question
stringlengths
1
9.04k
answer
stringlengths
0
64.6k
field
stringclasses
27 values
time
stringlengths
19
19
relevant
stringlengths
0
456
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Viên chức nghiện ma túy thì bị xử lý như thế nào đối với công việc? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Tại Điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức có quy định như sau: - Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: + Khiển trách; + Cảnh cáo; + Buộc thôi việc. - Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: + Khiển trách; + Cảnh cáo; + Cách chức; + Buộc thôi việc. Cùng với đó, tại Khoản 4 Điều 13 LUật này cũng có quy định: Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; => Như vậy, theo các quy định trên thì có thể thấy, đối với công việc, nếu viên chức mà nghiện ma túy thì sẽ bị buộc thôi việc bạn nhé. Ngoài ra, viên chức nghiện ma túy cũng có thể bị áp dụng các biện pháp về cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng để cai nghiện. Trên đây là nội dung giải đáp về việc xử lý đối với viên chức nghiện ma túy. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-01-23T14:02:00
27/2012/NĐ
Đơn giản hóa thủ tục xin phép nhập khẩu hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành làm nguyên liệu sản xuất được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Trí Hoàng. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến việc xin phép nhập khẩu hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn, Ban biên tập cho tôi hỏi các thủ tục xin phép nhập khẩu hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành làm nguyên liệu sản xuất được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (0939***)
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục xin phép nhập khẩu hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành làm nguyên liệu sản xuất được quy định tại Tiểu mục 2 Mục IV Phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Nghị quyết 62/NQ-CP năm 2010 như sau: Áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu liên thông với thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn. Khi cấp chứng nhận lưu hành sản phẩm hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn Bộ Y tế cấp xác nhận nguyên liệu được phép nhập khẩu để doanh nghiệp nhập khẩu không phải xin phép nhiều lần. Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục xin phép nhập khẩu hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành làm nguyên liệu sản xuất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 62/NQ-CP năm 2010. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-04T14:02:00
62/NQ
Xin hỏi cá nhân muốn được tư vấn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thì yêu cầu phải có bằng đại học không?
Căn cứ Khoản 8 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định nội dung trên như sau: Cá nhân được hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong tổ chức có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có một trong các bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính và các chuyên ngành khác có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Có thời gian công tác trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đến đất đai từ 24 tháng trở lên và đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng cấp trở lên. Như vậy, theo quy định trên thì một trong những điều kiện về chuyên môi là phải có bằng đại học phù hợp với ngành nghề trên. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-04-22T14:07:00
148/2020/NĐ
Hiện nay, tôi tham gia công tác ở xã (cán bộ không chuyên trách cấp xã), tôi và một số anh em rất muốn nắm được các chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ không chuyên trách ở cấp xã. Hiện nay, chúng tôi đang hưởng phụ cấp, nếu muốn tham gia đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) có được không? Khi muốn đi học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ chuyên môn thì có được hưởng chế độ đãi ngộ như cán bộ chuyên trách cấp xã hay không? Rất mong nhận được câu trả lời của BBT Cổng GTĐT.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: Nghị định số 92 ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh do HĐND cấp tỉnh quy định với mức không vượt quá hệ số 0,1 mức lương tối thiểu chung (ví dụ mức lương tối thiểu chung hiện nay là 650.000 đồng thì người hoạt động không chuyên trách ở xã chỉ được hưởng mức trợ cấp dưới mức 650.000 đồng). Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ các địa phương theo mức bình quân bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi người hoạt động không chuyên trách. UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách; mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh; mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh; mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách theo loại đơn vị hành chính cấp xã, thôn, tổ dân phố phù hợp quy định theo phân loại cấp xã loại 1,2,3; quy định mức khoán kinh phí hoạt động của các đoàn thể ở cấp xã theo số lượng những người hoạt động không chuyên trách quy định tại Điều 13 Nghị định này đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đào tạo bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như: Được cấp tài liệu học tập; Được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập. Như quy định trên thì những người hoạt động không chuyên trách không được đóng bảo hiểm bắt buộc mà chỉ được tham gia bảo hiểm tự nguyện.
bộ máy hành chính
2016-08-30T18:03:00
2/3
Thành viên đoàn đánh giá hồ sơ đề nghị chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cần phải đáp ứng được điều kiện gì? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này không? Mong mọi người giải đáp giúp tôi câu hỏi trên. Thanh Phong - Bình Dương
Căn cứ theo Điểm c Khoản 3 Điều 14 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thì điều kiện để trở thành viên đoàn đánh giá hồ sơ đề nghị chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được quy định như sau: Thành viên phải có chuyên môn phù hợp và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong lĩnh vực đo tương ứng. Ngoài ra, thành viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Trên đây là nội dung trả lời về điều kiện để trở thành viên đoàn đánh giá hồ sơ đề nghị chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 24/2013/TT-BKHCN. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-10-31T14:15:00
24/2013/TT
Tôi làm bên hóa, có nghe nói tẩy xạ nhưng không rõ tẩy xạ là gì? Pháp luật hiện hành có văn bản nào giải thích vấn đề này không? Mong Ban biên tập tư vấn, xin cảm ơn  Đồng Thuận (099***)
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử thì: Tẩy xạ là quá trình loại bỏ hoặc làm giảm sự nhiễm bẩn phóng xạ ở đối tượng xuống mức cho phép bằng các quy trình vật lý, hóa học hoặc sinh học. Trên đây là nội dung định nghĩa về thuật ngữ tẩy xạ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 107/2013/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-12-05T14:22:00
107/2013/NĐ
Nội dung chi hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định như thế nào? Chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại biên phòng, nhưng những quy định về vấn đề này thì tôi không rõ lắm. Nên tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh, chị trong Ban biên tập. Nội dung chi hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Minh Khuê (khue***@gmail.com)
Nội dung chi hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định tại Điều 19 Nghị định 89/2009/NĐ-CP về hoạt động đối ngoại biên phòng như sau: 1. Nội dung chi: a) Chi tiếp đoàn ra, đoàn vào làm việc theo kế hoạch đối ngoại biên phòng; b) Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt động đối ngoại biên phòng; c) Tổ chức hội nghị, hội thảo; d) Tặng phẩm; đ) Đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành; e) Công tác xây dựng hồ sơ lưu trữ; g) Các hoạt động đối ngoại liên quan khác. 2. Mức chi cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách theo quy định hiện hành của pháp luật. - Ngoài ra, nội dung này còn được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 02/2012/TT-BQP như sau: 1. Tiếp Đoàn ra, Đoàn vào làm việc theo kế hoạch đối ngoại biên phòng, cụ thể:  a) Chi cho Đoàn Ta sang Bạn, Đoàn Bạn sang ta theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; b) Chi tiếp xã giao trong các buổi làm việc.  2. Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt động đối ngoại biên phòng, gồm:  a) Xây nhà khách hoặc phòng hội đàm ở các đồn biên phòng;  b) Mua trang thiết bị phục vụ cho hội đàm như loa đài, máy ghi âm, máy tính, phông, khẩu hiệu và các vật dụng khác;  c) Sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật theo định kỳ.  3. Tổ chức hội nghị, hội thảo, gồm: Hội nghị đàm phán, trao đổi thông tin, thông báo tình hình có liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hội nghị sơ, tổng kết công tác đối ngoại biên phòng theo kế hoạch hàng năm hoặc hội thảo khoa học nội dung liên quan đến hoạt động đối ngoại biên phòng.  4. Tặng phẩm:  a) Tặng phẩm cho tập thể, cá nhân khi Bạn sang Ta;  b) Tặng phẩm cho tập thể, cá nhân khi Ta sang Bạn.  5. Đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành  Đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan gửi đi học theo kế hoạch hàng năm hoặc tập huấn nghiệp vụ do cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng hoặc các Bộ, các sở, ban ngành cấp tỉnh tổ chức;  6. Công tác xây dựng hồ sơ lưu trữ:  a) Chi in ấn các biểu mẫu về hoạt động đối ngoại biên phòng;  b) Chi cho công tác quản lý, khai thác, sử dụng lưu trữ hồ sơ.  7. Chi các hoạt động đối ngoại khác:  a) Chi thăm viếng, chia buồn do thiên tai, hỏa hoạn;  b) Chi đón tiếp, sang thăm nhân ngày lễ, tết, quốc khánh, truyền thống.  8. Mức chi cụ thể, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách thực hiện theo quy định của pháp luật.  9. Kinh phí chi tiếp Bạn của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và các đồn, trạm Biên phòng được tính vào kinh phí nghiệp vụ biên phòng.  10. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn cứ vào dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và mức chi theo quy định để thực hiện. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung chi hoạt động đối ngoại biên phòng. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 89/2009/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-14T11:48:00
89/2009/NĐ, 02/2012/TT
Tạm trú ở địa phương hơn 5 năm có được làm Tổ trưởng tổ dân phố không?
Tại Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn Tổ trưởng tổ dân phố như sau: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao. Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp bạn tạm trú hơn 5 năm tại địa phương đồng thời bạn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện còn lại nêu trên thì bạn có thể ứng cử để làm Tổ trưởng tổ dân phố theo quy định của pháp luật. Có được làm Tổ trưởng tổ dân phố nếu đã tạm trú ở địa phương hơn 5 năm? (Hình từ Internet)
bộ máy hành chính
2022-11-18T09:50:00
04/2012/TT
Cho hỏi đảng viên bên mình là công chức địa chính vi phạm về công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến mức phải thi hành kỷ luật cả về công tác cả về mặt Đảng thì xử lý về mặt công tác, chính quyền trước hay Đảng trước?
Hiện hành, việc xử lý kỷ luật Đảng viên được thực hiện theo Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 còn xử lý kỷ luật công chức được thực hiện theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Theo đó, không có quy định nào nêu cụ thể trong trường hợp một người vừa là công chức vừa là Đảng viên thực hiện hành vi vi phạm thì xử lý bên nào trước. Theo đó, mỗi bên đều có quy trình xem xét, xử lý kỷ luật độc lập với nhau. Do vậy, trong trường hợp công chức địa chính bên cơ quan anh đồng thời bị kỷ luật cả hai bên thì mỗi bên, người đứng đầu đảm nhiệm quản lý công tác xem xét, xử lý kỷ luật phải tiến hành thủ tục họp, xem xét, ra quyết định xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm trong giới hạn thời hiệu mà pháp luật quy định. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-03-06T14:23:00
102-QĐ/TW, 112/2020/NĐ
Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu một số quy định liên quan đến quy tắc ứng xử của công, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Công chức, viên chức y tế thực hiện quy tắc ứng xử khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Hoàng Hùng (hung***@gmail.com)
Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về Quy tắc ứng xử của công, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau: 1. Những việc phải làm: a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức; b) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị; d) Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; đ) Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc; e) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả; g) Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp; h) Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có). 2. Những việc không được làm: a) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; b) Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi; c) Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. Trên đây là nội dung tư vấn về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 07/2014/TT-BYT. Trân trọng thông tin đến bạn!
bộ máy hành chính
2017-11-17T15:45:00
07/2014/TT
Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực người có công (cấp giấy báo tử, cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất, cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ) được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Mạnh Dũng, hiện tôi đang sinh sống tại TPHCM. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực người có công, Ban biên tập cho tôi hỏi lĩnh vực người có công, cụ thể trong việc cấp giấy báo tử, cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất, cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ được đơn giản hóa thủ tục hành chính như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (0933***)
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực người có công (cấp giấy báo tử, cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất, cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ) được quy định tại Tiểu mục 1 Mục VII Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2010 như sau: Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Cấp giấy báo tử” (B-BLD-052768-TT); - “Cấp giấy báo tử” (BLD-052775-TT); - “Cấp giấy báo tử” (B-BLD-052776-TT); - “Cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất” (B-BLD-004279-TT); - “Cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ” (B-BLD-052926-TT) Gộp các thủ tục nêu trên thành 01 thủ tục và đặt tên thủ tục là “Cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất”. a) Về hồ sơ, thẩm quyền, quy trình thực hiện: Tách riêng các trường hợp hy sinh để quy định phù hợp về điều kiện được xét công nhận, quy định trình tự, cách thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong từng giai đoạn thực hiện. Cụ thể: (a) Đối với trường hợp hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao, các cơ quan, đơn vị quản lý người đã hy sinh chịu trách nhiệm chủ động lập hồ sơ, giải quyết chế độ cho thân nhân liệt sĩ. Trình tự gồm: Bước 1: Xác nhận trường hợp hy sinh của quân nhân Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có người hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cấp giấy xác nhận trường hợp hy sinh của quân nhân theo quy định tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 mục II phần I của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể: - Trường hợp hy sinh trong khi đang làm nghĩa vụ quốc tế, thì phải có giấy xác nhận đã hy sinh trong khi được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân cấp; - Trường hợp hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ, phải có giấy xác nhận đã hy sinh khi được giao đi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân cấp; - Trường hợp hy sinh do dũng cảm làm công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân, phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người hy sinh hoăc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập; - Trường hợp hy sinh do dũng cảm đấu tranh chống tội phạm trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ trật tự, trị an – xã hội, phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập kèm theo bản án hoặc kết luận điều tra của cơ quan điều tra (nếu án không xử); - Trường hợp hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phải có Giấy xác nhận hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người hy sinh cấp. Trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày người đó hy sinh, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ phải chuyển giấy xác nhận đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 mục II phần I của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH. Bước 2. Cấp giấy báo tử và đề nghị cấp “Bằng tổ quốc ghi công”: - Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận Giấy xác nhận trường hợp hy sinh, kiểm tra, xác minh và cấp giấy báo tử trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận trường hợp hy sinh do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người đã hy sinh chuyển đến. Giấy báo tử được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi trú quán của người đã hy sinh (kèm theo văn bản đề nghị xác nhận thân nhân của liệt sĩ) và gửi cho thân nhân của liệt sĩ. - Cơ quan, đơn vị đã cấp giấy báo tử lập Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ cấp “Bằng Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ (giải quyết dứt điểm từng trường hợp, trừ trường hợp cùng lúc giải quyết cho nhiều trường hợp hy sinh thì lập Danh sách kèm theo Tờ trình), gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết. Tách riêng thủ tục tặng “Bằng Tổ quốc ghi công” và tổ chức lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công để thực hiện riêng. Bước 3. Xác nhận thân nhân của liệt sĩ Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi trú quán trước khi hy sinh của liệt sĩ làm Giấy chứng nhận thân nhân của liệt sĩ, gửi đến cơ quan, đơn vị đã cấp giấy báo tử trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy báo tử và văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị đã cấp giấy báo tử. Bước 4. Cấp Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền mất Cơ quan, đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ suy tôn liệt sĩ, đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú ra Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền mất cho thân nhân liệt sĩ. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, giải quyết trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan, đơn vị gửi đến và gửi Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện hoặc Phòng Nội vụ - Lao động xã hội huyện để phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân của liệt sĩ cư trú thực hiện chế độ ưu đãi đối với gia đình liệt sĩ. (b) Đối với thương, bệnh binh nặng chết do vết thương tái phát; Bước 1. Nộp hồ sơ: Gia đình chuẩn bị hồ sơ, gửi đến cơ quan, đơn vị đang thực hiện các chế độ ưu đãi trợ cấp thương tật cho thương binh. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị (xây dựng mẫu đơn); - Giấy chứng nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế (đối với thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên); hoặc Bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp tỉnh trở lên (đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80%); - Giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật. Bước 2. Cơ quan, đơn vị nơi đang thực hiện chế độ ưu đã trợ cấp thương tật cho thương binh kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn. Bước 3. Cơ quan, đơn vị nơi đang thực hiện chế độ ưu đãi trợ cấp thương tật cho thương binh chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xác nhận thân nhân liệt sĩ, làm văn bản đề nghị công nhận liệt sĩ, trợ cấp tiền tuất theo quy định cho thân nhân liệt sĩ kèm theo hồ sơ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để giải quyết theo quy định, chậm nhất trong thời hạn là 15 ngày làm việc. Bước 4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, làm Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất trong thời gian chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định. Gửi Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Nội vụ - Lao động xã hội huyện (để thực hiện), đồng thời gửi đến cơ quan, đơn vị nơi tiếp nhận hồ sơ ban đầu (để trả Quyết định cho thân nhân gia đình liệt sĩ và yêu cầu cơ quan, đơn vị thông báo cho gia đình đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để nhận chế độ trợ cấp theo quy định). Sau khi ra Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất cho thân nhân liệt sĩ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập Tờ trình đề nghị Thủ tướng tặng “Bằng Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bước 5. Trả kết quả: - Cơ quan, đơn vị nơi tiếp nhận hồ sơ ban đầu trả kết quả cho thân nhân gia đình liệt sĩ theo ngày hẹn đã ghi ở phiếu tiếp nhận hồ sơ và thông báo cho gia đình đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để nhận chế độ ưu đãi theo quy định; - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân của liệt sĩ cư trú thực hiện chế độ ưu đãi cho thân nhân liệt sĩ theo quy định. (c) Đối với các trường hợp đã hy sinh trong kháng chiến nhưng chưa được công nhận liệt sĩ nay được thân nhân đề nghị xét công nhận Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ Gia đình có người đã hy sinh chuẩn bị hồ sơ, gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, gồm: - Đơn đề nghị (xây dựng mẫu đơn); - Giấy xác nhận thân nhân của người được đề nghị (do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình cư trú xác nhận – theo mẫu); Kèm theo một trong các giấy tờ sau đây: Giấy xác nhận trường hợp hy sinh; Lý lịch quân nhân; Lý lịch cán bộ. Bước 2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, ghi giấy hẹn. Bước 3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh, lập biên bản và hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu có đầy đủ cơ sở, điều kiện để suy tôn liệt sĩ và giải quyết chế độ ưu đãi cho thân nhân liệt sĩ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra Quyết định công nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất cho thân nhân, gửi kết quả về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện để phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định; đồng thời gửi Quyết định và thông báo cho gia đình liệt sĩ (theo thời gian ghi trong phiếu hẹn). Sau đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập Tờ trình Thủ tướng về việc đề nghị tặng “Bằng Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ. Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công được tổ chức riêng, trang trọng tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân của liệt sĩ cư trú. b) Về thời hạn để giải quyết: Quy định rõ: giải quyết trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận trường hợp hy sinh hoặc hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ do gia đình người hy sinh gửi đến. c) Về mẫu đơn: Xây dựng mẫu đơn đề nghị công nhận liệt sĩ, bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: “- Họ và tên người đề nghị, ngày tháng năm sinh; - Nguyên quán; - Nơi thường trú hiện nay; - Đề nghị: … xét công nhận liệt sĩ cho: … là thương binh … theo Giấy chứng nhận thương binh số: …, Đã chết do vết thương tái phát trong khi điều trị tại: … và đề nghị trợ cấp tiền tuất theo quy định hiện hành của Nhà nước cho thân nhân là những người có tên sau đây: 1. … 2. …” Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực người có công (cấp giấy báo tử, cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất, cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2010. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-01T10:53:00
48/NQ, 07/2006/TT
Tài liệu truyền thông, trang thiết bị và thuốc đối với trung tâm hiến máu chữ thập đỏ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Lan Ngọc, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang làm việc trong lĩnh vực y tế, do đó tôi cần tìm hiểu các quy định liên quan đến cơ sở hiến máu chữ thập đỏ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Tài liệu truyền thông, trang thiết bị và thuốc đối với trung tâm hiến máu chữ thập đỏ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2014/TT-BYT quy định điều kiện hoạt động, thủ tục thành lập cơ sở hiến máu chữ thập đỏ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì nội dung này được quy định như sau: a) Có đủ tài liệu truyền thông về hiến máu; b) Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động của trung tâm theo quy định của Bộ Y tế; c) Có đủ thuốc cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế. Hình thức tổ chức, chức năng của cơ sở hiến máu chữ thập đỏ là: 1. Hình thức tổ chức: a) Trung tâm hiến máu chữ thập đỏ do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoặc Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập (sau đây viết tắt là trung tâm hiến máu); b) Điểm hiến máu chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập (sau đây viết tắt là điểm hiến máu); có địa điểm cố định hoặc địa điểm lưu động theo từng đợt nhất định. 2. Chức năng: tuyên truyền, vận động, tổ chức hiến máu, tiếp nhận máu của người hiến máu tình nguyện, bàn giao máu đã tiếp nhận cho cơ sở Huyết học - Truyền máu để xét nghiệm sàng lọc, xử lý an toàn trước khi sử dụng cho người bệnh. Trên đây là nội dung tư vấn về Tài liệu truyền thông, trang thiết bị và thuốc đối với trung tâm hiến máu chữ thập đỏ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 04/2014/TT-BYT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-03-13T15:52:00
04/2014/TT
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Hình thức kỷ luật của viên chức và viên chức quản lý có giống nhau không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Pháp luật nước ta có quy định về viên chức và viên chức quản lý như sau: - Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. - Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Cùng với đó, tại Điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức có quy định về hình thức kỷ luật đối với viên chức như sau: - Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: + Khiển trách; + Cảnh cáo; + Buộc thôi việc. - Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: + Khiển trách; + Cảnh cáo; + Cách chức; + Buộc thôi việc. => Như vậy, theo quy định này thì có thể thấy giữa viên chức và viên chức quản lý có đôi chút khác nhau về hình thức kỷ luật. Cụ thể, viên chức quản lý có thêm hình thức kỷ luật cách chức còn viên chức thì không bạn nhé. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-01-26T16:14:00
27/2012/NĐ
Công ty tôi thành lập trước năm 2018. Trong năm 2018 thì đã ban hành mã ngành nghề kinh doanh mới. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi công ty tôi có phải thay đổi mã ngành nghề kinh doanh theo quy định mới không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Ngọc Hạnh - hanh*****@gmail.com
Theo quy định tại Công văn 234/ĐKKD-NV năm 2018 thì: Đối với doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đơn vị trực thuộc trước ngày 20/8/2018: Doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tiếp tục hoạt động theo nội dung ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới. Việc cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu hoặc khi doanh nghiệp thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ==> Như bạn trình bày thì doanh nghiệp của bạn được thành lập trước năm 2018. Theo quy định trên đây thì không bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới. Do đó công ty có thể không cần cập nhật mã ngành theo hệ thống mới. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2019-04-26T17:13:00
234/ĐKKD
Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Hân hiện đang sống và làm việc Bình Dương. Tôi hiện đang tìm hiểu về tài liệu bí mật nhà nước ngành tài nguyên môi trường. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi giải mật tài liệu bí mật nhà nước ngành tài nguyên môi trường được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từu Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Giải mật tài liệu bí mật nhà nước ngành tài nguyên môi trường được quy định tại Điều 20 Thông tư 11/2017/TT-BTNMT về quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó: 1. Việc giải mật chỉ được xem xét khi nội dung của tài liệu, vật mang bí mật nhà nước nếu bị tiết lộ không còn gây nguy hại cho nhà nước và cho ngành tài nguyên và môi trường. 2. Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường và tình hình thực tế để đề xuất giải mật, giảm mật, tăng mật. 3. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải mật, giảm mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước. Trên đây là tư vấn về giải mật tài liệu bí mật nhà nước ngành tài nguyên môi trường. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 11/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2019-01-18T08:13:00
11/2017/TT, 33/2015/TT, 33/2002/NĐ
Tôi là quân nhân chuyên nghiệp là nam 52 tuổi (cấp úy), do không còn nhu cầu bố trí sử dụng trong đơn vị nữa nên tôi sẽ về hưu trước tuổi. Vậy khi về hưu thì tôi có bị trừ tỷ lệ lương hưu khi về hưu sớm không?
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 151/2016/NĐ-CP có quy định như sau: Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật do thay đổi tổ chức biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và ngoài hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) theo quy định hiện hành, còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định sau đây: - Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; - Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương. Như vậy, trường hợp quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi so thay đổi tổ chức biên chế (theo quyết định của cấp có thẩm quyền) thì sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu trước tuổi. Ngoài ra, còn được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần theo quy định trên. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-11-24T11:48:00
151/2016/NĐ, 1/2
Việc quản lý thẻ đảng viên được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi vừa được kết nạp Đảng tại chi bộ cơ quan và hoàn thành lớp đảng viên mới. Qua một số tài liệu, tôi được biết, vừa qua Ban Tổ chức trung ương có ban hành quy định về nghiệp vụ công tác đảng viên nên muốn tìm hiểu một số thông tin cụ thể. Cho tôi hỏi, theo quy định này thì việc quản lý thẻ đảng viên được thực hiện ra sao? Rất mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! Văn Hùng Phương (phuong***@gmail.com)
Ngày 05/6/2017, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn 09-HD/BTCTW năm 2017 về nghiệp vụ công tác đảng viên. Theo đó, việc quản lý đảng viên là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Tiết e Tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Hướng dẫn 09-HD/BTCTW năm 2017. Cụ thể như sau: - Tổ chức đảng và đảng viên phải thực hiện đúng quy định về sử dụng và bảo quản thẻ đảng viên nêu tại Điểm 6.1 Quy định 29-QĐ/TW và Điểm 7 Hướng dẫn 01-HD/TW. Định kỳ hằng năm, chi bộ kiểm tra thẻ đảng viên của đảng viên trong chi bộ. Đảng viên bị khai trừ, xóa tên và đưa ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác thì chi bộ có trách nhiệm thu lại thẻ đảng nộp lên cấp ủy cấp trên trực tiếp. - Cấp ủy cơ sở và cấp ủy cấp trên trực tiếp của cơ sở sử dụng, bảo quản tốt sổ phát thẻ đảng viên (mẫu 8-TĐV), sổ giao nhận thẻ đảng viên (mẫu 9-TĐV); định kỳ hằng năm, chi bộ và cấp ủy cơ sở tổ chức kiểm tra thẻ đảng viên, kịp thời xử lý thẻ đảng viên bị mất, bị hỏng của đảng viên. - Hằng năm ban tổ chức tỉnh ủy và tương đương gửi báo cáo tổng hợp kết quả phát thẻ đảng viên về Ban Tổ chức Trung ương. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quản lý thẻ đảng viên. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Hướng dẫn 09-HD/BTCTW năm 2017. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-14T09:33:00
09-HD/BTCTW, 29-QĐ/TW, 01-HD/TW
Có thắc mắc này tôi muốn hỏi, mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Cụ thể: Việc giao phụ trách kế toán tại đơn vị thuộc BHXH Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều
Theo quy định tại Điều 31 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1809/QĐ-BHXH năm 2017 thì: Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người làm phụ trách kế toán. Việc bố trí người phụ trách Kế toán chỉ thực hiện trong thời hạn tối đa là 01 năm tài chính, sau đó phải bố trí người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm Kế toán trưởng. Trên đây là nội dung quy định về việc giao phụ trách kế toán tại đơn vị thuộc BHXH Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1809/QĐ-BHXH năm 2017. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-01-29T16:40:00
1809/QĐ
Tiêu chuẩn định mức chế độ chi tiêu của Kho bạc Nhà nước được quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trong quá trình làm việc, tôi có tìm hiểu thêm về cơ chế quản lý tài chính và biên chế của Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định ra sao về tiêu chuẩn định mức chế độ chi tiêu của Kho bạc Nhà nước? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Đỗ Xuân Hồng (hong***@gmail.com)
Ngày 02/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 180/2013/TT-BTC quy định thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế của Kho bạc Nhà nước. Theo đó, tiêu chuẩn định mức chế độ chi tiêu của Kho bạc Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 5 Thông tư 180/2013/TT-BTC. Cụ thể bao gồm: 1. Đối với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành: Kho bạc Nhà nước thực hiện theo đúng các quy định của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các khoản chi nghiệp vụ: Kho bạc Nhà nước căn cứ nguồn kinh phí được sử dụng và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định hiện hành để xây dựng tiêu chuẩn, mức chi nghiệp vụ phù hợp với hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, ban hành. 2. Mức chi tiền lương, tiền công đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bình quân toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước áp dụng không vượt quá 1,8 lần so với mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do nhà nước quy định; tiền lương tăng thêm không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ. Mức chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức bình quân toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước từ kinh phí tăng thu tiết kiệm chi không vượt quá 0,2 lần so với mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do nhà nước quy định; khoản bổ sung thu nhập không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ. Mức chi tiền lương, tiền công đối với cán bộ, công chức, viên chức của Kho bạc Nhà nước được điều chỉnh phù hợp với lộ trình cải cách chính sách tiền lương của nhà nước và chấm dứt khi thực hiện chế độ tiền lương mới. Việc thực hiện chế độ trích, nộp các khoản đóng góp theo lương thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định việc phân phối tiền lương, tiền công theo kết quả chất lượng hoàn thành công việc của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo nguyên tắc công bằng hợp lý, gắn tiền lương với hiệu quả công việc, đồng thời phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về  tiêu chuẩn định mức chế độ chi tiêu của Kho bạc Nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 180/2013/TT-BTC. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-10-14T10:04:00
180/2013/TT
Xin chào, hiện đang giữ chức vụ Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã tại Tây Ninh. Tôi nhận Quyết định vào ngày 01/01/2016 và công tác liên tục cho đến nay. Nhưng hiện tại vì hoàn cảnh khó khăn nên tôi muốn làm đơn xin thôi việc để về phụ giúp gia đình, thời gian thôi việc mong muốn là 01/02/2021. Vậy quý cơ quan cho tôi được hỏi là tôi có được nhận trợ cấp thôi việc hay trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần?
Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp đối với Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã như sau: - Mức phụ cấp hằng tháng thực hiện theo quy định của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; - Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được trợ cấp; từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng; từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng. Như vậy, trường hợp bạn không tham gia BHXH nếu có thời gian làm Phó chỉ huy trưởng BCH quân sự xã liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần. Mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng. Nếu như bạn có tham gia BHXH thì mức hưởng sẽ được quy định như sau: (Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP) Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Bạn đối chiếu với trường hợp của mình để thực hiện đúng. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-11-13T15:01:00
72/2020/NĐ, 115/2015/NĐ
Tên gọi các cơ quan chuyên môn cấp huyện được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Luật TP.HCM. Thời gian này, em đang tìm thông tin về cách thức tổ chức, hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban huyện quận thị xã thành phố thuộc tỉnh. Trong đó, một vài vấn đề em chưa nắm rõ. Cho em hỏi, pháp luật hiện hành quy định ra sao về tên gọi của các cơ quan chuyên môn cấp huyện? Văn bản nào điều chỉnh nội dung này? Em xin cảm ơn! Nguyễn Trà My (my***@gmail.com)
Vấn đề tên gọi các cơ quan chuyên môn cấp huyện quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2014/NĐ-CP cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban huyện quận thị xã thành phố thuộc tỉnh cụ thể như sau 1. Phòng Nội vụ: 2. Phòng Tư pháp: 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: 5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; 6. Phòng Văn hóa và Thông tin: 7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: 8. Phòng Y tế: 9. Thanh tra huyện: 10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân: Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề tên gọi các cơ quan chuyên môn cấp huyện. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 37/2014/NĐ-CP Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-12T11:26:00
37/2014/NĐ
Xin được hỏi là trách nhiệm của Phó Trưởng Ban thường trực, Bộ trưởng Bộ Công Thương trong hoạt động phát triển điện lực được quy định như thế nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực (Ban hành kèm theo Quyết định 126/QĐ-BCĐQGĐL năm 2021) quy định về trách nhiệm của Phó Trưởng Ban thường trực, Bộ trưởng Bộ Công Thương trong hoạt động phát triển điện lực như sau: - Giúp Trưởng ban điều hành giải quyết công việc theo nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý liên ngành và quản lý chuyên ngành. - Thay mặt Trưởng ban chủ trì giải quyết các công việc của Ban Chỉ đạo quốc gia khi Trưởng ban vắng mặt. - Thừa ủy quyền Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan giải quyết các vấn đề liên ngành, các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện các dự án nguồn và lưới điện thuộc Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, đặc biệt các dự án trọng điểm về điện lực, các dự án hạ tầng nhập khẩu nhiên liệu than và LNG; giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện chủ trương chính sách mua bán điện với nước ngoài và chính sách phát triển năng lượng tái tạo, kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới cơ chế, chính sách và những giải pháp thực hiện. - Trực tiếp chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia. - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện và quản lý dự án điện trọng điểm, cấp bách; xây dựng chính sách mua bán điện với nước ngoài và cơ chế chính sách phát triển năng lượng tái tạo; cơ chế chính sách nhập khẩu than, LNG và công tác đàm phán ký kết các hợp đồng nhập khẩu than, LNG cho các dự án nguồn điện. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-01-10T16:30:00
126/QĐ
Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình trong các trường hợp nào?
Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2022/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau: a) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân tự nguyện xin thôi tham gia Hội đồng quản lý và được cấp có thẩm quyền chấp thuận; b) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm; c) Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao; d) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm; đ) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; e) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và đơn vị nơi đang công tác; g) Vi phạm các quy định khác được quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; h) Chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu, thôi việc; k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý. Trên đây là các trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình.
bộ máy hành chính
2022-11-08T09:47:00
11/2022/TT
Nguyên tắc bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần của lực lượng công an được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Hoàng Mạnh kỳ thi Đại học sắp tới tôi có dự định thi vào khối công an nhân dân, nhưng đang thắc mắc không biết các nguyên tắc để đảm bảo tiêu chuẩn về vật chất hậu cần của lực lượng công an nhân dân được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định trong văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ các anh/chị Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn! Hoàng Mạnh (hoangmanh***@gamil.com)
Nguyên tắc bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần của lực lượng Công an được quy định Điều 3 Nghị định 18/2013/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lương Công an nhân dân. Có quy định về các vấn đề này như sau:- Bảo đảm đáp ứng các nhu cầu cho sinh hoạt thường xuyên, học tập, huấn luyện, đào tạo, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.- Bảo đảm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng Công an, với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.- Phù hợp với sự phát triển chung và đặc thù của từng vùng, miền, từng đối tượng cụ thể.- Tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với cán bộ, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân được đảm bảo theo nguyên tắc: Lấy tiêu chuẩn về định lượng làm cơ sở chính, trường hợp cấp bằng tiền thì được tính quy đổi tương đương tùy thuộc vào từng mặt hàng và phương thức thực hiện của những mặt hàng đó (sản xuất hoặc mua để cấp phát). Việc cấp phát bằng tiền được chi trả cùng với tiền lương, phụ cấp của cán bộ, chiến sĩ; về giá trị, theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại vật chất và giá từng thời điểm (giá trung bình hàng năm) để tính toán ngân sách đảm bảo; những trang thiết bị phải mua bằng ngoại tệ thì tính theo tỷ giá quy đổi ngoại tệ từng thời điểm; những loại không tính được tiêu chuẩn về lượng thì lấy giá thời điểm ban hành Nghị định này để điều chỉnh theo chỉ số trượt giá hàng năm theo thông báo của Nhà nước.Đối với định mức tiêu chuẩn y tế Công an bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ được tính tương đương mức bảo hiểm y tế chi trả cùng thời điểm cộng với yếu tố đặc thù trong lĩnh vực hoạt động Công an. Giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định điều chỉnh chỉ số “trượt giá” cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an.- Khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý trong việc bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với cán bộ, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân; các đơn vị có điều kiện cần chủ động tổ chức tăng gia sản xuất góp phần cải thiện đời sống cán bộ, chiến sĩ.- Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng công tác bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với cán bộ, chiến sĩ để trục lợi hoặc gây thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, làm giảm khả năng chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân. Như vậy, để đáp ứng điều kiện tốt nhất về sức khỏe để hoàn thành tốt công việc được giao, nhà nước cũng có các quy định nhật định nhằm đảm bảo các điều kiện về hậu cần cho các cán bộ, chiến sĩ công an. Tuy nhà nước tạo điều kiện cho các các cán bộ chiến sĩ nhưng phải đảm bảo thực hiện theo đúng các nguyên tắc như: đảm bảo phù hợp với yêu cầu, từng vùng miên, từng đối tượng và ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể, đáp ứng các diều kiện tốt nhát cho các cán bộ chiễn sĩ nhưng khuyến khích tiết kiệm chi phi, và nghiêm cấm các hành vi trục lợi cá nhân, vi phạm các quy định về quản lý trong lĩnh vực hậu cần công an nhân dân.Trên đây là nội dung cân trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về các nguyên tắc tiêu chuẩn vật chất hậu cần của lực lượng công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn và chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 18/2013/NĐ-CP.Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-23T16:57:00
18/2013/NĐ
Ban biên tập nhận được email từ một phóng viên của báo online (xuanth***@gmail.com) hỏi về nhiệm vụ và quyền hạn của Báo VietNamNet, mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo VietNamNet được quy định tại Điều 2 Quyết định 820/QĐ-BTTTT năm 2018 như sau: Báo VietNamNet (sau đây gọi tắt là Báo) có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Xây dựng, trình Bộ trưởng tôn chỉ, mục đích, định hướng nội dung hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Báo và các hoạt động khác của Báo theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. - Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời về tình hình thời sự chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, thể thao, giải trí, khoa học - công nghệ trong nước và thế giới phù hợp với các quy định của pháp luật về báo chí. - Tổ chức diễn đàn trao đổi, thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội vì sự nghiệp thông tin và truyền thông Việt Nam. - Tổ chức sản xuất và phát hành các ấn phẩm của Báo theo quy định của pháp luật. Thực hiện cung ứng ấn phẩm Bưu điện Việt Nam và các dịch vụ khác về thông tin, tuyên truyền do Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. - Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản và phân cấp của Bộ trưởng. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Báo. - Được chủ động tổ chức các hoạt động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Báo theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn thu, bảo toàn và phát triển các nguồn lực được giao, bao gồm: + Sản xuất, kinh doanh dịch vụ cung cấp các tiện ích và nội dung trên mạng thông tin di động, internet; + Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, marketing, quan hệ công chúng; + Dịch vụ phát hành xuất bản phẩm (sách, báo, tạp chí định kỳ); + Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước để tổ chức hoạt động dịch vụ nhằm tạo thêm nguồn thu, bảo toàn và phát triển các nguồn lực được giao, đáp ứng nhu cầu của xã hội, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Báo, báo cáo xin ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi triển khai thực hiện; + Các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. - Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm theo quy định của pháp luật. - Quản lý công chức, viên chức và người lao động, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Báo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. - Thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích khác đối với tài chính và tài sản của Báo theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Báo VietNamNet. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 820/QĐ-BTTTT năm 2018. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-11-12T07:51:00
820/QĐ
Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Công đoàn ngành Trung ương được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Ngọc Oanh, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến xét khen thưởng của tổ chức công đoàn. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Công đoàn ngành Trung ương được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 16 Quyết định 2106/QĐ-TLĐ năm 2017 về Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành thì Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Công đoàn ngành Trung ương được quy định như sau: 1. Bằng khen của Liên đoàn tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: 1.1. Có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn là gương điển hình trong công nhân, viên chức, lao động của ngành, địa phương. 1.2. Hai năm liên tục (tính cả năm đề nghị khen thưởng) hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt danh hiệu; Đoàn viên Công đoàn xuất sắc; đã được tặng Giấy khen của Công đoàn cấp đề nghị. 2. Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương xét tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau: 2.1. Đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương tổ chức; 2.2. Năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng đã được tặng Giấy khen và năm đề nghị khen thưởng tập thể Công đoàn được đánh giá chất lượng hoạt động Công đoàn loại vững mạnh. Trên đây là nội dung tư vấn về Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Công đoàn ngành Trung ương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 2106/QĐ-TLĐ năm 2017. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-01-19T13:41:00
2106/QĐ
Cho tôi hỏi theo quy định mới vấn đề như sau: Khi có kết quả kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra phải làm gì?
Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lưc ngày 31/03/2020) quy định căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra có trách nhiệm: - Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng được kiểm tra áp dụng biện pháp theo thẩm quyền buộc đối tượng được kiểm tra hoàn thành việc thực hiện kết luận kiểm tra; - Áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; - Chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét, khởi tố vụ án nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm liên quan đến việc thực hiện kết luận kiểm tra. Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn! Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-03-13T08:37:00
19/2020/NĐ
2. Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán nhà nước như thế nào?
Theo Điều 11 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 18/12/2022) quy định đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như sau: Trên cơ sở thông tin thu thập, tổng hợp tại Điều 10 Quy định này, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán (bao gồm cả kết luận, kiến nghị kiểm toán các năm trước chưa thực hiện) theo các nội dung sau: 1. Tình hình chấp hành quy định gửi báo cáo việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán; tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán kỳ trước của đơn vị. 2. Tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo các nhóm đánh giá: Đã thực hiện, đang thực hiện và chưa thực hiện.
bộ máy hành chính
2022-11-11T09:51:00
02/2022/QĐ
Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên,  cấp uỷ, tổ chức đảng được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quỳnh Trâm, công chức nhà nước đã về hưu, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, cấp uỷ, tổ chức đảng được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên,  cấp uỷ, tổ chức đảng quy định tại Tiểu mục 39.2 Mục 39 Quy định 14-QĐ/TW năm 2001 về thi hành Điều lệ Đảng do Bộ Chính trị ban hành, có quy định như sau: - Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ đối với cấp uỷ viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng là ba tháng; trường hợp cần thiết phải gia hạn thì thời hạn đình chỉ kể cả gia hạn nhiều nhất không quá sáu tháng. Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với tổ chức đảng nhiều nhất không quá ba tháng. - Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên, cấp uỷ viên bị truy tố, tạm giam; thời hạn đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên được tính theo thời hạn khởi tố, truy tố, thời hạn tạm giam (kể cả gia hạn nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành. Đảng viên là thủ trưởng và tổ chức đảng của các cơ quan pháp luật có thẩm quyền quyết định khởi tố, truy tố, tạm giam đối với công dân là đảng viên phải kịp thời thông báo bằng văn bản các quyết định nói trên đến cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ quản lý đảng viên đó. Tổ chức đảng quản lý đảng viên bị tạm giam, truy tố cần chủ động quan hệ với tổ chức đảng và đảng viên là thủ trưởng cơ quan pháp luật (cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử), nắm chắc thời hạn bị tạm giam của đảng viên, không để bị kéo dài so với quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung của Ban biên tập về thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên,  cấp uỷ, tổ chức đảng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quy định 14-QĐ/TW năm 2001. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-06-28T13:49:00
14-QĐ/TW
Hoạt động của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế gồm những gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định về việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế. Do vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Các hoạt động của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế được quy định như thế nào? Nội dung này được văn bản nào quy định? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thanh Long (long***@gmail.com)
Các hoạt động của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 129/2013/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau: a) Xây dựng đề án. b) Nghiên cứu xây dựng đề xuất kế hoạch dài hạn và hàng năm về việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. c) Điều tra, khảo sát và nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn trong quá trình lập đề xuất xây dựng, soạn thảo, đề xuất phương án đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. d) Soạn thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. đ) Đánh giá tác động của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. e) Tổ chức lấy ý kiến dự thảo điều ước quốc tế, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động đối với các thỏa thuận về thương mại quốc tế. g) Góp ý, thẩm định dự thảo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế. h) Thẩm tra, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế. i) Rà soát, hệ thống hóa điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế phục vụ trực tiếp cho công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. k) Công bố điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. l) Dịch điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. m) Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các hoạt động của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 129/2013/TT-BTC. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-05T10:48:00
129/2013/TT
Ai có thẩm quyền quyết định ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã?
Theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV có quy định như sau: 2. Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định: a) Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng; b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ). Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-07-20T09:40:00
13/2019/TT
Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương được quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên ngành Luật Kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội. Em được biết Ban chấp hành trung ương mới ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh và cách thức đánh giá đối với một số vị trí cán bộ quản lý trong bộ máy nhà nước. Cho em hỏi, theo quy định này thì đối với một số chức danh quan trọng đơn cử như trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia trong thời gian sớm nhất. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Quỳnh Hương (huong***@gmail.com)
Ngày 04/8/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo đó, tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Tiểu mục 2.17 Mục I Quy định 90-QĐ/TW năm 2017. Cụ thể như sau: Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có hiểu biết toàn diện về công tác đoàn thể được phân công phụ trách, đại biểu quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên. Có năng lực cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành các phong trào, chương trình, kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong lĩnh vực được phân công. Có khả năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tập hợp quần chúng, đoàn viên, hội viên và giám sát, phản biện xã hội. Nhiệt huyết, gương mẫu, nêu cao tinh thần đoàn kết toàn dân. Có kinh nghiệm và uy tín cao trong tổ chức, đoàn thể và đoàn viên, hội viên. Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc cấp phó đoàn thể hoặc cấp thứ trưởng, phó trưởng ban, ngành Trung ương. Như vậy, căn cứ quy định trên, trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương trước hết phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; trình độ; năng lực và uy tín; sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm. Đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu đối với chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và các yếu tố cụ thể khác như về tố chất, nhiệt huyết, khả năng lãnh đạo, điều hành, kinh nghiệm đảm nhiệm các vị trí, chức danh nhất định,.. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về tiêu chuẩn cụ thể đối với trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 90-QĐ/TW năm 2017. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-28T07:48:00
90-QĐ/TW
Đối với mỗi cơ quan, đơn vị nhà nước đều có những trang phục, phù hiệu khác nhau đặc trưng cho từng cơ quan. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu của cơ quan Quản lý thị trường được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi.
Tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư 32/2018/TT-BCT quy định phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu của cơ quan Quản lý thị trường như sau: Phù hiệu Quản lý thị trường: - Mẫu phù hiệu Quản lý thị trường được thể hiện tại hình 2a Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này và được sử dụng để gắn, in, thêu, đúc trên cấp hiệu ve áo, biển hiệu, cờ hiệu, Thẻ kiểm tra thị trường, ấn chỉ Quản lý thị trường, giấy tờ công vụ, vật lưu niệm của cơ quan Quản lý thị trường và trên các phương tiện phục vụ hoạt động công vụ của cơ quan Quản lý thị trường các cấp. - Mẫu phù hiệu Quản lý thị trường gắn cành tùng được thể hiện tại hình 2b Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này và được sử dụng để gắn trên mặt trước mũ kê pi, mũ mềm; in, gắn, đúc trên các vật phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, hội nghị, hội thảo và các sự kiện khác của cơ quan Quản lý thị trường; được gắn, đặt ở vị trí trang trọng tại trụ sở, trên biển hiệu cơ quan Quản lý thị trường các cấp. Cờ hiệu Quản lý thị trường: - Mẫu cờ hiệu Quản lý thị trường được thể hiện tại hình 3 Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. - Cờ hiệu Quản lý thị trường được treo, đặt ở vị trí trang trọng tại phòng làm việc của lãnh đạo cơ quan Quản lý thị trường các cấp, tại phòng họp, hội trường cơ quan Quản lý thị trường các cấp, tại các cuộc họp sơ kết, tổng kết, hội nghị chuyên đề và các cuộc họp trọng thể khác của cơ quan Quản lý thị trường; được gắn, cắm trên các phương tiện phục vụ hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và được sử dụng trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Cấp hiệu Quản lý thị trường: - Mẫu cấp hiệu Quản lý thị trường gắn trên ve áo được thể hiện tại hình 4a Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Mẫu cấp hiệu Quản lý thị trường gắn trên vai áo được thể hiện tại hình 4b Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. - Cấp hiệu Quản lý thị trường được cấp cho công chức 01 bộ/02 năm, trường hợp cấp hiệu bị hư hỏng, bị mất thì được cấp lại và được cấp phát bổ sung khi thay đổi chức vụ lãnh đạo, ngạch công chức Quản lý thị trường. Trên đây là quy định về phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu của cơ quan Quản lý thị trường. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-12-17T08:07:00
32/2018/TT
Tôi rất quan tâm tới các tin tức về vấn nạn tham nhũng (trước đây tôi có làm việc trong nhà nước, nay đã nghĩ hưu). Tôi cũng đang nghiên cứu các vấn đề về tham nhũng dưới góc độ pháp luật. Cho tôi hỏi: Trước khi Luật phòng, chống tham nhũng hiện nay có hiệu lực thì người có hành vi tham nhũng bị xử lý như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập trả lời giúp tôi. Xin cám ơn! Bích Phương (bbpphuo***@gmail.com)
Việc xử lý người có hành vi tham nhũng được quy định từ Điều 21 đến Điều 24 Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1988 như sau: Điều 21 (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 2000) Người nào có một trong các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này mà cấu thành tội phạm quy định tại các điều 278, 279, 280, 281, 282, 283 và 284 của Bộ luật hình sự thì bị xử lý theo Bộ luật hình sự. Điều 22 Người có hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, giá trị tài sản tham nhũng, mức độ thiệt hại và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật sau đây : 1. Khiển trách; 2. Cảnh cáo; 3. Hạ bậc lương; 4. Hạ ngạch; 5. Cách chức, bãi nhiệm; 6. Buộc thôi việc. Điều 23 1. Các tình tiết tăng nặng để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng : a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt che giấu hành vi vi phạm của mình; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của mình; c) Không chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc nộp lại tài sản tham nhũng hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra. 2. Các tình tiết giảm nhẹ để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng : a) Chủ động khai báo hành vi tham nhũng trước khi bị phát hiện; b) Tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra; c) Tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra. Điều 24 Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, bãi nhiệm thì bị chuyển công tác khác không liên quan đến công việc dễ xảy ra tham nhũng. Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, thì không được tiếp nhận làm cán bộ, công chức trong thời gian từ ba năm đến năm năm, kể từ ngày có quyết định kỷ luật. Người có hành vi tham nhũng là thành viên của cơ quan, tổ chức có điều lệ hoặc quy chế riêng thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh này, còn bị xử lý theo điều lệ hoặc quy chế của cơ quan, tổ chức đó. Người có hành vi tham nhũng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì bị xử lý theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trên đây là nội dung quy định về việc xử lý đối với người có hành vi tham nhũng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1988. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-11-13T14:27:00
Xây dựng kế hoạch bảo đảm trang thiết bị đào tạo trong Quân đội được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này.
Xây dựng kế hoạch bảo đảm trang thiết bị đào tạo trong Quân đội quy định tại Điều 10 Thông tư 09/2021/TT-BQP, cụ thể như sau: - Phải xác định rõ mục tiêu, phạm vi, quy mô, danh mục trang thiết bị, giải pháp công nghệ, tiến độ thực hiện và nguồn vốn bảo đảm theo từng giai đoạn; gắn với quy hoạch phát triển nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của cơ sở đào tạo, khả năng bảo đảm của các nguồn ngân sách. - Kế hoạch bảo đảm trang thiết bị đào tạo, gồm: + Kế hoạch bảo đảm theo giai đoạn 5 năm; kế hoạch bảo đảm hằng năm. + Kế hoạch mua sắm trang bị mới; nâng cấp, cải tiến kỹ thuật công nghệ. - Xây dựng kế hoạch bảo đảm trang thiết bị đào tạo + Các cơ sở đào tạo khi xây dựng quy hoạch phát triển nhiệm vụ giáo dục và đào tạo theo từng giai đoạn xây dựng kế hoạch bảo đảm trang thiết bị đào tạo nhằm bổ sung, hoàn thiện, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo yêu cầu nhiệm vụ mới. + Nội dung của kế hoạch bảo đảm trang thiết bị đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của cơ sở đào tạo, có phương án thiết kế và giải pháp công nghệ đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch. Việc lập nhu cầu, dự toán phải phù hợp với các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật do cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn áp dụng. + Kế hoạch bảo đảm trang thiết bị đào tạo được phê duyệt là căn cứ để cơ sở đào tạo lập nhu cầu, dự toán ngân sách hằng năm và tổ chức triển khai thực hiện.Trân trọng.
bộ máy hành chính
2021-05-07T11:34:00
09/2021/TT
Các thông tin phải được công khai trên cổng thông tin điện tử được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Minh, sống tại Tp.HCM, hiện đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tôi đang tìm hiểu về các thông tin phải được công khai trên cổng thông tin điện tử. Cho tôi hỏi các thông tin phải được công khai trên cổng thông tin điện tử được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)
Các thông tin phải được công khai trên cổng thông tin điện tử được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) như sau: Trong các thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này, các thông tin sau đây phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử: a) Văn bản quy phạm pháp luật; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước; b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước; c) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước; d) Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay; đ) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước, người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin; e) Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học; g) Danh mục thông tin phải được công khai, trong đó phải nêu rõ địa chỉ, hình thức, thời điểm, thời hạn công khai đối với từng loại thông tin; h) Các thông tin nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng; i) Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải đăng trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các thông tin phải được công khai trên cổng thông tin điện tử. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tiếp cận thông tin 2016. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-07T16:48:00
1. Trình tự phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như thế nào?
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trình tự phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về nội dung của kỳ họp Quốc hội như sau: 1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. 2. Trình tự phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như sau: a) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nêu nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận; b) Đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu qua hệ thống điện tử; c) Đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận theo thứ tự đã đăng ký. Khi muốn tranh luận với đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước đó, đại biểu Quốc hội đăng ký tranh luận; d) Căn cứ nội dung và tình hình thảo luận thực tế, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có thể mời đại biểu Quốc hội phát biểu không theo thứ tự đăng ký, mời đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu tranh luận ý kiến của đại biểu Quốc hội phát biểu trước đó; yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng phát biểu hoặc dừng tranh luận nếu đại biểu Quốc hội phát biểu, tranh luận quá thời gian hoặc phát biểu, tranh luận không đúng nội dung; đ) Tại phiên họp toàn thể thảo luận lần đầu về dự án luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp mời đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội; tại phiên họp toàn thể thảo luận lần tiếp theo về dự án luật, dự thảo nghị quyết, mời đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội; e) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp phát biểu kết thúc phiên họp.
bộ máy hành chính
2022-12-01T10:18:00
71/2022/QH15
Hiện tôi đang thử việc tại 1 trường cao đẳng thuộc địa bàn thành phố hồ chí minh. Khi phỏng vấn và xét tuyển vào tôi nộp bằng cao đẳng chính quy. Nhưng hiện tại lúc đó tôi đã chuẩn bị thi xong cấp bằng đại học. Cụ thể tôi được tuyển vào làm việc từ ngày 1/3/2012 và đến cuối tháng 5/2012 tôi đã hoàn tất việc học và đợi nhận bằng tốt nghiệp đại học chính quy tương ứng với chức danh nghề nghiệp hiện tại của tôi đang công tác. Đơn vị xét tuyển và nhận tôi vào làm lúc đầu cũng đã đồng ý sau thời gian thử việc nếu có bằng sẽ sắp thẳng vào ngạch đại học luôn. Sau thời gian thử việc đơn vị không sắp cho tôi vào ngạch đại học mà vẫn để tôi ở ngạch cao đẳng với chức danh nhân viên văn phòng.  Tôi có lên gặp trực tiếp lãnh đạo để hỏi và được trả lời là chưa có thông tư hướng dẫn nâng ngạch nên tạm thời sẽ chưa xét cho tôi nâng ngạch lên.  Xin hỏi Luật sư như vậy quyền lợi của tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Xin luật sư tư vấn hướng giải quyết! Thân chào!
Về nguyên tắc giao kết hợp đồng là tự nguyện không ai ép buộc ai, bạn đã đồng ý làm vị trí hiện tại và hai bên thỏa thuận sẽ bố trí lại công việc cho phù hợp bằng cấp bạn có. Tuy nhiên việc thỏa thuận này có lập thành văn bản hay không và còn tùy thuộc vào tình hình thực tế có cần tuyển vào vị trí cần bằng ĐH hay không? Do vậy sẽ không còn vị trí tuyển này nếu cơ quan không còn nhu cầu này nữa, vậy nên bạn khó có cơ sở khiếu nại vì ban đầu bạn không làm rõ việc này và cùng xác nhận bằng văn bản nên chỉ là thỏa thuận miệng không có giá trị bắt buộc. Còn cách giải thích của lãnh đạo là chưa có thông tư hướng dẫn nâng ngạch là cách nói, chứ hiện tại bạn còn hợp đồng chưa thanh lý thì làm sao nâng ngạch bạn được.
bộ máy hành chính
2016-09-08T16:47:00
Các nội dung được quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo tại Tòa án được quy định ra sao theo quy định mới?
Căn cứ theo Điều 43 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC (có hiệu lực từ 10/08/2020) quy định về các nội dung quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo tại Tòa án gồm các nội dung sau: - Ban hành chỉ thị, quy chế và các văn bản hướng dẫn về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân. - Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản của Tòa án nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Bồi dưỡng, tập huấn, giải đáp vướng mắc, kiến nghị của các Tòa án nhân dân về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Tổng kết thực tiễn, xây dựng báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân. Trên đây là nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo tại Tòa án theo quy định của Thông tư 01/2020/TT-TANDTC. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-07-01T11:30:00
01/2020/TT
Nội dung thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp Iuật về công khai quyết định giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Định. Trong quá trình làm việc, tôi có quan tâm và tìm hiểu thêm về việc thực thi pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Cho tôi hỏi, hiện nay, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp Iuật về công khai quyết định giải quyết khiếu nại gồm những nội dung nào? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Văn Quyền (quyen***@gmail.com)
Ngày 29/7/2013, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 04/2013/TT-TTCP quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại. Thông tư này quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Theo đó, nội dung thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp Iuật về công khai quyết định giải quyết khiếu nại là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 18 Thông tư 04/2013/TT-TTCP. Cụ thể như sau: 1. Về hình thức công khai: Công bố tại cuộc họp; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại, đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. 2. Về nội dung công khai, đối tượng được công khai. 3. Về thời gian công khai, số lần thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nội dung thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp Iuật về công khai quyết định giải quyết khiếu nại. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 04/2013/TT-TTCP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-08T08:11:00
04/2013/TT
Việc kết nạp Đảng viên ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Hưng hiện tôi đang sinh sống tại Ba Đình, Hà nội. Gần đây tôi đang tìm hiểu quy định về những quy định liên quan về điều lệ Đảng của Ban chấp hành Trung ương, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi, cụ thể như sau: Việc kết nạp Đảng viên ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thành Hưng (0978******)
Việc kết nạp Đảng viên ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ được quy định tại Tiểu mục 3.4  Mục 3 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau: - Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định. - Việc kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc kết nạp Đảng viên ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quy định 29-QĐ/TW năm 2016. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-27T08:08:00
29-QĐ/TW
Nội dung hướng dẫn nộp hồ sơ nghiên cứu y sinh học gửi Hội đồng đạo đức được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Trường Sơn, hiện tôi đang sinh sống và học tập tại An Giang. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Nội dung hướng dẫn nộp hồ sơ nghiên cứu y sinh học gửi Hội đồng đạo đức được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận đuợc sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nội dung hướng dẫn nộp hồ sơ nghiên cứu y sinh học gửi Hội đồng đạo đức được quy định tại Điều 28 Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành với nội dung như sau: - Tên và địa chỉ của thư ký, nhân viên hoặc thành viên Hội đồng đạo đức tiếp nhận hồ sơ gửi hoặc địa chỉ trang thông tin điện tử tiếp nhận hồ sơ trực tuyến (nếu có). - Danh sách tất cả tài liệu bằng văn bản trong hồ sơ đề nghị; - Định dạng tài liệu đề nghị; - Ngôn ngữ của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị; - Số lượng bản sao phải nộp; - Thời hạn nộp đơn so với ngày thẩm định; - Cách thức ghi nhận và thông báo đối với hồ sơ chưa hợp lệ; - Thời gian dự kiến để thông báo về quyết định sau thẩm định; - Khung thời gian cần tuân theo trong trường hợp Hội đồng đạo đức yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung thông tin hoặc thay đổi tài liệu; - Cơ cấu phí (nếu có) để thẩm định một nghiên cứu đề xuất; - Thủ tục đề nghị phê duyệt sửa đổi đề cương hoặc các tài liệu liên quan; - Yêu cầu định dạng cho các tài liệu tuyển chọn, cung cấp thông tin cho những người tham gia nghiên cứu và mẫu đồng ý có thông tin. Trên đây là nội dung trả lời về nội dung hướng dẫn nộp hồ sơ nghiên cứu y sinh học gửi Hội đồng đạo đức. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 45/2017/TT-BYT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-06-05T13:51:00
45/2017/TT
Tiêu chuẩn, Điều kiện bổ nhiệm Thư ký thi hành án trong Quân đội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Hải, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, tiêu chuẩn, Điều kiện bổ nhiệm Thư ký thi hành án trong Quân đội được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Quang Hải (quanghai*****@gmail.com)
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thì tiêu chuẩn, Điều kiện bổ nhiệm Thư ký thi hành án trong Quân đội được quy định cụ thể như sau: Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP và các tiêu chuẩn, Điều kiện sau, thì có thể được bổ nhiệm Thư ký thi hành án trong Quân đội: - Có trình độ cử nhân luật trở lên; - Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; - Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; - Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thư ký thi hành án; Trên đây là nội dung tư vấn về tiêu chuẩn, Điều kiện bổ nhiệm Thư ký thi hành án trong Quân đội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2018/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-04-04T16:11:00
19/2018/TT, 01/2014/TT, 03/2014/TT
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Khánh An hiện đang sinh sống tại Hà Tĩnh, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn!
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng ban hành như sau: 1. Hàng năm, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã rà soát quy hoạch để tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp điều chỉnh, bổ sung nguồn quy hoạch Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó. 2. Trường hợp có biến động đột xuất về nguồn trong quy hoạch thì Chỉ huy trưởng báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, bổ sung quy hoạch thay thế kịp thời. 3. Quy trình chọn nguồn bổ sung quy hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch này Trên đây là nội dung câu trả lời về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-09-18T16:22:00
01/2013/TTLT
Cá nhân được tặng kỷ niệm chương của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có được tỉnh hỗ trợ tiền thưởng không?
Theo qui định tại điều 4, Quyết định số 75/2012/QĐ-UBND ngày 13/4/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về ban hành chế độ tiền thưởng thành tích thi đua thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì nguồn chi trả tiền thưởng thực hiện theo nguyên tắc sau: “Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng đồng thời chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quản lý. Uỷ ban nhân dân tỉnh chi thưởng đối với các tập thể, cá nhân do Ủy ban nhân dân tỉnh trình và được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng.“ Như vậy, các cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì tiền thưởng do Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chi thưởng. Việc đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh hỗ trợ tiền thưởng đối với cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là không phù hợp với qui định hiện hành.
bộ máy hành chính
2016-09-15T09:25:00
75/2012/QĐ
Đơn giản hóa thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong lĩnh vực hàng không được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Hằng hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi đang tìm hiểu về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong lĩnh vực hàng không được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Đơn giản hóa thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong lĩnh vực hàng không được quy định tại Tiết a Tiểu mục 4 Mục VII Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2017, theo đó: Bỏ các yêu cầu thông tin liên quan đến công dân tại mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản, ví dụ như: ngày tháng năm sinh, quốc tịch, chứng minh nhân dân..., bổ sung số định danh cá nhân vào mẫu Quyết định. Trong quá trình thực hiện việc bỏ các thông tin trên phải giữ lại các trường thông tin về: họ, chữ đệm và tên khai sinh. Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong lĩnh vực hàng không. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-09-23T10:22:00
80/NQ
Hệ số lương công chức loại A1 được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu về chế độ lương đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, tôi chưa tìm được văn bản quy định vấn đề hệ số lương đối với các nhóm, loại công chức. Nhờ các chuyên gia trả lời giúp tôi, hiện nay, công chức hạng A1 có hệ số lương là bao nhiêu? Vấn đề này được quy định tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Thành Lộc (0908****)
Đối với thắc mắc của bạn, trước hết cần xác định: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Hệ số lương công chức hạng A1 được quy định tại bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Theo đó, đối với công chức hạng A1, hệ số lương tương ứng với từng bậc cụ thể như sau: Bậc 1 - 2.34; bậc 2 - 2.67; bậc 3 - 3.00; bậc 4 - 3.33; bậc 5 - 3.66; bậc 6 - 3.99; bậc 7 - 4.32; bậc 8 - 4.65; bậc 9 - 4.98. Cũng theo quy định này, các ngạch công chức cụ thể đối với công chức loại A1 được hướng dẫn bởi Nghị định 17/2013/NĐ-CP như sau: Công chức loại A1 gồm các ngạch: Thống kê viên, kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa, kỹ thuật viên bảo quản, chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự), thẩm tra viên (thi hành án dân sự), thư ký thi hành án (dân sự), kiểm tra viên thuế, kiểm lâm viên. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về hệ số lương công chức loại A1. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-09-23T14:53:00
204/2004/NĐ, 17/2013/NĐ
Nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh gồm những gì? Chân thành cảm ơn Ban tư vấn. Minh Thư - Tiền Giang
Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh được quy định tại Khoản 4 Điều 70 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó: Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh gồm 05 bộ (bản chính): - Tờ trình kèm theo danh sách trích ngang tóm tắt quá trình công tác của cán bộ được đề nghị khen thưởng. - Biên bản và kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của hội đồng thi đua - khen thưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. - Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị các cấp. - Các giấy tờ liên quan: Bản sao quyết định bổ nhiệm chức vụ, nhóm chức vụ, hệ số phụ cấp chức vụ hoặc bản sao lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên hoặc sổ bảo hiểm xã hội. Đối với sĩ quan biệt phái phải có văn bản xác nhận của cơ quan đang quản lý sĩ quan biệt phái. Đối với cán bộ lão thành cách mạng hoặc cán bộ tiền khởi nghĩa phải có bản sao quyết định công nhận cán bộ lão thành cách mạng hoặc cán bộ tiền khởi nghĩa do cấp có thẩm quyền công nhận. Trên đây là tư vấn về hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 151/2018/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-12-04T14:39:00
151/2018/TT
Theo quy định mới của Tòa án nhân tối cao thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao ra sao?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC (có hiệu lừ từ ngày 10/08/2020) quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao như sau: Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. Trên đây là các trường hơp thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định của Thông tư 01/2020/TT-TANDTC. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-06-25T14:29:00
01/2020/TT
Thân nhân của viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội được hưởng chế độ BHYT gồm những ai? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Sơn, đang sinh sống tại Nghệ Tĩnh, Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi nhân nhân của viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội được hưởng chế độ BHYT gồm những ai? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Minh Sơn_098**)
Thân nhân của viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội được hưởng chế độ BHYT được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 151/2016/NĐ-CP hướng dẫn về chế độ, chính sách của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, theo đó: Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn về thân nhân của viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội được hưởng chế độ BHYT. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 151/2016/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-03-22T16:36:00
151/2016/NĐ
Em là sinh viên tại trường ĐH Tôn Đức Thắng. Tuần vừa rồi, trong tiết thảo luận về cơ cấu tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam, có một số vấn đề em còn chưa nắm rõ. Nhờ Ban biên tập trả lời giúp em, cụ thể là trình tự xây dựng chương trình công tác năm của BHXH Việt Nam được quy định như thế nào? Em có thể tham khảo thêm thông tin này tại văn bản nào? Mong Ban biên tập trả lời giúp em. Xin cảm ơn các anh chị rất nhiều! Mỹ Kim (070***)
Trình tự xây dựng chương trình công tác năm của BHXH Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1760/QĐ-BHXH năm 2012 như sau: a) Yêu cầu: - Những đề án, dự án, công việc đăng ký trong chương trình công tác năm của BHXH Việt Nam phải thể hiện kết hợp giữa các nhiệm vụ nêu trong các văn bản, ý kiến chỉ đạo của cấp trên với việc chủ động đề xuất của đơn vị. Mỗi đề án, dự án, công việc cần xác định rõ nội dung chính, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, người phụ trách, cấp trình, thời hạn trình từng cấp và người quyết định; - Các đơn vị phải chịu trách nhiệm về tiến độ chuẩn bị và nội dung thực hiện công việc mà mình kiến nghị đưa vào chương trình công tác của BHXH Việt Nam. b) Phân công thực hiện: Văn phòng là đầu mối tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc, chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình công tác năm của BHXH Việt Nam. - Chậm nhất vào ngày 05 tháng 11 năm trước, các đơn vị trực thuộc phải gửi về Văn phòng danh mục công việc cần đưa vào chương trình công tác năm sau. Văn phòng có trách nhiệm tổng hợp trình Tổng Giám đốc ký gửi Văn phòng Chính phủ đăng ký những công việc của Ngành cần đưa vào chương trình công tác năm sau của Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 hàng năm; - Chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi nhận được chương trình công tác năm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng phải cụ thể hóa thành dự thảo chương trình công tác năm của Ngành gửi các đơn vị liên quan để tham gia ý kiến; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chương trình công tác năm của Ngành, các đơn vị phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Văn phòng để tổng hợp xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc. Sau khi xin ý kiến của các Phó Tổng Giám đốc theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 của Quy chế này, Văn phòng trình Tổng Giám đốc thông qua chương trình công tác năm của Ngành; - Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lãnh đạo Ngành thông qua chương trình công tác năm, Chánh Văn phòng có trách nhiệm trình Tổng Giám đốc ký ban hành và gửi Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc đá thực hiện; - Căn cứ vào tiến độ thực hiện chương trình công tác năm hoặc trong trường hợp đột xuất, Tổng Giám đốc sẽ quyết định điều chỉnh chương trình công tác trong năm. Trên đây là nội dung quy định về trình tự xây dựng chương trình công tác năm của BHXH Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1760/QĐ-BHXH năm 2012. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-12-11T16:34:00
1760/QĐ
Cho hỏi theo quy định pháp luật thì điều kiện để Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội là gì? Có phải điều kiện là tất cả đại biểu quốc hội tán thành không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau: Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Như vậy, điều kiện để Quốc hội bãi nhiệm được đại biểu Quốc hội là phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-11-25T13:56:00
Trình tự xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Nghi, đang sinh sống ở Thanh Hóa, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi trình tự xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Nghi_094**)
Trình tự xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định tại Khoản 1 Điều 71 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm xem xét báo cáo theo trình tự sau đây: - Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo; - Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến; - Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận. Trong quá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan; d) Chủ tọa cuộc họp kết luận. Trên đây là quy định về trình tự xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-03T14:21:00
Nội dung bằng chứng nhận danh hiệu Đơn vị quyết thắng trong công tác thi đua khen thưởng được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm 3 Trường đại học Cần Thơ. Em có một vài thắc mắc trong quá trình thưc hiện đề tài nghiên cứu của mình. Quý anh chị cho em hỏi: Nội dung bằng chứng nhận danh hiệu Đơn vị quyết thắng trong công tác thi đua khen thưởng được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị, em rất cảm ơn!
Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 85/2014/NĐ-CP nội dung bằng chứng nhận danh hiệu Đơn vị quyết thắng trong công tác thi đua khen thưởng được quy định như sau: Nội dung do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khen thưởng quy định. Bố cục, phông chữ, cỡ chữ đảm bảo tính thẩm mỹ và có các nội dung chủ yếu sau: a) Dòng thứ nhất, dòng thứ hai ghi: Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen. Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen và ở liền phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Đối với các danh hiệu thuộc thẩm quyền Trưởng các Ban của Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng thay dòng Quốc hiệu và tiêu ngữ bằng dòng chữ “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen. b) Dòng thứ ba: Ghi “chức vụ của người có thẩm quyền quyết định khen thưởng”; chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ. c) Dòng thứ tư: Ghi tính chất tặng thưởng: Ghi là “TẶNG DANH HIỆU” chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen. d) Dòng thứ năm: Ghi tên danh hiệu thi đua; chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ. đ) Các dòng tiếp theo ghi tên của đơn vị, cá nhân được khen thưởng; địa chỉ (hoặc chức danh đơn vị công tác đối với cá nhân đang công tác ở các cơ quan đơn vị hoặc cơ quan chủ quản đối với tập thể), thành tích của tập thể, cá nhân được khen thưởng; chữ màu đen. e) Ở phía dưới bên trái: Là “Số quyết định, ngày, tháng, năm” ghi theo số, ngày tháng năm ban hành quyết định; “Số sổ vàng” đặt dưới dòng số quyết định ghi số thứ tự của đối tượng được khen thưởng trong quyết định; chữ của hai dòng in thường, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen. g) Phía dưới bên phải: Ghi địa danh, ngày, tháng, năm; chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen. Ngay dưới dòng địa danh là dòng chữ ghi chức vụ của người có thẩm quyền quyết định khen thưởng, chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen. h) Khoảng trống để ký tên, đóng dấu, ghi họ và tên người có thẩm quyền quyết định khen thưởng. Nội dung bằng chứng nhận danh hiệu Đơn vị quyết thắng trong công tác thi đua khen thưởng được quy định tại Nghị định 85/2014/NĐ-CP quy định mẫu huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương; mẫu bằng, khung, hộp, cờ của các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; quản lý, cấp phát, cấp đổi, cấp lại, thu hồi hiện vật khen thưởng. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-12-16T09:34:00
85/2014/NĐ
Tôi là sỹ quan Quân đội, năm nay 42 tuổi, (sinh tháng 10/1974), tính đến tháng 8/2016 tôi có đủ 25 năm công tác trong Quân đội. Nay do điều kiện gia đình tôi muốn thôi phục vụ công tác trong Quân đội. Vậy trường hợp tôi được giải quyết thế nào? Có đủ điều kiện về hưu trước tuổi và chế độ được hưởng như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 31 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau: a) Đủ điều kiện nghỉ hưu; b) Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này; c) Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng; d) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ. 2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây: a) Nghỉ hưu; b) Chuyển ngành; c) Phục viên; d) Nghỉ theo chế độ bệnh binh. Điều 36. Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan quy định: Sĩ quan được nghỉ hưu khi: 1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước; 2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn như cầu bố trí  sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 nămphục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu. Theo quy định tại Luật sĩ quan, hạn tuổi cao nhất phục vụ tại ngũ của sĩ quan với cấp úy là 46 tuổi. Bạn 42 tuổi, chưa hết hạn tuổi phục vụ trong quân ngũ, không đủ điều kiện về hưu trước tuổi quy định. Nếu đơn vị bạn không có nhu cầu bố trí việc làm cho bạn và bạn đã có đủ 25 năm trong quân đội thì bạn đủ điều kiện nghỉ hưu. Trường hợp đơn vị còn nhu cầu sử dụng nhưng bạn không muốn tiếp tục phục vụ tại ngũ vì lý do cá nhân, bạn không đủ điều kiện hưởng hưu trí. Trường hợp không đủ điều kiện nghỉ hưu, bạn có thể xin ra quân theo hướng phục viên. Khi phục viên, theo quy định tại Điều 5 nghị định 21/2009/NĐ-CP bạn được hưởng các quyền lợi sau: Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác; b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật. 2. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận. 3. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền lợi của sĩ quan khi phục viên. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-25T10:05:00
21/2009/NĐ
Chào các bạn, tôi tên Huỳnh phương là học viên trường trung cấp cảnh sát nhân dân 3, tôi có cập nhật được văn bản mới về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân, do đó mà tôi muốn biết dựa theo quy định mới này thì Thủ trưởng Công an các cấp và người được giao nhiệm vụ khi tiếp nhận thông tin tố cáo thì được xử lý như thế nào?
Tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân, có hiệu lực từ 15/04/2019, có quy định: Thủ trưởng Công an các cấp và người được giao nhiệm vụ khi tiếp nhận thông tin tố cáo, xử lý như sau: a) Trường hợp tiếp nhận đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ, có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố cáo thì người tiếp nhận tố cáo phân loại, xử lý theo quy định tại Điều 24, Điều 26 của Luật Tố cáo; trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp hoặc nhiều người đến tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23, Điều 24, Điều 26 Luật Tố cáo; b) Trường hợp tiếp nhận thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 25 của Luật Tố cáo và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo; c) Trường hợp tiếp nhận thông tin tố cáo mà người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng quy định của pháp luật thì chuyển đơn hoặc hướng dẫn người tố cáo đến Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo để xem xét, xử lý. Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo xem xét, xử lý hoặc giải quyết theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 37 của Luật Tố cáo; d) Trường hợp tiếp nhận thông tin tố cáo về việc quá thời hạn theo quy định mà tố cáo chưa được giải quyết thì Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xử lý theo quy định tại khoản 2, 4 Điều 38 của Luật Tố cáo; đ) Trường hợp tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hoặc cần áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm thì xử lý theo quy định tại Điều 27 của Luật Tố cáo. ** Lưu ý: Cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo mà không tiếp nhận, xử lý theo đúng quy định của pháp luật hoặc thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xử lý thì phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2019-03-07T08:37:00
22/2019/NĐ
Khen thưởng tác giả đạt Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi là Như Ngọc, hiện đang sống tại Bình Dương. Tôi hiện là giảng viên đại học và đang tìm hiểu về "Giải thưởng Khoa học và công nghệ" dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Khen thưởng tác giả đạt Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.
The quy định tại Điều 12 Quy chế xét tặng Giải thưởng “Khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư 11/2017/TT-BGDĐT thì nội dung này được quy định như sau: 1. Tác giả chịu trách nhiệm chính, tập thể tác giả có công trình đạt giải nhất được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 2. Tác giả chịu trách nhiệm chính công trình đạt giải nhất: Được ưu tiên tuyển chọn đi học theo các chương trình học bổng có sử dụng ngân sách nhà nước trình độ từ thạc sĩ trở lên. 3. Tác giả, tập thể tác giả công trình đạt giải nhì được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Tác giả, tập thể tác giả có công trình đạt giải nhất, nhì, ba được ưu tiên cử đi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên theo quy định hiện hành. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen cho cơ sở giáo dục đại học về thành tích nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ nếu đáp ứng các điều kiện như: Có nhiều sáng kiến trong công tác quản lý và tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học; đã tổ chức hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học; có nhiều công trình đạt giải cao. Trên đây là nội dung tư vấn về khen thưởng tác giả đạt Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ cơ sở giáo dục đại học. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 11/2017/TT-BGDĐT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-13T14:42:00
11/2017/TT
Theo quy định về pháp luật viên chức, có quy định về quyền nghỉ ngơi của viên chức hay không? Hay cũng nghỉ ngơi chỉ điều chỉnh ở Bộ luật lao động?
Căn cứ Điều 13 Luật viên chức 2010 quy định quyền nghỉ ngơi của viên chức như sau: - Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. - Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-08-25T08:42:00
Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật!
Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến được quy định tại Điều 8 Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc như sau: - Đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý, khai thác các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. - Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến chịu sự giám sát, điều hành của Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực; đồng thời chịu trách nhiệm gửi thông tin giao thông từ các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến tới Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực để quản lý, điều hành. Ngoài ra, trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến còn được hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc như sau: 1. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến chịu sự giám sát, điều hành của các Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực; chịu trách nhiệm vận hành hệ thống quản lý giám sát, điều hành giao thông trên đường cao tốc cụ thể. 2. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến có nhiệm vụ: a) Thu thập và xử lý các loại thông tin giao thông trên tuyến bao gồm hình ảnh camera, dữ liệu dò xe, điều kiện thời tiết, thông tin phát hiện về tai nạn, sự cố, sự kiện và các hành vi vi phạm giao thông của người điều khiển phương tiện; b) Giám sát và quản lý thông tin đối với các loại sự kiện liên quan xảy ra trên đường cao tốc dẫn đến ùn tắc giao thông, tai nạn, sự cố, thời tiết nguy hiểm; và các sự kiện có kế hoạch định trước như vị trí công trường, ngày lễ đặc biệt; c) Cung cấp các loại thông tin chỉ dẫn thay đổi theo thời gian cho người tham gia giao thông như thời tiết, mật độ giao thông, tư vấn hành trình, thời gian hành trình dự kiến, thông tin về sự cố, tai nạn, tạm dừng khai thác và các thông tin liên quan đến giao thông trên đường cao tốc; d) Tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin về tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình xảy ra trên đường cao tốc được báo về Trung tâm từ tất cả các nguồn cung cấp thông tin để điều động ngay lực lượng tuần đường, ứng cứu giao thông và thông báo cho cơ quan công an, các đội cứu hộ, cứu nạn và các lực lượng liên quan khẩn trương có mặt tại hiện trường thực hiện nhiệm vụ theo chức năng quy định; đ) Lưu trữ tất cả các thông tin trên tuyến theo quy định hiện hành đối với các loại hồ sơ dạng văn bản. Lưu trữ vĩnh viễn đối với các thông tin điện tử về tai nạn, sự cố. Đối với các thông tin điện tử thường xuyên, tùy theo tính chất của thông tin, dữ liệu để lưu trữ đảm bảo mục tiêu quản lý theo quy định. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ điện tử phải được bảo quản an toàn trong môi trường thích hợp và chuyển đổi theo công nghệ phù hợp; e) Chủ động thực hiện các biện pháp điều tiết giao thông từ xa nhằm đảm bảo an toàn giao thông như điều chỉnh làn xe chạy hoặc hạn chế tốc độ chạy xe trên đường cao tốc cho phù hợp với điều kiện giao thông thực tế; g) Thu thập, lưu trữ và quản lý tập trung dữ liệu về giao thông của hệ thống thu phí và hệ thống kiểm tra tải trọng xe trên đường cao tốc; h) Kết nối và truyền đầy đủ thông tin, dữ liệu giao thông về Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực; i) Tiếp nhận và cung cấp thông tin, thực hiện các phương án tổ chức giao thông đặc biệt theo sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực trong các tình huống khẩn cấp; k) Theo dõi hoạt động và bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị thuộc hệ thống quản lý giám sát, điều hành giao thông đường cao tốc. Trên đây là quy định về Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 32/2014/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-12-08T15:12:00
32/2014/NĐ, 90/2014/TT
1. Việc Đại sứ chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/04/2022) quy định về việc Đại sứ chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo Đảng, Nhà nước như sau: Điều 38. Đại sứ chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo Đảng, Nhà nước 1. Sau khi Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao và điều kiện cho phép. 2. Khi Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ, Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ chào từ biệt Chủ tịch nước và lãnh đạo Bộ Ngoại giao theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao. Trường hợp đặc biệt, thu xếp chào Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. 3. Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao mời cơm thân chia tay và có quà tặng Đại sứ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác. Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/04/2022) quy định về việc treo quốc kỳ trong các trường hợp đón tiếp đoàn khách nước ngoài như sau:
bộ máy hành chính
2022-04-21T11:30:00
18/2022/NĐ
Tôi đang là nghiên cứu sinh tại trường đại học Ngân hàng, tôi đang cần tìm hiểu tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo của Bộ tài chính để làm báo cáo khoa học nộp cho hội đồng, anh chị cho tôi hỏi để làm phó trưởng phòng Ngân sách nhà nước Bộ tài chính thì cần có trình độ chuyên môn như thế nào?
Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Quyết định 789/QĐ-BTC 2019 quy định Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Phòng Bộ Tài chính quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của chức danh phó trưởng phòng Ngân sách nhà nước cụ thể như sau: ... 4. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ a. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc tốt nghiệp thạc sỹ trở lên có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. Đối với trường hợp có bằng tốt nghiệp Đại học, thạc sỹ, tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định. b. Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên. c. Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên. d. Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên. đ. Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên. 5. Áp dụng tiêu chuẩn với các Phó trưởng phòng khác của tổ chức thuộc cơ quan Bộ Tài chính: Phó Trưởng phòng Bảo vệ, Phó Đội trưởng Đội xe không nhất thiết phải đủ yêu cầu về tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, 3 và 4 của Điều này nhưng phải có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật để hoàn thành nhiệm vụ. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-10-14T14:35:00
789/QĐ
Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật thì tại những địa phương đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội thì có tổ chức kỳ họp HĐND thứ nhất không? Mong nhận hồi đáp.
Tại Mục 9 Hướng dẫn 883/HD-UBTVQH14 năm 2021 tổ chức kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 2026, có hướng dẫn: Căn cứ vào diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19 và điều kiện, tình hình thực tế ở địa phương, các địa phương phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tại những nơi đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vẫn tổ chức kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân theo hình thức tập trung nhưng phải bảo đảm thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của địa phương. => Như vậy, theo hướng dẫn nêu trên thì tại những địa phương đang giãn cách xã hội để phòng chống covid thì vẫn tổ chức kỳ họp thứ nhất. Nhưng phải đảm bảo những biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định. Trân trọng.
bộ máy hành chính
2021-07-07T15:10:00
883/HD
Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khoẻ là hoạt động góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, tham gia phòng, chống dịch bệnh. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ là cơ sở hoạt động như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều Hữu Tín (tin***@gmail.com)
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 03/2011/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ thì: 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh có thu phí cho các đối tượng khác khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật. 2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ được thành lập theo các hình thức tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ được thành lập và hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. 4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ thực hiện tự cân đối thu chi để bảo đảm kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ bao gồm: a) Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp; b) Nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân phối hợp lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ; c) Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; d) Nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật. 5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trên đây là nội dung quy định về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 03/2011/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-04-01T08:08:00
03/2011/NĐ
Người khiếu nại có được ủy quyền cho người thân thực hiện thay mình? Ủy quyền cho 02 người khiếu nại được không? Cho hỏi, tôi muốn khiếu nại quyết định hành chính do UBND ban hành. Giờ tôi cũng 50 tuổi rồi, tôi muốn ủy quyền lại cho cháu gái tôi 22 tuổi thực hiện khiếu nại cho tôi có được tôi? Xin hỏi theo quy định mới.
Người khiếu nại có được ủy quyền cho người thân thực hiện thay mình? Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về đại diện thực hiện việc khiếu nại như sau: Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Căn cứ quy định trên thì người khiếu nại có thể ủy quyền khiếu nại cho người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Do đó, nếu cháu bạn có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì bạn có thể ủy quyền cho cháu bạn. Ủy quyền cho 02 người khiếu nại được không? Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về đại diện thực hiện việc khiếu nại như sau: 1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. 2. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. 3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này. Như vậy, về nguyên tắc thì bạn được ủy quyền khiếu nại cho 02 người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho 02 người thực hiện. Đây là một quy định mà bạn cần lưu ý. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-03-03T10:52:00
124/2020/NĐ
Nguyên tắc trang bị nội thất nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Nguyên tắc trang bị nội thất nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Thanh Sơn (son****@gmail.com)
Nguyên tắc trang bị nội thất nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định và hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng như sau: a) Trang bị nội thất cơ bản nhà ở công vụ đối với trường hợp đầu tư xây dựng mới nhà ở công vụ: Kinh phí trang bị nội thất cơ bản tổng hợp đưa vào phê duyệt cùng dự án để triển khai thực hiện, bảo đảm đồng bộ khi đưa công trình vào khai thác sử dụng; b) Đối với căn hộ mua để bố trí làm nhà ở công vụ: Khi mua đã có trang bị nội thất cơ bản thì không được trang bị thay thế, chỉ được trang bị bổ sung những trang thiết bị còn thiếu so với quy định tại Khoản 2 Điều này; c) Đối với nhà ở công vụ đã được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì giữ nguyên hiện trạng; căn cứ ngân sách được bố trí, khả năng bảo đảm của đơn vị để xem xét trang bị cho phù hợp với từng đối tượng; d) Việc trang bị nội thất cơ bản cho nhà ở công vụ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đ) Thiết bị, trang bị nội thất nhà ở công vụ được trang bị phải có niên hạn sử dụng tối thiểu 5 năm. Trên đây là quy định về Nguyên tắc trang bị nội thất nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 68/2017/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-04-17T10:31:00
68/2017/TT
Muốn làm Thẩm phán có bắt buộc là cử nhân luật?
Căn cứ Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn Thẩm phán như sau: Tiêu chuẩn Thẩm phán 1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. 2. Có trình độ cử nhân luật trở lên. 3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử. 4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật. 5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, muốn làm Thẩm phán bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật và phải đáp ứng các điều kiện khác quy định ở trên. Do đó, học các ngành khác ngành luật không đủ điều kiện để làm thẩm phán anh/chị nhé.
bộ máy hành chính
2022-10-24T09:10:00
62/2014/QH13
Bán tài sản công theo hình thức chỉ định được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Hùng, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Bán tài sản công theo hình thức chỉ định được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công thì Bán tài sản công theo hình thức chỉ định được quy định như sau: 1. Bán tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng đối với tài sản công có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 250 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản. Trường hợp cần thiết, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này xem xét, quyết định áp dụng hình thức niêm yết giá. Hình thức chỉ định không được áp dụng trong trường hợp bán trụ sở làm việc, xe ô tô, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công. 2. Việc xác định giá bán chỉ định thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này. 3. Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định này không được tham gia mua chỉ định tài sản công. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định bán tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thực hiện bán tài sản cho người mua. Việc thanh toán tiền mua tài sản và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định này. 5. Cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua theo quy định. Việc giao tài sản cho người mua được thực hiện tại nơi có tài sản sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh toán. Trên đây là nội dung tư vấn về Bán tài sản công theo hình thức chỉ định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-01-12T16:29:00
151/2017/NĐ
Tôi đang tìm hiểu các quy định về nạo vét trong vùng nước cảng biển vùng thủy nội địa. Anh chị cho tôi hỏi hoạt động nạo vét liên quan đến quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào? Xin cảm ơn anh chị.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 159/2018/NĐ-CP thì Hoạt động nạo vét liên quan đến quốc phòng, an ninh như sau: 1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn để quy định cụ thể cơ chế quản lý hoạt động nạo vét thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia, trong khu vực quân sự. 2. Nội dung của cơ chế quản lý hoạt động nạo vét quy định tại khoản 1 Điều này phải bao gồm cả cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để đảm bảo an toàn trong hoạt động hàng hải hoặc đường thủy nội địa. Trên đây là quy định về hoạt động nạo vét liên quan đến quốc phòng, an ninh. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-08-22T09:41:00
159/2018/NĐ
Xin hỏi theo quy định mới thì việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng những điều kiện gì? Căn cứ pháp lý. Cảm ơn.
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 1/12/2020) có quy định điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như sau: - Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành; - Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước; - Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành). Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập. - Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. - Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Trên đây là 06 điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nghị định này. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-10-14T15:27:00
120/2020/NĐ
Việc nhận tiền tạm ứng cho các đoàn đi công tác nước ngoài theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Kim Hưng hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi đang làm thủ thư tại thư viên trường trung học. Tôi có nghe về quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi việc nhận tiền tạm ứng cho các đoàn đi công tác nước ngoài theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Việc nhận tiền tạm ứng cho các đoàn đi công tác nước ngoài theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước được quy định tại Phụ lục 03a Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành ban hành kèm theo Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, theo đó: Công chức thụ lý đoàn ra nước ngoài của Vụ Hợp tác Quốc tế phối hợp với cán bộ phòng Kế toán nhận tiền tạm ứng, thanh toán cho đoàn ra nước ngoài tại Ngân hàng, Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước. Loại ngoại tệ, tỷ giá áp dụng: Loại ngoại tệ áp dụng trong việc xác định định mức, mức chi, tạm ứng và quyết toán là Đô la Mỹ (USD). Trường hợp thực tế chi bằng ngoại tệ khác với đô la Mỹ sẽ được quy đổi trên cơ sở tổng số được chi tính bằng đôla Mỹ. Tỷ giá quy đổi giữa đồng đôla Mỹ (USD) và đồng ngoại tệ khác được căn cứ vào chứng từ đổi tiền hợp pháp của nước đến công tác. Trường hợp không có chứng từ tỷ giá quy đổi, thì áp dụng tỷ giá quy đổi ra Đôla Mỹ theo tỷ giá của Bộ Tài chính tại thời điểm đi công tác. Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng ở nước ngoài, thì căn cứ vào bản thanh toán trên sao kê kèm theo chứng từ gốc để thanh toán quy đổi sang đôla Mỹ theo tỷ giá của ngân hàng trên bản sao kê. Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Việc nhận tiền tạm ứng cho các đoàn đi công tác nước ngoài theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước được quy định như sau: - Trưởng đoàn sẽ nhận tiền tạm ứng đi công tác nước ngoài tại Ngân hàng, Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước; - Loại ngoại tệ được quy định là USD; - Trường hợp ngoại tệ không phải là USD thì được quy đổi thành USD. Trên đây là tư vấn về việc nhận tiền tạm ứng cho các đoàn đi công tác nước ngoài theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-07-10T11:57:00
1006/QĐ
Liên quan hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương. Ban biên tập cho tôi hỏi, theo quy định thì chế độ làm việc của Ban Kinh tế Trung ương được quy định ra sao? Mong sớm nhận hồi đáp từ các bạn.
Chế độ làm việc của Ban Kinh tế Trung ương quy định tại Điều 5 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018, cụ thể như sau: - Ban Kinh tế Trung ương làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hoạt động của Ban và tổ chức, điều hành công việc của Ban. - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, Ban Kinh tế Trung ương xây dựng quy chế làm việc, các quy trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Ban Kinh tế Trung ương được cử cán bộ dự các cuộc họp của các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt thuộc phạm vi được phân công khi bàn về triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-11-07T09:16:00
166-QĐ/TW
Tình trạng chiến tranh được tuyên bố như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, nhưng có một số nội dung tôi còn chưa rõ lắm. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Tình trạng chiến tranh được tuyên bố như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoàng Hà (ha***@gmail.com)
Tuyên bố tình trạng chiến tranh được quy định tại Điều 29 Luật Quốc phòng 2005 như sau: 1. Khi nước nhà bị xâm lược, Quốc hội xem xét, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt. 2. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội. 3. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tuyên bố tình trạng chiến tranh. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quốc phòng 2005. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-04-27T14:17:00
Là sĩ quan Quân đội đã về hưu, hiện tôi không còn giữ chức vụ, là một cử tri bình thường, tôi có thắc mắc sau chưa nẳm rõ tôi mong nhận phản hồi từ Ban biên tập. Thắc mắc có nội dung sau: Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết 334/2017/UBTVQH14 về Quy chế tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, cụ thể như sau: - Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Kế hoạch thực hiện phải nêu rõ mục đích, yêu cầu; phân công các cơ quan thực hiện; tiến độ; công tác tổ chức, phối hợp thực hiện; trường hợp báo cáo của đối tượng chịu sự giám sát theo quy định phải được thẩm tra mà liên quan đến lĩnh vực phụ trách của nhiều cơ quan khác nhau thì kế hoạch phải nêu rõ cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan phối hợp thẩm tra (nếu có). Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-04-23T13:40:00
334/2017/UBTVQH14
Đăng ký vắng mặt của sĩ quan dự bị được quy định ra sao?
Căn cứ Khoản 4 Điều 10 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về nội dung trên như sau: Đăng ký vắng mặt a) Sĩ quan dự bị khi vắng mặt tại nơi cư trú hoặc nơi đang lao động, học tập, làm việc: Vắng mặt từ 30 ngày trở lên, sĩ quan dự bị phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, hoặc cơ quan, tổ chức nơi đang lao động, học tập, làm việc. Hằng tháng, nếu có sĩ quan dự bị vắng mặt, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên vắng mặt từ 03 tháng trở lên, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện phải thông báo cho đơn vị nhận nguồn sĩ quan dự bị biết; khi có lệnh tổng động viên, hoặc động viên cục bộ, sĩ quan dự bị phải trở về ngay nơi cư trú, hoặc nơi đang lao động, học tập, làm việc để sẵn sàng nhận nhiệm vụ. b) Sĩ quan dự bị được cử đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài hoặc ra nước ngoài vì việc riêng: Thời hạn từ 01 năm trở lên, sĩ quan dự bị phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị lao động, học tập, làm việc và nộp thẻ sĩ quan dự bị; chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày sĩ quan dự bị ra nước ngoài, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị đang lao động, học tập, làm việc phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện để đăng ký vắng mặt dài hạn và nộp lại thẻ sĩ quan dự bị; Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ở nước ngoài về đến nơi cư trú, hoặc nơi lao động, học tập, làm việc, sĩ quan dự bị phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị lao động, học tập, làm việc để đăng ký lại; Thời hạn dưới 01 năm, sĩ quan dự bị phải nộp lại thẻ sĩ quan dự bị tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị lao động, học tập, làm việc. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày sĩ quan dự bị ra nước ngoài hoặc ở nước ngoài về nước, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cư trú. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-10-11T10:57:00
78/2020/NĐ
Mức phạt tiền hành vi sử dụng giấy phép quay phim trong khu vực biên giới biển đã hết hạn được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Ngọc Nhi. Tôi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quay phim trong khu vực biên giới biển nhưng đã hết hạn. Tôi bị cơ quan chức năng lập biên bản hành vi vi phạm sử dụng giấy phép quay phim trong khu vực biên giới biển đã hết hạn. Cho tôi hỏi, trường hợp này tôi bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Ngọc Nhi (ngocnhi*****@gmail.com)
Mức phạt tiền hành vi sử dụng giấy phép quay phim trong khu vực biên giới biển đã hết hạn được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định 169/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Cụ thể là: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: a) Sử dụng giấy phép đã hết hạn; Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 169/2013/NĐ-CP thì trên đây là mức phạt được áp dụng cho cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân vi phạm. Cụ thể: - Mức phạt tiền đối với cá nhân sử dụng giấy phép quay phim trong khu vực biên giới biển đã hết hạn là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. - Mức phạt tiền đối với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng giấy phép quay phim trong khu vực biên giới biển đã hết hạn là từ 600.000 đồng đến 1000.000 đồng. Căn cứ thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đã sử dụng giấy phép quay phim trong khu vực biên giới biển đã hết hạn, đã bị cơ quan chức năng lập biên bản hành vi vi phạm. Như vậy, bạn có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Trên đây là nội dung tư vấn về mức phạt tiền hành vi sử dụng giấy phép quay phim trong khu vực biên giới biển đã hết hạn. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 169/2013/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-14T08:38:00
169/2013/NĐ
Trường hợp nào theo quy định của pháp luật được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Minh Hằng một sinh viên năm 2 ngành tài chính ngân hàng của một trường cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau. Tôi được biết là sẽ có những trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp. Vậy anh/ chị cho tôi hỏi đó là những trường hợp nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Chân thành cảm ơn!  Minh Hằng (minhhang***@gmail.com)
Các trường hợp xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp được pháp luật quy định tại Điều 65 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành, cụ thể về vấn đề này như sau: 1. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. 2. Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ. 3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi. Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về các trường hợp xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp được pháp luật quy định. Để hiểu rõ hơn và chi tiết về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-07-12T11:18:00
03/VBHN
Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Tường Văn, hiện tại tôi đang làm việc tại một cơ quan nhà nước, trong quá trình làm việc tôi có phát hiện rất nhiều sai phạm nghiêm trọng tại cơ quan. Tôi đang phân vân có nên tố cáo hành vi này ra cơ quan thanh tra nhà nước hay không và nếu tôi tố cáo thì có được giải quyết hay không. Do đó, mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi, nếu nhận được tố cáo về hành vi sai phạm thì pháp luật yêu cầu cơ quan thanh tra nhà nước phải giải quyết tố cáo đó như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin này ở văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phảN hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn. Tường Văn (van*****@gmail.com)
Yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định tại Điều 9 Thông tư 05/2011/TT-TTCP quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành thanh tra. Cụ thể như sau: 1. Đơn, thư khiếu nại, tố cáo và tin phản ánh từ các nguồn đến cơ quan thanh tra nhà nước phải được tiếp nhận, xử lý kịp thời, lập hồ sơ, ghi sổ theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo đúng quy định của pháp luật. 2. Tiến hành xác minh phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, kịp thời, thận trọng, chính xác, khách quan, trung thực; tài liệu xác minh phải được lập thành hồ sơ. 3. Báo cáo kết quả xác minh phải được xây dựng công khai, dân chủ; nội dung phải trung thực, khách quan, toàn diện. 4. Kết luận, kiến nghị giải quyết phải đúng nội dung, đúng đối tượng, có căn cứ pháp luật và khả thi; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật. 5. Việc xác minh, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua Đoàn thanh tra thực hiện theo các quy định đối với hoạt động thanh tra. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. ĐĐể biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 05/2011/TT-TTCP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-13T10:29:00
05/2011/TT
Cách tính phụ cấp ưu đãi y tế cho viên chức làm việc tại cơ sở quản lý người nghiện được tính theo công thức ra sao?
Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định cách tính phụ cấp ưu đãi y tế như sau: Theo đó, anh/chị phụ cấp ưu đãi y tế đối với viên chức làm việc tại cơ sở quản lý người nghiện ma túy sẽ được tính theo công thức trên. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-07-28T09:29:00
26/2016/NĐ
Tài sản tham nhũng là gì?
Căn cứ pháp lý:  Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007 Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng.
bộ máy hành chính
2016-09-01T11:29:00
Cơ cấu, thành phần của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu một số quy định liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản để phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản có cơ cấu, thành phần như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Mỹ Ngọc (ngoc***@gmail.com)
Cơ cấu, thành phần của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản được quy định tại Điều 3 Thông tư 53/2013/TT-BTNMT Quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau: 1. Thành phần Hội đồng gồm các cán bộ, công chức, lãnh đạo đang đảm nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản và các chuyên gia có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thăm dò khoáng sản. Hội đồng gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Đối với đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ tịch Hội đồng là 01 Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; Phó Chủ tịch Hội đồng là Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Đối với đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chủ tịch Hội đồng là 01 Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng là 01 Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường. 2. Số lượng, thành phần Ủy viên Hội đồng do Thủ trưởng cơ quan cấp phép thăm dò khoáng sản quyết định, nhưng trong Hội đồng phải có ít nhất 03 Ủy viên có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm liên quan đến thăm dò khoáng sản. Số lượng Ủy viên Hội đồng tối thiểu là 09 người đối với Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường và 07 người đối với Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời một số chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm dò khoáng sản để tham vấn. Trên đây là nội dung tư vấn về cơ cấu, thành phần của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 53/2013/TT-BTNMT. Trân trọng thông tin đến bạn!
bộ máy hành chính
2017-11-23T14:44:00
53/2013/TT
Tối muốn tìm hiểu cách thức và thủ tục để đăng ký cập phép hoạt động trang thông tin điện tử như thế nào?
Trang thông tin điện tử hoạt động theo Nghị định  43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính Phủ. Với mục đích cung cấp thông tin hoạt động của đơn vị thì bạn không cấp đăng ký cấp phép. Trong trường hợp bạn có nhu cầu lấy tin từ đơn vị khác thì phải đăng ký cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp.
bộ máy hành chính
2016-08-30T18:03:00
43/2011/NĐ
Chuyên gia tư vấn độc lập cho Hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh học được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Thanh Bình. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Chuyên gia tư vấn độc lập cho Hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh học được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chuyên gia tư vấn độc lập cho Hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh học được quy định tại Điều 13 Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành với nội dung như sau: - Chuyên gia tư vấn có thể bao gồm các chuyên gia về đạo đức, pháp luật, chuyên ngành, khoa học hoặc các quy trình y khoa cụ thể, đại diện của các cộng đồng, bệnh nhân, các nhóm khác có liên quan đến những cuộc thảo luận cần thiết. - Chuyên gia tư vấn phải là người không có xung đột lợi ích với nghiên cứu được mời thẩm định. - Chuyên gia tư vấn độc lập được tham dự cuộc họp để trao đổi, thảo luận về nghiên cứu nhưng không có quyền biểu quyết hoặc ra quyết định và cũng không được tính vào số lượng thành viên tối thiểu trong cuộc họp Hội đồng đạo đức. Trường hợp chuyên gia tư vấn không thể tham dự cuộc họp, các ý kiến bằng văn bản của họ sẽ được Hội đồng đạo đức xem xét trong quá trình thẩm định các đề cương nghiên cứu tương ứng và sẽ được ghi lại trong biên bản. - Chuyên gia tư vấn độc lập có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu liên quan đến nghiên cứu đã được tiếp cận. Trước các cuộc họp thẩm định hồ sơ chuyên gia tư vấn độc lập phải hoàn thành và gửi phiếu nhận xét cho thư ký Hội đồng đạo đức. Trên đây là nội dung trả lời về quy định chuyên gia tư vấn độc lập cho Hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh học. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 45/2017/TT-BYT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-05-31T15:47:00
45/2017/TT
Liên quan đến quy định về chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định thì: Người làm chứng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch được quy định ra sao?
Tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư 01/2020/TT-BTP, có quy định về người làm chứng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch, như sau: - Người làm chứng theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP do người yêu cầu chứng thực bố trí. - Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng. - Người làm chứng phải xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Ban biên tập phản hồi thông tin.
bộ máy hành chính
2020-05-05T14:47:00
01/2020/TT, 23/2015/NĐ
Nội dung hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào? Và căn cứ pháp lý ở đâu? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Linh Quân (quan***@gmail.com, 22 tuổi). Vừa qua, em có đọc báo trên mạng và được biết có rất nhiều vụ việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra gần đây. Nhà nước cũng đã tăng cường hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường. Vậy nội dung của hoạt động thanh tra này gồm những gì? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường đã được quy định cụ thể tạ Điều 18 Nghị định 35/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, nội dung hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường được quy định như sau: 1. Thanh tra hành chính: a) Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp; b) Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra hành chính thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra. 2. Thanh tra chuyên ngành: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Thủ trưởng cùng cấp đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tài nguyên và môi trường, bao gồm: a) Đất đai; b) Tài nguyên nước; c) Tài nguyên khoáng sản, địa chất; d) Môi trường; đ) Khí tượng, thuỷ văn; e) Đo đạc, bản đồ; g) Quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; h) Các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động tài nguyên và môi trường. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 35/2009/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-24T07:56:00
35/2009/NĐ
Phẩm hàm là gì?
Phẩm hàm là Thứ bậc và hàm của các quan lại phong kiến, đây là danh hiệu của triều đình phong kiến, Mỗi một phẩm hàm có hai bậc là chính và tòn
bộ máy hành chính
2016-09-12T11:56:00
1. Có lệnh gọi nhập ngũ tham gia nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có quy định như sau: 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Như vậy, theo quy định như trên, nếu bạn có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng và bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
bộ máy hành chính
2022-08-17T11:35:00
120/2013/NĐ, 37/2022/NĐ
Tôi đang làm việc tại Hà Nội, công việc của tôi liên quan đến ngành thống kê, tôi đang tìm hiểu các quy định về lĩnh vực này. Anh chị cho tôi hỏi hành vi làm sai lệch thông tin thống kê quốc gia bị xử phạt như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi.
Tại Điều 13 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu thống kê như sau: 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch các thông tin thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành đã được cơ quan có thẩm quyền công bố để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch các thông tin thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được cơ quan có thẩm quyền công bố để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm. 5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc cải chính nguồn thông tin thống kê đã trích dẫn, phổ biến, đăng tải đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này; b) Buộc đính chính những thông tin thống kê đã đăng tải, ghi trên các ấn phẩm sai sự thật đối với hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Như vậy, đối với hành vi làm sai lệch các thông tin thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm thì bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Bên cạnh đó, buộc các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải đính chính những thông tin thống kê đã đăng tải sai sự thật. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-01-14T07:50:00
95/2016/NĐ
Năm 1992, tôi xây dựng một căn nhà và đến năm 1996, do bức xúc về nhu cầu sử dụng tôi đã xây dựng cơi nới ngôi nhà mà không có giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền và đã bị xử phạt hành chính. Sau đó tôi được sử dụng phần “cơi nới” đó cho đến nay. Xin hỏi nếu bây giờ ngôi nhà của tôi nằm trong diện phải giải tỏa, thì phần cơi nới mà tôi đã bị xử phạt hành chính có được bồi thường (đền bù) không? Chu Mạnh Thắng (huyện Thanh Trì)
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định bồi thường về đất, công trình trên đất khi Nhà nước thu hồi đất, nguyên tắc ngôi nhà cần có giấy phép xây dựng thì mới được bồi thường khi thu hồi đất. Tuy nhiên, ngôi nhà đã bị xử phạt hành chính về hành vi xây dựng trái phép với hình thức phạt tiền và từ năm 1997 đến nay không bị yêu cầu tháo dỡ, không có tranh chấp có thể căn cứ theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: h) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 1-7-2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 1-7-2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 1-7-2006; trường hợp nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó. Căn cứ theo quy định trên, do bạn không có giấy phép xây dựng nên để được đền bù bạn xin giấy xác nhận của UBND xã về nhà đã hoàn thành trước ngày 1-7-2006 trước khi có quy hoạch sử dụng đất vào thời điểm 1992-1996.
bộ máy hành chính
2017-02-11T09:41:00
47/2014/NĐ, 43/2014/NĐ
Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành nội vụ là gì? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Hiện tôi đang có một thắc mắc trong hoạt động thanh tra ngành y tế, mong được các anh chị hỗ trợ. Các anh chị cho tôi hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành nội vụ là gì? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!
Theo quy định hiện hành tại Điều 10 Nghị định 90/2012/NĐ-CP thì nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành được quy định như sau: 1. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ được tổ chức thành Vụ. 2. Bộ phận tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan mình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp. b) Thực hiện thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan giao. c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật khi được phân công. d) Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra. g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao và theo quy định của pháp luật. 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành nội vụ được quy định tại Nghị định 90/2012/NĐ-CP về tổ chức hoạt động thanh tra ngành nội vụ. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-28T14:07:00
90/2012/NĐ
Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Thùy Dương, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công thì Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán được quy định như sau: 1. Việc thanh lý tài sản công theo hình thức bán được thực hiện thông qua hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. 2. Bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá được áp dụng trong các trường hợp sau: a) Tài sản công (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản; b) Vật tư, vật liệu thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này. 3. Bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau: a) Tài sản công (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản; b) Vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ có giá trị dưới 10 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này. 4. Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức đấu giá thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này; việc xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này. 5. Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này. 6. Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này. Trên đây là nội dung tư vấn về Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-01-12T16:26:00
151/2017/NĐ
Thực hiện dân chủ về chính trị trong Hội đồng quân nhân được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Hiền Ngọc - Bình Dương
Thực hiện dân chủ về chính trị trong Hội đồng quân nhân được quy định tại Điều 12 Thông tư 165/2018/TT-BQP năm 2018 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, (có hiệu lực ngày 15/01/2019), theo đó: Quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng được: 1. Phổ biến, quán triệt và chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy đảng; các kế hoạch xây dựng tổ chức đảng, chỉ huy và các tổ chức quần chúng của cơ quan, đơn vị. 2. Tham gia góp ý vào các chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng chi bộ, đảng bộ; góp ý và tham gia giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống. 3. Tham gia bình xét khen thưởng, kỷ luật. 4. Thực hiện phản biện xã hội những văn bản dự thảo có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội đồng quân nhân và quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng. 5. Được đề đạt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cá nhân; được tôn trọng và thực hiện các quyền công dân theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn về thực hiện dân chủ về chính trị trong Hội đồng quân nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 165/2018/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-12-12T14:21:00
165/2018/TT
Cho hỏi, viên chức nghỉ hưu mà có vợ mất thì thời điểm nghỉ hưu được tính như thế nào? Đây là câu hỏi của bạn Ninh – Khánh Hòa.
Điều 40 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định như sau: Điều 40. Thủ tục nghỉ hưu 1. Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. 2. Thời điểm nghỉ hưu được tính lùi lại khi có một trong các trường hợp sau: a) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp: Thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; viên chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình viên chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn; b) Không quá 03 tháng đối với trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện; c) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện. ... Như vậy, thời điểm nghỉ hưu của viên chức sẽ được tính lùi lại không quá 01 tháng trong trường hợp viên chức có vợ hoặc chồng mất bạn nhé. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-06-05T14:44:00
29/2012/NĐ
Theo quy định mới nhất thì dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước là gì? Nhờ giải đáp.
Khoản 3 Điều 3 Nghị định 60/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/8/2021) quy định về dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước như sau: “Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước” là dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và dịch vụ sự nghiệp công mang tính đặc thù của một số ngành, lĩnh vực thuộc danh mục do cấp có thẩm quyền ban hành, được Nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-06-25T14:32:00
60/2021/NĐ
Chuyển đổi nhà đăng ký tên miền .vn được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề muốn hỏi như sau: Tôi là một nhân viên kỹ thuật máy tính và dịch vụ Internet, hiện đang làm việc tại Tp.HCM. Do các yêu cầu về công việc nên tôi có tìm hiểu các quy định về việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Cho tôi hỏi: Chuyển đổi nhà đăng ký tên miền .vn được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn! Nguyễn Thị Lời, Tp.HCM.
Chuyển đổi nhà đăng ký tên miền .vn được quy định tại Điều 15 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, theo đó: 1. Việc chuyển đổi nhà đăng ký tên miền “.vn” được thực hiện khi có sự thỏa thuận thống nhất của tất cả các bên tham gia quá trình chuyển đổi, bao gồm: a) Chủ thể quản lý, sử dụng tên miền; b) Nhà đăng ký đang quản lý tên miền; c) Nhà đăng ký mà chủ thể có nhu cầu chuyển tên miền đến. 2. Tên miền không được phép chuyển đổi nhà đăng ký trong các trường hợp sau: a) Trong vòng 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày tên miền được đăng ký mới; b) Trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước khi tên miền hết hạn sử dụng; c) Tên miền đang trong quá trình xử lý vi phạm; d) Tên miền đang bị tạm ngừng; đ) Tên miền đang có tranh chấp. 3. Trong trường hợp Nhà đăng ký tên miền “.vn” không còn khả năng quản lý tên miền của mình, số tên miền đó sẽ được chuyển sang quản lý tại một Nhà đăng ký tên miền “.vn” khác theo thỏa thuận giữa hai Nhà đăng ký trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày làm việc, sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông (VNNIC) chấp thuận bằng văn bản hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông (VNNIC). Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về chuyển đổi nhà đăng ký tên miền .vn, được quy định tại Thông tư 24/2015/TT-BTTTT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-11T09:36:00
24/2015/TT
Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Hùng Thành, hiện tôi đang làm việc tại một công ty bất động sản tại Tp Hồ Chí Minh. Có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi. Cụ thể: Trách nhiệm của Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc về thị trường bất động sản được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc về thị trường bất động sản được quy định tại Khoản 10 Điều 2 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ, cụ thể như sau: - Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cơ chế, chính sách phát triển và quản lý thị trường bất động sản; các giải pháp nhằm minh bạch hóa hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, ban hành; - Thực hiện các chính sách, giải pháp điều tiết và bình ổn thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của chủ đầu tư dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản khác trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các quy định về bất động sản được đưa vào kinh doanh; - Tổ chức thẩm định hồ sơ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền; hướng dẫn kiểm tra các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; - Kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; thực hiện việc cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trên địa bàn tỉnh; - Theo dõi, tổng hợp tình hình, tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản, hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm về Bộ Xây dựng để Bộ Xây dựng báo cáo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2018-10-29T13:53:00
07/2015/TTLT
Làm thủ tục phát hành văn bản đi để Lưu trữ của cơ quan được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một văn thư hiện đang làm việc trong một công ty xây dựng của quân đội, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Làm thủ tục phát hành văn bản đi để Lưu trữ của cơ quan được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn!
Làm thủ tục phát hành văn bản đi để Lưu trữ của cơ quan được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 07/2012/TT-BNV hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành như sau: a) Lựa chọn bì Bì văn bản phải có kích thước lớn hơn kích thước của văn bản; được làm bằng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được và có định lượng ít nhất từ 80gram/m2 trở lên. Bì văn bản mật được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11). b) Trình bày bì và viết bì Mẫu trình bày bì văn bản và cách viết bì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục VIII. c) Vào bì và dán bì Tùy theo số lượng và độ dày của văn bản mà lựa chọn cách gấp văn bản để vào bì. Khi gấp văn bản cần lưu ý để mật giấy có chữ vào trong, không làm nhàu văn bản. Hồ dán bì phải có độ kết dính cao, khó bóc, dính đều; mép bì được dán kín, không bị nhăn; không để hồ dán dính vào văn bản. d) Đóng dấu độ khẩn, dấu độ mật và dấu khác lên bì Trên bì văn bản khẩn phải đóng dấu độ khẩn đúng như dấu độ khẩn đóng trên văn bản trong bì. Việc đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì” và các dấu chữ ký hiệu độ mật trên bì văn bản mật được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11). Trên đây là nội dung câu trả lời về làm thủ tục phát hành văn bản đi để Lưu trữ của cơ quan theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 07/2012/TT-BNV. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-09-18T15:03:00
07/2012/TT, 12/2002/TT
Tiêu chuẩn chức danh kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thy Bình. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Quãng Nam. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể tôi không biết pháp luật quy định như thế nào về chức danh kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (093***)
Tiêu chuẩn chức danh kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành chăn nuôi và thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành như sau: Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II - Mã số: V.03.05.13 1. Nhiệm vụ a) Chủ trì tổ chức và thực hiện các quy trình kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; b) Tổ chức xây dựng các quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo độ chính xác nhanh cho từng đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; c) Chủ trì tổ chức phối hợp với các ngành có liên quan và các cơ quan thú y để tổng kết rút kinh nghiệm cho công tác kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; d) Tổng kết, phân tích, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm trong kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật về kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đ) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đề xuất các biện pháp kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; e) Tham gia biên soạn nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức hạng dưới và tổ chức đào tạo; g) Tổ chức chỉ đạo, xây dựng nề nếp quản lý kỹ thuật thống nhất trong công tác kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; h) Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thú y hoặc các chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành về công tác thú y; b) Chủ trì hoặc phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; c) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; d) Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đ) Nắm vững pháp luật về thú y và các chủ trương chính sách của nhà nước có liên quan đến công tác kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; e) Am hiểu tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương và trong nước liên quan đến công tác kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; g) Chủ trì hoặc tham gia công trình nghiên cứu khoa học hoặc đề án đã được Hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc cấp tỉnh công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả; 4. Việc thăng hạng chức danh kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II Viên chức thăng hạng từ chức danh kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III lên chức danh kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II phải có thời gian giữ chức danh kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III tối thiểu đủ 02 (hai) năm. Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn chức danh kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-31T15:04:00
37/2015/TTLT, 01/2014/TT, 03/2014/TT
Bố tôi có 40 năm tuổi Đảng thì ủy ban ban nhân huyện hay ủy ban tỉnh trao tặng huy hiệu vậy? Nhờ giải đáp.
Tiểu mục 36.2 Mục 36 Quy định 14-QĐ/TW năm 2001 quy định về thẩm quyền khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên như sau: - Chi bộ: biểu dương tổ đảng và đảng viên trong chi bộ. - Đảng uỷ bộ phận: biểu dương tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ. - Đảng uỷ cơ sở: quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh, biểu dương tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ. - Huyện uỷ (và tương đương): quyết định công nhận tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, tặng giấy khen cho tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ. - Tỉnh uỷ (và tương đương): quyết định tặng bằng khen, tặng cờ cho tổ chức đảng, tặng Huy hiệu Đảng 40, 50, 60, 70 năm tuổi Đảng, bằng khen cho đảng viên trong đảng bộ. - Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên; xem xét, quyết định và giao cho Nhà nước ra quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý khác cho tổ chức đảng và đảng viên. Như vậy, theo quy định nêu trên thì Huy hiệu 40 tuổi Đảng sẽ do Tỉnh ủy trao tặng. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-11-09T16:10:00
14-QĐ/TW
GD&TĐ - Tôi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm khoa Toán – Tin và được tuyển dụng vào dạy tin học ở một trường tiểu học ở Hà Nội từ tháng 10/2011. Tháng 10/2012 ông tôi hết thời gian tập sự và hưởng lương chính thức hệ cao đẳng. Sau đó tôi tiếp tục học lên đại học và đã tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học, tháng 4/2014, tôi làm hồ sơ xin chuyển loại viên chức, được nhận quyết định hưởng ngạch lương trình độ đại học. Vậy trường hợp của tôi thời gian tính nâng lương lần sau được tính từ thời điểm nào? – Nguyễn Minh Hải (nguyenminhhaigvt@gmail.com)
* Trả lời: Theo Khoản 3, Mục II, Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức như sau: Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A (gồm A0 và A1) hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư này. Còn tại điểm a, Khoản 1, Mục II Thông tư trên hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức, trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ. Căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết cho thấy: Tháng 10/2011 bạn chính thức hết tập sự và được xếp lương bậc 1 hệ số 2,1 ngạch viên chức loại A0 (trình độ Cao đẳng), bảng lương số 3, ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Sau khi tốt nghiệp đại học, tháng 4/2014, bạn đã được chuyển loại viên chức phù hợp với trình độ đào tạo đại học, xếp lương bậc 1, hệ số 2,34, ngạch viên chức loại A1, bảng lương số 3, ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Như vậy do chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ (2,34 - 2,10 = 0,24) nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ (0,31), nên thời gian xét nâng lương của bạn được tính kể từ ngày hưởng lương bậc 1 ở ngạch cũ (tháng 10/2011). Đến tháng 10/2014 ông Thắng đủ thời gian (đủ 36 tháng) để xét nâng lương bậc 2, hệ số 2,67, ngạch viên chức loại A1. Sỹ Điền .aritcle-vote {margin-bottom: 10px;}.article-like, .article-dislike {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #B52323;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-liked, .article-disliked {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #BBBBBD;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-like span, .article-dislike span {padding: 0 10px 0 8px;background: #B52323;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;}.article-liked span, .article-disliked span {padding: 0 10px 0 8px;background: #BBBBBD;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;} 0Thích bài viết0Không thích bài viết
bộ máy hành chính
2016-09-09T14:14:00
02/2007/TT, 10/2011, 204/2004/NĐ, 4/2014, 10/2014
Tôi muốn hỏi quý báo về chế độ đãi ngộ quân nhân là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội chuyển ngành khi nghỉ hưu. Cụ thể tôi phục vụ quân đội từ tháng 2/1982 đến tháng 1/1989 thì chuyển ngành. Vậy khi nghỉ hưu tôi phục vụ 6 năm 10 tháng và là hạ sĩ quan thì được hưởng chế độ gì? Kính mong được sự giải đáp tận tình của quý báo và luật gia, hy vọng tôi nhận được sự phản hồi sớm nhất.
Theo quy định tại Nghị định 153/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân được bổ sung Khoản 14 Điều 50 như sau: Quân nhân, công an nhân dân đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, DN Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc các DN thuộc các thành phần kinh tế có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cả năm chế độ mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 11 năm 2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6 tháng 5 năm 2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội. Từ quy định nêu trên, bạn đối chiếu xem bạn đã được hưởng các chế độ theo các quyết định trên hay chưa, nếu chưa được hưởng thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu.
bộ máy hành chính
2016-09-12T15:00:00
153/2013/NĐ, 68/2007/NĐ, 47/2002/QĐ, 290/2005/QĐ, 92/2005/QĐ, 142/2008/QĐ, 38/2010/QĐ, 53/2010/QĐ, 62/2011/QĐ