content
stringlengths
1
242k
question
stringlengths
1
155
relevant_laws
list
split
stringclasses
1 value
id
stringlengths
36
36
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT ngày 15/5/2023 về sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính. Theo đó, tại Thông tư 02/2023/TT-BTNMT quy định về việc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, như sau: Việc cấp GCN được áp dụng cho toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng (bao gồm diện tích thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm).(1) Hồ sơ cấp GCN trong trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã được cấp GCN: TH1: Thửa đất gốc đã được cấp GCN: - Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 10/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng; Xem và tải Mẫu số 10/ĐK Tải về - Bản gốc GCN của thửa đất gốc; - Bản gốc GCN và hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được lập theo quy định của diện tích đất tăng thêm. Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho phần diện tích đất tăng thêm theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Nghị định số 43/2014/NĐ- CP thì nộp bản gốc GCN của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất của diện tích đất tăng thêm. TH2: Thửa đất gốc chưa được cấp GCN: - Đơn đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng; Xem và tải Mẫu số 04a/ĐK Tải về - Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP của thửa đất gốc; - Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng; - Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có); - Trường hợp đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thì phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế; - Bản gốc GCN và hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được lập theo quy định của diện tích đất tăng thêm. Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho phần diện tích đất tăng thêm theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì nộp bản gốc GCN của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất của diện tích đất tăng thêm. (2) Hồ sơ nộp trong trường hợp diện tích đất tăng thêm chưa được cấp GCN: TH1: Trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà diện tích đất tăng thêm đó có giấy tờ về quyền sử dụng đất: - Đơn đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng; - Bản gốc GCN của thửa đất gốc hoặc giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP của thửa đất gốc đối với trường hợp thửa đất gốc chưa được cấp GCN; - Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của diện tích đất tăng thêm; - Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng; - Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có); - Trường hợp đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thì phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế; TH2: Trường hợp diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất: - Đơn đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng; - Bản gốc GCN của thửa đất gốc hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP của thửa đất gốc đối với trường hợp thửa đất gốc chưa được cấp GCN; - Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng; - Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có); - Trường hợp đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thì phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế. (3) Trường hợp thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm đã có GCN thì cơ quan có thẩm quyền ký cấp GCN. Trường hợp thửa đất gốc hoặc diện tích đất tăng thêm hoặc toàn bộ diện tích của thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm chưa được cấp GCN thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện ký cấp GCN. Xem chi tiết tại Thông tư 02/2023/TT-BTNMT có hiệu lực kể từ ngày 20/5/2023.
Thông tư 02/2023/TT-BTNMT: Quy định hồ sơ cấp GCN trong trường hợp diện tích đất tăng thêm
[ { "law_id": "02/2023/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 02/2023/TT-BTNMT" }, { "law_id": "23/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 23/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "24/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 24/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "02/2023/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 02/2023/TT-BTNMT" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "01/2017/NĐ-CP", "text": "Nghị định 01/2017/NĐ-CP" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "02/2023/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 02/2023/TT-BTNMT" } ]
train
2ea54d85-b6d4-48d5-bf45-58d165b4b0b6
Trích lục thửa đất hay trích lục bản đồ địa chính thường được thực hiện để mô phỏng lại diện tích đất thực tế để làm một số thủ tục hành chính cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền. Vậy trường hợp nào cần trích lục thửa đất và mẫu đơn trích lục hiện nay được quy định ra sao?    1. Trích lục thửa đất là gì? Trích lục thửa đất hay bản đồ địa chính được giải thích cụ thể tại khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013 theo đó trích lục thửa đất là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Qua đó, người dân sao chép lại thông tin của một phần hoặc toàn bộ thửa đất như kích thước, hình dáng, vị trí,...Từ bản trích lục chính mà cơ quan có thẩm quyền lưu trữ để làm thủ tục cần thiết. 2. Các trường hợp cần phải trích lục thửa đất - Trường hợp trích lục thửa đất khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận theo điểm b Khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất. - Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. + Nếu đất chưa có bản đồ địa chính và chưa được trích đo thửa đất thì phải là trích lục bản đồ địa chính hoặc làm trích đo địa chính thửa đất với khu vực đó. + Việc trích lục bản đồ địa chính này sẽ được Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện. - Trường hợp trích lục thửa đất làm căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành và các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai. - Trường hợp thành phần của hồ sơ giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh cần trích lục thửa đất theo điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. Khi có yêu cầu, người xin giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ. Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất. Khi đó, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất. - Bản đồ địa chính là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo điểm đ khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. Quy định hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất. - Trường hợp trích lục bản đồ địa chính để làm hồ sơ khi thu hồi đất + Khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ sau đây phải cần có trích lục bản đồ địa chính: + Hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. + Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc, quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc theo điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. + Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. Ngoài ra, trích lục bản đồ địa chính cũng là một thành phần trong các hồ sơ thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. + Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo điểm đ khoản 1 Điều 12 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. + Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo điểm đ khoản 1 Điều 13 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. 3. Xin trích lục thửa đất tại đâu? Căn cứ Điều 29 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ địa chính như sau:   - Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:   + Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;   + Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của địa phương.   - Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:   + Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý các tài liệu gồm:   Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;   - Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;   Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;   Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;   Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;   + Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:   Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;   Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;   Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;   Sổ địa chính được lập cho các đối tượng thuộc thẩm quyền đăng ký và sổ mục kê đất đai đang sử dụng trong quản lý đất đai đối với nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;   Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức địa chính) quản lý bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.   - Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho việc bảo quản hồ sơ địa chính thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo phân cấp.   Do đó, người dân có thể yêu cầu trích lục bản đồ địa chính tại ủy ban nhân dân xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai của huyện đều được. 4. Mẫu trích lục thửa đất mới năm 2023 Người dân có cần phải có mẫu đơn trích lục thửa đất theo quy định tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Mẫu trích lục thửa đất Tải về tại đây. Mẫu trích lục thửa đất bao gồm các nội dung sau đây: - Số thứ tự thửa đất - Diện tích - Mục đích sử dụng đất - Tên người sử dụng đất - Địa chỉ thường trú của người sử dụng đất - Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất - Bản vẽ thửa đất + Sơ đồ thửa đất + Các thông số liên quan của thửa đất Trên đây là các nội dung có liên quan đến trích lục thửa đất, trường hợp cần trích lục và mẫu trích lục hiện hành cho người dân.
Trường hợp nào cần trích lục thửa đất và mẫu đơn trích lục mới năm 2023
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "30/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 30/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "30/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 30/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "30/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 30/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "30/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 30/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "30/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 30/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "30/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 30/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "30/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 30/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "24/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 24/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "25/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 25/2014/TT-BTNMT" } ]
train
41ceaecd-c3f4-4e42-9e68-114dad29ae71
Tại các thành phố lớn thì nhà chung cư dần trở thành loại nhà ở thông dụng và phổ biến cho người lao động (NLĐ) có thu nhập không quá cao. Thì hiện nay, vay vốn ngân hàng để mua nhà chung cư là một giải pháp tốt, vậy cần đáp ứng những điều kiện gì để được vay vốn ngân hàng mua nhà chung cư?    1. Điều kiện về chung cư để vay vốn ngân hàng Căn cứ Điều 118 Luật Nhà ở 2014 thì người có nhu cầu vay vốn để mua nhà chung cư thì cần phải đáp ứng được điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch như sau: (1) Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây: - Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại mục (2) - Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn. - Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. (2) Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận: - Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; - Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; - Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014. - Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở. - Nhận thừa kế nhà ở. - Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường. 2. Điều kiện về tài chính của chủ thể để vay vốn ngân hàng Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư thì chủ thể vay vốn ngân hàng còn phải đáp ứng được điều kiện tài chính được quy định tại Điều 7 Thông tư 39 2016/TT-NHNN về điều kiện vay vốn như sau: Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất: Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Thứ hai: Khách hàng có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, là các giao dịch được pháp luật cho phép được làm như vay mua nhà, mua xe, đầu tư kinh doanh,... Thứ ba: Khách hàng có phương án sử dụng vốn khả thi, là việc chủ thể phải chứng minh với ngân hàng về thời gian trả nợ khả thi. Thứ tư: Khách hàng có khả năng tài chính để trả nợ, qua đó chủ thể vay vốn phải chứng minh về tài sản mà mình có, công việc đang làm có đủ khả năng trả nợ và lãi hay không. Thứ năm: Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39 2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Như vậy, người vay vốn cần đáp ứng hai điều kiện về giao dịch chung cư vay vốn trả góp với ngân hàng và điều kiện về chứng minh tài chính, phương thức trả nợ thì NLĐ vay vốn đã có thể đáp ứng thành công điều kiện vay vốn ngân hàng để mua chung cư.
Vay ngân hàng để mua nhà chung cư cần đáp ứng điều kiện gì?
[ { "law_id": "65/2014/QH13", "text": "Luật Nhà ở 2014" }, { "law_id": "65/2014/QH13", "text": "Luật Nhà ở 2014" }, { "law_id": "39/2016/TT-NHNN", "text": "Thông tư 39 2016/TT-NHNN" } ]
train
d7b45d19-aac7-4815-9793-8e7be2b8f14b
Khác với sổ đỏ, sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất ở) là loại giấy tờ cần có để đảm bảo tính pháp lý của nhà đất. Với sổ hồng cũng có quy trình làm thủ tục riêng và rất rõ ràng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy trình và những lưu ý khi sang tên sổ hồng. Bài viết sau đây sẽ giải quyết vấn đề này. Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin cụ thể nhé!   Ảnh minh họa: Thủ tục sang tên sổ hồng  Bước 1: Bạn đến văn phòng công chứng Nhà nước hoặc tư nhân thực hiện công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho nhà đất, chung cư. Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ kê khai các loại thuế, phí, hợp đồng. Kê khai lệ phí trước bạ do bên mua ký 2 bản. Khai thuế thu nhập cá nhân do bên bán ký 2 bản với chuyển nhượng hoặc 4 bản với tặng cho. Hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho nhà, đất (bản gốc đã công chứng). Chuẩn bị giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất kèm nhà ở và các tài sản gắn liền 1 bản đã chứng thực. CMND (căn cước công dân) + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (bản sao có công chứng). Bước 3: Tới bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký theo lịch hẹn để nhận thông báo thuế và nộp thuế về ngân sách đúng quy định. Bước 4: Nộp biên lai đã đóng thuế với nhà nước và nhận sổ hồng về tại bộ phận một cửa ban đầu. Thời hạn sang tên sổ hồng là 15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ sang tên sổ hồng tại bộ phận một cửa. Các bạn có thể xem thêm chi tiết tại Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Hy vọng những thông tin tôi cung cấp đã giúp bạn yên tâm hơn về các dịch vụ liên quan đến giao dịch bất động sản. Chúc công việc của bạn thuận lợi! Cập nhật bởi nunu123456 lúc: 04/08/2020 04:25:04
Thủ tục sang tên sổ hồng
[ { "law_id": "24/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 24/2014/TT-BTNMT" } ]
train
cf0d7d49-ae12-4fca-989c-bca3f8caf979
Tranh chấp quyền sử dụng đất là một trong những tranh chấp phổ biến nhất hiện nay, bởi lẽ vì sự tín nhiệm, niềm tin nên khi thiết lập giao dịch hai bên không thỏa thuận bằng văn bản, chỉ thoả thuận miệng. Sau này, khi gia chủ muốn đòi lại đất thì dễ dẫn đến tranh chấp với người đang ở nhờ, trên thực tế đã có trường hợp họ không thể đòi lại đất của mình. Vì vậy, thông qua bài viết này, tôi sẽ phân tích, hướng dẫn giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ.   Ảnh minh họa: Hướng dẫn đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ   Để đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ, bạn phải chứng minh được bạn là người được sử dụng đất hợp pháp, tức là bạn chỉ có thể đòi lại được phần đất đó nếu có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 bao gồm:   1.  Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.   2.  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.   3.  Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.   4.  Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.   5.  Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.   6.  Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.   7. Các giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ  Thủ tục đòi đất sẽ được thực hiện như sau: Bước 1: Bạn gửi đơn  đề nghị hòa giải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất đó để hòa giải theo quy định tại điều 202 Luật đất đai 2013. Trong thời hạn 30 ngày Uỷ ban nhân dân sẽ phối hợp với các thành viên của Mặt trận tổ quốc để hòa giải tranh chấp đất đai. Bước 2: Nếu Uỷ ban nhan dân hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn đến tòa án (nếu đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Trên đây là thông tin gửi đến bạn, hy vọng sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề. Cập nhật bởi nunu123456 lúc: 04/08/2020 02:40:51
Hướng dẫn đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" } ]
train
cdcd911e-5156-4d7b-b7a8-2f7507cb49d4
Tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai quy định: 16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, có thể thấy loại giấy này là chứng thư pháp lý xác lập quyền sử dụng đất của một cá nhân tổ chức bất kỳ thông qua sự công nhận từ phía cơ quan nhà nước. Có thể thấy những giao dịch nhờ người khác đứng tên cũng là giao dịch không được pháp luật thừa nhận, đồng thời không có hành lang pháp lý cụ thể nên rất dễ dàng rủi ro và thiếu sự bảo vệ từ cơ quan nhà nước. Và trên thực tế rủi ro cho vấn đề này xảy ra rất nhiều, khi để cho người khác đứng tên, kể cả nhờ người thân đứng tên hộ. Tuy nhiên, trong quá trình đứng tên như thế, xảy ra rất nhiều phát sinh khác nhau, đặc biệt là việt kiều chuyển tiền về Việt Nam nhờ người đứng sổ đỏ và những tranh chấp xảy ra cũng không phải là ít. Đồng thời, khi pháp luật can thiệp vào thì chứng cứ chứng minh cho ai là chủ sở hữu chủ yếu được thể hiện qua sổ đỏ, cơ quan đăng ký có thẩm quyền, qua quá trình đăng bạ. Mà các loại giấy tờ này, thì những người được nhờ đứng tên lại đang nắm giữ. Chính vì vậy, từ phía người nhờ rất thiệt thòi và rủi ro mất tài sản cao. Bởi việc đứng tên hộ trên Sổ đỏ hoàn toàn là kẽ hở. Do đó, tuyệt đối không nên thực hiện việc nhờ người khác đứng tên Sổ đỏ. Trong trường hợp đã thực hiện thì bắt buộc hai bên phải tự thỏa thuận được và hai bên thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để tài sản trở về thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người thực sự có quyền, tức người chủ. Đồng thời, nếu không thể thỏa thuận được, để có thể đòi lại tài sản, chủ sở hữu có thể khởi kiện đòi tài sản. Tuy nhiên, bắt buộc phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh Sổ đỏ thuộc quyền sở hữu của mình: Văn bản thỏa thuận, giấy cam kết…về việc nhờ đứng tên và phải có người làm chứng.   Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 04/08/2020 01:48:17
Có nên để người khác đứng tên sổ đỏ
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai " } ]
train
98901418-7059-446e-be1b-098d15523cb4
Cho em hỏi trong trường hợp, Nhà Thầu khi kí HĐ vs CĐT cam kết sẽ thuê NT phụ A chịu trách nhiệm thi công. điều này không được liệt kê trong HĐ. tuy nhiên khi kí vfa tiến hành TT đợt 1, NT lại chuyển sang NT phụ B mà không thông báo trước. CĐT ko yên tâm và muốn xử lý trường hợp này. Mọi người cho em xin ý kiến giải quyết nhé. Em cảm ơn!Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 03/08/2020 04:36:55
Tranh chấp trong hợp đồng thi công xây dựng?
[]
train
b754b7c2-54c0-42b1-b538-ccb95ad98b9e
Bộ Xây dựng có Công văn 3439/BXD-QLN ngày 16/7/2020 về một số vướng mắc liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội. Gỡ một số vướng mắc liên quan đến xây dựng nhà ở xã hộiVề tiêu chuẩn thiết kế của căn hộ thuộc phần diện tích kinh doanh thương mại trong dự án nhà ở xã hội Theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại cao tầng hoặc thấp tầng) nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và giảm kinh phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư; trường hợp phương án quy hoạch chi tiết của dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại. Pháp luật về nhà ở không có quy định hạn chế về đối tượng và tiêu chuẩn diện tích đối với các căn hộ thuộc phần diện tích 20% sàn để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại trong dự án phát triển nhà ở xã hội. Do đó các căn hộ thuộc phần diện tích 20% thương mại được thiết kế đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan và thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua như đối với các căn hộ thương mại. Về việc nộp bổ sung tiền sử dụng đất khi người mua chuyển nhượng căn hộ thuộc phần diện tích kinh doanh thương mại cho đối tượng khác Pháp luật về nhà ở xã hội đã quy định cụ thể về nguyên tắc, phương pháp xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội được phát triển theo dự án; cụ thể như sau: Tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 20/2016/TT-BXD quy định: “Đối với phần kinh doanh thương mại trong dự án nhà ở xã hội quy định tại Điểm b và c Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (được xác định cụ thể trong dự án xây dựng nhà ở xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thì chủ đầu tư được bán, cho thuê, cho thuê mua theo giá kinh doanh thương mại (trong cơ cấu giá đã bao gồm cả tiền sử dụng đất) cho các đối tượng có nhu cầu để bù đắp chi phí đầu tư nhà ở xã hội, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội và giảm chi phí quản lý, vận hành nhà ở xã hội của dự án”. Đồng thời, tại điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư 20/2016/TT-BXD quy định: “Trường hợp chủ đầu tư bán, cho thuê, cho thuê mua công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở) thì phần lợi nhuận thu được tính theo thực tế (trong trường hợp chưa tính được theo thực tế thì phải dự kiến phần lợi nhuận thu được để phân bổ) nhưng tối thiểu không được thấp hơn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn cho phần diện tích đất xây dựng các công trình kinh doanh thương mại này hoặc tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được phân bổ cho phần diện tích sàn nhà ở kinh doanh thương mại (đối với trường hợp bán, cho thuê, cho thuê mua 20% diện tích sàn nhà ở theo giá kinh doanh thương mại)”. Căn cứ vào các quy định nêu trên, đối với trường hợp chủ đầu tư bán cho người có nhu cầu và sau đó người mua tiếp tục chuyển nhượng căn hộ thuộc 20% diện tích sàn nhà ở theo giá kinh doanh thương mại trong dự án nhà ở xã hội cho đối tượng khác thì pháp luật về nhà ở không có quy định yêu cầu người mua cuối cùng phải nộp tiền sử dụng đất. Về cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Về cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Theo đó, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng vốn ngân sách được: (1) Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với nhà ở xã hội (kể cả quỹ đất để xây dựng các công trình kinh doanh thương mại trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội); (2) miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; (3) vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam; (4) hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội; (5) được dành 20% tổng diện tích đất trong phạm vi dự án nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại; (6) các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật (được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở xã hội do cơ quan có thẩm quyền ban hành, được áp dụng hình thức tự thực hiện đối với công tác tư vấn, thi công xây lắp v.v..). Ngoài ra, tại điểm a, b khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định trường hợp nhà ở xã hội là chung cư thì Chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành; trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Công văn 3439/BXD-QLN được ban hành ngày 16/7/2020. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm
Gỡ một số vướng mắc liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội
[ { "law_id": "100/2015/NĐ-CP", "text": "Nghị định 100/2015/NĐ-CP" }, { "law_id": "20/2016/TT-BXD", "text": "Thông tư 20/2016/TT-BXD" } ]
train
3f371ff3-6ef0-4e19-899d-1bd5158b3793
Mình thấy khi mua bán đất các bên (bên bán và bên mua) cần có một trái tim sắc bén (hơi lố) vì có những thứ dù chúng ta đã được học trên trường lớp nhưng khi chưa có kiến thức thực tế thì thường bị bỡ ngỡ. Thứ nhất là hợp đồng đặt cọc: Bạn phải nêu rõ đối tượng giao dịch là gì?: Chỉ có đất hay còn có cơ sở hạ tầng trên đất? Bạn phải nêu rõ bên nào là bên chịu thuế: Có hai loại thuế cơ bản trong giao dịch này là thuế Thu nhập cá nhân (thông thường bên bán chịu) và Lệ phí trước bạ (thông thường bên mua chịu), có thể có thêm Thuế sử dụng đất, Thuế VAT (nếu một trong các bên là tổ chức thương mại hay còn nói dễ hiểu là công ty kinh doanh bất động sản). Bạn phải nêu rõ là chi phí sang tên sổ đỏ là ai chịu? Thứ hai là hợp đồng chuyển nhượng: Khi ra công chứng tại văn phòng công chứng từ thường đã được soạn thảo theo một mẫu nhất định, không được trao đổi trước mặt công chứng viên. Bên công chứng họ gõ gõ cái hợp đồng thì đem ra bảo từng người ký tên, ký cũng không được thực hiện trước mặt công chứng viên. Nói chung vì khách hàng của văn phòng nhiều nên không thể làm chi tiết, đầy đủ. Nếu hợp đồng chuyển nhượng do vưn phòng công chứng lập sai với các thông tin cần thiết như vị trí thửa đất, số thửa.. thì bên công chứng chịu trách nhiệm sửa lại mà không tốn phí của 2 bên. Một vài ý trao đổi dựa trên thực tế. Mọi người có thể đọc tham khảo.
Một vài vấn đề khi mua bán đất khác với trên lý thuyết
[]
train
f26fba9d-ce23-4145-b477-3a8b07ccbd27
Công ty Bình Dương có chi nhánh tại Bắc Ninh, Công ty muốn dùng tài sản do Chi nhánh đứng đứng tên để làm tài sản thế chấp cho cả công ty và chi nhánh vay tại ngân hàng số tiền 100 tỷ đồng.   Tài sản thế chấp là Quyền thuê lại đất (do tài sản đã được chi nhánh trả tiền thuê đất với công ty đầu tư, nhưng nguồn sử dụng đất là hàng năm)   Tư vấn giúp mình hợp đồng, điều kiện, điều khoản để hồ sơ tài sản hợp lệ, có hiệu lực.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 31/07/2020 15:12:53
Có được thế chấp quyền thuê đất?
[]
train
d36ad153-553a-46d8-bf57-45b08beba1a0
Em có thuê nguyên căn 11 triệu với tiêu chí là ở 10 người. Em giao dịch thông qua mô giới, em báo với mô giới là ở 10 người. Tuy nhiên, bên mô giới lại báo với chủ nhà chỉ có 8 người. Tới ngày kí hợp đồng thì chủ nhà không chịu, em đã đặt cọc 10 triệu. Và em có thể lấy lại tiền cọc không ạ! Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 07/08/2020 05:44:23
Có thể lấy lại tiền cọc thuê nhà không?
[]
train
f4b25d86-f6fa-4e31-8012-26c58369414f
Nội dung này được quy định tại Điều 169 Luật Đất đai 2013, cụ thể thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất trong một số trường hợp như sau: - Nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê. Chị có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 55. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất. Chị có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 56. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận.
Các trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" } ]
train
c6b408c8-00c5-4899-b391-5a38d7be06b2
Kính gửi: Anh/Chị, Kính nhờ anh, chị tư vấn giúp tôi trường hợp sau:   - Ông A vay vốn tại Ngân hàng và thế chấp tài sản là nhà đất của mình. Khi không trả được nợ, Ngân hàng khởi kiện. Nhà trên đất xây lấn sang thửa bên cạnh 50cm chạy dọc thửa đất, Tòa án đã đo vẽ và sơ đồ kỹ thuật. Tòa án giải quyết tuyên: Xử lý tài sản là Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để xử lý thu hồi nợ (theo mốc giới theo bản vẽ, trong đó có thể hiện phần nhà lấn sang).   Tòa án tuyên như vậy có phù hợp?  Vậy nếu Ngân hàng yêu cầu Thi hành án, phần tài sản trên đất sẽ được phá dỡ thời điểm nào? Có ảnh hưởng đến người trúng đấu giá? Nhờ các anh/chị tư vấn.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 01/08/2020 08:37:23
Nhờ hỗ trợ về đất đai
[]
train
fc5b7de6-d123-4786-b7fd-e7b906f1a366
Thông thường các dự án đầu tư, xây dựng có liên quan đến bất động sản đều tiến hành thực hiện đấu giá, qua đó có thể lựa chọn ra nhà đầu tư phù hợp thực hiện dự án. Trường hợp đối với dự án thực hiện tái định cư và nhà ở xã hội thì có thực hiện đấu giá đất?    1. Đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo nguyên tắc nào? Tổ chức, cá nhân khi tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cần phải thực hiện theo nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 117 Luật Đất đai 2013 như sau: - Đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. - Việc đấu giá quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá tài sản. Căn cứ quy định trên thì đối tượng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo nguyên tắc trên và quy định khác về đất đai và luật về đấu giá tài sản. 2. Trường hợp nào được đấu giá quyền sử dụng đất? Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: - Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua. - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê. - Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. - Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. - Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. - Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước. - Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân. - Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Lưu ý: Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất. 3. Trường hợp nào không được đấu giá quyền sử dụng đất? Theo khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất bao gồm: - Giao đất không thu tiền sử dụng đất. - Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 Luật Đất đai 2013. - Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai 2013. - Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản. - Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ. - Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền. - Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở. - Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở. 4. Quy định về điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất - Điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất: + Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. + Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước. + Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây: - Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật Đất đai 2013. - Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 Luật Đất đai 2013 đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư. Như vậy, từ các dữ kiện trên có thể thấy trường hợp đối với dự án thực hiện tái định cư và nhà ở xã hội thì không thực hiện thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất vì đây là những dự án đặc thù nhằm hỗ trợ, bồi thường cho các đối tượng được Nhà nước quy định.
Có thực hiện đấu giá đất sử dụng cho dự án tái định cư, nhà ở xã hội?
[]
train
c7e690d0-9b88-4816-ba01-155eb336e477
Hiện nay pháp luật quy định tòa nhà chung cư dùng để ở hoặc phức hợp mà có thang máy thì phải có đơn vị vận hành đúng chức năng, đúng quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều loại công trình nhà cao tầng như trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng cho thuê,  bệnh viện v.v... thì có thuộc loại bị bắt buộc phải có đơn vị vận hành không? Mong các luật sư giải đáp!Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/07/2020 15:58:05
Tòa nhà 100% thương mại cần có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của luật nhà ở không?
[]
train
a527f3da-a6d0-4692-b666-a27d64e7280a
Nhà tôi ở nội ô thành phố Tân An, Long An và hiện tại tôi muốn xây một nhà kho để chứa hàng hóa phục vụ cho việc kinh doanh. Vậy việc xây dựng nhà kho trong thành phố có phải xin cấp giấy phép xây dựng không?
Có cần phải xin cấp giấy phép xây dựng khi xây dựng nhà kho trong khu vực đô thị?
[]
train
b6794c5c-630a-4222-8341-14ac314f1816
Hiện nay, có quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng có vốn ngân sách theo TT26/2016/TT-BXD theo các nhóm dự án Vậy còn thời hạn lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng có vốn tư nhân được quy định như thế nào? Mong quý luật sư giải đáp!Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/07/2020 03:14:17
Quy định về thời gian lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng có vốn tư nhân?
[]
train
80ea6429-cd6a-4dc1-aaa9-99ece656c924
Chào luật sư.  Mẹ em có mua một mảnh đất của anh trai. đã có sổ bìa đỏ. khi địa chính đo có cắm mô mốc đằng trước( mặt tiền phía trước). phía sau là do trước đó chung 2 nhà là một cái ao nên không xác định được mô mốc. bây giờ gia đình em muốn bán cho nhà hàng xóm. nhưng địa chính nói rằng " phải có chữ kí của chủ hộ bên cạnh (là nhà bác em) thì họ mới xuống đo đạc" nhưng bác nhất định không kí. vậy giờ có cách nào để không cần chữ kí của bác mà địa chính vẫn đến đo đạc. và nhà em vẫn có thể bán đất được không ạ.  Em xin chân thành cảm ơnCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/07/2020 03:33:13
Nhà bên cạnh không ký giáp ranh có thể chuyển nhượng đất được không?
[]
train
6b673676-64d8-47d9-a660-a0ff45fbdf98
Nội dung vụ án: Bà ngoại cho đất cháu nhưng sau đó nghe lời mấy người dì nên kiện đòi lại trên đất có nhà cấp 4 của người cháu đã xây từ lâu. Lúc khởi kiện bà ngoại nói đất này là của bà nhưng chưa được cấp giấy và đang do con bà là bà M đứng tên. Bà M cũng có văn bản đất này cấp nhầm lẫn cho bà M gửi Tòa án. kết quả tòa án buộc người cháu trả tiền đất cho bà ngoại để lấy quyền sử dụng đất. Tuy nhiên khi Bản án phúc thẩm cũng giữ nguyên bản án sơ thẩm nên án đã có hiệu lực pháp luật và người cháu đã trả đủ tiền cho bà ngoại thì bà ngoại và người liên quan là bà M cung cấp chứng cứ khiếu nại bản án phúc thẩm xử sai bằng việc cung cấp đất đã được cấp giấy cho bà M rồi nhưng tòa án nói đất của bà ngoại mà lấy giao cho người cháu. trong khi toàn bộ quá trình tố tụng  bà M  ủy quyền cho nguyên đơn và không tham gia gì và không cung cấp chứng cứ gì cho Tòa án. Trong các bản tự khai cũng khẳng định đất của mẹ bà bà không liên quan gì đến vụ án. người ủy quyền của bà M cũng khai đất không có cấp giấy cho ai.  Nay bà M gửi khiếu nại vào Văn phòng đất không cho người cháu kê khai đăng kí quyền sử dụng đất. Thi hành án thì nói không phải thẩm quyền của thi hành án. Tòa án thì nói đây là việc của thi hành án vì bản án đã có hiệu lực pháp luật  thi hành án và văn phòng đăng ký đất phải cho người cháu kê khai đăng kí nhưng thi hành án vẫn không làm và đùng đẩy trách nhiệm. Nay người cháu không biết phải làm sao? Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 29/07/2020 04:35:26
Bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không thể thi hành
[]
train
fcfe68f4-ff2b-46d1-bbbd-3d9584165402
A có 2 người con là B và C, A cho C trồng cây lâu năm trên đất của A. Sau đó vài năm, A có bán mảnh đất này cho người con đầu là B. B muốn làm nhà trên đất thì có quyền yêu cầu C chặt bỏ cây hay không?Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 29/07/2020 02:47:52
Việc bán đất có ảnh hưởng đến tài sản gắn liền với đất
[]
train
228dd7a5-a70e-43b1-988a-fcc8bb9fdb79
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ (Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013). Theo Tiết a Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014: “Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”. Như vậy, các thửa đất liền kề hợp thửa tạo thành thửa đất mới thì các thửa đất đó phải có cùng mục đích sử dụng. Trường hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng mà muốn hợp thửa thì cần thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất để hợp thửa.Trường hợp sổ đỏ cấp chung đất ở và đất nông nghiệp Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014: Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó. Như vậy, pháp luật đất đai đã có quy định thể hiện thửa đất có các thời hạn sử dụng đất khác nhau trên Giấy chứng nhận. Theo Khoản 1 Điều 103 Luật Đất đai năm 2013 thì đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở. Khoản 1 Điều 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định: “1. Đất vườn, ao quy định tại Điều 103 của Luật Đất đai áp dụng đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở, kể cả thửa đất trong và ngoài khu dân cư thuộc các trường hợp sau: “a) Thửa đất hiện đang có nhà ở và vườn, ao; b) Thửa đất mà trên giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này có thể hiện nhà ở và vườn, ao nhưng hiện trạng đã chuyển hết sang làm nhà ở”. Việc các dự án đo đạc địa chính cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không tách phần đất ở mà lại cấp chung cả đất ở và đất nông nghiệp là do đối với các thửa đất ở có vườn ao thì không xác định được ranh giới rõ ràng của từng loại đất. Do vậy, tiết đ Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định “Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó”.
Đất hợp thửa phải cùng mục đích sử dụng
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "25/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 25/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "23/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 23/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" } ]
train
a9d530e0-b408-443f-8cf5-2cde7a7c605a
Theo Nghị định 53/2017/NĐ-CP, giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng là giấy tờ thuộc một trong các loại sau: Tổng hợp những loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật đất đai sửa đổi 2001, Luật đất đai 2003. 2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản 2009. 3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994, Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994. 4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở 1991; Luật nhà ở 2005; Nghị định 81/2001/NĐ-CP; Nghị định 95/2005/NĐ-CP; Nghị định 90/2006/NĐ-CP; Nghị định 51/2009/NĐ-CP; Điều 31, Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; các giấy chứng nhận khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ. 5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013; Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/7/2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 7. Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. 8. Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. 9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của UBND cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật. 11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó. 12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.
Tổng hợp những loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng
[ { "law_id": "53/2017/NĐ-CP", "text": "Nghị định 53/2017/NĐ-CP" }, { "law_id": "3-LCT/HĐNN8", "text": "Luật đất đai 1987" }, { "law_id": "24-L/CTN", "text": "Luật đất đai 1993" }, { "law_id": "25/2001/QH10", "text": "Luật đất đai sửa đổi 2001" }, { "law_id": "13/2003/QH11", "text": "Luật đất đai 2003" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "38/2009/QH12", "text": "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản 2009" }, { "law_id": "60-CP", "text": "Nghị định 60/CP" }, { "law_id": "61-CP", "text": "Nghị định 61/CP" }, { "law_id": "51-LCT/HĐNN8", "text": "Pháp lệnh nhà ở 1991" }, { "law_id": "56/2005/QH11", "text": "Luật nhà ở 2005" }, { "law_id": "81/2001/NĐ-CP", "text": "Nghị định 81/2001/NĐ-CP" }, { "law_id": "95/2005/NĐ-CP", "text": "Nghị định 95/2005/NĐ-CP" }, { "law_id": "90/2006/NĐ-CP", "text": "Nghị định 90/2006/NĐ-CP" }, { "law_id": "51/2009/NĐ-CP", "text": "Nghị định 51/2009/NĐ-CP" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "01/2017/NĐ-CP", "text": "Nghị định 01/2017/NĐ-CP" } ]
train
1f620243-8f57-48c2-97e7-cc7f669d1ac7
Xin chào các luật sư !    Tôi có một số vấn đề xin các luật sư tư vấn giúp:   - Ông C. được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn vào ngày 05/01/2017. Công trình của ông C. được xây trên diện tích 190m2 (chiếm mật độ 32,15%), diện tích mảnh đất của ông C. là khoảng 600m2, công trình có lối ra vào là đường 24. Tuy nhiên, ngày 10/02/2017 thì ông C. được UBND Quận cho phép tách thửa đất 600m2 hiện có thành 4 mảnh đất (trong đó có mảnh đất 190m2 đang xây dựng) và ông đã bán cho vài người. Mảnh đất 190m2 và 1 mảnh đất khác có lối đi ra đường 24 thì vẫn thuộc sở hữu của ông C.. Sau đó, ông C. tiếp tục xây dựng công trình đã được cấp phép nhưng lúc này diện tích xây dựng có mật độ là 100%. Việc tách thửa và xây dựng này có đúng hay không ?   - Vì công trình 190m2 lúc này không có lối ra nên ông C. có ý định đấu nối giao thông vào hẻm của chúng tôi ở phía đuôi công trình. Tất cả các hộ dân trong hẻm đều phản đối quyết liệt vì đây là công trình nhà trọ cho khoảng 100 người ở. Việc đấu nối giao thông này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Việc làm này của ông C. có đúng hay không ? Nếu ông C. làm sai thì chúng tôi phải làm gì vì chúng tôi kiến nghị lên Quận thì Quận yêu cầu Phường hòa giải, thương lượng với ông Châu ! UBND Quận làm vậy là đúng hay sai ? Nếu sai thì chúng tôi nên làm gì?Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 28/07/2020 01:36:02
Xin giấy phép xây dựng rồi tách thửa có được không ?
[]
train
f484c4c7-96a2-4001-987e-7b13ca1f9a22
Trước tiên chúng ta phải xác định mình có thuộc trường hợp miễn giấy phép xây dựng hay không. Trường hợp miễn giấy phép xây dựng được nêu tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 có liên quan sửa chữa công trình như sau:"Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng ... 2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm: a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính; d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình; đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này; e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình; h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc; i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt; k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ." Nếu không thuộc trường hợp được miễn nêu trên, chúng ta phải tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình theo Điều 96 cùng văn bản trên: "Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình. 2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật. 3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo. 4. Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa." Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 26/07/2020 13:47:53
Sửa chữa nhà trọ có cần giấy phép xây dựng không?
[ { "law_id": "50/2014/QH13", "text": "Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014" } ]
train
b1ce353d-3700-4f04-96cb-13aa9d94b795
Ngày 06/5/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2023 về việc ủy quyền quyết định giá đất cụ thể.   Theo đó, UBND tỉnh được ủy quyền UBND huyện quyết định giá đất cụ thể kể từ ngày 06/5/2023 theo quy định sau:    (1) UBND huyện quyết định giá đất cụ thể của địa phương UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Kết luận 4-KL/TW  ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị và tình hình thực tế của địa phương thực hiện uỷ quyền cho UBND cấp huyện: - Quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. - Thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư. - Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. - Xác định giá đất đối với diện tích vượt hạn mức khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. - Xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. (2) Thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể của địa phương Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất, thành viên I lội đồng bao gồm: - Chủ tịch UBND cấp huyện làm chủ tịch hội đồng và lành đạo cơ quan tài chính cấp huyện làm thường trực Hội đồng. - Lãnh đạo cơ quan tài nguyên và môi trường. - Các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan. - Lãnh đạo UBND cấp xã nơi có đất. - Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do UBND cấp huyện quyết định. Đặc biệt, Phòng TN&MT cấp huyện giúp UBND cấp huyện trong việc tổ chức xác định giá đất. (3) Trách nhiệm của UBND cấp huyện được ủy quyền quyết định giá đất UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác để UBND cấp huyện thực hiện việc quyết định giá đất cụ thể được ủy quyền theo quy định trên. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã uỷ quyền và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình uỷ quyền. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân. Thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể của địa phương trước ngày 06/5/2023 Cụ thể tại khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cùng cấp quyết định. Hội đồng thẩm định giá đất gồm Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất. Đồng thời khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 cũng xác định giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây: - Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. - Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất. - Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. - Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm. - Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Xem thêm Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2023 có hiệu lực kể từ ngày 06/5/2023 và thực hiện đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thay thế Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành.
UBND tỉnh được ủy quyền UBND huyện quyết định giá đất cụ thể
[ { "law_id": "73/NQ-CP", "text": "Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2023" }, { "law_id": "77/2015/QH13", "text": "Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "73/NQ-CP", "text": "Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2023" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" } ]
train
8df30ad7-4ecc-418c-ad28-92a7066c9be4
Chào các a c luật sư và các thành viên trong diễn đàn. Nhà cô chú e đang gặp vấn đề trong quá trình xây dựng như sau: Trước khi chuẩn bị thi công xây dựng nhà cấp 4. Thì gia đình cô chú có ký hợp đồng xây dựng nhà ở với bên chủ thầu (cá nhân ) nhưng ko có công chứng.trong quá trình xây dựng thì bên chủ thầu đã vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu ko như thoả thuận trong hợp đồng,yêu cầu thanh toán số tiền vượt quá số tiền ứng trong hợp đồng,dừng thi công kéo dài 1 tháng chỉ là 2-3 buổi.tự ý cho thợ lấy vật liệu xây dựng để trừ vào tiền công thợ.hiện tại tường nhà đã bị nứt và đã dừng thi công cách đây 1 tháng.nhà chưa hoàn thiện ạ.vậy các a chị luật sư cho e hỏi trường hợp gia đình cô chú muốn yêu cầu bên nhà thầu bồi thường thiệt hại và để cho bên nhà thầu khác phá đi làm lại thì có được bồi thường không và thợ lấy vật liệu đi thì có thể lấy về ko ạ.xin cảm ơn nhiềuCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 07/08/2020 01:52:06
Xin tư vấn về việc bên nhà thầu vi phạm hợp đồng xây dựng nhà ở?
[]
train
3147d6ed-711e-4922-b21f-a5170f34cc6f
Tranh chấp quyền sử dụng đất là một trong những tranh chấp phổ biến nhất hiện nay, bởi lẽ vì sự tín nhiệm, niềm tin nên khi thiết lập giao dịch hai bên không thỏa thuận bằng văn bản, chỉ thoả thuận miệng. Sau này, khi gia chủ muốn đòi lại đất thì dễ dẫn đến tranh chấp với người đang ở nhờ, trên thực tế đã có trường hợp họ không thể đòi lại đất của mình. Vì vậy, thông qua bài viết này, tôi sẽ phân tích, hướng dẫn giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ.   Ảnh minh họa: Hướng dẫn đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ   Để đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ, bạn phải chứng minh được bạn là người được sử dụng đất hợp pháp, tức là bạn chỉ có thể đòi lại được phần đất đó nếu có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 bao gồm:   1.  Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.   2.  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.   3.  Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.   4.  Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.   5.  Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.   6.  Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.   7. Các giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ  Thủ tục đòi đất sẽ được thực hiện như sau: Bước 1: Bạn gửi đơn  đề nghị hòa giải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất đó để hòa giải theo quy định tại điều 202 Luật đất đai 2013. Trong thời hạn 30 ngày Uỷ ban nhân dân sẽ phối hợp với các thành viên của Mặt trận tổ quốc để hòa giải tranh chấp đất đai. Bước 2: Nếu Uỷ ban nhan dân hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn đến tòa án (nếu đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Trên đây là thông tin gửi đến bạn, hy vọng sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề. Cập nhật bởi nunu123456 lúc: 04/08/2020 02:40:51
Hướng dẫn đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" } ]
train
10b1976d-b043-4e0d-aea8-efc0d84429f3
Tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai quy định: 16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, có thể thấy loại giấy này là chứng thư pháp lý xác lập quyền sử dụng đất của một cá nhân tổ chức bất kỳ thông qua sự công nhận từ phía cơ quan nhà nước. Có thể thấy những giao dịch nhờ người khác đứng tên cũng là giao dịch không được pháp luật thừa nhận, đồng thời không có hành lang pháp lý cụ thể nên rất dễ dàng rủi ro và thiếu sự bảo vệ từ cơ quan nhà nước. Và trên thực tế rủi ro cho vấn đề này xảy ra rất nhiều, khi để cho người khác đứng tên, kể cả nhờ người thân đứng tên hộ. Tuy nhiên, trong quá trình đứng tên như thế, xảy ra rất nhiều phát sinh khác nhau, đặc biệt là việt kiều chuyển tiền về Việt Nam nhờ người đứng sổ đỏ và những tranh chấp xảy ra cũng không phải là ít. Đồng thời, khi pháp luật can thiệp vào thì chứng cứ chứng minh cho ai là chủ sở hữu chủ yếu được thể hiện qua sổ đỏ, cơ quan đăng ký có thẩm quyền, qua quá trình đăng bạ. Mà các loại giấy tờ này, thì những người được nhờ đứng tên lại đang nắm giữ. Chính vì vậy, từ phía người nhờ rất thiệt thòi và rủi ro mất tài sản cao. Bởi việc đứng tên hộ trên Sổ đỏ hoàn toàn là kẽ hở. Do đó, tuyệt đối không nên thực hiện việc nhờ người khác đứng tên Sổ đỏ. Trong trường hợp đã thực hiện thì bắt buộc hai bên phải tự thỏa thuận được và hai bên thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để tài sản trở về thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người thực sự có quyền, tức người chủ. Đồng thời, nếu không thể thỏa thuận được, để có thể đòi lại tài sản, chủ sở hữu có thể khởi kiện đòi tài sản. Tuy nhiên, bắt buộc phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh Sổ đỏ thuộc quyền sở hữu của mình: Văn bản thỏa thuận, giấy cam kết…về việc nhờ đứng tên và phải có người làm chứng.   Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 04/08/2020 01:48:17
Có nên để người khác đứng tên sổ đỏ
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai " } ]
train
b02bc0d1-bdb1-41bc-9d5f-e63118a7ef8c
Cho em hỏi trong trường hợp, Nhà Thầu khi kí HĐ vs CĐT cam kết sẽ thuê NT phụ A chịu trách nhiệm thi công. điều này không được liệt kê trong HĐ. tuy nhiên khi kí vfa tiến hành TT đợt 1, NT lại chuyển sang NT phụ B mà không thông báo trước. CĐT ko yên tâm và muốn xử lý trường hợp này. Mọi người cho em xin ý kiến giải quyết nhé. Em cảm ơn!Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 03/08/2020 04:36:55
Tranh chấp trong hợp đồng thi công xây dựng?
[]
train
629e4612-63e9-4bc9-ad4b-da998e605a10
Bộ Xây dựng có Công văn 3439/BXD-QLN ngày 16/7/2020 về một số vướng mắc liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội. Gỡ một số vướng mắc liên quan đến xây dựng nhà ở xã hộiVề tiêu chuẩn thiết kế của căn hộ thuộc phần diện tích kinh doanh thương mại trong dự án nhà ở xã hội Theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại cao tầng hoặc thấp tầng) nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và giảm kinh phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư; trường hợp phương án quy hoạch chi tiết của dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại. Pháp luật về nhà ở không có quy định hạn chế về đối tượng và tiêu chuẩn diện tích đối với các căn hộ thuộc phần diện tích 20% sàn để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại trong dự án phát triển nhà ở xã hội. Do đó các căn hộ thuộc phần diện tích 20% thương mại được thiết kế đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan và thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua như đối với các căn hộ thương mại. Về việc nộp bổ sung tiền sử dụng đất khi người mua chuyển nhượng căn hộ thuộc phần diện tích kinh doanh thương mại cho đối tượng khác Pháp luật về nhà ở xã hội đã quy định cụ thể về nguyên tắc, phương pháp xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội được phát triển theo dự án; cụ thể như sau: Tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 20/2016/TT-BXD quy định: “Đối với phần kinh doanh thương mại trong dự án nhà ở xã hội quy định tại Điểm b và c Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (được xác định cụ thể trong dự án xây dựng nhà ở xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thì chủ đầu tư được bán, cho thuê, cho thuê mua theo giá kinh doanh thương mại (trong cơ cấu giá đã bao gồm cả tiền sử dụng đất) cho các đối tượng có nhu cầu để bù đắp chi phí đầu tư nhà ở xã hội, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội và giảm chi phí quản lý, vận hành nhà ở xã hội của dự án”. Đồng thời, tại điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư 20/2016/TT-BXD quy định: “Trường hợp chủ đầu tư bán, cho thuê, cho thuê mua công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở) thì phần lợi nhuận thu được tính theo thực tế (trong trường hợp chưa tính được theo thực tế thì phải dự kiến phần lợi nhuận thu được để phân bổ) nhưng tối thiểu không được thấp hơn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn cho phần diện tích đất xây dựng các công trình kinh doanh thương mại này hoặc tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được phân bổ cho phần diện tích sàn nhà ở kinh doanh thương mại (đối với trường hợp bán, cho thuê, cho thuê mua 20% diện tích sàn nhà ở theo giá kinh doanh thương mại)”. Căn cứ vào các quy định nêu trên, đối với trường hợp chủ đầu tư bán cho người có nhu cầu và sau đó người mua tiếp tục chuyển nhượng căn hộ thuộc 20% diện tích sàn nhà ở theo giá kinh doanh thương mại trong dự án nhà ở xã hội cho đối tượng khác thì pháp luật về nhà ở không có quy định yêu cầu người mua cuối cùng phải nộp tiền sử dụng đất. Về cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Về cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Theo đó, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng vốn ngân sách được: (1) Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với nhà ở xã hội (kể cả quỹ đất để xây dựng các công trình kinh doanh thương mại trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội); (2) miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; (3) vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam; (4) hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội; (5) được dành 20% tổng diện tích đất trong phạm vi dự án nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại; (6) các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật (được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở xã hội do cơ quan có thẩm quyền ban hành, được áp dụng hình thức tự thực hiện đối với công tác tư vấn, thi công xây lắp v.v..). Ngoài ra, tại điểm a, b khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định trường hợp nhà ở xã hội là chung cư thì Chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành; trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Công văn 3439/BXD-QLN được ban hành ngày 16/7/2020. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm
Gỡ một số vướng mắc liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội
[ { "law_id": "100/2015/NĐ-CP", "text": "Nghị định 100/2015/NĐ-CP" }, { "law_id": "20/2016/TT-BXD", "text": "Thông tư 20/2016/TT-BXD" } ]
train
b06617b6-6b62-4ffa-b9d8-5a1bcbb2f50b
Mình thấy khi mua bán đất các bên (bên bán và bên mua) cần có một trái tim sắc bén (hơi lố) vì có những thứ dù chúng ta đã được học trên trường lớp nhưng khi chưa có kiến thức thực tế thì thường bị bỡ ngỡ. Thứ nhất là hợp đồng đặt cọc: Bạn phải nêu rõ đối tượng giao dịch là gì?: Chỉ có đất hay còn có cơ sở hạ tầng trên đất? Bạn phải nêu rõ bên nào là bên chịu thuế: Có hai loại thuế cơ bản trong giao dịch này là thuế Thu nhập cá nhân (thông thường bên bán chịu) và Lệ phí trước bạ (thông thường bên mua chịu), có thể có thêm Thuế sử dụng đất, Thuế VAT (nếu một trong các bên là tổ chức thương mại hay còn nói dễ hiểu là công ty kinh doanh bất động sản). Bạn phải nêu rõ là chi phí sang tên sổ đỏ là ai chịu? Thứ hai là hợp đồng chuyển nhượng: Khi ra công chứng tại văn phòng công chứng từ thường đã được soạn thảo theo một mẫu nhất định, không được trao đổi trước mặt công chứng viên. Bên công chứng họ gõ gõ cái hợp đồng thì đem ra bảo từng người ký tên, ký cũng không được thực hiện trước mặt công chứng viên. Nói chung vì khách hàng của văn phòng nhiều nên không thể làm chi tiết, đầy đủ. Nếu hợp đồng chuyển nhượng do vưn phòng công chứng lập sai với các thông tin cần thiết như vị trí thửa đất, số thửa.. thì bên công chứng chịu trách nhiệm sửa lại mà không tốn phí của 2 bên. Một vài ý trao đổi dựa trên thực tế. Mọi người có thể đọc tham khảo.
Một vài vấn đề khi mua bán đất khác với trên lý thuyết
[]
train
20300ce9-5175-4e05-9aa4-5238c3592263
Công ty Bình Dương có chi nhánh tại Bắc Ninh, Công ty muốn dùng tài sản do Chi nhánh đứng đứng tên để làm tài sản thế chấp cho cả công ty và chi nhánh vay tại ngân hàng số tiền 100 tỷ đồng.   Tài sản thế chấp là Quyền thuê lại đất (do tài sản đã được chi nhánh trả tiền thuê đất với công ty đầu tư, nhưng nguồn sử dụng đất là hàng năm)   Tư vấn giúp mình hợp đồng, điều kiện, điều khoản để hồ sơ tài sản hợp lệ, có hiệu lực.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 31/07/2020 15:12:53
Có được thế chấp quyền thuê đất?
[]
train
e0d768f9-96f5-4f75-886b-283620726838
Em có thuê nguyên căn 11 triệu với tiêu chí là ở 10 người. Em giao dịch thông qua mô giới, em báo với mô giới là ở 10 người. Tuy nhiên, bên mô giới lại báo với chủ nhà chỉ có 8 người. Tới ngày kí hợp đồng thì chủ nhà không chịu, em đã đặt cọc 10 triệu. Và em có thể lấy lại tiền cọc không ạ! Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 07/08/2020 05:44:23
Có thể lấy lại tiền cọc thuê nhà không?
[]
train
40a79514-ec0a-4060-8ea5-2e96ebb94e35
Nội dung này được quy định tại Điều 169 Luật Đất đai 2013, cụ thể thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất trong một số trường hợp như sau: - Nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê. Chị có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 55. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất. Chị có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 56. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận.
Các trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" } ]
train
ad902a10-8d78-47a2-8a65-1a6ca9f3bb2e
Kính gửi: Anh/Chị, Kính nhờ anh, chị tư vấn giúp tôi trường hợp sau:   - Ông A vay vốn tại Ngân hàng và thế chấp tài sản là nhà đất của mình. Khi không trả được nợ, Ngân hàng khởi kiện. Nhà trên đất xây lấn sang thửa bên cạnh 50cm chạy dọc thửa đất, Tòa án đã đo vẽ và sơ đồ kỹ thuật. Tòa án giải quyết tuyên: Xử lý tài sản là Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để xử lý thu hồi nợ (theo mốc giới theo bản vẽ, trong đó có thể hiện phần nhà lấn sang).   Tòa án tuyên như vậy có phù hợp?  Vậy nếu Ngân hàng yêu cầu Thi hành án, phần tài sản trên đất sẽ được phá dỡ thời điểm nào? Có ảnh hưởng đến người trúng đấu giá? Nhờ các anh/chị tư vấn.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 01/08/2020 08:37:23
Nhờ hỗ trợ về đất đai
[]
train
0e428d9f-1521-49ce-9038-08a02c7919ef
Xin kính chào các anh chị Luật sư. Ngày 26/04/2010, người nhà em có mua 129m2 đất ONT của nhà hàng xóm (129m2 đất này là 1 phần của thửa đất rộng hơn 300m2 của bên bán). Khi mua, hai gia đình có ra UBND  xã làm hợp đồng và đã được chứng thực, người nhà em cũng đã trả tiền bên bán. Do không hiểu luật nên người nhà em trả lại Giấy chứng nhận cho nhà hàng xóm và chỉ lấy bản hợp đồng có chứng thực của UBND xã về mà không thực hiện việc chuyển quyền tiếp theo quy định. Hiện nay, giá đất đã tăng gấp rất nhiều lần. Người nhà em muốn mượn lại Giấy chứng nhận của nhà hàng xóm để làm thủ tục chuyển quyền nhưng bị từ chối với rất nhiều lý do. Các anh chị Luật sư cho em hỏi: Người nhà em muốn thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đối với 129m2 đất nói trên mà bên bán không hợp tác như vậy thì có làm được không và phải làm như thế nào? Em chân thành cám ơn!
Thủ tục sang tên với đất mua từ 2010
[]
train
8da04fdd-2b4e-4ae7-9938-e1776c778db3
Hiện nay pháp luật quy định tòa nhà chung cư dùng để ở hoặc phức hợp mà có thang máy thì phải có đơn vị vận hành đúng chức năng, đúng quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều loại công trình nhà cao tầng như trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng cho thuê,  bệnh viện v.v... thì có thuộc loại bị bắt buộc phải có đơn vị vận hành không? Mong các luật sư giải đáp!Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/07/2020 15:58:05
Tòa nhà 100% thương mại cần có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của luật nhà ở không?
[]
train
ed16a532-aca1-4a82-81ec-9413b07c148b
Nhà tôi ở nội ô thành phố Tân An, Long An và hiện tại tôi muốn xây một nhà kho để chứa hàng hóa phục vụ cho việc kinh doanh. Vậy việc xây dựng nhà kho trong thành phố có phải xin cấp giấy phép xây dựng không?
Có cần phải xin cấp giấy phép xây dựng khi xây dựng nhà kho trong khu vực đô thị?
[]
train
c744fbe8-5a85-4fe9-9e5d-ec381b021893
Hiện nay, có quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng có vốn ngân sách theo TT26/2016/TT-BXD theo các nhóm dự án Vậy còn thời hạn lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng có vốn tư nhân được quy định như thế nào? Mong quý luật sư giải đáp!Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/07/2020 03:14:17
Quy định về thời gian lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng có vốn tư nhân?
[]
train
82ffc493-cacc-4bd8-a7eb-0a1bc02107e3
Chào luật sư.  Mẹ em có mua một mảnh đất của anh trai. đã có sổ bìa đỏ. khi địa chính đo có cắm mô mốc đằng trước( mặt tiền phía trước). phía sau là do trước đó chung 2 nhà là một cái ao nên không xác định được mô mốc. bây giờ gia đình em muốn bán cho nhà hàng xóm. nhưng địa chính nói rằng " phải có chữ kí của chủ hộ bên cạnh (là nhà bác em) thì họ mới xuống đo đạc" nhưng bác nhất định không kí. vậy giờ có cách nào để không cần chữ kí của bác mà địa chính vẫn đến đo đạc. và nhà em vẫn có thể bán đất được không ạ.  Em xin chân thành cảm ơnCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/07/2020 03:33:13
Nhà bên cạnh không ký giáp ranh có thể chuyển nhượng đất được không?
[]
train
06a1d90e-006b-4e99-a4d0-58db5c358b3c
Nội dung vụ án: Bà ngoại cho đất cháu nhưng sau đó nghe lời mấy người dì nên kiện đòi lại trên đất có nhà cấp 4 của người cháu đã xây từ lâu. Lúc khởi kiện bà ngoại nói đất này là của bà nhưng chưa được cấp giấy và đang do con bà là bà M đứng tên. Bà M cũng có văn bản đất này cấp nhầm lẫn cho bà M gửi Tòa án. kết quả tòa án buộc người cháu trả tiền đất cho bà ngoại để lấy quyền sử dụng đất. Tuy nhiên khi Bản án phúc thẩm cũng giữ nguyên bản án sơ thẩm nên án đã có hiệu lực pháp luật và người cháu đã trả đủ tiền cho bà ngoại thì bà ngoại và người liên quan là bà M cung cấp chứng cứ khiếu nại bản án phúc thẩm xử sai bằng việc cung cấp đất đã được cấp giấy cho bà M rồi nhưng tòa án nói đất của bà ngoại mà lấy giao cho người cháu. trong khi toàn bộ quá trình tố tụng  bà M  ủy quyền cho nguyên đơn và không tham gia gì và không cung cấp chứng cứ gì cho Tòa án. Trong các bản tự khai cũng khẳng định đất của mẹ bà bà không liên quan gì đến vụ án. người ủy quyền của bà M cũng khai đất không có cấp giấy cho ai.  Nay bà M gửi khiếu nại vào Văn phòng đất không cho người cháu kê khai đăng kí quyền sử dụng đất. Thi hành án thì nói không phải thẩm quyền của thi hành án. Tòa án thì nói đây là việc của thi hành án vì bản án đã có hiệu lực pháp luật  thi hành án và văn phòng đăng ký đất phải cho người cháu kê khai đăng kí nhưng thi hành án vẫn không làm và đùng đẩy trách nhiệm. Nay người cháu không biết phải làm sao? Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 29/07/2020 04:35:26
Bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không thể thi hành
[]
train
780a48cc-89e9-4247-b4ac-015380696e5a
A có 2 người con là B và C, A cho C trồng cây lâu năm trên đất của A. Sau đó vài năm, A có bán mảnh đất này cho người con đầu là B. B muốn làm nhà trên đất thì có quyền yêu cầu C chặt bỏ cây hay không?Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 29/07/2020 02:47:52
Việc bán đất có ảnh hưởng đến tài sản gắn liền với đất
[]
train
2e567ead-abfc-45d6-9d76-77e5da5f1084
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ (Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013). Theo Tiết a Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014: “Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”. Như vậy, các thửa đất liền kề hợp thửa tạo thành thửa đất mới thì các thửa đất đó phải có cùng mục đích sử dụng. Trường hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng mà muốn hợp thửa thì cần thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất để hợp thửa.Trường hợp sổ đỏ cấp chung đất ở và đất nông nghiệp Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014: Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó. Như vậy, pháp luật đất đai đã có quy định thể hiện thửa đất có các thời hạn sử dụng đất khác nhau trên Giấy chứng nhận. Theo Khoản 1 Điều 103 Luật Đất đai năm 2013 thì đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở. Khoản 1 Điều 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định: “1. Đất vườn, ao quy định tại Điều 103 của Luật Đất đai áp dụng đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở, kể cả thửa đất trong và ngoài khu dân cư thuộc các trường hợp sau: “a) Thửa đất hiện đang có nhà ở và vườn, ao; b) Thửa đất mà trên giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này có thể hiện nhà ở và vườn, ao nhưng hiện trạng đã chuyển hết sang làm nhà ở”. Việc các dự án đo đạc địa chính cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không tách phần đất ở mà lại cấp chung cả đất ở và đất nông nghiệp là do đối với các thửa đất ở có vườn ao thì không xác định được ranh giới rõ ràng của từng loại đất. Do vậy, tiết đ Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định “Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó”.
Đất hợp thửa phải cùng mục đích sử dụng
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "25/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 25/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "23/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 23/2014/TT-BTNMT" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" } ]
train
4e88e373-ffe8-4d06-ad5f-d0ece6e04ee3
Theo Nghị định 53/2017/NĐ-CP, giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng là giấy tờ thuộc một trong các loại sau: Tổng hợp những loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật đất đai sửa đổi 2001, Luật đất đai 2003. 2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản 2009. 3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994, Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994. 4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở 1991; Luật nhà ở 2005; Nghị định 81/2001/NĐ-CP; Nghị định 95/2005/NĐ-CP; Nghị định 90/2006/NĐ-CP; Nghị định 51/2009/NĐ-CP; Điều 31, Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; các giấy chứng nhận khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ. 5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013; Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/7/2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 7. Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. 8. Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. 9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của UBND cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật. 11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó. 12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.
Tổng hợp những loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng
[ { "law_id": "53/2017/NĐ-CP", "text": "Nghị định 53/2017/NĐ-CP" }, { "law_id": "3-LCT/HĐNN8", "text": "Luật đất đai 1987" }, { "law_id": "24-L/CTN", "text": "Luật đất đai 1993" }, { "law_id": "25/2001/QH10", "text": "Luật đất đai sửa đổi 2001" }, { "law_id": "13/2003/QH11", "text": "Luật đất đai 2003" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "38/2009/QH12", "text": "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản 2009" }, { "law_id": "60-CP", "text": "Nghị định 60/CP" }, { "law_id": "61-CP", "text": "Nghị định 61/CP" }, { "law_id": "51-LCT/HĐNN8", "text": "Pháp lệnh nhà ở 1991" }, { "law_id": "56/2005/QH11", "text": "Luật nhà ở 2005" }, { "law_id": "81/2001/NĐ-CP", "text": "Nghị định 81/2001/NĐ-CP" }, { "law_id": "95/2005/NĐ-CP", "text": "Nghị định 95/2005/NĐ-CP" }, { "law_id": "90/2006/NĐ-CP", "text": "Nghị định 90/2006/NĐ-CP" }, { "law_id": "51/2009/NĐ-CP", "text": "Nghị định 51/2009/NĐ-CP" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "01/2017/NĐ-CP", "text": "Nghị định 01/2017/NĐ-CP" } ]
train
7e87784c-18fe-4b7b-88ca-9d8c5c5191c2
Xin chào các luật sư !    Tôi có một số vấn đề xin các luật sư tư vấn giúp:   - Ông C. được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn vào ngày 05/01/2017. Công trình của ông C. được xây trên diện tích 190m2 (chiếm mật độ 32,15%), diện tích mảnh đất của ông C. là khoảng 600m2, công trình có lối ra vào là đường 24. Tuy nhiên, ngày 10/02/2017 thì ông C. được UBND Quận cho phép tách thửa đất 600m2 hiện có thành 4 mảnh đất (trong đó có mảnh đất 190m2 đang xây dựng) và ông đã bán cho vài người. Mảnh đất 190m2 và 1 mảnh đất khác có lối đi ra đường 24 thì vẫn thuộc sở hữu của ông C.. Sau đó, ông C. tiếp tục xây dựng công trình đã được cấp phép nhưng lúc này diện tích xây dựng có mật độ là 100%. Việc tách thửa và xây dựng này có đúng hay không ?   - Vì công trình 190m2 lúc này không có lối ra nên ông C. có ý định đấu nối giao thông vào hẻm của chúng tôi ở phía đuôi công trình. Tất cả các hộ dân trong hẻm đều phản đối quyết liệt vì đây là công trình nhà trọ cho khoảng 100 người ở. Việc đấu nối giao thông này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Việc làm này của ông C. có đúng hay không ? Nếu ông C. làm sai thì chúng tôi phải làm gì vì chúng tôi kiến nghị lên Quận thì Quận yêu cầu Phường hòa giải, thương lượng với ông Châu ! UBND Quận làm vậy là đúng hay sai ? Nếu sai thì chúng tôi nên làm gì?Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 28/07/2020 01:36:02
Xin giấy phép xây dựng rồi tách thửa có được không ?
[]
train
12bb8797-339c-48cc-a4b1-0457ab0ff51f
Trước tiên chúng ta phải xác định mình có thuộc trường hợp miễn giấy phép xây dựng hay không. Trường hợp miễn giấy phép xây dựng được nêu tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 có liên quan sửa chữa công trình như sau:"Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng ... 2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm: a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính; d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình; đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này; e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình; h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc; i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt; k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ." Nếu không thuộc trường hợp được miễn nêu trên, chúng ta phải tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình theo Điều 96 cùng văn bản trên: "Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình. 2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật. 3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo. 4. Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa." Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 26/07/2020 13:47:53
Sửa chữa nhà trọ có cần giấy phép xây dựng không?
[ { "law_id": "50/2014/QH13", "text": "Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014" } ]
train
ed2daf52-75d1-471e-9ebf-c0486effc5d6
Sau khi bị thu hồi đất đang sử dụng bên cạnh việc hỗ trợ bồi thường tiền hoặc bố trí nơi ở khác thì nếu nơi ở được bố trí quá xa nơi làm việc và người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng việc làm.   Thì Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ đối với nhóm lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất. Vậy NLĐ bị thu hồi đất sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc là ra sao?    1. Trường hợp NLĐ có đất bị thu hồi là đất nông nghiệp sẽ được Nhà nước hỗ trợ Căn cứ Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau: * Đối tượng được hỗ trợ ảnh hưởng sản xuất, thu nhập khi thu hồi đất. - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền. - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh, của công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây: + Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 129 Luật đất đai 2013. + Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương. * Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người thu hồi đất nông nghiệp. * UBND cấp tỉnh căn cứ cơ chế, chính sách giải quyết việc làm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, chỉ đạo việc lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người trong độ tuổi lao động tại địa phương. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm phải lấy ý kiến của người thu hồi đất. 2. Trường hợp NLĐ bị thu hồi đất ở ảnh hưởng đến kinh doanh thì được Nhà nước hỗ trợ Căn cứ Điều 21 Nghị định 47/2014/NĐ-CP hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở. - Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho các nhân khẩu trong độ tuổi lao động hiện có của hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi. - UBND cấp tỉnh căn cứ chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định và điều kiện thực tế tại địa phương quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp đối với từng loại hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi. 3. Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề đối với người có đất bị thu hồi Theo Điều 3 Quyết định 63/2015/QĐ-TTg quy định NLĐ người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm; - Trong độ tuổi lao động. Ngoài ra, NLĐ bị thu hồi đất được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất. 4. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi NLĐ bị thu hồi đất tham gia đào tạo nghề được hỗ trợ như sau: - Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng: Được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 46/2015/QĐ-TTg năm 2015 về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; - Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng: Được hỗ trợ học phí cho một khóa học. Mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật. Kinh phí hỗ trợ được bố trí từ kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt; - Vay vốn theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Như vậy, NLĐ có đất bị Nhà nước thu hồi mà có ảnh hưởng đến lao động, việc làm mà có nhu cầu sẽ được Nhà nước hỗ trợ việc làm theo các quy định như trên.
NLĐ bị thu hồi đất sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm ra sao?
[ { "law_id": "47/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 47/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "47/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 47/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "47/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 47/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "47/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 47/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật đất đai 2013" }, { "law_id": "63/2015/QĐ-TTg", "text": "Quyết định 63/2015/QĐ-TTg" }, { "law_id": "46/2015/QĐ-TTg", "text": "Quyết định 46/2015/QĐ-TTg" } ]
train
39ed35dd-f668-4b19-9f1d-579b27238710
Chào các a c luật sư và các thành viên trong diễn đàn. Nhà cô chú e đang gặp vấn đề trong quá trình xây dựng như sau: Trước khi chuẩn bị thi công xây dựng nhà cấp 4. Thì gia đình cô chú có ký hợp đồng xây dựng nhà ở với bên chủ thầu (cá nhân ) nhưng ko có công chứng.trong quá trình xây dựng thì bên chủ thầu đã vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu ko như thoả thuận trong hợp đồng,yêu cầu thanh toán số tiền vượt quá số tiền ứng trong hợp đồng,dừng thi công kéo dài 1 tháng chỉ là 2-3 buổi.tự ý cho thợ lấy vật liệu xây dựng để trừ vào tiền công thợ.hiện tại tường nhà đã bị nứt và đã dừng thi công cách đây 1 tháng.nhà chưa hoàn thiện ạ.vậy các a chị luật sư cho e hỏi trường hợp gia đình cô chú muốn yêu cầu bên nhà thầu bồi thường thiệt hại và để cho bên nhà thầu khác phá đi làm lại thì có được bồi thường không và thợ lấy vật liệu đi thì có thể lấy về ko ạ.xin cảm ơn nhiềuCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 07/08/2020 01:52:06
Xin tư vấn về việc bên nhà thầu vi phạm hợp đồng xây dựng nhà ở?
[]
train
b4ba99e5-02b9-4bd6-8ab1-e618ae07be55
Kính chào các Luật sư! Bố mẹ tôi có thửa đất sử dụng từ những năm 1970, có giấy CNQSD đất.  Năm trước bố mẹ tôi làm thủ tục tách miếng đất thành 3 phần (làm việc với địa chính UBND xã), bây giờ thửa đất được chia làm 3 phần với 3 giấy CNQSD đất của bố mẹ, anh trai tôi và tôi. Tuy nhiên, trước khi tách thành 3 phần thì giấy CNQSD đất của bố mẹ tôi không có bất kỳ ghi chú nào về hàng lang an toàn giao thông cũng như chỉ giới giao thông, khi tách giấy CNQSD đất mới thì địa chính xã lại vẽ thêm "chỉ giới giao thông" vào giấy CNQSD đất và đồng thời trong mục ghi chú có ghi là "thửa đất có xxx m2 đất thuộc chỉ giới hàng lang đường giao thông." Đất nhà em nằm ở mặt đường trong thôn, đi ra cánh đồng, trước giờ không phải là đường giao thông chính ở địa phương. Các luật sư cho em hỏi: - Như vậy việc địa chính xã vẽ thêm chỉ giới giao thông khi tách giấy CNQSD đất (trong khi bao nhiêu năm trước đó không hề có) là đúng hay chưa, và theo quy định cụ thể nào ạ? - Nếu đúng, vậy việc chỉ ghi chung chung là "thửa đất có xxx m2 đất thuộc chỉ giới hàng lang đường giao thông." mà không có tên dự án, quyết định quy hoạch... nào đó thì có hợp lý không ạ? - Trong các TH sau này em bị thu hồi đất thì phần diện tích xxx thuộc chỉ giới giao thông như trong ghi chú có được đến bù không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!    Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 09/07/2020 09:41:46
Bị vẽ thêm chỉ giới giao thông vào GCNQSD đất khi tách thửa
[]
train
7e9678fc-c4c8-4e36-9da4-47e03946f289
Đất 5% trước kia nhà nước cấp đến nay dân có còn được hưởng không hay họ sẽ thu hồi lại?Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 09/07/2020 06:58:43
Đất 5% trước kia nhà nước cấp giờ mình có được hưởng không?
[]
train
7fa07540-80f7-4366-bb52-d1c392dbbdf7
Theo Báo Thanh niên Ngày 1.7, TAND TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là vợ chồng ông Phan Quý (ngụ Q.12, TP.HCM) và bị đơn là ông Lê Văn Dư, ông Lê Sĩ Thắng, ông Khâu Văn Sĩ (cùng ngụ Q.Gò Vấp). Sau khi nghe phán quyết của tòa án, bà Trần Thị Mỹ Hiệp (vợ ông Dư) ra lan can lầu 1 của trụ sở TAND TP.HCM để nhảy lầu tự tử nhưng được bảo vệ tòa và những người tham gia phiên tòa can ngăn kịp thời. Ngay sau đó, clip nhảy lầu tự tử của bà Hiệp được tải lên mạng xã hội, gây bức xúc dư luận. Xem toàn bộ bản án dưới đây:   Cập nhật bởi MinhPig lúc: 09/07/2020 04:41:12
Bản án phúc thẩm vụ án có đương sự định nhảy lầu
[]
train
8e57cd26-f271-4bce-9795-fa4a40a0906e
Cho e hỏi hiện nay e có lô đất chưa lên thổ cư mà đã làm nhà 2 tầng ( không có phép) vậy bây giờ em lên thổ cư thì nhà của e vẫn tính là xây dựng không phép ạ?  Và sau này có bị chính quyền yêu cầu tháo ttháo dỡ không ạ. Cả nhà giúp e với ạ Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 09/07/2020 00:48:57
Đất chưa lên thổ cư nhưng đã có nhà 2 tầng vậy khi lên thổ cư nhà đó tính là xây dựng không phép không?
[]
train
2c058412-e5ca-47c5-9fe4-3cca4d13794d
Điều 1, Luật đất đai 1993 quy định như sau: 1- Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xin nhờ mọi người giải thích giùm tôi: A. Hiểu nghĩa của câu sử dụng đất ổn định trong trường hợp này như thế nào? thời gian bao lâu được coi là ổn định? Điều này có mối quan hệ thế nào với điều 255 Luật dân sự 1995:Điều 255. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 1- Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2- Người chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân, không có căn cứ pháp luật, thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó. B. Nhà đất thuộc diện nhà vắng chủ, nhà đất diện của Người chế dộ cũ, đất đai đưa vào HTX...Khi  thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước VNDCCH, CPCMLTCHMNVN và CHXHCNVN (gọi tắt là Nhà nước) thì trình tự thủ tục quản lý nhà đất đó như thế nào? Có quyết định về nhà nước quản lý nhà đất đó hay ko? Rất mong được accs bạn hiểu biết rõ về Luật đất đai và các tranh chấp đất đai giúp làm rõ những vấn đề trên. Xin chân thành cám ơn. Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 06/07/2020 09:17:34
Thắc mắc về Luật đất đai 1993
[ { "law_id": "44-L/CTN", "text": "Luật dân sự 1995" } ]
train
6dd20b12-cf90-4490-a16d-53c07dfe0a45
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp sau mà không có tranh chấp thì được cấp GCN QSDĐ quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:   Ảnh minh họa: Đất vi phạm vẫn được cấp GCN QSDĐ            Trường hợp 1: Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm. Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp 2: Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau: - Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường. Trường hợp 3: Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau: - Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cập nhật bởi admin lúc: 04/08/2020 08:35:47
Các trường hợp đất vi phạm vẫn được cấp GCN QSDĐ
[ { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" } ]
train
8e40bf37-25b6-4fc8-9a56-e59ee6e11f22
Chào Thu Viện Pháp luật, Tôi có mua 1 căn nhà liền kề của chủ đầu tư (bất động sản hình thành trong tương lai) với giá 980tr.  Tôi đã thanh toán tiền cọc 60tr và 340tr tiền trong giai đoạn 1 (tổng cộng 400tr). và chủ đầu tư cam kết trong hợp đồng là nhà sẻ hoàn thiện trong vòng 2 năm. nhưng khi hết 1 năm thì chủ đầu tư thông báo là vị trí đất tôi mua nhà không thể xây được nhà (do người dân khu vực đó không bán) và đề nghị tôi chuyển sang 1 vị trí khác với giá la 1.4 tỷ. lúc này thì chủ đầu tư định giá căn nhà tôi đặt cọc mua lúc trước là 1.2 tỷ. và tôi phải bù thêm vào 200tr để mua căn nhà ở vị trí mới. Xin hỏi, chủ đầu tư làm vậy có bị sai luật không? và tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi của mình?Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 06/07/2020 08:32:37
Chủ đầu tư sai hợp đồng, làm thế nào để lấy lại quyền lợi?
[]
train
a438195b-a03e-4d2e-995d-42adf4475e23
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì hành vi lấn, chiếm đất được xem là hành vi vi phạm bị pháp luật cấm. Khi xảy ra các trường hợp bị lấn chiếm đất thì  các bên có thể có thể tự hòa  giải với nhau, nếu không hòa giải được thì có thể yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất đứng ra hòa giải, nếu không tìm được tiếng nói chung thì có thể khởi kiện ra tòa, yêu cầu tòa án giải quyết. Hình ảnh minh họa: Lấy lại phần diện tích bị lấn chiếm 1. Hòa giải ở cấp cơ sở. Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai  2013 hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất được tiến hành khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được và gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất. Bước 2: UBND xã giải quyết đơn yêu cầu. - Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất; - Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: +  Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; +  Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; + Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; + Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; + Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; + Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. (Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) - Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Lưu ý: Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành (Theo khoản 1 Điều 88 Nghị định  43/2014/NĐ-CP) Bước 3: Thông báo kết quả hòa giải. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: + Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; + Thành phần tham dự hòa giải; + Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); + Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Kết quả hòa giải sẽ có hai trường hợp Trường hợp 1: Trường hợp hòa giải thành – Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. – Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp 2: Trường hợp hòa giải không thành. - Trường hợp đương sự có Sổ đỏ hoặc Giấy tờ về quyền sử dụng đất thì thực hiện khởi kiện vụ án ra Tòa án nhân dân nơi có đất theo thủ tục Tố tụng dân sự - Trường hợp đương sự không có Sổ đỏ hoặc Giấy tờ về quyền sử dụng đất thì lựa chọn Gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp tới UBND cấp có thẩm quyền hoặc Khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. (theo Điều 203 luật Đất đai 2013) 3. Khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa án. Bước 1: Làm hồ sơ khởi kiện -  Đơn khởi kiện theo Mẫu 01 kèm Ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán đất; Giấy tờ xác nhận của UBND xã về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật; - Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu ( bản sao công chứng hoặc chứng thực) - Biên bản hòa giải không thành của ủy ban nhân dân cấp xã ( phường) - Các giấy tờ liên quan khác: Sổ địa chính,giấy tờ chứng minh nguồn gốc mảnh đất… Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Dân sự 2015 Người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại tòa án cấp huyên nơi có đất (nếu ở xa hoặc không nộp trực tiếp được có thể gửi bằng đường bưu chính hoặc nôp tại Cổng thông tin điện tử của Tòa án). Bước 3: Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: - Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; -  Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này; -  Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; -  Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu hồ sơ đầy đủ thì tòa án: + Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí. + Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa. + Sau đó tòa sẽ thụ lý. Bước 4: Thụ lý và giải quyết tranh chấp. Mời bạn xem biểu mẫu 01 tại file đính kèm Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm Cập nhật bởi admin lúc: 06/07/2020 01:22:59
Làm sao để lấy lại phần diện tích đất bị lấn chiếm?
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": " Nghị định  43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "05/2012/NQ-HĐTP", "text": "Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP" }, { "law_id": "91/2015/QH13", "text": "Bộ luật Dân sự 2015" } ]
train
47f5081b-47f6-403d-ac67-9777f78764cf
Thưa luật sư! Tôi xin phép được trình bày và xin ý kiến luật sư tư vấn giúp tôi sự việc như sau! Tôi có đặt cọc mua 1 mảnh đất với số tiền là 30.000.000 ( ba mươi triệu đồng)cho một người "cò đất"không phải là chủ thực sự của mảnh đất.và trong giấy đặt cọc có ghi rõ tên chủ mảnh đất và địa chỉ cụ thể của mảnh đất ( số lô ,số thửa) và người nhận cọc cũng viết là nhận thay chủ đất. Nhưng sau đó qua tìm hiểu tôi biết được chủ đất này thực tế đã bán mảnh đất này cho người khác từ rất lâu rồi và họ đã ký giấy công chứng treo tại phòng công chứng.( công chứng treo theo tôi hiểu là trong hợp đồng mới chỉ vào tên người bán mà chưa vào tên người mua). Và người bán sau khi ký vào hđcn đã nhận đủ tiền nên họ không còn liên quan nữa. Chính vì lo sợ những rủi do có thể gặp nên tôi quyết định không mua lô đất trên nữa! Vậy tôi có thể xin nhận lại tiền cọc hay không? Vì thời điểm tôi đặt cọc người cò đất kia không hề có uỷ quyền của người chủ đứng tên trong sổ đỏ và người liên hệ với tôi tự nhận là người bán cũng ko phải là chủ đứng tên trong sổ đỏ, mà chỉ là người đầu tư mua đi bán lại! Như thế thì hợp đồng đặt cọc có thể được xem là vô hiệu hay không? Kính mong luật sư tư vấn cho tôi! tôi xin trân thành cảm ơnCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 04/07/2020 01:29:00
Hỏi đáp các vấn đề về đặt cọc và uỷ quền nhận cọc mua bán nhà đất
[]
train
c2527e0b-4643-4b46-b40d-7325c8e2b181
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng. Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số nội dung về hợp đồng xây dựng; công bố và hướng dẫn sử dụng mẫu hợp đồng thi công xây dựng, mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng, mẫu hợp đồng Thiết kế - Mua sắm vật tư, thiết bị - Thi công xây dựng công trình (sau đây viết tắt là EPC).   Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và hợp đồng xây dựng giữa doanh nghiệp dự án với các nhà thầu xây dựng thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.   Các tổ chức, cá nhân tham khảo các quy định tại Thông tư này để xác lập và quản lý hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn khác. Đối với hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi phát sinh từ Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.  Điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng Thông tư quy định việc điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng. Theo đó, việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 50/2021/NĐ-CP. Khi điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung hợp đồng thì phải ký kết phụ lục hợp đồng làm cơ sở điều chỉnh giá hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hoặc trình phê duyệt dự toán điều chỉnh, phát sinh theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và hợp đồng xây dựng làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tính chất công việc, loại giá hợp đồng, đồng tiền thanh toán và phải được thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng thực hiện thanh toán theo thời gian (theo tháng, tuần, ngày, giờ) thì việc điều chỉnh mức tiền lương cho chuyên gia thực hiện theo công thức điều chỉnh cho một yếu tố chi phí nhân công tại mục I Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng Thông tư cũng quy định việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Bên giao thầu và Bên nhận thầu có trách nhiệm đánh giá tác động của các sự kiện bất khả kháng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng để xác định, quyết định điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP cần thực hiện các công việc sau: a) Bên giao thầu, Bên nhận thầu căn cứ yêu cầu tạm dừng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đánh giá tác động đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng làm cơ sở xác định, thỏa thuận điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng. b) Trường hợp phát sinh chi phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng thì Bên giao thầu, Bên nhận thầu căn cứ nội dung hợp đồng, hướng dẫn của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự kiện dẫn đến tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng làm cơ sở xác định, thỏa thuận về các khoản mục chi phí phát sinh hợp lý. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng theo Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-BXD như sau: - Việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 13 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP). - Việc điều chỉnh khối lượng công việc giữa các thành viên trong liên danh nhà thầu không làm thay đổi giá hợp đồng xây dựng thì chủ đầu tư quyết định trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất của các thành viên liên danh và năng lực, kinh nghiệm của từng thành viên, đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả, tiến độ của hợp đồng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2023 và thay thế các Thông tư: Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng, Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình và Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
Quy định điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng
[ { "law_id": "37/2015/NĐ-CP", "text": "37/2015/NĐ-CP" }, { "law_id": "50/2021/NĐ-CP", "text": "50/2021/NĐ-CP" }, { "law_id": "37/2015/NĐ-CP", "text": "37/2015/NĐ-CP" }, { "law_id": "37/2015/NĐ-CP", "text": "37/2015/NĐ-CP" }, { "law_id": "37/2015/NĐ-CP", "text": "37/2015/NĐ-CP" }, { "law_id": "37/2015/NĐ-CP", "text": "37/2015/NĐ-CP" }, { "law_id": "50/2021/NĐ-CP", "text": "50/2021/NĐ-CP" }, { "law_id": "07/2016/TT-BXD", "text": "07/2016/TT-BXD" }, { "law_id": "08/2016/TT-BXD", "text": "08/2016/TT-BXD" }, { "law_id": "09/2016/TT-BXD", "text": "09/2016/TT-BXD" }, { "law_id": "30/2016/TT-BXD", "text": "30/2016/TT-BXD" } ]
train
33be77be-8a08-4931-b38f-b43db0d14aa6
Luật sư cho tôi hỏi. Tôi có đặt cọc mua 1 căn nhà thổ cư 250 triệu đồng. Nhưng khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng để giải ngân thì bên định giá của ngân hàng phát hiện ra " Trích lục sổ đỏ sai khác với thực tế cụ thể trên sổ đỏ diện tích là 43,2 m2 còn thực tế là 47m2, hình dáng căn nhà trên sổ là hình ngũ giác (5 cạnh) nhưng thực tế nhà hình chữ nhật (4 cạnh rất vuông góc) phía ngân hàng nghi ngờ khả năng lấn chiếm đất cho nhà vuông và sau này tranh chấp có thể xảy ra nên không đồng ý cho vay tiền để giải ngân mua nhà. Phía ngân hàng yêu cầu phải đính chính lại sổ đỏ nhưng chủ nhà không đồng ý, bảo bán nhà theo hiện trạng thực tế.  Nay vì ngân hàng từ chối chúng tôi không có đủ tiền mua. Đồng thời giấy tở sổ đỏ khác với hiện trạng thực tế của nhà nên tôi không mua nữa cũng để tránh xảy ra rủi ro và tranh chấp ko đáng có sau này. Tôi xin lại số tiền đặt cọc nhưng chủ nhà ko có ý trả lại dù nhiều lần tôi đã rất hợp tác và thiện chí làm việc với chủ nhà mà còn thách thức kiện ra tòa   Trong hợp đồng đặt cọc có điều khoản " Cam kết bán bất động sản hợp pháp và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến bất động sản trên và bên bán hỗ trợ bên mua làm thủ tục nếu bên mua cần vay ngân hàng bằng thế chấp tài sản mua"    Rất mong quý luật sư tư vấn giúp tôi phải làm gì trong trường hợp này ạ   Tôi xin trân trọng cảm ơn!Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 04/07/2020 01:31:27
Tôi có thể lấy lại tiền đặt cọc mua nhà đất thổ cư không?
[]
train
4fbb0222-21a4-4301-a65e-cbe11c981f30
Hiện nay, với giá đất ngày một cao mọi người có xu hướng mua nhà đất thế chấp ngân hàng với những điểm lợi như mức giá rẻ, có địa điểm tốt, nguồn gốc đất được ngân hàng kiểm tra. Tuy vậy, vẫn tồn tại một số rủi ro. Hình ảnh minh họa:  Rủi ro khi mua nhà đất thế chấp ngân hàng Nhà đất được xem là tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nên theo khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp có quyền bán nhà đất nếu có sự đồng ý của ngân hàng (bên nhận thế chấp). Như vậy, nếu muốn bán nhà đất đang thế chấp ngân hàng thì trong hợp đồng phải có chữ ký của ngân hàng, được xem là bên thứ ba có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản. 1. Quy trình chuyển nhượng trương hợp nhà đất thế chấp ngân hàng.Bước 1: Các bên mua bán nhà đất thế chấp ở ngân hàng phải đến ngân hàng xin sự đồng ý của ngân hàng theo khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015. Tiến hành ký cam kết 3 bên gồm bên mua nhà, bên bán nhà và ngân hàng về việc thanh toán tiền mua nhà giữa hai bên mua bán và bên bán nhà thanh toán khoản nợ vay với ngân hàng. Cam kết cần có chữ ký 3 bên và công chứng. Bước 2: Chủ đất tiến hành làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp theo Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP. Bước 3: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Bước 4: Làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đóng thuế cho nhà nước. 2. Những rủi ro mua bán nhà đất thế chấp ngân hàng. Nhưng theo cách trên thì rất mất thời gian của bên mua và bên bán vì quá trình xin được sự đồng ý của ngân hàng sẽ rất là tốn thời gian và hầu như là bên phía ngân hàng sẽ không đồng ý vì mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Cách mà mọi người thường hay sử dụng nhất là bên mua sẽ gửi tiền cho bên bán để bên bán thực hiện các thủ tục trả nợ cho ngân hàng để lấy lại các giấy tờ nhà đất đang thế chấp. Rồi sẽ làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất. Đây là cách nhanh, và tiện lợi nhất nhưng lại mang lại nhiều rủi ro: + Trong quá trình hai bên ký hợp đồng mua bán nhà nhưng chưa có sự đồng ý của ngân hàng hoặc chưa thanh toán hết nợ cho ngân hàng thì hợp đồng này được xem là vô hiệu vì nó trái với quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của bên thứ 3 là ngân hàng. + Còn trong quá trình chuyển tiền để bên bán hoàn tất thủ tục nhận lại giấy tờ của ngân hàng mà hai bên không ký kết bất kỳ giấy tờ gì, hoặc bên mua không giữ lại các biên lai, giấy tờ chứng minh bên bán đã nhận tiền thì khả năng mất tiền rất cao, khi bên bán bất ngờ đổi ý. + Trong một số trường hợp người bán cấu kết với nhân viên ngân hàng để lừa người mua, khi người mua chuyển tiền cọc hay tiền mua bán đất liền lật lọng. Cập nhật bởi admin lúc: 04/07/2020 01:29:25
Rủi ro khi mua nhà đất đang thế chấp ngân hàng
[ { "law_id": "91/2015/QH13", "text": "Bộ luật Dân sự 2015" }, { "law_id": "102/2017/NĐ-CP", "text": "Nghị định 102/2017/NĐ-CP." } ]
train
b3b0a33f-3c9b-4083-99f3-f7aa805e3095
Xin luật sư tư vấn cho em trường hợp này   Năm 2000, gia đình em có chuyển nhượng lại 3ha đất cho 1 người hàng xóm đã đóng cọc (khi đo đạc thực tế thì lại lớn hơn giá trị 3ha) nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng, sau đó người ta khai phá và sử dụng luôn mảnh đất phía sau và bên cạnh khu đất em đã chuyển nhượng cho họ. gia đình em thì luôn cho rằng, khi tách sổ sẽ đo đạc thực tế, nếu thiếu sẽ bù thừa sẽ trả lại nên không can thiệp vào, để người ta sử dụng. nay họ yêu cầu gia đình em tách sổ cho toàn bộ thửa đất nói trên, nhưng gia đình em chỉ đồng ý chuyển nhượng đúng 3ha đất như đã thỏa thuận. hai bên xảy ra tranh chấp. xin luật sư tư vấn cho em trường hợp này lsao để lấy lại được đất ạ. tất cả thỏa thuận chỉ bằng miệng, k có hợp đồng gì cả ạ. bây giờ tòa án khi đo đạc thực tế thì thấy đât nhà e dư ra so với diện tích đất trong sổ đỏ nên đồng ý công nhận qsdđ đối với toàn bộ mảnh đất cho nhà hàng xóm ạ   Xin luật sự tư vấn giúp em ạCập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 03/07/2020 05:18:19
Tranh chấp đất khai hoang
[]
train
ce58612d-acf5-428f-b7bd-e561f7204862
Hiện nay, nhiều người thực hiện việc mua căn hộ tại các tòa nhà chung cư. Mặc dù trong Hợp đồng có thỏa thuận về việc Chủ đầu tư sẽ thực hiện các thủ tục xin cấp và bàn giao cho chủ căn hộ "giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất". Tuy nhiên, sau khi chủ căn hộ thực hiện việc thanh toán 95% như hợp đồng quy định và nhận căn hộ. Thì Chủ đầu tư lại không thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng về việc làm thủ tục xin cấp "sổ hồng". Đối với trường hợp này, người mua căn hộ muốn khởi kiện chủ đầu tư thì phải làm gì, đưa ra yêu cầu khởi kiện như thế nào? và căn cứ pháp lý ở đâu vây? Mong mọi người giải đáp thắc mắc dùm, xin cảm ơn!Cập nhật bởi admin lúc: 04/07/2020 07:46:22
Không bàn giao “sổ hồng” người dân phải làm gì để kiện chủ đầu tư?
[]
train
d52ff63a-178a-4712-bc26-3d072694e1ef
Em có 1 miếng đất mà mẹ em đã cho em trước khi em chưa có vợ. Sao khi cưới vợ về ở được 10 năm rồi giờ ly hôn. Vợ em có được chia đất mà mẹ em đã cho em trước khi có vợ hay không? Mong luật sư giải đáp giúp em.  
Được cho mảnh đất trước khi cưới vợ, khi ly hôn có phải chia?
[]
train
c117ec9b-dc83-4979-acdc-e775fafd3d2f
Căn cứ theo Điều 149 Luật Đất đai 2013 thì hoạt động này vẫn có thể thực hiện được - nếu công ty thuê đất trả tiền một lần cho suốt thời gian thuê."Điều 149. Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề ... 3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này; b) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 175 của Luật này. 4. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này. 5. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đã được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án mà không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án nếu có nhu cầu được Nhà nước xem xét cho thuê đất theo quy định của Luật này". Thông thường, KCN chỉ cho thuê khi có các dự án đầu tư - trường hợp công ty đang sử dụng đất chuyển nhượng lại cho một cá nhân khác mà cá nhân đó không có dự án đầu tư (tức là vi phạm quy hoạch của KCN) thì KCN sẽ từ chối. Hai bên thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng; sau đó thủ tục áp dụng theo Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Hồ sơ nộp khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT. Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/06/2020 14:34:48
Chuyển nhượng đất trong cụm khu công nghiệp?
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" }, { "law_id": "43/2014/NĐ-CP", "text": "Nghị định 43/2014/NĐ-CP" }, { "law_id": "33/2017/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 33/2017/TT-BTNMT" } ]
train
a5ff8b71-c8e9-483f-be66-280a74f1c5a2
Gia đình em có mảnh đất muốn được chuyển từ vườn tạp sang đất ở, bố em thuộc diện thương binh tỷ lệ là 62% và chất độc da cam, vậy gia đình em có được hưởng chế độ miễn giảm tiền khi chuyển mục đích sử dụng đất không?Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/06/2020 13:51:01
Miễn giảm tiền khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với thương binh
[]
train
bc7f4643-990a-4f94-a769-184c3a105ccc
Nếu người bán ở nước ngoài mà không về Việt Nam để ký kết hợp đồng được thì người bán phải là Giấy ủy quyền cho một người khác ở Việt Nam, giấy ủy quyền này phải được công chứng ở Cơ quan lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. Sau đó, người bán gửi Giấy ủy quyền này về cho người được ủy quyền tại Việt Nam. Người được ủy quyền và người mua ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rồi mang hợp đồng này đến Văn phòng công chứng tại nơi có đất để công chứng. Sau khi có hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng rồi thì người mua nộp hồ sơ làm thủ tục sang tên như bình thường. Thủ tục sang tên áp dụng khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai và sửa đổi thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành). Hồ sơ bao gồm: - Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có công chứng; - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;  Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/06/2020 14:27:25
Người Việt Nam đang ở nước ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng đất
[ { "law_id": "24/2014/TT-BTNMT", "text": "Thông tư 24/2014/TT-BTNMT" } ]
train
be6f5bdd-48a1-4c8f-9fe2-3da01d6f19f6
Về việc chuyển quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ tài chính chính bao gồm các loại: 1. Thuế TNCN của người chuyển nhượng: Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân (×) với thuế suất 2% (Điều 21 Thông tư 111/2013/TT-BTC). 2. Lệ phí trước bạ: mức lệ phí sẽ là 0,5% giá trị giao dịch (theo Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ). + Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ. + Trường hợp giá nhà, đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà cao hơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất là giá tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà. + Mức thu lệ phí trước bạ trường hợp này khống chế tối đa là 500 triệu đồng/1 tài sản/1 lần trước bạ 3. Các phí và lệ phí khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai: Theo quy định của từng địa phương (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC) 4. Ngoài ra, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ còn phải công chứng, mức phí công chứng sẽ tính theo hướng dẫn tại Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện  Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/06/2020 14:20:27
Thuế, phí phát sinh khi chuyển quyền sử dụng đất
[ { "law_id": "111/2013/TT-BTC", "text": "Thông tư 111/2013/TT-BTC" }, { "law_id": "85/2019/TT-BTC", "text": "Thông tư 85/2019/TT-BTC" }, { "law_id": "257/2016/TT-BTC", "text": "Thông tư 257/2016/TT-BTC" } ]
train
b5612579-4784-464d-9529-306a63c703d8
Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 có quy định: “…Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” Như vậy, trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo quy định tại Điều 100 và 101 của Luật Đất đai 2013). Do đó, nếu đất của người để lại di sản đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì những người thừa kế có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và chia thừa kế trước rồi tiến tới làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau. Và theo Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP (sửa đổi Khoản 1 Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP):"54. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 như sau: "1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật: ... c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.” Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 30/06/2020 14:46:34
Thừa kế QSDĐ, nhưng mảnh đất đó không có giấy chứng nhận QSD đất?
[ { "law_id": "45/2013/QH13", "text": "Luật Đất đai 2013" } ]
train
143a166d-3e1a-4ec5-818e-8563230f2004
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
4
Edit dataset card