content
stringlengths
1
242k
question
stringlengths
1
155
relevant_laws
list
split
stringclasses
1 value
id
stringlengths
36
36
Tôi đang cần mua nhà kê khai 99, xin hỏi nhà kê khai 99 có được làm sổ không?Hiện tại tôi đang có ý định mua một căn nhà 39m2 ở HCM, nhưng căn nhà này chỉ có giấy kê khai năm 1999, như vậy không biết khi tôi mua xong giấy tờ kê khai này có thể làm được sổ hồng riêng không và nếu làm được thì thủ tục như thế nào thì mới biết được có làm sổ được hay không. Tôi ví dụ đơn giản nha: Khi tôi mua nhà có sổ hồng riêng, có đầy đủ bản vẽ căn nhà mà tôi muốn mua rõ ràng trên sổ. Tôi có tể mang đến công an phường nơi đó để hỏi thăm đất có bị quy hoạch hay bị lấn chiếm lộ giới hay không. Thì có thể tôi biết được câu trả lời. Còn khi tôi mua nhà giấy tờ kê khai, không biết là có thể mang ra công an phường tại địa phương đó về căn nhà mà tôi định mua không. Vì trên giấy tờ kê khai không có "Bảng vẽ sơ đồ nhà đất". Mà chỉ là tờ giấy trắng ghi thông tin người đứng tên thôi. Vậy nếu có giấy kê khai thì tôi nên xem đó là sổ chung hay giấy kê khai có được chính quyền nhà nước công nhận đó thuộc tài sản của mình không? và thủ tục để làm sổ hồng + sổ đỏ như thế nào? Mong thư viện pháp luật giúp đỡ và chia sẻ để tôi có thể hiểu rõ hơn về vấn đề mua nhà giấy tờ kê khai được không ạ. Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 10/05/2020 15:19:26
Tôi đang cần mua nhà kê khai 99, xin hỏi giấy kê khai 99 có được làm sổ không?
[]
train
27a6bbc0-00f3-467f-b7bc-e2f32b26de7c
Hiện nay việc mua bán đất bằng giấy viết tay còn khá phổ biến và giao dịch viết tay này thực hiện chủ yếu là do đất đó chưa có sổ đỏ. Vậy trường hợp mua bán đất bằng giấy tay năm 2009 thì có bắt buộc phải có sổ mục kê để được cấp sổ đỏ? Mua bán đất bằng giấy viết tay có hợp pháp không? Theo Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai thì có quy định: Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và quy định tại Nghị định Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật: + Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008; + Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai  năm 2013 và Điều 18 của Nghị định này; + Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01/07/2014.”” Như vậy, người sử dụng đất có đất thông qua nhận chuyển nhượng bằng giấy viết tay trước ngày 01/07/2014 thì được thực hiện thủ tục đề nghị đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) lần đầu mà cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất. Người mua đất bằng giấy viết tay năm 2009 cần giấy tờ gì để được cấp sổ đỏ? Theo quy định tại Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì khi mua bán đất bằng giấy viết tay năm 2009 thì người mua được cấp sổ đỏ khi có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/ND-CP cụ thể: - Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993; - Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; - Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993; - Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; + Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; - Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ. + Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980. + Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm: * Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; * Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập; * Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất * Giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất; * Giấy tờ về việc kê khai đăng ký nhà cửa được Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà ở; + Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sỹ làm nhà ở trước ngày 15/10/1993 theo Chỉ thị số 282/CT-QP ngày 11/07/1991 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mà việc giao đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất làm nhà ở của cán bộ, chiến sỹ trong quy hoạch đất quốc phòng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” + Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. + Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có). + Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép. + Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01/7/1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận. + Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Vậy có thể thấy người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay năm 2009 nếu không có sổ mục kê thì vẫn được cấp sổ đỏ nếu có một trong số các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/ND-CP.
Mua bán đất bằng giấy viết tay năm 2009 bắt buộc phải có sổ mục kê để được cấp sổ đỏ?
[ { "law_id": "01/2017/NĐ-CP", "text": "Nghị định 01/2017/NĐ-CP" }, { "law_id": "01/2017/NĐ-CP", "text": " " }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "01/2017/NĐ-CP", "text": "Nghị định 01/2017/NĐ-CP" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "299/TTg", "text": "Chỉ thị số 299-TTg" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/ND-CP" } ]
train
9b600f10-452e-46ba-b5d1-369d0d5f0dcc
Anh chị cho em hỏi là em thấy có nhiều nhà sổ vi bằng vẩn làm sổ được ạ, vây quy chình làm sổ vì bằng là phải làm như thế nào vậy ạ?  
Có vi bằng có làm sổ đỏ được không?
[]
train
eb4c5e22-f1b9-40bb-b2b2-03dc8156400a
Chào luật sư .  Em ở chung Ba Mẹ từ nhỏ cho đến lúc Ba Mẹ qua đời .Do Ba Mẹ mất mà không để lại di chúc nên việc làm giấy tờ đất phải có đầy đủ chữ kí của 6 anh chị em. Nhưng có một việc phát sinh là 1 người chị đưa ra điều kiện là em phải chia một khu đất cho chị thì chị mới chịu kí giấy. Mặc dù không có giấy tờ đầy đủ nhưng mỏi anh chị em trong nhà điều có đất đai riêng biệt do Ba mẹ phân chia từ trước . Vì có con là sinh viên nên em dự định bán đất để con đi học. Nhưng chị ấy đòi chia đất của vợ chồng em xưa nay mới đồng ý kí tên . có thể làm giấy tờ mà không cần chữ kí của chị ấy không.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 29/04/2020 11:36:48
Chia đất đai khi ba mẹ mất không để lại di chúc
[]
train
2f6d3298-ae44-4dcf-88cb-a63f9720b285
Tôi có việc như sau muốn hỏi xin thư viện pháp luật tư vấn như sau: Doanh nghiệp tôi là nhà đầu tư 1 dự án nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay chúng tôi đang triển khai công tác đàm phán giải phóng mặt bằng đối với phần đất mà các hộ dân sở hữu. Theo quyết định số 4463/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 và Quyết định số 4655/2017/QĐ-UBND ngày 4/12/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa có quy định diện tích đất ở tối đa với huyện đồng bằng là 200m2. Tuy nhiên trong quá trình đàm phán thu hồi đất phục vụ dự án trong phạm vi dự án có một số hộ dân có sổ chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó có để diện tích đất ở rất lớn (lên đến vài nghìn m2) do sổ được cấp trước khi luật đất đai có hiệu lực. Vậy Thư viện pháp luật cho tôi hỏi: Khi thống nhất khối lượng đền bù với các hộ dân có sổ chứng nhận quyền SD đất diện tích đất ở đang để rất lớn trên thì theo quy định hiện hành có thể tính toán lại diện tích đất ở là 200m2  và phần đất còn lại là đất CLN có được không? (Mục đích để áp giá đất ONT và đất CLN khác nhau)Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 29/04/2020 16:43:29
Quy định về bồi thường đất ở vượt định mức?
[]
train
a88c0ab6-9c8f-4671-bff4-acdc4ad43234
Chào các anh chị, các anh chị tư vấn giúp em trường hợp này với ạ: Công ty em có cho thuê mặt bằng kinh doanh ăn uống, sau khi hết hạn hợp đồng Công ty em chưa ký lại hợp đồng mới với cá nhân thuê mặt bằng, từ tháng 01/2020 tới nay Công ty em không liên hệ được với người thuê, mặt bằng hiện đang khóa cửa. Công ty em đã liên hệ, gửi thông báo 03 lần về việc chấm dứt khai thác mặt bằng nhưng tới nay chưa nhận được phản hồi. Hiện Công ty em muốn thu hồi lại mặt bằng nhưng không biết xử lý thế nào với tài sản (ước tính giá trị dưới 10 triệu đồng). Nhờ anh chị tư vấn giúp em trường hợp này nên giải quyết thế nào, bên em thu hồi mặt bằng thì dựa vào căn cứ pháp lý gì? Em cảm ơn anh chị.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 29/04/2020 11:05:35
Chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng, không liên hệ được người thuê để nhận lại mặt bằng
[]
train
e9d8731e-864e-44a1-8362-6b87c9ea0d24
Theo quy định Điều 168 Luật Đất đai 2013 :“Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền. 2.Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.” Như vậy theo quy định trên, trước khi sang tên hay làm hợp đồng tặng đất  thì phải tiến hành thanh toán hết tất cả nghĩa vụ tài chính( thuế sử dụng đất)  đối với mảnh đất đó thì mới có thể tiến hành các thủ tục trên.
Làm hợp đồng tặng cho đất khi còn nợ thuế sử dụng đất có được không?
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" } ]
train
e77d26f5-3dc6-4d60-a2e0-288e04ecf8a4
Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:   Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.   Như vậy, người thuê nhà chỉ được cho thuê lại tài sản thuê nếu được bên cho thuê (chủ nhà) đồng ý.   Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích (Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015):   1. Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.   2. Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.   Điều 123 Bộ luật này quy định: Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.   Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.   Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.   Như vậy, người thuê nhà chỉ được cho thuê lại tài sản thuê nếu được bên cho thuê (chủ nhà) đồng ý.Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, bên thứ ba cũng có quyền nhận lại tiền cọc và hợp đồng đó coi như vô hiệu vì bên vi phạm điều cấm pháp luật.  
Bên thuê có quyền cho thuê lại khi chủ nhà chưa đồng ý?
[ { "law_id": "91/2015/QH13", "text": "Bộ luật Dân sự 2015" } ]
train
c1505d88-45e7-4d09-97a5-db0e5fc5f5c4
Hiện nay, việc mua bán kinh doanh bất động sản ngày càng phát triển với tốc độ rất cao. Dẫn theo nhiều hệ lụy không hề nhỏ. Để được mua nhanh, cũng như nắm phần đất trong tay thì xuất hiện hình thức mua bán bằng giấy tờ viết tay. Từ đó gây hậu quả nghiêm trọng không ít cho những cá nhân tham gia quan hệ mua bán này.   Theo điểm b khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:   Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất …   3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:   a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;   Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc công chứng, chứng thực).   Vì vậy hợp đồng viết tay là không đúng với quy định của pháp luật.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 28/04/2020 23:17:17
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng viết tay có đúng không?
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" } ]
train
56859243-7ced-42e0-a7a4-3289defd592f
Hiện nay ngày càng xuất hiện các vụ mua bán đất và đi kê khai giá mua thấp hơn giá trị thực tế nhằm trốn thuế và đóng các khoản phí thấp hơn. Vậy tình trạng này có được xem là hợp pháp không? Trước tiên không biết có vi phạm pháp luật hay không, nhưng sự việc trên được xem là sự thỏa thuận giữa các bên và sẽ dẫn đến rủi ro pháp lý rất cao. Hơn hết là người mua phải chịu thiệt hại lớn hơn người bán.   Việc này tạo nên cái lợi trước mắt cho các bên tham gia. Đây được xem là hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân và là hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Tùy vào mức độ mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.   Và việc hợp đồng giả được công chứng cũng được xem là vô hiệu theo Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:   Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo   1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.   2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.   Như vậy, khi đã xác định hợp đồng đã công chứng là dã tạo thì hợp đồng giá trị thực mới là hợp đồng có hiệu lực.  
Khi đi công chứng giá trị đất thấp hơn giá trị thật được không?
[ { "law_id": "91/2015/QH13", "text": "Bộ luật dân sự 2015" } ]
train
c7fe99f4-1408-4ec7-b249-a91351256a09
Căn cứ pháp lý về giải quyết tranh chap đất đai theo Điều 202 và 203 Luật đất đai 2013 Theo đó, Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận thì phải thông qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu hòa giải không thành thì mới gửi đơn khởi kiện lên tòa án (tức phải thông qua hòa giải thì tòa án mới thụ lý) Cụ thể cần phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. - Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. - Nếu hòa giải không thành, anh/chị mang biên bản hòa giải đó, kèm theo đơn khởi kiện và các giấy tờ tài lieu chứng minh như: bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dung đất, các chứng cứ về việc cản trở xây dung bất hợp pháp, hành vi cố ý gây thương tích... - Nộp đơn tại: TAND cấp huyện, nơi có đất  
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": " Luật đất đai 2013" } ]
train
d7623490-7bb8-483d-917a-932202e7cedb
 Thắc mắc của rất nhiều người về việc có thể chuyển mục đích sử dụng đất lên đất ở trong trường hợp đất nằm trong dự án hoặc quy hoạch hay không? Điển hình như tình huống sau đây: “Tôi có sở hữu mảnh đất tại huyện Bình Chánh. Mảnh đất này nằm trong quy hoạch dự phóng đường thuộc khu dân cư hiện hữu theo quyết định của UBND huyện. Tôi thấy trên sổ đỏ có ghi thời hạn sử dụng đất là 20 năm, nhưng vì vướng quy hoạch chúng tôi không chuyển mục đích sang đất ở được. Các nhà kế bên gần như đã chuyển mục đích đất và xây dựng nhà kiên cố. Vậy tôi phải làm sao?” Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật đất đai 2013 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch 2018, đất thuộc diện quy hoạch, dự án sẽ bao gồm 02 trường hợp, cụ thể như sau: - Một là, quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật - Hai là, đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch 2018 đã nêu rõ: “Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.” Như vậy có thể thấy, theo quy định pháp luật, nếu sau 03 năm mà dự án đã ra quyết định chưa thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ dự án đó. Trong trường hợp trên, do người đặt câu hỏi không nói rõ dự án phóng đường được ra quyết định từ năm nào; tuy nhiên, nếu dự án trên đã quá 03 năm kể từ ngày ra quyết định mà chưa thực hiện thì về nguyên tắc cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định điều chỉnh, hủy bỏ dự trên. Nếu sau 03 năm mà dự án trên không được điều chỉnh, hủy bỏ thì chủ sử dụng đất không bị hạn chế quyền sử dụng đất, vẫn được thực hiện đầy đủ các quyền của người sử dụng đất, trong đó có quyền xin chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải tuân theo quy định pháp luật, cụ thể như sau: *Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất (quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT) a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. *Thẩm quyền giải quyết: UBND cấp huyện nơi có đất (Điều 59 Luật đất đai 2013) *Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không cần phải xin phép (quy định tại Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) bao gồm 05 trường hợp: a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm; c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm; d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp. Cập nhật bởi pigreen lúc: 11/04/2023 09:50:39
Trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất thuộc diện quy hoạch
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "30/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 30/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "33/2017/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 33/2017/TT-BTNMT)" } ]
train
814d420f-a9ac-469f-a3a4-d66c779967f7
Trường hợp người dân không còn nhu cầu sử dụng đất trồng cây lâu năm nữa mà muốn chuyển sang đất thổ cư, đất ở thì cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.   Tuy nhiên, khác với các loại đất khác, đất trồng cây lâu năm cũng có những nguyên tắc riêng khi chuyển đổi mà không phải ai cũng nắm rõ, dưới đây là thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư.    1. Nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng đất Theo quy định tại Điều 6 Luật đất đai 2013 có nói về nguyên tắc sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình và tổ chức khi sử dụng đất phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau: - Thứ là đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. - Thứ hai là tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. - Thứ ba là người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm có phải xin cấp phép? Những trường hợp sau đây khi người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo quy khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013) - Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp. - Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. - Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất. - Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở. - Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Do đó, người dân khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì phải thực hiện nghĩa vụ xin phép cơ quan có thẩm quyền và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. 3. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định người có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất như sau: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm: - Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bước 2: Cách thức nộp hồ sơ Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng TN&MT. Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Bước 4. Xử lý và giải quyết yêu cầu - Phòng TN&MT có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích. - Phòng TN&MT hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Phòng TN&MT chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Bước 5. Trả kết quả Phòng TN&MT trao quyết định cho hộ gia đình, đồng thời cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính sau khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. * Thời gian thực hiện: - Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); - Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. 4. Xử phạt hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm trái phép Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP cá nhân sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên. Lưu ý: Tổ chức vi phạm tại Điều này thì mức phạt gấp 2 lần. Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước, đồng thời nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, khi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư, đất ở thì cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền và thực hiện đúng thủ tục. Trường hợp vi phạm có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư, đất ở
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "30/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 30/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "30/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 30/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "91/2019/NĐ-CP", "text": "Nghị định 91/2019/NĐ-CP" } ]
train
cc27bd9c-3b91-499c-ac57-3ba61188abb3
Tôi muốn mua một căn nhà, xin hỏi quy trình mua bán và giao tiền thế nào là đúng luật? Tôi phải yêu cầu bên bán cho xem giấy tờ gì? (Tiêu Lam)Luật sư tư vấn Bạn nên tránh nóng vội song cũng tránh kiểu quá hờ hững, thiếu tập trung, mua nhanh cho xong. Điều này sẽ khởi đầu cho nhiều sai lầm tiếp theo. Bạn nên giữ thái độ vừa phải, đúng mực, không quá tỏ ra thích thú, săn đón, mua bằng được. Quy trình mua bán cần qua những bước cơ bản sau: Trực tiếp đến xem Bạn đến xem xét thật kỹ bất động sản định mua về hình dáng thửa đất, khu vực giáp ranh, đường đi vào, không gian xung quanh. Bạn hãy quay trở lại một vài lần vào thời điểm khác nhau trong ngày để kiểm tra điều kiện thời tiết, giao thông. Những lúc này, bạn nên đi cùng vợ (chồng) hoặc một người có kinh nghiệm để đảm bảo sẽ có đánh giá khách quan, chuẩn xác. Kiểm tra, xác thực giấy chứng nhận, giấy tờ bản chính và các giấy tờ khác Bạn cần kiểm tra giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất; đề nghị chủ nhà hoặc môi giới cho xem bản chính. Bạn liên hệ với phòng công chứng để kiểm tra tình trạng giao dịch, liên hệ với địa chính cấp xã để kiểm tra thông tin về việc có tranh chấp hay không, có vấn đề gì phát sinh liên quan quá trình sử dụng đất, nhà? Bạn đến với phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra các thông tin về việc thửa đất có quy hoạch, có bị thu hồi hoặc các hạn chế khác không. Khi cảm thấy mọi thông tin đều hài lòng, bạn cần đề nghị chủ bất động sản cung cấp các giấy tờ như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (trường hợp ly hôn hoặc chưa kết hôn cần giấy xác nhận tình trạng nhân thân)... Bạn chụp lại và lưu trữ để sử dụng khi thực hiện các thủ tục công chứng sau này. Đặt cọc mua nhà Bạn nên liên hệ với phòng công chứng để họ tư vấn thêm và thực hiện soạn thảo văn bản đặt cọc. Tiền đặt cọc tính toán sao cho phù hợp với giá trị bất động sản, phòng trường hợp chủ nhà đổi ý không muốn bán hoặc bạn không muốn mua. Các mốc thời gian thanh toán tiền nên thành nhiều đợt cho phù hợp với khả năng huy động tài chính của bạn song càng dài càng tốt. Các đợt trả tiền có thể gồm: tiền đặt cọc, thanh toán lần một khi ký hợp đồng, thanh toán đợt cuối khi sang tên xong. Ký hợp đồng chuyển nhượng Hợp đồng chuyển nhượng sẽ do phòng công chứng soạn thảo dựa trên hồ sơ bạn cung cấp và các thỏa thuận của hai bên liên quan việc mua bán. Khi ký hợp đồng và bạn giao tiền, bên bán giao bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ tùy thân khác mỗi loại 3 bản chứng thực. Bạn nên lập văn bản giao nhận viết tay, có người làm chứng. Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký nhà đất Sau khi ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng, trong 10 ngày bạn cần đăng ký trước bạ sang tên nhà đất tại bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký nhà và đất thuộc UBND quận/ huyện. Sau khoảng 10-15 ngày, bạn sẽ theo giấy hẹn đến bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký nhà và đất để nhận rồi nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ. Nộp xong thuế, bạn mang biên lai đến bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký nhà và đất, họ sẽ trả kết quả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bạn. Luật sư Quách Thành Lực Theo Vnexpress Cập nhật bởi TuyenBig lúc: 27/04/2020 07:39:50
Nên làm gì để tránh bị lừa khi mua nhà?
[]
train
4ff99846-3d3b-4676-bcfc-7df6343f1e62
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT nêu rõ:“ Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người. Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với... (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).” Như vậy có thể thấy, vì cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (có quyền lợi ngang nhau đối với mảnh đất trên) nên việc chuyển nhượng phải nhận được sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu. Cách duy nhất để thực hiện việc chuyển nhượng đất mà không cần đến sự đồng ý của những đồng sở hữu còn lại chính là tiến hành tách thửa đất và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo phần của từng người sở hữu theo quy định của pháp luật. Sau khi thửa đất đã được tách cho từng cá nhân thì bất kỳ ai đều có quyền quyết định việc chuyển nhượng phần đất của mình mà không cần đồng ý của những người còn lại. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đối với thủ tục tách thửa đất được quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau: *Về thành phần hồ sơ (quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT) bao gồm: a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK; b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. *Về thẩm quyền: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất Tuy nhiên, việc có được tách thửa đất hay không còn phụ thuộc vào việc bạn có thỏa mãn diện tích được phép tách thửa theo quy định của từng địa phương hay không. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ các phương án để đưa ra lựa chọn tốt nhất. *Xem Diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở của 63 tỉnh, thành TẠI ĐÂY Cập nhật bởi BachHoLS lúc: 11/04/2023 09:53:02
Làm cách nào để bán đất khi người đồng sở hữu không đồng ý?
[ { "law_id": "23/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 23/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" } ]
train
29fa0909-9c39-4cc1-b45e-a1bac87e81fe
chào ac. e là con rể. sổ đỏ nhà vợ bị người khác mượn, do nhà vợ không có tiền để mua cây giống về trồng. đến nay gia đình đề nghị trả lại sỏ đỏ nhưng họ không chịu trả,nói là hôm sau sẻ trả nhưng đến nay không trả đả được 6 năm.. em phải lam gì để lấy lại .. Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 24/04/2020 15:54:20
Mượn sổ đỏ không trả lại
[]
train
a1c14a2c-9d64-49bf-8c62-6b491ce743f5
Nhà anh mua đất từ 2015 đến nay.người ta kiện là gđ lấn chiếm 2m6 đất đường đi chung.nhưng gđ em xây đúng dien tích trong sổ đất. Xin hỏi luật sư gđ có phải trả lại đất ko??Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 24/04/2020 04:45:25
Lấn chiếm đất đường đi chung
[]
train
cc182d49-579e-4043-a117-ae01ee102f28
Em chào cả nhà ạ. Em đang có vấn đề này muốn tham khảo ý kiến ạ Nhà em có sổ đỏ của 1 mảnh đất rừng tại Tuyên Quang, hiện nay đang phát quang để trồng cây. Nhưng có 1 nhà hàng xóm ( nhà A ) lại kiện và nói là đấy là đất trước kia của nhà A, nhưng nhà A k có sổ đỏ, và cũng k phải đất của nhà đó. Hiện nay đang kiện ra xã và xã giảng hoà nhưng k được. Em vẫn chưa hiểu dựa vào cơ sở nào mà người ta có thể kiện được vô lý như vậy Nay em muốn hỏi a/c là nếu kiện tiếp lên xã thì nhà em có nguy cơ bị mất đất k ? Và có bị thu lại sổ đỏ k ạCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 22/04/2020 00:40:32
Tranh chấp đất rừng
[]
train
bd1a2f12-cf4c-48ae-8801-86790c992157
Tôi nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất năm 2019, tuy nhiên đến năm 2020 (có giá đất mới) mới có quyết định được chuyển much đích sử dụng đất, xin hỏi có phương án nào giúp tôi có thẻ được tính thuế theo giá đất năm 2015-2019 không???Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 21/04/2020 09:48:45
Tiền sử dụng đất
[]
train
7f1e14d8-1249-4665-a95f-69a768ca0c06
Mình có một trường hợp về tranh giành quyền sử dụng sở hữu Tài Sản (T.S) nhà đất như thế này.   A bán T.S (1) và ủy quyền cho B sử dụng Tài khoản giao dịch tại Ngân Hàng của mk với nội dung ủy quền là :"B tương đương như chủ tài khoản"; và sau đó B sử dụng tài khoản này để mua T.S khác và toàn bộ giấy tờ, từ hợp đồng cọc và hợp đông mua bán, và giấy chủ quyền sở hữu nhà đất đều là mang tên của B, vậy bây giờ A muốn kiện và giành quyền sở hữu T.S của B với lý do là tiền hình thành T.S đó là từ A.   Vậy A ĐÚNG hay SAI ?Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 21/04/2020 04:57:40
Giành quyền sở hữu
[]
train
76a219e8-ec87-43d9-bfbb-9de7a1c03695
Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Dưới đây là 3 vấn đề cần lưu ý khi thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ liên quan đến công chứng giấy tờ, hợp đồng:1. Cần lưu ý các trường hợp bắt buộc và không bắt buộc công chứng trong mua bán nhà đất. Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Cụ thể: - Giao dịch bắt buộc công chứng: Xem tại đây - Những giao dịch không bắt buộc công chứng gồm: * Hợp đồng về nhà ở - Tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương. - Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. - Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư. - Góp vốn bằng nhà ở mà có 1 bên là tổ chức - Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở. Những trường hợp trên không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. *  Hợp đồng về quyền sử dụng đất - Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, - Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản Với các trường hợp trên được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên. * Hợp đồng kinh doanh bất động sản: a) Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng; b) Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng; c) Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng; d) Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; đ) Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản. 2. Được quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực Trường hợp Luật quy định được công chứng hoặc chứng thực thì các bên có thể lựa chọn thực hiện 1 trong 2 Nơi công chứng, chứng thực:  tại các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất hoặc tại UBND cấp xã nơi có đất. 3. Giá trị pháp lý khi lựa chọn công chứng hoặc chứng thực * Đối với công chứng: Quy định tại Luật Công chứng 2014 thì: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. * Đối với chứng thực: Căn cứ Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực có thể được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của các nhân, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Thông thường các bên sẽ lựa chọn hình thức là công chứng vì tính pháp lý cao và ít rủi ro hơn <iframe width="500" height="300" src="https://www.youtube.com/embed/Z3xbtyn1uC0" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe> Cập nhật bởi admin lúc: 18/01/2021 04:35:16
03 vấn đề cần lưu ý khi công chứng hợp đồng mua, bán nhà đất
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "53/2014/QH13", "text": "Luật Công chứng 2014" }, { "law_id": "23/2015/NĐ-CP", "text": "Nghị định 23/2015/NĐ-CP" } ]
train
66254e9e-93f5-4e06-a364-93541ac51011
Chào các bạn và các quý luật sư, Mình thấy trên thị trường có nhiều hợp đồng được ký giữa bên môi giới BĐS/trung gian và người mua nhà, mà theo đó khách hàng gửi tiền cho bên môi giới rồi KH sẽ được ưu tiên ký HĐ mua căn hộ với chủ đầu tư và có thể được lựa căn hộ vị trí đẹp, v.v. Nếu mình không nhầm thì loại HĐ này hay được gọi là "đặt cọc giữ chỗ", nhưng mình không rõ có đúng là đặt cọc theo Bộ luật dân sự 2015 không? Vì mình đọc quy định về đặt cọc không rõ là có được bảo đảm giao kết hợp đồng với bên thứ ba (không phải là bên nhận đặt cọc hay đặt cọc). Mong được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn mọi người.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 19/04/2020 02:10:38
[Mua căn hộ] Hợp đồng đặt cọc có được bảo đảm việc giao kết hợp đồng
[ { "law_id": "91/2015/QH13", "text": "Bộ luật dân sự 2015" } ]
train
bddd584f-a919-4feb-8999-9cad18a5f2de
Xin chào các bạn! nhờ các bạn tư vấn một việc như sau: - theo khoản 2 điều 24 nghị định 43/2014/ nđcp có ghi. Loại giấy tờ làm căn cứ xác định diện tích đất ở theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật Đất đai là giấy tờ có thể hiện một hoặc nhiều mục đích nhưng trong đó có mục đích để làm nhà ở, đất ở hoặc thổ cư. vây khi đã có sổ đỏ và trong sổ đỏ có ghi  thửa đất A diên tích B mục đich sử dụng THỔ CƯ thời hạn sử dụng LÂU DÀI. vậy từ THỔ CƯ trong sổ đỏ có được áp dụng như trong khoản 2 điều 24 nghị định 43 cp /2014 ghi là THỔ CƯ hay không? xin các bạn giúp cho Xin chân thành cảm ơnCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 18/04/2020 02:07:59
Thắc mắc về ghi loại đất thổ cư trong sổ đỏ
[]
train
eaecb13e-da7e-4996-a11c-2ca1f4519b70
Trình tự xây dựng bảng giá đất? Hồ sơ xây dựng bảng giá đất ? Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; quyết định ban hành bảng giá đất?Trình tự xây dựng bảng giá đất? Theo Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định Trình tự xây dựng bảng giá đất thực hiện như sau: - Xác định loại đất, vị trí đất theo xã đồng bằng, trung du, miền núi và theo loại đô thị trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh; - Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất; - Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành; - Xây dựng bảng giá đất và Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý giá đất trong bảng giá đất tại khu vực giáp ranh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này; - Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất; - Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Thẩm định dự thảo bảng giá đất; - Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất. Hồ sơ xây dựng bảng giá đất ? Theo Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định: Hồ sơ xây dựng bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có: - Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; - Dự thảo bảng giá đất; - Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất; - Văn bản thẩm định bảng giá đất. Hồ sơ xây dựng bảng giá đất trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua gồm có: - Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Dự thảo bảng giá đất - Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất. Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; quyết định ban hành bảng giá đất? Tại  Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định về việc hoàn thiện dự thảo bảng giá đất; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; quyết định ban hành bảng giá đất như sau: - Căn cứ văn bản thẩm định của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo bảng giá đất và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP. - Sau khi nhận được Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hoàn thiện hồ sơ xây dựng bảng giá đất; quyết định ban hành và công bố công khai bảng giá đất tại địa phương vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. - Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả xây dựng bảng giá đất trước ngày 15 tháng 01 của năm đầu kỳ để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kết quả xây dựng bảng giá đất gồm có: + Quyết định ban hành bảng giá đất; + Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất; + Bảng tổng hợp giá đất đối với từng loại đất trên địa bàn cấp tỉnh. Như vậy, Sau khi nhận được Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hoàn thiện hồ sơ xây dựng bảng giá đất; quyết định ban hành và công bố công khai bảng giá đất tại địa phương vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
Trình tự xây dựng bảng giá đất?
[]
train
65888af4-748c-44ca-ac82-7b54955c999c
Ngày 14/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 52/NQ-CP Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 04 năm 2023. Theo đó, quy định về việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Cụ thể: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiêm túc, nỗ lực trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo Luật với yêu cầu cao, nhiều nội dung phức tạp, trong thời gian ngắn. Theo đó, trong tháng 4/2023 Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý hợp lý, giải trình đầy đủ, thuyết phục về các đề xuất sửa đổi, bổ sung. Việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm các yêu cầu sau: - Bám sát nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW để thể chế hóa đầy đủ, phù hợp với Hiến pháp và các chủ trương khác của Đảng và Nhà nước - Việc tiếp thu bảo đảm thận trọng, không cầu toàn, đối với các vấn đề đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp, nhiều ý kiến đồng thuận thì tiếp tục hoàn thiện, đối với các vấn đề mới còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền. - Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và công cụ thực thi pháp luật hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức, đồng thời có công cụ kiểm tra, giám sát phù hợp, chặt chẽ, tránh bị lợi dụng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực - Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giao dịch sử dụng đất, phát huy hiệu quả các cơ chế, chính sách về đất đai.  - Rà soát để bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành và với các dự án Luật đang trình Quốc hội trong năm 2023; - Hoàn thiện về bố cục, kỹ thuật lập pháp theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. - Nghiên cứu các ý kiến và chủ động truyền thông về các chính sách trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật để tạo sự đồng thuận. - Đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau, cần phân tích kỹ lưỡng các phương án và phân tích đầy đủ, khoa học các ưu, nhược điểm của từng phương án, có lập luận khách quan, linh hoạt, sáng tạo để hoàn thiện từng vấn đề, bảo đảm tính đồng bộ, ổn định và khả thi của các chính sách. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về một số vấn đề cụ thể sau: (1) Quy định quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền thuê hàng năm để khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư, kinh doanh thông qua các hoạt động cho thuê lại khi đủ điều kiện theo quy định và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 18-NQ/TW. (2) Phân cấp thẩm quyền về thu hồi đất để cắt giảm thủ tục hành chính, đối với đất quốc phòng, an ninh cần có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trường hợp đặc thù thì do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; (3) Giữ như quy định hiện hành về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất; nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế cần hỗ trợ của Nhà nước; (4) Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế giao đất, cho thuê đất phù hợp với các đơn vị sự nghiệp công lập để thúc đẩy phát triển, tự chủ về tài chính và để thuận tiện trong việc huy động nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng; (5) Phân tích căn cứ thực tiễn và pháp lý để hoàn thiện cơ chế cho thuê đất đối với dự án sử dụng đất thương mại dịch vụ để khuyến khích phát triển kinh tế, du lịch, bảo đảm đồng bộ với pháp luật có liên quan; (6) Quy định về các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án sử dụng đất phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, hài hòa lợi ích của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, người dân; (7) Đánh giá tác động đối với việc bổ sung đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự đồng thuận, hạn chế các tranh chấp khiếu kiện về đất đai; (8) Việc thay đổi thời gian sử dụng đất để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần có quy định chuyển tiếp phù hợp với thực tế khách quan; (9) Hoàn thiện quy định về đất quốc phòng, an ninh phù hợp với các chủ trương, chỉ đạo của Đảng về vấn đề này, bảo đảm nguyên tắc phân cấp, cắt giảm thủ tục hành chính; (10) Rà soát các quy định chuyển tiếp, bảo đảm không để khoảng trống pháp lý, đồng thời, không hợp thức hóa các vi phạm; (11) Rà soát các quy định về thẩm quyền của các cơ quan ở trung ương và địa phương để bảo đảm phân cấp phù hợp; (12) Về các vấn đề mới chưa có trong Nghị quyết số 18-NQ/TW, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, làm rõ các căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn, các lập luận thuyết mục, xác đáng, khách quan để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Xem chi tiết tại Nghị quyết 52/NQ-CP ban hành ngày 14/4/2023.
Nghị quyết 52/NQ-CP: Tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tháng 4/2023
[ { "law_id": "52/NQ-CP", "text": "Nghị quyết 52/NQ-CP" }, { "law_id": "52/NQ-CP", "text": "Nghị quyết 52/NQ-CP" } ]
train
34509d88-ca51-40c1-8e10-9dc5cc345708
Hiện nay, không ít các trường hợp chuyển nhượng đất đai bằng giấy tờ viết tay, vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này, tính pháp lý ra sao? Khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP 1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 NĐ 43 thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật: a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008; b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này; c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014. Như vậy,  có 2 trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất: - Nhận chuyển nhượng từ trước ngày 01/01/2008; - Nhận chuyển nhượng từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014, có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013.* Hồ sơ cần chuẩn bị: Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn cần nộp một bộ hồ sơ tới văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Hồ sơ được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bao gồm: - Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK; - Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất; - Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng); - Giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất; - Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có). * Nơi nộp hồ sơ: nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.
Khi nào mua đất bằng giấy viết tay được cấp GCN QSDĐ?
[ { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai" }, { "law_id": "24/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 24/2014/TT-BTNMT" } ]
train
a7af4810-b880-49fb-9072-8c1608c35568
Đất đang bị tranh chấp hoặc đang thế chấp ngân hàng là một trong những rủi ro mà người mua có thể bị dính vào khi không biết được hiện trạng sử dụng đất hoặc người bán cố tình che giấu. Vậy có cách nào để kiểm tra để hạn chế rủi ro cho người mua hay không?Trường hợp đất thuộc diện đang tranh chấp * Tính pháp lý: Theo Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này. - Đất không có tranh chấp. - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. - Trong thời hạn sử dụng đất. Tức là nếu đất đang tranh chấp thì người sử dụng đất sẽ không được thực hiện các quyền nêu trên. * Cách kiểm tra: Để kiểm tra xem đất có đang bị tranh chấp hay không bạn có thể tìm hiểu thông tin qua: - Các chủ đất liền kề của thửa đất - Cán bộ địa chính xã, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn. - Cùng với chủ đất đến phòng tài nguyên môi trường để hỏi về tình trạng pháp lý của thửa đất. - Các công ty dịch vụ đất đai, họ là nơi “nắm giữ” đầy đủ và gần như chính xác về thông tin đất bao gồm tranh chấp, quy hoạch, pháp lý, giá cả… nhưng đổi lại người dân sẽ phải mất một khoản phí tương ứng thì mới biết được câu trả lời. Ngoài ra, hiện nay, dữ liệu về thông tin tranh chấp quyền sử dụng đất chưa được cập nhật và theo dõi thống nhất giữa các cơ quan liên quan. Nên người tìm hiểu sẽ phải đến một trong những cơ quan sau đây để kiểm tra: - UBND cấp xã; - Phòng Tài nguyên UBND cấp huyện; - Các phòng hoặc văn phòng công chứng. Nhà, đất đang bị thế chấp: * Tính pháp lý: Về nguyên tắc khi chủ sở hữu mang tài sản của mình đi thế chấp thì sẽ không được bán cho người khác trong thời gian thế chấp. Tuy nhiên, trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý thì chủ sở hữu sẽ được thực hiện quyền chuyển nhượng (tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất). * Cách kiểm tra: Đối với các trường hợp cần kiểm tra để xem đất có đang bị thế chấp hay không thì có thể kiểm tra: - Thông tin trên GCN QSDĐ: đối với tài sản đang thế chấp ngân hàng hợp pháp, bên nhận thế chấp giữ bản chính có dấu của cơ quan thẩm quyền và dòng chữ : “Đã thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng… theo hợp đồng số...” mặt số ba hay số bốn của Giấy chứng nhận. Nếu người bán muốn giấu thông tin thì họ sẽ đưa bản photo hoặc gỡ tờ đó ra. Tuy vậy, nếu tờ giấy có nửa dấu giáp lai hay vết kim bấm ở góc cạnh, ngôi nhà định mua có thể đang bị thế chấp. - Kiểm tra thông tin ở Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có hiệu quả khi bên bán thế chấp nhà đất cho ngân hàng. Còn nếu thế chấp cho các cá nhân hoặc tổ chức cho vay nóng, lãi cao thì bạn sẽ không thể kiểm tra được thông tin này tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. - Tìm hiểu thông tin tại phòng công chứng: Với cách làm này, người mua trước hết phải yêu cầu người bán cung cấp bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất (sổ đỏ/ sổ hồng). Sau đó, người mua đem bản photo này đến văn phòng công chứng để họ tra cứu thông tin xem nhà, đất đó có đang thế chấp ngân hàng hay không. Lưu ý, tùy vào quy định của mỗi văn phòng công chứng mà việc tra cứu này có thể được miễn phí hoặc mất phí.  Cụ thể, người mua nên mang tất cả những giấy tờ liên quan đến việc mua bán nhà đất ra phòng công chứng, nơi sẽ làm hợp đồng mua bán để được kiểm tra và tư vấn những rủi ro tiềm ẩn. - Tìm hiểu thông tin từ những người xung quanh khu vực đó: Có thể bí mật đến quan sát, hỏi thăm từ người dân xung quanh để coi tình hình an ninh tại khu vực này như thế nào, có ai tới siết nợ, có thật nhà đất đó là của người rao bán hay không... Đây cũng là cách để đảm bảo sự an toàn, chắc chắn trước khi quyết định mua nhà đất. Ngoài ra, nếu bất động sản đã có “sổ đỏ”, thông thường tài sản đang thế chấp hợp pháp thì do bên nhận thế chấp giữ bản chính và được cơ quan có thẩm quyền đóng dấu, ghi rõ đã thế chấp quyền sử dụng đất cho bên nào đó, cũng như thông tin đã xóa thế chấp ngay trên chính sổ đỏ. Vì thế, trước khi quyết định mua, người mua có quyền đề nghị chủ tài sản cho xem sổ đỏ bản gốc để kiểm tra những thông tin này. Lưu ý: Trường hợp người mua vẫn muốn nhận chuyển nhượng nhà đất đang bị thế chấp từ bên chuyển nhượng thì cần lập biên bản cam kết 3 bên gồm bạn (người mua) - người bán (bên thế chấp) - ngân hàng (bên nhận thế chấp). Nội dung biên bản sẽ liên quan đến việc thanh toán tiền mua giữa bên bán với bên mua và thanh toán tiền nợ giữa bên bán với ngân hàng. Văn bản này sẽ giúp ràng buộc quyền, nghĩa vụ của cả 3 bên trong việc thanh toán tiền, xử lý vi phạm hợp đồng cũng như xử lý tài sản là căn nhà thế chấp. Xem thêm: Cách nhận biết đất có dính quy hoạch hay không: Xem TẠI ĐÂY Các bạn có thể chia sẻ thêm những kinh nghiệm thực tế cũng như các cách để giúp mọi người hạn chế rủi ro tại topic này nhé! Có tham khảo nguồn từ Kinh tế & Đô thị Cập nhật bởi admin lúc: 11/04/2023 09:59:47
Cách kiểm tra nhà đất có tranh chấp hay bị thế chấp ngân hàng
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" } ]
train
6514ac4b-92ce-470e-9161-88fc85afe30b
tôi hiện đang lập phương án bồi thường khi thực hiện đường dây cao áp (110kv) và đang vướng trường hợp như sau mong LS tư vấn: Hộ ông A có đường dây điện đi qua không có trụ nên không thu hồi đất, được cấp giấy CNQSD đất trồng cây lâu năm. Tại thời điểm UBND huyện ban hành kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát đo đạc kiểm đếm, và các thông báo thu hồi đát đối với những hộ có trụ thì đất ông A đang có mục đích là đất trồng cây lâu năm. Tuy nhiên khi biết dự án đi qua đất nhà mình ông A tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở tại nông thôn và được UBND huyện ban hành QUyết định cho chuyển mục đích vì theo quy định của Luật điện lực ko cấm xây nhà dưới hành lang, và đất của ông quy hoạch đất ở. Như vậy thời điểm ông chuyển là sau thời điểm đã thông báo triển khai dự án.1. Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau: - Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai. -Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang; -Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang; -Trường hợp đất ở không đủ điều kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương. 2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. 3. Mức bồi thường, hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Kinh phí chi trả từ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.” Tại khoản 1, Điều 3, Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 của UBND Đắk Lắk) “Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: 1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại Điều 75, Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm thực hiện thu hồi đất” Tại Điều 10. Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 của UBND Đắk Lắk) Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ. 1. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; các Điều 18, 19 và 23 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện thì việc bồi thường thiệt hại được xem xét dựa trên văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định việc ảnh hưởng và bản vẽ xác định phạm vi đất bị ảnh hưởng, có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2.  Bồi thường thiệt hại về đất và tài sản thuộc hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. a) Bồi thường thiệt hại về đất: Diện tích đất ở và các loại đất khác có đủ điều kiện được bồi thường trong cùng thửa với đất ở trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất tuy không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng bị hạn chế khả năng sử dụng đất được hỗ trợ thiệt hại bằng 80% đơn giá bồi thường về đất cùng loại. Đối với diện tích đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được hỗ trợ bằng 30% đơn giá bồi thường về đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất...” Như vậy hộ ông A được hỗ trợ 80% hay 30% giá đất được bồi thườg Lưu ý: đất ông A không thu hồi đất chỉ hỗ trợ do  hạn chế khả năng sử dụng. Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 09/04/2020 09:11:02
Bồi thường, hỗ trợ đất thuộc hành lang an toàn dây dẫn điện
[]
train
c262b415-f22a-499e-a320-7ce1371c9fd7
Anh/chị cho em hỏi hồ sơ kỹ thuật thửa đất là gì? giá trị pháp lý của hồ sơ kỹ thuật thửa đất. Em cám ơn anh/chị.
Hồ sơ kỹ thuật thửa đất
[]
train
56cedf9a-2c15-4340-b6cc-a518f170ba1b
Kính gửi Luật sư! Em tên là Hương - Mong nhận được sự tư vấn của Luật sư về vấn đề phân chia đất thừa kế của Bố đẻ dể lại. Trước tiên tôi xin được trình bày qua về hoàn cảnh gia đình. 1. Ông bà Nội tôi có 4 người con:  - Con cả đã hy sinh trong chiến trường miền Nam năm 1975 - Còn lại 3 người con: Con gái đầu - con trai (bố tôi) - Con gái út  - Khi còn sống ông bà tôi đã phân chia đất đồng đều cho 3 người con trên - Sau đó ông bà nội tôi ở cùng với bố mẹ tôi trên mảnh đất mà ông bà chia cho bố tôi (Sổ đỏ đứng tên bố tôi) - Năm 1993 ông tôi mất, tháng 9/1993 bố mẹ tôi ly dị - lúc này bố mẹ tôi có 04 người con gái (khi ra tòa thì 02 đứa con gái thứ nhất và 3 ở với bố, đứa thứ 2 và 4 ở với mẹ)  trong cùng thời gian này bố tôi có 1 cậu con riêng sinh năm 1987. Năm 1995 bố tôi và người phụ nữ (họ không đăng ký kết hôn) kia có thêm 1 đứa con trai nữa. - Năm 2003 Bố tôi mất do tai nạn và 2 đứa con ở với bố lúc này sống chung với bà nội được bà nội chăm sóc và nuôi dưỡng (bố ko để lại di chúc) - Năm 2010 bà nội (mẹ bố tôi) chết do bị tai biến (cũng đột ngột nên ko để lại di chúc)  2. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố tôi - trên mảnh đất đó hiện có căn nhà lớn 4 gian + bếp + đất vườn 3. Nay anh chị em tôi đều đã trưởng thành - lập gia đình và ở riêng  4. Anh chị em tôi muốn phân chia phần đất và nhà đó để từng người 4. Vậy kính mong luật sư tư vấn giúp anh chị em tôi (anh chị em tôi đồng thuận không có sự tranh chấp - kiện tụng)   4.1. Thủ tục để được phân chia gồm cần những bước nào - giấy tờ gì (nếu luật sư có mẫu cũng xin phép được chia sẻ ạ)   4.2. Làm sao để phân chia công bằng (cho 6 người con - 4 vợ cả và 2 con riêng (vợ chồng ko kết hôn)  4.3. Để làm các thủ tục phân chia anh chị em tôi cần phải làm việc với cơ quan chức năng nào. Trên đây là một số câu hỏi của tôi đối với việc phân chia đất đai hương hỏa của cha ông để lại, kính mong nhận được sự tư vấn của luật sư để anh chị em tôi sớm hoàn tất ạ. Trân trọng cảm ơn và kính chúc luật sư sức khỏe - thành công Kính chào!Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 08/04/2020 03:50:03
Xin hỏi về phân chia đất thừa kế
[]
train
aeebbccf-db55-443d-a3cc-f7864fdf67e2
Chào luật sư, mong luật sự hướng dẫn Hiện nay, bộ luật dân sự 2015 đang sử dụng, nhưng tôi không rõ văn bản áp dụng để thực hiện thừa kế, hiện nay tôi thấy có đơn vị sử dụng văn bản phân chia thừa kế, có đơn vị sử dụng văn bản phân chia di sản thừa kế. Tôi chưa rõ vấn đề trên và rất mong muốn có 1 văn bản cụ thể để thụ lý hồ sơ ạ
Văn bản thừa kế đất đai
[]
train
7f311665-da44-47fa-ae58-8b4134db7e0a
chào anh chị! Nhà e ở khoảng 30 năm rồi, lên xin cấp sổ mà xã em cứ nói chờ mãi. Không chịu giải quyết. Trong khi ở chổ xóm em ở mấy chục hộ cũng có hộ được cấp sổ đỏ rồi! Và cũng có hộ giống nhà em không  được cấp! Giờ em cần làm quy trình gì để xin cấp đây ạ! Xin cảm ơn.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 02/04/2020 04:31:05
Đất ở 30 năm vẫn chưa được cấp sổ đỏ
[]
train
844d9a3e-66fe-4844-b331-517f6eee75ce
Cho e hỏi, lúc trước ba mẹ em có để lại cho e 3 công đất giấy tờ e đều đứng tên, khi ba me còn sống thì có cho người chị của e ở đậu 1 nền nhà trên mảnh đất đó, đến nay cũng hơn 10 năm, bây giờ chị của e muốn chiếm hết diện tích mặt tiền của miếng đất e đang sở hữu, thì e bây giờ có thể thưa ra tòa dc ko ?? (Chị em ko có giấy tờ gì liên quan đến mieng dat của e het)
Quyền sử dụng đất
[]
train
12af25bc-7af9-48e8-a5c5-767c6c8b09bb
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai: "1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: ... c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;" Theo quy định nêu trên thì việc chuyển đổi trong nội bộ đất lâm nghiệp, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (chuyển rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, rừng phòng hộ sang rừng đặc dụng,...) có phải xin phép cơ quan có thẩm quyền không ạ? Lần đầu tiên biết đến chuyên mục này, xin nhờ các cao nhân chỉ giáo, em xin chân thành cảm ơn ạ!
Chuyển mục đích trong nội bộ đất lâm nghiệp theo Luật đất đai năm 2013
[]
train
09f22b0f-4fe3-44f9-bed6-e07b1ac3c2ff
Em xin chào ! Cho em xin tư vấn 1 vấn đề sau: Bà ngoại em mất ( chết) nên mẹ em được thừa kế quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nay muốn làm thừa kế sang tên cho mẹ em thì thủ tục như thế nào? Và lệ phí phải chi trả ra sao ? Em xin được tư vấn ạ! Em cám ơn!Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 02/04/2020 01:36:39
Lệ phí sang tên QSD đất thừa kế
[]
train
68f3ea6e-111e-4b7d-9f5a-3203ca8031df
Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho…từ những chủ thể khác có quyền sử dụng đất. Đấu giá quyền sử dụng đất là hình thức phổ biến để Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đồng thời, đấu giá quyền sử dụng đất còn là một trong những nguồn thu quan trọng nhất của nhiều địa phương. Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2023.. Trong đó, Nghị định số 10/2023/NĐ-CP bổ sung Điều 17b Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.2. Theo quy định, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây: - Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đất đai. Trường hợp đấu giá một thửa đất hoặc một dự án gồm một hoặc nhiều thửa đất mà có hai công ty trở lên có sở hữu chéo lẫn nhau theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì chỉ được một công ty tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trên; - Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai, khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; - Phải nộp tiền đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; - Không thuộc đối tượng bị cấm tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật; - Đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản khác. 3. Hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải đảm bảo điều kiện: - Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đất đai và đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này; - Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản này và điểm b, điểm đ khoản 1 Điều này. 4. Điều kiện đối với đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất gồm: - Đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 119 của Luật Đất đai; - Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; - Việc đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện đối với từng thửa đất; - Đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Nghị định quy định kể từ thời điểm công bố kết quả trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 68 Nghị định này thì người trúng đấu giá không được nhận lại tiền đặt cọc. Đối với trường hợp người trúng đấu giá đã nộp nhiều hơn khoản tiền đặt cọc thì được Nhà nước hoàn trả số tiền chênh lệch nhiều hơn so với số tiền đặt cọc theo quy định.
Quy định mới bổ sung về điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
[ { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định số 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai" } ]
train
c13758a1-463c-4cef-b0aa-303a2c44d7e3
Chào các Luật sư, tôi có vấn đề muốn được tư vấn như sau: Gia đình tôi hiện nay đang có một mảnh đất diện tích 200m2 ở quê, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mảnh đất này là đất trồng cây lâu năm. Nay gia đình chúng tôi không có nhu cầu canh tác nông nghiệp nữa nên muốn chuyển sang đất ở để chia cho con cháu. Luật sư cho tôi hỏi là gia đình chúng tôi có cần phải xin Nhà nước để chuyển thành đất ở không và nếu có thì thủ tục phải tiến hành như thế nào?  Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 01/04/2020 04:45:31
Xin chuyển mục đích từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở
[]
train
310fce4f-4609-4c63-981a-a5e0dd8e14b4
Mình đang thắc mắc vấn đề sau: Hiện mình có một căn nhà tại Tp. HCM. Mình dự định thế chấp nhà đất tại Tp.HCM, vay ngân hàng, để mua nhà đất tại Cà Mau. Nhằm mục đích an toàn cho tiền vay và để người bán hợp tác cho tiến trình giao dịch mua bán nhà đất; mình dự định đề nghị ngân hàng hỗ trợ phong tỏa tiền vay cho đến khi hoàn tất sang tên giấy chủ quyền nhà đất cho người mua. Xin cho hỏi: mình có phạm luật không với đề nghị này vì tài sản mua không phải là tài sản thế chấp?  
Phong tỏa tài sản khi giao dịch mua nhà đất
[]
train
449ad963-8e4c-4b8e-b1fd-a09e029dad6b
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 thì người nước ngoài không thuộc đối tượng được sở hữu quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó khi hai vợ chồng mua đất cần làm giấy cam kết mảnh đất là tài sản riêng của vợ. Về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:“Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.” Như vậy, pháp luật cho phép vợ, chồng có tài sản riêng được quyền tự định đoạt tài sản đó, nhập vào tài sản chung hoặc ủy quyền cho người kia quyền quản lý tài sản. Trong trường hợp người chồng là người nước ngoài nên để có quyền nhất định đối với quyền sử dụng đất (tài sản riêng của vợ) thì quyền sử dụng đất đó phải thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 44 kể trên. Tuy không được công nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam, nhưng người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam, chi tiết tại khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở 2014. Vì chồng là người nước ngoài có kết hôn với vợ là người Việt Nam, theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung, nên để mua nhà ở tại Việt Nam thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện của người Việt Nam mua nhà ở tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng thêm điều kiện của người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Viêt Nam quy định tại Chương VII Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Quyền của vợ/chồng là người nước ngoài với quyền sử dụng đất
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": " " }, { "law_id": "52/2014/QH13", "text": "Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014" }, { "law_id": "65/2014/QH13", "text": "Luật Nhà ở 2014" }, { "law_id": "99/2015/NĐ-CP", "text": "Nghị định 99/2015/NĐ-CP" } ]
train
30d6ad3a-4be2-488b-bf7c-742095d13df1
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hai vợ chồng, sau đó người chồng mất đột ngột không có di chúc. Và trong thời gian phát sinh này, giấy chứng nhận đang thực hiện vay vốn ngân hàng (giữ tại ngân hàng) và chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng thì thủ tục chia di sản thừa kế như thế nào?  
Thừa kế quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng
[]
train
fed60aa6-709b-4604-9e81-4b3fbe7af0d6
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định: "Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ... 2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau: ...  p) Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày; ...   4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. ..."Như vậy, Thời hạn giải quyết thủ tục này không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. - Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ thì không quá 50 ngày. - Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 31/03/2020 01:58:50
Đổi sổ đỏ sang sổ hồng bao nhiêu ngày sẽ có kết quả?
[ { "law_id": "01/2017/NĐ-CP", "text": " Nghị định 01/2017/NĐ-CP" } ]
train
68ec694d-0a61-4151-8090-a702596d56dd
Luật sư ơi cho cháu hỏi ạ!  Bố cháu được nhận nuôi từ cụ bà N từ 60 năm trước (vì cụ sống 1 mình, chồng cụ mất,  con cụ cũng mất do chiến tranh) Vì đợt ấy chưa có thủ tục nhận con nuôi nên cụ chỉ sang nói chuyện với ông bà nội cháu xin nhận bố cháu làm con nuôi và ông bà nội cháu đồng ý. Ông X là cháu ruột của chồng cụ bà N). Bố cháu và cụ sống lương tựa vào nhau. 12 năm trước cụ ốm bố mẹ cháu chăm cụ nhưng vì tuổi cao sức yếu cụ qua đời. Bố mẹ cháu làm ma cho cụ và 2 năm trước cũng đã hoàn tất xây mộ cho cụ. Do ở quê nên giờ xã bắt làm sổ đỏ. Bố cháu đi làm sổ đỏ nhưng yêu cầu phải có chữ kí của những người thân cụ (trong đó có ông X). Bố cháu xin chữ kí của ô X nhưng ô đồng ý kí với điều kiện ông đứng tên sổ đỏ. Bố cháu không đồng ý và giờ ông X muốn đòi quyền lợi thừa kế. Vậy giờ bố cháu phải làm thế nào và ông X có được thừa kế như ô ấy muốn không ạ! Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/03/2020 10:22:52
Chia thừa kế đối với con nuôi
[]
train
851f2209-3105-422f-8a37-af6ee0a11e79
Thực tiễn giải quyết các vụ án, vụ việc tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất không có công chứng, chứng thực vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này tác giả nêu lên những vướng mắc, bất cập để bạn đọc cùng tham khảo nhằm hoàn thiện các quy định về pháp luật.   Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:   “1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.   2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”  Như vậy, theo quy định của BLDS hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Có hai trường hợp giao dịch được coi là không tuân thủ về hình thức, đó là: văn bản giao dịch không đúng quy định của pháp luật và văn bản giao dịch vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực. Theo đó, giao dịch dân sự đã được xác lập giữa các bên, trước hết, phải được thể hiện bằng văn bản và trường hợp giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử cũng được coi là giao dịch bằng văn bản (khoản 1 Điều 119 BLDS năm 2015). Ngoài ra, điều kiện để văn bản không tuân thủ hình thức được Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực là một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Tuy nhiên, việc xác định thế nào cho chính xác một hoặc các bên đã thực hiện hai phần ba nghĩa vụ sẽ gặp khó khăn trong thực tế. Bởi vì, trong thực tế không phải việc một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì giao dịch đó đương nhiên có hiệu lực. Cụ thể là, theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, sau khi xem xét đầy đủ các điều kiện của giao dịch như đã nêu trên thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.” Như vậy, thông thường hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (CNQSDĐ)  không tuân thủ các quy định về việc công chứng, chứng thực thì hợp đồng sẽ vô hiệu.  Theo đó, Luật Đất đai 2013 quy định thì hợp đồng CNQSDĐ phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai thì vẫn còn 04 trường hợp ngoại lệ, mà các bên CNQSDĐ không cần hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực (giấy viết tay hoặc hợp đồng đánh máy nhưng không công chứng hoặc chứng thực) mà vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), cụ thể: Theo quy định của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) đó là: Khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai quy định: Có 02 trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay hoặc hợp đồng không công chứng chưa được cấp GCNQSDĐ thì được cấp GCNQSDĐ theo thủ tục lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, cụ thể: Sử dụng đất do nhận CNQSDĐ trước ngày 01/01/2008; sử dụng đất do nhận CNQSDĐ từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Theo đó, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng phải nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực. Tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên”. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”. Như vậy, trong trường hợp CNQSDĐ hoặc CNQSDĐ và tài sản gắn liền với đất là một loại giao dịch dân sự cụ thể mà không công chứng thì vẫn được công nhận nếu có đủ điều kiện sau: Được xác lập bằng văn bản;  Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng (thường sẽ là trả ít nhất 2/3 số tiền chuyển nhượng của thửa đất); Bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên yêu cầu mà Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó. Như vậy, vẫn còn có trường hợp CNQSDĐ không công chứng nhưng vẫn được cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết các vụ án về tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ (bằng giấy viết tay) không thông qua công chứng, chứng thực nhưng vẫn còn có cách hiểu và nhận thức khác nhau dẫn đến các Thẩm phán giải quyết các vụ án, vụ việc tranh chấp về hợp đồng CNQSDĐ còn áp dụng pháp luật một cách tùy tiện không đúng pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự và đây cũng là nguyên nhân phát sinh khiếu kiện làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Sau một vụ án cụ thể để bạn đọc cùng tham khảo nhằm hoàn thiện các quy định về pháp luật:   Theo đơn khởi kiện ngày 01/4/2016 và quá trình giải quyết vụ án ông Trần Văn H và bà Cao Thị Q trình bày: Vào ngày 09/02/2005, vợ chồng ông Trần Văn H có nhận chuyển lại của bà Lâm Thị C một thửa đất khoảng 8000m2  với số tiền là 30.000.000đồng, khi mua bán có viết giấy tay sang nhượng, thửa đất chuyển nhượng nằm trong diện tích 13.000m2 thuộc GCNQSDĐ số 115 cấp ngày 02/01/1997, đứng tên ông Quách Đại V (ông V là người bán đất cho ông Quách Xuân H, sau đó ông H bán cho bà C). Do ông V đang thế chấp GCNQSDĐ tại Ngân hàng để vay vốn nên bà C không tách sổ cho vợ chông ông H được, vì khi bán đất bà C thỏa thuận khi nào ông V lấy GCNQSDĐ ra thì bà C sẽ làm thủ tục, tách sổ sang tên cho vợ chồng ông H.   Bị đơn bà Lâm Thị C trình bày: Vào năm 1999 ông Quách Xuân H chuyển nhượng thửa đất khoảng 8000m2 cho bà C với giá 04 cây vàng,  khi chuyển nhượng có làm giấy tay, hiện giấy đã bị thất lạc, bà C đã nhận đất và canh tác, nhưng do khi đó GCNQSDĐ đứng tên ông Quách Đại V đang thế chấp tại Ngân hàng nên chưa sang tên cho bà C. Đến năm 2005 bà C sang nhượng lại thửa đất trên cho ông Trần Văn H và bà Cao Thị Q, khi mua bán có làm giấy viết tay thỏa thuận khi nào ông V lấy được GCNQSDĐ ra thì bà C sẽ làm thủ tục tách số cho ông H và bà Q. Nhưng đến nay ông V đã lấy sổ ra nhưng không đưa cho bà C nên chưa tách sổ sang tên cho ông H và bà Q được.   Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Quách Xuân H trình bày: Vào năm 1997, ông nhận chuyển nhượng lại thửa đất từ ông Quách Đại V (ông V là em ruột của ông H) với số tiền là 03 cây vàng, khi nhận chuyển nhượng có một số cây ăn trái đang cho thu hoạch. Năm 1999 ông chuyển nhượng lại cho bà C. Khi chuyển nhượng GCNQSDĐ của ông V đang thế chấp tại Ngân hàng nên chưa sang tên được. Hai bên có làm giấy tay nhưng đã bị thất lạc. Đến năm 2005 bà C sang nhượng lại cho vợ chồng ông H, bà Q, tại phiên tòa ông Quách Xuân H nhất trí với đơn khởi kiện của ông H và bà Q.   Ông Quách Đại V và bà Nguyễn Thị H có đơn phản tố trình bày: Vợ chồng ông V và bà H có một thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ có diện tích 13.000m2. Vào năm 1997 vợ chồng ông đi làm ăn xa không thể canh tác nên có cho ông Quách Xuân H mượn khoảng 5000m2 để cách tác và không có thỏa thuận thời hạn trả đất. Sau đó, ông Quách Xuân H sang nhượng cho bà C; bà C sang nhượng lại cho ông H bà Q thì ông không có biết. Đến năm 2015 ông Quách Đại V bà H lấy GCNQSDĐ từ Ngân hàng ra và ký hợp đồng chuyển nhượng diện tích đất trên cho bà Bùi Thị H thì mới biết ông H và bà Q đang canh tác trên đất. Do ông H bà Q đang sử dụng phần đất 5000m2 của ông nên nay ông yêu cầu ông H bà Q trả lại phần đất trên cho ông,  không công nhận giao dịch CNQSDĐ giữa bà C với ông H và bà Q, về hậu quả pháp lý ông đồng ý xử lý theo quy định của pháp luật.   Qua vụ việc nêu trên hiện đang có hai ý kiến không thống nhất:   Ý kiến thứ nhất cho rằng, Quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn ông H, bà Q, bị đơn bà C, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ông Quách Xuân H đều thống nhất nội dung vào năm 2005, vợ chồng ông H, bà Q có nhận chuyển nhượng của bà Lâm Thị C diện tích đất tranh chấp có diện tích đo thực tế là 6000m2, với số tiền 30.000.000đồng. Thửa đất chuyển nhượng nằm trong tổng diện tích 13.000m2 thuộc GCNQSDĐ số 115 do UBND huyện P cấp ngày 02/01/1997 đứng tên ông Quách Đại V. Nguồn gốc đất này do ông Quách Xuân H nhận chuyển nhượng của ông V vào khoảng năm 1997, đến năm 1999 ông Quách Xuân H sang nhượng thửa đất này cho bà C. Do ông Quách Đại V đã thế chấp tại Ngân hàng để vay vốn nên bà C không thể tách sổ sang tên cho vợ chồng ông H và bà Q được, bà C thỏa thuận khi nào ông Quách Đại V lấy GCNQSDĐ ra thì bà C sẽ tách sổ sang tên cho vợ chồng ông H.   Tuy nhiên, theo lời trình bày của vợ chồng ông Quách Đại V thì vợ chồng ông V đi làm ăn xa nên năm 1997, ông V có cho anh trai là Quách Xuân H mượn diện tích đất nêu trên để canh tác. Khi cho mượn đất không làm giấy tờ gì, cũng không thỏa thuận trả. Sau khi mượn đất thì ông Quách Xuân H tự ý sang nhượng thửa đất trên cho bà C, và bà C sang nhượng lại cho vợ chồng ông H, bà Q thì ông V không biết. Như vậy, về nguồn gốc diện tích đất tranh chấp có diện tích thực tế là 6000m2 nằm trong tổng số diện tích năm 2006 đo chính quy với tổng diện tích là 12.000m2.  Việc ông Quách Đại V và ông Quách Xuân H thỏa thuận mua bán không có lập biên bản với giá 03 cây vàng vào năm 1997.    Ông Quách Xuân H nhận đất và quản lý, sử dụng cho đến khi chuyển nhượng lại cho bà C vào năm 1999 với giá 04 cây vàng. Vợ chồng ông Quách Đại V cho rằng chỉ cho ông Quách Xuân H mượn đất chứ không phải chuyển nhượng vì vợ chồng ông Quách Đại V đi làm ăn xa không canh tác được và việc ông Quách Xuân H chuyển nhượng cho bà C, bà C chuyển nhượng lại cho vợ chông ông H bà Q không biết là không đúng. Vì theo kết quả xác minh tại địa phương thì từ năm 2010 cho đến nay thì vợ chồng ông Quách Đại V không có đăng ký tạm vắng hay chuyển khẩu đi khỏi địa phương. Ngoài ra, vợ chồng ông V cũng không cung cấp được chứng cứ gì về việc đi làm ăn xa từ năm 1997 cho đến năm 2015. Hơn nữa, thời gian bà C canh tác và sau này vợ chông ông H bà Q cũng canh tác trên phần đất giáp ranh với đất của ông V. Đến năm 2015 ông V thanh lý các cây trên đất.   Như vậy, phần diện tích còn lại trong thửa đất vẫn do vợ chồng ông Quách Đại V quản lý, sử dụng nên ông V cho rằng không biết việc ông Quách Xuân H chuyển nhượng đất cho bà C và bà C chuyển nhượng lại đất cho vợ chồng ông H bà Q là không hợp lý. Do đó, có đủ cơ sở  xác định vào năm 1997, vợ chồng  ông  Quách Đại V có chuyển nhượng cho ông Quách Xuân H diện tích 6000m2, đến năm 1999, ông Quách Xuân H chuyển nhượng lại cho bà C. Năm 2005, bà C chuyển nhượng lại cho vợ chồng ông H, bà Q.  Nhưng về hình thức hợp đồng mặc dù tại thời điểm CNQSDĐ giữa ông Quách Đại V với ông Xuân H, ông Quách Xuân H với bà C, giữa bà C với vợ chồng ông H, bà Q đều không lập thành văn bản hoặc lập văn bản nhưng không có công chứng, chứng thực theo quy định là vi phạm quy định tại các Điều 400, Điều 691 BLDS năm 1995;  Điều 106 Luật đất đai năm 2003. Về nội dung mặc dù thời điểm ông Quách Xuân H, bà C, ông H, bà Q nhận chuyển nhượng thì GCNQSDĐ đứng tên ông V và đang thế chấp tại Ngân hàng là vi phạm về nội dung. Đến năm 2015 thì ông V mới lấy lấy CNQSDĐ từ Ngân hàng về. Nhưng sau khi nhận chuyển nhượng đất ông Quách Xuân H đã quản lý, sử dụng từ năm 1997. Sau đó, chuyển nhượng lại cho bà C năm 1999;  năm 2005 bà C chuyển nhượng lại cho ông H và bà Q. Phía ông Quách Xuân H, bà C, ông H bà Q đều quản lý, sử dụng ổn định, trồng cây lâu năm mà không có ai tranh chấp. Ông Quách Đại V có mặt tại địa phương và biết việc này nhưng không có ý kiến phản đối. Nên cần căn cứ điểm b.3 tiểu mục 2.3 Nghị quyết số 02/2004 ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (gọi tắt là Nghị quyết 02) để công nhận hợp đồng CNQSDĐ giữa ông Quách Đại H với bà C; bà C với ông H bà Q.   Ý kiến thứ hai cho rằng, bởi vì, khi nhận CNQSDĐ ông Quách Xuân H không có bất cứ các giấy tờ hay chứng cứ gì để chứng minh việc mình đã sang nhượng phần đất trên của ông Quách Đại V. Như vậy, hợp đồng CNQSDĐ giữa ông Quách Xuân H và vợ chồng ông Quách Đại V là vi phạm trình tự, thủ tục về CNQSDĐ được quy định tại điểm a.6, tiểu mục 2.3 mục 2 Nghị quyết số 02 và  Điều 75 Luật Đất đai năm 1993, Điều 106 Luật Đất năm 2003, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 17 ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định việc công nhận quyền sử dụng đất và Điều 691, 692 BLDS năm 1995.  Do đó, hợp đồng CNQSDĐ giữa ông Quách Xuân H và vợ chồng ông Quách Đại V, hợp đồng CNQSDĐ giữa ông Quách Xuân H và bà C, hợp đồng CNQSDĐ giữa bà C với vợ chồng ông H bà Q là vô hiệu.   Ý kiến của tác giả đồng ý với ý kiến thứ hai, bởi lẽ, phần diện tích 6000m2, ông Trần Văn H, bà Cao Thị Q cho rằng là nhận chuyển nhượng lại của bà Lâm Thị C là vi phạm về trình tự thủ tục CNQSDĐ. Vì, phần diện tích 6000m2 đất nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: 115 do UBND huyện P cấp ngày 02/01/1997, đứng tên ông Quách Đại V. Nhưng ý kiến thứ nhất lại cho rằng cần căn cứ điểm b.3 tiểu mục 2.3 Nghị quyết số 02 để công nhận hợp đồng CNQSDĐ đất giữa ông Quách Xuân H với vợ chồng ông V là không đúng.   Bởi vì, điểm b.3 tiểu mục 2.3 Nghị quyết số 02 quy định: “Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và hủy phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch”. Như vậy, đây chỉ là hướng dẫn về trường hợp hợp đồng CNQSDĐ vi phạm 2 điều kiện về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và điều kiện hợp đồng được lập thành văn bản nhưng chưa được công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.  Chỉ áp dụng trong trường hợp như: “Đất của bà C đứng tên quyền sở hữu mà CNQSDĐ cho vợ chồng ông Trần Văn H bà Cao Thị Q nhưng hợp đồng không có công chứng, chứng thực”.  Nhưng trong trường hợp này ông Quách Xuân H cho rằng năm 1997 sang nhượng của ông Quách Đại V nhưng không có giấy tờ để chứng minh cho việc sang nhượng; còn ông Quách Đại V không thừa nhận sang nhượng mà chỉ cho ông Quách Xuân H mượn đất. Do vậy, hợp đồng CNQSDĐ giữa ông Quách Xuân H và ông Quách Đại V đã vi phạm Điều 75 Luật Đất đai năm 1993, Điều 691, 692 BLDS năm 1995 quy định về trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất;    Điều 75 Luật đất đai năm 1993 quy định:“Việc chuyển nhượng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người nhận đất phải sử dụng đúng mục đích”.   Điều 691, 692 BLDS năm 1995 quy định về hình thức chuyển quyền sử dụng đất: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai được thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền…. Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Việc chuyển quyền sử dụng đất phải được làm thủ tục và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.   Như vậy, hợp đồng CNQSDĐ giữa ông Quách Đại V và ông Quách Xuân H đã vi phạm dẫn đến việc ông Quách Xuân H sang nhượng lại cho bà Lâm Thị C (không có giấy tờ) là vi phạm; bà C sang nhượng lại cho ông Trần Văn H bà Cao Thị Q (chỉ có giấy viết tay, không có công chứng, chứng thực) lại tiếp tục vi phạm Điều 75 Luật Đất đại năm 1993, Điều 106 Luật Đất đai năm 2003, Điều 691,692 BLDS năm 1995 và Điều 10,11 Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định về CNQSDĐ.     Do vậy, không thể tuyên công nhận hợp đồng CNQSDĐ giữa bà Lâm Thị C với vợ chồng ông Trần Văn H và bà Cao Thị Q ngày 09/02/2005 (thể hiện bằng giấy sang nhượng đất viết tay) đối với diện tích 6000m2­­­­­­­. Bởi vì, phần diện tích đất chuyển nhượng nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: 115 do UBND huyện  P cấp ngày 02/01/1997, đứng tên ông Quách Đại V nên không thể vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4, tiểu mục 2.3 mục 2 của Nghị quyết số 02 để công nhận hợp đồng.   Điểm a.4, tiểu mục 2.3 mục 2 của Nghị quyết số 02 quy định: “Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003”.   Nhưng ông Quách Xuân H không có bất cứ các giấy tờ hay chứng cứ gì để chứng minh việc ông đã sang nhượng phần đất trên của ông Quách Đại V. Và hợp đồng CNQSDĐ giữa ông Quách Xuân H với bà C và hợp đồng bà C chuyển nhượng QSDĐ cho vợ chồng ông H bà Q đã vi phạm điều kiện tại điểm a.6, tiểu mục 2.3 mục 2 Nghị quyết số 02.   Điểm a.6, tiểu mục 2.3 mục 2 Nghị quyết số 02 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền”.   Như vậy, ý kiến thứ nhất cho rằng cần căn cứ điểm b.3 tiểu mục 2.3 Nghị quyết 02 để công nhận hợp đồng CNQSDĐ giữa ông Quách Xuân H và vợ chồng ông Quách Đại V và từ đó làm căn cứ để công nhận hợp đồng CNQSDĐ giữa ông Quách Xuân H với bà C và giữa bà C với vợ chồng ông H bà Q là áp dụng không đúng pháp luật. Vi phạm Điều 75 Luật Đất đai năm 1995, Điều 106 Luật Đất đai năm 2003;  Điều 10, Điều 11 Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định việc công nhận quyền sử dụng đất và Điều 691, 692 BLDS năm 1995 quy đình về trình tự, thủ tục CNQSDĐ.   Ngoài ra, từ khi sang nhượng cho đến khi tranh chấp thì ông Quách Xuân H không có ý kiến gì để cho ông Quách Đại V làm thủ tục tách sổ. Đồng thời, bà Lâm Thị C, ông Trần Văn H, bà Cao Thị Q đều biết phần diện tích đất chuyển nhượng của ông Quách Đại V đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và  GCNQSDĐ ông Quách Đại V đang thế chấp tại Ngân hàng để đảm bảo cho việc vay tiền từ ngày 24/08/2004, đến hạn ngày 24/6/2007. Đến ngày 28/9/2012 ông Quách Đại V tiếp tục thế chấp GCNQSDĐ để đảm bảo cho việc vay tiền tại Ngân hàng nhưng ông Quách Xuân H, bà C và vợ chông ông H bà Q đều biết đất của ông Quách Đại V đang cầm cố, thế chấp tại Ngân hàng. Nhưng khi sang nhượng bà Lâm Thị C, ông Trần Văn H, bà Cao Thị Q cũng không hỏi ý kiến của ông Quách Đại V có đồng ý để cho ông Quách Xuân H sang nhượng không để ông Quách Đại V có đồng ý làm thủ tách sổ hay không? nhưng vẫn sang nhượng. Đến ngày 30/9/2013, đến hạn ông V đã thanh toán hết số tiền vay. Như vậy, hợp đồng CNQSDĐ giữa ông Quách Đại V với ông Quách Xuân H, giữa ông Quách Xuân H với bà Lâm Thị C, giữa bà Lâm Thị C với vợ chồng ông Trần Văn H bà Cao Thị Q là vi phạm pháp luật các bên đều có lỗi nên cần phải tuyên vô hiệu.   Từ những vướng mắc nêu trên trong thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ và tranh chấp đất hiện nay ngay càng gia tăng và phức tạp, vẫn đang có nhiều trường hợp sang nhượng QSDĐ chỉ có giấy viết tay không có công chứng, chứng thực và qua nhiều người, nhiều thời kỳ. Nhưng  hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Thiết nghĩ, trong thời gian tới liên ngành tư pháp trung ương cần có văn bản hướng dẫn giải quyết các trường hợp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ có giấy viết tay qua nhiều người, qua nhiều thời kỳ thì giải quyết như thế nào nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, bảo quyền con người.   Ths. Lê Văn Quang-Phó Viện trưởng VKSND huyện Lộc Ninh_Kiemsat.vn
Bàn về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không có công chứng, chứng thực
[ { "law_id": "91/2015/QH13", "text": "Bộ luật dân sự năm 2015" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai năm 2013" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai" }, { "law_id": "44-L/CTN", "text": "BLDS năm 1995" }, { "law_id": "13/2003/QH11", "text": "Luật đất đai năm 2003" }, { "law_id": "02/2004/NQ-HĐTP", "text": "Nghị quyết số 02/2004 ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao" }, { "law_id": "17/1999/NĐ-CP", "text": "Nghị định số 17 ngày 27/3/1999 " } ]
train
7126aa16-89a1-4cce-a5e5-ccb9dbacad0c
Theo quy định của pháp luât,  người dân có thể lựa chọn việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc Khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền hoặc Khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể là khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện, tỉnh  nơi có đất tranh chấp hoặc khiếu nại lên UBND cấp huyện, tỉnh. Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự (còn gọi cụ thể là giải quyết thông qua con đường tòa án).  Tòa án chỉ thụ lý giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai khi đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Do đó, nếu có các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, chị nên chọn khởi kiện tại Tòa án để khách quan hơn. Thứ hai,  giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính Trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Tuy nhiên, truớc khi khởi kiện lên Tòa án hay gửi đơn khiếu nại lên UBND huyện, ngừoi dân phải trải qua thủ tục hòa giải tại UBND xã. Do đó, người dân làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên UBND xã truớc. Sau đó có kết quả hòa giải mới đủ hồ sơ để thực hiện khởi kiện hoặc khiếu nại. Nếu có các giấy tờ quy định trong Điều 100 luật Đất đai, người dân sẽ chọn  khởi kiện tại Tòa án để giải quyết khách quan hơn.  
Các con đường giải quyết tranh chấp đất đai
[]
train
6ca8b1f8-0f82-49bd-90dc-eecd1d4f8bfb
Bà nội tôi cho ba tôi mảnh đất. Giờ ba tôi cho tôi mảnh đất đó làm nhà. Nên giờ tôi muốn làm sổ đỏ mảnh đất đó thì phải làm như thế nào? Hiện  giờ mảnh đất đó đang nằm trong sổ đỏ của bà nội tôi.
Thủ tục tặng cho đất?
[]
train
379c3a5e-2e2d-417e-9e79-925762867981
Căn cứ theo điểm 3, khoản 1, điều 100 Luật đất đai "Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất" Vậy giấy tờ hợp pháp đươc hiểu như thế nào? và giấy tờ viết tặng cho viết tay giữa bên mua và bên bán trước năm 1993 (không có xác nhận của UBND xã) thì coi là hợp pháp không>
Quy định về tặng cho đất trước năm 1993?
[]
train
5b8f4a7a-8db1-4621-bce1-3c47adfc16f2
Hiện nay diện tích rừng sản xuất lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, nhà nước. Đất rừng sản xuất được nhà nước giao cho người sử dụng đất có thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện. Vậy thì người người sử dụng đất có được quyền thế chấp đất rừng sản xuất như các đất khác không?1. Đất rừng sản xuất là gì? Căn cứ theo điểm c, khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất rừng sản xuất được phân loại vào nhóm đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Đất rừng sản xuất được chia thành hai nhóm: - Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Gồm có rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên - Rừng sản xuất là rừng trồng: Gồm rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư. 2. Thế chấp đất rừng sản xuất được không? Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản được quy định như sau: - Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). - Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Theo đó, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Tài sản được thế chấp là các bất động sản, động sản. Có thể thế chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản để bảo đảm một hoặc nhiều nghĩa vụ, tùy theo giá trị của bất động sản cũng như tùy theo sự thỏa thuận của các bên Theo Điều 84 Luật Lâm nghiệp 2017, quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ như sau: - Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ có quyền sau đây: + Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017; + Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng sản xuất do chủ rừng đầu tư; + Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ do chủ rừng đầu tư; + Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017; + Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà nước; + Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng; + Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật. - Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017. Theo đó, trong trường hợp của bạn, bạn được quyền thế chấp mảnh đất rừng sản xuất của mình với điều kiện rừng sản xuất là rừng trồng. Trong trường hợp đất rừng sản xuất của bạn là rừng trồng, thì theo Điều 188 Luật Đất đai 2013, bạn cần có các điều kiện để thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau: - Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: + Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013; + Đất không có tranh chấp; + Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; + Trong thời hạn sử dụng đất. Như vậy, bạn được quyền thế chấp ngân hàng mảnh đất rừng sản xuất của mình với điều kiện rừng sản xuất là rừng trồng. Ngoài ra, bạn cần phải đáp ứng đủ 4 điều kiện nêu trên.
Đất rừng sản xuất có được thế chấp ngân hàng?
[ { "law_id": "16/2017/QH14", "text": "Luật Lâm nghiệp 2017" } ]
train
b6e44b8a-9641-4f36-a530-bc2cd14e6299
Mình có 2 miếng đất A1 và A2, mình ủy quyền lại cho con mình là Thùy (nội dung ủy quyền chuyển nhượng thế chấp). Sau khi có giấy ủy quyền của mình, Thùy đem hai miếng đất ký hợp đồng chuyển nhượng cho Hương, Hương sang tên giấy. Hương lại chuyển nhượng cho Hải, Hải làm xác nhận tại trang 3 của giấy chứng nhận của Hương, sau đó xin cấp giấy mới. Sau khi được cấp giấy mới, Hải chuyển nhượng lại cho Hùng.  Thời điểm Hương sang tên cho Hải, tôi đang khởi kiện tại Tòa án yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng của Hương, tôi có làm đơn xin ngăn chặn tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh ra văn bản  tôi cung cấp tài liệu thể hiện tôi đang khởi kiện, tôi có nhờ người đem thông báo thụ lý cho ông Trưởng chi nhánh, ko có biên nhận.  Trên đất có 1 căn nhà do em tôi đang ở, em tôi có hộ khẩu tại căn nhà nêu trên. Con tôi là Thùy có đưa ra biên nhận nộp tiền trả tiền lãi các khoản vay của Hương tại Ngân hàng vì Hương yêu cầu Thùy trả tiền lãi hàng tháng cho Hương tại ngân hàng trừ dần tiền Thùy nợ Hương, trả hết sẽ đưa đất lại. Như vậy tôi khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền của tôi và Thùy, hợp đồng chuyển nhượng của Thùy với Hương, Hương với Hải, Hải với Hùng, và yêu cầu hủy giấy chứng nhận cấp cho Hương, Hùng, Hải, xóa xác nhận trang 3 của Hùng được không? Trường hợp em tôi đang ở trên phần đất thì yêu cầu tôi hay Hải trả giá trị tài sản trên đất cho em tôi.  mong mọi người giúp đỡCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 27/03/2020 06:32:48
Hợp đồng chuyển nhượng giả cách (che dấu hợp đồng vay)
[]
train
8093eaf9-a364-4bbb-91e2-a9a9da06d6ff
Việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là một việc khó khăn, phức tạp; đa số những tranh chấp về đất đai là tranh chấp kéo dài thời gian nhiều nhất trong công tác giải quyết tranh chấp dân sự. Những thông tin về giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm lựa chọn để xử lý nếu tranh chấp có xảy ra. *Tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính là gì? Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Vậy có thể hiểu, giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính là việc các bên lựa chọn cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Ủy ban nhân dân các cấp và Bộ Tài Nguyên và Môi trường để giải quyết. *Khi nào áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính? Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013, hình thức này được áp dụng đối với trường hợp khi các bên hoà giải không thành tại UBND cấp xã và không có giấy chứng nhận hoặc không có các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật này thì được lựa chọn một trong hai hình thức để giải quyết tranh chấp, đó là: - Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; - Khởi kiện tại Tòa án. *Thẩm quyền giải quyết (quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013) - Đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án; 1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền; 2. Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. 3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; b) Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp; d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành. Cập nhật bởi admin lúc: 11/04/2023 10:00:54
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" } ]
train
40b53b27-bb89-4483-b9fd-5a83fba7fee1
Nhờ các bác tư vấn giúp e. Công ty e trước là công ty trực thuộc tổ chức nhà nước, năm 2006 được nhà nước cho vay tiền thuê đất 50 năm trả tiền 1 lần KCN để xây dựng nhà xưởng. Đến 2017 công ty e cổ phần hoá, vốn nhà nước vẫn chiếm 70%. Do khu đất bên KCN mới xây dựng 1 nửa, còn thừa 1 nửa để không làm gì. Bây giờ công ty e muốn bán đi. Thì theo quy định của pháp luật có phải bán đấu giá không ạ. Nếu có thì dựa theo quy định nào của pháp luật ạ. Các bác tư vấn giúp e với. Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 25/03/2020 04:42:00
Chuyển nhượng đất 50 năm trả tiền 1 lần đối với công ty cổ phần hóa
[]
train
df1fe691-0890-4e6b-8aaf-86584dc11069
Tôi là con đời thứ 3. Ông bà đến bố mẹ và tôi. Nhà tôi chuyển đi tạm trú ở trong nam làm ăn. Sau rồi bà tôi cũng vào theo và bán ngôi nhà của ông bà cho mẹ tôi.  Phần đất nông nghiệp do gđ đi vào nam làm ăn đã để lại cho người con gái út đã lấy chồng, trên phương diện làm ăn giữ đất dùm. ( nhưng trên thực tế cô út đã cho người khác thuê lại và đóng thuế với nhà nước) từ lúc bà tôi theo vào trong nam đã bán mảnh đất ở tên chủ hộ của bà cho mẹ tôi. Tôi ko hề biết vì sự việc lúc đó tôi đang còn nhỏ. Vậy mọi người cho tôi hỏi. Bây giờ tôi về làm nhà trên mảnh đất của mẹ tôi mua lại đó và phần đất nông nghiệp đó tôi có quyền lấy lại để sử dụng hay không? Từ lúc mẹ tôi mua lại mảnh đất cô út không hề nói gì về phần đất đai với gia đình, và cô ấy hiện tại đang cầm giấy tờ do bà nội giao cho lúc chuyển đi.  Vậy bây giờ tôi có quyền sử dụng phần đất nông nghiệp đó hay không hay phần đất đó bây giờ thuộc về cô útCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 25/03/2020 00:51:37
Quyền sử dụng đất nông nghiệp do nhà nước bàn giao
[]
train
697d7668-aaab-47c0-b1a9-9c867f365f0e
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Dưới đây mình đã tổng hợp quy định về mức thu phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ của 63 tỉnh, thành. Các bạn cùng tham khảo nha:1. Hà Nội: Mức thu lệ phí: Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu lệ phí Cá nhân, hộ gia đình Tổ chức Các phường thuộc quận, thị xã Khu vực khác 1. Cấp giấy chứng nhận mới Đồng/ giấy       - Trường hợp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) 25.000 10.000 100.000 - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất 100.000 50.000 500.000 2. Cấp đổi, cấp lại (kể cả cấp lại do hết chỗ xác nhận), xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận Đồng/ lần       - Trường hợp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) 20.000 10.000 50.000 - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất 50.000 25.000 50.000 3. Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai Đồng/ lần 28.000 14.000 30.000 4. Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính Đồng/ văn bản 15.000 7.000 30.000 Căn cứ: Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND 2. Hải Phòng STT Đối tượng Mức thu A Đối với hộ gia đình, cá nhân   I Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất     Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất   1 - Tại các phường 40.000   - Tại các xã, thị trấn 20.000 2 Cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất   - Tại các phường 90.000 - Tại các xã, thị trấn 45.000 3 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu (gồm cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản)   - Tại các phường 150.000 - Tại các xã, thị trấn 75.000 II Cấp lại, cấp đổi, cấp mới, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp   1 Cấp Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất     - Tại các phường 35.000   - Tại các xã, thị trấn 17.000 2 Cấp Giấy chứng nhận có quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản     - Tại các phường 60.000   - Tại các xã, thị trấn 30.000 B Đối với tổ chức   I Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất   1 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 150.000 2 Cấp Giấy chứng nhận hoặc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất 500.000 3 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu (gồm cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản) 650.000 II Cấp lại, cấp đổi, cấp mới, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp   1 Cấp Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất 60.000 2 Cấp GCN có quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản 75.000 Căn cứ: Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND 3. TP.HCM STT Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu hiện đang áp dụng và mức thu đề xuất Cá nhân, hộ gia đình Tổ chức Quận Huyện Dưới 500m2 Từ 500m2 đến dưới 1.000m2 Trên 1.000m2 I Cấp Giấy chứng nhận lần đầu 1 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: đồng /giấy 25.000 0 100.000 100.000 100.000 2 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đồng /giấy 100.000 100.000 200.000 350.000 500.000 3 Cấp giấy chứng nhận chỉ có tài sản gắn liền với đất đồng /giấy 100.000 100.000 200.000 350.000 500.000 II Chứng nhận đăng ký thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận 1 Đăng ký thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất đồng /lần 15.000 7.500 20.000 20.000 20.000 2 Đăng ký thay đổi có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà ở, nhà xưởng, rừng, tài sản khác...) đồng /lần 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 3 Đăng ký thay đổi chỉ có tài sản gắn liền với đất thì áp dụng mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đồng /lần 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 4 Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng /lần 20.000 10.000 20.000 20.000 20.000 5 Cấp lại giấy chứng nhận mà có đăng ký thay đổi tài sản trên đất đồng /lần 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 Căn cứ: Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND 4. Đồng Nai Số TT Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu Cấp Giấy chứng nhận (CN) Công việc địa chính khác Giấy CN chỉ có QSDĐ Giấy CN QSDĐ, QSHN, tài sản gắn liền với đất I Cấp mới Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1 Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Đồng/Giấy 100.000 500.000   2 Cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân có đất thuộc các phường thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa. Đồng/Giấy 25.000 100.000   3 Cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân có đất thuộc các xã, thị trấn các huyện, các xã thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa. Đồng/Giấy 12.500 50.000   II Cấp đổi, cấp lại, chỉnh lý trên Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1 Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Đồng/Giấy 50.000 50.000   2 Cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân có đất thuộc các phường thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa. Đồng/Giấy 20.000 50.000   3 Cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân có đất thuộc các xã, thị trấn các huyện, các xã thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa. Đồng/Giấy 10.000 25.000   III Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai 1 Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Đồng/lần     30.000 2 Cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân có đất thuộc các phường thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa. Đồng/lần     28.000 3 Cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân có đất thuộc các xã, thị trấn các huyện, các xã thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa. Đồng/lần     14.000 IV Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính 1 Tổ chức Đồng/lần     30.000 2 Hộ gia đình, cá nhân Đồng/lần     15.000 Căn cứ: Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND 5. Bình Dương STT Nội dung Đơn vị tính Mức thu (đồng) Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức Phường Xã, thị trấn I Cấp Giấy chứng nhận mới         1 Trường hợp cấp Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất). Giấy 25.000 12.000 100.000 2 Trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy 100.000 50.000 500.000 II Cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận 1 Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất). Lần/Giấy 20.000 10.000 50.000 2 Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khá gắn liền với đất. Lần/Giấy 50.000 25.000 III Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai (Trừ trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và đính chính nội dung trên Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong quá trình viết, in do lỗi của cơ quan có thẩm quyền). Lần 28.000 14.000 30.000 Căn cứ: Nghị quyết 66/2016/NQ-HĐND 6. Bà Rịa - Vũng Tàu STT Nội dung quan hệ giao dịch Đơn vị tính Mức thu I Lệ phí cấp Giấy chứng nhận:     I.1 Lệ phí cấp Giấy chứng nhận lần đầu     1 Hộ gia đình, cá nhân     1.1 Hộ gia đình, cá nhân khu vực phường thuộc nội thành:       - Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) đồng/giấy 25.000   - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng/giấy 100.000 1.2 Hộ gia đình, cá nhân các khu vực còn lại       - Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) đồng/giấy 12.500   - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng/giấy 50.000 Căn cứ: Nghị quyết 61/2016/NQ-HĐND 7. Hải Dương 4 Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất           4.1 Cấp lần đầu               a Cấp Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất đ/giấy               - Hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh - 25.000     100%   VPĐKQSDĐ huyện, TP, TX   - Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực còn lại - 13.000     100%     - Tổ chức -     100%     VPĐKQSDĐ thuộc Sở TN và MT   + Dưới 500m2 - 60.000           + Từ 500m2 đến dưới 1000m2 - 80.000           - Từ 1000m2 trở lên - 100.000         b Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất                 - Hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh đ/giấy 80.000     100%   VPĐKQSDĐ huyện, TP, TX   - Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực còn lại - 40.000     100%     - Tổ chức       100%     VPĐKQSDĐ thuộc Sở TN và MT   + Dưới 500m2 đ/giấy 250.000           + Từ 500m2 đến dưới 1000m2 - 300.000           + Từ 1000m2 trở lên - 400.000         4.2 Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận               a Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận, xác nhận bổ sung chỉ về đất                 - Hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh đ/lần 20.000     100%   VPĐKQSDĐ huyện, TP, TX   - Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực còn lại đ/lần 10.000     100%     - Tổ chức       100%     VPĐKQSDĐ thuộc Sở TN và MT   + Dưới 500m2 đ/lần 20.000           + Từ 500m2 đến dưới 1000m2 - 20.000           + Từ 1000m2 trở lên - 20.000         b Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất                 - Hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh đ/lần 20.000     100%   VPĐKQSDĐ huyện, TP, TX   - Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực còn lại - 10.000     100%     - Tổ chức       100%     VPĐKQSDĐ thuộc Sở TN và MT   + Dưới 500m2 đ/lần 30.000           + Từ 500m2 đến dưới 1000m2 - 40.000           + Từ 1000m2 trở lên - 50.000         c Trường hợp cấp Giấy chứng nhận chỉ có quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (kể cả cấp lần đầu, cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung) thì mức thu bằng mức thu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất Căn cứ: Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND 8. Hưng Yên Nội dung thu Đơn vị tính Cá nhân, hộ gia đình Tổ chức Các phường Khu vực khác 1. Cấp giấy chứng nhận lần đầu Đồng/giấy       - Trường hợp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) 25.000 10.000 100.000 - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất 100.000 50.000 500.000 2. Cấp đổi, cấp lại (kể cả cấp lại do hết chỗ xác nhận), xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận Đồng/lần       - Trường hợp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) 20.000 10.000 50.000 - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất 50.000 25.000 50.000 3. Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính Đồng/văn bản 15.000 5.000 30.000 Căn cứ: Nghị quyết 87/2016/NQ-HĐND  &  Nghị quyết 211/2019/NQ-HĐND 9. Vĩnh Phúc d Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất         - Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc phường nội thành của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên           Cấp mới giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đồng/lần cấp 100.000       Đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận đồng/lần cấp 50.000       Cấp mới giấy chứng nhận QSD đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) đồng/1 giấy 25.000       Đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản gắn liền với đất) đồng/lần cấp 20.000       Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đồng/1 lần 28.000       Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính đồng/1 lần 15.000       Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc khu vực khác trên địa bàn tỉnh được tính bằng 50% (Năm mươi phần trăm) mức thu quy định nêu trên Căn cứ: Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND 10. Bắc Ninh a) Cấp giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động mà cấp mới giấy chứng nhận: - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất: Đối với hộ gia đình, cá nhân tại phường 100.000 đồng/giấy; tại xã, thị trấn 50.000 đồng/giấy; đối với tổ chức 500.000 đồng/giấy; - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không có nội dung về quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất): Đối với hộ gia đình, cá nhân tại phường 25.000 đồng/giấy; tại xã, thị trấn 13.000 đồng/giấy; đối với tổ chức 100.000 đồng/giấy; - Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (không có nội dung chứng nhận quyền sử dụng đất): Đối với hộ gia đình, cá nhân tại phường 75.000 đồng/giấy; tại xã, thị trấn 38.000 đồng/giấy; đối với tổ chức 400.000 đồng/giấy. b) Cấp đổi, cấp lại (kể cả cấp lại do hết chỗ xác nhận), xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận đã cấp: Đối với hộ gia đình, cá nhân tại phường 20.000 đồng/giấy, tại xã, thị trấn 10.000 đồng/giấy; đối với tổ chức 50.000 đồng/giấy; Đối với trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận mà có yêu cầu bổ sung tài sản gắn liền với đất thì mức thu áp dụng như cấp giấy chứng nhận quyền quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không có nội dung chứng nhận quyền sử dụng đất. c) Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Đối với hộ gia đình, cá nhân tại phường 28.000 đồng/lần/hồ sơ; tại xã, thị trấn 14.000 đồng/lần/hồ sơ; đối với tổ chức 30.000 đồng/lần/hồ sơ. d) Trích lục Bản đồ địa chính phục vụ lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận: Đối với hộ gia đình, cá nhân tại phường 15.000 đồng/lần/thửa; tại xã, thị trấn 8.000 đồng/lần/thửa; đối với tổ chức 30.000 đồng/lần/thửa. Các loại văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Đối với hộ gia đình, cá nhân tại phường 15.000 đồng/lần/hồ sơ; tại xã, thị trấn 8.000 đồng/lần/hồ sơ; đối với tổ chức 30.000 đồng/lần/hồ sơ. Căn cứ: Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND 11. Quảng Ninh 18 Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất     18.1 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất     18.1.1 Cấp lần đầu     a Hộ gia đình, cá nhân     - Địa bàn các phường thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh đồng/giấy 100.000 - Địa bàn các khu vực khác đồng/giấy 50.000 b Tổ chức đồng/giấy 500.000 18.1.2 Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận     a Hộ gia đình, cá nhân     - Địa bàn các phường thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh đồng/giấy 40.000 - Địa bàn các khu vực khác đồng/giấy 20.000 b Tổ chức đồng/giấy 50.000 18.2 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất)     18.2.1 Cấp lần đầu     a Hộ gia đình, cá nhân     - Địa bàn các phường thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh đồng/giấy 25.000 - Địa bàn các khu vực khác đồng/giấy 12.000 b Tổ chức đồng/giấy 100.000 18.2.2 Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận     a Hộ gia đình, cá nhân     - Địa bàn các phường thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh đồng/giấy 20.000 - Địa bàn các khu vực khác đồng/giấy 10.000 b Tổ chức đồng/giấy 50.000 Căn cứ: Nghị quyết 62/2017/NQ-HĐND 12. Thái Nguyên STT Nội dung thu Đơn vị tính Quy định Hộ gia đình cá nhân Tổ chức Các phường thuộc thành phố, thị xã Khu vực khác I Cấp mới (cấp lần đầu) giấy chứng nhận     1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy 25.000 10.000 100.000 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất Giấy 100.000 50.000 500.000 II Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận 1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lần 20.000 10.000 50.000 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất Lần 50.000 25.000 50.000 III Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai Lần 25.000 10.000 30.000 IV Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính Lần 15.000 7.000 30.000 Căn cứ: Nghị quyết 49/2016/NQ-HĐND 13. Phú Thọ Số TT Nội dung Đơn vị tính Mức thu 1 Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh:     a Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất đồng/giấy 100.000 b Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận đồng/giấy 50.000   Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất)   25.000   Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) đối với cấp lại (kể cả cấp lại do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận   20.000 c Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai lần 28.000 d Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính lần 15.000 2 Đối với các hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác Bằng 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh 3 Đối với tổ chức     a Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất giấy 500.000 b Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) giấy 100.000 c Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận lần 50.000 d Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai lần 30.000 đ Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính lần 30.000 Căn cứ: Nghị quyết 06/2016/NQ-HĐND 14. Lào Cai Mức thu lệ phí: a) Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất: + Cấp mới: 100.000 đồng/01giấy. + Cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào GCN: 50.000 đồng/lần cấp. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không có quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất): + Cấp mới: 25.000 đồng/01giấy. + Cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào GCN:20.000 đồng/lần cấp. - Cấp giấy chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 28.000 đồng/lần cấp. - Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: 15.000 đồng/lần cấp. b) Đối với các hộ gia đình, cá nhân ở các khu vực còn lại: Thu không quá 50%  mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. c) Đối với tổ chức: - Cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất: + Cấp mới: 500.000 đồng/giấy. + Cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: 50.000 đồng/lần cấp. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản gắn liền với đất): + Cấp mới: 100.000 đồng/giấy + Cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: 50.000 đồng/lần cấp. - Cấp giấy chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 30.000 đồng/lần cấp. - Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: 30.000 đồng/lần cấp. Căn cứ: Nghị quyết 79/2016/NQ-HĐND 15. Nam Định Đang cập nhật 16. Ninh Bình V Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất     1 Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường nội thành thuộc thành phố trực thuộc tỉnh     a  Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất       Cấp mới Đồng/giấy                                    100,000   Cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận Đồng/lần cấp                                      50,000 b Trường hợp cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất)       Cấp mới Đồng/giấy                                      25,000   Cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận Đồng/lần cấp                                      20,000 Căn cứ: Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND 17. Thừa Thiên Huế TT Nội dung thu ĐVT Mức thu Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức Phường thuộc thành phố Huế, phường thuộc thị xã Các thị trấn, xã còn lại   1 Cấp quyền sử dụng đất hoặc cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng/giấy 25.000 Mức thu bằng 50% mức thu tại các phường thuộc thành phố; phường thuộc thị xã 100.000 2 Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đồng/lần 50.000 500.000 3 Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đồng/lần 28.000 30.0000 4 Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính đồng/lần 15.000 30.000 5 Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận đồng/giấy 20.000 50.000 Căn cứ: Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND 18. Quảng Nam TT Nội dung Đơn vị tính Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức Tại các phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố Tại các xã còn lại 1 Cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. đồng/giấy 100.000 50.000 500.000 2 Cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. đồng/lần cấp 50.000 25.000 50.000 3 Cấp mới Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất). đồng/giấy 25.000 15.000 100.000 4 Cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất). đồng/lần cấp 20.000 10.000 50.000 Căn cứ: Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND 19. Đà Nẵng TT Nội dung Đơn vị tính Mức thu Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức 1 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất       a Cấp mới Đồng/giấy 100,000 500,000 b Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận Đồng/lần cấp 50,000 50,000 2 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất)       a Cấp mới Đồng/giấy 25,000 100,000 b Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận Đồng/lần cấp 20,000 50,000 3 Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai       a Địa bàn quận Đồng/01 lần 28,000 30,000 b Địa bàn huyện Đồng/01 lần 14,000 30,000 4 Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính       a Địa bàn quận Đồng/01 lần 15,000 30,000 b Địa bàn huyện Đồng/01 lần 7,500 30,000 Căn cứ: Nghị quyết 59/2016/NQ-HĐND 20. Khánh Hòa 5 Cấp đổi, cấp lại, cấp mới do biến động, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận   a) Trường hợp chỉ chứng nhận quyền sử dụng đất (không có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất)     Đối với hộ gia đình, cá nhân     - Khu vực các phường 20.000 - Khu vực khác 15.000   Đối với tổ chức 50.000 b) Trường hợp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất     Đối với hộ gia đình, cá nhân     - Khu vực các phường 40.000 - Khu vực khác 25.000   Đối với tổ chức 50.000 Căn cứ: Nghị quyết 14/2016/NQ-HĐND https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/26120/bang-tra-cuu-luong-toi-thieu-vung-cua-63-tinh-thanh-pho-tu-01-01-2020 https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/le-phi-cap-so-do-cua-63-tinh-thanh-565-24293-article.html 21. Lâm Đồng Mức thu lệ phí: a) Đối với hộ gia đình, cá nhân: Nội dung Mức thu Tại các phường Tại các xã, thị trấn - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:     + Cấp lần đầu (cấp mới) 100.000 đồng/giấy 50.000 đồng/giấy + Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận 50.000 đồng/lần cấp 25.000 đồng/lần cấp - Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất):     + Cấp lần đầu (cấp mới) 25.000 đồng/giấy 10.000 đồng/giấy + Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận 20.000 đồng/lần cấp 10.000 đồng/lần cấp - Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai 25.000 đồng/lần 10.000 đồng/lần - Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính 15.000 đồng/ lần 10.000 đồng/lần Căn cứ: nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND 22. Bình Thuận STT Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu Cấp Giấy chứng nhận (CN) Công việc địa chính khác Giấy CN chỉ có QSDĐ Giấy CN QSDĐ, QSHN, tài sản gắn liền với đất I Cấp lần đầu (cấp mới) Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1 Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao Đồng/Giấy 100.000 500.000   2 Cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân có đất tại các phường, thị xã Lagi và thành phố Phan Thiết Đồng/Giấy 26.000 100.000   3 Cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân có đất tại các xã, thị trấn thuộc huyện và các xã thuộc thị xã Lagi và thành phố Phan Thiết Đồng/Giấy 13.000 50.000   II Cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận 1 Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao Đồng/Giấy 50.000 50.000   2 Cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân có đất tại các phường, thị xã Lagi và thành phố Phan Thiết Đồng/Giấy 20.000 50.000   3 Cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân có đất tại các xã, thị trấn thuộc huyện và các xã thuộc thị xã Lagi và thành phố Phan Thiết Đồng/Giấy 10.000 25.000 Căn cứ: Nghị quyết 54/2018/NQ-HĐND 23. Tây Ninh 24.  Bình Phước 25. Long An 26. Tiền Giang 27.   Cần Thơ 28. Kiên Giang 29. An Giang 30. Trà Vinh 31. Cà Mau 32. Bến Tre 33. Bắc Giang 34. Hà Nam 35. Hòa Bình 36. Thanh Hóa 37. Hà Tĩnh 38. Phú Yên TT Danh mục lệ phí Mức thu (đồng/giấy chứng nhận) I Đối với hộ gia đình cá nhân tại các phường thuộc TP Tuy Hòa và TX Sông Cầu   1 Lệ phí cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất   - Đối với nhà cấp 4 80.000 - Đối với nhà cấp 3 trở lên 100.000 2 Lệ phí cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.   - Đối với nhà cấp 4 40.000 - Đối với nhà cấp 3 trở lên 50.000 3 Lệ phí cấp mới giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) 25.000 4 Lệ phí cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) 20.000 5 Chứng nhận đăng ký biến động 20.000 6 Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính 15.000 II Đối với hộ gia đình cá nhân tại các xã, thị trấn   1 Lệ phí cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất   - Đối với nhà cấp 4 40.000 - Đối với nhà cấp 3 trở lên 50.000 2 Lệ phí cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất   - Đối với nhà cấp 4 20.000 - Đối với nhà cấp 3 trở lên 25.000 3 Lệ phí cấp mới giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) 12.000 4 Lệ phí cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) 8.000 5 Chứng nhận đăng ký biến động 10.000 6 Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính 7.000 III Đối với tổ chức   1 Lệ phí cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất 500.000 2 Lệ phí cấp mới giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) 100.000 3 Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận 50.000 4 Chứng nhận đăng ký biến động 30.000 5 Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính 30.000 Căn cứ: Nghị quyết 67/2016/NQ-HĐND 39. Ninh Thuận 40. Kon Tum 41. Vĩnh Long 42. Hậu Giang 43. Bạc Liêu 44. Sóc Trăng 45. Bắc Kạn 46. Cao Bằng 47. Đắk Lắk 48. Đắk Nông 49. Điện Biên 50. Đồng Tháp 51. Gia Lai 52. Hà Giang 53. Lai Châu 54. Lạng Sơn 55. Quảng Bình 56. Nghệ An TT Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức Tại xã, thị trấn Tại phường 1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng /giấy 10.000 20.000 80.000 2 Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc tài sản khác gắn liền với đất đồng /giấy 25.000 40.000 320.000 3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đồng /giấy 25.000 60.000 400.000 4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản sắn liền với đất đồng /giấy 50.000 100.000 500.000 5 Xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận Thay đổi về thửa đất đồng /giấy 10.000 10.000 20.000 Thay đổi về nhà (hoặc tài sản gắn liền với đất) đồng /giấy 10.000 10.000 30.000 Thay đổi thửa đất, nhà và tài sản gắn liền với đất đồng /giấy 20.000 30.000 40.000 Căn cứ:  Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND 57. Quảng Trị 58. Sơn La 59. Thái Bình 60. Tuyên Quang 61. Yên Bái 62. Bình Định 63. Quãng Ngãi Căn cứ: ... Sẽ tiếp tục cập nhật... Bạn nào có nhu cầu tìm tỉnh nào thì cmt để mình ưu tiên cập nhật nhé! Cập nhật bởi admin lúc: 24/03/2020 07:13:31
Lệ phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ của 63 tỉnh, thành
[ { "law_id": "85/2019/TT-BTC", "text": "Thông tư 85/2019/TT-BTC" }, { "law_id": "20/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND " }, { "law_id": "45/2018/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND" }, { "law_id": "124/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND" }, { "law_id": "67/2017/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND " }, { "law_id": "66/2016/NQ-HĐND9", "text": "Nghị quyết 66/2016/NQ-HĐND" }, { "law_id": "61/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 61/2016/NQ-HĐND" }, { "law_id": "17/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND" }, { "law_id": "87/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 87/2016/NQ-HĐND " }, { "law_id": "56/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND " }, { "law_id": "60/2017/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND" }, { "law_id": "62/2017/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 62/2017/NQ-HĐND " }, { "law_id": "49/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 49/2016/NQ-HĐND" }, { "law_id": "06/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 06/2016/NQ-HĐND" }, { "law_id": "79/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 79/2016/NQ-HĐND" }, { "law_id": "35/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND" }, { "law_id": "11/2017/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND" }, { "law_id": "33/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND " }, { "law_id": "59/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 59/2016/NQ-HĐND" }, { "law_id": "14/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 14/2016/NQ-HĐND " }, { "law_id": "22/2016/NQ-HĐND", "text": "nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND " }, { "law_id": "54/2018/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 54/2018/NQ-HĐND" }, { "law_id": "67/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 67/2016/NQ-HĐND " }, { "law_id": "47/2016/NQ-HĐND", "text": "Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND" } ]
train
1ae381e6-b5ae-41c1-bdaa-342755297de6
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất như sau:“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất.” Như vậy, điều kiện đầu tiên để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất chính là đất phải có Giấy chứng nhận; sau đó, phải thỏa mãn các điều kiện tiếp theo cụ thể là đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và đất còn trong thời hạn sử dụng. Trong trường hợp người muốn tặng cho chưa hoàn thiện thủ tục xin cấp GCNQSDĐ thì phải thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ lần đầu thông qua việc chuẩn bị các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo trong thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản dưới dạng Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho này phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013). *Lưu ý: Đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp Căn cứ theo khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định về thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất cụ thể như sau: “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.” Như vậy, có thể thấy riêng đối với trường hợp đất nông nghiệp (ví dụ như đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm...) thì người muốn tặng cho có thể thực hiện việc chuyển đổi quyền sử dụng đất sau khi có quyết định giao đất hoặc cho thuê đất mà không cần có GCNQSDĐ (theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013). Tuy nhiên, việc tặng cho đất nông nghiệp phải tuân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013, cụ thể là việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp phải được thực hiện trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác. Đồng thời, việc chuyển quyền sử dụng đất này phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013. Cập nhật bởi pigreen lúc: 25/03/2020 00:52:04
Đất chưa có sổ đỏ có tặng cho được không?
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "24/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT" } ]
train
96182546-804f-41e9-bcab-232c952ffde3
1. Sẽ được hòa giải tại UBND cấp xã Theo quy định tại Điều 202, 203 Luật đất đai 2013, thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, cụ thể là tạo UBND cấp xã nơi có đất. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, những tranh chấp đất đai mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã thì được xác định là chưa đủ điều kiện để khởi kiện theo quy định tại điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Như vậy, tất cả những tranh chấp đất đai đều phải thực hiện hòa giải tại cơ sở trước khi muốn khởi kiện. 2. Phải xem xét khả năng thắng kiện Theo quy định tại Điều 6 và Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì nếu muốn có khả năng thắng kiện, các bên phải cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh hợp pháp để Tòa án căn cứ giải quyết. Tại sao phải xem xét khả năng thắng kiện trước khi khởi kiện? Vì nếu như nguyên đơn (là bên khởi kiện) không có chứng cứ chứng minh và thua kiện thì sẽ chịu đóng án phí. Bên cạnh đó, các vụ kiện tranh chấp đất đai thường kéo dài gây mất rất nhiều thời gian. 3. Phải nộp đơn khởi kiện đúng thẩm quyền giải quyết Các bên lưu ý để tránh mất thời gian khi có ý định khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang xảy ra tranh chấp (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). >>>Xem hướng dẫn chi tiết thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai TẠI ĐÂY 4. Về án phí và thời gian giải quyết - Về án phí: Án phí tranh chấp đất đai là án phí dân sự, đối với trường hợp không có giá ngạch thì án phí là 300.000 đồng, trường hợp có giá ngạch thì sẽ theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 - Về thời gian giải quyết: Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời hạn xét xử tranh chấp đất đai thường là 04 tháng, nếu cụ việc có tính chất phức tạp thì là 06 tháng. Cập nhật bởi admin lúc: 24/03/2020 01:41:03
04 vấn đề cần lưu ý khi khởi kiện tranh chấp đất đai
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "92/2015/QH13", "text": "Bộ luật Tố tụng dân sự 2015" }, { "law_id": "326/2016/UBTVQH14", "text": "Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 " } ]
train
fd6cf726-cdba-4ae0-addd-c3c84c5fd56c
Có thể hiểu, đăng ký biến động là việc kê khai, ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản liền với đất nếu có thay đổi (theo các trường hợp được quy định tại Điều 95 Luật đất đai 2013); người sử dụng đất bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký khi có biến động.Tuy nhiên, đối với trường hợp có sự thay đổi về số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp sẽ được thực hiện theo nhu cầu của chủ sở hữu đất, tài sản gắn liền với đất; không bắt buộc nếu như không có nhu cầu (theo quy định tại khoản 16 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) *Thành phần hồ sơ khi đăng ký thay đổi thông tin số thẻ CMND, CCCD Khoản 16 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định bao gồm: a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; c) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân mới hoặc Giấy chứng minh quân đội mới hoặc thẻ Căn cước công dân mới hoặc sổ hộ khẩu, giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận; d) Đối với pháp nhân, bổ sung thêm văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận. *Thẩm quyền giải quyết: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện nơi có đất *Hướng dẫn cách viết đơn: >>>TẢI MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TẠI ĐÂY: Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm Cập nhật bởi BachHoLS lúc: 23/03/2020 01:48:01
Hướng dẫn thay đổi thông tin trong GCNQSDĐ khi đổi CMND sang CCCD
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "33/2017/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 33/2017/TT-BTNMT" } ]
train
690abf82-259c-4721-babd-4539b02733c8
Xin chào Luật sư, Tôi hiện nay đã lập gia đình, vợ chồng tôi đang ở tại một căn chung cư. Tuy nhiên chúng tôi đã thế chấp căn chung cư này để mua một miếng đất do người bà con để lại tính sau này sẽ làm nhà thổ cư. Khi làm thủ tục sang tên miếng đất thì chúng tôi có thỏa thuận để một mình chồng tôi đứng tên cho thủ tục đỡ phức tạp.  Hiện nay chồng tôi nhất quyết đòi bán miếng đất này mà không có sự đồng ý của tôi. Luật sư có thể cho tôi biết chồng tôi có tự mình bán được miếng đất này không ạ? Vì tôi nghe nói luật bây giờ người đã lập gia đình khi bán đất phải đủ chữ ký của cả 2 vợ chồng dù 01 người đứng tên sở hữu. Cảm ơn luật sư.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 21/03/2020 09:00:10
Chồng có được tự bán đất do 2 vợ chồng cùng mua không?
[]
train
bad1f1d6-5317-47c0-8b0f-8e03704721b9
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa pháp lại trực tiếp chứng kiến, lập yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ  chức theo quy định Về nguyên tắc hình thức của hợp đồng đặt cọc được thực hiện để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện một hợp đồng khác và không bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo Bộ luật Dân sự 2015Việc lập vi bằng đối với hợp đồng đặt cọc có thể hiểu như sau: Thừa phát lại chứng kiến trực tiếp và ghi nhận sự kiện, hành vi (chứng kiến các bên giao, nhận cọc, ký tên, điểm chỉ) trong vi bằng bằng khách quan,t rung thực. Trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý: - Vi bằng không có giá trị để sang tên nhà, đất cũng không xác lập quyền sở hữu và sử dụng của người mua với nhà, đất. - Vi bằng không xác thực nội dung thỏa thuận, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và không có giá trị như văn bằng công chứng. - Vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ để các bên bảo vệ mình khi xảy ra tranh chấp, hoặc là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác. Vì vậy, khi quyền lợi bị xâm phạm người mua có quyền khởi kiện tại tòa để được giải quyết, theo đó vi bằng được sử dụng là bằng chứng cho giao dịch này. Rủi ro ở đây là nội dung không được bảo đảm, hợp đồng không đủ cơ sở để ràng buộc. Vậy nên các bên cần đến tổ chức hành nghề công chứng để công chứng hợp đồng đặt cọc để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi được bảo đảm hơn. Trên đây là quan điểm của mình về vấn đề này, bạn nào có ý kiến khác cần chia sẻ thì cmt vào topic này nhé! Cập nhật bởi admin lúc: 21/03/2020 00:36:14
Đặt cọc mua đất qua vi bằng có khởi kiện đòi lại tiền được không?
[ { "law_id": "91/2015/QH13", "text": "Bộ luật Dân sự 2015" } ]
train
232fef7f-f750-4acb-b18b-0d1553a810f5
Tách thửa là gì? Tách thửa là thủ tục cần thực hiện khi muốn chia một mảnh đất có diện tích lớn thành hai hay nhiều mảnh đất có diện tích bé hơn. Để được tách thửa thì cần thoả các điều kiện sau: - Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp. - Đất còn thời hạn sử dụng. - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. - Các thửa đất sau khi được tách đáp ứng điều kiện về diện tích tách thửa tối thiểu và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Có bắt buộc phải tách thửa trước mới được chuyển nhượng không? Theo Luật đất đai 2013, để chuyển nhượng một phần đất trong diện tích cho người khác, (không theo diện đồng sở hữu) thì người sử dụng đất phải thực hiện hai bước đó là tách thửa và sang tên cho người nhận chuyển nhượng, cụ thể như sau: Căn cứ Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 3 Nghị định 148/2020/NĐ-CP) hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì thủ tục tách thửa đối với trường hợp tách thửa để chuyển nhượng thực hiện như sau: Bước 1: Người có nhu cầu tách thửa đất nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 11 Điều 9; Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) cho Văn phòng đăng ký đất đai, cụ thể: - Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Bước 2: Văn phòng đăng ký tiếp nhận và xử lý hồ sơ.  Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác thì tiếp tục thực hiện các bước sau. Bước 3: Văn phòng đăng ký tiến hành đo đạc địa chính chia tách thửa đất và lập bản trích lục thửa đất mới tách theo kết quả đo đạc địa chính và chuyển thông tin cho người sử dụng đất. Bước 4: Sau khi nhận kết quả đo đạc, trích đo từ Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng tiến hành ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách. Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực tại Văn phòng Công chứng hoặc UBND xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013. Bước 5: Sau khi đã kí kết hợp đồng, các bên tiến hành thực hiện nộp hồ sơ đăng ký biến động sang tên đối với phần quyền sử dụng đất chuyển nhượng. Bước 6: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Như vậy, dựa theo thủ tục trên thì khi tách thửa để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng thì không bắt buộc phải thực hiện thủ tục tách thửa xong, ra giấy chứng nhận hai hay nhiều thửa đất tách thửa xong mới được phép kí hợp đồng chuyển nhượng, sang tên mà việc tách thửa và chuyển nhượng quyền sử dụng đất được giải quyết đồng thời. Căn cứ trên kết quả đo đạc địa chính, người sử dụng đất có thể tiến hành kí kết hợp đồng chuyển nhượng và bổ sung hợp đồng để sang tên trong thời gian nộp hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục tách thửa.
Có bắt buộc phải tách thửa trước mới được chuyển nhượng không?
[ { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "148/2020/NĐ-CP", "text": "Nghị định 148/2020/NĐ-CP" }, { "law_id": "24/2014/TT-BTNMT", "text": " Thông tư 24/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "09/2021/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 09/2021/TT-BTNMT" }, { "law_id": "24/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 24/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013." } ]
train
7450eea7-f258-40aa-ab06-ad7c1332c800
Thưa Luật sư, mong Luật sư giải đáp cho tôi trường hợp cụ thể sau đây:   Bố tôi sinh đc 3 người con trai, 2 người con gái. Năm 1974 mẹ tôi mất, sau đó bố tôi lấy vợ 2. Bà vợ 2 đẻ thêm được 1 người con trai và 1 người con gái.   Hiện tại,bố tôi đã mất và nhà tôi có 1 mảnh đất mang tên bà LÊ THỊ VIÊN(mẹ kế). Mảnh đất này hiện tại mấy anh em tôi đang ở trên khu đất này.   Bây giờ, gia đình tôi muốn chia đất làm sổ đỏ cho 4 người con trai (3 người con bà cả, 1 người con bà 2). Thì hình thức thủ tục chia như thế nào để giảm thuế đất ak .    Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!  Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 21/03/2020 02:31:11
Thủ tục chia đất của mẹ kế cho con chồng và con chung làm sao để giảm thuế nhất
[]
train
ea87ead7-b943-4953-a6b2-29cc8b9912c2
Xin chào luật sư! Tôi có dự định mua nhà đất và đã chọn được nhà ưng ý. Nhưng khi coi sơ đồ trong sổ thì có 1 chỗ không hiểu đó là phần chú thích chỉ vào tường nha ghi là Ranh CN. Luật sư cho hỏi Ranh CN là gì vậy ạ? Cảm ơn luật sưCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 20/03/2020 01:30:38
Xin hỏi Ranh CN chú thích trên sơ đồ nhà là gì?
[]
train
70e7cb7a-4bd2-428e-b001-2f815585f7e4
Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Dưới đây là nội dung liệt kê các trường hợp không cần công chứng hợp đồng chuyển nhượng vẫn được cấp GCSQSDĐ:* Quy định về điều kiện để có hiệu lực việc chuyển quyền sử dụng đất thông qua chuyển nhượng: Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên. Điều 119 BLDS 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự: "... 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.""" Trường hợp không tuân thủ quy định về mặt hình thức thì giao dịch dân sự sẽ vô hiệu. 1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP  thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật: - Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008; - Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này; - Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014. Thêm MỘT trường hợp nữa là: Tại khoản 2 Điều 129 BLDS quy định trường hợp giao dịch đã được xác lập nhưng vi phạm về bắt buộc công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên chưa thực hiện việc công chứng, chứng thực vẫn được công nhận nếu đáp ứng điều kiện nêu trên. Cập nhật bởi admin lúc: 14/03/2020 08:17:59
04 trường hợp không công chứng hợp đồng chuyển nhượng vẫn được cấp GCN QSDĐ
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "91/2015/QH13", "text": "BLDS 2015" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" } ]
train
b73adce0-e070-4d4f-93ce-5976aa7d88fb
Chào mọi người. Hiện em mới xây dựng gia đình và đang mang bầu. Bố mẹ chồng có nói sau khi sinh con thì ông bà sẽ cho cháu đích tôn mảnh đất mà ông bà đang đứng tên. Em muốn hỏi trường hợp con còn nhỏ thì có đứng tên được không ạ?Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 14/03/2020 06:39:11
Ông bà cho cháu đất có được không?
[]
train
3d1487d7-66d0-46a7-bc59-a4cd69f0849a
Xin chào Luật sư Hiện tại tôi đang có 1 lô đất trong trung tâm thành phố, diện tích 100 m2 đã có sổ hồng cấp năm 2004 (đất trồng cây lâu năm), năm 2005 tôi xây nhà cấp 4 (chưa có giấy phép xây dựng). Bây giờ tôi muốn chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư có được không? thủ tục như thế nào? Cảm ơn.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 14/03/2020 06:38:36
Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm đã có nhà sang đất ở
[]
train
aae09450-bc4d-45ab-883f-6beb035d7278
Bà tôi có 4 người con và được nhà nước cấp cho 1 sào 14 thước ruộng năm 1993. Năm 1997 bà tôi mất đi không để lại di chúc, trước khi mất bà ở với bố tôi. Năm 2004 suất ruộng của bà tôi được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố tôi, ghi rõ là Hộ ông Nguyễn Văn A. Năm 2009 bố tôi cũng mất đi cũng không để lại di chúc gì. Hiện tại vợ hai của bố tôi đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( bố tôi tổng cộng có 3 người con, trong đó tôi là con vợ thứ nhất). Hiện tại, suất ruộng của bà tôi nằm trong dự án của nhà nước và được nhà nước đền bù. Vậy các luật sư cho tôi hỏi suất ruộng của bà tôi nếu được đền bù như vậy thì theo luật pháp sẽ được chia như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 13/03/2020 06:48:25
Quyền thừa kế tiền đền bù đất nông nghiệp
[]
train
bfb62f30-b489-4030-b2c9-397f99887422
trong luật đất đai mình ít thấy đề cập sâu đến vấn đề quyền sử dụng đất ở và thừa kế quyền sử dụng đất ở. các anh chị có thể góp ý giúp em không ạ?Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 26/03/2020 00:54:23
Quyền sử dụng đất ở là gì
[]
train
bc22733c-2187-4090-988d-6a0214efbfa9
Nếu đất đã có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì thông tin quy hoạch thường sẽ được ghi trực tiếp tại phần ghi chú trong sổ, trong đó nêu rõ lô đất này đang trong diện quy hoạch gì. Người mua có thể xem xét quy hoạch đó có phù hợp với mình không để tiến hành thực hiện mua đất.  2. Liên hệ công ty, dịch vụ nhà đất ở địa phương Những công ty làm việc trong lĩnh vực nhà đất ở địa phương làm kinh doanh dựa trên đất đai nên sẽ nắm được vấn đề quy hoạch ở địa phương. Do đó, những công ty này sẽ giúp khách hàng nắm được thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. 3. Liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền tại nơi có đất Bạn có thể đến trực tiếp Phòng Tài nguyên Môi trường ở quận, huyện nơi có nhà đất để hỏi cụ thể. Các cán bộ chức năng sẽ giúp người dân tra cứu bản đồ quy hoạch và giải đáp liệu nhà đất mình mua có nằm trong khu quy hoạch tương lai hay không. Đây là một cách kiểm tra thông tin an toàn và có độ chính xác cao, tuy nhiên sẽ hơi tốn thời gian và công sức, nhất là khi bạn không ở gần trung tâm hành chính. Cũng không loại trừ trường hợp số lượng người có nhu cầu kiểm tra thông tin bất động sản như quá đông, nên đôi khi xảy ra tình trạng quá tải, cơ quan nhà nước không thể phản hồi kịp thắc mắc của người dân về vấn đề quy hoạch. 4. Sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến Hiện nay, ở một số quận tại các thành phố lớn có hỗ trợ tra cứu thông tin quy hoạch đất đai online trên mạng hoặc qua các ứng dụng điện thoại, giúp tiết kiệm thời gian cho người dân. Ví dụ, khi muốn tra cứu thông tin quy hoạch ở quận Thủ Đức TP.HCM, bạn có thể truy cập vào: ttqh-thuduc.tphcm.gov.vn/maps. Tuy nhiên, cách làm này không thể áp dụng trong mọi trường hợp, do công cụ trực tuyến chưa được phát triển rộng rãi ở nhiều địa phương. Nhìn chung, việc có nên mua đất trong quy hoạch không còn tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của mỗi người. Nếu bạn xác định mua đất là để sinh sống ổn định lâu dài mà thấy đất đó nằm trong quy hoạch làm đường giao thông, hay những loại quy hoạch khác không được xây dựng nhà ở thì không nên mua vì sẽ bị thu hồi trong quá trình sử dụng. Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013, quy hoạch sử dụng đất là việc lên kế hoạch sử dụng đất cho từng địa phương theo từng mục đích cụ thể trong mỗi giai đoạn khác nhau. Như vậy, đất quy hoạch là đất nằm trong kế hoạch sử dụng của Nhà nước tại vùng đó, nhằm phục vụ các mục đích như phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường… Không ít người chỉ vì ham rẻ mua đất mà không tìm hiểu kỹ, đến khi muốn xây dựng mới vỡ lẽ đất của mình nằm trong quy hoạch nên chỉ được cấp phép xây tạm và buộc phải tháo dỡ khi nhà nước cần giải phóng mặt bằng.  Trường hợp mua đất vướng quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi thì người mua chưa bị hạn chế quyền chuyển nhượng nhà đất, miễn là việc chuyển nhượng đó được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.  Trường hợp mua đất thuộc diện quy hoạch đã có quyết định thu hồi, thì không được phép chuyển nhượng nhà và đất. Nếu người mua vẫn cố tình bán, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin nhà đất thì giao dịch đó sẽ bị tòa án tuyên vô hiệu. Linh Phương (TH) Nguồn: ThanhnienViet
4 cách nhận biết đất có dính quy hoạch hay không
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" } ]
train
0b779842-ebe1-457f-9d1d-f9025a62ea1c
Luật sư cho hỏi: trước đây tôi có mua 01 căn hộ tại 01 chung cư, nhưng căn hộ này do chủ đầu tư xây dựng thêm mà không có trong hồ sơ thiết kế của dự án chung cư. Nay Nhà nước tháo dỡ, vậy tôi phải làm thế nào, tôi có được bồi thường gì không khi chủ đầu tư luôn vắng mặt, không chịu gặp tôi và hơn 70 hộ dân khác cũng mua căn hộ mà chủ đầu tư xây dụng trái phép như tôi. Nhờ Luật sư tư vấn hướng giải quyết ạ.
Mua căn hộ xây dựng trái phép có bị mất tiền hay không
[]
train
cc5c4107-98a0-4da2-9f55-859e58f7adf8
Năm 1992 gia đình tôi có chuyển nhượng lại 150m2 (5×30)cho gia đình bên cạnh có giấy chứng nhận viết tay của 2 bên và phường ( gia đình tôi đã làm mất bản sao ) Sau 1 thời gian gia đình bên cạnh chuyển nhượng lại gia đình khác như diện tích ban đầu  Nhưng 2020 thì gia đình tôi phát hiện diện tích diện tích đất thay đổi  Lấn chiếm của gia đình tôi 2m  Vậy xin giúp tôi làm sao có thể giải quyết lấy lại diện tích bị lấn chiếm?
Xin hỏi làm sao để lấy lại phần diện tích bị lấn chiếm?
[]
train
fa7cf2c2-0036-4b50-bc50-b01fc2644800
Thực tế có nhiều trường hợp diện tích đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đất trong thực tế khác nhau, trường hợp diện tích đất tăng thêm thì có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho người khác hay không?    Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi số liệu đo đạc thực tế khác số liệu trên giấy tờ Căn cứ khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 về Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Có thể thấy trường hợp diện tích đất trên thực tế và diện tích đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau:   - Trường hợp số liệu đo đạc thực tế và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau nhưng ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì được xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.   - Trường hợp diện tích đất giảm đi so với giấy tờ về quyền sử dụng đất   - Trường hợp diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất. Diện tích đất do nhận thừa kế trong thực tế tăng thêm so với với diện tích trong Sổ đỏ thì giải quyết như thế nào?   Trường hợp diện tích đất trong thực tế tăng thêm so với với diện tích đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được hướng dẫn bởi Khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Tại khoản 20 Điều 2 quy định trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này và ranh giới thửa đất thực tế có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì việc xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện như sau:   - Trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận thì thực hiện như sau:   + Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 79, khoản 2 Điều 82 và thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho thửa đất gốc (thửa đất chưa có diện tích đất tăng thêm) theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này nếu thửa đất gốc đã có Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất mà không yêu cầu người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp thửa đất. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã;   + Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 79, khoản 2 Điều 82 và thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho thửa đất gốc theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.   - Trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà diện tích đất tăng thêm đó có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này thì thực hiện như sau:   + Thực hiện thủ tục cấp lần đầu đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 70 và thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho thửa đất gốc theo quy định tại Điều 76 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP nếu thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận.   + Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này cho toàn bộ diện tích thửa đất nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.   - Trường hợp diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này thì thực hiện như sau:   + Trường hợp người sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.   + Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.   + Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất được giao trái thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.   + Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện theo quy định tại Điều 70 và cấp đổi Giấy chứng nhận cho thửa đất gốc theo quy định tại Điều 76 của Nghị định 43/2014/NĐ-CPnếu thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận.   + Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với toàn bộ diện tích thửa đất thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.   Do đó, căn cứ vào tình trạng có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ đối với phần diện tích đất tăng thêm mà cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người có nhu cầu.   Tuy nhiên, cần lưu ý nếu đất thuộc các trường hợp quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì sẽ không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.   Có được chuyển nhượng đất có diện tích đất trong thực tế khác với diện tích trong Sổ đỏ hay không?   Sau khi được giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người có quyền sử dụng đất hợp pháp có thể thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013. Cập nhật bởi phuongthaoneee lúc: 14/04/2023 03:07:24
Diện tích đất thực tế và trên Sổ đỏ khác nhau thì có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "01/2017/NĐ-CP", "text": "Nghị định 01/2017/NĐ-CP" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" } ]
train
fe634c39-e9ea-4d6b-8d25-358ee098ddb5
Vào đầu tháng 3 năm 202 , ba bạn sv năm thứ 2 của trường Z, đó là N,M và K cùng rủ nhau thuê 1 căn nhà ở trọ . ngày2/ 3/2020 , hợp đồng thuê nhà được ký kêt .Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, chủ  nhà là bà Y, yêu cầu  bên thuê nhà phải làm thủ tục đăng ký tạm trú , nhưng ba bạn sv chưa làm . Ngày 15/3/2020, ba người thuê nhà tổ chức tổ chức tiệc và có mời một số bạn tham dự  , đàn hát ồn ào đến 12 h khuya chưa chấm dứt , hàng xóm qua nhắc nhở , nhưng vì đang vui các bạn vẫn chưa dừng. . khoảng 12h 30 đêm đó , anh H là cảnh sát khu vực và lực lượng dân phòng  đã đến và lập biên bản xử phạt  hành chính theo qui định của pháp luật    Hỏi, căn cứ vào nghị định 167 /2013/NĐ- CP ngày 12/11/2013 của chính phủ , qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội ; phòng , chống tệ nạn xã hội ; phòng  cháy và chữa cháy ; phòng chống bạo lực gia đình. Tình huống trên , cảnh sát khu vực có thể phạt những hành vi vi phạm nào?  mức độ bao nhiêu ? 
Câu hỏi về kinh doanh nhà trọ và mức phạt
[]
train
05b0bd8e-1721-49d0-a63c-c46c6a6a2b88
Luật Sư cho em hỏi giám đốc đồng thời là chủ công ty cắt 1 nữa đất ở đã có sổ hồng CHO CÔNG TY MƯỢN KHÔNG THU TIỀN để làm  trụ sở và xây kho bải ..thì cần làm những hồ sơ + thủ tục gì cho hợp lý hợp lệ ạ ...Có cần công chứng không và công chứng ở đâu ...Em xin cảm ơn
Cho công ty mượn đất
[]
train
2ff72c41-7c58-4c01-a303-e690c5a13d56
Nhà tôi có 2 mảnh đất.một mảnh có 300tc diện tích 1 sào  có 2 mặt tiền và một mảnh đất cây lâu năm diên tích 5 sào 8 có đường tới giáp đất.Nhưng cả 2 đám đều chung 1 sổ nên làm thủ tục tách sổ nhà ở và đất rẫy ra 2 sổ. Xin hỏi tôi muốn tách đất nông nghiệp 5 sào 8 ra thêm 2 sổ được không vì đất không có đường(đường vừa tới giáp đất).nếu được thì phải làm thế nào để được tách. Xin cảm ơn luật sư
Xin hỏi về tách thửa đất nông nghiệp
[]
train
72546c85-6b56-4f89-ab2d-ab9e94a86671
Kính chào luật sư, em có một số câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp.   Hiện là phần đất em đang ở trên GCNQSDĐ sai trên thực tế đang ở. Lúc đầu đất chung của Dì em, rồi dì bán cho người khác, lúc đó chưa có sổ đỏ nên giấy tờ  tay là có chừa cho mẹ e lại là ngang 5m, me e mới ký tên. Nhưng khi cấp GCNQSDĐ lại thiếu, không đủ 5m. Mà hiện trạng đất đang ở lại đủ. Vậy luật sư cho em hỏi việc này có thực hiện được không?. Em xin cảm ơn và mong nhận được sự giải đáp của luật sư. Em xin chân thành cảm ơn!
Đất hiện ở đủ nhưng trên giấy tờ tờ sai, có sửa được không?
[]
train
479d4096-2427-4eab-84f0-394bd4e14b31
Chào Luật sư! Em xin hỏi vấn đề như sau: Ông A có 1 mảnh đất được cấp bằng khoán điền thổ năm 1966 do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, chưa được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Và tới năm 2014, ông A bán mảnh đất đó cho bà B bằng giấy tay chưa có công chứng, chứng thực. Cuối năm 2014 thì bà B muốn đi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy thì trong trường hợp này bà B có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? và thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm những gì? Em xin cảm ơn Luật sư ạ!
Cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
[]
train
2310d7c9-d71f-4c1b-b4a0-fb8d923c36b6
Mọi người cho em hỏi vấn đề sau: Em hiện đang sinh sống tại thôn A và có 1 lô đất hoa màu. Khu đất này trước giờ do vẫn được dùng để trồng hoa mày. Nguồn gốc của lô đất là bố mẹ em đề lại cho em. Giờ em cần chuyển lô đất hoa màu này sang đất ở để cất nhà ở thì em phải làm như thế nào ạ. Mức phí chuyển đổi là bao nhiêu tiền một mét vuông ạ. Rồi thứ tự từng bước e phải làm là như thế nào ạ? Em xin cảm ơn.  
Chuyển đất hoa màu sang đất ở nông thôn
[]
train
ecbe6214-5c70-499f-bdaa-30452630f69e
Hiện nay việc xây dựng các công trình “nhầm” như nhà ở trên đất người khác thường hay xảy ra. Có thể là do nhầm lẫn lô đất hoặc cũng có thể xây nhà trên đất của ông bà, cha mẹ của mình. Trường hợp xây nhà như vậy nên có trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và chứng minh được mình có quyền xây nhà trên đất đó.  Quy định về giấy phép xây dựng khi xây nhà trên đất người khác được quy định như sau: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng: “2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm: [...]k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;” Trường hợp nhà anh định xây thuộc các công trình quy định như trên thì được miễn, không phải xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên nếu trường hợp không thuộc các công trình trên thì anh phải xin giấy phép xây dựng theo quy định Điều 93 Luật xây dựng 2014 về điều kiện cấp giấy phép xây dựng với nhà ở: “Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ 1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm: a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt; b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh; c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này; d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này. 2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.” Như vậy nếu nhà ở thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng thì trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Luật xây dựng 2014 phải có bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Theo đó để chứng minh được anh có quyền để thực hiện xây dựng trên đất này thì phải có thêm văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng và phải được công chứng hoặc chứng thực.
Xây nhà trên đất người khác
[]
train
23d008db-5ccf-4748-a74a-6ab239aef8c3
Cho hỏi: Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ hộ gia đình sang cho cá nhân A (Cá nhân A này có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình) là chỉ cần tất cả các cá nhân có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình ký thỏa thuận đông ý chuyển cho cá nhân A là được phải không (Không cần các cá nhân khác có tên trong hộ khẩu nhưng không có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình ký thỏa thuận)
Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ hộ gia đình sang cá nhân
[]
train
610014f7-e16c-4987-aaed-5804b1cfca3e
Căn cứ Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện tham gia giao dịch của nhà ở: "1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn; c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai." Nếu nhà đầu tư đã có các giấy tờ cần thiết về dự án và không thuộc các trường hợp nêu trên thì hai bên thỏa thuận mua nhà ở, các điều kiện được mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được quy định tại Điều 55, 56 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 và Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp nhà ở đủ các điều kiện trên, 2 bên đã ký HĐ và các nghĩa vụ thanh toán đầy đủ, lưu ý là HĐ này phải được công chứng (theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở) Tiếp theo thực hiện các nghĩa vụ thuế (thuế TNCN, lệ phí trước bạ) và thực hiện thủ tục đăng bộ tại văn phòng đăng ký đất đai.
Thủ tục mua căn hộ chung cư cần làm những gì?
[ { "law_id": "65/2014/QH13", "text": "Luật Nhà ở 2014" }, { "law_id": "66/2014/QH13", "text": "Luật Kinh doanh Bất động sản 2014" } ]
train
246843c7-9132-421a-b486-4e1a1664781b
Năm 2012, tôi có mua 01 mảnh đất khoảng 100m2 tại xã Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, hình thức thoả thuận viết tay, không công chứng. Miếng đất này là 01 phần của 01 thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng là đất trồng cây lâu năm. Hiện nay, toàn bộ thửa đất được quy hoạch là đất ở tại nông thôn. Nay tôi muốn làm thủ tục tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng của miếng đất này có được không và trình tự, thủ tục như thế nào? Trân trọng cám ơn!
Nguyên tắc tách thửa trước khi chuyển mục đích sử dụng đất?
[]
train
d604e535-e201-4e01-bb52-007dc8879f31
  Hiện nay, việc tự ý buôn bán tại các khu đất trống đã trở nên phổ biến và gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan, cản trở giao thông. Vậy hành vi tự ý buôn bán này có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì biện pháp xử lý là gì?    Buôn bán tại khu đất trống vi phạm pháp luật hay không? Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc chiếm đất thì chiếm đất là việc tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức,cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân cho phép. Hành vi dừng xe và buôn bán tại khu đất trống khi không biết đất đó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ai có thể xem là hành vi chiếm đất theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 nêu trên. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện việc vi phạm. Buôn bán tại khu đất trống bị xử phạt như thế nào? Căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi chiếm đất bị xử phạt hành chính, cụ thể: - Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: + Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; + Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; + Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; + Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; + Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên. - Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt có thể từ 3.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích lấn, chiếm. - Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích lấn, chiếm. - Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt là từ 10.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích lấn, chiếm. - Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các trường hợp trên và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân. - Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác. Như vậy, tùy thuộc vào diện tích chiếm đất và mục đích sử dụng của đất bị chiếm mà người vi phạm ó thể bị phạt hành chính với mức phạt tương ứng. Bên cạnh đó, chồng chị có thể bị buộc khắc phục hậu quả theo các biện pháp tương ứng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định nêu trên. Cập nhật bởi phuongthaoneee lúc: 13/04/2023 10:43:57
Tự ý buôn bán tại đất trống thì có vi phạm pháp luật hay không?
[ { "law_id": "91/2019/NĐ-CP", "text": "Nghị định 91/2019/NĐ-CP" } ]
train
423dfc57-3c1d-4f46-aa59-b6ac0165558b
Việc chi trả tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất mà GCN đang thế chấp tại ngân hàng thì giải quyết như thế nào?
Chi trả tiền bồi thường thu hồi đất mà GCN đang thế chấp tại ngân hàng
[]
train
90334363-4765-49d3-b434-036485e23dd5
Chào luật sư, e xin phép vào vấn đề luôn. E muốn mua mảnh đất gần nhà nhưng chủ sở hữu đã đi mất tích từ rất lâu có thể đã mất nhưng không rõ ở nơi nào bà ấy chỉ có một người con gái đã lấy chồng. Giờ e muốn hỏi nếu e muốn mua mảnh đó thì phải làm những thủ tục như nào để hợp pháp hoá mảnh đất đó. Mong luật sư tư vấn cụ thể giúp e. E cám ơn !!!
Thủ tục mua đất của chủ sở hữu đã mất tích từ lâu
[]
train
d035f277-7373-4a9f-aa9e-b92b250e392a
  “Sang tên sổ đỏ” là cách gọi đời thường phổ biến của nhiều người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất; khi đó các nội dung trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay mọi người còn gọi là “sổ đỏ”) sẽ bị điều chỉnh, thay đổi. Bởi vậy, một thắc mắc được khá nhiều người quan tâm khi nhắc đến thủ tục này đó là khi nào sang tên sổ đỏ được cấp sổ đỏ mới? Theo quy định pháp luật hiện hành tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, khi sang tên sổ đỏ người sử dụng đất có thể được cấp mới sổ đỏ trong một số trường hợp sau:-  Trường hợp 1: Nhận chuyển quyền sử dụng một phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận đã cấp dưới các hình thức: hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất mới; tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới phù hợp với quy định của pháp luật; -  Trường hợp 2: Thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng hoặc của nhóm người cùng sở hữu, sử dụng; -  Trường hợp 3: Giấy chứng nhận đã cấp bị hư hỏng hoặc bị mất; -  Trường hợp 4: Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà trên trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi; -  Trường hợp 5: Trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận.
“Sang tên sổ đỏ”, trường hợp nào được cấp sổ đỏ mới?
[ { "law_id": "23/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 23/2014/TT-BTNMT" } ]
train
2137fa8f-795e-4260-9615-33b1d97e1f12
Gia đình tôi có miếng đất vườn đa làm khoảng 19 năm. nhưng vẫn chưa có giấy chứng nhận đât, đến năm 2019, nhà nước có công trình nhà nước và nhân dân cùng làm đường bê tông nông thôn. thì Uỷ Ban Nhân Dân xã, thu hồi miếng đất vườn nhà tôi cho hộ khác, không bồi thường cho gia đình tôi và UBND xã cho gia đình biết đó là đất do UBND xã quản lý. xin hỏi luật sự như vậy UBND xã đúng hay sai? và gia đình tôi có được bồi thường gì không?
Đất vườn chưa có sổ đỏ đã sử dụng 19 năm, xã thu hồi không bồi thường đúng không?
[]
train
fce00a2e-c031-4913-ac27-ed3437a0dbe2
Theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để chuyển từ đất vườn sang đất ở, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện theo các bước sau:Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm: 1 - Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất. 2 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ngoài ra, nộp kèm theo hồ sơ là sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Bước 2. Nộp hồ sơ Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận Trường hợp 2: Hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Bước 3. Xử lý yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất 1 - Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. 2 - Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính. 3 - Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. 4 - Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. 5 - Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Bước 4. Trả kết quả Phòng Tài nguyên và Môi trường trao Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Thời hạn giải quyết + Không quá 15 ngày. + Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Lưu ý: Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất… Như vậy, trong quá trình xin chuyển từ đất vườn sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân phải chú ý những nội dung sau: + Phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ; + Nộp các khoản tiền theo thông báo (Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích…) + Thời hạn giải quyết kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ.
Các bước chuyển từ đất vườn sang đất ở?
[ { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" } ]
train
cc0199fe-c786-44cf-9f70-4c5ad7c8581e
bố tôi có mua lô đất của nhà hàng xóm được cấp sổ đỏ từ 2002. Tới 2016 tách cho 2 chị e tôi và được cấp lại thành sổ hồng. đến nay 2020 ông chủ đất ban đầu lại bảo sổ đỏ nhà ông ấy vẫn còn có cả diện tích đất của 2 chị e tôi trong sổ của ông ấy. Sổ của ông ấy được cấp năm 2000.  giờ xảy ra tranh chấp ông ấy bảo sổ nhà tôi làm sai yêu cầu xã thu lại. liệu như vậy có đúng không ạ
Tranh chấp đất dã chuyển nhượng
[]
train
7685f0f5-007c-4a4b-a94b-d087b2ff741e
Theo quy định,  người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất. Hiện nay, có 02 loại thời hạn sử dụng đất đó là: - Sử dụng đất ổn định lâu dài; - Sử dụng đất có thời hạn. Câu hỏi đặt ra, trong trường hợp hết thời hạn sử dụng đất thì có bị Nhà nước tiến hành thu hồi hay không? Câu trả lời là không phải mọi trường hợp đất hết thời hạn sử dụng đều bị thu hồi, vì: Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 65 Luật đất đai 2013 thì việc thu hồi đất đối với đất hết thời hạn sử dụng chỉ đặt ra với đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn. Nói cách khác, khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại Điều 129 Luật đất đai 2013 (đối với đất sử dụng có thời hạn).Lưu ý: Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành (1/7/2014), khi hết thời hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 (nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 210 Luật đất đai 2013). Trong đó, thời hạn sử dụng đất được tính: + Từ ngày 15 tháng 10 năm 2013 đối với trường hợp hết hạn vào ngày 15 tháng 10 năm 2013 theo quy định của Luật đất đai năm 2003; + Tính từ ngày hết thời hạn giao đất đối với trường hợp hết hạn sau ngày 15 tháng 10 năm 2013.
Đất hết thời hạn sử dụng, trường hợp nào không bị thu hồi?
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" } ]
train
5181b146-d03c-4f70-94d6-cc93c076c5c2
Hiện nay, quyền của người sử dụng đất đối với phần đất thuộc diện quy hoạch được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Đất Đai 2013, cụ thể như sau: “Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”. Mặt khác, theo khoản 6 Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp KHÔNG được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có đưa ra trường hợp: “Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” Như vậy, để xem xét đất trong quy hoạch có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (còn gọi là “sổ đỏ) hay không phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện với khu đất đó đã có hay chưa, cụ thể chia 02 trường hợp sau:>>> TH1: Đã có kế hoạch sử dụng đất với khu đất và quyết định thu hồi đất thì sẽ không được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất thì khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất (khoản 2 Điều 49 Luật Đất Đai 2013). Xong, pháp luật hiện nay không có quy định về thời hạn tối đa để điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất. >>> TH2: Kế hoạch sử dụng đất chưa được phê duyệt và chưa có quyết định thu hồi đất thì người sử dụng đất có thể làm thủ tục cấp sổ đỏ bình thường theo thủ tục pháp luật quy định. Cập nhật bởi admin lúc: 20/03/2020 01:43:23
Đất quy hoạch có được cấp GCN QSDĐ không?
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất Đai 2013" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định số 43/2014/NĐ-CP" } ]
train
3dc0ff8f-cfde-4f5e-b320-cec36c0529bc
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Nhà ở 2014, khi mua chung cư người mua sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay ngày nay mọi người vẫn thường gọi là “sổ hồng” (bởi theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì mẫu Giấy chứng nhận mới có màu hồng cánh sen). Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế có nhiều trường hợp nhà chung cư chưa được cấp sổ hồng nhưng đã đưa vào giao dịch chuyển nhượng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 123 Luật nhà ở 2014, để bán được nhà chung cư chưa có sổ hồng thì người bán bắt buộc phải có biên bản bàn giao căn hộ và hợp đồng mua bán với chủ đầu tư. Khi đó, chung cư chưa có sổ hồng sẽ được sang nhượng theo hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán. Hiện nay, để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong giao dịch mua bán nhà chung cư khi chưa có sổ hồng, Bộ xây dựng đã ban hành Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn cụ thể về việc chuyển nhượng nhà chung cư khi chưa được cấp sổ hồng tại Chương V. Cụ thể, các bước chuyển nhượng nhà chung cư chưa có sổ hồng gồm 3 bước:Bước 1: Xác lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư Căn cứ theo Điều 34 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì bên chuyển nhượng và chung cư và bên nhận chuyển nhượng nhà chung cư sẽ soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư, theo đó sẽ thỏa thuận các nội dung về: Thông tin về bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán; quyền và nghĩa vụ của các bên;…. Sau đó các bên sẽ thực hiện công chứng nội dung hợp đồng này. Bước 2: Kê khai, nộp các khoản lệ phí, thuế liên quan Theo hướng dẫn tại Công văn 56877/CT-TTHT ngày 19/7/2019 và điểm g khoản 5 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư được xác định là thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Do đó, sau khi hai bên hoàn thành việc công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư, bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng sẽ thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ theo quy định. Bước 3: Xin xác nhận của chủ đầu tư vào văn bản đã công chứng Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ liên quan đến chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư đã được công chứng và bàn giao lại cho bên nộp hồ sơ. Bước 4: Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận, ngoài các giấy tờ theo quy định của pháp luật về đất đai, bên đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải nộp thêm cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng đã có xác nhận của chủ đầu tư. Tóm lại, khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng nhà chung cư khi chưa có sổ hồng, bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng phải thực hiện các thủ tục như trên thì việc chuyển nhượng mới được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền lợi.
Thủ tục mua bán nhà chung cư khi chưa có sổ hồng
[ { "law_id": "65/2014/QH13", "text": "Luật Nhà ở 2014" }, { "law_id": "23/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 23/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "19/2016/TT-BXD", "text": "Thông tư 19/2016/TT-BXD " }, { "law_id": "111/2013/TT-BTC", "text": "Thông tư 111/2013/TT-BTC" } ]
train
459fc3b0-70e0-43ac-bc73-97dc4baf7714
Trước đây, theo quy định cũ tại Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 thì hợp đồng thuê nhà trên 6 tháng đều bắt buộc phải công chứng (Điều 492). Vậy, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về việc công chứng đối với hợp đồng thuê nhà? Đối với hợp đồng thuê nhà ở thông thường, pháp luật hiện hành có một số quy định như sau: - Thứ nhất: Điều 472 BLDS 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau:  “Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Với quy định trên, chúng ta thấy rằng BLDS 2015 không có quy định nào về việc hợp đồng thuê nhà có cần phải công chứng, chứng thực hay không.  - Thứ hai: Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định:  “Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.” Hiện nay, các vấn đề về hợp đồng thuê nhà sẽ được điều chỉnh bởi Luật Nhà ở 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, theo đó, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do vậy, trong trường hợp các bên không có nhu cầu công chứng mà chỉ ký kết hợp đồng với nhau thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý nếu hợp đồng đó đã tuân thủ đúng các quy định để hợp đồng có hiệu lực theo quy định tại BLDS 2015 và Luật Nhà ở 2014. Nhận định trên cũng được thể hiện rõ tại Công văn 4258/TCT-PC ngày 02/11/2015 của Tổng Cục Thuế.   Mặc dù vậy, để hạn chế được rủi ro và tranh chấp có thể phát sinh mà trên thực tế nhiều người vẫn tiến hành công chứng hợp đồng thuê nhà (đặc biệt những hợp đồng có giá trị lớn).  Cập nhật bởi admin lúc: 18/03/2020 04:06:04
Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc công chứng?
[ { "law_id": "33/2005/QH11", "text": "Bộ luật dân sự (BLDS) 2005" }, { "law_id": "91/2015/QH13", "text": "BLDS 2015 " }, { "law_id": "65/2014/QH13", "text": "Luật Nhà ở năm 2014" } ]
train
ec59001a-17e2-4bfa-9595-474369f4699e
Anh đang có mảnh đất sở hữu chung với một số người thì khi chuyển nhượng cần phải đáp ứng điều kiện như thế nào theo quy định của pháp luật? Hợp đồng chuyển nhượng chỉ viết tay không công chứng có được không? Thứ nhất, Điều kiện chuyển nhượng? Căn cứ tại Luật Đất đai 2013 quy định Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cụ thể: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Theo đó, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện nêu trên. Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư. Theo đó, Đối với đất sở hữu chung, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của tất cả người chung quyền sử dụng đất. Lưu ý: Tại Luật Đất đai 2013 quy định Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau: Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013. Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất. Theo đó, khi các thành viên khác không đồng ý chuyển nhượng toàn bộ thửa đất thì người có nhu cầu chuyển nhượng phải đề nghị tách thửa (tách phần đất của mình tương ứng với phần quyền sử dụng đất của mình), sau đó chuyển nhượng riêng phần quyền sử dụng đất được tách với điều kiện thửa đất đủ điều kiện tách thửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thứ 2, Hợp đồng chuyển nhượng viết tay Căn cứ tại Luật Đất đai 2013 quy định Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, trong đó: Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: - Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; - Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; - Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; - Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch này theo Bộ luật Dân sự 2015. =>Tóm lại, khi thực hiện chuyển nhượng đất thuộc sở hữu chung cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Điều kiện chuyển nhượng đất thuộc sở hữu chung?
[ { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" } ]
train
c1dfa745-8ef6-4406-8792-c1db9859b12c
  Theo Luật đất đai 2013 đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được chuyển nhượng đất trồng lúa (khoản 3 Điều 191). Vậy theo quy định pháp luật việc xác định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp dựa trên căn cứ nào?>>> Định nghĩa “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp” Theo khoản 30 Điều 3 Luật đất đai 2013, Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được định nghĩa như sau: “Là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.” >>> Các trường hợp phải xin xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp Khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo hình thức không thu tiền sử dụng đất. - Đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân. - Công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân (Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định - hay nói cách khác là cấp Sổ đỏ). - Thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà cần xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ. Về thẩm quyền xác nhận: Khi thực hiện thủ tục giao đất, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm xác nhận hộ gia đình, cá nhân có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp. >>> Căn cứ để xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp *Căn cứ để xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp cho cá nhân Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau: - Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận. - Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội. - Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh. - Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân không thu tiền sử dụng đất, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định cá nhân không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội. *Căn cứ để xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, căn cứ để xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau: - Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận. - Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội. - Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh. - Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân không thu tiền sử dụng đất, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định là hộ gia đình không có thành viên thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.
Căn cứ nào để xác nhận người “trực tiếp sản xuất nông nghiệp”?
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "33/2017/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 33/2017/TT-BTNMT" } ]
train
65c434e2-8728-4bed-94e8-8e4e98d51a30
1. Trường hợp nào không được tặng cho quyền sử dụng đất Có 04 trường hợp không được tặng cho quyền sử dụng đất; được quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau: 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. 2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. 4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. Các trường hợp không thuộc 04 trường hợp nêu trên thì được chuyển quyền sử dụng đất theo dạng tặng cho. 2. Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, các điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm: - Có Giấy chứng nhận trừ quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. 3. Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất Trình tự - thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm các 02 bước sau đây: 1. Công chứng hợp đồng tặng cho - Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, việc tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành Hợp đồng tặng cho được công chứng theo quy định pháp luật; Thành phần hồ sơ khi công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng 2014, bao gồm: a) Phiếu yêu cầu công chứng b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch; c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. 2. Sang tên GCNQSDĐ - Theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày quyết định tặng cho. - Hồ sơ cần chuẩn bị khi sang tên GCNQSDĐ: được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/TT-BTNMT bao gồm: a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; b) Hợp đồng tặng cho có công chứng; Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế; c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; d) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tặng cho - Trình tự thủ tục sang tên GCNQSDĐ: được quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP 4. Thời hạn giải quyết (quy định tại điểm l khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) Thời hạn giải quyết việc tặng cho quyền sử dụng đất là không quá 10 ngày.
Từ A đến Z thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "53/2014/QH13", "text": "Luật công chứng 2014" }, { "law_id": "24/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 24/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "33/2017/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 33/TT-BTNMT " }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "01/2017/NĐ-CP", "text": "Nghị định 01/2017/NĐ-CP" } ]
train
5cb383cc-24a9-4f79-9de3-2f10aa9f37b8
Chào diễn đàn! Thưa diễn đàn tôi có 1 câu hỏi nhờ anh/chị diễn đàn giúp ntn.i Nộp HSơ để xin cấp GCN năm 2019 nhưng vì lý do khách quan chờ thống nhất quy hoạch, vẫn chưa được giải quyết. Như vậy nếu trong năm 2020 hsơ được giải quyết thì tôi đóng theo bảng giá đất nào?hiện nay là bảng giá 2020-2024, bảng giá cũ 2014-2019, tôi nghĩ sự kiện pháp lý xảy ra là năm 2019, nên áp dụng bảng giá đất năm 2014-2019. Nhờ a.c diễn đàn giúp đỡ, cảm ơn diễn đàn!
Xin cấp sổ đỏ, đóng tiền theo bảng giá đất nào?
[]
train
d5fb9820-0fe3-4acb-821b-26a8b256daa9
Các bạn cho mình hỏi: ông A có 13000 m vuông. Cơ quan nhà nước quyết định thu hồi hết đất của ông A  13000 m vuông, trong đó để lại tái định cư cho ông A là 100 m vuông. KHi bồi thường cho ông A, cơ quan Nhà nước tính bồi thường cho ông A là 12.900 m vuông là đúng hay không?. Cơ quan Nhà nước lý giải 100 met vuông là để lại tái định cư nên không tính bồi thường là đúng không?
Bồi thường khi bị thu hồi hết đất
[]
train
c3fb6756-9266-404d-bc6b-c6954e7af2f5
Kính chào luật sư! Kính mong Luật sư tư vấn cho tối một vấn đề sau: Tôi là địa chính xã. trong năm nay Xã tôi muốn thu hồi đất công ích của xã để thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao. tuy nhiên đất công ích UBND xã đã cho nhân dân thuê thời hạn từ 2016 đến 2021. UBND xã thông báo về việc thỏa thuận để thanh lý hợp đồng trước thời hạn nhưng một số hộ không đồng ý. Vậy xin hỏi Luật sư UBND xã có thể tự đơn phương chấm dứt hợp đồng được không và nếu được thì UBND xã phải làm như thế nào cho đúng pháp luật, tránh bị khởi kiện sau này... Chân trọng!
Xin hỏi về Thu hồi đất công ích
[]
train
f55b6f1b-b011-4005-b1ad-41754084f654
Luật sư xin giải đáp thắc mắc dùm tôi. Ông bà ngoại tôi có 3 người con, 2 trai 1 gái mẹ tôi là út, 2 cậu tôi đều có gia đình riêng và ở bên vợ, mẹ tôi thì ly hôn nên mẹ và tôi cùng ở và nuôi ông bà ngoại khoảng 30 năm, mẹ và tôi đã tách hộ khẩu với ông bà ngoại, hiện tại trên hộ khẩu ông bà ngoại chỉ còn tên người cậu thứ 3 và con là cháu nội. Hiện tại ông bà ngoại có 3 công đất và 1 nền nhà nhưng do mẹ tôi làm ruộng để nuôi ông bà, vậy khi ong bà mất chưa sang tên cho mẹ tôi mà người cậu đúng chung hộ khẩu . Vậy mẹ tôi có được sở hữu ruộng đất của ông bà ngoại hay không ? ( 2 người con trai ở bên vợ ko có nuôi ông bà ngoại).
Xin hỏi tài sản đất đai này thuộc về ai?
[]
train
b5b17f79-b01e-42cd-b9df-fbae953f503b
Xin luật sư tư vấn giúp, khi nào cần ghi tên vợ và chồng vào trong sổ đỏ , khi nào thì không cần ghi tên vợ chồng vào trong sổ đỏ
Xin hỏi về cách ghi sổ đỏ
[]
train
b1ffa1aa-7764-45dc-a102-1f0400b76b6e
Kính thưa Luật Sư cho tôi hỏi vấn đề sau về đấy đai – nhà ở và thừa kế Ông bà nội tôi có mãnh vườn ở nông thôn tỉnh Quảng Nam do Tổ tiên lâu đời để lại diện tích 3000m2. Ông bà đã chết năm 1992. Ông có 3 người con gái và 1 người con trai là bố tôi, cả 3 người con gái đã có gia đình và mỗi người có 2 con nay 1 người đã chết. Ba tôi chết năm 1979 ba tôi có 2 người vợ (cả 2 đều không có giấy đăng ký kết hôn) và 4 người con tôi là con trai duy nhất (cháu đích tôn). Mãnh vườn ông nội tôi không có giấy tờ gì (nghe nói trước đây có trích lục thời Pháp nhưng cháy nhà cháy hết rồi) và vẫn được gia đình tôi canh tác . Nay tôi làm giấy tờ sổ đỏ lần đầu cho mãnh vườn xin Luật Sư tư vấn cho 2 vấn đề sau”: Về thừa kế phải làm các loại giấy tờ gì để đúng luật. Mọi người trong gia đình đã đồng ý tôi đứng tên? Làm sổ đỏ lần đầu cho mãnh vườn và tôi đứng tên thì phải bắt đầu từ đâu. Nếu được cấp sổ đỏ thì diện tích đất ở là bao nhiêu và diện tích  đất nông nghiệp là bao nhiêu ( hiện trong vườn có ngôi nhà 250 m2) và cách  tính tiền của hai loại đất mà tôi phải trả. Xin chân thành cảm ơn!  
Thủ tục làm sổ đỏ cho đất đai nhận thừa kế
[]
train
45742b9e-c21c-43a7-beb3-81973cd58fef
Luật Sư cho tôi hỏi. Ông nội tôi có mãnh vườn 2000m2 trong đó có ngôi nhà diện tích 300m2 tại nông thôn tỉnh Quảng Nam do ông bà để lại. Mãnh vườn này đến nay không có giấy tờ gì (vì giấy tờ thời Pháp thuộc bị cháy nhà cháy hết rồi) và vẫn đang trồng cây trên vườn này. Ông Bà nội tôi chết năm 1992. Ông Bà có 3 người con gái và bố tôi là con trai, trong đó một người con gái đã chết và có 3 người con, 2 người phụ nữ kia hiện đang sống và đã có gia đình mỗi người có 2 người con, bố tôi chết năm 1979 và có 2 người vợ, người vợ đầu là mẹ tôi có 2 người con là tôi và một người em gái, người vợ sau có 2 người con gái, cả 2 vợ đều không có giấy đăng ký kết hôn, như vậy tôi là cháu đích tôn, cháu nội trai duy nhất. Nay tôi muốn làm sổ đỏ cho mãnh vườn của Ông Bà để lại. Luật sư cho tôi hỏi 2 điều sau: 1. Cách làm sổ đỏ cho mãnh vườn trên như thế nào, tôi phải bắt đầu từ đâu và số tiền phải đóng nghĩa vụ? 2. Phải cần giấy tờ xác nhận thừa kế như thế nào để tôi được đứng tên mãnh đất đó ( Đã qua trao đổi mọi người đã thống nhất tôi đứng tên)? Xin chân thành cảm ơn Luật Sư
Hỏi về làm sổ đỏ và luật thừa kế
[]
train
2ba75176-4c1b-402f-b3a2-cca1c8775251