question
stringlengths
1
9.04k
answer
stringlengths
0
64.6k
field
stringclasses
27 values
time
stringlengths
19
19
relevant
stringlengths
0
456
Trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Quân, sống tại Tp.HCM, hiện đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tôi đang tìm hiểu về trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Cho tôi hỏi trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)
Trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin được quy định tại Điều 34 Luật Tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) như sau: 1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này có trách nhiệm: a) Công khai, cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ; trong trường hợp phát hiện thông tin đã cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thì phải đính chính hoặc cung cấp bổ sung thông tin; b) Chủ động lập, cập nhật, công khai Danh mục thông tin phải được công khai và đăng tải Danh mục trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; thường xuyên cập nhật và công khai thông tin theo đúng thời điểm, thời hạn và hình thức theo Danh mục thông tin phải được công khai; c) Duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu; d) Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ của thông tin. Việc chuyển giao thông tin giữa các hệ thống dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật; đ) Hướng dẫn kỹ thuật các biện pháp và quy trình bảo vệ thông tin và bảo vệ các hệ thống quản lý thông tin; e) Rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin trước khi cung cấp; g) Kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin để công khai thông tin hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng; h) Ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, gồm các nội dung chính sau đây: xác định đầu mối cung cấp thông tin; việc chuyển giao thông tin của đơn vị tạo ra cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin; việc phân loại thông tin được cung cấp và không được cung cấp; cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu; trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu cung cấp thông tin giữa đơn vị đầu mối với đơn vị phụ trách cơ sở dữ liệu thông tin và các đơn vị có liên quan; i) Rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để kịp thời đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật này; k) Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật; l) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân tại cơ quan mình khi được yêu cầu. 2. Người đứng đầu đơn vị được giao làm đầu mối cung cấp thông tin chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin của cơ quan mình, kịp thời xử lý người cung cấp thông tin thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi cản trở quyền tiếp cận thông tin của công dân. 3. Người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho công dân; không được nhũng nhiễu, gây cản trở, khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tiếp cận thông tin 2016. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-07T16:40:00
Xin chào Ban biên tập, tôi tên Tuấn Khanh là sinh viên năm 3 trường Đại học Luật Tp.HCM. Hiện tôi đang có nhu cầu tìm hiểu về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp. Dù có tìm hiểu nhưng vẫn chưa rõ lắm vài vấn đề nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Thi đua trong ngành Tư pháp dành cho những đối tượng nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận dươc câu trả lời, chân thành cảm ơn! (01233***)
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BTP hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, đối tượng thi đua trong ngành Tư pháp được quy định như sau: 1. Đối tượng thi đua thường xuyên bao gồm các tập thể là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Cục Thi hành án dân sự; Chi cục Thi hành án dân sự; tập thể nhỏ thuộc các đơn vị thuộc Bộ, Cục Thi hành án dân sự và cá nhân là công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị này, kể cả công chức, viên chức đang trong thời gian tập sự, nhân viên hợp đồng không xác định thời hạn, nhân viên hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên. 2. Đối tượng thi đua theo chuyên đề, theo đợt bao gồm các tập thể và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này; tập thể là Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, tập thể nhỏ thuộc Sở Tư pháp và cá nhân là công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị này; cá nhân là công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; tập thể, cá nhân thuộc cơ quan Thi hành án Bộ Quốc phòng, tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tập thể, cá nhân được xác định cụ thể trong Kế hoạch phát động phong trào thi đua theo chuyên đề, theo đợt và tập thể, cá nhân khác thực hiện nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực công tác của ngành Tư pháp. Trên đây là nội dung tư vấn về đối tượng thi đua trong ngành Tư pháp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Thông tư 05/2018/TT-BTP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-07-24T08:13:00
05/2018/TT
Hãy cho biết những trường hợp nào không được tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử?
Điều 27 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định những trường hợp không được tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử: Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử. Nếu đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử thì người ứng cử phải xin rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó chậm nhất là vào ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử. Trường hợp người ứng cử không có đơn xin rút thì cơ quan đã quyết định thành lập Ban bầu cử, Tổ bầu cử đó ra quyết định xóa tên người ứng cử khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử và bổ sung thành viên khác để thay thế.
bộ máy hành chính
2016-09-08T14:21:00
Quy định chung về quản lý độ cao công trình trong quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Quy định chung về quản lý độ cao công trình trong quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Huỳnh Anh (anh***@gmail.com)
Quy định chung về quản lý độ cao công trình trong quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không được quy định tại Điều 8 Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam như sau: 1. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trước khi phê duyệt đồ án quy hoạch chung hoặc đồ án quy hoạch chi Tiết để xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, khu kinh tế, khu đặc thù, khu công nghệ cao phải có văn bản lấy ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam để thống nhất bề mặt quản lý độ cao công trình. Văn bản lấy ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 10, 11 Nghị định này. 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng của địa phương phải tuân thủ đúng quy định về độ cao công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tại Điểm b Khoản 3 Điều 4 và Điều 11 Nghị định này. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quy định chung về quản lý độ cao công trình trong quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 32/2016/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-21T09:54:00
32/2016/NĐ
Dân quân tự vệ phải làm sao để nhận mức hưởng khi bị tai nạn?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định về trình tự giải quyết mức hưởng khi bị tai nạn như sau: - Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính, môi trường điện tử đơn đề nghị trợ cấp tai nạn hoặc chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ), biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng tử, trích lục khai tử đối với trường hợp chết cho cơ quan quân sự địa phương. Dân quân thuộc đơn vị Dân quân tự vệ của cấp nào tổ chức thì gửi đơn đề nghị cho cơ quan quân sự địa phương cấp đó; trường hợp không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương lập 01 bộ hồ sơ. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho dân quân; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho dân quân; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã. Theo đó, dân quân tự vệ để được hưởng chi phí khi bị tai nạn cần phải nộp các giấy tờ cho cơ quan quân sự địa phương theo như quy định trên. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-04-16T15:22:00
72/2020/NĐ
Bạn tôi vừa trúng tuyển viên chức tại 01 bệnh viện, và nghe nói bạn phải làm thực tập viên chức tại bệnh viện một thời gian. Vậy cho hỏi bạn tôi phải thực tập bao nhiêu tháng? Và thời gian thực tập hưởng lương như thế nào?
Theo Khoản 11 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định thời gian tập sự của viên chức như sau: - 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng; - 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng; - 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp. Bên cạnh đó tại Khoản 2, 3 Điều 22 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định mức lương và phụ cấp cảu viên chức thực tập như sau: - Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự có trình độ thạc sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 2, người tập sự có trình độ tiến sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật. - Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng trong các trường hợp sau: + Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; + Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm; + Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ. Do bạn không cung cấp rõ bạn của bạn đã được tuyển dụng vị yêu cầu trình như thế nào, vì vậy chúng tôi không thể kết luận được thời hạn tập sự viên chức và mức lương bạn của bạn sẽ được hưởng là bao nhiêu. Bạn đối chiếu quy định trên để xác định cho trường hợp của bạn mình. Ban biên tập phản hồi đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-10-02T09:45:00
161/2018/NĐ, 29/2012/NĐ
Quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công được quy định như thế nào? Xin chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang là giáo viên tiểu học. Tôi có một thắc mắc mong được Ban biên tập tư vấn giúp đỡ.Quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Hồng Ngọc (ngoc****@gmail.com)
Quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công được quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập như sau: 1. Xây dựng pháp luật về quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công; khuyến khích, tạo điều kiện, thiết lập môi trường hoạt động bình đẳng, cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. 2. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước quản lý; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. 3. Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công. 4. Quy định lộ trình tính đủ giá, phí để đơn vị sự nghiệp công thực hiện và hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách sử dụng dịch vụ sự nghiệp công. 5. Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể và điều kiện tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công; sắp xếp, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc. 6. Quy định về chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công sang đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hoặc doanh nghiệp. 7. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công. 8. Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Trên đây là quy định về Quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-28T16:00:00
16/2015/NĐ
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng năm đối với thân nhân sĩ quan tại ngũ. Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Khánh Linh, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi: Mức đóng bảo hiểm y tế hàng năm đối với thân nhân sĩ quan tại ngũ hiện nay là bao nhiêu? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 63/2002/NĐ-CP về việc khám bệnh, chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan tại ngũ thì: Mức đóng bảo hiểm y tế hàng năm cho một người thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định này là 3% mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mức đóng bảo hiểm y tế hàng năm đối với thân nhân sĩ quan tại ngũ. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 63/2002/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-20T16:24:00
63/2002/NĐ
Tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc quản lý thị trường và có thắc mắc nên muốn hỏi Ban biên tập một câu là: Tổng cục Quản lý thị trường có vị trí và chức năng như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì vị trí và chức năng của Tổng cục Quản lý thị trường được quy định như sau: - Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật. - Tổng cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội. Trên đây là nội dung trả lời về vị trí và chức năng của Tổng Cục quản lý thị trường. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Quyết định 34/2018/QĐ-TTg. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-09-18T16:36:00
34/2018/QĐ
Bộ Quốc phòng vừa có quy định chi tiết về việc gọi nhập ngũ, tôi muốn biết cụ thể là gì vì sang năm tôi đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự?
Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư 140/2015/TT-BQP ngày 16/12/2015 (có hiệu lực từ ngày 30/1/2016) quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ với một số nội dung chính sau: Tiêu chuẩn nhập ngũ Để được gọi nhập ngũ công dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn về độ tuổi, tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe và văn hóa. Theo đó, những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ vào quân đội. Diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
bộ máy hành chính
2017-02-10T09:35:00
140/2015/TT
2. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng như thế nào?
Theo Điều 13 Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng ban hành kèm Quyết định 3689/QĐ-BQP năm 2022 quy định tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính như sau: 1. Chức năng tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng được kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia. 2. Quy trình thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính a) Tổ chức, cá nhân gửi phản ánh, kiến nghị liên quan đến quy định hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng; b) Văn phòng Bộ Quốc phòng tiếp nhận, phân loại, đánh giá và chuyển phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; c) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiến hành xử lý phản ánh, kiến nghị và chuyển kết quả giải quyết cho Văn phòng Bộ Quốc phòng trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng; d) Kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị được công khai trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng, Cổng Dịch vụ công quốc gia.
bộ máy hành chính
2022-11-10T09:27:00
3689/QĐ
Thời gian tới sẽ diễn ra việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, không biết là có thể bố trí địa điểm bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND tại trường học được không?
Khoản 1 Điều 6 Thông tư 1/2021/TT-BNV quy định về việc bố trí địa điểm bỏ phiếu bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 như sau: Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương như: nhà văn hóa, hội trường, trường học,... và căn cứ mật độ phân bổ dân cư ở khu vực bỏ phiếu, Tổ bầu cử lựa chọn địa điểm bỏ phiếu (phòng bỏ phiếu) cho phù hợp, bảo đảm thuận tiện để cử tri đến bầu cử. Địa điểm bỏ phiếu phải được trang trí trang nghiêm, tiết kiệm; bố trí lối vào cho cử tri bỏ phiếu và lối ra cho cử tri sau khi đã bỏ phiếu xong; địa điểm bỏ phiếu phải bảo đảm an ninh, trật tự. Như vậy, các địa phương có thể bố trí địa điểm bỏ phiếu bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 tại trường học căn cứ vào cơ sở vật chất của địa phương mình, bảo đảm thuận tiện để cử tri đến bầu cử. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-01-20T09:29:00
1/2021/TT
Tôi là giáo viên có quá trình công tác như sau: Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Quy Nhơn (Khoa Giáo dục tiểu học) tôi được biên chế vào làm giáo viên tiểu học tại tỉnh Đăk Nông. Thời gian này tôi đã được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ. Đến tháng 12/2011 tôi xin thôi việc và chuyển hộ khẩu sang tỉnh khác. Một năm sau tôi tham dự kỳ tuyển dụng viên chức giáo viên của địa phương tôi mới chuyển đến. Sau đó tôi được phân công công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Vậy trường hợp của tôi như vậy có được hưởng phụ cấp lâu năm theo Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP hay không? – Hoàng Xuân Thanh (hxthanh***@gmail.com)
Trong thư bạn nêu không rõ quá trình bạn công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn như thế nào và hiện nay có còn công tác ở vùng đặc biệt khó khăn hay không nên chúng tôi không đủ cơ sở để trả lời chính xác cho bạn. Vì vậy, bạn nên đọc và nghiên cứu kỹ quy định tại Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ “Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” để xác định xem mình có thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp lâu năm hay không. Cụ thể theo Điều 5 Nghị định trên quy định: Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau: Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm; Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm; Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên. var bodywidth = 500;$('#abody object, #abody embed').each(function() {if ($(this).attr('width') > bodywidth) {$(this).attr('width', bodywidth);}});$(document).ready(function() {$('#abody img, #abody table').each(function() { if ($(this).width() > bodywidth) { $(this).width(bodywidth).height('auto'); } });window.setTimeout(function(){ $('#abody img, #abody table').each(function() { if ($(this).width() > bodywidth) { $(this).width(bodywidth).height('auto'); } });}, 5000);$('#abody div.poll, #abody div.pollright').each(function() {var voteid = $(this).attr('voteid');$.ajax({type: "POST",url: "/ajax/votebox.aspx",data: { id: voteid }}).done(function(msg) {$('#votebox' + voteid).html(msg).show();$('#votebox' + voteid + ' .poll').show();$('.votebutton').click(function (e) {e.preventDefault();var id = $(this).attr('rel');var votetype = $(this).attr('votetype');$('#loadingvote' + id).css('display', 'inline');if (votetype == 0) {var order = $('input:radio[name=vote' + id + ']:checked').val();if (parseInt(order) == 'NaN') {alert('Bạn chưa chọn mục nào.'); return false;}logvote(id, order);}else if (votetype==1){var arr=$('input:checkbox[name=vote' + id + ']:checked');if(arr.length==0){alert('Bạn chưa chọn mục nào.'); return false;}for(i=0; i<arr.length; i++){var order = arr[i].value;if (parseInt(order) == 'NaN') {continue;}logvote(id, order);}}voteresult(id);window.setTimeout(function () { $('#loadingvote' + id).hide(); }, 5000);});$('.voteresult').click(function (e) {e.preventDefault();var id = $(this).attr('rel');$('#loadingvote' + id).css('display', 'inline');voteresult(id);window.setTimeout(function () { $('#loadingvote' + id).hide(); }, 5000);});jQuery('.bClose, #bcancel').bind('click', function () {jQuery("#popuppoll" + voteid).bPopup().close();});});});});if ($('.galleria').length > 0) { Galleria.run('.galleria'); }try {if ($('#abody table.image.center img').length > 0 && $('#abody table.image.center img').attr('src').toLowerCase() == $('.avatar img').attr('src').toLowerCase()) {$('.avatar span').html($('#abody table.image.center td.image_desc').html());$('#abody table.image.center').remove();}}catch(e){}try {var i = 0;var summary = $.trim($('.summary').html().toLowerCase()).replace(/-/g, '').replace(/,/g, '').replace(/\./g, '').replace(/ /g, '');$('#abody p, #abody div, #abody strong').each(function() {if (i > 10) return;i++;if($.trim($(this).html().toLowerCase()) == '' || $.trim($(this).html().toLowerCase()).replace(/-/g, '').replace(/,/g, '').replace(/\./g, '').replace(/ /g, '') == summary){ $(this).remove(); }});}catch(e){} Sỹ Điền .aritcle-vote {margin-bottom: 10px;}.article-like, .article-dislike {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #B52323;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-liked, .article-disliked {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #BBBBBD;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-like span, .article-dislike span {padding: 0 10px 0 8px;background: #B52323;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;}.article-liked span, .article-disliked span {padding: 0 10px 0 8px;background: #BBBBBD;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;} 0Thích bài viết0Không thích bài viết
bộ máy hành chính
2016-09-09T13:42:00
116/2010/NĐ
Hỏi: Xã M thống kê được tỷ lệ các vụ việc thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn là 81%. Vậy xã M có đạt được 50 điểm không?
Căn cứ Chỉ tiêu 2 của Tiêu chí 1 được quy định tại Phụ lục kèm theo Quy định tại Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, nếu tỷ lệ các vụ việc thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn từ 80% đến dưới 90% là được 50 điểm. Tuy nhiên, ngày 13 tháng 11 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ có công văn số 1928/TTg-PL về việc đính chính văn bản. Theo đó, tỷ lệ các vụ việc thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn được tính điểm như sau: - Từ 90% trở lên: 35 - Từ 80% đến dưới 90%: 30 - Từ 70% đến dưới 80%: 25 - Từ 60% đến dưới 70%: 20 - Từ 50% đến dưới 60%: 15 - Dưới 50%: 10 Như vậy, việc tính điểm các chỉ tiêu phải căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy định tại Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg và công số 1928/TTg-PL của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp này, xã M đạt được 30 điểm.
bộ máy hành chính
2016-08-30T18:03:00
09/2013/QĐ, 1928/TTg
Xin chào, cho tôi hỏi nguyên tắc soạn thảo, ban hành văn bản của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 thì nguyên tắc soạn thảo, ban hành văn bản của Kiểm toán nhà nước như sau: Việc soạn thảo, ban hành văn bản của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản; bảo đảm tính khả thi và hợp lý của các quy định trong văn bản. 2. Tuân thủ về thể thức, thẩm quyền ban hành văn bản; tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản được quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; quán triệt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản. 3. Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản và minh bạch trong quy định của văn bản. 4. Bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật. 5. Việc xây dựng văn bản phải căn cứ theo yêu cầu của công tác quản lý ngành, kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và kết quả tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật. 6. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo, Tổ soạn thảo và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức có liên quan trong quá trình soạn thảo văn bản. 7. Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin trong xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản. Trên đây là quy định về nguyên tắc soạn thảo, ban hành văn bản của Kiểm toán nhà nước. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-10-19T16:36:00
1662/QĐ
Quan hệ của Viện kiểm sát với công dân theo quy chế trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được quy định ra sao?
Quan hệ của Viện kiểm sát với công dân theo quy chế trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân quy định tại Điều 7 Quyết định 757/QĐ-VKSTC năm 2008, cụ thể như sau:Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải bố trí phòng tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và phân công cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân để tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư, ý kiến phản ánh của công dân bảo đảm dân chủ, công khai theo đúng quy đinh của pháp luật và quy chế của Ngành. Đối với các việc công dân khiếu nại, tố cáo, phản ánh về vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân như: Kiểm sát khởi tố bị can, bắt giam, giữ oan, sai...hoặc về sai phạm của cán bộ, công chức ngành Kiểm sát trong quá trình thi hành công vụ phải được xem xét, giải quyết khách quan, kịp thời, chính xác và trả lời cho người khiếu nại, tố cáo biết theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức khi tiếp công dân phải có thái độ lịch sự, đúng mực; có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích về những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của cơ quan, đơn vị; nếu nội dung khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn, trả lời để công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật và quy chế của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Những vấn đề cần giải quyết tiếp, lãnh đạo phải giao cho các đơn vị hoặc cán bộ, công chức có trách nhiệm để triển khai thực hiện. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý đối với những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm trong việc tiếp và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-09-30T10:36:00
757/QĐ
Tiêu chuẩn thuốc, bông băng, hóa chất của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Ngọc Anh đang làm việc tại một trạm y tế trên đại bàn huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, tôi được biết các cán bộ chiến sĩ trong công an nhân dân dân có tiêu chuẩn nhất định về thuốc, băng bông, hóa chất, vậy tiêu chuẩn này được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!Ngọc Anh (ngocanh***@gmail.com)
Tiêu chuẩn thuốc, bông băng, hóa chất của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được quy định Điều 8 Nghị định 18/2013/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lương Công an nhân dân như sau: Tiêu chuẩn thuốc, bông băng, hóa chất được trang bị gồm thuốc, bông băng dùng tại đơn vị; thuốc, bông băng cho giường bệnh; thuốc khám bệnh, thuốc bổ trợ cho sĩ quan cao cấp và bệnh mạn tính; thuốc bổ trợ cho các lực lượng làm công việc nặng nhọc đặc biệt nguy hiểm, cho cán bộ, chiến sĩ phục vụ công tác chiến đấu khi đi cơ sở làm nhiệm vụ; thuốc và hóa chất phòng, chống dịch, hóa chất, sinh vật phẩm cho nghiệp vụ chuyên ngành. Tiêu chuẩn thuốc, bông băng, hóa chất được cấp cho từng đơn vị và cho từng đối tượng cán bộ, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân. Tiêu chuẩn về thuốc cho các chiến sĩ, cán bộ công an nhân dân là có nhưng không phải tất cả các đối tượng đều được cấp phát, mà chỉ có các đối tượng làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, cho các sĩ quan cấp cao mắc bệnh mãn tính và các đối tượng theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn cấp phát cũng tùy thuộc vào tình trạng của các đối tượng khác nhau thì tiêu chuẩn sẽ cấp phát khác nhau. Còn tiêu chuẩn về bông băng hóa chất thì được cấp phát cho từng đơn vị và đối tượng theo quy định. Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về tiêu chuẩn thuốc, bông băng, hóa chất của cán bộ chiến sĩ công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn và chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 18/2013/NĐ-CP.Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-23T16:13:00
18/2013/NĐ
Những trường hợp nào được miễn nghĩa vụ quân sự?
Theo Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự như sau: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Theo đó, người thuộc những trường hợp như trên sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.  Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-08-01T14:43:00
Đơn giản hóa thủ tục tạm giữ chứng chỉ hành nghề khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Nhi hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi đang tìm hiểu về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục tạm giữ chứng chỉ hành nghề khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Đơn giản hóa thủ tục tạm giữ chứng chỉ hành nghề khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa được quy định tại Tiết d Tiểu mục 3 Mục VII Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2017, theo đó: Bỏ các yêu cầu thông tin liên quan đến công dân tại mẫu Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, ví dụ như: ngày tháng năm sinh, quốc tịch, chứng minh nhân dân..., bổ sung số định danh cá nhân vào mẫu Quyết định. Trong quá trình thực hiện việc bỏ các thông tin trên phải giữ lại các trường thông tin về: họ, chữ đệm và tên khai sinh. Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục tạm giữ chứng chỉ hành nghề khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-09-23T10:30:00
80/NQ
Hồ sơ đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài có những giấy tờ, tài liệu nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Viết Long, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp Cần Thơ. Có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là hồ sơ đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài có những giấy tờ, tài liệu nào? Tôi có thể tìm hiểu  vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Hồ sơ đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài có những giấy tờ, tài liệu quy định tại Tiểu mục 3 Mục I Phần II Quyết định 299/QĐ-BTP năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau: * Giấy tờ phải xuất trình - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử; - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc); trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu; - Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử. Trên đây là nội dung câu trả lời về những giấy tờ có trong hồ sơ đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 299/QĐ-BTP năm 2016. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-03-10T10:40:00
299/QĐ
Đơn giản hóa thủ tục kéo dài thời hạn tạm giữ giấy phép khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Kim Yến hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi đang tìm hiểu về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục kéo dài thời hạn tạm giữ giấy phép khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Đơn giản hóa thủ tục kéo dài thời hạn tạm giữ giấy phép khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không được quy định tại Tiết i Tiểu mục 4 Mục VII Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2017, theo đó: Bỏ các yêu cầu thông tin liên quan đến công dân tại mẫu Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, ví dụ như: ngày tháng năm sinh, quốc tịch, chứng minh nhân dân..., bổ sung số định danh cá nhân vào mẫu Quyết định. Trong quá trình thực hiện việc bỏ các thông tin trên phải giữ lại các trương thông tin về: họ, chữ đệm và tên khai sinh. Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục kéo dài thời hạn tạm giữ giấy phép khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-09-27T15:05:00
80/NQ
Sức khỏe của Tổng bí thư có được xem là bí mật nhà nước?
Tại Điểm a Khoản 11 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 có quy định như sau: Điều 7. Phạm vi bí mật nhà nước 11. Thông tin về y tế, dân số: a) Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; Tại Điều 3 Quy định 02-QĐ/TW năm 2018 có quy định như sau: Điều 3. Giải thích một số từ ngữ áp dụng trong hoạt động đối ngoại đảng - “Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước” gồm các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội; “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước” gồm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ và Phó Chủ tịch Quốc hội. “Lãnh đạo Đảng” gồm đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng. Như vậy, Tổng bí thư được xem là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy, thông tin bảo vệ sức khỏe của Tổng bí thư được xem là bí mật nhà nước.
bộ máy hành chính
2022-04-07T11:53:00
02-QĐ/TW
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp bao gồm những gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nguyễn Trần Minh Thư, sống tại Tp.HCM, hiện đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp. Tôi đang tìm hiểu về về vấn đề hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp để viết báo cáo cho cấp trên của tôi. Vì thế, tôi muốn hỏi hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp gồm những gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp được quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 15/07/2017) về quản lý phát triển cụm công nghiệp như sau: Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp bao gồm hệ thống các công trình giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-03T15:02:00
68/2017/NĐ
Cho tôi hỏi nội dung và thời gian quán triệt về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII được quy định như thế nào? Cảm ơn!
Căn cứ Tiết 3 và Tiết 4 Mục I Hướng dẫn 26-HD/BTCTW năm 2019 quy định nội dung và thời gian quán triệt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII như sau: - Cấp ủy các cấp cần lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai, quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị và các phụ lục kèm theo; Quy chế bầu cử trong Đảng; Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước[1]; Kế hoạch tổ chức đại hội của cấp mình; Hướng dẫn này và các nội dung liên quan. - Cấp ủy các cấp tổ chức hội nghị quán triệt trong thời gian không quá 01 ngày và hoàn thành trước tháng 12/2019. [1] Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-11-05T09:50:00
26-HD/BTCTW, 12/2019
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về hợp tác quốc tế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Văn Hạnh hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu. Tôi đang tìm hiểu về Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu công việc. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về hợp tác quốc tế được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về hợp tác quốc tế được quy định tại Khoản 10 Điều 2 Nghị định 99/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, theo đó: a) Tổ chức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, các viện và trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật. b) Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về hợp tác quốc tế. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 99/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-08-29T08:33:00
99/2017/NĐ
Tôi là Xuân Ngọc, tôi đang làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Anh/Chị trong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Anh/Chị cho tôi hỏi là: Thủ tục, quy trình xem xét miễn nhiệm, cho từ chức đối với Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi mong Ban biên tập có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị trong Ban biên tập! (0933***)
Theo quy định tại Điều 45 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1809/QĐ-BHXH năm 2017 thì: 1. Đối với Giám đốc BHXH tỉnh: a) Thủ tục, hồ sơ bao gồm: - Công văn của Tỉnh ủy (thành ủy) hoặc của BHXH Việt Nam yêu cầu miễn nhiệm hoặc đề nghị của BHXH tỉnh cho cán bộ từ chức theo nguyện vọng cá nhân; - Đơn xin từ chức của cán bộ (nội dung đơn phải nêu rõ lý do từ chức) hoặc các văn bản liên quan đến việc miễn nhiệm đối với trường hợp miễn nhiệm cán bộ; - Nhận xét đánh giá của tập thể lãnh đạo và của cấp ủy BHXH tỉnh đối với cán bộ xin từ chức hoặc miễn nhiệm. b) Trình tự tiến hành: Sau khi nhận được hồ sơ, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Tổng Giám đốc để tiến hành các thủ tục: - Làm việc với lãnh đạo BHXH tỉnh; - Gặp gỡ, trao đổi và nghe ý kiến của cán bộ xin từ chức hoặc miễn nhiệm; - Tổng hợp kết quả làm việc nêu trên, báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, quyết nghị; - Ban Cán sự đảng có văn bản trao đổi ý kiến với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy) về trường hợp cán bộ từ chức hoặc miễn nhiệm; - Căn cứ Nghị quyết của Ban Cán sự đảng, ý kiến tham gia của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tổng Giám đốc ra quyết định cho từ chức hoặc miễn nhiệm chức vụ và quyết định bố trí công tác khác đối với cán bộ từ chức hoặc miễn nhiệm. 2. Đối với Phó Giám đốc BHXH tỉnh: a) Thủ tục, hồ sơ bao gồm: - BHXH tỉnh có công văn gửi BHXH Việt Nam đề nghị cho cán bộ từ chức hoặc miễn nhiệm; nội dung công văn phải nêu rõ lý do cho cán bộ từ chức hoặc miễn nhiệm; - Đơn xin từ chức của cán bộ (nội dung đơn phải nêu rõ lý do xin từ chức) hoặc các văn bản liên quan đến việc miễn nhiệm đối với trường hợp miễn nhiệm cán bộ; - Biên bản họp tập thể lãnh đạo và cấp ủy BHXH tỉnh; - Nhận xét đánh giá của Giám đốc BHXH tỉnh và của cấp ủy BHXH tỉnh đối với cán bộ xin từ chức hoặc miễn nhiệm. b) Trình tự tiến hành: Sau khi nhận được công văn kèm theo hồ sơ đề nghị, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Tổng Giám đốc để tiến hành các thủ tục: - Làm việc với lãnh đạo BHXH tỉnh; - Gặp gỡ, trao đổi và nghe ý kiến của cán bộ xin từ chức hoặc miễn nhiệm; - Tổng hợp kết quả làm việc nêu trên, báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, quyết nghị; - Ban Cán sự đảng có văn bản trao đổi ý kiến với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy) về trường hợp cán bộ từ chức hoặc miễn nhiệm; - Căn cứ Nghị quyết của Ban Cán sự đảng, ý kiến tham gia của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tổng Giám đốc ra quyết định cho từ chức hoặc miễn nhiệm chức vụ và quyết định bố trí công tác khác đối với cán bộ từ chức hoặc miễn nhiệm. Trường hợp cán bộ không được từ chức hoặc miễn nhiệm, BHXH Việt Nam có công văn thông báo để BHXH tỉnh biết. Trên đây là nội dung quy định về thủ tục, quy trình xem xét miễn nhiệm, cho từ chức đối với Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1809/QĐ-BHXH năm 2017. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-01-30T14:02:00
1809/QĐ
Sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thư hiện đang sống và làm việc tại Bảo Lộc. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc quản lý tài sản công tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 15 Nghị định 166/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, theo đó: 1. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo đúng mục đích sử dụng được giao; phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này và phù hợp với tổ chức, bộ máy theo quy định của pháp luật. Phương án sắp xếp lại, xử lý được lập đối với tất cả trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp mà cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được giao quản lý, sử dụng theo từng địa bàn. 2. Việc sắp xếp lại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hướng sử dụng độc lập giữa trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp với nhà ở, nhà riêng Đại sứ. Trường hợp chưa có điều kiện sử dụng độc lập thì sắp xếp lại diện tích làm việc, diện tích nhà ở của chức danh cho phù hợp bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại. 3. Trường hợp sử dụng sai mục đích hoặc không sử dụng thì xử lý theo các hình thức quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. 4. Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ đang quản lý, sử dụng báo cáo bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để: a) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đối với phương án bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định này. b) Phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a khoản này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính. 5. Số tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp được quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 13 hoặc khoản 4 Điều 14 Nghị định này. Trên đây là tư vấn về sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 166/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2018-02-09T15:45:00
166/2017/NĐ, 151/2017/NĐ
Khen thưởng và kỷ luật đối với Công chức, viên chức làm công tác lưu trữ tài liệu ngành thuế được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Thúy Lan hiện đang là văn thư lưu trữ hiện đang làm việc bên ngành Hải quan, sắp tới tôi được điều chuyển qua làm văn thư lưu trữ ngành thuế. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn và cung cấp thông tin giúp tôi, cụ thể như sau: Khen thưởng và kỷ luật đối với Công chức, viên chức làm công tác lưu trữ tài liệu ngành thuế được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp lý nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
Khen thưởng và kỷ luật đối với Công chức, viên chức làm công tác lưu trữ tài liệu ngành thuế được quy định tại Điều 17, Điều 18 Quyết định 2205/QĐ-TCT năm 2015 về Quy chế công tác lưu trữ ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành, cụ thể như sau: Điều 17. Khen thưởng. Đơn vị, cá nhân thuộc ngành Thuế có một trong những thành tích sau đây sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật; 1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu thập, bảo vệ, bảo quản an toàn và phục vụ khai thác sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ của cơ quan Thuế; 2. Phát hiện, giao nộp, tặng cho cơ quan lưu trữ những tài liệu có giá trị và tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm. 3. Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi chiếm đoạt, làm hư hại hoặc tiêu hủy trái phép tài liệu lưu trữ quốc gia. Điều 18. Xử lý vi phạm. Cá nhân vi phạm các quy định của quy chế này và các quy định khác của pháp luật về lưu trữ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc khen thưởng và kỷ luật đối với Công chức, viên chức làm công tác lưu trữ tài liệu ngành thuế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 2205/QĐ-TCT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-26T13:49:00
2205/QĐ
Mẹ em đang là bí thư chi bộ thôn. Mà xã em là xã biên giới thì mẹ em có được hưởng phụ cấp gì không ạ? Nếu có thì được hưởng bao nhiêu vậy ạ? Mong được trả lời.
Theo Khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định: - Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có). - Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố + Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở. + Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố. Như vậy, đối với trường hợp mẹ bạn đang là Bí thư chi bộ thôn thuộc xã biên giới thì sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước. Theo đó, mức phụ cấp cụ thể sẽ căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định. Lưu ý: Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn thuộc xã biên giới bằng 5,0 lần mức lương cơ sở. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-09-17T11:15:00
34/2019/NĐ
Giám đốc Sở Giao thông vận tải phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Lệ Linh, tôi sinh sống và làm việc tại Nha Trang. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Giám đốc Sở Giao thông vận tải phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Tôi có thể tham khảo những tiêu chuẩn này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (linh***@gmail.com)
Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Giao thông vận tải được quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BGTVT quy định tiêu chuẩn Giám đốc Sở Giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau: 1. Phẩm chất và đạo đức Yêu nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định đường lối đổi mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân. Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, trung thực, thẳng thắn. Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình. Đoàn kết, dân chủ, chân tình với đồng nghiệp, đồng sự, được tập thể tín nhiệm. Gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân nơi cư trú tín nhiệm. Có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu chấp hành luật pháp và các quy định của Nhà nước, nội quy quy chế của cơ quan. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. 2. Năng lực a) Có năng lực tham mưu, tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải. b) Có khả năng nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải pháp, phương pháp quản lý về giao thông vận tải, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Có năng lực điều hành, có khả năng quy tụ, đoàn kết, tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức trong sở thực hiện và phối hợp với các cấp, các cơ quan có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao. 3. Hiểu biết a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải. b) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải và các văn bản pháp quy do địa phương ban hành. c) Hiểu biết sâu về nghiệp vụ giao thông vận tải; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành. d) Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước, các nước trong khu vực và trên thế giới. 4. Trình độ a) Tốt nghiệp đại học giao thông vận tải hoặc đại học các chuyên ngành khác liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải. b) Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên. c) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp. d) Tốt nghiệp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên. đ) Thành thạo một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C. Đối với tỉnh có số đông đồng bào dân tộc thiểu số, khuyến khích học và sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số để phục vụ công tác. e) Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác. 5. Các điều kiện khác a) Có 5 năm trở lên công tác trong ngành giao thông vận tải, trong đó có ít nhất 3 năm được giao làm công tác quản lý về lĩnh vực giao thông vận tải. b) Tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ. c) Có sức khỏe đảm bảo công tác. Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn Giám đốc Sở Giao thông vận tải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2009/TT-BGTVT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-05-08T08:28:00
04/2009/TT
Quy định của pháp luật về việc sử dụng kết quả đánh giá công chức, viên chức như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một cử tri của Tp Hồ Chí Minh có một thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau. Quy định của pháp luật về việc sử dụng kết quả đánh giá công chức, viên chức như thế nào? Văn bản pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn! Nguyễn Nhân Minh (0978******)
Quy định của pháp luật về việc sử dụng kết quả đánh giá công chức, viên chức được pháp luật quy định tại Mục IV Hướng dẫn 1326/HD-UBDT năm 2015 về đánh giá, phân loại công, viên chức do Uỷ ban Dân tộc ban hành như sau. 1. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với công chức, viên chức. 2. Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc. 3. Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Trên đây là nội dung câu trả lời về quy định của pháp luật về việc sử dụng kết quả đánh giá công chức, viên chức. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Hướng dẫn 1326/HD-UBDT năm 2015. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-08-18T08:23:00
1326/HD
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức cơ sở đoàn trong quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào? Mong sớm nhận phản hồi.
Tại Phần thứ Tư Hướng dẫn 22HD/TWĐTN năm 2013 thực hiện Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định: Tổ chức cơ sở đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; tập trung vào các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản là: a) Chức năng - Giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên - Tổ chức các phong trào hành động cách mạng của thanh niên, xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị - Đại diện quyền lợi hợp pháp và chính đáng của đoàn viên thanh niên b) Nhiệm vụ: - Đoàn kết, tập hợp thanh niên; tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội, cơ quan, đơn vị; truyền thống của dân tộc, của Đảng, quân đội và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, làm cho đoàn viên thanh niên nhận rõ vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đoàn viên thanh niên và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức quần chúng trong tổ chức hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Động viên đoàn viên thanh niên tự giác, tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nâng cao kiến thức toàn diện, có ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Xây dựng tổ chức Đoàn và củng cố, kiện toàn ban chấp hành đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; giáo dục, tuyên truyền, vận động nhằm phát triển đoàn viên; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và giải quyết những nguyện vọng, quyền lợi chính đáng hợp pháp của thanh niên. - Tích cực tham gia xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện. Trực tiếp tuyên truyền, bồi dưỡng, lựa chọn đoàn viên ưu tú để giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và tạo nguồn cán bộ. - Liên hệ mật thiết với tổ chức Đoàn địa phương nơi đóng quân, tổ chức các hoạt động phối hợp giữa thanh niên trong và ngoài quân đội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị và địa phương, tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh ở địa phương nơi đóng quân và chăm sóc, giáo dục bảo vệ thiếu niên và nhi đồng. c) Quyền hạn: - Được quyền ra quyết định thành lập, giải thể tổ chức Đoàn cấp trực thuộc. - Chuẩn y kết quả bầu cử ban chấp hành, bí thư, phó bí thư, chỉ định bổ sung ban chấp hành đoàn cấp trực thuộc. - Kết nạp đoàn viên mới; quản lý đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; khen thưởng, kỷ luật đối với đoàn viên, tổ chức Đoàn; quản lý, sử dụng tài chính của đoàn theo Điều lệ Đoàn và quy định của Tổng cục Chính trị. d) Quyền hạn của ban chấp hành đoàn: - Ban chấp hành đoàn cơ sở ở trung đoàn và tương đương có quyền: + Chuẩn y kết nạp đoàn viên. + Công nhận ban chấp hành liên chi đoàn trực thuộc. + Quyết định biểu dương, cấp giấy khen của Đoàn, đề nghị cấp trên khen thưởng cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn. + Yêu cầu chi đoàn xét và quyết định xóa tên trong danh sách đoàn viên đối với những đoàn viên không tham gia sinh hoạt đoàn hoặc không đóng đoàn phí 3 tháng trong 1 năm mà không có lý do chính đáng. + Quyết định thi hành kỷ luật đến hình thức khai trừ đối với đoàn viên và cách chức ủy viên ban chấp hành liên chi đoàn; khiển trách, cảnh cáo đối với ủy viên ban chấp hành đoàn cơ sở. Các hình thức kỷ luật cao hơn do ban chấp hành đoàn cơ sở xét và đề nghị, cấp ủy đảng cơ sở chuẩn y. - Ban chấp hành liên chi đoàn ở tiểu đoàn và đơn vị tương đương có quyền: + Hướng dẫn, kiểm tra các chi đoàn làm công tác phát triển đoàn viên; xét duyệt và đề nghị lên đoàn cấp trên chuẩn y đề nghị của chi đoàn và kết nạp đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú với chi bộ. + Công nhận ban chấp hành chi đoàn, chỉ định bổ sung ủy viên ban chấp hành chi đoàn. + Biểu dương và đề nghị cấp trên khen thưởng cán bộ, đoàn viên, tổ chức Đoàn. + Quyết định thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo đoàn viên và khiển trách đối với ủy viên ban chấp hành chi đoàn. - Ban chấp hành chi đoàn có quyền: + Xét và đề nghị kết nạp đoàn viên. + Đề nghị chi đoàn xem xét quyết định xóa tên trong danh sách đoàn viên đối với đoàn viên không tham gia sinh hoạt đoàn hoặc không đóng đoàn phí 3 tháng trong 1 năm mà không có lý do chính đáng. + Quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với đoàn viên. + Xét và đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên từ cảnh cáo trở lên. + Nhận xét đoàn viên có đủ tiêu chuẩn vào Đảng, giới thiệu với chi bộ và đề nghị ban chấp hành đoàn cấp trên ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng, nếu là chi đoàn cơ sở thì được quyền giới thiệu đoàn viên vào Đảng thay cho một đảng viên chính thức. - Ban chấp hành đoàn cơ sở ở tiểu đoàn và tương đương được quyền như ban chấp hành đoàn cơ sở ở trung đoàn, nhưng không có quyền ký tặng giấy khen cho cán bộ, đoàn viên. - Ban chấp hành đoàn cơ sở cấp 1 có quyền hạn như chi đoàn thuộc đoàn cơ sở cấp 2, 3. Các quyền hạn cao hơn do cấp ủy đảng cơ sở quyết định.Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2019-12-19T15:32:00
Tôi có thắc mắc về việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ” muốn nhờ Ngân hàng pháp luật giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Đối tượng nào chưa được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”? Mong được giải đáp sớm. Cảm ơn! Thiên Trang - Lâm Đồng
Đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ” được quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2014/TT-BNV hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương về lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ, theo đó: Đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ” gồm: 1. Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc cá nhân có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Cá nhân đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật (trừ kỷ luật buộc thôi việc). Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương. Trên đây là tư vấn về đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 01/2014/TT-BNV. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-08-20T15:15:00
01/2014/TT
Mình hiện là công chức Tòa án, mình muốn hỏi năm 2020 thì tổng biên chế công chức tại Lai Châu là bao nhiêu? Văn bản nào quy định vấn đề này?
Theo Quyết định 1066/QĐ-TTg năm 2019 biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì: - Tổng biên chế công chức năm 2020 của Lai Châu là 1.893; - Tổng biên chế công chức năm 2020 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã), biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước và biên chế công chức dự phòng là 253.517 biên chế. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-09-10T08:16:00
1066/QĐ
Tôi hiện đang tìm hiểu về mức phụ cấp khu vực từng địa phương trong năm 2019. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi mức phụ cấp khu vực tỉnh Gia Lai năm 2019 được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Thanh - thanh*****@gmail.com
Mức phụ cấp khu vực tỉnh Gia Lai năm 2019 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực, cụ thể: Huyện Xã Mức phụ cấp 01/01/2019 (đồng) Mức phụ cấp 01/7/2019 (đồng) 1. Thành phố Plei Ku:       - Hệ số 0,3: Xã Gào, Ia Kênh. 417.000 447.000 - Hệ số 0,2: Các xã: Biển Hồ, Tân Sơn, Trà Đa, Chư á, Diên Phú, An Phú, Chư H Drông. 278.000 298.000 - Hệ số 0,1: Các phường: Yên Đỗ, Diên Hồng, Ia Kring, Hội Thương, Hội Phú, Hoa Lư, Tây Sơn, Thống Nhất, Trà Bá, Yên Thế. 139.000 149.000 2. Thị xã An Khê:       - Hệ số 0,3: Các xã: Thành An, Cửu An, Tú An. 417.000 447.000 - Hệ số 0,2: Các phường: An Bình, Tây Sơn, An Phú, An Tân; Xã  Song An. 278.000 298.000 3. Huyện K Bang:       - Hệ số 0,7: Các xã: Đắk Rong, Kon Pne. 973.000 1.043.000 - Hệ số 0,5:   Các xã: Sơn Lang, Krong, Sơ Pai, Lơ Ku, Đông, Nghĩa An, Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Kông Bơ La, Đăk HLơ. 695.000 745.000 - Hệ số 0,4: Thị trấn K Bang 556.000 596.000 4. Huyện Đak Đoa:       - Hệ số 0,5: Các xã: Hà Đông, Hải Yang, Kon Gang, Đak Sơ Mei 695.000 745.000 - Hệ số 0,4: Xã Trang. 556.000 596.000 - Hệ số 0,3: Các xã: Hà Bầu, Nam Yang, Kơ Dang, H Neng, Tân Bình, Glar, A Dơk, Ia Pết, Ia Băng. 417.000 447.000 - Hệ số 0,2: Thị trấn Đak Đoa. 278.000 298.000 5. Huyện Chư Păh:       - Hệ số 0,5: Các xã: Ia phí, Ia Mơ Nông, Ia Ka, Hà Tây, Ia Ly, Ia Nhin. 695.000 745.000 - Hệ số 0,4: Các xã: Ia Khươl, Đak Tơ Ver 556.000 596.000 - Hệ số 0,3: Các xã: Hoà Phú, Chư  Đang Ya, Nghĩa Hoà, Chư Jôr, Nghĩa Hưng; thị trấn Phú Hoà. 417.000 447.000 6. Huyện Ia Grai:       - Hệ số 0,7: Các xã: Ia Chía, Ia O. 973.000  1.043.000 - Hệ số 0,5: Các xã: Ia Hrung, Ia Pếch, Ia Krái, Ia Khai. 695.000 745.000 - Hệ số 0,4: Các xã: Ia Sao, Ia Tô; thị trấn Ia Kha. 556.000 596.000 - Hệ số 0,3: Xã Ia Dêr. 417.000 447.000 7. Huyện Mang Yang:       - Hệ số 0,5: Các xã: Lơ Pang, Kon  Chiêng, Đăk Trôi, Đê Ar, Kon Thụp. 695.000 745.000 - Hệ số 0,3: Các xã: Ayun, Hra, Đăk Yă, Đak Djăng. 417.000 447.000 - Hệ số 0,2: Thị trấn Kom Dơng. 278.000 298.000 8. Huyện Kông Chro:       - Hệ số 0,7: Xã Sơ Ró. 973.000 1.043.000 - Hệ số 0,5: Các xã: Chư Krêy, An Trung, Kông Yang, Đăk Tơ Pang, Đắk Song, Yang Trung, Ya Ma, Chơ Long, Yang Nam. 695.000 745.000 - Hệ số 0,4: Thị trấn Krông Chro 556.000  596.000 9. Huyện Đức Cơ:       - Hệ số 0,7: Các xã: Ia Pnôn, Ia Dom, Ia Nan. 973.000 1.043.000 - Hệ số 0,5: Các xã: Ia Dơk, Ia Krêl, Ia Din, Ia Kla, Ia Lang, Ia Kriêng; thị trấn Chư  Ty. 695.000 745.000 10. Huyện Chư Prông:       - Hệ số 0,7: Các xã: Ia Púch, Ia Mơ. 973.000 1.043.000 - Hệ số 0,5: Các xã: Ia Băng, Ia Tôr, Ia Boòng, Ia ó, Ia Me, Ia Vê, Ia Pia, Ia Ga, Ia Lâu, Ia Piơr. 695.000 745.000 - Hệ số 0,4: Thị trấn Chư Prông, các xã: Bình Giáo, Thăng Hưng, Ia Phìn, Bàu Cạn, Ia DRang 556.000 596.000 11. Huyện Chư  Sê:       - Hệ số 0,5: Các xã: AYun, Hbông. 695.000 745.000 - Hệ số 0,4: Các xã: Ia Ko, Bờ Ngoong, AL Bá 556.000 596.000 - Hệ số 0,3: Các xã: Ia Tiêm, Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Blang, Dun, Ia Hrú, Ia Dreng, Nhơn Hoà, Ia Phang, Ia Le; thị trấn Chư Sê. 417.000 447.000 12. Huyện Đak Pơ:       - Hệ số 0,5: Xã Ya Hội. 695.000 745.000 - Hệ số 0,3: Các xã: Hà Tam, An Thành, Đak Pơ, Yang Bắc. 417.000 447.000 - Hệ số 0,2: Các xã: Cư An, Tân An, Phú An. 278.000 298.000 13. Huyện Ia Pa:       - Hệ số 0,5: Các xã: Ia Tul, Pờ Tó, Ia Broăi. 695.000  745.000 - Hệ số 0,4: Các xã: Ia Mrơn, Chư  Mố, Chư Răng, Kim Tân, Ia KDăm. 556.000  596.000 - Hệ số 0,3: Xã Ia Trôk. 417.000  447.000 14. Huyện Ayun Pa:       - Hệ số 0,4: Xã Ia Yeng. 556.000   596.000 - Hệ số 0,3: Các xã: Chư A Thai, Ia Ke, Ia Sol, Ia Piar, Ia Peng, Ia Hiao, Ia Rbol, Ia Rtô, Ia Sao; Thị trấn Ayun Pa, thị trấn Phú Thiện. 417.000 447.000 15. Huyện Krông Pa:       - Hệ số 0,5: Các xã: Chư Drăng, Ia Rsai, Ia S Rươm, Ia Mlah, Đất Bằng, Ia Rmok, Krông Năng. 695.000 745.000 - Hệ số 0,4: Các xã: Uar, Chư Rcăm, Ia HDreh. 556.000 596.000 - Hệ số 0,3: Các xã: Chư Gu, Phú Cần, Chư Ngọc; thị trấn Phú Túc. 417.000 447.000 Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP thì mức lương cơ sở từ 01/01/2019 - 30/06/2019 là 1.390.000 đồng. Theo Nghị quyết 70/2018/QH14 thì mức lương cơ sở mới từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-12-24T08:06:00
11/2005/TTLT, 72/2018/NĐ, 70/2018/QH14
Diện tích sử dụng chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào?  Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thư hiện đang sống và làm việc tại Đồng Tháp. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc quản lý tài sản công trong cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi diện tích sử dụng chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Diện tích sử dụng chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 7 Nghị định 166/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, theo đó: 1. Diện tích sử dụng chung là diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bao gồm: Phòng họp; phòng khách; phòng thường trực, bảo vệ; phòng y tế; phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu thông thường; phòng tổng đài điện thoại; phòng nhân sao tài liệu; nhà ăn, căng tin; thư viện; diện tích sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, ban công và diện tích cần thiết khác không thuộc diện tích làm việc của các chức danh, diện tích chuyên dùng quy định tại Điều 6, Điều 8 Nghị định này. Diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, diện tích nhà để xe; các phần diện tích này được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng. 2. Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được tính như sau: a) Tối đa bằng 70% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 30 người trở lên; b) Tối đa bằng 90% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 15 đến dưới 30 người; c) Tối đa bằng 130% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 05 đến dưới 15 người; d) Tối đa bằng 150% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có dưới 05 người. Trên đây là tư vấn về diện tích sử dụng chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 166/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2018-02-09T10:32:00
166/2017/NĐ
Nghĩa vụ của Bên thuê nhà ở công vụ của Chính phủ được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Đình Kim Cương, hiện đang làm việc tại một cơ quan nhà nước, đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Quý Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là nghĩa vụ của Bên thuê nhà ở công vụ của Chính phủ được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Nghĩa vụ của Bên thuê nhà ở công vụ của Chính phủ được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2013 về quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành, như sau: a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích; giữ gìn nhà ở và các trang thiết bị kèm theo (nếu có). b) Trả đủ tiền thuê nhà hàng tháng theo hợp đồng cho Bên cho thuê; trả đủ tiền sử dụng điện, nước, điện thoại, internet, trông giữ xe và các dịch vụ khác với bên cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Quyết định này. c) Không được chuyển đổi, chuyển nhượng quyền thuê hoặc cho thuê lại nhà ở công vụ dưới bất kỳ hình thức nào. Không được tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ (trừ những nội dung quy định tại Điểm d Khoản này) và bồi thường thiệt hại nếu để mất hoặc làm hư hỏng các trang thiết bị kèm theo nhà ở được thuê. d) Sửa chữa những hư hỏng nhỏ của nhà ở, trang thiết bị và thay thế các trang thiết bị thông dụng, rẻ tiền gắn với nhà ở đang thuê. đ) Chấp hành đầy đủ những quy định trong Bản nội quy sử dụng nhà ở và các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong khu vực cư trú; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký cư trú cho bản thân và các thành viên trong gia đình khi chuyển đến nhà được thuê. e) Trả lại nhà đang thuê trong trường hợp nhà ở thuộc diện bị thu hồi và trường hợp đơn phương chấm đứt hợp đồng; chấp hành quyết định về thu hồi nhà ở công vụ của cơ quan có thẩm quyền. Trên đây là nội dung câu trả lời về nghĩa vụ của Bên thuê nhà ở công vụ của Chính phủ theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2013. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-11-09T10:47:00
695/QĐ
Lựa chọn người tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thảo Trang hiện đang sống và làm việc tại Bình Phước. Tôi hiện đang công tác tại Ủy ban nhân dân xã. Tôi đang tìm hiểu về thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Lựa chọn người tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Lựa chọn người tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2016/TT-BNNPTNT Quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành và trang phục, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó: Việc lựa chọn người tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra (sau đây viết tắt là Thông tư số 05/2014/TT-TTCP), cụ thể: 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tiến hành thanh tra có trách nhiệm lựa chọn người có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra để người ra quyết định thanh tra xem xét, bố trí tham gia Đoàn thanh tra. 2. Không bố trí làm Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra đối với những người có bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ hoặc bố chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu, anh, chị, em ruột là đối tượng thanh tra hoặc có mối quan hệ thân thiết với đối tượng thanh tra làm ảnh hưởng đến tính khách quan của hoạt động thanh tra. Trên đây là tư vấn về lựa chọn người tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 33/2016/TT-BNNPTNT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-12-20T16:52:00
33/2016/TT, 05/2014/TT
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Công thương về thương mại điện tử được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Lan Anh hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi đang tìm hiểu về cơ quan nhà nước để phục vụ cho nhu cầu công việc. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Công thương về thương mại điện tử được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Công thương về thương mại điện tử được quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BCT-BNV hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Công thương - Bộ Nội vụ ban hành, theo đó: Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Công thương về thương mại điện tử được quy định như sau: Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch thương mại điện tử nhằm phát triển hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về thương mại điện tử theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương. Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Công thương về thương mại điện tử. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BCT-BNV. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-09-23T14:00:00
22/2015/TTLT
Còng số 8 có phải là công cụ hỗ trợ hay không?
Căn cứ Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định: Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm: a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này; b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh; ... Như vậy, theo quy định pháp luật thì khóa số tám hay còn được gọi là còng số 8 là một trong những công cụ hỗ trợ.
bộ máy hành chính
2022-03-17T11:02:00
Thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam được quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Minh Ngọc (ngoc***@gmail.com)
Thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam được quy định tại Khoản 7 Điều 12 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau: Tổ chức, cá nhân chỉ được thay đổi các thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam nếu không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm, bao gồm: a) Những thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do tổ chức, cá nhân có sản phẩm được phép tự thay đổi, bao gồm: Địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân đăng ký; tên nhà nhập khẩu; màu sắc, kích cỡ, dạng của sản phẩm; quy cách bao gói. Tổ chức, cá nhân khi thay đổi những thông tin nêu trên phải thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản kèm theo thư điện tử (nếu có) để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Những thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép, bao gồm: Tên nhà sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất; tên, số tiêu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại) của sản phẩm. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Bản sao chụp tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có); mẫu nhãn sản phẩm có xác nhận của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu. Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất (đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu). Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp đổi tên cơ sở sản xuất, tên thương mại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu). Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện. Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. c) Những thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay đổi căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và yêu cầu của thị trường. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-04-17T11:07:00
39/2017/NĐ
Chính sách đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được huy động phục vụ công tác công an là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên Mai Minh Toàn hiện đang là giám đốc công ty về công nghệ thông tin. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy bản thân công ty và rất nhiều nhân viên làm việc tại công ty tôi có thể được huy động để phục vụ công tác công an. Xin hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật, trong trường hợp chúng tôi được huy đông để phục vụ cho cơ quan công an thì chính sách đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được huy động là gì? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cám ơn 0968***
Chính sách đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được huy động phục vụ công tác công an quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 169/2007/NĐ-CP về việc huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an cụ thể như sau: Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được huy động được hưởng mức tiền lương, tiền công theo thỏa thuận giữa cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ với cơ quan huy động nhưng không vượt quá mức tiền lương, tiền công của cán bộ, công chức, viên chức có ngạch bậc tương đương. Ngoài ra được hưởng phụ cấp theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này. Kinh phí chi cho cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ không hưởng lương từ ngân sách nhà nước do cơ quan công an huy động chi trả. Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chính sách đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được huy động phục vụ công tác công an. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại 169/2007/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-10T15:25:00
169/2007/NĐ
Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Nam Sơn. Tôi muốn tìm hiểu một số thông tin về quá trình soạn thảo văn bản pháp luật mong nhận được sự tư vấn từ ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi muốn hỏi trách nhiệm của Ủy ban về các vấn đề xã hội trong việc thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều đó? Mong ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cám ơn!
Trách nhiệm của Ủy ban về các vấn đề xã hội trong việc thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được quy định tại Điều 69 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau: Ủy ban về các vấn đề xã hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra để bảo đảm việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới khi dự án, dự thảo đó có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Ủy banđể chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Ủy ban tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra. Nội dung thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm: - Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo; - Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo; - Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo; - Tính khả thi của các quy định trong dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới. Trên đây là quy định về trách nhiệm của Ủy ban về các vấn đề xã hội trong việc thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-13T14:53:00
Thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Lan, làm việc tại Nha Trang. Tôi đang tìm hiểu về thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu. Vì vậy, cho tôi hỏi nội dung về thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (lan***@gmail.com)
Thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu được quy định tại Điều 17 Nghị định 97/2011/NĐ-CP Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra như sau: 1. Thanh tra viên được Tổng Thanh tra Chính phủ cấp thẻ thanh tra để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thẻ thanh tra được cấp sau khi có quyết định bổ nhiệm vào ngạch thanh tra. Thẻ thanh tra phải thu hồi khi thanh tra viên nghỉ hưu, miễn nhiệm chức danh thanh tra viên. Tổng Thanh tra Chính phủ quy định mẫu thẻ thanh tra, việc cấp và chế độ quản lý, sử dụng thẻ thanh tra. 2. Phù hiệu, biển hiệu: a) Phù hiệu, biển hiệu của thanh tra viên là công chức được áp dụng thống nhất do Tổng Thanh tra Chính phủ quy định; b) Phù hiệu, biển hiệu của thanh tra viên là sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. 3. Thanh tra viên có trách nhiệm bảo quản, sử dụng thẻ thanh tra, biển hiệu, phù hiệu trong khi thi hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm sử dụng thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu vào mục đích cá nhân. Trường hợp thanh tra viên sử dụng thẻ, phù hiệu, biển hiệu thực hiện hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, nội dung về Tổng Thanh tra Chính phủ quy định mẫu thẻ thanh tra, việc cấp và chế độ quản lý, sử dụng thẻ thanh tra tại Điều này còn được hướng dẫn bởi Thông tư 01/2012/TT-TTCP. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 97/2011/NĐ-CP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-06-10T15:07:00
97/2011/NĐ, 01/2012/TT
Việc xét khen thưởng đối với chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở theo định kỳ được quy định như thế nào?
Tiểu mục 19.1 Mục 19 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định về việc xét khen thưởng đối với chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở theo định kỳ như sau: Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên 19.1. Khen thưởng đối với tổ chức đảng a) Tổ chức đảng có thành tích được xét khen thưởng gồm: Đảng bộ huyện và tương đương; tổ chức cơ sở đảng; đảng bộ bộ phận; chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận; tổ đảng trực thuộc chi bộ; các cơ quan tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp của Đảng. Các cấp ủy có thẩm quyền xét khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên theo định kỳ hằng năm, gắn với việc tổng kết năm của đảng bộ, chi bộ; theo nhiệm kỳ đại hội 5 năm/lần đối với đảng bộ cấp huyện và tương đương; khen thưởng không theo định kỳ đối với tổ chức đảng và đảng viên có thành tích xuất sắc. b) Xét khen thưởng chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở theo định kỳ: - Đảng ủy cơ sở xét tặng giấy khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu trong năm. - Ban thường vụ huyện ủy và tương đương xét tặng giấy khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm liền. - Ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét tặng bằng khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm liền. Chi bộ đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu là chi bộ được đảng ủy cơ sở xem xét, công nhận khi đánh giá chất lượng chi bộ trong năm. Theo đó, việc xét khen thưởng chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở theo định kỳ như sau: - Đảng ủy cơ sở xét tặng giấy khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu trong năm. - Ban thường vụ huyện ủy và tương đương xét tặng giấy khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm liền. - Ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét tặng bằng khen cho chi bộ đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm liền. Chi bộ đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu là chi bộ được đảng ủy cơ sở xem xét, công nhận khi đánh giá chất lượng chi bộ trong năm.
bộ máy hành chính
2023-02-11T07:25:00
01-HD/TW
Không có trình độ đại học được làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp, lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc như sau: 1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp được xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính. 2. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp được xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc. Trong trường hợp người không có trình độ đại học theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp nhưng có kiến thức chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc. Như vậy, người không có trình độ đại học vẫn có thể làm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính, trường hợp này bắt buộc phải có có kiến thức chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định mới được xem xét, bổ nhiệm. Có được làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính khi không có trình độ đại học? (Hình từ Internet)
bộ máy hành chính
2022-12-05T11:45:00
40/2022/TT
Tiêu chuẩn thanh tra của Thủ trưởng cơ quan y tế được quy định như thế nào?  Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hoàng Thùy, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan y tế. Cho tôi hỏi: Tiêu chuẩn thanh tra của Thủ trưởng cơ quan y tế được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2009/TT-BYT hướng dẫn công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan y tế do Bộ Y tế ban hành thì nội dung này được quy định như sau: 1. Thanh tra của Thủ trưởng phải là người trung thực, thẳng thắn, liêm khiết; có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng; có trình độ chuyên môn, am hiểu thực tế, nắm vững chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có hiểu biết công tác về quản lý Nhà nước; hàng năm được bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra. 2. Thanh tra của Thủ trưởng phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và đơn vị trong cơ quan; chức trách của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong cơ quan, đơn vị; việc tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch của cơ quan, đơn vị; công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định. Trên đây là nội dung tư vấn về tiêu chuẩn thanh tra của Thủ trưởng cơ quan y tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 17/2009/TT-BYT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-11-15T16:30:00
17/2009/TT
Xin chào Ban biên tập, tôi là y sĩ đa khoa có trình độ trung cấp, tôi ký hợp đồng làm việc tại cơ sở y tế cộng đồng của Huyện với mức lương 1.86 từ năm 2017. Tôi có chút thắc mắc là tôi làm việc theo hợp đồng 68 thì tôi có phải là viên chức không xin giải đáp giúp tôi.
Căn cứ pháp lý: Luật viên chức 2010; Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định: "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật." Tại Khoản 5 Điều 3 Luật viên chức 2010 quy định: "Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên." Tại Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp: "1. Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; 2. Lái xe; 3. Bảo vệ; 4. Vệ sinh; 5. Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; 6. Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống." Để được tuyển dụng vào vị trí viên chức thì bạn phải thông qua một trong hai phương thức tuyển dụng Viên chức là thi tuyển hoặc xét tuyển. Nếu như bạn được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc giữ ngạch lương theo tình độ thì bạn sẽ là viên chức. Theo như bạn trình bày là bạn là y sĩ đa khoa có trình độ trung cấp và ký hợp đồng 68 với cơ sở y tế công lập. Như vậy trong trường hợp này bạn không phải là viên chức. Trên đây là ý kiến tư vấn hỗ trợ của chúng tôi đối với yêu cầu của bạn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-03-19T15:59:00
68/2000/NĐ
Nguyên tắc khen thưởng và đề nghị khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế, trong đó có một số khái niệm tôi chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Nguyên tắc khen thưởng và đề nghị khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế được quy định thế nào? Văn bản nào quy định nội dung này? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoài Thanh (thanh***@gmail.com)
Nguyên tắc khen thưởng và đề nghị khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tiêu chuẩn khen thưởng và đề nghị khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành như sau: Việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư số 21/2014/TT-BVHTTDL ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về công tác thi đua khen thưởng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các nguyên tắc sau: 1. Chú trọng khen thưởng các vận động viên, người trực tiếp tham gia thi đấu giành thành tích. Ưu tiên khen thưởng các vận động viên thuộc nhóm môn thể thao Olympic. 2. Việc đề nghị khen thưởng huấn luyện viên chỉ áp dụng đối với các huấn luyện viên trực tiếp tham gia huấn luyện vận động viên đạt thành tích xuất sắc. Trường hợp nhiều huấn luyện viên huấn luyện một vận động viên đạt thành tích xuất sắc, căn cứ theo mức độ đóng góp, Đội Thể thao, Đoàn Thể thao Việt Nam có trách nhiệm chọn và giới thiệu huấn luyện viên tiêu biểu để đề nghị khen thưởng. 3. Đối với các môn thi đấu tập thể, cần lựa chọn những vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu, điển hình có nhiều đóng góp lớn đối với thành tích chung của tập thể khi đề nghị khen thưởng cấp nhà nước. 4. Đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong một năm thì xem xét thành tích cao nhất của vận động viên, huấn luyện viên đó để đề nghị khen thưởng cấp nhà nước. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc khen thưởng và đề nghị khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2015/TT-BVHTTDL. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-05-30T10:42:00
01/2015/TT, 21/2014/TT
2. Đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá trong Bộ Quốc phòng?
Tại Điều 37 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá trong Bộ Quốc phòng như sau: 1. Việc đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá chỉ được tiến hành sau khi đã tổ chức cuộc đấu giá lần đầu nhưng không thành và được thực hiện theo phương thức trả giá lên, khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá, hoặc có nhiều người tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá, hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có một người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản đấu giá đồng ý bằng văn bản. 2. Việc đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Thông tư này và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến ngày tổ chức cuộc đấu giá. 3. Biên bản đấu giá ngoài nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 32 của Thông tư này còn phải thể hiện quá trình đấu giá chỉ có một người tham gia đấu giá hoặc chỉ có một người trả giá, chấp nhận giá hợp lệ; ý kiến đồng ý của người có tài sản đấu giá.
bộ máy hành chính
2022-09-27T10:19:00
126/2020/TT
Để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp viên chức đăng kiểm hạng I cần làm việc ở chức danh viên chức đăng kiểm hạng II trong thời gian bao lâu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, để được xét thăng hạng lên viên chức đăng kiểm hạng I viên chức cần: - Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Ngoài ra, trong thời gian này đã tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật - Hoặc đã tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ trở lên liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc phê duyệt.
bộ máy hành chính
2023-02-19T01:55:00
45/2022/TT
Bà Đỗ Thị Khánh Linh (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc xác nhận trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH ngày 9/1/2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Bà Linh thắc mắc, các trường hợp được công nhận tương đương trình độ Trung cấp lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH nhưng không có giấy xác nhận thì có cần xin cấp Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị không? Cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng, khi được quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý có cần phải học lại để lấy bằng Trung cấp lý luận chính trị không?
Ban Tuyên giáo Trung ương trả lời: Các trường hợp đã được công nhận tương đương trình độ Trung cấp lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH ngày 9/1/2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và có giấy xác nhận thì được ghi trong hồ sơ lý luận của cán bộ, đảng viên và được công nhận là tương đương với tiêu chuẩn về lý luận chính trị khi xét dự thi nâng ngạch công chức. Với những trường hợp theo Quy định 12-QĐ/TC-TTVH là tương đương nhưng không có giấy xác nhận thì không được công nhận và không được ghi trong hồ sơ lý luận của cán bộ, đảng viên và không được công nhận là tương đương với tiêu chuẩn về lý luận chính trị khi xét dự thi nâng ngạch công chức. Vì vậy, khi được quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải đi học theo quy định hiện hành. Theobaodientu.chinhphu.vn .aritcle-vote {margin-bottom: 10px;}.article-like, .article-dislike {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #B52323;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-liked, .article-disliked {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #BBBBBD;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-like span, .article-dislike span {padding: 0 10px 0 8px;background: #B52323;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;}.article-liked span, .article-disliked span {padding: 0 10px 0 8px;background: #BBBBBD;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;} 0Thích bài viết0Không thích bài viết
bộ máy hành chính
2016-09-15T15:27:00
12-QĐ/TC
Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thế Lâm, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định về thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá được quy định tại Tiểu mục 1 Mục A Phần II  Quyết định 2571/QĐ-BTP năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu giá tài sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau: Trình tự thực hiện: Người đủ tiêu chuẩn sau đây được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá: - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; - Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng; - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật đấu giá tài sản, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật đấu giá tài sản; - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá. Cách thức thực hiện: Người đủ tiêu chuẩn gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá đến Bộ Tư pháp. Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Tư pháp thì xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá để đối chiếu. Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và bản sao có chứng thực giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá. Thành phần hồ sơ: - Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá; - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng; - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá; - Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản. - Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá. Phí, lệ phí: 800.000 đồng. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá: - Không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật đấu giá tài sản. - Đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, trừ trường hợp là công chức, viên chức được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản. - Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích. - Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá (mẫu TP-ĐGTS-01) ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BTP. Căn cứ pháp lý: - Luật đấu giá tài sản. - Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật đấu giá tài sản. - Thông tư số 06/2017/TT-BTP ngày 16/5/2017 của Bộ Tư pháp quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá, việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản. - Thông tư số 106/2017/TT-BTC ngày 06/10/2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn hành nghề đấu giá tài sản, phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản. Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 2571/QĐ-BTP năm 2017. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-02-02T10:54:00
2571/QĐ, 06/2017/TT, 62/2017/NĐ, 106/2017/TT
Nhờ hỗ trợ quy định về Tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm áo đông mặc ngoài chỉ huy Dân quân tự vệ nữ (trang phục Dân quân tự vệ). Xin cảm ơn.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 trang phục dân quân tự vệ Ban hành kèm theo Thông tư 94/2021/TT-BQP, theo đó Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822-8:2021 trang phục dân quân tự vệ - Phần 8: Áo đông mặc ngoài chỉ huy Dân quân tự vệ nữ, cụ thể như sau: 1  Phạm vi áp dụng TCVN/QS 1822-8:2021 quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra đối với sản phẩm áo đông mặc ngoài chỉ huy Dân quân tự vệ nữ (gồm: Các chức vụ chỉ hỦy ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương; Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; thôn đội trưởng; các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ cơ động, thường trực từ trung đội trưởng trở lên) và dùng trong may hàng loạt. 2  Quy định chung Các phương tiện đo, kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật của áo đông mặc ngoài chỉ huy Dân quân tự vệ nữ được quy định tại Bảng A.1 Phụ lục A. 3  Yêu cầu kỹ thuật 3.1  Yêu cầu chung 3.1.1  Yêu cầu ngoại quan Kiểu áo khoác ngoài dạng Veston, có 2 lớp vải, kiểu ve ngóc, ngực cài 4 cúc nhựa đường kính 20 mm, thân trước có 2 chiết ly ở phần eo, phía dưới có 2 túi bổ cơi viền có nắp tròn. Thân sau áo có xẻ phía dưới gấu, tay áo kiểu 2 mang cửa tay xẻ giả, đính 3 cúc trang trí. Tay trái có gắn phù hiệu lực lượng Dân quân tự vệ. Lần lót thân bên trái có 1 túi lót dọc theo nẹp áo. 3.1.2  Yêu cầu về nguyên liệu - Áo được may bằng vải Gabađin Peco với tỷ lệ 65/35 màu xanh cô ban sẫm, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.1 Phụ lục B; - Vải lót Vinilon cùng màu với nguyên liệu chính, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.3 Phụ lục B; - Cúc nhựa nhiệt rắn cùng màu với nguyên liệu chính, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.5 Phụ lục B; - Chỉ may Peco 60/3 cùng màu với nguyên liệu chính, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.6 Phụ lục B; - Mex đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.7 và Bảng B.8 Phụ lục B. 3.2  Chỉ tiêu kỹ thuật 3.2.1  Kích thước cơ bản Áo đông mặc ngoài chỉ huy Dân quân tự vệ nữ gồm các cỡ 3; 4 và 5. Thông số kích thước cơ bản của áo đông mặc ngoài chỉ huy Dân quân tự vệ nữ được quy định tại Bảng C.7 Phụ lục C. 3.2.2  Yêu cầu về cắt, ép mex - Các chi tiết của sản phẩm khi cắt phải đảm bảo ngang canh thẳng sợi; - Các chi tiết cắt dọc sợi vải: Thân áo, nẹp áo, tay áo, cổ áo; - Các chi tiết cắt ngang sợi vải: Nắp túi áo; - Các chi tiết ép mex: Hai thân trước, cổ áo, nắp túi lần chính; phải đảm bảo chắc chắn, không phồng rộp. 3.2.3  Yêu cầu về các đường may - Dùng kim số 14 để may, các mũi chỉ phải đều đặn, không bỏ mũi, sùi chỉ, nhăn vải, không sểnh tuột chỉ; - Các đường may phải đảm bảo mật độ từ 5 đến 6 mũi chỉ/1 cm. Đầu và cuối các đường may phải lại mũi chỉ 3 lần, dài 1 cm chồng khít lên nhau, cắt sạch chỉ thừa, không nhăn dúm; - Tra tay áo phải tròn đều êm canh, không cầm, bai nhăn dúm. Túi phải cân đối, đúng vị trí, đối xứng nhau qua nẹp. Cổ áo, ve áo 2 bên phải đều nhau; - Đường may cách mép 0,1 cm: Đường mí 2 đường can giữa cổ thân sau, mí lé phần nẹp lần lót, mí lé sống cổ, mí xung quanh mác dệt; - Đường may cách mép 0,7 cm: Đường may tra cổ; - Đường may cách mép 1 cm: Đường chắp sườn vai, tra tay, chắp bụng tay, sống tay. 3.2.4  Yêu cầu về thùa khuyết, đính cúc - Khuyết thùa phải đều, sát chỉ không nhăn dúm, tuột chân, mật độ 14 mũi/1 cm chắc chắn không sổ tuột; - Khuyết thùa bên phải nẹp áo của người mặc, khuyết áo thùa đầu tròn được thùa ngang nẹp áo, đầu khuyết cách mép nẹp 2 cm, khuyết rộng 2,2 cm; - Vị trí cúc đính đối xứng với khuyết thùa, tối thiểu có 12 chỉ qua 2 lỗ nút chắc chắn, không sổ tuột, không làm nhăn mặt vải, cắt sạch các đầu chỉ thừa. 3.2.5  Yêu cầu về là Áo đông mặc ngoài chỉ huy Dân quân tự vệ nữ may xong được là trên bàn là hơi có nhiệt độ phù hợp với nguyên liệu, là phẳng các chi tiết lần ngoài, là định vị ve, cổ. 4  Phương pháp kiểm tra 4.1  Tỷ lệ kiểm tra Kiểm tra theo xác suất cho từng lô hàng, lấy mẫu ngẫu nhiên từ 5 % đến 10 % số lượng sản phẩm trong lô hàng để kiểm tra. 4.2  Kiểm tra yêu cầu chung 4.2.1  Kiểm tra ngoại quan Kiểm tra ngoại quan bằng mắt thường phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.1.1. 4.2.2  Kiểm tra nguyên liệu Nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Kiểm tra chủng loại, chất lượng nguyên vật liệu thông qua giấy chứng nhận hợp chuẩn; phiếu chứng nhận hợp cách hoặc biên bản kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.1.2. 4.3  Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật Trải sản phẩm trên bàn phẳng, đo kích thước sản phẩm theo chiều dài, chiều rộng bằng thước dây, đo kích thước đường kính cúc bằng thước cặp. Kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.2. 5  Xử lý chung Áo đông mặc ngoài chỉ huy Dân quân tự vệ nữ sau sản xuất kiểm tra phải đạt các yêu cầu theo quy định tại Tiêu chuẩn này. Trường hợp kiểm tra không đạt yêu cầu theo quy định tại Tiêu chuẩn này phải tiến hành kiểm tra lại với số lượng mẫu gấp đôi cũng lấy từ chính lô sản phẩm đó. Trường hợp kiểm tra lại vẫn không đạt yêu cầu thì không được đưa vào sử dụng. 6  Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản 6.1  Ghi nhãn - Nhãn dệt có đầy đủ các thông tin: Tên đơn vị sản xuất, năm sản xuất; nhãn dệt được gắn vào lần lót giữa thân sau, cách chân cổ 3 cm, may mí xung quanh; - Nhãn cỡ số được in trên màng sợi Polyeste tráng bột giấy; nhãn cỡ số được gắn vào giữa cạnh phía dưới của nhãn dệt, mặt số lên trên. 6.2  Bao gói - Áo được gấp dọc theo thân, sau đó được gấp đôi theo chiều ngang; - Áo đông chỉ huy Dân quân tự vệ nữ được gấp và lồng với quần đông chỉ huy Dân quân tự vệ nữ có cùng cỡ số thành từng bộ, mỗi bộ cho vào 1 túi nilon, 10 bộ buộc thành 1 bó (02 bó trở đầu), xếp 30 bộ vào bao PP theo quy định tại Phụ lục D. 6.3  Vận chuyển Sản phẩm được vận chuyển bằng phương tiện vận tải thông dụng và được che đậy cẩn thận tránh mưa, nắng. 6.4  Bảo quản Sản phẩm được bảo quản nơi khô ráo, tránh mưa, nắng; không để chung với các loại hóa chất, xăng dầu. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2021-10-05T09:52:00
94/2021/TT, 65/35, 60/3
Tôi có hộ khẩu thường trú tại Phú thọ, hiện đã mua được 1 căn hộ tại chung cư Mỹ dình 2 từ một người không có nhu cầu sử dụng. Tôi muốn sang tên để đứng tên chính chủ. Thủ tục cần phải làm gồm những gì. Rất mong được quý cơ quan hướng dẫn.
Thủ tục chuyển tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: A. Trường hợp chuyển nhượng, thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở giữa các hộ gia đình, cá nhân. a) Các bên chuyển nhượng, thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở tới Phòng Công chứng Nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân quận, huyện để lập hợp đồng chuyển nhượng, văn bản khai nhận thừa kế hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở. b) Bên nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký đất và Nhà trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất (trường hợp có giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân Thành phố cấp) hoặc tại Văn phòng Đăng ký đất và Nhà trực thuộc Phòng Tài nguyên Môi trường và Nhà đất quận, huyện (trường hợp có giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân quận, huyện cấp), gồm: - Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà; - Hợp đồng chuyển nhượng, văn bản khai nhận thừa kế hoặc hợp đồng tặng cho quyền sở hữu đất ở và sở hữu nhà ở được Phòng công chứng chứng Nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân quận, huyện lập và chứng thực. Trường hợp nhận chuyển nhượng hoặc thừa kế theo án thì phải có Bản án hoặc Quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp nhận chuyển nhượng theo hợp đồng bán đấu giá bất động sản thì phải có Hợp đồng bán đấu giá bất động sản do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận; - Hộ khẩu thường trú tại Hà nội của bên nhận chuyển nhượng. Nếu người mua thuộc diện không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (KT3) phải xuất trình quyết định tuyển dụng lao động tại Hà Nội được cơ quan quản lý xác nhận, có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ và liên tục tại Hà nội từ 3 năm trở lên, hkông thuộc diện bị cấm cư trú tại Hà Nội (do cơ quan công an xác nhận). c) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà thẩm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà chuyển thông tin địa chính sang cơ quan thuế để thu các loại thuế và lệ phí trước bạ theo quy định. Người mua nhà sau khi nhận thông báo thuế sẽ tới Kho bạc Nhà nước để nộp các khoản thu. d) Sau khi có biên lai nộp thuế Văn phòng Đăng ký đất và nhà sẽ thực hiện thủ tục đăng ký biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả kết quả cho người nộp đơn. B. Trường hợp chuyển nhượng 1 phần nhà đất: a) Bên nhận chuyển nhượng, thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký đất và Nhà trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất (trường hợp có giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân Thành phố cấp) hoặc tại Văn phòng Đăng ký đất và Nhà trực thuộc Phòng Tài nguyên Môi trường và Nhà đất quận, huyện (trường hợp có giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân quận, huyện cấp), gồm: - Đơn đề nghị chuyển nhượng, thừa kế hoặc tặng cho một phần quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Hộ khẩu thường trú tại Hà nội của bên nhận chuyển nhượng. Nếu người mua thuộc diện không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (KT3) phải xuất trình quyết định tuyển dụng lao động tại Hà Nội được cơ quan quản lý xác nhận, có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ và liên tục tại Hà nội từ 3 năm trở lên, không thuộc diện bị cấm cư trú tại Hà Nội (do cơ quan công an xác nhận). b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà thẩm tra hồ sơ, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất hoặc trích lục bản đồ và thông báo chuyển phòng Công chứng Nhà nước (hoặc Uỷ ban nhân dân quận huyện) để lập hợp đồng chuyển nhượng, văn bản khai nhận thừa kế hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở và chuyển cơ quan thuế để thu các khoản thuế và lệ phí theo quy định. Nếu không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ và thông báo lý do cụ thể. c) Sau khi có hợp đồng được lập tại cơ quan công chứng, Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà chuyển thông tin địa chính sang cơ quan thuế để thu các loại thuế và lệ phí trước bạ theo quy định. Người mua nhà sau khi nhận thông báo thuế© sẽ tới Kho bạc Nhà nước để nộp các khoản thu. d) Sau khi có biên lai nộp thuế Văn phòng Đăng ký đất và nhà sẽ thực hiện thủ tục đăng ký biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả kết quả cho người nộp đơn.
bộ máy hành chính
2016-08-30T18:03:00
Cơ cấu tổ chức các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội được quy định ra sao?
Tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 40/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có quy định về cơ cấu tổ chức các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội như sau: * Các phòng thuộc Sở (09 phòng): - Văn phòng; - Thanh tra; - Phòng Kế hoạch - Tài chính; - Phòng Bảo trợ xã hội; - Phòng Người có công; - Phòng Giáo dục nghề nghiệp; - Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới; - Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội; - Phòng Việc làm - An toàn lao động. * Chi cục và tổ chức tương đương thuộc Sở (01 đơn vị): Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội. Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và cơ cấu tổ chức của Chi cục có không quá 03 phòng.
bộ máy hành chính
2022-11-23T11:39:00
40/2022/QĐ
Trình tự, thủ tục xác nhận đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh đang công tác được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Bùi Văn Hưng, lúc trước tôi có tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nam Bộ và bị thương, đã được xác nhận thương binh. Hiện tại tôi đang là quân nhân. Vừa qua, vết thương của tôi bị tái phát, tôi đã được điều trị vết thương tại bệnh viện, nay đã được về nhà. Tôi đã nộp đề nghị cho đơn vị để yêu cầu giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát để được điều chỉnh chế độ. Nhưng thời gian đã qua nửa tháng tôi vẫn chưa nhận được trả lời. Cho tôi hỏi, việc xác nhận đề nghị giám định thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh phải theo trình tự, thủ tục nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định trên tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Bùi Văn Hưng (hung*****@gmail.com)
Trình tự, thủ tục xác nhận đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh đang công tác được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn trình tự thủ tục ưu đãi người có công cách mạng. Cụ thể là: a) Đối tượng làm đơn đề nghị (Mẫu TB5) kèm theo giấy tờ chứng minh đã điều trị vết thương tái phát quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị; b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị; c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có công văn kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định; Sau khi nhận được văn bản thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền để giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật; d) Hội đồng Giám định y khoa trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong, phải hoàn chỉnh biên bản giám định thương tật và chuyển trả cơ quan giới thiệu đến giám định; đ) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền), trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp (Mẫu TB3). Căn cứ vào quy định trên thì cá nhân có nhu cầu phải làm đơn đề nghị kèm theo các giấy tờ chứng minh đã điều trị vết thương tái phát gửi cơ quan, đơn vị đang công tác để cơ quan đơn vị xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị với cấp trung đoàn và tương đương trở lên. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ trung đoàn và cấp tương đương phải kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên sư đoàn cấp trên trực tiếp và gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị kiểm tra và đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có công văn kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định. Sau khi có văn bản thẩm định, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền để giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong phải chuyển biên bản giám định thương tật về Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu, Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp. Ngoài ra, thương binh chỉ được giám định lại trong các trường hợp sau: vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt; Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi; Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật; Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật; Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật; Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ; Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi; Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự, thủ tục xác nhận đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh đang công tác. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 202/2013/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-07-05T16:55:00
202/2013/TT, 31/2013
Kính chào quý sở, cho tôi hỏi chế độ hỗ trợ 1 triệu đông/1 tháng cho cán bộ đề án 89 được thực hiện như thế nào?Các anh chị có thể cho tôi tham khảo quyết định đó được không?Theo tôi thấy hiện nay việc thực hiện chế độ đó ở các xã, phường, quận, huyện có sự khác nhau. Đề nghị quý sở có sự hướng dẫn để viêc thực hiện được đồng bộ hơn. Xin cảm ơn!
Việc hỗ trợ đối với học viên Đề án 89 được thực hiện thống nhất theo quy định tại Quyết định số 8662/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2010 của Chủ tịch UBND thành phố về việc thực hiện xếp lương, phụ cấp và hỗ trợ tiền lương đối với học viên Đề án 89 về công tác tại phường, xã thuộc thành phố Đà Nẵng.
bộ máy hành chính
2016-09-09T07:56:00
8662/QĐ
Trình tự thực hiện bán hàng dự trữ quốc gia trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang là sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành, hiện tại tôi đang có nhu cầu tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng để bổ sung thông tin cho bài báo cáo chuyên đề sắp tới của mình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi gặp một số khó khăn. Vì vậy, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Việc bán hàng dự trữ quốc gia trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được thực hiện theo trình tự như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Minh Lý (ly***@gmail.com)
Trình tự thực hiện bán hàng dự trữ quốc gia trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được quy định tại Điều 25 Thông tư 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau: 1. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ xuất bán hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng, trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Thông tư này phê duyệt. 2. Nội dung kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng a) Số lượng, chất lượng, danh mục và địa điểm xuất bán hàng dự trữ quốc gia; b) Giá bán hàng dự trữ quốc gia: Các đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ vào chất lượng hàng bán ra, giá thị trường tại thời điểm trình thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia (đối với hàng dự trữ quốc gia do các bộ, ngành quản lý), trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý) quyết định giá bán cụ thể nhưng không được thấp hơn giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Trường hợp hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá 02 cuộc không thành thì giá bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng không được thấp hơn giá khởi điểm bán đấu giá. c) Thời gian đăng tải, thông báo, niêm yết về kế hoạch bán hàng dự trữ quốc gia; d) Thời gian mở kho xuất bán hàng dự trữ quốc gia; đ) Thời hạn kết thúc xuất bán hàng hàng dự trữ quốc gia. 3. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia thực hiện đăng tải trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và niêm yết tại địa điểm bán hàng về kế hoạch bán hàng dự trữ quốc gia. 4. Đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện quy trình bán như sau: a) Tổ chức kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất bán; b) Mở kho xuất bán hàng đúng thời gian quy định; thu tiền bán hàng trước, xuất hàng sau; c) Mở sổ theo dõi xuất kho, ghi chép hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối chiếu tiền, hàng trong ngày; d) Thực hiện chế độ báo cáo xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định. Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự thực hiện bán hàng dự trữ quốc gia trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 89/2015/TT-BTC. Trân trọng thông tin đến bạn!
bộ máy hành chính
2017-10-03T16:20:00
89/2015/TT
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa ngoại được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thanh Hằng, hiện đang hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh của Bộ y tế, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau: Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa ngoại được quy định như thế nào?  Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa ngoại được quy định Điều 9 Quyết định 4026/QĐ-BYT năm 2010 ban hành Quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau: 1. Đơn vị đầu ngành: Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức 2. Phân công phạm vi chỉ đạo tuyến: a) Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức phụ trách các tỉnh/ thành phố: Miền Bắc và các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh; b) Bệnh viện Bạch Mai: Tham gia chỉ đạo tuyến về Ngoại khoa cùng Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức; c) Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế phụ trách các tỉnh/thành phố thuộc Duyên Hải Miền Trung và các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; d) Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách Các tỉnh/ thành phố: Miền Nam, Tây Nguyên; đ) Bệnh viện Bình Dân: Tham gia chỉ đạo tuyến Ngoại Tiết niệu, Lồng ngực và Tiêu hóa cùng Bệnh viện Chợ Rẫy; e) Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh: Tham gia chỉ đạo tuyến ngoại Chấn thương Chỉnh hình cùng Bệnh viện Chợ Rẫy; g) Viện Tim Mạch thành phố Hồ Chí Minh: Tham gia chỉ đạo tuyến về Ngoại Tim mạch cùng Bệnh viện Chợ Rẫy. (Chú thích: Các tỉnh/ thành phố thuộc Miền Bắc, Miền Nam, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung theo Phụ lục 1) Trên đây là nội dung câu trả lời về phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa ngoại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 4026/QĐ-BYT năm 2010. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-12-19T13:49:00
4026/QĐ
Những trường hợp nào phải tiến hành dừng các cuộc thanh tra?
Tại Điều 70 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) có quy định về những trường hợp phải tiến hành dừng các cuộc thanh tra như sau: Tạm dừng cuộc thanh tra 1. Người ra quyết định thanh tra quyết định tạm dừng cuộc thanh tra trong trường hợp sau đây: a) Có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cuộc thanh tra; b) Đối tượng thanh tra đề nghị tạm dừng cuộc thanh tra mà có lý do chính đáng và được người ra quyết định thanh tra đồng ý; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc thanh tra không quá 30 ngày. 2. Khi tạm dừng cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét hủy bỏ biện pháp đã áp dụng hoặc áp dụng biện pháp theo thẩm quyền nhưng phải bảo đảm không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra. 3. Người ra quyết định thanh tra quyết định tiếp tục cuộc thanh tra khi lý do của việc tạm dừng cuộc thanh tra không còn hoặc hết thời hạn tạm dừng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 4. Quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, quyết định tiếp tục cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra. Như vậy có 04 trường hợp mà người ra quyết định thanh tra được quyền quyết định tạm dừng cuộc thanh tra.
bộ máy hành chính
2022-12-21T09:56:00
11/2022/QH15
Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Gia Hoàng hiện đang công tác tại đoàn thể thao tỉnh Vĩnh Phúc, cho tôi hỏi: Những trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ và tin học đối với kỳ thi Huấn luyện viên hạng III lên Huấn luyện viên hạng II? Mong anh chị giải đáp giúp tôi. Cảm ơn anh chị
Tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 23/2018/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, có hiệu lực ngày 15/10/2018, theo đó: Trong kỳ thi thăng hạn chức danh nghề nghiệp từ Huấn luyện viên (Hạng III) lên Huấn luyên viên chính (Hạng II), viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Viên chức tính đến thời hạn nộp hồ sơ dự thi thăng hạng theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ; 2. Viên chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp theo thẩm quyền; 3. Viên chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số; 4. Viên chức có bằng đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ; 5. Viên chức tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; 6. Viên chức có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu trở lên quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT . Miễn thi tin học: Viên chức được miễn thi môn tin học trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành tin học hoặc công nghệ thông tin trở lên. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-09-25T14:03:00
23/2018/TT, 01/2014/TT
Người làm lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ gì trong việc quản lý tài liệu lưu trữ?
Người làm lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ hướng dẫn việc lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chỉnh lý, thống kê, bảo quản và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ (Khoản 2 Điều 14)
bộ máy hành chính
2016-08-30T18:03:00
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất được quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Kiều Diễm (diem***@gmail.com)
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất được quy định tại Điều 47 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau: 1. Việc quản lý, sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm: a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; b) Đúng mục đích sử dụng đất; c) Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất có liên quan. 2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng đất có trách nhiệm: a) Quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất và các quy định khác của pháp luật về đất đai; b) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất và xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất; thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng đất; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, các hành vi gây lãng phí đất. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-04-27T08:47:00
Cho hỏi: Theo quy định thì hồ sơ đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài gồm những giấy tờ nào? Văn bản nào quy định? Mong sớm nhận hồi đáp.
Hồ sơ đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài gồm những giấy tờ quy định tại Phần II Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, cụ thể như sau: * Giấy tờ phải xuất trình - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký lại khai tử. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ nêu trên. * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký lại khai tử theo mẫu; - Bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết. - Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện đăng ký lại khai tử. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ nộp, xuất trình: + Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. Trân trọng.
bộ máy hành chính
2021-03-26T14:17:00
1872/QĐ
Cho tôi hỏi theo hướng dẫn của ban tổ chức trung ương về đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên thì khung tiêu chí đánh giá tổ chức đảng được quy định thế nào? Cảm ơn!
Căn cứ Tiết 1 Điểm B Mục II Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 quy định khung tiêu chí đánh giá tổ chức đảng như sau: - Các tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị + Công tác chính trị tư tưởng: Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, đột xuất trong công tác chính trị tư tưởng theo sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên. Nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; định hướng tư tưởng đối với đảng viên. + Công tác tổ chức, cán bộ và xây dựng đảng bộ, chi bộ: Kết quả thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, quy chế làm việc của cấp ủy gắn với xây dựng đoàn kết nội bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên và bí thư chi bộ; quản lý, phân công nhiệm vụ cho đảng viên và kết nạp đảng viên mới; giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú. Kết quả xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; củng cố tổ chức đảng và giúp đỡ, giáo dục đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ. + Lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội: Lãnh đạo xây dựng các tổ chức vững mạnh; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, xem xét, giải quyết những vấn đề nảy sinh ở địa phương, cơ quan, đơn vị; kết quả phối hợp công tác; phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội. + Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng: Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy và công tác tự kiểm tra, giám sát của đảng bộ, chi bộ. Công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phát hiện, xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. - Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (được lượng hóa cụ thể) + Việc cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm để thực hiện nhiệm vụ được giao. + Kết quả lãnh đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, cơ quan, đơn vị. + Kết quả đánh giá, xếp loại chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp và các tổ chức đảng trực thuộc. - Kết quả khắc phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-11-05T09:51:00
21-HD/BTCTW
Tôi là Nguyễn Bích Việt (bichvi***@gmail.com) - Cty TNHH XDCT 54 xin được hỏi: Đơn vị tôi có lao động có thời gian công tác như sau: Từ 9/1974 đến 5/1980: Chiến sỹ - Học viên trường Đại học KTQS. Từ 6/1980 đến 2/1986: Trợ lý công binh mặt trận 579 - QK5 (chiến trường Căm pu Chia). Từ 3/1986 đến 10/1988 : Trợ lý công binh - Bộ tham mưu QK5. Từ 11/1988 đến 01/1991 đi hợp tác lao động ở Liên xô (làm đội trưởng). Sau khi về nước Bộ quốc phòng ra quyết định phục viên do Cục trưởng cục cán bộ - Tổng cục Chính trị - Bộ quốc phòng ký ngày 22/6/1991 và có cấp thêm một "Giấy chứng nhận (thời gian đi HTLĐ ở nước ngoài)" số 356/HTLĐ ngày 22/6/1991 trong đó có ghi rõ "Thời gian trên chưa được thanh toán theo chế độ của nhà nước". Hiện đơn vị đã làm thủ tục bổ sung thời gian công tác cho lao động này theo Quyết định số 959 của BHXH Việt Nam ngày 9/9/2015 nhưng BHXH chỉ cộng thời gian ở bộ đội là 14 năm 02 tháng còn thời gian đi hợp tác lao động là 02 năm 02 tháng thì không được tính. Đơn vị đã làm việc với BHXH TP Hà Nội và được trả lời "Thiếu giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài " (điểm a mục 1.2 điều 1 phụ lục 01 kèm theo QĐ 959). Việc này người lao động đã về Bộ Quốc phòng nơi ra QĐ phục viên để xin thì được trả lời là về địa phương. Người lao động về địa phương (nơi đăng ký quân dự bị sau khi xuất ngũ ) thì được trả lời không có văn bản nào để họ xác nhận. Do QK 5 ở xa tận Đà Nẵng nên người lao động nhờ người đến Bộ Tham mưu xin xác nhận hộ thì được trả lời đây là sĩ quan có số do Bộ Quốc phòng quản lý và sau khi đi HTLĐ về BQP đã ra QĐ phục viên thì quân số này do BQP quản lý và họ không xác nhận. Hỏi: Trường hợp này người lao động lấy xác nhận ở đâu? Ai cấp? Giấy chứng nhận chưa được thanh toán theo chế độ của nhà nước do Bộ Quốc phòng cấp không có tác dụng gì hay là thế nào?
Tại điểm 3.1 Khoản 3 Điều 35 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định về hồ sơ đề nghị tính thời gian công tác của người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, gồm có: -  Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước) cấp; Trường hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ BHXH của Cục Quản lý lao động ngoài nước trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động (theo Mẫu số 1 và số 2 ban hành kèm theo Thông tư này). -  Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần (hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ đối với trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trong khoảng thời gian ngày 15/12/1993 đến ngày 31/12/1994) sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận. Để được trả lời về việc cấp Giấy xác nhận, đề nghị Ông liên hệ với bộ phận tiếp dân của Bộ Quốc phòng để được hướng dẫn cụ thể. BHXH Việt Nam là cơ quan tổ chức thực hiện nên phải căn cứ hồ sơ theo quy định để xem xét giải quyết.
bộ máy hành chính
2017-02-13T07:55:00
59/2015/TT
Huấn luyện viên, vận động viên là hạ sĩ quan, binh sĩ tham gia thể thao quân đội được cơ quan quản lý trả tiền sinh hoạt phí. Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi nghe nói Huấn luyện viên, vận động viên là hạ sĩ quan, binh sĩ tham gia thể thao quân đội thì được cơ quan quản lý trả tiền sinh hoạt phí, không biết có đúng không ạ? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Chế độ tiền công được quy định tại Thông tư 138/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội được tập trung tập huấn và thi đấu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành (Có hiệu lực từ ngày 27/10/2016). Theo đó, Huấn luyện viên, vận động viên là hạ sĩ quan, binh sĩ được cơ quan quản lý trả tiền sinh hoạt phí. Nếu số ngày thực tế tập huấn và thi đấu cao hơn số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng thì cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chi trả tiền công bằng mức quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 138/2016/TT-BQP cho những ngày cao hơn số ngày làm việc theo tiêu chuẩn trong tháng. Trường hợp tiền sinh hoạt phí theo ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng cộng với mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh theo quy định hiện hành thấp hơn mức tiền công quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 138/2016/TT-BQP thì cơ quan, đơn vị sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chi trả phần chênh lệch. Cách tính như sau: Chênh lệch tiền công theo ngày được hưởng =(Tiền công ngày theo quy định - Phụ cấp quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ - Mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh) / 22 ngày Ví dụ 1: Vận động viên A của Trung tâm thể dục thể thao Quân khu 1, cấp bậc hạ sĩ, hệ số phụ cấp quân hàm 0,5 và mức tiền ăn 47.000 đồng/ngày. Được cấp có thẩm quyền triệu tập tập trung tập huấn đội thể thao quân đội, thời gian 01 tháng. Vận động viên A được hưởng phụ cấp quân hàm, tiền công trong thời gian tập trung tập huấn như sau: - Hưởng nguyên phụ cấp quân hàm trong thời gian tập trung tập huấn do cơ quan quản lý trả (hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng x mức lương cơ sở) là: 0,5 x 1.210.000 đồng = 605.000 đồng. - Phần chênh lệch do mức tiền sinh hoạt phí theo ngày thấp hơn tiền công đối với vận động viên đội thể thao quân đội quy định tại Khoản 1 Điều này do cơ quan sử dụng trả cho 01 tháng là: [80.000đồng - (605.000đồng/22 ngày + 47.000đồng)] x 22 ngày = 121.000 đồng. - Nếu vận động viên A thực hiện chế độ luyện tập 26 ngày/tháng thì cơ quan sử dụng vận động viên A trả tiền công cho những ngày vượt số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng (04 ngày) là: 80.000 đồng x 04 ngày = 320.000 đồng Như vậy, tổng số tiền do cơ quan sử dụng chi trả cho vận động viên A trong tháng tập trung tập huấn 26 ngày là: 121.000 đồng + 320.000 đồng = 441.000 đồng. ( Khoản 3 Điều 4 Thông tư 138/2016/TT-BQP) Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Huấn luyện viên, vận động viên là hạ sĩ quan, binh sĩ tham gia thể thao quân đội được quy định tại Thông tư 138/2016/TT-BQP . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-09-24T07:45:00
138/2016/TT
Việc tính dân số trong cuộc bầu cử theo căn cứ nào?
Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi đơn vị hành chính được căn cứ vào dân số của từng đơn vị hành chính. Số dân theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.
bộ máy hành chính
2016-08-30T18:03:00
Hằng năm thì công chức, viên chức, người lao động ngành Tòa án phải tiến hành đánh giá, phân loại để biết trong năm đó họ được gì và không được gì, và kết quả đó được sử dụng để làm gì? Mong Ban tư vấn hỗ trợ.
Tại Điều 10 Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 về Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành, có quy định sử dụng kết quả đánh giá công chức, viên chức, người lao động như sau: 1. Kết quả đánh giá, phân loại công chức được sử dụng làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc và thực hiện chính sách đối với công chức. 2. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức được sử dụng để làm căn cứ tiếp tục ký hợp đồng làm việc, bố trí, sử dụng, nâng ngạch chức danh nghề nghiệp, quy hoạch bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức. 3. Kết quả đánh giá, phân loại người lao động được sử dụng để làm căn cứ tiếp tục ký hợp đồng làm việc, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động. 4. Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động được sử dụng làm cơ sở tham khảo trong đánh giá, phân loại đảng viên, đoàn viên công đoàn, Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-02-15T15:21:00
01/QĐ
Hồ sơ tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Tùng Sơn, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Hồ sơ tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì? Văn bản pháp luật nào quy định về những giấy tờ này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (son***@gmail.com)
Hồ sơ tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2014/TT-BTC quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau: - Văn bản đề nghị tái xuất khẩu xe: 01 bản chính có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác tại Việt Nam. - Văn bản của Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ địa phương nơi có cơ quan Lãnh sự đóng) về việc tái xuất khẩu xe: 01 bản chính. - Tờ khai hải quan tạm nhập khẩu xe (bản người khai lưu) có đóng dấu dùng cho “tái xuất hoặc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật”: 01 bản sao có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập. - Giấy thu hồi đăng ký, biển số xe ô tô, xe gắn máy do cơ quan Công an cấp: 01 bản chính. - Biên bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xe ô tô, xe gắn máy bị tai nạn, thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan về kỹ thuật không tiếp tục sử dụng được: 01 bản chính (đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg). Ngoài ra, Ban biên tập thông tin thêm đến bạn những đối tượng được áp dụng theo quy định này, cụ thể: 1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo quy định tại các Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 73/CP ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ. 2. Viên chức ngoại giao thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức lãnh sự thuộc cơ quan lãnh sự, viên chức thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. 3. Nhân viên hành chính kỹ thuật thuộc cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ trên nguyên tắc có đi có lại giữa nhà nước Việt Nam và nước cử; nhân viên thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. 4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam nhận chuyển nhượng xe ô tô tạm nhập khẩu của các đối tượng nêu tại khoản 1, 2 và 3 nêu trên (dưới đây gọi tắt là người mua xe). 5. Cơ quan Hải quan. Trên đây là nội dung quy định về hồ sơ tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2014/TT-BTC. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-02-07T16:45:00
19/2014/TT, 53/2013/QĐ, 73/CP
Hiện nay tham nhũng đang là vấn nạn của đất nước, hết bắt được ông này thì phát hiện bà kia tham nhũng. Vậy Chính phủ có quản lý vấn đề này không? Và cụ thể nhiệm vụ của Chính phủ là gì đối với công tác phòng chống tham nhũng hiện nay. Chân thành cảm ơn Ban biên tập.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí được quy định cụ thể tại Điều 24 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, theo đó: Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước. - Chỉ đạo việc thực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của bộ máy nhà nước và các hoạt động kinh tế - xã hội. - Kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Luật Tổ chức Chính phủ 2015. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-09-22T09:43:00
Tài liệu trong quân đội hết giá trị đuợc hủy như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Quang Duy, hiện tôi đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc hủy tài liệu trong quân đội hết giá trị được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu trong quân đội hết giá trị đuợc hủy theo quy định tại Điều 54 Thông tư 91/2012/TT-BQP về Quy chế công tác Văn thư, lưu trữ và bảo mật tài liệu trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành với nội dung như sau: - Chỉ huy các cơ quan, đơn vị quyết định cho phép hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị sau khi được Hội đồng xác định giá trị tài liệu xem xét và Chủ tịch Hội đồng xác định giá trị tài liệu đề nghị bằng văn bản. - Các cơ quan, đơn vị không có Hội đồng xác định giá trị tài liệu chỉ được tiêu hủy các hồ sơ, tài liệu trùng thừa, tài liệu do cơ quan, đơn vị khác gửi đến không liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị + Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu; + Danh mục tài liệu hết giá trị; tờ trình và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị; + Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu; biên bản họp thẩm định (nếu có); + Văn bản đề nghị thẩm định, xin ý kiến của cơ quan, đơn vị; + Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; + Quyết định hủy tài liệu hết giá trị (Mẫu số 10, Phụ lục III); + Biên bản bàn giao tài liệu hủy; + Biên bản hủy tài liệu hết giá trị (Mẫu số 11, Phụ lục III). - Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị được lưu giữ, bảo quản tại cơ quan, đơn vị có tài liệu tiêu hủy 20 năm, kể từ ngày hủy tài liệu. Trên đây là nội dung trả lời về việc Hủy tài liệu hết giá trị ở trong quân đôi. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 91/2012/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-05-09T14:17:00
91/2012/TT
Đang công tác tại Cảng Hải Phòng, bạn Hoài Thu có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành hải quan được quy định như thế nào?
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành hải quan quy định tại Khoản 1 Điều 25 Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 về Quy định tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau: Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị với Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra để báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dung khác có liên quan. Khi người ra quyết định thanh tra phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra và phân công cho thành viên đoàn thanh tra thực hiện. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2018-11-29T14:11:00
4129/QĐ
Lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Hùng, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Bình Thuận. Tôi cần tìm hiểu quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Ban biên tập cho tôi hỏi: Lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 05/2015/TT-TTCP quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành thì nội dung này được quy định như sau: 1. Công chức được giao nhiệm vụ giám sát phải am hiểu về lĩnh vực thanh tra, pháp luật thanh tra; có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá; có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan. 2. Không bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra trong trường hợp có vợ (chồng), con hoặc cha, mẹ, anh, chị em ruột của người đó, của vợ (chồng) người đó là Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra. Trên đây là nội dung tư vấn về Lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 05/2015/TT-TTCP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-02-10T14:35:00
05/2015/TT
Đang làm việc tại một công ty xây dựng công tác trong một đơn vị, kinh tế nhà nước. Có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Mức đóng Đảng phí của Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế được quy định như thế nào?
Tại Công văn 141-CV/VPTW/nb hướng dẫn thực hiện Quyết định 342-QĐ/TW về chế độ đảng phí do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành, thì mức đóng Đảng phí của Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế được quy định như sau: Đảng viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế (sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, báo chí...), mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (bao gồm cả tiền lương tăng thêm), phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công”; thu nhập tính đóng đảng phí bao gồm: - Tiền lương theo ngạch bậc; tiền lương tăng thêm (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền quyết định và phê duyệt. - Các khoản thu nhập tăng thêm khác được chi từ quỹ tiền lương của đơn vị. - Các khoản phụ cấp được tính đóng bảo hiểm xã hội. - Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền công được hưởng. Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị” được hướng dẫn như sau: - Các khoản thu nhập từ quỹ tiền lương của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm, các khoản tiền lương tăng thêm từ kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền công được hưởng. Ban biển tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2018-11-01T14:32:00
141-CV/VPTW, 342-QĐ/TW
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba trong công tác được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm 3 Trường đại học Cần Thơ. Em có một vài thắc mắc trong quá trình thưc hiện đề tài nghiên cứu của mình. Quý anh chị cho em hỏi: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba trong công tác được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị, em rất cảm ơn!
Theo quy định hiện hành tại Điều 13 Nghị định 85/2014/NĐ-CP thì Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba trong công tác được quy định như sau: 1. Cuống huân chương: Cốt bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co; kích thước 28 mm x 14 mm; viền ngoài màu vàng, trong bọc vải dệt bằng sợi polyester hai màu: 1/2 bên trái màu xanh lá cây, 1/2 bên phải màu đỏ cờ; gắn sao theo hạng huân chương. 2. Dải huân chương: Hình chữ A cách điệu, cốt bằng inox mạ vàng hợp kim Ni-Co, bọc vải dệt bằng sợi polyester hai màu: 1/2 bên trái màu xanh lá cây, 1/2 bên phải màu đỏ cờ; gắn sao theo hạng huân chương; kích thước 28 mm x 51 mm x 41 mm x 5 mm. 3. Thân huân chương: Hình sao mười cánh cách điệu, đường kính đường tròn ngoại tiếp mười đỉnh sao bằng 40 mm, chính giữa có biểu tượng khẩu súng và thanh gươm đặt chéo nhau, phía trên có ngôi sao vàng năm cánh nổi trên nền đỏ, xung quanh có dòng chữ “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” “Việt Nam” màu đỏ trên nền vàng; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co. Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba trong công tác được quy định tại Nghị định 85/2014/NĐ-CP quy định mẫu huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương; mẫu bằng, khung, hộp, cờ của các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; quản lý, cấp phát, cấp đổi, cấp lại, thu hồi hiện vật khen thưởng. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2017-02-11T09:16:00
85/2014/NĐ, 1/2
Tôi là nhân viên hợp đồng của Phòng GD&ĐT theo hình thức hợp đồng, hưởng lương 2,34. Vậy tôi có được nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn không? – Trương Vĩnh Bình (truongvinhbinh***@gmail.com).
Tại Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Thông tư số: 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ “Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động” quy định về phạm vi áp dụng gồm: Những người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào quy định nêu trên, và với thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bạn như sau: Nếu như bạn là cán bộ hợp đồng nhưng thuộc trường hợp được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ “Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang” thì bạn thuộc đối tượng được áp dụng chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định tại Thông tư số: 08/2013/TT-BNV. .aritcle-vote {margin-bottom: 10px;}.article-like, .article-dislike {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #B52323;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-liked, .article-disliked {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #BBBBBD;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-like span, .article-dislike span {padding: 0 10px 0 8px;background: #B52323;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;}.article-liked span, .article-disliked span {padding: 0 10px 0 8px;background: #BBBBBD;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;} 0Thích bài viết0Không thích bài viết
bộ máy hành chính
2016-09-12T15:38:00
08/2013/TT, 204/2004/NĐ
Mối quan hệ công tác của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thiên Trang hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi đang tìm hiểu về Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Mối quan hệ công tác của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Mối quan hệ công tác của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam được quy định tại Điều 3 Thông tư 03/2016/TT-BQP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó: 1. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo 504 là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo. 2. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 504 là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy. 3. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với Tư lệnh Công binh là quan hệ phục tùng chỉ huy, chỉ đạo về hành chính quân sự. 4. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các cơ quan, đơn vị trong Quân đội là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 5. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp hiệp đồng thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh và các mặt công tác khác theo chức năng, nhiệm vụ thuộc Bộ, ngành, lĩnh vực được phân công. 6. Quan hệ của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam với các địa phương, tổ chức trong nước và quốc tế là quan hệ phối hợp hiệp đồng, hợp tác thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Trên đây là tư vấn về mối quan hệ công tác của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 03/2016/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-11-30T10:00:00
03/2016/TT
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Hợp đồng làm việc của viên chức được hiểu như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! Quốc Thiên - Long An
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Theo đó, tại Khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010 có quy định về khái niệm hợp đồng làm việc của viên chức như sau: Hợp đồng làm việc của viên chức là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Trên đây là nội dung giải đáp về khái niệm hợp đồng làm việc của viên chức. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-02-18T08:47:00
Chào Ban biên tập, tôi là Minh Hoàng, hiện đang làm việc tại kho bạc Nhà nước của quận. Có thắc mắc sau tôi chưa nắm rõ mong sớm nhận phản hồi. Cụ thể: Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Khoản 2 Điều 19 Quyết định 2456/QĐ-BTC năm 2014 về Quy chế hoạt động thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau: - Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra. - Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao. - Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra. - Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra. - Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó. - Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý. - Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật. - Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm của người liên quan đến công việc đang được thanh tra khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra. - Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản. - Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó. - Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp quy định tại các điểm g, h, i, j, và k khoản 2 Điều này thì Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về hành vi, quyết định của mình. Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
bộ máy hành chính
2018-12-08T13:54:00
2456/QĐ
Độ mật của văn bản, tài liệu trong quân đội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Thanh Nhàn. Tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Độ mật của văn bản, tài liệu trong quân đội được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Độ mật của văn bản, tài liệu trong quân đội được quy định tại Điều 63 Thông tư 91/2012/TT-BQP về Quy chế công tác Văn thư, lưu trữ và bảo mật tài liệu trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành với nội dung như sau: Văn bản, tài liệu có mức độ mật từ “Mật” trở lên được gọi là tài liệu mật. Độ mật của văn bản, tài liệu được chia thành 3 mức, theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: Tuyệt mật, Tối mật, Mật. Trên đây là nội dung trả lời về Độ mật của văn bản, tài liệu trong quân đội. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 91/2012/TT-BQP. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-05-10T08:20:00
91/2012/TT
Hiện tại vào tháng 9 năm 2019 thì tôi sẽ đi du học nước ngoài thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự trong đợt nhập ngũ năm 2020 không? Mong sớm nhận được phản hồi, chân thành cảm ơn!
Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Trước đây, theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT thì: Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên thuộc đối tượng được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên quy định này hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2018. Do đó, hiện nay chưa có văn bản mới quy định cụ thể về trường hợp này. Do đó, nếu thuộc đối tượng nêu trên thì bạn liên hệ với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện để được giải đáp. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-02-13T14:00:00
175/2011/TTLT
1. Điện thoại thông minh có được xem là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng như sau: Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm: 1. Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; 2. Hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác); 3. Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; 4. Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; 5. Hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hoá, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng. Như vậy, hàng điện tử cao cấp bao gồm các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh được xem là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng theo quy định trên. 
bộ máy hành chính
2022-11-09T10:10:00
173/2013/TT
Phó trưởng ban và tương đương công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương có tiêu chuẩn ra sao?
Tại Khoản 2 Điều 9 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định phó trưởng ban và tương đương công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương có tiêu chuẩn như sau: Đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực của chức danh phó trưởng ban liên đoàn lao động cấp tỉnh và tương đương theo quy định hiện hành về danh mục vị trí việc làm công chức Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn sau: - Năng lực công tác và trình độ đạt chuẩn theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1 Điều này. - Có thời gian công tác thuộc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với vị trí cần bổ nhiệm từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-11-28T10:41:00
3169/QĐ
Hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu?
Theo Điều 13 Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị địch bắt tù, đày đang tại ngũ, công tác như sau: Quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị địch bắt tù, đày đang tại ngũ, công tác 1. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và có văn bản kèm các giấy tờ nêu trên đề nghị cấp trên trực tiếp kiểm tra, xét duyệt theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 05 ngày; cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 05 ngày), gửi đến Cục Chính sách. 2. Cục Chính sách trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định; đề nghị Thủ trưởng Tổng cục Chính trị ban hành quyết định công nhận và trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 66 Phụ lục I Nghị định; chuyển về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi. Hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu do Cục Chính sách trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có trách nhiệm thẩm định; đề nghị Thủ trưởng Tổng cục Chính trị ban hành quyết định công nhận và trợ cấp ưu đãi; chuyển về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.
bộ máy hành chính
2022-10-15T10:36:00
55/2022/TT
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng giám định tư pháp được quy định trong Nghị định 85/2013/NĐ-CP như thế nào?
Theo Nghị định 85/2013/NĐ-CP thì: Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng giám định tư pháp 1. Văn phòng giám định tư pháp có quyền: a) Thuê giám định viên tư pháp và nhân viên làm việc cho Văn phòng; b) Thu chi phí giám định tư pháp theo quy định của pháp luật; c) Thực hiện dịch vụ giám định ngoài tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; d) Được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này. 2. Văn phòng giám định tư pháp có nghĩa vụ: a) Niêm yết công khai chi phí giám định tư pháp; b) Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật; c) Chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra; d) Báo cáo Sở Tư pháp và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo định kỳ hàng năm; đ) Nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật có liên quan. 3. Các quyền và nghĩa vụ theo quy định, của Luật Giám định tư pháp, pháp luật về tố tụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngoài ra Điều 19 còn quy định chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp như sau: “1. Văn phòng giám định tư pháp có nhu cầu chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và ngược lại phải có hồ sơ đề nghị chuyển đổi gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động. 2. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp gồm có: a) Đơn đề nghị chuyển đổi; b) Đề án chuyển đổi loại hình hoạt động, trong đó nêu rõ lý do chuyển đổi, tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp tính đến ngày đề nghị chuyển, đổi, dự kiến về tổ chức, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhân sự, điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định; c) Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp là thành viên hợp danh của Văn phòng; d) Quyết định cho phép thành lập Văn phòng; đ) Dự thảo Quy chế mới về tổ chức, hoạt động của Văn phòng. 3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối chuyển đổi loại hình hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. 4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối chuyển đổi loại hình hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. 5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép chuyển đổi, Văn phòng giám định tư pháp phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký, Văn phòng phải có đơn đăng ký hoạt động, bản sao quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng và giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo đề án quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. 6. Văn phòng giám định tư pháp chuyển đổi loại hình được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động; kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ, tài liệu của Văn phòng giám định tư pháp trước đó.”
bộ máy hành chính
2016-09-12T11:11:00
85/2013/NĐ
Bên lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển không báo cáo cơ quan nhà nước khi phát hiện kiện hàng có dấu hiệu hư hỏng bị phạt thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Huân, đang sinh sống ở Thái Nguyên, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi nếu phát hiện kiện hàng chứa chất phóng xạ có dấu hiệu hư hỏng tại kho trung chuyển thì bị phạt thế nào? Vấn đề này quy định cụ thể ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Ngọc Huân_098**)
Mức xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp không báo cáo cơ quan nhà nước khi phát hiện kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu hư hỏng tại kho trung chuyển được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 17 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, theo đó: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp bên lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi phát hiện kiện hàng có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ, kiện hàng không có người nhận. Trên đây là quy định về mức xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp không báo cáo cơ quan nhà nước khi phát hiện kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu hư hỏng tại kho trung chuyển. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-11-26T07:33:00
107/2013/NĐ
Ai có thẩm quyền thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị? Tôi hiện là bộ đội xuất ngũ, hiện đang phụ vụ dưới ngạch dự bị. Cho tôi hỏi, nếu tôi cố gắng và đạt được nhiều thành tích thì ai sẽ là người quyết định thăng cấp bậc, quân hàm cho tôi? Mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Thẩm quyền thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BQP. Cụ thể như sau: - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên. - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên. Trên đây là quy định về thẩm quyền thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 07/2016/TT-BQP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2016-10-07T15:22:00
07/2016/TT
Được biết có quy định mới điều chỉnh về hoạt động kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cho tôi hỏi theo quy định này thì đoàn thanh tra có những quyền hạn nào? Xin cảm ơn!
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 31/03/2020) quy định quyền hạn của đoàn kiểm tra bao gồm: - Yêu cầu đối tượng được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với đoàn kiểm tra; - Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra; trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp tang vật, phương tiện vi phạm phục vụ cho công tác xác minh; - Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành xác minh để làm rõ các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra. Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn! Trân trọng!
bộ máy hành chính
2020-03-23T14:30:00
19/2020/NĐ
Đơn giản hóa thủ tục Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai trực tiếp với cơ quan thuế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Như hiện đang sống và làm việc tại Đồng Tháp. Tôi đang tìm hiểu về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai trực tiếp với cơ quan thuế được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Đơn giản hóa thủ tục Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai trực tiếp với cơ quan thuế được quy định tại Tiểu mục 6 Mục III Phần A Phương án  đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2017, cụ thể: Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai trực tiếp với cơ quan thuế (thực hiện tại cấp Cục, cấp Chi cục) được quy định như sau: Bỏ các chỉ tiêu từ [06] đến [08]: Địa chỉ, Quận/huyện, Tỉnh/thành phố và các chỉ tiêu từ [34] đến [36]: Địa chỉ, Quận/huyện, Tỉnh/thành phố và bổ sung thêm trường thông tin về số định danh cá nhân tại Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế (Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính). Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai trực tiếp với cơ quan thuế. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!
bộ máy hành chính
2017-10-28T09:21:00
104/NQ, 04/CNV, 92/2015/TT, 71/2014/QH13, 12/2015/NĐ
Chứng minh nhân dân của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có còn được sử dụng không?
Tại Điều 4 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cụ thể như sau: 1. Kể từ ngày Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của một người có hiệu lực pháp luật, giấy tờ quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người đó không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam. 2. Việc xóa đăng ký thường trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 24, khoản 2 Điều 26 của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Trường hợp giấy tờ hộ tịch của người đã thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có ghi quốc tịch Việt Nam thì việc thông báo và ghi chú vào sổ hộ tịch việc thay đổi quốc tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này. Theo Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, theo đó: Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam: 1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; 2. Giấy chứng minh nhân dân; 3. Hộ chiếu Việt Nam; 4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Như vậy, bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đã bị tước quốc tịch thì chứng minh nhân dân của bạn sẽ không còn giá trị và sẽ không thể sử dụng được nữa. Có còn được sử dụng chứng minh nhân dân khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài không? (Hình từ Internet)
bộ máy hành chính
2022-10-27T09:51:00
16/2020/NĐ, 24/2008/QH12
Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi thời gian đề nghị xét thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn! Thống Nhất - Kiên Giang
Thời gian đề nghị xét thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quy định tại Khoản 1 Điều 67 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó: Việc xét, đề nghị khen thưởng Huân chương, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng” theo công trạng và thành tích đạt được (khen thưởng thường xuyên) được tiến hành mỗi năm 02 đợt. Các đơn vị trình Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 3 và ngày 15 tháng 7 hàng năm. ==> Như vậy thời gian đề nghị xét thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là trước ngày 15 tháng 3 và ngày 15 tháng 7 hàng năm. Trên đây là tư vấn về thời gian đề nghị xét thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 151/2018/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!
bộ máy hành chính
2018-12-04T13:52:00
151/2018/TT
Chế độ báo cáo kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Hoàng Linh, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Chế độ báo cáo kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2018/TT-BNV (có hiệu lực từ 01/03/2018) về hướng dẫn Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì Chế độ báo cáo kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được quy định như sau: 1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài hàng năm về Bộ Nội vụ. 2. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của đoàn phải được gửi về các cơ quan sau: a) Bộ Nội vụ (nếu đoàn đi bồi dưỡng thuộc kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài hàng năm của Bộ Nội vụ); b) Cơ quan quyết định thành lập đoàn. 3. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của học viên phải được gửi về các cơ quan sau: a) Cơ quan quyết định thành lập đoàn; b) Cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. 4. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của đoàn được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của cơ quan quyết định thành lập đoàn và Bộ Nội vụ. Trên đây là nội dung tư vấn về Chế độ báo cáo kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 01/2018/TT-BNV. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-01-23T08:07:00
01/2018/TT, 101/2017/NĐ
Tòa án lập hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng theo những cách thức nào?
Tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về những cách thức Tòa án lập hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng như sau: 2. Tòa án lập hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng theo cách thức sau đây: a) Văn bản đề nghị Cơ quan đại diện tống đạt văn bản tố tụng được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này; b) Trường hợp cần tống đạt văn bản tố tụng cho nhiều đương sự có địa chỉ khác nhau hoặc cho nhiều đương sự có cùng một địa chỉ, thì hồ sơ được lập riêng theo từng địa chỉ của đương sự hoặc cho từng đương sự; c) Hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng được lập thành hai bộ; một bộ để gửi cho Cơ quan đại diện và một bộ để lưu hồ sơ vụ việc.
bộ máy hành chính
2022-05-12T13:38:00
01/2019/TTLT
Chào anh chị, theo tôi được biết là Bộ tài chính vừa mới ban hành văn bản quy định trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường. Anh chị cho tôi hỏi Lập Biên bản vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.
Tại Điều 20 Thông tư 35/2018/TT-BCT, có hiệu lực ngày 26/11/2018, lập Biên bản vi phạm hành chính như sau: - Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Trưởng Đoàn kiểm tra đồng thời là người lập biên bản vi phạm hành chính. - Trường hợp đã có kết luận về tất cả nội dung kiểm tra trong đó có nội dung phát hiện hành vi vi phạm hành chính, Trưởng Đoàn kiểm tra tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã phát hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. - Trường hợp kết quả kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân có nội dung phát hiện vi phạm hành chính, có nội dung chưa xác định được vi phạm hành chính cần phải thẩm tra, xác minh thêm thì Trưởng Đoàn kiểm tra chỉ lập biên bản vi phạm hành chính khi đã có đủ kết luận về tất cả nội dung kiểm tra trong đó có nội dung phát hiện hành vi vi phạm hành chính. Trên đây là nội dung quy định về lập Biên bản vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-11-13T15:00:00
35/2018/TT
Ban biên tập cho tôi hỏi: Theo quy định mới thì hồ sơ hành chính đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo cơ chế 1 cửa quốc gia được quy định như thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 85/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/01/2020) quy định hồ sơ hồ sơ hành chính đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo cơ chế 1 cửa quốc gia, cụ thể như sau: 1. Chứng từ thuộc hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia là chứng từ điện tử, chứng từ giấy. 2. Chứng từ điện tử gồm: tờ khai, đơn đăng ký, xác nhận đăng ký hoặc các hình thức khác được khai, thông báo thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện thủ tục hành chính. Chứng từ điện tử bao gồm cả chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy. 3. Chứng từ điện tử được nộp để thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Chứng từ điện tử phải được lập theo đúng tiêu chí, định dạng mẫu do bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định; b) Việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Chứng từ điện tử phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật chuyên ngành về thủ tục hành chính; d) Chứng từ điện tử phải có chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành về thủ tục hành chính trong trường hợp thủ tục hành chính đó yêu cầu sử dụng chữ ký số. 4. Chứng từ giấy được nộp cho các cơ quan xử lý thủ tục hành chính trong các trường hợp sau: a) Theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải nộp, xuất trình dưới dạng bản giấy; b) Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hệ thống xử lý chuyên ngành gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử. Hình thức, nội dung, phương thức nộp, xuất trình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 5. Người khai phải lưu trữ chứng từ điện tử và chứng từ giấy theo quy định của pháp luật. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-12-03T11:36:00
85/2019/NĐ
Quy định về mẫu và cỡ chữ thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hoàng Thịnh, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Mẫu và cỡ chữ thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định như thế nào? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (thinh***@gmail.com)
Mẫu và cỡ chữ thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều 16 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau: 1. Kiểu, cỡ chữ thể hiện trên Giấy chứng nhận thực hiện như sau: a) Số hiệu, tên các mục và điểm được in theo kiểu chữ 'Times New Roman, Bold', cỡ chữ '13'; riêng các điểm được in kiểu chữ và số nghiêng; b) Nội dung thông tin của các mục I, II, III, IV trên Giấy chứng nhận in theo kiểu chữ 'Times New Roman, Regular', cỡ chữ tối thiểu là '12'; riêng tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại mục I được in kiểu chữ 'Bold', cỡ chữ tối thiểu 13. 2. Màu của các chữ và số thể hiện trên Giấy chứng nhận là màu đen. Trên đây là nội dung quy định về mẫu và cỡ chữ thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2018-03-14T15:56:00
23/2014/TT
Xin chào hiện mình muốn hỗ trợ. Mình đang làm việc tại Vĩnh Phúc, muốn biết năm 2020 thì tổng biên chế công chức Vĩnh Phúc là bao nhiêu?
Theo Quyết định 1066/QĐ-TTg năm 2019 biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì: - Tổng biên chế công chức năm 2020 của Vĩnh Phúc là 1.607; - Tổng biên chế công chức năm 2020 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã), biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước và biên chế công chức dự phòng là 253.517 biên chế. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2019-09-11T08:13:00
1066/QĐ
Các chế độ chính sách đối với người hoàn thành nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ khoản 3 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ như sau: a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ; b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó; c) Được trợ cấp tạo việc làm; d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp; đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật; e) Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, người tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng các chế độ, chính sách sau: Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ; Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó; Được trợ cấp tạo việc làm; Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp; Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó; Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo. Trân trọng!
bộ máy hành chính
2022-09-19T10:43:00
78/2015/QH13