title
stringlengths
16
145
summary
stringlengths
65
755
content
stringlengths
0
21.3k
url
stringlengths
35
298
metadata
dict
Điều tra làm rõ, khắc phục hậu quả vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái
NDO -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg về vụtai nạn lao độngđặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi-măng và Khoáng sản Yên Bái.
Công điện nêu rõ, theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 22/4, đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa dây chuyền nghiền đá ở Nhà máy xi-măng thuộc Công ty cổ phần Xi-măng và Khoáng sản Yên Bái, khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố động cơ điện của máy nghiền đã dẫn đến tai nạn cho các công nhân đang trực tiếp thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa.Ngay khi nhận được thông tin vụ tai nạn, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo gửi lời thăm hỏi ân cần, chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình, thân nhân người bị nạn; đồng thời chỉ đạo lãnh đạo tỉnh Yên Bái trực tiếp đến hiện trường vụ tai nạn để chỉ đạokhắc phục hậu quảvà thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn.Để kịp thời khắc phục hậu quả và có biện pháp ngăn chặn các vụ tai nạn tương tự, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái khẩn trương tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong và làm các thủ tục liên quan đến nạn nhân tử vong; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các nạn nhân bị thương; đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về an toàn lao động trong các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra các trường hợp tương tự.Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và các cơ quan liên quan chỉ đạo doanh nghiệp rà soát kỹ các quy định, tiêu chuẩn, quy trình khai thác, chế biến khoáng sản làm xi-măng, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động.
https://nhandan.vn/dieu-tra-lam-ro-khac-phuc-hau-qua-vu-tai-nan-lao-dong-dac-biet-nghiem-trong-tai-yen-bai-post805955.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Thủ tướng", "Công điện", "tai nạn nghiêm trọng", "Công ty cổ phần Xi-măng và Khoáng sản Yên Bái", "tai nạn lao động" ] }
Báo Nhân Dân trao 110 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Trị
NDO -Nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024, tại Hội báo Xuân do Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị và Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh tổ chức ngày 2/2, Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tặng quà cho 3 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học giỏi.
Tại chương trình, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang cùng Trưởng Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Quảng Trị trao tặng 3 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho 3 học sinh ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi suất quà trị giá 20 triệu đồng.Cũng nhân dịp Tết Giáp Thìn, báo còn tặng 10 suất quà trị giá mỗi suất 5 triệu đồng cho học sinh các huyện Cam Lộ, Gio Linh và thành phố Đông Hà. Đây là những phần quà thuộc chương trình Quỹ hạt giống Việt của Báo Nhân Dân tài trợ.Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Đăng Quang đánh giá cao Báo Nhân Dân ngoài việc thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị còn có nhiều hoạt động xã hội tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc.Dịp này, Ban tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn 2024 cùng với các cơ quan báo chí trên địa bàn tặng 170 suất quà với tổng trị giá hơn 145 triệu đồng cho các học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.Tại Hội báo Xuân Giáp Thìn 2024, ngoài các ấn phẩm báo chí trong tỉnh, đã có 200 đầu báo, tạp chí, bản tin, với gần 1.000 ấn phẩm báo trung ương, báo ngành và các tỉnh, thành phố trong cả nước được trưng bày để phục vụ bạn đọc.
https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-trao-110-trieu-dong-cho-cac-hoc-sinh-co-hoan-canh-kho-khan-o-quang-tri-post795153.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Quảng Trị", "Tết Giáp Thìn 2024", "tặng quà" ] }
Thái Bình: Lại xảy ra tai nạn lao động, 1 người chết
NDO -Sáng 1/6, ông Nguyễn Bá Lục, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) cùng lãnh đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội Chữ thập đỏ đã đến thăm hỏi, chia buồn với thân nhân gia đình thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động thương tâm xảy ra chiều qua tại Khu công nghiệp Phúc Khánh (thành phố Thái Bình).
Trao đổi với Báo Nhân Dân, ông Nguyễn Tiến Đạt (sinh năm 1988) là chủ thầu xây dựng trú tại xã Hồng Phong (huyện Vũ Thư) cho biết: Ông nhận làm thay thế mái tôn nhà xưởng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Sheng Fang (Đài Loan, Trung Quốc) từ nhiều ngày nay.Chiều qua, một tốp thợ do ông Đạt thuê đến làm được chia thành 2 nhóm, thực hiện công việc ở hai vị trí khác nhau trên mái nhà xưởng rộng hàng chục nghìn mét vuông.Nhóm anh Đỗ Công Bằng (sinh năm 1978), trú tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư cùng 1 người trèo lên dàn mái tôn cũ để tháo dỡ, thay mới. Không may, do vật liệu cũ, ốc vít đã han rỉ bị bật tung, hất anh Bằng rơi từ độ cao 12 mét xuống đất, làm nạn nhân tử vong tại chỗ. Người còn lại may mắn rơi xuống một mái tôn thấp hơn nên không ảnh hưởng đến tính mạng.Chủ thầu Đạt thừa nhận, do leo trèo vướng víu, bất tiện nên nhóm thợ này không sử dụng thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình làm việc.Được biết, ngay trong chiều qua, Công an thành phố Thái Bình, Công an Khu công nghiệp Phúc Khánh và lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đã nắm bắt sự việc và đang tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm của các bên trong sự việc đau lòng này.Ngôi nhà 2 tầng ở xã Hồng Lý (huyện Vũ Thư), nơi xảy ra tai nạn lao động làm 3 người thương vong sáng ngày 30/5 vừa qua.Nhằm chia sẻ hoàn cảnh khó khăn của gia đình lao động bị nạn, Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư hỗ trợ 5 triệu đồng; ông Nguyễn Tiến Đạt, chủ thầu xây dựng trước mắt hỗ trợ 50 triệu đồng chi phí mai táng cho gia đình có người tử vong khi lao động.Trước đó, lúc 10 giờ ngày 30/5, tại xã Hồng Lý (huyện Vũ Thư) xảy ravụ tai nạn lao độnglàm 1 người chết, 2 người bị thương. Nhóm lao động này đang trên giàn giáo trát tường tầng 2 thì bất ngờ bức tường đổ sập kéo theo cả giàn giáo và 3 thợ xây rơi xuống ao.
https://nhandan.vn/thai-binh-lai-xay-ra-tai-nan-lao-dong-1-nguoi-chet-post812214.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "tai nạn lao động", "Thái Bình" ] }
Bắt đầu chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại Hà Nội
Từ ngày 5/1/2024, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phối hợp Bưu điện Hà Nội bắt đầu chi trả gộp 2 thánglương hưu, trợ cấpbảo hiểm xã hộivào kỳ chi trả tháng 1/2024 . Ước tính, hơn 340.000 người được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, với tổng kinh phí hơn 4 .000 tỷ đồng chi gộp 2 tháng .
Sáng 5/1/2024, bác Cao Kim Giao, 76 tuổi, trú tại phố Đào Tấn, đã có mặt khá sớm tại điểm chi trảlương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại Nhà văn hóa số 2, ngõ 101 Đào Tấn, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Bác Giao cho biết, trong lần nhận lương hưu tháng 1/2024 này, bác nhận tổng số tiền khoảng 9,6 triệu đồng cho 2 tháng lương hưu. Từng công tác trong ngành điện và nghỉ hưu hơn 22 năm nay, bác chia sẻ niềm vui được nhận liền 2 tháng lương hưu trước Tết Nguyên đán bởi “gia đình có thể chi tiêu, mua sắm trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn thoải mái hơn”.Còn bác Hà Đăng Khoa, cũng ở phố Đào Tấn, 67 tuổi, đánh giá cao việc chi trả gộp lương hưu trong tháng 1/2024 này vì khá thuận tiện, giúp người cao tuổi đỡ mất công đi lại nhiều. Các nhân viên giao dịch của Bưu điện Trung tâm Hoàn Kiếm đã làm tốt nhiệm vụ, chi trả tiền lương hưu đầy đủ cho người hưởng, với thái độ rất thân thiện, vui vẻ.Người hưởng có thể nhận luôn 2 tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. (Ảnh: Liên Hương)Đây cũng là ý kiến chung của nhiều người hưởng khi tới nhận tiền chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 1 và 2/2024 tại điểm chi trả Nhà văn hóa số 2, ngõ 101 Đào Tấn, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Bác Lưu Thị Ly, trú tại đường Bưởi, cũng tới nhận 2 tháng tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội đầu năm 2024. Do trước đây xin nghỉ mất sức, nên hiện tại, bác Ly nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội hơn 1,9 triệu đồng mỗi tháng. Trước đó, từ tháng 7/2023, khoản trợ cấp của bác đã được tăng thêm 480 nghìn theo quy định của Nhà nước. Dù được lĩnh số tiền không nhiều, nhưng bác vẫn thấy vui vì mình vẫn có khoản tiền lúc tuổi già, không phải phụ thuộc vào con cái.Chị Lê Thị Thanh Hương (nhân viên của Trung tâm Bưu điện Hoàn Kiếm) cho biết, trong đợt chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vào tháng 1 năm 2024, điểm của chị chi trả khoảng 750 cụ/bác với tổng số tiền gần 7,8 tỷ đồng. Địa bàn của chị Hương chi trả có nhiều đối tượng với các mức hưởng khác nhau, cùng với đó còn có tiền quà Tết Nguyên đán 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho người nghỉ hưu, nên số người nhận cũng đông.Lãnh đạo đơn vị của chị Hương cũng đã quán triệt một số công việc với nhân viên chi trả tại các điểm. Cụ thể như: Xây dựng lịch chi trả của từng tổ để tránh tụ tập đông; thông báo lịch tới Ủy ban nhân dân phường để nhờ phát trên loa phường thông báo đến người hưởng biết.Bản thân chị Hương cũng phải liên hệ với các bác tổ trưởng dân phố tại phường để dán cụ thể lịch chi trả, thông báo trên bảng tin cho người hưởng được biết, qua đó giúp các bác đến nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, chính xác và kịp thời.(Ảnh: Liên Hương)Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Bưu điện Trung tâm Hoàn Kiếm (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) cho biết, đơn vị này phụ trách chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người hưởng trên địa bàn 3 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Tây Hồ của Hà Nội.Trong kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 1 và 2/2024 cho người hưởng tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Hà Nội phối hợp Bưu điện thành phố Hà Nội chi trả cho hơn 340.000 người. Việc chi tiền cho các đối tượng thụ hưởng diễn ra từ ngày 5 đến 9/1/2024, với tổng số tiền hơn 4.000 tỷ đồng chi gộp 2 tháng.Ông Tuấn cũng nhấn mạnh, Bưu điện Trung tâm Hoàn Kiếm xác định đây là đợt chi trả quan trọng nhất trong năm. Về mặt nhân sự, đơn vị này đã huy động thêm 30% lực lượng tham gia công tác chi trả. Trước đây, mỗi một địa bàn chi trả chỉ bố trí khoảng 2 người, riêng trong kỳ chi trả gộp này cũng tăng cường mỗi địa điểm từ 1-2 người. Qua đó, bảo đảm việc chi trả gộp hai tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ kịp thời, kịp thời cho người hưởng. “Để bảo đảm tất cả nội dung chi trả đúng theo yêu cầu, riêng trong kỳ chi trả này, đơn vị tổ chức tổng kiểm tra rà soát quy trình chi trả từ khi bắt đầu nhận tiền đến khi người hưởng ra về. Chúng tôi cũng xác định, khi chi trả lượng tiền lớn như thế này, trong quá trình triển khai có những khó khăn chưa lường trước, nên cũng có những tổ đi kiểm tra giám sát, bảo đảm quy trình chi trả. Ngay từ các ngày đầu tiên, đơn vị đã có công tác chuẩn bị kỹ. Các nhóm đối tượng thụ hưởng cơ bản hài lòng với công tác chuẩn bị của chúng tôi. Các cụ, các bác cũng có vài góp ý, và chúng tôi rút kinh nghiệm ngay để công tác phục vụ các ngày sau tốt hơn”, ông Tuấn nói.Dự kiến, đợt chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt tại các địa bàn của Bưu điện Trung tâm Hoàn Kiếm sẽ kết thúc vào ngày 9/1/2024. Nhưng sau thời điểm này, nếu các cụ, các bác bận chưa đến lĩnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, đơn vị sẽ mời người hưởng tới các bưu cục nhận tiền. Còn với các cụ già yếu, khó đi lại, đơn vị cũng tạo điều kiện mang tiền đến tận nhà chi trả trong trường hợp người hưởng không thể đến nhận trực tiếp.Trong kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 1 và 2/2024 cho người hưởng tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Hà Nội phối hợp Bưu điện thành phố Hà Nội chi trả cho hơn 340.000 người. Việc chi tiền cho các đối tượng thụ hưởng diễn ra từ ngày 5 đến 9/1/2024, với tổng số tiền hơn 4.000 tỷ đồng chi gộp 2 tháng. Trong đó, riêng chi trả qua thẻ ATM trong ngày 5/1/202 cho 250.000 người hưởng, với kinh phí hơn 2.600 tỷ đồng.Đặc biệt trong đợt chi trả gộp 2 tháng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội này, Bưu điện thành phố Hà Nội phối hợp Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội chi tiền quà Tết Nguyên đán 2024 của Thành phố Hà Nội tới 100% người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Mức tiền quà Tết Nguyên đán là 300 nghìn đồng cho mỗi người được chi trả qua ATM và chi tiền mặt trực tiếp tại các bàn chi trả.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/bat-dau-chi-tra-gop-2-thang-luong-huu-tro-cap-bao-hiem-xa-hoi-tai-ha-noi-post790780.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "lương hưu", "trợ cấp bảo hiểm xã hội", "Hà Nội", "chi trả gộp 2 tháng lương hưu", "Tết Nguyên đán 2024" ] }
Bộ đội biên phòng giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai
NDO -Đêm 5/5 và sáng 6/5, trên địa bàn các xã biên giới Nậm Xe, Sin Suối Hồ, Bản Lang của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã xảy ra mưa lớn kèmdông, lốcgây thiệt hại cho hơn 70 nhà dân và tài sản của một số cơ quan, đơn vị.
Cụ thể, mưa lớn kèm dông, lốc làm tốc mái của 7 hộ dân xã Nậm Xe; 52 hộ dân ở xã Sin Suối Hồ và 12 hộ ở xã Bản Lang. Ngoài ra, Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ cũng bị ảnh hưởng của mưa lốc làm vườn rau khu tăng gia và một số tài sản khác của đơn vị bị hư hỏng.Hỗ trợ bà con vận chuyển lương thực đến nơi an toàn sau khi nhà dân bị tốc mái.Sau khi xảy ra sự việc, Bộ Chỉ huyBộ đội Biên phòng Lai Châuchỉ đạo Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ huy động hơn 30 cán bộ, chiến sĩ phối hợp chính quyền địa phương kịp thời hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại dọn dẹp các vật dụng bị hư hỏng, vận chuyển tôn lợp lại mái nhà các ngôi nhà bị thiệt hại nhẹ; động viên, thăm hỏi những gia đình bị ảnh hưởng do sự cố dông, lốc.Hỗ trợ người dân bị thiệt hại khắc phục hậu quả mưa dông.Thiếu tá Trương Minh Đức - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lai Châu tỉnh cho biết: Đơn vị đã phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân vùng biên giới, chủ động huy động lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, dọn dẹp đồ đạc và hỗ trợ một số nhu yếu phẩm để bà con ổn định cuộc sống. Đồng thời, tham mưu cho chính quyền địa phương, báo cáo chính quyền cấp trên để kịp thời hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng do thiên tại, góp một phần nhỏ giúp bà con vượt qua khó khăn trước mắt.Hỗ trợ nhu yếu phẩm để bà con tạm thời ổn định cuộc sống trước mắt.
https://nhandan.vn/bo-doi-bien-phong-giup-dan-khac-phuc-hau-qua-thien-tai-post808123.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "dông lốc", "Bộ đội Biên phòng Lai Châu", "khắc phục hậu quả thiên tai" ] }
Chủ tịch nước thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Anh
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởngmong muốn bà concộng đồng người Việt Namtại Anh chấp hành pháp luật và hội nhập tốt hơn nữa với nước sở tại, tiếp tục vượt qua khó khăn để đạt được thêm nhiều thành công.
Bắt đầu chương trình tham dự Lễ Đăng quang của Nhà vua Anh Charles III tại Vương quốc Anh, chiều tối 5/5 (giờ địa phương), ngay sau khi đến thủ đô London, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và gặp gỡcộng đồng người Việt Namtại Vương quốc Anh.Dự cuộc gặp mặt có đông đảo bà con đại diện các hội đoàn người Việt tại Anh như: Hội người Việt Nam tại Anh, Hội trí thức Việt Nam tại Anh, Hội gia đình Việt và Hội sinh viên Việt Nam tại Anh…Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long cho biết, có khoảng 100 nghìn người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại Anh; phân bố ở khắp các vùng, miền của Vương quốc Anh nhưng đại đa số là ở London.Hầu hết bà con đều có tinh thần dân tộc, yêu nước, đoàn kết, luôn hướng về xây dựng quê hương. Bà con cũng phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với kiều bào; có nhiều đóng góp tích cực và quan trọng trong quá trình xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Anh.Năm 2023, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Anh, Đại sứ quán và các hội, đoàn đang triển khai nhiều kế hoạch, chương trình giới thiệu Việt Nam tại London và nhiều thành phố lớn trên khắp Vương quốc Anh.Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Anh Phạm Trung Kiên cho hay thời gian qua, Hội tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, tăng cường trao đổi, nắm bắt thông tin liên lạc trong bà con; thường xuyên tổ chức các hoạt động hướng về Tổ quốc.Đặc biệt, Hội cũng phối hợp các cơ quan hữu quan tổ chức những hoạt động nhằm kết nối và thắt chặt tình hữu nghị giữa người Việt Nam và người dân bản địa.Ngoài ra, Hội cũng duy trì các sự kiện văn hóa, thể thao, nghệ thuật, Tết cổ truyền dân tộc và hỗ trợ người mới đến định cư tại Anh hòa nhập nhanh hơn với quốc gia sở tại.Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Anh Nguyễn Xuân Huấn bày tỏ, hội mong muốn mang trí thức đã học tập, nghiên cứu tại nước ngoài đóng góp và cống hiến cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của quê hương, đất nước.Ông Hoàng Việt Phương, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Vương quốc Anh bày tỏ vui mừng được đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến London; đánh giá Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, qua đó góp phần nâng cao kim ngạch thương mại song phương.Cũng thông qua các chương trình, dự án hợp tác giữa khối doanh nghiệp Việt-Anh, góp phần đưa quan hệ hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả.Đại diện cho hơn 14 nghìn du học sinh Việt Nam tại Anh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Anh Hà Phương Anh đã thông tin về những kết quả hoạt động hết sức ý nghĩa của hội, đặc biệt là việc hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên Việt Nam khi sang Anh du học; hỗ trợ các bạn sinh viên trong giao lưu, hội nhập với môi trường mới, nâng cao kết quả học tập.Đặc biệt, Hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc vận động, quyên góp, trao tặng những phần quà cho các cơ sở giáo dục còn nhiều khó khăn ở trong nước.Đại diện các hội, đoàn người Việt tại Anh cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát huy hơn nữa hiệu quả của những hoạt động kết nối cộng đồng, đóng góp tích cực hơn nữa cho tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.Hoạt động của các hội đoàn góp phần tích cực vào việc nâng cao vai trò, vị thế người Việt tại Anh, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và vun đắp cho quan hệ hữu nghị hai nước.Chủ tịch nước Võ Văn ThưởngChia sẻ với bà con tình cảm ấm áp của quê hương, đất nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ vui mừng vì trong chuyến công tác nước ngoài thứ hai trên cương vị Chủ tịch nước, được chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của cộng đồng người Việt Nam tại Anh.Các hội đoàn được tổ chức chặt chẽ, khoa học, tạo ra môi trường thuận lợi cho bà con trao đổi thông tin, hỗ trợ kịp thời trong cuộc sống.Chủ tịch nước cho rằng hoạt động của các hội đoàn góp phần tích cực vào việc nâng cao vai trò, vị thế người Việt tại Anh, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và vun đắp cho quan hệ hữu nghị hai nước.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao những hoạt động hướng về quê hương của đồng bào người Việt tại Anh, nhất là trong thời gian đại dịch Covid-19 vừa qua, và đóng góp cho các chương trình thiện nguyện trong nước.Thông tin với bà con về tình hình trong nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Đảng, Nhà nước nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở.Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế; xây dựng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước trên các kênh ngoại giao: kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, giao lưu nhân dân… ở cả cấp độ song phương và đa phương.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng quà lưu niệm cho Hội Người Việt Nam tại Anh. (Ảnh: TTXVN)Đề cập đến tầm quan trọng đặc biệt mối quan hệ Việt Nam-Anh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết hai bên đang nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trên mọi lĩnh vực, hướng đến nâng tầm quan hệ trong thời gian tới. Vương quốc Anh có nhiều lĩnh vực là thế mạnh và cũng là tiềm năng lớn để thúc đẩy hợp tác như: công nghiệp, giáo dục, tài chính, tiền tệ, dược phẩm… vốn là những lĩnh vực Việt Nam mong muốn học hỏi, phát triển.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh đến mục tiêu chuyến tham dự Lễ Đăng quang của Nhà vua Anh Charles III lần này nhằm củng cố và tăng cường nền tảng quan hệ và tin cậy chính trị hai nước Việt Nam-Anh; đồng thời nâng cao quan hệ hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực giữa hai nước ngày càng thiết thực và hiệu quả.Đảng, Nhà nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.Chủ tịch nước Võ Văn ThưởngKhẳng định, Đảng, Nhà nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn bà con cộng đồng người Việt Nam tại Anh chấp hành pháp luật và hội nhập tốt hơn nữa với nước sở tại, tiếp tục vượt qua khó khăn, trở ngại để đạt được thêm những thành công nối tiếp.Đặc biệt, cần duy trì chặt chẽ tình đoàn kết, kết nối cộng đồng, hướng về quê hương, gìn giữ bản sắc, văn hóa dân tộc.Ghi nhận những đề nghị, mong muốn của bà con, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan trong và ngoài nước quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hội đoàn người Việt tại Anh phát huy hiệu quả hoạt động, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển tốt đẹp của mốiquan hệ hữu nghị Việt Nam-Anhtrong tương lai.
https://nhandan.vn/chu-tich-nuoc-tham-dai-su-quan-va-cong-dong-nguoi-viet-tai-anh-post751095.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng", "Đại sứ quán", "cộng đồng người Việt tại Anh", "quan hệ Việt Nam-Anh", "Quan hệ Đối tác chiến lược" ] }
Hơn 10 nghìn người tham dự Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô
Sáng 3/5, Sở Lao động-Thương binh và Xã hộiHà Nộitổ chức họp báo thông tin về Ngày hội gắn kếtgiáo dục nghề nghiệpThủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô vớithị trường lao độngnăm 2024 sẽ được tổ chức từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 12/5/2024 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Đông Anh, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.Ngày hội diễn ra với các hoạt động chính bao gồm: tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề cho học sinh cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; tổ chứcPhiên giao dịch việc làm; Khởi động hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.Bên cạnh đó, còn có hoạt động giáo dục truyền thống về lịch sử hình thành, phát triển của huyện Đông Anh thông qua việc tham quan phòng trưng bày các hình ảnh, hiện vật; hoạt động trình diễn kỹ năng nghề thuộc các nhóm nghề du lịch, dịch vụ nhà hàng; chăm sóc sắc đẹp; công nghệ ô-tô... của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.Ngày hội năm nay có quy mô tổ chức khoảng 10.000 người, bao gồm 50 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tham gia tư vấn tuyển sinh, trình diễn kỹ năng nghề tại 70 gian hàng: hơn 50 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng gần 2.000 chỉ tiêu lao động tại Phiên giao dịch việc làm.Cùng với đó là 8.000 học sinh năm cuối cấp tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tại 24 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.Khoảng 2.000 học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động sẽ cùng tham gia Phiên giao dịch việc làm.Trình diễn kỹ năng nghề tại Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động.Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động là một hoạt động nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các giải pháp về phát triển chiến lược giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.Kết quả thu được từ Ngày hội qua các năm đã góp phần quan trọng trong kết quả chung của giáo dục nghề nghiệp Thủ đô.Cụ thể, năm 2023, có 314 cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã tuyển sinh đào tạo cho 246.100 lượt người, vượt 7% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã hợp tác với gần 1.000 lượt doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức, giải pháp, hoạt động gắn kết với doanh nghiệp như tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp; doanh nghiệp đặt hàng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên, người lao động…Mặt khác, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức thành công 258 phiên giao dịch việc làm với 7.658 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, tổng số nhu cầu tuyển dụng là 129.382 người; Tổng số lao động được phỏng vấn là 55.855 lao động; Số lao động được tuyển dụng tại phiên là 19.654 lao động, tăng 0,7% so với năm 2022.Năm 2024, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm của Hà Nội đặt mục tiêu tuyển sinh và đào tạo cho 235.000 lượt người. Phấn đấu tỷ lệlao độngqua đào đạt 74,2%, giải quyết việc làm mới cho 165.000 lao động.Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội Hoàng Thành Thái nhấn mạnh, Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động là một trong nhiều hoạt động do Sở tổ chức nhằm góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị thế của giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp học nghề cho học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông...Qua đó, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vàchuyển đổi sốhiện nay.
https://nhandan.vn/hon-10-nghin-nguoi-tham-du-ngay-hoi-gan-ket-giao-duc-nghe-nghiep-thu-do-post807656.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Hà Nội", "Sở Lao động - Thương binh và Xã hội", "giáo dục nghề nghiệp", "giao dịch việc làm", "Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động" ] }
Khởi động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận”
NDO -Chiều 28/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ V.
Nội dung cuộc thi hướng về những tấm gương người khuyết tật, trẻ mồ côi vượt lên số phận, kiên cường, năng động trong đại dịch Covid-19.Xuất phát từ ý tưởng nhân đạo của Tạp chí Thanh niên, Cuộc thi “Vượt lên số phận” đã trải qua 4 lần tổ chức, trở thành nguồn động viên không nhỏ hướng đến những cá nhân không may mắn trong cuộc sống nhưng vẫn nỗ lực không ngừng, trở thành người có ích, tấm gương lớn cho toàn cộng đồng và đặc biệt là giới trẻ.Lần thứ 5 triển khai, Cuộc thi hướng đến đối tượng thí sinh là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên, học sinh, sinh viên và mọi tầng lớp nhân dân, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam. Đáng chú ý, các đơn vị, tổ chức xã hội cũng có thể tham gia dự thi.Nội dung Cuộc thi xoay quanh những tấm gương người thật, việc thật cụ thể của người khuyết tật, trẻ mồ côi, nhất là thanh, thiếu niên vượt qua hoàn cảnh không may mắn, vững vàng, kiên cường, năng động, sáng tạo lập thân, lập nghiệp trong đại dịch Covid-19.Bên cạnh đó, thí sinh còn có thể viết về những tập thể, cá nhân tích cực hỗ trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi vượt hoàn cảnh. Đặc biệt, Cuộc thi đón đợi, khuyến khích người khuyết tật, trẻ mồ côi viết về quá trình vươn lên trong cuộc sống của bản thân.Tác phẩm dự thi thuộc những thể loại sau: bút ký báo chí, phóng sự, phóng sự điều tra, bài phản ánh, ghi chép, gương người tốt, việc tốt, video clip. Trong đó, bài viết có độ dài từ 800 đến dưới 3.000 từ, viết bằng tiếng Việt; bài phóng sự, video clip độ dài từ 3-5 phút. Đối với người khiếm thị, viết bằng chữ nổi, cần có bản dịch tiếng Việt kèm theo.Thời gian tiếp nhận bài dự thi kéo dài từ nay đến ngày 30/8. Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 10 tới đây. Ban tổ chức sẽ trao 1 giải đặc biệt trị giá 15 triệu đồng; 1 giải B trị giá 10 triệu đồng; 3 giải B, mỗi giải 5 triệu đồng; 5 giải C, mỗi giải 3 triệu đồng.Ngoài ra, Cuộc thi còn có 3 giải đồng hạng, mỗi giải 5 triệu đồng, dành tặng: tập thể có nhiều người hưởng ứng Cuộc thi với các bài viết chất lượng; thí sinh lớn tuổi nhất, nhỏ tuổi nhất. Đồng thời, có 2 giải đặc biệt dành tặng người khuyết tật, trẻ mồ côi viết về chính bản thân.
https://nhandan.vn/khoi-dong-cuoc-thi-viet-vuot-len-so-phan-post695058.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Cuộc thi viết", "“Vượt lên số phận”", "Tạp chí Thanh niên", "người khuyết tật", "trẻ mồ côi", "Covid-19" ] }
Khai mạc Giải đi bộ “Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp” lần thứ I năm 2024
NDO -Sáng 2/3, trong khuôn khổ chương trình Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2024, Giải đi bộ “Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp” lần thứ I năm 2024 đã tưng bừng diễn ra tại không gian tuyến phố đi bộ hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng,Hà Nội).
Đây là Giải đi bộ lần đầu tiên do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp chỉ đạo, giao Báo Phụ nữ Thủ đô là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện.Phát biểu khai mạc Giải đi bộ, bà Lê Quỳnh Trang, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô, Trưởng Ban Tổ chức Giải cho biết, ở bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào, chị em phụ nữ luôn phát huy truyền thống “Ba đảm đang”, nét tài hoa, thanh lịch của phụ nữ Hà Nội, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, xây dựng người phụ nữ Thủ đô Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp,văn minh.Những năm qua, phong trào luyện tậpthể dục thể thaoluôn được Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội quan tâm. Các cấp Hội phụ nữ coi trọng công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia rèn luyện sức khỏe.Nhiều mô hình, loại hình hoạt động thể dục, thể thao phong phú được tổ chức, có sức lan tỏa sâu rộng, lôi cuốn đông đảo phụ nữ tham gia như: Câu lạc bộ dưỡng sinh, bóng chuyền hơi, Yoga, khiêu vũ thể thao, dân vũ… Các sự kiện lớn như: Hội khỏePhụ nữ Thủ đô, Ngày hội văn hóa thể thao, các giải cầu lông, kéo co, bóng đá nữ, bóng chuyền hơi, khiêu vũ thể thao… được tổ chức thường xuyên, thu hút hàng trăm nghìn hội viên, phụ nữ tham gia, tạo không khí tưng bừng, phấn khởi trong các ngày lễ lớn.Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giáo dục ý thức trách nhiệm của phụ nữ Thủ đô đối với sự phát triển thể dục-thể thao của Thủ đô và đất nước. Những hoạt động nêu trên đều được lãnh đạo Thành phố ghi nhận và đánh giá cao.Các đại biểu thực hiện nghi lễ bấm nút khai mạc Giải đi bộ.Bà Lê Quỳnh Trang nhấn mạnh, trong khuôn khổ Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2024, Giải đi bộ “Phụ nữ Thủ đô khỏe đẹp” lần thứ I được tổ chức. Giải mở màn cho chương trình Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2024.Đây cũng là một trong những hoạt động của Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026” đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt và khởi đầu cho các hoạt động ý nghĩa của Phụ nữ Thủ đô chào mừng kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hướng tới chào mừng kỷ niệm 25 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.Trước khi Giải đi bộ chính thức bắt đầu, các đại biểu đã có hoạt động ý nghĩa quyên góp gây quỹ ủng hộ cho các hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội hỗ trợ phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố.
https://nhandan.vn/khai-mac-giai-di-bo-phu-nu-thu-do-khoe-dep-lan-thu-i-nam-2024-post798327.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "giải đi bộ", "phụ nữ thủ đô", "Quốc tế phụ nữ" ] }
Chương trình Hành trình Đỏ lần XII đến thành phố mang tên Bác
NDO -Sáng 12/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương và Công ty cổ phần VTVCorp phối hợp tổ chức khai mạc chương trình Hành trình Đỏ lần thứ 12 năm 2024.
Chương trình cũng tổ chức ngày hội hiến máu “Giọt hồng từ thành phố mang tên Bác” và tôn vinh người hiến máu tiêu biểu nhiều lần hưởng ứng “Ngày Quốc tế Người hiến máu” (14/6).Đây là lần thứ 12 chương trình được tổ chức ở quy mô toàn quốc với sự tham gia của 51 tỉnh, thành phố và đây cũng là lần thứ 12 Thành phố Hồ Chí Minh đồng hành cùngHành trình Đỏtoàn quốc với với thông điệp: “Kết nối dòng máu Việt”.Ông Nguyễn Tuấn Khởi, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VTVCorp, Phó Trưởng Ban Tổ chức Hành trình đỏ năm 2024, chia sẻ: Trong 30 năm qua, phong trào hiến máu tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả tích cực từ sự đồng hành của các cơ quan, đơn vị và người dân. Chúng tôi hy vọng sự kiện lần này sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành để tạo thêm nguồn máu phục vụ công tác điều trị tại các bệnh viện.Ban Tổ chức trao hoa và kỷ niệm chương tại chương trình cho các đơn vị đồng hành.Được tuyên dương tại chương trình vìnghĩa cử hiến máu, ông Chinoros Benjachavakul, quốc tịch Thái Lan, hiện là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, cho biết, bản thân đã có 59 lần hiến máu nhân đạo. Tôi coi đây là việc làm để góp một chút công sức phục vụ cho công tác chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Tại C.P. Việt Nam, doanh nghiệp hằng năm cũng tổ chức các hoạt động tương tự với khoảng 2.000 người tham dự.Dịp này, Ban Tổ chức đã tặng quà cho 10 bệnh nhân mắc chứng tan máu bẩm sinh; tôn vinh 50 cá nhân hiến máu nhiều lần trong công tác hiến máu tình nguyện,…Hành trình Đỏ lần thứ 12 năm 2024 được tổ chức tại 51 tỉnh, thành phố, diễn ra từ 1/6 đến 28/7, dự kiến tiếp nhận 120.000 đơn vị máu.Qua 11 kỳ tổ chức trước đó, lượng máu mà các bệnh viện tiếp nhận đạt hơn 810.000 đơn vị máu góp phần bảo đảm nguồn máu cho cấp cứu, điều trị tại các địa phương.
https://nhandan.vn/chuong-trinh-hanh-trinh-do-lan-xii-den-thanh-pho-mang-ten-bac-post813943.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Hành trình đỏ", "hiến máu cứu người", "nguồn máu chữa bệnh", "chứng tan máu bẩm sinh", "vinh danh cá nhân" ] }
Tăng cường hợp tác giao thông vận tải xứng tầm quan hệ Việt Nam-Pháp
NDO -Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Pháp từ ngày 8-10/4, Đoàn Bộ trưởng Giao thông vận tải do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dẫn đầu đã có các buổi làm việc với các cơ quan điều hành giao thông của Pháp nhằm thúc đẩy tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực giao thông hàng không, đường sắt, đường bộ và hàng hải.
Việt Nam và Pháp đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1973 và tới năm 2013, hai nước ký kết Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp. Trong suốt chặng đường hơn 50 năm qua, hai bên đã thúc đẩy hợp tác toàn diện và duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực. Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam tại EU và là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu.Giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực hợp tác ưu tiên mà Việt Nam và Pháp đã cùng thúc đẩy trong nhiều năm qua, nhất là trong hợp tác hàng không, đường sắt, đường bộ và hàng hải.Đoàn công tác do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dẫn đầu làm việc cùng Tổng cục Cơ sở hạ tầng, vận tải và giao thông Pháp (DGITM).(Ảnh: MINH DUY)* Nhằm thúc đẩy lĩnh vực hàng không tại Việt Nam, đoàn công tác đã có buổi làm việc cùng đại diện Tập đoàn Airbus. Tập đoàn Airbus đã hoạt động tại Việt Nam trong hơn 40 năm và đang triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.Đến thời điểm hiện nay, Airbus đang là nhà cung cấp tàu bay lớn nhất cho các Hãng hàng không Việt Nam, với 79 máy bay cho Vietnam Airlines và 105 chiếc cho Vietjet Air. Hiện hai bên phối hợp để đánh giá kế hoạch hiện đại hóa đội tàu bay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.Năm 2023, thị trường hàng không Việt Nam ghi nhận sự hồi phục và những tín hiệu tăng trưởng tích cực. Tổng thị trường vận tải hàng không trong năm 2023 đạt xấp xỉ 74 triệu lượt khách, tăng 34,5% so với năm 2022 và 1,1 triệu tấn hàng hóa, giảm 9,3% so với năm ngoái. Vận chuyển hàng khách quốc tế năm 2023 đạt 32 triệu khách, tăng 1,7 lần so với năm 2022.Hiện nay, có 2 hãng hàng không thường xuyên khai thác chuyến bay giữa hai nước Việt Nam và Pháp là Viet Nam Airlines với tần suất trung bình 7 chuyến/tuần và Air France với tần suất 3 chuyến/tuần. Trong năm 2023, thị trường vận tải hàng không giữa Việt Nam và Pháp ghi nhận kết quả tích cực với gần 500 nghìn lượt khách.Đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải thăm và làm việc tại trụ sở Bộ Chuyển đối sinh thái và Liên kết lãnh thổ Pháp.(Ảnh: MINH DUY)Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bày tỏ mong muốn Tập đoàn Airbus tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động hợp tác cùng các cơ quan, bộ ngành Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mới như hàng không vũ trụ, khoa học công nghệ và đào tạo hàng không.Vừa qua, Công ty ADPi của Pháp đã trúng thầu tư vấn rà soát quy hoạch và xây dựng phương án mở rộng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến năm 2025. Đồng thời, ADPi cũng là đơn vị tham gia dự án về mở rộng và lập quy hoạch chi tiết cảng hàng không Nội Bài đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Chính phủ Pháp tài trợ với tổng giá trị gần 570 nghìn EUR.Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam và Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp cũng đã ký Thỏa thuận hợp tác kỹ thuật từ năm 2018. Theo đó, phía Pháp đã liên tục hỗ trợ Cục Hàng không Việt Nam nâng cao năng lực trong lĩnh vực giám sát an toàn hàng không và lĩnh vực quản lý hoạt động bay.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, hai bên cần tiếp tục tăng cường hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về hàng không, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hàng không của hai nước hoạt động kinh doanh hiệu quả, thành công hơn nữa trong thời gian tới.Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng và Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng trong buổi làm việc cùng Ủy viên hội đồng vùng thủ đô Ile-de-France, bà Mesadieu Anne-Louise.(Ảnh: MINH DUY)* Nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy cho lĩnh vực đường sắt quốc gia trong thời gian tới, Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải đã có buổi làm việc với Cơ quan Vận tải Tự hành Paris (RATP), Liên đoàn Vận tải Vùng thủ đô Ile-de-France (IDFM) và Công ty Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF).Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, ngoài hệ thống xe buýt công cộng, hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều đang triển khai một số dự án đường sắt đô thị và tàu điện ngầm có quy mô vận tải lớn nhằm nâng cao năng lực và chất lượng giao thông công cộng của các thành phố lớn.Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 410km. Hiện nay, dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn-Ga Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và tư vấn thiết kế bởi công ty Systra của Pháp. Đặc biệt, Tuyến đoạn từ Nhổn đi Thủ Lệ sẽ đưa vào khai thác trong năm 2024.Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành đai nối các trung tâm chính của thành phố với chiều dài khoảng 173km. Vì vậy, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan vận tải Pháp trong thời gian tới.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, trong lĩnh vực đường sắt, hai nước cũng đã phối hợp hoàn thành một số dự án. Tập đoàn Alstom và đối tác Việt Nam triển khai hiệu quả hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Hà Nội-Vinh. Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Pháp đã đồng tài trợ dự án Cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên-Lào Cai.Đoàn công tác bày tỏ sự ấn tượng với hệ thống tàu tốc hành TGV của Pháp, được bắt đầu xây dựng từ những năm 1970 và bắt đầu đưa vào khai thác từ những năm 1980. Tới nay Pháp đã xây dựng được mạng lưới hơn 2.800km đường sắt cao tốc kết nối tới các quốc gia láng giềng tại châu Âu và tốc độ khai thác tàu đạt 320km/h.Cơ quan điều phối giao thông Pháp (ART) tiếp đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải. (Ảnh: MINH DUY)* Trong lĩnh vực đường bộ, Chính phủ Việt Nam đang dành ưu tiên cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó có hạ tầng giao thông. Việt Nam tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông với tổng số hơn 1.800km đã được đưa vào khai thác. Theo kế hoạch, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 3.000km đường cao tốc, tới năm 2030 hoàn thành 5.000km.Với hệ thống đường cao tốc đang trong quá trình xây dựng, Việt Nam đặt mục tiêu 100% các tuyến đường bộ cao tốc có triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh (ITS), hình thành các trung tâm điều hành giao thông và hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC).Theo ông Rodolphe Gintz, Tổng cục Cơ sở hạ tầng, vận tải và giao thông Pháp (DGITM), Pháp là quốc gia có thế mạnh về phát triển đường cao tốc và quốc lộ với 12.000km, kết nối rộng khắp các thành phố lớn và các quốc gia láng giềng. Bên cạnh đó, Pháp đã phát triển hàng nghìn tuyến đường cao tốc tại nhiều quốc gia khác ở châu Phi và tại một số vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Pháp cũng đang triển khai chuyển đổi sinh thái giao thông đô thị giữa các dòng xe thông thường và các loại phương tiện xanh. Do đó, Pháp luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đường bộ cao tốc với Việt Nam.Ông Thierry Guimbaud, Chủ tịch Cơ quan điều phối giao thông Pháp (ART) chia sẻ, từ năm 2009 cơ quan này quản lý hệ thống các đường sắt quốc gia và các tuyến đường sắt liên châu Âu, sau đó được mở rộng thẩm quyền quản lý hệ thống đường xe buýt vào năm 2015. Từ năm 2016, Cơ quan điều phối giao thông Pháp (ART) tiếp quản thêm cả đường bộ cao tốc, đến năm 2019 mở rộng sang lĩnh vực hàng không và từ năm 2020 quản lý tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong khu vực vùng đô thị Ile-de-France.Trong công tác quản lý, Cơ quan điều phối giao thông Pháp (ART) đóng vai trò đảm bảo sự cạnh tranh minh bạch và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông. Đặc biệt, Pháp rất chú trọng việc người dân được tiếp cận các dịch vụ giao thông thuận tiện, an toàn và thông suốt.Bộ trưởng Đặc trách về Giao thông của Pháp Patrice Vergriete trao đổi cùng đoàn công tác về những tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải với Việt Nam.(Ảnh: MINH DUY)* Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Đặc trách về Giao thông của Pháp Patrice Vergriete, ngoài ba lĩnh vực giao thông trên, hai bên cũng trao đổi thêm về những tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực hàng hải.Việt Nam và Pháp đã ký Hiệp định hàng hải vào ngày 23/5/2000. Hai bên cũng đã ký Thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên theo Công ước quốc tế STCW, có hiệu lực từ ngày 18/3/2010.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao hãng tàu vận tải container lớn nhất của Pháp là CMA CGM trong việc cung cấp các dịch vụ vận tải biển chuyên tuyến quốc tế tại Việt Nam và hoàn toàn ủng hộ những kế hoạch của CMA CGM đưa thêm tàu cỡ lớn, mở thêm các tuyến vận tải trực tiếp tới Việt Nam.Nhân dịp này, hai bên nhất trí phối hợp, rà soát lại các Hiệp định về hàng hải đã ký để tăng cường hợp tác hơn nữa cũng như bổ sung các lĩnh vực mới về công nghệ hàng hải, phát triển xanh, giảm phát thải, bảo vệ môi trường cho phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay ở hai nước.Theo ông Patrice Vergriete, Việt Nam và Cộng hòa Pháp đã duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực giao thông vận tải trong thời gian qua.(Ảnh: MINH DUY)Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp, Bộ trưởng Đặc trách về Giao thông của Pháp Patrice Vergriete cho biết, Việt Nam sở hữu những cảng biển quốc tế hoạt động hiệu quả và có khả năng đáp ứng mạnh mẽ được nhiều yêu cầu trong công tác vận tải hàng hải. Với nhiều Hiệp định và hoạt động hợp tác được triển khai tại Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực hàng hải mà còn trong cả hàng không, đường bộ và đường sắt, phía Pháp luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm vì Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế lớn và đầy tiềm năng của Pháp.Theo lời mời của Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Đặc trách về Giao thông của Pháp Patrice Vergriete sẽ tới thăm và làm việc tại Việt Nam.
https://nhandan.vn/viet-nam-phap-tang-cuong-hop-tac-trong-linh-vuc-giao-thong-van-tai-post804145.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Tập đoàn Airbus", "Nguyễn Văn Thắng", "SNCF", "Giao thông vận tải", "Đường sắt", "Ile de France" ] }
[Ảnh] Hàng nghìn học sinh thích thú trải nghiệm bức tranh panorama về “Chiến dịch Điện Biên Phủ”
NDO -Ngày thứ 5 diễn ra triển lãm tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân,Triển lãm tương tác tranh panoramakỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủtiếp tục đón hàng nghìn học sinh các trường trên địa bàn Hà Nội đến tham quan, trải nghiệm.
Trong ngày 10/5, đông đảo học sinh các trường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội tới tham quan, trải nghiệm Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại khuôn viên Trụ sở Báo Nhân Dân.Gần 500 học sinh Trường tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm) hào hứng trải nghiệm bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ.Các bạn học sinh thích thú khi được khoác lên mình trang trang phục của các chiến sĩ tại triển lãm.Các bạn học sinh được chiêm ngưỡng bức tranh panorama bao quanh hình tròn với đường kính dài 5,5m, chiều cao hơn 3m.Khu vực check-in với chủ đề hò kéo pháo và vua vận tải được nhiều bạn học sinh lưu lại chụp hình kỷ niệm.Dưới sự hướng dẫn của các đoàn viên thanh niên Báo Nhân Dân, học sinh được tìm hiểu các thông tin về 56 ngày đêm chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.Nhiều học sinh chăm chú đọc các thông tin trên bức tranh panorama khổ lớn.Tự tay cắt, dán để hoàn thiện bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Bức tranh được nhóm học sinh cùng nhau thực hiện trong thời gian ngắn.Bức tranh panorama được in trên ấn phẩm đặc biệt của báo Nhân Dân thu hút được đông đảo các em học sinh tìm hiểu.Triển lãm sẽ tiếp tục mở cửa tự do trong khoảng thời gian 9-17 giờ đến ngày 12/5 tại Trụ sở Báo Nhân Dân.Chủ đề: Triển lãm tương tác tranh Panorama Chiến dịch Điện Biên PhủHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợiHuy động gần 7 tỷ đồng thực hiện các công trình, phần việc trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè ở Sơn LaNhiều giáo viên, học sinh ở Bạc Liêu phấn khởi được tặng tranh "Chiến thắng Điện Biên Phủ"
https://nhandan.vn/anh-hang-nghin-hoc-sinh-thich-thu-trai-nghiem-buc-tranh-panorama-ve-chien-dich-dien-bien-phu-post808799.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "học sinh", "trải nghiệm", "bức tranh panorama", "Chiến dịch Điện Biên Phủ", "Triển lãm tương tác", "báo nhân dân" ] }
Hải Phòng hạn chế xe ô-tô con, xe tải ra đảo Cát Bà trong dịp nghỉ lễ và các ngày cuối tuần
NDO -Trong thời gian từ 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều các ngày dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cùng các ngày nghỉ cuối tuần từ 3/5 đến 30/7/2024,thành phố Hải Phòngsẽ tạm dừng việc chở xe ô-tô con, xe ô-tô tải qua phà Đồng Bài, chiều từ Cát Hải sang đảo Cát Bà (trừ những xe ưu tiên theo luật định).
Đó là thông báo mới nhất của Sở Giao thông vận tải Hải Phòng về tổ chức phân luồng phương tiện giao thông qua phà Đồng Bài (huyện Cát Hải).Đây được cho là giải pháp tạm thời nhằm hạn chế tình trạng ách tắc giao thông thường xảy ra trong thời gian qua tại bến phà Đồng Bài trên tuyến đường bộ huyết mạch từ đất liền rađảo Cát Bà.Trong thời gian cao điểm, lượng người và phương tiện khá đông đúc qua phà ra đảo Cát Bà.Theo đó, trong thời gian từ 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều các ngày nêu trên, phà Đồng Bài sẽ tạm dừng chở xe ô-tô con, xe ô-tô tải qua phà theo chiều từ Cát Hải sang đảo Cát Bà.Tin liên quanBến phà Gót ra đảo Cát Bà dừng hoạt động từ 1-3-2024Trong thời gian tạm dừng, các phương tiện bị hạn chế có thể lưu thông qua phà Tuần Châu (Quảng Ninh)-Gia Luận (Cát Bà); người dân và hành khách du lịch lưu thông bình thường qua phà, phương tiện đường thủy khác hoặc cáp treo.Du khách được khuyến cáo di chuyển ra Cát Bà bằng cáp treo hoặc phương tiện vận tải thủy khác.Đồng thời, Sở Giao thông vận tải Hải Phòng cũng thông báo tăng tần suất hoạt động của tuyến xe buýt số 14 vận tải hành khách công cộng từ thị trấn Cát Bà-bến phà Cái Viềng và ngược lại từ 45 lượt/ngày lên 60 lượt/ngày (tức tăng tần suất từ 35 phút/lượt lên 20 phút/lượt).Việc tăng tần suất hoạt động của tuyến xe buýt số 14 được thực hiện trong các ngày 30/4, 1/5/2024 và tất cả các ngày trong tháng 6, 7, 8 năm 2024.Đồng thời, tuyến xe buýt trên cũng được bổ sung thêm 1 điểm đón trả khách tại ga cáp treo Phù Long (huyện Cát Hải).Thời gian hoạt động của tuyến xe buýt: tại thị trấn Cát Bà là từ 5 giờ 10 phút sáng đến 18 giờ chiều; tại bến phà Cái Viềng từ 6 giờ sáng đến 19 giờ tối trong ngày.
https://nhandan.vn/post-806869.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Hải Phòng", "Cát Bà", "phà Đồng Bài", "Cái Viềng", "hạn chế ô-tô" ] }
Cháy lớn kho hàng nhựa, linh kiện ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
NDO -Một vụ cháy nghi do chập điện làm một kho hàng nhựa và linh kiện điện tử của một doanh nghiệp ở phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, tỉnhKiên Giangbị thiệt hại hoàn toàn.
Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 27/4, một vụ cháy đã xảy ra tại 1 kho hàng xốp nhựa, linh kiện điện tử thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên H.K.H, ở khu phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.Theo thông tin ban đầu, nhà kho trên có diện tích khoảng 600m2. Khi nhận được thông tin báo đám cháy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự thành phố Rạch Giá, Ban Chỉ huy quân sự phường Vĩnh Quang nhanh chóng đến hiện trường để phối hợp lực lượng Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Kiên Giang và người dân địa phương chữa cháy.Tin liên quanCháy 2 kho xưởng cao su rộng hàng nghìn m2 tại Thành phố Hồ Chí MinhLực lượng chữa cháy có khoảng 80 người, với 5 xe chữa cháy. Khi đám cháy bùng phát, ở nhà kho không có người nên các lực lượng tham gia chữa cháy đã phối hợp đập tường, phá cửa để tiến hành chữa cháy.Hiện trường vụ cháy.Thiệt hại ghi nhận ban đầu là nhà kho bị cháy hoàn toàn. Ngoài ra, còn có 2 xe tải chở hàng đang đậu bên trong cũng bị cháy. Hiện, các lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục thống kê tổng thiệt. Rất may, vụ cháy không có thiệt hại về người.Nguyên nhân ban đầu xác định do chập điện. Hiện tại, đám cháy cơ bản được khống chế, lực lượng chức năng đang tích cực dập tắt hoàn toàn.
https://nhandan.vn/chay-lon-kho-hang-nhua-linh-kien-o-thanh-pho-rach-gia-tinh-kien-giang-post806911.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Rạch Giá (thành phố)", "Nhà kho", "Công an tỉnh Kiên Giang", "Linh kiện điện tử", "Đám cháy", "vụ cháy", "Kiên Giang" ] }
Nguồn cấp nước cạn kiệt khiến hơn 700 hộ dân ở một thị trấn tại Lâm Đồng mất nước sinh hoạt
NDO -Nhà máy nước Đạ Huoai, tỉnhLâm Đồngra thông báo tạm ngừng cấp nước giữa mùa khô, do suối Đạ M’rê - nguồn cung cấp nước cho nhà máy đã cạn kiệt, khiến hơn 700 hộ dân ở thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Ngày 16/4, Ủy ban nhân dân huyện Đạ Huoai phát đi công văn hỏa tốc yêu cầu các phòng chức năng, địa phương và đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện cácgiải pháp cấp nước sinh hoạtcho người dân tại thị trấn Đạ M’ri.Văn bản này được ban hành sau khi Nhà máy nước Đạ Huoai, thuộc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng, có văn bản thông báo tạm ngừng cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Đạ M’ri.Theo đó, Ủy ban nhân dân huyện Đạ Huoai giao Ủy ban nhân dân thị trấn Đạ M’ri khẩn trương bố trí phương tiện, nhân lực hỗ trợ, cùng với Nhà máy nước Đạ Huoai nạo vét, khơi thông dòng chảy, tận dụng tối đa nguồn nước hiện có tại suối Đạ M’rê dẫn nước vào hố thu để cung cấp nước cho nhà máy; kiên quyết yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân phá bỏ các đập bờ chắn, ngăn dòng chảy suối Đạ M’rê; vận động các hộ có nước chia sẻ cho các hộ thiếu nước; khẩn trương khảo sát, đánh giá số hộ bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nước sinh hoạt để cóphương án cấp nướccho người dân sử dụng ổn định cuộc sống.Đề nghị Nhà máy nước Đạ Huoai kiến nghị Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng sớm đấu nối và khai thác nước thô từ hệ thống nước tự chảy Đạ M'ri để bổ sung nguồn nước cho nhà máy; có phương án điều tiết nước luân phiên, hợp lý cho người dân tại địa bàn thị trấn Đạ M’ri, ưu tiêncung cấp nướccho hộ dân tại khu vực không có giếng khoan, giếng đào… và có phương án điều tiết nước để bảo đảm khi cung cấp nước bằng phương tiện lưu động cho người dân thị trấn Đạ M’ri.Hơn 700 hộ dân ở thị trấn Đạ M’ri khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt.Trước đó, cùng ngày, Nhà máy nước Đạ Huoai có thông báo về việc tạm ngừng cung cấp nước sinh hoạt trong thời điểm mùa khô hạn trên địa bàn thị trấn Đạ M’ri. Nguyên nhân, do suối Đạ M’rê đãkhô kiệt, không còn nước để cung cấp cho trạm cấp nước sinh hoạt Đạ M’ri.Trạm cấp nước Đạ M’ri có công suất 500m3/ngày-đêm, được bơm từ suối Đạ M’rê rồi xử lý để cung cấp nguồn nước sạch sinh hoạt cho hơn 700 hộ dân trên địa bàn thị trấn Đạ M’ri.Giải pháp trước mắt, Ủy ban nhân dân huyện Đạ Huoai đã lên phương án đấu nối nguồn nước tự chảy tại một số công trình vào trạm cấp nước đểcung cấp nước sinh hoạtcho người dân. Dự kiến ngày 17/4, địa phương huy động phương tiện, máy móc để tạo hố gom nước tại vị trí đặt trạm bơm trên suối Đạ M'rê, cung cấp nước tạm thời cho người dân sử dụng.
https://nhandan.vn/nguon-cap-nuoc-can-kiet-khien-hon-700-ho-dan-o-mot-thi-tran-tai-lam-dong-mat-nuoc-sinh-hoat-post805044.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Lâm Đồng", "Đạ Huoai", "Khô hạn", "Thiếu nước sinh hoạt", "Nhà máy nước Đạ Huoai" ] }
Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) ra mắt trang tin 360 độ Di tích lịch sử, văn hóa
Chào mừng 63 năm thành lập quận (1961-2024), ngày 25/5/2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) ra mắt website giới thiệu cácdi tích lịch sửvăn hóa trên địa bàn quận với tên gọi: 360 độ Di tích lịch sử, văn hóa quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (https://haibatrung.hanoi.vietnaminfo.net).
Trang thông tin được xây dựng với mục đíchquảng bá du lịchvăn hóa, giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa cũng như phục vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc trên địa bàn quận, giới thiệu toàn bộ 51 di tích trên địa bàn quận.Các di tích được chia theo các cấp độ khác nhau và được hệ thống một cách khoa học, cho phép người dùng trải nghiệm không gian tham quan ảo 360 độ các di tích cùng những hình ảnh 3D sinh động các hiện vật lịch sử của di tích, tạo trải nghiệm trực quan và chân thực; được tích hợp âm thanh, video, hình ảnh, bài viết thuyết minh tạo trải nghiệm đa phương tiện cho người dùng.Trang tin tích hợp bản đồ số, thuyết minh tự động, tra cứu thông tin bằng mã QR, cung cấp thông tin chi tiết về vị trí và đối tượng của từng di tích, tạo điều kiện cho du khách dễ dàng tìm kiếm và di chuyển đến các điểm du lịch theo nhu cầu.Trang tin 360 độ Di tích lịch sử văn hóa quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội sẽ mang đến cho người dân, du khách thập phương trong và ngoài nước góc nhìn mới mẻ hơn về di tích quận Hai Bà Trưng bằng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế chuyển đổi số hiện nay; đồng thời, phục vụ công tác quản lý, quản trị nhằm bảo tồn các di tích, phát huy giá trị về quảng bá, phát triển du lịch trên địa bàn quận.Tin liên quanTạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác quảng bá văn hóa địa phươngViệc ra mắt trang thông tin 360 độ Di tích lịch sử, văn hóa quận Hai Bà Trưng, đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số của quận Hai Bà Trưng gắn với du lịch văn hóa và xây dựng điểm đến du lịch của quận, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
https://nhandan.vn/quan-hai-ba-trung-ha-noi-ra-mat-trang-tin-360-do-di-tich-lich-su-van-hoa-post811166.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Di tích lịch sử", "Hình ảnh 3D", "Di tích", "Hai Bà Trưng (quận)", "Đa phương tiện", "Mã QR", "Trực quan" ] }
Nhiều hoạt động ý nghĩa cho người dân tại tỉnh Kon Tum
NDO -Trong hai ngày 1 và 2/3, tại tỉnh Kon Tum, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho cácđối tượng chính sách, người có công; tổ chức tuyên truyền biển, đảo và thực hiện công tác dân vận trên địa bàn.
Đại tá Nguyễn Năng Toàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Hải quân, tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách,nét văn hóa nghĩa tìnhcủa đơn vị được duy trì qua nhiều năm.Tại chương trình, 200 người dân của huyện Kon Rẫy được các y, bác sĩ của Trung tâm y tế Tân Cảng khám bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí.Ngoài ra, người dân còn được tặng các phần quà là các loại thuốc bổ, giúp cho bà con tăng sức đề kháng cho sức khỏe.Lãnh đạo các đơn vị thăm hỏi, động viên người dân quá trình thăm, khám bệnhPhó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum Lê Quang Thới cho biết, những năm qua công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức để tuyên truyền các chính sách đến người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh.
https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-y-nghia-cho-nguoi-dan-tai-tinh-kon-tum-post798373.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Khám phát thuốc miễn phí", "trao học bổng", "tỉnh Kon Tum", "an sinh xã hội" ] }
Bộ đội Biên phòng Nghệ An bắt giữ hai đối tượng buôn người
NDO -Đồn Biên phòng Keng Đu (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) vừa hoàn tất hồ sơ, khởi tố vụ án và bàn giao hai đối tượng về hành vi "Mua bán người" cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An tiếp tục điều tra làm rõ.
Thực hiện Chuyên án NA 922 về đấu tranh đường dây mua bán người trên địa bàn biên giới, lực lượng Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) phối hợp các đồn biên phòng: Keng Đu, Na Loi đã bắt giữ hai đối tượng Xeo Văn Thôn và Moong Văn Dục, đều trú tại bản Đồn Boọng, xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vì có hành vi buôn bán người. Nạn nhân là chị Moong Thị May, sinh năm 1997, trú tại bản Kèo Cơn, xã Keng Đu (Kỳ Sơn).Theo lời khai của các đối tượng, năm 2014, hai đối tượng trên lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân đã lừa chị Moong Thị May đi làm công nhân ở tỉnh Bình Dương, nhưng sau đó đã bán chị May với số tiền 40 triệu đồng và chia nhau.Hiện, Đồn Biên phòng Keng Đu đã khởi tố vụ án, bàn giao hai đối tượng trên cho cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
https://nhandan.vn/post-718012.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "đối tượng buôn người", "bắt giữ", "buôn người" ] }
Tìm thấy hai du khách đi lạc trong rừng tại Lâm Đồng
NDO -Nhận tin báo hai du khách đi lạc trong rừng, cơ quan chức năng huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, đã triển khai lực lượng tìm kiếm thành công.
Chiều 22/11, Công an thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương cho biết, đơn vị phối hợp cơ quan chức năng đã tìm thấy hai du khách đi lạc trong rừng, thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.Hai du khách gồm anh N.Cheun Han K (22 tuổi, quốc tịch Singapore) và chị K.H.T.T (21 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh).Thông tin ban đầu, sáng 21/11, nhận tin báo có hai du khách bị lạc trong rừng, thuộc khu vực Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà, Công an thị trấn Lạc Dương đã cử cán bộ, chiến sĩ phối hợp lực lượng Công an huyện và khu du lịch Lang Biang tiến hành tìm kiếm.Hai du khách này đã đi taxi từ thành phố Đà Lạt vào khu du lịch Lang Biang, sau đó theo đường mòn đi sâu vào trong rừng và bị lạc. Thời điểm được tìm thấy, sức khỏe cả 2 du khách đều ổn định.
https://nhandan.vn/post-726283.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:19", "tags": [ "Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà", "Lang Biang", "du khách đi lạc" ] }
Chữa cháy kịp thời tại nhà xưởng công ty sản xuất sofa ở Bình Dương
NDO -Triển khai chữa cháy kịp thời, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công antỉnh Bình Dươngđã phối hợp lực lượng tại chỗ dập tắt hoàn toàn vụ cháy xảy ra tại nhà xưởng công ty sản xuất sofa trên địa bàn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, chiều 4/3.
Vào lúc 15 giờ 40 phút ngày 4/3, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Dương nhận tin báo cháy xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Home Fancy Furniture Việt Nam (vốn đầu tư nước ngoài) trên địa bàn phường Tân Hiệp, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Dương đã điều động 7 xe chuyên dụng và gần 50 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường chữa cháy.Vụ cháy được dập tắt hoàn toàn.Do vụ cháy tại khu vực phun keo với chất cháy chủ yếu là keo và mút cho nên đã tạo ra khói rất nhiều. Nỗ lực chữa cháy, chỉ sau 30 phút, đến 16 giờ 10 phút cùng ngày đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.Tại hiện trường, diện tích nhà xưởng công ty sản xuất sofa rộng khoảng 4.000m2với kết cấu khung thép, mái tôn.Nhờ chữa cháy kịp thời nên diện tích bị cháy chỉ xảy ra trên diện tích khoảng 450m2.Vụ cháy không gây thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản đang thống kê. Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra, làm rõ.
https://nhandan.vn/chua-chay-kip-thoi-tai-nha-xuong-cong-ty-san-xuat-sofa-o-binh-duong-post798601.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "tỉnh Bình Dương", "công ty sản xuất sofa", "cháy xưởng" ] }
Cháy nhà dân trong mưa tại phố Định Công Hạ: 4 người tử vong
NDO -Đám cháy xảy ra tại ngôi nhà kinh doanh bán đồ điện và sơn trên phố Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã được dập tắt vào lúc 20 giờ tối 16/6. Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, có 4 người tử vong trong đám cháy này.
Khoảng 18 giờ 22 phút ngày 16/6, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Thành phố Hà Nội nhận tin báo cháy nhà dân khu vực tầng 4 tại số nhà 207 Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai.Vào thời điểm trên, người dân phát hiện tại khu vực tầng 3 ngôi nhà 6 tầng 1 tum trên phố có khói bốc ra đã nhanh chóng báo cho chủ nhà đang bán hàng tầng 1 được biết.Nhận được thông tin, lực lượng chức năng tại phường, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an quận Hoàng Mai đã nhanh chóng có mặt phối hợp dập lửa.Thông tin ban đầu, vào thời điểm phát hiện cháy, chủ nhà bán hàng ở tầng dưới được người dân thông báo. Trong nhà có người mắc kẹt, trong đó có trẻ em. Lực lượng chữa cháy vẫn đangnỗ lực giải cứungười mắc kẹt.Lực lượng chức năng nỗ lực dập tắt đám cháy.Ngay khi nhận được thông tin, Công an Thành phố đã điều động lực lượng Cảnh sát PCCC Công an Thành phố, Công an các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Cảnh sát 113 CAQ Hoàng Mai, Công an phường Định Công với gần 100 CBCS cùng 12 xe chữa cháy, phương tiện chuyên dụng đến hiện trường phối hợp các lực lượng khác của chính quyền và người dân địa phương tổ chức chữa cháy.Đồng chí Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC & CNCH, đồng chí Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc CATP; đồng chí Dương Đức Hải, Phó Giám đốc CATP, lãnh đạo UBND quận, BCH Công an quận Hoàng Mai trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.Các xe cấp cứu túc trực để kịp thời cứu các nạn nhân vụ cháy.Đến 19 giờ 30 phút, đám cháy đã được khống chế và đến 20 giờ đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Qua tìm kiếm sơ bộ, các lực lượng đã phát hiện 4 thi thể.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, vào hồi 19 giờ 29 phút ngày 16/6, Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội nhận được yêu cầu cấp cứu nạn nhân vụ hỏa hoạn tại địa chỉ 207 Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội, thông tin ban đầu báo có nhiều người bị kẹt trong đám cháy.Ngay sau khi nhận thông tin đám cháy xảy ra tại phố Định Công Hạ, Trung tâm 115 đã cử ê-kíp 12 người với 4 xe cứu thương đến hiện trường. Ngoài ra, tại hiện trường còn có 1 kíp cấp cứu của Bệnh viện Bưu Điện cũng có mặt.Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân vào lúc 22 giờ 15 phút tối nay, ông Thành cho biết, lực lượng cứu hộ, Phòng cháy chữa cháy đưa 4 thi thể nạn nhân ra ngoài, trong đó có 1 người lớn và 3 trẻ em, tất cả đều chưa xác định được danh tính. 4 thi thể được đưa đến nhà Tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn, trong đó Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội vận chuyển 3 thi thể, Bệnh viện Bưu Điện vận chuyển 1 thi thể.Vụ cháy ghi nhận 4 người tử vong. Trong đó, Trung tâm Cấp cứu 115 đã đưa 4 thi thể về quàn tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn.Hiện Giám đốc Công an thành phố đang chỉ đạo các đơn vị liên quan, Công an quận Hoàng Mai phối hợp các Cục nghiệp vụ Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy để giải quyết, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Đồng thời, Công an thành phố tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành có liên quan phối hợp UBND quận Hoàng Mai tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân, khắc phục hậu quả sau vụ cháy.
https://nhandan.vn/it-nhat-da-co-4-nguoi-tu-vong-trong-vu-chay-tai-pho-dinh-cong-ha-ha-noi-post814630.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "cháy phố Định Công Hạ", "phường Định Công", "4 người tử vong" ] }
Cấm ô-tô lưu thông trên đường 965 thuộc vùng đệm U Minh Thượng do sạt lở
NDO -Do sạt lở, sụt lún làm đứt gãy nhiều đoạn của tuyến đường 965 thuộc vùng đệm U Minh Thượng,tỉnh Kiên Giangnên Sở Giao thông vận tải tỉnh đã có văn bản phân luồng giao thông và cấm ô-tô lưu thông để khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngày 24/5, thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng cho biết, Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang vừa có văn bản về việc tổ chức phân luồng giao thông đường tỉnh 965 thuộc vùng đệm U Minh Thượng.Hiện, đường 965 đang diễn ra sụt lún nhanh, bất thường. Đường lún theo phương thẳng đứng và trượt ra phía kênh. Để bảo đảm an toàn giao thông, tính mạng người tham gia giao thông, Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang đã cấm toàn bộ xe ô-tô lưu thông trên đường này từ ngày 21/5 đến khi có thông báo mới.Để vận chuyển nông sản, hàng hóa, người dân có thể dùng xe thô sơ chở ra vị trí số 1 đường trục chính của huyện; vị trí số 2 là chợ Minh Thuận, xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng (ĐT 965C) và Khu căn cứ an ninh K9 để đi ra tuyến quốc lộ 63.Người dân vận chuyển chuối bằng xe máy ra các địa điểm tập kết.Bên cạnh đó, người dân có thể di chuyển ra đường ĐT 965B, thuộc xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng để vận chuyển ra hành lang ven biển phía nam, đoạn An Minh-Thứ Bảy, huyện An Minh.Đối với đường thủy, bà con có thể đi theo kênh 13, kênh 14, kênh 2 (cặp đường ĐT 965C) và kênh Hãng…Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng Nguyễn Thum Em cho biết, đến nay, đường giao thông ở xã An Minh Bắc và Minh Thuận có hơn 445 điểm bị sạt lở với chiều dài hơn 11km; có 42 căn nhà của người dân bị sụt lún xuống kênh.Tại các tuyến đườngsạt lở, địa phương đã mở 39 đường tạm, giăng dây, rào chắn và lắp 134 đèn chiếu sáng ban đêm bảo đảm cho người dân đi lại.Thời gian qua, huyện U Minh Thượng đã chủ động thực hiện phương châm "Bốn tại chỗ" kịp thời thăm hỏi, động viên và hỗ trợ người dân trong vùng bị thiên tai; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận huy động lực lượng khắc phục tạm thời những đoạn giao thông nông thôn bị sạt lở, sụt lún, thông tuyến để người dân vận chuyển hàng hóa.Nhà dân ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng bị sụt lún.Thời gian tới, huyện tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời đến các xã và bà con nhân dân để chủ động phòng tránh. Cùng với đó, tổng hợp tình hình thiệt hại, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo xử lý và tổ chức khắc phục hậu quả nhanh chóng, kịp thời.Ông Nguyễn Thum Em cho biết thêm, hiện, việc khắc phục thiên tai trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do gặp khó trong việc vận chuyển vật tư bằng đường thủy và cả đường bộ.
https://nhandan.vn/cam-o-to-luu-thong-tren-duong-965-thuoc-vung-dem-u-minh-thuong-do-sat-lo-post810997.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "U Minh Thượng", "vùng đệm U Minh Thượng", "sạt lở", "cấm ô-tô lưu thông", "thiên tai" ] }
Buông lỏng quản lý đất đai và nhiều vấn đề cần được làm rõ
NDO -Liên quan đến bài báo “Xây dựng hội trường thôn trên đất rừng và chắn ngang mặt trước đất của người dân ở huyện Krông Búk” được Báo Nhân Dân phản ánh vào ngày 24/4/2024, khi phát hiện người dân ở thôn Kty 5, xã Chứ Kbô, xây dựng Hội trường thôn trên đất rừng thông phòng hộ, Huyện ủy Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đã đình chỉ, không cho phép xây dựng.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao đất cho Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô để xây dựng Hội trường thôn Kty 5. Tuy nhiên, sau khi được giao đất, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk lại không xây dựng mà đề nghị hủy bỏ quyết định giao đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, để người dân tiếp tục xây dựng Hội trường thôn trên đất rừng và hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 14.Không chỉ vậy, hội trường thôn này còn chắn ngang trước thửa đất của người dân, khiến quyền lợi của họ bị xâm phạm, dẫn đến việckhiếu nại kéo dàinhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.Buông lỏng công tác quản lý đất đaiTiếp tục vào cuộc tìm hiểu vụ việc, chúng tôi được biết, trong một thời gian dài, Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô và các ngành chức năng của huyện Krông Búk đãbuông lỏng công tác quản lý đất đai, dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất rừng, mua bán, sang nhượng đất đai trái phép… khiến công tác giải quyết hậu quả hết sức khó khăn.Theo tài liệu của chúng tôi thu thập được cho thấy, thời điểm tháng 8/2011, sau khi biết chủ trương của xã Chứ Kbô và huyện Krông Búk quy hoạch khu vực lô đất 20b, Tiểu khu 368, xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk làm Hội trường thôn Kty 5, các hộ dân gồm: Thái Văn Dương, Trần Xuân Thắng, Đinh Trí Dũng và Đỗ Thanh Quang đang lấn chiếm sử dụng ở khu vực này đã gửi đơn khiếu nại không đồng ý quy hoạch làm Hội trường Thôn Kty 5, xã Chứ Kbô trên diện tích đất này. Nếu thực hiện quy hoạch thì khi thu hồi đất phải bồi thường theo quy định.Khu đất được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao cho Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô xây dựng Hội trường thôn Kty 5, nhưng sau đó hủy bỏ quyết định giao đất bị người dân lấn chiếm sử dụng trái phép.Ngày 27/6/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk đã ban hành các Quyết định số 3333, 3334, 3335 và 3336/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại lần đầu của các hộ dân nêu trên, trong đó không chấp nhận đơn khiếu nại của các hộ dân về nội dung yêu cầu được bồi thường về đất và tài sản trên đất liên quan đến việc thu hồi đất để xây dựng Nhà văn hóa cộng đồng Thôn Kty 5, xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk.Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk, các hộ dân tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Thanh tra Chính phủ.Thực hiện Kết luận số 229/KL-TTCP ngày 26/2/2016 của Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao Thanh tra tỉnh Đắk Lắk kiểm tra, rà soát lại việc khiếu nại của hộ ông Thái Văn Dương và 3 hộ dân thôn Kty 5, xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk.Theo kết quả kiểm tra, rà soát của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk cho thấy, thời điểm tháng 8/2011, nguồn gốc khu đất mà các hộ dân khiếu nại là đất lâm nghiệp (rừng thông); trước năm 1999 do Lâm trường Cư Pơng quản lý; từ tháng 8/1999 đến năm 2003 do Ban Quản lý rừng phòng hộ Quốc lộ 14 quản lý. Từ năm 2004 đến nay, do Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô quản lý.Theo phương án giao đất, giao rừng được Ủy ban nhân dântỉnh Đắk Lắkphê duyệt tại Quyết định số 905/QĐ-UB ngày 1/4/2003, khu vực đất theo đơn khiếu nại của các hộ dân nêu trên thuộc lô 20b, Tiểu khu 368, xã Chứ Kbô. Theo quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010, ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-UBND ngày 15/1/2007 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk thì khu vực đất các hộ dân có đơn khiếu nại được quy hoạch là đất trụ sở cơ quan, tổ chức; khu vực chung quanh là đất ở nông thôn.Cũng theo kết quả kiểm tra, rà soát của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk cho thấy, mặc dù nguồn gốc khu đất mà các hộ dân khiếu nại là đất lâm nghiệp (rừng thông), nhưng ngày 18/3/2000, ông Trần Xuân Chiến, thường trú tại thôn Kty 5, xã Chứ Kbô được Ban Quản lý rừng phòng hộ Quốc lộ 14 giao quản lý 1.232m2đất rừng. Ngày 21/4/2008, ông Trần Xuân Chiến chuyển nhượng cho ông Trần Xuân Thắng với số tiền 210 triệu đồng.Đối với lô đất của hộ ông Đỗ Thành Quang khiếu nại, năm 2003, ông Trần Xuân Chiến chuyển nhượng cho ông Nguyễn Công Hai, thường trú tại thôn Kty 1, xã Chứ Kbô. Ngày 9/4//2009, ông Nguyễn Công Hai chuyển nhượng lại cho ông Đỗ Thành Quang với số tiền 493 triệu đồng.Lô đất hộ ông Thái Văn Dương khiếu nại do ông Phan Văn Lợi, thường trú tại thôn Nam Tân, xã Chứ Kbô lấn chiếm năm 2004. Năm 2005, ông Phan Văn Lợi chuyển nhượng cho ông Nguyễn Kim Sơn và bà Thái Thị Phượng (vợ ông Sơn), sau đó ông Nguyễn Kim Sơn chuyển nhượng lại cho ông Thái Văn Dương với số tiền 375 triệu đồng.Lô đất của hộ ông Đinh Trí Dũng khiếu nại, nhận chuyển nhượng của ông Phan Văn Lợi ngày 6/5/2008 với số tiền 430 triệu đồng.Việc sang nhượng các lô đất này chỉ thể hiện bằng giấy viết tay giữa hai bên, không có xác nhận của chính quyền địa phương.Ngày 29/6/2010, Công an huyện Krông Búk có Thông báo số 462/TB-CAH thông báo kết quả điều tra vi phạm quy định về sử dụng đất xảy ra tại Thôn Kty 5, xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk.Kết quả điều tra cho thấy, việc các hộ dân gồm: Trần Xuân Thắng, Đỗ Thành Quang, Thái Văn Dương, Đinh Trí Dũng nhận chuyển nhượng đất của các hộ dân khác là vi phạm các quy định của pháp luật; đồng thời Công an huyện Krông Búk kiến nghị: Xử lý vi phạm hành chính; thu hồi toàn bộ diện tích đất chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng trái phép.Tuy nhiên, kể từ đó đến khi được kiểm tra vào năm 2016, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk không tiến hành xử lý và các hộ dân vẫn tiếp tục sử dụng.Khu đất được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao cho Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk xây dựng Hội trường thôn Kty 5 nằm cách Hội trường cũ thôn Kty 5 được xây dựng trên đất rừng chỉ vài trăm mét và nằm ở vị trí tiếp giáp Quốc lộ 14, rất thuận lợi cho việc sinh hoạt của người dân, tuy nhiên do buông lỏng công tác quản lý nên bị người dân lấn chiếm sử dụng.Cũng theo kết quả kiểm tra, xác minh của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk, đối với khu đất mà các hộ dân khiếu nại đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao cho Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô để sử dụng vào mục đích xây dựng Hội trường Thôn Kty 5 tại Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 9/5/2014 với diện tích 535m2, trong quá trình triển khai các thủ tục đề nghị giao đất xây dựng Hội trường Thôn Kty 5, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk không tiến hành kiểm kê hiện trạng, tài sản hiện có trên đất; không ban hành quyết định thu hồi đất; không lập phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.Vì vậy, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk cho rằng, việc 4 hộ dân đang khiếu nại trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2009 có sang nhượng lại đất của một số hộ dân khác và sử dụng cho đến thời điểm thanh tra tháng 8/2016 là có thật.Việc thỏa thuận sang nhượng đất thể hiện bằng giấy viết tay giữa các bên, không thông qua chính quyền địa phương là trái quy định của pháp luật. Dọc theo Quốc lộ 14 đi qua địa bàn xã Chứ Kbô không chỉ có 4 hộ dân đang khiếu nại đã sang nhượng đất lấn chiếm trái phép mà có rất nhiều hộ khác cũng lấn chiếm đất rừng, sang nhượng làm nhà ở nhưng không bị xử lý là đúng với thực trạng quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã Chứ Kbô.Việc để người dân tự lấn chiếm, sang nhượng đất đai trái phép qua nhiều hộ trong thời gian dài nhưng không kịp thời phát hiện, có biện pháp ngăn chặn và xử lý là do chính quyền xã Chứ Kbô, các ngành chức năng huyện Krông Búk đã buông lỏng trong công tác quản lý, vi phạm quy định của Luật Đất đai.Theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 22, Nghị định 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Đất đai thì 4 hộ dân khiếu nại nêu trên được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.Đề nghị chuyển hội trường thôn về trên đất rừng?Liên quan đến việc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao đất cho Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô sử dụng vào mục đích xây dựng Hội trường thôn Kty 5 với diện tích 535m2tại thôn Kty 5, theo tài liệu chúng tôi thu thập được thì Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk đều có Tờ trình xin chủ trương của Đảng ủy xã Chứ Kbô và Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Búk. Đồng thời, đơn đề nghị giao đất của Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô, cũng như Tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk được Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan xem xét. Theo ý kiến của Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk tại Công văn số 1355/SXD-QH ngày 12/11/2013: "Việc Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk đề nghị bố trí xây dựng Hội trường thôn Kty 5, xã Chứ Kbô tại lô đất nói trên là đã phù hợp với quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Chứ Kbô được duyệt và có vị trí thuận lợi để tổ chức hội họp, sinh hoạt cộng đồng cho người dân”.Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 9/5/2014 về việc giao 535m2đất tại thửa đất số 7, tờ bản đồ số 58, xã Chứ Kbô cho Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô để sử dụng vào mục đích xây dựng Hội trường thôn Kty 5.Việc bàn giao đất ngoài thực địa diễn ra ngày 9/6/2014 có lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện; có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô Nguyễn Văn Hoàn và Bí thư chi bộ Thôn Kty 5 Lê Hữu Lương; Thôn trưởng Nguyễn Hữu Hùng và Mặt trận thôn Trần Thị Xuyên ký vào biên bản.Thế nhưng, tại Báo cáo số 40/BC-TTr ngày 29/8/2016 của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk về kết quả kiểm tra, rà soát khiếu nại của ông Thái Văn Dương và 3 hộ dân ở thôn Kty 5, xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk, tại phần kiểm tra, rà soát nội dung kiến nghị của các hộ dân cũng như qua làm việc với Ban tự quản Thôn Kty 5 thì nguyện vọng của Chi bộ, Ban tự quản thôn cũng như nhân dân Thôn Kty 5 là muốn giữ nguyên Hội trường thôn tại vị trí cũ (vị trí xây dựng trên đất rừng và chắn ngang trước lô đất của ông Hoàng Văn Kế).Hội trường thôn Kty 5, xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk hiện nay được xây dựng trái phép trên đất rừng và chắn ngang trước lô đất của ông Hoàng Văn Kế, mặc dù ông đã làm đơn khiếu nại gần 10 năm nay nhưng các cấp, các ngành chức năng của huyện Krông Búk và xã Chứ Kbô vẫn chưa giải quyết dứt điểm.Như vậy, kết quả kiểm tra, rà soát này đã mâu thuẫn với Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô và của Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk về việc đề nghị giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng Hội trường Thôn Kty 5 cũng như chính các đồng chí Bí thư chi bộ, Thôn trưởng và Mặt trận thôn ký nhận đất ngoài thực địa.Cũng theo kết quả kiểm tra, xác minh của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk, việc tách các thửa đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Hoàng Văn Kế được phản ảnh cụ thể trong bài “Xây dựng hội trường thôn trên đất rừng và chắn ngang mặt trước đất của người dân ở huyện Krông Búk” là không đúng với thực trạng thửa đất trước khi tách thửa, trái quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho người dân lấn chiếm đất rừng trái phép; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của những hộ dân nhận chuyển nhượng; tạo dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân.Sai phạm này trách nhiệm thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk; trách nhiệm cụ thể thuộc về Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Krông Búk thời kỳ 2010-2012.Vấn đề ở đây là mặc dù việc đề nghị giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng Hội trường Thôn Kty 5 của Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô và của Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk cũng như các ngành chức năng là đúng quy định.Trong khi đó, các hộ dân gồm: Trần Xuân Thắng, Đỗ Thành Quang, Thái Văn Dương, Đinh Trí Dũng nhận chuyển nhượng đất của các hộ dân khác trái phép và vi phạm các quy định của pháp luật…Thế nhưng, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk lại kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, xem xét lại Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 9/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao 535m2đất cho xã Chứ Kbô để sử dụng vào mục đích xây dựng Hội trường Thôn Kty 5 (chuyển địa điểm xây dựng Hội trường Thôn Kty 5 tại vị trí hiện nay các hộ dân đang khiếu nại về lại ví trí Hội trường thôn cũ hiện nay là đất rừng và chắn ngang trước lô đất của ông Hoàng Văn Kế).Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk là đơn vị làm Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng Hội trường Thôn Kty 5, nhưng sau đó, chính Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk và Sở Tài nguyên và Môi trường lại đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 1830/QĐ-UBND ngày 24/7//2017 về việc hủy bỏ Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 9/5/2014.Kể từ đó đến nay, khu đất 535m2được tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô để sử dụng vào mục đích xây dựng Hội trường Thôn Kty 5 vẫn được người dân lấn chiếm sử dụng; còn Hội trường Thôn Kty 5 cũ vẫn được xây dựng và sử dụng trái phép trên đất rừng và chắn ngang trước lô đất của ông Hoàng Văn Kế khiến quyền lợi của ông bị xâm phạm.Từ đó đến nay, ông Hoàng Văn Kế đã làm đơn kiến nghị, tố cáo gửi các cấp, các ngành của tỉnh Đắk Lắk nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến ông hết sức bức xúc.Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Bí thư Huyện ủy Krông Búk Nguyễn Hải Đông cho biết, sau khi Báo Nhân Dân điện tử phản ảnh vụ việc “Xây dựng hội trường thôn trên đất rừng và chắn ngang mặt trước đất của người dân ở huyện Krông Búk”, Huyện ủy đã giao Ủy ban nhân dân huyện và các phòng, ban chức năng rà soát lại toàn bộ vụ việc báo cáo cho Ban Thường vụ Huyện ủy để chỉ đạo xử lý. Tuy nhiên, do vụ việc diễn ra đã nhiều năm và một thời gian dài trước đây, tình trạng lấn chiếm, sang nhượng đất đai trái phép diễn ra tràn lan; đồng thời hiện nay dọc hai bên Quốc lộ 14 đoạn qua trung tâm huyện đều là đất lâm nghiệp, nhưng người dân lấn chiếm, sang nhượng, làm nhà trái phép…Hiện nay, huyện Krông Búk đang đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí để rà soát, quy hoạch lại toàn bộ diện tích dọc hai bên Quốc lộ 14 đoạn qua trung tâm huyện. Trên cơ sở rà soát sẽ xử lý các trường hợp sai phạm cũng như giải quyết những khiếu nại của người dân. Đồng thời, việc quy hoạch cũng sẽ bố trí xây dựng Hội trường Thôn Kty 5, xã Chứ Kbô ở khu vực nào là phù hợp, không nhất thiết là nằm tại khu vực đất rừng như hiện nay.
https://nhandan.vn/buong-long-quan-ly-dat-dai-va-nhieu-van-de-can-duoc-lam-ro-post814830.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Đắk Lắk", "buông lỏng quản lý đất đai", "huyện Krông Búk" ] }
Bộ đội Biên phòng Nghệ An triệt phá đường dây vận chuyển thuốc nổ, bắt 2 đối tượng
NDO -Qua gần 6 tháng lập án và theo dõi,Bộ đội Biên phòng Nghệ Anchủ trì phối hợp các cơ quan chức năng đã đấu tranh thành công Chuyên án NA 1123.2p, triệt phá đường dây buôn bán vận chuyển thuốc nổ trên địa bàn thị xã Hoàng Mai.
Hồi 1 giờ ngày 17/4, tại địa bàn thôn Đồng Minh, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Quỳnh Phương, Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận (Bộ Đội Biên phòng Nghệ An) chủ trì phối hợp Đoàn Trinh sát số 1 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) và Phòng An ninh điều tra (Công an Nghệ An) phát hiện, bắt giữ Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1976), trú tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai đang vận chuyển 24kg thuốc nổ và 25 kíp nổ bằng điện.Qua đấu tranh, Nguyễn Thị Thủy khai nhận vận chuyển số lượngthuốc nổvà kíp nổ trên từ thị xã Hoàng Mai sang địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiêu thụ, đến địa điểm trên thì bị phát hiện bắt giữ.Tin liên quanBộ đội Biên phòng Quảng Bình bắt đối tượng vận chuyển trái phép 24kg thuốc nổMở rộng điều tra, đêm 17/4, tại thôn Đồng Minh, xã Quỳnh Lập, lực lượng đánh án đã tiến hành bắt giữ Lê Văn Đạt (sinh năm 1975), thường trú tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu đang vận chuyển trái phép 24kg thuốc nổ, 25 kíp nổ và một số tang vật có liên quan.Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Lê Văn Đạt, lực lượng đánh án thu 2,5m dây cháy chậm.Đối tượng Lê Văn Đạt và tang vật thuốc nổ.Tổng số lượng tang vật thu được trong Chuyên án NA 1123.2p là 48kg thuốc nổ, 50 kíp nổ, 2,5m dây cháy chậm, 2 điện thoại, 1 ô-tô, 1 xe máy và các vật chứng liên quan khác.Hiện, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đang mở rộng điều tra, hoàn chỉnh hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật
https://nhandan.vn/post-805422.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Nghệ An", "Bộ đội Biên phòng", "thuốc nổ" ] }
Làm rõ tính hiệu lực của giấy phép lái xe khi bị trừ hết điểm
NDO -Góp ý về nội dung điểm của giấy phép lái xe, đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ trong trường hợp bị trừ hết điểm và đang trong thời gian chờ hồi phục đủ điểm thì giấy phép lái xe có còn hiệu lực hay không.
Tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, chiều 22/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Bổ sung nội dung mới về điểm của giấy phép lái xeMột trong những điểm mới của dự thảo luật trình Quốc hội lần này là điểm của giấy phép lái xe. Đây là vấn đề được nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm từ nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc...Theo dự thảo, mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, được lưu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe. Tài xế vi phạm sẽ bị trừ điểm. Số điểm cụ thể bị trừ tương ứng với từng trường hợp vi phạm và sẽ do Chính phủ quy định chi tiết.Dữ liệu về điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật về hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.Nếu giấy phép lái xe chưa bị trừ hết 12 điểm và tài xế không bị trừ điểm thêm lần nào trong 12 tháng kể từ thời điểm bị trừ gần nhất, sẽ được phục hồi đủ số điểm.Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người được cấp giấy phép lái xe phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức theo quy định của Bộ trưởng Công an, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)Giấy phép lái xe mới đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.Về căn cứ để bổ sung nội dung mới này vào dự thảo Luật, theo Bộ Công an (cơ quan soạn thảo), tình hình trật tự, an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội; vi phạm trật tự, an toàn giao thông diễn ra rất phổ biến, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém, văn hóa tham gia giao thông chưa được hình thành rõ nét.Tính trung bình hàng năm, lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý trên 3 triệu trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trên 500 nghìn trường hợp.Tai nạn giao thông tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao, xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm chết, bị thương nhiều người, mà nguyên nhân chủ yếu do lỗi của người lái xe không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ.Trong khi hiện nay công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa sát với thực tế, một số công đoạn của việc đào tạo, sát hạch còn hình thức, dễ dãi, không ít học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sát hạch và được cấp giấy phép lái xe nhưng không đủ tự tin để lái ô tô ra đường, kỹ năng lái xe kém, không nắm được các quy định của pháp luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhất là các quy tắc tham gia giao thông.Theo cơ quan soạn thảo, việc bổ sung nội dung về điểm của giấy phép lái xe đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình hiện nay, giúp quản lý người lái xe trong suốt quá trình từ khi đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cho đến quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe, việc vi phạm tái phạm, từ đó sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngLàm rõ một số vấn đề về trừ điểm giấy phép lái xeTham gia ý kiến thảo luận về điểm giấy phép lái xe, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho biết, dự thảo Luật quy định người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị trừ điểm giấy phép lái xe.Đại biểu phân tích, quy định này có hai vấn đề cần quan tâm làm rõ và bổ sung thêm. Đó là cần làm rõ đây là biện pháp xử phạt hành chính hay biện pháp bổ sung xử phạt hành chính.Theo đại biểu, đây là biện pháp bổ sung xử phạt hành chính. Nếu như vậy thì cần bổ sung vào dự thảo Luật theo hướng người có hành vi vi phạm pháp luật trật tự giao thông đường bộ vừa phải chịu xử phạt hành chính vừa phải bị trừ điểm giấy phép lái xe.Ngoài ra, khoản 2 Điều 58 dự thảo Luật quy định giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.Đối với trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, theo quy định tại dự thảo Luật thì người được cấp giấy phép lái xe phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật và khi có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ điểm.“Vậy trong thời gian chờ kiểm tra hoặc kiểm tra không đạt yêu cầu thì giấy phép lái xe này có còn hiệu lực hay không?”, đại biểu Tô Văn Tám đặt vấn đề, đồng thời đề nghị cần quy định rõ theo hướng nếu bị trừ hết điểm thì giấy phép lái xe đó hết hiệu lực và khi được phục hồi đủ 12 điểm sẽ có hiệu lực trở lại.Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) tham gia ý kiến thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)Có chung mối băn khoăn, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cũng cho rằng dự thảo Luật cần làm rõ tính hiệu lực của giấy phép lái xe trong trường hợp bị trừ hết điểm, theo hướng quy định trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì giấy phép lái xe hết hiệu lực và sẽ bị thu hồi.Khoản 3 Điều 58 quy định “Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người được cấp giấy phép lái xe phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức theo quy định của Bộ trưởng Công an, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm”.Theo đại biểu Tâm, điều này chưa phù hợp với quy định tại khoản 7 Điều 61 của dự thảo:“Bộ trưởng Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, quy trình sát hạch để cấp giấy phép lái xe…”và khoản 5 Điều 62:“Bộ trưởng Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục về cấp, đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe…”.Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét để bảo đảm tính thống nhất trong việc quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quá trình áp dụng.Đây cũng là nội dung được đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre ) nêu khi tham gia ý kiến vào dự thảo Luật.Thông tin với báo chí trước đó, Bộ Công an (cơ quan soạn thảo) cho biết, điểm, trừ điểm giấy phép lái xe được quy định trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một biện pháp quản lý nhà nước, không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính.Biện pháp này vừa có tính chất răn đe vừa có tính chất giáo dục, động viên việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; mỗi lần bị trừ điểm như là “tiếng chuông” cảnh báo giúp người lái xe chấp hành pháp luật tốt hơn.
https://nhandan.vn/lam-ro-tinh-hieu-luc-cua-giay-phep-lai-xe-khi-bi-tru-het-diem-post810566.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "trật tự an toàn giao thông đường bộ", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "giao thông đường bộ", "điểm giấy phép lái xe" ] }
Hội thảo khoa học quốc gia: “Kinh tế, luật, quản lý và phát triển bền vững dưới tác động của Luật Đất đai 2024”
NDO -Sáng 21/6, Phân hiệu Vĩnh Long thuộcĐại họcKinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kinh tế, luật, quản lý và phát triển bền vững dưới tác động củaLuật Đất đai2024”.
Hội thảo thu hút sự quan tâm với nhiều tham luận từ các nhà khoa học, nghiên cứu và chuyên gia liên quan chủ đề, tạo ra diễn đàn chia sẻ và trao đổi quan điểm về tác động của Luật Đất đai 2024 đến các lĩnh vực khác, phát triển kinh tế, xã hội và quản lý nhà nước.Các bài viết với nhiều nội dung quan trọng, quy trình phản biện kín, sẽ là nguồn tài liệu quý giá hỗ trợ nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật đất đai, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực.Hội thảo được tổ chức thành 1 phiên tổng thể và 3 phiên thảo luận song song. Trong đó, phiên tổng thể với chủ đề chia sẻ từ chuyên gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp…Toàn cảnh hội thảo.Các phiên song song gồm các nội dung: Luật Đất đai 2024 trong xu hướng phát triển kinh tế-xã hội và quản lý nhà nước; Luật Đất đai 2024: Cơ hội và thách thức với phát triển kinh tế-xã hội và môi trường; Kinh tế tài nguyên đất và kinh doanh bất động sản dưới góc độ Luật Đất đai 2024.Hội thảo với sự đóng góp và chia sẻ từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và từ những nhà quản lý thực tiễn tại địa phương, sẽ là những thông tin giá trị để chúng ta hiểu thêm về Luật và đưa Luật đi vào cuộc sống.Đồng thời, hội thảo cũng sẽ có những đóng góp để các văn bản hướng dẫn dưới Luật được hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, đi vào cuộc sống.
https://nhandan.vn/hoi-thao-khoa-hoc-quoc-gia-kinh-te-luat-quan-ly-va-phat-trien-ben-vung-duoi-tac-dong-cua-luat-dat-dai-2024-post815449.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Vĩnh Long", "Phân hiệu", "Đại học", "kinh tế", "hội thảo", "Luật Đất đai" ] }
Thái Bình triển khai cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp
NDO -Ngày 15/2, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình đã đưa ra các giải pháp cụ thể mang tính thực tiễn cao để triển khai đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến hết tháng 4/2024.
Hiện nay, tỉnhThái Bìnhcó 1.045 phương tiện tàu thuyền các loại với 2.952 lao động. Trong đó, hoạt động nghề cá là 1.004 phương tiện với 2.704 lao động trực tiếp và khoảng 6.000 lao động gián tiếp.Tổng số tàu cá đã được đăng ký cập nhật trên phần mềm dữ liệu tàu cá Quốc gia Vnfishbase là 725 tàu. Trong đó, có 175 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên ; 201 tàu cá có chiều dài từ 12 mét đến 15 mét và 349 tàu có chiều dài từ 6 mét đến 12 mét.Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình cùng chính quyền địa phương tuyên truyền về quy định khai thác IUU cho ngư dân.Qua rà soát, tàu cá đã được đăng kiểm và còn hạn đạt tỷ lệ 88,56%; tàu cá đã được cấp phép khai thác thủy sản đạt tỷ lệ 93,37%; tỷ lệ giấy phép khai thác được cấp còn hạn đạt tỷ lệ 76,27%; tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt tỷ lệ 98,85%...Tuy nhiên, qua theo dõi của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình vẫn có những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục. Dễ thấy nhất là còn xảy ra việc tàu cá của ngư dân xâm phạm chủ quyền, hay như một số chủ tàu không thực hiện các quy định như khai báo, hoặc tắt các thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển.Đồn Biên phòng Trà Lý trao cờ Tổ quốc cho ngư dân xã Thái Đô (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).Tại hội nghị, ngoài quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước, của Chính phủ và Bộ Quốc phòng về chủ trương, biện pháp phòng chống khai thác IUU, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình còn tiến hành triển khai cho các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch cao điểm chốngkhai thác IUUđến hết tháng 4/2024.Cụ thể, Bộ đội Biên phòng tỉnh tập trung lực lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức cho nhân dân khu vực biên giới biển về Luật Thuỷ sản và các văn bản về chống khai thác IUU.Hướng dẫn cho ngư dân nắm chắc các vùng biển Việt Nam, vùng biển được tự do đánh bắt, vùng biển cần chú ý khi đánh bắt và vùng biển không được đánh bắt. Chủ động rà soát, nắm chắc hoạt động của nhóm tàu có nguy cơ cao vi phạm để có biện pháp giám sát riêng.Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình phát tờ rơi hướng dẫn phòng chống hỏa hoạn trên tàu cá cho ngư dân.Các phòng, đơn vị theo chức năng được giao, tổ chức điều tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; hành vi ngắt thiết bị giám sát hành trình, gửi thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá khác.Đại tá Tống Thanh Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết, cùng với các biện pháp nêu trên, đơn vị sẽ duy trì và thực hiện có hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, đăng ký kiểm chứng tàu cá, ngư dân ra vào khu vực biên giới biển và neo đậu ở các bãi ngang ven biển. Kiên quyết không cho xuất bến tàu thuyền vi phạm quy định khai thác IUU ra khơi.
https://nhandan.vn/post-796287.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "khai thác IUU", "tàu cá", "thiết bị giám sát hành trình", "ngư dân", "Thái Bình" ] }
Tuổi trẻ Quảng Bình ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024
NDO -Ngày 25/5, tại xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Bình phối hợp với Cụm hoạt động số 3-Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức lễ ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024.
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 được triển khai từ tháng 4 đến 8/2024 theo các nhóm đối tượng thanh niên với các hoạt động, như: chương trình “Tiếp sức mùa thi” và 4 chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng đỏ”, “Kỳ nghỉ hồng”, “Hành quân xanh”; đề ra 9 chỉ tiêu để các cấp bộ Đoàn, Hội triển khai thực hiện trong chiến dịch.Trong chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024, Tỉnh đoànQuảng Bìnhtập trung triển khai chủ trương “3 liên kết”, “1+2” trong các hoạt động, tập trung hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, ưu tiên các đối tượng thanh, thiếu nhi yếu thế, người già neo đơn, gia đình chính sách; tham gia giải quyết những việc khó, việc mới của các địa phương, đơn vị.Các đại biểu tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khănPhát biểu tại lễ ra quân, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Bình Đặng Đại Bàng đề nghị các cấp bộ Đoàn, Hội cần phát huy cao nhất tinh thần sáng tạo, chủ động, quyết tâm, vận dụng linh hoạt theo điều kiện thực tế từng địa phương, đơn vị và các nguồn lực xã hội để xây dựng, triển khai, nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay.Bên cạnh đó, bám sát chủ trương “3 liên kết” trong thiết kế hoạt động của chiến dịch để thành lập các độithanh niên tình nguyệnchuyên sâu, các lực lượng tham gia từng chiến dịch bảo đảm phát huy cao nhất trí tuệ, khả năng của mỗi bạn đoàn viên thanh niên thanh niên.Các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh tích cực lao động, sáng tạo, xung kích, tình nguyện thực hiện các công trình, phần việc thanh niên cụ thể. Qua đó, vừa đáp ứng yêu cầu công tác Đoàn, Hội, phong trào thanh thiếu nhi, vừa góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực.Khởi công xây nhà nhân ái tặng gia đình khó khăn ở xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch.Tại buổi lễ, đại diện Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Bình và các đơn vị trao tặng 65 suất quà cho các cựu thanh niên xung phong, học sinh nghèo vượt khó (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng); trao tặng 20 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó với tổng trị giá 30 triệu đồng; trao 18 bộ máy tính và 1 laptop với tổng trị giá 190 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 4 "nhà nhân ái" với tổng trị giá 200 triệu đồng...Tổng trị giá các hoạt động, công trình, phần việc tại lễ ra quân hơn 650 triệu đồng.Sau lễ ra quân, các đại biểu cùng đoàn viên thanh niên tổ chức dâng hương mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xã Quảng Đông; thăm, tặng cờ Tổ quốc, bản đồ Việt Nam cho Phân đội Đảo La; tổ chức lễ chào cờ tại cột cờ Đảo La; khởi công nhà nhân ái tặng gia đình khó khăn.Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024 là hoạt động tình nguyện thường niên nhằm phát huy sức trẻ, tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
https://nhandan.vn/tuoi-tre-quang-binh-ra-quan-chien-dich-thanh-nien-tinh-nguyen-he-2024-post811128.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Quảng Bình", "chiến dich thanh niên tình nguyện hè 2024", "thanh niên tình nguyện", "tiếp sức mùa thi", "mùa hè xanh" ] }
Cấp 200.000 lít nước ngọt cho người dân vùng hạn, mặn
NDO -Ngày 22/4, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn phối hợp cùng Tập đoàn Kiến Nam tổ chức Chương trình “Giọt nước nghĩa tình” tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Theo đó, chương trình đã hỗ trợ 10 xe nước ngọt, với 200.000 lít nước cho bà con trongvùng hạn, mặntại 3 xã: Kiểng Phước, Tân Phước và Gia Thuận thuộc huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Đồng thời, chương trình còn trao tặng 100 phần quà, mỗi phần quà gồm các nhu yếu phẩm cần thiết cho các gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Kiểng Phước (huyện Gò Công Đông).Đại diện Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn trao bảng tượng trưng hỗ trợ nước và quà cho người dân tại huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).Tổng kinh phí thực hiện Chương trình “Giọt nước nghĩa tình” là 70 triệu đồng.Cùng ngày, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn cũng đến thắp hương tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).
https://nhandan.vn/cap-200000-lit-nuoc-ngot-cho-nguoi-dan-vung-han-man-post805914.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "nước ngọt", "vùng hạn mặn" ] }
Hà Nội: Thí điểm lập hồ sơ, sổ sức khỏe điện tử cho người dân
NDO -UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về triển khai thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử,sổ sức khỏe điện tửtrên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, kế hoạch nhằm cụ thể hóa Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025"; Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) và chỉ đạo của Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ.Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm kết nối các thông tin, dữ liệu điện tử hình thành trong quá trình khám, chữa bệnh của người dân tại các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân thành hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử phục vụ công tác quản lý chuyên ngành y tế được đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hỗ trợ công tác tổng hợp, phân tích thông tin dữ liệu, giúp việc dự báo, hoạch định chính sách, chỉ đạo hiệu quả về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.Tin liên quanSớm phối hợp xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dânTrên cơ sở khai thác, sử dụng các tiện ích từ hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử giúp người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe của bản thân liên tục, suốt đời. Chủ động trong việc phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân, giảm các chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.Toàn thành phố phấn đấu: 100% người dân sống, làm việc ổn định trên địa bàn Hà Nội được cấp hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân, qua đó hình thành cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội. 100% thông tin sức khỏe y tế của người dân trên địa bàn thành phố được theo dõi, quản lý thông qua dữ liệu số, đồng thời được chia sẻ, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ nhu cầu giải quyết công việc, thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.UBND thành phố phân công Sở Y tế căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu, đề xuất việc triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện Hồ sơ sức khỏe điện tử,sổ sức khỏe điện tửtrên địa bàn thành phố, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định theo quy định. Bảo đảm các quy trình, yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, quản lý, cung cấp đầy đủ các trường thông tin phục vụ công tác triển khai xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố.Theo đó, kế hoạch nhằm cụ thể hóa Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025"; Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) và chỉ đạo của Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ.Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm kết nối các thông tin, dữ liệu điện tử hình thành trong quá trình khám, chữa bệnh của người dân tại các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân thành hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử phục vụ công tác quản lý chuyên ngành y tế được đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hỗ trợ công tác tổng hợp, phân tích thông tin dữ liệu, giúp việc dự báo, hoạch định chính sách, chỉ đạo hiệu quả về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.Trên cơ sở khai thác, sử dụng các tiện ích từ hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử giúp người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe của bản thân liên tục, suốt đời. Chủ động trong việc phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân, giảm các chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.Toàn thành phố phấn đấu: 100% người dân sống, làm việc ổn định trên địa bàn Hà Nội được cấp hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân, qua đó hình thành cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội. 100% thông tin sức khỏe y tế của người dân trên địa bàn thành phố được theo dõi, quản lý thông qua dữ liệu số, đồng thời được chia sẻ, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ nhu cầu giải quyết công việc, thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.UBND thành phố phân công Sở Y tế căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu, đề xuất việc triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện Hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn thành phố, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định theo quy định. Bảo đảm các quy trình, yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, quản lý, cung cấp đầy đủ các trường thông tin phục vụ công tác triển khai xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố.
https://nhandan.vn/ha-noi-thi-diem-lap-ho-so-so-suc-khoe-dien-tu-cho-nguoi-dan-post782634.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "sổ sức khỏe điện tử", "hồ sơ sức khỏe điện tử", "TP Hà Nội", "thí điểm", "sức khỏe người dân", "người dân Hà Nội" ] }
Tự hào một dải biên cương
Mảnh đất biên giớiTây Ninhgian lao mà anh dũng, cũng là vùng đất xinh tươi, màu mỡ thích hợp du lịch và phát triển nông nghiệp xanh-sạch-bền vững. Trong những năm kháng chiến và bảo vệ biên giới, Tây Ninh được xem là tiền đồn của Đông Nam Bộ thì trong phát triển kinh tế xanh hiện nay, Tây Ninh là vùng đất đầy tiềm năng…
Một thời khói lửaTheo Lịch sử Đảng bộ Tây Ninh, thời điểm Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Tây Ninh thành công (25/8/1945), Đảng bộ Tây Ninh chỉ với 25 đảng viên đã đoàn kết, chấp hành nghiêm Chỉ thị của Xứ ủy, tập hợp được đông đảo các tầng lớp quần chúng, đứng lên giành chính quyền từ phát-xít Nhật.Khi thực dân Pháp kéo từ Sài Gòn lên Tây Ninh, sau phát súng đầu tiên ở địa danh Suối Sâu, ngày 1/2/1946, dưới cờ đỏ sao vàng, 27 chiến sĩ cách mạng trang nghiêm đọc lời thề: “Độc lập hay là chết!”. Sau đó, họ đã gia nhập vào Đại đội 3, Chi đội 12 (thuộc Khu bộ 7, nay là Quân khu 7), trở thành đơn vị chủ lực của tỉnh Tây Ninh về sau.Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1960), chính quyền Ngô Đình Diệm với những âm mưu thủ đoạn thâm độc nhất, ra sức đàn áp các lực lượng yêu nước. Nhưng tinh thần Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1/1959) đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên bằng chiến thắng Tua Hai-Tây Ninh (26/1/1960), khởi đầu cho phong trào Đồng Khởi vũ trang khắp Nam Bộ. Từ “phát súng lệnh” là chiến thắng Tua Hai, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy Nam Bộ, cuối năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam ra đời, cả miền nam vùng lên dưới ngọn cờ Mặt trận nửa trên mầu đỏ, nửa dưới mầu xanh, ngôi sao vàng ở giữa.Đồng chí Lê Thị Bân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh đã viết: Với ý nghĩa và tầm vóc lịch sử lớn lao của Căn cứ Trung ương Cục miền nam, trong những năm chiến tranh ác liệt, dù phải chịu đựng gian khổ hy sinh, thiếu thốn trăm bề, song quân dân Tây Ninh luôn đùm bọc, chở che, huy động sức người sức của, vận chuyển vũ khí đạn dược, thuốc men, chăm sóc thương binh, cung cấp lương thực… cho các lực lượng đứng chân tại Căn cứ Trung ương Cục miền nam. Người dân Tây Ninh cơm ăn chưa no, áo mặc chưa ấm, nhưng quyết không để cán bộ, chiến sĩ ở căn cứ ăn đói, mặc rách…Tháng 10/1961, Hội nghị lần thứ I chính thức thành lập Trung ương Cục miền nam. Lễ công bố quyết định được tổ chức tại Mã Đà-chiến khu D. Ban đầu, khu căn cứ của các cơ quan Trung ương Cục đóng ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục, dần dần hình thành các ban, ngành, đoàn thể chung quanh Trung ương Cục như Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Ban An ninh, Mặt trận, Ban Thanh vận, Ban Dân y…Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Sài Gòn cũng biếtTrung ương Cục miền namđóng căn cứ trên vùng bắc Tây Ninh chính là cơ quan đầu não của cách mạng miền nam, nên đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét để “tìm và diệt”. Trong đó, lớn nhất là cuộc hành quân Junction City được Mỹ huy động đến hơn 3 sư đoàn với hơn 45.000 quân.Sau khi bị loại khỏi vòng chiến đấu 14.235 tên, bị phá hủy 992 xe (có 775 tăng, thiết giáp) và 112 pháo, cối, 160 máy bay, Mỹ phải rút quân, Trung ương Cục miền nam vẫn bảo toàn được lực lượng, giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng miền nam.Những năm gần đây, Tây Ninh được xem là điểm đến được nhiều người yêu thích bởi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các khu du lịch sinh thái, tâm linh.Vươn lên từ hai bàn tay trắngSau ngày 30/4/1975, thực tế Tây Ninh đã mất gần 5 năm không có hòa bình trọn vẹn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Tây Ninh cùng một lúc, vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phải chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cưu mang gần 3 vạn dân Campuchia tị nạn…Thời kỳ 1975-1985, quân và dân Tây Ninh tập trung vào nhiệm vụ chính là cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo Nghị quyết Đại hội IV và V của Đảng đề ra, chủ yếu lấy sản xuất lương thực làm nhiệm vụ hàng đầu.Sơ kết giữa nhiệm kỳ 2020-2025, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 3.105 đảng viên, đạt 64,29% mục tiêu nghị quyết đề ra, nâng tỷ lệ đảng viên so với dân số toàn tỉnh lên 3,24% (Nghị quyết đặt mục tiêu đạt 3,4%); riêng 20 xã biên giới kết nạp mới 321 đảng viên, đạt 65,51% mục tiêu Nghị quyết, tỷ lệ đạt 2,18% so với dân số (Nghị quyết đặt mục tiêu đạt 2,1%).Những năm gần đây, Tây Ninh được xem là điểm đến được nhiều người yêu thích bởi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các khu du lịch sinh thái, tâm linh. Nổi bật là Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, sông Vàm Cỏ Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền nam, Tòa thánh Cao đài Tây Ninh, núi Bà Đen, chùa Linh Sơn Tiên Thạch.Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, năm 2023, Tây Ninh tăng trưởng mạnh mẽ về du lịch khi đón hơn 5,1 triệu lượt khách (tăng 13,2% so cùng kỳ, tăng 2% so với kế hoạch); tổng doanh thu du lịch ước đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 36,5% so với năm 2022, tăng 11% so kế hoạch; doanh thu dịch vụ, lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác đạt 23.022 tỷ đồng, tăng 12,17% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng cao nhất-đạt 12.990 tỷ đồng, tăng 11,2%; doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 336,75 tỷ đồng, tăng 30,83%; doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 16,35 tỷ đồng, tăng 118,63% so với năm 2022.Đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cho biết: Cơ cấu kinh tế năm 2020 và cả giai đoạn 2016-2020 của Tây Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ chiếm hơn 75% trong GRDP.Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2020 của tỉnh tăng 1,5%, đạt 40,1% GRDP, cao nhất từ trước đến nay. Tỉnh thu ngân sách nhà nước năm 2020 lần đầu tiên vượt mốc 10.000 tỷ đồng, đạt 114% dự toán Trung ương giao và 100,5% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 4,6% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng thu ngân sách hằng năm giai đoạn 2016-2020 tăng 9,9%/năm.Môi trường đầu tư cải thiện mạnh mẽ, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 Tây Ninh xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố cả nước và thứ 3/8 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ nên đã tác động mạnh mẽ đến thu hút đầu tư. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Sungroup, Vingroup, TTC, Công ty CPĐT Xuyên Á, Saigon Co.op... đều có mặt và đầu tư tại Tây Ninh.Giai đoạn này, tỉnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt 6,284 tỷ USD và 38.572 tỷ đồng. Lũy kế đến năm 2020, toàn tỉnh có 330 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đạt 7,570 tỷ USD và 565 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 77.302 tỷ đồng.Giai đoạn 2010-2015, tổng sản phẩm Tây Ninh (GRDP) tăng bình quân hằng năm 10,5%. Năm 2017, GRDP của tỉnh ước đạt 45.600 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt; giai đoạn 2016-2020, GRDP của tỉnh tăng bình quân đạt 7,2%, cao hơn mức bình quân của cả nước (GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.135 USD, cao gấp 1,51 lần so với năm 2015).
https://nhandan.vn/tu-hao-mot-dai-bien-cuong-post802306.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Trung ương Cục miền Nam", "Tây Ninh", "biên cương" ] }
Lào Cai: Bảo đảm an toàn lưới điện nông thôn trong mùa mưa bão
Trước mùa mưa bão năm nay,Điện lực Bảo Yênđã chỉ đạo các bộ phận trực thuộc phối hợp tốt với chính quyền địa phương của 16 xã, 1 thị trấn và 2 xã Tân An, Tân Thượng huyện Văn Bàn tuyên truyền tới nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp trong việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện Quốc gia.
Đến nay, tỷ lệ sử dụng điện lưới quốc gia tại 17/17 xã, thị trấn thuộc huyện Bảo Yên và 2 xã Tân An, Tân Thượng thuộc huyện Văn Bàn đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ số tổ, thôn, bản có điện lưới quốc gia đạt cũng 100% (227/227) tổ, thôn, bản trong đó 208/208 thôn, bản thuộc huyện Bảo Yên và 19/19 thôn, bản thuộc huyện Văn Bàn. Toàn huyện cũng đã lắp đặt đo xa 100% công tơ điện tử đo đếm...Ông Nguyễn Văn Du, Giám đốc Điện lực Bảo Yên cho biết: Đơn vị luôn xác định văn hóa an toàn là một phần không thể tách rời của văn hóa doanh nghiệp, quyết định sự thành công trong công tác an toàn vệ sinh lao động. Theo đó, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được điện lực tổ chức thực hiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên tại các phòng, đơn vị sản xuất trực thuộc theo đúng quy định.Đặc biệt, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn luôn được chú trọng. Từ đầu năm đến nay đã có 2 đợt mưa bão, dông lốc đã ảnh hưởng trực tiếp tới lưới điện của Điện lực Bảo Yên. Với phương châm 4 tại chỗ và 3 sẵn sàng, Điện lực Bảo Yên đã nhanh chóng cô lập sự cố, khắc phục thiệt hại với 2 danh mục, kịp thời cấp điện ổn định cho nhân dân, doanh nghiệp trong huyện với 2 hạng mục tổng giá trị 261 triệu đồng đã hoàn thiện hạng mục trong năm.Từ đầu năm đến nay, đơn vị không để phát sinh mới các vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương lập biên bản xử phạt hành chính không có trường hợp nào.Tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm tại trường THPT số 1 Bảo Yên (Lào Cai).Trước mùa mưa bão năm nay, Điện lực Bảo Yên đã chỉ đạo các bộ phận trực thuộc phối hợp tốt với chính quyền địa phương của 16 xã, 1 thị trấn và 2 xã Tân An, Tân Thượng huyện Văn Bàn tuyên truyền tới nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp trong việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện Quốc gia; đã có nhiều giải pháp trong công tác tuyên truyền tới nhân dân, thôn bản, tổ dân phố như văn bản, các tờ rơi và trên các phương tiện đại chúng...
https://nhandan.vn/lao-cai-bao-dam-an-toan-luoi-dien-nong-thon-trong-mua-mua-bao-post809984.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Điện lực", "an toàn mùa mưa bão" ] }
Bảo đảm an toàn cho lao động làm việc trên các tàu vận tải đi qua khu vực Trung Đông-châu Phi
NDO -Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp dịch vụ yêu cầu đối tác có sử dụnglao động Việt Namtrên các tàu vận tải tránh xa các tuyến hàng hải mất an ninh, an toàn trong thời điểm hiện nay, hoặc tạm dừng cho đến khi tình hình an ninh, an toàn được bảo đảm.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, thời gian qua, tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông gia tăng, đặc biệt tại các vùng biển gần khu vực Trung Đông-châu Phi (Biển Đỏ). Có vụ việc đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng củathuyền viên Việt Nam.Truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin lực lượng Houthi tuyên bố thời gian tới sẽ tấn công cả những tàu hàng đi qua Ấn Độ Dương (khu vực Nam Á) đến Mũi Hảo Vọng (châu Phi). Do đó, tình hình mất an ninh, an toàn hàng hải không chỉ giới hạn ở khu vực Trung Đông mà có thể lan sang khu vực Nam Á và châu Phi.Để bảo đảm an ninh, an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải quốc tế, ngày 26/3, Cục Quản lý lao động ngoài nước ban hành Công văn yêu cầu các doanh nghiệp dịch vụ làm việc với các đối tác, chủ tàu có người lao động Việt Nam làm việc về nguy cơ mất an ninh, an toàn nêu trên; phổ biến tình hình để người lao động cân nhắc làm việc trên các tàu vận tải đi qua các tuyến hàng hải nêu trên.Đồng thời, các doanh nghiệp yêu cầu đối tác có sử dụng lao động Việt Nam trên các tàu vận tải tránh xa các tuyến hàng hải mất an ninh, an toàn trong thời điểm hiện nay, hoặc tạm dừng cho đến khi tình hình an ninh, an toàn được bảo đảm. Thường xuyên nắm bắt tình hình người lao động đang làm việc ở nước ngoài trên các tàu vận tải. Trường hợp phát sinh vụ việc, tích cực phối hợp với đối tác, chủ tàu và các bên liên quan; báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước để được hỗ trợ xử lý.Trước đó, vào ngày 6/3/2024, tàu True Confidence treo cờ Barbados trên hải trình từ Singapore đến Jeddah - Saudi Arabia đã bị trúng tên lửa. Trên tàu có 20 thuyền viên, trong đó có 4 thuyền viên Việt Nam được Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Hàng hải Hải phòng (HP Marine) phái cử.Vụ tấn công tên lửa vào tàu hàng True Confidence đã khiến 3 thuyền viên thiệt mạng, gồm 2 thuyền viên Philippines và 1thuyền viên Việt Namlà Đại phó Đặng Duy Kiên, sinh năm 1983.Ngay sau đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Djbouti đã hỗ trợ 3 thuyền viên Việt Nam an toàn trong vụ tàu hàng True Confidence bị tấn công ở Biển Đỏ về nước. Tới tối 24/3, thi hài Đại phó Đặng Duy Kiên được các cơ quan chức năng cùng gia đình đưa về nước.
https://nhandan.vn/bao-dam-an-toan-cho-lao-dong-lam-viec-tren-cac-tau-van-tai-di-qua-khu-vuc-trung-dong-chau-phi-post801835.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "an toàn hàng hải", "lao động", "Biển Đỏ", "thuyền viên Việt Nam" ] }
Đề xuất cấp thuốc ngoại trú cho bệnh nhân mắc bệnh mạn tính tối thiểu 60 ngày
Bảo hiểm xã hộiViệt Nam đề xuất thời gian kê đơn, cấp thuốc cho bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính ổn định như tiểu đường, tăng huyết áp… được kê đơn sử dụng tối thiểu 60 ngày. Trong thời gian uống thuốc điều trị, người bệnh cần đi khám bệnh vẫn được hưởng chế độbảo hiểm y tế.
Ngày 11/6,Bảo hiểm xã hội Việt Namcó công văn số 1748 /BHXH-CSYT gửi Bộ trưởng Y tế về việc đề xuất thời gian kê đơn, cấp thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính.Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất Bộ Y tế ban hành quy định về việc kê đơn như sau: Với bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính ổn định (tiểu đường, tăng huyết áp...), số lượng thuốc được kê đơn đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày. Với bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng ARV từ 12 tháng trở lên ổn định thì số lượng thuốc được kê đơn, cấp thuốc điều trị sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày.Văn bản nêu rõ, ngày 14/3/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Công văn số 654/BHXH-CSYT về việc thời gian kê đơn cấp thuốc điều trị các bệnh mạn tính gửi Bộ Y tế, trong đó đề xuất thời gian kê đơn, cấp thuốc đối với bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính ổn định (như tiểu đường, tăng huyết áp…) với số lượng thuốc được kê đơn sử dụng tối thiểu 60 ngày, trong thời gian uống thuốc điều trị người bệnh cần đikhám bệnhthì vẫn được hưởng chế độbảo hiểm y tế.Tuy nhiên, đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa nhận được văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính.Vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bộ trưởng Y tế quan tâm, sớm chỉ đạo hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 52/2017/TT-BYT để giảm áp lực chờ đợi cho người bệnh, giảm thời gian đi lại và kinh phí cho người bệnh, đồng thời giảm tải cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên.Để giảm số lần người bệnh phải đến cơ sở khám, chữa bệnh để tái khám, giảm tình trạng quá tải tại các cơ sở khám, chữa bệnh... Công văn số 654 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất Bộ Y tế ban hành quy định về việc kê đơn như sau: Với bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính ổn định (tiểu đường, tăng huyết áp...), số lượng thuốc được kê đơn đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày. Với bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng ARV từ 12 tháng trở lên ổn định thì số lượng thuốc được kê đơn, cấp thuốc điều trị sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày. Chỉ riêng với trường hợp bệnh nhân điều trị các bệnh mạn tính tại tuyến cơ sở (trung tâm y tế, phòng khám), đề nghị Bộ Y tế cho phép cấp thuốc điều trị không quá 30 ngày.Đến hết tháng 5/2024, kinh phí chi thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế là hơn 52,8 nghìn tỷ đồng, tăng gần 6.200 tỷ đồng so cùng kỳ năm ngoái.
https://nhandan.vn/de-xuat-cap-thuoc-ngoai-tru-cho-benh-nhan-mac-benh-man-tinh-toi-thieu-60-ngay-post814144.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "cấp thuốc bảo hiểm y tế", "bệnh nhân mạn tính", "tiểu đường", "cao huyết áp", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "bảo hiểm y tế", "điều trị ngoại trú" ] }
Ngày mới trên đất rừng U Minh
Chúng tôi trở lại U Minh hạ vào những ngày trung tuần tháng 5 nơi nổi tiếng với rừng tràm bạt ngàn ở Cà Mau. Ai nấy đều vui mừng khi thấy chính quyền các địa phương có cách làm, cách khơi gợi hiệu quả để giúp người dân vượt khó vươn lên.
Từ thành phố Cà Mau, trục lộ láng nhựa phẳng phiu, đạt chuẩn cấp bốn đồng bằng về đến trung tâm huyện U Minh chỉ tầm 40 phút. Dọc tuyến lộ này, các xã miệt rừng ở U Minh có đường ô-tô nối liền về tận nơi...Chuyển biến ở xứ rừngSau cơn mưa buổi sáng, bà Lê Thị Lan ở ấp 12, xã Khánh Thuận, huyện U Minh về nhà với mớ bắp chuối (hoa chuối) vừa thu hoạch ở vườn. Bà Lan cho hay, nhờ đường sá đi lại thuận lợi, thương lái đi xe vào tận nơi thu mua mỗi bắp chuối từ 5.000 đến 10.000 đồng, thay vì chỉ làm thức ăn cho gia súc như ngày trước. “Ở xứ rừng, con cá, cọng rau… mỗi thứ một ít, nhưng ngày nào cũng có, không phải mua như ngoài chợ. Tiền bán những thứ lặt vặt để dành chi dùng cho nhu yếu phẩm, sinh hoạt hằng ngày”, bà Lan nói.Khánh Thuận một thời được ví là nơi “khỉ ho, cò gáy” khi không có đường, không có điện, người dân đa phần thiếu trước, hụt sau. Trước đây, gia đình ông Trần Văn Hậu ở ấp 16, xã Khánh Thuận nhiều lần có ý định bỏ đi nơi khác. Tuy nhiên, đến nay, nhờ cần cù lao động, quyết tâm vượt khó nên từ vài ha đất ban đầu, gia đình ông Hậu giờ có hơn 30 ha rừng trồng tràm, trồng keo lai, trở thành một trong những hộ khá của ấp.Ông Hậu chia sẻ: “Giao thông và các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống như ngày nay. Đó cũng là động lực giúp gia đình tôi bám trụ đất rừng U Minh gần 30 năm qua. Từ chỗ phải lo bữa ăn từng ngày thì giờ đây, gia đình tôi đã có của ăn, của để...”.Sự chuyển mình ở xứ rừng U Minh hạ bắt đầu khoảng 15 năm trở lại đây, khi chính quyền địa phương mạnh dạn thực hiện chuyển đổi sản xuất. Tại những khu đất rừng giao khoán cho dân, địa phương liên kết với hệ thống ngân hàng thương mại giúp người dân có vốn chuyển đổi từ trồng rừng tự nhiên sang kê liếp trồng tràm, trồng keo lai theo hình thức thâm canh, năng suất cao. Dưới tán rừng, người dân gác kèo ong, tận dụng mặt nước nuôi cá đồng, tận dụng bờ bao trồng chuối, cây ăn trái ngắn ngày, nuôi thêm gia súc, gia cầm…Nhờ “lấy ngắn, nuôi dài”, gia đình ông Ðỗ Hoàng Thạch ở ấp 21, xã Khánh Thuận giờ đã cất được nhà tường khang trang. Ông Thạch nhẩm tính: “Trồng rừng thâm canh giúp rút ngắn được khoảng 50% chu kỳ khai thác gỗ, chỉ còn từ bốn đến sáu năm so với trước. Gia đình tôi trồng trọt, chăn nuôi thêm trong thời gian chờ thu hoạch cây rừng. Với mỗi ha trồng tràm hoặc keo lai có giá trị từ 80-160 triệu đồng, mỗi hộ nhận khoán đất rừng trung bình 7 ha như gia đình tôi, đến khi khai thác cây rừng cũng dư hơn nửa tỷ đồng...”.Toàn huyện U Minh đang quản lý rừng tập trung hơn 32.000 ha, tỷ lệ che phủ của rừng và cây phân tán đạt hơn 45,7%. Phần lớn diện tích đã giao khoán cho dân để trồng rừng kinh tế kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Hằng năm, diện tích rừng đưa vào khai thác của địa phương này khoảng 20.000 ha, khối lượng lâm sản cung cấp cho thị trường từ 195.000-250.000 m3 gỗ, củi.Để góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế từ rừng, thời gian qua, U Minh dồn lực ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông giúp giao thương và tiêu thụ nông sản của người dân thuận lợi, bán được giá cao. Bằng các nguồn vốn khác nhau, đến nay, toàn huyện U Minh có hơn 1.125 km đường giao thông láng nhựa và bê-tông, xây dựng xong hơn 450 cây cầu bê-tông…, giúp nối liền các trục giao thông chính từ tỉnh đến huyện và từ huyện đến các xã, thị trấn và khóm, ấp.Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Khánh Thuận Trần Công Mười đúc kết: Việc triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đến hộ dân và giao thông thuận lợi trong thời gian gần đây là đòn bẩy tạo nên những thay đổi tích cực ở miệt rừng U Minh. Ngay như Khánh Thuận, lúc mới tách ra từ xã Khánh Hòa vào năm 2009, có hơn 1.000 hộ nghèo, thì nay giảm chỉ còn 190 hộ (theo tiêu chí mới)...Hứa hẹn sự phát triển mớiVùng đất U Minh giàu truyền thống yêu nước cũng là căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, bảo vệ an toàn cho các đồng chí lãnh đạo cấp cao của địa phương và Trung ương. Đây cũng là nơi ghi dấu nhiều chiến công vang dội đi vào lịch sử cách mạng Cà Mau đến tận ngày nay.Chịu ảnh hưởng nặng nề do bom đạn trong chiến tranh, những ngày đầu mới thành lập vào năm 1979, U Minh được xem là “túi nghèo” của Cà Mau, mọi thứ gần như phải bắt tay xây dựng lại từ đầu. Bằng ý chí, nghị lực vươn lên và tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, U Minh giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, sức sống mới. Đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau nhìn nhận: “Về với U Minh hôm nay, chúng ta vui mừng trước sự đổi thay, phát triển, diện mạo từ thành thị đến nông thôn tươi đẹp hơn, tràn ngập khí thế mới với khát vọng vươn lên, hứa hẹn một tương lai phát triển”.Giao thông thuận lợi là đòn bẩy tạo sức bật mới trong phát triển kinh tế-xã hội ở miệt rừng U Minh hạ.Thời gian qua, U Minh triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội gắn với giảm nghèo bền vững. Gia đình ông Nguyễn Vũ Linh ở ấp 11, xã Khánh Thuận, nhiều năm liền trong danh sách hộ nghèo. Nhờ được Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí xây dựng nhà ở và hỗ trợ vay vốn sản xuất, ông Linh có tiền xây chuồng nuôi heo kết hợp gà, vịt. “Tận dụng đất bờ kênh, tôi còn trồng cây ăn trái, rau màu để có thêm thu nhập. Nhờ vậy, gia đình không chỉ thoát nghèo mà còn dư tiền mua thêm được 1 ha đất trồng rẫy và 4 ha đất rừng để trồng keo lai thâm canh”, ông Linh cho hay.Bằng nhiều cách thức hỗ trợ, giúp đỡ khác nhau theo nhu cầu thực tế để giúp hộ nghèo, cận nghèo, từ năm 2015 đến nay, U Minh giảm hộ nghèo từ 21,69% (gần 5.400 hộ) xuống chỉ còn 4,68% (khoảng 1.200 hộ) như hiện nay, trong khi hộ cận nghèo chỉ còn hơn 400 hộ (khoảng 1,61%).Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh Huỳnh Minh Nguyên, trong 10 năm gần đây, huyện giảm nghèo bình quân hơn 2%/năm và hiện tại không còn hộ gia đình chính sách nghèo, cận nghèo và có 4/94 ấp đã xóa hộ nghèo, cận nghèo. Trong năm 2024, huyện đề ra mục tiêu giảm ít nhất thêm 1,5% hộ nghèo và xóa toàn bộ hộ nghèo trên địa bàn thị trấn U Minh.Để hoàn thành mục tiêu, ngay từ đầu năm 2024, Huyện ủy U Minh phân công các ban, ngành, đoàn thể huyện phụ trách, giúp đỡ 49 ấp có tỷ lệ hộ nghèo cao; tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất, mô hình giảm nghèo hiệu quả, bền vững... “Chúng tôi không giúp “con cá” mà tạo ra “cần câu” để hộ nghèo chí thú lao động, từng bước vươn lên và không tái nghèo. Đây cũng chính là mục tiêu dài hơi trong công tác xóa đói, giảm nghèo mà huyện kiên trì thực hiện suốt thời gian qua”, đồng chí Huỳnh Minh Nguyên chia sẻ.Ngày 20/5/2024 vừa qua đánh dấu U Minh tròn 45 năm tuổi kể từ ngày thành lập huyện. Đây cũng là mốc son đánh dấu sự lớn mạnh, trưởng thành của Đảng bộ và hệ thống chính trị huyện U Minh. Đến nay, Đảng bộ huyện có 3.846 đảng viên sinh hoạt ở 50 tổ chức cơ sở đảng. So với thời điểm mới thành lập, số tổ chức cơ sở đảng tăng hơn 16,6 lần, số đảng viên tăng hơn 14,3 lần. Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 62,5 triệu đồng/năm; hộ sử dụng điện lưới quốc gia hơn 99,7%; hộ nghèo từ hơn 26% chỉ còn 4,68%; 4/7 xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới...Bí thư Huyện ủy U Minh Đoàn Việt Khoa khẳng định: “Người dân U Minh một thời hứng chịu bom, đạn của kẻ thù trong chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh” thì nay tiếp tục bám đất, bám làng, một lòng kiên trung theo Đảng, cùng Đảng bộ huyện tạo diện mạo nông thôn ngày thêm đổi mới”.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Phạm Thành Ngại yêu cầu, thời gian tới, Đảng bộ huyện U Minh tiếp tục khơi dậy tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, ý thức tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên, phát huy sức mạnh đoàn kết trong xây dựng và phát triển. Tập trung phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa-xã hội, chăm lo tốt cho gia đình cách mạng, gia đình người có công, bảo đảm cho bà con có cuộc sống đủ đầy hơn về vật chất, tinh thần, xem đây là mục tiêu cao nhất.Qua nhiều thập kỷ, cây tràm vẫn kiên trung bám trụ với vùng đất nhiễm phèn này như người dân U Minh không chùn bước trước khó khăn, gian khổ, chung sức, đồng lòng dệt chiếc áo mới cho quê hương U Minh có lợi thế biển bạc, rừng vàng...
https://nhandan.vn/ngay-moi-tren-dat-rung-u-minh-post811085.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [] }
Nội Bài hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất
NDO -Từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày 23/3, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài hưởng ứngChiến dịch 1 giờ tắt đènvì Trái đất với thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”, dự kiến tiết kiệm được 4.000 kW giờ.
Với những nỗ lực tắt, giảm điện trong 1 tiếng triển khai Chiến dịch“Tiết kiệm điện-Thành thói quen” Giờ Trái đất, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài dự kiến tiết kiệm được 4.000kW/giờ. Chương trình Giờ Trái đất tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài không làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động bay tại Cảng.Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 với thông điệp “Tiết kiệm điện-Thành thói quen” gửi đến cộng đồng không chỉ là tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường chỉ trong một giờ đồng hồ, mà mọi cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp phải thực hành nó thường xuyên trong suốt 365 ngày của cả một năm, để tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen.Cán bộ, nhân viên NIA hưởng ứng Giờ Trái đất.Hằng năm, chiến dịch Giờ Trái đất luôn được Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài tích cực tham gia hưởng ứng với sự chung tay của đông đảo các cơ quan, doanh nghiệp tại Cảng nhằm tuyên truyền, vận động người lao động, hành khách đi/đến qua Cảng và cả cộng đồng nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới.Nhằm đạt được kế hoạch và mục tiêu tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả năm 2024, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài thực hiện các giải pháp gồm: Thay thế các loại bóng đèn tuýp, đèn compact bằng đèn led tại nhà ga T1 và sảnh E-T1; sửa chữa 3 tháp giải nhiệt, Hệ thống điều hòa Nhà ga T1; sửa chữa lọt khí máy làm lạnh nước hệ thống điều hòa-Nhà ga T1; Thay thế 4 tổ máy điều hòa cục bộ tại khu vực công cộng tầng 2 nhà ga T1. Theo đó, mức năng lượng tiết kiệm là 637.559 kW giờ/năm, tiết kiệm chi phí 1,4 tỷ đồng/năm so với việc sử dụng các thiết bị cũ.Với những nỗ lực tắt, giảm điện trong 1 tiếng triển khai Chiến dịch Giờ Trái đất, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài dự kiến tiết kiệm được 4.000 kW giờ. Chương trình Giờ Trái đất tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài không làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động bay tại Cảng.Nhằm kêu gọi sự đồng thuận của các cơ quan, đơn vị hoạt động tại Cảng cũng như thông tin rộng rãi đến mọi hành khách qua Cảng trong khung thời gian thực hiện Giờ Trái Đất, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp của chương trình, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã triển khai kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền như: đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội; treo băng rôn tại tất cả các đơn vị trực thuộc Cảng; tại Nhà ga hành khách T1, T2; phát thanh thông báo cho hành khách trên hệ thống phát thanh của Nhà ga đồng thời gửi văn bản tới 53 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động tại Cảng để cùng đồng hành, góp sức tham gia chiến dịch chống biến đổi khí hậu bằng những hành động thiết thực.Tin liên quanKhách bay quốc tế qua Nội Bài vượt “đỉnh” năm 2019Với vai trò là một trong những cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm quốc gia, để sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã triển khai kế hoạch chi tiết, đề ra các giải pháp công nghệ, kỹ thuật trong công tác quản lý, điều hành hoạt động như: Sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ led; áp dụng công nghệ tự động, công nghệ thông tin để quản lý tối ưu thời gian tiêu thụ điện năng của các trang thiết bị, tự động tắt khi không có nhu cầu sử dụng và tự động bật khi có nhu cầu sử dụng; sử dụng biến tần cho các động cơ cỡ lớn.Những tấm poster về Giờ Trái đất nổi bật tại nhiều khu vực Nhà ga.Kết quả thực tế năm 2023, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã triển khai điều chỉnh số lượng đèn âm trần bật vào ban ngày tại sảnh tầng 3-4, Nhà ga T1 phù hợp điều kiện ánh sáng thực tế; thay thế các bóng đèn tuýp, compact, metal, halide, cao áp, sodium bằng bộ đèn led tại Nhà ga hành khách T1; thay thế các tấm trao đổi nhiệt sảnh E Nhà ga T1; đại tu máy làm lạnh nước Hệ thống điều hòa sảnh E - Nhà ga T1; thay thế 2 tổ máy điều hòa cục bộ tại tầng 2 Nhà ga T1; sửa chữa lọt khí làm lạnh nước Chiller số 4 - Nhà ga T1 với mức năng lượng tiết kiệm là 357.205 kW giờ/năm, tiết kiệm chi phí tiền điện trên 700 triệu đồng/năm so với phương án khai thác cũ và việc sử dụng các thiết bị trước đây.Qua 16 năm hưởng ứng kể từ năm 2009 theo sáng kiến của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WFF), Chiến dịch Giờ Trái đất đã trở thành truyền thống hằng năm của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, góp phần tích cực cùng các doanh nghiệp và cộng đồng hướng tới xây dựng một cảng hàng không “Hiện đại, văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường”.
https://nhandan.vn/noi-bai-huong-ung-chien-dich-gio-trai-dat-post801284.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Giờ Trái đất", "Sân bay quốc tế Nội Bài", "WFF", "Tiết kiệm điện", "Nhà ga T1", "Nhà ga", "“Tiết kiệm điện – Thành thói quen”" ] }
Hơn 96% cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dùng căn cước công dân gắn chíp
Hiện nay, toàn quốc đã có hơn 12.300 cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip. Con số này đạt 96,26% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc.
Ngày 29/3, tổ công tác Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) củaBảo hiểm xã hộiViệt Nam họp triển khai nhiệm vụ.Theo Trung tâm Công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến tháng 3/2023, toàn quốc đã có hơn 12.300 cơ sở khám, chữa bệnh triển khaikhám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip. Con số này đạt 96,26% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc, với hơn 18,7 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân thành công phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Họp tổ công tác Đề án 06 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.(Ảnh: Tâm Trung)Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, hoàn thành tích hợp, cung cấp thành công các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của ngành bảo hiểm xã hội. Đó là: Tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; Liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí; Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; Đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế…Đến tháng 3/2023, toàn quốc đã có hơn 12.300 cơ sở khám, chữa bệnh triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip. Con số này đạt 96,26% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc, với hơn 18,7 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân thành công.Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang phối hợp Bộ Công antriển khai các công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên căn cước công dân gắn chípvà trên dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để hạn chế và ngăn chặn trục lợi khi đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nâng cấp, điều chỉnh Cổng tiếp nhận (thuộc Hệ thống Giám định bảo hiểm y tế) và Phần mềm Tiếp nhận và quản lý hồ sơ để tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc. Đồng thời, triển khai thí điểm tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Quảng Bình và Hà Nội, xác thực sinh trắc trong tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương và Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa (Hà Nội).Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đang phối hợp Bộ Y tế triển khai Sổ sức khỏe điện tử. Cùng với đó, đồng thời hoàn thành việc nâng cấp phần mềm, bổ sung chức năng để hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử điện tử qua hạ tầng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phục vụ triển khai dịch vụ công cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến và triển khai các dịch vụ công liên thông theo Đề án 06…Tại cuộc họp các thành viên tổ công tác cũng phát biểu ý kiến, về một số tồn tại trong thực hiện Đề án 06 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Cụ thể như: Chất lượng, hiệu quả trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế, chưa thực sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp. Việc triển khai số hóa hồ sơ "đầu vào" thực hiện thủ tục hành chính còn chậm. Kết nối, khai thác thông tin, dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công vẫn còn có những vướng mắc; tại một số đơn vị, công tác chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ chưa thực sự quyết liệt…Các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của ngành bảo hiểm xã hội:Tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; Liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí; Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; Đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế…Đánh giá công việc của tổ công tác ngày càng nhiều, thời gian triển khai gấp, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Chu Mạnh Sinh giao Trung tâm Công nghệ thông tin - thành viên thường trực tổ công tác - chuẩn bị các bước để tham mưu Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiện toàn và thành lập tổ công tác thực hiện Đề án 06 tại bảo hiểm xã hội các địa phương.Các tổ công tác này có Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố làm tổ trưởng, có cơ chế phân công rõ người, rõ việc, rõ kết quả, rõ trách nhiệm. Đây sẽ “cánh tay nối dài”, đầu mối quan trọng để tổ công tác Đề án 06 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo, phối hợp triển khai các nhiệm vụ liên quan trên địa bàn.
https://nhandan.vn/hon-96-co-so-kham-chua-benh-bao-hiem-y-te-dung-can-cuoc-cong-dan-gan-chip-post745251.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "căn cước công dân gắn chíp", "bảo hiểm y tế", "Đề án 06", "bảo hiểm xã hội" ] }
[Ảnh] Ra mắt Không gian trưng bày, trải nghiệm và giới thiệu sản phẩm Báo Nhân Dân
NDO -Ngày 18/6, nhân dịp kỷ niệm 99 nămNgày Báo chí cách mạng Việt Nam, Báo Nhân Dân đã tổ chức ra mắt không gian trưng bày, trải nghiệm, và giới thiệu sản phẩm của Báo Nhân Dân tại kiot số 71 phố Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên Giáo Trung ương; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông; Quế Đình Nguyên, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Đinh Như Hoan, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân.Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc.Các đại biểu cắt băng khai mạc ra mắt không gian trưng bày, trải nghiệm và giới thiệu sản phẩm của Báo Nhân Dân.Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh giới thiệu những ấn phẩm và không gian đặc biệt này với Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn.Không gian gian trưng bày tại cổng Báo Nhân Dân gồm các ấn phẩm đặc biệt, các tư liệu quan trọng của Báo Nhân Dân, nơi đây sẽ mở cửa tự do, miễn phí cho người dân và độc giả đến xem và trải nghiệm.Các đại biểu tham quan gian trưng bày tại cổng Báo Nhân Dân và góc cuối phố Bảo Khánh.Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh giới thiệu "Ấn phẩm vật lý số Báo Nhân Dân" với các đại biểu.Không gian trưng bày, trải nghiệm, và giới thiệu sản phẩm của Báo Nhân Dân tại kiot số 71 phố Hàng Trống, Hà Nội.Người dân Thủ đô thích thú trải nghiệm không gian trưng bày Báo Nhân Dân.Các bạn trẻ vừa được trải nghiệm đọc Báo Nhân Dân và thưởng thức cà-phê.Các bạn trẻ thích thú và ấn tượng với các ấn phẩm số khá mới lạ và đặc biệt của Báo Nhân Dân."Ấn phẩm vật lý số" sẽ mang đến trải nghiệm mới lạ cho người dân cũng như bạn đọc khi đến đây.Dù mới ngày đầu ra mắt, không gian trưng bày, trải nghiệm và giới thiệu sản phẩm Báo Nhân Dân đã thu hút khá đông người dân đến tham quan trải nghiệm.Uống cà-phê Nhân Dân và trải nghiệm thật "chill" cùng không gian này.Không gian trạm đọc Báo Nhân Dân và uống cà-phê mở cửa từ 7 giờ sáng đến 22 giờ 30 phút hằng ngày chắc chắn sẽ là điểm đến yêu thích mới cho người dân Thủ đô.Check-in cùng không gian Báo Nhân Dân.
https://nhandan.vn/anh-ra-mat-khong-gian-trung-bay-trai-nghiem-va-gioi-thieu-san-pham-bao-nhan-dan-post814919.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Báo Nhân Dân", "99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam", "71 phố Hàng Trống", "Kiot Báo Nhân Dân", "Không gian trưng bày" ] }
Hà Nội sẽ đẩy mạnh luân chuyển cán bộ
Ngày 13/10, Ban Tổ chứcThành ủy Hà Nộitổ chức hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo Đề án tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và Kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ các ban, ngành, sở và các quận, huyện, thị xã, cấp ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Nguyễn Minh Long cho biết: Đề án nhằm chủ động xây dựngđội ngũ cán bộchủ chốt cấp xã bảo đảm số lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hóa và trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, đột phá trong tạo nguồn, xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.Đề án cũng nhằm tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu trong Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 31/5/2021 và Quy định số 07- QĐ/TU ngày 16/8/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ.Trong khi đó, Kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ các ban, ngành, sở và các quận, huyện, thị xã, cấp ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội nhằm bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ; khắc phục tình trạng nơi thừa nơi thiếu và cục bộ, khép kín; tránh sức ì, phát huy sự đổi mới, tích cực, tạo động lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, tạo nguồn cán bộ đảm bảo tính liên thông, đồng bộ trong công tác cán bộ của thành phố.Về phạm vi, dự thảo Kế hoạch nêu ưu tiên bố trí sắp xếp theo 3 khối: Khối các cơ quan Đảng; khối các cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; khối các cơ quan chính quyền, đơn vị sự nghiệp công lập.Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương; cán bộ, công chức, viên chức trẻ (dưới 35 tuổi), trong quy hoạch; có năng lực công tác, triển vọng phát triển; chưa có kinh nghiệm công tác thực tiễn tại cơ sở.Cũng theo dự thảo Kế hoạch, sẽ có 4 đợt luân chuyển, điều động cán bộ trong 2 năm tới, định kỳ 6 tháng 1 lần.Tại hội nghị, các ý kiến cơ bản nhất trí với dự thảo 2 văn bản nêu trên và đề xuất thêm một số nội dung cần bổ sung, làm rõ.Đáng chú ý, các ý kiến cho rằng, việc thực hiện các chủ trương trên rất cần thiết, cán bộ, nhất là người dưới 35 tuổi nếu được đưa đi cơ sở đào tạo thì chỉ sau 2-3 năm đã dày dạn kinh nghiệm, nâng cao cả bản lĩnh và trình độ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành.Trong khi đó, việc bố trí bí thư, chủ tịch cấp xã không phải người địa phương đều ghi nhận thành công.Ngoài ra, có ý kiến đề xuất, nên tổ chức đào tạo các chức danh chủ chốt cấp xã, nhất là bí thư đảng ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã theo hướng chính quy, chuyên nghiệp.Đặc biệt, thành phố cần nghiên cứu có chế độ đãi ngộ, chế độ chính sách xứng đáng mới có thể thu hút nhân sự có trình độ và giữ chân nhân sự chất lượng cho cấp xã.
https://nhandan.vn/post-777477.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "luân chuyển cán bộ", "Công tác cán bộ", "Thành ủy Hà Nội" ] }
Tặng quà cho trẻ khó khăn nhân Ngày quốc tế Thiếu nhi
NDO -Ngày 1/6, nhân dịpNgày quốc tế Thiếu nhi1/6, tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Văn hóa-Thể thao quận Gò Vấp; Ngân hàng thực phẩm Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Nụ cười trẻ thơ” với sự tham gia của hơn 200 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Đây là một trong các hoạt động nhằm tạo môi trường vui chơi, sáng tạo và bổ ích cho các em nhỏ trong cộng đồng, từ đó giúp các em phát triển toàn diện về mặt văn hóa, thể chất và tinh thần.Đồng thời, chương trình tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động nghệ thuật, thể thao và giáo dục góp phần quan trọng trong việc xây dựng tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ. Đặc biệt làtrẻ em khó khăn, yếu thế dễ bị tổn thương trong cộng đồng.Tại chương trình, các em nhỏ đến từ các mái ấm, trung tâm nhà mở, trường tình thương,... trên địa bàn quận Gò Vấp đã nhận quà và tham gia vui chơi các trò chơi vận động, thi đấu, kết nối và giao lưu với nhau trong ngày Tết của mình. Đây cũng là hoạt động thường niên để động viên tinh thần cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.Đại diện Ban Tổ chức trao quà cho các em nhỏ tại chương trình.Cùng tham gia với các em thiếu nhi, bà Punnika Kaewsrion, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam chia sẻ: Cùng tham gia các hoạt động vui chơi, tặng quà cho các em nhỏ là dịp để chúng ta có thể mang lại niềm vui và sự hỗ trợ đến cho những em nhỏ, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Gò Vấp.Tại Việt Nam, Hiệp hội luôn chú trọng các hoạt động vì xã hội và trách nhiệm cộng đồng và chúng tôi tin rằng việc đầu tư vào dinh dưỡng, giáo dục và sức khỏe cho trẻ em là một phần quan trọng của sứ mệnh này.Một trò chơi phối hợp khiến các em nhỏ thích thú.Chương trình “Nụ cười trẻ thơ” là một trong các hoạt động của Ngân hàng thực phẩm Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức thuộc dự án “Nâng cao dinh dưỡng và tầm vóc cho trẻ em - hướng đến một Việt Nam khỏe mạnh” nhằm nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng đối với trẻ em.Bà Nguyễn Hoàng Trúc Linh, Giám đốc Điều hành Ngân hàng thực phẩm Việt Nam cho biết, bên cạnh các hoạt động tặng quà, vui chơi, dự án còn hướng đến việc cung cấp những giải pháp toàn diện và bền vững, từ giáo dục đến sức khỏe và phát triển cá nhân, nhằm tạo điều kiện cho các em có cơ hội phát triển toàn diện và hạnh phúc.
https://nhandan.vn/tang-qua-cho-tre-kho-khan-nhan-ngay-quoc-te-thieu-nhi-post812205.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "an sinh xã hội", "trẻ em khó khăn", "Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan" ] }
Cải cách tiền lương phải đi đôi với nâng cao năng suất lao động
NDO -Trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết, dù đã tiết kiệm được một khoản ngân sách để dành cho cải cách tiền lương, trong thời gian tới, vẫn cần nhiều nguồn lực để phục vụ công tác này. Do đó, nếu không nâng cao năng suất lao động thì sẽ gặp khó trong huy động nguồn lực để tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga về các nội dung liên quan đến cải cách tiền lương và các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới.Phóng viên: TạiKỳ họp thứ 7, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, những tháng đầu năm 2024... Qua nghiên cứu Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu đánh giá thế nào về các báo cáo này?Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga:Đối với báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, tôi có quan tâm đến một số chỉ tiêu.Thứ nhất là có những chỉ tiêu mà 3 năm liên tiếp chúng ta không đạt được mục tiêu đề ra. Đó là tỷ lệ tăng năng suất lao động bình quân của xã hội trong năm 2023 là năm thứ 3 liên tiếp chúng ta không đạt mục tiêu.Thứ hai, về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP của nước ta vẫn ở mức cao hơn mức trung bình của thế giới nhưng chúng ta cũng có 5 trong số 15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, và đó cũng là những chỉ tiêu rất “xương sống” của nền kinh tế.Chính vì vậy, thách thức đối với tăng trưởng trong thời gian tới là rất lớn, đặc biệt là trong năm 2024 - năm tăng tốc để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của nhiệm kỳ này.Quang cảnh một phiên họp của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7. (Ảnh: DUY LINH)Phóng viên: Theo đại biểu, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga:Riêng đối với chỉ tiêu năng suất lao động bình quân, dù đã rất nỗ lực để nâng caonăng suất lao độngxã hội song chúng ta vẫn chưa đạt mục tiêu như mong muốn.Trong báo cáo của Chính phủ cũng đã phân tích rất kỹ các nguyên nhân khiến cho năng suất lao động của chúng ta nhiều năm liền không đạt mục tiêu, trong đó có nêu vấn đề sự dịch chuyển cơ cấu lao động của chúng ta cũng chưa được như mong muốn. Phần lớn lao động của Việt Nam là đều nằm ở khu vực phi chính thức và khu khu vực nông nghiệp, đều là những khu vực có năng suất lao động thấp.Thứ hai, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào trong sản xuất cũng còn hạn chế. Tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong nền kinh tế cũng thấp. Đó là những nguyên nhân khiến cho năng suất lao động của chúng ta chưa cao.Thêm nữa, việc chúng ta thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tôi vẫn chưa đạt yêu cầu.Tin liên quanTìm giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động Việt NamNgoài ra, tôi thấy còn một điểm cũng khá liên quan, đó là trong những tháng đầu năm 2024, nhiều vụ tai nạn lao động liên tiếp xảy ra, thậm chí có những vụ tai nạn lao động gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Tựu trung lại, có hai nhóm nguyên nhân chính: Thứ nhất là do sự bất cẩn của bản thân người lao động, trong quá trình lao động không tuân thủ một cách nghiêm túc và chặt chẽ các quy trình, quy định về an toàn; và thứ hai là do môi trường lao động cũng như máy móc còn kém chất lượng, khiến cho tai nạn lao động xảy ra.Điều này cũng phản ánh một phần môi trường lao động và kỹ năng, trình độ lao động của người lao động Việt Nam vẫn hạn chế và đó cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động.Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng nhắc lại tồn tại mà chúng ta đã đề cập trong năm 2022 và cả năm 2023, đó là có một bộ phận cán bộ, công chức còn ngại khó, ngại khổ, còn có tình trạng né tránh trong công việc. Tình trạng này hiện vẫn chưa được cải thiện và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho năng suất lao động của chúng ta cũng chưa được cải thiện.Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Phóng viên: Liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời gian qua, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đã chỉ rõ, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như: “Tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ dẫn đến trì trệ, kém hiệu quả trong hoạt động điều hành của bộ máy nhà nước ở một số cơ quan, tổ chức mặc dù đã có nhiều giải pháp nhưng chậm được khắc phục”. Quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào và đâu là giải pháp cốt lõi cho vấn đề này?Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga:Như tôi đã nói ở trên, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức không quyết liệt trong công việc chắc chắn sẽ dẫn đến độ trễ và độ ỳ nhất định. Nó cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động, đặc biệt là trong khu vực công. Đây cũng là điều mà chúng ta cần phải quyết liệt trong thời gian tới.Nếu như chúng ta chỉ tập trung vào 1-2 giải pháp thôi thì cũng chưa toàn diện. Trong báo cáo của Chính phủ tôi thấy đã nêu ra nhiều giải pháp rất toàn diện. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nhấn mạnh để chúng ta thực sự có được sự chuyển biến thì phải thực hiện tốt và thực hiện nghiêm các quy định đã có.Hiện hệ thống pháp luật và các quy định của chúng ta đã khá toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên khâu thực hiện nhiều khi vẫn còn chưa được nghiêm. Thí dụ như vẫn còn tình trạng nể nang trong đánh giá công chức, viên chức, dẫn đến tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, đảng viênngại khó, ngại khổ hay né tránh trong công việc vẫn kéo dài.Nếu như chúng ta đã nhận diện được vấn đề thì cần mạnh dạn trong khâu đánh giá và khâu xử lý. Bởi vì tất cả những quy định chúng ta đều đã có, và vấn đề là chúng ta có áp dụng đúng hay không? Tôi cho rằng nếu chúng ta thực hiện nghiêm các quy định, đặc biệt là đối với đánh giá đảng viên, đánh giá công chức hàng năm cần có sự thay đổi để thực hiện tốt quy định về khen thưởng, kỷ luật, qua đó góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng này.Tin liên quanTình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm chậm khắc phụcPhóng viên: Quay trở lại vấn đề năng suất lao động, theo bà, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng chỉ tiêu năng suất lao động đặt ra mà 3 năm liền đều không đạt?Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga:Các giải pháp cho vấn đề này cũng đã được nêu rõ ra trong báo cáo Chính phủ. Nhưng theo tôi, muốn tăng năng suất lao động thì sự nỗ lực của chúng ta không phải chỉ ngày một ngày hai là có thể nhìn thấy một cách rõ rệt.Thứ nhất, chúng ta vẫn phải tập trung vào việc đầu tư cho môi trường lao động không chỉ về yếu tố an toàn mà còn cần mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật để cải thiện năng suất lao động.Thứ hai, cần nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động của người lao động, cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề.Bên cạnh đó, một giải pháp quan trọng là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong bối cảnh chúng ta hiện nay vẫn đang tập trung quá nhiều vào khu vực có năng suất lao động thấp.Chúng ta vẫn xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế và bộ phận lao động nằm trong khu vực nông nghiệp lại có năng suất lao động thấp. Vậy thì trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, chúng ta không thể chuyển dịch quá nhanh, và giải pháp là cần đầu tư áp dụng khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp nâng cao năng suất lao động ở khu vực nông nghiệp, góp phần để trụ đỡ này vững chắc hơn.Phóng viên: Một điểm nhấn quan trọng trong năm 2024 là sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp từ ngày 1/7 tới đây. Theo đại biểu, cần phải quan tâm đến vấn đề nào để việc cải cách tiền lương sắp tới thực sự khả thi và hiệu quả?Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga:Vấn đềcải cách tiền lươngđã được dư luận rất quan tâm. Cái mới của cải cách tiền lương chính là việc thay đổi cách tính lương cho người lao động khu vực công. Trước đây, cách tính lương truyền thống dựa trên ngạch, bậc nhưng bây giờ thì trả lương theo vị trí việc làm.Với cách tính lương mới này, tiền lương của người lao động nói chung được tăng lên đáng kể và tạo được sự công bằng hơn. Thí dụ cùng một vị trí việc làm, cùng một trình độ, cùng một năng lực thì lương nhận được là như nhau, bất kể tuổi tác hay đã vào công chức, viên chức lâu hay chưa. Điều đó tạo được sự động viên cho người lao động. Ngoài ra, những quy định liên quan đến quỹ khen thưởng trong cách tính lương mới này tôi thấy cũng rất công bằng, hợp lý.Tin liên quanBảo đảm quyền lợi người lao động trước và sau cải cách tiền lươngTuy nhiên, nếu như chúng ta muốn nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ cải cách tiền lương thì vẫn cần phải lưu ý thêm một số vấn đề.Thứ nhất, cải cách tiền lương phải đi đôi với việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp lại bộ máy làm sao cho tinh gọn thực sự. Bởi vì với một bộ máy tinh gọn, làm việc hiệu quả thì chúng ta mới có nguồn lực để tiếp tục cải cách tiền lương, còn nếu cứ duy trì một bộ máy cồng kềnh và có những bộ phận làm việc không hiệu quả thì chúng ta khó có nguồn lực để cải cách tiền lương trong giai đoạn tiếp theo.Thứ hai, cải cách tiền lương cũng phải đi đôi với việc đổi mới cách đánh giá, gồm cả khen thưởng và đánh giá hàng năm để tạo căn cứ cho việc thực hiện quỹ khen thưởng. Nếu như cải cách tiền lương, cách tính lương đã tương đối công bằng nhưng cách đánh giá chưa tương xứng thì tôi thấy rằng cũng chưa đạt được mục tiêu đề ra.Thứ ba, cải cách tiền lương phải đi đôi với việc nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, Chính phủ đã tiết kiệm được một khoản ngân sách để dành cho cải cách tiền lương, nhưng đó là khoản ngân sách chúng ta đã tiết kiệm trong thời gian qua. Trong thời gian tới, vẫn cần rất nhiều nguồn lực để cải cách tiền lương. Nếu không nâng cao năng suất lao động thì chúng ta rất khó khăn trong cái việc tạo nguồn lực để tiếp tục thực hiện chính sách tiền lương mới này.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống
https://nhandan.vn/cai-cach-tien-luong-phai-di-doi-voi-nang-cao-nang-suat-lao-dong-post812364.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Tiền lương", "Cải cách", "năng suất lao động", "vị trí việc làm", "đại biểu Quốc hội" ] }
Kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh để tối ưu sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế
Việc kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhằm tối ưu sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế, phòng tránh, hạn chế tối đa các chi phí bất hợp lý, lãng phí. Từ đó, có nguồn lực dành cho những nhiệm vụ thiết thực, phục vụ người bệnh, nhất là người bệnh nặng và mãn tính.
Chiều 17/6, Tổng Giám đốcBảo hiểm xã hộiViệt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì buổi làm việc với bảo hiểm xã hội 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnhbảo hiểm y tế. Đó là các địa bàn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Bình Định, Đắk Lắk, Cần Thơ.Phát biểu mở đầu, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đánh giá, 12 tỉnh, thành phố tham dự buổi làm việc là những đơn vị chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phíkhám, chữa bệnh bảo hiểm y tếtoàn quốc. Các địa phương cần nhận thức rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong quản lýQuỹ Bảo hiểm y tế. Những tỉnh sử dụng quỹ lớn thì trách nhiệm càng lớn hơn, cần không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý, làm tròn trách nhiệm với người dân trong công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; bảo đảm tính chia sẻ của Quỹ, chứ không phải cào bằng.Tổng cộng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của 12 tỉnh, thành phố tham dự làm việc chiếm đến hơn 50% của toàn quốc. Hết tháng 5/2024, một số tỉnh trong nhóm này có tỷ lệ chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao, có khả năng vượt dự toán được Chính phủ giao.Cụ thể, kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhằm tối ưu sử dụngQuỹ Bảo hiểm y tế, phòng tránh, hạn chế tối đa các chi phí bất hợp lý, lãng phí, từ đó có nguồn lực dành cho những nhiệm vụ thiết thực, phục vụ người bệnh, nhất là người bệnh nặng và mãn tính.Trên tinh thần này,bảo hiểm xã hộicác địa phương cần thường xuyên làm việc, giao ban, trao đổi để truyền tải đến đội ngũ lãnh đạo, các y, bác sĩ tại các cơ sở khám, chữa bệnh để cùng chung tay vì mục tiêu chung là bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế và tối ưu sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế hiệu quả, đúng quy định, trong điều kiện quỹ còn hạn chế.Vì vậy, tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc yêu cầu, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ đầu năm đến nay; tập trung vào kết quả thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo ngành và chính quyền địa phương trong công tác này; kết quả triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý rủi ro, làm việc với các cơ sở y tế…Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: VSS)Tại hội nghị, ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho biết, tổng cộng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của 12 tỉnh, thành phố tham dự làm việc chiếm đến hơn 50% của toàn quốc. Hết tháng 5/2024, một số tỉnh trong nhóm này có tỷ lệ chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao, có khả năng vượt dự toán được Chính phủ giao. Nhiều địa phương có số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cao hơn nhiều bình quân chung toàn quốc cả về nội trú và ngoại trú, tương tự là số ngày điều trị bình quân…Đánh giá tình hình kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thời gian qua, toàn quốc có những bước chuyển biến tích cực từ sự lãnh đạo quyết liệt của lãnh đạo ngành cùng sự vào cuộc của bảo hiểm xã hội các địa phương, mặc dù vậy, ông Phúc cho rằng, các địa phương cần tập trung có giải pháp phù hợp hơn nữa, tập trung vào những vấn đề riêng, đặc thù trên địa bàn.Ông Phúc đề nghị, bảo hiểm xã hội các địa phương bám sát các quy định theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP để lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh làm việc cho đúng, chọn đúng nội dung cảnh báo. Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội các địa phương cần kết hợp các phát hiện qua công tác giám định để phân tích nguyên nhân gia tăng.Kết luận buổi làm việc, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu, các đơn vị chuyên môn Bảo hiểm xã hội Việt Nam bám sát các quy định trong Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ để xây dựng các cơ chế kiểm soát, đưa ra các tiêu chí để từng cấp lãnh đạo, cán bộ liên quan biết và soi chiếu khi thực hiện. Tăng cường hệ thống thống kê, tổng hợp, đánh giá trên toàn quốc và từng địa phương phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo ngành và thực hiện nhiệm vụ tại bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố.Trên cơ sở pháp lý là Luật Bảo hiểm y tế và Nghị định 75/2023/NĐ-CP, bảo hiểm xã hội các địa phương cần thường xuyên gửi cảnh báo đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế về các chi phí, yếu tố gia tăng không phù hợp, bất hợp lý được chứng minh qua các con số, biểu đồ để các cơ sở y tế biết và điều chỉnh cho phù hợp.Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ước đến tháng 6/2024, cả nước có khoảng 89,552 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú (tăng 6,563 triệu lượt người, tương đương 7,91%) so với cùng kỳ năm 2023). Số tiền giám định, thanh toán bảo hiểm y tế hơn 66,92 nghìn tỷ đồng.Đặc biệt, trong quá trình thực hiện giải quyết, chi trả chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan giải quyết khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi cho các cơ sở khám, chữa bệnh và bảo đảm tốt quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế theo luật định.
https://nhandan.vn/kiem-soat-chi-phi-kham-chua-benh-de-toi-uu-su-dung-quy-bao-hiem-y-te-post814755.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "bảo hiểm y tế", "Quỹ Bảo hiểm y tế", "khám chữa bênh bảo hiểm y tế", "bảo hiểm xã hội", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam" ] }
Tháng vận động bảo hiểm xã hội toàn dân và nỗ lực mở rộng độ bao phủ chính sách
NhânTháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân, cần tập trung mở rộng lực lượng tuyên truyền, vận động người dân tham gia chính sáchbảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế. Từ đó, tăng độ bao phủ các chính sách này đến tận thôn, xóm, xã, phường…
Tăng độ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến tận thôn, xóm, xã, phườngNgày 25/5, tại Hà Nội, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) tổ chức lễ ra quân tuyên truyền, phát triển người tham giabảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế nhânTháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân.Chương trình được kết nối trực tuyến đến 78 điểm cầu của tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm trên toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.Với chủ đề “Mở rộng độ bao phủ người tham giabảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhân Tháng bảo hiểm xã hội toàn dân”, lễ ra quân lần này của Bưu điện Việt Nam tập trung mở rộng lực lượng tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình. Từ đó, tăng độ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến tận thôn, xóm, xã, phường…Chương trình được kết nối trực tuyến đến nhiều địa phương. (Ảnh: VNPost)Phát biểu tại lễ ra quân, Tổng Giám đốc VNPost Chu Quang Hào nhấn mạnh, ngay từ những ngày đầu tiên của tháng 5 - Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân, cơ quan này đã cùng với các bưu điện tỉnh/thành phố phối hợp chặt chẽ với bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Đó là: tuyên truyền mạnh mẽ trên các kênh thông tin điện tử, kết hợp truyền thông trực tuyến và trực tiếp, hệ thống phát thanh, truyền hình, mạng xã hội và thực hiện các chiến dịch ra quân, tiếp cận người dân, người chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn quốc để đưa những chính sách ưu việt đến với người dân và vận động người dân tham gia.Mỗi cán bộ bưu điện phát triển ít nhất 2 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới và 5 người tham gia bảo hiểm y tế, mỗi bưu điện tỉnh/thành phố/trung tâm phát triển từ 100 đến hơn 500 người tham gia mới bảo hiểm xã hội tự nguyện trong Tuần lễ vàng ra quân. Từ đó, làm cơ sở để phủ rộng nhất, mạnh nhất, nhanh chóng nhất lưới an sinh này đến toàn bộ người dân trên địa bàn.Tổng Giám đốc VNPost Chu Quang HàoTrước đó, trong năm 2023, Bưu điện Việt Nam phát triển, duy trì được hơn 1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Gần 16 triệu người tham gia bảo hiểm y tế tự đóng.Trong 4 tháng đầu năm 2024, Bưu điện Việt Nam tích cực đẩy mạnh phát triển dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với kết quả khả quan. Người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 5,7 triệu người, trong đó người tham gia bảo hiểm y tế phát triển mới đạt hơn 427 nghìn người. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt hơn 1,52 triệu người, trong đó người tham gia mới đạt 54,5 nghìn người, hoàn thành 36% so chỉ tiêu cam kết với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Bưu điện Việt Nam cũng cam kết hoàn thành mục tiêu phát triển người tham gia mới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2024 với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Ông Hào cho hay, bên cạnh những chiến dịch, những giải pháp linh hoạt, Bưu điện Việt Nam còn tổ chức hàng hoạt các chương trình thi đua khen thưởng, khuyến khích cán bộ, công nhân viên-người lao động tích cực phát triển người tham gia, tái thu phí hằng tháng, năm.Cùng với đó, đơn vị cũng đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, đưa vào triển khai App VNPost - SSM trong công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên toàn mạng lưới. Tối ưu hóa trải nghiệm hoạt động phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cả nhân viên bưu điện của cả khách hàng trên môi trường số giúp minh bạch, rõ ràng và chính xác thông tin người tham gia, người thụ hưởng. Kết nối chặt chẽ với các hệ thống công nghệ khác từ đó nâng cao hiệu suất xử lý thông tin, cũng như bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu thông tin người tham gia các chính sách này.Nhân dịp này, đại diện VNPost kêu gọi các cán bộ nhân viên Bưu điện Việt Nam chung tay đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế.Cụ thể như: Mỗi cán bộ phát triển ít nhất 2 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới và 5 người tham gia bảo hiểm y tế, mỗi bưu điện tỉnh/thành phố/trung tâm phát triển từ 100 đến hơn 500 người tham gia mới bảo hiểm xã hội tự nguyện trong Tuần lễ vàng ra quân. Từ đó, làm cơ sở để phủ rộng nhất, mạnh nhất, nhanh chóng nhất lưới an sinh này đến toàn bộ người dân trên địa bàn.Không chỉ trong tháng 5 này mà trong suốt năm 2024 và những năm tiếp theo, Bưu điện Việt Nam sẽ luôn cam kết đồng hành cùng các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để tìm mọi giải pháp hiệu quả nhất, tiếp cận nhanh nhất để người dân có thể nhanh chóng tham gia, thụ hưởng tiện ích và lợi ích của chính sách an sinh này.Nhân viên bưu điện sẽ kết hợp chặt chẽ với đội ngũ cộng tác viên là các trưởng thôn/trưởng bản, ấp, khu phố, tổ trưởng dân phố/ thôn/xóm/ ấp, bí thư, phó bí thư bản, ấp, khu phố....và đội ngũ đại lý/cộng tác viên thu theo Quyết định 1155/QĐ-BHXH trong các hoạt động của lễ ra quân. Qua đó, tạo sự gắn kết, khai thác tối đa lợi thế của các bên để phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.Bên cạnh đó, với khí thế của ngày ra quân, các bưu điện tỉnh/thành phố/trung tâm cùng cơ quan Bảo hiểm xã hội, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động, phối hợp đội ngũ đại lý/cộng tác viên triển khai các giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để quyết tâm đạt được số mục tiêu đã đề ra.Đồng thời, các đơn vị trên toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam cũng áp dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình như: treo băng-rôn, khẩu hiệu, áp-phích, phướn, tranh cổ động với các thông điệp truyền thông bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.Các ấn phẩm tuyên truyền này được treo tại trụ sở của Bảo hiểm xã hội, Bưu điện các cấp, đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Bưu điện, trên các phương tiện ô-tô, xe máy của mỗi đội truyền thông lưu động.Ngoài ra, trong thời gian này, hoạt động truyền thông cũng được đẩy mạnh tiến hành tích cực, sâu rộng trên Cổng Thông tin điện tử, các kênh mạng xã hội Fanpage Facebook, Youtube, Tiktok, Zalo,... và hệ thống loa truyền thanh cơ sở,...Để người dân được thông tin đầy đủ về chính sách an sinh xã hộiChia sẻ tại lễ phát động, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Trần Hải Nam cho biết, ngày 21/11/2019, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg ban hành Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội. Theo đó, tháng 5 được chọn là Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân. Mục tiêu chính là mong muốn mọi người dân đều được thông tin, tuyên truyền đầy đủ về chính sách một cách đầy đủ.Ông Nam hy vọng, sau lễ ra quân này, sẽ có thêm nhiều người dân biết đến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, nhận thức được đầy đủ vai trò, tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mang lại đến mỗi cá nhân. Các gia đình tự nguyện và chủ động tham gia để không chỉ bảo vệ cho bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống an sinh xã hội đất nước.Theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg, tháng 5 được chọn là Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân. Mục tiêu chính là mong muốn mọi người dân đều được thông tin, tuyên truyền đầy đủ về chính sách một cách đầy đủ.Còn theo ông Trần Quốc Túy, Phó Trưởng Ban quản lý Thu - Sổ, Thẻ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), tính đến hết năm 2023, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội của cả nước đạt khoảng 39,25% so với lực lượng lao động trong độ tuổi với 18,259 triệu người, trong đó khoảng 3,92% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với gần 1,83 triệu người (vượt 1,42% so với mục tiêu giai đoạn đến năm 2025 tại Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương). Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 31,58% lực lượng lao động trong độ tuổi với 14,693 triệu người.Đặc biệt, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế phát triển bền vững hằng năm và tiệm cận mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Trong năm 2023, con số này đạt 93,35%, thu hút hơn 93,307 triệu người tham gia.Qua 4 tháng đầu năm nay, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục thực hiện đồng bộ, tăng cường các giải pháp, bảo đảm số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế tiếp tục tăng trưởng. Trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 1,56% so với cùng cùng kỳ năm 2023; số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng 3,71% so với cùng kỳ năm 2023; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng 1,74% so với cùng kỳ năm 2023; số người tham gia bảo hiểm y tế tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023.
https://nhandan.vn/thang-van-dong-bao-hiem-xa-hoi-toan-dan-va-no-luc-mo-rong-do-bao-phu-chinh-sach-post811109.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân", "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "bảo hiểm xã hội tự nguyện", "Bưu điện Việt Nam" ] }
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội
Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây đã có các chuyến thăm và làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội.
Ngày 29/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ông Tetsuo Saito, Bộ trưởng Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản tới thăm dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội và làm việc với Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội.Tại buổi làm việc, ông Tetsuo Saito đã nghe đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội báo cáo tổng thể dự án cũng như thực trạng công tác chuẩn bị triển khai dự án hiện nay.Theo đại diện Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, hiểu được vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai tập đoàn hàng đầu của hai nước và là biểu tượng bền vững cho quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản với kỳ vọng hiện thực hóa một trung tâm đô thị đẳng cấp quốc tế, xanh, đẹp, hiện đại, tất cả các cán bộ, nhân viên của công ty đang nỗ lực hoàn tất các công tác chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng triển khai dự án, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ đề ra, sớm đưa dự án vào khai thác và vận hành.Trước đó, ngày 24/4, trong chuyến làm việc tại Nhật Bản, ông Takashi Yanai, Tổng Giám đốc Khối Hạ tầng-Sumitomo Corporation và bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội cũng đã có buổi làm việc với ông Hajime Wakuda, Phó Ủy viên phụ trách các vấn đề quốc tế, Cục Tài nguyên và Năng lượng, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Tokyo về dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.Tại cuộc gặp, đại diện Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG cho biết kỳ vọng phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội là khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới và mong muốn nhận được sự hỗ trợ và tham gia tích cực từ phía Nhật Bản để Thành phố thông minh Bắc Hà Nội đạt được mục tiêu này, trở thành một điển hình tiêu biểu của Hà Nội và của cả Việt Nam trong việc phát triển môi trường ngày càng bền vững và góp phần thúc đẩy sớm hoàn thành cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về việc đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và kế hoạch hành động quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030.Dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam) làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư là 4,2 tỷ USD, tổng diện tích gần 272 ha tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
https://nhandan.vn/som-hien-thuc-hoa-du-an-thanh-pho-thong-minh-bac-ha-noi-post808024.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Thành phố thông minh", "Bắc Hà Nội", "Đông Anh" ] }
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm viếng gia đình các nạn nhân tử vong do tai nạn lao động ở Yên Bái
NDO -Ngày 23/4, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh và Đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong trong vụtai nạn lao độngđặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Tại các gia đình có người bị nạn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh chiasẻ sâu sắc trước nỗi đau, mất mát không gì có thể bù đắp với người thân của các nạn nhân.Đồng thời, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có gia đình nạn nhân bị thiệt mạng tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời quan tâm, hỗ trợ, động viên về tinh thần, vật chất để các gia đình vượt lên mất mát, đau thương, sớm ổn định cuộc sống.Tin liên quanĐiều tra làm rõ, khắc phục hậu quả vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên BáiPhó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trực tiếp trao hỗ trợ từ Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng đến gia đình 7 công nhân tử vong (mỗi trường hợp 10 triệu đồng).Công ty cổ phần Xi-măng và Khoáng sảnYên Báicho biết, đã cho các Đoàn cán bộ đến từng nhà nạn nhânthăm hỏivà hỗ trợ. Trước mắt, Công ty hỗ trợ mỗi nạn nhân tử vong 200 triệu đồng và hỗ trợ nuôi mỗi người con nạn nhân tử vong 5 triệu đồng/tháng đến 18 tuổi.Đối với các nạn nhân bị thương, Công ty sẽ hỗ trợ 50 triệu đồng/người.Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh chia sẻ sâu sắc trước nỗi đau, mất mát với người thân của các nạn nhân.Tiếp đó, Đoàn công táctới Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái động viên, thăm hỏi, trao hỗ trợ cho 3 công nhân bị thương (mỗi trường hợp 5 triệu đồng).Theo bác sĩ Trịnh Trung, Phó Trưởng khoa Chấn thương (Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái), 3 nạn nhân bị chấn thương như: vỡ xương gót, chấn thương cột sống; sưng nề vùng mặt... đã được sơ cấp cứu, điều trị kịp thời nên hiện sức khỏe ổn định.Qua vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng này, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn bảo đảm nghiêm ngặt các quy tắc an toàn lao động, vệ sinh, bảo đảm an toàn môi trường làm việc.
https://nhandan.vn/tong-lien-doan-lao-dong-viet-nam-tham-vieng-gia-dinh-cac-nan-nhan-tu-vong-do-tai-nan-lao-dong-o-yen-bai-post806133.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Tai nạn lao động", "Yên Bái", "tai nạn lao động tại Yên Bái", "Công ty Xi măng Yên Bái", "an toàn lao động" ] }
Ra mắt tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ"
NDO -Tài liệu “Hỗ trợ hành vi tích cực chotrẻ có rối loạn phổ tự kỷ” cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho nhóm trẻ đặc biệt này tại gia đình. Các kiến thức được cung cấp dưới dạng nhiều tình huống thực tế đã hỗ trợ thành công, mang tính cầm tay chỉ việc, dễ khả thi. Đặc biệt, nhiều kiến thức và kỹ năng được minh họa bằng hình ảnh dễ hiểu.
Ngày 28/3, tại Hà Nội,Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam(Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) phối hợp Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức hội thảo giới thiệutài liệu“Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổtự kỷ”.Đây là một trong những hoạt động hưởng ứngNgày thế giới nhận thức về tự kỷ2/4 sắp tới.Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cho biết, sách tài liệu hình ảnh “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” dành cho phụ huynh có con tự kỷ, là cuốn thứ ba trong bộ 4 sách tài liệu hình ảnh được xuất bản thuộc bộ tài liệu "Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ tại Việt Nam".Sách đã được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội in và tái bản trong những năm qua nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tại gia đình.Đại diện Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và nhóm tác giả biên soạn tài liệu “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”. (Ảnh: NFVC)Bà Nguyễn Thị Hiền cũng nhấn mạnh, dịp ra mắt tài liệu hôm nay là một hoạt động nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam”, hay còn được biết đến với tên gọi dự án "Chong chóng sắc màu". Đây là chương trình hợp tác giữa Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ).Cuốn sách “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” gồm những kiến thức cơ bản, dễ hiểu nhất về hành vi, hành vì không phù hợp và cách hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Quan trọng hơn, cuốn sách cung cấp các chiến lược thực tế, hiệu quả và phù hợp bối cảnh văn hóa Việt Nam để giúp cha mẹ hỗ trợ trẻ khi trẻ có hành vi không phù hợp.Dự án có nguồn kinh phí tài trợ 10 tỷ đồng, triển khai thực hiện từ năm 2018 tới nay.Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức của cộng đồng về tự kỷ và giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ nhanh chóng hòa nhập xã hội, tạo cơ hội cho các em phát triển tốt hơn khi có sự thấu hiểu của cộng đồng.Từ đó, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đề xuất tập trung vào 5 mục tiêu cơ bản.Thứ nhất, biên tập và phát hành bộ tài liệu chuẩn về hỗ trợ trẻ em tự kỷ ở Việt Nam.Thứ hai, đào tạo nâng cao năng lực 100 cán bộ nòng cốt (giảng viên nguồn) về tuyên truyền và hỗ trợ trẻ em tự kỷThứ ba, phổ biến kiến thức về tự kỷ cho 10.000 cha, mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em tự kỷ, người làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và cộng đồng.Thứ tư, hỗ trợ 10.000 giáo viên, cán bộ dự án, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tiếp cận và chuẩn hóa kiến thức về tự kỷ tại Việt Nam.Thứ năm, thông qua kết quả phổ biến kiến thức có khoảng 4.000 trẻ em tự kỷ được hưởng lợi gián tiếp từ dự án để hòa nhập cộng đồng.Theo chia sẻ của nhóm tác giả biên soạn tài liệu, sau quá trình hơn 10 năm nghiên cứu và làm việc trực tiếp với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, các nhà nghiên cứu nhận thấy vấn đề hành vi của trẻ là điều khiến nhiều cha mẹ cảm thấy bối rối, áp lực. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ có nhiều hành vi không phù hợp gây cản trở cho trẻ trong việc tham gia các hoạt động học tập và vui chơi.Cuốn sách “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” nằm trong chuỗi bộ sách của dự án Chong chóng sắc màu được viết nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể hỗ trợ các hành vi không phù hợp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tại gia đình.Đây là cuốn tài liệu gồm những kiến thức cơ bản, dễ hiểu nhất về hành vi, hành vì không phù hợp và cách hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Quan trọng hơn, cuốn sách cung cấp các chiến lược thực tế, hiệu quả và phù hợp bối cảnh văn hóa Việt Nam để giúp cha mẹ hỗ trợ trẻ khi trẻ có hành vi không phù hợp.Những kiến thức này được cung cấp dưới dạng các tình huống thực tế mà nhóm tác giả đã hỗ trợ thành công, mang tính cầm tay chỉ việc nên khả thi để cha mẹ thực hành hằng ngày.Đặc biệt, nhiều kiến thức và kỹ năng hỗ trợ hành vi được minh họa bằng hình ảnh nên rất dễ hiểu đối với cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Ngoài ra, tài liệu này cũng hữu ích cho giáo viên và những người quan tâm khác.Để có thể đọc hiểu và áp dụng các kiến thức và kỹ năng trong tài liệu này một cách hiệu quả, cha mẹ cần hiểu những nội dung cốt lõi của lý thuyết về phát triển của trẻ em, về can thiệp và rối loạn phổ tự kỷ.Cuốn sách này trình bày theo các phần và các phần được sắp xếp theo một trình tự logic giúp cha mẹ hiểu đầy đủ về hành vì không phù hợp của con, chuẩn bị tâm lý bình tĩnh khi con có hành vi không phù hợp, quan sát trẻ để tìm được chức năng hành vi, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp dựa trên chức năng của hành vi theo các chiến lược có bằng chứng khoa học. Mỗi trẻ có rối loạn phổ tự kỷ khác nhau về đặc điểm, tính cách... nên trong quá trình áp dụng các chiến lược và biện pháp hỗ trợ hành vi có thể linh hoạt đối với mỗi trẻ nhưng cần nắm vững nguyên lý cơ bản khi làm việc với trẻ.Cũng theo bà Nguyễn Thị Hiền, nhóm biên soạn tài liệu sẽ cố gắng để phát hành thêm tài liệu hình ảnh thứ tư trong bộ tài liệu "Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ tại Việt Nam". Đồng thời, sẽ lên kế hoạch phát hành các bản sách điện tử để lan tỏa nội dung của những ấn phẩm này đến đông đảo cha mẹ, cộng đồng có trẻ em rối loạn phổ tự kỷ cũng như xã hội nói chung.Nhân dịp này, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cũng trao tặng 3 suất quà, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng, tới 3 phụ huynh có con là trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.
https://nhandan.vn/ra-mat-tai-lieu-ho-tro-hanh-vi-tich-cuc-cho-tre-co-roi-loan-pho-tu-ky-post801936.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "trẻ tự kỷ", "rối loạn phổ tự kỷ", "Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam", "tự kỷ", "Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ" ] }
Nghệ An: Sở Giao thông vận tải báo cáo nguyên nhân sập cầu treo Kẻ Nính
NDO -Liên quan đến vụ sập cầu treo Kẻ Nính bắc qua sông Hiếu, ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu xảy ra vào ngày 6/3/2024, Sở Giao thông vận tảitỉnh Nghệ Anvừa có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả kiểm tra vụ việc. Báo cáo cũng chỉ ra nguyên nhân khiến cây cầu này bị đổ sập.
Báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An chi tiết về hiện trường sau khi xảy ra sự cố. Cụ thể: toàn bộ các kết cấu, gồm các trụ thép cổng cầu, cáp treo, kết cấu nhịp treo bị đổ sập toàn bộ xuống lòng sông. Hai nhịp dẫn hai bên và phần thân trụ bằng bê-tông cốt thép của trụ cổng đang giữ nguyên vị trí.Nền và mặt đường đầu phía mố nhịp dẫn M2 (phía bản Kẻ Nính) bị sụt lún. Phạm vi nền, mặt đường dài khoảng 40m từ sau đuôi mố M2 về phía mố neo bị sụt lở gần như hoàn toàn, trượt ngang xuống chân ta-luy phía hạ lưu. Tổ hợp thanh neo phía hạ lưu mố neo M2 bị gãy sập xuống theo đất nền phía dưới, tổ hợp thanh neo phía thượng lưu đang nằm nguyên vị trí. Các hộp bảo vệ chốt neo cáp với thanh neo bằng gạch xây bị sập vỡ hoàn toàn. Các hạng mục nền, mặt đường và các mố neo phía mố nhịp dẫn M1 (phía đi QL48) cơ bản giữ nguyên trạng, không bị hư hỏng. Các hộp bảo vệ chốt neo cáp với thanh neo bằng gạch xây bị vỡ phần trên do dây cáp chủ quăng quật.Tin liên quanNghệ An: Sập cầu treo Kẻ Nính (Quỳ Châu)Về nguyên nhân sập cầu, báo cáo của Sở Giao thông vận tải cho biết: “Do đất nền đường đầu cầu phạm vi dưới thanh neo bị sụt lún làm thanh neo phía hạ lưu mố neo M2 bị chuyển vị, gãy sập, làm dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp phía hạ lưu mố M2 chuyển vị theo phương ngang, gây mất ổn định trụ tháp, làm sập toàn bộ nhịp treo của cầu”.Hiện trường phía hạ lưu mố nhịp dẫn M2 (phía bản Kẻ Nính).Đối với việc tháo dỡ, thu dọn hiện trường, ông Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Quỳ Châu cho biết, địa phương đang chờ hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải. Trước đó, ngày 12/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có văn bản giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các bên liên quan để hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Châu thực hiện đúng các quy trình, thủ tục hiện hành trước khi thực hiện.Cầu treo Kẻ Nính được khởi công xây dựng vào năm 2013 và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2014, do Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Châu làm chủ đầu tư và quản lý khai thác sử dụng. Cầu được thiết kế cầu treo dây võng, bản mặt cầu bằng tấm bê-tông rộng 2,4m; chiều dài toàn cầu 237m. Trong quá trình sử dụng, các trận lũ lớn xảy ra hồi tháng 9/2022 và tháng 9/2023 đã khiến công trình bị hư hỏng nặng (sạt lở mặt nền và mặt đường sau mố M2 nghiêm trọng, làm chuyển vị thanh neo cáp chủ phía hạ lưu mố M2).Tháng 10/2023, sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có văn bản cấp từ ngân sách 2 tỷ đồng để sửa chữacầu treo Kẻ Nính, Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Châu triển khai sửa chữa với các hạng mục công việc chính (đào hốt đất sạt lở; đắp đất, gia cố nền đường; bổ sung tường chắn và gia cố ta-luy âm bằng tấm bê-tông xi-măng đúc sẵn; xây lại hộp bảo vệ cáp chủ tại vị trí đấu nối với thanh neo phía mố M2…).Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An, sáng 5/3, đơn vị thi công (Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Linh) bắt đầu triển khai làm đường công vụ, hốt một phần đất đá sạt lở phía mố M2. Sáng 6/3, đơn vị dừng thi công để chuẩn bị tập kết máy móc, vật liệu, dựng lán trại phục vụ sửa chữa cầu thì đến trưa cùng ngày, cầu bất ngờ bị sập.
https://nhandan.vn/nghe-an-so-giao-thong-van-tai-bao-cao-nguyen-nhan-sap-cau-treo-ke-ninh-post806102.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Nghệ An", "cầu treo Kẻ Nính", "Quỳ Châu", "Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An", "sập cầu treo" ] }
Nổ lò hơi, một người tử vong
NDO -Sáng 8/4, lãnh đạo UBND xã Phương Định, huyện Trực Ninh (Nam Định) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm một người tử vong.
Theo thông tin ban đầu, khoảng hơn 15 giờ chiều 7/4, tại cơ sở làm rau câu của gia đình bà Huyền ở thôn Lộ Xuyên, xã Phương Định (huyện Trực Ninh, Nam Định) vang lên một tiếng nổ lớn. Tại hiện trường, toàn bộ hệ thống lò hơi (dùng để sơ chế, làm sạch, làm trắng rau câu bằng nước nóng) phát nổ, phá hủy xưởng sản xuất có diện tích khoảng 20m², đồng thời làm một người tử vong tại chỗ.Chính quyền địa phương cho biết, nạn nhân vụ nổ là bà Khoa (58 tuổi, cùng trú ở xã Phương Định, huyện Trực Ninh), một trong những người làm thuê tại cơ sở sản xuất rau câu của bà Huyền. Thời điểm xảy ra vụ nổ lò hơi, tại khu vực xưởng sản xuất chỉ có bà Khoa đang làm việc.Do xảy ra trên khu đất biệt lập ngoài bãi sông, nên vụ nổ lò hơi không gây ảnh hưởng đến khu dân cư.Được biết, cơ sở làm rau câu của gia đình bà Huyền đã hoạt động được khoảng hơn 5 năm, có từ 4 đến 5 lao động thường xuyên làm việc.Hiện cơ quan chức năng tỉnh Nam Định đang làm rõ nguyên nhân vụ việc, đồng thời khuyến cáo các cơ sở sản xuất, hộ dân có sử dụng lò hơi, nồi áp suất cần định kỳ kiểm tra chất lượng dụng cụ này, thực hiện nghiêm quy định về an toàn lao động để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
https://nhandan.vn/no-lo-hoi-mot-nguoi-tu-vong-post692436.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "nổ lò hơi", "tỉnh Nam Định" ] }
[Ảnh] Các điểm vui chơi tại Hà Nội tấp nập du khách trong ngày Quốc khánh
NDO -Trong ngàyQuốc khánh 2/9, rất đông người dân đã đến các địa điểm vui chơi trên địa bàn thành phố Hà Nội để tận hưởng ngày nghỉ lễ cùng người thân và gia đình.
Khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm chiều nay được ghi nhận có rất nhiều lượt khách tới tham quan và vui chơi tại đây.Phần lớn du khách tới đây cùng với gia đình của mình để tận hưởng không khí ngày Quốc khánh 2/9.Thời tiết Hà Nội hôm nay mặc dù có nắng nhưng khá mát mẻ, thích hợp đi dạo và hít thở không khí trong lành.Không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm rất rộng rãi và thoáng mát, các bạn nhỏ có thể thỏa sức vui chơi và nô đùa tại đây.Càng về cuối chiều, càng có nhiều du khách đổ về phố đi bộ. Theo UBND quận Hoàn Kiếm, không gian phố đi bộ Hồ Gươm sẽ được mở xuyên suốt 4 ngày nghỉ lễ nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi của người dân.Một gia đình người nước ngoài cũng hòa mình vào bầu không khí vui tươi của ngày Quốc khánh 2/9.Tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất đông người dân từ mọi miền trên cả nước xếp hàng để được vào thăm Người trong ngày lễ trọng đại nhất của dân tộc.Bên cạnh đó, rất đông bạn trẻ lại lựa chọn phố Phan Đình Phùng để vui chơi, chụp ảnh dưới ánh nắng rực rỡ của mùa thu.Không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông cũng là một địa điểm phù hợp cho người dân đến vui chơi và mua sắm.Công viên Thống Nhất cũng là địa điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều bạn nhỏ với các trò chơi như đoàn tàu Thống Nhất, vòng quay ngựa gỗ, nhà gương,…Ban tổ chức tuyến phố đi bộ cho biết, không gian thương mại ẩm thực, kết nối phố đi bộ Trần Nhân Tông sẽ kéo dài đến hết kỳ nghỉ lễ, nhằm thúc đẩy du lịch tại khu vực địa phương.
https://nhandan.vn/anh-cac-diem-vui-choi-tai-ha-noi-tap-nap-du-khach-trong-ngay-quoc-khanh-post770575.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Hà Nội", "Lễ Quốc khánh 2/9", "du khách", "vui chơi" ] }
Học làm cha mẹ thời đại 4.0
Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Để chăm sóc, bảo vệ trẻ đúng cách, các bậc cha mẹ cũng phải học hỏi và liên tục cập nhật, nhất là trong thời đại số như hiện nay.
Kinh nghiệm và thực tếChương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam bắt đầu tiếp nhận trẻ từ ba tháng tuổi. Tuy nhiên, trong cả nước rất hiếm các cơ sở nhà trẻ đủ điều kiện nhận trẻ trong độ tuổi từ ba đến sáu tháng. Phần lớn các nhà trẻ thường chỉ nhận khi trẻ đã đủ 18 tháng tuổi.Theo Luật Lao động, nữ lao động được nghỉ thai sản trong sáu tháng. Như vậy, tối đa đến khi trẻ được sáu tháng tuổi người mẹ đã phải đi làm và đối diện với lựa chọn: một là thuê bảo mẫu, hai là nhờ ông bà, người chăm sóc trẻ ở tại gia đình. Ngày nay, một số ít phụ huynh lựa chọn làm việc online, hoặc làm tự do, như vậy họ có thời gian để tự chăm sóc con nhiều hơn.Ngay cả khi trẻ đi học ở trường mầm non, ngoài giờ trên lớp, thời gian còn lại trẻ vẫn phát triển trong môi trường gia đình. Và gia đình cũng không thể phó mặc chuyện nuôi dạy con cho nhà trường, mà cần phối hợp với nhà trường trong việc nuôi dạy con cái.Cha mẹ, người chăm sóc phần lớn không được đào tạo kiến thức nền về nuôi dạy trẻ em. Họ sử dụng kiến thức tự gom nhặt từ nhiều nguồn khác nhau: học hỏi kinh nghiệm nuôi con mà ông bà, người đi trước để lại; từ các sách về nuôi dạy con; từ các trang mạng xã hội, các hội nhóm của các cha mẹ tạo ra nhằm chia sẻ kiến thức, tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người trong kỹ năng nuôi dạy con; từ các khóa học ngắn hạn được quảng cáo;…Kinh nghiệm có thể đúng, có thể sai, kiến thức chắp vá, không hệ thống khiến cho cha mẹ hoang mang, loay hoay, sử dụng phương pháp chồng chéo,… Thực tế đó cho thấy, công tác hỗ trợ, các lớp học dành cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ đang là nhu cầu bức thiết của xã hội.Cũng bởi vậy, khoảng mấy năm gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều "chuyên gia tự phong" quảng cáo các khóa học làm cha mẹ diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Việc lan tỏa kiến thức nuôi dạy con đến cộng đồng là điều rất cần thiết, giúp cho cộng đồng nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, phụ huynh cần tỉnh táo trong hành trình gom nhặt kiến thức nuôi dạy con, bởi không ít chuyên gia, chương trình đào tạo hoàn toàn không có được sự thẩm định của cơ quan chuyên môn, đôi khi họ cũng bị trả giá bởi càng tham gia càng phải đóng nhiều chi phí dẫn tới cảm giác như bị "lừa gạt".Với người chăm sóc trẻ thay thế tại gia đình, phần lớn họ là những người hết tuổi lao động, hoặc người không có trình độ, không có điều kiện kinh tế nên nhận công việc chăm sóc em bé để có thu nhập. Vốn dĩ họ không được đào tạo, mà chỉ sử dụng kinh nghiệm cá nhân, sự hướng dẫn của cha mẹ em bé để áp dụng. Điều đó tạo ra lỗ hổng rất lớn về chất lượng nhân lực tham gia quá trình nuôi dạy trẻ.Từ thực trạng trên, các cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm bồi dưỡng cần quan tâm mảng giáo dục kiến thức cho cha mẹ, người chăm sóc, tổ chức các hội thảo, chương trình đào tạo ngắn hạn để cha mẹ, người chăm sóc có nhiều nguồn học hỏi. Ngoài ra, những chuyên gia trong lĩnh vực này không chỉ có trách nhiệm giảng dạy trên giảng đường, nghiên cứu đề tài, mà còn cần tham gia quá trình đưa kiến thức đến cộng đồng bằng các kênh khác nhau giúp cha mẹ, người chăm sóc trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với những kiến thức khoa học mới.Thay đổi để thích ứngSong song hiện trạng đó, công nghệ, mạng xã hội len lỏi vào mọi ngóc ngách trong đời sống của trẻ, khiến cha mẹ càng khó có thể trở thành bạn với con.Dễ nhận thấy, thao tác của trẻ với công nghệ rất nhanh, trẻ có thể chưa học chữ nhưng vẫn có thể tìm được trò chơi game, video YouTube, bài hát,… mà trẻ thích. Thậm chí, thao tác còn thuần thục và nhanh hơn người lớn. Điều này trẻ học được thông qua sự chủ động quan sát, bắt chước người lớn. Phản ứng của cha mẹ với hành vi này của trẻ có hai xu hướng.Một là, khen con thông minh, giỏi, tự hào về con và có biểu hiện "khoe thành tích" của con về việc con sử dụng các thiết bị công nghệ với cộng đồng. Điều này dẫn đến hệ lụy cho đứa trẻ như: ảnh hưởng đến khả năng thị giác, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng tương tác xã hội, kỹ năng tự phục vụ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,... khiến rất nhiều trẻ sau đó phải đi can thiệp sớm tại các cơ sở can thiệp. Theo số liệu khảo sát được tại Công ty TNHH Giáo dục OED, 80% số trẻ đến can thiệp tại đây từng có thời gian dài tiếp cận quá nhiều với ti-vi, điện thoại. Trong phác đồ can thiệp với những trẻ này, bước đầu tiên chuyên gia cần làm là giúp phụ huynh nhận ra sai lầm của mình khi cho con tiếp cận quá nhiều với công nghệ và đưa biện pháp "cắt" công nghệ trong sáu tháng hay một năm để tập trung can thiệp theo phác đồ.Đứng trước những hậu quả trên, nhiều phụ huynh nhận ra sai lầm của mình, họ tìm cách khắc phục nhưng đương nhiên gặp phải nhiều khó khăn trong hành trình "cai nghiện công nghệ" cho con mình.Hai là, kiên quyết không cho con xem ti-vi, điện thoại nhiều. Họ không tẩy chay mà cho con tiếp cận công nghệ có kiểm soát, có chọn lọc, có sự đồng hành của người lớn. Họ là những bậc cha mẹ có kiến thức về nuôi dạy con. Họ biến công nghệ trở thành phương tiện để giáo dục con hiệu quả. Những đứa trẻ trong môi trường gia đình như vậy sẽ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên, số lượng cha mẹ thuộc xu hướng này rất hiếm.Với trẻ dưới một tuổi, có thể cho con tiếp cận công nghệ 30 phút mỗi ngày, chia nhỏ thời gian, có sự hướng dẫn của người lớn. Với trẻ một, hai tuổi, có thể cho con tiếp cận công nghệ khoảng 45 phút/ngày. Với trẻ hơn hai tuổi, có thể cho con tiếp cận công nghệ khoảng 60 phút/ngày, và luôn theo nguyên tắc chia nhỏ thời gian, có người lớn đồng hành và tập trung vào các nhiệm vụ giáo dục. Không nên để trẻ chơi tự do, không nên để trẻ chơi với lượng thời gian dài. Với trẻ lớn hơn, thời lượng sử dụng có thể khó kiểm soát hơn, do đó, phụ huynh có thể lựa chọn đồng hành cùng con khi tiếp cận với công nghệ, mạng xã hội, và tăng các hoạt động tương tác với môi trường bên ngoài để phân tán sự chú ý, đồng thời cho các bạn nhận biết được những giá trị chung quanh, tích lũy được kinh nghiệm, nhận định được đúng sai. Sau đó, mang lớp "màng lọc" đó chống chọi với những tác hại trực tuyến và trực tiếp.Công nghệ không hoàn toàn xấu đối với trẻ, mà luôn có hai mặt. Chúng ta cần học hỏi kiến thức nuôi dạy con, lựa chọn những chương trình giáo dục hữu ích, phù hợp với độ tuổi để giáo dục con.
https://nhandan.vn/hoc-lam-cha-me-thoi-dai-40-post755814.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [] }
Những khuyến nghị chính sách về thực trạng già hóa dân số tại Việt Nam
NDO -Sáng 4/4, tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội thảo khoa học “Già hóa dân sốViệt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư tại Kết luận số 58-KL/TW ngày 23/6/2023 “về tổ chức và hoạt động củaHội Người cao tuổi Việt Nam”; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chiến lược Người cao tuổi Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045; Hội Người cao tuổi Việt Nam chủ trì, phối hợp Tạp chí Cộng sản, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học “Già hóa dân số Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”.Tin liên quanGiải bài toán già hóa dân sốPhó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Phan Văn Hùng cho rằng, già hóa dân số đang là vấn đề mang tính thời sự cấp bách diễn ra trong khu vực và cả Việt Nam. Những thách thức về tăng trưởng kinh tế, chính trị, các vấn đề an sinh xã hội đang tác động trực tiếp đến người cao tuổi. Những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều nghiên cứu cũng như tổ chức các hội thảo bàn về chính sách cho người cao tuổi. Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, nảy sinh nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hiệu quả đối với việc xây dựng chính sách cho người cao tuổi.Hội thảo khoa học là diễn đàn trao đổi về vấn đềgià hóa dân sốnhanh ở Việt Nam; trên cơ sở đó cung cấp luận cứ khoa học-thực tiễn đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước ban hành cơ chế, hoạch định chính sách phù hợp trong thời kỳ mới, đóng góp vào bảo đảm an sinh xã hội và quản lý phát triển xã hội bền vững.Theo Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Phan Văn Hùng, hội thảo sẽ bảo đảm tính định hướng tư tưởng chính trị của Đảng; kết tinh trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, quản lý quan tâm tới việc bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số.Thông qua hội thảo, vấn đề già hóa dân số sẽ được cung cấp từ các góc nhìn đa chiều của từng cấp, từng lĩnh vực, trong nước, quốc tế, đề cập tới những vấn đề căn cốt liên quan tới cơ chế, chính sách phù hợp với sự ứng phó tác động 2 chiều của già hóa dân số nhanh ở nước ta...Hội thảo “Già hóa dân số Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách” sẽ diễn ra vào ngày 10/4/2024 tại thành phố Ninh Bình, với sự tham gia của 250 đại biểu.Theo ban tổ chức, đến nay hội thảo đã nhận hơn 70 tham luận, nội dung tập trung bàn về: Nhận thức chung bối cảnh già hóa dân số trên thế giới và Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế về chính sách thích ứng với già hóa dân số - tham khảo cho Việt Nam; thực trạng già hóa dân số Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra về phát triển kinh tế-xã hội đối với người cao tuổi và tổ chức Hội Người cao tuổi Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; xu hướng, giải pháp và tầm nhìn chính sách thích ứng với già hóa dân số thời gian tới; tư vấn chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội thích ứng với bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam.
https://nhandan.vn/post-803094.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Già hóa dân số tại Việt Nam", "Việc làm cho người cao tuổi", "Bảo đảm an sinh xã hội", "già hóa dân số", "người cao tuổi" ] }
Sôi nổi Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” khu vực II
Ngày 10/6, tại thành phố Nam Định,tỉnh Nam Định, Bộ Công an phối hợp tỉnh Nam Định tổ chứcHội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ“Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” toàn quốc năm 2024-vòng thứ hai, khu vực II.
Lãnh đạo Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an); lãnh đạo tỉnh Nam Định, đại biểu 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng dự hội thi.Tham gia tranh tài tại hội thi có 11 đội tuyển, với hơn 130 huấn luyện viên, vận động viên, là những đội tuyển, vận động viên xuất sắc nhất được lựa chọn qua hội thi ở cấp tỉnh, thành phố trong khu vực.Phát biểu tại hội thi, Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) cho biết: Thực hiệnChỉ thị số 01ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới, trong đó tập trung xây dựng, nhân rộng mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” và “Điểm chữa cháy công cộng”, đến nay toàn quốc đã xây dựng được hơn 48.800 mô hình “Tổ liên gia an toàn về phòng cháy, chữa cháy” và hơn 57.000 “Điểm chữa cháy công cộng”; các mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn.Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) phát biểu tại hội thi.Theo Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh, việc tiếp tục duy trì, nhân rộng, phát huy hiệu quả các mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” và “Điểm chữa cháy công cộng” trên toàn quốc là hết sức cần thiết; đồng thời để tạo khí thế thi đua sôi nổi, tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” toàn quốc năm 2024.Vòng thứ 2 Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy toàn quốc năm 2024 khu vực II, đượcBộ Công anphối hợp với tỉnh Nam Định tổ chức là cơ hội để các Tổ liên gia được giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra; đồng thời chọn ra 3 đội tuyển xuất sắc nhất đại diện cho các địa phương khu vực II tham dự Vòng chung kết toàn quốc tổ chức vào đầu tháng 7/2024 tại thành phố Hải Phòng.Tin liên quanNâng cao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tổ liên giaSau phần khai mạc, các đội tuyển bước vào nội dung thuộc 2 phần thi: thi lý thuyết trả lời câu hỏi về kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thi thực hành chữa cháy, cứu người và di chuyển tài sản đối với loại hình nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.Theo ghi nhận của phóng viên, hội thi diễn ra sôi nổi, thu hút sự quan tâm theo dõi, cổ vũ của đông đảo người dân tỉnh Nam Định và các tỉnh có đội tuyển dự thi; các vận động viên tập trung cao độ, tích cực thi đấu với tinh thần đoàn kết, trung thực, cao thượng. Ban trọng tài làm việc công tâm, khách quan theo đúng Điều lệ của Ban tổ chức; các nội dung hội thi bảo đảm theo đúng chương trình, mục tiêu, yêu cầu đề ra.Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất toàn đoàn cho đội tuyển tỉnh Nam Định; giải Nhì cho đội tuyển tỉnh Hà Nam và giải Ba cho đội tuyển tỉnh Bắc Ninh. Các đội tuyển này sẽ đại diện cho các địa phương khu vực II tham dự Vòng chung kết toàn quốc tổ chức vào đầu tháng 7/2024 tại thành phố Hải Phòng.Dưới đây là một số hình ảnh nổi bật tại hội thi.Đồng chí Phạm Đình Nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tặng hoa chúc mừng hội thi.Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) tặng hoa chúc mừng các đội tuyển dự hội thi.Đồng chí Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy tỉnh Nam Định phát biểu chào mừng hội thi.Đại tá Nguyễn Hữu Mạnh, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định phát biểu khai mạc hội thi.Diễu hành biểu dương lực lượng trong lễ khai mạc.Vận động viên tranh tài trong phần thi lý thuyết.Vận động viên thực hiện nội dung thi thực hành chữa cháy.Nội dung thì thực hành cứu người thoát khỏi đám cháy......và di chuyển tài sản đối với loại hình nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.Hội thi nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo người dân.Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) trao giải nhất, nhì, ba toàn đoàn cho các đội tuyển.
https://nhandan.vn/soi-noi-hoi-thi-nghiep-vu-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-to-lien-gia-an-toan-phong-chay-chua-chay-khu-vuc-ii-post813610.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Phòng cháy chữa cháy", "Cứu nạn cứu hộ", "Tổ liên gia", "Điểm chữa cháy", "Bộ Công an", "Nam Định", "Hội thi" ] }
Thanh Hóa trợ giúp đồng đội chiến thắng bạo bệnh
Ngày 4/6, đại diện Đồn Biên phòng Quang Chiểu ở huyện Mường Lát,tỉnh Thanh Hóađến Bệnh viện 103 thăm, trao hơn 30 triệu đồng hỗ trợ gia đình đồng đội.
Đại diện Chỉ huy cùng cán bộ Đồn Biên phòng Quang Chiểu ân cần thăm hỏi sức khỏe Thiếu tá Cao Xuân Hạnh, nhân viên cơ yếu của đơn vị đang điều trị tai biến mạch máu não; trao hơn 30 triệu đồng từ nguồn tự nguyện quyên góp của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị cho vợ Thiếu tá Cao Xuân Hạnh.Với tấm lòng, tình cảm và khoản hỗ trợ kịp thời, tập thể Đồn Biên phòng Quang Chiểu mong đồng chí, đồng đội sớm chiến thắng bạo bệnh.
https://nhandan.vn/thanh-hoa-tro-giup-dong-doi-chien-thang-bao-benh-post812689.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Thanh Hóa", "trợ giúp", "đồng đội" ] }
Tuổi trẻ cả nước thực hiện hơn 94 nghìn công trình trong Tháng Thanh niên 2024
NDO -DịpTháng Thanh niênnăm nay, các cấp bộ Đoàn trên cả nước đã triển khai hàng loạt công trình thanh niên lớn, nhỏ, với tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng, vượt gấp 2 lần so số lượng đã đăng ký.
Chiều 23/4, tại Hà Nội,Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtổ chức hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2024. Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, dưới sự điều hành của đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.Tin liên quanSôi động Tháng Thanh niên ở thành phố CảngTheo các báo cáo tại hội nghị, Tháng Thanh niên vừa qua, các cấp bộ Đoàn đã lựa chọn những hoạt động, công trình, phần việc, địa bàn sát với điều kiện thực tế, nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị, qua đó mang lại hiệu quả tích cực, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và phát huy được tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc với hơn 94 nghìn công trình thanh niên các cấp (vượt hơn 80 nghìn công trình so với đăng ký), đạt tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng (gấp 2 lần so đăng ký).Đáng chú ý, năm nay, các đợt hoạt động tình nguyện thường xuyên, tình nguyện tại chỗ trên quy mô lớn được triển khai đồng loạt, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, tạo hiệu ứng xã hội tích cực.Tháng Thanh niên năm 2024 ghi nhận hơn 94 nghìn công trình thanh niên các cấp (vượt hơn 80 nghìn công trình so số lượng đã đăng ký).Tháng Thanh niên năm 2024, đã có gần 9.000 hoạt động hỗ trợ hơn 136 nghìn thanh, thiếu nhi yếu thế, người già neo đơn được triển khai với tổng kinh phí hơn 97 tỷ đồng, thu hút hơn 210 nghìn đoàn viên, thanh niên tham gia; gần 1.700 buổi hiến máu tình nguyện được tổ chức, thu về hơn 201 nghìn đơn vị máu; hơn 3.700 hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên cả nước.Tin liên quanChủ tịch Quốc hội mong muốn Tháng Thanh niên Việt Nam luôn “mãi mãi tuổi 20”Công tác đồng hành với thanh niên khởi nghiệp sáng tạo tiếp tục được các cấp bộ Đoàn quan tâm, triển khai với hơn 8.800 hoạt động (cao gấp hơn 5 lần so năm 2023). Qua đây, hỗ trợ gần 51 nghìn đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp sáng tạo.Qua Tháng Thanh niên năm nay, đã có gần 11 nghìn buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, triển khai thực hiệnLuật trẻ emvà các văn bản pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho hơn 2 triệu thiếu niên, nhi đồng; trao học bổng tặng hơn 77 nghìn thiếu nhi với tổng giá trị hơn 149 tỷ đồng...Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội nghị cũng thẳng thắn nhìn nhận một số hạn chế. Trong đó, có việc một số hoạt động cấp Trung ương đã đề ra nhưng chưa triển khai như: Toạ đàm “20 năm - Hành trình tình nguyện” nhân dịp 20 năm Tháng 3 được Đảng, Nhà nước chọn là Tháng Thanh niên; Diễn đàn "Thanh niên khởi nghiệp" 2024; chương trình “Tăng cường năng lực quản lý, điều phối hoạt động tình nguyện cho đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam các cấp giai đoạn 2022 - 2030”; ra mắt Cổng Tình nguyện quốc gia; Ngày hội "Thanh niên Dân tộc thiểu số”.Các đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn: Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam (thứ 4 từ phải qua) và Nguyễn Phạm Duy Trang, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương (thứ 7 từ phải qua) trao Bằng khen tặng một số cá nhân có thành tích xuất sắc trong Tháng Thanh niên 2024.Dịp này, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã trao Bằng khen tặng 22 Đoàn Thanh niên cấp tỉnh, thành phố và 5 tập thể, 14 cá nhân, vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai, tuyên truyền Tháng Thanh niên năm 2024.
https://nhandan.vn/tuoi-tre-ca-nuoc-thuc-hien-hon-94-nghin-cong-trinh-trong-thang-thanh-nien-2024-post806113.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Trung ương Đoàn", "Tháng Thanh niên 2024", "Tháng Thanh niên", "công trình thanh niên" ] }
Có hay không việc bơm cát nền cao tốc gây chết lúa?
NDO -Nhiều hộ dân dọc tuyếncao tốc Cần Thơ-Cà Mau, đoạn đi qua ấp 9, xã Vị Thắng huyện Vị Thủy (Hậu Giang) phản ảnh, việc bơm cát nền phục vụ công trình này làm ảnh hưởng đến lúa của họ không phát triển và bị chết do nhiễm mặn. Ngành chuyên môn cũng xác định lúa bị ảnh hưởng do nhiễm mặn, nhưng chưa xác định nguồn mặn này từ đâu để quy trách nhiệm giải quyết bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho bà con.
Theo phản ánh của các hộ dân nói trên, không chỉ lúa hè thu này, mà cả vụ đông xuân 2023-2024 cũng bị ảnh hưởng bởi nồng độ mặn cao, làm lúa chết, giảm năng suất. Trong vụ đông xuân 2023-2024, bà con xuống giống theo lịch gieo sạ vào tháng 11. Ban đầu lúa phát triển tốt, tuy nhiên, sau khi xuống giống khoảng 45-50 ngày, lúa bị đỏ dần và chết bụi.Điều trùng hợp ngẫu nhiên là thời điểm này, đơn vị thi công đang tiến hành bơm cát nền, các diện tích bị thiệt hại cũng đều nằm dọc theo tuyến cao tốc đang thi công. Đến khi xuống giống vụ hè thu, tình trạng lúa chết dọc tuyến đường đang thi công vẫn diễn ra.Tin liên quanHậu Giang: Kiểm soát chặt nồng độ mặn xâm nhập trong những ngày TếtTheo ông Đỗ Văn Quyên, ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy: Vụ lúa đông xuân 2023-2024, khi mới sạ được khoảng 1 tháng, cây lúa phát triển tốt, không có vấn đề gì. Từ khi bơm cát thi công cao tốc, lúc đó lúa khoảng 45-50 ngày thì lúa bị đỏ và chết dần từng bụi, diện tích thiệt hại khoảng 2.200m2.“Ban đầu người dân chúng tôi nghĩ lúa bệnh nên mua thuốc để xử lý, nhưng lúa vẫn chết. Sau đó, nông dân báo cáo lên xã, nhờ ngành chuyên môn xuống đo độ mặn thì phát hiện độ mặn quá cao. Tới vụ hè thu này, lúa lại tiếp tục chết, không có mạ dặm. Chúng tôi cho rằng do cát thi công cao tốc bị nhiễm mặn rỉ tràn qua ruộng lúa. Nông dân sống nhờ cây lúa, nhưng tình trạng lúa bị nhiễm mặn chết làm bà con thiệt thòi, nên rất mong ngành chức năng xem xét giúp bà con nông dân vượt qua khó khăn”, ông Đỗ Văn Quyên cho biết thêm.Cùng gặp tình trạng trên, ông Nguyễn Trường Sơn, kể, sau khi lúa đông xuân của gia đình ông gieo sạ được 45 ngày, cùng thời điểm đơn vị thi công bơm cát và tràn nước vào ruộng. Khi lúa đón đòng sau khoảng 5-6 ngày thì bị vàng. Đến khi lúa trổ bông thì thấy hạt lép, lúa bị đỏ nên báo lên tổ kỹ thuật xã. Cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra và cho rằng lúa bị nhiễm mặn. Trong tổng số diện tích 2.800m2 lúa đông xuân, bị thiệt hại 70%.Nguồn cát nền sử dụng tại công trình cao tốc Cần Thơ-Cà Mau, đoạn qua ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).Đến vụ hè thu này, do cao tốc cắt ngang, không có kênh để thoát nước, mặn còn tồn đọng từ vụ trước nên khi lúa gieo sạ khoảng 12 ngày thì chết dần, đến nay diện tích lúa bị chết khoảng 1.200m2.Trước tình trạng lúa đông xuân của bà con bị thiệt hại, ngày 15/3/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnhHậu Giangcũng đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn kiểm tra, xác minh hiện trạng.Kết quả kiểm tra của Chi cục thủy lợi về lượng nước còn trong ruộng lúa của các hộ dân bị ảnh hưởng bằng máy đo mặn, ghi nhận nồng độ mặn là 2,5‰ và đo đối chứng phần nước bên ngoài ruộng không bị ảnh hưởng, nồng độ mặn là 0,1‰. Hơn nữa, địa bàn xã Vị Thắng nằm trong khu vực an toàn, không bịnhiễm mặntự nhiên và không do thiên tai.Kết quả kiểm tra hiện trạng cây lúa của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, nhận thấy lúa bị vàng, cháy khô 50-100%, rễ, thân và lá đều khô héo, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây lúa vào gạo; đồng thời, cơ quan chức năng đánh giá tình hình sinh vật gây hại tại thời điểm tháng 2, tháng 3, xã Vị Thắng và khu vực bị ảnh hưởng các trà lúa từ giai đoạn đòng trổ có sinh vật gây hại là không đáng kể.Từ các kết quả xác minh thực tế và báo cáo của địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang nhận định lúa đông xuân của 9 hộ dân nêu trên với diện tích 2,48ha lúa bị chết và giảm năng suất là do nhiễm mặn.Đối với cây lúa, tùy giống rất mẫn cảm với độ mặn. Nồng độ mặn từ 2‰ trở lên sẽ gây ảnh hưởng đến cây lúa, nhất là giai đoạn mạ và trổ bông.Giai đoạn mạ (5-7 ngày tuổi), khi nhiễm mặn, chót lá bị cháy đỏ, tiếp theo rễ bị thối, lá bị cuốn cong chuyển màu đỏ và khô dần đi. Khi lúa trổ thì hạt bị lép lửng, nếu bị nhiễm mặn nặng thì lúa bị chết.Thông thường, khi lúa bị nhiễm mặn với nồng độ cao, từ 6‰ trở lên phải mất từ 5-10 năm mới rửa sạch độ mặn đã thấm và tồn đọng trong đất.Ông Nguyễn Đức Trung, Phó trưởng trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Vị ThủyĐến vụ hè thu 2024, qua phản ánh của người dân về việc diện tích lúa dọc đoạn đường đang thi công tiếp tục bị chết, Ủy ban nhân dân xã Vị Thắng đã đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy mời các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập đoàn khảo sát diện tích lúa bị ảnh hưởng. Tham gia cùng đoàn có đại diện của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư), Công ty Trường Sơn - đơn vị thi công đường cao tốc bắc-nam đoạn Hậu Giang-Cà Mau.Qua khảo sát thực tế tại thửa ruộng lúa hè thu có diện tích 3.700m2 của 2 hộ dân (trong tổng số khoảng 1,7ha lúa hè thu của 9 hộ dân bị ảnh hưởng, do địa phương tổng hợp) vào ngày 10/5, đoàn ghi nhận hiện trạng lúa sau sạ từ 25-30 ngày, một số diện tích bị chết trên 70%; một số diện tích bị ảnh hưởng từ 20-50%.Kết quả đo nồng độ mặn tại ruộng lúa bị ảnh hưởng, ghi nhận là 6,6‰, tại lòng đường cao tốc là 1,8‰. Kiểm chứng tại kênh thủy lợi, nồng độ mặn là 0,4‰; nồng độ mặn tại sông Nước Đục là 0,2‰. Qua xác nhận thực tế lúa chết, lá bị cháy, rễ bị thối, vi sinh vật gây hại không đáng kể.Sau khi kiểm tra thực tế, đoàn xác định lúa bị ảnh hưởng do nồng độ mặn cao, nhưng chưa thể xác định được nguồn mặn từ đâu, bởi đại diện đơn vị thi công và đại diện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận khẳng định cát đắp nền lấy từ nguồn cát sông được cấp phép, không phải là cát biển, nên không có chuyện nồng độ mặn rỉ tràn qua ruộng làm ảnh hưởng đến lúa của bà con.Theo ông Trần Đình Toản, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy: Tại khu vực canh tác lúa của 9 hộ dân nói trên lâu nay trồng lúa đạt năng suất khá cao so mặt bằng chung của xã. Đối với phần thiệt hại trong vụ lúa đông xuân vừa qua, địa phương cũng đã có thống kê mức thiệt hại dựa trên đối chiếu năng suất và giá bán lúa tại thời điểm đó của các hộ khu vực lân cận và khu vực bị ảnh hưởng để tính ra mức chênh lệch. Tổng số tiền thiệt hại của các hộ dân cần hỗ trợ là trên 43,9 triệu đồng.Về phía Ủy ban nhân dân xã, cũng rất mong ngành chức năng, các cơ quan có thẩm quyền sớm xác định rõ nguồn mặn do đâu, từ việc bơm cát hay tình trạng xâm nhập mặn gây ảnh hưởng lúa của bà con, hoặc do thiên tai, nhằm xác định trách nhiệm để giải quyết bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho bà con.Hiện nay, các hộ dân có lúa bị ảnh hưởng đang trông chờ sớm được hỗ trợ thiệt hại. Điều đáng lo hơn vẫn là chưa có biện pháp xử lý triệt để khu vực đất bị nhiễm mặn, sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây lúa trong những vụ mùa tiếp theo.
https://nhandan.vn/co-hay-khong-viec-bom-cat-nen-cao-toc-gay-chet-lua-post809363.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Độ mặn", "Hậu Giang", "Cát nền", "lúa bị nhiễm mặn", "cao tốc Cần Thơ-Cà Mau", "nhiễm mặn" ] }
Thận trọng với xu hướng giá chung cư tăng cao
Thị trường bất động sản, nhất là nhà ở tại Hà Nội đang ghi nhận sự mất cân bằng cung-cầu. Nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu luôn ở mức cao, khiến thị trường nhà chung cư liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tạo nên mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động đầu cơ, "thổi giá" bất động sản.
Theo thống kê của một trang web bất động sản, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong hai tháng đầu năm 2024 đã "leo thang", với mức tăng lên đến 17% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó không ít dự án tăng giá hơn 20% chỉ sau một năm.Theo đó, giá bán căn hộ chung cư bình dân có mức giá từ 30-35 triệu đồng/m2; giá bán căn hộ chung cư trung cấp, có mức giá khoảng từ 35-50 triệu đồng/m2; giá bán căn hộ chung cư cao cấp có mức giá hơn 50 triệu đồng/m2, phổ biến ở mức giá từ 60-70 triệu đồng/m2. Như ở khu vực phía tây Hà Nội, có dự án đã công bố mức giá rẻ nhất là 66 triệu đồng/m2, chưa gồm VAT.Giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đã ghi nhận liên tục tăng trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, đặc biệt, những dự án chung cư đã đi vào sử dụng từ 5 năm đến 10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá lên cao.Thị trường nhà chung cư có chiều hướng "nóng" lên trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do lãi suất ngân hàng ở mức thấp, khiến nhiều người chuyển kênh đầu tư sang nhà chung cư thay vì gửi tiền vào ngân hàng nhằm tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, nhu cầu về nhà ở của người dân tăng lên trong khi nguồn cung căn hộ không đáp ứng kịp, cũng khiến giá chung cư bị đẩy lên cao.Tại Hà Nội, nguồn cung căn hộ mới hết năm 2023 ước đạt 10.500 căn, giảm khoảng 31% so với năm 2022. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung căn hộ mới ước đạt gần 7.500 căn, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2022.Nguồn cung căn hộ sụt giảm thời gian qua do số lượng dự án bất động sản được phê duyệt mới ngày càng khan hiếm, trong khi các dự án đang triển khai gặp nhiều khó khăn bởi các vướng mắc liên quan nguồn vốn và các quy định về pháp lý.Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, với tốc độ tăng dân số và nhu cầu nhà ở hiện tại, mỗi năm, cả nước cần thêm khoảng 70 triệu m2nhà ở đô thị. Trong tình hình phát triển nguồn cung hiện tại, mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 300 nghìn đơn vị nhà ở. Sự thiếu hụt này đang đẩy giá nhà tăng cao, nhất là ở phân khúc chung cư bình dân và trung cấp. Do đó, nếu không sớm thực hiện các giải pháp cải thiện nguồn cung, áp lực giá nhà tại các đô thị lớn có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024, thậm chí kéo dài.Để tháo gỡ khó khăn, hạ nhiệt giá nhà chung cư, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chỉ đạo quyết liệt nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản ổn định; đồng thời, thành lập tổ công tác đặc biệt để khảo sát đánh giá tình hình, khó khăn của các địa phương nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án xây dựng.Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại phân khúc, hạ giá thành sản phẩm, có giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả việc cơ cấu lại phân khúc cho người có nhu cầu thực, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và người có thu nhập thấp.Mới đây, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành xây dựng Hà Nội, lãnh đạo Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội tích cực tham gia hoàn thiện các nghị định hướng dẫn cho Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản; quan tâm nhiệm vụ quản lý phát triển nhà ở, nhất là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhà ở trên địa bàn.Về đầu tư phát triển nhà ở xã hội, Sở Xây dựng Hà Nội cần rà soát lại các dự án nhà ở xã hội đã cấp phép, đã khởi công xây dựng để đăng ký chỉ tiêu năm 2024 khả thi, tích cực hơn; thúc đẩy 28 dự án chấp thuận chủ trương đầu tư để lựa chọn chủ đầu tư, sớm triển khai xây dựng.Đối với chương trình 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú khẳng định, quan điểm cho vay, giải ngân là đúng mục tiêu, đúng đối tượng của gói hỗ trợ này, hướng tới nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp. Những dự án đủ điều kiện phải được giải ngân ngay. Vấn đề mấu chốt để thúc đẩy giải ngân là cần tạo điều kiện cho "cầu tiếp cận được nguồn cung" và đẩy mạnh nguồn cung. Trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ cung-cầu mới giảm giá thành cũng như hạn chế các dự án, tập đoàn đẩy giá, lũng đoạn và đầu cơ bất động sản.Các chuyên gia về thị trường nhà đất nhận định, các nhà đầu tư nên thận trọng trong việc đầu tư vào thị trường nhà chung cư vào thời điểm này với mục đích "lướt sóng". Điều này không chỉ tạo nên sự bất ổn của thị trường, mà còn có thể khiến các nhà đầu tư gặp rủi ro khi giá chung cư bất ngờ "hạ nhiệt" với việc nhiều dự án bất động sản sẽ hoàn thành trong thời gian tới, đồng nghĩa với nguồn cung được cải thiện.Bởi theo Bộ Xây dựng, Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương sẽ hoàn thành khoảng 1.062.200 căn; trong đó, giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 428 nghìn căn hộ nhà ở xã hội. Nếu các dự án đã được cấp phép và chấp thuận chủ trương đầu tư hoàn thành đúng thời hạn, sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu đề án đến năm 2025.
https://nhandan.vn/than-trong-voi-xu-huong-gia-chung-cu-tang-cao-post804523.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Nhà chung cư", "Căn hộ chung cư", "Chung cư" ] }
Hà Giang: Nhiều hộ dân bị thiệt hại tài sản do mưa đá
NDO -Tối 28 và sáng 29/3, do ảnh hưởng của mây đối lưu phát triển mạnh đã gây mưa rào và giông, lốc, kèm mưa đá tại các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì gây thiệt hại nhiều tài sản của nhân dân.
Trậnmưa đá kèm theo giông lốckéo dài trên khắp các huyện vùng cao Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã khiến gần 1.300 ngôi nhà tại các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc bị hư hỏng mái, tốc mái.Hơn 270ha ngô,hoa màu bị thiệt hại do mưa đá, trong đó hơn 243ha tại huyện Yên Minh và 30ha tại Mèo Vạc; hư hỏng 69 chuồng trại chăn nuôi.Nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả bị ảnh hưởng do mưa đá.Ngay sau khi thiên tai xảy ra, các huyện đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo, huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, sửa chữa nhà cửa, di chuyển đồ đạc, ổn định cuộc sống.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và tối nay, Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to, trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Mưa đá trắng xóa ruộng vườn tại Mèo Vạc.Các địa phương cần tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, diễn biến của thời tiết; xử lý và cung cấp thông tin kịp thời đến các tổ chức và nhân dân để chủ động phòng, chống khi phát sinh các tình huống, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
https://nhandan.vn/ha-giang-nhieu-ho-dan-bi-thiet-hai-tai-san-do-mua-da-post802224.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "thiên tai", "mưa đá", "Hà Giang", "thiệt hại tài sản do mưa đá" ] }
Phấn đấu phê duyệt dự án đường cao tốc Chợ Mới-Bắc Kạn cuối tháng 4
NDO -Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông vận tải) đang rốt ráo hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường cao tốc Chợ Mới-Bắc Kạn, trình Bộ trước ngày 15/4 tới, phấn đấu phê duyệt dự án cuối tháng 4 này.
Sau khi Bộ ra quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến cao tốc Chợ Mới-Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn), Ban Quản lý dự án 2 (chủ đầu tư) đã dự kiến các kế hoạch, kiến nghị triển khai đầu tư dự án xây dựng tuyến cao tốc này. Ban đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự kiến có quyết định phê duyệt trong cuối tháng 4, đầu tháng 5 tới.Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của Bộ Giao thông vận tải, dự án đường cao tốc Chợ Mới-Bắc Kạn dài hơn 28km, điểm đầu tại Km0+00 (kết nối đường cao tốc Thái Nguyên-Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn), điểm cuối tại Km28+400 (kết nối đường cao tốc Bắc Kạn-Cao Bằng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn).Dự án được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 22m, mặt đường rộng 20,5m, tốc độ thiết kế 80 km/giờ. Bộ Giao thông vận tải tính toán, tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.751 tỷ đồng. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến dự án thu hồi khoảng 326,67ha đất; trong đó, chuyển mục đích sử dụng khoảng 41,1ha đất lúa; 9,1ha đất ở và 184ha đất rừng.“Việc đầu tư dự án Chợ Mới-Bắc Kạn nhằm tăng cường kết nối, giảm tai nạn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải từ Bắc Kạn đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; hình thành tuyến cao tốc hướng tâm thuận lợi từ Bắc Kạn-Thái Nguyên-Hà Nội, kết nối vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội và các cảng biển phía bắc đến các cửa khẩu Cao Bằng; kết nối thành phố Bắc Kạn-Hồ Ba Bể-Na Hang (Tuyên Quang) và liên kết với các tuyến cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang, Tuyên Quang-Phú Thọ, Nội Bài-Lào Cai,...”, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh.Một đoạn tuyến đường cao tốc Hà Nội-Bắc Kạn.Ông Cao Việt Hùng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 2, cho biết, trên cơ sở này, Ban Quản lý dự án 2 lựa chọn và thẩm định, phê duyệt tư vấn và lập thiết kế kỹ thuật vào tháng 8; lựa chọn nhà thầu xây lắp, khởi công dự án vào tháng 9/2024.Đối với công tác giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý dự án 2 dự kiến chia thành 3 đợt gồm: bàn giao phạm vi giải phóng mặt bằng các vị trí ổn định về công trình (cầu, nền đắp, đào thấp, dân cư) vào tháng 6; bàn giao phạm vi đào sâu, đắp cao trong tháng 7 và đến tháng 8/2024 sẽ bàn giao các điều chỉnh theo thiết kế kỹ thuật và nút giao bổ sung.Tin liên quanPhấn đấu khởi công cao tốc Chợ Mới-thành phố Bắc Kạn trong quý III năm 2024Để tranh thủ thời gian thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý dự án 2 đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo các sở, chính quyền huyện Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn cập nhật nhu cầu đất để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương bảo đảm phù hợp nhu cầu dự án; triển khai lập hồ sơ xin chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, làm cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận (thời gian thực hiện các thủ tục trình, thẩm định để Thủ tướng chấp thuận khoảng 3-6 tháng).Mặc dù phương án tuyến đã tránh tối đa khu dân cư nhưng dự án vẫn ảnh hưởng đến 71 hộ, cần phải di dời nhà cửa, do đó, Ban Quản lý dự án 2 đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và các địa phương sớm tổng hợp nhu cầu tái định cư của các hộ. Trong đó, xác định cụ thể nhu cầu của người dân phương án tái định cư (tập trung, tự lo chỗ ở) làm cơ sở báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phương án thực hiện, do trình tự thực hiện đầu tư xây dựng các khu tái định cư cần nhiều thời gian (thường từ 6-12 tháng).
https://nhandan.vn/phan-dau-phe-duyet-du-an-duong-cao-toc-cho-moi-bac-kan-cuoi-thang-4-post802951.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Cao tốc Chợ Mới-Bắc Kạn", "Tuyên Quang-Phú Thọ", "Cao Việt Hùng", "Bắc Kạn", "Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ", "Ban Quản lý dự án 2", "Bộ Giao thông vận tải" ] }
Hỗ trợ khoảng 21.000 người cao tuổi giảm nhẹ tổn thương về thu nhập và sức khỏe
NDO -Sau hơn 3 năm triển khai tại 6 địa phương, dự án “Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam” đã mang lại lợi ích trực tiếp cho khoảng 21.000 người, phần lớn làngười cao tuổi, phụ nữ, người có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày 10/5, tại Hà Nội, tổ chức HelpAge International (tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế - HAI) tại Việt Nam khai mạc hội thảo “Chia sẻ mô hìnhcâu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau”.Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án VIE071 “Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam”. Chương trình được Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản (JSDF), Ngân hàng Thế giới (World Bank) quản lý và được tổ chức HAI hợp tác với Hội Người cao tuổi sáu tỉnh, thành phố của Dự án, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.JSDF là Quỹ thuộc Chính phủ Nhật Bản dành cho Ngân hàng Thế giới, được thành lập năm 2000, nhằm hỗ trợ các dự án cộng đồng, dưới dạng hỗ trợ cho không (không phải vốn vay), dành cho các đối tượng dễ bị tổn thương ở các nước đang phát triển, thông qua các mô hình phát triển cộng đồng sáng tạo, tập trung vào các hoạt động tại cộng đồng.Giám đốc Quốc gia của HelpAge International tại Việt Nam Trần Bích Thủy chia sẻ thông tin tại hội thảo.Câu lạc bộ liên thế hệtự giúp nhau là mô hình phát triển bền vững dựa vào cộng đồng nhằm giúp người dân, đặc biệt người nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ, người cao tuổi, được nâng cao thu nhập, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận tốt hơn với quyền lợi của mình và tự giúp nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.Dự án “Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam” được thực hiện trong 4 năm, bắt đầu từ tháng 12/2020 đến hết tháng 12/2024 tại 6 địa phương.Mô hình giúp đóng góp hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đã và đang được chủ trương triển khai trên toàn quốc theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đó là: Quyết định 1533/QĐ-TTg ngày 2/8/2016 phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016-2020 (Đề án 1533); Quyết định 1336/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn đến 2025 (Đề án 1336); Quyết định 2156/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi, giai đoạn 2021-2030.Đến hết tháng 12/2023, cả nước có 6.521 câu lạc bộ tại tất cả 63 tỉnh,thành phố trên toàn quốc. Các câu lạc bộ này đã thu hút hơn 456 nghìn thành viên.Dự án VIE 071 “Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam” được thực hiện trong 4 năm, bắt đầu từ tháng 12/2020 đến hết tháng 12/2024.Mục tiêu phát triển của dự án VIE 071 nhằm tăng cường sự tham gia của người cao tuổi trong các hoạt động tăng thu nhập cũng như tăng việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc xã hội và sức khỏe ở các cộng đồng dự án thông qua hoạt động của các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.Địa bàn triển khai dự án tại 6 tỉnh/thành phố ở 2 khu vực: trung du và miền núi phía bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, với các địa bàn Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Ninh Thuận.Dự án được triển khai tại 6 địa phương trên đã giúp nhân rộng thêm 186 câu lạc bộ, mang lại lợi ích trực tiếp cho khoảng 21.000 người, phần lớn là người cao tuổi, phụ nữ, người có hoàn cảnh khó khăn.Tại hội thảo, các cơ quan ban, ngành, hội người cao tuổi các cấp và một số bên liên quan đã giới thiệu/chia sẻ về mô hình câu lạc bộ và các tác động của mô hình đối với thành viên câu lạc bộ, trong đó phần lớn là người cao tuổi, cộng đồng và tổ chức Hội thông qua kết quả đạt được từ dự án VIE071. Qua đó, các đại biểu nêu lên thuận lợi, thách thức và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai. Từ đó, đưa ra các kiến nghị đề xuất cho việc nhân rộng mô hình câu lạc bộ trên cả nước cho những năm tới, đặc biệt sau năm 2025.Kết quả ban đầu cho thấy, sau khi tham gia câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi ở địa bàn triển khai dự án đã ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực. Cụ thể như, 99,5% người cao tuổi thấy vui hơn; 99,9% người cao tuổi thấy đoàn kết hơn; 99,8% người cao tuổi thấy tự tin hơn; 100% người cao tuổi được trao quyền; 99% người cao tuổi thấy khỏe hơn; 80% người cao tuổi có thu nhập tăng hơn; 99% người cao tuổi thấy hiểu biết hơn; 99,8% người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn; 99,4% người cao tuổi thay đổi hành vi tốt hơn.Mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đã được ghi nhận ở khu vực và quốc tế. Cụ thể như, mô hình đã được giải nhất hạng mục sáng kiến dựa vào cộng đồng của Giải thưởng sáng kiến “Vì một châu Á già hóa khỏe mạnh”. Đồng thời, mô hình cũng được công nhận là một thực hành tốt trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (theo Vụ các vấn đề về kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc - UNDESA).Cùng với đó, mô hình cũng được ghi nhận là thực hành tốt trong nhiều ấn phẩm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong thực hiện mục tiêu già hóa khỏe mạnh.
https://nhandan.vn/ho-tro-khoang-21000-nguoi-cao-tuoi-giam-nhe-ton-thuong-ve-thu-nhap-va-suc-khoe-post808734.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "người cao tuổi", "câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau", "HelpAge International", "người yếu thế", "thu nhập", "sức khỏe" ] }
Quảng Bình: Cứu 7 ngư dân trên tàu cá bị cháy trên biển
NDO -Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 7/5, Đồn Biên phòng Nhật Lệ (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) nhận được tin báo, tàu cá QB 92198 TS của ngư dân trong tỉnh khi đang đánh bắt trên biển thì bất ngờ bốc cháy, trên tàu có 7 thuyền viên may mắn được cứu an toàn.
Theo đó, tàu cá bị nạn là do anh Nguyễn Khánh Thới (sinh năm 1980), ở xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình làm thuyền trưởng đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.Phát hiện sự việc, tàu cá QB 91166 TS của anh Hoàng Nhi, trú tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ở gần đó đã tiếp cậntàu bị cháyvà cứu tất cả 7 thuyền viên tàu QB 92198 TS an toàn.Sau đó, anh Hoàng Nhi bàn giao 7 thuyền viên vừa cứu được sang một tàu cá khác của Quảng Bình để đưa vào bờ. Hiện sức khỏe 7 thuyền viên ổn định.Vụ cháy tàu cá có công suất 800CV làm nghề lưới chụp gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Hiện, nguyên nhân vụ cháy vẫn chưa được xác định.Liên quan đến tai nạn tàu cá, trong những ngày qua, có 4 tàu cá của tỉnh gặp dông lốc, trong đó, 3 tàu bị chìm và một tàu mất liên lạc. Hiện,10 ngư dân còn mất tích.
https://nhandan.vn/quang-binh-cuu-7-ngu-dan-tren-tau-ca-bi-chay-tren-bien-post808376.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:20", "tags": [ "Quảng Bình", "cháy tàu cá", "cứu nạn", "tai nạn tàu cá", "ngư dân" ] }
Hà Nội phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024
NDO -Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn,vệ sinh lao độngvà Tháng Công nhân năm 2024 với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động.
Lễ phát động là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm thực hiện công tác An toàn, vệ sinh lao động, cũng như quan tâm chăm lo, hướng về lực lượng công nhân lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.Phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết: Thành phố Hà Nội luôn xác định công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là việc làm thường xuyên, liên tục. Các hoạt động hưởng ứng đã được triển khai đồng bộ từ thành phố đến cấp cơ sở, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của Thủ đô.Tin liên quanCông đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024Bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn vẫn còn một số đơn vị, doanh nghiệp, công trình xây dựng còn chưa quan tâm nhiều đến công tác an toàn, vệ sinh lao động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động. Năm 2023, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 296 vụ tai nạn lao động làm 300 người lao động bị nạn.Khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2023.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vũ Thu Hà đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, Công đoàn các cấp, nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, công nhân, người lao động cần tiếp tục đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Các đơn vị cần tập trung tổ chức các hoạt động chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động cộng đồng có sự tham gia của doanh nghiệp,người lao động; tổ chức các hoạt động tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động; tổ chức các hội thảo, hội thi, hội nghị sơ kết, tổng kết về an toàn lao động; tổ chức các hoạt động tập huấn cho người làm công tác tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động…Các đơn vị, doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động đối thoại tại nơi làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ, chăm lo đời sống việc làm, lương, thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc cũng như đời sống tinh thần của người lao động.Tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.Các cấp ngành, tổ chức Công đoàn cần quan tâm thăm hỏi, tặng quà các gia đình, nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kịp thời động viên, chia sẻ những mất mát và động viên các gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, công việc; tổ chức gặp mặt đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với doanh nghiệp và cán bộ Công đoàn, công nhân,viên chức, người lao động…Cùng với đó, cần tăng cường thực hiện thanh tra kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị, doanh nghiệp.Để ghi nhận các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2023, tại Lễ phát động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã trao khen thưởng cho các tập thể, cá nhân.Tặng quà cho con em người lao động có hoàn cảnh khó khăn.Cũng trong dịp này, thành phố tặng 100 suất quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm túi quà trị giá 350.000 đồng và 1.000.000 đồng tiền mặt; 100 phần quà cho các cháu là con công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn bao gồm túi quà trị giá 250.000 đồng và 1.000.000 đồng tiền mặt…Tại lễ phát động, Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm phối hợp Trung tâm Y tế quận thực hiện khám sức khỏe miễn phí cho hơn 150 người lao động. Ngoài ra, hàng trăm người lao động được Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội tư vấn pháp luật.
https://nhandan.vn/ha-noiphat-dong-thang-hanh-dong-ve-an-toan-ve-sinh-lao-dong-va-thang-cong-nhan-nam-2024-post805437.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Hà Nội", "vệ sinh lao động", "an toàn lao động", "Tháng Công nhân", "người lao động khó khăn", "người lao động" ] }
Nỗ lực cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI của tỉnh vùng cao Hà Giang
NDO -Theo báo cáo xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị vàhành chính côngcấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023, Hà Giang đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố. Đây là thứ hạng cao nhất mà tỉnh đạt được từ trước đến nay. Kết quả trên cho thấy những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền tỉnh trong việc triển khai các giải pháp nhằm cải thiện, nâng caochỉ số PAPI.
Việc nâng cao chỉ số PAPI được cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Giang đặc biệt quan tâm và có lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện xuyên suốt. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 04 về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công vụ. Trên cơ sở nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã xây dựng đề án, kế hoạch tổ chức thực hiện.Mặc dù đã có sự cố gắng trong việc triển khai các giải pháp để nâng cao chỉ số PAPI, nhưng năm 2022, thứ hạng của Hà Giang vẫn chưa có sự cải thiện, cụ thể là đứng thứ 40/63 tỉnh, thành phố. Điều đó cho thấy vẫn còn những mặt chưa tích cực, những điểm còn tồn tại, hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công vụ.Tin liên quanBắc Ninh vươn lên đứng thứ 3 cả nước về chỉ số PAPIĐồng chí Trần Trọng Thủy, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang cho biết: “Năm 2023, với quyết tâm phấn đấu cải thiện chỉ số PAPI, vươn lên xếp hạng ở nhóm trung bình cao của cả nước và nằm trong nhóm dẫn đầu ở các tỉnh trung du, miền núi phía bắc, ngay từ đầu năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Nội vụ phân tích, chỉ rõ những mặt tích cực, những điểm còn tồn tại, hạn chế, từ đó tham mưu cho tỉnh ban hành kế hoạch cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI. Trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, huyện, thành phố tổ chức thực hiện. Chú trọng khắc phục những tồn tại, hạn chế đối với những nội dung có điểm số thấp”.Gắn với đó, tỉnh Hà Giang cũng thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực thi công vụ ở các sở, ngành, huyện, thành phố nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trong các buổi họp phiên hằng tháng, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã tổng hợp báo cáo kết quả cung ứng dịch vụ công, cải cách thủ tục hành chính, người đứng đầu các sở, ngành, địa phương chịu trách nhiệm về kết quả trước Ủy ban nhân dân tỉnh.Qua đó, tỉnh đã nâng cao chất lượng kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Kết quả tổng hợp bộ chỉ số thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian trên môi trường điện tử trong năm 2023, tỉnh Hà Giang đạt 81,6/100 điểm, xếp loại tốt, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố.Là tỉnh vùng cao khó khăn nhưng Hà Giang luôn quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện tại, các mô hình, cách làm mới về chuyển đổi số nhưthanh toán không dùng tiền mặt, chợ 4.0, đăng ký tài khoản trên dịch vụ công quốc gia, đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng.Tỉnh Hà Giang đầu tư hệ thống lưu điện UPS phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.Bên cạnh đó, hệ thống thông tin, giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.818/1.876 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ gần 97%; 100% cơ quan thuộc hệ thống chính trị được triển khai hệ thống thông tin dùng chung để xử lý, trao đổi hồ sơ, văn bản điện tử trên môi trường mạng; tất cả các văn bản điện tử được ứng dụng chữ ký số.Trong nội dung cung ứng dịch vụ công, năm qua, tỉnh Hà Giang đã từng bước nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ y tế công lập; quan tâm cải thiện cơ sở vật chất và chất lượng của trường tiểu học công lập. Tỉnh tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thông qua việc lồng ghép các nguồn vốn nhà nước và huy động nguồn xã hội hóa; hình thành các cụm điểm trường cấp tiểu học để tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày; được ăn, ở bán trú tại các trường có nhiều điểm trường lẻ.Hà Giang cũng chú trọng triển khai các giải pháp để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật tại địa phương.Từ việc triển khai các giải pháp đồng bộ, gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công vụ đã được cải thiện. Tỉnh đã cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI, vươn lên đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng PAPI năm 2023, đứng tốp đầu trong khu vực trung du và miền núi phía bắc.Đồng chí Trần Trọng Thủy, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang cho rằng, việc đạt được điểm số cao đã khó, việc duy trì còn khó khăn hơn bởi các chỉ số được đánh giá ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.Trong năm 2024, tỉnh Hà Giang ngoài việc duy trì, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, thực thi công vụ thì còn phải tập trung làm tốt, nâng cao điểm số ở các nội dung chưa cao như quản trị môi trường, quản trị điện tử. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông chính sách đến người dân.
https://nhandan.vn/no-luc-cai-thien-nang-cao-chi-so-papi-cua-tinh-vung-cao-ha-giang-post803112.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "chỉ số PAPI", "Cải thiện chỉ số", "Hà Giang", "thanh toán không dùng tiền mặt", "hành chính công" ] }
Bảo đảm quyền lợi bảo hiểm y tế của người dân đang thường trú tại các xã ATK
Bảo hiểm xã hội các tỉnh phối hợp đơn vị quản lý đối tượng rà soát, lập danh sách và cấp thẻbảo hiểm y tếcủa các đối tượng được bổ sung tạiNghị định số 75/2023/NĐ-CP, trong đó người dân hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (ATK).
Bảo hiểm xã hộiViệt Nam vừa ban hành Công văn số 3452/BHXH-CSYT gửi Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (gọi chung là bảo hiểm xã hội các tỉnh) về triển khai thực hiệnNghị định số 75/2023/NĐ-CPngày 19/10/2023 của Chính phủ (Nghị định số 75).Để kịp thời triển khai Nghị định số 75, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị bảo hiểm xã hội các tỉnh thực hiện: Cấp thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 75, trong đó chuyển đổi mã mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 75(người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc; người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình).Đồng thời, bổ sung mã đối tượng và mã mức hưởng bảo hiểm y tế ghi trên thẻ bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm y tế mới được quy định tại Nghị định số 75 và Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu bảo hiểm xã hội các tỉnh chủ động phối hợp với đơn vị quản lý đối tượng rà soát, lập danh sách và cấp thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng được bổ sung tại Nghị định số 75 như sau:Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điểm a, Khoản 10, Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (ATK) hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Nghị định số 75 bổ sung nhiều điểm mới quan trọng như: bổ sung một số nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, tăng mức hưởng bảo hiểm y tế với một số nhóm đối tượng; tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hiểm y tế…Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đồng thời thuộc nhiều đối tượng khác nhau, bảo hiểm xã hội các tỉnh rà soát, đối chiếu dữ liệu đang quản lý với các trường hợp có tên trong hồ sơ đổi mức hưởng và danh sách đối tượng đổi thẻ mới, nếu thẻ bảo hiểm y tế cũ cấp theo đối tượng khác có mức hưởng thấp hơn so với quy định mới, thì theo mức hưởng cao nhất.Về thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện theo quy định sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 75 như sau: Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh phải xuất trìnhthẻ bảo hiểm y tếcó ảnh hoặccăn cước công dân; trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.Đối với các trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng ra viện từ ngày Nghị định này có hiệu lực thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.Nghị định số 75 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 3/12/2023.Theo đó, Nghị định đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.Văn bản cũng bổ sung nhiều điểm mới quan trọng như: bổ sung một số nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, tăng mức hưởng bảo hiểm y tế với một số nhóm đối tượng; tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hiểm y tế…Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, nêu rõ, trong những năm qua, để ghi nhận công lao đóng góp và tri ân đồng bào các dân tộc tại các xã ATK cách mạng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đầu tư, hỗ trợ, trong đó có chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế.Tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ xã ATK, vùng ATK cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế xây dựng chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người dân trong các xã ATK cách mạng, trừ các đối tượng đã được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.Chính sách hỗ trợ về thẻ bảo hiểm y tế sẽ được áp dụng từ năm 2021, nhưng do Bộ Y tế chưa kịp thời trình ban hành quy định cụ thể nên chính sách này chưa được triển khai thống nhất trên toàn quốc.Trên thực tế, tùy điều kiện mà một số địa phương đã bố trí ngân sách và huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm y tế, trong đó có người dân sinh sống trên địa bàn các xã ATK, với mức từ 10-30%. Có địa phương không thực hiện hỗ trợ.Đến năm 2023, vẫn còn gần 720 nghìn người dân trên địa bàn xã ATK cách mạng thuộc 25 địa phương chưa được hưởng chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế.Như vậy, trong 3 năm (2021, 2022, 2023), một bộ phận người dân ở các xã ATK cách mạng vẫn chưa được hưởng chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước về thẻ bảo hiểm y tế.
https://nhandan.vn/bao-dam-bao-quyen-loi-bao-hiem-y-te-cua-nguoi-dan-dang-thuong-tru-tai-cac-xa-atk-post780334.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "bảo hiểm y tế", "xã ATK", "quyền lợi bảo hiểm y tế", "Nghị định số 75/2023/NĐ-CP", "an toàn khu" ] }
[Ảnh] Bầu trời Điện Biên Phủ rực sáng pháo hoa trước ngày trọng đại
NDO -Trong khoảnh khắc, bầu trời thành phốĐiện Biên Phủ(Điện Biên) rực sáng bởi màn bắn pháo hoa tầm cao trong sự phấn khích của hàng vạn người dân và du khách.
Trong phút chốc, cả nền trời rực rỡ bởi những chùm pháo hoa nhiều sắc màu.Màn bắn pháo hoa tầm cao là một phần trongchương trình nghệ thuật đặc biệt“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.Người dân và du khách tại Điện Biên được sống trong những giờ phút đặc biệt...Tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc trước thềm lễ Kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Màn trình diễn pháo hoa mãn nhãn tại thành phố Điện Biên Phủ tối 6/5.Người dân tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng của màn bắn pháo hoa tầm cao.Pháo hoa trên nền trời thành phố Điện Biên Phủ như biểu tượng cho khát vọng hòa bình, thịnh vượng, hướng tới tương lai.Hàng vạn người chen chân tại khu vực cầu Thanh Bình để chờ đón màn pháo hoa.Nét mặt háo hức của một công dân "nhí"Những cựu chiến binh tới từ khắp nơi trong cả nước cũng hòa mình trong ngày hội chung của Điện Biên.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/anh-bau-troi-dien-bien-phu-ruc-sang-phao-hoa-truoc-ngay-trong-dai-post808154.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Bắn pháo hoa tầm cao ở Điện Biên", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Điện Biên", "Điện Biên Phủ" ] }
Giao lưu gương điển hình tiên tiến của Thủ đô
NDO -Sáng 7/6, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Truyền thông (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) phối hợp Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt với chủ đề “Thi đua xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Tham dự chương trình có sáu khách mời là những tấm gương sáng trong các phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”; "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở"; “Thi đua dạy tốt, học tốt”; Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô, phong trào phát triển văn hóa, thể thao, nhân đạo, từ thiện, vì cộng đồng… gắn với Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Các khách mời đã cùng nhau giao lưu, chia sẻ những câu chuyện hay, kinh nghiệm quý.Tiêu biểu như nghệ nhân vẽ tranh dân gian Hàng Trống Lê Đình Nghiên, đã hơn 60 năm gìn giữ và bảo tồn dòng tranh dân gian Hàng Trống. Để góp phần duy trì dòng tranh, phục vụ cho công tác trưng bày, ông đã phối hợp tu sửa, phục chế: Tranh Quốc Tổ Hùng Vương được treo trong Dinh Thống Nhất, hai bộ bản đồ của nhà số 67 trong Cụm di tích Tưởng niệm Bác Hồ và nhiều tác phẩm có giá trị khác.Ông cũng đã tích cực tham gia các chương trình triển lãm tại các nước nhằm quảng bá, giới thiệu về dòng tranh dân gian của Việt Nam đến đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. Dù đã ngoài 75 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị và chú tâm truyền lại nghề cho con trai - nghệ nhân Lê Hoàn.Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Sỹ Liên (huyện Chương Mỹ) chia sẻ về nghề giáo tại buổi giao lưu.41 năm qua, bằng trí tuệ và tâm huyết vun đắp của biết bao thế hệ thầy giáo, cô giáo, phụ huynh và học sinh, Trường Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã không ngừng phát triển, trở thành địa chỉ đỏ trong hành trình ươm mầm tri thức cho Thủ đô và đất nước.Nhà giáo Lê Thị Tượng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, 5 năm qua, nhà trường luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, là đơn vị có nhiều mô hình mới, sáng tạo trong quản lý và dạy học.Anh Trần Quốc Hai, công nhân Công ty TNHH sản xuất Nhựa Việt Nhật (huyện Thanh Oai) cho biết, từ các công việc hàng ngày của bản thân và của công nhân ở các bộ phận, anh Hai đã tìm cách để tăng năng suất, hiệu quả, giảm sức lao động của công nhân. Anh có hàng chục sáng kiến lớn nhỏ, làm lợi cho công ty hàng chục triệu đồng mỗi năm. Không những thế anh còn trở thành động lực cho nhiều công nhân, lao động khác, góp phần lan tỏa phong trào Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô trong công ty.Ban nhạc người khiếm thị "Nắng mới" biểu diễn tại buổi giao lưu.Trong số các gương mặt thanh niên khuyết tật tiêu biểu toàn quốc, Nguyễn Đức Thiện, sinh viên chuyên ngành sáo trúc, Khoa Nhạc cụ truyền thống, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã nỗ lực vượt lên số phận.Tuy không thể nhìn thấy ánh sáng từ nhỏ, nhưng Thiện đã phấn đấu rèn luyện, trở thành Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hát xẩm Tâm Việt - câu lạc bộ đàn, hát xẩm đầu tiên của người khiếm thị tại Việt Nam. Dù mới thành lập nhưng câu lạc bộ đã đoạt được nhiều giải thưởng.Ngoài ra, Thiện cùng thầy giáo của mình đứng ra thành lập Mái ấm Đông Đô và ban nhạc người khiếm thị “Nắng mới” để thỏa đam mê âm nhạc, đồng thời giúp đỡ những người khiếm thị được học nhạc, chơi nhạc và có thu nhập, tự nuôi sống bản thân.Đại diện cho những cán bộ, công chức của thành phố là chị Nguyễn Thị Thu Hiền, chuyên viên Ban Tiếp công dân, thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm. Chị là người mẫn cán, trách nhiệm, vững chuyên môn, nhất là phong thái, kỹ năng ứng xử với các tình huống khi tiếp dân rất khéo léo, linh hoạt, mang lại hiệu quả cao trong công việc.Chị nắm rất chắc kiến thức pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau; đồng thời, là người có kỹ năng hóa giải những bức xúc mang tính bột phát của công dân, tạo được niềm tin trong lòng dân, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển chung của quận.Khách mời thứ sáu trong chương trình là gương mặt thiếu nhi tiêu biểu Thủ đô năm 2024 - Đỗ Trà My, học sinh lớp 6A18, Liên đội phó, Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.Trà My là một học sinh giỏi, có năng khiếu nghệ thuật vượt trội, năng nổ trong các hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu nhi; tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội.Em đã tham gia và đoạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi: Giải Vàng liên hoan nghệ thuật châu Á Thái Bình Dương 2023; Giải Nhì liên hoan ca khúc măng non năm 2022, Giải Nhất cuộc thi “Sao Việt tỏa sáng”, Giải Nhất kể chuyện Điện Biên Phủ năm 2022 cấp thành phố, Giải Nhất cuộc thi Nét đẹp thầy trò 2023, Giải thưởng Nghệ sĩ tiêu biểu 2023…Lãnh đạo Trung tâm Thông tin - Truyền thông phát biểu.Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Truyền thông Nguyễn Thế Huân cho biết: “Đây là một trong những sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần giáo dục truyền thống về thi đua ái quốc; lan tỏa các giá trị sống tích cực, nhân văn đến với cộng đồng, xã hội. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào và tinh thần đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2024”.
https://nhandan.vn/giao-luu-guong-dien-hinh-tien-tien-cua-thu-do-post813230.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Ban Thi đua khen thưởng", "Người tốt - Việc tốt", "gương sáng việc hay", "Hà Nội" ] }
Cần biện pháp hữu hiệu bảo đảm an toàn lao động
Thời gian qua, tại nhiều địa phương liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thương vong cho nhiều người. Nguyên nhân được xác định chủ yếu do lỗi chủ quan của con người. Do vậy, các ngành chức năng cần có biện pháp hữu hiệu để bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
Vào khoảng 0 giờ 20 phút, ngày 3/4/2024, tại gương lò XV5-140 số 2, phân xưởng đào lò 2 Công ty Than Thống Nhất, thuộc Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ nổ khí metan nghiêm trọng. Vụ nổ khiến 4 công nhân tử vong và 7 công nhân khác bị thương. Nguyên nhân của vụ tai nạn bước đầu được xác định là do sự cố cháy khí metan.Ngay sau khi xảy ra tai nạn, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện gửi lãnh đạo Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan, trong đó yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân của vụ tai nạn đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về an toàn lao động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra các trường hợp tương tự.Tuy nhiên, ngày 13/5/2024, lại tiếp tục xảy ra sự cố nghiêm trọng tại lò Chợ, Công ty Than Quang Hanh, thuộc Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh làm chết 3 công nhân và bị thương 1 công nhân. Nguyên nhân sơ bộ ban đầu được xác định do trong quá trình công nhân làm việc, lò bị sạt lở, vùi lấp gây tai nạn.Mặc dù đã có quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động tuy nhiên thời gian qua, nhiều đơn vị không tuân thủ hoặc tuân thủ không nghiêm dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng. Ngày 9/5/2024, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh tạm giam Giám đốc Công ty TNHH SX&TM gỗ Bình Minh (Công ty gỗ Bình Minh) tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai về hành vi “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.Theo tài liệu điều tra, vào ngày 1/5/2024, tại Công ty gỗ Bình Minh đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 6 người tử vong, 5 người bị thương. Kết quả điều tra ban đầu xác định, để phục vụ sản xuất, Công ty gỗ Bình Minh có lắp đặt ở bên ngoài 1 nồi hơi dạng ống nước có công suất sinh hơi 1.000 kg/giờ.Tuy nhiên, nồi hơi của công ty đã hết hạn kiểm định an toàn từ ngày 26/11/2022, và bình nén khí đã hết thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn từ ngày 5/1/2024. Nguyên nhân dẫn đến vụ nổ là do nồi hơi và bình nén khí đã hết thời hạn kiểm định an toàn nhưng công ty không kiểm định lại theo đúng quy định mà vẫn đưa vào hoạt động.Với vai trò của mình, Giám đốc công ty đã thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, quản lý bình hơi, không thực hiện việc kiểm định chất lượng dẫn đến sự cố nổ lò hơi làm nhiều người chết.Trước đó, vào ngày 23/4/2024 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980), nhân viên cân băng liệu của Nhà máy Xi-măng Yên Bái để điều tra về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” khiến 7 công nhân bị chết,3 công nhân bị thương trong vụ tai nạn xảy ra ngày 22/4/2024 tại Công ty cổ phần Xi-măng và Khoáng sản Yên Bái. Nguyên nhân vụ tai nạn ban đầu được xác định là do nhân viên bất cẩn trong quá trình ngắt, mở điện khiến động cơ chính của máy nghiền số 3 hoạt động, gây tai nạn cho các công nhân đang tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy.Theo Cục An toàn lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong năm 2023 có hơn 7.500 người bị tai nạn lao động, thiệt hại về vật chất và tài sản do tai nạn lao động lên tới hơn 17.000 tỷ đồng, tăng so với năm 2022. Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai.Riêng tại tỉnh Đồng Nai, trong năm 2023, xảy ra khoảng 910 vụ tai nạn lao động, khiến 28 người chết, 211 người bị thương nặng. Chỉ tính riêng năm tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 12 người chết do tai nạn lao động. Kết quả điều tra cho thấy, những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là: Xây dựng chiếm 18,27% tổng số vụ; khai thác mỏ, khai thác khoáng sản chiếm 16,14% tổng số vụ; cơ khí, luyện kim chiếm 11,78% tổng số vụ; sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,56% tổng số vụ.Theo thống kê của các cơ quan chức năng, nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động thời gian qua chủ yếu do lỗi chủ quan, chiếm tới 73%. Những nguyên nhân này bắt nguồn từ sự coi nhẹ, làm việc qua loa, không tuân thủ quy trình, quy định, chủ quan, thiếu trách nhiệm trong quá trình công tác. Đáng chú ý là tai nạn lao động chủ yếu xảy ra tại các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chiếm tới gần 70%.Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tăng cường thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động như: Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, khoáng sản đặc biệt là công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại.Các cơ quan chức năng, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng.Theo các chuyên gia pháp luật, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng cường các chế tài để xử lý đối với vi phạm dẫn đến tai nạn lao động, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp. Theo thống kê của các ngành chức năng, nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động xảy ra thời gian qua có tới 46% là do lỗi của người sử dụng lao động.
https://nhandan.vn/can-bien-phap-huu-hieu-bao-dam-an-toan-lao-dong-post809945.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Tai nạn lao động", "An toàn lao động", "Công ty TNHH SX&TM gỗ Bình Minh", "Nhà máy Xi-măng Yên Bái", "Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội", "người lao động" ] }
Một bé trai 7 tháng tuổi tử vong khi gửi tại một gia đình giữ trẻ tự phát
NDO -Ngày 24/5, thông tin từ UBND quận Thanh Khê, thành phốĐà Nẵngcho biết, vừa có báo cáo liên quan đến vụ bé 7 tháng tuổi tử vong sau khi được gửi tại hộ gia đình giữ trẻ tự phát.
Trước đó, vào khoảng 12 giờ 20, ngày 22/5, trong quá trình giữ trẻ tại địa chỉ trên đường Nguyễn Phước Nguyên (phường An Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng), bà Nguyễn Thị Bích H. (36 tuổi) phát hiện bé trai Nguyễn Minh L. (7 tháng tuổi) có dấu hiệu bị sặc, ho liên tục nên đã bồng cháu bé ra ngoài nhờ người dân hỗ trợ gọi cấp cứu chở đến Trung tâm Y tế quận Thanh Khê để cấp cứu, đồng thời gọi điện thông báo cho gia đình cháu Nguyễn Minh L. biết.Khi đến Trung tâm Y tế quận Thanh Khê, các bác sĩ thực hiện các biện pháp cấp cứu nhưng không được nên đã nhanh chóng chuyển cháu L. đến Bệnh viện Đà Nẵng để cấp cứu, tuy nhiên cháu đãtử vong.Theo UBND quận Thanh Khê, hiện nay Công an quận đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu L.Đồng thời, UBND phường An Khê đã yêu cầu bà Nguyễn Thị Bích H. chấm dứt hoạt động giữ trẻ, phối hợp các cơ quan chức năng để điều tra làm rõ vụ việc.Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã đến thăm hỗ trợ gia đình nạn nhân.Liên quan đến vụ việc, UBND quận Thanh Khê đã có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm nhóm trẻ hoạt động sai quy định trên địa bàn quận.
https://nhandan.vn/mot-be-trai-7-thang-tuoi-tu-vong-khi-gui-tai-mot-gia-dinh-giu-tre-tu-phat-post811063.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Đà Nẵng", "bé trai 7 tháng tuổi", "trẻ em tử vong", "điểm giữ trẻ tự phát" ] }
Khai mạc Lễ hội Hoa Cúc biển Cửa Lò năm 2024
NDO -Tối  6/4, tại Công viên Hoa Cúc biển, thị xã Cửa Lò,tỉnh Nghệ Anđã tưng bừng khai mạc Lễ hội “Hoa Cúc biển” và Chung kết Cuộc thi “Nữ thanh niên thanh lịch” Cửa Lò năm 2024.
Lễ hội “Hoa Cúc biển” là hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã Cửa Lò, khởi động cho chuỗi sự kiện du lịch năm 2024. Thông qua Lễ hội nhằm quảng bá, giới thiệu với du khách thập phương về một Cửa Lò xinh đẹp, thân thiện, mến khách và loài hoa cúc biển tuy nhỏ bé nhưng kiên cường trước sóng gió biển khơi.Đông đảo cán bộ và nhân dân thị xã Cửa Lò và vùng lân cận tham dự Lễ hội “Hoa Cúc biển” và Chung kết Cuộc thi “Nữ thanh niên thanh lịch” Cửa Lò năm 2024.Nhằm khởi động cho chương trìnhdu lịch biển Cửa Lò 2024, trong hơn 2 tháng qua, thị xã biển Cửa Lò đã tổ chức nhiều cuộc thi phong phú, sôi nổi như: “Nữ thanh niên thanh lịch”; “Lái xe du lịch giỏi, văn minh”; “Vẽ tranh-Cúc biển trong em”; “Trang trí điểm check-in”.Lễ hội Hoa Cúc biển Cửa Lò năm 2024 thu hút hàng trăm tập thể, cá nhân tham gia và được sự cổ vũ, hưởng ứng, theo dõi của hàng nghìn người dân Cửa Lò và khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc.Cuộc thi “Nữ thanh niên thanh lịch” năm 2024 là hoạt động chủ đạo, xuyên suốt của Lễ hội “Hoa Cúc biển” năm nay với mục đích tôn vinh và nâng cao giá trị vẻ đẹp hình thể, tâm hồn, tài năng, trí tuệ của người phụ nữ trong thời kỳ hiện đại.Cuộc thi được triển khai từ tháng 2/2024, thu hút hơn 100 thí sinh đăng kí dự thi. Trải qua các vòng thi tuyển, bán kết, ban tổ chức đã lựa chọn được 30 thí sinh xuất sắc vào vòng chung kết.Trong đêm chung kết, 30 thí sinh đã thể hiện năng khiếu của mình qua phần dự thi trình diễn áo dài cùng với nhiều tiết mục năng khiếu đặc sắc khác, được dàn dựng công phu, thể hiện được sở trường và tài năng xuất sắc của mình.Qua các phần thi, Ban tổ chức lựa chọn năm thí sinh đi tiếp vào vòng trong. Với phần thi ứng xử, nhiều thí sinh đã trả lời xuất sắc, được Ban tổ chức và khán giả khen ngợi.Trao phần thưởng cho thí sinh giành giải Nhất cuộc thi “Nữ thanh niên thanh lịch” năm 2024.Tại đêm chung kết, Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 6 giải phụ. Thí sinh xuất sắc nhất trong đêm chung kết Cuộc thi “Nữ thanh niên thanh lịch” năm 2024 là thí sinh mang số báo danh 016 - Phùng Linh Linh đến từ đơn vị phường Nghi Thu.
https://nhandan.vn/khai-mac-le-hoi-hoa-cuc-bien-cua-lo-nam-2024-post803505.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Cửa Lò", "Hoa cúc biển", "Nữ thanh niên thanh lịch", "Lễ hội Hoa Cúc biển Cửa Lò" ] }
Ngổn ngang dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7
Sau khi hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp, Quốc lộ 7 sẽ kết nối với đường cao tốc bắc-nam, nâng cao năng lực khai thác trên hành lang vận tải từ Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An (thông thương với Lào) tới các tỉnh ven biển miền trung, tạo động lực lớn trong phát triển kinh tế-xã hội,…
Chính vì vậy, Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 đoạn Km0-Km36 và xử lý sụt trượt do bão lũ đoạn Khe Thơi-Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An (dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7) là dự án quan trọng, mang tính cấp bách. Được khởi công từ tháng 9/2022, dự kiến hoàn thành trước ngày 31/12/2023, thế nhưng đến nay, dự án này còn dang dở do “tắc” ở khâu giải phóng mặt bằng.Nắng bụi, mưa bùn và tai nạn giao thông rình rậpDự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 333/QĐ-BGTVT ngày 18/3/2022, có tổng mức đầu tư 1.300,27 tỷ đồng, với tổng chiều dài 27,5 km, đi qua địa bàn ba huyện Diễn Châu, Yên Thành và Đô Lương (tỉnh Nghệ An).Dự án được chia làm ba gói thầu xây dựng, tổng giá trị 778,724 tỷ đồng (bao gồm chi phí dự phòng). Một trong những hạng mục quan trọng của Dự án đó là cầu vượt đường sắt ở xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu. Cầu được thiết kế 2 làn, 8 nhịp, song đến nay mới chỉ có ba nhịp được hoàn thành.Trong số năm nhịp còn lại, một nhịp đang được hoàn thiện, bốn nhịp chưa có mặt bằng để thi công móng (ghi nhận ngày 14/6).Anh Trương Quang Long, Chỉ huy trưởng gói thầu XD02 cho biết: Cầu vượt đường sắt thuộc hạng mục đường găng tiến độ của Dự án, dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 9/2023, nhưng do không được bàn giao mặt bằng nên tiến độ thi công không đạt được theo kế hoạch đề ra. Chưa kể, mỗi lần huy động máy móc, thiết bị vào làm được một đoạn nhỏ, rất vất vả, tốn kém, khiến các nhà thầu gặp nhiều khó khăn vì chi phí bị đẩy lên cao.“Thời gian hoàn thành cầu được gia hạn đến tháng 11/2024, tuy nhiên, việc có hoàn thành được hay không thì cũng không thể nói trước, nó phụ thuộc vào việc có mặt bằng để thi công hay không”, anh Long chia sẻ.Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu Lê Mạnh Hiên cho biết: Trong thời gian qua, địa phương đã đẩy mạnh triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tích cực thực hiện công tác vận động, đối thoại với các hộ dân để người dân hiểu rõ các quy định, chính sách hỗ trợ, đền bù, giải phóng mặt bằng của Nhà nước, nhờ đó nhiều đoạn tuyến đã được bàn giao.Nhiều hộ dù chưa nhận tiền bồi thường nhưng đã bàn giao mặt bằng trước để triển khai thi công. Tính đến thời điểm ngày 10/6, đã có gần 17 km/18,36 km được bàn giao (trái và phải tuyến), đạt hơn 92,5% chiều dài toàn tuyến. Tuy vậy, trên địa bàn huyện còn 35 thửa đất thuộc các xã Diễn Thành, Diễn Phúc, Diễn Cát và Minh Châu chưa được bàn giao mặt bằng.Trong số 35 thửa đất này, có một thửa nằm ngay cầu vượt đường sắt chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, huyện và xã đã củng cố, hoàn thiện hồ sơ, đang thực hiện các thủ tục xác định điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định điều kiện bồi thường.Ba thửa đất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ cấp đất vườn không có đất ở, nay lập phương án thì chỉ bồi thường bằng giá trị đất nông nghiệp ngoài đồng thì các hộ này không thống nhất và ba thửa đất có sai lệch diện tích giữa giấy tờ giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp lần đầu.Một số thửa có diện tích giấy tờ giao lớn hơn diện tích giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hộ đòi bồi thường theo diện tích giấy tờ giao…“Dù chưa thống nhất với phương án hỗ trợ, đền bù của huyện, nhưng sau khi phối hợp đo đạc, kiểm đếm xong, gia đình đã bàn giao mặt bằng để dự án thi công. Tôi cũng vận động mọi người nên sớm bàn giao mặt bằng thi công, chứ đường cứ ngổn ngang thế này, nắng thì bụi, mưa thì bùn, rất ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và nguy cơ cao về tai nạn giao thông”, ông Hoàng Trọng Hòa, thôn Tràng Thân, xã Diễn Phúc cho biết.Không chỉ đoạn qua huyện Diễn Châu, tiến độ thi công đoạn qua thị trấn Đô Lương và các xã Hòa Sơn, Lưu Sơn của huyện Đô Lương cũng không khá hơn. Đoạn qua xóm Lưu Diên (xã Lưu Sơn) chỉ dài khoảng 300m, được thiết kế hai làn đường có hình vòng cung hướng từ thị trấn lên cầu Đô Lương, do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nên hoạt động thi công bị đình trệ, trở thành nút thắt cổ chai, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.Theo quan sát của phóng viên tại hiện trường, diện mạo công trường không khác gì so với nửa năm về trước; chỉ khác thời điểm này đang là mùa hè, gió phơn tây nam thổi mạnh khiến bụi bay mù mịt. Ông Trần Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Lưu Sơn cho biết: Trên địa bàn xã còn chín hộ dân chưa thống nhất phương án hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng cho dự án.Tương tự, Dự án đoạn đi qua địa bàn huyện Yên Thành còn vướng tới 98 thửa đất (81 hộ dân). Cụ thể, xã Công Thành có 10 thửa đất các hộ dân không đồng ý giá trị đền bù, hỗ trợ.Xã Mỹ Thành có 17 thửa theo phương án đền bù không bị ảnh hưởng nhưng thực tế ảnh hưởng đến đất và tài sản đang sử dụng của hộ dân; 41 thửa còn lại không đồng ý giá trị đền bù, hỗ trợ…Theo lãnh đạo UBND huyện Yên Thành, nhiều hộ dân yêu cầu đền bù cả phần đất lấn chiếm và tài sản hình thành sau ngày 1/7/2004. Có hộ còn đề nghị được đền bù cả phần đất nằm trong lưu không bảo vệ đường bộ (phần đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính).Đối với tài sản hình thành trên đất sau ngày 1/7/2004, sau khi huyện có đề xuất, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án hỗ trợ 30%. Những yêu cầu đền bù này của các hộ dân nằm ngoài khung quy định bồi thường của Nhà nước.Sẽ tiến hành bảo vệ thi công dự ánMới đây, Bộ Giao thông vận tải đã gia hạn thời gian hoàn thành đối với dự án. Cụ thể, Gói thầu XD03 được gia hạn chậm nhất đến ngày 30/10/2024 phải hoàn thành. Gói thầu XD01, XD02 chậm nhất đến ngày 30/11/2024 phải hoàn thành.Tại Thông báo kết luận số 1290-TB/TU ngày 10/4/2024 sau buổi kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý yêu cầu huyện Diễn Châu phải di dời các công trình kỹ thuật và bàn giao mặt bằng các đoạn còn lại xong trước ngày 30/5/2024.Đối với huyện Yên Thành, bàn giao cơ bản mặt bằng xong trước ngày 30/4/2024; các đoạn còn lại trước ngày 15/5/2024. Huyện Đô Lương, bàn giao mặt bằng xong trước ngày 15/5/2024.Tuy nhiên, kết quả đánh giá thực hiện của Ban Quản lý dự án 4 (Cục Đường bộ Việt Nam) đến ngày 11/6 vừa qua cho thấy, trên địa bàn huyện Diễn Châu hiện còn vướng mặt bằng khoảng 2,625 km; huyện Yên Thành còn vướng 1,455 km; huyện Đô Lương còn vướng mặt bằng khoảng 0,361 km. Như vậy, cả ba địa phương này đều không bảo đảm được tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của Bí thư Tỉnh ủy tại Thông báo kết luận số 1290.Ban Quản lý dự án 4 nhận định, với tình hình bàn giao mặt bằng chậm như hiện nay, trong khi thời gian thi công còn lại của dự án không còn nhiều, khó có thể thi công hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình của dự án chậm nhất đến 30/11/2024 theo tiến độ được Bộ Giao thông vận tải gia hạn.Ông Hoàng Văn Châu, Giám đốc Điều hành dự án Quốc lộ 7, Ban Quản lý dự án 4 cho biết: Đến nay công tác giải phóng mặt bằng của các huyện đã có chuyển biến và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.Tuy nhiên, theo tiến độ thực hiện mà các huyện cam kết vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án.Do vậy, Ban Quản lý dự án 4 đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chỉ đạo các sở, ngành và các huyện tiếp tục huy động toàn bộ hệ thống chính trị tập trung tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Nhà nước, tạo sự đồng thuận của người dân để sớm bàn giao mặt bằng thi công.“Chậm nhất trong tháng 6 này, nếu các huyện không bàn giao toàn bộ mặt bằng các đoạn còn vướng mắc, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc không thi công các đoạn còn vướng mặt bằng”, ông Châu nhấn mạnh.Trước thực tế đòi hỏi đền bù các hộ dân nằm ngoài khung quy định bồi thường của Nhà nước, để hạn chế ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, thúc đẩy tiến độ bàn giao mặt bằng thi công dự án, phương án bảo vệ thi công, cưỡng chế thu hồi đất cũng đã được các địa phương xây dựng. Riêng kế hoạch cụ thể bảo vệ thi công dự án đoạn qua địa bàn xã Lưu Sơn dự kiến sẽ thực hiện trong ngày 18/6/2024.Theo đại diện lãnh đạo UBND huyện Đô Lương, các hộ chưa bàn giao mặt bằng cơ bản là phần diện tích đất hành lang bảo vệ đường bộ (phần diện tích này năm 1996, UBND huyện Đô Lương không giao đất cho các hộ gia đình sử dụng, mà thuộc quỹ đất được quy hoạch vào mục đích mở rộng đường giao thông được quy định tại Điều 61 và Điều 62, Luật Đất đai năm 2013) không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì vậy khi Nhà nước thu hồi diện tích đất này sẽ không bồi thường, hỗ trợ về đất. Do đó, kiến nghị của các hộ dân không có cơ sở xem xét, giải quyết.Đối với các công trình nhà cửa, vật kiến trúc xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất (phần diện tích đất trừ hành lang đường giao thông, Nhà nước không giao cho các hộ gia đình) nếu xây dựng trước ngày 1/7/2004, khi tiến hành xây dựng không bị cơ quan có thẩm quyền thông báo đình chỉ thì được hỗ trợ bằng 50% giá trị bồi thường; còn những công trình, vật kiến trúc xây dựng sau ngày 1/7/2004 sẽ không được bồi thường, hỗ trợ.Ông Trần Văn Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết: Qua nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại, giải thích, vận động, thuyết phục, nhưng các hộ dân vẫn không hợp tác và đòi hỏi mức bồi thường, hỗ trợ ngoài quy định của Nhà nước.Do vậy, để có mặt bằng bàn giao thực hiện dự án, chúng tôi buộc phải áp dụng biện pháp bảo vệ thi công dự án trên phần diện tích hành lang Quốc lộ 7 mà các hộ gia đình, cá nhân đã lấn đất để sử dụng. Việc này được thực hiện theo đúng trình tự và các quy định của pháp luật.
https://nhandan.vn/ngon-ngang-du-an-cai-tao-nang-cap-quoc-lo-7-post814545.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Quốc lộ 7", "1290-TB/TU", "Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn" ] }
Thầm lặng trao gửi yêu thương
Gần 20 năm qua, Tiến sĩ Lê Đại Dương và các thành viên trong dự án Đông ấm chotrẻ em vùng caođã lặng thầm tới những vùng sâu xa, khó khăn khảo sát, lên phương án phù hợp và hỗ trợ kinh phí xây mới các điểm trường cũ.
Thầm lặng và nỗ lực, dự án luôn hoàn thành mục tiêu xây từ một đến hai điểm trường mới mỗi năm ở vùng cao Tây Bắc với tâm niệm: Tình yêu cho đi là tình yêu còn mãi-Chia sẻ cho đi là chia sẻ bền vững.Lá lành đùm lá ráchKhởi đầu hành trình của dự án Đông ấm cho trẻ em vùng cao là vào năm 2007, khi "thủ lĩnh" Lê Đại Dương chỉ mới là sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Điều đáng nói, Dương lúc đó là một sinh viên nghèo, sinh ra trong gia đình thuần nông ở vùng quê Hải Dương."Đi học xa thiếu thốn đủ thứ. Mình trang trải cuộc sống bằng tiền dạy thêm, nỗ lực học đại học để thoát nghèo. Bởi vậy, mình càng đồng cảm với những người khó khăn khác, nhất là trẻ em vùng cao. Mình muốn hỗ trợ để các em nỗ lực hơn cho việc học vì tương lai, giống như mình", Lê Đại Dương chia sẻ.Cậu sinh viên bắt đầu lên kế hoạch tích cóp số tiền sinh hoạt ít ỏi của bản thân, vận động thêm các giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội hỗ trợ kinh phí, trực tiếp xin quần áo trẻ em cũ còn sử dụng được để giặt sạch, đóng gói cẩn thận. Chuyến "Đông ấm 1" ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang được thực hiện thành công, đồng thời khiến Lê Đại Dương nhận ra: Trẻ em vùng cao cần được giúp đỡ nhiều hơn, thường xuyên hơn mới góp phần tạo động lực vượt khó, đến trường. Từ đó, Đông ấm cho trẻ em vùng cao ra đời và hoạt động miệt mài suốt 17 năm qua với số thành viên chính thức chỉ từ bốn đến năm người. Hàng chục thành viên không chính thức khác tham gia hỗ trợ tùy vào mỗi chuyến đi. Tháng 5/2024, sự kiện "Đông ấm 82" trao quà và hỗ trợ xây lớp ở Bắc Kạn cũng là chuyến tình nguyện thứ 82 được dự án thực hiện từ năm 2007 đến nay.Con đường để dẫn đến thành công thì nhiều nhưng con đường học là con đường ít rủi ro hơn cả. Muốn vậy, trẻ phải được đến trường, nhất là trẻ em yếu thế. Xây điểm trường mới là cách làm bền vững để các em yên tâm đi học, sau đó trưởng thành, quay về xây dựng quê hương.Tiến sĩ Lê Đại Dương"Đông ấm" từng gặp thử thách lớn vào năm 2010, khi Lê Đại Dương nhận học bổng du học nghiên cứu sinh ngành năng lượng ở Hàn Quốc. Hành trình thiện nguyện tưởng phải gác lại thế nhưng, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lúc đó quyết tâm không để dự án dang dở."Mình tiết kiệm được một khoản ổn định từ học bổng, góp sức cùng các nhà hảo tâm khác hỗ trợ quà phù hợp. Mục tiêu là không để bọn trẻ vì quá khó khăn mà phải gián đoạn việc học", Lê Đại Dương nói. "Thủ lĩnh" Lê Đại Dương đã kêu gọi từ nhiều nguồn tại Hàn Quốc và trong nước để hằng năm, bay về Việt Nam ít nhất một lần, tiếp tục góp sức "xây đông ấm".Bốn năm sau, Tiến sĩ Lê Đại Dương về nước làm công tác nghiên cứu khoa học. Quãng thời gian học tập ở Hàn Quốc và kinh nghiệm từ việc duy trì dự án hằng năm giúp anh và các cộng sự đưa ra quan điểm hỗ trợ mới đối với việc học của trẻ vùng cao. "Con đường để dẫn đến thành công thì nhiều nhưng con đường học là con đường ít rủi ro hơn cả. Muốn vậy, trẻ phải được đến trường, nhất là trẻ em yếu thế. Xây điểm trường mới là cách làm bền vững để các em yên tâm đi học, sau đó trưởng thành, quay về xây dựng quê hương", Tiến sĩ Lê Đại Dương nói. Vậy là từ năm 2015, dự án đề ra mục tiêu hằng năm sẽ xây mới từ một đến hai điểm trường ở những địa bàn khó khăn vùng núi phía bắc.Điểm trường đầu tiên được lựa chọn là Háng Á ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái với kinh phí xây mới 195 triệu đồng. Lúc này, nhóm chưa có kinh nghiệm xây trường, lại ở một vị trí cách xa trung tâm xã đến tận 15 km, cho nên chi phí xây dựng, vận chuyển vật liệu rất cao, tốn nhiều thời gian hoàn thành."Ở lần xây trường sau, bọn mình quyết định đi thực địa khảo sát cùng đơn vị thi công. Họ sẽ tính toán phù hợp làm sao để xây nhanh mà vẫn bảo đảm chất lượng, đồng thời tối ưu chi phí, tuân thủ đúng thời gian bàn giao", Tiến sĩ Lê Đại Dương chia sẻ. Sau này, chỉ với 420 triệu đồng, dự án hỗ trợ xây mới trọn vẹn một điểm trường ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái với bốn lớp học khang trang, bền đẹp; cũng là điểm trường được đóng góp nhiều kinh phí nhất để xây dựng từ các nhà hảo tâm.Cứ như vậy, các điểm trường mới được xây dựng đều đặn hằng năm, thậm chí trong quãng thời gian đại dịch, dự án không bị gián đoạn, vượt khó xây dựng, bàn giao hai điểm trường ở Bản Chành (xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) và Tà Lèng (xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) cùng hàng nghìn suất quà được trao tặng tại Hà Tĩnh, Quảng Trị... Bên cạnh đó, dự án cũng phối hợp Binh đoàn Gia Định trao quà trị giá 300 triệu đồng hỗ trợ người dân Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần sẻ chia khó khăn trong thời gian thành phố căng mình chống dịch.Trách nhiệm với thế hệ trẻTrong chưa đầy 10 năm, 18 điểm trường được Đông ấm cho trẻ em vùng cao hỗ trợ xây mới, hàng trăm học sinh dân tộc thiểu số có lớp học kiên cố để theo đuổi con chữ. Cô Tạ Phương Hoa, cố vấn dự án từ những năm đầu thành lập, trong lễ khánh thành Điểm trường Lũng Thầu (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) chia sẻ: "Tại lễ bàn giao giản dị, nhìn những gương mặt nhỏ bé, có phần nhem nhuốc nhưng đáng yêu của các bé mẫu giáo; nhìn những gương mặt sáng ngời, xinh đẹp của các thành viên trẻ Đông ấm, mình thấy thật hạnh phúc và tự hào về những việc Đông ấm đã làm".Nhờ uy tín của các thành viên cốt cán, bằng những điểm trường được xây dựng bền đẹp và bàn giao đúng hẹn, Đông ấm cho trẻ em vùng cao kêu gọi kinh phí từ nhà hảo tâm khá thuận lợi. Mỗi lần kêu gọi đều hoàn thành nhiệm vụ kinh phí sớm. Đủ kinh phí, dự án sẽ dừng kêu gọi và minh bạch sao kê ngân hàng các khoản thu của người gửi cũng như các khoản chi."Mình đã nhận lòng tốt của người khác thì phải có trách nhiệm với lòng tốt đó. Bởi vậy, 17 năm qua, chưa có ai không hài lòng hay có ý kiến tiêu cực về vấn đề minh bạch tài chính. Dự án luôn công khai và kêu gọi mọi người có trách nhiệm đòi hỏi sự minh bạch", Tiến sĩ Lê Đại Dương nhấn mạnh.Đông ấm cho trẻ em vùng cao cũng luôn làm tốt "3 không" trong nguyên tắc thực hiện các chuyến từ thiện: Không sử dụng tiền từ thiện vào việc đi lại, ăn ở; không để địa phương chi trả phần đón tiếp đoàn; không lạm phát ngân sách quỹ từ thiện, hoàn toàn minh bạch sao kê tại ngân hàng. Với "3 không" này, hành trình của Đông ấm cứ vậy nối tiếp nhau và sắp cán mốc Đông ấm 100 trong nỗ lực lan tỏa yêu thương đích thực, tạo dựng sự phát triển bền vững thông qua ươm mầm con chữ, khởi tạo tương lai.Những năm gần đây, dự án bắt đầu linh hoạt, mở rộng phạm vi hoạt động để có thể hỗ trợ nhiều hơn. Năm 2023, chỉ qua cuộc điện thoại báo tin từ một người quen là cán bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án quyết định chi ngay hơn 50 triệu đồng giúp Trường mầm non Đất Mới (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) trang bị bộ lọc nước trong bối cảnh thầy trò của trường thiếu nước ngọt trầm trọng do nguồn nước bị nhiễm mặn.Năm 2024, dự án phối hợp Công an tỉnh Bắc Kạn xây Nhà tình thương 19/8 tặng một bé mồ côi cha mẹ, đang sống cùng cậu ruột, với quan điểm: Trẻ có nhà để ở an toàn thì mới có thể yên tâm đi học. Dự kiến tháng 9/2024, dự án sẽ bàn giao khu bếp ăn nội trú tặng một trường học tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng…Hiệu trưởng Trường mầm non Phìn Hồ (xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) Hà Thị Thiệu chia sẻ: "Hai phòng học cho hai điểm trường thật sự là món quà ý nghĩa mà Đông ấm cho trẻ em vùng cao từng hỗ trợ nhà trường. Những khó khăn trong việc dạy và học tồn tại trong nhiều năm qua đã được giải quyết". Đối với các thành viên của dự án, lời cảm ơn giản đơn, chân tình này cũng đủ để tiếp thêm động lực đưa hành trình thầm lặng cho nhận yêu thương được nối dài hơn nữa, không ngừng nghỉ.
https://nhandan.vn/tham-lang-trao-gui-yeu-thuong-post812293.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Vùng cao", "Mù Cang Chải", "Học sinh dân tộc thiểu số", "Tiến sĩ Lê Đại Dương", "đông ấm cho trẻ em", "tây bắc" ] }
Kỷ niệm 20 năm Báo Đắk Nông ra số đầu tiên
NDO -Chiều 2/6, BáoĐắk Nôngtổ chức Kỷ niệm 20 năm Báo Đắk Nông ra số đầu tiên.Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Ngày 1/1/2004, Báo Đắk Nông xuất bản số báo đầu tiên. Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Báo Đắk Nông đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, xứng đáng là dòng thông tin chính thống, chủ lưu, đóng vai trò định hướng dư luận trên địa bàn và góp phần tích cực lan tỏa thông tin về Đắk Nông đến với công chúng cả nước. Từ 1 số báo/tuần, đến nay Báo đã phát hành 5 kỳ/tuần từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Đặc biệt, năm 2012, Báo Đắk Nông ra ấn phẩm báo ảnh phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số với 3 thứ tiếng (Việt, M’nông và Mông). Đây được xem là tờ báo ảnh phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên trên cả nước với 3 thứ tiếng, với lượng phát hành hơn 16.000 tờ/kỳ.Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm trải nghiệm chuyển đổi số của Báo Đắk Nông.Trước xu thế phát triển của báo chí và nhu cầu bạn đọc, ngày 23/3/2009, Trang thông tin điện tử Báo Đắk Nông được khai trương. Sau10 năm, Bộ Thông Tin và Truyền thông chính thức cấp giấy phép hoạt động cho Báo Đắk Nông điện tử trên cơ sở trang tin điện tử tổng hợp. Đây là dấu mốc mở ra những dư địa mới để Báo Đắk Nông phát triển. Công tác quản trị tòa soạn, quản trị nội dung dần được số hóa 100%. Từ nhóm trung bình của các báo Đảng địa phương, đến cuối năm 2023, Báo Đắk Nông điện tử đã vào nhóm 3 báo đứng đầu các báo đảng địa phương về lượng truy cập...Tòa soạn được tổ chức lại theo đúng mô hình hiện đại – Tòa soạn hội tụ bao gồm nội dung, nhân lực và không gian làm việc. Đến tháng 5/2024, Báo Đắk Nông cơ bản hoàn thành 11 chỉ tiêu về chuyển đổi số đến năm 2025 theo lộ trình đề ra.Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm chụp hình lưu niệm với Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Xuân - Mẹ được Báo Đắk Nông nhận phụng dưỡng.Với những nỗ lực đó, Báo Đắk Nông vinh dự được trao tặng 4 cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh đắk nông; 25 bằng khen của các bộ, ngành và tỉnh trao tặng vì đã có những thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Nhiều cá nhân đã vinh dự được tặngHuân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Lê Quốc Minh ghi nhận, chúc mừng, đánh giá cao những thành tích, đóng góp quan trọng củaBáo Đắk Nôngtrong thời gian qua, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của hệ thống báo Đảng cả nước. Đồng thời đồng chí nhấn mạnh, ở độ tuổi 20, Báo Đắk Nông cho thấy tinh thần trẻ trung, thành công mới. Đặc biệt, Báo Đắk Nông đã thực hiện chuyển đổi số thành công, ra sau nhưng đi trước trong các báo Đảng địa phương. Kết quả này, bên cạnh sự nỗ lực, đồng lòng rất lớn của tập thể thì còn có vai trò rất quan trọng, quyết tâm, quyết liệt trong triển khai thực hiện của người đứng đầu.Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tặng hoa chúc mừng Báo Đắk Nông nhân Kỷ niệm 20 năm ra số báo đầu tiên.Đồng chí Lê Quốc Minh cho rằng, hệ thốngbáo Đảng ngày càng phát triển, đổi mới và gắn bó khăng khít, nhất là từ khi dịch bệnh Covid-19 đến nay. Một số báo Đảng địa phương đã nổi bật lên rõ nét, ở khu vực Tây Nguyên dẫn đầu là Báo Đắk Nông.Từ báo in đến báo điện tử đã có sự đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, làm báo hiện đại. Dù số cán bộ, phóng viên còn ít, nhưng Báo Đắk Nông đã đạt được những con số ấn tượng về quy mô, loại hình báo chí, cách làm, lượt theo dõi, truy cập, nhất là chuyển đổi số báo chí. Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, Báo còn là đơn vị đi đầu trong công tác an sinh xã hội như tặng nhà, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng. Đây là việc làm rất đúng với chức năng, tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ quan báo Đảng.Đồng chí Lê Quốc Minh đề nghị, thời gian tới, Báo Đắk Nông cần tiếp tục đổi mới hơn nữa để không làm mất đi vai trò, vị thế của mình trong làng báo Đảng. Đổi mới báo chí khó, đổi mới báo in càng khó hơn, không có nhiều cơ hội để thay đổi. Do đó, Báo Đắk Nông cần làm cho tờ báo hấp dẫn hơn, trở thành tờ báo mà mọi độc giả, mọi cán bộ, đảng viên đọc mỗi ngày để tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trở thành cẩm nang trong mọi cuộc sinh hoạt.Hội Nhà báo Việt Nam đã và đang tiếp tục cải tiến các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí theo hướng dài ngày hơn để mang lại hiệu quả cao hơn. Báo Đắk Nông cần chủ động tham gia các chương trình này để học hỏi, từng bước đổi mới cách làm báo hiện đại, khắc phục những hạn chế về kỹ thuật…Đồng chí Lê Quốc Minh mong rằng, kinh nghiệm của Báo Đắk Nông sẽ lan tỏa sự tích cực đến các cơ quan báo Đảng khu vực Tây Nguyên để các cơ quan báo chí có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Đồng chí tin tưởng, Báo Đắk Nông sẽ đạt nhiều kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới, xứng đáng là tiếng nói của Đảng bộ tỉnh Đắk Nông, diễn đàn của người dân, cầu nối giữa Đảng với nhân dân.
https://nhandan.vn/ky-niem-20-nam-bao-dak-nong-ra-so-dau-tien-post812340.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Báo Đắk", "Báo Đắk Nông điện tử", "Lê Quốc Minh", "Làng báo", "Số báo", "Báo ảnh", "Chủ lưu", "Tòa soạn", "Báo Đảng", "Đăk Nông" ] }
Hà Giang nỗ lực triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn
Từ ngày 8 đến sáng 10/6, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có mưa to, đến rất to dẫn đến tình trạng sạt lở đất, ngập úng cục bộ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Các địa phương trong tỉnh đã huy động lực lượng tại chỗ, công an, quân đội thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Sớm ngày 10/6, nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Lô, sông Miện đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Giang dâng cao, tràn vào các khu dân cư. Cả tám xã, phường đều xảy ra tình trạng ngập úng, nặng nhất là các xã, phường Nguyễn Trãi, Ngọc Hà, Trần Phú, Minh Khai, Phương Thiện.Do thời điểm nước dâng vào sáng sớm cho nên nhiều hộ dân trở tay không kịp khiến nhiều hàng hóa, đồ dùng bị hư hỏng. Anh Nguyễn Văn Tầm, tổ 7, phường Ngọc Hà, cho biết: "Khoảng 5 giờ sáng, khi cả gia đình đang ngủ thì nghe thấy nhiều người trong khu phố hô hoán di dời đồ đạc do nước sông Miện dâng cao. Nước dâng rất nhanh nên gia đình tôi chỉ kịp di dời những vật dụng có giá trị. Còn nhiều giấy tờ quan trọng, đồ dùng sử dụng điện ngập trong nước bị hư hỏng".Còn tại cánh đồng thôn Nà Dọc, xã Phương Ðộ, thành phố Hà Giang, lúa vụ Xuân đã chín. Những ngày vừa qua, mưa kéo dài nên người dân chưa thu hoạch. Sáng 10/6, nước sông Lô dâng cao đã tràn vào đồng ruộng, nhiều diện tích lúa, ngô bị ngập úng.Anh Nguyễn Tiến Dụng, thôn Tha, xã Phương Ðộ cho biết: "Nhà tôi có một sào lúa đã chín, do thời tiết không thuận lợi nên gia đình đợi mấy ngày nữa nắng lên sẽ gặt. Nhưng sáng nay nước sông dâng cao nhấn chìm cả ruộng lúa. Hy vọng nước rút sớm để không bị ảnh hưởng đến năng suất". Chỉ tay sang mấy thửa ruộng bên cạnh, anh Nguyễn Tiến Dụng cho biết, nhiều hộ dân đã gặt từ chiều hôm trước, nhưng chủ quan vẫn để lúa đã gặt ngoài đồng, sáng nay nước dâng cho nên bị trôi mất lúa.Ngay sau khi nhận được thông tin nước dâng cao, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng xuống các điểm trọng yếu để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn. Chủ tịch UBND thành phố Hà Giang Nguyễn Danh Hùng, cho biết: "Nước dâng cao khi người dân còn đang ngủ, do đó công việc đầu tiên các địa phương triển khai là huy động lực lượng tại chỗ báo thức cho nhân dân biết để chủ động ứng phó, đồng thời hướng dẫn người dân đến nơi trú tránh an toàn, phối hợp cùng với các lực lượng công an, quân đội di chuyển đồ đạc cho người dân, các trường học".Ðại tá Lê Anh Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho biết, khoảng 2 giờ 30 phút sáng 10/6, nhận được thông tin, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã huy động gần 300 cán bộ, chiến sĩ và hàng chục ô-tô, thuyền máy đến các điểm ngập sâu trên địa bàn ba phường Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Minh Khai để đưa người dân đến nơi an toàn, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả.Thượng tá Phan Minh Học, Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Hà Giang cho biết: "3 giờ sáng, gần 100 cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đến các điểm ngập lụt nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Giang. Chúng tôi đã sử dụng các phương tiện chuyên dụng để đưa người dân đến nơi an toàn, giúp di chuyển đồ đạc. Tại khu vực Bệnh viện Lao và Phổi, giáp sông Lô, thuộc phường Minh Khai, nước chảy mạnh, dâng nhanh khiến gia đình anh Khiết, chị Giang cùng hai con nhỏ không kịp thoát ra ngoài, phải lên gác xép. Nước dâng lên đến nửa nhà, tình thế rất nguy hiểm, tôi cùng anh em trong đơn vị khi nắm bắt thông tin đã bơi thuyền tiếp cận ngôi nhà, trèo lên phá mái nhà để đưa 4 người trong gia đình đến nơi an toàn".Ðến chiều 10/6, các điểm ngập úng trên địa bàn thành phố Hà Giang nước rút dần. Các xã, phường cử lực lượng xuống phối hợp với người dân quét dọn đường phố, bảo đảm vệ sinh môi trường sau ngập úng. Ðồng thời cử cán bộ xuống các hộ dân bị ngập úng kiểm đếm thiệt hại, tuyên truyền người dân tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động ứng phó thiên tai.Không chỉ ở thành phố Hà Giang, các địa phương trong tỉnh cũng xảy ra tình trạng sạt lở đất, ngập úng gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. Có 3 người chết tại các huyện Hoàng Su Phì, Quản Bạ, nguyên nhân do bị lũ cuốn trôi, bị đất đá vùi lấp do sạt lở đất. Chính quyền đã huy động lực lượng tìm kiếm nạn nhân, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kinh phí cho các gia đình có người bị nạn.Cơ sở hạ tầng giao thông được ghi nhận thiệt hại nặng nề, hàng chục tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã trên địa bàn toàn tỉnh bị sạt lở, ngập úng, hư hỏng với khối lượng đất đá lên đến hàng chục nghìn mét khối. Ðiển hình như tại huyện Mèo Vạc, tuyến đường từ Quốc lộ 4C xuống điểm du lịch lòng hồ thủy điện Nho Quế và đi 3 xã biên giới Sơn Vĩ, Thường Phùng, Xín Cái vẫn đang tiếp tục bị sạt lở, đường hư hỏng nặng do nước suối chảy xiết.Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cù Duy Man cho biết, có những điểm mới thông đường mấy hôm trước, mưa lớn lại tiếp tục xảy ra tình trạng đất đá sạt lở gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Sở Giao thông vận tải khuyến cáo người dân, các chủ phương tiện khi di chuyển qua các tuyến đường cần phải theo dõi, quan sát và chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Hiện tại, các địa phương huy động máy móc, nhân lực để san gạt, tu sửa những điểm sạt lở, hư hỏng nhằm thông các tuyến đường trong thời gian nhanh nhất.
https://nhandan.vn/ha-giang-no-luc-trien-khai-cong-tac-cuu-ho-cuu-nan-post813715.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Sông Miện", "Sông Lô", "Hà Giang", "Cứu hộ", "Cứu nạn", "Sạt lở đất" ] }
Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên
NDO -Ngày 21/3, trên địa bàn Phú Yên xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong và nhiều người bị thương.
Theo ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu, vào khoảng 0 giờ 10 phút ngày 21/3, tại km 29 +900 quốc lộ 1D đoạn xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu đã xảy ra vụtai nạn giao thôngnghiêm trọng giữa xe khách và xe tải, làm một người chết, 6 người khác bị thương.Vào thời điểm trên, xe khách Hà Phương mang BKS 51B-195xx do ông Vũ Thanh Việt (khoảng 40 tuổi ở tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy hướng nam-bắc. Khi đến địa điểm trên, xe khách va chạm với xe tải mang BKS 77C-138xx do ông Nguyễn Sang (sinh năm 1992 ở tỉnh Bình Định) điều khiển lưu thông theo hướng ngược lại.Hậu quả, ông Sang chết trên đường đi cấp cứu. Ông Việt bị thương; 6 người trên xe khách bị thương và cả hai xe hư hỏng nặng.Trước đó, tại km 1273+500 quốc lộ 1 thuộc khu phố Lệ Uyên Đông, phường Xuân Yên thị xã Sông Cầu cũng xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe khách mang BKS 43F-007xx do ông Phạm Văn Như Lộc (sinh năm 1977 ở tại Đà Nẵng) điều khiển chạy hướng bắc-nam đến địa điểm trên thì lao qua dải phân cách và va chạm với xe tải BKS 76C-026xx do ông Huỳnh Văn Quang (ở tỉnhQuảng Ngãi) điều khiển chạy hướng ngược lại.Hậu quả, ông Quang tử vong tại chỗ, hai xe hư hỏng nặng.Các lực lượng chức năng đang phối hợp cùng địa phương khắc phục hậu quả và điều tra nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn nêu trên.
https://nhandan.vn/nhieu-vu-tai-nan-giao-thong-nghiem-trong-xay-ra-tren-dia-ban-tinh-phu-yen-post800871.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Quốc lộ 1D", "Thị xã Sông Cầu", "Xe khách", "tai nạn giao thông" ] }
Những người trẻ hãy nhắc nhở bản thân trân trọng hòa bình
NDO -Chiều 26/4, sau 3 ngày hành quân và tổ chức hàng loạt hoạt động an sinh xã hội ở nhiều địa phương, 550 đại biểu thuộc các đoàn Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủđã hội quân tạiNghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1(thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Trong không khí trang nghiêm, đoàn đại biểu cán bộ Đoàn, Hội, Đội cùng đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi ưu tú đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ anh dũng hy sinh trên chiến trường Điện Biên năm xưa.Thông tin từ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho biết: những ngày này, tuổi trẻ cả nước đã đồng loạt thể hiện tình cảm dạt dào hướng về Điện Biên Phủ. Đã có hàng triệu bạn trẻ thay hình nền cá nhân, chia sẻ những dòng cảm xúc, đăng tải những hình ảnh, thước phim lịch sử vềChiến thắng Điện Biên Phủtrên mạng xã hội.Đã có hàng trăm nghìn đoàn viên, thanh niên hưởng ứng và tham gia Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Ngày ký Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam; hàng triệu thiếu nhi gửi gắm tình cảm, sự tri ân tới Điện Biên cũng như tới các thế hệ cha anh thông qua những bức tranh đầy sắc màu.Đại biểu Hành trình dành phút mặc niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1.Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp trên khắp mọi miền Tổ quốc đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như sinh hoạt chuyên đề, giao lưu tiếp lửa truyền thống, hành quân tới địa chỉ đỏ; thăm hỏi, tri ân các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, người có công với cách mạng; thiết kế, lan tỏa các bộ sản phẩm tuyên truyền trực quan trên các nền tảng số; tổ chức các hoạt động văn hóa ôn lại truyền thống…Tin liên quanThiêng liêng tiếng hát Quốc ca của các sinh viên ưu tú tại Cột mốc số 0Phát biểu ý kiến tại lễ hội quân và dâng hương, đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịchHội Sinh viên Việt Nam, xúc động nói: "Bốn ngọn cờ đại diện đoàn viên, thanh niên, sinh viên, thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước tề tựu tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia A1 để cùng thăm lại vùng đất huyền thoại năm xưa, nơi khắc ghi công lao to lớn của thế hệ đi trước".Các đồng chí đại diện lãnh đạo Trung ương Đoàn và các đơn vị liên quan có mặt tại buổi lễ.Theo đồng chí Nguyễn Minh Triết, các đại biểu của Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” đã cùng nhau đi trên con đường huyền thoại, đến thăm hỏi, tri ân các bậc lão thành cách mạng, chiến sĩ Điện Biên, gia đình có công với cách mạng, đồng bào, thanh thiếu nhi tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc.Trong khuôn khổ Hành trình, đã có nhiều phần quà mang theo lòng tri ân sâu sắc của tuổi trẻ gửi tới các cựu chiến binh, những công trình thanh niên góp phần hỗ trợ các địa bàn khó khăn, tham gia phát triển kinh tế-xã hội, những tấm bản đồ mang theo dáng hình đất nước được trao gửi, để khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc... thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ trẻ với những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Các đại biểu thành kính dâng hương tại mộ liệt sĩ trong khuôn viên nghĩa trang.Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam gửi lời nhắn nhủ: "Mỗi đại biểu, mỗi đoàn viên, thanh thiếu nhi nguyện tiếp bước các thế hệ cha anh xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước ta ngày càng phát triển, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, viết tiếp bản hùng ca về dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất trong đấu tranh và năng động, sáng tạo, bản lĩnh trong phát triển đất nước, hội nhập với thế giới, xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn nhưChủ tịch Hồ Chí Minhkính yêu hằng mong ước”.Trước buổi lễ, đoàn đại biểu Hành trình "Sinh viên với khát vọng non sông" do đồng chí Nguyễn Minh Triết làm Trưởng đoàn đã giao lưu với các nhân chứng lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/nhung-nguoi-tre-hay-nhac-nho-ban-than-tran-trong-hoa-binh-post806775.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Trung ương Đoàn", "Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”", "hòa bình", "an sinh xã hội", "Chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
Đưa các chính sách mới về nhà ở xã hội sớm đi vào cuộc sống
NDO -Chiều 10/5, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Quy định mới về nhà ở xã hội: Từ chính sách đến thực thi” nhằm phân tích tác động các quy định mới về nhà ở xã hội trongLuật Nhà ở năm 2023đến các chủ thể liên quan; thảo luận, đóng góp vào quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định này để đưa các chính sách mới vềnhà ở xã hộisớm đi vào cuộc sống.
Tham dự tọa đàm có bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng; ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân; ông Lê Cao Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, nguyên Phó Trưởng Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản.Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/11/2023. Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp và giới chuyên gia, Luật Nhà ở năm 2023 có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua, kể từ Pháp lệnh Nhà ở 1991.Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội điều phối nội dung buổi tọa đàm.Trong đó, Chương VI của Luật Nhà ở năm 2023 quy định đồng bộ các cơ chế để phát triển nhà ở xã hội, trước hết là nhằm thực hiện Chương trình phát triển tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030 với nhiều chính sách nổi bật.Bà Phạm Thị Thanh Huyền, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân cho biết, Luật quy định rõ UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt. Cùng với đó, cho phép các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định được cho vay ưu đãi với các đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội…Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và bảo đảm chất lượng. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn, có thể là từ tháng 7/2024, cùng với Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).Tại tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận các quy định mới về nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi) và đánh giá các tác động của những quy định mới này đến chủ trương phát triển nhà ở cho người dân của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp và người nghèo.Theo ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là quy định liên quan đến việc dành quỹ đất cho phát triển loại hình nhà ở này.Trước đây, Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định yêu cầu bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất ở của dự án để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai đã gặp nhiều vướng mắc, bất cập.Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng thông tin về một số quy định mới liên quan nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi).Luật Nhà ở (sửa đổi) năm 2023 đã bổ sung quy định giao trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt (bao gồm: quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội độc lập; quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại)...Những quy định này thể hiện chủ trương phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm của địa phương, tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm tính khả thi khi áp dụng trên thực tế - ông Hưng khẳng định.Ngoài ra, các địa phương còn phải có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dành ngân sách để xây dựng dự án đầu tư nhà ở xã hội; thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án để bảo đảm đồng bộ.Một điểm mới khác là Luật Nhà ở 2023 bổ sung thêm một số hình thức phát triển nhà ở xã hội, đó là phát triển nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp (xây dựng nhà lưu trú cho công nhân) và phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang. Đồng thời, bổ sung chủ thể đầu tư nhà ở xã hội: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.Bên cạnh đó, Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng có những điều chỉnh về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội… Theo ông Hưng, đây đều là những yếu tố có tác động mạnh mẽ, tạo thuận lợi rất lớn cho người dân trong tiếp cận nhà ở xã hội cũng như giúp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển loại hình nhà ở này…Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, hiện Bộ Xây dựng đã tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó có dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Mục đích là nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn phát triển và quản lý nhà ở xã hội; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.Ông Lê Cao Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng trao đổi tại tọa đàm.Trao đổi thêm về những quy định mới trong Luật Nhà ở (sửa đổi), ông Lê Cao Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng đề cập đến việc dành quỹ đất 20% cho doanh nghiệp được kinh doanh nhà ở thương mại và các công trình thương mại, dịch vụ, và phần lãi này không hòa chung với lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội. “Đây là động lực rất mạnh cho doanh nghiệp”, ông Tuấn nhấn mạnh.Ngoài ra, Luật Nhà ở 2023 quy định: chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công và nguồn tài chính công đoàn được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án; đồng thời, không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn và không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.Theo ông Tuấn, quy định này sẽ giúp khâu thực hiện thủ tục của chủ đầu tư nhanh hơn từ 6 đến 9 tháng so với quy định cũ trong Luật Nhà ở 2014 (chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục định giá đất).Bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm.Chia sẻ tại tọa đàm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bày tỏ những băn khoăn và cũng là lo lắng của nhiều người dân đang tìm hiểu để mua nhà ở xã hội. Cụ thể, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã xóa bỏ nhiều quy định không cần thiết, chỉ còn 2 điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là nhà ở và thu nhập. Thế nhưng, việc lấy xác nhận về nhà ở tại các cấp phường, xã đang rất khó khăn.Lý do là người có thẩm quyền xác nhận không có thông tin do hệ thống liên thông về sở hữu nhà ở chưa đầy đủ. Do đó, khi xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn phải rất chi tiết để chính sách đã được Quốc hội thông qua đi vào thực tiễn, thông suốt; tránh tạo những rào cản trong quá trình thực thi khiến mục tiêu không đạt được như kỳ vọng - bà Trần Hồng Nguyên khuyến nghị.Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân phát biểu.Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân bày tỏ, là những người tham gia trực tiếp phát triển dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp đã được tham dự nhiều cuộc làm việc, trao đổi ý kiến để cùng đưa chính sách đi vào cuộc sống. Ghi nhận rõ nét nhất là trong vòng 30 năm nay, Luật Nhà ở (sửa đổi) thật sự tiến bộ, hiệu ứng tích cực được lan tỏa đến các đối tượng liên quan, thụ hưởng chính sách.Nhất là khi có chủ trương đẩy sớm thời hạn hiệu lực của Luật và xây dựng, ban hành đồng thời các Nghị định đi kèm trước 6 tháng với cả 3 luật khung đã sửa đổi gồm: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Đây là thông tin được cộng đồng doanh nghiệp mong chờ, bởi thực tế, các quy định mới sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm khi đầu tư nhà ở xã hội, nhất là khi có định hướng về quy hoạch rõ ràng, quỹ đất ổn định.Trong khuôn khổ tọa đàm, các đại biểu cũng nhận diện những yêu cầu, đòi hỏi tiếp tục cụ thể hóa trong việc soạn thảo, ban hành quy định hướng dẫn các quy định mới về nhà ở xã hội nhằm bảo đảm tính khả thi, và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đồng thời, đề xuất các giải pháp giúp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các chủ thể liên quan đến phát triển nhà ở xã hội hiện nay trên nền tảng là các quy định mới trong Luật Nhà ở (sửa đổi).
https://nhandan.vn/dua-cac-chinh-sach-moi-ve-nha-o-xa-hoi-som-di-vao-cuoc-song-post808759.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Luật Nhà ở 2023", "nhà ở xã hội", "tọa đàm", "Báo Đại biểu nhân dân", "quy định về nhà ở xã hội" ] }
Tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính
NDO -Liên quan đếnvụ cháyxảy ra rạng sáng 24/5 tại số 1 ngõ 43/98/31, phố Trung Kính (phường Trung Hòa), các đơn vị chức năng quận Cầu Giấy đã đến chia sẻ, động viên, hỗ trợ những gia đình có nạn nhân gặp nạn.
Theo đó, cùng với việc phối hợp điều tra làm rõ vụ việc, lãnh đạo quận Cầu Giấy đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các nạn nhân không may gặp nạn trong vụ cháy.Trong sáng 24/5, lãnh đạo quận Cầu Giấy và các đoàn thể chính trị-xã hội quận, phường Trung Hòa đã kịp thời vào thăm hỏi động viên, chia sẻ, hỗ trợ người bị nạn tại Bệnh viện Giao thông vận tải.Tại đây, bước đầu lãnh đạo quận Cầu Giấy và đơn vị có liên quan thăm hỏi, hỗ trợ gia đình có người bị nạn với mức hỗ trợ 55 triệu đồng/người tử vong, 33 triệu đồng/người bị thương (từ nguồn ngân sách thành phố và quận).Ngoài ra, quận đã hỗ trợ thân nhân người tử vong với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/người tử vong và hỗ trợ người bị thương đang điều trị tại các cơ sở y tế 5 triệu đồng/người từ nguồn vận động các tổ chức, cá nhân.Hiện trường vụ cháy.Trước đó, như đã thông tin, hồi 0 giờ 46 phút, ngày 24/5, các lực lượng chức năng quận Cầu Giấy nhận được tin báo cháy xảy ra tại địa chỉ số 1 ngõ 43/98/31, phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Vụ cháy đã làm 14 người tử vong, nhiều người khác bị thương.Sau vụ việc, lãnh đạo thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy tổ chức thăm hỏi,động viên các gia đình nạn nhân, khắc phục hậu quả sau vụ cháy với mức 50 triệu đồng đối với người tử vong, 30 triệu đồng đối với người bị thương. Việc hỗ trợ được thực hiện ngay trong sáng 24/5.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/tiep-tuc-ho-tro-cac-nan-nhan-vu-chay-nha-tro-tai-trung-kinh-post810993.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Cháy nhà trọ làm 14 người tử vong", "Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy nhà trọ", "Hà Nội" ] }
Thắp sáng ước mơ hoàn lương cho người trẻ lầm lỡ
NDO -Nhằm cụ thể hóa Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Bộ Công an về việc giáo dục cải tạo, đồng hành với phạm nhân, trại viên trong độ tuổi thanh niên tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2021-2025, chiều 4/4, tại Trại giam Thanh Lâm (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), đã diễn ra chương trình "Thắp sáng ước mơ hoàn lương" năm 2024.
Tại chương trình, Ban tổ chức đã trao các công trình thanh niên "Hệ thống máy tập thể dục" tặng cán bộ, chiến sĩ; "Tủ sách thanh niên" với 500 đầu sách tặng phạm nhân đang thi hành án tại Trại giam Thanh Lâm.Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương trao biển tượng trưng các công trình tặng đại diện Trại giam Thanh Lâm.Cũng trong khuôn khổ chương trình, đã diễn ra chương trình giao lưu, chia sẻ giữa phạm nhân vượt khó cải tạo tốt, nguyên phạm nhân thành đạt trong cuộc sống sau tái hòa nhập cộng đồng, cán bộ quản giáo tiêu biểu; hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các thành viên Câu lạc bộ Nghệ sĩ trẻ Việt Nam với cán bộ, chiến sĩ, phạm nhân Trại giam Thanh Lâm.Dịp này, Ban tổ chức đã trao 50 suất quà tặng các phạm nhân trong độ tuổi thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, tích cực học tập, lao động cải tạo tiến bộ thời gian qua.Ca sĩ Hà Myo giao lưu văn hóa, văn nghệ cùng các phạm nhân trong không khí sôi nổi.Khép lại chương trình, đã diễn ra hoạt động "Bữa cơm yêu thương, tiếp thêm động lực", như một món quà tinh thần ý nghĩa, chứa đựng tình cảm ấm áp, sự động viên tích cực tới các phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm.Chương trình giao lưu, chia sẻ giữa phạm nhân vượt khó cải tạo tốt, nguyên phạm nhân thành đạt trong cuộc sống sau tái hòa nhập cộng đồng, cán bộ quản giáo tiêu biểu.Chương trình doTrung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Namphối hợp Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Bộ Công an), Ban Thanh niên Công an Nhân dân, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Thanh Hóa, Trại giam Thanh Lâm tổ chức.Tin liên quanHỗ trợ vốn vay chính sách cho người hoàn lươngTheo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Kim Quy, hằng năm, Trung ương Hội luôn thường xuyên phối hợpBộ Công antổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, hiệu quả về giáo dục cải tạo phạm nhân, trại viên trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.Trong đó, có hàng loạt tọa đàm, tư vấn pháp luật, buổi khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, trao quà, cấp phát thuốc miễn phí... và đặc biệt là Diễn đàn “Thanh niên sống đẹp, sống có ích” và chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương”.Đồng chí Nguyễn Kim Quy (thứ 5 từ trái qua) cùng đại diện các đơn vị liên quan trao quà tặng các phạm nhân độ tuổi thanh niên hoàn cảnh khó khăn, tích cực học tập, lao động cải tạo tiến bộ."Thông qua các hoạt động thiết thực trên, ý thức chấp hành án phạt và tham gia cải tạo của các phạm nhân đã được nâng cao. Các phạm nhân, thanh niên sau khi kết thúc thời gian cải tạo đã được tiếp xúc môi trường lành mạnh, rèn luyện thể chất, xóa bỏ mặc cảm, có thêm niềm tin, nghị lực, ý chí vươn lên, sớm hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội", anh Nguyễn Kim Quy chia sẻ.
https://nhandan.vn/thap-sang-uoc-mo-hoan-luong-cho-nguoi-tre-lam-lo-post803125.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Thắp sáng ước mơ hoàn lương", "Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam" ] }
Tây Nguyên đối mặt với khô hạn
Tây Nguyên đang trong thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2024. Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài khiến mực nước trên các sông, suối, hồ đập đang giảm nhanh. Một số nơi đã cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Để chủ động ứng phó với tình trạng khô hạn, các tỉnh Tây Nguyên đang cùng người dân khẩn trương triển khai các giải pháp chống hạn, bảo đảm an toàn, hiệu quả cho sản xuất và phòng cháy, chữa cháy rừng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.Hạn hán trên diện rộngVụ đông xuân năm 2023-2024, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk gieo trồng được hơn 5.500 ha cây trồng các loại, trong đó chủ yếu là lúa nước, nhưng đến nay đã có khoảng 100 ha bị khô hạn, thiếu nước tưới.Dẫn chúng tôi ra thăm ba sào lúa nước của gia đình nằm cạnh kênh thủy lợi nhưng đất đai đã nứt nẻ, chị H’Nguyệt Uông ở buôn Dieo, xã Bông Krang buồn bã nói: "Năm nay hạn hán đến sớm và kéo dài, lượng nước trên kênh giảm mạnh, đã hơn một tuần nay không thể lấy nước vào ruộng được khiến đất đai nứt nẻ, cây lúa khô héo. Nếu tình trạng này kéo dài thêm một tuần nữa thì toàn bộ diện tích lúa sẽ mất trắng, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn".Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lắk Nguyễn Viết Quang cho biết: Là địa phương sản xuất lúa nước trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk nhưng năm nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa khô đến sớm hơn mọi năm và tình hình nắng nóng kéo dài khiến mực nước tại các hồ đập trên địa bàn huyện giảm nhanh, trong đó các hồ đập có dung tích nhỏ đã cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Nếu trong thời gian tới trời không có mưa và nắng nóng tiếp tục kéo dài thì diện tích cây trồng bị khô hạn sẽ tăng nhanh.Ông Trịnh Quốc Bảo, Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk cho biết: Công ty đang quản lý 362 công trình thủy lợi, hồ đập, phục vụ tưới cho khoảng 80.500 ha cây trồng các loại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng El Nino, nhiều tháng nay trên địa bàn tỉnh không có mưa và nắng nóng gay gắt cho nên đến nay đã có 53 hồ chứa dung tích nước đã xuống dưới 50%, 62 hồ có dung tích từ 50% đến dưới 70%. Hiện nay, công ty đang bơm nước chống hạn cho hơn 1.055 ha cây trồng, dự kiến đến cuối vụ, diện tích bị khô hạn tăng lên hơn 3.043 ha, trong đó có 2.389 ha lúa, 617 ha cây công nghiệp…Từ giữa tháng 2 đến nay, tại các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Ia Grai, Chư Păh… tỉnh Gia Lai dù chưa xuất hiện tình trạng khô hạn nhưng mực nước tại các sông suối, ao hồ, đập thủy lợi đã bắt đầu sụt giảm.Anh Nguyễn Văn Thế ở thôn 1, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai cho biết: "Những năm trước, mực nước tại hồ thủy lợi bảo đảm tưới cho đợt 3, thậm chí đợt 4. Tuy nhiên, năm nay nắng gắt kéo dài nên mực nước giảm nhanh hơn. Thời gian tới, nếu thời tiết nắng nóng tiếp tục kéo dài thì khả năng thiếu nước tưới cho cà-phê là rất lớn".Còn anh Trần Thanh Hoàng ở làng Hăng Ring, thị trấn Chư Sê, huyện Cư Suê đã thuê người nạo vét giếng, nhưng vẫn không đủ nước tưới cho diện tích cà-phê và chanh dây của gia đình."Mực nước ngầm năm nay giảm trông thấy. Nếu như những năm trước, giếng của gia đình bảo đảm nước cho máy bơm tưới cả ngày, thì năm nay chỉ tưới được hai đến ba giờ là cạn khô. Sau khi tiến hành nạo vét giếng cũng tưới được khoảng năm giờ phải nghỉ chờ nước ra mới bơm tưới trở lại. Tình trạng này tiếp tục kéo dài thì rất đáng lo ngại, bởi diện tích chanh dây cần nước thường xuyên và vườn cà-phê còn phải tưới hai đến ba đợt nữa", anh Hoàng nói.Theo thống kê sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, từ ngày 1/1 đến 13/3, toàn tỉnh có hơn 60 ha lúa nước bị khô hạn, gây thiệt hại hơn 3,4 tỷ đồng…Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đến nay hạn hán xảy ra chỉ mang tính cục bộ, nhưng nhiều khu vực đang có nguy cơ thiếu nước cao. Theo ghi nhận tại xã Đại Lào và Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc đang xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Tính đến giữa tháng 3/2024, tại xã Đại Lào có khoảng 300 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.Ông Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng thôn 3, xã Đại Lào cho biết: "Có khoảng 150 hộ dân trong thôn đang bị thiếu nước sinh hoạt. Hầu hết các hộ sử dụng nước giếng đào, đang cao điểm khô hạn, nguồn nước bị thiếu hụt nên bà con phải đi xin hoặc mua nước nơi khác về dùng".Bên cạnh đó, do nắng hạn kéo dài nên trên địa bàn thành phố Bảo Lộc có hơn 17,8 nghìn ha và các huyện Đạ Huoai có khoảng 335 ha, huyện Lạc Dương có khoảng 300 ha, huyện Lâm Hà hơn 2.400 ha, huyện Đức Trọng hơn 1.240 ha, huyện Di Linh khoảng 2.500 ha, huyện Đạ Tẻh khoảng 1.655 ha cây trồng các loại có nguy cơ thiếu hụt nguồn nước tưới vào cuối vụ…Nỗ lực chống hạnDo ảnh hưởng El Nino, mùa khô năm 2023-2024 ở Tây Nguyên có khả năng gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, các địa phương trong vùng đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hạn, bảo đảm nguồn nước tưới cho các loại cây trồng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương cho biết, vụ đông xuân 2023-2024, toàn tỉnh gieo trồng được 62.981 ha cây trồng ngắn ngày các loại, trong đó có 40.000 ha lúa nước. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 213.000 ha cà-phê, 27.720 ha điều, 32.820 ha hồ tiêu và 43.324 ha cây ăn quả… nên nhu cầu nước tưới là rất lớn.Trong khi đó, hiện nay toàn tỉnh có 858 công trình thủy lợi, gồm 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 78 trạm bơm phục vụ nước tưới cho hơn 262.339 ha cây trồng, trong đó diện tích tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi là 151.616 ha, diện tích còn lại khai thác nguồn nước mặt sông, suối, ao hồ và nước ngầm để tưới...Tuy nhiên, hiện nay mực nước trên các sông, suối phổ biến dao động theo xu thế giảm, lượng dòng chảy phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-30%, một số sông, suối nhỏ bắt đầu khô kiệt. Dự báo đến cuối vụ, toàn tỉnh sẽ có khoảng 8.000 ha cây trồng các loại thiếu nước tưới, trong đó có 6.000 ha cây ngắn ngày và 2.000 ha cây dài ngày.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, vụ đông xuân năm nay, toàn tỉnh gieo trồng được hơn 73.209 ha cây trồng, đạt 92,1% kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay mực nước tại các sông, suối, ao hồ, mạch nước ngầm ở một số địa phương đang giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng của cây trồng.Nguồn nước tại công trình thủy lợi An Phú-Chư Á, tỉnh Gia Lai đang cạn kiệt.Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Tây Nguyên đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành phương án ứng phó thiên tai năm 2024 trên địa bàn, trong đó chú trọng phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước.Theo đó, ngành nông nghiệp các tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp; tăng cường quản lý, điều tiết, bảo vệ nguồn nước; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước.Khuyến cáo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ, sử dụng giống ngắn ngày, chịu hạn; đối với cây trồng dài ngày cần tăng cường áp dụng các kỹ thuật tưới tiên tiến, áp dụng công nghệ cao tiết kiệm nước. Đồng thời, tổ chức đánh giá nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để có phương án sử dụng nước hợp lý...Ngay từ đầu mùa khô, Công ty TNHH một thành viên Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk và Gia Lai đã tiến hành nâng cao ngưỡng tràn các hồ đập để tăng dung tích trữ nước; điều tiết chuyển nguồn nước từ công trình dư thừa hỗ trợ cho công trình bị thiếu nước; triển khai nạo vét, sửa chữa hệ thống kênh mương, bảo đảm dẫn nước hiệu quả; đắp đập tạm để giữ nước; lắp đặt các trạm bơm dã chiến để khai thác nước sông, suối và dung tích chết của hồ chứa… nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.Theo Chi cục trưởng Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng Hoàng Văn Thanh, dự báo nếu nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh có hơn 9.200 ha cây trồng bị thiếu nước tưới, khoảng 1.700 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Vì vậy, yêu cầu của tỉnh là phải điều tiết nước hợp lý, với phương châm trong mọi trường hợp không để người dân thiếu nước sinh hoạt. Khi xảy ra hạn hán cần thực hiện các biện pháp ưu tiên là cấp nước cho sinh hoạt, gia súc và cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao…Về lâu dài, các tỉnh Tây Nguyên đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án thủy lợi lớn để phục vụ tưới và cắt lũ trên hệ thống các sông lớn.Tăng cường đầu tư xây dựng mới các hồ chứa để chuyển nước tưới cho các vùng thường xuyên bị hạn để mở rộng diện tích được phục vụ nước tưới.Huy động nguồn lực đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi nhỏ để tích nước chống hạn; tăng cường đầu tư xây dựng trạm bơm, hệ thống tưới vùng đất dốc, lòng hồ chứa để tưới cho cà-phê, hồ tiêu; khẩn trương triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương nhằm phát huy hiệu quả, hạn chế thất thoát nước tưới.Đầu tư các dự án trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn để nâng cao độ che phủ của rừng và tăng cường nguồn nước cho các hồ đập trên địa bàn…
https://nhandan.vn/tay-nguyen-doi-mat-voi-kho-han-post801325.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Tây Nguyên", "Gia Lai", "Thiếu nước" ] }
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em 2024
NDO -Ngày 1/6, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức lễ phát độngTháng hành động vì trẻ em2024 với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em” và chào mừngNgày Quốc tế thiếu nhi1/6.
Dự lễ phát động có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em; Bộ trưởng Lao động- Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quốc gia về trẻ em Đào Ngọc Dung; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng 320 thiếu nhi trên địa bàn đại diện cho hơn 25 triệu trẻ em trong cả nước tham dự.Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới hơn 15 triệu thiếu niên, nhi đồng cả nước "những cái ôm nồng ấm, tình cảm trìu mến". "Bác chúc các cháu ngày Tết Thiếu nhi thật vui bên gia đình, bạn bè và có một kỳ nghỉ hè an toàn, ý nghĩa, vui tươi, lành mạnh và bổ ích", Phó Thủ tướng nói.Luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ emTheo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, sau 30 lần tổ chức,Tháng hành động vì trẻ emđược tổ chức vào tháng 6 hằng năm luôn là dịp để các cấp, ngành, gia đình, xã hội có những phong trào, hành động mang ý nghĩa, thiết thực, tạo lập môi trường an toàn, cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ em.Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu: Với chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em", lễ phát động năm nay nhằm vận động xã hội thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em", hỗ trợ mỗi xã có một công trình dành cho trẻ em được xây dựng hoặc nâng cấp; mỗi đoàn viên, hội viên của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội có một hành động thiết thực vì trẻ em.Tại lễ phát động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, Thừa Thiên Huế vô cùng phấn khởi, vinh dự được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chọn làm điểm tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em toàn quốc tại thành phố Huế.Với trách nhiệm và vinh dự này, Thừa Thiên Huế tổ chức tốt các hoạt động của mình với tinh thần hành động thiết thực dành cho trẻ em, ưu tiên dành nhiều nguồn lực hơn nữa cho trẻ em để các cháu có được một mùa hè thực sự bổ ích, vui tươi và an toàn, cũng như cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn đạt kết quả cao.Trong số 25 triệu trẻ em trên cả nước, Thừa Thiên Huế có hơn 292.000 trẻ em, chiếm 26% dân số toàn tỉnh.NhânTháng hành động vì trẻ em năm 2024với chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em", tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho trẻ em như: Chương trình gặp mặt đối thoại giữa trẻ em và lãnh đạo tỉnh; khai mạc các hoạt động hè tại các địa phương và Nhà thiếu nhi Huế; các hoạt động Ngày hội vui cùng trẻ em, Hội trại hè cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hội thảo nâng cao chất lượng công tác trẻ em và các hoạt động hướng về trẻ em, như trao học bổng, tặng xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các lớp dạy bơi, các hoạt động vui chơi, giải trí... ở các địa phương....các bậc cha mẹ, nhà trường, rộng hơn là toàn Đảng, cả xã hội ta phải luôn yêu thương, che chở, chăm sóc, giáo dục trẻ em.Phó Thủ tướng Trần Hồng HàDẫn lại lời dạy của Bác Hồ: "Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, Bác Hồ đã ví trẻ em như búp trên cành, hàm ý về sự kỳ vọng, tin tưởng và cũng là yêu cầu cho các bậc cha mẹ, nhà trường, rộng hơn là toàn Đảng, cả xã hội ta phải luôn yêu thương, che chở, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình, giáo dục cơ sở nơi nuôi dưỡng, bồi đắp hình thành nhân cách cùng với tri thức cho các mầm xanh.Thực hiện lời dạy của Bác, trong mọi hoàn cảnh của đất nước, dù khó khăn thiếu thốn đến đâu, Đảng, Nhà nước, gia đình, xã hội vẫn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em bởi chính các em là tương lai của đất nước Việt Nam.Vẫn còn nhiều trăn trở, đau lòngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024.Vinh dự đại diện cho các bạn thiếu nhi cả nước, em Nguyễn Đăng Minh Khánh, học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (thành phố Huế) bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc khi luôn được đón nhận sự quan tâm, chăm sóc của các bác, các cô, các chú, của cha mẹ, thầy cô giáo để được sống và học tập trong môi trường giáo dục tiến bộ, được chăm sóc đầy đủ cả vật chất và tinh thần.Thay mặt các bạn trên mọi miền đất nước, Minh Khánh mong muốn gia đình, nhà trường và các ban, ngành tạo điều kiện cho các em được vui chơi nhiều hơn, giảm áp lực học tập và thành tích; có nhiều hơn nữa nơi vui chơi, giải trí dành cho trẻ em để các bạn không phải đá bóng ở dưới lòng đường; các bạn đều biết bơi và được trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng sống...Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, cùng với sự phát triển của đất nước, nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi, cung cấp dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em, nhất là địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, biển, đảo ngày càng được quan tâm.Các chương trình áo ấm cho em, cơm có thịt, xóa phòng học tạm, nuôi em… đang thu hút sự tham gia của hàng triệu người, giúp nâng bước chân đến trường để học những điều mới, nuôi dưỡng ước mơ đổi thay cuộc đời.Các chương trình áo ấm cho em, cơm có thịt, xóa phòng học tạm, nuôi em… đang thu hút sự tham gia của hàng triệu người, giúp nâng bước chân đến trường để học những điều mới, nuôi dưỡng ước mơ đổi thay cuộc đời.Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất. Mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em từ cơ sở có sự tham gia của rất nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn thể… với hình thức hoạt động hết sức phong phú để phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp nhằm bảo vệ trẻ em tránh khỏi bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích.Đại diện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp nhận nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế.Bên cạnh đó, nhiều diễn đàn, hội nghị của trẻ em được tổ chức từ cấp địa phương đến quốc gia là cơ chế hữu hiệu để trẻ em nói lên tiếng nói của mình, để người lớn lắng nghe, thấu hiểu các em về những vấn đề liên quan trực tiếp đến trẻ em, cũng như những suy nghĩ, ước muốn với tinh thần trách nhiệm gánh vác tương lai đất nước.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ, ông đã được tham dự phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, nhiều vị đại biểu quốc hội, có thể nói là không khác gì một phiên họp chính của Quốc hội.Đây là minh chứng cho sự quan tâm đặc biệt của Đảng, nhà nước, với thiếu niên-nhi đồng; khẳng định vai trò quan trọng, quyền đã được hiến định của thiếu niên nhi đồng - những mầm non tương lai của đất nước - trong việc được lắng nghe, được bàn bạc, được quyết định những vấn đề đặc biệt hệ trọng của chính các em.“Tuy đã nỗ lực hết sức nhưng chúng ta không khỏi trăn trở, đau lòng mỗi khi biết thông tin về một em nhỏ nào đó đang phải chịu đựng đau đớn về thể xác, tinh thần do bị bạo lực hay bị xâm hại hoặc bị thương tích, đuối nước. Trên cả nước, vẫn còn hàng triệu em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần trợ giúp, bị ảnh hưởng của những nội dung độc hại trên môi trường mạng....”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm và tặng quà cho trẻ em tại Làng trẻ em SOS Huế.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết thêm, trong thẩm quyền và trách nhiệm của mình, cá nhân ông và các lãnh đạo, thành viên Chính phủ sẽ luôn hết sức lắng nghe, ghi nhận ý kiến của các em hành động quyết liệt để tiếp tục hoàn thiện, tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng, ban hành các kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực chăm lo, bảo vệ, tạo môi trường cho hơn 15 triệu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam phát triển ngày càng tốt đẹp, an toàn hơn.Vẫn còn hàng triệu em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần trợ giúp...Phó Thủ tướng Trần Hồng HàTạo điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển toàn diệnNhân Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, thứ nhất, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương phải quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với sự phát triển của trẻ em gắn với phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.Thứ hai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên ở cộng đồng dân cư. Nghiên cứu xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển trẻ em mang tính tổng thể, toàn diện.Thứ ba, bảo đảm nguồn lực nhà nước, huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân trong thực hiện các chính sách về dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; phát triển hệ thống phúc lợi, dịch vụ xã hội cho trẻ em theo hướng đa tầng, chất lượng.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới hơn 15 triệu thiếu niên, nhi đồng cả nước: "Bác chúc các cháu ngày Tết thiếu nhi thật vui bên gia đình, bạn bè và có một kỳ nghỉ hè an toàn, ý nghĩa, vui tươi, lành mạnh và bổ ích".Thứ tư, xây dựng môi trường gia đình, nhà trường, xã hội an toàn, lành mạnh, thân thiện để trẻ em phát triển toàn diện đức-trí-thể-mỹ. Bảo đảm cho trẻ em được thụ hưởng lợi ích tốt nhất, không bị phân biệt đối xử, được bày tỏ ý kiến và được lắng nghe.Thứ năm, chủ động triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trước thông tin xấu, độc không phù hợp với lứa tuổi trên không gian mạng và xã hội; không để trẻ em làm công việc ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần; phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em. Phát triển các sản phẩm văn hóa, văn học-nghệ thuật, giáo dục lành mạnh, phù hợp, có chất lượng dành cho trẻ em.Thứ sáu, bảo đảm quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia vào các vấn đề có liên quan trong gia đình, nhà trường, tổ chức của trẻ em. Tăng cường hợp tác, tham gia, phát huy vai trò thành viên tích cực trong thực hiện Công ước Liên hợp quốc, các phong trào toàn cầu, khu vực về thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em.Sau lễ phát động, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến dự lễ cất nóc Nhà đa chức năng Trường tiểu học Vỹ Dạ (thành phố Huế) và thăm và tặng quà cho trẻ em tại Làng trẻ em SOS Huế.Dưới đây là một số hình ảnh Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em 2024 cùng các hoạt động tại Huế:Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng hơn 320 thiếu nhi trên địa bàn đại diện cho hơn 25 triệu trẻ em trong cả nước tham dự.Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em.Đại diện các bạn thiếu nhi cả nước, em Nguyễn Đăng Minh Khánh, học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (thành phố Huế) phát biểu tại buổi lễ.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình với tinh thần hành động thiết thực dành cho trẻ em.Lãnh đạo các ban, ngành trung ương tặng nhiều phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Huế.Trao tặng xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm và tặng quà cho trẻ em tại Làng trẻ em SOS Huế.Lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tặng quà cho trẻ em tại Làng trẻ em SOS Huế.Phó Thủ tướng bày tỏ: "Các cháu hãy mơ ước và khát khao, nỗ lực thực hiện mơ ước của mình để phát triển bản thân và đóng góp cho phát triển đất nước, rạng danh dân tộc Việt Nam".Phó Thủ tướng đã dự lễ cất nóc nhà đa chức năng, Trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế.Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành và tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nghi thức cất nóc Nhà đa chức năng tại Trường tiểu học Vỹ Dạ (thành phố Huế).
https://nhandan.vn/pho-thu-tuong-tran-hong-ha-du-le-phat-dong-thang-hanh-dong-vi-tre-em-2024-post812223.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Tháng hành động vì trẻ em", "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "Thừa Thiên Huế", "Ngày Quốc tế Thiếu nhi", "Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà" ] }
Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng gần 5.600 tỷ đồng
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2024, chi phíkhám, chữa bệnh bảo hiểm y tếtrên toàn quốc tăng gần 5.600 tỷ đồng so với năm 2023. Một số địa bàn có sự gia tăng rất lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng …
Chiều 10/5,Bảo hiểm xã hộiViệt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Phát biểu mở đầu hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa cho biết, hội nghị về công tác kiểm soát chi phí khám, chữa bệnhbảo hiểm y tếđược Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thường xuyên thể hiện việc tăng cường trách nhiệm của ngành trong công tác này. Hội nghị nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế, kiểm soát tốt chi phí theo quy định.Qua 4 tháng đầu năm 2024, trên phạm vi toàn quốc, chi phíkhám, chữa bệnh bảo hiểm y tếtăng gần 5.600 tỷ đồng so với năm 2023. Một số tỉnh, thành phố có sự gia tăng rất lớn. Cụ thể như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Thọ, Hải Phòng, Đồng Nai, Đắk Lắk, Thái Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh…Đánh giá, tình hình sử dụng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế toàn quốc trong 4 tháng đầu năm 2024 đang có sự gia tăng cao, bất thường so với cùng kỳ năm 2023, Phó Tổng Giám đốc yêu cầu các đơn vị trực thuộc liên quan và bảo hiểm xã hội các địa phương báo cáo, đánh giá nguyên nhân, nêu giải pháp để kiểm soát tốt chi phí, phòng chống lãng phí, lạm dụng.Tại hội nghị, lãnh đạo Thực hiện Chính sách bảo hiểm y tế và Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến đã báo cáo tóm tắt về tình hình sử dụng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong 4 tháng đầu năm 2024.Theo đó, qua 4 tháng đầu năm 2024, trên phạm vi toàn quốc, chi phíkhám, chữa bệnh bảo hiểm y tếtăng gần 5.600 tỷ đồng so với năm 2023. Một số tỉnh, thành phố có sự gia tăng rất lớn. Cụ thể như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Thọ, Hải Phòng, Đồng Nai, Đắk Lắk, Thái Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh…Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Đức Hòa phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: VSS)Lãnh đạo các đơn vị cũng tập trung đánh giá, chỉ ra các yếu tố gia tăng về số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, chi phí điều trị nội trú, ngoại trú bình quân chung và tại một số tỉnh; tỷ lệ chỉ định cấp cứu, xét nghiệm, điều trị nội trú, chẩn đoán hình ảnh…Về quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thời gian tới, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa cho biết, hiện nay, Nghị định số 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ cho phép cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo thường xuyên chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đến cơ sở y tế, để tự rà soát, điều chỉnh hợp lý. Bảo hiểm xã hội các địa phương cần nghiêm túc, thực hiện tốt công cụ này; đồng thời cần tăng cường nghiên cứu, có sáng kiến, giải pháp trong kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bảo đảm quyền lợi người tham gia.Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa cũng cho biết, để hỗ trợ bảo hiểm xã hội các địa phương, hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng, bổ sung hệ thống tổng hợp, báo cáo các chỉ tiêu, yêu cầu theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP. Theo đó, tình hình sử dụng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của từng tỉnh sẽ được thống kê chi tiết về điều trị nội trú, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; có đánh giá, so sánh với toàn quốc, theo vùng; chỉ ra vấn đề cần tập trung kiểm tra, rà soát.Đại diện lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị, trong thời gian tới, toàn ngành tiếp tục tích cực tham gia hoàn thiện, xây dựng chính sách về bảo hiểm y tế, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sungLuật Bảo hiểm y tếđang trình Quốc hội. Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cần bám sát các cơ quan liên quan để góp ý, xây dựng, trong đó tập trung vào nội dung về công tác giám định bảo hiểm y tế.Bảo hiểm xã hội các địa phương cần bám sát chỉ đạo, quan điểm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác phối hợp, trao đổi, góp ý các vấn đề với Sở Y tế. Trong công tác kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội các địa phương cần rà soát, sắp xếp bộ phận công tác giám định cho hợp lý, nâng cao hiệu quả, năng lực của Phòng Giám định bảo hiểm y tế; nghiên cứu thành lập tổ xử lý các cảnh báo về chi phí bình quân tăng cao tại các cơ sở y tế trên địa bàn.Với Hệ thống cảnh báo được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp, bảo hiểm xã hội các tỉnh cần tập trung, thường xuyên truy cập, khai thác, phân tích kỹ các chi phí tăng cao, làm rõ từng yếu tố từ đó áp dụng theo các hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý; đồng thời tăng cường thông tin, làm việc với các cơ sở khám, chữa, tạo sự đồng thuận, tiếng nói chung; thực hiện nghiêm việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu theo chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác giám định bảo hiểm y tế; động viên, lựa chọn người làm tốt để kịp thời khen thưởng.Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ước đến ngày 4/5/2024, số người tham gia bảo hiểm y tế trên cả nước là 90,24 triệu người; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023.
https://nhandan.vn/chi-phi-kham-chua-benh-bao-hiem-y-te-tang-gan-5600-ty-dong-post808794.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "bảo hiểm y tế", "khám chữa bệnh bảo hiểm y tế", "Luật Bảo hiểm y tế", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam" ] }
Thanh Hóa: 2 người tử vong do tai nạn giao thông
NDO -Ban An toàn giao thông tỉnh Thanh Hóa cho biết: Khoảng 16 giờ 10 phút ngày 11/6, tại ngã tư đường Cán Cờ-đường khu công nghiệp Hoàng Long, thành phố Thanh Hóa xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.
Vào thời điểm trên, xe ô-tô biển kiểm soát 36HC- 001.78 ( loại xe bơm bê-tông) do Nguyễn Văn Duy, sinh năm 1983, trú tại 149/1 Quan Sơn, phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa điều khiển, lưu hành trên đường Cán Cờ theo hướng tây đông (thành phố Thanh Hóa đi huyện Hoằng Hóa) đến ngã tư giao nhau với đường vành đai khu công nghiệp Hoàng Long, phường Long Anh, thành phố Thanh Hóa thì đâm va vào xe mô-tô biển kiểm soát 36B8-571.85 đi phía trước cùng chiều.Xe mô-tô do ông Nguyễn Trung Th, sinh năm 1960 điều khiển, chở cháu Nguyễn Thị Bảo Ng, sinh năm 2018 và cháu Nguyễn Thị An Nh, sinh năm 2015, cùng thường trú tại tổ dân phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa.Vụ tai nạn giao thông khiến ông Nguyễn Trung Th và cháu Nguyễn Thị Bảo Ng tử vong tại chỗ, cháu Nguyễn Thị An Nh bị thương được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực cấp cứu, phương tiện bị hư hỏng.
https://nhandan.vn/thanh-hoa-2-nguoi-tu-vong-do-tai-nan-giao-thong-post813844.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Thanh Hóa", "tử vong", "tai nạn giao thông" ] }
Đắk Nông chủ động hỗ trợ nông dân ứng phó biến đổi khí hậu
Trước sự biến đổi của khí hậu ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, thiệt hại cây trồng, Đắk Nông đã chủ động hỗ trợ nông dân áp dụng nhiều biện pháp canh tác nhằm giảm thiểu thiệt hại do nắng nóng, khô hạn gây ra.
Gia đình bà Lương Thị Mùi ở thôn 3, xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút (Đắk Nông) canh tác gần 2 ha cà-phê. Do đất canh tác phần lớn là đất đá cằn cỗi, thiếu nước về mùa khô cho nên bà Mùi đã chủ động trồng xen các loại cây ăn trái làm cây che bóng, chắn gió giúp toàn bộ diện tích cà-phê của gia đình đã vượt qua được nắng hạn, sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất ổn định.Đến năm 2023, từ nguồn vốn của Dự án "Tăng cường năng lực chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (Dự án SACCR), gia đình bà Mùi được hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước cho vườn cà-phê đã giúp cho vườn cây không còn bị hạn vào mùa khô, năng suất đạt cao hơn.Bà Mùi cho biết, việc sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm rất thuận lợi trong chăm sóc vườn cây. Hệ thống béc tưới phun mưa giúp tiết kiệm 30% lượng nước tưới, giúp cà-phê chống chịu nắng hạn lâu hơn, năng suất vượt trội so với trước, nhất là hạn chế được việc khai thác nước ngầm, góp phần bảo vệ môi trường sống được tốt hơn.Để tạo hệ sinh thái đa tầng, giúp vườn cây phát triển trước biến đổi khắc nghiệt của thời tiết, anh Lê Ngọc Quỳnh, xã Đắk R’Moan, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) quyết định trồng xen canh nhiều loại cây trên cùng một đơn vị diện tích nhằm tăng thu nhập và chống biến đổi khí hậu như cà-phê, hồ tiêu, sầu riêng, bơ...Để các loại cây trồng đều mang lại hiệu quả, anh Quỳnh chú trọng khâu quy hoạch vườn cây ngay từ ban đầu, trồng cây theo phân khu, phân tầng tán cây để vừa có độ che bóng vào mùa khô hạn nhưng cũng không làm rợp bóng đối với các cây trồng xen còn lại… nhờ vậy, vườn cây cho thu nhập quanh năm, chống chịu được hạn hán, đạt năng suất cao.Cùng với việc chủ động phòng chống hạn bằng giải pháp canh tác bền vững, anh Quỳnh còn được Dự án SACCR hỗ trợ các biện pháp canh tác khoa học bằng việc lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước, hướng dẫn kỹ thuật trồng xen… giúp cho vườn cây luôn phát triển tốt, ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sâu bệnh hại, đạt năng suất khá cao.Anh Quỳnh cho biết, trồng cà-phê kết hợp xen canh cây ăn trái theo phương pháp đa tầng, đa tán có rất nhiều lợi ích, nhất là vào mùa nắng nóng, khô hạn như hiện nay, sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc tưới nước, cây không bị hạn sẽ cho năng suất ổn định. Cũng theo anh Quỳnh, so với canh tác một loại cây thì giải pháp canh tác đa cây, đa tầng mang lại kết quả tốt hơn, dù thời tiết nắng nóng nhưng nhiệt độ và độ ẩm của vườn cây vẫn được điều hòa, tạo thành "tiểu vùng khí hậu" xanh mát, dễ chịu, giúp cây sinh trưởng và phát triển bền vững.Giám đốc Dự án SACCR Phạm Hùng Vỹ cho biết, trong những năm gần đây, biến đổi khi hậu đã gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với các nông hộ nhỏ, dễ bị tác động bởi thời tiết bất thường. Vì vậy, Dự án SACCR tại tỉnh Đắk Nông được triển khai thực hiện với nhiều hoạt động liên hoàn giúp cho người dân có khả năng thích ứng nhanh, thích ứng bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, Dự án hỗ trợ về đào ao tích trữ nước, hệ thống tưới nước tiết kiệm, trồng xen canh theo phương pháp đa tán đa tầng, hỗ trợ phân bón và hỗ trợ nâng cao trình độ canh tác cho bà con nông dân nhằm từng bước thay đổi nhận thức và phương pháp canh tác để phát triển bền vững.Phó Trưởng Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp, thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) Phạm Công Trí cho biết, để thích ứng biến đổi khí hậu thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp là rất quan trọng. Cùng với đó, giải pháp trồng xen canh vừa tạo tiểu vùng khí hậu, cây che chắn gió, bóng mát, lại có thêm thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích cho nên người dân cần phát triển theo định hướng này thì nông nghiệp mới hướng tới bền vững. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước, quản lý thảm phủ, chú trọng bảo vệ rừng, trồng rừng… là những giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả nhất hiện nay mà các nền nông nghiệp tiên tiến đang áp dụng.Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông Ngô Xuân Đông cho biết, để ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết, từ năm 2018 đến năm 2023, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 1.109 ha đất lúa, đất xa nguồn nước sang các loại cây trồng cần ít nước tưới. Tỉnh Đắk Nông cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu trên toàn tỉnh giai đoạn 2022 -2025, định hướng đến năm 2030; theo đó, đến năm 2025, toàn tỉnh thực hiện chuyển đổi hơn 2.860 ha, đến năm 2030 chuyển tiếp 5.696 ha. Nguyên nhân phải chuyển đổi chủ yếu do những diện tích cây trồng này ở những vùng thiếu nước vì hạn hán, mạch nước ngầm thấp, đất đai cằn cỗi, không đúng quy hoạch.Trong mùa khô năm 2024 và những năm tiếp theo, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền đến người dân về tình hình, diễn biến thời tiết, có nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất, dân sinh để người dân biết, chia sẻ và chủ động cùng thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước; đồng thời hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn. Về lâu dài, cần đầu tư nâng cao dung tích các hồ chứa hiện trạng và thực hiện đầu tư xây dựng mới công trình thủy lợi, nhất là tại các khu vực thường xuyên thiếu nước tưới.Bên cạnh đó, cần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn cho người dân và các ngành sử dụng nước; kiểm soát cơ bản các hoạt động khai thác, sử dụng nước, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, an toàn, công bằng, hợp lý, gắn với bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.Xây dựng kế hoạch và khuyến khích thu hút nguồn lực để đầu tư các dự án trọng điểm liên kết, kết nối nguồn nước liên vùng; kết hợp lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công để đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, bảo đảm năng lực cấp nước.Rà soát, thực hiện giải pháp trồng rừng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn. Thực hiện canh tác hợp lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện cụ thể từng khu vực.Ngoài ra, lãnh đạo địa phương cần thực hiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chủ động hỗ trợ và khuyến khích hộ nông dân, hợp tác xã chuyển đổi mô hình canh tác theo định hướng chống biến đổi khí hậu, hướng đến nền nông nghiệp phát triển an toàn, bền vững.
https://nhandan.vn/dak-nong-chu-dong-ho-tro-nong-dan-ung-pho-bien-doi-khi-hau-post810654.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Hệ thống tưới nước", "Canh tác", "Nắng hạn" ] }
"Ngày hội sắc màu" năm 2023 tại Thừa Thiên-Huế
NDO -Trong khuôn khổ "Ngày hội sắc màu" với chủ đề "Thiếu nhi Việt Nam làm nghìn việc tốt" diễn ra sáng 30/6 tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam (Hội đồng Đội Trung ương) phối hợp Hội đồng Đội Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tập đoàn Thiên Long trao 500 phần quà tặng thiếu nhi địa phương.
Năm 2023 là năm thứ 6 triển khai“Ngày hội sắc màu”với mong muốn tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích đầy màu sắc cho thiếu niên, nhi đồng; khuyến khích sáng tạo, góp phần bồi dưỡng và phát triển khả năng hội họa, mỹ thuật. Năm nay, nhằm thi đua kỷ niệm 60 phong trào “Nghìn việc tốt”. Ban tổ chức chọn chủ đề Ngày hội là “Thiếu nhi Việt Nam làm nghìn việc tốt”.Theo đồng chí Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện Trung ương, Trưởng Ban tổ chức, Ngày hội sẽ diễn ra tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, Thừa Thiên-Huế là điểm đến thứ 4 sau các tỉnh Bắc Ninh, Kiên Giang và Hà Giang.Ghi nhận của Ban tổ chức còn cho thấy, sau hơn 2 tháng diễn ra, đã có hơn 30 nghìn bài dự thi của thiếu nhi cả nước gửi tham dự.Tin liên quanPhát động “Ngày hội sắc màu” và Cuộc thi vẽ tranh mừng Đại hội Đoàn toàn quốcTại Thừa Thiên Huế, Ngày hội đã thu hút gần 500 thiếu nhi Trường Tiểu học Quang Trung (thành phố Huế) với không khí sôi nổi, vui tươi qua những hoạt động ý nghĩa cùng không gian ngập tràn sắc màu.Tại các khu vực trải nghiệm của Ngày hội, thiếu nhi đã cùng tạo nên những vật dụng cá nhân hữu ích, tham gia các trò chơi vận động sôi nổi với màu sắc. Dịp này, Ban tổ chức đã trao gần 500 phần quà ý nghĩa dành tặng các em.Ông Trịnh Văn Hào, đại diện Tập đoàn Thiên Long cho biết: “Chuỗi hoạt động offline hướng ứng Ngày hội sắc màu 2023 trải dài khắp cả nước hứa hẹn mang đến những trải nghiệm bổ ích cho thiếu nhi, khuyến khích niềm yêu thích hội họa, lan tỏa niềm hạnh phúc với các hoạt động sáng tạo vô hạn cùng màu sắc".Thiếu nhi Thừa Thiên - Huế cùng vẽ tranh tại "Ngày hội sắc màu".
https://nhandan.vn/post-760265.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Hội đồng Đội Trung ương", "Ngày hội sắc màu", "thiếu nhi" ] }
Bộ Công an hướng dẫn cách xác định lối thoát hiểm khi xảy ra cháy
NDO -Sauvụ cháy xảy ra tại phố Trung Kínhkhiến 14 người tử vong, chiều cùng ngày, Bộ Công an có hướng dẫn một số cách để thoát nạn an toàn khi có cháy xảy ra đối với nhà độc lập, các nhà ở chung cư nhiều tầng, cao tầng.
Theo Bộ Công an, đối với nhà độc lập, liền kề, để thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy, trước hết xác định được lối ra an toàn ra khỏi căn nhà đang cháy.Thông thường, các lối thoát ra nơi an toàn ở các nhà độc lập hoặc liền kề bao gồm: Lối ra cửa chính của căn nhà; lối ra cầu thang thoát nạn ngoài nhà từ các tầng; lối ra ban công hoặc lô-gia; lối lên trên sân thượng hoặc lối lên mái (tầng thượng) để thoát sang công trình liền kề. Ngoài ra, đối với các căn hộ độc lập thì lối thoát nạn an toàn là qua các cửa sổ, ban công khi có các thiết bị hỗ trợ như: thang, dây tự cứu hạ chậm...Khi phát hiện ra đám cháy, mọi người cần chú ý một số vấn đề sau: Người phát hiện đám cháy đầu tiên cần nhanh chóng báo động để mọi người trong nhà biết và nhanh chóng thoát ra ngoài theo lối cửa chính của căn nhà nếu như lối này chưa bị lửa, khói bao trùm. Trong quá trình di chuyển cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp để tránh hít phải khói, khí độc hoặc bị lửa tạt gây bỏng hoặc cháy quần áo.Tin liên quanNgười dân bắc thang, đập tường giải cứu 3 người khỏi đám cháy nhà trọTrong trường hợp lối thoát qua cửa chính tại tầng 1 đã bị lửa, khói bao trùm thì bình tĩnh và cùng các thành viên trong gia đình suy tính, tìm lối thoát khác như: Di chuyển ra ngoài ban công và sử dụng các phương tiện như thang dây nếu có, hoặc trong trường hợp cấp thiết có thể sử dụng dây thừng hoặc các dây tự nối bằng các vật dụng như rèm, ga giường, quần, để thoát xuống dưới và ra nơi an toàn.Tuy nhiên, trước khi dùng dây để tụt xuống cần phải bảo đảm dây chắc chắn và dây phải buộc vào các cấu kiện vững chắc.Trong trường hợp lối thoát qua cửa chính tại tầng 1 đã bị lửa, khói bao trùm thì bình tĩnh và cùng các thành viên trong gia đình suy tính, tìm lối thoát khác.Di chuyển ra ban công hoặc qua cửa sổ và tìm cách thoát qua các nhà, công trình lân cận. Di chuyển lên tầng thượng hoặc lên mái và thoát sang các công trình lân cận nếu có thể. Trong quá trình di chuyển cần sử dụng khăn, áo thấm ướt bịt vào mũi, miệng nhằm hạn chế hít phải khói, khí độc.Theo Bộ Công an, đối với các nhà, công trình có lồng sắt bao bọc phía ngoài nhà, thì có thể thoát qua ô cửa trên các lồng sắt đó để sang các công trình liền kề.Nếu trên các lồng sắt đó không có sẵn các cửa thoát hiểm thì hãy bình tĩnh tìm kiếm các vật dụng như búa, rìu hoặc các vật dụng khác nhằm bẻ gãy hoặc banh rộng các ô trên lồng sắt để mọi người có thể chui qua và sang công trình liền kề hoặc xuống nơi an toàn với sự hỗ trợ của những người chung quanh.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà NộiTuyệt đối không chạy vào nhà vệ sinh để trốn tránh, bởi vì rất dễ bị ngạt khói và lửa thiêu khi đám cháy lan ra toàn bộ căn hộ. Trong một số tình huống cấp thiết, để ngăn đám cháy từ các tầng dưới lan lên tầng trên, mọi người có thể xả nước từ nhà tắm để nước tràn ra sàn nhà và chảy xuống các tầng dưới, khi đó có thể ngăn đám cháy lan lên các tầng trên. Tuy nhiên, khi xả nước trong căn hộ cần lưu ý phải cắt cầu dao tổng để tránh bị điện giật do nước tràn làm chập các thiết bị điện.Trong tất cả các trường hợp, khi phát hiện cháy phải nhanh chóng gọi điện báo cholực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114 để kịp thời đến cứu nạn và dập tắt đám cháy.Hiện trường vụ cháy nhà trọ tại đường Trung Kính rạng sáng 24/5.Đối với căn hộ ở các chung cư nhiều tầng, cao tầng, Bộ Công an cũng hướng dẫn, các lối thoát nạn an toàn là các cầu thang bộ bên trong tòa nhà (lối vào buồng thang có cửa tự động đóng kín) hoặc các cầu thang bộ hở đặt phía ngoài tòa nhà (thường là cầu thang sắt).Khi xảy ra sự cố cháy trong các công trình cao tầng, để thoát nạn an toàn, mọi người cần chú ý đến một số vấn đề sau: Trên hành lang của tòa nhà dẫn từ các căn hộ đến các lối thoát nạn thường có các biển chỉ dẫn, người bị nạn di chuyển theo hướng mũi tên chỉ dẫn để đến buồng thang thoát nạn.Tại lối vào buồng thang (bên trong nhà) hoặc cầu thang hở (bên ngoài) sẽ có đèn chỉ dẫn ký hiệu “EXIT,” khi vào buồng thang mọi người sẽ di chuyển xuống dưới và ra nơi an toàn.Để thoát nạn an toàn mọi người chỉ được dùng thang bộ, tuyệt đối không được dùng thang máy để thoát nạn, bởi vì hệ thống điện cung cấp cho thang máy có thể bị mất và thang sẽ dừng lại đột ngột ở vị trí bất kỳ, người bị nạn sẽ kẹt trong thang và có nguy cơ bị ngọn lửa tác động, hít phải khói, khí độc dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.Trên đường di chuyển thoát nạn cần thông báo cho mọi người ở các căn hộ liền kề và nhấn nút báo cháy khẩn cấp để mọi người trong tòa nhà biết có sự cố cháy, kịp thời thoát nạn.Trong quá trình thoát nạn mọi người hãy hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt chú ý giúp đỡ người già, trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Tuyệt đối không được chen lấn, xô đẩy có thể dẫn đến chấn thương và nguy hiểm đến tính mạng nhiều người.Tin liên quan[Ảnh] Những "rào cản chết người" ngăn nạn nhân vụ cháy Trung Kính thoát thânTrường hợp nếu cửa chính ra vào căn hộ và hành lang dẫn đến buồng thang thoát nạn đều bị khói lửa bao trùm, mọi người không thể thoát ra khỏi phòng, thì nhanh chóng đóng cửa và có các biện pháp ngăn khói, lửa lan truyền vào căn hộ.Sử dụng điện thoại nhanh chóng gọi cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114 để kịp thời đến cứu nạn; di chuyển ra vị trí cửa sổ, ban công hô to và dùng áo, khăn hoặc vật sáng màu để vẫy gọi mọi người biết vị trí mình đang bị nạn.Nhảy từ trên cao xuống là giải pháp cuối cùngTrong tất cả các trường hợp tuyệt đối không vội vàng nhảy từ trên cao xuống dưới để thoát nạn khi chưa bảo đảm các điều kiện an toàn như đệm hơi hoặc một số phương tiện bảo hộ khác đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ triển khai phía dưới.Bộ Công an lưu ý: Biện pháp nhảy từ trên cao xuống để thoát nạn là giải pháp cuối cùng và chỉ thực hiện khi đã suy xét kỹ và thấy rằng không còn phương án thoát nạn nào khác.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/bo-cong-an-huong-dan-cach-xac-dinh-loi-thoat-hiem-khi-xay-ra-chay-post811044.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Hướng dẫn thoát nạn trong hỏa hoạn", "Bộ Công an", "Cháy nhà trọ làm 14 người tử vong", "cháy nhà trọ ở Trung Kính" ] }
Cảnh giác với nguy cơ cháy, nổ khi bước vào mùa nắng nóng
NDO -Bước vào mùa nắng nóng, điều kiện thời tiết oi bức, kết hợp nền nhiệt cao khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị điện của người dân tăng nhanh. Điều này tiềm ẩnnguy cơ cháy nổcao hơn so với bình thường.
Nguy cơ cháy nổ tăng cao mùa nắng nóngNgay từ đầu mùa nắng nóng, một số tỉnh, thành phố trên cả nước đã xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản. Mới đây, vào khoảng 19 giờ 30 phút tối 1/4,một vụ hỏa hoạn lớnđã bất ngờ bùng phát tại xưởng gỗ rộng 320m2nằm ven kênh Tàu Hủ, phường 2 (quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh). Đám cháy nhanh chóng lan rộng, khiến nhiều ngôi nhà kế cận bị thiêu rụi và hư hỏng nghiêm trọng. Mặc dù không có trường hợp tử vong, nhưng 26 người đã bị ảnh hưởng bởi sự cố kể trên.Hiện trường vụ cháy ven kênh Tàu Hủ.Tại Hà Nội, ngày 12/3, một vụ cháy lớn cũng diễn ra tại Tổ hợp bar, karaoke, cà-phê ở tầng 9 tòa nhà 9 tầng trên phố Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Cụ thể, vào khoảng 9 giờ 30 phút cùng ngày, lửa xuất phát từ quán karaoke trên tầng 9 tòa trung tâm thương mại OCD Plaza, phường Ô Chợ Dừa, sau đó lan khắp tầng. Cột khói lửa bốc cao ngùn ngụt kèm theo tiếng nổ. Vài chục người ở phía trong tháo chạy ra ngoài.Tòa nhà nằm ở góc phố Ô Chợ Dừa và đường Đê La Thành, rộng khoảng 500m2, cao 9 tầng, trong đó tầng 9 kinh doanh cà-phê, bar, nhà hàng, karaoke. Tầng dưới là ngân hàng, tiệm massage, cửa hàng thời trang...Theo thống kê của Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ vào cùng kỳ năm 2023, khi bắt đầu bước vào mùa nắng nóng toàn quốc đã xảy ra 117 vụ cháy. Trong số này, số vụ cháy do sự cố hệ thống, thiết bị điện 32 vụ (chiếm 69,5 %); do sơ xuất bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 8 vụ (chiếm 17,39%).Hiện trường vụ cháy tại Ô Chợ Dừa, Hà Nội.Đại diện Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho hay, một trong những nguyên nhân chính khiến cho số vụ cháy tăng cao ngay khi bước vào mùa nắng nóng là do ý thức của người dân. Đặc biệt, vào thời điểm hiện tại, hệ thống điều hòa, máy lạnh tại nhiều gia đình, công sở, quán ăn bắt đầu phải hoạt động với công suất lớn ngay từ đầu giờ sáng mỗi ngày. So với mùa đông thì mùa hè việc tiêu thụ điện gia tăng có thể nhiều lần rất dễ tới tình trạng quá tải.“Ngoài ra, sự bất cẩn trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, nguồn nhiệt (đun nấu, thắp hương, thờ cúng) … cũng khiến nguy cơ càng trở nên nhãn tiền”, vị chuyên gia nhận định.Vị đại diện Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cũng cho biết thêm một số thói quen trong cuộc sống thường nhật có thể dẫn đến sự cố cháy, nổ. Đơn cử như việc dùng đinh, dây thép để buộc giữ dây điện, không luồn dây điện qua mái lá, mái tôn, câu mắc điện tùy tiện hay đi dây dẫn điện qua tấm lót sàn hoặc treo trên tường, vách làm bằng vật liệu dễ cháy.Bên cạnh đó, việc người dân sử dụng các vật liệu như gỗ, tấm nhựa, mút xốp để ốp tường, trần, vách ngăn là nguy cơ rất lớn dẫn đến việc cháy lan nếu có hỏa hoạn xảy ra. Thậm chí, nhiều người vẫn có thói quen dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà nhưng không cẩn thận kiểm tra độ kín thường xuyên, dẫn đến hở hơi xăng, dầu và gặp tia lửa điện xảy cháy…Người dân cần chủ động cảnh giácTrước tình trạng nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn tăng cao ngay đầu mùa nắng nóng, công an thành phố Hà Nội đã đưa ra 14 khuyến cáo cụ thể dành cho người dân để bảo đảm an toàn.Theo đó, để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố cục bộ trên lưới điện cũng như trong gia đình, người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối. Đồng thời, chú ý sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ (đặt ở mức 26-27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và chú ý không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn.Người dân cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, tránh để các sự cố chập cháy do hư hỏng và tuổi thọ của các thiết bị; kiểm tra, lắp đặt các thiết bị bảo vệ như: cầu chì, công tắc, cầu dao, attomat, rơle tự đóng ngắt điện, chống quá tải, chập cháy cho đường dây dây điện trong nhà và chống quá nhiệt cho từng thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị có công suất lớn (dùng attomat bảo vệ có thông số phù hợp riêng cho từng phòng, cho từng thiết bị có công suất lớn như bình nóng lạnh, điều hòa…). Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị sử dụng điện để lâu ngày không hoạt động khi bước vào mùa nắng nóng.Cảnh sát giải cứu người dân ra khỏi một vụ cháy tại Hà Nội.Không sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn. Phân bổ các thiết bị tiêu thụ điện trên đường dây dẫn điện để đảm bảo công suất truyền tải của dây dẫn tránh hiện tượng quá tải gây cháy; khi lắp đặt thêm thiết bị điện có công suất lớn phải lựa chọn dây dẫn cho phù hợp. Không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong cùng một ổ cắm.Không sạc điện thoại, xe máy điện, xe đạp điện, thiết bị tiêu thụ điện... qua đêm, khi không có người ở nhà (đặc biệt trong những ngày đi du lịch, nghỉ mát...).Không tự ý câu, móc, đấu nối dây điện tùy tiện, tránh đi dây điện luồn qua mái lá, mái tôn, qua tấm lót sàn hoặc treo trên tường, vách làm bằng vật liệu dễ cháy. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, bếp từ phải có người trông coi.Không dự trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.Ô-tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng, đồ dùng, hàng hóa dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín. Không nên để ô-tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói độc khi nổ máy.Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, bát hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu, nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi.Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ, đặc biệt trước thời điểm đi du lịch, đi nghỉ... phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.Việc lắp chuồng cọp sẽ khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy, thống nhất các thành viên trong gia đình biết. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra. Trường hợp cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi chìa khóa dễ lấy, dễ thấy. Các cửa phía trong nhà nên sử dụng loại chốt gạt không nên sử dụng khóa, vẫn đảm bảo chống trộm.Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường, lối, cửa thoát nạn.Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn để thoát nạn an toàn khi có cháy. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô, thùng để phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy, các thiết bị cảnh báo cháy sớm, phổ biến cho mọi người trong gia đình biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.Bên cạnh đó, người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất nên cài đặt ứng dụng chăm sóc khách hàng trên điện thoại di động để có thể theo dõi lượng điện sử dụng của gia đình, chủ động điều chỉnh thói quen sử dụng điện để tiết kiệm điện.Khi xảy ra cháy, nhanh chóng gọi cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn theo số điện thoại 114, Ứng dụng BAOCHAY 114, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an quận hoặc Công an phường gần khu nhất. Thực hiện quy trình các bước xử lý:Bước 1:Báo động, hô hoán cho mọi người trong gia đình và người dân xung quanh biết.Bước 2:Cắt điện. Sử dụng bình chữa cháy và các phương tiện tại chỗ để chữa cháy.Bước 3:Tổ chức thoát nạn, cứu người bị nạn, di chuyển tài sản ra nơi an toàn.
https://nhandan.vn/canh-giac-voi-nguy-co-chay-no-khi-buoc-vao-mua-nang-nong-post802892.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Nguy cơ cháy nổ mùa nóng", "Khuyến cáo bảo đảm an toàn cháy nổ", "Công an Hà Nội" ] }
Cần khẩn trương cải tạo, mở rộng các tuyến giao thông chính qua Vĩnh Phúc
Một số tuyến quốc lộ qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc đang trở thành nỗi ám ảnh đối với lái xe, nhất là những đoạn đường có mật độ giao thông cao, mặt đường xấu, thường xảy ra tai nạn giao thông.
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc, đoạn Quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc có nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông vận tải vào Thủ đô Hà Nội.Nguy cơ mất an toàn giao thôngTuyến Quốc lộ 2 qua tỉnh Vĩnh Phúc dài 31,4 km, gồm 19,3 km đạt cấp II đồng bằng và 12,1 km đạt cấp III đồng bằng; trong đó, đoạn từ cầu Xuân Phương (ranh giới giữa tỉnh Vĩnh Phúc với thành phố Hà Nội) đến nút giao nhà thi đấu thành phố Vĩnh Yên thuộc dự án BOT Quốc lộ 2 hiện do Bộ Giao thông vận tải quản lý, bị xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Có những điểm đen như đoạn qua Nhà máy Thép Việt Đức mặt đường lượn sóng, lún thành rãnh, khi trời mưa nhiều người đi xe máy bị ngã. Đoạn đường từ thị trấn Hương Canh đến xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên có nhiều chỗ bị lún, mặt đường lượn sóng.Đáng chú ý, tuyến đường từ thành phố Phúc Yên đến thành phố Vĩnh Yên có nhiều khu công nghiệp, mật độ dân cư cao, lưu lượng giao thông dày đặc trong đó có nhiều xe tải trọng lớn. Mặc dù một số đoạn chỉ cho phép lưu thông không quá 60 km/giờ, song thực tế các phương tiện chỉ "bò" trên đường với vận tốc thấp hơn rất nhiều.Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Tuấn Giang cho biết: cử tri và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiều lần kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải đề nghị sửa chữa, bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường này.Đoạn tuyến Quốc lộ 2 từ thành phố Vĩnh Yên đi thành phố Việt Trì dài khoảng 12,1 km có mặt cắt ngang 12m thường xuyên bị quá tải, mất an toàn giao thông. Giờ cao điểm, vận tốc trung bình của các phương tiện giao thông chỉ đạt khoảng 30 km/giờ. Đoạn qua ngã tư Đại Đồng thường xuyên có những vũng nước đọng, hai bên hàng quán ép sát lòng đường, hai làn xe cơ giới tránh nhau cũng khó. Một số đoạn thuộc địa phận huyện Vĩnh Tường hay bị ngập vào mùa mưa. Nhiều vụ va chạm xe, tai nạn giao thông xảy ra trên đoạn đường này.Quốc lộ 2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên dài 10,5 km có quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, đạt đường cấp II đồng bằng thuộc quyền quản lý, khai thác, thu phí của Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8. Đoạn tuyến này cũng bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Thời gian qua, việc khắc phục còn mang tính hình thức, chắp vá, chưa triệt để. Quốc lộ 2C dài 39,74 km kết nối từ thị xã Sơn Tây qua Vĩnh Phúc đi Tuyên Quang có quy mô 23,74 km đạt cấp III đồng bằng, 16 km đạt cấp III miền núi. Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan được Bộ Giao thông vận tải ủy thác quản lý, bảo trì bằng nguồn vốn trung ương.Tuyến đường này hiện nay có lưu lượng phương tiện tham gia rất đông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, tuy nhiên việc đầu tư mở rộng thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải. Thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, trong quý I năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông làm chết 30 người và làm bị thương 62 người.Đôn đốc triển khai các dự án nâng cấp, mở rộng đườngÔng Đoàn Huy Tùng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc thông tin: Tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động bảo đảm an toàn giao thông như Đề án "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông vận tải, tập trung trong lĩnh vực giao thông đường bộ"; xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt; xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông qua hệ thống camera an ninh. Sở Giao thông vận tải đã rà soát, thống kê các vị trí hạn chế về tải trọng và khổ giới hạn trên các tuyến đường, cầu thuộc hệ thống đường tỉnh, đồng thời phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương rà soát các "điểm đen giao thông".Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa vào sử dụng những đoạn tuyến có nguy cơ mất an toàn giao thông; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo dỡ các trụ bê-tông hạn chế tải trọng, kích thước dọc tuyến đê tả sông Lô, sông Phó Đáy; lực lượng công an tăng cường kiểm tra tải trọng xe.Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thành phố Phúc Yên báo cáo tỉnh xem xét quyết định công tác sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Nguyễn Tất Thành đi qua địa bàn thành phố Phúc Yên, hiện bị xuống cấp nghiêm trọng và yêu cầu thành phố Vĩnh Yên đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án tuyến đường bộ song song đường sắt (phía nam). Tỉnh cũng chỉ đạo xử lý nghiêm những hành vi lấn chiếm và tái lấn chiếm hành lang, vỉa hè, lòng đường để quảng cáo, bán hàng họp chợ gây mất trật tự an toàn giao thông.Đối với những tuyến quốc lộ trọng yếu đang bị xuống cấp, quá tải, tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với các bộ, ngành triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp đường. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 2 đoạn Vĩnh Yên-Việt Trì lên mặt cắt 26m, dự kiến khởi công trong năm nay. Tuyến đường thuộc dự án sẽ được nâng cấp, mở rộng để đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, 4 làn xe cơ giới, tốc độ thiết kế 80 km/giờ.Cục Đường bộ Việt Nam cũng phê duyệt Dự án sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường và công trình trên tuyến đoạn Km13+000-Km29+800/QL.2 (đoạn Phúc Yên-Bình Xuyên) với tổng kinh phí 43,98 tỷ đồng và đang làm thủ tục nhà thầu xây lắp, dự kiến sẽ triển khai sớm.Để cửa ngõ phía tây bắc vào Thủ đô thông thoáng, Bộ Giao thông vận tải cần sớm triển khai các dự án nâng cấp, mở rộng đường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
https://nhandan.vn/can-khan-truong-cai-tao-mo-rong-cac-tuyen-giao-thong-chinh-qua-vinh-phuc-post813108.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Quốc lộ 2", "Vĩnh Yên", "Vĩnh Phúc" ] }
Du khách xếp hàng nhận ấn phẩm Nhân Dân đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Trước nhu cầu tăng cao của bạn đọc đối với số báo đặc biệt ngày 7/5 kèm phụ san là bức tranh toàn cảnh "Chiến dịch Điện Biên Phủ", ngày 10/5, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm5.000 bản phụ san tranhpanorama để tặng độc giả. Ngày 11/5, rất đông bạn đọc, khách du lịch trong và ngoài nước đã đến toà soạn Báo Nhân Dân tại 71 phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, xếp hàng để nhận bản phụ san ý nghĩa này.
Sáng 11/5, rất đông người dân đã có mặt tại tòa soạn Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) để xếp hàng nhận bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ.8 trang thông tin đặc biệt gồm 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch và 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Bạn đọc có thể cắt, ghép 4 trang in thành bức tranh panorama dài 3,21m và tương tác với tranh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc quét mã QR.Các em học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình, Hà Nội) đã có mặt từ rất sớm để tham quan, trải nghiệm bức tranh.Học sinh được nhìn, trải nghiệm bức tranh panorama với đường kính dài 5,5m, chiều cao hơn 3m và trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường với mô hình tranh panorama 360 độ.Quét mã QR ngay trên bức tranh panorama, học sinh có thể trực tiếp tương tác, chủ động tìm kiếm các thông tin về 56 ngày đêm chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.Các em học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hào hứng với bức tranh panorama được in trên ấn phẩm của Báo Nhân Dân.Nhiều em nhỏ thích thú khi được cầm trên tay ấn phẩm đặc biệt này.Cũng trong sáng 11/5, rất đông các bạn trẻ đã đến toà soạn Báo Nhân Dân để được cầm trên tay tờ phụ san.Nhiều bạn đã đi một quãng đường khá xa để đến tòa soạn Báo Nhân Dân nhận ấn bản đặc biệt.Có cả những cặp đôi đến chụp ảnh cưới bên bức tranh panorama.Ngày 11/5 là ngày nghỉ cuối tuần cho nên các vị phụ huynh đưa con em mình đến để trải nghiệm.Ngoài bức tranh panorama, khách tham quan còn được mặc chiếc áo trấn thủ của bộ đội và chụp hình check-in tại khu vực triển lãm.Rất đông khách du lịch nước ngoài cũng đến tham quan và quét mã QR để trải nghiệm.
https://nhandan.vn/du-khach-xep-hang-nhan-an-pham-nhan-dan-dac-biet-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post808900.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ", "panorama", "bức tranh toàn cảnh", "chiến dịch Điện Biên Phủ", "báo Nhân Dân" ] }
Đường cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo cho xe lưu thông miễn phí từ 7 giờ sáng 26/4
NDO -Dự án đườngcao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo, đi qua các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ chính mở tuyến cho xe chạy (không thu phí) từ 7 giờ sáng 26/4 để phục vụ nhu cầu đi lại gia tăng của người dân trong dịp nghỉ lễ.
Đại diện Công ty cổ phần cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo (Doanh nghiệp dự án) thông tin, dự án đường cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo chính thức đưa vào vận hành khai thác phục vụ người dân lưu thông 2 chiều trên tuyến bắt đầu từ 7 giờ sáng 26/4, sau đó dự kiến tổ chức thu phí từ ngày 2/5.Theo phương án tổ chức giao thông, phương tiện không được đi trên đường cao tốc này gồm xe chở chất độc hại, dễ cháy, vật liệu nổ; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế dưới 60km/giờ, máy kéo, xe mô-tô, xe gắn máy,…Nhà đầu tư đã tự bỏ kinh phí xây dựng điểm dừng nghỉ tạm trên đường cao tốc.Nhà đầu tư cũng đã tự bỏ kinh phí xây dựng điểm dừng nghỉ tạm trên đường cao tốc ở vị trí Km113, đoạn qua xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận để phục vụ người dân và phương tiện trong khi chờ đầu tư trạm chính thức.Tuyến đường cao tốc này có hệ thống giao thông thông minh (ITS) cùng đội ngũ quản lý vận hành đồng bộ toàn tuyến. Đặc biệt, trên tuyến có hầm cấp đặc biệt Núi Vung dài 2,25km, giai đoạn 1 sử dụng một ống hầm lưu thông hai chiều; Trung tâm vận hành hầm gồm tổ hợp giám sát-điều khiển bởi các hệ thống ITS, đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an toàn, lưu thông thông suốt.Camera giám sát lắp đặt dọc tuyến sử dụng công nghệ AI để phân loại phương tiện, nhận diện biển số, phát hiện, cảnh báo sự cố và vi phạm như chạy quá tốc độ, đi sai làn, ngược chiều... Hình ảnh phương tiện lưu thông được thu thập qua camera, truyền về trung tâm điều hành theo thời gian thực để phục vụ cứu hộ, cứu nạn, xử lý vi phạm.Trên tuyến có hầm cấp đặc biệt Núi Vung dài 2,25km, giai đoạn 1 sử dụng một ống hầm lưu thông hai chiều.Ngày 20/4, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã chấp thuận kết quả nghiệm thu dự án cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo để đưa vào khai thác, sử dụng. Tại cuộc họp kiểm tra công tác nghiệm thu dự án ngày 20/4 vừa qua, các địa phương đã đề nghị doanh nghiệp dự án phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông triển khai phạt nguội qua hệ thống ITS để hạn chế vi phạm giao thông.Dự án đường cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo là một trong ba dự án thành phần đường cao tốc bắc-nam giai đoạn I (2017-2020), được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Liên danh nhà đầu tư là Tập đoàn Đèo Cả, Công ty Xây dựng Đèo Cả và Tổng công ty Đầu tư xây dựng 194. Dự án có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, dài 78,5km, điểm đầu tại Km54+00 kết nối với đường cao tốc Nha Trang-Cam Lâm, điểm cuối tại Km134+00, kết nối với đường cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết. Trên tuyến có 4 trạm thu phí gồm Cam Thịnh, Du Long, Phan Rang và nút giao Vĩnh Hảo.
https://nhandan.vn/duong-cao-toc-cam-lam-vinh-hao-cho-xe-luu-thong-mien-phi-tu-7-gio-sang-264-post806296.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "ITS", "Đường cao tốc", "Tập đoàn Đèo Cả", "Cam Lâm-Vĩnh Hảo", "hầm Núi Vung", "mở tuyến miễn phí dịp nghỉ lễ" ] }
Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công
Trong những năm qua, công tác tổ chức thực hiện nâng cao Chỉ số PAPI đã được cả hệ thống chính trị củatỉnh Hưng Yêntriển khai đồng bộ, với nhiều giải pháp mang tính đột phá, hướng tới phục vụ nhân dân đã góp phần tăng cường lòng tin và sự hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính các cấp.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên Nguyễn Thị Thiều Hương cho biết: Hằng năm, trên cơ sở kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị vàhành chính côngcấp tỉnh (PAPI) của tỉnh những năm trước, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, phân tích kết quả thực hiện theo các trục nội dung của chỉ số, từ đó xác định rõ những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai nhiệm vụ được giao; tổ chức các hội nghị chuyên để tìm giải pháp cải thiện chỉ số; ban hành và triển khai Kế hoạch nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công.Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên, các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người dân hiểu về Chỉ số PAPI; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại. Từ đó, tạo sự thay đổi nhận thức về hành chính công, tạo được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền và người dân, dần đưa Hưng Yên vào nhóm tỉnh, thành phố có điểm số cao nhất cả nước.Năm 2023, tỉnh Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh/thành phố. Trong đó, có những chỉ số xếp thứ hạng cao: Thủ tục hành chính công đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; tham gia của người dân ở cơ sở đứng thứ 7; trách nhiệm giải trình với người dân đứng thứ 12; công khai minh bạch đứng thứ 13; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đứng thứ 15.... Những kết quả trên đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; cải thiện rõ rệt mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh.Việc cải thiện chỉ số PAPI đã tác động tích cực đến hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo ra một môi trường quản lý công bền vững, minh bạch hơn và phục vụ người dân tốt hơn, giúp tăng cường lòng tin và sự hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính các cấpĐiển hình, việc đẩy mạnh việc công bố thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện thời của địa phương trên các phương tiện truyền thông đã góp phần làm cho tỷ lệ người trả lời được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện thời của địa phương năm 2023 tăng 7,7% so với năm 2022, mang lại sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên phục vụ nhân dân tại Trung tâm hành chính công tỉnh Hưng Yên.Tuy Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của tỉnh Hưng Yên luôn xếp trong nhóm các tỉnh, thành phố có điểm cao, nhưng vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, lượng rác thải ùn ứ tại các điểm tập kết và trong khu dân cư; nhất là nguồn nước trên hệ thống các sông, hồ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến việc phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống dọc theo tuyến sông; tình trạng đổ, đốt rác gây ô nhiễm môi trường chưa được ngăn chặn triệt để; việc phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình chưa đạt so với yêu cầu.Tỷ lệ người dân sử dụng cổng thông tin và dịch vụ công điện tử trên địa bàn còn rất thấp do cổng thông tin điện tử có giao diện chưa thân thiện với người dùng khiến cho người dân khó tiếp cận và sử dụng.Bên cạnh đó, còn có tâm lý và thói quen của tổ chức, công dân khi làm việc với cơ quan nhà nước, lo ngại về sự không thuận tiện và mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến nên tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 còn còn chưa cao.Để tiếp tục duy trì, giữ vững, cải thiện thứ hạng Chỉ số PAPI trong những năm tiếp theo, các cấp, các ngành của tỉnh Hưng Yên đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công: Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về cải cách hành chính và các nội dung của PAPI, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước.Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm giải trình, đối thoại với người dân; tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tham gia đối thoại tại cấp cơ sở và tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề bức xúc của người dân. Chú trọng các nội dung về công khai danh sách hộ nghèo, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khung giá đền bù, về thu, chi ngân sách địa phương và các nội dung về chế độ chính sách cho người dân. Kịp thời giải quyết các kiến nghị của người dân bảo đảm đúng quy định pháp luật, tránh khiếu nại vượt cấp, kéo dài.Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; các quy định của Luật Tiếp cận thông tin; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ... Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư, bảo đảm người dân hiểu biết và thực hiện được các quy định pháp luật liên quan đời sống; nâng cao ý thức về quyền lợi, nghĩa vụ trong việc tham gia vào đời sống chính trị tại cơ sở, cùng tham gia vào phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước.Tăng cường việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, Hệ thống phần mềm một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã và dịch vụ bưu chính công ích. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ, trao đổi văn bản trên môi trường mạng.Tổ chức thực hiện tốt việc kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý các nguồn xả thải trên địa bàn theo phân cấp; theo dõi, giám sát, cảnh báo, quản lý chất lượng và chất thải môi trường trên địa bàn theo thẩm quyền được giao; xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.Nâng cấp trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị bảo đảm giao diện trực quan, sinh động để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm thông tin; chuyên mục về chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt và các thông tin khác theo quy định được đăng tải kịp thời và cập nhật đầy đủ.
https://nhandan.vn/hung-yen-tiep-tuc-day-manh-nang-cao-hieu-qua-quan-tri-va-hanh-chinh-cong-post813670.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Hưng Yên", "hành chính công", "Chỉ số PAPI" ] }
Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam-Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2024
Thỏa thuận hành chính thực hiệnHiệp địnhvềbảo hiểm xã hộigiữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được ký kết tại Hàn Quốc. Qua đó, Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa hai quốc gia sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024.
Hiệp định song phương đầu tiên về bảo hiểm xã hội của Việt NamNgày 8/12, tại Hàn Quốc, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cùng Thứ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kim Hyejin ký kết Thỏa thuận hành chính thực hiệnHiệp địnhgiữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc vềbảo hiểm xã hội.Đây là Hiệp định song phương đầu tiên của hai nước trong lĩnh vực này, và cũng là Hiệp định song phương đầu tiên về bảo hiểm xã hội của Việt Nam với một quốc gia khác.Trước đó ngày 14/12/2021, tại Seoul Hàn Quốc, thừa ủy quyền của Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kwon Deok Cheol đã ký Hiệp định song phương vềbảo hiểm xã hộigiữa Chính phủ hai nước.Đây làHiệp định song phươngđầu tiên của hai nước trong lĩnh vực này, và cũng là Hiệp định song phương đầu tiên về bảo hiểm xã hội của Việt Nam với một quốc gia khác.Hiệp định đã được cơ quan có thẩm quyền hai nước phê duyệt và Bộ Ngoại giao của hai bên thông báo cho nhau về việc hoàn tất các thủ tục nội bộ để Hiệp định chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024.Việc ký kết Thỏa thuận hành chính hôm nay là bước quan trọng nhằm đưa ra các quy định, giải pháp cụ thể để cơ quan thực hiện hai nước triển khai thực hiện Hiệp định theo đúng các nguyên tắc, nội dung đã ký kết giữa hai Chính phủ, đồng thời bảo đảm sự thuận lợi tối đa cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện và doanh nghiệp, người lao động của cả hai bên.Hiện có 250.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Hàn Quốc và khoảng 200.000 người Hàn Quốc sinh sống, làm việc tại Việt Nam.Thỏa thuận hành chính có hiệu lực cùng ngày và cùng giai đoạn hiệu lực với Hiệp định đã ký.Trong chặng đường hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng và có những bước tiến triển vượt bậc, sâu rộng trên nhiều phương diện với những dấu mốc quan trọng, từ Đối tác Toàn diện năm 2001 đến Đối tác Chiến lược năm 2009 và Đối tác Chiến lược toàn diện năm 2022.Quan hệ hai nước ngày càng được củng cố và bền chặt trong đó có di chuyển về lao động và giao lưu nhân dân. Điều này thể hiện rõ qua việc hiện có 250.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Hàn Quốc và khoảng 200.000 người Hàn Quốc sinh sống, làm việc tại Việt Nam.Chủ đề: Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội 2014Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), hạn chế rút bảo hiểm một lầnThúc đẩy mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội với lao động tại làng nghềNhững điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyệnBảo đảm quyền lợi của người lao động hai nướcViệc ký kếtHiệp định song phương vềbảo hiểm xã hộigiữa Việt Nam và Hàn Quốc thể hiện sự quan tâm của Chính phủ hai nước đáp ứng nhu cầu cấp thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển người lao động cũng như để bảo đảm quyền lợi của người lao động của cả hai quốc gia.Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan và Thứ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kim Hyejin ký thỏa thuận hành chính giữa hai bộ để triển khai Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về bảo hiểm xã hội, Seoul (Hàn Quốc) ngày 8/12/2023 (Ảnh: Molisa).Với việc Hiệp định và Thỏa thuận hành chính sẽ cùng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2024 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động hai nước khi di chuyển đến làm việc trên lãnh thổ của mỗi bên, bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động của hai nước, bên cạnh việc quy định về tránh đóng song trùng bảo hiểm xã hội, người lao động hai nước sẽ được tính cộng gộp thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở cả Việt Nam và Hàn Quốc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí.Thông qua ký kết Thỏa thuận hành chính, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hai bên đã chính thức giao đầu mối thực hiện Hiệp định cho hai cơ quan là Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc.Các nội dung của Thỏa thuận nhằm cụ thể hóa các quy định, nguyên tắc đã được Chính phủ hai nước ký kết trong Hiệp định liên quan tới chế độ hưu trí và tử tuất theo Luật Bảo hiểm xã hội của Việt Nam và Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc; nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa người lao động Việt Nam và người lao động Hàn Quốc khi làm việc trên lãnh thổ của nước kia như đối với công dân nước sở tại trong việc xác định các điều kiện đóng, hưởng, chi trả các quyền lợi bảo hiểm xã hội.Hiệp định và Thỏa thuận hành chính khi được triển khai sẽ đáp ứng được kỳ vọng và sự mong đợi của đông đảo các doanh nghiệp và người lao động của cả hai quốc gia.Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và người Hàn Quốc đến làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng và đều có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp của cả hai nước. Quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ cũng được bảo vệ bởi luật pháp của hai nước, trong đó có quyền và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội.Trước đó, vào tháng 1/2022, Cơ quan Bảo hiểm xã hội Hàn Quốc đã thông báo, người lao động Việt Nam đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Hàn Quốc là đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội của Hàn Quốc kể từ ngày 1/1/2022.Theo đó, căn cứ về việc Việt Nam cho phép người lao động Hàn Quốc đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Việt Nam được tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam kể từ ngày 1/1/2022 và quy định tại Điều 126 Luật Bảo hiểm xã hội của Hàn Quốc, Hàn Quốc cũng chính thức cho phép người lao động mang quốc tịch Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc là đối tượng được phép tham gia bảo hiểm xã hội của Hàn Quốc kể từ ngày 1/1/2022. Tuy nhiên, Việt Nam không thuộc nhóm nước áp dụng hình thức hoàn trả tiền bảo hiểm một lần khi về nước.Hàn Quốc là một trong những thị trường lao động hàng đầu tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Đây được coi là thị trường ổn định, có thu nhập cao, được lao động nước ta ưa chuộng. Riêng trong năm 2022 vừa qua, gần 10 nghìn lao động nước ta đã sang làm việc tại quốc gia này.Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức bắt đầu từ năm 1993 thông qua chương trình hợp tác cung ứng và sử dụng lao động. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã nhiều lần ký Thỏa thuận hợp tác vào các năm 2004, 2009, 2013, 2019. Hai Bộ đã thiết lập quan hệ đối tác trung, dài hạn và tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác toàn diện trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/hiep-dinh-ve-bao-hiem-xa-hoi-giua-viet-nam-han-quoc-co-hieu-luc-tu-ngay-112024-post786539.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "Việt Nam-Hàn Quốc", "Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "lao động đi làm việc tại Hàn Quốc", "hợp tác lao động" ] }
Đồng Nai: Siết chặt quy trình an toàn lao động trong sản xuất
NDO -Sáng 4/5, tại buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức yêu cầu, các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh, kiểm tra, siết chặt quy trình an toàn lao động trong sản xuất, không để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng tương tự như vụ nổ lò hơi ở Công ty gỗ Bình Minh vừa qua.
Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức nhấn mạnh, dù thời gian qua Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác an toàn lao động tại doanh nghiệp.Tuy nhiên, việc thực hiện nhiều nơi còn lơ là, để xảy ra các vụ tai nạn lao động; trong đó, mới đây nhất vụ nổ lò hơi nghiêm trọng tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất gỗ Bình Minh (Công ty gỗ Bình Minh) ở ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu khiến 6 người chết, 5 người bị thương.Người đứng đầu chính quyền tỉnh Đồng Nai yêu cầu, các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh kiểm tra, siết chặt quy trìnhan toàn lao độngtrong sản xuất tại doanh nghiệp.Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của chủ doanh nghiệp và mỗi người lao động trong chấp hành các quy định về an toàn lao động.Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết, Công ty gỗ Bình Minh có tổng cộng 296 người làm việc ở hai phân xưởng; trong đó, địa điểm xảy ra tai nạn có 200 công nhân.Theo đúng quy định về an toàn vận hành lò hơi phải khai báo, kiểm định nộp cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trước khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên, công ty không thực hiện những quy định trên. Công ty đưa địa điểm trên vào hoạt động cuối năm 2022 đến nay, ngành chức năng chưa kiểm tra chấp hành quy định về an toàn lao động lần nào.Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền nói về vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh.Theo bà Hiền, khó khăn lớn nhất trong quản lý về an toàn lao động tại các doanh nghiệp, ngành lao động địa phương không nắm được số lượng cụ thể. Vì hiện nay quá trình cấp phép đầu tư, thủ tục thuế không liên thông giữa các ngành. Do vậy, thời gian tới, đơn vị sẽ chủ trì để phối hợp với các ngành để nắm tình hình lao độngNhư Báo Nhân Dân đã đưa tin, vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 1/5, tại Công ty gỗ Bình Minh xảy ra vụ nổ lò hơi làm 6 người chết, 5 người bị thương. Ngay sau vụ tai nạn xảy ra, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cùng nhiều lãnh đạo các sở, ngành, huyện Vĩnh Cửu đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo việc tập trung đưa những người bị thương đi cấp cứu, điều tra làm rõ nguyên nhân.Liên quan vụ việc, trong ngày 1/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo các bộ: Công an, Lao động-Thương binh và Xã hội, Y tế đã kịp thời chỉ đạo khẩn trương thăm hỏi gia đình các nạn nhân tử vong, cứu người bị thương và nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Hiện trường vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình MinhTheo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Công ty gỗ Bình Minh lắp đặt một nồi hơi dạng ống nước, công suất sinh hơi 1.000 kg/giờ ở bên ngoài, cạnh vách tôn xưởng bán thành phẩm.Quá trình sử dụng, công ty phát hiện có hiện tượng trục trặc về mặt kỹ thuật và đã liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị đến để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa vào ngày 30/4.Đến sáng 1/5, cán bộ kỹ thuật của công ty vào kiểm tra, vận hành thì nồi hơi phát nổ.Kết luận bước đầu sau khi khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, Công an tỉnh Đồng Nai xác định, nguyên nhân do lỗi kỹ thuật, lò hơi phát nổ, gây ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ Giám đốc Công ty gỗ Bình Minh và tiếp tục củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, xử lý theo quy định của pháp luật.Chủ đề: Liên tiếp xảy ra các vụ mất an toàn lao độngVụ nổ lò hơi khiến 6 người chết tại Đồng Nai: Nồi hơi và bình nén khí đều hết hạn kiểm địnhTăng cường kiểm tra, giám sát phương tiện, lao động trên biểnVụ nổ lò hơi khiến 6 người chết tại Đồng Nai: Lò hơi Công ty Bình Minh chưa được đăng ký sử dụng
https://nhandan.vn/dong-nai-siet-chat-quy-trinh-an-toan-lao-dong-trong-san-xuat-post807801.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Nổ lò hơi", "an toàn lao động", "nồi hơi phát nổ" ] }
Long An huy động nguồn lực xã hội sửa chữa nhà tình nghĩa
NDO -Để các gia đình chính sách, người có công chưa có nhà hoặc nhà đã xuống cấp, hư hỏng cần sửa chữa, ngày 4/5, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An tổ chức lễ phát động “Phong trào tiết kiệm, huy động nguồn lực xã hội để xây dựng, sửa chữanhà tình nghĩatrên địa bàn tỉnh”.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được cùng lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành đến dự.Long An có hơn 30.000 liệt sĩ, trên 12.000 thương, bệnh binh, trên 5.300 Mẹ Việt Nam Anh hùng (hiện còn sống 67 mẹ).Với truyền thống "uống nước, nhớ nguồn", trong thời gian qua, bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế-xã hội, Long An đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội.Tin liên quanBến Tre tiếp nhận kinh phí xây dựng 250 căn nhà tình nghĩaĐây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi đối với người có công theo quy định của Nhà nước. Trong 20 năm qua, Quỹ đền ơn đáp nghĩa Long An đã huy động được hơn 330,5 tỷ đồng xây dựng mới 11.488 căn, sửa chữa 2.534 căn nhà tình nghĩa.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An Nguyễn Văn Út phát biểu tại lễ phát động.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An Nguyễn Văn Út cho biết, Long An là đơn vị duy nhất trong cả nước có chương trình xây dựng nhà tình nghĩa cho người “thờ cúng Mẹ Việt Nam anh hùng”, với 237 căn, tổng trị giá trên 14 tỷ đồng.Đây là việc làm rất thiết thực giúp cho các hộ gia đình có công với cách mạng đang gặp khó khăn về nhà ở ổn định cuộc sống. Tất cả đã góp phần cho sự phát triển chung của tỉnh trong hơn 20 năm qua.Nếu như năm 2000 tỷ lệ hộ nghèo của Long An là 8,5%, với 20.675 hộ, thì đến đầu năm 2024 chỉ còn là 0,75%, với 3.654 hộ. Thu nhập bình quân đầu người từ 4,51 triệu đồng/người/năm (năm 2000) tăng lên gần 100 triệu đồng/người/năm (đầu năm 2024).Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An Nguyễn Văn Út khẳng định: Công tác chăm lo chogia đình chính sách, người có công luôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhất là công tác xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách hiện đang khó khăn về nhà ở.Toàn tỉnh hiện còn khoảng 280 căn nhà cần được đầu tư xây dựng sửa chữa, với kinh phí hơn 16,5 tỷ đồng. Các trường hợp này, trước đây chưa có đất ở để xây dựng nhà hoặc do đã xây dựng từ trước những năm 2000 đến nay đã xuống cấp, hư hỏng.Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp “nhường cơm, xẻ áo”, “tương thân, tương ái” của dân tộc Việt Nam, của quê hương Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”, nhất là thực hiện có hiệu quả về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Long An, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chủ trương phát động “Phong trào tiết kiệm, huy động nguồn lực xã hội để xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa trên địa bàn tỉnh”.Nguyên lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Long An cùng nhà tài trợ đến thăm và tặng quà bà Võ Thị Lựa.Theo đó, vận động mỗi cán bộ công chức, viên chức, người lao động, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang đóng góp ít nhất mỗi năm 1 ngày lương (trong năm 2024 và 2025), phần còn lại sẽ huy động bằng nguồn lực hợp pháp khác.Cùng ngày, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được cùng nhà tài trợ đến thăm và tặng quà bà Võ Thị Lựa (sinh năm 1940, ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa) là vợ liệt sĩ, bà cũng là người có công giúp đỡ cách mạng; đến thăm tặng quà ông Nguyễn Hữu Lộc (sinh năm 1958, thương binh 4/4, ấp 2, xã Bình Tâm, thành phố Tân An), tỉnh Long An.
https://nhandan.vn/long-an-huy-dong-nguon-luc-xa-hoi-sua-chua-nha-tinh-nghia-post807826.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "sửa chữa nhà tình nghĩa", "nhà tình nghĩa", "xây dựng nhà tình nghĩa", "Long An", "gia đình chính sách" ] }
Hoàn tất kiểm tra phòng cháy, chữa cháy toàn bộ nhà trọ Hà Nội trước ngày 15/6
NDO -Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Công điện Về việc tăng cường công tácphòng cháy, chữa cháyvà cứu nạn, cứu hộ đối với nhà trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cụ thể, nhằm thực hiện Công điện số 52/CĐ-TTg ngày 24/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về vụ cháy nhà dân tại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có một số yêu cầu đối với các sở ngành trực thuộc.Các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tiếp tục bám sát mục tiêu, yêu cầu, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn. Trọng tâm là: Luật Phòng cháy, chữa cháy của Quốc hội, Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng và Kết luận số 02-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội; Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 1492/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ... và các chương trình, kế hoạch chuyên đề, văn bản chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thành phố đã ban hành trong thời gian qua.Tin liên quanCông an Hà Nội khuyến cáo bảo đảm an toàn cháy nổ nhà ở và nhà ở kết hợp kinh doanhGiao Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy: Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức ít nhất 33 tổ công tác để thực hiện ngay tổng rà soát, kiểm tra 100% việc khắc phục các giải pháp trước mắt đối với nhà trọ trên địa bàn quận Cầu Giấy theo chỉ đạo tại Công điện 991/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Việc hướng dẫn phải thể hiện bằng biên bản, kiến nghị rõ thời hạn thực hiện hoàn thành và yêu cầu chủ cơ sở, chủ hộ gia đình cam kết thực hiện. Dứt khoát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; quá trình kiểm tra đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm, kỹ năng xử lý tình huống chữa cháy ban đầu cho người dân. Hoàn thành và báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 30/5/2024.Về phía Công an thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (nếu có). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, kỹ năng thoát nạn đối với người dân đang sinh sống, làm việc tại các khu dân cư, nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ, nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.Chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy tổ chức rà soát đối với cơ sở nhà trọ đảm bảo tiến độ theo yêu cầu. Chủ trì đôn đốc, kiểm tra việc triển khai của các đơn vị; tổng hợp kết quả, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7/2024.Hiện trường vụ cháy tại Trung Kính.Giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy và các đơn vị có liên quan tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời động viên, hỗ trợ vật chất tinh thần cho gia đình người bị nạn. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thăm hỏi, động viên đối với gia đình các nạn nhân là học sinh đang theo học tại các trường của thành phố đảm bảo kịp thời, theo quy định.Đối với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã phải chủ động thành lập các tổ công tác để tổ chức rà soát, kiểm tra 100% cơ sở nhà trọ trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 15/6/2024, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Công an Thành phố) trước ngày 20/6/2024.Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã phải chủ động thành lập các Tổ công tác để tổ chức rà soát, kiểm tra 100% cơ sở nhà trọ trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 15/6/2024Đối với các loại hình cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao còn lại sẽ tiếp tục tổ chức rà soát, kiểm tra hoàn thành trước ngày 15/7/2024, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Công an Thành phố) trước ngày 20/7/2024.Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát đối với nhà trọ, yêu cầu các đơn vị tiếp tục tổ chức rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc 100% cơ sở hoàn thành việc khắc phục các giải pháp trước mắt đối với các loại hình cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao đã kiểm tra theo chỉ đạo tại công điện 825/CĐ-TTg, 991/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Điện mật số 80/ĐK:HT của Bộ Công an trên địa bàn 2.Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người dân, nhất là các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn trong dịp nắng nóng sắp tới.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/hoan-tat-kiem-tra-phong-chay-chua-chay-toan-bo-nha-tro-ha-noi-truoc-ngay-156-post811057.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Tổng rà soát nhà trọ Hà Nội", "Cháy nhà trọ tại Hà Nội", "Hà Nội", "cháy nhà trọ ở Trung Kính" ] }
Rủ nhau tắm sông, 2 em học sinh đuối nước thương tâm ở Bến Tre
NDO -Ngày 24/5, thông tin từ Công an huyện Bình Đại (tỉnhBến Tre) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 em học sinh lớp 6 và lớp 7 bị tử vong.
Hai nạn nhân là em B.M.T (13 tuổi, học sinh lớp 7) và P.T.Đ (12 tuổi, học sinh lớp 6) là học sinh học tại Trường trung học Cơ sở Thừa Đức (xã Thừa Đức, huyện Bình Đại).Trước đó, khoảng 16 giờ chiều 23/5, 4 em học sinh gồm: B.M.T (13 tuổi), P.T.Đ (12 tuổi), N.P.H (11 tuổi) và L.T.K (11 tuổi) rủ nhau đi tắm sông tại đoạn kênh Mương Đá thuộc ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức.Khi đó em T. và Đ. bơi ở vùng nước sâu, trôi ra xa bờ và bịđuối nước. Riêng 2 em còn lại tắm ở vùng nước cạn phát hiện sự việc nên chạy về báo gia đình. Khi đến hiện trường, gia đình tìm kiếm và phát hiện thi thể của 2 cháu T. và Đ.Hiện vụ việc đang được Công an xã Thừa Đức phối hợp với các đơn vị chức năng xác minh, lập hồ sơ, bàn giao cho gia đình mai táng.
https://nhandan.vn/ru-nhau-tam-song-2-em-hoc-sinh-duoi-nuoc-thuong-tam-o-ben-tre-post811005.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "tỉnh bến tre", "đuối nước", "xã thừa đức", "học sinh" ] }
Tham vấn ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
NDO -Nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh cũng như tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả QuỹBảo hiểm y tế; bảo đảm thống nhất với Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các luật, quy định có liên quan, Bộ Y tế đang phối hợp cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Bảo hiểm y tế.
Ngày 16/4, Bộ Y tế tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Bảo hiểm y tế.Thạc sĩ Trần Thị Trang, Vụ trưởng Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, cho biết có 4 nhóm chính sách được đề nghị xây dựng Luật. Đó là: điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan; điều chỉnh phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp mức đóng, cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn; điều chỉnh các quy định về bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; phân bổ sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế hiệu quả.Quang cảnh buổi hội thảo.GS,TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế cho biết, những năm qua, nhiều văn bản của Đảng đã xác định rõ các phương hướng, nhiệm vụ và các mục tiêu cụ thể liên quan lĩnh vực bảo hiểm y tế.Bên cạnh đó, một số nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đều có các nội dung định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế. Các định hướng, chiến lược của Đảng và Quốc hội này cần phải được thể chế vào Luật để có hiệu lực pháp lý cao và bảo đảm các quyền, lợi ích của người dân liên quan bảo hiểm y tế.Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Bộ Y tế đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.Trong quá trình xây dựng, Bộ Y tế đã phối hợp Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát và thống nhất hoàn thiện hồ sơ theo hướng tập trung sửa đổi, bổ sung tối đa một số vấn đề vướng mắc, bất cập phát sinh có tính cấp bách, một số vấn đề đã có đầy đủ thông tin, dữ liệu và đạt được sự đồng thuận cao, cập nhật, pháp điển hóa một số nội dung đã được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.Đặc biệt là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Bảo hiểm y tế có liên quan tới việc thay đổi các quy định về tiền lương theo theo quy định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và quy định về cấp chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 để có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Thứ trưởng Y tế phát biểu tại hội thảoĐể hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, thống nhất trong nhận thức và đạt được sự đồng thuận cao trong sửa đổi, bổ sung Luật, thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị các đại biểu tập trung lắng nghe, thảo luận và cùng tham gia đóng góp ý kiến để Bộ Y tế tổng hợp hoàn thiện Hồ sơ trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế cho phù hợp thực tiễn, góp phần thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước, bảo đảm quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và bảo đảm sử dụng an toàn, hiệu quảQuỹ Bảo hiểm y tế.
https://nhandan.vn/tham-van-y-kien-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-bao-hiem-y-te-post804979.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Luật Bảo hiểm y tế", "Bộ Y tế", "bảo hiểm y tế", "Quỹ Bảo hiểm y tế" ] }
3 người trong gia đình tử vong do bị điện giật
NDO -Ngày 17/6, Công an tỉnhAn Giangthông tin, vụ việc 3 người trong cùng gia đình tử vong ở ấp Long Phước, xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang xác định ban đầu là do điện giật.
Theo đó, trưa 16/6, chị Lê Thị Tuyết Loan, ngụ ấp Long Phước, xã Ô Long Vĩ đi ra sau nhà của ông Ngô Văn Hùng là anh chồng của Loan và thấy Ngô Văn Vũ Linh, con trai ruột ông Hùng đang nằm bất động trong nhà.Loan kêu nhưng Linh không trả lời nên Loan vào nhà ông Hùng thì thấy ông Hùng, cháu Linh và bà Lê Thị Cúc là vợ ông Hùng đã chết. Chị Loan tri hô cho hàng xóm đến và trình báo Công an xã Ô Long Vĩ.Công an huyện Châu Phú đã có mặt, bảo vệ hiện trường, đồng thời báo cáo vụ việc 3 người tử vong cho Công an tỉnh An Giang. Ban Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh xuống hiện trường phối hợp cùng Công an huyện Châu Phú tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra, xác minh vụ việc.Qua công tác khám nghiệm hiện trường và tử thi, nguyên nhân ban đầu xác định ông Hùng, bà Cúc và cháu Linhtử vong do điện giật.Hiện vụ việc đang được Công an huyện Châu Phú phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ.
https://nhandan.vn/3-nguoi-trong-gia-dinh-tu-vong-do-bi-dien-giat-post814673.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "An Giang", "xã Ô Long Vĩ", "huyện Châu Phú", "tử vong do bị điện giật" ] }
Khởi động dự án“Thả lưới ước mơ” giúp con em ngư dân vùng biển đảo
NDO -Trong năm 2024, dự án “Thả lưới ước mơ” với kinh phí 1,1 tỷ đồng sẽ hỗ trợ 166trẻ emlàcon em ngư dântại 18 địa phương ven biển. Là con củacác ngư dâncó hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, các em được dự án giúp đỡ có thêm điều kiện học tập, bảo đảm cuộc sống, góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội vùng biển đảo.
Ngày 16/4, tại Hà Nội,Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam(Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức ký kết thỏa thuận dự án “Thả lưới ước mơ” với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam.Theo đó, Công ty Cổ phần Acecook tài trợ thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam dự án “Thả lưới ước mơ” trong năm 2024 với tổng kinh phí 1,1 tỷ đồng hỗ trợ cho 166trẻ emtại 18 tỉnh, thành phố ven biển.Thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Công ty Cổ phần Acecook tài trợ dự án “Thả lưới ước mơ” trong năm 2024 với tổng kinh phí 1,1 tỷ đồng hỗ trợ cho 166trẻ emtại 18 tỉnh, thành phố ven biển.Đó là các địa phương: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang… Đây là các tỉnh, thành phố ven biển có một số đối tượng trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.Dự án nhằm giúp đỡ cho các em có thêm điều kiện học tập, đồng thời động viên, khích lệ, ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, ổn định cuộc sống; góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên các vùng biển đảo.Với số tiền 6 triệu đồng dành cho mỗi em trong một năm, đối tượng nhận hỗ trợ là trẻ em mồ côi cả cha và mẹ/trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ/trẻ em thuộc hộ nghèo-hộ cận nghèo, trẻ em thuộc gia đình chính sách, trẻ em vùng hải đảo, trẻ em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cùng Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam trao kinh phí hỗ trợ em Chìu Thị Hạnh (Quảng Ninh) và em Đinh Xuân Bảo Nam (Hải Phòng). (Ảnh: NFVC)Theo khảo sát tại các tỉnh, thành phố ven biển của Quân chủng Hải quân, hiện nay, có gần 300 trẻ em là con em ngư dân mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc cha mẹ bị bệnh hiểm nghèo, phải điều trị dài ngày, hoặc bị tai nạn thương tích trong quá trình vươn khơi, bám biển.Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Đinh Tiến Hải chia sẻ, từ lâu đời, biển là không gian sinh tồn, là ngư trường sinh kế cho hàng triệu người dân ven biển của nước ta. Dọc theo chiều dài đất nước suốt từ bắc đến nam, ngư dân Việt Nam ngày đêm bám biển, vươn khơi khai thác nguồn lợi thủy sản, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước.Theo khảo sát tại các tỉnh, thành phố ven biển của Quân chủng Hải quân, hiện nay, có gần 300 trẻ em là con em ngư dân mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc cha mẹ bị bệnh hiểm nghèo, phải điều trị dài ngày, hoặc bị tai nạn thương tích trong quá trình vươn khơi, bám biển.Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy vai trò của ngư dân trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và đã đạt được những hiệu quả tích cực. Muốn ngư dân vươn khơi bám biển, đánh bắt xa bờ, cần phải có một hậu phương vững chắc và những chính sách ở hậu phương đủ làm yên lòng người bám biển.Ngoài việc ổn định cuộc sống, giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở các địa phương vùng ven biển, nhiều chương trình hỗ trợ con ngư dân được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội quan tâm và phát huy. Trong những năm qua, Quân chủng Hải quân - Bộ Quốc phòng đã có nhiều sáng kiến và những chương trình rất nhân văn thể hiện tình quân dân bền chặt và ấm lòng ngư dân bám biển.Thực hiện kế hoạch hợp tác hoạt động trong chương trình “Hỗ trợ con ngư dân bám biển” giữa Bộ Quốc phòng và ngành lao động-thương binh và xã hội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tích cực kết nối, vận động các nhà tài trợ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hưởng ứng tham gia.Dự án “Thả lưới ước mơ”được Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tài trợ cho 166 trẻ em hưởng lợi sẽ góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên các địa bàn biển, giúp ngư dân yên tâm bám biển, đánh bắt xa bờ phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường thế trận lòng dân, xây dựng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.Trong quá trình triển khai, các đơn vị thực hiện dự án phối hợp tổ chức tốt một số hoạt động cụ thể.Thứ nhất, tiếp tục phối hợp chặt chẽ, vận động thêm nhiều nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em là con ngư dân bám biển.Thứ hai, thống nhất định hướng xây dựng dự án thành một kế hoạch hỗ trợ lâu dài đối với trẻ em là con ngư dân đến năm 16 tuổi để phù hợp các mục tiêu về chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà Nhà nước ưu tiên.Thứ ba, tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về ý nghĩa của công tác hỗ trợ trẻ em là con ngư dân, bảo đảm tính bền vững của dự án.Nhân dịp này, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã trao kinh phí hỗ trợ cho 2 em Chìu Thị Hạnh (học sinh lớp 5 của Trường Tiểu học Tiên Lãng, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) và em Đinh Xuân Bảo Nam (học sinh lớp 4 tại thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng).Hạnh mồ côi bố do bố em qua đời khi bị tai nạn lật thuyền, em ở với mẹ một mình nuôi 4 con nhỏ. Còn Nam mồ côi mẹ, sống với bố là ngư dân, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Đây là những đối tượng đầu tiên hưởng lợi từ dự án “Thả lưới ước mơ”.Trải qua gần 32 năm hoạt động, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã huy động hơn 7.900 tỷ đồng, hỗ trợ hơn 35 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc. Trong đó, riêng cơ quan này đã vận động hơn 1.700 tỷ đồng cùng hàng trăm ngàn tấn hàng hóa, hiện vật để hỗ trợ cho hơn 7,6 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc.Hiện nay, trong tổng số khoảng 25 triệu trẻ em dưới 16 tuổi ở nước ta, vẫn còn khoảng 1,7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm tỷ lệ khoảng 6,8%) và hơn 2 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (chiếm 8%, chủ yếu sống trong các gia đình nghèo và cận nghèo).
https://nhandan.vn/khoi-dong-du-antha-luoi-uoc-mo-giup-con-em-ngu-dan-vung-bien-dao-post804968.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "trẻ em khó khăn", "con em ngư dân", "Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam", "hải quân", "trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt", "ngư dân", "biển đảo Tổ quốc", "dự án \"Thả lưới ước mơ\"", "trẻ em" ] }
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em vùng cao
Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mangdịch vụ y tế chất lượng caođến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Những năm qua, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của ngành y tế các cấp, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em, sức khỏe sinh sản ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ em, trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn có sự chênh lệch, cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các nhóm dân tộc. Đây tiếp tục là những thách thức cho ngành y tế các tỉnh miền núi trong thời gian tới.Hiệu quả mô hình điểmNgồi chờ bên hành lang Đơn nguyên sơ sinh (Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) để đón cháu ngoại về sau một thời gian điều trị tại đây, chị Lý Thị Sâu (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà) cho biết: Khi hay tin cháu bị suy hô hấp và vàng da sau sinh, gia đình tôi vô cùng lo lắng cho sức khỏe và tính mạng của cháu.Tuy nhiên, khi được các bác sĩ tận tình giải thích về bệnh lý cũng như hướng điều trị, gia đình tôi hoàn toàn an tâm, tin tưởng vào các thầy thuốc và các trang thiết bị tại đây đủ khả năng để điều trị khỏi bệnh cho cháu, mà không phải chuyển lên tuyến như trước đây”. Điều này không chỉ giúp cho người bệnh được điều trị kịp thời, mà còn giúp giảm các chi phí cho người bệnh, vì phần lớn người dân nơi đây là người dân tộc thiểu số, kinh tế còn rất khó khăn.Theo bác sĩ Cu Seo Xay (dân tộc H’Mông), Đơn nguyên sơ sinh của Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị như: Lồng ấp, đèn chiếu vàng da, máy thở ô-xy, máy thở CPAT... Mặt khác, các y, bác sĩ tại bệnh viện được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về cấp cứu nhi khoa, hồi sức cấp cứu sơ sinh do các chuyên gia đến từ các bệnh viện: Nhi Trung ương, Phụ sản Hải Phòng cho nên gần như tất cả các trẻ sơ sinh bệnh lý, sinh non tháng đều được điều trị kịp thời, không phải chuyển lên tuyến trên.Kể từ khi có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ thầy thuốc nắm chắc các kỹ thuật cho nên nhiều trẻ được sinh ra tại nhà trong tình trạng bị suy hô hấp nặng, hay sinh non khi đưa đến bệnh viện đều được cấp cứu kịp thời và được cứu sống. Hiện nay, tỷ lệ chuyển tuyến rất ít, là những trường hợp điều trị thất bại hoặc gia đình có nguyện vọng chuyển đi.Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà Nguyễn Như Tuấn cho biết: Huyện có hơn 84% là người dân tộc thiểu số, vẫn còn tồn tại một số phong tục, tập quán không tốt đối với sức khỏe như tình trạng tảo hôn, sinh đẻ ở tuổi vị thành niên, hôn nhân cận huyết thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh trên địa bàn huyện mới đạt 77,98%; tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế chỉ có 79%; tỷ lệ trẻ được sàng lọc sơ sinh mới đạt 50%... Vì vậy, Bộ Y tế, ngành y tế tỉnh Lào Cai chỉ đạo, hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động để nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em, sức khỏe sinh sản cho người dân trên địa bàn.Cụ thể, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng hỗ trợ và chuyển giao các kỹ thuật theo phương thức “cầm tay, chỉ việc” thuộc các lĩnh vực sinh sản, chăm sóc sản phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng được đầu tư các trang thiết bị hiện đại như: Máy siêu âm mầu 4D; máy đo nhịp tim thai bằng siêu âm; hệ thống máy soi, đốt tử cung; bồn tắm sơ sinh vô trùng; máy theo dõi bệnh nhân; lồng ấp trẻ sơ sinh, đèn chiếu vàng da; bơm tiêm điện; máy truyền dịch; máy thở CPAT...Nhờ được đầu tư đồng bộ, bệnh viện hiện đã làm chủ được các kỹ thuật trong lĩnh vực sản khoa và nhi khoa như: Phẫu thuật lấy thai, cắt tử cung, u xơ, nuôi trẻ sơ sinh bằng lồng ấp... Cụ thể, năm 2023, bệnh viện đã khám, điều trị 2.191 lượt người bệnh, trong đó phẫu thuật 223 ca, 532 ca đẻ và điều trị phụ khoa cho 767 lượt người. Ngoài ra, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng còn phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chương trình khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân trên địa bàn huyện Bắc Hà.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho biết: Với trách nhiệm được phân công chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa cho tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng sẵn sàng chuyển giao những kỹ thuật tốt nhất, phù hợp với điều kiện nhân lực cũng như trang thiết bị y tế, mô hình bệnh tật của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Ngoài việc đào tạo trực tiếp, bệnh viện cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ đào tạo nhân lực, công nghệ quản lý bệnh viện, hỗ trợ chuyên môn thông qua khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth).Đưa miền núi tiến kịp với miền xuôiTheo Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm hơn năm lần, từ mức 233/100 nghìn trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn 44/100 nghìn trẻ đẻ sống năm 2023; tỷ suất tử vong trẻ em dưới năm tuổi đã giảm gần bốn lần, từ mức 58‰ xuống còn 18,2‰; tỷ suất tử vong trẻ em dưới một tuổi giảm từ 44‰ xuống còn 11,6‰; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cũng giảm mạnh từ mức 53% xuống còn 11%...Ngoài ra, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản-nhi đã phát triển mạnh mẽ từ trung ương đến cơ sở; nhiều thành tựu khoa học-kỹ thuật tiên tiến trên thế giới đã được nghiên cứu, ứng dụng để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em, sức khỏe sinh sản của người dân. Nhờ những thành tựu đạt được, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (nay là các Mục tiêu phát triển bền vững vềsức khỏe bà mẹ-trẻ em).Tuy nhiên, thực tế hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em, sức khỏe sinh sản ở nước ta còn gặp không ít khó khăn, thách thức, đó là: Tử vong mẹ, tử vong trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ tuy có giảm nhưng còn có sự chênh lệch, cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các nhóm dân tộc. Tình trạng tử vong mẹ ở người dân tộc thiểu số cao gấp bảy lần so với người Kinh; tử vong trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là suy dinh dưỡng thể thấp còi ở khu vực miền núi dân tộc thiểu số vẫn cao gấp từ hai đến ba lần so với mặt bằng chung của cả nước.Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi kịp với miền xuôi, Quốc hội, Chính phủ đã phê duyệt, triển khai “Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025” trong đó có nhiều mục tiêu quan trọng về sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.Để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi thực hiện thành công các mục tiêu này, ngày 6/12/2023, Bộ trưởng Y tế ban hành Quyết định số 4440/QĐ-BYT phân công phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa. Những hoạt động hỗ trợ, chỉ đạo tuyến đã giúp cho các cơ sở y tế của các tỉnh miền núi nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế có chất lượng cao đến gần với người dân, tiếp tục góp phần giảm tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Để tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em, sức khỏe sinh sản; đồng thời từng bước thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, Bộ Y tế sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, đào tạo nhân lực để tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em, sức khỏe sinh sản; thực hiện gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu toàn diện tại tuyến huyện; triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ-trẻ em, bao gồm cả phiên bản điện tử. Mặt khác, Bộ Y tế sẽ khởi động lại Đề án bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816... trong đó không chỉ riêng các bệnh viện tuyến trung ương tham gia, mà còn huy động các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố phát triển như Hải Phòng, Huế, TP Hồ Chí Minh có thế mạnh về sản-nhi để chung tay, chung sức cùng với các bệnh viện tuyến trung ương sớm lấp đầy khoảng trống về y tế, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.Ngoài ra, các địa phương cần tiếp tục duy trì công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ các tuyến, bao gồm cả y tế tư nhân. Nội dung kiểm tra cần tập trung vào việc tuân thủ các quy định chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, cấp cứu sản khoa và sơ sinh; quản lý thai nghén, dinh dưỡng bà mẹ-trẻ em, hỗ trợ sinh sản, an toàn...
https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-cham-soc-suc-khoe-ba-me-tre-em-vung-cao-post803633.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "bà mẹ-trẻ em", "vùng cao", "sức khỏe", "Bộ Y tế", "ngành y tế", "Quyết định số 4440/QĐ-BYT", "miền núi" ] }
Cộng đồng người Việt tại Israel đón Xuân Quê hương Giáp Thìn
Ngày 1/3/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã tổ chức chương trìnhXuân Quê hươngGiáp Thìn 2024 với chủ đề “Tái hiện không gian Tết xưa”, với sự tham dự của trên 200 khách mời, bao gồm người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Israel; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cùng những người bạn nước ngoài của Việt Nam.
Đại sứ Lý Đức Trung đã thông tin tới cộng đồng một số thành tựu chính trị, kinh tế, đối ngoại nổi bật của Việt Nam trong năm qua; khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn dành những chính sách thuận lợi và tình cảm tốt đẹp cho toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đặc biệt, năm 2023 địa bànIsraelxảy ra xung đột vũ trang kéo dài nhiều tháng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của cộng đồng người Việt tại đây.Đại sứ quán đã nỗ lực theo dõi diễn biến tình hình, kịp thời đưa ra các khuyến cáo và hỗ trợ bà con các biện pháp phòng tránh rủi ro, bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản. Tinh thần đoàn kết, chia sẻ đã giúp cộng đồng người Việt vượt qua khó khăn và giữ được an toàn. Thay mặt cho cơ quan đại diện, Đại sứ Lý Đức Trung đã tặng giấy khen cho các cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích trong công tác bảo hộ công dân trong năm qua.Cũng tại sự kiện, các khách mời đã được thưởng thức khu vực tái hiện không gian Tết xưa với khu vực gói bánh chưng, chuẩn bị mâm cỗ Tết, trưng bày đào quất và những món đồ trang trí mang đậm ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam, xem biểu diễn văn nghệ và thưởng thức những món ăn truyền thống. Dù xa nhà, nhưng bà con đã được sống trong không khí xuân quê hương vui tươi, ấm cúng, cùng nhau chia sẻ về công việc và cuộc sống tại sở tại trong thời gian khó khăn.Tin liên quan[Ảnh] Đầm ấm Tết xa quê của cộng đồng người Việt Nam tại PhápChị Phương Thảo, một Việt kiều đã định cư tại Israel 16 năm, chia sẻ: “Mới đây tôi cũng về nước đón Tết và thấy người Việt Nam mình có những truyền thống rất tốt đẹp trong ngày tết. Hôm nay tôi cùng chồng và các con cùng đến dự. Tôi cố gắng dạy các con nói tiếng Việt để không quên quê hương, nguồn cội và những nét đẹp của người Việt”.Có mặt tại sự kiện, ông Dan Oppenhelm, một chuyên gia trong lĩnh vực y tế từng tham gia hỗ trợ một số dự án tại Việt Nam nói: “Tôi đã tới Việt Nam nhiều lần và tôi rất yêu quý đất nước của các bạn: những danh lam thắng cảnh, những thành phố năng động, những ngôi làng thanh bình. Nhưng trên tất cả, chúng tôi yêu quý con người Việt Nam. Đó là lý do chúng tôi rất háo hức được đến dự sự kiện ngày hôm nay”.Cộng đồng người Việt Nam tại Israel bao gồm khoảng 500 người có quốc tịch và định cư lâu dài, 80 lao động sang làm việc dài hạn và khoảng 120 tu nghiệp sinh nông nghiệp ngắn hạn.
https://nhandan.vn/cong-dong-nguoi-viet-tai-israel-don-xuan-que-huong-giap-thin-post798323.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Cộng đồng người Việt", "Israel", "Xuân Quê hương", "Tết xưa" ] }
Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
NDO -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các địa phương phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Công điện nêu rõ, theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn về thú y và các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 410 xã thuộc 40 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 17.400 con (tăng 53,74% so với cùng kỳ năm 2023); 44 xã của 13 tỉnh, thành phố đã có dịch lở mồm long móng; 34 tỉnh, thành phố đã phát hiện động vật nghi mắc bệnh dại; trên 60 xã của 9 tỉnh có dịch viêm da nổi cục; 7 tỉnh đã xảy ra cúm gia cầm A/H5N1, buộc tiêu hủy trên 12.000 con gia cầm, đặc biệt đã có 1 người chết vì nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N1 và 1 người nhiễm virus cúm gia cầm A/H9N2.Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sức khỏe người dân và môi trường.Để công tácphòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầmkịp thời, hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và cuộc sống của người chăn nuôi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định của pháp luật về thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực hợp pháp để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; chủ động triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; tổ chức triển khai việc tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng vật nuôi hiện có được tiêm phòng, trong thời gian sớm nhất có thể; rà soát, điều chỉnh kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của địa phương trong năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả kế hoạch tiêm phòng cho đàn vật nuôi, đặc biệt là các bệnh cúm gia cầm, dại, dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục, tai xanh;Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tập trung các nguồn lực để tổ chức xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương:tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật tại các địa phương; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam; đôn đốc, kiểm tra các địa phương, tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh động vật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ kiểm soát, phân tích chuyên sâu trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, mở rộng quản lý dịch bệnh qua hệ thống trực tuyến.Bộ Y tế chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người.Bộ Công thương tăng cường công tác quản lý thị trường, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường.Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, công an các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các địa phương trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp buôn lậu,vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật.Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên tuyến biên giới; chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch, sự nguy hiểm của dịch bệnh động vật và tác hại khi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế, thú y.Bộ Tài chính kịp thời bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đúng quy định pháp luật.Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Công điện này. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
https://nhandan.vn/tap-trung-trien-khai-dong-bo-quyet-liet-hieu-qua-cac-giai-phap-phong-chong-dich-benh-gia-suc-gia-cam-post814631.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:21", "tags": [ "Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính", "Công điện số 58/CĐ-TTg", "phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm" ] }