title
stringlengths
16
145
summary
stringlengths
65
755
content
stringlengths
0
21.3k
url
stringlengths
35
298
metadata
dict
Cháy bãi chứa ngoài trời của công ty kinh doanh kệ kê hàng gỗ
NDO -Đến gần 21 giờ tối 28/4, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bình Dương đã khống chế vụ cháy xảy ra tại bãi chứa kệ kê hàng (pallet) ngoài trời của một công ty trên địa bàn thành phố Thuận An,tỉnh Bình Dương.
Trước đó, khoảng 19 giờ 40 phút ngày 28/4, khu vực bãi chứa pallet ngoài trời thuộc Công ty TNHH Một thành viên Minh Thành Trung, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh pallet gỗ tại khu phố Nguyễn Trãi, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An phát cháy.Nhận tin báo cháy, Công an tỉnh Bình Dương đã điều động 9 xe chữa cháy và hỗ trợ chữa cháy cùng gần 50 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường triển khai công tác chữa cháy.Đến gần 21 giờ cùng ngày, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bình Dương đã nỗ lực khống chế được đám cháy.Tại hiện trường, khu vực bãi chứa pallet ngoài trời có diện tích bị cháy khoảng 400 m2với chất cháy chủ yếu là pallet gỗ.Thiệt hại và nguyên nhân vụ cháy đang được thống kê, điều tra làm rõ.
https://nhandan.vn/chay-bai-chua-ngoai-troi-cua-cong-ty-kinh-doanh-ke-ke-hang-go-post807040.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "Công an tỉnh Bình Dương", "khống chế vụ cháy" ] }
Khởi công xây dựng cầu cho đồng bào dân tộc biên giới Sơn La
NDO -Ngày 24/4, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương,Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn Laphối hợp Công ty cổ phần Tập đoàn thương mại và dược phẩm Sohaco, Quỹ tấm lòng Việt, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Cầu nối tương lai”, khởi công xây dựng cầu treo cho bản Tạo, xã Mường Sai, huyện biên giới Sông Mã.
Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương được giao quản lý bảo vệ đoạn biên giới dài hơn 25km với 14 mốc quốc giới. Quản lý 2 xã biên giới là Chiềng Khương và Mường Sai củahuyện biên giớiSông Mã.Những năm qua cán bộ, chiến sĩ đơn vị luôn xác định rõ vai trò trách nhiệm, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đóng góp tích cực vào việc xây dựng và củng cố hệ thống cơ sở chính trị, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.Khởi công xây dựng "cầu treo Sohaco số 1" tại bản Tạo, xã Mường Sai.Tại địa bàn xã Mường Cai còn nhiều tuyến đường giao thông liên bản, hệ thống cầu bắc qua các suối vẫn còn nhiều khó khăn, chưa được xây dựng ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và các cháu học sinh cũng như việc vận chuyển các sản phẩm thu hoạch nông sản, đặc biệt là vàomùa mưa lũ.Tin liên quanĐiện Biên: Khởi công xây dựng cầu Thanh Bình bắc qua sông Nậm RốmSẻ chia với khó khăn của cấp ủy chính quyền nơi đây, mong muốn tháo gỡ những vất vả, giúp các cháu học sinh nơi biên cương thân yêu của Tổ quốc có điều kiện đi lại đến trường và giải quyết nhu cầu đi lại của bà con nhân dân trong bản. Sau một thời gian vận động, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương đã kêu gọi được sự hỗ trợ về kinh phí xây dựng công trình "cầu treo Sohaco số 1" tại bản Tạo, xã Mường Sai.Các đơn vị khảo sát vị trí xây dựng cầu.Cầu treo được thiết kế với chiều ngang rộng 1,5m, lòng cầu 1,3m, dài 30m. Tổng kinh phí là 300 triệu đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6/2024.Cũng tại lễ khởi công xây dựng cầu, Tập đoàn thương mại và dược phẩm Sohaco đã trao 12 phần quà, mỗi phần quà trị giá 1.000.000 đồng cho 12 gia đình là đồng bào các dân tộc có hoàn cảnh khó khăn của xã Mường Sai.
https://nhandan.vn/khoi-cong-xay-dung-cau-cho-dong-bao-dan-toc-bien-gioi-son-la-post806263.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "Sơn La", "Bộ đội Biên phòng", "xây dựng cầu", "Cầu nối tương lai", "cầu treo", "xây cầu" ] }
Hà Nội khởi công cải tạo, xây dựng lại 1 đến 2 chung cư cũ trong năm 2025
NDO -Ngày 16/4, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lạichung cư cũtrên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp thị sát Nhà chung cư A, khu chung cư cũ Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình.Đây là nhà chung cư thuộc diện nguy hiểm cấp độ D, hàng chục hộ thuộc đơn nguyên 1 đã được di dời tới nơi tạm cư để bảo đảm an toàn.Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5289/QĐ-UBND ngày 18/12/2021. Đề án xác định 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như: Tổng rà soát, khảo sát, kiểm định chung cư cũ; lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết chung cư cũ; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư...Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 6 kế hoạch triển khai đề án. Tuy nhiên, việc triển khai các công tác liên quan cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố rất chậm, không bảo đảm tiến độ đã đề ra.Tin liên quanHà Nội yêu cầu không để chậm trễ, nhũng nhiễu làm chậm tiến độ dự án bất động sảnĐến nay, thành phố chưa phê duyệt quy hoạch 1/500 (thời hạn hết quý IV/2023); chưa hoàn thành di dời hộ dân ra khỏi nhà chung cư nguy hiểm; chưa xác định phạm vi, ranh giới dự án và kiểm định nhà, khu chung cư theo nguyên tắc toàn khu.Trong khi đó, trên địa bàn quận Ba Đình có khoảng 217 chung cư cũ thuộc diện cải tạo. Đợt 1 kiểm định 74 chung cư cũ, đợt 2 đã báo cáo Sở Xây dựng kiểm định 60 chung cư cũ. Trên địa bàn quận có 4 nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D, gồm: tập thể Bộ Tư pháp, tập thể nhà A Ngọc Khánh, tập thể C8 Giảng Võ, tập thể nhà G6A Thành Công.Về công tác lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, các khu tập thể Ngọc Khánh, Thành Công, Giảng Võ, Liễu Giai đã đo đạc hiện trạng xong, đã được Sở Tài nguyên-Môi trường thẩm định bản đạc; đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt dự toán quy hoạch chi tiết, Ủy ban nhân dân quận phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận đã tổ chức đấu thầu.Hiện các đơn vị tư vấn đang triển khai lập quy hoạch chi tiết.Kết luận buổi kiểm tra, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Trong một số việc cấp thiết, cấp bách mà thành phố lựa chọn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chỉ còn nhiệm vụ cải tạo chung cư cũ là chậm.Nguyên nhân chủ yếu là khâu tổ chức thực hiện, trong khi cơ bản những khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ, nhất là sau khi sửa đổi Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo thời gian tới, thành phố chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo bước đột phá trong triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố. Trước mắt, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ này, phân công cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương, bảo đảm rõ cá nhân phụ trách, rõ tiến độ từng ngày theo 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đề án đã đề ra, như: Quy hoạch chi tiết, lựa chọn nhà đầu tư, họp bàn lấy ý kiến nhân dân, xác địnhhệ số k...Đồng chí yêu cầu, trước hết phải tạo bước đột phá về công tác quy hoạch chi tiết từng khu, cụm nhà chung cư, làm quy hoạch với tư duy rộng mở gắn với giải quyết các khó khăn, vướng mắc và bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, nhà đầu tư và nhà nước... Mục tiêu là cuối năm 2024, phải chọn được nhà đầu tư, để năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1 đến 2 khu chung cư cũ.Đồng chí Đinh Tiến Dũng lưu ý, điều quan trọng là phải chọn đúng nhà đầu tư đủ năng lực và có thể thực hiện dự án trong thời gian khoảng 3 năm để người dân không phải tạm cư quá dài, tạo sự lan tỏa, thống nhất, tin tưởng để làm tiếp ở các khu chung cư khác.
https://nhandan.vn/ha-noi-khoi-cong-1-den-2-chung-cu-cu-trong-nam-2025-post804997.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "cải tạo chung cư cũ", "Chung cư cũ", "Hà Nội" ] }
Trải nghiệm làm chiến sĩ cứu hỏa
NDO -Số vụ cháy, nổ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong khoảng 2 năm trở lại đây ngày càng tăng với diễn biến hết sức phức tạp. Không chỉ thiệt hại về tài sản, nhiều gia đình đã phải chịu hậu quả do hỏa hoạn để lại như mất người thân, sức khỏe suy giảm hay các di chứng của bỏng. Trong tình huốnghỏa hoạnkhẩn cấp, bạn làm thế nào để bảo vệ tính mạng của người thân và chính mình, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, cha mẹ già hay các thai phụ lại càng nghiêm trọng hơn.
Những hoạt động này không chỉ mang lại kiến thức thực tiễn mà còn giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn phòng cháy, chữa cháy cho cộng đồng. Buổi trải nghiệm chính là cơ hội trang bị cho trẻ nhỏ, người già và gia đình những kỹ năng quan trọng vàkiến thứccần thiết để đối phó với nguy cơ cháy nổ.Hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khiến cho mọi người đều hoảng loạn và khó xử lý. Một trong các biện pháp hiệu quả hiện nay mà các gia đình đang được khuyến cáo ngoài bình cứu hỏa là nên trang bị sẵn mặt nạ cứu hỏa. Khi có cháy xảy ra, mặt nạ cứu hỏa với thiết kế đặc biệt có khả năng chống khói khí độc, chịu được nhiệt độ cao giúp bạn và người thân an toàn để di chuyển nhanh đến lối thoát hiểm.Khi có cháy xảy ra, mặt nạ cứu hỏa với thiết kế đặc biệt có khả năng chống khói khí độc, chịu được nhiệt độ cao giúp bạn và người thân an toàn để di chuyển nhanh đến lối thoát hiểm.Đến với chương trình trải nghiệm, bố mẹ và các con có cơ hội thực hành trải nghiệm các hoạt động thực tế dưới sự hướng dẫn của cán bộ và chiến sĩ Trường đại họcPhòng cháy, chữa cháy. Tìm hiểu và thực hành cách đeo, sử dụng mặt nạ cứu hỏa trong môi trường khói dày đặc.Sau 3 buổi triển khai liên tiếp, chương trình Trải nghiệm kỹ năng thoát hiểm trong đám cháy do Trường đại học Phòng cháy, chữa cháy phối hợp Viện Khoa học phòng cháy, chữa cháy tổ chức đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và hưởng ứng của các bậc phụ huynh. Số lượng gia đình và trẻ em người đăng ký tham gia chương trình ngày một đông vào mỗi cuối tuần.Tham gia buổi trải nghiệm này, các em nhỏ và phụ huynh được lắng nghe chia sẻ những kiến thức và kỹ năng cần có để đối phó và thoát khỏi đám cháy khi có cháy nổ bất ngờ xảy ra. Đặc biệt, rất nhiều gia đình và trẻ nhỏ hào hứng tham gia thực hành sử dụng bình chữa cháy xách tay dập tắt đám cháy do rò rỉ khí gas.Đây có thể coi là một hoạt động trải nghiệm thực tế mang ý nghĩa lớn trong việc giáo dục và nâng cao kỹ năng về an toàn phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Buổi trải nghiệm chính là cơ hội tuyệt vời để trang bị cho trẻ nhỏ và gia đình những kỹ năng quan trọng và kiến thức cần thiết để đối phó với nguy cơ cháy nổ.Tại chương trình, các bạn nhỏ và bố mẹ sẽ có cơ hội tìm hiểu về cách vận hành của xe chữa cháy và thực hành một kỹ năng rất quan trọng là sơ cấp cứu ban đầu như: ép tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo; băng bó vết thương. Đa số các em nhỏ, bố mẹ đều cảm thấy thú vị, ngạc nhiên.“Lần đầu tôi biết rằng mình có thể sơ cứu để giúp đỡ những người gặp nạn. Những kỹ năng như vậy tôi thường chỉ thấy ở trong bệnh viện. Qua trải nghiệm hôm nay, tôi và con đã biết đến cách sơ cứu ban đầu, để có thể cứu người thân trong trường hợp khẩn cấp", anh Đức Duy, quận Cầu Giấy, chia sẻ.Đôi bàn tay nhỏ nhắn của các bạn nhỏ cố gắng hoàn thành các động tác sơ cứu đối với người bị ngạt khói trong đám cháy.“Mục đích quan trọng nhất của chương trình là tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ năng cho người dân xử lý tình huống khi đám cháy xảy ra, chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài sản, tính mạng của cá nhân, gia đình và xã hội. Số người sinh sống ở Thủ đô ngày càng tăng, các thiết bị điện cũng ngày càng nhiều trong mỗi hộ gia đình, từ đó dẫn đến ngày càng nhiều vụ cháy xảy ra, cho nên chúng tôi đưa chương trình này vào nhằm nâng cao ý thức của mỗi người dân trong cuộc sống hằng ngày”, Trung tá, Tiến sĩ Ngọ Quang Toàn, giảng viên Khoa Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - Trường đại học phòng cháy, chữa cháy chia sẻ.Sau khi tìm hiểu và thực hành những kỹ năng rất quan trọng thường xảy ra cháy ở các hộ gia đình cá nhân hay tại chung cư, các em và gia đình sẽ tìm hiểu tính năng của xe chữa cháy chuyên nghiệp cũng như thực hành rải vòi chữa cháy, phun nước tiêu điểm cùng các chiến sĩ chữa cháy chuyên nghiệp.Cô chiến sĩ cứu hỏa nhỏ tập trung cao độ trong lần đầu được trải nghiệm công việc của những người lính chiến đấu chống "giặc lửa".“Khi người dân xử lý đám cháy, nếu không có các thiết bị chữa cháy ban đầu và các thiết bị bảo hộ thì rất khó để dập tắt đám cháy và thoát nạn một cách an toàn, vì vậy thông qua chương trình chúng tôi giới thiệu các trang thiết bị, phương tiện cần có tại mỗi gia đình, để người dân có thể xử lý ngay tại thời điểm đó như: bình chữa cháy, sử dụng mặt nạ chống khói độc để các thành viên trong gia đình nhanh chóng thoát ra ngoài, sự an toàn về tính mạng của người dân trong đám cháy tăng lên rất nhiều”, Trung tá Ngọ Quang Toàn cho biết thêm.Hầu hết các phụ huynh học sinh đều có chung nhận xét về những lợi ích mà chương trình đang thực hiện. Lâu nay chúng ta vẫn thờ ơ với các hoạt động diễn tập PCCC tại cơ quan, đơn vị, chính vì vậy thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân và gia đình khi xảy ra cháy. Thông qua buổi trải nghiệm mỗi người dân đều nâng cao ý thức hơn trong công tác phòng cháy, chữa cháy tại gia đình, cần phải tự trang bị tại nhà bình cứu hỏa và mặt nạ phòng độc để sẵn sàng sử dụng khi hỏa hoạn xảy ra.Chương trình trải nghiệm vẫn tiếp tục diễn ra vào sáng chủ nhật hằng tuần tại khuôn viên Trường đại học Phòng cháy, chữa cháy và dự kiến kéo dài trong cả năm nay. Các gia đình có thể vào trang mạng xã hội facebook của Viện Khoa học phòng cháy, chữa cháy để có thể đăng ký cho các thành viên trong gia đình tham gia trải nghiệm miễn phí, vừa là sân chơi bổ ích cuối tuần, vừa trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết.
https://nhandan.vn/trai-nghiem-lam-chien-si-cuu-hoa-post807107.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "kỹ năng thoát hiểm", "phòng cháy chữa cháy", "chiến sĩ cứu hỏa", "Trường đại học Phòng cháy chữa cháy" ] }
[Infographic] Kế hoạch triển khai cải cách chính sách tiền lương năm 2024
NDO -Theo Kế hoạch mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ, sẽ hoàn thiện các văn bản quy định về chế độtiền lươngmới đối vớicán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định chính sáchtiền lươngmới đối với khu vực doanh nghiệp.
Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/infographic-ke-hoach-trien-khai-cai-cach-chinh-sach-tien-luong-nam-2024-post795457.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "cải cách tiền lương", "chính sách tiền lương", "Nghị quyết số 27-NQ/TW", "cán bộ", "công chức-viên chức", "tiền lương" ] }
Đắk Lắk kêu gọi hỗ trợ xây dựng hơn 7.600 căn nhà cho hộ nghèo
NDO -Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm nay có ý nghĩa sâu sắc khi được xác định là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024). Phần lớn số tiền quyên góp được sẽ dành để xây dựng nhà ở cho người nghèo, người cóhoàn cảnh khó khăn.
Ngày 15/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ phát động hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 với chủ đề “Triệu tấm lòng yêu thương, nghìn căn nhà đại đoàn kết”.Dự lễ phát động có đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố cùng đại diện các doanh nghiệp trong tỉnh.Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk Y Giang Gry Niê Knơng kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh tiếp tục ủng hộ giúp đỡ người nghèo thông qua Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh.Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk Y Giang Gry Niê Knơng cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ về việc quyết định lấy ngày 17/10 hằng năm là Ngày “Vì người nghèo”, trải qua 23 năm kể từ khi Cuộc vận động Quỹ “Ngày vì người nghèo” được phát động, đến nay, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội.Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác vận động, cùng với các chính sách, hỗ trợ của nhà nước giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực tham gia công tác vận động, giúp các hộ nghèo hàng trăm tỷ đồng với hàng trăm ngôi nhàĐại đoàn kếtđể họ giải quyết những khó khăn, ổn định cuộc sống.Các đại biểu dự lễ phát động hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 tỉnh Đắk Lắk.Tỉnh Đắk Lắk hiện có 49 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 36% tổng dân số của tỉnh.Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025, tổng số hộ nghèo cuối năm 2022 toàn tỉnh là 54.689 hộ, chiếm tỷ lệ 10,94%, trong đó nhu cầu cần xây dựng xóa nhà tạm bợ và dột nát chohộ nghèotoàn tỉnh là 7.687 căn.Từ năm 2021 đến nay, công tác vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp vận động được 59 tỷ đồng. Ngoài các mục chi hỗ trợ khác cho người nghèo, công tác hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết được 925 căn, bình quân khoảng 300 căn/năm.Hưởng ứng lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk Y Giang Gry Niê Knơng kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh tiếp tục ủng hộ giúp đỡ người nghèo thông qua Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh; thiết thực chăm lo giúp đỡ người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung phát biểu tại lễ phát động.Phát biểu tại lễ phát động, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung nhấn mạnh, công tác xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, có vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Đối với tỉnh Đắk Lắk, những năm qua, công cuộc xóa đói giảm nghèo luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Qua đó, đạt nhiều thành tựu cơ bản, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, đến nay Đắk Lắk là tỉnh còn nhiều khó khăn, nhu cầu cần xây dựng nhà ở cho hộ nghèo trên toàn tỉnh còn cao, do đó cần sự chung tay, góp sức, hỗ trợ của cộng đồng và toàn xã hội.Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh phát huy truyền thống “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” chung sức, chung lòng cùng các cấp, ngành của tỉnh giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn để họ vươn lên, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm nay, có ý nghĩa sâu sắc khi được xác định là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024). Phần lớn số tiền quyên góp được sẽ dành để xây dựng nhà ở cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tặng hoa cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân, nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" của tỉnh.Để cuộc phát động trở thành phong trào trong toàn tỉnh và đạt kết quả cao nhất, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cần tăng cường phối hợp các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động; tiếp nhận nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức và toàn xã hội; thực hiện công tác quản lý, sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” đúng mục đích, đạt hiệu quả; công khai, minh bạch nguồn quỹ để nhân dân và các tổ chức cá nhân kiểm tra, giám sát…Dịp này, có 77 cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài đã ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2023 với tổng số tiền 13,6 tỷ đồng. Đây là nguồn lực to lớn góp phần cùng tỉnh tập trung hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách còn khó khăn về nhà ở, góp phần đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhiều người, không để ai bị bỏ lại phía sau và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh.
https://nhandan.vn/dak-lak-keu-goi-ho-tro-xay-dung-hon-7600-can-nha-cho-ho-ngheo-post782713.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "Tỉnh ủy", "Hội đồng nhân dân", "Ủy ban nhân dân", "Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk", "Lễ phát động", "Tháng cao điểm", "Vì người nghèo", "nhà Đại đoàn kết", "Nguyễn Đình Trung", "bảo đảm an sinh xã hội" ] }
Quảng Ngãi tập trung thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
NDO-Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, n ăm 2023 tỉnh Quảng Ngãi tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Tổng kế hoạch vốn thực hiện là 1.081 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương gần 975 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 106 tỷ đồng. Đến nay, các cơ quan chức năng và huyện miền núitỉnh Quảng Ngãiđã giải ngân thực hiện hơn 460 tỷ đồng.Trong đó, các huyện miền núi đã thực hiện đầu tư 44 công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ cho hơn 2.200 hộ dân; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.145 hộ. Đồng thời, triển khai thi công 7 dự án để sắp xếp, bố trí ổn định dân cư miền núi Quảng Ngãi.Bên cạnh đó, các địa phương đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 236 công trình giao thông; 19 công trình thủy lợi; 08 công trình điện; thực hiện xây dựng các điểm trường và các hạng mục tường rào, cổng ngõ, sân bê tông cho 15 công trình dân sinh.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi các địa phương cũng đã triển khai xây mới, sửa chữa nâng cấp 20 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng. Đến nay, 80% công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
https://nhandan.vn/quang-ngai-tap-trung-thuc-hien-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-post784993.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "Quảng Ngãi", "dân tộc thiểu số và miền núi" ] }
Đà Nẵng phát động Cuộc thi Báo chí viết về mô hình “Dân vận khéo”
NDO -Sáng 15/3, Ban Dân vận thành ủyĐà Nẵngtổ chức họp báo, triển khai Cuộc thi Báo chí viết về mô hình “Dân vận khéo”. Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 1/4 đến 31/8/; lễ tổng kết và trao giải sẽ được diễn ra trước ngày 10/10.
Cuộc thi do Ban Dân vận thành ủy Đà Nẵng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức, thực hiện, nhằm mục đích đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, kịp thời phát hiện, tôn vinh những mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu;Giới thiệu những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, những gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” để tuyên truyền, lan tỏa mạnh mẽ trên khắp địa bàn thành phố.Tin liên quanLan tỏa phong trào “Dân vận khéo” ở Đà NẵngCuộc thi Báo chí viết về mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu dành cho tác giả, nhóm tác giả là công dân Việt Nam trong và ngoài thành phố, có tác phẩm báo chí được đăng, phát trên các cơ quan báo chí địa phương, trung ương trên địa bàn thành phố; trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố.Theo đó, cáctác phẩm dự thicó nội dung viết về mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được đăng, phát trên các cơ quan báo chí, cổng/trang thông tin điện tử từ ngày 1/1/2023 đến 31/8/2024 sẽ được tham gia cuộc thi.Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng khen thưởng các đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong phối hợp triển khai thực hiện Cuộc thi Báo chí viết về mô hình "Dân vận khéo". (Ảnh: ANH ĐÀO)Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 3 tác phẩm phù hợp với quy định cuộc thi. Các tác giả có tác phẩm dự thi không vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, không vi phạm Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật hiện hành.Giải thưởng được trao cho các tác phẩm báo chí xuất sắc thuộc một trong 04 loại hình báo chí (báo in, báo điện từ, phát thanh, truyền hình).Đối với cá nhân, giải thưởng gồm: 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 10 giải Ba và 12 giải Khuyến khích. Cụ thể: giải Nhất (6 triệu đồng/giải), giải Nhì (4 triệu đồng/giải), giải Ba (3 triệu đồng/giải), giải Khuyến khích (2 triệu đồng/giải).Đối với cơ quan, đơn vị tổ chức sẽ có 4 giải đồng hạng "xuất sắc” được trao tặng cho các tập thể có nhiều tác phẩm dự thi và đạt giải tại Cuộc thi với mức thưởng 5 triệu đồng/đơn vị.Các tác phẩm tham gia cuộc thi gửi về địa chỉ thư điện tử: CuocthibaochiDVK@danang.gov.vn hoặc gửi qua đường bưu điện theo 1 trong 2 địa chỉ sau: Ban Dân vận Thành ủy, số 54A Lê Hồng Phong, thành phốĐà Nẵnghoặc Hội Nhà báo thành phố, số 46 Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng.
https://nhandan.vn/da-nang-phat-dong-cuoc-thi-bao-chi-viet-ve-mo-hinh-dan-van-kheo-post800089.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "mô hình Dân vận khéo", "TP Đà Nẵng", "Thành uỷ Đà Nẵng", "Cuộc thi mô hình Dân vận khéo", "dân vận khéo" ] }
Xác định nguyên nhân vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong
NDO -Lượng mưa lớn đột ngột dồn về phía tường nhà phía ta-luy dương đã khiến cho bức tường bao bị đổ vào khu vực các cháu nhỏ đang vui chơi. Hậu quả,3 cháu bé đã tử vong.
Liên quan đến vụ tai nạn thương tâm khiến 3 trẻ nhỏ tử vong tại huyện Ba Vì, Hà Nội tối 12/5, cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân ban đầu.Cụ thể, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ba Vì, vào thời điểm đêm 12/5, trên địa bàn huyệnxảy ra mưa lớn. Lượng mưa trung bình đạt 85mm; trong đó nhiều điểm mưa trên 100mm như Thái Hòa, hồ Mèo Gù (120mm); Suối Hai (104mm); Sơn Đà (102mm).Tại xã Ba Trại, mưa lớn đã khiến lượng nước dồn về phần tường nhà (không có rãnh thoát nước) phía ta-luy dương dẫn đến việc tường bị đổ vào phía trong khu vực các cháu nhỏ đang chơi. Sự cố đã gây tử vong cho 3 nạn nhân. Cũng theo báo cáo này, khu vực tường đổ là tường ngăn xây gạch dày 22cm, không có trụ dầm chịu lực.Tin liên quanSạt lở đất do mưa lớn, 3 trẻ em tử vong tại Ba VìNgay sau khi tai nạn xảy ra, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo khắc phục sự cố, tìm kiếm các nạn nhân. Cơ quan chức năng cũng đồng thời sử dụng máy móc để xử lý khu vực hiện trường, phòng ngừa việc sạt lở đất thứ cấp có thể xảy ra.Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Ba Vì Lê Hào Quang cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì đã chỉ đạo đơn vị chức năng tổ chức đến hỏi thăm, động viên gia đình các nạn nhân và hỗ trợ mỗi nạn nhân tổng 25 triệu đồng.Trước đó, như Báo Nhân Dân đã đưa tin, vào khoảng 22 giờ 20 phút tối 12/5, lực lượng chức năng tại xã Ba Trại (Ba Vì, Hà Nội) nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc tại nhà ông Trần Văn Việt ở thôn 6 xã Ba Trại xảy ra vụ sạt lở đất, tường bao làm cho 3 cháu nhỏ đang chơi trong sân bị đất đá vùi lấp.Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng xã đã triển khai ngay lực lượng xuống hiện trường thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn. Đến khoảng 22 giờ 45 phút, lực lượng cứu hộ đã đưa được 2 cháu là L.T.T. sinh năm 2021 và L.K.N. sinh năm 2021, cùng trú tại thôn Cẩm An, xã Cẩm Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội) ra khỏi hiện trường.Đến khoảng 23 giờ 20 phút, lực lượng chức năng tiếp tục đưa được cháu T.T.A.D. sinh năm 2019 (con của ông Trần Văn Việt) ra khỏi hiện trường. Tuy nhiên các cháu đều đã tử vong.
https://nhandan.vn/xac-dinh-nguyen-nhan-vu-sap-tuong-khu-vui-choi-khien-3-tre-tu-vong-post809061.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "Sập tường khiến 3 trẻ em tử vong", "Tai nạn trẻ em tại Ba Vì", "Nguyên nhân vụ sập tường khiến 3 trẻ em tử vong" ] }
[Infographic] 93,2% dân số tham gia bảo hiểm y tế vào năm 2023
Theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 mới được Quốc hội ban hành, mục tiêu đặt ra trong năm tới là tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số.
https://nhandan.vn/infographic-932-dan-so-tham-gia-bao-hiem-y-te-vao-nam-2023-post728567.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "bảo hiểm y tế", "bảo hiểm y tế toàn dân", "năm 2023", "bao phủ bảo hiểm y tế" ] }
Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong
NDO -Rạng sáng 24/4, đoàn lai tàu kéo LA-06695 kéo sà lan LA-06883 khi đang hành trình đến khu vực vùng biển cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) về hướng tây bắc khoảng 3 hải lý thì xảy ra sự cố chìm đắm khiến 3 thuyền viên tử vong.
Theo báo cáo hỏa tốc của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 4 giờ ngày 24/4.Thời điểm này, đoàn lai tàu kéo LA-06695 kéo sà lan LA-06883 thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Linh (phương tiện thủy nội địa mang cấp đăng kiểm VR-SB), hành trình từ Kỳ Hà (Quảng Nam) đi Lý Sơn (Quảng Ngãi), trên tàu kéo có 5 thuyền viên, khi đang hành trình đến khu vực vùng biển cách đảo Lý Sơn về hướng tây bắc khoảng 3 hải lý thì xảy ra sự cốchìm đắm sà lanLA-06883 tại vị trí có tọa độ khoảng 15023’14N-109002’30E (vị trí phát tín hiệu AIS cuối cùng).Tin liên quanTàu cá Quảng Ngãi chìm trên biển, 4 ngư dân thoát chếtSau khi nhận được thông tin tai nạn, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi đã triển khai nghiệp vụ chuyên môn, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn, Đồn Biên phòng Lý Sơn triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn thuyền viên đoàn lai tàu kéo LA-06695 kéo sà lan LA-06883.Tàu cá đang hoạt động tại khu vực xảy ra tai nạn chìm sà lan LA-06883 hỗ trợ tìm kiếm thuyền viên.Đồng thời, điều động tàu công vụ Sông Trà Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi ra hiện trường tai nạn và huy động các phương tiện hoạt động trên tuyến Sa Kỳ-Lý Sơn và tàu thuyền tại khu vực xảy ra tai nạn tham gia hỗ trợtìm kiếm cứu nạn; thông báo cho Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 để hỗ trợ phương tiện tìm kiếm cứu nạn; cung cấp thông tin để Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng phát bản tin và phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan để xử lý vụ việc theo quy định.Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi Lê Văn Lương cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy và vớt được 3 thi thể thuyền viên.Hiện, các lực lượng chức năng tiếp tục chạy đua với công việc tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên đi trên sàn lan bị chìm.
https://nhandan.vn/chim-sa-lan-tren-vung-bien-quang-ngai-3-thuyen-vien-tu-vong-post806216.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "Quảng Ngãi", "đảo Lý Sơn", "chìm sà lan", "tử vong" ] }
Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống gia đình
Trải qua nhiều thế hệ,gia đìnhở Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Gia đình là nơi duy trì nòi giống và cũng là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người.
Giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam là sự kết tinh của văn hóa gia đình và văn hóa dân tộc, chi phối nhận thức và hành vi của mỗi thành viên, đặt nền móng cho sự phát triển của gia đình trong hiện tại và tương lai. Kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc có nhiều câu đúc rút giá trị truyền thống gia đình: "Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"; "Giấy rách phải giữ lấy lề"; "Ðói cho sạch, rách cho thơm"...Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay. Lịch sử đã chứng minh, một khi có sự đoàn kết từ trong gia đình, dòng họ đến rộng hơn là toàn dân, thì một dân tộc dù nhỏ yếu hơn vẫn chiến thắng giặc ngoại xâm cường bạo.Những năm qua, Ðảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như triển khai các giải pháp để xây dựng, gìn giữ và phát huytruyền thốngtốt đẹp của gia đình Việt Nam.Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác định: "Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư "Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới" khẳng định: "Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước".Những năm qua, Ðảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như triển khai các giải pháp để xây dựng, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.Tuy nhiên, hiện nay mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, ảnh hưởng tiêu cực từ giao lưu hội nhập và tiếp thu sự đa dạng văn hóa… đang có nguy cơ "đánh thức" những tính xấu trong nhiều người, làm biến đổi giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt. Dưới góc nhìn của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống gia đình hiện đại. Nó giúp gia đình không rơi vào khủng hoảng khi mà các giá trị mới đang hình thành và chưa xác định được vị trí trong đời sống hiện đại. Những di sản của gia đình truyền thống vẫn có tác dụng củng cố sự bền vững của gia đình, ngay cả trong bối cảnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa, di cư lao động.Nhằm củng cố sự bền chặt, gắn bó gia đình, dân tộc ta có nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, đề cao giá trị văn hóa trong đời sống tâm linh. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tâm lý "lá rụng về cội" được người Việt duy trì và phát huy. Mỗi gia đình, dòng họ có ban thờ tổ tiên, mỗi địa phương đều có đền, đình thờ danh nhân; cả nước có Lễ hội Ðền Hùng... Ðó đều là những hoạt động chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và đạo lý "uống nước nhớ nguồn" vẫn giữ nguyên giá trị.Ðể giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, rất cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị. Hệ thống nhà trường, từ mầm non đến đại học; hệ thống thiết chế văn hóa từ cơ sở đến Trung ương… tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thống nhất nội dung giáo dục con người Việt Nam truyền thống mà hiện đại, từng bước hình thành nhân cách tốt đẹp, bản lĩnh hội nhập cho mỗi công dân.Chính quyền các cấp, cần không ngừng chăm lo phát triển kinh tế cho hộ nghèo, để gia đình trở thành khối vững chắc, là hạt nhân quan trọng của xã hội; là sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, là động lực để xây dựng và bảo vệ đất nước.
https://nhandan.vn/giu-gin-va-phat-huy-gia-tri-truyen-thong-gia-dinh-post799739.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "gia đình", "truyền thống", "gìn giữ" ] }
[Ảnh] Chuồng cọp "bủa vây" nhà dân tại gần hiện trường vụ cháy Định Công Hạ
NDO -Khu vực phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) và khu lân cận vẫn còn nhiều nhà ở và khu trọ bịt kín bởi những lồng sắt và nằm sâu trong ngõ nhỏ, người dân sẽ rất khó thoát nạn nếu có hỏa hoạn xảy ra.
Vào hồi 18 giờ 22 phút ngày 16/6, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã bùng phát tại căn nhà 6 tầng 1 tum tại số 207 Định Công Hạ (Hoàng Mai, Hà Nội).Vụ cháy đã khiến 4 người tử vong. Đáng chú ý, ngôi nhà kể trên được thiết kế theo kiểu nhà ống. Phía trên được quây kín bởi chuồng cọp.Phía trong nhà để rất nhiều hàng hóa, đồ đạc.Phía mặt ngoài, biển quảng cáo cũng bịt kín mặt của các tầng từ 1 đến 4.Đáng chú ý, chung quanh khu vực hiện trường, cũng có rất nhiều ngôi nhà có kết cấu "bít bùng" tương tự.Biển quảng cáo che kín mặt tiền, cũng đồng thời bịt luôn lối thoát nếu sự cố cháy nổ xảy ra.Chuồng cọp bủa vây các căn nhà chung quanh hiện trường.Với những căn nhà như này, lối thoát nạn gần như không có.Kín mít không lối thoát...Ảnh: THÀNH ĐẠT
https://nhandan.vn/anh-chuong-cop-bua-vay-nha-dan-tai-gan-hien-truong-vu-chay-dinh-cong-ha-post814692.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "Nhà chuồng cọp", "Cháy Định Công Hạ", "Hà Nội" ] }
Hà Nội đề xuất mở rộng đường Láng
NDO -Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi một số dự án giao thông sắp xây dựng.
Trong đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất mở rộngđường Lánglên 53,5m và xây đường trên cao đoạn Ngã Tư Sở-Cầu Giấy.Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy có tổng mức đầu tư hơn 21.000 tỷ đồng.Sở Giao thông vận tải Hà Nộiđề xuất tách thành hai dự án và ưu tiên cải tạo mở rộng vành đai 2 dưới thấp dài khoảng 3,8km. Dự án có điểm đầu tại nút giao Ngã Tư Sở và điểm cuối tại nút giao Cầu Giấy. Chi phí dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng gồm giải phóng mặt bằng 16.700 tỷ đồng, xây lắp 541 tỷ đồng.Theo Sở Giao thông vận tải, đường Láng chỉ rộng 10,5m mỗi chiều, lưu lượng tối đa 3.000 phương tiện/giờ nhưng hiện đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ, dẫn đến thường xuyên ùn tắc giờ cao điểm.Việc thực hiện dự án trên nhằm giảm tải áp lực giao thông cho nút giao Ngã Tư Sở, phát huy hiệu quả vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở.Như vậy, từ chiều rộng khoảng 21m cho cả hai chiều hiện nay, khi cải tạo xong đường Láng sẽ rộng khoảng 53,5m, vận tốc thiết kế 80km/giờ và là trục chính đô thị.Với dự án đầu tư xây dựng vành đai 2 trên cao, điểm đầu sẽ kết nối với vành đai 2 trên cao đã xây dựng tại nút giao Ngã Tư Sở và điểm cuối tại nút giao Cầu Giấy. Tuyến đường dài 3,8km, rộng 19m có mức đầu tư dự kiến hơn 3.800 tỷ đồng.Sở Giao thông vận tải đề xuất thành phố xem xét, giao Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố nghiên cứu phương án cho dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở-Cầu Giấy làm cơ sở triển khai giai đoạn 2026-2030.
https://nhandan.vn/ha-noi-de-xuat-mo-rong-duong-lang-post808519.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "mở rộng đường Láng", "đường Láng", "Sở Giao thông vận tải Hà Nội", "Ngã Tư Sở-Cầu Giấy" ] }
Thể lệ Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
NDO -Giải thưởng toàn quốc vềthông tin đối ngoạiđược tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.
THỂ LỆGIẢI THƯỞNG TOÀN QUỐC VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI LẦN THỨ X-----CHƯƠNG IQUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Tên gọi Giải thưởngGiải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại (Giải Thông tin đối ngoại) là giải thưởng do Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại phát động hằng năm, Ban Tuyên giáo Trung ương (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan: Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam...tổ chức.Giải thưởng trao tặng cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm, sản phẩm thông tin đối ngoại xuất sắc, tiêu biểu theo quy định tại Thể lệ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.Điều 2. Mục đích, ý nghĩa của Giải thưởng1. Khẳng định thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng và công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân.2. Tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm/sản phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin đối ngoại.3. Tạo động lực cho các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền, thông tin đối ngoại; tăng cường sự kết nối giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, qua đó phát huy tối đa tính chủ động, tích cực của các lực lượng và nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại.4. Góp phần triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách về thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước.Điều 3. Các hạng mục Giải thưởngGiải thưởng xét tặng các tác phẩm/sản phẩm thông tin đối ngoại trong các hạng mục:(1)Video Clip;(2)Các sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại;(3)Ảnh;(4)Truyền hình;(5)Phát thanh;(6)Sách;(7)Báo in tiếng Việt;(8)Báo điện tử, trang thông tin điện tử tiếng Việt;(9)Báo in tiếng nước ngoài;(10)Báo điện tử, trang thông tin điện tử tiếng nước ngoài.Điều 4. Điều kiện tham gia Giải thưởng1. Các tác phẩm/sản phẩm được xét tặng Giải thưởng trong năm là các tác phẩm/sản phẩm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; xuất bản, phát hành, công bố, thực hiện, tổ chức....ở trong và ngoài nước, trong thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 30/6/2024.Đối với những tác phẩm/sản phẩm phát hành trước hoặc sau thời điểm nêu trên, phải có 2/3 thời lượng, số lượng tác phẩm/sản phẩm được công bố trong thời gian quy định.2. Các tác phẩm/sản phẩm đã được trao giải thưởng tại các cuộc thi khác vẫn được quyền tham gia Giải thưởng, nhưng phải ghi rõ mức giải đã được trao, cùng thông tin về đơn vị tổ chức, thời gian diễn ra cuộc thi.3. Tác phẩm/sản phẩm tham gia Giải thưởng không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm công bố.4. Tác phẩm/sản phẩm không được tham gia Giải thưởng gồm: loạt tác phẩm báo chí ghép từ những tác phẩm độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ ở các thời điểm đăng báo khác nhau, không có sự tiếp nối loạt bài; tác phẩm đang chờ ý kiến thẩm định của cơ quan chức năng; ảnh ghép, ảnh qua chỉnh sửa làm thay đổi nội dung thông tin của ảnh gốc; vi phạm các quy định về Luật Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật khác.CHƯƠNG IINHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂĐiều 5. Đối tượng tham gia Giải thưởng1. Mọi công dân Việt Nam và nước ngoài đều có thể gửi tác phẩm/sản phẩm thông tin đối ngoại tham gia Giải thưởng.2. Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả được gửi tối đa 10 tác phẩm/sản phẩm thông tin đối ngoại tham gia Giải thưởng.3. Thành viên Hội đồng Giải thưởng, Hội đồng Chung khảo, Hội đồng Sơ khảo không được tham gia Giải thưởng.Điều 6. Tiêu chí xét tặng Giải thưởngTác phẩm/sản phẩm được xét tặng Giải thưởng là những tác phẩm/sản phẩm tiêu biểu và đáp ứng cao nhất các tiêu chuẩn xét chọn của Giải thưởng, gồm:1. Về nội dungTác phẩm/sản phẩm có sức lan tỏa trong nước và quốc tế; phục vụ hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, cụ thể là:- Đẩy mạnh quảng bá về đất nước Việt Nam hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế. Lan toả đến cộng đồng quốc tế lịch sử, truyền thống, hình ảnh đất nước, con người, văn hoá, thành tựu của công cuộc đổi mới, các giá trị, tư tưởng cao đẹp của dân tộc Việt Nam, lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng, tính ưu việt của chế độ, đóng góp của Việt Nam vào kho tàng văn hoá, trí thức nhân loại...; tôn vinh, giới thiệu giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các danh nhân Việt Nam được thế giới vinh danh.- Phản ánh chân thực, đa dạng về thế giới, giới thiệu những tinh hoa văn hóa nhân loại và tư tưởng tiến bộ của thời đại phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, văn hóa của Việt Nam đến với Nhân dân trong nước.- Đấu tranh phản bác những thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.- Khơi dậy tinh thần yêu nước, củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Khẳng định niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.- Phản ánh sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, tạo thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045.2. Về hình thức2.1. Giải thưởng cho video clip và các sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoạiVideo clip: Một video clip hoặc loạt video clip (không quá 05 sản phẩm) về cùng một sự kiện, chủ đề; được sáng tạo và đăng tải lần đầu tiên trên nền tảng Internet (không tính các tác phẩm báo chí đã đăng phát, sau đó được đăng lại trên nền tảng Internet), có giá trị thông tin đối ngoại. Hình ảnh động; hình ảnh, âm thanh đạt yêu cầu chất lượng, hấp dẫn. Hình ảnh, âm thanh được sử dụng trong tác phẩm phải có bản quyền.Mỗi video clip dự thi có thời lượng không quá 7 phút. Riêng đối với các video clip đăng tải trên các ứng dụng mạng xã hội (facebook, tiktok...), độ dài tối thiểu là 30s, tối đa là 2 phút.Các sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại: Những sáng kiến, sản phẩm, hoạt động có giá trị thông tin đối ngoại.2.2. Giải thưởng cho các tác phẩm thuộc lĩnh vực báo chí, xuất bảnThể loại: Bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, điều tra, ký báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình, sản phẩm thông tin đa phương tiện, ảnh, sách,... theo quy định tại Điều 3 và tại Điều 4.Tác giả, nhóm tác giả tham gia Giải thưởng gửi tác phẩm thông tin đối ngoại dự thi theo các quy định sau:Ảnh:Ảnh đơn, Ảnh bộ (không quá 10 ảnh). Riêng đối tin ảnh, phóng sự ảnh cùng nội dung, chỉ tuyển chọn những phóng sự đăng trên cùng một số báo hoặc cùng thời điểm xuất bản (đối với báo điện tử). Không xét ảnh ghép, ảnh chỉnh sửa bằng phần mềm vi tính.Truyền hình: Một tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm (không quá 05 chương trình) về cùng một sự kiện, chủ đề. Thời lượng mỗi chương trình không quá 120 phút. Tác phẩm thể hiện được đặc trưng của báo hình là hình ảnh động; hình ảnh, âm thanh đạt yêu cầu chất lượng, hấp dẫn. Hình ảnh, âm thanh được sử dụng trong tác phẩm phải có bản quyền.Phát thanh: Một tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm về cùng một sự kiện, chủ đề, phát một kỳ hoặc nhiều kỳ (không quá 05 kỳ). Thời lượng mỗi tác phẩm không quá 60 phút. Tác phẩm thể hiện được đặc trưng của báo phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc đạt yêu cầu chất lượng, hấp dẫn. Âm thanh được sử dụng trong tác phẩm phải có bản quyền.Sách: Một cuốn sách hoặc một bộ sách được xuất bản tại Việt Nam hoặc nước ngoài.Báo in: Một bài hoặc loạt bài (không quá 5 kỳ), chuyên trang của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên, về cùng một sự kiện, cùng một đề tài. Nếu tác phẩm được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, chỉ gửi dự thi một tác phẩm tiêu biểu. Cơ quan, cá nhân gửi tác phẩm phải nêu rõ lý do lựa chọn tác phẩm bằng ngôn ngữ dự giải.Báo điện tử: Một bài hoặc loạt bài (không quá 5 kỳ) thể hiện được đặc trưng của báo điện tử, bao gồm cả các tác phẩm đa phương tiện, của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả, về cùng một sự kiện, đề tài. Là tác phẩm sáng tạo, thực hiện riêng cho báo điện tử; không xét những tác phẩm lấy từ báo in. Nếu tác phẩm được xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ, chỉ gửi dự Giải thưởng một tác phẩm thuộc ngôn ngữ đại diện tiêu biểu. Cơ quan, cá nhân gửi tác phẩm phải nêu rõ lý do lựa chọn ngôn ngữ dự giải và tổng số ngôn ngữ được xuất bản.Trang thông tin điện tử: Một bài hoặc loạt bài (không quá 5 kỳ), bao gồm cả các tác phẩm đa phương tiện, của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả, về cùng một sự kiện, đề tài. Là tác phẩm sáng tạo, mang đặc trưng báo điện tử; không xét những tác phẩm lấy từ báo in. Nếu tác phẩm được xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ, chỉ gửi dự Giải thưởng một tác phẩm thuộc ngôn ngữ đại diện tiêu biểu. Cơ quan, cá nhân gửi tác phẩm phải nêu rõ lý do lựa chọn tác phẩm bằng ngôn ngữ dự giải.3. Một số điểm chú ý- Các tác phẩm, sản phẩm xuất bản tham gia Giải thưởng phải đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam.- Tác giả/nhóm tác giả có nhiều tác phẩm, sản phẩm tham gia và đoạt Giải chỉ nhận giải thưởng cao nhất.Điều 7. Hồ sơ tham gia Giải thưởng1. Về tác giảSơ yếu lý lịch tác giả gồm: Họ và tên, bút danh, CMTND/CCCD, chức danh hiện tại, đơn vị công tác, số điện thoại di động, email.Đối với nhóm tác giả có chú thích về người đại diện cho nhóm tác giả.2. Về tác phẩm/sản phẩm2.1. Video clip và các sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại- Đối với video clip: Hồ sơ gồm: Thông tin về tác giả, nhóm tác giả; khái quát về tác phẩm (chú ý nêu bật được tính phát hiện, sức lan tỏa, hấp dẫn, các thông số thể hiện độ lan tỏa, các địa chỉ trên Internet mà video clip được lan tỏa, chia sẻ); Phải gửi đường link tác phẩm có hiệu lực ít nhất trong 5 tháng kể từ thời điểm nộp tác phẩm dự thi theo các dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên Internet như Dropbox, Google drive...;Riêng đối với các video clip đăng tải trên các ứng dụng mạng xã hội (facebook, tiktok...), phải đảm bảo các yêu cầu về bản quyền, được đăng tải trên tài khoản cá nhân và sử dụng một trong các hashtag sau trên bài đăng: #giaithuongttdn; #ttdn.- Đối với các sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại: Hồ sơ gồm nội dung/thuyết minh sáng kiến của đơn vị, tác giả cụ thể và chứng minh được hiệu quả lan tỏa của sáng kiến.- Với 2 hạng mục video clip và các sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại, việc gửi tác phẩm/sản phẩm dự thi có thể được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:(1) Tác giả, nhóm tác giả gửi tác phẩm/sản phẩm tham gia.(2) Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động đề xuất và gửi tác phẩm/sản phẩm về Hội đồng Giải thưởng. Lưu ý: Nếu thực hiện theo hình thức này, cần phải có sự thống nhất, đồng thuận giữa đơn vị gửi tác phẩm và tác giả (bằng văn bản).2.2. Các tác phẩm thuộc lĩnh vực báo chí, xuất bảnĐối với tác phẩm ảnh: Ảnh dự thi có thể gửi theo hai phương thức: (i) Ảnh phóng trên giấy ảnh cỡ 18cm×24cm (ảnh đơn) và 12cm×18cm (đối với ảnh trong nhóm hoặc phóng sự ảnh); (ii) Ảnh dự thi dưới dạng kỹ thuật số, file ảnh có định dạng jpg, dung lượng từ 5Mb - 12Mb, độ phân giải 300 dpi. Trong trường hợp cần thiết, Ban tổ chức có quyền yêu cầu tác giả nộp file gốc để kiểm chứng thông tin.Ảnh không được bo viền, không được đặt bất cứ ký hiệu nhận dạng nào trên ảnh.Không ghi chú thích, chữ ký lên trên ảnh. Ảnh không phù hợp với các quy định trên sẽ bị loại mà không cần báo trước.Đối với tác phẩm truyền hình: Phải gửi đường link tác phẩm có hiệu lực ít nhất trong 5 tháng kể từ thời điểm nộp tác phẩm dự thi theo các dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên Internet như Dropbox, Google drive...; mỗi đường link ghi 1 tác phẩm và gửi kèm theo file word giới thiệu về tác phẩm (bao gồm tên đơn vị, tác giả, tác phẩm; thể loại; thời lượng; thời gian phát sóng; kịch bản với lời bình chi tiết).Đối với tác phẩm phát thanh: Phải gửi đường link tác phẩm có hiệu lực ít nhất trong 5 tháng kể từ thời điểm nộp tác phẩm dự thi theo các dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên Internet như Dropbox, Google drive..., mỗi đường link ghi 1 tác phẩm và gửi kèm theo file word giới thiệu về tác phẩm (bao gồm tên đơn vị, tác giả, tác phẩm; thể loại; thời lượng và thời gian phát sóng; lời thuyết minh của tác phẩm).Đối với tác phẩm báo in: Phải là bản in chính, sao chụp, hoặc file ảnh điện tử của các trang báo có đăng nội dung tác phẩm.Đối với tác phẩm báo điện tử, trang thông tin điện tử: Phải gửi đường link tác phẩm có hiệu lực lưu trữ thông tin ít nhất trong 5 tháng kể từ thời điểm nộp tác phẩm dự thi. Đối với các tác phẩm là loạt bài dài kì, phải gửi đầy đủ đường link của các kì báo, bảo đảm đúng quy định về thời gian đăng tải tác phẩm (quy định tại Điều 4 của Thể lệ).Đối với sách: Tác phẩm dự thi có thể gửi dưới hai phương thức: (i) sách in; (ii) sách điện tử, sách nói xuất bản trực tiếp (không phải sách tái bản dưới hình thức điện tử của sách in). Khuyến khích gửi kèm file PDF kèm ảnh chụp cuốn sách qua thư điện tử. Tác phẩm dự giải là phải có văn bản gửi kèm theo thống nhất giữa tác giả và Nhà xuất bản, các đơn vị liên quan (nếu có) về việc tham gia giải và nhận giải thưởng (nếu đoạt giải). Riêng đối với tác phẩm là sách chuyển ngữ có thể gửi dự thi ở hai hạng mục sách và sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.3. Những tác phẩm/sản phẩm bị coi là phạm quy (bị loại) là tác phẩm/sản phẩm không đáp ứng các quy định và Hội đồng không hoàn trả các tác phẩm gửi tham gia Giải thưởng.4. Hội đồng Giải thưởng, Ban tổ chức Giải thưởng có quyền phát hiện, đề cử các tác phẩm/ sản phẩm phù hợp với tiêu chí tham gia Giải thưởng. Số lượng các tác phẩm/ sản phẩm được đề cử không quá 10% số lượng các tác phẩm/ sản phẩm của mỗi hạng mục Giải thưởng quy định tại Điều 3.Điều 8. Cơ cấu Giải thưởng- Cơ cấu Giải thưởng gồm:+ Giải thưởng được trao cho các tác phẩm/sản phẩm thuộc các hạng mục như Điều 3.+ Cơ cấu Giải thưởng: 1 giải Đặc biệt của tất các hạng mục; 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cho từng hạng mục.- Số lượng giải thưởng sẽ do Hội đồng Giải thưởng quyết định theo thực tế chất lượng tác phẩm/sản phẩm dự thi.Điều 9. Quyền lợi của các tác giả đoạt Giải thưởng1. Đối với tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm/sản phẩm đoạt giải, phần thưởng gồm có:- Biểu trưng của Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại.- Chứng nhận của Hội đồng Giải thưởng.- Tiền thưởng theo quy định Giải thưởng.2. Các tổ chức, tập thể, cá nhân đoạt giải được sử dụng, khai thác biểu trưng của Giải thưởng cho các hoạt động quảng bá, tuyên truyền; được các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị chủ quản khen thưởng theo quy định của pháp luật.Điều 10. Quy trình xét, công bố và trao Giải thưởng- Hội đồng Sơ khảo có trách nhiệm xét chọn sơ tuyển các tác phẩm/sản phẩm xuất sắc trên các tiêu chí định tính và định lượng phù hợp, theo từng ngôn ngữ mà tác phẩm được trình bày để đề cử vào vòng chung khảo.- Hội đồng Chung khảo tiến hành đánh giá, thẩm định và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc nhất trên cơ sở xét chọn của Hội đồng Sơ khảo để trình Hội đồng Giải thưởng xem xét, quyết định.Trên cơ sở kết quả xét chọn của Hội đồng Chung khảo, Hội đồng Giải thưởng có trách nhiệm thẩm định và báo cáo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương phê duyệt danh sách các tác phẩm đoạt giải (thông qua Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Ban Tuyên giáo Trung ương).Số lượng giải do Hội đồng Giải thưởng quyết định trên cơ sở Thể lệ Giải thưởng. Việc lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để trao giải không nhất thiết phải xét đủ số lượng giải thưởng của mỗi loại hình dự thi.Điều 11. Lễ công bố và trao Giải thưởngLễ công bố và trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại hằng năm dự kiến được tổ chức vào Quý III hằng năm và truyền hình trực tiếp trên kênh Đài Truyền hình Việt Nam.Điều 12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm1. Các cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét trao Giải thưởng và những vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét trao Giải thưởng. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, lý do khiếu nại và gửi tới Cơ quan thường trực Giải thưởng. Cơ quan thường trực Giải thưởng có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại, báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại lên Hội đồng Giải thưởng.2. Hội đồng Giải thưởng sẽ thu hồi Giải thưởng, thông báo cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp sau: (i) các tác phẩm/sản phẩm tham gia Giải thưởng nếu vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ, các quy định của Nhà nước có liên quan; (ii) việc lợi dụng Giải thưởng được trao để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.3. Hội đồng không xem xét đơn không có tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc mạo danh. Việc thu hồi Giải thưởng sẽ được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
https://nhandan.vn/the-le-giai-thuong-toan-quoc-ve-thong-tin-doi-ngoai-lan-thu-x-post801989.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "giải thưởng thông tin đối ngoại", "thông tin đối ngoại", "thể lệ giải thưởng", "đối ngoại" ] }
Kiên Giang: Lốc xoáy làm tốc mái 5 căn nhà, chìm 4 ghe biển và chết 1 ngư dân
NDO -Một cơn mưa lớn kèm theolốc xoáybất ngờ ập đến quét qua địa bàn các xã đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang làm tốc mái 5 căn nhà, chìm 4 ghe biển và chết 1 ngư dân.
Ngày 16/6, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Kiên Hải cho biết đang chỉ đạo ngành chức năng địa phương phối hợp khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn mưa lớn kèm theo lốc xoáy vào chiều tối ngày 15/6.Theo người dân tại hiện trường, trước đó từ chiều ngày 15/6, trên địa bàn xã đảo Hòn Tre, huyện đảo Kiên Hải, tỉnhKiên Giangcó mưa diện rộng, trong cơn mưa kèm theo lốc xoáy.Đến khoảng 17 giờ chiều cùng ngày một cơn lốc xoáy bất ngờ ập đến quét qua địa bàn các xã đảo Hòn Tre làm chìm 4 ghe biển đang neo đậu và di chuyển gần bờ, làm chết 1 ngư dân tên K. T. T (42 tuổi), thường trú tại địa phương.Hiện trường nhà của một hộ dân bị tốc mái.Cùng thời điểm trên, mưa dông, lốc xoáy cũng làm tốc mái 5 căn, nhiều cây cối, biển báo giao thông ngã đổ chắn ngang đường và đè vào nhà dân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đường bộ và đường thủy trên địa bàn.Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban Chỉ huy quân sự huyện Kiên Hải đã điều động 16 cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực, lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng công an và lực lượng tại chỗ nhanh chóng có mặt tại hiện trường giúp người dân thu gom đồ đạc, bảo vệ tài sản và thống kê thiệt hại ban đầu.Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự huyện Kiên Hải, lực lượng dân quân tự vệ giúp dân khắc phục khắc phục hậu quả của cơn lốc xoáy.Trong xuyên đêm qua, hàng chục cán bộ, chiến sĩ túc trực tại hiện trường để kịp thời khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng trên 200 triệu đồng.Đến thời điểm điểm hiện tại các cơ quan, ban, ngành đoàn thể và lực lượng vũ trang huyện Kiên Hải vẫn đang có mặt tại hiện trường, kịp thời thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình người dân khắc phục hậu quả thiên tai.
https://nhandan.vn/kien-giang-loc-xoay-lam-toc-mai-5-can-nha-chim-4-ghe-bien-va-chet-1-ngu-dan-post814579.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "đảo Hòn Tre", "huyện Kiên Hải", "lốc xoáy", "Kiên Giang", "chìm ghe" ] }