question
stringlengths 1
11.9k
| answer
stringlengths 0
69.3k
| field
stringclasses 27
values | time
stringlengths 19
19
| relevant
stringlengths 0
1.31k
|
---|---|---|---|---|
Ban biên tập hãy cung cấp giúp tôi các thông tin về quy định về văn phòng giám định tư pháp. Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! | Tại Điều 14 Luật Giám định tự pháp 2012 có quy định về văn phòng giám định tư pháp như sau:
- Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.
- Văn phòng giám định tư pháp do 01 giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định tư pháp là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng giám định tư pháp phải là giám định viên tư pháp.
Ngoài ra,
- Đối với Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải là giám định viên tư pháp. Văn phòng giám định tư pháp có thể có thành viên góp vốn.
- Tên gọi Văn phòng giám định tư pháp bao gồm cụm từ “Văn phòng giám định tư pháp” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu của Văn phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng giám định tư pháp có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung giải đáp về quy định văn phòng giám định tư pháp.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2019-01-23T14:09:00 | |
Trường hợp nào được khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Hoài Lâm, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ các chuyên gia tư vấn. Chuyện là con trai tôi do đua đòi đua xe nên đã bị Công an Quận 3 bắt tạm giam tại Trại tạm giam Công an Quận 3. Trong mấy ngày tạm giam, tôi đến thăm thì con tôi nói nó bị đánh rồi ép cung đủ kiểu. Tôi tức lắm, muốn làm đơn khiếu nại nhưng không biết có được không. Cho tôi hỏi, trường hợp này tôi làm đơn khiếu nại được không? Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (hoailam***@gmail.com) | Trường hợp này, bạn có quyền làm đơn khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Để rõ hơn, bạn nên xem xét những phân tích sau:
Theo Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì:
Tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) quy định:
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-07-13T11:28:00 | |
Nhà cô tôi ở quận Hoàng Mai Hn, trong khi xây dựng ngôi nhà ở 5 tầng, thì bị chủ tịch quận HM ra quyết định tạm đình chỉ thi công và sử phạt 5 triệu vì đã vi phạm quy tắc quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản. Cô tôi muốn gửi đơn đề nghị xem xét lại thì phải gửi tới cơ quan nao? Và nếu vẫn chưa thỏa đáng thì cô tôi có thể gửi tới cơ quan nào khác không? | Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 20 và Điều 23 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi năm 2004 và năm 2005), cụ thể như sau:
"Điều 20. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền:
1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
2- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
Điều 23. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền:
1. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
2. Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;
3. Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.”.
Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật khiếu nại tố, cáo thì trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt và quyết định tạm đình chỉ thi công công trình (Điều 31) thì cô bạn có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai để được giải quyết. Nếu trong thời hạn 30 ngày mà đơn khiếu nại không được giải quyết hoặc có quyết định giải quyết nhưng cô bạn thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội hoặc khởi kiện đến TAND quận Hoàng Mai để được giải quyết.
Lưu ý: Theo quy định mới của Luật tố tụng hành chính thì cô bạn có quyền khởi kiện vụ án hành chính (thời hiệu khởi kiện là 1 năm) đến TAND quận Hoàng Mai để được giải quyết mà không nhất thiết phải qua thủ tục khiếu nại lần đầu (bỏ qua thủ tục tiền tố tụng). | thủ tục tố tụng | 2016-09-09T16:19:00 | |
Cho tôi hỏi trong giai đoạn 2006-2012 thì nghĩa vụ của người bị khiếu nại gồm những gì? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Minh Vy - vy******@gmail.com | Nghĩa vụ của người bị khiếu nại được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005, theo đó:
Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Tiếp nhận, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình; trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến thì phải thông báo việc giải quyết hoặc kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo;
- Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi người giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công! | thủ tục tố tụng | 2019-01-23T08:12:00 | |
Không phải chịu phí thi hành án dân sự đối với số tiền bồi thường thiệt hại vì bị chấm dứt hợp đồng lao động được nhận khi thi hành án được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thái Quân, tôi đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Vừa qua công ty đã tự ý chấm dứt hợp đồng lao đồng trái quy định pháp luật. Tôi đã yêu cầu công ty bồi thường cho tôi theo quy định của pháp luật. Nhưng công ty không bồi thường. Do đó, tôi đã khởi kiện ra tòa án và Tòa án buộc công ty phải bồi thường cho tôi. Công ty vẫn không tự nguyện thực hiện. Do đó, tôi đã yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện thi hành án. Cho tôi hỏi, tôi có phải nộp phí thi hành án dân sự hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!
Thái Quân (thaiquan*****@gmail.com) | Không phải chịu phí thi hành án dân sự đối với số tiền bồi thường thiệt hại vì bị chấm dứt hợp đồng lao động được nhận khi thi hành án được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự. Cụ thể là:
Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:
1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp công ty chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trái quy định pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường cho người lao động theo quy định tại Điều 42 Bộ Luật Lao động 2012.
Căn cứ thông tin mà bạn đã cung cấp thì số tiền mà bạn nhận được sau khi thi hành án là khoản tiền bồi thường do công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn trái quy định của pháp luật. Do đó, bạn không phải chịu phí thi hành án dân sự.
Trên đây là nội dung tư vấn về Không phải thu phí thi hành án dân sự đối với số tiền nhận được là tiền bồi thường thiệt hại vì bị chấm dứt hợp đồng lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Thông tư 216/2016/TT-BTC.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-07-20T09:49:00 | 216/2016/TT |
Công ty tôi và công ty đối tác tranh chấp với nhau về hợp đồng thương mại, sau đó chúng tôi thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại tòa trọng tài. Tuy nhiên khi đang giải quyết thì tôi biết được trọng tài viên giải quyết là chú của đại diện pháp luật bên kia. Vậy cho hỏi tôi có quyền yêu cầu đổi trọng tài viên không? | Căn cứ Khoản 1 Điều 42 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
- Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên.
- Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp.
- Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan.
- Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.
=> Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp là trọng tài viên giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại của bạn là chú của đại diện bên kia, do đó bên bạn có thể yêu cầu thay đổi trọng tài viên này bằng trọng tài viên khác để tiếp tục giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2019-09-11T08:35:00 | |
Chào luật sư!
Tôi muốn hỏi luật sư một vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng nhà đất. Mong luật sư giúp tôi được không ạ.
Tài sản là nhà ở đã được hai bên mua bán ( trả hết tiền) và đã được chứng thực bởi phòng công chứng nhà nước nhưng đến lúc làm thủ tục đăng ký sang tên trước bạ tại văn phòng đăng ký quyển sử dụng đạt thì bị cơ quan Thi hành ăn ngăn chận ra quyết định tạm dừng việc đăng ký đồng thời chuẩn bị cho việc tổ chức kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án. ( tài sản được mua bán trước lúc có bản án của tòa án). Như vậy việc làm của cơ quan thi hành án có đúng không ?
Rất mong luật sư trả lời giúp tôi, vì tôi đang gấp khúc mắc trong giải quyết công việc. Chân thành cảm ơn luật sư! | <!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"\.VnTime";
panose-1:2 11 114 0 0 0 0 0 0 0;
mso-font-charset:0;
mso-generic-font-family:swiss;
mso-font-pitch:variable;
mso-font-signature:3 0 0 0 1 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:14.0pt;
font-family:"\.VnTime";
mso-fareast-font-family:"Times New Roman";
mso-bidi-font-family:"Times New Roman";
color:red;
mso-ansi-language:EN-SG;
mso-fareast-language:EN-SG;}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->
Điều 69 Luật thi hành án quy định : Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Như vậy việc làm của thi hành án là đúng quy định của pháp luật. | thủ tục tố tụng | 2016-08-30T18:03:00 | |
Thời hạn để Tòa án giao quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho chính quyền địa phương là bao lâu? Đây là câu hỏi gửi về từ bạn Đặng Văn Khiêm (***@gmail.com). Mong Ban biên tập sớm phản hồi. | Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 429 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 có quy định: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao quyết định cho người bị áp dụng biện pháp này, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú.
Theo đó, chúng tôi cũng hỗ trợ đến bạn Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
e) Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
g) Trách nhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị áp dụng biện pháp này cư trú.
Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-11-28T15:43:00 | |
Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị | 1. Khi phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có.
4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định.
5. Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền:
a) Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;
b) Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; c) Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
6. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định | thủ tục tố tụng | 2016-08-30T18:03:00 | |
Vấn đề giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án được quy định như thế nào? Ở nơi tôi sống có một vụ kiện khá ầm ĩ, tôi nghe nói chưa quyết định được Tòa án để giải quyết do có tranh chấp về thẩm quyền. Tôi muốn hỏi vấn đề giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn! | Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016).
Theo đó, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền được quy định như sau:
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
(Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2016-09-30T08:30:00 | |
Quyết toán và hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại | Căn cứ Điều 7 Thông tư 55/2021/TT-BTC việc quyết toán và hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
1. Khi kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế. Cơ quan ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cho đối tượng bị cưỡng chế (trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã nộp chi phí cưỡng chế).
Nếu số tiền quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt thấp hơn số tiền đối tượng bị cưỡng chế đã nộp thì cơ quan ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả lại cho đối tượng bị cưỡng chế số tiền chênh lệch. Trường hợp quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cao hơn số tiền đối tượng bị cưỡng chế đã nộp thì đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp số tiền còn thiếu cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
2. Trường hợp đã thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, căn cứ quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan ra quyết định cưỡng chế có thông báo bằng văn bản về quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt gửi cho đối tượng bị cưỡng chế để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác).
Chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế. Khi thu được tiền từ đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn ứng cho ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp thu được tiền chi phí cưỡng chế từ tiền bán đấu giá tài sản (theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP), sau khi đã khấu trừ chi phí bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã thực hiện nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) trả lại số tiền chi phí cưỡng chế từ khoản thu bán đấu giá tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế.
4. Trường hợp không có khả năng thu hồi chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế bị phá sản, giải thể mà không còn tiền, tài sản để nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế báo cáo người ra quyết định theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Định kỳ hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, người ra quyết định cưỡng chế báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng để thực hiện việc cưỡng chế bao gồm: số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí chưa thu hồi được; số kinh phí không có khả năng thu hồi (nếu có); nguyên nhân chưa thu hồi và kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.
Hồ sơ hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về hoàn tạm ứng dự toán. | thủ tục tố tụng | 2022-05-04T10:39:00 | 55/2021/TT, 44/2020/NĐ |
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại | Căn cứ Điều 8 Thông tư này việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
1. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Kinh phí cưỡng chế được giao trong dự toán hàng năm của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
2. Cuối năm, đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, số dư dự toán chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ theo quy định, số dư tạm ứng chi phí cưỡng chế còn lại sẽ thu hồi bằng cách chuyển vào số tạm ứng năm sau trong phạm vi dự toán hàng năm của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2022-05-04T10:39:00 | |
Quy định về bảo đảm tính khách quan của người làm chứng theo pháp luật hiện hành. Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thu Hoài, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập giải quyết. Đề nghị cho biết pháp luật có những quy định nào để việc tham gia phiên toà của người làm chứng vẫn bảo đảm tính khách quan? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! | Theo quy định tại Điều 171 Luật Tố tụng hành chính 2015 về bảo đảm tính khách quan của người làm chứng thì:
1. Trước khi người làm chứng được hỏi về những vấn đề mà họ biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, Chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp cần thiết để những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.
2. Trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì Chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bảo đảm tính khách quan của người làm chứng theo pháp luật hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Tố tụng hành chính 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2016-12-23T09:56:00 | |
Nguyên tắc giải quyết tố cáo được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi thấy gần đây tin tức có nhắc nhiều tới việc xử lý đơn thư tố cáo tại các cơ quan nhà nước. Vậy tôi có một thắc mắc kính mong được ban biên tập tư vấn giúp. Nguyên tắc giải quyết tố cáo được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Tuấn Tú (tu*****@gmail.com) | Nguyên tắc giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo như sau:
1. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao xác minh nội dung tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật.
Trên đây là quy định về Nguyên tắc giải quyết tố cáo. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2013/TT-TTCP.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2016-12-28T15:46:00 | 06/2013/TT |
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án không? | Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 63 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã sửa đổi thì:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
Như vậy, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, tuy nhiên quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
| thủ tục tố tụng | 2016-09-08T15:10:00 | |
Xin chào Ban biên tập, tôi là đang tìm hiểu về hoạt động bắt giữ tàu bay. Tôi có một số thắc mắc về vấn đề này mong được giải đáp giúp. Vậy anh/chị trong Ban biên tập cho tôi hỏi quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay phải có các nội dung gì? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!
Kim Nhã - Tiền Giang | Nội dung quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, theo đó:
Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Căn cứ pháp luật để Tòa án ra quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ;
d) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác nếu có của tàu bay được yêu cầu thả; cảng hàng không, sân bay nơi thực hiện thả tàu bay;
đ) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
e) Lý do để thả tàu bay đang bị bắt giữ;
g) Các quyết định của Tòa án;
h) Cảng vụ hàng không thực hiện thả tàu bay.
Trên đây là tư vấn về nội dung quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công! | thủ tục tố tụng | 2018-07-31T08:14:00 | |
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Có những căn cứ nào để xác định trách nhiệm bồi thường nhà nước? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn! | Về vấn đề này của bạn thì tại Khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quy định như sau:
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng. Cụ thể, căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
+ Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
+ Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
+ Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
- Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
Trên đây là nội dung giải đáp về 03 căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường nhà nước. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2019-01-09T13:53:00 | |
Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm được quy định như thế nào? Tôi tên là Hoàng Anh, đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Cho tôi hỏi: Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. | Theo quy định tại Điều 19 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 thì nội dung này được quy định như sau:
1. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia phiên toà, phiên họp tại Tòa án cấp sơ thẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 220 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 4 TTLT số 02/2016.
2. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án và của những người tham gia tố tụng; xem xét yêu cầu khởi kiện, các điều kiện khởi kiện, thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án; kiểm tra, đánh giá khách quan, toàn diện tài liệu, chứng cứ; việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để lập hồ sơ vụ án của Tòa án theo quy định tại Điều 204 BLTTDS.
3. Trường hợp phát hiện Tòa án chưa thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát để thực hiện quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 22 TTLT số 02/2016. Trường hợp phát hiện có vi phạm trong việc thu thập chứng cứ của Tòa án thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị.
4. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên xây dựng báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, dự thảo đề cương hỏi, dự thảo văn bản phát biểu ý kiến tại phiên tòa.
Trên đây là nội dung tư vấn về nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-10-17T15:19:00 | 364/QĐ, 02/2016 |
Xin chào, tôi tên Bách Linh sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh. Hiện tôi muốn tim hiểu về Thành phần Hội đồng xét xử vụ án hình sự theo quy định hiện hành do đó các bạn có thể hỗ trợ giúp tôi: Thành phần Hội đồng xét xử vụ án hình sự gồm những ai? Văn bản nào quy định vấn đề này? Cảm ơn! | Căn cứ theo quy định tại Điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Thành phần Hội đồng xét xử được quy định như sau:
1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thành phần Hội đồng xét xử. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-08-11T14:53:00 | |
Xuất khẩu hàng hóa là gì? | Căn cứ pháp lý: Luật thương mại 2005
Xuất khẩu hàng hóa là Việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. | thủ tục tố tụng | 2016-09-09T09:26:00 | |
Giải quyết khiếu nại, tố cáo vấn đề cấp nước sạch sử dụng được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý cấp nước, nhưng tôi còn một số vướng mắc cần sự trợ giúp để hiểu rõ hơn. Nên tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Giải quyết khiếu nại, tố cáo vấn đề cấp nước sạch sử dụng như thế nào? Nội dung này được quy định ở văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.
Hoài Thương (thuong***@gmail.com) | Giải quyết khiếu nại, tố cáo vấn đề cấp nước sạch sử dụng được quy định tại Điều 62 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp nước.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp nước thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về cấp nước. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động cấp nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực thì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vấn đề cấp nước sạch sử dụng. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 117/2007/NĐ-CP.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-05-24T08:18:00 | 117/2007/NĐ |
Xin chào, tôi là Đức Hạnh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức điều tra hình sự quá các thời kỳ hình thành và phát triển. Trong quá trình tìm hiểu, tôi có rất nhiều thắc mắc đang cần được giải đáp để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc của mình. Cho tôi hỏi, theo quy định tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định như thế nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn! | Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định cụ thể như sau:
1. Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định tại các điều 19, 20, 21 và 22 của Pháp lệnh này.
2. Các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại các điều 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này.
Trên đây là nội dung tư vấn về Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-07-11T11:02:00 | |
Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi đang làm việc tại một cơ quan nhà nước cấp xã. Tôi có một thắc mắc kính mong được ban biên tập tư vấn giúp. Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Minh Hương (huong****@gmail.com) | Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo được quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo như sau:
1. Trong trường hợp cần thiết, Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.
2. Nội dung làm việc với người tố cáo phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc với người tố cáo. Biên bản lập thành ít nhất hai bản, giao một bản cho người tố cáo nếu người tố cáo có yêu cầu và lưu trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 09-TC ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.
Trên đây là quy định về Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2013/TT-TTCP.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2016-12-28T15:45:00 | 06/2013/TT |
Chúng tôi ly hôn đã hơn một năm nay, theo bản án của Tòa án huyện thì tôi trực tiếp nuôi con 6 tuổi, cha của cháu phải cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 700.000đ. Thời gian đầu tôi đều đặn nhận được khoản tiền trên, nhưng đã 5 tháng nay anh ấy không đưa tiền cho tôi nữa và còn bảo tôi phải tự lo lấy. Bản thân tôi chỉ buôn bán nhỏ không đủ trang trải cuộc sống và việc học hành của con, còn anh ấy làm việc cho công ty xuất khẩu thủy sản, có thu nhập khá. Tôi có thể yêu cầu cơ quan nào can thiệp để giải quyết việc này được không?
(Thúy Hà – Vạn Ninh) | Theo Luật Thi hành án dân sự, một người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án gồm:
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp: Theo thỏa thuận của đương sự; Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
Chấp hành viên là người sẽ ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Thu nhập của người phải thi hành án baogồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Luật cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện việc trừ vào thu nhập.
Từ những quy định đó, chị có thể làm đơn yêu cầu thi hành án gửi Chi cục Thi hành án dân sự của huyện nơi có Tòa án đã ra bản án sơ thẩm đó để được xem xét giải quyết.
| thủ tục tố tụng | 2016-08-30T18:03:00 | |
Xin chào luật sư!
Tôi tên Tuấn Vĩnh sinh sống và làm việc tại Cần Thơ. Vừa qua tôi có tìm hiểu về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại thủ tục bắt đầu phiên tòa dân sự giai đoạn 2004-2014, tuy nhiên tôi không nhớ rõ lắm là được quy định ở đâu của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, nên nhờ luật sư hỗ trợ giúp, cụ thể: Công nhận sự thoả thuận của đương sự được quy định ra sao? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư, chân thành cảm ơn! (012333**) | Căn cứ Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được quy định như sau:
1. Chủ toạ phiên toà hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án.
2. Quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-07-19T14:17:00 | |
Ban biên tập có nhận được câu hỏi của bạn có tên Toàn Nguyễn với nội dung:
Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực thì nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong vụ án hình sự được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi. | Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định:
1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự ;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều này còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà;
đ) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án.
3. Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.
4. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-10-19T16:04:00 | |
Người đã bị đưa vào trường giáo dưỡng mới phát hiện phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa không? | Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
3. Đối với trường hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và bàn giao hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời gửi quyết định cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để nhận người;
c) Trường hợp nếu sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định trước đó để tiếp tục thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Như vậy, con anh chị đang ở trong trường giáo dưỡng mà cơ quan thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can. Nếu Tòa án tuyên có tội thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. | thủ tục tố tụng | 2022-07-08T09:20:00 | 140/2021/NĐ |
Phạm tội trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bị xử lý như thế nào? | Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2021/NĐ-CP về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
2. Trường hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với học sinh, trại viên và gửi ngay quyết định cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhận học sinh, trại viên;
d) Thời gian tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) không được quá thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Nếu ngày chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đúng ngày hết thời hạn tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại Điều 42, Điều 43 Nghị định này.
Theo đó, nếu phạm tội trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng sẽ bị xử lý như trên.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2022-07-08T09:20:00 | 140/2021/NĐ |
Theo bản án sơ, phúc thẩm tuyên buộc ngân hàng nông nghiệp nông thôn chi nhánh Chợ Xóm mới Nha Trang phải trả giấy tờ nhà cho gia đình chúng tôi (vì không được công chứng, không đăng ký giao dịch bảo đảm). Tôi có làm đơn yêu cầu Cục Thi hành án tỉnh Khánh Hòa thi hành theo bản án của tòa. Nhưng đến nay đã hơn 8 tháng (240 ngày) cơ quan thi hành án vẫn không làm thủ tục để cưỡng chế. Xin hỏi thời gian theo qui định là bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp đơn yêu cầu thi hành án, để cơ quan thi hành án tiến hành cưỡng chế theo luật định. Nếu cơ quan thi hành án cố tình kéo dài thời gian cưỡng chế thì tôi phải đơn gửi đến những cơ quan nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình? Xin chân thành cảm ơn, và mong nhận được sự phúc đáp! | Theo quy định tại Điều 9 Luật THADS năm 2008 thì Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này.
Căn cứ Điều 45 và Điều 46 Luật THADS, thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này. Hết thời hạn quy định nêu trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Tuy pháp luật hiện nay chưa quy định cụ thể bao nhiêu ngày sau khi hết thời hạn tự nguyện mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên phải thực hiện cưỡng chế thi hành án, nhưng trách nhiệm của Chấp hành viên là phải tổ chức việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng theo luật định, không được chây lười trong công tác. Vì vậy, nếu sự việc đúng như nội dung bà nêu thì Chấp hành viên cơ quan thi hành án chậm thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Việc cưỡng chế THADS do Chấp hành viên thực hiện, do đó căn cứ Điều 142 Luật THADS, bà khiếu nại đến Cục trưởng Cục THADS tỉnh Khánh Hòa, nếu Chấp hành viên đó không phải là Cục trưởng Cục THADS tỉnh Khánh Hòa để giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục THADS tỉnh Khánh Hòa thì bà khiếu nại tiếp đến Tổng cục trưởng Tổng cục THADS thuộc Bộ Tư pháp để được giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
Việc cưỡng chế thi hành án buộc ngân hàng nông nghiệp nông thôn chi nhánh Chợ Xóm mới Nha Trang phải trả giấy tờ nhà cho gia đình bà thực hiện theo Điều 116 Luật THADS về cưỡng chế trả giấy tờ. Theo đó, Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế buộc người phải thi hành án trả giấy tờ cho người được thi hành án.Trường hợp người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc người đó trả giấy tờ để thi hành án. Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ giấy tờ phải trả thì Chấp hành viên yêu cầu người đó giao giấy tờ đang giữ, nếu người thứ ba không tự nguyện giao thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc người đó giao giấy tờ để thi hành án.
Trường hợp giấy tờ không thể thu hồi được nhưng giấy tờ nhà có thể cấp lại thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định hủy giấy tờ đó và cấp giấy tờ mới cho người được thi hành án. | thủ tục tố tụng | 2016-09-07T17:07:00 | |
Hòa giải viên thương mại tiết lộ thông tin của khách hàng bị phạt bao nhiêu tiền? | Tại Điều 10 Nghị đinh 22/2017/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại như sau:
1. Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Vi phạm quy tắc đạo đức hòa giải viên thương mại.
3. Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 30 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hoà giải, trừ trường hợp các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận;
c) Hoạt động hòa giải thương mại mà không đủ tiêu chuẩn làm hòa giải viên thương mại;
d) Đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên hoặc đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hoà giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, khi hòa giải viên mà bạn đã nhờ tiết lộ thông tin của công ty bạn ra bên ngoài khi chưa có sự đồng ý của bạn và bên công ty trách nhiệm hữu hạn B thì hòa giải viên đấy đã vi phạm pháp luật.
Hòa giải viên đấy sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, ngoài ra hòa giải viên đấy buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc tiết lộ thông tin công ty bạn ra ngoài.
Bị phạt bao nhiêu tiền khi hòa giải viên thương mại tiết lộ thông tin khách hàng? (Hình từ Internet) | thủ tục tố tụng | 2022-08-10T15:10:00 | 22/2017/NĐ, 82/2020/NĐ |
Hòa giải viên thương mại có quyền và nghĩa vụ như thế nào? | Tại Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại như sau:
1. Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây:
a) Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
c) Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
Trên đây là toàn bộ những quyền và nghĩa vụ của một hòa giải viên thương mại.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2022-08-10T15:10:00 | 22/2017/NĐ |
Các loại khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Định. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm thông tin về hoạt động khiếu nại hàng hải. Cho tôi hỏi, hiện nay, những loại khiếu nại hàng hải nào làm phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Nguyễn Văn Chung (chung***@gmail.com) | Ngày 27/8/2008, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Pháp lệnh này quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp và thẩm quyền, trình tự, thủ tục thả tàu biển đang bị bắt giữ.
Theo đó, các loại khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Cụ thể như sau:
1. Tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải cho thuyền thưởng, sỹ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển;
2. Tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển;
3. Phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu, phí cầu cảng, các loại phí, lệ phí cảng biển khác;
4. Tiền công cứu hộ tàu biển;
5. Tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển;
6. Thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại do tàu biển gây ra cho môi trường, bờ biển hoặc các lợi ích liên quan; các biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ thiệt hại này; tiền bồi thường cho thiệt hại đó; chi phí cho các biện pháp hợp lý thực tế đã được áp dụng hoặc sẽ được áp dụng để khôi phục lại môi trường; tổn thất đã xảy ra hoặc có thể xảy ra đối với bên thứ ba liên quan đến thiệt hại đó; thiệt hại, chi phí hoặc tổn thất tương tự quy định tại khoản này;
7. Chi phí liên quan đến việc nâng, di chuyển, trục vớt, phá hủy hoặc làm vô hại xác tàu biển bị chìm đắm, mắc cạn hoặc bị từ bỏ, trong đó bao gồm bất kỳ đồ vật đang có hoặc đã có trên tàu biển và các chi phí hoặc phí tổn liên quan đến việc bảo quản tàu biển đã bị từ bỏ và chi phí cho thuyền viên của tàu biển;
8. Thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng hoặc thuê tàu biển, mặc dù được quy định trong hợp đồng thuê tàu hay bằng hình thức khác;
9. Thỏa thuận liên quan đến vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách trên tàu biển, mặc dù có quy định trong hợp đồng thuê tàu hoặc bằng hình thức khác;
10. Tổn thất hoặc thiệt hại liên quan đến hàng hóa, bao gồm cả hành lý được vận chuyển trên tàu biển;
11. Tổn thất chung;
12. Lai dắt tàu biển;
13. Sử dụng hoa tiêu hàng hải;
14. Hàng hóa, vật liệu, thực phẩm, nhiên liệu, thiết bị (kể cả công - te - nơ) được cung ứng hoặc dịch vụ cung cấp cho mục đích hoạt động, quản lý, bảo quản và bảo dưỡng tàu biển;
15. Đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa hoặc trang bị cho tàu biển;
16. Khoản tiền thanh toán được thực hiện thay mặt chủ tàu;
17. Phí bảo hiểm do chủ tàu hoặc người nhân danh chủ tàu hoặc người thuê tàu trần trả;
18. Khoản hoa hồng, chi phí môi giới hoặc chi phí đại lý liên quan đến tàu biển mà chủ tàu, người thuê tàu trần hoặc người được ủy quyền phải trả;
19. Tranh chấp về quyền sở hữu tàu biển;
20. Tranh chấp giữa các đồng sở hữu tàu biển về sử dụng tàu biển hoặc khoản thu nhập được từ tàu biển;
21. Thế chấp tàu biển;
22. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán tàu biển.
Trên đây là nội dung hỗ trợ đối với thắc mắc của bạn về các loại khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-04-14T16:26:00 | |
Xin hỏi theo luật thì người bị xử không quá 03 năm, có nhân thân tốt, có từ 02 tình tiết giảm nhẹ thì đương nhiên được hưởng án treo phải không? | Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau: Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
2. Có nhân thân tốt.
Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, theo hướng dẫn của Nghị quyết trên thì không mặc nhiên sẽ được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện nêu trên mà ở đây người, cơ quan có thẩm quyền họ sẽ xem xét để có thể cho hưởng hay không.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2021-08-25T08:49:00 | 02/2018/NQ |
Ai có thể làm người bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ án hình sự? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là cán bộ hưu trí hiện đang sinh sống tại Nha Trang, Khánh Hòa. Trong thời gian ở nhà, thông qua ti vi, đài báo, tôi có theo dõi diễn biến quá trình xét xử vụ án hoa hậu Phương Nga bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó tôi thấy cô hoa hậu này có đến 5 người thực hiện việc bào chữa trong quá trình xét xử. Tôi thắc mắc không biết theo quy định pháp luật, những người nào có thể làm người bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ án hình sự hay chỉ có luật sư mới có quyền này? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Mai Hồng Cầm (0902****) | Đối với thắc mắc của bạn, trước hết cần xác định: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
Theo quy định pháp luật hiện hành tại Khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), thì người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Thật ra, người bào chữa là người tham gia tố tụng không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Họ tham gia tố tụng là nhằm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng mà chỉ là người tham gia tố tụng bởi họ không phải là người được nhân danh quyền lực nhà nước và không được sử dụng quyền lực nhà nước như những tiến hành tố tụng.
Việc họ tham gia tố tụng bất luận trong trường hợp nào cũng chỉ để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Cơ sở cho sự hiện diện của họ trong tố tụng hình sự xuất phát từ hợp đồng bào chữa giữa họ với người bị buộc tội (hoặc với người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội) và phải được sự chấp thuận của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong trường hợp đặc biệt do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, nếu người bị buộc tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ và dĩ nhiên ngay trong trường hợp này sự tham gia của người bào chữa cũng phải được sự đồng ý của người bị buộc tội.
Việc quy định người bào chữa cho bị can, bạ cáo trong quá trình giải quyết vụ án là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng trong tương lai cần nghiên cứu để từng bước mở rộng phạm vi của những người có quyền tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mà phải tiến tới khả năng cho phép bất kỳ ai có nhân thân tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có bằng cử nhân Luật, được tín nhiệm của bị can, bị cáo và sự chấp thuận của cơ quan tiến hành tố tụng thì đều có quyền tham gia bào chữa. Dĩ nhiên, khi đó pháp luật tố tụng hình sự sẽ phải có những quy định chặt chẽ về việc tham gia bào chữa của những người này.
Song song với việc quy định những chủ thể có thể là người bào chữa, pháp luật cũng đồng thời đưa ra các trường hợp những chủ thể không được phép làm người bào chữa, cụ thể bao gồm:
- Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
- Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
Như vậy, căn cứ các quy định trên đây, trong vụ án hình sự, người bào chữa cho bị can, bị cáo không chỉ là luật sư, họ còn có thể là người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân hoặc trợ giúp viên pháp lý.
Trên đây là nội dung tư vấn về những người có thể là người bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-07-10T11:52:00 | |
Lãnh đạo Viện Kiểm sát gồm những ai? Xin chào Ban biên tập, tôi tên Hải Vi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Trong quá trình tìm hiểu về Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định. Tôi có vấn đề thắc mắc nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Lãnh đạo Viện Kiểm sát gồm những ai? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn! | Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định 170/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, Lãnh đạo Viện Kiểm sát được quy định như sau:
“Lãnh đạo Viện” gồm Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát được Viện trưởng phân công hoặc ủy quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra và giám định.
Bên cạnh đó, “Cơ quan có thẩm quyền Điều tra” gồm Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra.
Trên đây là nội dung trả lời về Lãnh đạo Viện Kiểm sát. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Quyết định 170/QĐ-VKSTC năm 2018.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-05-14T14:04:00 | 170/QĐ |
Tôi và chồng cũ đã ly hôn từ tháng 10/2014. Tại thời điểm đó tôi đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên tòa đã xử cho chồng cũ nuôi hai con. Thế nhưng thời gian rồi chồng cũ tôi thường mượn lý do công việc vắng mặt nhiều ngày và không chăm sóc chu đáo cho các cháu. Giờ tôi ở một mình, điều kiện tốt hơn muốn được đón con về để chăm sóc cho chu đáo. Xin hỏi thủ tục xin chuyển quyền nuôi con như thế nào? Xét những điều kiện của tôi thì khả năng thắng kiện có cao không (Linh Hà – TP Hà Nội) | Quyền nuôi con sau ly hôn là một trong những vấn đề thường xuyên dẫn đến tranh chấp của các cặp vợ chồng khi quyết định ly hôn. Tuy nhiên, phán quyết của Tòa án về quyền nuôi con không phải là bất định, sau khi có bản án, nếu một trong hai người có mong muốn và điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con thì vẫn có cơ hội để yêu cầu chuyển quyền nuôi con.
Trường hợp của chị, vợ chồng chị đã ly hôn từ năm 2010. Theo bản án (hoặc quyết định) ly hôn đó, chồng chị là người trực tiếp nuôi dưỡng hai con, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng. Hiện tại, do chồng cũ thường xuyên bỏ bê không chăm sóc con đồng thời tình hình tài chính của chị đã ổn định nên chị mong muốn thay đổi quyền nuôi con để trở thành người trực tiếp nuôi dưỡng. Để thực hiện được mong muốn này, chị có thể thương lượng, thỏa thuận với chồng cũ về việc chuyển quyền nuôi con. Nếu chồng cũ của chị đồng ý thì hai người làm Đơn yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và nộp cho Tòa án.
Tuy nhiên, nếu chồng cũ của chị không đồng ý với việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con và dẫn đến tranh chấp thì chị phải tiến hành khởi kiện ra Tòa án.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án là tòa án nơi bị đơn cư trú. Để được Tòa án thụ lý, chị phải thiết lập bộ hồ sơ khởi kiện trong đó có các giấy tờ chứng minh nhân thân của chị, chồng cũ và hai con, bản án (hoặc quyết định) ly hôn và các chứng cứ tài liệu chứng minh điều kiện vật chất, tinh thần để chăm sóc cho hai con của chị.
Các chứng cứ tài liệu chứng minh khả năng nuôi con của chị có ý nghĩa rất lớn trong việc Tòa án đưa ra phán quyết nên chị cần phải chứng minh cụ thể thông qua các tài liệu như: bảng lương, nơi cư trú ổn định, thời gian làm việc… Trường hợp, chị có chứng cứ chứng minh chồng cũ của chị không đủ điều kiện tài chính, thời gian hoặc không chăm lo chu đáo cho đời sống vật chất, tinh thần của hai con thì đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án xác định lại quyền nuôi con.
| thủ tục tố tụng | 2016-09-06T08:19:00 | |
Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và điều này được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào? Tôi rất mong nhận được sự tư vấn từ các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn. Tôi tên là Như Huyền, đang làm việc tại Tập đoàn Tôn Hoa Sen. | Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
"Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này."
Như vậy, quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hành chính có thể thuộc về cơ quan, tổ chức hay cá nhân.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2016-09-28T08:14:00 | |
Năm 1973 tôi có mua 1 cái nhà tôle vách ván cũ tại phường Cam nghỉa TP Cam ranh. Tôi đang làm việc tại TP Nha trang, 2 TP cung tỉnh Khánh Hòa, đang sống nhờ nhà cha mẹ vợ. Mua nhà chỉ làm giấy tay có 3 nhân chứng ký tên,khôngcó dấu đỏ của chính quyền. Hiện nay 1 nhân chứng qua đời nhưng người vợ có biết việc tôi mua cái nhà, 1 nhân chứng đã đi xa không rõ địa chỉ,1 nhân chứng con sống biết rõ địa chỉ). Từ 1973 đến tháng 12/1974 tôi thỉnh thoảng có tới lui thăm nom nhà,trong những lần đến đây tôi thường mặc quân phục,cấp bậc trung úy. Tôi có đôi lần tiếp chuyện với vợ chồng nhà bên cạnh qua hàng rào (vợ chồng này và vài đứa con nhỏ ở trong cái lô cốt bỏ hoang sát rào nhà của tôi) Gia đình của anh ruột tôi ở đối diện với cái nhà tôi mua. Tôi không phải là dân tại địa phương nên chỉ quen biết với một vài người bạn của anh tôi mà thôi. Tháng 4/75 TP Nha Trang giải phóng tôi trình diện học cải tạo đến tháng 6/76 được tha về ở nhà cha mẹ vợ tại TP Nha trang, phải thi hành lệnh quản chế dài không được đi ra khỏi địa phương. Trong thời gian tôi bị giam giữ cải tạo thì UBND phường Cam Nghĩa đến tịch thu tháo dở nhà tôi chở về phường. Người quen báo tin vợ tôi có đến UB phường Cam nghỉa gặp ông chủ tịch phường để xin lại số tôle, chủ tịch phường vẻ măt hung dử nói "NHÀ SỈ QUAN NGỤY HÚT MÁU DÂN NÊN TICHJ THU", buộc vợ tôi ký vào một biên bản mới cho nhận không ký không cho nhận nhưng không cho đọc nội dung nói những gì ?!?!?! Trong suốt thời kỳ bao cấp cho đến giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa, qua các phương tiện thông tin đại chúng nhận tháy xã hội quá nhiều bất cập như CÁI Ô DÙ,CON KIẾN ĐI KIỆN CỦ KHOAI,TRÙ DẬP | 1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Theo quy định của luật khiếu nại thì công dân có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó vi phạm pháp luật, xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Việc khiếu nại phải thực hiện trong thời hiệu luật mà pháp luật quy định (90 ngày kể từ ngày biết được hành vi hành chính hoặc nhận được quyết định hành chính..); Phải khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết… thì việc khiếu nại mới có kết quả.
Nếu bạn gửi đơn không đúng người có thẩm quyền giải quyết hoặc hết thời hiệu giải quyết hoặc vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết theo luật khiếu nại… thì bạn sẽ không có kết quả giải quyết khiếu nại theo quy định pháp luật.
2. Việc đòi lại nhà: Nếu nhà của bạn đã bị tịch thu trong thời kỳ cải tạo nhà, cải tạo XHCN thì pháp luật không thừa nhận quyền đòi lại nữa. Nếu nhà đất của bạn không bị quản lý trong các thời kỳ cải tạo nhà cửa thì bạn mới có cơ hội đòi lại nhà đất. Bạn tham khảo quy định tại khoản 2, Điều 10 Luật đất đai năm 2003 như sau: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” | thủ tục tố tụng | 2016-08-31T16:12:00 | |
Xử lý trường hợp tài sản thi hành án dân sự có giá trị lớn hơn tổng số tiền được thi hành án được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hương, đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Vừa rồi, tôi có được bàn giao một căn nhà ở Nhơn Trạch- là tài sản thi hành án dân sự của người phải thi hành. Tuy nhiên, giá trị của căn nhà tại thời điểm nhận lớn hơn tổng số tiền được thi hành án. Tôi không biết trường hợp này sẽ được giải quyết thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn Ban biên tập. (Ngọc Hương_098***) | Xử lý trường hợp tài sản hành án dân sự có giá trị lớn hơn tổng số tiền được thi hành án được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC về thủ tục thi hành án dân sự và sự phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, theo đó:
Trường hợp người được thi hành án nhận tài sản của người phải thi hành án mà giá trị tại thời điểm nhận lớn hơn tổng số tiền được thi hành án, chi phí cưỡng chế thi hành án, số tiền phải trích lại theo quy định tại khoản 5 Điều 115 về cưỡng chế giao nhà, số tiền phải thi hành án theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự (nếu có) thì người được thi hành án phải nộp số tiền trên và số tiền chênh lệch so với số tiền được thi hành án.
Trên đây là quy định về xử lý trường hợp tài sản hành án dân sự có giá trị lớn hơn tổng số tiền được thi hành án. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-02-13T08:26:00 | 11/2016/TTLT |
(PLO)- Những bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực thi hành.
Vừa qua, tòa án huyện xử sơ thẩm buộc bị đơn phải trả lại cho tôi 120 triệu đồng và 30 m2 đất. Phía bị đơn kháng cáo không chịu trả lại 30 m2 đất, còn phần tiền thì họ không kháng cáo. Giờ tôi xin thi hành án số tiền 120 triệu đồng trước được không hay là phải chờ tòa xử phúc thẩm rồi mới được yêu cầu thi hành án?
Tuyen Le (letuyen121263@gmail.com) | Theo Điều 2 và Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định những bản án, quyết định có hiệu lực được thi hành theo luật này gồm những bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Về việc ra quyết định thi hành án thì tại Điều 36 luật trên quy định như sau:
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:
a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí tòa án;
b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;
d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Quyết định của tòa án giải quyết phá sản.
Đối với trường hợp của bạn thì phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo (số tiền 120 triệu đồng) nên có hiệu lực pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có quyền gửi đơn yêu cầu thi hành án số tiền này ngay mà không cần đợi đến khi tòa phúc thẩm xử.
Như vậy, bạn có quyền gửi đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền yêu cầu được thi hành án số tiền nêu trên. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là năm ngày làm việc (kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án). | thủ tục tố tụng | 2016-08-30T18:03:00 | |
Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định là gì? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Ngân Anh sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Tôi hiện là đương sự trong một vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán, phía bên Tòa án có hướng dẫn cho tôi biết để làm rõ vấn đề tôi nên giám định chữ ký và nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, dù có tìm hiểu nhưng tôi không hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định là gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**) | Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định được quy định tại Điều 159 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
1. Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự.
2. Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng Dân sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-06-18T13:42:00 | |
Thuận tình ly hôn là gì? Thủ tục thuận tình ly hôn? | Tình trạng ly hôn đang có xu hướng gia tăng chóng mặt trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân xảy ra điều này là do thực trạng “yêu nhanh cưới vội”, bất đồng quan điểm, ngoại tình, không có tiếng nói chung… trong quá trình chung sống.
Về mặt pháp lý, ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.
Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau, giải quyết được tất cả các nội dung khi ly hôn thì toà án công nhận ra và phán quyết dưới hình thức là quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Theo đó, để được xác định là thuận tình ly hôn, các bên cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản;
- Đã thỏa thuận về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Thuận tình ly hôn là gì? Thủ tục thuận tình ly hôn? (Hình từ Internet)
Thủ tục thuận tình ly hôn cơ bản gồm những bước như sau:
Các bước thực hiện Hồ sơ, thủ tụcBước 1Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP);- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);- CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);- Giấy khai sinh của con (bản sao);- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.Nơi nộp: TAND cấp huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.Hình thức: Nộp trực tiếp; nộp qua đường bưu điện hoặc bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).Bước 2Nhận và xử lý hồ sơ- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:- Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.Hết thời hạn quy định mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu => Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo.- Nếu xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý => Thẩm phán:+ Thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định.+ Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự; Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án thông báo thụ lý bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.Đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.Bước 3Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý.Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.Bước 4Hòa giảiThẩm phán thực hiện việc giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình (trừ một số trường hợp không tiến hành hòa giải được hoặc không thể tiến hành hòa giải theo quy định).Bước 5Ra quyết định- TH1: Sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ => Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.- TH2: Hòa giải đoàn tụ không thành => Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện:+ Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;+ Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;+ Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.- TH3: Hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con => Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án ly hôn để giải quyết.Lệ phí: Căn cứ vào Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì lệ phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân gia đình là 300.000 đồng.Hai bên được thỏa thuận về mức chịu lệ phí này, nếu không thỏa thuận được thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức lệ phí (150.000đ). | thủ tục tố tụng | 2022-12-09T11:02:00 | 01/2017/NQ, 326/2016/UBTVQH14 |
Tài sản kê biên là gì? | Theo Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất
Theo đó, tài sản kê biên trong thi hành án dân sự là tài sản của người phải thi hành án dân sự bị cơ quan thi hành án tạm thời thu giữ để đảm bảo cho việc thi hành án.
Tài sản kê biên là gì? Những tài sản nào không được kê biên thi hành án dân sự? (Hình từ Internet) | thủ tục tố tụng | 2023-11-23T18:25:00 | 26/2008/QH12 |
Quy trình thực hiện kê biên tài sản thi hành án dân sự như thế nào? | Theo Điều 88 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thực hiện việc kê biên như sau:
Thực hiện việc kê biên
1. Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
2. Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
Theo đó, thủ tục thực hiện kê biên tài sản trong thi hành án dân sự như sau:
Bước 1: Chấp hành viên thông báo cho những cá nhân tổ chức có liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên trong thời hạn 03 ngày trước khi kê biên
Bước 2: Chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản và lập biên bản kê biên
Bước 3: Đường sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản ký xác nhận biên bản kê biên | thủ tục tố tụng | 2023-11-23T18:25:00 | 26/2008/QH12 |
Những tài sản nào không được kê biên thi hành án dân sự? | Theo Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về tài sản không được kê biên như sau:
[1] Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
[2] Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
- Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
- Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
- Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
- Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
- Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
- Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
[3] Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
- Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
- Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
- Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2023-11-23T18:25:00 | 26/2008/QH12 |
Tôi tên Tố Ny hiện là sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. Do chưa có thời gian đi trải nghiệm thực tế, nên tôi vẫn chưa hình dung được diễn biến của phiên tòa ra sao cũng như sự cần thiết phải có mặt của những người tham gia tố tụng. Nên tôi đành tìm hiểu qua tài liệu, tuy nhiên cũng cần lắm sự hỗ trợ từ anh/chị ban biên tập, cụ thể: Có cần phải triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa hình sự? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi. (0123**) | Căn cứ theo quy định tại Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa được quy định như sau:
- Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.
- Bên cạnh đó, mình xin cung cấp thêm việc giao, gửi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.
+ Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi vụ án của Tòa án được giao cho bị can, bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ và gửi cho người tham gia tố tụng khác trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
+ Quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định. Quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được giao cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn về Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa. Để hiểu rõ hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-08-17T08:00:00 | |
(PLO)- Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai hội thẩm.
Anh tôi bị tòa án sơ thẩm xử bốn năm tù về tội cố ý gây thương tích. Anh tôi kháng cáo lên tòa phúc thẩm và HĐXX đã tuyên y án sơ thẩm. Tôi thắc mắc là tại sao tòa sơ thẩm xử án có hội thẩm tham gia còn tòa phúc thẩm xử thì chỉ có ba thẩm phán chứ không có hội thẩm. Điều này có đúng pháp luật không?
Tuong Vi (vioanh_vicam1996@gmail.com) | Theo Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thành phần HĐXX sơ thẩmgồm một thẩm phán và hai hội thẩm.
- Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì HĐXX có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm.
- Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì HĐXX gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm.
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển việc xét xử tại phiên tòa và giữ kỷ luật phiên tòa.
Tại Điều 244 bộ luật trên cũng quy định thành phần HĐXX phúc thẩm gồm ba thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai hội thẩm.
Như vậy, HĐXX phiên tòa phúc thẩm vụ án của anh bạn có ba thẩm phán mà không có hội thẩm tham gia là đúng quy định pháp luật đã nêu trên. | thủ tục tố tụng | 2016-09-15T16:36:00 | |
Hướng dẫn về bản án, quyết định có hiệu lực được công bố tại Cổng thông tin điện tử của Toà án được quy định như thế nào?
Mới đây Ban biên tập có nhận được thắc mắc của bác Đặng Hữu Đạt, công chức nhà nước đã về hưu, hiện đang sinh sống tại Ba Đình, Hà Nội, thắc mắc của bác ấy muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, như sau: Hướng dẫn về bản án, quyết định có hiệu lực được công bố tại Cổng thông tin điện tử của Toà án được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp lý nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ các bạn. Xin chân thành cảm ơn! | Cách xác định bản án, quyết định có hiệu lực được công bố tại Cổng thông tin điện tử của Toà án được quy định tại Điểm c Mục 1 Công văn 144/TANDTC-PC năm 2017 thi hành Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Theo hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết thì bản án, quyết định được công bố phải là bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; những bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị (bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ hoặc một phần) thì không được công bố.
- Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2017; do đó, Chủ tọa phiên tòa, phiên họp phải công bố bản án, quyết định thuộc trường hợp được công bố về những vụ việc mà Tòa án xét xử, giải quyết kể từ ngày 01-7-2017 trở đi. Tòa án có thể lựa chọn, công bố những bản án, quyết định có tính mẫu mực được ban hành trước ngày 01-7-2017 nhưng việc công bố phải bảo đảm thực hiện đúng hướng dẫn tại Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán.
Trên đây là những quy đinh về bản án, quyết định có hiệu lực được công bố tại Cổng thông tin điện tử của Toà án. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Công văn 144/TANDTC-PC và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-12-26T16:33:00 | 144/TANDTC, 03/2017/NQ |
Nghĩa vụ của người khiếu nại về dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào anh/ chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em là một sinh viên năm 3 của trường Cao đẳng nghề Việt Úc, em có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp như sau: Nghĩa vụ của người khiếu nại về dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!
Quốc Cường (quoccuong***@gmail.com) | Nghĩa vụ của người khiếu nại về dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 119/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo như sau:
a) Thực hiện khiếu nại theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nghĩa vụ của người khiếu nại về dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo hợp đồng theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 119/2014/NĐ-CP.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-09-06T15:48:00 | 119/2014/NĐ |
Thủ tục từ chối tố tụng hoặc đề nghị thay đổi cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Em có quan tâm và nghiên cứu về lĩnh vực tố tụng hành chính. Em có thắc mắc: việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án sẽ được tiến hành theo thủ tục nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. | Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đã được quy định cụ thể tại Điều 48 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Căn cứ theo đó:
- Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
- Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục từ chối tố tụng hoặc đề nghị thay đổi cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2016-09-28T15:18:00 | |
Do mâu thuẫn mà con tôi đã đâm chết người. Gia đình của người bi chết đã tố cáo và hiện nay vụ việc đang được điều tra. Luật sư cho tôi hỏi khi gia đình tôi bồi thường và thuyết phục được gia đình bên đó bãi nại thì con tôi có phải đi tù không? | Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
...
Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Như vậy, tội giết người tại Điều 123 Bộ luật Hình sự không thuộc các tội danh nêu trên. Vì vậy, cho dù gia đình bạn có thuyết phục được gia đình nạn nhân rút đơn thì con bạn vẫn sẽ bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, việc gia đình bạn cố gắng bồi thường cho gia đình nạn nhân sẽ là tình tiết giảm nhẹ.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2019-01-31T08:19:00 | |
Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Đăng Khoa, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi: Thủ tục hỏi tại phiên tòa dân sự được tiến hành thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! | Thủ tục hỏi tại phiên tòa dân sự được tiến hành theo quy định từ Điều 249 đến Điều 253 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể như sau:
Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại Điều 248 của Bộ luật này, theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:
a) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Những người tham gia tố tụng khác;
c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
d) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Việc đặt câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục hỏi tại phiên tòa dân sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-02-10T14:16:00 | |
Trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ chuyển sang cơ quan, tổ chức khác từ 01/07/2018 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Phương Linh, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực đất đai. Tôi được biết thì người thi hành công vụ khi gây thiệt hại thì phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà Nhà nước đã bồi thường trước đó cho người bị hại. Tuy nhiên, tôi có một thắc mắc là trong trường hợp người thi hành công vụ chuyển sang cơ quan, tổ chức khác từ 01/07/2018 thì vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào? Văn bản nào quy định? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***) | Theo quy định tại Điều 70 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ chuyển sang cơ quan, tổ chức khác sẽ được thực hiện như sau:
1. Cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thu tiền hoàn trả theo quyết định hoàn trả.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm người đó gây ra thiệt hại có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại thu tiền hoàn trả theo quyết định hoàn trả và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Nếu như người thi hành công vụ chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thu tiền hoàn trả theo quyết định hoàn trả. Ngoài việc bồi thường trong một số trường hợp người thi hành công vụ có thể bị xem xét xử lý kỷ luật, Qua đó, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ, hạn chế việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, phòng ngừa đối với những vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ chuyển sang cơ quan, tổ chức khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-07-22T15:23:00 | |
Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Hoàng Quân, hiện tôi đang công tác bên lĩnh vực tư pháp, tìm hiểu quy định về việc chuyển giao người nước ngoài đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài. Tôi có thắc mắc sau chưa nắm rõ mong nhận được phản hồi. Cụ thể: Áp giải người nước ngoài đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài được quy định như thế nào? | Áp giải người nước ngoài đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài quy định tại Điều 59 Luật tương trợ tư pháp 2007. Cụ thể như sau:
- Bộ Công an thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tổ chức việc áp giải người được chuyển giao đến địa điểm và vào thời gian do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước yêu cầu chuyển giao thoả thuận trước bằng văn bản.
- Trường hợp thời hạn thoả thuận quy định tại khoản 1 Điều này đã hết mà nước yêu cầu chuyển giao không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã ra quyết định chuyển giao hủy quyết định thi hành quyết định chuyển giao đó và thông báo cho nước yêu cầu chuyển giao biết.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. | thủ tục tố tụng | 2018-12-08T07:50:00 | |
Chế độ thỉnh thị trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự được quy định như thế nào? Tôi tên là Minh Vy, đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Cho tôi hỏi: Chế độ thỉnh thị trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. | Theo quy định tại Điều 67 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 thì nội dung này được quy định như sau:
1. Thỉnh thị và trả lời thỉnh thị trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Trường hợp thỉnh thị về việc nhận thức và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, VKSND tối cao có trách nhiệm tham mưu, giúp lãnh đạo VKSND tối cao trả lời.
3. Trường hợp thỉnh thị về giải quyết vụ việc cụ thể thì đơn vị nghiệp vụ của VKSND cấp trên trực tiếp có trách nhiệm tham mưu, giúp lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trả lời.
4. Trường hợp thỉnh thị về áp dụng quy chế, hệ thống biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ thì Vụ nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao có trách nhiệm tham mưu, giúp lãnh đạo VKSND tối cao trả lời.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ thỉnh thị trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-10-19T15:46:00 | 364/QĐ |
Vấn đề xin cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài thương mại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật của trường Đại học Huế. Em muốn hỏi trường hợp Chi nhánh trung tâm trọng tài thương mại muốn xin cấp lại Giấy đăng ký hoạt động phải trải qua những công đoạn nào? Mong nhận được trả lời từ các anh chị. Em xin chân thành cảm ơn! Đặng Quốc Hùng (hungboi***@gmail.com) | Vấn đề xin cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài thương mại được quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trọng tài Thương mại. Cụ thể như sau:
1.Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam mà Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động bị mất, rách, nát, cháy hoặc bị tiêu hủy có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp lại đến cơ quan có thẩm quyền nơi đã cấp Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động để được cấp lại. Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
b) Giấy xác nhận về việc bị mất Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của công an cấp xã nơi mất giấy tờ.
2. Bộ Tư pháp xem xét cấp lại Giấy phép thành lập trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập. Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động xem xét cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại.
Trên đây là quy định về việc xin cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài thương mại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm Nghị định 63/2011/NĐ-CP.
Trân trọng!
| thủ tục tố tụng | 2017-05-25T09:42:00 | 63/2011/NĐ |
Xin cho biết thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ được pháp luật quy định như thế nào?
Người gửi: Lê Thị Vân Khánh - Sinh Viên (Ngày gửi: 17/07/2014) | Theo Điều 22 Luật Khiếu nại năm 2011 thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ được quy định cụ thể như sau:
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. Ví dụ: Cục trưởng T thuộc Bộ M có quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. | thủ tục tố tụng | 2016-08-30T18:03:00 | |
Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định thì việc kiểm sát quyết định đưa vụ án ra xét xử trong giải quyết các vụ án hành chính được quy định ra sao? | Việc kiểm sát quyết định đưa vụ án ra xét xử trong giải quyết các vụ án hành chính được quy định tại Điều 12 Quyết định 286/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về quy trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
1. Sau khi nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát thời hạn gửi, thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 130 Luật TTHC, nội dung Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 146 Luật TTHC.
2. Trường hợp phát hiện vi phạm thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát để thực hiện quyền kiến nghị theo Mẫu số 15/HC.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. | thủ tục tố tụng | 2019-07-13T15:51:00 | 286/QĐ, 15/HC |
Các trường hợp được bắt người vào ban đêm? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Bình, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định cụ thể ra sao? Các trường hợp được bắt người vào ban đêm? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! | Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định cụ thể như sau:
"1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã."
Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền được bắt người vào ban đêm trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Trên đây là nội dung tư vấn về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-06-21T14:07:00 | |
Đầu năm nay (2011) tôi có mua nhà của bà Oanh, trong quá trình làm thủ tục để xác lập quyền sở hữu đối với căn nhà thì tôi nhận được thông báo của Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố Nam Định là sẽ kê biên căn nhà để đảm bảo thi hành án. Trong quá trình khiếu nại, tôi biết bà Oanh là người phải thi hành án trong một bản án. Tôi rất hoang mang vì việc này, xin hỏi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? | Với vấn đề trên, tôi xin trả lời bạn như sau:
Bạn có làm đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng mua bán nhà.
Về nguyên tắc, sau khi có bản án, quyết định của tòa, người phải thi hành án không được chuyển dịch tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thi hành án. Theo khoản 1, Mục IV, Thông tư liên tịch số 12 năm 2001 của Bộ Tư pháp – VKSND Tối cao, đối với các trường hợp sau khi có bản án, quyết định của Tòa, người phải thi hành án đã chuyển nhượng các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thì Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản đó và có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giao dịch đó. Người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ giao dịch.
Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể yêu cầu Tòa án hủy bỏ giao dịch mua bán trên. | thủ tục tố tụng | 2016-09-08T08:29:00 | |
Tôi tên là Nguyễn Trần Ngọc Thảo, SĐT: 016895***, tôi muốn hỏi: Thông báo kết quả, tiến độ thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam được quy định như thế nào? Và được quy định ở đâu? Tôi không có điều kiện tìm hiểu về nội dung này, nhưng hiện nay gia đình tôi đang có một số vấn đề liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự nên rất mong các anh chị có thể trả lời giùm tôi. Tôi cảm ơn Ngân hàng hỏi đáp pháp luật nhiều. Chúc các anh chị ngày càng phát triển. Trân trọng! | Thông báo kết quả, tiến độ thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành, theo đó:
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và tài liệu kèm theo (nếu có), cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và tài liệu kèm theo (nếu có) về Bộ Ngoại giao.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu kèm theo (nếu có) do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi về, Bộ Ngoại giao chuyển văn bản thông báo và tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và tài liệu kèm theo (nếu có), Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và tài liệu kèm theo (nếu có) cho cơ quan đã yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam.
4. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam có văn bản yêu cầu Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông báo về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp thì việc gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông báo về tình hình thực hiện ủy thác và thông báo việc trả lời của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện theo quy trình tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Thông tư liên tịch này.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về thông báo kết quả, tiến độ thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam, được quy định tại Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-01-14T14:42:00 | 12/2016/TTLT |
Kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng được quy định như thế nào? Xin chào anh/chị, tôi tên Minh Bình là cán bộ đã về hưu. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về Kkáng nghị của Viện kiểm sát theo quy định hiện hành. Tuy nhiên tôi vẫn chưa rõ lắm vấn đề này, cần lắm sự giúp đỡ từ anh/chị, cụ thể: Kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ ban biên tập, chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe! | Căn cứ theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, kháng nghị của Viện kiểm sát được quy định cụ thể như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Bên cạnh đó, Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
- Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
- Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
- Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này.
Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
Trên đầy là nội dung tư vấn về Kháng nghị của Viện kiểm sát. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-06-26T16:21:00 | |
Người bị buộc tội phải trả chi phí cho Luật sư được chỉ định bào chữa không? | Căn cứ tại Điều 3 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP quy định về thủ tục chi trả cụ thể như sau:
Thủ tục chi trả
1. Thủ tục chi trả:
Cơ quan tố tụng nào yêu cầu luật sư bào chữa thì lập dự toán và trực tiếp chi trả cho luật sư, cụ thể: Cơ quan điều tra yêu cầu cử luật sư tham gia vụ án ở giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra; Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư ở giai đoạn truy tố; Toà án nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư ở giai đoạn xét xử.
2. Thời gian chi trả:
Sau khi kết thúc từng giai đoạn trong tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử), luật sư tham gia vụ án hoàn chỉnh chứng từ đề nghị thanh toán thù lao và các khoản chi phí liên quan theo quy định tại Điều 2 Thông tư này gửi cơ quan tố tụng yêu cầu luật sư tham gia.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị thanh toán thù lao và các khoản chi phí liên quan của luật sư theo quy định, cơ quan tố tụng có trách nhiệm chi trả cho luật sư tham gia tố tụng.
Như vậy, đối với trường hợp người bị buộc tội không phải trả chi phí cho Luật sư được chỉ định bào chữa mà cơ quan tố tụng nào yêu cầu Luật sư thì phải có nghĩa vụ chi trả.
Người bị buộc tội phải trả chi phí cho Luật sư được chỉ định bào chữa không? (Hình từ Internet) | thủ tục tố tụng | 2023-07-14T14:35:00 | 191/2014/TTLT |
Luật sư được chỉ định bảo chữa cho người người bị buộc tội trong trường hợp nào? | Theo Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc chỉ định người bào chữa như sau:
Chỉ định người bào chữa
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Như vậy, trường hợp Luật sư được chỉ định bảo chữa cho người người bị buộc tội khi gia đình người bị buộc tội không mời Luật sư thì cơ quan tiếng hành tố tụng sẽ chỉ định Luật sư bào chữa khi vụ án có một số điều kiện, bao gồm:
- Vụ án có khung hình phạt cao nhất từ 20 năm tù trở lên, chung thân, tử hình.
- Người bị buộc tội là người có nhược điểm về thể chất không tự mình bào chữa cho chính mình được.
- Người bị buộc tội là người có nhược điểm về tâm thần.
- Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. | thủ tục tố tụng | 2023-07-14T14:35:00 | |
Luật sư được chỉ định tham gia bào chữa trong những giai đoạn tố tụng nào? | Tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng cụ thể như sau:
Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Như vậy, Luật sư được chỉ định tham gia bào chữa sớm nhất là từ khi người bị bắt tạm giữ có mặt tại cơ quan cảnh sát điều tra.
Trường hợp tội phạm về an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định thời gian tham gia tố tụng khi đã kết thúc việc điều tra.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2023-07-14T14:35:00 | |
Tôi là công an viên của phường, sắp tới tôi sẽ nhận nhiệm vụ phối hợp với Điều tra viên thực hiện việc khám xét nhà của một đối tượng liên quan đến vụ án hình sự. Liên quan đến công việc sắp tới. Tôi có thắc mắc sau mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét của Điều tra viên trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào? | Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét của Điều tra viên trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản
- Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét, người có thẩm quyền tiến hành tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét, người tham gia tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét hoặc người liên quan đến tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
- Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
- Trường hợp người tham gia tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
- Trường hợp người tham gia tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét và chữ ký của người chứng kiến.
- Trường hợp người tham gia tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
- Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. | thủ tục tố tụng | 2018-12-11T14:21:00 | |
Tội ngược đãi tù binh theo Bộ luật Hình sự 2015 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Vy, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi hình phạt áp dụng đối với người phạm tội ngược đãi tù binh theo Bộ luật Hình sự 2015 là gì? Điều luật nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***) | Theo quy định tại Điều 420 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) thì:
Người nào ngược đãi tù binh, hàng binh, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Theo cách hiểu thông thường, tù binh chiến tranh là những người bị rơi vào tay đối phương (họ có thể là thành viên của lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột hay các địa phương quân hoặc tình nguyện quân thuộc lực lượng vũ trang).
Theo Công ước quốc tế về tù binh thì tù binh được đảm bảo về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.
Hành vi ngược đãi tù binh thể hiện ở các dạng khác nhau như làm nhục, dùng nhục hình tù binh hoặc không cứu chữa tù binh khi bị thương tích, đau ốm. Nếu hành vi ngược đãi gây thương tích chết người thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm về các tội xâm phạm về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe tương ứng của Bộ luật này.
Người thực hiện hành vi ngược đãi tù binh, hàng binh thực hiện với lỗi cố ý, người phạm tội hoàn toàn nhận thực được hành vi của mình là trái pháp luật, không chỉ pháp luật quốc gia mà còn là luật quốc tế nhưng vẫn thực hiện hành vi ngược đãi tù binh, hàng binh.
Hình phạt áp dụng: Người nào ngược đãi tù binh, hàng binh, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về tội ngược đãi tù binh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Hình sự 2015.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-07-25T16:22:00 | |
Công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Minh Phương, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn. | Theo quy định tại Điều 30 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 thì Công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại được quy định như sau:
Viện kiểm sát kiểm sát việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành án phạt đối với pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.
Trên đây là nội dung tư vấn về Công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-01-08T16:21:00 | 501/QĐ |
Có phải nộp phí thi hành án dân sự đối với số tiền cấp dưỡng được nhận khi thi hành án hay không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Lê Thị Thi, tôi đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có chồng và một đứa con nhỏ vừa tròn 24 tháng tuổi. Lúc bé được 12 tháng tuổi thì vợ chồng tôi ly hôn. Tòa tuyên con do tôi nuôi dưỡng, chồng tôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con 1.500.000 đồng/ tháng. Nhưng từ đó đến nay đã một năm nhưng tôi không nhận được một đồng nào từ chồng. Tôi đã khởi kiện ra Tòa, Tòa yêu cầu anh phải trả số tiền của 12 tháng chưa cấp dưỡng là 18.000.000 đồng và tiếp tục cấp dưỡng cho đến lúc con tròn 18 tuổi. Nhưng anh vẫn không thực hiện. Do đó, tôi đã yêu cầu cơ quan thi hành án làm việc. Cho tôi hỏi, tôi có phải nộp phí thi hành án dân sự hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!
Lê Thị Thi (lethithi*****@gmail.com) | Không phải chịu phí thi hành án dân sự đối với số tiền nhận được là tiền cấp dưỡng khi thi hành án được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự. Cụ thể là:
Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:
1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
Cấp dưỡng là việc một người theo quy định của pháp luật có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình và có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc là người đã thành niên (đủ 18 tuổi) mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.
Căn cứ thông tin mà bạn đã cung cấp thì số tiền mà bạn nhận được sau khi thi hành án là khoản tiền cấp dưỡng mà chồng bạn phải có nghĩa vụ chi trả cho bạn để thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ. Do đó, bạn không phải chịu phí thi hành án dân sự.
Trên đây là nội dung tư vấn về Không phải chịu phí thi hành án dân sự đối với số tiền nhận được là tiền cấp dưỡng khi thi hành án. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Thông tư 216/2016/TT-BTC.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-07-20T09:47:00 | 216/2016/TT |
Tháng 8/2013 chồng em mua 2 bộ hồ sơ thi bằng lái xe ô tô (cho chồng và em cậu) của chị Trịnh Thị Hằng qua lời giới thiệu của anh trai. Khi đăng ký mua hồ sơ chồng em đi cùng anh trai đến nhà chị Hằng và đặt nộp trước 5 triệu đồng/bộ x 2 bộ = 10 triệu đồng. Do tin tưởng nên không có giấy tờ biên nhận. Đến 1 tháng sau chị Hằng gọi điện thông báo lịch thi sát hạch tại trung tâm đào tạo lái xe ô tô tại Hải Phòng, chị lại yêu cầu chồng em và em cậu nộp nốt số tiền còn lại là 4,5tr/bộ x 2 = 9 triệu đồng (em gửi qua tài khoản ngân hàng mang tên Trịnh Thị Hằng - có chứng từ) . Sau đó chồng và em trai e có xuống trung tâm để thi. Nhưng từ đó đến nay đã 1,5 tháng mà chưa nhận được bằng. Gọi điện cho chị thì không nghe máy, đến nhà riêng thì nói chị đã đi gần 1 tháng nay rồi. Vậy e muốn hỏi với thời gian như vậy đã đủ điều kiện khởi kiện không ạ? Số tiền 10 triệu đồng nộp lần 1 vợ chồng em không có chứng từ thì có khó khăn gì trong việc khởi kiện chị Hằng không ạ? Thủ tục cần làm những gì? Em rất mong được tư vấn. | Về quyền khởi kiện: Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Như vậy, khi có căn cứ cho rằng chị Hằng đã có hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền của chồng và em bạn thì gia đình bạn có thể gửi đơn đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi khởi kiện thì bạn phải đảm bảo rằng yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, phải làm rõ các vấn đề như:
(i) Việc mua bán hồ sơ thi bằng lái xe có đúng quy định của pháp luật không; Chị Hằng có được phép bán hồ sơ thi không; Hồ sơ bán là thật hay giả?
(ii) Kỳ thi mà chồng bạn tham gia tại Hải Phòng có đúng là kỳ thi do cơ quan có thẩm quyền tổ chức hay không?
(iii) Nguyên nhân chưa có kết quả thi là gì, do chưa có kết quả hay do kỳ thi được tổ chức giả?...
Nếu có căn cứ chứng minh cho yêu cầu của mình thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng cách: Nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi đến Toà án qua bưu điện. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện phải tuân thủ quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011: Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
- Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
- Tên, địa chỉ của người bị kiện;
- Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.
Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
Về tài liệu kèm theo đơn khởi kiện thì bạn có thể gửi kèm Giấy chuyển tiền và các giấy tờ khác có liên quan. Đối với số tiền 10 triệu đồng đã đưa lần đầu tiên mà không có giấy biên nhận thì khi vụ việc được giải quyết tại tòa án, bạn có thể yêu cầu có người làm chứng…
| thủ tục tố tụng | 2016-09-05T14:43:00 | |
Em đăng ký kết hôn vào tháng 8/2015 tại UBND phường 7, Quận Bình Thạnh. Em có hộ khẩu tại TPHCM, chồng em hộ khẩu thường trú tại Tháp Chàm – Phan Rang. Hiện tại vợ chồng em đang ly thân hơn 1 tháng nay, chồng em dọn ra riêng ở tại Quận Tân Bình, và cũng không đăng ký tạm trú tại địa phương. Giờ em muốn đơn phương ly hôn em phải làm sao ạ? Em có hỏi qua bạn bè được biết, với trường hơp của em như vậy em bắt buộc phải về Phan Rang nộp hồ sơ ly hôn đúng không ạ? Nhưng hiện tại em đang mang thai 21 tuần (hơn 5 tháng). Việc đi lại với em rất khó khăn, xin hỏi Luật sư có cách nào giúp em giải quyết nhanh vấn đề ly hôn này được không ạ. Vợ chồng em không có tài sản chung, không có con chung (vì em đang mang thai). | Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:
Về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ đối với trường hợp đơn phương ly hôn của bạn được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
…”
Theo đó trong trường hợp người chồng không đồng ý hợp tác với bạn về vấn đề chọn tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn (có thể chọn TAND quận Bình Thạnh), thì bạn chỉ có thể nộp đơn ly hôn tại tòa án nhân dân quận/ huyện nơi người chồng cư trú hoặc làm việc.
Bộ luật tố tụng dân sự không có quy định cụ thể xác định nơi cư trú là nơi thường trú hay tạm trú. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú, nơi cư trú của công dân có thể là nơi thường trú – có đăng ký thường trú, hoặc nơi tạm trú – có đăng ký tạm trú, hoặc là nơi người đó thực tế đang sinh sống.
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.”
Tuy nhiên việc xác định đâu là nơi thực tế sinh sống của bị đơn khá khó khăn do không có sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú. Do vậy trong trường hợp của bạn. Bạn chỉ có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn tại nơi thường trú của người chồng, hoặc nơi người chồng làm việc.
Ngoài ra về vấn đề ly hôn của bạn, hai vợ chồng bạn không có tài sản chung nhưng có con chung – con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân cũng được xác định là con chung của vợ chồng (Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình); việc ly hôn giữa bạn và chồng có được giải quyết nhanh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc hai bên thống nhất giải quyết được với nhau 3 vấn đề: mối quan hệ nhân thân (đồng ý ly hôn hay không?); phân chia tài sản chung?; và ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn? – Đối với trường hợp của bạn, hai vợ chồng không có tài sản chung, con của bạn chưa ra đời, do vậy theo khoản 1 điều 81 luật hôn nhân và gia đình, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ này không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như vậy nếu trong buổi hòa giải tại tòa, bạn và chồng thỏa thuận được vấn đề nuôi con và đồng ý ly hôn thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và sau 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Lúc này việc giải quyết ly hôn giữa bạn và chồng đã hoàn thành.
Mong rằng nội dung tư vấn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. | thủ tục tố tụng | 2017-02-07T10:42:00 | |
Pháp luật tố tụng hành chính quy định Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn gì? | Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định tại Điều 40 Luật Tố tụng hành chính năm 2010:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hành chính.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng.
- Tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ án hành chính.
- Kiểm sát bản án, quyết định của Toà án.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. | thủ tục tố tụng | 2016-08-30T18:03:00 | |
Báo cáo định kỳ chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu tội phạm đến CQĐT? | Căn cứ Điều 15 Quy chế chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm về cơ quan điều tra ban hành kèm theo Quyết định 489/QĐ-TCT năm 2022 quy định về báo cáo định kỳ về chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đến Cơ quan Điều tra như sau:
Cơ quan Thuế thực hiện theo dõi, liên hệ, phối hợp với Cơ quan Điều tra để tiến hành đối chiếu số lượng vụ việc đã chuyển, đã được xử lý, chưa được xử lý trong kỳ, số lũy kế đến thời điểm đối chiếu. Định kỳ thực hiện báo cáo theo hướng dẫn tại các văn bản hướng dẫn về tổng hợp số liệu công tác phối hợp với Cơ quan Công an và biểu mẫu báo cáo hiện hành (về công tác phối hợp với Cơ quan Công an) của Tổng cục Thuế. | thủ tục tố tụng | 2022-10-22T11:45:00 | 489/QĐ |
Báo cáo đột xuất theo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đến Cơ quan Điều tra ra sao? | Theo Điều 16 Quy chế chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm về cơ quan điều tra ban hành kèm theo Quyết định 489/QĐ-TCT năm 2022 quy định về báo cáo đột xuất theo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đến Cơ quan Điều tra như sau:
Ngoài báo cáo định kỳ như trên, đối với những vụ việc điển hình do Cơ quan Thuế chuyển hồ sơ sang Cơ quan Điều tra (hoặc những vụ án liên quan đến tội trốn thuế thuộc địa bàn quản lý), ngay khi có thông tin về việc người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế bị khởi tố, điều tra hình sự, Cơ quan Thuế nơi có phát sinh vụ việc thực hiện báo cáo kịp thời nội dung chi tiết theo vụ việc phát sinh về Cơ quan Thuế cấp trên bao gồm: nội dung vụ việc, hành vi vi phạm, cơ quan phát hiện, sổ đối tượng bị khởi tố bắt giam, số tiền thuế vi phạm, số thuế kiến nghị thu hồi, số đã thu hồi, tiến độ điều tra, khởi tố của Cơ quan Điều tra...
3. Mẫu chuyển tin báo vụ việc về thuế sang Cơ quan Điều tra như thế nào?
Tại Mẫu số 01 Quy chế chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm về cơ quan điều tra ban hành kèm theo Quyết định 489/QĐ-TCT năm 2022 quy định về chuyển tin báo vụ việc về thuế sang Cơ quan Điều tra như sau:
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊNTÊN CƠ QUAN THUẾRA VĂN BẢN-------CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc---------------Số: ....../CHS- ……(1)V/v chuyển tin báo vụ việc về thuế sang cơ quan Điều tra……., ngày … tháng … năm …
Kính gửi: ……………………(2)
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý thuế, Cơ quan quản lý thuế ...(3) phát hiện người nộp thuế ...(4) có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế ...(5)
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 144 Bộ Luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27/11/2015 và khoản 3, Điều 7 Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BTC-BCA ngày 20/6/2016 của liên Bộ Tài chính - Bộ công an quy định về phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính ………….(3) chuyển tin báo kèm hồ sơ về ………….(6) sang …………(2), để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:- Như trên;- Lưu: VT;.......THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
(1) Chữ viết tắt tên cơ quan thuế ban hành văn bản
(2) Tên cơ quan điều tra có thẩm quyền
(3) Tên đầy đủ của cơ quan thuế ban hành văn bản
(4) Tên, địa chỉ, mã số thuế đơn vị có dấu hiệu vi phạm
(5) Tóm tắt hành vi vi phạm
(6) Hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm
4. Mẫu chuyển hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan Điều tra được thể hiện như thế nào?
Theo Mẫu số 02 Quy chế chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm về cơ quan điều tra ban hành kèm theo Quyết định 489/QĐ-TCT năm 2022 quy định về chuyển hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan Điều tra như sau:
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊNTÊN CƠ QUAN THUẾRA VĂN BẢN-------CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc---------------Số: ....../CHS- ……(1)V/v chuyển hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Điều tra……., ngày … tháng … năm …
Kính gửi: …………………….(2)
Thực hiện Quyết định số …… ngày …. tháng … năm ….. của ……….(3) về việc thanh tra ……………………………….……. tại ………………………………….(4)
Nhận thấy …………………………………………………………………………………….(5)
Căn cứ quy định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và Thông tư liên tịch số: 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ngày 29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố……….. (6) quyết định chuyển hồ sơ về ……….. (7) sang ………. (2) để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:- Như trên;- Lưu: VT;.......THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
(1) Chữ viết tắt tên cơ quan thuế ra văn bản
(2) Tên cơ quan điều tra có thẩm quyền
(3) Chức danh của thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định thanh tra
(4) Tên đơn vị được thanh tra, kiểm tra
(5) Tóm tắt hành vi vi phạm
(6) Tên cơ quan thuế ra văn bản
(7) Hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2022-10-22T11:45:00 | 489/QĐ, 101/2015/QH13, 85/2016/TTLT, 56/2010/QH12, 01/2017/TTLT |
Những người được thi hành án đều thống nhất đề nghị cho chuyển quyền một phần diện tích đất kê biên cho người đang tranh chấp về tài sản kê biên khởi kiện tại tòa án. Mặc dù phần tài sản còn lại không đủ thi hành án thì Chấp hành viên có thể căn cứ điểm a khoản 1 Điều 105 Luật Thi hành án giải tỏa kê biên đối với phần diện tích đất trên được không? | Điều 105 Luật Thi hành án dân sự quy định về giải toả kê biên tài sản như sau:
1. Việc giải toả kê biên tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự thoả thuận về việc giải toả kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
b) Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật này;
c) Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản;
d) Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
2. Chấp hành viên ra quyết định giải toả kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ quy định này, những người được thi hành án đều thống nhất đề nghị cho chuyển quyền một phần diện tích đất kê biên cho người đang tranh chấp về tài sản kê biên khởi kiện tại tòa án, thì chưa có cơ sở giải tỏa kê biên đối với phần diện tích đất đó, vì chưa rõ người phải thi hành án có đồng ý không, có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba không.
| thủ tục tố tụng | 2017-02-11T09:43:00 | |
Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Cần Thơ, hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Cục thi hành án dân sự để phục vụ cho bài báo cáo sắp tới của mình. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều.
Hoài Linh (linh***@gmail.com) | Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự được quy định tại Điều 38 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:
1. Trường hợp chưa có nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng phòng hoặc tương đương thuộc Cục, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quyết định giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách đơn vị thuộc Cục.
2. Cục trưởng tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, giới thiệu và thống nhất nhân sự giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách đơn vị thuộc Cục. Sau Hội nghị, Cục trưởng lấy ý kiến của cấp ủy Cục bằng văn bản về nhân sự được đề nghị.
3. Căn cứ kết quả thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này, Cục trưởng quyết định giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách đơn vị thuộc Cục.
Trên đây là nội dung tư vấn về giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-BTP.
Trân trọng thông tin đến bạn! | thủ tục tố tụng | 2017-10-14T14:41:00 | 02/2017/TT |
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại? | Trong quá trình thực hiện việc khiếu nại (KN) và giải quyết KN, không phải lúc nào người KN, người bị KN, người giải quyết KN hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia cũng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do nhận thức về pháp luật của các chủ thể liên quan còn hạn chế hoặc do vì lợi ích chưa thỏa đáng nên đã cố ý không thực hiện, thậm chí chống đối, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, đưa việc KN, giải quyết KN đạt hiệu quả, tránh việc lợi dụng quyền KN hoặc quyền công dân để gây rối làm mất ổn định xã hội, Luật KN đã có các quy định cấm đối với một số hành vi trong quá trình KN, giải quyết KN tùy theo đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Điều 6 của Luật KN năm 2011 đã đưa ra 9 hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể: Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền KN; đe dọa, trả thù, trù dập người KN; thiếu trách nhiệm trong giải quyết KN; không giải quyết KN; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc KN; cố ý giải quyết KN trái pháp luật; ra quyết định giải quyết KN không bằng hình thức quyết định; bao che cho người bị KN; can thiệp trái pháp luật vào vụ việc giải quyết KN; cố tình KN sai sự thật; kích động, xúi dục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người KN gây rối an ninh trật tự công cộng; lợi dụng việc KN để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết KN, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác; vi phạm quy chế tiếp công dân; vi phạm các quy định khác của pháp luật về KN và giải quyết KN. | thủ tục tố tụng | 2016-08-30T18:03:00 | |
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định như thế nào? Bạn đọc Tuyến Quang, địa chỉ mail tuyen_quang****@gmail.com hỏi: Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề muốn hỏi như sau: Tôi là công chức bên kinh tế công. Tôi ít có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với pháp luật, vì một số lý do nên nay tôi đang cần học văn bằng 2 ngàng luật. Hiện tôi đang học về pháp luật tố tụng dân sự. Tôi có 1 vấn đề muốn hỏi như sau: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn! | Chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:
a) Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án;
b) Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng;
c) Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
d) Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
3. Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
4. Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2016-10-24T14:36:00 | |
Quy định về yêu cầu tuyên bố một người mất tích? | 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật tố tụng dân sự.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó. | thủ tục tố tụng | 2016-09-10T15:50:00 | |
Chào các bạn, tôi tên Phan Trinh sinh sống và làm việc tại Lâm Đồng. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về nguyên đơn dân sự qua các giai đoạn, tuy nhiên tôi không nhớ rõ lắm là được quy định ở đâu của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, cụ thể: Nguyên đơn dân sự được quy định ra sao? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (012333***) | Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, nguyên đơn dân sự được quy định như sau:
1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.
3. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên đơn dân sự trong bộ luật tố tụng hình sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-07-11T10:42:00 | |
Con trai tôi gây thương tích một người hàng xóm mất 43% sức khỏe, đã bị tạm giam. Tôi đã bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận, nói để chờ Tòa xử. Xin hỏi con tôi có được Tòa giảm nhẹ hình phạt không? | Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự cũng hướng dẫn rõ: Được áp dụng tình tiết nêu trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;
c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
Như vậy, nếu bạn đã tự nguyện bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận thì khi xét xử, con bạn vẫn được Tòa án xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ nói trên và giảm nhẹ hình phạt.
T | thủ tục tố tụng | 2016-08-30T18:03:00 | 01/2006/NQ |
Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Lê Phương, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động bồi thường Nhà nước, có thắc mắc liên quan sau tôi mong nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Việc cấp phát kinh phí bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát được quy định như thế nào? | Việc cấp phát kinh phí bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 20 Quyết định 304/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Trong quá trình Bộ Tài chính kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường, Vụ 7 và Cục 3 có trách nhiệm phối hợp theo đề nghị của Bộ Tài chính.
- Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường không đầy đủ, không đúng quy định của pháp luật và có thể khắc phục thì Cục 3, Vụ 7 và Viện kiểm sát giải quyết bồi thường phối hợp để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
- Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường không đúng quy định của pháp luật và không thể khắc phục được thì Vụ 7 trả hồ sơ cho Viện kiểm sát giải quyết bồi thường kèm theo văn bản nêu rõ lý do, đồng thời hướng dẫn giải quyết theo quy định tại các điều 48, 50 và 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn. | thủ tục tố tụng | 2018-09-10T16:52:00 | 304/QĐ |
Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Đức Hoàng là Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và tôi cũng có tên trong danh sách hội thẩm nhân dân của huyện. Có thắc mắc sau tôi mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án bản án hình sự được quy định như thế nào? | Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án bản án hình sự quy định tại Điều 364 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
- Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.
- Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác phải ra quyết định thi hành án.
- Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại ra quyết định truy nã.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. | thủ tục tố tụng | 2018-10-16T14:13:00 | |
Hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có Điều kiện trong trường hợp nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Thanh hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu về tha tù trước thời hạn. Tôi được biết sắp tới sẽ có hướng dẫn mới về vấn đề này. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có Điều kiện trong trường hợp nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. | Hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có Điều kiện được quy định tại Điều 5 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng điều 66 và điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân ân tối cao ban hành, (có hiệu lực ngày 09/06/2018), theo đó:
1. Trong thời gian thử thách, theo đề nghị của Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có Điều kiện có thể hủy bỏ quyết định này đối với người được tha tù trước thời hạn có Điều kiện và buộc họ phải chấp hành Phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành, nếu họ cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên.
2. Bị coi là cố ý vi phạm nghĩa vụ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không trình diện Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân cấp xã nơi về cư trú và không đăng ký tạm trú, thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được tha tù trước thời hạn có Điều kiện.
b) Không chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế nơi cư trú, làm việc; không tham gia lao động, học tập; không chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung.
c) Không chấp hành sự quản lý, giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, làm việc và người được cơ quan có thẩm quyền phân công quản lý, giáo dục.
d) Khi đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Đi khỏi địa bàn cư trú trong thời gian 03 ngày mà không được sự đồng ý của người được giao trực tiếp quản lý, giáo dục; đi khỏi địa bàn cư trú trên 03 ngày mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
đ) Không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi về cư trú, làm việc.
e) Hàng tháng không báo cáo với người được phân công quản lý, giáo dục về tình hình học tập, lao động, rèn luyện và sự tiến bộ của mình.
g) Định kỳ 03 tháng không báo cáo bằng văn bản việc chấp hành các quy định đối với người được tha tù trước thời hạn có Điều kiện với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi về cư trú, làm việc.
Trên đây là tư vấn về hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có Điều kiện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe! | thủ tục tố tụng | 2018-05-15T16:32:00 | 01/2018/NQ |
Tôi đang tìm hiểu quy định về kiểm sát bản án của viện kiểm sát, ban biên tập cho tôi hỏi quy trình, kỹ năng kiểm sát quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định thế nào vào thười điểm hiện tại? Xin cảm ơn! | Căn cứ Điều 14 Quy định kèm theo Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định khi kiểm sát quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, công chức thực hiện theo quy trình, kỹ năng tại Điều 4 và Điều 5 Quy định này và lưu ý kiểm sát các nội dung cụ thể sau đây:
- Kiểm sát thời hạn gửi quyết định: Quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định. Vì vậy, công chức căn cứ ngày ban hành, ngày gửi văn bản theo dấu bưu điện trên bì thư và ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định để xác định Tòa án có vi phạm không.
- Kiểm sát hình thức quyết định: Quyết định được lập theo Mẫu số 71 Nghị quyết số 01/2017
- Kiểm sát thẩm quyền ra quyết định: Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
- Kiểm sát nội dung quyết định
+ Phần mở đầu: Kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử.
+ Phần xét thấy: Kiểm sát việc Tòa án áp dụng căn cứ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án có theo đúng quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS không.
+ Phần quyết định: Kiểm sát việc Tòa án tuyên đương sự chịu án phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2019-09-23T14:06:00 | 399/QĐ, 01/2017 |
Quyền và nghĩa vụ của bị can trước khi bị hỏi cung được quy định như thế nào trong bộ luật tố tụng hình sự? Vì vừa rồi tôi là bị can trong vụ án hình sự Điều tra viên hỏi cung tôi thì không giải thích cho tôi biết quyền và nghĩa vụ như thế nào, hiện tại thì bên công an đã thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với tôi cấm đi khỏi nơi cư trú. Nên tôi muốn biết hơn về quyền và nghĩa vụ của bình khi hỏi cung? | Căn cứ Khoản 2 Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về hỏi cung bị can như sau:
Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
Căn cứ Điều 60 Bộ luật trên thể hiện quyền và nghĩa vụ như sau:
Bị can có quyền:
- Được biết lý do mình bị khởi tố;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bị can có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2021-12-24T10:38:00 | |
Xin chào Ban biên tập, tôi là đang tìm hiểu về hoạt động bắt giữ tàu bay. Tôi có một số thắc mắc về vấn đề này mong được giải đáp giúp. Vậy anh/chị trong Ban biên tập cho tôi hỏi khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!
Ngọc Yến | Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án dân sự được quy định tại Điều 44 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, theo đó:
1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được thông báo trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án, người yêu cầu thả tàu bay có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định đó.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay;
b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay và nhận lại đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho người khiếu nại.
Trên đây là tư vấn về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công! | thủ tục tố tụng | 2018-08-02T16:31:00 | |
Quyền hạn điều tra của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Văn Toại, hiện đang là sinh viên đại học. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan điều tra trên cả nước trong hoạt động điều tra hình sự. Cho tôi hỏi, trong hoạt động điều tra hình sự, cơ quan thuộc lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được điều tra các loại tội phạm nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!
Trần Văn Toại (vantoai*****@gmail.com) | Quyền hạn điều tra của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 26 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Cụ thể là:
Các cục An ninh, các phòng An ninh thuộc Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 230a, 230b, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự năm 1999, trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì Cục trưởng, Trưởng phòng các phòng An ninh thuộc Công an cấp tỉnh ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền.
Đội An ninh ở Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh thì tiến hành ngay việc truy bắt người có hành vi phạm tội chạy trốn, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án và báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh.
Các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, tuy không phải là cơ quan chuyên trách trong hoạt động điều tra hình sự nhưng các cơ quan này được pháp luật giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cục An ninh, các phòng An ninh thuộc Công an cấp tỉnh trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; tội phạm phá hoại hòa bình, chống lại loài người, tội phạm chiến tranh; tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, séc giả, các giấy tờ có giá giả khác; tội phạm chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ, điều khiển tàu bay, phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, chất phóng xạ; tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước; tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước; tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền giải quyết.
Đội An ninh ở Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu phạm các tội trên thì tiến ành một số hoạt động điều tra ban đầu, sau đó chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu của vụ án cho Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền hạn điều tra của cơ quan Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong hoạt động điều tra hình sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 28/2014/TT-BCA.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-07-06T13:30:00 | 28/2014/TT |
Theo như quy định hiện hành em đã tìm hiểu nên đã biết, tuy nhiên em muốn mở rộng kiến thức mình hơn nên nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp em, ở giai đoạn 2003-2012, Thời hạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là bao lâu?
Gia Ninh (***@gmail.com) | Căn cứ theo quy định tại Điều 242 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 có quy định về thời hạn xét xử phúc thẩm như sau:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên toà phúc thẩm trong thời hạn sáu mươi ngày; Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày mở phiên toà, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án.
Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng và chúc sức khỏe! | thủ tục tố tụng | 2018-11-08T08:07:00 | |
Vợ chồng ông A và bà B không có con chung nên năm 1998 đã nhận cháu gái C làm con nuôi. Năm 2008 bà B chết, ông A bỏ đi nên cháu C ở với họ hàng bà B. Năm 2010, ông A về, bắt cháu C ngủ chung và có hành vi đồi bại với cháu C. Bà D là dì cháu C (em ruột bà B) khởi kiện yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa ông A và cháu C. Bà D có phải là người đại diện cho cháu C không ? | Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự thì người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự quy định “Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ”.
Theo quy định nêu trên thì bà D có quyền khởi kiện với tư cách là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu C (người đại diện theo pháp luật). | thủ tục tố tụng | 2016-08-30T18:03:00 | |
Nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm khi chia tài sản ly hôn được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Tuấn Minh, hiện đang làm ăn và sinh sống tại Sóc Trăng. Tôi kết hôn từ năm 2014, đến nay đã có 1 con gái và 1 con trai. Đến đầu năm 2017, tôi phát hiện trong thời gian tôi đi công tác ở Hà Nội, vợ tôi đã ngoại tình với một người đàn ông khác. Không thể chấp nhận được, tôi quyết định nộp đơn ly hôn với vợ. Tài sản của tôi khá nhiều, gồm nhà, đất, tiền và xe. Tôi muốn hỏi, khi ly hôn, chia tài sản thì tôi hay vợ tôi phải nộp án phí? Tiền án phí là bao nhiêu? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (tuanminh***@gmail.com) | Theo như bạn trình bày, bạn là người nộp đơn ly hôn nên nghĩa vụ nộp tiền án phí thuộc về bạn vì Khoản 4 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Đối với việc xác định tiền án phí, vụ việc ly hôn của bạn bao gồm cả việc ly hôn, nuôi con sau ly hôn, chia tài sản khi ly hôn. Như vậy, bao gồm cả tranh chấp hôn nhân có giá ngạch và không có giá ngạch. Theo đó, căn cứ Danh mục Án phí, lệ phí tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì:
- Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân, gia đình không có giá ngạch là: 300.000 đồng
- Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân, gia đình có giá ngạch được xác định dựa trên tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể như sau:
+ Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng
+ Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp
+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
+ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
+ Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm khi chia tài sản ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2017-07-05T16:47:00 | 326/2016/UBTVQH14 |
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Có bao nhiêu loại án phí trong vụ án hành chính? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! | Căn cứ theo Điều 30 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì các loại án phí trong vụ án hành chính của nước ta gồm:
- Án phí hành chính sơ thẩm.
- Án phí hành chính phúc thẩm.
- Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.
- Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.
Trên đây là nội dung trả lời về các loại án phí trong vụ án hành chính. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-11-23T14:03:00 | 326/2016/UBTVQH14 |
Quyết định hành chính là gì trước ngày 01/07/2011? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Minh Trí. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến tố tụng hành chính qua các thời kì và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 01/6/2006, quyết định hành chính là gì? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn! | Trước ngày 01/07/2011, quyết định hành chính đuợc quy định tại Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998 là:
Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
Trên đây là nội dung trả lời về khái niệm quyết định hành chính. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-06-18T16:30:00 | |
Công ty tôi là pháp nhân thương mại, trụ sở HCM, vừa mới nhận được quyết định thi hành án hình sự. Như vậy, bây giờ chúng tôi có buộc phải công bố quyết định thi hành án hình sự này lên trang thông tin điện tử hay không? | Căn cứ Khoản 1b Điều 9 Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Đối với pháp nhân thương mại:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải công bố quyết định thi hành án trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của pháp nhân thương mại và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của pháp nhân thương mại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 160 Luật Thi hành án hình sự; thông báo việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; báo cáo cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại về kết quả thực hiện.
Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm kiểm tra, giám sát để đảm bảo duy trì việc công bố, niêm yết quyết định thi hành án. Trường hợp pháp nhân thương mại vi phạm, cơ quan thi hành án hình sự yêu cầu pháp nhân thương mại phải công bố, niêm yết; tùy theo mức độ có thể bị lập biên bản vi phạm, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải công bố quyết định thi hành án trên trang thông tin điện tử theo quy định trên.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2021-01-07T10:38:00 | 55/2020/NĐ |
Vốn là gia đình em ngày xưa mua đất ở không phân ranh giới rõ ràng, các gia đình mua đất ở khu đó có quy ước mảnh đất trước sân thẳng nhà ai thì của nhà đó, đến năm 2009 chính quyền địa phương đo đạc lại và đã cấp sổ đỏ cho gia đình em. Trên sổ đỏ có phân định ranh giới rõ ràng đất nhà em và nhà hàng xóm nhưng nhà hàng xóm đó lấn chiếm sang đất nhà em và giờ xây dựng tường rào chiếm qua thửa đất trước sân nhà em theo 1 đường chéo . Chiều rộng nhà và sân được xác định trong sổ đỏ là 8.5m nhưng nay bị chiếm dụng còn lại 4.0m. Gia đình em đã làm đơn yêu cầu thôn giải quyết nhưng trưởng thôn không giải quyết gì. Gửi đơn lên xã thì họ yêu cầu phải qua thôn trước mà thôn lại không ý kiến gì. Gia đình em cũng bị uy hiếp nếu cố đòi lại đất. Xin luật sư tư vấn giúp em trình tự các thủ tục để đòi lại đất như thế nào ạ? | Theo như bạn trình bày, gia đình hàng xóm đã chiếm dụng phần diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn. Do đó, hành vi lấn chiếm đất của nhà hàng xóm đã vi phạmpháp luật căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định hành vi bị cấm: “1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”
Như vậy, trong trường hợp này để đòi lại phần đất đó đã bị lấn chiếm các bên phải tiến hành hòa giải căn cứ Điều 202 của Luật Đất đai 2013:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Trong trường hợp 2 gia đình không tự hoà giải được thì gia đình bạn sẽ gửi đơn tới Uỷ ban nhân dân xã để tiến hành hoà giải, mà nếu hoà giải không thành thì gia đình bạn sẽ gửi đơn tới Toà án để giải quyết theo quy định tại khoản 1, Điều 203 của Luật Đất đai 2013 : “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”. | thủ tục tố tụng | 2016-09-05T14:46:00 | |
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bị can có được đọc hồ sơ vụ án hình sự không? | Căn cứ vào Khoản 2 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của bị can như sau:
- Được biết lý do mình bị khởi tố;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy, theo quy định trên thì trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì bị can sẽ không có quyền được đọc hồ sơ vụ án. Mà chỉ có quyền được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu. | thủ tục tố tụng | 2022-02-21T15:02:00 | |
Bị can thì có thể tiếp cận được những bản chính của các loại tài liệu hay không? | Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định về việc tiếp cận các tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội như sau:
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án quyết định việc sao tài liệu hoặc số hóa tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội, tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa (sau đây gọi chung là tài liệu) để bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện việc đọc, ghi chép khi họ có yêu cầu nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì chỉ được đọc, ghi chép các tài liệu là bản sao hoặc là tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội, tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2022-02-21T15:02:00 | 02/2018/TTLT |
Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự và hành chính? | Đề giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định cụ thể như sau:
Tại Điều 34 về hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
“1. Khi nhận được bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định sau đây:
a) Người bị thiệt hại do quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại Điều 30 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã ra quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can;
b) Người bị thiệt hại do quyết định của Viện kiểm sát quy định tại Điều 31 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Viện kiểm sát đã ra quyết định đó;
c) Người bị thiệt hại do bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
2. Đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy định tại khoản 1 Điều này có các nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có bản án, quyết định xác định người đó thuộc một trong các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường”
Đôi với hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được quy định tại Điều 35:
“1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ có hành vi quy định tại Điều 28 của Luật này, người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định sau đây:
a) Người bị thiệt hại do Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó;
b) Người bị thiệt hại do Toà án ra bản án, quyết định quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
2. Đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính quy định tại khoản 1 Điều này có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.”
- Việc thụ lý, xác minh, thương lượng, ra quyết định giải quyết bồi thường và hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính được áp dụng theo quy định tại các điều 17, 18, 19, 20 và 21 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Việc khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường, thẩm quyền và thủ tục giải quyết bồi thường tại Toà án trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật này.
Bạn có thể căn cứ những quy định nêu trên để hiểu rõ hơn về Thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng. | thủ tục tố tụng | 2016-09-10T15:01:00 | |
Trước đây tôi có phạm tội đánh người, bị đi tù 4 năm và bồi thường cho nạn nhân 50 triệu. Tôi đã bồi thường và ra tù. Tôi muốn hỏi tôi khi nào được đương nhiên xóa án tích? | Xóa án tích là một biểu hiện thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật nước ta. Với chế định này, Nhà nước đã ghi nhận sự nỗ lực cải tạo của người phạm tội nhằm xóa bỏ đi vết nhơ đã từng bị kết án của mình, từ đó, giúp xóa bỏ thành kiến của xã hội đối với người phạm tội, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội.
Theo quy định của pháp luật thì người phạm tội được đương nhiên xóa án tích trong cách trường hợp
- Người được miễn hình phạt.
- Người bị kết án không phải về các tội quy định tại ChươngXI (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và chương XXIV (các tội phá họai hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh), nếu từ khi chấp hành xong bản án (về hình phạt và các khoản tiền án phí, tiền phạt hoặc khoản tiền bồi thường dân sự khác) hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau:
+Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo;
+Ba năm trong trường hợp phạt tù đến ba năm;
+Năm năm trong trường hợp phạt tù trên ba năm đến mười lăm năm;
+Bảy năm trong trường hợp phạt tù trên mười lăm năm.
Như vậy thời gian được tính để người phạm tội được đương nhiên xóa án tích là kể từ khi người đó chấp hành xong hình phạt chính và các khoản tiền án phí, tiền phạt hoặc khoản tiền bồi thường dân sự khác.
Trường hợp của anh thuộc trường hợp bị phạt tù trên ba năm đến mười lăm năm thì thời hạn xóa án tích là 5 năm kể từ ngày anh chấp hành xong bản án bao gồm cả hình phạt tù và án phí, tiền bồi thường…Để được xóa án tích thì anh tiến hành làm thủ tục xóa án tích theo quy định của pháp luật | thủ tục tố tụng | 2016-08-31T08:45:00 | |
Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định là ai? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Gia Huy sinh sống và làm việc tại Quận 2, Tp.HCM. Vì đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng. Tuy nhiên vẫn có vấn đề không hiểu nhờ ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định là ai? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**) | Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, người yêu cầu giám định được Tòa án chấp nhận ra quyết định trưng cầu giám định có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, bao gồm:
1. Đương sự trong vụ việc dân sự;
2. Đương sự trong vụ án hành chính.
Bên cạnh đó:
Điều 12. Đối tượng được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định
Người nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định.
Trên đây là nội dung tư vấn về Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định. Để có thể tìm hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Mong rằng những giải đáp trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng! | thủ tục tố tụng | 2018-05-21T14:24:00 |