title
stringlengths
16
145
summary
stringlengths
65
755
content
stringlengths
0
21.3k
url
stringlengths
35
298
metadata
dict
Thay đổi tích cực của ngành đường sắt
Lần đầu tiên kể từ khi thành lập Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự hội nghị triển khai nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh năm 2024 của ngành và chỉ đạo nhiều vấn đề quan trọng. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, ngành đường sắt đã và đang có những đổi mới căn bản khi mạnh dạn triển khai tái cơ cấu mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh; tái cơ cấu bộ máy, nhân lực,...
Sự thay đổi tích cực của ngành đường sắt cho thấy, điều quan trọng là nếu muốn làm, dám làm và có phương pháp làm, mạnh mẽ phá bỏ “tảng băng” tư duy cũ thì hoàn toàn có thể giải quyết được những khó khăn, trở ngại cản bước phát triển của ngành lâu nay.Bắt nhịp “cuộc đua” liên vậnTheo kế hoạch, ngày 2/5 tới, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ chính thức chạy chuyến tàu hàng liên vận quốc tế đầu tiên xuất phát từ ga Cao Xá (Hải Dương). Đây là ga hạng 4 nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, gần các khu công nghiệp lớn của Hải Dương. Tỉnh Hải Dương đã quy hoạch xây dựng trung tâm logistics tại khu vực ga Cao Xá.Việc tổ chức hoạt động vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt tại đây sẽ cung cấp thêm giải pháp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đi Trung Quốc, châu Âu, Trung Á,... rút ngắn thời gian bằng 2/3 so với đường biển truyền thống.Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy đánh giá, việc nâng cấp ga Cao Xá thành ga liên vận quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết trong thời điểm này. Từ ga Cao Xá, sẽ hình thành hai tuyến đường sắt đi Đồng Đăng và Lào Cai. Hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được kết nối trực tiếp với đường sắt Trung Quốc và đường sắt các nước nằm trên tuyến vận tải đường sắt Á-Âu.Các doanh nghiệp trên địa bàn đang có quan hệ giao thương với gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hải Dương có tiềm năng lớn trở thành trung tâm vệ tinh, tập trung các dịch vụ logistics cho sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển dịch tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế.Lãnh đạo ngành đường sắt đánh giá, tàu liên vận quốc tế là phương thức rất thuận lợi cho doanh nghiệp, có khả năng bảo quản tốt mặt hàng tươi sống như hoa quả, hải sản,… đồng thời tạo ra mạng lưới kết nối kho ngoại quan, khu hậu cần logistics của địa phương.Từ nay đến năm 2025, các ga hoạt động liên vận quốc tế sẽ tiếp tục được nâng cấp, phấn đấu đến năm 2030, sản lượng liên vận quốc tế đạt 4-5 triệu tấn/năm, gấp 4-5 lần hiện nay.“Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đường sắt phục vụ vận tải, mở rộng bãi hàng từ 2.000m2 lên khoảng 5.400m2 bằng kết cấu cấp phối đá dăm, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, cải tạo đường vào bãi hàng và các công trình kiến trúc nhà ga đủ điều kiện khai thác vận tải, trong đó có chạy tàu liên vận quốc tế.Trong thời gian tới, ga sẽ tiếp tục mở rộng bãi hàng lên khoảng 10.000m2, đầu tư xây mới các hạng mục công trình liên quan để có thể triển khai thực hiện thủ tục hải quan tại ga với hàng xuất nhập khẩu”, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh cho hay.Tuy được cho là chậm bước trong hoạt động liên vận quốc tế với các nước trong khu vực, song ngành đường sắt lại bắt nhịp “cuộc đua” tàu liên vận khá nhanh. Đầu năm 2023, ngành đường sắt khai trương tàu liên vận quốc tế từ ga Kép (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đi Trung Quốc, đánh dấu cột mốc mới về liên vận quốc tế của đường sắt Việt Nam.Đây được xem là mốc quan trọng trong chiến lược phát triển, nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế của đường sắt, giảm tải cho hai ga liên vận quốc tế Yên Viên (Hà Nội) và Đồng Đăng, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Giữa tháng 7/2023, ngành đường sắt tiếp tục khai trương đoàn tàu liên vận quốc tế chở container lạnh chạy trên tuyến đường sắt Sóng Thần-Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu vận chuyển các mặt hàng nông sản, đông lạnh từ nam ra bắc rồi sang Trung Quốc tiêu thụ.“Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ, cả nước sẽ có tám ga khai thác liên vận quốc tế. Theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã khẩn trương triển khai nâng cấp hạ tầng ga Kép để khai thác liên vận và làm việc với tỉnh Bình Dương xúc tiến hoạt động liên vận quốc tế tại ga Sóng Thần, tổ chức các kho ngoại quan ICD, logistics,...Mục tiêu của ngành đường sắt là đưa cửa khẩu vào sâu nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các địa phương, không chỉ trong vận chuyển hàng hóa mà còn phát triển các kho ICD, logistics,…”, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nhận định.Ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ mớiNgày 27/4, trước thềm dịp nghỉ lễ, ngành đường sắt đã ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (TP Hồ Chí Minh-Đà Nẵng) tiếp sau thành công của tàu chất lượng cao Hà Nội-Đà Nẵng (SE19/20). Đây là sản phẩm mới có nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm thu hút du khách trong dịp hè năm nay.Các toa xe của tàu SE21/22 có chất lượng tốt nhất, được nâng cấp, cải tạo nhằm gia tăng tiện ích và đem lại hiệu ứng thẩm mỹ cao. Để tạo điểm nhấn nhận diện, vỏ toa được sơn mới theo tông mầu trắng xám và xanh với hình ảnh chim hạc trên trống đồng Đông Sơn-biểu tượng gắn liền với văn hóa Việt. Đây cũng là một trong số những đoàn tàu đầu tiên được lắp đặt wifi trên tàu phục vụ khách miễn phí.Theo ông Hoàng Gia Khánh, ngành đường sắt đã có hơn 140 năm hình thành và phát triển. Mạng lưới đường sắt quốc gia hiện hữu gồm 3.143 km, đi qua 34 tỉnh, thành phố trên cả nước, với gần 300 khu ga, hầu hết tọa lạc tại các trung tâm. Nhiều khu ga có giá trị cao về kiến trúc, văn hóa. Đáng chú ý, tuyến đường sắt bắc-nam đã được Tạp chí du lịch Lonely Planet bình chọn là tuyến đường sắt đẹp nhất, đáng trải nghiệm nhất thế giới.Giữa tháng 4 vừa qua, Tổng công ty đã khai trương chuyến tàu đêm Đà Lạt-Trại Mát với tên gọi “Hành trình đêm Đà Lạt”, dài 6,7 km, là tuyến đường sắt răng cưa độc đáo duy nhất tại Việt Nam phục vụ du khách tham quan Đà Lạt. Tổng công ty cũng phát động phong trào “Mỗi cung đường-Một loài hoa; Mỗi khu ga-Một điểm đến”. Đến nay, toàn ngành đã trồng được khoảng 70 km cây, hoa các loại; thu dọn hàng nghìn tấn rác thải,...Với sự chuyển mình ấn tượng, sau ba năm thua lỗ, năm 2023 vừa qua, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có lãi gần 100 tỷ đồng. Trong năm nay, Tổng công ty quyết tâm hoàn thành kế hoạch được giao, phấn đấu duy trì đà tăng trưởng của các chỉ tiêu hợp nhất về doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và thực hiện tốt nhiệm vụ công ích về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.Tổng công ty đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng doanh thu hợp nhất đạt 39.544 tỷ đồng; doanh thu công ty mẹ đạt 26.190 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2024-2025 phấn đấu đạt 4,7%/năm; lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2023-2025 là 327 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2022 lỗ 1.194 tỷ đồng).Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy đánh giá: Ngày 28/2/2023 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững.Vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế bắc-nam, các hành lang vận tải chính đông-tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn. Đây có thể được ví như “phát pháo lệnh” nhằm chấn hưng một phương thức vận tải có nhiều ưu việt, nhưng đang chậm đổi mới, lạc hậu.Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải đã hoạch định chiến lược, xác định phát triển ngành đường sắt dựa trên ba trụ cột: Kết cấu hạ tầng (gồm bảo trì và quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng), vận tải và công nghiệp đường sắt. Bộ sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách với lĩnh vực đường sắt; đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách về công nghiệp đường sắt và công nghiệp hỗ trợ (cơ khí, chế tạo, luyện kim...) giúp ngành phát triển bền vững, nhất là đối với đường sắt tốc độ cao chuẩn bị đầu tư trong thời gian tới.Khi trực tiếp thị sát tại ga Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ ấn tượng, cảm xúc và trăn trở của mình đối với ngành đường sắt ngay từ lúc mới nhậm chức với mong muốn vực dậy và phát triển bền vững đường sắt. “Cũng tài sản ấy, con người ấy, cơ chế chính sách ấy nhưng với cách làm mới, tư duy mới, thay đổi cách quản trị, vận hành,… thì chất lượng, hiệu quả đạt được của ngành đường sắt đã thay đổi rõ nét. Khi mạnh dạn phá bỏ “tảng băng” tư duy cũ, lạc hậu, chắc chắn ngành sẽ vượt qua những khó khăn, trở ngại kìm chân bấy lâu nay”, Thủ tướng nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/thay-doi-tich-cuc-cua-nganh-duong-sat-post807172.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "vận tải đường sắt", "30/4", "du lịch bằng tàu hỏa" ] }
10,5 triệu đoàn viên, người lao động được chăm lo trong dịp Tết Nguyên đán 2024
NDO -So với Tết Nguyên đán 2023, Tết 2024, kinh phí mà tổ chứcCông đoànViệt Nam dành để chăm lo cho đoàn viên người lao động tăng 15%.
Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán 2024, có hơn 10,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 7.025 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết 2023.Trong đó, chi từ nguồn tài chính công đoàn là 3.506 tỷ đồng; kêu gọi xã hội hóa ủng hộ nguồn kinh phí chăm lo 3.519 tỷ đồng, chiếm 50,1%.Cụ thể, chi ở cấpTổng Liên đoàn Lao độnglà 97 tỷ đồng, cấp tỉnh, thành phố, ngành và tương đương 250 tỷ đồng; công đoàn cấp trên trực tiếp chi 620 tỷ đồng; công đoàn cấp cơ sở chi 2.539 tỷ đồng.Bên cạnh đó, một số Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, thành ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, cấp ủy, chuyên môn đồng cấp đối với đoàn viên, người lao động dịp Tết tổng số tiền hỗ trợ hơn 100 tỷđồng.Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Nguyễn Đình Khang tặng quà đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán 2024.Do đó, dịp Tết Nguyên đán 2024, đã có gần 10,5 triệu lượt đoàn viên,người lao độngđược thăm hỏi, hỗ trợ, tặng quà, số tiền hơn 6.863 tỷ đồng.Trong đó, hơn 10 triệu lượt đoàn viên, người lao động được hỗ trợ quà, tiền mặt, tổng kinh phí 5.863 tỷ đồng,có 1.091 đoàn viên, người lao động được đón Tết trong căn nhà Mái ấm Công đoàn, trị giá hơn 56 tỷ đồng, và 402 nghìn lượt đoàn viên, người lao động được nhận các hình thức hỗ trợ khác, với kinh phí hơn 944 tỷ đồng.Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động, các hoạt động chăm lo được tổ chức thiết thực, hiệu quả, rộng khắp đã thể hiện mạnh mẽ vai trò, vị thế và tiếp tục khẳng định sự đổi mới thực chất, đi vào chiều sâu, hướng mạnh về cơ sở.
https://nhandan.vn/105-trieu-doan-vien-nguoi-lao-dong-duoc-cham-lo-trong-dip-tet-nguyen-dan-2024-post796654.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Công đoàn Việt Nam", "công đoàn", "đoàn viên", "người lao động", "Tết Nguyên đán 2024" ] }
Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ
NDO -Một sáng kiến tập trung hỗ trợ cácdoanh nghiệpnhỏ và siêu nhỏ dophụ nữlàm chủ đã chính thức khởi động. Trong vòng 4 năm, chương trình hướng tới tiếp cận 2 triệu doanh nhân tại Việt Nam thông qua các chiến dịch, đồng thời trực tiếp hỗ trợ hơn 90.000 doanh nhân - đa số là phụ nữ - phát triển doanh nghiệp và tăng cường tiềm năng kinh tế.
Ngày 26/3, Trung tâm Phát triển toàn diện Mastercard và tổ chứcCARE tại Việt Namcông bố ra mắt sáng kiến Strive Women - Bừng sáng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ dophụ nữlàm chủ tăng cường sức khỏe tài chính và sức bền của doanh nghiệp.Đây là một sáng kiến toàn cầu được triển khai tại 3 quốc gia là Việt Nam, Peru và Pakistan. Chương trình hướng tới mục tiêu các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, cộng đồng và hộ gia đình trên toàn thế giới.Strive Women là một sáng kiến toàn cầu được triển khai tại 3 quốc gia là Việt Nam, Peru và Pakistan. Chương trình hướng tới mục tiêu các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, cộng đồng và hộ gia đình trên toàn thế giới.Sáng kiến sẽ tập trung vào việc tăng cường sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thông qua hợp tác với các đối tác tại địa phương nhằm cung cấp các sản phẩm tài chính và dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu, đồng thời giải quyết các rào cản đặc thù mà các nữ chủ doanh nghiệp phải đối mặt.Khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là cột sống của nền kinh tế Việt Nam, và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thường là khách hàng tín dụng tốt hơn. Họ đồng thời cũng là nhóm đón đầu thương mại điện tử và có những đóng góp đã được kiểm chứng khi tái đầu tư vào hộ gia đình và cộng đồng của họ.Hợp tác với các tổ chức tài chính địa phương, các vườn ươm khởi nghiệp và các đối tác công nghệ tài chính, chương trình Strive Women tại Việt Nam ứng dụng phương pháp thiết kế lấy phụ nữ kinh doanh làm trọng tâm và triển khai sản phẩm tài chính và dịch vụ hỗ trợ, thí dụ như xây dựng năng lực, nâng cao kỹ năng kỹ thuật số và tăng cường mạng lưới hỗ trợ, phù hợp với nhu cầu của nhóm đích.Các đại biểu dự lễ ra mắt. Ảnh: CARE Việt NamNgoài ra, nhận ra tác động không cân đối của các nhân tố kinh tế và xã hội đối với phụ nữ, chương trình sẽ thúc đẩy các sáng kiến đổi mới trong các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ chăm sóc trẻ em.Trong 4 năm triển khai, chương trình hướng tới tiếp cận hai triệu doanh nhân tại Việt Nam thông qua các chiến dịch, đồng thời trực tiếp hỗ trợ hơn 90.000 doanh nhân - đa số là phụ nữ - phát triển doanh nghiệp và tăng cường tiềm năng kinh tế.Strive Women xây dựng trên sự thành công của sáng kiến Thắp lửa - CARE Ignite, đã được Mastercard tài trợ. Trong hơn 3 năm thực hiện tại Việt Nam, các đối tác của sáng kiến Thắp lửa đã giải ngân các khoản vay với tổng giá trị hơn 1.500 tỷ đồng (tương đương 64,1 triệu USD) và trực tiếp hỗ trợ hàng chục nghìn nữ doanh nhân.Báo cáo đánh giá của chương trình trong năm 2023 cho biết, 80% người tham gia từ Việt Nam đã tăng doanh số bán hàng, và 86% đã tăng sự tự tin trong việc điều hành doanh nghiệp.Chị Lưu Thị Hòa, một nữ doanh nhân ở Hà Giang tham gia sáng kiến Thắp lửa - CARE Ignite, chia sẻ hành trình bắt đầu từ việc khởi nghiệp với một hợp tác xã ở vùng đồng bào thiểu số, gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ thông tin và cập nhật kiến thức. Chị Hòa cũng chia sẻ về áp lực từ gia đình và xã hội để có công việc “ổn định” và dành nhiều thời gian hơn cho con.Trải qua những khó khăn trong suốt đại dịch Covid-19, chị Hòa nhấn mạnh tầm quan trọng của số hóa: “Kỹ năng số ngày nay cực kỳ quan trọng. Mọi người kết nối trực tuyến; bán hàng trực tuyến. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ không thể theo kịp. Kỹ năng số cũng sẽ giúp hoạt động kinh doanh phát triển ra ngoài lãnh thổ Việt Nam và mở rộng ra thị trường nước ngoài”.Bà Payal Dalal, Phó Chủ tịch Cấp cao, phụ trách các hoạt động tác động xã hội tại thị trường quốc tế (Trung tâm Phát triển toàn diện Mastercard), cho biết: “Tại Mastercard, nữ doanh nhân được coi là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Với việc chủ động áp dụng lăng kính giới và thiết kế lấy phụ nữ kinh doanh làm trọng tâm, Strive Women sẽ giúp dòng vốn đến được với phụ nữ và kết nối họ với các nguồn lực giúp tăng cường sức bền và thúc đẩy sự phát triển”.Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Lào và Campuchia Winnie Wong cho hay: “Mastercard và CARE đã là đối tác từ năm 2019, và cùng nhau đã triển khai nhiều sáng kiến như chương trình Thắp lửa, mang lại lợi ích cho gần 50.000 doanh nhân tại Việt Nam. Sáng kiến Strive Women mới nhất là một phần của sứ mệnh chung của cả hai tổ chức nhằm tạo ra một nền kinh tế bao trùm, bằng cách cung cấp các giải pháp và hỗ trợ cho các doanh nhân nữ Việt Nam, sẽ giúp họ hình thành khả năng thích ứng và phát triển trong bối cảnh nhiều biến động của nền kinh tế hiện tại”.“Với kinh nghiệm hoạt động lâu dài hỗ trợ phụ nữ trên toàn thế giới, CARE hiểu rằng nữ doanh nhân có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Phụ nữ cũng tái đầu tư lợi nhuận của họ vào gia đình, tạo ra nhiều việc làm hơn và mang lại sự thịnh vượng lớn hơn cho cộng đồng”, bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia, CARE tại Việt Nam cho biết.Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp là một phần cốt lõi của chương trình thúc đẩy quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đóng góp vào công cuộc giảm nghèo và bất bình đẳng giới. Thông qua việc giải quyết các rào cản, tăng cao khả năng quyết định cũng như đầu tư vào phát triển năng lực, sự tự chủ và cơ hội kinh doanh cho phụ nữ, CARE hướng tới tạo ra tác động bền vững về năng lực kinh tế của phụ nữ và tiến xa hơn tới mục tiêu bình đẳng giới.
https://nhandan.vn/khoi-dong-sang-kien-ho-tro-cac-doanh-nghiep-nho-va-sieu-nho-do-phu-nu-lam-chu-post801712.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "phụ nữ", "bình đẳng giới", "hỗ trợ doanh nghiệp", "doanh nghiệp nhỏ", "doanh nghiệp siêu nhỏ", "CARE Việt Nam" ] }
Ngành thủy sản hướng đến mục tiêu “minh bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập”
Ngày 29/3, tạiHà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản (1/4/1959-1/4/2024) và 10 năm ngày ra mắt lực lượng Kiểm ngư Việt Nam (15/4/2014-15/4/2024).
Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, nhìn lại 65 năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển và hội nhập. Đặc biệt giai đoạn từ năm 1995 đến nay, thủy sản phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Sản xuất, kinh doanh thủy sản chuyển biến vượt bậc theo hướng nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.Cơ cấu sản lượng thủy sản có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ 31% năm 1995 lên gần 57% năm 2023. Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường, đưa Việt Nam vào vị trí số 3 trong các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởngNông nghiệp và Phát triển nông thônLê Minh Hoan nhấn mạnh, thủy sản Việt Nam phải bền vững trong phát triển, hiện đại trong sản xuất, tăng tốc trong xuất khẩu, nâng tầm trong hội nhập. Lực lượng kiểm ngư Việt Nam luôn đồng hành với ngư dân; hướng tới chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì ngành thủy sản xanh, bền vững.Mục tiêu mà ngành Thủy sản và lực lượng Kiểm ngư hướng đến là một nền thủy sản “minh bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập”; là ba trụ cột trong chiến lược kinh tế thủy sản “giảm khai thác-tăng nuôi trồng-bảo tồn biển”; là “Chiến lược tam ngư”, cấu trúc lại ngành thủy sản dựa trên: ngư nghiệp-ngư dân-ngư trường; là phát huy sức mạnh của thiết chế “Cộng đồng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản”; là cùng nhau hành động để tháo gỡ “thẻ vàng” chống khai thác IUU trong thời gian sớm nhất.
https://nhandan.vn/nganh-thuy-san-huong-den-muc-tieu-minh-bach-trach-nhiem-ben-vung-va-hoi-nhap-post802309.html#:~:text=Ng%C3%A0y%2029%2F3%2C%20t%E1%BA%A1i%20H%C3%A0,15%2F4%2F2024).
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Lễ kỷ niệm", "thuỷ sản", "bền vững và hội nhập" ] }
Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập khẩn trương hỗ trợ các thuyền viên gặp nạn ở Biển Đỏ
Liên quan đến công tácbảo hộ công dânđối với các thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu True Confidence bị lực lượng Houthi tấn công ở Biển Đỏ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Djibouti đang khẩn trương thực hiện các thủ tục bảo hộ công dân và lãnh sự theo quy định để đưa 3 thuyền viên được xác định an toàn và thi hài thuyền viên tử vong về nước trong thời gian sớm nhất có thể.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, liên quan công tác bảo hộ công dân đối với các thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu True Confidence mang cờ Barbados bị lực lượng Houthi tấn công ở Biển Đỏ, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Djibouti Nguyễn Huy Dũng cho biết, Đại sứ quán đang khẩn trương thực hiện các thủ tục bảo hộ công dân và lãnh sự theo quy định để đưa 3 thuyền viên được xác định an toàn và thi hài thuyền viên tử vong về nước trong thời gian sớm nhất có thể.Theo Đại sứ Nguyễn Huy Dũng, qua xác minh với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Saudi Arabia cũng như qua các nguồn tin, Đại sứ quán xác định được trong số 3thuyền viên tử vongcó một thuyền viên Việt Nam là anh Đặng Duy Kiên (sinh năm 1983, quê ở Hải Phòng), là đại phó của tàu. Anh Kiên là một trong 4 thuyền viên Việt Nam làm việc trêntàu True Confidence. Sau khi tàu True Confidence bị tấn công ở khu vực Biển Đỏ ngoài khơi cảng Aden của Yemen ngày 6/3, tất cả các thuyền viên đã được tàu của Hải quân Ấn Độ hỗ trợ, sơ tán đến Djibouti. Hiện nay, 3 thuyền viên Việt Nam đang lưu trú an toàn tại khách sạn Laurie Hotel ở thủ đô Djibouti của Cộng hòa Djibouti.Đại sứ cho biết thêm, Đại sứ quán đã liên lạc được với anh Phạm Văn Thành, đầu mối liên lạc của các thuyền viên Việt Nam được đưa đến thành phố Djibouti. Hiện sức khỏe và tinh thần của 3 thuyền viên đều ổn định. Còn thi hài anh Đặng Duy Kiên đã được đưa vào một bệnh viện ở thành phố Djibouti. Đại sứ quán sẽ tiếp tục xác minh để tiếp tục có các biện pháp bảo hộ.Tin liên quanBộ Ngoại giao thông tin về thuyền viên Việt Nam trên tàu bị tấn công trên biểnNgoài ra, Đại sứ quán cũng đã liên lạc được với Bộ Ngoại giao Djibouti. Phía bạn sẵn sàng hỗ trợ các thuyền viên Việt Nam một số giấy tờ cần thiết để trở Việt Nam.Đại sứ quán cũng chuẩn bị sẵn phương án để có thể cấp lại hộ chiếu cho 3 thuyền viên cũng như làm các thủ tục liên quan đến bảo hộ công dân và lãnh sự để di chuyển thi hài anh Kiên về nước theo quy định của luật pháp Việt Nam.Trong trường hợp cần thiết, Đại sứ quán sẽ cử cán bộ sang Djibouti để hỗ trợ trực tiếp cho các thuyền viên. Đại sứ quán cũng đang cố gắng liên hệ với chủ tàu và công ty phái cử để xác định tuyến đường hồi hương cụ thể cho các thuyền viên để có các biện pháp tiếp theo.
https://nhandan.vn/dai-su-quan-viet-nam-tai-ai-cap-khan-truong-ho-tro-cac-thuyen-vien-gap-nan-o-bien-do-post799136.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Đại sứ quán Việt Nam", "thuyền viên gặp nạn", "Biển Đỏ", "bảo hộ công dân", "tàu True Confidence" ] }
Tháo gỡ mọi khó khăn, triển khai quyết liệt chương trình đầu tư nhà ở xã hội
Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triểnnhà ở xã hội. Cùng dự, có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Theo Bộ Xây dựng, về kết quả triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 418.200 căn (tăng 4 dự án, 6.950 căn so thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024), trong đó, số lượng dự án hoàn thành: 75 dự án với quy mô 39.884 căn (tăng 3 dự án, 1.756 căn so thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024); số lượng dự án đã khởi công xây dựng: 128 dự án với quy mô 115.379 căn (có 2 dự án, 1.170 căn khởi công mới; có 3 dự án, 1.756 căn do chuyển sang giai đoạn hoàn thành so thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024; có 1 dự án hiệu chỉnh số liệu tăng 1.031 căn); số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư: 300 dự án với quy mô 262.937 căn (có 4 dự án, 5.919 căn được chấp thuận mới; có 2 dự án, 1.170 căn chuyển sang giai đoạn khởi công so thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024).Về nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ: hiện nay, ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank) thì có thêm Ngân hàng TPbank và VPBank đã có văn bản đăng ký tham gia chương trình với số tiền đăng ký của mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.Tin liên quanĐưa các chính sách mới về nhà ở xã hội sớm đi vào cuộc sốngQua tổng hợp, đến nay mới có 30/63 Ủy ban nhân dân tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên Cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia Chương trình với 72 dự án; trong đó một số tỉnh đã công bố nhiều dự án là Hà Nội (6 dự án), Thành phố Hồ Chí Minh (6 dự án), Bắc Ninh (6 dự án), Bình Định (5 dự án)... Đến nay, các ngân hàng thương mại đã giải ngân với số tiền là 1.144 tỷ đồng bao gồm: 1.133 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 11 dự án; 11 tỷ đồng cho người mua nhà tại 4 dự án; trong đó Agribank đã giải ngân 531 tỷ đồng, Vietinbank đã giải ngân 306 tỷ đồng, BIDV đã giải ngân 134 tỷ đồng, Vietcombank đã giải ngân 2 tỷ đồng, Tiên Phong bank đã giải ngân 170 tỷ đồng…Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp.Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành báo cáo về tiến độ, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số các giải pháp nhằm đẩy nhanh hơn nữa các dự án nhà ở xã hội, trong đó tập trung vào các giải pháp tiếp cận tín dụng, thủ tục đất đai, quy hoạch, đầu tư, tăng cường phân cấp, phân quyền; cải tiến một số cơ chế, chính sách ưu đãi; Bộ Xây dựng cùng các địa phương rà soát tiến độ thực hiện phát triển nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện quy trình đầu tư nhà ở xã hội, trình cấp thẩm quyền ban hành.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chỉ đạo các ngân hàng thương mại nghiên cứu xây dựng gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội; khẩn trương nghiên cứu thành lập Quỹ đầu tư nhà ở xã hội; các địa phương phải có quy hoạch, kế hoạch dành quỹ đất chophát triển nhà ở xã hộitại vị trí phù hợp, thuận tiện, đầy đủ các hạ tầng xã hội; phân bổ chỉ tiêu hoàn thành việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội đối với từng địa phương.Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc triển khai đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo kế hoạch của Chính phủ, cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng là không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, xuyên suốt là lấy yếu tố con người là mục tiêu, động lực cho sự phát triển. Do đó phát triển nhà ở xã hội góp phần vừa đạt mục tiêu thể chế hóa mục tiêu của Đảng; trong điều kiện hiện nay, việc này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng động lực truyền thống và kích thích tiêu dùng trong nước; đồng thời hỗ trợ người khó khăn, nhất là các gia đình trẻ, công nhân lao động ở các khu công nghiệp, thành phố lớn, góp phần giải toả bức xúc của xã hội.Thủ tướng đánh giá các bộ, ngành cũng vào cuộc rất tích cực, tuy nhiên việc này không thể vội được vì vừa qua chúng ta phải giải quyết một loạt các luật liên quan chính sách này như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…, một số luật khác, kể cả Luật các tổ chức tín dụng… Chúng ta đồng loạt xây dựng các cơ sở pháp lý để tháo gỡ khó khăn. Đến giờ này, các nút thắt vướng về đất đai, thủ tục, vấn đề liên quan bất động sản, nhà ở… đã được tháo gỡ cơ bản. Vấn đề là các bộ, ngành cần nhanh chóng hướng dẫn các văn bản dưới luật, cụ thể là phải trình Quốc hội sớm có hiệu lực của các luật này; trong đó Thủ tướng lưu ý những gì vướng mắc, Bộ Tư pháp thì phải báo cáo Quốc hội.Các đại biểu tham dự cuộc họp.Thủ tướng yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội gồm nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại ngoài nhà nước; khi kêu gọi nguồn lực thì phải có các ưu tiên. Nhà nước, nhân dân, xã hội rồi các tổ chức tín dụng cần xây dựng cơ chế để huy động nguồn lực hỗ trợ cho cả người bán và người mua nhà ở xã hội; các địa phương phải vào cuộc quyết liệt, tích cực, cụ thể hơn bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể, không nói chung chung. Các thủ tục, điều kiện cho cả người vay đầu tư nhà ở xã hội và cho cả người mua, thuê, thuê mua cũng phải đơn giản hơn, nhất là đơn giản hóa các thủ tục hành chính.Về các vấn đề cụ thể, Thủ tướng đề nghị phải hoàn thành bằng được các kế hoạch đã đề ra vì đây là chính sách rất nhân văn của Đảng, Nhà nước, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, nhất là người trẻ mới lập gia đình khó khăn về nhà ở, qua đó góp phần để chính sách an sinh xã hội thực sự đi vào cuộc sống, thực hiện tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau; do đó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phải tích cực hơn, có các giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn.Theo đó, Bộ Tư pháp khẩn trương phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội quyết định xây dựng ban hành Nghị quyết về hiệu lực sớm đối với ba Luật gồm Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Đất đai từ ngày 1/7/2024; sớm áp dụng các quy định về chính sách ưu đãi cho dự án phát triển nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở; sớm áp dụng quy định về quyền thế chấp tài sản,quyền sử dụng đất đaicủa dự án nhà ở xã hội trong Luật Đất đai; Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, NHNN tập trung xây dựng sớm ban hành các Nghị định về các vấn đề liên quan nhà ở xã hội trên tinh thần cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội, tránh phiền hà sách nhiễu cho người dân.Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm rà soát lại quỹ đất 20% ở các dự án nhà ở thương mại trên cơ sở hướng dẫn các địa phương thống kê lại; Bộ Xây dựng chủ trì thường xuyên đôn đốc, phối hợp các bộ, ngành, địa phương giám sát việc thực hiện Đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội theo các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao tại Thông báo số 123/TB-VPCP; định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện, trong đó tập trung đôn đốc các địa phương thực hiện mục tiêu số lượng nhà ở xã hội thực hiện trong năm 2024.Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu ý kiến tại cuộc họp.Phải khẩn trương xây dựng chính sách mua, thuê, thuê mua trên cơ sở kinh nghiệm đã làm trước đây (Chương trình gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng); hướng dẫn các địa phương xây dựng chiến lược phát triển nhà ở; Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện quy trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; ban hành thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành, trong đó có nghiên cứu thực hiện song song, đồng thời có các thủ tục rút ngắn thời gian thực hiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; có các tiêu chuẩn, quy trình thống nhất, hướng dẫn thực hiện thống nhất cho các địa phương trên cả nước. Rà soát, tổng hợp số liệu các dự án, căn hộ triển khai đã triển khai kể từ khi có Đề án, từ đó có cơ sở theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc. Nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng nhà ở tại khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội.NHNN thu xếp tín dụng tạo thuận lợi cho cả người vay, người mua, người bán; khẩn trương chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước lớn chung tay cùng doanh nghiệp nghiên cứu xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội, mở rộng gói tín dụng, kéo dài thời gian vay 10-15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3-5% so lãi suất vay thương mại thông thường; chủ trì phối hợp Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp nghiên cứu, hướng dẫn các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn thực hiện các thủ tục dự án nhà ở xã hội đơn giản, thuận lợi hơn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Bộ Tài chính, NHNN khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện cho vay nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2024-2025, cố gắng hoàn thành trong tháng 6/2024; Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập Quỹ đầu tư nhà ở xã hội, cố gắng sớm đề xuất trước ngày 30/6/2024; xây dựng hướng dẫn các địa phương phát hành trái phiếu cho nhà ở xã hội.Thủ tướng chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương cần quyết tâm chính trị cao hơn, nỗ lực hơn, quyết liệt hơn để cùng vào cuộc thúc đẩy; các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh có đông công nhân, có nhu cầu lớn về mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An… cần tích cực làm tốt, khẩn trương làm tốt khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, duyệt đối tượng mua, duyệt giá bán với tinh thần các thủ tục này phải được làm nhanh, thuận lợi; rà soát, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho nhà ở xã hộiThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu ý kiến tại cuộc họp.Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các sở, ban ngành cần chủ động thực hiện các thủ tục về quy hoạch, kế hoạch đất đai, sử dụng đất đai, chương trình phát triển nhà ở, chọn chủ đầu tư…; phối hợp Bộ Tài chính phát hành trái phiếu phục vụ phát triển nhà ở xã hội; tập trung triển khai thực hiện mục tiêu của Đề án trên cơ sở phân bổ chỉ tiêu hoàn thành việc xây dựng nhà ở xã hội của từng tỉnh, thành phố đã được Bộ Xây dựng nêu; Ngân hàng Chính sách xã hội nghiên cứu giải pháp cho vay để mua, thuê mua với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, phối hợp tìm ra các sáng kiến huy động nguồn.Các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lập tiến độ, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực tài chính, áp dụng công nghệ mới, rút ngắn thời gian thi công; đối với các dự án đã được lựa chọn chủ đầu tư thì phải khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý để khởi công xây dựng theo các đồ án quy hoạch; sau khi khởi công dự án thì cần nhanh chóng cung cấp, công bố công khai, đầy đủ các thông tin liên quan dự án để người dân biết; khẩn trương triển khai khởi công, bảo đảm tiến độ hoàn thành các công trình trên quỹ đất 20% cho nhà ở xã hội; chủ động rà soát đối tượng, điều kiện đăng ký với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để được công bố trong mục vay vốn ưu đãi gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng.Các cơ quan truyền thông tập trung tuyên truyền về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, cổ vũ các địa phương, doanh nghiệp, mô hình làm tốt trong phát triển nhà ở xã hội.
https://nhandan.vn/thao-go-moi-kho-khan-trien-khai-quyet-liet-chuong-trinh-dau-tu-nha-o-xa-hoi-post809907.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "nhà ở xã hội", "đầu tư nhà ở xã hội", "quyền sử dụng đất đai", "phát triển nhà ở xã hội" ] }
Báo Nhân Dân trao 9 căn nhà Đại đoàn kết tại Vĩnh Long
NDO -Sáng 14/5,Báo Nhân Dânphối hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng chính quyền địa phương tổ chức Lễ trao tặng hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết” cho người dân khó khăn trên địa bàn xã Trà Côn, huyện Trà Ôn, tỉnhVĩnh Long. Dịp này, có 9 hộ nghèo, hộ dân tộc Khmer được ở trong căn nhà mới.
Dự lễ có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Quế Đình Nguyên, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; cùng lãnh đạo Ban Quản lý phóng viên thường trú, Cơ quan thường trực Báo Nhân Dân tại thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan thường trực Báo Nhân Dân tại Cần Thơ…Về phía tỉnh Vĩnh Long có đồng chí Hồ Văn Huân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long; đồng chí Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long…Báo cáo với đoàn, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Trà Côn Nguyễn Văn Nhiều cho biết, Trà Côn là xã thuộc khu vực 3 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã Khu vực 3, khu vực 2, khu vực 1 thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.986,96ha, đất nông nghiệp 1.724,26ha, còn lại 262,70ha đất phi nông nghiệp. Dân số có 3.205 hộ với 12.753 nhân khẩu. Trong đó 789 hộ dân tộc Khmer với 2.964 nhân khẩu, chiếm gần 25%, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và mua bán nhỏ.Hiện tại, xã có 195 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,08%, trong đó (hộ nghèo dân tộc 74 hộ chiếm 2,3%). Hộ cận nghèo còn 31 hộ, chiếm 0,96% (hộ cận nghèo dân tộc là 10 hộ chiếm 0,31%).Hiện xã đạt 13/19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu cuối năm 2024 đạt thêm 3 tiêu chí để nâng tổng số lên 16 tiêu chí. Cuối năm 2025 về đích nông thôn mới theo chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ.Trong năm qua, Đảng bộ cũng quyết tâm bằng mọi nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo,… nhưng nội lực có hạn nên chưa bảo đảm vì thế đến nay vẫn còn hộ nghèo, khó khăn về nhà ở.Thông qua Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long vận động Báo Nhân Dân và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ 9 căn nhà cho hộ nghèo trên địa bàn xã, mỗi căn xây dựng với số tiền 50 triệu đồng, đến nay cơ bản đã hoàn thành.Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh phát biểu tại buổi trao nhà.Phát biểu tại lễ trao tặng, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, cho biết, cùng việc thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền,Báo Nhân Dânluôn chú trọng đến công tác an sinh xã hội; kêu gọi các nhà tài trợ đồng hành cùng các chương trình chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc, công nhân lao động hằng năm mà Báo Nhân Dân tổ chức vào các dịp lễ, tết và nhiều chương trình khác.Với mong muốn hỗ trợ một phần nhỏ bé giúp các gia đình chính sách, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người dân vùng đồng bào dân tộc Khmer ở xã Trà Côn vơi bớt những khó khăn, có nơi ở khang trang, ổn định cuộc sống để phát triển kinh tế, Báo Nhân Dân đã phối hợp cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ 9 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách trên địa bàn xã xây dựng nhà mới.Đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh, trong thời gian tới, Báo Nhân Dân sẽ tiếp tục thông tin về tình hình của địa phương, tuyên truyền những thành tựu nổi bật cũng như những khó khăn của người dân, để từ đó kêu gọi sự quan tâm của nhiều nhà tài trợ hơn nữa cùng chung tay hỗ trợ các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung.Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh cùng đoàn công tác thăm nhà và chụp hình lưu niệm.Dịp này, Lãnh đạo Báo Nhân Dân cũng đã trao tặng quà cho những hộ dân được hỗ trợ nhà.
https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-trao-9-can-nha-dai-doan-ket-tai-vinh-long-post809228.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Báo Nhân dân", "Lê Quốc Minh", "trao nhà", "đại đoàn kết", "Tổng Biên tập Báo Nhân Dân" ] }
Chủ động phòng, tránh thiên tai ở Thanh Hóa
NDO -Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đề nghị các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quanchủ độngứng phó, giảm thiểu thiệt hại, người cùng phương tiện tham gia giao thông không lưu hành qua tràn ngập nước sâu, chảy xiết.
Theo bản tin gần 17 giờ ngày 5/6 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, qua theo dõi ảnh mây radar cho thấy mây đối lưu tiếp tục phát triển nhiều nơi trên khu vực tỉnh Thanh Hóa.Dự báo các huyện miền núi: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành; khu vực đồng bằng duyên hải thuộc các huyện: Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định, Nông Cống, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Nghi Sơn, các thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn có mưa rào và dông.Cùng ngày cơ quan chức năng nhận định, mưa lớn có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp; mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan:Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; sẵn sàng lực lượng tại chỗ để kịp thời hỗ trợ người dânkhắc phục hậu quả(nếu có).Người dân cứu hộ người thoát ra từ xe ô-tô bị nước cuốn ở xã Giao An, huyện Lang Chánh chiều 4/6.Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đề nghị triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.Ban cũng yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan chủ động sẵn sàng tiêu úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, triển khai phương án bảo đảm an toàn các công trình đê điều, thủy lợi, đặc biệt là các vị trí xung yếu, công trình đang thi công dở dang; bố trí lực lượng thường trực và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra; tổ chức trực ban nghiêm túc, tổng hợp báo cáo kịp thời về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh và Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố.
https://nhandan.vn/chu-dong-phong-tranh-thien-tai-o-thanh-hoa-post812852.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Chủ động phòng tránh thiên tai ở Thanh Hóa", "giảm thiểu thiệt hại do thiên tai", "chủ động ứng phó thiên tai" ] }
Suy giảm hàng trăm ha rừng tại Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk
NDO -Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn vừa tiến hành làm việc, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường diện tích rừng tự nhiên thuộc lâm phận doTrung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắkquản lý thì phát hiện gần 400 ha rừng bị suy giảm. Tuy nhiên, đây chưa phải là kết quả cuối cùng, hiện nay công tác rà soát đang được tiếp tục và dự kiến diện tích rừng bị suy giảm còn lớn hơn.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Quốc Hưng cho biết, trên cơ sở báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn về công tác quản lý, bảo vệ rừng và việc rà soát, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng của Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn tiến hành làm việc, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm thuộc lâm phần do Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng quản lý thìtổng diện tích rừng bị suy giảm là 397,11 ha; trong đó, Trung tâm lập hồ sơ, chuyển Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn để xác minh, cập nhật là 308,698 ha.Trong vụ phá rừng năm 2021 thuộc lâm phận do Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng quản lý, khi phát hiện vẫn còn hàng chục m3 gỗ tại hiện trường.Kết quả kiểm tra hồ sơ cho thấy, một sốdiện tích rừng bị biến độngtheo báo cáo của Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng và tại biên bản kiểm tra xác minh giữa Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn, Trung tâm và Ủy ban nhân dân xã Krông Na không thể hiện số hiệu lô; chỉ kiểm tra một điểm toạ độ; chưa xác định rõ nguyên nhân diễn biến theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Bên cạnh đó, diện tích báo cáo của Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng thấp hơn diện tích cập nhật của Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn là 83,772 ha. Theo lý giải của Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng, nguyên nhân chênh lệch là do Hạt Kiểm lâm huyện cập nhật đối với diện tích biến động của kết quả rà soát, đã được đoàn liên ngành kiểm tra tại khu vực khảo sát lập Dự án Duy Khang Nguyên, Bảo Ân; trong thành phần đoàn kiểm tra đã có Hạt Kiểm lâm nên Trung tâm không báo cáo đối với diện tích này.Một diện tích lớn rừng bị triệt hạ.Ngoài ra, theo báo cáo của Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng thì Trung tâm đang tiếp tục chỉ đạo Phòng kỹ thuật tiến hành rà soát diện tích rừng bị giảm để báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện cập nhật theo quy định; dự kiến diện tích rà soát giảm khoảng gần 500 ha. Tuy nhiên, do không có kinh phí, đơn vị tự rà soát, nhân lực mỏng nên dự kiến thời gian thực hiện xong trong quý II/2024.Còn theo hồ sơ xác minh, cập nhật diễn biến rừng trong năm 2023 và kết quả lập hồ sơ xử lý các vụ vi phạm về lâm nghiệp của Hạt Kiểm lâm Buôn Đôn cho thấy, trong năm 2023, Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn đã xác minh, cập nhật diện tích rừng tự nhiên bị giảm tại Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng là 397,11 ha, gồm 4,64 ha do phá rừng và 392,47 ha do nguyên nhân khác; trong đó 308,698 ha được xác minh, cập nhật theo báo cáo của Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng; 83,772 ha theo biên bản phúc tra hiện trạng rừng khu vực khảo sát lập Dự án Duy Khang Nguyên và Dự án Bảo Ân.Kết quả kiểm tra hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn cho thấy, toàn bộ diện tích rừng bị phá là 4,64 ha đã được Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng chuyển Hạt Kiểm lâm huyện lập hồ sơ xử lý, cập nhật theo quy định. Tại các biên bản xác minh diện tích rừng bị giảm do nguyên nhân khác là 392,47 ha, một số diện tích không thể hiện số hiệu lô; chỉ kiểm tra 1 điểm toạ độ trong lô; chưa xác định rõ nguyên nhân diễn biến theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không có hồ sơ xử lý vi phạm về lâm nghiệp, đất đai… kèm theo.Trong đó nhiều cây rừng có đường kính lớn cũng bị triệt hạ.Trong diện tích 392,47 ha được cập nhật do nguyên nhân khác, có 25,56 ha đã được Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn cập nhật diễn biến rừng năm 2022 với loại đất, loại rừng sau diễn biến là đất có rừng tự nhiên 23,28 ha và đất đã trồng rừng 2,28 ha. Hạt Kiểm lâm huyện đã lập hồ sơ xử lý Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng một vụ về vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng.Ngoài ra, qua kiểm tra bản đồ theo dõi diễn biến rừng của Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng nhận thấy, một số lô đã bị mất, không có dữ liệu không gian nên tổng diện tích tự nhiên của Trung tâm giảm so với thực tế.Mặc dù ngay khu vực phá rừng được phát hiện trong năm 2021 có treo bảng cấm phá rừng, khai thác gỗ.Kết quả kiểm tra hiện trường cho thấy, trên cơ sở báo cáo của Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng và kết quả cập nhật diễn biến rừng năm 2023 của Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn, kiểm tra thực tế hiện trường 16 lô đã được cập nhật, nhận thấy 16 lô cập nhật từ “đất có rừng” thành “đất không có rừng” phù hợp với thực tế. Hiện trạng các lô kiểm tra vẫn còn các gốc cây gỗ mục, cháy xém, có đường kính từ 10 đến 30 cm.Tin liên quanQuản lý và khai thác bền vững tài nguyên rừngNgoài ra, kiểm tra thực tế có 2 vị trí có biến động đã được Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng rà soát trên ảnh vệ tinh, nhưng chưa báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện xác minh, cập nhật theo quy định.Rừng tự nhiên thuộc lâm phận do Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk quản lý trong mùa khô năm 2024.Từ kết quả kiểm tra nêu trên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ, xử lý theo quy định đối với diện tích rừng bị biến động; đặc biệt, đối với diện tích 25,56 ha đã được cập nhật năm 2022 là đất có rừng tự nhiên 23,28 ha và đất đã trồng rừng 2,28 ha, nhưng năm 2023 cập nhật bị biến động theo nguyên nhân khác.Tiếp tục rà soát diện tích rừng bị biến động trên địa bàn quản lý, trong đó có các lô bị mất dữ liệu không gian, báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn kiểm tra, xác minh cập nhật theo quy định và hoàn thành trong quý II/2024.Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể có liên quan trong việc để diện tích rừng bị giảm 397,11 ha. Đồng thời tăng cường phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn và chính quyền địa phương tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng, nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn hướng dẫn Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng thực hiện chế độ báo cáo, thiết lập hồ sơ diễn biến rừng đúng, đầy đủ theo quy định. Xử lý vi phạm đối với chủ rừng không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền khi có biến động về diện tích rừng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và các quy định liên quan.Phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phương kiểm tra, xác minh toàn bộ diện tích rừng bị biến động để xác định rõ nguyên nhân diễn biến rừng. Kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ, xử lý theo quy định đối với diện tích rừng bị biến động; đặc biệt đối với diện tích 25,56 ha đã được cập nhật năm 2022 là đất có rừng tự nhiên 23,28 ha và đất đã trồng rừng 2,28 ha, nhưng năm 2023 cập nhật bị biến động theo nguyên nhân khác.Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể có liên quan trong việc xác minh, cập nhật diễn biến chưa chính xác, không làm rõ nguyên nhân đối với diện tích rừng bị giảm 392,47 ha; trong đó có diện tích 25,56 ha đã được cập nhật năm 2022 là đất có rừng tự nhiên 23,28 ha và đất đã trồng rừng 2,28 ha, nhưng năm 2023 cập nhật bị biến động theo nguyên nhân khác…Trụ sở làm việc của Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng được thành lập theo Quyết định số 3138/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Bảo tồn voi và Ban Quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn. Hiện nay, trung tâm quản lý, bảo vệ với tổng diện tích tự nhiên là 10.426,65 ha gồm 16 tiểu khu nằm trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tiếp giáp với hai huyện Ea Súp và Cư M’gar, có đường Quốc lộ 29C chạy qua, giao thông đi lại thuận lợi nên dễ bị bên ngoài tác động vào rừng. Hiện trạng rừng chủ yếu là rừng tự nhiên núi đất lá rộng.Trong những năm qua, tình trạng khai thác lâm sản, phá rừng, lấn chiếm đất rừng để lấy đất sản xuất thuộc lâm phận do Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng quản lý diễn biến phức tạp, nhưng chưa được ngăn chặn triệt để. Vì vậy, cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể đã để hàng trăm ha rừng ở đây bị suy giảm. Trên cơ sở đó, cần có hình thức xử lý thích đáng và đề ragiải pháp quản lý, bảo vệ rừnghiệu quả hơn.
https://nhandan.vn/suy-giam-hang-tram-ha-rung-tai-trung-tam-bao-ton-voi-cuu-ho-dong-vat-va-quan-ly-bao-ve-rung-tinh-dak-lak-post801541.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk", "Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn", "Trung tâm Bảo tồn voi", "cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk", "gần 400 ha rừng bị suy giảm", "Nguyễn Quốc Hưng", "Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn", "diện tích rừng bị biến động", "phá rừng", "diễn biến rừng" ] }
Chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 ngay sau kỳ nghỉ lễ
Ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Bưu điện Việt Nam sẽ thực hiện chi trảlương hưu,trợ cấp bảo hiểm xã hộitháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người hưởng với tổng số tiền là hơn 18.000 tỷ đồng.
Tổng Công tyBưu điện Việt Namcho biết, cơ quan này đã chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người hưởng ngay saukỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.Theo đó, trong kỳ chi trả lương hưu, trợ cấpbảo hiểm xã hộitháng 5/2024, Bưu điện Việt Nam sẽ thực hiện chi trả cho hơn 3,3 triệu người hưởng với tổng số tiền là hơn 18.000 tỷ đồng.Việc chi trả tiền qua tài khoản ATM cho người hưởng sẽ được Bưu điện Việt Nam thực hiện ngay khi nhận được danh sách và tiền từ cơ quanbảo hiểm xã hội, chậm nhất là ngày hôm sau. Thời gian chi trả tại các điểm chi trả ở xã, phường, thị trấn bắt đầu từ ngày 2/5 đến hết ngày 10/5, còn thời gian chi trả tại điểm giao dịch của bưu điện từ ngày 11/5 đến hết ngày 25/5.Tuy nhiên, tại từng địa phương, bưu điện các tỉnh/thành phố/trung tâm sẽ phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội các địa phương quyết định thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng cụ thể phù hợp với từng địa bàn.Việc chi trả tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM cho người hưởng sẽ được thực hiện ngay khi nhận được danh sách và tiền từ cơ quan bảo hiểm xã hội, chậm nhất là ngày hôm sau. Thời gian chi trả tại các điểm chi trả ở xã, phường, thị trấn bắt đầu từ ngày 2/5 đến hết ngày 10/5, còn thời gian chi trả tại điểm giao dịch của bưu điện từ ngày 11/5 đến hết ngày 25/5.Thời gian bắt đầu chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của các địa phương không được muộn hơn nhiều ngày so với quy định chung và kết thúc cùng ngày với quy định chung.Khi đến nhận tại điểm chi trả, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và người nhận thay được ủy quyền cần mang các giấy tờ theo quy định như thẻ chi trả, giấy ủy quyền còn hiệu lực.Do kỳ chi trả tháng 5/2024 được thực hiện ngay sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, để bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, Bưu điện Việt Nam đã ban hành công điện yêu cầu các bưu điện tỉnh/thành phố/trung tâm chuẩn bị chu đáo các công tác liên quan đến việc chi trả.Bên cạnh việc tập trung tối đa chi trả đúng đủ, tận tình tại điểm chi trả, các đơn vị bố trí nhân lực tổ chức chi trả kịp thời tại nhà cho người hưởng già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật không có khả năng đi đến nhận, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình chi trả để xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh nếu có.Với kinh nghiệm phục vụ tốt chi trả lương hưu và các chính sách an sinh xã hội, cùng sự gắn bó và trách nhiệm với cộng đồng, trong thời gian qua, công tác chi trả các chế độ an sinh xã hội của Bưu điện Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của người hưởng và các cơ quan chính quyền địa phương bởi sự chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo của đội ngũ chi trả.Các khoản tiền chế độ được chi trả đúng quy định, công khai, minh bạch về thực hiện chính sách chi trả. Lịch chi trả được thực hiện trong thời gian cố định hằng tháng và có thông báo đến từng người thụ hưởng. Việc chi trả được thực hiện đúng thời gian, đúng người hưởng, đúng số tiền theo danh sách chi trả do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.Ngoài việc chi trả tại các điểm, đối với những đối tượng người hưởng già yếu, không có khả năng đi lại, không có người nhận thay để ủy quyền, Bưu điện Việt Nam đã thực hiện chi trả tại nhà, không thu phí từ người hưởng.Với lợi thế về mạng lưới phủ rộng đến từng thôn bản, đội ngũ nhân viên của Bưu điện Việt Nam nắm vững địa bàn, nên dễ dàng nắm bắt được địa chỉ người hưởng để phục vụ tại nhà, qua đó, làm cho người hưởng quý mến, càng thêm tin tưởng vào các chế độ chính sách của Nhà nước.Trước đó, ngày 22/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có công văn gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố hướng dẫn việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của kỳ chi trả tháng 5/2024.Để bảo đảm chi trả đầy đủ, kịp thời lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 cho người hưởng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để lập, chuyển danh sách và chuyển kinh phí cho cơ quan bưu điện kịp thời. Không để ảnh hưởng đến thời gian chi trả các chế độ cho người hưởng.Đồng thời, bảo hiểm xã hội các địa phương phối hợp cơ quan bưu điện tỉnh rà soát lịch chi trả, bảo đảm thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành về việc quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
https://nhandan.vn/chi-tra-luong-huu-va-tro-cap-bao-hiem-xa-hoi-thang-5-ngay-sau-ky-nghi-le-post806863.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "lương hưu", "Bưu điện Việt Nam", "nghỉ lễ 30/4 và 1/5", "nghỉ lễ 2024", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "bảo hiểm xã hội", "trợ cấp bảo hiểm xã hội" ] }
Trao giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất 5G cho Viettel và VNPT
NDO -Chiều 15/4, tại Hội nghị giao ban Quản lý Nhà nước quý I/2024 với đối tượng quản lý, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Trước đó, trong tháng 3, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đấu giá băng tần cho 4G/5G. Kết quả là:Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội trúng đấu giákhối băng tần B1 (2500-2600 MHz) với giá hơn 7.500 tỷ đồng;Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trúng đấu giákhối băng tần C2 (3700-3800 MHz) với giá hơn 2.580 tỷ đồng.Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Thành Phúc cho biết, với việc đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G từ ngày 11/4/2024.Thông qua đó, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng triển khai thương mại hóa 5G trên phạm vi toàn quốc trong năm 2024, hình thành một hạ tầng mới thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số tại Việt Nam.Phát biểu tại lễ trao giấy phép, Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel khẳng định, khi có tần số, Viettel quyết tâm sớm đưa dịch vụ 5G chính thức cung cấp tới người dùng trong năm 2024; cũng như tăng cường hạ tầng cho 4G. Mạng 5G sẽ là một trong những hạ tầng số quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số.Ông Tào Đức Thắng cũng mong muốn tiếp tục được tham gia đấu giá các tần số mới để xây dựng phát triển hạ tầng, cung cấp thêm nhiều dịch vụ tốt hơn nữa, hiện đại hơn nữa cho xã hội, người dùng.Còn theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT Tô Dũng Thái, việc cấp giấy phép sớm là cơ sở để doanh nghiệp có thể triển khai dịch vụ 5G tới khách hàng, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhắc nhở, mặc dù đấu giá thành công 5G, nhưng từ nay đến năm 2030, dung lượng vẫn chủ yếu là 4G. Vì thế, bên cạnh việc đầu tư cho 5G, Bộ trưởng đề nghị các nhà mạng vẫn chú trọng tập trung 4G. Hiện 4G Việt Nam không có tần số thấp để phủ sóng trong nhà, chỉ phủ sóng ở tần số cao, nên nhiều nơi trong nhà sóng điện thoại bị chập chờn.
https://nhandan.vn/post-804805.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "5G", "đấu giá băng tần", "Viettel", "VNPT", "Bộ Thông tin và Truyền thông" ] }
Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ"
NDO -Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.
Báo Nhân Dân sẽ ưu tiên tặng phụ san cho độc giả đã đăng ký/đăng nhập trên Báo Nhân Dân điện tử tại địa chỉhttps://nhandan.vn/và đọc ít nhất 3 tin, bài.Bạn đọc có thể đến trụ sở Cơ quan thường trú Báo Nhân Dân tại các tỉnh, thành phố đang sinh sống và cung cấp lịch sử website đã đọc nội dung trên Báo Nhân Dân để nhận phụ san.Video hướng dẫn độc giả nhận phụ san tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ.“Cơn sốt” ấn phẩm báo in đặc biệtNhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024),Báo Nhân Dânđã phát hành số báo đặc biệt ngày 7/5/2024 với 8 trang thông tin tăng thêm, gồm 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Bạn đọc có thể cắt, ghép thành bức tranh panorama dài tới 3,21m (kỷ lục đối với báo in) và tương tác với tranh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc quét mã QR để đọc thông tin mở rộng. Công nghệ AR cho phép người dùng xem một bức tranh panorama động trong chiều không gian vật lý.Ngay sau khi phát hành, số báo Nhân Dân ngày 7/5/2024 đã tạo “cơn sốt”, các sạp báo in đã “cháy hàng” từ sáng, hàng nghìn bạn trẻ gen Z tìm mọi cách để “săn lùng” tờ báo đặc biệt trong nhiều ngày.Tài khoản Panony chia sẻ:“Em xin chỗ bán ở Quảng Ninh ạ. Đội nắng đi tìm chỗ bán từ qua tới giờ không thấy. Đợt này mà không mua được em tiếc”.Khi tài khoản Nhà của Lá khoe tìm được 3-4 số báo trên mạng xã hội, rất nhiều bạn trẻ đã năn nỉ xin mua lại:“Bạn ơi, bạn có thể chia ngọt sẻ bùi lại không?”.Tin liên quanGen Z "săn lùng" mua báo Nhân Dân số đặc biệt kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên PhủTrước nhu cầu tăng cao của bạn đọc, ngày 10/5, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 5.000 bản phụ san tranh để tặng độc giả. Trong đó, 1.000 bản được gửi tới cư dân, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa. Tòa soạn dành tặng 4.000 bản còn lại cho độc giả tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và độc giả liên lạc qua kênh fanpage Báo Nhân Dân. Tuy nhiên, số lượng phụ san tăng thêm vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của độc giả.Bạn đọc xếp hàng từ sớm để nhận phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân vào ngày 11 - 12/5 tại 71 Hàng Trống. (Ảnh: THẾ ĐẠI)Mong mỏi từ bạn đọc trên cả nước“5.000 bản thật sự quá ít, 50.000 bản còn hết”; “Mình tăng lên 1 triệu bản đi ạ, cho cháu mua tặng học sinh với Báo Nhân Dân ơi”; “Báo Nhân Dân cho bán online đi ạ! Người dân chúng tôi muốn mua về tặng các bác cựu chiến binh ở địa phương”,… Đây là vài trong số hàng nghìn bình luận của bạn đọc trên TikTok bày tỏ muốn có tờ Báo Nhân Dân đặc biệt ngày 7/5/2024.“Mong báo sẽ được bán tại tất cả các bưu điện trên toàn nước. Mình thực sự muốn mua và trân trọng ý tưởng của Báo Nhân Dân”.Một độc giả trẻ đã may mắn sở hữu phụ san panorama. (Ảnh: THẾ ĐẠI)Cũng niềm mong mỏi có được ấn phẩm Nhân Dân số đặc biệt, chị Nguyễn Huyền (người dân thành phố Điện Biên Phủ) có hai con trai đang học tiểu học, mầm non trên địa bàn thành phố đã đi tìm khắp các hiệu sách tìm mua, nhưng không có. Chị Nguyễn Huyền nhắn tin cho phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tỉnh Điện Biên, đề nghị mua giúp chị một tờ Báo Nhân Dân có in bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ.Sau khi ra mắt 10 ngày, vẫn có hàng nghìn bạn đọc gửi thư về tòa soạn, qua fanpage mong muốn có phụ san đặc biệt ngày 7/5. Từ nguồn xã hội hóa, Báo Nhân Dân quyết định phát hành thêm 100.000 bản phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ để tặng độc giả trên cả nước. Từ ngày 20/5/2024, Báo Nhân Dân sẽ ưu tiên tặng bạn đọc đã có tài khoản và đọc tin bài trên tranghttps://nhandan.vn/. Bạn đọc có thể đến trụ sở Cơ quan thường trú Báo Nhân Dân gần nhất để nhận phụ san.Danh sách địa chỉ nhận phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân tại 63 tỉnh/thành phố:LinkChủ đề: Triển lãm tương tác tranh Panorama Chiến dịch Điện Biên PhủHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợiHuy động gần 7 tỷ đồng thực hiện các công trình, phần việc trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè ở Sơn LaNhiều giáo viên, học sinh ở Bạc Liêu phấn khởi được tặng tranh "Chiến thắng Điện Biên Phủ"
https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-tang-ban-doc-100000-ban-phu-san-tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-post809845.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Phụ san", "Bản phụ", "Panorama", "Báo Nhân Dân", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
Yên Bái hủy nổ bom Mỹ tồn sót sau chiến tranh
NDO -Ngày 18/6, tại thao trường huấn luyện bắn súng xã Lang Thíp, huyện Văn Yên, lực lượng Công binh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnhYên Báiphối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện Văn Yên, tiến hành hủy nổ thành công quả bom nặng 340kg, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Trước đó, khoảng 8 giờ 10 phút ngày 14/6, gia đình ông Nguyễn Văn Tú, thôn Nghĩa Dũng, xã Lang Thíp, trong khi san gạt đất nền nhà đã phát hiện một vật thể nghi là bom, đã báo cáo lên Ủy ban nhân dân xã Lang Thíp.Lực lượng dân quân xã Lang Thíp di chuyển bom lên xe. (Ảnh: THANH SƠN)Sau khi nhận tin báo, Ban Chỉ huy quân sự huyện Văn Yên cử cán bộ xuống xác minh thực tế. Qua xác minh, xem xét sơ bộ ban đầu đây là loại bom được thả xuống trong chiến tranh đánh phá miền bắc vào những năm 1968-1970. Vị trí bom nằm ở tọa độ 4639.9 thuộc thôn Nghĩa Dũng, xã Lang Thíp (thuộc đất gia đình ông Nguyễn Văn Tú) và cách tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai về phía đông khoảng 300m.Di chuyển bom tới vị trí hủy nổ. (Ảnh: THANH SƠN)Vỏ bom được xác định còn tốt, đường kính 0,42m, chiều dài 1,2m, có trọng lượng 340kg (loại 750 bảng Anh), là loạibom phá, nằm sâu dưới đất khoảng 2m. Khi phát hiện, phần đầu bom hướng xuống dưới, hiện bom đã lộ thiên.Sáng 18/6, các lực lượng chức năng đã tổ chức di dời quả bom đến thao trường huấn luyện bắn súng xã Lang Thíp và tiến hành nổ hủy thành công, bảo đảm tuyệt đối an toàn.
https://nhandan.vn/yen-bai-huy-no-bom-my-ton-sot-sau-chien-tranh-post815042.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Hủy nổ bom", "bom Mỹ", "chiến tranh", "Yên Bái" ] }
Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn
NDO -Sáng 23/5/2024, tại Mộc Châu, Sơn La, Công đoàn Viên chức Việt Nam khai mạc Hội nghị tập huấn công tác văn phòng năm 2024. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trựcCông đoàn Viên chức Việt Nam.
Tham dự hội nghị có đồng chí Vàng A Lả, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La; Lãnh đạo Công đoàn Viên chức tỉnh Sơn La; Chủ tịch, Phó Chủ tịch và cán bộ công đoàn phụ trách văn phòng của các công đoàn ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo, cán bộ các Ban, Văn phòng Công đoàn Viên chức Việt Nam.Tại Chương trình tập huấn lần này, các đại biểu được nghe, thảo luận 03 chuyên đề lớn do các đồng chí báo cáo viên đến từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn trình bày với các nội dung: Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý văn bản, điều hành của Công đoàn Việt Nam (Voffice); Hướng dẫn lập và quản lý hồ sơ công việc; Kỹ năng, phương pháp xây dựng báo cáo và quán triệt một số quy định về văn bản mật.Tin liên quan8 kiến nghị của đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn đối với Đảng, Nhà nướcPhát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Viên chức Việt Nam nhấn mạnh: Lớp tập huấn lần này có nhiều nội dung rất quan trọng nhằm cung cấp thông tin, trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp về các công việc cụ thể chuẩn bị cho công tác văn phòng công đoàn, tích cực đổi mới kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động của các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.Đồng chí Nguyễn Văn Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam.Đồng chí Nguyễn Văn Đông đề nghị các cán bộ công đoàn tham gia tập huấn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham dự đầy đủ, nghiêm túc; tập trung nghiên cứu các chuyên đề được truyền đạt để áp dụng, triển khai thực tốt trong hoạt động công đoàn trong thời gian tới...Nhân dịp này, đồng chí Vàng A Lả, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La đã đến dự và phát biểu chào mừng với hội nghị tập huấn.Theo đó, đồng chí rất vui mừng và hoan nghênh Công đoàn Viên chức Việt Nam và các cán bộcông đoànđã tin tưởng, lựa chọn Sơn La là địa phương để tổ chức Hội nghị; đồng chí Vàng A Lả đã giới thiệu một số nét đặc trưng về con người, tổ chức công đoàn tại Sơn La và rất mong muốn các đại biểu dự hội nghị có dịp trải nghiệm, quảng bá, tiếp tục lựa chọn Sơn La cho các chương trình tiếp theo.Hội nghị tập huấn diễn ra từ ngày 22-24/5/2024 với các nội dung được truyền đạt trên lớp học, đồng thời kết hợp các hoạt động tập thể cho cán bộ công đoàn nhằm tăng cường sự gắn kết, học tập kinh nghiệm.Thông qua hội nghị, cán bộ các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam được nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng hoạt động công đoàn; đồng thời nắm được mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp và các bước tiến hành để làm tốt công tác văn phòng phù hợp với chương trình chuyển đổi số trong tổ chức Công đoàn.
https://nhandan.vn/day-manh-cong-tac-chuyen-doi-so-trong-hoat-dong-cong-doan-post810732.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Mộc Châu", "Sơn La", "Công đoàn Viên chức Việt Nam", "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam" ] }
Sơn La phát động Tháng hành động vì trẻ em
NDO -Sáng 22/5, tại huyện Quỳnh Nhai, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”.
Hiện tỉnh Sơn La có gần 383.000 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm gần 30% dân số. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La luôn dành nhiều sự quan tâm với nhiều hoạt động chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em.Các chỉ số về sức khỏe của trẻ emSơn Lađược cải thiện rõ rệt, 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được khám, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập; trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vaccine; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng giảm còn 16,4% và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ngày càng được quan tâm hơn, trẻ khuyết tật, yếu thế được tham gia các chương trình giáo dục đặc biệt.Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La tặng quà cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Trong năm 2023, các cấp, các ngành, đoàn thể, đơn vị trong và ngoài tỉnh Sơn La đã tặng hơn 87.000 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền hơn 6,9 tỷ đồng; tổ chức các chương trình khám dị tật hàm mặt, tim bẩm sinh, khuyết tật vận động cho trên 2.500 trẻ em, trong đó phẫu thuật cho 165 trẻ.Hưởng ứngTháng hành động vì trẻ emnăm 2024, các cấp, các ngành và các huyện, thành phố Sơn La tiếp tục chú trọng trong việc dạy cho trẻ em kỹ năng sống, tự bảo vệ bản thân tránh tai nạn, thương tích, đuối nước và nguy cơ bị xâm hại.Tin liên quanHậu Giang phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023Tỉnh Sơn La đã huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao của trẻ em; trao học bổng, tặng quà, đồ dùng học tập chotrẻ em, nhất là trẻ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ kinh phí khám sàng lọc, phẫu thuật, chỉnh hình đối với trẻ em khuyết tật; giám sát việc thực hiện chính sách cho trẻ em, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em…Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã tặng 50 suất quà cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai.
https://nhandan.vn/son-la-phat-dong-thang-hanh-dong-vi-tre-em-post810550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Sơn La", "trẻ em", "Tháng hành động", "Ủy ban nhân dân tỉnh" ] }
Trao 28 căn nhà "chữ thập đỏ" ở Bình Phước
NDO -Sáng 8/5, tại thị xã Bình Long, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo cấp tỉnh năm 2024, với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương".
Tại Lễ phát động, Ban tổ chức đã trao tặng 28 cănnhà chữ thập đỏcho các gia đình khó khăn về nhà ở, mỗi căn trị giá 80 triệu đồng. Trong đó, Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng kỹ thuật Becamex - Bình Phước tài trợ 25 căn.Dịp này, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã ra mắt Quỹ hoạt động chữ thập đỏ và trao tặng tiền hỗ trợ từ ứng dụng thiện nguyện của tỉnh cho 12 hộ gia đình khó khăn với số tiền gần 60 triệu đồng.Tin liên quanTháng Nhân đạo 2024: Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thươngĐặc biệt, 350 gia đình có hoàn cảnh khó khăn của thị xã Bình Long được Ban tổ chức trao tặng phiếu tham gia mua sắm miễn phí các nhu yếu phẩm tại "chợ 0 đồng" với định mức 500 nghìn đồng.Qua 6 năm triển khai thực hiệnTháng Nhân đạodo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khởi xướng, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Bình Phước đã vận động nguồn lực xây tặng 177 căn nhà "chữ thập đỏ", trợ giúp hơn 96 nghìn lượt đối tượng yếu thế với tổng giá trị trên 40 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/trao-28-can-nha-chu-thap-do-o-binh-phuoc-post808553.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Bình Phước", "nhà chữ thập đỏ", "Tháng Nhân đạo", "chợ 0 đồng", "hộ gia đình khó khăn" ] }
Cân đối trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Ba Chương trình mục tiêu quốc gia vềgiảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai trong những năm qua.
Các chính sách của chương trình tác động tích cực đến kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân vùng nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, nhiều dự án, thành phần của các chương trình mục tiêu triển khai không đồng đều, dẫn đến tình trạng “việc dễ thì làm, việc khó thì tránh”; thậm chí nhiều dự án không thực hiện được, phải trả lại nguồn vốn.Hai năm qua,tỉnh Quảng Ngãitập trung thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sau thời gian thực hiện, tình trạng mất cân bằng giữa các tiểu dự án, thành phần rõ rệt hơn. Năm 2023, huyện Trà Bồng bố trí nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững gần 160 tỷ đồng. Trong đó, huyện đã đầu tư, xây dựng 20 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu với tổng kinh phí 92 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch vốn được giao; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo 30,6 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch.Trong khi các dự án, thành phần liên quan đến hạ tầng được huyện triển khai nhanh, đạt kết quả tốt, thì các dự án, chương trình đầu tư liên quan đến hỗ trợ sản xuất, đào tạo nhân lực, cải thiện dinh dưỡng có tỷ lệ giải ngân thấp, chưa đạt hiệu quả. Cụ thể, dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo chỉ thực hiện được 5,8% kế hoạch vốn được giao; chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, truyền thông và giảm nghèo thông tin chưa thực hiện được; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em chỉ đạt 4% kế hoạch nguồn vốn của năm 2023.Tương tự, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cũng xảy ra tình trạng mất cân bằng khi thực hiện các thành phần, tiểu dự án ở cơ sở. Với nguồn vốn năm 2023 là 377,5 tỷ đồng, hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây đã tập trung triển khai chương trình, giải ngân kinh phí đầu tư phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.Các lĩnh vực đầu tư hạ tầng thiết yếu, xây dựng nhà ở tái định cư, công trình văn hóa, giáo dục thực hiện với kết quả từ 70-100%, đạt kế hoạch trong năm. Tuy nhiên, đối với các dự án, thành phần lĩnh vực dân sinh, an sinh bền vững cho nhân dân về phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, đào tạo nghề, phát triển giáo dục nghề nghiệp, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thì kết quả thực hiện thấp, từ 8-40% kế hoạch. Thậm chí nhiều phần việc, hạng mục chưa thực hiện được trong thời gian dài.Công tác giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu được thực hiện nhanh, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Công tác giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu được thực hiện nhanh, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thế nhưng, các dự án, chương trình liên quan đến hỗ trợ sản xuất, đời sống dân sinh, tăng thu nhập cho người dân khó thực hiện hơn.Hầu hết ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi còn lúng túng trong việc tổ chức triển khai thực hiện những nội dung, vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống người dân như phát triển sản xuất, nâng thu nhập, cải thiện dinh dưỡng, việc làm bền vững, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, khởi nghiệp, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống…Nhiều tiểu dự án, thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia đạt tỷ lệ thấp hoặc không thực hiện được đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và tiến độ thực hiện chương trình. Sau thời gian thực hiện chậm, không triển khai được thì các địa phương, sở, ngành xin trả lại nguồn vốn cho tỉnh, trung ương. Và đương nhiên người dân không được hưởng lợi từ những chính sách do Nhà nước đầu tư như kỳ vọng, mong chờ.Để tránh tình trạng mất cân bằng khi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các bộ, ngành trung ương và địa phương cần có những giải pháp cụ thể, trong đó, ưu tiên nhân lực tập trung giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn khi thực hiện các dự án, chương trình liên quan, tác động trực tiếp đến đời sống, dân sinh.
https://nhandan.vn/can-doi-trong-thuc-hien-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-post802305.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Giảm nghèo", "Dân tộc thiểu số", "Dân sinh", "chương trình mục tiêu quốc gia" ] }
Ký Thỏa thuận thực hiện Hiệp định bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Thỏa thuận thực hiệnHiệp định song phươngvềbảo hiểm xã hộigiữa Việt Nam vàHàn Quốcthống nhất lao động phái cử không tham gia bảo hiểm xã hội của bên ký kết kia trong khoảng thời gian được ghi tại chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội. Việc miễn trừ bảo hiểm xã hội sẽ được chấp thuận khi người sử dụng lao động và người lao động nộp một bản gốc chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội được cơ quan thực hiện hai bên cấp.
Nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 25/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiệnHiệp địnhgiữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc vềbảo hiểm xã hội, chiều 23/1, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cơ quan Hưu trí quốc gia (NPS) Hàn Quốc đã ký kết trực tuyến Thỏa thuận thực hiện Hiệp định bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động hai quốc gia, góp phần xây dựng chung nền an sinh xã hội công bằng và bền vững.Hiệp định chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024. Việc ký kết Hiệp định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của người lao động cũng như để bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động của hai nước.Đồng chủ trì lễ ký có Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh và Phó Tổng Giám đốc điều hành phụ trách hưu trí NPS Hàn Quốc Kim Jeong Hark.Dự buổi lễ còn có đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Việt Nam và Hàn Quốc là hai đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong chặng đường hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng và có những bước tiến triển vượt bậc, sâu rộng trên nhiều phương diện, với những dấu mốc quan trọng như từ Đối tác toàn diện năm 2001 đến Đối tác chiến lược năm 2009 và Đối tác chiến lược toàn diện năm 2022.Ngày 14/12/2021, tại Seoul (Hàn Quốc), thừa ủy quyền của Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kwon Deok Cheol đã ký Hiệp định hợp tác song phương về bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ hai nước.Đại diện Việt Nam và Hàn Quốc ký Thỏa thuận thực hiện Hiệp định bảo hiểm xã hội Việt Nam-Hàn Quốc theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: VSS)Hiệp định đã được cơ quan có thẩm quyền hai nước phê duyệt và Bộ Ngoại giao của hai bên thông báo cho nhau về việc hoàn tất các thủ tục nội bộ để Hiệp định chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024. Việc ký kết Hiệp định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của người lao động cũng như để bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động của hai nước.Theo Quyết định số 436/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được giao là cơ quan đầu mối, trực tiếp triển khai thực hiện Hiệp định; chủ động phối hợp với cơ quan thực hiện phía Hàn Quốc để trao đổi, thống nhất các nội dung đưa vào dự thảo Thỏa thuận hành chính, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phía Việt Nam để trao đổi, ký kết Thỏa thuận hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phía Hàn Quốc, làm cơ sở để cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định.Thực hiện nhiệm vụ trên, ngày 8/12/2023, tại Hàn Quốc, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan; Thứ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kim Hyejin đã ký kết Thỏa thuận hành chính thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc về bảo hiểm xã hội.Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh cảm ơn sự phối hợp tích cực của NPS Hàn Quốc thời gian qua đã phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thiện nội dung Thỏa thuận hành chính giữa hai bên.Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc ký kết Thỏa thuận hành chính, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh chia sẻ: "Lễ ký kết hôm nay là thành quả nỗ lực làm việc của hai cơ quan suốt thời gian qua. Đây cũng là một trong những bước cuối cùng để có thể bắt đầu triển khai Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam-Hàn Quốc. Một hiệp định song phương đầu tiên của hai quốc gia trong lĩnh vực này và cũng là Hiệp định song phương đầu tiên về bảo hiểm xã hội của Việt Nam với một quốc gia khác”.Theo nội dung Thỏa thuận, hai bên thống nhất lao động phái cử không tham gia bảo hiểm xã hội của bên ký kết kia trong khoảng thời gian được ghi tại chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội. Việc miễn trừ bảo hiểm xã hội sẽ được chấp thuận khi người sử dụng lao động và người lao động nộp một bản gốc Chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội được cấp bởi cơ quan thực hiện hai bên.Tại Hàn Quốc, ông Kim Jeong Hark - Phó Tổng Giám đốc điều hành phụ trách hưu trí của NPS Hàn Quốc - cũng gửi lời cảm ơn tới Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đồng hành cùng NPS trong việc thiết lập bộ khung Thỏa thuận thực hiện Hiệp định bảo hiểm xã hội giữa hai nước. “Chúng tôi đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; đồng thời nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác trong việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung của Hiệp định và Thỏa thuận hành chính”- ông Kim Jeong Hark chia sẻ.Theo nội dung Thỏa thuận, hai bên thống nhất lao động phái cử không tham gia bảo hiểm xã hội của bên ký kết kia trong khoảng thời gian được ghi tại chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội. Việc miễn trừ bảo hiểm xã hội sẽ được chấp thuận khi người sử dụng lao động và người lao động nộp một bản gốc Chứng nhận đối tượng bảo hiểm xã hội được cấp bởi cơ quan thực hiện hai bên.Hai bên cũng thống nhất, nếu lao động phái cử về nước do được điều động hoặc kết thúc hợp đồng lao động và phái cử lần nữa, thì việc phái cử này được coi là phái cử mới và giai đoạn miễn trừ sẽ được tính lại.Tại lễ ký kết, hai bên cũng thống nhất trao đổi thông tin bằng các phương pháp nhanh nhất có thể trong trường hợp pháp luật tương ứng thay đổi tác động tới việc áp dụng Hiệp định, dữ liệu cần thiết được sửa đổi, bổ sung để cải thiện quy trình làm việc của cả hai cơ quan thực hiện, các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Hiệp định và Thỏa thuận hành chính…Hiệp định hợp tác song phương về bảo hiểm xã hội và Thỏa thuận hành chính cùng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2024 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động hai nước khi di chuyển đến làm việc trên lãnh thổ của mỗi bên, bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động.Bên cạnh việc quy định về tránh đóng song trùng bảo hiểm xã hội, người lao động hai nước sẽ được tính cộng gộp thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở cả Việt Nam, Hàn Quốc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí.Hiệp định và Thỏa thuận hành chính khi được triển khai sẽ đáp ứng được kỳ vọng và sự mong đợi của đông đảo các doanh nghiệp và người lao động của cả 2 quốc gia.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/ky-thoa-thuan-thuc-hien-hiep-dinh-bao-hiem-xa-hoi-giua-viet-nam-va-han-quoc-post793560.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "Hiệp định song phương", "Việt Nam-Hàn Quốc", "Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội" ] }
Tiền Giang: Phát hiện lượng lớn nghi là ma túy trôi dạt vào bờ biển
NDO -Ngày 30/3, lãnh đạo huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) xác nhận các cơ quan như Bộ đội Biên phòng Tiền Giang, Công an tỉnh Tiền Giang, Công an huyện Gò Công Đông và các xã ven biển thuộc huyện Gò Công Đông đang điều tra một lượng lớn nghi là ma túy trôi dạt vào vùng biển Gò Công.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 16 giờ ngày 28/3, ông Nguyễn Minh Hiếu, sinh năm 1975, ngụ xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đi nhặt ve chai tại khu vực đê biển Gò Công thì phát hiện một túi ni-lông màu đen nên mở ra xem thì phát hiện bên trong có chứa nhiều gói hình hộp chữ nhật, bên ngoài bọc kín bằng băng keo xám, sau đó ông Hiếu tiếp tục đi nhặt ve chai và đi về nhà.Đến khoảng 18 giờ ngày 29/3, ông Hiếu tiếp tục đến khu vực trên để nhặt ve chai thì thấy các gói hình hộp chữ nhật trên vẫn còn nên đã lấy một gói đến cơ quan Công an trình báo.Các gói nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển Gò Công, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).Sau khi nhận tin báo, Bộ đội Biên phòng Tiền Giang, Công an Tiền Giang và các lực lượng tại địa phương đến hiện trường và tìm kiếm xung quanh. Bước đầu, cơ quan Công an phát hiện có 40 gói hình chữ nhật, trọng lượng mỗi gói từ 1,1 đến 1,2kg. Các gói này được bọc bằng ni-lông với các màu xanh dương, xanh lá, đỏ và đen.Lực lượng chức năng kiểm tra bên trong các hộp thì những gói này đều chứa chất rắn dạng bột nghi làma túy tổng hợp.Các gói nghi ma túy được các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện.Đến sáng 30/3, Cơ quan công an phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang mở rộng phạm vi tìm kiếm trên vùng biển Gò Công thì phát hiện thêm 12 gói hình hộp chữ nhật cũng giống như các hình hộp chữ nhật trước đó.Hiện, Bộ đội Biên phòng Tiền Giang, Công an Tiền Giang, Công an huyện Gò Công Đông và các xã ven biển Gò Công Đông tiếp tục cử lực lượng tìm kiếm những vật tương tự như trên dọc bờ biển Gò Công.
https://nhandan.vn/tien-giang-phat-hien-luong-lon-nghi-la-ma-tuy-troi-dat-vao-bo-bien-post802339.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Đê biển Gò Công", "Gò Công Đông", "Tân Điền", "Biển Gò Công", "Công an Tiền Giang" ] }
Khẩn trương khắc phục sạt lở hầm đường sắt tại thị trấn Chí Thạnh, Phú Yên
NDO -Trong lúc gia cố, sửa chữa hầm đường sắt thuộc địa phận thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An thì trời mưa, gây sạt lở bên trong đường hầm. Khoảng 30m3 đá từ nóc hầm đổ xuống lấp đường ray xe lửa. Ngành đường sắt và địa phương tỉnh Phú Yên đang phối hợp khắc phục sự cố sạt lở này.
Sự cố sạt lở hầm đường sắt qua thị trấn Chí Thạnh huyện Tuy An xảy ra khoảng 10 giờ 30 trưa nay 21/5. Trong lúc hầm đang thi công cải tạo, còn khoảng 5-6 mét nữa thì bất ngờ đất đá trên trần hầm sạt xuống. Do đơn vị chức năng đang phong tỏa để thi công nên không có đoàn tàu nào đi qua lúc xảy ra sự cố.Ông Phạm Văn Tiến, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnhPhú Yêncho biết, đang phối hợp ngành đường sắt, địa phương huyện Tuy An, chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức phân luồng, hạn chế tốc độ các phương tiện qua lại trên tuyến đường bộ liên tỉnh (ĐT 641) đoạn qua đèo Thị, Tuy An để đơn vị thi công khắc phục sự cốsạt hầm đường sắtbên dưới.Hiện trường bên trong đường hầm bị sạt lở.Khu vực hầm đường sắt Chí Thạnh hiện đang được Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư đang thực hiện sửa chữa, nâng cấp.
https://nhandan.vn/khan-truong-khac-phuc-sat-lo-ham-duong-sat-tai-thi-tran-chi-thanh-phu-yen-post810420.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:28", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:28", "tags": [ "Hầm đường sắt Chí Thạnh", "Thị trấn Chí Thạnh", "Tuy An", "Đường sắt", "Phú Yên" ] }
Báo động đỏ trên lâm phần rừng tràm Cà Mau
NDO -Nắng nóng kéo dài khiến phần lớn diện tích rừng ngập ngọt có nguy cơ cháy cao tại Cà Mau đặt trong tình trạng báo động đỏ, có khả năng xảy ra cháy bất cứ lúc nào.
Trưa 27/4, theo cập nhật mới nhất từ Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, toàn bộ lâm phần rừng tràm và rừng các cụm đảo trên địa bàn tỉnh Cà Mau hơn 45.600 ha đang trong tình trạng khô hạn nặng, trong đó có gần 31.000ha đang ở mức cảnh báo cháy cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm và cũng là cấp sau cùng trong thangcảnh báo cháy rừng.Giám sát phòng cháy chữa cháy rừng qua hệ thống camera tầm nhiệt tại Vườn Quốc gia U Minh hạ.Diện tích báo cháy cấp 5 tập trung nhiều tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (hơn 16.200ha), kế đến là Vườn quốc gia U Minh Hạ (hơn 4.800ha)…Hiện, mực nước tại hầu hết các kênh, rạch trong lâm phần rừng ngập ngọtCà Mauđang xuống rất nhanh, nơi nhiều nhất chỉ còn 2m và thấp nhất chỉ còn 0,05m. Với đà nắng nóng như hiện nay thì trong vài ngày tới, nhiều khả năng phần diện tích hơn 7.100ha rừng đang ở mức cảnh báo cháy cấp 4 (cấp nguy hiểm) của tỉnh Cà Mau sẽ chuyển sang báo cháy cấp 5.Các trạm, chốt giữ rừng tại Cà Mau tăng cường vận hành máy móc, thiết bị nhằm sẳn sàng cho tình huống xấu trong mùa khô.Trước tình hình khô hạn gay gắt nêu trên, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Cà Mau đã liên tục phát đi thông báo, đề nghị các cấp, các ngành, các chủ rừng và chính quyền các địa phương có rừng trên địa bàn tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm “bốn tại chỗ”.Trong đó, đặc biệt lưu ý công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành và thực hiện tốt các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là ý thức sử dụng lửa của từng cá nhân hộ gia đình sống trong và ven rừng; nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không có phận sự tự ý vào các khu rừng có nguy cơ cháy cao…Không gian rộng lớn tại Vườn Quốc gia U Minh hạ diễn ra nhiều hoạt động thể thao, du lịch, ẩm thực… trong dịp 30/4 và 1/5.Trước nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, Ban tổ chức Hội thao Hương rừng U Minh cũng vừa có quyết định khó khăn khi cho tạm dừng hoạt động đi bộ xuyên rừng U Minh ở cự ly 5.000m.Hội thao trên là một trong những hoạt động của chuỗi sự kiện Chương trình “Cà Mau - Điểm đến 2024”, được tổ chức tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Các hoạt động khác, như: chạy việt dã cự ly 500m và 2.500 m; bơi xuồng đua cự ly 800m; bơi đối kháng trên xuồng ba lá; thi bắt lươn; không gian trưng bày nông sản, trình diễn các món ăn, thức uống đặc trưng của địa phương… thì vẫn diễn ra bình thường.
https://nhandan.vn/bao-dong-do-tren-lam-phan-rung-tram-ca-mau-post806884.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Lâm phần rừng ngập ngọt Cà Mau", "Rừng tràm Cà Mau", "Vườn Quốc gia U Minh hạ" ] }
Xây dựng quy định liên thông với hai nhóm thủ tục hành chính liên quan khai sinh và khai tử
Văn phòng Chính phủ đã chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định quy định về hồ sơ,quy trình liên thôngđiện tử thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả đối với hai nhóm thủ tục hành chính:Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất. Văn bản đang được lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Ước tính có khoảng 1,4 triệu hồ sơ khai sinh và 680 nghìn hồ sơ đăng ký khai tử mỗi nămNgày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 (Đề án 06).Hai nhóm thủ tục hành chính thiết yếu (Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; và đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, hưởng mai táng phí) là các thủ tục hành chính gắn liền và phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân, liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, có số lượng đối tượng thực hiện lớn.TrongĐề án 06yêu cầu phải thực hiện chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình hai nhómthủ tục hành chínhthiết yếu (Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; và đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, hưởng mai táng phí) trên cơ sở xác thực, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp cho người dân.Đây là các thủ tục hành chính gắn liền và phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân, liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, có số lượng đối tượng thực hiện lớn. Mỗi năm, ước tính có khoảng 1,4 triệu hồ sơ khai sinh và 680 nghìn hồ sơ đăng ký khai tử.Bên cạnh đó, các thủ tục này thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều ngành: y tế, tư pháp, công an, lao động, thương binh và xã hội, bảo hiểm xã hội.Tuy nhiên, các văn bản pháp luật mới chỉ quy định việc thực hiện thủ tục hành chính riêng lẻ hoặc thực hiện liên thông bằng hình thức trực tiếp (hồ sơ giấy) đối với các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, hưởng mai táng phí.Mỗi năm, ước tính có khoảng 1,4 triệu hồ sơ khai sinh và 680 nghìn hồ sơ đăng ký khai tử.Việc thực hiện liên thông này, bước đầu đã giúp người dân giảm thời gian đi lại để nộp hồ sơ. Người dân chỉ cần trực tiếp đến một đầu mối để nộp hồ sơ và nhận kết quả, thay vì phải đi lại nhiều cơ quan để giải quyết thủ tục hành chính như trước đây.Trong thực tế, người dân vẫn phải chuẩn bị và nộp nhiều tờ khai, nhiều loại giấy tờ khác nhau, các thông tin phải khai báo nhiều lần và trùng lặp.Việc luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan (Tư pháp; Công an; Lao động-Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội) vẫn bằng hình thức thủ công, mất nhiều thời gian, chi phí, trong khi nhiều giấy tờ, dữ liệu đã được số hóa nhưng chưa được xác thực và tái sử dụng như: Căn cước công dân, hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng sinh,...Bên cạnh đó, trường hợp kiểm tra, xác minh thông tin trên hồ sơ giấy do người dân cung cấp cũng mất nhiều thời gian, nhất là việc đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan.Cắt giảm hoặc tái sử dụng tối thiểu 9 loại giấy tờThời gian qua, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp các bộ, ngành: Tư pháp, Công an, Lao động-Thương binh và Xã hội, Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng quy trình thực hiện liên thông điện tử đối với hai nhóm thủ tục hành chính nêu trên.Theo Bộ Công an, từ ngày 10/7/2023 đến ngày 28/11/2023, toàn quốc đã thu nhận 394.628 hồ sơ liên thông khai sinh và 30.751 hồ sơ liên thông khai tử.Công tác triển khai thí điểm tại 2 địa phương là Hà Nội, Hà Nam bắt đầu từ ngày 21/11/2022 và triển khai trên toàn quốc từ ngày 10/7/2023.Giải pháp này nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ người dân cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí, giúp người dân sớm được thụ hưởng thành quả thiết thực của việc chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, hệ thống thông tin của ngành y tế, ngành lao động-thương binh và xã hội,Theo Bộ Công an, từ ngày 10/7/2023 đến ngày 28/11/2023, toàn quốc đã thu nhận 394.628 hồ sơ liên thông khai sinh và 30.751 hồ sơ liên thông khai tử. Hiệu quả mang lại đã giúp tái cấu trúc quy trình, xây dựng 1 biểu mẫu điện tử chung, qua đó cắt giảm tối thiểu 9 loại giấy tờ và 6 trường thông tin bị trùng lặp. Người dân chỉ khai báo thông tin một lần để giải quyết 3 thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian giải quyết và giảm thời gian đi lại.Tính toán sơ bộ cho thấy, việc thực hiện liên thông điện tử đối với hai nhóm thủ tục hành chính này sẽ cắt giảm hoặc tái sử dụng lại (theo hướng người dân chỉ khai báo thông tin, giấy tờ một lần) đối với tối thiểu 9 loại giấy tờ.Cụ thể gồm: 2 mẫu đơn, tờ khai, Danh sách, giấy báo tử, sổ bảo hiểm xã hội, giấy chứng sinh, trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định, các loại giấy tờ tùy thân phải xuất trình (chứng minh nhân dân, hoặc căn cước công dân …) và 6 trường thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nơi cư trú, trong đó có nhiều trường thông tin trùng lặp.Ước tính sơ bộ, chi phí tiết kiệm được khoảng 331 tỷ đồng/năm. Trong trường hợp áp dụng chữ ký số trên ứng dụng của thiết bị di động giúp triển khai dịch vụ công toàn trình (mức độ 4), chi phí tiết kiệm được sẽ là 358,1 tỷ đồng/năm.Bên cạnh đó, còn giúp giảm chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết; rút ngắn thời gian luân chuyển hồ sơ; khắc phục được tình trạng sai lệch thông tin, làm giả hồ sơ; đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; góp phần thúc đẩy hình thành công dân số, xã hội số.Việc thực hiện liên thông điện tử đối với hai nhóm thủ tục hành chính này sẽ cắt giảm hoặc tái sử dụng lại (theo hướng người dân chỉ khai báo thông tin, giấy tờ một lần) đối với tối thiểu 9 loại giấy tờ. Ước tính sơ bộ, chi phí tiết kiệm được khoảng 331 tỷ đồng/năm.Tuy nhiên, quy trình này vẫn chưa liên thông xử lý hết các thủ tục hành chính có liên quan. Thí dụ, nhóm thủ tục hành chính liên thông khai tử mới liên thông giải quyết hỗ trợ chi phí mai táng chưa liên thông giải quyết chế độ trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp một lần dẫn đến đối tượng khi đi làm thủ tục phải thực hiện cả trực tuyến và trực tiếp. Điều này gây phiền hà, khó khăn, người dân phải đi lại nhiều lần, nhiều cơ quan, tăng thời gian, chi phí tuân thủ.Dự thảo Nghị định quy định về hồ sơ, quy trình thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả điện tử hai nhóm thủ tục hành chính liên thông: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; và đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất (gọi tắt là dự thảo Nghị định) hướng đến việc tạo các cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước trên môi trường điện tử cũng như thực hiện giải quyết chính sách, nhu cầu của người dân, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên thông thiết yếu cho người dân.Dự thảo Nghị định gồm 4 chương và 28 điều được bố cục như sau.Chương I gồm những quy định chung, có 5 điều.Chương II quy định hồ sơ, quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thực hiện liên thông hai nhóm thủ tục hành chính, gồm 10 điều. Nội dung của Chương này bao gồm 2 mục.Mục 1: Quy định về hồ sơ, quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thực hiện liên thông điện tử thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi (gồm các điều từ Điều 6 đến Điều 10).Mục 2: Quy định về hồ sơ, quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thực hiện liên thông điện tử thủ tục hành chính đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất (gồm các điều từ Điều 11 đến Điều 15), trong đó quy định Hệ thống thông tin quản lý cư trú tự động xóa đăng ký thường trú đối với trường hợp hồ sơ xóa đăng ký thường trú đầy đủ, đúng quy định mà cán bộ Công an không phải trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ để xóa đăng ký thường trú thủ công như trước đây.Chương III quy định trách nhiệm thực hiện liên thông thủ tục hành chính, gồm 10 điều về: (i) Trách nhiệm cơ quan cung cấp thủ tục hành chính liên thông; (ii) Trách nhiệm cơ quan thực hiện liên thông thủ tục hành chính; (iii) Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan: Tư pháp, Công an, Lao động-Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; (iv) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp.Chương IV: Điều khoản thi hành gồm 3 điều.Theo Điều 20 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, kinh phí duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được bảo đảm từ các nguồn: ngân sách nhà nước; nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị được phép để lại sử dụng theo quy định của pháp luật; nguồn viện trợ, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các nhà tài trợ; các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.Như vậy, nguồn lực để triển khai việc xây dựng, cung cấp hai nhóm thủ tục hành chính liên thông này cũng như việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và an toàn thông tin đều đã được quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP.Việc xây dựng dự thảo Nghị định này về cơ bản nhằm tạo ra khung pháp lý hướng đến việc thiết lập các quy định liên thông các thủ tục hành chính có liên quan với nhau. Do đó, không làm phát sinh thêm nguồn lực đối với các tổ chức, cá nhân khi áp dụng nội dung quy định tại Nghị định. Việc thực thi phía tổ chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của Nghị định là hoàn toàn khả thi.
https://nhandan.vn/xay-dung-quy-dinh-lien-thong-voi-hai-nhom-thu-tuc-hanh-chinh-lien-quan-khai-sinh-va-khai-tu-post791970.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "liên thông thủ tục hành chính", "đăng ký khai sinh", "thẻ bảo hiểm y tế", "đăng ký thường trú", "khai tử", "Đề án 06" ] }
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
NDO -Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện, do đó cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư chương trình.
Kết quả giải ngân có nhiều chuyển biến song chưa được như mong muốnTiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 22/5, Quốc hội nghe trình bày các tờ trình, báo cáo về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.Trình bày tờ trình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư, nêu rõ chương trình được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.Với sự quan tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, thời gian vừa qua, chương trình đã được triển khai tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bước đầu tạo được những tác động tích cực tới đời sống của người dân, đặc biệt là ở khu vực các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày tờ trình. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Kết quả giải ngân của chương trình đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua. So vớicác chương trình mục tiêu quốc gia, tỷ lệ giải ngân của Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi đạt kết quả tương đối khả quan.Tuy nhiên, về tổng thể, kết quả giải ngân của chương trình còn chưa được như mong muốn, đặc biệt là kết quả giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn tương đối thấp.Cụ thể, kết quảgiải ngânvốn đầu tư công bao gồm cả vốn đầu tư của năm 2022 kéo dài sang năm 2023 đạt 77% kế hoạch; giải ngân vốn sự nghiệp bao gồm cả vốn sự nghiệp của năm 2022 kéo dài sang năm 2023 đạt 28% kế hoạch.Trong quý I/2024, vốn đầu tư công giải ngân đến hết tháng 3/2024 (bao gồm cả vốn đầu tư kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024) của chương trình ước đạt được khoảng 2.110,772 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch.Vốn sự nghiệp giải ngân thực hiện chương trình ước chỉ đạt được khoảng 38,385 tỷ đồng, đạt 1% kế hoạch; ước thực hiện đến hết tháng 4/2024 (bao gồm cả vốn đầu tư kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024) của chương trình ước đạt 21% kế hoạch.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cũng cho biết, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện chương trình, cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư chương trình liên quan đến điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 120/2020/QH14; đối tượng tham gia thực hiện chương trình tại các dự án Dự án 4, Dự án 5, Dự án 6, Dự án 7.Vì vậy, việc Chính phủ đề xuất với Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình là cần thiết và cấp bách để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình đề ra.Quốc hội nghe trình bày các tờ trình, báo cáo về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bàodân tộc thiểu số và miền núi, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng theo quy định với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142 tỷ đồng.Việc điều chỉnh chủ trương không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương.Đề nghị Chính phủ rà soát kỹ lưỡng để quyết định các danh mục đầu tưThẩm tra tờ trình của Chính phủ về đề xuất này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, về nội dung đề nghị điều chỉnh, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh 2 nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư chương trình gồm nguồn vốn của chương trình và đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư.Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày báo cáo. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: "Nguồn vốn của chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”, Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh, bổ sung là: “Nguồn vốn của chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kinh phí sự nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm theo các nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương hằng năm và các quy định hiện hành”.Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế qua giám sát, không có vướng mắc trong quá trình thực hiện và các Nghị quyết của Quốc hội đã giao, ghi rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý.Nội dung đề nghị này sẽ được điều chỉnh cụ thể cho giai đoạn sau (2026-2030) trên cơ sở xem xét báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ vào cuối năm 2025.Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội sáng 22/5. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Về đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư, tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình, quy định đối tượng chương trình theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 là: “Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, các nội dung đề xuất đầu tư trên không thuộc phạm vi được quy định trong Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phần lớn xuất phát từ việc xác định địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại các Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 và Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 về phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển của Chính phủ.Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành Chương trình trong bối cảnh thời gian thực hiện còn rất ít, Hội đồng Dân tộc thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư chương trình như đề xuất của Chính phủ, để bảo đảm cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc thực hiện.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngMặt khác, việc đầu tư cho các nội dung trên là cần thiết, có vai trò quan trọng, tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của chương trình về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và đối tượng thụ hưởng trực tiếp là đồng bào sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng để quyết định các danh mục đầu tư trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; các công trình, dự án văn hóa gắn với phát triển du lịch, bao gồm cả trong và ngoài địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc điều chỉnh này không vượt quá tổng mức vốn của chương trình đã được Quốc hội phân bổ.Về hình thức điều chỉnh, Hội đồng Dân tộc nhất trí và đề nghị Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung củaKỳ họp thứ 7, không ban hành nghị quyết riêng.
https://nhandan.vn/can-thiet-dieu-chinh-chu-truong-dau-tu-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-post810556.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Hội đồng Dân tộc", "Dân tộc thiểu số", "Giải ngân", "chương trình mục tiêu quốc gia", "Quốc hội" ] }
Bắc Kạn khắc phục hậu quả thiên tai
NDO -Mưa to kèm gió lốc trong vài ngày qua đã gây thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng ở Bắc Kạn. Chính quyền và người dân các địa phương đang tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Thống kê của Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên taiBắc Kạncho thấy, mưa to kèm gió lốc từ đêm ngày 17 đến rạng sáng 22/4 đã gây thiệt hại hơn 1.500 ngôi nhà; gần 477ha ngô bị gẫy, đổ; 4 cột điện bị đổ; 76 lán trại, 3 nhà văn hóa thôn, 2 trụ sở UBND xã, 4 trường học, 1 nhà lưới bị tốc mái, hư hỏng...; ước thiệt hại gần 12 tỷ đồng.Đáng chú ý, trong số các ngôi nhà bị hư hại, tốc mái do gió lốc thì có khoảng 200 nhà là của các hộ nghèo và cận nghèo.Bạch Thông là huyện bịthiệt hạinhiều nhất với hơn 600 ngôi nhà bị tốc mái. Tâm điểm ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt thiên tai là xã Quân Hà với hơn 300 nhà ở bị hư hỏng.Những ngày qua, tranh thủ trời hửng nắng vào ban ngày, bà con đã chủ động mua lại tấm lợp, tôn và đang tập trung sửa chữa nhà, lợp lại những phần mái bị bung, thủng, bay mái.Tin liên quanBắc Kạn chủ động phòng, chống thiên tai từ sớm, từ xaTheo ông Trần Văn Bốn, thôn Nà Búng, xã Quân Hà, nhà ông bị thiệt hại khoảng 80m2 tấm lợp, mái tôn. Được sự giúp đỡ của anh em, gia đình đã khắc phục được một phần mái nhà bếp, còn nhà ở sẽ phải thêm nhiều ngày nữa mới xong do còn phải hàn nối lại sắt, chuẩn bị thêm mái tôn.Là hộ cận nghèo, bị mưa lốc cuốn bay toàn bộ mái nhà, gia đình anh Triệu Văn Duẩn, thôn Nà Búng, xã Quân Hà đã được anh em họ hàng cùng các hộ trong thôn ủng hộ tiền mua tấm lợp fibro xi-măng và giúp lợp lại mái nhà. Hiện nay, gia đình anh đã khắc phục xong thiệt hại do thiên tai và ổn định cuộc sống.Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quân Hà Triệu Trung Kiên, ngay sau khi thiên tai xảy ra, xã cùng các ban, ngành đoàn thể xã đã xuống các thôn để nắm tình hình, động viên các gia đình bị thiệt hại; chỉ đạo lực lượng dân quân xã giúp đỡ những hộ bị hư hỏng nặng.Đến nay, những hộ bị thiệt hại nhỏ cơ bản đã khắc phục xong. Những hộ gia đình bị thiệt hại nặng như hư hỏng toàn bộ mái nhà đang tiếp tục được lực lượng dân quân, lực lượng tại chỗ trong thôn giúp đỡ khắc phục.Lãnh đạo huyện Na Rì kiểm tra, chỉ đạo công tác sửa chữa nhà dân bị tốc mái. (Ảnh: HƯƠNG DỊU)Tại huyện Na Rì, mưa, lốc cũng gây thiệt hại lớn với thống kê sơ bộ có 284 nhà ở bị tốc mái, 38,7ha hoa màu bị ảnh hưởng.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Na Rì Lương Thanh Lộc, đối với những hộ bị tốc mái từ 70% trở lên, huyện đã chỉ đạo các xã huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục xong, bảo đảm không để người dân chịu cảnh “màn trời, chiếu đất”. Đối với các diện tích ngô bị gẫy, đổ do gió lốc, phòng chuyên môn đánh giá có thể hồi phục được nên huyện chỉ đạo người dân triển khai tăng cường chăm sóc.Điều thuận lợi là trong ngày 23/4, trời đã hửng nắng nên người dân các địa phương có điều kiện thuận lợi hơn trong công tác khắc phụchậu quả thiên tai. Đến nay, phần lớn nhà cửa bị hư hỏng, tốc mái đã cơ bản sửa chữa xong.Tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống thiên tai cho mọi người; tăng cường hoạt động thông tin truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến.Tỉnh cũng yêu cầu bằng nhiều hình thức phải bảo đảm thông tin về thiên tai đến được người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng; huy động và triển khai hiệu quả các nguồn lực để khắc phục hậu quả thiên tai.Được biết, do đặc thù địa hình, khí hậu nên Bắc Kạn thường xuyên xảy ra mưa lũ kèm gió lốc dẫn tới việc tốc mái nhà là rất phổ biến.Trung bình mỗi năm địa phương này có từ 400 đến hơn 1.000 nhà dân bị tốc mái do gió lốc, trong đó phần lớn là nhà của các hộ nghèo và cận nghèo.Qua số liệu rà soát năm 2023, Bắc Kạn hiện có khoảng 460 điểm với 2.300 hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cao về thiên tai, trong đó, nguy cơ sạt lở đất ảnh hưởng tới 1.743 hộ; lũ quét, lũ ống 238 hộ; ngập úng 319 hộ.
https://nhandan.vn/bac-kan-khac-phuc-hau-qua-thien-tai-post806203.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "khắc phục hậu quả", "hỗ trợ", "hộ nghèo", "Bắc Kạn", "thiên tai" ] }
TP Phan Thiết: Sụt lún nghiêm trọng kè sông Cà Ty
NDO -Ngày 27-4, đại diện Ban Quản lý Dự án TP Phan Thiết (Bình Thuận) cho biết, trong ngày hôm nay đã họp bàn với các cơ quan và đơn vị chuyên môn để đưa ra các phương án khắc phục tình trạng bờ kè sông Cà Ty bị sụt lún nghiêm trọng sau cơn mưa lớn kéo dài vào tối ngày 26-4.
Trước đó, vào tối ngày 26-4, sau nhiều đợt mưa lớn kéo dài từ khoảng 20 giờ đến 23 giờ trên địa bàn TP Phan Thiết, đặc biệt tại khu vực kè sông Cà Ty, thuộc phường Đức Nghĩa, đoạn từ cầu Trần Hưng Đạo đến cầu Lê Hồng Phong, nước trên đường Trưng Trắc chảy xiết ra phía bờ kè, khoét thành lỗ, gây xói lở và làm sập hành lang được lót đá trên bờ kè với chiều dài hơn 100m. Đoạn kè bê-tông tính từ đầu đường Lý Thường Kiệt đến đầu đường Lý Tự Trọng bị tác động của nước đã bị nghiêng về phía sông, nhiều chỗ bị nứt gãy có khả năng bị sập bất cứ lúc nào nếu tiếp tục có mưa lớn.Mặt hành lang dọc theo kè được lát đá có chiều rộng hơn 1,5m, dài hơn 100m được liên kết với kè bị nứt gãy, hỏng hoàn toàn, nhiều chỗ bị sụt lún, tạo thành hố sâu hơn 1m, dài hơn 10m. Đây cũng là vị trí được TP Phan Thiết cho tiến hành đầu tư chỉnh trang vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và do Ban Quản lý Dự án TP Phan Thiết làm chủ đầu tư. Đây cũng là vị trí được bố trí làm bãi đậu xe cho khách du lịch ghé tham quan và mua sắm tại chợ Phan Thiết, một địa điểm nổi tiếng nằm trong tour du lịch của các hãng lữ hành mỗi khi tới TP Phan Thiết.Ông Đỗ Minh Trí, Giám đốc Ban quản lý dự án TP Phan Thiết cho biết, dịp trước Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, các đơn vị thi công chỉ lót gạch nền vỉa hè, làm đẹp, chứ không  tác động vào kè cũ. Trong khi đó, kè Cà Ty được xây dựng từ rất lâu, đã xuống cấp nghiêm trọng. Ban quản lý đã họp cùng các đơn vị chuyên môn để đưa ra phương án khắc phục sớm nhất.Tuy nhiên, theo một số người dân sống tại đây, khi thi công chỉnh trang làm hành lang bộ tại vị trí này, đơn vị thi công đã xử lý một phần nền đường sát kè bê-tông để lát gạch làm vỉa hè. Khe kết nối giữa vỉa hè với kè bê tông là nơi nước mưa khoét vào làm sụt lún vỉa hè vừa được thi công và đã tác động làm kè bị nghiêng nứt nhiều chỗVị trí kè bị sụt lún nằm ngay trung tâm TP Phan Thiết, là nơi rất nhiều người và xe ô tô đi lại, nếu không nhanh chóng khắc phục và gia cố, chỉ cần một vài cơn mưa lớn, đoạn kè này sẽ bị sụp hoàn toàn xuống sông Cà Ty đe dọa đến sự an toàn của con đường Trưng Trắc và cuộc sống của người dân tại đây
https://nhandan.vn/tp-phan-thiet-sut-lun-nghiem-trong-ke-song-ca-ty-post643669.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "TP Phan Thiết", "sụt lún nghiêm trọng", "sông Cà Ty" ] }
Lâm Đồng: sập cầu Tà Năng 2 khi xe bồn lưu thông qua
NDO -Cầu sắt Tà Năng 2, trên đường ĐT729, thuộc địa bàn xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, vừa khắc phục, sửa chữa và đưa vào sử dụnglại bị sậplần 2, khi chiếc xe bồn trộn bê-tông chạy qua cầu.
Thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Đức Trọng cho biết, sáng 26/8, xe bồn (trộn bê-tông) của Công ty TNHH Triệu Khánh (Đức Trọng), lưu thông theo hướng từ xã Đà Loan đi xã Tà Năng. Khi đang chạy đến đoạn giữa thì cầu bất ngờ bị gãy khiến trục bánh sau của xe bồn sập xuống, chiếc xe lật xuống suối Tà Năng.Khi phát hiện cầu gãy, lái xe kịp thời nhảy ra khỏi và may mắn thoát nạn. Vụ việc khiếncây cầu bị hư hỏng nặng.Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng, cầu Tà Năng 2 chỉ cho phép các phương tiện có tải trọng tối đa 10 tấn lưu thông.Xe bồn bị lật xuống suối.Trước đó, ngày 19/6, cây cầu này đã bị gãy do xe quá tải trọng chạy qua. Đến ngày 22/6, chủ xe gây ra sự cố đã được cho phép khắc phục cầu dưới sự giám sát của cơ quan chức năng. Sau khi hoàn thành, các đơn vị đã kiểm tra và chấp thuận kết quả thi công với khả năngchịu tải của cầulà 10 tấn như trước khi xảy ra sự việc.Hiện chính quyền địa phương đang phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành xử lý vụ việc, phân luồng giao thông.
https://nhandan.vn/post-769345.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Lâm Đồng", "Đức Trọng", "Sập cầu", "Xe bồn", "Cầu sắt bị gãy", "khi xe bồn lưu thông qua cầu" ] }
Thống nhất cao quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe
NDO -Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết: Trong báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật, hầu hết các ý kiến nhất trí với phương án cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Chiều nay (22/5), Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảoLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới thông tin: So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý có 9 chương, 89 điều, số chương giữ nguyên và tăng 8 điều do bổ sung 5 điều mới, gộp 4 điều thành 2 điều, tách nội dung của một số điều thành 5 điều khác. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung của 79 điều, giữ nguyên nội dung 2 điều (Điều 33 và Điều 54). Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đạt được sự đồng thuận cao giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ...Đa số ý kiến nhất trícấm tuyệt đối nồng độ cồnChủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết: Trong báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật, hầu hết các ý kiến nhất trí với phương án cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.Bên cạnh đó, một số đại biểu đề nghị đưa ra mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn trong máu và hơi thở đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phân tích cụ thể, rõ ràng ưu điểm, hạn chế của mỗi phương án để báo cáo Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới thông tin về dự thảo Luật tại phiên làm việc chiều 22/5. (Ảnh: DUY LINH)"Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với dự thảo Luật và hầu hết các ý kiến trên nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội, bảo vệ tuổi thọ của giống nòi. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này tại khoản 2 Điều 10 dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý", báo cáo nêu.Liên quan đến ý kiến đề nghị bổ sung nội dung bãi bỏ khoản 6, điều 5 của Luật Phòng chống tác hại rượu, bia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, khoản 6 Điều 5 Luật Phòng chống tác hại rượu, bia quy định cấm “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” với phạm vi cấm không chỉ về giao thông đường bộ mà trên tất cả các lĩnh vực giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không). Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bổ sung nội dung này vào dự thảo Luật.Luật hóa quy địnhđấu giá biển số xe ô-tôVề đấu giá biển số xe, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, sau thời gian bước đầu thực hiện Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô-tô đã đạt được những kết quả quan trọng, đáp ứng được nhu cầu của người dân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo sự công khai, minh bạch trong công tác đăng ký, quản lý biển số xe ô-tô, được dư luận xã hội rất quan tâm và đồng tình, ủng hộ.Việc luật hóa quy định của Nghị quyết số 73/2022/QH15 vào dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là rất cần thiết, kết hợp với việc cấp và quản lý biển số xe theo mã định danh của chủ xe đã góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm số lượng giấy tờ khi đăng ký, công tác đăng ký xe, đáp ứng mục tiêu công dân số, Chính phủ số. Việc mở rộng đấu giá biển số xe kinh doanh vận tải và xe mô-tô là phù hợp với nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người dân muốn có biển số xe theo ý thích.Việc luật hóa quy định của Nghị quyết số 73/2022/QH15 vào dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là rất cần thiết.Do dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sẽ được Quốc hội thông qua trong cùng Kỳ họp thứ 7, nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án để gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan."Đa số ý kiến nhất trí và có góp ý cụ thể đối với Phương án bổ sung 1 điều vào dự thảo Luật này để bảo đảm phù hợp với phạm vi điều chỉnh, sẽ quy định đầy đủ, cụ thể các nội dung về đấu giá biển số xe và tạo nên sự thống nhất với các quy định khác trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ", Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội thông tin.Đề xuất tính điểm,trừ điểm giấy phép lái xeVề điểm của giấy phép lái xe, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng Điều 58 về điểm của Giấy phép lái xe. Việc bổ sung quy định điểm, trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý văn minh, hiện đại, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế số, xã hội số của nước ta. Quy định này sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của người lái xe.Người lái xe vi phạm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi có thể bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.Trường hợp bị trừ hết điểm, người được cấp giấy phép lái xe phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm bị trừ điểm giấy phép lái xe, thẩm quyền trừ điểm, trình tự, thủ tục thực hiện trừ điểm, phục hồi giấy phép lái xe và quy định lộ trình thực hiện Điều này.Quang cảnh phiên họp chiều 22/5. (Ảnh: DUY LINH)Liên quan đến việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông đường bộ, đa số các ý kiến cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Luật. Một số ý kiến đề nghị bổ sung trách nhiệm tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng thanh tra giao thông, Ủy ban Thường vụ thấy rằng, quy định chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính phù hợp với các quan điểm chỉ đạo của Đảng.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giao cho lực lượng cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm; còn Luật Đường bộ quy định thanh tra giao thông thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về kết cấu hạ tầng đường bộ.Trước ý kiến của một số đại biểu về việc thành lập Quỹ giảm thiệt hại do tai nạn giao thông, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ đạo bổ sung Điều 85 trong dự thảo Luật, bảo đảm nguyên tắc rõ ràng: không vì mục đích lợi nhuận; được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch; không được chi trùng với ngân sách nhà nước.Việc thành lập Quỹ này phù hợp với nhu cầu thực tiễn khi có rất nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ, góp phần giảm thiểu các thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra cho con người và xã hội. Nguồn kinh phí của Quỹ chủ yếu là nguồn tài chính xã hội hóa, huy động được tối đa nguồn lực và phát huy được sự chung tay chia sẻ của toàn xã hội hỗ trợ về tinh thần, vật chất cho những người không may bị nạn trong vụ tai nạn giao thông, thân nhân, gia đình của người bị tai nạn để họ nhanh chóng ổn định, trở lại cuộc sống thường ngày.
https://nhandan.vn/thong-nhat-cao-quy-dinh-cam-tuyet-doi-nong-do-con-khi-lai-xe-post810558.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Nồng độ cồn", "Luật An toàn giao thông đường bộ", "Trừ điểm giấy phép lái xe" ] }
Đà Nẵng: 3.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” sẵn sàng tặng bạn đọc
NDO -Chiều 20/5, tạiĐà Nẵng, Cơ quan thường trực Báo Nhân Dân tại Miền trung-Tây Nguyên đã nhận 3.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” sẵn sàng trao tặng bạn đọc vào ngày 22/5 sắp tới.
Theo đó, tại khu vực miền trung-Tây Nguyên, Báo Nhân Dân sẽ tổ chức trao tặng 16.000 bảntranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và 5 tỉnh Tây Nguyên mỗi địa phương sẽ trao tặng 1.000 bản.Tin liên quanBáo Nhân Dân tặng hơn 5.000 bản phụ san cho nhóm tác giả bức panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”Riêng Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại miền trung-Tây Nguyên (tại thành phố Đà Nẵng) sẽ trao tặng bạn đọc 3.000 bản. Dự kiến, bên cạnh các bạn đọc ghé đến nhận tranh, cơ quan sẽ tặng đến các đơn vị: bảo tàng, nhà trưng bày, thư viện, lực lượng vũ trang, ngành giáo dục, đoàn viên thanh niên…Thời gian tổ chức trao tặng từ 8 giờ 30 phút đến 17 giờ, trong các ngày 22 và 23/5.3.000 bản sẵn sàng trao tặng bạn đọc Đà Nẵng.Trước đó, tiếp nối sự thành công của triển lãm phụ bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại trụ sở Báo Nhân Dân (số 71-Hàng Trống, Hà Nội) với sự tham dự của trên 30.000 lượt người, theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, Báo Nhân Dân quyết định in thêm100.000 bản phụ sanđể tặng miễn phí bạn đọc trong cả nước.Trên bức tranh thể hiện toàn bộ Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ cùng với tóm tắt diễn biến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Trong quá trình tương tác với bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, bạn đọc có thể cắt, ghép thành bức tranh dài tới 3,21m (kỷ lục đối với báo in) và tương tác với tranh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc quét mã QR để tham khảo thông tin mở rộng.Trong đó, công nghệ AR cho phép người dùng thưởng lãm một bức tranh panorama động trong chiều không gian vật lý và mãn nhãn với nhiều hiệu ứng khác.
https://nhandan.vn/da-nang-3000-ban-tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-san-sang-tang-ban-doc-post810242.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Đà Nẵng", "Miền Trung-Tây Nguyên", "Trao tặng", "tranh panorama", "Chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
Hai học sinh đuối nước thương tâm ở sông Buông
Ngày 18/3, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Biên Hòa,tỉnh Đồng Naivà Ban Giám hiệu Trường trung học cơ sở Phước Tân 1 đã đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình hai em học sinh tử vong do đuối nước thương tâm ở sông Buông.
Sáng cùng ngày, Ban Giám hiệu Trường trung học cơ sở Phước Tân 1 đã phát động toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh quyên góp, hỗ trợ hoàn cảnh hai học sinh của trường bịđuối nước.Trước đó, vào chiều 17/3, hai anh em ruột là H.L.M.C (16 tuổi), học sinh lớp 9/8 và H.L.M.H (15 tuổi), lớp 8/1, Trường trung học cơ sở Phước Tân 1, cùng ngụ tại tổ 9A, khu phố Hương Phước, phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa ra sông Buông chơi.Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, gia đình nhận tin em C và H bị đuối nước và được một số người dân đưa lên bờ. Vị trí 2 em bị đuối nước cách nhà khoảng 4km.Gia đình em C và H có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn khi chỉ có cha là lao động chính trong nhà.Đây không phải là lần đầu xảy ra việc đuối nước thương tâm của trẻ em ở sông Buông, đoạn qua địa bàn phường Phước Tân. Trước đó, khoảng 14 giờ ngày 7/6, em Đ.T. T (10 tuổi) và em N.T.S (9 tuổi) ra bờ sông Buông chơi, đoạn thuộc khu phố Tân Cang, phường Phước Tân, không may hai em rơi xuống sông và bị đuối nước.
https://nhandan.vn/hai-hoc-sinh-duoi-nuoc-thuong-tam-o-song-buong-post800452.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Học sinh đuối nước sông Buông", "học sinh đuối nước", "Đồng Nai", "đuối nước", "thăm hỏi" ] }
Hà Nội xem xét “trả nợ” đất dịch vụ bằng đất đấu giá, tái định cư và xen kẹt
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân các quận, huyện và các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ giao đất dịch vụ cho người dân, trong đó, có thể xem xét bố trí quỹđất đấu giá, tái định cư, xen kẹt cho các hộ dân.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân, bảo đảm cơ bản hoàn thành xong trước ngày 30/9/2024.Đối với các địa phương đã có quỹ đất dịch vụ, thực hiện ngay việc giao đất cho các hộ theo quy định đối với quỹ đất đã hoàn thành xong xây dựng hạ tầng kỹ thuật; tập trung hoàn thiện thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng hạ tầng đối với quỹ đất chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng hoặc chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, làm cơ sở giaođất dịch vụcho các hộ theo quy định.Tin liên quanHà Nội yêu cầu giao đất dịch vụ cho dân trước tháng 10/2024Các quận, huyện, thị xã, cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phục vụ giao đất dịch vụ...Đáng chú ý, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương rà soát quỹ đất đấu giá, tái định cư, xen kẹt, vi phạm đất đai để thực hiện giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân.Địa phương còn thiếu quỹ đất dịch vụ, tổ chức rà soát quỹ đất đấu giá, quỹ đất tái định cư còn lại, quỹ đất thương phẩm, các dự án sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai và các khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư (phù hợp quy hoạch) để xem xét đề xuất, bố trí cho nhu cầu đất dịch vụ; tổ chức rà soát, đề xuất vị trí quỹ đất dịch vụ gửi Sở quy hoạch-kiến trúc để thống nhất tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận, tổ chức thực hiện các thủ tục tiếp theo về đầu tư, đất đai, xây dựng.Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phốHà Nộiyêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện nhận tiền thay bằng giao đất dịch vụ.Theo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tổng số nhu cầu đất dịch vụ để giao cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố hơn 360ha, tương đương 55.580 trường hợp.Đến nay, thành phố Hà Nội mới giao đất dịch vụ cho hơn 36.600 hộ dân, còn “nợ” đất dịch vụ của khoảng 19.000 hộ dân...
https://nhandan.vn/ha-noi-xem-xet-tra-no-dat-dich-vu-bang-dat-dau-gia-tai-dinh-cu-va-xen-ket-post802627.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Trả nợ đất dịch vụ", "Hà Nội", "tái định cư", "đất đấu giá", "Sở Tài nguyên và Môi trường", "đất dịch vụ" ] }
Yên Bái công khai đường dây nóng về chống hàng giả
NDO -Nhằm làm tốt công tác chống buôn lậu,gian lận thương mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ các giải pháp theo hướng dẫn của ngành, đồng thời công khai số điện thoại đường dây nóng 0911 282 389 để người dân kịp thời thông báo các vi phạm về hàng giả, hàng cấm đến cơ quan chức năng.
Trong quý I/2024, các đội công tác đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 74 vụ, thu nộp ngân sách gần 950 triệu đồng, trị giá hàng buộc tiêu hủy gần 2 tỷ đồng.Số hàng hóa buộc tiêu hủy chủ yếu là bánh kẹo, tăm cay, gà cay, xúc xích, nầm lợn đông lạnh, cá đông lạnh, thực phẩm chức năng… với trị giá hàng hóa hơn 1,7 tỷ đồng.Tin liên quanKhốc liệt cuộc chiến chống hàng giả, hàng lậuThông qua các phiên chợ vùng cao tại các xã miền núi, các bộ Quản lý thị trường tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phân biệthàng giả, hàng thật; phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức định kỳ kiểm tra cân tại các chợ, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và giúp các tiểu thương, hộ kinh doanh được tiếp cận với dịch vụ kiểm định định kỳ, bảo đảm minh bạch, khách quan, chính xác, công bằng giữa các bên trong mua bán, thanh toán hàng hóa, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
https://nhandan.vn/yen-bai-cong-khai-duong-day-nong-ve-chong-hang-gia-post802717.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Yên Bái", "đường dây nóng", "chống gian lận thương mại", "chống hàng giả", "gian lận thương mại" ] }
Hội thảo khoa học "Thành phố biển Nha Trang-Khánh Hòa phồn vinh và hạnh phúc"
Sáng 18/3, Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang phối hợp Viện Kinh tế-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnhKhánh Hòatổ chức Hội thảo khoa học “Thành phố biển Nha Trang - Khánh Hòa phồn vinh và hạnh phúc”.
Đến dự có các đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hải Bình, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Hồ Văn Mừng, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nha Trang; đồng chí Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học.Phát biểu đề dẫn khai mạc hội thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang Nguyễn Sỹ Khánh nhấn mạnh: Nha Trang có vị trí địa lý và địa hình lạ, quý hiếm; sự kết hợp đa dạng của các loại địa hình đồng bằng, đồi núi và các đảo trên vịnh biển đã tạo ra các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cho thành phố. Vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên của Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới là tiềm năng lớn trong phát triển du lịch biển.Từ một làng chài nhỏ bé nép mình bên sông Cái, Nha Trang đã vươn mình trở thành đô thị năng động của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vị thế, vai trò của Nha Trang ngày càng được khẳng định không chỉ của tỉnh Khánh Hòa, mà của cả khu vực và cả nước. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, sự phát triển của thành phố chưa ngang tầm và tương xứng với tiềm năng, lợi thế, cảnh quan mà thiên nhiên ban tặng cũng như giá trị văn hóa đặc sắc, nguồn nhân lực dồi dào mà thành phố đang sở hữu.Từ một làng chài nhỏ bé nép mình bên sông Cái, Nha Trang đã vươn mình trở thành đô thị năng động của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.Hiện Nha Trang còn không ít vấn đề đặt ra cần giải quyết, đó là cơ cấu kinh tế chưa thực sự cân đối, tỷ trọng công nghiệp, thương mại, đặc biệt là các lĩnh vực tài chính, ngân hàng phát triển còn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng của ngành dịch vụ du lịch. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chưa đạt như kỳ vọng. Bên cạnh đó, Nha Trang đang phải đối mặt với các vấn đề biến dạng đô thị như: giảm sút về tiện ích đô thị; quá tải về giao thông....Để đi tới phồn vinh và hạnh phúc, thực sự vươn tầm khu vực, thế giới và trở thành thành phố sáng tạo toàn cầu, thành phố Nha Trang luôn mong muốn được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, của Trung ương về mặt cơ chế, chính sách; cạnh đó là sự quan tâm tham gia, hiến kế của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý hàng đầu của quốc gia, quốc tế có những tình cảm gắn bó và sự quan tâm sâu sắc đếnNha Trang-Khánh Hòa.Hội thảo có 18 chuyên đề tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước, nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xây dựng, quy hoạch.Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân khẳng định, để có một thành phố phồn vinh, hạnh phúc cần có sự tính toán kỹ lưỡng, hài hòa giữa phát triển và bảo tồn; cần tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, hướng đến sự phát triển nhanh, bền vững, nhất là những giải pháp hiệu quả trong giữ gìn, phát huy, phát triển các giá trị, tiềm năng biển, đảo.
https://nhandan.vn/hoi-thao-khoa-hoc-thanh-pho-bien-nha-trang-khanh-hoa-phon-vinh-va-hanh-phuc-post800446.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Nha Trang", "Khánh Hòa", "Hội thảo khoa học", "Thành phố biển Nha Trang-Khánh Hòa phồn vinh và hạnh phúc" ] }
Phát triển đô thị thành phố Điện Biên Phủ
NDO -Thời gian qua,tỉnh Điện Biênquan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của thành phố Điện Biên Phủ để xứng tầm là đô thị đầu tàu và vị thếchiến thắng Điện Biên Phủ, nỗ lực phấn đấu sớm trở thành đô thị loại 2.
Diện mạo mớiTrên vùng đất chiến trường xưa gắn với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, diện mạo thành phố Điện Biên Phủ hôm nay nhiều đổi thay với các công trình đã và đang được xây dựng.Dự án “Chương trình đô thị miền núi phía bắc-thành phố Điện Biên Phủ” được thực hiện từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới giúp thành phố cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và điều kiện vệ sinh môi trường, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Hệ thống đường giao thông thuận lợi hơn, cơ sở vật chất khang trang, cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp. Dự án công viên Hồ điều hòa hoàn thành góp phần cải thiện vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan khu vui chơi giải trí và tăng cường an toàn giao thông cho thành phố.Kết cấu hạ tầng của thành phố Điện Biên Phủ hoàn thiện tạo động lực thúc đẩy các địa phương vệ tinh xung quanh phát triển. Những công trình: nhà khách tỉnh, đường 60m, tuyến đường động lực kết nối từ phía đông sang phía tây thành phố, chỉnh trang cải tạo kè sông Nậm Rốm, khu trung tâm chính trị hành chính tỉnh Điện Biên, Khu trung tâm thương mại và nhà ở thương mại Thành phố do Tập đoàn VinGroup đầu tư... đã và sẽ hình thành tạo diện mạo mới cho đô thị trung tâm.Công trình cầu Thanh Bình bắc qua sông Nậm Rốm dài 93m có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo cảnh quan đô thị. Việc xây dựng, quy hoạch khu Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đã tạo sự kết nối liên hoàn và hoàn chỉnh cho tổng thể khu vực tưởng niệm và di tích lịch sử chung quanh như: Đồi A1, Nghĩa trang liệt sĩ A1, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ...Tại buổi lễ khánh thành công trình sửa chữa và nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội-Điện Biên Phủ từ nguồn tài trợ của thành phố Hà Nội chào mừng70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cô trò nhà trường phấn khởi khi dạy và học trong ngôi trường khang trang được đầu tư tới 70 tỷ đồng. Đứng trước căn nhà mặt tiền mới xây ở khu tái định cư dự án mở rộng Cảng hàng không Điện Biên Phủ, anh Vũ Hữu ở phường Thanh Trường chia sẻ gia đình anh cùng nhiều hộ dân về nơi ở mới sớm ổn định cuộc sống, đỡ vất vả hơn làm nông trước đây.Cảng Hàng không Điện Biên sau khi nâng cấp.Thời gian qua, nhiều tuyến đường, khu đô thị được xây dựng, sửa chữa cũng góp phần thay đổi bộ mặt của thành phố Điện Biên Phủ. Các công trình được đẩy nhanh tiến độ thi công cuốn chiếu, đẩy mạnh ứng dụngkhoa học công nghệ, bảo đảm chất lượng, an toàn.Chia sẻ về quá trình thi công gói thầu số 4 đường 60m kéo dài, ông Nguyễn Quyết Chiến, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Mạnh Quân cho biết công ty huy động phương tiện, nhân lực kịp thời để bảo đảm tiến độ, khó khăn đến đâu khắc phục đến đó.Công trình cầu Thanh Bình bắc qua sông Nậm Rốm dài 93m có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo cảnh quan đô thị. Việc xây dựng, quy hoạch khu Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đã tạo sự kết nối liên hoàn và hoàn chỉnh cho tổng thể khu vực tưởng niệm và di tích lịch sử chung quanh như: Đồi A1, Nghĩa trang liệt sĩ A1, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ...Phó Giám đốc Sở Xây dựng Phạm Đức Minh chia sẻ, trong điều kiện tỉnh nghèo, kinh phí còn hạn hẹp nhưng cố gắng cân đối nguồn lực đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố. Công tác quản lý chi phí bảo đảm tiết kiệm và phòng, chống lãng phí, để ngân sách nhà nước đầu tư phát huy tối đa hiệu quả.Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Phi Sông cho biết, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư, tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực hiện đầu tư nhằm phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế, trong đó phát triển thành phố Điện Biên Phủ là “hạt nhân” để lan tỏa.Động lực lan tỏaTheo Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế-xã hội, thương mại-dịch vụ, du lịch, khoa học-kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, văn hóa nghệ thuật của tỉnh, là đô thị trung tâm của vùng Tây Bắc.Quy hoạch chung thành phố Ðiện Biên Phủ đến năm 2045 kỳ vọng mở ra tầm nhìn mới cho thành phố trong giai đoạn phát triển mới, bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Nhằm xây dựng thành phố Điện Biên Phủ trở thành đô thị xanh-sạch-văn minh, hoàn thành tiêu chí đô thị loại 2, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ Nguyễn Đạt Long cho biết, Ủy ban nhân dân thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai, định hướng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch dân cư phù hợp với nhu cầu phát triển đô thị trong từng giai đoạn.Thời gian qua, thành phố đã sắp xếp, bố trí nguồn lực để thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị nhằm sớm hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu hoặc đã đạt nhưng điểm số chưa cao, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn.Cùng với đó, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ sớm phê duyệt các đồ án quy hoạch, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết gắn với các dự án đầu tư để sớm triển khai các dự án đầu tư hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch-dịch vụ, hướng đến xây dựng và phát triển đô thị một cách bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.Khu trung tâm thương mại và nhà ở thương mại Thành phố do Tập đoàn VinGroup đầu tư.Theo các chuyên gia, để Ðiện Biên Phủ là thành phố du lịch văn hóa-lịch sử cách mạng cấp quốc gia; trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và trung chuyển (logistics) trọng điểm của khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh Ðiện Biên, vùng Tây Bắc vàvùng trung du và miền núi phía bắc, quy hoạch chung cần giải quyết một số vấn đề.Đó là phát triển kinh tế đô thị, bảo đảm đời sống người dân, xây dựng đô thị hiện đại nhưng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công nghiệp hóa; hiện đại hóa nông nghiệp; phát triển chuyển đổi số, công nghệ 4.0, bảo vệ giá trị cốt lõi các di sản quốc gia lịch sử chiến trường Ðiện Biên Phủ và phát triển kinh tế địa phương, kết hợp bảo đảm quốc phòng-an ninh, tạo dựng nên thương hiệu, tính đặc trưng riêng biệt của thành phố.Trong thời gian tới, thành phố Điện Biên Phủ chú trọng thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai nhằm phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội và hạ tầng đô thị; chỉnh trang các khu dân cư trong khu đô thị hiện hữu và các vùng lân cận để bố trí, ổn định dân cư bảo đảm phù hợp với quy hoạch góp phần tạo diện mạo mới cho đô thị thành phố và tăng dân số cơ học, tăng mật độ dân số để từng bước đáp ứng về quy mô dân số toàn đô thị và mật độ dân số đô thị theo tiêu chí đô thị loại 2.Thành phố cũng tập trung huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội, thu hút đầu tư theo định hướng phát triển của địa phương, phù hợp với các quy hoạch, khuyến khích các dự án phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn; phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với du lịch sinh thái, du lịch lịch sử và du lịch cộng đồng.Với 45 điểm di tích lịch sử trên địa bàn là điều kiện thuận lợi để xây dựng thành phố Điện Biên Phủ giàu bản sắc văn hóa trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt “Chiến trường Ðiện Biên Phủ” cùng với đặc trưng về sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa nhân văn.Khi thẩm định, tham gia ý kiến các đồ án quy hoạch, Sở Xây dựng đều lưu ý các khu vực cần bảo tồn, tu bổ, gìn giữ để phát huy giá trị lịch sử, bên cạnh đó quan tâm các khu phát triển mới, khu công viên cây xanh, các dự án hạ tầng, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc.Chủ đề: Điện Biên PhủĐưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻNữ y tá duy nhất của Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ qua đời ở tuổi 99Hiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/phat-trien-do-thi-thanh-pho-dien-bien-phu-post807727.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Điện Biên", "phát triển", "đô thị", "kết cấu hạ tầng" ] }
[Ảnh] Mưa lớn đầu giờ sáng, nhiều tuyến đường Hà Nội ngập cục bộ
NDO -Cơn mưa rất lớn đầu giờ sáng nay, 5/6 đã khiến nhiều đoạn đường tại Hà Nội ngập cục bộ. Các phương tiện di chuyển rất khó khăn.
Sáng 5/6, cơn mưa lớn tầm tã đã khiến một số tuyến đường tại Thủ đô Hà Nội bị ngập úng cục bộ.Nước dâng cao kèm mưa lớn đúng giờ đi làm khiến các phương tiện di chuyển vô cùng khó khăn.Hiện tượng ùn tắc cục bộ cũng xảy ra.*Mưa gây ngập úng trên phố Kim Mã.Tại đường Tân Triều, mưa lớn cũng gây ngập úng khá nghiêm trọng vào sáng nay 5/6.Ngập úng nhẹ cũng xuất hiện trên đường Nguyễn Xiển.Theo báo cáo nhanh, do ảnh hưởng của vùng mây đối lưu, trên địa bàn Thành phố có mưa vùng, cục bộ tại quận Hà Đông (72mm), quận Nam Từ Liêm (68mm), huyện Thường Tín (41,3mm), huyện Thanh Oai (33,6mm). Thời gian mưa tập trung từ 4 giờ tới 6 giờ.Ngõ 2 Tân Triều ngập nửa xe máy.Nước thậm chí còn tràn vào nhà dân.Công nhân công ty Thoát nước Hà Nội có mặt ứng trực tại các điểm ngập sáng 5/6.
https://nhandan.vn/anh-mua-lon-dau-gio-sang-nhieu-tuyen-duong-ha-noi-ngap-cuc-bo-post812743.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Mưa lớn tại Hà Nội", "Mưa cục bộ gây ngập", "Hà Nội" ] }
Nâng cao hiệu quả phiên giao dịch việc làm ở Hà Nội
Ước tính 3 tháng đầu năm, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hơn 44 nghìn người. Thời gian tới, Thành phố sẽ tích cực triển khai nhiều giải pháp, trong đó có đa dạng hóa hình thức của các phiên giao dịch việc làm nhằm kết nối với các địa phương lân cận, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp và người lao động.
Tăng cơ hội việc làm cho người lao độngNgày 25/3, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động quận Hoàn Kiếm.Tìm hiểu thông tin thị trường lao động tại phiên giao dịch việc làm lưu động quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: Nhật Quang)Chương trình có sự tham gia của 28 doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động là 2.170 chỉ tiêu. Riêng lĩnh vực du học, xuất khẩu lao động ở Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản.. có 100 chỉ tiêu, tăng cơ hội lựa chọn công việc chongười lao độngtại địa phương.Phiên giao dịch lưu động này tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn quận và khu vực lân cận được hỗ trợ về thông tinthị trường lao động, học nghề, xuất khẩu lao động. Đồng thời, tạo cơ hội trong tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Hoàn Kiếm có 28 doanh nghiệp tham gia. Nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động là 2.170 chỉ tiêu.Tại đây, các doanh nghiệp tuyển dụng tuyển dụng nhiều vị trí: quản lý, giám sát, bếp - phụ bếp, nhân viên hành chính, kế toán, nhân viên bán hàng. Có nhiều chỉ tiêu có chất lượng, cùng quyền lợi và mức thu nhập thỏa đáng cho người lao động.Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, cho biết, với dân số trên địa bàn hơn 200 nghìn người, trong đó khoảng 75% người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo đạt hơn 80%. Nhu cầu tìm việc làm của người lao động khá lớn.Với nhiều giải pháp tích cực, mỗi năm có hơn 8.000 người lao động của quận được tư vấn, giới thiệu việc làm. Con số này tập trung vào các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, du lịch với các ngành nghề như: bán hàng, kinh doanh hàng ăn, giải khát, kế toán, tài chính, thời trang, thương mại, kỹ thuật... Học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn quận được tư vấn hướng nghiệp, học một số nghề phù hợp, giúp các em lựa chọn những ngành/nghề xã hội đang cần, hợp với sở trường bản thân.Ông Hoàn cũng nhấn mạnh, cần đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện, ưu tiên các đối tượng thuộc hộ cận nghèo, thân nhân gia đình chính sách, người khuyết tật, quân nhân xuất ngũ, người tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn quận… trong công tác tạo việc làm.Tin liên quanTăng cơ hội việc làm cho lao động tại 6 địa phươngBà Vũ Hải Yến, Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Aden Services Việt Nam chi nhánh Hà Nội, chia sẻ, với nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường hiện nay, doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí khác nhau. Đó là: Quản lý tòa nhà, quản lý dịch vụ mềm, quản lý bếp ăn công nghiệp, kỹ sư trưởng, giám sát dịch vụ, bếp trưởng/bếp phó và số lượng lớn nhân sự tại các vị trí kỹ thuật viên, hành chính, lễ tân và nhân sự lao động phổ thông.Tại thành phố Hà Nội, doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự làm việc tại các dự án thuộc các quận như: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Long Biên và khu vực lân cận.Bà Yến hy vọng sẽ tuyển được lao động bảo đảm về số lượng, chất lượng từ nguồn lao động trên địa bàn Hoàn Kiếm và các quận, huyện lân cận ở Hà Nội.Còn theo đại diện Phòng đào tạo, Công ty Cổ phần nhân lực hàng không Tasseco, đến với chương trình, doanh nghiệp mong muốn được gặp gỡ và tư vấn với lứa tuổi học sinh. Từ đó, khơi gợi những đam mê và khả năng sẵn có của các em để có thể định hướng nghề nghiệp tốt hơn với độ tuổi này.Ba tháng, tạo việc làm cho hơn 44 nghìn ngườiChứng kiến lễ ký hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động tại chương trình. (Ảnh: Nhật Quang)Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Tây Nam, cho biết, ba tháng đầu năm 2023, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 44.573 lao động, đạt 27,5% kế hoạch năm.Để bảo đảm mục tiêu giải quyết việc làm cho 162 nghìn lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4% của Hà Nội trong năm nay, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, đồng thời chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai Kế hoạch số 21/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Qua đó, tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động.Ba tháng đầu năm 2023, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 44.573 lao động. Mục tiêu của năm 2023 là giải quyết việc làm cho 162 nghìn lao động.Cơ quan này cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sàn giao dịch việc làm thành phố. Tích cực hỗ trợ, duy trì việc làm ổn định cho người lao động và thực hiện tốt phúc lợi xã hội. Xây dựng hoàn thiện hệ thống dữ liệu về thị trường lao động và việc làm tại các quận huyện, thị xã và trên phạm vi toàn thành phố để tăng cường hiệu quả kết nối cung-cầu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.Nhận định về những khó khăn trong tạo việc làm cho người lao động ba tháng qua, ông Nguyễn Tây Nam nêu rõ, Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố gặp khó khăn nhất định do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong đơn hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp có thế mạnh xuất khẩu.Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, có việc tích cực triển khai phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối với các địa phương lân cận và khu vực phía bắc. Tới đây, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện các phiên giao dịch việc làm như vậy và đa dạng hóa các phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thị xã trên địa bàn.Năm 2022, Thành phố đã tổ chức 262 phiên giao dịch việc làm. Trong năm nay, sẽ cố gắng tổ chức hình thức này với số lượng nhiều hơn, đạt hiệu quả cao hơn.Trong quý 2 sắp tới, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tập trung tổ chức thêm các phiên giao dịch việc làm tại các quận, huyện, thị xã. Cùng với đó, phối hợp doanh nghiệp, nỗ lực bảo đảm đầy đủ nguồn nhân lực cho họ khi ký được các đơn hàng xuất khẩu.Quý 2 cũng là thời điểm tốt nghiệp của học sinh - sinh viên từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng tập trung giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này với các doanh nghiệp.Ông Nguyễn Tây Nam cho biết thêm, mới đây, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) triển khai thí điểm bộ công cụ quản lý điều hành sàn giao dịch việc làm trực tuyến kết nối các tỉnh,thành phố.Bộ công cụ áp dụng tại 15 hệ thống sàn giao dịch việc làm hiện có và các phiên giao dịch diễn ra hằng ngày.Trong thời gian tới, đề xuất Cục Việc làm, Trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp để nền tảng số này ngày càng gần gũi với người dùng, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người lao động cũng như dễ dàng quản lý dữ liệu thông tin thị trường lao động.Theo Cục Thống kê Hà Nội, tính đến tháng 12/2022, thành phố đã có 1,98 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đạt tỷ lệ 40,4% lực lượng trong độ tuổi lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện thu hút gần 73,2 nghìn người tham gia, chiếm 1,5% lao động trong độ tuổi. Cùng với đó, có 1,914 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 38,9% lực lượng lao động trong độ tuổi.Trong năm 2023, một trong những chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô là nâng tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lên 43%; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lên 2%. Song song với đó, nâng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội thất nghiệp trong độ tuổi lao động lên 39%.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/nang-cao-hieu-qua-phien-giao-dich-viec-lam-o-ha-noi-post744663.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "phiên giao dịch việc làm", "lao động", "việc làm", "Hà Nội", "thị trường lao động" ] }
Nhân chứng vụ cháy: Nhiều tiếng nổ lớn trước khi ngọn lửa bùng lên
NDO -Các nhân chứng vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính (Hà Nội) cho hay, trước khi ngọn lửa bùng lên, đã xuất hiện nhiều tiếng nổ lớn.
Choàng tỉnh bởi nhiều tiếng đập cửa dữ dội, bà Nguyễn Thị Việt, sống ngay sát hiện trường vụ cháy nhà trọ khiến 14 người tử vong tại Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) hoảng hốt khi phát hiện tầng một ngôi nhà cao tầng hàng xóm đã bắt đầu có khói bốc lên."Ban đầu, khi trong nhà, tôi còn tưởng có xô xát. Nhưng khi mở cửa thì thấy khói bắt đầu xuất hiện tại ngôi nhà lân cận", bà Việt kể.Lúc này, sau một vài tiếng nổ, lửa nhanh chóng bùng lên. Nhiều người dân chung quanh cố gắng sử dụng bình cứu hỏa cá nhân để dập lửa nhưng bất thành."Mọi người gọi 114. Sau vài phút, lực lượng chức năng đã xuất hiện. Khói rất nhiều", nhân chứng kể.Bà An bổ sung thêm, căn nhà bị cháy được dùng để cho thuê trọ. Phía tầng 1 được dùng để sửa chữa xe máy, xe đạp điện. Chủ nhà cũng ở bên trong và thoát ra bên ngoài bằng lối tầng 2.Chị Võ Thị Hoài Anh, một nhân chứng khác vẫn chưa hết bàng hoàng. Chị kể, khoảng 0 giờ 50 phút, chị phát hiện ra cháy nên đã cùng người thân dùng bình cứu hỏa ở trong nhà để hỗ trợ dập lửa, ngay sau đó lực lượng cứu hỏa xuất hiện thì em mới ngừng hỗ trợ.Cũng theo chị Hoài Anh, tới khoảng 1 giờ sáng, những nạn nhân đầu tiên đã được cứu hộ. Hơn 1 tiếng sau, những nạn nhân bị tử vong được đưa ra trên nhiều cáng.Chị Hoài Anh kể lại những giây phút kinh hoàng vụ hỏa hoạn.Cũng sinhsống gần nơi ngôi nhà trọ, bà Phạm Thanh An cho biết, bà giật mình bởi tiếng nổ phát ra."Tiếng nổ đầu tiên làm tôi giật mình, sau đó liên tiếp là hai tiếng nổ nữa, tôi nhanh chóng chạy xuống mở cửa thì phát hiện ngọn lửa đã bùng phát dữ dội", bà bàng hoàng kể lại.Một nam nhân chứng khác kể lại, khoảng 1 giờ sáng, khi đi chơi về, anh thấy mọi người đứng chung quanh hiện trường rất đông. Tất cả được yêu cầu di chuyển ra phía ngoài để cơ quan chức năng làm nhiệm vụ.Trước đó, nhưBáo Nhân Dân đưa tin, hồi 0 giờ 45 phút ngày 24/5, Tổng đài 114 - Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo cháy nhà dân; tại địa chỉ số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.Ngay khi nhận được thông tin, Công an thành phố đã điều động 50 cán bộ, chiến sĩ của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Công an thành phố và Công an quận Cầu Giấy, lực lượng Cảnh sát 113 Công an quận Cầu Giấy, Công an phường Trung Hòa khẩn trương đến hiện trường phối hợp các lực lượng khác của chính quyền và người dân địa phương tổ chức chữa cháy.Hiện trường vụ cháy.Các đồng chí Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Công an; Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Công an; Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy; Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng lãnh đạo Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lãnh đạo Công an thành phố và lãnh đạo quận Cầu Giấy trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.Đến 0 giờ 52 phút cùng ngày, các đơn vị đã tiếp cận hiện trường, triển khai chữa cháy, ngăn cháy lan cùng các mũi trinh sát tìm kiếm, cứu người bị nạn; thời điểm này đám cháy đã phát triển mạnh thiêu rụi nhiều xe máy, xe đạp điện, xe đạp tại khu vực sân, khói và khí độc bao trùm toàn bộ khu vực cháy.Các lực lượng đã tổ chức phá khóa cổng chính, phá ô cửa sổ tiếp cận vào bên trong ngôi nhà và cứu được 7 người mắc kẹt, trong đó có 3 người bị thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Đến 1 giờ 26 phút đám cháy được dập tắt hoàn toàn.Qua tìm kiếm, sơ bộ các lực lượng phát hiện 14 người tử vong.Hiện Giám đốc Công an thành phố đang chỉ đạo các đơn vị liên quan, Công an quận Cầu Giấy phối hợp các Cục nghiệp vụ Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy để giải quyết, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Đồng thời, Công an thành phố tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan phối hợp Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân, khắc phục hậu quả sau vụ cháy.
https://nhandan.vn/nhan-chung-vu-chay-nhieu-tieng-no-lon-truoc-khi-ngon-lua-bung-len-post810917.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Cháy nhà trọ khiến 14 người chết", "Hà Nội", "Trung Kính" ] }
Xây dựng nông thôn mới ở những xã đặc biệt khó khăn
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, chương trình xây dựngnông thôn mớitại các vùng, miền có sự chênh lệch khá lớn.
Hiện, vẫn còn 4 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc, có tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới dưới 30%; 5 tỉnh chưa có đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để các địa phương này sớm đạt chuẩn nông thôn mới rất cần sự hỗ trợ cả về chính sách lẫn kinh phí từ Nhà nước và sự đồng lòng từ phía người dân.Bài 1: Nông thôn mới nơi vùng quê nghèoXây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí, nội dung trong Chương trình mục tiêu quốc gia đối với những địa phương có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hạ tầng, kinh tế... đã khó; đối với vùng sâu, vùng xa-những nơi được xem là có xuất phát điểm thấp, việc xây dựng nông thôn mới lại càng gian nan hơn.Cuộc sống khó khăn, cơ sở vật chất lạc hậu khiến nhiều bà con không dám nghĩ tới xây dựng nông thôn mới. Đối với nhiều người dân, việc mưu sinh được họ quan tâm hơn việc xây dựng làng, xã.Xuất phát điểm thấpBảo Lâm là một trong những huyện gặp nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cao Bằng. Mặc dù có nhiều nỗ lực và có sự đồng thuận tham gia của người dân, nhưng đến nay, huyện Bảo Lâm chưa có xã, chưa có xóm đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân số tiêu chí nông thôn mới tại huyện đạt 6,75 tiêu chí/xã, trong đó, cao nhất có xã Yên Thổ đạt 9/19 tiêu chí.Lý giải nguyên nhân huyện còn khó khăn trong xây dựng nông thôn mới, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đặng Văn Bận chia sẻ, huyện Bảo Lâm có diện tích rộng, địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, nhu cầu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.Những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho huyện khá lớn, nhưng chưa tương xứng với nhu cầu và thực tiễn nên nhiều xã, nhiều xóm chưa đạt tiêu chí về hạ tầng cơ sở.Tại tỉnh Yên Bái, nhiều huyện, xã trong tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, kết cấu cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thu nhập của người dân còn thấp, dẫn đến việc kết hợp các nguồn lực, trong đó có xã hội hóa xây dựng nông thôn mới không thể triển khai.Đặc biệt, tại các huyện vùng cao như Trạm Tấu, Mù Cang Chải, địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu gây thiệt hại lớn về người, tài sản nên việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vốn đã khó lại càng khó hơn.Hiện, vẫn còn 4 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc, có tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới dưới 30%; 5 tỉnh chưa có đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để các địa phương này sớm đạt chuẩn nông thôn mới rất cần sự hỗ trợ cả về chính sách lẫn kinh phí từ Nhà nước và sự đồng lòng từ phía người dân.Thực tế cho thấy, nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới đang là bài toán khó của nhiều địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa của cả nước.Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, lại có những nút thắt riêng cần được tháo gỡ. Các địa phương tại tỉnh Cao Bằng, Yên Bái xoay xở với bài toán về vốn, thì tại tỉnh Sơn La, những khó khăn về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn, bộ tiêu chí đánh giá và bộ máy giúp việc từ cấp tỉnh đến cơ sở cũng được xem là “kỳ đà cản mũi” nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại địa phương.Tỉnh Sơn La có 188 xã thì 126 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg. Tuy nhiên, việc áp dụng Bộ tiêu chí gần như giống nhau (về tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, văn hóa, môi trường) đã khiến cho các xã vùng III (vùng đặc biệt khó khăn) khó triển khai và khó đạt chuẩn nông thôn mới.Theo ghi nhận của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đạt chuẩn của xã nông thôn mới, những xã đặc biệt khó khăn vốn đã gặp nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, có xuất phát điểm rất thấp, sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức trong mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025.Nỗ lực vươn lênTrước thực tế khó khăn đó, bằng nhiều cách làm khác nhau, các địa phương từ chỗ không có tiêu chí nào đến nay đạt một số tiêu chí.Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cho biết, địa phương đã yêu cầu các cấp, ngành đồng bộ thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.Trong đó, các đơn vị cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, xác định rõ xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân.Các ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; phối hợp xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, phát triển sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, từng bước cải thiện và nâng cao thu nhập của người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững.Nhờ tập trung rà soát hiện trạng xây dựng nông thôn mới ở từng xã, từng xóm, đồng thời xây dựng kế hoạch chi tiết củng cố, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo hướng hiệu quả, thực chất, vì lợi ích của người dân, từ năm 2021 đến nay, từ nguồn xã hội hóa của huyện, của xã đã huy động được hơn 2 tỷ đồng mua xi-măng, bột đá để đổ bê-tông được hơn 20km đường liên xóm rộng hơn 1m, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, vật tư phát triển sản xuất, từng bước đạt tiêu chí về đường giao thông nông thôn.Đi từ những tiêu chí dễ làm, dễ triển khai, lồng ghép các nguồn lực cho mục tiêu cao nhất là hoàn thành nông thôn mới cũng là cách làm hay được tỉnh Cao Bằng thực hiện.Để mở rộng đường giao thông nông thôn và giải bài toán về hạ tầng cơ sở, từ năm 2021 đến nay, người dân đã hiến gần 221.000 m2 đất, đóng góp gần 74 nghìn ngày công lao động xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng qua các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ và phát huy nội lực.Đến nay, tại địa phương không còn gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát; 91% gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; thông qua thực hiện các mô hình phát triển sản xuất, thu nhập bình quân đạt 35 triệu đồng/người/năm...Ông Phùng Văn Hén, xóm Nà Ảng, xã Vân Trình, huyện Thạch An chia sẻ: Được cán bộ xã, cán bộ xóm tuyên truyền, vận động, gia đình tôi đã hiến 700 m2 đất để mở rộng đường liên xóm, giúp mọi người đi lại thuận tiện, dễ dàng.Bức tranh xây dựng nông thôn mới ở những địa phương vùng sâu, vùng xa đã có một số “điểm sáng”, cho thấy nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã đi đúng hướng và cần có những giải pháp cụ thể cho chặng đường tiếp theo xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.Lãnh đạo các địa phương tại ba tỉnh Cao Bằng, Yên Bái và Sơn La cho biết, việc tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân và thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng khang trang, sạch đẹp, hiện đại… chính là nhiệm vụ cần phải thực nghiêm túc và nhanh nhất có thể, nhằm đem lại kết quả cao nhất.( Còn nữa)
https://nhandan.vn/xay-dung-nong-thon-moi-o-nhung-xa-dac-biet-kho-khan-post805080.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "nông thôn mới", "Chương trình mục tiêu quốc gia", "Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương" ] }
Đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ
NDO -Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 16/CĐ-TTg về đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấpcác tuyến đường bộ cao tốcđang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.
Công điện nêu rõ, Đại hội XIII của Đảng đã xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược, tạo không gian phát triển mới, động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc.Thời gian qua, Trung ương và địa phương đã rất quyết liệt triển khai các dự án xây dựng đường bộ cao tốc. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác gần 1.900km đường bộ cao tốc, đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 2025 có trên 3.000 km đường bộ cao tốc.Nhu cầu vốn cho đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc rất lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế; nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, vùng, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương nghiên cứu, đề xuất đầu tư một số tuyến đường bộ cao tốc theo quy mô phân kỳ. Việc sớm đưa vào khai thác các tuyến đường bộ cao tốc đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tuy nhiên, việc vận hành các tuyến đường bộ cao tốc quy mô phân kỳ còn một số hạn chế như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông (như vụ tai nạn xảy ra ngày 18/2/2024 trên tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ-La Sơn).Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, cơ quan nghiên cứu, khắc phục các hạn chế này. Để khẩn trương triển khai các giải pháp hiệu quả, kịp thời, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế, tăng cường an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu ngay các giải pháp tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, hiệu quả và kiểm soát tốt nhất các hoạt động giao thông để bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc quy mô phân kỳ, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân; chủ trì, phối hợp với ngay các địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu vận tải theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên; trong đó tập trung đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe. Đồng thời, rà soát bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tầng trên tuyến (như hệ thống giao thông thông minh, trạm dừng nghỉ,…); báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2024;Khẩn trương phối hợp với Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ chỉ đạo xây dựng, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường ô-tô cao tốc trong quý I/2024, làm căn cứ tổ chức quy hoạch, thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng và vận hành an toàn, hiệu quả đường bộ cao tốc; khẩn trương tổ chức nghiệm thu, quyết toán các dự án đầu tư đường bộ cao tốc có quy mô phân kỳ theo quy định để sớm thực hiện đầu tư, nâng cấp lên quy mô cao tốc hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đường bộ cao tốc; chủ trì, phối hợp với các địa phương xác định phạm vi, ranh giới, diện tích đã giải phóng mặt bằng, diện tích tiếp tục phải giải phóng mặt bằng để thực hiện đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, nhất là đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe.Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã và đang đầu tư theo quy mô phân kỳ, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15/3/2024; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để rà soát, triển khai công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc.Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang quản lý khai thác theo quy mô phân kỳ, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15/3/2024.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư chủ động, phối hợp với Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bộ trưởng Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất bố trí nguồn vốn sớm thực hiện đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác theo quy mô phân kỳ.Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ trưởng Giao thông vận tải chỉ đạo rà soát nhu cầu giải phóng mặt bằng, sử dụng đất rừng, đất lúa để kịp thời có kế hoạch thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng quy định, bảo đảm tiến độ đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc.Bộ Công an chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các hành vi gây mất an toàn giao thông, vi phạm pháp luật về giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông để có phương án kịp thời khắc phục, hạn chế tối đa các tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện này nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ…
https://nhandan.vn/day-nhanh-nghien-cuu-trien-khai-dau-tu-nang-cap-cac-tuyen-duong-bo-cao-toc-dang-khai-thac-dang-dau-tu-theo-quy-mo-phan-ky-post796958.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Công điện Thủ tướng", "Phát triển đường cao tốc" ] }
Nhiều thay đổi của thị trường nhân lực trong 10 năm qua
NDO -Ngày 11/4, Anphabe, đơn vị tư vấn về giải pháp Thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc tổ chức buổi chia sẻ báo cáo “Xu hướng nhân tài Việt Nam - 10 năm nhìn lại”.
Đánh giá về những nội dung trọng tâm của nguồn nhân lực trong 10 năm qua, bà Thanh Nguyễn, Giám đốc điều hành và truyền cảm hứng hạnh phúc của Anphabe chia sẻ: “Biến động” là cụm từ khá thích hợp để mô tả bức tranh thị trường lao động Việt Nam trong một thập kỷ qua (giai đoạn 2013 – 2023).Trong đó, đại diện Anphabe đã chỉ ra 6 vấn đề bất biến trong nhiều sự thay đổi của thị trường nhân lực. Đơn cử như: vấn đề “thu nhập”, “cân bằng” và “ổn định” vẫn luôn làmối quan tâm hàng đầucủa người đi làm. Các vấn đề này dù ở trong giai đoạn nào thì luôn có những vị trí quan trọng trong tiêu chí đi làm của người lao động.Tương tự, nhiều người lao động cũng cho rằng, nơi làm việc lý tưởng là nơi làm việc toàn diện. Theo khảo sát của Anphabe với trung bình 60 nghìn lao động mỗi năm, dựa trên khung 6 yếu tố môi trường làm việc lý tưởng bao gồm: tưởng thưởng, cơ hội phát triển, văn hóa môi trường, lãnh đạo quản lý, chất lượng công việc – cuộc sống, danh tiếng công ty cho thấy: mặc dù có sự thay đổi về tỷ lệ ưu tiên giữa các yếu tố, song cả 6 yếu tố này vẫn luôn giữ vững vị thế quan trọng trong suốt thập kỷ qua phản ánh nhu cầu bất biến của người đi làm ngày nay về một môi trường làm việc toàn diện, đáp ứng đầy đủ các khía cạnh của một nơi làm việc lý tưởng.Thị trường nhân lực có nhiều thay đổi trong 10 năm quaMột vấn đề khác cũng tồn tại trong tâm lý người lao động trong thời gian qua đó là tình trạng khủng hoảng niềm tin kéo dài. Với quá nhiều sự thay đổi và không chắc chắn trong cách quản lý và chiến lược và tương lai của doanh nghiệp khiến cho người đi làm cảm thấy hoang mang, mơ hồ, tạo nên mộtmôi trường làm việc căng thẳng, nơi mà niềm tin và mức độ gắn kết của nhân viên đang dần mất đi.Chia sẻ trong báo cáo này, bà Thanh Nguyễn cũng nêu sáu vấn đề người lao động rất quan tâm trong những năm gần đây.Trong đó, người lao động mong muốn được làm việc trong môi trường linh hoạt. Theo bà Thanh Nguyễn, ‘làm việc linh hoạt" không còn đơn thuần là một lựa chọn, mà đã trở thành tiêu chuẩn mới.Mặc dù xu hướng này có phần “hạ nhiệt” sau đại dịch, nhưng sự mong đợi về một môi trường làm việc linh hoạt vẫn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là đối với Gen Z - với khoảng 30% Gen Z kỳ vọng công ty cho phép làm việc linh hoạt và 71% Gen Z sẽ cân nhắc nhảy việc nếu công ty không có chế độ này.Một vấn đề khác chính là: tuy thích một công việc ổn định nhưng có tới 57% nguồn nhân lực muốn làm việc tự do.Khái niệm công việc ổn định giờ đây không còn chỉ là gắn bó lâu dài với một nơi làm việc mà là khả năng duy trì sự vững vàng và thích nghi với biến động, thông qua việc tham gia vào nhiều loại công việc và hoạt động tạo giá trị khác nhau và có nhiều nguồn thu nhập đa dạng.Ngoài ra, vấn đề an sinh đối với nhân viên trở thành trọng trách doanh nghiệp. Khảo sát của Anphabe từ 2014 – 2023 cũng cho thấy, các yếu tố như “Chăm sóc sức khỏe và đời sống nhân viên tốt” và “Môi trường làm việc an toàn” cũng ngày càng thăng hạng, hiện được xếp vào top 3 và top 10 trong top 15 tiêu chí về nơi làm việc lý tưởng do người đi làm bình chọn.
https://nhandan.vn/nhieu-thay-doi-cua-thi-truong-nhan-luc-trong-10-nam-qua-post804260.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Môi trường làm việc", "thị trường lao động", "mục tiêu cuộc sống", "trách nhiệm doanh nghiệp", "khảo sát" ] }
Hội thi “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”
Ngày 7/6, tại thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên), Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toànphòng cháy, chữa cháy” vòng 2, khu vực 1 với sự tham gia của 14 đội tuyển đến từ các tỉnh trung du, miền núi phía bắc.
Sau phần khai mạc diễn ra trang trọng với các nghi thức rước cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ và diễu hành biểu dương lực lượng của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, 14 đội tuyển dự thi, đại diện lực lượng dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành cùng với các phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là phần thi của các đội.112 vận động viên của 14 đội tham gia tranh tài các phần thi lý thuyết và thực hành. Trong phần thi lý thuyết, Ban tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên 1 đại diện thành viên đội thi để thực hiện bốc thăm trả lời câu hỏi về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đây là những câu hỏi xoay quanh kiến thức cơ bản, thiết thực về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong đời sống hằng ngày, như biện pháp xử lý cháy trong hộ gia đình, xử lý khi có rò rỉ khí gas… nhằm kiểm tra, đánh giá kiến thức, hiểu biết của các thành viên đội thi.Ở phần thi thực hành, các đội thi thực hiện các nội dung liên quan công tác tổ chức chữa cháy; kỹ năng sử dụng dụng cụ, thiết bị chữa cháy; kỹ năng cứu người và di chuyển tài sản đối với loại hình nhà liền kề để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Với sự dày công tập luyện và kinh nghiệm trải qua tại các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh, các vận động viên đã hoàn thành tốt phần thi lý thuyết và xử lý nhanh chóng các nội dung trong phần thi thực hành.Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất toàn đoàn choTổ liên giaan toàn phòng cháy, chữa cháy xã Thành Công, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; giải Nhì toàn đoàn cho Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và giải Ba toàn đoàn cho Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy xã Pi Toong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ba đội này sẽ góp mặt tại Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” toàn quốc tổ chức tại thành phố Hải Phòng vào tháng 7/2024.Lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn (Bộ Công an) cho rằng, phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn có vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản người dân, doanh nghiệp, Nhà nước. Trong đó, vai trò của các “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” với phương châm 4 tại chỗ trong việc xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra ngay tại khu dân cư là rất cần thiết, góp phần giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.Thông qua hội thi, không chỉ góp phần củng cố, phát triển các “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” ở các địa phương, trong toàn xã hội mà còn góp phần tích cực nâng cao ý thức, tinh thần cảnh giác đối với cháy nổ trong xã hội.
https://nhandan.vn/hoi-thi-to-lien-gia-an-toan-phong-chay-chua-chay-post813255.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Thái Nguyên", "Tổ liên gia", "phòng cháy", "chữa cháy" ] }
Hậu Giang phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
Ngày 25/4, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao độngtỉnh Hậu Giangtổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.
Với chủ đề: “Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, Tháng hành động năm nay được tổ chức từ ngày 1-31/5 trên phạm vi toàn tỉnh nhằm tạo cao điểm về các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động.Tỉnh Hậu Giang sẽ tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động thông tin, truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng cho người lao động, người dân bằng nhiều hình thức.Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh triển khai các chương trình hành động cụ thể về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng, chống cháy nổ, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc “An toàn - Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện”.Tỉnh Hậu Giang cũng tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng huấn luyện thực hành, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động; tăng cường đối thoại, giải đáp chính sách, vướng mắc trong công tácan toàn, vệ sinh lao động.Đồng thời, tỉnh rà soát, nhận diện, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, cơ sở.Hậu Giang cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong một số ngành, lĩnh vực dễ xảy ra nhiều tai nạn lao động; kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng, tổ, đội để phát hiện các thiếu sót, các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động và có các giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.Ngoài ra, tỉnh tổ chức các hoạt động thăm hỏi và tặng quà các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gắn với đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về các hệ lụy do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra để cảnh báo, tuyên truyền tới cộng đồng, doanh nghiệp và người lao động.Tại lễ phát động, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, đề nghị, các ngành, địa phương cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nhằm thúc đẩy việc thực thi các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.Các cấp, ngành địa phương chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động, tư vấn, tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động gắn với đặc điểm, đặc thù sản xuất của ngành, nghề, lĩnh vực, đặc biệt là trong các công việc có nguy cơ rủi ro cao.Đồng thời, các địa phương cần tăng cường rà soát, xây dựng nội dung, quy trình, biện pháp an toàn tại các phân xưởng, nhà máy, trang thiết bị nhằm cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giảm căng thẳng, mệt mỏi tại nơi làm việc.Năm 2023, toàn tỉnh Hậu Giang xảy ra 56 vụ tai nạn lao động, giảm 40 vụ so năm 2022. Tuy nhiên, số vụ tai nạn lao động đáng tiếc vẫn còn xảy ra do không ít doanh nghiệp tập trung phục hồi sản xuất, kinh doanh mà thiếu quan tâm, chưa tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa bảo đảm cấp phát đúng, đủ các phương tiện bảo vệ, bảo hộ cho người lao động; chưa huấn luyện đầy đủ các kiến thức, kỹ năng về an toàn lao động cho người lao động.
https://nhandan.vn/hau-giang-phat-dong-thang-hanh-dong-ve-an-toan-ve-sinh-lao-dong-post806406.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Tai nạn lao động", "Bệnh nghề nghiệp", "Người lao động", "Hậu Giang", "An toàn vệ sinh lao động" ] }
Kiểm tra, xác định nguyên nhân ngập úng tại thành phố Hà Giang
NDO -Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn và các ngành chức năng của tỉnh đã đi kiểm tra thực tế tình hình hoạt động của một số nhà máy thủy điện trên sông Miện và kiểm tra hiện trạng dòng chảy một số đoạn dọc theo sông Lô để tìm rõ nguyên nhân gây ngập úng thành phố Hà Giang.
Theo đó, đoàn đã kiểm tra cụ thể số liệu thông số thủy văn cập nhật trên hệ thống của các nhà máy thủy điện sông Miện 5, sông Miện 5A, sông Miện 6; hiện trạng dòng chảy sông Lô đoạn từ cầu Mè xuống khu vực cổng chàothành phố Hà Giang.Qua kiểm tra cho thấy, trong ngày 10/6, lưu lượng nước dồn về nhà máy thủy điện sông Miện 5 và sông Miện 5A trung bình gần 700m3 /giây; khoảng từ 4 giờ đến 7 giờ sáng, lưu lượng nước dồn về khoảng 1.000m3/giây.Đối với nhà máy thủy điện sông Miện 6, lưu lượng nước dồn về trung bình khoảng 750m3 /giây, khoảng từ 4 giờ đến 7 giờ sáng 10/6, lưu lượng nước dồn về đỉnh điểm khoảng 1.800m3 /giây.Các nhà máy thủy điện đã vận hành đúng quy trình; thực hiện công tác phối hợp nên phía hạ lưu của các nhà máy không bị ảnh hưởng. Thực tế diện tích hoa màu nằm sát bờ sông ngay dưới hạ lưu nhà máy sông Miện 5 không bị ảnh hưởng.Qua đối chiếu số liệu giữa lưu lượng nước vào và lưu lượng xả lũ, các nhà máy thủy điện trên sông Miện vận hành đúng quy trình, không tích nước trong lòng hồ.Nguyên nhân gây ngập úng được xác định do lượng mưa lớn gây ra lũ cục bộ, lượng nước từ khu vực suối thuộc các xã Minh Tân, Thuận Hòa, Tùng Bá (Vị Xuyên) dồn về quá lớn khiến nước không thể thoát kịp nên đã gây ra ngập úng.Qua tính toán, lượng nước từ các xã này dồn về cục bộ tương đương với lượng nước dồn về nhà máy thủy điện sông Miện 5A. Về dòng chảy một số đoạn trên sông Lô bị quanh co, thu hẹp so với trước đây nên việc tiêu thoát nước lũ bị chậm.Qua kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đánh giá, nguyên nhân gây ra ngập úng không phải do các nhà máy thủy điện mà do lượng nước lũ dồn về cục bộ nên nước không thoát kịp.Tình hình thời tiết dự báo còn diễn biến phức tạp, trong khi đó tỉnh có địa hình phức tạp, độ dốc cao; vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, công điện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.Thực thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; nắm bắt tình hình dự báo thời tiết để chủ động phương án phòng, chống thiên tai hiệu quả; bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.Rà soát để có phương án di dời các hộ ở nơi nguy cơ sạt lở cao về nơi an toàn; bố trí tái định cư xen ghép để giúp người dân yên tâm sản xuất, ổn định đời sống.Các nhà máy thủy điện cần tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình xả lũ; thực hiện tốt quy chế phối hợp để không gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.Đối với khu vực dọc bờ sông Lô từ cầu Mè đến khu vực cổng chào thành phố, các ngành chức năng cần tính toán, mời đơn vị tư vấn, khảo sát để xem xét việc xây dựng kè dọc bờ sông nhằm mở rộng dòng chảy, tăng khả năng thoát lũ; rà soát lại toàn bộ diện tích đất dọc theo bờ sông để có biện pháp quản lý hiệu quả.
https://nhandan.vn/kiem-tra-xac-dinh-nguyen-nhan-ngap-ung-tai-thanh-pho-ha-giang-post814124.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "hà giang", "nguyên nhân ngập úng", "bờ sông Lô" ] }
Một nạn nhân tử vong trong vụ tàu cao tốc va chạm phà sắt ở An Giang
NDO -Ngày 22/4, Văn phòng Ủy ban nhân dân thị xã Tân Châu,tỉnh An Giangthông tin, ông Ab Dol Ro Zak, nạn nhân trong vụ tàu cao tốc va chạm phà sắt đã tử vong.
Trước đó, ngày 19/4, tàu cao tốc Hang Chau Tourist Express mang kiểm soát AG-23338 do ông Phan Thành Được làm thuyền trưởng, chở 36 du khách quốc tế lưu thông trên sông Tiền hướng về thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.Khi đến thủy phận sông Tiền thuộc xã Vĩnh Xương,thị xã Tân Châu, tàu cao tốc đã va chạm phà sắt mang biển kiểm soát AG-21477 do ông Võ Văn Nhân là thuyền trưởng điều khiển.Khi đó, mỏ bàn phà sắt va chạm với mạn bên trái phía sau thân phương tiện tàu cao tốc. Vụ va chạm làm 3 người trên tàu cao tốc, gồm: Ông Ab Dol Ro Zak, là hướng dẫn viên du lịch, ngụ xã Châu Phong, thị xã Tân Châu bị đứt lìa cánh tay phải, gãy xương đùi phải và chân trái; 2 du khách quốc tế người Đức và Pháp bị gãy chân trái.Công ty cổ phần Du lịch Thương mại Hàng Châu đã bố trí phương tiện đưa số khách nước ngoài về nơi lưu trú. 30 hành khách đi trên phà sắt may mắn không bị thương.Những người bị thương đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ông Ab Dol Ro Zak bị thương nặng, được đưa lên Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh điều trị, sau đó đã tử vong.Theo báo cáo từ Ủy ban nhân dân thị xã Tân Châu, sau vụ tai nạn, ngành chức năng đã kiểm tra nồng độ cồn và test ma túy của 2 thuyền trưởng và cả 2 đều không có cồn và âm tính với chất ma túy.2 phương tiện va chạm hiện còn thời hạn kiểm định và 2 thuyền trưởng đều có giấy phép đủ điều kiện điều khiển phương tiện.Hiện, vụ việc đang được Công an thị xã Tân Châu cùng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh An Giang tiếp tục làm rõ nguyên nhân.
https://nhandan.vn/mot-nan-nhan-tu-vong-trong-vu-tau-cao-toc-va-cham-pha-sat-o-an-giang-post805848.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Tàu Hang Chau tourist Express", "Tàu cao tốc va chạm phà sắt", "sông Tiền thị xã Tân Châu" ] }
Bốn tháng đầu năm, hỗ trợ người dân gần 18,5 nghìn tấn gạo
NDO -Trong bốn tháng đầu năm nay, gần 18,5 nghìn tấn gạo đã được dành đểhỗ trợ cho người dânnhằm cứu đói dịp Tết Nguyên đán,cứu đóigiáp hạt.
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 4 tháng qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả.Cơ quan này dẫn nguồn báo cáo từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho hay, trong tháng tư, Chính phủ đã hỗ trợcứu đói giáp hạt746,8 tấn gạo cho người dân tỉnh Điện Biên và Bắc Kạn theo Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 10/4/2024.Tính chung bốn tháng đầu năm nay, tổng số gạo do Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 18,5 nghìn tấn gạo.Cụ thể, hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịpTết Nguyên đán Giáp Thìncho 103,7 nghìn hộ với 693,4 nghìn nhân khẩu; hỗ trợ gần 3,1 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 cho 44,5 nghìn hộ với 205,5 nghìn nhân khẩu.Cũng theo cơ quan thống kê quốc gia, kết quả khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư tháng 4/2024 tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 94,8% (tăng 0,7 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo tháng trước); tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập giảm và không biết là 5,2%.Các hộ có thu nhập tháng tư giảm so với tháng cùng kỳ năm trước nhận định nguyên nhân chủ yếu là: Có thành viên hộ mất việc làm hoặc tạm nghỉ việc (tỷ lệ 36,6%); do chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ tăng (23,6%); do quy mô các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ giảm (21,5%); do giá bán các sản phẩm từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ giảm (18%).Về tác động của các sự kiện tiêu cực đến đời sống trong bốn tháng đầu năm 2024, các hộ gia đình đánh giá: 30,6% hộ đang phải chịu những ảnh hưởng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao; 2,8% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với con người và 1,6% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng.Trong bốn tháng đầu năm 2024, có 12,4% hộ gia đình được phỏng vấn nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau. Trong đó, tỷ lệ hộ nhận được trợ giúp từ họ hàng, người thân là 8,4%; từ các chương trình, chính sách của địa phương là 4,4%; từ các chương trình, chính sách chung của quốc gia là 4,1%; từ các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân khác là 1,7% và gần 0,02% từ các nguồn khác.
https://nhandan.vn/bon-thang-dau-nam-ho-tro-nguoi-dan-gan-185-nghin-tan-gao-post807096.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "gạo dự trữ", "hỗ trợ gạo", "gạo cứu đói", "giáp hạt", "gạo dự trữ quốc gia", "hỗ trợ gạo cho nhân dân", "Tết Nguyên đán Giáp Thìn" ] }
Thăm hỏi các du khách quốc tế sau vụ tàu cao tốc va chạm phà sắt làm 3 người bị thương
NDO -Chiều ngày 20/4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang đã thăm hỏi động viên các hành khách du lịch quốc tế đi trên tàu Hang Chau Tourist Express vừa xảy ra va chạm trênsông Tiền.
Trước đó, ngày 19/4, tại thủy phận sông Tiền đoạn qua xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnhAn Giang, phà sắt chở khách và tàu cao tốc Hang Chau Tourist Express (thuộc Công ty cổ phần du lịch Hàng Châu quản lý) đã va chạm nhau. Bộ phận mỏ bàn phà va chạm vào mạn bên trái tàu cao tốc làm hai phương tiện dính vào nhau.Lúc này, tàu cao tốc Hang Chau Tourist Express chở 36 khách du lịch quốc tế, còn phà sắt chở 30 hành khách. Vụ tai nạn làm hướng dẫn viên du lịch trên tàu là ông Ab Dol Ro Zak bị thương nặng và 2 khách du lịch quốc tịch Đức, Pháp bị thương ở chân.Vụ va chạm làm tàu Hang Chau Tourist Express bị hư hỏng nặng khu vực bên trái thân tàu.Chiều 20/4, Ủy ban nhân dân thị xã Tân Châu thông tin, kết quả kiểm tra nồng độ cồn và test ma túy của 2 thuyền trưởng đều không có cồn và âm tính với chất ma túy.Đối với hai phương tiện gây tai nạn hiện tại còn thời hạn kiểm định và hai thuyền trưởng đều có giấy phép đủ điều kiện điều khiển phương tiện.Hiện, vụ việc đang được Công an thị xã Tân Châu cùng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh An Giang tiếp tục điều tra, làm rõ.
https://nhandan.vn/tham-hoi-cac-du-khach-quoc-te-sau-vu-tau-cao-toc-va-cham-pha-sat-lam-3-nguoi-bi-thuong-post805650.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Tàu cao tốc va chạm phà sắt trên sông Tiền", "tàu và chạm phà", "sông Tiền", "An Giang", "tàu cao tốc", "tai nạn", "khách du lịch" ] }
Chiến sĩ Công an Đồng Nai đội nắng tiếp sức người dân về quê nghỉ lễ
NDO -Cùng với duy trì ứng trực 100% quân số để điều tiết, xử lý các tình huống hạn chế đến mức thấp nhất ùn tắc giao thông trong đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 5 ngày, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Naiđã tổ chức phát nước suối, khăn lạnh để tiếp sức người dân đi xe máy về quê trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn.
Trong ngày đầu tiên của đợt nghỉ lễ (27/4), hàng chục cán bộ, chiến sĩ của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai đội nắng giữa thời tiết gần 40 độ C để tiến hành phát nước suối, khăn lạnh để tiếp sức người dân đi xe máy về quê trên các tuyến Quốc lộ 1A, 20 và 51, đoạn qua địa bàn tỉnh.Chị Nguyễn Thị Thúy đi xe máy chở theo con trai từ Thành phố Hồ Chí Minh về quê nghỉ lễ ở tỉnh Bình Thuận cho biết: “Tôi đi xe máy trên Quốc lộ 1A từ thành phố Thủ Đức đến địa phận thành phố Biên Hòa rất bất ngờ được các chiến sĩ Cảnh sát giao thông tặng nước suối, khăn lạnh. Giữa thời tiết nắng nóng như thế này như tiếp nước suối, khăn lạnh rất ý nghĩa, góp phần giúp tôi vượt chặng đường dài hơn 100km về huyện Tuy Phong để nghỉ lễ bên gia đình”.Chiến sĩ Cảnh sát giao thông đội nắng tiếp sức người dân đi xe máy về quê nghỉ lễ.Chỉ trong buổi sáng, các tổ của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai đã phát hơn 8.000 chai nước suối và gần 9.000 khăn lạnh. Toàn bộ kinh phí được các cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát giao thông đóng góp và một số mạnh thường quân hỗ trợ.Thượng tá Trần Trọng Thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, việc phát nước suối, khăn lạnh để tiếp sức người dân về quê bằng xe máy qua địa bàn được đơn vị thực hiện trong những năm qua vào mỗi dịp lễ, Tết. Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ dài ngày nên dự báo số lượng người về quê, đi du lịch qua địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ tăng cao.Các chiến sĩ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai chuẩn bị nước suối, khăn lạnh để phát cho người dân.Với mục tiêu kiềm chế, kéo giảm tai nạn, hạn chế ùn tắc giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai sẽ ứng trực 100% quân số để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong những ngày nghỉ lễ. Ban chỉ huy các đội, trạm thuộc Phòng Cảnh sát giao thông sẽ tăng cường phối hợp với các lực lượng liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp, chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm trên tuyến giao thông.Lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai yêu cầu cán bộ, chiến sĩ kiên quyết xử lý mọi hành vi vi phạm trên tinh thần thượng tôn pháp luật, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ". Đồng thời có phương án điều tiết, phân luồng hợp lý, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt.Người dân đi xe máy về quê qua địa bàn tỉnh Đồng Nai được tiếp sứcTheo ghi nhận, tối 26/4, trước kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, tình hình giao thông trên các tuyến quốc lộ, cao tốc qua địa bàn Đồng Nai diễn ra thuận lợi, riêng Quốc lộ 51 xảy ra ùn tắc. Trong sáng 27/4, tình hình giao thông trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn Đồng Nai được bảo đảm, không xảy ra ùn tắc kéo dài.Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai ra quân bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4, 1/5.Trước đó, để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội phục vụ người dân di chuyểndịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, cao điểm du lịch hè 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai yêu cầu Công an tỉnh chủ động phòng ngừa không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.Đồng Nai là địa bàn có nhiều tuyến quốc lộ huyết mạch của đất nước đi qua như Quốc lộ 1A, 20, 51. Vào các dịp lễ, Tết lượng phương tiện đi qua địa bàn rất lớn do người dân ở khu vực Đông Nam Bộ về quê và đi du lịch. Do đó, thông thường vào những đợt cao điểm này, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phải căng mình để góp bảo đảm an toàn giao thông.
https://nhandan.vn/chien-si-cong-an-dong-nai-doi-nang-tiep-suc-nguoi-dan-ve-que-nghi-le-post806873.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Cảnh sát giao thông Đồng Nai", "Tiếp nước cho người dân về quê", "Đồng Nai" ] }
Sau đối thoại, hàng trăm công nhân công ty chuyên sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử ở Nghệ An đã trở lại làm việc
NDO -Chiều 25/4, thông tin từ Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An cho biết, sáng nay, tại Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử BSE Việt Nam, Chi nhánh Nghệ An (đóng tại Khu Công nghiệp Nam Cấm) đã xảy rađình công tập thể.
Theo báo cáo của Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam, ngày 15/4 vừa qua, Công đoàn cơ sở của Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử BSE Việt Nam báo cáo tình hình về kế hoạch sản xuất của công ty gặp khó khăn, không đủ việc làm để bố trí việc sản xuất, vì thế, công ty cần bố trí cho lao động nghỉ việc luân phiên.Ngày 22/4, Công ty ban hành Thông báo điều chuyển 84 công nhân lao động của bộ phận sản xuất sang bộ phận tổng vụ nhân sự.Vào 7 giờ 30 phút ngày 25/4, 84 công nhân lao động này được phân công ra làm việc ngoài trời, cải tạo khuôn viên công ty trong vòng 60 ngày. Công ty sau đó cũng thông báo sẽ luân chuyển thêm nhiều công nhân lao động khác sang bộ phận tổng vụ nhân sự.Do không đồng ý với sự phân công này, nên các công nhân lao động không đồng ý nhận nhiệm vụ và đã xảy ra ngừng việc.Các công nhân lao động đình công sáng nay.Ngay khi có thông tin xảy ra ngừng việc tập thể, lãnh đạo Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam cùng với lãnh đạo Phòng Doanh nghiệp và Lao động, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam nhanh chóng có mặt tại công ty để nắm bắt tình hình, nguyện vọng của công nhân lao động; đồng thời đề nghị Ban Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử BSE Việt Nam tổ chức đối thoại với người lao động nhằm tìm giải pháp thỏa đáng, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả phía lao động và người sử dụng lao động.Tại buổi đối thoại diễn ra chiều 25/4, các công nhân yêu cầu phía Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử BSE Việt Nam không chuyển 150 công nhân lao động sang bộ phận cắt cỏ ngoài trời. Tất cả công nhân lâu năm công ty thông báo không có thưởng Tết, công ty phải có thưởng Tết (Tết Nguyên đán). Đề nghị chỉ nghỉ không lương ngày thứ 7, nếu nghỉ thêm ngày nào phải được hưởng lương ngừng việc theo Luật Lao động. Nếu công ty đóng cửa, công ty chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường theo quy định của Luật Lao động…Phiên họp thương lượng giữa đoàn giải quyết đình công với lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử BSE Việt Nam để giải quyết các kiến nghị của công nhân lao động vào chiều 25/4.Trả lời các kiến nghị, lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử BSE Việt Nam cam kết, công ty đồng ý nghỉ không lương ngày thứ 7, chi trả lương ngừng việc cho những ngày nghỉ thêm. Chuyển 150 công nhân lao động hôm nay về lại bộ phận sản xuất. Nếu công ty đóng cửa, công ty chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường theo quy định của Luật Lao động. Công ty đồng ý vẫn trả đủ lương 8 giờ và không trừ tiền chuyên cần vì lý dođình công. Về thưởng tết và quà tết, tùy thuộc điều kiện kinh doanh của công ty (theo quy định của thỏa ước lao động tập thể đã ký)…Bà Hoàng Thị Thu Hương, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An cho biết, sau buổi đối thoại, các công nhân đã đồng ý trở lại làm việc vào sáng 26/4.Công nhân lao động phấn khởi sau buổi đối thoại.Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử BSE chi nhánh Nghệ An được khởi công xây dựng vào năm 2012, tổng mức đầu tư 30 triệu USD, quy mô sản xuất 250 triệu sản phẩm/năm; tổng số lao động 1.608 người. Đây là công ty có 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, chuyên sản xuất và kinh doanh linh kiện, thiết bị điện tử…Hồi tháng 2/2022, ở Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử BSE Việt Nam Chi nhánh Nghệ An cũng xảy ra việc công nhân ngừng việc tập thể để yêu cầu cải thiện mức lương, thay đổi chế độ nghỉ phép…
https://nhandan.vn/sau-doi-thoai-hang-tram-cong-nhan-cong-ty-chuyen-san-xuat-linh-kien-thiet-bi-dien-tu-o-nghe-an-da-tro-lai-lam-viec-post806545.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Nghệ An", "Khu công nghiệp Nam Cấm", "Khu kinh tế Đông Nam", "đình công", "ngừng viêc tập thể", "Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử BSE Việt Nam" ] }
Đưa trạm dừng nghỉ trên cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết vào hoạt động
NDO -Ngày 23/4, tuyếncao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết(tỉnh Bình Thuận) đã có 2 trạm dừng nghỉ để phục vụ cho người dân đi lại trong dịp lễ 30/4 và 1/5.
Theo ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc điều hành Ban Quản lý dự án 7, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, chỉ trong vài ngày thi công, đơn vị đã hoàn thành 2trạm dừng nghỉtrên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết. Hai vị trí sẽ được bố trí nằm hai hướng.Cụ thể, cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết hướng từ Ninh Thuận đi Thành phố Hồ Chí Minh bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km199+700 (thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận).Vị trí này có diện tích hơn 4.000m2để các phương tiện có thể dừng đậu được. Tại đây, có 6 buồng vệ sinh cho người dân sử dụng.Vị trí này có diện tích hơn 4.000m2 để các phương tiện có thể dừng đậu được. Tại đây, có 6 buồng vệ sinh cho người dân sử dụng.Vị trí còn lại đặt hướng ngược lại tại nút giao Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc) có trạm dừng chân với đầy đủ hệ thống cây xăng, khu dịch vụ ăn uống, vệ sinh, nghỉ ngơi.Ban Quản lý dự án cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết đã đặt biển hướng dẫn cho người dân đi ra tại nút giao Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc).Tin liên quan[Ảnh] Cận cảnh cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết trước giờ đưa vào khai thác, vận hành
https://nhandan.vn/dua-tram-dung-nghi-tren-cao-toc-vinh-hao-phan-thiet-vao-hoat-dong-post806128.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "trạm dừng nghỉ", "cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết", "Bình Thuận", "cao tốc" ] }
Hà Nội hỗ trợ công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 300.000 đồng mỗi tháng
Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024,Hà Nộihỗ trợ 234.000 đồng/người/tháng, tương đương 13% mức lương cơ sở, cho công an xã bán chuyên trách tham giabảo hiểm xã hội tự nguyệnvà 20% mức đóng hằng tháng, tương đương 66.000 đồng/người/tháng. Như vậy, tổng mức được hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội hiện nay là 300.000/người/tháng.
Thực hiện Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội,Bảo hiểm xã hộiHà Nội đã tăng cường tuyên truyền chính sáchbảo hiểm xã hội tự nguyệnđến lực lượng công an xã bán chuyên trách.Từ năm 2024, thành phố Hà Nội hỗ trợ là 234.000 đồng/người/tháng (tương đương 13% mức lương cơ sở) cho công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Ngoài ra, theo chính sách chung, tất cả người dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội được hỗ trợ tối thiểu 20% mức đóng hằng tháng. Lực lượng công an xã bán chuyên trách được hỗ trợ 20%, tương đương với số tiền 66.000 đồng/người/tháng. Tính chung, tổng mức được hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với công an xã bán chuyên trách hiện nay là 300.000/người/tháng.Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND quy định số lượng, mức phụ cấp thường xuyên đối với công an xã bán chuyên trách được bố trí ở thôn tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở; mức chi hỗ trợ thôi việc đối với công an xã bán chuyên trách nghỉ công tác mà không bố trí sắp xếp được công tác khác hoặc không tiếp tục tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực từ năm 2024.Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, thành phố Hà Nội hỗ trợ là 234.000 đồng/người/tháng (tương đương 13% mức lương cơ sở) cho công an xã bán chuyên trách tham giabảo hiểm xã hội tự nguyện.Ngoài ra, theo chính sách chung, tất cả người dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội được hỗ trợ tối thiểu 20% mức đóng hằng tháng. Lực lượng công an xã bán chuyên trách được hỗ trợ 20%, tương đương với số tiền 66.000 đồng/người/tháng. Tính chung, tổng mức được hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với công an xã bán chuyên trách hiện nay là 300.000/người/tháng.Vềbảo hiểm y tếhộ gia đình, năm 2024, theo quy định, người tham gia chính sách cần đóng 972.000 đồng/người/năm. Với công an xã bán chuyên trách, mỗi người được hỗ trợ 3% mức lương cơ sở/tháng, tương đương 54.000 đồng/tháng, tổng 12 tháng là 648.000 đồng. Như vậy, khi tham gia bảo hiểm y tế gia đình, công an xã bán chuyên trách chỉ cần đóng 324.000 đồng/năm.Khi chính sách tiền lương thay đổi, mức hỗ trợ đóngbảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình tính theo lương cơ sở hiện nay với tất cả các nhóm đối tượng, trong đó có công an xã bán chuyên trách sẽ thay đổi. Sự thay đổi cụ thể sẽ được cơ quan chức năng tính toán, thông báo sau.Về mức hưởng, giống các nhóm đối tượng khác, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, công an xã bán chuyên trách có cơ hội hưởng lương hưu hằng tháng, đồng thời cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi có đủ số năm tham gia và đến tuổi nghỉ hưu. Khi không may qua đời, thân nhân của người tham gia được hưởng chế độ tử tuất.Với bảo hiểm y tế hộ gia đình, hiện có nhiều quyền lợi và người tham gia, dù thuộc nhóm đối tượng nào, họ cũng được thụ hưởng đầy đủ theo các quy định.Tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, trong tháng 3 và 4 năm 2024, cơ quan bảo hiểm xã hội đã tổ chức hội nghị tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình và hướng dẫn đăng ký tham gia đối với công an xã bán chuyên trách theo nội dung Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND.Tại hội nghị, các đồng chí công an xã được nghe báo cáo viên của bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã giới thiệu về mức đóng, phương thức đóng và trọng tâm là các vấn đề liên quan đến chế độ, quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình để hưởng lương hưu khi có đủ điều kiện; đối tượng tham gia, mức phí đóng khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình…Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, ước hết tháng 3/2024, trên địa bàn Thủ đô có 83.894 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chiếm 2,36% lực lượng lao động trong độ tuổi.Tính đến hết năm 2023, Hà Nội có 82,2 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chiếm tỷ lệ 2%.Một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 của Hà Nội đề ra là tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên lực lực lược lượng lao động trong độ tuổi lao động đạt 2,5%.Tin liên quanRa quân tuyên truyền bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tại Hà Nội
https://nhandan.vn/ha-noi-ho-tro-cong-an-xa-ban-chuyen-trach-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen-300000-dong-moi-thang-post803718.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "bảo hiểm xã hội tự nguyện", "công an xã bán chuyên trách", "Hà Nội" ] }
Va chạm với xe khách, đôi nam nữ đi xe máy tử vong
NDO -Sáng 15/3, Công an quận 1,Thành phố Hồ Chí Minhcho biết, một vụ tai nạn nghiêm trọng diễn ra vào rạng sáng cùng ngày giữa một xe khách 45 chỗ và xe máy khiến hai người tử vong tại chỗ.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 4 giờ sáng cùng ngày, một đôi nam nữ chở nhau trên xe máy di chuyển trên đường Đinh Tiên Hoàng, khi đến ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Đinh Tiên Hoàng đã va chạm với xe khách lưu thông trên đường Nguyễn Đình Chiểu.Vụ va chạm khiến hai người ngồi trên xe máy ngã xuống đường vàtử vong, phần đầu của xe khách bị hư hại nặng.Tin liên quanLái xe tử vong sau tai nạn trên cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu GiâyQuá trình niêm phong và khám nghiệm hiện trường vụtai nạn nghiêm trọngnày khiến nhiều tuyến đường chung quanh khu vực này bị ùn ứ cục bộ trong đầu giờ sáng.Các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ việc.
https://nhandan.vn/va-cham-voi-xe-khach-doi-nam-nu-tu-vong-post800130.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Tai nạn giao thông", "xe khách 45 chỗ", "xe máy", "va chạm", "tử vong", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Bảo hiểm xã hội Việt Nam và WHO tăng cường hợp tác về bảo hiểm y tế
Sự hợp tác giữaBảo hiểm xã hộiViệt Nam và Tổ chức Y tế thế giới trong thời gian qua là mối quan hệ hợp tác gắn bó, trách nhiệm, hiệu quả, mang lại nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Qua đó, hướng tới bảo đảm chăm sóc sức khỏe toàn dân bền vững, công bằng và hiệu quả.
Chiều 10/6, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Đức Hòa đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) do Tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam - làm trưởng đoàn về hợp tác trong lĩnh vựcbảo hiểm y tế.Phát biểu tại chương trình, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh, thời gian qua, sự hợp tác giữaBảo hiểm xã hộiViệt Nam và WHO là mối quan hệ hợp tác gắn bó, trách nhiệm, hiệu quả, mang lại nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, nhằm hướng tới bảo đảm chăm sóc sức khỏe toàn dân bền vững, công bằng và hiệu quả."Đến nay, Việt Nam đã và đang tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, với hơn 90,6 triệu người tham gia bảo hiểm y tế. Đi kèm với đó, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng được bảo đảm tốt, hệ thống thông tin phục vụ quản lý và điều hành ngày càng minh bạch, sát thực và hiệu quả. Hệ thống bảo hiểm y tế của Việt Nam ngày càng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao cả về chính sách và tổ chức thực hiện.", Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa cho hay.Đến nay, Việt Nam đã và đang tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, với hơn 90,6 triệu người tham gia bảo hiểm y tế. Đi kèm với đó, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng được bảo đảm tốt, hệ thống thông tin phục vụ quản lý và điều hành ngày càng minh bạch, sát thực và hiệu quả.Điểm qua một số hoạt động hợp tác hiệu quả, ông Nguyễn Đức Hòa cho biết, WHO đã phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc phân tích số liệu thống kê bảo hiểm y tế để hỗ trợ xây dựng Chiến lược mua sắm nhằm sử dụng quỹ bảo hiểm y tế hợp lý và hiệu quả; hợp tác trong lĩnh vực dược về quản lý thanh toán thuốc bảo hiểm y tế; thực hiện đánh giá 5 năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế 2014; nâng cao năng lực thực hiện bảo hiểm y tế của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, đồng thời tăng cường thúc đẩy hợp tác giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và WHO…“Để có được những kết quả tích cực trong thời gian qua, có sự đóng góp rất lớn của Tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia tại Văn phòng WHO tại Việt Nam. Sự hỗ trợ của WHO đã góp phần hiệu quả định hướng phát triển chính sách bảo hiểm y tế, hướng tới hiệu quả bền vững, phù hợp với sự phát triển của chiến lược chăm sóc sức khỏe toàn dân nói chung và chính sách bảo hiểm y tế nói riêng của Việt Nam” - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhấn mạnh.Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam Angela Pratt khẳng định, bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân và chăm sóc tốt sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm y tế là mục tiêu chung của WHO và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Vì vậy, suốt thời gian qua, hai bên đã có những hoạt động hợp tác rất hiệu quả.Bà Angela Pratt khẳng định, cam kết của WHO luôn hỗ trợ, đồng hành với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong các vấn đề hai bên đã trao đổi, hợp tác, đặc biệt là công tác xây dựng hệ thống các văn bản quy định về chính sách bảo hiểm y tế.Tại buổi làm việc, thừa ủy quyền của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Việt Nam” nhằm ghi nhận những đóng góp, sự giúp đỡ nhiệt tình của cá nhân Tiến sĩ Annie Chu vì sự nghiệp an sinh xã hội và sự nghiệp bảo hiểm y tế toàn dân tại Việt Nam trong suốt thời gian qua.Theo ông Nguyễn Đức Hòa, WHO đã có công thư ngày 27/3/2024 chính thức xác nhận tài trợ 90.000 USD cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nâng cao năng lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về thực hiện bảo hiểm y tế nhằm mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân” giai đoạn 2024-2025.Trong quá trình vận động tài trợ và xây dựng văn kiện dự án, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các chuyên gia WHO, trong đó có Tiến sĩ Annie Chu - Trưởng nhóm điều phối viên chương trình Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và kiểm soát bệnh tật.
https://nhandan.vn/bao-hiem-xa-hoi-viet-nam-va-who-tang-cuong-hop-tac-ve-bao-hiem-y-te-post813701.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [] }
Bình Định hỗ trợ tàu cá mất kết nối VMS
Gần đây, hàng loạt tàu cá đánh bắt xa khơi của ngư dân xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) và xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) tỉnh Bình Ðịnh đã báo cáo về tình trạng thiếu ổn định và bị mất kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS). Ðiều này không chỉ khiến ngư dân Bình Ðịnh phải đối mặt khó khăn, mà cơ hội vươn khơi cũng ảnh hưởng.
Vừa qua, Ban Khách hàng Tổ chức-Doanh nghiệp của Tổng Công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT VinaPhone) đã phát thông báo về việc “gián đoạn dịch vụ quản lý tàu thuyền VNPT-VSS” gửi Cục Thủy sản, Trung tâm Thông tin thủy sản và Chi cục Thủy sản của 28 tỉnh, thành phố ven biển trên toàn quốc. Thông báo này cho biết: Căn cứ nội dung thông báo chính thức của bộ phận kỹ thuật liên quan sự cố lỗi vệ tinh Thuraya 3 đã làm ảnh hưởng dịch vụ VNPT-VSS vào ngày 15/4/2024, Ban Khách hàng Tổ chức-Doanh nghiệp kính thông báo đến các đơn vị kể trên về việc gián đoạn dịch vụ quản lý tàu thuyền VNPT-VSS.Từ 23 giờ 30 phút ngày 15/4/2024, bộ phận kỹ thuật giám sát hệ thống đã phát hiện sự cố mất kết nối do lỗi vệ tinh Thuraya 3 của đối tác đã gây ảnh hưởng đến toàn dịch vụ quản lý tàu thuyền VNPT-VSS. Ðến ngày 28/4, tín hiệu vệ tinh VNPT-VSS đã được khôi phục. Qua kiểm tra hệ thống giám sát, khoảng 1.360/1.964 tàu đã có tín hiệu giám sát hành trình. Tuy nhiên, từ ngày 28/4 đến nay, vẫn còn tình trạng tín hiệu chập chờn, không ổn định.Trước đó, các tàu cá bị ảnh hưởng bao gồm tàu BÐ 94555 TS của ngư dân Ðặng Thành Ðược ở thôn Vĩnh Lợi, xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) và nhiều tàu cá khác cùng địa phương. Ngoài ra, hàng loạt tàu cá của ngư dân xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) như tàu cá mang số hiệu BÐ 94653 TS của ngư dân Lê Văn Cu; tàu BÐ 93123 TS của ngư dân Nguyễn Văn Hiệp; tàu BÐ 93764 TS của ngư dân Lê Văn Chương; tàu BÐ 93496 TS của ngư dân Nguyễn Ðức Hoàng; tàu BÐ 93842 TS của ngư dân Lê Ðức Hưng; tàu BÐ 93940 TS của ngư dân Nguyễn Trần Út; tàu BÐ 93934 TS của ngư dân Hồ Huỳnh Quý; tàu BÐ 93027 TS của ngư dân Hồ Văn Quít; tàu BÐ 30930 TS của ngư dân Giáp Tấn Tài... cũng bị ảnh hưởng. Tất cả những tàu cá nói trên đều lắp thiết bị giám sát hành trình của Tổng Công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT VinaPhone) và đều mất tín hiệu.Sự cố mất kết nối hành trình không chỉ gây lo lắng cho ngư dân về tình hình hoạt động trên biển của họ mà còn ảnh hưởng việc nhận hỗ trợ nhiên liệu. Theo quy định của Chi cục Thủy sản Bình Ðịnh, để được nhận hỗ trợ nhiên liệu, trước khi ra khơi tàu cá phải nhắn 1 tin bờ, khi ra đến ngư trường tiếp tục nhắn 7 tin khơi. Sau khi kết thúc chuyến đánh bắt trên đường vào bờ để bán sản phẩm phải nhắn tiếp 7 tin lộng, khi vào đến bờ phải nhắn 1 tin bờ cuối cùng. Trong chuyến biển, nếu tàu cá nào không thực hiện đúng quy định nêu trên thì chủ tàu mất tiền hỗ trợ nhiên liệu của chuyến biển đó. Chưa kể, đây là thời điểm, sản lượng đánh bắt được rất cao nên sẽ tác động không nhỏ đến cơ hội đánh bắt hải sản của ngư dân.Từ tháng 4 đến tháng 9 (âm lịch) hằng năm là thời điểm tàu cá của ngư dân Bình Ðịnh nô nức vươn khơi bám biển để đánh bắt vụ cá nam. Thời điểm này, sóng yên biển lặng nên ngư dân tranh thủ, tàu vừa cập bờ bán sản phẩm là lại ra khơi ngay. Trong vụ cá nam, những tàu hậu cần nghề cá chuyên thu mua sản phẩm của những tàu đánh bắt khơi xa thường có thu nhập cao vì vào mùa này tàu cá thường đánh bắt đạt sản lượng lớn.Tiến sĩ Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Thủy sản Bình ÐịnhBình Ðịnh là tỉnh dẫn đầu về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá đánh bắt xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên trong khu vực miền trung với gần 3.200 chiếc. Hầu hết ngư dân Bình Ðịnh đều lắp thiết bị giám sát hành trình của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), số còn lại lắp thiết bị của Ðài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn và một số nhà cung ứng khác.Theo đánh giá của ngư dân là khách hàng của VNPT, giá của các thiết bị giám sát hành trình dao động khoảng 20-30 triệu đồng/thiết bị. Do thiết bị của VNPT có thêm điện thoại vệ tinh nên mức giá lắp đặt xong khoảng hơn 30 triệu đồng. Dù giá cao như vậy, nhưng nhìn chung việc chăm sóc khách hàng của các hãng thiết bị này vẫn chưa được tốt, nhất là khi giao cho các đại lý lắp đặt. Khi lắp xong, gần như các đại lý hết trách nhiệm, có trường hợp dù vẫn trong thời gian bảo hành nhưng khi thiết bị hỏng hóc, gặp sự cố, ngư dân liên hệ sửa chữa lại rất khó khăn.Ngày 15/5, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Ðịnh đã thông báo về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình. Căn cứ văn bản của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Ðịnh đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển phối hợp thông báo, hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá có lắp thiết bị giám sát hành trình của Tổng công ty dịch vụ viễn thông thực hiện các giải pháp tạm thời theo quy định.Ðối với tàu cá đang hoạt động trên biển, ngư dân sẽ tạm thời sử dụng các thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc có thể thay thế như hệ thống liên lạc tầm xa HF, hệ thống nhắn tin đài bờ để báo cáo vị trí về Chi cục Thủy sản với tần suất 6 giờ/lần. Ðối với tàu cá đang neo đậu tại bến, cảng có kế hoạch hoạt động, họ sẽ chuẩn bị các thiết bị thông tin liên lạc thay thế để bảo đảm kết nối về bờ và báo cáo vị trí về bờ với tần suất 6 giờ/lần. Trước khi cho xuất bến, chủ tàu và thuyền trưởng tàu cá sẽ phải ký cam kết tuân thủ báo cáo vị trí 6 giờ/lần và không vi phạm các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.Tại thời điểm này, các cơ quan chức năng sẽ liên tục theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các chủ tàu/thuyền trưởng không chấp hành giải pháp tạm thời theo quy định. Ðồng thời khuyến khích chủ tàu cá trang bị mới thiết bị VMS của các nhà cung cấp khác theo quy định của pháp luật. Riêng Tổng công ty Dịch vụ viễn thông sẽ thu thập, tổng hợp, cập nhật toàn bộ thông tin của các tàu cá bị ngắt kết nối do sự cố vệ tinh gửi về Cục Thủy sản và Chi cục Thủy sản các tỉnh có tàu cá để đối chiếu, xác minh thông tin, xử lý vi phạm theo quy định. Ðây là một bước đi quan trọng nhằm bảo đảm hoạt động khai thác đánh bắt trên biển diễn ra đúng quy định, đồng thời góp phần chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
https://nhandan.vn/binh-dinh-ho-tro-tau-ca-mat-ket-noi-vms-post810154.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Bình Định", "tàu cá", "mất kết nối", "giám sát hành trình (VMS)", "Thuraya 3", "Chi cục Thủy sản" ] }
Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra quân bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5
NDO -Ngày 26/4, trước một ngày của đợtnghỉ lễ 30/4và 1/5, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quân điều tiết, phân luồng giao thông nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho người dân.
Theo đó, các lực lượng đồng loạt ra quân, phối hợp Công an các địa phương tập trung điều tiết, phân luồng tại các cửa ngõ ra vào thành phố, trên các tuyến đường huyết mạch, tại các điểm nóng như sân bay, ga tàu, bến xe, bến phà,… bảo đảm cho người dân về quê an toàn, thông suốt.Tại các bến khách ngang sông, các khu vực phà lớn như Cát Lái, Bình Mỹ,… lực lượng cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát, chủ động kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở và buộc chủ bến, thuyền trưởng ký cam kết chấp hành nghiêm pháp luật trật tự giao thông đường thủy, luôn bảo đảm tình hình trật tự an toàn xã hội, trật tự giao thông đường thủy an toàn, thông suốt.Các đơn vị luôn bảo đảm 24/24 giờ có mặt trên các tuyến đường thủy nội địa.Tin liên quanBảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5Dịp này, Phòng Cảnh sát giao thông huy động tối đa 100% quân số, bố trí lực lượng tuần tra lưu động, túc trực có mặt liên tục trên các tuyến, địa bàn để xử lý kịp thời các tình huống đột xuất xảy ra trên đường.Lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ tập trung xử lý các nhóm vi phạm là nguyên nhân chính gây ra tai nạn như: vi phạm quy định nồng độ cồn, ma túy; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; điều khiển xe chạy không đúng tốc độ quy định; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; vi phạm quy định về tránh vượt, phần đường, làn đường; chở quá vạch dấu mớn nước an toàn; vi phạm các quy định về vận tải hành khách thủy nội địa,…; phối hợp Thanh tra giao thông kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô-tô.Cảnh sát giao thông phát nước suối cho người dân trên đường về quê nghỉ lễ.Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, bố trí lực lượng thường trực và ứng trực tại cácnút giao thông trọng điểmtrong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/05, các địa điểm tổ chức các sự kiện, kịp thời xử lý khi có ùn tắc giao thông xảy ra, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, nhất là trên các trục chính, cửa ngõ ra, vào thành phố.Bên cạnh đó, Phòng Cảnh sát giao thông tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên; phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo đảm và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các tuyến giao thông.Trong dịp này, lực lượng đoàn viên thanh niên, hội viên Hội Phụ nữ của Phòng Cảnh sát giao thông cũng đã phối hợp các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như: tổ chức hút đinh trên các tuyến đường có mật độ phương tiện lưu thông cao, phát nước suối và khăn lạnh tiếp sức cho người dân trên đường về quê nghỉ lễ.Chủ đề: 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcChiến thắng 30/4 là nguồn cảm hứng cho các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự doTruyền thông Mexico đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/449 năm thống nhất đất nước: Lãnh đạo Cuba chúc mừng nhân dân, Chính phủ Việt Nam
https://nhandan.vn/cong-an-thanh-pho-ho-chi-minh-ra-quan-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-dip-le-304-va-15-post806783.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "An toàn giao thông", "ý thức tham gia giao thông", "văn hoá giao thông", "trật tự an toàn giao thông", "nghỉ lễ 30/4" ] }
Hà Nội sẽ có nhà ở xã hội tại tất cả các khu công nghiệp
NDO -Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch số 181/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 4/4/2024 của Thành ủy Hà Nội về “Tiếp tụcđổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.
Kế hoạch nhằm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình hành động số 32 của Thành ủy, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội của thành phố Hà Nội theo hướng đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững, tiến bộ và công bằng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.Theo kế hoạch,Hà Nộiđặt ra nhiều chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 như, bảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng có mức sống từ trung bình khá trở lên so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú; Tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 3% và ở khu vực thành thị dưới 3,5%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%.70% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 50% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; 65% người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp hưu trí, trợ cấp xã hội.Thành phố Hà Nội cũng đặt mục tiêu tuổi thọ trung bình của người dân khoảng 77 tuổi và số năm sống khỏe đạt tối thiểu 68 năm. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 98% và trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả.Đáng chú ý, thành phố phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt khoảng 32m2sàn/người; Phát triển nhà ở xã hội mới khoảng 2,5 triệu m2sàn nhà, đầu tư xây dựng 1 đến 2 khu nhà ở xã hội độc lập và 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố có nhà ở xã hội...Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai kế hoạch.
https://nhandan.vn/ha-noi-se-co-nha-o-xa-hoi-tai-tat-ca-cac-khu-cong-nghiep-post814680.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "nhà ở xã hội", "Chương trình hành động", "chính sách xã hội", "trợ cấp", "lao động" ] }
Hiệu quả chuyển đổi cây trồng ở Phù Cừ
Trong những năm qua, huyện Phù Cừ đã triển khai nhiều chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với xây dựng nông thôn mới đã mang lại những thành quả tích cực, nâng cao giá trị thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người nông dân.
Ông Ngô Kỷ xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên phấn khởi cho biết, vụ vải năm nay Gia đình ông được mùa, gần 4 mẫu vải lai chín sớm được sản xuất theo quy trình VietGap cho thu khoảng 20 tấn quả, giá bán từ 15 nghìn đồng đến 25 nghìn đồng/kg (tùy thời điểm), dự kiến sẽ cho thu nhập gấp 3 lần cấy lúa.Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cừ Vũ Xuân Thủy chia sẻ, huyện Phù Cừ hiện là vùng trồng vải lai chín sớm lớn nhất tỉnh Hưng Yên, có diện tích hơn 1.200ha vải; trong đó, có 850 vải lai chín sớm và 350 ha vải trứng Hưng Yên. Niên vụ 2024, vải lai chín sớm Phù Cừ dự kiến cho sản lượng ước đạt từ 13.500 tấn-14.000 tấn, với giá bán như hiện nay, nông dân Phù Cừ được mùa, được giá.Ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam cho biết, với ưu thế chín sớm, chất lượng ngọt thanh nên quả vải lai chín sớm của huyện Phù Cừ có giá trị cao, được nhiều người tiêu dùng tìm mua. Niên vụ năm 2023, công ty đã ký được đơn hàng khá lớn để tiêu thụ vải lai chín sớm Phù Cừ và vải trứng Hưng Yên, được đông đảo khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Do vậy, năm nay công ty dự kiến sẽ ký kết với các hợp tác xã số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Sự chuyển đổi tích cực cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa giá trị cao, với khoảng 3.200ha diện tích trồng lúa hiệu quả thấp được người dân huyện Phù Cừ chuyển đổi, cải tạo thành nhiều vùng sản xuất cây trồng có giá trị kinh tế cao với quy mô lớn, như: vùng trồng cây vải khoảng 1.200ha, trồng tập trung ở các xã Tam Đa, Minh Tiến, Tiên Tiến, Phan Sào Nam, Minh Tân; 450ha cây có múi ở Tam Đa, Nguyên Hòa, Tiên Tiến, Minh Tân; cây rau màu ở xã Tống Trân, Quang Hưng, Nguyên Hòa.... Năm 2023, sản lượng vải quả thu hoạch đạt hơn 12.500 tấn, nhãn quả gần 3.500 tấn, sản lượng cam hơn 2.500 tấn; bưởi khoảng hơn 2.000 tấn; góp phần quan trọng nâng giá trị thu hoạch 1ha đất canh tác của huyện Phù Cừ đạt 225 triệu đồng/năm.Cùng với chuyển đổi cây trồng, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm được huyện Phù Cừ hỗ trợ đẩy mạnh, hơn 460ha cây ăn quả sản xuất theo quy trình VietGAP; 4 vùng trồng cây ăn quả đã được cấp chứng nhận vùng có đủ điều kiện xuất khẩu (vùng được cấp mã số OTAS) ra thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, ở các xã Tam Đa, Minh Tiến, Phan Sào Nam.Nông dân xã Tam Đa, huyện Phù Cừ bán vải lai chín sớm cho thương nhân.Việc hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu được huyện Phù Cừ quan tâm thích đáng. Vải lai chín sớm Phù Cừ là sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu chứng nhận năm 2016; được UBND tỉnh xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao. Vải trứng Hưng Yên được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu chứng nhận năm 2020; được UBND tỉnh xếp hạng sản phẩm OCOP 4. Cam Hưng Yên, cam đường canh, cam lòng vàng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đạt chất lượng sản phẩm OCOP 3 sao, với mẫu mã đẹp, hương vị ngọt, đậm đà đặc trưng.Các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện Phù Cừ đều được hỗ trợ ứng dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP) và hỗ trợ chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với các vùng sản xuất tập trung, có quy mô lớn; đồng thời đều có vỏ bao bì được thiết kế sang trọng, có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giúp có thông tin đầy đủ, nhanh chóng về sản phẩm. Được hỗ trợ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu thông qua các Hội chợ kết nối, triển lãm hàng nông sản được tổ chức tại Hà Nội, Quảng Ninh, Sơn La…Các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện Phù Cừ thường xuyên được duy trì, cập nhật đầy đủ thông tin về sản phẩm, hàng hóa của các doanh trên các sàn giao dịch điện tử: Alibaba, Amazon, Tiki, Shopee...; trên các trang mạng xã hội: Zalo, Facebook, YouTube; thông qua các kênh xúc tiến thương mại.Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Chủ tịch UBND huyện Phù Cừ Nguyễn Khả Phúc khẳng định, huyện Phù Cừ tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, trọng tâm là sản xuất quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi giá trị; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.Tiếp tục chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao gắn với thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi, trọng tâm là chuyển đổi mạnh sang trồng các cây trồng chủ lực như: vải trứng Hưng Yên tại các xã phía bắc của huyện, trồng vải lai chín sớm tại các xã phía nam; trồng cây có múi; khuyến khích chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung xa khu dân cư và nuôi trồng thủy sản có năng suất, giá trị cao gắn với ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường và bảo đảm an toàn thực phẩm. Phấn đấu diện tích chuyển đổi sang trồng cây giá trị cao chiếm 70% diện tích canh tác của huyện, diện tích trồng vải đạt 2000ha, trong đó diện tích vải trứng Hưng Yên khoảng 700ha.Tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên canh, quy mô lớn gắn với đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật,liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chế biến nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh thành lập các hợp tác xã kiểu mới; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, mời gọi doanh nghiệp, tổ chức đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản trên địa bàn huyện.Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình dịch vụ nông nghiệp. Nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, đẩy mạnh hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, các nhà vườn trong việc đưa quy trình thực hành sản xuất tốt, an toàn vào sản xuất, canh tác của các hộ nông dân, tạo sự thay đổi về phương thức sản xuất, canh tác sản phẩm nông nghiệp.Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện; sử dụng tem truy xuất nguồn gốc nhằm bảo vệ thương hiệu, khẳng định chất lượng và uy tín của sản phẩm nông nghiệp trong huyện. Hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.Xây dựng chương trình truyền thông cụ thể đối với từng sản phẩm chủ lực của huyện. Kết hợp hiệu quả giữa các phương thức truyền thống với internet và mạng xã hội, khai thác tối đa hiệu ứng tích cực của truyền thông. Từng bước hỗ trợ các địa phương, các hợp tác xã trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác sơ chế, chế biến sản phẩm theo hướng chế biến sâu và đáp ứng các yêu cầu về bảo quản, sơ chế của đối tác, nhất là các đối tác nước ngoài.Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ mời gọi, kết nối các doanh nghiệp, siêu thị, chợ đầu mối, đơn vị phân phối tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại nông sản của huyện. Tổ chức tham quan, khảo sát thực tế tại các hợp tác xã, tổ hợp tác nhà vườn để tìm hiểu và ký kết tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ nhà vườn tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm đưa nông sản của huyện Phù Cừ giới thiệu với người tiêu dùng trong cả nước.
https://nhandan.vn/hieu-qua-chuyen-doi-cay-trong-o-phu-cu-post810605.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [] }
3 tháng, tiếp nhận và xử lý hơn 4,3 triệu hồ sơ giao dịch điện tử về bảo hiểm xã hội
Trong quý I/2024, ngànhbảo hiểm xã hộiViệt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 4,3 triệu hồ sơgiao dịch điện tử. Con số này tương đương 29,4 triệu hồ sơ gắn với từngngười lao động, chiếm 87,2% tổng số hồ sơ cả trực tiếp và trực tuyến được tiếp nhận và xử lý.
Bảo hiểm xã hội Việt Namvừa có báo cáo gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai chuyển đổi số quý I năm 2024.Cụ thể, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp Bộ Công an kết nối chia sẻ, xác thực, đồng bộ thông tin liên quan đếnbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Trong quý I/2024, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 4,3 triệu hồ sơ giao dịch điện tử (tương đương 29,4 triệu hồ sơ gắn với từng người lao động, chiếm 87,2% tổng số hồ sơ cả trực tiếp và trực tuyến được tiếp nhận và xử lý).Đến nay, hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác thực hơn 96 triệu thông tin nhân khẩu trong Cơ sở dữ liệu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, trong đó có khoảng 87,75 triệu người đang tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 97,3% tổng số người tham gia (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, phối hợp tích hợp thông tin sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VneID. Đến nay, đã có hơn 15,4 triệu lượt truy vấn thông tin sổ bảo hiểm xã hội thành công để tích hợp lên ứng dụng định danh điện tử VNeID.Cùng với đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp, hỗ trợ Bộ Y tế liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phục vụ triển khai nhiều dịch vụ công trực tuyến "Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến" và 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng".Đến nay, trên toàn quốc có 1.240 cơ sở khám, chữa bệnh đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, với hơn 2,5 triệu dữ liệu được gửi. 1.647 cơ sở khám, chữa bệnh gửi dữ liệu giấy chứng sinh, với khoảng 1 triệu dữ liệu được gửi; 629 cơ sở khám, chữa bệnh gửi dữ liệu giấy báo tử, với 11.087 dữ liệu được gửi.Toàn bộ các thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đủ điều kiện đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Các dịch vụ công này được cung cấp trên nhiều nền tảng, hình thức, như: Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Cổng dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VssID, tổ chức IVAN, VNPost...Trong quý I/2024, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 4,3 triệu hồ sơ giao dịch điện tử (tương đương 29,4 triệu hồ sơ gắn với từng người lao động, chiếm 87,2% tổng số hồ sơ cả trực tiếp và trực tuyến được tiếp nhận và xử lý).Về triển khai ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phê duyệt gần 35 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân (dùng để đăng nhập và sử dụng Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ứng dụng VssID).Đồng thời, cơ quan này đã phối hợp Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06), Bộ Công an, thực hiện điều chỉnh, nâng cấp ứng dụng VssID đáp ứng yêu cầu kết nối, tích hợp tài khoản VNeID với ứng dụng này để có thể đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản VNeID. Việc tích hợp đã triển khai chính thức từ ngày 19/10/2023. Đến nay, đã có hơn 7,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID.Về việc đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm không dùng tiền mặt, khoảng hơn 64% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị. Tỷ lệ này tăng khoảng 3% so với năm 2022, vượt 4% chỉ tiêu giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.Ngày 22/3/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Công an đã thống nhất ban hành quy trình phối hợp triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm vận động, tuyên truyền người dân nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, kết hợp xác minh, làm sạch dữ liệu người hưởng.
https://nhandan.vn/3-thang-tiep-nhan-va-xu-ly-hon-43-trieu-ho-so-giao-dich-dien-tu-ve-bao-hiem-xa-hoi-post802780.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "chuyển đổi số", "giao dịch điện tử", "dịch vụ công", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "Đề an 06" ] }
Nguy cơ “phá sản” các dự án bãi đỗ xe ngầm
Từ khi dự án bãi đỗ xe ngầm đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đến nay đã khoảng 15 năm, số dự án đăng ký thực hiện cũng tăng lên sau đó. Tuy nhiên, các dự án này đang đứng trước nguy cơ phá sản. Nguyên nhân chính do thành phố thiếu quy hoạch tiêu chuẩn về không gian ngầm, khiến các dự án ở khu vực trung tâm thành phố không thể triển khai.
CẦM trên tay tờ Giấy chứng nhận đầu tư được cấp lần đầu ngày 26/2/2010, bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Đông Dương chia sẻ hành trình gian nan đeo đuổi dự án bãi đỗ xe ngầm tại sân khấu Trống Đồng (Quận 1).Theo đó, tháng 2/2010, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận hình thức đầu tư dự án hầm đỗ xe kết hợp thương mại-dịch vụ Trống Đồng tại Công viên Tao Đàn,Quận 1 (dự án bãi đỗ xe ngầm Trống Đồng) theo phương thức BOO (giao, cho thuê đất).Công trình có tổng diện tích sàn xây dựng hơn 47.700m², mật độ xây dựng 49%, quy mô 7 tầng hầm, 3 tầng nổi, tổng vốn đầu tư khoảng 750 tỷ đồng, đủ sức chứa 890 ô-tô và 400 xe máy,... Ngày 15/7/2010, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3126/QĐ-UBND giao đất cho chủ đầu tư để triển khai thực hiện dự án trong thời gian 50 năm.Bà Bảo Quỳnh cho biết: “Thời gian từ khi được giao đất cho đến nay đã 14 năm, công ty chúng tôi không ngừng đeo đuổi, làm việc với các sở, ngành của thành phố và trải qua nhiều thủ tục kéo dài, đủ vướng mắc với các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa tháo gỡ được hết vướng mắc về thủ tục pháp lý để được nhận bàn giao đất triển khai dự án”.Theo nhận định của lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Đông Dương, nguyên nhân chậm trễ tiến độ của dự án này là do trong suốt thời gian đó, các sở, ngành của thành phố không tiến hành thêm bất cứ động thái nào để tháo gỡ thủ tục. Việc chủ đầu tư phải mòn mỏi chờ đợi quá lâu và dự án bị thay đổi, điều chỉnh liên tục đã làm phát sinh quá nhiều chi phí. Đặc biệt, quy hoạch không được phê duyệt khiến công ty không thể làm các thủ tục pháp lý tiếp theo để khởi công dự án, như ký hợp đồng thuê đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường, thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng,…Từ năm 2009 trở lại đây, Thành phố Hồ Chí Minh có 4 dự án bãi đậu xe ngầm được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, đáp ứng đỗ xe cho khoảng 6.000 ô-tô và 6.000 xe máy, nhưng tất cả đều chưa có “hình hài”. Ngoài dự án bãi đỗ xe Trống Đồng liên tục gặp nhiều vướng mắc về thủ tục, quy trình phê duyệt điều chỉnh thiết kế, đơn giá đền bù, thì 3 dự án còn lại do chậm triển khai, được các sở, ngành đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chấm dứt hợp đồng, thu hồi dự án, dừng chủ trương đầu tư. Theo đó, 3 dự án đều nằm trên địa bàn Quận 1 gồm dự án tại Công viên Lê Văn Tám, khu vực sân bóng đá thuộc Công viên văn hóa Tao Đàn và sân vận động Hoa Lư.Cụ thể, dự án bãi đỗ xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám được ký hợp đồng theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) từ năm 2009. Nhà đầu tư triển khai dự án là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm (IUS). Dự án có quy mô 4 tầng ngầm, công suất thiết kế đỗ xe cho 1.200 xe ô-tô du lịch và 2.000 xe gắn máy. Do không triển khai theo tiến độ đã cam kết, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng đối với dự án này trước thời hạn vào năm 2020.Hai dự án bãi đỗ xe ngầm còn lại nằm tại khu vực sân bóng đá thuộc Công viên văn hóa Tao Đàn và sân vận động Hoa Lư được chấp thuận đề xuất dự án năm 2015 theo hình thức BOO. Năm 2019, nhà đầu tư có thông báo chấm dứt trước thời hạn các hợp đồng và hợp tác đầu tư dự án đến chính quyền thành phố. Nguyên nhân, theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải thành phố, đã 3 lần gia hạn cho nhà đầu tư thời gian hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi, nhưng nhà đầu tư không đáp ứng được yêu cầu, khiến dự án bị chậm tiến độ đề ra.Theo nhận định của ông Lâm Thiếu Quân, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong - doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ về lĩnh vực giao thông vận tải, từ năm 2010 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều dự án bãi đỗ xe ngầm được cấp phép và chấp thuận chủ trương đầu tư. Tất cả các dự án đều nằm ở khu trung tâm thành phố, nhằm giải quyết nơi đỗ xe công cộng kết hợp thương mại-dịch vụ phục vụ người dân, du khách.Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Phan Công Bằng cho biết: Theo quy định tại Quyết định số 47/2023/QĐ-UBND ngày 27/10/2023 về ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị,...Do đó, Sở Giao thông vận tải kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Xây dựng tham mưu chủ trì, rà soát pháp lý, quy hoạch địa điểm xây dựng các bãi đỗ xe ngầm; nghiên cứu chính sách phù hợp để mời gọi đầu tư, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố phương án đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe ngầm theo quy định pháp luật hiện hành. Sở Giao thông vận tải đã có công văn gửi các sở liên quan về rà soát khó khăn, vướng mắc về bốn dự án bãi đỗ xe ngầm ở khu vực trung tâm thành phố. Qua đó, đề nghị các sở có ý kiến góp ý để Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.Thành phố Hồ Chí Minh đang phát sinh lượng phương tiện cá nhân rất lớn, gia tăng qua từng năm, với số lượng khoảng 850 nghìn ô-tô và hơn 7,8 triệu xe máy, chưa tính xe vãng lai. Công tác quy hoạch và xây dựng bãi đậu đỗ xe ngầm, khu vực đỗ xe công cộng cần được chính quyền thành phố nhìn nhận và quan tâm hơn, nhất là những điểm hạn chế để có chủ trương đầu tư nghiêm túc, sớm ban hành tiêu chuẩn quy hoạch không gian ngầm phù hợp để việc thu hút và kêu gọi đầu tư mang lại kết quả khả thi hơn. Hành trình các nhà đầu tư đeo đuổi dự án bãi đậu xe ngầm thời gian qua quá gian truân với nhiều thủ tục, quy định phức tạp, rất cần nhận được sự trợ giúp, đồng hành của các sở, ngành liên quan.Dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh chậm triển khai nên UBND thành phố đã ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng BOT với nhà đầu tư.Dự án bãi đỗ xe ngầm là mô hình mới, cần tiêu chuẩn về quy hoạch-kiến trúc-xây dựng, nhất là địa điểm các dự án lại nằm trong quy hoạch chung 930 ha của Thành phố Hồ Chí Minh, cho nên phải tuân theo các tiêu chuẩn về quy hoạch và không gian chung quanh. Để kêu gọi và thu hút nhà đầu tư vào các dự án này, Ủy ban nhân dân thành phố cần có cơ chế khuyến khích nhà đầu tư (các dự án đỗ xe ngầm, đỗ xe nổi), bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và tư nhân để có cơ chế và chính sách hợp lý khi kêu gọi dự án đầu tư,...Ông LÂM THIẾU QUÂN(Thành viên Hội đồng quản trị,Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong)
https://nhandan.vn/nguy-co-pha-san-cac-du-an-bai-do-xe-ngam-post799261.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Tập đoàn Đông Dương", "BOO", "IUS", "bãi đỗ xe ngầm" ] }
Tạo việc làm cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số
Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Dự báo, nước ta chỉ mất khoảng 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% dân số, đến năm 2038, nhóm người cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 20% dân số. Ðến năm 2050, Việt Nam sẽ tương đương với các nước có dân số già nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Vấn đề hướng nghiệp, đào tạo nghề, tạo việc làm cho người cao tuổi trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số hiện nay đang được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách, để vừa bảo đảm quyền làm việc, đóng góp cho xã hội của người cao tuổi, vừa tận dụng được kinh nghiệm của lực lượng lao động đặc biệt này, góp phần bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội của đất nước...Thách thức trong tạo sinh kế cho người cao tuổiTheo báo cáo của Diễn đàn sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi năm 2020, phần lớn người cao tuổi nước ta có cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp, không ổn định hoặc không có thu nhập, sống phụ thuộc vào con cháu. Trong đó, khoảng 70% người cao tuổi ở Việt Nam sống tại khu vực nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp; hơn 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp…Việc tạo cơ hội việc làm và cải thiện quyền lợi cho người cao tuổi trong bối cảnh dân số đang ngày càng già hóa đang là thách thức đối Việt Nam, cần có những giải pháp tổng thể từ Chính phủ để chuẩn bị các điều kiện thích ứng với già hóa dân số; sự hợp tác của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội... tạo môi trường thuận lợi cho người cao tuổi tiếp tục tham gia vào lực lượng lao động.Hiện nay, khi bước vào giai đoạn tuổi cao, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được nghỉ hưu; những người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp..., tuy giảm sút về thể lực, nhưng nhiều người còn đủ sức khỏe, trí tuệ, kinh nghiệm, có nhu cầu khởi nghiệp, học nghề để chuyển đổi sang việc làm mới phù hợp hơn.Tuy nhiên, trong thực tế, với người lao động từ 60 tuổi trở lên, công việc họ tìm được chủ yếu là bảo vệ, giúp việc gia đình, chăm sóc người già..., phần lớn người cao tuổi hiện nay đang tham gia lao động với vị thế của lao động dễ tổn thương, trong đó người cao tuổi phụ nữ và người cao tuổi nông thôn có tỷ lệ cao hơn các nhóm còn lại. Nhiều người cao tuổi có khả năng, kinh nghiệm, muốn đầu tư sản xuất, kinh doanh nhưng lại thiếu vốn...Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo, cũng như nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với việc đào tạo cũng như tiếp nhận người lao động là người cao tuổi. Việc thiếu các dịch vụ hỗ trợ tư vấn tìm kiếm ngành nghề và nơi tổ chức đào tạo phù hợp cũng gây khó khăn cho người cao tuổi.Ðào Trọng Ðộ, Vụ trưởng Ðào tạo thường xuyên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng phải đối mặt với vấn đề sức khỏe, thiếu kỹ năng, không đáp ứng được yêu cầu công việc cho một số ngành nghề..., đây cũng là những yếu tố gây khó khăn cho người cao tuổi trong công tác đào tạo nghề và làm việc.Có thể thấy, tại Việt Nam, mặc dù các trung tâm giới thiệu việc làm có ở khắp các tỉnh, thành phố, nhưng những trung tâm việc làm dành riêng cho người cao tuổi lại chưa có. Việc thiếu các thông tin tuyển dụng, thiếu các thông tin về việc làm cũng như thiếu các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích việc làm cho người cao tuổi cũng là một thách thức trong quá trình tạo việc làm, ổn định cuộc sống và tăng thu nhập cho người cao tuổi.Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có các quy định cụ thể hay các chương trình khuyến khích, cho phép người cao tuổi tham gia vào các công việc có trả lương phù hợp với nhu cầu, như giờ làm việc linh hoạt hoặc rút ngắn thời gian làm việc trong ngày. Người cao tuổi thường làm việc trong khu vực phi chính thức, các công việc lao động tự do hoặc làm các công việc gia đình không được trả lương... Việc thiếu các quy định đã làm hạn chế cơ hội tham gia vào khu vực chính thức của người cao tuổi, đồng nghĩa với việc hạn chế cơ hội tạo việc làm, bảo đảm sinh kế và nâng cao thu nhập cho người cao tuổi.Cần các giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm cho người cao tuổiTrưởng phòng Người cao tuổi (Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Phạm Ðại Ðồng cho rằng: Không phải tất cả người cao tuổi đều cần chính sách hỗ trợ về sinh kế, nhất là những người cao tuổi làm chủ doanh nghiệp, có nguồn thu nhập cao, ổn định; nhưng đối với nhóm người cao tuổi còn khả năng tham gia hoạt động kinh tế, cần có thu nhập để bảo đảm cuộc sống và thực hiện quyền sống độc lập, như: người cao tuổi có thu nhập thấp, người cao tuổi thuộc diện nghèo, đơn thân, người cao tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn..., thì Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ về sinh kế cụ thể cho họ.Theo đó, cần có các chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi, không phải thế chấp tài sản và có sự bảo lãnh của Hội Người cao tuổi cấp xã để sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ; có chính sách miễn giảm phí học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp tình hình thực tế của địa phương nơi người cao tuổi cư trú; chính sách miễn giảm phí chuyển giao công nghệ, khuyến khích hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh.Nhà nước cũng cần cung cấp cơ hội đào tạo lại cho người cao tuổi để họ được nâng cao tay nghề và kỹ năng mới giúp họ có khả năng cạnh tranh trong tìm việc làm ở thị trường lao động mới; đồng thời, thiết lập các trung tâm giới thiệu việc làm cho lao động cao tuổi để họ tiếp cận và nhận được sự hỗ trợ tìm việc làm; bảo đảm môi trường làm việc thuận lợi và bình đẳng cho người cao tuổi.Bên cạnh đó, cần tổ chức hiệu quả các chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội lồng ghép chính sách việc làm cho người cao tuổi trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội; đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, hướng tới tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm phù hợp cho người cao tuổi ở cơ sở...Theo thống kê, tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng 2,7 triệu người cao tuổi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chiếm hơn 20% trong tổng số người cao tuổi. Trong đó 60% người cao tuổi trong độ tuổi 60-69 đang tiếp tục làm việc; khoảng 40-45% người cao tuổi (trong đó có người lao động sau nghỉ hưu) tham gia hoạt động kinh tế, có khoảng 3-4% là chủ các doanh nghiệp, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi đã và đang tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động ở khắp vùng, miền trong cả nước. Bên cạnh đó, còn hàng chục nghìn người cao tuổi (trong đó có người lao động sau nghỉ hưu) tham gia các hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảng dạy, hoạt động văn hóa, nghệ thuật...
https://nhandan.vn/tao-viec-lam-cho-nguoi-cao-tuoi-trong-boi-canh-gia-hoa-dan-so-post806594.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Người cao tuổi", "Già hóa dân số", "Tạo việc làm", "Đào tạo nghề", "Sinh kế", "Cơ hội việc làm", "Kinh nghiệm lao động", "Chính sách hỗ trợ", "Bảo hiểm xã hội", "Môi trường làm việc" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tỉnh Điện Biên 85 tỷ đồng xây dựng lưới điện nông thôn và tôn tạo di tích chiến trường Điện Biên Phủ
NDO -Nhân dịp kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024), chiều 16/4, đoàn công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố làm trưởng đoàn đã trao kinh phí hỗ trợ tỉnh Điện Biên xây dựng lưới điện nông thôn và tôn tạo di tích chiến trường Điện Biên Phủ.
Tiếp nhận kinh phí hỗ trợ có đồng chí Lò Văn Phương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên; đồng chí Mùa A Vảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Điện Biên Đông; đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành.Trao hỗ trợ Điện Biên 85 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng hỗ trợ huyện Điện Biên Đông xây dựng lưới điện nông thôn; 35 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Điện Biên đầu tư tôn tạo một số hạng mục tại di tích lịch sử đồi E2 trong quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ, đồng chí Nguyễn Thị Lệ cho biết: Toàn bộ kinh phí hỗ trợ do cán bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gửi tặng với mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn với nhân dân Điện Biên."Đây là tấm lòng, tình cảm của cán bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, dù ở rất xa nhưng luôn dõi theo và hướng về đồng bào, nhân dân ở vùng đấtĐiện Biên Phủanh hùng",đồng chí Nguyễn Thị Lệ xúc động cho biết.Cũng dịp này, đoàn công tác Thành phố Hồ Chí Minh còn trao tặng thầy, trò Trường trung học cơ sở Noong Hẹt, huyện Điện Biên 70 bộ máy tính (trị giá 700 triệu đồng).Đại diện cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh trao kinh phí hỗ trợ 70 bộ máy tính tặng thầy, trò tại Điện Biên.Cảm ơn cán bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ Điện Biên trong thời gian qua và trao tặng nguồn kinh phí hôm nay, đồng chí Lò Văn Phương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên đã cam kết sẽ triển khai sử dụng hiệu quả các nguồn vốn mà Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng; đồng thời thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát để các nguồn hỗ trợ phát huy hiệu quả và đến tận tay các đơn vị, tổ chức được thụ hưởng.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-ho-tro-tinh-dien-bien-85-ty-dong-xay-dung-luoi-dien-nong-thon-va-ton-tao-di-tich-chien-truong-dien-bien-phu-post805034.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Điện Biên", "thành phố Hồ Chí Minh", "Điện Biên Đông", "Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Lao động đi làm việc ở nước ngoài phát triển mạnh cả về chất và lượng
NDO -Thời gian qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…
Ngày 8/2, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Quỹ châu Á (TAF) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả nghiên cứu quốc gia của Việt Nam về tái hòa nhập việc làm cholao động di cưvề nước trong khu vực ASEAN.Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp. Đây là hoạt động thuộc Kế hoạch công tác của Ủy ban thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư (ACMW) giai đoạn 2021-2025 do Việt Nam chủ trì với sự hỗ trợ của TAF.Tham dự trực tuyến có đại diện thuộc Ủy ban thực hiện Đồng thuận ASEAN về Bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư ASEAN (ACMW) và Ban Thư ký ASEAN.Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Molisa)Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, thời gian qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…Bên cạnh đó, nhiều thị trường mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, Rumani... Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt qua con số 100 nghìn người/năm. Đặc biệt, giai đoạn từ 2013 đến 2021, Việt Nam đã đưa được gần 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài.Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan chia sẻ, lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước; đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích lũy và cải thiện đời sống người lao động và gia đình. Lực lượng lao động này sau khi về nước trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội trong nước và là nhân tố quan trọng giúp lan tỏa tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động và là cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và quốc tế. Do vậy, người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về nước cần được huy động và sử dụng có hiệu quả, vì mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đất nước.Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước; đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích lũy và cải thiện đời sống người lao động và gia đình.Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá HoanThứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh vai trò quan trọng của lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cần được huy động và sử dụng có hiệu quả vì mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. "Đây là một chủ trương được Đảng và Nhà nước quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động về nước đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác", ông Nguyễn Bá Hoan khẳng định.Hội thảo lần này chia sẻ những nghiên cứu có được từ Báo cáo quốc gia của Việt Nam về tái hòa nhập thị trường lao động cho người lao động di cư. Đồng thời, sự kiện tạo diễn đàn trao đổi cởi mở về những cơ hội và thách thức mà lao động di cư trở về gặp phải trong việc tái hòa nhập vào cộng đồng và thị trường lao động.Qua những trao đổi của các bên liên quan, hội thảo mong muốn có được cái nhìn tổng thể đầy đủ và sát thực để đưa ra các khuyến nghị về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài quay trở về một cách hiệu quả cũng như kết nối giữa thị trường lao động trong nước và khu vực.Có thể thấy tổng quan rằng, di cư lao động quốc tế nói chung và di cư lao động trong ASEAN đã gia tăng trong những thập kỷ qua. Dù chững lại trong giai đoạn đại dịch Covid-19, thị trường lao động ngoài nước đã gần như phục hồi sau đại dịch. Số người lao động đi làm việc ở nước ngoài quay trở lại đạt mức trước đại dịch.Tuy nhiên, với những kinh nghiệm về ứng phó với khủng hoảng thu được trong giai đoạn vừa qua, nước ta đã có nhiều đổi mới trong chính sách cũng như hướng tiếp cận để có thể bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cùng với đó, tận dụng những thế mạnh mà lực lượng lao động có kinh nghiệm này có thể mang lại cho nền kinh tế.Dự kiến, Báo cáo quốc gia của Việt Nam sẽ được hoàn thiện trong quý I năm 2023. Trong giai đoạn tiếp theo, Báo cáo của Việt Nam sẽ được sử dụng làm tiền đề để xây dựng phương pháp tiếp cận vấn đề với các quốc gia trong khu vực ASEAN nhằm xây dựng báo cáo cấp khu vực về tái hòa nhập cho lao động di cư quay trở về.Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 142.779 người, đạt 158,64% kế hoạch.Nhật Bản vẫn là thị trường số 1 tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm 2022 với 67.295 người. Tiếp đó là các thị trường: Đài Loan (Trung Quốc) với 58.598 người, Hàn Quốc người 9.968 người, Singapore 1.822 người, Trung Quốc 910 người...Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/lao-dong-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-phat-trien-manh-ca-ve-chat-va-luong-post737910.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "lao động đi làm việc ở nước ngoài", "lao động di cư", "ASEAN" ] }
Sương mù dày đặc, nhiều chuyến bay không thể cất/hạ cánh tại Nội Bài
NDO -Sáng sớm 2/2, hàng chục chuyến bay đã không thể cất/hạ cánh tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài do thời tiếtsương mù dày đặc.
Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, từ khoảng 2 giờ 15 phút đến thời điểm 9 giờ sáng 2/2, thời tiết sương mù dày và trần mây thấp đã làm hạn chế tầm nhìn của phi công, không bảo đảm tiếp thu tàu bay, nhiều chuyến bay đã bị ảnh hưởng. Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã kích hoạt phương thức điều hành bay trongđiều kiện tầm nhìn hạn chế(LVP – Low Visibility Procedures).Đến 9 giờ 30 phút, thời tiết tại khu vực Nội Bài đã bảo đảm điều kiện cất cánh đối với các chuyến bay khởi hành từ Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Các chuyến bay hạ cánh tại Cảng sẽ được phục vụ theo tiêu chuẩn CAT II (có các thiết bị hỗ trợ hạ cánh), nhằm bảo đảm an toàn hoạt động bay.Trước đó, vào lúc sáng sớm do sương mù dày đặc, để bảođảm an toàn, một số chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh sang sân bay khác hoặc hoãn chuyến, bay vòng chờ thời tiết tiếp thu,..."Theo thống kê sơ bộ, đã có khoảng 37 chuyến bay không thể hạ cánh tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài; trong đó 12 chuyến bay đã chuyển hướng hạ cánh tại các sân bay lân cận. Cũng trong khung thời gian này, để bảo đảm an toàn bay, có 54 chuyến bay dự kiến khởi hành từ Nội Bài phải lùi thời gian cất cánh để chờ thời tiết tốt hơn", ông Tô Tử Hà, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho hay.Sương mù dày đặc và trần mây thấp làm hạn chế tầm nhìn của phi công, không bảo đảm tiếp thu tàu bay, nhiều chuyến bay đã bị ảnh hưởng.Hiện tượng sương mù dày đặc thường xuất hiện tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc nước ta vào khoảng tháng 2, tháng 3. Các đơn vị trong ngành hàng không luôn sẵn sàng các phương án ứng phó trong điều kiện tầm nhìn hạn chế để bảo đảm điều hành hoạt động bay an toàn.Tình hình thời tiết mưa và sương mù có thể diễn ra tại các sân bay khu vực miền bắc và miền trung trong một vài ngày tới, hành khách có nhu cầu đi, đến các tỉnh, thành phố miền bắc trong giai đoạn này nên thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin lịch trình và tình hình thời tiết.Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài mong muốn hành khách thông cảm và tuân thủ sự hướng dẫn điều hành của các lực lượng nhân viên hàng không để bảo đảm an ninh trật tự và an toàn chuyến bay.Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, do ảnh hưởng của sương mù và thời tiết xấu tại khu vực sân bay Nội Bài (Hà Nội), Thọ Xuân (Thanh Hoá), Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Huế), để bảo đảm an toàn khai thác, hãng phải điều chỉnh thời gian cất cánh, lùi từ 2 đến 6 tiếng đối với chuyến bay đến, đi từ các sân bay này trong rạng sáng và sáng ngày 2/2/2024.Cụ thể, các chuyến bay bị ảnh hưởng gồm 8 chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vinh với số hiệu VN7000, VN7004, VN7006, VN7008, VN7012, VN7014, VN7016 và VN7264. Chuyến bay VN7278 từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Thanh Hoá, VN7540 từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Huế cũng bị chậm thời gian cất cánh.Tin liên quanSương mù dày đặc, nhiều chuyến bay không thể hạ cánhTại sân bay Nội Bài, nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế hạ cánh xuống đây phải bay chờ trên trời hoặc hạ cánh tại sân bay dự bị tại Hải Phòng hoặc Đà Nẵng, đợi thời tiết tốt hơn đủ điều kiện khai thác. Các chuyến bay cất cánh từ Nội Bài cũng phải lùi thời gian khai thác để bảo đảm an toàn.Gần 30 chuyến bay nội địa và quốc tế khác của hãng cũng bị ảnh hưởng dây chuyền, thay đổi lịch bay.Trước đó, đêm và sáng sớm ngày 1/2, cũng do ảnh hưởng của sương mù dày đặc tại sân bay Thọ Xuân và Vinh, 4 chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến đây cũng chậm chuyến từ 1 đến gần 5 tiếng.Vietnam Airlines cũng mong muốn nhận được sự thông cảm của hành khách trong tình huống phải thay đổi kế hoạch khai thác vì lý do thời tiết để bảo đảm an toàn tuyệt đối.Một số hình ảnh ghi nhận tại khu bay Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài lúc 9 giờ sáng 2/2/2024:
https://nhandan.vn/suong-mu-day-dac-nhieu-chuyen-bay-khong-the-catha-canh-tai-noi-bai-post794944.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "trần mây thấp", "sương mù dày đặc", "nhiều chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh", "Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài" ] }
Nguy hiểm rình rập trên những cây cầu treo xuống cấp ở Nghệ An
Sau hàng chục năm đưa vào sử dụng, không ít cầu treo trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Mới đây là sự cố sập cầu treo Kẻ Nính ở huyện miền núi Quỳ Châu. Sự cố này may mắn không gây thiệt hại về người, nhưng là tiếng chuông cảnh báo về thực trạng chất lượng của một số cầu treo hiện nay.
Ngành giao thông cùng các địa phương ở Nghệ An sớm kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trìnhcầu treo, phát hiện hỏng hóc để sửa chữa kịp thời, bảo đảm an toàn giao thông và tuổi thọ công trình.Sập cầu treo giữa trưaTrưa 6/3 vừa qua,cầu treo Kẻ Nínhbắc qua sông Hiếu, ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu bất ngờ đổ sập. Rất may, sự cố sập cầu không gây thiệt hại về người. Cây cầu treo này hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2014.Ông Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Quỳ Châu cho biết: Mưa lũ đã gây hư hại cây cầu này. Cụ thể như đợt mưa lũ hồi tháng 9/2022 gây sạt lở phần đất đắp, mố cầu và làm sụt, nghiêng thanh neo phải tuyến của mố M2. Tiếp đó, trận lũ dữ tháng 9/2023 khiến mức độ sụt lún, hư hỏng cầu treo Kẻ Nính càng trở nên nghiêm trọng hơn. Với mức độ hư hỏng của cầu, địa phương đã tiến hành cắm biển cảnh báo, cấm lưu thông qua cầu.Trong đánh giá thực trạng cầu treo Kẻ Nính hồi tháng 10/2022, Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An chỉ ra rằng, một phần nền đường phía hạ lưu sau mố nhịp dẫn M2 bị sụt lún rất lớn. Đầu thanh neo phía hạ lưu của mố neo HN2 bị chuyển vị. Tình trạng sụt lún nền, mặt đường đầu cầu có nguy cơ tiếp diễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chịu lực của hệ thống cáp treo và các bộ phận khác của cầu, nhất là hạng mục hệ thống thanh neo phía thượng lưu mố neo HN2 nếu bị hư hỏng sẽ rất nguy hiểm đến an toàn của cầu…Tháng 12/2022, Trung tâm Khoa học Giao thông vận tải (Trường đại học Giao thông vận tải) đã tiến hành kiểm định cầu treo Kẻ Nính. Với kết quả kiểm định cho thấy mức độ hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, đơn vị kiểm định kiến nghị địa phương cần cấp bách tiến hành sửa chữa, khắc phục đường và mố neo bị sạt lở. Tháng 10/2023, sau khi được tỉnh Nghệ An hỗ trợ kinh phí, Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Châu đã phê duyệt chủ trương sửa chữa cầu treo này, với giải pháp gia cố nền đường sau hai mố, đắp đất mái ta-luy âm khu vực mố M2, xây ụ bảo vệ cáp chủ.Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Quỳ Châu cho biết thêm: “Sáng 5/3, nhà thầu bắt đầu làm đường công vụ để thực hiện sửa chữa cầu. Đơn vị tiến hành hốt đất sạt lở ở điểm ta-luy âm đường dẫn của mố M2 và tiến hành đắp đường. Đến trưa 6/3, cầu treo bị sập... Cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân sập cầu”.Trong báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Châu gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan liên quan về sự cố sập cầu treo Kẻ Nính, nguyên nhân ban đầu được nhận định là do lún phần đất dưới thanh neo phía phải mố M2, tạo ra chuyển dịch thanh neo, kéo theo trụ cáp, dẫn đến làm sập toàn bộ cầu.“Thót tim” mỗi khi đi qua cầuTại huyện Thanh Chương, sau gần 40 năm khai thác,cầu treo Sông Giăngđã bị xuống cấp nghiêm trọng. Cầu được thiết kế chịu xe tải trọng 10 tấn, nhưng nay cây cầu “già” này chỉ cho phép xe tải trọng dưới năm tấn lưu thông. Song, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không khiến người dân yên tâm hơn!Theo quan sát của chúng tôi, các mố neo của cầu treo Sông Giăng bị xuống cấp, bong tróc, cáp treo cũ kỹ, hệ thống lan can sức chịu lực kém, nhiều vị trí bị gỉ sét, bê-tông nứt nẻ. Do cầu quá yếu nên cơ quan chức năng cho cắm nhiều biển cảnh báo ở hai đầu cầu, dựng hàng rào cọc tiêu để hạn chế xe tải lớn qua cầu.“Chúng tôi vô cùng bất an mỗi lần qua cầu, nhất là khi thời tiết mưa bão, cầu rung lắc mạnh, thót tim mỗi khi đi qua cầu. Nếu không có hai dây cáp đỡ gia cố dưới dầm cầu vào hồi tháng 3/2022 thì cầu có thể đã sập rồi. Ở hai phía đầu cầu đều là khu vực dân cư đông đúc, nhộn nhịp và có nhiều trường học, chợ dân sinh. Vào giờ cao điểm, cây cầu phải oằn mình gánh tải, nhìn sợ lắm!”, ông Nguyễn Văn Quế, người dân xã Thanh Liên chia sẻ.Cầu treo Sông Giăng được đưa vào sử dụng năm 1987, có chiều dài 120m. Ban đầu, cầu này nằm trên Tỉnh lộ 533 do Sở Giao thông vận tải Nghệ An quản lý. Đến năm 2017, tỉnh lộ này được nâng lên thành Quốc lộ 46C nên tuyến đường và cầu được chuyển giao cho Bộ Giao thông vận tải quản lý. Tuyến Quốc lộ 46C đi qua địa bàn huyện Thanh Chương là tuyến giao thông huyết mạch đi qua địa bàn 14 xã, nối liền các vùng kinh tế, chính trị quan trọng của huyện, góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.Ông Nguyễn Hồng Nhâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phong Thịnh (Thanh Chương) cho biết: Nhu cầu giao thông và vận chuyển hàng hóa qua cầu treo này ngày càng lớn, nhưng do cầu yếu, các xe trọng tải lớn không thể qua cầu gây khó khăn rất lớn cho người dân trong vận chuyển hàng hóa, nông sản, kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Nhu cầu giao thông và vận chuyển hàng hóa qua cầu treo này ngày càng lớn, nhưng do cầu yếu, các xe trọng tải lớn không thể qua cầu gây khó khăn rất lớn cho người dân trong vận chuyển hàng hóa, nông sản, kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Ông Nguyễn Hồng Nhâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phong Thịnh (Thanh Chương)Những ngày lễ, Tết xảy ra tình trạng ách tắc giao thông dài cả vài km. Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua, huyện và hai xã Thanh Liên và Phong Thịnh phải bố trí lực lượng để phân luồng giao thông, nhưng vẫn ùn tắc. Ngoài ra, dù đã treo biển tải trọng năm tấn, nhưng vẫn có trường hợp xe chở nặng qua cầu… Hồi tháng 10/2020, đã xảy ra va chạm giữa xe ô-tô 7 chỗ và xe máy khi đang lưu thông ngược chiều nhau trên cầu, cả hai xe rơi xuống sông, khiến năm người đi trên hai xe đều thiệt mạng.Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn được cơ quan chức năng xác định là do người điều khiển ô-tô không làm chủ được tốc độ. Bên cạnh đó, do cầu xuống cấp nên khi xe đi tốc độ cao có rung lắc làm tăng thêm nguy cơ dẫn đến tai nạn. Sau vụ tai nạn này, các đoàn kiểm tra về làm việc và thống nhất, cầu treo này đã đưa vào sử dụng từ lâu, qua nhiều lần duy tu, bảo dưỡng nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng; các cấp cần xem xét xây dựng cầu cứng để thay thế.Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Thanh Chương, ngày 6/10/2023, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định về việc giao nhiệm vụ cho Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Sông Giăng, thời gian thực hiện từ năm 2023-2025. Cục Đường bộ Việt Nam sau đó đã trình Bộ Giao thông vận tải quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu mới thay thế cầu treo Sông Giăng, mức đầu tư dự kiến khoảng 68 tỷ đồng, bằng nguồn vốn trung hạn. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa được triển khai, trong khi chính quyền địa phương và người dân đều thấp thỏm, lo lắng về độ an toàn của cây cầu “già” này.“Huyện Thanh Chương có năm cầu treo. Riêng cầu treo Sông Giăng xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Để bảo đảm nhu cầu vận tải và an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông trên tuyến Quốc lộ 46C, đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm cho xây dựng cầu cứng bắc qua Sông Giăng để thay thế. Đây cũng là nguyện vọng của bà con nhân dân trong mỗi lần tiếp xúc cử tri”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương Nguyễn Hữu Hiền kiến nghị.Tương tự, cầu treo Xốp Nhị ở xã Hữu Lập, huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An), đưa vào sử dụng từ năm 1984 nay bị hư hỏng và xuống cấp. Theo đó, thành lan can bị hư hỏng ở một số vị trí; thép cáp chủ, trụ cầu, dầm cầu bị gỉ sét; hệ thống cáp chủ, gối cầu bị khô mỡ… Hằng ngày, cây cầu phải oằn mình cõng một lượng lớn hàng hóa và người qua lại ngày càng tăng bởi nhu cầu phát triển của các xã phía bắc của huyện Kỳ Sơn.Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Nghệ An, trên địa bàn tỉnh có tới 70 cầu treo. Trong đó, Sở và Khu Quản lý đường bộ 2 (Cục Đường bộ Việt Nam) quản lý hai cầu treo; 68 cầu còn lại do các huyện quản lý. Không chỉ các cầu treo Sông Giăng, cầu treo Kẻ Nính, cầu treo Xốp Nhị mà do quá trình sử dụng khá lâu năm, lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng nên không ít cầu treo ở các địa phương khác như Kỳ Sơn, Tương Dương… cũng đang bị xuống cấp, hư hỏng, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người và phương tiện tham gia giao thông, trở thành nút thắt trong phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.“Cầu treo có đặc thù riêng. Ngoài vấn đề kinh phí, các huyện cũng gặp khó khăn về khâu kỹ thuật trong việc thực hiện bảo trì, sửa chữa. Chúng tôi đang soạn văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trình cầu treo, kịp thời phát hiện hỏng hóc để sửa chữa. Nếu phát hiện hỏng hóc, yêu cầu chủ đầu tư phải thuê các đơn vị tư vấn có năng lực chuyên môn để kiểm định, kiểm tra, đưa ra các giải pháp sửa chữa, xử lý phù hợp, bảo đảm an toàn giao thông và tuổi thọ công trình”, ông Nguyễn Trọng Quang, Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông, Sở Giao thông vận tải Nghệ An cho biết.
https://nhandan.vn/nguy-hiem-rinh-rap-tren-nhung-cay-cau-treo-xuong-cap-o-nghe-an-post800542.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Cầu treo Kẻ Nính", "Cầu treo sông Giăng", "Cầu treo", "xuống cấp" ] }
Cảnh báo an toàn trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn khi nhiệt độ lên tới 63 độ C
NDO -Chiều 4/4, theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông, vào lúc hơn 12 giờ ngày 4/4, nhiệt độ mặt đường cao tốc Cam Lộ-La Sơn lên tới 63 độ C. Nhiệt độ mặt đường cao đã khiến nhiều phương tiện bị nổ lốp.
Theo ghi nhận của lực lượng chức năng, tính từ 0 giờngày 1/4 đến 12 giờ ngày 4/4, trên tuyếncao tốc Cam Lộ-La Sơnxảy ra 12 trường hợp gặp sự cố nổ lốp xe.Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 5, Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, qua tiếp nhận thông tin phản ánh về trung tâm chỉ huy, cùng với thực tế ghi nhận tại hiện trường, các vụ việc xe ô-tô bị vỡ lốp không chỉ dừng lại ở loại xe ô-tô con mà còn xảy ra ở cả xe ô-tô khách, xe container, xe đầu kéo.Nhiều xe gặp sự cố nổ lốp khi thời tiết tăng cao.Theo đánh giá ban đầu từ cơ quan chức năng, do thời tiết tại khu vực tỉnh Quảng Trị nắng nóng gay gắt khiến nhiệt độ mặt đường tăng, quãng đường từ Km0 đến Km102 trên tuyến cao tốc không có điểm dừng nghỉ, xe phải lưu thông liên tục nên lốp xe ô-tô-tô cũng tăng cao dẫn tới sự cố nổ lốp.Ngay sau khi nắm bắt được tình hình, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 5 lập tức triển khai các phương án bảo đảm an toàn lưu thông trên tuyến, đồng thời, phối hợp với Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh có phương án khuyến cáo các phương tiện cũng như cứu trợ khi gặp sự cố.Cảnh sát giao thông phát tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn, cảnh báo người điều khiển phương tiện giao thông.Theo đó,Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 5 bố trí 3 tổ tuần tra kiểm soát ở các vị trí đầu, giữa và cuối cao tốc. Trong đó, tổ tuần tra ở vị trí giữa cao tốc mang tính chất cơ động, tuần lưu, dưới sự thông tin của trung tâm chỉ huy sẽ kịp thời có mặt và hỗ trợ các chốt còn lại khi có tình huống xảy ra.Tại chốt đầu tuyến và cuối tuyếncao tốc Cam Lộ-La Sơn, lực lượng cảnh sát giao thôngphát tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn, cảnh báo tới người điều khiển phương tiện khi lưu thông trên tuyến nắm được tình huống có khả năng xảy ra và các phương án xử lý sự cố để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.Khi gặp sự cố trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, lái xe hãy gọi điện đến số điện thoại của Trung tâm chỉ huy Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 5, Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục Cục Cảnh sát giao thông: 0949.05.06.08 để được hỗ trợ và cảnh báo an toàn.
https://nhandan.vn/canh-bao-an-toan-tren-cao-toc-cam-lo-la-son-khi-nhiet-do-len-toi-63-do-c-post803151.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Cao tốc Cam Lộ- La Sơn", "an toàn giao thông", "nắng nóng", "nổ lốp ô-tô" ] }
Thanh Hóa: Dập tắt đám cháy trên xe container chở hàng hóa
NDO -Chiều 9/3, Công an tỉnhThanh Hóacho biết, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy khu vực thị xã Bỉm Sơn vừa dập tắt kịp thời hỏa hoạn trên xe ô-tô container, cứu hộ hàng hóa trên xe.
Trước đó, khoảng 2 giờ 40 phút ngày 9/3, Trung tâm thông tin chỉ huy 114, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,Công an tỉnh Thanh Hóanhận được tin báo xảy ra cháy xe container tại địa chỉ số 180 Nguyễn Huệ, phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn.Được biết, chiếc xe ô-tô đầu kéo biển kiểm soát 29C-48146, kéo theo rơ-moóc biển kiểm soát 29R-51236 vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh đang dừng xe ở địa chỉ nêu trên thì bất ngờ xảy ra cháy hàng hóa bên trong. Tài xế nhanh chóng gọi điện thoại, báo tin cho lực lượng Cảnh sát hỗ trợ chữa cháy.Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chỉ đạo Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực thị xã Bỉm Sơn nhanh chóng điều động 3 phương tiện cùng 15 cán bộ chiến sĩ khẩn trương tiếp cận hiện trường,khẩn trương di chuyển tài sản hàng hóa trên xe đến nơi an toàn, đồng thời nỗ lực dập lửa, sớm dập tắt đám cháy hoàn toàn.Vụ cháy không gây thiệt hại về người và cơ quan chức năng đang điều tra rõ nguyên nhân gây ra vụ cháy.
https://nhandan.vn/thanh-hoa-dap-tat-dam-chay-tren-xe-container-cho-hang-hoa-post799297.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Thanh Hóa", "đám cháy", "xe container" ] }
Những người nối nhịp cầu đưa kỷ vật liệt sĩ trở về
Trong số hơn một triệu liệt sĩ hy sinh ngoài mặt trận, có hàng chục nghìn liệt sĩ ra đi không để lại kỷ vật gì cho gia đình. Nhiều thân nhân liệt sĩ cũng không hay biết, có một nơi ở bên kia bán cầu vẫn lưu giữ một phần ký ức của các liệt sĩ. Cho đến một ngày, những ký ức thiêng liêng ấy được đánh thức và trở về bên gia đình sau nhiều nỗ lực của thế hệ hôm nay với tấm lòng tri ân người nằm xuống.
Ngày 25/3/2024, chị Nguyễn Thị Hoa ở thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bất ngờ nhận được thông tin từ người cháu họ cho biết bản chụp cuốn sổ nhật ký của cha chị - liệt sĩ Nguyễn Quang Số, được đăng trên trang facebook của anh Lê Tiến Dũng, ở thành phố Vinh (Nghệ An), với nội dung tìm thân nhân liệt sĩ. Ngay sau đó, chị Hoa đã kết nối với anh Dũng để tìm hiểu. Và món quà vô giá của người cha thân yêu ra đi từ hơn nửa thế kỷ trước đã bất ngờ trở về bên mẹ con chị như một giấc mơ. Cầm trên tay hồ sơ di vật của người cha đã hy sinh cách đây 55 năm, chị Nguyễn Thị Hoa nghẹn ngào khóc. Những giọt nước mắt của nhớ thương, của nỗi đau hòa cùng niềm vui như chị được đón cha trở về sau bao năm lưu lạc.Trước đó, anh Lâm Hồng Tiên, một người đam mê nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hội viên Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đã tìm thấy bản chụp cuốn sổ nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Quang Số và những thông tin liên quan hoàn cảnh hy sinh của liệt sĩ trong kho tư liệu đồ sộ về chiến tranh Việt Nam được lưu trữ trên website của Đại học Kỹ thuật Texas, Hoa Kỳ.Thông tin từ phía quân đội Mỹ cho biết: Sáng 26/2/1969, bộ đội đặc công Việt Nam tấn công góc Tây Bắc căn cứ Củ Chi (Đồng Dù), là căn cứ của Sư đoàn 25 Mỹ trú đóng. Phía Mỹ có 9 trực thăng CH47 bị phá hủy, 2 trực thăng hư hỏng. Có 31 bộ đội Việt Nam hy sinh. Sau trận đánh, tại một khu hầm ngầm ở phía đông nam căn cứ Đồng Dù, quân Mỹ thu giữ một số giấy tờ thể hiện phiên hiệu Tiểu đoàn 3 đặc công Miền. Cụ thể: Một sổ ghi chép, thời gian ghi từ 30/12/1967 đến 7/10/1968 của đồng chí Nguyễn Quang Số, tức Thanh Chương, quản lý đơn vị d3 B16 Đoàn 129 (tức Tiểu đoàn 3 Phòng đặc công Miền). Cuốn sổ ghi chép các thông tin từ khi đồng chí Số vào nam chiến đấu. Trang đầu cuốn sổ có ghi tiêu đề “Nhật ký chiến tranh-Tập I”, gửi cho em tôi: Nguyễn Quang Đồng, thôn Nha Giáp, xã Thanh Lam, huyện Thanh Chương, Nghệ An.Ngày 23/3/2024, anh Tiên đăng những thông tin này cùng hình ảnh cuốn nhật ký trên blog và facebook Kỷ vật kháng chiến, đồng thời nhờ tình nguyện viên Lê Tiến Dũng ở Nghệ An hỗ trợ tìm giúp thân nhân liệt sĩ Nguyễn Quang Số. Được sự giúp đỡ của cán bộ chính sách ở địa phương, chỉ vài tiếng sau, anh Dũng đã tìm và liên hệ được với cháu của liệt sĩ...Ngày 23/3/2024, anh Tiên đăng những thông tin này cùng hình ảnh cuốn nhật ký trên blog và facebook Kỷ vật kháng chiến, đồng thời nhờ tình nguyện viên Lê Tiến Dũng ở Nghệ An hỗ trợ tìm giúp thân nhân liệt sĩ Nguyễn Quang Số. Được sự giúp đỡ của cán bộ chính sách ở địa phương, chỉ vài tiếng sau, anh Dũng đã tìm và liên hệ được với cháu của liệt sĩ...Chị Hoa xúc động như thể được gặp lại cha mình, những dòng nước mắt cứ thế tuôn trào trên các con chữ: “Hoa con! Hôm nay, Ba thấy cần phải tâm sự cùng con. Nếu như mai này thống nhất, Ba trở về sẽ mang theo quyển nhật ký này - nó đã ở bên Ba trong những ngày đánh Mỹ gian khổ, ác liệt. Và nếu như Ba có hy sinh (cũng là lẽ đương nhiên trong chiến đấu với quân thù) thì ban chính trị sẽ gửi về cho con xem. Qua đây con sẽ hiểu biết phần nào về Ba của con... 26 năm qua, kể từ ngày sinh, 15 năm qua kể từ ngày Ba đi, Ba đã sống rất mãnh liệt, Ba không hề quản ngại gian khổ bao giờ. Ba đã sống theo tâm hồn, ước mơ của Ba... dù có phải qua bao gian khổ, đắng cay...”.Đó là những dòng tâm sự của liệt sĩ Nguyễn Quang Số gửi cho con gái, ngày 19/9/1968. Dù nhật ký được viết trong hoàn cảnh chiến tranh, đói khát, bom đạn bủa vây, cái chết cận kề, nhưng những nét chữ luôn ngay ngắn, thẳng hàng và đẹp đẽ. Có những trang nhật ký công tác, những lời thề quyết tâm đánh giặc, có những tâm sự nhớ thương người thân, có cả những trang thơ của Tố Hữu, Giang Nam, Thư gửi các cán bộ, chiến sĩ của Hồ Chủ tịch.Chị Hoa cho biết, cuốn nhật ký này vô cùng quý giá với chị, bởi đó là tất cả những gì còn lại của cha. Từ những trang viết, chị mới biết được cha mình đã từng sống, chiến đấu dũng cảm và hy sinh thế nào. Chị kể, khi chị lên một tuổi thì cha đi bộ đội. Hình ảnh về người cha cao, đẹp, thông minh, học giỏi dần hiện lên trong những câu chuyện của mẹ, của ông bà kể. Dù đã có giấy gọi vào đại học nhưng ông vẫn gác bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Trong suốt 5 năm kể từ khi nhập ngũ cho đến lúc hy sinh, ông chỉ về thăm nhà được một lần. Ông hy sinh ngày 26/2/1969 nhưng đến năm 1971, gia đình mới nhận được giấy báo tử, ngoài ra không có di vật gì.Anh Lâm Hồng Tiên cho biết, căn cứ vào các thông tin dữ liệu thu thập được, có thể xác định được liệt sĩ Nguyễn Quang Số hy sinh tại căn cứ Đồng Dù, hiện nay là căn cứ Sư đoàn 9, Quân đoàn 4. Cuốn sổ nhật ký bị lính Mỹ thu sau một ngày liệt sĩ hy sinh (27/2/1969) ở khu hầm ngầm ngoài căn cứ Đồng Dù vài km.Đây có thể là manh mối để tìm mộ liệt sĩ.Có những thứ tưởng chừng đã hóa vào cát bụi, không bao giờ gặp lại được bỗng một ngày trở về, mang đến niềm vui bất ngờ, là món quà tinh thần vô giá cho thân nhân liệt sĩ. Đến nay, anh Lâm Hồng Tiên đã tìm và trao lại hàng chục bản chụp hồ sơ liệt sĩ cho thân nhân. Trong đó, có bức thư thấm máu và cuốn sổ nhật ký ghi chung của liệt sĩ Trần Minh Tiến với người yêu - bà Vũ Lưu Liên; có lá đơn xin vào Đảng của liệt sĩ Hoàng Văn Hội viết trước khi hy sinh; có giấy tờ của liệt sĩ Phạm Năng An với những dòng chữ: “Nếu đang làm dở công tác mà không may tôi hy sinh - các đồng chí hãy báo cho gia đình tôi nhé...”. Dù chỉ là bản chụp những dòng chữ, ký ức của liệt sĩ, song đó cũng là cách để đưa những người liệt sĩ trở về đoàn tụ với gia đình sau hơn nửa thế kỷ hy sinh.Dịp trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, anh Tiên tìm được bản chụp giấy chứng minh của liệt sĩ Trần Đức Ngạn, quê Nam Thịnh, Tiền Hải, Thái Bình. Anh nhờ chị Nguyễn Thanh Thủy, hội viên Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Thái Bình tìm thân nhân và trực tiếp trao tặng gia đình liệt sĩ Trần Đức Ngạn. Sau khi nhờ chính quyền xác minh thông tin và kết nối với thân nhân liệt sĩ Trần Đức Ngạn, chị Thủy còn nhờ một nhóm bạn trẻ phục dựng bức ảnh chân dung liệt sĩ Trần Đức Ngạn để trao tặng gia đình.Gần 1.500 bài thông tin về liệt sĩ mà anh Lâm Hồng Tiên đã tìm kiếm và đăng tải trên blog và trang facebook cá nhân trong suốt hơn 10 năm qua, trong đó có nhiều hồ sơ kỷ vật chiến tranh, nhiều tài liệu có tọa độ nơi an táng ban đầu của các liệt sĩ là nguồn thông tin quý giá trong việc tìm mộ liệt sĩ và tìm hiểu lịch sử.Trong nhịp sống hiện đại, việc đi tìm những ký ức, di vật chiến tranh, kết nối với thân nhân liệt sĩ tưởng như không mấy người trẻ quan tâm. Nhưng với những gì anh Lâm Hồng Tiên, anh Lê Tiến Dũng, chị Nguyễn Thanh Thủy và nhiều người trẻ đang làm là những việc vô cùng ý nghĩa, không chỉ để tri ân những người nằm xuống mà còn để lưu giữ một phần lịch sử, minh chứng cho sự hy sinh, lòng dũng cảm của thế hệ ông cha...■
https://nhandan.vn/nhung-nguoi-noi-nhip-cau-dua-ky-vat-liet-si-tro-ve-post803042.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "đưa kỷ vật liệt sĩ trở về", "một phần ký ức của các liệt sĩ", "đưa liệt sĩ trở về" ] }
“Chung tay vì trẻ em vùng cao” tại 3 tỉnh miền núi phía bắc
NDO -Trong 2 ngày 13 và 14/1, Đoàn công tác của Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình (trực thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) đã phối hợp Adam Store tổ chức một hành trình ý nghĩa nhằm lan tỏa yêu thương, chia sẻ với trẻ em vùng cao các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang.
Hành trình “Chung tay vì trẻ em vùng cao” là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình “Chung tay vì trẻ em Việt Nam”, chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027.Trong khuôn khổ hành trình, Đoàn công tác đã tới nhiều ngôi trường vùng cao của các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, trao 150 suất học bổng, 300 áo ấm, 3 tủ sách, nhiều đồ dùng học tập tặng học sinh; trao 5.000 khẩu trang phòng dịch tặng tập thể giáo viên, học sinh.Giám đốc Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình Trần Linh Sơn trao áo ấm, quà tặng các em nhỏ vùng cao huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang).Bên cạnh đó, tại mỗi ngôi trường đi qua, hành trình còn tổ chức những chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa các đại biểu thiếu niên, nhi đồng từ Thủ đô Hà Nội và học sinh các địa phương vùng cao.Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình Trần Linh Sơn cho biết: Hành trình “Chung tay vì trẻ em vùng cao” là hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ 1 phần về cả tinh thần và vật chất đối với các em nhỏ, nhất là thiếu niên, nhi đồng dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.Thông qua hành trình, Ban Tổ chức mong muốn chia sẻ, lan tỏa tình yêu thương của cộng đồng, xã hội tới những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời đưa ra 1 góc nhìn thực tế để các tổ chức, doanh nghiệp và đặc biệt là các bạn trẻ thấu hiểu, đồng cảm và chung tay hỗ trợ các em bằng những việc làm thiết thực.
https://nhandan.vn/chung-tay-vi-tre-em-vung-cao-tai-3-tinh-mien-nui-phia-bac-post682272.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:29", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:29", "tags": [ "Chung tay vì trẻ em vùng cao", "miền núi phía bắc" ] }
Khoan giếng cấp nước khẩn cấp cho nhân dân cao nguyên Ia Nan, Gia Lai
NDO -Sau khi Báo Nhân Dân có bài phản ảnh tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân vùng biên giới, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ, tỉnhGia Laiđã chỉ đạo ngành chức năng triển khai các biện pháp khẩn cấp để cấp nước cho người dân.
Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ đã kiểm tra thực tế tình hình nắng hạn và chỉ đạo các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất cho nhân dân vùng biên giới.Huyện Đức Cơ đã bố trí kinh phí 150 triệu đồng khoan giếng mới để có nguồn nước cung cấp cho 220 hộ dân thôn Đức Hưng, xã Ia Nan. Hai ngày qua, đơn vị thi công đã triển khai khoan giếng cách Công trình nước sạch của thôn 400m. Đơn vị thi công sử dụng hệ thống khoan giếng công nghệ cao khoan độ sâu gần 130m tìm nguồn nước cho bà con nhân dân.Đơn vị thi công sử dụng hệ thống khoan giếng công nghệ cao để tìm nguồn nước ngầm.Đồng chí Trần Xuân Nghiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Nan, cho biết: “Sau hơn một ngày triển khai, đến chiều ngày 22/4 giếng khoan mới đã có nước. Xã đã nối hệ thống ống dẫn nước về các khu dân cư phục vụ nhân dân".Đơn vị thi công khoan giếng độ sâu gần 130m tìm nguồn nước cho bà con nhân dân.Cùng với việc khoan giếng khẩn cấp tìm nguồn nước cho nhân dân vùng khô hạn ở xã biên giới Ia Nan, huyện Đức Cơ đang tìm kiếm các giải pháp cung ứng nước lâu dài cho người dân. Ngành chức năng đã khoanh vùng khảo sát thực tế tại vùng hạ lưu giáp ranh giữa suối Ia Nan và suối Ia Nú.Sau khi khảo sát thực tế và phương án thiết kế, chính quyền địa phương sẽ kêu gọi nhà đầu tư, nhà hảo tâm tiếp tục khoan giếng, xây dựng hệ thống xử lý nước để có nguồn nước phục vụ nhân dân vùng biên giới xã Ia Nan và khu vực lân cận.Chính quyền địa phương phối hợp đơn vị thi công tích cực đẩy nhanh tiến độ.Trước đó, Báo Nhân Dân đã có bài viếtCao nguyên Ia Nan ở Gia Lai khô cháyphản ánh tình trạng nắng hạn kéo dài tại xã biên giới Ia Nan, huyện Đức Cơ, khiến người dân không có nước sinh hoạt, sản xuất hơn ba tháng qua. Các nguồn nước giếng khoan, công trình nước sạch và suối đềukhô cạnảnh hưởng đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới Ia Nan.
https://nhandan.vn/khoan-gieng-cap-nuoc-khan-cap-cho-nhan-dan-cao-nguyen-ia-nan-gia-lai-post805935.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "khô hạn", "biên giới", "Gia Lai", "khoan giếng", "cấp nước", "cao nguyên Ia Nan" ] }
Hà Nội kịp thời khống chế vụ cháy nhà xưởng tại Cầu Giấy
NDO -Một đám cháy bất ngờ bùng phát tại một nhà xưởng tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Rất may, không có thiệt hại về người trong vụ việc kể trên.
Cụ thể, vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 13/6, mộtvụ cháy đã bùng phát tại nhà xưởngtrên đất dự án thuộc phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy. Khu vực này là kho xưởng sản xuất nội thất.Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượngPhòng cháy chữa cháyđã tiếp cận hiện trường, tích cực dập tắt đám cháy. Sau khoảng 15 phút, đám cháy đã được dập tắt. Theo tìm hiểu, vụ cháy không gây thiệt hại về người.Được biết, khu vực xảy ra cháy là ô đất thuộc quản lý của Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy.Hiện nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
https://nhandan.vn/ha-noi-kip-thoi-khong-che-vu-chay-nha-xuong-tai-cau-giay-post814084.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Cháy nhà xưởng tại Cầu Giấy", "Cháy Cầu Giấy", "Hà Nội" ] }
Tăng tốc tiến độ thi công các công trình trọng điểm
Tỉnh Đồng Nai hiện đang có hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh được đồng thời triển khai xây dựng. Sau một thời gian bị chậm tiến độ, địa phương đang tập trung cao độ thực hiện các giải pháp tháo gỡ dứt điểm vướng mắc, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, để bứt phá tiến độ thực hiện các dự án.
Tỉnh ủy Đồng Nai đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm và phân công từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ theo dõi, đôn đốc và chịu trách nhiệm cá nhân về tiến độ từng dự án cụ thể; cùng với đó, đề cao trách nhiệm của Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện trong chỉ đạo, điều hành liên quan tiến độ thi công các công trình trọng điểm.Đẩy nhanh tiến độTừ ngày 15/2, Công ty TNHH Vân Nga Phát, đơn vị thi công công trình trọng điểm bờ kè sông Đồng Nai đã khẩn trương huy động máy móc, nhân lực thi công trở lại sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán. Dưới cái nắng gay gắt mùa khô, Giám đốc Công ty Nguyễn Đình Long cho biết: Tận dụng thời tiết đang thuận lợi, đơn vị thi công theo hình thức cuốn chiếu những đoạn đã có mặt bằng. Đến nay, toàn bộ dự án hơn 5,2 km bờ kè đã hoàn thành 75% khối lượng công việc. Nếu sớm được bàn giao xong phần mặt bằng còn lại trong quý I này, đơn vị sẽ hoàn thành thi công, bàn giao toàn bộ công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng trong quý II/2024. Song song với dự án kè có trị giá 613 tỷ đồng, dự án đường ven sông Đồng Nai với mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng cũng đang được cải thiện tình hình thi công sau một thời gian dài ngổn ngang vì vướng giải phóng mặt bằng.Dự án đường Hương lộ 2, đoạn qua địa bàn phường An Hòa, thành phố Biên Hòa.Điển hình chậm tiến độ phải kể đến dự án xây dựng Hương lộ 2, giai đoạn 1 có chiều dài gần 2 km, điểm đầu tuyến giao với Quốc lộ 51, điểm cuối tuyến giao với đường nhựa hiện hữu An Hòa-Long Hưng có tổng mức đầu tư 782 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào cuối năm 2020, đến nay gói thầu thi công mới chỉ đạt hơn 60% giá trị hợp đồng. Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cường Hưng, Phạm Văn Trung, đơn vị thi công công trình cho biết: 30 công nhân và phương tiện máy móc đang hoạt động cầm chừng, dù rất muốn làm gấp rút nhưng do không có mặt bằng cho nên đành chấp nhận thi công từng đoạn chắp nối.Nút thắt lớn nhất hiện nay là vướng mặt bằng đoạn khoảng 0,3 km còn lại của một doanh nghiệp và hai hộ dân chưa di dời. Trong khi đó, ở dự án trọng điểm đặc biệt quốc gia Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, các gói thầu vẫn hối hả thi công xuyên thời gian nghỉ Tết. Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đơn vị chủ đầu tư giai đoạn 1 dự án, hơn 4.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân và hơn 200 đầu máy móc, thiết bị đang tất bật vận hành, nhịp độ tăng tốc từng ngày. Về cơ bản, các gói thầu đều đạt tiến độ đề ra.Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 29 công trình trọng điểm, gồm 22 dự án sử dụng vốn ngân sách và 7 dự án vốn ngoài ngân sách. Trong đó, 3 dự án trọng điểm quốc gia là giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2024, các công trình trọng điểm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng. Cộng với khoảng 1.000 tỷ đồng đã được bố trí trước đó thì năm nay, các dự án trọng điểm phải làm sao giải ngân được gần 6.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 60% nguồn vốn ngân sách các dự án.Đề cao trách nhiệm cá nhânSân bay Long Thành đang được tăng tốc đẩy nhanh tiến độ.Trước việc hầu hết các dự án trọng điểm đều chậm tiến độ, trong đó có công trình gia hạn nhiều lần nhưng vẫn chưa có giải pháp để hoàn thành, năm 2023, Tỉnh ủy Đồng Nai đã thành lập Tổ chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Tổ trưởng. Định kỳ Tổ chỉ đạo họp giao ban nghiêm túc rà soát tiến độ, kịp thời giải quyết khó khăn, kiến nghị và trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tiến độ trên công trường. Tỉnh ủy cũng phân công trách nhiệm cá nhân tất cả các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách theo dõi các công trình trọng điểm theo danh mục.Ngay trong ngày làm việc chính thức đầu tiên năm 2024 (ngày 2/1), Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của người đứng đầu các sở, ngành và bí thư, chủ tịch ủy ban nhân cấp huyện, hạ quyết tâm dốc sức đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm. Chính quyền tỉnh quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 29/12/2023 về đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn. Đại diện cơ quan được giao làm chủ đầu tư 10 công trình trọng điểm, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Đồng Nai Ngô Thế Ân cho biết: Với khối lượng công việc rất lớn, dự án trải dài ở nhiều địa bàn, đơn vị giao trách nhiệm cụ thể từng đồng chí lãnh đạo và các phòng chức năng trong theo dõi, kiểm tra và đốc thúc các nhà thầu thực hiện khối lượng công việc và đánh giá tiến độ hằng tuần. Xác định vấn đề nan giải nhất đối với tất cả dự án là mặt bằng thi công cho nên đơn vị đã bố trí một tổ công tác chuyên hỗ trợ thực hiện lộ trình; cùng với đó, tích cực phối hợp các địa phương thực hiện rốt ráo giải phóng mặt bằng.Tại thành phố Biên Hòa, nơi tập trung 9 dự án trọng điểm, trong đó có Dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, ngành chức năng phải thực hiện khối lượng giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư rất lớn. Để thay đổi tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, yếu kém trong công tác giải phóng mặt bằng, Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam khẳng định: Ngay từ đầu năm làm việc với các phòng, ban và Đảng bộ 30 phường, xã, Thường trực Thành ủy đã đôn đốc đối với những phần việc thuộc thẩm quyền địa phương thì cơ sở buộc phải chủ động thực hiện, riêng những nội dung cần kiến nghị, xin ý kiến cấp trên thì phải thường xuyên đeo bám, làm khâu nào dứt điểm khâu đó. Thường trực Thành ủy tổ chức giao ban định kỳ hằng tháng các dự án trọng điểm, đặc biệt liên tục rà soát tiến độ giải phóng mặt bằng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Đồng Nai phải hoàn thành vào cuối tháng 6 tới. “Phải khắc phục cho được tình trạng đầu năm thong thả, cuối năm vội vã, vì một khi thực hiện vội vã thì chất lượng thi công dự án sẽ khó bảo đảm theo yêu cầu”, đồng chí Hồ Văn Nam nói.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiểm tra tiến độ một dự án trọng điểm ở huyện Nhơn Trạch.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Võ Tấn Đức đánh giá: Nhìn chung tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm trên địa bàn đã có sự chuyển biến tích cực hơn thời điểm 4 tháng trước đây, nhưng vẫn còn rất chậm so với kế hoạch đề ra. Do vậy, các sở, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm. Các chủ đầu tư lập bảng tiến độ triển khai từng dự án để theo dõi, đánh giá qua từng tháng. Đi liền với đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công các công trình trọng điểm, xác định đây là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; có chế tài xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; thay thế kịp thời những cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý lĩnh vực đầu tư công.Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn, đường găng tiến độ các công trình trọng điểm trên địa bàn Đồng Nai thời gian qua thay đổi liên tục và lệch nhịp xa so với kế hoạch ban đầu, nguyên nhân chủ yếu do khâu giải phóng mặt bằng quá chậm trễ. Thực tế hiện nay đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt của người đứng đầu các địa phương, đơn vị liên quan, xem đây là tiêu chí đánh giá kết quả thi đua cuối năm. Nhất là, cần chuyên nghiệp hóa đội ngũ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tập trung toàn lực tháo gỡ ách tắc, đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các khu tái định cư, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Các ban quản lý dự án của tỉnh phải cập nhật, điều chỉnh lại đường găng tiến độ của từng dự án, gắn với đường găng tiến độ giải phóng mặt bằng của các địa phương cho phù hợp diễn biến mới. Công tác phân bổ nguồn vốn đầu tư công phải tiến hành khoa học, có tính khả thi cao, theo nguyên tắc tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và dự án thi công; bảo đảm dự án nào có ít nhất 75% mặt bằng đất sạch mới được bố trí vốn triển khai thi công và tuyệt đối không bố trí vốn cho các dự án chưa có đất sạch ■
https://nhandan.vn/tang-toc-tien-do-thi-cong-cac-cong-trinh-trong-diem-post797994.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu", "Dự án trọng điểm", "Giải phóng mặt bằng", "công trình trọng điểm" ] }
Hiệp hội VKBIA hỗ trợ kết nối tỉnh Yên Bái và tỉnh tự trị đặc biệt Gangwon (Hàn Quốc)
NDO -Ngày 4/3 và 5/3/2024, đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tưViệt Nam-Hàn Quốc(VKBIA) đã cùng đoàn công tác của tỉnh Yên Bái đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh tự trị đặc biệt Gangwon (Hàn Quốc).
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy trân trọng cảm ơn Thống đốc Gangwon Kim Jin Tae đã dành cho đoàn sự đón tiếp trọng thị.Tại buổi gặp, hai bên cũng đã thông tin về tình hình kinh tế-xã hội, những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị.Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy mong muốn trong thời gian tới hai địa phương ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa chính quyền, giữa các địa phương trực thuộc, giữa các hiệp hội, doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại, du lịch, giáo dục-đào tạo, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng… Đặc biệt, ông mong muốn Gangwon sẽ hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với Yên Bái về công nghệ, kỹ thuật khai thác, chế biến đá trắng; phát triển thị trường tín chỉ carbon của tỉnh Yên Bái và tiến hành đầu tư các dự án du lịch tại tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy giới thiệu và tặng cuốn sách Đất và Con người Yên Bái tới Thống đốc Gangwon, ông Kim Jin-tae.Thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đồng chí Đỗ Đức Duy trân trọng mời Thống đốc Kim Jin Tae và lãnh đạo chính quyền tỉnh Gangwon sớm đến thăm, làm việc với tỉnh Yên Bái để đẩy nhanh quá trình hợp tác giữa hai tỉnh, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.Tiếp đó, đoàn công tác đã tiếp tục làm việc với Phó Thống đốc tỉnh Gangwon Kim Myung Sun và lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh Gangwon.Thông tin tới Ngài Phó Thống đốc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho biết: Mặc dù còn nhiều khó khăn, song Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản, rừng…), tiềm năng về dân số và lao động, hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng phát triển du lịch cũng như các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư… để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư…, trên địa bàn tỉnh đã và đang có một số doanh nghiệp Hàn Quốc triển khai các dự án, sử dụng nhiều lao động địa phương.Thông tin tiếp về tình hình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng như việc đưa lao động Yên Bái sang làm việc tại Hàn Quốc, đồng chí Đỗ Đức Duy thông tin, trong những năm qua, việc xuất khẩu lao động của Yên Bái sang thị trường Hàn Quốc và tỉnh Gangwon còn khá khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, dư địa của cả 2 địa phương.Đánh giá cao những tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Yên Bái, Phó Thống đốc tỉnh Gangwon Kim Myung Sun cho biết sẽ hỗ trợ tối đa để triển khai các hoạt động hợp tác giữa các bên; nhất là trong việc giáo dục, đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nông lâm ngư nghiệp, đầu tư, thương mại, y tế, chứng chỉ carbon, công nghiệp công nghệ cao… và hỗ trợ giải quyết việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn…Kết thúc buổi làm việc, các bên đã thống nhất cao sẽ tiếp tục các hoạt động tìm hiểu, trao đổi để tiến tới ký kết thỏa thuận hợp tác và triển khai các chương trình hợp tác thiết thực và hiệu quả trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/hiep-hoi-vkbia-ho-tro-ket-noi-tinh-yen-bai-va-tinh-tu-tri-dac-biet-gangwon-han-quoc-post798773.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Yên Bái", "Hàn Quốc", "Gangwon" ] }
Khẩn trương giải quyết bất cập ở khu Ký túc xá Thăng Long (Hà Nội)
Suốt hàng chục năm sau khi chính thức hoạt động, khu Ký túc xá Thăng Long (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn trong tình trạng nhập nhèm trong công tác quản lý và sử dụng. Nhiều căn hộ được các chủ đầu tư bán trái quy định hoặc sử dụng sai mục đích; ban quản lý không kiểm soát được nhân khẩu, hộ khẩu của toàn bộ cư dân; cư dân không được đăng ký tạm trú và thường trú; công tác phòng cháy không được kiểm soát; tình trạng xuống cấp về hạ tầng xảy ra ở mức độ đáng lo ngại...
Dự án khu Ký túc xá sinh viên do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thăng Long (Công ty Thăng Long) làm chủ đầu tư được UBND thành phố Hà Nội cho phép nghiên cứu, lập dự án tại Văn bản số 2853/UB-KH&ĐT ngày 13/11/1998 và chấp thuận cho phép đầu tư xây dựng tại Quyết định số 6994/QĐ-UB ngày 15/12/2000. Tổng diện tích đất thực hiện Dự án là 8.553m2, bao gồm các hạng mục chính: Xây dựng 4 tòa nhà ký túc xá (5 tầng); 3 tòa nhà ký túc xá kết hợp dịch vụ (3 tầng); hệ thống đường giao thông, điện, trạm cấp và xử lý nước nội bộ cùng với khuôn viên cây xanh...Trong quá trình triển khai, chủ đầu tư đã hợp tác với một đơn vị khác là Công ty Sông Đà 1 (chủ đầu tư thứ phát) và đã bàn giao 514 m2 đất trong dự án cho đơn vị này để xây dựng 2 tòa nhà 10 tầng. Cho đến nay, toàn bộ khu ký túc xá đang vận hành hoạt động 12 tòa nhà với nhiều công năng khác nhau. Trong đó, chỉ có 2 tòa nhà (tổng số 56 căn hộ) là hoạt động đúng chức năng cho sinh viên thuê. Các khu nhà còn lại, bên cạnh diện tích sử dụng cho hoạt động văn phòng, kinh doanh, sinh hoạt cộng đồng... đều đã được bàn giao cho các nhà đầu tư (thực chất là các cá nhân mua để ở thông qua hình thức góp vốn xây dựng).Riêng 2 tòa nhà 10 tầng trên diện tích 514m2 đã bàn giao lại cho Công ty Sông Đà tự quản lý. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện có 193 căn hộ tại các tòa nhà A1, A2, A3, A4, A5, B1, B2, B4, B5, B6 chủ đầu tư đã bàn giao cho các hộ dân sử dụng. Nhiều hộ dân sinh sống tại đây cũng không phải là những nhà đầu tư góp vốn từ ban đầu mà đã mua bán qua nhiều chủ sở hữu khác nhau. Sau hơn 20 năm chính thức hoạt động, toàn bộ khu Ký túc xá Thăng Long với các tòa nhà chung cư, văn phòng, mặt bằng kinh doanh và dịch vụ đã xuất hiện tình trạng xuống cấp cục bộ. Có tòa nhà có dấu hiệu không bảo đảm an toàn phòng cháy; công tác bảo đảm an ninh trật tự cũng bị buông lỏng…Không chỉ Ban quản lý khu ký túc xá mà cả chính quyền địa phương cũng không nắm được nhân thân của hàng trăm nhân khẩu, hộ khẩu đang cư trú tại 2 tòa nhà nêu trên. Do không đúng thành phần được ở ký túc xá cho nên những người dân ở đây không được đăng ký tạm trú tại địa bàn. Họ không được hưởng bất kỳ chính sách gì dành cho công dân địa phương. Nhiều trẻ em đến tuổi đến trường hoặc chuyển cấp phải đi tìm khắp nơi để xin học; có những người nghỉ hưu lên ở với con cháu cũng không thể chuyển bảng lương cũng như các sinh hoạt khác về địa bàn...Tại Kết luận thanh tra số 409/KL-TTTP (P3) ngày 12/3/2007 của Thanh tra thành phố Hà Nội, Dự án khu Ký túc xá Thăng Long tồn tại nhiều vi phạm. Cụ thể, chủ đầu tư là Công ty Thăng Long chưa làm đủ thủ tục theo quy định của Luật Công ty năm 1991; Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2003 và Điều lệ Công ty; thay đổi thành viên sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng; trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã giao đất cho chủ đầu tư thứ phát thu tiền chênh lệch đồng thời chuyển giao 139 căn hộ cho nhà đầu tư sử dụng làm nhà ở là sai mục đích và trái với quy định tại dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đối với chủ đầu tư thứ phát (Công ty Sông Đà 1) có vi phạm khi đã huy động vốn từ nhà đầu tư thu tiền chênh lệch; để nhà đầu tư mua bán, sử dụng căn hộ không đúng mục đích...Kết luận cũng chỉ rõ, việc chủ đầu tư không thực hiện đúng mục tiêu, mục đích của Dự án khu Ký túc xá Thăng Long đã vi phạm quy định tại khoản 11 Điều I Quyết định 6994/QĐ-UB ngày 15/12/2000 của UBND thành phố Hà Nội, đã làm thay đổi cơ bản mục đích sử dụng đất, gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách. Trên cơ sở đó, Kết luận kiến nghị UBND thành phố yêu cầu Công ty Thăng Long hoàn thiện các thủ tục thay đổi bổ sung sáng lập viên, tổ chức công ty; các chủ đầu tư thu hồi các quyết định bàn giao căn hộ cho nhà đầu tư; nộp vào ngân sách các khoản tiền thu trái quy định...Tuy nhiên, cho đến nay, Công ty Thăng Long chỉ hoàn thiện báo cáo về thay đổi sáng lập viên và tổ chức bộ máy lãnh đạo công ty. Chủ đầu tư thứ phát (Công ty Sông Đà 1) gần như không thực hiện trách nhiệm gì đối với 2 tòa nhà (B4, B5) do đơn vị này quản lý cũng như cư dân sinh sống tại đó. Việc thu hồi các quyết định bàn giao nhà như Kết luận kiến nghị cũng chưa được thực hiện. Công tác quản lý, vận hành cũng như bảo đảm phòng cháy, an ninh trật tự, an sinh xã hội còn nhiều bất cập.Cho đến năm 2022, sau khi chủ đầu tư là Công ty Thăng Long hoàn thiện cơ cấu tổ chức (sau 17 lần thay đổi), Ban lãnh đạo mới của đơn vị này mới tiến hành kiểm tra, rà soát những vấn đề Kết luận Thanh tra nêu cũng như những bất cập đang tồn tại ở khu ký túc xá. Ông Nguyễn Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết: Sau khi rà soát, hiện trạng sử dụng các căn hộ ở khu ký túc xá không có sự thay đổi so với Kết luận Thanh tra. Cho đến nay, dự án vẫn chưa được nghiệm thu hoàn công và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn bộ 193 căn hộ đã bàn giao cho nhà đầu tư nên chúng tôi không có căn cứ làm việc với các hộ dân. Trong khi đó, nhiều hộ dân đang sinh sống cũng không phải nhà đầu tư ban đầu mà đã đổi qua nhiều chủ. Thậm chí, còn có dấu hiệu một số đối tượng “nhảy dù” chiếm dụng căn hộ trái phép...Theo ông Đảm Đức Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thăng Long, đơn vị này không nắm được nhân thân, số lượng, lai lịch... của khoảng 1/3 cư dân hiện đang sống tại ký túc xá. “Chúng tôi đã gửi văn bản lên cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về thực trạng khu ký túc xá và đề nghị có văn bản hướng dẫn phương án giải quyết, nhưng cho đến nay không có cơ quan nào phản hồi”, ông Tâm cho biết.Trao đổi với chúng tôi, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho biết: Công ty Thăng Long có văn bản gửi Sở Xây dựng đề nghị hướng dẫn phương án xử lý, tuy nhiên, đơn vị không gửi kèm tài liệu liên quan. Mặt khác, do đơn vị chưa khắc phục các vi phạm như nội dung Kết luận thanh tra cho nên Sở không có cơ sở để hướng dẫn.Đối với các nội dung bảo đảm quyền lợi cho các hộ dân hiện đang sinh sống tại khu ký túc xá, chúng tôi cũng đã đặt lịch làm việc với UBND quận Cầu Giấy. UBND quận đã giao cho UBND phường Dịch Vọng Hậu làm việc với phóng viên. Khi chúng tôi liên hệ với UBND phường Dịch Vọng, lãnh đạo đơn vị này cho biết chưa nắm được nội dung làm việc và đề nghị được lùi thời gian cung cấp thông tin.Hiện nay, cả chủ đầu tư và cư dân khu Ký túc xá Thăng Long đều phải “kêu cứu” các cơ quan chức năng để tìm hướng giải quyết thực trạng hàng trăm hộ dân phải sống tạm bợ gữa Thủ đô.
https://nhandan.vn/khan-truong-giai-quyet-bat-cap-o-khu-ky-tuc-xa-thang-long-ha-noi-post814429.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Ký túc xá Thăng Long", "bất cập", "không đúng mục đích", "chưa nghiệm thu", "không đảm bảo an toàn" ] }
Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân vùng biển Cà Mau
NDO -Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân triển khai tiếp hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân” ở vùng biển Cà Mau, góp phần chia sẻ khó khăn với gia đình ngư dân, tăng cường tình đoàn kết quân dân vùng biển đảo.
Sáng 2/7, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết,Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh công bố quyết định hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”.Lễ công bố hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân” diễn ra vào chiều 1/7, tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Tại lễ này, có 3 em học sinh từ lớp 5 đến lớp 8 là con ngư dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc huyện Năm Căn và Trần Văn Thời được các đơn vị trực thuộc Vùng 5 Hải quân nhận đỡ đầu.Các em được hỗ trợ kinh phí thường xuyên 500 nghìn đồng/em/tháng, cùng sách vở, đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm, y tế… cho đến khi các em học xong lớp 12.“Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân” là việc làm mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần chia sẻ khó khăn với gia đình ngư dân. Hoạt động trên còn giúp thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết quân dân, giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân trao tặng áo phao cứu sinh, cờ Tổ quốc cho gia đình ngư dân miền biển Cà Mau.Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân trao tặng 60 áo phao cứu sinh, 200 lá cờ Tổ quốc đến ngư dân Cà Mau cùng nhiều phần quà cho các gia đình ngư dân có con được nhận đỡ đầu. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng tặng các gia đình ngư dân có con được nhận đỡ đầu 3 phần quà (mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng).
https://nhandan.vn/hai-quan-nhan-do-dau-con-ngu-dan-vung-bien-ca-mau-post760444.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Cà Mau", "Bộ Tư lệnh Vùng 5", "Hải quân", "đỡ đầu", "con ngư dân" ] }
Quảng Bình: Xử lý thành công quả bom lớn tại trung tâm thành phố Đồng Hới
NDO -Sáng 5/4, tại bờ kè sông Nhật Lệ, Dự án rà phá bom mìn MAG phối hợp Bộ Chỉ huy quân sựtỉnh Quảng Bìnhxử lý thành công một quả bom lớn mang ký hiệu MK82, có trọng lượng khoảng 230kg ngay gần với “phố” khách sạn ở thành phố Đồng Hới.
Trước đó, chiều 4/4 đơn vị thi công mở rộng đường Trương Pháp ở phường Hải Thành thuộc dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch do Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư đã phát hiện 1quả bom chưa nổnằm phía bờ sông Nhật Lệ.Anh Lê Hữu Dực, công nhân lái máy múc phát hiện quả bom cho biết: “Ban đầu khi máy múc chạm vào, tôi tưởng đó là một phần đoạn sắt hoặc mảnh của tàu thuyền ai vứt xuống, nhưng khi cố gắng múc lên tôi bất ngờ khi thấy một quả bom lớn nên lập tức tạm dừng công việc để báo với người có trách nhiệm”.Nhận tin báo, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình chỉ đạo nhà thầu tạm dừng thi công, di dời máy móc thiết bị, nhân lực ra khỏi khu vực phát hiện quả bom; đồng thời phối hợp Đồn Biên phòng Nhật Lệ và lực lượng quân sự tại địa phương rào chắn, bảo vệ hiện trường.Tin liên quanCòn khoảng 5,6 triệu ha diện tích cả nước bị ô nhiễm bom mìnDo quả bom nằm bên đường Trường Pháp, nơi có mật độ dân cư đông, trong đó có rất nhiều nhà hàng, khách sạn cũng như người, phương tiện qua lại dày đặc tại trung tâm thành phố Đồng Hới và cũng là nơi tàu thuyền của ngư dân neo đậu hằng ngày nên tiềm ẩn yếu tố rất nguy hiểm.Các chuyên gia của MAG và Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình di chuyển quả bom ra khỏi khu vực đông dân cư đưa về nơi chờ huy nổ tập trung.Vì vậy khi nhận được yêu cầu từ Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình, sáng nay, MAG lập tức cử Đội rà phá bom mìn lưu động cùng các chuyên gia tới hiện trường để xử lý quả bom.Tại hiện trường, các chuyên gia kỹ thuật của MAG nhận định đây là quả bom mang số hiệu MK82, chưa nổ, có bán kính sát thương khoảng 1km.Sau khi thiết lập các biện pháp an toàn, các chuyên gia của MAG tiến hành khảo sát và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng quả bom. Rất may sau đó quả bom được xác định đủ điều di chuyển và được lực lượng của MAG di chuyển đưa về khu vực chờ hủy nổ tập trung theo quy định.Chiến tranh kết thúc gần 50 năm nhưng tàn tích của nó, những quả bom chưa phát nổ, vẫn tiếp tục được tìm thấy tại miền trung, trong đó có Quảng Bình, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cuộc sống của người dân. Quả bom lớn MAG xử lý hôm nay tại thành phố Đồng Hới là quả bom thứ 390.377 MAG xử lý an toàn trong vòng 25 năm qua hoạt động tại Việt Nam.
https://nhandan.vn/post-803346.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Quảng Bình", "Dự án MAG", "xử lý bom sót lại sau chiến tranh", "rà phá bom mìn", "vật liệu nổ", "bom chưa phát nổ" ] }
Thực trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Thực trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là vấn đề nhức nhối của Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua. Vấn đề này đã và đang gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã nỗ lực chấn chỉnh tình trạng này, song nhiều tuyến đường vẫn bị người dân lấn chiếm sử dụng vào mục đích cá nhân.Phóng viên Báo Nhân Dân ghi nhận một số hình ảnh về lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố.Tại trục đường Nguyễn Chí Thanh thuộc phường 12, quận 5 các hộ kinh doanh vô tư lấn chiếm vỉa hè kinh doanh sửa xe.Vỉa hè trước Bệnh viện Hùng Vương là bãi giữ xe.Còn ở tuyến đường số 1 nối đường Nguyễn Hữu Thọ với đường số 3, đường Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, vốn là đường giúp giảm tải xe vào giờ cao điểm tại đường Nguyễn Hữu Thọ nhiều tháng qua, các xe đẩy đổ về bán hàng rong lấn chiếm hết con đường.Nút giao thông trước Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cảnh sát tan trường thường hay kẹt xe bởi việc buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, dẫn đến những hệ lụy như mất mỹ quan đô thị.Tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu quận 3 mặc dù được chính quyền nhắc nhở thường xuyên, nhưng tình trạng buôn bán vẫn diễn ra thường xuyên.Người dân di chuyển khó khăn trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh phường 17 quận Bình Thạnh.
https://nhandan.vn/thuc-trang-lan-chiem-long-duong-via-he-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-post739193.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "lấn chiếm lòng đường", "vỉa hè", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Hà Nội: Tỷ lệ chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua tài khoản cá nhân đạt hơn 45%
Tại Hà Nội hiện có hơn 593.000 người hưởnglương hưu,trợ cấp bảo hiểm xã hộihằng tháng, với số tiền chi bình quân một tháng hơn 3,5 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ chi lương hưu và trợ cấpbảo hiểm xã hộihằng tháng qua tài khoản cá nhân trên địa bàn mới đạt hơn 45%.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nộicho biết, thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hộikhông dùng tiền mặt; triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; phí, lệ phí thực hiện thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn Hà Nội, đơn vị này sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, giao chỉ tiêu đến bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã.Hà Nội là địa phương có số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng lớn, với hơn 593.000 người. Số tiền chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội bình quân một tháng là 3,5 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua tài khoản cá nhân đạt 45,07%.Đồng thời, cơ quan này phối hợp các đơn vị có liên quan triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; tuyên truyền, khuyến khích người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.Hà Nội là địa phương có số người hưởnglương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng lớn, với hơn 593.000 người. Số tiền chi lương hưu, trợ cấpbảo hiểm xã hộibình quân một tháng là 3,5 nghìn tỷ đồng.Công tác chi trả bảo đảm an toàn, chính xác, tiền lương đến với người hưởng trước ngày 10 hằng tháng theo hai hình thức: Nhận tiền trực tiếp tại các điểm chi trả lương hưu hoặc nhận qua tài khoản cá nhân (thẻ ATM). Tỷ lệ chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua tài khoản cá nhân đạt 45,07%.Trong khi đó, trên toàn quốc, tỷ lệ người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị đến nay đạt khoảng 64%, tăng khoảng 3% so với năm 2022. Con số này đã vượt 4% chỉ tiêu giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.Việc nhận lương hưu, trợ cấp xã hội hằng tháng… qua tài khoản mang lại nhiều tiện ích. Người dân không phải xếp hàng tại địa điểm tập trung để nhận tiền, có thể rút tiền mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào lịch chi trả, tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế đi lại, bảo đảm sức khỏe, tránh rủi ro mất mát, thất lạc tiền mặt.Với cơ quan chi trả, vừa bảo đảm an toàn về nguồn tiền, vừa tránh sai sót không may xảy ra trong quá trình chi trả…Tuy nhiên, tỷ lệ người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bảo hiểm xã hội qua tài khoản trên địa bàn thành phố hiện nay vẫn còn thấp.Nguyên nhân là do tâm lý người dân nhất là người cao tuổi vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt, gặp khó khăn trong thao tác sử dụng thẻ ATM, muốn đến nhận tiền tại địa điểm tập trung để trò chuyện cùng bạn bè, những người lớn tuổi khác cũng là một niềm vui trong cuộc sống.Một khó khăn, bất cập nữa là tại địa bàn các huyện, xã ngoại thành vẫn còn thiếu máy rút tiền tự động (cây ATM), hoặc có nhưng khoảng cách quá xa; người lớn tuổi đi lại khó khăn,... Những bất cập này khiến nhiều người hưởng lương hưu vẫn chưa mặn mà với hình thức này.Từ nhiều năm nay, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp. Cụ thể như: Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trên mạng xã hội (facebook, Zalo OA…) về tính ưu việt của việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.Bảo hiểm xã hội Thành phố chỉ đạo cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện tham mưu ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu chi trả lương hưu không dùng tiền mặt cho từng xã, phường, thị trấn cùng với đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ về nhận chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cho người cao tuổi. Đồng thời, phối hợp với Công an quận, huyện vận động tuyên truyền đến từng người hưởng, kết hợp xác minh, rà soát, xác thực thông tin, tình trạng người hưởng bảo đảm cho công tác quản lý, chi trả đúng người hưởng, đúng chế độ.Đồng thời, Bảo hiểm xã hội thành phố yêu cầu bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với ủy ban nhân dân các xã, phường, các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn quận, huyện tăng cường tuyên truyền, vận động cho người hưởng hiểu rõ những lợi ích khi nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản, hướng dẫn đăng ký mở tài khoản trực tiếp cho người hưởng, hướng dẫn sử dụng thẻ ATM khi thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa…Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động (cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp…) khi lập hồ sơ hưởng các chế độ cho người lao động kê khai số tài khoản cá nhân của người lao động để cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả.Bảo hiểm xã hội Thành phố phối hợp Bưu điện Thành phố đưa chỉ tiêu tỷ lệ người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt vào nội dung hợp đồng ủy quyền chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp và quản lý người hưởng. Kết quả thực hiện vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ qua phương thức phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là căn cứ để đánh giá, chấm điểm thi đua đối với bảo hiểm xã hội huyện và phòng nghiệp vụ.Trong thời gian tới, Bảo hiểm xã hội thành phố sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan theo hướng dẫn của Bộ, ngành chủ quản thực hiện quy trình số 2286/C06-TCKT về phối hợp triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Phối hợp chặt chẽ, triển khai chi trả đúng người, đúng chế độ công khai, minh bạch không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách này gây mất niềm tin trong nhân dân bảo đảm việc chi trả đúng quy định của pháp luật.Chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng nội dung, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền để người dân biết, tiếp cận và đồng tình ủng hộ; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực phụ trách Đề án 06 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 Thành phố (Công an Thành phố) và các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, giám sát, hướng dẫn việc triển khai thực hiện.Phối hợp các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không dùng tiền mặt…Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Hà Nội, lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đã được thực hiện cho 593.522 cá nhân, với số tiền 14.152 tỷ đồng; bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hơn 4,1 triệu lượt khám, chữa bệnh, bằng 106,9% so với cùng kỳ năm 2023.Trong giai đoạn 2020-2023, Bảo hiểm xã hội Hà Nội chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho hơn 8,1 triệu lượt người hưởng, với tổng số tiền chi không bao gồm kinh phí ghi thu bảo hiểm y tế là gần 185 nghìn tỷ đồng.
https://nhandan.vn/ha-noi-ty-le-chi-luong-huu-tro-cap-bao-hiem-xa-hoi-hang-thang-qua-tai-khoan-ca-nhan-dat-hon-45-post809140.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "trợ cấp bảo hiểm xã hội", "lương hưu", "Hà Nội", "chi trả không dùng tiền mặt", "tài khoản cá nhân", "Bảo hiểm xã hội Hà Nội", "tiền mặt" ] }
Đã dập tắt đám cháy trên phố Định Công Hạ
NDO -Đến 20 giờ tối 16/6,đám cháytại nhà dân khu vực tầng 4 tại số nhà 207 phốĐịnh Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai đã được dập tắt hoàn toàn. Qua tìm kiếm sơ bộ, các lực lượng đã phát hiện 4 thi thể.
Khoảng 18 giờ 22 phút ngày 16/6, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận tin báocháy nhà dânkhu vực tầng 4 tại số nhà 207 Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai.Ngay khi nhận được thông tin, Công an thành phố đã điều động lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an thành phố, Công an các quận Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Cảnh sát 113, Công an quận Hoàng Mai, Công an phường Định Công với gần 100 cán bộ, chiến sĩ cùng 12 xe chữa cháy, phương tiện chuyên dụng đến hiện trường phối hợp các lực lượng khác của chính quyền và người dân địa phương tổ chức chữa cháy.Ảnh: THÀNH ĐẠT.Đồng chí Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đồng chí Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố; đồng chí Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an thành phố, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, Ban chỉ huy Công an quận Hoàng Mai trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.Đến 19 giờ 30 phút, đám cháy đã được khống chế và 20 giờ, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Qua tìm kiếm sơ bộ, các lực lượng đã phát hiện 4 thi thể.Chủ đề: Cháy nhà dân trên phố Định Công HạKiến nghị rà soát tổng thể yêu cầu phòng cháy với mô hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanhVụ cháy tại Định Công Hạ: Bài học từ những ngôi nhà "không lối thoát"Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội thăm hỏi, động viên các nạn nhân vụ cháy tại Định Công
https://nhandan.vn/da-dap-tat-dam-chay-tren-pho-dinh-cong-ha-post814629.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "cháy nhà ở phố Định Công Hạ", "cháy ở Hà Nội", "Hà Nội" ] }
Trưởng thành ở Điện Biên
Trong những chuyến hành trình đặc biệt di chuyển qua các địa danh cách mạng gắn với chiến công hiển hách của thế hệ cha anh tạiĐiện Biên, nhiều đại biểu trẻ tuổi đã có cho mình những cảm nhận sâu sắc về tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Ngày 1/2/1954, tức đêm 29 Tết Giáp Ngọ, Đại đội 827 (Tiểu đoàn 394) kéo pháo ra khỏi trận địa. Trời tối đen như mực, lại thêm mưa phùn khiến con đường nhỏ hẹp bên vực sâu càng bội phần nguy hiểm. Anh em bộ đội đang đưa pháo xuống thì dây tời đột ngột đứt, khẩu pháo nặng hơn hai tấn bắt đầu trôi xuống dốc. Khoảnh khắc ấy, đồng chí Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình cứu pháo khỏi rơi xuống vực sâu và hy sinh anh dũng…”, đồng chí Phạm Đức Cư, nguyên Trợ lý tham mưu Tiểu đoàn 394 (Trung đoàn Pháo cao xạ 367, Đại đoàn 351, tham gia chiến dịchĐiện Biên Phủ), xúc động bỏ ngỏ câu chuyện.Thổi bùng “ngọn lửa” tuổi trẻCả hội trường Chương trình giao lưu “Tiếp lửa truyền thống” bỗng chốc rơi vào yên lặng. Một số nữ đại biểu trẻ tuổi bất giác đưa tay lau nước mắt. Bầu không khí lặng lẽ chỉ được phá vỡ khi đồng chí Phạm Đức Cư chậm rãi nhắn nhủ: “Mong các bạn trẻ hiểu rằng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của chúng ta ngày đó lớn lao và ý nghĩa đến thế nào. Đất nước ta khi đó còn chưa phát triển, dân ta còn ít và phần lớn mù chữ. Thế nhưng, Việt Nam vẫn làm nên một thắng lợi vĩ đại sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường”.Chương trình giao lưu “Tiếp lửa truyền thống” là một trong các hoạt động chính của Hành trình “Sinh viên với khát vọng non sông”, do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á và các đơn vị liên quan tổ chức những ngày qua tại tỉnh Điện Biên. Hành trình có sự tham gia của 70 đại biểu là cán bộ Hội Sinh viên các cấp, hội viên, sinh viên tiêu biểu từ mọi miền Tổ quốc. Trong khuôn khổ Hành trình, các đại biểu đã đến thăm nhiều di tích lịch sử, địa chỉ đỏ gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ và Đồn Biên phòng A Pa Chải, triển khai một số hoạt động an sinh xã hội, chăm lo gia đình chính sách, có công với cách mạng…Dừng chân ở độ cao gần 1.900m so với mặt nước biển tại Cột mốc số 0 A Pa Chải, đại biểu Lê Thanh Long, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, bồi hồi chia sẻ: “Tham gia Hành trình nói chung và để đến được với Cột mốc nói riêng, chúng tôi đã vượt qua nhiều cung đường khó khăn. Nhưng điều đó là quá nhỏ bé nếu so với những gì mà các thế hệ cha anh đã trải qua để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.Cũng giống như chàng trai đến từ thành phố mang tên Bác, trước khi đến Điện Biên, nhiều đại biểu của Hành trình từng thắc mắc bằng cách nào các chiến sĩ năm xưa có thể băng rừng, vượt núi, chiến đấu và giành thắng lợi trong điều kiện thiếu thốn và khắc nghiệt. Sau khi trực tiếp gặp gỡ các chiến sĩ Điện Biên, tham gia Lễ chào cờ chủ quyền và hát Quốc ca ở nơi “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe”, cùng nhiều hoạt động khác, các bạn trẻ phần nào được giải đáp.Nhanh nhẹn phát những phần cơm vừa nấu tới từng học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Vì, huyện Mường Nhé, bạn Trần Kim Oanh, sinh viên Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa bất giác cười tươi khi nghe các em đồng thanh nói: “Chúng em mời các thầy, cô, anh chị ăn cơm”. Mồ hôi lấm tấm trên mặt, nữ đại biểu trẻ tuổi cho biết, đã nhiều lần tham gia các hoạt động an sinh xã hội trong hai năm ngồi ghế giảng đường, nhưng chưa từng có những trải nghiệm đáng nhớ như tại chương trình “Nấu ăn cho em” trong khuôn khổ Hành trình.Từng là đại biểu tham dự Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, Kim Oanh luôn tích cực trong các hoạt động, phong trào Đoàn, Hội. Với Chương trình “Nấu ăn cho em”, nữ sinh năm hai ở tổ hậu cần, cùng các thầy, cô giáo nấu một bữa trưa thơm ngon, đầy dinh dưỡng tặng các em nhỏ vùng cao. Để làm được điều này, buổi tối trước đó, Kim Oanh và các đại biểu chỉ có khoảng 3 giờ nghỉ ngơi để kịp chuẩn bị.“Được đến với những địa chỉ đỏ và các di tích lịch sử gắn với một thời hoa lửa của cha anh là niềm vinh dự lớn lao. Có cơ hội về vùng thôn, bản xa xôi giữa trùng điệp núi rừng, nấu những món ăn nóng hổi cho thế hệ tương lai của mảnh đất Điện Biên anh hùng là việc tôi luôn mong ước. Trải qua những chặng đường dài bụi bặm và trắc trở, các đại biểu đều thấm mệt, nhưng nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của các em nhỏ đã chờ đợi đoàn Hành trình từ sáng sớm, ai nấy đều được tiếp thêm sức lực”, Trần Kim Oanh hồ hởi nói.Khơi dậy niềm tự hào dân tộcTrong tán cây râm mát dưới tiết trời nắng gắt cuối tháng tư, các “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” nhanh nhẹn chia nhau những nắm cơm theo khẩu phần. Bữa trưa của nhóm chiến sĩ “nhí” trên một ngọn đồi ở thành phố hoa ban được thực hiện đúng tinh thần “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Theo chương trình hoạt động Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” lần thứ V, năm 2024, các em đang thực hiện thử thách kéo pháo lên đồi.Hoàn thành thử thách, đại biểu Trần Thủy Tiên (lớp 5/3 Trường tiểu học Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, danh hiệu “Dũng sĩ Nghìn việc tốt” và “Nhà sử học nhỏ tuổi xuất sắc” tỉnh Bình Dương, tươi cười cho hay: “Đến với Liên hoan, chúng em không chỉ được viếng, dâng hương các anh hùng liệt sĩ, mà còn có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như thi đẩy xe đạp thồ, sinh hoạt theo tác phong bộ đội, tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, các khu di tích lịch sử và đặc biệt là được nghe bác Võ Điện Biên, con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kể lại những câu chuyện hào hùng năm xưa. Qua mỗi hoạt động, các đại biểu lại có thêm kiến thức, càng thấm thía hơn công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc”.Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Trưởng đoàn đại biểu Liên hoan Nguyễn Phạm Duy Trang, sau 10 năm, Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” được khởi động lại, với sự tham gia của 200 đại biểu thiếu nhi xuất sắc đến từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước ngay tại thành phố Điện Biên Phủ anh hùng. Từ ngày 24 đến 26/4 vừa qua, mỗi ngày, các “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” sinh hoạt theo chủ đề riêng, lần lượt gồm: “Hội quân về miền hoa Ban”, “Theo bước chân những người anh hùng” và “Tự hào truyền thống, vững bước tương lai”.Hành trình “Sinh viên với khát vọng non sông” năm 2024 và Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” lần thứ 5 là hai chương trình lớn, do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Hội đồng Đội Trung ương triển khai cùng lúc với Hành trình “Điện Biên Phủ-Khát vọng non sông” và Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, lần lượt do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức.Các đoàn Hành trình đã hành quân đến tỉnh Điện Biên qua các địa danh cách mạng gắn với những chiến công của thế hệ cha anh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại mỗi địa danh, các đoàn đại biểu tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội, thăm hỏi, trao quà tặng cựu chiến binh, gia đình người có công với cách mạng và đặc biệt là toàn bộ hơn 130 “Chiến sĩ Điện Biên” đang sinh sống tại tỉnh Điện Biên.Nhận định về chuỗi hoạt động lớn của các đoàn đại biểu, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, Trưởng đoàn Hành trình “Sinh viên với khát vọng non sông” Nguyễn Minh Triết, khẳng định: Các chương trình đã thổi bùng lên “ngọn lửa” tinh thần xung kích, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu Tổ quốc trong mỗi đại biểu. Các hoạt động không chỉ mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, mà còn thiết thực ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, thể hiện tình cảm, lòng biết ơn vô hạn với những người đã góp sức cho Chiến thắng Điện Biên Phủ.
https://nhandan.vn/truong-thanh-o-dien-bien-post809343.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Điện Biên", "tuổi trẻ", "sinh viên", "tự hào dân tộc", "khơi dậy", "sinh viên việt nam", "Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Tiền Giang: Sớm ổn định dư luận xung quanh việc một học sinh lớp 6 bị đánh
NDO -Ngày 23/4, Công an huyện Cái Bè (Tiền Giang) có thông tin chính thức vụ một em học sinh trên địa bànbị đánhvà một số tài khoản mạng xã hội đăng tải nội dung, hình ảnh vụ việc gây hoang mang dư luận.
Theo thông tin của cơ quan công an, lúc 15 giờ 20 phút ngày 19/4, em Hồ Thanh B, học sinh lớp 63Trường trung học cơ sở Hòa Khánh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đi học về bằng xe đạp. Khi đến đoạn đường Bà Huê thuộc ấp Hòa Phúc, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, một nhóm học sinh cùng lớp với Hồ Thanh B gồm: Đoàn Duy B, Đinh Thái P, Nguyễn Hoàng L chạy theo và có hành động kéo nón em Hồ Thanh B và em Đinh Thái P dùng chân và đạp vào người Hồ Thanh B làm B té ngã xuống con rạch cạnh đường.Khi em Hồ Thanh B té ngã, 2 bạn học sinh cùng lớp là Lê Thanh B và Đinh Nguyễn Tấn L chạy phía sau thấy sự việc nên kéo Hồ Thanh B và xe lên bờ.Sau đó, Hồ Thanh B đạp xe về nhà. Trên đường về, Đinh Thái P, Nguyễn Hoàng L chạy theo phía sau và Đinh Thái P tiếp tục đạp em Hồ Thanh B dẫn đến té ngã,thương tíchở vùng mặt.Em Hồ Thanh B về nhà, bà ngoại của em Hồ Thanh B là bà Diệp Thị Bé và chị ruột em B là Hồ Kim Bảo Thy phát hiện bình bị thương ở mặt. Hồ Kim Bảo Thy dùng điện thoại chụp lại hình ảnh em B bị thương và gửi cho nhiều người.Nóng ruột cháu mình bị thương tích, bà Diệp Thị Bé dẫn em Hồ Thanh B đến Trường trung học cơ sở Hòa Khánh trình báo sự việc.Đại diện thầy, cô nhà trường tiếp nhận sự việc và nhờ bà Diệp Thị Bé đưa em Hồ Thanh B đến Trạm y tế xã băng bó vết thương. Đồng thời, nhà trường cũng yêu cầu em Đinh Thái P viết tường trình vụ việc.Sáng 20/4, chị Hồ Thị Hồng Ngọc là mẹ của em Hồ Thanh B đưa em B đến Trung tâm y tế huyện Cái Bè thăm khám. Tại đây, các bác sĩ kết luận em Hồ Thanh B bị xây xát, chấn thương phần mềm của vùng mặt phải. Hiện tại, sức khỏe của em đã ổn định.Cơ quan Công an cũng cho biết, trong những ngày qua, mạng xã hội đã đăng tải nhiều nội dung, hình ảnh về em Hồ Thanh B bị đánh gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em học sinh. Hiện, lực lượng chức năng đang xử lý vấn đề này.Hiện, cơ quan Công an và ngành chức năng huyện Cái Bè tiếp tục xác minh, làm rõ hành vi của các em học sinh có liên quan và có hướng xử lý thỏa đáng nhằm ổn định dư luận. Đồng thời, địa phương cũng thường xuyên theo dõi, tổ chức thăm hỏi tình trạng sức khỏe của em Hồ Thanh B và sắp xếp em Hồ Thanh B sang học lớp do Hiệu trường nhà trường làm chủ nhiệm.
https://nhandan.vn/tien-giang-som-on-dinh-du-luan-xung-quanh-viec-mot-hoc-sinh-lop-6-bi-danh-post806033.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "hành hung", "học sinh", "huyện Cái Bè", "Tiền Giang", "bạo lực học đường" ] }
Khách tham quan ấn tượng với quy mô, không khí của Hội Báo toàn quốc 2024
NDO -Có mặt tạiHội Báo toàn quốc 2024, công chúng báo chí trong nước và nhiều khách quốc tế tham quan bày tỏ thích thú với cách thiết kế độc đáo của các gian trưng bày cùng các tác phẩm báo chí, các chương trình truyền hình, phát thanh đặc sắc do các cơ quan thông tấn, báo chí mang đến tham dự ngày hội.
Sáng 15/3,Hội Báo toàn quốc 2024đã khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của đông đảo khách mời cùng người dân quan tâm tới lĩnh vực báo chí. Không chỉ độc giả trong nước mà ngay cả các du khách nước ngoài cũng vô cùng ấn tượng trước quy mô hoành tráng, sự đầu tư công phu của sự kiện.Hội báo năm nay được tổ chức theo phương thức khác với mọi năm, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút120 gian trưng bàycác ấn phẩm báo chí đặc sắc, tiêu biểu của hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cấp Hội Nhà báo Việt Nam tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.Theo ghi nhận của phóng viên, trong buổi sáng khai mạc, các gian trưng bày tại Hội báo thu hút nhiều độc giả, du khách đến tham quan. Nhiều người bày tỏ thích thú với cách thiết kế độc đáo của các gian trưng bày cùng các tác phẩm báo chí, các chương trình truyền hình, phát thanh đặc sắc do các cơ quan thông tấn, báo chí mang đến tham dự ngày hội.Tại gian trưng bày của Báo Thanh Niên, kỷ lục gia Vũ Dương - từng là một nhân vật của Báo Thanh Niên có mặt để tặng chữ viết thư pháp cho các khách tham quan.Kỷ lục gia Vũ Dương - từng là một nhân vật của Báo Thanh Niên có mặt tại Hội báo để tặng chữ viết thư pháp cho các khách tham quan.Chia sẻ về không khí ngày hội, ông cho biết: “Sự kiện hôm nay được tổ chức với quy mô rất hoành tráng, được người xem đánh giá cao. Tôi cũng tìm hiểu và được biết đây là Hội Báo lớn nhất từ trước đến nay. Do đó tôi cũng muốn góp một phần nhỏ vào sự thành công của sự kiện”.Tại Hội Báo toàn quốc 2024, nhiều bạn trẻ hiện đang là sinh viên theo học chuyên ngành báo chí, truyền thông, là những nhà báo tương lai cũng đã có mặt để tìm hiểu thêm về hoạt động cũng như lịch sử phát triển của ngành báo chí tại Việt Nam.Không chỉ thu hút sự chú ý của giới trẻ, Hội Báo toàn quốc 2024 còn nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả lớn tuổi.Đây là năm thứ 2 cô Hà, 60 tuổi đến từ Tiền Giang, một giáo viên đã nghỉ hưu, tham dự Hội Báo toàn quốc. Cô cho biết bản thân là một độc giả trung thành với các tờ báo giấy và vẫn giữ thói quen cập nhật tin tức, đọc báo mỗi ngày.Cô Hà, 60 tuổi đến từ Tiền Giang, ấn tượng với quy mô và hình thức của Hội báo năm nay.Cô chia sẻ, không khí ngày hội năm nay khác hẳn với các năm trước về cả quy mô lẫn hình thức. Các gian hàng được đầu tư chuẩn bị rất chu đáo, không khí náo nhiệt và sự đón tiếp với khách tham quan vô cùng nhiệt tình.Cũng tại sự kiện, chú Tâm, 65 tuổi là độc giả đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhận xét nền báo chí Việt Nam đã có những sự thay đổi mạnh mẽ về công nghệ giúp thông tin mới luôn được được cập nhật theo ngày một cách nhanh chóng tới người dân.Đến với Hội Báo toàn quốc 2024, chú Tâm cho biết không khí ngày hội rất đầm ấm, vui tươi và năng động. Người tham gia ai cũng phấn khởi và hứng thú khi tìm hiểu thêm về các tác phẩm báo chí đặc sắc, tiêu biểu trong cả nước.Không khí nô nức của Hội Báo toàn quốc 2024 không chỉ thu hút sự quan tâm của độc giả trong nước mà các du khách nước ngoài cũng vô cùng ấn tượng trước quy mô của ngày hội.Anh Ryan, du khách đến từ Australia cho biết anh và gia đình vừa đến Thành phố Hồ Chí Minh nhưng và đã bị ấn tượng mạnh bởi không khí tại các gian trưng bày.Dù chưa từng đọc tờ báo nào tại Việt Nam nhưng anh Ryan cũng cảm thấy thán phục trước sự đầu tư công phu của ngày hội. Theo anh, điều này thể hiện sự chú trọng đối với lĩnh vực báo chí trong văn hoá Việt Nam, khiến anh cảm thấy vô cùng thú vị.Ông Mike, một du khách nước ngoài đến Thành phố Hồ Chí Minh, bày tỏ ấn tượng với không khí nô nức nhưng vô cùng thân thiện tại các gian trưng bày báo chí tại đây.Là một du khách nước ngoài đã đến Thành phố Hồ Chí Minh du lịch được 1 tuần, ông Mike cho biết đang cùng vợ và con đi tham quan Thành phố và đã ghé lại Hội Báo toàn quốc 2024 do bị thu hút bởi không khí nô nức nhưng vô cùng thân thiện tại các gian trưng bày báo chí tại đây.Chia sẻ về thói quen đọc báo, ông Mike cho biết hiện tại ông thường chỉ đọc báo online và cảm thấy rất thú vị khi ngày hội báo tại Việt Nam vẫn tôn vinh được truyền thống với các tác phẩm báo chí được đầu tư bài bản, công phu.Chủ đề: Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024Ấn tượng Hội Báo toàn quốc 2024: Khẳng định báo chí đồng hành và kết nối[Ảnh] Toàn cảnh lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024Báo chí phải bám sát hơi thở cuộc sống, kiến tạo, lan tỏa những giá trị tốt đẹp và nhân ái trong xã hội
https://nhandan.vn/khach-tham-quan-an-tuong-voi-quy-mo-khong-khi-cua-hoi-bao-toan-quoc-2024-post800148.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [] }
Nỗ lực đưa những quyết sách lớn từ nghị trường vào thực tiễn (Tiếp theo) (★)
Việc điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là cần thiết để tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai. Từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình ở mức cao nhất, đáp ứng nguyện vọng, mong đợi của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như cả nước.
Bài 2: Lan tỏa “điểm sáng” văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu sốTrong quá trình triển khai thực hiện các nội dung quan trọng thuộc chương trình này, các địa phương sớm rà soát, lựa chọn ưu tiên đầu tư cho các di tích nằm trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần phát triển du lịch, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa.Dạy chữ, giữ gìn bản sắc văn hóaDịp hè về nắng tràn đầy trên các con đường liên ấp rợp bóng cây vùng đồng bào Khmer. Để góp phần bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, 134/143 chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh đang nô nức tổ chức dạy tiếng Khmer cho các tăng sinh, học sinh.Từ năm 2022 đến nay, ngành giáo dục và đào tạo phối hợp Ðài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh sản xuất chương trình dạy học, bổ trợ kiến thức học sinh phát sóng trên kênh 2 phát sóng hơn 2 nghìn tiết dạy tiếng Khmer tiểu học, bổ trợ kiến thức cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, góp phần nâng cao trình độ dân trí dân tộc thiểu số.Hằng năm, chùa Thlốt, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang đều có mở các lớp dạy chữ Khmer hè cho khoảng 200 tăng sinh, học sinh theo học. Nhà chùa chuẩn bị tập sách cho học sinh, kinh phí hỗ trợ cho giáo viên dạy tiếng Pali Khmer. Đối với các lớp tin học cơ bản miễn phí dành cho học sinh trung học cơ sở, kinh phí đầu tư trang bị máy tính, chi trả cho giáo viên đều bằng nguồn xã hội hóa. Đại đức Thạch Đa Ra, Sư cả trụ trì chùa Thlốt cho biết, nhiều năm qua tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ dành cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức học chữ Khmer, hiện nay nhu cầu không nhiều cho nên ưu tiên hỗ trợ cho học sinh, tăng sinh học chữ Khmer hè tại các chùa.Trường Ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn thuộc Trường đại học Trà Vinh cũng chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer cho cả nước và quốc tế, có nhiều chính sách ưu đãi về học phí, ký túc xá dành cho sinh viên, lưu học sinh nước bạn Campuchia.Năm 2023, trường phối hợp Ban Tổ chức Trung ương mở khóa bồi dưỡng tiếng Khmer dành cho cán bộ đang công tác tại các cơ quan thuộc các bộ: Công an, Kế hoạch và Ðầu tư, Quốc phòng, thành phố Cần Thơ và hai tỉnh Ðồng Tháp, Tây Ninh.Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn tỉnh hiện không còn xã, ấp đặc biệt khó khăn, 59 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều đạt chuẩn nông thôn mới. Do vậy, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh triển khai các dự án 7, 8, 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn 59 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.Các dự án 7, 8, 10 được triển khai, giúp chăm sóc tốt hơn nữa sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, thực hiện hiệu quả Luật Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Lê Thanh Bình cho biết, tỉnh quyết liệt triển khai thực hiện các giải pháp giúp đồng bào Khmer nâng cao đời sống. Bao đời nay, đồng bào Khmer Trà Vinh có kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, với hệ thống ngôn ngữ, chữ viết và các di sản nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc.Tuy vậy, Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, tỉnh được bố trí nguồn lực đầu tư cả giai đoạn 2021-2025 ở mức 86 tỷ đồng, rất thấp so với nhu cầu.Thực tế phong trào văn hóa, văn nghệ Khmer ở cơ sở phát triển rất mạnh mẽ. Trong khi tổng kinh phí trung bình mỗi năm chưa quá 20 tỷ đồng với các hoạt động hỗ trợ nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận, là khá eo hẹp. Chưa kể, việc tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống và hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số… đều cần được quan tâm hơn nữa.Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, theo báo cáo của Chính phủ, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn dự kiến lựa chọn 72 di tích có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số thuộc diện đầu tư của Chương trình được phân bổ vốn.Hiện nay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang khẩn trương tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, lựa chọn danh mục di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số để ưu tiên đề xuất đưa vào diện đầu tư của Chương trình, bảo đảm đúng mục tiêu, nguyên tắc theo chủ trương đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14.Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, đánh giá tác động tích cực, việc điều chỉnh địa bàn thực hiện của Chương trình có tác động trực tiếp đến các đối tượng thuộc Dự án 4, Dự án 5, Dự án 6, Dự án 7 sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và bảo đảm sự thống nhất giữa chủ trương đầu tư với nội dung đầu tư Chương trình, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện, đưa chính sách vào cuộc sống. Như vậy, người đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên, con em đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng đầy đủ các chính sách của Chương trình (mặt khác, sẽ giải quyết các nút thắt về giao, phân bổ và thanh toán, quyết toán vốn...).Khi ngân sách nhà nước là “vốn mồi”Quảng Ninh là một trong những điểm sáng triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.Trong 3 năm qua, tỉnh huy động hơn 82.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, vốn tín dụng và các nguồn huy động khác để thực hiện 3 chương trình giai đoạn 2021-2025.Ông Vũ Kiên Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh cho biết quan điểm ngân sách nhà nước là “vốn mồi” có ý nghĩa quan trọng, tạo ra động lực để thu hút các nguồn lực khác trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Quảng Ninh đã dành nguồn vốn ngân sách để đầu tư làm đường, trường, trạm với cơ cấu nguồn vốn chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Từ sự đầu tư của Nhà nước đã khơi sức mạnh trong nhân dân, tinh thần tự lực và ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.Người dân đã chủ động vay vốn để phát triển các mô hình kinh tế, đóng góp tiền của, sức lực để xây dựng các công trình công cộng, để làm đường, từ đó làm thay đổi cuộc sống nhân dân. Bộ mặt nông thôn của Quảng Ninh ngày càng thay đổi rõ nét. Hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư đồng bộ, bảo đảm kết nối nông thôn-đô thị và kết nối các vùng miền đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.Đến nay, 100% số xã miền núi Quảng Ninh có đường ô-tô đến tận thôn, bản; 100% các xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo có điện lưới quốc gia; 100% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia; 100% hộ đã có nhà ở kiên cố; 100% hộ đồng bào được xem truyền hình, được nghe đài phát thanh. Tỉnh hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh không còn hộ nghèo.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định: Kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia gắn với Nghị quyết 06 của tỉnh là thành quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất là các quyết sách cùng nhiều chủ trương về cơ chế, chính sách đã được cụ thể hóa phù hợp điều kiện thực tế tại tỉnh và quy định của Trung ương.Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục kiên trì nỗ lực, quyết tâm, củng cố thành quả xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, đi sâu triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững gắn với đô thị hóa, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống và hạnh phúc của nhân dân. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt hơn 100 triệu đồng/người/năm và đến hết 2025, không còn hộ cận nghèo.Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đề nghị phải đẩy nhanh tiến độ của chương trình mục tiêu quốc gia để bảo đảm tiến độ đề ra; việc sử dụng nguồn vốn của chương trình có thực sự cần điều chỉnh phù hợp theo nghị quyết của Quốc hội quy định vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, cần có quy định để tháo gỡ cho đơn vị sự nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ và nghiên cứu mở rộng đối tượng cần trợ giúp ở thôn, xã đặc biệt khó khăn để chính sách thực sự bao trùm, phát huy hiệu quả trong thực tiễn.(Còn nữa)(★) Xem Báo Nhân Dân từ số ra ngày 14/6/2024.
https://nhandan.vn/no-luc-dua-nhung-quyet-sach-lon-tu-nghi-truong-vao-thuc-tien-tiep-theo-post814423.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [] }
Một Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở Đắk Lắk bị phê bình vì buông lỏng quản lý
NDO -Do buông lỏng quản lý đối với các vấn đề bức xúc, nổi cộm trong nhân dân trên địa bàn quản lý, nhưng không báo cáo cấp trên để kịp thời chỉ đạo xử lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana,tỉnh Đắk Lắkđã bị phê bình.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana Hoàng Minh Giám vừa ký văn bản số 985/UBND-KTHT về việc xử lý báo cáo số 123/BC-UBND ngày 24/5/2024 của Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl.Theo báo cáo số 123/BC-UBND của Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl, ngày 23/5, Ủy ban nhân dân xã nhận được báo cáo củaHợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bìnhvề việc tạm ngừng cấp điện đối với hợp đồng mua bán điện giữa Điện lực Krông Ana với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình, xã Dur Kmăl.Nguyên nhân tạm ngừng cung ứng điện là do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình còn nợ tiền điện của Điện lực huyện Krông Ana đến ngày 23/5/2024 là hơn 1,2 tỷ đồng.Người dân buôn Krông, xã Dur Kmăl phản ánh về tình hình cắt điện ảnh hưởng sản xuất của người dân.Tại biên bản làm việc giữa Điện lực Krông Ana và đại diện Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình vào ngày 23/5 ghi rõ, hiện tại Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình là ông Nguyễn Văn Sanh và kế toán Hợp tác xã là bà Nguyễn Thị Trang đang bị tạm giam tại Công an huyện Krông Ana để điều tra về tình hình hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình. Nhưng ông Sanh không ủy quyền cho Phó Giám đốc hoặc một người nào khác trong Ban quản trị Hợp tác xã để điều hành.Vì vậy, hiện tại không có người đại diện pháp luật củaHợp tác xã dịch vụ nông nghiệpThanh Bình để thực hiện hợp đồng mua bán điện và các khoản công nợ tiền điện. Vì vậy, đề nghị Điện lực Krông Ana tạm ngừng cung ứng điện đối với hợp đồng mua bán điện của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình còn nợ tiền điện để thu hồi công nợ và tránh phát sinh tiền điện sau này cho đến khi có người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình.Các phóng viên khảo sát thực tế tại trạm bơm T151 buôn Krông, xã Dur Kmăl vào chiều 29/5.Sau buổi làm việc giữa đại diện Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình và Điện lực Krông Ana, trong đó đề nghị Điện lực Krông Ana tạm ngừng cung ứng điện đối với hợp đồng mua bán điện của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình khiến một số người dân ở buôn Krông, xã Dur Kmăl sử dụng nước từ Trạm bơm T151 phục vụ sản xuất bức xúc ra huyện phản ánh, đồng thời đưa thông tin lên mạng xã hội, gây bức xúc trong nhân và dư luận. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl lại không báo cáo với lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana để kịp thời chỉ đạo xử lý.Chính vì vậy, sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl, Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana phê bình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl Nguyễn Văn Toàn trong việc buông lỏng quản lý đối với các vấn đề bức xúc, nổi cộm trong nhân dân tại địa bàn phụ trách, dẫn đến xảy ra khủng hoảng thông tin trên không gian mạng. Mặt khác, khi vụ việc xảy ra không báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện để chỉ đạo xử lý kịp thời.Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl khẩn trương chỉ đạo Phó Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình là ông Nguyễn Văn Huấn và dự họp thành viên Hợp tác xã, chịu trách nhiệm trước pháp luật để đứng ra hợp đồng mua bán điện với Điện lực Krông Ana kể từ ngày ký hợp đồng nhằm cung cấp điện bảo đảm phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2024 cho nhân dân.Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana cũng đề nghị Điện lực Krông Ana quan tâm, hướng dẫn tạo điện kiện cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình tiếp tục hợp đồng sử dụng điện để phục vụ sản xuất kịp thời, tránh tình trạng người dân khiếu kiện gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.Chiều 29/5, lúc các phóng viên có mặt tại trạm bơm T151 buôn Krông, xã Dur Kmăl thì một số dây điện ở đây bị cháy.Liên quan vụ việc này, sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân buôn Krông, xã Dur Kmăl về việc bị cúp điện khiến trạm bơm nước T151 không bơm nước phục vụ nhân dân sản xuất, chiều 29/5, phóng viên Báo Nhân Dân cùng với phóng viên một số cơ quan báo chí khác thường trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về tìm hiểu vụ việc.Sau khi ghi nhận ý kiến của người dân, nhóm phóng viên đã liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl để làm việc, tìm hiểu nguyên nhân cắt điện bơm nước phục vụ nhân dân sản xuất cũng như các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, khi nghe điện thoại của phóng viên, ông Nguyễn Văn Toàn tỏ thái độ khó chịu, nói rằng: Các anh vào trong ấy làm gì? Người dân nào cung cấp thông tin cắt điện? Khi phóng viên đề nghị ra xã làm việc để cung cấp thông tin người dân phản ánh việc cắt điện thì ông Toàn nói không có mặt ở Ủy ban nhân dân xã và tắt máy.Theo người dân, để phục vụ sản xuất thì người dân phải kéo một đường dây khác đến nay để bơm nước.Như vậy, có thể thấy, vụ việc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình đề nghị Điện lực Krông Ana tạm ngừng cung ứng điện đối với hợp đồng mua bán điện của Hợp tác xã vì còn nợ tiền điện để thu hồi công nợ và tránh phát sinh tiền điện sau này cho đến khi có người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã khiến người dân bức xúc, nhưng Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl không nắm được vụ việc. Sự việc gây bức xúc, buộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana phải phê bình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl trong việc buông lỏng quản lý đối với các vấn đề bức xúc, nổi cộm trong nhân dân tại địa bàn phụ trách.Không chỉ bức xúc trước việc bị đề nghị ngừng cung ứng điện do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình nợ tiền điện, người dân buôn Krông, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana còn cho biết, những năm trước đây, Hợp tác xã chỉ thu 400.000 đồng tiền bơm nước với diện tích một sào lúa, trong đó vụ đông xuân là 300.000 đồng, vụ hè thu 100.000 đồng, nhưng năm nay lại thu 600.000 nghìn đồng, khiến người dân bức xúc.Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dur Kmăl cho biết: Ngày 22/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Ana phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Sanh, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình và Nguyễn Thị Trang, kế toán Hợp tác xã để điều tra, làm rõ về hành vi “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” nên việc cấp bù thủy lợi phí liên quan Hợp tác xã tạm dừng cho đến khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra.Do đó, để tiếp tục bơm nước phục vụ sản xuất, Tổ thủy nông và Chi bộ, Ban tự quản buôn Krông đã đưa ra giải pháp thu thêm 200.000 đồng/sào lúa trong vụ hè thu này để đóng tiền điện bơm nước, khi nào có kinh phí Nhà nước cấp bù thủy lợi phí sẽ hoàn trả lại cho người dân.Còn trạm bơm T151 bơm nước phục vụ cho khoảng 100ha ở buôn Krông không hoạt động.Trước đó, vào ngày 22/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Ana phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ, khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc của ông Nguyễn Văn Sanh, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình, có trụ sở đóng tại xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk và Nguyễn Thị Trang, kế toán Hợp tác xã để điều tra, làm rõ về hành vi “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.Theo điều tra ban đầu, thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi của Nhà nước, từ năm 2013 đến nay, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình đã hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cho các cá nhân, hộ trồng lúa có nhu cầu.Từ năm 2013 đến năm 2020, mặc dù không cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhưng Sanh vẫn bàn bạc, thống nhất với những người trồng lúa tại khu vực cánh đồng T90 ở Buôn Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana để tạo lập hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ thủy lợi, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý. Sau đó tạo lập các chứng từ khống để quyết toán, nhận tiền chi trả của Nhà nước.Trong khi đó, cánh đồng khoảng 100ha ở buôn Krông, xã Dur Kmăl chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước bơm từ trạm bơm T151.Để quyết toán, nhận số tiền chi trả của Nhà nước, ông Sanh chỉ đạo Trang là kế toán tạo lập hồ sơ, chứng từ khống các hạng mục gồm sửa chữa máy móc, nạo vét phát dọn kênh mương, chi tiền công tổ thủy nông, chi tiền lương ban quản trị, chi tiền điện… Sau đó, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình chia một phần cho những người đăng ký trong danh sách, số còn lại Hợp tác xã sử dụng…Với thủ đoạn như trên, từ năm 2013 đến 2020, các đối tượng đã tạo lập nhiều hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ thủy lợi với các hộ trồng lúa tại cánh đồng T90 với tổng diện tích 88,5ha để quyết toán, hưởng tiền chi trả ngân sách của nhà nước.Bước đầu, Công an xác định, 2 đối tượng đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước số tiền tạm tính trong các năm 2016, 2017, 2018 là hơn 860 triệu đồng. Khám xét nơi ở của 2 đối tượng, Công an đã thu giữ nhiều tang vật, tài liệu liên quan.Hiện vụ án đang được Cơ quan điều tra Công an huyện Krông Ana tiếp tục điều tra, mở rộng để xử lý theo quy định.
https://nhandan.vn/mot-chu-tich-uy-ban-nhan-dan-xa-o-dak-lak-bi-phe-binh-vi-buong-long-quan-ly-post811975.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Đắk Lắk", "chủ tịch xã" ] }
Quảng Bình: Hai nữ sinh đuối nước khi tắm sông Gianh
NDO -Chiều tối 10/4, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa xảy ra vụ việc hai nữ sinh trung học cơ sở bịđuối nướcthương tâm khi khi cùng nhau tắm sông Gianh.
Trước đó, khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày, nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Đồng Hóa rủ nhau ra tắm trên sông Gianh, đoạn chảy qua địa phận thôn Đại Sơn, xã Đồng Hóa.Khi đang tắm thì hai nữ sinh T. T. T. M và L.B.Tr (đều sinh năm 2011), trú tại các thôn Đại Sơn và Đồng Phú, xã Đồng Hóa bất ngờ bịđuối nước.Phát hiện sự việc, một số người bạn trong nhóm chạy lên gọi người lớn đến cứu giúp nhưng khi mọi người đến nơi thì hai nữ sinh này đã tử vong.Được biết, gia đình hai nữ sinh đều có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đều đi làm ăn xa, chưa có điều kiện ở gần để dạy dỗ và quản lý con cái.Lãnh đạo xã Đồng Hóa cho biết, chính quyền địa phương, nhà trường đã cử đoàn đến động viên, chia sẻ và phối hợp cùng gia đình lo hậu sự cho các nữ sinh xấu số.
https://nhandan.vn/quang-binh-hai-nu-sinh-duoi-nuoc-khi-tam-song-gianh-post804080.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Quảng Bình", "sông Gianh", "đuối nước", "tắm sông" ] }
Sôi nổi các hoạt động hè dành cho trẻ em ở Đồng Nai
NDO -Sáng 31/5, tại Công viên Biên Hùng, thành phố Biên Hòa, Ban Chỉ đạo hètỉnh Đồng Naitổ chức lễ khai mạc các hoạt động hè, phát động “Tháng hành động vì trẻ em”, phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo hè tỉnh nhấn mạnh, hoạt động kết nối yêu thương gắn vớiTháng hành động vì trẻ emvới mục đích khơi gợi toàn dân hưởng ứng phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Qua đó, kêu gọi cả xã hội có những hành động thiết thực vì trẻ em.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và đại biểu nhấn nút khai mạc hè 2024.Cùng với đó, Ban Chỉ đạo hè các huyện, thành phố đặc biệt chú ý phát động và hưởng ứng phong trào toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước, tránh những trường hợp thương tâm xảy ra trong dịp hè.Trong chương trình, Hội khuyến học tỉnh Đồng Nai phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số kiến thiết và Dịch vụ Tổng hợp Đồng Nai trao tặng 400 suất học bổng (2 triệu đồng/suất) cho học sinh thuộc 11 huyện, thành phố.Quỹ Bảo trợ trẻ em thuộc Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai trao tặng 2.200 phần quà (mỗi phần trị giá 300 nghìn đồng) cho trẻ em các huyện, thành phố với tổng trị giá 660 triệu đồng.Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Nai Viên Hồng Tiến trao quà, học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Ngoài ra, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai trao tặng 50 suất học bổng “Cặp nến yêu thương” với tổng trị giá là 120 triệu đồng và Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh trao tặng 1.000 thùng sữa với tổng trị giá 350 triệu đồng cho trẻ em tại 5 đơn vị.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tham quan Ngày hội Steam & Cuộc thi Robotic tỉnh Đồng Nai năm 2024..Sau buổi lễ khai mạc, Ban Chỉ đạo hè tỉnh Đồng Nai tổ chức Ngày hội STEAM và Cuộc thi Robotic tỉnh Đồng Nai năm 2024.Sáng cùng ngày, Tỉnh đoàn Đồng Nai tổ chức họp báo công bố thông tin các giải thể thao, giải thưởng, cuộc thi dành cho thiếu nhi trong hoạt động hè 2024.Trong 2 ngày 31/5 và 1/6, tất cả huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đồng loạt tổ chức các hoạt động khai mạc hè và ra quân thực hiện chiến dịch thanh niên tình nguyện năm 2024.Trao tặng tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân cho đoàn viên thanh niên huyện Nhơn Trạch.
https://nhandan.vn/soi-noi-cac-hoat-dong-he-danh-cho-tre-em-o-dong-nai-post811976.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Khai mạc hè Đồng Nai", "Đồng Nai", "Tháng hành động vì trẻ em" ] }
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn khiến 11 người thương vong trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
NDO -Sau khi nhận thông tin vụtai nạnnghiêm trọng xảy ra trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn, ngay trong đêm 10/3, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông.
Tối 10/3, ngay sau khi nhận được thông tin vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại km58 trêncao tốc Cam Lộ-La Sơn, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh Thừa Thiên HuếHoàng Hải Minh cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh đã đến hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.Tại hiện trường, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Hải Minh đã chỉ đạo các đơn vị điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; khẩn trương xử lý ngay hiện trường để bảo đảm giao thông thông suốt. Bên cạnh đó, đồng chí chỉ đạo xử lý nhanh các thủ tục cần thiết để hỗ trợ đưa thi thể các nạn nhân tử vong về quê lo hậu sự. Dịp này, Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ bước đầu cho thân nhân các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn, mỗi trường hợp 5 triệu đồng.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả. Ảnh: CTV.Ngay trong đêm, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến thăm hỏi, động viên các hành khách bị thương trong vụ tai nạn giao thông đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).Tại đây, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã chia sẻ những khó khăn, nỗi đau của những người đi trên ô-tô khách không may gặp nạn; đồng thời mong muốn các nạn nhân bị thương ổn định tinh thần, sớm vượt qua hoạn nạn.Đồng thời, các hành khách không bị thương trong vụ tai nạn cũng đã được cơ quan chức năng vận chuyển về trụ sở Ủy ban nhân dân xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) để ăn uống, nghỉ ngơi, sau đó được bố trí xe để tiếp tục di chuyển theo lộ trình.Trước đó, vào khoảng 19 giờ 40 phút ngày 10/3, ô-tô khách biển kiểm soát 51B-261.49 do tài xế Lê Hoàng Quân (sinh năm 1973), trú tại xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) điều khiển, lưu thông trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn theo hướng bắc-nam.Khi đến đoạn Km58 cao tốc Cam Lộ-La Sơn, thuộc địa phận thôn Sơn Quả (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), xe khách 51B-261.49 va chạm với ô-tô tải biển kiểm soát 75-016.91 do anh Phan Đình Thành (sinh năm 1986, trú tại phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) điều khiển, đang dừng bên đường.Các lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang điều tra nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông tại hiện trường. Ảnh: CTV.Thông tin từ cơ quan chức năng, vụ tai nạn khiến 2 người tử vong và 9 người khác đi trên ô-tô khách bị thương, hiện đang được đưa vào điều trị tại bệnh viện
https://nhandan.vn/khan-truong-khac-phuc-hau-qua-vu-tai-nan-khien-11-nguoi-thuong-vong-tren-cao-toc-cam-lo-la-son-post799481.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "cao tốc Cam Lộ - La Sơn", "tỉnh Thừa Thiên Huế", "tử vong", "tai nạn giao thông", "khắc phục hậu quả", "nguyên nhân vụ tai nạn" ] }
Công an Sóc Trăng “tiếp sức” cho người tham gia giao thông trong ngày nắng nóng
NDO -Ngày 27/4, nhiều người dân ở các tỉnhSóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đang sinh sống, làm việc và học tập ở các tỉnh, thành trở về quê nghỉ cuối tuần, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã được Công an tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ, giúp đỡ.
Để tiếp sức cho người dân về quê trong ngày nắng nóng, lực lượngCảnh sát giao thôngtỉnh Sóc Trăng đã tổ chức hỗ trợ nước uống, khăn lạnh miễn phí cho người đi đường. Hoạt động đã tạo nên ấn tượng đẹp hình ảnh người công an nhân dân trên tuyến quốc lộ 1.Thượng tá Phạm Quốc Khái, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát Giao thông và Công an tỉnh Sóc Trăng, đơn vị đã xây dựng Phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024.Tin liên quanNắng nóng đặc biệt gay gắt tại nhiều khu vực trên cả nướcHoạt động này nhằm phối hợp các đơn vị, công an các địa phương đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm, tránh ùn tắc kẹt xe, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; đồng thời hỗ trợ nhân dân tham gia giao thông thuận lợi, an toàn.Lực lượng CSGT tặng nước uống cho người tham gia giao thông.Theo quan sát của phóng viên trên tuyến quốc lộ, đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng lực lượng công an Sóc Trăng đã bố trí nhiều địa điểm tiếp sức cho người dân tham gia giao thông.Tại chốt dừng chân khu vực xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, chỉ trong buổi trưa dưới cái nóng gay gắt lực lượng cảnh sát giao thông đã phát gần 1.000 chai nước suối, trên 300 khăn lạnh cho người dân đi xe máy từ hướng thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.Đồng thời, lực lượng kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn người dân chấp hành đúng các quy định về an toàn giao thông. Đây là hoạt động thường xuyên của lực lượng Công an Sóc Trăng vào các dịp lễ nhằm hỗ trợ người dân lao động tiết kiệm tiền và an toàn khi tham gia giao thông.Nhiều người điều khiển phương tiện mô tô đã cảm ơn các chiến sĩ công an niềm nở cung cấp miễn phí thức ăn, nước uống, khăn lạnh. Nhờ vậy, họ cảm thấy giảm bớt mệt mỏi khi tham gia giao thông trong cáinắng nóng gay gắtvà tỉnh táo lái xe an toàn hơn.Nữ CSGT tặng khăn lạnh giúp người dân xua đi mệt mỏi.
https://nhandan.vn/cong-an-soc-trang-tiep-suc-cho-nguoi-tham-gia-giao-thong-trong-ngay-nang-nong-post806906.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Tiếp sức", "Lực lượng CSGT", "Sóc Trăng", "Công an Sóc Trăng", "nắng nóng gay gắt" ] }
Thiếu hụt đất đắp, chưa “thông” mặt bằng
NDO -Dự án đầu tư xây dựng đường bộcao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn sau hơn một năm triển khai thi công vẫn đang “đánh vật” với những vướng mắc về đền bù,chưa “thông” mặt bằngvà thiếu hụt nguồn vật liệu đất đắp nền đường, gây khó khăn đối với các nhà thầu trong việc tổ chức thi công đồng loạt trên tuyến.
Đến ngày 30/5, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đã bàn giao toàn bộ 27,7km (đạt 100%), tuy nhiên, Quảng Ngãi mới bàn giao 58,54km trên tổng số 60,3km (đạt 97,1%).Phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 6Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện tại, trên địa bàn các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành vẫn còn một số vị trí bị vướng các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường điện trung, hạ thế, đường dây viễn thông,…) vẫn chưa được di dời nên chưa bàn giao được mặt bằng cho nhà thầu thi công.Bên cạnh đó, vẫn còn 69 hộ với tổng số 4,736ha chưa thống nhất nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng, trong đó xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa có 38 hộ, với 3,33ha ở tại 53 thửa đất và 82 ngôi nhà; huyện Nghĩa Hành gồm 18 hộ với 0,67ha; thị xã Đức Phổ 13 hộ dân, tổng số 0,736ha.Theo đánh giá của Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông vận tải), chủ đầu tư dự án, đến nay, mặc dù các địa phương đã bàn giao mặt bằng được 86,24/88km (đạt 98%), nhưng do mặt bằng bàn giao theo kiểu “xôi đỗ”, “da báo”, nên nhà thầu chỉ tiếp cận thi công được 82,91km (đạt 94,2%).Đặc biệt, một số vị trí đường găng tiến độ như đoạn Km0+450 - Km1+850; Km2+400 - Km2+700; vị trí mố M1, trụ T1 cầu vượt tỉnh lộ 624; vị trí mố M2 cầu K9+823 (gói thầu XL1); cầu vượt nút giao QL24, cầu Eo Gió, cầu Sông Quán (gói XL2), cụ thể, còn 116 hộ đã nhận tiền nhưng chưa tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng, trong đó huyện Tư Nghĩa 16 hộ, huyện Nghĩa Hành 38 hộ, huyện Mộ Đức 9 hộ và thị xã Đức Phổ 53 hộ. Các hộ này chủ yếu đang chờ xây dựng hoàn thiện nhà ở trong khu tái định cư nên chưa bàn giao mặt bằng.Khẳng định phía tỉnhQuảng Ngãithời gian qua đã hết sức quyết liệt trong việc tổ chức rà soát và đốc thúc các đơn vị chức năng triển khai đẩy nhanh thực hiện giải phóng mặt bằng, Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 Lê Thắng cho biết, chính quyền các huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành vẫn đang tiếp tục tuyên truyền vận động các hộ dân; xây dựng kế hoạch cưỡng chế và thực hiện cưỡng chế một số hộ; đẩy nhanh việc di dời công trình hạ tầng kỹ thuật trên tuyến nhằm tạo mặt bằng sạch thông tuyến giúp nhà thầu triển khai công tác thi công đồng bộ, liên tục.Tin liên quanThi công "thần tốc" trên công trường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài NhơnĐể đẩy nhanh tiến độ dự án, Ban Quản lý dự án 2 kiến nghị Bộ Giao thông vận tải làm việc với tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định tiếp tục hỗ trợ chủ đầu tư, nhà thầu giải quyết vướng mắc mặt bằng tại các vị trí “xôi đỗ” thuộc phạm vi đã bàn giao nhưng chưa tiếp cận thi công, để nhà thầu có thể triển khai đồng bộ. “Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã cam kết tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng vào cuối tháng 6/2024 để bàn giao toàn bộ cho nhà thầu triển khai thi công”, ông Thắng nói.Theo đánh giá của chủ đầu tư, nhu cầu đất đắp cho dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn khoảng 11,25 triệu m3.Về nguồn vật liệu tại dự án, theo đánh giá của chủ đầu tư, nhu cầu đất đắp cho dự án khoảng 11,25 triệu m3 (gói thầu XL1 khoảng 5,7 triệu m3; gói XL2 khoảng 2,82 triệu m3; gói XL3 khoảng 2,73 triệu m3). Thời điểm hiện nay, dự án đã được cấp giấy phép khai thác/bản xác nhận cho 10 mỏ đất, tổng trữ lượng khoảng 9,73 triệu m3 (6 mỏ đất đang khai thác gồm: Mễ Sơn, Núi Thị 1, Núi Thị 2, Truông Ổi, Bren và Đồi Dốc Cao; 4 mỏ chưa khai thác là Đồi Dốc Cộ, Núi Cấm Ông Thi, Núi Đá Kè và Núi Thị 4 đang thực hiện giải phóng mặt bằng mỏ, dự kiến khai thác đầu tháng 6 với tổng trữ lượng khoảng 3,74 triệu m3).Tại tỉnhBình Định, sau khi điều phối, nhu cầu của dự án khoảng 4,1 triệu m3, dự kiến sử dụng từ 2 mỏ có tổng trữ lượng khoảng 3,86 triệu m3, hiện đã khai thác 2/2 mỏ với trữ lượng 3,86 triệu m3. Để đáp ứng nhu cầu vật liệu có xu hướng thiếu hụt, bù đắp kịp thời cho các đơn vị thi công đồng loạt, sau khi rà soát, Ban Quản lý dự án 2 tiếp tục đề xuất bổ sung một số mỏ thương mại gồm: mỏ đất Núi Bé (xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa) và mỏ đất tại Cụm công nghiệp Hành Minh phục vụ thi công gói thầu XL1. Riêng nguồn cát đắp nền đường, các nhà thầu tại dự án đã được chấp thuận bản đăng ký khối lượng khai thác và bảo đảm đủ trữ lượng để thi công.Thay thế ngay thầu phụ yếuDự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn có tổng chiều dài 88km, đi qua địa phận tỉnh Quảng Ngãi (60,3km) và tỉnh Bình Định (27,7km), với tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp gần 14.500 tỷ đồng. Trên tuyến có 3 hầm xuyên núi, gồm: hầm 1 dài 610m, hầm 2 dài 698m và hầm 3 dài 3.200m cùng 77 cầu, 586 cống, 81 hầm chui dân sinh, trong đó lớn nhất là cầu bắc qua sông Vệ có chiều dài 610m. Đây là dự án có tổng mức đầu tư và quy mô lớn nhất trong 12 dự án thành phần đường cao tốc bắc-nam.Sau gần 1,5 năm triển khai, tại 3 gói thầu xây lắp của dự án, các nhà thầu đã huy động 42 mũi thi công (22 mũi làm đường; 14 mũi làm cầu và 6 mũi thi công hầm) với gần 1.600 máy móc, thiết bị và gần 4.000 người lao động (trong đó có 560 kỹ sư). Lũy kế sản lượng đến nay đạt 3.883/14.498 tỷ đồng, đạt khoảng 27% giá trị hợp đồng.Tập đoàn Đèo Cả đã nghiên cứu, cải tiến phương pháp thi công hầm “Hệ Đèo Cả”, sử dụng 6 mũi thi công, tăng tốc tiến độ đào hầm.“Bằng kinh nghiệm đúc rút qua nhiều lần triển khai thi công các dự án hầm xuyên núi lớn và làm chủ công nghệ, Tập đoàn Đèo Cả đã nghiên cứu cải tiến phương pháp thi công hầm “Hệ Đèo Cả” (6 mũi thi công hầm thay vì 4 mũi), sử dụng tuần hoàn nước thi công (tiết kiệm 95% lượng nước thi công hầm). Nhờ đó, tiến độ đào hầm được thúc đẩy đáng kể.Tin liên quanQuảng Ngãi nỗ lực an cư cho người dân trong vùng dự án cao tốc Quảng Ngãi-Hoài NhơnHiện tại, nhà thầu đã hoàn thành đắp nền đường và triển khai thi công mẻ cấp phối đá dăm tại gói thầu XL1 và XL3. Riêng hạng mục 2 hầm đường bộ số 1 và 2 là nút thắt của dự án, đơn vị thi công đã đào thông và tiến hành hoàn thiện đồng thời hệ thống thoát nước trong hầm, ống thông gió…Với hầm số 3, đến nay, nhà thầu đã khoan thi công hầm cánh phải 959 m/3,2km (đạt 30%), hầm cánh trái 892m/3,2km (đạt 27,9%)”, ông Bùi Nhật Hiển, Giám đốc điều hành dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn cho biết.Ban Quản lý dự án 2 đề nghị nhà thầu tăng cường máy móc, nhân lực,… tăng tốc các mũi thi công phần đường.Đánh giá thời tiết khu vực Quảng Ngãi và Bình Định hiện nay rất thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công bù lại sản lượng bị chậm trong mùa mưa, tuy nhiên, ông Lê Thắng, Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 vẫn bày tỏ lo ngại khi các đoạn đã bàn giao mặt bằng còn nhiều vị trí “xôi đỗ” khiến việc tổ chức thi công đồng bộ (nhất là gói thầu XL1 thuộc các huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành; gói thầu XL2 thuộc thị xã Đức Phổ) sẽ bị cản trở.Mặt khác, đa số các mũi thi công phần đường đều đang bị chậm tiến độ do năng lực thi công của nhà thầu phụ yếu, chưa tập trung huy động tối đa nguồn lực, giải quyết các thủ tục liên quan đến mỏ vật liệu xây dựng mặc dù đã được địa phương hỗ trợ. “Ban Quản lý dự án 2 đã yêu cầu nhà thầu chính tiến hành rà soát và có biện pháp cắt giảm, điều chỉnh khối lượng đối với các mũi thi công chậm tiến độ, thay thế nhà thầu phụ không đáp ứng được công việc nhằm đẩy nhanh tiến độ công trình,” ông Thắng khẳng định.Trên cơ sở đó, Ban Quản lý dự án 2 đề nghị Liên danh nhà thầu tập trung, đẩy nhanh công tác hoàn thiện thủ tục mỏ vật liệu, bãi thải, khẩn trương huy động và tăng cường máy móc, thiết bị, nhân vật lực,… để triển khai thi công các hạng mục đã có mặt bằng, đặc biệt là các mũi thi công phần đường.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cùng lãnh đạo tỉnh thị sát hiện trường dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn.Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kiểm tra thực tế hiện trường tại dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn.Về vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhấn mạnh tinh thần phải vào cuộc quyết liệt, tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị để thực hiện. “Khó thì tìm cách tháo gỡ, tham vấn ý kiến với ngành chuyên môn để giải quyết dứt điểm, rốt ráo, dứt khoát đến ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn như Thủ tướng đã chỉ đạo. Đây là trách nhiệm chính trị, uy tín của tỉnh với Trung ương", bà Vân quyết liệt.
https://nhandan.vn/mat-bang-chua-thong-do-thieu-hut-dat-dap-post811847.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "XL1", "XL2", "Cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn", "XL3", "Ban Quản lý dự án 2", "Bộ Giao thông vận tải", "ông Lê Thắng", "vướng mắc mặt bằng", "thiếu nguồn vật liệu" ] }
Tàu tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội được cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
NDO -Ngày 5/6, 10 đoàn tàu của tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt. Đây là một dấu mốc quan trọng, bảo đảm các đoàn tàu đã đủ điều kiện vận hành trên đường sắt.
Hiện 10 đoàn tàu của Tuyếnđường sắt đô thịthí điểm của Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội đã được dán tem kiểm định, là biểu trưng cấp cho phương tiện giao thông đường sắt đã kiểm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.Đối với đầu máy, phương tiện chuyên dùng, tem được dán ở mặt trong, góc trên, ngoài cùng phía bên phải của kính (nhìn từ vị trí người lái tàu) hoặc ở vị trí dễ quan sát.Đối với toa xe khách và toa xe đường sắt đô thị, tem được dán ở trong toa xe tại đầu số 1 ở vị trí dễ quan sát.Việc Tuyến đường sắt đô thị thí điểm của Thành phố Hà Nội, đoạnNhổn-ga Hà Nộiđược cấp Giấy chứng nhận cho các đoàn tàu là minh chứng cho chất lượng phương tiện, cũng như sự nỗ lực của các bên liên quan trong việc đưa dự án vào vận hành chính thức, bảo đảm an toàn tối đa cho người sử dụng.Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là chứng chỉ xác nhận phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện đã được kiểm tra theo quy định hiện hành. Quá trình chứng nhận được các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện nghiêm ngặt, căn cứ theo Luật đường sắt và thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội sử dụng 10 đoàn tàu được nhà sản xuất Alstom (Cộng hòa Pháp) thiết kế riêng. Với chủ đề “Hành trình xanh”, đoàn tàu gồm ba màu xanh lá mạ, hồng đỏ và trắng. Phần đầu tàu có biểu tượng Khuê Văn Các, tạo nên một dấu ấn riêng.Các đoàn tàu vận hành liên tục trên đường sắt khổ tiêu chuẩn (1435mm), thân tàu sử dụng vật liệu hợp kim nhôm có trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, thân thiện với môi trường. Đoàn tàu được thiết kế mới nhất theo tiêu chuẩn châu Âu với phong cách sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện nghi và được nghiên cứu để phù hợp với nhu cầu người Việt.Thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng đang nỗ lực hoàn thành công tác kiểm tra, nghiệm thu để đưa đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, Nhổn-Ga Hà Nội (tuyến số 3) vào vận hành trong tháng 7/2024.Đến nay, tiến độ tổng thể dự án đạt 74,7%. Trong đó, đoạn trên cao đạt 99,93% khối lượng công việc.Hiện các đơn vị thi công đường nội bộ và cảnh quan khu vực đề-pô.
https://nhandan.vn/tau-tuyen-duong-sat-do-thi-nhon-ga-ha-noi-duoc-cap-giay-chung-nhan-chat-luong-an-toan-ky-thuat-va-bao-ve-moi-truong-post812860.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "đường sắt đô thị", "Nhổn-ga Hà Nội", "10 đoàn tàu của tuyến đường sắt đô thị", "đường sắt Nhổn - ga Hà Nội", "chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường" ] }
Tiếp nhận gần 50 triệu giao dịch điện tử trong 6 tháng đầu năm
Cả nước đã có 12.455 cơ sở khám, chữa bệnh triển khai khám, chữa bệnhbảo hiểm y tếbằng căn cước công dân gắn chíp (đạt 97,27% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc), với hơn 29,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, kết quả triển khaiĐề án 06đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.Về kết nối, chia sẻ dữ liệu và sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.Hệ thống đã xác thực hơn 86,9 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, Hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ hơn 117,5 triệu lượt bản ghi thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Toàn quốc đã có 12.455 cơ sở khám, chữa bệnh triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp (đạt 97,27% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc), với hơn 29,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Toàn quốc đã có 12.455 cơ sở khám, chữa bệnh triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp (đạt 97,27% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc), với hơn 29,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Đồng thời, đã triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận gần 50 triệu hồ sơ giao dịch điện tử, chiếm 85% tổng số hồ sơ cả trực tiếp và trực tuyến được tiếp nhận.Tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình: Hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý gia hạn 15.756 thẻ bảo hiểm y tế thông qua dịch vụ Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình có giảm trừ mức đóng thông qua Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cổng Dịch vụ công quốc gia.Liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí: Đến nay, Bảo hiểm xã hội của hai địa phương triển khai thí điểm là Hà Nội và Hà Nam đã tiếp nhận và giải quyết 39.440 hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 1.361 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí được thực hiện qua 02 nhóm dịch vụ công liên thông này.Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp các đơn vị liên quan tích hợp thành công dịch vụ công “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp” trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia từ ngày 12/4/2022 và đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 166.512 trường hợp phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng phối hợp, hỗ trợ Bộ Y tế liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử. Theo đó: Hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận tổng số 484.482 dữ liệu giấy khám sức khỏe hợp lệ của 1.034 cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc; 138.146 dữ liệu Giấy chứng sinh của 1.055 cơ sở khám, chữa bệnh; 1.637 dữ liệu Giấy báo tử của 314 cơ sở khám, chữa bệnh.
https://nhandan.vn/tiep-nhan-gan-50-trieu-giao-dich-dien-tu-trong-6-thang-dau-nam-post759248.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Đề án 06", "dịch vụ công trực tuyến", "bảo hiểm xã hội", "Bảo hiểm Xã hội Việt Nam", "giao dịch điện tử", "bảo hiểm y tế", "căn cước công dân gắn chíp" ] }
Đà Nẵng đồng loạt ra quân triển khai phân định, kẻ vạch vỉa hè
NDO -Nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phốĐà Nẵnghiện đã và đang được triển khai phân định, kẻ vạch nhằm bảo đảm các phần đường dành cho người đi bộ, tạo thông thoát vỉa hè theo Văn bản số 97 /UBND-SGTVT về triển khai việc phân định, kẻ vạch phần vỉa hè sử dụng tạm thời và phần sử dụng để làm lối đi cho người đi bộ trên vỉa hè các tuyến đường.
Theo đó, thành phố Đà Nẵng yêu cầu các địa phương triển khai áp dụng và thực hiện công tác kẻ vạch phân định trên cácvỉa hècác tuyến đường tại địa bàn các quận, huyện theo phương án cụ thể:Đối với bề rộng vỉa hè dưới 3m: Thực hiện bố trí phạm vi sát nhà dân dành cho người đi bộ với bề rộng 1,50m. Phạm vi còn lại sát bó vỉa sử dụng tạm thời làm nơi để xe máy và không bố trí phạm vi dành cho kinh doanh, buôn bán.Đối với bề rộng vỉa hè từ 3m đến dưới 4m thì bố trí phạm vi sát nhà dân dành chongười đi bộvới bề rộng 1,50m. Phạm vi còn lại sát bó vỉa sử dụng tạm thời làm nơi để xe máy và không bố trí phạm vi dành cho kinh doanh, buôn bán.Đối với bề rộng vỉa hè từ 4m đến dưới 6m thì bố trí phạm vi sát bó vỉa sử dụng tạm thời làm nơi để xe máy với bề rộng khoảng 2,00m. Tiếp đến bố trí phạm vi dành cho người đi bộ với bề rộng 2,00m. Phạm vi còn lại sát nhà dân dành cho kinh doanh, buôn bán…Đối với bề rộng vỉa hè từ 6m đến dưới 9m thực hiện bố trí phạm vi sát bó vỉa sử dụng tạm thời làm nơi để xe máy với bề rộng khoảng 2,00m. Tiếp đến bố trí phạm vi dành cho người đi bộ với bề rộng 3,00m. Phạm vi còn lại sát nhà dân dành cho kinh doanh, buôn bán và để xe máy (trừ các tuyến đường cấm sử dụng vỉa hè để kinh doanh, buôn bán và cá nhân hoạt động thương mại).Đối với bề rộng vỉa hè từ 9m trở lên thì bố trí phạm vi sát bó vỉa sử dụng tạm thời làm nơi để xe máy với bề rộng khoảng 2,00m. Tiếp đến bố trí phạm vi dành cho người đi bộ rộng 5,00m.Đối với vỉa hè trước tường các cơ quan, khu vực các công trình công cộng tùy theo điều kiện cụ thể của từng tuyến đường để bố trí phân định phạm vi dành cho người đi bộ và vị trí để xe máy như các trường hợp bố trí nêu trên.Ghi nhận của phóng viên chiều nay (13/3) tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền cho người dân và tiến hành kẻ vạch phân định vỉa hè theo quy định.Trên tuyến đường Khúc Hạo, người dân và các hộ dân kinh doanh đều hỗ trợ lực lượng chức năng triển khai công việc theo đúng kế hoạch.Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Tấn Phước, Phó Chủ tịch UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, cho biết: Thực hiện chủ trương của thành phố và ý kiến chỉ đạo của UBND quận Sơn Trà về việc triển khai phân định, kẻ vạch vỉa hè sử dụng tạm thời và phần vỉa hè để làm lối đi cho người đi bộ trên các tuyến đường, Ủy ban nhân dân phường đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện và thông báo, tuyên truyền, hướng dẫn đến tổ chức, cá nhân và hộ dân được biết và chấp hành.“Theo đó, UBND phường dự kiến sẽ kẻ vạch vỉa hè đối với 8 tuyến đường lớn có mặt cắt lòng đường 10,5m, vỉa hè từ 5m với tổng chiều dài 10,85km và hoàn thành trước ngày 20/4/2024.Đi đôi với công tác kẻ vạch phân định vỉa hè, UBND phường chỉ đạo Tổ Kiểm tra quy tắc đô thị, tổ trưởng dân phố phát tờ rơi tuyên truyền đến từng hộ dân; hướng dẫn vị trí để xe và lối dành cho người đi bộ... sau thời gian tuyên truyền, nhắc nhở, lực lượng sẽ triển khai xử lý các trường hợp theo quy định nhằm bảo đảm trật tự, mỹ quan đô thị và bảo đảm phần vỉa hè dành cho người đi bộ an toàn”, ông Phước thông tin.Một số hình ảnh lực lượng chức năng tiến hành phân định, kẻ vạch và tuyên truyền cho người dân về chủ trương chung của Thành phố và quận Sơn Trà.Lực lượng quy tắc đô thị phường Nại Hiên Đông tuyên truyền, vận động người dân thu dọn vật dụng kinh doanh, để tiến hành kẻ vạch vỉa hè. Ảnh: ANH ĐÀOHướng dẫn người dân dựng xe máy theo vạch đường quy định. Ảnh: ANH ĐÀOĐo diện tích vỉa hè trước khi kẻ sơn. Ảnh: ANH ĐÀOPhường Nại Hiên Đông phân định, kẻ vạch 8 tuyến đường, dự kiến hoàn thành trước ngày 20/4/2024. Ảnh: ANH ĐÀOCác tuyến đường trên địa bàn thành phố sẽ được kẻ vạch hoàn thành trước ngày 20/4. Ảnh: ANH ĐÀOMột đoạn vỉa hè đường Khúc Hạo sau khi phân định và kẻ vạch vỉa hè chiều 13/3. Ảnh: ANH ĐÀOCác hộ dân không được phép đặt, để các chậu cây xanh, tượng trang trí trên vỉa hè, bảo đảm vỉa hè thông thoáng, sạch đẹp. Ảnh: ANH ĐÀOTờ rơi tuyên truyền cho người dân trên địa bàn quận Sơn Trà về chủ trương kẻ vạch vỉa hè.Quận Sơn Trà sẽ tổ chức đợt cao điểm xử lý trật tự vỉa hè tuyến đường chung quanh các chợ trên địa bàn quận, thời gian bắt đầu từ ngày 19/3/2024 cho đến ngày 19/4/2024. Trong đó, từ ngày 19 đến 31/3 sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động, thông báo, nhắc nhở và kẻ vạch phân định vỉa hè; từ ngày 1 đến 19/4 sẽ tiến hành xử phạt kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, tháo dỡ dứt điểm mái hiên cố định lấn chiếm không gian vỉa hè. Sau đợt cao điểm, các phường tiếp tục duy trì thường xuyên, không để tái diễn việc lấn chiếm vỉa hè và mái hiên cố định lấn chiếm không gian trên các tuyến đường.
https://nhandan.vn/da-nang-dong-loat-ra-quan-trien-khai-phan-dinh-ke-vach-via-he-post799817.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Dành lại vỉa hè cho người đi bộ", "kẻ vạch", "TP Đà Nẵng", "Quận Sơn Trà", "ra quân" ] }
Quảng Bình: Một ngư dân được cứu sau 3 ngày trôi trên biển
NDO -Ngày 7/5, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) phối hợp, tổ chức tiếp nhận các ngư dân bị nạn trên biển trở về đất liền an toàn, trong đó có anh Nguyễn Ngọc Hà (sinh năm 1984), ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn thuyền viên trên tàu cá QB 98614-TS bị chìm trên biển.
Trước đó, như Báo Nhân Dân đã đưa tin, từ ngày 1 đến sáng 3/5, trong lúc đánh cá trên biển,4 tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Bình bị dông lốc làm chìm,trong đó có 3 tàu bị chìm và 1 tàu hiện đang mất liên lạc.Đến nay, 13 người đã được cứu, 1 người đã tử vong. Trong số 11 nạn nhân trên 2 tàu cá QB 98614-TS và QB 92699-TS mất tích thì anh Nguyễn Ngọc Hà, máy trưởng của tàu cá QB 98614-TS may mắn được một tàu cá cứu nạn.Dù sức khỏe còn yếu nhưng anh Hà cũng chia sẻ rằng, tối 3/5, anh bắt đầu rơi xuống biển và sau 3 ngày trôi lênh đênh trên biển trong sự kiệt sức và gần như tuyệt vọng thì rất may Hà được một tàu cá cứu. Đến thời điểm này anh cũng là người đầu tiên của tàu QB 98614 TS về được với gia đình.Anh Hà trở vào bờ, trên thân thể có nhiều vết thương tích và đang được người thân đưa đi cấp cứu.“Mấy ngày không có tin tức gì, cả nhà ngồi khóc, khi anh Hà điện về cho chị gái báo tin là đã được cứu thì cả gia đình mới vỡ òa, như một phép màu đã cứu chồng tôi. Tất cả mọi người ai cũng cầu nguyện, chỉ mong phép màu sẽ đến với 4 anh em còn lại trên tàu và tất cả mọi người đang còn trên biển trở về bình an với gia đình”, chị Hà Trà Giang, vợ anh Hà chia sẻ trong nước mắt.Đến chiều nay, vẫn còn10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển.Công tác tìm kiếm cứu nạn vẫn đang được lực lượng chức năng thực hiện khẩn trương.Trên bờ, người thân ngày đêm hy vọng và ngóng chờ tin tức chồng, cha, con, em họ sẽ trở về an toàn, đoàn tụ cùng gia đình.
https://nhandan.vn/quang-binh-mot-ngu-dan-duoc-cuu-sau-3-ngay-troi-tren-bien-post808285.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Quảng Bình", "tai nạn tàu cá", "chìm tàu", "cứu nạn", "ngư dân bị nạn", "ngư dân mất tích" ] }
Tái diễn tình trạng mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội để lừa đảo
Bảo hiểm xã hội Việt Namtiếp tục cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quanbảo hiểm xã hộinhằm lừa đảo người dân trong thời gian gần đây.
Mới đây, cơ quanbảo hiểm xã hộitại Hà Nội tiếp nhận phản ánh của bà T. trú tại quận Cầu Giấy về việc nhận được cuộc gọi điện thoại của người tự xưng là cán bộ của Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy. Người này thông báo với bà T. rằng, bà là một trong số ít những người may mắn nhận được phần quà trị giá 20 triệu đồng tiền mặt do đã tham gia bảo hiểm y tế lâu năm.Tuy nhiên, muốn nhận được phần quà trên, bà T. phải trả một khoản chi phí trị giá 1,1 triệu đồng và sẽ được tặng thêm 2 hộp sữa trị giá 900.000 đồng. Đối tượng nhấn mạnh, bà T. chỉ cần thanh toán số tiền 1,1 triệu đồng cho người giao hàng khi bà nhận được 2 hộp sữa trên và không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào khác.Còn số tiền thưởng may mắn, đối tượng cho biết, Giám đốc và kế toán của Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy sẽ đến tận nhà bà T để trao tặng.Để chắc chắn không bị lừa, bà T. đã đến trụ sở của Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy để gặp trực tiếp đối tượng nhưng đối tượng này trốn tránh với lý do “đang nghỉ phép”.Bà T. hỏi thêm thông tin về vị trí công việc của người này thì đối tượng quanh co và chỉ nói rằng làm việc tại Bảo hiểm của Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy.Nghi ngờ bị lừa đảo, bà T. đã đến cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy để xác minh và được biết thông tin trên hoàn toàn không chính xác.Tương tự, mới đây cũng xuất hiện một số trang web, Zalo, Facebook, số điện thoại,… mạo danh cơ quan , công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương nhằm trục lợi, lừa đảo người dân có nhu cầu giải quyết công việc, tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.Cụ thể, khi truy cập trên trang Facebook cá nhân, tìm kiếm bằng từ khóa “bảo hiểm xã hội Bình Dương” hoặc “Bảo hiểm xã hội Bình Dương”, có thể dễ dàng thấy các trang Facebook cá nhân, hội nhóm công khai liên quan đến việc tư vấn, giải quyết nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần và các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.Đáng nói là, các nhóm hỗ trợ, thanh lý, cầm cố, mua bán sổ bảo hiểm xã hội; dịch vụ tư vấn, giải quyết các loại hồ sơ, giấy tờ mà yêu cầu người dân phải trả phí “hoa hồng”, … diễn ra công khai, có cả số điện thoại liên hệ của nhóm đối tượng trên trang Facebook, Zalo,… để người dân liên hệ.Đây không phải lần đầu diễn ra tình trạng này. Trước đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phát đi nhiều thông tincảnh báo về tình trạng mạo danhcơ quan, viên chức và người lao động cơ quan bảo hiểm xã hội để lừa đảo người dân. Đồng thời, cơ quan này đã gửi các văn bản đề nghị các cơ quan chức năng liên quan kịp thời ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và thông tin rộng rãi tới người dân, người lao động.Thông qua sự việc nêu trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục khuyến cáo người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cần nâng cao cảnh giác hơn nữa để phòng tránh bị đối tượng xấu lợi dụng, lừa đảo.Bên cạnh đó, người dân cũng cần tăng cường trau dồi kiến thức về pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thường xuyên theo dõi các thông báo của cơ quan chức năng về phương thức thủ đoạn phạm tội, lừa đảo trên các phương tiện thông tin đại chúng.Trong trường hợp khi thực hiện các thủ tục hành chính của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu có vướng mắc, người lao động/cá nhân liên hệ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi gần nhất hoặc liên hệ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng qua số hotline: 1900.9068 hoặc số 0243.7899999 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ.Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ có một trang Fanpage đã được cấp tích xanh của Facebook tại địa chỉ: https://www.facebook.com/baohiemxahoi.gov.vn, người dùng cần lưu ý để tránh các trang giả mạo.
https://nhandan.vn/tai-dien-tinh-trang-mao-danh-co-quan-bao-hiem-xa-hoi-de-lua-dao-post805243.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "cảnh báo lừa đảo", "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam" ] }
Phú Thọ xử phạt hơn 2,8 tỷ đồng các bến thủy nội địa không phép
NDO -Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa ban hành kết luận về việc rà soát tổng thể thực trạng hoạt động, công tác quản lý bến bãi đường thủy trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở rà soát, đã tiến hành lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính đối với các bến thủy nội địa hoạt động chưa tuân thủ quy định pháp luật, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 2,8 tỷ đồng.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và cơ quan liên quan tiến hành rà soát tổng thể thực trạng, hoạt động, công tác quản lý bến bãi đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.Kiên quyết không cấp phép cho các bến bãi không đủ điều kiện hoạt động theo quy định và xử lý nghiêm cácbến bãi hoạt động trái phépcòn tồn tại trên tất cả các tuyến sông; đồng thời, đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bến, bãi khẩn trương thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng quy định.Làm rõ trách nhiệm của các ngành liên quan trong việc quản lý, cấp, thu hồi giấy phép đối với các bến bãi không đủ điều kiện kinh doanh; xử lý dứt điểm, đúng quy định đối với các trường hợp vi phạm, nhất là đối với các trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công trình đê điều, gây bức xúc trong nhân dân.Qua rà soát, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 97 bến hàng hóa ở trên 5 tuyến sông (sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Chảy và sông Bứa), trong đó, có 81/97 bến đang hoạt động, 16/97 bến không hoạt động.Một bến thủy nội địa ở xã Tiên Du, huyện Phù Ninh đã bị cơ quan chức năng xử phạt do vi phạm các quy định của pháp luật.Trong số 81 bến hoạt động có 11/81bến không phép; 34/81 bến hết thời hạn hoạt động theo quy định; 36/97 bến còn thời hạn và đủ điều kiện hoạt động theo quy định.Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành thị xây dựng kế hoạch xử lý, khắc phục tình trạng các bến thủy nội địa hoạt động chưa tuân thủ các quy định của pháp luật.Đây là cơ sở để các sở, ngành tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đường thủy nội địa, bảo đảm hoạt động bến bãi đi vào nền nếp, hiệu quả, đúng quy định, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
https://nhandan.vn/phu-tho-xu-phat-hon-28-ty-dong-cac-ben-thuy-noi-dia-khong-phep-post786127.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Phú Thọ", "xử phạt", "bến thủy nội địa", "không phép", "hết thời gian hoạt động" ] }
Thái Nguyên đẩy mạnh tiết kiệm điện
Đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay của tỉnh Thái Nguyên lên tới 13,1 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng  kỳ năm 2023, đồng thời xuất hiện một số đợt nắng nóng nên sản lượng điện tiêu thụ tăng từ 8 đến 12%. Để tránh thiếu điện phục vụ sản xuất và đời sống, thời gian qua các cấp, các ngành, nhất là ngành điện tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Thái Nguyênlà một trong những tỉnh tiêu thụ điện lớn nhất ở miền bắc, trong đó sản lượng điện phục vụ các khu, cụm công nghiệp, sản xuất thép, luyện kim chiếm khoảng 75% sản lượng điện toàn tỉnh. Sản xuất và xuất khẩu phục hồi, xuất hiện nhiều đợt nắng nóng từ đầu năm 2024 nên sản lượng điện tiêu thụ tăng cao.Để đáp ứng nhu cầu sản xuất của một trong những trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh việc Tổng Công ty Điện lực miền bắc đã triển khai đầu tư và đưa vào sử dụng hàng chục trạm biến áp, cải tạo mạng lưới để tăng cường công suất điện cho tỉnh Thái Nguyên, Công ty Điện lực Thái Nguyên tăng cường thực hiện các giải pháp cung cấp điện an toàn, ổn định, nhất là tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người dân tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả.Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thái Nguyên Trần Văn Tuấn cho biết: “Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao, không bị gián đoạn trên địa bàn tỉnh, chúng tôi vận động những khách hàng sử dụng điện lớn, nhất là ngành luyện kim tăng cường sản xuất vào giờ thấp điểm, vào ban đêm. Đây là những thời điểm giá điện giảm, điện năng mạnh nên giảm chi phí về điện và tăng hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp”.Công ty Điện lực Thái Nguyên khuyến khích, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư cải tiến kỹ thuật để tiết kiệm điện. Điển hình là Nhà máy kẽm điện phân Sông Công, đây là khách hàng tiêu thụ điện lớn đầu tư hơn 10 tỷ đồng cải tiến hệ thống tháp chuyển hóa của phân xưởng sản xuất axit để hạn chế sử dụng điện để nâng nhiệt nên mức tiêu điện năng đã giảm rất lớn.Đại diện Nhà máy kẽm điện phân Sông Công cho biết, một tháng nhà máy tiêu thụ từ 4,5 đến 5 triệu kWh điện, chiếm khoảng 1/4 là giá thành sản phẩm kẽm thỏi. Do đó, việc nghiên cứu cải tiến quy trình kỹ thuật, đầu tư thiết bị hiện đại không những để giảm tiêu thụ điện mang tính chất sống còn mà cũng để giảm chi phí, giảm giá thành, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, lãnh đạo Nhà máy và các phân xưởng thường xuyên nhắc nhở người lao động sử dụng điện một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm trong mọi hoạt động.Để hạn chế tình trạng lưới điện bị quá tải, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và các hộ gia đình, Công ty Điện lực Thái Nguyên thực hiện vận động các cơ sở kinh doanh, cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ như nhà hàng, khách sạn... tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải, dịch chuyển sản xuất, bố trí thời gian sản xuất hợp lý, hạn chế sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn vào một số khung giờ cao điểm. Khuyến khích người dân thay thế những thiết bị tiêu tốn điện năng nhiều bằng những thiết bịtiết kiệm điện.Hệ thống thiết bị điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng để vận hành ổn định.Điện chiếu sáng tại các đô thị, đường giao thông, đường dân sinh tại các thôn, xóm cũng được tiết giảm đến mức thấp nhất. Đó là giảm chiếu sáng 50% số bóng điện, giờ bật điện muộn hơn và tắt sớm hơn so với trước đây và nhận được sự đồng tình của người dân; từng bước thay thế bóng đèn sợi đốt bằng các loại bóng tiết kiệm điện để vừa giảm chi phí cho ngân sách, vừa tiết kiệm điện.Vừa qua, Công ty Điện lực Thái Nguyên đã tổ chức tuyên truyền tiết kiệm điện cho hàng vạn học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh trước dịp nghỉ hè. Việc tuyên truyền tiết kiệm điện trong nhà trường là một hoạt động hữu ích góp phần tạo dựng cho học sinh những nhận thức và quan tâm đối với năng lượng điện, giúp các em có kiến thức, kỹ năng trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong nhà trường và gia đình.Các cấp, các ngành chức năng, nhất là ngành điện đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, phát tờ rơi đến tận các tổ dân phố, thôn xóm, nhắn tin đến khách hàng cảnh báo tiền điện tăng cao để tiết kiệm điện thành thói quen; thực hiện phương châm sử dụng điện “đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu” nhằm tạo văn hóa tiết kiệm điện trong xã hội.Thành công lớn nhất của việc cung ứng điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ đầu năm đến nay là dù lượng điện năng tiêu thụ tăng cao, có nhiều giai đoạn tăng hơn 10% so với bình thường, nhưng vẫn cấp điện ổn định, an toàn, không để gián đoạn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống người dân và tình trạng sử dụng điện lãng phí đã được giảm thiểu trong xã hội.
https://nhandan.vn/thai-nguyen-day-manh-tiet-kiem-dien-post813345.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Thái Nguyên", "Tiết kiệm điện", "điện lực" ] }
Bộ Công an trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây dựng 1.200 căn nhà cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở ở Đắk Lắk
NDO -Ngày 21/3, tại huyện Cư M’gar,Bộ Công anphối hợp với tỉnh Đắk Lắk và các doanh nghiệp tổ chức Lễ khởi công, trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây 1.200 ngôi nhà cho các hộ nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Dự buổi Lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an; Nguyễn Đình Trung, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk và đại diện lãnh đạo các Cục nghiệp vụ Bộ Công an; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Cư M’gar.Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an phát biểu tại buổi lễ.Thực hiện chủ trương của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về việc triển khai thực hiệnĐề án hỗ trợ xây dựng 1.200 căn nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đến nay Bộ Công an và chính quyền địa phương đã huy động nguồn lực để thực hiện, bảo đảm đúng đối tượng, chất lượng và tiến độ theo kế hoạch đề ra.Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an và Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung thăm hỏi đời sống đồng bào buôn Ea Sút, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M'gar.Mẫu nhà được Bộ Công an phê duyệt trên cơ sở mẫu thiết kế cơ bản đã thống nhất với các ngành chức năng. Nguồn kinh phí do Bộ Công an vận động từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hơn 60 tỷ đồng, mỗi căn nhà trị giá 80 triệu đồng; trong đó Bộ Công an hỗ trợ 50 triệu đồng mỗi căn, số còn lại do Công an tỉnh Đắk Lắk cùng chính quyền địa phương huy động nguồn lực đóng góp cũng như ngày công lao động từ gia đình, người thân, cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, thanh niên cùng tham gia hỗ trợ…Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung nhấn mạnh, xác định nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn không ngừng nỗ lực, tập trung hoàn thiện chính sách và đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện chính sách về giảm nghèo. Đây là chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo lớn nhất từ trước đến nay tại Đắk Lắk, qua đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đối với tỉnh, góp phần giúp cho tỉnh thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an trao hoa và quà tặng Công an huyện Cư M'gar, chính quyền thị trấn Ea Pốk, các gia đình được bàn giao nhà.Còn Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho rằng: Với truyền thống, đạo lý “Lá lành đùm lá rách”, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của dân tộc, trong những năm qua, Bộ Công an luôn tập trung hướng tới công tác chăm lo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, người gặp khó khăn trên địa bàn cả nước.Từ sự giúp đỡ, ủng hộ của các đơn vị, nhà hảo tâm với tinh thần “Trao đi yêu thương, nhận về hạnh phúc”, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thiết kế mẫu nhà, cách thức, phương pháp thực hiện để Công an tỉnh Đắk Lắk chủ trì, chung tay cùng chính quyền địa phương triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ xây dựng 1.200 căn nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần ổn định cuộc sống người dân nghèo tại địa bàn.Vì vậy, Thứ trưởng Lương Tam Quang đề nghị, trong thời gian tới, các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh Đắk Lắk tập trung đẩy mạnh triển khai các công việc, sớm hoàn thành xây dựng nhà ở để bàn giao cho các hộ gia đình nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Các cấp chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm tiếp tục quan tâm, phối hợp, chung tay cùng lực lượng Công an trong việc xây dựng nhà để bà con sớm ổn định chỗ ở, có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk tặng hoa cảm ơn các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí xây nhà ở cho hộ khó khăn, hộ nghèo trên địa bàn.Sau 15 ngày khởi công, đến nay các đơn vị đã xây dựng xong 2 căn nhà mẫu tại huyện Cư M’gar bàn giao cho các hộ dân. Bộ Công an và tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến đúng dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 sẽ hoàn thiện 1.198 căn nhà còn lại để bàn giao cho các hộ dân. Với một ý chí quyết tâm, bằng chương trình xã hội hóa sẽ góp phần vào công tác đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk...Dịp này, Thứ trưởng Lương Tam Quang và lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã cắt băng khánh thành bàn giao 2 căn nhà tặng gia đình bà H’ Ngêh Êban trú tại buôn Ea Sút, thị trấn Ea Pốk và ông Y Krêch Ađrơng trú tại buôn Kna A, xã Cư M’gar; trao tặng quà các hộ dân và cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Cư M’gar.
https://nhandan.vn/bo-cong-an-trao-tang-nha-mau-va-kinh-phi-ho-tro-xay-dung-1200-can-nha-cho-ho-ngheo-kho-khan-ve-nha-o-o-dak-lak-post800935.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Bộ Công an", "hỗ trợ xây dựng 1.200 căn nhà cho hộ nghèo", "khó khăn về nhà ở ở Đắk Lắk", "huyện Cư M’gar", "Thượng tướng Lương Tam Quang", "Lễ khởi công", "gia đình chính sách" ] }
Đà Nẵng: Lúa được mùa, được giá
NDO -Những ngày cuối tháng tư, nông dân cùng các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang (thành phốĐà Nẵng) đang tập trung thu hoạch lúa đông xuân. Bà con hết sức phấn khởi vì lúa được mùa, được giá.
Tại các cánh đồng thuộc xã Hòa Tiến, Hòa Châu và Hòa Phong (huyện Hòa Vang), hàng chục máy gặt đập liên hợp của cácHợp tác xãsản xuất và dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn chạy phăng phăng theo từng luống thẳng thắn để cắt, tuốt và đóng lúa vào bao ngay trên đồng. Nhiều nông dân theo máy ra đồng, một số hăng hái mang bao tải nhận thóc đem về phơi, một số tất bật mót lúa.Tranh thủ phơi thóc khi đang có nắng, bà Nguyễn Thị Bồng (thôn Tây An, xã Hòa Châu) cười nói: “Năm nay thời tiết thuận lợi, mưa vừa nên lúa không ngã, được mùa lắm. Mọi năm là 10 bao, năm nay được 13 bao rưỡi”.Cùng chung niềm vui, chị Trần Thị Xuân (thôn Phong Nam, xã Hòa Châu) chia sẻ: “Năm nay lúa vàng đều, no hột, ít lép. Một sào trung bình 10-12 bao, được nhất là 13 bao, còn ít chi đi nữa thì cũng 9 bao”. Theo những người nông dân nơi đây, lúa khô hiện tại được thu với giá 8,5 nghìn đồng/kg, lúa tươi thu mua tại đồng là 6,6 nghìn đồng/kg.“Một tạ lúa là khoảng 850 nghìn đồng, còn phơi khô một sào 400kg thì được khoảng 3,2 triệu đồng”, chị Xuân nhẩm tính giá lúa và cho biết giá cả còn tùy theo thời điểm.Người dân nhận thóc sau khi gặt.Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phong Ngô Văn Nhân cho biết, 370ha diện tích lúa xã Hòa Phong hiện nay đã thu hoạch đạt khoảng 75%, năng suất trung bình 68 tạ/ha, tăng hơn cùng kỳ năm trước 4,5 tạ/ha. Vụ đông xuân năm nay, Hòa Phong sản xuất 50ha lúa theo hướng hữu cơ, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, bà con nhân dân rất vui mừng.Cũng theo ông Ngô Văn Sinh, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1, năng suất của khu vực Hòa Tiến 1 trung bình khoảng 71,5 tạ/ha, tính chung năng suất toàn xã cao hơn so với vụ đông xuân cùng kỳ năm trước là gần 6 tạ/ha.“Hiện tại lúa hữu cơ được thu với giá cao hơn thị trường 500 đồng/kg, chủ yếu là các dòng lúa ST25 và DT100”, ông Sinh cho biết thêm.Lúa năm nay được đánh giá đều, no hạt.Từ đầu vụ, huyện Hòa Vang đã xuống giống với tổng diện tích 2.280ha, chủ yếu các giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt như: ĐT100, VNR20, Đài Thơm 8, ST25,...Thời tiết từ đầu đến cuối vụ thuận lợi, cơ bản khắc phục được chuột hại, nông dân tuân thủ lịch thời vụ, nên sản lượng lúa trên toàn địa bàn huyện tăng. Trong vụ đông xuân 2023-2024, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố cũng triển khai các mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ, lúa sạch tại 3 xã Hòa Tiến, Hòa Liên và Hòa Phong.Không khí tất bật mùa gặt trên các cánh đồng lúa Hòa Vang, Đà Nẵng.Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang Lê Đình Ca, qua 3 năm thực hiện đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất, sản lượng và chất lượng lúa trên địa bàn huyện Hòa Vang ngày càng tăng. Nhiều giống lúa mới chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Thời gian tới, huyện tiếp tục liên kết các hợp tác xã với nhau để cung cấp lúa sạch, lúa hữu cơ hướng đến hình thành sản phẩm gạo hữu cơ chung của Hòa Vang.
https://nhandan.vn/da-nang-lua-duoc-mua-duoc-gia-post805340.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Đà Nẵng", "Hòa Vang", "lúa đông xuân", "được mùa", "được giá" ] }
Hơn 2.500 vận động viên đăng ký tham dự Giải chạy Quảng Trị Marathon 2024
NDO -Chiều 27/5, tại Hà Nội, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức họp báo thông tin vềGiải chạyQuảng Trị Marathon 2024-Hành trình về đất lửa. Đây là sự kiện quan trọng hướng tới Lễ hội Vì hòa bình lần thứ I năm 2024, lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị và hưởng ứng 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết: Đây là sự kiện quan trọng được tổ chức vào tháng 7 - tháng của tri ân, đền ơn đáp nghĩa, là thời điểm hằng năm, cả nước hướng về Quảng Trị với tất cả tấm lòng thành kính, sâu nặng nghĩa tình nhằm tôn vinh giá trị của hòa bình, tưởng niệm,tri ân các Anh hùng, liệt sĩđã anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của Tổ quốc.“Lễ hội cũng là dịp để tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh, chia sẻ với những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra; đồng thời tuyên truyền, quảng bá góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh về đất nước Việt Nam nói chung và mảnh đất, con người Quảng Trị nói riêng, xây dựng Quảng Trị trở thành một không gian văn hóa vì hòa bình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Trị và các địa phương trong khu vực”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh.Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị phát biểu tại buổi họp báo.Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, "đền ơn đáp nghĩa từ lâu đã là truyền thống uống nước nhớ nguồn quý báu của dân tộc Việt Nam và Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa như là lời nhắn nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, khắc ghi và tự hào với những gì cha ông ta đã hy sinh để có được nền độc lập, hòa bình ngày hôm nay.Mỗi bước chạy của các vận động viên đều hướng chung một “hành trình về nguồn”, đóng góp một phần nhỏ bé vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, từ đó lan tỏa tình yêu, lòng tự hào dân tộc.Để chuẩn bị cho Giải chạy Quảng Trị Marathon 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam xây dựng Kế hoạch tổ chức giải chạy; xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, chăm sóc y tế, chuẩn bị phương tiện đáp ứng nhu cầu du khách trong thời gian diễn ra giải. Trong khuôn khổ các hoạt động của giải chạy cũng sẽ ra Đêm tri ân Anh hùng liệt sĩ và thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn.Ban tổ chức kỳ vọng giải chạy trở thành hoạt động thường niên, thúc đẩy phát triển loại hình du lịch thể thao trong định hướng phát triển của địa phương, lan tỏa phong trào chạy bộ tại Việt Nam, xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng, với tiêu chí khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đặc biệt, việc doanh thu từ bán BIB tại Quảng Trị Marathon 2024 sẽ được quyên góp vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh Quảng Trị. Điều này càng làm tăng thêm ý nghĩa của giải đấu trong việc quan tâm, giúp đỡ những gia đình Anh hùng, liệt sĩ, người có công, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại vùng đất lịch sử Quảng Trị.Theo Ban tổ chức, hiện giải chạy Quảng Trị Marathon 2024-Hành trình về Đất lửa đã thu hút được trên 2.500 vận động viên đăng ký tham dự, đến từ các tỉnh, thành, ngành trên cả nước, trong đó có 6 vận động viên quốc tế đến từ Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Giải chạy cũng thu hút sự quan tâm của những vận động viên chuyên nghiệp đã đăng ký tham gia như vận động viên Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Trung Cường thuộc Tuyển Điền kinh Việt Nam.Tin liên quanLễ công bố Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024Giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 có 3 cự ly tranh tài, gồm: 21km, 10km và 5km. Trong đó, riêng cự ly 21km có cung đường đặc biệt là xuất phát từ thành phố Đông Hà và đích đến là Thành cổ Quảng Trị, hai cự ly còn lại diễn ra xung quanh Thành cổ Quảng Trị. Thời gian hoàn thành tối đa của cự ly 21km là 3 giờ 30 phút, cự ly 10km là 1 giờ 40 phút và cự ly 5km là 1 giờ 15 phút.
https://nhandan.vn/hon-2500-van-dong-vien-dang-ky-tham-du-giai-chay-quang-tri-marathon-2024-post811368.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Quảng Trị Marathon 2024", "77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ", "Quỹ Đền ơn đáp nghĩa" ] }
Bảo đảm an toàn cho tàu, thuyền mùa mưa bão
Tỉnh Bình Thuận đã huy động nhiều nguồn kinh phí triển khai xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão, trở thành điểm đến an toàn cho nhiều tàu, thuyền của các tỉnh khác hoạt động trên ngư trường.
Là địa phương có số lượng tàu, thuyền lớn, việc đầu tư, xây dựng cảng cá có ý nghĩa rất lớn với nghề khai thác hải sản của Bình Thuận.Nhu cầu bức xúcĐể hình thành khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu, thuyền tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa 14) về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Theo đó, từ khi đưa vào hoạt động giai đoạn 1, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá Phú Quý đã giúp cho nhiều tàu, thuyền trên huyện đảo Phú Quý không phải vào đất liền tránh, trú bão. Tuy nhiên, do vùng nước neo đậu chưa được nạo vét, khu neo đậu vẫn chưa chứa được nhiều tàu, thuyền có công suất lớn cho nên hiệu quả chưa như mong muốn, cần tiếp tục đầu tư khai thác.Phó ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Trung cho biết: Khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá Phú Quý đạt quy mô neo đậu 1.000 chiếc/600 CV cho tàu, thuyền trong tỉnh và các tỉnh lân cận hoạt động khai thác hải sản ngư trường Nam Trung Bộ, Trường Sa vào neo đậu, tránh, trú bão an toàn; giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản và phương tiện hoạt động nghề cá, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vào giữa tháng 4, công trường khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá Phú Quý đang có nhiều công nhân thi công. Công nhân Nguyễn Tèo Anh cho hay: Thời điểm này, công nhân chuẩn bị các vật tư để thi công vào giờ thủy triều xuống. Tầm khoảng 0-7 giờ sáng, nước rút, công nhân mới bắt đầu làm, nạo vét, thi công dưới biển.Ông Tạ Văn Hồng, Phó Giám đốc Công ty xây lắp Thành An 96 Chi nhánh Quảng Trị (đơn vị thi công khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá Phú Quý giai đoạn 2) chia sẻ: Thi công trên biển đảo tốn nhiều kinh phí hơn do môi trường nhiễm mặn. Bên cạnh đó, các máy móc phải có công suất lớn hơn cho nên phải dùng phương tiện đặc chủng vận chuyển từ đất liền ra. Những tháng nắng, công ty tranh thủ tập kết vật tư ra đảo, chủ động thi công vào những tháng mưa. Để hoàn thành đúng tiến độ, công ty huy động 34 thiết bị, nhiều nhân công thi công ngày, đêm. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 10/2025.Ông Phan Lanh (chủ 1 tàu cá ở Phú Quý) phấn khởi cho biết: Chắc vài năm nữa, tàu cá có công suất lớn hoạt động chung quanh đảo không phải vào đất liền để tránh bão. Trước kia, tàu cá phải đi vào thành phố Phan Thiết để tránh bão, nhưng từ ngày có khu neo đậu tránh, trú bão Phú Quý thì các thuyền nhỏ không cần phải vào đất liền nữa. Tàu cá công suất lớn vẫn phải vào cảng cá Phan Thiết hoặc khu tránh, trú bão Phú Hài, tốn nhiều chi phí xăng dầu, thuê người canh giữ. Thậm chí, trước kia chưa có khu neo đậu tránh, trú bão, cảng cá thì phải thuê nhiều người kéo tàu thuyền lên bờ, rất tốn kém.Gần 20 năm trong nghề, ông Lê Văn Thép (chủ tàu cá tại Phan Thiết) nhớ lại, hơn 10 năm trước, số lượng tàu cá vẫn còn rất ít cho nên mỗi khi có bão thì các thuyền đi vào cửa sông, cửa biển trú bão. Qua mỗi năm, số lượng tàu cá tăng lên vì vậy cửa sông, cảng cá không thể chứa hết. Có thể thấy, Nhà nước đã có chính sách kịp thời xây dựng các khu tránh, trú bão, nâng cấp cảng cá để tàu, thuyền vào trú mỗi khi có bão lớn. Những năm trước, mỗi khi bão vào mà không có chỗ trú, tàu, thuyền bị hư hỏng rất nặng do sóng đánh va đập vào nhau, gió thổi trôi và có khi bị chìm. Thuyền có công suất lớn, giá trị cũng 5-10 tỷ đồng. Mỗi con tàu khi đóng mới lại vừa tốn thời gian vừa mất nhiều chi phí. Có khu tránh, trú bão giúp cho ngư dân yên tâm trong việc khai thác, bảo vệ ngư trường, bảo vệ biển đảo.Hoàn thiện quy hoạchTheo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, vùng biển của tỉnh đa dạng thủy hải sản, vùng biển liên thông với vùng biển Trường Sa, có đảo Phú Quý cách Phan Thiết khoảng 56 hải lý tạo ra những lợi thế rất lớn trong liên kết với các khu vực kinh tế trọng điểm phía nam và vùng động lực nghề cá Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu.Tỉnh có bờ biển dài 192 km, vùng nội thủy rộng 20.288 km2, có nhiều mũi nhô ra biển, chia cắt bờ thành các vịnh hở, nửa kín, dọc bờ biển có sáu cửa sông chính: Liên Hương, Phan Rí Cửa, Phú Hài, Thương Chánh, Ba Đăng, La Gi tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các cảng, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng hơn 7.500 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên với 44.794 lao động.Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận Nguyễn Văn Chiến, trong nhiều năm qua, Trung ương và tỉnh luôn quan tâm đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây mới, nâng cấp, đưa vào hoạt động một số công trình cảng cá, khu tránh, trú bão tại các địa bàn trọng điểm nghề cá gồm: Cảng cá Phan Thiết, khu tránh bão-cảng cá Phan Rí Cửa, khu tránh bão-cảng cá La Gi, khu neo đậu tránh, trú bão cấp vùng-cảng cá Phú Hải, khu tránh bão-bến cá Liên Hương và khu neo đậu tránh, trú bão cấp vùng Phú Quý.Trong đó, có hai khu neo đậu cấp vùng là Phú Hải, đảo Phú Quý và khu neo đậu cấp tỉnh là Phan Rí Cửa; Cửa La Gi, Cửa Liên Hương, quy mô thiết kế cho 4.300 tàu cá neo đậu, đáp ứng khoảng 56% số lượng tàu cá của tỉnh. Những cảng cá, khu tránh, trú bão không chỉ cung cấp dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản, phòng tránh thiên tai cho tàu cá và ngư dân trong tỉnh mà còn thu hút hàng nghìn lượt tàu cá ngoài tỉnh cập bến tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận vật tư nguyên, nhiên liệu phục vụ đánh bắt hải sản. Nhờ vậy, nhiều tàu, thuyền có công suất lớn cũng vào hoạt động.Theo quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Thuận có 5 cảng cá và 12 khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá gồm: Hai khu cấp vùng và 10 khu cấp tỉnh.Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Chiến cho biết: Việc đầu tư, xây dựng hệ thống cảng cá, khu tránh bão theo quy hoạch tại Quyết định số 1976 hiện còn chậm, chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư. Còn bảy khu neo đậu tránh, trú bão kết hợp bến cá đã quy hoạch gồm: Mũi Né, Chí Công, Ba Đăng, Tân Thắng, Bình Thạnh, Hòa Thắng, Hà Lãng chưa có vốn đầu tư, cho nên, các khu đang hoạt động bắt đầu quá tải, không bảo đảm an toàn cho tàu cá trong mùa mưa bão. Song song đó, các khu đang hoạt động đều trong tình trạng bị bồi cạn, nhưng việc xã hội hóa hoạt động nạo vét, duy tu, vệ sinh luồng lạch hiệu quả chưa cao.Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng, khu tránh bão cho tàu cá, ông Nguyễn Văn Chiến cho biết: Sở kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu tránh, trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Trong đó, quy hoạch cần gắn với giải pháp đầu tư, nguồn lực thực hiện để bảo đảm tính khả thi và đáp ứng các tiêu chí phân loại cảng, khu neo đậu theo quy định của Luật Thủy sản 2017 và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư về quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế công trình cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá; cũng như công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật, cơ chế xử lý khẩn cấp sự cố bồi lấp do thiên tai…Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, trước đây, hằng năm tỉnh đều có nhiều tàu, thuyền bị thiệt hại do bão: Năm 2010 có 86 chiếc, năm 2012 có 6 chiếc, năm 2018 có 65 chiếc. Kể từ sau năm 2020, Bình Thuận không có thiệt hại về tàu, thuyền là nhờ có khu phòng tránh, trú bão.
https://nhandan.vn/bao-dam-an-toan-cho-tau-thuyen-mua-mua-bao-post808346.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Tàu cá", "mùa mưa bão", "khai thác hải sản", "bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia" ] }
Tập trung nguồn lực xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho người nghèo Thái Bình
NDO -Bằng nhiều hình thức huy động đa dạng, phong phú, Mặt trận Tổ quốc các cấp ởtỉnh Thái Bìnhđã tạo ra nguồn lực đáng kể giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có việc xây dựng và sửa chữa nhà “Đại đoàn kết”.
Theo Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình, ngay tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 19, nhiệm kỳ 2024-2029 kết thúc ngày 14/6 vừa qua, Ban tổ chức đã chủ động dành toàn bộ kinh phí từ quà tặng, chúc mừng của các đơn vị với tổng số tiền hơn 100 triệu đồng để xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo.Trong 5 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 1.047 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo; xây dựng hàng chục công trình phúc lợi và giúp đỡ hơn 11 nghìn lượt người nghèo tư liệu sản xuất, khám, chữa bệnh, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó học giỏi.Trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo” từ 17/10-18/11 hằng năm, hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo, xây dựngnhà “Đại đoàn kết”, hỗ trợ sinh kế giúp các hộ gia đình thoát nghèo bền vững tiếp tục được phát động, triển khai với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, đã tạo nguồn lực giúp đỡ kịp thời cho người nghèo trên địa bàn.Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà "Đại đoàn kết" khu vực biên giới biển.Ông Vũ Thanh Vân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình cho biết: Từ năm 2019 đến nay, mặt trận các cấp đã vận động được hơn 45,7 tỷ đồng vào quỹ “Vì người nghèo”, hơn 100 tỷ đồng thông qua các chương trình an sinh xã hội. Từ nguồn quỹ này, cùng với sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, sự trợ giúp của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã triển khai hiệu quả các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo.Được biết, từ nay đến năm 2029, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình phấn đấu hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa ít nhất 1.800 căn nhà “Đại đoàn kết”. Đến hết năm 2025, cơ bản xóa xong nhà tạm và nhà ở dột nát cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
https://nhandan.vn/tap-trung-nguon-luc-xay-dung-nha-dai-doan-ket-cho-nguoi-ngheo-thai-binh-post815069.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "nhà Đại đoàn kết", "Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình", "hộ nghèo", "nhà tạm", "nhà ở dột nát" ] }
Đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội
Ngày 9/5, Chính phủ ra Nghị quyết số 68/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Trong đó, yêu cầu rà soát cơ chế, chính sách hiện hành, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vềchính sách xã hộibảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 42-NQ/TW trong từng giai đoạn phát triển của đất nước và tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm bình đẳng giới và tính bền vững của chính sách xã hội.Tôn vinh toàn diện và đầy đủ đối với người có công với cách mạng; tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, nhất là người ở vùng sâu, vùng xa, người có hoàn cảnh khó khăn,... Hoàn thành cơ bản việc giải quyết tồn đọng trong chính sách người có công, nhất là công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội theo hướng quan tâm cả đời sống vật chất và tinh thần, giúp người dân kịp thời khắc phục khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác.
https://nhandan.vn/doi-moi-nang-cao-chat-luong-chinh-sach-xa-hoi-post808828.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "Nghị quyết số 42-NQ/TW", "Chính sách xã hội", "Hài cốt liệt sĩ", "Quy tập", "Tiệm cận", "Từng giai đoạn", "Có công với cách mạng", "Bình đẳng giới", "Đời sống vật chất", "Có công" ] }
Sẵn sàng cho Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2019, tháng 5 hằng năm được chọn là Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân. Tới nay, chương trình đã triển khai được ba lần trong bối cảnh đặc biệt của đại dịch Covid-19.
Tiếp tục lộ trình bảo hiểm xã hội toàn dânNgày 21/11/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyềnbảo hiểm xã hội. Đề án chọn tháng 5 hằng năm làTháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân(sau đây gọi tắt là Tháng vận động).Từ đó tới nay, Tháng vận động đã diễn ra ba lần trong bối cảnh đặc biệt của đại dịch Covid-19.Từ năm 2020 tới nay, Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân đã diễn ra ba lần trong bối cảnh đặc biệt của đại dịch Covid-19.Ba năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam liên tục ban hành nhiều kế hoạch tuyên truyền Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân. Đơn vị chủ động phối hợp Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam triển khai tổ chức các lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân.Trong lần đầu tiên thực hiện Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân vào năm 2020, chủ đề của Tháng được lựa chọn là: “Chung tay thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân”. Diễn ra vào đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19, lễ ra quân được tổ chức vào ngày 23/5/2020 trên toàn quốc với các hình thức quân trực tuyến kết hợp trực tiếp tại các tỉnh, thành phố và cấp huyện trên phạm vi toàn quốc.Vào năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhất, chủ đề truyền thông hưởng ứng tháng vận động là “Bảo hiểm xã hội cho tất cả mọi người”.Năm 2022, Tháng vận động diễn ra vớichủ đề “Bảo hiểm xã hội - điểm tựa của bạn và gia đình”. Chương trình tập trung truyền thông sâu rộng về ý nghĩa, vai trò, tính nhân văn của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, quyền và lợi ích khi tham gia. Đồng thời, nhấn mạnh mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình…Các hoạt động triển khai Tháng vận động thời gian qua luôn bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn và các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ.Những năm qua, việc tổ chức Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân đã thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - hai trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Tháng vận động đồng thời tuyên truyền, khuyến khích vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm người dân, người lao động và người sử dụng lao động trong việc chủ động tham gia các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.Dự kiến, trong tháng năm này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp các cơ quan liên quan triển khai một loạt các hoạt động của Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân lần thứ tư. Điểm nhấn của chương trình là tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…Cùng với đó, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu về an sinh xã hội của năm 2023 được nêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.Cụ thể, nâng số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt tỷ lệ 40,2% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt tỷ lệ 31,7% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 93,2% dân số.Tạo “điểm tựa” an sinh vững chắcLao động tại Công ty TNHH Deli Việt Nam, khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Duy Linh)Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương cùng sự nỗ lực, chủ động, trách nhiệm của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, những năm qua, các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được thực hiện tốt trên phạm vi cả nước. Các kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng, góp phần khẳng định sâu sắc hơn giá trị nhân văn, ưu việt của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giúp nhân dân và người lao động ngày càng yên tâm, tin tưởng, tích cực tham gia.Theo đó, diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng được mở rộng. Tính đến hết năm 2022, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt hơn 17,5 triệu người. Trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng từ 2,3 triệu người năm 1995 lên hơn 16 triệu người năm 2022, tăng hơn 7,5 lần. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng từ 6.000 nghìn người năm 2008 lên gần 1,5 triệu người năm 2022, tăng 250 lần. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng từ gần 6 triệu người năm 2009 lên hơn 14,3 triệu người năm 2022, tăng gần 2,4 lần.Quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp luôn được bảo đảm kịp thời.Kết quả, từ năm 1995 đến hết năm 2022, đã có khoảng hơn 136 triệu lượt người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; từ năm 2010 đến hết năm 2022 có gần 8,7 triệu người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đến cuối năm 2022, tổng số người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của cả nước đạt khoảng 3,3 triệu người.Tính đến hết năm 2022, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt hơn 17,5 triệu người. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng từ gần 6 triệu người năm 2009 lên hơn 14,3 triệu người năm 2022, tăng gần 2,4 lần.Với những ý nghĩa thiết thực của chính sách bảo hiểm y tế, những năm qua, số người tham gia loại hình bảo hiểm này ở nước ta cũng ghi nhận sự tăng trưởng nhanh và vượt mục tiêu đề ra.Số người tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 7,1 triệu người năm 1995 lên hơn 91,1 triệu người năm 2022, tăng 12,8 lần, đạt tỷ lệ bao phủ 92,04% dân số. Tỷ lệ này giúp cho nước ta cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.Cùng với đó, cơ hội tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người dân ngày càng mở rộng, số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả cũng tăng cao. Từ năm 2003 đến 2022, gần 2,7 tỷ lượt người được bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực giúp hàng triệu người dân, người lao động ổn định cuộc sống, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp được Quốc hội, Chính phủ ban hành.Nổi bật như các gói hỗ trợ từ các quỹ này với tổng số tiền hơn 47,2 nghìn tỷ đồng đã được ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ nhanh gọn, chính xác đến tận tay người hưởng.Bên cạnh đó, Quỹ Bảo hiểm y tế đã cùng ngân sách nhà nước góp phần không nhỏ trong công tác khắc phục hậu quả và phòng, chống dịch Covid-19. Từ đó, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Có thể khẳng định, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Sự lan tỏa của chính sách giúp người lao động và nhân dân có thêm niềm tin khi tham gia hệ thống an sinh xã hội.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/san-sang-cho-thang-van-dong-trien-khai-bao-hiem-xa-hoi-toan-dan-post750655.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:30", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:30", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "an sinh xã hội", "Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân" ] }