id
int64
1
7.01k
question
stringlengths
17
1.52k
answer
stringlengths
33
7.13k
link
stringlengths
66
211
701
Người bị tiểu đường type 2 khi tiêm vaccine Covid-19 có bị tương tác với thuốc tây y trị tiểu đường không? Khi nào được coi là điều trị tiểu đường đã ổn định?
Đối với người bị tiểu đường type 2, nếu đã được điều trị ổn định với chỉ số đường dưới 7 mmol/l trong vòng hơn 3 tháng mà không thay đổi liều lượng thuốc vẫn tiêm được vacccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p113
702
Ho kéo dài kèm theo đau ngực có phải ung thư phổi?
Biểu hiện của mẹ có thể: viêm phế quản, viêm phổi sau sinh, chưa loại trừ u phổi kèm ho kéo dài, đau ngực và khó thở. Để có thể chẩn đoán chính xác nhất, cháu nên cho mẹ khám chuyên khoa nội. Mẹ cháu có thể chụp X- quang ngực thẳng để giúp xác định nguyên nhân ho mà không ảnh hưởng đến em bé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ho-keo-dai-kem-theo-dau-nguc-co-phai-ung-thu-phoi/
703
Tôi bị viêm gan B mạn tính thể hoạt động, đang uống thuốc điều trị tháng thứ 33. Theo kết quả xét nghiệm gần nhất vào tháng 4/2021, các chỉ số về men gan bình thường, chỉ số HBeAg ban đầu là dương tính đã chuyển âm tính từ tháng 9/2020, đo lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có thể thực hiện tiêm vaccine Covid-19 được không?
Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p91
704
Trẻ 14 tháng bị tăng men gan và vàng da phải làm sao?
Tình trạng vàng da và tăng men gan liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, chị nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín hoặc một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec gần nhất trên toàn quốc để bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác hơn.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-14-thang-bi-tang-men-gan-va-vang-da-phai-lam-sao/
705
Bị đau dây thần kinh số V có phẫu thuật cắt chọn lọc rễ thần kinh sau hạch Gasser được không?
Có nhiều phương pháp điều trị đau dây thần kinh số V nguyên phát: uống thuốc (nhóm thuốc kháng động kinh), tiêm Botox, phá hủy hạch Gasser qua da bằng sóng cao tần, cắt chọn lọc các rễ thần kinh sau hạch Gasser qua da, giải áp vi mạch, phẫu thuật bằng dao Gamma. Trường hợp của em không có xung đột mạch máu - thần kinh nên không phẫu thuật giải áp vi mạch được. Em nên đi khám bác sĩ thần kinh để đánh giá cụ thể vị trí đau, từ đó mới có tư vấn điều trị phù hợp cho em.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-dau-day-than-kinh-so-v-co-phau-thuat-cat-chon-loc-re-than-kinh-sau-hach-gasser-duoc-khong/
706
tôi bị viêm gan siêu vi b mạn, gan xơ hóa F2 hiện đang điều trị, uống thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ và tái khám sau mỗi 3 tháng. Hiện tại men gan đang ở mức bình thường, các chỉ số GOT/ASAT :30, GPT/ALAT: 36). Với tình trạng như trên thì tôi có thể tham gia chích vaccine ngừa Covid-19 không ạ.
Theo như thông tin cung cấp, bệnh gan của bác đã được điều trị ổn định, các chỉ số men gan đã ở trong giới hạn cho phép. Bác có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19 nếu không có chống chỉ định nào khác. Bác sĩ sẽ khám trực tiếp để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bác trước khi chỉ định.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p65
707
Giãn tĩnh mạch có điều trị được bằng phương pháp phẫu thuật và laser không?
Giãn tĩnh mạch sâu chi dưới có nhiều phương pháp điều trị giống như bài viết trên link bạn chia sẻ. Trong đó, giãn tĩnh mạch sâu chi dưới có thể điều trị bằng phương pháp chích xơ, phẫu thuật hay laser. Tuy nhiên, việc chọn phương pháp nào điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ nặng, bệnh phối hợp, cơ địa, . . . vì mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/gian-tinh-mach-co-dieu-tri-duoc-bang-phuong-phap-phau-thuat-va-laser-khong/
708
Trẻ bị khớp cắn ngược khi thay răng, phải làm thế nào?
với tình trạng của con, khi đã có chẩn đoán là khớp cắn ngược thì bạn nên cho con đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để có hướng xử trí ngay nhé
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-khop-can-nguoc-khi-thay-rang-phai-lam-nao/
709
Rụng tóc khi uống thuốc điều trị viêm đa cơ bao lâu có thể mọc lại?
Viêm đa cơ là nhóm bệnh tự miễn với tổn thương chính là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ vân với biểu hiện đặc trưng là yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên có kèm tăng các men cơ xương. Viêm đa cơ kèm theo có tổn thương da thì gọi là bệnh viêm da – cơ hay viêm bì cơ. Ngoài tổn thương ở cơ hoặc kèm theo da, các bệnh nhân thường có biểu hiện khác ở gối, phổi, tim mạch, tiêu hóa.Bạn chưa nói rõ bạn đã điều trị viêm đa cơ bằng loại thuốc nào (tên thuốc) để bác sĩ biết được tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm đa cơ đó có liên quan đến việc rụng tóc hay không. Vì vậy, bạn cần đưa thêm thông tin về loại thuốc bạn đã điều trị hiện tại để bác sĩ có thể trả lời tiếp. Vậy nên, muốn biết được nguyên nhân và phương pháp điều trị rụng tóc sau điều trị viêm đa cơ, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/rung-toc-khi-uong-thuoc-dieu-tri-viem-da-co-bao-lau-co-moc-lai/
710
Tôi bị dị ứng với thuốc có kháng viêm không steroid thì có chích ngừa Covid-19 được không?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chị thuộc nhóm đối tượng phải cẩn trọng khi tiêm cần phải tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có tiền sử dị ứng sẽ phản vệ với vaccine. Điều quan trọng là chị cần phải biết các triệu chứng phản vệ sớm để thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p131
711
Bé biếng ăn, đại tiện phân lỏng kèm táo bón và đau bụng là bị sao?
Bé những ngày trước đại tiện như thế nào?Hiện tại như gia đình mô tả bé đại tiện phân lỏng kèm táo bón, vậy bản chất là bé bị táo bón, sẽ gây đau bụng, khó đi, có thể gây bán tắc ruột, viêm ruột.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-bieng-an-dai-tien-phan-long-kem-tao-bon-va-dau-bung-la-bi-sao/
712
Tôi 48 tuổi hiện tại đang bị cao huyết áp 140/90mmHg và bị rối loạn tuần hoàn máu não đã 3 năm. Tôi sử dụng thuốc mỗi ngày. Ngoài ra, tôi không có bệnh lý gì khác. Bác sĩ tư vấn giúp tôi có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 được không?
Anh bị cao huyết áp với 140/90mmHg và bị rối loạn tuần hoàn đa 3 năm vẫn đang sử dụng thuốc mỗi ngày, trong vòng 3 tháng gần đây tình trạng bệnh của anh không có tiến triển thêm thì anh vẫn tiêm được vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p14
713
Bệnh nhân gãy xương sườn có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung canxi không?
Trường hợp bệnh nhân gãy xương hoàn toàn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh những loại thực phẩm chức năng có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/benh-nhan-gay-xuong-suon-co-uong-thuc-pham-chuc-nang-bo-sung-canxi-khong/
714
Thăm khám tiền mê là gì? Được thực hiện trong trường hợp nào?
Thăm khám tiền mê hay thăm khám gây mê bệnh nhân trước mổ là công việc cần thiết, bắt buộc đầu tiên của bác sĩ gây mê cho tất cả các hoạt động gây mê hồi sức tiếp theo. Qua thăm khám tiền mê, bác sĩ gây mê sẽ nắm rõ về: Bệnh cảnh cần phẫu thuật, thủ thuật. Phẫu thuật, thủ thuật nào sẽ được thực hiện, các nguy cơ, biến chứng của phẫu thuật, thủ thuật đó. Tiền sử gia đình, bản thân người bệnh về tình trạng bệnh lý đi kèm, thói quen và tình trạng hiện tại. . . để có những đánh giá chính xác về bệnh tật và các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra trong quá trình gây mê, phẫu thuật. Kiểm tra, đánh giá, hoặc đề xuất bổ sung các xét nghiệm, khám chuyên khoa. . . nếu cần thiết. Đưa ra các dự kiến, kế hoạch, phương pháp gây mê và hồi sức tốt nhất cho người bệnh. Giải thích về các nguy cơ, biến chứng, lợi ích của phương pháp gây mê lựa chọn. Chia sẻ, động viên giúp cho người bệnh hiểu, tin tưởng và hợp tác một cách tốt nhất với bác sĩ. Do là công việc cần thiết và bắt buộc trước khi gây mê nên khi bạn nội soi dạ dày có gây mê thì vẫn phải thăm khám tiền mê trước để đảm bảo an toàn.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tham-kham-tien-me-la-gi-duoc-thuc-hien-trong-truong-hop-nao/
715
Trẻ 3 tháng tuổi mới tiêm mũi đầu vắc-xin phế cầu có sao không?
Phế cầu Synflorix chủng 10 khuyến cáo tiêm từ 8 tuần tuổi đến trước 60 tháng tuổi, phế cầu chủng 13 (Prevnar) khuyến cáo tiêm từ 6 tuần tuổi đến trưởng thành. Con bạn 3 tháng tuổi vẫn tiêm được phế cầu như thường nhé. Vắc-xin 6 trong 1 và phế cầu có thể tiêm chung 1 ngày.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-3-thang-tuoi-moi-tiem-mui-dau-vac-xin-phe-cau-co-sao-khong/
716
Tôi muốn đăng ký tiêm vacxin Pfizer của Mỹ thì đăng ký ở đâu? Và giá vaccine của Pfizer bao nhiêu tiền?
Hiện nay vaccine phòng Covid-19 của Pfizer và Modena của Mỹ chưa được nhập về Việt Nam và cũng chưa có cơ chế tiêm dịch vụ đối với những vaccine này.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p95
717
22 tuổi cao 1m46 tiêm thuốc gì để tăng chiều cao?
Chiều cao của cơ thể tăng trưởng trong giai đoạn từ khi trẻ được sinh ra cho đến tuổi dậy thì. Bạn đã 22 tuổi không thể phát triển chiều cao thêm nữa.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/22-tuoi-cao-1m46-tiem-thuoc-gi-de-tang-chieu-cao/
718
Trẻ tiêm thừa vắc-xin viêm não Nhật Bản có sao không?
Vắc-xin phòng Viêm não Nhật Bản Jevax là vắc-xin bất hoạt sản xuất tại Việt Nam được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên theo phác đồ: mũi số 2 cách mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi số 3 cách mũi 2 tối thiểu 1 năm, sau đó mỗi 3 năm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi. Trong một số trường hợp như con bạn, trẻ đã được tiêm nhưng không nhớ rõ lịch sử tiêm, không ghi nhận vào sổ tiêm chủng, không có trên hệ thống, ghi nhận sai, trẻ tiêm nhầm dẫn đến tiêm nhiều hơn số liều vắc-xin theo phác đồ trên thì về nguyên tắc không gây hại gì nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ, gia đình vẫn cần phải theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm giống như các mũi tiêm đúng lịch bao gồm các dấu hiệu sốt, sưng đỏ đau, cứng vị trí tiêm, . . . Còn về khả năng sinh kháng thể để bảo vệ trẻ thì tiêm nhiều mũi hơn so với phác đồ cũng chỉ đạt được kháng thể tối đa tương đương với tiêm đúng phác đồ.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-tiem-thua-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-sao-khong/
719
Có đờm và bị khô vùng hầu họng là dấu hiệu bệnh gì?
Vị trí ở chỗ mũi và họng gọi là vùng hầu họng. Đã 10 ngày nay em bị đờm và khô họng. Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để tư vấn điều trị em nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-dom-va-bi-kho-vung-hau-hong-la-dau-hieu-benh-gi/
720
Người mắc xuất huyết tiểu não bị chóng mặt, trí nhớ lẫn lộn có thể điều trị phục hồi không?
Mẹ bạn bị xuất huyết não kích thước dưới 1cm nếu ở vùng bán cầu đại não thì không quá to. Tuy vậy vẫn có 1 số trường hợp có thể bị chảy máu tiếp diễn. Vì vậy không được chủ quan. Khi mẹ bạn có dấu hiệu nặng hơn so với khi nhập viện cần báo bác sĩ để kiểm tra tình trạng chảy máu trở lại. Bạn không nên cho mẹ bạn ngồi dậy cho đến quá 21 ngày hoặc khi chụp lại phim cắt lớp não tình trạng khối xuất huyết đã hóa đen hết trên phim chụp. Mọi sinh hoạt tại giường, tránh xúc động, táo bón, tránh vỗ hoặc xoa bóp vùng đầu. Còn việc chóng mặt khi mới bị tai biến là thường gặp ở nhiều bệnh nhân. Triệu chứng này sẽ đỡ dần theo thời gian nếu tình trạng chảy máu đã ngừng lại.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-mac-xuat-huyet-tieu-nao-bi-chong-mat-tri-nho-lan-lon-co-the-dieu-tri-phuc-hoi-khong/
721
Tôi bị xuất huyết, giảm tiểu cầu năm 6 tuổi, đến giờ 26 tuổi vẫn bị giảm tiểu cầu có được tiêm vaccine Covid-19 không ạ? Tiểu cầu hiện tại của tôi 90 đến 99?
Bạn bị xuất huyết giảm tiểu cầu từ năm 6 tuổi đến nay và hiện tại chỉ số này ở mức 90. 000-99. 000, ngưỡng tiểu cầu hiện tại của bạn có nguy cơ bị chảy máu/bầm tím chỗ tiêm lâu hơn so với người khác. Trường hợp của bạn nằm trong nhóm thận trọng khi tiêm chủng vaccine, nên tốt nhất bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực cấp cứu ban đầu để tiêm chủng. Đồng thời, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ khám sàng lọc để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn trước khi chỉ định tiêm chủng. Bạn cũng cần thông báo cho điều dưỡng phòng tiêm về bệnh lý giảm tiểu cầu để điều dưỡng có kỹ thuật tiêm đặc biệt cho trường hợp của bạn để tránh chảy máu vết tiêm. Sau khi tiêm, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về theo dõi các phản ứng sau tiêm đặc biệt là phát hiện sớm phản vệ hoặc huyết khối.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p25
722
Quan hệ nhiều lần mà vẫn chưa có thai?
Vô sinh ở phụ nữ trên 35 tuổi được định nghĩa là không có thai sau 6 tháng quan hệ tình dục thường xuyên 2-3 lần/tuần mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Vô sinh có thể là do xuất phát từ người vợ hay người chồng hay cả chồng và vợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn chưa thể mang thai. Do đó, vợ chồng bạn cần thăm khám với các bác sĩ chuyên môn để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp điều trị phù hợp
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/quan-he-nhieu-lan-ma-van-chua-co-thai/
723
Sau sinh 6 tháng có đốt mụn thịt quanh mắt được không?
Mụn thịt quanh mắt hay u ống tuyến mồ hôi là tình trạng phát triển quá mức của các tế bào ống tuyến mồ hôi. Đây là một bệnh lành tính, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để điều trị u ống tuyến mồ hôi hiện nay có một số phương pháp phổ biến như đốt điện hoặc đốt laser CO2. Trước khi đốt, người bệnh cần bôi thuốc tê. Việc điều trị u ống tuyến mồ hôi hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc cho con bú, nên bạn có thể vừa điều trị vừa cho em bé bú bình thường. Bạn có thể đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sau-sinh-6-thang-co-dot-mun-thit-quanh-mat-duoc-khong/
724
Nguyên nhân mắt đỏ, đau tức nhẹ kèm ghèn?
Bạn bị mắt đỏ, có đau tức nhẹ và có ghèn có thể là bị viêm kết mạc hoặc giác mạc. Bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để có chẩn đoán và điều trị chính xác. Bạn không nên tự dùng thuốc có thể làm bệnh nặng thêm nếu nhỏ không đúng thuốc.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-mat-do-dau-tuc-nhe-kem-ghen/
725
Bệnh viêm phổi nặng có lây không?
trước hết em không nên uống rượu bia nhiều vì rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt với tình trạng sức khỏe của em, bệnh viêm phổi nặng phải được điều trị tại bệnh viện và bệnh có khả năng lây em nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-viem-phoi-nang-co-lay-khong/
726
Vướng cổ họng, khạc đờm kéo dài có phải dấu hiệu của bệnh về phổi không?
Triệu chứng theo bạn mô tả khá rộng, không khu trú và không đặc hiệu cho một bệnh cụ thể nào. Nếu các triệu chứng như trên kéo dài, ảnh hưởng sinh hoạt và sức khỏe, bác sĩ khuyên bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Bác sĩ chuyên khoa hô hấp sẽ kết luận sau khi khám, chỉ định xét nghiệm, chụp phim phổi và đo chức năng hô hấp (nếu cần)
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/vuong-co-hong-khac-dom-keo-dai-co-phai-dau-hieu-cua-benh-ve-phoi-khong/
727
Dùng thuốc Duphaston thường xuyên trong thời kỳ mãn kinh có ảnh hưởng gì?
Thuốc Duphaston khá an toàn, tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể gặp như chảy máu âm đạo, đau nửa đầu, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, đau và căng vú. Bạn nên báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dung-thuoc-duphaston-thuong-xuyen-trong-thoi-ky-man-kinh-co-anh-huong-gi/
728
Điều trị sa bàng quang sau sinh bằng tập vật lý trị có hiệu quả không?
Thường phụ nữ sau sinh sẽ bị yếu cơ sàn chậu, gây cảm giác sa hoặc nặng phần đi tiểu, són tiểu khi gắng sức sau này. Do đây là bệnh lý của cơ nên phải tập luyện để cơ săn chắc.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-sa-bang-quang-sau-sinh-bang-tap-vat-ly-tri-co-hieu-qua-khong/
729
Sưng hai bên hàm nhưng không đau là do đâu?
Theo như bạn mô tả tình trạng bệnh (sưng hai bên hàm nhưng không đau) thì bác sĩ khuyên bạn nên đi khám Răng hàm mặt để được siêu âm phần mềm hai bên, chụp phim để kiểm tra khớp thái dương hàm. Do bạn không nói rõ là có cơ địa hay tiền sử dị ứng hay không nên bác sĩ chưa thể loại trừ nguyên nhân đó.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sung-hai-ben-ham-nhung-khong-dau-la-do-dau/
730
Tôi năm nay 57 tuổi, bị chứng mất ngủ và hay bị căng thẳng. Vậy tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 hay không?
Anh/chị cần cung cấp thêm thông tin về triệu chứng mất ngủ như thời gian, mức độ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe như thế nào và có điều trị chưa. . . Điều quan trọng hiện tại anh/chị nên điều trị chứng mất ngủ sớm nhất để có sức khỏe tốt. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị. Khi nào chứng rối loạn giấc ngủ của anh/chị được kiểm soát/ ổn định thì anh/chị có thể tiêm chủng vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p51
731
Mẹ em năm nay 58 tuổi, đã từng bị suy giáp hiện đã ổn định nhưng vẫn phải uống theo toa và bị máu nhiễm mỡ thấp ạ. Xin hỏi nếu đăng ký tiêm tiêm vaccine Covid-19 thì đây có được xem là bệnh lý nền không ạ?
Trường hợp mẹ bạn đã từng bị suy giáp hiện ổn định và đang dùng thuốc theo toa và bị máu nhiễm mỡ được coi là bệnh lý nền khi đăng ký tiêm vaccine Covid-19. Theo quy định 2995/BYT quy định trường hợp người mắc bệnh lý mạn tính ổn định ít nhất 3 tháng có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 tại tuyến bệnh viện.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p23
732
Chỉ số sinh hóa trong máu: glucose là 6,5, HbA1c là 6,8, triglyceride 2,6 so với bình thường thì ở mức nào và cần làm gì?
Glucose (còn gọi là đường) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tế bào trong cơ thể. Glucose từ nguồn thức ăn được chuyển thành glycogen dự trữ ở gan hoặc thành các acid béo dự trữ ở các mô mỡ. Nồng độ glucose trong máu được kiểm soát bởi nhiều nội tiết tố, trong đó quan trọng nhất là các nội tiết tố của tuyến tụyĐo chỉ số Glucose máu giúp xác định nguy cơ, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh đái tháo đườngGiá trị bình thường: Glucose máu (lúc đói): 4.1-5.9 mmol/lRối loạn glucose huyết đói: Glucose huyết tương lúc đói từ 5,6 mmol/L - 6,9 mmol/L hoặcRối loạn dung nạp glucose: Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 7.8 mmol/L - 11 mmol/LChẩn đoán xác định đái tháo đường khi đường huyết ở thời điểm bất kỳ >11 mmol/L.Xét nghiệm HbA1c là một trong những xét nghiệm máu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường và được sử dụng để xác định mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh.Xét nghiệm HbA1c cung cấp thông tin về lượng trung bình đường trong máu trong khoảng thời gian 6 đến 12 tuần trước đó và được sử dụng kết hợp với theo dõi nồng độ glucose máu để giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi điều trị đái tháo đường.Giá trị bình thường của HbA1c là HbA1c < 6,4%.Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Nồng độ triglycerid bình thường <1.7 mmol/L, từ 1.7 – 2.25 mmol/L là cao nhẹ, từ 2.25 – 5.64 mmol/L là mức cao và > 5.64 mmol/là mức rất cao. Tăng triglyceride làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.Trường hợp của bạn các chỉ số trên đều tăng trên giới hạn bình thường một chút, tuy nhiên để nhận định chính xác kết quả bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa và làm thêm một số xét nghiệm cần thiết.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chi-so-sinh-hoa-trong-mau-glucose-la-65-hba1c-la-68-triglyceride-26-so-voi-binh-thuong-thi-o-muc-nao-va-can-lam-gi/
733
Vợ chồng mình lấy nhau được hơn 10 năm, đã có hai bé gái. Một bé sinh 2011 và một bé sinh 2013. Hiện mình đang có kế hoạch sinh thêm em bé nhưng đã đi canh trứng và quan hệ đúng ngày mà vẫn không đậu. Mình đã đi kiểm tra và uống thuốc (cả hai vợ chồng) để tăng cường khả năng có con.Bác sĩ xét nghiệm nói kết quả của hai vợ chồng đều tốt. Hai tháng vừa rồi mình có đi đến phòng khám sản để lọc tinh trùng và bơm vào vợ nhưng vẫn không được. Vậy không rõ nguyên nhân vì sao, xin bác sĩ tư vấn.
Bác sĩ xét nghiệm nói kết quả của hai vợ chồng đều tốt. Hai tháng vừa rồi mình có đi đến phòng khám sản để lọc tinh trùng và bơm vào vợ nhưng vẫn không được. Vậy không rõ nguyên nhân vì sao, xin bác sĩ tư vấn. Em cảm ơn!Chào anh!Có rất nhiều nguyên nhân vô sinh, trong đó vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 20%. Theo lời anh thì anh chị đã thực hiện phương pháp IUI - bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại phòng khám tư, và hiện nay các báo cáo về tỷ lệ thành công của IUI trung bình chỉ là 20-30%, vì vậy các hiệp hội y học sinh sản khuyến cáo nên bơm IUI từ 3-4 chu kỳ để cộng gộp tỷ lệ thành công, sau đó nếu không có thai nên chuyển làm IVF - thụ tinh ống nghiệm. Việc đi canh trứng và quan hệ đúng ngày không làm tăng tỷ lệ đậu thai, thậm chí còn làm giảm cơ hội, do cửa sổ thụ thai là trước ngày rụng trứng 5 ngày + ngày rụng trứng.
https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p13
734
Điều trị đứt gân achille như thế nào và bao giờ tập được phục hồi chức năng?
Gân Achilles là một dải gân cứng nối cơ bắp chân và xương gót, giúp hướng bàn chân xuống, dựng các ngón chân và nhấc chân về phía trước khi em bước đi. Em dựa vào đó hầu như mỗi khi em đi bộ và di chuyển.Đứt gân Achilles là một dạng chấn thương ảnh hưởng đến phần sau dưới chân, phẫu thuật nối gân Achilles là phương pháp hiệu quả nhất giúp chữa lành tổn thương gân. Việc tập luyện sau phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên thời gian hồi phục và chương trình tập luyện sau phẫu thuật nối gân Achilles phụ thuộc vào mức độ tổn thương của gân và kỹ thuật thực hiện nối gân Achilles.Vì vậy, sau 2 tuần kể từ ngày phẫu thuật, em nên được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Ngoại chấn thương và bác sĩ Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng để khám, đánh giá tiến triển của gân nối, tình trạng phù nề, đau, liền vết mổ, lực cơ chân phẫu thuật và chân lành, có hay không tình trạng teo cơ, chức năng vận động của khớp gối và khớp háng bên chân phẫu thuật. Cũng như tùy theo kỹ thuật khâu nối gân mà từ đó bác sĩ sẽ chỉ định cho em việc điều trị đứt gân achille tiếp theo phù hợp nhất.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-dut-gan-achille-nhu-the-nao-va-bao-gio-tap-duoc-phuc-hoi-chuc-nang/
735
Hiện mẹ cháu 56 tuổi có bệnh nền về tim mạch, vẫn phải uống thuốc duy trì. Ngoài ra, mẹ còn bị thoát vị đĩa đệm nặng như vậy có thể tiêm vaccine được không ạ? Trước khi tiêm vaccine có được khám sàng lọc không? Khám tại đâu?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người có bệnh lý mạn tính đã được điều trị ổn định có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19. Trong trường hợp bệnh tim mạch và thoát vị đĩa đệm của mẹ bạn, nếu đã được điều trị ổn định hay đã được kiểm soát thì mẹ bạn vẫn có thể được tiêm ngừa. Ở điểm tiêm chủng nào cũng vậy, theo đúng quy trình tiêm chủng, trước khi tiêm, bác sĩ sẽ khám trực tiếp để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ bạn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Mẹ bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết tình trạng bệnh lý của mình cũng như các thuốc hiện đang sử dụng.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p21
736
Bị zona rồi có bị thủy đậu nữa không? Cách ngừa lây nhiễm
Zona là bệnh lý gây ra bởi virus Varicella-Zoster. Đây là bệnh lý thuộc chuyên khoa Lây nhiễm. Đây là bệnh lý thuộc chuyên khoa Lây nhiễm.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-zona-roi-co-bi-thuy-dau-nua-khong-cach-ngua-lay-nhiem/
737
Tôi bị dị ứng hải sản, cá biển, tôm, bò... gần 10 năm cho đến nay. Tôi tiêm vacine Covid-19 có an toàn không ?
Với thông tin mà bạn cung cấp, bác sĩ chưa thể kết luận được bạn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 được hay không, vì điều này còn phụ thuộc vào mức độ dị ứng của bạn. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu mức độ dị ứng nặng (từ độ II trở lên) có triệu chứng ngứa, nổi sẩn mề đay, phù mạch xuất hiện nhanh, kèm các triệu chứng hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tri giác. . . thì bạn thuộc nhóm chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19. Nếu mức độ dị ứng nhẹ, chỉ có dấu hiệu nổi mẩn ngứa, mề đay ở da niêm thì bạn thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine, cần được khám sàng lọc trước tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực cấp cứu ban đầu. Ngoài ra, khi đi tiêm chủng, bạn phải cung cấp đầy đủ các triệu chứng dị ứng gặp phải cho bác sĩ để được sàng lọc, đánh giá và chỉ định tiêm chủng an toàn.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p82
738
Bệnh quai bị có tái phát không?
Bệnh quai bị là do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, bệnh quai bị chỉ mắc một lần duy nhất trong đời mỗi người. Khi mắc quai bị rồi cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus quai bị. Vì vậy khi bạn đã bị quai bị thì sẽ không bị nhiễm lại.Thường 2 bệnh dễ bị nhầm với bệnh quai bị đó là viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn và sỏi tuyến nước bọt. Đây là những bệnh dễ tái phát, cản trở tuyến nước bọt nên dễ gây sưng phù. Bệnh sẽ tái phát nếu sỏi vẫn còn. Chính vì vậy, người bệnh thường nhầm tưởng rằng mình bị tái phát quai bị nhiều lần.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/benh-quai-bi-co-tai-phat-khong/
739
Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa trẻ 3 tháng tuổi
Em nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp. Ngoài ra điều kiện khí hậu và môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến làn da nhạy cảm của bé. Em nên cho bé ở môi trường thoáng mát, sạch sẽ, bật điều hòa ở nhiệt độ mát mẻ, tránh nóng, ẩm. Vệ sinh máy lạnh định kỳ. Hạn chế quấn trùm quá nhiều khăn, áo, vớ. Thay ga, gối thường xuyên. Không sử dụng nước xả vải để giặt đồ cho bé, phơi quần áo bé ngoài nắng, tránh phơi qua đêm dễ bị ẩm mốc. Không dùng phấn rôm dễ gây dị ứng.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/cach-dieu-tri-benh-viem-da-co-dia-tre-3-thang-tuoi/
740
Tôi đang điều trị bệnh tim mạch đã ổn định và bị dị ứng thời tiết thì tiêm ngừa Covid-19 có được không?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu các bệnh mãn tính đã điều trị ổn định có thể tiêm chủng vaccine Covid-19, trường hợp bệnh tim mạch của anh đã ổn định và thỉnh thoảng bị dị ứng thời tiết (hiện tại không bị) vẫn có thể tiêm chủng vaccine nếu không có chống chỉ định nào khác. Trước khi tiêm, bác sĩ khám sàng lọc sẽ trực tiếp đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của anh và có những hướng dẫn cụ thể.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p39
741
Xét nghiệm Double test nguy cơ nền tảng trisomy 21 là 1,969 nguy cơ hiệu chỉnh là 1,157 là sao?
Các bà mẹ trong giai đoạn quý I của thai kỳ, tại tuần thai 11-13 thường được các bác sĩ sản khoa tư vấn làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test giúp đánh giá nguy cơ các bệnh di truyền bao gồm:Hội chứng Down (Trisomy 21)Hội chứng Edward (Trisomy 18)Hội chứng Patau (Trisomy 13)Đây là những dị tật nhiễm sắc thể thường gặp nhất ở trẻ.Độ chính xác của kết quả Double Test kết hợp với siêu âm và các thông tin bệnh lý khác có khả năng phát hiện khoảng 85 - 90% các trường hợp mắc hội chứng Down, tỷ lệ dương tính giả là 5%. Với hội chứng Edwards và Patau, khả năng phát hiện là 95%, tỉ lệ dương tính giả là 0,3%.Nguy cơ nền tảng là nguy cơ chỉ tính toán dựa trên tuổi mẹ.Nguy cơ sau hiệu chỉnh là nguy cơ tổng hợp được tính toán dựa trên tuổi mẹ, nồng độ PAPP-A và free-beta HCG trong máu mẹ cũng như tiền sử sản khoa, cân nặng, chiều cao và các chỉ số siêu âm của thai nhi.Ngưỡng nguy cơ của thai nhi với nguy cơ mắc hội chứng Down (Trisomy 21) là 1/250, và khi dùng chỉ số này nguy cơ hiệu chỉnh được quan tâm sử dụng.Nếu nguy cơ hiệu chỉnh đối với hội chứng Down của bạn là 1/1157 (nếu ý bạn viết 1.157 là 1157) là nguy cơ thấp, bạn không cần lo lắng.Nếu nguy cơ hiệu chỉnh đối với hội chứng Down của bạn là 1/157 (nếu ý bạn viết 1.157 là 1/157) là nguy cơ cao. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp sàng lọc, không phải là phương pháp chẩn đoán, do đó bạn cần làm thêm các phương pháp sàng lọc chính xác cao hoặc chẩn đoán chính xác khác để đưa ra kết luận, tư vấn và can thiệp phù hợp.Các phương pháp sàng lọc chính xác cao hơn để kiểm tra nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh do bất thường nhiễm sắc thể sau khi Double Test thường dùng gồm:Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT.Chọc dò dịch ối, sinh thiết gai nhau.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xet-nghiem-double-test-nguy-co-nen-tang-trisomy-21-la-1969-nguy-co-hieu-chinh-la-1157-la-sao/
742
Tôi huyết áp cao, khi tầm soát được hoãn tiêm ngừa. Vậy khi nào tôi mới được tiêm ngừa vaccine Covid-19?
Hiện tại nếu huyết áp của bạn cao, bạn nên đến khám và điều trị cho đến khi huyết áp ở mức giới hạn bình thường (<140/90mmHg) để có thể tiêm được vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p3
743
Nguyên nhân sau phẫu thuật sarcoma xương hàm hơn 1 tháng mà nước vẫn chảy?
Bạn bị sarcoma xương hàm đã phẫu thuật được 01 tháng rưỡi, mà nước vẫn chảy. Bạn không nói rõ bạn bị sarcoma hàm trên hay hàm dưới, nước dịch, mủ hay là dò tuyến nước bọt. Do bạn chưa cung cấp thông tin đầy đủ nên bác sĩ chưa thể tư vấn chính xác cho bạn nguyên nhân được. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được làm các xét nghiệm và điều trị thích hợp.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-sau-phau-thuat-sarcoma-xuong-ham-hon-1-thang-ma-nuoc-van-chay/
744
Nữ 18 tuổi đau đầu kéo dài, sốt nguyên nhân là gì?
Triệu chứng đau đầu có thể gặp trong nhiều tình trạng sốt, đơn giản sốt vi rút thể nhẹ có thể gây đau đầu, nặng nề hơn như viêm màng não cũng có thể gây đau đầu. Bạn nên đi khám để các bác sĩ giúp bạn xác định vấn đề.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nu-18-tuoi-dau-dau-keo-dai-sot-nguyen-nhan-la-gi/
745
Răng khôn đã nhổ có thể mọc lại được không?
Răng khôn là răng vĩnh viễn nên khi nhổ đi sẽ không có răng mọc lên nữa. Trước tiên, bạn có thể uống thuốc giảm đau Paracetamol, nếu như bạn không bị dị ứng với thành phần của thuốc giảm đau, để tình trạng đau được giảm bớt đi. Bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để lợi bớt sưng.Tốt nhất là bạn nên đi khám chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời tránh các biến chứng xảy ra bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/rang-khon-da-nho-co-moc-lai-duoc-khong/
746
Trẻ sơ sinh đi ngoài phân nặng mùi nhiều lần trong ngày là dấu hiệu của bệnh gì?
Để xác định nguyên nhân trẻ đi ngoài phân nặng mùi, bạn cần quan sát xem tính chất của phân như thế nào? Cứng hay lỏng? Ngoài ra, tình trạng của trẻ còn liên quan đến chế độ ăn và chế độ sinh hoạt của bé. Do đó, bác sĩ khuyên bạn mình nên đưa trẻ đi khám, kiểm tra và tư vấn kỹ hơn tại các cơ sở Y tế uy tín.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-so-sinh-di-ngoai-phan-nang-mui-nhieu-lan-trong-ngay-la-dau-hieu-cua-benh-gi/
747
Em bị thoái hóa nhẹ đốt sống cổ, làm chèn ép dây thần kinh ở tai bên phải. Em có thể tiêm ngừa vaccine được không ạ?
Trường hợp của Anh/Chị không thuộc nhóm chống chỉ định hoặc hoãn tiêm với vaccine Covid-19, tuy nhiên Anh/Chị cần cung cấp cụ thể hơn về tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị bệnh của mình để các bác sĩ khám sàng lọc có nhận định tư vấn chỉ định phù hợp.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p117
748
Sốt kéo dài có triệu chứng ho sặc, rét run và đau nhức tay chân phải làm thế nào?
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Việc chẩn đoán sốt kéo dài đôi khi rất phức tạp kể cả trong điều kiện được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Trong trường hợp nguyên nhân gây sốt kéo dài là lao, viêm màng tim, viêm xương tủy, áp xe trong ổ bụng, ung thư đại tràng,... thì rất khó phát hiện để điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.Vì vậy, bệnh nhân nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có phương hướng điều trị tích cực, hiệu quả nhất.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sot-keo-dai-co-trieu-chung-ho-sac-ret-run-va-dau-nhuc-tay-chan-phai-lam-nao/
749
Nguyên nhân mọc nhiều lông sau lưng?
Rậm lông là tình trạng tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ do nồng độ androgen cao quá mức gây ra. Lông thường phát triển dày ở những khu vực như cằm, ngực, lưng, tóc mai, đùi, xung quanh núm vú,...Rậm lông là tình trạng liên quan đến nội tiết cơ thể. Do đó, để điều trị rậm lông cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-moc-nhieu-long-sau-lung/
750
Tối sầm mắt, mất thính giác kèm tức ngực là dấu hiệu bệnh gì?
Bạn bị tối sầm mặt, hoa mắt, mất thính lực, ù tai,... cũng có thể là một chứng bệnh nguy hiểm không thể chủ quan, liên quan đến hệ tuần hoàn, là dấu hiệu của cơn tụt huyết áp, tăng huyết áp, thay đổi nhịp tim đột ngột, thiểu năng tuần hoàn não,...Tuy nhiên, cũng có thể liên quan đến các bệnh về tim mạch hay các bệnh về thần kinh não bộ như suy giảm trí nhớ, đau đầu, trầm cảm, mất ngủ,...Khi triệu chứng trên xảy ra thường xuyên khi thay đổi tư thế, khi đi xe, bạn nhất định phải đi khám càng sớm càng tốt ở các chuyên khoa như Nội thần kinh, Tai mũi họng,...và thực hiện các bước tầm soát như bác sĩ yêu cầu. Ngoài ra, một cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng là điều cần thiết.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/toi-sam-mat-mat-thinh-giac-kem-tuc-nguc-la-dau-hieu-benh-gi/
751
Nhỏ thừa vắc-xin bại liệt liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ?
Việc tiêm phòng vắc-xin 6 trong 1 và nhỏ thừa vắc-xin bại liệt đường uống có thể giúp phòng ngừa đầy đủ hơn các chủng lưu hành của virus bại liệt, tùy vào vùng dịch tễ mà có thể được khuyến cáo sử dụng cả hai.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-nho-thua-vac-xin-bai-liet-lieu-co-anh-huong-den-suc-khoe-cua-tre/
752
Đau chân ở người suy giãn tĩnh mạch nên làm gì?
Với thông tin bạn cung cấp, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Nội Tim mạch - Can thiệp và Cơ xương khớp, để đánh giá lại tình trạng suy giãn tĩnh mạch cũng như được chẩn đoán phân biệt, phát hiện các nhóm bệnh lý khác liên quan đến vùng chi dưới.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-chan-o-nguoi-suy-gian-tinh-mach-nen-lam-gi/
753
Ăn trứng luộc 1 ngày 2 quả có hại gan và làm nổi mụn trên mặt hay không?
Với lứa tuổi hiện tại của bạn thì nổi mụn trứng cá cũng là phù hợp, tuy nhiên vấn đề ăn trứng luộc 02 quả/ ngày thì không nên vì trong lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol sẽ ảnh hưởng vấn đề chuyển hóa. Theo khuyến cáo nên ăn khoảng 05 trứng/ tuần. Còn để giảm thiểu mụn trứng cá thì bạn nên vệ sinh da thường xuyên, tránh thức khuya, chế độ ăn nên tăng cường rau xanh và trái cây ít ngọt.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/trung-luoc-1-ngay-2-qua-co-hai-gan-va-lam-noi-mun-tren-mat-hay-khong/
754
Laser quang đông điều trị thoái hóa võng mạc có nguy hiểm không?
Thoái hóa võng mạc là thuật ngữ nhằm ám chỉ các tổn thương của lớp tế bào võng mạc trong mắt, trong đó thoái hóa điểm vàng là thể bệnh nguy hiểm nhất của thoái hóa võng mạc. Nguyên nhân thoái hóa võng mạc thường gặp là các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.Với những trường hợp cận thị cao gây thoái hóa võng mạc có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bong võng mạc thì cần laser quang đông để dự phòng các biến chứng trên. Tuy vậy, phương pháp này cần được thực hiện tại bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Mắt nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh này. Vì vậy, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/laser-quang-dong-dieu-tri-thoai-hoa-vong-mac-co-nguy-hiem-khong/
755
Trẻ 6 tuổi nghi viêm màng não, bạch cầu tăng 17,28 nên làm gì?
Để chẩn đoán viêm màng não, ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ cần làm thêm xét nghiệm dịch não tủy và chụp CT, MRI sọ não nếu cần thiết. Với trường hợp của con, em cần phải cho bé đi khám trực tiếp để nhận lời khuyên trực tiếp từ bác sĩ khám bệnh.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-6-tuoi-nghi-viem-mang-nao-bach-cau-tang-1728-nen-lam-gi/
756
Tôi sinh năm 1973, tôi bị bệnh nền hen suyễn mãn tính từ lúc 3 tuổi. Tôi có dùng thuốc xịt nhưng không thường xuyên, bị cơn suyễn khi gặp thời tiết lạnh kéo dài.Bác sĩ cho hỏi tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?
Hiện tại, bệnh hen suyễn của anh đã được điều trị ổn định (không ở trong giai đoạn cấp) có thể được tiêm chủng vaccine Covid-19. Khi đi tiêm chủng, anh hãy thông báo các thông tin liên quan đến bệnh để bác sĩ hướng dẫn và chỉ định tiêm chủng an toàn. Đặc biệt sau khi tiêm, anh hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về theo dõi các phản ứng sau tiêm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Anh nên luôn có người hỗ trợ bên cạnh trong 3 ngày đầu tiên nhé.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p37
757
Hiện chồng tôi (39 tuổi) đang uống kháng sinh điều trị mụn bã đậu ở lưng bị vỡ thì có thể tiêm vaccine Covid-19 không ạ?
Trường hợp chồng chị có mụn bã đậu bị vỡ ra cần phải dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Để đảm bảo sức khỏe chồng chị nên tiếp tục dùng kháng sinh. Sau khi kết thúc dùng kháng sinh thì chồng chị hoàn toàn có thể tiêm vaccine Covid-19 bình thường. Trong thời gian trì hoãn tiêm vaccine vẫn cần phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế nhằm bảo vệ bản thân và gia đình.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p27
758
Đi tiểu nhiều lần trong ngày sau điều trị nhiễm trùng tiết niệu có sao không?
Theo thông tin bạn cung cấp, hiện bạn đang có dấu hiệu bất thường của bệnh lý đường tiểu dưới mà ở đây hướng nhiều đến rối loạn co bóp của đáy hoặc cổ bàng quang. Đây là bệnh lý phức tạp cần được khám kỹ bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để xác định hay loại trừ yếu tố do viêm, do u, hay do yếu tố thần kinh.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/di-tieu-nhieu-lan-trong-ngay-sau-dieu-tri-nhiem-trung-tiet-nieu-co-sao-khong/
759
Khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì?
Khó nuốt là một trong những thuật ngữ y khoa thể hiện sự khó khăn khi nuốt của người bệnh, do các bệnh lý ở vùng thực quản hoặc vùng hầu họng gây ra. Tùy vào từng giai đoạn bệnh và cơ địa của mỗi người thì mức độ khó nuốt sẽ khác nhanh, khi ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau buốt khi nuốt thức ăn, uống nước và cảm giác thức đi qua thực quản lâu hơn. Bạn không nói rõ bạn đang điều trị lao phổi hay lao ngoài phổi (Lao hạch, lao ruột..) nên bác sĩ chưa thể tư vấn cho bạn. Với các triệu chứng mô tả, bạn nên đăng ký khám bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám và có thể làm thêm các xét nghiệm thăm dò (xét nghiệm máu, siêu âm vùng cổ, nội soi họng, nội soi tiêu hóa...) từ đó tìm ra nguyên nhân và có xử trí phù hợp.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/kho-nuot-la-dau-hieu-cua-benh-gi/
760
Khó thở, chảy máu cam mũi bên phải là dấu hiệu của bệnh gì?
Chảy máu cam ở người lớn có thể do các nguyên nhân sau: stress và lo lắng; nhức đầu; ngoáy mũi hoặc xì mũi mạnh; tăng huyết áp; thời tiết nóng lạnh thay đổi đột ngột, chế độ ăn nhiều chất cay, nóng;. . . Thực chất, chảy máu cam ở người lớn thường không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng nếu chảy máu cam thường hay tái phát nhiều lần thì bạn cần khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Một số trường hợp chảy máu cam nặng hoặc chảy máu cam liên tục chính là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị. Trường hợp của bạn chảy máu cam kèm theo khó thở thì bạn nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị theo đúng thể trạng bệnh. Trong trường hợp chảy máu cam chưa kịp đến bệnh viện do bất kỳ nguyên nhân nào thì bạn cần tuân thủ 3 bước sơ cứu như sau: Bước 1: Ngồi thẳng. Bước 2: Hơi nghiêng đầu về phía trước. Bước 3: Bóp mũi lại và thở từ từ bằng miệng trong khoảng 10 phút cho đến khi máu chảy chậm lại hoặc ngừng hẳn. Khi máu có dấu hiệu chảy chậm lại, cần uống một ít nước để tránh cơ thể bị mất nước. Nếu được, nên nghỉ ngơi trong phòng có máy phun sương tạo ẩm hoặc ở những nơi mà không khí không quá hanh khô.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/kho-tho-chay-mau-cam-mui-ben-phai-la-dau-hieu-cua-benh-gi/
761
Xuất hiện mụn sau cổ, nhấn vào có cục là dấu hiệu bệnh gì?
Bạn bị nổi mụn sau cổ, khi nhấn vào có cục bên trong, triệu chứng của bạn có thể là:Khối đã có từ trước, lớn dần trong trường hợp này thường là các khối u bã đậu dưới da. Các khối này thường không gây đau, tuy nhiên một số trường hợp có viêm kèm thì sẽ xuất hiện đau.Khối này có thể là nhọt. Nếu nhọt thì sẽ đau, đỏ.Do vậy, bạn nên khám lâm sàng bác sĩ để có chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của bạn và hướng điều trị thích hợp.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xuat-hien-mun-sau-co-nhan-vao-co-cuc-la-dau-hieu-benh-gi/
762
Tôi uống thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp liên tục gần 7 năm nay theo kê toa của bác sĩ và liều này đã duy trì được 6 tháng, trước đó liều cao hơn. Tôi còn bị viêm mũi, họng mãn tính, cứ bị tái đi tái lại thường xuyên. Xin bác sĩ cho biết trường hợp của tôi có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 được không? Nếu phải hoãn tiêm thì tôi phải ngưng thuốc trong bao lâu để được tiêm vì thuốc tôi phải uống hằng ngày, không thì rất đau.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, quy định 2995, Bộ Y tế đã quy định trường hợp người bị bệnh lý mạn tính ổn định tối thiểu 3 tháng trở lên đủ điều kiện tiêm phòng vaccine Covid-19 tại tuyến bệnh viện. Chị đang dùng thuốc theo kê toa của bác sĩ liều duy trì thì không cần phải dừng thuốc, cần kiểm tra lại tình trạng bệnh lý hiện tại, thông báo với bác sĩ khám sàng lọc tiêm chủng để được tư vấn cụ thể.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p56
763
Kết quả xét nghiệm máu cho biết điều gì?
Giới hạn số lượng tiểu cầu bình thường từ 150-450 G/L. Vì vậy, theo như câu hỏi của bạn số lượng tiểu cầu là 4% mà không nói rõ chỉ số cụ thể là bao nhiêu nên bác sĩ không thể trả lời bạn được. Các thành phần bạch cầu hiển thị theo tỷ lệ % và số lượng tuyệt đối đơn vị là G/l. Tuy nhiên theo câu hỏi của bạn, bạch cầu trung tính 3.1%, Lympho 65 và mono 34.5 (2 loại bạch cầu không có đơn vị) nên bác sĩ cũng không thể phản hồi chính xác cho bạn được.Rất nhiều bệnh có thể được phát hiện được thông qua các chỉ số sinh hóa máu như:Các bệnh về máu và thành phần trong máu.Các bệnh liên quan đến đường huyết.Các bệnh liên quan đến canxi máu.Các bệnh liên quan đến cân bằng điện giải.Các bệnh về thận và chức năng thận.Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym.Tình trạng cơ bắp và tế bào tim bị tổn thươngNguy cơ bệnh tim và rối loạn mỡ máuBác sĩ mong bạn chuyển lại câu hỏi đầy đủ và chính xác thông tin đơn vị của các chỉ số tiểu cầu, bạch cầu để bác sĩ phản hồi cho bạn nhé. Hoặc bạn đến trực tiếp hệ thống bệnh viện Vinmec để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và tư vấn cụ thể nhé.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ket-qua-xet-nghiem-mau-cho-biet-dieu-gi-/
764
Đau bụng từng cơn kèm theo tiêu chảy nên uống thuốc gì?
Đau bụng quặn từng cơn là một trong những kiểu đau thường thấy ở người bị rối loạn tiêu hóa. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở một vị trí, thường là bụng dưới, nhưng cũng có thể lan lên bụng trên hoặc ra khắp bụng. Tần suất cơn đau có thể âm ỉ hoặc theo đợt. Ngoài ra, người bị rối loạn tiêu hóa còn thấy đầy hơi, chướng bụng, có xu hướng đi ngoài nhiều hơn và đau giảm sau khi đi ngoài. . . Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các triệu chứng có thể tự dứt sau 1 – 2 ngày hoặc kéo dài nhiều ngày. Tính chất đau dội từng cơn, đau xoáy và quặn lại cục bộ kèm theo đi ngoài thường là biểu hiện cấp tính của một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Với lứa tuổi của chú, chú nên thăm khám toàn diện tại chuyên khoa tiêu hóa bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec cơ sở gần nhất, để bác sĩ đánh giá đầy đủ và không nên tự mua thuốc uống.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-bung-tung-con-kem-theo-tieu-chay-nen-uong-thuoc-gi/
765
Người có tiền sử viêm xoang bị đau đầu và đau gáy nên điều trị thế nào?
Viêm xoang chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây đau đầu. Như vậy có nghĩa là đau đầu không nhất thiết do viêm xoang. Hơn nữa bạn bị viêm xoang lúc nhỏ, còn hiện tại thì tình trạng mũi xoang thế nào?Việc bạn đau sau gáy thì nên đến khám chuyên khoa thần kinh xem các vấn đề của cột sống cổ nữa nhé. Bạn nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện khám phối hợp các chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-co-tien-su-viem-xoang-bi-dau-dau-va-dau-gay-nen-dieu-tri-the-nao/
766
Tôi đã tiêm chủng vaccine Covid-19 được một tuần, giờ tôi muốn uống thuốc đông y có được không ạ?
Trường hợp của anh vẫn có thể uống thuốc đông y sau tiêm bình thường vì thuốc đông y sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p104
767
Tôi bị viêm mũi dị ứng và viêm xoang 20 năm nay. Ngoài ra, dị ứng kháng sinh thuộc nhóm ciprofraxacin. Khi uống kháng sinh thuộc nhóm này dị ứng xảy ra hiệu ứng Steven Johnson. Tôi có thể tiêm vaccine an toàn với những vấn đề gặp phải như trên không?
Chị có dị ứng kháng sinh nặng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất và quyết định 2995/QĐ-BYT, chị thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p7
768
Vitamin K có bắt buộc phải tiêm sau sinh không?
Không bắt buộc phải tiêm sau sinh, nhưng khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt (không có giới hạn tối đa) với mục đích giảm thiểu nguy cơ và tỷ lệ xuất huyết não đặc biệt ở những trẻ sinh non hoặc sinh can thiệp.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/vitamin-k-co-bat-buoc-phai-tiem-sau-sinh-khong/
769
Chóng mặt, buồn nôn về chiều là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo thông tin mô tả, có thể bạn đang có triệu chứng của bệnh lý dạ dày - tá tràng. Bạn nên đăng ký khám tại phòng khám Nội Tổng quát hoặc Chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán xác định nguyên nhân, có thể làm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bạn.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chong-mat-buon-non-ve-chieu-la-dau-hieu-cua-benh-gi/
770
92 tuổi mắt bị đục và mờ có thể phẫu thuật đục thủy tinh thể được không?
Bà của bạn đã đi khám và được chẩn đoán đục thủy tinh thể chưa ạ? Nếu đã được chẩn đoán đoán là đục thủy tinh thể thì vẫn phẫu thuật đục thủy tinh thể được bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/92-tuoi-mat-bi-duc-va-mo-co-phau-thuat-duc-thuy-tinh-duoc-khong/
771
Sau bắt vít vỡ xương lồi cầu 2 tháng có thể chơi bóng đá?
Bạn không nói rõ lồi cầu trong xương đùi hay cánh tay, vì thế bác sĩ chưa thể tư vấn chính xác cho bạn được. Xương cố định 2 tháng chưa liền vững, cánh tay 3 tháng còn đùi phải 6 tháng. Ngoài ra còn đánh giá tình trạng cal xương từng thời điểm. Việc thực hiện một số bài tập phục hồi chức năng gãy lồi cầu xương cần được chú trọng song song với quá trình tái cố định xương. Nguyên tắc của phục hồi chức năng gãy lồi cầu xương là: Tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình liền xương.Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ hay còn gọi hội chứng Sudeck).Duy trì lực cơ và tầm vận động khớpNội dung của các bài tập phục hồi chức năng gãy lồi cầu xương có thể bao gồm: Thư giãn mô mềm.Cải thiện sức cơ.Thiết kế các môn thể thao phù hợp.Một kế hoạch rèn luyện lâu dài trong tương laiVì vậy, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị phục hồi sau gãy xương lồi cầu.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sau-bat-vit-vo-xuong-loi-cau-2-thang-co-choi-bong-da/
772
Tôi có tiền sử bị ung thư gan đã phẫu thuật cắt 1/3 gan trái 5 năm trước. Tôi cũng bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cấp độ C. Tôi có nên chích ngừa không, nếu chích thì dùng loại vaccine nào và ở đâu ? Gia đình tôi trước nay đều dùng dịch vụ của VNVC nên rất mong được tư vấn.
Anh/Chị có bệnh lý nền ung thư đã phẫu thuật điều trị được bác sĩ điều trị và được kết luận đã khỏi/ổn định hoàn toàn 5 năm trước, có bệnh lý nền liên quan hô hấp là COPD với cấp độ C. Trường hợp của Anh/Chị cần có ý kiến và đánh giá thêm của bác sĩ điều trị chuyên khoa hô hấp trước khi thực hiện việc tiêm vaccine Covid-19. Khi có đầy đủ các ý kiến và đánh giá đồng thời trong vòng 3 tháng qua không phải nhập viện vì đợt cấp của bệnh COPD thì hoàn toàn có thể tiêm vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ điều kiện tiêm chủng và hồi sức cấp cứu ban đầu. Hiện tại, Việt Nam đang tiến hành tiêm chủng vaccine Covid-19 AstraZeneca cho cộng đồng, loại vaccine này không có chống chỉ định tiêm trong trường hợp của Anh/Chị.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p56
773
Đau ngực giữa, khó thở và buồn nôn dấu hiệu bệnh gì?
Nếu chỉ khám điện tim đơn lẻ thì chưa thể loại trừ hoàn toàn các bệnh lý tim mạch. Vì vậy, em nên đi khám chuyên khoa Tim mạch để có chẩn đoán chính xác vấn đề đau ngực giữa, khó thở.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-nguc-giua-kho-tho-va-buon-non-dau-hieu-benh-gi/
774
Căng tức bàng quang phải có nguy cơ mắc bệnh gì?
Triệu chứng căng tức bên phải khu vực bàng quang, chắc là bên phải vùng hố chậu phải. Vùng này có thể do nhiều bệnh lý như: Đau quặn thận phải sỏi, viêm đại tràng , viêm ruột thừa, viêm phần phụ (phụ nữ), viêm bàng quang,...Vì vậy, bạn phải đến bệnh viện để khám, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng và khám lâm sàng, đồng thời làm các xét nghiệm, kỹ thuật cần thiết thì mới có chẩn đoán xác định được.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cang-tuc-bang-quang-phai-co-nguy-co-mac-benh-gi/
775
Mang thai 8 tuần dương tính với HBsAg nên làm gì?
Với trường hợp của em, em nên làm thêm xét nghiệm: AST, ALT, HBV DNA, HBeAg. Từ đó bác sĩ sẽ xem xét em là người lành mang trùng hay thể virus đang hoạt động, mới có hướng điều trị thích hợp.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mang-thai-8-tuan-duong-tinh-voi-hbsag-nen-lam-gi/
776
Tôi từng bị sốc phản vệ với thuốc tiêm vitamin B1 thì có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mọi trường hợp phản vệ từ độ 2 trở lên với bất cứ dị nguyên nào đều chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Vì vậy, trường hợp của anh/chị hiện nay chưa thể tiêm vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p130
777
Trẻ 2 tháng tuổi táo bón, quấy khóc phải làm sao?
Bé nhà bạn 2 tháng tuổi mà 5-6 ngày mới đi ngoài 1 lần và ngủ hay quấy không ngon giấc, như vậy có thể cháu đã bị táo bón do chế độ ăn hoặc do bệnh lý tiêu hóa nào đó. Bạn cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa để được thăm khám và tư vấn bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-2-thang-tuoi-tao-bon-quay-khoc-phai-lam-sao/
778
Tôi 35 tuổi, vợ 33 tuổi, có một cháu bảy tuổi. Vợ tôi sinh mổ, khi cháu đươc bốn tuổi, chúng tôi không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng vợ tôi vẫn chưa có bầu. Hai vợ chồng xét nghiệm bình thường, bác sĩ chỉ định làm IUI hai lần tại một trung tâm hỗ trợ sinh sản tại TP HCM nhưng không có kết quả. Vậy cho tôi hỏi trung tâm có hướng điều trị gì không? Tôi chưa muốn làm thụ tinh ống nghiệm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vô sinh hiếm muộn, trong đó bao gồm các nguyên nhân từ phía người vợ (dự trữ buồng trứng thấp, rối loạn nội tiết/phóng noãn, tắc vòi tử cung, . . . ), người chồng (tinh trùng yếu, rối loạn sinh dục, . . . ), vô sinh do cả hai vợ chồng hoặc các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân. Xác định rõ nguyên nhân gây ra vô sinh là một bước quan trọng trong quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn, từ đó giúp chọn lựa phương pháp điều trị và tiên lượng tỷ lệ thành công. Thông thường, nếu không phát hiện các nguyên nhân bắt buộc phải làm IVF, anh chị có thể làm IUI 3-5 chu kỳ liên tiếp trước khi cân nhắc chuyển làm IVF. Anh chị nên sắp xếp tới thăm khám để chúng tôi có thể tư vấn cụ thể hơn về tình trạng cũng như thảo luận về phương pháp điều trị phù hợp cho trường hợp gia đình mình.
https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p8
779
Nguyên nhân rụng tóc là do đâu?
Bạn bị rụng tóc đã 3 năm và hiện tóc thưa, đã khám được chẩn đoán Viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa không liên quan đến rụng tóc trên đầu. Bạn không nói tuổi của mình tuy nhiên rụng tóc 3 năm chân tóc đã teo không hồi phục khó mọc lại. Bạn không cần phải xét nghiệm Nội tiết.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-rung-toc-la-do-dau/
780
Sau tách dính bao quy đầu dương vật bị đau khi cương cứng phải làm sao?
Sau tách dính bao quy đầu dương vật bị đau khi cương cứng thì bạn phải kiên nhẫn để cơ thể thích ứng với tình huống mới. Bạn nên kiềm chế và hạn chế cương cứng để tránh làm dương vật đau khi cương cứng.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sau-tach-dinh-bao-quy-dau-duong-vat-bi-dau-khi-cuong-cung-phai-lam-sao-/
781
Kết quả xét nghiệm máu nói lên điều gì?
RDW (Red cell Distribution With) là độ phân bố hồng cầu. Xét nghiệm RDW để đánh giá sự thay đổi của kích thước và hình dạng tế bào hồng cầu. Ở người bình thường, chỉ số RDW trong xét nghiệm máu có giá trị nằm trong khoảng từ 9-15%. Nếu tế bào máu RDW thấp hơn hay cao hơn so với khoảng từ 9-15% phản ánh cơ thể đang có những vấn đề. RDW có giá trị càng cao thì độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Trong tế bào máu RDW có 2 loại là RDW-SD và RDW-CV, trong đó: RDW-CV: 11.6 – 14.6% (đối với người lớn). Khi xem xét bệnh lý, thường không thể chỉ dựa vào một chỉ số đơn độc mà cần xem xét kèm các thông số liên quan, đặc biệt chỉ số RDW khi phân tích cần xem xét kèm MCV (kích thước trung bình của tế bào hồng cầu) và số lượng hồng cầu để có các phân tích và chẩn đoán hợp lý. Vì vậy, bác sĩ hiện tại chỉ ghi nhận được rằng chỉ số RDW-CV của bạn cao hơn bình thường.MONO là một thành phần bạch cầu không hạt trong công thức bạch cầu. Chỉ số tham chiếu bình thường: 2-2.5%. Như vậy, chỉ số của bạn cao hơn mức tham chiếu. Tuy nhiên, không có ý nghĩa rằng đây là bệnh lý. Thông thường, có thể ghi nhận MONO cao trong một số bệnh lý như nhiễm virus, sốt rét, bệnh u tủy. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn tuyệt đối, vẫn có thể gặp tình trạng này ở người bình thường.EOSIN là thành phần bạch cầu ưa acid trong công thức bạch cầu. Chỉ số tham chiếu bình thường: 9-11%. Như vậy, chỉ số của bạn bình thường.Chỉ số MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) là lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu của cơ thể. Huyết sắc tố là một loại protein đảm nhiệm chức năng tạo điều kiện cho hồng cầu vận chuyển oxy tới các tế bào và các mô bên trong cơ thể. Khi xét nghiệm, chỉ số MCH bình thường nếu dao động ở mức 27 - 33 picogram (pg) trên mỗi tế bào. Chỉ số MCH thấp nếu nhỏ hơn 26 pg/tế bào và cao nếu ở mức lớn hơn 34 pg/tế bào. Như vậy, chỉ số này của bạn ở trong mức bình thường.Ngoài ra, các chỉ số trong xét nghiệm máu có thể khác nhau giữa các thiết bị thực hiện. Mỗi thiết bị sẽ có khung tham chiếu riêng, kết quả sẽ được xem xét trong khung tham chiếu của thiết bị đó. Tốt nhất, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn trực tiếp và chẩn đoán, điều trị sớm nếu có vấn đề bất thường.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ket-qua-xet-nghiem-mau-noi-len-dieu-gi/
782
Nôn ói sau phẫu thuật có phải tác dụng phụ của thuốc mê không?
Nôn ói sau khi gây mê phẫu thuật thường gặp do trong quá trình gây mê có sử dụng các thuốc giảm đau. Các thuốc này có tác dụng phụ gây buồn nôn và nôn ói.Thêm nữa sau khi mổ nếu bệnh nhân đau đôi khi bác sĩ cũng tiêm morphin để giảm đau cho bệnh nhân, có thể làm tăng tình trạng nôn ói của bệnh nhân.Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về vấn đề trên của mẹ bạn để bác sĩ có thể cho các thuốc điều trị nôn.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/non-oi-sau-phau-thuat-co-phai-tac-dung-phu-cua-thuoc-me-khong/
783
Nong bao quy đầu đúng cách cho bé như thế nào?
hẹp bao quy đầu gặp khoảng 90% các bé trai lúc mới sinh ra. Nong bao quy đầu cho trẻ là một giải pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này. Nong bao quy đầu 1-2 lần/1 ngày trong thời gian 2-3 tháng thì có thể làm rộng bao quy đầu. Bao quy đầu của bé trai nếu không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm đỏ thậm chí có mủ. Bé nhà chị đã 6 tuổi mẹ có thể hướng dẫn con vệ sinh bằng cách nhẹ nhàng rút nhẹ da bao quy đầu và rửa sạch bằng nước ấm mỗi khi tắm nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nong-bao-quy-dau-dung-cach-cho-be-nhu-the-nao/
784
Bé 1 tháng 10 ngày tuổi khó ngủ, ngủ không ngon giấc về đêm có cách nào cải thiện không?
Bé ở tuổi này, mẹ cần chú ý bổ sung Vitamin D nhé. Ngoài ra, khi trẻ ngủ không ngon giấc về đêm, mẹ cần xem bé có ăn no quá hoặc đói không, nhiệt độ phòng, tình trạng bỉm. .
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-1-thang-10-ngay-tuoi-kho-ngu-ngu-khong-ngon-giac-ve-dem-co-cach-nao-cai-thien-khong/
785
Thủng màng nhĩ, tai chảy nước cần điều trị thế nào?
Câu hỏi của anh đưa ra quá ít thông tin nên tôi không thể tư vấn chính xác được. Để đảm bảo sức khỏe, anh nên đi gặp bác sĩ Chuyên khoa Tai mũi họng để được biết thêm những thông tin sau: Mức độ thủng màng nhĩ, thời gian, phương án điều trị thích hợp.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thung-mang-nhi-tai-chay-nuoc-can-dieu-tri-nao/
786
Nổi hạch góc hàm, vòm họng có mụn trắng là dấu hiệu bệnh gì?
Với những biểu hiện của em, cụ thể là nổi hạch góc hàm, vòm họng có mụn trắng gần amidan, khó chịu khi nuốt nước bọt, rát họng, thỉnh thoảng đau đầu mỏi mắt, bác sĩ nghĩ nhiều tới bệnh viêm họng. Tuy nhiên, bác sĩ cần khám trực tiếp mới có thể xác định chính xác tình trạng bệnh của em. Vì vậy, để có chẩn đoán chính xác và phương án điều trị phù hợp, kịp thời, em nên đi khám tại khoa Mũi Họng
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-noi-hach-goc-ham-vom-hong-co-mun-trang-la-dau-hieu-benh-gi/
787
Trẻ đau bụng kèm nôn sốt có sao không?
Đau bụng ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra: có thể do viêm, nhiễm (virus hoặc vi khuẩn), do căng dãn của các cơ quan, do thiếu máu cung cấp đến ruột, hội chứng ruột kích thích. Nhiễm Rota virus là tác nhân gây lên bệnh lý tiêu chảy ở trẻ em và có thể gây tiêu chảy cấp ở nhiều lứa tuổi. Rota virus có nhiều chủng khác nhau nên nếu trẻ mắc với chủng này có thể tái lại với chủng khác. Đau bụng có kèm theo sốt có thể do nguyên nhân nhiễm trùng. Tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán kịp thời về trường hợp trẻ đau bụng kèm nôn sốt có sao không để tránh các biến chứng.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-dau-bung-kem-non-sot-co-sao-khong/
788
Mẹ tôi 55 tuổi từng mắc ung thư dạ dày năm 2016 đã điều trị khỏi. Khi đi khám định kỳ, bà vẫn còn viêm. Xin hỏi mẹ tôi có được tiêm vaccine không ạ?
Các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn thì hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19. Đặc biệt trường hợp chị sẽ phải cẩn trọng và phải tiêm vaccine này trong khối bệnh viện, nơi có khả năng cấp cứu ban đầu.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p103
789
Làm thế nào cho trẻ hết gắt ngủ?
Trường hợp trẻ gắt ngủ bạn không cần dùng thuốc cho con. Về thói quen ngủ của trẻ thì nên tham khảo thời gian thức phù hợp với lứa tuổi, các dấu hiệu khi trẻ buồn ngủ (để tránh trẻ quá giấc, khó ngủ), trình tự đi ngủ và môi trường ngủ để có thể giúp bé cải thiện giấc ngủ.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lam-nao-cho-tre-het-gat-ngu/
790
Ù tai chóng mặt, mất ngủ về đêm nên khắc phục bằng cách nào?
Hiện tại tình trạng mất ngủ của bạn vẫn còn tiếp diễn. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ù tai và chóng mặt trở lại. Khi thăm khám bạn đã được chẩn đoán xác định bệnh là bệnh Menier.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/u-tai-chong-mat-mat-ngu-ve-dem-nen-khac-phuc-bang-cach-nao/
791
Điều trị bệnh nhân thoát vị bẹn lâu năm gặp những khó khăn gì?
Thoát vị bẹn thông thường không ảnh hưởng đến tính mạng mà chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu khối thoát vị sa xuống nhiều, gây đau. Nhiều người để thoát vị nhiều năm mới phẫu thuật. Nếu bệnh nhân trưởng thành, bắt buộc phải phẫu thuật phục hồi thành bụng (Mổ mở, mổ nội soi, phục hồi thành bụng tự thân, đặt tấm lưới vào thành bụng). Trong khi đó, nếu phẫu thuật thoát vị bẹn trước 15 tuổi chỉ cần thắt ống phúc tinh mạc.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-benh-nhan-thoat-vi-ben-lau-nam-gap-nhung-kho-khan-gi/
792
Viêm hạch dị ứng 2 tuần không khỏi phải làm gì?
Vợ bạn đã được chẩn đoán viêm hạch, với tính chất hạch gợi ý lành tính: Sưng, đau, di chuyển. Tuy nhiên, nổi hạch cổ thông thường có thể nhiễm trùng ở vùng răng, hàm mặt gần đó. Về điều trị, bạn chưa cung cấp thông tin thuốc vợ bạn uống nên bác sĩ chưa thể tư vấn chính xác cho bạn được. Vì vậy, bạn nên đến khám lại, đem toa cũ để bác sĩ xét nghiệm, siêu âm kiểm tra lại để có chẩn đoán chính xác và có điều trị cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/viem-hach-di-ung-2-tuan-khong-khoi-phai-lam-gi/
793
Người bị bệnh gout sử dụng sữa ong chúa hằng ngày có được không?
Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.Nguyên tắc điều trị bệnh gút là điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp. Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gout có nốt tophi.Sữa ong chúa là một chất có dạng gelatin (dạng keo) được sản xuất bởi những con ong thợi để nuôi ong chúa và con non của chúng. Sữa ong chúa thường được bán như một chất dinh dưỡng bổ sung trong chế độ ăn uống nhằm điều trị một số bệnh về thể chất và các bệnh mãn tính. Do vậy, sữa ong chúa chỉ là một loại thực phẩm bổ sung, không phải là thuốc chữa bệnh gút. Bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn điều trị gout lâu dài.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguoi-bi-benh-gout-su-dung-sua-ong-chua-hang-ngay-co-duoc-khong/
794
Tôi bị hồng ban đa dạng toàn thân, có bọng nước do dị ứng thuốc kháng lao. Tôi đã điều trị khỏi tháng 4/2021 (tôi bị lao ruột, vẫn đang uống thuốc điều trị). Vậy tôi có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 không?
Với tình trạng bệnh lý theo như anh mô tả, anh cần ưu tiên điều trị ổn định trước. Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p94
795
Sốt cao 39.5 độ, khạc đờm ra máu kèm đau cơ là dấu hiệu bệnh gì?
Bạn sốt cao, khạc đờm ra máu kèm đau cơ, với các triệu chứng mà bạn mô tả thì hiện tại bạn đang có hai biểu hiện chính: Dấu hiệu tại chỗ (là vùng họng): Đau họng, khạc ra máu. Đây thường là biểu hiện cấp tính của tình trạng viêm vùng họng: Viêm họng, viêm amidan. Dấu hiệu phản ứng nhiễm trùng toàn thân: Sốt cao, đau đầu, đau cơ khớp. Vì bạn không nói rõ khoảng thời gian mà bạn bị các triệu chứng trên nên bác sĩ chưa thể trả lời chính xác cho bạn được. Nếu là trong vòng khoảng 1-7 ngày thì khả năng cao bạn bị viêm họng, viêm amidan cấp. Bạn cần thiết phải khám lâm sàng, khả năng chẩn đoán khi khám lâm sàng rất cao vì sẽ quan sát được tổn thương tại chỗ như họng, amidan đỏ, sưng nề, có mủ,.... Bên cạnh đó, bạn cũng cần thiết các xét nghiệm kiểm tra tình trạng viêm nhiễm: Công thức máu, procalcitonin, X-quang phổi để hỗ trợ chẩn đoán xác định. Bạn nên đến khám tại bệnh viện để được khám và điều trị chính xác.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sot-cao-395-do-khac-dom-ra-mau-kem-dau-co-la-dau-hieu-benh-gi/
796
Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho trẻ mắc bệnh Tai - Mũi - Họng như thế nào?
Tai - Mũi - Họng là loại bệnh thường gặp, không quá nguy hiểm với sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trẻ bị Tai - Mũi - Họng cần lưu ý những vấn đề sau: Dùng điều hòa ở nhiệt độ phù hợp với trẻ: 25-27 độ CĐảm bảo vệ sinh cho trẻ; tránh môi trường khói, bụi, . . . Nếu trẻ tiếp xúc với những môi trường này có thể làm tăng trội bệnh lý tai mũi họng ở trẻ. Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ. Có rất nhiều loại vắc-xin có thể hỗ trợ, giảm thiểu nguy cơ mắc viêm tai mũi họng. Các vắc-xin giúp trẻ giảm nguy cơ viêm tai mũi họng như: 3 liều tiêm 6 trong 1, 1 liều phế cầu, vắc-xin cúm, . . . Lưu ý nâng cao thể chất toàn diện của trẻ. Trẻ phát triển thể chất tốt sẽ có miễn dịch tốt hơn, trẻ cũng có thể tự đẩy lùi các bệnh lý tai mũi họng và nhiều bệnh lý tai mũi họng. Ngoài ra, với chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên để trẻ ăn đủ theo lứa tuổi.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/cham-soc-suc-khoe-tai-nha-cho-tre-mac-benh-tai---mui---hong-nhu-the-nao/
797
Khó thở, căng lồng ngực trái, nổi nốt ngứa có phải bị viêm phổi không?
Các triệu chứng viêm phổi thường có sốt, ho, khó thở, đau ngực, có các biến đổi về xét nghiệm máu và trên phim phổi nên dấu hiệu bạn mô tả chưa đủ để chẩn đoán.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/kho-tho-cang-long-nguc-trai-noi-not-ngua-co-phai-bi-viem-phoi-khong/
798
Hắt xì nhiều lần trong ngày kèm mùi tanh và hôi, uống thuốc không khỏi là bị làm sao?
Hắt xì hơi kèm mùi tanh và hôi nhiều khả năng liên quan đến tình trạng viêm xoang. Viêm xoang do nấm là một trong những nguyên nhân thường gặp gây dịch mũi có mùi hôi và tanh. Tuy nhiên đây chưa phải kết luận cuối cùng.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hat-xi-nhieu-lan-trong-ngay-kem-mui-tanh-va-hoi-uong-thuoc-khong-khoi-la-bi-lam-sao/
799
Dị ứng kèm ho, khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Dựa theo mô tả của bạn, bác sĩ khuyên bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp. Đối với ho lâu ngày có thể là ho do dị ứng, do chất kích ứng, do viêm họng hạt, viêm phổi hoặc hen phế quản. Ho cũng có nhiều biểu hiện ho đờm, ho khan, ho có máu. . . Trong đó, ho khan là khó xác định nguyên nhân. Có thể do môi trường hay do thực phẩm. Bởi vậy ho khan là tình trạng bệnh khó điều trị. Tình trạng ho khan nên được điều trị dứt điểm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, ảnh hưởng đến cuộc sống.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/di-ung-kem-ho-kho-tho-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong/
800
Đau lưng trên là dấu hiệu của bệnh gì?
Do các triệu chứng của bạn không điển hình, bạn cần được bác sĩ thăm khám trực tiếp để các bác sĩ kiểm tra bệnh đau lưng của bạn do nguyên nhân về xương khớp hay tiết niệu. Bên cạnh đó, bạn nên xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, chụp X-Quang cột sống thắt lưng hoặc MRI cột sống thắt lưng vùng đau thắt lưng. Khi khám trực tiếp, bác sĩ sẽ tư vấn và có những chỉ định cụ thể hơn cho trường hợp của bạn.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-lung-tren-la-dau-hieu-cua-benh-gi/