title
stringlengths
16
145
summary
stringlengths
65
755
content
stringlengths
0
21.3k
url
stringlengths
35
298
metadata
dict
Nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau
Ðược hỗ trợ vốn, hướng dẫn cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo, người già yếu, neo đơn được tình nguyện viên đến nhà chăm sóc, được khám bệnh miễn phí, được giúp đỡ khi ốm đau, hoạn nạn, được tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao,… là những hoạt động thiết thực, đầy tính nhân văn của mô hình câu lạc bộ (CLB) liên thế hệ tự giúp nhau. Người cao tuổi (NCT) đang rất mong chờ mô hình này được nhân rộng trong cả nước.
Bà Trần Thị Tâm, 67 tuổi, năm người con, chồng mất sớm, ở xóm 1, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) từng trải qua nhiều năm khốn khó. Một mình nuôi năm người con đang ở độ tuổi ăn học, bám mặt với ruộng đồng quanh năm vẫn thiếu đói, bà phải bỏ quê vào miền nam làm thuê, giúp việc gia đình. Sau nhiều năm đi làm ăn xa, bà trở về quê nhưng vẫn chưa thoát khỏi cảnh nghèo. Năm 2010, thực hiện dự án VIE022 về "Thúc đẩy quyền của NCT, người thiệt thòi tại Việt Nam" do Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (Help Age International - HAI) hỗ trợ, Hội NCT Việt Nam triển khai, CLB liên thế hệ tự giúp nhau số 1, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) được thành lập. Bà là một trong số những người đầu tiên xin tham gia CLB. Thuộc diện hộ nghèo, bà Tâm được CLB cho vay vốn năm triệu đồng, được hướng dẫn cách làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Bà đầu tư mua các con giống như: lợn sinh sản, gà, cá, chim bồ câu. Từ nguồn vốn vay ban đầu, gia đình bà đã có được đàn gia súc, gia cầm, ao cá, cho thu nhập ổn định. Tham gia CLB, bà Tâm còn được khám sức khỏe định kỳ, lập sổ theo dõi sức khỏe, được hướng dẫn cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tập dưỡng sinh, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tham quan du lịch. Bà Tâm chia sẻ: "Từ khi tham gia CLB, tôi thấy mình vui, khỏe ra, lại được vay vốn làm ăn, kinh tế gia đình được cải thiện". Nhờ tham gia CLB, bà Tâm hiện là hộ thoát nghèo bền vững. Bà còn là ủy viên ban chủ nhiệm CLB, trưởng nhóm tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe tại nhà cho NCT già yếu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Ông Phạm Minh Tâm, chủ nhiệm CLB liên thế hệ tự giúp nhau số 1, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) cho biết: CLB có 60 thành viên, trong đó phần lớn là nữ, có độ tuổi từ 60 trở lên, 20 thành viên thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Từ nguồn vốn ban đầu được hỗ trợ là 100 triệu đồng, CLB tổ chức cho các thành viên vay vốn xoay vòng, từ ba đến năm triệu đồng/người/lần để hỗ trợ làm ăn, tăng thu nhập. Ðến nay cả bảy hộ nghèo trong CLB đều đã thoát nghèo, nguồn vốn vay của CLB không những được duy trì mà còn tăng lên 133 triệu đồng. CLB có năm tình nguyện viên thường xuyên chăm sóc 18 đối tượng NCT già yếu, hoàn cảnh neo đơn như: giúp việc nhà, chăm sóc y tế, hỗ trợ tiền, hiện vật… CLB cũng duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tập thể dục dưỡng sinh, khám và tư vấn sức khỏe,…Từ năm 2005, với sự trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức hỗ trợ NCT Quốc tế và sự tài trợ của một số dự án, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội NCT và một số tổ chức khác đã phối hợp chính quyền một số địa phương xây dựng thí điểm CLB liên thế hệ tự giúp nhau. Mỗi CLB được hỗ trợ ban đầu số tiền hoặc hiện vật trị giá từ 50 đến 100 triệu đồng để làm quỹ cho các thành viên vay tăng thu nhập, với lãi suất tối đa là 1%/ tháng. Toàn bộ số tiền lãi nộp vào quỹ của CLB để duy trì các hoạt động chung. Thanh Hóa là tỉnh đi đầu trong việc thành lập CLB và duy trì hoạt động hiệu quả, với 434 CLB, ở 304 xã, phường, thị trấn, bao gồm 23.464 thành viên, trong đó hơn 71% là NCT, 64% thuộc diện nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn.Kết quả nghiên cứu đánh giá về tác động của CLB liên thế hệ tự giúp nhau của Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho thấy, CLB là mô hình có tác động toàn diện tới NCT và cộng đồng. Cụ thể là: thành viên được vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, có thể tăng 50% thu nhập sau ba năm, góp phần giảm nghèo cho NCT và gia đình. Sức khỏe của thành viên tốt lên do rèn luyện và có kiến thức tự chăm sóc. Ðời sống tinh thần được nâng cao, có cơ hội giao lưu, nâng cao nhận thức. Thúc đẩy sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, các thế hệ, giữa người khó khăn và không khó khăn; gắn kết tình làng nghĩa xóm, thúc đẩy các phong trào tại cộng đồng và thực hiện tốt luật pháp, chính sách về NCT. Hoạt động của CLB còn làm thay đổi cách nhìn về NCT, về sự đóng góp và phát huy nội lực của NCT; góp phần làm tốt công tác NCT. Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cũng công nhận CLB liên thế hệ tự giúp nhau là mô hình có tính nhân văn cao, hỗ trợ toàn diện NCT và có hiệu quả nhất, tạo điều kiện hỗ trợ NCT nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo.Tại Quyết định số 1781/QÐ-TTg, ngày 22-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ, lần đầu tiên ở nước ta, mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau đã được đưa vào thành một chỉ tiêu trong Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2012-2020. Ngày 2-8-2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1533/QÐ-TTg, phê duyệt Ðề án nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016-2020. Ðề án đặt chỉ tiêu đến năm 2020, xây dựng và duy trì hoạt động khoảng 3.200 CLB ở ít nhất 45 tỉnh, thành phố (có ít nhất 100.000 thành viên, trong đó có 65.000 NCT tham gia).Tuy nhiên, đến nay việc nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau vẫn còn chậm. Hiện mới có 18 tỉnh triển khai được hơn 1.000 CLB, tập trung nhiều ở một số tỉnh được các tổ chức quốc tế tài trợ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thái Nguyên. Trưởng Ban đại diện Hội NCT tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hạnh cho biết: Ðến thời điểm này, tỉnh Ninh Bình mới xây dựng được năm CLB liên thế hệ tự giúp nhau. Mỗi CLB tự huy động được từ 15 đến 20 triệu đồng, chỉ đủ mua một số thiết bị y tế, chưa có nguồn vốn ban đầu cho các thành viên vay để xóa đói, giảm nghèo và khó khăn trong việc triển khai các hoạt động.Để nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, sức khỏe cho NCT, theo Phó trưởng Ban Ðối ngoại - Trung ương Hội NCT Việt Nam Phạm Tuyết Nhung, trước hết cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các CLB đã thành lập. Hội Người cao tuổi các cấp phối hợp các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng "Ðề án nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 – 2020 đã được Chính phủ phê duyệt; đồng thời rất cần sự vào cuộc, hỗ trợ tích cực của các cấp ủy Ðảng, chính quyền cơ sở để Hội NCT xây dựng nguồn lực và nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau, đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi của NCT cả nước."Hiện, một số tỉnh đang có vướng mắc trong việc giao đơn vị chủ trì triển khai Ðề án nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau, vì thế, cần có quy định cụ thể, thống nhất để tháo gỡ".LÊ MINH GIANGChánh Văn phòng Ủy ban quốc gia NCT Việt Nam"Những tỉnh không được hỗ trợ vốn từ dự án của các tổ chức quốc tế, mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau đang rất khó khăn về nguồn lực. Vì vậy, chúng tôi rất mong được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn ban đầu".NGUYỄN THỊ THU HẠNHTrưởng Ban đại diện Hội NCT tỉnh Ninh Bình"Thời gian qua, có rất nhiều người làm đơn xin tham gia CLB liên thế hệ tự giúp nhau nhưng do nguồn vốn có hạn, cho nên ban chủ nhiệm rất khó giải quyết".PHẠM MINH TÂMChủ nhiệm CLB số 1, xã Dân Quyền(Triệu Sơn, Thanh Hóa)
https://nhandan.vn/nhan-rong-mo-hinh-cau-lac-bo-lien-the-he-tu-giup-nhau-post286624.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:23", "tags": [] }
Thái Nguyên triển khai xây dựng nhà ở xã hội
NDO -Thái Nguyêncó nhiều khu, cụm công nghiệp, thu hút hàng trăm nghìn công nhân, người lao động, trong đó có khoảng 40% là người ngoài tỉnh. Thời gian gần đây, một số dự ánnhà ở xã hộiđược triển khai để từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động.
Đầu tháng 3 vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ (TTB Group) và Công ty cổ phần Đầu tư Bình Minh triển khai xây dựng giai đoạn 1 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên.Đây là dự án nhà ở xã hội quy mô đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh với diện tích 11,3ha, gồm các công trình: Nhà ở, dịch vụ thương mại hỗn hợp, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 300 tỷ đồng, xây dựng 11 tòa nhà từ 5 đến 10 tầng, tổng số 700 căn hộ.Một dự án khác, với diện tích hơn 11ha tại 2 phường Đồng Tiến và Bãi Bông, thành phố Phổ Yên, trong đó Công ty cổ phần TNG Land dành gần 1ha để đầu tư xây dựng 361 căn hộ với diện tích từ gần 30m2 đến 70m2, bố trí từ 1 đến 3 phòng ngủ, dự kiến sẽ được xây dựng từ đầu tháng 4 tới.Thời gian vừa qua, hầu hếtcông nhânngoại tỉnh làm việc trong các khu, cụm công nghiệp ở Thái Nguyên đều ở trong các ký túc xá của doanh nghiệp, ở trong các khu nhà trọ do người dân địa phương xây dựng, nên không ổn định lâu dài.Nhằm triển khai xây dựng nhà ở xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên có Văn bản số 1265/UBND-CNN&XD, chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Cục Thống kê tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, thống kê, báo cáo thực trạng nhà ở xã hội và nhà trọ công nhân; nhu cầu nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá về thực trạng và nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo, đề nghị Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội của tỉnh để tổ chức thực hiện có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương.
https://nhandan.vn/thai-nguyen-trien-khai-xay-dung-nha-o-xa-hoi-post801799.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:23", "tags": [ "Thái Nguyên", "nhà ở xã hội", "Cụm công nghiệp", "Khu nhà trọ" ] }
Biểu dương người dân, các lực lượng kịp thời chữa cháy tại Vườn quốc gia Tràm Chim
NDO -Sau hơn 5 tiếng đồng hồ tích cực dập lửa, vụ cháy tại Vườn quốc gia Tràm Chim được dập tắt. Lãnh đạo tỉnh đã biểu dương sự ứng phó kịp thời của các lực lượng chức năng tại địa phương và người dân cùngtham gia chữa cháy.
Chiều tối 11/6, tại Ủy ban nhân dân xã Phú Đức, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và các ngành chức năng,Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông đã có buổi họp nhanh đánh giá sơ bộ công tác chữa cháy tại Phân khu A1 của Vườn quốc gia Tràm Chim.“Người dân và lực lượng lo dập “giặc lửa”, bất chấp các xe bị cháy do gió tạt rất nhanh. Mừng vì mọi người xử trí rất kịp thời.Tôi biểu dương tinh thần của các lực lượng chức năng tại địa phương và người dân cùng tham gia chữa cháy”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện nhấn mạnh.Theo Công an tỉnh Đồng Tháp, vụ cháy xảy ra lúc 10 giờ 45 phút, ngày 11/6. Trạm bảo vệ rừng Phú Đức 2 phát hiện đám cháy tại Phân khu A1 (xã Phú Đức, huyện Tam Nông) và báo cáo về Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng Vườn quốc gia Tràm Chim.Vườn quốc gia Tràm Chim đã huy động lực lượng tại chỗ và phương tiện đến ngay hiện trường bố trí tham gia chữa cháy.Nhân lực tham gia chữa cháy nắm sơ bộ là 247 người, gồm có lực lượng kiểm lâm và viên chức, nhân viên Vườn quốc gia Tràm Chim, Công an huyện Tam Nông, Ban chỉ huy Quân sự huyện Tam Nông, Công an một số xã trên địa bàn huyện.Ngoài ra còn có Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Đồng Tháp, Công an huyện Hồng Ngự và huyện Thanh Bình... cùng nhiều người dân tham gia chữa cháy.Toàn tỉnh đã huy động 6 máy bơm nước Tohatsu VC82ASE; 2 máy V20; 5 máy chữa cháy các ngành; 150 cuộn vòi A, 250 cuộn vòi B; 10 bình xịt máy; 2 xe ba gác; 7 chiếc tắc ráng… để dồn lực chữa cháy.Lực lượng chức năng tích cực chữa cháy.Đến 16 giờ cùng ngày, đám cháy cơ bản được dập tắt, đơn vị tiếp tục cử nhân viên trực kiểm tra, theo dõi tình hình để xử lý kịp thời tình huống phát sinh.Qua thống kê, có 20,4 ha rừng bị thiệt hại, trong đó cháy dưới tán là 18,2 ha (gồm cỏ dưới tán và gốc rừng tràm); đồng cỏ 1,84 ha.Do tình hình thời tiết có gió mạnh nên đám cháy diễn biến phức tạp (cháy nhảy cóc) nên vượt qua tuyến đê số 4, dẫn đến cháy một số cây lâu năm của người dân và 5 phương tiện xe máy của lực lượng tham gia chữa cháy.“Nguyên nhân gây cháy nhận định ban đầu do có người xâm nhập trái phép dùng lửa bất cẩn gây ra", Đại tá Bùi Bé Năm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện cũng yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất hỗ trợ chi phí thiệt hại, trong đó có thiệt hại tài sản xe cho lực lượng tham gia chữa cháy.Yêu cầu ngành chức năng sớm hoàn thiện hồ sơ đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các đơn vị, cá nhân đãtích cực tham gia chữa cháy, kịp thời khống chế, không để cháy lan.Một xe máy bị cháy rụi.Được biết, hiện vẫn còn các ban, tổ trực trực kiểm tra, theo dõi tình hình để xử lý kịp thời tình huống phát sinh, kịp thời ứng phó khi lửa nhen nhóm bùng phát trở lại.Ông Nguyễn Phước Thiện cũng đề nghị các ngành, các đơn vị hỗ trợ thức ăn, nước uống đầy đủ, đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng tham gia phòng cháy chữa cháy rừng trực trong tối nay.Trước đó, tại hiện trường vụ cháy, Báo Nhân Dân đã thông tin vềdiễn biến cháy, cũng như sự nỗ lực dập tắt đám cháy của lực lượng chữa cháy.Do cháy đồng cỏ và đặc biệt là nhiều gốc cây tràm bị cháy, nên đến chiều tối cùng ngày, khói vẫn còn nghi ngút tại một số khu vực xảy ra cháy.Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân, do sợ ảnh hưởng sức khỏe, một số hộ dân trước đó di tản ra xa khu vực cháy, tối cùng ngày đã trở về nhà.
https://nhandan.vn/bieu-duong-nguoi-dan-cac-luc-luong-kip-thoi-chua-chay-tai-vuon-quoc-gia-tram-chim-post813846.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:23", "tags": [ "Vườn Quốc gia Tràm Chim", "Tam Nông", "Phòng cháy chữa cháy", "Đồng Tháp", "Cháy rừng" ] }
Quảng Bình đề nghị hỗ trợ tìm kiếm các ngư dân đang mất tích
NDO -Chiều 6/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đang tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin các tàu bị nạn, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền mở rộng phạm vi, hỗ trợ tìm kiếm 11ngư dân đang mất tíchtrên biển.
Bộ đội Biên phòng Quảng Bình thông tin, tai nạn liên quan đến tàu cá của tỉnh trên biển trong những ngày qua khiến11 người vẫn còn mất tích, gồm: 6 thuyền viên trên tàu cá QB 92669-TS hiện tại đang mất tích, 5 thuyền viên khác trên tàu cá QB 98614-TS đang bị mất liên lạc.Nguyên nhân ban đầu được người dân báo về là do giông lốc, sóng to, gió mạnh dẫn đến tàu chìm.Hiện, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình quyết định thành lập Ban chỉ huy tiền phương tại đơn vị để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh thông tin cáctàu bị nạn.Tin liên quanNhiều tàu cá gặp nạn trên vùng biển Quảng Bình, 11 ngư dân mất tíchChỉ huy đơn vị đã có văn bản kiến nghị, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình chỉ đạo Sở Ngoại vụ báo cáo Bộ Ngoại giao thông báo Bộ Ngoại giao Trung Quốc hỗ trợ tìm kiếm các nạn nhân đang mất tích; chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp, hỗ trợ nắm thông tin, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo quy định.Kiến nghị, đề xuất Bộ Tư lệnh thông báo Bộ Ngoại giao thông báo, đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ tìm kiếm các nạn nhân đang mất tích; chỉ đạo Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố phối hợp, hỗ trợ nắm thông tin, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân đang mất tích.Bộ đội Biên phòng Quảng Bình phối hợp với địa phương thông báo, kêu gọi các phương tiện hoạt động gần khu vực các tàu bị nạn hỗ trợ tìm kiếm; kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan cho các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường.Các đơn vị biên phòng tuyến biển cử cán bộ thường xuyên bám, nắm qua gia đình các nạn nhân bị nạn, phối hợp với gia đình chủ tàu, Đài Thông tin duyên hải để thông báo cho các phương tiện hoạt động trên biển hỗ trợ tìm kiếm.Bên cạnh đó duy trì kênh liên lạc 24/24 với các tàu trên biển để nắm thông tin, tình hình có liên quan; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm khi có lệnh.Theo nguồn tin riêng của phóng viên, trên vùng biển mà các tàu cá bị nạn, tàu cứu hộ, cứu nạn của lực lượng chức năng nước ta hiện đang tích cực tìm kiếm các ngư dân mất tích trong thời tiết không thuận lợi, sóng to.Như Báo Nhân Dân đã thông tin, 4 tàu cá của tỉnh Quảng Bình bị chìm, mất tích khi đánh bắt trên biển. Đến ngày 6/5, 13 người được cứu nạn an toàn (trong đó có 6 người đã vào bờ, 6 người khác đang trên tàu các ngư dân và 1 người đã chết). Hiện có 11 ngư dân đang còn mất tích.
https://nhandan.vn/quang-binh-de-nghi-ho-tro-tim-kiem-cac-ngu-dan-dang-mat-tich-post808114.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:23", "tags": [ "Quảng Bình", "chìm tàu cá", "cứu hộ cứu nạn", "ngư dân mất tích" ] }
Hỗ trợ, tạo việc làm cho người dân có đất bị thu hồi
Thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đi cùng với đó là vấn đề tạo việc làm cho người lao động nói chung và người có đất bị thu hồi nói riêng, giúp người dân ổn định đời sống. Trong nhiều năm qua, công tác này luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và chú trọng thực hiện từ cấp Trung ương đến cơ sở, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cần được giải quyết thấu đáo.
Bài 1: Bảo đảm việc làm và thu nhập cho người dânThu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội gắn với tạo việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất luôn là vấn đề thời sự và có sự gắn kết với nhau trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo trên cơ sở các quy định của pháp luật, tuy nhiên tại một số địa phương lại khoán trắng cho người lao động tự học nghề, tự tìm việc làm.Gắn thu hồi đất với tạo việc làmTỉnh Thái Nguyên hiện có năm khu công nghiệp và một khu, cụm công nghiệp đang hoạt động, với diện tích đất khoảng 1.328 ha. Các khu, cụm công nghiệp thu hút hơn 100 nghìn lao động vào làm việc, trong đó lao động là người Thái Nguyên chiếm hơn 60% với độ tuổi trung bình từ 27 đến 32.Theo số liệu thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, thu nhập bình quân của người lao động tại các khu, cụm công nghiệp khoảng 8,7 triệu đồng/người/tháng, trong khi đó thu nhập bình quân của người lao động nói chung trên toàn tỉnh là 7,2 triệu đồng/người/tháng.Ngay từ khi lập dự án quy hoạch, thu hồi đất phục vụ phát triển, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thống nhất chủ trương và thực hiện mức bồi thường hỗ trợ người dân tại các dự án. Cụ thể, cùng với mức tiền bồi thường về đất ở, đất nông nghiệp theo quy định, UBND tỉnh còn áp dụng mức hỗ trợ đào tạo và tìm việc làm cho người bị thu hồi đất với số tiền bằng ba lần mức bồi thường về đất nông nghiệp.Cùng với đó, Trung tâm đào tạo và hỗ trợ việc làm của tỉnh và các huyện thường xuyên mở lớp dạy nghề cho người dân có nhu cầu, nhất là những người bị thu hồi đất. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bị thu hồi đất được học nghề và vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trên chính quê hương mình.Ông Hoàng Văn Úy, 53 tuổi, là một trong số nhiều hộ dân tại tổ dân phố Thơm, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình bị thu hồi đất phục vụ dự án đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội cho biết, gia đình ông bị thu hồi hơn 900 m2đất thổ cư và ba sào đất nông nghiệp. Cùng với diện tích đất đền bù tái định cư, gia đình ông được nhận 3,1 tỷ đồng tiền đền bù, trong đó gồm tiền đền bù về nhà, đất, tiền hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm. Hiện, gia đình ông có hai người con đang làm việc tại Khu công nghiệp Điềm Thụy với mức lương ổn định. Một người con vừa bước vào độ tuổi lao động đang học nghề với mong muốn tiếp tục vào khu công nghiệp để làm việc.Tại Hà Nam, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã thu hồi hơn 1.500 ha đất để thực hiện 246 dự án, đi cùng với đó là hàng nghìn gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất sản xuất. Đây là bài toán lớn đặt ra đối với chính quyền trong việc đào tạo, hỗ trợ việc làm cho người dân.Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là người bị thu hồi đất nông nghiệp, năm 2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3571/KH-UBND triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất.Bên cạnh việc hỗ trợ đào tạo, tìm việc làm cho người bị thu hồi đất với mức tiền gấp ba lần mức bồi thường về đất nông nghiệp, UBND tỉnh còn hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí đối với trình độ sơ cấp và hỗ trợ học phí đối với trình độ trung cấp, cao đẳng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Từ năm 2021 đến 2023, tỉnh đào tạo nghề cho hàng nghìn lao động nông thôn, với tổng kinh phí hỗ trợ 3 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề chiếm 91%, thu nhập bình quân của lao động nông thôn sau đào tạo nghề trung bình hơn 5 triệu đồng/người/tháng.Nhiều "khoảng trống" trong đào tạo nghềThực tế cho thấy, việc thu hồi đất tập trung phần lớn vào đất canh tác nông nghiệp và vùng đông dân cư, tập trung vào một số xã, nhất là ở vùng ven khu đô thị lớn (khoảng 70%-80%). Tính chung, đất nông nghiệp bị thu hồi tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp, nhưng lại gây mất việc làm cho người lao động.Mặc dù Chính phủ đã có những quy định cụ thể hỗ trợ cho những người mất đất được đào tạo nghề mới hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng với số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề từ 300-700 nghìn đồng/người, người dân chỉ có thể tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với các nghề đơn giản. Lao động lớn tuổi (hơn 35 tuổi), chưa qua đào tạo rất khó tìm việc làm trong khi phần lớn họ là những lao động chính trong gia đình.Tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi áp dụng mức hỗ trợ từ 3 đến 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại và không vượt quá 2 ha mỗi hộ; đối với đất lâm nghiệp, mức hỗ trợ bằng 3,5 lần giá đất lâm nghiệp và không quá 5 ha. Việc hỗ trợ học phí đào tạo nghề được xác định trong phương án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Căn cứ điều kiện thực tế của hộ gia đình, cá nhân xác định mức hỗ trợ làm cơ sở đưa vào phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.Theo đồng chí Lữ Ngọc Út, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Quảng Ngãi, khi thực hiện thu hồi đất, người dân nhận tiền bồi thường và hỗ trợ chuyển đổi việc làm, đào tạo nghề cùng lúc. Sang khu tái định cư, nhiều hộ dân dùng tiền đền bù, tiền học nghề, chuyển đổi việc làm để xây dựng nhà mới, lo cho con cái với nhiều chi phí khác. Vì vậy, chi phí dành cho học nghề, chuyển đổi việc làm bị dùng không đúng mục đích và bị vô hiệu hóa. Bên cạnh đó, do các cơ sở đào tạo nghề của nhiều địa phương chỉ đào tạo các nghề phổ thông như may, thủ công mỹ nghệ, thú y… nhưng không có địa chỉ "đầu ra" cụ thể khiến người dân không mặn mà. Năm 2023, huyện Nghĩa Hành đã quy hoạch và thực hiện các dự án, công trình trên diện tích đất thu hồi 210 ha của hơn 2.000 hộ dân.Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Hùng, Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Nghĩa Hành, người dân chỉ nhận tiền chuyển đổi nghề nghiệp mà không đăng ký nhu cầu đào tạo nghề. Từ năm 2021 đến nay, đơn vị này cũng chưa nhận đăng ký nhu cầu đào tạo nghề của người bị thu hồi đất.Còn tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, mặc dù có nhiều dự án hạ tầng, giao thông liên quan thu hồi đất, nhưng đến nay huyện vẫn chưa thống kê, chưa triển khai công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người dân bị thu hồi đất khiến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.Nhiều người lao động bị rơi vào cảnh thất nghiệp sau khi đã có công việc ổn định do bất cập trong các quy định của pháp luật.Theo bà Vũ Thị Minh Phương, Phó Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều doanh nghiệp lách luật bằng cách tuyển lao động vào khoảng tháng 11 hằng năm với hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm. Khi hết hợp đồng, doanh nghiệp không gia hạn hợp đồng mà tuyển người mới vào làm việc cũng với thời hạn hợp đồng 1 năm. Điều này dẫn đến cứ vào dịp cuối năm lại có một lượng lớn người lao động bị mất việc làm và mất thu nhập chính đáng. Nhiều công nhân trong các khu công nghiệp của tỉnh cũng nêu bất cập liên quan chính sách tiền lương. Cụ thể, theo quy định về mức lương tối thiểu vùng, các địa phương của tỉnh Hà Nam thuộc khu vực vùng 3 và vùng 4 với mức lương tối thiểu vùng được quy định là 3,640 triệu và 3,250 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nhiều địa phương lân cận được quy định thuộc vùng 2 với mức lương tối thiểu vùng là 4,160 triệu đồng/tháng. Điều này dẫn đến người lao động chịu nhiều thiệt thòi, không yên tâm làm việc và luôn có xu hướng chuyển sang những địa phương có mức lương tối thiểu vùng cao hơn.(Còn nữa)
https://nhandan.vn/ho-tro-tao-viec-lam-cho-nguoi-dan-co-dat-bi-thu-hoi-post802868.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:23", "tags": [ "Học nghề", "Cụm công nghiệp", "Thu nhập bình quân" ] }
Sóc Trăng thực hiện “Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc lần thứ 2 năm 2024”
NDO -Ngày 26/5, Đoàn Thanh niên các đồn Biên phòng và Hải đội 2 Biên phòng, Bộ đội Biên phòngtỉnh Sóc Trăngphối hợp tổ chức Đoàn địa phương trên địa bàn khu vực biên giới biển ra quân thực hiện “Ngày chủ nhật xanh toàn quốc lần thứ 2 năm 2024” với nhiều hoạt động thiết thực.
Hoạt động đã thu hút hơn 300 cán bộ đoàn viên thanh niên tham gia với các hoạt động như thu gom rác thải, dọn vệ sinh môi trường khu vực cống Kênh Ba, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng và các tuyến đường giao thông nông thôn có chiều dài hơn 3km.Lực lượng còn tổng dọn vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cắt tỉa cây xanh che khuất tầm nhìn; thu gom, phân loại hàng tấn rác thải đưa về nơi xử lý; phát hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền tác hại của rác thải nhựa, bảo vệ môi trường...Đoàn viên thanh niên các đơn vị tiến hành phát quang, dọn vệ sinh thu gom rác thải tại các tuyến đường giao thông nông thôn.Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên bằng những công trình, phần việc cụ thể; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân cũng như bảo vệ môi trường.Qua đó, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, sáng tại các địa phương; đồng thời góp phần nâng cao ý thức, tạo sức lan tỏa sâu rộng đến đoàn viên, thanh niên và người dân trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
https://nhandan.vn/soc-trang-thuc-hien-ngay-chu-nhat-xanh-toan-quoc-lan-thu-2-nam-2024-post811234.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Sóc Trăng", "Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc lần thứ 2" ] }
Hơn 149 tỷ đồng thực hiện phòng ngừa, ứng phó thiên tai năm 2023
NDO -Tổng giá trị hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng năm 2023 đạt hơn 149 tỷ đồng, trợ giúp 394.505 lượt người bị ảnh hưởng.
Ngày 9/5, tại Đà Nẵng, Trung ươngHội Chữ thập đỏ Việt Namtổ chức Hội nghị Phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2024.Năm 2023, Việt Nam xảy ra hơn 1.100 trận thiên tai với 21/22 loại hình thiên tai. Trong đó, một số đợt lớn, gây hậu quả nghiêm trọng như: sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng); mưa lớn gây lũ quét tại thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát (Lào Cai) khiến 9 người chết; 3 đợt mưa lớn tại miền trung từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 làm 14 người chết, mất tích...Tính từ tháng 1/2023 đến nay, thiên tai đã làm 166 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.236 tỷ đồng.Hiện nay, cả nước có hơn 400.000 tình nguyện viên Chữ thập đỏ. Trong đó, mỗi tỉnh thành đều có ít nhất 1 Đội tình nguyện viên về phòng ngừa và ứng phó thảm họa.Tình nguyện viên Chữ thập đỏ giúp người dân chằng mái nhà.Năm 2023, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm họa trên cả nước.Cụ thể, cứu trợ khẩn cấp các gia đình có người thương vong do thiên tai, thảm họa tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Hà Nội, Quảng Nam, Yên Bái, Thừa Thiên Huế với tổng trị giá 1,3 tỷ đồng.Dự án Viện trợ quốc tế khẩn cấp để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau lũ quét năm 2023 của Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế hơn 9,4 tỷ đồng được triển khai tại 4 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Đắk Nông.Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” đã hỗ trợ 1.980 cờ Tổ quốc, 135 nhà An toàn phòng chống thiên tai cho ngư dân với tổng giá trị hơn 6,7 tỷ đồng, 500 áo phao cho ngư dân với tổng giá trị 750 triệu đồng.Sẻ chia tấm lòng, tình cảm của nhân dân Việt Nam trước những thiệt hại, mất mát to lớn của bạn bè quốc tế trong thiên tai, thảm họa, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã ban hành Lời kêu gọi trong nước ủng hộ gần 45 tỷ đồng trợ giúp nhân dân 2 nướcSyria và Thổ Nhĩ Kỳkhắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.Từ đầu năm 2024 đến nay, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động, kịp thời hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng mưa đá, dông lốc tại các tỉnh miền núi phía bắc, hạn hán xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cháy và sự cố nghiêm trọng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh... trên cả nước.Để sẵn sàng phòng ngừa, ứng phó thiên tai năm 2024, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ thực hiện nhiều kế hoạch như: kiện toàn, nâng cao chất lượng lực lượng ứng phó các cấp; tập huấn, hướng dẫn, áp dụng Quy trình chuẩn trong ứng phó thảm họa, trong các chương trình cứu trợ khẩn cấp; nâng cao hiệu quả công tác vận động nguồn lực cứu trợ; ứng phó và hỗ trợ phục hồi; rà soát bổ sung các mặt hàng cứu trợ tại 4 kho hàng dự trữ của Trung ương Hội.Ngoài ra, Hội cũng rà soát, đánh giá các chương trình, dự án, hoạt động và nguồn lực dự phòng của Hội, vận động các đối tác, tổ chức, doanh nghiệp,… hỗ trợ nguồn lực, kỹ thuật hoặc cam kết phối hợp qua hệ thống.
https://nhandan.vn/hon-149-ty-dong-thuc-hien-phong-ngua-ung-pho-thien-tai-nam-2023-post808510.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Đà Nẵng", "ứng phó thiên tai", "dịch bệnh", "cứu trợ khẩn cấp", "Hội Chữ thập đỏ Việt Nam" ] }
Trao sinh kế cho các gia đình hộ nghèo ở khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk
NDO -Sáng 28/3,Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắkcho biết, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, cấp ủy, chính quyền địa phương các xã Ia Lốp, Ia R’vê, huyện Ea Súp và xã Krông Na, huyện Buôn Đôn cùng các Đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn tổ chức trao bò sinh sản cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới.
Đợt này, các đơn vị đã trao tặng 4 con bò giống sinh sản cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn gồm: ông Chu Viết Văn tại xã Ia Lốp, huyện Ea Súp; bà Hà Thúy Quỳnh, xã Ia R’vê, huyện Ea Súp; bà H’Lăng Niê Kđam và bà H’Nhem Êban tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.Bò sinh sản được trao đợt này có tổng giá trị 72 triệu đồng, đây là số tiền từ nguồn Quỹ Vì người nghèo của tỉnh Đắk Lắk nhằm giúp các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới có thêm điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh và bảo đảman sinh xã hộiở địa phương.Tin liên quanĐắk Lắk: Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân Bộ đội Biên phòng tỉnhThượng tá Rơ Lan Ngân, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, bò sinh sản được trao tặng đã được chọn lựa kỹ, bảo đảm con giống khỏe mạnh, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương. Đồng thời, mong muốn các hộ gia đình cố gắng chăm sóc, nuôi dưỡng thật tốt, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển mang lại thu nhập, hiệu quả kinh tế cho gia đình.Đắk Lắk có 4 xã biên giới, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều chương trình, dự án đã được triển khai tại các xã này. Tuy nhiên, khu vựcbiên giới tỉnh Đắk Lắkgiao thông đi lại còn khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, đời sống nhân dân mặc dù đã được cải thiện, song còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo bình quân còn chiếm tới 55,7%.Vì vậy, rất cần sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh nhằm giúp các hộ nghèo, gia đình cóhoàn cảnh khó khănở khu vực biên giới có thêm điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh và bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.
https://nhandan.vn/trao-sinh-ke-cho-cac-gia-dinh-ho-ngheo-o-khu-vuc-bien-gioi-tinh-dak-lak-post801974.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Đắk Lắk", "sinh kế", "biên giới tỉnh Đắk Lắk", "an sinh xã hội", "hoàn cảnh khó khăn", "Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk" ] }
Thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà
NDO -Thành phố Hà Nộisẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch Triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.Chương trình sẽ tiếp nhận, cập nhật, theo dõi tình hình, tiến độ, kết quả kiểm tra xử lý và chấp hành pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC); đồng thời nhằm quản lý dữ liệu về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố, từng địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và đối với từng lĩnh vực, loại hình cơ sở; quản lý dữ liệu về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với từng cơ sở.Kế hoạch cũng nhằm xây dựng phương án chữa cháy, thoát nạn đối với từng nhà dân, cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy; theo dõi giao thông, nguồn nước, trụ nước chữa cháy, phương tiện cần huy động, điểm chữa cháy công cộng, tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy.Ứng dụng sẽ bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả và an toàn, an ninh thông tin theo quy định; lấy trải nghiệm của người dùng làm thước đo để tiếp tục tối ưu hóa, cải thiện và nâng cấp ứng dụng.Các thông tin, dữ liệu trong ứng dụng sẽ được cập nhật đầy đủ, thường xuyên, chính xác, như: Thông tin cấp phép xây dựng, thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy, hồ sơ quản lý theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy, các điều kiệnan toàn về phòng cháy, chữa cháy, tình hình cháy, nổ, xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của các cấp chính quyền thành phố.Ứng dụng sẽ bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả và an toàn, an ninh thông tin theo quy định; lấy trải nghiệm của người dùng làm thước đo để tiếp tục tối ưu hóa, cải thiện và nâng cấp ứng dụng.Thành phố phấn đấu 100% cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sử dụng thành thạo ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư; tối thiểu 70% dân số trên địa bàn được lựa chọn thí điểm biết ứng dụng quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy thành phố; tối thiểu 80% thông báo về sự cố về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người dân, doanh nghiệp được gửi, tiếp nhận và xử lý theo quy trình điện tử trên ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.Tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, trong giai đoạn 1 (từ ngày 25/4 đến 30/6/2024): Thực hiện đối với cơ sở chung cư mini (nhà ở nhiều căn hộ), nhà trọ; nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh thuộc Phụ lục I Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.Giai đoạn 2 (từ ngày 1/7 đến 30/9/2024), thực hiện đối với cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố; thực hiện thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.Về lộ trình thực hiện thí điểm, trước ngày 7/5/2024, hoàn thành tập huấn cho Công an thành phố (Phòng PC07), 30 Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã (Công an cấp huyện).Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Công an cấp huyện) tổ chức tập huấn cho uỷ ban nhân dân cấp xã (Công an cấp xã), hoàn thành trước ngày 10/5/2024.Dự kiến trong tháng 12/2024, thành phố sẽ chính thức đưa vào thực hiện đối với cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy và ứng dụng quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy.
https://nhandan.vn/thi-diem-ung-dung-canh-bao-chay-gan-voi-xac-thuc-dinh-danh-so-nha-post806320.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "hà nội phòng cháy", "hà nội cháy", "định danh cá nhân" ] }
Báo Nhân Dân hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ
NDO -Ngày 15/9, đoàn công tácBáo Nhân Dândo đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu đã trao khoản tiền 500 triệu đồng hỗ trợ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Huyền Mai, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân (Hà Nội) đã bày tỏ sự xúc động khi nhận được sự quan tâm của Báo Nhân Dân đối với các nạn nhân của vụ cháy nói riêng và quận Thanh Xuân nói chung.Xác định toàn bộ danh tính 56 nạn nhân tử vongThông tin thêm về vụ cháy, đồng chí cho biết, vụ cháy xảy ra tại công trình nhà ống, có diện tích sàn 200m2 và được đưa vào sử dụng từ năm 2016. Tại đây có 45 hộ dân sinh sống, diện tích mỗi căn phòng dao động từ 35-45m2.Đêm 12/9, chỉ khoảng 7 phút sau khi nhận được thông tin hỏa hoạn, tất cả lực lượng chức năng của phường Khương Đình, quận Thanh Xuân cũng như thành phố Hà Nội đã có mặt, trực tiếp chỉ đạo và tham gia công tác chữa cháy.Đồng chí Bùi Huyền Mai, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thông tin về công tác hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy tại buổi làm việc. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Về nguyên nhân ban đầu, đồng chí Bùi Huyền Mai thông tin, vào thời điểm sự việc xảy ra, tại tầng 1 của tòa nhà có 70 xe máy và khoảng 30 xe đạp điện. Trong quá trình cắm sạc, hệ thống điện đã bị quá tải dẫn đến chập cháy. Ngay sau đó, khói đã xộc lên cầu thang bộ, thang máy dẫn đến các lối thoát nạn đều bị ảnh hưởng.Về tình trạng các nạn nhân, đồng chí Mai cho biết, 54/56 nạn nhân tử vong do ngạt khói. Do đó, cơ quan chức năng đã thu thập các giấy tờ tùy thân liên quan để nhanh chóng xác định danh tính.Hiện trường vụ việc đêm 12/9.Ngoài ra, tới 17 giờ chiều hôm qua, 14/9, 2 nạn nhân cuối cùng đã xác định được kết quả ADN. Như vậy, toàn bộ 56 nạn nhân đều đã được nhận diện và bàn giao lại cho gia đình làm các thủ tục mai táng. Quận Thanh Xuân cũng sẽ hỗ trợ tối đa các thủ tục cũng như chi phí an táng.Hiện tại, vẫn còn 30 người bị thương đang cấp cứu tại 6 cơ sở y tế; trong đó có 2 trường hợp bị thương nặng nay cũng đã qua cơn nguy kịch. Ngoài ra, 7 cháu nhỏ là nạn nhân của vụ việc đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai cũng đã dần ổn định cả về thể chất lẫn tâm lý.Chủ đề: Cháy chung cư mini tại Hà NộiHà Nội xem xét kỷ luật nhiều cán bộ liên quan vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh XuânVụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ: Công bố danh tính 6 bị can bị khởi tốYêu cầu bảo đảm quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini như nhà chung cưTập trung toàn lực hỗ trợ các nạn nhân vụ hỏa hoạnLiên quan công tác hỗ trợ các nạn nhân vụ hỏa hoạn, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thông tin, tính đến 12 giờ trưa nay, 15/9, tâm lý của 70 người được giải cứu đã cơ bản được ổn định.Trước đó, Ủy ban nhân dân các cấp của thành phố Hà Nội cũng đã kịp thời hỗ trợ các nạn nhân bị tử vong, bị thương trong vụ việc.Quận Thanh Xuân cũng đã bố trí cho 7 hộ có nhu cầu tạm cư chung quanh khu vực chung cư bị cháy, bảo đảm cho người dân thuận lợi trong công việc, tránh xáo trộn nhiều.Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Bên cạnh đó, chính quyền cũng đã liên hệ từng người dân để khảo sát nhu cầu cụ thể. Những hộ có nhu cầu tiếp tục ở lại địa bàn quận Thanh Xuân sẽ được hỗ trợ chi phí thuê nhà trong vòng 6 tháng.Về việc tiếp nhận các nguồn hỗ trợ, đồng chí Bùi Huyền Mai cho biết, hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có thể đóng góp thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Thanh Xuân hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Khương Đình. Sau khi tiếp nhận, tới 17 giờ hằng ngày, toàn bộ số tiền sẽ được tổng hợp, báo cáo trên tinh thần minh bạch, công khai.Thông tin thêm với Báo Nhân Dân, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân cho biết, 17 giờ chiều nay, Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân sẽ tiến hành trao tiền hỗ trợ cho toàn bộ các hộ dân bị ảnh hưởng của vụ cháy, mỗi người được hỗ trợ khoản tiền 40 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ nhu yếu phẩm sẽ tiếp tục được thực hiện theo nhu cầu của từng người bị ảnh hưởng.Theo đồng chí Bùi Huyền Mai, hiện nay, công tác hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy đang được tiến hành khẩn trương."Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành phân loại sâu hơn, trên cơ sở đó báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để có các phương án hỗ trợ tiếp theo trên tinh thần huy động mọi nguồn lực, bằng mọi cách nhanh chóng nhất, minh bạch nhất", đồng chí nhấn mạnh.Thông tin thêm tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Thanh Xuân cho biết, thực hiện chỉ đạo của thành phố, hiện quận Thanh Xuân đang tiến hành rà soát các chung cư, nhà trọ trên địa bàn; đồng thời, yêu cầu điều tra bổ sung để đánh giá hiện trạng một cách toàn diện.Báo Nhân Dân hỗ trợ các nạn nhân của vụ cháy 500 triệu đồngTại buổi làm việc, đồng chí Lê Quốc Minh khẳng định, vụ cháy chung cư mini tại Khương Đình là một sự việc rất đau lòng.Đánh giá cao nỗ lực của thành phố Hà Nội cũng như chính quyền địa phương trong công tác khắc phục sự cố, hỗ trợ người dân; đồng chí khẳng định, từ năm 1954 tới nay, chưa từng có vụ hỏa hoạn nào để lại hậu quả nghiêm trọng như vậy. Đồng chí nhấn mạnh, việc cần làm nhất lúc này là cần đưa ra các giải pháp, nâng cao chất lượng công tác thanh, kiểm tra, xử lý triệt để các vi phạm để ngăn chặn các sự cố tương tự xảy ra trong tương lai.Đồng chí Lê Quốc Minh đánh giá cao công tác hỗ trợ các nạn nhân của quận Thanh Xuân. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Về công tác thông tin, đồng chí cho hay, ngay khi sự việc xảy ra, với chức năng là cơ quan báo chí lớn nhất của Đảng và Nhà nước, Báo Nhân Dân đã đưa tin rất sớm; đồng thời triển khai nhiều bài viết phản ánh toàn diện, khách quan vụ việc. Những thông tin chính thống và chính xác này đã được công chúng đón nhận.Ngoài ra, với tinh thần chia sẻ khó khăn, dựa trên cơ sở huy động xã hội hóa cũng như sự đóng góp của các cán bộ, nhân viên của báo, Báo Nhân Dân đã trao số tiền 500 triệu đồng hỗ trợ các nạn nhân trong vụ cháy."Với tinh thần của những người làm báo đảng, thông qua Mặt trận Tổ quốc quận Thanh Xuân, chúng tôi mong muốn sẻ chia với các nạn nhân tại Khương Hạ", đồng chí nhấn mạnh.Thông qua Báo Nhân Dân, Công ty cổ phần Kênh28 Entertainment hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy số tiền 1 tỷ đồng. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Cũng tại buổi làm việc, thông qua Báo Nhân Dân, Công ty cổ phần Kênh28 Entertainment đã hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy số tiền 1 tỷ đồng. Đây là số tiền được Công ty huy động thông qua sự chung tay của cộng đồng.Trước đó, như Báo Nhân Dân đã phản ánh,vụ cháy chung cư minigồm 9 tầng, 1 tum xảy ra hồi 23 giờ 22 phút đêm 12/9, tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm nhiều người thiệt mạng và thương vong.Tính đến tối 13/9, cơ quan chức năng đã xác định được 56 người thiệt mạng và 37 người bị thương. Trong số này, đã xác định được danh tính của 39 trong số 56 người thiệt mạng.Lực lượng chức năng đưa các nạn nhân ra khỏi hiện trường vụ cháy.Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đãkhởi tố và bắt tạm giamNghiêm Quang Minh, chủ chung cư tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội), nơi xảy ra vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng đêm 12, rạng sáng 13/9.Tính đến chiều 14/9, còn 36 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội)đang điều trịtại các Bệnh viện Bạch Mai, Xanh Pôn, Hà Đông, Đại học Y Hà Nội và Quân y 103.Chủ đề: Cháy chung cư mini tại Hà NộiHà Nội xem xét kỷ luật nhiều cán bộ liên quan vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh XuânVụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ: Công bố danh tính 6 bị can bị khởi tốYêu cầu bảo đảm quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini như nhà chung cư
https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-ho-tro-cac-nan-nhan-vu-chay-chung-cu-mini-tai-khuong-ha-post772697.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Cháy chung cư mini", "Chung cư mini tại Khương Hạ", "Hà Nội" ] }
Đã xác định danh tính 11/14 nạn nhân tử vong trong vụ cháy tại quận Cầu Giấy
NDO -Tính đến cuối giờ chiều ngày 24/5, các lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 11/14 người tử vong trongvụ cháy tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy để bàn giao về cho các gia đình an táng theo quy định.
Thông tin từ quận Cầu Giấy cho hay, cơ quan chức năng bước đầu xác định được danh tính 11/14 người tử vong trong vụcháy nhà trọ ở Trung Kính. Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tiến hành làm thủ tục để tiến hành bàn giao các nạn nhân về cho gia đình tổ chức an táng theo quy định.Đối với 3 trường hợp còn lại, lực lượng chức năng đang tiến hành xác nhận ADN để xác minh danh tính.Trước đó, như Báo Nhân Dân đã đưa tin, rạng sáng ngày 24/5,một vụ cháy lớnđã xảy ra tại địa chỉ số 1, hẻm 31, ngách 98 (ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội).Ngay khi nhận được tin báo, Công an Thành phố đã điều động 50 cán bộ, chiến sĩ của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an Thành phố và Công an quận Cầu Giấy, lực lượng Cảnh sát 113 Công an quận Cầu Giấy, Công an phường Trung Hòa khẩn trương đến hiện trường phối hợp các lực lượng khác của chính quyền và người dân địa phương tổ chức chữa cháy.Các lực lượng đãtổ chức phá khóa cổngchính, phá ô cửa sổ tiếp cận vào bên trong ngôi nhà và kịp thời cứu được 7 người mắc kẹt, trong đó có 3 người bị thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Qua tìm kiếm, ban đầu các lực lượng xác định 14 người đã tử vong. Đến 1 giờ 30 phút, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/da-xac-dinh-danh-tinh-1114-nan-nhan-tu-vong-trong-vu-chay-tai-quan-cau-giay-post811062.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Xác định danh tính nạn nhân vụ cháy nhà trọ", "Xét nghiệm ADN", "Cháy nhà trọ làm 14 người tử vong" ] }
Lâm Đồng: Điều tra, xử lý trường hợp thông tin sai sự thật “Đà Lạt xảy ra biến lớn”
NDO -Cơ quan Công anLâm Đồngkhẳng định, thông tin lan truyền trên không gian mạng cho rằng “Đà Lạt xảy ra biến lớn”, “Đà Lạt xảy ra vấn đề, cấm người dân ra đường”… là sai sự thật , vi phạm pháp luật.
Chiều 30/4, Cổng hành chính công tỉnh Lâm Đồng phát đi thông tin, qua công tác bảo đảm an ninh mạng, Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện: Hiện nay, trên không gian mạng lan truyền thông tin cho rằng “Đà Lạtxảy ra biến lớn”, “Đà Lạt xảy ra vấn đề, cấm người dân ra đường”, “Đà Lạt xảy ra bạo động, bắn súng...”, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.Thông tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng khẳng định “Đà Lạt xảy ra biến lớn, bạo động” là sai sự thật.Công an tỉnh Lâm Đồng khẳng định, các thông tin nêu trên là sai sự thật, vi phạm pháp luật.Cơ quan công an đang tiến hành điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Hơn 20 nghìn khán giả đến với Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đêm 29/4.Trước đó, tối 29/4, tại Quảng trường Lâm Viên,thành phố Đà Lạt, diễn ra chung kết bảng phong trào mở rộng của Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup, với sự tham gia của 18 nhóm nhảy và sự cổ vũ của hơn 20 nghìn khán giả.Nhóm Big Boom Dance Team đoạt quán quân bảng phong trào mở rộng của Dalat Best Dance Crew 2024.Với màn thể hiện xuất sắc, nhóm Big Boom Dance Team đã bước lên ngôi vị quán quân bảng phong trào mở rộng củaDalat Best Dance Crew 2024- Hoa Sen Home International Cup.Khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt dịp Lễ 30/4.Đêm chung kết bảng phong trào mở rộng có sự xuất hiện của nhóm nhạc Thái Lan De GIFT', ca sĩ Trương Thảo Nhi, ca sĩ Trung Hiếu - Quán quân Đấu trường toàn năng.Đông đảo người dân thành phố Đà Lạt và du khách dự đêm chung kết bảng quốc tế của DalatBest Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup tối 30/4.Tối nay, 30/4, tại Quảng trường Lâm Viên tiếp tục diễn ra đêm chung kết của bảng quốc tếDalatBest Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup, với sự tham gia của 12 nhóm nhảy đến từ nhiều quốc gia trong khu vực và Việt Nam, hứa hẹn mang đến cho khán giả không khísôi động, qua các màn trình diễn vũ đạo bùng nổ.
https://nhandan.vn/tinh-lam-dong-bac-bo-thong-tin-tren-mang-ve-da-lat-xay-ra-bien-lon-post807263.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Lâm Đồng", "bác bỏ thông tin bạo động tại Đà Lạt", "Đà Lạt xảy ra biến lớn" ] }
[Infographic] Một số dấu mốc của Luật Bảo hiểm xã hội
Sau hơn một năm xây dựng và soạn thảo, dự ánLuật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)chính thức trình lên lấy ý kiến tạiKỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVtrong tháng 11. Đây cũng là lần thứ ba dự thảo Luật quan trọng này được sửa đổi. Xin giới thiệu một số dấu mốc quan trọng củaLuật Bảo hiểm xã hộiqua các thời kỳ.
Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợiChủ đề: Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội 2014Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), hạn chế rút bảo hiểm một lầnThúc đẩy mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội với lao động tại làng nghềNhững điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện
https://nhandan.vn/infographic-mot-so-dau-moc-cua-luat-bao-hiem-xa-hoi-post784031.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Luật Bảo hiểm xã hội", "Quốc hội khóa XV", "Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)", "bảo hiểm xã hội", "người lao động" ] }
Nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”
Ngày 25/4, tại Quảng trường Nhà văn hóa 3/2 (thành phố Nam Định), tỉnh Nam Định tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” năm 2024. Hội thi thu hút 130 huấn luyện viên, vận động viên của 10 đội tuyển “Tổ liên gia an toànphòng cháy, chữa cháy” đại diện cho các huyện, thành phố thuộc tỉnh.
Phát biểu tại Hội thi, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dântỉnh Nam ĐịnhTrần Anh Dũng, cho biết: Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” nhằm tuyên truyền, nâng cao chất lượng, hiệu quả của mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”; kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, cứu người, cứu tài sản; thực hiện hiệu quả phương châm “Bốn tại chỗ” trong việc xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra ngay tại khu dân cư.Hội thi còn nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi trong phong trào “Toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy”; thiết thực thực hiện xây dựng mô hình “Tỉnh an toàn phòng cháy, chữa cháy” được Bộ Công an chọn triển khai làm điểm, để nhân rộng trong toàn quốc.Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng phát biểu tại Hội thi. (Ảnh: XUÂN TRƯỜNG)Tham gia hội thi, các đội tuyển thi nội dung lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết tập trung trả lời câu hỏi về kiến thức phòng cháy, chữa cháy vàcứu nạn, cứu hộ; những quy định mới của pháp luật liên quan; phần thi thực hành chữa cháy, cứu người và di chuyển tài sản đối với loại hình nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh.Các đội tuyển tham gia phần thi lý thuyết. (Ảnh: XUÂN TRƯỜNG)Tiếp đó là thi thực hành chữa cháy. (Ảnh: XUÂN TRƯỜNG)Các đội thi tranh tài sôi nổi trong sự cổ vũ, động viên của đông đảo cán bộ và người dân Nam Định.Kết thúc hội thi, ban tổ chức đã trao nhiều giải thưởng; trong đó giải nhất toàn đoàn thuộc về đội tuyển thành phố Nam Định; giải nhì thuộc về huyện Mỹ Lộc; giải ba là huyện Ý Yên.Ban tổ chức hội thi trao giải toàn đoàn cho các đội tuyển đạt thứ hạng nhất, nhì, ba. (Ảnh: XUÂN TRƯỜNG)Dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Công an tỉnh Nam Định đã tặng bằng khen, giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức hội thi.
https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-hieu-qua-mo-hinh-to-lien-gia-an-toan-phong-chay-chua-chay-post806432.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "phòng cháy chữa cháy", "Nam Định", "Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy" ] }
Đề xuất công khai thông tin doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội
NDO -Việc công khai thông tin các doanh nghiệp chậm hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động có đầy đủ thông tin trước khi quyết định lựa chọn doanh nghiệp mình xin vào làm việc.
Tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, Quốc hội dành cả ngày làm việc 27/5 thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự ánLuật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).Làm rõ trách nhiệm nếu tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội tăngPhát biểu ý kiến thảo luận, đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) cho biết thời gian qua, vấn đềtrốn đóng, chậm đóng, đặc biệt là nợ bảo hiểm xã hội vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động.Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) phát biểu ý kiến. (Ảnh: DUY LINH)Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có quy định riêng về trách nhiệm tổ chức kiểm tra đối với các doanh nghiệp, có thể giao hẳn cho ngành bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp vi phạm hoặc đề nghị, kiến nghị ra tòa theo Bộ luật Hình sự.Đồng thời, cần bắt buộc doanh nghiệp có quỹ dự phòng của doanh nghiệp hoặc quỹ hoạt động của doanh nghiệp theo tỷ lệ phần trăm mà doanh nghiệp đưa vào hoạt động, và có tỷ lệ chỉ tiêu để doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phải bảo đảm quyền lợi đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động cho người lao động, như thế người lao động sẽ không bị thiệt thòi.“Khi doanh nghiệp hoạt động tốt thì việc chăm lo cho người lao động sẽ càng tốt hơn. Còn nếu có vấn đề về rủi ro thì vẫn bảo đảm được nguồn quỹ cho người lao động về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm tai nạn để người lao động không bị mất quyền lợi. Đây cũng là điều kiện bảo đảm cho người lao động tham gia tốt hơn bảo hiểm xã hội”, đại biểu Lam nói.Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội, đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) đề nghị dự thảo Luật quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội nếu để tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội gia tăng.Liên quan đến các tổ chức, công ty, doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, đại biểu cho rằng cũng cần có quy định, chế độ công khai rộng rãi về thông tin, tình hình nợ, số nợ, thời gian nợ, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của các tổ chức, công ty, doanh nghiệp này để người lao động có thể theo dõi cũng như có thêm thông tin trong việc lựa chọn tham gia thị trường lao động.“Đề xuất thông tin về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ngoài việc công khai cũng phải có cách để cho người lao động có thể tiếp cận, tra cứu nhanh chóng, từ đó người lao động có thể nhận biết được cũng như tạo ra được sự cạnh tranh trong thị trường lao động giữa các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho người lao động một cách tốt nhất”, đại biểu Hương nêu rõ.Đại biểu Đào Chí Nghĩa (đoàn Cần Thơ). (Ảnh: DUY LINH)Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Đào Chí Nghĩa (đoàn Cần Thơ) đề nghị bổ sung quy định “cơ quan có thẩm quyền thông báo tên, địa chỉ doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động biết trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu của các trung tâm giới thiệu việc làm, dịch vụ việc làm về tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp” để người lao động có đầy đủ thông tin trước khi ra quyết định lựa chọn doanh nghiệp mà mình xin vào làm việc. Theo đại biểu, quy định này sẽ bảo đảm tính cảnh báo, tính răn đe và minh bạch về mặt thông tin.Nhấn mạnh tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là vấn đề hết sức nan giải, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị dự thảo Luật phải quy định trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở những đối tượng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội, chu kỳ 3 tháng nhắc một lần để những đối tượng này kịp thời chấn chỉnh.Chủ đề: Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội 2014Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), hạn chế rút bảo hiểm một lầnThúc đẩy mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội với lao động tại làng nghềNhững điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyệnNhất trí quy định cơ chế đặc thù bảo vệ người lao động bị chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hộiTại Điều 41 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định về cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.Nhất trí cao về sự cần thiết phải có quy định nêu trên để phòng ngừa và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, đại biểu Nguyễn Thành Nam (đoàn Phú Thọ) nhấn mạnh, đây là một yêu cầu cấp bách, nhằm giải quyết những trường hợp đặc biệt, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội.Theo đại biểu, thực tiễn thời gian qua, nhiều chủ doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, chưa đòi được, người lao động trong doanh nghiệp không được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội. Dự thảo luật lần này đã có những sửa đổi, nâng cao hiệu quả xử lý về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, chắc chắn sẽ có tác động tích cực trong việc trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.“Tuy nhiên, khi nhiều trường hợp dù xử phạt, khởi tố, thậm chí không thể xử lý được thì người lao động vẫn sẽ là người thiệt thòi nhất trong khi họ không có lỗi, những người này cần được bảo vệ, hỗ trợ thông qua các cơ chế đặc thù”, đại biểu Nam cho hay.Đại biểu Nguyễn Thành Nam (đoàn Phú Thọ). (Ảnh: DUY LINH)Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu, tính toán nguồn lực để mở rộng hơn nữa đối tượng người lao động được ngân sách nhà nước hỗ trợ trong khoảng thời gian bị chậm đóng, trốn đóng để bao phủ nhóm người yếu thế, như người bị suy giảm khả năng lao động, nhất là những trường hợp do tai nạn lao động, người ốm đau thường xuyên, người có bệnh nền…Đối với hành vi bị nghiêm cấm, tại khoản 2 Điều 8 của dự thảo Luật quy định cấm hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (đoàn Quảng Nam), quy định như vậy là chưa đầy đủ, đề nghị Ban soạn thảo giữ nguyên hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 3, Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đó là “cấm chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.Lý giải nguyên nhân, đại biểu cho biết, thực tế hiện nay, tình trạng các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động nhưng vẫn trích từ tiền đóng của người lao động hàng tháng khi trả lương diễn ra phổ biến. Do đó, Luật cần thiết phải quy định hành vi cấm chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn để có căn cứ xử lý vi phạm đối với hành vi này.Có cùng mối quan tâm, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng hiện nay trong dự thảo Luật mới chỉ quy định cấm hành vi truy cập, khai thác, cung cấp trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, còn nhiều hành vi khác như lợi dụng giao dịch điện tử, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hành vi về gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử. Do vậy, đại biểu đề nghị bổ sung thêm các hành vi cấm cho đầy đủ hoặc có thể quy định các hành vi cấm theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống
https://nhandan.vn/de-xuat-cong-khai-thong-tin-doanh-nghiep-cham-tron-dong-bao-hiem-xa-hoi-post811352.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "Luật Bảo hiểm xã hội", "trốn đóng bảo hiểm", "chậm đóng bảo hiểm", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV" ] }
Hội nghị bàn tròn về các phương pháp tốt nhất để thúc đẩy bình đẳng giới
NDO -Ngày 6/6, Đại sứ quán Chile tại Việt Nam, cùng các đại sứ quán Canada, Pháp, Đức, Mexico, Tây Ban Nha và Thụy Điển phối hợp Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức hội nghị bàn tròn về các phương pháp tốt nhất để thúc đẩy bình đẳng giới nhằm loại bỏ những trở ngại ngăn cản sự tiến bộ của phụ nữ trong việc thực hiện đầy đủ quyền tự chủ và các quyền lợi khác của họ.
Tháng 6/2023, Bộ Ngoại giao Chile lần đầu tiên triển khai Chính sách ngoại giao nữ quyền, trong đó lấy nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử làm trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Chile, áp dụng các biện pháp và hành động nhằm chính thống hóa quan điểm giới. Mục đích là để loại bỏ những trở ngại ngăn cản sự tiến bộ của phụ nữ trong việc thực hiện đầy đủ quyền tự chủ và các quyền lợi khác của họ.Thách thức này kêu gọi nam giới và phụ nữ, đại diện cho mọi sự đa dạng của họ, hành động từ góc độ tôn trọng và thúc đẩy nhân quyền. Để đạt được bình đẳng giới đòi hỏi phải xem xét lại các cấu trúc, khoảng cách xã hội và thể chế vốn duy trì sự bất bình đẳng cả trên phạm vi quốc tế cũng như ở phạm vi quốc gia và trong tổ chức.Việt Nam, người bạn lâu năm đồng thời là đối tác quan trọng nhất của Chile tại khu vực Đông Nam Á cùng chia sẻ quan điểm và mối quan tâm chung trong lĩnh vực này.Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng khen ngợi trong việc bảo đảmbình đẳng giớitrong cả đời sống chính trị và xã hội so các nước trong khu vực, đồng thời có những mục tiêu đầy tham vọng khác về trao quyền cho phụ nữ và sự lãnh đạo của phụ nữ.Trong bối cảnh này, ông Sergio Narea, Đại sứ Chile tại Việt Nam, cùng các Đại sứ Canada, Pháp, Đức, Mexico, Tây Ban Nha và Thụy Điển cùng Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức Hội nghị bàn tròn về các phương pháp tốt nhất để thúc đẩy bình đẳng giới.Các đại biểu tham gia Hội nghị.Tại hội nghị, các diễn giả trao đổi về những giải pháp tốt nhất và kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy bình đẳng giới cũng như những câu chuyện thành công và con đường dẫn tới bình đẳng giới.Tại sự kiện, bà Pauline Fatima Tamesis, điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, trên toàn cầu, ước tính cứ 3 người thì có 1 người đã từng là nạn nhân của bạo lực tình dục do bạn tình hoặc người không phải bạn tình gây ra trong cuộc sống của họ. Ở nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng sâu sắc hơn các cuộc khủng hoảng do xung đột, biến đổi khí hậu và tác động kéo dài của đại dịch Covid-19.Trích câu nói của Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres trong Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay: “Bình đẳng là nền tảng của xã hội hòa bình, thịnh vượng. Để đạt được điều đó, chúng ta phải kết hợp lời nói với hành động”, bà Pauline nhấn mạnh, vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm để đạt được bình đẳng giới.Bà Pauline hy vọng, hội nghị hôm nay sẽ là cầu nối để các nhà ngoại giao, chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm trong việc phá bỏ rào cản giới tính, thách thức các chuẩn mực xã hội và tạo cơ hội cho phụ nữ thăng tiến, góp phần tích cực vào những nỗ lực không ngừng vìphụ nữ và trẻ em gáiở Việt Nam.
https://nhandan.vn/hoi-nghi-ban-tron-ve-cac-phuong-phap-tot-nhat-de-thuc-day-binh-dang-gioi-post813042.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "thúc đẩy bình đẳng giới", "bình đẳng giới", "phụ nữ và trẻ em gái", "quyền tự chủ", "sự tiến bộ của phụ nữ" ] }
Bình Định: Tiễn đưa các liệt sĩ hy sinh tại Cao điểm 174 về đất mẹ
NDO -Sáng 24/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnhBình Địnhlong trọng tổ chức Lễ truy điệu và tiễn đưa các liệt sĩ Sư đoàn 3 Sao Vàng đã anh dũng hy sinh tại Cao điểm 174 về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Bình Định là chiến trường trọng điểm của Quân khu 5, là nơi đứng chân, hậu cứ của Sư đoàn 3 Sao Vàng. Xác định được địa bàn chiến lược quan trọng của Bình Định, cuối năm 1965, địch đã tập trung hơn 20.000 quân Mỹ và chư hầu với 500 máy bay các loại, hàng chục tiểu đoàn thiết giáp, pháo binh nhằm thực hiện mục đích “tìm diệt” và “bình định”.Cao điểm 174 là cụm điểm tựa đóng vai trò rất quan trọng đối với cả ta và địch. Nếu ta có được Cao điểm 174 nghĩa là kiểm soát được một địa bàn rộng lớn của huyện Hoài Nhơn. Trong đó, quan trọng là căn cứ Đệ Đức, sân bay Thiết Đính, cầu Bồng Sơn và cụm pháo binh phía bắc đèo Phủ Cũ. Ngược lại nếu địch có được Cao điểm 174 sẽ kiểm soát và khống chế toàn bộ phía bắc huyện Hoài Ân.Tin liên quanBình Định: Phát hiện một hài cốt liệt sĩ tại hầm chiến đấu Đồi 174Ngay từ đầu cuộc chiến tranh, Cao điểm 174 là nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch. Đến tháng 11/1972, Sư đoàn 3 mở đợt tiến công tiêu diệt địch và làm chủ hoàn toàn cụm điểm tựa 174. Xét thấy tầm quan trọng của Cao điểm 174, Sư đoàn 3 đã chỉ thị cho Trung đoàn 21 xây dựng hệ thống công sự trận địa hầm hào kiên cố, điển hình là địa đạo 174.Các đại biểu dâng hương bày tỏ sự tri ân đối với những hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ tại Cao điểm 174.Đến tháng 9/1974, địch tập trung lực lượng gồm Sư đoàn 22 quân lực Việt Nam Cộng hòa, Liên đoàn biệt động số 4, Liên đoàn biệt động số 6 tập trung đánh chiếm Cao điểm 174, 82, Núi Chéo. Có những ngày, Cao điểm 174 phải gánh chịu hơn 2.000 quả đạn, pháo các loại, 40 lượt máy bay A37 ném bom. Đêm mùng 1, rạng sáng mùng 2 tháng 1 năm 1975, địch đã huy động tối đa lực lượng pháo binh, máy bay ồ ạt bắn phá tại Cao điểm 174 khiến các công sự, trận địa của ta bị phá hủy, quân ta bị thương vong tổn thất nên lực lượng còn lại phải vào địa đạo Cao điểm 174.Đến 11 giờ trưa cùng ngày, cửa địa đạo bị sập, địch chiếm giữ địa đạo, khống chế và lấp chặt cửa địa đạo phía nam khiến toàn bộ chiến sĩ trong địa đạo bị kẹt lại không ra được. Do đó, các chiến sĩ đã hy sinh từ 7 đến 9 đồng chí. Sự hy sinh quả cảm của các anh hùng, liệt sĩ đã tô thắm thêm vào trang sử vàng bất khuất của dân tộc Việt Nam, những người con đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo 515 của tỉnh; sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các cấp, các ngành, các đồng chí cựu chiến binh cùng nhân dân địa phương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tiến hành huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức tìm kiếm, phát hiện địa đạo 174 (chiều rộng 1,2m; cao 1,5m; chiều dài hơn 30m). Từ đó, tổ chức khai quật và quy tập 7hài cốt liệt sĩ, các hài cốt liệt sĩ đã phân hủy, còn một ít xương cùng một số di vật kèm theo như: Giày vải, khăn, dép cao su, ví, mũ cối, bút viết, thắt lưng, băng đạn…Sau hơn 10 ngày tìm kiếm, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã quy tập được 7 hài cốt liệt sĩ.Chiều 23/4, tại Cao điểm 174, chính quyền địa phương xã Ân Mỹ đã tổ chức cúng cầu siêu cho các hương linh anh hùng, liệt sĩ hy sinh tại đây. Tại lễ cúng cầu siêu lãnh đạo chính quyền địa phương cùng các tăng ni phật tử đã dâng hương tưởng niệm và cầu nguyện các anh hùng, liệt sĩ, những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự bình yên của đất nước hôm nay được siêu sinh tịnh độ.Tham dự lễ bàn giao, đồng chí Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đánh giá rất cao sự nỗ lực của các sở, ngành của tỉnh, của địa phương đã cố gắng hơn 10 ngày qua để tìm kiếm và quy tập được 7 hài cốt liệt sĩ về an táng đúng dịp kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều hài cốt liệt sĩ chưa được tìm thấy, do đó, các ngành của tỉnh cùng với huyện Hoài Ân cần tiếp tục nỗ lực tìm kiếm, quy tập đưa về nghĩa trang an táng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công lao của các liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc.Lễ truy điệu và an táng các anh hùng, liệt sĩ có sự tham dự của các lãnh đạo tỉnh Bình Định.Sau lễ cầu siêu các đồng chí Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, lãnh đạo chính quyền xã Ân Mỹ cùng các đại biểu đã dâng hương bày tỏ sự tri ân đối với những hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ tại cao điểm 174. Sau đó đưa hài cốt các anh hùng liệt sĩ về nghĩa trang liệt sĩ xã Ân Mỹ để bàn giao cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh.Sáng 24/4, tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân, Lễ truy điệu và an táng các anh hùng, liệt sĩ đã được tổ chức long trọng với sự tham gia của các lãnh đạo tỉnh Bình Định, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, các cựu chiến binh cùng đông đảo nhân dân địa phương.
https://nhandan.vn/binh-dinh-tien-dua-cac-liet-si-hy-sinh-tai-cao-diem-174-ve-dat-me-post806240.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Bình Định", "liệt sĩ", "Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định", "Cao điểm 174", "an táng hài cốt", "hài cốt liệt sĩ" ] }
Khởi công tuyến cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột
NDO -Ngày 18/6, tại Km54+750 (km559+800 đường Trường Sơn Đông) thuộc thôn Cư Dhắt, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, Bộ Giao thông vận tải phối hợp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựngđường bộ cao tốcKhánh Hòa-Buôn Ma Thuột.
Dự lễ khởi công có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bùi Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Giao thông vận tải; Nguyễn Đình Trung, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và các các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa; lãnh đạo các sở, ban, ngành của 2 tỉnh và các huyện có tuyến cao tốc đi qua; các đơn vị tư vấn, nhà thầu, giám sát, thi công công trình…Văn nghệ chào mừng lễ khởi côngDự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 117,5km. Dự án có điểm đầu tại nút giao tại Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1, khu vực Cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối giao nhau với đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (khoảng Km 12+ 450), tỉnh Đắk Lắk; trong đó đoạn đi qua tỉnh Khánh Hòa 32,7km, tỉnh Đắk Lắk 84,8 km.Trong giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư theo quy mô đường ô tô cao tốc tốc độ thiết kế 80-100km/giờ; giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m.Dự án có tổng mức đầu tư là 21.935 tỷ đồng, tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn vào năm 2026 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2027.Các đại biểu dự lễ khởi côngDự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.Tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án khoảng 938,54ha, gồm: đất trồng lúa 2 vụ khoảng 133,46ha; đất nông nghiệp khác khoảng 202,64ha; đất ở khoảng 29,47 ha; đất trồng cây lâu năm khoảng 48,52ha; đất rừng sản xuất khoảng 437,57ha; đất rừng phòng hộ khoảng 33,61ha và đất khác khoảng 53,27ha.Dự án được chia làm 3 dự án thành phần. Dự án thành phần 1 từ Km 0+000 - Km 32+000 với chiều dài khoảng 32km thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, sơ bộ với tổng mức đầu tư 5.632 tỷ đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ quản.Dự án thành phần 2 từ Km 32+000-Km 69+500 với chiều dài khoảng 37,5km thuộc địa phận 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, sơ bộ tổng mức đầu tư 9.818 tỷ đồng, do Bộ Giao thông-Vận tải là cơ quan chủ quản.Dự án thành phần 3 từ Km 69+500-Km117+866 với chiều dài khoảng 48,5km, sơ bộ tổng mức đầu tư 6.485 tỷ đồng, do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chủ quản.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cho biết, Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt, khi dự án hoàn thành sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Khánh Hòa nói riêng, khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ nói chung. Vì vậy, ngay sau khi dự án được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, xác định công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt từ cấp ủy đến chính quyền địa phương, tổ chức, đoàn thể và đồng thuận cao của người dân vùng dự án…Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các địa phương có tuyến cao tốc đi qua đẩy nhanh công tác đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công dự án.Các phương tiện động thổ khởi côngDự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương quyết liệt triển khai giải phóng mặt bằng, phấn đấu đến ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% diện tích mặt bằng cho đơn vị thi công theo mục tiêu Chính phủ đề ra; đồng thời triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến dự án, hoàn thành sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án và kiến nghị cấp có thầm quyền tháo gỡ nhanh nhằm bảo đảm tiến độ thi công dự án theo kế hoạch đề ra.
https://nhandan.vn/khoi-cong-tuyen-cao-toc-khanh-hoa-buon-ma-thuot-post758244.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Đắk Lắk", "Khánh Hòa", "Lễ khởi công", "cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột" ] }
Bộ trưởng Tài chính: Luật nghiêm cấm hành vi chèo kéo mua bảo hiểm nhân thọ
NDO -Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn lợi dụng những người chưa có nhận thức cao để bán bảo hiểm.
Sáng 18/3, trong phiênchất vấnBộ trưởng Tài chính tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nội dung liên quan đếnmua bán bảo hiểm nhân thọđược nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đặt câu hỏi.Bảo đảm chất lượng trong mua bán hợp đồng bảo hiểmNếu vấn đề chất vấn, đại biểu Trần Đình Gia - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện nay tình trạng người mua bảo hiểm được chào mời với chiết khấu cao, có tình trạng người tư vấn bảo hiểm chèo kéo khách hàng quá mức… Điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng bảo hiểm.Bên cạnh đó, thời gian hợp đồng bảo hiểm thường rất dài, trong khi người tư vấn thường chỉ tư vấn những mặt tốt của bảo hiểm mà chưa nói rõ những quyền hạn và trách nhiệm khi tham gia, dẫn đến tình trạng người mua bảo hiểm không nắm chắc nội dung hợp đồng và thường bị thiệt thòi. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Tài chính làm rõ những giải pháp để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.Đại biểu Trần Đình Gia đặt câu hỏi chất vấn từ điểm cầu Hà Tĩnh.Trả lời chất vấn của đại biểu,Bộ trưởng Hồ Đức Phớccho biết, các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm là hành vi của các nhân viên bảo hiểm, công ty bảo hiểm. Về mặt quản lý, luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn lợi dụng những người chưa có nhận thức cao để bán bảo hiểm.Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại về những hành vi đó và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý. Về hợp đồng kéo dài, trước đây, có những hợp đồng kéo dài hàng chục trang, gây sơ hở trong nắm bắt thông tin, gây thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm.Tuy nhiên, sau khi sửa đổiLuật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023, cơ quan soạn thảo đã dành một chương cho hợp đồng bảo hiểm để bảo đảm hợp đồng bảo hiểm gọn hơn, rõ hơn, chặt chẽ hơn. Đồng thời cũng có quy định, trong vòng 21 ngày, nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi nhận lại tiền, công ty bảo hiểm phải trả lại cho người tham gia bảo hiểm.“Hành vi chèo kéo tham gia bảo hiểm được quy định rõ trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023 là những vấn đề bị cấm, không được thực hiện”, Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn. (Ảnh: DUY LINH)Ngăn chặn sai phạm trong việc bán sản phẩm nhân thọ qua ngân hàngCó chung mối quan tâm đến vấn đề bảo hiểm nhân thọ, đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) chất vấn: thời gian qua, thị trường bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài bán các sản phẩm thông qua các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng có nhiều sai phạm.Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Tài chính cho biết kết quả xử lý sai phạm và giải pháp của Bộ trong thời gian tới để ngăn chặn các sai phạm này.Hồi âm ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, chúng ta có 19 công ty bảo hiểm và chỉ có 2 công ty bảo hiểm trong nước và 17 công ty bảo hiểm liên doanh và nước ngoài. Việc hoạt động chủ yếu do đại lý và nhân viên ở trong nước thực hiện.Theo Bộ trưởng, việc liên kết bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng có thể là hành vi của nhân viên ngân hàng chứ chưa chắc đã do của các chủ tịch, giám đốc các ngân hàng thương mại chỉ đạo.Đại biểu Nguyễn Thị Hà chất vấn từ điểm cầu Bắc Ninh.Tuy nhiên, cũng có thể là bảo hiểm liên kết giữa ngân hàng hợp đồng với các công ty bảo hiểm để hưởng chi phí dịch vụ nhưng trong quá trình thực hiện có sự lệch lạc, thiếu thanh tra, kiểm tra, định hướng, quản lý. Từ đó dẫn đến nhân viên tư vấn sai, ảnh hưởng đến người tham gia bảo hiểm.Vì vậy, Bộ Tài chính đã xây dựng quy trình, tổ chức phối hợp thanh tra, kiểm tra để bảo đảm đúng đắn trong hoạt động bảo hiểm.Trả lời đại biểu Lã Thanh Tân (đoàn Hải Phòng) về giải pháp khắc phục tình trạng khó khăn, mức chi bảo hiểm thấp trong giải quyết bồi thường thiệt hại tài sản hay tổn thất, thương tật về người và tài sản cho bên thứ ba theo hạn mức, trách nhiệm đã được cam kết, Bộ trưởng cho biết nội dung này đã được quy định rõ trong Luật Bảo hiểm năm 2023.Đối với việc thực hiện bồi thường thiệt hại chậm hoặc cố tình co kéo, gây ra tranh chấp hiện có hai kênh giải quyết. Đó là gọi đến Cục Quản lý bảo hiểm sẽ có trách nhiệm giải quyết trong phạm vi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hình sự sẽ được xử lý qua bộ phận điều tra hình sự.“Về phía Bộ Tài chính đã chỉ đạo các công ty bảo hiểm thực hiện vấn đề này một cách nghiêm túc. Công ty bảo hiểm nào dây dưa, không trả bảo hiểm thì Cục Quản lý bảo hiểm của Bộ Tài chính sẽ tổ chức thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại theo quy định”, Bộ trưởng cho hay.
https://nhandan.vn/bo-truong-tai-chinh-luat-nghiem-cam-hanh-vi-cheo-keo-mua-bao-hiem-nhan-tho-post800439.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "bảo hiểm nhân thọ", "chèo kéo mua bảo hiểm", "bồi thường thiệt hại", "mua bán bảo hiểm", "chất vấn", "trả lời chất vấn", "phiên họp 31", "Ủy ban Thường vụ Quốc hội", "Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc" ] }
Nhiều cây xanh, nhà cửa ngã đổ do giông lốc ở Thừa Thiên Huế
NDO -Mưa lớn trong 2 ngày qua kèm theo giông lốc diễn ra trên diện rộng ở tỉnh Thừa Thiên Huế khiến nhiều cây xanh trên các tuyến đường bị đổ ngã, một số nhà dân bị tốc mái, nhiều diện tích lúa chuẩn bị thu hoạch bị ngã rạp, hư hỏng.
Thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế chiều nay 4/5 cho biết, mưa lớn kèm theo giông lốc xảy ra trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng đến giao thông, lưới điện và gây thiệt hại đáng kể cho người dân.Theo ghi nhận của phóng viên, gió lớn kèm giông lốc trong cơn mưa đã làm cho nhiều cây xanh ở các tuyến phố như Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo… (thành phố Huế) bị gãy cành, ngã đổ gây nguy hiểm cho người đi đường. Các trận giông lốc kèm theo mưa lớn vào trưa ngày 4/5 đã làm nhiều cây xanh ở các tuyến đường ở Yết Kiêu, Nguyễn Trãi… bị tước cành.Đặc biệt, cây xanh một số vị trí như ở trên đường Trần Hưng Đạo đoạn phía Bắc cầu Phú Xuân, phường Đông Ba (thành phố Huế) bị gãy cành, ngã đổ, gây nguy hiểm cho người đi đường, ách tắc giao thông; cây xanh ngã đổ vào đường dây điện gây ra sự cố mất điện cục bộ trong khu vực.Cây xanh ngã đổ ở trên đường Trần Hưng Đạo (thành phố Huế) vì giông lốc.Ngay sau khi cơn lốc đi qua, Điện lực Thừa Thiên Huế đã huy động lực lượng đến xử lý hiện trường, khắc phục các sự cố điện trên địa bàn thành phố Huế. Trung tâm Công viên cây xanh thành phố Huế cũng đã huy động cán bộ công nhân viên tại đơn vị đang khẩn trương dọn dẹp cành cây ngã đổ, bảo đảm an toàn cho các phương giao thông và người dân qua lại trên tuyến phố.Ngoài cây xanh bị gãy đổ, giông lốc còn làm hư hỏng biển hiệu, vỡ kính… một số công trình trên địa bàn thành phố Huế.Cụ thể, tại một khách sạn trên đường Nguyễn Công Trứ (phường Phú Hội, thành phố Huế), do mưa lớn kèm theo gió lốc đã làm kính thang máy (ngoài trời) của khách sạn bị vỡ rơi xuống đường, nguy cơ vỡ các mảng kính còn lại gây nguy hiểm cho người đi đường.Biển hiệu một công trình ở thành phố Huế bị giông lốc cuốn bay, vỡ kính.Sau giông lốc, nhận được thông tin từ cơ sở, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều xe cứu nạn, xe thang cùng 10 cán bộ chiến sĩ tham gia xử lý hiện trường, đưa kính vỡ thang máy của khách sạn xuống, bảo đảm an toàn cho người đi đường. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, không có người bị thương.Trước đó, vào chiều tối 2 và ngày 3/5 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra những trận mưa kèm giông lốc. Tại huyện Phú Vang và thị xã Hương Thuỷ có mưa giông kèm gió mạnh. Lượng mưa đo được tại các trạm phổ biến từ 20-40mm có nơi cao hơn như hồ Hòa Mỹ (huyện Phong Điền) 83,4mm; Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền) 60,6mm.Cây phượng trên đường Phan Bội Châu bị gió thổi bật gốc.Theo Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, trận giông lốc diễn ra chiều tối ngày 2/5 đã làm hơn 500 ha lúa trên địa bàn tỉnh bị ngã đổ, một số diện tích bị thiệt hại nặng. Các địa phương như thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang đã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tranh thủ thời tiết thuận lợi tiếp tục thu hoạch các diện tích lúa còn lại để tránh thiệt hại.Tại thị xã Hương Thủy, tổng diện tích lúa bị đổ ngã 343,5 ha (trong đó, đổ ngã 100% là 222 ha, đỗ ngã từ 30-70% là 121,5 ha); thành phố Huế 100 ha đỗ ngã, đến thời đã thu hoạch được 3.100 ha, chiếm 85% diện tích gieo cấy; huyện Phú Vang gần 80 ha đổ ngã, chiếm 8,2% diện tích chưa thu hoạch, tập trung nhiều nhất ở các Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lương, Phú Đa…Ngay sau cơn lốc đi qua, các địa phương đã chỉ đạo các ngành, ủy ban nhân dân các phường, xã trên địa bàn huy động lực lượng dân quân, các ban ngành hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thời, chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tranh thủ thời tiết thuận lợi tiếp tục thu hoạch các diện tích lúa còn lại.Nhiều diện tích lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế bị đổ ngã sau các trận giông lốc xảy ra, ảnh hưởng năng suất.Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Văn Anh cho biết: "Trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã có hiện tượng mưa, giông, lốc, chủ yếu tập trung ở Hương Thủy, Phú Vang và một số ở Quảng Điền, có một số nhà bị tốc mái, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tại địa phương và khắc phục một cách kịp thời. Đối với lúa, sau khi nắng lên sẽ huy động các máy gặt. Nó cũng không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Những đợt mưa này cũng tạo điều kiện cho độ ẩm của đất, hạn chế cháy rừng”Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, để thu hoạch nhanh, gọn vụ đông xuân, giảm căng thẳng cho sản xuất hè thu, các địa phương cần huy động tối đa máy gặt, máy cuộn rơm, máy làm đất; thực hiện đồng bộ các giải pháp vệ sinh đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học, cày lật đất ngay sau khi thu hoạch để diệt mầm mống sinh vật gây hại, hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa vụ hè thu.Bộ đội cùng dân quân địa phương kịp thời khắc phục thiệt hại do lốc xoáy tại Trường tiểu học Phú Lương 1 (huyện Phú Vang), bảo đảm cho học sinh đến trường.Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong 10 ngày tới, nắng nóng chỉ xảy ra cục bộ một vài ngày nhưng không gay gắt như đợt vừa qua, nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C, có ngày trên 37 độ C. Buổi chiều và chiều tối mưa giông xuất hiện nhiều hơn hơn. Trong cơn giông cần đề phòng xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm quy mô nhỏ như lốc, sét, mưa đá, mưa lớn cục bộ và gió giật mạnh.Đến giữa và cuối tháng 5, nắng nóng xuất hiện nhiều hơn, cường độ gay gắt hơn ở Thừa Thiên Huế. Địa phương cần đề phòng nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt kéo dài nhiều ngày liên tiếp.
https://nhandan.vn/nhieu-cay-xanh-nha-cua-nga-do-do-giong-loc-o-thua-thien-hue-post807869.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "cây xanh đổ ngã", "giông lốc", "Thừa Thiên Huế", "mưa lớn" ] }
[Infographic] 5 sân bay thu phí không dừng từ ngày 5/5/2024
NDO -Theo Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), từ ngày 5/5/2024, đơn vị sẽ chính thức triển khai và đồng loạtthu phí không dừng(ETC) tại 5 sân bay gồm: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.
https://nhandan.vn/infographic-5-san-bay-thu-phi-khong-dung-tu-ngay-552024-post801855.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "thu phí không dừng", "thu phí không dừng sân bay", "Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam" ] }
Nguồn lực giúp Hà Giang phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
NDO -Trong điều kiện tỉnh miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn, Hà Giang xác định nguồn lực từChương trình mục tiêu quốc giaphát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng để hoàn thiện hạ tầng nông thôn; tạo sinh kế, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân.
Do đó, ngay khi chương trình được triển khai, tỉnh đã khẩn trương quán triệt, phổ biến các văn bản chỉ đạo, giải pháp thực hiện; lãnh đạo tỉnh thường xuyên làm việc với các ngành chức năng, địa phương để nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn để chương trình đạt kết quả cao nhất.Tạo sinh kế cho người dân thoát nghèo bền vữngMặc dù gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, sự nỗ lực của chính quyền các cấp,Hà Giangđã từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.Một trong những dự án có tiến độ giải ngân cao nhất là dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Những lớp học xóa mù ở Hà Giang được triển khai từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang cho biết, việc dự án 4 có kết quả giải ngân cao so với các dự án trong chương trình là nhờ các đồng chí lãnh đạo tỉnh thường xuyên làm việc, kiểm tra các ngành, địa phương để đốc thúc tiến độ; giải quyết, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong quá trình giải ngân vốn. Bên cạnh đó, dự án này khi triển khai cũng gặp thuận lợi do các quy định, hướng dẫn của bộ ngành Trung ương rõ ràng, các công trình được thực hiện theo Luật đầu tư công và đều có các đơn vị tư vấn thực hiện.Kết quả, năm 2023, các huyện đã đầu tư 471 công trình, chủ yếu là các công trình xây mới, cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu của cộng đồng như đường giao thông nông thôn, kéo điện cho các thôn vùng cao, trường học, trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà sinh hoạt cộng đồng. Tổng nguồn vốn dự án được giao là hơn 726 tỷ đồng, đến cuối năm đã thực hiện giải ngân hơn 568 tỷ, đạt hơn 78% kế hoạch.Việc triển khai tiểu dự án đa dạng hóa sinh kế, thuộc dự án 3 “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” được các địa phương triển khai tích cực, phát huy hiệu quả.Các xã, thị trấn đã chủ động hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân đăng ký tham gia dự án; thành lập các tổ cộng đồng thôn để hỗ trợ người dân và thực hiện công tác quản lý dự án.Yên Cư là thôn vùng cao được thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê chọn thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế. Đây là thôn vùng cao, đặc biệt khó khăn với 57 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 26 hộ nghèo, cận nghèo.Ông Bồn Văn Đạt, Trưởng thôn Yên Cư cho biết: “Khi xã chọn thôn thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế. Thôn đã họp bàn với người dân xem xét, lựa chọn 24 hộ nghèo, cận nghèo hưởng lợi và cùng thống nhất lựa chọn mô hình nuôi bò sinh sản. Thôn cũng đã thành lập tổ cộng đồng để hướng dẫn người dân làm thủ tục, liên hệ với các doanh nghiệp cung ứng giống bò sinh sản có uy tín để mua về nuôi”.Tháng 11/2023, 24 hộ dân thôn Yên Cư đã mua 49 con bò sinh sản. Chính quyền thị trấn cũng cử cán bộ nông nghiệp xuống hướng dẫn người dân trồng cỏ chăn nuôi, cách chăm sóc, tiêm phòng bệnh tật. Đến nay, đàn bò phát triển tốt và đã đẻ thêm được 12 con bê. Nhờ dự án nên đàn đại gia súc ở thôn đã tăng lên hơn 210 con, hộ nào trong thôn cũng có trâu, bò để nuôi, tạo cơ hội cho hộ nghèo, cận nghèo có giống gia súc để phát triển kinh tế.Gia đình anh Đặng Văn Dền, thôn Yên Cư, thị trấn Yên Phú, là hộ được bình xét tham gia dự án. Gia đình anh được hỗ trợ mua 2 con bò sinh sản, mỗi con trị giá hơn 18 triệu đồng.Anh Đặng Văn Dền cho biết: “Từ nguồn vốn dự án và vốn đối ứng của gia đình, tôi đã mua được 2 con bò sinh sản đã trưởng thành, gia đình cũng trồng thêm cỏ để chăn nuôi theo hình thức nhốt chuồng. Do đó, 2 con bò giống phát triển tốt và 1 con sắp đẻ. Có cặp bò sinh sản của dự án sẽ giúp gia đình tôi có thêm nguồn thu nhập, thoát nghèo”.Gia đình anh Đặng Văn Dền, thôn Yên Cư, thị trấn Yên Phú được hỗ trợ mua bò sinh sản.Không chỉ gia đình anh Đặng Văn Dền, hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo ở Hà Giang đã có giống gia súc chăn nuôi. Trong năm 2023, toàn tỉnh đã thực hiện 484 dự án đa dạng hóa sinh kế, bình quân mỗi dự án có từ 20 đến 25 hộ tham gia, các dự án chủ yếu hỗ trợ cho người dân phát triển chăn nuôi gia súc như bò, ngựa, dê, lợn sinh sản.Năm 2023, Hà Giang đã giải ngân được hơn 1.416 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua các dự án đầu tư đã góp phần giúp các địa phương hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân.Tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tưBên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chương trình tại Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn. Tổng vốn giao năm 2023 của tỉnh là hơn 2.930 tỷ đồng, nhưng đến cuối năm mới chỉ giải ngân được 48% kế hoạch. Nhiều dự án, tiểu dự án giải ngân chậm hoặc chưa thể giải ngân.Nguyên nhân là do nhiều dự án, tiểu dự án chậm có hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành Trung ương; việc hướng dẫn thực hiện không rõ ràng, cụ thể nên gây khó khăn trong quá trình triển khai dự án.Đồng chí Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang cho biết: “Đây là chương trình có sự phân cấp triển khai rất cao về huyện, xã. Trong quá trình triển khai chương trình lại có rất nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Trung ương và địa phương dồn về cơ sở, trong khi đó trình độ năng lực, số lượng cán bộ cơ sở hạn chế dẫn đến cán bộ chưa hiểu đúng, nắm sâu về chương trình, từ đó khó khăn trong quá trình thực hiện, giải ngân vốn”.Gia đình anh Lầu Mí Pó, thôn Chó Do, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc được hỗ trợ tiền để xóa nhà tạm, ổn định cuộc sống.Điển hình như tại dự án 3: “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”. Theo kế hoạch, huyện Vị Xuyên và Hoàng Su Phì thực hiện 2 tiểu dự án “phát triển vùng trồng dược liệu quý” với vốn khoảng 100 tỷ đồng, thực hiện trong 2 năm 2022 và 2023. Tuy nhiên, 2 tiểu dự án này đến nay vẫn chưa triển khai.Ông Nguyễn Văn Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Xuyên cho biết: “Huyện được phân cấp triển khai dự án đầu tư vùng nhân giống, bảo tồn cây dược liệu. Năm 2023, huyện đã có văn bản mời gọi các doanh nghiệp tham gia dự án, đã có 2 doanh nghiệp nộp hồ sơ. Mặc dù vậy, đến nay việc thẩm định hồ sơ của các doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện. Lý do là lĩnh vực nhân giống, bảo tồn dược liệu liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu, trong khi đó, các phòng chức năng của huyện nhân lực còn hạn chế, chưa đủ năng lực để thẩm định. Do đó, hiện nay huyện mới đang có văn bản đề nghị các sở, ngành chức năng của tỉnh cùng phối hợp với địa phương thẩm định hồ sơ của các doanh nghiệp”.Hiện nay, Trung ương giao nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho người dân cao hơn nguồn vốn đầu tư. Trong khi đó nhiều dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để hỗ trợ trực tiếp cho người dân không phát huy hiệu quả hoặc người dân không còn nhu cầu.Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang cho biết, sau khi rà soát, tỉnh có hơn 190 tỷ đồng vốn sự nghiệp của năm 2023 không thể giải ngân do người dân không còn nhu cầu hỗ trợ. Trong khi đó, tỉnh lại rất cần nguồn vốn đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn điện, đường, trường, công trình nước.Do đó, tỉnh Hà Giang đã đề nghị Trung ương tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho các địa phương được chuyển nguồn vốn sự nghiệp đầu tư không hiệu quả hoặc người dân không còn nhu cầu sử dụng sang vốn đầu tư để thực hiện các dự án hiệu quả hơn nhưng vẫn bảo đảm được mục tiêu của chương trình, địa bàn, đối tượng thụ hưởng.Tại Hà Giang cho thấy, nhiều dự án thuộc chương trình khi triển khai cần có nguồn vốn đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương. Trong khi đó, ở những tỉnh vùng cao nghèo như Hà Giang, nguồn vốn ngân sách rất hạn chế. Nguồn lực đầu tư của tỉnh đều tập trung để thực hiện các chương trình đột phá của tỉnh. Do đó, nguồn vốn đối ứng gặp nhiều khó khăn.Từ thực tế đó, Hà Giang cũng đề nghị Trung ương có cơ chế hỗ trợ cho các tỉnh vùng cao, tỉnh nghèo nguồn vốn đối ứng thực hiện chương trình.
https://nhandan.vn/nguon-luc-giup-ha-giang-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post812989.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "chương trình mục tiêu quốc gia", "Hà Giang", "xóa đói giảm nghèo", "đồng bào dân tộc thiểu số", "phát triển kinh tế-xã hội" ] }
Lai Vung chấn chỉnh công tác quản lý sau phản ánh của Báo Nhân Dân
NDO -Ngày 28/3, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết, sau khi Báo Nhân Dân có phản ánh về việc che rạp chặn một đoạn đường tổ chức tiệc cưới trên địa bàn thị trấn Lai Vung, huyện ghi nhận, tiếp thu để chấn chỉnh công tác quản lý trên địa bàn.
Cũng trong ngày 28/3, Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung đã ban hành công văn về việc tăng cường thực hiệnnếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện.Công văn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung Nguyễn Hữu Nghĩa ký đề nghị các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND ngày 9/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.Song song đó, thực hiện nghiêm, hiệu quả kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 7/12/2023 của Ủy ban nhân dân huyện về triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện Lai Vung và các quy định có liên quan của trung ương, của tỉnh, của huyện về thực hiện nếp sống văn minh.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, hướng dẫn người dân bằng nhiều hình thức, phù hợp với thực tiễn đời sống và các quy định pháp luật về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; tự nguyện, tự giác trong thực hiện quy ước ở khu dân cư; hưởng ứng, tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh.Bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông;không sử dụng lòng, lề đường công cộngđể dựng nhà khách, đãi tiệc… kịp thời phát hiện, đề xuất biểu dương và nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả; đồng thời đề xuất xử lý các vụ việc vi phạm.“Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Tư pháp, Công an huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn theo dõi, thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra vàxử lý vi phạmtrong thực hiện nếp sống văn minh”, công văn nêu rõ.Trước đó, Báo Nhân Dân có phản ánh về việc liên tiếp trong 3 ngày, một chủ tiệm vàng tại thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chặn một đoạn đường để tổ chức tiệc cưới vợ cho con. Rạp cưới chặn hết lối đi tại một đoạn đường nhựa mà người dân thường ngày qua lại và có bảng ghi “Xin vui lòng đi hướng khác".
https://nhandan.vn/lai-vung-chan-chinh-cong-tac-quan-ly-sau-phan-anh-cua-bao-nhan-dan-post802084.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Đồng Tháp", "Văn minh đô thị", "Huyện Lai Vung", "Nếp sống văn minh", "Xây dựng nông thôn mới" ] }
Bữa cơm công đoàn - ấm lòng người lao động
Hoạt động thiết thực trongTháng Công nhânnăm 2024, Liên đoàn Lao độngtỉnh Thái Nguyênchủ trương, tất cả các doanh nghiệp có nhà ăn tập thể, công đoàn tổ chức bữa cơm công đoàn không chỉ để trao đổi đối thoại mà còn góp phần vận động người sử dụng lao động tăng khẩu phần ăn hằng ngày cho công nhân.
Ngày 25/5 vừa qua, tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Ván ép Việt Bắc, Liên đoàn Lao động thành phố Thái Nguyên tổ chứcbữa cơm công đoàncho hơn 400 công nhân của công ty. Tại bữa cơm này, công nhân được Liên đoàn Lao động thành phố Thái Nguyên hỗ trợ thêm kinh phí để tăng khẩu phần suất ăn, cán bộ công đoàn cùng ăn cơm, trao đổi về điều kiện làm việc, cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của công nhân.Lần đầu tiên dự bữa cơm công đoàn, công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Ván ép Việt Bắc cảm thấy ấm lòng, vui mừng, xúc động, ghi nhận vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tôn vinh, khẳng định vai trò, thành quả của người lao động trong doanh nghiệp, thúc đẩy người sử dụng lao động quan tâm hơn đến vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn ca.Tin liên quanCông đoàn Thái Nguyên: Đổi mới-Dân chủ-Đoàn kết-Phát triểnTháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên, Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố và tổ chức công đoàn cơ sở hỗ trợ kinh phí, phấn đấu 100% doanh nghiệp có nhà ăn tập thể tổ chức bữa cơm công đoàn.Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên Phạm Việt Dũng cho biết: “Thông qua bữa cơm này, không chỉ thể hiện sự tôn vinh, coi trọng người lao động, lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất cho xã hội mà còn thể hiện vai trò của công đoàn trong việc tăng cường đối thoại, thỏa thuận thực chất với người sử dụng lao động trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn ca của công nhân để bảo đảm dinh dưỡng, tái sản xuất sức lao động”.Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động tỉnh tặng 417 suất quà, mỗi suất quà trị giá 700 nghìn đồng cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn.Tỉnh Thái Nguyên có hơn 100 nghìn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp, góp phần quan trọng đối với việc sản xuất ra sản lượng hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị từ 27 tỷ USD đến hơn 31 tỷ USD/năm.Với việc tổ chức bữa cơm công đoàn, công nhân và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động các cấp trên địa bàn tỉnh thêm gắn kết, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, cụ thể là khẩu phần bữa ăn ca được nâng lên.Theo thống kê, đánh giá của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên, không tính tiền công phục vụ và nhiên liệu, khẩu phần ăn ca của công nhân trên địa bàn thấp nhất là 20 nghìn đồng/ suất, cao nhất là 45 nghìn đồng/suất.
https://nhandan.vn/bua-com-cong-doan-am-long-nguoi-lao-dong-post811475.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Thái Nguyên", "Bữa cơm công đoàn", "Tháng Công nhân", "Liên đoàn Lao động" ] }
Bảo đảm quyền lợi của lao động nữ trong Luật Công đoàn
NDO -Thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cholao động nữlà một trong những nhiệm vụ của tổ chức công đoàn thông qua các hoạt động nữ côngcông đoàn.
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ban Nữ công (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tổ chức hội thảo đề xuất chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền cho lao động nữ trong dự thảoLuật Công đoàn.Thúc đẩy bình đẳng giới trong hoạt động công đoànPhát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương nhấn mạnh: Hội thảo nhằm xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các cán bộ công đoàn và người lao động vào dự thảo Luật Công đoàn tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới.Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu bảo đảm và thúc đẩy bình đẳng giới trong hoạt động công đoàn, đáp ứng yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, không phân biệt đối xử về giới trong mọi lĩnh vực. Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế với cam kết thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc và quyền bình đẳng của người lao động tại nơi làm việc.Chăm lo sức khỏe sinh sản cho lao động nữ tại Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.Thông qua hội thảo, tổng hợp và đề xuất các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ được quy định trong Luật Công đoàn, giúp người lao động ổn định đời sống, việc làm và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng đối với lao động nữ trong quá trình tổ chức công đoàn tham gia với Đảng, Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng - đồng chí Thái Thu Xương khẳng định.Đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung 6 vấn đềPhó Ban Nữ công (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Phạm Thu Phương cho biết: Quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), chúng tôi nhận thấy kết cấu của Luật ngắn gọn nhưng nội dung lại rất lớn, cô đọng.Làm thế nào để chính sách thúc đẩybình đẳng giớivà bảo đảm quyền cho lao động nữ được thể hiện rõ nét và đầy đủ nhất trong Luật là việc hết sức cần thiết, thể hiện vai trò của Công đoàn trong xây dựng pháp luật.Theo đó, hội thảo tập trung lấy ý kiến của các chuyên gia nhằm kiến nghị 6 nhóm vấn đề.Cụ thể, bổ sung quy định “Vì sự tiến bộ của phụ nữ”; Trao quyền cho tổ chức công đoàn trong việc chủ động thực hiện giám sát, đồng thời, bổ sung, sửa đổi về các hình thức giám sát, quyền của tổ chức công đoàn trong hoạt động giám sát;Bổ sung quy định quyền của đoàn viên công đoàn được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ thông tin với tổ chức công đoàn về lao động, việc làm, đời sống; Người lao động được công đoàn tư vấn, hỗ trợ xây dựng đời sống gia đình, nuôi dạy, chăm sóc con theo đúng chức năng, nhiệm vụ tổ chức công đoàn hiện nay đang thực hiện;Bảo đảm về tổ chức, cán bộ theo hướng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách; Kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ về dân số, gia đình, trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn nhằm tạo thuận lợi cho công đoàn các cấp được triển khai hoạt động.Góp ý tại hội thảo, PGS.TS Trần Thị Thúy Lâm (Đại học Luật Hà Nội) cho biết: Điều 14 Luật Công đoàn năm 2012 quy định: Tổ chức Công đoàn tham gia, phối hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.PGS.TS Trần Thị Thuý Lâm góp ý tại hội thảo.Đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn. Thông qua hoạt động này, công đoàn nắm bắt được việc thực hiện chính sách chế độ, quyền lợi của người lao động.Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Thị Thuý Lâm, việc Luật Công đoàn năm 2012 quy định Công đoàn có quyền thanh tra rồi mới đến quyền kiểm tra, giám sát là chưa phát huy được hết vai trò của Công đoàn. Cần phải đặt hoạt động kiểm tra lên trước hoạt động thanh tra mới là phù hợp. Hoạt động này hết sức cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng.Vấn đề về đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ, TS Phạm Thị Thu Lan cho biết đây là một trong các điểm mới, rất tiến bộ của dự thảo Luật, nhằm bảo đảm quyền cho lao động nữ cũng như thúc đẩy bình đẳng giới.Thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc được dự thảo Luật đề cập tại nội dung quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động và các nhiệm vụ được sử dụng tài chính công đoàn. Thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc góp phần hiệu quả trong việc bảo đảm quyền của lao động nữ tại nơi làm việc.Bên cạnh đó, TS.Phạm Thị Thu Lan cho rằng, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) chỉ đề cập đến việc tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động không kỳ thị, phân biệt đối xử, ở đây chỉ bàn về kỳ thị, phân biệt đối xử về giới đối với lao động nữ. Tuy nhiên, điều này xảy ra chủ yếu do định kiến, sự chủ quan về nhận thức của con người.Các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử rất khó để nhận biết và tác động do sự ủng hộ của người quản lý. Do vậy, ngoài việc tuyên truyền, vận động, giáo dục theo như Dự thảo đề cập nhằm thay đổi quan điểm, nhận thức, dần loại bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với lao động nữ, công đoàn cũng cần thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi phát hiện hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử đối với lao động nữ theo quyền và nghĩa vụ quy định tại điều 11 của dự thảo Luật.Tại hội thảo, các đại biểu đã cho ý kiến góp ý một số nội dung liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của lao động nữ như: đánh giá tình hình thực hiện chính sách đối với lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới được quy định trong Luật Công đoàn hiện nay; việc thực hiện lồng ghép giới trong dự thảo Luật Công đoàn; các quy định liên quan đến lao động nữ trong dự thảo Luật Công đoàn; đề xuất bổ sung các quy định liên quan đến quyền củalao động nữtrong dự thảo Luật Công đoàn.Những ý kiến tại hội thảo là cơ sở để Tổng Liên đoàn đề xuất Quốc hội ban hành các chính sách phù hợp đối với lao động nữ trong thời gian tới.Theo Chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Công đoàn sẽ được Quốc hội cho ý kiến và thông qua vào kỳ họp thứ 8, trong đó có nhiều nội dung liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của người lao động, trong đó có lao động nữ.
https://nhandan.vn/bao-dam-quyen-loi-cua-lao-dong-nu-trong-luat-cong-doan-post809810.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "bình đẳng giới", "Luật Công đoàn (sửa đổi)", "lao động nữ", "công đoàn" ] }
Đồng bộ giải pháp trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
NDO -Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia), tình trạng vận chuyển, kinh doanhhàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện.
Đặc biệt, những mặt hàng này không bày bán tràn lan như trước đây mà sau khi qua biên giới được các đối tượng tập kết tại các kho hàng đặt tại nơi hẻo lánh, ít người qua lại, hoặc tại nhà riêng, sau đó các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh (mạng xã hội, các sànthương mại điện tử), hàng hóa sau đó được vận chuyển qua các công ty bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận tay người tiêu dùng.Vi phạm càng tinh vi, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệpTrong những năm trở lại đây, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của đời sống kinh tế-xã hội, Việt Nam đã trở thành điểm đến, là thị trường hấp dẫn cho các loại thương hiệu, sản phẩm và hàng hóa trong và ngoài nước.Bên cạnh những thuận lợi cơ bản như tình hình sản xuất ngày một phát triển, hàng hoá đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm ngày một được nâng cao thì Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái diễn ra hết sức phức tạp.Ngoài việc vận chuyển trái phép hàng cấm, thì hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại những mặt hàng thiết yếu, phục vụ sản xuất kinh doanh, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, hàng điện tử...cũng có chiều hướng gia tăng, diễn biến hết sức phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, quy mô ngày càng lớn, đang gây ra thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp.Lực lượng Quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa vi phạm tại một kho hàng trên địa bànĐiều này làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và thiệt hại cho người tiêu dùng, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến các ngành sản xuất trong nước, tác hại rất lớn cho nền kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội như nhiều báo cáo, nghiên cứu đã chỉ ra.Trong năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 52.349 vụ vi phạm (tăng 16% so với năm 2022), thu nộp ngân sách gần 500 tỷ đồng (tăng 36% so với năm 2022), giá trị tang vật thu giữ gần 204 tỷ; chuyển cơ quan điều tra 170 vụ có dấu hiệu hình sự (tăng 35% so với năm 2022).Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH SYA QUA AND Nguyễn Thị Phỉ chia sẻ, buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến ngày càng phức tạp. Vấn đề này đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu thuế của Nhà nước, quyền lợi người tiêu dùng cũng như uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.Hiện nay doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức khó khăn trong kinh doanh sản xuất do thị trường bị thu hẹp, thiếu đơn hàng, lại chịu tác động nặng nề của nạn buôn lậu, hàng giả, hàng nhái. Thực trạng này nếu kéo dài thì doanh nghiệp khó trụ vững trong năm 2024.Vì vậy, bà Nguyễn Thị Phỉ kiến nghị, các cơ quan chức năng cần sớm tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, hoạt động buôn bán, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc; ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả… để bảo về quyền lợi người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính được cơ quan nhà nước triển khai trong thời gian tới.Cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộĐể ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, thời gian qua, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã có những chỉ đạo, định hướng cụ thể, kịp thời, các đơn vị thực thi pháp luật vào cuộc quyết liệt, nên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đã có nhiều chuyển biến tích cực.Nhiều vụ việc, vụ án về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước đã được các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, tạo sự răn đe, phòng ngừa.Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn tiếp tục âm thầm diễn ra, với những thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi pháp luật.Tin liên quanPhòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối nămNguyên nhân của thực trạng nêu trên, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Bùi Trung Nghĩa cho rằng, trước hết là do chúng ta chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào nhiệm vụ này, chính quyền một số địa phương chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn hiện tượng buôn lậu và gian lận thương mại từ gốc.Một số quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại còn bất cập, sơ hở. Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức thực thi công vụ và các quy định của pháp luật chưa cao, còn biểu hiện nể nang, bao che, thậm chí có trường hợp “bảo kê” cho các hành vi vi phạm pháp luật... dẫn đến kết quả công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa được như mong muốn.Lực lượng Quản lý thị trường, phối hợp lực lượng Công An kiểm tra một kho hàng có dấu hiệu trên địa bàn TP Pleiku (Gia Lai).Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Đỗ Hồng Chung cho rằng, để hạn chế và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại cần đồng bộ các giải pháp và có sự phối hợp giữa các cơ quan, doanh nghiệp.Theo đó, trong thời gian tới, lực lượng chức năng cần tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia triển khai các kế hoạch chuyên đề chống gian lận, buôn lậu hàng giả, hàng nhái.Từ thực tế trên, thời gian tới, công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cần được các lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức và chủ động hơn trong việc phòng chống hàng giả, như sử dụng các công nghệ bảo mật bằng việc sử dụng mã QR để xác nhận nguồn gốc sản phẩm,…Bên cạnh việc chủ động chống hàng giả bằng ứng dụng các công nghệ xác thực thông tin sản phẩm, người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu và mua các sản phẩm chính hãng tại các cửa hàng được ủy quyền hoặc có uy tín để có được sản phẩm bảo đảm chất lượng, bảo đảm an toàn.
https://nhandan.vn/dong-bo-giai-phap-trong-chong-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-va-hang-gia-post791623.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Hàng giả", "Buôn lậu", "Hàng nhái", "Gian lận", "Quản lý thị trường" ] }
Điều tra vụ cháy lớn tại 3 cơ sở gia công ghế nệm ở Đồng Nai
NDO -Chiều 15/3, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, làm rõvụ cháy lớntại 3 cơ sở gia công ghế nệm tại xã Hố Nai 3.
Theo thông tin ban đầu, vào lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày, người dân bất ngờ phát hiện ngọn lửa và cột khói cao hàng chục mét từ phía sau 2 cơ sở sản xuất gia công ghế nệm và 1 cơ sở phế liệu tại ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom.Lúc này, một số người dân và công nhân đã sử dụng vòi phun nước và một số vật dụng đểdập lửa, chống cháylan. Tuy nhiên, do trời nắng nóng lại có gió mạnh nên ngọn lửa mỗi lúc một lan nhanh, bao trùm phần sau của 3 cơ sở rộng hàng trăm mét vuông.Ngọn lửa bùng phát từ bên trong một nhà xưởng.Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Trảng Bom phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Đồng Nai đã huy động 5 xe chuyên dụng, cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường tiến hành các biện pháp dập lửa và cứu nạn.Do khu vực các xưởng xảy ra cháy nằm trong hẻm nhỏ nên việc tiếp cận dập lửa từ phía sau các xưởng gặp khó khăn.Vụ cháy đã được dập tắt hoàn toàn.Đến 15 giờ cùng ngày, vụ cháy cơ bản được khống chế. Lực lượng chức năng vẫn tiếp tục phun nước vào những nơi lửa còn cháy âm ỉ.Vụ cháy không gây thương vong về người nhưng đã thiêu rụi nhiều hàng hóa, tài sản và máy móc bên trong.Công an huyện Trảng Bom đã phong tỏa hiện trường, điều tra nguyên nhân và thống kê thiệt hại.
https://nhandan.vn/dieu-tra-vu-chay-lon-tai-3-co-so-gia-cong-ghe-nem-o-dong-nai-post800159.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "cháy", "huyện Trảng Bom", "cơ sở gia công ghế nệm" ] }
Lào Cai: Lũ cuốn hai mẹ con mất tích
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao mực 1.500m, đêm ngày 4, rạng sáng 5/6, trên địa bàn tỉnhLào Caiđã xảy ra mưa vừa, mưa to kèm theo dông lốc, sét.
Theo báo cáo nhanh của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát, tình hình thiệt hại như sau: Do trên địa bàn có mưa lớn, khoảng 5 giờ 30 phút sáng 5/6 hai mẹ con đi kiểm tra ao cá tại thôn 1, xã Bản Vược, do vỡ bờ ao và bị nướclũ cuốntrôi, đó là bà Lý Thị Nghiệp, dân tộc Dao, hộ khẩu thường trú tại thôn Km0, xã Bản Vược, huyện Bát Xát và em Lý Bảo Nam, dân tộc Dao, hộ khẩu thường trú tại thôn Km0, xã Bản Vược, huyện Bát Xát.Ngoài ra, còn có 3 nhà bị ảnh hưởng trong đó: nhà bị ngập nước; 4ha cánh đồng Hải Khê bị ngập. Tuyến đường 156b giáp xã Bản Vược bị ngập úng gây tắc và sạt lở 2 tuyến đường liên thôn Vi Phái, Bản Pho gây ách tắc giao thông cục bộ.Tin liên quanLào Cai: Lũ ống cuốn 1 cháu bé mất tíchNgay sau khi xảy ra sự cố, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bát Xát đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã Bản Vược huy động các lực lượng tại chỗ gồm: Công an, quân sự, dân quân và nhân dân xã Bản Qua (khoảng hơn 100 người) khẩn trương triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn nạn nhân bịmất tíchdọc theo hai bên bờ suối km2 và dùng thuyền rà soát, tìm kiếm dọc phía cửa sông Hồng.Đến 10 sáng 5/6 vẫn chưa tìm thấy 2 nạn nhân.
https://nhandan.vn/lao-cai-lu-cuon-hai-me-con-mat-tich-post812762.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "lũ cuôn trôi người tại Lào Cai", "lũ cuốn", "Lào Cai", "mất tích" ] }
T&T Group tiếp tục ủng hộ 2 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em nghèo
Hưởng ứng ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8, Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em TP Hà Nội 2 tỷ đồng nhằm hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt.
Trẻ em là đối tượng yếu thế có thể gặp nhiều thiệt thòi, chịu bất công và trở thành nạn nhân của nhiều tác động tiêu cực như bạo lực, bất bình đẳng, đói nghèo, dịch bệnh...Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hơn 2 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Sự quan tâm, sẻ chia của xã hội lúc này sẽ là vòng tay yêu thương, sát cánh cùng các em ổn định cuộc sống không chỉ về vật chất mà cả tinh thần, giúp các em lớn lên sẽ trở thành những công dân tốt cho xã hội.Ngày 22/3, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức, Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ 2 tỷ đồng cho Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em TP Hà Nội.Nguồn kinh phí này sẽ được dùng để trao học bổng, xe đạp, tặng quà… cho hàng trăm trẻ em tại Hà Nội và một số địa phương trên cả nước, nhằm san sẻ những gánh nặng khó khăn, bù đắp những thiếu thốn, thiệt thòi, giúp các em có một cuộc sống ổn định hơn.Năm 2023, Tập đoàn T&T Group cũng đã ủng hộ 2 tỷ đồng cho Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội nhằm thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực như: Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Nghệ An và Quảng Trị; trao học bổng cho trẻ em nghèo trong Lễ phát động tháng hành động vì trẻ em; trao học bổng, xe đạp cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong Chương trình “Đêm hội trăng rằm”…Ngoài ra cũng trong năm 2023, T&T Group đã trao tặng cho Quỹ khuyến học Đất Hồng Lam của tỉnh Hà Tĩnh 5 tỷ đồng. Đây là minh chứng cụ thể cho việc Tập đoàn T&T Group luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thế hệ tương lai của đất nước.Những đóng góp của T&T Group không chỉ giúp trẻ em có một cuộc sống ổn định hơn mà còn giúp các em có thể “nối dài” ước mơ của mình. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng doanh nghiệp cũng có ý nghĩa rất quan trọng, không những tăng nguồn lực xã hội trợ giúp cho đối tượng yếu thế, kém may mắn mà còn thể hiện truyền thống “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.
https://nhandan.vn/tt-group-tiep-tuc-ung-ho-2-ty-dong-ho-tro-tre-em-ngheo-post801203.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "T&T Group", "Quỹ Bảo trợ trẻ em", "Trung tâm Công tác xã hội" ] }
Mai tôi về, thương nhớ bạn nhiều hơn…
NDO -Vẫn một chiều như bao chiều khác mà những người chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã trải qua trong cuộc đời, nhưng chiều 17/4, với 139 người từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ là một buổi chiều thật khác. Bởi đã lâu, rất lâu rồi những con người ấy mới gặp được "hồn" đất, "hồn" bạn tại chính nơi 70 năm trước họ đã sát cánh chung chiến hào chiến đấu trongChiến dịch Điện Biên Phủlịch sử.
Và rồi, sau những giờ phút ngắn ngủi gặp lại bạn cùng chiến đấu, bạn chung chiến hào, chung cả ước mơ, họ lại chia tay để trở về Lào Cai, Sơn La, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Chân bước nhẹ theo thời gian thật khẽ, mỗi bước chân lưu luyến dấu bạn hiền…Chiều 16/4, trong Nghĩa trang liệt sĩ A1, tôi đã gặp những con người có mái đầu bạc trắng; mắt chậm, chân chùn bước khẽ trong nghĩa trang. Mỗi người đi có thêm 2 người dìu bước, mắt xa xăm như nén tiếng khóc hờ. Chào các ông, các bà, chào người chiến sĩ năm xưa, tôi nghe họ đáp tiếng cảm ơn thật khẽ.Trong đoàn người có một cụ ông tóc trắng như cước, bước ngược đoàn đi tìm danh sách liệt sĩ tỉnh Nghệ An. Chợt mắt ông sáng lên, tay run run ông chỉ tên 2 người liệt sĩ, ông nói rằng "cả hai đều là em con chú của tôi, họ hy sinh khi đào hào ngày 17/4/1954. Tuổi 20 họ gửi lại đất này". Hỏi người nhà ông, tôi được biết, tên ông là Trương Sỹ Trì, chiến sĩ Điện Biên năm xưa, nay đã 90 tuổi. Trong Chiến dịchĐiện Biên Phủ, ông Trương Sỹ Trì là chiến sĩ thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.Ông Trương Sỹ Trì tìm tên đồng đội trên bảng vàng trong Nghĩa trang liệt sĩ A1.Trong đợt 3 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị của ông Trì được giao đào 3 đường hào; trong đó có 2 đường từ hướng đông và đông bắc vào đồi A1 và một đường hào từ phía tây nam lượn theo đồi E (cách đồi A1 về phía đông nam khoảng 200m, lợi dụng khe suối cạn theo đường 41 rồi quặt lên phía tây nam A1. Đường hào này tạo điều kiện cho bộ đội ta áp sát A1, hình thành vòng vây từ 3 phía: đông, đông nam, tây nam. Lực lượng ta thọc sâu vào A3 ở phía tây nam A1 sẽ cắt hoàn toàn con đường tiếp viện của địch từ Mường Thanh lên các cứ điểm A3 và A1, đồng thời là quả đấm mạnh vào sau lưng A1, bịt hẳn đường rút chạy của địch… Kể những tháng ngày cùng đồng đội đào hào, mắt ông Trì như sáng lên theo kỷ niệm.Ông Trì khẽ kể, cũng cữ này 70 năm trước là thời kỳ trận chiến đấu vào giai đoạn cam go, đơn vị tôi được giao đào hào trên đồi A1. Việc đào hào vốn đã vất vả nhưng đào hào trên đồi A1 càng vất vả hơn. Vì ở đó, địch bố trí phòng ngự dày đặc, đất lẫn đá trên đồi lại cứng, việc đào hào lại chỉ tiến hành vào ban đêm nhưng chúng tôi không ai nề hà, không ai phàn nàn dù chỉ một lời.Mỗi tối, trước khi đến ca đi đào hào, chúng tôi đều dặn nhau phải dồn sức vào đầu mũi xẻng moi đất, không được để gây thành tiếng động, không được để vướng mìn hay dây thép gai của địch mới bảo đảm bí mật, tính mạng cho anh em. Dù cẩn thận là thế nhưng cũng không tránh khỏi tổn thương và mất mát, vì cứ một lúc địch lại cho bắn đạn pháo tìm mục tiêu quanh hầm hào, lô cốt địch. Đồng đội của tôi, rất nhiều người vĩnh viễn nằm lại trên đồi.Những người lính trong buổi gặp tri ân...Trở về Điện Biên lần này theo chương trình của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, ông Trì cùng 3 chiến sĩ Điện Biên là các ông: Dương Chí Kỳ, Trần Quang Triệu, Trịnh Hữu Cán được Ban Tổ chức đưa thăm viếng đồng đội ở Nghĩa trang A1; được tham quan bức tranh panorama (tranh tròn) tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, được gặp những người bạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chung đường phục vụ chiến dịch năm xưa… Nỗi trống vắng, nhớ mong trong lòng người chiến sĩ cũng đã được khỏa lấp phần nào. Nhưng nỗi nhớ đồng đội, nhớ người nằm lại vẫn mãi khôn nguôi…Trong Nghĩa trang liệt sĩ A1, tôi đã thấy ông Dương Chí Kỳ đứng lặng thật lâu trước hàng hàng bia mộ. Lặng nhìn xuống rồi ông lại lặng lẽ bước đi. Để sáng nay, trong buổi gặp mặt ấm áp, nồng thắm tình đồng chí, đồng đội và đượm nghĩa tri ân, gửi lời nhắc nhở thế hệ trẻ về cống hiến, hy sinh của lớp cha anh trong cuộc chiến đấu chống thực dân, giải phóng Điện Biên Phủ đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.Ông Dương Chí Kỳ cũng gửi lại niềm mong: "Dành sự quan tâm nhiều hơn cho những người anh em, đồng đội của chúng tôi mà cuộc sống đang còn khó khăn, vất vả; và cũng mong dành sự chăm sóc chu đáo hơn đến những người đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nằm lại đất này. Mong rằng các nghĩa trang liệt sĩ luôn sáng đèn, rực rỡ những màu hoa. Ngày mai, chúng tôi lại trở về Thành phố Hồ Chí Minh, xa Điện Biên Phủ, xa Mường Thanh nhưng tâm hồn chúng tôi luôn dõi theo, hướng về Điện Biên tươi đẹp, nghĩa tình!".Những người lính tìm gọi tên đồng đội...Chiều 17/4, trời Điện Biên bất chợt đổ cơn mưa tầm tã. Mưa về xua tan cái nóng nực nhiều ngày và mưa như cũng hiểu lòng những người xưa về thăm đồng đội, nhắc họ nhớ hơn những ngày mưa 70 năm trước, họ đã cùng nhau vục từng vục đất, múc từng gáo nước trong chiến hào…
https://nhandan.vn/mai-toi-ve-thuong-nho-ban-nhieu-hon-post805174.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "chiến sĩ Điện Biên Phủ", "dân công hỏa tuyến", "Chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ diễn ra trong 10 ngày
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm nay được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức từ ngày 9-18/4/2024 (từ ngày 1-10/3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng (thành phố Việt Trì) và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Về phần lễ, các thủ tục, nghi lễ được thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống của dân tộc, quy định của Nhà nước, bảo đảm tính trang nghiêm, thành kính. Phần hội bảo đảm vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tạo sự hài lòng cho nhân dân và du khách thập phương về dự lễ hội; tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao bảo đảm hợp lý về thời gian, địa điểm, khuyến khích xã hội hóa ở mức cao nhất.Phát động tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Lào Cai năm 2024Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024. Theo kế hoạch, tuần lễ dự kiến diễn ra từ ngày 15/4 đến hết 19/4, trong đó 15/4 là ngày phát động đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.Việc tổ chức phát động Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Lào Cai nhằm tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa trang phục dân tộc và kỷ niệm Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4); đồng thời, góp phần bảo tồn, quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai tới bạn bè trong nước và quốc tế. Tại buổi lễ sẽ giới thiệu và trình diễn trang phục dân tộc truyền thống của 13 dân tộc, 25 nhóm ngành trên địa bàn.Tỷ lệ che phủ rừng ở tỉnh Tuyên Quang đạt hơn 65%Đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 426.710,22 ha diện tích rừng; trong đó, rừng tự nhiên là 233.054,57 ha; rừng trồng là 193.655,65 ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 65,18%. Huyện Na Hang và Lâm Bình có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất tỉnh với hơn 78%, tiếp theo là huyện Chiêm Hóa và Yên Sơn tỷ lệ che phủ hơn 60%.Các huyện, thành phố còn lại có tỷ lệ che phủ rừng từ 51% trở lên. Trong năm 2024, tỉnh Tuyên Quang dự kiến trồng mới 10.500 ha rừng, duy trì độ che phủ rừng. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang cũng giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục theo dõi diễn biến rừng và thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật Lâm nghiệp.Giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thái Nguyên tăng 27,6%Sản xuất điện thoại thông minh tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên. (Ảnh Hoàng Cường)Mặc dù tháng 2/2024 trùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn và bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, thách thức, song các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực vượt khó, xác lập đơn hàng mới, góp phần để kết quả xuất khẩu của Thái Nguyên đạt cao.Cụ thể, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt 2,52 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, lũy kế hai tháng đầu năm, tổng xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh ước đạt 6,3 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ. Năm 2024, Thái Nguyên đặt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa đạt 29,31 tỷ USD.Khởi động Tháng Thanh niên năm 2024Huyện đoàn-Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) phối hợp với Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh tổ chức chương trình khởi động Tháng Thanh niên năm 2024 với chủ đề “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” tại xã Hồng Thái. Tại chương trình, Ban tổ chức đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa như:Trao tặng 1.250 cây hồi giống cho các đoàn viên hoàn cảnh khó khăn tại xã Hồng Thái; trao hỗ trợ công trình thắp sáng đường quê tại thị trấn Bình Gia, trị giá 20 triệu đồng; trao tặng công trình đường hoa thanh niên “Sáng-xanh-sạch-đẹp” tại xã Hồng Thái, trị giá 20 triệu đồng; tặng 70 bộ quần áo cho Trường mầm non xã Hồng Thái; tặng 90 áo đồng phục cho Câu lạc bộ Văn nghệ Trường THPT Bình Gia…Hỗ trợ phát triển trồng dược liệu quý tại Ba BểỦy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa có Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 2/2/2024 về phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể.Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Chủ trì liên kết là Công ty TNHH một thành viên Đông Nam Việt (Hà Nội).Dự án có quy mô 225 ha gồm các hạng mục: Khu vực nhà máy và sản xuất chế biến dược liệu, quy mô 5 ha tại thôn Bản Trù, xã Chu Hương; khu vực trồng dược liệu quý 150 ha tại tám xã. Tổng mức đầu tư của dự án là 229 tỷ đồng, vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, doanh nghiệp và người dân, thời gian thực hiện 2 năm (2024-2025).
https://nhandan.vn/gio-to-hung-vuong-se-dien-ra-trong-10-ngay-post798779.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [] }
Xe khách đâm vào xe đuôi xe container khiến một người chết, 12 người bị thương
NDO -Ngày 2/3, Công an huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đang phối hợp Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và cơ quan chức năng điều tra vụtai nạn giao thônggiữa xe khách loại 45 chỗ ngồi và xe container tại đường dẫn vào trạm dừng chân cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây khiến lái xe khách chết, 12 người bị thương.
Theo thông tin ban đầu, vào lúc 5 giờ sáng cùng ngày, xe ô-tô khách loại 45 chỗ biển kiểm soát 51B-225.41 do lái xe Phạm Văn Chính, sinh năm 1969, ngụ thành phố Cần Thơ điều khiển trên cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.Trong lúc di chuyển vào đường dẫn trạm dừng chân cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, đoạn thuộc địa phận xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, xe khách bất ngờ tông vào đuôi xe container kéo theo rơ-moóc biển số 29R-063.05 chạy cùng chiều phía trước do anh Ngô Trọng Tùng, sinh năm 1980, ngụ thành phố Hà Nội điều khiển.Hiện trường vụ tai nạn.Sau cú tông mạnh khiến đầu xe ô-tô khách nát bét, lái xe Chính bị thương nặng được đưa vào Bệnh viện đa khoa Long Khánh cấp cứu.Tin liên quanKon Tum: Tai nạn giao thông nghiêm trọng, 2 người tử vongTuy nhiên, do vết thương quá nặng nạn nhân đã tử vong. 12 người đi trên xe ô-tô khách 51B-225.41 bị thương được đưa đến bệnh viện điều trị.Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường xử lý vụ tai nạn.Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công ty cổ phần Dịch vụ và Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam, đơn vị quản lý, vận hành đường cao tốc đã có mặt tại hiện trường xử lý vụ tai nạn, tổ chức khám nghiệm, điều tra làm rõ nguyên nhân.Vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục làm rõ.
https://nhandan.vn/tai-nan-tren-duong-dan-vao-tram-dung-chan-cao-toc-khien-1-nguoi-chet-12-nguoi-bi-thuong-post798343.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "vụ tai nạn", "xe khách", "xe đầu kéo" ] }
Phạt nguội xe máy để cải thiện hành vi người điều khiển, kéo giảm tai nạn
NDO -Phát biểu ý kiến tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhấn mạnh: Gần đây, vi phạm của phương tiện xe máy có chiều hướng gia tăng, song lực lượng chức năng chưa đủ điều kiện về nhân lực và thiết bị để xử lý triệt để.
Do đó, các cơ quan cần lưu tâm nghiên cứu, có phương án xửphạt nguộixe máy để cải thiện hành vi của người điều khiển, chắc chắn sẽ giúp kéo giảm tai nạn giao thông hơn nữa trong thời gian tới.Cải thiện hành vi người đi xe máyBộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, thời gian qua, hoạt động tuần tra kiểm soát vi phạm theo chuyên đề, nhất là vi phạm về nồng độ cồn, quá tải, ma túy,... đã góp phần rất lớn trong kéo giảm tai nạn giao thông, được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ. “Việc xử phạt nguội ô-tô làm rất tốt nhưng vi phạm của xe máy xảy ra khá phổ biến, các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm soát, có hình thức xử phạt nguội đối với phương tiện này”, Bộ trưởng nhận định.Trên cơ sở tham mưu của Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 31 về bảo đảm tình hình trật tựan toàn giao thôngliên quan đến lứa tuổi học sinh trong tình hình mới. Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của cha mẹ, các bậc phụ huynh trong việc làm hình mẫu cho thế hệ trẻ trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Ngoài ra, các bậc phụ huynh phải dành thời gian để dạy dỗ rèn luyện cho con em đủ kiến thức và kỹ năng trước khi giao xe; cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe; phối hợp nhà trường để có hình thức xử lý phù hợp với hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của học sinh.Điểm lại một số vụtai nạn giao thôngthương tâm liên quan đến trẻ em trong 3 tháng qua, vị Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, việc nâng cao an toàn giao thông cho trẻ em là nhiệm vụ hết sức quan trọng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho các em và những người chung quanh.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đánh giá, việc cải thiện hành vi của người đi xe máy và nâng cao an toàn giao thông cho trẻ em là nhiệm vụ hết sức quan trọng.“Hiện nay, xe máy là phương thức đi lại chủ yếu của người dân, chiếm tới 80-90% lưu lượng giao thông trên đường, vi phạm an toàn giao thông xảy ra rất nhiều nhưng việc xử lý chiếm tỷ lệ thấp. Việc cải thiện hành vi của người đi xe máy và nâng cao an toàn giao thông cho trẻ em là nhiệm vụ hết sức quan trọng, chắc chắn sẽ giúp kéo giảm tai nạn giao thông trong thời gian tới”, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đánh giá.Tai nạn diễn biến phức tạpTheo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tình hình trật tự an toàn giao thông trong 3 tháng đầu năm còn diễn biến phức tạp. Trong quý I vừa qua (tính từ ngày 15/12/2023 đến 14/3/2024), cả nước xảy ra 6.550 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.723 người, bị thương 5.246 người.“Tuy số người chết vì tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm so cùng kỳ năm 2023 (giảm 484 người chết, tương đương 15,1%), nhưng số vụ và số người bị thương lại có xu hướng tăng cao (tăng 1.194 vụ, tương ứng 22,3% và tăng 1.847 người bị thương, 54,3%)”, ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhận định.Theo ông Thành, trong quý I, có 40 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông giảm so cùng kỳ năm 2023, trong đó 11 địa phương giảm hơn 30%. Tuy nhiên, vẫn còn 22 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng so cùng kỳ năm 2023, trong đó 10 tỉnh tăng hơn 20% và 5 tỉnh tăng hơn 50% trở lên như: Hà Giang, Đồng Tháp, Thừa Thiên-Huế, Lào Cai và Cà Mau.Ông Lê Kim Thành (đứng), Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.Đáng chú ý, trong quý I/2024 đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội, như vụ tai nạn giao thông ngày 23/1 tại Đà Nẵng làm 2 người chết, 20 người bị thương; vụ tai nạn giao thông ngày 18/2 tại Thừa Thiên Huế làm 3 người chết, 2 người bị thương, ngày 10/3 làm 2 người chết và 9 người bị thương; ngày 5/3/2024, tại tỉnh Tuyên Quang làm 5 người chết, 9 người bị thương,...Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, dự kiến trong quý II/2024, Quốc hội sẽ xem xét và thông qua Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, hai dự án luật quan trọng nhất trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Các cơ quan của Bộ Giao thông vận tải theo chức năng nhiệm vụ sẽ phối hợp chặt chẽ và hiệu quả nhất với Bộ Công an và các bộ, ngành để hoàn thiện Luật Đường bộ và phối hợp Bộ Công an để hoàn thiện dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm khi triển khai đạt hiệu quả toàn diện.Trong quản lý vận tải, Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định 41/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô-tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô-tô và dịch vụ sát hạch lái xe và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6/2024.Tin liên quanĐầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạnTrong đó, đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan tới hoạt động của xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch nhằm khắc phục bất cập. Các cơ quan, đơn vị, địa phương quyết tâm thực hiện thật tốt nghị định này để tạo sự chuyển biến mới trong quản lý hoạt động vận tải đường bộ.Về tổ chức giao thông trên các tuyến cao tốc, vừa qua ngành giao thông đã có thêm nhiều bài học và kinh nghiệm trong xây dựng phát triển đường cao tốc. Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo quyết liệt, chỉ trong vài ngày tới, các trạm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc phân kỳ, sẽ đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của người dân về nơi dừng xe, nghỉ ngơi, đi vệ sinh,...Hiện trường vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc Cam Lộ-La Sơn ngày 18/2 vừa qua.Với những tuyến hiện hữu, kể cả các tuyến quốc lộ trọng yếu, cần khẩn trương rà soát, đánh giá hiện trạng giao thông để kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, xây dựng phương án tổ chức lại giao thông phù hợp tình hình thực tiễn.Vừa qua, đã xảy ra một loạt các vụ cháy xe, nổ lốp trên cao tốc, đây là những vụ việc đột biến, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông và có thể để lại những hậu quả khó lường. Các cơ quan chức năng sớm xác định nguyên nhân, công bố thông tin đến nhân dân, các chủ xe kinh doanh vận tải, từ đó chủ động có biện pháp phòng tránh, khắc phục khi sự cố xảy ra.Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 đã cận kề, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng đề nghị các địa phương khẩn trương chuẩn bị và triển khai ngay một số giải pháp theo chức năng nhiệm vụ, đặc biệt có giải pháp hữu hiệu đối với những tình huống thường xảy ra có tính điển hình, lặp đi lặp lại trong dịp nghỉ lễ như: chở quá số người, lái xe ban đêm, lái xe quá thời gian quy định, vi phạm tốc độ,...
https://nhandan.vn/phat-nguoi-xe-may-de-cai-thien-hanh-vi-nguoi-dieu-khien-keo-giam-tai-nan-post806276.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Nghị định 41/2024/NĐ-CP", "Trật tự an toàn giao thông", "Tai nạn giao thông", "Phạt nguội" ] }
Kiên Giang: Cảnh báo việc lừa đảo cấp đất ở Vườn Quốc gia Phú Quốc
NDO -Giám đốcVườn Quốc gia Phú Quốccó văn bản cảnh báo về tình trạng các đối tượng giả danh cán bộ tiếp cận người dân, cung cấp dịch vụ đo vẽ đất đai, làm giấychứng nhận quyền sử dụng đấtđể lừa đảo, lấy tiền.
Ngày 22/4, tin từ Vườn Quốc gia Phú Quốc cho biết, ông Nguyễn Văn Tiệp, giám đốc của đơn vị vừa ký thông báo về việc kiểm tra, rà soát hiện trạng đất rừng.Theo lãnh đạo Vườn Quốc gia Phú Quốc, đơn vị đang kiểm tra, rà soát hiện trạng, tình hình sử dụng đất để lập thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dântỉnh Kiên Giangcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vườn Quốc gia Phú Quốc tại các khu vực quy hoạchrừng đặc dụng...Lợi dụng thông tin trên, một số đối tượng xấu đã đến gặp các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân "bắn tin" Vườn Quốc gia Phú Quốc đang kiểm tra, đo đạc để cấp đất cho dân và yêu cầu người dân đưa tiền để làm thủ tục được nhanh chóng.Thông báo của Vườn quốc gia Phú Quốc.Vườn Quốc gia Phú Quốc cảnh báo để các tổ chức, cá nhân biết sự việc nhằm tránh bị kẻ xấu lừa đảo,chiếm đoạt tài sản. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có sử dụng đất liên quan đến rừng cần thông tin cụ thể gì thì liên hệ trực tiếp Vườn Quốc gia Phú Quốc để được rõ.Vườn Quốc gia Phú Quốc không có chủ trương đo cấp đất, cũng không thu tiền của người dân. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cần nêu cao cảnh giác, phát hiện các trường hợp nghi ngờ báo ngay cho cơ quan chức năng xử lý.
https://nhandan.vn/kien-giang-canh-bao-viec-lua-dao-cap-dat-o-vuon-quoc-gia-phu-quoc-post805941.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Vườn quốc gia Phú Quốc", "cảnh báo lừa đảo" ] }
Những khuyến nghị chính sách về thực trạng già hóa dân số tại Việt Nam
NDO -Sáng 4/4, tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội thảo khoa học “Già hóa dân sốViệt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư tại Kết luận số 58-KL/TW ngày 23/6/2023 “về tổ chức và hoạt động củaHội Người cao tuổi Việt Nam”; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chiến lược Người cao tuổi Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045; Hội Người cao tuổi Việt Nam chủ trì, phối hợp Tạp chí Cộng sản, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học “Già hóa dân số Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”.Tin liên quanGiải bài toán già hóa dân sốPhó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Phan Văn Hùng cho rằng, già hóa dân số đang là vấn đề mang tính thời sự cấp bách diễn ra trong khu vực và cả Việt Nam. Những thách thức về tăng trưởng kinh tế, chính trị, các vấn đề an sinh xã hội đang tác động trực tiếp đến người cao tuổi. Những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều nghiên cứu cũng như tổ chức các hội thảo bàn về chính sách cho người cao tuổi. Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, nảy sinh nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hiệu quả đối với việc xây dựng chính sách cho người cao tuổi.Hội thảo khoa học là diễn đàn trao đổi về vấn đềgià hóa dân sốnhanh ở Việt Nam; trên cơ sở đó cung cấp luận cứ khoa học-thực tiễn đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước ban hành cơ chế, hoạch định chính sách phù hợp trong thời kỳ mới, đóng góp vào bảo đảm an sinh xã hội và quản lý phát triển xã hội bền vững.Theo Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Phan Văn Hùng, hội thảo sẽ bảo đảm tính định hướng tư tưởng chính trị của Đảng; kết tinh trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, quản lý quan tâm tới việc bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số.Thông qua hội thảo, vấn đề già hóa dân số sẽ được cung cấp từ các góc nhìn đa chiều của từng cấp, từng lĩnh vực, trong nước, quốc tế, đề cập tới những vấn đề căn cốt liên quan tới cơ chế, chính sách phù hợp với sự ứng phó tác động 2 chiều của già hóa dân số nhanh ở nước ta...Hội thảo “Già hóa dân số Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách” sẽ diễn ra vào ngày 10/4/2024 tại thành phố Ninh Bình, với sự tham gia của 250 đại biểu.Theo ban tổ chức, đến nay hội thảo đã nhận hơn 70 tham luận, nội dung tập trung bàn về: Nhận thức chung bối cảnh già hóa dân số trên thế giới và Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế về chính sách thích ứng với già hóa dân số - tham khảo cho Việt Nam; thực trạng già hóa dân số Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra về phát triển kinh tế-xã hội đối với người cao tuổi và tổ chức Hội Người cao tuổi Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; xu hướng, giải pháp và tầm nhìn chính sách thích ứng với già hóa dân số thời gian tới; tư vấn chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội thích ứng với bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam.
https://nhandan.vn/nhung-khuyen-nghi-chinh-sach-ve-thuc-trang-gia-hoa-dan-so-tai-viet-nam-post803094.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Già hóa dân số tại Việt Nam", "Việc làm cho người cao tuổi", "Bảo đảm an sinh xã hội", "già hóa dân số", "người cao tuổi" ] }
Trả lại hành khách gần 30 triệu đồng bỏ quên trên tàu
NDO -Chiều 17/5, tổ tàu SE4 do Trưởng tàu khách Lê Thành Vân (thuộcĐoàn tiếp viên đường sắt Phương Nam- Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn) phụ trách, đã trả lại tài sản trị giá gần 30 triệu cho hành khách bỏ quên trên tàu khi xuống ga Hương Phố (Hà Tĩnh).
Theo đó, tàu SE4 xuất phát từ ga Sài Gòn ngày 15/5. Khi đoàn tàu rời ga Hương Phố lúc 21 giờ 39 phút ngày 16/5, tiếp viên Nguyễn Quốc Lâm phụ trách toa 10A đã phát hiện một túi xách màu đen của hành khách để quên trên tàu. Ngay lập tức, tiếp viên Nguyễn Quốc Lâm đã báo cáo trưởng tàu sự việc.Trưởng tàu Lê Thành Vân cùng các bộ phận liên quan đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản sự việc. Quá trình kiểm tra, phát hiện túi xách có chứa 26 triệu đồng, 100 USD cùng nhiều giấy tờ quan trọng khác.Tin liên quanCuộc “lột xác” ngoạn mục của những nhà ga, toa tàuSau khi xác minh thông tin trên hệ thống bán vé và liên lạc với hành khách, tổ tàu xác định đây là tài sản của bà Phan Thị Thủy (trú tại xã Hương Long, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), có vé đi từ ga Sài Gòn tới ga Hương Phố. Trưởng tàu đã liên hệ với hành khách để trao lại số tài sản trên tại ga Hương Phố.Trong thời gian qua, Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam đã liên tiếp trả lại nhiều tài sản có giá trị lớn cho hành khách đi tàu.Trong thời gian qua, Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam đã liên tiếp trả lại nhiều tài sản có giá trị lớn cho hành khách đi tàu. Đây là hành động tốt đẹp thường thấy của người công nhân, lao động ngành đường sắt, phát huy truyền thống của ngành và truyền cảm hứng, lan tỏa những điều tốt đẹp tới cộng đồng.
https://nhandan.vn/tra-lai-hanh-khach-gan-30-trieu-dong-bo-quen-tren-tau-post809878.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Nguyễn Quốc Lâm", "Ga Hương Phố", "Lê Thành Vân", "Đường sắt Phương Nam", "Trưởng tàu", "SE4", "tài sản bỏ quên", "Đoàn Tiếp viên Phương Nam" ] }
Chăm lo đồng bào nghèo vùng biên giới biển Tây Nam Bộ
Nhiều năm qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng vùng Tây Nam Bộ thường xuyên tổ chức các hoạt động giúp nhân dân trên địa bàn đóng quân; trong đó, đặc biệt quan tâm giúp đỡ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới biển.
Với nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả, Bộ đội Biên phòng vùng Tây Nam Bộ không chỉ tô thắm thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ mà còn củng cố vững chắc thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân…Đa dạng mô hình giúp dânCụ Thái Thị Kía ở Khu phố 1, phường Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang vừa được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) nhận hỗ trợ từ mô hình “Điểm tựa tình thương biên giới”. Tuổi ngoài 70, cụ Kía sống một mình trong căn nhà cấp bốn được chính quyền địa phương vận động hỗ trợ xây dựng. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cụ Kía vui mừng được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên đến thăm, tặng quà. Trong ngôi nhà rộn vang tiếng nói, tiếng cười; cụ Kía xúc động nói: “Được cán bộ, chiến sĩ biên phòng giúp đỡ gạo, tiền mặt, nhu yếu phẩm và có thuốc uống mỗi khi ốm đau, tôi vui mừng và không còn đơn độc nữa”.Không chỉ chăm lo các cụ già, trong quá trình nắm địa bàn, các đơn vị bộ đội biên phòng còn chăm lo tốt cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Thu nhập chính từ nghề biển của người cha chỉ khoảng 200-300 nghìn đồng/ngày cho nên cuộc sống gia đình bốn anh chị em Lộc Thị Kim Tiền, học sinh lớp 6B, Trường tiểu học và trung học cơ sở Pháo Đài, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang luôn khó khăn, vất vả. Thấu hiểu được hoàn cảnh khó khăn của em Tiền, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên quyết định nhận hỗ trợ em Kim Tiền với mức hỗ trợ 1,1 triệu đồng/tháng, giúp em trang trải chi phí trong học tập, sinh hoạt. Em đã duy trì được thành tích học tập xuất sắc nhiều năm liền.Em Thạch Thị Mỹ Tuyền là học sinh Trường tiểu học Trung Bình B, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, có mẹ mất trong đợt dịch Covid-19, kinh tế gia đình rất khó khăn. Thông cảm với hoàn cảnh của em, năm học 2023-2024, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng vận động hỗ trợ học bổng 7.360.000 đồng/năm với mong muốn tiếp sức để việc học hành của em không bị gián đoạn.Nhờ chương trình “Nâng bước em đến trường” của Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Thạch Cẩm Văn ở xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, học sinh người dân tộc Khmer, 10 năm liền là học sinh giỏi. Đặc biệt, năm học 2022-2023, Văn đạt giải ba môn Vật lý tại kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh Sóc Trăng.Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang thăm gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Chương trình “Nâng bước em tới trường” của Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng thực hiện từ năm 2016, đến nay đã giúp 36 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp tục đến trường. Theo đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ học bổng thường xuyên 500 nghìn đồng/em/tháng. Đến năm học 2022-2023, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng tiếp tục thực hiện dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường” hỗ trợ 11 học sinh trên địa bàn khu vực biên giới biển, với định mức 7.360.000 đồng/em/năm.Năm học mới 2023-2024, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp Hội Khuyến học tỉnh trao 200 suất học bổng, mỗi suất một triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung.Thực hiện các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp xây dựng 48 căn nhà Đại đoàn kết, trị giá 2,4 tỷ đồng. Ngoài ra, xây dựng 14 căn Nhà Đồng đội, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng; khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 24.902 lượt người, trị giá hơn 1,1 tỷ đồng. Hỗ trợ 36 em học sinh, mỗi em 500 nghìn đồng/tháng; 10 con nuôi Đồn Biên phòng, hỗ trợ mỗi em 200 nghìn đồng/tháng; hỗ trợ 11 em trong dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, mỗi em 7.400.000 đồng trong một năm học; tặng 46 chiếc xe đạp (mỗi chiếc trị giá hai triệu đồng); tặng 20 nghìn quyển vở (trị giá 100 triệu đồng). Riêng Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tặng ba căn nhà Đại đoàn kết (50 triệu đồng/căn); tặng 1.381 phần quà, trị giá hơn 690 triệu đồng; tặng học bổng 121 suất, trị giá 121 triệu đồng.Năm 2023, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang thực hiện hiệu quả chương trình “Nâng bước em đến trường”, nhận đỡ đầu 93 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn (500 nghìn đồng/tháng/em); “Con nuôi Đồn Biên phòng” đỡ đầu bốn cháu (hai triệu đồng/tháng/cháu); hỗ trợ, đỡ đầu 147 học sinh (1,1 triệu đồng/học sinh/tháng) trong dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em đến trường”. Hiện, các đơn vị trực thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phụng dưỡng năm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; hỗ trợ 12 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, mỗi hộ một triệu đồng/tháng; hỗ trợ 43 hộ nghèo (mỗi hộ 10 kg gạo/tháng).Trong Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang vừa qua, Bộ đội Biên phòng đã trao tặng 2.199 suất quà, 30 con bò giống, 20 căn nhà “Mái ấm cho người nghèo” với tổng giá trị thành tiền hơn 5,6 tỷ đồng. Chương trình để lại ấn tượng rất tốt đẹp trong các tầng lớp nhân dân khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang.“Các hoạt động đã mang lại niềm vui, phấn khởi và giá trị tuyên truyền, giáo dục cao trong nhân dân, góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa bộ đội biên phòng với nhân dân”- Đại tá Huỳnh Văn Đông, Chính ủy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang cho biết…Góp phần bảo đảm an ninh biên giớiVới địa hình đa dạng, bên cạnh tiềm năng phát triển kinh tế, vùng Tây Nam Bộ gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý địa bàn, ổn định xã hội. Khu vực tuyến biên giới, vùng biển, đảo vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động gây rối, chống phá.Những năm qua, bộ đội biên phòng luôn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành, nhất là sự đóng góp của nhân dân nhằm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nhờ đó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới biển Tây Nam Bộ luôn được giữ vững và ổn định. Các lực lượng công an, quân sự, biên phòng luôn đoàn kết, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, duy trì tốt công tác phối hợp sơ kết hằng tháng, quý, năm.Tại Sóc Trăng, trong 5 năm qua, từ nguồn tin báo của quần chúng, bộ đội biên phòng đã phối hợp triệt phá thành công 32 vụ, với 36 đối tượng về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy; ba vụ với ba phương tiện cùng ba đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển hàng hóa (dầu DO) không có hóa đơn chứng từ hợp pháp. Cùng với đó, triệt phá 203 vụ với 588 đối tượng có hành vi kinh doanh thuốc lá ngoại và hàng cấm, đánh bạc trái phép, vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 1,8 tỷ đồng…Từ năm 2019 đến nay, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng phối hợp các lực lượng và huy động phương tiện của ngư dân cứu nạn thành công 37 phương tiện với 118 thuyền viên. Lực lượng biên phòng tích cực giúp nhân dân khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh, lốc xoáy, hỏa hoạn, bão lụt; thông báo bão và áp thấp nhiệt đới cho hơn 5.483 lượt phương tiện hành nghề trên biển vào nơi trú ẩn an toàn.Đến nay, tuyến biên giới tỉnh Kiên Giang đã có 202 hộ, 816 người đăng ký tự quản mốc quốc giới với hơn 49,6 km đường biên giới. Trên toàn tuyến biên giới bộ đã thành lập 17 tổ/85 thành viên Tổ an ninh trật tự. Ở khu vực biên giới biển, đảo thành lập 39 tổ/460 tàu/443 thành viên Tổ tàu thuyền an toàn và 7 tổ/39 thành viên bến bãi an toàn.Qua công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần giúp nhân dân ở khu vực biên giới chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực biên giới đất liền và trên biển.
https://nhandan.vn/cham-lo-dong-bao-ngheo-vung-bien-gioi-bien-tay-nam-bo-post798949.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "chăm lo đồng bào nghèo", "Tây Nam Bộ", "tuyên truyền", "vận động", "nhiều mô hình giúp dân", "chăm sóc người già", "chăm lo thiếu nhi", "đảm bảo an ninh biên giới" ] }
Vĩnh Long: Sà-lan lật va chạm cầu Măng Thít, cấm nhiều loại xe qua cầu
NDO -Ngày 28/5, thông tin từ Khu Quản lý đường bộ 4 thuộc Cục đường bộ Việt Nam, sau sự cố lật sà-lanva chạmvào cầu Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, các lực lượng điều tiết giao thông qua cầu cấm xe tải trên 2,5 tấn và xe khách trên 16 chỗ, bố trí lực lượng điều tiết trực gác 2 bên cầu.
Theo thông tin ban đầu, lúc 17 giờ ngày 27/5, tàu kéo đẩy mang biển số SG-7658 đẩy boong chở khoảng 960 tấn đá do thuyền trưởng Đặng Thành Duyên, thường trú tại ấp Bà Nghĩa, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An điều khiển trên sông Măng Thít hướng từ huyện Mang Thít về huyện Tam Bình.Khi qua cầu lúc trời đang mưa to, boong chở đá va chạm vào trụ chống va cầu Măng Thít cũ làm boong bị lủng, nước vào boong gây nghiêng, lật va chạm lên thanh dầm ngang số 19, 20, 21 của cầu Măng Thít mới.Tin liên quanBà Rịa-Vũng Tàu: 2 tàu va chạm làm sập một phần cầu cảng ở Cái MépHậu quả, dầm ngang số 20 của cầu Mang Thít mớihư hỏng nặng, bị biến dạng bung ra khỏi liên kết bên trái với dầm dọc biên, xoay 30 độ. Dầm số 21 bị bị bung 4 bu-lông mối liên kết với dầm biên bên phải và biến dạng nhẹ. Bê-tông lan can gờ chắn bánh tại vị trí va chạm bị vỡ. Đến 22 giờ ngày 27/5, các lực lượng đã thụ lý vụ việc.Do tính chất cần thiết và cấp bách, Khu Quản lý Đường bộ 4 đã gửi thông báo và đề nghị Sở Giao thông vận tải Vĩnh Long và Sở Giao thông vận tải Trà Vinh thông báo đến nhân dân và các đơn vị vận tải biết phương án phân luồng để nhân dân và các đơn vị vận tải chủ động bố trí thời gian và lộ trình đi cho phù hợp.
https://nhandan.vn/vinh-long-sa-lan-lat-va-cham-cau-mang-thit-cam-nhieu-loai-xe-qua-cau-post811512.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Vĩnh Long", "lật sà lan", "va chạm cầu Măng Thít", "cầu Măng Thít", "hư hỏng nặng" ] }
Mưa to gây ngập úng và sạt lở đất ở Cao Bằng
NDO -Ngày 6/6, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnhCao Bằngcho biết, đợt mưa to diễn ra từ ngày 4/6 đến nay đã gây ngập úng, sạt lở đất gây thiệt hại sản xuất và ảnh hưởng đời sống người dân.
Cụ thể, có 7/10 huyện, thành phố trong tỉnh Cao Bằng bị thiệt hại do mưa to, nước trên các sông, suối dâng cao gây ngập úng vàsạt lở đất.Trong đó, có 4 ngôi nhà bị thiệt hại do sạt lở đất. Có 7,2ha cây trồng bị ngập úng.Về giao thông, tại 3 huyện Hòa An, Bảo Lạc và Bảo Lâm, hàng trăm m3 đất đá đã sạt lở xuống mặt đường, gây tắc nghẽn giao thông. Có đoạn đường cạnh suối, nước lũ, mưa lớn đã gây sạt lở mặt đường ở huyện Bảo Lạc, gây thiệt hại lớn.Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, các xã đã khẩn trương huy động lực lượng tại chỗ giúp di dời tài sản, di chuyển người dân đến nơi an toàn.Tại các tuyến giao thông bị sạt lở, các đơn vị quản lý đường bộ đã huy động lực lượng, thiết bị xe máy khẩn trương khắc phục sạt lở đất đá để bảo đảm giao thông trên các tuyến đường.
https://nhandan.vn/mua-to-gay-ngap-ung-va-sat-lo-dat-o-cao-bang-post812975.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Cao Bằng", "mưa lũ gây nhiều thiệt hại", "sạt lở" ] }
Trao 2 căn nhà tình nghĩa và nhiều phần quà tặng các gia đình chính sách
NDO -Trong khuôn khổ “Hành trình tri ân - Thắp sáng niềm tin năm 2024”, sáng 12/6, tại tỉnh Trà Vinh, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Xây dựng và phát triển tổ chức Hội Doanh nhân trẻ khu vực Tây Nam Bộ”, đồng thời tiến hành trao nhà tình nghĩa cùng 50 phần quà tặng các gia đình chính sách, thương bệnh binh hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Chủ tịchHội Doanh nhân trẻ Việt NamNguyễn Hồng Phong cho rằng, cùng với sự phát triển chung của phong trào Doanh nhân trẻ Việt Nam, tính chủ động của các Hội Doanh nhân trẻ địa phương, ngành tiếp tục được duy trì, củng cố.Nhờ đó, hoạt động Hội ở các địa phương, ngành diễn ra sôi nổi, góp phần quan trọng củng cố vị thế, nâng cao uy tín của cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam, tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo, chính quyền địa phương đối với hoạt động của doanh nhân trẻ.Tuy nhiên, bên cạnh đó, phong trào doanh nhân trẻ tại một số tỉnh, thành phố vẫn còn hạn chế, xuất phát từ việc lãnh đạo một số Hội cấp địa phương chưa thật sự tâm huyết, khiến hoạt động Hội còn thiếu tính thiết thực, phong phú, chưa thu hút được hội viên doanh nhân trẻ tích cực tham gia.Các đại biểu dự tọa đàm.Báo cáo tình hình hoạt động Hội Doanh nhân trẻkhu vực Tây Nam Bộthời gian qua, ông Dương Long Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phụ trách khu vực cho biết: tính đến hết năm 2023, tổng số hội viên doanh nhân trẻ sinh hoạt tại khu vực là 1.939 người.Trong đó, một số hội địa phương đã và đang có những chuyển biến tích cực trong công tác Hội và phong trào doanh nhân trẻ, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giao lưu, gắn kết hội viên. Mặc dù vậy, vẫn còn một số địa phương nhất là ở khu vực sông Hậu gặp nhiều khó khăn như vai trò lãnh đạo Hội chưa rõ nét, số lượng hội viên giảm sút, thậm chí chưa có văn phòng Hội chuyên trách, ít tổ chức các hoạt động hướng về hội viên…Tin liên quanDoanh nhân trẻ vừa cần tiên phong phát triển kinh tế, vừa phải là rường cột nước nhàBàn về giải pháp thúc đẩy sự phát triển của phong trào doanh nhân trẻ khu vực, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Nguyễn Doãn Thắng nhận định: các địa phương cần chú trọng giải quyết "bài toán" nhân sự Hội, coi đây vấn đề mấu chốt để phát triển bền vững.Bên cạnh đó, các Hội Doanh nhân trẻ cấp địa phương cần coi trọng hơn nữa công tác xây dựng bộ máy tổ chức theo hướng lấy lãnh đạo Hội là trung tâm định hướng chiến lược phát triển, có bộ máy thường trực Hội đủ mạnh; các lĩnh vực hoạt động được phân công, phân nhiệm phụ trách, có kế hoạch hoạt động rõ ràng; văn phòng Hội phải có năng lực triển khai các hoạt động tạo nguồn thu cho Hội, thu hút hội viên tham gia...Phát biểu ý kiến tại tọa đàm, Phó Chủ tịch tỉnh Trà Vinh Nguyễn Quỳnh Thiện mong muốn, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ là cầu nối giúp doanh nhân, doanh nghiệp góp ý vào các cơ chế, chính sách cụ thể của chính quyền, tạo môi trường để các doanh nhân, doanh nghiệp phát huy sáng tạo trong hoạt động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.Theo đồng chí Nguyễn Quỳnh Thiện, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh sẽ báo cáo Chủ tịch tỉnh phân công một đồng chí lãnh đạo tỉnh làm Chủ tịch danh dự của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Trà Vinh; đồng thời xem xét hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội, tạo điều kiện hỗ trợ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Trà Vinh có văn phòng riêng. Từ đó, tăng cường tính gắn kết, đoàn kết của cộng đồng doanh nhân trẻ Trà Vinh, hướng đếnphát triển bền vững.Phó Chủ tịch tỉnh Trà Vinh Nguyễn Quỳnh Thiện phát biểu tại tọa đàm.Dịp này, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã đến dâng hương, hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Trà Vinh; trao 50 phần quà tặng thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn; trao 2 căn nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương..., với tổng giá trị 240 triệu đồng.
https://nhandan.vn/trao-2-can-nha-tinh-nghia-va-nhieu-phan-qua-tang-cac-gia-dinh-chinh-sach-post813983.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam", "Nhà tình nghĩa", "Trà Vinh" ] }
Tạo đồng thuận để thực hiện dự án giao thông tại Cà Mau
Tại miệt rừng huyệnU Minh hạtỉnh Cà Mau, dù Nhà nước đầu tư kinh phí lớn để mở rộng một tuyến đường phục vụ đi lại nhưng vẫn còn một số người dân chưa đồng thuận do thiếu thông tin về quy hoạch, đất đai, giao thông, thủy lợi…
Gần đây, các đơn vị liên quan triển khai giải phóng mặt bằng để nâng cấp, mở rộngtuyến đường U Minh-Khánh Hộinhưng gặp khó trong phần đất Kênh xáng Lộ xe. Người dân cho rằng, họ không hiến đất này, trong khi căn cứ pháp lý thể hiện Kênh xáng Lộ xe dọc tuyến U Minh-Khánh Hội là đất giao thông, thủy lợi do Nhà nước quản lý.Năm 1997, chính quyền chủ trương xây dựng tuyến đường U Minh-Khánh Hội rộng 3,5m, kết hợp đào kênh để tháo úng, xổ phèn và lấy đất dưới kênh để đắp nền đường. Đến năm 2017, tuyến U Minh-Khánh Hội tiếp tục có chủ trương mở rộng mặt đường từ 3,5m lên 5,5m (chưa tính lề đường) như hiện nay. Cả hai lần, để tạo đồng thuận cao từ nhân dân, lãnh đạo huyện U Minh hứa với người dân khi đào kênh để làm đường, nếu có điều kiện, Nhà nước sẽ bơm bùn trả lại con kênh, đồng thời chỉ làm đường và mở rộng đường trong phạm vi đất mà người dân đã đồng thuận hiến cho Nhà nước. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân huyện U Minh không còn lưu giữ giấy tờ hiến đất của người dân, cũng như biên bản triển khai hiến đất và chính quyền thời đó cũng không ban hành quyết định thu hồi đất.Theo ông Trần Minh Sơn, hộ dân ấp 4 (xã Khánh Lâm), gia đình ông hai lần hiến đất phục vụ mở rộng mặt đường tuyến U Minh-Khánh Hội nhưng không hiến phần đất Kênh xáng Lộ xe. “Quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án hiện nay, cơ quan chức năng công bố theo quy hoạch, từ tim đường ra mỗi bên 22,5m là đất giao thông, thủy lợi. Đến lúc này gia đình tôi và nhiều hộ dân trong xóm mới biết, phần đất Kênh xáng Lộ xe trước đây cho Nhà nước mượn để đắp nền đường đã không còn thuộc quyền quản lý của chúng tôi” - ông Sơn phân trần.Năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường U Minh-Khánh Hội, dài hơn 18km, qua địa phận ba đơn vị cấp xã trên địa bàn huyện U Minh, gồm: thị trấn U Minh, hai xã Khánh Lâm và Khánh Hội, tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng, tiến độ đến năm 2025. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ mở rộng từ 5,5m lên 8m (chưa tính phần 6,5m lề đất hai bên đường). Việc nâng cấp tuyến đường U Minh-Khánh Hội ảnh hưởng đến 1.983 hộ gia đình, cá nhân và tám tổ chức, với diện tích đất bị ảnh hưởng là 22,24ha, trong đó, có 672 hộ dân liên quan đến phần đất Kênh xáng Lộ xe với tổng diện tích khoảng hơn 10ha. Đây cũng là phần diện tích đất nhận nhiều ý kiến phản ánh nhất của người dân nhưng không đủ căn cứ pháp lý để bồi thường mà chỉ hỗ trợ.Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau Huỳnh Thanh Dũng, năm 2003, thực hiện Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính tỉnh Cà Mau, cơ quan chức năng tổ chức đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện U Minh, thể hiện phần đất kênh xáng và đất lộ xe là đất giao thông, thủy lợi do Nhà nước quản lý. Năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định (số 10/2008/QĐ-UBND) về việc công bố giới hạn hành lang đường bộ, hành lang bảo vệ đường thủy trên địa bàn tỉnh. Trong đó, giới hạn hành lang đường bộ Cà Mau-Tắc Thủ-U Minh-Khánh Hội tính từ tim đường ra mỗi bên là 24m.Tiếp đó vào năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Trung ương về quản lý đất đai, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định phê duyệt Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Cà Mau giai đoạn 2008-2015. Bản đồ địa chính vẫn thể hiện, tuyến đường U Minh-Khánh Hội và kênh xáng dọc theo tuyến là đất giao thông, thủy lợi. Năm 2013, ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo điều chỉnh nêu trên, tuyến đường U Minh-Khánh Hội là 45m, tính từ tim đường qua mỗi bên 22,5m, phần Kênh xáng Lộ xe U Minh-Khánh Hội nằm trong quy hoạch hành lang lộ giới.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh Lê Hồng Thịnh, căn cứ vào các quy hoạch đã có, khi người dân đến làm thủ tục về đất đai, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều chỉnh phần diện tích đất Kênh xáng Lộ xe (lộ 8m, kênh xáng từ 12,5m-20m) ra khỏi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân. Đến nay, tuyến U Minh-Khánh Hội hiện có 358 giấy đã được chỉnh lý theo quy hoạch; còn 114 giấy được cấp năm 1995 và hết hạn vào năm 2021 chưa thực hiện việc chỉnh lý. “Những trường hợp chưa thực hiện chỉnh lý, cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn giữ nguyên hiện trạng thửa đất có phần Kênh xáng Lộ xe. Những giấy này đã hết hạn sử dụng đất, thực hiện chưa đúng theo quy định” - ông Thịnh giải thích.Đến nay, Ủy ban nhân dân huyện U Minh đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 1.889/1.983 hộ dân. Còn 670 hộ dân đã được phê duyệt phương án nhưng chưa đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Trong số này, còn 254 hộ dân đã được phê duyệt phương án đền bù nhưng chưa đồng ý nhận hỗ trợ. Cũng vì vậy, mặt bằng bàn giao cho đơn vị thi công mới được khoảng 10 km, đạt 55,7% tổng chiều dài toàn tuyến.Bức xúc vì số ít hộ dân chưa đồng thuận dẫn đến dự án triển khai chậm, ông Hồ Văn Sử, hộ dân ấp 3 (xã Khánh Hội), có 18m mặt tiền đã bàn giao mở rộng tuyến U Minh-Khánh Hội, cho biết: “Mỗi ngày tôi cần thuê xe chở 8 tấn hàng đông lạnh, trong khi con đường hiện nay chỉ cho phép xe 5 tấn chạy qua, cho nên phải thuê hai chiếc. Nếu tuyến U Minh-Khánh Hội hoàn thành sớm, xe 8 tấn chạy được thì tôi chỉ cần thuê một xe, tiết kiệm 50% chi phí vận chuyển”.Mỗi ngày tôi cần thuê xe chở 8 tấn hàng đông lạnh, trong khi con đường hiện nay chỉ cho phép xe 5 tấn chạy qua, cho nên phải thuê hai chiếc. Nếu tuyến U Minh-Khánh Hội hoàn thành sớm, xe 8 tấn chạy được thì tôi chỉ cần thuê một xe, tiết kiệm 50% chi phí vận chuyển.Ông Hồ Văn Sử, hộ dân ấp 3 (xã Khánh Hội)Ngày 20/3/2024, trong buổi đối thoại để giúp người dân hiểu rõ hơn về câu chuyện mở rộng tuyến U Minh-Khánh Hội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi nói: “Tinh thần của tỉnh là bảo đảm quyền lợi cho bà con ở mức cao nhất có thể, nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật và mong bà con hết sức chia sẻ. Với tuyến U Minh-Khánh Hội, các cơ quan chức năng đã rà soát rất kỹ các quy định liên quan đến đất đai và khẳng định không thể thực hiện bồi thường đất, cho nên mới hỗ trợ người dân ở mức cao”. Theo ông Lâm Văn Bi, chưa có dự án nào tại tỉnh Cà Mau mà mức hỗ trợ công bồi đắp là 109.500 đồng/m2 đất như người dân được hưởng ở phần Kênh xáng Lộ xe.
https://nhandan.vn/tao-dong-thuan-de-thuc-hien-du-an-giao-thong-tai-ca-mau-post806953.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "dự án giao thông", "Cà Mau", "thông tin về quy hoạch", "giải phóng mặt bằng" ] }
Đà Nẵng cơ bản xử lý xong sự cố mã độc tấn công hệ thống thông tin đất đai
NDO -Ngày 15/5, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phốĐà Nẵngcho biết, các đơn vị chức năng đã cơ bản xử lý xong sự cố và Hệ thống thông tin đất đai thành phố Đà Nẵng đã hoạt động trở lại bình thường.
Trước đó ngày 6/5, trong quá trình vận hành Hệ thống thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đã phát hiệnHệ thốngsao lưu dữ liệu đất đai bị nhiễm mã độc, làm ảnh hưởng đến công tác xử lý hồ sơ đăng ký đất đai trên địa bàn thành phố.Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường báo cáo nhanh về Sở Thông tin và Truyền thông; đồng thời, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức cách ly toàn bộ hệ thống, ngừng cung cấp các dịch vụ, bao gồm dịch vụ thông tin đất đai để tiến hành rà soát và đánh giá nguồn lây nhiễm, mức độ an toàn thông tin, độ tin cậy dữ liệu để có giải pháp xử lý phù hợp.Trong thời gian xử lý sự cố, Sở đã chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký tại các quận, huyện tập trung nguồn lực, sử dụng các nguồn hồ sơ, tài liệu giấy và dữ liệu dự phòng, áp dụng các biện pháp phù hợp để xử lý hồ sơ bảo đảm tính liên tục, kịp thời.Tuy nhiên, một số đơn vị, cá nhân liên quan chưa thực hiện nghiêm quy trình xử lý hồ sơ trong trường hợp khẩn cấp theo chỉ đạo của lãnh đạo Sở dẫn đến chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ so với quy định. Lãnh đạo Sở đã chấn chỉnh và chỉ đạo xử lý nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân trong mọi tình huống.Đối với thông tin phản ánh tại Bộ phận một cửa quận Cẩm Lệ vào ngày 14/5, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo Sở đã trực tiếp chỉ đạo triển khai giải quyết 230 hồ sơ đã được tiếp nhận trong thời gian xử lý sự cố.
https://nhandan.vn/da-nang-co-ban-xu-ly-xong-su-co-ma-doc-tan-cong-he-thong-thong-tin-dat-dai-post809465.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Đà Nẵng", "sự cố mã độc tấn công hệ thống thông tin đất đai" ] }
Thăm tặng quà quân, dân huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
NDO -Từ ngày 13 đến 14/4, Đoàn công tác Vùng 3 Hải quân phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam do Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải quân làm Trưởng đoàn tổ chức đi thăm, động viên, tặng quà, giao lưu với quân, dân và các lực lượng tại huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
Tạihuyện đảo Cồn Cỏ, Đoàn công tác đã tổ chức lễ chào cờ và dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; thăm, động viên quân, dân và các lực lượng đang sinh sống, công tác trên huyện đảo.Dịp này, Đoàn công tác đã trao tặng lãnh đạo, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân trên huyện đảo hơn 50 suất quà, 37 thùng nhu yếu phẩm, vật chất sinh hoạt và 50 lá cờ Tổ quốc tổng trị giá hơn 150 triệu đồng.Đoàn công tác tặng cờ Tổ quốc và quà cho các tàu cá ngư dân tại huyện đảo Cồn Cỏ.Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải cho biết, đây là hoạt động mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, góp phần khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, tình cảm, nhận thức, trách nhiệm của các địa phương, các cơ quan, tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của đất nước; khẳng định sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia trên biển và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho biển, đảo
https://nhandan.vn/tham-tang-qua-quan-dan-huyen-dao-con-co-tinh-quang-tri-post804678.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Quảng Trị", "huyện đảo Cồn Cỏ", "Vùng 3 Hải quân" ] }
Sóc Trăng bàn giao “Nhà đồng đội” tặng quân nhân có hoàn cảnh khó khăn
NDO -Chiều 8/4, tại ấp Khu 2, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên,tỉnh Sóc Trăng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợpQuỹ học bổng Vừ A DínhvàCâu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu"tổ chức lễ bàn giao "Nhà đồng đội" tặng quân nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Dự lễ có nguyên Phó Chủ tịch nướcTrương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu”.Căn nhà được bàn giao cho gia đình Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lý Hoàng Diệu, nhân viên lái xe, Phòng Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng. Đại úy Diệu là người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, hiện phải nuôi 2 con còn nhỏ.Đại úy Diệu được nhận nhà có diện tích gần 100m2với tổng kinh phí xây dựng 150 triệu đồng. Trong đó, Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu" và đồng chí Nguyễn Thị Như Thuỷ, nguyên Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng ban Thi đua khen thưởng Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ số tiền 80 triệu đồng; số tiền còn lại do gia đình và người thân Đại úy Diệu đóng góp.Phát biểu tại buổi bàn giao nhà, Đại tá Lê Văn Anh, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng, gửi lời cảm ơn đến nhà tài trợ; khẳng định đây là món quà có ý nghĩa sâu sắc, là nguồn động viên to lớn đối với gia đình Đại úy Lý Hoàng Diệu.Qua đó, giúp gia đình Đại úy Diệu sớm ổn định cuộc sống để đồng chí Diệu an tâm công tác, tiếp tục cống hiến và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng đơn vị bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới vùng biển.
https://nhandan.vn/soc-trang-ban-giao-nha-dong-doi-tang-quan-nhan-co-hoan-canh-kho-khan-post803701.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "Quỹ học bổng", "Vừ A Dính", "Trương Mỹ Hoa", "“Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn", "trao nhà đồng đội" ] }
Xuất cấp hơn 746 tấn gạo hỗ trợ nhân dân Điện Biên và Bắc Kạn
NDO -Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 10/4/2024 giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 746,805 tấn gạo từnguồn dự trữ quốc giacho 2 tỉnh Điện Biên và Bắc Kạn, nhằm hỗ trợ cho nhân dân dịp giáp hạt đầu năm 2024.
Cụ thể, tỉnh Bắc Kạn được xuất cấp 72,705 tấn gạo; tỉnh Điện Biên đượcxuất cấp674,1 tấn gạo.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xử lý cụ thể theo quy định; theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm về căn cứ, thông tin, số liệu báo cáo đề xuất.Ủy ban nhân dân 2 tỉnh Điện Biên vàBắc Kạnchịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và thực hiện hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức theo quy định.Tin liên quanThanh Hóa: Xuất cấp hơn 1.000 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng
https://nhandan.vn/xuat-cap-hon-746-tan-gao-ho-tro-nhan-dan-dien-bien-va-bac-kan-post804135.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "gạo dự trữ quốc gia", "xuất cấp gạo", "Điện Biên", "Bắc Kạn", "nguồn dự trữ quốc gia" ] }
Nam Định: Tàu 3.000 tấn va chạm với cầu phao, một người mất tích
NDO -Khoảng hơn 9 giờ ngày 20/3, tại cầu phao Ninh Cường (thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đã xảy ra một vụ va chạm giữa tàu chở hàng và cầu phao, làm một nhân viên của đơn vị quản lý, vận hành cầu rơi xuống sông Ninh Cơ, mất tích.
Những người chứng kiến vụ việc cho biết, vào thời điểm trên, tàu chở vôi, xi-măng có trọng tải 3.000 tấn, mang số hiệu HNA 0282, trên hành trình di chuyển từ Hà Nam vào các tỉnh phía nam, khi đến cầu phao Ninh Cường đã xảy ra va chạm với phao số 6 của cầu.Cú va chạm mạnh khiến anh Huy (36 tuổi), nhân viên cầu phao Ninh Cường đang đứng trên mạn ca-nô bị ngã xuống sông Ninh Cơ, mất tích. Vụ va chạm cũng làm phao số 5 và số 6 của cầu bị đứt, việc lưu thông qua cầu phải tạm dừng.Trong thời gian chờ khắc phục sự cố, các phương tiện sẽ được phân luồng đi qua phà Đại Nội, đò Cau và cầu Thịnh Long.Cơ quan chức năng địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương tìm kiếm người gặp nạn; khắc phục sự cố, nối lại hoạt động tại cầu phao Ninh Cường, đồng thời điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm. Cho đến chiều tối 20/3, nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy.Cầu phao Ninh Cường (bắc qua sông Ninh Cơ, nối 2 huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng) là cầu phao duy nhất còn hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định. Hằng ngày, cầu “đóng, mở” theo các khung giờ cố định, phục vụ lưu thông cho các phương tiện đường bộ và đường thủy.Trong tương lai không xa, cầu phao Ninh Cường dự kiến sẽ được thay thế bằng một cây cầu có tổng vốn đầu tư hơn 582 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc. Dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào đầu năm 2022.
https://nhandan.vn/nam-dinh-tau-3000-tan-va-cham-voi-cau-phao-mot-nguoi-mat-tich-post743826.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:24", "tags": [ "tàu chở hàng", "va chạm", "cầu phao", "mất tích" ] }
Đề nghị nghiên cứu mở rộng đấu giá biển số xe tải, xe khách, mô-tô
NDO -Cho ý kiến về việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, sáng 15/3, tại phiên họp lần thứ 31của  Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ý kiến cho rằng, cần luật hóa quy địnhđấu giá biển sốô-tô; đồng thời, đề nghị mở rộng đấu giá với biển số xe tải, xe mô-tô, xe khách và trừ điểm giấy phép lái xe.
Về quy định đấu giá biển số xe, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, đa số ý kiến đề nghị nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện để bổ sung vào dự thảo Luật quy định về đấu giá biển số xe ô-tô; có ý kiến đề nghị nghiên cứu mở rộng đấu giá với cả biển số xe tải, xe khách và xe mô-tô.Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ và thấy rằng việc thực hiện Nghị quyết số 73/2022/QH15 trong thời gian vừa qua đã đem lại kết quả tích cực, chứng minh được tính hiệu quả, tính khả thi của chính sách mới này.Nếu không kịp thời đưa vào dự thảo Luật này mà chờ hết thời gian thực hiện thí điểm, tiến hành tổng kết, báo cáo Quốc hội thì lúc đó phải tiến hành trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Luật mới được Quốc hội thông qua sẽ gây tốn kém, lãng phí cả về thời gian và ngân sách.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới.Căn cứ đề xuất của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng có 2 phương án để luật hóa nội dung đấu giá biển số xe như sau:Phương án 1: Bổ sung 1 điều (Điều 37) vào dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên tinh thần kế thừa nội dung của Nghị quyết số 73/2022/QH15 về thí điểm đấu giá biển số xe có điều chỉnh để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết trên.Phương án 2: Bổ sung nội dung đấu giá biển số xe vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí Phương án 1, vì đưa vào quy định trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là phù hợp ý kiến đại biểu Quốc hội đã nêu, phù hợp phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là luật chuyên ngành, sẽ quy định đầy đủ, cụ thể các nội dung về đấu giá biển số xe và tạo nên sự thống nhất với các quy định khác về biển số xe như quản lý phương tiện giao thông đường bộ, cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.Các đại biểu tham dự phiên họp.Về bổ sung quy định về điểm, trừ điểm giấy phép lái xe, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về điểm, trừ điểm giấy phép lái xe để nâng cao ý thức người lái xe.Quy định điểm, trừ điểm giấy phép lái xe, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy đây là một biện pháp quản lý nhà nước văn minh, hiện đại để quản lý quá trình chấp hành luật của lái xe, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế số, xã hội số, khoa học công nghệ ngày càng phát triển.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã phối hợp Cơ quan soạn thảo xây dựng dự thảo Điều 57 về điểm của Giấy phép lái xe như trong dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý theo hướng quy định các nguyên tắc về trừ điểm, khôi phục điểm.Đồng thời, giao Chính phủ ban hành quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục thực hiện trừ điểm, phục hồi giấy phép lái xe; quy định cụ thể mức trừ điểm với các hành vi.Ngoài ra, có ý kiến đề nghị sửa quy định về hình thức xử phạt bổ sung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
https://nhandan.vn/de-nghi-nghien-cuu-mo-rong-dau-gia-bien-so-xe-tai-xe-khach-mo-to-post800145.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "đấu giá biển số xe ô tô", "trừ điểm giấy phép lái xe" ] }
Xây dựng thị trường bảo hiểm an toàn, lành mạnh
Trước đây,thị trường bảo hiểmtại Việt Nam chỉ có kênh đại lý truyền thống, thì thời gian qua đã hình thành thêm nhiều kênh phân phối khác là các đại lý tổ chức, điển hình là kênh phân phối qua ngân hàng đã tạo ra không ít sự phức tạp, ảnh hưởng quyền lợi của khách hàng. Vấn đề này cần nhìn nhận lại sâu sắc để chấn chỉnh đúng hướng, lành mạnh.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam thời gian qua đã thể hiện được vai trò, vị trí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, cũng như một phần đem lại sự bảo vệ về tài chính, sức khỏe cho người dân. Mặc dù còn rất non trẻ so với thị trường bảo hiểm thế giới, song thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trải qua hơn 25 năm với sự tăng trưởng cao và tương đối ổn định, trung bình 20%/năm, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Chiến lược Phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011-2020.Theo các số liệu báo cáo mới nhất, tính đến cuối năm 2023, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế với tổng số tiền ước đạt 762.580 tỷ đồng và chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 86.376 tỷ đồng; tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 913.308 tỷ đồng, tăng 11,12% so với năm 2022.Tuy nhiên, chất vấn về lĩnh vực tài chính đối với Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nêu rõ,thị trường bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ đã phát sinh một số vấn đề chưa lành mạnh về chất lượng hoạt động tư vấn, về dịch vụ chăm sóc và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng.Thủ tục giải quyết bảo hiểm còn gặp nhiều khó khăn, rườm rà và bất cập. Còn tình trạng nhân viên tổ chức tín dụng ép buộc người vay mua bảo hiểm hoặc tư vấn không đúng về sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư; còn xảy ra hiện tượng nhiều khách hàng mua bảo hiểm qua ngân hàng hủy hợp đồng ngay sau khi ký, chấp nhận mất số phí bảo hiểm đã đóng.Bên cạnh đó, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) và nhiều ý kiến cho biết, thời gian thực hiện hợp đồng bảo hiểm thường rất dài, trong khi đó người tư vấn thường chỉ tư vấn những mặt tốt của bảo hiểm mà chưa nói rõ những quyền hạn và trách nhiệm khi tham gia, dẫn đến tình trạng người mua bảo hiểm không nắm chắc nội dung hợp đồng và thường bị thiệt thòi. Còn tình trạng nhân viên tổ chức tín dụng ép buộc người vay mua bảo hiểm hoặc tư vấn không đúng về sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư.Hơn nữa, hiện nay, một số quy định của hợp đồng bảo hiểm chưa được chuẩn hóa, chưa có đầy đủ các quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình tư vấn, giao kết hợp đồng bảo hiểm để bảo đảm tính minh bạch, giúp người dân được tư vấn đúng, đủ thông tin, rõ ràng về sản phẩm bảo hiểm để lựa chọn được sản phẩm trên cơ sở tự nguyện và phù hợp nhu cầu.Các doanh nghiệp còn buông lỏng công tác giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và quản lý chất lượng đại lý, nhân viên của đại lý tổ chức tín dụng và thiếu các chế tài đối với đại lý; chưa kịp thời giải đáp, xử lý dứt điểm các phản ánh, thắc mắc của khách hàng về hợp đồng bảo hiểm…Nhiều ý kiến tại phiên họp thứ 31 cho rằng, để đạt được các mục tiêu lớn đề ra, thị trường bảo hiểm vẫn còn nhiều thách thức cần hoàn thiện về chất lượng nhân lực, cơ sở dữ liệu thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường quản trị rủi ro và tính minh bạch của các doanh nghiệp bảo hiểm.Đây là các vấn đề rất cần thiết, là cơ sở vững chắc để thị trường bảo hiểm phát triển bền vững, phát huy vai trò là “bà đỡ”, góp phần phát triển ổn định và bền vững cho các chủ thể khác trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế; nhiều đại biểu đề nghị Bộ Tài chính cần tìm giải pháp đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp được tham gia bảo hiểm.Công khai, minh bạch thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm; thực hiện nghiêm quy định về Luật Kinh doanh bảo hiểm, nhất là việc không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức, hay như việc bán bảo hiểm kèm theo những sản phẩm của ngân hàng. Tiếp tục tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.Các năm tới, bên cạnh các yếu tố nền tảng như tăng trưởng kinh tế, dân số lớn, xu hướng phát triển công nghệ... thì nền tảng pháp lý được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ cho thị trường bảo hiểm phát triển hơn nữa cả về lượng và chất. Tuy nhiên, để “hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ”, thì cần các giải pháp đồng bộ từ cả phía cơ quan quản lý, sự chung tay vào cuộc thật sự của các doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và cả người tham gia bảo hiểm.
https://nhandan.vn/xay-dung-thi-truong-bao-hiem-an-toan-lanh-manh-post800996.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "thị trường bảo hiểm", "người tham gia bảo hiểm" ] }
Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông
NDO -Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quảcông tác đấu thầubảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án nghiên cứu, phổ biến, tập huấn quy định của pháp luật về đấu thầu; quán triệt sâu sắc, toàn diện và có giải pháp hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầuBộ Giao thông vận tải lưu ý các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án thực hiện nghiêm chỉ đạo của bộ về lựa chọn nhà thầu; nghiêm cấm các hành vi dàn xếp, thông thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, đặt ra các điều kiện bất hợp lý, không phù hợp trong hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu, đặc biệt có hành vi cản trở, hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.Ngoài ra, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án cần lựa chọn nhân sự có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và đủ điều kiện theo quy định tham gia tổ chuyên gia đấu thầu; hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu phải bảo đảm các tiêu chí đánh giá, xét thầu phù hợp quy định của pháp luật, tính chất, đặc điểm, điều kiện thực tế của gói thầu. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất phải trung thực, khách quan, công bằng, minh bạch; các nhà thầu/nhà đầu tư được lựa chọn đáp ứng điều kiện về năng lực, kinh nghiệm, nguồn lực tài chính/phương án tài chính thực hiện dự án/gói thầu, đạt chất lượng, tiến độ yêu cầu của dự án.Tin liên quanĐấu thầu công khai, lựa chọn nhà đầu tư trạm dừng nghỉ đủ năng lực“Các đơn vị giải quyết kịp thời, thấu đáo các kiến nghị, phản ánh của nhà thầu/nhà đầu tư (nếu có) theo đúng quy định; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà thầu/nhà đầu tư, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài; thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng báo cáo đấu thầu định kỳ, đột xuất theo quy định; chịu trách toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng Giao thông vận tải về kết quả thực hiện đấu thầu”, Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh.Bộ Giao thông vận tải cũng giao các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm được giao tăng cường kiểm tra,giám sát đấu thầucác chương trình/dự án thuộc phạm vi quản lý của bộ; kiên quyết xử lý chủ thể vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo, đề xuất bộ xử lý theo quy định.Thi công các dự án, công trình giao thông.Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã tăng cường phân cấp, ủy quyền giao nhiệm vụ chủ đầu tư cho các cơ quan, đơn vị để tạo sự chủ động, tăng cường trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu thầu; ban hành các văn bản yêu cầu các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án tổ chức thực hiện, lựa chọn nhà thầu chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định. Từ năm 2022, theo chỉ đạo của Bộ, các đơn vị liên quan đã triển khai đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với toàn bộ các gói thầu xây lắp, tư vấn, phí tư vấn sử dụng nguồn vốn trong nước thuộc phạm vi quản lý của bộ.“Các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án đã tổ chức thực hiện tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan, không phát sinh kiến nghị, khiếu nại phức tạp về đấu thầu; các nhà thầu/nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án/gói thầu về cơ bản đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ, đã góp phần thúc đẩy việc giải ngân vốn đầu tư và bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm khẳng định.
https://nhandan.vn/nghiem-cam-hanh-vi-dan-xep-thong-thau-cac-du-an-giao-thong-post805141.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "thông thầu", "Bộ Giao thông vận tải", "công tác đấu thầu" ] }
Khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bên bờ sông Hương
NDO -Lễ khánh thành bức tượng nghệ thuật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người con tài hoa của xứ Huế được đặt tại Công viên Trịnh Công Sơn bên bờ Sông Hương (phường Gia Hội, thành phố Huế) đúng dịp kỷ niệm 85 năm Ngày sinh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/2/1939-28/2/2024).
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn (phường Gia Hội), Ủy ban nhân dân thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuậtcố nhạc sĩ Trịnh Công Sơnvà chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.Tham dự có các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhThừa Thiên HuếNguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch Thường trực Thừa Thiên Huế tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các vị lãnh đạo tỉnh, thành phố Huế và các sở, ban, ngành liên quan và đại diện gia đình,bạn bè, thân hữu gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Lãnh đạo tỉnh, thành phố Huế và các ban ngành, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tham dự tại chương trình.Sau một thời gian xây dựng, thiết kế và lắp đặt, công trình tượng nghệ thuật Trịnh Công Sơn kết hợp với không gian cảnh quan công viên đường Trịnh Công Sơn đã được Ủy ban nhân dân thành phố Huế triển khai lắp đặt và chỉnh trang hoàn thiện.Tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tác phẩm điêu khắc do cố điêu khắc gia Trương Đình Quế sáng tác và được ông Lê Hùng Mạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Xây dựng-Kinh doanh Nhà Gia Hòa (Thành phố Hồ Chí Minh) là chủ sở hữu dành tặng cho thành phố Huế.Tượng có chất liệu bằng đồng, chiều cao 1,7m, chiều rộng 1,6m, chiều dài 2,3m, trọng lượng 500kg, được kiến trúc sư Hồ Viết Vinh và nhóm cộng sự Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Công viên cây xanh thành phố Huế tư vấn thiết kế, lắp đặt, kết hợp hài hòa với cảnh quan công viên Trịnh Công Sơn tại phường Gia Hội, thành phố Huế.Tượng có chất liệu bằng đồng, chiều cao 1,7m, chiều rộng 1,6m, chiều dài 2,3m, trọng lượng 500 kg.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế Trương Đình Hạnh cho biết, sự kiện được tổ chức nhằm tưởng nhớ, ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người con tài hoa của xứ Huế dành cho nền tân nhạc Việt Nam nói chung và cho Huế nói riêng; đồng thời tạo điểm nhấn về cảnh quan, du lịch cho thành phố Huế.Nơi đặt tượng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng sẽ là điểm dừng chân để những người mến mộ tài năng cố nhạc sĩ có dịp hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn, nơi ông đã sáng tác những ca khúc đầu tay. Thành phố cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện công viên Trịnh Công Sơn theo quy hoạch, để tiếp tục bố trí những kỷ vật lưu niệm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Theo ông Hạnh, thời gian qua thành phố Huế đã nỗ lực chỉnh trang công viên Trịnh Công Sơn để góp phần tôn tạo cảnh quan chung của đô thị Huế và không gian bờ sông Hương - những hình ảnh không thể thiếu trong nhạc Trịnh, để nơi đây phù hợp và tương xứng với vị thế, ý nghĩa khi đặt tượng Trịnh Công Sơn.Du khách và người yêu nhạc Trịnh cũng tham gia sự kiện đặc biệt này.Nhân dịp khánh thành bức tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cũng trong chiều tối 28/2, Ủy ban nhân dân thành phố Huế phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức Chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.Chương trình nghệ thuật này đã hội tụ đông đảo các ca sĩ đến từ thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và thành phố Huế với sự các ca sĩ nổi tiếng như Đức Tuấn, Giang Trang, Tấn Sơn, Lã Anh Thư, Đội Kèn Huế,… Các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gợi nhớ về những tháng năm sinh sống và sáng tác nghệ thuật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa và được tổ chức đúng vào dịp 85 năm Ngày sinh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/02/1939-28/02/2024).Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001) đã để lại một gia tài âm nhạc đồ sộ với hơn 600 ca khúc, trong đó có hơn 200 bài hát phổ biến. Ông còn được xem là một nhà thơ, họa sĩ, diễn viên và ca sĩ. Ông từng là hội viên Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ san Thế giới Âm nhạc (Hội Nhạc sĩ Việt Nam).Một số hình ảnh tại lễ khánh thành tượng nghệ thuật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:Du khách và người dân bên tượng Trịnh Công Sơn.Du khách và công chúng Huế xem triển lãm ảnh về cố nhạc sĩ Trịnh Công SơnCác nghệ sỹ, bạn bè, thân hữu gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chụp ảnh lưu niệm bên tượng Trịnh Công Sơn.Chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn "Chiều trên quê hương tôi".Trí thức, văn nghệ sỹ Huế cũng có mặt tham dự chương trình.Bạn bè, thân hữu gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đông đảo công chúng Huế đã tham dự chương trình.Du khách nước ngoài và người dân Huế đến với chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn "Chiều trên quê hương tôi".Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức đúng dịp 85 năm Ngày sinh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/02/1939-28/02/2024).
https://nhandan.vn/khanh-thanh-tuong-nghe-thuat-co-nhac-si-trinh-cong-son-ben-bo-song-huong-post797988.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn", "tượng nghệ thuật", "Chiều trên quê hương tôi", "thành phố Huế", "bên bờ sông Hương" ] }
Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt
NDO -Ngày 6/6, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Hoài-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Tổng Biên tậpBáo Nông thôn Ngày naygiữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt.
Phát biểu tại buổi trao quyết định bổ nhiệm chức Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay cho nhà báo Nguyễn Văn Hoài, đồng chí Bùi Thị Thơm-Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã gửi lời chúc mừng và đánh giá đồng chí Nguyễn Văn Hoài là cán bộ được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, là cán bộ trưởng thành tại chỗ, đã có thâm niên công tác nhiều năm tại Báo Nông thôn Ngày nay, từng được rèn luyện, thử thách trong môi trường quân đội.Đồng thời, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm đề nghị Tổng biên tập Nguyễn Văn Hoài cần tiếp tục kế thừa, phát huy những kết quả, thành tựu mà Báo đã đạt được trong chặng đường 40 năm qua; tập trung nỗ lực đoàn kết, thống nhất trong Đảng ủy, Ban Biên tập và tập thể Báo để thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.Tại buổi lễ, tân Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt Nguyễn Văn Hoài đã bày tỏ sự vinh dự, tự hào khi được giao nhiệm vụ mới và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng đoàn, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, cùng các đồng chí lãnh đạo Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tin tưởng và giao nhiệm vụ đầy vinh dự nhưng cũng rất nhiều trọng trách này.Tân Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay hứa sẽ tập trung, dành mọi tâm huyết để phát huy tính đổi mới, sáng tạo, chuyên nghiệp của tờ báo, đưa tờ báo phát triển theo hướng đa phương tiện, đa nền tảng với nhiều loại hình báo chí khác nhau, gồm cả báo in, báo điện, truyền hình internet, cùng các nền tảng mạng xã hội,… trở thành một trong những cơ quan báo chí hàng đầu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua đó kết nối, thông tin nhanh nhất, dễ hiểu nhất đến bạn đọc, đặc biệt là nhiệm vụ kết nối, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản.Tin liên quanĐội bóng đá Báo Nông thôn ngày nay vô địch giải Press Cup lần thứ VI năm 2022Tại Quyết định số 538-QĐ/HNDTW ngày 3/6/2024 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Hoài giữ chức Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay kể từ ngày 4/6/2024. Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ là 5 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
https://nhandan.vn/trao-quyet-dinh-bo-nhiem-tong-bien-tap-bao-nong-thon-ngay-naydien-tu-dan-viet-post812945.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Nguyễn Văn Hoài", "Báo Nông thôn Ngày", "Tổng Biên tập", "Đảng đoàn", "Báo điện tử Dân Việt" ] }
Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”
Lao động khu vực phi chính thức là một trong những nhóm lao động yếu thế trên thị trường lao động do có nhiều nguy cơ rủi ro về việc làm, thu nhập, chưa được hưởng các chính sách, chế độ an sinh xã hội cơ bản. Nhóm lao động này đang phải chịu rất nhiều thiệt thòi do không được hệ thống pháp luật về lao động bảo vệ một cách đầy đủ.
Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có hơn 33 triệu lao động phi chính thức, trong đó chỉ có 0,2% được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, 1,9% đóng BHXH tự nguyện, còn lại 97,9% không tham gia loại bảo hiểm nào. Tình trạng nêu trên dẫn đến nguy cơ “lọt lưới an sinh” ở phần không nhỏ người lao động.Các chuyên gia lao động, công đoàn cho rằng, có ba nguyên nhân chính khiến người lao động trong khu vực phi chính thức đang không mặn mà với BHXH. Thu nhập thấp, công việc bấp bênh không ổn định, luôn trong tình cảnh “ăn bữa nay lo bữa mai”, cho nên họ không thể nghĩ xa hơn cho tương lai. Việc không bắt buộc tham gia BHXH khiến các đối tượng này không chủ động. Bên cạnh đó, quyền được tiếp nhận thông tin trong việc thụ hưởng chính sách an sinh xã hội cơ bản như BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, giờ lao động, chế độ nghỉ ngơi, nghỉ phép, ốm đau... chưa được quan tâm đúng mức.Anh Phí Duy Phong làm thợ sản xuất đồ gỗ nội thất tự do ở làng nghề xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hàng chục năm nhưng chưa từng tham gia một loại bảo hiểm nào. Anh Phong cho biết, công việc lúc có, lúc không, thu nhập không ổn định là lý do chính, một phần cũng chưa thấy lợi ích rõ ràng của loại hình bảo hiểm này. Anh Phong chỉ là một thí dụ điển hình cho hàng nghìn lao động tự do làm thuê theo thỏa thuận bằng miệng, hoặc thuê khoán ngày công từ hàng trăm hộ gia đình sản xuất đồ gỗ nội thất tại xã Chàng Sơn.Thậm chí, như tại Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại Hải Dương (Hà Nội) chuyên sản xuất nước đá giải khát sạch, Giám đốc công ty Phạm Quang Hải cho biết: “Khi chúng tôi ngỏ ý mua BHXH cho công nhân thì họ không đồng ý, bởi sợ bị trừ vào lương. Hơn nữa, do việc làm thời vụ, công việc giản đơn, khi hết việc lại xin đi làm chỗ khác khiến người lao động có tâm lý không mặn mà, gắn bó lâu dài và không cần ký hợp đồng lao động, càng chẳng có nhu cầu mua bảo hiểm, nhất là BHXH”.Người lao động tại các cơ sở sản xuất ở làng gốm Bát Tràng (Hà Nội). (Ảnh MỸ HÀ)Theo Ban quản lý chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ có 2.200 hộ thường xuyên làm ăn, kinh doanh, lứa tuổi 60-70 chiếm hơn 70%. Bà Chử Thị Ánh Tuyết, tiểu thương tại chợ ngơ ngác khi được hỏi có tham gia BHXH hay bảo hiểm tự nguyện không và nói: “Chúng tôi quanh năm buôn bán ở chợ, không để ý đâu, cứ nghĩ mấy thứ bảo hiểm đó chỉ có người đi làm nhà nước hoặc công nhân mới cần mua. Thấy chị em rủ nhau mua bảo hiểm y tế để phòng khi ốm đau thì tôi mua theo thôi”. Còn tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), mỗi ngày có vài trăm lao động giúp việc cho các quầy hàng buôn bán hoa quả. Đặc điểm của số lao động này là trẻ, nhanh nhẹn, tuy nhiên hầu hết có hoàn cảnh khó khăn mới phải đi phụ việc làm thuê, trang trải cuộc sống nên việc mua BHXH là thứ xa vời, chưa từng nghĩ đến.Có thể thấy, lao động thời vụ, giản đơn chỉ có nhu cầu kiếm tiền với mong muốn trang trải cuộc sống trước mắt, nhưng họ không lường trước được, khi gặp rủi ro, họ sẽ không có chính sách nào bảo vệ.Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH xác định mục tiêu đến năm 2030 có 60% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH; trong đó, nông dân và lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện phải chiếm 5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Dự thảo Luật Bảo hiểm (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội bám sát 5 định hướng đã được thông qua, đó là: Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt; mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia; mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH (lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội); bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng BHXH; đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.Một trong những giải pháp nhằm mở rộng độ bao phủ lưới an sinh xã hội được nhiều ý kiến đề xuất là bắt buộc lao động phi chính thức phải tham gia BHXH. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc này rất khó thực hiện bởi thu nhập lao động tự do thấp, trong khi Nhà nước lại không có đủ nguồn lực để hỗ trợ đóng cho đối tượng lao động này.Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Phạm Thị Thu Lan cho rằng, cần phải nghiên cứu và sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật, thay vì theo hướng hai nhóm đối tượng lao động khu vực chính thức và phi chính thức như hiện nay thì cần thiết kế lại hệ thống chính sách theo hướng bình đẳng và bao trùm đối với tất cả người lao động. Thí dụ đối với BHXH, mọi lao động tham gia thị trường lao động đều được bảo đảm các quyền lợi như nhau, trên nguyên tắc đóng-hưởng, đóng như thế nào, hưởng như thế ấy.Phó Trưởng ban Chính sách Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng cho biết: Quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tất cả người lao động phải được quyền tham gia và thụ hưởng các chính sách về BHXH. Định hướng của chúng ta là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tiến tới BHXH toàn dân.Thực tế hiện nay, số lượng đối tượng tham gia BHXH rất thấp, đặc biệt ở khu vực phi chính thức. Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”, cần xóa bỏ dần khoảng cách giữa lao động chính thức và lao động phi chính thức bằng cách thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động phi chính thức chuyển sang khu vực lao động có quan hệ lao động thuộc nhóm tham gia BHXH bắt buộc; có chính sách mở rộng chính sách BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng linh hoạt, đa dạng, đa tầng tạo điều kiện thu hút lao động tham gia.Bên cạnh đó, ông Lê Đình Quảng cũng cho rằng, cần tổ chức chính sách BHXH theo hướng tạo sự liên thông, liên kết giữa các chính sách của BHXH, cũng như giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, để đối tượng lao động từ khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện khi chuyển dịch sang khu vực có quan hệ lao động sẽ được tham gia BHXH bắt buộc một cách thuận tiện, hấp dẫn; xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp có hành vi trốn, chậm đóng BHXH ảnh hưởng quyền lợi của người lao động.Nhấn mạnh vai trò truyền thông chính sách về BHXH, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH Việt Nam) Đinh Thị Thu Hiền lại cho rằng, cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và bản thân cơ quan BHXH cần tăng cường tuyên truyền để những người tham gia BHXH nắm bắt được đầy đủ quyền lợi của mình khi tham gia, từ đó chủ động, tự nguyện lo cho tương lai của bản thân cũng như người thân.Việc truyền thông về dự thảo Luật Bảo hiểm (sửa đổi) mà Chính phủ đang trình Quốc hội với nhiều chính sách mới, quyền lợi mới cần được chú trọng đẩy mạnh, để người lao động khu vực phi chính thức biết đến, tích cực tham gia và chủ động ở lại trong hệ thống một cách bền vững.
https://nhandan.vn/giam-nguy-co-lot-luoi-an-sinh-post812728.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "lao động phi chính thức", "BHXH", "bảo hiểm thất nghiệp", "thu nhập không ổn định", "tâm lý người lao động" ] }
Bình Dương dập tắt kịp thời 2 vụ cháy
Chiều 31/3, tạiBình Dươngliên tiếp xảy ra 2 vụ cháy. Rất may, cả hai vụ cháy không gây thương vong về người và được lực lượng phòng cháy chữa cháy dập tắt kịp thời.
Một vụ cháy xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 31/3, tại nhà xưởng cho thuê chứa vải, sợi rộng hơn 3.000m2ở phường Thái Hòa, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.Thời điểm trên, ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại nhà xưởng, cột khói bốc cao cuồn cuộn, bao trùm nhà xưởng. Đứng xa hàng chục km vẫn thấy cột khói đen.Nhận tin báo, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Bình Dương điều động xe chữa cháy, cán bộ chiến sĩ phối hợp lực lượng tại chỗ triển khai công tác dập lửa. Do đám cháy bùng phát dữ dội cho nên công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.Theo ghi nhận, sau hơn 1 giờ nỗ lực chữa cháy, vụ cháy cơ bản được khống chế, tuy nhiên một phần nhà xưởng đổ sập, nhiều vật dụng bị thiêu rụi.Cũng trong chiều cùng ngày, ở gần đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Hòa, thành phố Thuận An, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn thành phố Thuận An cũng nhanh chóng dập tắt đám cháy bắt nguồn từ bãi rác.Tuy cháy bãi rác nhưng gió lớn khiến đám cháy bốc cao, khiến người dân sợ hãi. Rất may bãi rác ở khoảng đất trống rộng nên không gây thiệt hại về người và tài sản.Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Bình Dương khuyến cáo, hiện thời tiết đang bước vào mùa khô, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phát quang cây cỏ, đốt rác dọn dẹp vệ sinh.Vận động quần chúng tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy; tuyệt đối không tự ý đốt cỏ, rác khi chưa tiến hành thu gom, tạo khoảng cách an toàn với các công trình xung quanh. Khi triển khai đốt cỏ, rác phải thông báo cho lãnh đạo chính quyền địa phương, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, nhất là không được đốt cỏ, rác vào buổi trưa có gió to.
https://nhandan.vn/binh-duong-dap-tat-kip-thoi-2-vu-chay-post802500.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Bình Dương", "dập cháy", "hoả hoạn" ] }
Bình Thuận: Một người xin đào “kho báu” 3 tấn vàng dưới sông Cà Ty
NDO -Ngày 6/4, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận thông tin, đã nhận được đơn của một người dân trú tại tỉnh Bạc Liêu xin khai thác 3 tấn vàng dưới lòngsông Cà Ty(thành phố Phan Thiết).
Theo đó, ông H.P.T. (sinh năm 1982, trú tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) có đơn gửi đến Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận xin phépkhai thác 3 tấn vàngdưới lòng sông Cà Ty.Theo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh, việc xử lý tài sản vật quý sau khi thăm dò, phát hiện và khai quật phải thực hiện theo Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.Do đó, ông H.P.T. phải cung cấp thông tin, tư liệu, hình ảnh,... chứng minh về nơi chôn giấu kho báu.Sông Cà Ty chảy qua thành phố Phan Thiết.Để được khai thác, ông T. lập phương án thăm dò gồm: xác định cụ thể địa điểm nơi chôn giấu vật quý, chìm đắm; thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc; phương tiện và biện pháp thăm dò; bảo đảm an toàn, an ninh trật tự trong quá trình thăm dò; biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường;…Nếu bảo đảm các điều kiện, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt phương án thăm dò theo quy định.Theo đơn xin khai thác của ông T., thông tin về 3 tấn vàng chỉ được truyền qua rất nhiều đời nên không có hình ảnh, tư liệu và chỉ biết địa điểm dưới lòng sông Cà Ty.Do đó, ông T. xin địa phương cho khai thác mà không qua thăm dò. Bên cạnh đó, người này sẽ cam kết đóng 500 triệu đồng ký quỹ khắc phục môi trường tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận.Nếu tìm được kho báu, ông T. xin nhận lại 30%, còn 70% sẽ bàn giao cho nhà nước để xử lý.
https://nhandan.vn/binh-thuan-mot-nguoi-xin-dao-kho-bau-3-tan-vang-duoi-song-ca-ty-post803447.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "đào vàng", "Khai thác vàng tại bình thuận", "khai thác 3 tấn vàng", "Kho báu tại bình thuận", "3 tấn vàng tại bình thuận" ] }
Đắk Lắk: Cán bộ kiểm lâm tử vong bất thường khi tuần tra bảo vệ rừng
NDO -Một cán bộ kiểm lâm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, tỉnh Đắk Lắk vừa được phát hiện tử vong bất thường trong khi tuần tra bảo vệ rừng. Đó là ông N.K.A, quyền Trạm trưởng Trạm 2.
Tối 2/12, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho biết, một cán bộ kiểm lâm củaKhu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sônằm trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk vừa được phát hiện tử vong bất thường trong rừng.Nạn nhân được xác định là ông N.K.A., sinh năm 1974, quyền Trạm trưởng Trạm 2, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.Thông tin ban đầu cho biết, vào khoảng 4 giờ sáng 2/12, ông A. một mình điều khiển xe máy đi vào rừng kiểm tra. Đến 14 giờ cùng ngày, không thấy ông A. trở về nên lực lượng của trạm quản lý bảo vệ rừng đã gọi điện thoại thì nghe đổ chuông nhưng không có người bắt máy.Lúc này, lực lượng kiểm lâm tỏa ra nhiều hướng đi tìm thì phát hiện xe máy mà ông A. điều khiển để trong rừng, chìa khóa vẫn cắm trên xe nhưng vẫn không thấy người.Tiếp tục tìm kiếm, lực lượng kiểm lâm phát hiện ông A. đã tử vong trong rừng, trên người có vết đạn.Nhận được tin báo, lực lượng công an đã có mặt và phong tỏa hiện trường, triển khai các biện pháp nghiệp vụ điều tra nguyên nhân cái chết của ông A.
https://nhandan.vn/dak-lak-can-bo-kiem-lam-tu-vong-bat-thuong-khi-tuan-tra-bao-ve-rung-post785589.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô", "huyện Ea Kar", "tỉnh Đắk Lắk", "cán bộ kiểm lâm", "tử vong bất thường", "tuần tra bảo vệ rừng" ] }
Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam
NDO -Ngày 28/3, tạiĐà Nẵng, Bộ Công an tổ chức Hội thảo hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam.
Tham dự hội thảo có Đại tướng Neth Vantha - Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ Campuchia; Đại tá Vilaphone Vongkhammounty - Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Lào; Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh - Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ Việt Nam; lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an; Công an thành phố Đà Nẵng và Công an 19 địa phương có biên giới với Lào và Campuchia.Quang cảnh Hội thảo hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam.Phát biểu tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh - Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ Việt Nam cho biết, Hội thảo là hoạt động bên lề của Hội nghị Hội nghị thường niên giữa Bộ trưởng Công an, Nội vụ 3 nước lần thứ nhất.Hội thảo là cơ sở quan trọng để các đơn vị chức năng của các bên nói chung và Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của 3 nước nói riêng tăng cường các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh, các nội dung được đề xuất hợp tác tại Hội thảo đã thể hiện quyết tâm hợp tác sâu sắc giữa cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của ba quốc gia trên tinh thần hợp tác “đoàn kết, chia sẻ và hỗ trợ nhau nâng cao năng lực chiến đấu”.Đồng thời đề nghị thời gian tới, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ 3 nước sẽ cùng nhau thúc đẩy sự phát triển, chính quy, tinh nhuệ của lực lượng mỗi quốc gia, cùng nhau hợp tác, xây dựng cơ chế hợp tác phù hợp với điều kiện, năng lực và thực tiễn công tác của mỗi nước.Tại hội thảo, đại diện 3 nước đã trao đổi, chia sẻ và thảo luận tại 3 nhóm vấn đề chính, gồm: tình hình phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của mỗi nước; phương hướng hợp tác trong thời gian tới.Các đại biểu tham quan khu vực trưng bày thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của Việt Nam. (Ảnh ANH ĐÀO)Trao đổi về cơ chế phối hợp tham gia chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khi có vụ cháy, sự cố tại khu vực biên giới cần huy động lực lượng, phương tiện từ đối tác quốc tế tham gia.Được biết, thời gian qua, lực lượngCảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ Việt Namđã luôn tích cực, chủ động trong thực hiện trách nhiệm của mình với các vấn đề quốc tế về công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, như: Công an tỉnh Tây Ninh đã chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh SvayRiêng - Campuchia tổ chức chữa cháy cháy 3 vụ trong giai đoạn 2017-2023.Công an tỉnh Quảng Trị đã chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh Savanakhet - Lào tổ chức chữa cháy 4 vụ trong giai đoạn từ năm 2014-2020.Qua đó có thể nhận thấy, sự chi viện kịp thời của các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Việt Nam đã góp phần làm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản nói riêng và góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp, tương thân tương ái của dân tộc ba nước.
https://nhandan.vn/chia-se-kinh-nghiem-trong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-cuu-nan-cuu-ho-cua-ba-nuoc-campuchia-lao-viet-nam-post802041.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Đà Nẵng", "hội thảo", "đẩy mạnh hợp tác", "phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ", "Campuchia-Lào-Việt Nam", "chia sẻ kinh nghiệm" ] }
Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng
NDO -Ngày 17/4, tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệpHỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủtham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững.
Diễn đàn là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình “Tạo cơ hội thị trường bình đẳng cho phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ thông qua mua sắm có trách nhiệm giới” (WE RISE Together) do Chính phủAustraliahỗ trợ thông qua Quan hệ Đối tác Mekong-Australia.Hiện nay, tại Việt Nam, hơn 20% chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ là phụ nữ; 51% doanh nghiệp Việt Nam có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu, cao hơn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đa số ở cấp thấp nhất của chuỗi cung ứng trong nhiều ngành và gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu mua sắm của các công ty lớn.Thống kê cho thấy, phụ nữ chiếm gần một nửa dân số thế giới nhưng họ hiện chỉ đóng góp 37% GDP toàn cầu. Trao quyền cho phụ nữ tham gia bình đẳng vào nền kinh tế có thể giúp tăng trưởng GDP toàn cầu tới 28 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Trên thế giới ước tính cho thấy phụ nữ sở hữu khoảng 33% tổng số doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tăng trưởng theo tỷ lệ tăng trưởng như của nam giới, GDP toàn cầu sẽ tăng lên thêm khoảng 2 nghìn tỷ USD - tương đương 2% đến 3% GDP toàn cầu - và tạo ra từ 288 triệu đến 433 triệu việc làm mới.Tại diễn đàn, 100 đại biểu, đại diện các bộ ngành, đại sứ quán, tổ chức quốc tế, hiệp hội, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp đã cùng tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp nhằm chia sẻ và thảo luận về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tiếp cận thị trường, tham gia chuỗi cung ứng thông qua việc áp dụng các công cụ phát triển bền vững.Các đại biểu, đại diện doanh nghiệp đã chỉ ra những nguyên nhân chính của thực trạng này bao gồm: sự hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn, thị trường mà phụ nữ phải đối mặt; sự thiếu hụt các mạng lưới hỗ trợ kinh doanh cho phụ nữ; ít các chương trình đào tạo và cơ hội cố vấn để trau dồi kỹ năng cho doanh nhân nữ; và những gánh nặng của công việc chăm sóc gia đình và định kiến về khả năng kinh doanh của phụ nữ là những rào cản không nhỏ...Phát biểu tại diễn đàn, bà Caroline T. Nyamayemobe, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam nhấn mạnh: “Bằng chứng cho thấy các quốc gia có bình đẳng giới cao hơn có nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn và cạnh tranh hơn.Việc áp dụng công cụ phát triển bền vững như chính sách mua sắm có trách nhiệm giới và Các nguyên tắctrao quyền cho phụ nữ(WEPs) là một trong những lựa chọn thông minh giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và phát triển bền vững”.Diễn đàn đã cập nhật thông tin về lộ trình doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững của Việt Nam; giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng những tiêu chuẩn về phát triển bền vững của quốc gia và quốc tế; chia sẻ về các chính sách, chương trình tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, hỗ trợ tài chính và phi tài chính dành cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, lãnh đạo.Nhân dịp này, 22 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia ký ủng hộ Các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (Women’s Empowerment Principles – WEPs), thể hiện cam kết thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc, trên thị trường và trong cộng đồng.Tại diễn đàn, Ban Tổ chức cũng đã phát động Giải thưởng thực hiện Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ 2024 (WEPs Awards 2024), đây là một sáng kiến của UN Women được thực hiện từ năm 2020.
https://nhandan.vn/ho-tro-doanh-nghiep-do-phu-nu-lam-chu-tham-gia-chuoi-cung-ung-post805143.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "daonh nhân nữ", "chuỗi cung ứng", "UN Women", "trao quyền cho phụ nữ" ] }
Ngày 1/5, Trung và Nam Trung Bộ, Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt
NDO -Hôm nay (1/5), khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, có nơi hơn 41 độ C. Dự báo, nắng nóng ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ còn kéo dài; ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ khoảng ngày 4-5/5 nắng nóng giảm dần.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/5, khu vực từ Hà Tĩnh đến Phú Yên cónắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37-40 độ C, có nơi hơn 41 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 30-35%.Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày 1-2/5 có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.Khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C.Ngày 2/5, khu vực từ Hà Tĩnh đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 40-45%.Dự báo, nắng nóng ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ có khả năng kéo dài; từ ngày 3-4/5 nắng nóng có khả năng quay trở lại khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; ở Tây Nguyên và Nam Bộ từ khoảng ngày 4-5/5 nắng nóng giảm dần.Cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao vànguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết tại các khu vực chịu ảnh hưởng của nắng nóng ngày 1-2/5:Thời điểmdự báoKhu vực ảnh hưởngNhiệt độ cao nhấtĐộ ẩmtương đốithấp nhấtThời gian nóngNgày 1/5Hà Tĩnh đến Phú Yên37-40 độ C, có nơi hơn 41 độ C30-35%9-18 giờNgày 2/5Hà Tĩnh đến Phú Yên35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C40-45%11-17 giờNgày 1-2/5Tây Nguyên và Nam Bộ35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C45-50%11-17 giờ
https://nhandan.vn/ngay-15-trung-va-nam-trung-bo-nam-bo-tiep-tuc-nang-nong-gay-gat-post807319.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Nắng nóng", "Nắng nóng gay gắt", "Nắng nóng đặc biệt gay gắt", "Trung và Nam Trung Bộ", "Nam Bộ", "cháy rừng", "đột quỵ" ] }
Hội Phụ nữ Khmer-Việt Nam nỗ lực giúp đỡ cộng đồng
NDO -Chiều 8/3, tại Phnom Penh, Hội Phụ nữ Khmer-Việt Nam trang trọng tổ chức kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2024). Sự kiện có sự tham dự của cán bộ Đại sứ quán Việt Nam; đại diện Hội Khmer-Việt Nam cùng các nữ hội viên đạt nhiều thành tích trong phong trào thi đua.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Hội Phụ nữ Khmer-Việt Nam Phạm Thị Hạnh biểu dương chị em hội viên, thời gian qua đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên trong công việc và cuộc sống để giúp đỡ gia đình và bà con cộng đồng.Trong thời gian dịch Covid-19, Hội đã vận động các tổ chức và doanh nghiệp quyên góp được 20 tấn gạo, 250.000 khẩu trang y tế cùng các vật dụng cần thiết, tổng trị giá hơn 20.000 USD nhằm chung tay giúp bà con vượt qua hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh.Chủ tịch Hội Phụ nữ Khmer-Việt Nam Phạm Thị Hạnh (Ảnh: Sơn Xinh)Trong quá trình hoạt động, các hội viên tích cực hỗ trợ chị em phụ nữ nghèo về chi phí khi sinh nở; giúp đỡ các trường hợp bà con người gốc Việt và cả người Khmer bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn giao thông và một số trường hợp bị lừa sang Campuchia lao động việc nhẹ lương cao…Theo bà Hạnh, đại diện Hội Phụ nữ Khmer-Việt Nam cũng đã tham gia chương trình “Giỗ tổ Hùng Vương toàn cầu” hàng năm của Ban dự án Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu bằng hình thức trực tuyến nhằm tôn vinh giá trị tinh thần của dân tộc trên các phương diện. Qua đó, giúp bạn bè quốc tế hiểu biết hơn về đất nước và những giá trị của con người Việt Nam.Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia Ngô Văn Tuất tặng hoa chúc mừng Hội Phụ nữ Khmer-Việt Nam (Ảnh: Sơn Xinh)“Chúng tôi mong Đại sứ quán Việt Nam, Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia quan tâm, hỗ trợ cho chị em hội viên được gặp gỡ giao lưu với các Hội Phụ nữ trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhằm mục đích hỗ trợ cho Hội Phụ nữ Khmer-Việt Nam ngày càng lớn mạnh, giúp đỡ cho đời sống chị em phụ nữ tại Campuchia ngày càng tiến bộ và phát triển”, bà Phạm Thị Hạnh đề nghị.Hội Phụ nữ Khmer-Việt Nam là Hội thành viên trực thuộc Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia, được Bộ Nội vụ Campuchia cấp giấy phép hoạt động và chính thức ra mắt vào ngày 17/01/2021. Thời gian qua, Hội đã có những thành tích đáng ghi nhận trong đoàn kết chị em, hoạt động từ thiện vì cộng đồng và hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
https://nhandan.vn/hoi-phu-nu-khmer-viet-nam-no-luc-giup-do-cong-dong-post799238.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Hội Khmer-Việt Nam", "Hội Phụ nữ Khmer-Việt Nam" ] }
"Nam giới và bình đẳng giới" trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Trong công tác bình đẳng giới Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) đã đạt được kết quả nhất định. Có 4 Tổng công ty là EVNHCMC, EVNHANOI, EVNSPC, EVNGENCO3 đạt Chứng chỉ Bình đẳng giới toàn cầu EDGE (Economic Dividends for Gender Equality). Tỷ lệ lao động nữ giữ mức ổn định hơn 20% so với tổng số lao động. Tỷ lệ cán bộ nữ lần đầu tiên đạt cán mốc 13,05 %,
Phó Tổng giám đốcTập đoàn Điện lực Việt Nam, Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ EVN, Võ Quang Lâm khẳng định: thúc đẩy bình đẳng giới không chỉ cho nữ giới mà cho cả nam giới. Thúc đẩy bình đẳng giới không phải là san bằng giới tính, mà nhằm phát huy được thế mạnh của mỗi giới, góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.Năm 2023, EVN đã triển khai chương trình đào tạo thí điểm “Nam giới và bình đẳng giới - Guys Talk” tại 3 miền Bắc, Trung, Nam cho chủ tịch công đoàn, thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị với tổng số 117 người đăng ký tham dự.Chương trình đào tạo được các học viên đánh giá cao. Nhận thức vấn đề giới không chỉ là dành cho nữ giới mà bản thân mỗi người nam giới cũng rất cần cho công việc và cuộc sống hàng ngày và đề xuất tiếp tục triển khai sâu rộng đến các đơn vị.Dựa trên kết quả thực hiện thí điểm và để triển khai thành công Kế hoạch bình đẳng giới trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2021-2025, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Tập đoàn phối hợp Công đoàn Điện lực Việt Nam phát động phong trào “Nam giới vàbình đẳng giới” trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các thông điệp về tầm quan trọng của bình đẳng giới cho tất cả mọi người và theo mục tiêu mà EVN theo đuổi.Cũng theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Võ Quang Lâm: quyền và lợi ích của cán bộ, công nhân viên nữ trong tập đoàn ngày càng được đảm bảo; được quan tâm, tạo việc làm phù hợp với năng lực và trình độ, sức khỏe; không có lao động dôi dư. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động nữ ngày càng được nâng cao, chất lượng lao động nữ tăng lên rõ rệt, đời sống vật chất tinh thần, sức khỏe ngày càng được cải thiện, từ đó có những đóng góp tích cực vào các hoạt động sản xuất-kinh doanh của EVN.Dựa trên kết quả thực hiện thí điểm và để triển khai thành công Kế hoạch bình đẳng giới trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giai đoạn 2021-2025, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Tập đoàn phối hợp Công đoàn Điện lực Việt Nam phát động phong trào “Nam giới và bình đẳng giới”.Tặng hoa đến nữ giới Tập đoàn EVN và trao gửi thông điệp 8/3.Đánh giá về chương trình này, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng cho biết: Ban đầu, khi được cử đi học tham gia khóa đào tạo, một số anh em còn hoài nghi, chưa cởi mở. Tuy nhiên, kết thúc buổi học họ đã có những thay đổi đáng kể, kết quả điểm số cho thái độ tương đối tiến bộ đối với các vấn đề giới.Phong trào "Nam giới và bình đẳng giới" là một trong những nội dung thuộc chương trình hợp tác giữa EVN và Hội đồng Quốc tế Công nghiệp Thụy Điển về Bình đẳng giới, với mục tiêu thúc đẩy sự công bằng và bình đẳng giới trong EVN nói riêng và xã hội nói chung.Các dấu hiệu cơ bản cho thấy, những người tham gia ở khu vực phía nam có thái độ tích cực hơn đối với bình đẳng giới. Các cán bộ tại lớp EVNCPC đã có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới. Lớp khu vực miền Trung tiến bộ nhất trong 3 khu vực. Qua kết quả cho thấy vấn đề về giới không chỉ là trong giới nữ mà là vấn đề chung cho tất cả mọi người.Tôi hy vọng các hạt nhân từ khóa đào tạo sẽ là những nòng cốt lan tỏa chương trình đến với các cán bộ quản lý và đồng nghiệp nam trong đơn vị mình bằng nhiều hình thức hội thảo, đào tạo, các cuộc trao đổi bàn luận “Tea talk” với các chủ đề theo hướng dẫn của “ GUYS TALK”... nhằm thúc đẩy công tác bình đẳng giới trong toàn tập đoàn.Tại lễ phát động, các đại biểu đã gửi thông điệp “Nam giới và Bình đẳng giới” và lời chúc mừng ngày Quốc tế Phụ nữ của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam.Phong trào tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ cụ thể:Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền các thông tin của Tập đoàn về tầm nhìn, hành trình thúc đẩy bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025 và các giải pháp cụ thể tới tất cả cán bộ, công nhân viên EVN;Tổ chức thực hiện phong trào “Nam giới và Bình đẳng giới” hiệu quả, thiết thực, bám sát nội dung định hướng trong hành trình thúc đẩy bình đẳng giới. Tổ chức ít nhất một hoạt động chia sẻ, thảo luận hoặc tọa đàm tại đơn vị về nội dung “Nam giới và Bình đẳng giới” thông qua sử dụng bộ tài liệu và chủ đề của Guys Talk trong tháng 3 năm 2024;Chú trọng việc phát hiện, khen thưởng, bồi dưỡng và nhân rộng tấm gương nam quản lý điển hình trong vấn đề bình đẳng giới nhằm lan tỏa, nhân rộng cách làm hay để xây dựng môi trường, văn hóa làm việc đa dạng, hòa nhập hơn.
https://nhandan.vn/nam-gioi-va-binh-dang-gioi-trong-tap-doan-dien-luc-viet-nam-post798042.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "nam giới", "bình đẳng giới", "vì sự tiến bộ phụ nữ", "Tập đoàn Điện lực Việt Nam", "Công đoàn EVN" ] }
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
NDO -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhvừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Công điện nêu rõ, trong những năm qua, thực hiệnLuật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã tích cực triển khai các hoạt động theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá bước đầu đạt được các kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường đã giảm trung bình 0.5% mỗi năm trong nam giới.Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩmthuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và việc sử dụng các sản phẩm này có nhiều diễn biến phức tạp, tỷ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.Để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý; nghiên cứu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu qua cửa khẩu, khu vực địa bàn kiểm soát của Hải quan, xác lập các chuyên án đấu tranh đối với các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.Bộ Quốc phòng chỉ đạo bộ đội biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát ở khu vực biên giới, các đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu.Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các cấp tăng cường công tác điều tra, nắm tình hình, xác lập các chuyên án, tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng đầu nậu, buôn bán, pha trộn các chất cấm vào dung dịch thuốc lá điện tử để khởi tố, truy tố trước pháp luật.Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường quản lý thị trường nội địa, thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu.Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí truyền thông, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) trực tiếp chỉ đạoBan Chỉ đạo 389của các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các lực lượng chức năng trong việc thực hiện Công điện này của Thủ tướng Chính phủ.Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp và lực lượng chức năng trên địa bàn: thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chưa được phép kinh doanh, sử dụng trên thị trường Việt Nam; tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cho người dân.Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo thực hiện vấn đề này; Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tham mưu cho Phó Thủ tướng chỉ đạo, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh.
https://nhandan.vn/thu-tuong-chinh-phu-chi-dao-tang-cuong-quan-ly-thuoc-la-dien-tu-thuoc-la-nung-nong-post809165.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "thuốc lá điện tử", "thuốc lá nung nóng", "thuốc lá điếu", "thuốc lá", "Công điện số 47/CĐ-TTg" ] }
Cảnh báo giả danh cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu đồng bộ dữ liệu căn cước công dân
Thời gian gần đây, nhiều đối tượng mạo danh cán bộBảo hiểm xã hộiViệt Nam gọi điện, nhắn tin cho người tham gia chính sách yêu cầu đồng bộ dữ liệu căn cước công dân, cập nhật thông tin trên ứng dụngVssID- bảo hiểm xã hội số. Các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân cập nhật căn cước công dân vào ứng dụng bằng cách truy cập đường link lạ  yêu cầu nhập số điện thoại và mật khẩu bất kỳ vào giao diện này khiến người dân có thể bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng.
Theo Luật Căn cước (căn cước công dân) 2023, từ ngày 1/7/2024, người dân chỉ sử dụng duy nhất tài khoảnVNeIDkhi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu cá nhân.Lợi dụng việc này, thời gian gần đây nhiều đối tượng mạo danh là cán bộBảo hiểm xã hộiViệt Nam gọi điện, nhắn tin cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp yêu cầu người dân đồng bộ dữ liệu căn cước công dân, cập nhật thông tin trên ứng dụngVssID- bảo hiểm xã hội số.Hiện tại, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố không có chủ trương điện thoại hay nhắn tin yêu cầu người dân cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số. Người dân cần tăng cường cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, thường xuyên theo dõi các thông báo của cơ quan chức năng về phương thức thủ đoạn phạm tội, lừa đảo trên các phương tiện, thông tin đại chúng, nghiên cứu, kiểm tra kỹ trước khi thực hiện các giao dịch trên môi trường mạng.Cụ thể, ngày 9/5/2024, anh T.H.T (cư trú tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) nhận được cuộc điện thoại từ đầu số 0924635… tự xưng là cán bộ cơ quan bảo hiểm xã hội Đồng Nai thông báo hồ sơ bảo hiểm xã hội của anh cần phải đồng bộ dữ liệu căn cước công dân và yêu cầu anh lên cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh để cập nhật lại thông tin.15 phút sau, người này gọi lại anh T hỏi có sử dụng phần mềm VssID không, anh T trả lời có, người này trả lời nếu vậy thì không cần lên cơ quan bảo hiểm xã hội và yêu cầu anh gọi số điện thoại khác để hướng dẫn cập nhật online. 10 phút sau, người này tiếp tục gọi lại và nói đang bận xử lý công việc nên sẽ chuyển hồ sơ của anh T cho một người khác, có số điện thoại 0949025… để người này hỗ trợ cập nhật thông tin.Nghi ngờ đối tượng lừa đảo, nên anh T gọi điện thoại tới cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai để xác minh lại thông tin. Qua kiểm tra, bảo hiểm xã hội tỉnh không có cán bộ nào có số điện thoại 0924635… và 0949025… gọi điện để yêu cầu đồng bộ dữ liệu, cập nhật căn cước công dân.Không chỉ gọi điện, tại tỉnh Bình Dương các đối tượng lừa đảo còn yêu cầu người dân cập nhật căn cước công dân vào ứng dụng bằng cách truy cập đường link lạ có đuôi “.govvvn.com” trên thiết bị điện thoại di động và làm theo hướng dẫn. Tại đây, màn hình hiển thị giao diện giống với ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sau đó, đối tượng yêu cầu người dân nhập số điện thoại và mật khẩu bất kỳ vào giao diện này, sau khi nhập các thông tin như hướng dẫn người dân mất toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng của mình.Không chỉ riêng Đồng Nai, tình trạng trên còn xuất hiện tại nhiều địa phương khác như Hà Nội, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh,… với cách lừa đảo tương tự.Fanpage chính thức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Hiện tại,bảo hiểm xã hộicác tỉnh, thành phố không có chủ trương điện thoại hay nhắn tin yêu cầu người dân cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số.Người dân cần tăng cường cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, thường xuyên theo dõi các thông báo của cơ quan chức năng về phương thức thủ đoạn phạm tội, lừa đảo trên các phương tiện, thông tin đại chúng, nghiên cứu, kiểm tra kỹ trước khi thực hiện các giao dịch trên môi trường mạng.Thời gian qua,Bảo hiểm xã hội Việt Namđã nhiều lần đưa ra cảnh báo về tình trạng mạo danh người của cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm lợi dụng, lừa đảo người dân có nhu cầu giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn ở một số địa phương với các hình thức khác nhau.Gần đây nhất, là cảnh báo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bị đối tượng lừa đảo việc được nhận món quà có giá trị lớn của cơ quan bảo hiểm xã hội, nhưng phải thanh toán một khoản lệ phí bằng tiền.Thông qua các sự việc nêu trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục cảnh báo, khuyến cáo đến người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính cần nâng cao cảnh giác để không bị đối tượng xấu lợi dụng và lừa đảo. Trường hợp khi thực hiện các thủ tục hành chính của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu có vướng mắc thì liên hệ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi gần nhất hoặc liên hệ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng qua số hotline: 1900.9068 hoặc số 0243.7899999 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ.Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ có một trang Fanpage đã được cấp tích xanh của Facebook tại địa chỉ: https://www.facebook.com/baohiemxahoi.gov.vn, người dùng cần lưu ý để tránh các trang giả mạo.
https://nhandan.vn/canh-bao-gia-danh-co-quan-bao-hiem-xa-hoi-yeu-cau-dong-bo-du-lieu-can-cuoc-cong-dan-post808946.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "lừa đảo trực tuyến", "giả danh cán bộ", "căn cước công dân", "VssID", "VNeID", "Bảo hiểm xã hội VIệt Nam" ] }
Tìm kiếm hai anh em mất tích khi tắm biển
NDO -Ngày 12/4, đến đầu giờ chiều, các lực lượng chức năng cùng người dân vẫn đang tích cực tìm kiếm 2 anh em ruột mất tích khi tắm biển ở địa bàn phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn, thành phốĐà Nẵng).
Theo thông tin ban đầu, vào lúc 9 giờ ngày 12/4, Ủy ban nhân dân phường Hòa Hải đã tiếp nhận tin báo về việc có ngườiđuối nước khi tắm biển. Ngay khi xác định vị trí đuối nước, phường đã nhanh chóng báo cáo Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thông báo cho lực lượng công an và Đồn Biên phòng Non Nước.Các lực lượng công an, dân quân, biên phòng, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, nhân viên các resort ven biển và ngư dân tại chỗ cùng phối hợp tìm kiếm.Tin liên quanQuảng Nam tổ chức tìm kiếm một thanh niên mất tích trên biển2 nạn nhân đuối nước được xác định là P.G.B và P.B.T, đều sinh năm 2010 (anh em sinh đôi) trú tại phường Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn.Hiện tại vẫn chưa tìm thấy nạn nhân. Ủy ban nhân dân phường Hòa Hải cũng đã thông báo đến lực lượng biên phòng thành phố, Biên phòng Cửa Đại (Quảng Nam); các resort ven biển và Ủy ban nhân dân các phường, xã ven biển khu vực giáp ranh thông. Đồng thời, thông báo bà con nhân dân tham gia sinh hoạt tắm biển quan tâm lưu ý.
https://nhandan.vn/tim-kiem-hai-anh-em-mat-tich-khi-tam-bien-post804416.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Đà Nẵng", "đuối nước", "tắm biển", "trẻ em" ] }
Lại xảy ra cháy tại chung cư mini tại quận Thanh Xuân
NDO -Trưa 19/5 đã  xảy  ra  cháy  tại  mộtchung  cư miniở phố Quan Nhân (quận  Thanh  Xuân, Hà  Nội). Lực  lượng  phòng  cháy, chữa cháy đã nhanh  chóng tiếp cận hiện trường, dập  lửa  kịp  thời  và  hướng  dẫn  người  dân  thoát  nạn. Vụ  cháy  không  gây  thương  vong  về  người.
12 giờ 40 phút trưa 19/5, một đám khói đen bốc lên từ căn hộ tầng 8 chung cư mini 9 tầng, 1 tum ở mặt phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân (Hà Nội).Vị trí cháy được xác định tại ngôi nhà có mặt tiền rộng khoảng 7m, sâu 30m. Tầng 1 kinh doanh dịch vụ ăn uống, từ tầng 2 đến tầng 9 là các căn hộ mini, mỗi tầng có từ 4 đến 5 phòng.Ngay khi phát hiện khói, chuông báo cháy vang lên, những người sống từ tầng 5 trở xuống nhanh chóng chạy thoát khỏi ngôi nhà. Nhiều người khác chạy lên tầng cao nhất.Các tổ liên gia an toànphòng cháy, chữa cháycũng triển khai biện pháp cứu hoả ban đầu.Nhận được tin báo, Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội đã điều động 6 xe chuyên dụng của Công an quận Thanh Xuân và Đại học Phòng cháy, chữa cháy (Bộ Công an) tới làm nhiệm vụ.Ngay khi có mặt, cảnh sátphòng cháy, chữa cháyđã leo cầu thang từ phía ngoài, tiếp cận ngôi nhà, vào từng tầng tìm kiếm người và lên mái nhà tầng thượng hướng dẫn người dân thoát hiểm.Lực lượng chức năng đã phong tỏa phố Quan Nhân, đoạn giao với Vũ Trọng Phụng đến phố Nhân Hòa để xử lý đám cháy. Đám cháy đã được dập tắt ngay sau đó.Nguyên nhân vụ việc và thiệt hại đang được thống kê, bước đầu xác định không có thiệt hại về người.
https://nhandan.vn/lai-xay-ra-chay-tai-chung-cu-mini-tai-quan-thanh-xuan-post810123.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "cháy chung cư mini", "Hà Nội", "cháy" ] }
Cháy lớn xưởng gỗ ở Đồng Tháp
NDO -Vào khoảng 21 giờ 30 phút đêm 27/5, xưởng gỗ gần cầu Cái Sao Thượng, trên đường Tôn Đức Thắng, tại khóm 3, phường 1, thành phố Cao Lãnh xảy ravụ cháylớn, kèm theo là những tiếng nổ lớn.
Được biết, xưởng gỗ của vợ chồng anh Phan Hoàng Anh (tên thường gọi là Diện). Xưởng gỗ nằm cạnh nhà ở của gia đình anh Hoàng Anh. Lúc xảy ra cháy, 2 vợ chồng đang đi đám và đã vội trở về khi hay tin cháy.Ngay sau xảy ra cháy, lực lượng chữa cháy đã có mặt tại hiện trường, huy động nhiều phương tiện cùng người dân tham giachữa cháy.Tin liên quanKhói lửa bao trùm vụ cháy xưởng gỗ tại TP Hồ Chí MinhChủ tịch UBND thành phố Cao Lãnh Võ Phan Thành Minh có mặt, cùng lực lượng chữa cháy có phương án dập tắt đám cháy đang lan rộng.Lúc 22 giờ 14 phút, đám cháy cơ bản được dập tắt, nhưng vẫn còn một số khu vực trong xưởng gỗ có những đám cháy nhỏ.Hiện, lực lượng chữa cháy đang tích cực mang gỗ chưa bị cháy ra khỏi đám cháy. Do trong nhà có nhiều gỗ quý, ước thiệt hại rất lớn.Phía sau lưng xưởng gỗ bị cháy là cơ sở trông giữ xe ô-tô Huỳnh Đức. Trong quá trình chữa cháy, nhiều xe và vật dụng đã được vận chuyển ra ngoài để phòng ngừa đám cháy cháy lan rộng.Rất may lúc xảy ra cháy, bước đầu lực lượng chức năng xác định không có ai trong nhà.Cháy lớn xưởng gỗ ở Đồng Tháp. Video: Hữu NghĩaMột số hình ảnh tại hiện trường vụ cháy:
https://nhandan.vn/chay-lon-xuong-go-o-dong-thap-post811387.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "cháy", "xưởng gỗ", "Đồng Tháp" ] }
Lắng nghe nhân dân để có chính sách đúng, kịp thời
Từ nhiều năm nay, công tác nắm bắt dư luận xã hội, lắng nghe ý kiến của người dân luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp xác định là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Việc kịp thời nắm bắt dư luận xã hội, lắng nghe đầy đủ ý kiến, tâm tư của người dân giúp cho cấp ủy đảng và chính quyền định hướng, lập kế hoạch công tác phù hợp, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân.
Quan trọng hơn, việcnắm bắt dư luậnxã hội giúp cấp ủy đảng và chính quyền các cấp kịp thời xử lý, giải quyết những vấn đề bức xúc đang diễn ra, phát sinh trong thực tế cuộc sống, qua đó góp phần củng cố niềm tin và tình cảm của người dân.Theo thông tin từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố, có nhiều nơi, nhiều đơn vị đã triển khai các hình thức cụ thể để lắng nghe ý kiến của nhân dân, qua đó kịp thời nắm bắt thực tế cuộc sống. Trong đó, đầu tháng 3 vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy phối hợp tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nắm tình hình nhân dân và dư luận xã hội trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2024-2025.Theo kế hoạch, cùng với việc phối hợptuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương của Thành ủy, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố gắn với chủ đề năm của thành phố, các đơn vị sẽ tập trung tuyên truyền kết quả tham gia đóng góp ý kiến, tâm huyết, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ...Bên cạnh đó, chú trọng triển khai phối hợp nắm tình hình nhân dân và dư luận xã hội từ thành phố đến cơ sở và khu dân cư; xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở; qua đó, kịp thời theo dõi, nắm tình hình nhân dân, dư luận xã hội và phản ánh về thành phố để tổng hợp, kiến nghị, đề xuất các cấp, các ngành liên quan xem xét giải quyết; đồng thời chủ động cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội.Đáng chú ý, các đơn vị tập trung triển khai rà soát, nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc chính đáng của các tầng lớp nhân dân, nhất là những bức xúc có nguy cơ tạo ra điểm nóng, các vụ việc liên quan đến việc triển khai các dự án, công trình trên địa bàn; phối hợp kiểm tra, giám sát những lĩnh vực, địa bàn dễ xảy ra vi phạm, có vấn đề nổi cộm, bức xúc mà nhân dân quan tâm nhằm kịp thời định hướng dư luận thành phố; tránh để hình thành những điểm nóng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn thành phố; phối hợp nắm chắc tình hình, thường xuyên theo dõi, phát hiện, thực hiện đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp, hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên không gian mạng.Theo báo cáo, trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nắm bắt tình hình nhân dân và dư luận xã hội của 3 cơ quan nêu trên cho nên công tác định hướng thông tin, định hướng dư luận trong nhân dân ngày càng nền nếp và mang hiệu ứng tích cực. Những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân được Thành ủy, chính quyền các cấp quan tâm, giải quyết kịp thời; công tác nắm bắt tâm tư nguyện vọng các tầng lớp nhân dân được Ban Tuyên giáo Thành ủy, Mặt trận thành phố, Ban Dân vận Thành ủy tổng hợp qua các kênh, báo cáo gửi đến Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi và định hướng trong hoạch định các chủ trương, chính sách công.Tại Yên Bái, Mặt trận Tổ quốc tỉnh cho biết: Từ việc nắm chắc tình hình nhân dân, nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm được đề nghị giải quyết, tạo được sự đồng thuận. Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái đã tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng nắm tình hình nhân dân và dư luận xã hội thông qua kênh tiếp xúc cử tri, qua phản ánh của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể ở khu dân cư và trực tiếp xuống tận địa bàn dân cư để nắm bắt tình hình. Đáng chú ý,Mặt trận các cấp đã phát huy vai trò của công nghệ thông tin với việc đẩy mạnh hiệu quả Trang thông tin điện tử của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Fanpage Mặt trận Tổ quốc các cấp. Đến nay 9 huyện, thị xã, thành phố, 173 xã, phường, thị trấn và 1.358 Ban Công tác Mặt trận có Fanpage, đã tạo thành hệ thống thông tin kịp thời, chính xác, tiếp cận rộng rãi, nhanh chóng đến mọi thành phần, tầng lớp nhân dân.Từ việc kịp thời nắm bắt tình hình nhân dân, hàng loạt vấn đề dư luận xã hội quan tâm đã được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái giám sát và tổng hợp kiến nghị gửi các cấp có thẩm quyền xem xét, trả lời. Điển hình như việc giải quyết đền bù của các hộ dân tại các thôn Giàng La Pán, Tà Ghênh, Mù Thấp và Mù Cao thuộc xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu; việc thực hiện chính sách pháp luật về bồi thường, thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư đối với một số dự án, công trình do Sở Giao thông vận tải tỉnh làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải; việc minh bạch, thực hiện thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho cá nhân và hộ gia đình cũng đã được Mặt trận Tổ quốc tỉnh vào cuộc giám sát.Thực tế cho thấy, dù đã có nhiều nỗ lực “làm chủ”mặt trận thông tin, truyền thông nhưng có nơi, có thời điểm, những thông tin, dư luận xã hội, nhất là thông tin tiêu cực, xấu, độc... chưa được nắm bắt và xử lý kịp thời, dẫn đến tâm lý bức xúc trong người dân, khiến cho người dân dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, gây mất an ninh, trật tự.Kịp thời cập nhật và nắm bắt tâm tư người dân, dư luận xã hội là nhiệm vụ quan trọng nhưng một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc, còn hời hợt, chiếu lệ cho nên sự phản hồi và xử lý thông tin chưa kịp thời. Sự phát triển nhanh chóng của các loại hình thông tin trên mạng xã hội đã làm cho việc nắm bắt dư luận trở nên khó khăn hơn, nhất là trước thông tin đa chiều, xấu độc tràn lan.Thực tế này đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền phải có sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành; nâng cao năng lực và kỹ năng của cán bộ, đảng viên để có thể nắm bắt và xử lý các thông tin chính xác hơn, nhanh nhạy hơn. Các cơ quan, đơn vị chức năng cần đẩy mạnh và mở rộng liên kết thường xuyên, chặt chẽ, cùng nhau cập nhật dư luận và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần chú trọng nghiên cứu, triển khai các chế tài, biện pháp xử lý nghiêm minh các thông tin không đúng sự thật, bịa đặt, kích động, gây hại cho lợi ích, uy tín quốc gia, dân tộc, địa phương, đơn vị, cá nhân, tổ chức.
https://nhandan.vn/lang-nghe-nhan-dan-de-co-chinh-sach-dung-kip-thoi-post802524.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Ủy ban Mặt trận", "Nắm tình hình", "Thành ủy", "Ban Dân vận Thành ủy", "Tà Ghênh", "Bản Mù", "Ban Tuyên giáo", "Yên Bái", "lắng nghe dân" ] }
Ra mắt chương trình “Hành trình OCOP”
NDO -Các doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm OCOP sẽ được trau dồi nhiều kỹ năng thuyết trình, bán hàng online, xử lý tình huống trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời có cơ hội giao lưu,kết nốivới các chuỗi tiêu thụ sản phẩm lớn ở Việt Nam qua chương trình "Hành trình OCOP".
Chương trình “Hành trình OCOP” do Kênh VTC14, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Thái Bình COOP, Bizcare, Tiktok Việt Nam phối hợp tổ chức đã chính thức ra mắt chiều 14/6 tại Hà Nội.Đây là một gameshow truyền hình đầu tiên có sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã cósản phẩm OCOPtừ mọi miền cả nước sẽ mang đến những câu chuyện khởi nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm bổ ích để phát triển các sản phẩm đặc sản vùng miền.Chương trình “Hành trình OCOP” là kênh tuyên truyền đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng giúp mang các sản phẩm nông sản Việt tới gần hơn với người tiêu dùng.Ông Lê Ngọc Huê, nhà sáng lập, Trưởng ban tổ chức chương trình “Hành trình OCOP” cho biết, những năm gần đây, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước như chương trình: Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chương trình OCOP…Ông Lê Ngọc Huê, nhà sáng lập, Trưởng ban tổ chức chương trình “Hành trình OCOP” phát biểu tại chương trình.Những chương trình này đã đạt được nhiều thành quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng, quảng bá lợi thế kinh tế xã hội và du lịch của các địa phương.""Hành trình OCOP" được thực hiện với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp chất lượng cao tăng doanh số bán hàng, cập nhật xu hướng, mô hình bán hàng trong thời đại công nghệ số", ông Huê cho biết.Khi tham gia "Hành trình OCOP", các đội chơi sẽ được trau dồi thêm nhiều kỹ năng thuyết trình, chốt sale, bán hàng online, xử lý tình huống trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời có cơ hội giao lưu, kết nối với các chuỗi tiêu thụ sản phẩm lớn ở Việt Nam.Không chỉ vậy các đơn vị còn được học hỏi về quản trị doanh nghiệp, tiếp cận hệ thống bán hàng online bởi các chuyên gia hàng đầu góp mặt trong chương trình và các KOL, người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng.Tiến sĩ Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng Khởi nghiệp và Sáng tạo Quốc gia, Trưởng ban Giám khảo chia sẻ, thông qua chương trình này, các doanh nghiệp, hợp tác xã học hỏi rất nhiều từ các chuyên gia rất giàu kinh nghiệm.Thắng lợi lớn nhất của các doanh nghiệp, đơn vị OCOP là được các thành viên Hội đồng Ban giám khảo cùng đồng hành. Chương trình là một mạng lưới giúp cho các doanh nghiệp trở thành bạn hàng của nhau.Trong chương trình này TikTok Việt Nam sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm của mình trên nền tảng TikTok.Dự kiến phát sóng số đầu tiên vào 16/6/2024 vào lúc 11 giờ - 11 giờ 30 phút, chủ nhật hàng tuần trên kênh VTC14, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
https://nhandan.vn/ra-mat-chuong-trinh-hanh-trinh-ocop-post814350.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Chương trình OCOP", "Hành trình OCOP", "gameshow", "doanh nghiệp OCOP" ] }
Hình thành thói quen tốt cho người tham gia giao thông
Một trong những vấn đề có tác động đến toàn bộ người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được cử tri và dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm trong thời gian qua đó là quy định về cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Quy định trên được kế thừa từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và thống nhất với quy định tại khoản 6 Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.Tại phiên họp lần thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, vấn đề này thêm một lần nữa tiếp tục được đưa ra mổ xẻ, phân tích trong phiên thảo luận về những vấn đề lớn của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh Lê Tấn Tới, hiện nay, vẫn còn hai luồng ý kiến trái chiều. Loại ý kiến thứ nhất, nhất trí với dự thảo Luật là cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.Ưu điểm của ý kiến này là đã được thực tiễn kiểm nghiệm phát huy kết quả tốt; số vụ tai nạn liên quan đến rượu, bia giảm. Mục đích của việc cấm này là để phòng ngừa, làm giảm những rủi ro, thiệt hại tiềm tàng do việc sử dụng rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông gây ra. Về nồng độ cồn nội sinh phát hiện qua hơi thở, đến thời điểm hiện nay chưa có căn cứ rõ ràng; có thể kiểm tra lại qua xét nghiệm máu để không làm sai lệch kết quả xử lý.Theo báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và an ninh, trong năm 2023, sau khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia giảm 25% số vụ, 50% số người chết, 22% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, việc giảm sử dụng rượu, bia góp phần trực tiếp giảm hơn 30 căn bệnh nguy hiểm và giảm gián tiếp hơn 100 căn bệnh khác do sử dụng rượu, bia gây ra.Tại hội thảo “Tác hại của rượu bia đối với người tham gia giao thông đường bộ” do Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) phối hợp Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức vừa qua, theo báo cáo của Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an), trong năm 2023, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý hơn 770.600 trường hợp lái xe mà trong cơ thể có nồng độ cồn. Tính trung bình, mỗi ngày lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện, xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) cho biết: Chúng ta luôn luôn mong muốn mọi người ra đường phải được bình an, “đi đến nơi, về đến chốn”, giao thông phải được trật tự, an toàn, thông suốt; chính vì vậy, loại bỏ những nếp nghĩ cũ, thói quen xấu, trong đó có hành vi điều khiển phương tiện sau khi đã sử dụng rượu, bia là điều rất cần thiết. Đây là tiền đề để hình thành thói quen tốt của người tham gia giao thông và tiến tới xây dựng văn hóa giao thông.Bộ Công an cũng đề xuất tiếp tục kế thừa quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, cấm người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn tham gia giao thông để có chế tài xử lý nghiêm khắc. Sau khi ý thức, văn hóa giao thông hình thành tốt có thể nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.Bày tỏ nhất trí với quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng: Qua thời gian thực hiện, quy định cấm nêu trên đã đi vào cuộc sống và được đông đảo người dân đồng tình, đang từng bước hình thành văn hóa “đã uống rượu bia thì không lái xe”, đồng thời làm giảm các vụ tai nạn giao thông.Tuy nhiên, hạn chế của ý kiến này là nghiêm khắc và tác động đến thói quen sử dụng rượu, bia của một bộ phận người dân Việt Nam; ảnh hưởng nhất định đến một số hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của một số địa phương; giảm sức tiêu thụ đồ uống có cồn, ảnh hưởng nhất định các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng, tiêu thụ rượu, bia của nước ta.Loại ý kiến thứ hai đề nghị cân nhắc quy định trên và cần có báo cáo đánh giá, tổng kết, cơ sở khoa học để đưa ra mức giới hạn thấp nhất nhằm đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người dân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người đã sử dụng rượu, bia được điều khiển phương tiện tham gia giao thông; không làm giảm sức tiêu thụ đồ uống có cồn, không làm ảnh hưởng các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng, tiêu thụ rượu, bia của nước ta và gián tiếp cho nhiều người lao động trong chuỗi sản xuất, kinh doanh. Quy định này cũng tương đồng với quy định của nhiều nước trên thế giới.Thực hiện Kế hoạch số 635/KHPH-BCA-BYT giữa Bộ Công an và Bộ Y tế, hai đơn vị đã tiến hành việc đánh giá tình hình tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.Theo ý kiến của các nhà khoa học, nếu để quy định này sẽ tăng số vụ tai nạn giao thông, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông khác.Đánh giá mức xử phạt hành chính đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn hiện nay tương đối cao, có tính răn đe tốt, tuy nhiên TS Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, pháp luật hiện hành quy định người có nồng độ cồn ở mức 3 (trên 0,4 mg/lít khí thở hoặc quá 80 mg/100 ml máu) dù cao đến mấy vẫn chung một hình phạt.Thí dụ người uống 5 cốc bia hay người uống 30 cốc bia đều có thể bị phạt ở mức như nhau, điều này chưa hoàn toàn phù hợp nguyên tắc cơ bản trong xử phạt hành chính, đó là phạt tương xứng mức độ vi phạm.Vì vậy, ông Minh đề xuất nếu vi phạm nồng độ cồn vượt mức 3 vẫn nên phân tách thành các mức phạt hành chính cao hơn. Tài xế vi phạm nồng độ cồn đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến mất hoàn toàn kiểm soát, có thể gây tai nạn giao thông thảm khốc thì cần xử lý hình sự.Tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh nhất trí với đề xuất của Chính phủ, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn phương án 1 quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.Việc chọn phương án nào để báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục kế thừa quy định hiện hành đều hướng tới mục tiêu bảo vệ được nhiều tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội, bảo vệ tuổi thọ của giống nòi.
https://nhandan.vn/hinh-thanh-thoi-quen-tot-cho-nguoi-tham-gia-giao-thong-post800681.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Nồng độ cồn", "an toàn giao thông", "tai nạn giao thông" ] }
Thái Bình: Sập tường, đổ giàn giáo khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương
NDO -Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra sáng 30/5 tại xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) làm 3 người thương vong. Ngay sau khi xảy ra sự việc đau lòng, chính quyền địa phương đã kịp thời đến thăm hỏi, động viên người bị nạn.
Theo đó, khoảng 10 giờ sáng nay, tại công trình đang xây dựng của gia đình anh Phạm Khắc Tuấn, thôn Gia Lạc xã Hồng Lý, tổ thợ xây 3 người gồm ông Phan Doãn Chinh (sinh năm 1972), Lê Văn Biên (sinh năm 1973) cùng thôn Thượng Hộ Bắc và ông Vũ Minh Cường (sinh năm 1963) thôn Thượng Hộ Trung (xã Hồng Lý), đang trên giàn giáo trát bức tường tầng 2 phía sau ngôi nhà (bức tường tiếp giáp ao sâu, giàn giáo có độ cao khoảng 6m so với mặt đất).Trong quá trình làm việc,bức tường bất ngờ đổ sậpkéo theo giàn giáo và 3 thợ xây rơi xuống ao. Hậu quả, ông Chinh tử vong tại chỗ, ông Cường và ông Biên bị thương nặng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình.Chiều 30/5, đồng chí Phạm Thị Như Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn và trao số tiền hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình có người thân tử vong trong vụ sập tường nhà công trình đang xây dựng tại xã Hồng Lý.
https://nhandan.vn/thai-binh-sap-tuong-do-gian-giao-khien-1-nguoi-tu-vong-2-nguoi-bi-thuong-post811898.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "sập tường", "đổ giàn giáo", "3 người thương vong", "huyện Vũ Thư", "tai nạn lao động" ] }
Làm đường giao thông kết nối cầu Vàm Cái Sứt với cao tốc bằng đầu tư công sau phản ánh của Báo Nhân Dân
NDO -Sau phản ánh của Báo Nhân Dân, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai về việc thực hiện Dự án Hương lộ 2 nối dài đoạn từcầu Vàm Cái Sứtđến nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.
Trước đó, như Báo Nhân Dân phản ánh,cầu Vàm Cái Sứtđược xây dựng bắc qua sông Buông trên Hương lộ 2 với kinh phí từ ngân sách gần 400 tỷ đồng gần hoàn thành nhưng có nguy cơ lãng phí do không có đường kết nối. Trong khi đó, 2 doanh nghiệp đầu tư tuyến đường đi qua dự án của mình để kết nối đang gặp nhiều vướng mắc chưa thể triển khai. Trước thực trạng này, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai kiến nghị chuyển sang đầu tư công đoạn đường này để đẩy nhanh tiến độ xây dựng.Sau phản ánh của Báo Nhân Dân, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai về việc thực hiện Dự án Hương lộ 2 nối dài đoạn từ cầu Vàm Cái Sứt đến nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.Tin liên quan[Ảnh] Đồng Nai: Cầu Vàm Cái Sứt hoàn thành nhưng không có đường kết nốiCụ thể, về chủ trương, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức thống nhất nội dung đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai về việc tách đoạn tuyến của Dự án Hương lộ 2 nối dài đoạn từ cầu Vàm Cái Sứt đến nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây ra khỏi Dự án thành phố Amata Long Thành do Công ty Trách nhiệm hữu hạn thành phố Amata Long Thành làm nhà đầu tư và Dự án khu đô thị mới KN Biên Hòa do Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành làm nhà đầu tư.Người đứng đầu chính quyền tỉnh Đồng Nai giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan làm việc cụ thể với Công ty Trách nhiệm hữu hạn thành phố Amata Long Thành và Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành để thống nhất giải pháp triển khai thực hiện các thủ tục liên quan đến việc tách đoạn tuyến Dự án Hương lộ 2 nối dài ra khỏi 2 dự án trên bảo đảm đúng quy định pháp luật.Kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trước ngày 11/5 tới.Cầu Vàm Cái Sứt được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách gần 400 tỷ đồng.Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình giao thông Đồng Nai Ngô Thế Ân cho biết, dự án cầu Vàm Cái Sứt trên tuyến Hương lộ 2 đã hoàn thành xây dựng phần cầu chính. Dự án đầu tư xây dựng Hương lộ 2 đoạn 1, cũng đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sau khi vướng mặt bằng hơn 2 năm qua khu vực Công ty Cổ phần kim khí Long An được tháo gỡ.Trong khi đó, tuyếnDự án Hương lộ 2đoạn từ cầu Vàm Cái Sứt đến nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây lại chưa được triển khai thực hiện.Điều này dẫn đến việc tạo thêm trục giao thông kết nối giữa thành phố Biên Hòa với thành phố Hồ Chí Minh cũng như giảm tải cho Quốc lộ 51 chưa thể hoàn thành.Nguyên nhân do chủ đầu tư đoạn 1 của đường Hương lộ 2 và cầu Vàm Cái Sứt như hiện nay thì khi hoàn thành, các công trình này sẽ khó phát huy hết hiệu quả, vì chưa thể kết nối được với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây. Việc cầu Vàm Cái Sứt sau khi hoàn thành do không được kết nối đồng bộ trong một thời gian là điều khó có thể tránh khỏi.Trước thực trạng này, cuối năm 2023, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai Nguyễn Hữu Nguyên đã có văn bản gửi Ủy ban nhân tỉnh về phương án đầu tư Dự án Hương lộ 2 nối dài đoạn từ cầu Vàm Cái Sứt đến nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây bằng hình thức đầu tư công.Nguy cơ lãng phí do cầu Vàm Cái Sứt xây xong chưa có đường kết nối với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.Để thực hiện đầu tư công đối với dự án phải bảo đảm về điều kiện phê duyệt chủ trương đầu tư dự án được quy định tại khoản 2, Điều 18, Luật Đầu tư công năm 2019, không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.Do vậy, cần phải tách đoạn tuyến của đường Hương lộ 2 nối dài ra khỏi các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định.
https://nhandan.vn/lam-duong-giao-thong-ket-noi-cau-vam-cai-sut-voi-cao-toc-bang-dau-tu-cong-sau-phan-anh-cua-bao-nhan-dan-post805711.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Cầu Vàm Cái Sứt", "Đường Hương Lộ 2", "Tỉnh Đồng Nai", "Phản ánh của Báo Nhân Dân" ] }
Hai người phụ nữ nghi bị điện giật tử vong tại hồ thủy lợi ở Đắk Lắk
Ngày 22/3, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ, tỉnhĐắk LắkY Mạnh M’lô cho biết, hai người phụ nữ sinh sống trên địa bàn xã vừa được phát hiện tử vong tại hồ thủy lợi Phú Xuân, thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng. Hai nạn nhân được xác định gồm: bà H.R.N. (36 tuổi) và H.Y.M. (67 tuổi), cùng trú tại xã Ea Drông.
Theo ông Y Mạnh M’lô, trước thời điểm xảy ra vụ việc đau lòng trên, cả hai người phụ nữ này có xuống hồ thủy lợi Phú Xuân hái rau và nghi bịđiện giậttử vong. Hiện, thi thể hai nạn nhân được các cơ quan chức năng bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng, còn nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.Trước đó, vào khoảng 16 giờ 45 phút ngày 21/3, người dân đi làm rẫy ngang qua khu vực hồ thủy lợi Phú Xuân, thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng thì phát hiện hai người phụ nữtử vongnên trình báo đến chính quyền địa phương.Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiến hành khám nghiệm hiện trường để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
https://nhandan.vn/hai-nguoi-phu-nu-nghi-bi-dien-giat-tu-vong-tai-ho-thuy-loi-o-dak-lak-post801093.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "hồ thủy lợi Phú Xuân", "tử vong", "điện giật", "Đắk Lắk" ] }
Khẩn trương hoàn tất thủ tục hồi hương thuyền viên Việt Nam gặp nạn ở Biển Đỏ
Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để đưa cácthuyền viênmay mắn thoát nạn và thi hài thuyền viên Đặng Duy Kiên về nước trong thời gian sớm nhất có thể.
Chiều 10/3, cập nhật thông tin về công tác bảo hộ công dân đối với 3 thuyền viên Việt Nam trêntàu hàng bị tấn côngở Biển Đỏ đang lưu trú tại Djibouti, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Djibouti Nguyễn Huy Dũng cho biết, Đại sứ quán đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để đưa các thuyền viên may mắn thoát nạn và thi hài thuyền viên Đặng Duy Kiên về nước trong thời gian sớm nhất có thể.Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Cairo, Đại sứ Nguyễn Huy Dũng cho hay Đại sứ quán đã phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và các bên liên quan hoàn tất quy trình cấp hộ chiếu mới cho 3 thuyền viên là các anh Phạm Văn Thành (sinh năm 1985, quê Hải Phòng), Nguyễn Văn Tảo (sinh năm 1988, quê Hải Dương) và Phùng Văn An (sinh năm 1991, quê Nam Định), do các anh đã mất hết giấy tờ tùy thân.Các thuyền viên dự kiến sẽ nhận được hộ chiếu mới trong 1-2 ngày tới qua đường chuyển phát nhanh.Theo Đại sứ, Bộ Ngoại giao Djibouti thời gian qua đã hỗ trợ nhiệt tình các nước có nạn nhân trong vụ tàu hàng True Confidence bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công trên Biển Đỏ ngày 6/3, trong đó có Việt Nam.Đại sứ cho biết, Đại sứ quán cũng đang phối hợp các cơ quan hữu quan ở Djibouti khẩn trương hoàn tất thủ tục xác nhận và cấp giấy chứng tử cho anh Đặng Duy Kiên để sớm hoàn thành các thủ tục hồi hương thi hài theo quy định của luật pháp các nước liên quan và thông lệ quốc tế.
https://nhandan.vn/khan-truong-hoan-tat-thu-tuc-hoi-huong-thuyen-vien-viet-nam-gap-nan-o-bien-do-post799424.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "hồi hương", "thuyền viên Việt Nam", "gặp nạn", "Biển Đỏ" ] }
Bảo đảm đến năm 2026 Côn Đảo sẽ có điện lưới quốc gia
NDO -Ngày 13/3, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh Sóc TrăngLâm Hoàng Nghiệp cho biết, Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cùng đoàn công tác các bộ, ngành liên ngành vừa đến làm việc với tỉnh Sóc Trăng về Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Theo đó, các bên đồng thuận phối hợp đẩy nhanh tiến độ đến năm 2026 Côn Đảo sẽ cóđiện lưới quốc gia.Đến nay, các sở, ngành, địa phương liên quan của tỉnh Sóc Trăng, nhất là thị xã Vĩnh Châu, đã phối hợp khảo sát và xác định được hướng tuyến làm sao hạn chế thấp nhất thiệt hại cho nhân dân mà vẫn bảo đảm giảm thiểu tác động môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân. Đây cũng là hướng tuyến được xác định bảo đảm tiết kiệm nhất.“Xác định đây là dự án quan trọng của quốc gia, ngay từ đầu, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ thực hiện các nhiệm vụ, phần việc để làm sao dự án được triển khai thuận lợi nhất”, đồng chí Lâm Hoàng Nghiệp nhấn mạnh.TheoTập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN), sau khi dự án đã thỏa thuận hướng tuyến triển khai, đơn vị đã tiến hành khảo sát địa chất, địa hình, thuỷ văn để hoàn thiện báo cáo thẩm định đánh giá tác động môi trường.EVN kiến nghị Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ EVN trong quá trình thẩm định, phê duyệt báo cáo tác động môi trường và báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.Các bên liên quan đạt thỏa thuận phối hợp bảo đảm tiến độ dự án kéo điện cho Côn Đảo.Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ghi nhận sự ủng hộ, phối hợp, hợp tác chặt chẽ của các đơn vị tìm giải pháp sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi triển khai dự án. Đồng chí mong muốn tinh thần này tiếp tục được phát huy để dự án bảo đảm hoàn thành đúng theo quy định và kế hoạch tiến độ đề ra.Dự án kéo điện lưới quốc gia raCôn Đảođã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao EVN làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm: Trạm biến áp 110kV Côn Đảo; mở rộng 1 ngăn lộ tại trạm biến áp 220kV Vĩnh Châu.Mục tiêu dự án là bảo đảm cung cấp điện ổn định và an toàn cho lưới điện trên đảo Côn Đảo nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển của huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo quốc gia.Xác định hướng tuyến đường dây 110KV Vĩnh Châu-Côn Đảo.Đặc điểm chính của dự án gồm: Cấp điện áp 110kV, chiều dài gần 104km; trong đó, đoạn đường dây trên không thuộc bờ Vĩnh Châu 4,5km; đoạn đường dây trên không vùng biển, bờ Vĩnh Châu 18km; đoạn cáp ngầm vượt biển hơn 73km và đoạn cáp ngầm phía Côn Đảo hơn 8km; bề rộng hành lang tuyến trung bình 14,5m.Dự án có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng từ ngân sách và vốn của EVN, thực hiện trong giai đoạn 2023-2026.
https://nhandan.vn/bao-dam-den-nam-2026-con-dao-se-co-dien-luoi-quoc-gia-post799770.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Đảo Côn Đảo", "Tập đoàn Điện lực Việt Nam", "Trạm biến áp", "lưới điện quốc gia" ] }
Hơn 1.500 việc làm cho sinh viên HUTECH tại doanh nghiệp Hàn Quốc
NDO -Ngày 11/4, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp; Khoa Hàn Quốc học (Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH ) và Viện Công nghệ Việt Hàn phối hợp tổ chứcNgày hội tuyển dụngcủa các doanh nghiệp Hàn Quốc (Korea Job Fair 2024).
Tại ngày hội, 32 doanh nghiệp tham gia 35 gian hàng sẽ tuyển dụng hơn 1.500 vị trí việc làm cho sinh viên của trường.Một số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Công ty DM&C Việt Nam, Woori Bank, Shinhan Life, Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc - KITECH, GS25, Cos & Ko Vina, Kosme.Tại Việt Nam, hiện có hơn 9 nghìn doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động qua đó tạo ra hơn 700 nghìn việc làm cho người lao động ở nhiều địa phương. Với số lượng hơn 1.500 vị trí việc làm, “Ngày hội tuyển dụng của các doanh nghiệp Hàn Quốc” có thể được xem cơ hội lớn cho sinh viên, đặc biệt sinh viên các khối ngành ngôn ngữ Hàn Quốc dễ dàng tiếp cận doanh nghiệp Hàn Quốc, tìm kiếm cơ hội việc làm, thực tập, kiến tập phù hợp.Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc đứng vị trí dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 27,8%) và đứng thứ 3 các quốc gia đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam với số vốn đầu tư hơn 4,4 tỷ USD.Tại ngày hội, HUTECH cũng ký kết các thoả thuận “Đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với nhu cầu của doanh nghiệp” cùng 5 doanh nghiệp Hàn Quốc.Nhà trường và các doanh nghiệp ký kết đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với nhu cầu của doanh nghiệp.Ông Choi Bundo, Chủ tịchHiệp hội Thương mại Hàn Quốccho biết, với tư cách là tổ chức kinh tế đại diện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, Hiệp hội luôn nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, tích cực thúc đẩy các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đi đầu trong việc đồng hành cùng xã hội Việt Nam.Ngày hội cũng là cơ hội cơ hội quý giá để có thể thu hút được những nhân tài hàng đầu - những người sẽ đóng góp cho sự phát triển của công ty trong tương lai.Tìm hiểu tại các doanh nghiệp trong ngày hội, bạn Trần Kim Ngân, Viện Công nghệ Việt Hàn cho biết, hiện tại, em đang là sinh viên năm 3 nên rất muốn tìm kiếm cho mình một doanh nghiệp phù hợp sau khi ra trường. Đến Ngày hội hôm nay, em đã được trải nghiệm thực tế, rút kinh nghiệm khi được trực tiếp phỏng vấn với các nhà tuyển dụng.Để hồ sơ của mình tốt hơn, em nghĩ mình cần trau dồi các kỹ năng, cũng như tham gia các hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó, thì em cũng tham khảo ý kiến của thầy cô để hoàn thiện chỉn chu hơn. Em cảm thấy đây là một ngày hội rất hữu ích đối với tất cả sinh viên Viện của em. Ngày hội giúp cho em học hỏi nhiều kiến thức hơn khi đi phỏng vấn, có nhiều cơ hội để tiếp xúc nhiều doanh nghiệp, lựa chọn được doanh nghiệp yêu thích và phù hợp với bản thân.
https://nhandan.vn/hon-1500-viec-lam-cho-sinh-vien-hutech-tai-doanh-nghiep-han-quoc-post804186.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Ngày hội việc làm", "Doanh nghiệp Hàn Quốc", "việc làm sinh viên", "HUTECH", "kỹ năng xin việc", "trải nghiệm thực tập" ] }
Tăng tốc tiến độ các công trình giao thông trọng điểm
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong ba khâu đột phá chiến lược, là trụ cột quan trọng tạo không gian phát triển mới thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao của chủ đầu tư, đơn vị thi công, các dự án giao thông trọng điểm đang đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm hoàn thành, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.Những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6, dải đất miền trung bước vào những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, tại Bình Định, nhiệt độ đã lên đến gần 400C. Tuy nhiệt độ cao, thời tiết oi bức là vậy, nhưng tại công trường các dự án giao thông trọng điểm đang được triển khai trên nhiều địa bàn của tỉnh, không khí làm việc vẫn khẩn trương.Tranh thủ thi công bảo đảm tiến độGần 11 giờ trưa, dưới cái nắng như thiêu đốt, các công nhân của Công ty TNHH Nhật Minh vẫn ngồi trên những thanh sắt lớn để hàn mố cầu thuộc dự án Tuyến đường ven biển (ĐT.639) đoạn từ Quốc lộ 1D-Quốc lộ 19 mới. Hàng chục công nhân khác cũng đang thi công kết cấu phần dưới (nền móng, trụ) và đúc dầm. Anh Huỳnh Văn Hưng, công nhân thi công tại công trình cho biết: “Những ngày lễ vừa qua, chúng tôi cũng bám công trường.Nắng gắt khiến việc thi công gặp nhiều khó khăn hơn cho nên chúng tôi đã tính toán thay đổi thời gian, tăng cường làm sớm chứ không thể để tiến độ dự án bị chậm”. Vì thế, mỗi ngày từ sáng sớm, hàng trăm công nhân và máy móc, thiết bị của các nhà thầu có mặt trên công trường, hoạt động hết công suất. Tiếng máy nổ rền vang khắp một vùng trời cả ngày lẫn đêm, chạy đua với thời gian để hoàn thành dự án đúng kế hoạch của chủ đầu tư.Một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công với mục tiêu tăng cường kết nối giao thông theo hướng đông-tây và bắc-nam để thu hút đầu tư đạt hiệu quả, thúc đẩy giao thương với các tỉnh trong khu vực. Trong đó, có thể kể đến Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định được ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thành trong giai đoạn 2022-2025.Ông Trần Văn Đạo, Giám đốc điều hành dự án, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco cho biết, đây là dự án trọng điểm của tỉnh cho nên nhà thầu cũng xác định tăng ca, tăng kíp trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Quá trình thi công đạt yêu cầu về tiến độ và được chủ đầu tư cũng như các bên liên quan ghi nhận. Hiện tại, nhà thầu Dacinco đã huy động nhiều nhân lực, phương tiện để thi công đào nền đường, bạt mái ta-luy, thi công một số cống hộp và công trình thoát nước nhỏ... Dù gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nhưng với nỗ lực vượt khó cộng với quyết tâm cao, tiến độ thi công cơ bản đạt yêu cầu đề ra.Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bình Định cho biết, việc phát triển hạ tầng giao thông mang tính kết nối địa phương với các tỉnh lân cận luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Ngoài các trục chính được các bộ, ngành trung ương đã và đang đầu tư như dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông; các tuyến Quốc lộ 1, 19, 19B, 19C, 1D... tỉnh đã ưu tiên đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông địa phương. Đó là các tuyến đường cao tốc Quy Nhơn-Pleiku; nâng cấp, mở rộng tuyến đường tỉnh ĐT.638; đường ven biển đoạn Mỹ Thành-Lại Giang, cầu Thiện Chánh đi Quảng Ngãi… Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành trung ương để triển khai đầu tư nâng cấp mở Cảng hàng không Phù Cát và nhiều dự án quan trọng khác của tỉnh.Cả hệ thống chính trị vào cuộcTheo báo cáo của Ban quản lý Dự án giao thông tỉnh (đơn vị chủ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm), thời gian qua, hầu hết các dự án giao thông trọng điểm đều thi công đạt và vượt tiến độ đề ra. Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai 10 dự án hạ tầng giao thông quan trọng với tổng mức đầu tư gần 8.500 tỷ đồng. Có thể kể đến một số dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối các tuyến đường, tạo ra cơ hội mở rộng giao thương giữa các vùng, miền như:Đường ven biển tỉnh đoạn Cát Tiến-Diêm Vân; tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía tây đầm Thị Nại; đường Điện Biên Phủ nối dài đến khu đô thị Diêm Vân; đường kết nối với đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn; đường kết nối từ đường phía tây tỉnh đến đường ven biển trên địa bàn huyện Phù Mỹ; đường ven biển đoạn từ Quốc lộ 1D-Quốc lộ 19 mới... Các dự án này đều phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.Trong số các dự án giao thông đang triển khai ở Bình Định, dự án có quy mô lớn và có thể ảnh hưởng nhất đến khu vực là dự án tuyến đường ven biển ĐT.639 đoạn Cát Tiến-Diêm Vân. Dự án này có tổng mức đầu tư lớn với hơn 2.674 tỷ đồng cho quãng đường dài nhất (hơn 13,5 km). Đáng chú ý trên toàn tuyến có 9 cầu giao thông, cải thiện đáng kể khả năng di chuyển giữa các khu vực trong tỉnh. Hiện nay, nhà thầu đã hoàn thành đắp đường công vụ dọc tuyến, cơ bản thi công xong đắp cát nền đường, đã thi công xong cắm bấc thấm, đắp đất nền đường K95 và đắp bù lún được 11,5/12 km. Các vị trí cầu đang triển khai thi công bệ thân trụ, đúc dầm cầu; các cống thoát nước đang đúc các cấu kiện, cọc bê-tông cốt thép... Giá trị xây lắp thực hiện đến nay đạt 51,14%.Ông Lưu Nhất Phong, Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh cho biết, những tuyến đường trên đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, giao thương, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương bằng cách giảm thời gian di chuyển, tăng cơ hội việc làm thông qua việc phát triển du lịch và thương mại.Nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án giao thông trọng điểm, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã yêu cầu chủ đầu tư phối hợp chính quyền địa phương tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; đồng thời, yêu cầu tăng cường phối hợp với các đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ, quyết tâm hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, sớm đưa các công trình vào sử dụng.Mới đây, tại buổi đi kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án xây dựng đường bộ cao tốc bắc-nam qua tỉnh, đồng chí Hồ Quốc Dũng đánh giá, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông được các đơn vị, địa phương vào cuộc quyết liệt, bảo đảm yêu cầu đề ra. Đến nay, diện tích bàn giao cho chủ đầu tư đã đạt hơn 99,8% những việc chính trong công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật đã giải quyết ổn thỏa.Đối với trường hợp một số hộ dân chưa chịu di dời, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền địa phương phải vào cuộc quyết liệt, vận động người dân sớm di dời nhà cửa, vật kiến trúc để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công dự án. Các cơ quan nhà nước sẽ tiến hành rà soát, xác minh, làm rõ các kiến nghị của người dân theo hướng vận dụng tất cả các quy định để giải quyết sao cho hài hòa, thấu tình đạt lý, bảo đảm lợi ích cho người dân. Tỉnh sẽ tiếp tục xác minh làm rõ để người dân ổn định, sớm có nơi an cư mới sau khi bàn giao mặt bằng.
https://nhandan.vn/tang-toc-tien-do-cac-cong-trinh-giao-thong-trong-diem-post812383.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [] }
Vietjet khai trương đường bay đến Perth, Adelaide (Australia)
NDO -Tiếp tục mở rộngmạng bay đến với Australia, ngày 22/11, hãng hàng không Vietjet đã khai trương đường bay mới kết nối Perth, Adelaide, hai thành phố lớn thứ tư và thứ năm của “xứ sở chuột túi” với Thành phố Hồ Chí Minh.
Phó Thủ hiến bang Tây Australia, Rita Saffioti, Bộ trưởng Du lịch bang Nam Australia, Zoe Bettison, lãnh đạo sân bay Perth và sân bay Adelaide đã cùng chúc mừng đường bay mới của Vietjet.Với đường bay mới tới hai thành phố Perth, Adelaide, Vietjet là hãng hàng không khai thác 5 đường bay kết nối Việt Nam với 5 thành phố lớn nhất Australia, bao gồm: Melbourne, Sydney, Brisbane, Perth và Adelaide, với tổng cộng 58 chuyến bay mỗi tuần từ tháng 12/2023.Vietjet là hãng hàng không khai thác 5 đường bay kết nối Việt Nam với 5 thành phố lớn nhất Australia.Perth là thành phố lớn thứ 4 tại “xứ sở chuột túi”, Thủ phủ của bang Tây Australia, với khí hậu tốt quanh năm, kinh tế phát triển với đa dạng văn hóa. Trong khi đó, Adelaide là thủ phủ của bang Nam Australia và là thành phố lớn thứ 5 của Australia với địa hình trải dài từ bờ biển đến vùng đồi, được biết đến với nhiều lễ hội và sự kiện thể thao, thức ăn và rượu vang, những bãi biển náo nhiệt và phân khu sản xuất lớn,…Tin liên quanVietjet nhận giải thưởng danh tiếng toàn cầu World Travel Awards về dịch vụ khách hàngĐường bay mới của Vietjet với 5 chuyến khứ hồi mỗi tuần sẽ tạo thuận lợi hơn bao giờ hết cho người dân, du khách di chuyển dễ dàng giữa thành phố lớn, năng động nhất Việt Nam với các đô thị hàng đầu tại Australia và kết nối Australia với cả Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Á và xa hơn cùng mạng bay rộng khắp của Vietjet.Vietjet dành tặng khách hàng tuần lễ vàng từ 22 đến 28/11/2023 với vé bay từ 0 đồng trên khắp các đường bay trong nước và quốc tế, thời gian bay từ ngày 1/1/2024 đến 31/10/2024. Vietjet còn có chương trình "Bay trước - Trả sau" mua vé máy bay trả góp trực tuyến, mang tới cho khách hàng giải pháp tài chính tối ưu, nhanh chóng. Với chương trình này Vietjet giúp khách hàng "quẳng đi gánh lo tài chính", đặc biệt trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, để trở về quê hương đoàn tụ, đi du lịch, thăm thân… trong dịp lễ hội, Tết đến, Xuân về.Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và sở hữu chứng nhận An toàn Khai thác IOSA. Hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam được xếp hạng 7 sao - cao nhất thế giới về an toàn hàng không bởi tổ chức uy tín AirlineRatings, top 50 hãng hàng không tốt nhất toàn cầu về hoạt động và sức khỏe tài chính trong hai năm 2018, 2019 của AirFinance Journal, liên tục nhận giải hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất trao bởi các tổ chức uy tín như Skytrax, CAPA, AirlineRatings...
https://nhandan.vn/vietjet-khai-truong-duong-bay-den-perth-adelaide-australia-post783902.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Adelaide", "Perth", "Brisbane", "Vietjet Air", "An toàn Khai thác IOSA", "khai trương đường bay mới" ] }
Một số nội dung nổi bật thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam-Hàn Quốc
Xin giới thiệu một số nội dung đáng quan tâm trong hướng dẫn củaBảo hiểm xã hộiViệt Nam để thực hiệnHiệp định về bảo hiểm xã hộigiữaViệt Nam-Hàn Quốc.
Bảo hiểm xã hội Việt Namvừa có công văn gửi Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiệnHiệp định về bảo hiểm xã hộigiữa Việt Nam và Hàn Quốc.Ngày 23/1/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cơ quan Hưu trí quốc gia (NPS) Hàn Quốc đã ký kết trực tuyến Thỏa thuận thực hiện Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động hai quốc gia, góp phần xây dựng chung nền an sinh xã hội công bằng và bền vững.Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về cấp, tiếp nhận chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội; dừng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc để thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc về bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Hiệp định).Một số từ ngữ theo quy định tại Hiệp định, Thỏa thuận hành chínhLao động phái cửNgười lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động có trụ sở đăng ký tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam, được người sử dụng lao động Việt Nam cử đi làm việc, thay mặt cho người sử dụng lao động Việt Nam trên lãnh thổ của Hàn Quốc.Người lao động Hàn Quốc làm việc cho người sử dụng lao động có trụ sở đăng ký tại Hàn Quốc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, được người sử dụng lao động Hàn Quốc cử đi làm việc, thay mặt cho người sử dụng lao động Hàn Quốc trên lãnh thổ của Việt Nam.Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam, được người sử dụng lao động tại Việt Nam phái cử sang làm việc tại một chi nhánh/hoặc một công ty con của Việt Nam tại Hàn Quốc.Người lao động Hàn Quốc làm việc theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, được người sử dụng lao động tại Hàn Quốc phái cử sang làm việc tại một chi nhánh/hoặc một công ty con của Hàn Quốc tại Việt Nam.Thời gian phái cửThời gian phái cử áp dụng trong vòng 60 tháng đầu tiên kể từ ngày phái cử, được kéo dài thời gian phái cử (thời hạn tối đa là 36 tháng) nếu vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động đó.Trường hợp lao động được phái cử trước ngày Hiệp định có hiệu lực thời gian miễn trừ sẽ được tính bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực.Trường hợp lao động phái cử về nước do được điều động hoặc kết thúc hợp đồng lao động và phái cử lần nữa, thì việc phái cử này được coi là phái cử mới và giai đoạn miễn trừ sẽ được tính lại.Lao động tuyển dụng tại chỗKhi công dân Việt Nam tạm trú trên lãnh thổ Hàn Quốc và được tuyển dụng, làm việc tại Hàn Quốc sẽ áp dụng Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc.Đối với lao động Hàn Quốc tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam và được tuyển dụng, làm việc tại Việt Nam, vẫn áp dụng theo Luật Hưu trí quốc gia Hàn Quốc trong thời gian làm công việc này, nhưng không quá 60 tháng, với điều kiện người này chịu sự điều chỉnh của pháp luật Hàn Quốc.Chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội theo Thỏa thuận hành chínhCơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội cho lao động Việt Nam đang tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam, trên đó ghi khoảng thời gian chứng nhận này sẽ có hiệu lực và là cơ sở để lao động Việt Nam được miễn trừ tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật của Hàn Quốc.Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội cho lao động Hàn Quốc đang tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, trên đó ghi khoảng thời gian chứng nhận này sẽ có hiệu lực và là cơ sở để lao động Hàn Quốc được miễn trừ tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật của Việt Nam.Cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội đối với lao động Việt NamĐối tượng cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội là lao động phái cử.Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội là người lao động phái cử (Quyết định phái cử; Đối với người tham gia lần đầu hoặc đã có mã số bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ thông tin thì cần Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).Đơn vị phái cử người lao động cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong đó ghi các nội dung: Đề nghị cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội cho người lao động; danh sách, số lượng lao động kèm theo.Đối với trường hợp đơn vị phái cử lao động đi làm việc tại chi nhánh hoặc công ty con của người sử dụng lao động tại Hàn Quốc: Kèm theo hồ sơ chứng minh đơn vị được hoạt động tại Hàn Quốc (bản sao hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở Hàn Quốc; bản sao Chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hàn Quốc); Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong đó kê khai danh sách những lao động phái cử.Quy trình cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội: Đối với người lao động phái cử cần kê khai Mẫu TK1-TS nộp cho đơn vị. Đối với đơn vị phái cử: Nhận hồ sơ của người lao động, kiểm tra, xác định thông tin. Sau đó, nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đăng ký tham gia, đóng bảo hiểm xã hội của đơn vị theo phương thức trực tiếp hoặc trực tuyến.Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội: Cán bộ/bộ phận tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, chuyển đến Bộ phận Thu-Sổ thẻ để giải quyết. Trường hợp nộp hồ sơ giấy qua dịch vụ bưu chính hoặc tại cơ quan bảo hiểm xã hội, thì scan hồ sơ gốc và cập nhật vào phần mềm quản lý. Đồng thời, nhận chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội từ Phòng/bộ phận Thu-Sổ thẻ để trả cho đơn vị. Phòng/bộ phận Thu-Sổ thẻ thực hiện kiểm tra, xác định đối tượng, đối chiếu trong phần mềm quản lý.Trường hợp hồ sơ đúng, đủ, thì nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý; ký mẫu chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội, chuyển Giám đốc tỉnh/huyện phê duyệt, ký, chuyển Phòng/bộ phận tiếp nhận trả đơn vị. Trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ thì lập phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định chuyển Bộ phận tiếp nhận hồ sơ để gửi lại đơn vị.Định kỳ, hằng quý, năm lập Biểu trao đổi dữ liệu về chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội để theo dõi, tổng hợp, quản lý. Thời hạn giải quyết không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.Trường hợp lao động được phái cử quá 60 tháng, thì đơn vị nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội đối với thời gian tiếp theo (hồ sơ chứng minh người lao động được kéo dài thời gian phái cử (thời hạn tối đa là 36 tháng) hoặc hồ sơ chứng minh người lao động được gia hạn hợp đồng tại nước tiếp nhận cho cơ quan bảo hiểm xã hội; quy trình và hồ sơ cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội lần sau thực hiện như đối với trường hợp cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội lần đầu.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợiQuy trình tiếp nhận chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội đối với người Hàn QuốcĐối tượng được Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc cấp chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội, lao động phái cử, lao động tuyển dụng tại chỗ thì hồ sơ gồm có: Đối với người lao động cần có bản chính (gốc) chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội do Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc cấp. Đối với người lao động được tuyển dụng tại chỗ theo quy định tại Hiệp định cần thêm Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.Đối với đơn vị, hồ sơ gồm có Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong đó, ghi các nội dung như: Lao động Hàn Quốc phái cử/lao động Hàn Quốc tuyển dụng tại chỗ/CCVC Hàn Quốc; lao động phái cử/tuyển dụng tại chỗ. Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong đó, kê khai danh sách lao động phái cử, lao động tuyển dụng tại chỗ/CCVC Hàn Quốc.Quy trình tiếp nhận chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội của người Hàn Quốc làm việc tại Việt NamNgười lao động nộp hồ sơ cho đơn vị. Đơn vị nhận hồ sơ của người lao động, kiểm tra, xác nhận thông tin. Sau đó, nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội- nơi đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp.Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội, cán bộ/bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, chuyển đến Phòng/bộ phận Thu-Sổ thẻ để giải quyết ngay trong ngày; scan hồ sơ gốc và cập nhật vào phần mềm quản lý. Nhận chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội từ Phòng/bộ phận Thu-Sổ thẻ để lưu trữ theo quy định.Phòng/bộ phận Thu-Sổ thẻ thực hiện kiểm tra, xác định đối tượng. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác thì nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý để thực hiện miễn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác thì lập phiếu yêu cầu, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo mẫu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định chuyển Bộ phận tiếp nhận hồ sơ để gửi lại đơn vị. Chuyển (hồ sơ) chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội cho Phòng/bộ phận tiếp nhận hồ sơ.Định kỳ hằng quý, năm tổng hợp danh sách lao động Hàn Quốc nộp Chứng nhận theo danh sách tiếp nhận chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội của người Hàn Quốc; dừng tham gia bảo hiểm xã hội của người Việt Nam để theo dõi, quản lý. Thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.Dừng đóng/xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo hợp đồngĐối tượng và thời điểm dừng đóng là người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 1/1/2024.Từ ngày 1/1/2024, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Hàn Quốc gồm: Người đi làm việc ở Hàn Quốc theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Người đi làm việc ở Hàn Quốc theo theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; Người đi làm việc ở Hàn Quốc theo theo hợp đồng cá nhân.Hồ sơ dừng đóng và xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hộiHồ sơ của người lao động (trường hợp đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi thường trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài) gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; hợp đồng lao động có thời hạn ở Hàn Quốc hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại Hàn Quốc (bản sao).Đối với đơn vị (trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội thông qua đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài): Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong đó, ghi các nội dung như: Dừng đóng bảo hiểm xã hội để tham gia bảo hiểm xã hội tại Hàn Quốc; danh sách, số lượng lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam; hợp đồng lao động có thời hạn ở Hàn Quốc hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại Hàn Quốc (bản sao); Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong đó kê khai danh sách lao động Việt Nam dừng đóng để tham gia bảo hiểm xã hội tại Hàn Quốc.Trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2024, thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội đã đóng từ thời điểm này theo quy định. Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện dừng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, trả tờ rời sổ bảo hiểm xã hội, hoàn trả (nếu có) đối với người đi làm việc tại Hàn Quốc theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Định kỳ hằng quý, năm, tổng hợp danh sách người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc dừng đóng bảo hiểm xã hội theo mẫu Danh sách tiếp nhận chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội của người Hàn Quốc; dừng tham gia bảo hiểm xã hội của người Việt Nam để theo dõi, quản lý.Trước đó, ngày 23/1/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cơ quan Hưu trí quốc gia (NPS) Hàn Quốc đã ký kết trực tuyến Thỏa thuận thực hiện Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động hai quốc gia, góp phần xây dựng chung nền an sinh xã hội công bằng và bền vững.Hiệp định hợp tác song phương về bảo hiểm xã hội và Thỏa thuận hành chính cùng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2024 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động hai nước khi di chuyển đến làm việc trên lãnh thổ của mỗi bên, bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động.Bên cạnh việc quy định về tránh đóng song trùng bảo hiểm xã hội, người lao động hai nước sẽ được tính cộng gộp thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở cả Việt Nam, Hàn Quốc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí.Hàn Quốc là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam trong thời gian gần đây. Số liệu tính đến ngày 1/6/2023, có gần 49 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại thị trường này với mức thu nhập bình quân từ 1.500-2.000 USD/tháng.
https://nhandan.vn/mot-so-noi-dung-noi-bat-thuc-hien-hiep-dinh-ve-bao-hiem-xa-hoi-giua-viet-nam-han-quoc-post803122.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội", "Việt Nam-Hàn Quốc", "lao động đi làm việc tại Hàn Quốc", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "Thỏa thuận thực hiện" ] }
Vinh dự những học sinh được kết nạp Đảng dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Ngày 7/5, đã có 19 học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình là quần chúng ưu tú được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, đúng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" và134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cụ thể, Chi bộ Trường Trung học phổ thông Nam Duyên Hà (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới đối với 5 học sinh: Trần Văn Hải Đại, Trần Thị Hoàng Hà, Nguyễn Thu Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Linh, Lương Thảo Ly.Đây là những tấm gương tiêu biểu của nhà trường trong học tập và tham gia các hoạt động Đoàn trong trường học cũng như của địa phương.Chiều cùng ngày, Chi bộ Trường Trung học phổ thông Đông Hưng Hà (huyện Hưng Hà) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên đối với 4 quần chúng ưu tú là học sinh; Chi bộ Trường Trung học phổ thông Bắc Duyên Hà (huyện Hưng Hà) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên đối với 7 quần chúng ưu tú, trong đó có 6 trường hợp là học sinh; Chi bộ Trường Trung học phổ thông Hưng Nhân (huyện Hưng Hà) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên đối với 4 quần chúng ưu tú là học sinh.Tin liên quanPhát triển Đảng viên trong trường Trung học Phổ thôngTheo Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thái Bình Nguyễn Bá Cát, Lễ kết nạp Đảng viên mới là học sinh nhân kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủvà 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc đối với các đảng viên trẻ trong việc quyết tâm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Cũng theo đồng chí Nguyễn Bá Cát, công tác phát triển đảng viên trong khối trường học vừa có ý nghĩa phát hiện, ghi nhận nỗ lực của những quần chúng học sinh ưu tú, vừa tạo ra môi trường để phát triển Đảng trong lực lượng đoàn viên, thanh niên.Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng học sinh ưu tú để kết nạp vào Đảng sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
https://nhandan.vn/vinh-du-nhung-hoc-sinh-duoc-ket-nap-dang-dip-ky-niem-chien-thang-dien-bien-phu-post808319.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Điện Biên Phủ", "Đảng viên", "kết nạp Đảng" ] }
Linh thiêng sóng nước Trường Sa
Những ngày cuối tháng 4/2024, trên tàu Trường Sa 571, Đoàn công tác số 10 rời quân cảng Cam Ranh với chuyến hải trình đến với Trường Sa thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1. Khi hồi còi dài kéo lên, những cánh tay của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 955 Vùng 4, Quân chủng Hải quân vẫy chào tạm biệt, chúc chuyến hải lộ bình an, thì giai điệu ngọt ngào đong đầy trong bài hát “Gần lắm Trường Sa” còn vang mãi...
Háo hức, mong chờ giờ khởi hànhKhông ai trong đoàn công tác muốn bỏ lỡ bất kỳ một khoảnh khắc nào, bởi chuyến đi này hầu hết là lần đầu đối với các thành viên trong đoàn. Ai cũng háo hức, mong chờ tới giờ khởi hành.Khởi đầu chuyến hải trình đến Trường Sa, Đoàn công tác số 10 do Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hoàng Hồng Hà - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Để bảo vệ từng tấc đất, chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, những cán bộ, chiến sĩ ấy đã chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng. Sự hy sinh đó mãi mãi được khắc ghi trong tim của người dân Việt Nam và tạc thành những tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc.Trong chuyến hành trình này, Đoàn công tác có nhiều hoạt động ý nghĩa, đó là: Tổ chức Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tại khu vực biển Cô Lin, Len Đao; dâng hương đài Liệt sĩ, nhà tưởng niệm Bác Hồ... trên các điểm đảo mà đoàn đến thăm; dự Lễ chào cờ, duyệt đội ngũ tại đảo Trường Sa lớn; tổ chức trồng cây xanh trên các đảo; khởi công xây dựng Nhà Văn hóa đa năng tại đảo Đá Tây C.Đến thăm các điểm đảo, phóng viên được gặp gỡ, tiếp xúc nhiều cán bộ, chiến sĩ, người dân tại các đảo và Nhà giàn DK1, qua đó thấu hiểu hơn những khó khăn của họ khi thực hiện nhiệm vụ. Thiếu tá Tôn Vũ Cường, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/8 chia sẻ: Khi đứng trên nhà giàn, mỗi khi có một tàu sắp cập bến lên thăm, cảm xúc của mình mừng vui khó tả, giống như có người thân ra thăm vậy. Ở đây anh em tăng gia, sản xuất như: trồng rau, câu cá, chăn nuôi... bảo đảm đời sống sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ. So với điều kiện sinh hoạt trên các đảo ở đây chật hẹp hơn, diện tích sinh hoạt cũng khó khăn hơn, nhưng anh em nhanh chóng làm quen. Nhiều người trước đó đã công tác tại nhà giàn khác, nên có nhiều kinh nghiệm chia sẻ cho nhau để khắc phục khó khăn, tăng gia, nuôi trồng hiệu quả.Tại đảo Trường Sa lớn, phóng viên đã gặp gỡ Thượng úy Phạm Viết Khương Duy, Phân đội trưởng Phân đội 2, Cụm 3 đảo Trường Sa và được nghe anh chia sẻ. Ngày 27/12/2023, anh vào Cam Ranh để nhận nhiệm vụ công tác tại huyện đảo Trường Sa cũng là ngày vợ sinh con. Anh chỉ kịp ôm con tại bệnh viện rồi vội vã lên đường làm nhiệm vụ. Đến nay, đó cũng là lần duy nhất được gặp và bế con. Anh chia sẻ, vợ, con và gia đình chính là nguồn động viên, tiếp thêm sức mạnh để anh an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ nơi biển, đảo tiền tiêu của Tổ quốc.Cả nước vì Trường SaĐoàn công tác đã đến thăm, trao quà tặng quân, dân tại 8 điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1/8, Trung tâm dịch vụ Hậu cần nghề cá (đảo Đá Tây, huyện đảo Trường Sa); các trạm hải đăng, trạm khí tượng, tàu trực, Đồn Biên phòng Trường Sa (đảo Trường Sa lớn, thị trấn Trường Sa).Đoàn công tác đã tổ chức nhiều buổi giao lưu, biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các đảo, nhà giàn; phát động cuộc thi “Biển, đảo trong trái tim tôi” với nhiều cảm xúc sâu sắc, lắng đọng và ý nghĩa; sáng tác nghệ thuật, viết nhạc, làm video clip, xây dựng phóng sự, làm báo tường, thi chạy việt dã (tại đảo Trường Sa lớn)... Các cuộc thi có sức lan tỏa rộng rãi, thu hút nhiều đại biểu tham gia. Các bài dự thi và các hoạt động được đầu tư về ý tưởng, nội dung, chứa đựng tình cảm sâu sắc của các đại biểu được đến với Trường Sa. Ban tổ chức đã trao 72 giải thưởng tặng các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong các hội thi. Đoàn công tác đã tổ chức đấu giá 5 bức tranh được các họa sĩ sáng tác ngay trong hải trình. Cùng sự ủng hộ của các đại biểu, Ban tổ chức đã thu được 1 tỷ 116 triệu đồng góp vào Quỹ khuyến học của huyện đảo Trường Sa.Trong chuyến đi, thành phố Hà Nội và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia đoàn công tác đã trao nhiều phần quà mang ý nghĩa thiết thực tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1/8. Quân chủng Hải quân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để phóng viên báo chí, văn nghệ sĩ thâm nhập, quay phim, chụp ảnh, sáng tác, lấy tin phục vụ công tác tuyên truyền; phối hợp chặt chẽ, triển khai toàn diện kế hoạch xây dựng phim “Trường Sa - bến bờ trong nhau”...Chuyến đi giúp các thành viên Đoàn công tác nhận thức sâu sắc hơn, hiểu rõ hơn về biển, đảo của Tổ quốc; chia sẻ những khó khăn gian khổ, vinh dự lớn, trách nhiệm cao, sự cống hiến, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Chuyến đi là bài học thực tế quý giá, để lại trong lòng mỗi thành viên trong đoàn nhiều ấn tượng sâu sắc. Các thành viên trong đoàn đều cảm nhận “Mang ra tình cảm, mang về niềm tin; chủ quyền thiêng liêng, niềm tin và trách nhiệm”. Đoàn công tác và các đại biểu đã dành cho Bộ đội Hải quân nói chung, quân, dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 nói riêng sự quan tâm đặc biệt với tinh thần “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước”, góp phần xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, thật sự là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc ■
https://nhandan.vn/linh-thieng-song-nuoc-truong-sa-post810876.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Linh thiêng Trường Sa", "Trường Sa", "Nhà giàn DK1/8", "huyện đảo Trường Sa", "Hải quân nhân dân Việt Nam" ] }
Công nhân thoát nước ngăn chặn kịp thời người định tự vẫn
NDO -Vào 22 giờ tối 5/3, các công nhân trực ca của Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở (Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội) phát hiện tại đập B, khu vực hồ điều hòa số 2 có một phụ nữ có ý định nhảy xuống hồ, đã kịp thời hô hoán, động viên tinh thần để người này bình tĩnh trở lại.
Theo thông tin từ Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở,Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội, lúc 22 giờ tối 5/3, các công nhân trực ca tại đập B, khu vực hồ điều hòa số 2 phát hiện một phụ nữ có ý định nhảy xuống hồ, đã kịp thời hô hoán, nhảy xuống giữ người, động viên tinh thần để người này bình tĩnh trở lại.Kíp trực cũng đồng thời báo cho lực lượng cảnh sát 113 Công an quận Hoàng Mai đến phối hợp hỗ trợ.Tin liên quanTiếp tục thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong công tác thoát nước Thủ đô năm 2024Đến 24 giờ cùng ngày, cơ quan công an đã tìm được người nhà để bàn giao người phụ nữ này về với gia đình.Chiều 6/3, anh V.Đ.Q, là em trai của nạn nhân cho biết, chị mình là V.T.H.T trong lúc buồn chán, không kiểm soát được cảm xúc nên có ý định dại dột. Rất may chị đã được cáccông nhân thoát nướckịp thời ngăn chặn, giữ lại mạng sống.Anh Q thay mặt gia đình đã viết thư cảm ơn, gửi tới Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội, Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở, cảm ơn các công nhân thoát nước đã cứu giúp người thân của gia đình anh.Trước việc làm tốt của ca trực đêm 5/3, Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở đã có quyết định khen thưởng kịp thời.
https://nhandan.vn/post-798988.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "cụm công trình đầu mối Yên Sở", "công ty thoát nước Hà Nội", "công nhân thoát nước", "cứu người" ] }
Giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam
NDO -Sáng 30/5, tại Hà Nội, Cục Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng) - Văn phòng 701 chủ trì, phối hợp Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và một số cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế về khoa học và công nghệ xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin tồn lưu sau chiến tranh đối với con người, môi trường ở Việt Nam.
Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Thiếu tướng, PGS, TS Ngô Văn Giao, Cục trưởng Cục Khoa học quân sự, Ủy viên Thường trực Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701); Thiếu tướng, GS, TS Trần Viết Tiến, Phó Giám đốc Học viện Quân y; ThS Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường).Các đại biểu tham gia hội thảo.Tại hội thảo, thay mặt Cục Khoa học quân sự, Văn phòng 701, Thiếu tướng, PGS, TS Ngô Văn Giao trình bày Báo cáo đề dẫn hội thảo nêu rõ: Hậu quả củachất độc hóa học/dioxintồn lưu sau chiến tranh ở Việt Nam vẫn còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, công tác nghiên cứu, khắc phục, xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin đối với con người và môi trường đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.Các điểm nóng về ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin đang từng bước được ngăn chặn, xử lý, góp phần giảm nguy cơ ảnh hưởng đối với sức khỏe con người và môi trường, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều nạn nhân chất da cam/dioxin đã được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và đang được hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước.Ông Nguyễn Mạnh Cường, đại diện Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ phát biểu tham luận tại hội thảo.Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam còn một số tồn tại, hạn chế như: Tiến độ thực hiện còn chậm do thiếu nguồn lực về vốn, trang thiết bị, khó khăn về công nghệ ; chưa hoàn thành việc tổng điều tra số lượng nạn nhân; việc xác định nạn nhân còn khó khăn do thiếu hồ sơ gốc.Đại diện cơ quan chức năng Quân chủng Phòng không-Không quân phát biểu tham luậntại hội thảo.Hệ thống các cơ sở chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, phát hiện sớm dị tật, dị dạng còn thiếu cơ sở vật chất, nguồn lực. Số lượng các nạn nhân được hộ trợ điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe từ các dự án còn rất ít so với nhu cầu thực tiễn.Công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này chưa đầy đủ, toàn diện, do đây là lĩnh vực rất khó, đặc thù, đòi hỏi các cán bộ nghiên cứu phải rất chuyên sâu; công tác tuyên truyền, vận động tài trợ quốc tế còn có những hạn chế…Ông David Liu đại diện Công ty Tetra Tech phát biểu tham luận tại hội thảo.Ý kiến tham luận của đại diện các cơ quan, đơn vị của phía Việt Nam, cơ quan, tổ chức quốc tế và các nhà khoa học tham gia tại hội thảo đã tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc dioxin đến con người và một số kết quả hợp tác, hỗ trợ nạn nhân; kết quả thực hiện, ứng dụng, thử nghiệm công nghệ xử lý dioxin tại các sân bay: Đà Nẵng, A So, Biên Hòa; kế hoạch thực hiện dự án xử lý dioxin sân bay Biên Hòa; xây dựng tiêu chí, các yêu cầu trong thiết kế công nghệ xử lý dioxin và các giải pháp quan trắc môi trường; đồng thời đưa ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục thúc đẩy công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh đối với con người và môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.Các đại biểu tham gia tại hội thảo.Hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác trong nước, quốc tế về nghiên cứu ảnh hưởng, giải pháp và những yêu cầu trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ xử lý, giảm thiểu hậu quả đối với con người và môi trường do tồn lưu chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam.
https://nhandan.vn/giam-thieu-anh-huong-cua-chat-doc-hoa-hoc-sau-chien-tranh-o-viet-nam-post811829.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Hội thảo quốc tế", "chất độc hóa học", "dioxin", "Ban Chỉ đạo 701" ] }
Lễ ra quân các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè năm 2024
NDO -Ngày 2/6, tại công viên bờ sông Sài Gòn tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, Thành Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè năm 2024.
Đây là một trong các hoạt động cùng tuổi trẻ cả nước hướng đến kỷ niệm 25 năm chiến dịch thanh niêntình nguyện hè(2000 - 2024); 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); chào mừng Đại hội, Hội nghị Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029.Chương trình có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Trung ương đoàn, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng lãnh sự quán nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia và Malaysia tại Thành phố Hồ Chí Minh; Thường trực các Tỉnh đoàn, Thành Đoàn và khoảng 5.000 đại biểu, đoàn viên, thanh niên, chiến sĩ tình nguyện hè.Sinh viên các trường đại học, cao đẳng háo sức ra quân các chiến dịch tình nguyệnTại lễ ra quân, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thu Hà cho biết, chiến dịch với hơn 60 ngày tình nguyện dự kiến thu hút hơn 1 triệu lượt chiến sĩ tình nguyện tham gia ở khắp các địa bàn, mặt trận trong nước và nước ngoài sẽ cùng nhau thực hiện nhiều công trình, phần việc, tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa.Ngay sau lễ ra quân, Ban chỉ huy, Ban Tổ chức các chương trình,chiến dịch tình nguyệnhè năm 2024 đã tổ chức các hoạt động tình nguyện như: thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Sài Gòn; tổ chức phát quang, dọn dẹp vệ sinh và trồng cây xanh tại khu đất dự án Cung thiếu nhi thành phố tại Khu đất dự án Cung Văn hóa Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh (Ngã tư đường Mai Chí Thọ giao với đường Nguyễn Cơ Thạch);…Các chiến dịch tình nguyện hè 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh thu hút hơn 5.000 chiến sĩ tham giaBên cạnh đó, Thành Đoàn thành phố Thủ Đức phối hợp với các cơ sở Đoàn bạn tổ chức các hoạt động chăm lo cho thanh niên, con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Khu chế xuất Linh Trung; tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh, cải tạo cảnh quan môi trường và trồng 300 cây xanh trên tuyến đường Võ Chí Công,…
https://nhandan.vn/le-ra-quan-cac-chuong-trinh-chien-dich-tinh-nguyen-he-nam-2024-post812321.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Ra quân tình nguyện hè", "sinh viên thành phố", "Đội hình tình nguyện", "hè 2024", "TPHCM" ] }
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Nước ta đã trải qua bốn lần cải cách chính sách tiền lương, trong đó cải cách chính sách tiền lương năm 1993 đã thực hiện đường lối đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đến năm 2003 tiếp tục điều chỉnh, cải cách. Nhờ đó, tiền lương trong khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từng bước được cải thiện, nhất là ở những vùng, lĩnh vực đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống của người lao động.Mặc dù vậy, theo đánh giá của Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ), chính sách tiền lương hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, còn mang tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc.Việc quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thật của tiền lương và có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ; chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác.Khắc phục những hạn chế nêu trên, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện từ ngày 1/7/2021, nêu rõ quan điểm: tiền lương phải thật sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống của người lao động và gia đình người hưởng lương; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động.Mục tiêu của Nghị quyết số 27-NQ/TW là từ năm 2021 áp dụng chế độ tiền lương mới, nhưng do dịch Covid-19 và nhiều khó khăn của nền kinh tế cho nên đã lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương. Ðến Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã ban hành Kết luận số 64-KL/TW ngày 18/10/2023 và Chính phủ đã báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó chỉ đạo từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.Hệ thống bảng lương mới được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, gồm năm bảng lương: một bảng lương chức vụ, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp công lập) từ Trung ương đến cấp xã; một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; ba bảng lương đối với lực lượng vũ trang.Bộ trưởng Nội vụ, Phạm Thị Thanh TràÐồng thời, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành bảo đảm hợp lý trong cơ cấu tiền lương mới, gồm lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp); hoàn thiện chế độ nâng lương đồng bộ với ban hành bảng lương mới.Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Tài chính Hồ Ðức Phớc cho biết, về nguồn cải cách tiền lương, bộ đã tham mưu với Chính phủ và đã tích lũy được 560 nghìn tỷ đồng, bảo đảm triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024 đến năm 2026. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2026 thì nguồn phải được bố trí vào trong dự toán của ngân sách, bao gồm cả khoản tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm để bù trượt giá (thực hiện từ năm 2025), cho nên sẽ cần nguồn lực lớn từ cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, tăng cường điều hành chính sách tài chính, ngân sách hiệu quả phải được xem là gốc, là nhiệm vụ đột phá mang tính chất vừa cấp bách, vừa lâu dài nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển để có nguồn lực bố trí chi tiền lương một cách bền vững.Bên cạnh các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi, hằng năm, cần phấn đấu dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách trung ương cho cải cách chính sách tiền lương; trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định nêu trên mà vẫn còn thiếu thì ngân sách trung ương có thể bổ sung nguồn kinh phí thực hiện cho các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương; đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu 35 đến 40% số thu được để lại theo chế độ. Các nguồn quan trọng khác cũng cần được sử dụng hiệu quả để thực hiện cải cách tiền lương, có thể kể đến như: nguồn từ thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp đơn vị hành chính; từ tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước giao; từ thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao...Các giải pháp tài chính, ngân sách cần gắn với xây dựng quy định về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực công; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa dịch vụ công nhằm giảm ngân sách nhà nước chi cho nguồn nhân lực đơn vị sự nghiệp công lập.Giải pháp rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương bảo đảm đồng bộ, công bằng là các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo để bảo đảm tiết kiệm chi, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động.Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thực hiện mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia; giảm hợp lý số lượng cơ quan ngang bộ và cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
https://nhandan.vn/giai-phap-thuc-hien-ben-vung-chinh-sach-tien-luong-moi-post802415.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Chính sách tiền lương", "Cán bộ", "công chức", "viên chức", "Hệ thống bảng lương", "Ngân sách nhà nước", "Tinh giản biên chế", "Đối tượng hưởng lương" ] }
Bamboo Airways nâng cấp toàn diện hệ thống dịch vụ hành khách
NDO -Kể từ 12 giờ ngày 27/9, hành khách chính thức được sử dụng dịch vụ và các chuyến bay củaHãng hàng không Bamboo Airwaystrên hệ thống dịch vụ hành khách (PSS) mới, cũng như trải nghiệm website và ứng dụng di động Bamboo Airways phiên bản mới.
Trong tháng 9/2023, Bamboo Airways phối hợp với đối tác Công nghệ hàng đầu thế giới Amadeus chuyển đổi nâng cấp Hệ thống dịch vụ hành khách (Passenger Service System - PSS) theo hướng hiện đại hóa, tối ưu hơn, ngang tầm chuẩn quốc tế đang được áp dụng đối với các hãng hàng không truyền thống đầy đủ dịch vụ (full service) trên thế giới.Đây là nỗ lực mạnh mẽ của Bamboo Airways trên tiến trình chuyển đổi số, hướng tới chăm sóc tốt hơn cho hành khách, bảo đảm quyền lợi cho mạng lưới đối tác, thiết lập nền tảng vững chắc để mở rộng thị trường quốc tế trong tương lai.Công tác chuyển đổi hệ thống dịch vụ hành khách được Bamboo Airways tiến hành từ 17 giờ ngày 26/9 và hoàn thành vào 12 giờ ngày 27/9. Hành khách được trải nghiệm quy trình sử dụng dịch vụ trước, trong và sau chuyến bay thông suốt, nhanh chóng và thuận tiện hơn, đặc biệt với các hành trình bay quốc tế nối chuyến phức tạp. Cùng với đó, hãng cũng ra mắt phiên bản mới của website và ứng dụng di động, với nhiều nâng cấp giao diện và tính năng mới, giúp khách hàng đặt vé, theo dõi hành trình, sử dụng các dịch vụ bổ trợ một cách dễ dàng, thuận tiện và thẩm mỹ hơn.Tin liên quanBamboo Airways hợp tác Amadeus nâng cấp toàn diện hệ thống dịch vụ hành kháchÔng Trương Phương Thành, Phó Tổng giám đốc thường trực Bamboo Airways cho biết: “Dự án nâng cấp hệ thống dịch vụ hành khách là minh chứng rõ nét cho định hướng không ngừng bổ sung và nâng cao dịch vụ khách hàng theo hướng chuẩn quốc tế của Bamboo Airways trong giai đoạn phát triển mới. Chúng tôi hy vọng hệ thống cải tiến sẽ mang lại các trải nghiệm mới lạ, hài lòng và tối ưu cho mạng lưới đối tác, đại lý, hành khách trong và ngoài nước”.Ông Javier Laforgue, Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng du lịch kiêm Giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Amadeus cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự chào đón Bamboo Airways gia nhập gia đình Amadeus với thành viên gồm hơn 200 hãng hàng không trên toàn thế giới. Chúng tôi tin rằng nền tảng công nghệ của Amadeus sẽ hỗ trợ Bamboo Airways trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu ở châu Á, bằng việc mang đến trải nghiệm du lịch đẳng cấp nhất cho hành khách”.PSS là hệ thống lõi của một hãng hàng không, đóng vai trò nền tảng để hãng bay cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm các chức năng như đặt giữ chỗ; quản lý giá cước, bán và phân phối vé và các sản phẩm bổ trợ,...PSS là hệ thống lõi của một hãng hàng không, đóng vai trò nền tảng để hãng bay cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm các chức năng như đặt giữ chỗ; quản lý giá cước, bán và phân phối vé và các sản phẩm bổ trợ; quản lý lịch bay thương mại và điều hành bán; thủ tục hành khách; hỗ trợ sau bán...Việc đưa vào vận hành Hệ thống dịch vụ hành khách mới là dấu mốc nổi bật tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số của Bamboo Airways, đồng thời cũng là dự án công nghệ quy mô nhất trong 5 năm hoạt động của hãng. Đây là tiền đề quan trọng để Hãng tiến tới hợp tác thương mại với các hãng hàng không quốc tế, đến gần hơn với mục tiêu gia nhập liên minh hàng không lớn. Đích đến này sẽ từng bước giúp Bamboo Airways mở rộng mạng bay quốc tế, góp phần khẳng định vị thế, uy tín và nhận diện của hãng.
https://nhandan.vn/bamboo-airways-nang-cap-toan-dien-he-thong-dich-vu-hanh-khach-post774660.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Bamboo Airways", "nâng cấp", "hệ thống dịch vụ hành khách" ] }
Trao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ
NDO -Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trao quyền chủ động hơn cho tổ chứcCông đoàntrong công tác cán bộ theo hướng: cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Chiều 3/6, tạiKỳ họp thứ 7, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày tóm tắt Tờ trình về dự ánLuật Công đoàn (sửa đổi). Dự kiến, dự thảo Luật sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường vào ngày 18/6.Bổ sung quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệpÔng Nguyễn Đình Khang cho biết, trên cơ sở kế thừa Luật Công đoàn 2012, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương, 36 điều (sửa đổi, bổ sung 32 điều; thêm mới 4 điều), bỏ 1 điều so với luật hiện hành.Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày tờ trình về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Dự thảo Luật mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với “người làm việc không có quan hệ lao động trên lãnh thổ Việt Nam” để bảo vệ nhóm yếu thế này, đồng thời bổ sung vấn đề gia nhập của “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” vào tổ chức Công đoàn Việt Nam; mối quan hệ phối hợp hoạt động và vấn đề chia sẻ kinh phí công đoàn với tổ chức này.Ngoài đối tượng theo Luật Công đoàn năm 2012, dự thảo Luật bổ sung thêm đối tượng áp dụng là tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (đối với việc gia nhập vào Công đoàn Việt Nam).Dự thảo Luật sẽ trao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ theo hướng: cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Đồng thời, cho phép“Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và công đoàn cơ sở phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ”.Về quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, dự thảo Luật đã sửa đổi quy định về quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động 2019 và vai trò là tổ chức chính trị-xã hội theo Điều 10 Hiến pháp 2013.Quang cảnh phiên họp chiều 3/6. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Về nội dung này, có ý kiến cho rằng, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định, quyền thương lượng chỉ được thực hiện khi tại doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Vì vậy, đề nghị cân nhắc bỏ quy định này để bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật và phù hợp với bối cảnh mới.Theo ông Nguyễn Đình Khang, ngoài những cơ sở đã nêu trong Tờ trình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thấy rằng, bên cạnh các quyền đối thoại, thương lượng thì còn rất nhiều quyền và lợi ích hợp pháp khác của người lao động cần được bảo đảm và bảo vệ khi người lao động có yêu cầu. Vì vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lựa chọn phương án như trong dự thảo Luật.Bên cạnh đó, dự thảo Luật bổ sung 1 điều về quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; đề xuất 2 phương án phân chia kinh phí công đoàn cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngNhất trí sửa đổi toàn diện Luật Công đoànBáo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội nêu rõ, Ủy ban nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn và thấy rằng, còn nhiều vấn đề cần thiết khác phải được đặt ra trong quá trình xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) như: xây dựng mô hình tổ chức công đoàn theo hướng mở, linh hoạt, tuyển dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, phong trào công nhân, khuyến khích xã hội hóa nguồn lực.Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để việc sửa đổi các chính sách trong dự án Luật bảo đảm toàn diện, sâu sắc, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn.Về gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, đa số ý kiến trong Ủy ban Xã hội cho rằng, việc bổ sung quy định này cơ bản phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và quy định về việc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập công đoàn tại khoản 3 Điều 172 của Bộ luật Lao động năm 2019.“Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị, trong bối cảnh hiện nay, trước mắt chỉ nên thực hiện thí điểm, sau đó tổng kết, đánh giá mới có căn cứ, cơ sở để luật hóa cụ thể”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nói.Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, khoản 2 Điều 27 dự thảo Luật quy định thời giờ làm việc trong một tháng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương đang đề xuất 2 phương án.Phương án 1 giữ như Luật hiện hành, quy định “cứng” là 12 giờ cho mỗi cán bộ công đoàn; Phương án 2 quy định tổng thời gian làm việc của toàn bộ cán bộ công đoàn không chuyên trách được xác định trên cơ sở tương ứng với số lượng đoàn viên công đoàn.Ủy ban Xã hội thấy rằng, khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Lao động đã quy định:“Chính phủ quy định thời gian tối thiểu mà người sử dụng lao động dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức”.Do vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo giải trình thêm về việc quy định nội dung này trong dự thảo Luật cũng như lấy ý kiến Chính phủ, các cơ quan theo quy định; đồng thời, nghiên cứu có quy định đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách tại công đoàn cơ sở ở các trường học, khu công nghiệp còn đang vướng mắc để bảo đảm tính khả thi.Liên quan việc phân định sử dụng kinh phí công đoàn, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án: (1) giao Chính phủ quy định cụ thể; (2) xác định cụ thể công đoàn cấp trên sử dụng 25%, công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sử dụng 75%.Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị không nên quy định “tỷ lệ cứng” như phương án 2 mà nên quy định theo hướng “tối thiểu 75%” và “tối đa 25%” để bảo đảm linh hoạt trong điều tiết tổng thể của cả hệ thống, tùy theo quy mô của tổ chức công đoàn hoặc theo địa bàn.Theo cơ quan thẩm tra, đây là vấn đề khó và ý kiến còn khác nhau, do đó đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung đầy đủ, toàn diện thông tin làm căn cứ, cơ sở cho cả 2 phương án để Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Đồng thời, nghiên cứu ý kiến góp ý của Chính phủ về nội dung này.
https://nhandan.vn/trao-quyen-chu-dong-hon-cho-to-chuc-cong-doan-trong-cong-tac-can-bo-post812443.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Luật Công đoàn", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "công đoàn", "công tác cán bố", "sửa đổi Luật Công đoàn" ] }
Thay đổi lịch bay đến Frankfurt do ảnh hưởng đình công
NDO -Do ảnh hưởng từcuộc đình côngcủa nhân viên an ninh sân bay tại Đức, hãng hàng không Vietnam Airlines thông báo thay đổi giờ khởi hành các chuyến bay đến, đi từ sân bay Frankfurt trong các ngày 6 và 7/3/2024.
Theo đó, hãng sẽ không khai thác các chuyến bay từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đi Frankfurt vào tối 6/3 và các chuyến bay chiều ngược lại vào chiều 7/3.Cụ thể, các chuyến bay VN37 Hà Nội-Frankfurt, VN31 Thành phố Hồ Chí Minh-Frankfurt trong tối 6/3 được lùi giờ khởi hành sang tối 7/3.Các chuyến bay VN36 Frankfurt-Hà Nội, VN30 Frankfurt-Thành phố Hồ Chí Minh chiều 7/3 được lùi giờ khởi hành sang chiều 8/3.Vietnam Airlines rất lấy làm tiếc trong trường hợp phải thay đổi kế hoạch khai thác vì lý do đình công tại sân bay và mong nhận được sự thông cảm của hành khách trong tình huống ngoài mong muốn này. Các hành khách bị ảnh hưởng đượcVietnam Airlineshỗ trợ theo quy định hiện hành.Ảnh hưởng của cuộc đình công đến các chuyến bay có thể tiếp tục kéo dài.Ảnh hưởng củacuộc đình côngđến các chuyến bay có thể tiếp tục kéo dài. Do đó, Vietnam Airlines khuyến nghị hành khách đang có kế hoạch đến, đi từ hoặc quá cảnh từ sân bay Frankfurt trong thời gian này cần thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin trên website www.vietnamairlines.com, ứng dụng di động “Vietnam Airlines”, Zalo, Fanpage Facebook chính thức Vietnam Airlines hoặc liên hệ các phòng vé, đại lý chính thức và tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 1100.
https://nhandan.vn/thay-doi-lich-bay-den-frankfurt-do-anh-huong-dinh-cong-post798923.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Sân bay Frankfurt", "Đình công", "Vietnam Airlines", "thay đổi lịch bay" ] }
Trao Huân chương Hữu nghị tặng Ðại sứ Phần Lan và Chủ tịch Quỹ AIP tại Việt Nam
NDO -Ngày 27-7, thay mặt Nhà nước Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trao Huân chương Hữu nghị của nước CHXHCN Việt Nam tặng Ðại sứ đặc mệnh toàn quyền CH Phần Lan tại Việt Nam Pếch-ca He-vô-nen, vì những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan.
Ðại sứ P.He-vô-nen bày tỏ vinh dự và chân thành cảm ơn Nhà nước, Chính phủ Việt Nam về phần thưởng cao quý, đồng thời khẳng định tiếp tục đóng góp tích cực để củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Phần Lan.* Chiều 27-7, tại Hà Nội, thừa ủy quyền Chủ tịch nước, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT), Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Hồ Nghĩa Dũng đã trao Huân chương Hữu nghị, phần thưởng cao quý của Nhà nước ta tặng ông Grây Phloi Cráp, Chủ tịch Quỹ phòng, chống thương vong châu Á (AIP) tại Việt Nam. Ông Grây đã 21 năm làm việc tại Việt Nam, có đóng góp quan trọng trong việc cải tiến và đưa mũ bảo hiểm nhiệt đới vào nước ta với mục đích phi lợi nhuận. Quỹ AIP và ông Grây đã tặng hàng chục nghìn chiếc mũ bảo hiểm cho học sinh và tuyên truyền góp phần đưa mũ bảo hiểm đi vào cuộc sống của người dân trong nhiều năm qua. Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển GTVT Việt Nam" cho ông Grây.
https://nhandan.vn/trao-huan-chuong-huu-nghi-tang-dai-su-phan-lan-va-chu-tich-quy-aip-tai-viet-nam-post549335.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [] }
Cần quy định cụ thể về thiết bị an toàn cho trẻ trên ô-tô
NDO -Ngày 26/9, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Phát triển cộng đồng (CHD) và Quỹ Phòng, chống thương vong châu Á (Quỹ AIP) tổ chức hội thảo chuyên đề khoa học “Đề xuấtphương án về quy định bảo vệ trẻ emtrên xe ô-tô”.
Trẻ em có quyền được bảo vệ trên xe ô-tô khi tham gia giao thông là thông điệp được các đại biểu nhất trí và ủng hộ. Các chuyên gia cũng đề xuất các quy định về quy định sử dụng thiết bị an toàn phù hợp trẻ em theo độ tuổi...Quy định lỏng lẻoMới đây, vào ngày 14/7, tại Nam Định, đã xảy ra một vụ tai nạn thương tâm: xe ô-tô 4 chỗ di chuyển từ thành phố Nam Định về xã Hợp Hưng, đến khu vực ngã tư Đại An và xã Hợp Hưng đã bị va chạm với xe tải. Trên ô-tô có 4 người (gồm 2 phụ nữ và 2 bé gái nhỏ). Qua xác minh ban đầu, 2 bé gái là con của nữ tài xế. Cú va chạm mạnh đã khiến nữ tài xế và 1 cháu bé tử vong.Tin liên quanGiảm thiểu tai nạn giao thông đối với trẻ emTrước đó, vào ngày 24/2/2021, tại Lâm Đồng, một ô-tô 7 chỗ trong quá trình đổ đèo, đã bị va chạm trực diện vào lan can bê-tông. Vụ tai nạn khiến 4 người trong gia đình trên ô-tô bị thương nặng. Dù được đưa đến Bệnh viện II Lâm Đồng (thành phố Bảo Lộc) cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, cháu L.T.H. (7 tuổi) đã tử vong trên đường.Việt Nam chưa có quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em ngồi trên xe ô-tô, trong khi có khoảng 23% phương tiện lưu thông để trẻ em ngồi ghế trước một mình, 19,2% xe có trẻ ngồi ghế trước chung với người lớn, dù đây là vị trí rất nguy hiểm với các bé.Đây là 2 trường hợp tai nạn ô-tô xảy ra gây thương vong, thiệt hại về tính mạng đối với trẻ em do không có thiết bị bảo vệ trẻ em trên ô-tô.Ở Việt Nam, vấn đề tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn giao thông đường bộ là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và toàn xã hội. Trong xu hướng sở hữu ô-tô là hết sức cần thiết.Cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa có quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em ngồi trên xe ô-tô, trong khi có khoảng 23% phương tiện lưu thông để trẻ em ngồi ghế trước một mình, 19,2% xe có trẻ ngồi ghế trước chung với người lớn, dù đây là vị trí rất nguy hiểm với các bé.Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, cả nước hiện đã có hơn 1.800km cao tốc, nhiều đoạn tuyến cho phép phương tiện được chạy với tốc độ 100-120 km/giờ, nhiều tuyến quốc lộ cũng được đầu tư, nâng cấp, đạt vận tốc 80-90 km/giờ.“Trong bối cảnh số lượng phương tiện ô-tô chưa phát huy tác dụng đối với trẻ em”, ông Minh thông tin.Tiến sĩ Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát biểu ý kiến.Cần bổ sung quy định chặt chẽPhó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Việt Cường, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương (Đại học Y tế Công cộng) cho biết, thời gian qua, phương tiện ô-tô chiếm tỷ lệ 9%, sau Covid-19 tăng lên 11%. Trong khi đó, xu hướng các gia đình trẻ đã chọn sống ở ngoại vi thành phố và ngày ngày di chuyển vào nội đô làm việc với quãng đường khá xa.Ông Phạm Việt Cường cho hay, tình trạng trẻ em ngồi ghế trước ô-tô ở Hà Nội có sử dụng thiết bị an toàn, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 1,1% xe sử dụng, còn tại Đà Nẵng chiếm 0%.Trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (tháng 8/2023), tại Điều 9 khoản 3 đã đề xuất: “Trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô-tô theo dự thảo này.Xét về góc độ bảo vệ trẻ em, căn cứ cân nặng và chiều cao của trẻ em Việt Nam từ 1 đến 12 tuổi theo chuẩn Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng theo khuyến nghị của WHO về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô-tô cá nhân có trách nhiệm bảo đảm thực hiện các quy tắc này.Bà Trần Xuân Hằng, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) kiến nghị bổ sung các quy định liên quan thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô-tô.Bà Trần Xuân Hằng, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằng, cần phải bổ sung các quy định liên quan đến thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô-tô cá nhân phải có thiết kế thông dụng để lắp đặt, sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em. Đối với trẻ dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em.Tương tự, đại diện các tổ chức liên quan cũng kiến nghị bổ sung mức xử phạt trong nghị định với mức phạt ít nhất là từ 4-6 triệu đồng với hành vi không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp khi chở trẻ em trên ô-tô con cá nhân nhằm đảm bảo mức phạt cao hơn 2-3 lần so việc tuân thủ.Các nhà khoa học cho rằng, quy định này rất khả thi về mặt kỹ thuật và cần xây dựng lộ trình theo từng giai đoạn cụ thể; tuyên truyền, vận động để thay đổi nhận thức của nhân dân và xã hội.
https://nhandan.vn/can-quy-dinh-cu-the-ve-thiet-bi-an-toan-cho-tre-tren-o-to-post774463.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "an toàn trẻ nhỏ", "ghế ngồi ô-tô", "ghế ngồi trẻ em", "an toàn giao thông", "thiết bị an toàn", "trẻ em trên ô-tô" ] }
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân
NDO -10 giờ 30 phút ngày 5/5, bệnh xáđảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu thành công cho ngư dân La Thanh Lối bị viêm ruột thừa cấp.
Qua thăm khám, quân y của đảo chẩn đoán bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp giờ thứ 25 cho nên chỉ định cắt ruột thừa, lau rửa ổ bụng. Sau gần hai giờ thực hiện các biện pháp chuyên môn, ca phẫu thuật đã thành công. Sức khỏe của bệnh nhân La Thanh Lối tạm thời ổn định, tiếp tục lưu trú tại đảo để theo dõi và điều trị sau mổ.Trước đó, khoảng 7 giờ ngày 5/5, trong khi đang khai thác hải sản trên vùng biển gần đảo Song Tử Tây,ngư dânLối có biểu hiện đau vùng hố chậu âm ỉ liên tục, cơn đau ngày càng tăng lên nên được đưa vào đảo cấp cứu.Bệnh nhân La Thanh Lối (41 tuổi, quê phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) là Thuyền trưởng tàu cá BĐ 97832 TS, hành nghề lưới vây, trên tàu có 13 lao động.
https://nhandan.vn/benh-xa-dao-song-tu-tay-cap-cuu-ngu-dan-post807959.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Thị xã Hoài Nhơn", "Đảo Song Tử Tây", "Quân y", "cấp cứu", "ngư dân" ] }
Phấn đấu hoàn thành dự án đường dây 500kV mạch 3 trước ngày 30/6/2024
NDO -Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thời tiết mưa nhiều đang gây gián đoạn thi công và ảnh hưởng tiến độ các dự án thuộc đường dây 500kV mạch 3. Do đó, ngành điện lực đang cùng các lực lượng nỗ lực khắc phục bất lợi, thực hiện nhiều giải pháp để phấn đấu hoàn thành dự án trước ngày 30/6 theo như chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)/Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) vừa có báo cáo cập nhật tiến độ thực hiện dự ánđường dây 500kV mạch 3từ Quảng Trạch đến Phố Nối. Theo đó, tính đến ngày 12/6, đã hoàn thành bàn giao mặt bằng cho toàn bộ 1.177/1.177 vị trí móng cột để triển khai thi công.Về hành lang tuyến, đã bàn giao 510/513 (xấp xỉ 99%) khoảng néo. Trong đó, 7 tỉnh đã hoàn thành bàn giao hành lang tuyến là Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương.Hiện Ủy ban nhân dân các tỉnh đang khẩn trương phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng, vận động người dân bàn giao hành lang tuyến còn lại phù hợp với tiến độ thi công của các dự án.Tin liên quanĐường dây 500 kV mạch 3 trước ngày về đíchVề công tác cung cấp cột thép, báo cáo cho biết, tổng cộng có 75 gói thầu cung cấp cột thép, do 18 nhà thầu/liên danh nhà thầu thực hiện, gồm 1.177 vị trí cột, tương ứng gần 139 nghìn tấn thép. Đến nay, đã bàn giao 933/1.177 vị trí cột, đạt 79%; hiện đang bàn giao 215 vị trí cột.EVNNPT và các Ban Quản lý dự án đang quyết liệt đôn đốc các nhà thầu khẩn trương cung cấp, bàn giao các vật tư thiết bị còn lại để triển khai thi công lắp đặt đồng bộ, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường nhân lực phù hợp cho các nhà thầu, giảm thiếu ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.Ngoài ra, các Tỉnh đoàn nơi có các dự án đi qua đã phối hợp với EVN/EVNNPT thành lập khoảng 300 đội với hơn 4.000 thanh niên tình nguyện, cùng với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân bàn giao hành lang tuyến;hỗ trợtháo dỡ nhà, chặt cây trong hành lang; điều tiết giao thông khi kéo dây qua các khoảng vượt đường giao thông; động viên, tặng quà cổ vũ tinh thần của công nhân trên công trường.Đến nay, tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3 đạt được như sau:Hoàn thành đúc móng cho toàn bộ 1.177/1.177 vị trí; hoàn thành lắp dựng 572/1.177 vị trí cột, đang lắp dựng 396/1.177 vị trí cột; hoàn thành kéo dây 43/513 khoảng néo, đang thực hiện kéo dây 39/513 khoảng néo.Theo báo cáo của EVN, hiện nay các công việc còn lại là dựng cột, kéo dây với điều kiện làm việc trên cao và yêu cầu thời tiết khô ráo. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết đang có mưa nhiều gây gián đoạn thi công và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ các dự án.EVN/EVNNPT đang cùng các lực lượng tham gia dự án nỗ lực, cố gắng khắc phục bất lợi của thời tiết, thực hiện nhiều giải pháp như tranh thủ thời tiết khô ráo để tập kết vật tư, thiết bị đến vị trí thi công, điều chỉnh lịch làm việc linh hoạt theo điều kiện thời tiết, bố trí lực lượng thi công ăn nghỉ gần công trường…Theo EVN, nếu trong thời gian tới điều kiện thời tiết thuận lợi thì các dự án sẽ hoàn thành trước ngày 30/6 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao.Chi tiết tiến độ các dự án thành phần như sau:- Dự án đường dây 500kV Nhà máy nhiệt điện Nam Định I-Thanh Hóa: Hoàn thành đúc móng toàn bộ 180/180 vị trí; hoàn thành lắp dựng 174/180 vị trí cột, đang lắp dựng 6/180 vị trí cột; hoàn thành kéo dây 31/74 khoảng néo, đang thực hiện kéo dây 22/74 khoảng néo.- Dự án đường dây 500kV Nhà máy nhiệt điện Nam Định I-Phố Nối: Hoàn thành đúc móng toàn bộ 334/334 vị trí; hoàn thành lắp dựng 168/334 vị trí cột, đang lắp dựng 121/334 vị trí cột; hoàn thành kéo dây 2/144 khoảng néo, đang thực hiện kéo dây 11/144 khoảng néo.- Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu-Thanh Hóa: Hoàn thành đúc móng toàn bộ 200/200 vị trí; hoàn thành lắp dựng 55/200 vị trí cột, đang lắp dựng 94/200 vị trí cột; hoàn thành kéo dây 1/144 khoảng néo, đang thực hiện kéo dây 2/98 khoảng néo.- Dự án đường dây 500 kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu: Hoàn thành đúc móng toàn bộ 463/463 vị trí; hoàn thành lắp dựng 175/463 vị trí cột, đang lắp dựng 175/463 vị trí cột; hoàn thành kéo dây 9/197 khoảng néo, đang thực hiện kéo dây 4/197 khoảng néo.
https://nhandan.vn/phan-dau-hoan-thanh-du-an-duong-day-500kv-mach-3-truoc-ngay-3062024-post814410.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:25", "tags": [ "Tập đoàn Điện lực Việt Nam", "Đường dây", "Hành lang", "Thủ tướng Chính phủ", "Đường dây 500kV mạch 3" ] }
Hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại trong vụ cháy tại Cà Mau
NDO -Vụ cháy tại xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển,tỉnh Cà Mau) đã thiêu rụi và ảnh hưởng nặng nề đến nhà của 5 hộ dân, thiệt hại ước tính bước đầu khoảng 500 triệu đồng.
Chiều 14/5, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi cho biết, đoàn công tác của Mặt trận Tổ quốc tỉnh cùng một số đơn vị có liên quan vừa đến thăm hỏi, động viên và trao hỗ trợ bước đầu cho các gia đình bị ảnh hưởng bởivụ cháytrên địa bàn xã Đất Mũi.Theo đó, những hộ gia đình có nhà bị cháy hoàn toàn được hỗ trợ bước đầu 7 triệu đồng/căn, và hỗ trợ 4 triệu đồng/căn đối với các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng.Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi (bìa phải) trao hỗ trợ bước đầu của tỉnh cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ cháy.Trước đó vào khoảng 11 giờ trưa ngày 13/5, khói lửa bất ngờ xuất hiện tại nhà kho của gia đình ông Tạ Hiền Phúc (ấp Mũi, xã Đất Mũi), sau đó lan nhanh sang các khu vực lân cận.Tin liên quanCà Mau: Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân tích cực chữa cháy rừngNgay khi nhận được tin báo của người dân, chính quyền địa phương huy động lực lượng, phương tiện đến tham gia dập lửa. Đến khoảng 12 giờ 30 phút cùng ngày, đám cháy được khống chế và dập tắt hoàn toàn.Khung cảnh hoang tàn, ngỗn ngang sau vụ cháy tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.Qua thống kê bước đầu từ chính quyền xã Đất Mũi, vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi hoàn toàn 2 nhà dân, 1 nhà kho chứa thùng xốp và 2 hộ dân lân cận có nhà bị ảnh hưởng nặng, ước thiệt hại về tài sản khoảng 500 triệu đồng.Trong số những gia đình có nhà bị cháy, hộ ông Tạ Chí Anh có hoàn cảnh rất khó khăn, vừa được Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Cà Mau cho vay vốn để làm ăn nhưng chưa kịp làm gì thì bị ngọn lửa thiêu, cháy hoàn toàn căn nhà và toàn bộ tài sản. Xót của, ông Chí Anh nhảy vào đám cháy để bưng bê đồ đạc ra ngoài và đã bị bỏng.Nguyên nhân vụ cháy đang được các đơn vị có trách nhiệm tại Cà Mau điều tra, làm rõ.
https://nhandan.vn/ho-tro-cac-gia-dinh-bi-thiet-hai-trong-vu-chay-tai-ca-mau-post809291.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:26", "tags": [ "xã Đất Mũi", "Cà Mau", "cháy nhà dân", "hỗ trợ" ] }
Bắc Kạn triển khai xây dựng 500 nhà mới cho hộ nghèo
NDO -Tỉnh Bắc Kạn đang rà soát, chốt danh sách để triển khai xây dựng 500nhà Đại đoàn kếtcho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Chương trình hỗ trợ 500 nhà ở từ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnhBắc Kạndo tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ với số tiền 30 tỷ đồng và giao cho Công an tỉnh thực hiện.Nhà Đại đoàn kết là nhà ghép, bảo đảm tiêu chí 3 cứng, theo mẫu chung của Bộ Công an, sau khi thực hiện sẽ bàn giao theo hình thức chìa khóa trao tay, giá trị mỗi căn là 60 triệu đồng.Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn và Công an tỉnh Bắc Kạn đã họp, xét và lựa chọn được gần 300 trong tổng số 615 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở đểhỗ trợ làm nhà.Tin liên quanBáo Nhân Dân trao 9 căn nhà Đại đoàn kết tại Vĩnh LongTrong ngày 4/6, các đại biểu đã lựa chọn thêm số hộ còn lại để bảo đảm đủ 500 hộ được hỗ trợ nhà Đại đoàn kết theo kế hoạch.Sau khi lựa chọn xong, các đơn vị chủ trì và phối hợp sẽ đẩy nhanh tiến độ để phấn đấu hoàn thành, bàn giao 250 căn nhà trước ngày 30/7/2024. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029.Dự kiến đến hết tháng 12/2024, toàn bộ 500 căn nhà ở sẽ được bàn giao đưa vào sử dụng.Trong thời gian qua, Công an tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện các chương trình làm nhà cho hộ nghèo theo mẫu chung của Bộ Công an. Với quyết tâm, nỗ lực và bài bản thì công tác triển khai của Công an tỉnh được đánh giá là nhanh, gọn, chính xác, chất lượng cao giúp người nghèo sớm có nhà mới.Vào cuối năm 2023, khi được giao nhiệm vụ, chỉ từ 13/10 đến 30/11/2023, Công an tỉnh Bắc Kạn đã hoàn thành 200 căn nhà Đại đoàn kết, sớm hơn 1 tháng so tiến độ Bộ Công an giao.
https://nhandan.vn/bac-kan-trien-khai-xay-dung-500-nha-moi-cho-ho-ngheo-post812750.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:26", "tags": [ "nhà đại đoàn kết", "hộ nghèo", "hỗ trợ", "Bắc Kạn", "hộ nghèo ở Bắc Kạn" ] }
Hà Nội hướng dẫn thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính công ích
Để tạo thuận tiện cho người dân khi thực hiện thủ tục cấpphiếu lý lịch tư phápqua dịch vụ bưu chính công ích, ngày 10/4, Sở Tư pháp Hà Nội đã có hướng dẫn cụ thể về thủ tục này. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
Trước đó, nhằm khắc phục ngay tình trạng quá tải trong cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp, ngày 7/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 1015/UBND-KSTTHC chỉ đạo 60 bưu cục của bưu điện tiếp nhận hồ sơ của công dân, tổ chức về thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính công ích.Cách thức nộp và nhận kết quả gồm 5 bước:Bước 1: Công dân kê khai hồ sơ theo mẫu Tờ khai cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại trang web https://lltptructuyen.moj.gov.vn/thanhphohanoi đồng thời lựa chọn dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển phát kết quả qua dịch vụ bưu chính của Bưu điện VN Post và nhận mã hồ sơ đăng ký từ hệ thống trực tuyến.Bước 2: Công dân liên hệ số điện thoại Hotline của Vnpost: 1900545481 để được hướng dẫn nộp hồ sơ.Bước 3: Công dân mang Tờ khai và thành phần hồ sơ ra Bưu điện hoặc Bưu cục gần nơi cư trú để thực hiện yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.Bước 4: Nộp lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp và phí dịch vụ bưu chính theo quy định tại điểm nộp hồ sơ.Bước 5: Nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại nhà hoặc tại Bưu điện/Bưu cục hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại trụ sở Sở Tư pháp Hà Nội địa chỉ tại 221 đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội (theo đề nghị của công dân).Công dân xếp hàng lấy số thứ tự trong khuôn viên Sở Tư pháp. ( Ảnh: HNM)Thành phần hồ sơ cần có:- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).- Bản chụp Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân hoặc hoặc Hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật).- Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.- Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.Mức phí: - 200.000đồng/lần/người. (Hai trăm nghìn đồng/ người)- 100.000đồng/lần/người. (Một trăm nghìn đồng/người): với các đối tượng là sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sĩ).- Trường hợp người được cấp Phiếu Lý lịch tư pháp đề nghị cấp hơn hai Phiếu Lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu thì từ Phiếu Lý lịch tư pháp thứ ba trở đi phải nộp thêm 5.000đồng/Phiếu.* Trường hợp được miễn lệ phí:- Người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên;- Công dân Việt Nam dưới 16 tuổi;- Người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật.- Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.- Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.Về thời hạn giải quyết, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.Sở Tư pháp Hà Nội có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho ba đối tượng gồm: công dân Việt Nam thường trú tại Hà Nội hoặc tạm trú tại Hà Nội (đối với người không có nơi thường trú); Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài mà trước khi xuất cảnh cư trú tại Hà Nội; Người nước ngoài đang cư trú tại Hà Nội.
https://nhandan.vn/ha-noi-huong-dan-thu-tuc-cap-phieu-ly-lich-tu-phap-qua-dich-vu-buu-chinh-cong-ich-post747111.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:26", "tags": [ "Hà Nội", "thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp", "dịch vụ bưu chính công ích", "Sở Tư pháp Hà Nội" ] }
Gỡ vướng trong giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động
Cơ quanbảo hiểm xã hộiđịa phương nhận được hồ sơ củangười lao độngđủ điều kiện hưởngbảo hiểm xã hội một lầntheo quy định với một số nhóm đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không ban hành quyết định thôi việc hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, mà ban hành quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động. Điều này dẫn đến vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độbảo hiểm xã hội một lần.
Bảo hiểm xã hội Việt Namvừa có công văn gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối vớingười lao động.Cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ của người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định. Tuy nhiên, đơn vị sử dụng lao động không ban hành quyết định thôi việc hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, mà ban hành quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động.Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sáchbảo hiểm xã hội, cơ quan này đã nhận được phản ánh của bảo hiểm xã hội một số tỉnh, thành phố về vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.Cụ thể, cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ của người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định đối với người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng (như: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS), hoặc người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; đồng thời đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng nhưng có đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần.Tuy nhiên, đơn vị sử dụng lao động không ban hành quyết định thôi việc hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, mà ban hành quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động.Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Điều 108Luật Bảo hiểm xã hội2014 quy định về hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bao gồm: sổ bảo hiểm xã hội và quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí. Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm: sổ bảo hiểm xã hội và đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.Đối chiếu quy định nêu trên, cơ quan bảo hiểm xã hội chưa đủ căn cứ để giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo nguyện vọng của người lao động do quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động (do đơn vị sử dụng lao động ban hành) vẫn đang còn hiệu lực.Vì vậy, để giải quyết kịp thời quyền lợi bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động nêu trên và tránh phát sinh đơn thư khiếu kiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đồng ý giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo đề nghị của người lao động khi hồ sơ bảo đảm theo quy định.Trước đó, thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, trong giai đoạn 2016-2021, cả nước có hơn 4 triệu người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Bình quân mỗi năm có gần 700.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%.Vào năm 2023, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết, chi trả đầy đủ, kịp thời cho 1.304.203 người hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Trong đó, có 1.110.422 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Con số này tăng 23,73% so với cùng kỳ năm 2022.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/go-vuong-trong-giai-quyet-huong-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-cho-nguoi-lao-dong-post799921.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:26", "tags": [ "bảo hiểm xã hội một lần", "bảo hiểm xã hội", "Luật Bảo hiểm xã hội", "người lao động", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội" ] }
Trên công trường thi công đường dây 500kV mạch 3 ở Nghệ An
NDO -Dự án thi côngđường dây 500kVmạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) đang trong giai đoạn “nước rút”. Dù thời tiết tại Nghệ An những ngày qua nắng nóng gay gắt trên diện rộng, nhưng đội ngũ kỹ sư và công nhân của các nhà thầu vẫn miệt mài thi công, phấn đấu hoàn thành đường dây trước ngày 30/6 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang triển khai 2 dự án thuộc Dự án đường dây 500kV mạch 3 từQuảng Trạch đến Phố Nối, gồm: Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu có tổng mức đầu tư gần 9.821 tỷ đồng. Trong đó, tuyến đường dây đi qua tỉnh Nghệ An dài khoảng 82,33km, gồm 168 vị trí móng cột, thuộc địa bàn các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu.Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu-Thanh Hóa có tổng mức đầu tư hơn 4.079 tỷ đồng. Trong đó, tuyến đi trên địa bàn tỉnh Nghệ An dài khoảng 17,5km, gồm 34 vị trí móng cột, thuộc địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.Cột số 299 trên địa bàn xã Nam Kim, huyện Nam Đàn đã lắp dựng được khoảng 40% khối lượng công việc.Theo ghi nhận của phóng viên tại vị trí cột số 299 (xã Nam Kim, huyện Nam Đàn), gần trưa, do gió phơn tây nam thổi mạnh, không thể lắp đặt được thiết bị trên cột nên các công nhân tranh thủ chầu dây cáp.“Mấy hôm nay gió thổi mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ công việc. Mặc dù có đai bảo hộ, nhưng cũng rất nguy hiểm, cho nên những lúc gió mạnh, anh em phải tạm dừng leo cột, làm việc khác. Khi nào đỡ gió thì mới lên cột làm tiếp”, anh Hoàng Ngọc Trí, công nhân lắp dựng cột chia sẻ.Các công nhân chầu dây cáp, phục vụ việc lắp dựng cột số 299.Khoảng 30 phút sau, vào hơn 11 giờ, trời nắng chang chang, nóng hầm hập, nhưng thấy sức gió thổi nhẹ hơn, anh Trí ra hiệu cho đồng đội của mình, rồi cùng nhau mang đai bảo hộ, đu từ vị trí này qua vị trí khác như những “người nhện” trên cột cao 86m, dùng cờ lê siết chặt từng bu-lông.Công nhân đu mình trên cột kim loại nóng, cẩn thận kiểm tra, siết chặt từng bu-lông.Cách vị trí cột 299 mấy quả đồi là cột 302. Ở đây, việc lắp dựng cột đã hoàn thành, các công nhân đã di chuyển sang địa bàn xã Nam Thái để hỗ trợ công tác kéo dây, còn lại một nhóm thợ của anh Nguyễn Văn Trung đang thi công hạng mục tiếp địa.Anh Trung cho biết, phải mất từ 10-12 ngày để một nhóm công nhân khoảng 9 người hoàn thành công việc hàn tiếp địa của một cột đường dây 500kV. Nếu lúc khoan mà gặp phải đá thì sẽ mất nhiều ngày hơn.Thực hiện công đoạn hàn tiếp đất cho cột số 302.Tại huyện Yên Thành, liên danh nhà thầu Công ty TNHH Công nghệ Việt và Công ty cổ phần FECON đang tập trung đẩy nhanh tiến độ gói thầu số 42.Anh Phạm Tuấn Hiệp, Chỉ huy trưởng gói thầu số 42 cho biết: “Đến hôm nay, chúng tôi đã hoàn thành 12 vị trí móng cột, lắp dựng xong 7 cột và 3 cột khác đang được hoàn thiện. Khoảng chục ngày nữa sẽ hoàn tất công đoạn lắp dựng cột và 7-8 ngày nữa sẽ tiến hành kéo dây”.Cũng theo anh Hiệp, hầu hết các vị trí cột đều nằm trên đồi núi. Nhiều cột nằm trên đỉnh núi khiến việc vận chuyển máy móc, nguyên liệu, thiết bị phục vụ thi công gặp rất nhiều khó khăn.Những ngày này, nhiệt độ tại tỉnh Nghệ An có nơi hơn 40 độ C.Làm việc dưới thời tiết nắng nóng, các công nhân phải liên tục bổ sung nước.Một nhóm công nhân tranh thủ nghỉ ngơi để tránh bị sốc nhiệt do nắng nóng.Công ty TNHH Một thành viên xây lắp điện 2 là đơn vị thi công 3 gói thầu Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu và 1 gói thầu Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu-Thanh Hóa.Ông Lê Văn Tám, Phó Giám đốc công ty cho biết, đến nay, Công ty TNHH Một thành viên xây lắp điện 2 đã hoàn thành 47/47 vị trí móng do đơn vị thi công, các vị trí móng đều đã về đích trước ngày 30/4. Riêng 7 vị trí móng gói thầu 14 do đơn vị thi công về đích đầu tiên của đoạn Quỳnh Lưu-Thanh Hóa.Về công tác lắp dựng cột, trên tuyến Quảng Trạch-Quỳnh Lưu, đơn vị đã hoàn thành lắp đặt 17/40 cột, đang triển khai 15 cột. Tuyến Quỳnh Lưu-Thanh Hóa đã lắp dựng xong 1/7 cột, 5 cột đang hoàn thiện (khoảng 85% khối lượng công việc), 1 vị trí còn lại chưa có cột.Từ ngày 16/6, đơn vị thi công bắt đầu kéo dây khoảng néo 337-338 thuộc địa bàn xã Nam Thái, huyện Nam Đàn với chiều dài 392m. Đây cũng là khoảng néo đầu tiên trên tuyến đường dây 500kV mạch 3 qua địa bàn tỉnh Nghệ An.Thi công khoảng néo đầu tiên trên tuyến đường dây 500kV mạch 3 qua địa bàn tỉnh Nghệ An.“Để bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi huy động hơn 300 cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công không kể ngày đêm. Anh em công nhân ý thức được tầm quan trọng của mạch 3 là công trình đặc biệt của các công trình đặc biệt, cho nên dù lao động trong môi trường nắng nóng, công việc vất vả, nặng nhọc, nhưng các kỹ sư, công nhân tích cực thi công. Có những nhóm thợ ăn cơm trưa ngay ở trên cột. Các nhóm thợ khác ở dưới cũng chỉ tranh thủ ăn trưa, nghỉ ngơi một lúc, xong lại bắt tay vào công việc”, ông Tám chia sẻ.Đội ngũ kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài thi công để bảo đảm tiến độ cam kết với nhà đầu tư.Theo báo cáo cập nhật tiến độ thực hiện Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến ngày 17/6, Dự án đã hoàn thành đúc móng cho toàn bộ 1.177/1.177 vị trí. Hoàn thành lắp dựng 604/1.177 vị trí cột, đang lắp dựng 423/1.177 vị trí cột. Hoàn thành kéo dây 53/513 khoảng néo, đang thực hiện kéo dây 40/513 khoảng néo.Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu-Thanh Hóa đã thành lắp dựng 62/200 vị trí cột, đang lắp dựng 93/200 vị trí cột.Đối với 2 dự án trên địa bàn Nghệ An, thi công trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, nhưng khối lượng công việc các nhà thầu đã thực hiện được rất lớn.Cụ thể, Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu-Thanh Hóa đã hoàn thành đúc móng toàn bộ 200/200 vị trí. Hoàn thành lắp dựng 62/200 vị trí cột, đang lắp dựng 93/200 vị trí cột. Hoàn thành kéo dây 2/98 khoảng néo, đang kéo dây 1/98 khoảng néo.Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu đã hoàn thành đúc móng toàn bộ 463/463 vị trí. Hoàn thành lắp dựng 182/463 vị trí cột, đang lắp dựng 201/463 vị trí cột. Hoàn thành kéo dây 10/197 khoảng néo, đang kéo dây 5/197 khoảng néo.Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có tổng chiều dài khoảng 519km, đi qua địa bàn 211 xã, phường, của 43 huyện, thị xã thuộc 9 tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 22.300 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/tren-cong-truong-thi-cong-duong-day-500kv-mach-3-o-nghe-an-post815110.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:26", "tags": [ "Nghệ An", "nắng nóng gay gắt", "Nam Đàn", "Yên Thành", "Đường dây 500kV mạch 3", "công nhân ngành điện" ] }
Lực lượng chức năng tích cực chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Tràm Chim
NDO -Ngay sau khi nhận được thông tin về vụcháy rừngxảy ra tại Khu A1 Vườn quốc gia Tràm Chim, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện có mặt ở hiện trường để chỉ đạo công tác chữa cháy.
Thông tin với phóng viên Báo Nhân Dân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Vũ Minh cho biết diện tích cháy khoảng 18 đến 20ha, trong đó, 70% là cháy đồng cỏ, còn rừng tràm thiệt hại khoảng 30%.Rất nhiều gốc tràm bị cháy đen. Vườn cây ăn trái thiệt hại nhẹ, chỉ cháy lem với diện tích nhỏ.Vào lúc 16 giờ 15 phút, lực lượng chữa cháy vẫn dùng nhiều vòi nước phun vào các gốc tràm. Hầu hết tràm bị cháy là tràm phòng hộ.Thông tin từ Công an huyện Tam Nông cho biết, vụ cháy xảy ra vào trưa cùng ngày.Tại khu vực cháy, có 3 xe máy của lực lượng hỗ trợ cháy và của người dân bị cháy.Khu vực xảy ra cháy thuộc địa bàn xã Phú Đức, huyện Tam Nông. Chính quyền địa phương đã huy động nhiều lực lượng gồm Công an, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Quân sự và lực lượng tại chỗ đang tích cực tham gia chữa cháy.Do khu vực chữa cháy rộng, nên cách vài chục đến vài trăm mét, lực lượng chữa cháy bố trí máy bơm và các dụng cụ chữa cháy.Lửa cơ bản được dập tắt. Tuy nhiên, do cháy đồng cỏ và đặc biệt là nhiều gốc cây tràm bị cháy, nên vẫn còn mù mịt khói. Khói nghi ngút lan ra các tuyến đường lộ nông thôn, tỉnh lộ, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân
https://nhandan.vn/luc-luong-chuc-nang-tich-cuc-chua-chay-rung-tai-vuon-quoc-gia-tram-chim-post813814.html#813814%7Czone-highlight-704521%7C0
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:26", "tags": [ "Đồng Tháp", "Vườn quốc gia Tràm Chim", "chữa cháy", "cháy rừng" ] }
3 tháng, gần 10.500 tỷ đồng chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ở Hà Nội
Trong 3 tháng đầu năm 2023,Bảo hiểm xã hộiHà Nội đã chi trảlương hưuvàtrợ cấp bảo hiểm xã hộihằng tháng cho khoảng 594 nghìn người hưởng với số tiền gần 10 .500 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hộithành phố Hà Nội cho biết, ước hết tháng 3/2024, số tham gia tham giabảo hiểm xã hộibắt buộc trên địa bàn là 2.084.485 người, chiếm 44,06% lực lượng lao động trong độ tuổi.Trong đó, số tham giabảo hiểm xã hội tự nguyệnước hết tháng 3/2024 đạt 83.894 người, chiếm 2,36% lực lượng lao động trong độ tuổi.Qua 3 tháng đầu năm, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng cho 594.013 người với số tiền là 10.483 tỷ đồng.Cũng tính tới thời điểm trên, số tham giabảo hiểm y tếlà 7.946.361 người, đạt tỷ lệ bao phủ 94,15 % dân số.Ước hết tháng 3/2024, số thu là 14.861 tỷ đồng, tăng 11,40% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã giải quyết 139.286 lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Đơn vị cũng thực hiện 601 cuộc thanh tra, kiểm tra trong ba tháng đầu năm. Trong đó, thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch là 489 cuộc và đột xuất với 112 đơn vị.Công tác chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng an toàn, chính xác, bảo đảm đến người hưởng trước ngày 10 của tháng với 2 hình thức chi trả: chi tiền mặt và chi qua tài khoản cá nhân.Qua 3 tháng đầu năm, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng cho 594.013 người với số tiền là 10.483 tỷ đồng.Về triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp các sở, ban, ngành thực hiện 4/25 thủ tục hành chính kịp thời, đúng quy định.Trên địa bàn đã thực hiện liên thông đăng ký khai sinh, cấp thẻbảo hiểm y tếcho trẻ em dưới 6 tuổi với 105.974 trường hợp; liên thông đăng ký khai tử, trợ cấp mai táng phí đối với 831 trường hợp.184 lượt giao dịch gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình có giảm trừ mức đóng đã được thực hiện trên Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 50.661 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp.Gần 7,3 triệu người có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn Hà Nội đã được đồng bộ có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám, chữa bệnh. Cơ quan bảo hiểm y tế phối hợp ngành y tế về cấp giấy chứng nhận khám sức khỏe theo Đề án 06 cho gần 200 nghìn trường hợp.Năm 2024, theo kế hoạch được Thành phố Hà Nội giao, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế được nâng lên 94,5% dân số. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 45% số người trong độ tuổi lao động; số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 2,5%. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 40% lực lượng lao động.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/3-thang-gan-10500-ty-dong-chi-tra-luong-huu-tro-cap-bao-hiem-xa-hoi-o-ha-noi-post801926.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:26", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "lương hưu", "trợ cấp bảo hiểm xã hội", "Hà Nội", "bảo hiểm xã hội tự nguyện" ] }
Tuyên truyền Luật Căn cước cho học sinh Thủ đô
NDO -Mục tiêu của buổi tuyên truyền để học sinh hiểu rõ hơn về Luật Căn cước, bảo đảm quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật. Công an quận Cầu Giấy phối hợp Ban Giám hiệu Trường THCS Nghĩa Tân xây dựng những tiểu phẩm nhỏ, trò chơi có phần thưởng, tạo sự hấp dẫn để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả.
Ngày 10/5 tại Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an quận Cầu Giấy phối hợp cùng Ban Giám hiệu Trường THCS Nghĩa Tân tổ chứctuyên truyền, phổ biến cho hơn 2,7 nghìn học sinh hiểu, biết về những điểm mới của Luật Căn cước 2023, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024.Tại buổi tuyên truyền, cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an quận Cầu Giấy đã truyền đạt, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Căn cước 2023.Trong đó, có nội dung 10 điểm mới củaLuật Căn cước 2023so với Luật Căn cước công dân năm 2014, sự cần thiết của việc thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân đối với học sinh đủ 14 tuổi phục vụ học tập và các hoạt động khác.Đại diện Công an quận Cầu Giấy phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Căn cước 2023.Trường THCS Nghĩa Tân có hơn hơn 2,7 nghìn học sinh chia thành 4 khối; trong đó, các em học sinh khối lớp 8 và 9 trong độ tuổi 14-15 tuổi (độ tuổi được cấp căn cước theo quy định) có khoảng 800 em.Cũng tại buổi tuyên truyền, Công an quận đã tổ chức tọa đàm với các em học sinh, trao đổi về những tiện ích của căn cước công dân, định danh điện tử và một số hoạt động tội phạm có liên quan đến căn cước công dân...Trung tá Phạm Thạch Anh, Phó Đội trưởng Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an quận Cầu Giấy cho biết, mục tiêu của buổi tuyên truyền để các cháu học sinh hiểu rõ hơn về Luật Căn cước, bảo đảm quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật. Để việc tuyên truyền phù hợp với độ tuổi học sinh, Công an quận Cầu Giấy đã tham mưu cho Ban Giám hiệu Nhà trường xây dựng những tiểu phẩm nhỏ, trò chơi có phần thưởng, tạo sự hấp dẫn để công tác tuyên truyền về Luật Căn cước có hiệu quả.Học sinh và giáo viên tại Trường THCS Nghĩa Tân tham gia buổi tuyên truyền, phổ biến Luật Căn cước 2023.Trong khi đó, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Tân Chu Thị Như Quỳnh cũng bày tỏ sự phấn khởi khi được chọn là trường điểm tổ chức tuyên truyền về Luật Căn cước 2023.Cô Chu Thị Như Quỳnh bày tỏ, việc cấp thẻ căn cước cho công dân dưới 14 tuổi vô cùng tiện ích, bởi tất cả giấy tờ của các em sẽ được tích hợp trong thẻ căn cước, rất thuận lợi trong học tập và các hoạt động khác của học sinh. Việc này sẽ tiếp tục được Nhà trường tuyên truyền tới các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh để cùng hiểu và thực hiện tốt, có hiệu quả Luật Căn cước 2023.Ngay sau buổi tuyên truyền, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Cầu Giấy triển khai cấp căn cước công dân lưu động tại trường cho các em học sinh đủ 14 tuổi sinh năm 2010 và hướng dẫn các em học sinh sinh năm 2009 đã cấp căn cước công dân kích hoạt tài khoản VNeID mức 2 bảo đảm đáp ứng kỳ thi tuyển sinh trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Theo quy định tại khoản 2, Điều 23 Luật Căn cước thì người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý cấp thẻ căn cước.Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau: Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia.Trường hợp người dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia, hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhận dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 6 tuổi; người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhận dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều này.Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.
https://nhandan.vn/tuyen-truyen-luat-can-cuoc-cho-hoc-sinh-thu-do-post808776.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:26", "tags": [ "Luật Căn cước 2023", "THCS Nghĩa Tân", "Công an quận Cầu Giấy", "Luật Căn cước", "Căn cước" ] }
Hồi hương 8 bộ hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Nam Lào
NDO -Sáng 30/5, tại tỉnh Attapeu (Nam Lào), diễn ra Lễ đón nhận, bàn giao, tiễn đưa 8 bộhài cốt liệt sĩlà quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào về nước để an táng.
Buổi lễ do Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse (Nam Lào) phối hợp Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum và Ban công tác đặc biệt các tỉnh Champasak, Sekong và Attapeu tổ chức.Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Ban công tác đặc biệt của Chính phủ Lào; đồng chí Bí thư, Tỉnh trưởng cùng lãnh đạo tỉnh Attapeu; Tổng lãnh sự Việt Nam tại Pakse Nguyễn Văn Trung; lãnh đạo Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum; lãnh đạo Ban công tác đặc biệt các tỉnh Champasak, Sekong, Attapeu cùng đông đảo người dân địa phương.Trong không khí thành kính, trang nghiêm, các đại biểu đã kính cẩn dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng tri ân và biết ơn sâu sắc tớicác liệt sĩđã anh dũng hy sinh vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.Sau lễ ký kết bàn giao giữa Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum và Ban công tác đặc biệt tỉnh Attapeu, 8 bộ hài cốt liệt sĩ đã được Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum đưa về nước để tổ chức truy điệu và an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Kon Tum.Tiễn đưa các anh hùng liệt sĩ về nước để an táng. (Ảnh: HẢI TIẾN)Theo ban tổ chức, trong 8 bộ hài cốt liệt sĩ được đưa về Việt Nam lần này có 6 bộ hài cốt được tìm thấy tại tỉnh Attapeu, 2 bộ hài cốt được tìm thấy tại tỉnh Champasak. Trong đó, có 1 bộ hài cốt đã xác định được danh tính là liệt sĩ Đoàn Thanh Long, quê quán tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.Hoạt động tìm kiếm,quy tập hài cốt liệt sĩlà hoạt động có ý nghĩa thiêng liêng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, sự tri ân, tôn kính, biết ơn và ghi nhớ sâu sắc công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ; từng bước đáp ứng nguyện vọng của thân nhân, gia đình liệt sĩ và nhân dân trong cả nước; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước đối với nhân dân hai nước.
https://nhandan.vn/hoi-huong-8-bo-hai-cot-liet-si-viet-nam-hy-sinh-tai-nam-lao-post811800.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:26", "tags": [ "Việt Nam-Lào", "hồi hương hài cốt liệt sĩ", "Nam Lào", "liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Lào", "quy tập hài cốt liệt sĩ" ] }
Bạc Liêu: Nhiều đoàn cán bộ đi thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer
NDO -Nhân dịpTết Chôl Chnăm Thmâycủa đồng bào Khmer, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnhBạc Liêuvà lãnh đạo các huyện, thành phố, các đơn vị đã tổ chức nhiều đoàn đến các chùa chúc Tết, tặng quà các vị sư sãi và một số hộKhmercó hoàn cảnh khó khăn.
Đoàn công tác của Tỉnh ủy Bạc Liêu do đồng chí Tạ Trung Dũng, Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu làm Trưởng đoàn đã đến chúc Tết tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa: Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót, xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi).Đồng chí Tạ Trung Dũng cùng các thành viên trong đoàn đã tới thăm hỏi sức khỏe và chúc các hòa thượng, thượng tọa cùng các vị sư sãi, Ban Quản trị chùa và đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 vui tươi, hạnh phúc.Thầy giáo Trần Bằng Phi, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo thành phố Bạc Liêu thăm, chúc Tết cô Trần Thị Lê (dân tộc Khmer), nguyên Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Lợi, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu.Đồng thời, đồng chí thông tin khái quát một số thành tựu nổi bật về kinh tế-xã hội của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua. Theo đó, tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cùng với hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, đầu tư vốn, giúp đồng bào có điều kiện phát triển kinh tế.Đời sống của đồng bào Khmer tại Bạc Liêu những năm qua có bước phát triển rất đáng mừng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành trong tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi để các chùa Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer thực hiện tốt các phong tục cổ truyền, tín ngưỡng tôn giáo.Phấn khởi trước sự quan tâm của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp chính quyền tại địa phương, các hòa thượng, thượng tọa, trụ trì các chùa Khmer trong tỉnh cảm ơn sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương...Nhân dịp Tết Chôl Chmây Thmây, Phòng Giáo dục-Đào tạo thành phố Bạc Liêu trao tặng nhà tình thương, trị giá 55 triệu đồng (do vận động đóng góp) cho gia đình em Phạm Thị Mỹ Trinh (dân tộc Khmer), học sinh lớp 7/2 Trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ tại Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Gia đình em Trinh thuộc diện đặc biệt khó khăn.Dịp này, các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhiều cơ quan, đơn vị của thành phố Bạc Liêu; các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Hồng Dân đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer tại địa phương.Theo đó, đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, ý nghĩa cao như đến thăm tặng quà các cán bộ, nguyên cán bộ, viên chức, nhân viên là người Khmer đã nghỉ hưu, hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Một số địa phương, đơn vị còn khởi công xây dựng nhà, traonhà tình nghĩa, nhà tình thương cho những hộ Khmer trong tỉnh...
https://nhandan.vn/bac-lieu-nhieu-doan-can-bo-di-tham-chuc-tet-chol-chnam-thmay-cua-dong-bao-khmer-post804337.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:26", "tags": [ "Bạc Liêu", "Tết Chôl Chnăm Thmây", "đồng bào Khmer" ] }