo Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về danh tính điện tử công dân Việt Nam như sau:Danh tính điện tử công dân Việt NamDanh tính điện tử công dân Việt Nam gồm:1. Thông tin cá nhân:a) Số định danh cá nhân;b) Họ, chữ đệm và tên;c) Ngày, tháng, năm sinh;d) Giới tính.2. Thông tin sinh trắc học:a) Ảnh chân dung;b) Vân tay.Tại Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về danh tính điện tử người nước ngoài như sau:Danh tính điện tử người nước ngoàiDanh tính điện tử người nước ngoài bao gồm:1. Thông tin cá nhân:a) Số định danh của người nước ngoài;b) Họ, chữ đệm và tên;c) Ngày, tháng, năm sinh;d) Giới tính;đ) Quốc tịch;e) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.2. Thông tin sinh trắc học:a) Ảnh chân dung;b) Vân tay.Theo đó, hiện nay thông tin sinh trắc học của công dân được sử dụng làm định danh điện tử là ảnh chân dung và vân tay của người đó.Dữ liệu về sinh trắc học được xem là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về dữ liệu cá nhân nhạy cảm như sau:Giải thích từ ngữ...4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:a) Quan điểm ​​chính trị, quan điểm tôn giáo;b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.Như vậy, có thể thấy rằng, mỗi người đều có một đặc điểm sinh học duy nhất.Dữ liệu về sinh trắc học của mỗi người có thể bao gồm đặc điểm khuôn mặt, ảnh chụp võng mạc, giọng nói, vân tay,...Theo đó thì dữ liệu về sinh trắc học được xem là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.Trân trọng!
Tiền nghi giả là tiền như thế nào? Giao nộp tiền giả ở đâu?
Tôi muốn hỏi: Tiền nghi giả là tiền như thế nào? Giao nộp tiền giả ở đâu? Hồ sơ giám định tiền nghi giả gồm có những gì? Câu hỏi của anh Tiến - Lâm Đồng
Tiền nghi giả là tiền như thế nào?Tại Điều 3 Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định về tiền nghi giả như sau:Giải thích từ ngữTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Tiền Việt Nam (tiền thật) bao gồm tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật.2. Tiền giả được hiểu là vật phẩm có một mặt hoặc hai mặt mô phỏng hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước của tiền Việt Nam để được chấp nhận giống như tiền Việt Nam, không có hoặc giả mạo các đặc điểm bảo an, không do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc là tiền Việt Nam bị thay đổi, cắt ghép, chỉnh sửa để tạo ra tờ tiền có mệnh giá khác so với nguyên gốc.3. Tiền nghi giả là tiền có hai mặt giống tiền thật về hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước nhưng sau khi đối chiếu với các đặc điểm bảo an trên tiền thật cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, vẫn chưa xác định được là tiền thật hay tiền giả.4. Hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật là hành vi cố ý làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền Việt Nam.5. Sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao hoặc bản ghi hình từ tiền Việt Nam bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử.6. Cơ quan có thẩm quyền của quân đội bao gồm: Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương; Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự khu vực; Bộ đội Biên phòng và lực lượng Cảnh sát biển.Như vậy, tiền nghi giả là tiền có hai mặt giống tiền thật về hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước nhưng sau khi đối chiếu với các đặc điểm bảo an trên tiền thật cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, vẫn chưa xác định được là tiền thật hay tiền giả.Tiền nghi giả là tiền như thế nào? Giao nộp tiền giả ở đâu? (Hình từ Internet)Mẫu biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả?Tại Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định mẫu biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả như sau:Xem chi tiết mẫu biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP tại đây.Hồ sơ giám định tiền nghi giả gồm có những gì?Tại Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định giám định tiền giả, tiền nghi giả như sau:Giám định tiền giả, tiền nghi giả1. Việc giám định để xác định tính xác thực của đồng tiền thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Việc giám định tư pháp về tiền Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả để xác định tính xác thực của đồng tiền thực hiện lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và nộp trực tiếp đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước.Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước bố trí người có chuyên môn thực hiện giám định tiền giả, tiền nghi giả, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả; thông báo công khai danh sách và địa chỉ liên hệ của các cơ quan giám định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước.2. Hồ sơ đề nghị giám định gồm:a) Giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;b) Hiện vật là tiền giả, tiền nghi giả cần giám định....Như vậy, hồ sơ giám định tiền nghi giả gồm có:- Giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả.- Hiện vật là tiền giả, tiền nghi giả cần giám định.Giao nộp tiền giả ở đâu?Tại Điều 8 Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định về giao nộp tiền giả như sau:Giao nộp tiền giả1. Các tổ chức, cá nhân có tiền giả thực hiện giao nộp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước nơi gần nhất hoặc giao nộp cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan để chuyển về Ngân hàng Nhà nước.2. Việc giao nộp tiền giả được thể hiện bằng văn bản trong đó ghi rõ loại tiền, số lượng, mệnh giá, vần seri tiền giả giao nộp theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao nộp tiền giả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Như vậy, tiền giả sẽ được nộp cho:- Tổ chức tín dụng- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài- Kho bạc Nhà nước- Ngân hàng Nhà nước nơi gần nhất- Cơ quan công an- Cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan.Lưu ý: Nghị định 87/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2024.Trân trọng!
Cách rút tiền ATM bằng mã QR nhanh nhất năm 2024?
Cho tôi hỏi: Cách rút tiền ATM bằng mã QR nhanh nhất năm 2024? Thẻ atm là gì? Có các loại thẻ ATM nào? Bao nhiêu tuổi thì được mở thẻ ATM? (Câu hỏi của chị Ngân - Bình Phước)
Cách rút tiền ATM bằng mã QR nhanh nhất năm 2024?Cách rút tiền ATM bằng mã QR nhanh nhất năm 2024 được hướng dẫn như sau:Bước 1: Tải ứng dụng Internet Banking của ngân hàng muốn rút tiền về điện thoại.Bước 2: Đăng ký tài khoản và đăng nhập trên ứng dụng.Bước 3: Mở ứng dụng và chọn tính năng "Rút tiền ATM bằng mã QR".Bước 4: Quét mã QR trên cây ATM.Bước 5: Nhập số tiền cần rút và xác nhận mã OTP.Bước 6: Nhập mã OTP gửi đến số điện thoại đã đăng ký ngân hàng.Bước 7: Nhận tiền mặt từ cây ATM.*Một số lưu ý khi rút tiền ATM bằng mã QR:- Cần đảm bảo rằng điện thoại của bạn có kết nối Internet ổn định.- Cần quét mã QR đúng cách để tránh bị lỗi giao dịch.- Cần nhập mã OTP chính xác để xác nhận giao dịch. Cách rút tiền ATM bằng mã QR nhanh nhất năm 2024? (Hình từ Internet)Thẻ ATM là gì? Có các loại thẻ ATM nào?Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN; bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 41/2018/TT-NHNN; bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN có quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận.Thẻ trong Thông tư này không bao gồm các loại thẻ do các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành chỉ để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ của chính các tổ chức phát hành đó.....Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định về nội dung thẻ ATM là gì? Tuy nhiên, thông thường, thẻ ATM được hiểu là thẻ ngân hàng được phát hành bởi các tổ chức như: tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc phát hành thẻ nhằm thực hiện các giao dịch theo như các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận.Hiện nay, tùy vào tính chất, đặc điểm, mục đích sử dụng, thẻ ATM được phân thành các loại như sau:- Thẻ ghi nợ (debit card): Thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi trên tài Khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.- Thẻ tín dụng (credit card): Thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.- Thẻ trả trước (prepaid card): Thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Bao gồm:+ Thẻ trả trước định danh (có các thông tin định danh chủ thẻ).+ Thẻ trả trước vô danh (không có các thông tin định danh chủ thẻ).Bao nhiêu tuổi thì được mở thẻ ATM?Theo Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN; sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN quy định về đối tượng được sử dụng thẻ như sau:Đối tượng được sử dụng thẻ1. Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước......3. Đối với chủ thẻ phụ:Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây:a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trướcc) Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.Thông qua quy định trên, người từ đủ 15 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được mở thẻ ATM gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.Đối với người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được mở thẻ ATM theo hình thức mở thẻ phụ theo chỉ định của chủ thẻ chính và được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản và chỉ được sử dụng các loại thẻ sau: thẻ ghi nợ và thẻ trả trước.Trân trọng!
Lãi suất thả nổi là gì? Các yếu tố tác động đến lãi suất thả nổi gồm những yếu tố nào?
Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp: Lãi suất thả nổi là gì? Các yếu tố tác động đến lãi suất thả nổi gồm những yếu tố nào? Câu hỏi của chị Minh (An Giang)
Lãi suất thả nổi là gì?Lãi suất thả nổi (hay còn được gọi là lãi suất biến động) là một loại lãi suất mà giá trị của nó thay đổi theo thời gian dựa trên điều kiện thị trường. Thông thường, lãi suất thả nổi được liên kết với một chỉ số cơ sở, chẳng hạn như lãi suất thị trường hoặc lãi suất cơ bản của ngân hàng.Khi lãi suất cơ sở tăng, lãi suất thả nổi cũng tăng theo, và ngược lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến các khoản vay hoặc khoản tiết kiệm dựa trên lãi suất thả nổi.Ví dụ: Nếu có một khoản vay với lãi suất thả nổi, mức trả lãi hàng tháng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào biến động của lãi suất thị trường.Lãi suất thả nổi thường được sử dụng trong các hợp đồng vay ngắn hạn hoặc vay theo tài sản đảm bảo, như vay mua nhà hoặc vay mua ô tô.Trong trường hợp các khoản vay dài hạn, người vay thường lựa chọn khóa lãi suất ở một mức cố định trong một khoảng thời gian nhất định để tránh biến động lãi suất thị trường.Lãi suất thả nổi là gì? Các yếu tố tác động đến lãi suất thả nổi gồm những yếu tố nào? (Hình từ Internet)Các yếu tố tác động đến lãi suất thả nổi gồm những yếu tố nào?Lãi suất thả nổi có thể thay đổi theo nhiều yếu tố, bao gồm:Lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản là lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng cho các ngân hàng thương mại. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất thả nổi cũng tăng theo, và ngược lại.Lạm phát: Lạm phát là sự gia tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Khi lạm phát tăng, lãi suất thả nổi cũng có thể tăng theo để bù đắp cho sự mất giá của đồng tiền.Kinh tế: Tình hình kinh tế của một quốc gia cũng có thể tác động đến lãi suất thả nổi. Khi nền kinh tế đang phát triển, lãi suất thả nổi thường tăng lên.Nhu cầu về vốn: Khi nhu cầu về vốn tăng lên, lãi suất thả nổi cũng có thể tăng lên.Ưu điểm và nhược điểm của lãi suất thả nổi[1] Ưu điểm:Tính linh hoạt: Lãi suất thả nổi cho phép người vay hoặc người tiết kiệm linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh khoản vay hoặc khoản tiết kiệm của mình theo biến động của thị trường.Khả năng sinh lời cao hơn: Trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, lãi suất thả nổi cũng giảm theo. Điều này có thể mang lại lợi nhuận cao hơn cho người tiết kiệm.[2] Nhược điểm:Rủi ro: Lãi suất thả nổi có thể biến động, mang lại rủi ro cho người vay hoặc người tiết kiệm. Ví dụ, nếu lãi suất thị trường tăng, lãi suất thả nổi cũng tăng theo, khiến người vay phải trả nhiều tiền hơn cho khoản vay của mình.Tính phức tạp: Lãi suất thả nổi có thể phức tạp hơn lãi suất cố định, khiến người vay hoặc người tiết kiệm khó hiểu.[3] Lựa chọn lãi suất thả nổi hay lãi suất cố địnhLựa chọn lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:Khả năng chấp nhận rủi ro: Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro, lãi suất thả nổi có thể là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn chịu rủi ro, lãi suất cố định có thể là lựa chọn tốt hơn.Thời hạn của khoản vay: Đối với các khoản vay ngắn hạn, lãi suất thả nổi thường là lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, đối với các khoản vay dài hạn, lãi suất cố định có thể là lựa chọn tốt hơn.Tình hình tài chính của mình: Nếu có tình hình tài chính ổn định, lãi suất thả nổi có thể là lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, nếu có tình hình tài chính không ổn định, lãi suất cố định có thể là lựa chọn tốt hơn.Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!Mức lãi suất vay ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?Dưới đây là tổng hợp mức lãi suất vay ngân hàng hiện nay mới nhất:[1] Mức lãi suất vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam quy định tại Quyết định 1125/QĐ-NHNN năm 2023 như sau:- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm.- Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm.[2] Cho vay hỗ trợ nhà ở quy định tại Quyết định 2081/QĐ-NHNN năm 2023 như sau:Mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 5,0%/năm.Đối tượng được hỗ trợ cho vay bao gồm: (Quy định tại Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2014/TT-NHNN)[3] Cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở quy định tại Quyết định 486/QĐ-TTg năm 2023 như sau:Mức lãi suất vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở là 4,8%/năm.Đối tượng được hỗ trợ cho vay bao gồm: (Quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP)[4] Cho vay để đầu tư dự án và mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ quy định tại Công văn 2308/NHNN-TD năm 2023 như sau:- Lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 đối với chủ đầu tư là 8,7%/năm;- Lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 đối với người mua nhà là 8,2%/năm;Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023, định kỳ 06 tháng, NHNN thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi cho các ngân hàng thương mại tham gia Chương trình.[5] Mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại Quyết định 1123/QĐ-NHNN năm 2023 như sau:- Lãi suất tái cấp vốn: 4,5%/năm.- Lãi suất tái chiết khấu: 3,0%/năm.- Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 5,0%/năm.Trân trọng!
Mẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Mẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024 như thế nào? Chị Nga - Đồng Nai
Mẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024?Mẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024 thực hiện theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-NHNN, như sau:Tải Mẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024 Tại đâyMẫu Biên bản làm việc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Kết quả làm việc với đối tượng trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng có bắt buộc được lập thành biên bản không?Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư 17/2023/TT-NHNN quy định tiến hành kiểm tra như sau:Tiến hành kiểm traCăn cứ Quyết định kiểm tra và kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, ban hành, đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra như sau:1. Đoàn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra.2. Đoàn kiểm tra yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo, cung cấp các thông tin, nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.3. Đoàn kiểm tra trao đổi, thảo luận trực tiếp với đối tượng kiểm tra về các nội dung kiểm tra. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn kiểm tra quyết định làm việc trực tiếp với những người có liên quan đến nội dung kiểm tra, yêu cầu đối tượng kiểm tra giải trình bằng văn bản về những vấn đề chưa rõ liên quan đến nội dung kiểm tra, tổ chức xác minh liên quan đến nội dung kiểm tra.4. Đoàn kiểm tra căn cứ các thông tin, hồ sơ, tài liệu được đối tượng kiểm tra cung cấp để xem xét, đánh giá đối tượng kiểm tra theo các nội dung, mục đích, yêu cầu kiểm tra. Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp bổ sung thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.5. Kết quả làm việc với đối tượng kiểm tra phải được lập thành biên bản giữa đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.6. Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng kiểm tra có hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra chuyển ngay hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.Như vậy, kết quả làm việc với đối tượng kiểm tra phải được lập thành biên bản giữa đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.Đối tượng kiểm tra chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng gồm những ai?Các đối tượng kiểm tra chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng tại Điều 8 Thông tư 17/2023/TT-NHNN gồm:(1) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với đối tượng kiểm tra, gồm:- Tổ chức tín dụng, trừ đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều 8 Thông tư 17/2023/TT-NHNN;- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;- Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;- Đối tượng kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nếu thấy cần thiết.(2) Đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra đối với các đối tượng kiểm tra quy định tại (1) mục này là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.(3) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với đối tượng kiểm tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, gồm:- Quỹ tín dụng nhân dân;- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 17/2023/TT-NHNN;- Chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng;- Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.(4) Các đơn vị hành chính khác thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra việc chấp hành chính sách, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước của đơn vị đó đối với đối tượng kiểm tra, gồm:- Tổ chức tín dụng, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư 17/2023/TT-NHNN;- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.Trường hợp cần thiết, các đơn vị kiểm tra thực hiện kiểm tra đối với đối tượng kiểm tra khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.Lưu ý: Thông tư 17/2023/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 08/02/2024.Trân trọng!
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì? Công thức lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực?
Anh chị vui lòng giải thích giúp tôi về lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực cùng với công thức lãi suất đó được không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì? Công thức lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực?Theo từ điển luật học giải thích về lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực như sau:- Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất được xác định một kì hạn gửi hoặc cho vay, thể hiện trên quy ước giấy tờ được thỏa thuận trước.- Lãi suất thực: Là lãi suất xác định giá trị thực của khoản lãi được trả hoặc thu được sau khi đã trừ đi tỉ lệ lạm phát.Công thức lãi suất thực như sau:Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiếnMối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được thể hiện qua công thức sau:(1 + r)(1 + i) = (1 + R) Trong đó:- r là lãi suất thực tế- i là tỷ lệ lạm phát - R là lãi suất danh nghĩa.Ví dụ, nếu lãi suất danh nghĩa là 10% và tỷ lệ lạm phát là 5%, thì lãi suất thực là 5%. Điều này có nghĩa là giá trị của khoản đầu tư hoặc khoản vay thực tế đã tăng 5%.Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực có thể khác nhau đáng kể, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát cao.Ví dụ, nếu lãi suất danh nghĩa là 10% và tỷ lệ lạm phát là 20%, thì lãi suất thực là -10%. Điều này có nghĩa là giá trị của khoản đầu tư hoặc khoản vay thực tế đã giảm 10%.Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì? Công thức lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực? (Hình từ Internet)Phương thức xác định lãi suất danh nghĩa trái phiếu riêng lẻ là gì?Theo khoản 6 Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu như sau:Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu...5. Hình thức trái phiếua) Trái phiếu được chào bán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.b) Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.6. Lãi suất danh nghĩa trái phiếua) Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.b) Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng.c) Doanh nghiệp phát hành quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt chào bán phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.7. Loại hình trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định theo quy định của pháp luật....Theo đó, lãi suất danh nghĩa trái phiếu riêng lẻ có thể được xác định theo các phương thức sau:[1] Lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu;[2] Lãi suất thả nổi;[3] kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.Doanh nghiệp có cần đăng ký thông tin về lãi suất danh nghĩa trái phiếu riêng lẻ với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam không?Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2023/TT-BTC quy định về đăng ký, hủy đăng ký và quản lý thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như sau:Đăng ký, hủy đăng ký và quản lý thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ1. Doanh nghiệp phát hành phải thực hiện đăng ký với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam các thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:a) Thông tin về doanh nghiệp;b) Thông tin về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ;c) Thông tin về người sở hữu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ....Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 30/2023/TT-BTC quy định về thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như sau:2. Thông tin về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ- Tổng số lượng và giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành- Tổng số lượng và giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành theo từng loại (trái phiếu tự do chuyển nhượng, trái phiếu chuyển nhượng có điều kiện, trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu kèm chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi...)- Số lượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.- Các điều kiện, điều khoản của trái phiếu:+ Kỳ hạn trái phiếu+ Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu+ Mệnh giá trái phiếu+ Hình thức trái phiếu+ Lãi suất danh nghĩa trái phiếu+ Loại hình trái phiếu+ Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếuTheo đó, khi đăng ký trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại thị trường trong nước thì doanh nghiệp cần phải đăng ký thông tin về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó có thông tin về lãi suất danh nghĩa trái phiếuTrân trọng!
Quy định mới về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước từ 11/02/2024?
Cho tôi hỏi, có phải Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư mới quy định về giám sát tiêu hủy tiền có đúng không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Quy định mới về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước từ 11/02/2024?Ngày 28/12/2023 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nướcThông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền, bao gồm:- Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, tiền giả, tiền bị hủy hoại trái pháp luật (sau đây gọi là tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);- Tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (sau đây gọi là tiền in, đúc hỏng) tại các cơ sở in, đúc tiềnThông tư 19/2023/TT-NHNN áp dụng đối với:- Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Hội đồng giám sát).- Hội đồng tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, Hội đồng tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Hội đồng tiêu hủy).- Các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước; các cơ sở in, đúc tiền và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền in, đúc hỏngViệc giám sát tiêu hủy tiền nhằm mục đích:- Đảm bảo công tác tiêu hủy tiền thực hiện theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.- Đảm bảo an toàn tài sản và bí mật Nhà nước trong công tác tiêu hủy tiền.- Đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong công tác tiêu hủy tiền.Thông tư 19/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành sẽ chấm dứt hiệu lực của Thông tư 07/2017/TT-NHNNQuy định mới về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước từ 11/02/2024? (Hình từ Internet)Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền in, đúc hỏng gồm những ai?Theo Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về Hội đồng giám sát như sau:[1] Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng giám sát: Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;- 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;- 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là lãnh đạo Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;- 01 ủy viên là lãnh đạo Cục Quản trị, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;- 01 ủy viên là lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ 3 Chi Minh, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;- 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát và thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;- 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh kiêm thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam.[2] Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hòng, bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng giám sát: lãnh đạo Vụ Kiểm toán nội bộ;- Các ủy viên gồm: 01 lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát; 01 lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Quản trị.Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giám sát gồm những gì?Theo Điều 6 Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giám sát như sau:- Tổ chức thực hiện công tác giám sát tiêu hủy tiền.- Phát hiện tồn tại, thiếu sót trong quá trình tiêu hủy tiền và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời; báo cáo Thống đốc tạm dừng, đình chỉ đợt tiêu hủy trong trường hợp hành vi vi phạm có nguy cơ xảy ra thất thoát, mất an toàn tài sản trong quá trình tiêu hủy tiền.- Phối hợp với Hội đồng tiêu hủy tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo Thống đốc kết quả thực hiện công tác tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền.- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xem xét hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hình thức kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm quy định trong công tác giám sát tiêu hủy tiền.- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về giám sát tiêu hủy tiền.Trân trọng!
Cây ATM có hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán 2024 hay không?
Cho tôi hỏi: Cây ATM có hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán 2024 hay không? Vào dịp Tết Nguyên đán 2024, hạn mức rút tiền tại các cây ATM tối đa là bao nhiêu tiền? Chị Ngọc - Hà Nội
Cây ATM có hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán 2024 hay không?Tại Điều 5 Thông tư 36/2012/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 20/2016/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành ATM như sau:Quy định về quản lý, vận hành ATMTổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải đảm bảo:1. Thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM là 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần. Đối với máy ATM lắp đặt tại những địa điểm khách hàng chỉ có thể tiếp cận ATM trong những thời gian nhất định thì thời gian phục vụ của ATM tùy thuộc vào địa điểm lắp đặt ATM và phải được niêm yết tại nơi đặt ATM cũng như trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.2. Bố trí lực lượng trực để khắc phục sự cố ATM ngừng hoạt động trong thời gian nhanh nhất có thể. Trường hợp ATM ngừng hoạt động (hoặc dự kiến ngừng hoạt động) quá 24 giờ phải báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong ngày làm việc tiếp theo kể từ khi phát sinh (hoặc dự kiến) ATM ngừng hoạt động quá 24 giờ và có hình thức thích hợp thông báo rộng rãi cho khách hàng.3. Duy trì hoạt động bộ phận hỗ trợ khách hàng 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần để khách hàng liên hệ được bất cứ lúc nào.4. Phối hợp với tổ chức chuyển mạch thẻ để đảm bảo các giao dịch ATM liên ngân hàng được thực hiện thông suốt và an toàn.5. Giám sát mức tồn quỹ tại ATM, đảm bảo ATM phải có tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.Trường hợp địa điểm đặt ATM nằm trong nội đô, thị xã, trung tâm huyện nơi có đơn vị tiếp quỹ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện tiếp quỹ để đảm bảo thời gian ATM hết tiền không quá 04 giờ làm việc và không quá 01 ngày nếu ngoài giờ làm việc. Các trường hợp khác, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện tiếp quỹ để đảm bảo thời gian ATM hết tiền không quá 08 giờ làm việc và không quá 01 ngày nếu ngoài giờ làm việc....Theo đó, thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM là 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần. Trường hợp ATM ngừng hoạt động (hoặc dự kiến ngừng hoạt động) quá 24 giờ phải báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.Do đó, các ngân hàng tại Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo hệ thống ATM hoạt động bình thường trong dịp Tết Nguyên đán 2024 để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Như vậy, có thể thấy cây ATM sẽ hoạt động bình thường trong dịp Tết Nguyên đán 2024.Cây ATM có hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán 2024 hay không? (Hình từ Internet)Vào dịp Tết Nguyên đán 2024, hạn mức rút tiền tại các cây ATM tối đa là bao nhiêu tiền?Căn cứ khoản 7 Điều 6 Thông tư 36/2012/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi Điều 1 Thông tư 20/2016/TT-NHNH có quy định cụ thể đối với ATM như sau:Quy định cụ thể đối với ATM...7. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng và 3 triệu đồng đối với giao dịch liên ngân hàng.8. ATM phải ghi chép và lưu trữ đầy đủ nhật ký giao dịch và các thông tin liên quan để đáp ứng yêu cầu tra soát, kiểm tra và giải quyết tranh chấp.Nhật ký giao dịch ATM phải rõ ràng, dễ đọc. Các thông tin trên nhật ký giao dịch ATM tối thiểu phải bao gồm các dữ liệu: tên hoặc số hiệu ATM; số thẻ; mã giao dịch; ngày giao dịch; thời gian giao dịch; số tiền giao dịch; số tờ tiền theo từng loại mệnh giá được trả ra; đối với giao dịch thành công, nhật ký phải thể hiện tiền đã được máy trả ra.Dữ liệu giao dịch và nhật k‎ý giao dịch ATM phải được đảm bảo tính toàn vẹn và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.Theo đó, trong dịp Tết Nguyên đán 2024 nói riêng và các thời điểm khác trong năm nói chung, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng và 3 triệu đồng đối với giao dịch liên ngân hàng.Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi triển khai lần đầu ATM lưu động như thế nào?Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 36/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 20/2016/TT-NHNN quy định khi triển khai lần đầu ATM lưu động, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm như sau:[1] Xây dựng đề án trang bị, tổ chức vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và giám sát hoạt động ATM lưu động, trong đó xác định rõ nội dung hoạt động (dịch vụ dự kiến cung cấp, loại khách hàng); tổng số xe ATM lưu động, số lượng ATM trên từng xe; địa bàn hoạt động; thời gian dùng ATM lưu động phục vụ khách hàng.[2] Xây dựng các quy định nội bộ về chính sách bảo mật thông tin, quy trình vận hành, quy trình quản lý rủi ro, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm soát, giám sát hoạt động của ATM lưu động.[3] Gửi đề án và các quy định nội bộ tại Điểm a và Điểm b Khoản này về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Thanh toán) ít nhất 15 ngày làm việc trước khi triển khai thực hiện.[4] Trường hợp có thay đổi các nội dung tại đề án và các quy định nội bộ tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 36/2012/TT-NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gửi tài liệu bổ sung về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước khi thực hiện.Trân trọng!
Thế nào là sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa? Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được thực hiện bằng các hình thức nào?
Thế nào là sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa? Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được thực hiện bằng các hình thức nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Thế nào là sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa? Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được thực hiện bằng các hình thức nào?Căn cứ quy định khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-NHNN quy định như sau:Giải thích từ ngữTại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là công cụ tài chính được ngân hàng thương mại cung ứng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng.2. Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là việc ngân hàng thương mại thực hiện một trong các hình thức dưới đây:a) Ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng; ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng;b) Ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng......Như vậy, sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là công cụ tài chính được ngân hàng thương mại cung ứng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng.Theo đó hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là việc ngân hàng thương mại thực hiện một trong các hình thức dưới đây:- Ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng;Ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng;- Ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng.Thế nào là sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa? Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được thực hiện bằng các hình thức nào? (Hình từ Internet)Khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện gì?Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 40/2016/TT-NHNN quy định về điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa như sau:Điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóaNgân hàng thương mại xem xét cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:1. Có giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện.2. Mục đích sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa đối với giao dịch gốc của khách hàng.3. Có khả năng tài chính theo đánh giá của ngân hàng thương mại để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ thanh toán phát sinh liên quan đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.Như vậy, ngân hàng thương mại xem xét cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:- Có giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện.- Mục đích sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa đối với giao dịch gốc của khách hàng.- Có khả năng tài chính theo đánh giá của ngân hàng thương mại để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ thanh toán phát sinh liên quan đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.Nguyên tắc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 40/2016/TT-NHNN quy định về nguyên tắc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa như sau:- Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư 40/2016/TT-NHNN và pháp luật có liên quan.Những nội dung thỏa thuận về việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại đối với khách hàng phải được lập thành văn bản.- Ngân hàng thương mại được cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa khi đã ban hành văn bản quy định nội bộ về hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư 40/2016/TT-NHNN và pháp luật có liên quan.- Ngân hàng thương mại được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa bằng ngoại tệ đối với giao dịch gốc là hợp đồng mua bán hàng hóa bằng ngoại tệ.Đối với giao dịch gốc là hợp đồng mua, bán bằng đồng Việt Nam, ngân hàng thương mại báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa bằng đồng Việt Nam;Trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam, tỷ giá đồng Việt Nam và ngoại tệ do các bên thỏa thuận phù hợp quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.- Ngân hàng thương mại chỉ được thanh toán bằng đồng Việt Nam cho khách hàng đối với các nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa;Không được giao hàng hóa, nhận hàng hóa với khách hàng và đối tác nước ngoài.Trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam, tỷ giá đồng Việt Nam và ngoại tệ do các bên thỏa thuận phù hợp quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để ký quỹ ban đầu hoặc bổ sung phần ký quỹ còn thiếu trên tài khoản ký quỹ của khách hàng mở tại ngân hàng thương mại cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa hoặc để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa.Trân trọng!
Ngân hàng số là gì? Một số tính năng không thể thiếu của ngân hàng số hiện nay?
Tôi có một thắc mắc mong muốn được giải đáp: Ngân hàng số là gì? Một số tính năng không thể thiếu của ngân hàng số hiện nay? Câu hỏi của chị Loan (Hà Tĩnh)
Ngân hàng số là gì?Ngân hàng số hay còn được gọi là Digital Banking là một hình thức ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua các nền tảng điện tử như ứng dụng di động, website,... Ngân hàng số có nhiều ưu điểm vượt trội so với ngân hàng truyền thống, bao gồm:Tiện lợi, mọi lúc mọi nơi: Ngân hàng số cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có kết nối internet. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển đến ngân hàng.Hiệu quả, tiết kiệm: Ngân hàng số giúp giảm thiểu chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng không cần duy trì chi phí cho các chi nhánh, nhân viên,... và khách hàng cũng không cần tốn thời gian chờ đợi, xếp hàng tại ngân hàng.Bảo mật: Ngân hàng số sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để đảm bảo an toàn cho thông tin và tài sản của khách hàng.So với ngân hàng điện tử (e-banking), ngân hàng số có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả các dịch vụ ngân hàng truyền thống như mở tài khoản, gửi tiết kiệm, vay tín dụng,... Ngoài ra, ngân hàng số còn cung cấp các dịch vụ mới, hiện đại hơn như thanh toán hóa đơn, đầu tư tài chính,...Ngân hàng số là gì? Một số tính năng không thể thiếu của ngân hàng số hiện nay? (Hình từ Internet)Một số tính năng không thể thiếu của ngân hàng số hiện nay là gì?- Theo đó, một số tính năng không thể thiếu của ngân hàng số hiện nay bao gồm:Đăng ký tài khoản online: Đây là tính năng cơ bản nhất của ngân hàng số, giúp khách hàng mở tài khoản ngân hàng trực tuyến mà không cần đến quầy giao dịch.Thanh toán mọi thứ dễ dàng hơn: Ngân hàng số cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán đa dạng, bao gồm: thanh toán hóa đơn, mua sắm online, nạp tiền điện thoại,...Chuyển tiền linh hoạt nhanh chóng: Ngân hàng số cho phép khách hàng chuyển tiền nhanh chóng, tiện lợi 24/7, trong và ngoài hệ thống.Hỗ trợ vay vốn: Ngân hàng số giúp khách hàng vay vốn trực tuyến nhanh chóng, dễ dàng.Gửi tiết kiệm dễ dàng: Ngân hàng số cung cấp nhiều gói tiết kiệm linh hoạt, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn gói tiết kiệm phù hợp với nhu cầu.Quản lý tài khoản, thẻ: Ngân hàng số giúp khách hàng quản lý tài khoản, thẻ hiệu quả, dễ dàng.Đầu tư, dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng số cung cấp các sản phẩm đầu tư, bảo hiểm đa dạng, giúp khách hàng tối ưu hóa tài chính.- Ngoài ra, một số ngân hàng số hiện nay còn cung cấp thêm các tính năng khác như:Tích điểm thưởng, hoàn tiền: Khách hàng có thể tích điểm thưởng, hoàn tiền khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng số.Chăm sóc khách hàng: Ngân hàng số cung cấp các kênh chăm sóc khách hàng đa dạng, giúp khách hàng dễ dàng liên hệ khi cần.Khả năng kết nối với các ứng dụng khác: Ngân hàng số có thể kết nối với các ứng dụng khác như ví điện tử, ứng dụng mua sắm,... giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ tài chính thuận tiện hơn.Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!Tài khoản vay của khách hàng sẽ bị ngân hàng phong tỏa trong trường hợp nào?Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN và một số điểm bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về việc phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:Phong tỏa tài khoản thanh toán1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:a) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;b) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;d) Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.2. Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường....Như vậy, theo quy định trên thì tài khoản vay của khách hàng sẽ bị ngân hàng phong tỏa trong trường hợp sau đây:- Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặcTheo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;- Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.Đồng thời, ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán;Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa.Trân trọng!
Từ ngày 01/7/2024, tài sản bảo đảm nào giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng?
Cho tôi hỏi: Từ ngày 01/7/2024, tài sản bảo đảm nào giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng? Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc gì? - Câu hỏi của chị Ngân (Tp.HCM).
Từ ngày 01/7/2024, tài sản bảo đảm nào giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng?Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 41/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN có quy định tài sản bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng bao gồm:(1) Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;(2) Vàng (vàng tiêu chuẩn, vàng vật chất, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99);(3) Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;(4) Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;(5) Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;(6) Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.Tài sản bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng phải đảm bảo quy định gì?Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 41/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN có quy định về tài sản bảo đảm như sau:Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm...2. Tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo:a) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;b) Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.c) Tài sản bảo đảm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này phải có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán và được tính theo giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to- market).Như vậy, tài sản bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng phải đảm bảo quy định sau:- Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;- Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.- Tài sản bảo đảm là:+ Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;+ Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;Thì phải có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán và được tính theo giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to- market).Từ ngày 01/7/2024, tài sản bảo đảm nào giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng? (Hình từ Internet)Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc gì?Tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 41/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN có quy định việc giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc sau:- Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.Hồ sơ (giấy tờ, văn bản,...) của sản phẩm phái sinh tín dụng và bù trừ số dư nội bảng phải được các bên ký hợp lệ, phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia, có hiệu lực pháp lý và thường xuyên được rà soát để đảm bảo yêu cầu tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ;- Đối với các biện pháp giảm thiểu rủi ro (tài sản bảo đảm, bù trừ số dư nội bảng, sản phẩm phái sinh tín dụng) có thời hạn, khi thời hạn còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro ngắn hơn thời hạn còn lại của khoản phải đòi, việc điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi chỉ được thực hiện đối với biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng có thời hạn gốc từ một năm trở lên và thời hạn còn lại từ ba tháng trở lên;- Giá trị điều chỉnh giảm của biện pháp giảm thiểu rủi ro phải hiệu chỉnh khi thời hạn còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng ít hơn thời hạn còn lại của khoản phải đòi, giao dịch (sau đây gọi là độ lệch thời hạn);- Trường hợp biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng và khoản phải đòi, giao dịch không cùng một loại tiền tệ, giá trị điều chỉnh giảm của biện pháp giảm thiểu rủi ro phải hiệu chỉnh theo độ lệch tiền tệ;- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có các chiến lược, chính sách, quy trình để quản lý rủi ro khác (rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường...) phát sinh từ việc giảm thiểu rủi ro tín dụng và đảm bảo vốn yêu cầu tương ứng đối với các rủi ro đó theo quy định;- Trường hợp kết hợp hai hoặc nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng khác nhau cho một khoản phải đòi, giao dịch thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân tách các phần giao dịch, khoản phải đòi theo từng biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng để tính riêng giá trị số dư của từng phần của khoản phải đòi, giao dịch đó theo quy định.Trường hợp không phân tách được các phần giao dịch, khoản phải đòi theo từng biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng một biện pháp có giá trị giảm thiểu rủi ro nhiều nhất.Lưu ý: Thông tư 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.Trân trọng!
Các tổ chức nào được phép kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam?
Nhờ anh chị biên tập viên giải đáp: Các tổ chức nào được phép kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam? Các nguyên tắc thực hiện giao dịch ngoại hối ở Việt Nam gồm những gì? Câu hỏi của anh Lâm (Nam Định)
Các tổ chức nào được phép kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN quy định như sau:Giải thích từ ngữTại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).....Căn cứ quy định khoản 11 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:.....11. Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.....Như vậy, các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.Các tổ chức nào được phép kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam? (Hình từ Internet)Các nguyên tắc thực hiện giao dịch ngoại hối ở Việt Nam gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-NHNN các nguyên tắc thực hiện giao dịch ngoại hối ở Việt Nam gồm có:- Việc thực hiện giao dịch ngoại tệ phải phù hợp với quy định tại Thông tư này, phạm vi hoạt động ngoại hối của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Giấy phép.Đối với các giao dịch ngoại tệ mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho phép kinh doanh, cung ứng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó chỉ được thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép với vai trò là tổ chức kinh tế theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-NHNN.- Các bên tham gia giao dịch ngoại tệ phải xác lập và thực hiện giao dịch trên nguyên tắc trung thực, rõ ràng và tự chịu trách nhiệm về quyết định giao dịch của mình.- Giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khác chỉ do trụ sở chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc trụ sở tại Việt Nam của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối thực hiện.Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với giao dịch đồng tiền của các nước có chung biên giới với Việt Nam tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu.Thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép và khách hàng được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 14 Thông tư 02/2021/TT-NHNN quy định về thỏa thuận giao dịch như sau:Thỏa thuận giao dịch1. Tổ chức tín dụng được phép và khách hàng xác lập thỏa thuận giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.2. Thỏa thuận giao dịch do bộ phận giao dịch của tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định tại quy trình giao dịch ngoại tệ nội bộ do tổ chức tín dụng được phép ban hành. Thỏa thuận giao dịch đã xác lập là cam kết không được đơn phương thay đổi, chỉ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi hai bên đạt được thỏa thuận bằng văn bản.3. Trường hợp khách hàng giao dịch trực tiếp tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng được phép, hai bên xác lập thỏa thuận giao dịch bằng văn bản và có chữ ký của người có thẩm quyền.Như vậy, thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép và khách hàng được quy định như sau:- Tổ chức tín dụng được phép và khách hàng xác lập thỏa thuận giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-NHNN.- Thỏa thuận giao dịch do bộ phận giao dịch của tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định tại quy trình giao dịch ngoại tệ nội bộ do tổ chức tín dụng được phép ban hành. Thỏa thuận giao dịch đã xác lập là cam kết không được đơn phương thay đổi, chỉ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi hai bên đạt được thỏa thuận bằng văn bản.- Trường hợp khách hàng giao dịch trực tiếp tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng được phép, hai bên xác lập thỏa thuận giao dịch bằng văn bản và có chữ ký của người có thẩm quyền.Trân trọng!
Công dân có được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng hay không?
Công dân có được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng hay không? Hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng đối với người đại diện gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.
Thế nào là cơ sở tín ngưỡng?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 2 Luật Tin ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định sau đây:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:.....3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức......Như vậy, cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.Công dân có được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng hay không?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:Điều kiện đăng ký thường trú.....4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú......Như vậy, theo quy định về điều kiện đăng ký thường trú thì công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;- Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;- Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;- Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.Do đó công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.Công dân có được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng hay không? (Hình từ Internet)Hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng đối với người đại diện gồm những gì?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 21 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau:Hồ sơ đăng ký thường trú.....4. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 20 của Luật này bao gồm:a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người quy định tại điểm c khoản 4 Điều 20 của Luật này thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người quy định tại điểm a khoản 4 Điều 20 của Luật này; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người quy định tại điểm b khoản 4 Điều 20 của Luật này;c) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở;......Như vậy, hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng đối với người đại diện gồm có:- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;Lưu ý: Trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;- Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
Có cần phải xin phép ban quản lý khi cho thuê chung cư không?
Cho tôi hỏi: Có cần phải xin phép ban quản lý khi cho thuê chung cư không? Khi nào phải phá dỡ nhà chung cư để cải tạo lại? Câu hỏi của chị Nguyệt (Đà Nẵng).
Có cần phải xin phép ban quản lý khi cho thuê chung cư không?Tại khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014 có quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở như sau:Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;...Tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau:Hợp đồng thuê tài sảnHợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.Như vậy, việc cho thuê chung cư là hợp pháp và là quyền của chủ sở hữu. Tùy theo thỏa thuận của 2 bên, chủ sở hữu căn hộ chung cư có thể thông báo cho ban quản lý chung cư về việc cho thuê căn hộ của mình.Tóm lại, chủ sở hữu căn hộ chung cư có quyền cho thuê chung cư của mình mà không cần xin phép ban quản lý chung cư.Có cần phải xin phép ban quản lý khi cho thuê chung cư không? (Hình từ Internet)Khi nào phải phá dỡ nhà chung cư để cải tạo lại?Tại Điều 110 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cụ thể như sau:Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư1. Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 của Luật này.2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.3. Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.Như vậy, nhà chung cư phải phá dỡ để cải tạo lại khi:- Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo lại nhà chung cư theo điểm b khoản 2 Điều 99 Luật Nhà ở 2014.- Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.- Nhà chung cư không thuộc diện phá dở để cải tạo lại nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.Điều kiện giao dịch cho thuê chung cư là gì?Tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014 có quy định điều kiện giao dịch cho thuê chung cư như sau:(1) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp giao dịch về nhà ở nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận tại khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014;(2) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;(3) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;(4) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.Các điều kiện quy định tại (2) và (3) không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.Trường hợp căn hộ chung cư cho thuê thì ngoài các điều kiện (2), (3), (4) thì căn hộ chung cư phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.Trân trọng!
Trường hợp nào bắt buộc phải khai báo tạm vắng? Có thể khai báo tạm vắng qua số điện thoại được không?
Trường hợp nào bắt buộc phải khai báo tạm vắng? Có thể khai báo tạm vắng qua số điện thoại được không? Mong được giải đáp!
Trường hợp nào bắt buộc phải khai báo tạm vắng? Theo khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020, công dân có trách nhiệm phải khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau:Khai báo tạm vắng1. Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây:a) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;b) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;...Theo đó, trường hợp công dân bắt buộc phải khai báo tạm vắng gồm:- Đi khỏi xã, phường nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:+ Bị can, bị cáo đang tại ngoại;+ Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;+ Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách;+ Người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ;+ Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;- Đi xã, phường nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:+ Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;+ Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;+ Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với:+ Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; hoặc+ Người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường nêu trên (trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài).Trường hợp nào bắt buộc phải khai báo tạm vắng? Có thể khai báo tạm vắng qua số điện thoại được không? (Hình từ Internet)Mẫu Phiếu khai báo tạm vắng mới nhất 2024?Theo đó, mẫu phiếu khai báo tạm vắng, ký hiệu là CT03 tại Thông tư 66/2023/TT-BCA và thay thế biểu mẫu CT03 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA như sau:Tải Mẫu Phiếu khai báo tạm vắng mới nhất 2024 Tại đâyCó thể khai báo tạm vắng qua số điện thoại được không?Tại Điều 16 Thông tư 55/2021/TT-BCA bị thay thế bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA quy định về khai báo tạm vắng như sau:Khai báo tạm vắng1. Việc khai báo tạm vắng đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:a) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc tại địa điểm tiếp nhận khai báo tạm vắng do cơ quan đăng ký cư trú quy định;b) Số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;c) Thông qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khácd) Ứng dụng trên thiết bị điện tử.2. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo hoặc niêm yết công khai địa điểm, số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử, địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, tên ứng dụng trên thiết bị điện tử tiếp nhận khai báo tạm vắng.Theo đó, công dân có thể khai báo tạm vắng qua số điện thoại được cơ quan đăng ký cư trú niêm yết công khai để khai báo theo đúng quy định của pháp luật.Trân trọng!
Hồ sơ cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam từ ngày 15/02/2024 gồm có những gì?
Cho tôi hỏi: Hồ sơ cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam từ ngày 15/02/2024 gồm có những gì? Câu hỏi của anh Minh - Thanh Hóa
Hồ sơ cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam từ ngày 15/02/2024 gồm có những gì?Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2011/TT-BNG được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BNG có quy định hồ sơ cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam bao gồm:- 01 đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước;- Giấy tờ chứng minh người đề nghị thuộc diện:+ Thân nhân của người chết;+ Người được thân nhân của người chết ủy quyền bằng văn bản;+ Cơ quan/đơn vị chủ quản của người chết; hoặc bạn bè, người quen của người chết, nếu người chết không có thân nhân hoặc thân nhân không phản đối việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước.- 01 bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người đề nghị;- 01 bản chụp giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với người chết;- 01 bản chụp một trong các loại giấy tờ:+ Căn cước công dân;+ Giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp người chết thuộc diện là người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) thường trú tại Việt Nam;- 01 bản gốc văn bản ủy quyền trong trường hợp người đề nghị thuộc diện được thân nhân của người chết ủy quyền bằng văn bản;- 01 bản gốc văn bản ủy quyền trong trường hợp người đề nghị là cơ quan, đơn vị chủ quản của người chết.- Giấy tờ chứng minh người chết thuộc diện nêu tại Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BNG:+ Bản gốc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có);+ 01 bản chụp Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết trong trường hợp người chết là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam;+ 01 bản chụp giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện cấp;+ 01 bản chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt);+ 01 bản chụp Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương có xác nhận đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Việt Nam cấp hoặc cơ quan quản lý nghĩa trang, nếu người chết thuộc diện là người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) thường trú tại Việt Nam.Hồ sơ cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam từ ngày 15/02/2024 gồm có những gì? (Hình từ Internet)Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam?Tại Điều 4 Thông tư 01/2011/TT-BNG có quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép như sau:Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phépCơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép là Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) nơi có người chết hoặc Cơ quan đại diện kiêm nhiệm nước đó hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất, nếu ở nước có người chết không có Cơ quan đại diện.Như vậy, có quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam bao gồm:- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự- Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài nơi có người chết- Cơ quan đại diện kiêm nhiệm nước đó- Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất, nếu ở nước có người chết không có Cơ quan đại diện.Ai được quyền đề nghị cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam?Tại Điều 5 Thông tư 01/2011/TT-BNG có quy định người được đề nghị cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam bao gồm:- Thân nhân của người chết;- Người được thân nhân của người chết ủy quyền bằng văn bản;- Cơ quan/đơn vị chủ quản của người chết; hoặc bạn bè, người quen của người chết, nếu người chết không có thân nhân hoặc thân nhân không phản đối việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước.Lưu ý: Thông tư 06/2023/TT-BNG có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.Trân trọng!
Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể thì người đăng ký biện pháp bảo đảm có được xóa đăng ký hay không?
Cho tôi hỏi, bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể thì người đăng ký biện pháp bảo đảm có được xóa đăng ký hay không? Nhờ anh chị giải đáp.
Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể thì người đăng ký biện pháp bảo đảm có được xóa đăng ký hay không?Căn cứ quy định Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về xóa đăng ký như sau:Xóa đăng ký1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:....k) Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận bảo đảm cho tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định khác;l) Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể theo quy định của pháp luật;m) Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có nội dung về việc yêu cầu cơ quan đăng ký thực hiện xóa đăng ký;....Như vậy, nếu bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể theo quy định của pháp luật sẽ thuộc các trường hợp được nộp hồ sơ xóa đăng ký bảo đảm.Do đó bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể thì người đăng ký biện pháp bảo đảm được xóa đăng ký.Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể thì người đăng ký biện pháp bảo đảm có được xóa đăng ký hay không? (Hình từ Internet)Quyền của người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm gồm những gì?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 9 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu đăng ký, của người yêu cầu cung cấp thông tin như sau:Theo đó quyền của người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:- Nhận kết quả đăng ký, kết quả cung cấp thông tin; kiểm tra, đối chiếu thông tin được đăng ký, được cung cấp; đề nghị cơ quan đăng ký quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký đối với trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của cơ quan này;- Đề nghị cơ quan đăng ký trả lời bằng văn bản về việc từ chối đăng ký, từ chối hủy đăng ký, từ chối khôi phục việc đăng ký đã bị hủy hoặc từ chối cung cấp thông tin theo đúng quy định tại các điều 15, 18, 20, 21 hoặc 51 Nghị định 99/2022/NĐ-CP;- Yêu cầu cơ quan đăng ký chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký hoặc yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin có sai sót do lỗi của người yêu cầu đăng ký;- Sử dụng kết quả đăng ký, kết quả cung cấp thông tin để thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp pháp của mình tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;- Được miễn nghĩa vụ nộp phí, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác trong trường hợp pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về giá, pháp luật khác có liên quan có quy định;- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật liên quan trong trường hợp cơ quan đăng ký từ chối đăng ký, từ chối hủy đăng ký, từ chối khôi phục việc đăng ký đã bị hủy, từ chối cung cấp thông tin theo quy định hoặc từ chối thực hiện miễn nghĩa vụ nộp phí, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác quy định tại điểm đ khoản này;- Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, hủy đăng ký hoặc khôi phục việc đăng ký đã bị hủy không có căn cứ.Kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm được trả theo hình thức nào?Căn cứ quy định Điều 17 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về trả kết quả đăng ký như sau:Trả kết quả đăng ký1. Trường hợp đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thì kết quả đăng ký được trả bằng bản điện tử hoặc bản giấy theo đề nghị của người yêu cầu đăng ký. Việc cấp bản sao kết quả đăng ký thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.Việc trả kết quả đăng ký, bản sao kết quả đăng ký bằng bản giấy quy định tại khoản này và Điều 22 Nghị định này có thể thực hiện trực tiếp tại cơ quan đăng ký, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cách thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký trả kết quả đăng ký theo một trong các cách thức sau đây:a) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.Trường hợp nộp hồ sơ thông qua Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;b) Qua dịch vụ bưu chính;c) Qua cách thức điện tử trong trường hợp pháp luật có quy định; cách thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.3. Trường hợp thành phần hồ sơ đăng ký có bản gốc hoặc bản chính Giấy chứng nhận thì cơ quan đăng ký trả Giấy chứng nhận này cho người yêu cầu đăng ký cùng với kết quả đăng ký.4. Trường hợp kết quả đăng ký được trả bằng bản điện tử thì kết quả bằng bản điện tử có giá trị pháp lý như kết quả bằng bản giấy.Như vậy, trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm thì cơ quan đăng ký trả kết quả đăng ký theo một trong các cách thức sau đây:- Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.Trường hợp nộp hồ sơ thông qua Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;- Qua dịch vụ bưu chính;- Qua cách thức điện tử trong trường hợp pháp luật có quy định; cách thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.Lưu ý:- Trường hợp thành phần hồ sơ đăng ký có bản gốc hoặc bản chính Giấy chứng nhận thì cơ quan đăng ký trả Giấy chứng nhận này cho người yêu cầu đăng ký cùng với kết quả đăng ký.- Trường hợp kết quả đăng ký được trả bằng bản điện tử thì kết quả bằng bản điện tử có giá trị pháp lý như kết quả bằng bản giấy.Trân trọng!
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ online mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ online mới nhất 2024 được thực hiện như thế nào? Không đăng ký tạm trú thì bị phạt bao nhiêu? Câu hỏi từ anh Cương (Ninh Bình)
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ online mới nhất 2024?Theo quy định của pháp luật hiện hành, người ở trọ có thể thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú online qua 2 hình thức sau:[1] Đăng ký tạm trú qua ứng dụng VNeIDĐể đăng ký tạm trú qua ứng dụng VNeID, cần thực hiện các bước sau:Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại di độngBước 2: Đăng nhập ứng dụng VNeID bằng tài khoản định danh điện tửBước 3: Tại mục Thủ tục hành chính, chọn Thông báo lưu trú => Đăng ký tạm trúBước 4: Chọn Tạo mới yêu cầu, sau đó Khai báo thông tin theo biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵnBước 5: Đính kèm bản quét hoặc bản chụp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp phápBước 6: Nộp hồ sơ và nhận kết quả[2] Đăng ký tạm trú qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công anĐể đăng ký tạm trú online qua cổng dịch vụ công quản lý cư trú, cần thực hiện các bước sau:Bước 1: Truy cập vào cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.htmlBước 2: Đăng nhập tài khoản dịch vụ công quốc giaBước 3: Chọn mục Thủ tục hành chínhBước 4: Tìm kiếm cụm từ Tạm trú và chọn kết quả Đăng ký tạm trúBước 5: Chọn Nộp hồ sơBước 6: Điền các thông tin theo yêu cầu hiển thị trên màn hình, những mục có dấu * là những mục bắt buộc điềnBước 7: Tải lên các file theo yêu cầu hồ sơBước 8: Ở mục Nhận thông báo, công dân chọn phương thức nhận thông báo thuận tiện với bản thânBước 9: Chọn cam kết lời khai và chọn Ghi và gửi hồ sơ hoặc chọn Ghi (tùy theo nhu cầu công dân)Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ online mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Các giấy tờ nào chứng minh chỗ ở hợp pháp?Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp:Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp1. Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);c) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;d) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;...Như vậy, các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, bao gồm:(1) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);(2) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);(3) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;(4) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;(5) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;(6) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;(7) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;(8) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;(9) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu.Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;(10) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;(11) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).Không đăng ký tạm trú thì bị phạt bao nhiêu?Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký tạm trú:Điều kiện đăng ký tạm trú1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú:Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền....Như vậy, công dân thuê trọ có nghĩa vụ đăng ký tạm trú trong vòng 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi tạm trú. Nếu không đăng ký tạm trú có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)Trân trọng!
Người nước ngoài định kỳ bao nhiêu năm phải đổi thẻ thường trú?
Cho tôi hỏi: Được vợ/chồng bảo lãnh có được xét cho thường trú tại Việt Nam không? Người nước ngoài định kỳ bao nhiêu năm phải đổi thẻ thường trú? Câu hỏi của chị Hồng (Tp.HCM).
Người nước ngoài được vợ/chồng bảo lãnh có được xét cho thường trú tại Việt Nam không?Tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định về các trường hợp người nước ngoài được xét cho thường trú tại Việt Nam như sau:Các trường hợp được xét cho thường trú1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.Như vậy, trường hợp người nước ngoài có vợ/chồng đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh thì sẽ được xét cho thường trú tại Việt Nam.Người nước ngoài định kỳ bao nhiêu năm phải đổi thẻ thường trú? (Hình từ Internet)Người nước ngoài định kỳ bao nhiêu năm phải đổi thẻ thường trú?Tại Điều 43 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định về cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú cho người nước ngoài như sau:Cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú1. Thẻ thường trú do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Định kỳ 10 năm một lần, người nước ngoài thường trú phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Hồ sơ bao gồm:a) Tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thường trú;b) Thẻ thường trú;c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch.2. Trường hợp thẻ thường trú bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong thẻ, người nước ngoài thường trú phải làm thủ tục cấp lại thẻ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú. Hồ sơ bao gồm:a) Tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thường trú;b) Thẻ thường trú, trường hợp thẻ thường trú bị mất phải có đơn báo mất;c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch;d) Giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi ghi trong thẻ thường trú.3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài thường trú cấp lại thẻ.Như vậy, người nước ngoài định kỳ 10 năm phải đổi thẻ thường trú tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú và hồ sơ cấp đổi thẻ thường trú bao gồm: Tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thường trú; Thẻ thường trú; Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch.Thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài được bảo lãnh xin thường trú được xác định như thế nào?Tại Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA có quy định về giải quyết thường trú đối với người nước ngoài như sau:Giải quyết thường trú1. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết thường trú thực hiện theo Điều 41 và Điều 42 của Luật.2. Xác định thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài xin thường trú:a) Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú.b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật gồm một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận cư trú tạm thời; sổ đăng ký tạm trú; đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú.3. Nơi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết cho thường trú:a) Người xin thường trú theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.b) Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú.Như vậy, thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài được bảo lãnh xin thường trú được xác định như sau:Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú.Trân trọng!
Phân biệt quyền con người với quyền của công dân chi tiết?
Cho tôi hỏiquyền con người với quyền của công dân khác nhau như thế nào? Quyền con người và quyền của công dân bị hạn chế khi nào? Câu hỏi từ chị Chi (Hải Phòng)
Phân biệt quyền con người với quyền của công dân chi tiết?Quyền con người và quyền của công dân là hai khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có những điểm khác biệt cơ bản.Quyền con ngườiQuyền của công dânKhái niệmQuyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người, được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.Quyền con người mang tính phổ quát, bất khả xâm phạm và không thể bị tước bỏ, dù ở bất kỳ quốc gia, dân tộc hay thời đại nào.Quyền của công dân là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình.Quyền của công dân có tính chất pháp lý, được cụ thể hóa trong pháp luật quốc gia.Quyền của công dân mang tính cụ thể, có thể được hưởng hoặc bị tước bỏ theo quy định của pháp luật.Chủ thểMọi cá nhân, bất kể quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính,...Công dân của một quốc gia cụ thểVị trí pháp lýMang tính phổ quát, bất khả xâm phạm và không thể bị tước bỏMang tính pháp lý, có thể được hưởng hoặc bị tước bỏ theo quy định của pháp luậtNội dungBao gồm các quyền cơ bản, thiết yếu của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng,...Được cụ thể hóa thành các quyền cụ thể như quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo,...Phạm viÁp dụng trên phạm vi toàn cầuÁp dụng trong phạm vi lãnh thổ của quốc giaVí dụQuyền sốngQuyền tự do thân thểQuyền tự do ngôn luậnQuyền tự do tôn giáoQuyền bình đẳngQuyền chống phân biệt đối xửQuyền bầu cửQuyền tham gia quản lý nhà nướcQuyền khiếu nại, tố cáoQuyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sảnQuyền được giáo dụcQuyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏeNhư vậy, quyền con người và quyền của công dân là hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.Quyền con người là cơ sở, nền tảng cho quyền của công dân. Quyền của công dân là cụ thể hóa của quyền con người trong phạm vi quốc gia.Lưu ý: Nội dung so sánh chỉ mang tính chất tham khảo!Phân biệt quyền con người với quyền của công dân chi tiết? (Hình từ Internet)Quyền con người và quyền của công dân bị hạn chế khi nào?Căn cứ Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định như sau:Điều 14.1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.Như vậy, quyền con người và quyền của công dân chỉ có thể bị hạn chế trong những trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.Dưới đây là một số ví dụ về việc hạn chế quyền con người và quyền của công dân:- Hạn chế quyền tự do đi lại: Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do đi lại của công dân trong trường hợp có lệnh cấm xuất cảnh, nhập cảnh hoặc tạm giữ, tạm giam.- Hạn chế quyền tự do ngôn luận: Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân trong trường hợp phát ngôn gây kích động bạo lực, thù hận, tuyên truyền chiến tranh hoặc tuyên truyền chống phá nhà nước.- Hạn chế quyền tự do báo chí: Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do báo chí trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, gây hoang mang trong xã hội.Cơ quan nào có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của công dân?Căn cứ Điều 96 Hiến pháp 2013 quy định như sau:Điều 96.Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:...5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;...Như vậy, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;Trân trọng!
Mẫu giấy ủy quyền mua bán xe chuẩn pháp lý, mới nhất 2024?
Anh chị cho tôi hỏi anh chị có mẫu giấy ủy quyền mua bán xe áp dụng được cho năm 2024 không, nếu có cho tôi xin file tải về được không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Mẫu giấy ủy quyền mua bán xe chuẩn pháp lý, mới nhất 2024?Giấy ủy quyền mua bán xe là văn bản pháp lý do chủ sở hữu xe ký kết, cho phép người được ủy quyền thực hiện việc mua bán xe thay cho mình. Giấy ủy quyền này có giá trị pháp lý như chính chủ sở hữu thực hiện việc mua bán xe.Giấy ủy quyền mua bán xe được sử dụng trong các trường hợp sau:- Chủ sở hữu xe không có thời gian hoặc điều kiện để trực tiếp thực hiện việc mua bán xe.- Chủ sở hữu xe muốn ủy quyền cho người khác mua bán xe với một mục đích nhất định, chẳng hạn như bán xe cho người thân hoặc bán xe cho một công ty mua bán xeGiấy ủy quyền mua bán xe cần được lập thành văn bản, có đầy đủ các thông tin sau:- Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân của chủ sở hữu xe và người được ủy quyền.- Số đăng ký xe, nhãn hiệu, biển số xe.- Nội dung ủy quyền, bao gồm các quyền hạn mà người được ủy quyền được thực hiện thay cho chủ sở hữu xe.- Thời hạn ủy quyềnSay đây là mẫu giấy ủy quyền mua bán xe chuẩn pháp lý và mới nhất 2024:Tải về miễn phí mẫu giấy ủy quyền mua bán xe chuẩn pháp lý, mới nhất 2024 tại đây tải vềMẫu giấy ủy quyền mua bán xe chuẩn pháp lý, mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Giấy ủy quyền mua bán xe có cần phải công chứng không?Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì không có quy định về giấy ủy quyền mà sẽ có quy định về hợp đồng ủy quyền tại Điều 562Tuy nhiên tại các văn bản pháp luật chuyên ngành khác vẫn có quy định về giấy ủy quyền, ví dụ như tại Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệpQua đó có thể thấy giấy ủy quyền cũng có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng ủy quyền.Tại nội dung quy định về hợp đồng ủy quyền theo Bộ luật Dân sự 2015 thì không có quy định cụ thể yêu cầu phải công chứng hợp đồng ủy quyềnBên cạnh đó, tại Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền thì:Công chứng hợp đồng ủy quyền1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.Theo đó, tại Luật Công chứng 2014 cũng chỉ quy định về các quy định chung cần lưu ý khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không có quy định bắt buộc cần phải công chứng giấy ủy quyền nói chung hay giấy ủy quyền mua bán xe nói riêngTuy nhiên, đối với việc công chứng giấy ủy quyền thì sẽ giảm thiểu được những vấn đề tranh chấp xảy ra khi thực hiện công việc theo ủy quyềnCác bên đơn phương chấm dưt hợp đồng ủy quyền có cần phải báo trước cho bên còn lại không? Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền như sau:Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.Theo đó, các bên trong hợp đồng ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào tuy nhiên trong một số trường hợp thì khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền cần phải báo trước cho bên còn lại, cụ thể là:[1] Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên ủy quyền khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền phải thống báo trước cho bên nhận ủy quyền một khoảng thời gian hợp lý[2] Trường hợp ủy quyền không có thù lao thì bên nhận ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng với bên ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền một khoảng thời gian hợp lýTrân trọng!
Công an có được xuất cảnh ra nước ngoài không? Điều kiện xuất cảnh của công an?
Công an có được xuất cảnh ra nước ngoài không? Điều kiện xuất cảnh của công an? (Mong được giải đáp) Chị Linh - Hà Nội
Công an có được xuất cảnh ra nước ngoài không?Tại Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.Như vậy, nếu công an không nằm trong nhóm đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh, miễn là đáp ứng đủ các điều kiện xuất cảnh, đều thể tiến hành thủ tục xuất cảnh để ra nước ngoài.Tuy nhiên, đối với lực lượng này, việc xuất cảnh ra nước ngoài còn phụ thuộc vào quy chế của từng đơn vị công tác.Công an có được xuất cảnh ra nước ngoài không? Điều kiện xuất cảnh của công an? (Hình từ Internet)Điều kiện xuất cảnh của công an?Căn cứ Điều 33 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định điều kiện xuất cảnh của công an như sau:- Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng;- Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.Lưu ý: Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.Trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được quy định như thế nào?Căn cứ Điều 39 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh như sau:- Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.- Trong thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khi có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 gửi văn bản hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh biết.- Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, nếu cần gia hạn thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh biết.- Người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 có trách nhiệm thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh thuộc thẩm quyền để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.Trân trọng!
Hôn nhân đồng giới là gì? Năm 2024 Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không?
Cho tôi hỏi hôn nhân đồng giới là gì và pháp luật Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới hay chưa? Nhưng điều cấm trong bảo vệ hôn nhân và gia đình Việt Nam là gì? Mong được giải đáp thắc mắc!
Hôn nhân đồng giới là gì?Theo Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về giới tính như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ....Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính, thường là nam và nam hoặc nữ và nữ.Hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa ở hơn 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Brazil....Hôn nhân đồng giới mang lại cho các cặp vợ chồng đồng giới những quyền và lợi ích giống như các cặp vợ chồng khác giới, bao gồm:- Quyền được kết hôn và ly hôn.- Quyền thừa kế tài sản của nhau.- Quyền chăm sóc y tế của nhau.- Quyền bảo lãnh và nhận con nuôi.- Quyền bảo hiểm và quyền lợi hưu trí của nhau.Hôn nhân đồng giới là một vấn đề gây tranh cãi ở nhiều quốc gia. Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới cho rằng hôn nhân là một quyền cơ bản của con người và nên được mở rộng cho tất cả mọi người, bất kể giới tính của họ. Những người phản đối hôn nhân đồng giới cho rằng hôn nhân là một định nghĩa truyền thống chỉ dành cho nam và nữ.Hôn nhân đồng giới đang trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới. Số lượng quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đang tăng lên và ngày càng có nhiều người ủng hộ hôn nhân bình đẳng.Hôn nhân đồng giới là gì? Năm 2024 Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không? (Hình từ Internet)Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không?Theo khoản 3 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chế độ hôn nhân và gia đình như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.3. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình....Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn như sau:Điều kiện kết hôn1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.Theo đó tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành điều chỉnh những vẫn đề liên quan đến chế độ hôn nhân và gia đình hiện nay đã nêu rõ rằng Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính tức là không thừa nhận hôn nhân đồng giớiTuy nhiên theo quy định cũng đã nêu rõ, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới chứ không cấm hôn nhân đồng giớiTức là các cặp vợ chồng đồng giới đang sinh sống tại Việt Nam và đã kết hôn hợp pháp theo quy định của pháp luật nước ngoài thì cũng không phải là vi phạm pháp luật Việt NamNhững điều cấm trong bảo vệ hôn nhân và gia đình Việt Nam là gì?Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những điều cấm trong bảo vệ hôn nhân và gia đình như sau:- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;- Yêu sách của cải trong kết hôn;- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;- Bạo lực gia đình;- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.Trân trọng!
Mẫu giấy biên nhận tiền mới nhất 2024 và được sử dụng nhiều nhất?
Anh chị cho tôi hỏi về mẫu giấy biên nhận tiền mới nhất 2024 và được sử dụng nhiều nhất là mẫu giấy nào, cách viết như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!
Mẫu giấy biên nhận tiền mới nhất 2024 và được sử dụng nhiều nhất?Giấy biên nhận tiền là một loại giấy tờ thể hiện việc giao nhận tiền giữa hai bên. Giấy biên nhận tiền có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp có tranh chấp, giấy biên nhận tiền sẽ là căn cứ để giải quyết tranh chấp.Giấy biên nhận tiền thường được sử dụng trong các giao dịch dân sự như:- Mua bán tài sản: Giấy biên nhận tiền được sử dụng để xác nhận việc bên bán đã nhận được tiền từ bên mua trong giao dịch mua bán tài sản.- Cho vay tiền: Giấy biên nhận tiền được sử dụng để xác nhận việc bên cho vay đã nhận được tiền từ bên vay trong giao dịch cho vay tiền.- Trả lương, thưởng: Giấy biên nhận tiền được sử dụng để xác nhận việc người lao động đã nhận được tiền lương, thưởng từ người sử dụng lao động.- Chi trả chi phí: Giấy biên nhận tiền được sử dụng để xác nhận việc người nhận đã nhận được tiền chi trả chi phí từ người chi trả.Giấy biên nhận tiền có thể được lập thành văn bản hoặc được lập thành lời nói. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch, tốt nhất nên lập giấy biên nhận tiền thành văn bản. Giấy biên nhận tiền thành văn bản cần được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch.Sau đây là mẫu giấy biên nhận tiền được sử dụng nhiều và mới nhất 2024 có thể tham khảo:Tải về miễn phí mẫu giấy biên nhận tiền mới nhất 2024 tại đây tải vềMẫu giấy biên nhận tiền mới nhất 2024 và được sử dụng nhiều nhất? (Hình từ Internet)Điều kiện để giấy biên nhận tiền có hiệu lực pháp lý là gì?Căn cứ theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự như sau:Giao dịch dân sựGiao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.Qua đó có thể thấy việc 02 bên ký kết giấy biên nhận tiền cũng là một giao dịch dân sự xác nhận việc các bên đã giao cho nhau một khoản tiền tương ứng với thỏa thuận của các bênĐồng thời tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.Điều kiện để giấy biên nhận tiền có hiệu lực pháp lý là:[1] Các bên giao kết giấy biên nhận có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp;[2] Chủ thể tham gia giao kết hoàn toàn tự nguyện;[3] Mục đích và nội dung của việc biên nhận tiền không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.Giấy biên nhận tiền có cần công chứng hay không?Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Luật Công chứng 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan dều chưa có quy định cụ thể về việc bắt buộc phải công chứng giấy biên nhận tiềnTuy nhiên trên thực tế các bên nên đến các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành công chứng giấy biên nhận tiền nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp vì việc công chứng giấy biên nhận tiền mang đến một số lợi ích cụ thể như sau:- Xác nhận tính xác thực của giấy biên nhận tiền: Công chứng viên sẽ xác nhận tính xác thực của giấy biên nhận tiền, bao gồm các nội dung như: tên, địa chỉ của các bên giao nhận tiền, số tiền giao nhận, lý do giao nhận tiền, ngày, tháng, năm giao nhận tiền, chữ ký của các bên giao nhận tiền.- Tăng giá trị pháp lý của giấy biên nhận tiền: Giấy biên nhận tiền được công chứng sẽ có giá trị pháp lý cao hơn so với giấy biên nhận tiền không được công chứng. Trong trường hợp có tranh chấp, giấy biên nhận tiền được công chứng sẽ là căn cứ để giải quyết tranh chấp.- Tiện lợi cho việc giải quyết tranh chấp: Việc công chứng giấy biên nhận tiền sẽ giúp các bên tham gia giao dịch thuận lợi hơn trong việc giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra.Trân trọng!
Hướng dẫn điền tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao chi tiết, mới nhất 2024?
Hãy hướng dẫn tôi cách điền tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao chi tiết, mới nhất 2024? Thời gian để huỷ giá trị sử dụng của hộ chiếu ngoại giao tối đa là bao lâu? Mong được giải đáp!
Hướng dẫn điền tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao chi tiết, mới nhất 2024?Tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao là Mẫu số 01/2023/LS-XNC ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNG quy định mẫu tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao như sau:Tải Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao mới nhất 2024 Tại đâyHướng dẫn điền tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao chi tiết, mới nhất 2024 như sau:[1] Hướng dẫn chung:Tờ khai phải được điền chính xác và đầy đủ. Trường hợp chỉ đề nghị gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ hoặc cấp công hàm thì Tờ khai không cần có ảnh và xác nhận của cơ quan, tổ chức. Trường hợp chỉ đề nghị cấp công hàm thì không cần điền điểm 09, 10, 11 phần I trong Tờ khai.[2] Hướng dẫn cụ thể:Phần tiêu đề: Đánh dấu x vào ô vuông thích hợp.1. Phần I Thông tin cá nhân:- Điểm 1: Viết chữ in hoa theo đúng họ và tên ghi trong CMND/CCCD/Giấy tờ có số định danh cá nhân;- Điểm 5: Ghi rõ đơn vị công tác từ cấp Phòng, Ban trở lên;- Điểm 7: Ghi rõ chức vụ hiện nay: (ví dụ: Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng...).+ Mục a: Ghi rõ công chức, viên chức quản lý loại (ví dụ: A1, A2), bậc (ví dụ: 1/9, 3/8) ngạch (ví dụ: chuyên viên, chuyên viên chính).+ Mục b: Ghi rõ chức danh của cán bộ và nhiệm kỳ công tác (ví dụ: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2011 - 2016...).+ Mục c: Ghi rõ cấp bậc, hàm (ví dụ: Đại tá, Thiếu tướng...).2. Phần II Thông tin chuyến đi:- Điểm 1: Ghi rõ tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi đến hoặc quá cảnh.- Điểm 2: Ghi rõ tên nước xin thị thực nhập cảnh, xin thị thực quá cảnh. Trường hợp xin thị thực Schengen thì ghi rõ tên nước nhập cảnh đầu tiên. Ghi rõ tên Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán hoặc Cơ quan đại diện nước ngoài nơi nộp hồ sơ xin thị thực.3. Phần xác nhận:- Cơ quan, tổ chức nơi người đề nghị cấp hộ chiếu đang công tác, làm việc xác nhận Tờ khai và đóng dấu giáp lai ảnh. Trường hợp người đề nghị cấp hộ chiếu có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cũ còn giá trị và không có sự thay đổi về chức danh, chức vụ hoặc Cơ quan, tổ chức nơi công tác, làm việc so với thời điểm cấp hộ chiếu trước đây cũng như không thay đổi cơ quan cấp hộ chiếu thì Tờ khai không cần có xác nhận.- Trường hợp người đề nghị cấp công hàm đã được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị thì Tờ khai không cần có xác nhận.- Trường hợp vợ, chồng đi theo hành trình công tác; vợ, chồng và con dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo thành viên Cơ quan đại diện, cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài mà không thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức nào thì Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự của người được cử đi công tác nước ngoài xác nhận Tờ khai.Lưu ý: Mẫu số 01/2023/LS-XNC có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2024Trường hợp nào được cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao?Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định trường hợp được cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao như sau:- Người có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bị mất, hỏng, hết trang hoặc hết thời hạn sử dụng trong thời gian công tác ở nước ngoài;- Người đang là thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài có thay đổi về chức vụ;- Người đang ở nước ngoài được bổ nhiệm làm thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài;- Vợ, chồng, con chưa đủ 18 tuổi đang ở nước ngoài đi thăm, đi theo, con mới sinh ở nước ngoài của thành viên Cơ quan đại diện hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.Hướng dẫn điền tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao chi tiết, mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Thời gian để huỷ giá trị sử dụng của hộ chiếu ngoại giao tối đa là bao lâu?Căn cứ khoản 3 Điều 30 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng như sau:Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng...3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu thực hiện việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu, thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.Như vậy, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu thực hiện việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu, thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.Trân trọng!
Thế nào là bí mật kinh doanh? Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh?
Cho tôi hỏi: Thế nào là bí mật kinh doanh? Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh là gì? Câu hỏi từ chị Nga - Hà Nội
Thế nào là bí mật kinh doanh? Căn cứ khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định như sau:Giải thích từ ngữ...23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.Như vậy, có thể hiểu bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.Thế nào là bí mật kinh doanh? Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh? (Hình từ Internet)Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh là gì?Căn cứ quy định Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ như sau:Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộBí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.Như vậy, bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện chung sau đây:- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.Người lao động có phải thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh không?Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:Nội dung hợp đồng lao động1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;c) Công việc và địa điểm làm việc;d) Thời hạn của hợp đồng lao động;đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm....Theo đó, khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.Như vậy, theo quy định trên thì người lao động phải thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh khi có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.Thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh gồm những nội dung chủ yếu gì?Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về việc bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ như sau:Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ1. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.2. Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;b) Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;c) Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;d) Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;e) Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ....Như vậy, việc bảo vệ bí mật kinh doanh gồm những nội dung chủ yếu sau đây:- Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;- Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;- Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;- Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;- Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.Trân trọng!
Cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng?
Tôi có một vấn đề nhờ anh chị tư vấn: Anh chị có thể chỉ tôi cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng được không? Mong được giải đáp!
Hợp đồng trả góp là gì?Theo Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay trả góp như sau:Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...3. Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn....Đồng thời tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:Khái niệm hợp đồngHợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.Qua đó hợp đồng trả góp là một băn bản thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng về việc cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng và công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn.Khi thực hiện cho vay tiêu dùng và vay tiêu dùng cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:- Hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.- Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính, tách bạch cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng với phương thức giải ngân cho vay tiêu dùng khác.- Khách hàng vay vốn công ty tài chính phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với công ty tài chính.Cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)Hợp đồng trả góp của công ty tài chính cho vay tiêu dùng gồm có những nội dung nào?Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định về hợp đồng cho vay tiêu dùng như sau:Hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:- Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của công ty tài chính; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng;- Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;- Mục đích sử dụng vốn vay;- Phương thức cho vay;- Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;- Lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận và mức lãi suất cho vay tiêu dùng quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay;- Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;- Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; hình thức thông báo cho khách hàng về lịch trả nợ gốc, lãi tiền vay khi có điều chỉnh;- Quy định về việc trả nợ trước hạn, trong đó bao gồm điều kiện trả nợ trước hạn, phí trả nợ trước hạn và hình thức thông báo cho khách hàng về kế hoạch trả nợ gốc, lãi đối với dư nợ gốc còn lại trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn một phần khoản vay tiêu dùng;- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được công ty tài chính chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn;- Các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp và quy định của pháp luật có liên quan; biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng cho vay tiêu dùng;- Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với công ty tài chính và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để công ty tài chính thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;- Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi công ty tài chính chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn.Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn;- Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;- Hiệu lực của hợp đồng cho vay tiêu dùng.Cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng?Để bên vay có thể kiểm tra hợp đồng trả góp của mình còn bao nhiêu tháng thì bên vay có thể thực hiện kiểm tra theo những cách sau:Cách 1: Kiểm tra thông qua website của công ty tài chính:Bước 1: Truy cập vào website của công ty tài chínhBước 2: Nhập số CCCD/CMND qua Thông tin thanh toánBước 3: Kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu thángCách 2: Kiểm tra qua app của công ty tài chínhBước 1: Tải app của công ty tài chính mà bên vay tiền đã giao kết hợp đồng trả gópBước 2: Đăng nhập và kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu thángCách 3: Kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của công ty tài chínhKhách hàng có thể đến trực tiếp của công ty tai chính mà bên vay tiền đã giao kết hợp đồng trả góp để yêu cầu các nhân viên giao dịch kiểm tra thông tin trả góp của mình còn bao nhiêu tháng.Lưu ý: Hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tham khảo!Trân trọng!
Thủ tục cấp hộ chiếu đối với công dân Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài?
Cho tôi hỏi thủ tục cấp hộ chiếu đối với công dân Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài được thực hiện như thế nào? (Câu hỏi của Quỳnh - Hà Nội)
Thủ tục cấp hộ chiếu đối với công dân Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài?Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn:Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn1. Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay....Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn:Cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn1. Cấp hộ chiếu phổ thông cho người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu, có nguyện vọng về nước ngay được quy định như sau:a) Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp đơn báo mất hộ chiếu, tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp nếu có;b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét, quyết định cấp hộ chiếu, trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;...Theo đó, công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài nếu bị mất hộ chiếu thì được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn.Theo đó, thủ tục cấp hộ chiếu đối với công dân Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài bị mất hộ chiếu được thực hiện như sau:Bước 1: Nộp hồ sơNgười đề nghị cấp hộ chiếu nộp hồ sơ cấp lại hộ chiếu bao gồm các giấy tờ sau:- Đơn báo mất hộ chiếu Tải về- Tờ khai điền đầy đủ thông tin Tải về- 02 ảnh chân dung;- Giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp nếu có;Bước 2: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ.- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận trả lại hồ sơ và hướng dẫn cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện giải quyết, cán bộ tiếp nhận,cấp Giấy hẹn trả kết quả và chuyển hồ sơ cho bộ phận xử lý hồ sơ để giải quyết theo thẩm quyền.Bước 3: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết và trả kết quả theo quy định- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cấp hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng, trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan QLXNC, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.- Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu:+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản theo mẫu về Cơ quan QLXNC để xác minh, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người đề nghị;+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng và trả kết quả cho người đề nghị. Trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do;- Trường hợp Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhận được văn bản thông báo của Cơ quan QLXNC xác nhận nhân thân của công dân Việt Nam ở nước ngoài bị mất hộ chiếu, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo thì thu nhận ảnh của người đề nghị, cấp hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng và trả kết quả.Thủ tục cấp hộ chiếu đối với công dân Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài? (Hình từ Internet)Đối tượng nào được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn?Căn cứ Điều 17 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn, bao gồm:- Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay.- Người không được phía nước ngoài cho cư trú nhưng không thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về nhận trở lại công dân.- Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân.- Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh.Đối tượng nào được cấp hộ chiếu phổ thông?Căn cứ Điều 14 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông:Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thôngCông dân Việt Nam được xem xét cấp hộ chiếu phổ thông trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này.Theo đó, người được cấp hộ chiếu phổ thông là công dân Việt Nam, trừ các trường hợp sau:- Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm sau:+ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.+ Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.+ Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.+ Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.+ Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.+ Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.+ Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.- Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.- Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.Trân trọng!
Con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản hay không?
Anh chị cho tôi hỏi tôi là con riêng và không có trong hộ khẩu của gia đình bố tôi thì tôi có quyền được chia tài sản khi bố tôi qua đời không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Con riêng có bị hạn chế quyền so với con trong hôn nhân hợp pháp không?Căn cứ theo khoản 4 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ như sau:Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ...4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.Căn cứ theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con như sau:Quyền và nghĩa vụ của con1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.....Theo đó, cha mẹ không được phân biệt đối xử với con cái kể cả con trong giá thú và con ngoài giá thú, con nuôi, con ruột, con riêng,...Như vậy, con riêng (con ngoài giá thú) cũng sẽ có những quyền lợi như con trong giá thú, cụ thể là:- Quyền về nhân thân;- Quyền về tài sản;- Được học tập và giáo dục;- Được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.- Con ngoài giá thú chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình.Con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản hay không? (Hình từ Internet)Con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản hay không?Theo Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân như sau:Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhânMọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.Theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:Quyền của người lập di chúcNgười lập di chúc có quyền sau đây:1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:Người thừa kế theo pháp luật1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;....2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau....Qua đó có thể thấy con riêng không có trong hộ khẩu vẫn có thể được chia tài sản vì:[1] Con riêng không có trong di chúc vẫn được hưởng các quyền lợi như con trong hôn nhân hợp pháp và cha/mẹ có con riêng không được phân biệt đối xử giữa con riêng và con trong hôn nhân[2] Trường hợp thừa kế theo di chúc thì người để lại di chúc có quyền quyết định ai là người được chia tài sản và nếu như con riêng không có trong hộ khẩu có tên trong di chúc hợp pháp của người để lại di sản thì sẽ được hưởng phần tài sản như trong di chúc[3] Theo quy định của pháp luật dân sự về các hàng thừa kế theo pháp luật thì không phân biệt con riêng hay con trong hôn nhân hợp pháp mà chỉ quy định con đẻ của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất.Do đó, con riêng là con đẻ của người để lại di sản vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu trong trường hợp người để lại di sản qua đời và chia thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra, con riêng của người để lại di sản có quyền được hưởng phần di sản ngang bằng với con trong hôn nhân hợp phápTrong trường hợp nào thì con riêng không có trong hộ khẩu vẫn được chia tài sản dù không có tên trong di chúc hợp pháp?Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;b) Con thành niên mà không có khả năng lao động....Theo đó, con riêng không có trong hộ khẩu vẫn sẽ được hưởng di sản dù không có tên trong di chúc hợp pháp của người để lại di sản khi thuộc 01 trong 02 trường hợp sau:- Chưa thành niên- Đã thành niên nhưng không có khả năng lao độngTrân trọng!
Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất 2024 là mẫu nào? Sinh con ở nước ngoài về Việt Nam đăng ký khai sinh cần nộp giấy tờ gì? (Câu hỏi của chị Trang - Hà Nội)
Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất 2024?Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định mẫu tờ khai đăng ký khai sinh như sau:Xem chi tiết tờ khai đăng ký khai sinh ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP tại đây.Sinh con ở nước ngoài về Việt Nam đăng ký khai sinh cần nộp giấy tờ gì?Tại Điều 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam như sau:Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:a) Tờ khai theo mẫu quy định;b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có;c) Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.3. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.4. Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Luật Hộ tịch. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.Như vậy, khi sinh con ở nước ngoài về Việt Nam đăng ký khai sinh cần nộp giấy tờ sau:- Tờ khai theo mẫu quy định;- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có;- Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.Trường hợp không có giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ.Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Đăng ký khai sinh ở nước ngoài cần giấy tờ gì?Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP có quy định về các giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký khai sinh cần nộp, như sau:Đăng ký khai sinh...2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ sau:a) Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu quy định);b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con.c) Văn bản của cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài.Trường hợp cha, mẹ không nộp hồ sơ trực tiếp thì chữ ký trên văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch phải được chứng thực hợp lệ.d) Trường hợp cha, mẹ trẻ có đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.Như vậy, đăng ký khai sinh ở nước ngoài cần có những giấy tờ sau:- Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu quy định);- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con.- Văn bản của cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài.Trường hợp cha, mẹ không nộp hồ sơ trực tiếp thì chữ ký trên văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch phải được chứng thực hợp lệ.- Trường hợp cha, mẹ trẻ có đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.Trân trọng!
Người được cho thôi quốc tịch Việt Nam thì có bị xóa đăng ký thường trú hay không?
Cho tôi hỏi, Người được cho thôi quốc tịch Việt Nam thì có bị xóa đăng ký thường trú hay không? Các hành vi nào bị nghiêm cấm về cư trú? Nhờ anh chị giải đáp.
Người được cho thôi quốc tịch Việt Nam thì có bị xóa đăng ký thường trú hay không?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định về xóa đăng ký thường trú như sau:Xóa đăng ký thường trú1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;b) Ra nước ngoài để định cư;c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;.....Như vậy, trường hợp cá nhân đã được cho thôi quốc tịch Việt Nam thì thuộc các trường hợp xóa đăng ký thường trú.Do đó người được cho thôi quốc tịch Việt Nam thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú.Người được cho thôi quốc tịch Việt Nam thì có bị xóa đăng ký thường trú hay không? (Hình từ Internet)Các hành vi nào bị nghiêm cấm về cư trú?Căn cứ quy định Điều 7 Luật Cư trú 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú như sau:- Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.- Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.- Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.- Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.- Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.- Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú.- Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.- Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.- Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú.- Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.- Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.- Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.- Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.Công dân có nghĩa vụ gì về cư trú?Căn cứ quy định Điều 9 Luật Cư trú 2020 quy định về nghĩa vụ của công dân về cư trú như sau:Nghĩa vụ của công dân về cư trú1. Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.2. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.Như vậy, công dân có nghĩa vụ về cư trú sau đây:- Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật Cư trú 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.- Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.Trân trọng!
Di chúc đã lập có được bổ sung thêm người thừa kế nữa hay không?
Cho hỏi: Nếu trong trường hợp di chúc đã lập rồi thì có được bổ sung thêm người thừa kế nữa hay không? Câu hỏi của anh Mão (Nam Định)
Di chúc đã lập có được bổ sung thêm người thừa kế nữa hay không?Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc cụ thể như sau:Quyền của người lập di chúcNgười lập di chúc có quyền sau đây:1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.Ngoài ra, tại Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sauSửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.Như vậy, trường hợp di chúc đã lập rồi mà người lập di chúc có nguyện vọng bổ sung thêm người thừa kế thì vẫn được phép thực hiện.Di chúc đã lập có được bổ sung thêm người thừa kế nữa hay không? (Hình từ Internet)Có phải huỷ di chúc cũ khi đã lập di chúc mới không?Tại Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau:Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.Đồng thời, tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định:Hiệu lực của di chúc1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước mặc nhiên bị hủy bỏ mà không cần làm thủ tục hủy di chúc.Đồng thời, pháp luật cũng có quy định, khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.Công chứng văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản ở khác tỉnh được không?Căn cứ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản cụ thể như sau:Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sảnCông chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.Như vậy hiện nay, công chứng viên chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.Chính vì vậy, có thể thực hiện công chứng văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản ở khác tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.Trân trọng!
Mẫu giấy chứng tử và hồ sơ đăng ký khai tử gồm những giấy tờ gì?
Cho tôi hỏi mẫu giấy chứng tử hiện nay là mẫu nào và hồ sơ đăng ký khai tử gồm những giấy tờ gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai tử? Câu hỏi từ chị Tuyết (Nam Định)
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai tử?Căn cứ Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký khai tử:Thẩm quyền đăng ký khai tửỦy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.Cụ thể, người có yêu cầu đăng ký khai tử trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh.Mẫu giấy chứng tử và hồ sơ đăng ký khai tử gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)Hồ sơ đăng ký khai tử gồm những giấy tờ gì?Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký khai tử:Thủ tục đăng ký khai tử1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch....Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử:Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử...2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;...Như vậy, hồ sơ đăng ký khai tử gồm các giấy tờ sau:- Tờ khai đăng ký khai tử Tải về- Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:+ Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;+ Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;+ Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;+ Đối với người chết không thuộc các trường hợp trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.Mẫu giấy chứng tử mới nhất năm 2024?Giấy chứng tử là một loại giấy tờ quan trọng, chứng minh sự kiện chết của một người. Giấy chứng tử được cấp bởi cơ quan đăng ký hộ tịch cấp huyện nơi người chết cư trú.Dưới đây là mẫu giấy chứng tử mới nhất năm 2024:Tải về mẫu giấy chứng tử mới nhất năm 2024 Tại đâyMẫu giấy chứng tử có các nội dung sau:- Tên cơ quan cấp giấy chứng tử.- Số, ngày, tháng, năm cấp giấy chứng tử.- Họ, chữ đệm, tên, năm sinh, giới tính, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo của người chết.- Nơi cư trú cuối cùng của người chết.- Nguyên nhân chết.- Ngày, tháng, năm chết.- Địa điểm chết.- Họ, chữ đệm, tên, chữ ký của người làm chứng.- Họ, chữ đệm, tên, chữ ký của người cấp giấy chứng tử.Mẫu giấy chứng tử được in sẵn trên giấy in an toàn, có kích thước 210mm x 297mm.Giấy chứng tử có giá trị pháp lý trong các trường hợp sau:- Là căn cứ để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến người chết.- Là căn cứ để hưởng các quyền lợi của người chết theo quy định của pháp luật.Trân trọng!
Những nguyên nhân ly hôn đơn phương được Tòa án chấp nhận?
Tối có một câu hỏi mong muốn được giải đáp là những nguyên nhân ly hôn đơn phương được Tòa án chấp nhận? Câu hỏi của chị Hương Giang (thành phố Bắc Ninh)
Những nguyên nhân ly hôn đơn phương được Tòa án chấp nhận?Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định việc ly hôn sẽ được thực hiện theo 2 hình thức: ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (theo yêu cầu của một bên).Các nguyên nhân để ly hôn đơn phương được Tòa án chấp nhận thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:[1] Vợ/chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu ly hônNguyên nhân ly hôn này cũng dẫn chiếu tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.Vậy, nếu một người mà bị Tòa án tuyên bố mất tích thì vợ hoặc chồng của người đó có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trường hợp này, yêu cầu sẽ được chấp nhận và Tòa án giải quyết ly hôn cho người yêu cầu.[2] Vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đìnhBạo lực gia đình là điều mà không ai mong muốn khi kết hôn. Đây là hành vi của thành viên gia đình, gây thiệt hại về tinh thần, thể chất, kinh tế, tình cảm,… Tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định những hành vi bạo lực gia đình bao gồm:- Đánh đập, ngược đãi, hành hạ, hoặc hành vi khác cố ý xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng.- Có hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.- Xua đuổi, cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây ra hậu quả nghiêm trọng.- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.- Cưỡng ép quan hệ tình dục.- Cưỡng ép, cản trở việc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.- Có hành vi gây thiệt hại, xâm phạm đến tài sản chung của gia đình hoặc các thành viên khác trong gia đình.- Cưỡng ép các thành viên gia đình lao động quá sức, kiểm soát thu nhập của họ.- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi nơi ở.[3] Vợ/chồng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của mìnhViệc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được cũng là một trong những nguyên nhân toàn án chấp nhận cho ly hôn đơn phương.Trong đó, vợ, chồng có các quyền và nghĩa vụ nêu tại Chương 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân;- Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.- Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…* Tình trạng vợ chồng trầm trọngTình trạng vợ chồng trầm trọng được xem là có những việc như vơ, chồng không yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, nghĩa là mỗi người chỉ quan tâm đến bản thân, không quan tâm đến người còn lại, cụ thể- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau: Người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống.- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau: Thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau.- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau: Có quan hệ ngoại tình.Lưu ý: Các trường hợp này đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.* Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dàiNếu có một trong các trường hợp nêu trên trong thực tế, được nhắc nhở và hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục thì được xem xét về tình trạng đời sống chung không thể kéo dài.* Mục đích của hôn nhân không đạt đượcMục đích của hôn nhân là hướng tới một cuộc sống tốt đẹp cho người. Nếu không đạt được những biểu hiện trên thì xem như cuộc hôn nhân không đạt được mục đích.Những nguyên nhân ly hôn đơn phương được Tòa án chấp nhận? (Hình từ Internet)Ai là người nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn đơn phương?Trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.Căn cứ Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm cụ thể như sau:Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm...4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm....Như vậy, theo quy định trên thì người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn đơn phương là người có nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí ly hôn.Tiền tạm ứng án phí khi thực hiện ly hôn đơn phương là bao nhiêu?Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm khi thực hiện ly hôn đơn phương là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản .Nếu có tranh chấp thì tiền tạm ứng án phí phải đóng như sau:STTĐối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạchMức thu1Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng2Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp3Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng4Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng5Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng6Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.Lưu ý:- Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân và gia đình không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.Mức tạm ứng án phí vụ án hôn nhân gia đình sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch (tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% theo khoản 4 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.Trân trọng!
Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp online các tỉnh thành đầy đủ, chi tiết 2024?
Hướng dẫn tôi cách làm lý lịch tư pháp online các tỉnh thành đầy đủ, chi tiết 2024? Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp online mất bao lâu? Câu hỏi từ anh Bình - Gia Lai
Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp online các tỉnh thành đầy đủ, chi tiết 2024?[1] Làm lý lịch tư pháp online tại TP. HCM và các tỉnh thành khácBước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công Quốc gia: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.htmlBước 2: Đăng nhập tài khoản dịch vụ công Quốc giaBước 3: Lựa chọn dịch vụ công+ Chọn cơ quan thực hiện+ Sau đó chọn Nộp hồ sơBước 4: Điền đầy đủ thông tin và tải lên hồ sơ theo hướng dẫn+ Điền đầy đủ thông tin vào các mục có dấu *+ Tải lên hồ sơ theo yêu cầuBước 5: Theo dõi kết quảBước 6: Nhận kết quả[2] Làm lý lịch tư pháp online tại Hà NộiSở Tư pháp Hà Nội có website dành riêng để làm lý lịch tư pháp online, sau đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện:Bước 1: Người dân truy cập website: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/thanhphohanoiBước 2: Nhập Tờ khaiSau khi chọn nơi thường trú hoặc tạm trú, hệ thống sẽ tự động nhảy về trang cấp Phiếu lý lịch tư pháp của địa phương.Chẳng hạn, nơi thường trú là Hà Nội, hệ thống sẽ nhảy về trang Dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Hà Nội với các thông tin hỗ trợ phía bên dưới.Lúc này, người dân nhấn vào ô Nhập Tờ khai, hệ thống tự động nhảy về trang Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.Bước 3: Khai Tờ khaiNhập Thông tin cơ bản, Thông tin về cha mẹ: những trường thông tin đánh dấu * màu đỏ là bắt buộc phải nhập.Lưu ý: + Tại mục Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, người dân tự xác định mình thuộc đối tượng đóng phí nào để tích cho đúng: Đóng phí thông thường, được giảm phí, miễn phí.Chú ý: Công dân phải xác định đúng mức lệ phí phải nộp. Trường hợp sai, Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận!+ Ở mục Dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, người dân lựa chọn đơn vị chuyển phát hoặc không sử dụng.Nếu chọn đơn vị chuyển phát, người dân được lựa chọn Đăng ký nộp hồ sơ tại nhà (nhân viên đơn vị chuyển phát sẽ đến nhà để thu hồ sơ) và Đăng ký nhận kết quả tại nhà (nhân viên chuyển phát đến nhà để trả kết quả), hoặc chỉ chọn 01 trong 02 dịch vụ.Đăng ký dịch vụ nào thì phải bắt buộc nhập địa chỉ lấy hồ sơ/trả kết quả tương ứng.Bước 4: Xác nhận thông tin kê khaiLúc này, hệ thống hiện ra Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dùng cho cá nhân dựa trên các thông tin công dân đã khai trước đó.Người dân kiểm tra toàn bộ thông tin, sửa khi có sai sót.Nhập mã xác nhận và ấn Tiếp tục.Bước 5: Nộp hồ sơ và nhận kết quả​Hệ thống sẽ trả về mã số đăng ký trực tuyến. Người dân ghi nhớ mã số và chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nhân viên Bưu chính sẽ liên hệ và đến địa chỉ đã đăng ký để thu hồ sơ, phí (trường hợp đăng ký lấy hồ sơ qua bưu chính) hoặc nộp hồ sơ yêu cầu trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc gửi hồ sơ yêu cầu qua dịch vụ bưu chính…Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp online các tỉnh thành đầy đủ, chi tiết 2024? (Hình từ Internet)Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp online mất bao lâu?Theo Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư phápThời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.Như vậy, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định là không quá 10 ngày.Tuy nhiên, trong trường hợp làm lý lịch tư pháp online, hồ sơ sẽ được chuyển đến Sở Tư pháp qua bưu điện. Thời gian chuyển hồ sơ qua bưu điện có thể dao động từ 1 đến 2 ngày, tùy thuộc vào khoảng cách giữa nơi gửi và nơi nhận.Do đó, thời gian làm lý lịch tư pháp online thực tế có thể sẽ lâu hơn so với dự kiến.Cá nhân cần làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?Theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.Như vậy, các cơ quan sau sẽ có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân tùy theo đối tượng yêu cầu là:[1] Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia đối với các đối tượng sau:- Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.[2] Sở Tư pháp đối với các đối tượng sau:- Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.Trân trọng!
Tài sản hình thành trong tương lai là gì?
Cho tôi hỏi: Tài sản hình thành trong tương lai là gì? Nhà hình thành trong tương lai có được đưa vào để kinh doanh bất động sản không? Câu hỏi của chị Kiên (Bến Tre)
Tài sản hình thành trong tương lai là gì?Căn cứ theo Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai cụ thể như sau:Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:a) Tài sản chưa hình thành;b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.Như vậy, theo quy định trên thì tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.Có thể lấy ví dụ như sau để dễ hình dung:Theo khoản 24 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định thì nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng hoặc chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. (Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025)Việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận theo điểm a khoản 2 tại Điều 160 Luật Nhà ở 2023Tài sản hình thành trong tương lai là gì? (Hình từ Internet)Tài sản hình thành trong tương lai có thể làm tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không? Đầu tiên, căn cứ tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụCác biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:1. Cầm cố tài sản.2. Thế chấp tài sản.3. Đặt cọc.4. Ký cược.5. Ký quỹ.6. Bảo lưu quyền sở hữu.7. Bảo lãnh.8. Tín chấp.9. Cầm giữ tài sản.Đồng thời, tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụTài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.Như vậy, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.Cho nên, tài sản hình thành trong tương lai có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trừ quyền sử dụng đất.Hiện nay nhà hình thành trong tương lai có được đưa vào để kinh doanh bất động sản không?Căn cứ theo Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về các loại bất động sản đưa vào kinh doanh như sau:Các loại bất động sản đưa vào kinh doanhCác loại bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là bất động sản) bao gồm:1. Nhà, công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân;2. Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;3. Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;4. Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.Như vậy, hiện nay nhà hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân được phép đưa vào kinh doanh bất động sản theo quy định pháp luật.Trân trọng!
Mẫu phiếu đăng ký công dân mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Mẫu phiếu đăng ký công dân mới nhất 2024 là mẫu nào? Hồ sơ đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài gồm có những gì?- Câu hỏi của chị Anh (Tp.HCM).
Mẫu phiếu đăng ký công dân mới nhất 2024?Tại Mẫu số 01/LS-ĐKCD ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNG có quy định mẫu phiếu đăng ký công dân như sau:Xem chi tiết mẫu phiếu đăng ký công dân ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNG tại đây.Lưu ý: Mẫu phiếu đăng ký công dân ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNG có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.Nội dung và mục đích của việc đăng ký công dân là gì?Tại Điều 1 Thông tư 02/2011/TT-BNG có quy định về nội dung, mục đích của việc đăng ký công dân như sau:- Đăng ký công dân là việc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài ghi vào Sổ đăng ký công dân các chi tiết nhân thân của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.- Việc đăng ký công dân nhằm giúp các Cơ quan đại diện thực hiện chức năng bảo hộ công dân và các chức năng lãnh sự khác đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời phục vụ công tác tổng hợp, thống kê về công dân Việt Nam ở nước ngoài.Mẫu phiếu đăng ký công dân mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Hồ sơ đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài gồm có những gì?Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2011/TT-BNG được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-BNG có quy định hồ sơ đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:- 01 Phiếu đăng ký công dân được khai đầy đủ (có thể dưới hình thức khai trực tuyến trên trang tin điện tử của cơ quan đại diện);- 01 bản chụp hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam;- 01 bản chụp giấy tờ có số định danh cá nhân.Trường hợp công dân chưa có số định danh cá nhân thì nộp:+ 01 bản chụp giấy tờ tùy thân;+ 01 bản chụp giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi);- 01 phong bì có dán sẵn tem và địa chỉ người nhận trong trường hợp đương sự muốn nhận kết quả qua đường bưu điện.Khi có sự thay đổi các chi tiết nhân thân đã khai trong Phiếu đăng ký công dân thì phải thông báo cho Cơ quan đại diện trong vòng bao nhiêu ngày?Tại Điều 5 Thông tư 02/2011/TT-BNG có quy định về việc cập nhật thông tin đăng ký công dân như sau:Cập nhật thông tin đăng ký công dân1. Người đã đăng ký công dân có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đại diện trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có sự thay đổi các chi tiết nhân thân đã khai trong Phiếu đăng ký công dân để Cơ quan đại diện cập nhật vào Sổ đăng ký công dân.2. Người đề nghị cập nhật thông tin đăng ký công dân nộp 01 bộ hồ sơ gồm:- 01 Phiếu đăng ký công dân đã được khai đầy đủ, có thể dưới hình thức khai trực tuyến trên trang tin điện tử của Cơ quan đại diện;- 01 phong bì có dán sẵn tem và địa chỉ người nhận trong trường hợp đương sự muốn nhận kết quả qua đường bưu điện.3. Hồ sơ đề nghị cập nhật thông tin đăng ký công dân được nộp trực tiếp tại Cơ quan đại diện hoặc gửi qua đường bưu điện.4. Cơ quan đại diện giải quyết và thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.Như vậy, khi có sự thay đổi các chi tiết nhân thân đã khai trong Phiếu đăng ký công dân thì phải thông báo cho Cơ quan đại diện trong vòng 90 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.Hồ sơ đăng ký công dân được lưu trữ bao nhiêu năm?Tại Điều 6 Thông tư 02/2011/TT-BNG có quy định về lưu trữ hồ sơ đăng ký công dân như sau:Lưu trữ hồ sơ đăng ký công dân1. Hồ sơ đăng ký công dân bao gồm Phiếu đăng ký công dân (kể cả các lần cập nhật thông tin đăng ký công dân), bản chụp giấy tờ, tài liệu mà người đề nghị đăng ký công dân đã nộp cho Cơ quan đại diện, giấy tờ xác minh và các giấy tờ, tài liệu liên quan khác.2. Hồ sơ đăng ký công dân được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong Sổ đăng ký công dân. Sổ đăng ký công dân được lập dưới hình thức Sổ in và lưu trữ bằng phần mềm quản lý trên máy tính.3. Cơ quan đại diện có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo quản hồ sơ đăng ký công dân và lưu trữ theo thời hạn sau:- 05 năm đối với hồ sơ đăng ký công dân;- Lưu trữ vĩnh viễn đối với Sổ đăng ký công dân.Như vậy, hồ sơ đăng ký công dân sẽ được cơ quan đại diện lưu trữ trong thời hạn 05 năm.Lưu ý: Thông tư 06/2023/TT-BNG có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.Trân trọng!
Hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài từ ngày 15/02/2024?
Xin hướng dẫn giúp tôi thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài từ ngày 15/02/2024? - Câu hỏi của anh Kiên.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài từ ngày 15/02/2024?Ngày 26/12/2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư 06/2023/TT-BNG sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2011/TT-BNG ngày 20/6/2011 của Bộ Ngoại giao quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam; Thông tư 02/2011/TT-BNG ngày 27/6/2011 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài; Thông tư 04/2020/TT-BNG ngày 25/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực.Theo đó, tại Điều 4 Thông tư 02/2011/TT-BNG được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-BNG có hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài như sau:Bước 1: Chuẩn bị hồ sơNgười đề nghị đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ gồm:- 01 Phiếu đăng ký công dân được khai đầy đủ (có thể dưới hình thức khai trực tuyến trên trang tin điện tử của cơ quan đại diện); tại đây- 01 bản chụp hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam;- 01 bản chụp giấy tờ có số định danh cá nhân.Trường hợp công dân chưa có số định danh cá nhân thì nộp:+ 01 bản chụp giấy tờ tùy thân;+ 01 bản chụp giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi);- 01 phong bì có dán sẵn tem và địa chỉ người nhận trong trường hợp đương sự muốn nhận kết quả qua đường bưu điện.Bước 2: Nộp hồ sơNộp trực tiếp tại Cơ quan đại diện hoặc gửi qua đường bưu điện.Hồ sơ có thể được nộp qua môi trường điện tử trong trường hợp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại cơ quan đại diện cho phép (bao gồm việc kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).Bước 3: Trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu các thông tin trong Phiếu đăng ký công dân với các giấy tờ khác trong hồ sơ, Cơ quan đại diện giải quyết và thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.Bước 4: Trường hợp người đề nghị đăng ký công dân không có một trong những loại giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc cần phải kiểm tra, xác minh tính xác thực của giấy tờ này thì:Cơ quan đại diện hướng dẫn đương sự làm thủ tục xác minh quốc tịch Việt Nam theo các quy định của pháp luật về quốc tịch.Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh của cơ quan có thẩm quyền, Cơ quan đại diện giải quyết và thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự.Hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài từ ngày 15/02/2024? (Hình từ Internet)Đối tượng nào được đăng ký công dân?Tại Điều 2 Thông tư 02/2011/TT-BNG có quy định đối tượng đăng ký công dân như sau:Đối tượng đăng ký công dânĐối tượng đăng ký công dân bao gồm:1. Người có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng;2. Người không có một trong những loại giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này nhưng có một trong những loại giấy tờ chứng minh họ có quốc tịch Việt Nam.Như vậy, đối tượng được đăng ký công dân bao gồm:- Người có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng;- Người không có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị sử dụng nhưng có một trong những loại giấy tờ chứng minh họ có quốc tịch Việt Nam.Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký công dân?Tại Điều 3 Thông tư 02/2011/TT-BNG có quy định cơ quan có thẩm quyền đăng ký công dân bao gồm:- Cơ quan đại diện ở nước nơi người đề nghị đăng ký công dân đang cư trú hoặc Cơ quan đại diện kiêm nhiệm nước đó.- Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất cho người đề nghị đăng ký công dân, nếu ở nước người đó cư trú không có Cơ quan đại diện.Lưu ý: Thông tư 06/2023/TT-BNG có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.Trân trọng!
Thủ tục cấp giấy chứng tử mới nhất năm 2024 thực hiện tại cấp xã như thế nào?
Cho tôi hỏi thủ tục cấp giấy chứng tử mới nhất năm 2024 được thực hiện như thế nào? Đăng ký khai tử đúng hạn có được miễn lệ phí hộ tịch không? Câu hỏi từ anh Vũ (Phú Thọ)
Thủ tục cấp giấy chứng tử mới nhất năm 2024 tại UBND cấp xã?Căn cứ Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký khai tử:Thủ tục đăng ký khai tử1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.2. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.Như vậy, thủ tục cấp giấy chứng tử mới nhất năm 2024 tại UBND cấp xã được thực hiện như sau:Bước 1: Nộp hồ sơNgười có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp hồ sơ đăng ký khai tử. Hồ sơ đăng ký gồm:- Tờ khai đăng ký khai tử Tải về- Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:+ Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;+ Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;+ Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;+ Đối với người chết không thuộc các trường hợp trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.Bước 2: Công chức tư pháp - hộ tịch tiếp nhận và xem xét hồ sơTrong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ.Bước 3: Cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầuNếu xét thấy các thông tin là đầy đủ, chính xác và việc đăng ký lại khai tử là đúng pháp luật thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu.Bước 4: Công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung đăng ký lại khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch.Bước 5: Cấp giấy chứng tửThủ tục cấp giấy chứng tử mới nhất năm 2024 thực hiện tại cấp xã như thế nào? (Hình từ Internet)Đăng ký khai tử đúng hạn có được miễn lệ phí hộ tịch không?Căn cứ Điều 11 Luật Hộ Tịch 2014 quy định lệ phí hộ tịch:Lệ phí hộ tịch1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.Như vậy, theo quy định thì đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước sẽ được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch.Theo đó, đăng ký khai tử đúng hạn sẽ được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch.Chậm đăng ký khai tử thì bị phạt bao nhiêu?Căn cứ Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 quy định thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử:Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.Căn cứ điểm b khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử:Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử...3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:...b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;...5. Biện pháp khắc phục hậu quả:...b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này.Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì người thân của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử.Trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.Trường hợp không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết nhằm mục đích để trục lợi thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)Trân trọng!
Mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất 2024?
Cho tôi hỏi: Mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất 2024 là mẫu nào?- Câu hỏi của anh Đông (Hà Nội).
Mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất 2024?Anh/chị có thể tham khảo mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà sau đây:Xem chi tiết mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhàtại đây.Thanh lý hợp đồng thuê nhà có phải công chứng không?Tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.Như vậy, hiện nay việc cho thuê nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.Chính vì vậy, đối với hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà ở cũng sẽ không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên nếu các bên có nhu cầu công chứng thì vẫn có thể thực hiện.Mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Bên thuê nhà ở được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở trong trường hợp nào?Tại Điều 132 Luật Nhà ở 2014 có quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau:Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở 1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.Như vậy, bên thuê nhà ở được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở trong trường hợp sau:- Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;- Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;- Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.Trân trọng!
Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
Cho tôi hỏi: Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi? Cấp hộ chiếu phổ thông cần giấy tờ gì? (Câu hỏi của chị Ngân - Thái Bình)
Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu mới nhất 2024 là mẫu TK01 ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BCA áp dụng trong trường hợp cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước dành cho người từ 14 tuổi trở lên.Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu mới nhất 2024 như sau:Tải Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu mới nhất 2024 tại đây. Tải về.Mặt khác, hướng dẫn cách ghi tờ khai cấp hộ chiếu được thực hiện như sau:[1] Ảnh mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng.[2] Họ, chữ đệm và tên viết bằng chữ in hoa.[3] Nếu sinh ra ở nước ngoài thì ghi tên quốc gia.[4] Ghi cụ thể: cấp hộ chiếu lần đầu hoặc cấp lại hộ chiếu; đề nghị khác nếu có (ghi rõ lý do). Đề nghị cấp hộ chiếu có (hoặc không) gắn chíp điện tử thì đánh dấu (X) vào ô tương ứng.[5] Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 14 tuổi thì người đại diện hợp pháp khai, ký thay.Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi? (Hình từ Internet)Cấp hộ chiếu phổ thông cần giấy tờ gì?Căn cứ theo Điểu 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 sửa đổi, bổ sung bởi điểm a và điểm b khoản 3 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023, việc đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông cần các giấy tờ như sau:[1] Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người đã được cấp hộ chiếu.Trường hợp hộ chiếu còn giá trị sử dụng bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền.[2] Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp mã số định danh cá nhân.Trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.[3] Bản sao giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với các đối tượng sau:- Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.- Người chưa đủ 14 tuổi.Trường hợp không có bản sao thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.Hộ chiếu phổ thông được cấp cho đối tượng nào?Theo Điều 14 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông như sau:Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thôngCông dân Việt Nam được xem xét cấp hộ chiếu phổ thông trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này.Mặt khác theo Điều 17 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:Điều 17.1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.Căn cứ tại Điều 21 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh cụ thể như:Trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh1. Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 của Luật này.2. Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 của Luật này.3. Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.Thông qua các quy định trên, hộ chiếu phổ thông được cấp cho công dân Việt Nam. Theo đó, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Trừ các trường hợp dưới đây sẽ không được xem xét cấp hộ chiếu phổ thông, cụ thể như:[1] Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm như sau:- Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.- Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.- Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.- Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.- Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.- Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.- Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.[2] Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.[3] Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.Trân trọng!
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024 và cách viết?
Cho tôi hỏi mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024 là mẫu nào và cách viết mẫu đơn khởi kiện như thế nào? Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính nào? Câu hỏi từ bạn Hà (Huế)
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024 và cách viết?Căn cứ Mẫu số 23-DS Danh mục 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP quy định mẫu đơn khởi kiện dân sự như sau:Tải về mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024 Tại đâyMẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024 và cách viết? (Hình từ Internet)Cách viết đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024?Cách viết đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024 như sau:(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án;Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B);Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên;Đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó;Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện.Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trúNếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự.(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó;Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định.Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận.Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính nào? Căn cứ khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định hình thức, nội dung đơn khởi kiện:Hình thức, nội dung đơn khởi kiện...4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);...Theo đó, đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau:- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.Trân trọng!
Đổi sang chỗ ở mới bao lâu thì phải chuyển hộ khẩu?
Đổi sang chỗ ở mới bao lâu thì phải chuyển hộ khẩu? Chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ cần giấy tờ gì? Câu hỏi của anh Thanh Hùng - Bình Thuận.
Chuyển chỗ ở bao lâu thì phải chuyển hộ khẩu?Tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 có quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:Thủ tục đăng ký thường trú1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.Như vậy, khi đổi sang chỗ ở mới thì người dân phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu trong vòng 01 năm kể từ ngày chuyển chỗ ở hợp pháp.Đổi sang chỗ ở mới bao lâu thì phải chuyển hộ khẩu? (Hình từ Internet)Chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ cần giấy tờ gì?Tại Điều 21 Luật Cư trú 2020 có quy định về hồ sơ đăng ký thường trú đối với trường hợp chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ như sau:Hồ sơ đăng ký thường trú...2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.Tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 có quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:Điều kiện đăng ký thường trú1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ....Như vậy, chuyển hộ khẩu cho con theo mẹ cần những giấy tờ như sau:- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như: giấy khai sinh,...- Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác.Hồ sơ chuyển hộ khẩu nộp ở đâu?Tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:Thủ tục đăng ký thường trú1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.Như vậy, hồ sơ chuyển hộ khẩu nộp ở cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú (cơ quan công an cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người dân chuyển đến chỗ ở mới).Trân trọng!
Dịch vụ tin cậy là gì và bao gồm các loại dịch vụ nào?
Cho tôi hỏi: Dịch vụ tin cậy là gì và bao gồm các loại dịch vụ nào? Để kinh doanh dịch vụ tin cậy thì cần đảm bảo các điều kiện gì? Nhờ anh chị giải đáp.
Dịch vụ tin cậy là gì và bao gồm các loại dịch vụ nào?Căn cứ quy định Điều 28 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về dịch vụ tin cậy như sau:Dịch vụ tin cậy1. Dịch vụ tin cậy bao gồm:a) Dịch vụ cấp dấu thời gian;b) Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu;c) Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng......Theo đó, dịch vụ tin cậy là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, trừ dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại.Dịch vụ tin cậy bao gồm các loại sau:- Dịch vụ cấp dấu thời gian;- Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu;- Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.Dịch vụ tin cậy là gì và bao gồm các loại dịch vụ nào? (Hình từ Internet)Để kinh doanh dịch vụ tin cậy thì cần đảm bảo các điều kiện gì?Căn cứ quy định Điều 29 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy như sau:Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy bao gồm:a) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;b) Đáp ứng điều kiện tài chính, nhân lực quản lý và kỹ thuật phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;c) Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;d) Có phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;đ) Có phương án sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu bằng phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.Theo đó, để kinh doanh dịch vụ tin cậy thì cần đảm bảo các điều kiện sau đây:- Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;- Đáp ứng điều kiện tài chính, nhân lực quản lý và kỹ thuật phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Giao dịch điện tử 2023;- Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;- Có phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Giao dịch điện tử 2023;- Có phương án sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu bằng phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 30 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy như sau:Theo đó trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy gồm có:- Công bố công khai quy trình đăng ký sử dụng dịch vụ, biểu mẫu và chi phí liên quan.- Bảo đảm kênh tiếp nhận thông tin và cung cấp dịch vụ liên tục 24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần.- Thực hiện chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu và kết nối, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.- Bảo đảm trang thiết bị trong hệ thống thông tin được cấp mã quản lý, sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.- Thực hiện biện pháp nghiệp vụ, tạm dừng, chấm dứt cung cấp dịch vụ hoặc biện pháp nghiệp vụ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.- Thực hiện trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.- Định kỳ hằng năm, báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ tin cậy theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.- Nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.Lưu ý: Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024Trân trọng!
Giấy tờ có giá là gì? Cổ phiếu có phải là giấy tờ có giá không?
Cho tôi hỏi: Giấy tờ có giá là gì? Cổ phiếu có phải là giấy tờ có giá không? Cổ phiếu bao gồm những nội dung gì? Anh Huy - Mong được giải đáp
Giấy tờ có giá là gì? Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:Tài sản1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:1. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.Theo đó, giấy tờ có giá được hiểu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.Giấy tờ có giá là gì? Cổ phiếu có phải là giấy tờ có giá không? (Hình từ Internet)Cổ phiếu có phải là giấy tờ có giá không?Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:Tài sản1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.Mặt khác căn cứ điểm c khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...2. Ngoại hối bao gồm:a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;...Căn cứ các quy định trên thì cổ phiếu là tài sản và được xem là một loại giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật.Cổ phiếu bao gồm những nội dung gì?Tại Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về cổ phiếu như sau:Cổ phiếu1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;b) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;c) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;e) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;g) Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.2. Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu cổ phiếu đó không bị ảnh hưởng. Người đại diện theo pháp luật của công ty chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra.3. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó. Đề nghị của cổ đông phải bao gồm các nội dung sau đây:a) Thông tin về cổ phiếu đã bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác;b) Cam kết chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới.Như vậy, cổ phiếu bao gồm những nội dung sau:- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;- Số lượng cổ phần và loại cổ phần;- Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;- Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;- Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;- Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 Luật Doanh nghiệp 2020 đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.Trân trọng!
Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam 2024? Khi nào được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch?
Cho tôi hỏi: Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam 2024? Khi nào được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch? Câu hỏi từ A.Đ (Hà Nội)
Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam 2024 là bao nhiêu? Theo Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức thu phí, lệ phí như sau:Mức thu phí, lệ phí quy định như sau:Như vậy, mức lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam năm 2024 là 3.000.000 đồng/trường hợp.Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam 2024? Khi nào được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch? (Hình từ Internet)Khi nào được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch?Căn cứ Điều 5 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định trường hợp miễn phí, lệ phí bao gồm:Trường hợp miễn phí, lệ phí1. Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam:a) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.b) Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam, người mất quốc tịch xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú.c) Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam, xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.2. Kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú được miễn phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam.Theo đó, được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch khi:- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.- Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam, người mất quốc tịch xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú.- Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam, xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam 2024 gồm những gì?Theo khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau:Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;c) Bản khai lý lịch;d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.Theo đó, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam 2024 gồm những giấy tờ như sau:- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;- Bản khai lý lịch;- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.Trân trọng!
Những nội dung cần chú ý khi khởi kiện ly hôn năm 2024?
Tôi muốn được xin mẫu đơn khởi kiện ly hôn mới nhất năm 2024? Những nội dung cần chú ý khi khởi kiện ly hôn năm 2024? Câu hỏi của chị Hòa (thị xã Phú Thọ)
Mẫu đơn khởi kiện ly hôn mới nhất năm 2024?Đơn khởi kiện ly hôn là văn bản trình bày yêu cầu của nguyên đơn đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp về ly hôn như: Yêu cầu giải quyết cho ly hôn, yêu cầu phân chia tài sản chung vợ chồng, yêu cầu xác định người được quyền trực tiếp nuôi con.Mẫu đơn khởi kiện ly hôn hiện nay được sử dụng là mẫu đơn khởi kiện ly hôn dụng theo Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.Tải về mẫu đơn khởi kiện ly hôn mới nhất năm 2024:Tại đâyNhững nội dung cần chú ý khi khởi kiện ly hôn năm 2024? (Hình từ Internet)Những nội dung cần chú ý khi khởi kiện ly hôn năm 2024?Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.Căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn trong trường hợp ly hôn đơn phương có thể kể đến như:- Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình;- Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng;- Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.Về con chung:Người xin ly hôn đơn phương phải trình bày rõ vợ chồng có mấy người con, yêu cầu đối với quyền nuôi con cũng như cấp dưỡng như thế nào. Nếu muốn nuôi con thì yêu cầu người còn lại cấp dưỡng bao nhiêu. Hoặc bản thân có thể cấp dưỡng bao nhiêu để người kia được nuôi con. Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014Về tài sản chung:Về nguyên tắc theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu trong thời kỳ hôn nhân có tài sản chung thì khi ly hôn tài sản đó sẽ chia đôi. Tuy nhiên, Tòa sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định phân chia tài sản, các căn cứ gồm có như sau:- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;- Công sức đóng góp của vợ, chồng;- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.Về nợ chung:Theo nguyên tắc tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng có công nợ chung và muốn Tòa chia thì cũng nêu rõ thông tin, căn cứ và yêu cầu chia các khoản nợ đó. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.Ai là người cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn?Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấp dưỡng là nghĩa vụ đóng góp tiền bạc hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình nhưng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.Giải thích từ ngữ...24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này....Khi hai vợ chồng ly hôn, ngoài việc chấm dứt quan hệ vợ chồng thì còn giải quyết việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Nếu thỏa thuận được thì thực hiện theo thỏa thuận, không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết.Về việc cấp dưỡng con cái, khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 khẳng định:Đối với trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho conĐồng thời, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở cũng như có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người còn lại.Như vậy, người cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn là người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.Trân trọng!
Người không quốc tịch là gì? Người không quốc tịch có phải người nước ngoài không?
Anh chị cho tôi hỏi thế nào là người không quốc tịch, người không quốc tịch có phải người nước ngoài không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Người không quốc tịch là gì? Người không quốc tịch có phải người nước ngoài không?Theo khoản 1, 2 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về người không quốc tịch và quốc tịch nước ngoài như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài....Theo đó người không quốc tịch và người nước ngoài không giống nhau, cụ thể là:[1] Người không quốc tịch: là người không mang quốc tịch Việt Nam cũng không mang quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên người không quốc tịch vẫn có thể là người Việt Nam do chưa được đăng ký khai sinh và xác định quốc tịch[2] Người nước ngoài: người nước ngoài có thể là người mang quốc tịch của quốc gia khác hoặc người nước ngoài nhưng có quốc tịch Việt NamNhư vậy, người không quốc tịch và người nước ngoài là không giống nhauNgười không quốc tịch là gì? Người không quốc tịch có phải người nước ngoài không? (Hình từ Internet)Xác định quốc tịch cho con của người không quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam?Theo khoản 1 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau:Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam....Đồng thời tại Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch như sau:Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.Theo đó, khi xác định quốc tịch cho con của người không quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam cần lưu ý một số điều sau:[1] Có 01 bên cha mẹ là người Việt Nam thì xác định quốc tịch cho trẻ là Việt Nam[2] Trường hợp trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam và cả cha và mẹ là người không quốc tịch thì xác định quốc tịch cho trẻ là Việt Nam[3] Trường hợp trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.Điều kiện để người không quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam là gì?Theo Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép....Theo đó, người không quốc tịch sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng được các điều kiện sau:[1] Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;[2] Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;[3] Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;[4] Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;[5] Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.[6] Không gây hại đến đến lợi ích quốc gia của Việt NamCác điều kiện tại mục [3], [4], [5] sẽ không bắt buộc nếu người không quốc tịch thuộc 01 trong các trường hợp sau:- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trân trọng!
Mẫu giấy ủy quyền mua bán xe chuẩn pháp lý, mới nhất 2024?
Anh chị cho tôi hỏi anh chị có mẫu giấy ủy quyền mua bán xe áp dụng được cho năm 2024 không, nếu có cho tôi xin file tải về được không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Mẫu giấy ủy quyền mua bán xe chuẩn pháp lý, mới nhất 2024?Giấy ủy quyền mua bán xe là văn bản pháp lý do chủ sở hữu xe ký kết, cho phép người được ủy quyền thực hiện việc mua bán xe thay cho mình. Giấy ủy quyền này có giá trị pháp lý như chính chủ sở hữu thực hiện việc mua bán xe.Giấy ủy quyền mua bán xe được sử dụng trong các trường hợp sau:- Chủ sở hữu xe không có thời gian hoặc điều kiện để trực tiếp thực hiện việc mua bán xe.- Chủ sở hữu xe muốn ủy quyền cho người khác mua bán xe với một mục đích nhất định, chẳng hạn như bán xe cho người thân hoặc bán xe cho một công ty mua bán xeGiấy ủy quyền mua bán xe cần được lập thành văn bản, có đầy đủ các thông tin sau:- Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân của chủ sở hữu xe và người được ủy quyền.- Số đăng ký xe, nhãn hiệu, biển số xe.- Nội dung ủy quyền, bao gồm các quyền hạn mà người được ủy quyền được thực hiện thay cho chủ sở hữu xe.- Thời hạn ủy quyềnSay đây là mẫu giấy ủy quyền mua bán xe chuẩn pháp lý và mới nhất 2024:Tải về miễn phí mẫu giấy ủy quyền mua bán xe chuẩn pháp lý, mới nhất 2024 tại đây tải vềMẫu giấy ủy quyền mua bán xe chuẩn pháp lý, mới nhất 2024? (Hình từ Internet)Giấy ủy quyền mua bán xe có cần phải công chứng không?Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì không có quy định về giấy ủy quyền mà sẽ có quy định về hợp đồng ủy quyền tại Điều 562Tuy nhiên tại các văn bản pháp luật chuyên ngành khác vẫn có quy định về giấy ủy quyền, ví dụ như tại Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệpQua đó có thể thấy giấy ủy quyền cũng có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng ủy quyền.Tại nội dung quy định về hợp đồng ủy quyền theo Bộ luật Dân sự 2015 thì không có quy định cụ thể yêu cầu phải công chứng hợp đồng ủy quyềnBên cạnh đó, tại Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền thì:Công chứng hợp đồng ủy quyền1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.Theo đó, tại Luật Công chứng 2014 cũng chỉ quy định về các quy định chung cần lưu ý khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không có quy định bắt buộc cần phải công chứng giấy ủy quyền nói chung hay giấy ủy quyền mua bán xe nói riêngTuy nhiên, đối với việc công chứng giấy ủy quyền thì sẽ giảm thiểu được những vấn đề tranh chấp xảy ra khi thực hiện công việc theo ủy quyềnCác bên đơn phương chấm dưt hợp đồng ủy quyền có cần phải báo trước cho bên còn lại không? Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền như sau:Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.Theo đó, các bên trong hợp đồng ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào tuy nhiên trong một số trường hợp thì khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền cần phải báo trước cho bên còn lại, cụ thể là:[1] Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên ủy quyền khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền phải thống báo trước cho bên nhận ủy quyền một khoảng thời gian hợp lý[2] Trường hợp ủy quyền không có thù lao thì bên nhận ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng với bên ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền một khoảng thời gian hợp lýTrân trọng!
Công an có được xuất cảnh ra nước ngoài không? Điều kiện xuất cảnh của công an?
Công an có được xuất cảnh ra nước ngoài không? Điều kiện xuất cảnh của công an? (Mong được giải đáp) Chị Linh - Hà Nội
Công an có được xuất cảnh ra nước ngoài không?Tại Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.Như vậy, nếu công an không nằm trong nhóm đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh, miễn là đáp ứng đủ các điều kiện xuất cảnh, đều thể tiến hành thủ tục xuất cảnh để ra nước ngoài.Tuy nhiên, đối với lực lượng này, việc xuất cảnh ra nước ngoài còn phụ thuộc vào quy chế của từng đơn vị công tác.Công an có được xuất cảnh ra nước ngoài không? Điều kiện xuất cảnh của công an? (Hình từ Internet)Điều kiện xuất cảnh của công an?Căn cứ Điều 33 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định điều kiện xuất cảnh của công an như sau:- Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng;- Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.Lưu ý: Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.Trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được quy định như thế nào?Căn cứ Điều 39 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh như sau:- Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.- Trong thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khi có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 gửi văn bản hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh biết.- Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, nếu cần gia hạn thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh biết.- Người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 có trách nhiệm thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh thuộc thẩm quyền để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.Trân trọng!
Tổ chức nào được hoạt động lưu ký chứng khoán và điều kiện là gì?
Xin cho tôi hỏi, Tổ chức nào được hoạt động lưu ký chứng khoán và điều kiện là gì? Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán gồm những gì? anh Thụy (Thái Bình)
Tổ chức nào được hoạt động lưu ký chứng khoán và điều kiện là gì?Căn cứ quy định Điều 57 Luật Chứng khoán 2019 quy định về điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán như sau:Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:a) Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hoạt động lưu ký chứng khoán;b) Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi trong năm gần nhất;c) Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.2. Công ty chứng khoán được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.Như vậy, tổ chức nào được hoạt động lưu ký chứng khoán là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty chứng khoán.Trong đó điều kiện để các tổ chức nêu trên đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán gồm có:- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:+ Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hoạt động lưu ký chứng khoán;+ Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi trong năm gần nhất;+ Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.- Công ty chứng khoán được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.Tổ chức nào được hoạt động lưu ký chứng khoán và điều kiện là gì? (Hình từ Internet)Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 58 Luật Chứng khoán 2019 quy định về hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán như sau:Hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;b) Giấy phép thành lập và hoạt động;c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán;d) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng;đ) Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán.2. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán cho công ty chứng khoán bao gồm các tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.Như vậy, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán được quy định theo hai trường hợp sau:- Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hồ sơ bao gồm:+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;+ Giấy phép thành lập và hoạt động;+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán;+ Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng;+ Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán.- Đối với công ty chứng khoán hồ sơ bao gồm:+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán;Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán bị thu hồi trong các trường hợp nào?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 60 Luật Chứng khoán 2019 quy định về đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán như sau:Đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán....2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau đây:a) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán mà không khắc phục được các vi phạm, thiếu sót quy định tại khoản 1 Điều này;b) Không tiến hành hoạt động lưu ký chứng khoán trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;c) Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;d) Bị chấm dứt tồn tại, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;đ) Tự nguyện chấm dứt hoạt động lưu ký chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;e) Không đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán quy định tại Điều 57 của Luật này......Theo đó, ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau đây:- Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán mà không khắc phục được các vi phạm, thiếu sót quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Chứng khoán 2019- Không tiến hành hoạt động lưu ký chứng khoán trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;- Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;- Bị chấm dứt tồn tại, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;- Tự nguyện chấm dứt hoạt động lưu ký chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;- Không đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán quy định tại Điều 57 Luật Chứng khoán 2019.Trân trọng!
Công ty đại chúng có được miễn trừ các điều kiện khi mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty không?
Công ty đại chúng có được miễn trừ các điều kiện khi mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty không? Nhờ anh chị giải đáp.
Thế nào là công ty đại chúng?Căn cứ quy định Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 quy định về công ty đại chúng như sau:Công ty đại chúng1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.2. Công ty cổ phần quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn và có cơ cấu cổ đông đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng đầy đủ và hợp lệ của công ty cổ phần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc nhận được báo cáo kết quả hoàn thành đợt chào bán của công ty cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, đồng thời công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.Như vậy, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp là:- Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;- Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.Công ty đại chúng có được miễn trừ các điều kiện khi mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty không?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 36 Luật Chứng khoán 2019 quy định về công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình như sau:Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình....2. Việc mua lại cổ phiếu được miễn trừ điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:a) Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp;b) Mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty, mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;c) Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ......Như vậy, theo quy định về việc công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình thì nếu không thuộc trường hợp công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình. Thì khi mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty sẽ được miễn trừ các điều kiện mua lại cổ phiếu của chính mình.Có nghĩa là khi công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty thì được miễn trừ các điều kiện sau đây:- Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại, trong đó nêu rõ số lượng, thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá mua lại;- Có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn sau đây: thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;- Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;- Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Công ty đại chúng có được miễn trừ các điều kiện khi mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty không? (Hình từ Internet)Công ty đại chúng đang có nợ phải trả quá hạn thì có được mua lại cổ phiếu của chính mình không? Căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Chứng khoán 2019 quy định về công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình như sau:Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình...3. Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp sau đây:a) Đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;....Như vậy, công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình khi đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán. Nếu thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét.Lưu ý: Công ty đại chúng được mua lại cổ phiếu của chính mình khi đang có nợ phải trả quá hạn trong trường hợp: Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.Trân trọng!
Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không?
Cho tôi hỏi: Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không? Hối phiếu có nội dung gì? (Câu hỏi chị Trâm Anh - Quảng Ngãi)
Hối phiếu là gì? Nội dung của hối phiếu có gì?Pháp luật hiện hành không có quy định giải thích hối phiếu là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu hối phiếu là một chứng từ chứng nhận có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một kỳ hạn nhất định.[1] Đặc điểm của hối phiếu như sau:- Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện: Hối phiếu là mệnh lệnh trả tiền của người ký phát đối với người bị ký phát, không kèm theo điều kiện ràng buộc.- Là chứng từ có giá: Hối phiếu là một loại chứng từ có giá, có thể được chuyển nhượng cho người khác.- Là phương tiện thanh toán: Hối phiếu có thể được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc các khoản nợ.- Là phương tiện tín dụng: Hối phiếu có thể được sử dụng để vay tiền từ ngân hàng.[2] Nội dung của hối phiếu bao gồm: - Tên của hối phiếu: Hối phiếu phải ghi rõ là "Hối phiếu" hoặc "Bill of exchange".- Ngày lập hối phiếu: Ngày lập hối phiếu là ngày hối phiếu được ký phát.- Nơi lập hối phiếu: Nơi lập hối phiếu là địa điểm người ký phát lập hối phiếu.- Người ký phát: Người ký phát là người lập hối phiếu.- Người bị ký phát: Người bị ký phát là người được yêu cầu thanh toán tiền theo hối phiếu.- Người thụ hưởng: Người thụ hưởng là người nhận tiền theo hối phiếu.- Số tiền: Số tiền được ghi trên hối phiếu phải rõ ràng và đúng với quy định quốc tế, được ghi bằng cả số và chữ.- Kỳ hạn thanh toán: Kỳ hạn thanh toán là thời hạn người bị ký phát phải thanh toán tiền theo hối phiếu.- Lãi suất: Lãi suất là khoản tiền mà người bị ký phát phải trả cho người ký phát nếu thanh toán chậm.- Ký hậu: Ký hậu là việc người thụ hưởng hối phiếu ký tên và ghi rõ ngày ký lên hối phiếu để chuyển nhượng hối phiếu cho người khác.*Ngoài các thông tin bắt buộc trên, hối phiếu có thể có thêm các thông tin khác như:- Địa điểm trả tiền: Địa điểm trả tiền là địa điểm mà người bị ký phát phải thanh toán tiền theo hối phiếu.- Số thứ tự của hối phiếu: Số thứ tự của hối phiếu là số thứ tự của hối phiếu trong một lô hối phiếu.- Ngày ký hậu: Ngày ký hậu là ngày người thụ hưởng hối phiếu ký hậu hối phiếu.*Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không? (Hình từ Internet)Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu đòi nợ có được chuyển nhượng không?Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có giải thích hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.Bên cạnh đó, tại Điều 27 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về hình thức chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ như sau:Hình thức chuyển nhượng hối phiếu đòi nợNgười thụ hưởng chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ theo một trong các hình thức sau đây:1. Ký chuyển nhượng;2. Chuyển giao.Theo Điều 28 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có quy định như sau:Hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượngHối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng nếu trên hối phiếu đòi nợ có ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.Như vậy, hối phiếu đòi nợ có thể được chuyển nhượng theo 02 hình thức gồm ký chuyển nhượng và chuyển giao. Tuy nhiên, hối phiếu đòi nợ sẽ không được chuyển nhượng nếu trên hối phiếu đòi nợ có ghi các cụm từ như sau:- Không được chuyển nhượng.- Cấm chuyển nhượng.- Không trả theo lệnh hoặc các cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không?Theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 có quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;c) Chứng khoán phái sinh;d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.....Như vậy, hối phiếu không là chứng khoán mà chỉ là chứng từ được phát hành bởi người đáp ứng điều kiện ký phát. Ngược lại, đối với từng loại chứng khoán, tổ chức phát hành có thể là: Chính phủ và Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư chứng khoán.Trân trọng!
Ngân hàng thương mại được bán trái phiếu Chính phủ từ ngày 15/01/2024?
Cho tôi hỏi: Có phải ngân hàng thương mại được bán trái phiếu Chính phủ từ ngày 15/01/2024 không? Quy trình lựa chọn đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của anh Nhân (Tp.HCM).
Ngân hàng thương mại được bán trái phiếu Chính phủ từ ngày 15/01/2024?Tại Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP có quy định về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ như sau:Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ1. Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc lựa chọn ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là đại lý phân phối) cho đối tượng mua....5. Điều kiện làm đại lý phân phối:a) Là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chức năng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;b) Có mạng lưới hoạt động đáp ứng việc phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ;c) Có phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.Như vậy, từ ngày 15/01/2024, ngân hàng thương mại được bán trái phiếu Chính phủ và cần phải đáp ứng các điều kiện sau:- Được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chức năng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu;- Có mạng lưới hoạt động đáp ứng việc phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ;- Có phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.Ngân hàng thương mại được bán trái phiếu Chính phủ từ ngày 15/01/2024? (Hình từ Internet)Quy trình lựa chọn đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ được thực hiện như thế nào?Tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP có quy định quy trình lựa chọn đại lý phân phối được thực hiện như sau:Bước 1: Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu theo phương thức riêng lẻ thông qua đại lý phân phối thì:Kho bạc Nhà nước thông báo về kế hoạch tổ chức phát hành trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán để các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký tham gia làm đại lý phân phối. Nội dung thông báo bao gồm:- Thông tin về trái phiếu dự kiến phát hành:+ Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu (đồng tiền phát hành, kỳ hạn, mệnh giá, phương thức thanh toán gốc, lãi); khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành;+ Thời điểm dự kiến phát hành, phương thức phát hành;- Thông tin về việc lựa chọn đại lý phân phối:+ Điều kiện đối với đại lý phân phối;+ Thời hạn và địa điểm nhận hồ sơ đăng ký làm đại lý phân phối.Bước 2: Các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định có nhu cầu làm đại lý phân phối nộp hồ sơ được niêm phong trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc gửi bằng thư qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.Hồ sơ đăng ký bao gồm:- Đơn đăng ký làm đại lý phân phối theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP tại đây;- Phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu với các nội dung cơ bản:+ Dự báo về tình hình thị trường trái phiếu và khả năng phân phối trái phiếu;+ Kế hoạch thực hiện đối với việc phân phối và thanh toán trái phiếu;+ Đề xuất mức phí phân phối và thanh toán trái phiếu;- Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện để trở thành đại lý phân phối bao gồm:+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu);+ Thông tin về hệ thống mạng lưới hoạt động và hạ tầng cơ sở để đảm bảo việc phân phối và thanh toán trái phiếu theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước.Bước 3: Sau khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ, Kho bạc Nhà nước thành lập tổ mở hồ sơ niêm phong và tổ chức đánh giá, lựa chọn một hoặc một số tổ chức làm đại lý phân phối căn cứ vào điều kiện và phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu.Bước 4: Trong vòng tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký làm đại lý phân phối thìKho bạc Nhà nước thông báo kết quả lựa chọn đại lý phân phối bằng văn bản cho các tổ chức đăng ký và công bố trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.Bước 5: Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng với đại lý phân phối theo mẫu do Bộ Tài chính hướng dẫn.Hợp đồng phân phối và thanh toán trái phiếu là căn cứ xác nhận các quyền, nghĩa vụ của đại lý phân phối và của Kho bạc Nhà nước.Bước 6: Đại lý phân phối có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung về phân phối và thanh toán trái phiếu theo hợp đồng đã ký kết với Kho bạc Nhà nước.Mẫu đơn đăng ký làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu áp dụng từ ngày 15/01/2024?Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 83/2023/NĐ-CP có quy định mẫu đơn đăng ký làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu như sau:Xem chi tiết mẫu đơn đăng ký làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu ban hành kèm theo Nghị định 83/2023/NĐ-CPtại đây.Lưu ý: Nghị định 83/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2024.Trân trọng!
Doanh nghiệp không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cho tôi hỏi: Doanh nghiệp không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng bị xử phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt là bao lâu? Nhờ anh chị giải đáp.
Doanh nghiệp không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng bị xử phạt bao nhiêu tiền?Căn cứ quy định khoản 7 Điều 13 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng như sau:Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.....7. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng trên 36 tháng hoặc không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.8. Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ điều kiện là công ty đại chúng trong hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.9. Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.10. Biện pháp khác phục hậu quả:a) Buộc cung cấp thông tin chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;b) Buộc dừng thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên được áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP).Doanh nghiệp không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì có phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng?Căn cứ quy định Điều 29 Luật Chứng khoán 2019 quy định về nghĩa vụ của tổ chức phát hành như sau:Nghĩa vụ của tổ chức phát hành1. Tổ chức phát hành đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu ra công chúng, trở thành công ty đại chúng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này không phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.2. Tổ chức phát hành đã thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.3. Tổ chức phát hành hoàn thành việc chào bán trái phiếu ra công chúng phải tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của Luật này.Căn cứ quy định điểm b khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 quy định về công ty đại chúng như sau:Công ty đại chúng1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:...b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.Như vậy, công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì không phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng là bao lâu?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán như sau:Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính......Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;....Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng là 02 năm, do đây là hành vi vi phạm trên lĩnh vực chứng khoán.Trân trọng!
Bitcoin có được xem là chứng khoán không? Có thể dùng Bitcoin để thanh toán ở Việt Nam không?
Cho tôi hỏi: Bitcoin có được xem là chứng khoán không? Có thể dùng Bitcoin để thanh toán ở Việt Nam không? Câu hỏi từ anh Hùng - Gia Lai
Bitcoin có được xem là chứng khoán không?Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa chứng khoán như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;c) Chứng khoán phái sinh;d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định....Hiện không có văn bản nào định nghĩa cụ thể về Bitcoin là gì, tuy nhiên có thể hiểu Bitcoin là loại tiền ảo, chỉ được công nhận, giao dịch trong một cộng đồng, tổ chức. Những cộng đồng này tự tạo ra bitcoin để lưu hành nhằm mục đích dùng để trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ.Theo đó, Bitcoin đáp ứng tất cả các tiêu chí trên. Nó có thể được mua bán với mục đích sinh lời, có giá trị thị trường, và có thể được chuyển nhượng. Tuy nhiên, Bitcoin có những hạn chế như sau:- Không được phát hành bởi một công ty hoặc tổ chức cụ thể- Không được bảo đảm bởi một cơ quan chính phủ hoặc tổ chức tài chính nào- Không được quy định bởi các cơ quan quản lý tài chínhNhư vậy, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào xác định Bitcoin có được xem là chứng khoán hay không. Cũng chưa có hướng dẫn nào xác định Bitcoin có được xem là chứng khoán hay không.Do đó, Bitcoin không được xem là một loại chứng khoán.Bitcoin có được xem là chứng khoán không? Có thể dùng Bitcoin để thanh toán ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)Có thể sử dụng Bitcoin để thanh toán ở Việt Nam không?Căn cứ khoản 6, khoản 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định như sau:Giải thích từ ngữ...6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này.Theo đó, căn cứ Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng nhà nước có nội dung như sau:Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm....Từ những căn cứ nêu trên, bitcoin không phải là phương tiện được phép thanh toán trên thị trường. Và tới thời điểm hiện tại, việc sử dụng đồng tiền ảo Bitcoin để thanh toán ở Việt Nam là không hợp pháp.Sử dụng bitcoin để thanh toán có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?Căn cứ quy định Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như sau:Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:.....h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Như vậy, việc sử dụng bitcoin để làm phương tiện thanh toán là không phù hợp theo quy định của pháp luật do bitcoin không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp.Do đó người nào có hành vi sử dụng bitcoin để thanh toán mà gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.Hình phạt đối với tội này là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm tuỳ vào mức độ tội phạm.Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Trân trọng!
Doanh nghiệp bảo hiểm có được mở 02 tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán không?
Xin cho tôi hỏi, doanh nghiệp bảo hiểm có được mở 02 tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán không? Nhờ anh chị giải đáp.
Doanh nghiệp bảo hiểm có được mở 02 tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán không?Căn cứ quy định khoản 8 Điều 6 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về tài khoản giao dịch chứng khoán như sau:Tài khoản giao dịch chứng khoán....8. Doanh nghiệp bảo hiểm được mở 02 tài khoản giao dịch chứng khoán tại mỗi công ty chứng khoán như sau:a) 01 tài khoản giao dịch chứng khoán để giao dịch từ nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ, giao dịch chứng khoán trên tài khoản này chịu sự điều chỉnh bởi quy định pháp luật về sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán.b) 01 tài khoản giao dịch chứng khoán để giao dịch từ nguồn thu phí bảo hiểm trong nước của các quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Giao dịch chứng khoán trên tài khoản này không chịu sự điều chỉnh bởi quy định pháp luật về sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán......Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm được mở 02 tài khoản giao dịch chứng khoán tại mỗi công ty chứng khoán như sau:- 01 tài khoản giao dịch chứng khoán để giao dịch từ nguồn vốn chủ sở hữu.Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ, giao dịch chứng khoán trên tài khoản này chịu sự điều chỉnh bởi quy định pháp luật về sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán.- 01 tài khoản giao dịch chứng khoán để giao dịch từ nguồn thu phí bảo hiểm trong nước của các quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.Giao dịch chứng khoán trên tài khoản này không chịu sự điều chỉnh bởi quy định pháp luật về sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán.Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán có được cung cấp dịch vụ nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư là tổ chức không?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 86 Luật Chứng khoán 2019 quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:Hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được cung cấp các dịch vụ sau đây:a) Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân; thực hiện phân phối hoặc làm đại lý phân phối chứng khoán; quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán; cung ứng dịch vụ quản lý danh sách người sở hữu chứng khoán cho các doanh nghiệp khác;b) Cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán hoặc cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán; lưu ký chứng khoán; bù trừ và thanh toán chứng khoán; các dịch vụ trên thị trường chứng khoán phái sinh.....Như vậy, công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được cung cấp dịch vụ nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân.Do đó đối với tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư là tổ chức thì công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ.Doanh nghiệp bảo hiểm có được mở 02 tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán không? (Hình từ Internet)Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 5 Luật Chứng khoán 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.2. Công bằng, công khai, minh bạch.3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.Như vậy, nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định như sau:- Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.- Công bằng, công khai, minh bạch.- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.- Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.Trân trọng!
Hội đồng quản trị của công ty niêm yết chứng khoán phải có ít nhất bao nhiêu thành viên độc lập?
Xin cho tôi hỏi, Hội đồng quản trị của công ty niêm yết chứng khoán phải có ít nhất bao nhiêu thành viên độc lập? Nhờ anh chị biên tập viên hỗ trợ giải đáp.
Hội đồng quản trị của công ty niêm yết chứng khoán phải có ít nhất bao nhiêu thành viên độc lập?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 276 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về thành phần Hội đồng quản trị như sau:Thành phần Hội đồng quản trị....4. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập của công ty niêm yết phải đảm bảo quy định sau:a) Có tối thiểu 01 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 03 đến 05 thành viên;b) Có tối thiểu 02 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 06 đến 08 thành viên;c) Có tối thiểu 03 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 09 đến 11 thành viên.Như vậy, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập của công ty niêm yết chứng khoán phải đảm bảo quy định sau:- Có tối thiểu 01 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 03 đến 05 thành viên;- Có tối thiểu 02 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 06 đến 08 thành viên;- Có tối thiểu 03 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 09 đến 11 thành viên.Hội đồng quản trị của công ty niêm yết chứng khoán phải có ít nhất bao nhiêu thành viên độc lập? (Hình từ Internet)Thành viên Hội đồng quản trị độc lập của công ty niêm yết chứng khóa có phải lập báo cáo đánh giá về về hoạt động của Hội đồng quản trị không?Căn cứ quy định Điều 277 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị như sau:Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị1. Thành viên Hội đồng quản trị có đầy đủ các quyền theo quy định của Luật Chứng khoán, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty, trong đó có quyền được cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty.....3. Thành viên Hội đồng quản trị độc lập của công ty niêm yết phải lập báo cáo đánh giá về hoạt động của Hội đồng quản trị.Như vậy, theo quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị thì thành viên Hội đồng quản trị độc lập của công ty niêm yết phải lập báo cáo đánh giá về hoạt động của Hội đồng quản trị.Thành viên Hội đồng quản trị của công ty niêm yết chứng khoán có nghĩa vụ gì?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 277 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị như sau:Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị....2. Thành viên Hội đồng quản trị có nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ công ty và các nghĩa vụ sau:a) Thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì lợi ích cao nhất của cổ đông và của công ty;b) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị và có ý kiến về các vấn đề được đưa ra thảo luận;c) Báo cáo kịp thời, đầy đủ với Hội đồng quản trị các khoản thù lao nhận được từ các công ty con, công ty liên kết và các tổ chức khác;d) Báo cáo Hội đồng quản trị tại cuộc họp gần nhất các giao dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát trên 50% trở lên vốn điều lệ với thành viên Hội đồng quản trị và những người có liên quan của thành viên đó; giao dịch giữa công ty với công ty trong đó thành viên Hội đồng quản trị là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch;đ) Thực hiện công bố thông tin khi thực hiện giao dịch cổ phiếu của công ty theo quy định của pháp luật....Như vậy, bên cạnh thực các nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ công ty thì hành viên Hội đồng quản trị công ty niêm yết chứng khoán có các nghĩa vụ sau:- Thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì lợi ích cao nhất của cổ đông và của công ty;- Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị và có ý kiến về các vấn đề được đưa ra thảo luận;- Báo cáo kịp thời, đầy đủ với Hội đồng quản trị các khoản thù lao nhận được từ các công ty con, công ty liên kết và các tổ chức khác;- Báo cáo Hội đồng quản trị tại cuộc họp gần nhất các giao dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát trên 50% trở lên vốn điều lệ với thành viên Hội đồng quản trị và những người có liên quan của thành viên đó;- Báo cáo Hội đồng quản trị giao dịch giữa công ty với công ty trong đó thành viên Hội đồng quản trị là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch;- Thực hiện công bố thông tin khi thực hiện giao dịch cổ phiếu của công ty theo quy định của pháp luật.Trân trọng!
Thế nào là thị trường tài chính? Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính?
Thế nào là thị trường tài chính? Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính? Nhờ anh chị giải đáp.
Thế nào là thị trường tài chính?Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định nào định nghĩa cụ thể về thị trường tài chính là gì.Tuy nhiên, có thể hiểu thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định.Bản chất của thị trường tài chính là sự luân chuyển vốn, giao lưu vốn trong xã hội. Thị trường tài chính gồm có hai loại là: thị trường vốn dài hạn và thị trường vốn ngắn hạn.Lưu ý: Nội dung này mang tính chất tham khảo!Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính?Căn cứ quy định khoản 3 Điều 16 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 quy định về tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam như sau:Tổng giám đốc....3. Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng giám đốca) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;b) Có trình độ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý điều hành; có chuyên môn và ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính;c) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng; Kiểm soát viên;d) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác;đ) Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật;e) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc tại doanh nghiệp nhà nước khác;g) Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản này, Tổng giám đốc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.Như vậy, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có chuyên môn và ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính.Bên cạnh đó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định.Thế nào là thị trường tài chính? Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính? (Hình từ Internet)Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc về việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam gồm những gì?Căn cứ quy định khoản 5 Điều 17 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 quy định về quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc như sau:Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc....5. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam:a) Đề xuất phương án huy động vốn; đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; xây dựng, mua, bán tài sản cố định; hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; phương án thanh lý, nhượng bán tài sản; các dự án đầu tư; phương án đầu tư ra nước ngoài để báo cáo Hội đồng thành viên phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;b) Quyết định mức khấu hao tài sản cố định theo khung thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính; quyết định việc mua sắm tài sản cố định; cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; thanh lý, nhượng bán; ký hợp đồng, thỏa thuận theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Hội đồng thành viên quy định tại quy chế làm việc của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam;c) Chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật và theo quy chế sử dụng các quỹ này;d) Đề xuất phương án phân bổ, sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.....Như vậy, quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc về việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam gồm có:- Đề xuất phương án huy động vốn;- Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp;- Xây dựng, mua, bán tài sản cố định, hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; phương án thanh lý, nhượng bán tài sản; các dự án đầu tư; phương án đầu tư ra nước ngoài để báo cáo Hội đồng thành viên phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.- Quyết định mức khấu hao tài sản cố định theo khung thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính;- Quyết định việc mua sắm tài sản cố định; cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; thanh lý, nhượng bán;- Ký hợp đồng, thỏa thuận theo phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng thành viên quy định tại quy chế làm việc của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.- Chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật và theo quy chế sử dụng các quỹ này;- Đề xuất phương án phân bổ, sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.Trân trọng!
Điểm chứng khoán là gì? Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán gồm những gì?
Cho tôi hỏi: Điểm chứng khoán là gì? Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán gồm những gì? Nhờ anh chị biên tập viên hỗ trợ giải đáp.
Điểm chứng khoán là gì?Hiện nay, chưa có văn bản nào thay thế nào, tuy nhiên có thể hiểu điểm chứng khoán như sau:Điểm chứng khoán là chỉ số thể hiện sự tăng giảm của giá trị các cổ phiếu đang có trên thị trường. Con số này có khả năng thể hiện toàn thị trường hoặc đối với từng chỉ số riêng biệt. Điểm chứng khoán cũng sẽ có một mốc cố định để cho thấy cụ thể tình hình hoạt động của thị trường.Điểm chứng khoán ngoài việc thể hiện sự tăng giảm giá chứng khoán của thị trường thì còn có những ý nghĩa quan trọng khác như:- Chứng tỏ thị trường đang có xu hướng tăng và những cổ phiếu tăng giá đang chiếm ưu thế nên sẽ trở thành một mùa đầy hứa hẹn cho nhà đầu tư.- Chứng tỏ thị trường có xu hướng trên đà giảm và cổ phiếu giảm giá đang chiếm ưu thế nên bạn cần phải cẩn thận khi tham gia thị trường.- Phản ánh trực tiếp nền kinh tế, biến động của thị trường chứng khoán sẽ đồng thời cho bạn thấy biến động tỉ lệ thuận của nền kinh tế.Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán gồm những gì?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán 2019 quy định về biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán như sau:Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán1. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm:a) Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;b) Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;c) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;d) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;đ) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;e) Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;g) Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán......Như vậy, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm:- Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;- Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;- Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;- Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;- Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;- Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;- Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.Điểm chứng khoán là gì? Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán gồm những gì? (Hình từ Internet)Chính sách phát triển thị trường chứng khoán gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 6 Luật Chứng khoán 2019 quy định về chính sách phát triển thị trường chứng khoán gồm có:- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển.- Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.- Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.Trân trọng!
Công thức lãi suất trái phiếu (lãi suất coupon) được tính như thế nào?
Cho tôi hỏi anh chị có thể cho tôi biết lãi suất trái phiếu hay lãi suất coupon là gì và công thức tính lãi suất trái phiếu như thế nào được không? Mong được giải đáp thắc mắc!
Lãi suất trái phiếu (lãi suất coupon) là gì?Theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định về chứng khoán như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;c) Chứng khoán phái sinh;d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định....Đồng thời theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về trái phiếu như sau:Giải thích từ ngữTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:...6. Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.....Theo đó, trái phiếu là một loại chứng khoán có kỳ hjan từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hànhQua đó, có thể hiểu lãi suất trái phiếu (hay lãi suất coupon) là lãi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu trả cho nhà đầu tư. Lãi suất trái phiếu thường được xác định trước và là một con số cố định, không phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường và được niêm yết ngay trên phần cuống của trái phiếu.Ví dụ: trái phiếu có mệnh giá là 100.000 ngàn đồng với lãi suất 5%/năm, dù giá trị của trái phiếu trên thị trường có cao hơn hay thấp hơn mệnh giá cũ thì mức lãi suất vẫn luôn là 5%/năm của 100.000 ngàn đồng.Công thức lãi suất trái phiếu (lãi suất coupon) được tính như thế nào? (Hình từ Internet)Công thức lãi suất trái phiếu (lãi suất coupon) được tính như thế nào?Trong các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về lãi suất trái phiếu (hay lãi suất coupon). Tuy nhiên, dựa trên thực tế thì lãi suất trái phiếu là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá trị của trái phiếu. Nếu lãi suất trái phiếu cao, trái phiếu sẽ có giá trị cao hơn và ngược lại.Công thức lãi suất trái phiếu được tính bằng cách lấy tổng số tiền lãi trả cho nhà đầu tư trong một năm chia cho mệnh giá trái phiếu, cụ thể như sau:Lãi suất trái phiếu = Lãi suất hàng năm / Mệnh giá gốc của trái phiếuVí dụ: Một trái phiếu phát hành với mệnh giá 100.000 ngàn đồng, trả lãi một năm 2 lần, mỗi lần 10.000 thì sẽ có lãi suất coupon là (10.000*2)/100.000 = 20%Khi chào bán trái phiếu ra công chúng cần đáp ứng những điều kiện gì? Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, chào bán trái phiếu ra công chúng cần đáp ứng các điều kiện như sau:[1] Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.[2] Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;[3] Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;[4] Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;[5] Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;[6] Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích.[7] Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;[8] Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;[9] Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.[10] Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khi thuộc 01 trong các trường hợp sau:- Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau:+ Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán+ Hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.- Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau:+ Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán+ Hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.Trân trọng!
Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng phải chuẩn bị hồ sơ ra sao?
Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng phải chuẩn bị hồ sơ ra sao? Các hình thức chào bán thêm chứng khoán ra công chúng hiện nay? Câu hỏi từ anh N ở TP HCM.
Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng phải chuẩn bị hồ sơ ra sao?Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng chuẩn bị hồ sơ bao gồm:- Giấy đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, thông qua việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán, trong đó:+ Phương án phát hành phải nêu rõ các nội dung:++ Loại cổ phiếu chào bán; số lượng cổ phiếu từng loại chào bán;++ Đặc tính của cổ phiếu (trong trường hợp cổ phiếu chào bán không phải cổ phiếu phổ thông);++ Giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định giá chào bán; ++ Thông qua hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài.Lưu ý: Trường hợp phương án phát hành không nêu cụ thể giá chào bán, nguyên tắc xác định giá chào bán thì giá chào bán được xác định theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020;+ Đối với đợt chào bán để thực hiện dự án, phương án sử dụng vốn phải xác định tỷ lệ chào bán thành công cho mục đích thực hiện dự án tối thiểu là 70% tổng số cổ phiếu dự kiến chào bán để thực hiện các dự án; phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện các dự án.- Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất phải đáp ứng quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán 2019, trong đó:+ Trường hợp hồ sơ được nộp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo tài chính chưa có kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm trước liền kề. Trường hợp tổ chức phát hành hoàn thiện hồ sơ sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, tổ chức phát hành phải bổ sung báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán;+ Trường hợp tổ chức phát hành thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ sau ngày kết thúc kỳ kế toán gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét (trừ trường hợp phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu), tổ chức phát hành phải bổ sung báo cáo về vốn góp của chủ sở hữu được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.- Điều lệ của tổ chức phát hành;- Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán;- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019;- Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán gần nhất được kiểm toán trong 02 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán đã có thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán gần nhất.- Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán 2019.- Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.- Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có). Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành. Các tài liệu này phải được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.- Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng. Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.- Văn bản cam kết của Hội đồng quản trị triển khai niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng phải chuẩn bị hồ sơ ra sao? (Hình từ Internet)Các hình thức chào bán thêm chứng khoán ra công chúng hiện nay?Hiện nay, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì có hai 02 hình thức chào bán thêm chứng khoán ra công chúng, cụ thể:(1) Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu;(2) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chào bán thêm chứng chỉ quỹ ra công chúng để tăng vốn điều lệ của Quỹ đầu tư.Chứng khoán hiện nay bao gồm bao nhiêu loại?Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì chứng khoán bao gồm các loại sau đây:- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;- Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;- Chứng khoán phái sinh;- Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.Trân trọng!
Cổ phiếu ESOP là gì? Trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động để tăng vốn cổ phần được quy định như thế nào?
Xin cho tôi hỏi, cổ phiếu ESOP là gì? Trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động để tăng vốn cổ phần được quy định như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Cổ phiếu ESOP là gì?Cổ phiếu ESOP là viết tắt của cụm từ Employment Stock Ownership Plan. Đây là hình thức phát hành cổ phiếu cho người lao động trong công ty.Người lao động được nhận cổ phiếu ESOP là những lao động lâu năm, có đóng góp trong sự phát triển của công ty. Thông thường tiêu chuẩn này nằm trong Điều lệ hoặc các quy chế ban hành của công ty.Cổ phiếu ESOP là gì? Trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động để tăng vốn cổ phần được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)Điều kiện phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động để tăng vốn cổ phần được quy định như thế nào?Căn cứ quy định khoản 4 Điều 64 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện công ty đại chúng phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty như sau:Điều kiện công ty đại chúng phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty.....4. Trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, nguồn vốn chủ sở hữu đủ để tăng vốn cổ phần, cụ thể như sau:a) Nguồn vốn chủ sở hữu sử dụng để phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động được căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận bao gồm các nguồn sau: thặng dư vốn cổ phần; quỹ đầu tư phát triển; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;b) Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ;c) Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, lợi nhuận quyết định sử dụng để thưởng cho người lao động không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán. Trường hợp lợi nhuận quyết định sử dụng để thưởng cho người lao động thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.......Như vậy, điều kiện công ty đại chúng phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty trong trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, nguồn vốn chủ sở hữu đủ để tăng vốn cổ phần, cụ thể như sau:- Nguồn vốn chủ sở hữu sử dụng để phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động được căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận bao gồm các nguồn sau:+ Thặng dư vốn cổ phần;+ Quỹ đầu tư phát triển; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;+ Quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;- Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ;- Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, lợi nhuận quyết định sử dụng để thưởng cho người lao động không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán.Trường hợp lợi nhuận quyết định sử dụng để thưởng cho người lao động thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.Mẫu báo cáo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty của công ty đại chúng như thế nào?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 65 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty của công ty đại chúng như sau:Tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty của công ty đại chúng1. Báo cáo phát hành cổ phiếu theo Mẫu số 17 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.....Theo đó mẫu báo cáo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty của công ty đại chúng như sau:Tải về, mẫu báo cáo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty của công ty đại chúng.Trân trọng!
Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có được mở tài khoản bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại không?
Xin cho tôi hỏi, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có được mở tài khoản bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại không? Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nhiệm vụ chính là gì? Nhờ anh chị giải đáp.
Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có được mở tài khoản bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại không?Căn cứ quy định Điều 1 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg quy định về thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như sau:Thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh1. Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước; hạch toán độc lập, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.a) Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Exchange.b) Tên viết tắt: VNX.c) Trụ sở chính: Hà Nội.2. Các công ty do Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập bao gồm:a) Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.b) Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.3. Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.Như vậy, theo như quy định về việc thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam được phép ở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước.Do đó Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam được mở tài khoản bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại.Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có được mở tài khoản bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại không? (Hình từ Internet)Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nhiệm vụ chính là gì?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 2 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ như sau:Theo đó Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nhiệm vụ chính sau đây:- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;- Xây dựng và ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán;- Ban hành tiêu chí giám sát giao dịch; ban hành chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;- Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam;- Quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm của thành viên theo quy định của pháp luật chứng khoán và làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;- Giám sát Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các quy chế hoạt động nghiệp vụ theo quy định và thực hiện nhiệm vụ giám sát quy định tại điểm b khoản 3 và điểm b Khoản 4 Điều 2 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg;- Giám sát chung hoạt động giao dịch chứng khoán, hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin;- Giám sát tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư hoạt động trên các thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật;- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ mới, sản phẩm mới;- Trực tiếp triển khai thực hiện hoặc giao Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện;- Hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán thông qua việc đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức;- Cung cấp dịch vụ về thông tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch;- Cung cấp dịch vụ phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động;- Hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán với các Sở giao dịch Chứng khoán trên thế giới, các tổ chức quốc tế;- Quản lý, giám sát Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động;- Báo cáo, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường giao dịch chứng khoán; vi phạm của thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam; vi phạm của nhà đầu tư, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật;- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.Vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là bao nhiêu?Căn cứ quy định Điều 3 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg quy định về vốn điều lệ như sau:Vốn điều lệ1. Vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là 3.000 tỷ đồng, bao gồm:a) Vốn điều lệ tại thời điểm bắt đầu hoạt động: được xác định bằng tổng vốn chủ sở hữu của Sở giao dịch Chứng khoán. Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại thời điểm trước ngày Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.b) Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật.......Như vậy, vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là 3.000 tỷ đồng.Trân trọng!
Những hoạt động nào của công ty chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận?
Cho tôi hỏi những hoạt động nào của công ty chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận? Câu hỏi của anh Bình - Thanh Hóa
Những hoạt động nào của công ty chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận?Căn cứ Điều 87 Luật Chứng khoán 2019 quy định công ty chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các hoạt động sau đây:- Tạm ngừng hoạt động, trừ trường hợp tạm ngừng do nguyên nhân bất khả kháng;- Chào bán và niêm yết chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại nước ngoài;- Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;- Thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài; thành lập công ty con tại nước ngoài; thay đổi nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh; thành lập, đóng cửa phòng giao dịch;- Thay đổi tên, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch;- Thực hiện dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 86 Luật Chứng khoán 2019.Những hoạt động nào của công ty chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận? (Hình từ Internet)Giám đốc công ty chứng khoán cần có chứng chỉ hành nghề gì?Căn cứ Khoản 5 Điều 74 Luật Chứng khoán 2019 quy định điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán như sau:Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán...5. Điều kiện về nhân sự bao gồm:Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;b) Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;c) Có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;d) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.Trường hợp có Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản này và có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ phụ trách.Như vậy, Giám đốc công ty chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.Nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ được kiêm nhiệm làm kế toán trong công ty chứng khoán không?Theo Khoản 4 Điều 12 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định Kiểm soát nội bộ công ty chứng khoán như sau:Kiểm soát nội bộ...4. Yêu cầu nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộa) Bố trí tối thiểu 01 nhân viên làm kiểm soát tuân thủ;b) Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán, có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;c) Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong công ty chứng khoán;d) Có chứng chỉ chuyên môn Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán, và chứng chỉ chuyên môn Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;đ) Không kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.Theo đó, nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ công ty chứng khoán sẽ không được kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.Do đó, không thể đưa nhân sự kiểm toán nội bộ kiêm nhiệm làm kế toán trong công ty chứng khoán.Trân trọng!
Tài liệu chứng minh thu nhập để xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp gồm những gì?
Cho tôi hỏi, tài liệu chứng minh thu nhập để xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp gồm những gì? Thu nhập bao nhiêu là nhà đầu đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp? Nhờ anh chị giải đáp.
Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất bao nhiêu để được xem là nhà đầu đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp?Căn cứ quy định Điều 11 Luật Chứng khoán 2019 quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp như sau:Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp1. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao gồm:a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan;b) Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;c) Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;d) Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;đ) Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Như vậy, tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả thì cá nhân phải có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng. Tài liệu chứng minh thu nhập để xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp gồm những gì?(Hình từ Internet)Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định như thế nào?Căn cứ quy định Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.- Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.- Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.- Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.- Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định pháp luật.Tài liệu chứng minh thu nhập để xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp gồm những gì?Căn cứ quy định khoản 5 Điều 5 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp như sau:Tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp....5. Đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán, bao gồm các tài liệu:a) Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;b) Hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả trong năm gần nhất trước thời điểm xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.Như vậy, tài liệu chứng minh thu nhập để xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp gồm có:- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;- Hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả trong năm gần nhất trước thời điểm xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.Trân trọng!
Lệnh ATC là gì? Nguyên tắc khớp lệnh ATC trong giao dịch chứng khoán như thế nào?
Cho tôi hỏi: Lệnh ATC là gì? Nguyên tắc khớp lệnh ATC? Nội dung xác nhận kết quả giao dịch chứng khoản niêm yết theo phương pháp thỏa thuận gồm những gì? Anh Hùng - Huế
Lệnh ATC là gì?ATC là viết tắt của từ At The Close trong tiếng Anh. Như vậy, lệnh ATC có nghĩa là Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửaCăn cứ điểm d khoản 2 Điều 17 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định lệnh ATC (ký hiệu lệnh ATC) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán được hệ thống giao dịch ghi nhận giá đặt lệnh theo nguyên tắc sau:[1] Nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh- Là giá thực hiện gần nhất hoặc là giá tham chiếu (trường hợp không có giá thực hiện gần nhất) nếu trên sổ lệnh chỉ có lệnh mua ATC hoặc lệnh bán ATC hoặc tổng khối lượng lệnh bên mua bằng tổng khối lượng lệnh bên bán.- Là mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện gần nhất trước đó nếu tổng khối lượng lệnh bên mua lớn hơn tổng khối lượng lệnh bên bán; nếu mức giá được xác định này cao hơn mức giá trần thì hệ thống giao dịch ghi nhận là giá trần.- Là mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện gần nhất trước đó nếu tổng khối lượng lệnh bên bán lớn hơn tổng khối lượng lệnh bên mua; nếu mức giá được xác định này thấp hơn mức giá sàn thì hệ thống giao dịch ghi nhận là giá sàn.[2] Nếu có lệnh giới hạn trên sổ lệnh- Giá của lệnh ATC mua được xác định là giá cao nhất trong 03 mức giá sau: Giá mua cao nhất cộng 01 đơn vị yết giá (nếu mức giá này cao hơn mức giá trần thì được xác định là giá trần), giá bán cao nhất của bến đối ứng, giá thực hiện gần nhất hoặc giá tham chiếu trong trường hợp không có giá thực hiện gần nhất.- Giá của lệnh ATC bán được xác định là giá thấp nhất trong 03 mức giá sau: Giá bán thấp nhất trừ 01 đơn vị yết giá (nếu mức giá này thấp hơn mức giá sàn thì được xác định là giá sàn), giá mua thấp nhất của bên đối ứng, giá thực hiện gần nhất hoặc giá tham chiếu trong trường hợp không có giá thực hiện gần nhất.Lệnh ATC được nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa. Sau thời điểm xác định giá đóng cửa, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.Lệnh ATC là gì? Nguyên tắc khớp lệnh ATC trong giao dịch chứng khoán như thế nào? (Hình từ Internet)Nguyên tắc khớp lệnh ATC trong giao dịch chứng khoán như thế nào?Căn cứ quy định tại Điều 21 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định nguyên tắc khớp lệnh và xác định giá khớp lệnh như sau:Nguyên tắc khớp lệnh và xác định giá khớp lệnh1. Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:a) Ưu tiên về giá:- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.b) Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước...Theo đó, đối với lệnh ATC, khi hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán sẽ thực hiện theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể:Trong đó, nguyên tắc ưu tiên về giá là:- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.Còn đối với nguyên tắc ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.Nội dung xác nhận kết quả giao dịch chứng khoản niêm yết theo phương pháp thỏa thuận gồm những gì?Căn cứ Điều 24 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định SGDCK xác nhận kết quả giao dịch theo phương thức thỏa thuận với các nội dung sau:Nội dung xác nhận kết quả giao dịch thỏa thuậnSGDCK xác nhận kết quả giao dịch theo phương thức thỏa thuận với các nội dung sau:1. Mã chứng khoán.2. Số hiệu lệnh gốc.3. Số hiệu lệnh liên quan.4. Giá.5. Khối lượng.6. Trạng thái giao dịch.7. Thời gian hoàn tất giao dịch trên hệ thống.8. Ký hiệu thành viên giao dịch bên mua và bên bán.9. Số hiệu tài khoản của nhà đầu tư bên mua và bên bán.Theo đó, xác nhận kết quả giao dịch chứng khoản niêm yết theo phương pháp thỏa thuận gồm:- Mã chứng khoán.- Số hiệu lệnh gốc.- Số hiệu lệnh liên quan.- Giá.- Khối lượng.- Trạng thái giao dịch.- Thời gian hoàn tất giao dịch trên hệ thống.- Ký hiệu thành viên giao dịch bên mua và bên bán.- Số hiệu tài khoản của nhà đầu tư bên mua và bên bán.Trân trọng!
Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn bao nhiêu năm? Trái phiếu Chính phủ được đăng ký, lưu ký ở đâu?
Tôi muốn hỏi: Trái phiếu xanh là gì? Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn bao nhiêu năm? Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn bao nhiêu năm? - Câu hỏi của anh Thái (Hà Nội).
Trái phiếu xanh có phải trái phiếu Chính chủ?Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 95/2018/NĐ-CP có quy định trái phiếu xanh như sau:Trái phiếu xanh1. Trái phiếu xanh là một loại trái phiếu Chính phủ được phát hành để đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường (dự án xanh) và nằm trong danh mục dự án được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước.2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ xanh báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Nội dung của đề án bao gồm:a) Mục đích phát hành;b) Khối lượng phát hành;c) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu;d) Đối tượng mua trái phiếu;đ) Phương thức phát hành;e) Việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch;g) Danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu.3. Điều kiện điều khoản, việc tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu Chính phủ xanh thực hiện theo quy định tại Điều 14 Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, và Điều 19 của Nghị định này.Như vậy, Trái phiếu xanh là một loại trái phiếu Chính phủ được phát hành để đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 (dự án xanh) và nằm trong danh mục dự án được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công 2019, Luật Ngân sách nhà nước 2015.Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn bao nhiêu năm?Tại Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ như sau:Điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ1. Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ:a) Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm.b) Các kỳ hạn khác của trái phiếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ.2. Mệnh giá phát hành: Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.3. Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam. Trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ, đồng tiền phát hành, thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.4. Hình thức trái phiếu Chính phủa) Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành.b) Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu Chính phủ đối với mỗi đợt phát hành....Như vậy, trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn như sau:- Kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm.- Đối với các kỳ hạn khác của trái phiếu Chính phủ thì sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ.Trái phiếu Chính phủ được đăng ký, lưu ký ở đâu?Tại Điều 18 Nghị định 95/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 83/2023/NĐ-CP có quy định về đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu Chính phủ như sau:Đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu Chính phủ1. Đăng ký, lưu ký:a) Trái phiếu Chính phủ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Kho bạc Nhà nước.b) Căn cứ vào thông báo kết quả phát hành của Kho bạc Nhà nước, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký trái phiếu Chính phủ.c) Căn cứ vào văn bản xác nhận hoàn tất thanh toán tiền mua trái phiếu của Kho bạc Nhà nước, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện lưu ký trái phiếu theo quy định của pháp luật chứng khoán.2. Niêm yết trái phiếu:a) Trái phiếu Chính phủ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán ngoại trừ trái phiếu ngoại tệ.b) Căn cứ vào văn bản thông báo về việc đăng ký trái phiếu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và văn bản đề nghị của Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện niêm yết trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật chứng khoán.Như vậy, trái phiếu Chính phủ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Kho bạc Nhà nước.Trân trọng!
Giá trị tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính như thế nào?
Tôi có câu hỏi Giá trị tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính như thế nào? Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ được thực hiện như thế nào? (Câu hỏi của chị Phương Anh - Đà Nẵng)
Giá trị tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính như thế nào?Giá trị tài sản ròng hay còn gọi là giá trị ròng (Net Worth), là tổng giá trị tài sản của một chủ thể, bao gồm cả tài sản tài chính và tài sản phi tài chính, trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả. Trong đó:[1] Tài sản tài chính là những tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của nó, mà dựa vào các quyền và nghĩa vụ tài chính gắn liền với tài sản đó. Có 02 loại phổ biến dưới đây:- Tài sản đầu tư: Đây là những tài sản được mua với mục đích sinh lời, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, tiền gửi ngân hàng,...- Tài sản thanh toán: Đây là những tài sản được sử dụng để thanh toán các giao dịch, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, séc,....[2] Tài sản phi tài chính là những tài sản có giá trị dựa trên nội dung vật chất của nó, không dựa vào các quyền và nghĩa vụ tài chính gắn liền với tài sản đó. Ví dụ như: nhà cửa, xe cộ, máy móc, thiết bị,....Bên cạnh đó, giá trị ròng trong báo cáo tài chính được xác định bằng công thức như sau:Giá trị ròng = Tổng tài sản - Tổng nợ phải trả*Trong đó:Tổng tài sản là tổng giá trị của tất cả các tài sản của một chủ thể, bao gồm tài sản tài chính và tài sản phi tài chính.Tổng nợ phải trả là tổng giá trị của tất cả các khoản nợ mà một chủ thể phải trả cho các chủ nợ.Lưu ý: Nội dung này mang tính chất tham khảo!Giá trị tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính như thế nào? (Hình từ Internet)Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện như thế nào?Theo Điều 6 Thông tư 98/2020/TT-BTC quy định về giá trị tài sản ròng, giao dịch tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán như sau:Giá trị tài sản ròng, giao dịch tài sản của quỹ1. Công ty quản lý quỹ xác định hoặc ủy quyền cho ngân hàng lưu ký thực hiện cung cấp dịch vụ quản trị quỹ định kỳ hàng tháng xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ. Việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 8 Điều 20 Thông tư này. Danh sách các tổ chức báo giá, sổ tay định giá phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt.2. Khi thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản cho quỹ thành viên, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định tại Điều 21 Thông tư này.Theo đó, việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện như sau:[1] Công ty quản lý quỹ là tổ chức xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF và giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, trong đó:- Giá trị tài sản ròng của quỹ = Tổng giá trị tài sản - Tổng nợ phải trả của quỹ.*Trong đó:- Tổng giá trị tài sản của quỹ được xác định theo giá thị trường hoặc giá trị hợp lý của tài sản (trong trường hợp không xác định được giá thị trường). - Tổng nợ phải trả của quỹ là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ thanh toán của quỹ tính đến ngày gần nhất trước ngày định giá. - Giá trị tài sản ròng được làm tròn theo quy định trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Phần dư phát sinh từ việc làm tròn giá trị tài sản ròng của quỹ được hạch toán vào quỹ.- Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành.- Giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số lô chứng chỉ quỹ.[2] Công ty quản lý quỹ phải xây dựng sổ tay định giá bao gồm tối thiểu những nội dung sau:- Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, thay đổi các tổ chức cung cấp báo giá. Các tổ chức cung cấp báo giá không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát;- Nguyên tắc, quy trình thực hiện và các phương pháp định giá tài sản của quỹ. Các nguyên tắc, quy trình thực hiện và các phương pháp định giá phải rõ ràng, hợp lý, phù hợp với quy định pháp luật và Điều lệ quỹ.[3] Sổ tay định giá, danh sách tối thiểu 03 tổ chức cung cấp báo giá không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát, phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt và cung cấp cho ngân hàng giám sát để giám sát việc tính toán giá trị tài sản ròng.[4] Công ty quản lý quỹ được ủy quyền cho ngân hàng giám sát xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ.Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải có cơ chế và quy trình đối chiếu, soát xét, kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng được tính chính xác và phù hợp Điều lệ quỹ, sổ tay định giá và các quy định của pháp luật.Định giá sai giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán bao nhiêu thì phải đền bù?Căn cứ theo Điều 36 Thông tư 98/2020/TT-BTC quy định về đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư như sau:Đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư1. Công ty quản lý quỹ phải đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư giao dịch chứng chỉ quỹ khi định giá sai giá trị tài sản ròng của quỹ, với các mức sai lệnh như sau:a) Đạt từ 0,75% giá trị tài sản ròng trở lên đối với quỹ trái phiếu;b) Đạt từ 1% giá trị tài sản ròng trở lên đối với các quỹ khác.....Như vậy, trường hợp công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán định giá sai giá trị tài sản ròng của quỹ, thì phải đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư giao dịch chứng chỉ quỹ với các mức sai lệnh cụ thể như:- Đạt từ 0,75% giá trị tài sản ròng trở lên đối với quỹ trái phiếu.- Đạt từ 1% giá trị tài sản ròng trở lên đối với các quỹ khác.Trân trọng!
Thế nào là thị trường tài chính? Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính?
Thế nào là thị trường tài chính? Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính? Nhờ anh chị giải đáp.
Thế nào là thị trường tài chính?Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định nào định nghĩa cụ thể về thị trường tài chính là gì.Tuy nhiên, có thể hiểu thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định.Bản chất của thị trường tài chính là sự luân chuyển vốn, giao lưu vốn trong xã hội. Thị trường tài chính gồm có hai loại là: thị trường vốn dài hạn và thị trường vốn ngắn hạn.Lưu ý: Nội dung này mang tính chất tham khảo!Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính?Căn cứ quy định khoản 3 Điều 16 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 quy định về tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam như sau:Tổng giám đốc....3. Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng giám đốca) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;b) Có trình độ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý điều hành; có chuyên môn và ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính;c) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng; Kiểm soát viên;d) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác;đ) Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật;e) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc tại doanh nghiệp nhà nước khác;g) Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản này, Tổng giám đốc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.Như vậy, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có chuyên môn và ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính.Bên cạnh đó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định.Thế nào là thị trường tài chính? Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường tài chính? (Hình từ Internet)Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc về việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam gồm những gì?Căn cứ quy định khoản 5 Điều 17 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BTC năm 2021 quy định về quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc như sau:Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc....5. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam:a) Đề xuất phương án huy động vốn; đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; xây dựng, mua, bán tài sản cố định; hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; phương án thanh lý, nhượng bán tài sản; các dự án đầu tư; phương án đầu tư ra nước ngoài để báo cáo Hội đồng thành viên phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;b) Quyết định mức khấu hao tài sản cố định theo khung thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính; quyết định việc mua sắm tài sản cố định; cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; thanh lý, nhượng bán; ký hợp đồng, thỏa thuận theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Hội đồng thành viên quy định tại quy chế làm việc của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam;c) Chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật và theo quy chế sử dụng các quỹ này;d) Đề xuất phương án phân bổ, sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.....Như vậy, quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc về việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam gồm có:- Đề xuất phương án huy động vốn;- Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp;- Xây dựng, mua, bán tài sản cố định, hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; phương án thanh lý, nhượng bán tài sản; các dự án đầu tư; phương án đầu tư ra nước ngoài để báo cáo Hội đồng thành viên phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.- Quyết định mức khấu hao tài sản cố định theo khung thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính;- Quyết định việc mua sắm tài sản cố định; cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; thanh lý, nhượng bán;- Ký hợp đồng, thỏa thuận theo phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng thành viên quy định tại quy chế làm việc của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.- Chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật và theo quy chế sử dụng các quỹ này;- Đề xuất phương án phân bổ, sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.Trân trọng!
Nhà đầu tư có được quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mua lại chứng chỉ quỹ mở không?
Cho tôi hỏi, nhà đầu tư có được quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mua lại chứng chỉ quỹ mở không? Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán hiện nay gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.
Nhà đầu tư có được quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mua lại chứng chỉ quỹ mở không?Căn cứ quy định khoản 1 Điều 101 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán như sau:Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán1. Nhà đầu tư có các quyền sau đây:a) Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tương ứng với tỷ lệ vốn góp;b) Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán;c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mua lại chứng chỉ quỹ mở;d) Khởi kiện công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;đ) Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tư;e) Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;g) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.....Như vậy, theo như quy định nêu trên thì nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán được quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mua lại chứng chỉ quỹ mở.Nhà đầu tư có được quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mua lại chứng chỉ quỹ mở không? (Hình từ Internet)Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán hiện nay gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 99 Luật Chứng khoán 2019 quy định về các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán như sau:Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán1. Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm quỹ đại chúng và quỹ thành viên.2. Quỹ đại chúng bao gồm quỹ mở và quỹ đóng.Như vậy, các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán hiện nay gồm có:- Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm quỹ đại chúng và quỹ thành viên.- Quỹ đại chúng bao gồm quỹ mở và quỹ đóng.Nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán có các nghĩa vụ gì?Căn cứ quy định Điều 101 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán như sau:Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán....2. Nhà đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:a) Chấp hành quyết định của Đại hội nhà đầu tư;b) Thanh toán đủ tiền mua chứng chỉ quỹ;c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.Như vậy, khi tham gia vào quy đầu tư chứng khoán nhà đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:- Chấp hành quyết định của Đại hội nhà đầu tư;- Thanh toán đủ tiền mua chứng chỉ quỹ;- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ gì?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 102 Luật Chứng khoán 2019 quy định về đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán như sau:Theo đó đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ sau đây:- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán;- Quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán;- Quyết định các thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư, phương án phân phối lợi nhuận và mục tiêu đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán;- Quyết định thay đổi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát;- Thay đổi mức phí trả cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát;- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể quỹ đầu tư chứng khoán;- Thay đổi vốn điều lệ, thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán;- Yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát xuất trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán;- Thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, tài sản và hoạt động hằng năm của quỹ đầu tư chứng khoán;- Thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm của quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức định giá độc lập (nếu có);- Xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán gây tổn thất cho quỹ đầu tư chứng khoán;- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.Trân trọng!
Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa bao nhiêu cổ đông?
Xin cho tôi hỏi, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa bao nhiêu cổ đông? Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có được tự quản lý vốn đầu tư không? Nhờ anh chị giải đáp.
Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa bao nhiêu cổ đông?Căn cứ quy định khoản 51 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:....51. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ là công ty đầu tư chứng khoán có tối đa 99 cổ đông, trong đó giá trị vốn góp đầu tư của mỗi cổ đông tổ chức tối thiểu là 03 tỷ đồng và của mỗi cá nhân tối thiểu là 01 tỷ đồng....Như vậy, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ là công ty đầu tư chứng khoán có tối đa 99 cổ đông.Trong đó giá trị vốn góp đầu tư của mỗi cổ đông tổ chức tối thiểu là 03 tỷ đồng và của mỗi cá nhân tối thiểu là 01 tỷ đồng.Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa bao nhiêu cổ đông? (Hình từ Internet)Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có được tự quản lý vốn đầu tư không?Căn cứ quy định Điều 259 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán như sau:Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán1. Điều kiện về vốn bao gồm:a) Vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 50 tỷ đồng. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ được tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý;b) Toàn bộ tài sản công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát.2. Điều kiện về trụ sở bao gồm: có trụ sở làm việc cho hoạt động đầu tư chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý được sử dụng trụ sở của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán làm trụ sở chính......Như vậy, theo quy định về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán thì công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ được tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý.Do đó công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ được tự quản lý vốn đầu tư.Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ gồm những gì?Căn cứ quy định Điều 261 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ như sau:Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ gồm những tài liệu sau đây:- Giấy đăng ký thành lập và hoạt động, tải về kèm theo văn bản ủy quyền cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc đại diện cổ đông thực hiện thủ tục thành lập công ty.- Điều lệ công ty theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.- Hợp đồng lưu ký tài sản với ngân hàng lưu ký.- Biên bản thỏa thuận của các cổ đông về việc thành lập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ trong đó nêu rõ tên công ty, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (nếu có), ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), các cổ đông góp vốn và số vốn góp của từng cổ đông.- Xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn góp, danh mục chứng khoán được góp vốn (nếu có) trong đó nêu rõ số lượng, mã chứng khoán của từng cổ đông góp vốn bằng chứng khoán, ngày hạch toán danh mục chứng khoán vào tài khoản lưu ký của công ty đầu tư chứng khoán kèm theo biên bản định giá chứng khoán do ngân hàng lưu ký xác lập.- Danh sách cổ đông, nhân sự dự kiến và bản thông tin cá nhân, tải về- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định của cấp có thẩm quyền về góp vốn thành lập công ty đầu tư chứng khoán đối với cổ đông là tổ chức;- Lý lịch tư pháp của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.- Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý, tài liệu bổ sung:+ Hợp đồng quản lý đầu tư ký với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;+ Hợp đồng giám sát ký với ngân hàng giám sát.- Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn, bổ sung hợp đồng thuê trụ sở, giấy tờ về quyền sở hữu trụ sở, quyền sử dụng trụ sở.Trân trọng!
Mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi nào?
Cho tôi hỏi, mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi nào? Quy định về cấp mã chứng khoán trong nước như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.
Mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi nào?Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về cấp mã chứng khoán như sau:Cấp mã chứng khoán1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế (mã ISIN) cho các loại chứng khoán, các loại cổ phần đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.2. Mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.3. Mã số định danh chứng khoán quốc tế được sử dụng thống nhất cho chứng khoán phát hành tại Việt Nam để giao dịch và thanh toán tại thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế.4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế.Mã chứng khoán được hiểu là các ký tự (thường là các chữ cái) được sắp xếp và liệt kê trên sàn giao dịch công khai để đại diện cho một loại chứng khoán cụ thể nêu trên.Theo đó mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.Mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi nào? (Hình từ Internet)Quy định về cấp mã chứng khoán trong nước như thế nào?Căn cứ quy định Điều 2 Quy chế hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-HĐTV năm 2023 quy định về cấp mã chứng khoán trong nước như sau:Cấp mã chứng khoán trong nước1. Mã chứng khoán trong nước được VSDC cấp là duy nhất và không trùng lắp với các mã chứng khoán đã niêm yết/đăng ký giao dịch hoặc mã chứng khoán đã được VSDC cấp (trừ trường hợp thực hiện cấp mã chứng khoán trùng với mã đã bị hủy có thời hạn trên 10 năm).2. Mã chứng khoán trong nước được cấp không phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền. VSDC xem xét cấp mã căn cứ vào các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (sau đây viết tắt là SGDCK), tên viết tắt của công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tổ chức phát hành, sự lựa chọn mã của tổ chức phát hành (sau đây viết tắt là TCPH), thông tin về đợt phát hành chứng khoán, thông tin về chứng khoán cơ sở...3. Mã chứng khoán trong nước do VSDC cấp được sử dụng thống nhất làm mã chứng khoán giao dịch của TCPH khi TCPH niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.Như vậy, việc cấp mã chứng khoán trong nước được quy định như sau:- Mã chứng khoán trong nước được VSDC cấp là duy nhất và không trùng lắp với các mã chứng khoán đã niêm yết/đăng ký giao dịch hoặc mã chứng khoán đã được VSDC cấp (trừ trường hợp thực hiện cấp mã chứng khoán trùng với mã đã bị hủy có thời hạn trên 10 năm).- Mã chứng khoán trong nước được cấp không phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền.VSDC xem xét cấp mã căn cứ vào các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (sau đây viết tắt là SGDCK), tên viết tắt của công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tổ chức phát hành, sự lựa chọn mã của tổ chức phát hành (sau đây viết tắt là TCPH), thông tin về đợt phát hành chứng khoán, thông tin về chứng khoán cơ sở...- Mã chứng khoán trong nước do VSDC cấp được sử dụng thống nhất làm mã chứng khoán giao dịch của TCPH khi TCPH niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.Nguyên tắc sử dụng lại mã chứng khoán được quy định như thế nào?Căn cứ quy định khoản 2 Điều 6 Quy chế hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-HĐTV năm 2023 quy định về nguyên tắc hủy/sử dụng lại mã chứng khoán như sau:Nguyên tắc hủy/sử dụng lại mã chứng khoán.....2. Sử dụng lại mã chứng khoánTrong thời hạn 10 năm kể từ ngày huỷ mã chứng khoán, VSDC không sử dụng lại mã trong nước và mã ISIN đã huỷ bỏ để cấp cho bất kỳ TCPH khác, trừ các trường hợp sau:a. TCPH có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã huỷ.b. TCPH hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của TCPH bị hợp nhất sau khi có ý kiến của UBCKNN.Như vậy, nguyên tắc sử dụng lại mã chứng khoán được quy định như sau:Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày huỷ mã chứng khoán, VSDC không sử dụng lại mã trong nước và mã ISIN đã huỷ bỏ để cấp cho bất kỳ TCPH khác, trừ các trường hợp sau:- TCPH có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã huỷ.- TCPH hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của TCPH bị hợp nhất sau khi có ý kiến của UBCKNN.Trân trọng!
Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không?
Cho tôi hỏi: Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không? Hối phiếu có nội dung gì? (Câu hỏi chị Trâm Anh - Quảng Ngãi)
Hối phiếu là gì? Nội dung của hối phiếu có gì?Pháp luật hiện hành không có quy định giải thích hối phiếu là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu hối phiếu là một chứng từ chứng nhận có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một kỳ hạn nhất định.[1] Đặc điểm của hối phiếu như sau:- Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện: Hối phiếu là mệnh lệnh trả tiền của người ký phát đối với người bị ký phát, không kèm theo điều kiện ràng buộc.- Là chứng từ có giá: Hối phiếu là một loại chứng từ có giá, có thể được chuyển nhượng cho người khác.- Là phương tiện thanh toán: Hối phiếu có thể được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc các khoản nợ.- Là phương tiện tín dụng: Hối phiếu có thể được sử dụng để vay tiền từ ngân hàng.[2] Nội dung của hối phiếu bao gồm: - Tên của hối phiếu: Hối phiếu phải ghi rõ là "Hối phiếu" hoặc "Bill of exchange".- Ngày lập hối phiếu: Ngày lập hối phiếu là ngày hối phiếu được ký phát.- Nơi lập hối phiếu: Nơi lập hối phiếu là địa điểm người ký phát lập hối phiếu.- Người ký phát: Người ký phát là người lập hối phiếu.- Người bị ký phát: Người bị ký phát là người được yêu cầu thanh toán tiền theo hối phiếu.- Người thụ hưởng: Người thụ hưởng là người nhận tiền theo hối phiếu.- Số tiền: Số tiền được ghi trên hối phiếu phải rõ ràng và đúng với quy định quốc tế, được ghi bằng cả số và chữ.- Kỳ hạn thanh toán: Kỳ hạn thanh toán là thời hạn người bị ký phát phải thanh toán tiền theo hối phiếu.- Lãi suất: Lãi suất là khoản tiền mà người bị ký phát phải trả cho người ký phát nếu thanh toán chậm.- Ký hậu: Ký hậu là việc người thụ hưởng hối phiếu ký tên và ghi rõ ngày ký lên hối phiếu để chuyển nhượng hối phiếu cho người khác.*Ngoài các thông tin bắt buộc trên, hối phiếu có thể có thêm các thông tin khác như:- Địa điểm trả tiền: Địa điểm trả tiền là địa điểm mà người bị ký phát phải thanh toán tiền theo hối phiếu.- Số thứ tự của hối phiếu: Số thứ tự của hối phiếu là số thứ tự của hối phiếu trong một lô hối phiếu.- Ngày ký hậu: Ngày ký hậu là ngày người thụ hưởng hối phiếu ký hậu hối phiếu.*Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không? (Hình từ Internet)Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu đòi nợ có được chuyển nhượng không?Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có giải thích hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.Bên cạnh đó, tại Điều 27 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về hình thức chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ như sau:Hình thức chuyển nhượng hối phiếu đòi nợNgười thụ hưởng chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ theo một trong các hình thức sau đây:1. Ký chuyển nhượng;2. Chuyển giao.Theo Điều 28 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có quy định như sau:Hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượngHối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng nếu trên hối phiếu đòi nợ có ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.Như vậy, hối phiếu đòi nợ có thể được chuyển nhượng theo 02 hình thức gồm ký chuyển nhượng và chuyển giao. Tuy nhiên, hối phiếu đòi nợ sẽ không được chuyển nhượng nếu trên hối phiếu đòi nợ có ghi các cụm từ như sau:- Không được chuyển nhượng.- Cấm chuyển nhượng.- Không trả theo lệnh hoặc các cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.Hối phiếu có phải là chứng khoán hay không?Theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 có quy định như sau:Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;c) Chứng khoán phái sinh;d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.....Như vậy, hối phiếu không là chứng khoán mà chỉ là chứng từ được phát hành bởi người đáp ứng điều kiện ký phát. Ngược lại, đối với từng loại chứng khoán, tổ chức phát hành có thể là: Chính phủ và Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư chứng khoán.Trân trọng!