id
int64
1
7.01k
question
stringlengths
17
1.52k
answer
stringlengths
33
7.13k
link
stringlengths
66
211
601
Dấu hiệu cảnh báo trào ngược dạ dày - thực quản
Những triệu chứng bạn kể trên có thể bạn đã bị chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Bạn nên đến bác sĩ chuyên về tiêu hóa khám, nội soi dạ dày để xác định tổn thương trong dạ dày và kiểm tra xem có bị nhiễm vi khuẩn H. Pylori và dấu hiệu trào ngược dạ dày - thực quản hay không
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-hieu-canh-bao-trao-nguoc-da-day-thuc-quan/
602
Sau 3 tháng nghi nhiễm HIV liệu xét nghiệm có chính xác không?
Khi bạn nhận được phiếu kết quả âm tính có nghĩa là trong máu của bạn không xuất hiện những kháng thể chống virus HIV. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng bạn không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp là đang trong quá trình phơi nhiễm. Vậy nên bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các mốc thời gian tái xét nghiệm do bác sĩ đưa ra. Sau 3 đến 6 tuần, nhiễm trùng bắt đầu giảm, 95% số người bị nhiễm vẫn khỏe mạnh và không nghĩ mình bị nhiễm. Nếu xét nghiệm HIV trong thời điểm này chưa đảm bảo độ chính xác cao. Có thể một số người có những biểu hiện của nhiễm HIV giai đoạn sớm, biểu hiện giống như cảm cúm thông thường. Tình trạng nhiễm trùng diễn biến thầm lặng. Việc xét nghiệm HIV chính xác nhất thường sau khoảng 2-3 thángXét nghiệm HIV 4 tháng cho kết quả âm tính là kết luận an toàn. Nếu kết quả trả về là âm tính thì bạn hoàn toàn yên tâm bạn không bị lây nhiễm. Còn kết quả dương tính thì điều này có nghĩa bạn đã bị lây nhiễm HIV. Trước khi xét nghiệm, em không sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào (sẽ có một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm). Không dùng rượu bia hoặc các chất kích thích bất kỳ (chúng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tính chính xác) em nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sau-3-thang-nghi-nhiem-hiv-lieu-xet-nghiem-co-chinh-xac-khong/
603
Nổi mề đay, mẩn ngứa hơn 2 năm không khỏi phải làm sao?
Bệnh mề đay (hay mày đay): Là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. Biểu hiện là các sẩn phù hoặc dát đỏ trên da xuất hiện nhanh mất đi nhanh. Điều trị bằng các thuốc chống dị ứng (kháng histamin)Bệnh viêm da cơ địa: Là bệnh mạn tính tiến triển thành từng đợt. Bệnh thường xuất hiện ở những cá thể có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố cơ địa như: Hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, mày đay,...Biểu hiện của bệnh là mụn nước, mẩn đỏ, dày da,...kèm theo ngứa, vị trí hay gặp là nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, rốn, vùng da quanh mắt,...có thể lan tỏa toàn thân. Bệnh viêm da cơ địa ngoài uống các thuốc chống dị ứng, người bệnh cần bôi các thuốc chống viêm chứa corticoid đợt ngắn ngày. Cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc da như tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa,.. bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày.Bạn bị nổi mề đay, mẩn ngứa hơn 2 năm không khỏi, tốt nhất, bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được tư vấn điều trị cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/noi-me-day-man-ngua-hon-2-nam-khong-khoi-phai-lam-sao/
604
Duy trì chế độ ăn uống như thế nào để tăng huyết áp mà không ảnh hưởng đến bệnh gout và suy thận độ 2?
Bệnh Gout và suy thận là những yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Vì thế bác nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để khám chuyên khoa tim mạch, tại đây các bác sĩ sẽ xác định huyết áp thấp do nguyên nhân gì (có thể do: bẩm sinh, suy tim. . . . ), sau đó bác nên khám chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp cho từng bệnh lý mà không ảnh hưởng đến tiền sử bệnh cũ.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/duy-tri-che-do-uong-nhu-nao-de-tang-huyet-ap-ma-khong-anh-huong-den-benh-gout-va-suy-do-2/
605
Sưng nướu chân răng kèm ê buốt biểu hiện bệnh gì?
Hiện tượng nướu chân răng bị sưng kèm theo đau răng nhiều khi ăn nhai và đau lan chứng tỏ nướu của bạn đang bị nhiễm trùng. Nguyên nhân của nhiễm trùng nướu răng có thể do lợi và do răng. Để khẳng định có ung thư hay không cần phải làm xét nghiệm mô bệnh học. Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt ngay để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sung-nuou-chan-rang-kem-e-buot-bieu-hien-benh-gi/
606
Nổi cục trắng, mùi hôi trong họng là bệnh gì?
Bạn bị nổi cục trắng trong họng, to bằng hạt ngô, sờ vào có mùi hôi có thể là khối bã đậu ở trong các tổ chức lympho của thành sau họng hoặc của đáy lưỡi. Những tổ chức này có màu trắng và có mùi hôi, thường nó hình thành sau đó cũng tự đào thải đi, tuy nhiên hay bị tái phát. Một số trường hợp cần phải phân biệt là các ổ loét do viêm nhiễm, do khối u. Nếu triệu chứng của bạn tồn tại lâu, gây đau họng, nuốt vướng, hơi thở hôi thì bạn hãy đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/noi-cuc-trang-mui-hoi-trong-hong-la-benh-gi/
607
Em bị ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch vô căn khoảng hơn 2 năm nay. Em vẫn đang dùng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị bệnh. Xin hỏi em có thể tiêm được caccine Covid-19 không?
Nếu trong 3 tháng gần đây tình trạng bệnh lý của anh không tiến triển, không thay đổi phác đồ điều trị, sử dụng liều lượng thuốc ức chế miễn dịch thấp thì anh vẫn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-18 tại các cơ sở bệnh viện.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p47
608
Tôi bị bệnh cơ tim phì đại, thành tim dày trên 30 mm, nhịp nhanh thất, nhịp tim thường dưới 60. Tôi có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay không? Nếu có thể thì tôi nên tiêm loại vaccine nào là phù hợp? Tôi có thể tiêm tại các trung tâm tiêm chủng hiện nay được không hay tại đâu?
Anh là người có bệnh lý nền, những bệnh lý nền của anh kể trên không có chống chỉ định tiêm ngừa vaccine Covid-19. Tuy nhiên, bệnh lý nền của anh cần được điều trị kiểm soát mới có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 được. Nếu 3 tháng gần đây anh không phải nhập viện vì những bệnh lý trên hoặc không phải thay đổi điều trị đáng kể thì anh vẫn có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19. Anh nên trao đổi cụ thể với bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm ngừa và sau khi thăm khám bác sĩ sẽ kết luận anh có đủ sức khỏe tiêm hay không. Anh nên tiêm tại bệnh viện hoặc những cơ sở y tế đủ năng lực cấp cứu ban đầu. Hiện tại, các loại và số lượng vaccine Covid-19 Bộ Y tế đang phân bổ không giống nhau giữa các địa phương do phải ưu tiên tiêm theo thứ tự quy định. Do vậy, trường hợp của anh nếu được tiếp cận vaccine thì nên tiêm bất cứ loại vaccine ngừa Covid-19 nào mà địa phương đang triển khai, không nên lựa chọn và chờ đợi sẽ bỏ lỡ cơ hội bảo vệ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p25
609
Đau đầu kèm theo buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì?
tại thời điểm bạn đau đầu, huyết áp đo được là 120/90 mmHg, qua đó có thể thấy rằng các triệu chứng trên có thể do huyết áp tâm trương của bạn tăng nhẹ (90 mmHg). Trong trường hợp của bạn, tôi khuyên bạn nên tới phòng khám chuyên khoa thần kinh để được khám và tư vấn cụ thể hơn.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-dau-kem-theo-buon-non-la-trieu-chung-cua-benh-gi/
610
Tôi đi tiêm vaccine ngừa Covid-19, gặp bác sĩ tư vấn trước khi tiêm, tôi có khai bị dị ứng thuộc viêm xoang và thuốc cảm sốt hai lần (mỗi lần điều trị hơn một tháng mới hết). Tôi có bệnh nền cao huyết áp, tiểu đường. Bác sĩ tư vấn nói tôi không thể tiêm ngừa được do bị dị ứng thuốc và có bệnh nền. Xin hỏi điều này có đúng không bác sĩ? Tôi cần làm gì để phòng bệnh ạ!
Trường hợp của anh/chị chưa nói rõ mức độ triệu chứng dị ứng như thế nào?Nếu là phản vệ độ 2 trở lên thì chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19; nếu là triệu chứng nhẹ kèm theo bệnh nền ổn định hơn 3 tháng thì có thể tiêm được vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p112
611
Men gan tăng, HBEAg dương tính liệu có phải bị viêm gan B mãn tính không?
Xét nghiệm này không phản ánh việc chuyển giai đoạn viêm gan virus B nhưng chắc chắn một điều là bạn đã bị mắc nó, nó đang hoạt động và làm tổn thương gan của bạn. Mặt khác nó cũng rất dễ dàng lây nhiễm trong giai đoạn này. . Bạn cần phải thăm khám đầy đủ và điều trị ngay lập tức nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/men-gan-tang-hbeag-duong-tinh-lieu-co-phai-bi-viem-gan-b-man-tinh-khong/
612
Thoái hóa chất trắng myelin ở não điều trị như thế nào?
Thoái hóa chất trắng myelin không gây ra những triệu chứng như của bạn. Tình trạng của bạn là một bệnh lý khác, hiện tại, chưa có cơ sở để nghĩ đến một bệnh lý gì rõ ràng. Tuy nhiên, có một số triệu chứng và dấu hiệu phản ánh có thể có tổn thương não (đau nửa đầu, tê bì nửa người) và hình ảnh thoái hóa chất trắng trên phim cộng hưởng từ không giải thích được các triệu chứng trên. Bạn cần đi khám chuyên khoa Thần kinh, mang theo cả phim chụp cộng hưởng từ đi để các bác sĩ sẽ khám và hội chẩn lại xem là bệnh lý gì, có cần chụp lại phim cộng hưởng từ không, có cần tiêm thuốc đối quang từ không và một số xét nghiệm khác nữa.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thoai-hoa-chat-trang-myelin-o-nao-dieu-tri-nhu-nao/
613
Da dễ bị ngứa kèm nổi mẩn đỏ vùng mũi, trán thuộc vùng da nào và chăm sóc thế nào?
Da bạn tiết nhiều dầu ở vùng chữ T, dễ mẩn đỏ khi dùng các sữa rửa mặt. Như vậy bạn thuộc da hỗn hợp và nhạy cảm.Với tính chất da như vậy, bạn nên dùng các sữa rửa mặt dành riêng cho da nhạy cảm, thông thường các sữa này không tạo bọt. Ngoài ra, bạn có thể dùng xịt khoáng mỗi khi da có cảm giác ngứa, mẩn đỏ. Khi sử dụng mỹ phẩm, bạn nên chọn sản phẩm dành cho da nhạy cảm.Chế độ ăn thì bạn nên hạn chế ăn đồ nhiều ngọt, nhiều chất béo, không dùng các chất kích thích và đồ ăn nhiều cay, uống nhiều nước,... Nếu vẫn thắc mắc về việc chăm sóc cho da nhạy cảm, bạn có thể đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/da-de-bi-ngua-kem-noi-man-do-vung-mui-tran-thuoc-vung-da-nao-va-cham-soc-nao/
614
Vaccine AstraZeneca sản xuất tại Ấn Độ có an toàn không so với sản xuất tại Anh hoặc Hàn Quốc. Nếu mũi đầu tiêm vaccine AstraZeneca sản xuất bởi Hàn Quốc mũi sau tiêm sản xuất tại Ấn Độ thì có làm sao không?
Vaccine AstraZeneca sản xuất bất kỳ ở quốc gia nào đều có tác dụng và độ an toàn như nhau. Nếu trường hợp bạn tiêm mũi một của Hàn quốc sản xuất thì mũi 2 bạn vẫn tiêm được vaccine tại Ấn độ sản xuất.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p97
615
Mình bị dị ứng với các loại thuốc kháng sinh từ lâu, đặc biệt uống thuốc hay chích đều phải theo tư vấn của bác sĩ. Trường hợp của tôi có nên tiêm ngừa vaccine Covid-19 không?
Theo thông tin anh cung cấp, bác sĩ chưa đánh giá được mức độ dị ứng nặng của anh là như thế nào vì theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì những người có tiền sử phản vệ nặng (phản vệ từ độ II) với bất kỳ tác nhân gì trước đó thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vaccine Covid 19. Vì vậy, trong giai đoạn này, anh cần thực hiện các biện pháp phòng dịch hiệu quả khác như thông điệp 5K của Chính phủ. Tuy nhiên, nếu mức độ dị ứng của anh chỉ là mề đay, ngứa, có thể phù mắt, môi nhưng không bị khó thở, tím tái, tụt huyết áp, đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn/buồn nôn. . . thì có thể anh bị phản vệ độ I, vẫn được tiêm chủng nhưng cần cẩn trọng dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Anh nên tiêm chủng trong bệnh viện hoặc cơ sở có đủ năng lực cấp cứu ban đầu.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p55
616
Em 33 tuổi, đang điều trị hen suyễn bậc 3 tại bệnh viện được 2 tháng rồi. Em có dùng thuốc dạng hít 2 lần trong ngày. Vậy em có tiêm vaccine Covid-19 được hay không?
Chị nên điều trị ổn định trong vòng 3 tháng, sau 3 tháng điều trị tái khám lại tham vấn tiên lượng điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sức khỏe ổn định bình thường, chị mới nên tiêm phòng vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p97
617
Dấu hiệu ù tai, bước đi không vững cảnh báo bệnh gì?
có thể bạn bị rối loạn chức năng tiền đình, để chẩn đoán chính xác thì bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng và kiểm tra huyết áp nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-hieu-u-tai-buoc-di-khong-vung-canh-bao-benh-gi/
618
Ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân gần 2 năm không hết là dấu hiệu bệnh gì?
Ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là biểu hiện của nhiều bệnh da.Trong trường hợp bạn có tổn thương da như mụn nước, bong da hoặc dát đỏ trên da có thể bạn bị viêm da cơ địa. Đây là bệnh mạn tính, kéo dài nhiều năm, thường tái phát khi tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất hoặc khi khí hậu khô hanh. Bạn cần loại trừ các yếu tố làm khởi phát bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất,...Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da. Trường hợp ngứa, da đỏ nhiều không cải thiện khi đã áp dụng tốt các phương pháp trên bạn cần đến khám chuyên khoa Da liễu thăm khám.Trường hợp bạn chỉ có biểu hiện ngứa nhưng không có tổn thương da ở lòng bàn chân, bàn tay, có thể bạn bị dị cảm thần kinh. Bạn cần đến khám chuyên khoa Thần kinh để được tư vấn cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ngua-o-long-ban-tay-ban-chan-gan-2-nam-khong-het-la-dau-hieu-benh-gi/
619
hiện tại em đang có vấn đề về tuyến giáp, xét nghiệm máu chỉ số TSH 0.011 mu IU/ml, Free T3 là 6.02 pg/ml, Free T4 là 3.12 ng/ml. Em đang phải uống thuốc, trường hợp của em, nếu không phải tiếp tục dùng thuốc, em có thể tiêm vaccine Covid-19 trong vòng thời gian 3-6 tuần tới không ạ?
Hiện tại, các chỉ số xét nghiệm về tuyến giáp của cho thấy, chị chưa điều trị ổn định về bệnh cường giáp. Cường giáp là bệnh mạn tính, cần phải điều trị lâu dài, chị cố gắng điều trị, khi nào bệnh ổn định> 3 tháng, mới tiêm phòng vaccine Covid-19 được. Với các chỉ số xét nghiệm hiện tại, 3-6 tuần tới chị chưa tiêm phòng vaccine Covid-19 được.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p22
620
Bác sĩ cho em hỏi không biết chích vaccine Covid-19 xong có ảnh hưởng tới kích thước dương vật không ạ? Liệu có ảnh hưởng đến khả năng có con sau này không ạ?
Đến hiện tại, việc tiêm phòng vaccine Covid-19 không gây ảnh hưởng đến kích thước dương vật cũng như khả năng sinh sản của nam và nữ.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p84
621
Triệu chứng đau thượng vị kèm theo xuất hiện đường dây bên hông là dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng thượng vị, hay gặp là viêm dạ dày, ít hơn là viêm túi mật, viêm đường mật trong gan, viêm tụy, viêm thực quản, viêm đại tràng ngang, . . . hiếm hơn là nhồi máu cơ tim. Nhưng bên hông có hình ảnh đường dây như vết trầy xước có thể là tình trạng xuất huyết dưới da hay gặp trong bệnh lý viêm tụy (là bệnh lý rất nguy hiểm) hoặc chỉ là bệnh lý ngoài da khác phối hợp. Tốt nhất, em nên đến bệnh viện để được thăm khám đánh giá đầy đủ, xác định nguyên nhân đau thượng vị và xuất hiện đường dây dưới da, cũng như phương pháp điều trị cho chính xác em nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/trieu-chung-dau-thuong-vi-kem-theo-xuat-hien-duong-day-ben-hong-la-dau-hieu-nhiem-ky-sinh-trung/
622
Tôi có bệnh lý nền là viêm gan B mạn tính ổn định chưa can thiệp thuốc điều trị và bệnh lao phổi đã điều trị khỏi cách đây 8 năm. Xin hỏi nếu tiêm vaccine Covid-19 có bị gì không? Khi tiêm phải như thế nào để đảm bảo an toàn?
Đối với trường hợp của anh có bệnh lý viêm gan B mạn tính không cần điều trị và bệnh lao phổi đã điều trị khỏi 8 năm vẫn có thể tiêm phòng vaccine Covid-19 bình thường. Sau khi tiêm vaccine Covid-19 có thể gặp những phản ứng thông thường như sốt, đau cơ, đau đầu. . . có khả năng gặp những phản ứng nghiêm trọng như phản ứng phản vệ nặng hoặc huyết khối. Khi đi tiêm anh cần khai báo đầy đủ thông tin tiền sử bệnh lý, dị ứng cho bác sĩ. Không nên quá lo lắng căng thẳng, cần ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ trước ngày đi tiêm chủng, sau khi khám sàng lọc bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra và cách xử lý tại nhà cho anh nắm rõ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về sức khỏe, cần báo ngay cho Bộ Y tế tại điểm tiêm hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p82
623
Thâm đầu ngón tay sau bó bột có sao không?
Mẹ bạn bị thâm đầu ngón tay sau bó bột có thể là do bó bột chặt quá, bạn cần phải đưa mẹ khám lại để nới bột. Sau khi tháo bột rồi vẫn sưng nề, tím và đau tay cần phải xem có biến chứng loạn dưỡng thần kinh tại chỗ không (Hội chứng Sudeck). Hội chứng Sudeck (Sudeck Syndrome) còn được gọi bằng nhiều tên khác như “hội chứng loạn dưỡng giao cảm phản xạ”, “hội chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ”, “hội chứng vai tay” hay “hội chứng teo Sudeck”.Vì vậy, bạn cần phải đưa mẹ đến thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tham-dau-ngon-tay-sau-bo-bot-co-sao-khong/
624
Điều trị viêm đa dây thần kinh tứ chi như thế nào?
Viêm đa dây thần kinh có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Viêm đa dây thần kinh cấp tính cần điều trị liệu pháp miễn dịch (lọc huyết tương hoặc globulin miễn dịch). Viêm đa dây thần kinh mạn tính thì có nhiều lựa chọn điều trị hơn (ví dụ như: Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, globulin miễn dịch, lọc huyết tương). Bạn bị tê bì chân tay, vận động kém mất cảm giác có thể là viêm đa dây thần kinh mạn tính. Viêm đa dây thần kinh mạn tính có rất nhiều nguyên nhân: Đái tháo đường, suy thận, thiếu vitamin, sử dụng rượu, một số thuốc, nhiễm độc,... Bạn uống thuốc không đỡ thì có thể chẩn đoán chưa chính xác (nghĩa là có thể trị không bị viêm đa dây thần kinh) hoặc thuốc chưa hợp lý. Vì vậy, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được đánh giá chính xác và điều trị cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-viem-da-day-kinh-tu-chi-nhu-nao/
625
Tôi đã được tiêm mũi một vaccine AstraZeneca ngừa Covid-19 ngày 25/6/2021, bao lâu sau mới tiêm tiếp mũi thứ hai? Tôi có thể tiêm mũi thứ hai loại khác như Pfizer, Moderna... được không hay bắt buộc mũi thứ hai phải cùng loại vaccine Covid-19 mũi một ạ?
Vaccine Covid-19 của Tập đoàn AstraZeneca (Vương Quốc Anh) có phác đồ là tiêm 2 mũi. Mũi 2 có thể tiêm sau mũi một tối thiểu 4 tuần. Theo nguyên tắc, đối với loại vaccine Covid-19 tiêm 2 mũi nên tiêm cùng một loại. Anh tiêm mũi một sau thời gian khuyến cáo sẽ tiếp tục tiêm mũi vaccine thứ 2. Ví dụ, sau khi anh tiêm mũi một vaccine AstraZeneca. Nếu anh ra nước ngoài sẽ không tiêm vaccine AstraZeneca nữa, mà tiêm một loại vaccine khác (chẳng hạn Pfizer) thì anh nên tiêm 2 mũi Pfizer theo quy định được khuyến cáo.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p130
626
Tiền mê là gì? Cần lưu ý gì sau khi thực hiện tiền mê?
Tiền mê là phương pháp dùng thuốc để trấn tĩnh cho bệnh nhân, bệnh nhân đáp ứng bình thường với kích thích lời nói. Chức năng nhận thức và hợp tác có thể bị ảnh hưởng nhưng chức năng hô hấp và tim mạch thì không. Sau khi tiền mê để nội soi bạn có thể nhận kết quả và tư vấn của bác sĩ nội soi sau đó có thể ra về bình thường.Tuy nhiên 1 số loại thuốc tiền mê cụ thể có thể ảnh hưởng khả năng vận hành phương tiện giao thông.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tien-me-la-gi-can-luu-y-gi-sau-khi-thuc-hien-tien-me/
627
Có cách nào điều trị u đầu tụy tắc nghẽn cho bệnh nhân bị tràn dịch phổi không?
U đầu tụy thường hay chèn ép vào đường mật gây tắc nghẽn và ứ mật, đây là biểu hiện tại chỗ, còn tùy thuộc khối u di căn đến đâu thì có biểu hiện ở đó. Bố em nên được khám và điều trị tại bệnh viện có chuyên khoa u bướu để được điều trị và chăm sóc giảm nhẹ nếu không còn cơ hội để điều trị triệt để.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-cach-nao-dieu-tri-u-dau-tuy-tac-nghen-cho-benh-nhan-bi-tran-dich-phoi-khong/
628
Tôi năm nay 21 tuổi có tiền sử dị ứng thuốc không rõ loại với thức ăn có tiêm vaccine Covid-19 được không nếu tiêm có nguy hiểm không thưa bác sĩ?
Theo bạn chia sẻ bạn có tiền sử bị dị ứng thuốc không rõ loại và thức ăn, chúng tôi không biết lần dị ứng đó có phải nhập viện cấp cứu hay chỉ bị nổi mẩn trên da rồi tự hết. Có 2 trường hợp để bạn biết mình có thể tiêm được vaccine Covid-19 hay không gồm: - Nếu trường hợp bạn dị ứng kháng sinh mà có khó thở, có tím tái phải nhập viện thì trường hợp này chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Nếu bạn chỉ bị nổi mẩn đỏ ít trên da, không cần điều trị, tự hết thì vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, bạn cần tiêm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p61
629
Kết quả xét nghiệm HBeAg positive 59,27 có nguy hiểm không?
Kết quả xét nghiệm viêm gan B cho biết có sự phát triển số lượng virus viêm gan B. Để kết luận kết quả xét nghiệm HBeAg positive 59, 27 có nguy hiểm không thì cần có thêm các xét nghiệm khác để phối hợp đánh giá.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ket-qua-xet-nghiem-hbeag-positive-5927-co-nguy-hiem-khong/
630
Trẻ bị nôn, đi ngoài, động kinh là do đâu?
Em bé đã được chẩn đoán động kinh tại bệnh viện hay chỉ bị co giật mà bạn nghĩ là động kinh?Hai vấn đề này là hoàn toàn khác nhau, do bạn chưa nói rõ nên khó có thể tư vấn cho bạn được. Có thể có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp đầu tiên: Con bạn bị nôn, tiêu chảy và co giật, có thể liên quan đến rối loạn điện giải hoặc vấn đề nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương ví dụ như viêm não hoặc màng não. Trường hợp thứ 2: Con bạn bị động kinh thực sự và biểu hiện nôn, tiêu chảy vô tình đưa tình trạng động kinh biểu hiện ra lâm sàng. Để hiểu rõ tình trạng của con bạn, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị tại bệnh viện mà bé đang điều trị nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-non-di-ngoai-dong-kinh-la-do-dau/
631
Tiểu nhiều về đêm có sao không?
Bạn bị tiểu nhiều về đêm, có thể bạn đang có tình trạng bàng quang tăng hoạt động, ở người trẻ có thể do căng thẳng. Việc đi tiểu quá nhiều trong đêm như vậy ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và công việc. Bạn cần đi khám chuyên khoa Tiết niệu để bác sĩ đánh giá và hướng dẫn.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tieu-nhieu-ve-dem-co-sao-khong/
632
Trẻ viêm họng, ho nhẹ, nổi mẩn đỏ trên lưng và ngực biểu hiện bệnh gì?
Triệu chứng nổi mẩn đỏ rồi tự lặn ở vùng lưng và trước ngực thường do dị ứng và mặc quần áo quá nóng. Quần áo con đang mặc nên được giặt sạch bằng xà phòng lành tính và thay hằng ngày, đồng thời mẹ nên mặc quần áo thoáng mát cho con vào giai đoạn này. Nếu bé có bất cứ triệu chứng gì nặng như: trẻ sốt cao liên tục, ho nhiều, khó thở, nổi đỏ nhiều toàn thân không giảm thì nên đưa trẻ tới cơ sở Y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được bác sĩ kiểm tra nhằm có hướng can thiệp kịp thời.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-viem-hong-ho-nhe-noi-man-do-tren-lung-va-nguc-bieu-hien-benh-gi-/
633
Chụp MRI có tiêm thuốc cản quang khi mang thai liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Em chụp MRI có tiêm thuốc cản quang từ khi mới có thai (5-6 tuần tuổi). Nếu chức năng thận của em bình thường thì không ảnh hưởng gì đến thai em nhé. Theo khuyến cáo về Sử dụng thuốc cản quang của Hội Niệu dục châu Âu, không cần thiết phải kiểm tra em bé sau sinh. Yên tâm em nhé!
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chup-mri-co-tiem-thuoc-can-quang-khi-mang-thai-lieu-co-anh-huong-den-thai-nhi/
634
Có thể tầm soát được nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ không?
Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu các phương pháp có hy vọng để tầm soát sớm nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ (ví dụ như là: Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh - vẫn đang nghiên cứu)Hiện chúng ta biết rất rõ các biểu hiện tự kỷ, 1 số nước đã áp dụng phương pháp sàng lọc phát hiện sớm trước 1 tuổi. Người ta phát hiện bằng cách hướng dẫn cho các bố mẹ cách theo dõi đứa trẻ quay lại video gửi cho các nhà chuyên gia để được phân tích xem bé có bị bất thường không
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-co-the-tam-soat-duoc-nguy-co-mac-chung-tu-ky-o-tre-nho-khong/
635
Lợi trùm răng khôn hàm dưới gây khó chịu nên làm gì?
Răng khôn của bạn đang bị lợi trùm, bạn nên có kế hoạch nhổ răng khôn, răng khôn không có chức năng ăn nhai nhưng hay gây biến chứng và thường có chỉ định nhổ. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến sức khỏe răng miệng, thăm khám nha sĩ định kỳ cũng như thói quen vệ sinh tích cực về lâu dài để tránh tái phát.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/loi-trum-rang-khon-ham-duoi-gay-kho-chiu-nen-lam-gi/
636
Trẻ rụng tóc vành khăn có phải thiếu canxi?
Em chưa nói cân nặng của bé khi sinh nên bác sĩ chưa đánh giá được bé tăng cân như vậy đã đạt yêu cầu chưa, cũng như bé lẫy lúc mấy tháng?Thiếu canxi ở trẻ có nhiều dấu hiệu, trong đó có rụng tóc hình vành khăn. Tuy nhiên rụng tóc hình vành khăn đơn độc, cũng có thể do bé cọ xát phần chẩm (trên gáy) nhiều xuống gối cũng gây rụng tóc như vậy. Thiếu canxi chỉ chẩn đoán khi định lượng canxi trong máu.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-rung-toc-vanh-khan-co-phai-thieu-canxi/
637
21 tuổi còn tăng chiều cao được không?
Căn cứ vào bảng chiều cao cân nặng chuẩn độ tuổi của WHO ở độ tuổi 20 đối với nam giới chiều cao: 177cm, cân nặng: 70.3 kg. Tuy nhiên, điều này cần căn cứ vào sự thay đổi chiều cao trên thực tế của các đối tượng ở từng nhóm tuổi khác nhau trên toàn thế giới. Thực tế, bạn chỉ đạt mức chuẩn như trên nếu được đầu tư đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ. Tuổi dậy thì ở nam giới theo quy định từ 09-18 tuổi. Bạn 21 tuổi, cao 1m65 thì chưa đạt theo tiêu chuẩn và đã qua tuổi dậy thì. Tuy nhiên, bạn cần ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, tăng cường tập luyện thể lực.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/21-tuoi-con-tang-chieu-cao-duoc-khong/
638
Ho lâu ngày vào buổi tối, có dịch đờm ngứa rát họng là dấu hiệu bệnh gì?
Bạn có biểu hiện triệu chứng hô hấp trên, bao gồm đau ho rát họng, ho đờm. Dựa trên các thông tin trên thì bác sĩ nghĩ khả năng bạn bị viêm đường hô hấp trên, tuy nhiên cần xác định các nguyên nhân để có thể điều trị hiệu quả và tránh tái phát. Một số trường hợp viêm mũi họng mạn tính do trào ngược dạ dày thực quản.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ho-lau-ngay-vao-buoi-toi-co-dich-dom-ngua-rat-hong-la-dau-hieu-benh-gi/
639
Tôi 49 tuổi sống tại Phú Quốc. Từ khi tôi sống ở Phú Quốc thì bị dị ứng, đặc biệt chỉ xuất hiện buổi tối. Tôi đã khám và xét nghiệm máu nhưng không có kết luận. Hiện tôi đang phải uống thuốc chống dị ứng hàng ngày. Vậy tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành ngày 18/6/2021 về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm phòng vaccine Covid 19. Nếu trường hợp dị ứng của không phải là phản vệ độ 2 thì anh/chị đủ điều kiện tiêm phòng vaccine Covid-19 .
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p5
640
Chỉ số xét nghiệm RPR âm tính cho biết điều gì?
Xét nghiệm giang mai RPR chỉ là một phương pháp kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai. Nếu kết quả xét nghiệm giang mai RPR là âm tính (-) thì không bị giang mai, ngược lại kết quả RPR dương tính (+) thì có thể đã mắc bệnh giang mai. Như vậy là bạn đã hết bệnh rồi, còn TPHA có thể vẫn còn dương tính.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chi-so-xet-nghiem-rpr-am-tinh-cho-biet-dieu-gi/
641
Mỗi lần đi đại tiện trẻ khóc tím người, phân dính máu có phải bị trĩ không?
Hiện tại bác sĩ không rõ độ tuổi bé nhà bạn để bác sĩ tư vấn chính xác về tình trạng mỗi lần đi đại tiện trẻ khóc tím người, phân dính máu có phải bị trĩ không. Táo bón khi đi cầu dưới 3 lần/tuần kèm khó chịu khi đi cầu (phân rắn, khô. . . ). Táo bón có thể cơ năng (do thói quen sinh hoạt) hoặc thực thể (bất thường đại tràng: phình đại tràng, Hirschsprung hoặc đại tràng dài bẩm sinh), tùy vào độ tuổi chẩn đoán và đáp ứng điều trị. Táo bón cơ năng điều trị theo nguyên tắc: uống thuốc mềm phân, tập lại thói quen đi cầu, ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước. Uống thuốc mềm phân cần thời gian lâu dài (ít nhất 6 tháng) để hình thành lại thói quen đi cầu và để bé không còn cảm giác sợ đi cầu. Táo bón thực thể có thể can thiệp Ngoại khoa tùy trường hợp.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/moi-lan-di-dai-tien-tre-khoc-tim-nguoi-phan-dinh-mau-co-phai-bi-tri-khong/
642
Làm thế nào để giảm hiện tượng rướn người ở trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh có biểu hiện như rướn, rặn, ngủ không sâu giấc, cha mẹ nên tìm hiểu và loại bỏ một số nguyên nhân khiến bé khó chịu như bé ăn chưa đủ, trẻ lạnh hay tã bẩn do bé tè hoặc ị, . . . . giúp bé ngủ ngon giấc hơn. Môi trường xung quanh bé nên được yên tĩnh thoáng mát. Nếu bé chỉ rướn mà trẻ vẫn bú bình thường, không nôn trớ, đại tiểu tiện bình thường thì cha mẹ nên theo dõi thêm vì khoảng thời gian này là bé đang tập thích nghi với cuộc sống thường ngày.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lam-the-nao-de-giam-hien-tuong-ruon-nguoi-o-tre-so-sinh/
643
Số lượng bạch cầu bao nhiêu là bình thường?
Số lượng bạch cầu 2, 92(L)x10^9/ lít có thấp hơn bình thường nhưng không phải là thấp quá. Bạn cần khám bệnh để biết nguyên nhân tại sao bị giảm bạch cầu như vậy. Khi bạn đến bệnh viện khám, bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm như huyết tủy đồ, sinh thiết tủy để đánh giá khả năng sinh tủy. Chế độ dinh dưỡng không giúp bạn tăng bạch cầu, điều trị cần phải theo chẩn đoán mà bạn thì chưa tiếp cận chẩn đoán. Tuy nhiên, do tình trạng bạch cầu hơi thấp, bạn dễ bị nhiễm trùng nên bạn cần chú ý ăn chín, uống sôi, ăn thực phẩm tươi sạch. Bạn nên ăn uống bổ dưỡng đến tăng cường sức khỏe chung.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/so-luong-bach-cau-bao-nhieu-la-binh-thuong/
644
Bệnh suy giáp trạng bẩm sinh có biểu hiện gì không?
Suy giáp trạng bẩm sinh là bệnh bẩm sinh, có thể bị ngay từ trong bào thai nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Vì vậy, cần làm xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm, nếu chẩn đoán muộn trẻ sẽ bị thiểu năng trí tuệ và dị hình tầm vóc thấp.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-suy-giap-trang-bam-sinh-co-bieu-hien-gi-khong/
645
Bị cảm lạnh, nóng trong người phải làm sao?
Các triệu chứng của bạn trong bệnh cảm lạnh là do virus, không phải tác nhân vi khuẩn nên không có chỉ định dùng kháng sinh. Tốt nhất khi bị cảm lạnh, bạn nên ăn uống đủ chất, uống đủ nước, nếu có mỏi người nhiều, sốt cao, bạn nên mua Panadol uống 1 viên/4-6 giờ. Nếu sốt nhiều hơn, mệt nhiều hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, không nên tự ý mua thuốc uống.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-cam-lanh-nong-trong-nguoi-phai-lam-sao/
646
Đau đầu, đau tim sau khi uống thuốc giảm đau quá liều liệu có nguy hiểm?
Em uống thuốc giảm đau quá liều đã đầu nên tác dụng độc của thuốc (chủ yếu ảnh hưởng đến gan thận) đã hết. Những ngày gần đây em bị đau đầu, đau tim thì có khả năng do lo lắng, sợ hãi quá mức. Em nên thư giãn, không nên lo nghĩ nhiều, tập thể dục, rèn luyện thể lực. Ngoài ra, trong trường hợp quá lo lắng, em nên đến khám bác sĩ để được kiểm tra chức năng gan thận, chức năng tim mạch.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-dau-dau-dau-tim-sau-khi-uong-thuoc-giam-dau-qua-lieu-lieu-co-nguy-hiem/
647
Với độ tuổi 25 mà AMH còn 1.1 thì có được xem là AMH thấp không? Em mới lập gia đình và rất mong có con, không biết với trường hợp của em có thể có tự nhiên được không hay phải làm IVF?
AMH chỉ là một trong những yếu tố để tiên lượng mức dự trữ buồng trứng. Ngoài ra còn phải dựa vào số nang noãn trên siêu âm và một số chỉ số nội tiết. Vì vậy, để đánh giá mức dự trữ buồng trứng thông thường phải kiểm tra và đánh giá dựa vào nhiều yếu tố. Hơn nữa, giá trị AMH có thể có những ngưỡng khác nhau phụ thuộc vào phương pháp định lượng. Nhìn chung, AMH thấp không phải là một giá trị để tiên lượng khả năng có thai tự nhiên vì quá trình mang thai còn có sự tham gia của các yếu tố như chất lượng tinh trùng, mức độ lưu thông của hai vòi tử cung. .
https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p20
648
Nữ giới viêm kết mạc dị ứng điều trị như thế nào?
Bệnh lý viêm kết mạc dị ứng mãn tính thường khó điều trị dứt điểm, nên bạn phải khám và theo dõi lâu dài với bác sĩ của bạn.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nu-gioi-viem-ket-mac-di-ung-dieu-tri-nhu-nao/
649
Nước bọt có kiến bu quanh có phải triệu chứng bệnh tiểu đường không?
Ở những bệnh nhân đái tháo đường hàm lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường, tuy nhiên khi bị đái tháo đường, ngoài tình trạng có đường cao trong nước bọt (có kiến bu), thì bệnh nhân có kèm các triệu chứng khác (rõ hơn) như ăn nhiều, thèm đồ ngọt, khát, uống nhiều nước, gầy sút cân nhanh. Các triệu chứng chỉ mang tính gợi ý và cách chính xác nhất để chẩn đoán đái tháo đường là xét nghiệm glucose máu. Tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế được khám và điều trị kịp thời. Khi loại trừ đái tháo đường, bạn có thể tầm soát các bệnh lý khác liên quan như bệnh răng miệng, trào ngược dạ dày thực quản. Hoặc đôi khi kiến bu nước bọt nhưng hoàn toàn không liên quan đến sức khỏe của bạn, có thể do kiến thấy nước thì bu vào hoặc vệ sinh kém.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nuoc-bot-co-kien-bu-quanh-co-phai-trieu-chung-benh-tieu-duong-khong/
650
VNVC đã cho đăng ký tiêm dịch vụ caccine Covid-19 hay chưa? Nếu có sẽ tiêm những loại nào?
Hiện tại, Chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên. Vì vậy, nếu anh thuộc diện được tiêm theo chính sách, anh có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra nếu anh chưa thuộc nhóm đối tượng ưu tiên theo NĐ 21-CP, anh vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC. Ngay khi có thể được đáp ứng và cho phép của Bộ Y tế về cơ chế tiêm dịch vụ chúng tôi sẽ thông báo và mời khách hàng đến tiêm.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p47
651
Mắt bị đóng vôi không còn thấy đường có điều trị được không?
Mắt cháu bị đóng vôi (cặn vôi – sạn vôi), đó là sự lắng đọng calci nằm dưới kết mạc mi. Bệnh này hoàn toàn chữa được. Định kỳ cháu đi khám khi cặn vôi có nhiều và đẩy lồi lên kết mạc thì khi đó lấy dễ dàng ít tổn thương kết mạc.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mat-bi-dong-voi-khong-con-thay-duong-co-dieu-tri-duoc-khong/
652
Điều trị giang mai như thế nào?
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ tình dục không được bảo vệ, qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi. Tùy theo từng giai đoạn, bệnh giang mai sẽ có phác đồ điều trị điều trị cụ thể, nhưng đa số các giai đoạn sẽ điều trị kháng sinh.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-giang-mai-nhu-nao/
653
Hiện tôi 41 tuổi, bị bệnh động kinh khoảng 12 năm nay có tiêm vaccine Covid-19 được không?
Nếu tình trạng sức khỏe của anh/chị trong giai đoạn ổn định, 3 tháng gần đây bệnh lý không tiến triển, không thay đổi phác đồ điều trị thì vẫn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19 được.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p40
654
Phụ nữ ở tuổi 56 thi thoảng lên cơn sốt, đau nửa lưng và đầu là vì sao?
Phụ nữ tuổi 56 là độ tuổi đã mãn kinh, lượng hóc môn nội tiết tố nữ giảm đi đáng kể. Các triệu chứng đau lưng, đau đầu thoáng qua trong 1, 2 ngày tự khỏi rất có thể do ảnh hưởng của sự giảm nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, chị nên đến bệnh viện để thăm khám đầy đủ hơn.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phu-nu-o-tuoi-56-thi-thoang-len-con-sot-dau-nua-lung-va-dau-la-vi-sao/
655
Khi nào nên điều trị mất thính lực ở trẻ sơ sinh?
Phương pháp sàng lọc thính lực ở trẻ sơ sinh tốt nhất là dùng đo thính lực. Có 2 phương pháp: một là đo từ tai ngoài đến ốc tai, hai là đo từ tai ngoài đến thân não. Nguyên nhân gây giảm thính lực ở trẻ sơ sinh thì phần lớn là do tổn thương đường dẫn truyền từ tai ngoài đến ốc tai (chiếm 85%). Tốt nhất là chẩn đoán và điều trị giảm thính lực trong vòng 3 tháng đầu. Còn phương pháp điều trị hay gặp nhất là gắn điện cực ốc tai. Khi nào chẩn đoán chính xác nguyên nhân bác sĩ tai mũi họng sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khi-nao-nen-dieu-tri-mat-thinh-luc-o-tre-so-sinh/
656
Từ nhỏ đến giờ, mỗi lần tôi lấy máu xét nghiệm đều rất khó và kinh nguyệt chỉ có 1-2 ngày. Tôi có chích vaccine AstraZeneca được không?
Việc lấy máu xét nghiệm rất khó và hành kinh chỉ có 1-2 ngày không nằm trong chống chỉ định hay hoãn tiêm vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p117
657
Tôi bị viêm xoang và viêm gan B không có chỉ định uống thuốc có tiêm được vaccine Covid- 19 không?
Nếu anh/chị không trong đợt cấp của viêm xoang, tình trạng viêm gan B ổn định thì có thể tiêm phòng vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p47
658
Đốt sùi mào gà sâu bên trong hậu môn bằng cách nào?
Trường hợp của bạn có thể đốt bằng dao điện nhé. Phương pháp sử dụng dòng điện với tần sóng laser, chiếu trực tiếp vào những vùng tổn thương trên vùng da của bệnh nhân, mục đích là xâm nhập vào sâu bên trong vùng da đó để tiêu diệt virus HPV cũng như loại bỏ những tổn thương, u nhú đã hình thành bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dot-sui-mao-ga-sau-ben-trong-hau-mon-bang-cach-nao/
659
Kết quả xét nghiệm thận ở người đái tháo đường
Qua kết quả xét nghiệm thận của bác bình thường. Tuy nhiên vì bác có tiền sử đái tháo đường nên cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ có những tư vấn phù hợp với sự phát triển của bệnh.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ket-qua-xet-nghiem-than-o-nguoi-dai-thao-duong/
660
Trẻ 15 tháng bị thiếu máu nhẹ có cần làm thêm xét nghiệm điện di huyết sắc tố không?
Với tình trạng hiện tại thì bắt buộc phải điện di hemoglobin lại nhé, xét nghiệm huyết đồ, ferritin máu, sắt huyết thanh, sẽ biết cháu bị bệnh gì.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-15-thang-bi-thieu-mau-nhe-co-can-lam-them-xet-nghiem-dien-di-huyet-sac-khong/
661
Tôi muốn tiêm ngừa vaccine Covid-19 thì tiêm ở đâu?
Hiện tại chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy nếu anh, chị thuộc diện được tiêm theo chính sách thì có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra nếu anh/chị chưa thuộc nhóm đối tương ưu tiên theo NĐ 21-CP thì vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p15
662
Mỡ máu cao, hay tụt đường huyết có nên ăn chuối?
Nguyên nhân gây tụt đường huyết trên một người không bị đái tháo đường thường là do thiếu nuôi dưỡng hoặc bệnh của tụy liên quan đến việc tăng tiết insulin gây hạ đường máu liên tục. Nếu bạn thấy tình trạng tụt đường thường xuyên xảy ra, bạn cần đi khám để xác định liệu đây có phải là tình trạng tụt đường (vì đôi khi làm việc quá sức, mệt mỏi, căng thẳng cũng gây triệu chứng tương tự) bằng thử đường máu tại thời điểm có triệu chứng tụt đường. Nếu đúng là có hạ đường máu được khẳng định bằng xét nghiệm máu thì bước tiếp theo cần làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây tụt đường.Đôi khi, chúng ta bị hạ đường huyết có thể ăn các thực phẩm chứa đường (bánh, kẹo, nước ngọt, đường viên), chuối cũng chứa lượng đường Fructose nhất định, tuy nhiên một số loại chuối (chuối già) có chứa nhiều kali, kích thích tiết dịch vị, nhất là khi lúc đó bao tử đang rỗng có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày do dư acid.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mo-mau-cao-hay-tut-duong-huyet-co-nen-chuoi/
663
Thường xuyên đánh trống ngực kèm mệt mỏi có sao không?
Bạn bị đánh trống ngực, mệt mỏi, nóng lồng ngực, hồi hộp có thể là suy nhược thần kinh, bạn nên khám chuyên khoa Tâm lý kiểm tra.Suy nhược thần kinh còn được biết đến là kiệt quệ thần kinh. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não phải làm việc quá căng thẳng, dẫn tới tình trạng quá tải và suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hồi phục và tái tạo toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.Chứng suy nhược thần kinh là tâm bệnh, nhưng nếu không được can thiệp sớm sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.Bạn có thể dựa vào những triệu chứng được liệt kê dưới đây để xác định xem liệu mình có bị suy nhược thần kinh hay không. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của suy nhược thần kinh, bao gồm:Thay đổi tâm trạng: Người bị suy nhược thần kinh thường có những sự thay đổi không ổn định về tâm trạng, chẳng hạn như dễ nổi nóng, tức giận kèm theo cảm giác ăn năn, tội lỗi, dễ khóc, dễ xúc động và đôi khi trầm lặng tuyệt đối.Tự cô lập bản thân: Những người bị suy nhược thần kinh thường có xu hướng tự xa lánh mọi người xung quanh và thích ở một mình. Khi sự căng thẳng lên đến mức đỉnh điểm, họ dễ tự cô lập bản thân và dành toàn bộ năng lượng để đối phó với căng thẳng.Rối loạn cảm giác: Rối loạn cảm giác thường xuất hiện các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, người tê mỏi, chán nản, buồn bã. Những triệu chứng này thường xảy ra và thay đổi theo trạng thái tâm lý vì những người bị suy nhược thần kinh rất nhạy cảm và dễ bị ám thị.Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của suy nhược thần kinh. Khi mắc phải chứng bệnh này, bạn có thể bị mất ngủ hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, ngủ quá ít hoặc quá nhiều so với bình thường.Lo âu quá độ: Suy nhược thần kinh khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy lo âu và dễ sinh ra những cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực, luôn thấy các vấn đề xảy ra là trầm trọng và bế tắc, không thể giải quyết.Tăng nhịp tim: Suy nhược thần kinh xảy ra khi người bệnh cảm thấy căng thẳng quá độ, điều này khiến tim đập nhanh hơn, họng bị nghẹn lại và có cảm giác co thắt ở ngực.Triệu chứng trên cơ thể và thần kinh: Người bị suy nhược thần kinh thường cảm thấy cổ bị đau mỏi, đau thắt lưng, cột sống, chóng mặt, hoa mắt, các cơ bị đau nhức và cảm giác khó chịu ở ngoài da như: kim châm, kiến bò, nóng lạnh thất thường, run chân tay, lưỡi, bị rối loạn cảm xúc,..Lời khuyên tốt nhất cho bạn và mọi người để đẩy lùi suy nhược thần kinh đó là thay đổi thói quen sống hàng ngày. Bạn nên lên kế hoạch cho mình tuân theo một lối sống tích cực và lành mạnh hơn, giúp những cảm xúc căng thẳng, stress của bản thân được giải tỏa. Lối sống lành mạnh tức là:Ăn uống khoa học, đủ chất kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ để nạp thêm năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi với công việc.Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá.Cố gắng giảm thiểu hoặc tránh các đầu mối gây ra căng thẳng như: Xung đột gia đình, mâu thuẫn nơi làm việc,.. bằng cách thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bạn bè và người thân những vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống mà bạn đang mắc phải. Điều này giúp bạn giảm được sự mệt mỏi và dồn nén trong cảm xúc.Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe thì nên đi thăm khám bác sĩ, tuân thủ theo quá trình điều trị và nên dũng cảm đối mặt với nó thay vì sợ hãi, trốn tránh. Điều này chỉ làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Hơn thế nữa, lâu dần nó sẽ dẫn tới các rối loạn khác của cơ thể như suy nhược thần kinh suy giảm tuổi thọ.Thư giãn đầu óc và nâng cao thể chất bằng các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên. Bạn nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Đặc biệt các bài tập thiền định, yoga hay thái cực quyền đều là những liệu pháp rất hữu ích cho những người thường xuyên bị áp lực căng thẳng.Khi nghi ngờ bản thân bị suy nhược thần kinh, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để đối phó với chứng bệnh mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị tốt nhất. Những loại thuốc như an thần hoặc điều trị về thần kinh nếu lạm dụng quá mức có thể khiến cho tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.Bạn cũng không nên bắt ép bản thân phải đạt được những mục tiêu vượt quá khả năng của mình. Điều này chỉ khiến bạn tự tạo áp lực cho bản thân, dẫn tới thất vọng, buồn phiền. Chán nản khi không đạt được mục tiêu là nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới suy nhược thần kinh. Đôi khi, bạn nên biết tự hài lòng về những gì mình đang có, quẳng gánh lo đi vui mà sống, bạn sẽ thấy cuộc sống này nhẹ nhàng hơn, an nhiên hơn.Cuộc sống xã hội hiện đại có nhiều căng thẳng stress dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh rất phổ biến hiện nay. Để cải thiện được hiện tượng này, chúng ta cần phải bảo vệ cơ thể tránh khỏi những căng thẳng lo âu trong cuộc sống, đồng thời bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để có một bộ não thật khỏe mạnh.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thuong-xuyen-danh-trong-nguc-kem-met-moi-co-sao-khong/
664
Trẻ rướn mình đỏ mặt, trớ, són phân có sao không?
Hiện tượng vặn mình, rướn người trong những tháng đầu đời là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ. Hiện tượng vặn mình này chỉ xảy ra trong vài giây rồi sau đó sẽ hết ngay lập tức. Khi vặn mình, rướn người trẻ đỏ mặt, nôn trớ và có thể són phân. Hiện tượng này sẽ giảm và hết dần khi trẻ được 2 - 3 tháng. Nếu con vẫn bú tốt, tăng cân bạn không cần quá lo lắng nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-ruon-minh-do-mat-tro-son-phan-co-sao-khong/
665
F0 dương tính, F1 âm tính, nguy cơ mắc Covid F2 như thế nào?
Để trả lời câu hỏi của bạn chính xác nhất, bác sĩ cần dựa trên các thông tin sau: F0 của F1 có triệu chứng hay không có triệu chứng và nếu có triệu chứng thì có triệu chứng từ ngày nào, F0 mà không có triệu chứng có biết được nguồn lây hay không? Khi tiếp xúc với F0 thì F1 tiếp xúc trong khoảng thời gian bao lâu, ở khoảng cách nào, cả hai có đeo khẩu trang hay chỉ 1 người đeo khẩu trang hay cả hai người không đeo, tiếp xúc trong không gian kín hay thoáng. Từ những câu hỏi chi tiết mới xác định chính xác nguy cơ lây nhiễm của F1, F2. Trong quy định hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid 19 (Ban hành kèm theo Quyết định số/QĐ-BYT ngày 30 tháng 07 năm 2021 của Bộ Y tế) nếu kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 1 của F1 và của F2 (nếu có) đều âm tính với SARS-CoV-2, trên cơ sở đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày. Vì vậy, bạn cần cung cấp rõ về câu trả lời của những câu hỏi đã hỏi trên thì mới quyết định cho F2 tiếp tục cách ly tại nhà hay dừng cách ly tại nhà. Tuy nhiên, việc hướng dẫn triển khai cách ly tại nhà với F1 hay F2 phụ thuộc vào tình hình dịch tại mỗi địa phương. Vì vậy, bạn cần khai báo y tế tại trạm y tế xã phường nơi ở của bạn để được hướng dẫn chi tiết cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/f0-duong-tinh-f1-am-tinh-nguy-co-mac-covid-f2-nhu-nao/
666
Xuất hiện hạch dưới cằm có phải do bệnh zona không?
Hạch là một thành phần của miễn dịch cơ thể. Khi có các viêm nhiễm, hạch lân cận phản ứng và biểu hiện bằng cách sung to. Trường hợp của bạn, bác sĩ không biết bệnh zona của ở vị trí nào, nếu ở vùng mặt cổ thì hạch tương ứng cũng có thể xuất hiện. Trong trường hợp như vậy, khi điều trị khỏi zona, hạch cũng sẽ tự hết.Nếu trường hợp hạch không hết thì bạn nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được thăm khám và điều trị.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xuat-hien-hach-duoi-cam-co-phai-do-benh-zona-khong/
667
Trẻ sốt cao về đêm, nôn khi uống thuốc là dấu hiệu bệnh gì?
Với tình trạng của bé như mẹ mô tả thì tốt nhất là mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi Sơ sinh để được tư vấn và có hướng xử trí kịp thời.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-sot-cao-ve-dem-non-khi-uong-thuoc-la-dau-hieu-benh-gi/
668
Chỉ số AFP là 390 liệu có nguy cơ ung thư gan không?
Viêm gan B là bệnh do virus HBV gây ra, nếu tình trạng nhiễm trở nên mãn tính thì điều quan trọng cần làm là ngăn chặn và giảm thiểu tổn hại cho gan. Nếu được điều trị đúng cách thì tiên lượng bệnh thường rất tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phải điều trị ngay bằng các thuốc kháng virus mà cần theo dõi và xét nghiệm đánh giá tình trạng gan cũng như cơ thể để việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất. Việc cần làm của bạn là nên theo dõi và khám gan định kỳ, hạn chế các gắng sức quá mức, bổ sung dinh dưỡng và hạn chế tiêu thụ các chất gây hại cho gan. Chỉ số AFP của bạn như vậy là tương đối cao, số lượng virus không cao, mình khuyên bạn nên khám kỹ gan bằng các phương pháp như siêu âm gan, CT gan để loại trừ bệnh lý ung thư gan và xơ gan, cũng như sàng lọc ung thư gan định kỳ 3-6 tháng bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-so-afp-la-390-lieu-co-nguy-co-ung-thu-gan-khong/
669
Trên lưỡi có một vách nứt nhỏ và một vết loét hình tròn có phải triệu chứng của ung thư lưỡi hay viêm lưỡi bản đồ?
Vùng lớp biểu mô trên lưỡi và có một vạch nứt nhỏ ở giữa lưỡi có vẻ là viêm lưỡi bản đồ. Nhiều nguyên nhân gây vết loét ở đầu lưỡi. Nguyên nhân hay gặp là do virus (dân gian gọi là nhiệt miệng). Nếu do nhiệt miệng, bạn nên cho mẹ súc miệng nước muối nhạt, ăn nhiều cam, quýt (đồ ăn có nhiều Vitamin C). Vết loét sẽ hết sau 1-3 tuần. Nhưng tốt nhất bạn nên cho mẹ đi khám, bác sĩ sẽ nhìn rõ tổn thương và có hướng xử lý phù hợp.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tren-luoi-co-mot-vach-nut-nho-va-mot-vet-loet-hinh-tron-co-phai-trieu-chung-cua-ung-thu-luoi-hay-viem-luoi-ban-do/
670
Có kim loại trong người có thể chụp cộng hưởng từ không?
Trong chống chỉ định của MRI, thì việc có kim loại trong người là chống chỉ định tuyệt đối (dù trường hợp kim loại đó là kẹp sau phẫu thuật ở bất kì vị trí nào trong cơ thể, vì khi người bệnh mang kẹp kim loại trong người đi vào vùng có từ trường cao có thể làm cho các dụng cụ kim loại này di chuyển gây tổn thương các tạng khác của cơ thể). Trừ trường hợp những kẹp sau phẫu thuật này bằng titan hay các dụng cụ đã khử từ mà trong giấy ra viện bác sĩ phẫu thuật xác nhận rằng người bệnh có thể chụp MRI sau đó. Trường hợp của bạn: Nếu như những kẹp đó bằng kim loại mà trong giấy ra viện không có xác nhận của bác sĩ chuyên khoa là có thể chụp MRI thì bạn nằm trong trường hợp chống chỉ định tuyệt đối mà không máy cộng hưởng từ nào có thể chụp được cho bạn.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-kim-loai-trong-nguoi-co-chup-cong-huong-tu-khong/
671
Mắc trĩ ngoại nên đi khám hay tự chữa tại gia?
Nếu bạn đã được chẩn đoán trĩ ngoại thì giữ chế độ ăn uống tránh táo bón, cần tham vấn bác sĩ ngay nếu búi trĩ có biểu hiện sưng đau, chảy máu.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mac-tri-ngoai-nen-di-kham-hay-tu-chua-tai-gia/
672
Bị viêm giác mạc mắt liệu điều trị khỏi không?
Bạn có đeo len và đi khám bị viêm giác mạc, về cơ bản là điều trị khỏi, thời gian điều trị viêm giác mạc phụ thuộc vào tính chất bệnh lý của mắt bị viêm. Lưu ý, trong thời gian điều trị bạn tuyệt đối không đeo len, sau khi khám lại tình trạng không còn viêm giác mạc bạn có thể đeo len trở lại nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-viem-giac-mac-mat-lieu-dieu-tri-khoi-khong/
673
Không đau bụng, đi ngoài phân lỏng, bụng sôi là dấu hiệu của bệnh gì?
Với các triệu chứng mà bạn mô tả thì tôi nghĩ nhiều đến bệnh lý đường tiêu hóa. Tuy nhiên để chắc chắn về tình trạng bệnh thì em cần làm thêm các bước thăm khám cận lâm sàng, xét nghiệm phân và nội soi đường tiêu hóa. Từ kết quả đó, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khong-dau-bung-di-ngoai-phan-long-bung-soi-la-dau-hieu-cua-benh-gi/
674
Cơ chế rối loạn đông máu và cơ chế tạo ra cục máu đông hoàn toàn khác nhau. Xin bác sĩ cho biết rõ hơn có phương pháp nào xác định sớm khả năng bị cục máu đông sau tiêm vaccine không?
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca ngoài các phản ứng thông thường sau tiêm như đau, sốt, mệt mỏi hay các phản ứng nặng như sốc phản vệ. Ngoài ra, còn có phản ứng hiếm gặp như huyết khối, có thể xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày 28 sau khi tiêm vaccine Covid-19, gây nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. Do đó, chị đặc biệt lưu ý, sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca về cần để ý những dấu hiệu của phản ứng sau tiêm cần thiết như đau đầu dữ dội, dai dẳng, các triệu chứng thần kinh khu trí như nhìn đôi, nhìn mờ, hay đau bụng, đau quặn bụng, khó thở, đau phù chi dưới, thậm chí xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng, . .
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p84
675
Thưa chuyên gia, tôi có nên tiêm vaccine Sinopharm hoặc các loại khác của Trung Quốc không?
Tất cả các loại vaccine Covid-19 khi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá và công nhận về hiệu quả, tính an toàn thì người dân đều nên tiêm chủng trong tình hình diễn biến phức tạp đại dịch Covid-19. Hiện vaccine Covid-19 Sinopharm của Trung Quốc được triển khai tiêm tại Việt Nam cho nhóm đối tượng: - Người dân sống ở các xã biên giới với Trung Quốc. - Người có nhu cầu trao đổi, hoạt động thương mại, dịch vụ với Trung Quốc. - Công dân Trung trên địa bàn. Danh sách đối tượng tiêm chủng sẽ do Đại sứ quán Trung Quốc cung cấp cho các địa phương sau khi các tỉnh gửi danh sách đầu mối liên hệ. Nếu anh/chị thuộc nhóm đối tượng nêu trên vui lòng đợi thông báo và hướng dẫn tại các địa phương.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p19
676
Sổ mũi và ho kèm đau đầu, rát họng có uống hoặc ăn những thứ liên quan đến cà phê được không?
Mặc dù việc uống cà phê ở mức độ vừa phải thường vô hại ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhưng uống cà phê khi ốm có thể gây ra những tác hại nhất định. Uống cà phê sẽ rất tốt nếu bạn mắc cảm lạnh hoặc bệnh nhẹ, nhưng với những bệnh nặng hơn kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước.Hoặc nếu bạn có các dấu hiệu bị cúm, cảm lạnh nặng như ho, sổ mũi...hoặc ngộ độc thực phẩm, bạn nên tránh uống cà phê và chọn thêm đồ uống cung cấp nước và điện giải.Bạn cũng nên tránh cà phê - hoặc cà phê chứa caffeine khi bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể tương tác với caffeine, chẳng hạn như pseudoephedrine hoặc kháng sinh.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/so-mui-va-ho-kem-dau-dau-rat-hong-co-uong-hoac-nhung-thu-lien-quan-den-ca-phe-duoc-khong/
677
Tiểu không kiểm soát điều trị như thế nào?
Tiểu không tự chủ - mất kiểm soát bàng quang là tình trạng phổ biến thường gặp ở những người lớn tuổi, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng tiểu không tự chủ từ nhẹ chẳng hạn như đi tiểu khi bạn ho hoặc hắt hơi đến mức độ nặng như đi tiểu quá đột ngột, khiến bạn không kịp đi vệ sinh.Tiểu không tự chủ được gây ra bởi thói quen hàng ngày, điều kiện y tế tiềm ẩn hoặc các vấn đề liên quan đến thể chất. Tiểu không tự chủ cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón, mãn kinh, ung thư tuyến tiền liệt, rối loạn thần kinh,...Điều trị tiểu không tự chủ sẽ phụ thuộc vào loại tiểu không tự chủ, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây nên chứng tiểu không tự chủ. Bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị để kiểm soát chứng tiểu không tự chủ. Thông thường, bác sĩ sẽ đề xuất các bài tập huấn luyện bàng quang trước cho bạn, ngoài ra có thể kê thuốc, đề xuất các liệu pháp can thiệp hay phẫu thuật.Bạn nên đến gặp trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tieu-khong-kiem-soat-dieu-tri-nhu-nao/
678
Trẻ bị lỵ trực trùng nhiễm nấm candida âm đạo nên làm gì?
Nấm candida (+) trong xét nghiệm soi tươi phân chỉ là một chỉ điểm để theo dõi trên bệnh nhân. Việc đánh giá về tình trạng của em bé phải dựa vào cả lâm sàng, cận lâm sàng và soi tươi phân của trẻ. Không chỉ dựa vào một xét nghiệm để kết luận hoàn toàn về bệnh. Một số dương tính giả có thể xảy ra do tạp khuẩn trong quá trình lấy bệnh phẩm. Bạn có thể tham khảo lại bác sĩ điều trị để rõ hơn về tình trạng em bé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-ly-truc-trung-nhiem-nam-candida-am-dao-nen-lam-gi/
679
Trẻ 28 tháng tuổi nạo VA được không?
Cháu 28 tháng tuổi thì có thể cắt Amidan và nạo VA được rồi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định cắt Amidan khi nó quá to ảnh hưởng đến đường thở của cháu. Còn đâu, đa số các bác sĩ chỉ thực hiện nạo VA trong lứa tuổi này. Ngoài ra, hai phẫu thuật này không ảnh hưởng đến ngọng (rối loạn phát âm) được bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-28-thang-tuoi-nao-va-duoc-khong/
680
Nổi cục nhỏ ở vòm họng có phải do ung thư?
Vòm và họng là 2 cơ quan giải phẫu khác nhau, vì thế với những dấu hiệu bạn mô tả thì chưa có căn cứ khẳng định có phải do ung thư vòm họng hay không?Để có thể đưa ra hướng thăm khám và điều trị kịp thời, bạn nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để thăm khám. Từ đó các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp để đưa ra kết luận chính xác nhất.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/noi-cuc-nho-o-vom-hong-co-phai-do-ung-thu/
681
Tôi hiện nuôi con nhỏ, khi chưa cai sữa cho bé tôi có thể tiêm chủng được không? Cơ quan tôi đã tổ chức tiêm mũi một trong đợt tháng 6 nhưng khi tham gia khai báo tôi nói đang nuôi con nhỏ bác sĩ đã yêu cầu để sau.
Theo hướng dẫn 2995 của Bộ Y tế, phụ nữ đang có thai thai và phụ nữ cho con bú thuộc đối tượng tạm hoãn tiêm chủng trong thời gian này. Bạn vẫn có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp hiệu quả khác theo hướng dẫn của Chính phủ như thông điệp 5K.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p65
682
Đau bụng từng cơn, tiêu chảy kèm nổi cục cứng trong bụng phải làm sao?
Bạn nên sớm đi khám để bác sĩ xác định chính xác có khối ở bụng hay không và xác định bản chất khối ở bụng dưới bên phải của bạn là gì. Nếu là khối, nó có thể là khối u thành bụng, ruột thừa viêm tạo thành đám quánh hoặc khối u cục trong đại tràng hoặc trong ổ bụng bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-bung-tung-con-tieu-chay-kem-noi-cuc-cung-trong-bung-phai-lam-sao/
683
Nam giới viêm thần kinh thị giác 2 mắt điều trị như thế nào?
Viêm thần kinh thị giác 2 mắt do Methanol thị lực bằng không cần phải đi khám ngay. Thời gian đầu điều trị phản ứng viêm đáp ứng tốt thì khả năng có thể hồi phục thị lực. Trong viêm thần kinh thị giác hay viêm hậu thần kinh thị giác, kết quả MRI não bộ và siêu âm mắt thường khó phát hiện. Cần khám và theo dõi thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa Mắt.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nam-gioi-viem-kinh-thi-giac-2-mat-dieu-tri-nhu-nao/
684
Mẹ tôi năm nay 79 tuổi, có tiền sử cao huyết áp, hay bị rối loạn tiền đình liệu có tiêm vaccine Covid-19 được không?
Nếu tại thời điểm tiêm mà huyết áp của mẹ của anh trong giới hạn cho phép và không bị rối loạn tiền đình thì bác vẫn có thể tiêm chủng bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ của anh cần được bác sĩ khám sàng lọc và có chỉ định cụ thể.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p124
685
Tinh hoàn không cân xứng có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?
Tùy từng độ tuổi mà kích thước tinh hoàn khác nhau, bạn nên đưa bé đi khám và kiểm tra để loại trừ các bệnh lý liên quan đến vùng bìu-bẹn nhé!
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tinh-hoan-khong-can-xung-co-anh-huong-den-su-phat-trien-cua-tre-khong/
686
Cần làm gì để khắc phục tình trạng hôi miệng nặng?
Bệnh hôi miệng có nhiều nguyên nhân như: Sâu răng, viêm nướu, viêm xoang, trào ngược dạ dày, . . . . Do vậy, bạn nên đến cơ sở y tế khám với bác sĩ Răng - Hàm - Mặt để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/can-lam-gi-de-khac-phuc-tinh-trang-hoi-mieng-nang/
687
Đã mổ niệu đạo nhưng có triệu chứng của rối loạn cương dương phải điều trị thế nào?
Trong quá trình chấn thương niệu đạo và phải phẫu thuật nhiều lần, có thể bạn đã bị rối loạn cương dương, dẫn đến các triệu chứng trên.Một số người bệnh cảm thấy buồn và thất vọng khi biết bản thân mắc rối loạn cương dương. Điều quan trọng cần nhớ là tình trạng này có thể điều trị được. Rối loạn cương dương rất phổ biến và thường có thể được đảo ngược bằng cách sử dụng các biện pháp tự nhiên hoặc thuốc để điều trị nguyên nhân cơ bản.Vì vậy, bạn nên điều trị với chuyên khoa Nam khoa, đặc biệt bạn không nên mua các loại thuốc trôi nổi trên thị trường vì những thuốc này không rõ nguồn gốc có thể sẽ gây nguy hại đến sức khỏe thậm chí là tính mạng.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/da-mo-nieu-dao-nhung-co-trieu-chung-cua-roi-loan-cuong-duong-phai-dieu-tri-nao/
688
Nguyên nhân gây tê rát hai bàn tay là gì?
Triệu chứng tê rát hai bàn tay có nhiều khả năng là bệnh lý dây thần kinh ngoại biên. Biểu hiện chính thường gặp trên lâm sàng là các rối loạn về cảm giác như tê và đau ở tay và chân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào dây thần kinh bị tổn thương sẽ có biểu hiện bệnh lý khác nhau.Tuy nhiên, lúc đi trên đường trời mưa, hai bàn tay bạn có cảm giác tê rát và mở lòng bàn tay ra thấy đỏ ửng thì có khả năng do bệnh rối loạn thần kinh thực vật hoặc một bệnh lý miễn dịch - dị ứng. Tình trạng này không cần phải khám cấp cứu nhưng cần đi khám sớm. Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp nhất.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-gay-te-rat-hai-ban-tay-la-gi/
689
Tôi bị lao phổi đã chữa xong cách đây 7 năm, giờ tiêm vaccine Covid-19 có an toàn không?
Với bệnh lý lao phổi đã điều trị khỏi, anh hoàn toàn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 tại các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng vaccine Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p95
690
Bé đi ngoài phân có váng mỡ là sao?
Hiện tại bác sĩ không nắm rõ độ tuổi của bé, tình trạng dinh dưỡng, các triệu chứng tiêu hóa kèm theo như: Tiêu chảy, táo bón. . . nên khó có thể tư vấn phù hợp được. Vì vậy, với thắc mắc bé đi ngoài phân có váng mỡ là sao? Bác sĩ khuyên chị nên đưa bé đến trung tâm Nhi khoa để thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân vì sao bé đi ngoài phân có váng mỡ nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-di-ngoai-phan-co-vang-mo-la-sao/
691
Nguyên nhân và cách điều trị thiếu máu lên não?
Trong y khoa, khi bạn nói thiếu máu não nghĩa là hàm ý nói đến đột quỵ thiếu máu não cấp (nhồi máu não, biểu hiện bằng méo miệng, nói đớ, tê yếu nửa người,...). Tuy nhiên, trong dân gian thường hay dùng từ thiếu máu não để chỉ các tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, choáng váng, kém tập trung, đau đầu,... Đây là cách dùng từ không đúng với bản chất của hiện tượng. Vì vậy, bạn nên đi khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng của bạn là gì, từ đó mới có các khảo sát hoặc điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-thieu-mau-len-nao/
692
Nguyên nhân tai phải nghe kém hơn là do đâu?
Theo như bạn mô tả, tai phải có tiếng đập đột ngột khi ngủ, điều đó khả năng lớn do dị vật tai là côn trùng, tuy nhiên dị vật tai thường rất đau và khó chịu. Hơn nữa, nguyên nhân ù tai, nghe kém còn gặp trong bệnh điếc đột ngột, nếu không khám và điều trị đúng chuyên khoa sẽ gây điếc không hồi phục. Trường hợp này của bạn, bạn nên đến gặp bác sĩ Tai Mũi Họng để được khám và tư vấn điều trị tức thì. Nếu còn vướng mắc, bạn có thể đăng ký qua tổng đài đặt hẹn Vinmec để được các bác sĩ Tai Mũi Họng khám tư vấn điều trị kịp thời.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguyen-nhan-tai-phai-nghe-kem-hon-la-do-dau/
693
Phổi có vết đen sau điều trị lao màng phổi có đáng lo?
Bạn đã được phát hiện và đang điều trị Lao màng phổi, bạn phải kiên trì uống thuốc theo y lệnh nhé. Triệu chứng bạn mô tả, và kết quả chụp phim vẫn nằm trong bối cảnh bệnh của bạn. Bạn nên tái khám theo hẹn, nếu có dấu hiệu gì bất thường (đau ngực tăng, khó thở. . . )hãy gặp bác sĩ điều trị.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-phoi-co-vet-den-sau-dieu-tri-lao-mang-phoi-co-dang-lo/
694
Truyền Cefobid 3,5 ngày cho bé gần 2 tuổi bị viêm phế quản phổi đã đủ liệu trình chưa?
Theo bạn mô tả thì con bạn đã được ra viên sau điều trị bị viêm phế quản phổi thì các dấu hiệu lâm sàng của con bạn đã về bình thường rồi. Xét nghiệm máu lại các chỉ số về bình thường. Con bạn được bác sĩ cho truyền Cefobid 3,5 ngày. Bác sĩ cho xuất viện và kê thêm thuốc nhưng không có kháng sinh. Bạn không phải dùng kháng sinh thêm nữa vì bác sĩ khi kê đơn ra viện cho bé đã cân nhắc kỹ.Liệu trình kháng sinh điều trị có thể từ 3-5 ngày hoặc kéo dài bao nhiêu là tùy diễn bệnh của bệnh nhân và theo phác đồ điều trị của Bộ y tế.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/truyen-cefobid-35-ngay-cho-be-gan-2-tuoi-bi-viem-phe-quan-phoi-da-du-lieu-trinh-chua/
695
Bệnh nhân mổ xong đoạn ruột hoại tử bị đi ngoài là nguyên nhân do đâu?
Chức năng của ruột non là hấp thu nước và các chất dinh dưỡng, nên khi cắt 1 phần ruột non thì người bệnh không đảm bảo chức năng hấp thu nước như cũ, có thể tiêu lỏng. Đặc biệt người bệnh có thể bị hội chứng ruột ngắn nếu đoạn ruột hoại tử bị cắt đi quá dài, đoạn còn lại không đảm bảo chức năng tối thiểu. Ngoài ra, tiêu chảy còn nhiều nguyên nhân khác, ví dụ tác dụng phụ của thuốc, dùng kháng sinh.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-nhan-mo-xong-doan-ruot-hoai-tu-bi-di-ngoai-la-nguyen-nhan-do-dau/
696
Chỉ số Ne là 23.1 và Ly là 67.8 trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?
Thông số xét nghiệm bạn nêu nằm trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Ne là từ viết tắt của bạch cầu trung tính (Neutrophil), đây là loại bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng thực bào; bạch cầu này tăng trong trường hợp viêm nhiễm cấp tính, phản ứng của cơ thể và bệnh tăng bạch cầu. Còn LY là từ viết tắt của bạch cầu lympho (Lymphocyte), đây là loại bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cơ chế miễn dịch. Tuy nhiên, với câu hỏi chỉ số Ne là 23. 1 và Ly là 67. 8 trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?Bác sĩ không thấy bạn ghi đơn vị, có phải đơn vị là phần trăm (%) không?Mỗi chỉ số có khoảng tham chiếu phụ thuộc vào tuổi và từng phòng xét nghiệm. Giá trị tham khảo tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City ở người trưởng thành là: Neu 42, 8-73, 8%; Lym 16, 8-45, 3%. Tỉ tệ này chỉ phù hợp khi số lượng bạch cầu trong giới hạn bình thường. Vậy nếu số lượng bạch cầu của bạn bình thường thì tỉ lệ 23, 1% và 67, 8% trong giới hạn bình thường.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-so-ne-la-231-va-ly-la-678-trong-xet-nghiem-mau-co-y-nghia-gi/
697
Trẻ bị nổi ban đỏ, không sốt có phải do sởi?
Nổi ban đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, sốt phát ban, sởi, rubella, . . . Để có thể xác định chắc chắn nguyên nhân gây phát ban thì bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi để được tư vấn và kiểm tra cụ thể bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-noi-ban-do-khong-sot-co-phai-do-soi/
698
Cần làm gì để bảo vệ bản thân khi có người thân mắc Covid?
Khi nhà bạn có người thân cùng nhà bị mắc Covid 19 thì bạn nên thực hiện 5k theo bộ y tế, bạn chuẩn bị dụng cụ cá nhân, tự đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Bạn tự theo dõi sức khỏe của bản thân và con, nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, đau ngực bạn nên liên hệ với nhân viên y tế để được hỗ trợ.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/can-lam-gi-de-bao-ve-ban-than-khi-co-nguoi-than-mac-covid/
699
Người bị tăng huyết áp và giãn tĩnh mạch chân có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?
Nếu tình trạng bệnh lý của anh trong 3 tháng gần đây ổn định, không tiến triển, không thay đổi phác đồ điều trị, có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p43
700
Em bị amidan mạn tính. Năm 2020, em bị sốt và đến phòng khám tư uống thuốc 2 tuần không hết, sau đó bác sĩ chích kháng sinh vào vùng mông, 2 ngày kế tiếp e bị sốt 38 độ, họng đơ, sưng nhưng tim mạch huyết áp bình thường. Nhập viện cấp cứu bác sĩ chẩn đoán em bị sốc phản vệ độ 2. Em có thể xem xét để chích ngừa vaccince Covid-19 không ạ? Em đã trải qua 2 lần phẫu thuật gây tê gây mê và chích các loại vaccince khác nhưng không có phản ứng sốc hay phản vệ nào.
Trường hợp phản ứng của chị đã được cấp cứu và chẩn đoán là phản vệ độ 2 nên rất tiếc chị thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p94