url
stringlengths
19
129
new_question
stringlengths
701
4.98k
new_answer
stringlengths
1.02k
19.1k
references
sequencelengths
1
13
reference_codes
sequencelengths
1
13
reference_texts
listlengths
1
13
toi-lam-dung-tin-nhiem-chiem-doat-tai-san-trong-luat-hinh-su.html
A là giám đốc công ty tổ chức event. B là chị dâu của A. A một mình quán xuyến công ty nên có nhờ B làm phụ với vai trò maketing và lo một số công việc khác. Trong suốt quá trình làm việc, B không làm tốt công việc được giao, làm chậm trễ rất nhiều công việc. Thời gian gần đây B có giữ một số hóa đơn, chứng từ và một số tiền của công ty. A có ý muốn lấy lại nhưng B không giao trả. Việc căng thẳng hơn là vừa rồi B đã tự ý liên hệ với một khách hàng ( chuẩn bị tổ chức tiệc cưới) và ký hợp đồng với người khách đó. B yêu cầu người khách đặt cọc tiền thì khách cũng đặt cọc 10 triệu đồng cho B. Mấy hôm nay, A mới tá hỏa ra là không hề biết gì về hợp đồng đó. B đã giữ và tiêu hết số tiền này. Hiện tại A yêu cầu B hoàn lại tiền thì B không trả. Vì ảnh hưởng đến công việc và uy tính của công ty nên A muốn kiện B. Bạn cho tôi hỏi: 1. Cơ hội thắng kiện của A là bao nhiêu phần dựa trên chứng chứ đang có: B thừa nhận việc mang hợp đồng cho khách ký và giữ tiền, không cung cấp hóa đơn hay chứng từ ghi nhận các phần chi trả cho phần Marketing và các công việc liên quan. A có thể kiện B với lý do gì?  2. Nếu thắng kiện, A có thể kiện B để chi trả cho chi phí kiện tụng và tổn thất khi theo đuổi vụ kiện này hay không? 3. Nếu B thua kiện và từ chối chi trả thì tiền sẽ được thu hồi như thế nào? 4. Chồng của B có liên lụy tới việc chi trả này không (nếu B thua kiện)? 5. B phải đối mặt với tội trạng gì và thời gian thi hành án là bao lâu? 6. Cơ hội để B bị buộc tội theo pháp luật như thế nào? Và thời gian phải lãnh án là bao lâu? 7. A có nên nói chuyện cới công an về vấn đề này? Nếu có thì A nên nói và xử lý như thế nào? Xin
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Cơ hội thắng kiện của A là bao nhiêu phần dựa trên chứng chứ đang có: B thừa nhận việc mang hợp đồng cho khách ký và giữ tiền, không cung cấp hóa đơn hay chứng từ ghi nhận các phần chi trả cho phần Marketing và các công việc liên quan. A có thể kiện B với lý do gì?** Nếu B thừa nhận việc mang hợp đồng cho khách ký và giữ tiền, không cung cấp hóa đơn hay chứng từ ghi nhận các phần chi trả cho phần Marketing và các công việc liên quan. A có thể tố cáo B tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 Bộ Luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. "1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm; e) Gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, trong trường hợp này B đã có những dấu hiệu vi phạm vào điều luật này đó là : – Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Do đó A có thể kiện B về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. **2. Nếu thắng kiện, A có thể kiện B để chi trả cho chi phí kiện tụng và tổn thất khi theo đuổi vụ kiện này hay không?** Nếu trong vụ án, B bị tòa tuyên phải trả lại số tiền chiếm đoạt cho A thì A cũng không thể kiện B để chi trả cho chi phí kiện tụng và tổn thất khi theo đuổi vụ kiện này. Chi phí kiện tụng như phí thuê luật sư, phí đi lại, phí photo các giấy tờ….. thì theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 quy định chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với luật sư, trong phạm vi quy định của văn phòng luật sư và quy định của pháp luật. các khoản chi phí khác thì bên khởi kiện phải là bên chịu trách nhiệm, ở đây A là bên khởi kiện. Do đó A không thể kiện B để chi trả chi phí kiện tụng và tổn thất khi đeo đuổi vụ kiện này được. **3. Nếu B thua kiện và từ chối chi trả thì tiền sẽ được thu hồi như thế nào?** Theo quy định tại điều 28, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường**Điều 28. Nội dung tư vấn dân sự trong vụ án hình sự** Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Như vậy, nếu B không chịu trả lại số tiền chiếm đoạt được thì A có quyền khởi kiện B để đòi trả lại số tiền mà B đã chiếm đoạt. Nếu B không trả số tiền đó, thì số tiền sẽ được thu hồi bằng chính tài sản cá nhân của B để trả. **4. Chồng của B có liên lụy tới việc chi trả này không (nếu B thua kiện)?** Theo như phân tích trên B sẽ phải dùng tài sản riêng của mình để trả nợ. Giả sử nếu Giấy chứng nhận nhà đất mang tên của cả 2 vợ chồng thì Tòa sẽ chỉ dùng 1 nửa số tài sản mang tên chị để trả nợ, số tài sản của chồng chị sẽ vẫn còn. Do đó, chồng B sẽ không liên lụy tới việc chi trả này. **5. B phải đối mặt với tội trạng gì và thời gian thi hành án là bao lâu?** Hành vi của B đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do đó B có thể bị tuyên án về tội đó theo quy định tại điều 4 Bộ Luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Thời gian thi hành án là khi có bản tuyên án của Tòa về tội B. **6. Cơ hội để B bị buộc tội theo pháp luật như thế nào? Và thời gian phải lãnh án là bao lâu?** Dựa theo quy định tại điều 140, Bộ Luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì B có những hành vi phạm tội như:” Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức”. Ở đây, B đã lợi dụng chức vụ của mình là vai trò maketting, lợi dụng sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty để tự ý ký hợp đồng, chiếm đoạt số tiền của công ty. Do đó, B có thế bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. **7. A có nên nói chuyện cới công an về vấn đề này? Nếu có thì A nên nói và xử lý như thế nào?** A có thể trình báo với công an về vấn đề này, và đến trình báo với công an A nên trình bày đầy đủ sự việc, đồng thời mang theo các bằng chứng, chứng cứ có liên quan đến hành vi phạm tội của B. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155** để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng dân sự", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 144 bộ luật tố tụng dân sự", "điều 140 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004", "content": "Điều 144. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư\n1. Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thoả thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.\n2. Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thoả thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của Văn phòng luật sư và theo quy định của pháp luật.\n3. Chi phí cho người phiên dịch, cho luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác.\n4. Trong trường hợp Toà án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Toà án trả.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "15/06/2004", "sign_number": "24/2004/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-dan-su-2004-24-2004-QH11-CBDD.html" }, "text": "Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004\nĐiều 144. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư\n1. Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thoả thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.\n2. Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thoả thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của Văn phòng luật sư và theo quy định của pháp luật.\n3. Chi phí cho người phiên dịch, cho luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác.\n4. Trong trường hợp Toà án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Toà án trả." }, { "citation": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này." } ]
khong-tra-duoc-tien-nhan-xin-viec-co-pham-toi-gi-khong.html
Gia đình tôi trong quá khứ đã giúp xin việc cho con của một người tên là A, ông A đã đưa gia đình tôi 60 triệu đồng là tiền môi giới. Tuy nhiên trên tình nghĩa, gia đình tôi đã không nhận, nhưng ông A đã dùng nhiều cách để tiền lại nhà tôi. Sau một thời gian con ông A được đi học cấp tốc và chờ nhận việc. Do thời gian chờ quá lâu nên gia đình ông A đã đòi lại tiền. Tuy nhiên vì hoàn cảnh khó khăn do nợ nần và gia đình tôi đã khất nhiều lần, ông A đã kiện mẹ tôi với lí do lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Công an Phường đã đến hỏi cung mẹ tôi nhưng do lúc đó vẫn nghĩ sự việc khá nhẹ, nên mẹ tôi đã khai loanh quanh, bố thì khai rằng mình không liên quan. Sau một thời gian, mẹ tôi không để ý, đơn kiện đã thành một bản án, và Tòa đã triệu tập mẹ tôi 3 lần. Lần 1 mẹ và ông A được triệu tập để Tòa lấy thêm thông tin và yêu cầu mẹ tôi phải trả món nợ 60 triệu trong thời gian quy định. Tuy nhiên mẹ tôi đã không thể trả đúng thời hạn quy định nhưng mẹ tôi vẫn đã trả đầy đủ số tiền, hai bên đã hòa giải và ông A đã xin rút đơn kiện. Nhưng Tòa vẫn triệu tập mẹ tôi và kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hình phạt là 2 năm tù giam. Đến lần 3 triệu tập, Tòa quyết định giảm xuống 15 tháng tù giam và thi hành án. Giờ tôi mong các bạn tư vấn xem có cách nào giúp mẹ tôi hoãn, miễn, hay thay đổi được việc thi hành án không. Vì theo tôi được biết từ lúc Tòa ra quyết định, sau 7 ngày để bị cáo thu xếp, thì bị cáo sẽ phải thi hành án. Gia đình tôi trong quá khứ đã hỗ trợ công an trong việc phá đường dây buôn bán chất kích thích, mẹ tôi từng có tiểu sử bị Viêm gan B và được chữa trị, tuy nhiên lại là chữa trị đông y, mà bác sĩ chữa trị lại không có giấy phép kinh doanh, chỉ là chữa trị theo phương pháp gia truyền, và nay bác sĩ đã mất. Người công an năm đó gia đình tôi giúp đã có mâu thuẫn với mẹ tôi, còn gia đình bác sĩ rất thân với gia đình tôi. Các bạn có thể giúp tôi tìm phương pháp giải quyết tốt nhất được không?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Theo như nội dung bạn trình bày, đối với hành vi nhận tiền xin việc nó là hành vi vi phạm pháp luật, mặt khác mẹ bạn đã sử dụng số tiền đó và không hoàn trả được cho bên nhờ xin việc. Bên Tòa án đã giải quyết, mẹ bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Số tiền mẹ bạn nhận là 60 triệu. Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định cụ thể về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Hiện tại bạn mong muốn xem có cách nào giúp mẹ bạn hoãn, miễn, hay thay đổi được việc thi hành án. Bạn lưu ý, nếu như gia đình bạn không có đủ căn cứ chứng minh số tiền đó mình yêu cầu họ đưa cho mình và cũng không chứng minh được hai bên thực hiện giao dịch thì bên công an hoàn toàn có cơ sở để xác định hành vi của mẹ bạn là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Số tiền chiếm đoạt là 60 triệu sẽ áp dụng theo khung hình phạt tại Khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Hỏi về việc kiện đòi lại tiền lót xin việc**>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:** **024.6294.9155** Nếu không đồng ý với bản án Tòa án tuyên thì gia đình bạn có thể kháng cáo, tuy nhiên để được giảm phải có các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự 1999. Nếu không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì mức án phạt mà Tòa án đã tuyên là 15 tháng tù giam rất khó thay đổi. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam****:** – Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự – Gian lận khi bán xăng có được coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản? – Tố giác hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. ——————————————————– **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí – Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua tổng đài – Tư vấn luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "khoản 2 điều 139 bộ luật hình sự", "điều 139 bộ luật hình sự 1999", "điều 46 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Khoản 2 Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 2 Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng." }, { "citation": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 46 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự\n1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:\na) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;\nb) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;\nc) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;\nd) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;\nđ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;\ne) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;\ng) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;\nh) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;\ni) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;\nk) Phạm tội do lạc hậu;\nl) Người phạm tội là phụ nữ có thai;\nm) Người phạm tội là người già;\nn) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;\no) Người phạm tội tự thú;\np) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;\nq) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;\nr) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;\ns) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.\n2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.\n3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 46 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự\n1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:\na) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;\nb) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;\nc) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;\nd) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;\nđ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;\ne) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;\ng) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;\nh) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;\ni) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;\nk) Phạm tội do lạc hậu;\nl) Người phạm tội là phụ nữ có thai;\nm) Người phạm tội là người già;\nn) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;\no) Người phạm tội tự thú;\np) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;\nq) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;\nr) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;\ns) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.\n2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.\n3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt." } ]
tien-tu-viec-gian-lan-do-xang-phai-hoan-tra-cho-ai.html
Tôi xin trình bày sự việc như sau. Tôi có làm việc tại 1 doanh nghiệp xăng dầu tư nhân. Mức lương 4,5triệu/1 tháng. Ngoài ra không có phụ cấp gì khác. Khi làm việc cũng không có bảo hộ lao động và không có hợp đồng lao động. Sau khi giao đủ số tiền bán hàng theo đồng hồ mỗi ngày tôi có được khoảng 300 nghìn đến 500 nghìn từ tiền dư của đồng hồ. Số tiền trên 1 phần là tiền thừa của khách 1 phần là tôi bớt của khách. Nghĩa là nếu khách hàng không để ý đồng hồ tôi sẽ bớt của khách từ 5 nghìn đến 10 nghìn. Sau 06 tháng tiền lương và tiền dư trên tôi tiết kiệm được số tiền khoảng 70 triệu đồng. Vừa rồi tôi bị cơ quan công an khởi tố tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số tiền 14 triệu đồng. Lí do là tôi gửi về nhà cho mẹ tôi mà chưa nói trước cho quản lí cây xăng. Tiếp đó cơ quan công an truy thu số tài sản trên của tôi. Trong đó có 44 triệu đồng tôi đã gửi về cho mẹ và khoảng 30 triệu đồng của tôi tại ngân hàng Sacombank. Sau khi tôi bị bắt tạm giam. Anh chủ cây xăng đã đề nghị gia đình tôi chi trả số tiền 100 triệu đồng tiền bồi thường. Giờ tôi đang được tại ngoại điều tra do có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu và tôi chỉ có duy nhất 1 lần lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt số tiền trên. Khi tại ngoại tôi mới biết gia đình đã chi trả cho anh chủ cây xăng trên số tiền 75 triệu đồng. Xin hỏi cơ quan Công an làm vậy có đúng không? anh chủ doanh nghiệp cây xăng làm vậy có đúng không? Kính mong có câu trả lời sớm nhất để tôi an tâm!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Theo như nội dung bạn trình bày, nếu khởi tố theo tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì không có căn cứ. Nếu bạn có hành vi “bớt của khách từ 5 nghìn đến 10 nghìn” khi khách hàng không "**để ý"**. Tồn tại dấu hiệu lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Hành vi này có thể áp dụng quy định đối với tội trộm cắp tài sản. Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung. “1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; 4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.” Số tài sản chiếm đoạt là của rất nhiều người (khách hàng đổ xăng). Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003: Thủ tục trình báo, tố cáo ra cơ quan công an khi bị mất tài sản**“Điều****76. Xử lý vật chứng** … 2. Vật chứng được xử lý như sau: a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ; b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước; c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước; d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ. Khởi tố tội trộm cắp tài sản? Trộm cắp tài sản chịu hình phạt thế nào?3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án. 4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.” Nếu bên chủ cây xăng yêu cầu hoàn trả số tiền theo bạn nêu trên là không có căn cứ. Bạn có thể yêu cầu bên phía công an làm rõ nội dung này vì số tiền chiếm đoạt không phải của cửa hàng xăng mà từ hành vi lén lút thu thêm tiền từ việc đổ xăng cho khách. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam****:** – Tư vấn về tội trộm cắp tài sản – Trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm cắp chưa đạt – Mua tài sản trộm cắp có vi phạm pháp luật không? Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. –——————————————————- **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại – Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 138 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 138. Tội trộm cắp tài sản\n1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nđ) Hành hung để tẩu thoát;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 138. Tội trộm cắp tài sản\n1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nđ) Hành hung để tẩu thoát;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng." } ]
trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-khi-chen-xe-qua-nguoi-khac-gay-chet-nguoi.html
Vụ án: Vào hồi 12 giờ 30 phút ngày 15/12/2011 tại Cầu Thường Thắng, tỉnh lộ 296, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có vụ tai nạn dẫn đến xô xát giữa chị Nguyễn Thị Minh Hồng, lái xe ô tô và một nhóm thanh niên đi xe máy đón dâu. Nhóm thanh niên đã chặn xe, chém đứt quai xách của lái xe để dọa nạt, tấn công. Thấy sự bất bình, anh Minh đang ở nhà chạy ra bênh vực. Anh Minh bị đám côn đồ chém nhiều nhát vào cằm, đầu, mặt làm anh ngã ra đường. Sau khi ngã xuống anh Minh bị một chiếc xe ô tô khác đang lưu thông trên đường do tài xế Tâm điều khiển chèn qua ngực và chết trên đường đi cấp cứu. Qua điều tra xác minh, Tâm vừa tham dự đám cưới và có uống vài ly bia, nhưng nồng độ cồn không đáng kể. Theo bạn, người tài xế sẽ bị phạt như thế nào? có bị án tử hình hay bồi thường gì không?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** **–**Bộ luật hình sự 1999 – Luật giao thông đường bộ 2008 – Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP **2. Nội dung tư vấn** **Thứ nhất**, về vấn đề này, Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 quy định. > **“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ** > > 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; > > b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; > > c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; > > d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; > > đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. > > 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” > > Theo như thông tin bạn cung cấp thì nguyên nhân tử vong của anh Minh là do bị xe ô tô do anh Tâm chèn qua người khi anh Tâm đang điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với anh Tâm nếu sự việc xảy ra do hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Hành vi vi phạm có thể là chạy quá tốc độ tối đa hoặc không tuân thủ tín hiệu đèn, biển báo giao thông hoặc điều khiển phương tiện trong tình trạng sử dụng rượu bia… Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định nghiêm cấm hành vi: “8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.” Như bạn có đề cập thì, anh Tâm được xác định là có uống bia trước khi điều khiển ô tô nên trong tình huống này, anh Tâm rõ ràng đã có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự với anh Tâm trong trường hợp này cần phải xem xét đến cả những yếu tố cấu thành khác của hành vi phạm tội bên cạnh mặt khách quan nêu trên bao gồm: Chủ thể: anh Tâm phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự: đạt độ tuổi nhất định và không mắc các bệnh về thần kinh dẫn đến suy giảm hoặc mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Khách thể: Hành vi của anh Tâm đã xâm phạm đến tính mạng của anh Minh- hậu quả là anh Minh đã chết trên đường đi cấp cứu. Hành vi này đã xâm phạm đến lợi ích được Luật hình sự bảo vệ là sức khỏe, tính mạng con người. Chủ quan: Anh Tâm thực hiện hành vi với lỗi vô ý. Trong trường hợp thỏa mãn tất cả các điều kiện nêu trên, anh Tâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với khung hình phạt là: “bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.” **Thứ hai**, bên cạnh trách nhiệm hình sự, anh Tâm còn phải thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự. Trong vụ việc này, do thông tin không đầy đủ nên cần phải chia trường hợp để giải quyết vấn đề: Trường hợp thứ nhất: anh Tâm bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi của anh Tâm thỏa mãn đủ các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 bao gồm: có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm pháp luật và có lỗi của người thực hiện hành vi. > “Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại > > 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. > > 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.” > > Trường hợp thứ hai: Anh Tâm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đây là trường hợp mà thiệt hại xảy ra không do lỗi của người điều khiển phương tiện mà xuất phát từ những yếu tố khách quan của tình huống và bản chất là nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sựu 2005: > “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.” > > Như bạn có đề cập, va chạm giữa xe ô tô do anh Minh điều khiển và anh Minh xảy ra khi anh Minh ngã ra đường sau khi có ẩu đả với nhóm thanh niên. Trong trường hợp khi anh Minh vừa ngã xuống đường thì xe của anh Tâm đi đến và có va chạm, dù anh Tâm có ở tình trạng sử dụng rượu bia hay không thì cũng không tránh khỏi việc xảy ra va chạm. Do đó, trong trường hợp này, sẽ đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và người có trách nhiệm bồi thường sẽ được xác định theo quy định tại các khỏa 2, 3, 4 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 như sau: > “2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. > > 3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: > > a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; > > b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. > > 4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. > > Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.” > > Và Điều 2 mục 3 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định như sau: > “2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra > > a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ. > > b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. > > Ví dụ: Các thỏa thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường: > > – Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; > > – Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; > > – Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước. > > Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sỡ hữu phải bồi thường thiệt hại. > > Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. > > c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: > > – Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. > > Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra. > > – Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. > > d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật). > > Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. > > đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. > > Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt: > > – Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại. > > – Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.” > > Về mức bồi thường: Trong tình huống này, thiệt hại xảy ra là thiệt hại về tính mạng con người nên việc xác định thiệt hại được thực hiện theo quy định tại điều 610 Bộ luật dấn sự 2005 và quy định hướng dẫn tại khoản 2 mục 2 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP trong đó bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại hoặc những người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "luật giao thông đường bộ", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật dân sự", "luật giao thông đường bộ 2008" ]
[ "khoản 1 điều 202 bộ luật hình sự 1999", "điều 604 bộ luật dân sự 2005", "điều 623 bộ luật dân sự 2005", "khoản 1 điều 623 bộ luật dân sự", "khoản 8 điều 8 luật giao thông đường bộ 2008" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm." }, { "citation": "Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại\n1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.\n2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại\n1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.\n2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó." }, { "citation": "Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra\n1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.\nChủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.\n2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.\n3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:\na) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;\nb) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.\nKhi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra\n1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.\nChủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.\n2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.\n3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:\na) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;\nb) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.\nKhi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.\nChủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005\nNguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.\nChủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật." }, { "citation": "Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008", "content": "Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.\nĐiều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "13/11/2008", "sign_number": "23/2008/QH12", "signer": "Nguyễn Phú Trọng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Luat-giao-thong-duong-bo-2008-23-2008-QH12-1411B.html" }, "text": "Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008\nĐiều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.\nĐiều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở." } ]
trom-tien-qua-the-ngan-hang.html
Bạn của con trai tôi hiện đang học năm thứ 2 của một trường đại học, cháu bản chất hiền lành thật thà. Vào đầu năm 2016 tức là vào dịp tết âm lịch cháu có đi làm thêm tại một quán cơm gần trường cháu học. Hôm đó một chị tạp vụ cho quán cơm có nhặt được một chiếc điện thoại ngoài đường đã vỡ màn hình chạy vào đưa cho bạn con trai tôi, cháu mở máy ra và thấy trong điện thoại có số thẻ tài khoản ngân hàng. Bạn của con tôi đã chuyển số tiền từ tài khoản của họ vào tài khoản của cậu ấy. Thấy được thế là cậu đã chuyển 8 lần với số tiền là 6.100.000 đồng (Sáu triệu một trăm nghìn đồng). Sau đó họ phát hiện mất tiền và báo công an. Bạn của con tôi cũng đã khắc phục hoàn trả lại số tiền cháu đã lấy. Bên mất đã nhận lại số tiền và không có yêu cầu gì thêm. Vậy bạn cho tôi hỏi: tội của bạn con tôi có bị truy tố trách nhiệm hình sự không? Khung hình phạt như thế nào?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 **2. Nội dung tư vấn** Căn cứ Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau: > "1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Có tính chất chuyên nghiệp; > > c) Tái phạm nguy hiểm; > > d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; > > đ) Hành hung để tẩu thoát; > > e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > g) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: > > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”. > > Các yếu tố cấu thành Tội trộm cắp tài sản như sau: – Về chủ thể: người thực hiện hành vi phạm tội phải đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình. – Khách thể: Tài sản là tài sản của chủ sở hữu hoặc người đang chiếm hữu tài sản. – Về mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản: là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách trái phép. Hành vi trộm cắp là hành vi lén lút, che giấu việc chiếm đoạt tài sản. Hành vi của tội này có thể không lén lút, nhưng người phạm tội có ý thức che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của đối với chủ sở hữu hoặc người chiếm giữ tài sản. – Mặt chủ quan: mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc. Người phạm tội có lỗi cố ý đối với hành phạm tội. Chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn con bạn, người này nhặt được điện thoại, biết được một số thẻ ATM và tự ý chuyển tiền từ thẻ của người khác vào tài khoản của mình nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, tổng số tiền là 6.100.000 đồng như vậy có hành vi trộm cắp tài sản. Mặt khác, theo quy đinh Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì trường hợp này không thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại; do đó nếu có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 105 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "khoản 1 điều 138 bộ luật hình sự 1999", "điều 12 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại\n1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.\n2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.\nTrong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.\nNgười bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại\n1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.\n2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.\nTrong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.\nNgười bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm." }, { "citation": "Điều 12 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự\n1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.\n2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 12 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự\n1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.\n2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng." } ]
lua-ban-xe-de-chiem-doat-tai-san.html
Tôi có người anh rể ở cạnh nhà, cho tôi biết là có 1 người quen biết làm trong sở giao thông huyện cầu mói bán ra 1 chiếc xe sipo giá 12 triệu và anh rể tôi với chị tôi đã đề nghị tôi nên mua nếu không mua mà xe bị bán cho người khác thì uổng lắm. Tôi thì mê xe và hơi liều nên mua. Sau đó anh rể tôi mới nói tôi đưa trước 2 triệu rồi lấy xe về, sau đó đưa thêm 4 triệu để lấy giấy tờ, việc xong hết thì đưa số còn lại. Tôi nghe vậy nên đã đưa cho anh rể tôi 2 triệu với 50 ngàn đồng nói là anh cứ làm giấy đứng tên anh đi, xong hết thì sang tên lại cho em. Nhưng mới mấy ngày thì nghe tin anh rể tôi bị công an bắt và từ đó tới giờ không thấy xe đâu hết, cũng không trả lại tiền. Tôi xin hỏi đó có phải là lừa gạt không và như vậy có bị xử phạt gì không? Rất mong được hồi đáp.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 **2. Nội dung tư vấn** Căn cứ theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009: > “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” > > Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó. Trong trường hợp của bạn, anh rể bạn đã đề nghị bạn mua chiếc xe sipo với giá 12 triệu, đưa trước 2.000.000 đồng để lấy xe về, sau đó đưa thêm 4.000.000 đồng để lấy giấy tờ, việc xong hết thì đưa số còn lại. Bạn đã đưa cho anh rể bạn 2.050.000 đồng, vài ngày sau thì anh rể bạn bị bắt và từ đó tới giờ không thấy xe đâu hết, cũng không trả lại tiền. Để xác định được hành vi của anh rể bạn có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không thì cần xác định được mục đích của anh rể bạn là đề nghị bạn đưa tiền với mục đích chiếm đoạt hay với mục đích làm trung gian mua bán. Mục đích này sẽ do cơ quan điều tra xác minh, làm rõ. Do bạn đã đưa cho anh rể bạn 2.050.000 đồng nên nếu mục đích của anh rể bạn là nhằm chiếm đoạt số tiền 12 triệu đồng thì anh rể bạn sẽ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "khoản 1 điều 139 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm." } ]
truy-cuu-tnhs-toi-lam-dung-tin-nhiem-chiem-doat-tai-san.html
Xin chào! Tôi là thầu xây dựng. Giữa năm 2010 tôi sữa chữa 1 căn nhà, tôi đã làm xong những hạng mục trong hợp đồng, chủ nhà tiếp tục ứng cho tôi 150 triệu để thi công phần mái, tôi chuẩn bị làm thì người con trai của chủ nhà ngừng lại vì có thay đổi thiết kế, thời gian ngưng lại là hơn 3 tuần, sau đó tiếp tục kêu tôi làm. Trong thời gian này tôi bị phá sản và có sử dụng số tiền 150 triệu vào việc riêng của tôi và không còn khả năng làm tiếp tục nữa, con trai của chủ nhà đã chấp thuận cho tôi nợ và phải trả trong vòng 5 tháng. Tôi đã phá sản và không có tiền để trả. Đến giữa năm 2011 mẹ của tôi bán nhà và cho tôi 50 triệu để trả, sau khi trả xong tôi đồng ý với chủ nhà là: nếu không trả gốc thì phải trả lãi 8% cho 1 năm, từ 2011 đến 2016 tôi vẫn đến nhà và trả lãi (năm 2012 đến 2016 tôi không trả đủ tiền lãi ), cuối năm 2016 tôi có hứa sẽ trả tiền gốc và tiền lãi còn thiếu (TC: 100 triệu + lãi 30 triệu) vào cuối tháng 6/2017, nhưng đến bây giờ tôi vẫn không có đủ tiền để trả, tôi dành dụm được 12 triệu và sẽ tiếp tục xin mỗi tháng trả cho chủ nhà là 3tr/1 tháng. Chủ nhà không chịu và sẽ thưa tôi ra tòa án vì tội lừa đảo. Tôi biết việc tôi làm sai rất nghiêm trọng nhưng tôi vẫn cố trả tiền lải và đi làm xin trả dần. Xin hỏi nếu bi thưa ra tòa tôi có bị tội gì không? Hiện tôi đang rất lo lắng, kính xin
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật dân sự 2015 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 **2. Nội dung tư vấn** Theo như bạn trình bày, bạn có cam kết thời hạn trả tiền cho chủ nhà tuy nhiên bạn đã chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản như sau: > "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản > > 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: > > a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; > > b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. > > …" > > Theo như bạn trình bày, bạn có hành vi sử dụng số tiền mà chủ nhà tạm ứng để thi công phần mái nhà vào mục đích riêng của bạn là trả nợ khi công ty bạn phá sản đã có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản bởi số tiền tạm ứng là 150 triệu ở đây không phải chỉ là tiền công của riêng bạn mà dùng để thi công bao gồm các khoản khác như mua vật liệu xây dựng, tiền công của những người lao động khác do đó bạn không được tự ý sử dụng số tiền này vào việc riêng của mình do đó bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hành vi của bạn không thỏa mãn về các dấu hiệu cấu thành tội phạm bởi hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội phải có ý định chiếm đoạt từ trước tức có nghĩa bạn có hành vi gian dối để được người chủ nhà tin tưởng sau đó tự nguyện giao tài sản cho bạn và bạn chiếm đoạt số tiền. Do bạn không sử dụng số tiền này vào mục đích bất hợp pháp cũng như không có ý định bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ mà vẫn có ý định trả nợ do đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời bạn có trách nhiệm trả đầy đủ khoản nợ gốc và lãi cho chủ nhà. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật hình sự", "bộ luật dân sự 2015", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 140 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này." } ]
anh-trai-gay-thuong-tich-cho-em-trai-xu-ly-nhu-the-nao.html
Xin chào! Cháu có một vấn đề muốn hỏi bạn ạ. Bà nội cháu mất sắp đến 49 ngày nên mọi người có họp mặt để bàn bạc về chuyện làm 49 ngày cho bà tại nhà bác trai thứ hai. Trong khi nói chuyện bố cháu có bị bác trai thứ hai đạp ngã, lấy ấm chén ném làm chảy máu tai và còn lấy phích nước nóng dội vào người bố cháu. Hiện giờ bố cháu bị bỏng 22% và đang nằm viện. Do mấy ngày bố cháu nằm viện mà không nghe được lời hỏi thăm nào từ nhà bác và còn bị nhà bác nói là đi ăn vạ nên gia đình cháu muốn làm đơn kiện. Vậy bạn có thể tư vấn cho cháu xem bác kia đã vi phạm những tội gì và nếu bị xử phạt thì sẽ bị như thế nào ạ. Và nếu nhà cháu làm đơn kiện sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ gì ạ. Cháu rất mong nhận được phản hồi sớm của bạn. Cháu cảm ơn bạn rất nhiều.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Thứ nhất là, trong trường hợp này thông tin cung cấp của bạn còn chưa rõ, về lỗi vô ý và cố ý, tuy nhiên, dựa vào cấu thành hành vi phạm tội của bác bạn gây tỉ lệ là bỏng 22% cho bố bạn, nếu chưa có kết luận về tỉ lệ thương tật thì rất khó để có thể luận bác bạn vi phạm quy định nào, và hành vi xử phạt ra sao bạn có thể tham khảo những quy định của pháp luật như sau: Căn cứ Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999 như sau: “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.” Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bố bạn bị bác ruột đánh. Do đó bạn và bố bạn có quyền làm đơn tố cáo chú bạn về hành vi gây thương tích cho mình, đơn tố cáo được gửi đến cơ quan công an cấp xã. Nếu mức độ nhẹ, bác bạn sẽ bị phạt hành chính nhưng nếu có căn cứ xác thực, cơ quan công an sẽ khởi tố và tiến hành điều tra bác bạn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, khi đã có đủ căn cứ, bạn có thể thực hiện việc tố cáo bác bạn lên cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Điều 19 Luật tố cáo 2011 như sau: Bài tập tình huống về tội mua bán trái phép chất ma túy, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và cố ý gây thương tích“Điều 19. Hình thức tố cáo 1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp. 2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo. 3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.” Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "luật tố cáo 2011", "luật tố cáo", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 19 luật tố cáo 2011", "điều 104 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 19 Luật tố cáo 2011", "content": "Điều 19. Hình thức tố cáo\n1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.\n2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.\n3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "11/11/2011", "sign_number": "03/2011/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Luat-to-cao-2011-20560.html" }, "text": "Điều 19 Luật tố cáo 2011\nĐiều 19. Hình thức tố cáo\n1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.\n2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.\n3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo." }, { "citation": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." } ]
quyet-dinh-khoi-to-vu-an-hinh-su-khi-nao.html
Bạn tôi là sinh viên trong một lần đi chơi cùng đội có tổ chức chơi trò chơi, trong đội gồm có nhiều bạn khác khoá nên không quen biết hết. Trong trò chơi đó bạn ấy là ban tổ chức có nhiệm vụ tính thời gian cho các bạn khác chơi. Vì trời nóng nên trong đội có bạn nhờ bạn ấy cầm hộ áo khoác nhưng không nói cho bạn tôi là trong áo khoác có chìa khoá xe. Khi bạn tôi đang cầm thì có bạn đến nói là 'chị cứ chơi đi, đưa áo khoác của chị gái em cho em cầm cho', mọi người đang chơi rất nồng nhiệt, đông vui nên không để ý. Bạn ấy cũng tưởng là người cùng đội nên đưa cho. Sau đó bạn cùng đội có quay lại hỏi là ' áo em đâu' thì bạn tôi nói ' chị đưa cho em gái em cầm rồi', xong bạn ấy lại bảo ' kệ cứ để nó cầm'. Cuối giờ mọi người tan hết, mới biết là trong áo của bạn cùng đội có chìa xe và đi tìm xe thì bị mất. Bạn của tôi thì không được thông báo ngay từ đầu là trong áo khoác có chìa xe. Xin cho biết nếu có khởi tố vụ án thì bạn tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không??
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về quyết định khởi tố vụ án hình sự: "1. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. 2. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và họ tên, chức vụ người ra quyết định. Vậy, chỉ khi cơ quan điều tra xác minh có dấu hiệu tội phạm trong trường hợp này thì mới có thể khởi tố vụ án hình sự. Việc có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bạn của bạn hay không còn phụ thuộc vào việc cơ quan điều tra có chứng minh được bạn của bạn phạm tội hay không, nếu bạn của bạn không phạm tội thì đương nhiên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu bạn của bạn thực sự trộm cắp tài sản của bạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009: "1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; …". Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 104 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 138 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 104 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự\n1. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này.\nViện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.\nHội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.\n2. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và họ tên, chức vụ người ra quyết định.\n3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 104 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự\n1. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này.\nViện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.\nHội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.\n2. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và họ tên, chức vụ người ra quyết định.\n3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố." }, { "citation": "Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 138. Tội trộm cắp tài sản\n1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nđ) Hành hung để tẩu thoát;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 138. Tội trộm cắp tài sản\n1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nđ) Hành hung để tẩu thoát;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng." } ]
lam-gia-ho-so-thuong-binh-xu-ly-nhu-the-nao.html
Ông A trước đây từng tham gia kháng chiến và ông bị thương, được đưa đi điều trị. Khi trở về, ông vẫn chưa được hưởng chế độ gì. Năm 2013, ông hoàn thiện các thủ tục theo hướng dẫn để hưởng chế độ thương binh. Và việc lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương, giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để xác định tỷ lệ thương tật và ra quyết định hưởng chế độ đối với quân nhân bị thương đều thuộc thẩm quyền của cơ quan quân đội. Thời gian sau đó ông A chính thức được hưởng các chế độ thương binh do Nhà nước cấp. Thế nhưng, sau hơn năm được hưởng chế độ, ông bị phát hiện là làm giả hồ sơ để được hưởng chế độ. Tòa án đã khởi tố ông A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự. Như vậy, đối với trường hợp trên đây, nếu áp dụng theo khoản 1 – Điều 139 thì có đúng không? Như trường hợp của ông A thì ở đây là ông A lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 'Nhà nước' thì 'Nhà nước' trong trường hợp này có được coi là 'người khác' hay không?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Trong trường hợp này Tòa án khởi tố như vậy là chưa đúng vì theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự thì: > “**Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản** > > 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Có tính chất chuyên nghiệp; > > c) Tái phạm nguy hiểm; > > d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; > > đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > g) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” > > Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu như sau: Khách thể của tội phạm là quan hệ sở hữu, nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác. Như vậy trong tình huống này thì ông A đã làm giả hồ sơ thương binh để được hưởng chế độ của Nhà nước nhưng không đủ yếu tố để khởi tố theo điều 139, Bộ luật hình sự 1999. Hành vi của ông A có thể bị khởi tố theo điều sau: > "**Điều****267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức** > > 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả nghiêm trọng; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng." Như vậy ông A đã có hành vi sử dụng giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan tổ chức nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 267, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Ông A sẽ bị truy thu toàn bộ số tiền đã được lĩnh trong hơn một năm qua đồng thời có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm. ​**Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam****:** – Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự – Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 – Xử lý hành vi lợi dụng tình cảm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn luật hình sự miễn phí – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 024.6294.9155 – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 139 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
danh-ke-trom-cho-co-pham-toi-khong.html
Trong xóm tôi, có xảy ra một vụ trộm chó. Phát hiện ra bác tôi cùng một số thanh niên khác đã đuổi theo và bắt được một tên trộm chó. Do quá bức xúc, mọi người đã dùng cây gậy, mũ bảo hiểm đánh tên đó bị thương. Sau đó, công an xã đến và giải hắn về trụ sở rồi đưa hắn vào bệnh viện để điều trị vết thương. Cơ quan công an có mời bác tôi và mấy thanh niên tham gia vào vụ đánh tên trộm chó lên làm việc. Sau đó có thông báo quyết định khởi tố bác tôi và một số người về tội cố ý gây thương tích. Chúng tôi có đến hỏi thì được biết là sau khi được đưa vào bệnh viện, gia đình tên trộm chó đã có đơn đề nghị giám định thương tích, kết quả giám định thương tích là 36% nên họ đã có đơn đề nghị xử lý đối với những người đã gây thương tích cho con trai họ. Bạn cho tôi hỏi, kẻ trộm chó có bị phạt tù không ?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” Căn cứ vào quy định của điều luật thấy rằng, để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thì giá trị tài sản bị lấy trộm phải từ hai triệu đồng trở lên, hoặc nếu dưới hai triệu đồng thì phải có các điều kiện như gây hậu quả nghiêm trọng , hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục vi phạm. Vậy trong trường hợp của bạn, nếu trị giá con chó bị mất trộm chưa đến hai triệu đồng và không có các điều kiện trên thì các cơ quan pháp luật không có căn cứ để xử lý kẻ trộm chó về tội trộm cắp tài sản mà chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với họ. Hơn nữa, pháp luật khuyến khích việc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật như tham gia đuổi bắt kẻ trộm. Tuy nhiên, việc đánh đập, hành hạ, gậy thương tích cho người phạm tội là không được phép. Do đó, sau khi đã bắt được kẻ trộm chó, việc bác bạn cùng một số người khác dùng cây, gậy, mũ bảo hiểm đánh đập, gây thương tích cho kẻ trộm lại là hành vi vi phạm pháp luật. Theo thông tin bạn cung cấp, với thương tích là 36%, gia đình họ lại có đơn đề nghị, thì việc các cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bác bạn và những người đã tham gia vào việc gây thương tích là có căn cứ pháp lý. Theo Điều 104 Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân” Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan chức năng có thể sẽ xem xét đến nguyên nhân, động cơ mục, mục đích của sự việc để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bác của bạn và các đối tượng liên quan. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "khoản 1 điều 138 bộ luật hình sự", "điều 104 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm." }, { "citation": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." } ]
quyen-yeu-cau-thanh-toan-cua-cong-ty-tai-chinh-doi-voi-khach-hang-vi-pham-thoi-han-hoan-tra.html
Tôi có 1 khoảng vay tín chấp bên công ty tài chính HD Sai Son từ năm 2015 mua laptop trả góp. Khoản vay 6 triệu trả 12 tháng mỗi tháng là 687.000đ tôi đã trả được 4 kì nhưng kể từ tháng 4/2016  tôi bị thất nghiệp và mất khả năng thanh toán tôi đã trễ bên côngty là 4 kì. Hiện tại đến hôm nay là quá hạn 88 ngày nhưng tôi chưa có đủ tiền để đóng cho công ty tài chính và nhân viên thu nợ của công ty gọi đt cho tôi doạ là ngày mai sẽ đến nhà theo địa chỉ hộ khẩu ở quê tôi báo cho ông bà nội và hàng xóm Nhà tôi ở quê về khoản vay này. Vậy bạn cho tôi hỏi hành động này của nhân viên thu nợ là đúng pháp luật hay không? Và tôi trả chậm có bị truy cứu trách nhiệm Hình sự hay không ? Rất mong nhận được phản hồi của bạn tôi xin cảm ơn?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 Bộ luật dân sự 2005 2. Nội dung tư vấn > **Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản** > > 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: > > a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; > > b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; > > c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > đ) Tái phạm nguy hiểm; > > e) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này. > > Như vậy, để cấu thành nên tội phạm này cần có những yếu tố nhất định: – Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải có hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách thức như được quy định tại Khoản 1 điều 140 như trên với mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, trong khi đó bạn không hề có ý định hay thủ đoạn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả góp của mình với công ty. – Việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ của bạn đối với công ty, bạn vì lý do thất nghiệp không có thu nhập mà không thể trả được công ty trong vòng 4 kỳ nhưng nếu bạn vẫn có ý chí trả tiền tiếp, có nghĩa là đang thực hiện nghĩa vụ đối với công ty thì vẫn chưa đủ căn cứ để cấu thành tội phạm. Do vậy trong trường hợp của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trả không đúng hạn của mình. > Theo quy định tại Điều 438 Bộ luật dân sự 2005: > > 1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản. > > 2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. > > Vì vậy để giải quyết vấn đề, bạn nên trình bày tình hình và lý do của mình và thương lượng với công ty về việc bạn sẽ tiếp tục trả góp dần dần kèm theo tiền lãi của số tiền nợ quá hạn, cũng như bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có) trong thời gian sớm nhất. Trong trường hợp thanh toán trễ hạn và không tiến hành báo cho công ty sớm nhất, có thể bạn sẽ bị khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự vì hành vi trả tiền của bạn đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi của công ty. Công ty có quyền khởi kiện bạn ra Tòa án nơi bạn cư trú để đòi lại quyền lợi của họ, báo về gia đình thông báo về khoản vay của bạn chỉ là một hình thức để bạn nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ của mình, trong trường hợp này, bạn phải thanh toán toàn bộ tiền nợ gốc, nợ lãi, nợ phạt một lần. Ngoài ra, bạn còn phải chịu tiền án phí và lệ phí thi hành án nếu không chấp hành bản án của tòa và vụ việc được đưa sang cơ quan thi hành án. > **Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản** > > 1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Có tính chất chuyên nghiệp; > > c) Tái phạm nguy hiểm; > > d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > đ) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. > > Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 438 bộ luật dân sự 2005" ]
[ { "citation": "Điều 438 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 438. Nghĩa vụ trả tiền\n1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản.\n2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 438 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 438. Nghĩa vụ trả tiền\n1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản.\n2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác." } ]
hoan-thi-hanh-an-hinh-su.html
Tháng 6/2013 tôi bị tòa án nhân dân xử phạt 28 tháng tù giam về tội tàng trữ sử dụng ma túy (0,12g Heroin). Hoàn cảnh của tôi rất khó khăn vợ thì bỏ đi theo người đàn ông khác từ năm 2011 đến nay vẫn chưa về, tôi đã tìm và hỏi rất nhiều nơi, nhiều lần mà không được. Hiện tại tôi đang phải nuôi 2 đứa con trai còn nhỏ đang đi học. Đứa 1 sinh năm 2004 đang học lớp 5 và đứa 2 sinh năm 2007 đang học lớp 3. Tôi là công nhân viên chức, là người lao động duy nhất trong gia đình có công việc ổn định, chính vì vậy tôi được tòa án nhân dân cho hoãn thi hành án để về nuôi 2 đứa con tôi. Đến nay tôi nhận được giấy triệu tập thi hành án và quyết định sáng thứ 5 ngày 3/3/2016 sẽ phải đến đội thi hành án để trả án. Do hoàn cảnh hiện tại tôi chưa gửi và nhờ được ai trông và chăm sóc 2 con khi tôi đi vắng 28 tháng trừ 2 tháng tạm giam = 26 tháng. Nên tôi làm đơn để xin hoãn tiếp có đầy đủ xác nhận của Chủ Tịch UBND Phường ký tên đóng dấu, nhưng không được chấp thuận. Vậy mong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam giúp đỡ tư vấn cho tôi cách khắc phục lúc này để tôi có điều kiện nuôi dạy 2 con ăn học vì tôi đi trả án đồng thời mất công việc ở công ty và không có ai nuôi con cũng như tìm tung tích của vợ tôi nữa.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Tại Điều 61 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau: “1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây: a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm. Chiếu với quy định của pháp luật, nếu anh có một trong các điều kiện được hoãn như trên thì sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, do anh đã được hoãn chấp hành hình phạt tù một lần và có giấy gọi để đi thi hành án phạt tù nên để giải quyết vấn đề khó khăn của gia đình, anh có thể tự mình gửi đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù tới Chánh án tòa án để xem xét trường hợp của mình theo quy định Điều 23 Luật thi hành án hình sự: Điều 23. Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù 1. Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người phải chấp hành án làm việc ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan. 2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án đã ra quyết định hoãn phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau: a) Người chấp hành án; b) Viện kiểm sát cùng cấp; d) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn thi hành án đang cư trú; đ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Nếu xét thấy trong trường hợp của bạn do hoàn cảnh khó khăn mà việc thụ án có thể gây nên những khó khăn đặc biệt cho gia đình và con cái của bạn thì Chánh án có thể xem xét để tiếp tục xét hoãn cho trường hợp của bạn. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam****:** – Có được hưởng thời hiệu thi hành bản án hình sự không? Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự– Yêu cầu thi hành dân sự và thời hạn Tòa án tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án hình sự – Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155**để được giải đáp. ——————————————————– **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn luật hình sự miễn phí – Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "luật thi hành án hình sự", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 23 luật thi hành án hình sự", "điều 61 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 23 Luật thi hành án hình sự 2010", "content": "Điều 23. Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù\n1. Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người phải chấp hành án làm việc ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.\n2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định.\n3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án đã ra quyết định hoãn phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau:\na) Người chấp hành án;\nb) Viện kiểm sát cùng cấp;\nc) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;\nd) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn thi hành án đang cư trú;\nđ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "17/06/2010", "sign_number": "53/2010/QH12", "signer": "Nguyễn Phú Trọng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Luat-thi-hanh-an-hinh-su-2010-1A636.html" }, "text": "Điều 23 Luật thi hành án hình sự 2010\nĐiều 23. Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù\n1. Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người phải chấp hành án làm việc ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.\n2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định.\n3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án đã ra quyết định hoãn phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau:\na) Người chấp hành án;\nb) Viện kiểm sát cùng cấp;\nc) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;\nd) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn thi hành án đang cư trú;\nđ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở." }, { "citation": "Điều 61 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 61. Hoãn chấp hành hình phạt tù\n1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:\na) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;\nb) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;\nc) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;\nd) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.\n2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, thì Toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 61 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 61. Hoãn chấp hành hình phạt tù\n1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:\na) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;\nb) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;\nc) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;\nd) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.\n2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, thì Toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này." } ]
trach-nhiem-hinh-su-khi-co-hanh-vi-chui-boi-de-doa-nguoi-khac.html
Xin chào! Tôi có một vấn đề cần được tư vấn. Vào một buổi tối có một thanh niên mà tôi không quen biết và không có mâu thuẫn, đến cửa để ép tôi ra ngoài nói chuyện với thái độ côn đồ. Sau đó tôi có ra bảo với người kia là nếu tìm đến tôi có chuyện thì vào nhà ngồi nói đàng hoàng nhưng người kia nhất quyết không vào và ép tôi phải ra ngoài nói chuyện với hắn, sau một hồi cãi nhau vì tôi không ra anh kia có gây rối bằng cách nẹt ga rú còi xe máy trước cửa, cha mẹ tôi có lo lắng không hiểu sao lại tìm đến gây sự, được một hồi thanh niên có chửi bới và đe dọa gia đình tôi nếu đi ra ngoài hãy nhớ cẩn thận, do tôi làm ăn buôn bán nên thường xuyên phải đi giao hàng bằng xe máy nên có phần hơi lo lắng. Do tôi tìm hiểu và biết thanh niên này tìm đến để gây rối cho nhà tôi do có phần tác động kiểu như thuê đến gây gổ để sau này gây khó khăn, nên tôi quyết định làm đơn trình báo ra công an cấp xã để giải quyết nhưng vì chưa có gì ngoài ý muốn nên chưa cấu thành tội trạng, nhưng sau tìm hiểu biết đây là trường hợp nghiện ma túy nên khi bị đe dọa tôi có phần hoang mang và lo lắng. sau đi làm có phần hơi lo sợ khi bị gài người đánh, và tôi nghĩ sẽ Xảy ra, vậy xin bạn có thể tư vấn cho tôi giờ phải xử trí ra sao… Tôi xin cảm ơn bạn, cũng không phải là hệ trọng nhưng thật sự gia đình tôi rất hoang mang và lo sợ?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Nghị định 167/2013/NĐ-CP; – Bộ luật Hình sự 1999; – Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 **2. Nội dung tư vấn** – Một, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; – Hai, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau; Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác; Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau; Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác; -. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; ​ Hoặc nếu người thanh niên kia đe dọa đánh bạn cũng như gây hại cho gia đình bạn thì việc đe dọa này được xem là hành vi có tính chất nguy hiểm. Nếu đối tượng kia có hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe của bạn thì bạn phải có căn cứ chứng minh cho hành vi đe dọa đó có thể xảy ra, tác động trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Khi đã có những căn cứ chứng minh này thì bạn có thể tố cáo lên cơ quan công an cấp huyện để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau: > "1.Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm…" > > Trong trường hợp bạn bị những đối tượng kia chặn đánh mà gây tổn hại sức khỏe cho bạn với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11 % nhưng có dùng hung khí nguy hiểm hoặc gây cố tật nhẹ cho bạn hoặc có tính chất côn đồ nguy hiểm…v.v thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999. Như vậy, để bảo vệ mình và gia đình khỏi các hành vi xâm phạm của người thanh niên kia bạn nên tố cáo các hành vi trên của người đó cùng các căn cứ chứng minh các hành vi này tới cơ quan công an cấp huyện hoặc các cơ qua có thẩm quyền khác. Các cơ quan này sẽ xem xét để có biện pháp xử lý, hạn chế hành vi của người thanh niên kia. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 104 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." } ]
trach-nhiem-phap-ly-khi-va-cham-giao-thong-gay-thiet-hai-chet-nguoi-nhung-do-loi-cua-bi-hai.html
Chào bạn! Tôi có một số câu hỏi nhờ bạn giúp đỡ. Vụ việc tai nạn như thế này: Vào khoảng 18h ngay/thang/năm 2016 Mẹ tôi đi công việc từ thị trấn về nhà khi về đến gần nhà thì va chạm với người cùng xóm tên H đi với hướng ngược lại. Người kia đang trong tình trạng say rươu bia, xe không đèn chiếu sáng. Sau cú va chạm mạnh khiến đầu xe của mẹ tôi quay ngược hướng ( cùng hướng với anh H lúc đầu) và nằm giữa đường. Sau va chạm cả hai mẹ tôi bị đa chấn thương còn anh H được đưa đến bệnh viện nhưng tử vong sau đó. Giải quyết hiện trường có công an xã và đại diện hai bên gia đinh không báo cho lưc lượng công an giao thông cấp huyện. Đại diện 2 bên liên quan viết giấy cam kết tự thỏa thuân.Trong biên bản thỏa thuận có công an xã xác nhận đại diện gia đình anh H đã nhận phần lỗi đi sai đường và các lỗi khác dẫn đến tai nạn, còn phía gia đình tôi cam kết tự chịu chi phí khám chữa bệnh và hỗ trợ tiền mai táng cho gia đình anh H. Cho tôi hỏi: 1/ Trong trường hợp này mẹ tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì thuộc khung hình phạt nào? 2/ Nếu để chấm dứt khiếu kiện sau này thì đại diện 2 bên gia đình cần viết những giấy tờ, thủ tục, cam kết gì? Theo mẫu có sẳn hay viết tay? có cần xác nhận của công an xã / phường không? 3/ Nếu gia đình Anh H không khiếu kiện thì công an Xã có quyền truy tố không? Và trách nhiệm bênh gia đình tôi hỗ trợ cho gia đình anhH bao nhiêu là phù hợp? Nhờ bạn phản hồi sớm, Xin chân thành cảm ơn các bạn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.” Theo quy định trên, người nào có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Theo như bạn trình bày, mẹ bạn và anh H đi ngược hướng có xảy ra va chạm, mẹ bạn bị đa chấn thương còn anh H đã tử vong sau đó. Đại diện hai bên đã viết giấy cam kết tự thỏa thuận và có công an xã xác nhận. Gia đình anh H đã nhận phần lỗi đi sai đường và các lỗi khác nên dẫn đến gây tai nạn giao thông. Gia đình bạn đã cam kết chịu chi phí khám chữa bệnh, hỗ trợ mai táng cho gia đình anh H. Như vậy, nếu lỗi gây tai nạn giao thông xuất phát từ anh H thì gia đình bạn không phải bồi thường thiệt hại. Còn nếu lỗi gây tai nạn xuất phát từ hai bên thì được xác định là lỗi hỗn hợp nên mẹ bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại theo mức độ lỗi mà mẹ bạn vi phạm. Tuy nhiên, gia đình bạn đã viết giấy cam kết chịu bồi thường thiệt hại cho gia đình anh H nên gia đình bạn sẽ phải bồi thường căn cứ Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau: “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.” Việc hai gia đình viết giấy cam kết thỏa thuận có xác nhận của công an xã là cơ sở để xác định bên gia đình anh H đã thừa nhận lỗi xuất phát từ anh H, là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Và là cơ sở xác định gia đình bạn đã chấp nhận bồi thường thiệt hại. Văn bản thỏa thuận này là cơ sở để giải quyết trách nhiệm nếu không tự thực hiện đúng theo thỏa thuận của mình. Văn bản thỏa thuận có thể do hai bên tự viết dựa trên ý chí tự nguyên của hai bên và công an xã ký xác nhận được coi là người làm chứng. Do vậy, văn bản này không có giá trị ràng buộc gia đình anh H không có quyền làm đơn khởi kiện mẹ bạn, gia đình H hoàn toàn có quyền trình báo sự việc ra cơ quan công an cấp quận/huyện nơi xảy ra tai nạn hoặc gia đình anh H hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện mẹ bạn ra Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi mẹ bạn cư trú để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Căn cứ Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau: “1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” **\* Các yếu tố cấu thành:** – Chủ thể: Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này. Người điều khiển phương tiện giao thông cũng là người tham gia giao thông, nhưng người tham gia giao thông thì có thể không phải là người điều khiển phương tiện giao thông. Đây cũng là dấu hiệu phân biệt tội phạm này với các tội vi phạm an toàn giao thông khác. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng. **– Khách thể của tội phạm:** Là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. **– Mặt chủ quan của tội phạm:** Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả). Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. **– Mặt khách quan của tội phạm:** Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau: Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định. Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông. Gây hậu quả rất nghiêm trọng. **– Hậu quả của tội phạm:** Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Thiệt hại cho tính mạng là làm người khác bị chết; Thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác coi là làm cho người khác bị thương nặng hoặc làm cho tài sản của người khác bị mất mát hư hỏng nặng. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều Điều 202 Bộ luật hình sự. Theo đó, nếu mẹ bạn đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành nêu trên thì mẹ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 nêu trên. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật hình sự", "bộ luật dân sự 2015", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 584 bộ luật dân sự 2015", "điều 591 bộ luật dân sự 2015" ]
[ { "citation": "Điều 584 Bộ luật dân sự 2015", "content": "Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại\n1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.\n2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.\n3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "24/11/2015", "sign_number": "91/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-dan-su-2015-48517.html" }, "text": "Điều 584 Bộ luật dân sự 2015\nĐiều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại\n1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.\n2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.\n3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này." }, { "citation": "Điều 591 Bộ luật dân sự 2015", "content": "Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;\nd) Thiệt hại khác do luật quy định.\n2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "24/11/2015", "sign_number": "91/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-dan-su-2015-48517.html" }, "text": "Điều 591 Bộ luật dân sự 2015\nĐiều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;\nd) Thiệt hại khác do luật quy định.\n2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định." } ]
xu-ly-nguoi-co-hanh-vi-lam-nhuc-nguoi-khac-tren-mang-xa-hoi.html
Em chào luật sư: Em có vào zalo và có một người gửi lời kết bạn và em đồng ý. Sau đó ngay lập tức hắn ép em phải nói chuyện kích dục với hắn. Em không đồng ý thì hắn bảo sẽ lấy hình đại diện của em ghép tạo thànhh link sex phát tán trên mạng. Em cương quyết không chấp nhận thì hắn gọi qua zalo để uy hiếp. Em có thách hắn rằng em sẽ không làm theo ý hắn và giỏi thì hắn cứ làm. Nhưng thực sự em đang rất lo lắng về lời uy hiếp của hắn và em cũng đã xóa luôn nick zalo kia. Hiện em có giữ hình nói chuyện và lời uy hiếp của hắn trong điện thoại. Cho em hỏi chỉ với một tấm hình đại diện (chỉ thấy được chân dung của em, với lại em mặc sơmi kín đáo) thì liệu hắn có thể làm gì để ảnh hưởng danh dự của em và nếu hắn làm thế thì em phải làm gì? Em cảm ơn luật sư!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật hình sự 1999 – Nghị định 167/2013/NĐ-CP **2. Nội dung tư vấn** Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 quy định Tội làm nhục người khác như sau: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Cấu thành Tội làm nhục người khác như sau: **1. Mặt khách quan:** – Hành vi khách quan: hành vi khách quan của tội làm nhục người khác là những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức. Lời nói: sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô tục,.. nhằm vào nhân cách, danh dự, để hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại Hành động: có những hành động như ném các vật bẩn, hắt nước bẩn… vào người hoặc tài sản của người bị hại (có hoặc không kèm theo lời nói thô tục). Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác. **2. Khách thể**: Tội làm nhục người khác xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và thân thể của người khác. **3. Mặt chủ quan**: người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. **4.Chủ thể:** là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi. Theo thông tin bạn cung cấp, có người muốn dùng hình ảnh của bạn để ghép vào hình nhạy cảm phát tán trên mạng nhằm hạ thấp danh dự và nhân phẩm của bạn. Người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác; tùy theo tính chất nghiêm trọng của hành vi mà sẽ bị xử lý theo các mức độ khác nhau. Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: > "1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; > > … ". > > Nếu người kia có hành vi ghép ảnh của bạn thì bạn làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 121 bộ luật hình sự 1999", "điều 12 bộ luật hình sự 1999", "khoản 1 điều 5 nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 12 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự\n1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.\n2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 12 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự\n1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.\n2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình", "content": "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "12/11/2013", "sign_number": "167/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-167-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-ninh-an-toan-xa-hoi-phong-chua-chay-34230.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình\nPhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng." } ]
to-cao-hanh-vi-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-va-gay-thuong-tich.html
Tôi muốn nhờ bạn hướng dẫn tôi cách làm đơn thưa về tội xúc phạm danh dự và cố ý gây thương tích. Chuyện là mẹ tôi có đóng tiền trong công ty chăm sóc sức khỏe, sáng nay mẹ tôi có lên công ty làm liệu trình, tình cờ gặp người quen ở đó, nghĩ là bình thường nên cũng ngồi nói chuyện. Trong đó có một chú thương mẹ tôi. Nhưng mẹ tôi chỉ coi như người anh và mối quan hệ hoàn toàn trong sáng, vì chú đó đã có gia đình. Vợ của chú này dẫn con theo nhào vô lấy nón bảo hiểm đánh mẹ tôi tới tấp rồi còn nói những lời lẽ thô tục xúc phạm mẹ tôi nơi đông người, cố tình bôi nhọ danh dự. Đánh mẹ tôi bầm mặt. Vợ chú ấy cứ nghe người này người kia đặt điều rồi hành động thiếu văn hoá như vậy. Tôi thấy mẹ mình bị đánh tôi tức quá mới lại tới nhà của vợ chú ấy và chỉ hỏi lý do gì bà đánh mẹ tôi. Bà ấy không trả lời mà chỉ chửi là mẹ mày giựt chồng tao rồi còn nói mẹ mày làm đỉ này đỉ nọ rồi còn muốn giơ tay đánh tôi nữa chứ. Giờ tôi phải làm sao?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật Dân sự năm 2005 – Nghị định 167/2013/NĐ-CP **2. Nội dung tư vấn** Tại Ðiều 37 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: Theo quy định này thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm. Tại Ðiều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: > "Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường." > > Theo quy định này người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tại Ðiều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Đồng thời tại Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội làm nhục người khác như sau: > "Điều 121. Tội làm nhục người khác > > 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: > > a) Phạm tội nhiều lần; > > b) Đối với nhiều người; > > c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; > > d) Đối với người thi hành công vụ; > > đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. > > 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm". > > Căn cứ quy định này, người nào có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999. **Như vậy,** căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự cùng với thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn đang bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm nên gia đình bạn có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an, tòa án nhân dân …) để được giải quyết. Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định về phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác; – Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau; Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác; Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Dùng zalo xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác. – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ. Nếu như đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP vi phạm quy định về trật tự công cộng, mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 245 Bộ luật hình sự 1999 tội gây rối trật tự công cộng. > “Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng > > 1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; > > b) Có tổ chức; > > c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; > > d) Xúi giục người khác gây rối; > > đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; > > e) Tái phạm nguy hiểm.” > > Gây rối trật tự công cộng là hành vi gây náo động, hò hét gây mất trật tự ở những nơi công cộng như ngoài đường phố, khu dân cư, công viên…Hành vi này gây nên sự xáo trộn, hoảng sợ cho những người xung quanh. Người phạm tội gây rối bằng rất nhiều các hình thức khác nhau như: tập trung đông người nơi công cộng gây náo động; hò hét đuổi đánh nhau gây hỗn loạn nơi công cộng; đập phá các tài sản nơi công cộng hay đập phá các quán xá, quán ăn, rạp chiếu phim…đông người. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này … mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. **>>> Luật sư tư vấn tố cáo hành vi xúc phạm danh dự:** **024.6294.9155** Ngoài ra còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự 1999: > “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác > > 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: > > a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; > > b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; > > c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; > > d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; > > đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; > > e) Có tổ chức; > > g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; > > h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; > > i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; > > k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. > > 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. > > 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. > > 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”. > > Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 245 bộ luật hình sự 1999", "điều 104 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 245 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng\n1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;\nb) Có tổ chức;\nc) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;\nd) Xúi giục người khác gây rối;\nđ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;\ne) Tái phạm nguy hiểm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 245 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 245. Tội gây rối trật tự công cộng\n1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;\nb) Có tổ chức;\nc) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;\nd) Xúi giục người khác gây rối;\nđ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;\ne) Tái phạm nguy hiểm." }, { "citation": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." } ]
hanh-vi-ban-tai-san-cong-ty-de-tu-loi-ca-nhan.html
Công ty tôi (A) là nhà phân phối sơn nước cho Công ty B. Anh tiếp thị C là nhân viên của Công ty B hỗ trợ bán hàng cho NPP A chúng tôi. Trong năm 2014 Anh C đã thu tiền 05 công trình nhà mà anh C đã bán sơn nước và chiếm dụng không nộp về Công Ty A của tôi số tiền khoảng 70 triệu đồng. Sau đó chúng tôi phát hiện và Anh C đã thừa nhận và ký nhận nợ. Từ  tháng 10/2015 đến tháng 12/2015 Anh C lại thực hiện tương tự như vậy, và chiếm dụng số tiền trên 70 triệu đồng.Cho hỏi Anh C thuộc tội gì? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Và số tiền đã chiếm dụng của tôi sẽ được xử lý như thế nào? Nếu có bản án, khi hết thời hạn của bản án mà Anh C chưa trả tiền cho tôi, thì Anh C có được xóa án không? Xin chân thành cám ơn
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Thứ nhất, theo như bạn trình bày thì việc anh C chiếm đoạt số tiền 70 triệu đồng trong năm 2014 và hơn 70 triệu đồng từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2015 là việc làm được thực hiện độc lập, do chính bản thân anh C tự gây ra, không liên quan gì tới công ty B. Hành vi đó của anh C đã thỏa mãn các dấu hiệu để cấu thành tội phạm. Hành vi chiếm đoạt tài sản mà anh C thực hiện là lỗi cố ý, được C thực hiện bằng việc bán sơn nước cho công ty A nhưng lại chiếm dụng không nộp tiền về cho công ty. Việc làm đó tuy đã bị phát hiện nhưng anh C không hề sửa chữa lỗi lầm mà lại tiếp tục thực hiện hành vi tương tự, tổng số tiền 2 lần anh C chiếm dụng của công ty A lên đến hơn 140 triệu đồng. Việc làm đó của anh C đã xâm phạm nghiêm trọng đến tài sản của công ty A. Do đó, anh C sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản như sau: > “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; > > c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > đ) Tái phạm nguy hiểm; > > e) Gây hậu quả nghiêm trọng.” > > Thứ hai, ngoài việc anh C phải chịu án phạt tù theo quy định của Bộ luật hình sự, thì phần giải quyết tài sản sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật dân sự. Theo Điều 225 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: > “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. > > Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.” > > Trong trường hợp này, anh C đã chiếm dụng số tiền hơn 140 triệu đồng từ tiền bán sơn của công ty A , do đó mà công ty A có quyền yêu cầu Tòa án buộc anh C phải trả lại số tiền đó. **Thứ ba**, về việc xóa án tích thì tại Điều 67 Bộ luật hình sự quy định như sau: > “1.Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. > > 2. Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới. > > 3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án. > > 4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.” > > Như vậy, ngoài việc chấp hành hình phạt chính, anh C còn phải chủ động tự giác chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung và các quyết định khác trong bản án. Đây vừa là nghĩa vụ nhưng đồng thời cũng là quyền lợi bởi nếu anh C không chấp hành thì sẽ không được xem xét để xóa án tích bất luận vì lý do gì. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ### – Tố giác hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – Hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. ——————————————————– – Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại ### – Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 225 bộ luật dân sự", "khoản 2 điều 140 bộ luật hình sự", "điều 67 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 225 Bộ luật Dân sự 1995", "content": "Điều 225. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp\nTổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của tổ chức đó được quy định trong điều lệ.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/10/1995", "sign_number": "44-L/CTN", "signer": "Lê Đức Anh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-1995-44-L-CTN-99DF.html" }, "text": "Điều 225 Bộ luật Dân sự 1995\nĐiều 225. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp\nTổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của tổ chức đó được quy định trong điều lệ." }, { "citation": "Khoản 2 Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 2 Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng." }, { "citation": "Điều 67 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 67. Cách tính thời hạn để xoá án tích\n1. Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.\n2. Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.\n3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.\n4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 67 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 67. Cách tính thời hạn để xoá án tích\n1. Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.\n2. Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.\n3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.\n4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt." } ]
cong-an-la-m-du-ng-chu-c-quye-n-nha-m-chie-m-doa-t-ta-i-sa-n.html
Công ty chúng tôi bị vô tình vướng vào một công ty lừa đảo mà chúng tôi không hề quen biết, họ đã trốn thuế và đóng cửa công ty, trên tờ khai thuế của họ có khai lấy hàng do công ty tôi xuất hóa đơn (trong 03 tháng mà họ khai lấy của công ty tôi đến 170 tỷ đồng). Chúng tôi là 1 doanh nghiệp vừa của 1 tỉnh lẻ, chúng tôi vô cùng choáng khi bị công an kinh tế hỏi đến, chúng tôi ngoan ngoãn xuất trình hết những hóa đơn mua và bán liên quan đến địa phận tỉnh của công ty kia.(Do họ ko nói rõ nội dung cần kiểm tra, họ yêu cầu hết những cái gì có liên quan) cho bên công an. May mắn thay, chúng tôi đã chứng minh được chúng tôi không liên quan đến việc mua bán gì cho công ty lừa đảo kia. Nhưng cũng ko may cho chúng tôi là có một số hóa đơn mua hàng của một công ty cách đây 2-3 năm, nhưng theo công an nói, công ty này đã ngừng hoạt động được gần 1 năm. Lúc mua bán chúng tôi chỉ biết nhận hàng theo hóa đơn rồi chuyển tiền đúng theo số tiền hàng. Cũng thật buồn cho VN vì cũng có những đối tượng 'thừa gió bẻ măng'. Bên công an không bắt được 'lỗi' theo công văn kiểm tra chính, bây giờ chuyển sang 'làm luật' với mấy hóa đơn của công ty đã ngừng hoạt động kia mà chúng tôi đã mua hàng. Họ nói thẳng'anh chịu được bao nhiêu?' tôi nghe mà buồn cho cái xã hội này…:((( Tôi băn khoăn, họ không có công văn giấy tờ kiểm tra mấy hđ đó của bên tôi, vậy sau khi 'làm luật' xong họ cũng sẽ không có kết luận gì bằng văn bản về những gì chúng tôi vừa phải 'nộp luật', nếu chúng tôi ngoan ngoãn 'làm luật' vậy họ cho rằng mình sai (chứ ko phải tránh phiền hà) và lại chỉ điểm cho các ban ngành các cấp khác tiếp tục'bới móc' mấy hóa đơn đó. Lúc đó, chẳng phải chúng tôi bị mất tiền oan nhiều lần sao? Tôi cũng buồn vì luật VN là, tôi bị lừa thì cho là tôi phạm luật, họ bán hàng cho tôi, họ không có đầu vào, họ không nộp thuế, họ trốn thuế,…làm sao chúng tôi kiểm soát được… tôi cũng rất bức xúc và cũng không còn muốn duy trì doanh nghiệp nữa…suốt ngày bị 'sờ' đến mệt mỏi và chán nản. Làm ơn cho tôi lời khuyên. Có nên ngoan ngoãn vâng lời mấy 'đầy tướng' của nhân dân đó không ?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **Thứ nhất**, theo như những gì bạn đưa ra thì hành vi của những công an trên là hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn để uy hiếp tinh thần, gây khó dễ cho công ty bạn để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này được quy định tại Điều 280 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). **Điều 280. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.** 1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm: a) Có tổ chức; c) Phạm tội nhiều lần; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng". **Thứ hai,** để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty bạn trong trường hợp này, bạn có thể viết đơn tố giác hoặc tố giác trực tiếp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án để tố giác hành vi phạm tội của các cán bộ công an trên. Trường hợp này bạn nên tố giác với Viện kiểm sát vì đây là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp đồng thời nếu xác định hành vi có dấu hiệu tội phạm thì Viện kiểm sát sẽ chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao để khởi tố và điều tra vì đây là tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp. **Thứ ba,** lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là bạn: Hoạt động kinh doanh hợp pháp của các công ty luôn được pháp luật bảo vệ. Những hành vi nhũng nhiễu, gây khó dễ của các cán bộ, công chức nhà nước đều đã có biện pháp xử lý và sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Công ty bạn hoạt động hợp pháp, làm, ăn chính đáng thì bạn nên tiếp tục và tin tưởng vào các cơ quan có thẩm quyền. Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:** **024.6294.9155** để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 280 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 280 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 280. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nc) Phạm tội nhiều lần;\nd) Tái phạm nguy hiểm;\nđ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ne ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 280 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 280. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nc) Phạm tội nhiều lần;\nd) Tái phạm nguy hiểm;\nđ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ne ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng." } ]
tra-lai-tai-san-la-vat-chung-trong-vu-an-hinh-su.html
Xin chào! Tôi có sự việc thắc mắc muốn hỏi như sau: Vào giữa tháng 6/2016, anh tôi đang đi trên đường và bị chiếc xe taxi Vinasun ép xe nên anh tôi tăng ga đuổi theo để chặn xe lại nói chuyện, sau đó có va chạm với người tài xế và có đập bể kính xe hơi của người ta (giá trị kiếng trước trên 2 triệu đồng), anh tôi bị giam sau đó. Tối hôm sau, anh tôi nhận được lệnh tạm giam để điều tra sự việc và chiếc xe cũng bị giam giữ. Hơn 2 tháng sau, vào đầu tháng 9/2016, anh tôi được đưa ra xét xử về tội hủy hoại tài sản của người khác, anh tôi được tuyên án treo và được trả lại chiếc xe. Tuy nhiên, cho tới hiện tại là giữa tháng 11 (hơn 2 tháng kể từ ngày đưa ra xét xử) nhưng anh tôi vẫn chưa nhận được chiếc xe. Anh tôi đã tới lui chỗ thi hành án nhưng chỗ đó cứ hẹn đi hẹn lại là đang bổ túc hồ sơ gì đó rồi sẽ trả xe sau. Vậy tôi muốn hỏi: Anh tôi đã được xét xử và được hưởng án treo, có lệnh trả lại tài sản của tòa án, anh tôi đã hoàn thành tất cả các thủ tục như đóng án phí, đưa chìa khóa cho họ nhưng đến nay họ vẫn dây dưa chưa chịu trả xe. Theo luật pháp họ làm như vậy có đúng không và nếu họ nói cần xem xét bổ túc hồ sơ thì trong khoảng thời gian bao lâu thì anh tôi mới nhận được xe. Mong nhận được sự hồi âm của bạn. Tôi xin chân thành cám ơn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Căn cứ Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy đinh: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.” Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định xử lý vật chứng như sau: “1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. 2. Vật chứng được xử lý như sau: a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ; c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước; d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.” Như vậy, tài sản là vật chứng chỉ được trả lại khi vụ án bị đình chỉ hoặc vụ án đã được giải quyết. Vụ án của anh bạn đã được giải quyết và trong bản án nêu rõ được trả lại xe. Tuy nhiên, về thời gian trả lại vật chứng thì không có quy định cụ thể; nay vụ việc đã giải quyết xong nhưng anh bạn vẫn chưa nhận lại được tài sản thì anh bạn nên làm đơn kiến nghị gửi tới Tòa án nhân dân xét xử vụ án của anh bạn và cơ quan thi hành án hình sự để yêu cầu giải quyết. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003" ]
[ "điều 74 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 76 bộ luật tố tụng hình sự 2003" ]
[ { "citation": "Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 74. Vật chứng\nVật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 74. Vật chứng\nVật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội." }, { "citation": "Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 76. Xử lý vật chứng\n1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.\n2. Vật chứng được xử lý như sau:\na) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;\nb) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;\nc) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;\nd) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;\nđ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.\n3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.\n4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 76. Xử lý vật chứng\n1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.\n2. Vật chứng được xử lý như sau:\na) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;\nb) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;\nc) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;\nd) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;\nđ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.\n3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.\n4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự." } ]
xu-ly-hanh-vi-tong-tien-nguoi-khac.html
Chào bạn! Tôi có một vấn đề muốn hỏi và cần sự tư vấn của bạn như sau: Tôi ở chung với 1 người bạn, cách đây khoảng 1 tháng người này sử dụng thủ đoạn mượn xe để lừa lấy xe của tôi đem cầm cố. Sau đó tôi báo gia đình và gia đình đã đền bù lại cho tôi với số tiền là 21.500.000vnd và tôi đã ký giấy bán xe cho cô của người kia. Cách đây vài ngày, người bạn đó có nhắn tin cho tôi nói là bây giờ tôi phải đưa 11.000.000 triệu thì nó sẽ trả lại tôi tờ giấy cầm xe. Còn xe cầm 5.500.000 thì tôi tự chuộc ra. Nếu tôi không đưa tiền nó sẽ bán xe tôi và uy hiếp là sẽ nói với gia đình tôi về việc mất xe (hiện tại gia đình chưa biết). Vậy nó có bị quy vào tội tống tiền không ạ? Và tôi có thể báo công an trong trường hợp này không? Cảm ơn bạn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Trong trường hợp này của bạn, bạn có bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội sau: **Thứ nhất, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.** Căn cứ khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau: Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ những dấu hiệu sau: Chủ thể: Chủ thể tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người từ 16 tuổi trở lên, không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại khoản 3, khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009. Hành vi: Người phạm tội này có hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua hợp đồng vay, mượn hoặc thông qua giao dịch khác rồi dùng thủ đoạn lừa dối để chiếm đoạt tài sản của người khác, hoặc bỏ chốn nhằm chiếm đoạt tài sản, hoặc không thể trả lại tài sản do dùng vào mục đích bất hợp pháp. Hậu quả: Người phạm tội này phải chiếm đoạt tài sản từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm Lỗi: Người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp này của bạn, bạn có bạn có hành vi mượn xe của bạn rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt chiếc xe của bạn. Giá trị chiếc xe chưa được định giá chính xác nhưng khẳng định được giá trị chiếc xe trên 4 triệu. Do vậy, bạn của bạn có đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. **Thứ hai, tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:** Dấu hiệu tội cưỡng đoạt tài sản: Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên, không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội cưỡng đoạt tài sản tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 135 Bộ luật hình sự 1999. Hành vi: Người phạm tội thực hiện hành vi sau đây được xác định là cưỡng đoạt tài sản: Đe dọa dùng vũ lực: Đe dọa dùng vũ lực là hành vi được thể hiện thông qua của chỉ, lời nói, hành động làm cho người bị hại nhận thấy hành vi này có tính uy hiếp, đe dọa mặc dù việc dùng vũ lực không xảy ra ngay tức khắc. Uy hiếp tinh thần người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản. Quy định của pháp luật về tội cưỡng đoạt tài sảnUy hiếp tinh thần được thực hiện thông qua thủ đoạn khác nhau như dọa sẽ hủy hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội, bịa đặt, vu khống người có trách nhiệm về tài sản, dọa tố cáo hành vi sai phạm hoặc bí mật đời tư… Lỗi: Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản với lỗi cố ý. Đó có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Như vậy, trong trường hợp này, bạn của bạn có hành vi uy hiếp bạn để buộc bạn đưa cho họ tiền. Nếu không đưa bạn của bạn sẽ bán xe và nói với gia đình nhà bạn biết. Hành vi của bạn của bạn hoàn toàn được thực hiện với lỗi cố ý. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tố cáo bạn của bạn về tội cưỡng đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "khoản 1 điều 140 bộ luật hình sự 1999", "khoản 4 điều 140 bộ luật hình sự 1999", "khoản 1 điều 135 bộ luật hình sự 1999", "khoản 4 điều 135 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản." }, { "citation": "Khoản 4 Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 4 Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 135 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 135 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Khoản 4 Điều 135 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 4 Điều 135 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng." } ]
bi-nguoi-khac-chiem-giu-trai-phep-tai-san-xu-ly-the-nao.html
Tôi hiện cư ngụ tại thành phố Bà Rịa-BRVT. Ngày 25/6/2016, tôi và một người bạn ngụ tại huyện Long Điền-BRVT có dùng bữa tại quán ăn trên địa bàn thành Phố Bà Rịa. Trong khi dùng bữa ăn có dùng vài lon bia. Khi tôi tính tiền ra về thì đi qua bàn có người quen kế bên chào hỏi. Lúc đi tôi có để lại cái bóp trên bàn, trong bóp có khoảng 2.800.000đ. Nhưng khi quay lại thì cái bóp không còn trên bàn, lúc đó người bạn của tôi cũng đã đứng lên đi về. Tôi nghĩ bạn tôi đã giữ bóp giùm nên tôi cũng dắt xe ra về. Nhưng khi dắt xe ra thì không thấy người bạn đó nữa, nên tôi cố gắng chạy theo và bị ngã xe nên không theo kịp. Sau đó tôi gọi điện thoại thì người bạn đó nói rằng đang ăn bún ở quán cách đó khoảng 5 km và cũng bảo rằng đang giữ bóp của tôi, nên tôi hỏi địa chỉ quán để đến lấy bóp, nhưng khi tới nơi thì người bạn đó bảo rằng đã về nhà trọ rồi (ở trọ tại huyện Tân Thành-BRVT) nên bảo tôi ngày mai sẽ đưa lại bóp cho tôi. Vì lúc đó cũng đã hơn 21h nên tôi về nhà. Đến ngày hôm sau tôi gọi thì anh ta bảo chiều sẽ vể để trả lại bóp cho tôi. Nhưng chiều khóa máy nên tôi không liên lạc được. Đến ngày 28/6 tôi mới liên lạc được thì lại bảo rằng do tối 26/8 dùng tiền của tôi cá độ đá banh nên không còn nữa và xin lỗi tôi và hứa sẽ trả lại cho tôi (tôi có lưu lại các tin nhắn này). Cũng trong ngày hôm đó anh ta có về TP Bà Rịa và trả lại bóp cho tôi thông qua người quen, nhưng trong bóp không còn tiền. Thời gian qua tôi có liên lạc với anh ta qua điện thoại, tin nhắn Zalo để lấy lại tiền, nhưng đến nay anh ta không trả cho tôi, tôi có nói rằng sẽ làm đơn tố giác nhưng anh ta lại thách tôi. Vì quyền lợi của mình, tôi không biết có thể nhờ pháp luật can thiệp được không, có thể áp dụng vào tội 'công nhiên chiếm đoạt tài sản không'. Mong bạn tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Tại Điều 187 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu như sau: > “Điều 187. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu > > 1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. > > Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. > > 2. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này”. > > Căn cứ vào quy định này thì đối với tài sản bị bỏ quên, bị đánh rơi thì người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Điều 141 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau: > “Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản > > 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. > > 2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. > > Căn cứ vào quy định này thì người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. **Như vậy,** căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định thì người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất. Nếu như cố tình chiếm giữ tài sản trái phép thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 141 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trong trường hợp của bạn thì người bạn này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 141 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 với khung hình phạt tù từ một năm đến năm năm. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "luật hình sự sửa đổi", "bộ luật hình sự sửa đổi", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 187 bộ luật dân sự" ]
[ { "citation": "Điều 187 Bộ luật Dân sự 1995", "content": "Điều 187. Vật đồng bộ\n1- Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại, thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.\n2- Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ, thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/10/1995", "sign_number": "44-L/CTN", "signer": "Lê Đức Anh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-1995-44-L-CTN-99DF.html" }, "text": "Điều 187 Bộ luật Dân sự 1995\nĐiều 187. Vật đồng bộ\n1- Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại, thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.\n2- Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ, thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác." } ]
giam-muc-hinh-phat-da-tuyen-trong-truong-hop-nao.html
Xin chào! Tôi cần tư vấn về Trách nhiệm bồi thường và hình thức xử lí theo luật của các bên trong sự việc gây tai nạn giao thông có dẫn đến thiệt hại về tính mạng như sau: – Các bên gồm có: Xe tải A (5 tấn không chở hàng); Xe tải B (3,5 tấn Chở bia) – cả 2 tài xế lái xe đều không sử dụng chất kích thích (rượu bia hay các chất kích thích gây nghiện khác). – Nạn nhân là cô C (bán cá viên chiên ven đường 14 tuổi). Chi tiết vụ việc: Tại ngã tư có tín hiệu đèn giao thông (hiện lúc đó là còn 15 giây đèn xanh). Xe tải A xi nhan qua đường (đoạn đường không bị cấm chuyển hướng), xe A đã qua gần như hết phần đường và có vị trí nằm ngang. Xe tải B di chuyển cùng đoạn đường cùng hướng đi với tốc độ nhanh (vì không có camera hành trình và camera giao thông nên không xác định được xe tải B đi với vận tốc bao nhiêu) đã phanh không kịp có xu hướng lao thẳng vào phần giữa của xe tải A, tài xế xe tải A đã phát hiện kịp thời cho xe vòng đầu lại tránh va chạm nhưng không kịp dẫn đến việc xe B tông thẳng vào đầu xe A, và vì xe tải B có trọng lượng nhỏ hơn nên theo quán tính bị dội ra và lao về hướng nạn nhân C và cán nạn nhân C (bán cá viên chiên bên lề đường) dẫn đến người này bị tử vong. Hiện tại cả xe tải A và B đã tổ chức làm lễ mai táng cho nạn nhân. Các luật sư có thể cho tôi biết vụ việc trên sẽ dựa vào đâu để giải quyết và mức độ xử phạt như thế nào? Cả dân sự và hình sự và bồi thường ngoài hợp đồng! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật hình sự 1999 Bộ luật dân sự 2005 **2. Nội dung tư vấn** Mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với tội danh buôn bán chất ma túy trái phép với tình tiết phạm tội nhiều lần quy định tại Khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự 1999 nằm trong khung hình phạt như luật định cho tội danh này là từ 7 năm đến 15 năm tù giam. Nếu như trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, bên phía chồng bạn chưa đưa ra và chứng minh về việc gia đình đang nuôi con nhỏ, mẹ già yếu và việc chồng bạn trước khi bị bắt đã đi mua thuốc cai nghiện và xin việc làm làm căn cứ để xét các tình tiết giảm nhẹ thì bên phía chồng bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục phúc thẩm theo quy định của pháp luật hình sự để bổ sung các tình tiết này để xét các tình tiết giảm nhẹ nhằm giảm mức hình phạt tù cho chồng bạn. Nếu được Tòa án công nhận chồng bạn có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên. Dựa vào những căn cứ, lập luận, các tình tiết cũng như yếu tố cấu thành tội phạm, nhân thân của chồng bạn và gia đình bạn, Tòa án có thể ra quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định khung hình phạt 7 năm đến 15 năm tù giam trong trương hợp quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự 1999. Tuy nhiên, khả năng là không cao khi chồng bạn phạm tội nhiều lần. > **"Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật** > > Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. > > Đối với trường hợp của chồng bạn, tội buôn bán ma túy trái phép thuộc nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng, cùng với đó, chồng bạn lại có hành vi tái phạm. Tuy nhiên, chồng bạn vẫn có thể được giảm mức hình phạt đã tuyên căn cứ theo quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự 1999. Theo đó: > **"Điều 58. Giảm mức hình phạt đã tuyên** > > 1. […]Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. > > Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.[…] > > 3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên.[…]" > > Trong quá trình thi hành hình phạt tù, với thái độ tích cực và ăn năn hối cải, có lý do đáng được khoan hồng thì Tòa án có thể xét giảm mức hình phạt tù đối với chồng bạn. Căn cứ Điều 59 Bộ luật hình sự 1999: **Điều 59. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt** Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 58 của Bộ luật này. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "khoản 2 điều 194 bộ luật hình sự 1999", "điều 47 bộ luật hình sự 1999", "điều 58 bộ luật hình sự 1999", "điều 59 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Khoản 2 Điều 194 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội nhiều lần;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;\ne) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;\ng) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;\nh) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;\ni) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;\nk) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;\nl) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;\nm) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;\nn) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;\no) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;\np) Tái phạm nguy hiểm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 2 Điều 194 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội nhiều lần;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;\ne) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;\ng) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;\nh) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;\ni) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;\nk) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;\nl) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;\nm) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;\nn) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;\no) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;\np) Tái phạm nguy hiểm." }, { "citation": "Điều 47 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật\nKhi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 47 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật\nKhi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án." }, { "citation": "Điều 58 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 58. Giảm mức hình phạt đã tuyên\n1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.\nNgười bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.\nThời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.\n2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.\n3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.\n4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 58 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 58. Giảm mức hình phạt đã tuyên\n1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.\nNgười bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.\nThời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.\n2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.\n3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.\n4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân." }, { "citation": "Điều 59 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 59. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt\nNgười bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 58 của Bộ luật này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 59 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 59. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt\nNgười bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 58 của Bộ luật này." } ]
trach-nhiem-hinh-su-va-trach-nhiem-boi-thuong-khi-gay-tai-nan-giao-thong.html
Xin chào! Tôi cần tư vấn về Trách nhiệm bồi thường và hình thức xử lí theo luật của các bên trong sự việc gây tai nạn giao thông có dẫn đến thiệt hại về tính mạng như sau: – Các bên gồm có: Xe tải A (5 tấn không chở hàng); Xe tải B (3,5 tấn Chở bia) – cả 2 tài xế lái xe đều không sử dụng chất kích thích (rượu bia hay các chất kích thích gây nghiện khác). – Nạn nhân là cô C (bán cá viên chiên ven đường 14 tuổi). Chi tiết vụ việc: Tại ngã tư có tín hiệu đèn giao thông (hiện lúc đó là còn 15 giây đèn xanh). Xe tải A xi nhan qua đường (đoạn đường không bị cấm chuyển hướng), xe A đã qua gần như hết phần đường và có vị trí nằm ngang. Xe tải B di chuyển cùng đoạn đường cùng hướng đi với tốc độ nhanh (vì không có camera hành trình và camera giao thông nên không xác định được xe tải B đi với vận tốc bao nhiêu) đã phanh không kịp có xu hướng lao thẳng vào phần giữa của xe tải A, tài xế xe tải A đã phát hiện kịp thời cho xe vòng đầu lại tránh va chạm nhưng không kịp dẫn đến việc xe B tông thẳng vào đầu xe A, và vì xe tải B có trọng lượng nhỏ hơn nên theo quán tính bị dội ra và lao về hướng nạn nhân C và cán nạn nhân C (bán cá viên chiên bên lề đường) dẫn đến người này bị tử vong. Hiện tại cả xe tải A và B đã tổ chức làm lễ mai táng cho nạn nhân. Các bạn có thể cho tôi biết vụ việc trên sẽ dựa vào đâu để giải quyết và mức độ xử phạt như thế nào? Cả dân sự và hình sự và bồi thường ngoài hợp đồng! Xin chân thành cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật hình sự 1999; **2. Nội dung tư vấn** **1. Trách nhiệm hình sự:** Căn cứ Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau: > "1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; > > b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; > > c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; > > d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; > > đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. > > 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." > > Như bạn đã trình bày, xe A trong vụ việc trên đang xi nhan qua đoạn đường không bị cấm chuyển hướng thì bị xe B do di chuyển với tốc độ nhanh đâm thẳng vào xe A và theo quán tính đã gây tai nạn cho chị C. Để biết chính xác trách nhiệm hình sự trong trường hợp này thì phải xác định rõ nguyên nhân gây tai nạn giao thông do bên B hay bên C. Bên nào là nguyên nhân gây tai nạn giao thông bên đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên. **2. Trách nhiệm dân sự.** Căn cứ Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó." Như vậy, bên nào có lỗi thì bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Theo như bạn trình bày, xe tải B có trọng lượng nhỏ hơn nên theo quán tính bị dội ra và lao về hướng nạn nhân C và cán nạn nhân C. Chủ xe tải B phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 như sau: > "1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. > > Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. > > 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. > > 3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: > > a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; > > b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác." > > Xe A bất ngờ bị xe B tông vào, nên sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự 2005 như sau: > "1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: > > a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; > > b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; > > c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. > > 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” > > Như vậy, chủ sở hữu xe B sẽ phải bồi thường thiệt hại cho gia đình chị C các khoản như trên. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 604 bộ luật dân sự 2005", "điều 623 bộ luật dân sự 2005", "điều 610 bộ luật dân sự 2005", "điều 202 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại\n1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.\n2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại\n1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.\n2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó." }, { "citation": "Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra\n1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.\nChủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.\n2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.\n3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:\na) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;\nb) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.\nKhi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra\n1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.\nChủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.\n2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.\n3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:\na) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;\nb) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.\nKhi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại." }, { "citation": "Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.\n2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.\n2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." }, { "citation": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
xu-ly-nguoi-co-hanh-vi-hanh-hung-nguoi-khac.html
Xin chào! Tôi muốn nhờ bạn tư vấn cho tôi một chút. Vừa qua thì gia đình tôi bị 3 người đến gây rối đòi bố mẹ tôi phải trả một khoản tiền không chính đáng trong xây dựng, không giấy tờ chứng minh số tiền nợ. Một người trong số đó sau khi nói chuyện với bố tôi đã dùng chiếc đĩa phi vào người bố tôi nhưng bố tôi tránh được và chạy vào phòng, một người còn lại phi theo vào phòng bố tôi xô ngã bố tôi ra cạnh giường rồi thực hiện hành vi bóp cổ, bố tôi vùng vẫy nên gạt được tay và chạy ra ngoài, tên đó tiếp tục phi theo vật ngã bố tôi lần nữa để tiếp tục bóp cổ bố tôi dùng hết sức gạt tay của hắn ra và nhờ một số hàng xóm sang can ngăn nên bố tôi gạt được tay và đứng dậy cùng lúc đó tên thứ 3 còn lại phi vào định hành hung bố tôi nhưng có sự can ngăn của mẹ tôi nên, trong lúc hắn đang giằng co cùng mẹ tôi thì bố tôi vớ được 1 chiếc gậy và đánh vào đầu hắn khiến hắn chảy máu, lúc đó có sự can ngăn kịp thời của hàng xóm nên 3 tên không làm gì tiếp được ,ngay sau đó tên bị bố tôi đánh gậy vào đầu rở trò đi viện hòng ăn vạ…sự việc đang được phía cơ quan công an điều tra và làm rõ. Vậy tôi muốn hỏi bạn trong trường hợp này bố tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Hành vi bóp cổ bố tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Mong bạn tư vấn giúp tôi! Cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: 1. Cơ sở pháp lý: Nghị quyết 144/2016/QH13 Bộ luật hình sự 2015 Bộ luật hình sự 1999 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 Hiện nay, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13, lùi hiệu lực thi hành Bộ luật hình sự 2015, nay vẫn áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Căn cứ Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội cố ý gây thương tích như sau: > "1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: > > a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; > > b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; > > c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; > > d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; > > đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; > > e) Có tổ chức; > > g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; > > h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; > > i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; > > k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. > > 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. > > 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. > > 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.” > > Theo thông tin bạn cung cấp, một nhóm gồm 3 người có hành vi xông vào hành hung, bóp cổ và đánh bố của bạn, đây là hành vi trái pháp luật, nếu gây ra tỷ lệ thương tật cho bố bạn thì có thể sẽ cấu thành Tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 của Bộ luật Hình sự 1999. Điều 15 Bộ luật Hình sự 1999 quy định phòng vệ chính đáng như sau: > "1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. > > Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. > > 2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. > > Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.” > > Theo thông tin bạn cung cấp, do nhóm người kia có hành vi tấn công, hành hung bố bạn, và trong lúc người đó đang giằng co với mẹ bạn thì bố bạn có dùng gậy để đánh người đó. Do bạn không nói rõ về tình hình cụ thể tại thời điểm bố bạn đánh người đó như thế nào nên để xác định xem hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần xem xét xem đây có phải là trường hợp phòng vệ chính đáng hay không? Nếu hành vi này của bố bạn được xác định là hành vi chống trả một cách cần thiết, nhằm chống trả lại hành vi vi phạm pháp luật của những người trên thì không phải là tội phạm. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 2015" ]
[ "điều 104 bộ luật hình sự 1999", "điều 15 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." }, { "citation": "Điều 15 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 15. Phòng vệ chính đáng\n1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.\nPhòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.\n2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.\nNgười có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 15 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 15. Phòng vệ chính đáng\n1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.\nPhòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.\n2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.\nNgười có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự." } ]
gay-thuong-tich-cho-nhieu-nguoi-bi-phat-the-nao.html
Bạn cho tôi hỏi trường hợp như sau: Chú tôi có bị cha con ông kia đánh, sau một thời gian chú tôi về rủ em tôi cùng 2 đứa cháu nữa chặn đường 3 cha con ông kia đánh lại,chú nói có chuyện gì chú tôi chịu hết. Theo cáo trạng em tôi cùng 3 người khác đánh người cha riêng em tôi đánh người cha 2 cái mũ bảo hiểm. Người cha bị thương tật 16% và ném 2 vỏ chai vào 1 người con bị tổn thương 02%,người con còn lại bị thương tật 20%, chú tôi bị thương tật 36%. 2 bên đã bãi nại và chú tôi có bồi thường cho cha con họ 15 triệu đồng. Tòa ra quyết định xét xử em tôi cùng 3 người kia tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 2 (điểm a,c,e khoản 1) Điều 104 Bộ luật hình sự. Bạn cho tôi hỏi em tôi ra tòa thì chịu hình phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật hình sự **2. Nội dung tư vấn** Căn cứ vào thông tin bạn đưa ra thì chú bạn có bị cha con ông kia đánh,sau một thời gian chú bạn về rủ em bạn cùng 2 người cháu nữa chặn đường 3 cha con ông kia đánh lại rồi Tòa ra quyết định xét xử với tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. Do đó, theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 vẫn còn hiệu lực thì: Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định: > a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người > > c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người > > e) Có tổ chức; > > Như vậy, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự vời tội cố ý gây thương tích theo các khoản 2 Điều 104 khi vi phạm các hành vi tại mục a, c, e khoản 1 nêu trên thì em bạn sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "khoản 2 điều 104 bộ luật hình sự 1999", "khoản 1 điều 104 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Khoản 2 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 2 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân." } ]
lui-xe-co-tin-hieu-bao-truoc-gay-tai-nan-giao-thong-xu-ly-nhu-the-nao.html
Xin chào! Tôi có một số câu hỏi nhờ bạn giúp đỡ. Vào ngày 09/9/2017, tôi điều khiển xe ô tô 7 chỗ lùi xe từ trong nhà ra đường, trước lúc lùi xe tôi có nhờ mẹ tôi đứng ra hiệu cho các phương tiện khác biết. Xe tôi đang lùi thì một người đi xe máy có dấu hiệu say sỉn nặng đi với tốc độ nhanh, không nghe người đứng ra hiệu mà cố tình lách vựơt. Hậu quả là người đi xe máy lao vào sườn bên trái phía sau xe ô tô của tôi, sau 4 ngày cấp cứu ở bệnh viện thì anh ta chết, gia đình người ta không kiện mà làm đơn bãi nại. Vậy tôi muốn hỏi ra Tòa tôi phải chịu bồi thường như thế nào và tôi có phải đi tù không? Vì tôi nghe đội trưởng cảnh sát điều tra và luật sư nói tôi phải chịu mức án từ 1 đến 5 năm. Nếu có thì thời gian là bao nhiêu?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Luật giao thông đường bộ 2008 – Bộ luật dân sự 2015 – Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 **2. Nội dung tư vấn** Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc. Trong trường hợp của bạn khi lùi xe có nhờ mẹ đứng ra tín hiệu cho các phương tiện khác biết, đồng thời tuân thủ các quy định trên. Do người lái xe máy đi với tốc độ cao, có nồng độ cồn trong người không quan sát đâm vào xe của bạn gây ra tai nạn giao thông thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu khi lùi xe bạn vi phạm các quy định trên, gây hậu quả chết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009: > "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ > > 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; > > b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; > > c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; > > d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; > > đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > …" > > Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: > "Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại > > 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác." > > Nếu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông do bạn hoặc do cả 02 bên (lỗi hỗn hợp) thì bạn phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; Thiệt hại khác do luật quy định. Trường hợp nào gây tai nạn giao thông bị đi tù? Tù bao nhiêu lâu? Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "luật giao thông đường bộ", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật dân sự", "luật giao thông đường bộ 2008", "bộ luật dân sự 2015" ]
[ "điều 202 bộ luật hình sự 1999", "khoản 1 điều 584 bộ luật dân sự 2015", "điều 591 bộ luật dân sự 2015" ]
[ { "citation": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015", "content": "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "24/11/2015", "sign_number": "91/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-dan-su-2015-48517.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015\nNgười nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác." }, { "citation": "Điều 591 Bộ luật dân sự 2015", "content": "Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;\nd) Thiệt hại khác do luật quy định.\n2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "24/11/2015", "sign_number": "91/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-dan-su-2015-48517.html" }, "text": "Điều 591 Bộ luật dân sự 2015\nĐiều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;\nd) Thiệt hại khác do luật quy định.\n2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định." } ]
thu-tuc-kham-xet-cho-o-va-bat-nguoi.html
Xin chào! Tôi xin nhờ bạn tư vấn giúp tôi xem sự việc tôi kể sau đây nên làm như thế nào: Vào ngày 3/3/2016 lúc khảng 22 giờ 15 phút có 3 người ở địa phương khác đi trên 1 xe máy made in china (trung quốc) đến trước cổng trại chăn nuôi gia cầm của gia đình tôi, rồi cả 3 người thay nhau gào thét gọi tên tôi nhưng khi đó tôi không có ở trang trại mà chỉ có em trai tôi là Phạm Xuân Ngọc 37 tuổi đi chơi về đang nằm ngủ. Do tiếng gào thét của 3 đối tượng đó quá gây bức xúc nên Ngọc bật dậy đi ra cổng mở khóa và hỏi bọn các ông tìm ông Phú sao không điện thoại mà lại đến đây gào thét như vậy, nhưng khi 2 đối tượng ngồi phía sau thấy Ngọc mở cổng thì liền nhảy khỏi xe máy bỏ chạy mỗi người 1 hướng. Thấy vậy Ngọc co chân đạp vào xe máy làm cho xe máy và đối tượng cầm lái bị đổ xuống ruộng trước cổng, sau đó đối tượng cầm lái cũng bỏ xe máy ở ruộng rồi chạy vào phía sâu trong ngõ cụt. Khi đấy hàng xóm của chúng tôi thấy ồn ào nên đã ra ngõ để xem ngọc va chạm với ai nên bà con đều chứng kiến từ đầu đến khi ngọc quay vào trang trại đóng cổng đi ngủ. Khi mọi người ai về nhà đó thì lúc đấy khoảng 00h 20 phút vẫn thấy chiếc xe máy ở dưới ruộng chưa có ai quay lại đem đi. Nhưng đến sáng thì mọi người không còn thấy chiếc xe máy nữa và vụ va chạm giữa Ngọc và 1 đối tượng cầm lái cũng qua loa không có thương tích gì đáng kể ngoài chảy tí máu mồm vì bị đấm trúng. Đối tượng còn nhờ ngọc gọi hộ chiếc taxi nhưng ngọc không gọi vì vậy đối tượng phải đi bộ cách chỗ trang trại khoảng hơn 1km để gọi xe đến đón về nhà ở Thành phố Hải Dương. Tôi được biết cách 4 ngày sau các đối tượng bàn bạc gửi đơn kiện Ngọc em tôi đến cơ quan công an huyện Thanh Hà nơi xảy ra vụ xô sát, thế rồi đến ngày 16/6/2016 tức là sau 3 tháng xảy ra vụ việc công an huyện không có 1 thứ giấy tờ gì liên quan đến vụ viêc trước đấy nhưng lại đùng đùng kéo đến gần 20 người cả ăn mặc dân sự và thường phục công an đến trang trại chăn nuôi của gia đình tôi lục soát tủ đựng quần áo của mẹ tôi và của tôi trong khi không có 1 lệnh khám nhà hay bắt người của Viện Kiểm Sát hoặc Tòa Án lục soát 1 lúc họ thấy có cái BKS của xe máy nên họ đem đi và bắt luôn cả em tôi đi sang công an huyện rồi đem đi tạm giam ở trai giam công an tỉnh Hải Dương đến nay là 22/10/2016 và dự định sẽ đem ra xử án vào ngày gần đây đó là do tin tức tôi tự tìm hiểu chứ chưa có cơ quan nào gửi giấy báo xử án đến nhà chúng tôi. Vây tôi xin bạn tư vấn giúp xem chúng tôi lên làm gì để cứu em tôi? Xin chân thành cảm ơn bạn, mong xớm nhận được câu trả lời từ bạn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Về việc khám nhà không có lệnh.** – Cơ sở pháp lý: Điều 22 Hiến pháp 2013. Điều 80, Điều 141 và Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. – Nội dung tư vấn: Theo quy định Bộ Luật tố tụng hình sự 2003, việc khám chổ ở phải có lệnh khám của những người sau đây: – Trường hợp thông thường: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh khám phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. – Trường hợp khẩn cấp, không thể trì hoãn thì những người sau cũng có thể ra lệnh khám xét chỗ ở: Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Đồng thời, thủ tục tiến hành khám chỗ ở được quy định như sau: – Khi khám chỗ ở phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến. – Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. – Khi bắt đầu khám chỗ ở, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám. – Khi tiến hành khám chỗ ở những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong. Điểm khác nhau giữa bắt bị can, bị cáo để tạm giam với bắt người trong trường hợp khẩn cấpNhư vậy, trường hơp cơ quan công an khám xét nhà ở của bạn và bắt giữ em bạn mà không có quyết định khám xét hay lệnh bắt người là trái quy định của pháp luật, bạn có thể khiếu nại tới cơ quan công an về hành vi này. **2. Cơ quan điều tra bắt và tạm giam em bạn:** – Cơ sở pháp lý: Điều 81, Điều 88 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003. – Nội dung tư vấn: Theo như bạn trình bày, vụ việc xô xát diễn ra ngày 03/03/2016, cơ quan công an khám nhà và bắt em trai bạn vào ngày 16/03/2016 nên không thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang truy nã (do vụ án chưa được khởi tố theo thủ tục tố tụng hình sự). Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2003, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải đảm bảo các điều kiện sau: Quy đinh về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003: – Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; – Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; – Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ. Có quyết định phê chuẩn quyết định bắt người của cơ quan kiểm sát cùng cấp. Bạn đối chiếu quy định trên vào trường hợp của em bạn để xác định hành vi của cơ quan công an có vi phạm hay không? Nếu có căn cứ cho rằng cơ quan điều tra có hành vi vi phạm về thủ tục tố tụng khi bắt người thì gia đình bạn có quyền khiếu nại hành vi của cơ quan công an. Theo thông tin bạn cung cấp thì em bạn đang bị tạm giam tại trại tạm giam. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây: Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Bạn phải tìm hiểu rõ em bạn đang bị khởi tố về tội gì sau đó xác định có thuộc trường hợp bị tạm giam như trên không? Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "bộ luật hình sự" ]
[ "khoản 1 điều 81 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 143 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 88 bộ luật tố tụng hình sự 2003" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:\na) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;\nc) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nTrong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:\na) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;\nc) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ." }, { "citation": "Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 143. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm\n1. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật này.\n2. Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.\n3. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.\n4. Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.\nViệc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.\n5. Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 143. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm\n1. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật này.\n2. Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.\n3. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.\n4. Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.\nViệc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.\n5. Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong." }, { "citation": "Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 88. Tạm giam\n1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:\na) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;\nb) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.\n2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:\na) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;\nb) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;\nc) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.\n3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.\n4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 88. Tạm giam\n1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:\na) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;\nb) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.\n2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:\na) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;\nb) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;\nc) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.\n3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.\n4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết." } ]
quy-dinh-ve-pham-toi-chua-dat.html
Tư vấn giúp tôi trường hợp này. A làm quen với một sĩ quan quân đội rồi lén lấy khẩu súng của anh ta kèm theo băng đạn. A thường mang khẩu súng này trong người khi ra khỏi nhà. Ngày 12/1/2016, A thấy trên vệ đường có một chiếc xe máy, trên xe có treo một chiếc túi có đựng tiền và không thấy có người trông giữ; A bèn lén lấy chiếc túi và bỏ chạy. Chạy được chừng 100m thì có người phát hiện, đuổi theo và hô hoán bắt kẻ trộm. Mọi người xung quanh thấy thế liền đuổi theo. Thấy có nguy cơ bị bắt, A rút súng bắt chỉ thiên. Thấy mọi người vẫn đuổi theo, A liền chĩa súng bắn bừa vào đám đông nhưng do súng bị kẹt đạn nên không nổ. sau đó mọi người tràn vào bắt lấy A. Tang vật là 1 chiếc túi chứa 2 triệu đồng. Bên cạnh tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng và tội trộm cắp tài sản, A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi tội phạm chưa đạt không? Vì sao? Đưa ra căn cứ pháp lý?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Điều 18 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: **“**Điều 18, Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.” Theo quy định trên, phạm tội chưa đạt được đặt ra trong trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, phạm tội chưa đạt được thể hiểu như sau: Thời điểm kết thúc của phạm tội chưa đạt là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại do khi nó chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Bao gồm một trong các trường hợp sau: – Người phạm tội đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan – Người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà có nhiều hành vi khách quan – Người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra với cấu thành tội phạm vật chất Về tâm lý: Việc người phạm tội phải dừng lại ở thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân ấy có thể là do: Nạn nhân tránh được, hoặc bị người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không có giá trị sử dụng. Phạm tội chưa đạt vô hiệu: Là trường hợp phạm tội mà nguyên nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với công cụ phương tiện hoặc đối tượng tác động (Ví dụ: Trộm vàng mở hộp không còn vàng ở trong hộp, cướp bằng súng nhưng súng hết đạn). A chĩa súng bắn vào đám đông, hành vi của A có thể xâm phạm đến tính mạng của người khác. Nhưng A lại không thực hiện được do súng bị hỏng. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 18 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 18 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 18. Phạm tội chưa đạt\nPhạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.\nNgười phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 18 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 18. Phạm tội chưa đạt\nPhạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.\nNgười phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt." } ]
xuc-pham-nghiem-trong-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac-phai-lam-the-nao.html
Xin trình bày với bạn về trường hợp gia đình tôi. Vợ tôi và một người đàn ông khác có gia đình có quen biết do cùng sinh hoạt trong 1 ca đoàn của một giáo xứ công giáo. Vợ tôi là người phụ nữ có ngoại hình đẹp và hát rất hay, tính tình luôn vui vẻ hòa đồng cùng mọi người và vị tha. Người đàn ông này cứ nghĩ thế nào rồi hay tán tỉnh ngỏ lời yêu đương, nhất là lâu lâu lại nói xấu tôi, cũng hay bị vợ tôi chấn chỉnh nhiều lần. Cũng chỉ vì mọi sự tốt đẹp trong cuộc sống mà vợ tôi bỏ qua. Nhưng rồi cũng đến gia đình bên vợ người đàn ông đó và vợ anh ta do anh ta lại hay mời vợ tôi đi uống café, bắt đầu trở nên căng thẳng và anh ta đổ hết mọi chuyện cho vợ tôi. Tôi biết sự việc vợ tôi là chúng tôi luôn sử dụng điện thoại giám sát lẫn nhau, chỉ vì chúng tôi bảo bọc nhau để không ai bị sa ngã thôi, nhưng đến giờ gia đình họ rêu rao đủ mọi chuyện quá tục quá mất đạo đức, nó ảnh hưởng đến danh dự gia đình tôi, mà người đàn ông này thì vẫn còn ngu ngơ cứ mãi si tình, thỉnh thoảng lại nhìn lén vợ tôi, còn tôi thì anh ta ghen kiếm chuyện gần như ra mặt, tôi chỉ sợ anh ta mù quáng going như thong tin báo chí gần đây. Tôi muốn nộp đơn tố cáo đến cơ quan pháp luật với bằng chứng là dữ liệu điện thoại và tin nhắn của số điện thoại anh ta sử dụng mà chúng tôi lưu trữ được. Vậy xin hỏi trường hợp của tôi tố cáo anh ta và gia đình họ về những tội gì và có quy định trong luật về trường hợp của anh ta không? Hay để tự xử với nhau theo đạo đức nhân cách con người với nhau? Xin cảm ơn bạn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo, quay clip,… để làm nhục người khác. Tin nhắn lưu trong máy điện thoại được coi là căn cứ để xem xét hình thức xử lý. Việc xử lý bằng hình thức nào còn tùy thuộc vào mức độ và tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm gây ra, có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự. Theo như bạn trình bày thì gia đình người đàn ông đó rêu rao những chuyện tục tĩu và vi phạm đạo đức làm ảnh hưởng đến danh dự gia đình bạn và bạn có bằng chứng là những tin nhắn còn lưu lại trên điện thoại của bạn. Tuy nhiên, vì chúng tôi không biết nội dung của những tin nhắn đó nên không thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm đó. Trong trường hợp này, chúng tôi xin tư vấn các hướng giải quyết như sau: Thứ nhất, các bên ngồi lại hòa giải với nhau để giải quyết bất đồng phát sinh giữa các bên với sự có mặt của một người thứ ba có uy tín và tiếng nói tại địa phương hoặc được cả hai bên biết đến và tôn trọng. Việc hai bên giàn xếp, thương lượng với nhau về cách giải quyết mâu thuẫn sẽ được người thứ ba làm chứng và các bên nên thực hiện theo những gì đã hòa giải. Thứ hai, nếu bạn thấy những tin nhắn của họ xúc phạm nghiêm trọng đến danh sự, nhân phẩm của 2 vợ chồng bạn và họ không có dấu hiệu chấm dứt hành vi đó thì bạn nên khai báo với cơ quan công an kèm với tin nhắn làm bằng chứng để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp này, người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác có thể bị xử lý theo tội danh làm nhục người khác được quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 về tội làm nhục người khác như sau: “Điều 121. Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Trường hợp hành vi làm nhục người khác khi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì người như sau: “1. Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” có thể bị “ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng". Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 121 bộ luật hình sự 1999", "khoản 1 điều 5 nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình", "content": "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "12/11/2013", "sign_number": "167/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-167-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-ninh-an-toan-xa-hoi-phong-chua-chay-34230.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình\nPhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng." } ]
dieu-kien-khoi-to-vu-an-hinh-su.html
Chào bạn, Tôi có một vấn đề thắc mắc kính mong bạn tư vấn giúp. Diễn biến chi tiết và nội dung vụ việc tôi đã trình bày trong tệp đính kèm này. Theo đó tôi xin có 2 vấn đề cần giải đáp giúp như sau: – Tôi có thể truy tố trách nhiệm hình sự đối với anh Động như trong đơn tôi đã nêu hay không? thực sự ra thì vết thương mà anh ta gây ra cũng chỉ là bên ngoài không nặng và tổn hại sức khoẻ nhiều nhưng hiện tại tôi và gia đình rất bức xúc vì thái độ hung hăng và ức hiếp người khác nhiều lần của anh ta. – Trong trường hợp nếu phía công an huyện (hoặc xã) phán xét yêu cầu chỉ hoà giải không truy tố thì tôi có thể nhờ phía luật sự đứng ra bảo vệ giúp tôi trọng vụ án này và nếu có thì mức chi phí phải trả là khoảng bao nhiêu ?  Mong sớm nhận được phúc đáp từ phía bạn.Trân trọng cảm ơn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Căn cứ điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại: “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. 2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Như chị đã trình bày hành vi của anh Động đã gây thương tích cho con trai của chị. Căn cứ khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009): “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.” Như vậy nếu vết thương mà anh Động gây ra cho con trai chị không nặng và tổn hại sức khỏe không nhiều mà anh Động có một trong các hành vi quy định tại điểm a) đến điểm k) khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) thì chị hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo quy định mới nhấtHy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:** **024.6294.9155** để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 105 bộ luật tố tụng hình sự 2003" ]
[ { "citation": "Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại\n1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.\n2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.\nTrong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.\nNgười bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại\n1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.\n2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.\nTrong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.\nNgười bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức." } ]
lay-so-tiet-kiem-lam-gia-giay-to-de-chiem-doat-tai-san.html
Anh Nguyễn Văn Đông trộm cắp của bà Trần Thị Bảy những loại tài sản sau: 500.000 đồng (tiền mặt), 1 sổ tiết kiệm 500.000.000 đồng và 1.000 cổ phiếu mỗi cổ phiếu là 50.000 đồng. Sau khi trộm cắp được số tài sản trên Đông đã làm giấy uỷ quyền giả có xác nhận của UBND xã để rút 500.000.000 đồng từ sổ tiết kiệm của bà Bảy tại ngân hàng AC. Số cổ phiếu trộm cắp đã Đông đã đốt cháy hết. Hãy xác định những vấn đề sau đây: a) Bà Bảy bị anh Đông trộm cắp những loại tài sản nào và giá trị của toàn bộ tài sản đó? b) Bà Bảy có quyền kiện ngân hàng AC để đòi lại số tiền gửi tiết kiệm đã bị Đông rút hay không? Vì sao? c) Xác định trách nhiệm pháp lý của anh Đông đối với bà Bảy và đối với Ngân hàng AC d) Nêu hướng giải quyết chung và căn cứ pháp lý cho hướng giải quyết đó?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật dân sự năm 2005 Công văn 141/TANDTC-KHXX Luật Khiếu nại 2011 Luật tố tụng hành chính Căn cứ Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005: > Điều 163. Tài sản > > Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. > > Nội dung về "Giấy tờ có giá” tại Điều này được hướng dẫn bởi Công văn 141/TANDTC-KHXX năm 2011 như sau: > 1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm: > > a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005; > > b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005; > > c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009; > > d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010); > > đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”… > > Theo đó, bà Bảy bị anh Đông trộm cắp những loại tài sản sau: – Tiền: 500.000 đồng (tiền mặt), 500.000.000 đồng từ sổ tiết kiệm của bà Bảy tại ngân hàng AC. – Giấy tờ có giá: 1.000 cổ phiếu mỗi cổ phiếu là 50.000 đồng. Tổng giá trị tài sản mà anh Đông trộm cắp được là 550.500.000 đồng. Đối với số tiền anh Đông rút tại ngân hàng AC từ sổ tiết kiệm của bà Bảy thì anh Đông đã sử dụng giấy ủy quyền giả có xác lập của Ủy ban nhân dân xã để thực hiện giao dịch tại ngân hàng. Trường hợp giấy ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật thì giao dịch thanh toán của ngân hàng là không sai. Do đó, và Bảy không có quyền khởi kiện ngân hàng, mà trường hợp này bà Bảy phải khởi kiện anh Đông cũng như Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện hành vi trái pháp luật. > Điều 138. Tội trộm cắp tài sản > > 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Có tính chất chuyên nghiệp; > > c) Tái phạm nguy hiểm; > > d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; > > đ) Hành hung để tẩu thoát; > > e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > g) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. > > Như vậy, hành vi của anh Đông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân tùy thuộc vào mức độ hành vi phạm tội của anh Đông. Đồng thời đối với hành vi làm giả giấy ủy quyền có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã thì Ủy ban nhân dân xã đã thì bà Bảy có thể gửi đơn khiếu nại Ủy ban nhân dân xã, đơn khiếu nại bà Bảy có thể gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nơi xác nhận giấy ủy uyền của anh Đông căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Khiếu nại 2011: > Điều 17. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh > > Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. > > Khi có căn cứ cho rằng hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Theo đó, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã nơi xác nhận giấy ủy quyền của anh Đông có trách nhiệm giải quyết đơn khiếu nại của bà Bảy. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "luật chứng khoán", "luật khiếu nại", "luật quản lý nợ công", "luật tố tụng hành chính", "bộ luật dân sự", "luật ngân hàng nhà nước việt nam", "luật ngân hàng nhà nước", "luật khiếu nại 2011", "luật các công cụ chuyển nhượng", "nghị định số 52/2006/nđ-cp" ]
[ "điều 163 bộ luật dân sự", "điều 17 luật khiếu nại 2011" ]
[ { "citation": "Điều 163 Bộ luật Dân sự 1995", "content": "Điều 163. Thời hiệu\nThời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó, thì chủ thể được hưởng quyền dân sự,được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/10/1995", "sign_number": "44-L/CTN", "signer": "Lê Đức Anh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-1995-44-L-CTN-99DF.html" }, "text": "Điều 163 Bộ luật Dân sự 1995\nĐiều 163. Thời hiệu\nThời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó, thì chủ thể được hưởng quyền dân sự,được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện." }, { "citation": "Điều 17 Luật khiếu nại 2011", "content": "Điều 17. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh\nChủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "11/11/2011", "sign_number": "02/2011/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Luat-khieu-nai-2011-2055E.html" }, "text": "Điều 17 Luật khiếu nại 2011\nĐiều 17. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh\nChủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp." } ]
uy-hiep-tinh-than-nguoi-khac-nham-chiem-doat-tai-san.html
Năm 2011, tôi là cán bộ hợp đồng Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi được lãnh đạo trung tâm giao nhiệm vụ chăm sóc trẻ em lang thang người già cô đơn. Thời điểm này đối tượng (A) được tôi trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc. Lúc này (A) có lấy trộm của tôi 400 nghìn, bị tôi phát hiện (A) đem trả tôi 200 nghìn và xin tôi 200 nghìn. Vào năm 2015 do nhu cầu việc làm tôi vào thành phố, mục đích tìm việc làm thì gặp lại (A). Tôi ở nhờ phòng trọ của (A) 4 ngày rồi về nhà. Khi về tôi có để nhờ 1 chiếc balo màu đen đựng quần áo và giấy tờ cá nhân tại phòng (A). Vài hôm sau tôi có điện cho (A) xin lại balo nhưng không được. Vào ngày 27 tháng 12 năm 2015 tôi vào thành phố tìm (A) để xin lại balo, cùng thời điểm bạn tôi là (B) về thành phố chơi nên tôi cùng (B) đi tìm (A) xin lại balo. Khi tới phòng trọ (A) có 1 mình nên tôi nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của (A). Tôi lấy tờ giấy trong balo ra và nói của 1 người quen nợ tiền đến ngày 23 mà nay là 27 và yêu cầu (A) chịu trách nhiệm nhưng (A) không đồng ý. Lúc này lấy lí do trước năm 2011 (A) có lấy tôi 400 nghìn còn 200 tôi tính lãi suất đến thời điểm hiện tại năm 2015 là 3 triệu đồng và yêu cầu (A) viết giấy vay tiền. (A) không đồng ý thì bạn tôi (B) tát (A) và nói mày có tin tao xin tí máu của mày không? (A) đồng ý viết giấy vay tiền là 3 triệu đồng và tôi có cầm của (A) 2 thẻ bảo hiểm ngân hàng 1 thẻ bảo hiểm y tế hẹn tới 10 tháng 1 năm 2016 khi trả tiền sẽ trả lại số giấy tờ trên nếu không tôi sẽ lấy xe máy của (A) đang sử dụng tôi và (B) cùng ký vào tờ giấy vay nợ trên. Đến ngày 1 tháng 1 năm 2016 (A) gọi tôi đến và nói đã lo được tiền và trả tôi 2 triệu còn 1 triệu (A) xin nợ trả sau. Khi (A) đưa tiền tôi đưa trả toàn bộ giấy tờ cầm trước của (A) thì bị công an bắt quả tang. Theo như văn phòng thì tôi đang bị tội gì tôi rất hoang mang mong sớm có câu trả lời. Tôi xin cảm ơn.( xin lỗi văn phòng còn tình tiết mà tôi chưa cung cấp mong văn phòng luật xư tư vấn sớm giúp )?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và bạn của bạn là B đã có hành vi uy hiếp, đe dọa A nhằm chiếm đoạt tài sản của A. Do đó, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999 cụ thể như sau: Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản 1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Bạn đã có hành vi khách quan "đe doạ sẽ dùng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai đối với A nếu A không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của bạn. Hành vi của bạn là đe doạ "sẽ dùng vũ lực" tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian khiến cho A lo sợ. Đồng thời vào thời điểm ngày 27 tháng 12 năm 2015 bạn có vào phòng trọ A và nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của A nên bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trộm căp tài sản. Do bạn không cung cấp giá trị tài sản bạn đã chiếm đoạt được là bao nhiêu do đó tùy vào giá trị tài sản mà bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009: Điều 138. Tội trộm cắp tài sản 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Chưa lấy trộm được tài sản, có bị coi là phạm tội không?2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. Lợi dụng Facebook để chiếm đoạt tài sản3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. Hành vi của bạn đã có đủ yếu tố cấu thành tội Trộm cắp tài sản bởi hành vi của bạn có tính chất lén lút, hành vi lén lút này là cố ý và đó là ý thức chủ quan của bạn. Bạn đã lợi dụng lúc A không có nhà để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, bạn đã có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình đối với người có trách nhiệm đối với tài sản. Như vậy, với những hành vi trên bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm đoạt tài sản và Tội trộm cắp tài sản tùy vào mức độ phạm tội của bạn. Vì bạn chưa nêu hết tình tiết nên chúng tôi không thể tư vấn chi tiết cho trường hợp của bạn, bạn có thể tham khảo các quy định trên cho trường hợp của mình. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 135 bộ luật hình sự", "điều 138 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 135 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản\n1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 135 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản\n1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản." }, { "citation": "Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 138. Tội trộm cắp tài sản\n1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nđ) Hành hung để tẩu thoát;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 138. Tội trộm cắp tài sản\n1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nđ) Hành hung để tẩu thoát;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng." } ]
di-cung-nhung-khong-gay-thuong-tich-co-pham-toi-khong.html
Tôi có em trai 18 tuổi liên quan đến vụ cố ý gây thương tích. Em ấy đi cùng và cũng uống rượu say. Mấy người trong tốp 12 giờ đêm, đang ngồi ở lề đường thì có 2 thanh niên qua hét lên: Công an đây, sao giờ này chưa về ngủ? Xong họ lại nói đại ca Thắng Nam Đông đây. Mấy người trong tốp đi đánh, em tôi không biết tưởng họ đùa nên kéo ra nhưng bị người đó đánh. Em em tức nên cũng đạp 2 phát rồi ra đi xống dưới ngồi. Mấy người trong tốp cũng không đánh nữa đi về nhưng họ lại đuổi theo ném đá. Thế là mấy người trong tốp cầm dao đi đánh nhưng em tôi không đi theo tham gia lúc đó nữa. Kết quả là họ bị 60% thương tích.nhà tôi cũng đã đi thăm và cho họ 5 triệu và em trai tôi cũng đã đi lên xã tự thú trước. Giờ họ kiện, mấy người cầm dao chém đã bị tạm giam còn em tôi vẫn ở nhà. Khi ra tòa liệu em tôi có bị phạt tù không ạ? Mong tòa tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Cơ sở pháp lý:** **–**Bộ luật hình sự 1999. **2. Luật sư tư vấn:** Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: > Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác > > 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: > > a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; > > b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; > > c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; > > d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; > > đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; > > e) Có tổ chức; > > g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; > > h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; > > i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; > > k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. > > 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. > > 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. > > 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. > > Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có một số dấu hiệu đặc trưng sau: – Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý: Cố ý phạm tội là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: ) Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Nghĩa là người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác; mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. – Hậu quả: Có thương xảy ra trên thực tế cho người bị hại (từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản 1) – Hành vi khách quan: Là hành vi tác động đến thân thể của người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ như: đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc,… – Có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi khách quan phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả và ngược lại hậu quả xảy ra trên thực tế là do hành vi khách quan. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 104 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." } ]
doi-lai-tien-thuc-hien-du-an-bi-lua.html
Anh tôi là nạn nhân bị mất tiền được xem như bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền bởi người quen. Tuy nhiên kiến thức pháp luật của chúng tôi hạn chế, nên rất lúng túng trong việc giải quyết đòi lại tiền, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Xin được nêu khái quát tình tiết vụ việc và kính mong được tư vấn từ bạn giúp đỡ giải quyết tháo gỡ bế tắc vụ việc cụ thể như sau. Anh tôi tên A đang là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, kiêm giám đốc của Công ty CP xây dựng –XD (Sau đây gọi là Công ty XD), vào tháng 10/2011, được người quen tên B làm Giám đốc Công ty CP khoa học kỹ thuật y tế – YT (Sau đây gọi là Công ty YT) có đặt vấn đề vay tiền với lý do chi phí để khai thác nguồn vốn xây dựng dự án (DA) Bệnh viện đa khoa do Công ty YT làm chủ đầu tư. B giới thiệu sơ bộ với A về dự án đầu tư và hứa hẹn sẽ giao cho tôi làm tổng thầu thi công xây dựng dự án này trong thời gian không xa tới đây khi có nguồn vốn. Mặc dù dự án chưa có thủ tục pháp lý (chưa có thật), nhưng với khả năng gian dối và tài hùng biện trôi chẩy của B, Anh tôi đã dễ dàng nhầm tưởng và tin vào các thông tin không đúng sự thật này. Anh tôi với tâm lý người lãnh đạo Công ty trước bối cảnh thị trường công việc tìm kiếm khó khăn, khi nghe B nói giao cho làm tổng thầu dự án lớn, đã như chết đuối vớ được cọc, nên đã đồng ý cho vay tiền một cách dễ dàng với kỳ vọng cơ hội việc làm để tạo ra lợi ích, để duy trì, ổn định đời sống cho Cán bộ công nhân viên. Hai bên thiết lập hợp đồng (HĐ) vay vốn với danh nghĩa hai Công ty; Bên cho vay (Bên A) đại diện bởi A (Anh tôi); Bên vay (Bên B) do B làm đại diện. (HĐ có ký, đóng dấu pháp nhân của hai bên). A rất tin tưởng vào B là chỗ quen biết, bạn bè, thể hiện sự thiện chí cho B vay không cần tài sản bảo đảm, lãi suất thấp gọi là có. + Số tiền vay và cho vay: 400.000.000 đồng+Lãi suất vay là 1%/năm; Áp dụng cho toàn bộ thời gian vay. +Thời hạn vay là 6 tháng (Trả nợ một lần cả gốc và lãi khi đến hạn) +Hình thức vay: Không có bảo đảm (tín chấp) + Thỏa thuận ; “Trích dẫn: Bên B giao cho bên A làm tổng thầu EPC toàn bộ dự án xây dựng Bệnh viện đa tại ……….” do bên B làm chủ đầu tư. + A Anh tôi giữ hợp đồng và sử dụng tiền riêng của mình để giao cho B đủ 400.000.000 đồng cho kịp tiến độ theo đề nghị của B sau 02 ngày ký hợp đồng. + B nhận tiền vay có phiếu thu do B ký thủ trưởng đơn vị với chức danh Giám đốc, đồng thời B cũng là người ký nhận tiền (nhận thay). (Cả hợp đồng và phiếu thu tiền do A giữ, không báo về Công ty, không thể hiện hạch toán kế toán ở Công ty vì chỉ nghĩ đơn thuần thiện chí cá nhân để lấy việc làm cho Công ty, mặt khác tiền của mình thì sau mình lấy lại là xong mà không lường trước được hệ lụy tranh chấp). + Khi hết thời hạn vay, A đã gặp B hỏi về dự án và đòi tiền, nhưng B nói là tiền vay đã chi phí tìm nguồn vốn cho dự án, hiện tại chưa thu sếp được tiền để trả. + Đến nay, khoản tiền vay đã quá hạn nhiều năm, nhưng B vẫn chưa trả, còn dự án xây dựng bệnh viện của Công ty YT thì được xác định là không khả thi (không có thật)Xem thêm: Đòi lại tiền bị lừa xin việc + Anh tôi tiếp tục kiên nhẫn gặp gỡ và điện thoại đòi tiền, mặt khác đã làm văn bản đề nghị bên B thanh toán trả nợ theo hợp đồng, nhưng B vẫn không trả. Vậy xin được bạn tư vấn giúp: Thứ nhất: Với tình tiết sự việc trình bày trên, A Anh tôi có thể tố cáo B về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản không? Thứ hai: Do có sự mâu thuẫn giữa hợp đồng là danh nghĩa Công ty, còn nguồn tiền cho vay là của cá nhân, không được thể hiện trên sổ sách kế toán Công ty, thì A tố cáo B theo danh nghĩa Công ty (theo HĐ), hay với tư cách cá nhân bị lừa? Thứ ba: Nếu A tố cáo B với danh nghĩa Công ty thì mâu thuẫn nói trên có bị cản trở, vướng mắc gì không ? Phương án giải quyết thế nào? Và/hoặc nếu tố cáo với tư cách cá nhân bị lừa, thì mâu thuẫn nói trên bị cản trở, vướng mắc gì ? Phương án giải quyết thế nào? Thứ tư: Nếu cả hai phương án đều bị mâu thuẫn làm cản trở vướng mắc, không khả thi, thì phải giải quyết thế nào, bắt đầu từ đâu?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Nếu bên bạn có đầy đủ căn cứ chứng minh hành vi của bên B là hành vi lừa đảo từ ban đầu để chiếm đoạt tài sản hoặc bằng một giao dịch nào đó mà không thanh toán khoản tiền mà bên bạn đã cho vay. Theo quy định Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau: **Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản** 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: …… 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau: **Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản** 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: Thủ tục khởi kiện lấy lại tiền cho vay a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; …. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này. => Để xác định xem có hành vi vi phạm hay không bên bạn phải chứng minh được dấu hiệu cuối cùng mà bên B mong muốn đó là nhằm chiếm đoạt tài sản của bên bạn. Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra từ bên phía cơ quan công an để có thể đưa ra kết luận cuối cùng. **Thứ hai: Do có sự mâu thuẫn giữa hợp đồng là danh nghĩa Công ty, còn nguồn tiền cho vay là của cá nhân, không được thể hiện trên sổ sách kế toán Công ty, thì A tố cáo B theo danh nghĩa Công ty (theo HĐ), hay với tư cách cá nhân bị lừa?** Vì hợp đồng hai bên ký kết là danh nghĩa hai công ty, tuy nhiên việc sử dụng tiền cá nhân thì anh A phải chứng minh số tiền đó là tiền cho công ty vay, tài sản góp vào công ty để yêu cầu thực hiện. Tất cả bằng chứng giấy tờ là dựa trên hợp đồng giữa hai bên nên nếu tố cáo vẫn theo danh nghĩa công ty và chứng minh số tài sản lấy từ cá nhân cho công ty thực hiện. = > Nếu hai bên không thỏa thuận giải quyết được mà bên B có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản thì tố cáo lên cơ quan công an có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Nếu không đảm bảo về chứng cứ chứng minh về dấu hiệu lừa đảo thì bạn có thể kiện đòi tài sản lên Tòa án. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam****:** – Hỏi về hành vi lừa đảo tiền của doanh nghiệp – Vay tiền không có khả năng trả nợ thì có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? – Luật sư tư vấn về hành vi lấy tiền của bạn không trả Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. ——————————————————– **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại – Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "luật doanh nghiệp", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 139 bộ luật hình sự", "điều 140 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này." } ]
co-the-lam-don-to-cao-khi-con-minh-bi-xuc-pham-khong.html
Cách đây vài tháng khi con gái tôi được hơn 13 tháng tuổi (hiện tại con tôi được 19 tháng tuổi). Tôi có bế cháu sang bên nhà hàng xóm chơi, bà hàng xóm lấy một quả vải từ trong nhà ra định cho con tôi ăn, bà ta bảo con tôi ăn đi thì bà mới cho những lúc đó con tôi còn bé quá bé vốn vẫn chưa hay ăn. Thế là bị bà ta xúc phạm nói ngay cho con tôi là: 'Con này đúng là đồ bất nhân còn bé thôi nhìn mặt đã thấy ương ương dày rồi'. Lúc đó tôi thấy tức nhưng chưa nói lại được điều gì để chửi lại bà ta, lúc bà ta nói cũng có hai bố con nhà kế bên nghe thấy. Càng về sau này cứ nghĩ đến câu nói đó của bà ta tôi lại càng thấy tức và ghét đến thấu xương tủy. Bao nhiêu lần nhìn con tôi lại khóc tại sao con tôi vừa từ trong trứng ra còn chưa biết gì thậm chí còn chưa biết nói mà đã bị bà ta xúc phạm như thế rồi nghĩ đến mà tôi thương xót con vô cùng.tôi muốn hỏi xem bây giờ nếu tôi viết đơn trình báo và có hai cha con nhà hàng xóm làm chứng thì liệu bà ta có bị pháp luật xử lý không và bị xử lý như thế nào?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Cơ sở pháp lý** – Bộ luật hình sự 1999 – Nghị định 167/2013/NĐ-CP – Luật tố cáo 2011 – Bộ luật dân sự 2015 Căn cứ Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội làm nhục người khác như sau: > **"Điều 121. Tội làm nhục người khác** > > 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: > > a) Phạm tội nhiều lần; > > b) Đối với nhiều người; > > c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; > > d) Đối với người thi hành công vụ; > > đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. > > 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” > > Theo quy định trên, người nào có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác. Theo bạn trình bày, người hàng xóm có lời lẽ xúc phạm đến con bạn nên trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền làm đơn tố cáo lên cơ quan công an nơi bạn cư trú để giải quyết. Nếu hành vi của người hàng xóm chưa đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì người hàng xóm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau: > "Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng > > 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; > > … " > > Căn cứ Điều 2 Luật tố cáo 2011 quy định như sau: > "1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức." > > Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vì con bạn mới 19 tháng tuổi do vậy trong trường hợp này cần phải có người đại diện để làm đơn tố cáo hành vi của người hàng xóm. Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: > **"Điều 134. Đại diện.** > > 1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. > > 2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. > > 3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. > > **Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân.** > > 1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. > > 2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. > > 3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. > > 4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự." > > Theo quy định trên thì bạn hoặc chồng bạn sẽ là đại diện theo pháp luật của con bạn. Bạn hoặc chồng sẽ làm đơn tố cáo hành vi của người hàng xóm lên cơ quan công an. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật dân sự", "luật tố cáo 2011", "bộ luật dân sự 2015", "luật tố cáo", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 121 bộ luật hình sự 1999", "điều 2 luật tố cáo 2011" ]
[ { "citation": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 2 Luật tố cáo 2011", "content": "Điều 2. Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.\n2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.\n3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.\n4. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.\n5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.\n6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.\n7. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "11/11/2011", "sign_number": "03/2011/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Luat-to-cao-2011-20560.html" }, "text": "Điều 2 Luật tố cáo 2011\nĐiều 2. Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.\n2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.\n3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.\n4. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.\n5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.\n6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.\n7. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo." } ]
tieu-thu-tai-san-trom-cap-ma-khong-biet-co-thi-bi-xu-ly-nhu-the-nao.html
Khoảng hơn 1 tuần trước, tôi và anh trai đang ngồi chơi thì có một người bạn đến gặp tôi. Tôi biết người này qua một người bạn khác. Khi tôi nói chuyện, tôi có nói rằng tôi đang kẹt tiền và người này nói rằng anh ta cũng đang đi cầm xe nhưng không có chứng minh nhân dân nên không cầm được và nhờ tôi cầm dùm chiếc xe. Anh ta nói rằng nếu cầm được thì sẽ cho tôi mượn một ít tiền. Tôi hỏi xe này là của ai thì anh ta nói là xe của chị gái anh ta, đứng tên chị gái anh ta, chỉ có cà vẹt xe và không có chứng minh thư. Tôi giúp anh ta cầm xe và cầm được 7.000.000vnd (7 triệu đồng). Khi về, anh ta đưa cho tôi mượn 500.000vnd (500 nghìn đồng). Tôi hỏi khi nào anh ta lấy xe để tôi lấy chứng minh thư thì anh ta nói vài hôm nữa sẽ lấy. Sau đó, anh ta nói đi ra ngoài một lát rồi về nhưng sau đó đi không thấy về. Theo tôi tìm hiểu từ một số bạn bè thì anh ta đã thực hiện nhiều vụ việc như trên. Tôi không biết chính xác chiếc xe có phải là xe ăn trộm hay không nhưng khi cầm chiếc xe, tôi có viết bản cam kết xe của chị tên gì đó và nói đây là xe của chị họ chứ không phải xe ăn trộm, có gì tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu chiếc xe đó là xe ăn trộm thì tôi có liên quan tới pháp luật và cơ quan công an không?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật Hình sự 1999 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC Bộ luật Dân sự 2005 **2. Nội dung tư vấn** Căn cứ theo Điều 250 Bộ luật Hình sự 1999: > **Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có** > > 1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm . > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Có tính chất chuyên nghiệp ; > > c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn; > > d) Thu lợi bất chính lớn; > > đ) Tái phạm nguy hiểm. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: > > a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn; > > b) Thu lợi bất chính rất lớn. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn; > > b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này. > > **>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:** **024.6294.9155** Theo quy định tại Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC, “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội. Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tìa sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn,bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có. Như vậy, nếu bạn biết rõ đó là tài sản do phạm tội mà có mà vẫn mang đi cầm cố, việc cầm cố này không có sự hứa hẹn trước thì hành vi của bạn đa phạm vào tội chứa chấp haowjc tiêu thụ tài sản của người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự 1999. Trong trường hợp bạn không hề biết được đó là tài sản do phạm tội có được thì việc tiêu thụ chỉ là một giao dịch dân sự thông thường, sau khi biết tài sản đó là tài sản phạm tội có được thì giao dịch dân sự này sẽ bị vô hiệu và các bên có nghĩa vụ trả lại cho nhau những gì đã nhận (Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005). Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 137 bộ luật dân sự 2005" ]
[ { "citation": "Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu\n1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.\n2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu\n1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.\n2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường." } ]
trach-nhiem-phap-ly-doi-voi-hanh-vi-gay-tai-nan-giao-thong-roi-bo-chay.html
Tôi muốn được tư vấn về trường hợp tai nạn của chú tôi như sau: Chú tôi tham gia giao thông đường bộ. Khi đến ngã rẽ sang đường, chú tôi đã xin an, giảm tốc độ, đội mũ bảo hiểm, và khi bị nạn tại hiện trường xe của chú tôi đã sang hẵn bên tim đường cần sang. Còn hai thanh niên tham gia giao thông từ phía dưới sầm sơn đi lên đã phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, xe chưa có biển số, trong người có nồng độ cồn khi tham gia thông đã tông vào xe chú tôi. khiến chú tôi bẳn xa 6-7m, nhờ người dân ở xung quanh đấy đã thông báo cho người nhà của chúng tôi lên đưa chú đi viện. Còn 2 kẻ gây tai nạn kia vẫn mở mắt nhìn chừng chừng không hề lại đỡ chú tôi dậy và mang đi cấp cứu. Khi lên đến bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa thi chú tôi đã bị vỡ hộp sọ, gẫy cổ, dập nội tạng. rơi vào tình tạng chết não, và chú tôi đã mất. Đó là điều khiến gia đình chúng tôi rất đau xót, chúng tôi muốn 2 kẻ thanh niên kia phai bị trừng trị của pháp luật. Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 ậy mong công ty luật TNHH Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. có thể tư vấn cho tôi 2 kẻ thanh niên tham gia giao thông gây tai nạn chết người kia phải chịu mức bồi thường và chịu trách nhiệm hình sự như thế nao?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: – Căn cứ quy định tại Điều 202, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng … – Căn cứ quy định tại Khoản 4.1 Điều 4 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP quy định chi tiết về gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: a. Làm chết một người; Trong trường hợp này, người trực tiếp điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông đường bộ gây hậu quả chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo định của Khoản 2, Điều 202 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt từ ba năm đến 10 năm tù giam. Đối với thiệt hại về tính mạng sẽ phải bồi thường theo quy định Điều 591 Bộ luật dân sự 2015. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "luật giao thông đường bộ", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2015" ]
[ "điều 202 bộ luật hình sự 1999", "điều 591 bộ luật dân sự 2015" ]
[ { "citation": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 591 Bộ luật dân sự 2015", "content": "Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;\nd) Thiệt hại khác do luật quy định.\n2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "24/11/2015", "sign_number": "91/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-dan-su-2015-48517.html" }, "text": "Điều 591 Bộ luật dân sự 2015\nĐiều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;\nd) Thiệt hại khác do luật quy định.\n2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định." } ]
gie-t-nguo-i-do-vuo-t-qua-gio-i-ha-n-pho-ng-ve-chi-nh-da-ng.html
Một người em họ tên Phương (giới tính nam) của tôi hiện đang sinh sống tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ba ngày trước, Phương nhận được cuộc gọi từ một người em họ. Trong điện thoại, người em kia nói rằng hiện đang bị một số thanh niên địa phương chặn đường hâm doạ nên không thể đến trường, mong rằng Phương có thể đến giải hoà. Sau đó, Phương cùng người em kia đến một địa điểm mà những thanh niên hay tụ tập, với mục đích hoà giải. Nhưng khi vừa đến, chưa kịp xuống xe, thì đám thanh niên kia đã mang hung khí ào đến, khiến Phương và đứa em hoảng hốt bỏ xe chạy bộ. Trong quá trình chạy, Phương liên tục kêu cứu những người xung quanh nhưng không được sự hỗ trợ, trong khi đám thanh niên rất hung hăng và có mang theo vũ khí như dao, mã tấu, gậy đuổi cận kề. Phương nhìn thấy một cây kéo nhọn trên bàn, phía trước nhà của bác Hai, Phương cầm lấy thì đám thanh niên kia đuổi kịp. Phương chống trả trong vô thức với mục đích tự vệ và sống sót. Trong quá trình đó, cây kéo của Phương cầm trong tay đã vô tình gây ra thương tích cho một thanh niên. Sau khi chống trả được một khoảng thời gian ngắn, Phương chạy thoát và trốn vào nhà của một người quen. Thanh niên bị thương được đưa đến bệnh viện và tử vong ngay sau đó. Công an vào cuộc, khám nghiệm tử thi và tiến hành lấy lời khai những người xung quanh và bắt giam Phương ngay trong đêm. Lúc Phương chạy thoát, Phương vẫn chưa hay biết rằng có một thanh niên đã bị thương, càng không biết được đã có người chết do mình gây ra. Nên khi bị công an bắt, Phương không hề trốn chạy. Thông tin bổ sung:Qua khám nghiệm tử thi, thanh niên tử vong bị đâm 2 nhát bằng kéo. Phương hiện được 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tá túc tại nhà bà ngoại. Phương có một người chị ruột 21 tuổi.Gia đình bị hại có đưa đơn mong muốn Phương nhận án tử hình. Vậy tôi xin bạn tư vấn: Mức án tối đa mà Phương phải nhận. Mức tiền phải bồi thường cho gia đình người bị hại. Ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường trong lúc Phương đang chấp hành án phạt trong trường hợp cả cha, mẹ của Phương đã chết. Và có thể làm những gì để giảm nhẹ hình phạt cho Phương.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Mức án tối đa mà Phương phải nhận** Điều 15 Bộ luật hình sự quy định về phòng vệ chính đáng: > “1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. > > Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. > > 2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. > > Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.” > > Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, hành vi của Phương đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định trên. Điều 96 Bộ luật hình sự quy định về Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: 1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm. Căn cứ theo quy định trên, trường hợp của Phương, Phương có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật hình sự. Như vậy, mức án tối đa mà Phương có thể phải chịu là phạt tù hai năm. **2. Mức bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại** Căn cứ Điều 610 Bộ luật dân sự 2005 và mục 2 phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/7/2006 có quy định thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: * Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc cho người bị thiệt hại trước khi chết. * Chi phí cho việc mai táng bao gồm : các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ… * Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết: Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm. Ngoài ra, người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại, nếu không có những người này thì người mà người bị hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Như vậy, trong trường hợp của bạn thì căn cứ vào các quy định trên để xác định mức bồi thường mà bạn Phương phải bồi thường. **3. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại** Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 như sau: > “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân > > 1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. > > 2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha,mẹ thì cha,mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha,mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu,trừ trường hợp quy định tại điều 621 của Bộ luật này. > > Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha,mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. > > 3. Người chưa thành niên,người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.” > > Như vậy, với thông tin bạn cung cấp, Phương sẽ phải bồi thường bằng chính tài sản của mình. Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Bộ luật dân sự 2005 người từ đủ 15-18 tuổi không còn cha mẹ không buộc phải có người giám hộ. Nếu Phương không có đủ tài sản để bồi thường mà có người giám hộ thì người giám hộ được dùng tài sản của họ để bồi thường nhưng nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì họ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. **4. Có thể làm những gì để giảm nhẹ hình phạt cho Phương** Điều 46 Bộ luật hình sự quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: > “1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: > > a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; > > b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; > > c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; > > d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; > > đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra; > > e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; > > g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; > > h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; > > i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; > > k) Phạm tội do lạc hậu; > > l) Người phạm tội là phụ nữ có thai; > > m) Người phạm tội là người già; > > n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; > > o) Người phạm tội tự thú; > > p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; > > q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; > > r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; > > s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác." > > Như vậy, căn cứ theo quy định trên, để có thể được giảm nhẹ tội, Phương nên có thái độ ăn năn hối cải và thành khẩn khai báo giúp đỡ cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Cách xác định thời gian xóa án tích đối với án treo – Chưa đủ tuổi thành niên điều khiển xe máy gây tai nạn – Trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. ——————————————————– **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn luật hình sự miễn phí – Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 96 bộ luật hình sự", "điều 46 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 96 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng\n1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 96 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng\n1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 46 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự\n1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:\na) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;\nb) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;\nc) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;\nd) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;\nđ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;\ne) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;\ng) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;\nh) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;\ni) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;\nk) Phạm tội do lạc hậu;\nl) Người phạm tội là phụ nữ có thai;\nm) Người phạm tội là người già;\nn) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;\no) Người phạm tội tự thú;\np) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;\nq) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;\nr) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;\ns) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.\n2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.\n3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 46 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự\n1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:\na) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;\nb) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;\nc) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;\nd) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;\nđ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;\ne) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;\ng) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;\nh) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;\ni) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;\nk) Phạm tội do lạc hậu;\nl) Người phạm tội là phụ nữ có thai;\nm) Người phạm tội là người già;\nn) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;\no) Người phạm tội tự thú;\np) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;\nq) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;\nr) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;\ns) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.\n2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.\n3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt." } ]
truy-cuu-trach-nhiem-ve-hanh-vi-gay-ton-hai-cho-suc-khoe-nguoi-khac.html
Tôi năm nay 26 tuổi, là nữ. Hiện tại tôi làm công việc tư vấn CSKH của mạng Viettel. Tối ngày hôm qua, trong lúc tan ca lấy xe ra về. Tôi không dắt bộ xe mà ngồi trên xe trong sân (xe không nổ máy). Nhân viên bảo vệ (là người của công ty bảo vệ) chặn xe, chỉ tay vào mặt chửi bới xúc phạm tôi. Tôi có nói anh không có quyền chửi tôi thì 2 người đó đánh tôi. Còn khóa tay tôi lại để đánh trước sự chứng kiến của mấy người. Hiện tại, quai hàm tôi bị sưng, tôi không cử động nói bình thường được, tôi phải xin nghỉ làm. Trong trường hợp truy cứu trách nhiệm thì 2 nhân viên bảo vệ kia sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi phải làm gì để đòi lại công bằng cho bản thân.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **Truy cứu trách nhiệm của 2 nhân viên bảo vệ:** Theo như lời trình bày của bạn thì 2 người bảo vệ đã có hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của bạn vì thế để xác định trách nhiệm của 2 nhân viên bảo vệ thì bạn phải đi xác định tỉ lệ thương tích do 2 người bảo vệ gây ra: > "a. Nếu thỉ lệ thương tật của bạn dưới 11% mà không thuộc một trong các tình tiết theo các điểm của Điều 104 Bộ luật hình sự thì 2 người bảo vệ sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính theo Khoản 3 điểm e Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP > > 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;" > > b. Nếu tỉ lệ thương tật của bạn mà từ 11 % trở lên hoặc dưới 11 % mà thuộc một trong các trường hợ từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự thì 2 người kia sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:…” Nếu 2 người bảo vệ kia thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hành chính thì bạn tới cơ quan chính quyền địa phương nơi bạn đang làm việc trình bày sự việc cũng như tố cáo hành vi của 2 người bảo vệ trên để buộc 2 người bảo vệ chịu trách nhiệm về hành vi của mình, yêu cầu bồi thường về sức khỏe cũng như tinh thần bị xâm phạm. Nếu 2 người bảo vệ thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn tới Công an quận, huyện thị xã nơi bạn đang làm việc trình bày sự việc và làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự truy cứu trách nhiệm của 2 người kia để bảo vệ quyền lợi của bạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam****:** – Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng – Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh – Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn luật hình sự miễn phí – Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "khoản 1 điều 104 bộ luật hình sự", "điều 104 bộ luật hình sự 1999", "điều 5 nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân." }, { "citation": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." }, { "citation": "Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình", "content": "Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng\n1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.\n2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;\nb) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nc) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;\nd) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;\nđ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;\ne) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;\ng) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;\nh) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.\n3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;\nb) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;\nc) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;\nd) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;\nđ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;\ne) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;\ng) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;\nh) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;\ni) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;\nk) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;\nl) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;\nm) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.\n4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;\nb) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán \"đèn trời\".\n5. Hình thức xử phạt bổ sung:\nTịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.\n6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "12/11/2013", "sign_number": "167/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-167-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-ninh-an-toan-xa-hoi-phong-chua-chay-34230.html" }, "text": "Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình\nĐiều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng\n1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.\n2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;\nb) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nc) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;\nd) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;\nđ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;\ne) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;\ng) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;\nh) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.\n3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;\nb) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;\nc) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;\nd) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;\nđ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;\ne) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;\ng) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;\nh) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;\ni) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;\nk) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;\nl) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;\nm) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.\n4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;\nb) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán \"đèn trời\".\n5. Hình thức xử phạt bổ sung:\nTịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.\n6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." } ]
trach-nhiem-hinh-su-khi-gay-tai-nan-giao-thong-chet-nguoi.html
Kính gửi bạn, tôi muốn nhờ bạn tư vấn trường hợp của anh trai tôi: tình huống tôi mới chỉ nghe thôi nhưng vì hồ sơ các thứ thì công an vẫn chưa giải quyết và xử lí như thế nào cả. Nhưng tôi muốn nhờ bạn tư vấn trước cho gia đình tôi. Anh trai tôi có uống bia lấn làn vượt xe tải (giả định) và cũng lúc đó xe kia tống 3 ngược chiều đi rất nhanh không đội mũ bảo hiểm xảy ra va chạm xe anh trai tôi ngã tại chỗ (anh tôi chấn thương sọ não – có xuất huyết đang điều trị chợ rẫy). Xe kia bay cách khoảng 100 m như tôi biết thì có 2 người chết còn 1 người kia không biết tình hình thế nào. Tôi có xem và biết nếu có rượu bia và đi lấn làn thì sẽ bị xử lí hình sự. Nhưng tôi muốn hỏi trong trường hợp này thì anh tôi cũng bị chấn thương bên kia cũng có lỗi, và gia đình tôi có thể thỏa thuận bồi thường mà không xử lí trách nhiệm hình sự được không? Và nếu có thì mức xử lí trách nhiệm hình sự ở mức độ nào?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **Thứ nhất**, về việc bồi thường thiệt hại. Theo như những gì bạn nếu thì mặc dù anh bạn có vi phạm quy định về an toàn giao thông (có uống bia lấn làn vượt xe tải ( giả định)) nhưng trường hợp này anh bạn không có hành vi gây thiệt hại cho phía bên kia không có lỗi trong việc gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ điều kiện sau đây: * Có hành vi vi phạm pháp luật. * Có thiệt hại thực tế xảy ra. * Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. * Có lỗi. Đối chiếu với hành vi của phía bên kia thì trường hợp này bên kia là bên phải chịu trách nhiệm bồi thường mặc dù trên thực tế bị thiệt hại nhiều hơn. Bởi vì bên kia xe kia chở 3 ngược chiều đi rất nhanh không đội mũ bảo hiểm ( có hành vi phạm luật giao thông) và đâm vào xe anh bạn gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho cả hai bên. **Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ** 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Như vậy, tội vi phạm quy định về điều khiển giao tông đường bộ khi có đủ các yếu tố sau: * Đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm. * Có hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ * Có thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tài sản của người khác. * Hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ là nguyên nhân gây ra thiệt hại. * Có lỗi vô ý ( người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó). Đối chiếu với anh bạn thì anh bạn không không phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Đồng thời đối chiếu với hành vi của bên kia thì hành vi của người điều khiển phương tiện bên đó đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm (trường hợp này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sứa khảo của bạn và gây thiệt hại tính mạng cho hai người đi cùng). Nếu người đó còn sống sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Và việc xử lý tội phạm thuộc về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền và không có bên nào được thỏa thuận chỉ bồi thường mà không xử lí trách nhiệm hình sự. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** Trường hợp nào gây tai nạn giao thông bị đi tù? Tù bao nhiêu lâu?– Say rượu gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? – Có phải bồi thường thiệt hại khi xe máy đã bán gây tai nạn? – Trách nhiệm khi vi phạm quy định an toàn giao thông gây tai nạn Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. ——————————————————– **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn luật hình sự miễn phí – Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 202 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
thoi-han-xu-ly-vat-chung.html
Xin chào! Tôi có một vấn đề muốn hỏi và cần sự tư vấn của bạn như sau: Tôi bị cơ quan công an thu giữ tang vật (điện thoại và giấy CMND) để điều tra trong vụ án hành nghề mại dâm. Xin hỏi nếu thu giữ tang vật để điều tra mà không cho tôi bất cứ biên bản giấy tờ thu giữ là đúng hay sai và làm thế nào để xin trả lại tài sản. Lúc thu giữ tài sản tôi có hỏi đến biên bản thu giữ tang vật và cơ quan công an trả lời 5 ngày sau sẻ trả lại ,đến hẹn tôi đến thì người thu giữ và điều tra tôi tra lời đang điều tra hồ sơ vụ án chưa xong nên chưa giải quết tài sản tang vật. Đến nay vụ án đã xong xuôi ,những ngừời chủ quán nơi tôi làm việc cũng đã điều tra xong hết, 3 tháng trôi qua tôi đợi chờ cơ quan công an gọi lên nhận lại tài sản và giấy CMND đế tìm 1 công việc đàng hoàng đi làm. Đến nay cơ quan công an thu giữ tài sản vẫn chưa gọi hay liên lạc gì? Tôi phải làm thế nào? Cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Chứng cứ theo khoản 1 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Chứng cứ được xác định dưới hình thức: Vật chứng; Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ,bị can, bị cáo; Kết luận giám định; Trong trường hợp này, tài sản khác (như điện thoại) được xác định là vật chứng. Việc thu thập vật chứng phải đảm bảo theo nguyên tắc quy định tại Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, và trình tự, thủ tục theo Chương XII Bộ luật tố tụng hình sự 2003: Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản. Khi tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án khi khám xét phải được lập thành biên bản. Một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ. Như thế, trong trường hợp này của bạn, việc cơ quan điều tra khi tạm giữ tài sản và chứng minh nhân dân của bạn mà không lập biên bản là không đúng thủ tục. Bạn có quyền khiếu nại về vấn đề này đến thủ trưởng cơ quan điều tra nơi tạm giữ đồ vật, tài liệu của bạn. Đối với việc xử lý vật chứng. Theo Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì: Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. Với từng vật chứng cụ thể có những cách xử lý khác nhau: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội thì bị tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc tiêu hủy; Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu công quỹ nhà nước; Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản bị người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Như vậy, cơ quan điều tra trả lại tài sản cho bạn hay không phụ thuộc vào việc tài sản đó còn ảnh hưởng đến vụ án hay không, có rơi vào trường hợp bị tịch thu sung công quỹ nhà nước hay tiêu hủy hay không. Nếu không rơi vào trường hợp trên, cơ quan điều tra sẽ thực hiện trả lại tài sản cho bạn. Quy định về thẩm quyền, kinh phí, nơi bảo quản phương tiện vi phạmĐối với chứng minh nhân dân của bạn thì nếu như việc giữ chứng minh nhân dân theo Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, khoản 3 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP như sau: – Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân; – Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở khám bệnh bắt buộc. Công dân được nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Như vậy, bạn sẽ được nhận lại chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc chấp hành xong thời hạn tạm giam, án phạt tù (nếu có). Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "nghị định 106/2013/nđ-cp", "nghị định 05/1999/nđ-cp" ]
[ "khoản 1 điều 64 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 75 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 76 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "khoản 3 điều 1 nghị định 106/2013/nđ-cp", "điều 10 nghị định 05/1999/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 64 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 64 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nChứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án." }, { "citation": "Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 75. Thu thập và bảo quản vật chứng\n1. Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.\nTrong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.\n2. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:\na) Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;\nb) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;\nc) Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;\nd) Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý;\nđ) Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.\n3. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 310 của Bộ luật hình sự; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 300 của Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 75. Thu thập và bảo quản vật chứng\n1. Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.\nTrong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.\n2. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:\na) Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;\nb) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;\nc) Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;\nd) Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý;\nđ) Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.\n3. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 310 của Bộ luật hình sự; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 300 của Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật." }, { "citation": "Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 76. Xử lý vật chứng\n1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.\n2. Vật chứng được xử lý như sau:\na) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;\nb) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;\nc) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;\nd) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;\nđ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.\n3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.\n4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 76. Xử lý vật chứng\n1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.\n2. Vật chứng được xử lý như sau:\na) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;\nb) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;\nc) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;\nd) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;\nđ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.\n3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.\n4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự." }, { "citation": "Khoản 3 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân", "content": "Sửa đổi từ ngữ:\na) Cụm từ “Luật xử lý vi phạm hành chính” thay cho cụm từ “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính”.\nb) Cụm từ “cơ sở giáo dục bắt buộc” thay cho cụm từ “cơ sở giáo dục”.\nc) Cụm từ “cơ sở cai nghiện bắt buộc” thay cho cụm từ “cơ sở chữa bệnh”.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/09/2013", "sign_number": "106/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-106-2013-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-05-1999-ND-CP-chung-minh-nhan-dan-32A20.html" }, "text": "Khoản 3 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân\nSửa đổi từ ngữ:\na) Cụm từ “Luật xử lý vi phạm hành chính” thay cho cụm từ “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính”.\nb) Cụm từ “cơ sở giáo dục bắt buộc” thay cho cụm từ “cơ sở giáo dục”.\nc) Cụm từ “cơ sở cai nghiện bắt buộc” thay cho cụm từ “cơ sở chữa bệnh”." }, { "citation": "Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân", "content": "Điều 10. Thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân\n1- Chứng minh nhân dân bị thu hồi trong các trường hợp sau :\na) Bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam;\nb) Ra nước ngoài định cư.\n2- Chứng minh nhân dân của công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau :\na) Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân;\nb) Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.\nCông dân được nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "03/02/1999", "sign_number": "05/1999/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-05-1999-ND-CP-ve-Chung-minh-nhan-dan-AFF3.html" }, "text": "Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân\nĐiều 10. Thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân\n1- Chứng minh nhân dân bị thu hồi trong các trường hợp sau :\na) Bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam;\nb) Ra nước ngoài định cư.\n2- Chứng minh nhân dân của công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau :\na) Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân;\nb) Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.\nCông dân được nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh." } ]
xu-ly-hanh-vi-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-va-de-doa-nguoi-khac.html
Xin chào! Tôi có vấn đề hơi bức xúc mà không biết hỏi ai, nên hỏi bạn nhờ bạn tư vấn giúp hướng giải quyết. Số là trong xóm tôi có mấy hộ nuôi gà thả rong cho tự kiếm ăn, nên gà ưa chạy qua nhà tôi kiếm ăn và phá phách. Do nhà tôi có trồng cây nên chúng ưa qua đào bới, và có nuôi chó nên chúng ưa qua ăn ké cơm chó. Vấn đề là chúng quá phá phách, chạy vào trong bếp nhảy đổ đồ đạc nên tôi bực mình xách cây đánh gà. Đánh được 2 lần thì lần nào cũng có chủ chạy qua chửi rủa đòi chém, đòi giết. Họ nói nuôi 10 con gà, đi chơi mấy ngày về còn 4 con vậy là tôi đã đánh chết 6 con, mà cầm cây quơ mấy cái còn không trúng thì làm sao chết được. Chó tôi nuôi nhốt trong nhà, nhưng gà qua ăn cơm chó thì bị chó cắn chết 2 con, đó là bản năng loài vật. Bình thường tôi đi làm suốt, chủ nhật ở nhà thấy mới đập. Mới tối chủ nhật hôm qua họ hăm dọa kêu tôi phải dọn đi nơi khác sống, chứ sống ở đó là không yên đâu, lấy đèn pin rọi vô mặt tôi, chỉ chỏ đòi đánh đòi chém. Chuyện con gà con chó không lẽ đi thưa công an, mà gà vô nhà phá chỉ có đứng ngó thôi sao, mà bản tính họ côn đồ lỡ mai mốt mất gà đổ thừa mình thì sao? Xin bạn giúp cho tôi?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật hình sự 1999 – Nghị định 167/2013/NĐ-CP **2. Nội dung tư vấn** Theo như bạn trình bày thì nhà hàng xóm có hành vi chửi bới, đe dọa gia đình bạn và yêu cầu gia đình bạn chuyển đi nơi khác sinh sống nên trong trường hợp này bạn nên thu thập chứng cứ và trình bày cụ thể nội dung trong đơn để gửi đơn ra công an xã, phường, thị trấn nơi bạn đang cư trú để giải quyết. Theo Điều 103 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội đe dọa giết người như sau: > “1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Đối với nhiều người; > > b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; > > c) Đối với trẻ em; > > d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.” > > Trong trường hợp hành vi của nhà hàng xóm chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: > “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a, Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; > > … > > c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.” > > Như vậy, tùy tính chất mức độ vi phạm và sự ảnh hưởng của nhà hàng xóm cho gia đình bạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm khác nhau. Ngoài ra, theo như bạn trình bày thì gà nhà hàng xóm thường xuyên sang nhà bạn để phá phách, đào bới và ăn cơm của chó nhà bạn, nhà hàng xóm có 10 con gà và bị chết 6 con, nhà hàng xóm nói do nhà bạn giết 6 con, nhưng không có bằng chứng chứng minh gia đình nhà bạn có giết 6 con hay không, tuy nhiên con chó của nhà bạn có cắn chết 2 con gà của nhà hàng xóm nên theo Bộ luật dân sự 2005 thì gia đình nhà bạn có thể phải bồi thường thiệt hại 2 con gà cho nhà hàng xóm. Theo Điều 625 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau: > “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. > > 2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. > > 3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; > > 4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” > > Vì gia đình bạn là chủ sở hữu của con chó, nên khi con chó gây thiệt hại cho gia đình nhà hàng xóm thì gia đình bạn có trách nhiệm bồi thường cho nhà hàng xóm tương ứng với mức thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại có thể do hai gia đình thỏa thuận hoặc căn cứ theo giá của thị trường. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường thiệt hại còn phụ thuộc vào việc có căn cứ chính xác khẳng định con chó nhà bạn gây thiệt hại thì mới có cơ sở để yêu cầu bồi thường. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 625 bộ luật dân sự 2005", "điều 103 bộ luật hình sự 1999", "điều 5 nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Điều 625 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 625. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra\n1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.\n2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.\n3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;\n4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 625 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 625. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra\n1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.\n2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.\n3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;\n4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội." }, { "citation": "Điều 103 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 103. Tội đe dọa giết người\n1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Đối với nhiều người;\nb) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;\nc) Đối với trẻ em;\nd) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 103 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 103. Tội đe dọa giết người\n1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Đối với nhiều người;\nb) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;\nc) Đối với trẻ em;\nd) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác." }, { "citation": "Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình", "content": "Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng\n1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.\n2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;\nb) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nc) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;\nd) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;\nđ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;\ne) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;\ng) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;\nh) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.\n3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;\nb) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;\nc) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;\nd) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;\nđ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;\ne) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;\ng) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;\nh) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;\ni) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;\nk) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;\nl) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;\nm) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.\n4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;\nb) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán \"đèn trời\".\n5. Hình thức xử phạt bổ sung:\nTịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.\n6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "12/11/2013", "sign_number": "167/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-167-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-ninh-an-toan-xa-hoi-phong-chua-chay-34230.html" }, "text": "Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình\nĐiều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng\n1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.\n2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;\nb) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nc) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;\nd) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;\nđ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;\ne) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;\ng) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;\nh) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.\n3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;\nb) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;\nc) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;\nd) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;\nđ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;\ne) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;\ng) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;\nh) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;\ni) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;\nk) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;\nl) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;\nm) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.\n4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;\nb) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán \"đèn trời\".\n5. Hình thức xử phạt bổ sung:\nTịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.\n6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." } ]
trach-nhiem-hinh-su-doi-voi-hanh-vi-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac.html
Bạn cho mình hỏi:mình có một người bạn gái và có quan hệ tình dục với bạn ấy do không hợp nhau nên chia tay rồi. nhưng bây giờ có tin đồn rằng mình đã có quan hệ tình dục với bạn ấy mọi người lấy chuyện quan hệ tình dục của bạn và mình ra bàn tán,trước đó thì mình cũng có 1 người bạn chơi thân ở gần đó vì bạn chơi rất thân nên mình không hề nghĩ là bạn sẽ nói với người khác,bây giờ bạn chơi thân với mình,kể lại chuyện quan hệ tình dục đó cho mọi người vì mọi người bàn tán nên bạn gái đó xấu hổ không muốn sống tiếp nữa.người nhà của cô ấy biết được tin này và bắt mình phải cưới nếu không bạn gái mà tự tủ thì họ bắt mình phải chết cùng bạn ấy.mình không biết phải giải quyết thế nào? rất mong được bạn hỗ trợ cho mình! và nhờ bạn trả lời cho mình: – Nếu mình không cưới mà cô bạn ấy tự tử thì mình có bị đưa ra tòa xử lí không? nếu đưa ra tòa thì tòa sẽ xét xử như thế nào ? – Có bị quy vào tội xâm hại nhân phẩm người khác không? rất mong nhận được ý kiến của bạn.xin cảm ơn?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật Hình sự 1999 **2. Nội dung tư vấn** > **Điều 121. Tội làm nhục người khác** > > 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: > > a) Phạm tội nhiều lần; > > b) Đối với nhiều người; > > c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; > > d) Đối với người thi hành công vụ; > > đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. > > 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. > > Trong trường hợp này chủ thể đã tung tin đồn là bạn thân của bạn, bạn thân của bạn phải có hành vi "xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm". Về yếu tố "nghiêm trọng" trên thực tế phải xét trên rất nhiều khía cạnh, về mức độ của hành vi, phạm vi tin đồn lan truyền, thái độ, nhận thức của người phạm tội, sự tác động cụ thể đối với người bị hại,…Theo thông tin bạn cung cấp, nếu vì lý do bị tổn thương về danh dự , nhân phẩm mà bạn gái của bạn tự tử thì được coi là kết quả của hành vi này đã gây tới một hậu quả nghiêm trọng và bạn thân của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Trong trường hợp không có hậu quả nghiêm trọng nào xảy ra nhưng hành vi đã đem đến một tác động xấu cho tâm lý của người bị hại, ở một mức độ nào đó, người có hành vi có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ- CP. **Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng:** 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Ngoài ra theo nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc kết hôn phải xuất phát từ sự tự nguyện, bình đẳng ở cả hai phía nam và nữ, theo thông tin bạn cung cấp, bạn không có ý muốn kết hôn nên gia đình bạn gái bạn không thể ép buộc bạn phải kết hôn trái với mong muốn của bạn. Hành vi de dọa Uy hiếp tinh thần sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bạn làm cho bạn có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục nếu hai bên nam nữ không lấy nhau là một trong những hành vi cấu thành tối cưỡng ép kết hôn theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 1999: Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Vậy nên trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền từ chối cuộc hôn nhân trái với mong muốn của mình, nếu trong trường hợp bạn gái của bạn tử tự vì bạn từ chối hôn nhân, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên nếu khi xét mối quan hệ nhân quả thấy rằng hậu quả này có thể xuất phát từ hành vi bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm thì những chủ thể có hành vi này vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "luật hôn nhân và gia đình", "luật hôn nhân và gia đình 2014", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 146 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 146 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ\nNgười nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 146 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ\nNgười nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm." } ]
bi-nguoi-khac-danh-duoc-boi-thuong-nhung-gi.html
Tôi muốn được tư vấn trường hợp của tôi. Tôi đăng ký du học Nhật Bản ở công ty du học Hồng Nhung số 413 Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy vào tháng 10/2015 để du học Nhật kỳ tháng 4 là bay sang Nhật và đặt cọc cho công ty là 20 triệu. Trước khi đăng ký tôi hỏi kỹ là tôi đã có vợ liệu có đi được không? Giám đốc công ty bảo là đi được chứ! (Tôi sang học xong rồi bảo lãnh cho vợ và con sang luôn). Tôi đồng ý ký hợp đồng với công ty và đặt cọc 20 triệu. Trong hợp đồng có ghi là nếu do công ty làm sai hồ sơ và không đậu visa thì hoàn trả lại 50% (tức 10 triệu). Kết quả là tôi không đậu visa. Tôi gọi điện hỏi thì được nhân viên công ty báo là lỗi chỉ do công ty không uy tín dẫn đến việc bị trượt visa. Tôi gọi hỏi trực tiếp giám đốc công ty thì được bảo là cứ đợi để chị ấy xin phúc khảo lại tại công ty trượt rất nhiều visa mà toàn là hồ sơ đẹp. Nếu không được thì đi khóa tiếp theo là kỳ nhập học tháng bảy. Sau nhiều ngày chờ không có kết quả tôi gọi điện cho giám đốc hỏi thì chị bảo tháng 7 không đi được phải đợi đến tháng 10. Tôi hỏi lại thì chị bảo tháng 10 chị cũng không hứa là đi được hay không nên hôm nay tôi ra công ty để rút hồ sơ. Khi tôi đến công ty thì họ đưa cho tôi 1 tờ giấy bằng tiếng Nhật không có tên tôi cũng không có con dấu nào để chứng minh là lỗi do tôi và bảo là không phải lỗi công ty nên không trả lại tiền. Tôi có bảo lại với giám đốc là chị đưa lý do này thì tôi không thể đọc được. Sau đó tổng giám đốc (là chồng của giám đốc)bảo tôi tự gọi sang trường bên Nhật mà hỏi. Tôi đứng lên gấp giấy tờ lại để về và bảo chị trả lại cho tôi 1 nữa là 10 triệu như hợp đồng đi thì anh chồng là tổng giá đốc đứng lên chửi tôi. Lúc đó tôi gần ra đến cửa thì tôi bức xúc quá quay lại bảo là mẹ tôi mất rôi cấm không được nói như thế. Rồi Tổng giám đốc chạy tới bảo đóng cửa lại và bắt đầu đánh đập tôi giã man. Tôi đứng im cho đánh, sau đó giằng điện thoại của tôi không cho tôi gọi ai. Sau đó bắt tôi mở mật khẩu điện thoại để xóa hình ảnh với video (tưởng tôi quay phim) tôi không mở thế là bắt tôi ngồi xuống bàn vừa đe dọa vừa đánh bắt tôi phải mở điện thoại. Khi mở điện thoại không có gì thì tiếp tục bắt tôi ngồi xuống ghế lấy giày đá vào mặt, lấy gối chân gối tay liên tiếp đánh vào mặt tôi, vừa đánh vừa chửi. Khi tha tôi ra về thì tôi ra báo công an phường nhưng khi 1 anh công an đến công ty với tôi và gọi anh ấy ra thi anh ấy đòi đánh tiếp. Sau khi tôi gọi người nhà tôi đến thì họ đồng ý trả lại 1 nửa tiền nhưng chỉ trả cho tôi được 8 triệu. Tôi chưa viết bản tường trình cho công an phường vì công an bảo là chỉ cho quyết định đi khám sức khỏe nếu thương tật dưới 11% thì xử lý phạt tiền còn trên 11%thi là hình sự. Nếu đi khám sức khỏe thì tôi chỉ được trả tiền khám ngoài ra không được đền bù gì cả nên tôi không viết tường trình nữa. Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi có được đền bù gì không vì tôi bị xúc phạm, đánh đập trước mặt hơn 10 nhân viên công ty. Xin được tư vấn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** **–**Bộ luật dân sự 2005; – Bộ luật Hình sự **–**Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP; – Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. **2. Nội dung tư vấn** **Thứ nhất: Tranh chấp về hợp đồng giữa bạn và Công ty Du học Hồng Nhung.** Tháng 10/2015 bạn có đăt cọc 20 triệu và ký hợp đồng với Công ty du học Hồng Nhung, theo đó: Công ty du học Hồng Nhung đảm bảo cho bạn đi du học Nhật kỳ tháng 4, trong hợp đồng có ghi là nếu do cty làm sai hồ sơ và không đậu visa thì hoàn trả lại 50%, và do Công ty không uy tín nên nay bạn đến để lấy lại tiền đặt cọc nhưng Công ty Du học Hồng Nhung không trả. Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận được, thì việc xử lý phạt cọc được thực hiện như sau: Theo mục 1 của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc như sau: Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật dân sự 2005 thì thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2005 và phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính).Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau: > a. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 363 Bộ luật dân sự 2005. > > > Khoản 2 Điều 363 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. > > b. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung. > > Trong trường hợp của bạn, việc bạn đặt cọc cho công ty du học Hồng Nhung 20 triệu là để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, khi thực hiện hợp đồng thì do lỗi của Công ty nên đã không thực hiện được, nên công ty sẽ phải trả lại số tiền 10 triệu theo thỏa thuận. Trường hợp công ty không thực hiện bạn có thể làm đơn và gửi ra Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trưng để được giải quyết. **Thứ hai: Chồng của Giám đốc Công ty Du dịch Hồng Nhung đã có hành vi đánh đập và chửi bới bạn.** > "1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: > > a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; > > b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; > > c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; > > d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; > > đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; > > e) Có tổ chức; > > g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; > > h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; > > i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; > > k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. > > > 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. > > 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. > > 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." > > Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đến đòi lại tiền đặt cọc của hợp đồng đã ký trước đó với Giám đốc Công ty du học Hồng Nhung, nhưng Tổng giám đốc công ty không trả và đã có hành vi bắt bạn ngồi xuống ghế lấy giày đá vào mặt, lay gối chân gối tay liên tiếp đánh vào măt bạn, vừa đánh vừa chửi. Bạn đã báo cho công an phường và công an yêu cầu bạn viết bản tường trình nhưng bạn không viết, công an bảo cho quyết định đi khám sức khỏe nếu thương tật dưới 11% thì xử lý phạt tiền còn trên 11%thi là hình sự. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, bạn cần viết bản tường trình kể ại sự việc nộp cho công an, tiến hành giám định tỷ lệ thương tật theo giấy do cơ quan công an cấp. Ngoài ra bạn cần làm đơn tố cáo hành vi này đến cơ quan công an ở địa phương. Nếu có căn cứ xác thực, cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra nếu đủ các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì sẽ bị khởi tố ra trước pháp luật. Do bạn bị Tổng giám đốc đánh và bị chửi bới thậm tệ, bạn sẽ được bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2005. Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: > "1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. > > 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó." > > Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định tại mục II.1 của Nghị quyết thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: (1) chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; (2) thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; (3) chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; (4) chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc; (5) khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm. Về nguyên tắc, bên có hành vi vi phạm phải tiến hành bồi thường kịp thời và đầy đủ. Việc bồi thường sẽ căn cứ theo thỏa thuận của hai bên, nếu bên kia mà cố tình không bồi thường thì bạn có thể làm đơn và gửi đến Tòa án nhân dân để được giải quyết. Như vậy, Tổng Giám đốc Công ty du học Hồng Nhung đã gây tổn hại cho sức khoẻ của bạn, ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự (nếu hành vi đó thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm) thì còn phải bồi thường thiệt hại dân sự cho bạn. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 130 bộ luật dân sự 2005", "điều 131 bộ luật dân sự 2005" ]
[ { "citation": "Điều 130 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện\nKhi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 130 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện\nKhi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện." }, { "citation": "Điều 131 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 131. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn\nKhi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.\nTrong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 131 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 131. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn\nKhi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.\nTrong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này." } ]
hoi-ve-toi-lam-dung-tin-nhiem-chiem-doat-tai-san.html
Trong công ty tôi có 1 anh nhân viên, nhưng được sự tín nhiệm của giám đốc. Trong 1 lần giám đốc yêu cầu anh ta đi giao hàng và nhận tiền thanh toán từ khách hàng số tiền trong hoá đơn là 64.000.000 đồng, đã kiểm tra đếm đúng số tiền trong hoá đơn và ký nhận thanh toán đầy đủ với khách hàng. Nhưng khi về công ty nộp tiền thì anh ta nói khách hàng trả thiếu 20.000.000 đồng, như vậy là anh ta đã làm mất của công ty 20.000.000 đồng. Anh ta đã trả 6.000.000 đồng còn laị 14.000.000 đồng thì không trả cho công ty. Mặc dù công ty đã cho anh ta thời gian trả lại số tiền còn lại, nhưng anh ta cứ kéo dài và cố tình không muốn trả. Xin hỏi trường hợp của anh này nếu như công ty tố cáo anh ta thì sẽ như thế nào và thủ tục tố cáo ra sao?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Với sự tín nhiệm của giám đốc anh nhân viên có hành vi đi giao hàng và nhận tiền thanh toán từ khách hàng số tiền trong hoá đơn là 64.000.000 đồng (thực tế đã nhận đủ số tiền nói trên từ khách hàng) nhưng khi về công ty nộp tiền thì anh ta nói khách hàng trả thiếu 20.000.000 đồng (không đúng sự thật, đây là thủ đoạn gian dối) nên chỉ nộp cho công ty 44.000.000 đồng và đã chiếm đoạt 20.000.000 đồng nói trên. Hành vi này có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau: “1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.” Như vậy, công ty của bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an, để cơ quan công an làm rõ về hành vi nói trên, đơn tố cáo bao gồm một số nội dung chính sau: Tên cơ quan, tổ chức gửi đơn; tóm tắt lý lịch người gửi đơn; tóm tắt sự việc xảy ra, ngắn gọn, đủ tình tiết; yêu cầu giải quyết tố cáo và lời cam đoan. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 140 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này." } ]
dua-tien-nho-chay-viec-bi-xu-ly-nhu-the-nao.html
Xin chào! Tôi xin tư vấn một việc như sau: Tôi có đưa cho một người bạn 100.000$ để lo giúp thay đổi vị trí công việc của em trai tôi (qua tìm hiểu tôi biết người này có quan hệ thân thích với một lãnh đạo cấp cao và người này hứa lo được việc cho em trai tôi). Khi đưa do tin tưởng nhau nên không làm giấy biên nhận, nhưng qua các lần nói chuyện, thúc giục tôi có ghi âm bằng điện thoại các lần nói chuyện để làm bằng chứng sau này. Đến nay đã 4 năm mà người đó không lo giúp được cho em tôi mà tắt điện thoại, không liên lạc được, gọi điện thì tắt máy. Tôi xin hỏi: 1). Tôi làm đơn khởi kiện yêu cầu người này trả tiền được không? 2). Bằng chứng để khởi kiện chỉ là các ghi âm cuộc nói chuyện giữa hai người có giá trị không? 3). Tôi có lỗi trong việc này không? Mong sớm nhận được tư vấn. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật lao động 2012 Bộ luật hình sự 1999 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Nghị định 88/2015/NĐ-CP **2. Nội dung tư vấn** Do không rõ việc bạn sử dụng tiền nhằm mục đích chạy việc cho em trai bạn là công việc nào và cơ quan nào nên tùy từng trường hợp và xác định trách nhiệm pháp lý đối với mỗi chủ thể là khác nhau. Trường hợp 1, nếu em trai bạn muốn xin một công việc trong một công ty tư nhân, không phải là công việc trong khu vực nhà nước thì theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động trước khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động không được phép nhận tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng. Người trung gian và người sử dụng lao động biết rõ vấn đề này nhưng cố ý nhận tiền thì người này đang vi phạm pháp luật lao động. Với hành vi này theo quy định tại điểm b) Khoản 2 Điều 5 Nghị định 93/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng và buộc phải trả lại số tiền đã nhận. Ngoài ra, bạn và em trai bạn không phải chịu trách nhiệm gì trong trường hợp này. Trường hợp 2, nếu công việc thuộc khu vực nhà nước, bạn biết người có chức vụ quyền hạn có khả năng xin việc cho em trai bạn và bạn liên hệ với một người có quen biết với người này để làm trung gian chuyển tiền thì hành vi này có thể cấu thành tội phạm hình sự. Cụ thể, theo quy định tại Điều 289 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội đưa hối lộ: > "1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; > > d) Phạm tội nhiều lần; > > …" > > Đối với bạn, do bạn có hành vi dùng tiền để đưa cho người có chức vụ quyền hạn nhằm xin việc cho em trai nên có thể cấu thành tội đưa hối lộ nêu trên. Đối với người trung gian thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm môi giới hối lộ, người nhận tiền để giúp em trai bạn xin việc có chức vụ quyền hạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nhận hối lộ. Như vậy, tùy từng trường hợp mà bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu người nhận tiền của bạn có mục đích lừa đảo, sử dụng thủ toạn gian dối khiến bạn tin tưởng để bạn đưa tiền thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Khi thuộc trường hợp này hoặc trường hợp thứ nhất thì bạn sẽ có quyền đòi lại số tiền bạn đã đưa. Nếu thuộc trường hợp thứ hai và bạn chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ theo quy định tại Khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Đối với cuộc ghi âm mà bạn đã ghi lại cuộc nói chuyện điện thoại, bạn có thể sử dụng khi đưa vụ việc này ra pháp luật, sẽ có tổ chức thẩm định điều này, khi đã thẩm định xong và có kết luận cuộc ghi âm là thật thì có thể dùng làm chứng cứ để làm sáng tỏ hoặc giải quyết vụ việc. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật lao động 2012", "bộ luật hình sự", "bộ luật lao động", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 95/2013/nđ-cp", "nghị định 93/2013/nđ-cp", "nghị định 88/2015/nđ-cp" ]
[ "khoản 2 điều 20 bộ luật lao động 2012", "khoản 6 điều 289 bộ luật hình sự 1999", "điều 139 bộ luật hình sự 1999", "khoản 2 điều 5 nghị định 93/2013/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Khoản 2 Điều 20 Bộ Luật lao động 2012", "content": "Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "18/06/2012", "sign_number": "10/2012/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-lao-dong-2012-22B6B.html" }, "text": "Khoản 2 Điều 20 Bộ Luật lao động 2012\nYêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động." }, { "citation": "Khoản 6 Điều 289 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.\nNgười đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 6 Điều 289 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.\nNgười đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ." }, { "citation": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Khoản 2 Điều 5 Nghị định 93/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa", "content": "Biện pháp khắc phục hậu quả:\nBuộc thay đổi, sửa chữa tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/08/2013", "sign_number": "93/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-93-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-giao-thong-hang-hai-duong-thuy-noi-dia-31FEA.html" }, "text": "Khoản 2 Điều 5 Nghị định 93/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa\nBiện pháp khắc phục hậu quả:\nBuộc thay đổi, sửa chữa tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này." } ]
bi-cao-co-the-yeu-cau-thay-doi-luat-su-ben-nguyen-don-khong.html
Năm đứa trẻ vị thành niên (3 đứa 16 tuổi và 2 đứa 17 tuổi), đánh một trẻ 16 tuổi, xác định thương tật 17%. Sau khi nằm viện mấy ngày thì trẻ này đã đi học lại bình thường. Đã có lệnh khởi tố của Viện kiểm sát theo khoản 2 điều 104 về tội cố ý gây thương tích và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của công an. Sau nhiều lần lấy lời khai, trước khi có lệnh của viện kiểm sát, công an yêu cầu 2 bên tự thỏa thuận mức bồi thường để không ra tòa nhưng bên nguyên không hợp tác vì vậy đã có 2 lệnh nói trên. Bên nguyên đơn yêu cầu bồi thường gần 49 triệu . Bên bị can đề nghị khắc phục hậu quả trước 20 triệu để bên nguyên ký giấy bãi nại nhằm có tình tiết giảm nhẹ khi ra tòa thì luật sư của bên nguyên tác động không chấp nhận 20 triệu mà phải đủ 48 triệu và nói rằng sau khi giao tiền và ký giấy bãi nại thì tòa sẽ đình án, đồng thời có thái độ chứng tỏ mình sẽ thắng kiện khi đưa mức án 7 năm ra tác động những vị phụ huynh có con tham gia vụ đánh nhau mau lo tiền bồi thường. Đề nghị các vị luật sư giúp tôi:   1/ Bên bị cáo có thể xin đổi luật sư của bên nguyên không? 2/ Đã có lệnh khởi tố theo điều 2 rồi thì có thể đình xét xử không?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 Bộ luật Hình sự 1999 Điều 59 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định: > “Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình”. > > Đồng thời Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền lựa chọn hoặc thay đổi người bào chữa của họ. Mặt khác, Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định về quyền và nghĩa vụ của bị cáo đều không xác định quyền được thay đổi người bào chữa của đương sự của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. **Về việc đình chỉ xét xử vụ án** Điều 180 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử khi có một trong những căn cứ sau: – Có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ đối với tội phạm tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 . Do đó, với trường hợp này bị truy cứu về tội phạm tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 không áp dụng đình chỉ theo căn cứ người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm. – Có căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ Tố tụng Hình sự 2003: > “3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; > > 4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; > > 5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; > > 6. Tội phạm đã được đại xá; > > 7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.” > > – Hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà. Như vậy, việc vụ án hình sự bị đình chỉ xét xử trong giai đoạn xét xử khi thuộc một trong những căn cứ liệt kê trên. Nếu vụ án hình sự có một trong các yếu tố quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ Tố tụng Hình sự 2003 hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Trong trường hợp này, thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "khoản 2 điều 105 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 59 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 57 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 50 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 180 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "khoản 1 điều 104 bộ luật hình sự 1999", "khoản 2 điều 104 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.\nTrong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.\nNgười bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nTrong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.\nTrong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.\nNgười bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức." }, { "citation": "Điều 59 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 59. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự\n1. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.\n2. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.\n3. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền:\na) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;\nb) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;\nc) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem biên bản phiên tòa;\nd) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.\nNgười bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này.\nĐối với đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.\n4. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ:\na) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án;\nb) Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 59 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 59. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự\n1. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.\n2. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.\n3. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền:\na) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;\nb) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;\nc) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem biên bản phiên tòa;\nd) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.\nNgười bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này.\nĐối với đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.\n4. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ:\na) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án;\nb) Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ." }, { "citation": "Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 57. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa\n1. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.\n2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:\na) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;\nb) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.\nTrong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.\n3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 57. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa\n1. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.\n2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:\na) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;\nb) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.\nTrong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.\n3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình." }, { "citation": "Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 50. Bị cáo\n1. Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.\n2. Bị cáo có quyền:\na) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;\nb) Tham gia phiên toà;\nc) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;\nd) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;\nđ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;\ne) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;\ng) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;\nh) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;\ni) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;\nk) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.\n3. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 50. Bị cáo\n1. Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.\n2. Bị cáo có quyền:\na) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;\nb) Tham gia phiên toà;\nc) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;\nd) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;\nđ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;\ne) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;\ng) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;\nh) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;\ni) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;\nk) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.\n3. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã." }, { "citation": "Điều 180 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 180. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án\nThẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 160 của Bộ luật này; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà.\nTrong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.\nQuyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 180 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 180. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án\nThẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 160 của Bộ luật này; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà.\nTrong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.\nQuyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật này." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân." }, { "citation": "Khoản 2 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 2 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm." } ]
xu-ly-hanh-vi-pha-hoai-hanh-phuc-gia-dinh-nguoi-khac.html
Cho tôi hỏi là. Tôi có cô bạn thân đang phải gặp khó khăn trong tình cảm vợ chồng. Trước đây cô ấy có yêu một người được 2 năm thì cô ấy biết người đó chỉ lừa gạt tình cảm của cô ấy nên cô ấy đã chia tay cắt đứt mọi liên lạc với người đó( không liên lạc gì với người đó khi đã có chồng). Sau một thời gian thì mọi người giới thiệu một người khác hiện giờ người đó là chồng của cô ấy, tình cảm vợ chồng rất là yên ấm và có hai đứa con. Gần đây gã người yêu của của cô ấy quay lại nhắn tin, gửi ảnh đến chồng cô ấy khiến gia đình cô ấy bất hòa. Bạn cho tôi hỏi người yêu cũ của cô ấy có bị vi phạm pháp luật về tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác và tội bôi nhọ danh dự cô ấy không mong bạn giúp?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật Hình sự 1999 – Nghị định 174/2013/NĐ-CP **2. Nội dung tư vấn:** Bạn nêu người yêu cũ của bạn bạn có nhắn tin, gửi ảnh đến chồng cô ấy khiến gia đình cô ấy bất hòa. Hiện nay, tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác chưa được bộ luật hình sự quy định. Trong trường hợp này, tùy theo mức độ vi phạm của người này và mức độ nghiêm trọng của hành vi này có thể gây ra, bạn của bạn có thể làm đơn ra phía công an để được xem xét giải quyết. Nếu người đàn ông kia có hành vi nhắn tin quấy rối, dùng những lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn bạn và người thân trong gia đình, điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn kia thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác theo quy định Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 như sau: Theo đó, dấu hiệu của tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 như sau: – Khách thể: xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và thân thể của người khác. – Mặt khách quan: hành vi khách quan của tội làm nhục người khác là những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức: lời nói như sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô tục,.. nhằm vào nhân cách, danh dự, để hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại. Hoặc có những hành động như ném các vật bẩn, hắt nước bẩn… vào người hoặc tài sản của người bị hại (có hoặc không kèm theo lời nói thô tục). – Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. – Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi. Xét trong trường hợp của bạn thì người yêu cũ của bạn bạn đã có hành vi nhắn tin để xúc phạm cô ấy, cũng như gửi hình ảnh để gây rối dẫn đến ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình cô ấy. Do đó, để đảm bảo quyền lợi thì bạn của bạn có thể làm đơn trình báo đến cơ quan công an cấp huyện nơi người yêu cũ của cô ấy cư trú. Khi trình báo, cô ấy nên xuất trình chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của người này như tinh nhắn, số điện thoại, thông tin của người này….Cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra, xem xét có khởi tố hay không khởi tố người đàn ông kia. g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;" Trong trường hợp này, bạn của bạn nên có sự cảnh báo thẳn thắn với người có hành vi vi phạm hoặc cũng có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông yêu cầu chặn số điện thoại của người này để chấm dứt ngay tình trạng bị quấy rối, đồng thời, trình báo đến cơ quan công an đề yêu cầu can thiệp, xử lý vụ việc. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 174/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 12 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 12 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự\n1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.\n2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 12 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự\n1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.\n2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng." } ]
lay-lai-tien-nho-chay-viec.html
Xin chào! Tôi có vấn đề này mong bạn giải đáp giúp tôi: Từ tháng 12/2015 mẹ vợ tôi có nhờ đồng chí Trần Quốc Khánh cấp bậc thiếu tá thuộc bộ tư lệnh quân khu 4 xin việc đi dạy vào biên chế cấp 3 cho tôi số tiền là 200 triệu đồng (đưa 2 lần: lần 1 tháng 12/2015 đưa 70 triệu đồng, lần 2 tháng 5/2016 đưa 130 triệu đồng có giấy biên nhận do chính tay ông Khánh viết) và hứa hẹn nhiều lần (Lần lượt số ngày hẹn là: 28/3/2016, 12/4/2016, 22/4/2016, 05/7/2016, 18/7/2016, 25/7/2016, 01/8/2016, 04/8/2016, 10/8/2016, 15/8/2016, 20/8/2016, 30/8/2016, 04/9/2016, 05/9/2016) ngày tôi có quyết định nhưng đến hẹn đều không có. Đến ngày 05/9/2016 tôi không có quyết định biên chế để đi làm và tôi đã gọi điện cho ông Khánh thông báo dừng lại, tôi không chạy việc nữa và xin rút lại toàn bộ số tiền là 200 triệu đồng. Ông Khánh hẹn đến ngày 12/9/2016 sẽ trả nhưng đến ngày hẹn không có và ông Khánh đã gặp và viết giấy hẹn đến ngày 05/10/2016 sẽ trả đủ, nhưng đến ngày hẹn ông Khánh vẫn không trả lại tôi số tiền đó. Xin bạn cho tôi được hỏi là: Bây giờ tôi muốn kiện ông Khánh thì thủ tục kiện như thế nào, kính mong bạn giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009; **2. Nội dung tư vấn:** Theo như bạn trình bày, mẹ vợ bạn dùng số tiền 200 triệu đồng để xin việc cho bạn vào biên chế giáo viên. Đối với hành vi của mẹ vợ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau: > "Điều 289. Tội đưa hối lộ > > 1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; > > d) Phạm tội nhiều lần; > > đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; > > e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. > > …" Người nhận tiền của mẹ vợ nếu trực tiếp chạy việc thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. …" Nếu người nhận tiền của mẹ vợ bạn thông qua người khác để xin việc cho bạn thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm môi giới làm hối lộ theo quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: > "Điều 290. Tội làm môi giới hối lộ > > 1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước; > > d) Phạm tội nhiều lần; > > …" > > Trên thực tế, khi bạn làm đơn tố cáo tới cơ quan công an để lấy lại số tiền nhờ chạy việc thì cơ quan công an có thể xác định người nhận tiền chạy việ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: > "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản > > 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Có tính chất chuyên nghiệp; > > c) Tái phạm nguy hiểm; > > d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; > > đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > …" > > Để lấy lại số tiền nhờ chạy việc, bạn nên làm đơn tường trình gửi tới cơ quan công an cấp huyện nơi người nhận tiền chạy việc cho bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 289 bộ luật hình sự 1999", "điều 279 bộ luật hình sự 1999", "điều 290 bộ luật hình sự 1999", "điều 139 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 289 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 289. Tội đưa hối lộ\n1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nc) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;\nd) Phạm tội nhiều lần;\nđ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;\ne ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.\n6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.\nNgười đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 289 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 289. Tội đưa hối lộ\n1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nc) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;\nd) Phạm tội nhiều lần;\nđ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;\ne ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.\n6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.\nNgười đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ." }, { "citation": "Điều 279 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 279. Tội nhận hối lộ\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Gây hậu quả nghiêm trọng;\nb) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nc) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Phạm tội nhiều lần;\nd) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;\nđ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 279 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 279. Tội nhận hối lộ\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Gây hậu quả nghiêm trọng;\nb) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nc) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Phạm tội nhiều lần;\nd) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;\nđ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản." }, { "citation": "Điều 290 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 290. Tội làm môi giới hối lộ\n1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nc) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;\nd) Phạm tội nhiều lần;\nđ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;\ne ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.\n6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 290 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 290. Tội làm môi giới hối lộ\n1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nc) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;\nd) Phạm tội nhiều lần;\nđ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;\ne ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.\n6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự." }, { "citation": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
xac-dinh-hanh-vi-lam-dung-tin-nhiem-chiem-doat-tai-san.html
Xin chào! Tôi có một thắc mắc cần được bạn giúp đỡ. Tôi là một nhà phân phối. Tôi hỏi bạn như thế này có thể kiện một người tội “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” không? Mỗi tháng công ty đưa ra chương trình khuyến mãi (ví dụ là chương trình khuyến mại là 1 thùng tặng 1 hộp) với một số lượng nhất định (300 thùng) nhưng anh ta lại bán số lượng nhiều hơn phân bổ (giả sử là 900 thùng) và số tiền chênh lệch đó anh ấy nói là công ty sẽ bù cho nhà phân phối. Anh ấy làm như vậy khoảng 5-6 tháng gì đó và tổng nợ đã lên đến gần 200 triệu. Tôi tổng kết số nợ vào một quyển vở rồi đưa cho anh ấy xem bảo anh ấy ký vào. Anh ta ký và ghi nội dung như sau: “Tôi xác nhận công nợ hàng khuyến mãi của công ty đến hết tháng 01-2017 là …..Chi tiết hàng khuyến mãi công ty trả vào từng tháng tôi sẽ gửi sau. Số tiền này sẽ được trừ dần vào mỗi tháng bằng cách trả thưởng chương trình khuyến mãi hàng tháng.” Anh ta đã nghỉ việc và bỏ trốn. Tôi có thể làm đơn tố cáo anh ta tội danh trên được không? Nhờ bạn giải đáp giúp. Cám ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Chúng tôi xin được gọi người bạn đang muốn tố cáo trong tình huống đưa ra là anh A. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bạn đang nghi được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau: “1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.” Như vậy, về cơ bản hành vi của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là phải có dấu hiệu “vạy, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bẳng các hình thức hợp đồng”. Tuy nhiên từ thông tin bạn cung cấp chưa nhận thấy được các yếu tố cơ bản này nên chưa thể khẳng định được là anh A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, bạn cung cấp thông tin, chương trình khuyến mại áp dụng số lượng nhất định là 300 thùng nhưng anh A lại cố tình thực hiện phân cho nhà phân phối của bạn là 900 thùng. Trong trường hợp việc phân phối này là sai với quy định của chương trình khuyến mại thì phần công nợ mà bạn và anh A xác nhận với nhau chưa được coi là tài sản hợp pháp của bạn. Theo những thông tin bạn cung cấp, hành vi của anh A đang có những dấu hiệu của hai tội phạm được quy định của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 sau: – **Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản** 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. – **Điều 278. Tội tham ô tài sản** Tuy nhiên, việc xác định tội danh của anh A là thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án sau quá trình điều tra, xác minh vụ việc chứ không phải là trách nhiệm của bạn – người tố giác hành vi. Theo đó, bạn có quyền thực hiện việc tố giác hành vi của anh A với cơ quan chức năng liên quan để thực hiện việc điều tra xác định tội danh cho anh A theo đúng hành vi của mình và quy định của pháp luật. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 140 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này." } ]
khong-cuu-giup-nguoi-dang-trong-tinh-trang-nguy-hiem-den-tinh-mang.html
Tôi muốn xin bạn tư vấn giúp gia đình tôi vụ việc sau: (Tôi xin trích thông báo của cơ quan công an để bạn nắm). Kết quả giải quyết tin báo khoảng 10 giờ ngày 03/04/2016: N sinh năm 1978 (có giấy phép lái xe mô tô hạng A1 số XXX do Sở giao thông cấp ngày XXX) một mình điều khiển xe mô tô đến nhà anh H ăn cưới. Trong khi ăn cưới N có uống rượu sau đó khoảng 12 giờ 40 phút, N điều khiển xe mô tô đi đến Km18 Quốc Lộ2 theo hướng Tuyên Quang – Hà Giang đâm vào xe ô tô BKS30K-1416 phía trước đang quay đầu xe do P (1973) điều khiển (xe tải 2,5 tấn, P có giấy phép lái xe hạng B2 cấp ngày XXX). Hậu quả N bị thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Huyện nhưng do vết thương quá nặng đã tử vong cùng ngày, về phương tiện mô tô và ô tô hư hỏng nặng. Nguyên nhân: Vào buổi trưa ngày 03/4/2016 N điều khiển xe mô tô biển kiểm sóa XXX đi theo hướng Tuyên Quang-Hà Giang (trong hơi thở có nồng độ cồn kết quả đo được là 0,599mg/lít khi thở) không chú ý quan sát khi phía trước có xe ô tô đi cùng chiều đang quay đầu, vượt ẩu, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ tai nạn giao thông. Đã vi phạm vào khoản 8, khoản 11 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008. Đối với P vào trưa ngày 03/04/2016 điều khiển xe ô tô BKX XXX đang quay đầu trên đoạn đường được phép quay đầu (đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư). Không có lỗi trực tiếp trong vụ tai nạn giao thông. Sau khi tai nạn giao thông xảy ra P đã rời khỏi hiện trường (bỏ trốn đến ngày 04/04/2016 mới đến cơ quan công an trình báo) đã vi phạm khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008. Căn cứ khoản 7 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự: người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, Cơ quan CSĐT Công an huyện A ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, đối với vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 03/4/2016 toàn bộ hồ sơ trên chuyển Đội CSGTTT Công an huyện A xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với P theo thẩm quyền. (Trích nguyên văn thông báo ngày ngay 09/09/2016 của cơ quan CSĐT A: THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM HOẶC KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ, ban hành theo Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013). Tôi đang băn khoăn về kết quả thông báo trên của cơ quan CSĐT công an huyện A, là lỗi của P chỉ vi phạm khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 mà cơ quan CSĐT ghi: Sau khi tai nạn giao thông xảy ra P đã rời khỏi hiện trường (bỏ trốn đến ngày 04/04/2016 mới đến cơ quan công an trình báo) đã vi phạm Khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008. Còn việc cấp cứu người bị nạn thì không thấy nói gì và cũng không có quyết định khởi tố vụ án mà xử lý hành chính là sao? Bạn cho ý kiến tham khảo giải quyết vụ việc trên ra sao? Và gia đình tôi cần làm những việc gì để khiếu nại vụ việc trên? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Căn cứ Điều 102 Bộ luật Hình sự 1999 quy định tội không cứu giúp người đang trong ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau: "Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." Yêu tố cấu thành tội Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau: – **Khách thể**: đối tượng tác động là xử sự cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Xử sự cứu giúp người này là nghĩa vụ được luật quy định và trong trường hợp thực hiện tội phạm, chủ thể đã tác động là biến dạng sử xự hợp pháp này. – **Khách quan**: là hành vi không cứu giúp người khác khi thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Tội phạm thực hiện bằng hành vi không hành động, người phạm tội biết người khác đang trong tình trang nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu giúp ngay thì hậu quả chết người có thể xảy ra. Cách thức mà chủ thể biết được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân có thể do nhìn thấy nghe thấy hay cảm nhận được tín hiệu về tình trạng nguy hiểm đối với nạn nhân hoặc biết được nguồn đó từ một nguồn khác… Trường hợp người có điều kiện cứu giúp và đã cố gắng thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân nhưng hành vi mà họ thực hiện không phù hợp hoặc không có hiệu quả hoặc trường hợp tuy người đó không cứu giúp nạn nhân nhưng vì một nguyên nhân nào đó nạn nhân không chết( VD nạn nhân được người khác cứu giúp) thì không cấu thành tội này. **– Chủ quan**: Lỗi cố ý gián tiếp – **Chủ thể**: là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn, sau khi tai nạn giao thông xảy ra P đã rời khỏi hiện trường (bỏ trốn đến ngày 04/04/2016 mới đến cơ quan công an trình báo). Hành vi của anh P có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy định trên. Để đảm bảo quyền lợ cho gia đình bạn, gia đình bạn có quyền làm đơn tố cáo tới cơ quan công an huyện A để yêu cầu giải quyết. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 102 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 102 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng\n1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:\na) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;\nb) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 102 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng\n1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:\na) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;\nb) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
giai-quyet-vu-an-trom-cho.html
Xin chào! Sau đây tôi xin dựng lại tình huống kính mong bạn tư vấn và cho tôi xin hướng giải quyết. Rạng sáng ngày 25/4/2015, có 2 đối tượng trộm chó đã mang 1 con chó 20kg trị giá 1,3 triệu đồng đến nhà anh trai tôi để bán. Do là người địa phương nên có quen biết, khoảng hơn 4 giờ sáng tên trộm chó đó gọi điện cho anh trai tôi là nhà có con chó ốm muốn bán và bảo mang lên. Khoảng gần 5 giờ mang lên đến nơi rồi thả chó vào chuồng nhưng anh trai tôi chưa trả tiền bảo là để xem chó ốm có bán được không rồi mới trả. Khi đó lực lượng công an ập vào vây bắt thì anh trai tôi mới biết đó là chó ăn trộm. Lực lượng công an bắt tạm giam 2 tên trộm chó luôn. Một thời gian sau họ viết giấy triệu tập anh trai tôi lên làm việc rồi sau đó trả về, mấy ngày tiếp theo họ lại triệu tập lần 2 nhưng họ cũng thả về. Nhưng đến lần triệu tập thứ 3 khi lên đến nơi họ bắt tạm giam. Anh trai tôi 16 năm trước đã bị án hình sự về tội trộm cắp tài sản. Tôi muốn hỏi bạn là việc anh trai tôi đã từng có án như vậy có liên quan đến việc này không? Trước đây thanh niên còn ít tuổi nên bị mắc án như vậy. Bây giờ gia đình anh trai tôi làm ăn buôn bán thịt chó, thịt mèo…có biển mua bán, có giấy phép đăng kí kinh doanh chó mèo và được nhà nước cấp phép cho hành nghề. Vậy tôi kính mong bạn tư vấn giúp tôi xem việc bắt tạm giam như vậy có đúng không? Liệu anh trai tôi có thể được tại ngoại trước khi xử án không? Và nếu bị xử phạt thì anh trai tôi bị phạt thế nào? Tôi rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của bạn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Theo thông tin như bạn cung cấp thì rõ ràng anh trai của bạn ngay tình trong vụ án trộm cắp tài sản này. Nhưng nếu như cơ quan điều tra phát hiện ra anh trai bạn có hành vi cấu kết với hai người này để thực hiện hành vi trộm chó thì anh trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cách đây 16 năm, anh trai bạn đã bị án hình sự về tội trộm cắp tài sản, nếu anh trai bạn đã được xóa án tích thì anh trai bạn được coi như chưa phạm tội, và không ảnh hưởng gì đến vụ án trộm chó lần này. Theo Bộ luật tố tụng hình sự quy định về tạm giữ, tạm giam như sau: **Điều 87. Thời hạn tạm giữ** 1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. 2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. 3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. 4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. **Điều 88. Tạm giam** 1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây: a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. 2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây: a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. 3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn. 4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.” Theo đó, khi có căn cứ cho rằng anh trai của bạn phạm tội và có khả năng sẽ bỏ trốn thì cơ quan công an có quyền bắt tạm giữ anh trai bạn. Thời gian không được phép quá 9 ngày, nếu thấy không có căn cứ thì phải thả anh trai bạn ra ngay. Còn nếu bắt tạm giam thì bắt buộc phải có quyết định khởi tố anh trai bạn về hành vi vi phạm pháp luật trên. **>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:** **024.6294.9155** Trong thời gian chờ xử án, gia đình bạn có thể bảo lĩnh cho anh trai bạn được về nhà, theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự. **“Điều 92. Bảo lĩnh** 1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. 2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.” Anh trai của bạn rất có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 138 Bộ luật hình sự, mức phạt có thể đến 3 năm tù giam. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:** **024.6294.9155** để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 92 bộ luật tố tụng hình sự", "điều 138 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 1988", "content": "Điều 92. Cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra.\nCơ quan điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân và Lực lượng An ninh nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra trong Quân đội và những trường hợp do cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra.\n2- Cơ quan điều tra trong Quân đội điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.\n3- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp sau đây, khi Viện trưởng xét thấy cần thiết:\na) Khi phát hiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;\nb) Khi tiến hành kiểm sát việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạm tội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra khác;\nc) Khi phát hiện tội phạm trong hoạt động tư pháp.\nViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra trong những trường hợp khác.\n4- Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.\n5- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan điều tra do Hội đồng Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/06/1988", "sign_number": "7-LCT/HĐNN8", "signer": "Võ Chí Công", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-to-tung-hinh-su-1988-7-LCT-HDNN8-9262.html" }, "text": "Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 1988\nĐiều 92. Cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra.\nCơ quan điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân và Lực lượng An ninh nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra trong Quân đội và những trường hợp do cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra.\n2- Cơ quan điều tra trong Quân đội điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.\n3- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp sau đây, khi Viện trưởng xét thấy cần thiết:\na) Khi phát hiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;\nb) Khi tiến hành kiểm sát việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạm tội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra khác;\nc) Khi phát hiện tội phạm trong hoạt động tư pháp.\nViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra trong những trường hợp khác.\n4- Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.\n5- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan điều tra do Hội đồng Nhà nước quy định." }, { "citation": "Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 138. Tội trộm cắp tài sản\n1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nđ) Hành hung để tẩu thoát;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 138. Tội trộm cắp tài sản\n1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nđ) Hành hung để tẩu thoát;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng." } ]
boi-thuong-thiet-hai-tai-san-khi-xay-ra-tai-nan-giao-thong.html
Xin cho tôi hỏi 1 vấn đề là tháng vừa rồi tôi mới xảy ra tai nạn với 1 người khác khi đang lưu thông trên quốc lộ 1A thì vào thời điểm tai nạn là khoảng 20h30. Lúc 2 xe đâm vào nhau thì không ai chứng kiến. Lúc ấy tôi có chở theo 1 người bạn cả 2 không đội mũ bảo hiểm vào sang đường không xin nhan. Nhưng người điều khiển kia lại đang trong tình trạng say rượu. Lúc bị tai nạn tôi bị choáng không thể đi được và có bị chấn thương phần mềm. Lúc ấy tôi còn nhìn thấy anh ta cố ý bỏ chạy chứ không hề gọi xe đưa tôi đi viện hay nhờ người giúp đỡ. Thế nhưng giờ gia đình tôi đến nhà anh ấy để giải quyết thỏa thuận thì được biết tin anh ấy đang nằm trong viện. Nhưng theo tôi được biết là khi tại nạn thì anh ta không hề bị làm sao. Giờ gia đình anh ấy bắt đền tôi 25 triệu vì xe anh ấy có bị hỏng. Vậy cho tôi xin hỏi là như thế có đúng không ạ!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Đối với trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì mức bồi thường sẽ được giải quyết như sau: – Trước tiên, tôn trọng thỏa thuận giữa các bên về mức bồi thường. – Nếu các bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 608 và Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: > **"Điều 608.** Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm > > Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: > > 1. Tài sản bị mất; > > 2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; > > 3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; > > 4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. > > Về nguyên tắc thì các thiệt hại này phải là thiệt hại thực tế nên > > > **Điều 617.** Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi > > > Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. > > Như vậy, nếu trường hợp này giải quyết theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ phải bồi thường các thiệt hại trên thực tế quy định tại Điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005 (trong trường hợp này là giá trị tài sản bị hư hỏng trên thực tế). Nếu không tự xác định được giá trị tài sản hư hỏng trên thực tế thì các bên có thể Tổ chức thẩm định định giá chuyên nghiệp trợ giúp. Tuy nhiên với những thông tin bạn đưa ra thì bên kia cũng có lỗi nên Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005 bạn sẽ được giảm trừ mức bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của họ. Nếu các bên vẫn không thể giải quyết được vụ việc này thì có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết vụ án theo trình tự tố tụng. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam****:** – Bồi thường thiệt hại khi tài sản bị hư hỏng – Có thiệt hại xảy ra trong thực tế ở hợp đồng mua tài sản – Nội dung tư vấn thiệt hại xảy ra trong hợp đồng tặng cho tài sản Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:** **024.6294.9155**để được giải đáp. **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại – Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại – Tư vấn luật dân sự miễn phí Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự" ]
[ "điều 608 bộ luật dân sự" ]
[ { "citation": "Điều 608 Bộ luật Dân sự 1995", "content": "Điều 608. Nghĩa vụ thanh toán\nKhi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán những chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.\nCHƯƠNG V\nTRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/10/1995", "sign_number": "44-L/CTN", "signer": "Lê Đức Anh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-1995-44-L-CTN-99DF.html" }, "text": "Điều 608 Bộ luật Dân sự 1995\nĐiều 608. Nghĩa vụ thanh toán\nKhi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán những chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.\nCHƯƠNG V\nTRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG" } ]
gia-mao-giay-to-chiem-doat-tai-san.html
Gia đình tôi có làm giấy thỏa thuận cho đi nhờ đường trên phần đất của gia đình tôi bằng giấy tay , không có công chứng cho ông Huỳnh Văn T (hiện tại giấy tay đó do ông Huỳnh Văn T đang lưu giữ). Sau đó, ông Huỳnh Văn T bán miếng đất trên mà tôi không biết. Người mua đấy nói phần đất mà gia đinh tôi cho đi nhờ là đường đi chung 2 mét nhưng gia đình tôi không đồng ý. Người mua đất mới này khởi kiện gia đình tôi. Lúc đó, gia đình tôi mới biết là có 1 bản cam kết đường đi chung, không phải tờ thỏa thuận như ban đầu mà gia đình tôi đã ký với ông Huỳnh Văn T với nội dung là cho đi nhờ trên phần đất của gia đình tôi. Trong bản cam kết đó lại có chữ ký của gia đình tôi và 1 số chữ ký của người làm chứng, người có liên quan. Vậy gia đinh tôi phải làm như thế nào mới có thể lấy lại đất?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Trường hợp của bạn, bạn cần chứng minh các giấy tờ liên quan đến mảnh đất thuộc lối đi chung này thuộc sở hữu của bạn thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất hay các giấy tờ khác ghi nhận quyền sử dụng, sở hữu của bạn. Bạn cũng cần khẳng định lại nội dung thỏa thuận giữa gia đình bạn và ông Huỳnh Văn T, có chính xác là sự thỏa thuận về lối đi chung hay không? Có chính xác là bạn thỏa thuận về việc cho đi nhờ đường trên phần đất của gia đình bạn không? Nếu nội dung thỏa thuận chính xác như trên, thì giấy cam kết sau đó có nội dung về đường đi chung, không phải giấy tờ thỏa thuận như ban đầu, có chữ ký của bạn cũng như chữ ký của người làm chứng, người có liên quan. Sau đó, ông T thực hiện việc mua bán mảnh đất này thu lợi nhuận cho mình. Hành vi của ông T có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bằng cách dùng chữ ký của bạn, làm gỉả giấy tờ khác nhằm chiếm đoạt mảnh đất này theo quy định tại Khoản 1 Điều 139 Bộ Luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đông đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. **Điều 101 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 quy định:** Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản. Khi đó, trường hợp này, bạn cần gừi đơn hoặc trình báo trực tiếp đến phía cơ quan nêu trên và yêu cầu giải quyết đòi lại mảnh đất của bạn. Bạn có thể gửi kèm theo các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất về mảnh đất này thuộc quyền sử dụng, sở hữu của bạn để phía cơ quan có thẩm quyền có căn cứ, chứng minh, điều tra về hành vi vi phạm mà bạn tố giác, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tố cáo công ty lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Không trả nợ có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. ——————————————————– **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại – Tư vấn luật hình sự miễn phí – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại Lợi dụng Facebook để chiếm đoạt tài sản Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 101 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "khoản 1 điều 139 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 101 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm\nCông dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.\nCơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 101 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm\nCông dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.\nCơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm." } ]
co-phai-lien-doi-boi-thuong-khi-nguoi-vi-pham-da-bo-tron.html
Tôi đang làm cho một Doanh ngiệp tư ở Thái Bình. Do được sự tín nhiệm của Ban giám đốc nên tôi có giới thiệu hàng xóm của tôi vào làm cùng công ty. Ngay sau khi anh này được nhận vào làm việc Ban giám đốc giao cho quản lý một cửa hàng của công ty. Sau khoảng 2 tháng làm việc anh này đã bỏ trốn và có mang theo khoảng 100 triệu đồng mà công ty đã giao cho. Nay vẫn chưa có tin tức gì? Ban giám đốc đã quy trách nhiệm cho tôi, với lí do là vì tin tưởng tôi nên đã nhận và giao tiền cho anh này buộc tôi phải có trách nhiệm với việc anh này đã làm. Công ty còn thông báo nếu anh này không trở về thì tôi phải bồi hoàn cho công ty toàn bộ số tiền trên. Xin hỏi như vậy có đúng không và tôi có chịu liên đới không? Tôi phải làm như thế nào?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau: > **"Điều 20. Đồng phạm** > > 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. > > 2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. > > Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. > > Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. > > Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. > > Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. > > 3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. > > Như vậy, 1 vụ án được coi là có đồng phạm sau khi đáp ứng đủ những điều kiện sau đây: – Có 2 người (đủ điều kiện chủ thể tội phạm) trở lên cùng thực hiện hành vi phạm tội, hành vi của họ có tính chất hỗ trợ, giúp đỡ nhau, thúc đẩy việc đạt được mục đích của hành vi phạm tội. – Về y thức chủ quan của những người đồng phạm phải là lỗi cố ý. ​ Căn cứ vào những gì bạn nêu thì có thể thấy việc anh hàng xóm có hành vi mang tiền của công ty và bỏ trốn có thể là hành vi chiếm đoạt tài sản và ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải thực hiện bồi thường cho doanh nghiệp. Còn về trách nhiệm của bạn, việc anh hàng xóm thực hiện hành vi chiếm đoạt này bạn không thể biết được và không nằm trong mong muốn của bạn, bạn không cùng người đó thực hiện hành vi này (không đủ yếu tố để trở thành đồng phạm). Do vậy bạn không có trách nhiệm phải bồi thường số tiền đó. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Giúp sức thực hiện hành vi lừa đảo có phải là đồng phạm? – Vấn đề đồng phạm trong một số tội phạm có hành vi giết người – Đồng phạm của tội vu khống Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155**để được giải đáp. **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn luật hình sự miễn phí – Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 20 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 20 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 20. Đồng phạm\n1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.\n2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.\nNgười thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.\nNgười tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.\nNgười xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.\nNgười giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.\n3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 20 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 20. Đồng phạm\n1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.\n2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.\nNgười thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.\nNgười tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.\nNgười xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.\nNgười giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.\n3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm." } ]
su-dung-bang-gia-bi-xu-ly-nhu-the-nao.html
Xin chào! Tôi có một vấn đề muốn hỏi và cần sự tư vấn của bạn như sau: Vào ngày 5/10/2016 tôi bị lực lượng cảnh sát 141 kiểm tra hành chính. Tôi đã đưa ra Giấy đăng ký và Giấy phép lái xe máy hạng A1. Sau khi kiểm tra, cảnh sát 141 nói Giấy phép lái xe của tôi là giả. Sau đó tôi bị bàn giao cho công an phường hoàn thiện hồ sơ, trong vòng khoảng 24h hoàn thiện hồ sơ tại phường thì tôi được chuyển lên Công an Quận. Tại đây, sau khi hoàn thiện hồ sơ tại công an Quận tôi được bảo lãnh để về nhà. Tuy nhiên, Chứng minh thư, Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe (nghi giả) và xe máy của tôi bị giữ lại để điều tra. Tôi có hỏi giữ xe của tôi đến bao giờ? Thì cán bộ nói rằng cứ để lại số điện thoại và thông báo cho tôi sau. Tôi muốn hỏi bạn: nếu Giấy phép lái xe là giả thì tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Và hình phạt là như thế nào ạ? (Giấy phép lái xe hạng A1 của tôi không qua thi cử mà chỉ có được thông qua giao dịch với người không quen biết). Xin cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. – Nghị định 46/2016/NĐ-CP. **2. Nội dung tư vấn** Trong các tội quy định trong Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì có một tội liên quan đến làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 như sau: Dấu hiệu của tội làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức như sau: – Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự, không rơi vào trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự khi thực hiện hành vi phạm tội. – Hành vi: Chủ thể tội phạm này thực hiện một trong hai hành vi: Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức; Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. – Hậu quả: không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành cơ bản của tội phạm này, tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân là tội phạm đã hoàn thành. – Lỗi: Chủ thể tội phạm này thực hiện với lỗi cố ý. Như vậy, trong trường hợp này của bạn, việc bạn mua bằng là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Tuy nhiên, bạn sử dụng bằng này không nhằm mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức vì bạn không hề biết bằng bạn đang sử dụng là bằng thật hay bằng giả. Do đó,bạn không phạm tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức. > "Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: > > – Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; > > – Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia. > > ……. > > Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: > > – Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên; > > – Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; > > – Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia". > > Do đó, trong trường hợp này, tùy vào xe của bạn có dung tích xi lanh là bao nhiêu để xác định mức phạt mà bạn phải nộp. Ngoài ra, bạn còn bị tịch thu giấy phép lái xe giả trong trường hợp này. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 46/2016/nđ-cp" ]
[ "điều 267 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 267 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức\n1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội nhiều lần;\nc) Gây hậu quả nghiêm trọng;\nd) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 267 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức\n1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội nhiều lần;\nc) Gây hậu quả nghiêm trọng;\nd) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng." } ]
can-cu-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-toi-cuong-doat-tai-san.html
Xin chào, tôi có vấn đề này mong nhận được sự tư vấn từ bạn. Tôi tên Nam, sống tại Tp.HCM, tôi và bạn gái quen nhau được hơn 5 tháng, lúc đầu tình cảm tốt đẹp nhưng một thời gian sau thì không còn yên ổn vì mỗi lần nói chuyện chỉ có tiền tiền và tiền khiến tôi rất mệt mỏi và căng thẳng. Chưa kể là mỗi lần nói chuyện thì lăng mạ tôi, chửi tôi là thằng chó này chó kia, chửi cả gia đình tôi, nói thật thì không thể ai mà chấp nhận người bạn gái như vậy. Dạo gần đây đòi tôi mua nhẫn và mua vàng cho đeo nhưng vì tôi đi làm không về kịp nên không đưa đi mua được, thế là quát mắng, la chửi thậm tệ. Đòi tôi phải chuyển khoản nếu không sẽ đến chỗ làm của tôi và quậy. Vì không muốn ảnh hưởng chỗ làm nên tôi chạy vay mượn được 7 triệu và đưa. Rồi sau đó nói là muốn đi khám bệnh, đòi tôi đưa tiền tiếp, đòi 2 triệu và liên tục như vậy. Bắt tôi phải chuyển tiền hằng tháng cho đến khi đủ 200 triệu. Tôi rất áp lực, tôi mong bạn tư vấn gíup tôi có cách nào để giải quyết được không? Tôi xin cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: 1. Cơ sở pháp lý: Bộ luật hình sự 1999 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 2. Nội dung tư vấn Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13, lùi hiệu lực thi hành Bộ luật hình sự 2015, nay vẫn áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Như bạn trình bày, anh trai bạn có hành vi thường xuyên về nhà cưỡng chế hành hung bố mẹ, lấy dao đe dọa gia đình bạn để lấy tài sản trong gia đình đem đi bán kiếm tiền sử dụng ma túy, thì anh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự 1999. > “1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Có tổ chức; > > **>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:** **024.6294.9155** > b) Có tính chất chuyên nghiệp; > > c) Tái phạm nguy hiểm; > > d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > đ) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả nghiêm trọng > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” > > Để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn, gia đình bạn có quyền làm đơn tố cáo tới Cơ quan công an cấp huyện nơi anh trai bạn đang sinh sống để giải quyết. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 2015" ]
[ "điều 135 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 135 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản\n1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 135 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản\n1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản." } ]
sua-chua-chung-minh-nhan-dan-cua-nguoi-khac-de-mua-dien-thoai-tra-gop.html
Xin chào! Tôi có một vấn đề muốn hỏi và cần sự tư vấn của bạn như sau: Khi tôi lấy trộm chứng minh thư và sổ hộ khẩu của người khác để đi mua điện thoại trả góp sự việc như sau: Khi tôi lấy trộm chứng minh của người khác và bóc ảnh của chứng minh thư của người đó ra và dán ảnh của mình vào rồi mang sổ hộ khẩu và chứng minh tôi làm giả đó để đi mua điện thoại trả góp ở Cầu Giấy, giá mua điện thoại trả góp là 12 triệu lúc đó tôi trả trước được 50% là 6 triệu, lúc mua là tháng 10 năm 2015 đến nay tôi chưa trả tiền 1 tháng nào đến tháng 6/2016 tôi bị công an Từ liêm bắt và số nợ ngân hàng của tôi là 16 triệu. Với hành vi trên của tôi thì tôi bị công an truy cứu như thế nào mong bạn giải đáp cho tôi.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Nghị định 167/2013/NĐ-CP Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 **2. Nội dung tư vấn** Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phong cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì việc bạn trộm chứng minh nhân dân và hô “2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú; c) Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; d) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;” Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân “2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân; c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.” Theo Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: > "1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm." > > Như vậy với hành vi lấy trộm hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người khác sau đó dán ảnh của bạn vào và mang chứng minh nhân dân cùng hộ khẩu đó đi mua điện thoại trả góp thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu với hành vi “Sử dụng sổ hộ khẩu vi trái quy định của pháp luật;”; phạt 1 triệu đến 2 triệu với hành vi “Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật” Bạn cũng sẽ bị truy cứu trách nhiêm hình sự với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với hành vi gian dối là sử dụng sổ hộ khẩu,chứng minh thư của người khác nhưng dán ảnh mình để mua điện thoại trả góp với giá trị tài sản chiếm đoạt là 50% giá trị chiếc điện thoại trả góp– 6 triệu đồng- và khoản tiền lãi bạn chưa trả trong khoảng thời gian từ khi mua điện thoại đến khi bị bắt. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 139 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
khoi-to-hinh-su-nguoi-co-hanh-vi-hanh-hung-nguoi-khac.html
Xin chào! Cho tôi tư vấn vấn đề này. Hiện nay, bố tôi đã về hưu ở độ tuổi 65. Vừa qua gia đình tôi và gia đình một người hàng xóm có xảy ra việc tranh chấp đất đai. Nguyên đám đất nói trên là của gia đình tôi canh tác từ năm 1982 đến nay nhưng bây giờ nằm trong vùng quy hoạch dự án. Gia đình hàng xóm sống cạnh thửa đất nhà tôi canh tác họ tranh chấp với gia đình tôi, bảo đây là vườn nhà họ, họ đứng ra lập thủ tục kê khai với ban bồi thường dự án. Bức xúc trước việc này, bố tôi đã gửi đơn lên chính quyền địa phương là thôn, xã nơi cư trú. Vào buổi hòa giải do chính quyền thôn tổ chức, thành phần tham dự tại buổi hòa giải gồm có chính quyền địa phương, tổ hòa giải và gia đình tôi có bố tôi và gia đình bên tranh chấp có chủ hộ và con trai ông ta. Đang trong lúc phát biểu ý kiến con trai ông ta bất ngờ bóp cổ và đánh đập hành hung với bố tôi. Buổi hòa giải bất thành và tại đó bố tôi được mọi người can ngăn nên bố tôi được thoát nạn, khi đó con trai đã bỏ về. Nay gia đình tôi đã gửi đơn báo cáo lên công an xã nhưng được giải quyết. Vậy tôi nhờ bạn tư vấn giúp tôi con trai ông ta bị vi phạm tội gì và gia đình tôi thưa kiện ở đâu để được giải quyết. Xin cảm ơn rất nhiều!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật hình sự 1999 – Bộ luật Dân sự 2015 – Nghị định 167/2013/NĐ-CP **2. Nội dung tư vấn** Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi này mà người thực hiện hành vi này có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tổn hại về sức khỏe do hành vi đó gây ra. Thứ nhất, Nếu tính chất hành vi và mức độ thiệt hại đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì hành vi cố ý gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích. Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: > **"Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác** > > 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: > > a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; > > b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; > > c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; > > d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; > > đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; > > e) Có tổ chức; > > g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; > > h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; > > i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; > > k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. > > 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. > > 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. > > 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." > > Theo đó, để xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà anh kia gây ra thì phải xác định được tỷ lệ thương tật của bố bạn. Để xác định tỷ lệ thương tật thì phải có quyết định trưng cầu giám định về tỷ lệ thương tật của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này, người có hành vi hành hung bố của bạn tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi để xem xét có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu tỷ lệ thương tật của của bố bạn từ 11% trở lên, hoặc có thể dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại các điểm từ a đến k của Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 và có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bố bạn thì trong trường hợp này người có hành vi hành hung sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 Nếu hành vi gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác chỉ dừng ở mức độ xử lý hành chính, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo Điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xâm hại sức khoẻ của người khác. Trong trường hợp này, bố của bạn có thể làm đơn tố cáo trực tiếp đến cơ quan công an nơi xảy ra hành vi vi phạm để xử lý hành vi vi phạm nêu trên. Ngoài việc có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác thì người thực hiện hành vi còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị xâm hại. Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: **Thứ nhất:** Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại. Thiệt hại khác do luật quy định. **Thứ hai:** Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của Hội đồng xét xử không? Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật hình sự", "bộ luật dân sự 2015", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp", "nghị định số 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 590 bộ luật dân sự 2015", "khoản 1 điều 104 bộ luật hình sự 1999", "khoản 3 điều 5 nghị định số 167/2013/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Điều 590 Bộ luật dân sự 2015", "content": "Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;\nb) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;\nc) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;\nd) Thiệt hại khác do luật quy định.\n2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "24/11/2015", "sign_number": "91/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-dan-su-2015-48517.html" }, "text": "Điều 590 Bộ luật dân sự 2015\nĐiều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;\nb) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;\nc) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;\nd) Thiệt hại khác do luật quy định.\n2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân." }, { "citation": "Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình", "content": "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;\nb) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;\nc) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;\nd) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;\nđ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;\ne) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;\ng) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;\nh) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;\ni) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;\nk) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;\nl) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;\nm) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "12/11/2013", "sign_number": "167/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-167-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-ninh-an-toan-xa-hoi-phong-chua-chay-34230.html" }, "text": "Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình\nPhạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;\nb) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;\nc) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;\nd) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;\nđ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;\ne) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;\ng) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;\nh) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;\ni) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;\nk) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;\nl) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;\nm) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”." } ]
xu-ly-nguoi-chu-co-hanh-vi-gay-thuong-tich-cho-chau.html
Anh chồng tôi đang sen vuông thì bị chú ruột và các con ông dùng dao, kéo và cây nhàu xuống vuông tôm của anh 2 tôi để chém anh 2 tôi và em chồng út tôi. Trước khi sên vuông anh chồng tôi đã có đến UBND xã để xin phép và được chấp nhận vì anh chồng tôi đang sên bên phần mương tôm của anh tôi chứ không đụng đến phần bờ đang tranh chấp, cũng nói thêm là phần bờ vuông này trước đây anh 2 tôi ra riêng được cha mẹ cho sử dụng đến năm 2012 thì bị chú chồng tôi lấn chiếm, về mặt giấy tờ pháp lý và những hộ gia đình lân cận kể cả những người lớn tuổi điều biết. Khi đưa ra địa phương giải quyết thì phần bờ trên là của anh 2 tôi, đến án sơ thẩm củng là của anh 2 tôi nhưng đến phúc thẩm thì tòa án không căn cứ vào bằng khoán, người làm chứng và một số giấy tờ có liên quan để chứng minh phần bờ vuông là của anh 2 tôi mà chỉ căn cứ vào phần đất trước đây của cha tôi dư bởi cha tôi lấn chiếm. Nhưng thực tế thì không những đất của cha tôi dư mà tất cả các hộ dân điiều dư ra do trước đó dụng cụ đo đạc và kỹ thuật còn lạc hậu, đất của chú ruột tôi cũng dư. Như vậy tòa án chỉ căn cứ vào khía cạnh dó là không hợp lí và anh tôi đã có chồng án đến tòa tối cao nhưng chưa giải quyết gì. Đến tháng 09/2016 thì chú ruột anh tôi cùng các con ông ngang nhiên chém anh chồng tôi 04 dao ở đầu bị chấn thương sọ não và 02 dao ở 02 tay bị bong mãnh xương phải điều trị ở nhà thương trợ rẩy. Chú chồng tôi bất chấp sự có mặt của công an chính quyền địa phương rất nhiều lần cầm dao hành hung anh chồng tôi đến khi anh chồng tôi xuất viện về mướn người sên thì ông vẫn tiếp tục dùng dao để chay qua chém anh chồng tôi với hành vi cố chấp như vậy của ông nhưng vẫn không thấy công an bắt ông ấy. Gia đình tôi vô cùng bức xúc trước hành động như vậy, anh chồng tôi đã đi giám định nhưng cũng chưa thấy kết quả phản hồi là bao nhiêu phần trăm. Vậy theo những gi tôi kể trên thì chú chồng tôi có bị tội gì không mà ông vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, còn anh chồng tôi thì hàng ngày phải đi làm thuê, bắt ba khía, phụ hồ … vuông thì không canh tác được do ông luôn ngăn cản một các bạo lực. Giờ anh chồng tôi phải làm sao? Rất mong quý luật sư thông tình chỉ dẫn để anh tôi được ổn đinh lo cho gia đình và các con của anh.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý:** – Bộ luật hình sự 1999; – Bộ luật dân sự 2015. **2.Nội dung tư vấn:** Theo bạn trình bày thì chú chồng bạn có hành vi dùng dao gây thương tích cho anh chồng bạn. Anh chồng bạn bị chém 4 nhát dao dẫn đến chấn thương sọ não và bị chém 2 nhát dao ở 2 tay bị bong mãnh xương. Sau đó, chú chồng bạn vẫn thường xuyên có những hành vi dùng dao để gây thương tích cho anh chồng bạn. Đồng thời anh chồng bạn có quyền yêu cầu người chú bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015: – Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của anh chồng bạn. – Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của anh chồng bạn;nếu thu nhập thực tế của anh chồng bạn không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; – Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc anh chồng bạn trong thời gian điều trị; nếu anh chồng bạn mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc anh chồng bạn; – Chú chồng bạn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà anh chồng bạn gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật hình sự", "bộ luật dân sự 2015", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 590 bộ luật dân sự 2015" ]
[ { "citation": "Điều 590 Bộ luật dân sự 2015", "content": "Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;\nb) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;\nc) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;\nd) Thiệt hại khác do luật quy định.\n2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "24/11/2015", "sign_number": "91/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-dan-su-2015-48517.html" }, "text": "Điều 590 Bộ luật dân sự 2015\nĐiều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;\nb) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;\nc) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;\nd) Thiệt hại khác do luật quy định.\n2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định." } ]
kho-khan-chua-tra-duoc-tien-vay-ngan-hang-thi-co-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-khong.html
Xin chào! Tôi có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến của bạn ạ. Vào tháng 7 năm 2015 em gái tôi có vay tiêu dùng tại ngân hàng FC với số tiền là 25 triệu nhưng chỉ nhận được 24 triệu còn 1 triệu là tiền phí bảo hiểm. Em gái tôi phải trả góp trong vòng 36 tháng mỗi tháng trả 1480.000đ bằng tổng số tiền là 53 triệu 280.000đ và đã trả được 18 tháng vào cuối năm 2017 em gái về quê sinh con, điều kiên kinh tế khó khăn nên đã trễ trả 4 tháng hôm qua nhận em nhận được thư quyết định khởi kiện của ngân hàng FC do Tòa Án nhân dân Bình Dương gừi về nhưng trong thư không có dấu của tòa án mà là của ngân hàng FC. Vậy bạn cho tôi hỏi nếu bây giờ em gái tôi chưa thể trả số tiền còn nợ lại là 23 triệu 70020 đồng trong vòng 3 ngày thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không và nếu truy cứu trách nghiệm hình sự thì em gái tôi có bị pham vào Điều 140 Bộ luật hình sự hay không?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Theo như bạn trình bày thì năm 2015 em gái bạn có một khoản vay với ngân hàng FC số tiền 25 triệu, trả góp trong 36 tháng, đã trả được 18 tháng vào cuối năm 2017. Còn nợ lại ngân hàng 23 triệu 700 nghìn đồng. Căn cứ theo Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: “Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm; e) Gây hậu quả nghiêm trọng. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.” Các yếu tố cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Phải làm gì khi bị lừa chuyển tiền vào tài khoản để mua hàng online?– Chủ thể: Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự – Khách thể: Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác. – Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi: bao gồm các giai đoạn: ) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác ) Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bồi thường thiệt hại Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản. Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm. – Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý Mục đích: chiếm đoạt tài sản. Theo đó, nếu sau khi ký hợp đồng vay tiền với Ngân hàng mà em bạn có ý định chiếm đoạt số tài sản đó thông qua hành vi gian dối, bổ trốn hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng chi trả thì khi đó em bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp em bạn đã trả được 18 tháng tiền vay nhưng bạn không trình bãy rõ khi em bạn về quê sinh em bé có thông báo lại cho phía bên ngân hàng về việc di chuyển nơi cư trú hay không? Nên rất khó xác định em bạn có hành vi “bỏ trốn” hay không? Và khi về quê, chậm trả 4 tháng, em bạn có liên lạc với phía bên ngân hàng thỏa thuận về việc chậm trả hay không? Do vậy, nếu em bạn không thỏa thuận việc chậm trả tiền vay hoặc không thông báo về việc di chuyển khỏi nơi cư trú với bên Ngân hàng thì có thể em bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 nêu trên. Thế nào là lừa đảo? Một hành vi thế nào được coi là lừa đảo? Bên cạnh đó, theo Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau: "Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác." Theo đó, trong trường hợp vay có lãi mà đến hạn em bạn không trả hoặc trả không đầy đủ thì em bạn phái có trách nhiệm trả lãi cho bên Ngân Hàng theo quy định tại khoản 5 nêu trên. Căn cứ Điều 22 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: "Điều 22. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án. 1. Tòa án có trách nhiệm tống đạt, chuyển giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án theo quy định của Bộ luật này. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án." Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chuyển giấy triệu tập hoặc giấy mời hoặc các giấy tờ khác của Tòa án khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án. Việc em bạn nhận được giấy khởi kiện của Tòa án nhưng bạn không trình bày rõ bạn nhận được bằng hình thức nào? Còn việc giấy "quyết định khởi kiện" bạn nhận được không có dấu của Tòa án mà chỉ có dấu của Ngân Hàng thì bạn nên xác nhận lại bằng cách liên hệ với Tòa án nhân dân Bình Dương về việc này. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng dân sự", "bộ luật hình sự", "luật hình sự sửa đổi", "bộ luật tố tụng dân sự 2015", "bộ luật dân sự", "bộ luật hình sự sửa đổi 2009", "bộ luật hình sự sửa đổi", "bộ luật dân sự 2015" ]
[ "điều 22 bộ luật tố tụng dân sự 2015", "điều 466 bộ luật dân sự 2015" ]
[ { "citation": "Điều 22 Bộ luật tố tụng dân sự 2015", "content": "Điều 22. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án\n1. Tòa án có trách nhiệm tống đạt, chuyển giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.\n2. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "25/11/2015", "sign_number": "92/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-to-tung-dan-su-2015-4879D.html" }, "text": "Điều 22 Bộ luật tố tụng dân sự 2015\nĐiều 22. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án\n1. Tòa án có trách nhiệm tống đạt, chuyển giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.\n2. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án." }, { "citation": "Điều 466 Bộ luật dân sự 2015", "content": "Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay\n1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\n2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.\n3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\n4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.\n5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:\na) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;\nb) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "24/11/2015", "sign_number": "91/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-dan-su-2015-48517.html" }, "text": "Điều 466 Bộ luật dân sự 2015\nĐiều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay\n1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\n2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.\n3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\n4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.\n5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:\na) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;\nb) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác." } ]
to-cao-hanh-vi-danh-dap-gay-thuong-tich-35.html
Xin chào! Tôi muốn nhờ bạn tư vấn cho tôi một sự việc như thế này ạ. 4 ngày trước chồng tôi đi làm xa nhà có cãi cọ với người cùng chỗ làm vì chuyện trong công việc. Người ta cậy gần nhà nên đã gọi bố và anh em nhà họ, khoảng chục người mang hung khí như dao, gậy sắt tới đánh chém chồng tôi. Chồng tôi bị đánh vào đầu và tay. Kết quả kiểm tra của bệnh viện thì chồng tôi bị thương 35%. Hôm xảy ra sự việc gia đình tôi gọi Công an nhưng chỉ có công an xã đến lập biên bản. Mấy ngày nay tôi chưa thấy công an ngó ngàng tới sự việc trên. Vì là công an xã, lại là xã của họ, mình là người ở xa nên tôi sợ họ không giải quyết. Bạn có thể tư vấn giúp tôi các bước tôi nên làm để đòi lại công bằng cho chồng tôi với ạ. Và tội của những người kia sẽ bị xử lý như thế nào ạ! Tôi chân thành cảm ơn bạn nhiều!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Cơ sở pháp lý** – Bộ luật dân sự 2015 – Bộ luật hình sự năm 1999 – Nghị định 167/2013/NĐ-CP **2. Nội dung tư vấn** **Thứ nhất, trách nhiệm hành chính:** – Căn cứ các quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau: > **"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng** > > 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau; > > … > > 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác; > > b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; > > c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau; > > … e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác; … > > 4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; > > … > > 5. Hình thức xử phạt bổ sung: > > Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này." > > Như vậy, đối với hành vi đánh nhau, xúi giục, lôi kéo người khác đánh nhau có sử dụng vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình nêu trên. **Thứ hai, về trách nhiệm hình sự:** – Căn cứ Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác như sau: > **"Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác** > > 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: > > a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; > > b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; > > c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; > > d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; > > đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; > > e) Có tổ chức; > > g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; > > h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; > > i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; > > k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. > > 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. > > 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. > > 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." > > Trong trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn có tỷ lệ thương tật do bệnh viện xác nhận là 35% mang tính chất tham khảo (kết luận cuối cùng do cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành giám định) và có tình tiết người đánh chồng bạn sử dụng hung khí nguy hiểm theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 nêu trên thì có thể cấu thành tội phạm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo trường hợp tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 và mức xử phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Trong trường hợp phạm tội tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 và có tố giác của người bị hại thì thẩm quyền khởi tố thuộc về cơ quan công an có thẩm quyền. – Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau: > **"Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố** > > 1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. > > 2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. > > Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng. > > 3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết. > > Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm. > > 4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố." > > **>>> Luật sư tư vấn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích qua tổng đài:** **024.6294.9155** **Thứ ba, trách nhiệm dân sự:** – Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: **"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại** 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này." Như vậy,, đối với hành vi xâm phạm sức khoẻ của người khác gây thiệt hại thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. – Căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm như sau: > **"Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm** > > 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: > > a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; > > b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; > > c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; > > d) Thiệt hại khác do luật quy định. > > 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định." > > Trong trường hợp của bạn, chồng bạn bị thiệt hại về sức khoẻ mà theo xác nhận của bệnh viện mức thương tật là 35% và đã có biên bản xác nhận sự việc của công an xã thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện đến Toà án yêu cầu bồi thường dân sự về thiệt hại về sức khoẻ. Mức bồi thường thiệt hại được quy định theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 nêu trên. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật dân sự", "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "bộ luật dân sự 2015", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "khoản 1 điều 104 bộ luật hình sự", "điều 584 bộ luật dân sự 2015" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân." }, { "citation": "Điều 584 Bộ luật dân sự 2015", "content": "Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại\n1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.\n2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.\n3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "24/11/2015", "sign_number": "91/2015/QH13", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-dan-su-2015-48517.html" }, "text": "Điều 584 Bộ luật dân sự 2015\nĐiều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại\n1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.\n2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.\n3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này." } ]
gay-tai-nan-giao-thong-lam-chet-nguoi.html
Chồng tôi là tài xế chạy xe đầu kéo cho 1 công ty. Đầu tháng 4/2013 anh gây tai nạn chết người. Đến giữa tháng 11/2013 anh bị tạm giam để điều tra. Theo như tôi được biết thì biên bản ghi lỗi của anh 100% mặc dù nạn nhân chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện vì anh chạy vào đường cấm (do lúc đó có 1 vụ tai nạn xảy ra trên đường chính đang lưu thông) và không xuất trình được bằng lái (bằng lái đang bị tạm giữ). Vậy xin cho hỏi: Anh có thể bị kết án bao lâu (sau khi xảy ra tai nạn gia đình và cty đã đền bù thiệt hại cho gia đình nạn nhân và họ cũng đã làm đơn xin bãi nại)? Có thể xin chuyển về quê anh (Tiền Giang) thụ lý án trong thời gian bị giam không vì để tiện cho việc thăm nuôi ảnh (anh đang bị tạm giữ ở quận Bình Tân, TPHCM)?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Hành vi của chồng bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự quy định như sau: “**Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ** 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; […]” Như vậy, khung hình phạt được đưa ra là phạt tù từ ba năm đến mười năm. Việc người có hành vi phạm tội phải thi hành án tại trại giam nào là do Toà án quyết định và do Cơ quan thi hành án hình sự kết hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác thi hành. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155**để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "khoản 2 điều 202 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Khoản 2 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 2 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng." } ]
bat-giu-ve-hanh-vi-lam-dung-chuc-quyen-thu-them-phi.html
Gia đình tôi đang rất rối trong vụ việc của anh trai. Kính mong quý a.c luật sư tư vấn giúp gia đình tôi ạ. Sự việc là: Anh trai tôi làm việc tại trạm kiểm dịch thực vật, công an dàn cảnh cho chủ 1 doanh nghiệp đưa tiền (bồi dưỡng) là tiền ngoài khoản thu phí nhà nước do doanh nghiệp cho, rồi công an ập vào bắt giữ giấy tờ sổ sách trong đó có sổ ghi chép số tiền chia cho các thành viên trong trạm. Công an nói lý do bắt anh là: lạm dụng chức quyền. Anh bị tạm giam 9 ngày, sau 9 ngày đó họ sẽ làm gì, và những người còn lại có bị bắt không. Những người còn lại cũng đc triệu tập lấy lời khai, họ bảo trạm đã thu tiền ngoài phí cho nhà nước là thu theo hình thức nào, ai chỉ đạo, ai thống nhất, nhưng thực tế tiền đó do doanh nghiệp tự cho, anh em trong trạm nộp lại cho thủ quỷ của trạm giữ rồi chia cho các anh và phục vụ cho sinh hoạt của trạm. Vậy tiền đó có gọi là tiền phạm pháp, thu sai hay tham nhũng và cấu thành tội không? Và những người cũng nhận đó chịu trách nhiệm pháp lý gì?.Doanh nghiệp cũng đã được triệu tập và khai là tiền đó họ cho anh em trong trạm chứ ko phải tiền thu phí ngoài ngân sách hay ép buộc cho?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ Luật Hình Sự 1999 ( Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009); – Luật Phòng, Chống tham nhũng 2005. **2. Luật sư tư vấn:** Số tiền mà doanh nghiệp cho anh em trong trạm được coi là vi phạm pháp luật theo Luật Phòng, Chống tham nhũng 2005: > **“Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức** > > 1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước làm quà tặng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. > > 2. Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. > > 3. Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi. > > 4. Chính phủ quy định chi tiết việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức.” > > Anh bạn nhận tiền trong khi đang đảm nhiệm chức vụ nhà nước để cho doanh nghiệp qua trạm kiểm dịch hay với mục đích bôi trơn cho cán bộ, anh bạn và những người trong trạm kiểm dịch có liên quan đã vụ lợi vật chất gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. > **“Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ** > > 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. > > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Phạm tội nhiều lần; > > c) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm. > > 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.” > > Những người có liên quan đến số tiền anh bạn nhận sẽ được coi là đồng phạm theo Điều 20 Bộ Luật Hình Sự 1999 ( Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009): > **“Điều 20. Đồng phạm** > > 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. > > 2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. > > Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. > > Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. > > Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. > > Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. > > 3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm” > > Như vậy, Công an sẽ điều tra để xem xét có phải là đồng phạm có tổ chức hay không, anh bạn là đồng phạm hay là người tổ chức, cầm đầu, vạch kế hoạch thực hiện tội phạm tùy theo đó mà mức chịu trách nhiệm hình sự khác nhau. Cơ quan công an sẽ tiến hành tạm giam anh bạn để điều tra, sau đó xác định đủ căn cứ dấu hiệu phạm tội sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, bạn lưu ý chi tiết bạn cung cấp là công an dàn dựng, bạn nên làm rõ nội dung này để có thể giải quyết được vấn đề của anh trai bạn theo các quy định nêu trên. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "luật phòng, chống tham nhũng 2005", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "luật phòng, chống tham nhũng", "luật hình sự sửa đổi", "bộ luật hình sự sửa đổi" ]
[ "điều 20 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 20 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 20. Đồng phạm\n1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.\n2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.\nNgười thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.\nNgười tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.\nNgười xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.\nNgười giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.\n3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 20 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 20. Đồng phạm\n1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.\n2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.\nNgười thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.\nNgười tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.\nNgười xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.\nNgười giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.\n3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm." } ]
hau-qua-khi-tham-gia-giao-thong-gay-tai-nan-chet-nguoi.html
Xin chào! Tôi xin kể qua sự việc như sau: Ngày 6.2.2016 bố tôi bị tai nạn giao thông tại QL 1A (ngã 4 gần nhà). Biên bản do CSGT lập ban đầu có thể tóm tắt như sau. Bố tôi điều khiển xe máy ở làn đường bên phải cùng chiều với lái xe tải, hướng Hà Nội – Thanh Hóa và cùng dừng đèn đỏ. Khi tín hiệu đèn xanh bật, bố tôi bật xi nhan và rẽ trái quay sang đường bên kia để đi về hướng hà nội, đi được 5,5 m thì xe tải cũng đi và đâm chính diện mặt xe tải vào xe máy, điểm đổ xe máy là 7,5 m từ vạch dừng đèn đỏ. Sau đó bố tôi ngã xuống và bị chính xe này cán qua đầu, chết tại chỗ, xe tải đi tiếp đến 55m sau mới dừng lại phía bên trái sát đường, kẹp theo xe máy của bố tôi ở phần két nước đầu xe tải. Ngay tối hôm đó, lái xe tải được bảo lãnh về nhà ăn tết. Chúng tôi cũng được phía công an thành phố báo là đang thu thập chứng cứ, chờ gia đình tôi và bên phía nhà xe thương lượng đền bù để giải quyết dân sự. 2 bên mới gặp nhau 1 lần và chưa thống nhất được mức đền bù. Ngày 1.3.2016 tôi nghe bạn bè nói xe tải đã được bảo lãnh ra khỏi công an thành phố để tiếp tục lăn bánh. Tôi xin tư vấn mấy việc sau: 1. Công an thành phố 2 lần cho bên gây tai nạn giao thông bảo lãnh người và xe ra khỏi khu vực tạm giữ như thế có đúng luật hay không? 2. Nếu gia đình muốn đưa vụ việc ra tòa dân sự/ hình sự thì có lợi và hại như thế nào? Thủ tục làm việc này như thế nào? 3. Nếu khởi kiện mà thắng kiện thì gia đình được đền bù tối đa bao nhiêu tiền? Bên gây tai nạn có phải chịu thi hành án phạt tù giam vì gây chết người không? Tối đa bao nhiêu thời gian? Xin chân thành cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: 1. Căn cứ Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về Bảo lĩnh như sau: “1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. 2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. 3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh. 4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức. 5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.” Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định cho họ được bảo lĩnh. Hiện nay không quy định số lần bảo lĩnh tối đa là mấy lần, do đó chỉ căn cứ vào tính chất cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để quyết định cho bảo lĩnh. 2. Căn cứ Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: “1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Với hành vi gây tai nạn giao thông có hậu quả chết người xảy ra thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Nếu người lái xe đó có một trong những hành vi như: Không có giấy phép lái xe, lái xe trong khi say rượu,… thì đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Bạn làm đơn tố cáo gửi trực tiếp lên cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra hành vi tai nạn giao thông để cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh làm rõ hành vi. 3. Khoản bồi thường được nhận như sau: Căn cứ Điều 610 Bộ luật dân sự 2005 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau: “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.” Căn cứ Mục 2 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau: “2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này. 2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ… 2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. ****>>> Lu****ậ****t sư tư v****ấ****n pháp lu****ậ****t tr****ự****c tuy****ế****n qua t****ổ****ng đài:**** **024.6294.9155** Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm. b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng. – Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; – Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; – Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; – Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; – Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; – Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; – Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; – Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; – Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. 2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại… d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Như vậy, nếu khởi kiện về vấn đề bồi thường dân sự gia đình anh sẽ được bồi thường những khoản cụ thể như sau: – Chi phí mai táng, chi phí mai táng theo từng địa phương, anh kê ra các khoản phải chi khi làm mai táng cho bố anh. – Cấp dưỡng: ông bà nội, ông bà ngoại, mẹ anh nếu đang còn sống và không còn khả năng lao động. Con nếu con dưới 18 tuổi hoặc nếu đủ 18 tuổi trở lên và không còn khả năng lao động. Anh, em nếu chưa thành niên hoặc không có khả năng lao động, người mất là người trực tiếp nuôi dưỡng. Khoản tiền này do 2 bên tự thỏa thuận, anh xem xét tình hình gia đình, căn cứ mức thu nhập để yêu cầu bên kia bồi thường khoản hợp lý. -Khoản tiền bồi thường để bù đắp về tinh thần cho những người thân thích của người bị thiệt hại do 2 bên tự thỏa thuận, tuy nhiên không được quá 60 tháng tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. Hiện nay, mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là 1.150.000. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người – Gây tai nạn làm 3 người chết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? – 16 tuổi gây tai nạn chết người có bị khởi tố hình sự? Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:** **024.6294.9155** để được giải đáp. ——————————————————– **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại – Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua tổng đài – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 024.6294.9155 Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật dân sự", "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003" ]
[ "khoản 1 điều 202 bộ luật hình sự 1999", "khoản 2 điều 202 bộ luật hình sự 1999", "điều 610 bộ luật dân sự 2005", "điều 92 bộ luật tố tụng hình sự 2003" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm." }, { "citation": "Khoản 2 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 2 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng." }, { "citation": "Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.\n2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.\n2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." }, { "citation": "Điều 92 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 92. Bảo lĩnh\n1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.\n2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.\n3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.\n4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.\n5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 92 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 92. Bảo lĩnh\n1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.\n2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.\n3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.\n4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.\n5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác." } ]
hoi-ve-hanh-vi-xuc-pham-danh-du-nguoi-khac.html
Vào ngày 23/8, bạn trai tôi có đi đá banh, trong lúc đá banh thì có va chạm với đội bạn trong sân banh nhưng đội bạn vẫn nói chuyện và vui vẻ, vấn đề là những cổ động viên nữ bên đội bạn lại quá khích khi thấy bạn trai tôi va chạm với cầu thủ đội bạn. Họ chửi bới và nói lời không hay với bạn trai tôi nhưng bạn trai tôi không nói lại và cũng không phản ứng gì. Sau đó những bạn cổ động viên nữ ấy về và đăng hình bạn trai tôi lên facebook với những lời lẽ không hay và không mấy thiện cảm, còn hăm dọa sẽ đánh bạn trai tôi. Vậy cho tôi hỏi những bạn nữ ấy có vi phạm tội xúc phạm danh dự người khác hay không? và chúng tôi nên làm gì trước hành vi của các bạn ấy? Bạn trai tôi hiện là cảnh sát PCCC của tỉnh Bình Dương và một trong số những bạn nữ ấy là em của một người làm chung cơ quan với bạn trai tôi.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Hiến pháp Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Như vậy, bạn trai bạn được pháp luật bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Theo thông tin bạn trình bày, bạn trai bạn đang bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm nên bạn trai bạn có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an địa phương hoặc tòa án nhân dân cấp huyện) để được giải quyết. Bạn trai bạn có quyền yêu cầu những bạn gái đã có hành vi dùng lời lẽ xúc phạm và post hình cá nhân của bạn trai bạn mà không có sự đồng ý của chủ nhân hình ảnh phải bồi thường thiệt hại. Khoản 1 Ðiều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” “Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.” Ngoài ra, hành vi của những người bạn gái đó đối với bạn trai bạn còn có thể cấu thành Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999: “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Do đó, bên cạnh việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, bạn trai bạn có thể yêu cầu cơ quan công an làm rõ tình tiết vụ việc để xem xét việc những người đã có hành vi xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không và khung hình phạt mà những người này phải chịu là bao nhiêu. Xử lý đối với hành vi xúc phạm danh dự và vu khống người khácHy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 121 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
tra-lai-tai-san-la-vat-chung-cua-vu-an-hinh-su.html
Xin chào, tôi muốn hỏi một số vấn đề sau: Hôm đám cưới của bạn tôi có xảy ra xô xát. Bạn của tôi bị hai đối tượng gây chuyện và dùng dao đâm vào tay, vào đùi và vào hông nhưng đã kịp thời đưa đến bệnh viện. Khi công an đến giải quyết đã đưa đối tượng gây án và tang vật là xe của đối tượng gây án về trụ sở công an phường. Bên Công an phường gọi tôi và nhóm bạn tôi lên lấy lời khai, sau khi xong thì bảo nhóm bạn tôi ra về nhưng nhóm bạn tôi vì đã uống rượu bia nên gây lộn ngay tại trụ sở. Một lúc sau thì công an phường bắt cả tôi (tôi chỉ can ngăn) và nhóm bạn tôi bị tạm giữ 24 giờ lấy lời khai, sau đó thì được thả ra còn ba người vẫn bị tạm giữ, chờ khởi tố. Điện thoại, xe máy của tôi và bạn tôi cũng đều bị thu. Đến nay đã được một tuần mà chưa thấy bên công an phường gọi lên giải quyết về vấn đề tài sản. Xin hỏi trường hợp của tôi sẽ giải quyết như thế nào? Xe máy của tôi chính chủ, là phương tiện kiếm sống của gia đình.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2004, “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.” Nếu như tài sản của bạn không phải là vật có những đặc điểm này thì không phải là vật chứng. Khi đó, bạn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra trả lại tài sản cho bạn vì đó không phải là vật chứng. Trong trường hợp tài sản của bạn là vật chứng thì việc xử lý vật chứng giải quyết như sau (Điều 76 BLTTHS 2004): “1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. 2. Vật chứng được xử lý như sau: a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ; b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước; d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.” Như vậy, tài sản là vật chứng chỉ được trả lại khi vụ án bị đình chỉ hoặc vụ án đã được giải quyết. ****>>> Lu****ậ****t sư tư v****ấ****n pháp lu****ậ****t tr****ự****c tuy****ế****n qua t****ổ****ng đài:**** **024.6294.9155** Tuy nhiên, trong trường hợp tại Điểm b Khoản 2 Điều 76 BLTTHS ở trên (tức là tài sản không thuộc sở hữu của người phạm tội, như trường hợp của bạn) thì cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Tòa án trong giai đoạn xét xử) có quyền quyết định trả lại những vật chứng bất cứ lúc nào cho bạn nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án (Khoản 3 Điều 76 BLTTHS). Trường hợp này của bạn, để lấy lại tài sản của mình, bạn cần làm đơn yêu cầu trả lại tài sản gửi đến cơ quan (có thẩm quyền ra quyết định trả lại tài sản). Sau khi nhận được đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, nếu thấy việc trả lại tài sản không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì sẽ trả lại cho bạn. Ngược lại, nếu xét thấy không thể trả lại tài sản ngay cho bạn thì bạn phải chờ đến khi vụ án đã được xét xử hoặc bị đình chỉ. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự" ]
[ "điều 74 bộ luật tố tụng hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 1988", "content": "Điều 74. Cấm đi khỏi nơi cư trú.\nBị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt khi có giấy triệu tập. Trong trường hợp bị can, bị cáo cần phải tạm thời di khỏi nơi cư trú thì phải được phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn.\nBị can, bị cáo vi phạm cam đoan sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/06/1988", "sign_number": "7-LCT/HĐNN8", "signer": "Võ Chí Công", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-to-tung-hinh-su-1988-7-LCT-HDNN8-9262.html" }, "text": "Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 1988\nĐiều 74. Cấm đi khỏi nơi cư trú.\nBị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt khi có giấy triệu tập. Trong trường hợp bị can, bị cáo cần phải tạm thời di khỏi nơi cư trú thì phải được phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn.\nBị can, bị cáo vi phạm cam đoan sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác." } ]
trach-nhiem-boi-thuong-cua-ca-nhan-theo-quyet-dinh-cua-toa-an.html
Chào bạn. Mong bạn trả lời giúp tôi một câu hỏi Em trai tôi trộm cắp tài sản.số tiên phải bồi thường cho gia đình ngươi bị hại là 180 triệu đồng cùng với án ngồi tù 5 năm.nay em trai tôi đã hoàn 5 năm tù giam. Còn số tiền 180 triệu đồng vì gia đình không đủ điều kiện chi trả. Em trai tôi đang làm tại một công ty TNHH với mức lương 4-5tr/tháng Hiện tại một trong số nhưng gia đình người bị hại luôn tìm đến gia đình yêu cầu gia đình bồi thường . Xin bạn cho biết hiện tại em trai tôi phải có trách nhiệm bồi thường với gia đình nói trên hay nộp cho bên toà án? Và hiện tại bên gia đình đó có thể đề đơn đến công ty em trai tôi đang làm để cắt lương hàng tháng của em trai tôi chi trả cho việc bồi thường không?? Cảm ơn bạn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật Hình sự 1999 Bộ luật Dân sự 2005 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật thi hành án Dân sự 2008 **2. Nội dung tư vấn** Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Hình sự 1999: > **Điều 42. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi** > > 1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. > > 2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại. > > Theo thông tin bạn cung cấp em trai bạn đã có hành vi trộm cắp tài sản và đã bị tuyên án, với hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác, chủ sở hữu, người bị xâm phạm có quyền được yêu cầu bồi thường. Theo Bộ luật Dân sự 2005 quy định thì: > **Điều 255. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu** > > Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. > > Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật. > > Ngoài ra, về mặt nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này, Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: > **Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại** > > 1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. > > 2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. > > 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. > > Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, căn cứ vào độ tuổi, tình trạng tài sản, và khả năng bồi thường thiệt hại của cá nhân, Điều 606 Bộ luật Dân sự quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau: – Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đầy đủ phải tự bồi thường; – Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự. – Người từ 15 tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. – Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hội không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Nếu như em bạn là người phải thi hành án mà không có tài sản thì cơ quan thi hành án có nghĩa vụ như sau: Theo Điều 44 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 về xác minh điều kiện thi hành án: > “2. Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. > > 3. Cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án”. > > Điều 78 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 về trừ vào thu nhập của người phải thi hành án: > “1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác. > > 2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây: > > a) Theo thỏa thuận của đương sự; > > b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; > > c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án. > > 3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. > > 4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.” > > Vậy trong trường hợp này gia đình bên kia không thể yêu cầu công ty trừ lương của em trai bạn để chi trả việc bồi thường trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận thống nhất với nhau sử dụng hình thức trừ lương cho việc bồi thường hoặc bản án quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Ngoài ra, về vấn đề thời hiệu thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 30 Luật thi hành án Dân sự 2008: > **Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án** > > 1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. > > Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. > > Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. > > 2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. > > 3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án. > > Cụ thể, theo Nghị định 62/2015/NĐ-CP trường hợp phạm nhân là người phải thi hành án, thân nhân của họ hoặc người được họ ủy quyền yêu cầu thi hành án tự nguyện nộp tiền, tài sản thi hành án khi đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án tương ứng với khoản tiền, tài sản họ tự nguyện nộp, đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số tiền, tài sản do phạm nhân là người phải thi hành án, người được ủy quyền hoặc thân nhân của họ nộp và thông báo cho người được thi hành án đến nhận. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật dân sự", "luật thi hành án dân sự", "luật thi hành án dân sự 2008", "nghị định 62/2015/nđ-cp" ]
[ "điều 42 bộ luật hình sự 1999", "điều 605 bộ luật dân sự", "điều 606 bộ luật dân sự", "điều 78 luật thi hành án dân sự", "điều 30 luật thi hành án dân sự 2008" ]
[ { "citation": "Điều 42 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 42. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi\n1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.\n2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 42 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 42. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi\n1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.\n2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại." }, { "citation": "Điều 605 Bộ luật Dân sự 1995", "content": "Điều 605. Tài sản hoàn trả\n1- Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được; nếu tài sản hoàn trả là vật đặc định, thì phải hoàn trả đúng vật đó và nếu vật đặc định đó đã bị mất hoặc hư hỏng, thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng đã bị mất hoặc hư hỏng, thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.\n2- Người được lợi tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho người bị thiệt khoản lợi về tài sản đó bằng hiện vật hoặc bằng tiền.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/10/1995", "sign_number": "44-L/CTN", "signer": "Lê Đức Anh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-1995-44-L-CTN-99DF.html" }, "text": "Điều 605 Bộ luật Dân sự 1995\nĐiều 605. Tài sản hoàn trả\n1- Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được; nếu tài sản hoàn trả là vật đặc định, thì phải hoàn trả đúng vật đó và nếu vật đặc định đó đã bị mất hoặc hư hỏng, thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng đã bị mất hoặc hư hỏng, thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.\n2- Người được lợi tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho người bị thiệt khoản lợi về tài sản đó bằng hiện vật hoặc bằng tiền." }, { "citation": "Điều 606 Bộ luật Dân sự 1995", "content": "Điều 606. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức\n1- Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình, thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.\n2- Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 255 của Bộ luật này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/10/1995", "sign_number": "44-L/CTN", "signer": "Lê Đức Anh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-1995-44-L-CTN-99DF.html" }, "text": "Điều 606 Bộ luật Dân sự 1995\nĐiều 606. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức\n1- Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình, thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.\n2- Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 255 của Bộ luật này." }, { "citation": "Điều 78 Luật thi hành án dân sự 2008", "content": "Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án\n1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.\n2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:\na) Theo thỏa thuận của đương sự;\nb) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;\nc) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.\n3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.\n4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/11/2008", "sign_number": "26/2008/QH12", "signer": "Nguyễn Phú Trọng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Luat-thi-hanh-an-dan-su-2008-26-2008-QH12-14115.html" }, "text": "Điều 78 Luật thi hành án dân sự 2008\nĐiều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án\n1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.\n2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:\na) Theo thỏa thuận của đương sự;\nb) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;\nc) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.\n3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.\n4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này." }, { "citation": "Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2008", "content": "Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án\n1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.\nTrường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.\nĐối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.\n2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.\n3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/11/2008", "sign_number": "26/2008/QH12", "signer": "Nguyễn Phú Trọng", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Luat-thi-hanh-an-dan-su-2008-26-2008-QH12-14115.html" }, "text": "Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2008\nĐiều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án\n1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.\nTrường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.\nĐối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.\n2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.\n3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án." } ]
khong-chu-y-quan-sat-gay-tai-nan-giao-thong-xu-ly-nhu-the-nao.html
Vào lúc 1h50’ ngày 01/6/2016, tôi điều khiển xe ôtô taxi 7 chổ lưu thông vào hẻm rộng khoảnh 6 m. Trong lúc xuống khách, tôi có mở cửa trước phía tài xế rộng khoảng 40cm nhưng chưa kịp xuống xe thì phía sau có 1 chiếc môtô chạy cùng chiều với tôi đụng vào cửa trước đó. Người này té xuống đường, văng ra khoảng 5 m và cảm thấy khó thở. Sau đó tôi có hô hấp cho nạn nhân khoảng mấy phút thì người nhà nạn nhân chạy ra chở nạn nhân đi bệnh viện Chợ Rẫy. Trong lúc bệnh nhân nằm viện tôi có lên thăm hằng ngày. Bệnh nhân nằm viện được 7 ngày thì mất. Tôi cũng có lên đám tang .Xin hỏi bạn tôi phải bồi thường cho gia đình nạn nhân như thế nào, có phải chịu trách nhiệm hình sự không và công ty của tôi sẽ hổ trợ tôi và người nhà nạn nhân như thế nào?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Luật giao thông đường bộ 2008 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP Bộ luật dân sự 2005 **2. Nội dung tư vấn** Căn cứ vào Điểm đ, Khoản 3, Điều 18, Luật giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện "Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn". Trong trường hợp của bạn, bạn đã mở cửa xe khi chưa đảm bảo an toàn. Không quan sát kỹ có người phía sau. Vì vậy, bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ. Hành vi của bạn đã gây ra hậu quả là người lái xe mô tô tử vong sau 07 ngày điều trị tại bệnh viện. Bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Khoản 1, Điều 202, Bộ luật hình sự 1999 như sau: > "Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm." > > Theo quy định bởi Khoản 4.1 Điều 4 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP như sau: > "4. Về các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự > > 4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự: > > a. Làm chết một người; " > > **Về bồi thường thiệt hại** Căn cứ Khoản 1, Điều 604, Bộ luật dân sự 2005: Người nào do lỗi vô ý xâm phạm tính mạng người khác thì phải bồi thường. Mức bồi thường sẽ căn cứ theo thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này, thiệt hại có thể được xác định theo Điều 609, Bộ luật dân sự 2005: > "Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: > > a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; > > b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; > > c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. > > 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." > > Như vậy, khoản bồi thường mà bạn phải chi trả sẽ bao gồm: – Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị hại trước khi chết; (Tiền viện phí, tiền thăm nuôi…) – Chi phí hợp lý cho việc mai táng; – Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. – Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Tuy nhiên, do bạn gây ra tai nạn trong quá trình đang thực hiện công việc được giao nên công ty của bạn có trách nhiệm thay bạn bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Sau đó, bạn có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho công ty của bạn vì lỗi gây tai nạn là do cá nhân bạn Theo Điều 622, Bộ luật dân sự 2005. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "luật giao thông đường bộ", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật dân sự", "luật giao thông đường bộ 2008" ]
[ "khoản 1 điều 202 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm." } ]
nguoi-nhan-gop-von-khong-thanh-toan-loi-nhuan-cho-nguoi-gop-von.html
Xin chào! Tôi là Trần Minh Tuấn, hiện công tác ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tôi có một sự việc rất mong được bạn giúp đỡ. Vào ngày 15/11/2015, tôi nghe lời rủ rê góp vốn làm ăn từ một người bạn, với số tiền tôi bỏ ra là 20.000.000 đồng. Hai bên có viết giấy tay thỏa thuận nhưng không có chữ ký của chính quyền. Theo lời hứa hẹn từ phía người bạn đó thì 6 tháng đầu tôi được trả lãi 300.000 đồng/tháng, 6 tháng còn lại tôi được trả lãi 600.000 đồng/tháng và sau một năm tôi được rút lại 20.000.000 đồng đó. Người đó có trả lãi cho tôi được hai tháng đầu, nhưng từ đó đến nay thì không thấy trả như cam kết, ngược lại còn hẹn khất rất nhiều lần, đến kỳ hạn tôi gọi điện thì không nghe máy, tôi muốn đối chiếu kiểm tra chứng minh nhân dân thì không cho. Qua những hành động trên, tôi nghi ngờ đây là hành vi chiếm đoạt tài sản cá nhân. Vậy tôi xin phép được hỏi bạn là: 1. Về vấn đề này tôi có đủ cơ sở để kiện ra tòa hay không? Tôi có lưu tin nhắn trao đổi qua lại trong điện thoại vậy tôi có dùng làm chứng cứ được hay không? 2. Tôi cần làm những thủ tục gì để khởi kiện và tôi cần khởi kiện ở đâu? Rất mong được bạn tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Cơ sở pháp lý:** **–**Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009; – Đối với trường hợp của bạn, bạn có hợp đồng góp vốn với bạn của bạn, hai bên có nghĩa vụ thực hiện theo sự thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn. Nếu nay người bạn của bạn không thực hiện theo sự thỏa thuận, có hành vi chiếm đoạt tài sản của bạn thì bạn nên có đơn tố cáo gửi trực tiếp tới Công anh nhân dân cấp huyện nơi người bạn của bạn đang cư trú để giải quyết trong trường hợp này. Trong trường hợp người bạn của bạn có dấu hiệu lẩn tránh không muốn trả tiền lại cho bạn thì tùy thuộc vào ý định chiếm đoạt của người đó xuất hiện khi nào mà bạn có quyền tố cáo họ ra cơ quan công an về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 hay Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009. **Trường hợp 1**: Người này có ý định chiếm đoạt tài sản ngay từ ban đầu, người này sẽ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: > "1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Có tính chất chuyên nghiệp; > > c) Tái phạm nguy hiểm; > > d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; > > đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > g) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." > > **Trường hợp 2**: Sau khi ký kết hợp đồng góp vốn người này mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hính sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: > "1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: > > > a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; > > b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; > > c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > đ) Tái phạm nguy hiểm; > > e) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này." > > Nếu không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn làm hồ sơ khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người này đang cư trú để giải quyết: Đơn khởi kiện; Các tài liệu liên quan đến vụ kiện (hồ sơ nhà, đất, hợp đồng, giấy vay nợ…); Chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có chứng thực) nếu là cá nhân; Hồ sơ pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực) nếu là pháp nhân. Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). – Thời gian giải quyết vụ án dân sự: Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Góp vốn kinh doanh bằng giá trị giấy nhận nợ có hợp pháp không? Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 140 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này." } ]
trach-nhiem-khi-va-cham-giao-thong-gay-hau-qua-chet-nguoi.html
Xin chào! Tôi muốn nhờ bạn tư vấn giúp tôi. Anh trai tôi làm lái xe khách tuyến Hưng Yên-Thái Bình. Trên đường lái xe vào bến anh tôi đâm phải một ông (50 tuổi) tử vong tại chỗ. Anh tôi đi đường thẳng, còn ông ấy rẽ qua đường, không đội mũ bảo hiểm. Gia đình tôi 10 người sang viếng đám ma (ở nhà gia chủ 2 ngày) phúng 5 triệu. Hai ngày sau họ yêu cầu cầm 80 triệu sang để bù đắp mất mát (đã kí biên bản nhận tiền). Nhưng sau khi tai nạn xảy ra và sau ngày nhận tiền hơn 15 ngày họ không kí vào đơn thả người. Gia đình tôi đã làm việc với công an, nhưng phía công an yêu cầu phải có giấy đó. Gia đình tôi hỏi bên phía nạn nhân, họ nói rằng 80 triệu kia là khoản tiền họ phải được nhận, còn anh tôi vẫn phải chịu quy định trước pháp luật. Mà gia đình tôi không muốn anh tôi dính phải vòng lao lý, vì không phải tội cướp của giết người, mà chỉ là tai nạn giao thông ngoài ý muốn. Vậy tôi mong bạn có thể cho tôi những tư vấn cần thiết. Cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** **–**Bộ luật dân sự 2005; – Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009; – Nghị định 171/2013/NĐ-CP. **2. Luật sư tư vấn:** Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, căn cứ vào năng lực chủ thể chịu trách nhiệm, lỗi, mức độ gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, tính mạng có thể phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự. Cụ thể, trong trường hợp của bạn, anh bạn đâm vào một người làm người đó chết. Lỗi của anh bạn và bên bị thiệt hại căn cứ dựa trên hoạt động điều tra của cơ quan công an. Thứ hai, anh bạn có lỗi trong khi điều khiển phương tiện giao thông. Trong trường hợp này, anh bạn sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính và hình sự. Cụ thể căn cứ vào Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 thì: – Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. – Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó. Việc bồi thường thiệt hại có căn cứ vào lỗi của người bị thiệt hại. Căn cứ Điều 617 Bộ luật dân sự 2005 thì: Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. -Thiêt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: -Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; – Chi phí hợp lý cho việc mai táng; – Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. -Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trách nhiệm hành chính: Tùy theo lỗi vi phạm điều khiển phương tiện giao thông mà mức xử phạt khác nhau theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Trách nhiệm hình sự: Mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giớiCăn cứ Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì: Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Do đó, trong trường hợp anh bạn vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ dẫn đến thiệt hại tính mạng của người khác thì anh bạn phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 171/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 604 bộ luật dân sự 2005", "điều 617 bộ luật dân sự 2005", "điều 202 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại\n1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.\n2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại\n1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.\n2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó." }, { "citation": "Điều 617 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi\nKhi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 617 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi\nKhi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường." }, { "citation": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
trach-nhiem-phap-ly-doi-voi-hanh-vi-xuc-pham-danh-du-gia-dinh-vo.html
Xin chào! Tôi xin hỏi: Tôi có người anh rể, trước đây mối quan hệ bình thường với gia đình tôi; nhưng từ khi chị gái tôi có xây cho mẹ tôi một ngôi nhà ở quê,trong đó có sự đóng góp của tôi và em gái,nhưng bắt đầu từ đó anh ta thấy bực tức và chửi bố mẹ và cả nhà tôi một cách mất kiểm soát,bố tôi tuy đã không còn nhưng anh ta đào bới xỉ nhục một cách thậm tệ anh ta nhục mạ nhà tôi cả năm nay, khiến cho gia đình tôi trở nên xào xáo và rất khó chịu, mặc dù anh ta đã tốt nghiệp đaị học luật kinh tế nhưng cách cư xử của anh ta không giống một con người, vì vậy tôi mong được sự tư vấn cúa các chuyên gia nếu được tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia rất nhiều chúc các anh chị trong đoàn có nhiều sức khỏe để cho chương trình này ngày một tốt hơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Cơ sở pháp lý:** – Nghị định 167/2013/NĐ-CP; – Bộ luật Hình sự 1999; **2. Nội dung tư vấn:** Hành vi chửi bố mẹ và cả nhà bản một cách mất kiểm soát, bố bạn tuy đã không còn nhưng anh ta đào bới xỉ nhục một cách thậm tệ anh ta nhục mạ nhà bạn trong thời gian dài, của anh rể bạn có thể được coi là hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của thành viên gia đình và người khác. Tùy vào hành vi và mức độ có thể bị xem xét xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999. – Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; **>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm:** **024.6294.9155** – Khoản 1 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. Trong trường hợp hành vi xúc phạm có tính chất nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 về Tội làm nhục người khác, cụ thể người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; Trường hợp phạm tội với nhiều người thì bị áp dụng điểm a khoản 2 Điều 121 thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm. Theo đó, gia đình bạn có quyền tới cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương khai báo về hành vi chửi bới, nhục mạ, xâm phạm tới danh dự nhân phẩm của các thành viên trong gia đình bạn của anh rể bạn. Căn cứ vào mức độ của hành vi, cơ quan công an, chính quyền địa phương sẽ ra quyết định xử phạt hành chính hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm nhiệm hình sự đối với anh rể của bạn. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 121 bộ luật hình sự 1999", "khoản 1 điều 5 nghị định 167/2013/nđ-cp", "khoản 1 điều 51 nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình", "content": "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "12/11/2013", "sign_number": "167/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-167-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-ninh-an-toan-xa-hoi-phong-chua-chay-34230.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình\nPhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình", "content": "Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "12/11/2013", "sign_number": "167/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-167-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-ninh-an-toan-xa-hoi-phong-chua-chay-34230.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình\nPhạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình." } ]
to-cao-hanh-vi-bia-dat-thong-tin-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac.html
Cuối năm 2014, tôi quen với một người con trai, đến tháng 11 năm 2015 thì chia tay vì thấy không hợp nhau nữa. Sau khi chia tay, người này đòi quay lại nhưng tôi không đồng ý, người này tìm và đánh tôi, lấy đi điện thoại và xe máy của tôi nhưng sau đó được công an lấy lại. Sau đó, hắn lấy số điện thoại bố mẹ tôi, nhắn tin và gọi điện liên tục vào lúc nửa đêm, có hôm gọi hơn 60 cuộc nhưng bố mẹ tôi không nghe máy, hắn nhắn tin đe dọa bố mẹ tôi. Khoảng đầu tháng 5 năm 2016 thì người này đến nơi tôi trọ đòi tôi quay lại với hắn nhưng tôi không đồng ý và hắn đánh tôi nhưng những người trong chỗ trọ can lại nên chỉ tổn thương nhẹ, hắn lập nick facebook kết bạn với tất cả bạn bè và những người ở quê tôi, đăng tin bôi nhọ danh dự tôi nhiều lần với cùng một nội dung (nội dung hắn tự bịa đặt như chuyện tôi có thai với hắn, phải đi phá thai, rồi tôi vứt thai xuống cầu, hắn tải hình chụp siêu âm trên mạng về rồi đăng lên nói đó là thai của tôi). Đe dọa đòi tôi phải ra gặp mặt hắn, nếu không thì hắn sẽ tiếp tục làm những hành động trên và nhiều hơn nữa. Tôi đã rất đau khổ, bạn bè và những người ở quê gọi điện hỏi liên tục những chuyện mà hắn đăng trên facebook. Tôi bị áp lực từ nhiều phía, gia đình và nhà trường, tôi chỉ muốn trốn đi. Tôi không dám đối mặt với những người xung quanh. Những nội dung tin nhắn làm tôi sợ và ghê tởm nên tôi đã xóa hết, Nhưng chuyện đó người thân ở quê tôi đều có thể làm chứng. Tôi muốn hỏi bạn tôi có thể kiện người này hay không và nếu kiện được thì tôi phải kiện như thế nào?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật Hình sự 1999 – Nghị định 167/2013/NĐ-CP **2. Nội dung tư vấn** Căn cứ Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999 quy định Tội vu khống như sau: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với nhiều người; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người thi hành công vụ; e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Các dấu hiệu cấu thành Tội vu khống gồm: – Khách thể: là quan hệ nhân thân, cụ thể là quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của con người. – Mặt khách quan: Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là hành vi cố tình đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm bồi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. **>>> Luật sư tư vấn tội vu khống qua tổng đài: 024.6294.9155** Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Hoặc có thể là hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thảm quyền. – Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. – Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999, cụ thể đối với Tội vu khống là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn trai cũ của bạn có hành vi lập tài khoản trên facebook, bôi nhọ danh dự của bạn với nội dung do người đó tự bịa đặt, làm cho bạn không dám đối mặt với những người xung quanh, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Trong trường hợp này, hành vi đó có thể cấu thành Tội vu khống. Bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an cấp huyện nơi người yêu cũ của bạn đang cư trú để yêu cầu xử lý hành vi trên. Nếu chưa đủ yếu tố cấu thành Tội vu khống thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: > “Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng > > 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; […]”. > > Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 122 bộ luật hình sự 1999", "điều 12 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 122 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 122. Tội vu khống\n1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với nhiều người;\nd) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;\nđ) Đối với người thi hành công vụ;\ne) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 122 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 122. Tội vu khống\n1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với nhiều người;\nd) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;\nđ) Đối với người thi hành công vụ;\ne) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 12 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự\n1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.\n2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 12 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự\n1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.\n2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng." } ]
phai-lam-gi-khi-bi-xam-pham-tinh-duc.html
Chào bạn! Tôi có một vấn đề cần nhờ bạn tư vấn. Tôi có một đứa em gái, trong một lần đi làm chương trình em tôi đã bị một thanh niên đưa vào nhà nghỉ xâm hại tình dục. Lúc đó tình trạng sức khỏe của em tôi không tốt, nên không chống cự lại được. Người thanh niên lúc đó cũng đã uống khá nhiều bia nhưng vẫn tỉnh táo lái xe con từ Đồng Nai về TPHCM ( khoảng trên dưới 100km) Sự việc diễn ra cách đây khoảng 7 tháng. Liệu em tôi có thể gửi đơn tố cáo hành vi của thanh niên đó không ? Anh ta có thể sẽ bị xử phạt theo khung hình phạt nào? Tôi sẽ cần những chứng cứ gì ghi trong đơn tố cáo không? (Vd : nhà nghỉ, số phòng, khoảng thời gian, ngày tháng….). Tôi sẽ gửi đơn tố cáo đến đâu? Tôi chỉ muốn đòi lại sự công bằng cho em gái tôi. Rất mong nhận được sự hồi đáp của bạn. Xin cảm ơn và chúc sức khỏe.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **– Tội hiếp dâm** Theo Điều 111 BLHS, hành vi của người thanh niên cấu thành Tội hiếp dâm, cụ thể như sau: 1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; c) Nhiều người hiếp một người; d) Phạm tội nhiều lần; đ) Đối với nhiều người; e) Có tính chất loạn luân; g) Làm nạn nhân có thai; h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Vì bạn không nêu rõ nên tôi chưa thể xác định được hành vi của anh ta sẽ bị áp dụng khung hình phạt nào. Bạn có thể xem xét Điều 111 trên để xác định. ### **– Về việc tố giác tội phạm** Điều 23 BLHS có quy định: > “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự > > 1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. > > 2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: > > a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; > > b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; > > c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng; > > d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. > > 3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới. > > Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.” > > Do kể từ ngày thực hiện hành vi đến bây giờ là 7 tháng, vẫn nằm trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nên khi tội phạm bị phát hiện thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Theo Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự:“Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.” Bạn có thể tố giác tội phạm bằng cách trực tiếp đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân tại địa phương bạn sinh sống hoặc nơi gần nhất mà bạn biết để khai báo. Hoặc bạn có thể làm đơn tố giác gửi đến những cơ quan trên. Khi thông báo hoặc tố giác tội phạm, bạn phải cung cấp các thông tin về thời gian (ngày, giờ), địa điểm, nội dung tin báo, tố giác; mô tả chi tiết đối tượng (nếu có thể); thông tin về những người chứng kiến (nếu có thể). Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự" ]
[ "điều 101 bộ luật tố tụng hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự 1988", "content": "Điều 101. Không được tiết lộ bí mật về điều tra.\nĐiều tra viên, kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật về điều tra. Việc báo này phải được ghi vào biên bản.\nĐiều tra viên, kiểm sát viên hoặc người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật về điều tra thì tuỳ trường hợp phải chịu trách nhiệm theo các Điều 92, 93, 222, 223, 262, 263 Bộ luật hình sự.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/06/1988", "sign_number": "7-LCT/HĐNN8", "signer": "Võ Chí Công", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-to-tung-hinh-su-1988-7-LCT-HDNN8-9262.html" }, "text": "Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự 1988\nĐiều 101. Không được tiết lộ bí mật về điều tra.\nĐiều tra viên, kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật về điều tra. Việc báo này phải được ghi vào biên bản.\nĐiều tra viên, kiểm sát viên hoặc người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật về điều tra thì tuỳ trường hợp phải chịu trách nhiệm theo các Điều 92, 93, 222, 223, 262, 263 Bộ luật hình sự." } ]
hoi-ve-quyen-cua-nguoi-bi-to-cao.html
Theo Điều 10 Luật tố cáo. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo: – Người bị tố cáo có các quyền sau đây: – Được thông báo về nội dung tố cáo. – Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật; – Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo; – Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lí người cố ý tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; – Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra. Vậy nếu như tố cáo một người tàng trữ vũ khí trái phép hoặc tàng trữ trong nhà (có chứng cứ kèm theo) thì người bị tố cáo có được thông báo về nội dung tố cáo không? Hay khám xét khẩn cấp nhà ở của người bị tố cáo?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 Luật tố cáo 2011 **2. Nội dung tư vấn** **Thứ nhất,** về nội dung thông báo tố cáo. Theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 10 Luật tố cáo thì người bị tố cáo có quyền được thông báo về nội dung tố cáo khi có lệnh khám xét, bắt giữ của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp bạn hỏi là nếu một người tàng trữ vũ khí trái phép trong nhà bị tố cáo, cho dù có chứng cứ kèm theo thì người bị tố cáo vẫn có quyền được thông báo về nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật. Tại Khoản 1 Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 quy định: > “1. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140,141 và 142 của Bộ luật này”. > > Tại Điều 142 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003: > “1. khi bắt đầu khám nhà người có thẩm quyền phải đọc lệnh khám nhà và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó, giải thích cho đương sự và người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ” > > **Thứ hai**, về trường hợp bắt khẩn cấp. Hành vi tàng trữ vũ khí trái phép trong nhà không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp như theo quy định tại Khoản 1 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 vì vậy cơ quan có thẩm quyền vẫn sẽ tiến hành các thủ tục thông thường như theo quy định của pháp luật, nghĩa là người bị tố cáo sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như Điều 10 Luật tố cáo. Theo Điều 81 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy định như sau: > “1. Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp: > > A) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; > > B) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; > > C) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.” > > Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "luật tố cáo 2011", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "luật tố cáo" ]
[ "khoản 1 điều 143 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "khoản 1 điều 81 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 142 bộ luật tố tụng hình sự 2003" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nViệc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật này." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:\na) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;\nc) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nTrong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:\na) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;\nc) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ." }, { "citation": "Điều 142 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 142. Khám người\n1. Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.\nNgười tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.\n2. Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.\n3. Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 142 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 142. Khám người\n1. Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.\nNgười tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.\n2. Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.\n3. Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ." } ]
xu-ly-hanh-vi-tang-tru-sung-hoa-cai.html
Chào bạn! Em trai bạn được một ông anh quen biết gửi 2 khẩu súng hoa cải trên xe. Sau khi ông anh đi về thì mấy người làm cho ông ta tụ tập đi đánh nhau. Em trai bạn có can ngăn nhưng không được nên em trai bạn có gọi điện cho ông ta. Sau đó mấy người kia trực tiếp lấy súng trên xe em trai bạn đi đánh nhau. Khi đi có 2 xe, mỗi xe 1 khẩu súng trong đó có cả xe của em trai bạn, vì giữ xe nên em trai bạn đã đi cùng nhưng không hề muốn tham gia đánh nhau. Trong khi đi thì vì em trai bạn sợ nên nói với người lái xe đi theo một hướng khác chứ không đi cùng với xe còn lại. Sau đó khi gặp lại xe kia ở chỗ khác thì xe kia thông báo là đã nổ súng. Hậu quả nạn nhân thương tật 13%. Lúc nổ súng thì xe em trai bạn không có mặt ở đó và cũng không hề hay biết. Sau đó ông anh kia biết chuyện và bảo em trai bạn đem súng đi cất. Vì sợ quá nên em trai bạn đã làm theo. Vậy em trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào? Xin phép tư vấn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định như sau: “Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. 2. Vũ khí quân dụng gồm: b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự; c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ; d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng. 3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự. … " Theo đó, súng bắn đạn hoa cải được xem là súng tự chế, là loại súng khác có tình năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng. Do đó, súng bắn đạn hoa cải là vũ khí quân dụng. Đối với người có hành vi tàng trữ súng hoa cải có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự 1999: 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; Xử phạt hành vi tàng trữ vũ khí thô sơ không có giấy phépd) Gây hậu qủa nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm: a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.” Theo thông tin bạn cung cấp, em của bạn có giữ giúp một người quen 2 khẩu súng hoa cải trên xe; đây là hành vi tàng trữ do đó em của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên. Đối với việc gây thương tật cho người bị hại 13%, em bạn không tham gia vụ việc đánh nhau gây thương tích do đó sẽ không bị xử lý liên quan đến Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 230 bộ luật hình sự 1999", "điều 104 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 230 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự\n1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:\na) Có tổ chức;\nb) Vật phạm pháp có số lượng lớn;\nc) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;\nd) Gây hậu qủa nghiêm trọng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:\na) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 230 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự\n1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:\na) Có tổ chức;\nb) Vật phạm pháp có số lượng lớn;\nc) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;\nd) Gây hậu qủa nghiêm trọng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:\na) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác\n1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.\n2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.\n4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân." } ]
lam-dung-chuc-vu-quyen-han-chiem-doat-tai-san-xu-ly-nhu-the-nao.html
Xin chào! Tôi xin trình bày về trường hợp của tôi như sau: Trước đây tôi làm việc cho một tổ chức tín dụng (TCTD) từ tháng 2/2007 đến 30/9/2014. Quá trình công tác như sau: – Từ năm 2007 – 31/3/2014 làm cán bộ thẩm định (thuộc bộ phận tín dụng) – Từ ngày 01/4/2014 – 30/9/2014 làm kế toán trưởng Khi công tác tại TCTD trên đã xảy ra vụ việc như sau: Trong thời gian từ năm 2005 đến tháng 3/2014, Chủ tịch HĐQT của TCTD đã bàn bạc và chỉ đạo cho các cán bộ cấp dưới (gồm: Giám đốc, Phó GĐ, Kiểm soát, Kế toán trưởng và Trưởng phòng tín dụng) lập khống 18 hồ sơ vay vốn (không có tài sản thế chấp) mang tên khách hàng để chiếm đoạt 9,1 tỷ đồng (số tiền này Chủ tịch HĐQT chiếm đoạt hoàn toàn, không phân chia cho ai). Trong các hồ sơ vay vốn khống, tôi đã ký tên 16/18 hồ sơ với chức danh 'Cán bộ thẩm định' trong Báo cáo thẩm định khách hàng. Khi tôi ký 16/18 Báo cáo thẩm định khách hàng, thì các hồ sơ này đã được giải ngân (đã chi tiền cho khách hàng), tôi đã ký để hoàn thiện đầy đủ về mặt hồ sơ, giấy tờ. Trong việc này tôi không được bàn bạc và được hưởng lợi ích gì. Khi Kế toán trưởng cũ nghỉ việc, tôi bị Chủ tịch HĐQT và Ban giám đốc ép buộc làm Kế toán trưởng (từ ngày 01 – 30/9/2014) mặc dù tôi không có chứng chỉ đào tạo kế toán trưởng và tôi cũng chưa làm kế toán ngày nào. Trong thời gian tôi làm kế toán trưởng, tôi đã ký giải ngân 02/18 hồ sơ khống với chức danh kế toán trưởng để giải ngân 1,2 tỷ đồng (02 hồ sơ này là hồ sơ cũ đã hết hạn, không trả được nợ. Chủ tịch HĐQT chỉ đạo làm đảo nợ, không phát sinh giao dịch tiền mặt) Khi làm việc, tôi phát hiện các hồ sơ này không đảm bảo các thủ tục bắt buộc. Tôi đã có ý kiến phản đối với Chủ tịch HĐQT và Giám đốc, và tôi xin nghỉ việc, nhưng Chủ tịch và Gám đốc vẫn ép buộc tôi phải ký lệnh giải ngân thì mới cho tôi nghỉ việc. Hiện nay tôi đang bị VKSND TP Hà Nội có Cáo trạng truy tố tôi về tội 'Lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản' với vai trò là đồng phạm, theo điểm a, khoản 4, điều 280 BLHS (cáo trạng ký ngày 30/11/2016). Vậy xin bạn tư vấn cho tôi. – Với nội dung vụ việc như trên, cùng với cáo trạng của VKS thì mức án mà tôi phải chịu là bao nhiêu? (mức cao nhất? mức thấp nhất?). – Tôi phạm tội lần đầu, không có TATS. Có bố là bệnh binh hạng 2, được thưởng huân chương chiến công hạng 2. Có chỗ ở và địa chỉ nơi cư trú rõ ràng, có công ăn việc làm ổn định. Thành khẩn trong khai báo… Những điều kiện trên có đủ để cho tôi được hưởng án treo hay không? Xin bạn tư vấn giúp tôi vì tôi không biết thời gian mở tòa là khi nào. Tôi cần chuẩn bị những gì khi ra tòa? Ý kiến tư vấn xin gửi về địa chỉ Email: hoangductuan7@gmail.com Xin trân trọng cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Cơ sở pháp lý** Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 **2. Nội dung tư vấn** Theo quy định tại Điều 280 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội nhiều lần; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng." Có thể thấy, nếu bạn bị khởi tố về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt là 1,2 tỷ đồng thì căn cứ điểm a khoản 4 Điều 280 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì mức án mà bạn phải chịu có thể là từ 20 năm hoặc tù chung thân (mức thấp nhât là 20 năm và cao nhất là chung thân). Đồng thời theo quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự 1999 về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm: > "Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. > > Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó." Và theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: > "1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: > > a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; > > b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; > > c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; > > d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; > > đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra; > > e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; > > g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; > > h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; > > i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; > > … " > > **>>> Luật sư tư vấn về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qua tổng đài:** **024.6294.9155** Với những thông tin mà bạn cung cấp và quá trình giải quyết vụ án, bạn chỉ là đồng phạm về tội này và có một số tình tiết giảm nhẹ thì bạn chỉ được giảm án trong mức hình phạt mà bạn phải chịu, có thể là mức thấp nhất với hình phạt tù 20 năm. Ngoài ra, bạn sẽ không được hưởng án treo vì điều kiện trước hết để được hưởng án treo là mức án phải không đến 3 năm. Căn cứ quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự 1999 về án treo: > "1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. > > 2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. > > 3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này. > > 4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. > > 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này." > > Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "khoản 4 điều 280 bộ luật hình sự 1999", "điều 53 bộ luật hình sự 1999", "điều 46 bộ luật hình sự 1999", "điều 60 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Khoản 4 Điều 280 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 4 Điều 280 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác." }, { "citation": "Điều 53 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm\nKhi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.\nCác tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 53 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm\nKhi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.\nCác tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó." }, { "citation": "Điều 46 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự\n1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:\na) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;\nb) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;\nc) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;\nd) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;\nđ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;\ne) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;\ng) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;\nh) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;\ni) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;\nk) Phạm tội do lạc hậu;\nl) Người phạm tội là phụ nữ có thai;\nm) Người phạm tội là người già;\nn) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;\no) Người phạm tội tự thú;\np) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;\nq) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;\nr) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;\ns) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.\n2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.\n3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 46 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự\n1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:\na) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;\nb) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;\nc) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;\nd) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;\nđ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;\ne) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;\ng) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;\nh) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;\ni) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;\nk) Phạm tội do lạc hậu;\nl) Người phạm tội là phụ nữ có thai;\nm) Người phạm tội là người già;\nn) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;\no) Người phạm tội tự thú;\np) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;\nq) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;\nr) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;\ns) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.\n2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.\n3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt." }, { "citation": "Điều 60 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 60. Án treo\n1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.\n2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.\n3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.\n4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.\n5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 60 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 60. Án treo\n1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.\n2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.\n3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.\n4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.\n5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này." } ]
bi-ban-trai-cuong-hiep-co-thai-va-tron-tranh-trach-nhiem-phai-lam-the-nao.html
Tôi bị bạn trai cưỡng hiếp có thai. Lúc đầu bạn trai hứa sẽ có trách nhiệm với tôi và sẽ cưới tôi, gia đình bạn trai đều biết chuyện này, còn tôi thì vẫn giấu không cho ba mẹ mình biết. Tự dưng, cả nhà bạn trai tắt hết điện thoại,trốn tránh trách nhiệm. Bạn trai tôi gọi điện cho tôi bảo là đây không phải là con anh ấy, nên anh ấy không có trách nhiệm gì hết. Tôi kêu anh ấy đi làm xét nghiệm ADN đứa con trong bụng, nhưng anh ấy không chấp nhận đi. Con người anh ấy rất mâu thuẫn. Vậy cho tôi hỏi, anh ấy có bị phạm tội cưỡng hiếp không? Và tội này có đi tù không ạ? Xin luật sư giữ kín thông tin cho tôi, vì nếu gia đình bên đó không đồng ý cưới tôi thì tôi còn phải lo tương lai sau này nữa. Tôi xin cảm ơn và mong sự hồi đáp sớm nhất của luật sư.?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1.****Căn cứ pháp lý:** Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 **2.****Nội dung tư vấn:** Trong trường hợp của bạn, do không rõ bạn trai của bạn đã có hành vi như thế nào với bạn nên chưa thể xác định được hành vi đó sẽ cấu thành tội phạm nào. Về việc cưỡng bức như bạn nói thì nếu ban trên 16 tuổi mà bạn trai thực hiện hành vi này với bạn thì có thể phạm một trong hai loại tội là hiếp dâm Điều 111 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 hoặc tội cưỡng dâm Điều 113 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009: > **"Điều 111. Tội hiếp dâm** > > 1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; > > c) Nhiều người hiếp một người; > > d) Phạm tội nhiều lần; > > đ) Đối với nhiều người; > > … " > > > **"****Điều 113. Tội cưỡng dâm** > > 1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Nhiều người cưỡng dâm một người; > > b) Cưỡng dâm nhiều lần; > > c) Cưỡng dâm nhiều người; > > d) Có tính chất loạn luân; > > đ) Làm nạn nhân có thai; > > e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; > > g) Tái phạm nguy hiểm." > > Theo đó, nếu bạn trai của bạn có một trong các hành vi như dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ thực để ép bạn phải thực hiện hành vi giao cấu thì sẽ bị coi là hiếp dâm mà mức phạt thì đối với tình tiết "làm nạn nhân có thai" thì sẽ có thể bị phạt tù từ bảy năm đến 15 năm. Còn nếu không có hành vi trên mà có thể người bạn trai kia dùng các thủ đoạn khác ép buộc bạn khiến bạn phải miễn cưỡng thực hiện hành vi giao cấu thì sẽ bị xử lý về tội cưỡng dâm, về mức phạt thì sẽ là hình phạt tù từ ba năm đến mười năm. Tuy nhiên, nếu bạn trai bạn không có bất cứ hành vi nào kể trên mà bạn vẫn đồng ý giao cấu thì sẽ được coi là thuận tình và bạn trai bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nếu hai bạn đã đủ độ tuổi thành niên. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể trực tiếp tố cáo với cơ quan công an về hành vi của bạn trai bạn, đồng thời bạn cần chuẩn bị những căn cứ để chứng minh bạn trai bạn đã thực hiện hành vi này để cơ quan công an có thể giải quyết cho bạn. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 111 bộ luật hình sự 1999", "điều 113 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 111 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 111. Tội hiếp dâm\n1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Có tổ chức;\nb) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;\nc) Nhiều người hiếp một người;\nd) Phạm tội nhiều lần;\nđ) Đối với nhiều người;\ne) Có tính chất loạn luân;\ng) Làm nạn nhân có thai;\nh) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;\ni) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;\nb) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;\nc) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.\n4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 111 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 111. Tội hiếp dâm\n1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Có tổ chức;\nb) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;\nc) Nhiều người hiếp một người;\nd) Phạm tội nhiều lần;\nđ) Đối với nhiều người;\ne) Có tính chất loạn luân;\ng) Làm nạn nhân có thai;\nh) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;\ni) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;\nb) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;\nc) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.\n4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 113 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 113. Tội cưỡng dâm\n1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Nhiều người cưỡng dâm một người;\nb) Cưỡng dâm nhiều lần;\nc) Cưỡng dâm nhiều người;\nd) Có tính chất loạn luân;\nđ) Làm nạn nhân có thai;\ne) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;\ng) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm:\na) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;\nb) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;\nc) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.\n4. Cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 113 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 113. Tội cưỡng dâm\n1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Nhiều người cưỡng dâm một người;\nb) Cưỡng dâm nhiều lần;\nc) Cưỡng dâm nhiều người;\nd) Có tính chất loạn luân;\nđ) Làm nạn nhân có thai;\ne) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;\ng) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm:\na) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;\nb) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;\nc) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.\n4. Cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
lay-lai-tai-san-la-xe-may-trong-vu-va-cham-giao-thong-gay-chet-nguoi.html
Xin chào! Tôi có việc nhờ bạn tư vấn. Ngày 21/9/2015 tại khu phố xóm Rẫy thị trấn Phước Bửu huyện Xuyên Mộc có xảy ra một vụ tai nạn giao thông chết người. Ngày 21/9/2015 em trai tôi lái xe đi chơi và cho bạn mượn và vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người. Xe ấy là do ba tôi là ông Nguyễn Văn Liệu làm chủ. Nhưng ba tôi mất năm 2014 vì bệnh ung thư gan. Và người vi phạm lúc đó 14 tuổi. Cho tôi hỏi nếu ra tòa xét thì phải làm sao? Nay đã gần 1 năm mà chưa ra tòa và người vi phạm đang được tại ngoại. Và tôi muốn chuộc lại xe có được không? Xin bạn trả lời qua tin nhắn điện thoại. Chúng tôi ở xã Hòa Hưng huyện Xuyên Mộc. Và người vi phạm ở ấp 8 xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc. Nạn nhân ở ấp Gò Cà xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 2.Nội dung tư vấn: Theo thông tin bạn cung cấp thì người điều khiển xe máy gây tai nạn chết người lúc đó mới 14 tuổi. Vì lúc này, người điều khiển phương tiện giao thông chưa đủ tuổi tham gia điều khiển phương tiện giao thông cụ thể là xe máy nên có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì vấn đề chịu Trách nhiệm hình sự sẽ được đặt ra. > Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ > > “1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; > > b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; > > c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; > > d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; > > đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. > > 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” > > Tuy nhiên, Bộ luật hình sự cũng quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: – Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác. – Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, người gây tai nạn chết người ở đây trên 14 tuổi nhưng tội mà họ phạm phải không thuộc các tội nêu trên nên được miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, Điều 205 Bộ luật Hình sự quy định tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ: > “1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm. > > 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. > > 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. > > 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” > > Như thông tin bạn cung cấp, chiếc xe gây tai nạn ban đầu do bố của bạn làm chủ sơ hữu nhưng nay, bố bạn đã mất thì chiếc xe này thuộc sự sở hữu của người thừa kế. Vì thông tin bạn cung cấp chưa cụ thể nên hiểu rằng xe hiện nay đang thuộc sự sở hữu của bạn. Nếu em của bạn đã thành niên, khi em bạn sử dụng chiếc xe này thì chiếc xe đang được sử dụng, quản lý bởi em của bạn. Em của bạn cho người gây tai nạn mượn xe mà người gây tai nạn mới 14 tuổi. Trong trường hợp này, em của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ như quy đinh nêu trên. Nhưng nếu em của bạn chưa thành niên thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Trong trường hợp này chiếc xe là vật chứng trong vụ án hình sự nên theo quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định như sau: > **"Điều 76. Xử lý vật chứng** > > 1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. > > 2. Vật chứng được xử lý như sau: > > a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ; > > b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước; > > c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước; > > d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; > > đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ. > > 3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án. > > 4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự." > > Như vậy, trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền. Thời gian giữ xe phụ thuộc vào quá trình điều tra, xác minh, khám nghiệm của cơ quan công an. Khi hết thời gian giữ xe bạn có thể lấy lại xe. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 76 bộ luật tố tụng hình sự 2003", "điều 205 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Điều 76. Xử lý vật chứng\n1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.\n2. Vật chứng được xử lý như sau:\na) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;\nb) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;\nc) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;\nd) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;\nđ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.\n3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.\n4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nĐiều 76. Xử lý vật chứng\n1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.\n2. Vật chứng được xử lý như sau:\na) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;\nb) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;\nc) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;\nd) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;\nđ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.\n3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.\n4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự." }, { "citation": "Điều 205 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 205. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.\n2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 205 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 205. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.\n2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
hoi-ve-kien-doi-tien-luong-sau-khi-thoi-viec.html
Xin chào! Tôi có vấn đề muốn hỏi và cần sự tư vấn của bạn như sau: Trong thời gian làm việc, công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho tôi. Tôi bắt đầu thôi việc công ty từ ngày 10/3/13 để tìm kiếm công việc mới (giám đốc công ty cũ đồng ý cho tôi thôi việc nhưng chưa ký đơn thôi việc của tôi), sau khi thôi việc tôi đã hỗ trợ công ty trong việc bàn giao công việc cho người sau như yêu cầu công ty và đã hoàn thành nhưng cho đến hôm nay là 15/7/13 vẫn chưa thanh toán phần lương tháng 2 và 3 của 2013 cho tôi. Công ty cũ cứ đưa hết lý do này nọ và hẹn hết lần này lần khác rồi giao cho phó giám đốc giải quyết nhưng phó giám đốc và kế toán trưởng không giải quyết được, vì tôi còn công việc của tôi nhưng khi tôi thu xếp để lên giải quyết thì luôn cáo bận rồi đủ thứ lý do và kéo dài thời gian và ảnh hưởng đến công việc hiện tại của tôi rất nhiều. Bạn tư vấn giúp tôi làm cách nào để đòi được lương (trước tôi cũng có mấy người bị như tôi và nản bỏ cuộc) và nếu không giải quyết được thì tôi khởi kiện như thế nào và mẫu form khởi kiện ra sao. Bạn giúp hộ tôi vì số tiền tháng 2 và 3 còn lại của tôi cũng nhiều. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bạn. Xin bạn tư vấn giúp tôi.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.” Trường hợp của bạn là đã thôi việc với Công ty cũ, nhưng Công ty chưa thanh toán các khoản nợ lương cho bạn. Như vậy, công ty cũ của bạn đã vi phạm pháp luật lao động về quyền của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. **Để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn, bạn nên tiến hành những công việc sau:** 1. Gửi đơn tới Công ty cũ của bạn, yêu cầu công ty thanh toán các khoản nợ lương cho bạn. Trong đơn yêu cầu ghi rõ thời hạn bao giờ Công ty phải thanh toán khoản nợ lương đó và nếu công ty không thanh toán thì bạn sẽ gửi đơn khởi kiện tới Tòa án. **Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi năm 2011 quy định:** “Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này; b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này; c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.” – Đơn khởi kiện (Mẫu kèm theo); – Giấy chứng minh nhân dân (Bản sao chứng thực); – Sổ hộ khẩu gia đình (Bản sao chứng thực); – Hợp đồng lao động đã ký với công ty (Bản sao); – Bản thanh lý hợp đồng với Công ty (Bản sao) – Các tài liệu liên quan đến bảng lương và các lần nhận lương (Bản sao) 4. Thủ tục nộp đơn khởi kiện Căn cứ trả trợ cấp thôi việc? Bị sa thải có được trả trợ cấp thôi việc?Quy định trong Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi năm 2011. Cụ thể: – Nộp đơn khởi kiện trực tiếp tới Tòa hoặc qua bưu điện đến Tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở. – Tòa án xem xét hồ sơ có hợp lệ và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. – Nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án sẽ thụ lý vụ án. – Thời gian chuẩn bị xét xử là hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. – Thời gian mở phiên tòa là một tháng kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155** để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng dân sự", "bộ luật lao động" ]
[ "điều 33 bộ luật tố tụng dân sự", "điều 47 bộ luật lao động" ]
[ { "citation": "Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004", "content": "Điều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh\n1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:\na) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;\nb) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;\nc) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.\n2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:\na) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;\nb) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.\n3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "15/06/2004", "sign_number": "24/2004/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-dan-su-2004-24-2004-QH11-CBDD.html" }, "text": "Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004\nĐiều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh\n1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:\na) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;\nb) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;\nc) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.\n2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:\na) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;\nb) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.\n3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện." }, { "citation": "Điều 47 Bộ luật Lao động 1994", "content": "Điều 47.\n1- Thoả ước tập thể đã ký kết phải làm thành 4 bản, trong đó:\na) Một bản do người sử dụng lao động giữ;\nb) Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở giữ;\nc) Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở gửi công đoàn cấp trên;\nd) Một bản do người sử dụng lao động gửi cơ quan lao động cấp tỉnh chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ký kết để đăng ký.\nNhững doanh nghiệp có cơ sở ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc đăng ký thoả ước tập thể được tiến hành ở cơ quan lao động cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp.\n2- Thoả ước tập thể có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan lao động cấp tỉnh đăng ký. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản thoả ước tập thể, cơ quan lao động cấp tỉnh phải thông báo việc đăng ký. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo thì thoả ước tập thể đương nhiên có hiệu lực.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "23/06/1994", "sign_number": "35-L/CTN", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Lao-dong-1994-35-L-CTN-972E.html" }, "text": "Điều 47 Bộ luật Lao động 1994\nĐiều 47.\n1- Thoả ước tập thể đã ký kết phải làm thành 4 bản, trong đó:\na) Một bản do người sử dụng lao động giữ;\nb) Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở giữ;\nc) Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở gửi công đoàn cấp trên;\nd) Một bản do người sử dụng lao động gửi cơ quan lao động cấp tỉnh chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ký kết để đăng ký.\nNhững doanh nghiệp có cơ sở ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc đăng ký thoả ước tập thể được tiến hành ở cơ quan lao động cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp.\n2- Thoả ước tập thể có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan lao động cấp tỉnh đăng ký. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản thoả ước tập thể, cơ quan lao động cấp tỉnh phải thông báo việc đăng ký. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo thì thoả ước tập thể đương nhiên có hiệu lực." } ]
gioi-thieu-nguoi-xin-viec-vao-nha-nuoc.html
Xin chào! Tôi có một vấn đề muốn hỏi và cần sự tư vấn của bạn như sau: Trong khoảng đầu tháng 8 năm 2016, anh A (là bạn học cùng lớp Cao Đẳng với tôi) xuống Hà Nội chơi, một lần ngồi uống nước với nhau anh A có hỏi tôi xem có quen biết chỗ nào xin được việc gì đấy làm ổn định tí không? Lúc đó tôi nhớ đến anh B (là người tôi quên biết từ năm 2010), đang làm việc tại một trung tâm giới thiệu việc làm, và tôi gọi điện cho anh B ngỏ ý muốn nhờ giúp xin việc cho bạn tôi thì được anh B hẹn mấy ngày nữa trả lời, mấy hôm sau tôi nhận được câu trả lời là sẽ xin được công việc cho anh A vào làm lái xe cho một cơ quan truyền hình với số tiền là 50.000.000đ (năm mươi triệu đồng) phải đặt cọc trước là 25.000.000đ (hai lăm triệu đồng), bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 05 tháng 09 năm 2016, sau đó tôi thông báo lại cho anh A biết và được anh A đồng ý sẽ chuẩn bị hồ sơ để xin đi làm. Ngày 04 tháng 09 năm 2016, anh A xuống Hà Nội gặp tôi và đưa cho tôi một bộ hồ sơ xin việc kèm theo số tiền 25.000.000đ (hai lăm triệu đồng) để xin việc, giao dịch giữa tôi và anh A là giao dịch trao tay, k có giấy tờ kèm theo. Và ngay hôm đó tôi gọi cho anh B và được anh B hẹn gặp tôi ở một quán cafe rồi tôi chuyển luôn toàn bộ hồ sơ và số tiền 25.000.000đ (hai lăm triệu đồng) cho anh B, giao dịch giữa tôi với anh B có giấy biên nhận vay tiền, hẹn đến hết tháng 11 năm 2016 nếu không được việc sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền trên. Đến đầu tháng 10 năm 2016 tôi nhận được điện thoại của anh B bảo hồ sơ của anh A còn thiếu một số giấy tờ liên quan và yêu cầu đưa thêm 8.000.000đ (tám triệu đồng) để hoàn thiện, tôi thông báo cho anh A và được anh A gửi vào tài khoản cho tôi 6.000.000đ (sáu triệu đồng), tôi bù vào thêm 2.000.000đ (hai triệu đồng) để gửi cho anh B. Và anh B hứa đến giữa tháng 11/ 2016 sẽ có quyết định cho anh A đi học 2 tuần và đi làm. Đến ngày 12/11/2016 tôi nhận được từ tin nhắn facebook của anh B một hình ảnh chụp một quyết định về việc anh A đã được nhận vào làm tại Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Đài Truyền Hình Việt Nam (TVAd), sau đó mấy ngày tôi lại nhận được một hình ảnh tương tự nhưng là quyết định gia hạn việc làm của anh A từ ngày 28/11/2016 đến ngày 09/12/2016. Nhưng từ đó tôi không thấy có thông báo gì về công việc của anh A. Nghi ngờ không có cơ sở nên tôi chủ động liên lạc đòi lại số tiền kia thì anh B luôn lảng tránh không gặp tôi, và vừa rồi khoảng giữa tháng 12/2016 anh B có gọi điện nói với tôi đã chuyển công việc vào thành phố Hồ Chí Minh và hứa sẽ sắp xếp đủ trong thời gian sớm nhất để gửi lại tôi. Nhưng đến giờ tôi không còn liên lạc được với anh B nữa. Còn anh A thì tố cáo bảo tôi lừa đảo chiếm đoạt tiền của anh ấy, nhưng tôi không có ý định lừa đảo hay sử dụng số tiền trên vào mục đích các nhân mà tôi đã chuyển hết cho anh B. Mong bạn tư vấn giúp tôi, tôi có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? và trách nhiệm liên đới của tôi trong sự việc này như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Việc dùng tiền để xin việc này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ, người trung gian hứa xin việc hộ sẽ bị truy cứu về tội môi giới hối lộ và người nhận tiền và xin việc cho bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ theo quy định của pháp luật hình sự. Theo như bạn trình bày thì bạn giới thiệu B cho A, trực tiếp nhận tiền từ A và trực tiếp đưa tiền cho B. Hành vi của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội môi giới hối lộ theo quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009: > “Điều 290. Tội làm môi giới hối lộ > > 1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước; > > d) Phạm tội nhiều lần; > > đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; > > e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm: > > a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: > > a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ. > > 6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.” > > Hành vi khách quan là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ. Người môi giới cũng có thể tổ chức để người đưa và người nhận hối lộ gặp nhau và đưa ra các yêu sách của mình. Theo như bạn trình bày thì bạn không có mục đích lừa A để chiếm đoạt số tiền đó và thực tế không được hưởng lợi gì từ số tiền của A, do đó, bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bị truy cứu về Tội môi giới hối lộ. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 290 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 290 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 290. Tội làm môi giới hối lộ\n1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nc) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;\nd) Phạm tội nhiều lần;\nđ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;\ne ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.\n6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 290 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 290. Tội làm môi giới hối lộ\n1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nc) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;\nd) Phạm tội nhiều lần;\nđ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;\ne ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:\na) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.\n6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự." } ]
tieu-thu-tai-san-nhung-khong-biet-do-pham-toi-ma-co-co-pham-toi-khong.html
Tôi hiện là nhân viên IT của một công ty sửa chữa máy tính. Tôi có quen anh L là trưởng phòng IT của một Công ty Công nghệ thông tin. Khoảng từ giữa đến cuối năm 2014, anh L có nhờ tôi sửa một số máy tính, anh L nói đó là máy tính của công ty bị hỏng không dùng được nên anh đã mua lại. Sau khi sửa xong anh L nhờ tôi bán hộ. Sau đó anh L còn nhờ tôi bán hộ một số tivi LG (31 cái chia làm nhiều đợt) và 15 máy tính, anh L nói rằng đó là do cuối năm các công ty không bán được hàng nên bán lại cho anh với giá rẻ. Sau khi bán hết số tivi thì được 186 triệu đồng, còn số máy tính được 90 triệu đồng. Tôi đã đưa hết tiền cho anh L, chỉ nhận 6 triệu tiền hoa hồng. Anh L trả nợ tôi 80 triệu đã vay trong thời gian quen biết, thực tế là anh L vay tôi 90 triệu đồng tất cả. Cho đến gần đây khi bị công an triệu tập tôi mới biết toàn bộ số máy tính và tivi anh L nhờ tôi bán hộ là do lạm dụng chức vụ ở Công ty mà có. Bởi trong quá trình vận chuyển số tivi và máy tính có rất nhiều nhân viên công ty anh L giúp, thái độ rất nhiệt tình vui vẻ nên tôi hoàn toàn tin tưởng, không nghi ngờ gì. Công an đã yêu cầu tôi trả lại toàn bộ 86 triệu để điều tra. Tôi muốn hỏi là việc tôi giúp anh L bán hàng như vậy có phạm vào tội nào không? Tôi có thể lấy lại được khoản nợ 90 triệu từ anh L không? Hiện nay anh L đang bị tạm giam.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Theo như bạn trình bày thì có thể cho rằng hành vi của bạn là tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Với hành vi này, bạn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999, cụ thể như sau: “1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm . 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp ; c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn (có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng – Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC); đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn (có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng); b) Thu lợi bất chính rất lớn (từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng); 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn (có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên); b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn (từ một trăm triệu đồng trở lên) Theo Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN VKSNDTC-TANDTC, “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội. Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn, bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có. Như vậy, nếu bạn biết rõ số tài sản đó là do phạm tội mà có mà vẫn mua bán và việc mua bán này không có sự hứa hẹn trước thì hành vi của bạn đã phạm vào Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 BLHS 1999 nói trên. Ngược lại, nếu bạn biết số lượng tài sản trên do người khác phạm tội mà có và có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ và sử dụng hàng hóa nhằm củng cố thêm hành vi cho người thực hiện hành vi phạm tội thì hành vi của bạn sẽ được xác định là hành vi đồng phạm với vai trò là người giúp sức và sẽ bị xử lý theo quy định của các điều luật tương ứng. Tuy nhiên, nếu cơ quan điều tra không chứng minh được việc bạn biết số tivi, máy tính mà bạn đã tiêu thụ giúp L là do L phạm tội, gian dối mà có thì có thể bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà cóVề khoản nợ 90 triệu đồng, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi L có hộ khẩu thường trú để yêu cầu L thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu nơi L đang bị tạm giam trùng với nơi L có hộ khẩu thường trú thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết hai vụ án song song. Trong trường hợp nơi thường trú và nơi tạm giam khác nhau, Tòa án sẽ ủy thác đến Tòa án nơi L bị tạm giam để lấy ý kiến của L, áp dụng các biện pháp để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự sau đó tiến hành xét xử vắng mặt L. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155**để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 250 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 250 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có\n1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp ;\nc) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;\nd) Thu lợi bất chính lớn;\nđ) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:\na) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;\nb) Thu lợi bất chính rất lớn.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;\nb) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 250 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có\n1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp ;\nc) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;\nd) Thu lợi bất chính lớn;\nđ) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:\na) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;\nb) Thu lợi bất chính rất lớn.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;\nb) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này." } ]
ca-cuoc-trong-hoat-dong-vui-choi-giai-tri-co-bi-di-tu-khong.html
Tôi đặt máy bắn cá (cá cược) ở trong công viên, hoạt động này tôi cũng chỉ thực hiện một hai lần khi khu vực tôi sinh sống tổ chức hoạt động thi đấu thể dục thể thao vui chơi giải trí. Công an lập biên bản xử phạt tôi và hẹn 4 ngày sau kể từ ngày tôi bị phạt lên giải quyết. Tôi thì không am hiểu, không biết chính xác các quy định của pháp luật, tôi có nghe nói là nó giống như hình thức cá cược đánh bạc, nói tôi có thể bị chịu hình phạt tù. Tôi rất lo sợ, tuy nhiên tôi cũng thắc mắc tại sao họ ghi trong biên bản là phạt tôi 15.000.000 đồng gì đấy và mức thu của tôi chỉ là hơn 1.000.000 đồng. Tôi không biết là tôi sẽ bị phạt gì, có phải đi tù không và như thế nào? Mong bạn giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn rất nhiều!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 #### “Điều 248. Tội đánh bạc 1.Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. “Điều 249 Bộ luật Hình sự quy định: Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” **Điều 2. Về một số quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự** 1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”: a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại… để trợ giúp cho việc đánh bạc; c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được thưởng gì khi đạt giải?2. Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc. 3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau: a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn. b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn. c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn. **Cũng theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ – CP:** **“****Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép** 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề. Thủ tục đầu tư mở khu vui chơi giải trí2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây: a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; b) Che giấu việc đánh bạc trái phép. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây: a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc; c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: a) Làm chủ lô, đề; b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này. 7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." Như vậy, số tiền mà bạn thu được là dưới 2.000.000 đồng nên hành vi của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo hành vi “Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.” Mức phạt là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 248 và 249 BLHS. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:** **024.6294.9155** để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 249 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 249 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc\n1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Có tính chất chuyên nghiệp;\nb) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;\nc) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 249 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc\n1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Có tính chất chuyên nghiệp;\nb) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;\nc) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản." } ]
to-cao-hanh-vi-muon-tien-khong-tra.html
Tôi có quen một bạn qua fb bạn giới thiệu là công an tỉnh Yên Bái làm bên hình sự sau một thời gian nói chuyện qua lại đã có tình cảm và bạn nói muốn chạy việc về Hưng Yên cho cùng quê với tôi và chuyển về đó phải mất tiền quà cáp và chạy công việc và tôi đã đưa cho bạn ý mượn làm nhiều lần tổng số tiền gần 30 triệu mà bây giờ tôi không liên lạc được cho anh ta, tôi nghi ngờ mình bị lừa. Mỗi khi tôi đưa tiền xong anh ta mượn máy tôi xoá hết tin nhắn và số điện thoại chỉ còn lại số CMT và số tài khoản ngân hàng có lần tôi chuyển tiền qua giờ tôi không còn tí thông tin gì cả. Cái tên mà anh ta nói với tôi có khi cũng không chính xác tôi không có ảnh cũng không biết bây giờ anh ta là người ở đâu vì mỗi lần gặp chúng tôi gặp nhau ở bến xe thì liệu việc của tôi có hy vọng giải quyết được không?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** **–**Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. **2. Luật sư tư vấn:** Căn cứ Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài như sau: > " 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Có tính chất chuyên nghiệp; > > c) Tái phạm nguy hiểm; > > d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; > > đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > g) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”. Nếu người này có hành vi dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản, giá trị tài sản chiếm đoạt được gần 30 triệu đồng thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi lừa đảo đối tượng kia sẽ phải chịu hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Hiện tại bạn không nắm bắt được nhiều thông tin về người này, chỉ có thông tin về số chứng minh nhân dân và tài khoản ngân hàng, để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn làm đơn tố cáo gửi trực tiếp đến cơ quan công an cấp huyện nơi bạn cư trú, đồng thời gửi các thông tin bạn nắm được cho cơ quan công an. Do bạn không có nhiều thông tin nên quá trình điều tra, xác minh vụ việc sẽ gặp nhiều khó khăn. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 139 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
boi-thuong-khi-uong-ruou-gay-tai-nan-giao-thong.html
Xin chào! Bữa trước chồng tôi đi xe công nông (xe chở 20 ao bắp), do đi tốc độ nhanh và chồng tôi đã uống chút rượu, nên lúc cua xe thì cua sai đường rồi gây tai nạn giao thông làm nát xe máy và làm 3 người bị thương. Trong đó: một cô 45 tuổi (làm nông), một em 22 tuổi ( công chức nhưng đang hợp đồng) và một cháu 4 tháng. Cô 45 tuổi bị thương ở đầu và khâu 7 mũi (bác sỹ dặn sau 7 tháng mới làm việc nặng được), cháu thì bị chấn thương đầu, riêng em 22 tuổi thì bị gẫy đùi và lá lách bị vỡ khâu lại (bác sỹ dặn 3 năm mới đi làm lại được). Em 22 tuổi đang hợp đồng nhưng nếu cơ quan em ấy làm việc nói em ấy không đủ sức khỏe thì phải nghỉ việc.Trong lúc nằm viện do bố chồng tôi mất nên vợ chồng chúng tôi chưa lần nào đi tham, bây giờ tôi muốn hỏi bạn nếu bồi thường thì vợ chồng tôi cần bồi thường những khoản nào và bao nhiêu? Nếu ra tòa thì chông tôi có bị vào tù không? Xin chân thành cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** **–**Bộ Luật Dân sự 2005; **–**Bộ luật Hình sự; **–**Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; – Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC. **2. Luật sư tư vấn:** > "1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; > > b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; > > c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; > > d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; > > đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. > > 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." > > Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông, quy định về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt: > "1. Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 đến Điều 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220; khoản 2 các điều 206, 207, 216, 218, 219, 222, 223 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây: > > c) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; > > đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng; > > 2. Gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 202 đến Điều 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220; khoản 3 các điều 206, 207, 216, 218, 219, 222, 223 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây: > > c) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; > > d) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này là từ trên 100% đến 200%; > > đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của một hoặc hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này; > > 3. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 204; khoản 3 các điều 202, 203, 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220, Điều 222, Điều 223; khoản 4 các điều 206, 207, 216, 218, 219 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây: > > đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%; > > e) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;" > > Theo đó, hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông, gây thiệt hại sức khỏe cho 3 người, tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật của những người đó mà chồng bạn là người vi phạm gây ra tai nạn giao thông phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. **>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:** **024.6294.9155** Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định: > "2. Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là một trong những trường hợp sau đây: > > a) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc đang trong tình trạng say do sử dụng các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện say như người sử dụng ma túy, rượu, bia; > > b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; > > c) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở." > > Theo đó, chồng bạn nếu uống rượu mà có nồng độ cồn dưới 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở thì tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật của 3 nạn nhân mà có thể phải chịu truy cứu hình sự vì hành vi gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng theo Khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Hoặc phải chịu truy cứu hình sự vì gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 phạt tù 3 năm đến 10 năm. Nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Nếu chồng bạn uống rượu mà nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở, thì có thể phải chịu truy cứu hình sự vì gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 phạt tù 3 năm đến 10 năm. Nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo Điều 610 Bộ Luật dân sự 2005 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Căn cứ vào các thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: – Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; – Chi phí hợp lý cho việc mai táng; – Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Mà người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại dựa trên các căn cứ trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 610 bộ luật dân sự 2005", "khoản 1 điều 202 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.\n2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.\n2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm." } ]
xu-phat-chu-dau-tu-de-vat-lieu-tren-duong-gay-can-tro-giao-thong.html
Tại xã tôi xảy ra vụ tai nạn giao thông như sau: tối ngày 25/12/2009, anh Nguyễn Văn H và anh Phạm Đức Q điều khiển 2 xe mô tô đi ngược chiều thì gặp đống cát ở giữa đường của nhà thầu xây dựng công trình mương tưới tiêu nước, dẫn đến hai xe va vào nhau gây tai nạn. Hậu quả anh H bị tử vong. Hiện trường xác định như sau: mặt đường nhựa rộng 3,5 mét, nơi xảy ra tai nạn có đống cát cao 2,5m, đổ trùm ra đường (chiếm mặt đường xe chạy) 1,5m. Công an huyện đã khởi tố vụ án để điều tra. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này chủ xây dựng và chủ đầu tư có lỗi khi để vật liệu xây dựng chiếm phần đường xe chạy thì phải có trách nhiệm như thế nào cả về hình sự và dân sự. Xin bạn tư vấn giúp tôi, xin chân thành cám ơn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **Thứ nhất,** về trách nhiệm hình sự. Với hành vi đặt vật cản trên đường, gây cản trở giao thông dẫn đến tai nạn chết người, thì chủ đầu tư (hoặc chủ xây dựng) – người có trách nhiệm quyết định trong việc để vật cản trở giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 203 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009): **Điều 203. Tội cản trở giao thông đường bộ** 1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ; b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ; d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách; đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ; g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ; h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm; 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. **Thứ hai****,** về trách nhiệm dân sự. Như vậy, ở đây chủ đầu tư có lỗi trong việc đặt chướng ngại vật trên đường đó vậy sẽ phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp này có anh H bị chết và các khoản phải bồi thường bao gồm: * Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; * Chi phí hợp lý cho việc mai táng; * Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. * Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh H, nếu không có những người này thì người mà anh H đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tội cản trở giao thông đường không Chủ đầu tư chậm bàn giao nhà, người mua có quyền yêu cầu bồi thường?– Tội cản trở giao thông đường bộ – Tội cản trở giao thông trong luật hình sự Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. ——————————————————– **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn luật hình sự miễn phí – Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "khoản 1 điều 203 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Khoản 1 Điều 203 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;\nb) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;\nc) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;\nd) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;\nđ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;\ne ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;\ng) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;\nh) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 203 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;\nb) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;\nc) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;\nd) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;\nđ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;\ne ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;\ng) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;\nh) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ." } ]
hieu-luc-ap-dung-cua-bo-luat-hinh-su-1999.html
Tôi có một tình huống đang cần được tư vấn, bạn có thể gợi ý giúp tôi được không? Tình huống như sau: Ngày 20/9/2013, B là công dân Việt Nam đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của H (công dân Lào) 10 ngàn USD quy đổi thành tiền VNĐ là 250 triệu đồng. Ngày 20/10/2013 tại Viêng Chăn, do mâu thuẫn cá nhân nên B đã có hành vi giết chết C (công dân Lào) nhưng cơ quan tư pháp của Lào không biết. Sau khi về Việt Nam, các hành vi phạm tội nêu trên của B bị phát hiện và B bị bắt giữ. Hỏi: 1. Tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà B thực hiện tại Lào có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam không? Tại sao? 2. B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự của Lào không? Tại sao? (biết rằng BLHS của Lào có quy định tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản). 3. Khẳng định Tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999) và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai? Tại sao? 4. Xác định những dấu hiệu khách quan của tội phạm có trong tình huống nêu trên?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà B thực hiện tại Lào có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam không? Tại sao?** “Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.” Theo quy định trên, công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật hình sự 1999. **2. B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự của Lào không? Tại sao? (biết rằng BLHS của Lào có quy định tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản).** Căn cứ Điều 54 Hiệp định tương trợ tư pháp dân sự và hình sự giữa Việt Nam vào Lào quy định nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: 1. Nước ký kết này có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của Nước ký kết kia về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân của mình đã có hành vi phạm pháp trên lãnh thổ của Nước ký kết yêu cầu, phù hợp với pháp luật của nước mình. Khi có yêu cầu của Nước ký kết, Nước ký kết được yêu cầu có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân của Nước ký kết yêu cầu đã phạm pháp và có mặt trên lãnh thổ của Nước ký kết được yêu cầu. 2. Văn bản yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của người bị hại được gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo thể thức đã được quy định trong pháp luật của Nước ký kết này sẽ có giá trị pháp luật trên lãnh thổ của Nước ký kết kia. 3. Người bị hại trong vụ án hình sự có quyền chống án hình sự tại các Toà án của Nước ký kết như công dân của Nước ký kết có Toà án tiến hành xét xử hình sự." B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nếu như có văn bản yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của Việt Nam tới Lào theo quy định trên. **3. Khẳng định Tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999) và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai? Tại sao?** Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau: Tình thế cấp thiết theo quy định Bộ luật hình sự 1999"Điều 8. Khái niệm tội phạm … 3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. …” Như vậy, để xác định tội phạm có phải là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay không thì căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với từng tội. Nếu mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình thì đây là tội đặc biệt nghiêm trọng. Nếu B bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự 1999; bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, khẳng định Tội giết người và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là chưa đúng theo quy định trên. **4. Xác định những dấu hiệu khách quan của tội phạm có trong tình huống nêu trên?** **Thứ nhất**, Dấu hiệu khách quan của tội giết người: 1. Chủ thể: Chủ thể này bất kỳ là người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Khách thể: Hành vi nêu trên đã xâm phạm đến tính mạng của người khác (quyền được bảo vệ về tính mạng). 3. Mặt khách quan: \* Có hành vi làm chết người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống. Tuy nhiên cần phân biệt: – Nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát chứ không cấu thành tội này. – Nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng – Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau: Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm,dùng súng bắn, dùng cây đánh … nhằm giết người khác. Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm ( phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác … nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp – Có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí khác, cụ thể là: Không sử dụng vũ khĩ hoặc hung khí: Trường hợp này người phạm tội chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống sông … Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác. Trường hợp này người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như: Súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc, … hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện … – Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể là: Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội ) tác động lên thân thể nạn nhân. Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức sau: Thực hiện trực tiếp như dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ, … Thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiện phạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn, … Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào… \* Về hậu quả: Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không. 4. Mặt chủ quan: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (được thể hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). **Thứ hai**, Dấu hiệu khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 1. Chủ thể – Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự – Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự 2. Khách thể Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác. 3. Mặt khách quan của tội phạm – Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng. Lưu ý: Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không phải mọi hành vi gian dối đếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. – Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao) Ngoại lệ: Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội 4. Mặt chủ quan của tội phạm – Lỗi cố ý – Mục đích: chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối (mong muốn người khác tin mình). Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "khoản 3 điều 8 bộ luật hình sự 1999", "khoản 1 điều 93 bộ luật hình sự 1999", "khoản 4 điều 139 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Khoản 3 Điều 8 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 3 Điều 8 Bộ Luật Hình sự 1999\nTội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 93 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Giết nhiều người;\nb) Giết phụ nữ mà biết là có thai;\nc) Giết trẻ em;\nd) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;\nđ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;\ng) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;\nh) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;\ni) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;\nk) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;\nl) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;\nm) Thuê giết người hoặc giết người thuê;\nn) Có tính chất côn đồ;\no) Có tổ chức;\np) Tái phạm nguy hiểm;\nq) Vì động cơ đê hèn.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 93 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Giết nhiều người;\nb) Giết phụ nữ mà biết là có thai;\nc) Giết trẻ em;\nd) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;\nđ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;\ng) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;\nh) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;\ni) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;\nk) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;\nl) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;\nm) Thuê giết người hoặc giết người thuê;\nn) Có tính chất côn đồ;\no) Có tổ chức;\np) Tái phạm nguy hiểm;\nq) Vì động cơ đê hèn." }, { "citation": "Khoản 4 Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 4 Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng." } ]
mua-laptop-tra-gop-nhung-chua-thanh-toan-het-tien-bi-xu-ly-nhu-the-nao.html
Tôi có mua trả góp 1 chiếc laptop ở công ty HD Saison. Lúc đầu tôi có khả năng thanh toán nhưng hiện nay tôi đang thất nghiệp và không có khả năng thanh toán nữa. Phòng pháp lý công ty này có nhắn tin yêu cầu tôi lên Công an tỉnh giải quyết. Tôi có giải thích lý do nhưng họ không chịu. Tôi sợ phải lên Công an vì nhà đứng hộ khẩu chung với bố mẹ chồng. Giờ họ gửi tin nhắn lần 2 với nội dung: ''Phòng Pháp lý thông báo lần 2: KH Nguyễn Hà Trang vẫn không có mặt tại Công an TP Tân An. Chúng tôi sẽ ủy quyền cho Công an giải quyết. Ngân hàng đưa ra quyết định nếu trước 16h ngày 25/08/2016 anh chị không thanh toán 921.000, ngân hàng áp dụng Điều 139 Bộ luật hình sự và Điều 140 Bộ luật hình sự về tội Lạm dụng tài sản ngân hàng nhà nước Việt Nam''. Tôi xin bạn tư vấn dùm tôi là nếu tôi không đóng tôi có bị gì không. Vì bạn tôi cũng vay tiền, không thanh toán trễ 3 tháng bên Ngân hàng cũng điện thoại chứ không thấy gửi giấy tờ kêu lên Công An gì cả.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật dân sự năm 2005 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 2. Nội dung tư vấn Căn cứ Điều 438 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định nghĩa vụ trả tiền như sau: > ''1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản. > > 2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.'' > > Bạn ký hợp đồng mua bán trả góp với công ty HD Saison, bạn phải có nghĩa vụ trả tiền cho công ty theo thỏa thuận giữa 2 bên về số tiền phải trả cũng như thời hạn trả nợ trong hợp đồng mua bán. Điều 139 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: > ''1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Có tính chất chuyên nghiệp; > > c) Tái phạm nguy hiểm; > > d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; > > đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > g) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.'' > > Hành vi khách quan của tội phạm: Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. – Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau: > ''1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: > > a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; > > b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; > > c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; > > d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > đ) Tái phạm nguy hiểm; > > e) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.'' > > Hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: – Hành vi: bao gồm các giai đoạn: ) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác ) Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. – Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản. Như vậy, nếu anh trai của bạn có một trong những hành vi trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu anh trai bạn không có các hành vi trên thì anh trai bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ liên quan đến hợp đồng mua bán trả góp, lúc này công ty HD Saison chỉ có thể khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh trai bạn sinh sống, cư trú, làm việc để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 438 bộ luật dân sự", "điều 139 bộ luật hình sự 1999", "điều 140 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 438 Bộ luật Dân sự 1995", "content": "Điều 438. Nghĩa vụ bảo hành\nBên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.\nThời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/10/1995", "sign_number": "44-L/CTN", "signer": "Lê Đức Anh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-1995-44-L-CTN-99DF.html" }, "text": "Điều 438 Bộ luật Dân sự 1995\nĐiều 438. Nghĩa vụ bảo hành\nBên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.\nThời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật." }, { "citation": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nđ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\ne) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\ng) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 140 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:\na) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;\nb) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\nc) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;\nd) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;\nđ) Tái phạm nguy hiểm;\ne) Gây hậu quả nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;\nb) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;\nb) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này." } ]
tu-van-truong-hop-mua-dien-thoai-do-trom-cap-ma-co.html
Gửi bạn giải đáp giùm. Tôi có cửa hàng bán điện thoại, tôi mua 1 điện thoại iphone của 1 cửa hàng khác có hóa đơn chứng từ đầy đủ và bán lại cho khách hàng cũng xuất hóa đơn. Nhưng nay điện thoại đó bị công an tịch thu với lý do là tài sản ăn cắp và tới nay là 20 ngày rồi thì tôi có gọi cho công an nói vẫn trong quá trình điều tra. Tôi yêu cầu cửa hàng bán máy cho tôi bồi thường nhưng cửa hàng nói là mua lại của 1 cửa hàng khác nữa nên chờ công an điều tra và không chịu bồi thường cho tôi. Bạn cho hỏi trường hợp này phải chờ công an điều tra trong bao lâu và tôi có thể kiện bên cửa hàng bán máy cho mình yêu cầu bồi thường hay không, nếu được bạn vui lòng cho biết khởi kiện như thế nào, giá trị máy lúc mua trên hóa đơn là trên 18.000.000. Xin cám ơn bạn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; – Bộ Luật dân sự năm 2015; **2. Nội dung tư vấn** Theo thông tin bạn cung cấp, bạn mua 1 chiếc điện thoại của 1 cửa hàng khác và đó là những chiếc điện thoại bị nghi là tài sản ăn cắp, đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác, do đó, chiếc điện thoại là vật chứng của hành vi phạm tội. Như vậy, đối với chiếc điện thoại mà bạn mua từ người phạm tội có thể sẽ được trả lại cho chủ sở hữu của chúng nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án hoặc sung quỹ Nhà nước. Tùy theo loại tội phạm mà Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thời hạn điều tra với các loại tội phạm khác nhau, cụ thể: > "Điều 172. Thời hạn điều tra > > 1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. > > 2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. > > Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: > > a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; > > b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng; > > c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng; > > d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng." > > Do chưa đủ căn cứ để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi trộm cắp điện thoại thuộc loại tội phạm nào nên chưa khẳng định được thời hạn điều tra của loại tội phạm đó. Theo quy định tại Điều 117 Bộ Luật dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: > "a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; > > b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; > > c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội." > > Ngoài ra điều luật còn quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực trong một số trường hợp nhất định. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường." Đối chiếu với các quy định trên thì việc chủ cửa hàng điện thoại bán cho bạn chiếc điện thoại là tang vật của một vụ trộm là đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Do vậy, việc mua bán chiếc điện thoại đó đương nhiên bị vô hiệu. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn cần làm đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyên giao dịch mua bán chiếc điện thoại vô hiệu và đòi lại số tiền mà bạn đã bỏ ra mua chiếc điện thoại đó và bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại thực tế. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật dân sự" ]
[ "điều 172 bộ luật tố tụng hình sự", "điều 117 bộ luật dân sự" ]
[ { "citation": "Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 1988", "content": "Điều 172. Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà.\nNhững người vi phạm trật tự phiên toà thì tuỳ trường hợp, có thể bị chủ toạ phiên toà cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.\nCảnh sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà và thi hành lệnh của chủ toạ phiên toà về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên toà.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/06/1988", "sign_number": "7-LCT/HĐNN8", "signer": "Võ Chí Công", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-to-tung-hinh-su-1988-7-LCT-HDNN8-9262.html" }, "text": "Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 1988\nĐiều 172. Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà.\nNhững người vi phạm trật tự phiên toà thì tuỳ trường hợp, có thể bị chủ toạ phiên toà cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.\nCảnh sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà và thi hành lệnh của chủ toạ phiên toà về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên toà." }, { "citation": "Điều 117 Bộ luật Dân sự 1995", "content": "Điều 117. Đại diện của hộ gia đình\n1- Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.\nChủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự.\n2- Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/10/1995", "sign_number": "44-L/CTN", "signer": "Lê Đức Anh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-1995-44-L-CTN-99DF.html" }, "text": "Điều 117 Bộ luật Dân sự 1995\nĐiều 117. Đại diện của hộ gia đình\n1- Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.\nChủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự.\n2- Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình." } ]
doi-tien-thue-nha-khi-ben-thue-khong-tra-tien-nha-va-bo-tron.html
Gia đình tôi có cho một công ty thuê đất để làm kho, thời hạn giao tiền là 1/6 hàng năm nhưng phía công ty không trả tiền thuê đất đồng thời lúc xây dựng kho mua vật tư thiếu người ta không trả tiền là 80 triệu, tiền thợ là 20 triệu và có mượn gia đình tôi 10 triệu nhưng không trả mà bỏ trốn về thành phố hồ chí minh. Gia đình tôi gọi điện lúc đầu còn nghe máy nói vài ngày xuống trả nhưng ko xuống sau đó gọi điện thì bắt máy nhưng nói không trả kêu gia đình tôi cứ đi thưa đi. Khoảng 1 tháng sau gia đình tôi phát hiện công ty đó lấy giấy tờ đất và hợp đồng thuê đất với gia đình tôi đi thế chấp vay mua 1 chiếc xe 729 triệu, ngân hàng xuống định giá cái kho gia đình tôi can ngăn với lý do phía công ty còn nợ tiền đất chưa trả thợ tiền mượn…sau đó tôi sợ công ty đem hợp đồng với giấy tờ của gia đình tôi đi lừa gạt chổ khác nên tôi có đăng lên facebook nói công ty nay còn nợ tiền tôi các khoảng….và các nơi xem chừng bị công ty này lùa gạt. Việc tôi đăng như vậy có vi phạm pháp luật không? Xin nhờ bạn tư vấn giùm cách khởi kiện như thế nào? Xin cám ơn bạn rất nhiều!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **Cơ sở pháp lý:** – Nghị định số 174/2013/NĐ-CP; – Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. **Nội dung tư vấn:** Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn có cho một công ty thuê đất để làm kho, thời hạn giao tiền là 1/6 hàng năm nhưng phía công ty không trả tiền thuê đồng thời lúc xây dựng kho mua vật tư thiếu người ta không trả tiền là 80 triệu, tiền thợ là 20 triệu và có mượn gia đình bạn 10 triệu. Sau đó, bỏ trốn về thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình bạn gọi điện lúc đầu còn nghe máy và hứa vài ngày xuống trả tiền nhưng không thực hiện. Tiếp đến thì gia đình bạn có điện nhưng công ty vẫn không trả. Khoảng một tháng sau thì ngân hàng xuống định giá cái kho thì gia đình bạn phát hiện ra công ty đó lấy giấy tờ đất và hợp đồng thuê đất đi thế chấp ngân hàng để mua 1 chiếc xe 729 triệu đồng. Như vậy, qua các hành vi trên có thể nhận thấy công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự ở đây. Cụ thể: Theo quy định của pháp luật thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác và giá trị chiếm đoạt là từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Vì thế, trong trường hợp này gia đình bạn có thể trình báo vụ việc này đến cơ quan Công an cấp xã, phường nơi bạn đang cư trú để gửi đơn trình báo hoặc có thể trình báo miệng để cơ quan công an ghi chép lại. Nếu như không thuộc thẩm quyền điều tra thì Cơ quan nhận tố giác sẽ gửi thông tin tố giác tội phạm đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trong thời hạn từ 20 ngày đến 2 tháng bạn sẽ nhận được văn bản trả lời. Khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự thì việc trả số tiền thuê nhà cho gia đình bạn sẽ được giải quyết đồng thời trong vụ án này. Bên cạnh đó, gia đình bạn có thể chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm: đơn khởi kiện, Các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc công ty không thực hiện việc trả tiền thuê như hợp đồng thuê nhà giữa gia đình bạn và công ty, giấy vay tiền giữa công ty và gia đình bạn 10 triệu (nếu có), Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người cho thuê (bản sao chứng thực), thông tin về công ty thuê nhà (như tên công ty, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật,…). Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện xong gia đình bạn sẽ gửi đến Tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi công ty có trụ sở chính. Tòa án sẽ xem xét và thụ lý đơn của gia đình bạn khi đầy đủ hồ sơ hợp lệ. **>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về tội vu khống:** **024.6294.9155** **Về việc gia đình bạn có đăng thông tin của công ty lên facebook rằng công ty có hành vi lừa đảo** Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người nào có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức. Và pháp luật tôn trọng cũng như bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Vì vậy, người nào tung tin đồn thất thiệt xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một tổ chức, cá nhân cụ thể thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu người tung tin đồn phải xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Xét trong trường hợp của bạn thì bạn có nêu là gia đình bạn sợ công ty đem hợp đồng với giấy tờ của gia đình bạn đi lừa gat chỗ khác nên bạn có đăng lên facebook nói công ty này còn nợ tiền bạn các khoản….và các nơi xem chừng bị công ty nay lừa gạt. Như vậy, nếu nhà bạn có căn cứ về việc công ty này lừa đảo thì việc các bạn đưa thông tin lên facebook để cảnh báo mọi người là không vi phạm pháp luật. Ngược lại, nếu như nhà bạn không có căn cứ cũng như trên thực tế công ty này không có hành vi lừa đảo như nhà bạn nêu thì việc bạn đăng các thông tin không chính xác lên facebook có thể được xem là đưa thông tin nhằm vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức. Và với hành vi như vậy, bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP; nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định số 174/2013/nđ-cp", "nghị định 174/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 122 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 122 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 122. Tội vu khống\n1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với nhiều người;\nd) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;\nđ) Đối với người thi hành công vụ;\ne) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 122 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 122. Tội vu khống\n1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với nhiều người;\nd) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;\nđ) Đối với người thi hành công vụ;\ne) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
gay-tai-nan-giao-thong-dan-den-chet-nguoi.html
Bố tôi (sinh 1948) đi xe máy đúng phần đường giao thông với tốc độ bình thường (mặc dù có nồng độ cồn), và va chạm với một xe máy đi ngược chiều (hiện trường tai nạn thì xe máy đi ngược chiều chưa sang hết phần đường). Hậu quả: Bố tôi ngã đập đầu xuống đường và đưa đi bệnh viện sau một ngày thì chết do chẩy máu não bên trong, phía bên đi ngược chiều bị gãy ngón chân cái (chân phanh) do thanh niên điều khiển. Khi bố tôi mất, cơ quan Công an đến làm việc về mổ tử thi thì gia đình có đơn xin không mổ vì nguyên nhân đã rõ là do tai nạn giao thông (có giấy xác nhận của bệnh viện), gia đình gây tai nạn có đến thắp hương. Sơ bộ thì Công an có nói là do lỗi hỗn hợp. Do vụ việc tai nạn vào dịp tết nguyên đán nên đến nay chưa được giải quyết; gia đình chưa được làm việc cụ thể với cơ quan công an. Hiện nay vụ việc đang được cơ quan Công an điều tra, xử lý. Vậy xin hỏi, vụ việc sẽ được xử lý như thế nào và mức bồi thường?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Do bạn không nói rõ là trong vụ tai nạn giao thông của bố bạn, nguyên nhân tai nạn như thế nào, công an đã lập biên bản điều tra, xác minh sự việc có ghi phần lỗi của người gây ra lỗi như thế nào nên cần xác định các trường hợp sau: Nếu trường hợp tai nạn giao thông do lỗi của cả 2 bên: Theo Điều 617 Bộ luật dân sự 2005: > "Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi > > Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường." > > Theo quy định thì nếu cả 2 bên đều có lỗi, đều có thiệt hại thì cả 2 bên sẽ phải bồi thường cho bên kia tương ứng với mức lỗi mình gây ra. Như vậy, nếu cả bố bạn và bên kia đều có lỗi thì căn cứ vào mức lỗi gây ra hậu quả để bồi thường số tiền tương ứng. Mức bồi thường sẽ xác định trên nguyên tắc theo Điều 609, Điều 610 Bộ luật dân sự 2005: 1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. 2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." Nếu trường hợp tai nạn giao thông do lỗi của 1 bên: Nếu trong biên bản điều tra vụ việc xác minh chỉ bố bạn có lỗi thì người gây thiệt hại là bên kia sẽ không phải bồi thường Nếu trong biên bản điều tra xác minh vụ việc mà chỉ có người bên kia có lỗi mà gây ra cái chết cho bố bạn thì người kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009: > "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ > > 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm." > > Như vậy, tùy vào sự xác minh trên cơ sở hiện trường vụ tai nạn, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác minh lỗi của 2 bên để xác định trường hợp này các bên chịu trách nhiệm dân sự hay có dấu hiệu tội phạm theo Điều 202 Bộ luật hình sự để khởi tố vụ án hình sự. **Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Bồi thường trong trường hợp vô ý gây thiệt hại – Có phải bồi thường thiệt hại khi xe máy đã bán gây tai nạn? Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. ——————————————————– **THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:** – Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí – Tư vấn luật dân sự miễn phí – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại Trường hợp nào gây tai nạn giao thông bị đi tù? Tù bao nhiêu lâu? Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999" ]
[ "điều 617 bộ luật dân sự 2005", "điều 610 bộ luật dân sự 2005", "điều 202 bộ luật hình sự 1999" ]
[ { "citation": "Điều 617 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi\nKhi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 617 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi\nKhi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường." }, { "citation": "Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.\n2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;\nb) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;\nc) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.\n2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." }, { "citation": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
bi-nguoi-khac-xam-pham-danh-du-nhan-pham.html
Xin chào! Tôi có một vấn đề muốn hỏi và cần sự tư vấn của bạn như sau: Chị hàng xóm của tôi làm Kế toán trưởng tại Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện nói xấu nghiêm trọng một người khác. Cụ thể: vợ chồng gia đình bị nói xấu sống bên nhau hạnh phúc, đầm ấm nhưng chị hàng xóm của tôi lại nói chồng chị ta trong khoảng thời gian này không về nhà ngủ mà ngủ với người vợ gia đình bị nói xấu. Tuy nhiên, vợ chồng gia đình bị nói xấu khẳng định khoảng thời gian trên họ đi đâu cũng đi chung, có thể biết lẫn nhau đang làm gì, như thế nào..,  nhưng lại bị chị hàng xóm của tôi nói xấu thậm tệ, vu khống đặt điều với gia đình, hàng xóm láng giềng trong khi không có bằng chứng cụ thể để chứng minh lời nói của mình. Vậy tôi xin hỏi bạn: Khi vợ chồng gia đình bị nói xấu làm đơn khởi kiện thì họ được pháp luật bảo hộ như  thế nào? Còn người nói xấu là Công chức nhà nước thì bị xử lý như thế nào là thích đáng để trả lại sự trong sạch tinh thần, nhân phẩm của người bị nói xấu.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **Thứ nhất,** Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Từ đó có thể thấy rằng: pháp luật bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm, không ai được sử dụng bất kỳ hình thức nào để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Theo thông tin bạn trình bày, người vợ của gia đình bị chị hàng xóm của bạn nói xấu đang bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm nên họ có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Công an địa phương hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện) để được giải quyết. Họ có quyền yêu cầu chị hàng xóm của bạn phải bồi thường thiệt hại vì đã xâm phạm tới danh dự nhân phẩm. Khoản 1 Ðiều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định cụ thể hơn: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” Như vậy, chị hàng xóm của bạn đã có hành vi nói sai sự thật, xúc phạm tới người vợ của gia đình mà bạn kể trên mà làm tổn hại danh dự nhân phẩm thì sẽ phải bồi thường. Về các khoản bồi thường và mức bồi thường, bạn tham khảo ở Điều 611 Bộ luật dân sự 2005: “**Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm** a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.” Ngoài ra, hành vi của chị hàng xóm của bạn đối với người vợ của gia đình bị nói xấu còn có thể cấu thành Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999: “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” **Thứ hai,** khi Công chức nhà nước xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm mà không lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì sẽ giải quyết theo hướng đã trình bày ở trên. Trong trường hợp họ lợi dụng chức vụ quyền hạn để xâm phạm tới danh dự nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 và nếu cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã dẫn), cụ thể: Băng video có được coi là bằng chứng chứng minh vi phạm**“Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức** 1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc. 2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm…” Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:****024.6294.9155** để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật dân sự 2005", "bộ luật dân sự", "luật cán bộ, công chức" ]
[ "điều 121 bộ luật hình sự 1999", "điều 611 bộ luật dân sự 2005" ]
[ { "citation": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Điều 611 Bộ luật Dân sự 2005", "content": "Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;\nb) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.\n2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "33/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-2005-33-2005-QH11-99F.html" }, "text": "Điều 611 Bộ luật Dân sự 2005\nĐiều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm\n1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:\na) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;\nb) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.\n2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." } ]
tu-van-ve-hanh-vi-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-nhieu-lan.html
Xin chào! Tôi muốn được tư vấn về việc bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhiều lần. Tôi năm nay 30 tuổi, tôi lấy chồng được 2 năm và mới có 1 bé gái 2 tháng tuổi. Tôi đã bị mẹ chồng xỉ nhục nhiều lần sau khi làm ăn thất bại, đỉnh điểm là trước ngày tôi sinh cháu, tôi bị chồng và mẹ chồng lăng mạ, 2 vợ chồng tôi quyết định ly hôn. Sau 1 tuần tôi sinh, chồng tôi lôi chuyện cũ ra nói và tôi vẫn quyết định ly hôn thì tiếp tục bị chồng và mẹ chồng lăng mạ, mẹ chồng tôi còn định đánh tôi. Sau khi con tôi được 20 ngày thì bé phải nhập viện vì viêm phổi, khi bé chưa khỏi và vẫn đang điều trị ở viện thì tôi phải mổ ruột thừa, trong lúc tôi chuẩn bị mổ thì chồng tôi vào viện bế con tôi đi. Sau khi tìm lại được con tôi bị mẹ chồng và chồng ép viết giấy cam đoan trả nợ mới cho tôi bế con đi. Sau khi tôi bế con về ngoại tôi đã nhận được nhiều tin nhắn đe dọa từ chồng và mẹ chồng, đặc biệt là mẹ chồng tôi đã có những lời lẽ xúc phạm không những tôi mà còn xúc phạm cả bố mẹ tôi nữa. Tôi sốc hơn là bà nói tôi ngủ với bố đẻ để có con. Vậy tôi mong được tư vấn về quyền khiếu kiện trong trường hợp này. Tôi chân thành cảm ơn!
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: Theo như thông tin bạn cung cấp có thể nhận thấy mẹ và chồng bạn đã có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác một cách rõ ràng. Tuy nhiên hành vi này lại được pháp luật xem xét xử lý ở hai góc độ, môt là phạt hành chính, hai là truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác một cách nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác được hxem xét trên nhiều góc độ như làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm;ảnh hưởng của hành vi này tới danh dự, uy tín, nhân phẩm của người bị hại trong gia đình, xã hội. Tuy thông tin bạn cung cấp chưa thực sự đầy đủ, song xét về tính liên tục, thời gian kéo dài, mức độ ngày càng gia tăng cả về tần suất là các thức (từ lời lẽ lăng mạ bạn, với xúc phạm bố mẹ bạn, và tiếp theo là nhắn tin đeo dọa, dọa đánh bạn). Điều này cho thấy thái độ quyết liệt của người thực hiện hành vi. Cho nên bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện mẹ chồng và chồng bạn căn cứ theo các điều luật sau: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; Ngoài những hành vi xúc phạm thì mẹ chồng bạn còn vu khống rằng bạn ngủ vói bồ để đẻ con đã cấu thành tội vu khống theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999 cụ thể như sau: “1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 122 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 122 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 122. Tội vu khống\n1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với nhiều người;\nd) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;\nđ) Đối với người thi hành công vụ;\ne) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 122 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 122. Tội vu khống\n1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với nhiều người;\nd) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;\nđ) Đối với người thi hành công vụ;\ne) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
xac-dinh-toi-danh-va-khung-hinh-phat.html
Tôi có 1 tình huống, mong bạn tư vấn giúp tôi. Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, P đã nhờ Q đến đốt xưởng sản xuất gỗ của N vào ban đêm. Hậu quả là toàn bộ nhà xưởng và máy móc của N đã bị thiêu huỷ, thiệt hại 350 triệu đồng. Hỏi: 1. Xác định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q. 2. Giả sử khi đốt xưởng gỗ, Q không biết còn 1 công nhân là H bị say rượu đang ngủ trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người, thì Q có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao? 3. Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa được xoá án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật hình sự năm 1985 – Bộ luật dân sự năm 2015 – Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP **2. Nội dung tư vấn** **1. Xác định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q.** – Căn cứ Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau: > **"Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản** > > 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; > > c) Gây hậu quả nghiêm trọng; > > d) Để che giấu tội phạm khác; > > đ) Vì lý do công vụ của người bị hại; > > e) Tái phạm nguy hiểm; > > g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: > > a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." > > – Căn cứ Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về đồng phạm như sau: > **"Điều 20. Đồng phạm** > > 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. > > 2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. > > Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. > > Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. > > Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. > > Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. > > 3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm." > > **– Trách nhiệm hình sự đối với Q:** Q đã có hành vi đốt xưởng sản xuất gỗ của N, gây thiệt hại 350 triệu đồng. Do đó, hành vi của Q đã đủ cấu thành tội phạm hình sự tại Khoản 3 Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nêu trên. P và Q phạm tội theo Khoản 3 Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, khung hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Ngoài ra, P và Q còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. – Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: > **"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại** > > 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. > > 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. > > 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này." > > **2. Giả sử khi đốt xưởng gỗ, Q không biết còn một công nhân là H bị say rượu đang ngủ trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người, thì Q có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao?** – Căn cứ Điều 98 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội vô ý làm chết người như sau: > **"Điều 98. Tội vô ý làm chết người** > > 1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > > 2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm." > > Trong trường hợp hành vi đốt xưởng gỗ của Q dẫn đến hậu quả chết người mà việc gây ra cái chết cho anh H không nằm trong mục đích của Q, Q không hề biết trong xưởng gỗ còn có anh H thì cấu thành tội phạm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 Bộ luật hình sự năm 1999. – Căn cứ Điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm như sau: > **"Điều 49. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm** > > 1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. > > 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: > > a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; > > b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý." > > – Căn cứ Mục 7 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP của Hội đông thẩm phán toà án nhân dân tối cao về tái phạm như sau: > "7. Tái phạm (khoản 1 Điều 49) > > Khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý". > > Quy định này mở rộng đối tượng là tái phạm, tức là không có lợi cho người phạm tội so với quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật hình sự năm 1985. Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật hình sự năm 1985 thì điều kiện để coi là tái phạm khi người phạm tội "đã bị phạt tù…, chưa được xoá án mà lại phạm tội…", còn theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 điều kiện để coi là tái phạm nếu người phạm tội "đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội…". Điều đó có nghĩa là người bị Toà án xử phạt với bất cứ hình phạt chính nào (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ…) chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý đều bị coi là tái phạm. Cần chú ý là việc xác định tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghỉêm trọng là căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt được quy định trong điều luật tương ứng cả Bộ luật hình sự năm 1999. > > Vì vậy, đối với người bị kết án trước 0 giờ 00 ngày 01-7-2000 mà không phải bị phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình về tội do cố ý hoặc về tội nghiêm trọng do vô ý, nhưng sau thời điểm này chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý, thì không áp dụng khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 để coi là họ tái phạm. > > Ví dụ: Một người bị Toà án phạt cảnh cáo vào ngày 30-6-2000, ngày 30-5-2001 người này lại phạm tội do cố ý, thì Toà án không coi là họ tái phạm." > > Trường hợp Q đã bị kết án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa được xoá án tích và tiếp tục phạm tội thì thuộc trường hợp tái phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 nêu trên. Vì Q bị kết án 3 năm tù về tội cướp tài sản thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng và tiếp tục phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, đối với người bị kết án trước 0 giờ 00 ngày 01-7-2000 mà không phải bị phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình về tội do cố ý hoặc về tội nghiêm trọng do vô ý, nhưng sau thời điểm này chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý, thì không áp dụng khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 để coi là họ tái phạm. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật dân sự", "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 584 bộ luật dân sự", "khoản 1 điều 98 bộ luật hình sự", "điều 20 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 584 Bộ luật Dân sự 1995", "content": "Điều 584. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự\n1- Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, thì bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc trả trực tiếp cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm số thiệt hại do bên mua bảo hiểm gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.\n2- Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba, thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải bồi hoàn khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "28/10/1995", "sign_number": "44-L/CTN", "signer": "Lê Đức Anh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-Dan-su-1995-44-L-CTN-99DF.html" }, "text": "Điều 584 Bộ luật Dân sự 1995\nĐiều 584. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự\n1- Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, thì bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc trả trực tiếp cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm số thiệt hại do bên mua bảo hiểm gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.\n2- Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba, thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải bồi hoàn khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm." }, { "citation": "Điều 20 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 20. Đồng phạm\n1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.\n2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.\nNgười thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.\nNgười tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.\nNgười xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.\nNgười giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.\n3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 20 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 20. Đồng phạm\n1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.\n2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.\nNgười thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.\nNgười tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.\nNgười xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.\nNgười giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.\n3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm." } ]
hoi-ve-truong-hop-vo-lay-tai-san.html
Xin chào, tôi có một vấn đề rất bức xúc như sau: Tôi và vợ tôi lấy nhau đã lâu đã có một cháu 4 tuổi. Gần đây vợ tôi toàn đi về muộn, sau đó cô ấy cũng bỏ nhà đi luôn, tôi đã trình báo công an về vấn đề này. Sau đó ít lâu tôi có đi công tác xa, vợ tôi đã cùng một người đàn ông về nhà lấy két sắt đi, trong két sắt có 1 chỉ vàng , một sổ đỏ là tài sản chung, và có hơn 20 triệu là tiền mặt riêng của tôi do hoạt động kinh doanh riêng của tôi mới thu được. Đồng thời có quan hệ bất chính ở nhà tôi, tôi đã trình báo lên cơ quan công an về vấn đề này và bên công an đã tiến hành chụp giữ lại hiện trường cụ thể. Vậy hỏi bạn là tôi có thể yêu cầu giải quyết theo hướng nào, vì đó là vợ tôi và tài sản lại bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng nữa, tôi xin cảm ơn! Đồng thời tôi cũng không muốn người đàn ông kia ảnh hưởng đến gia đình tôi tôi phải làm gì ?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **Thứ nhất: Hướng giải quyết** Hành vi của người vợ là đã bỏ đi và sau đó lợi dụng cơ hội anh đi công tác đến lấy tài sản thì hoàn toàn có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản, bởi lẽ trong đó vẫn có tài sản riêng của anh. Theo quy định tại **Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009** #### Điều 138. Tội trộm cắp tài sản “1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.” Như vậy, anh có thể làm đơn yêu cầu lên cơ quan công an điều tra tiến hành điều tra vụ án và đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình. Theo đó chị vợ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trôm cắp tai sản. **Thứ hai: Xử lý trường hợp đối với người đàn ông đi cùng vợ anh:** Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định: “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản”. Theo Điều 147 của Bộ luật Hình sự quy định: “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” Như vậy, anh có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an nơi mà người đàn ông này cư trú để được giải quyết. Theo đó người đàn ông này có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155** để được giải đáp. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định số 110/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 48 nghị định số 110/2013/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã", "content": "Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn\n1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;\nb) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;\nc) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;\nd) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;\nđ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;\ne) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "24/09/2013", "sign_number": "110/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-110-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-bo-tro-tu-phap-hanh-chinh-tu-phap-32D92.html" }, "text": "Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã\nĐiều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn\n1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;\nb) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;\nc) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;\nd) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;\nđ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;\ne) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản." } ]
hanh-vi-lay-dien-thoaide-“thu-long-tin”-cua-ban-gai.html
Xin chào. Tôi muốn nhờ bạn tư vấn giúp tôi chuyện này. Vụ việc được diễn ra như sau: tôi có quen 1 cô gái. Để kiểm tra sự tin cậy của cô ấy, trong 1 lần cô ấy cùng chị gái tới phòng tôi chơi, tôi có cầm điện thoại của chị cô ấy nhưng 2 người không biết. Rồi cô ấy về và có gọi điện hỏi tôi có thấy điện thoại ở phòng tôi không thì tôi bảo không có. Sau đó, tôi có tới đón cô ấy đi chơi thì thấy chị gái cô ấy đang khóc vì bị mất điện thoại còn cô gái nói thẳng ra là nghi ngờ tôi. Tôi đã nói là không có và bỏ về. Sau khi tôi về, chị gái cô ấy có báo công an. Ngay chiều hôm đó, tôi có mang điện thoại trả lại. Tới tối, công an có gọi điện cho tôi bảo tôi lên để giải quyết. Tôi nói không có xe thì họ bảo bắt xe, không cho địa chỉ họ xuống đón sau đó tắt máy. Một lát sau chị gái của cô ấy gọi điện bảo nếu tôi không muốn bị truy tố phải đưa 2 triệu để dàn xếp với công an. Bạn cho tôi hỏi như vậy tôi có bị truy tố không? Nếu có hình phạt như thế nào. Tôi rất mong sớm nhận được sự tư vần của bạn. Tôi xin cảm ơn.
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật Hình sự 1999 Nghị định 167/2013/NĐ-CP **2. Nội dung tư vấn** Việc bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào 2 yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm xâm phạm tới sở thữu mà bạn chưa đưa ra rõ: – Giá trị của chiếc điện thoại – Có hay không mục đích chiếm đoạt tài sản **Thứ 1.** Trường hợp giá trị chiếc điện thoại từ hai triệu trở lên hoặc dưới 2 triệu nhưng bạn đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích và bạn có mục đích chiếm đoạt chiếc điện thoại đó thì bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm với khung cơ bản tại Khoản 1 Điều 138- Bộ luật Hình sự 1999 về Tội trộm cắp tài sản. > “ Điều 138. Tội trộm cắp tài sản > > 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Có tính chất chuyên nghiệp; > > c) Tái phạm nguy hiểm; > > d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; > > đ) Hành hung để tẩu thoát; > > e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; > > g) Gây hậu quả nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; > > b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: > > a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; > > b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.” > > **Thứ 2.** Trường hợp nếu tình huống của bạn thiếu một trong hai yếu tố trên: – Giá trị chiếc điện dưới 2 triệu và bạn chưa từng bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết an rồi nhưng đã được xoá án tích. – Bạn không có mục đích chiếm đoạt chiếc điện thoại mà vì mục đích khác như bạn nói: kiểm tra sự tin cậy, trêu đùa, … Khi đó, sẽ không đủ căn cứ để bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bạn nhưng bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. > “Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác > > 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a) Trộm cắp tài sản; > > b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; > > c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; > > d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác. > > 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; > > b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý; > > c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; > > d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; > > đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; > > e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. > > 3. Hình thức xử phạt bổ sung: > > Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.” > > Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 15 nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình", "content": "Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác\n1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Trộm cắp tài sản;\nb) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;\nc) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;\nd) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.\n2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;\nb) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;\nc) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;\nd) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;\nđ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;\ne) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.\n3. Hình thức xử phạt bổ sung:\nTịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.\n4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "12/11/2013", "sign_number": "167/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-167-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-ninh-an-toan-xa-hoi-phong-chua-chay-34230.html" }, "text": "Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình\nĐiều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác\n1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Trộm cắp tài sản;\nb) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;\nc) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;\nd) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.\n2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;\nb) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;\nc) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;\nd) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;\nđ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;\ne) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.\n3. Hình thức xử phạt bổ sung:\nTịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.\n4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." } ]
phai-lam-gi-khi-bi-xuc-pham-danh-du-nhan-pham.html
Năm 2010 tôi yêu một người và năm 2011 tôi kết hôn, nhưng chồng tôi trước đó đã có một đời vợ họ, ra tòa ly hôn vào năm 2009. Trong 4 năm chung sống với chồng tôi, tôi rất mệt mỏi và bị stress vì người vợ trước của chồng tôi cô ta đi khắp nơi rêu rao với mọi người, từ người thân trong gia đình nhà chồng tôi, đến họ hàng thân thích rồi đến luôn với những người bạn của chồng tôi và cả những người hàng xóm, nói chung cô ta gặp tất cả mọi người. Cô ta nói rằng tôi là người đàn bà đã dựt chồng của cô ta chỉ vì tôi mà gia đình cô ta tan vỡ' trong khi gia đình cô ta có rạn nứt 4 năm rồi sau đó mới ly hôn', cô ta nói với mọi người tôi là một con nhỏ ăn chơi trác táng, sống giang hồ như một cô hồn, mất dạy, lang thang đầu đường xó chợ cầu bơ cầu bất rồi vớ phải chồng cô ta mà bám rịt lấy, cô ta còn dựng lên những câu chuyện không có thật nhằm để chứng minh cô ta biết rất rõ về tôi, trong khi đó tôi ở một tỉnh khác không hề biết cô ta cho đến ngày tôi bước chân về nhà chồng. Như vậy có phải cô ta đã rêu rao xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của tôi không ? cô ta có phải chịu trách nhiệm với pháp luật không ? tôi phải làm gì?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **Thứ nhất**, căn cứ vào những gì bạn nêu thì hành vi của cô vợ trước đó là hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm đến danh dự của bạn và đủ yếu tố để cấu thành tội vu khống quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). > "**Điều 122.** Tội vu khống > > 1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm." > > > "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: > > a) Có tổ chức; > > b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; > > c) Đối với nhiều người; > > d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; > > đ) Đối với người thi hành công vụ; > > e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. > > 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." > > **Thứ hai,** để tiến hành tố cáo về hành vi của người vợ trước thì bạn hoàn toàn có thể gửi đơn hoặc đến trực tiếp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức để tố giác. Nhưng trường hợp này để xử lý nhanh nhất hành vi đó, bạn nên trực tiếp Cơ quan điều tra cấp huyện để tố giác. Sau khi tiến hành xác minh có dấu hiệu của tội phạm, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố theo quy định của pháp luật. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ **Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:** **024.6294.9155** để được giải đáp. Dùng zalo xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự" ]
[ "điều 122 bộ luật hình sự" ]
[ { "citation": "Điều 122 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 122. Tội vu khống\n1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với nhiều người;\nd) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;\nđ) Đối với người thi hành công vụ;\ne) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 122 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 122. Tội vu khống\n1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với nhiều người;\nd) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;\nđ) Đối với người thi hành công vụ;\ne) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." } ]
xu-ly-hanh-vi-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-uy-tin-nguoi-khac.html
Xin chào! Xin giúp tôi tư vấn 1 vài điều sau: Mẹ tôi hiện nay đang làm kinh doanh nhà đất, cuộc sống gia đình tôi rất ổn cho đến khi gần đây vào ngày 01-10-2016, mẹ tôi bị 1 số người (những người đó có chung dòng họ với nhau) là hàng xóm gần nhà tôi đi nói xấu mẹ tôi cho hết khu nhà tôi sống, chỉ vì ghen không chứng cứ mà họ dùng những từ ngữ thô tục để xúc phạm mẹ tôi, chưa kể còn lấy hình mẹ và ngoại tôi đăng lên Facebook với nội dung rất xúc phạm mẹ tôi. Vào trưa 01-10-2016 tôi cùng ngoại, mẹ tôi, và gì tôi đi qua phía gia đình bên kia để nói chuyện làm rõ thì trong lúc tôi đang nói chuyện thì phía bên kia nắm đầu và đánh tôi, vì bị đánh nên tôi buộc phải phản kháng lại, mẹ tôi và dì có can ra nhưng họ đánh luôn cả dì và mẹ tôi, xô xát qua lại phía bên kia cũng bị thương 1 chút ngay gò má (bầm). Chiều hôm đó họ tiếp tục kéo xuống nhà tôi, họ đứng trước nhà tôi đổ thừa là nhà tôi đánh họ, đứng chửi mẹ tôi, đi ra các quán ăn gần nhà tôi chỉ về phía nhà tôi chửi mẹ tôi bằng ngôn từ rất nặng họ nói sẽ kiện phía bên em đánh họ, nhưng rõ ràng là họ đánh tôi trước . Về còn đăng hình mẹ và ngoại tôi lên Facebook với nội dung rằng mẹ tôi đi giựt chồng nhưng điều đó là không có. Tôi có chụp lại những cái họ đăng, và có người dân làm chứng là họ bêu xấu mẹ tôi. Với tình trạng bây giờ tôi đang rất khó chịu chưa kể mẹ tôi cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, vì vậy bây giờ tôi có được đâm đơn kiện họ xúc phạm nhân phẩm, danh dự của mẹ tôi hay không? Tôi muốn họ phải dừng lại việc này ngay, vì tôi còn phải đi học việc lan truyền tin tức trên mạng xã hội như vậy cũng làm tôi ảnh huởng trong môi trường học tập, giao tiếp với bạn bè, và mẹ tôi khi không cũng bị mất danh dự. Mong
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** – Bộ luật hình sự năm 1999. – Nghị định 167/2013/NĐ-CP. **2. Nội dung tư vấn** Căn cứ Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội làm nhục người khác như sau: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.'' Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín mẹ bạn người có hành vi này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lmaf nhục người khác theo quy định trên. Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: > ''1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;'' > > Theo thông tin bạn cung cấp, bên phía gia đình kia có hành vi đánh bạn trước, sau đó bạn có sự chống trả. Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội cố ý gây thương tích như sau: > ''1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: > > a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; > > b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; > > c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; > > **>>> Luật sư tư vấn hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm:** **024.6294.9155** > d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; > > đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; > > e) Có tổ chức; > > g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; > > h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; > > i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; > > k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. > > 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. > > 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. > > 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.'' > > Nếu tỷ lệ thương tật của bạn từ 11% trở lên, hoặc dưới 11% nhưng thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999. Nếu chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: > ''Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: > > a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;…'' > > Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo tới Cơ quan công an cấp huyện nơi người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm mẹ bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 1999", "nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ "điều 121 bộ luật hình sự", "khoản 1 điều 104 bộ luật hình sự 1999", "khoản 1 điều 5 nghị định 167/2013/nđ-cp" ]
[ { "citation": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 121. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:\na) Phạm tội nhiều lần;\nb) Đối với nhiều người;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999\nNgười nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:\na) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;\nb) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;\nc) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;\nd) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;\nđ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Có tổ chức;\ng) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;\nh) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;\ni) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;\nk) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình", "content": "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "12/11/2013", "sign_number": "167/2013/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định", "url": "https://lawnet.vn/vb/Nghi-dinh-167-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-an-ninh-an-toan-xa-hoi-phong-chua-chay-34230.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình\nPhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;\nb) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;\nc) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng." } ]
gay-tai-nan-giao-thong-dan-den-chet-nguoi-co-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su.html
Tôi có người thân gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người. Vào 5h sáng, trên đường đi làm bạn tôi quẹo qua 1 khúc cua, có nhìn thấy 2 người đang đi bộ. Nhưng họ không đi trên vỉa hè mà đi xuống lề đường, nhìn thấy họ bạn tôi mới cho xe chạy ra giữa đường. Lúc đó vì bất ngờ có vật gì bay vào mắt nên bạn tôi lấy dụi, mà không nhìn thấy 2 người kia đang dần đi ra giữa đường. Khi mở mắt, thì họ đã ở đầu xe nên không kịp thắng hay né tránh. Đã tông thẳng vào 1 người, khiến bà ấy bị té xuống đường. Bạn tôi khi đó đi với tốc độ vừa phải, không chạy quá nhanh, không rượu bia, giấy tờ xe bỏ quên ở nhà. Bà ấy vào viện thì bị dập não, vài ngày sau thì tử vong. Gia đình bên nạn nhân đã đòi bồi thường 50 triệu, và đồng ý ký giấy bãi nại. Vậy bạn tôi có phải ra tòa nữa hay không, và mức phạt như thế nào?
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau: **1. Căn cứ pháp lý** Bộ luật hình sự 1999 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 **2. Nội dung tư vấn** Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13, lùi hiệu lực thi hành Bộ luật hình sự 2015, nay vẫn áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. > "1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. > > 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: > > a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; > > b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; > > c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; > > d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; > > đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. > > 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. > > **>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:** **024.6294.9155** > 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. > > 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." > > Bạn chưa nói rõ kết luật điều tra của cơ quan điều tra hoặc cảnh sát giao thông về nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Dựa trên các thông tin bạn cung cấp, nếu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông của bạn bạn thì bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định trên. Căn cứ khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định những trường hợp khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại như sau: > “1.Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.” > > Như vậy đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 thì bạn của bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bởi đây không phải là một tron những tội khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại. Việc người bị hại có đơn bãi nại, bạn của bạn nhanh chóng bồi thường thiệt hại thì đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bạn của bạn. Trên đây là câu trả lời liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của tôi sẽ hữu ích cho bạn. Lưu ý rằng nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật. Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi, tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
[ "bộ luật hình sự 1999", "bộ luật hình sự", "bộ luật hình sự 2015", "bộ luật tố tụng hình sự", "bộ luật tố tụng hình sự 2003" ]
[ "điều 202 bộ luật hình sự 1999", "khoản 1 điều 105 bộ luật tố tụng hình sự 2003" ]
[ { "citation": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999", "content": "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1999", "sign_number": "15/1999/QH10", "signer": "Nông Đức Mạnh", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-B3E8.html" }, "text": "Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999\nĐiều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ\n1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:\na) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;\nb) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;\nc) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;\nd) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;\nđ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.\n3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.\n4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." }, { "citation": "Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003", "content": "Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.", "meta": { "effective_date": "Đã biết", "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "26/11/2003", "sign_number": "19/2003/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật", "url": "https://lawnet.vn/vb/Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-19-2003-QH11-C9F5.html" }, "text": "Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003\nNhững vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất." } ]