title
stringlengths
16
145
summary
stringlengths
65
755
content
stringlengths
0
21.3k
url
stringlengths
35
298
metadata
dict
Thực hiện thành công hơn 800 hồ sơ cấp lý lịch tư pháp trên VNeID
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, tính đến 11 giờ 30 phút, ngày 23/4, ngày đầu tiên triển khai cấp hồ sơ lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID, đã có hơn 800 hồ sơ được thực hiện thành công.
Đại diện Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội dự báo trong những ngày sắp tới, số lượng người dân tham giasử dụng VNeIDđể xin cấp lý lịch tư pháp sẽ tăng cao.Theo ghi nhận trong sáng 23/4, số lượng công dân đến Sở Tư pháp thành phố Hà Nội làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp đã giảm hơn so với những ngày trước đó. Đối với những công dân đến trực tiếp, Sở Tư pháp đã phân luồng công dân tập trung thực hiện làm các thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID.Người dân nhận được sự hướng dẫn thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID.Ngay từ khu vực cổng ra vào của Sở Tư pháp đã được đơn vị đặt biển báo và cán bộ hướng dẫn người dân. Trước khu vực bộ phận một cửa, tiếp nhận hồ sơ, các bàn tiếp nhận đều có nhân viên và hệ thống bảng biểu, hướng dẫn và hỗ trợ khi có yêu cầu. Một số người dân chưa nắm được thông tin, khi đến đây và được hướng dẫn, giải thích đều bày tỏ sự vui mừng khi được hỗ trợ, hướng dẫn cấp lý lịch tư pháp trên VNeID trong thời gian rất ngắn.Thời gian trước, khi đọc thông tin trên báo, thấy cảnh hàng dài người dân phải thức dậy sớm đứng chờ xin cấp lý lịch tư pháp, anh Dương Minh Tiến (huyện Đông Anh) khá “hoảng”. Tuy nhiên, trong sáng nay, bằng các thao tác nhanh gọn, anh đã thực hiện thành công thủ tục cấp lý lịch tư pháp trên VNeID."Tôi cảm thấy thật sự may mắn bởi đúng thời điểm mình cần xin lý lịch tư pháp thì thành phố Hà Nội và cơ quan chức năng triển khai cấp lý lịch tư pháp trên VNeID. Lần sau nếu cần xin, tôi không phải đến tận nơi mà chỉ cần có chiếc điện thoại và ít phút thao tác trên máy điện thoại là hoàn thành" - anh Tiến vui mừng chia sẻ.Còn chị Lê Thị Thanh Thúy ở huyện Phú Xuyên, cho biết, ban đầu khá lo lắng bởi sợ thời gian chờ đợi xin cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp, do vậy chị đã đến từ sáng sớm với tâm thế sẵn sàng "xếp hàng". Thế nhưng khi đến đây, được các cán bộ hướng dẫn cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, chỉ sau ít phút, trên màn hình điện thoại của chị Thúy đã có thông báo thủ tục hồ sơ của chị gửi thành công, chỉ chờ nhận kết quả.Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết: Trước đây, mỗi ngày đơn vị trực tiếp tiếp nhận khoảng 500 hồ sơ của người dân xin cấp phiếu lý lịch tư pháp, thì với phương thức này đã giảm được khối lượng hồ sơ trực tiếp mà người dân phải đến tận nơi nộp. Việc này không những giúp công dân tiết kiệm thời gian, công sức mà ngay cả các cán bộ tiếp dân cũng đỡ vất vả .Những ngày tới, Sở Tư pháp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, ngân hàng, cơ quan chức năng mở rộng và tăng cường tiện ích của ngân hàng trong việc thanh toán. Cùng với đó, “mở” ra kênh thanh toán bằng QR giúp người dân dễ dàng trong khâu thanh toán, giải quyết thủ tục hành chính.
https://nhandan.vn/thuc-hien-thanh-cong-hon-800-ho-so-cap-ly-lich-tu-phap-tren-vneid-post806089.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "cấp lý lịch tư pháp trên VNeID", "VNeID", "lý lịch tư pháp" ] }
Tuyên dương 70 "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên tiêu biểu" và 130 "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên xuất sắc"
NDO -Tối 25/4, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Lễ tuyên dương“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”toàn quốc lần thứ 5, năm 2024.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" toàn quốc lần thứ 5, năm 2024 khẳng định: 200 đại biểu thiếu nhi tham dự Liên hoan thật sự là những tấm gương tiêu biểu của tinh thần chăm ngoan, học giỏi, vượt khó vươn lên, tích cực rèn luyện và tham gia công tác Đội.Trong đó, nhiều em đã giành giải cao trong các kỳ thi quốc tế, đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp cùng hàng loạt thành tích trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao, các môn năng khiếu, là cán bộ chỉ huy Đội xuất sắc...Tin liên quan"Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" về địa chỉ đỏ, trải nghiệm kéo pháo và đẩy xe đạp thồĐể ghi nhận những thành tích xuất sắc của các “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” trong các hoạt động thi đua hướng tới kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, dịp này, Ban tổ chức đã trao Bằng khen của Trung ương Đoàn tặng 70 "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên tiêu biểu", trao Bằng khen của Hội đồng Đội Trung ương tặng 130 "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên xuất sắc".Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ phong trào "Kế hoạch nhỏ", thiếu nhi cả nước sẽ cùng thực hiện công trình trao tặng 70 ngôi nhà "Khăn quàng đỏ" tặng các bạn nhỏ hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền Tổ quốc.Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lập kỷ lục Việt Nam.Tại buổi lễ, Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh Điện Biên đã tiếp nhận tượng trưng 6 Nhà Khăn quàng đỏ từ Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang, với tổng giá trị 300 triệu đồng.Dịp này, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục “Tiết mụcmúa xoècó số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” tặng Hội đồng Đội Trung ương. Được biết, tổng nguồn lực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, xây dựng công trình và trao tặng học bổng cho các em thiếu nhi tại liên hoan lần này là gần 2,1 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/tuyen-duong-70-chien-si-nho-dien-bien-tieu-bieu-va-130-chien-si-nho-dien-bien-xuat-sac-post806570.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Hội đồng Đội Trung ương", "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên", "Điện Biên", "Chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
Nỗ lực giải cứu người mắc kẹt trong đám cháy trên phố Định Công Hạ
NDO -Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH vẫn đang nỗ lực giải cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy trên phố Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội).
Như Báo Nhân Dânđã đưa tin, vào khoảng 18 giờ 30 xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà đang kinh doanh bán đồ điện và sơn trên phố Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai. Đám cháy xảy ra trong trận mưa lớn.Vào thời điểm trên, người dân phát hiện tại khu vực tầng 3 ngôi nhà 6 tầng 1 tum trên phố có khói bốc ra đã nhanh chóng báo cho chủ nhà đang bán hàng tầng 1 được biết.Nhận được thông tin, lực lượng chức năng tại phường, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an quận Hoàng Mai đã nhanh chóng có mặt phối hợp dập lửa.Hiện trường vụ cháy.Thông tin ban đầu, vào thời điểm phát hiện cháy, chủ nhà bán hàng ở tầng dưới được người dân thông báo. Trong nhà có người mắc kẹt, trong đó có trẻ em. Lực lượng chữa cháy vẫn đangnỗ lực giải cứu người mắc kẹt.Đến 21 giờ 30 phút, một xe cứu thương chở theo nạn nhân đã rời khỏi hiện trường.Báo Nhân Dân sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc.
https://nhandan.vn/no-luc-giai-cuu-nguoi-mac-ket-trong-dam-chay-tren-pho-dinh-cong-ha-post814618.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Cháy Định Công", "mắc kẹt trong vụ cháy Định Công", "Hà Nội" ] }
Hỗ trợ gia đình các nạn nhân vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai
NDO -Liên quan đến vụnổ lò hơitrong công ty tạiĐồng Nai, chiều 1/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và các ngành chức năng đã thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân bị chết và bị thương do vụ tai nạn lao động.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định hỗ trợ mỗi gia đình có người bị tử vong 20 triệu đồng và 10 triệu đồng đối với người bị thương.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai yêu cầu Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời động viên, hỗ trợ gia đình có người thân bị tai nạn lao động và làm các thủ tục liên quan đến nạn nhân bị tai nạn.Tin liên quan13 người thương vong trong vụ nổ lò hơi ở một công ty tại Đồng NaiLãnh đạo huyện Vĩnh Cửu cũng quyết định hỗ trợ mỗi gia đình có người tử vong 5 triệu đồng và mỗi người bị thương 3 triệu đồng.Cùng ngày, Đoàn của Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã đến thăm, động viên, chia sẻ với người nhà công nhân bị thương nặng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất và hỗ trợ 2 triệu đồng/người. Ngoài ra, hỗ trợ 3 triệu đồng đối với mỗi gia đình có người tử vong dotai nạn lao động.Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai động viên gia đình nạn nhân bị thương trong vụ nổ đang điều trị tại bệnh viện.Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Như Ý cho biết, ngay khi nắm tình hình vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn gỗ Bình Minh, đơn vị đã phối hợp với các ngành chức năng xác minh nguyên nhân vụ tai nạn, có chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức thăm công nhân bị thương trong vụ nổ đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất.Chiều cùng ngày, trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn trên, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất.Cùng với đó, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).Hiện trường nơi lò hơi phát nổ.Trước đó, Báo Nhân Dân đưa tin, vào lúc 8 giờ 10 phút, sáng cùng ngày tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu xảy ra vụ nổ lò hơi làm 6 người chết, 5 người bị thương được đưa đi cấp cứu.Ngay sau khi xảy ra sự việc, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, nhân viên các ngành chức năng huyện Vĩnh Cửu và tỉnh Đồng Nai đã có mặt tại hiện trường tập trung cứu chữa người bị thương, phong tỏa hiện trường, khám nghiệm phục vụ công tác điều tra.
https://nhandan.vn/ho-tro-gia-dinh-cac-nan-nhan-vu-no-lo-hoi-tai-dong-nai-post807371.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Đồng Nai", "Nổ lò hơi", "tử vong", "tai nạn lao động" ] }
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của gia đình
NDO -Ngày 13/4, tại Hòa Lạc, Công đoànĐại học Quốc gia Hà Nộitổ chức Ngày hội gia đình VNU 2024 với chủ đề “Hòa Lạc xanh”.
Ngày hội gia đình VNU 2024 là hoạt động thường niên với mong muốn đẩy mạnh sự gắn kết giữa các công đoàn viên và các đơn vị góp phần quảng bá hình ảnh, thúc đẩy sự phát triển Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Đây cũng là sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước như Ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30/4, Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.Tin liên quanĐại học Quốc gia Hà Nội vào top 700 thế giớiTại ngày hội, các công đoàn viên và gia đình tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thể hiện kỹ thuật, tài năng, ứng dụng kiến thức học tập… Theo Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS, TS Nguyễn Hoàng Hải, ngày hội là một sự kiện văn hóa lớn trong Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống củagia đình Việt Namnói chung và gia đình cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị nói riêng. Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc sẽ là điểm đến lý tưởng của mỗi học sinh, sinh viên, cán bộ khi tới học tập và làm việc. Nơi đây không chỉ là môi trường học thuật, nghiên cứu khoa học mà còn là môi trường mang đậm nét văn hóa.Hoạt động thi kéo co tại ngày hội.Cũng theo PGS, TS Nguyễn Hoàng Hải, trong những năm qua, chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia tiếp tục được xã hội đánh giá cao. Theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như Tạp chí Times Higher Education và QS, Đại học Quốc gia Hà Nội liên tục là đại học tốt nhất Việt Nam, trong nhóm 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới; giữ vững xu hướng gia tăng lĩnh vực được xếp hạng và tăng điểm ở tiêu chí uy tín học thuật và tuyển dụng. Để hiện thực hóa mô hình đại học đổi mới sáng tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác, kết nối với doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tài chính để huy động các nguồn lực của doanh nghiệp, doanh nhân cùng cộng hưởng với nguồn lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là các chuyên gia, nhà khoa học uy tín tầm quốc gia, quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ.Đến nay, tại Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có hơn 30 đơn vị thành viên và trực thuộc tới làm việc với quy mô đào tạo hơn 6.000 sinh viên; dự kiến có quy mô 15 nghìn sinh sinh viên vào năm học 2025. Trong giai đoạn tới, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc sẽ trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ hiện đại với môi trường cảnh quan sinh thái xanh, sạch đẹp; trở thành đô thị thông minh với đầy đủ tiện ích từ giáo dục, y tế, thể thao đến văn hóa nghệ thuật, thương mại, dịch vụ; trở thành trung tâm hợp tác với các doanh nghiệp lớn và ươm tạo doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân chia sẻ, không gian xanh tại Hòa Lạc của Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo nên một môi trường học thuật lí tưởng, đào tạo gắn liền với các trải nghiệm thực tiễn. Việc tổ chức thành công Ngày hội Gia đình VNU 2024 là hoạt động hết sức thiết thực. Ngày hội không chỉ có ý nghĩa với Đại học Quốc gia Hà Nội mà còn là một sân chơi lý tưởng, đầy tính sáng tạo, tiên phong cho ý tưởng tổ chức các ngày hội gia đình tại các trường đại học trên cả nước.
https://nhandan.vn/post-804574.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Hòa Lạc", "Đại học Quốc gia Hà Nội", "Ngày hội gia đình", "VNU" ] }
Kiến nghị rà soát tổng thể yêu cầu phòng cháy với mô hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
NDO -Trước tình trạng cháy nổ xảy ra như vừa qua, đặc biệt ở các thành phố lớn, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết phải tiến hành rà soát và đánh giá hiện trạng của các mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh để từ đó có những khuyến nghị phù hợp, bên cạnh nâng cao giáo dục, tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy.
Rà soát, phân loại để điều chỉnh phù hợpTrao đổi với phóng viên bên hành langQuốc hội, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Tây Ninh cho rằng, gần đây ở Hà Nội và các đô thị lớn, cháy nổ xảy ra thường xuyên, và một trong những loại hình bị ảnh hưởng đó là mô hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.Theo đại biểu, đây là phương thức sống của một bộ phận người dân ở các đô thị, đặc biệt ở Hà Nội, mô hình này không phải hiếm và cũng rất phổ biến.“Nguy cơ cháy nổ đối với loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh cao hơn. Bởi vậy, việc phòng cháy, chữa cháy đối với đối tượng này phải đặc biệt quan tâm”, đại biểu nêu quan điểm.Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Do đó, theo đại biểu đoàn Tây Ninh, để hạn chế, ngăn ngừa các vụ cháy tiếp theo xảy ra cũng như để công tác cứu nạn, cứu hộ được tốt hơn, cần thiết phải rà soát lại các đối tượng kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt với mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh.Nữ đại biểu cho rằng, trước mắt chưa thể bỏ hay phân tách ngay loại hình vừa kết hợp kinh doanh với nhà ở, bởi đó là nhu cầu và phương thức sinh sống hiện tại của người dân, để xử lý thì chỉ có thể dựa trên nền hiện tại đang có.Theo đó, cần kết hợp liên ngành giữa các cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ với các đơn vị liên quan để tiến hànhrà soáttổng thể, đánh giá lại thực trạng mô hình này trên địa bàn Hà Nội, đồng thời phân loại các đối tượng kinh doanh đang đáp ứng được yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và những hộ kinh doanh hiện nay chưa phù hợp để điều chỉnh.Chủ đề: Cháy nhà dân trên phố Định Công HạKiến nghị rà soát tổng thể yêu cầu phòng cháy với mô hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanhVụ cháy tại Định Công Hạ: Bài học từ những ngôi nhà "không lối thoát"Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội thăm hỏi, động viên các nạn nhân vụ cháy tại Định Công“Đối với phòng cháy, chữa cháy, cần đề nghị các hộ kinh doanh, hộ gia đình này phải điều chỉnh để đáp ứng được yêu cầu trước mắt, không chỉ với mô hìnhnhà ở kết hợp kinh doanhmà kể cả nhà chung cư, nhà liền kề và nhà trong ngõ hẹp. Trước hết, cần rà soát lại và đánh giá hiện trạng, trên cơ sở đó có những khuyến nghị, đề nghị trang bị các trang thiết bị phù hợp để phòng cháy, chữa cháy”, đại biểu nêu kiến nghị.Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của toàn dânNgoài ra, đại biểu Thanh Thúy cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy của các hộ kinh doanh này.“Cần phải tăng cường giáo dục, tuyên truyền để họ nâng cao nhận thức. Họ phải là người có ý thức trong việc phòng cháy, chữa cháy chứ không thể chỉ phụ thuộc vào lực lượng chức năng”, đại biểu nêu rõ.Tin liên quanÔng Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam: Từ các vụ cháy gần đây, cần xem lại công tác quy hoạch và quản lý xây dựngĐánh giá cao dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã có những quy định rành mạch, rõ ràng, cụ thể về công tác phòng cháy, chữa cháy, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức của người dân trong phòng cháy, chữa cháy.“Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của toàn dân, không phải chỉ của riêng cơ quan phòng cháy. Cho nên người dân phải nâng cao tinh thần trách nhiệm để phòng cháy. Tôi cho rằng phải tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân hiểu biết, trước tiên là trong nhà trường rồi đến toàn xã hội về phòng cháy, chữa cháy”, đại biểu cho biết.Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ với phóng viên bên hành lang Quốc hội. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị cần những quy định cụ thể đối với những địa điểm, đối tượng, cơ sở dễ phát sinh cháy nếu không đáp ứng được những điều kiện, quy định về phòng cháy, chữa cháy thì sẽ không cho phép hoạt động sản xuất, kinh doanh.Đối với những cơ sở trước nay ít xảy ra cháy hoặc đã đáp ứng yêu cầu và không xảy ra cháy nữa thì nên có quy định làm tốt hơn để trang bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy nhẹ hơn, ít hơn, ít tốn kém tiền của.Theo đại biểu, hiện nay một số doanh nghiệp phản ánh những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong phòng cháy, chữa cháy rất khắt khe, thậm chí có những quy chuẩn kỹ thuật cao hơn tiêu chuẩn của châu Âu, khiến chi phí cho dự toán thiết kế phòng cháy, chữa cháy lên rất cao.“Nếu không đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn đó thì dự toán không được thẩm định, như vậy dẫn đến cơ sở không hoạt động được. Những tiêu chuẩn này theo tôi cần phải xem xét lại cho thật kỹ để quy định rạch ròi, cụ thể, tránh cào bằng mọi đối tượng đều một quy chuẩn, tiêu chuẩn”, đại biểu Hòa nói.Tin liên quanQuy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu về bảo đảm các điều kiện phòng cháy trong sản xuất, kinh doanhNâng cao trách nhiệm của người đứng đầuPhó Chủ tịch Hội luật gia tỉnh Đồng Tháp cũng cho rằng, một trong những biện pháp quan trọng để giảm thiểu tình trạng cháy nổ hiện nay là nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu.“Tôi rất ủng hộ việc đưa vào dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy định về trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn”, đại biểu Hòa chia sẻ.Theo Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đây là một vấn đề rất quan trọng, bởi dù đã đề ra nhiều nhiệm vụ, nhiều biện pháp cụ thể nhưng vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu lơ là hoặc thiếu kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên về công tác phòng cháy thì cũng sẽ dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Đại biểu cũng cho rằng phải phân biệt rành mạch, rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm của cấp cơ sở để khi có sự việc xảy ra, việc quy trách nhiệm sẽ cụ thể và khách quan, công tâm hơn trongxử lýhành chính đối với những cán bộ lơ là, mất cảnh giác và thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngCũng bày tỏ đồng tình với việc bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu đối với nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy trong dự án luật, đại biểu Thanh Thúy cho rằng đây là việc rất phù hợp và cần thiết.Lý do theo đại biểu, trong một số vụ việc đã xảy ra, sự quan liêu, chủ quan, lơ là của bản thân người đứng đầu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ, đặc biệt là sự quản lý của cơ quan nhà nước trên địa bàn xảy ra cháy cũng vẫn còn lỏng lẻo.Do đó, đại biểu cho rằng, việc ràng buộc trách nhiệm đối với người đứng đầu trong nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy là rất cần thiết và cần được bổ sung trong luật lần này.Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm yêu cầu trách nhiệm của người đứng đầu phải tham gia đầy đủ tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo về công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
https://nhandan.vn/kien-nghi-ra-soat-tong-the-yeu-cau-phong-chay-voi-mo-hinh-nha-o-ket-hop-san-xuat-kinh-doanh-post815619.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Chữa cháy", "Cháy nổ", "Cứu nạn", "Hộ kinh doanh", "Quốc hội" ] }
Phấn đấu 2-3 ngày tới, thông hầm đường sắt Chí Thạnh
Ngày 23/5, Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy đã trực tiếp có mặt tại hiện trường sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh, đoạn qua huyện Tuy An (Phú Yên) để kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố; yêu cầu các đơn vị tập trung toàn lực khắc phục sự cố, phấn đấu thông hầm trong 2-3 ngày tới.
Sau khi trực tiếp kiểm tra hiện trường và nghe các đơn vị báo cáo, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy ghi nhận nỗ lực của ngành đường sắt, Ban Quản lý dự án 85 (chủ đầu tư dự án) đã tập trung tối đa khắc phục sạt lở."Bộ Giao thông vận tảiđã chỉ đạo Cục trưởng Đường sắt Việt Nam, Ban Quản lý dự án 85 và các lực lượng liên quan trực 24/24 giờ tại hiện trường. Mục tiêu là thông tàu sớm nhất nhưng phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công nhân, cán bộ tham gia khắc phục sự cố. Nếu thời tiết thuận lợi, các đơn vị có thể sẽ hoàn thành khắc phục sự cố, thông tàu trong 2-3 ngày tới”, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh.Các đơn vị tập trung nhân lực, phương tiện khắc phục sự cố sạt lở hầm Chí Thạnh.Theo Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy, tuyến đường sắt bắc-nam đã được đưa vào khai thác từ rất lâu nên có dấu hiệu xuống cấp. Điều này đã được nhận định từ sớm và Bộ Giao thông vận tải đã lên kế hoạch sửa chữa. Thực hiện dự án nâng cấp tuyến đường sắt bắc-nam từ gói 7.000 tỷ đồng vốn trung hạn, đến nay đã có 9/11 hầm đường sắt được cải tạo.Tin liên quanKhẩn trương khắc phục sạt lở hầm đường sắt tại thị trấn Chí Thạnh, Phú Yên"Đặc điểm của đường sắt là đường đơn, vừa cải tạo vừa khai thác, do đó các đơn vị phải thi công theo trình tự chứ không thể làm đồng loạt. Hiện còn hầm Bãi Gió (Khánh Hòa) và Chí Thạnh đang cải tạo thì xảy ra sạt lở. Địa chất khu vực Phú Yên, Khánh Hòa tương đối phức tạp, kết cấu không phải đá cứng mà là đất rời rạc. Cả hai hầm đều có tuyến đường bộ chạy trên đỉnh hầm đang khai thác, lưu lượng phương tiện cao. Thời gian gần đây trên địa bàn liên tục có mưa, dẫn đến đất đá bị sạt", Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy đánh giá.Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy (áo sẫm) trực tiếp chỉ đạo khắc phục sự cố tại hiện trường.Khoảng 10 giờ 15 phút ngày 21/5, khi tàu công trình đang triển khai công tác gia cố hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt bắc-nam, một khối lượng đất đá sạt lở đã bất ngờ sụp xuống hầm, ước tính khoảng 30m3. Sau đó, hầm tiếp tục bị sạt lở với khối lượng lên đến 50m3.Sự cố đã làm gián đoạn chạy tàu bắc-nam qua khu vực. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải chuyển tải hành khách đi tàu bằng ô-tô giữa 2 ga La Hai (huyện Đồng Xuân) và ga Tuy Hòa (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) để tiếp tục hành trình đi tàu.Tại hiện trường, việc khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh đang được các đơn vị tiến hành ở cả hai phía cửa hầm nam và bắc, huy động nhân lực tinh nhuệ cùng nhiều máy móc, thiết bị hiện đại cũng tới hiện trường.Huy động nhân lực, phương tiện khắc phục sự cố hầm.Theo Thứ trưởng, rút kinh nghiệm từ vụ sạt lở hầm Bãi Gió tháng trước, các đơn vị liên quan đã tham khảo chuyên gia về hầm, thu hẹp chiều dài vỏ hầm cũ bị phá dỡ để nâng cấp. Do đó, dù xảy ra sạt lở do sự cố bất khả kháng nhưng người và thiết bị không bị ảnh hưởng.Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện đơn vị đang khoan hai đầu khu vực hầm bị sạt lở, sau đó tiến hành phun bê-tông làm cứng, gia cố hầm rồi tổ chức hốt dọn đất đá bên dưới. Công việc được tiến hành khẩn trương và chưa ghi nhận thêm sự cố sạt lở mới. Điều này cho thấy sự cố sạt lở cơ bản được khống chế.
https://nhandan.vn/phan-dau-2-3-ngay-toi-thong-ham-duong-sat-chi-thanh-post810847.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "hầm đường sắt Chí Thạnh", "Bộ Giao thông vận tải", "Cục Đường sắt Việt Nam", "sạt lở hầm" ] }
Hà Nội: Cảnh sát giải cứu nhiều người mắc kẹt trong vụ cháy tổ hợp nhà 4 tầng
NDO -Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã tiếp cận, đưa nhiều người bị mắc kẹt trongvụ cháytrên đường Láng (Hà Nội) ra ngoài an toàn.
Khoảng 22 giờ 20 phút ngày 17/5, dãy nhà bốn tầng là tổ hợp giải trí bi-a, phòng gym, phòng game tại nút giao giữa đường Láng với cầu Yên Hòa (gần cửa hàng kinh doanh xăng dầu) bốc cháy.Chị Nguyễn Linh, một nhân chứng kể lại: Vào khoảng thời gian trên, chị phát hiện khói bốc lên. Ngay sau đó, chị di chuyển từ phía Yên Hòa sang khu vực số nhà 1174 đường Láng thì phát hiệnđám cháy.Khu vực đường Láng gần hiện trường được phong tỏa để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Xe cứu thương cũng đã xuất hiện tại hiện trường.Một nam nhân chứng khác vừa thoát ra khỏi tòa nhà cho biết, vào khoảng 22 giờ 20 phút, anh thấy khói bốc lên từ tầng 2 của tòa nhà cao 4 tầng. Lúc này, nam thanh niên vội chạy ra ngoài để thoát thân.Trong khi đó, nhiều người khác không kịp chạy ra ngoài đã trèo lên nóc của tòa nhà để đợi lực lượng cứu hộ giải cứu.Nhiều người đã trèo lên nóc nhà đợi lực lượng cứu hộ giải cứu. (Ảnh: Người dân cung cấp)Sau khi nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Đống Đa, phối hợp với lực lượng chức năng điều khoảng nhiều xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ tới để dập lửa, tìm kiếm người mắc kẹt. Khu vực đường Láng được phong tỏa để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Một số xe cứu thương cũng được điều động.Ít phút sau, lửa đã được khống chế. Cảnh sát cũng tiếp cận khu vực nóc khu nhà, đưa những người tại đây xuống an toàn.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại của vụ việc vẫn đang tiếp tục được làm rõ.Xe cứu thương túc trực bên ngoài hiện trường.Nhiều xe cứu hỏa xuất hiện tại hiện trường.Rất đông người dân đứng xem vụ cháy.
https://nhandan.vn/ha-noi-canh-sat-giai-cuu-nhieu-nguoi-mac-ket-trong-vu-chay-to-hop-nha-4-tang-post809930.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Giải cứu nạn nhân đám cháy trên đường Láng", "Hỏa hoạn", "Hà Nội" ] }
Vụ cháy làm 14 người tử vong: Cảnh sát đã cứu các nạn nhân như thế nào?
NDO -Để tổ chức cứu hộ, cứu nạn, cảnh sát đã tiếp cận hiện trường qua hai hướng, qua đó cứu sống được 7 nạn nhân trong vụ cháy nghiêm trọng tại Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội.
Liên quan đến vụ hỏa hoạn nghiêm trọng làm 14 người tử vong tại Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội), cơ quan chức năng đã có báo cáo nhanh về diễn biến sự việc.Hai hướng tiếp cận, cứu nạnTheo đó, sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo phường Trung Hòa đã chỉ đạo các lực lượng có mặt, sử dụng các phương tiện chữa cháy của điểm chữa cháy công cộng và các hộ chung quanh để xử lý.Cũng theo báo cáo, khi tiếp cận hiện trường,đám cháy đã thiêu rụi nhiều phương tiệntại khu vực sân. Phần khung thép, mái tôn che đã sập đổ. Lửa cháy lan và phát triển mạnh theo cả trục dọc từ tầng 1 lên tầng 2, 3 và theo trục ngang các gian phòng tại tầng 1. Khói phát sinh rất nhiều, khí độc bao trùm toàn bộ tum mái, cầu thang bộ và hành lang các tầng nhà.Hiện trường vụ cháy.Cảnh sát đã phải tổ chức cắt, phá khóa cổng chính để triển khai lực lượng, phương tiện tiếp cận khu vực cháy qua sân chính, lối vào các gian phòng ở các tầng ngôi nhà. Cảnh sát đã cứu được 3 người theo hướng tiếp cận này.Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng đã triển khai phá ô cửa sổ trên bề mặt tường ngoài tầng 2 của nhà ở hộ gia đình, sử dụng thang dây cứu nạn của nhà dân trang bị và cứu thêm được 4 người theo hướng tiếp cận này.Sau 10 phút, đám cháy cơ bản được khống chế. Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tiếp tục tổ chức làm mát cấu kiện, tổ chức tìm kiếm cứu nạn.Có 24 người trong ngôi nhà bị cháyTheo kết quả sơ bộ ban đầu, ngôi nhà xảy ra cháy tại số 1 ngách 43/98/31 Trung Kính. Đây là nhà ở gia đình, cho thuê để ở và sửa chữa xe đạp điện. Ngôi nhà cách mặt phố Trung Kính khoảng 200m.Tại ngách 43/98 đã được thành lập điểm chữa cháy công cộng cách ngôi nhà xảy ra cháy khoảng 30m.Ngôi nhà bị cháy quy mô gồm 1 nhà 2 tầng, 1 tum, bố trí sân phơi thoáng và 1 dãy nhà 3 tầng, mỗi tầng có 4 phòng, hành lang hở phía trước. Nhà được xây dựng với diện tích khoảng 150m2trên tổng diện tích khu đất xây dựng là 205m2, phần diện tích còn lại khoảng 55m2là sân trống, bố trí để xe.Tin liên quanHà Nội hỗ trợ 50 triệu đồng cho mỗi nạn nhân thiệt mạng trong vụ cháy nghiêm trọngNgôi nhà đã được trang bị bình chữa cháy được bố trí tại sân và hành lang các tầng nhà. Tổng số thành viên trong gia đình chủ nhà là 7 người và có 17 người đăng ký thuê để ở/tổng số 12 phòng cho thuê (10 phòng cho thuê và 2 phòng chủ nhà ở).Tại ngách 43/98 đã được thành lập điểm chữa cháy công cộng cách ngôi nhà xảy ra cháy khoảng 30m. Thành viên gia đình đã tham gia lớp tuyên truyền, tập huấn về Phòng cháy chữa cháy vàcứu nạn, cứu hộdo Ủy ban nhân dân phường sở tại tổ chức.Hiện nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/vu-chay-lam-14-nguoi-tu-vong-canh-sat-da-cuu-cac-nan-nhan-nhu-the-nao-post810943.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Cháy nhà trọ làm 14 người tử vong", "Nhà trọ tại Trung Kính", "Hà Nội" ] }
Nguồn cung căn hộ tại Hà Nội dự kiến tăng 20%
Theo Báo cáo tiêu điểm thị trườngbất động sảnthành phố Hà Nội do CBRE Việt Nam công bố ngày 9/4, dự kiến trong năm 2024 thị trường Hà Nội sẽ có hơn 12.000 căn hộ mở bán mới, tăng gần 20% so năm 2023. Nguồn cung mới tập trung ở phân khúc cao cấp, khiến cho giá bán bình quân vẫn neo cao và có thể tăng ở mức 10% theo năm.
Với nguồn cung tăng 20% vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu đang tăng cao tại Hà Nội sau một thời gian dài thiếu hụt nguồn cung.Tuy nhiên, lượng hàng này cũng đủ để khiến mặt bằng giá bán thứ cấpchung cưdần ổn định trở lại.Nguồn cung mới bất động sản gắn liền với đất tại Hà Nội cả năm 2024 dự kiến khoảng 5.500 căn, chủ yếu thuộc các khu đô thị có quy mô lớn.Tin liên quanGiá chung cư tại Hà Nội tăng cao bất thườngBà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Hà Nội cho biết, cuối quý I/2024 đã ghi nhận nhiều dự án triển khai hoạt động đặt chỗ, báo hiệu sự sôi động của thị trường trong những tháng tới.Tại Hà Nội, nguồn cung mới tập trung tại 2 dự án thuộc địa bàn Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Một trong số đó có mức giá bán dự kiến 60 triệu đồng/m2, tổng số căn hộ mở bán 2.200 căn. Dự án thứ hai mở bán 700 căn hộ với giá bán từ 56 triệu đồng/m2.CBRE Việt Nam nhận định, nguồn cung mới dồi dào hơn với vị trí tương đối tốt sẽ thu hút dòng tiền của nhà đầu tư, đồng thời cũng sẽ khiến cho mặt bằng giá tại thị trường thứ cấp dần ổn định trở lại trong các quý tiếp theo sau thời gian tăng trưởng nóng vừa qua.
https://nhandan.vn/nguon-cung-can-ho-tai-ha-noi-du-kien-tang-20-post803865.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "giá chung cư tăng", "bất động sản", "Giám đốc cấp cao CBRE Hà Nội", "TP Hà Nội" ] }
Hà Nam: Huy động sức mạnh toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống ma túy
NDO -Xác định, tình hình tội phạm và tệ nạn liên quan đếnma túyvẫn có những diễn biến phức tạp, thời gian qua,tỉnh Hà Namđã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tội phạm, tệ nạn ma túy ra khỏi địa bàn dân cư, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự địa bàn cơ sở.
Trong đó, các lực lượng Công an Hà Nam từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức, nội dung phong phú; xây dựng, duy trì và nhân rộng các phong trào, mô hình, những cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực như: mô hình “Xã, phường, cơ quan, đơn vị, không có tội phạm và tệ nạn ma túy”; “Thôn, xóm, dòng họ tham gia phòng chống ma túy”; “Tổ phụ nữ vận động chồng, con không nghiện ma túy”; “Chung tay góp sức giúp đỡ người có quá khứ lầm lỗi vượt khó, hoàn lương”…Cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh Hà Nam đấu tranh với các đối tượng buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.Anh Vũ Nguyên Văn, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân từng nhận bản án 7 năm tù về tội “mua bán trái phép chất ma túy”. Năm 2021, sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, được sự động viên của người thân, sự giúp đỡ từ chính quyền, đặc biệt là lực lượng Công an xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân đã luôn gần gũi, động viên, tạo điều kiện giúp anh Văn làm lại giấy tờ tùy thân, định hướng cho anh cùng gia đình tập trung phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.Dẫn chúng tôi ra thăm cánh đồng lúa đang trĩu bông vàng chuẩn bị cho thu hoạch, anh Vũ Nguyên Văn phấn khởi chia sẻ: "Sau mấy năm tôi đi chấp hành án, trở về quê, tôi được gia đình quan tâm động viên, đặc biệt là sự quan tâm tạo điều kiện của các đồng chí công an xã, chính quyền thôn, xã và các đoàn thể trong thôn, trong xã cũng rất quan tâm tạo nhiều điều kiện để tôi sớm hòa nhập cộng đồng, cùng gia đình phát triển kinh tế gia đình.Nhờ đó, vợ chồng tôi đã tu chí làm ăn, hiện tại tôi thuê mượn lại khoảng 20 mẫu ruộng của những hộ dân trong xã không có nhu cầu sử dụng để cấy lúa.Mỗi năm canh tác hai vụ cấy, trừ chi phí, gia đình tôi cũng có thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm".Anh Vũ Nguyên Văn, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân trước thửa lúa của gia đình chuẩn bị cho thu hoạch.Ông Vũ Văn Phú, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân cho biết: "Chúng tôi xác định để đấu tranh phòng chống ma túy ở cơ sở, cùng với sự tham gia của các cấp, các ngành các tổ chức chính trị xã hội, chúng tôi cũng phát huy tốt vai trò nòng cốt của lực lượng công an xã.Các đồng chí đã tham mưu cho Đảng ủy, ủy ban xây dựng mô hình dân vận khéo, đó là giúp đỡ người lầm lỡ sau khi chấp hành xong án phạt trở về địa phương. Trên cơ sở đó công an xã đã thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các đối tượng đến để làm tốt công tác tuyên truyền, cảm hóa, các đối tượng chấp hành tốt các quy định của pháp luật ở địa phương".Đến nay, Hà Nam có hơn 100 mô hình, 35 câu lạc bộ phòng, chống tội phạm được thành lập ngay từ cơ sở với thành viên là quần chúng nhân dân, góp phần tích cực trong cuộc chiến đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội.Cùng với đó, Công an tỉnh Hà Nam đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tập trung đấu tranh triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy; triệt xóa nhiều ổ nhóm, tụ điểm phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy.Từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 224 vụ, 302 đối tượng mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 700g heroin, hơn 3kg và hơn 17.000 viên ma túy tổng hợp. Lập hồ sơ giáo dục tại phường, xã, vận động đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, đưa vào cơ sở cai nghiện, chữa bệnh bắt buộc hơn 50 trường hợp.Ban Thanh niên Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền về tác hại của ma túy tại Trường THCS xã Tiến Thắng (Lý Nhân).Trao đổi về vấn đề này, Thượng tá Trịnh Minh Hoàng, Trưởng Công an thị xã Duy Tiên cho biết: thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp với các ngành tập trung công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy, tập trung cho đấu tranh bắt giữ các hành vi vi phạm về ma túy. Từ đó tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn đã được kiềm chế và đẩy lùi, các hành vi liên quan đến vi phạm về ma túy đã cơ bản bị bắt giữ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm, Công an tỉnh Hà Nam đã tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều chủ trương, giải pháp và tập trung chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở vào cuộc, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm nói chung, tội phạm, tệ nạn ma túy nói riêng, bảo đảm an ninh, trật tự địa bàn cơ sở.
https://nhandan.vn/ha-nam-huy-dong-suc-manh-toan-dan-tham-gia-dau-tranh-phong-chong-ma-tuy-post814147.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Tệ nạn", "Công an tỉnh Hà Nam", "Ma túy" ] }
Kiểm tra quán cà-phê dịch vụ ghép đôi nam nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Ngày 2/6, Công an phường Bến Thành, quận 1,Thành phố Hồ Chí Minhvà các đơn vị liên quan kiểm tra quán cà-phê có hình thức ghép đôi các cặp nam nữ dùng kính một chiều sau khi bị cộng đồng mạng đăng tải thông tin.
Theo nội dung đăng tải, quán được chia ra 2 phòng, nam phòng đen và nữ phòng trắng. Cặp đôi sẽ nói chuyện khoảng 5 phút để quyết định có hẹn hò thêm không.Theo hình thức được ghi nhận, quán sử dụng kính một chiều theo thiết kế, nữ ngồi trước kính thì nhìn như đang soi gương nhưng không thấy khách nam nhưng ở bên kia, người nam thì nhìn thấy bên nữ. Ghế của khách nữ được thiết kế cao hơn ghế của khách nam. Trường hợp này, người nam sẽ dễ thấy các hình ảnh, bộ phận nhạy cảm của người nữ. Đáng nói, khách nữ thường không phải trả tiền mua nước tại quán này.Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng thường bỏ ra 1 triệu đồng/3 ngày để được ghép đôi, trò chuyện không giới hạn; đồng thời, khách nam còn phải gọi nước uống với phí dịch vụ từ 80.000 đồng-100.000 đồng.Cơ quan chức năng đã làm việc với đại diện quản lý quán cà-phê trên và lập biên bản làm việc theo quy định.
https://nhandan.vn/kiem-tra-quan-ca-phe-dich-vu-ghep-doi-nam-nu-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-post812349.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "ghép đôi nam nữ", "Thành phố Hồ Chí Minh", "quán cà-phê", "cà-phê ghép đôi nam nữ" ] }
Mưa cục bộ giờ tan tầm, Hà Nội xuất hiện úng ngập nhẹ
NDO -Cơn mưa cục bộ vào cuối giờ tan tầm hôm nay (30/5) đã khiến cho Hà Nội xuất hiện một sốđiểm úng ngậpnhẹ. Các phương tiện di chuyển khó khăn.
Theo báo cáo nhanh của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, do ảnh hưởng của vùng mây đối lưu, trên địa bàn thành phố có mưa to trên diện rộng với lượng mưa trung bình từ 45-68 mm trong vòng một giờ. Cục bộ tại một số quận có lượng mưa lớn như Hà Đông (68,5mm), Thanh Xuân (60,1mm), Hoàng Mai (52,2 mm), Hà Đông (68,5mm), Long Biên (50,3mm).Mưa lớn cục bộ đã khiến trên địa bàn thành phố xuất hiện các điểm đọng nước trên các tuyến phố Bùi Xương Trạch, Quyết Thắng, Triều Khúc… Ngập úng nhẹ khiến các phương tiện di chuyển chậm vào giờ tan tầm.Trước thời điểm xảy ra mưa, Công ty Thoát nước Hà Nội đã có dự báo về khả năng xảy ra mưa vào chiều, tối ngày 30/5/2024 và đã sớm thực hiện công tác hạ mực nước trên hệ thống sẵn sàng đối phó với các diễn biến khi mưa.Tại thời điểm xảy ra mưa, Công ty đã thực hiện mở cửa phai của các hồ điều hòa như hồ Thiền Quang, Bảy Mẫu, Đống Đa… và vận hành hợp lý các trạm bơm đầu mối Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế… để hạ mức nước trên hệ thống theo đúng quy định. Đơn vị này cũng đã triển khai công tác ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại miệng thu trên toàn địa bàn quản lý.Theo dự báo của Đài khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ: Do ảnh hưởng vùng mây đối lưu, từ chiều, tối nay đến sáng mai (31/5)thành phố Hà Nội có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa tovà dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Một số hình ảnh do phóng viên ghi nhận vào chiều tối 30/5 tại Hà NộiTại khu vực Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng), mưa đã tràn vào một số nhà dân do địa hình ở đây khá trũng.Đường Chiến Thắng ngập khá sâu sau mưa lớn. Theo báo cáo, lượng mưa đo được ở quận Hà Đông lên tới hơn 60mm.Mưa lớn gây ngập úng cục bộ.Ảnh: Nguyễn Hoài.Ảnh: Nguyễn Hoài.Tại thời điểm xảy ra mưa, Công ty Thoát nước Hà Nội đã thực hiện mở cửa phai của các hồ điều hòa như hồ Thiền Quang, Bảy Mẫu, Đống Đa… và vận hành hợp lý các trạm bơm đầu mối Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế… để hạ mức nước trên hệ thống theo đúng quy định. Đơn vị này cũng đã triển khai công tác ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại miệng thu trên toàn địa bàn quản lý.
https://nhandan.vn/mua-cuc-bo-gio-tan-tam-ha-noi-xuat-hien-ung-ngap-nhe-post811923.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Mưa cục bộ", "Úng ngập Hà Nội", "Công ty Thoát nước Hà Nội" ] }
Nhiều hoạt động ý nghĩa từ Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc"
Trải qua gần 14 năm hoạt động, Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc" do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo với nhiều công trình thiết thực, ý nghĩa, gắn với đời sống, sinh hoạt hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ tại các vùng biên giới, biển, đảo.
Bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thanh Phương cho biết, tuổi trẻ thành phố đã tập trung tuyên truyền và vận động, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên thành phố hướng về biên giới, biển đảo. Gắn với hoạt động ở mặt trận này, tuổi trẻ thành phố cũng có nhiều hoạt động xung kích ý nghĩa về mặt xã hội như: tổ chức chăm lo Tết Nguyên đán cho đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn và chương trình "Nghĩa tình biên giới"; Chương trình Tháng ba biên giới; các chiến dịch tình nguyện hè tại các đảo và khu vực biên giới;…Tại Quận 8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận cũng đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả trong hoạt động đối với khu vực biên giới, hải đảo. Bà Trần Thanh Hà, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Quận 8 cho biết, đơn vị thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến tình hình, đời sống của các địa phương biên giới, hải đảo đã từng bước giúp các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức và chủ động tham gia các hoạt động hướng về biên giới, hải đảo. Nhờ đó, trong năm 2022, qua phát động, đơn vị đã nhận được số tiền hơn 1,6 tỷ đồng cho Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc", đạt 303,6% so với chỉ tiêu đề ra.Theo Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Kim Yến, thời gian qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc - Hội đồng quản lý Quỹ "Vì biển đảo quê hương-Vì tuyến đầu Tổ quốc" thành phố đã đổi mới nội dung, phương thức triển khai các hoạt động, trong đó làm mới việc tổ chức đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc vùng biển tây nam.Đồng thời, tổ chức tốt các chương trình "Xuân biên cương-Tết nghĩa tình", "Tết quân-dân", "Ngày hội biên phòng toàn dân"... tại các vùng biên giới, biển, đảo ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Mặt trận Tổ quốc các địa phương cũng phối hợp tổ chức tốt công tác chính sách, hậu phương quân đội, thăm, tặng quà, hỗ trợ phương tiện sinh kế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và tặng học bổng cho con em chiến sĩ, tặng quà cán bộ, chiến sĩ của các đồn biên phòng, các xã biên giới tại các tỉnh.Riêng năm 2022 vừa qua, hệ thống Mặt trận các cấp đã tổ chức hơn 150 cuộc tuyên truyền về biên giới, biển đảo và thực hiện tốt mô hình "Mỗi cơ sở Mặt trận gắn với một địa bàn biên giới" với hơn 50 đoàn đại biểu thăm các đồn biên phòng, các xã biên giới với nhiều hoạt động thăm, tặng quà, xây dựng nhà, khám bệnh, phát thuốc miễn phí tại 36 điểm biên giới với tổng số tiền hơn hai tỷ đồng.Bà Trần Kim Yến cho biết, Mặt trận Tổ quốc còn phát huy tốt vai trò của các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền, vận động các tín đồ, Phật tử tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước về các vấn đề biên giới, biển, đảo Việt Nam. Từ các hoạt động đồng bộ đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới và giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.Sau 14 năm thành lập, Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc" đã vận động được hàng trăm tỷ đồng để thực hiện tốt các hoạt động ủng hộ tiền tuyến, chăm lo hậu phương như tổ chức nhiều đoàn đại biểu trực tiếp ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 và các đảo phía tây nam Tổ quốc; hỗ trợ các vùng biên giới trên cả nước, qua những công trình "Mái ấm cho chiến sĩ, người nghèo nơi biên giới", công trình "Nước ngọt vùng biên"; chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân", chương trình "Hải quân Việt Nam làm điểm tựa ngư dân vươn khơi, bám biển"...Đáng chú ý là hoạt động đón hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc về thăm Thành phố Hồ Chí Minh để tạo sự gắn kết, thắt chặt thêm tình cảm giữa hậu phương đất liền và tiền tuyến.Nhấn mạnh về các nội dung phát huy hơn nữa Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc", Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải cho rằng, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đơn vị cần tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền về biển, đảo đi vào chiều sâu, nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo; mở rộng các hoạt động hướng về biển, đảo quê hương nhằm chăm lo thiết thực cho cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo; chăm lo lực lượng vũ trang nhân dân, làm tốt công tác hậu phương quân đội.Đẩy mạnh việc xây dựng mô hình "Mỗi cơ sở Mặt trận gắn với một địa bàn biên giới" nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của biển, đảo, biên giới Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Thành ủy thành phố cũng nhấn mạnh việc đồng hành cùng với ngư dân hơn nữa vì ngư dân cũng là những người bám biển, là những "cột mốc sống" gìn giữ chủ quyền.
https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-y-nghia-tu-quy-vi-bien-dao-que-huong-vi-tuyen-dau-to-quoc-post751674.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Đảo Trường Sa", "Vùng biên giới", "Hậu phương", "Đảo" ] }
Đắk Nông đẩy mạnh thu hút đầu tư
Những năm đầu thành lập tỉnh, nguồn lực đầu tư từ bên ngoài vào Đắk Nông rất nhỏ; số lượng nhà đầu tư, doanh nghiệp đến với tỉnh gần như không có gì. Nhưng nhờ sự năng động, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, cùng với việc tạo cơ chế, chính sách thông thoáng trong thu hút đầu tư…, đến nay, Đắk Nông đã vươn mình phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn, nơi dừng chân của các nhà đầu tư chiến lược với hàng trăm dự án, có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, Đắk Nông đã thu hút được 412 dự án đầu tư ngoài ngân sách, với tổng vốn đăng ký 85.500 tỷ đồng. Trong đó, 399 dự án từ nguồn vốn nội địa, chiếm 79,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, còn lại là vốn dự án FDI. Chỉ tính riêng năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã chấp thuận chủ trương đối với 10 dự án đầu tư ngoài ngân sách, với tổng mức đầu tư đăng ký khoảng 1.844 tỷ đồng.Trong đó, có 6 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, với tổng mức đầu tư đăng ký là 558 tỷ đồng; 2 dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa, với tổng mức đăng ký 282,4 tỷ đồng; 2 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1.004 tỷ đồng.Việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu về chính sách, thủ tục đầu tư, tiềm năng thị trường và cơ hội đầu tư cũng được tỉnh Đắk Nông đặc biệt quan tâm. Ngoài việc kêu gọi, Đắk Nông bắt tay triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư; ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng, ưu đãi; kịp thời bổ sung, điều chỉnh cơ chế kêu gọi đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.Các chính sách, cơ chế thu hút đầu tư, ưu đãi; các văn bản có liên quan đến đầu tư được tỉnh công khai rộng rãi. Đắk Nông xây dựng tiêu chí, danh mục dự án thu hút đầu tư trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm. Những giải pháp được triển khai một cách đồng bộ từng bước đã mang lại hiệu quả. Bước đầu, Đắk Nông đã có các doanh nghiệp đến tìm hiểu, đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, nông lâm nghiệp, du lịch… đóng góp đáng kể vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.Các dự án được triển khai ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo rà soát, kịp thời công bố các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính thay thế. Các thủ tục hành chính được chỉ đạo công khai minh bạch, kịp thời trên hệ thống thông tin một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Cụ thể là các nội dung về trình tự thực hiện, thời gian giải quyết, các mức phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính, công khai các quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất…Thông qua cải cách hành chính, Đắk Nông giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp dễ hiểu, dễ thực hiện và kiểm soát quá trình giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị và tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh tại tỉnh thuận lợi hơn. Từ đó, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư ghi nhận, đánh giá cao và tin tưởng vào chính sách điều hành của chính quyền Đắk Nông.Từ vị trí xếp hạng tốp cuối bảng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đến năm 2022 Đắk Nông đã tăng 14 bậc, lên thứ 38/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cũng với kết quả này, Đắk Nông đã xếp thứ 3/5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, sau Lâm Đồng và Kon Tum.Chỉ số PAR INDEX của Đắk Nông năm 2022 đạt 84,86 điểm, tăng 4 bậc so với năm trước, xếp hạng 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả này đưa Đắk Nông dẫn đầu trong nhóm các tỉnh Tây Nguyên đối với chỉ số thành phần về xây dựng và phát triển chính quyền số, chính quyền điện tử…Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười cho biết, kết quả đạt được trong 20 năm qua là cơ sở vững chắc, khẳng định chính sách thu hút đầu tư của tỉnh là đúng và trúng hướng; đây sẽ là tiền đề quan trọng để Đắk Nông vững tin thúc đẩy hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển các tiềm năng lợi thế riêng có.Trong năm 2024, Đắk Nông tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, chuyển từ thu hút đầu tư bị động sang hướng chủ động. Trong đó, lĩnh vực đô thị, du lịch, thương mại, dịch vụ chiếm số lượng nhiều nhất với 10 dự án, có tổng vốn đầu tư khoảng 2.560 tỷ đồng.Lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp có 3 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 190 tỷ đồng; lĩnh vực giáo dục, môi trường 3 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 245 tỷ đồng và lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật 1 dự án với vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng.Đắk Nông cũng đã công bố danh mục 44 dự án có tiềm năng đầu tư trên địa bàn tỉnh, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 290 nghìn tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp có 19 dự án; lĩnh vực đô thị, du lịch, thương mại dịch vụ 19 dự án; lĩnh vực giáo dục, môi trường 2 dự án; lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật 3 dự án.Ngay từ đầu năm 2024, nhiều nhà đầu tư đã đến làm việc với tỉnh Đắk Nông và các địa phương nơi dự án triển khai. Với quyết tâm làm ngay, làm hiệu quả, nhà đầu tư và tỉnh đã có những phân tích, thẳng thắn trao đổi, thống nhất để tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc cho quá trình triển khai.Chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã rà soát, thống nhất phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện, vùng liên huyện.Tỉnh Đắk Nông cũng chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất theo quy định của pháp luật và chính sách thu hút của tỉnh để dự án sớm được triển khai trên thực tế.Song song với việc tạo điều kiện, hỗ trợ nhà đầu tư, cuối năm 2023, Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây chính là cơ sở quan trọng, nền tảng cốt lõi để Đắk Nông định hướng, chuẩn bị các điều kiện cho sự phát triển trong giai đoạn tới.Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông Lưu Văn Trung nhấn mạnh, Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; khẳng định khát vọng, tầm nhìn, chỉ ra các động lực phát triển để Đắk Nông khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; vững vàng trên hành trình phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên.Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm của tỉnh qua các thời kỳ, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ 12, nhiệm kỳ 2020-2025; đã cho thấy ý chí, khát vọng vươn lên của tỉnh Đắk Nông với mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên.Do đó, đây là cơ sở chính trị và pháp lý vô cùng quan trọng, để tỉnh bước vào thời kỳ phát triển mới đột phá, nhanh và bền vững với mục tiêu xuyên suốt đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Nguyên, trở thành “Tỉnh mạnh-Dân giàu-Thiên nhiên tươi đẹp-Xã hội nghĩa tình”.Trong năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông đã ban hành nghị quyết quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.Hiện nay các dự án trong, ngoài nước đã liên tục đầu tư vào Đắk Nông như: Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Việt Phương, Công ty cổ phần Tập đoàn hóa chất Đức Giang, Tập đoàn TH...Nhiều lĩnh vực tiềm năng của tỉnh được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm như: khai thác bô-xít, luyện nhôm, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nông nghiệp công nghệ cao... Theo đánh giá, các dự án thu hút đầu tư đã dần chuyển dịch theo chiều sâu, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội, tiềm năng, lợi thế của tỉnh, có những dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương.Trên cơ sở quy hoạch chung, Đắk Nông sẽ tập trung các nguồn lực để sớm phát triển các quy hoạch ngành với các trụ cột phát triển như: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... Đắk Nông luôn có khát vọng thu hút các doanh nghiệp chiến lược.Tỉnh cam kết luôn luôn đồng hành với doanh nghiệp, nhà đầu tư; sẽ huy động sự vào cuộc của các sở, ngành, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở để tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện. Với phương châm “Doanh nghiệp thành công - Đắk Nông phát triển”, Đắk Nông không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để trở thành “bến đỗ”, thu hút “sếu đầu đàn” đến tỉnh trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/dak-nong-day-manh-thu-hut-dau-tu-post804102.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [] }
Ô-tô đâm sập cửa kính, lao vào phòng cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai
NDO -Lái xe điều khiển ô-tô đến trước khu vực phòng cấp cứu của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thì xuống xe nhưng quên không kéo thắng tay, khiến ô-tô tự di chuyển đâm sập cửa kính, rồi lao vào bên trong làm nhiều người một phen hốt hoảng tháo chạy.
Ngày 14/5, Công an phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đang xác minh, làm rõ nguyên nhân ô-tô đâm sập cửa kính, lao vào Phòng Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.Theo thông tin ban đầu, khoảng 18 giờ 10 phút ngày 13/5, xe ô-tô biển kiểm soát 60H-123.16 vừa chở khách vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa. Lúc này, lái xe cho xe ô-tô dừng ngay trước Phòng Cấp cứu của bệnh viện và xuống xe, mở cửa sau.Tuy nhiên, chiếc xe ô-tô vẫn tiếp tục lăn bánh, rồi tông sập cửa kính Phòng Cấp cứu và chỉ dừng lại khi va vào bàn làm việc của các y, bác sĩ bên trong.Sự việc không gây thiệt hại về người nhưng đã khiến nhiều y bác sĩ, một số bệnh nhi cùng người thân bên trong Phòng Cấp cứu một phen hốt hoảng.Xe ô-tô tông sập cửa kính, lao vào bên trong phòng cấp cứu.Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an phường Tân Hiệp đã đến hiện trường phối hợp với Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai làm rõ, thống kê thiệt hại, xử lý theo quy định của pháp luật.Theo xác minh ban đầu, nguyên nhân xảy ra sự cố trên do lái xe xuống xe quên không kéo thắng tay khiến ô-tô tự di chuyển.Hiện, vụ việc đang được tiếp tục được làm rõ.
https://nhandan.vn/o-to-dam-sap-cua-kinh-lao-vao-phong-cap-cuu-benh-vien-nhi-dong-dong-nai-post809212.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Ô-tô lao vào phòng cấp cứu", "Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai", "Đồng Nai" ] }
Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu tài khoản trên ứng dụng VssID
Chính sáchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được đông đảo người dân, người lao động quan tâm, tin tưởng. Nắm bắt nhu cầu này, thời gian qua, đã xuất hiện một số trang tin, trang mạng xã hội, số điện thoại tổng đài... có tính phí dịch vụ tư vấn về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khiến người dân dễ bị nhầm lẫn đây là các kênh tư vấn của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Mới đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận được phản ánh của chị K.T.T (thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) về việc bị trừ 250.000 đồng cước phí điện thoại khi gọi đến Tổng đài tư vấn 1900.252510 để được hướng dẫn lấy lại mật khẩu của ứng dụngVssID- Bảo hiểm xã hội số.Cụ thể, do quên mật khẩu của ứng dụng VssID, sau khi tìm kiếm trên Internet, chị Thủy đã truy cập vào website tại đường link www.hoidapluatbaohiemxahoi.com và gọi tới số Tổng đài 1900252510 theo hướng dẫn của trang web này.Sau khi liên hệ với Tổng đài, chị T. được điện thoại viên hướng dẫn làm các bước. Tuy nhiên, sau nhiều phút trao đổi, tư vấn qua điện thoại, chị T. vẫn không lấy lại đượcmật khẩu VssID, còn tài khoản điện thoại của chị thì bị trừ số tiền là 250.000 đồng.Tin liên quanLừa đảo cấp lại mật khẩu VssID, chiếm đoạt tiền của người lao độngNhận thấy nhu cầu của mình không được giải quyết, cước phí phải trả quá cao, chị T. đã đến cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương để phản ánh sự việc. Tại cơ quan Bảo hiểm xã hội, chị T. đã được cấp lại mật khẩu VssID chỉ sau vài thao tác hỗ trợ mà không mất phí dịch vụ.Hiệnnay,Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ cung cấp thông tin chính thức về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người tham gia qua các kênh sau:1- Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam: https://baohiemxahoi.gov.vn/2. Nền tảng mạng xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:- Fanpage Facebook tại địa chỉ https://www.facebook.com/baohiemxahoi.gov.vn;- Zalo Official Account:3. Ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”:4. Số hotline 1900.9068.5. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện/tỉnh.Bên cạnh đó, để lấy lại mật khẩu VssID, người tham gia có thể thực hiện theo 2 cách như sau:Cách 1:Lấy lại mật khẩu qua Trợ lý ảo trên Tổng đài 1900.9068 (chỉ với cước phí 1.000 đồng/phút (cước phí này được trả cho nhà cung cấp dịch vụ Tổng đài).Bước 1:Sử dụng số điện thoại đã đăng ký tài khoản ứng dụng VssIDgọi điện đến Tổng đài 1900.9068, nhấn phím số 8 để lựa chọn chức năng cấp lại mật khẩu VssID và làm theo hướng dẫn.Bước 2:Trợ lý ảo đề nghị bạn cung cấp mã số bảo hiểm xã hội cần lấy lại mật khẩu.Sau khi bạn cung cấp mã số bảo hiểm xã hội, hệ thống sẽ kiểm tra số điện thoại bạn đang gọi và mã số bảo hiểm xã hội, nếu trùng khớp với dữ liệu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang quản lý, Trợ lý ảo sẽ đọc mật khẩu mới cho bạn (mật khẩu mới sẽ được nhắc lại 1 lần để bạn ghi nhớ).Nếu không trùng khớp trợ lý ảo sẽ thông báo “số điện thoại và mã số bảo hiểm không khớp hoặc chưa đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội”.Bước 3:Kết thúc cuộc gọi.Cách 2:Sử dụng chức năng Quên mật khẩu trên ứng dụng VssID hoặc chức năng Quên mật khẩu trên trang https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn (cách này yêu cầu trong tài khoản VssID phải có thông tin địa chỉ email).Trường hợp khi đăng ký tài khoản giao dịch Bảo hiểm xã hội điện tử mà người dân chưa có thông tin về địa chỉ email, người dân có thể bổ sung địa chỉ email qua các kênh sau:+ Thực hiện việc lập tờ khai TK1-TS để kê khai bổ sung thông tin email thông qua giao dịch Bảo hiểm xã hội điện tử của đơn vị, tổ chức dịch vụ thu đang quản lý.+ Thực hiện lập tờ khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 02/SĐ-GD, đến nộp trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi gần nhất.
https://nhandan.vn/huong-dan-cach-lay-lai-mat-khau-tai-khoan-tren-ung-dung-vssid-post781978.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "cấp lại mật khẩu", "mật khẩu VssID", "quên mật khẩu", "bảo hiểm xã hội" ] }
Khả năng có 9 thuyền viên bị nạn trên sà lan, tàu kéo bị chìm ở vùng biển Quảng Ngãi
NDO -Sau khi chính thức xác nhận 4 thuyền viên tử vong trong vụ chìm sà lan trên vùng biểnQuảng Ngãi, ngành chức năng xác định 4 người đều không có trong danh sách đăng ký và xuất bến tại cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Các thuyền viên tử vong đã được lực lượng tìm kiếm cứu nạn xác định gồm: Đặng Văn Nhung (40 tuổi), Đặng Văn Ước (57 tuổi), Võ Văn Song, Trần Văn Phúc (51 tuổi); trong đó, anh Phúc là lái xe đào đi trên chuyến tàu kéo sà lan ra công trình thi công đê chắn sóng cảng Bến Đình. 3 nạn nhân được xác định quê ở tỉnh Long An, Tiền Giang và người còn lại quê tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.Trong khi đó, danh sách các thuyền viên đăng ký trên tàu LA-06695 kéo sà lan LA-06883 gồm Phạm Văn Hiệp là thuyền trưởng, Võ Tấn Khương là máy trưởng, Võ Văn Nhiều là thợ máy, Bùi Minh Trí và Đặng Minh Phương là thủy thủ.5 thuyền viên trên tàu kéo LA-06695 hiện vẫn chưa được tìm thấysau hai ngàyxảy ra vụ chìm tàu.Như vậy, 4 người được xác định tử vong trongvụ chìm sà lan và tàu kéođều không có tên trong danh sách thuyền viên lúc xuất bến. Đến thời điểm này, lực lượng chức năng vẫn chưa xác định rõ trên tàu LA-06695, sà lan LA-06883 có bao nhiêu thuyền viên, bao nhiêu người đi trên tàu hành trình ra đảo Lý Sơn.Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi Lê Văn Lương, cho biết cơ quan chức năng đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn. Đồng thời xác nhận, 4 thuyền viên tìm thấy không có trong danh sách xuất bến tại cảng Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam. Cán bộ, nhân viên Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi cùng cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi tăng cường lực lượng tìm kiếm ngày và đêm ven bờ biển khu vực đảo Lý Sơn.Cùng với công tác duy trì lực lượng tổ chức tìm kiếm thuyền viên còn mất tích trên mặt nước thì lực lượng chức năng còn huy động đội thợ lặn chuyên nghiệp vào cuộc. Theo đó, ngoài tàu công vụ cùng 9 thợ lặn cùng nhân viên phục vụ trên tàu, huyện Lý Sơn cũng đưa 12 ngư dân có kinh nghiệm lặn biển phối hợp tìm kiếm. Vùng biển tìm kiếm bên dưới tàu kéo có độ sâu khoảng 50m, nhiều phương án, biện pháp tiếp cận tàu sắt bị chìm được triển khai nhưng chưa hữu hiệu vì tàu sắt chìm xuống đáy biển, nước tràn vào bên trong và trọng lượng rất nặng nên khó có thể trục vớt ngay được.Sà lan lật úp đang được neo gần khu vực cảng Lý Sơn phục vụ công tác điều traCục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Lê Đỗ Mười khẳng định, các đơn vị, lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn phối hợp với địa phương huy động tổng lực tìm kiếm các thuyền viên bị nạn. Tất cả các phương án khả thi đều được triển khai và tranh thủ thời gian để tìm kiếm người đang mất tích với tinh thần khần trương nhất.Sau hai ngày xảy ra vụ chìm tàu, sà lan trên vùng biển huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đến nay, ngành chức năng vẫn chưa xác định chính thức số người bị nạn trên tàu LA-06695 và sà lan LA-06883. Vụ tai nạn liên quan đến các cơ quan quản lý tàu thuyền, vận tải biển, đơn vị thi công công trình, các nhà thầu tham gia quá trình vận chuyển thiết bị, phương tiện, vật liệu xây dựng.Vì vậy, cần điều tra, làm rõ vụ việc trong thời gian sớm nhất; đồng thời, đưa ra các biện pháp kiểm tra, kiểm soát tàu thuyền, phương tiện vận tải ra vào cảng và thi công các công trình trên biển, hải đảo.Theo dõi công tác tìm kiếm, cứu nạn trên hệ thống VishipelTrước đó, khoảng 4h ngày 24/4, tàu kéo LA-06695 kéo sà lan LA-06883 thuộc Công ty TNHH Minh Linh, hành trình từ cảng Kỳ Hà (tỉnh Quảng Nam) đi huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Tàu và sà lan vận chuyển đá thi công kè chắn sóng cảng Bến Đình, huyện Lý Sơn.
https://nhandan.vn/kha-nang-co-9-thuyen-vien-bi-nan-tren-sa-lan-tau-keo-bi-chim-tren-vung-bien-quang-ngai-post806546.html#806546|topic-box-704759|1
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "chìm sà lan", "Quảng Ngãi", "cứu nạn" ] }
Quý I/2023: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước tính là 2,25%
NDO -Trong quý I năm nay, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước tính là 2,25%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với quý trước.
Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý I năm 2023 của Tổng cục Thống kê (GSO) công bố ngày 29/3 cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2023 ước tính là 2,25%. Con số này giảm 0,07 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.Cơ quan này nhận định, tình hình lao động, việc làm quý I năm 2023 phục hồi tích cực. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của lao động tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi giảm so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước.Tình hình lao động, việc làm quý I năm 2023 phục hồi tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi giảm so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước.Cụ thể,lực lượng lao độngtừ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I/2023 ước tính là 52,2 triệu người, tăng 88,7 nghìn người so với quý trước và tăng hơn 1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I/2023 ước đạt 68,9%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I năm 2023 ước tính là 51,1 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Con số này bao gồm 13,8 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 27,1% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 17,3 triệu người, chiếm 33,9%; khu vực dịch vụ 20 triệu người, chiếm 39%.Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi các quý giai đoạn 2021-2023 (%) (Nguồn: GSO)Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2023 ước tính là 2,25%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý I năm 2023 là 7,61%, giảm 0,09 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,32 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2023 ước tính là 2,25%.Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2023 là 1,94%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,07 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản quý I/2023 là 54%, trong đó khu vực thành thị là 45,7% và trong khu vực nông thôn là 60,8% (quý I năm 2022 tương ứng là 56,2%; 48,1%; 62,9%).Cũng theo cơ quan thống kê quốc gia, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý I năm 2023 là 7,9 triệu đồng/tháng, tăng 204 nghìn đồng so với quý trước và tăng 578 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập của lao động nam là 8,3 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 7,3 triệu đồng/tháng.Trước đó, theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, mục tiêu đặt ra là tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.Do đó, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của ngành lao động-thương binh và xã hội thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP là phát triển thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững hiệu quả và hội nhập, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.Cụ thể như: Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thực hiện số hóa nhằm tăng khả năng kết nối cung-cầu lao động trên thị trường.Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động, đóng vai trò đầu mối thông tin thị trường lao động; điều phối, hỗ trợ và quản trị thị trường lao động trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực; có giải pháp phát triển kỹ năng lao động và cung ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Cùng với đó, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án về giải quyết việc làm trong nước; nâng cao hiệu quả cho vay Quỹ quốc gia về việc làm; chú trọng giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động trung niên, lao động yếu thế và lao động nữ; chuyển dịch nhanh lao động có việc làm phi chính thức sang việc làm chính thức; hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên.Thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động, đặc biệt quan tâm đến các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/quy-i2023-ty-le-that-nghiep-trong-do-tuoi-lao-dong-uoc-tinh-la-225-post745234.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "tỷ lệ thất nghiệp", "lao động", "việc làm", "quý I/2023", "thị trường lao động" ] }
Quy định trừ điểm bằng lái xe cần rõ ràng để tránh bị lạm dụng
NDO -Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, trong phiên thảo luận về dự ánLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng quy định điểm, trừ điểm giấy phép lái xe trong dự thảo Luật cần phải rõ ràng để tránh bị lạm dụng.
Trừ điểm giấy phép lái xe là biện pháp mang tính nhân vănPhát biểu tại phiên họp, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt câu hỏi việc trừ điểm sẽ được tiến hành thế nào? Mức trừ điểm có lộ trình thế nào? Những lỗi vi phạm không nghiêm trọng và nghiêm trọng thì mức trừ có khác nhau hay không?Đại biểu cho rằng, cần xem xét, cân nhắc, quy định cụ thể rõ ràng tường minh hơn, để tránh việc lợi dụng, lạm dụng trong thực thi công vụ khi thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến nội dung này, cũng như tránh đối tượng sử dụng phương tiện giao thông vi phạm ở mức nghiêm trọng nhưng chỉ bị trừ điểm đối với các hành vi ít nghiêm trọng khác.Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt vấn đề trong phiên thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)Đồng tình với quy định trừ điểm giấy phép lái xe, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng nhấn mạnh cần thiết phải quy định cụ thể, rõ ràng hơn nội dung này.“Những vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng bị trừ điểm thế nào thì dự thảo chưa nêu được cụ thể. Những hành vi vi phạm nào thì bị trừ điểm, còn hành vi vi phạm nào chưa đến mức trừ điểm cũng chưa quy định cụ thể. Cần phải quy định chi tiết để tránh sự lạm dụng trong việc trừ điểm này”, đại biểu Hòa nêu ý kiến.Theo đại biểu đoàn Đồng Tháp, việc thực hiện trừ điểm giấy phép lái xe là rất nhân văn. Thay vì tạm giữ bằng lái, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người hành nghề lái xe thì nay việc trừ điểm này sẽ ít làm ảnh hưởng đến họ.Lái xe bị trừ hết điểm phải kiểm tra kiến thức về trật tự, an toàn giao thôngTrong báo cáo về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật gửi hội nghị, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội bổ sung quy định về điểm, trừ điểm giấy phép lái xe trong dự thảo Luật là cần thiết.Trong điều kiện phát triển kinh tế số, xã hội số, khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ số trong xử lý vi phạm giao thông là tất yếu, kể cả việc tính điểm, trừ điểm giấy phép lái xe như một số nước (Trung Quốc, Đức, Singapore, Nhật Bản) hiện nay đang thực hiện.Quy định này vừa giúp quản lý chặt chẽ người được cấp giấy phép lái xe, vừa tạo điều kiện cho những người này có cơ hội điều khiển phương tiện khi người đó cố gắng, chấp hành tốt quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận sáng 27/3. (Ảnh: DUY LINH)Bên cạnh đó, quản lý người lái xe trong suốt quá trình từ khi đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cho đến quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe, việc tái phạm, sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của người lái xe.Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm. Trường hợp bị trừ hết điểm, người được cấp giấy phép lái xe phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ (không phải kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe) và khi có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.Nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, quy định về điểm, trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý nhà nước không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị để bảo đảm tính thống nhất với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cần bổ sung quy định về trừ điểm giấy phép lái xe là biện pháp xử phạt bổ sung và sửa quy định về hình thức xử phạt bổ sung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.Thường trực Ủy ban đã phối hợp Cơ quan soạn thảo xây dựng một điều về điểm của Giấy phép lái xe như trong dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý theo hướng quy định các nguyên tắc về trừ điểm, phục hồi điểm. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm bị trừ điểm giấy phép lái xe, thẩm quyền trừ điểm, trình tự, thủ tục thực hiện trừ điểm, phục hồi giấy phép lái xe.Theo báo cáo của Chính phủ thì mỗi năm cơ quan chức năng tước có thời hạn trên 500 nghìn giấy phép lái xe. Khi bị tước, người lái xe không được phép điều khiển phương tiện, dẫn đến tác động không nhỏ đến các hoạt động đi lại, sản xuất kinh doanh, đời sống hàng ngày của người dân.Việc tước giấy phép lái xe đang thực hiện thủ công, nhiều người vi phạm bỏ giấy phép không đến lấy, tồn đọng nhiều giấy phép lái xe tại cơ quan xử phạt, dẫn đến lãng phí, tăng chi phí, nguồn lực quản lý, nhưng vẫn chưa quản lý được quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe.
https://nhandan.vn/quy-dinh-tru-diem-bang-lai-xe-can-ro-rang-de-tranh-bi-lam-dung-post801833.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "trật tự an toàn giao thông đường bộ", "trừ điểm bằng lái xe", "đại biểu Quốc hội chuyên trách" ] }
Nỗ lực tìm kiếm nạn nhân còn lại mất tích khi tắm biển ở Đà Nẵng
NDO -Nhóm thanh thiếu niên gồm 9 người tắm biển tại khu vực cấm tắm biển (có đặt bảng hiệu cấm tắm biển) trên khu vực bãi biển cuối đường Hồ Xuân Hương, quận Ngũ Hành Sơn,TP Đà Nẵngbị sóng cuốn trôi, lực lượng chức năng đã ứng cứu đưa được 8 người vào bờ nhưng hai thanh thiếu niên đã tử vong, một người mất tích.
Đến sáng nay (19/5), lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ việc nhóm thanh niên tắm biển tại khu vực cấm tắm.Theo Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng, vụ việc xảy ra vào khoảng 17 giờ 15 phút ngày 18/5, nhóm 9 thanh thiếu niên đến bãi biển thuộc lối xuống biển cuối đường Hồ Xuân Hương (phường Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn)tắm biểnvà bị sóng cuốn trôi.Phát hiện sự việc, đội cứu hộ của Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng, cùng với nhân viên khu du lịch gần đó đã nhanh chóng tổ chức ứng cứu và đưa được 8 người vào bờ.Trong số này có 2 nạn nhân đã tử vong gồm H.V.T (sinh năm 2012, trú quận Ngũ Hành Sơn) và T.Đ.Q (sinh năm 1997, trú Duy Xuyên, Quảng Nam).Hiện nay Đồn Biên phòng Non Nước, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đang tiếp tụctìm kiếm người mất tíchcòn lại là T.V.L (sinh năm 2000, quê Hưng Yên).Các lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích. (Ảnh: ANH ĐÀO)Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết, khu vực các nạn nhân gặp nạn đã cắm bảng nguy hiểm cấm tắm.Đơn vị này khuyến cáo, người dân, du khách khi tắm biển cần tuân thủ các bảng hướng dẫn tắm. Không tắm biển khi có sóng to, không tắm tại những khu vực có nguy hiểm cấm tắm, chỉ tắm tại những khu vực đã giăng phao an toàn, có nhân viên cứu hộ trực, tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn cũng như hiệu lệnh bằng còi, cờ của nhân viên cứu hộ để đảm bảo an toàn.Trước đó ngày 12/4, trên địa bàn này cũng xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến hai anh em ruột tử vong.
https://nhandan.vn/post-810071.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "mất tích khi tắm biển", "đuối nước", "Đà Nẵng" ] }
Giải pháp quản trị số cho chung cư
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có khoảng 3.000 tòa chung cư, 10% trong số đó đang có tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân. Những bất đồng đã làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân.
Một trong những vướng mắc giữa các chủ đầu tư và cư dân là sự phân chia lợi ích trong quá trình sử dụng các phần diện tích chung. Hiện nay, ở hầu hết cácchung cư, phần diện tích chung được chủ đầu tư trực tiếp hoặc thuê bên thứ ba quản lý, khai thác. Để thực hiện công việc, đơn vị quản lý thường sử dụng một đội ngũ lao động rất cồng kềnh, hiệu suất không cao.Một số chung cư cao cấp thuê đơn vị quản lý, vận hành nước ngoài, sử dụng công nghệ do đơn vị quản lý cung cấp. Điều này đã làm giảm được số người lao động trực tiếp nhưng chi phí thuê quản lý rất cao, thậm chí, còn có thể xảy ra những vấn đề về an ninh cho cư dân bởi các phần mềm “ngoại nhập” và hệ thống “mắt thần” được gắn khắp nơi.Nền tảng của việc số hóa quản lý chung cư dựa trên thế mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông, Internet vạn vật (IoT) để nâng cao hiệu suất, chất lượng quản lý và giảm chi phí.Trong khi đó, nếu triển khai thì hầu như các doanh nghiệp đều phải mua bản quyền phần mềm quản lý thông minh của đối tác nước ngoài.Bên cạnh chi phí cao, liên tục phải cập nhật cũng như những lo ngại về an ninh, còn có những khác biệt trong văn hóa ứng xử, đặc điểm xã hội... dẫn đến vướng mắc trong quá trình vận hành.Quản trị số cho chung cư là giải pháp tối ưu giúp người dùng, đơn vị quản lý cũng như cơ quan chức năng giải quyết tốt những vấn đề phát sinh gây tranh chấp ở các chung cư hiện nay. Trong tương lai, nội dung quản trị số cần được trở thành điều kiện bắt buộc đối với các dự án chung cư và đô thị.Đặc thù của hệ thống quản trị thông minh là sự tương tác đa chiều, mà phần mềm được phát triển bởi các doanh nghiệp nước ngoài dựa trên chiều tương tác phù hợp với thể chế xã hội của các nước phát triển.Cơ hội tưởng như được mở ra cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, công cuộc “khởi nghiệp” của các doanh nghiệp tham gia vào thị trường số hóa trong quản lý chung cư lại không hề đơn giản. Như chia sẻ của lãnh đạo một doanh nghiệp thuần Việt hoạt động trong lĩnh vực quản trị số, chưa có nhiều doanh nghiệp biết về hoạt động của quản trị số thuần Việt, cho nên sự tin tưởng không lớn. Ngoài ra, nhiều đơn vị quản lý chung cư, khu đô thị ngại thay đổi và ngại chi phí phát sinh.Hiện nay, nhiều tòa nhà đã đưa vào ứng dụng nền tảng của một nhóm nhà khoa học người Việt Nam để quản lý theo hướng tích hợp hệ thống thoát nước, lưu trú, an ninh, dịch vụ sửa chữa, giải trí, mua sắm... như Khu đô thị sinh thái HaDo Charm Villas (chủ đầu tư là Công ty Hà Đô); chung cư IEC Residences (Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và cơ điện IEC); chung cư CT 2B Gelexia Riverside (855 Tam Trinh); CT 5C Văn Khê (Hà Đông); CT 1A-A10 Trung Yên (Cầu Giấy); chung cư Thanh Bình Garden (Hoàng Mai); CT 17 Việt Hưng (Long Biên)… đều nhận được phản hồi tích cực của đơn vị quản lý và cư dân.Tuy nhiên, thị trường luôn cần nhiều món hàng hơn, nhiều lựa chọn hơn. Và việc xây dựng, phát triển nền tảng số cho chung cư vẫn còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp “nội”.Quản trị số cho chung cư là giải pháp tối ưu giúp người dùng, đơn vị quản lý cũng như cơ quan chức năng giải quyết tốt những vấn đề phát sinh gây tranh chấp ở các chung cư hiện nay. Trong tương lai, nội dung quản trị số cần được trở thành điều kiện bắt buộc đối với các dự án chung cư và đô thị.
https://nhandan.vn/giai-phap-quan-tri-so-cho-chung-cu-post809342.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Chung cư", "Số hóa" ] }
Vĩnh Phúc: Yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoàn trả diện tích lấn chiếm ven hồ Đầm Vạc
NDO -Một dải đất dài hàng trăm mét ven hồ Đầm Vạc thuộc phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnhVĩnh Phúcđang bị chiếm dụng, xây dựng trái phép, cần phải thu hồi trả về cho địa phương quản lý.
Từ phát hiện của phóng viên Báo Nhân Dân, các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đã vào cuộc, làm rõ việc Công ty cổ phần tập đoàn sản xuất ống thép Việt Đức tự ý cải tạo và sử dụng khu vực ven hồ Đầm Vạc và một số hộ dân tự ý xây dựng tường bao chiếm đất nông nghiệp.Tự ý xây dựng nhiều công trình trái phépSau khi phóng viên Báo Nhân Dân phản ánh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra làm rõ vi phạm. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành tiến hành kiểm tra khu vực vi phạm, kết luận Công ty cổ phần tập đoàn sản xuất ống thép Việt Đức tự ý cải tạo và sử dụng 2.377,8m2đất nông nghiệp ven hồ Đầm Vạc (Báo cáo số 258 ngày 24/1/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường do Phó Giám đốc Sở Hoàng Xuân Hoàn ký).Tin liên quanVĩnh Phúc: Huyện Bình Xuyên cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm luật đất đaiDiện tích đất bị lấn chiếm có giá trị rất cao vì nằm trên một bán đảo giữa hồ Đầm Vạc, liền kề Khu đô thị Bắc Đầm Vạc.Theo lịch sử đất đai, trước đây Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Công ty cổ phần Du lịch và xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc thuê diện tích 6.512m2để sử dụng vào mục đích kinh doanh du lịch theo Quyết định số 1173/QĐ-UB ngày 6/6/2001, theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm.Ngày 7/12/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 4281/QĐ-UBND phê duyệt thu hồi đất đã giao cho Công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc để giao cho Công ty cổ phần sản xuất thép Việt Đức (nay là Công ty cổ phần tập đoàn sản xuất ống thép Việt Đức) tiếp tục thuê xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch tại phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên.Ngày 8/5/2012, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 08/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trong lĩnh vực đất đai đối với vi phạm của Công ty cổ phần sản xuất thép Việt Đức và yêu cầu Công ty dừng ngay hành vi xây dựng tường kè đá và không được xây dựng các công trình kiên cố khác trên phần diện tích đất vi phạm khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.Tại thực địa, cán bộ Ủy ban nhân dân phường Đống Đa cùng phóng viên Báo Nhân Dân phát hiện Công ty cổ phần Sản xuất thép Việt Đức đã cải tạo khu vực ven hồ và xây dựng bến đậu du thuyền. Như vậy, Công ty cổ phần sản xuất thép Việt Đức đã có vi phạm tự ý đổ đất, san gạt, làm kè đá giáp Đầm Vạc, làm bến đậu du thuyền, trồng cỏ, sử dụng đất phần ngoài ranh giới khi chưa được Nhà nước giao cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng.Bến đậu du thuyền xây dựng trái phép trên bờ hồ Đầm Vạc.Ngày 21/3/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ra công văn số 1877 nêu rõ: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vũ Chí Giang yêu cầu Công ty cổ phần tập đoàn sản xuất ống thép Việt Đức bàn giao ngay diện tích 2.377,8m2đất đang sử dụng ngoài chỉ giới cho Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên quản lý.Lấn chiếm đất ven hồ Đầm VạcBên cạnh đó, phóng viên Báo Nhân Dân và cán bộ Ủy ban nhân dân phường Đống Đa cũng phát hiện thửa đất liền kề nằm giữa Công ty cổ phần tập đoàn sản xuất ống thép Việt Đức với Khu đô thị Bắc Đầm Vạc (Chủ đầu tư là Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô) có dấu hiệu bị lấn chiếm trái phép, đã xây dựng tường bao kín tới mép hồ Đầm Vạc.Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân phường Đống Đa đã làm việc với những công dân tuyên bố sở hữu đối với khu đất này, lập biên bản hiện trạng với sự có mặt của các bên liên quan.Kết quả kiểm tra đo đạc cho thấy: Thửa đất này của ông Phùng Thế Trung, thuộc khu vực xóm Đảo, tổ dân phố Mới, phường Đống Đa. Tổng diện tích thửa đất là 1.376,8m2. Diện tích ông Trung đang sử dụng là 1.295,8m2, bao gồm 140,6m2quy hoạch cho dự án của Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô.Diện tích đất quy hoạch cho dự án của Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô mà ông Trung và Công ty cổ phần tập đoàn sản xuất ống thép Việt Đức đang sử dụng là 187,2m2, trong đó ông Trung sử dụng 140,6m2và ông Nguyễn Văn Vượng sử dụng 46,6m2.Trên cơ sở đo đạc thực tế, ông Trần Văn Liễu, công chức địa chính-xây dựng phường Đống Đa khẳng định: Diện tích này là đất màu (đất nông nghiệp) thuộc Ủy ban nhân dân phường Đống Đa quản lý. Ông Phùng Thế Trung đã thừa nhận đã sử dụng diện tích đất này chưa đúng quy định, đồng ý sẽ tháo dỡ các công trình vi phạm.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đống Đa, ông Nguyễn Thành Long cho biết: Diện tích đất mà ông Phùng Thế Trung và một số cá nhân lấn chiếm trái phép là đất do Ủy ban nhân dân phường quản lý, được quy hoạch thành đất thương mại dịch vụ. Ủy ban nhân dân phường yêu cầu hộ vi phạm phải tháo dỡ, hoàn trả đất trước ngày 15/5/2024. Vụ việc đã được báo cáo cho UBND thành phố Vĩnh Yên biết và Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Việt Phương chỉ đạo xử lý nghiêm minh đối với vi phạm.Khu đất người dânlấn chiếmtrái phép.Những bằng chứng rõ ràng như trên, Công ty cổ phần tập đoàn sản xuất ống thép Việt Đức và các hộ dân phải hoàn trả diện tích 3.754,6m2cho Ủy ban nhân dân phường Đống Đa (gồm 2.377,8m2do Công ty cổ phần tập đoàn sản xuất ống thép Việt Đức đang sử dụng và 1.376,8m2do người dân sử dụng).Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc cần làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm trong thời gian dài, đồng thời, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân vi phạm tháo dỡ các công trình vi phạm, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Sau khi thu hồi diện tích trên, thành phố Vĩnh Yên cần xây dựng phương án sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, thông suốt tuyến đi bộ ven hồ cho nhân dân.
https://nhandan.vn/vinh-phuc-yeu-cau-cac-to-chuc-ca-nhan-hoan-tra-dien-tich-lan-chiem-ven-ho-dam-vac-post810187.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "vi phạm đất đai", "thành phố Vĩnh Yên", "ven hồ Đầm Vạc", "Vĩnh Phúc", "hồ Đầm Vạc", "lấn chiếm" ] }
Quảng Bình tạo điều kiện cho 800 tàu cá “3 không” vào đăng ký, đăng kiểm để quản lý, cấp phép
NDO -Ngày 30/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức cuộc họp với các ngành, địa phương liên quan về công tác quản lý tàu cá “3 không”. Theo đó, tỉnh Quảng Bình tạo mọi điều kiện và cử cán bộ bám địa bàn để hỗ trợ chủ tàu đăng ký, đăng kiểm tàu cá theo quy định.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, hiện toàn tỉnh có 800 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác thủy sản), trong đó, có 711 tàu chiều dài từ 6m đến dưới 12m; 50 tàu từ 12m đến dưới 15m; 39 tàu dài từ 15m trở lên.Các địa phương có số lượng tàu cá “3 không” nhiều là thị xã Ba Đồn (424 tàu cá), Quảng Ninh (120 tàu cá), Quảng Trạch (95 tàu cá).Nguyên nhân dẫn tới tàu cá “3 không” là do nhiều chủ tàu tự ý cải hoán máy, chuyển nghề chưa làm thủ tục sang tên, đổi chủ; tàu cá hoạt động ngoại tỉnh không về địa phương; tàu cá nằm bờ không hoạt động hoặc bị ngân hàng thu giữ… Do đó, việc quản lý số tàu cá này ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến công tácphòng, chống khai thác IUUcủa tỉnh.Để thực hiện tốt công tác quản lý tàu cá, nhất là đối với tàu cá “3 không”, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đề nghị chính quyền các địa phương chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát cụ thể, chi tiết để thống kê, lập danh sách tàu cá “3 không” để có các biện pháp xử lý.Đối với nhóm tàu cá từ 12m đến dưới 15m, các địa phương lập danh sách cụ thể, phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh để thực hiện đăng kiểm theo quy định.Chi cục Thủy sản phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp xã, các phòng, ban chuyên môn của cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân thực hiện các thủ tục đăng ký, đăng kiểm tàu cá theo quy định; cử cán bộ bám địa bàn để trợ giúp ngư dân thực hiện việc này.Riêng đối với nhóm tàu cá có số đăng ký nhưng cũ nát, không hoạt động hoặc không còn tàu thì hướng dẫn chủ tàu thực hiện thủ tục xóa đăng ký.Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cũng đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh chủ động bám sát địa bàn, nắm bắt thông tin; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản; quản lý tàu cá hoạt động trên biển, trong đó xử lý nghiêm tàu cá vi phạm quy định về đánh bắt IUU.
https://nhandan.vn/quang-binh-tao-dieu-kien-cho-800-tau-ca-3-khong-vao-dang-ky-dang-kiem-de-quan-ly-cap-phep-post811881.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Quảng Bình", "quản lý tàu cá", "đăng ký", "đăng kiểm tàu cá", "3 không", "IUU", "chống khai thác IUU" ] }
Tạm đình chỉ các kiểm soát viên không lưu liên quan vụ 2 máy bay suýt va chạm
NDO -Ngày 21/6, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cho biết, Công ty Quản lý bay Miền Nam đã tạm thời đình chỉ các kiểm soát viên không lưu và lập tổ điều tra xác minh cảnh báo xung đột máy bay tại không phận do Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh (ACC HCM) kiểm soát.
Đánh giá ban đầu, đây là sự cố nằm trong danh mục vi phạm tiêu chuẩn phân cách tối thiểu giữa các tàu bay và “báo động tránh va chạm trên không”. Vụ việc phải báo cáo theo quy chế báo cáo an toàn hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công ty Quản lý bay Miền Nam đã tạm thời đình chỉ các kiểm soát viên không lưu liên quan và tiến hành xác minh sự việc, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Theo đó, không bố trí vào ca, kíp trựcđiều hành baygồm Trưởng kíp trực, kiểm soát viên trực tiếp điều hành (EC) và trực hiệp đồng (PLC), kiểm soát viên giám sát để phục vụ điều tra sự cố.Đài Kiểm soát không lưu Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.“VATM luôn xác định điều hành bay an toàn, hiệu quả cho tất cả các chuyến bay là mục tiêu hàng đầu. Lãnh đạo đơn vị luôn chủ trương không ngừng nâng cao năng lực và bảo đảm chất lượng dịch vụ bay".Đại diện lãnh đạo VATMLãnh đạo VATM sau khi tiếp nhận thông tin cũng lập tức ra quyết định thành lập Tổ điều tra xác minh nội bộ do Trưởng ban An toàn chất lượng làm tổ trưởng, nhằm làm rõ nguyên nhân sự việc. Đại diện lãnh đạo VATM cho biết, tổ điều tra đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Công ty Quản lý bay miền Nam, khi có kết quả chính thức, VATM sẽ công bố chính thức thông tin theo quy định.Tin liên quanSự cố nhân viên kiểm soát không lưu “ngủ quên”: Kỷ luật, cách chức nhiều cán bộ“VATM luôn xác định điều hành bay an toàn, hiệu quả cho tất cả các chuyến bay là mục tiêu hàng đầu. Lãnh đạo đơn vị luôn chủ trương không ngừng nâng cao năng lực và bảo đảm chất lượng dịch vụ bay. VATM hiện chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay trong toàn bộ vùng trời chủ quyền trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và tại tất cả các cảng hàng không, sân bay trên cả nước”, đại diện lãnh đạo VATM khẳng định.Kíp trực đã tổ chức bình giảng ngay sau ca trực về sự cố trên, Công ty Quản lý bay Miền Nam cũng tổ chức bình giảng, rút kinh nghiệm tình huống trên cho toàn thể lực lượng kiểm soát viên không lưu ACC HCM.
https://nhandan.vn/tam-dinh-chi-cac-kiem-soat-vien-khong-luu-lien-quan-vu-2-may-bay-suyt-va-cham-post815555.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "kiểm soát viên không lưu", "Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam", "Công ty Quản lý bay miền Nam", "sự cố an toàn bay" ] }
Ùn tắc các tuyến quốc lộ qua tỉnh Đồng Nai ngày nghỉ lễ thứ 2
NDO -Ngày 28/4, trong ngày nghỉ lễ thứ 2 của đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 5 ngày, một số tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra tình trạngùn tắc cục bộdo lượng xe từ Thành phố Hồ Chí Minh đi hướng Đồng Nai tăng cao.
Theo ghi nhận, khoảng 8 giờ 30 phút ngày 28/4, một số điểm thườngùn tắc giao thông, như: Ngã tư Vũng Tàu, vòng xoay cổng 11 trên Quốc lộ 1A; ngã ba Bến Gỗ, Quốc lộ 51; ngã ba Võ Nguyên Giáp, tuyến tránh Quốc lộ 1A đã xảy ra tình trạng ùn ứ cục bộ kéo dài hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đồng Nai do lượng phương tiện tăng cao.Trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn từ ngã ba Trị An đến nút giao với đường Võ Nguyên Giáp thuộc huyện Trảng Bom ùn tắc giao thông do hàng nghìn phương tiện xe khách, ô tô, xe tải nối đuôi nhau kéo dài hướng Đồng Nai đi Bình Thuận.Các phương tiện ùn ứ trên Quốc lộ 1A, đoạn qua Đồng Nai.Trong dòng xe ùn ứ dài hơn 3km chủ yếu mang biển số Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước. Những xe này đã chọn đi Quốc lộ 1A để né ùn tắc trên cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây: “Rút kinh nghiệm các đợt lễ trước tôi đi cao tốc gặp kẹt xe nhiều giờ, chờ đợt rất mệt mỏi. Do vậy, đợt này chọn Quốc lộ 1A qua tỉnh Đồng Nai cũng gặp ùn tắc giao thông kéo dài”, anh Lê Văn Kiên, lái xe ngụ Thành phố Hồ Chí Minh nói.Còn Quốc lộ 51 một số điểm ùn tắc cục bộ như khu vực ngã ba Tân Cang, ngã ba Bến Gỗ, ngã ba vào sân golf Long Thành. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lượng xe giảm, giao thông dần trở lại bình thường.Khu vực ngã ba Quốc lộ1A - đường Võ Nguyên Giáp, tỉnh Đồng Nai.Trong khi đó, Quốc lộ 20 là tuyến huyết mạch để người dân đi du lịch Đà Lạt trong 2 ngày đầu nghỉ lễ, lượng phương tiện tăng cao nhưng chưa xảy ra ùn tắc giao thông.Theo đánh giá của lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai, qua 2 ngày đầu đợt nghỉ lễ, năm nay lượng xe đông hơn, nhất là các loại ô-tô cá nhân. Dù xảy ra một số điểm ùn tắc giao thông nhưng không gây ra kẹt cứng như một số kỳ nghỉ lễ những năm trước, các phương tiện vẫn có thể di chuyển chậm qua các khu vực trên.Lượng xe tăng cao từ hướng Thành phố Hồ Chí Minh đi Đồng Nai.Đồng Nai là địa bàn có nhiều tuyến quốc lộ huyết mạch của đất nước đi qua như Quốc lộ 1A, 20, 51. Vào các dịp lễ, Tết lượng phương tiện đi qua địa bàn rất lớn do người dân ở khu vực Đông Nam Bộ về quê và đi du lịch. Do đó, vào những đợt cao điểm này, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phải căng mình điều tiết, xử lý kịp thời các sự cố, góp bảo đảm an toàn giao thông.
https://nhandan.vn/un-tac-cac-tuyen-quoc-lo-qua-tinh-dong-nai-ngay-nghi-le-thu-2-post806985.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Ùn tắc giao thông", "Đồng Nai", "nghỉ lễ" ] }
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đối thoại với thanh niên
Chiều 22/3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhKiên GiangLâm Minh Thành có buổi gặp gỡ, đối thoại với hơn 60 cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên đại diện các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi đối thoại, đoàn thanh niên, đoàn viên trong tỉnh đã trao đổi nhiều nội dung, câu hỏi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và các sở, ban, ngành về chính sách, chương trình hỗ trợ vay vốn không cần thế chấp tài sản để thanh niên hiện thực hóa ý tưởngkhởi nghiệp, kinh doanh; định hướng của tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thuộc lĩnh vực nuôi trồng, khai thác thủy sản và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển đổi trong nông nghiệp.Tin liên quanChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang gặp gỡ, đối thoại với thanh niênCùng với đó, cán bộ đoàn, đoàn viên bày tỏ lo lắng và mong muốn tỉnh có những giải pháp hiệu quả hơn trong đấu tranh với vấn nạn ma túy trong thanh thiếu niên nói chung, ở học sinh nói riêng; giải pháp đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu nhi; phát triển các không gian văn hóa, giải trí công cộng, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh; chính sách hỗ trợ thanh niên trong việc tiếp cận thông tin và thay đổi thiết bị, điện thoại cho phù hợp...Quang cảnh buổi đối thoại.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã trao đổi, chia sẻ những thông tin và trả lời các ý kiến của cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên đặt ra.Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, mục tiêu tổng quát trong Chương trìnhphát triển thanh niêntỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2030 là xây dựng thế hệ thanh niên Kiên Giang phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc; có lý tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe và lối sống lành mạnh, có văn hóa, kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng sống, nghề nghiệp và việc làm; có ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành phát biểu tại buổi đối thoại.Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, ông Lâm Minh Thành yêu cầu trong thời gian tới tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Kiên Giang và đoàn viên thanh niên cần thường xuyên quan tâm, nắm chắc những định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh để tích cực, chủ động tham gia đóng góp ý kiến, sáng kiến, hiến kế của mình trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ quan, đơn vị.Phát huy hơn nữa vai trò tiên phong của thanh niên trong tham gia tích cực công cuộcchuyển đổi số; vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống và nâng cao năng lực số cho thanh thiếu nhi, đặc biệt chú trọng vai trò nòng cốt của các tổ công nghệ số cộng đồng.Đồng thời, quan tâm chăm lo, hỗ trợ thanh niên các địa phương tham gia học nghề; đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương, khu vực theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; chú trọng quan tâm công tác hỗ trợ đào tạo nghề ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang giải đáp câu hỏi của đoàn viên, thanh niên.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang yêu cầu các cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các huyện, thành phố, cần quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên hoàn thành các nhiệm vụ, tạo môi trường cho thanh niên cống hiến và trưởng thành. Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên địa phương khởi nghiệp, lập nghiệp.Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các gói tín dụng ưu đãi với lãi suất hợp lý hỗ trợ các dự án thanh niên khởi nghiệp. Tăng cường tổ chức các diễn đàn, hội thảo chia sẻ về khởi nghiệp để thanh niên có thể tiếp cận kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp.Đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp, sở, ban, ngành của tỉnh bám sát nội dung Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2030; luôn quan tâm, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để đoàn viên, thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đơn vị; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn…
https://nhandan.vn/chu-tich-uy-ban-nhan-dan-tinh-kien-giang-doi-thoai-voi-thanh-nien-post801145.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Kiên Giang", "Chủ tịch Ủy ban nhân dân", "đối thoại", "thanh niên" ] }
Gần 616 nghìn hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi qua dịch vụ công liên thông
Tới nay,bảo hiểm xã hộicác địa phương đã giải quyết gần 616 nghìn hồ sơ đề nghị cấpthẻ bảo hiểm y tếchotrẻ em dưới 6 tuổivà khoảng 7.600 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí qua hệ thống dịch vụ công liên thông về khai sinh và khai tử. Từ đó, giúp người dân có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình với 2 nhómthủ tục hành chính liên thôngtrên.
Thông tin về kết quả triển khaiĐề án 06củaBảo hiểm xã hội Việt Namcho biết, tới nay, hệ thống đã xác thực hơn 95,8 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong số này, có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởngbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp.Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết 615.863 hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 7.678 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí.100% cơ sở khám, chữa bệnhbảo hiểm y tếđã triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp. Qua đó, có hơn 60,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Với các dịch vụ công liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; liên thông đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết 615.863 hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 7.678 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí.Việc liên thông giấy chứng sinh, giấy báo tử qua hạ tầng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tạo ra tiện ích rất quan trọng là đầu vào giúp người dân có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông nêu trên. Trước đây, người dân buộc phải đến ủy ban nhân dân xã, phường để nộp bản giấy của giấy chứng sinh, giấy báo tử khi làm thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử.Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóngbảo hiểm thất nghiệpcho 362.271 trường hợp phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.Về triển khai dịch vụ công theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022, đối với dịch vụ công "Đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện”, hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 6.799 giao dịch đăng ký, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.Việc liên thông giấy chứng sinh, giấy báo tử qua hạ tầng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tạo ra tiện ích rất quan trọng là đầu vào giúp người dân có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông nêu trên. Trước đây, người dân buộc phải đến ủy ban nhân dân xã, phường để nộp bản giấy của giấy chứng sinh, giấy báo tử khi làm thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử.Đối với dịch vụ công "Đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế" (gộp dịch vụ công Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình vào dịch vụ công này), toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 43.788 trường hợp đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế qua dịch vụ công này.Trên toàn quốc có 1.225 cơ sở khám, chữa bệnh đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, với hơn 2,1 triệu dữ liệu được gửi. Có 1.618 cơ sở khám, chữa bệnh gửi dữ liệu giấy chứng sinh, với 946.180 dữ liệu được gửi; 615 cơ sở khám, chữa bệnh gửi dữ liệu giấy báo tử, với 9.748 dữ liệu được gửi.Việc liên thông giấy khám sức khỏe lái xe qua hạ tầng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giúp người dân có thể đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe hoàn toàn trực tuyến. Trước đây, người dân buộc phải đến nơi cấp giấy phép lái xe để nộp bản giấy của giấy khám sức khỏe lái xe.Đến nay, có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản các nhân tại khu vực đô thị, tăng khoảng 3% so với năm 2022. Trong đó, tỷ lệ nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đạt 47%; chế độ bảo hiểm xã hội một lần đạt 94%; trợ cấp thất nghiệp đạt 98%.Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp thành công việc cung cấp thông tin sổ bảo hiểm xã hội lên ứng dụng VNeID. Hiện nay, cơ quan này đang tiếp tục duy trì việc liên thông dữ liệu khi có đề nghị của người lao động về việc tích hợp thông tin quá trình tham gia bảo hiểm xã hội lên ứng dụng VNeID.
https://nhandan.vn/gan-616-nghin-ho-so-cap-the-bao-hiem-y-te-cho-tre-duoi-6-tuoi-qua-dich-vu-cong-lien-thong-post796940.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "Đề án 06", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "thẻ bảo hiểm y tế", "trẻ em dưới 6 tuổi", "đăng ký khai sinh", "thủ tục hành chính liên thông", "đăng ký thường trú" ] }
70 dịch vụ công trực tuyến toàn trình về bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã công bố 70dịch vụ côngtrực tuyến toàn trình về an sinh xã hội trong 6 lĩnh vực khác nhau.
Ngày 5/6, Tổng Giám đốcBảo hiểm xã hộiViệt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã ký ban hành Quyết định số 838/QĐ-BHXH công bố danh mục 70 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ toàn trình, trong đó có 2 dịch vụ công liên thông theoĐề án số 06của Thủ tướng Chính phủ.Các dịch vụ công trực tuyến toàn trình này thuộc 6 lĩnh vực. Đó là: Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp; Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội; Nhóm dịch vụ công liên thông.Riêng ở nhóm dịch vụ công liên thông, có 2 dịch vụ công liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đó là: Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí.Theo đó, tính tới đầu tháng 5/2024, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết 856.063 hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 10.529 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí.Xác định công tác phục vụ người hưởng luôn là nhiệm vụ trọng tâm, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam không ngừng cải cách hành chính mạnh mẽ. Qua đó, cắt giảm, đơn giản hóathủ tục hành chínhtừ 114 thủ tục (năm 2015) xuống chỉ còn 25 thủ tục, trong đó 100% thủ tục được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4; thực hiện giao dịch điện tử với các tổ chức, cá nhân ở tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ.Quá trình thực hiện Danh mục dịch vụ công trực tuyến cung cấp trên môi trường mạng, dịch vụ công được chuẩn hóa, đồng bộ về mã, tên dịch vụ công trực tuyến; cung cấp biểu mẫu điện tử, hướng dẫn quy trình sử dụng và tích hợp, công bố công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
https://nhandan.vn/70-dich-vu-cong-truc-tuyen-toan-trinh-ve-bao-hiem-xa-hoi-post812844.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "dịch vụ công trực tuyến", "dịch vụ công trực tuyến toàn trình", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "thủ tục hành chính", "Đề án 06" ] }
Xử lý nghiêm xe dù, bến cóc
Cứ đến những ngày cao điểm Tết tình trạng "xe dù, bến cóc" diễn ra nan giải, trong đó đối tượng bị tác động trực tiếp vẫn là các doanh nghiệp vận tải kinh doanh chân chính, sau đó ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố.
Ghi nhận những ngày cao điểm này, các điểm "nóng" được xem là điểm hẹn mà các hãng xe ra vào đón khách như khu vực đối diện cây xăng gần Bến xe Miền Ðông cũ, bãi giữ xe 397 Ðinh Bộ Lĩnh, 53 Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh); bãi Liên Phường, bãi giữ xe Thành Công ở ngã tư Bình Phước (thành phố Thủ Ðức) hay các tuyến đường liên phường… Nếu như thời điểm trước đó, các xe khách này ra vào đón trả khách theo kiểu đối phó lực lượng chức năng thì nay hoạt động công khai và rầm rộ tại những điểm "tập kết", tranh thủ đón khách những ngày cao điểm đi lại. Trái ngược với hoạt động tấp nập này, bên trong các bến xe lớn của thành phố, trong đó có Bến xe Miền Ðông mới (thành phố Thủ Ðức), lượng khách khá vắng vẻ, lượng xe ra vào thưa thớt, khiến những nhà xe hoạt động nghiêm túc khá bức xúc…Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải thừa nhận, hiện nay nhiều xe khách hoạt động bên ngoài không vào bến xe, nhất là tình trạng "xe dù, bến cóc" diễn biến phức tạp. Sở Giao thông vận tải đã triển khai nhiều biện pháp như lắp đặt camera xử lý phạt nguội xe khách ở các điểm nóng, tăng cường phối hợp chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để chấn chỉnh nhưng tình hình nhìn chung vẫn còn diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng "xe dù, bến cóc" chưa được giải quyết triệt để, là do thời gian qua có tình trạng xe khách hoạt động "núp bóng" ở các bãi tạm giữ xe, cây xăng, các khu đất trống của các dự án. Lực lượng chức năng đã xử lý rất nhiều trường hợp dừng, đậu đón trả khách không đúng nơi quy định. Còn các sở, ngành chức năng của thành phố cho rằng, việc cấp phép kinh doanh của địa phương đối với các doanh nghiệp vận tải thiếu tính hậu kiểm, "công cụ" chế tài xử lý chưa đủ mạnh, nhất là công tác phối kết hợp với các đơn vị, lực lượng thanh tra, kiểm tra.Theo số liệu thống kê của Bến xe Miền Ðông mới, tháng 1/2024, tổng số đơn vị đăng ký hoạt động tại bến là 96 nhưng hoạt động thực tế là 57 đơn vị, nhiều đơn vị chuyển qua các bến xe khác, hay hoạt động bên ngoài để tránh "thất thu" khi phải vào bến. Lãnh đạo bến xe có quy mô lớn nhất thành phố đưa ra nhiều kiến nghị, các lực lượng chức năng tăng cường xử lý tình trạng "xe dù, bến cóc", xe hợp đồng hoạt động tại các trạm tiếp nhiên liệu, bãi giữ xe, dọc các tuyến đường Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Xa lộ Hà Nội như xe tuyến cố định trá hình trong dịp Tết.Ngoài ra, bến xe này cũng kiến nghị Cơ quan quản lý tuyến căn cứ vào dữ liệu Giám sát hành trình để xử lý các phương tiện chạy sai hành trình đăng ký điển hình các tuyến Thành phố Hồ Chí Minh (Bến xe Miền Ðông cũ, quận Bình Thạnh) đi Bình Dương nhưng hoạt động sai hành trình để đi về các bến xe thuộc hai tỉnh Phú Yên và Bình Ðịnh; kiến nghị xem xét, nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc cấm xe khách có giường nằm vào khu vực trung tâm thành phố để tiếp tục đề xuất mở rộng thời gian cấm (cấm toàn thời gian trong ngày, không cấm theo giờ như hiện nay)…Lâu dài và căn cơ nhất, việc xử lý "xe dù, bến cóc" tại thành phố cần có một cơ quan chức năng đứng ra chủ trì và thực hiện một cách quyết liệt mới tạo được sự chuyển biến tích cực.
https://nhandan.vn/xu-ly-nghiem-xe-du-ben-coc-post794908.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [] }
Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an sinh xã hội
Ngày 19/3, tại Hà Nội,Bảo hiểm xã hộiViệt Nam và Cơ quan Bảo hiểm xã hội Lào có chương trình làm việc, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực an sinh của hai quốc gia.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốcBảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Đức Hòa gửi lời chào mừng đến Phó Tổng Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Lào Bouahome Phommachane cùng các cán bộ trong đoàn đến thăm và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực an sinh xã hội với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Theo ông Nguyễn Đức Hòa, đây là hoạt động rất có ý nghĩa, nhằm tiếp nối chuỗi các hoạt động hợp tác giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cơ quan Bảo hiểm xã hội quốc gia Lào triển khai trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2022-2025.Thời gian qua, trong lĩnh vực an sinh xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cơ quan Bảo hiểm xã hội Lào cũng đã có nhiều hoạt động hợp tác chặt chẽ, đặc biệt là việc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác và Chương trình hành động cụ thể theo từng giai đoạn, tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, gắn bó cùng nhau phát triển trong việc thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, bảo đảm lợi ích tối đa cho người dân và doanh nghiệp của hai quốc gia.Chia sẻ thêm với Đoàn đại biểu Cơ quan Bảo hiểm xã hội Lào, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa cho biết, mới đây, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 216/QĐ-BHXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củathanh tra Bảo hiểm xã hộiViệt Nam.Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển và lớn mạnh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung và thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói riêng, khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam trong sự nghiệp an sinh xã hội đất nước. Chuyến thăm và làm việc của đoàn Cơ quan Bảo hiểm xã hội quốc gia Lào trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra lần này rất có ý nghĩa, nhằm kịp thời cập nhật các thông tin, quy định mới về chức năng nhiệm vụ công tác thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam…Phát biểu tại buổi làm việc, bà Bouahome Phommachane, Phó Tổng Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Lào, tin tưởng hai bên sẽ tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện nhằm nâng cao năng lực thực hiện chính sách an sinh xã hội, chất lượng và hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp của mỗi nước. Chương trình công tác của đoàn Cơ quan Bảo hiểm xã hội quốc gia Lào sẽ tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.Phó Tổng Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội quốc gia Lào Bouahome Phommachane phát biểu. (Ảnh: TÂM TRUNG)Tại buổi làm việc, đại diện Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có bài trình bày về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam và khái quát một số hoạt động về thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.Trong giai đoạn 2016-2023, toàn ngành đã tổ chức 115.791 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 179.415 đơn vị; qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, kiến nghị truy thu đối với gần 570.000 lao động chưa đóng, đóng thiếu thời gian, thiếu mức đóng; kiến nghị truy thu, thu hồi về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 23.790 tỷ đồng.Đến nay, các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đã thực hiện khắc phục số tiền là 18.785 tỷ đồng, góp phần rất lớn vào việc giảm tỷ lệ chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian qua.Đại diện Cơ quan Bảo hiểm xã hội Lào đã giới thiệu khái quát về cơ cấu tổ chức của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Lào và một số kinh nghiệm công tác thanh tra chuyên ngành trong việc bảo đảm an sinh xã hội tại Lào.Phó Tổng Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Lào Bouahome Phommachane mong muốn hai cơ quan tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội nói riêng và bảo đảm an sinh xã hội nói chung, góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Lào tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/viet-nam-va-lao-tang-cuong-hop-tac-trong-linh-vuc-an-sinh-xa-hoi-post800648.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Bảo hiểm xã hội", "Việt Nam-Lào", "an sinh xã hội", "thanh tra bảo hiểm xã hội" ] }
Xử lý nghiêm hành vi chia sẻ, thu thập thông tin trái phép
Thời gian gần đây, lực lượng công an liên tục xử lý, ngăn chặn nhiều trường hợp thu thập thông tin, chia sẻ trái phép vị trí kiểm soát an ninh trật tự, an toàn giao thông của Cảnh sát giao thông (CSGT) trên mạng xã hội. Tuy nhiên, hành vi vi phạm này đang có xu hướng gia tăng về số vụ, số hội nhóm trên mạng xã hội, cũng như phương thức hoạt động ngày càng tinh vi. Điều đó không chỉ ảnh hưởng hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của lực lượng chức năng, mà còn thể hiện sự coi thường các quy định của pháp luật.
Vừa qua, Công an huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa phát hiện một tài khoản facebook đã công khai đăng tải nội dung “báo chốt”, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn của lực lượng CSGT để các thành viên biết, né tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng… Để có căn cứ xử lý vi phạm này, Công an huyện Triệu Sơn đã tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc và xác định người đăng tải nội dung “báo chốt” là chị TTP (sinh năm 1977, ở xã Hợp Thành, huyện Triệu Sơn). Làm việc với các cán bộ Công an huyện, chị P thừa nhận hành vi vi phạm khi đăng tải thông tin về chốt CSGT đang làm nhiệm vụ để cảnh báo người thân, bạn bè tránh né không bị xử phạt. Trước hành vi vi phạm pháp luật của chị P, lãnh đạo Công an huyện quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng.Trước đó, các cán bộ Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện có hai nhóm Zalo mang tên “Lái Xe Đất Tổ” và “Lái xe Văn Minh” đưa nhiều thông tin lên mạng về vị trí các chốt CSGT, Cảnh sát trật tự đang làm nhiệm vụ, nhất là ở thành phố Việt Trì. Thời điểm bị phát hiện, nhóm “Lái Xe Đất Tổ” có 722 thành viên; nhóm “Lái Xe Văn Minh” có 695 thành viên…Xác định đây là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải được ngăn chặn kịp thời, lãnh đạo Phòng PA05 đã triển khai các biện pháp xác minh, làm rõ Phan Quốc Khánh và Trần Thị Thùy Dương là hai cá nhân tham gia thiết lập, quản trị nhóm Zalo có tên “Lái Xe Đất Tổ” và “Lái xe Văn Minh” để “báo chốt” CSGT. Hai cá nhân này đã bị xử phạt hành chính về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”. Mức phạt cho hành vi nêu trên là 7,5 triệu đồng.Hiện nay, mặc dù các đơn vị nghiệp vụ công an các địa phương đã ngăn chặn, xử phạt nhiều cá nhân đăng tải các bài viết trên mạng xã hội với nội dung thông báo “chốt” CSGT tại các tuyến đường, nhưng vẫn còn tình trạng các hội nhóm báo “chốt” online được lập. Hội nhóm ít thì vài trăm người tham gia, nhóm nhiều thì lên đến hàng nghìn người.Để tiếp tay cho những hành vi vi phạm giao thông, nhất là về nồng độ cồn, các đối tượng sử dụng nhiều từ “lóng” hoặc ký hiệu riêng như “ngửi mồm”, “bắn chim”, “thổi kèn”… ở trên mạng. Để tìm hiểu về các nhóm này, chúng tôi lên mạng Facebook gõ từ khóa: “thổi nồng độ cồn” thì cho rất nhiều kết quả về các hội nhóm, như: “Hội CA thổi nồng độ cồn”; “Thông chốt và báo chốt 141”… Ngoài ra, còn có các hội nhóm “báo chốt” của các tỉnh, thành phố như: “Hóng chốt thổi nồng độ cồn Đà Nẵng”; “Chốt thổi nồng độ cồn Thái Nguyên”… Các thông tin về những chốt CSGT được cập nhật, đăng tải liên tục bởi các thành viên trong nhóm. Ngoài ra, một số thành viên còn đăng tải cả những điều luật, quy định về giao thông đường bộ; cách lập luận, “cãi” lại lực lượng CSGT làm nhiệm vụ.Theo Thượng tá Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Phú Thọ, việc chia sẻ thông tin, hành ảnh các chốt kiểm soát của lực lượng CSGT, cảnh sát trật tự sẽ khiến nhiều người tham gia giao thông vô tư vi phạm; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ngoài ra, những hành vi vi phạm nêu trên cũng gây khó khăn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên tuyến giao thông; kiểm tra, kiểm soát, phát hiện người điều khiển phương tiện mang theo vũ khí, vận chuyển chất cấm hoặc tội phạm truy nã…Để ngăn chặn hiệu quả những hành vi vi phạm này, Phòng sẽ tăng cường phối hợp các lực lượng nghiệp vụ theo dõi, nắm thông tin trên mạng, xử lý nghiêm các trường hợp thu thập chia sẻ trái phép thông tin vị trí tổ công tác CSGT; tích cực tuyên truyền, khuyến cáo mỗi người dân không nên tiếp tay, tham gia vào các hành vi vi phạm này để bảo đảm trật tự an toàn giao thông.Hành vi thu thập thông tin, chia sẻ hình ảnh vị trí CSGT, nhằm tiếp tay cho những vi phạm của người tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm,… mà cơ quan có thẩm quyền xử lý người vi phạm theo quy định. Cụ thể, nếu xử phạt hành chính về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”, được quy định tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NÐ-CP ngày 27/01/2022), mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân vi phạm là 10 triệu đồng và đối với tổ chức vi phạm là 20 triệu đồng.LÊ THÀNH CUNG,Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh
https://nhandan.vn/xu-ly-nghiem-hanh-vi-chia-se-thu-thap-thong-tin-trai-phep-post803632.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Nồng độ cồn", "Công an tỉnh Phú Thọ", "chia sẻ trái phép", "Cảnh sát giao thông", "tiếp tay", "ngăn chặn" ] }
Quảng Bình: Hai học sinh bị đuối nước thương tâm
NDO -Chiều 10/1, thông tin từ Ủy ban nhân dân xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnhQuảng Bìnhcho biết, vừa xảy ra vụ đuối nước làm hai học sinh tử vong.
Trước đó, khoảng 12 giờ 30 phút cùng ngày, một nhóm học sinh rủ nhau ra sông Son, đoạn bến đò ngang Phúc Bình ở thôn Thanh Hưng 1, xã Hưng Trạch để tắm. Được một lúc thì hai cháu bịđuối nướcvà khi phát hiện thì đã tử vong.Nạn nhân là N.C.T và N.N.A (đều sinh năm 2015), ở thôn Thanh Hưng 1, học lớp 3 ở Trường tiểu học số 4 Hưng Trạch.Nhận được thông tin, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Hưng Trạch, các đoàn thể của xã, ban giám hiệu Trường Tiểu học số 4 Hưng Trạch đến gia đình hai học sinh xấu số để chia sẻ, động viên.
https://nhandan.vn/quang-binh-hai-hoc-sinh-bi-duoi-nuoc-thuong-tam-post791467.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Quảng Bình", "đuối nước", "tắm sông", "chia sẻ" ] }
Cháy nhà trong đêm làm 4 người thiệt mạng
NDO -Sáng 17/2, các cơ quan chức năng và Công an quận 10 vẫn đang phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà làm 4 người tử vong tại một căn nhà ở hẻm 623 đường Cách Mạng Tháng 8, phường 15, quận 10,Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo cơ quan chức năng, vụ cháy xảy ra vào rạng sáng ngày 17/2. Khi phát hiện vụ cháy, người dân đã cố gắng dập lửa nhưng bất thành.Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an quận 10 phối hợp nhiều đơn vị khác điều nhiều xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường chữa cháy.Tại hiện trường, cơ quanchức năng xác định có 4 người thiệt mạng; nhiều tài sản bị hư hại.Tin liên quanPhòng chống cháy, nổ sau Tết Nguyên đánThời điểm cháy, căn nhà khóa trong, có 7 người trong nhà, 3 người thoát được. 4 người đã thiệt mạng.Danh tính 4 nạn nhân được xác định, gồm: Nguyễn Thị Hồng Xuân (46 tuổi), Lê Thị Hồng Tuyết (47 tuổi), Trần Quốc Cường (38 tuổi) và Lê Hoàng Dũng (56 tuổi).Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
https://nhandan.vn/chay-nha-trong-dem-lam-4-nguoi-thiet-mang-post796458.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Cháy nhà trong đêm", "pccc", "phòng cháy chữa cháy" ] }
Dịp nghỉ lễ 30/4, giá vé máy bay, tàu hỏa tăng cao
Chỉ còn một tháng nữa là đến dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hiện tại, giá vé máy bay đi đến nhiều điểm du lịch đang cao chót vót. Trong khi đó, ngành đường sắt cũng tăng cường chạy thêm nhiều tàu để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân.
Vé máy bay “neo cao”Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560 nghìn ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5. Mặc dù gặp khó khăn về số lượng máy bay đưa vào khai thác do yếu tố khách quan, nhưng hãng vẫn duy trì được tải cung ứng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhờ tối ưu nguồn lực và điều hành linh hoạt, chủ động.Theo đó, hãng tăng cường số chuyến bay trên các đường bay du lịch nội địa như Hà Nội/Thành phố Hồ Chí Minh đi Ðà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Ðà Lạt, Phú Quốc, Côn Ðảo,… và đi quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia,...Ðại diện hãng cho biết, hiện tại, nhiều chuyến bay hành trình Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đi Huế, Ðà Nẵng, Quảng Bình, Nha Trang, Phú Quốc,… vào dịp cao điểm đã đầy chỗ từ 50-70%. Ðể lựa chọn lịch trình mong muốn, hãng khuyến cáo hành khách chủ động đặt chỗ sớm, mua vé qua các kênh website, ứng dụng di động Vietnam Airlines hoặc phòng vé, đại lý chính thức của hãng.Lên kế hoạch cho gia đình đi chơi dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, gia đình chị Kiều Trang (Long Biên, Hà Nội) đã tìm hiểu, khảo sát giá vé máy bay đi Nha Trang từ khá sớm, nhưng đến giờ vẫn băn khoăn do giá vé tăng quá cao, cân đối chi phí không phù hợp điều kiện kinh tế gia đình.Chị Trang cho biết, hãng rẻ nhất, giờ bay muộn cũng khoảng 3 triệu đồng/vé khứ hồi. Còn vé giờ đẹp, vào ngày cuối tuần lên tới 7-8 triệu đồng/vé. Hầu hết đường bay tới các điểm du lịch như Ðà Nẵng, Phú Quốc, Quy Nhơn, Huế,... giá vé cũng trong tình trạng tương tự. Do đó, chị Trang đang tính toán “xoay” sang đi bằng đường bộ, đi ô-tô riêng để cùng gia đình trải nghiệm tuyến đường bộ cao tốc, song còn ngần ngừ vì vấn đề an toàn.Không riêng gì gia đình chị Trang, nhiều gia đình khác đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ năm nay đều phải tính toán cân nhắc. Thực tế trong năm 2023 và đầu năm 2024, kinh tế còn khó khăn, thu nhập người dân giảm sút, giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều người phải hủy bỏ lịch trình hoặc xoay sang lựa chọn phương tiện phù hợp, giá rẻ.Khảo sát trên các website bán vé của các hãng hàng không cho thấy, giá vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội-Phú Quốc đi ngày 28/4, về ngày 3/5 có giá dao động từ 5 đến hơn 7 triệu đồng/vé, mức này cao hơn khoảng 2,5 triệu đồng/vé so với hiện tại. Cụ thể, giá vé của Hãng Vietnam Airlines là 7,6 triệu đồng (đã bao gồm thuế, phí); Vietravel Airlines là 6,6 triệu đồng và thấp nhất là Vietjet Air cũng lên tới 5,5 triệu đồng.Chặng bay Hà Nội-Nha Trang đi ngày 28/4 và về ngày 3/5, mức giá tốt nhất đến nay là 3,9 triệu đồng/vé khứ hồi và cao nhất là 7,7 triệu đồng, cao hơn khoảng 1,5 triệu đồng so với thời điểm hiện tại. Với đường bay Hà Nội-Ðà Lạt, giá vé máy bay ngày 27/4, Hãng hàng không Vietjet Air có mức giá dao động từ 2,7 đến 3,9 triệu đồng/vé khứ hồi, trong khi Vietnam Airlines là 3,8-13 triệu đồng/vé khứ hồi.Một đại lý bán vé máy bay cho biết, giá vé dịp nghỉ lễ tới đây cao hơn so với trước do hãng hàng không bị thiếu nguồn cung, đội bay của một số hãng hao hụt vì động cơ bị thu hồi sửa chữa; các hãng được phép “nới trần” vé máy bay, trong khi nhu cầu đi lại du lịch của người dân tăng cao.Tình hình cung tải tại thị trường hàng không nội địa đang khá căng thẳng, ngoài việc đội máy bay mang quốc tịch Việt Nam đang sụt giảm, việc nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW) phải thu hồi động cơ đã khiến 22 tàu bay Airbus A321NEO của hai hãng bay lớn nhất là Vietnam Airlines và Vietjet Air phải dừng khai thác từ đầu năm 2024. Kể cả trường hợp các hãng có tăng tải trong thời gian tới, giá vé máy bay cũng khó “hạ nhiệt”.Đường sắt tăng nhiều tàuVới ngành đường sắt, tàu khách Thống Nhất từ những ngày cuối tháng 3 đã gần như kín chỗ, nhất là chiều Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài những mác tàu cố định, dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành đường sắt sẽ tăng cường nhiều mác tàu phục vụ hành khách.Theo đó, trên tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh có bốn đôi tàu khách Thống Nhất: SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, SE7/SE8; một đôi tàu Hà Nội-Ðà Nẵng: SE19/SE20. Tuyến Hà Nội-Vinh, đường sắt mở bán vé đôi tàu NA1/NA2; tuyến Hà Nội-Hải Phòng mở bán vé bốn đôi tàu HP1/HP2, LP2/LP3, LP5/LP6, LP7/LP8.Ðặc biệt, mới đây, ngành đường sắt đã tổ chức chạy đoàn tàu du lịch khu đoạn thường xuyên giữa Huế-Ðà Nẵng mang tên “Kết nối di sản miền trung”. Trong tháng khai trương, Tổng công ty Ðường sắt Việt Nam áp dụng giá vé ưu đãi 150 nghìn đồng/vé; giá vé tháng 900 nghìn đồng/vé (riêng vé tháng mua tại các nhà ga) và giảm giá từ 10-50% đối với hành khách là đối tượng chính sách.Tuyến Hà Nội-Lào Cai, ngoài đôi tàu SP3/SP4 đang chạy hằng ngày, ngành đường sắt tổ chức chạy thường xuyên đôi tàu SP1/SP10. Tàu SP1 xuất phát ga Hà Nội lúc 21 giờ 55 phút, đến ga Lào Cai lúc 5 giờ 15 phút; tàu SP10 xuất phát ga Lào Cai lúc 8 giờ 30 phút, đến ga Hà Nội lúc 16 giờ 5 phút. Giá vé đôi tàu này từ 120-220 nghìn đồng/vé, riêng vé giường nằm VIP khoang 2 giường tàu SP10 có giá 370 nghìn đồng/vé.Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách trong những ngày cao điểm trên tuyến Hà Nội-Vinh, ngành đường sắt cũng lập thêm đôi tàu SE35/SE36 giữa Hà Nội-Vinh từ ngày 25/4 đến ngày 1/5; tàu NA3 xuất phát ga Hà Nội ngày 26, 27/4; tàu NA4 xuất phát tại ga Vinh ngày 30/4 và ngày 1/5.Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng mở bán vé các đoàn tàu chạy thường xuyên hằng ngày trong dịp lễ 30/4 và 1/5 và tiếp tục bán vé đến ngày 14/5/2024. Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh-Ðà Nẵng, chạy đôi tàu SE21/SE22; tuyến Thành phố Hồ Chí Minh-Quy Nhơn, chạy tàu SE30 các ngày từ 26 đến 29/4/2024; tàu SE29 các ngày 27, 28, 30/4 và 1/5; tuyến Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang chạy tàu SNT1/SNT2; tuyến Thành phố Hồ Chí Minh-Phan Thiết chạy tàu SPT1/SPT2. Ngoài ra, công ty cũng tổ chức chạy thêm các đoàn tàu từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Phan Thiết, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Hà Nội và ngược lại để phục vụ hành khách trong dịp lễ 30/4 và 1/5.Ðối với các tàu lập thêm, đường sắt vẫn áp dụng khuyến mãi giảm đến 30% giá vé như: giảm từ 5 đến 30% khi mua vé trước từ 5 ngày trở lên, tập thể từ 5 người trở lên được giảm 2 đến 14% giá vé, mua vé khứ hồi được giảm 10% chiều về (không áp dụng dịp lễ 30/4 và 1/5); giảm 5% giá vé lượt về cho hành khách mua vé lẻ và giảm 7% giá vé lượt về cho đoàn tập thể từ 20 người trở lên (áp dụng trong dịp lễ 30/4 và 1/5). Ngành đường sắt cũng khuyến cáo người dân nên mua vé tại các website chính thức của ngành để tránh mua nhầm vé giả, vé không đúng giá, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
https://nhandan.vn/dip-nghi-le-304-gia-ve-may-bay-tau-hoa-tang-cao-post802414.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Nghỉ lễ 30/4 và 1/5", "Giá vé máy bay", "Du lịch nghỉ lễ", "Nhu cầu đi lại", "Giá vé cao điểm" ] }
"Trao xuân yêu thương" đến 3 nghìn trẻ em mồ côi, khuyết tật
NDO -Những ngày này, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam đã phối hợp, đồng hành với Sở Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thành đoàn, Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Khu du lịch văn hóa Suối Tiên tích cực chăm lo, góp phần mang đến không khí ấm áp, sum vầy trước thềm Tết cổ truyền cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Diễn ra từ ngày 27/1 đến hết ngày 2/2, Chương trình "Trao xuân yêu thương" là hoạt động quy mô lớn dành cho 3 nghìntrẻ em mồ côi do dịch Covid-19, trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố mang tên Bác trên tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách dịp Tết đến, xuân về.Trong khuôn khổ chương trình, các em nhỏ không chỉ được trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa, mà còn được tham gia hàng loạt hoạt động vui xuân tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên.Đồng chí Trương Hòa Bình trao quà tặng thiếu nhi mồ côi do Covid-19 tại chương trình.Qua các trò chơi dân gian cổ truyền, gắn với thiên nhiên, có tính giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, hàng nghìn em nhỏ đã hiểu hơn về giá trị văn hóa truyền thống ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta, thêm yêu đất nước, con người, nâng cao tính tự giác trong gìn giữ cảnh quan.Theo Chủ tịchHội Doanh nhân trẻ Việt NamĐặng Hồng Anh, đây là hoạt động mang tính truyền thống trong nhiều năm qua vào những ngày cận kề Tết Nguyên đán của cộng đồng doanh nghiệp hội viên Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.Tin liên quanChung tay chăm lo Tết cho người có hoàn cảnh khó khănCụ thể, Hội mong muốn không chỉ hướng tới đồng hành với người lao động của doanh nghiệp hội viên đón Tết trong ấm no, đủ đầy, mà còn tích cực dành thời gian, nguồn lực chăm lo cho các đối tượng yếu thế khác trong xã hội.Nhân dịpxuân Giáp Thìn 2024, Hội Doanh nhân trẻ các tỉnh, thành phố, các ngành cũng như các câu lạc bộ, đơn vị trực thuộc Hội đã và đang tổ chức nhiều chương trình liên quan dành riêng cho người nghèo, gia đình chính sách, đặc biệt là các đối tượng trẻ em hoàn cảnh khó khăn…, nhằm lan tỏa một cái Tết gắn chặt với phương châm “Không để ai ở lại phía sau”.
https://nhandan.vn/trao-xuan-yeu-thuong-den-3-nghin-tre-em-mo-coi-khuyet-tat-post795145.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "chăm lo Tết", "Giáp Thìn 2024", "Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam", "trẻ mồ côi do Covid-19" ] }
Tìm thấy 3 nạn nhân bị vùi lấp ở Bắc Kạn
NDO -Đến hơn 10 giờ sáng 22/5, lực lượng chức năng tỉnhBắc Kạnđã tìm thấy thi thể của 3 nạn nhân bị vùi lấp do đất, đá sạt lở vào nhà tại xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn.
Sạt lở xảy ra vào khoảng 24 giờ ngày 21/5 tại hộ gia đình ông Long Sơn Hà, thôn Phiêng Pục, xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn.Ngay sau khi nhận được tin báo, các lực lượng cứu hộ đã có mặt, khẩn trương triển khai các biện pháp cứu nạn.Theo ông Long Sơn Hà, gia đình có 8 người đang ngủ thì xảy ra sạt lở. Đất, đá tràn vàovùi lấp, làm sập hoàn toàn gian phòng ngủ trong cùng.Ông Hà cất tiếng gọi nhưng 3 người ngủ trong gian buồng bị sập không có tiếng trả lời. Những người còn lại kịp thời thoát ra khỏi nhà.Những nạn nhân bị đất, đá vùi lấp, gồm: Long Thị Sương Mai, sinh năm 1997; Huỳnh Thanh Hậu, sinh năm 1996 và cháu nhỏ Huỳnh Long Bình An, sinh năm 2022.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình trực tiếp có mặt và chỉ đạo triển khai công táccứu hộtại hiện trường.Đến khoảng 10 giờ 20 phút, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 3 nạn nhân. Cả 3 người được xác định đã tử vong.Được biết, gia đình ông Long Sơn Hà thuộc diện hộ nghèo của xã Hiệp Lực.Trong sáng 22/5, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn và nhiều cấp ngành, đoàn thể đã có mặt, trao hỗ trợ ban đầu cho gia đình nạn nhân.Gia đình ông Long Sơn Hà được sắp xếp, bố trí ở tạm tại nhà họp thôn Phiêng Pục.Tỉnh Bắc Kạn và huyện Ngân Sơn đang tiếp tục hỗ trợ gia đình an táng các nạn nhân theo phong tục địa phương và sớm ổn định cuộc sống.
https://nhandan.vn/tim-thay-3-nan-nhan-bi-vui-lap-o-bac-kan-post810538.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "sạt lở", "vùi lấp", "thiên tai", "Bắc Kạn" ] }
Bốn tàu cá của ngư dân Quảng Bình bị cháy trong lúc neo đậu
NDO -Ngày 1/8, Ủy ban nhân dân xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết, vừa xảy ra vụ cháy 4 tàu cá xa bờ trong lúc đang neo đậu ở cửa biển Roòn, gây thiệt hại nặng cho ngư dân.
Trước đó, khoảng 3 giờ 30 phút sáng 1/8, khi đang neo đậu ở cửa biển Roòn thì tàu cá số hiệu QB 93628 TS của anh Phạm Ngọc Hương, ở thôn Liên Trung, xã Cảnh Dương, bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa sau đó cháy lan ra 3 chiếc tàu cá khác neo bên cạnh là QB 33194 TS, QB 93426 TS và QB 93685, đều của ngư dân xã Cảnh Dương.Nhận được tin báo, lãnh đạo xã Cảnh Dương huy động lực lượng cùng các chủ tàu cá ứng cứu, nỗ lực dập lửa; đồng thời, di chuyển các tàu cá khác đang neo đậu gần đám cháy ra xa để bảo đảm an toàn.Tàu cá của ngư dân Cảnh Dương (Quảng Bình) bị cháy trong đêm.Tuy nhiên, do thời tiết nóng, gió thổi mạnh nên trong thời gian ngắn, lửa lan ra, bao trùm cả 4 chiếc tàu. Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người nhưng khiến một phần các tàu cùng thiết bị, đồ đạc trên 4 tàu bị thiêu rụi, ước tính thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.Hiện, cơ quan chức năng đang phối hợp chính quyền địa phương điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn gây nhiều thiệt hại này.
https://nhandan.vn/bon-tau-ca-cua-ngu-dan-quang-binh-bi-chay-trong-luc-neo-dau-post708261.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Cảnh Dương", "Ngư dân", "Ứng cứu", "Hỏa hoạn", "Bốc cháy", "Quảng Bình", "tàu cá" ] }
Bắc Trung Bộ đầu tư hạ tầng phát triển sản xuất nông nghiệp
Mặc dù thường xuyên phải gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, song nhờ sự hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã chủ động, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhờ đó, giá trị sản xuất trên diện tích canh tác ở khu vực này không ngừng gia tăng, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế-xã hội phát triển.
Đến nay, nhiều công trình nông nghiệp, thủy lợi trọng điểm đã, đang hoàn thành, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp là một trụ đỡ vững chắc cho phát triển kinh tế, cùng xây dựng nông thôn mới cho các địa phương.Xanh đồng giữa nắng hạKhác với những năm về trước, cứ hễ bước vào thời điểm nắng nóng gay gắt của tháng 6, ông Hoàng Văn Lập và bà con nông dân ở thôn Phú Thượng, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phải thay phiên nhau ra ruộng lúa để túc trực, khơi thông kênh dẫn, đưa nước cứu vụ lúa hè thu.“Có những thời điểm, chúng tôi phải cắt cử nhau sang tận các xã vùng thượng để canh nước, ép nước về cứu lúa, chậm trễ ngày nào, nguy cơ lúa bị cháy nắng càng lớn”, ông Hoàng Văn Lập cho biết. Có mặt tại chân ruộng thôn Phú Thượng, chúng tôi thấy vẻ hồ hởi, phấn khởi trên khuôn mặt của người nông dân đang nhanh tay tỉa dặm, chuẩn bị bón thúc đợt 1.Cũng theo chia sẻ của ông Lập, nhờ kết thúc thu hoạch lúa xuân sớm và chính quyền chỉ đạo điều tiết nước kịp thời, bà con đã nhanh chóng gieo cấy tập trung, đúng lịch thời vụ nên lúa sinh trưởng đồng đều. Người dân có điều kiện thuận lợi về thời gian để tiến hành tỉa dặm, làm cỏ bờ và phòng trừ sâu bệnh.Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Kỳ Phú Nguyễn Kiên Quyết, do đặc thù của địa hình vùng cao cưỡng, lại nằm cuối nguồn kênh tưới của sông Rác nên vụ sản xuất hè thu của bà con, nhất là vùng sản xuất 200 ha ở thôn Phú Long và Phú Thượng trước đây gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi hệ thống kênh sông Rác được bê-tông hóa và lát mái 100%, hệ thống kênh mương đấu nối từ kênh sông Rác về chân ruộng cơ bản được đầu tư, nâng cấp hoàn chỉnh, việc cung cấp nước tưới cho vụ hè thu trên địa bàn đã đáp ứng đầy đủ.Cùng với đó, hệ thống nước tưới được bổ sung từ sông nhà Lê thông qua 5 trạm bơm do xã quản lý đã bổ sung kịp thời cho nhu cầu nước tưới ở những cánh đồng cao cưỡng, khu vực cuối nguồn các tuyến kênh. Hiện nay, bà con nông dân cần tận dụng tối đa nguồn nước cấp về từ hệ thống kênh mương; tiến hành tỉa dặm cho lúa, bảo đảm mật độ phân bố để giúp lúa đẻ nhánh.Theo chia sẻ của các đồng chí lãnh đạo huyện Kỳ Anh, với vị trí đặc thù nằm ở trung tâm “chảo lửa, túi mưa” của Hà Tĩnh, những năm về trước, Kỳ Anh luôn được nhắc đến là vùng tử địa, thường xuyên xảy ra hạn hán. Thế nhưng, bằng nỗ lực không ngơi nghỉ của người dân địa phương, sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, đến nay tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo kế hoạch được tưới, cấp nước chủ động trên địa bàn huyện đạt 96,5% (9.864 ha/10.218 ha).Để có được kết quả này, chỉ tính từ năm 2011 đến nay, địa phương đã huy động, ưu tiên nguồn lực thực hiện nạo vét, sửa chữa, nâng cấp 159 công trình (gồm cống, đập dâng,...) với tổng kinh phí thực hiện 62,6 tỷ đồng; kiên cố hóa được 175 km kênh mương theo cơ chế hỗ trợ xi-măng với tổng kinh phí 149,3 tỷ đồng; nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa nước: Khe Cà, Khe Sung, Bàu Hóp, Tùng Lau, Tân Phong với tổng mức đầu tư 89,1 tỷ đồng.Theo số liệu thống kê từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh, trên địa bàn hiện có 348 hồ chứa với tổng dung tích đạt 1,6 tỷ m3 nước và 6.333 km kênh mương, cống ngăn mặn giữ ngọt, tiêu thoát nước. Hằng năm, các công trình này bảo đảm cấp nước phục vụ cho khoảng 44.000 ha sản xuất lúa vụ hè thu, 55.000 ha lúa vụ xuân, hơn 14.000 ha cây màu và 2.800 ha nuôi trồng thủy sản. Nhờ hệ thống hạ tầng phục vụ tưới tiêu được đầu tư đồng bộ, sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh đang chuyển dịch mạnh từ nhỏ lẻ sang thâm canh, tập trung, quy mô lớn, xuất hiện ngày một nhiều các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, góp phần gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác.Gia cố trụ đỡ nông nghiệpNgày 22/3 vừa qua, tỉnh Nghệ An đã khánh thành và đưa vào hoạt động Dự án Khôi phục nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An, do JICA (Nhật Bản) tài trợ với tổng số vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng. Đây là dự án thủy lợi lớn, cấp nước tưới cho khoảng 25% diện tích đất canh tác ở phía bắc Nghệ An.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Đệ cho biết: Việc hoàn thành và đưa dự án vào sử dụng đã tưới ổn định cho gần 28.000 ha sản xuất nông nghiệp, giảm ngập úng cho hàng nghìn ha vùng trũng ở Yên Thành và Diễn Châu; sản lượng lương thực tăng thêm khoảng 134.000 tấn/năm. Ngoài ra, công trình còn tạo nguồn cấp nước phục vụ công nghiệp, nước sinh hoạt, và góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng trong khu vực. Nhiều tuyến đường dân sinh đã được kiên cố hóa, cải thiện điều kiện dân sinh, góp phần xây dựng nông thôn mới các huyện thuộc vùng dự án.Việc hoàn thành và đưa dự án vào sử dụng đã tưới ổn định cho gần 28.000 ha sản xuất nông nghiệp, giảm ngập úng cho hàng nghìn ha vùng trũng ở Yên Thành và Diễn Châu; sản lượng lương thực tăng thêm khoảng 134.000 tấn/năm.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn ĐệĐược sự quan tâm của Trung ương, thời gian qua, Nghệ An còn thu hút được nhiều dự án cải tạo, nâng cấp hay làm mới hệ thống hạ tầng thủy lợi, hồ đập và đê, kè quan trọng khác với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó có việc nâng cấp một số hồ đập ách yếu; Dự án thủy lợi Khe Lại-Vực Mấu; Dự án hồ chứa nước bản Mồng (giai đoạn 2); Khôi phục nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam; Khôi phục nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc, Dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê lưu vực sông Cả; Kè chống sạt lở đê Tả Lam, đoạn cầu đường sắt Yên Xuân, huyện Hưng Nguyên; Dự án tu bổ hệ thống đê biển, đê sông xung yếu của tỉnh; Dự án xử lý cấp bách các cống xung yếu dưới đê…Nhờ hệ thống thủy lợi, đê điều ngày càng được củng cố và hoàn thiện đã giúp các địa phương Nghệ An có điều kiện đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nên năng suất và sản lượng lương thực nói riêng và cây trồng nói chung đều tăng hằng năm. Năm 2023, sản lượng lương thực ở Nghệ An đạt hơn một triệu tấn và phấn đấu năm 2024, đạt 1,2 triệu tấn lương thực...Ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An) cho biết: Mới đây, Dự án đập Sông Lam đã được Chính phủ phê duyệt vào danh mục ưu tiên thực hiện quy hoạch, phòng chống thiên tai và thủy lợi; giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030. Khi hoàn thành, công trình này sẽ giúp ngăn mặn, giữ ngọt và cải tạo môi trường trước tác động của biến đổi khí hậu; tạo cảnh quan phát triển du lịch...Cùng với đầu tư hạ tầng thủy lợi, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh còn ban hành chính sách hỗ trợ “kích cầu” xi-măng nhằm giúp các địa phương thu hút mọi nguồn lực phát triển hệ thống giao thông nông thôn cùng giao thông nội đồng và cứng hóa hệ thống kênh mương.Chỉ tính riêng giai đoạn 2017-2022, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng được gần 3.000 km đường giao thông nông thôn các loại, trong đó có 394 km đường trục chính nội đồng và 850 km kênh mương nội đồng. Cũng trong thời gian này, tỉnh Nghệ An đã làm được 3.537 km kênh mương cứng cùng hàng nghìn km giao thông nội đồng; cải tạo, nâng cấp hàng trăm công trình thủy lợi như bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu với tổng số tiền hơn 3.429 tỷ đồng, góp phần đưa Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành những tỉnh điển hình trong cả nước về xây dựng nông thôn mới.Theo chia sẻ của lãnh đạo Chi cục Thủy lợi hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, hệ thống thủy lợi trên địa bàn vẫn còn nhiều hồ đập ách yếu do xây dựng từ lâu, những năm 80-90 thế kỷ trước, nên rất cần Trung ương và tỉnh tiếp tục ưu tiên, bố trí các nguồn lực để cải tạo, nâng cấp.Tiến độ xây dựng hệ thống hồ chứa nước bản Mồng giai đoạn 2 chưa đáp ứng yêu cầu; hệ thống kênh đấu nối với tuyến kênh chính dẫn nước từ hồ Ngàn Trươi về các vùng hạ du chưa đồng bộ, chưa khai thác hết những giá trị từ hồ thủy lợi có dung tích lớn thứ 3 cả nước... Vì vậy, các địa phương mong muốn trung ương tiếp tục cân đối ngân sách, hỗ trợ nguồn lực để hai tỉnh đầu tư, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống hằng ngày cho người dân.Người dân xã Sơn Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) phấn khởi đón nước chăm sóc lúa hè thu.
https://nhandan.vn/bac-trung-bo-dau-tu-ha-tang-phat-trien-san-xuat-nong-nghiep-post814666.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Thủy lợi", "Vụ lúa Hè Thu", "biến đổi khí hậu", "Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh" ] }
Chương trình EPA tuyển 240 ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc
NDO -Cục Quản lý lao động ngoài nước tuyển 240 ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản theo chương trình EPA khóa 12 năm 2023. Cá nhân quan tâm có thể nộp hồ sơ từ ngày 1/4.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) thông báo tuyển 240 ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản theo chương trình phái cử điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (chương trình EPA) khóa 12 năm 2023.Đến nay, chương trình EPA đã có 1.696 điều dưỡng, hộ lý đã được sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản.Triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), từ năm 2012 đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp phía Nhật Bản tuyển chọn và đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho 11 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý. Tổng số ứng viên được lựa chọn là 2.147 người.Đến nay, đã có 1.696 điều dưỡng, hộ lý đã được sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản. Ngoài ra, còn hai khóa học viên đủ tiêu chuẩn đang được đào tạo tiếng Nhật trước khi sang làm việc tại nước bạn.Qua hơn 10 năm triển khai, tỷ lệ đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia Nhật Bản với ứng viên hộ lý Việt Nam đạt hơn 90%, còn với ứng viên điều dưỡng đạt gần 40%. Đây cũng tỷ lệ đỗ cao nhất trong số các quốc gia phái cử ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản theo chương trình EPA.Các ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định, nếu được tuyển chọn, sẽ tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng tại cơ sở đào tạo do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp đơn vị đầu mối phía Nhật Bản tổ chức (sau đây được gọi là “Khóa đào tạo tiếng Nhật”).Trong thời gian đào tạo, học viên sẽ được cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và hỗ trợ tiền sinh hoạt phí. Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3.Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp đơn vị đầu mối phía Nhật Bản sẽ giới thiệu những người đạt được cấp độ N3 kỳ thi năng lực tiếng Nhật cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng ứng viên điều dưỡng và hộ lý để lựa chọn.Là chương trình phi lợi nhuận giúp những người tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng có nguyện vọng được sang làm việc tại Nhật Bản, chương trình EPA tuyển chọn 240 ứng viên cho khóa 12 năm 2023 với hai vị trí.Ứng viên điều dưỡng là những người sẽ tạm trú ở Nhật Bản 3 năm (mỗi năm gia hạn một lần) và thực hiện công việc hỗ trợ điều dưỡng tại bệnh viện nhằm đạt được chứng chỉ điều dưỡng viên để có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản.Mức lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản sẽ theo quy định của pháp luật nước này. Tuy nhiên, mức lương thông thường của ứng viên điều dưỡng là từ 160 nghìn đến 180 nghìn yên/tháng.Ứng viên hộ lý là từ 180 nghìn đến 190 nghìn yên/tháng. Ngoài mức lương trên, thông thường ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc.Ứng viên hộ lý là những người sẽ tạm trú ở Nhật Bản 4 năm (mỗi năm gia hạn một lần) và tham gia cung cấp dịch vụ hộ lý tại cơ sở chăm sóc sức khỏe nhằm đạt được chứng chỉ hộ lý để có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản.Những người được lựa chọn sẽ được sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa 3 năm đối với ứng viên điều dưỡng (mỗi năm gia hạn một lần) và tối đa 4 năm đối với ứng viên hộ lý (mỗi năm gia hạn một lần).Trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý. Ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi một lần vào năm thứ tư. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn tại Nhật Bản.Mức lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản sẽ theo quy định của pháp luật nước này. Tuy nhiên, mức lương thông thường của ứng viên điều dưỡng là từ 160 nghìn đến 180 nghìn yên/tháng.Ứng viên hộ lý là từ 180 nghìn đến 190 nghìn yên/tháng.Ngoài mức lương trên, thông thường ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc.Điều kiện tham gia chương trình EPA với công dân Việt Nam:* Đối với ứng viên hộ lý:+ Tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (4 năm).+ Độ tuổi: không quá 35 tuổi (ngày sinh từ 1/1/1986 trở đi)+ Đủ điều kiện về sức khỏe do cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận;+ Không có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.+ Có nguyện vọng được tham gia chương trình và có thể tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật.* Đối với ứng viên điều dưỡng:Ngoài những tiêu chí nêu trên đối với ứng viên hộ lý, ứng viên điều dưỡng phải có thêm các điều kiện sau:+ Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;+ Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 9 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).Ứng viên đủ tiêu chuẩn phải đăng ký cụ thể vị trí ứng viên điều dưỡng hay hộ lý, nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc qua bưu điện theo địa chỉ: Cục Quản lý lao động ngoài nước, số 41B Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khai đăng ký online tại đường link: https://forms.gle/UsLhMejZyQsKmDoC8.Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 1/4 đến 31/10/2023.Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ xác minh hồ sơ của ứng viên. Ứng viên có hồ sơ hợp lệ, đạt tiêu chuẩn sẽ được mời tham gia thi tuyển và phỏng vấn tại Hà Nội.Thời gian và địa điểm thi tuyển sẽ được thông báo trên trang thông tin điện tử (www.colab.gov.vn) và qua đường bưu điện đối với các ứng viên có hồ sơ hợp lệ.Cá nhân cần thêm thông tin, có thể liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 024.38249517 (máy lẻ 512, 513)Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/chuong-trinh-epa-tuyen-240-ung-vien-dieu-duong-ho-ly-sang-nhat-ban-lam-viec-post745409.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "điều dưỡng", "hộ lý", "chương trình EPA", "Việt Nam-Nhật Bản", "đi làm việc tại Nhật Bản" ] }
Hơn 300 gian hàng tại Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ
NDO -Nằm trong Chương trình sự kiện “Cà Mau – điểm đến 2024”, Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 4 tổ chức tại Cà Mau kéo dài từ ngày 26/4 đến 5/5, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển, thành phố Cà Mau.
Ngày hội bánh dân gian Nam Bộlần thứ 4 tại Cà Mau năm 2024 quy tụ 300 gian hàng của 150 doanh nghiệp tham gia, có nhiều nghệ nhân, thợ làm làm bánh giỏi tại nhiều tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long và Nam bộ.Một quầy hàng trưng bày bánh dân gian tại Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 4.Nổi bật trong số đó là 60 gian hàng trưng bày hàng chục loại bánh dân gian của nhiều địa phương trong tỉnh Cà Mau và nhiều tỉnh, thành lân cận. Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ lần này còn có các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP và hàng hóa đặc trưng của các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Qua bàn tay của nghệ nhân, những sản vật quê mùa được chế biến thành nhiều loại bánh dân gian thơm ngon, dân dã…Qua bàn tay của nghệ nhân, những sản vật quê mùa được chế biến thành nhiều loại bánh dân gian thơm ngon, dân dã…Qua bàn tay của nghệ nhân, những sản vật quê mùa được chế biến thành nhiều loại bánh dân gian thơm ngon, dân dã…Trong 2 ngày đầu,Ngày hội bánh dân gian tại Cà Mauđã thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm ẩm thực... Rất nhiều thực khách cảm thấy thích thú với những “đặc sản” bánh dân gian thơm ngon, bình dân…được chế biến từ chính những sản vật quê nhà.Đến với Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ tại Cà Mau, du khách còn được thưởng thức ẩm thực của một số quốc gia, như: Nhật bản, Thái Lan, Campuchia... thông qua các gian hàng trưng bày sản phẩm, chế biến tại chỗ.Ngoài ra, trong khuôn khổ ngày hội cũng diễn ra cuộc thi đổ bánh xèo, gói bánh tét và các trò chơi dân gian nhằm tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày lễ, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực Việt nói chung, vùng đất Nam Bộ nói riêng.Nằm trong Chương trình sự kiện “Cà Mau – điểm đến 2024”, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, Cà Mau còn tổ chức chuỗi sự kiện “Hương rừng U Minh”, tại Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm và thị trấn U Minh (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau).“Hương rừng U Minh” có nhiều hoạt động thú vị, bổ ích, như: Trò chơi dân gian (thi bơi xuồng ba lá; kéo co trên xuồng; thi bắt cá đồng; trải nghiệm lấy mật ong…); Hội thao chào mừng 45 năm ngày thành lập huyện U Minh; Hội thi nấu ăn các “Món ngon từ sản vật U Minh”; Hội chợ thương mại tổng hợp trưng bày sản phẩm, ẩm thực…Chuỗi sự kiện lần này còn là dịp để Cà Mau tuyên truyền, quảng bá về vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch của địa phương đến du khách trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói.
https://nhandan.vn/hon-300-gian-hang-tai-ngay-hoi-banh-dan-gian-nam-bo-post806895.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ tại Cà Mau", "Chương trình sự kiện “Cà Mau – điểm đến 2024”", "Sự kiện \"Hương rừng U Minh\"" ] }
Không vì yêu cầu tiến độ làm ảnh hưởng chất lượng công trình
Đó là chỉ đạo mới nhất từ Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đối với các đơn vị được giao chủ đầu tư quản lý và các nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát các dự án, công trình phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, hiện tại trên địa bàn tỉnh đang triển khai ba dự án trọng điểm và 10 công trình chỉnh trang đô thị phục vụ các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó, ba dự án trọng điểm gồm: Nhà khách tỉnh Điện Biên, Sân vận động tỉnh và đường Động lực. 10 công trình chỉnh trang đô thị, gồm: Sửa chữa, chỉnh trang đường 10,5m (đoạn nối cổng phụ sân vận động tới đường Võ Nguyên Giáp); sửa chữa, chỉnh trang sơn vạch kẻ đường, lắp hệ thống an toàn giao thông và biển báo hiệu đường bộ các tuyến đường đô thị; sửa chữa, chỉnh trang hệ thống đèn trang trí, chiếu sáng đường Nguyễn Hữu Thọ và đường Võ Nguyên Giáp; sửa chữa, chỉnh trang đường Trần Can và Phan Đình Giót; sửa chữa, chỉnh trang đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn nối từ sân bay Điện Biên Phủ với khu vực trung tâm thành phố Điện Biên Phủ); sửa chữa, chỉnh trang đường 27m và đường 13m; cải tạo, sửa chữa đường Hoàng Công Chất kéo dài; sửa chữa, chỉnh trang đường từ ngã tư Cục Thuế tỉnh đi xã Tà Lèng; sửa chữa, chỉnh trang đường Hoàng Văn Thái và Dự án sửa chữa, chỉnh trang đường Trường Chinh.Đến ngày 28/3, dự án đường Động lực đã thi công đạt 40% khối lượng xây lắp; dự án Nhà khách tỉnh hoàn thành khoảng 80% khối lượng; dự án sửa chữa, nâng cấp Sân vận động tỉnh Điện Biên có tiến độ đạt hơn 95% so với kế hoạch. Với nhóm 10 công trình, dự án chỉnh trang đô thị, hiện có năm dự án đã được khởi công và dự kiến hoàn thành trước ngày 10/4. Năm dự án còn lại hiện đang trong giai đoạn tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp.Đánh giá tiến độ chung, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết: Qua thường xuyên kiểm tra thực tế, Ban chỉ đạo của tỉnh đánh giá tiến độ một số công trình còn chậm, do vậy đã yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị thi công phải đẩy nhanh thi công, đáp ứng yêu cầu hoàn thành theo tiến độ cam kết. Cùng với yêu cầu tiến độ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát phải thực hiện nghiêm quy trình, quy định thi công xây dựng, không vì yêu cầu tiến độ làm ảnh hưởng chất lượng công trình.Trực tiếp kiểm tra tiến độ các công trình phục vụ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên ghi nhận nỗ lực, trách nhiệm của các chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã tăng cường máy móc, nhân lực tập trung thi công. Kiểm tra tiến độ, chất lượng các hạng mục thuộc dự án sửa chữa, nâng cấp sân vận động tỉnh - nơi được lựa chọn tổ chức Lễ kỷ niệm và các hoạt động diễu binh, diễu hành, đồng chí Trần Quốc Cường đề nghị chủ đầu tư tiếp tục đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục theo tiến độ cam kết, yêu cầu chung là làm đến đâu thu dọn gọn gàng đến đó. Sau khi hoàn thành tất cả hạng mục, tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ khu vực sân vận động, sẵn sàng phục vụ đại lễ. Với Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ các dự án chỉnh trang đô thị, nhất là khu vực các cổng vào, đường dẫn vào sân vận động.Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã có công văn gửi các đơn vị liên quan. Cụ thể, đối với các chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình; chủ động hướng dẫn, thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thi công của các Ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công đang triển khai các công trình trọng điểm có yêu cầu về tiến độ thi công gấp rút. Kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quy trình xây dựng, quản lý chất lượng, an toàn lao động của các chủ đầu tư, nhà thầu thi công trên địa bàn, nhất là đối với các công trình trọng điểm và các công trình phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.Đối với các chủ đầu tư đang triển khai các dự án, cụ thể là Ban Quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý dự án các công trình giao thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định. Trong đó, thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động, quản lý chặt chẽ quy trình kỹ thuật, chất lượng xây dựng theo quy định; giám sát chặt chẽ việc quản lý, nghiệm thu nguyên liệu, vật tư, vật liệu tập kết tại công trình trước khi đưa vào thi công, bảo đảm đúng theo hồ sơ thiết kế và hồ sơ dự thầu trúng thầu được phê duyệt.Các chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung nhân lực, máy móc tổ chức triển khai thi công các hạng mục công trình bảo đảm về tiến độ, chất lượng và an toàn lao động; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng theo quy định; tuân thủ biện pháp thi công xây dựng được duyệt, chỉ dẫn kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình, đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng đối với các kết cấu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao...Các đơn vị tư vấn giám sát công trình phải thực hiện nghiêm, đầy đủ trách nhiệm theo quy định và hợp đồng đã ký kết; bố trí cán bộ giám sát có mặt 24/24 giờ tại công trường các dự án trọng điểm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các hạng mục của công trình; giám sát chặt chẽ nguồn vật liệu đầu vào thi công công trình bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, chỉ dẫn kỹ thuật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình; kiên quyết không chấp nhận nghiệm thu khi phát hiện vi phạm trong quản lý chất lượng, vi phạm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình ■
https://nhandan.vn/khong-vi-yeu-cau-tien-do-lam-anh-huong-chat-luong-cong-trinh-post804619.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Sân bay Điện Biên Phủ", "Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "công trình kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Trao Giải thưởng Kim Đồng tặng 125 Chỉ huy Đội và đội viên tiêu biểu
NDO -Sáng 12/5, tại Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2024) và trao Giải thưởng Kim Đồng năm học 2023-2024.
Trong diễn văn kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thưTrung ương ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương đã ôn lại truyền thống vẻ vang của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh suốt chiều dài 83 năm ra đời, lớn lên cùng đất nước.Đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang phát biểu ý kiến tại buổi lễ.Từ 5 đội viên đầu tiên, đến nay, tổ chức Đội đã có những bước phát triển lớn mạnh và vững chắc, với hơn 15,9 triệu đội viên, thiếu niên và nhi đồng cùng gần 25 nghìn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.Tin liên quanLần đầu tiên hàng trăm đại biểu thiếu nhi xuất sắc về nguồn tại Điện BiênKế thừa và tiếp nối từ các phong trào truyền thống của tổ chức Đội như: "Kế hoạch nhỏ", "Nghìn việc tốt", công tác "Trần Quốc Toản", "Áo lụa tặng bà"…, thời gian qua, các phong trào, cuộc vận động, chương trình củaĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minhcác cấp ngày càng được được triển khai sâu rộng, với nhiều nội dung, hình thức hoạt động phong phú, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.Từ các phong trào, cuộc vận động nêu trên, đã xuất hiện nhiều tấm gương thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu, những tập thể Đội với nhiều thành tích xuất sắc. Trong đó có 125 gương chỉ huy Đội, đội viên tiêu biểu nhận Giải thưởngKim Đồngnăm học 2023-2024.Đại diện các bộ, ngành, đoàn thể trao Giải thưởng Kim Đồng tặng chỉ huy Đội, đội viên tiêu biểu.Được biết, trong số này, có 91 đại biểu nữ, 34 đại biểu nam; 111 đại biểu dân tộc Kinh, 14 đại biểu dân tộc thiểu số; 73 liên đội trưởng, 30 liên đội phó, 11 Ủy viên Ban Chỉ huy liên đội, 5 chi đội trưởng, 2 chi đội phó, 4 đội viên.
https://nhandan.vn/trao-giai-thuong-kim-dong-tang-125-chi-huy-doi-va-doi-vien-tieu-bieu-post808968.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh", "Hội đồng Đội Trung ương", "Giải thưởng Kim Đồng", "chỉ huy Đội" ] }
Thức trắng đêm chờ đón Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Vài giờ trước Lễ diễu binh, diễu hànhKỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủsáng 7/5, hàng nghìn người đã có mặt chờ đón trên đường phố Điện Biên Phủ, có đoàn thậm chí thức trắng đêm.
TRẮNG ĐÊM ĐỢI DIỄU HÀNH TRÊN PHỐTheo ghi nhận của phóng viên, ngay từ 4 giờ sáng hôm nay, 7/5, hàng nghìn người đã có mặt chờ sẵn tại các ngả đường nơi đoàn diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ đi qua. Ngã tư khu vực đường Võ Nguyên Giáp-Hoàng Văn Thái, toàn bộ các vỉa hè bên đường đều đông nghịt người.Bà Nguyễn Thị Hoa, năm nay 60 tuổi là người tỉnh Điện Biên nhưng đã đi làm dâu ở Sơn La được vài chục năm. Tới gần dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bà cùng gia đình, bạn bè quyết định trở về để tận mắt chứng kiến cảnh đoàn diễu binh, diễu hành đi qua các ngả đường của thành phố.Ngồi trên vỉa hè đã chật kín người lúc 5 giờ sáng, bà Hoa hồ hởi: "Từ đêm qua, chúng tôi đã ra đây, trải chiếu vừa ngủ, vừa đợi tới trời sáng".Bà Nguyễn Thị Hoa (bên trái, áo xanh) cho biết đã có mặt tại đây từ 11 giờ đêm ngày 6/5.Ngồi gần đó, bà Trần Thị Hằng, tới từ Thái Bình góp lời: "Đêm qua, ở đây vui như hội. Mọi người kể chuyện gia đình, quê quán cho nhau. Đặc biệt, người dân Điện Biên vô cùng hiếu khách đã mang bánh kẹo, nước uống cho chúng tôi".Ở phía vỉa hè đối diện, ông Nguyễn Văn Bình mặc bộ áo quân nhân đã cũ sờn, hòa lẫn vào biển người. Chia sẻ với phóng viên, ông Bình cho biết: Đoàn của ông bao gồm 33 người, đều là các Cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Để kịp có mặt đón lễ kỷ niệm, cả đoàn đã di chuyển suốt đêm."3 giờ sáng, chúng tôi đã tới đây. Mọi người không ai ngủ được vì háo hức nên quyết định sẽ 'đóng quân' ở đây luôn", cựu chiến binh 71 tuổi hồ hởi.Ông Nguyễn Văn Bình cho biết, đoàn cựu chiến binh từ Quỳnh Phụ, Thái Bình của ông đã di chuyển suốt đêm để kịp giờ đón đoàn Diễu binh đi qua.Trong đoàn, bà Hoàng Thị Hội có lẽ là trường hợp đặc biệt nhất. Không may bị chấn thương trước chuyến đi, người phụ nữ 73 tuổi không thể tự mình di chuyển được. Mặc dù vậy, bà Hội vẫn quyết tâm tới Điện Biên trên... xe lăn, nhờ sự giúp đỡ của đồng đội."Là cựu thanh niên xung phong, tôi luôn muốn một lần tới với Điện Biên Phủ. Do đó, dịp này, dù không được khỏe, tôi vẫn cố gắng. Tới lúc này, sau 2 tiếng chờ đợi, chúng tôi đều vô cùng háo hức", bà Hội cười nói.Bà Hội (ngoài cùng bên phải) dù ngồi trên xe lăn vẫn có mặt từ rạng sáng để đón chờ đoàn diễu binh.Có mặt tại đường Võ Nguyên Giáp từ lúc 4 giờ 30 phút sáng, cựu chiến binh Trịnh Thị Quang, 66 tuổi, không giấu được sự hào hứng, mong đợi được chứng kiến lễ diễu binh, diễu hànhkỷ niệm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Bà Quang đi cùng đoàn cựu chiến binh và hội phụ nữ phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội gồm 45 người. Chia sẻ về không khí ở Điện Biên Phủ những ngày này, đặc biệt trong buổi sáng ngày đại lễ 7/5, bà Quang cho biết bà cảm nhận được rõ ràng không khí vui tươi, phấn khởi của người dân và du khách.Trong lần đầu tiên đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng, bà cùng các thành viên trong đoàn rất vui, hồi hộp và háo hức. Trang phục chủ đạo của đoàn chọn là áo phông in hình cờ đỏ sao vàng, chia sẻ về việc lựa chọn trang phục này, bà Quang cho biết bởi đây là dịp kỷ niệm trọng đại của dân tộc, đoàn chọn trang phục này thể hiện sự tự hào về chiến thắng vĩ đại của cha ông.BIỂN CỜ ĐỎ VÀ NHỮNG KHÚC CACàng tới rạng sáng, lượng người đổ về khu vực gần sân vận động tỉnh Điện Biên càng đông hơn. Trên các vỉa hè, một rừng cờ đỏ cũng kịp được người dân... dệt nên.Ông Lê Trung Kiều, 72 tuổi, đi dọc sát lề đường Hoàng Văn Thái, tay cầm theo một túi đầy quốc kỳ cỡ nhỏ để... phát cho mọi người. Cựu chiến binh tới từ Hà Nội chia sẻ: Ông đã có mặt tại Điện Biên được 4 ngày và "mong muốn góp một chút vào lễ kỷ niệm"."Nghĩ mãi, anh em trong đoàn quyết định sẽ mua 300 lá cờ đỏ sao vàng nhỏ rồi chia nhau ra phát cho bà con. Lá cờ tuy nhỏ, nhưng đây là tấm lòng, tình cảm của chúng tôi dành cho mảnh đất này". Chỉ chừng 5 phút, chiếc túi trên tay ông Kiều đã hết nhẵn. Phía đối diện, rừng cờ đã kịp rợp bay, hòa cùng màu áo đỏ sao vàng, màu xanh áo lính...Cựu chiến binh Lê Trung Kiều phát cờ giữa phố đông...Dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ dường như đã hóa thành... ngày hội chung của non sông. Từ các bản làng xa, hàng trăm, hàng ngàn bà con các dân tộc Tây Bắc cũng đổ về. Lẫn giữa biển người chờ đợi, họ như những bông hoa rừng điểm xuyết sắc hương của riêng mình. Nào là chiếc áo chẽn trắng cao của đồng bào người Thái, màu đỏ tươi của váy người Mông. Nét mặt ai cũng rạng ngời, ngóng đợi.Chị Quàng Thị Viêm, người Thái ở bản Tin Lán, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên cùng 13 chị em khác đã có mặt tại thành phố Điện Biên Phủ được gần 1 tuần."Chúng tôi xin ở nhà người dân để đợi Lễ diễu binh, diễu hành. Từ 2 giờ sáng nay, chị em đã thức dậy, mặc trang phục truyền thống rồi ra đây chờ đợi", chị Viêm hớn hở nói.5 giờ sáng, phía góc đường giáp Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 đã ken kín người. Chẳng ai bảo ai, mọi người bắt đầu cất tiếng hát: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng".
https://nhandan.vn/bien-nguoi-trang-dem-thuc-cho-le-duyet-binh-dieu-hanh-post808202.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Người dân háo hức chờ duyệt binh", "Điện Biên" ] }
Hà Nội ứng dụng công nghệ RFID xóa bãi xe lậu chặt chém giá
Dù mới đi vào hoạt động thí điểm 1 tháng tại Hà Nội, song ứng dụng giải pháp công nghệ tìm kiếm và thanh toán giá trông giữ xe - RFID (Radio frequency identification) được xem là giải pháp đột phá tạo sự minh bạch, chống thất thu, đồng thời tăng khả năng quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
Sẽ không còn chuyện vào ăn bát phở 50 nghìn đồng, mất thêm 30 nghìn đồng gửi xeTheo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội, hàng năm các phương tiện giao thông gia tăng từ 4 đến 5%/năm. Hiện nay, trên toàn thành phố có khoảng hơn 1 triệu ô tô, hơn 7 triệu mô tô, xe máy, đó còn là chưa kể lượng lớn phương tiện ở các tỉnh, thành phố khác đi qua, dừng lại Hà Nội.Tốc độ gia tăng số lượng xe nhanh chóng không chỉ dẫn đến tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông, mà còn gây áp lực rất lớn lên hạ tầng giao thông tĩnh tại các thành phố lớn, nhất là trong công tác trông giữ xe.Do thiếu chỗ đỗ, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hình thành những bãi đỗ xe trái phép, thu phí khống đã gây không ít bức xúc cho người dân.Chia sẻ câu chuyện ăn tạt vào bát phở 50 nghìn đồng nhưng mất thêm 30 nghìn đồng tiền vé gửi xe, anh Trần Đình Triển (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tôi và anh bạn dừng xe ô tô lề đường Hoàng Đạo Thuý để vào quán ăn, ngay lập tức 1 anh chạy lại ghi biển số xe. Tôi hỏi không gửi được không? Anh ta trả lời: ‘Đây là quyền của chúng tôi, anh không gửi thì đánh xe đi chỗ khác’. Vậy là tôi đành phải đưa 30 nghìn đồng trả và cầm vé là mảnh giấy trắng ghi số xe cùng chữ ký của anh ta”.Chung tâm trạng, anh Nguyễn Đức Toàn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Đi đâu trong thành phố cũng cũng vậy, bước ra khỏi xe là có người ở đẩu đâu ra thu tiền. Mà hầu như 99% trường hợp không có vé gửi xe, khi khách hỏi xin vé gửi xe thì đều bảo ở đây không cần vé hoặc ghi sổ... Có hôm tôi để xe khu đường vắng lát quay lại bị khoá bánh xong phải tìm tít mù khơi. Hôm khác thì chơi chắc cú hạ kính ngủ luôn trên xe, vậy mà cũng có người tới xin tiền, thôi thì lại phải đưa để được yên, chứ chạy đi chỗ khác tìm chỗ đậu xe, chắc gì đã có".Ngay cả với các bãi xe đã cấp phép cũng xuất hiện tình trạng chặt chém vô cớ giá gửi xe cũng ngang nhiên xuất hiện. Cụ thể, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có 57 bãi đỗ xe được thành phố cấp phép hoặc nằm trong các trung tâm thương mại, chung cư, bệnh viện, trường học; 639 điểm đỗ (dưới lòng đường) với tổng diện tích khoảng 135.000 m2. “Các đơn vị được cấp phép trông giữ xe phần lớn đang thu phí bằng tiền mặt, nên không có cách nào truy vết được dòng tiền thu lợi bất chính. Nếu người dân cung cấp bằng chứng thì cũng chỉ bị xử phạt hành chính, sau đó đâu lại hoàn đấy”, một người dân tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy cho hay.Trước tình trạng trên, để tạo sự minh bạch, chống thất thu trong hoạt động trông giữ xe, Hà Nội đã áp dụng công nghệ số trong quản lý giao thông tĩnh, xóa các bãi xe lậu, chặt chém giá cả.Cụ thể, từ ngày 15/4, thành phố Hà Nội bắt đầu thí điểm ứng dụng công nghệ RFID và công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) nhận dạng biển số độ chính xác cao để kiểm soát phương tiện vào/ra các điểm đỗ xe. Giải pháp này sẽ tự động nhận diện phương tiện di chuyển qua và trừ tiền vào ví điện tử VETC hoặc thanh toán qua QR code, các chủ phương tiện không cần trả tiền mặt.Trước đó, RFID đã được áp dụng thành công trong thu phí tự động không dừng ETC tại các trạm thu phí. Do đó, việc áp dụng công nghệ này vào trông giữ phương tiện được kỳ vọng sẽ hình thành thói quen cho khách hàng hạn chế sử dụng tiền mặt, tiết kiệm thời gian, minh bạch giá gửi xe.Hà Nội đã có hơn 40 điểm đỗ xe không thu tiền mặtĐược biết, giai đoạn đầu thí điểm, thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đề án 06/HN, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, việc thí điểm RFID đã được triển khai tại các điểm trông giữ xe do Công ty TNHH một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội quản lý.Đối với điểm trông ô tô tại vỉa hè, lòng đường hoặc bãi kín (có barie ghi nhận đầu vào, đầu ra thanh toán), với xe đã dán thẻ VETC sẽ thanh toán tự động qua ví VETC hoặc qua mã QR động. Xe ôtô đã dán thẻ Epass sẽ thanh toán qua mã QR động.Điểm trông giữ xe áp dụng công nghệ RFID trên phố Lý Thái Tổ.Đối với các điểm trông xe máy, người dân khi gửi xe sẽ được nhân viên cấp vé có sẵn mã QR, nhân viên viết biển số xe vào đó, khi quét mã QR này sẽ có thông tin với giá niêm yết rõ ràng.Đánh lái nhẹ nhàng qua quét mã thanh toán trước khi vào điểm gửi trên phố L‎‎‎ý Thường Kiệt, thay vì dùng tiền mặt, chị Hồng Hạnh (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đã gửi xe ở một số bãi xe ứng dụng công nghệ RFID, tôi thấy việc thanh toán rất nhanh chóng, thuận tiện, nhân viên hỗ trợ rất nhiệt tình. Tôi hy vọng dịch vụ sẽ sớm được mở rộng trên tất cả các bãi xe trong thành phố”.Ông Nguyễn Đức Vinh, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho biết: "Việc thu phí không dùng tiền mặt đang được áp dụng thí điểm cho trông giữ xe ô tô và xe máy ở lòng đường, vỉa hè. Thông qua việc thanh toán này giúp thống kê, giám sát số lượng xe ra vào điểm, qua đó thu đúng, thu đủ và triệt tiêu được việc gian lận trong thu tiền gửi xe. Đối với xe máy, khi vào gửi xe, người dân sẽ nhận được một mã QR động, có thể thanh toán qua nhiều hình thức. Khi lấy xe, nhân viên trông xe sẽ kiểm tra đối chiếu lại qua máy quét di động".Khách hàng rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ gửi xe không tiền mặt.Theo ông Trần Ngọc Kiên, Giám đốc Dự án thu phí tự động điểm trông giữ VETC, sau 1 tháng triển khai thu phí gửi xe không tiền mặt đến nay đã có những thành quả nhất định. Bước đầu đã nhận được sự hưởng ứng rất tốt của người dân và doanh nghiệp. Theo đó, 100% ô tô thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán của xe máy đạt khoảng 95%, số lượng bãi đỗ tăng từ 7 bãi đỗ thử nghiệm đầu tiên lên hơn 40 bãi trong thời gian 1 tháng.Được biết, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm đến hết ngày 30/7/2024, sau đó, thành phố sẽ tổ chức đánh giá nhân rộng toàn địa bàn.Liên quan tới tích hợp phương thức thanh toán, ông Kiên cho biết, hiện các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có đề xuất Chính phủ sớm ban hành nghị quyết để cho phép thanh toán bằng tài khoản giao thông. “Trong thời gian chờ các văn bản hướng dẫn, VETC đã có giải pháp hỗ trợ khách hàng nâng cấp tài khoản giao thông lên ví điện tử VETC để có thể thanh toán tự động và trải nghiệm nhiều dịch vụ khác tốt hơn”, ông Kiên nói.Trong năm 2024, ngoài các nhiệm vụ chung được giao, Hà Nội đã xung phong thí điểm 17 mô hình thúc đẩy Đề án 06 như: Triển khai thí điểm Hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử; triển khai thu phí không sử dụng tiền mặt tại các bến xe tĩnh; triển khai học bạ số; thu thuế khoán hộ kinh doanh cá thể và đẩy mạnh giải pháp triển khai hóa đơn điện tử; Triển khai cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VneID…Trong đó, việc ứng dụng công nghệ để phục vụ hoạt động trông giữ xe nhằm tạo sự minh bạch, chống thất thu đồng thời tăng khả năng quản lý nhà nước đối với hoạt động này.Theo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, thời gian qua, thành phố đã nỗ lực phát huy những điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy các nhiệm vụ của Đề án 06 của Chính phủ (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030).
https://nhandan.vn/ha-noi-ung-dung-cong-nghe-rfid-xoa-bai-xe-lau-chat-chem-gia-post810970.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [] }
Đà Nẵng điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025
NDO -Ủy ban Nhân dân thành phốĐà Nẵngvừa có Quyết định số 767/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, đến năm 2025 thành phố phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đạt khoảng 30m2sàn/người; diện tích sàn nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 15-20m2sàn/người.Tỷ lệ nhà ở kiên cố phấn đấu đạt trên 70%; trong đó, khu vực đô thị đạt 80-90%, khu vực nông thôn đạt khoảng 50-60%; không để phát sinh nhà ở đơn sơ, đặc biệt là khu vực đô thị.Vị trí, khu vực nhà ở phải phù hợp Danh mục dự án đầu tư theo Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Hòa Vang; các quy hoạch phân khu đô thị, các quy hoạch chung xây dựng xã hoặc phù hợp với Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị được phê duyệt.Đồng thời, phù hợp các chỉ tiêu, định hướngphát triển nhà ởtheo Chương trình phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt.Đối với kế hoạch phát triển từng loại nhà ở, thành phố dự kiến đầu tư xây dựng tối thiểu 25 dự án, với 11.569 căn hộ; dự kiến hoàn thành hơn 7.000 căn hộ. Đối với nhà ở thương mại, dự kiến đầu tư xây dựng tối thiểu 102 dự án, với 68.699 căn hộ; dự kiến hoàn thành 46.187 căn hộ.Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2025 nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển nhà ở thành phố theo Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030; Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” được phê duyệt.
https://nhandan.vn/da-nang-dieu-chinh-ke-hoach-phat-trien-nha-o-giai-doan-2021-2025-post804421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Đà Nẵng", "phát triển nhà ở", "giai đoạn 2021-2025" ] }
Trang bị 11 kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp nghỉ hè
NDO -Ngày 30/5, Công an thành phố Hà Nội thông tin, mặc dù chỉ mới đầu hè nhưng gần đây đã liên tiếp xảy ra các vụtai nạn thương tâmcướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Để hạn chế những sự cố đối với trẻ nhỏ, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn khuyến cáo các bậc cha mẹ 11 biện pháp bảo đảm an toàn.
Theo thống kê, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước và 8.000trẻ tử vongvì tai nạn thương tích, trong đó phần lớn là do các tai nạn trong đời sống sinh hoạt thường ngày như: Bỏng, ngã, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc... Ngoài những ca tử vong, hàng chục triệu trẻ em sau tai nạn phải được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời.Thực tế, trẻ em được nghỉ hè thì cha mẹ vẫn phải đi làm, nên không thể giám sát trẻ thường xuyên được, nguy cơ xảy ra các tai nạn như trên đối với trẻ ngày càng cao. Do đó, ngoài sự vào cuộc của hệ thống chính trị, quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, giám sát từ chính mỗi gia đình. Để hạn chế những sự cố nêu trên đối với trẻ nhỏ, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khuyến cáo các bậc cha mẹ 11 biện pháp bảo đảm an toàn:1. Hướng dẫnkỹ năng thoát nạn cho trẻ nhỏkhi xảy ra sự cố cháy, nổ, để đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi có cháy.2. Khóa bình gas, tắt bình nóng lạnh, dùng băng keo dán các ổ cắm điện mà trẻ dễ tiếp cận trong nhà. Dạy bé nhận biết các thiết bị điện và các vật gây nguy hiểm, đồng thời nghiêm cấm trẻ không được sờ vào.3. Việcquản lý chặt chẽ nguồn điệnlà một trong những yếu tố quan trọng để an toàn cho tất cả người dân. Cùng đó, không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở. Ô-tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có chứa xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, thiết bị điện, nguồn sinh nhiệt.4. Mọi người nên hạn chế để ô-tô, xe máy ngay trong nhà (khu vực sinh hoạt chung của gia đình) nhằm hạn chế nguy cơ xe tự cháy. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu, gas đun nấu... phải được kiểm tra độ kín thường xuyên. Các gia đình cần hướng dẫn trẻ nhỏ biết về nguy cơ và nghiêm cấm trẻ tiếp cận, tự ý sử dụng các chất dễ cháy, đề phòng cháy, nổ.Trẻ em tham gia khóa đào tạo kỹ năng Phòng cháy chữa cháy. (Ảnh: NHẬT QUANG)5. Kiểm soát các loại đồ chơi của trẻ, hạn chế thấp nhất các đồ chơi có kích thước nhỏ để phòng ngừa trẻ có thể nuốt, tự làm nghẹt đường thở hoặc tự chèn, nhét qua lỗ tai, miệng... Tuyệt đối không cho trẻ chơi các đồ chơi có chi tiết sắc, nhọn, vật liệu bằng thủy tinh dễ vỡ, các đồ chơi có chất lỏng lạ có thể gây thương tích, gây ngộ độc hoặc có hại cho mắt và hệ hô hấp.6. Hướng dẫn cho trẻ lớn hơn biết cách sử dụng thiết bị tự ngắt điện an toàn, khi có sự cố điện giật người khác hoặc trẻ nhỏ hơn trong gia đình. Lưu ý hướng dẫn trẻ lớn hơn không được sờ vào người đang bị điện giật, mà cần phải ngắt thiết bị điện trước và kêu cứu để được trợ giúp.7. Không giao cho trẻ nhỏ sử dụng bàn là, bếp đun nấu, lò sấy, các loại thiết bị sinh nhiệt khác, bởi sự lơ là của trẻ có thể dẫn đến nguy cơ gây cháy lớn. Hạn chế tối đa cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi có sử dụng điện lưới, các thiết bị phải cắm điện lưới khi sử dụng, nên treo cao các ổ cắm, phích cắm điện đề phòng trẻ tự ý sử dụng dẫn đến nguy cơ bị điện giật. Nếu có điều kiện, các gia đình nên lắp đặt camera để giám sát, nhắc nhở thường xuyên việc vui chơi của trẻ nhỏ tại nhà riêng khi không có người lớn ở nhà.8. Hướng dẫn con cách tự cầm máu và chuẩn bị sẵn băng, gạc… Hướng dẫn con cách xử lý khi có người bấm chuông, gọi cửa. Tuyệt đối không được tự ý ra khỏi nhà khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ.9. Có biện pháp giới hạn không gian vui chơi, hoặc phải giáo dục trẻ nhỏ tránh xa khu vực cầu thang bộ, cửa sổ, ban công khi vui chơi đề phòng ngã từ trên cao. Hạn chế giao cho trẻ nhỏ thực hiện các nhiệm vụ vượt quá khả năng như phơi hoặc thu quần áo, lấy đồ dùng ở trên cao; lau cửa sổ hành lang, ngoài ban công trên cao, đun nấu hoặc rót nước nóng, dầu mỡ nóng...10. Dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông, điều này không chỉ giúp cho trẻ học tập được nhiều kĩ năng và kiến thức bổ ích mà quan trọng hơn là giúp con được an toàn khi tham gia giao thông trên đường.11. Cho trẻ tham dự các lớp học kiến thức an toàn dưới nước, lớp học bơi và kỹ năng sống. Chỉ cho phép trẻ đi bơi ở những nơi được phép, có người, phương tiện cứu hộ và tuân thủ các quy định của bể bơi, bãi tắm. Khi trẻ đi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên, phải mặc áo phao khi bơi.
https://nhandan.vn/trang-bi-11-ky-nang-bao-dam-an-toan-cho-tre-em-trong-dip-nghi-he-post811823.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Trang bị kỹ năng cho trẻ em", "Trẻ em tử vong vì tai nạn", "Kỹ năng Phòng cháy chữa cháy cho trẻ em" ] }
Gia Lai: Tai nạn giao thông nghiêm trọng, nhiều người thương vong
NDO -Sáng 30/4, ông Lý Minh Thái, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã chuẩn bị các phương án để tổ chức cấp cứu cho các nạn nhân vụ hai xe khách va chạm rạng sáng nay tại đường tránh Chư Sê và quốc lộ 25.
Theo đó, sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp về vụtai nạn giao thôngvà số lượng các nạn nhân bị thương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã khẩn trương tổ chức "kích hoạt báo động đỏ", các y, bác sĩ sẵn sàng các điều kiện tiếp nhận để cấp cứu kịp thời cho các nạn nhân.Theo thông tin ban đầu, khoảng 3 giờ sáng 30/4, xe khách của nhà xe Cô Hai (Đắk Lắk) lưu thông trên Quốc lộ 25 theo hướng Chư Sê đến huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.Hiện trường vụ tai nạn.Khi đến nút giao thông giữa Quốc lộ 25 và đường tránh Quốc lộ 14, xe khách của nhà xe Cô Hai đã va chạm với xe khách của nhà xe Quốc Cường lưu thông trên đường tránh Quốc lộ 14, hướng từ tỉnh Gia Lai đi tỉnh Đắk Lắk. Trên xe Cô Hai có 19 người, gồm hành khách và người của nhà xe; xe khách nhà xe Quốc Cường chở hơn 30 người.Ngay trong buổi sáng xảy ra tại nạn, Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận 17 người bị thương được đưa đến cấp cứu. "Sau khi tai nạn giao thông xảy ra, Sở Y tế Gia Lai đã yêu cầu tốp các y bác sĩ có kinh nghiệm cấp cứu phân loại bệnh nhân tại hiện trường và Trung tâm y tế huyện Chư Sê. Bên cạnh đó, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các y bác sĩ khẩn trương chuẩn bị điều kiện, thuốc men và nhân lực tiếp nhận bệnh nhân để phân loại, khám sàng lọc và chuẩn bị các bước chữa trị" ông Thái cho biết thêm.Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu, chữa trị cho các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông tại Chư Sê.Ông Trịnh Thái Nguyên, Bác sĩ Khoa cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) thông tin: Trong số các nạn nhân có 2 trường hợp bệnh nhân nặng trong tình trạng đa chấn thương, chấn thương sọ não. Hai bệnh nhân này sau khi được sơ cứu đã được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt để chuẩn bị các bước điều trị tiếp theo.Theo thông tin từ Công an tỉnh Gia Lai, vụtai nạngiao thông khiến hành khách Phạm Thị Hoài O. (49 tuổi, trú tại huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai) tử vong tại chỗ và 2 người bị trọng thương, 2 xe khách hư hỏng nặng.Danh sách nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn giao thông xảy ra lúc 3 giờ sáng 30/4 tại Chư Sê (Gia Lai):1. Nguyễn Đức Quân (SN 1989, trú tại huyện Krông Năng, Đắk Lắk)2. Võ Ái Bình (SN 1965, trú tại Krông Buk, Đắk Lắk)3. Lê Thị Kim Anh (SN 1982, trú tại thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk)4. Nguyễn Công Dân (SN 1977, trú tại thị xã An Khê, Gia Lai)5. Nguyễn Huy Hoàng (SN 2000, trú tại thị xã Ayun Pa, Gia Lai)6. Huỳnh Ánh Dương (SN 2018, trú tại huyện Chư Pưh, Gia Lai)7. Lê Thị Dung (SN 1981, trú tại huyện Chư Pưh, Gia Lai)8. Đinh Văn Hùng (SN 1970, trú tại huyện Krông Năng, Đắk Lắk)9. Nguyễn Hữu Thịnh (SN 2010, trú tại thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk)10. Kpa BuNa (SN 2000, trú tại huyện Krông Pa, Gia Lai)11. Nguyễn Long Hoàng (SN 1996, trú tại huyện Đăk R’lấp, Đắk Nông)12. Nguyễn Văn Lợi (SN 1993, trú tại huyện Krông Pa, Gia Lai)13. Ksor H'Ngan (SN 2007, trú tại huyện Krông Pa, Gia Lai)14. Nguyễn Lê Thảo Nguyên (SN 2008, trú tại thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk)15. Trần Thị Phi Yến (SN 1965, trú tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai)16. Rmah Long (SN 1994, trú tại huyện Phú Thiện, Gia Lai)17. Rcom Ruôh (SN 1991, trú tại huyện Krông Pa, Gia Lai)
https://nhandan.vn/gia-lai-tai-nan-giao-thong-nghiem-trong-nhieu-nguoi-thuong-vong-post807214.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Gia Lai", "tai nạn giao thông", "Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai", "xe khách tông nhau ở Chư Sê" ] }
375 chỉ tiêu tuyển dụng dành riêng cho người khuyết tật
NDO -Ngày 23/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức phiên giao dịch việc làm lồng ghéptuyển dụng lao độnglà người khuyết tật, nhằm hưởng ứng Ngày Quốc tế Người khuyết tật (ngày 3/12).
Theo đó, có 38 doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã tham gia chương trình. Trong số này, có 15 doanh nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh lao động làngười khuyết tật. Tổng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh tại phiên giao dịch việc làm đặc biệt này là 1.080 chỉ tiêu, với 375 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh dành riêng cho người khuyết tật.Tin liên quanKOICA hỗ trợ bồi dưỡng kỹ năng hòa nhập xã hội và việc làm cho người khuyết tậtTổng hợp nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm cho thấy, nhu cầu tuyển lao động nữ cao hơn 4% so nhu cầu tuyển lao động nam. Sự chênh lệch về nhu cầu tuyển lao động giữa nam và nữ là không nhiều cho thấy thực tế các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến sự nhiệt tình, đam mê công việc, khả năng sáng tạo, xử lý tình huống và khả năng chịu được áp lực trong công việc của các ứng viên tham gia tuyển dụng.Tư vấn thông tin việc làm cho người lao động tại chương trình.Kết quả tổng hợp từ phiên giao dịch việc làm cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động lao động phổ thông chiếm tỷ lệ 53,4%; lao động có trình độ cao đẳng-đại học chiếm tỷ lệ 14%. Còn lại là nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp-công nhân kỹ thuật.Hà Nội có khoảng hơn 100.000 người khuyết tật, trong đó, có khoảng hơn 30.000 người có khả năng lao động.Cơ hội việc làm tại Phiên Giao dịch việc làm tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi 18-25 với 465/890 chỉ tiêu, chiếm 52,2%. Sau đó là nhóm 26-35 tuổi với 301/890 chỉ tiêu, chiếm 33,8%. Thấp nhất là nhu cầu tuyển lao động ở nhóm tuổi từ 35 trở lên với 124 chỉ tiêu.Đến tham dự Phiên giao dịch việc làm, có 15 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh người lao động là người khuyết tật với các cơ sở sản xuất, đào tạo có uy tín thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ nghệ Hồng Ngọc, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thêu tranh ảnh cao cấp Hoàng Thị Khương, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xã hội 3/12, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp xã hội Safeviet... cùng các chỉ tiêu phù hợp và mức lương thỏa đáng: nghề may, thủ công mỹ nghệ, nhân viên kinh doanh, thợ thêu tranh, thợ may công nghiệp,… sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi chongười lao động khuyết tậttìm kiếm công việc phù hợp với khả năng, thu nhập ổn định và có thể gắn bó lâu dài.
https://nhandan.vn/375-chi-tieu-tuyen-dung-danh-rieng-cho-nguoi-khuyet-tat-post784038.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "người khuyết tật", "tuyển dụng người khuyết tật", "tạo việc làm", "Hà Nội", "Phiên giao dịch việc làm", "tuyển dụng lao động", "lao động khuyết tật" ] }
Sửa đổi bổ sung bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới
NDO -Chiều 11/3, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức họp báo thông tin về việc sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM), Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.
Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, đến nay cả nước có khoảng 78% số xã đạt chuẩnnông thôn mới(NTM); trong đó, có 1.737 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tăng 114 xã so cuối năm 2023) và 301 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tăng 38 xã so cuối năm 2023); bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã (tăng 0,2 tiêu chí so cuối năm 2023); có 280 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM, tăng 10 đơn vị so cuối năm 2023 (chiếm khoảng 43,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước), trong đó, đã có 2 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; có 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, tăng 2 tỉnh (Tiền Giang, Đồng Tháp) so cuối năm 2023.Về huy động nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2023 (lũy kế đến hết năm 2023): Cả nước huy động được khoảng 2,55 triệu tỷ đồng đầu tư thực hiện Chương trình... Phấn đấu năm 2024, cả nước có khoảng 80% xã đạt chuẩn NTM; khoảng 11.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chísản phẩm OCOP.Theo Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Ngô Trường Sơn cho biết, năm 2024 là năm bản lề của giai đoạn 2021-2025, các địa phương cần cố gắng, nỗ lực đẩy nhanh hoàn thành Chương trình xây dựng NTM. Hiện nay, các cơ chế, chính sách đã hoàn thiện để các địa phương có căn cứ, cơ sở để triển khai một cách đồng bộ.Tin liên quanƯu tiên nguồn lực bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mớiTrong thời gian qua,bộ tiêu chí NTMcác cấp là cơ sở pháp lý để thực hiện công tác lập kế hoạch và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, thẩm định, xét công nhận các địa phương đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; là cơ sở để xác định vai trò, nhiệm vụ thực hiện Chương trình của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp; giúp các địa phương xác định được các mục tiêu, giải pháp phấn đấu cụ thể và có sự quan tâm đầu tư hỗ trợ hài hòa trên các lĩnh vực phát triển nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM ở địa phương vẫn còn gặp vướng mắc, khó khăn như: một số nội dung tiêu chí, chỉ tiêu chưa thực sự phù hợp đối với những địa phương có đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hoặc chưa thống nhất với quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong thời gian qua; chưa có quy định tiêu chí NTM đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã…Như vậy, việc ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao và bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025 là cần thiết, nhằm hoàn thiện đầy đủ cơ sở pháp lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện xây dựng NTM/NTM nâng cao cấp xã, huyện thời gian qua và xây dựng NTM đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021-2025 như: sửa đổi chỉ tiêu “13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã” thành “13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã, hoặc xã có tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, theo đúng của quy định pháp luật và có hợp đồng hợp tác, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương”.Sửa đổi chỉ tiêu “15.4. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử” và yêu cầu mức đạt chung là “≥60%” thành “15.4. Xã triển khai thực hiện sổ khám chữa bệnh điện tử” và yêu cầu mức đạt là “Đạt”. Sửa đổi chỉ tiêu 17.1 về Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung, yêu cầu mức đạt theo từng vùng từ “≥10%” đến “≥40%” thành “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung (nếu có)”. Sửa đổi chỉ tiêu “18.4. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” thành “18.4. Tiếp cận pháp luật”.Đối với Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai. Sửa đổi chỉ tiêu “8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế-xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới” thành “8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế-xã hội”. Việc sửa đổi, bãi bỏ nội dung yêu cầu “tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới”.Bãi bỏ chỉ tiêu “12.3. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn” và yêu cầu mức đạt là “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể” thuộc tiêu chí số 12 về Lao động. Sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Sửa đổi 3 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 14 về Y tế để phù hợp hơn với điều kiện thực tế.Sửa đổi chỉ tiêu “15.2. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên” thành “15.2. Có dịch vụ công trực tuyến một phần”. Sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 16 về Tiếp cận pháp luật để rõ hơn nội hàm của nội dung quy định và để các cơ quan, địa phương có liên quan thống nhất cách hiểu trong triển khai thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện. Sửa đổi chỉ tiêu “17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng” và yêu cầu mức đạt chuẩn theo từng vùng từ “≥5%” đến “≥10%” thành “17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng” và phân cấp cho “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể (nếu có) để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu của cộng đồng và đặc điểm văn hóa từng dân tộc”. Sửa đổi 3 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống.Đối với Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, sửa đổi chỉ tiêu “2.4. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên” và yêu cầu mức đạt là “Đạt” thành “2.4. Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên” và yêu cầu mức đạt là “≥01”.Sửa đổi chỉ tiêu “5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục” và yêu cầu mức đạt là “Cấp độ 1” thành “5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn” và phân cấp cho “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể”.Sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 6 về Kinh tế. Sửa đổi chỉ tiêu “7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp” thành “7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng biện pháp phù hợp”. Sửa đổi chỉ tiêu “9.5. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên” thành “9.5. Có dịch vụ công trực tuyến một phần”.Đối với Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao, sửa đổi chỉ tiêu “2.3. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên” và yêu cầu mức đạt là “Đạt” thành “2.3. Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên” và yêu cầu mức đạt là “≥01”.Sửa đổi chỉ tiêu “3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp, đảm bảo tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu theo chuyển đổi số” thành “3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp”. Sửa đổi chỉ tiêu “5.5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục” và yêu cầu mức đạt là “Cấp độ 2” thành “5.5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn” và phân cấp cho “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể”.Sửa đổi chỉ tiêu “6.3. Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2 hoặc trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định” thành “6.3. Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định”. Sửa đổi chỉ tiêu “9.2. Có dịch vụ công trực tuyến” (yêu cầu mức đạt chuẩn là “Mức độ 4”) thành “9.2. Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình”.Đối với việc bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025, giữ nguyên bố cục và số lượng 9 tiêu chí, bao gồm 38 chỉ tiêu (tăng 2 chỉ tiêu so với Bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021-2025), trong đó: Điều chỉnh tên, nội hàm 18 tiêu chí, chỉ tiêu, lược bỏ 5 chỉ tiêu và bổ sung 7 chỉ tiêu cho phù hợp điều kiện thực tế xây dựng NTM đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã.
https://nhandan.vn/sua-doi-bo-sung-bo-tieu-chi-xa-huyen-dat-chuan-nong-thon-moi-post799496.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "Văn phòng Điều phối Nông thôn mới", "sửa đổi", "tiêu chí", "chỉ tiêu", "nông thôn mới" ] }
Đà Nẵng: Phiên hòa giải vụ Công ty Dệt Hòa Khánh nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc
NDO -Ngày 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng đã tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụCông ty cổ phần Dệt Hòa Khánh- Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
Theo đó, số tiền Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng còn nợ người lao động là 1,658 tỷ đồng gồm tiền lương tháng 11,12/2023, tháng 1/2024 và hơn 4 tỷ đồng tiền trợ cấp thôi việc.Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Chánh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng cho biết, với số tiền cònnợ lương người lao động, Công ty sẽ trả trong 3 đợt vào các tháng 9,10,11/2024.Tin liên quanNgười lao động ký đơn khởi kiện Công ty Dệt Hòa KhánhRiêng kinh phí trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ chi trả trong 5 năm theo phương án công nhân nào chấm dứt hợp đồng lao động trước giải quyết trước, công nhân chấm dứt hợp đồng lao động sau sẽ giải quyết sau theo kiểu cuốn chiếu.Với phương án trên, đại diện nhóm 55 người lao động tham gia tại buổi hòa giải không đồng tình vì thời gian chi trả trợ cấp thôi việc khá dài, trong khi cuộc sống hiện tại của công nhân còn gặp nhiều khó khăn; đồng thời, đưa ra thời gian 2 năm để Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng chi trả xong khoản kinh phí này cho người lao động vào hai đợt: cuối năm 2024 và cuối năm 2025.Trước kết quả của buổi hòa giải, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng Lê Văn Đại cho biết: Sẽ kiến nghị hòa giải viên lao động tổ chức buổi hòa giải tiếp theo cho 34 người lao động còn lại; hỗ trợ các thủ tục pháp lý tiếp theo, chuyển đơn khởi kiện của 55 lao động tham gia hòa giải không thành sang Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu để thụ lý vụ việc nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động.Đây là những người lao động đã làm đơn thôi việc vào tháng 2/2024 và được chấp thuận nhưng đến nay vẫn chưa được công ty thanh toán tiền lương còn nợ và chưa được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.Trước đó, Công đoàn đã có buổi tiếp nhận, hướng dẫn 88 đoàn viên, người lao động ký đơn khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng về vấn đề nợ lương, bảo hiểm xã hội.
https://nhandan.vn/da-nang-phien-hoa-giai-vu-cong-ty-det-hoa-khanh-no-tien-luong-tro-cap-thoi-viec-post806303.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Đà Nẵng", "hòa giải", "Công ty Dệt Hòa Khánh", "nợ tiền lương", "nợ tiền trợ cấp thôi việc", "trợ cấp thôi việc" ] }
[Infographic] Hơn 1,1 triệu người nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2023
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, ước năm 2023, có hơn 1,1 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Con số này tương đương mức tăng 23,73% so với năm 2022.
Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/infographic-hon-11-trieu-nguoi-nhan-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-trong-nam-2023-post792383.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "bảo hiểm xã hội một lần", "bảo hiểm xã hội", "lương hưu", "Nhìn làm 2023" ] }
Người lính Điện Biên ở Phố Lu
Nhìn động tác tỉa cây, cho chim ăn, kiểm tra đàn ong nuôi, thậm chí bắt gà để chuẩn bị bữa trưa, điều khiển xe máy dễ dàng, chẳng ai nghĩ ông đã 92 tuổi, người cha của 8 người con và người ông của hơn 40 cháu, chắt. Nhưng đó lại là công việc thường ngày của người lính Ðiện Biên năm xưa đang sinh sống tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai - ông Nguyễn Công Sứ. Mặc dù sinh ra, lớn lên tại Hải Phòng, ông Sứ đã coi Lào Cai như quê hương thứ hai của mình, luôn cố gắng, nỗ lực xây dựng mảnh đất này như những ngày đầu lên Tây Bắc cách đây 62 năm.
Việc gặp một người lính Ðiện Biên ở Phố Lu trong dịp cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ thật sự là may mắn khi ý định ban đầu của chúng tôi tới Lào Cai chỉ để chuẩn bị cho cuộc trekking đỉnh Ngũ Chỉ Sơn cao 2.858m rồi tình cờ trò chuyện với một người bạn cũng leo cùng này và biết được chị là con dâu của ông Sứ.Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâuSinh năm 1932 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Sơn Ðông, xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, ông Sứ bắt đầu cuộc trò chuyện về cuộc đời đã gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc một cách rõ ràng, rành mạch, như thể mọi diễn biến chỉ mới vừa hôm qua. Những chi tiết cứ hiện dần lên như những mảnh ghép ký ức được chắp lại của quá khứ, chiến tranh và hòa bình, kéo dài từ Hải Phòng đến Ðiện Biên và Lào Cai.Những ngày ở Hải Phòng, ông Sứ đã trải qua những ngày không quên phải chứng kiến nạn đói năm 1945, sự ra đời của Mặt trận Việt Minh, cuộc Tổng khởi nghĩa đánh đuổi Nhật-Pháp, giành chính quyền và thành công của Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Thế nhưng khi ấy, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ ý định xâm chiếm nước ta một lần nữa và ở quê hương ông Sứ chúng liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát đẩy ba anh em ông vào cảnh mồ côi.Căm thù giặc Pháp và tay sai, chàng thanh niên Nguyễn Công Sứ quyết tâm đi theo cách mạng. Năm 1951, bị giặc Pháp bắt và hai lần suýt chết; ở nhà một thời gian, đầu năm 1952, Nguyễn Công Sứ viết đơn xin đi bộ đội và gia nhập Ðại đoàn 304 (nay là Sư đoàn 304) ở Thanh Hóa, với vị trí của một người lính thông tin. Sáng học chính trị, chiều ra thao trường, ông Sứ đã tham gia các chiến dịch như Hòa Bình (tháng 2/1952), Thượng Lào (tháng 5/1953) và sau đó trở lại Ðiện Biên để chuẩn bị cho chiến dịch Ðiện Biên Phủ năm 1954.Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, Ðại đoàn 304 của ông có nhiệm vụ kiềm chế các trận địa pháo binh của Pháp ở Hồng Cúm, chặn quân tiếp viện từ Hồng Cúm lên Mường Thanh và đánh quân nhảy dù ở chung quanh và phía nam Hồng Cúm. Trong đợt 3 của chiến dịch, Trung đoàn 57 của Ðại đoàn 304 được phối thuộc một tiểu đoàn của Trung đoàn 9, cử một tiểu đoàn chốt chặn trên đường đi Tây Trang không cho quân địch rút chạy sang Lào, siết chặt vòng vây chung quanh Hồng Cúm, tập kích trận địa pháo binh, tiêu diệt khu C Hồng Cúm.Sau chiến dịch Ðiện Biên Phủ, ông Sứ được điều lên văn công Ðại đoàn nhờ chơi guitar giỏi, giọng hát tốt và thậm chí sáng tác được cả nhạc. Khi đó, ông nổi tiếng ở khắp các trung đoàn và bộ đội hầu như ai cũng biết ông.Hòa bình lập lại nhưng ông Sứ gặp vấn đề về sức khỏe với những cơn sốt rét kéo dài liên miên. Ông được về Quảng Yên (Quảng Ninh) để điều trị và nghỉ ngơi. Nhờ những thành tích đạt được, ông Sứ vinh dự được tham dự Ðại hội Thi đua quyết thắng trong quân đội ở Hà Nội năm 1957. Sau đó, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, trước khi cuộc đời ông sang một ngã rẽ mới, ở quê hương mới.Tháng 11/1961, tỉnh Kiến An (nay là thành phố Hải Phòng) và tỉnh Lào Cai tổ chức kết nghĩa toàn diện giữa hai tỉnh. Nhiệm vụ cách mạng to lớn mà hai tỉnh xác định là sẽ vận động hàng chục nghìn người dân Hải Phòng lên Lào Cai để xây dựng kinh tế, văn hóa.Và như những câu thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, rằng “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc/Khi lòng ta đã hóa những con tàu/Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát/Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu…”, ông Sứ với khát vọng cống hiến và xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa đã xung phong lên Lào Cai năm 1962. Ký ức về những ngày gian khó đó vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của ông nhưng hơn 60 năm qua, ông và gia đình đều một lòng gắn bó với Lào Cai, với huyện Bảo Thắng và coi đây như là quê hương thứ hai của mình, như “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ/Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?/Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!” (Tiếng hát con tàu).Dựng xây quê hương mớiVề phụ trách công tác tổ chức ở Xí nghiệp vật liệu Ty Kiến trúc được vài tháng thì ông Sứ lại lên đường đi tiễu phỉ ở xã Pha Long, huyện Mường Khương năm 1963. Thời điểm này, ông có những câu thơ để ghi lại hành trình gian khổ đó như: “Ðường mòn dốc đá chơi vơi/Mưa ngàn nắng núi đất trời Pha Long” hay “Mặc cho gian khổ bao ngày/Bao giờ diệt hết bọn mày mới thôi”…Sau tiễu phỉ, ông Sứ về công tác ở Xí nghiệp vật liệu xây dựng, làm Phó Bí thư Chi bộ và Thư ký Công đoàn. Năm 1965, ông làm Bí thư Chi bộ Ty Thể dục Thể thao tỉnh Lào Cai. 10 năm sau, Quốc hội khóa V ra nghị quyết hợp nhất các tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Trong giai đoạn 1976-1991 cho đến khi Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn để tái lập hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, ông Sứ có thời gian làm Ðoàn trưởng đoàn cán bộ tăng cường biên giới ở Lào Cai, ngay trước thời điểm chiến tranh biên giới nổ ra. Tưởng chỉ đi ba năm nhưng rồi thành sáu năm ông xa gia đình và sau đó, tưởng như ông sẽ về tỉnh công tác, cuối cùng ông lại gắn bó với huyện Bảo Thắng, làm Trưởng phòng Văn hóa huyện cho đến khi về hưu lúc 56 tuổi.Về hưu được vài tháng, Ðảng ủy thị trấn Phố Lu lại yêu cầu ông giúp đỡ củng cố Chi bộ tổ dân phố Phú Cường 1, với vai trò Bí thư Chi bộ. Ở vai trò này, ông càng có điều kiện gần dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển và nâng cao đời sống cho gia đình. Nên nói thêm trong những năm cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước, cho Lào Cai, ông không thể san sẻ trách nhiệm nuôi dạy 8 người con với bà Nguyễn Thị Lư, người đã trở thành hậu phương vững chắc và giúp ông yên tâm công tác. Vì thế, khi trở về gia đình, ông luôn suy nghĩ phải phát triển kinh tế để bù đắp những khó khăn, cơ cực mà người vợ đã trải qua.Nhờ có tài, khả năng thích ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh, ông Sứ xoay xở đủ nghề, từ vẽ tranh đến nuôi ong lấy mật, làm gương kính đến trồng cây cảnh, và lĩnh vực nào ông cũng thành công. Thậm chí, ông từng là một trong những người nuôi ong giỏi nhất ở Lào Cai và có lẽ là người đầu tiên làm gương kính quy mô lớn tại khu vực Lào Cai và Yên Bái.Thú vị là ông Sứ cũng là người đầu tiên phát triển kỹ thuật trồng cây cảnh và làm chậu cây ở Lào Cai. Mặc dù thị trường giờ bão hòa, những hiểu biết về nông nghiệp và cây trồng đã giúp ông tạo nên một khung cảnh nên thơ quanh khu nhà lưng tựa núi, với rừng cây, ao thả cá, vườn hoa, cây cảnh, khu chăn nuôi… tại Phố Lu. Nhờ ảnh hưởng, uy tín trong cộng đồng và tinh thần sẵn sàng gánh vác mọi việc của một người lính Ðiện Biên, ông Sứ được bầu làm Chủ tịch Hội đồng hương Hải Phòng tại Bảo Thắng năm 1995. Từ đó đến nay, ông luôn giúp đỡ, động viên người Hải Phòng yên tâm công tác, chăm chỉ lao động sản xuất, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc tại địa phương, cũng như gắn kết tình cảm quê hương giữa Hải Phòng với Lào Cai.Hơn 60 năm trôi qua kể từ ngày Kiến An đưa đồng bào lên khai hoang ở Lào Cai, đã có ba, bốn thế hệ người Hải Phòng được sinh ra và lớn lên nơi biên cương Tây Bắc. Và tại Phố Lu, ông Sứ - người chiến sĩ Ðiện Biên năm xưa, người đảng viên vừa nhận Huy hiệu 60 năm tuổi đảng có quyền tự hào khi nghĩ rằng, ông và gia đình đã và đang góp sức cùng cộng đồng các dân tộc xây dựng mảnh đất đầu sông, đầu núi của Tổ quốc giàu mạnh, làm rạng danh thêm truyền thống của quê hương Hải Phòng, của dòng họ Nguyễn Công ở làng Sơn Ðông.
https://nhandan.vn/nguoi-linh-dien-bien-o-pho-lu-post807900.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Nguyễn Công Sứ", "Điện Biên", "Phố Lu", "Lào Cai", "Chiến dịch Điện Biên Phủ", "Chiến tranh", "Hải Phòng" ] }
Khởi công dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang, đoạn qua tỉnh Tuyên Quang
NDO -Ngày 21/10, Ủy ban nhân dân tỉnhTuyên Quangtổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng đườngcao tốc Tuyên Quang-Hà Giang(giai đoạn 1), đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang.
Dự lễ khởi công có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn; các đồng chí lãnh đạo các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ.Các đại biểu dự lễ khởi công.Tuyến đườngcao tốc Tuyên Quang-Hà Giang(giai đoạn 1) với chiều dài 104,5km, trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang dài 77km, được phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang làm chủ đầu tư. Khi hoàn thành sẽ trở thành trục giao thông kết nối nhanh, thuận lợi, khắc phục những điểm nghẽn về giao thông liên vùng từ Thủ đô Hà Nội qua tỉnh Tuyên Quang đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Hà Giang.Tuyến đườngcao tốc Tuyên Quang-Hà Giangcó ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh khu vực miền núi phía bắc nói chung và của 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang nói riêng.Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang báo cáo quá trình chuẩn bị đầu tư dự án.Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, cho biết, dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang có tổng mức đầu tư 6.800 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 4.497,17 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương là 2.302,83 tỷ đồng.Dự án thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô đường cao tốc 4 làn xe. Giai đoạn 1, thiết kế 2 làn xe cơ giới, kết cấu mặt đường bê-tông nhựa. Trên tuyến thiết kế 7 nút giao liên thông và 3 nút giao bằng; 91 hầm chui; 22 cầu. Trong đó 16 cầu trên đường cao tốc, 5 cầu trên nhánh nút giao liên thông vượt đường cao tốc, 1 cầu vượt trên đường ngang vượt cao tốc.Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm cao nhất, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng trình tự, thủ tục quy định pháp luật.Đến nay, dự án đã hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang yêu cầu chủ đầu tư cùng với các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động tích cực triển khai dự án, tập trung đầy đủ nhân công, thiết bị, vật tư để thi công, bảo đảm đạt yêu cầu về tiến độ, chất lượng, mỹ thuật, tiết kiệm chi phí, đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ thi công nhanh, thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động.Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại lễ khởi công dự án.Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang là dự án trọng điểm quốc gia và của ngành giao thông vận tải, có ý nghĩa rất quan trọng trong kết nối nội vùng và liên vùng, hình thành hành lang phát triển kinh tế từ Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng tới các tỉnh miền núi phía bắc, theo cao tốc Nội Bài-Lào Cai, cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ đến cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang.Với năng lực thông hành lớn, tốc độ cao và an toàn, dự án này sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, vận tải hàng hóa ngày càng tăng cao, khắc phục điểm nghẽn về giao thông liên kết giữa Tuyên Quang-Hà Giang, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tặng quà các đơn vị thi công.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cần nỗ lực thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, bố trí đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho dự án.Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thi công dự án bảo đảm tiến độ, hiệu quả.Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tập trung chỉ đạo, yêu cầu Ban Quản lý dự án, tư vấn giám sát và các nhà thầu phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, xây dựng kế hoạch, phương án thi công một cách khoa học, chi tiết, phù hợp, bảo đảm hiệu quả, chất lượng thi công và tổ chức giao thông an toàn, thông suốt, giữ gìn vệ sinh môi trường.Các nhà tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát phải tăng cường nâng cao trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
https://nhandan.vn/khoi-cong-du-an-cao-toc-tuyen-quang-ha-giang-doan-qua-tinh-tuyen-quang-post778762.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Tuyên Quang", "cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang", "Hà Giang" ] }
Hơn 1,5 triệu bạn trẻ tham gia Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”
NDO -Trong khuôn khổ diễn đàn, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã trực tiếp trả lời 600 trong tổng số hơn 12 nghìn câu hỏi. Theo Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy, số câu hỏi còn lại của đoàn viên, thanh niên sẽ được tiếp tục trả lời trong vòng 15 ngày tới đây.
Chiều 14/3, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”. Với chủ đề “Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên”, diễn đàn được triển khai tại hơn 12.600 điểm cầu ở trong và ngoài nước, thu hút hơn 1,5 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia.Tại diễn đàn, đoàn viên và thanh, thiếu nhi đã bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến về công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi theo ba chủ đề: Đoàn và sứ mệnh tiên phong; Đoàn và khát vọng 2045; Đoàn và Gen Z.Dịp này, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã cung cấp thông tin, chia sẻ với đoàn viên, thanh, thiếu nhi về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ; các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội; kết quả triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; định hướng nhiệm vụ công tác đoàn, phong trào thanh, thiếu nhi năm 2024.Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niênLiên quan đến chủ đề của diễn đàn, nhiều bạn trẻ đã bày tỏ tâm đắc, đồng thời đặt vấn đề về công tác khơi dậy lý tưởng, giải pháp thúc đẩy thanh niên hiện thực hóa lý tưởng trong thời đại mới.Theo đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, lý tưởng cao đẹp của mỗi cá nhân nói chung và thanh niên nói riêng cần gắn với mục tiêu cao đẹp của đất nước. Theo đó, Đảng ta đã đề ra con đường và khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, với mục tiêu 2030 và tầm nhìn 2045.Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, các cấp bộ Đoàn cần kiên định, nhất quán những vấn đề mang tính nguyên tắc, nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không ngừng đổi mới nội dung, sáng tạo những phương thức truyền tải mới, phù hợp với thanh niên.Một trong những hành động cách mạng mang tính đặc thù, được nhiều đại biểu quan tâm tại diễn đàn đó là công tác tình nguyện vì cộng đồng của đoàn viên, thanh niên.Chia sẻ về vấn đề này, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương khẳng định: Hoạt động tình nguyện là đặc trưng, phẩm chất có giá trị tốt đẹp của thanh niên, giới trẻ Việt Nam và là giá trị duy trì qua nhiều thế hệ, nhiều nhiệm kỳ.Trung ương Đoàn đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ có quyết định nâng cao năng lực điều phối các hoạt động tình nguyện cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong giai đoạn 2022-2030. Trong nhiệm kỳ này, Trung ương Đoàn xác định nâng cao các hoạt động tình nguyện gắn với chủ trương liên kết (liên kết đối tượng, liên kết cộng đồng, liên kết địa bàn), nhằm huy động nhiều nguồn lực, điều kiện để phát huy giá trị tình nguyện.Các đại biểu nêu ý kiến, đặt câu hỏi tại diễn đàn.Tăng cường giáo dục truyền thống kết hợp chuyển đổi sốCó mặt tại diễn đàn, chủ kênh "Trường lịch sử" trên mạng xã hội Tik Tok Lý Hữu Trường đã bày tỏ băn khoăn về việc giáo dục lịch sử một cách trực quan, phong phú hơn để phù hợp với cách tiếp cận của giới trẻ, nhất là Gene Z.Giải đáp thắc mắc nêu trên, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết cho rằng, yếu tố quan trọng nhất để môn lịch sử không trở nên khô khan nằm ở những cách làm sống động, đáp ứng mong muốn, nguyện vọng và dòng chảy công nghệ hiện nay.Tổ chức Đoàn luôn mong muốn đồng hành với các bạn trẻ trong cụ thể hoá chủ trương, phương hướng mới trong việc tiếp cận văn hoá lịch sử, truyền thống dân tộc. Qua đó, sẽ có nhiều sản phẩm truyền thông liên quan với chất lượng cao được xã hội, cộng đồng và người trẻ biết đến.Trong khi đó, đại biểu Đặng Cát Tiên (học sinh lớp 9/3, Trường Trung học cơ sở Thái Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã đặt câu hỏi về việc tiếp tục tổ chức Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em", cũng như các chương trình liên quan để đội viên, thiếu niên, nhi đồng có cơ hội bày tỏ tiếng nói, nguyện vọng chính đáng, tham gia hiệu quả hơn các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương đã xác nhận việc tiếp tục tổ chức Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" trong thời gian tới. Hiện, Hội đồng Đội Trung ương đang tiến hành lấy ý kiến của trẻ em cả nước về chủ đề của phiên họp năm 2024.Cùng với đó, Trung ương Đoàn cũng đã ban hành Đề ánĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhthúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, giai đoạn 2023-2027. Đến nay, đã có nhiều tỉnh, thành phố tích cực thực hiện, tăng cường lấy ý kiến trẻ em, ra mắt các mô hình đồng hành với trẻ em có hiệu quả.
https://nhandan.vn/hon-15-trieu-ban-tre-tham-gia-dien-dan-tieng-noi-tuoi-tre-hanh-dong-cua-doan-post799983.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Đối thoại thanh niên", "Trung ương Đoàn" ] }
[Ảnh] Thành phố Hồ Chí Minh: Công nhân đội nắng thi công dự án hơn 8.000 tỷ đồng
NDO -Dưới cái nắng nóng gay gắt của những ngày cuối tháng 4, hàng trăm công nhân vẫn miệt mài thi công các hạng mục công trình của dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, nhằm bảo đảm đúng tiến độ đề ra.
Tại 10/10 gói thầu của dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (đi qua địa bàn 7 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh là quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh).Hàng trăm công nhân vẫn đang miệt mài thi công kè bờ kênh, xử lý nền bằng cọc xi-măng đất (CDM), các cống cấp 2, hệ thống thoát nước… dưới trời nắng nóng lên đến gần 40 độ C.Công nhân thi công tại gói thầu XL-01, cho biết: Làm việc ngoài trời nắng nóng gần 40 độ C, cảm giác lưng bỏng rát... Để tránh làm việc liên tục ngoài trời nắng nóng, sáng công nhân sẽ thi công sớm và kết thúc vào chiều muộn, buổi nghỉ trưa cũng kéo dài hơn một chút để bảo đảm sức khỏe làm việc.Mặt bằng thi công các gói thầu XL-01 đến XL-09 của dự án đã được giải phóng mặt bằng trống ở giai đoạn 1.Cách đó không xa gói thầu XL-08 đã hoàn thành 100% công tác thi công cọc và hoàn thành 100% công tác dầm mũ.Trên công trường, các công nhân đang tập trung lắp hố kỹ thuật, hố ga, thi công các tường chắn. Nhà thầu đã tháo gỡ được khó khăn nguồn vật liệu san lấp và đang chuẩn bị tiến hành 2 mũi thi công là đào hào kỹ thuật và hệ thống hố ga, hạ tầng kỹ thuật để kịp tiến độ chung của dự án.Công nhân đang tập trung đúc hố kỹ thuật tại dự án XL-08.Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên là dự án trọng điểm thuộc đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2045 của Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án có chiều dài 31,46km, đi qua địa bàn 7 quận là Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, 12 và huyện Bình Chánh với tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/anh-thanh-pho-ho-chi-minh-cong-nhan-doi-nang-thi-cong-du-an-hon-8000-ty-dong-post806434.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên", "Thành phố Hồ Chí Minh", "dự án giao thông", "công nhân đội nắng" ] }
Ngăn ngừa tai nạn giao thông trên đường cao tốc
Gần đây trên các tuyến đường cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận.
Thực tế, quá trình đưa vào khai thác các tuyến cao tốc đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, thiếu sót trong quy hoạch, xây dựng, quản lý, bảo trì, tổ chức giao thông cũng như ý thức của người tham gia giao thông.Mạng lưới đường bộ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với quy hoạch 41 tuyến cao tốc có tổng chiều dài 9.014 km. Trong đó hiện đưa vào khai thác, sử dụng 9 tuyến với chiều dài gần 1.900 km. Dự kiến, đến năm 2026 sẽ hoàn thiện, đưa vào khai thác tổng chiều dài đường bộ cao tốc khoảng 3.000 km, tăng hơn 1.100 km so với hiện nay .Nhiều bất cập, hạn chếQua khảo sát của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), năm 2023 trên các tuyến cao tốc do Cục quản lý đã phát hiện 132 mục bất hợp lý về tổ chức giao thông, trong đó, nổi lên những bất hợp lý chưa được khắc phục dẫn đến xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) cho biết: Qua theo dõi, đến nay, ngành giao thông đã chỉ đạo khắc phục xong 77 mục; 21 mục đang thực hiện và sẽ hoàn thành trong năm 2024; 34 mục còn lại chưa thực hiện.Qua theo dõi, đến nay, ngành giao thông đã chỉ đạo khắc phục xong 77 mục; 21 mục đang thực hiện và sẽ hoàn thành trong năm 2024; 34 mục còn lại chưa thực hiện.Đại tá Nguyễn Quang NhậtTrong đó, một số mục là nguyên nhân gây mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông thời gian qua. Sau khi xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến Cam Lộ-La Sơn, Nội Bài-Lào Cai, làm 7 người chết, 2 người bị thương, thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, Cục Cảnh sát giao thông đã tham mưu Bộ Công an chỉ đạo rà soát lại toàn bộ các kiến nghị chưa được khắc phục và các bất hợp lý phát sinh mới. Đến nay, 74 kiến nghị đã được khắc phục, còn 58 kiến nghị chưa được khắc phục, 43 kiến nghị phát sinh mới.Trước ý kiến cho rằng, việc xây dựng các tuyến cao tốc phân kỳ chưa bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Mạnh Thắng khẳng định, do nguồn lực còn hạn chế cho nên các tuyến cao tốc đang trong phân kỳ đầu sẽ thiếu một số hạng mục công trình như làn dừng khẩn cấp, trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh.Để đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, như bảo đảm tầm nhìn dài hạn, đường cao tốc đều được quy hoạch quy mô từ 4-10 làn xe, tốc độ khai thác 80-120 km/giờ. Ở mức độ nâng cao có các trạm dừng nghỉ, có hệ thống giao thông thông minh để giám sát, theo dõi, điều chỉnh trật tự an toàn giao thông. Theo ông Thắng, giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông vận tải dự kiến nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 462.000 tỷ đồng.Quốc hội, Chính phủ phân bổ cho Bộ là hơn 304.100 tỷ đồng, đáp ứng 66% nhu cầu đầu tư. Phần lớn nguồn vốn này đều ưu tiên tập trung đầu tư các công trình đường bộ cao tốc. Điều này cho thấy, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư đối với kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và hệ thống đường bộ cao tốc nói riêng.Qua theo dõi, thống kê của Cục Cảnh sát giao thông trong năm 2023 và hai tháng đầu năm 2024, trên các tuyến đường bộ cao tốc xảy ra 267 vụ tai nạn giao thông, làm chết 91 người, bị thương 172 người. Riêng trên các tuyến cao tốc thuộc Cục quản lý xảy ra 184 vụ tai nạn giao thông làm 54 người chết, 124 người bị thương. So với thời gian trước liền kề tăng 2 vụ, tăng 30 người chết, tăng 56 người bị thương.Lý giải các nguyên nhân dẫn đến mất an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc, Cục Cảnh sát giao thông cho rằng là do nhiều tuyến xuất hiện tình trạng mở điểm mở cho phương tiện đi thẳng vào (Hà Nội-Lào Cai), hệ thống hàng rào lưới chưa khép kín, thiếu người trực gác cho nên người dân có thể tự ý đi bộ, điều khiển xe mô-tô, xe ba gác, súc vật đi trên cao tốc (tuyến Hà Nội-Thái Nguyên; Trung Lương-Mỹ Thuận; Hạ Long-Vân Đồn; Vĩnh Hảo-Phan Thiết-Dầu Giây). Một số tuyến có tình trạng cắt rào, trèo lên đường cao tốc để đón xe khách (tuyến Pháp Vân-Mai Sơn, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên).Một số tuyến vừa khai thác vừa thi công; một số tuyến đường xuống cấp nhưng chậm khắc phục, sửa chữa (Pháp Vân-Cầu Giẽ, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên). Đối với những đoạn, tuyến không có dải phân cách cứng ở giữa, không có làn dừng khẩn cấp luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông; khi xảy ra tai nạn thường gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như tuyến Cam Lộ-La Sơn, đoạn tuyến Yên Bái-Lào Cai.Nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Tiến sĩ Khương Kim Tạo lại chỉ ra 3 lỗi chính dẫn tới tai nạn giao thông trên đường cao tốc là: Lỗi thuộc về người điều khiến phương tiện giao thông (ý thức kém, không tuân thủ luật lệ giao thông, chạy quá tốc độ, không duy trì khoảng cách an toàn, phóng nhanh, vượt ẩu) là nguyên nhân chủ yếu; tiếp đến mới là lỗi do đường (bất cập, hạn chế về thông số kỹ thuật, hệ thống báo hiệu trên đường chưa đạt quy chuẩn); nguyên nhân cuối cùng thuộc về ô-tô (công tác kiểm định chưa nghiêm, phương tiện không bảo đảm an toàn...).Hoàn thiện quy chuẩn đường cao tốcĐể khắc phục những bất cập nêu trên, Thượng tá Lê Quang Hòa, Trưởng phòng Hướng dẫn, điều khiển giao thông và dẫn đoàn, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trước hết, lực lượng chức năng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, các quy chuẩn về đường cao tốc; đồng thời, xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể.Nếu không thể khắc phục được ngay, cơ quan chức năng cần đề nghị, kiên quyết hạ cấp khai thác, phân luồng hạn chế phương tiện trên các tuyến cao tốc. Các cơ quan chức năng cần lắp đặt hệ thống giám sát, tăng cường công tác phối hợp trong khảo sát, khắc phục các điểm bất cập trên những tuyến cao tốc; xử lý nghiêm đối với những trường hợp chậm khắc phục các hạn chế trong việc tổ chức giao thông.Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông cho rằng, Nhà nước cần ưu tiên phát triển đồng bộ hơn nữa hạ tầng giao thông trên đường bộ cao tốc, bảo đảm đúng tiêu chuẩn mới đưa vào khai thác sử dụng đồng bộ.Nhà nước cần ưu tiên phát triển đồng bộ hơn nữa hạ tầng giao thông trên đường bộ cao tốc, bảo đảm đúng tiêu chuẩn mới đưa vào khai thác sử dụng đồng bộ.Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thôngĐối với những đoạn tuyến cao tốc trong giai đoạn phân kỳ, chưa đạt chuẩn cao tốc cần khẩn trương hoàn thiện giai đoạn đầu tư tiếp theo để đạt chuẩn. Trước mắt, đối với các tuyến đường này nên lắp đặt rào chắn barie hạn chế chiều cao các phương tiện vận tải hàng hóa từ 10 tấn trở lên và phương tiện vận tải hành khách từ 29 chỗ trở lên; cần xây dựng bổ sung quy định tiêu chuẩn đường cao tốc theo quy chuẩn. Giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị quản lý hạ tầng trên đường bộ cao tốc phải chủ động khắc phục sự cố hạ tầng kỹ thuật nếu có nguy cơ mất an toàn.Tiến sĩ Khương Kim Tạo cho rằng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho nhân dân về luật lệ an toàn giao thông. Trong giáo trình dạy học tại các trung tâm đào tạo và sát hạch thi lấy giấy phép lái xe cần thay đổi bổ sung phần thực hành trên đường cao tốc, nâng cao chất lượng đào tạo; trang bị cho người học ý thức đạo đức của người tham gia giao thông; xây dựng văn hóa giao thông trên đường cao tốc. Giải pháp nữa là nghiên cứu, đề xuất tăng cao mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông trên đường cao tốc, xử phạt nặng các hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn.Đối với lực lượng chức năng, cần tăng cường biên chế, trang bị đầy đủ các loại phương tiện hiện đại (máy đo tốc độ, máy đo nồng độ cồn) làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; lắp đặt camera xử phạt nguội trên các tuyến cao tốc nâng cao hiệu quả phát hiện các hành vi vi phạm để xử lý kịp thời, tăng hiệu quả răn đe, giáo dục.Lực lượng cảnh sát giao thông cần có mặt 24/24 giờ trên đường cao tốc để tuần tra, kiểm soát phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, xử lý các nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Trên một số đoạn, tuyến có tình hình giao thông phức tạp, hay xảy ra tai nạn giao thông và các điểm bố trí lối mở cần gắn biển báo hiệu từ xa, hạn chế tốc độ của các phương tiện khi đi qua đoạn đường này. Kiên quyết xử lý các phương tiện có đăng ký kinh doanh vận tải nhưng không có hoặc không bật thiết bị giám sát hành trình.
https://nhandan.vn/ngan-ngua-tai-nan-giao-thong-tren-duong-cao-toc-post801593.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "tai nạn trên cao tốc", "tai nạn giao thông nghiêm trọng", "cao tốc Cam Lộ - La Sơn" ] }
Đề nghị làm rõ thêm các điều kiện cần thiết cho việc gia nhập và hoạt động công đoàn của người nước ngoài
NDO -Do còn ý kiến khác nhau về việc gia nhập và hoạt động trong tổ chức công đoàn của người nước ngoài, đại biểu Quốc hội đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo thêm về sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc gia nhập và hoạt động công đoàn của người nước ngoài và công tác dự báo tình hình, cách thức, giải pháp giải quyết nếu phát sinh các tình huống tiêu cực.
Bảo đảm tương thích với tiêu chuẩn lao động quốc tếChiều 8/6, tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).Phát biểu ý kiến thảo luận tại Tổ 8, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (tỉnh Điện Biên) bày tỏ nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật Công đoàn như Tờ trình của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội.Qua nghiên cứu hồ sơ dự án luật, đại biểu tham gia đóng góp ý kiến về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (Điều 5), trong đó dự thảo luật đưa ra 2 phương án: Phương án 1 quy định cả người lao động Việt Nam và người lao động là công dân nước ngoài làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì có quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở; phương án 2 quy định chỉ người lao động Việt Nam mới có quyền gia nhập công đoàn.Đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) phát biểu. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Cá nhân đại biểu thiên về phương án 1, cho phép người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam. Lý do theo đại biểu Nguyệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; là thành viên của là thành viên của 9/10 công ước quốc tế cơ bản về lao động.Việt Nam đã và đang là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc tôn trọng và thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, trong đó có nội dung cấm phân biệt đối xử trong lao động, quyền tự do hiệp hội và thương lượng.Hiện nay, có gần 92 nghìnlao động nước ngoàiđang làm việc tại Việt Nam, và theo khảo sát sơ bộ của Cục Việc làm, 53% người lao động là người nước ngoài có nhu cầu kết nạp vào Công đoàn Việt Nam; 68% người sử dụng lao động sẵn sàng với việc kết nạp người lao động nước ngoài vào Công đoàn Việt Nam.Hiện có gần 92 nghìn lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam; 53% người lao động là người nước ngoài có nhu cầu kết nạp vào Công đoàn Việt Nam; 68% người sử dụng lao động sẵn sàng với việc kết nạp người lao động nước ngoài vào Công đoàn Việt Nam.Bên cạnh đó, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đề ra yêu cầu: “Đổi mới tổ chức, hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.., thu hút người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.Bộ luật Lao động năm 2019đã quy định cho phép người lao động nói chung (được hiểu bao gồm cả người lao động là người nước ngoài) được quyền gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, đồng thời tổ chức này có quyền gia nhập vào hệ thống Công đoàn Việt Nam.Đại biểu Nguyệt cho rằng, nếu chúng ta không cho phép người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động nước ngoài cũng sẽ tham gia và hoạt động tại tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Như vậy, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tác động tới tình hình an ninh, trật tự như việc cho phép người lao động nước ngoài gia nhập công đoàn.Tin liên quanTạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài tại Việt NamNgoài ra, hiện nay, việc thu kinh phí công đoàn (2%) do người sử dụng lao động đóng đã bao gồm cả quỹ lương của người lao động là người nước ngoài. Như vậy, theo đại biểu, phương án cho phép người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam là phù hợp với bối cảnh, nhu cầu thực tiễn của người lao động nước ngoài tại Việt Nam và bảo đảm thể chế hoá chủ trương của Đảng, bảo đảm sự tương thích, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.Tuy nhiên, nữ đại biểu cũng phân tích, đây là vấn đề lớn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập, tự chủ của công đoàn và vấn đề an ninh, trật tự.Mặc dù dự thảo luật cũng đã có các điều khoản quy định điều kiện gia nhập cũng như quy định người lao động là công dânnước ngoàichỉ được hoạt động tại công đoàn cơ sở, không được tham gia làm cán bộ công đoàn… để hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra nhưng để có thêm cơ sở, căn cứ giúp đại biểu Quốc hội đưa ra quyết định phù hợp nhất, đại biểu Nguyệt đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo thêm về sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc gia nhập và hoạt động công đoàn của người nước ngoài; công tác dự báo tình hình, cách thức, giải pháp giải quyết nếu xảy ra các tình huống tiêu cực phát sinh khi cho phép người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam.Tin liên quanSửa đổi quy định sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt NamPhân tích thêm về vấn đề này, đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai) cho biết, hiện đang còn ý kiến khác nhau khi cho phép người lao động là người nước ngoài gia nhập và hoạt động trong tổ chức công đoàn do lo ngại những yếu tố phức tạp về an ninh, trật tự.Đây là những vấn đề đã có nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng khi xem xét tham gia các FTA thế hệ mới, cũng như các công ước quốc tế về lao động. Luật cũng quy định cho phép người lao động là người nước ngoài được quyền gia nhập “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp cũng có quyền gia nhập hệ thống công đoàn Việt Nam, như vậy quy định gián tiếp mở ra khả năng cho phép người lao động nước ngoài gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.Đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai) phát biểu thảo luận tại Tổ 5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Điều này cùng phù hợp với chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, bảo đảm sự bình đẳng về quyền công đoàn giữa lao động là người Việt Nam và lao động là người nước ngoài, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.Ngoài ra, khi cho phép người nước ngoài được tham gia công đoàn, các tổ chức công đoàn sẽ có điều kiện quản lý, tuyên truyền, vận động, giáo dục, góp phần hạn chế được việc thành lập các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp khác mang tính tự phát.Cần đánh giá kỹ quyền gia nhập công đoàn của lao động nước ngoàiVề quyền gia nhập công đoàn của ngườilao động nước ngoàitại Điều 5, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, đây là nội dung rất mới bổ sung trong dự thảo luật lần này.Luật Công đoàn năm 2012 đã bàn vấn đề này nhưng thời điểm đó vấn đề này chưa chín, chưa rõ nên không đưa vào. Vì vậy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị nội dung này cần đánh giá kỹ lưỡng mặt được và không được.Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. (Ảnh: quochoi.vn)Bộ trưởng đặt câu hỏi công đoàn đưa vấn đề này đã tham khảo bản thân người lao động nước ngoài chưa, họ có muốn tham gia không? Bộ trưởng cho biết hiện chưa thấy đánh giá về nội dung này."Nếu như chúng ta tạo điều kiện, để người nước ngoài tham gia, khi công đoàn có thành viên là người nước ngoài trong trường hợp thêm các quyền liên kết xử lý như thế nào?", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.Bộ trưởng nhấn mạnh, việc tổ chức công đoàn là tổ chức chính trị xã hội, không phải tổ chức xã hội đơn thuần. Khi người nước ngoài tham gia thành viên của công đoàn sẽ có quyền, nghĩa vụ tuân thủ luật và điều lệ công đoàn.Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội cũng khẳng định, đây là vấn đề lớn, nhạy cảm, quan trọng nên cần đánh giá kỹ lưỡng về tác động, đặc biệt liên quan an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội…Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngVề việc gia nhập công đoàn Việt Nam của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp, vấn đề này được nêu tại Hội nghị Trung ương 6,Bộ luật Lao độngđã quy định. Vì vậy, việc đưa nội dung này vào dự luật có cơ sở, bảo đảm thống nhất hệ thống pháp luật, đặc biệt Bộ luật Lao động năm 2019.Theo Bộ trưởng, hiện nay, chúng ta chưa cho phát triển tổ chức lao động khác ngoài công đoàn ở doanh nghiệp. Thời gian tới, khi có nghị định về tổ chức đại diện của người lao động ra đời thì chắc chắn là trong một doanh nghiệp, có thể không chỉ công đoàn mà có thể có các tổ chức khác.Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, các tổ chức khác tham gia vào tổ chức công đoàn và chịu sự điều phối, lãnh đạo của tổ chức công đoàn là tốt, điều này thực hiện đúng tinh thần của Bộ Chính trị, của Hội nghị Trung ương 6 nhằm thu hút người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia công đoàn. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị phân tích ưu nhược điểm từng phương án cho đầy đủ, toàn diện hơn.Chủ đề: Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lựcĐề nghị làm rõ thêm các điều kiện cần thiết cho việc gia nhập và hoạt động công đoàn của người nước ngoàiTrao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộĐề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn
https://nhandan.vn/de-nghi-lam-ro-them-cac-dieu-kien-can-thiet-cho-viec-gia-nhap-va-hoat-dong-cong-doan-cua-nguoi-nuoc-ngoai-post813393.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Công đoàn Việt Nam", "Nghị quyết số 06-NQ/TW", "Công đoàn", "Bộ luật Lao động", "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam", "người lao động nước ngoài", "Quốc hội" ] }
Công ty chi trả bồi thường đối với 5 trường hợp tử vong
NDO -Ngày 28/3, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết: Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến (Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc) vừa thực hiện chi trả bồi thường cho 5 trường hợp lao động là người trên địa bàn tử vong do bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, có 4 trường hợp, gồm: Trần Trọng Thi xã Nghi Phương), Phạm Quang S. (xã Nghi Thuận), Trần Hữu Q. và Trần Ngọc H. (cùng ở xã Nghi Hưng) được bồi thường 110 triệu đồng/người. Mức bồi thường này tương đương 30 tháng tiền lương (3.670.100 đồng/tháng).Riêng trường hợp lao động Hoàng Văn S. (trú xã Nghi Hưng) với mức tiền lương 4.060.650 đồng/tháng, được bồi thường hơn 121,8 triệu đồng.Tin liên quanThêm một công nhân ở Nghệ An mắc bệnh bụi phổi tử vongTrước đó, vào hồi tháng 2/2023, chỉ trong thời gian ngắn nhưng có hàng loạt công nhân đã và đang làm việc cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến phát hiện bị mắcbệnh bụi phổi, nhiều người tử vong nhanh chóng. Những công nhân đang điều trị và thân nhân của người đã mất đã làm đơn trình báo chính quyền địa phương, đề nghị phía công ty bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp và bảo đảm quyền lợi, an toàn cho người lao động.Kết luận của Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp Sở Y tế Nghệ An ngày 24/11/2023.Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra và xác định có tổng cộng 14 người đã và đang làm việc tại công ty này mắc các bệnh về phổi.Đoàn kiểm tra đã chỉ ra nhiều sai phạm của công ty này, như: Không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật; không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 14 người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài ra, công tác thu gom, lưu trữ chất thải nguy hại chưa đúng quy định...Tiếp đó, trong đợt khám xác định bệnh nghề nghiệp cho 81 người đã và đang làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến vào tháng 11/2023, (trong số này có ba người đã phát hiện bệnh bụi phổi silic nay tái khám, 78 người khám lần đầu). Kết quả, 57 người mắc bụi phổi silic (19 người thể nặng, 25 người thể trung bình, 13 người bị thể nhẹ).Khám xác định bệnh nghề nghiệp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến.Phó trưởng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Nghi Lộc cũng cho biết, hiện các ngành chức năng liên quan đang thực hiện các bước thủ tục để người lao động hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến được cấp phép sản xuất bột đá, bột bả tường, sau đó mở rộng đầu tư thêm dòng sản phẩm bột đá vôi trắng siêu mịn và bột đá thạch anh. Công ty này có 34 lao động, trong đó có 28 người lao động trực tiếp. Đây được xem là trường hợp mất an toàn lao động dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất từ trước tới nay ở Nghệ An.
https://nhandan.vn/cong-ty-chi-tra-boi-thuong-doi-voi-5-truong-hop-tu-vong-post801985.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Nghệ An", "mất an toàn lao động", "Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến", "bệnh bụi phổi", "tử vong" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn cho 12 mô hình tiêu biểu
NDO -Tối 22/3, Thành đoànThành phố Hồ Chí Minhtổ chức Lễ kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024) và trao Giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2024.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.Giải thưởngHồ Hảo Hớnmang tên người Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bí thư đầu tiên của Khu Đoàn Sài Gòn - Gia Định (nay là Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh).Giải thưởng nhằm vinh danh và lan tỏa những mô hình, giải pháp hiệu quả, khẳng định sự năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của thanh niên Thành phố mang tên Bác.Qua 22 năm triển khai, giải thưởng đã vinh danh 164 tập thể, 44 cá nhân có mô hình, giải pháp tiêu biểu.Các lãnh đạo thành phố và các đơn vị chụp hình lưu niệm tại chương trìnhNăm 2024, Ban Tổ chức quyết định trao giải thưởng cho 12 mô hình, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, chăm lo, phát huy thiếu nhi thành phố, phát huy giá trị truyền thống và tuyên truyền giáo dục, phát huy chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần xung kích của tuổi trẻ.Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chúc mừng các tập thể được trao Giải thưởng Hồ Hảo Hớn và nhấn mạnh, đây là những điển hình tiêu biểu, là nguồn cảm hứng và động lực để huy động nguồn lực tiếp tục xây dựng, phát triển thành phố.Các cấp cần tạo môi trường ủng hộ, khuyến khích và động viên sự sáng tạo của tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Các ban, ngành, đoàn thể cần quan tâm phát triển các chính sách, cơ chế và nguồn lực hỗ trợ để tiếp sức thanh niên có cơ hội thực hiện ý tưởng và sáng kiến.Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan công tác thanh thiếu nhi cần đồng hành và tạo điều kiện cho tuổi trẻ phát triển tối đa tiềm năng và góp phần vào xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại, xứng đáng là thành phố vinh dự mang tên Bác Hồ kính yêu.Tối cùng ngày, Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp khai mạc Lễ hội Thanh niên năm 2024 với thông điệp “Thế hệ mới - Thích ứng - Kết nối và chia sẻ”. Lễ hội có các hoạt động kết nối và chia sẻ kiến thức, kỹ năng về nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện cho tuổi trẻ thành phố giao lưu văn hóa, tiếp cận thông tin mới về khoa học, công nghệ. Lễ hội diễn ra đến ngày 24/3.12 công trình, sáng kiến đạt giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2024:1. Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh với thanh thiếu nhi;2. Hội thi “Bí thư Đoàn cơ sở giỏi Thành phố Hồ Chí Minh”;3. Hội thi “Học sinh, sinh viên giỏi nghề”;4. Hội đồng Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh;5. Chương trình “Hát về thời hoa đỏ”;6. Diễn đàn “Khoa học sinh viên quốc tế”;7. Chương trình “Ngày không dùng tiền mặt”;8. Mô hình “Em nuôi heo đất - 60 ngày tiết kiệm vì biên giới biển, đảo”;9. Giải pháp “Tận dụng vật liệu sau sản xuất để xây dựng khu vui chơi cho học sinh nghèo”;10. Sáng kiến “Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên thông qua việc học tập các bài lý luận chính trị “số 5”11. Công trình “Tuổi trẻ Công an Thành phố Hồ Chí Minh xung kích tham gia phòng chống tội phạm liên quan tín dụng đen trên địa bàn thành phố”.12. Chương trình “Chuyến xe mùa xuân”.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-trao-giai-thuong-ho-hao-hon-cho-12-mo-hinh-tieu-bieu-post801172.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Giải thưởng Hồ Hảo Hớn", "thanh niên tình nguyện", "trách nhiệm cộng đồng", "93 năm Ngày thành lập Đoàn" ] }
Mùa vàng trên bản Rục
Ở giữa lưng chừng núi đá của đại ngàn Trường Sơn bỗng xuất hiện một cánh đồng lúa nước chín vàng rộm. Quang cảnh thu hoạch mùa ở vùng đồng bào Rục (Quảng Bình) mà cứ như ở đồng bằng. Mỗi người một việc để nhanh đưa lúa về nhà, tránh mưa rừng tháng 10 chực sầm sập đổ xuống. Mấy năm nay, cây lúa nước từng bước giúp người Rục biết tạo lập cuộc sống và vươn lên.
Hồi sinh một tộc ngườiNhận lời lên thăm lại đồng bào Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa của Ðại úy, Ðội trưởng Ðội tuyên truyền Bộ đội Biên phòng Quảng Bình Lê Ðức Trí nhưng tôi vẫn chưa yên tâm lắm. Tôi hỏi anh cặn kẽ, đường vào bản Rục xe thấp có đi được không, Hung Trâu đã bị ngập chưa, lúa bản Rục thế nào… Không phải tôi quá kỹ tính, mà bởi mùa này Quảng Bình là mùa mưa lũ, chỉ cần một trận mưa rừng là Hung Trâu trên con đường độc đạo vào vùng đồng bào Rục ngập sâu, không chỉ vài ba ngày mà có khi kéo dài hàng tháng. Ðường thành sông, Bộ đội Biên phòng phải đưa thuyền và cử tiểu đội trực ở đó giúp dân qua lại. Ðại úy Trí cười tươi: "Nhà báo yên tâm, mình hỏi anh em trên Ðồn kỹ rồi, đường rất tốt, lúa rất đẹp, được mùa nhất so với nhiều năm qua. Lên ngay đi, bà con bản Rục vui lắm".Qua hết đèo Ðá Ðẽo trên nhánh đông đường Hồ Chí Minh chừng dăm cây số, chúng tôi rẽ theo tuyến đường bê-tông nhỏ. Mùa này, hai bên đường vào bản Rục nhiều loài hoa dại rực rỡ khoe sắc. Con đường vốn quanh co, dốc đứng nay trở nên mềm mại hơn, lãng mạn hơn. Ký ức về tộc người được phát hiện khá muộn trong cộng đồng dân tộc Việt Nam như đoạn phim quay chậm nhắc tôi nhớ về những ngày gian nan nhưng đong đầy ân tình của Bộ đội Biên phòng Quảng Bình những năm 50 của thế kỷ trước.Theo hồ sơ của Bộ đội Biên phòng Quảng Bình, giai đoạn 1958 - 1959 sau khi có thông tin "người nguyên thủy" xuất hiện ở miền tây Quảng Bình, Ðồn công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) Óc Sách cử một tổ công tác vào rừng kiểm tra sự việc. Tổ tuần tra phát hiện ra nhóm người lạ, nhưng khi thấy Bộ đội Biên phòng, họ bỏ chạy vào rừng. Giữa tháng 9-1959, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình chính thức phát hiện tung tích của những "người rừng". Bằng sự quyết tâm rất lớn của bộ đội, 34 người Rục (một tộc người của dân tộc Chứt) được đưa từ trong hang đá sâu hút giữa Trường Sơn về định cư tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa. Hành trình từ hang đá trở về hết sức gian nan, song vượt lên tất cả, giờ đây, đồng bào Rục đã chính thức từ bỏ lối sống du cư giữa đại ngàn, định cư tại một thung lũng giữa rừng Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng…Miên man trong dòng hồi tưởng, xe đưa chúng tôi dừng trước Ðồn Biên phòng Cà Xèng lúc nào không hay. Nếu ai đến lần đầu hẳn không bao giờ nghĩ có một ruộng lúa nước trên núi cao miền biên viễn. Ðiều đó cho thấy rằng, đào núi, đắp đập dẫn nước để làm ruộng ở bản Rục kỳ công đến mức nào mà chỉ có quyết tâm, trách nhiệm và tình cảm của Bộ đội Biên phòng với người Rục mới làm nên.Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Mai Xuân Thu nhớ lại, những năm 2000, tỉnh đã chi tới 32 tỷ đồng cho dự án ổn định đời sống đồng bào Rục, trong đó có việc xẻ núi làm đường vào bản Ón và bản Mò O Ồ Ồ; làm nhà ở. Việc tìm nơi thử nghiệm trồng lúa nước đã được tính đến nhưng chưa làm được vì thiếu kinh phí, nhất là chưa biết giao cho cơ quan nào thực hiện. Phải tới khi Ðồn Biên phòng Cà Xèng được lệnh chuyển vị trí đóng quân từ bên nhánh đông đường Hồ Chí Minh vào ngay ở bản Rục thì chuyện cây lúa nước mới bắt đầu."Tác giả" và người trực tiếp chỉ đạo việc đào núi, lấp suối để làm ruộng lúa nước cho bà con người Rục chính là Ðại tá Nguyễn Văn Phúc, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Quảng Bình. Nhớ lại lần ông rủ tôi lên Thượng Hóa để thăm ruộng lúa người Rục. Vừa tới Ðồn, ông chưa vào thăm hỏi anh em cán bộ chiến sĩ ngay mà bỏ giày, lội xuống ruộng để xem bùn có nhão không, nước có đủ không, mạ gieo thế nào, như một cán bộ nông nghiệp tâm huyết với ruộng đồng. Cuối buổi ra về, ông dặn đi dặn lại anh em phải coi sóc ruộng lúa như là một nhiệm vụ chính trị, một mệnh lệnh xuất phát từ trái tim của người lính Biên phòng.Ðại tá Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, dự án xây dựng cánh đồng lúa nước Rục Làn là một quyết định đúng đắn, nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Bình. Bởi, để giúp đồng bào Rục vươn lên không chỉ bằng các chính sách hỗ trợ mà phải hướng dẫn cho người dân biết tự sản xuất để tạo lập đời sống.Cánh đồng vàng giữa rừng Trường SơnNắng sớm bắt đầu chan lên cánh đồng Rục Làn, làn sương mỏng trôi bồng bềnh rồi đậu lên từng vạt rừng già chung quanh. Rục Làn trong nắng mai bình yên đến lạ. Rục Làn trước đây là vùng đồi hoang hóa, cỏ cao quá đầu người. Sau nhiều lần khảo sát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình quyết định biến nơi đây thành cánh đồng. Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng phải mất rất nhiều công sức để cải tạo đất, đào kênh dẫn nước, làm hàng rào bảo vệ… cho cánh đồng lúa nước hai vụ rộng gần 10 ha. Bên ruộng lúa, Bí thư Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ Cao Tiến Thuỳnh chia sẻ, trước đây, người Rục chỉ biết làm rẫy chứ chưa bao giờ biết trồng lúa nước. Bộ đội Biên phòng làm xong ruộng, gieo giống, lúa lên tốt, mời bà con đến coi. Gặt xong lúa, phơi khô, thành gạo người dân ăn mới tin là ở bản mình trồng được lúa nước. Ðược bộ đội dạy cách làm, giờ đây người dân đã biết ngâm ủ giống, cách cầm liềm gặt rồi phơi lúa để có gạo ăn.Sáng nay, ông Hồ Píu cùng người dân hai bản Ón và Mò O Ồ Ồ xuống ruộng gặt lúa. Dù tay cầm liềm chưa thành thạo, bông lúa còn rơi rụng nhưng ông vui lắm. Dừng tay, ông trò chuyện, năm nay vợ chồng ông bước sang tuổi 60, sáu lần sinh nở nhưng họ chỉ nuôi được một người con trai. "Hồi đó ở trong rừng, chưa có cán bộ y tế giúp đỡ cho nên trẻ sinh ra đau ốm chết nhiều. Sống nhờ con thú, cây đoác, cây măng trong rừng, khổ lắm. Ðến khi Nhà nước vận động ra định cư, được hỗ trợ nhà ở, chừ Bộ đội Biên phòng giúp trồng lúa nước. Tui được chia bốn ô, rồi Nhà nước còn hỗ trợ gạo để bảo vệ rừng nữa, không lo đói như trước" - ông Píu chia sẻ.Cạnh thửa ruộng ông Píu là ruộng nhà anh Cao Xuân Long, Trưởng bản Mò O Ồ Ồ. Hôm nay là ngày nghỉ, ba đứa con của Long cùng theo cha mẹ ra đồng gặt lúa. Nhìn mấy đứa trẻ vui đùa rồi tranh nhau vác lúa lên bờ trong lòng chúng tôi rộn lên niềm vui về sự ấm áp, thanh bình. Có thể chưa thật no đủ và nhiều khó khăn phía trước nhưng tương lai tươi sáng đang mở ra đối với thế hệ tiếp theo của người Rục. Cao Xuân Long cho biết, tối qua, nghe Bộ đội Biên phòng thông báo, sáng nay gặt lúa để tránh mưa lũ, anh dậy từ rất sớm đi một vòng quanh bản để huy động mọi người. Ai gặt xong sớm thì bộ đội tuốt lúa trước, đưa về nhà phơi sớm.Khung cảnh gặt mùa ở bản Rục sáng nay vui như vào hội. Người già dùng liềm gặt, cánh trẻ thì vác lúa lên bờ, có nhóm dùng võng khiêng lúa để được nhiều hơn. Tiếng nói cười rộn vang vào vách đá. Trên bờ, các chiến sĩ Biên phòng kéo máy tuốt lúa cho người dân theo kiểu cuốn chiếu, gia đình nào xong thì đóng lúa vào bao, chở bằng xe máy về nhà. Ðại úy Bùi Văn Hải, Ðội trưởng Ðội vận động quần chúng, Ðồn Biên phòng Cà Xèng vừa chỉ đạo thu hoạch lúa nói với tôi trong ầm ầm tiếng máy tuốt: "Nhờ sự hướng dẫn của bộ đội, bây giờ bà con đã biết làm một khâu đơn giản như be bờ, ngâm ủ giống, gặt lúa, còn các khâu khó như làm đất, kiểm tra sâu bệnh… thì bộ đội hỗ trợ. Kể cả khi chở lúa về, bộ đội cũng phải đến từng nhà, hướng dẫn và kiểm tra việc hong phơi lúa, nếu không có người về bỏ cho lúa mọc mầm rồi lên báo với bộ đội sao lúa mọc trong nhà".Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa Ðinh Thanh Văn chia sẻ, việc đưa cây lúa nước và cánh đồng Rục Làn đến với đồng bào Rục là một cuộc "cách mạng", giúp đồng bào xóa đi sự tự ti, ỷ lại, tiếp cận cách sản xuất mới để vươn lên trong cuộc sống. Hiện, bản người Rục có 73 hộ trồng lúa hai vụ. Năm nay thời tiết thuận lợi, cùng với việc giúp đỡ chăm sóc chu đáo của Bộ đội Biên phòng nên năng suất lúa đạt 4,5 đến 5 tấn/ha, cao nhất từ trước đến nay. Nhờ vậy, người dân đã chủ động được nguồn lương thực trong cả năm, không còn đứt bữa như trước. Ðồn trưởng Ðồn Biên phòng Cà Xèng, Thượng tá Trần Ðình Tứ, người gắn bó phần lớn đời binh nghiệp với miền biên cương phía tây của Tổ quốc, có cái nhìn thực tế hơn. Dù sản lượng lúa từ cánh đồng Rục Làn chưa nhiều để bảo đảm lương thực cho hơn 150 hộ nhưng quan trọng là hướng dẫn cho người Rục biết cách trồng lúa để tạo lập cuộc sống và vươn lên.Gần 60 năm qua kể từ ngày bước ra từ hang đá, người Rục được Ðảng, Nhà nước quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ mọi mặt để phát triển, xóa đi mặc cảm lạc hậu và khó khăn. Hơn ai hết, người Rục cảm nhận được ân tình của cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Cà Xèng trên hành trình giúp họ hòa nhập cộng đồng, nhất là việc đưa cây lúa nước đến với dân bản.
https://nhandan.vn/mua-vang-tren-ban-ruc-post339990.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [] }
Đề xuất hỗ trợ tiền đóng khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
Theo dự thảo Nghị định về bảo hiểmtai nạn lao độngtự nguyện, người lao động tham gia chính sách này được đề xuất hỗ trợ tiền đóng trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động hằng tháng từ Nhà nước. Mức hỗ trợ cao nhất có thể lên tới 30% với người thuộchộ nghèotheo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyệnhoạt động thế nào?Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến với dự thảo Nghị định quy định vềbảo hiểm xã hộitai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (gọi tắt làbảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện). Thời hạn góp ý cho văn bản này đến hết ngày 22/7/2023.Một trong những nội dung đáng quan tâm của dự thảo Nghị định là Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Quỹ này thuộc Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Quỹ Bảo hiểm xã hội.Việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, được thực hiện theo quy định tại các điều: 84, 90, 91 và 92 của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định này.Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Quỹ Bảo hiểm xã hội.Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động được tính căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định.Mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.Việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ, sử dụng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện tập trung vào 4 nội dung chính.Một là, Quỹ được sử dụng chi trả các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động quy định về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.Hai là, chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thực hiện theo nội dung chi phí quản lý quy định tại Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội.Ba là, chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động hằng tháng.Bốn là, đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật Bảo hiểm xã hội.Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hằng tháng bằng 2% mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định.Nguồn hình thành Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ người lao động tham gia đóng, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ theo quy định tại Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác.Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo 1 trong 4 phương thức đóng. Đó là: hằng tháng, 3 tháng/6 tháng/12 tháng một lần.Mức đóngbảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hằng thángbằng 2% mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định.Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần mà trong thời gian đó, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng IV mới mới thì việc đóng bổ sung hoặc hoàn trả số tiền đã đóng được thực hiện như sau:Nếu mức lương tối thiểu vùng IV mới công bố cao hơn mức đóng cũ, người lao động không phải đóng bổ sung mức chênh lệch số tiền đã đóng.Nếu mức lương tối thiểu vùng IV mới thấp hơn mức tiền đã đóng, số tiền chênh lệch được tính để giảm cho kỳ đóng tiếp theo, hoặc hoàn trả lại vào cuối kỳ nếu người lao động không tiếp tục tham gia bảo hiểm tai nạn lao động hoặc ngừng tham gia theo các trường hợp quy định.Đề xuất Nhà nước hỗ trợ tiền đóng thamgia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyệnDự thảo Nghị định này cũng đề xuất, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động hằng tháng.Mức hỗ trợ cụ thể như sau:Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn;Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; hộ nghèo đa chiều thiếu hụt về tiêu chí bảo hiểm y tế;Bằng 10% đối với đối tượng người lao động khác.Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền theo quy định của pháp luật.Định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội.Tính đến cuối năm 2022, theo báo cáo của Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn kết dư khoảng 60 nghìn tỷ đồng.Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào Quỹ Bảo hiểm xã hội 6 tháng một lần.Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành. Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn.Dự thảo Nghị định cũng đề cập tới các quyền của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được đề xuất hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng.Nguồn: Cục An toàn lao động.Cùng với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và nghề nghiệp là những trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội. Chính sách này nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm, mất thu nhập do mất sức, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc.Tính đến cuối năm 2022, Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn kết dư khoảng 60 nghìn tỷ đồng.Hiện nay, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.Còn với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội.Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2022, cơ quan này đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng và một lần cho gần 8.200 người. Tổng kinh phí chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro, chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là hơn 1,4 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2021. Trong 3 tháng đầu năm 2023, con số này đạt 269 triệu đồng.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/de-xuat-ho-tro-tien-dong-khi-tham-gia-bao-hiem-tai-nan-lao-dong-tu-nguyen-post755031.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện", "bảo hiểm xã hội", "an toàn lao động", "tai nạn lao động", "hỗ trợ mức đóng" ] }
Kon Tum tổ chức Lễ xuất quân làm nhiệm vụ quy tập mộ liệt sĩ tại Lào và Campuchia
NDO -Sáng 24/10, tại thành phố Kon Tum, Ban Chỉ đạo 515 tỉnhKon Tumtổ chức Lễ xuất quân cho Đội K53 lên đường làm nhiệm vụ tìm kiếm,quy tậphài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại 3 tỉnh Attapeu, SeKong, Champasak, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia, trong mùa khô năm 2023-2024.
Mùa khô năm 2023-2024, được sự thống nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia 515, Ban Chỉ đạo 515 Quân khu 5, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum tiếp tục giao nhiệm vụ cho Đội K53 thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tại ba tỉnh Nam Lào và tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia.Để triển khai chuẩn bị cho Đội K53 thực hiện nhiệm vụ tại Lào và Campuchia, mùa khô 2023-2024, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum tổ chức 2 Tổ nắm tin của Đội K53 (1 tổ hướng Lào, 1 tổ Campuchia); phối hợp lực lượng bảo vệ, dẫn đường của bạn làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn đảm nhiệm, cung cấp thông tin về mộ liệt sĩ.Chính ủy Quân khu 5 tặng Bằng khen cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, mùa khô 2022-2023Kết quả thu được 61 thông tin, trong đó hướng Lào 28 thông tin, hướng Campuchia 33 thông tin. Ngoài ra, từ thông tin cung cấp của các thân nhân gia đình liệt sĩ, các cựu chiến binh và qua công tác kết luận địa bàn, lập bản đồ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ, đã xác định được một số thông tin liệt sĩ được an táng ban đầu tại các tọa độ thuộc các tỉnh bạn. Đây là cơ sở bước đầu, là căn cứ quan trọng để Đội K53 sau khi xuất quân tiến hành thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập.Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum bắt tay động viên chiến sĩ Đội K53 lên đường làm nhiệm vụ.Cán bộ, chiến sĩ Đội K53 được quan tâm lựa chọn kỹ càng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, an tâm công tác, xác định rõ nhiệm vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; luôn nhận thức sâu sắc ý nghĩa, nhiệm vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và có đầy đủ các yếu tố, điều kiện cần thiết để xuất cảnh ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ.Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cấp dưỡng, lương thực, thực phẩm, cơ số thuốc và phương tiện y tế phục vụ công tác cấp cứu, chữa các bệnh thông thường, bảo đảm cho Đội K53 hoạt động trong thời gian làm nhiệm vụ tại Lào và Campuchia.Đồng chí Y Ngọc phát biểu tại buổi Lễ.Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Y Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum, nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp nhưng hết sức cao cả và thiêng liêng; thể hiện sự tri ân của các cấp chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đối với các liệt sĩ nói chung, cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào và Campuchia nói riêng, đã chiến đấu và hy sinh anh dũng vì nhiệm vụ quốc tế cao cả. Thông qua nhiệm vụ này, tăng cường mối quan hệ đối ngoại, quan hệ quốc tế với ba tỉnh Nam Lào và tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia.
https://nhandan.vn/post-779127.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Kon Tum", "Đội K53", "Quy tập hài cốt liệt sĩ", "Mùa khô 2023-2024" ] }
Nhiều tiện ích từ “hệ sinh thái bảo hiểm xã hội 4.0”
Theo thống kê, hiện hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối với hơn 13 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; hơn 621 nghìn đơn vị, doanh nghiệp giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội, qua đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Với quyết tâm kiến tạo, phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những bộ, ngành đi đầu về xây dựng chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của ngành và đem lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách.Nâng cao chất lượng phục vụHiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang quyết liệt triển khai, vận hành hệ thống công nghệ thông tin của ngành theo định hướng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số với quy trình nghiệp vụ tự động hóa mức độ cao. Toàn bộ hệ thống phần mềm ứng dụng, dữ liệu được Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, vận hành tập trung tại Trung tâm dữ liệu của ngành.Ðến nay, hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối với hơn 13 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; hơn 621 nghìn đơn vị, doanh nghiệp giao dịch điện tử với cơ quan Bảo hiểm xã hội, qua đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thiện và đưa vào triển khai thành công ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số (qua ứng dụng này, người dùng có thể quản lý, kiểm soát các thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện các dịch vụ công về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại).Từ ngày 1/6/2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để đi khám, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc và được người dân ghi nhận, đánh giá cao.Thực hiện đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Ðề án 06) của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ngay từ khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức.Những năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chú trọng đẩy mạnh kết nối, trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành để không ngừng làm giàu, hoàn thiện. Tính đến ngày 30/4/2024, hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác thực hơn 96,8 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 86,9 triệu người đang tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp chiếm 97,8% tổng số người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội).Việc đồng bộ, xác thực thông tin định danh của người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp chuẩn hóa dữ liệu giữa hai cơ sở dữ liệu quốc gia (dân cư và bảo hiểm), nâng cao tính chính xác của thông tin, dữ liệu. Ðây là cơ sở quan trọng để triển khai cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Tiếp tục hoàn thiện “hệ sinh thái bảo hiểm xã hội 4.0”Trong nhiều năm liên tiếp, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến. Hưởng lợi từ kết quả nổi bật này, người dân có thể sử dụng các dịch vụ công trực tuyến về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, như: Ðăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm xã hội, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; hai nhóm thủ tục hành chính liên thông đăng ký khai sinh-đăng ký thường trú-cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký khai tử-xóa đăng ký thường trú-hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng...Thông qua các dịch vụ công trực tuyến này, tính đến ngày 30/4/2024, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 1,4 triệu hồ sơ giao dịch.Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm không dùng tiền mặt. Ðến nay, có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng khoảng 3% so năm 2022.Ngày 22/3/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Công an đã thống nhất ban hành quy trình phối hợp triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm vận động, tuyên truyền người dân nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, kết hợp xác minh, làm sạch dữ liệu người hưởng…Với việc thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp trong ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc chuyển đổi số, đã tối ưu hóa việc sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu của ngành để phục vụ người dân, doanh nghiệp; giải quyết, chi trả chế độ, chính sách kịp thời, nhanh chóng, chính xác; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng quỹ, phòng chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế.Hiện nay, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục tập trung, ưu tiên nguồn lực, quyết liệt, đẩy mạnh triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong từng lĩnh vực công tác của ngành để hoàn thiện “hệ sinh thái bảo hiểm xã hội 4.0”, với mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất quyền lợi của doanh nghiệp, người dân và các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
https://nhandan.vn/nhieu-tien-ich-tu-he-sinh-thai-bao-hiem-xa-hoi-40-post810157.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "bảo hiểm xã hội 4.0", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "VssID", "chuyển đổi số", "chính phủ số", "dữ liệu quốc gia về dân cư", "bảo hiểm y tế", "bảo hiểm thất nghiệp", "dịch vụ công trực tuyến", "định danh điện tử" ] }
Hỗ trợ nạn nhân bom, mìn tái hòa nhập cộng đồng
Khắc phục hậu quả bom, mìnsau chiến tranh luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và lâu dài.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm bom, mìn cao trên thế giới. Sau chiến tranh, ước tính số bom, mìn còn sót lại ở Việt Nam khoảng 800 nghìn tấn, diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm bom mìn khoảng 6,1 triệu ha, chiếm 18,82% tổng diện tích của cả nước. Số bom, mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh miền trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.Thống kê đến năm 2023, sau hàng chục nămrà phá bom mìn, hiện vẫn còn khoảng 5,6 triệu ha bị ô nhiễm, và chúng ta cần rất nhiều thời gian và nguồn lực lớn để làm sạch hoàn toàn những vùng đất bị ô nhiễm, đem lại mầu xanh cho những vùng đất, cuộc sống an toàn cho nhân dân.Từ năm 1975 đến nay, bom, mìn tồn sót đã làm hơn 40 nghìn người chết, 60 nghìn người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Tại một số tỉnh miền trung, như: Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi đã có hơn 22.800 người là nạn nhân do vướng bom, mìn trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, trong đó có 10.540 người chết và 12.260 người bị thương.Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc khắc phục hậu quả bom, mìn, bao gồm cả công tác rà phá bom, mìn, trợ giúp xã hội cho nạn nhân bom, mìn tái hòa nhập cộng đồng và tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom, mìn cho nhân dân.Ngày 21/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh (gọi tắt là Chương trình 504).Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 504, ngày 4/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 319/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Hành động bom, mìn quốc gia Việt Nam (gọi tắt là VNMAC). Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, VNMAC đã không ngừng khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên thực hiện tốt vai trò của cơ quan điều phối quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam. Kết quả, giai đoạn 2006-2022, trên cả nước đã triển khai tổng số 7.553 dự án, nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ, giải phóng gần 600 nghìn ha đất, thu gom và tiêu hủy an toàn hàng trăm tấn bom, mìn, vật nổ, làm giảm rõ rệt diện tích đất đai ô nhiễm.Hằng năm, Ngày Thế giới phòng chống bom mìn (4/4) được các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm và triển khai chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom, mìn cho nhân dân tại các địa phương, hỗ trợ tặng nhiều suất quà sinh kế cho các nạn nhân bom, mìn tái hòa nhập cộng đồng và phát triển sinh kế bền vững.Công tác hỗ trợ nạn nhân bom, mìn, tái hòa nhập cộng đồng cũng được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, tổ chức hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bom, mìn theo quy định, hỗ trợ bảo đảm an toàn đời sống nhân dân, giúp đỡ hàng nghìn nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng và các đối tượng bị ảnh hưởng khác được hỗ trợ y tế, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vật nuôi, cây trồng, phát triển kinh tế hộ gia đình… Đến năm 2022, đã có 100% số đơn vị cấp xã xác định, phân loại, xếp hạng và cấp thẻ cho người khuyết tật (bao gồm nạn nhân bom, mìn và nạn nhân chất độc hóa học); có hơn ba triệu người khuyết tật được cấp giấy xác nhận khuyết tật, được trợ cấp hằng tháng và được hỗ trợ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.Tuy nhiên, công tác rà phá bom, mìn, giải phóng đất ô nhiễm bom, mìn, vật nổ cũng như hỗ trợ nạn nhân bom, mìn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, tại không ít các địa phương, người dân vẫn đang phải sản xuất, sinh sống trên đất đai bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ, dẫn đến nhiều vụ tai nạn bom, mìn gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của người dân. Theo thống kê, những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 50 người thiệt mạng do tai nạn bom, mìn, vật nổ. Quy trình giải phóng đất ô nhiễm bom, mìn, vật nổ chưa được quy định cụ thể, thống nhất… gây khó khăn trong cơ chế phối hợp chỉ đạo, triển khai hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, các quy định về cơ chế, trách nhiệm tạo nguồn lực hỗ trợ nạn nhân bom, mìn, vật nổ chưa đầy đủ, nhiều địa phương chưa chủ động khai thác đa dạng các nguồn lực trong hỗ trợ nạn nhân, còn phụ thuộc vào ngân sách Trung ương…Trước thực tế nêu trên, Bộ Quốc phòng đã đề xuất Quốc hội, Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo pháp lệnh khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh, trình Chính phủ xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua vào năm 2025. Theo đó, các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất, điều phối, xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm, bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu Chương trình 504 và Quyết định số 748/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương bị ảnh hưởng cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật (trong đó có nạn nhân bom, mìn, vật nổ); tăng cường đầu tư, bảo đảm nguồn lực thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh....
https://nhandan.vn/ho-tro-nan-nhan-bom-min-tai-hoa-nhap-cong-dong-post803039.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "rà phá bom mìn", "khắc phục hậu quả bom mìn" ] }
Vận động người dân không khai thác nghêu giống tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
NDO -Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được giao chủ trì, phối hợp chính quyền huyện Ngọc Hiển, Công an, Biên phòng và các đơn vị chức năng có liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không khai thác nghêu giống và các giống thủy sản khác trên địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Chiều 29/5, theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng có liên quan và chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi, xử lý tình hìnhkhai thác trái phép nghêu giốngtại khu vực ven biển thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.Theo đó, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được giao chủ trì, phối hợp chính quyền huyện Ngọc Hiển, Công an, Biên phòng và các đơn vị chức năng có liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không khai thác nghêu giống và các giống thủy sản khác trên địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.Dòng người khai thác nghêu giống đa phần thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn, mưu sinh bằng nghề làm mướn, làm thuê.Chính quyền huyện Ngọc Hiển phối hợp các đơn vị có liên quan theo dõi chặt chẽ tình hình, tăng cường quản lý địa bàn để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp gây mất an ninh trật tự (nếu có), tránh để phát sinh điểm nóng.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cùng các đơn vị chức năng có liên quan phối hợp kiểm tra, xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp ngư trường và quản lý khai thác nguồn lợi giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó ưu tiên tập trung triển khai tại địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.Trong khoảng 10 ngày qua, tại khu vực ven biển Trương Phi (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) xuất hiện nhiều phương tiện khai thác nguồn lợi nghêu giống, làm ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản..Theo báo cáo từ Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, trung bình mỗi ngày có từ 40 đến 60 phương tiện. Trong đó, tập trung nhiều trong ngày 25/5, với 90 phương tiện khai thác nghêu giống, khoảng 155 người tham gia. Số lượng giảm dần vào 28/5, chỉ còn 4 phương tiện và không còn phương tiện nào của người dân tham gia khai thác nghêu giống trong sáng 29/5.Theo người dân địa phương, nghêu giống thường xuất hiện vào đầu mùa mưa tại vùng ven biển xã Đất Mũi nhưng không duy trì được lâu. Người dân xem đây là “lộc trời ban”, “quà của biển” nên sử dụng các dụng cụ thủ công để khai thác, kiếm thêm thu nhập. Trung bình mỗi ngày, hộ khai thác nghêu kiếm được vài trăm nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng.Với người dân địa phương, đây là khoản thu không nhỏ vì đa phần hộ khai thác nghêu giống thuộc diện khó khăn, thu nhập bấp bênh theo mùa vụ làm thuê, làm mướn.Nghêu giống sau khi khai thác sẽ được bán lại cho giới thương lái chuyên thuần dưỡng nghêu ngoài tỉnh, phần nhiều tại Bến Tre, Tiền Giang, Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh)… Qua công đoạn thuần dưỡng này, nghêu sẽ được bán lại cho hộ nuôi nghêu thương phẩm tại nhiều vùng ven biển.Trong suốt thời gian qua, khai thác nghêu giống trong phạm viVườn Quốc gia Mũi Cà Maubị xem là trái phép. Ngành chức năng cũng tăng cường tuyên truyền bằng nhiều cách thức khác nhau.
https://nhandan.vn/van-dong-nguoi-dan-khong-khai-thac-ngheu-giong-tai-vuon-quoc-gia-mui-ca-mau-post811661.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau", "ven biển Trương Phi", "Nguồn lợi nghêu giống", "khai thác trái phép nghêu giống" ] }
Sập tường nhà trên phố Đội Cấn, hai người thương vong
NDO -Trong quá trình tháo dỡ một căn nhà trên phố Đội Cấn, phường Cống Vị (quận Ba Đình, Hà Nội), thì bức tường bất ngờ đổ sập xuống khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 18 giờ ngày 6/6, 2 anh em ruột được thuê đến phá dỡ bức tường ngôi nhà trong ngõ 444 phố Đội Cấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình.Khi 1 người trèo lên để thực hiện việc phá dỡ thì bứctường bất ngờ đổ xuống, đè vào 2 người.Khi phát hiện sự việc, người dân đã hô hoán kêu gọi giúp đỡ, đồng thời báo cho cơ quan chức năng.Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt, cùng người dân thực hiện cứu nạn, điều tiết giao thông, bảo vệ hiện trường.Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an quận Ba Đình đã tiếp cận hiện trường, phá đống đổ nát, đưa 2 nạn nhân đi cấp cứu. Tuy nhiên, 1 người đã tử vong.Được biết, nạn nhân tử vong là người em tên N.X.N. (sinh năm 1985), nạn nhân bị thương là N.V.T. (sinh năm 1978; cùng trú tại Hà Nội).Chính quyền quận Ba Đình đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân.
https://nhandan.vn/sap-tuong-nha-tren-pho-doi-can-hai-nguoi-thuong-vong-post813145.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "sập tường", "phố Đội Cấn", "Hà Nội" ] }
Giải quyết tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần
Tại phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV vừa qua, các nội dung liên quan quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần vẫn là một trong số những nội dung được các đại biểu quan tâm thảo luận.
Yêu cầu đặt ra khi xây dựng các phương án về bảo hiểm xã hội một lần phải bảo đảm mục tiêu kép, là giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần để thể chế hóa các mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; vừa hài hòa quyền lợi của người lao động phù hợp thực tế của nước ta hiện nay là một bài toán cần đặc biệt quan tâm…Trước khi thảo luận, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Theo đó, về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, tại kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án.Đối với phương án 1: Người lao động được chia làm hai nhóm, gồm: Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến ngày 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành (Nghị quyết số 93/2015/QH13). Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13.Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) cho rằng, cả hai phương án được đưa ra trong dự thảo luật chưa phải là những phương án tối ưu vì chưa giải quyết được triệt để tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần và tạo được sự đồng thuận cao. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến tháng 4, số người nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội một lần cao nhất từ trước đến nay.Dự báo, nếu tăng tiếp tục thì đến năm 2024, ước có khoảng 1,4 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Ở giai đoạn năm 2016 đến 2021 trung bình mỗi năm chỉ có hơn 700.000 người và riêng năm 2022 có gần 900.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Trong khi mục tiêu của Nghị quyết 28 đặt ra tỷ lệ bao phủ đạt 45% lực lượng lao động trong độ tuổi vào năm 2025 và bảo hiểm thất nghiệp đạt 35%.Đại biểu cũng chỉ ra, số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến năm 2023 số người tham gia bảo hiểm xã hội là 39,25% so với lực lượng lao động trong độ tuổi và có bảo hiểm thất nghiệp tỷ lệ 31,52%. Nhưng, số người hưởng các chế độ bảo hiểm cũng đều tăng, trong đó tính đến ngày 31/12/2023, số người nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng 20,58%. Điều này có nghĩa hàng triệu người lao động bị ra khỏi lưới an sinh và không được bảo đảm cuộc sống sau này.Nhiều đại biểu cũng cho rằng, để bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, hạn chế tối đa việc người lao động phải lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, thì dù lựa chọn phương án nào, Chính phủ cũng cần sớm có đề án hỗ trợ và ban hành quy định phù hợp để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được vay vốn tín dụng theo các cơ chế, chính sách đặc thù khi gặp khó khăn; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm để duy trì việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, đẩy mạnh công tác truyền thông để người lao động hiểu được lợi ích của việc hưởng lương hưu hằng tháng thay vì lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần…Về một số nội dung đại biểu quan tâm liên quan quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đây là vấn đề nhạy cảm nhất trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và cũng là vấn đề phức tạp nhất. Trên cơ sở Nghị quyết số 28 của Trung ương, mục tiêu là phải bảo đảm an sinh xã hội lâu dài đất nước, để khi người già về hưu đều có lương và có bảo hiểm y tế. Người đang đóng được hưởng tiếp như phương án 1; người đóng sau này thì hưởng theo phương án 2. Tuy nhiên, sau khi xem xét, các chuyên gia thấy rằng, nếu cộng hai phương án thì “cộng nhược điểm nhiều hơn là cộng ưu điểm”.Vì vậy, Chính phủ tiếp tục trình Quốc hội đề nghị cho lựa chọn một trong 2 phương án Chính phủ trình. Hơn nữa, từ Kỳ họp thứ 6 đến nay, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã lấy ý kiến tác động rộng rãi, qua báo cáo của năm địa phương có tỷ lệ rút bảo hiểm xã hội một lần, tuyệt đại bộ phận ý kiến đều chọn phương án 1, rất ít người đề xuất phương án 2.
https://nhandan.vn/giai-quyet-tinh-trang-rut-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-post812387.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [] }
Quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của người lao động
NDO -Sáng 8/5, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cao Bằng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng tiến hành hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của công nhân viên chức, lao động trên địa bàn.
550 cán bộ công đoàn, công nhân viên chức lao động tham dự hội nghị và chuyển đến các đại biểu Quốc hội nhiều kiến nghị chính đáng.Cử tri kiến nghị, nội dung Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu 62 tuổi đối với nam giới, 60 tuổi đối với nữ giới là xác đáng và phù hợp xu thế phát triển hiện nay. Nhưng một số công việc đặc thù như giáo viên mầm non,công nhân lao động, ở độ tuổi như vậy có khó khăn trong hoàn thành tốt công việc được giao.Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giảm độ tuổi nghỉ hưu với giáo viên, công nhân lao động xuống 60 và 55 tuổi đối với nam giới và nữ giới.Nhiều trường học ở vùng khó khăn trong tỉnh Cao Bằng thiếu nhà công vụ cho giáo viên; một bộ phận giáo viên ăn ở, sinh hoạt trong điều kiện khó khăn; cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm xây dựng chính sách xây dựng nhà công vụ cho giáo viên vùng khó khăn.Hiện nay, thu nhập của công chức, viên chức, người lao động chưa đủ để mua nhà ở, đất ở theo giá thị trường, nhất là ở các đô thị. Các địa phương nên quan tâm quy hoạch, bố trí quỹ đất, thu hút đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội, tạo phân khúc nhà ở giá cả hợp lý, giúp người lao động “an cư”...Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng lắng nghe kiến nghị của người lao động.Phát biểu ý kiến tại hội nghị, đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến, kiến nghị của công nhân viên chức lao động.Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.Đồng chí Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng đề nghị, đội ngũ công nhân viên chức, lao động luôn xác định tinh thần, thái độ lao động chuyên nghiệp, nghiêm túc; tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ tay nghề; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng tạo trong lao động sản xuất; tích cực lao động sản xuất, đóng góp cho sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.Cấp ủy, chính quyền, tổ chức công đoàn các cấp, các sở, ban, ngành quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp chăm lo, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ công nhân viên chức lao động và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để công nhân viên chức, lao động được học tập, rèn luyện, phát triển.
https://nhandan.vn/quan-tam-lang-nghe-tam-tu-nguyen-vong-va-kien-nghi-cua-nguoi-lao-dong-post808380.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Cao Bằng", "Đoàn đại biểu Quốc hội", "kiến nghị của người lao động" ] }
Giúp lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội
Hiện cả nước có khoảng 11 triệu lao động trong các làng nghề, nhưng tỷ lệ tham giabảo hiểm xã hộibắt buộc cũng nhưbảo hiểm xã hội tự nguyệncòn thấp. Điều này dẫn đến nguy cơ lọt lướian sinhvới nhóm đối tượng này khi họ hết tuổi lao động.
Lao động làng nghề: Lực lượng lớn với hơn 11 triệu ngườiHiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống, thu hút khoảng 11 triệulao độngvà mang lại kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD/năm. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các làng nghề, nhất là đối với những cơ sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm tụt hậu, chất lượng lao động thấp.Đây là thông tin từ tọa đàm với chủ đề “Để lao động làng nghề tiếp cậnan sinh xã hội” diễn ra chiều 22/5 tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Sự kiện do Báo Kinh tế và Đô thị, Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức, nằm trong khuôn khổ các hoạt động của chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng năm 2024”.Tại tọa đàm, các chuyên gia đã cùng trao đổi để đưa ra các giải pháp, đề xuất các chính sách để góp phần bảo đảm chính sách an sinh xã hội, nâng cao tỷ lệ tham giabảo hiểm xã hội tự nguyệncủa người lao động tại làng nghề.Các đại biểu dự tọa đàm. (Ảnh: DUY KHÁNH)Các đại biểu rất quan tâm đến việc thu hút, khuyến khích lao động làng nghề tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đây được coi đây là một trong những chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa quan trọng giúp người lao động tự do, người có thu nhập thấp có cuộc sống ổn định khi không còn khả năng lao động.Hiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống, thu hút khoảng 11 triệulao động.Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa quan trọng giúp người lao động tự do, người có thu nhập thấp có thể bảo đảm cuộc sống khi không còn khả năng lao động. Tuy nhiên, nhiều lao động ở các làng nghề chưa quan tâm tham gia loại hình bảo hiểm này. Nguyên nhân là vì chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn với lao động khu vực phi chính thức; nhiều thông tin về chính sách chưa tiếp cận được với lao động làng nghề.Chia sẻ từ thực tế, ông Ngô Xuân Giang, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Ứng Hòa (Hà Nội) cho biết, là huyện thuần nông, đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, có mức sống trung bình. Mặt khác, huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), một khu vực có nhiều khu công nghiệp, ở ngay cạnh Ứng Hòa nên đã thu hút nhiều lao động địa phương sang làm việc ở đây. Vì thế, trên địa bàn chỉ còn lại những người trung niên, người già không có khả năng lao động để tạo thu nhập ở nhà. Thực trạng này dẫn đến việc tham gia bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Ứng Hòa đạt thấp.Thí dụ như, xã Quảng Phú Cầu, nơi nổi tiếng với nghề làm tăm hương truyền thống, có dân số 12.656 người. Số trong độ tuổi lao động 7.379 với mức thu nhập bình quân là 72 triệu đồng/năm/lao động nhưng hiện tại chỉ có 88 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong thực tế, có người dân sẵn sàng chi cả chục triệu đồng một năm để tham gia bảo hiểm thương mại, nhưng lại cân nhắc với số tiền vài trăm đồng hoặc hơn 1 triệu đồng để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Lý do chính là họ chưa hiểu chính xác về về chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.Ông Giang cũng nhấn mạnh, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được Nhà nước hỗ trợ các mức đóng hợp lý để tạo thuận lợi cho người dân tham gia, được hưởng các chế độ khi về già. Đây là chính sách đó rất nhân văn của Đảng và Nhà nước, giúp người dân được tiếp cận chế độ hưu trí và tử tuất.Đặc biệt, thành phố Hà Nội hỗ trợ thêm cho người dân trên địa bàn Thủ đô trong thời gian từ tháng 8/2022 đến 31/12/2025 với mức hỗ trợ bằng Chính phủ hỗ trợ. Như vậy, người dân Hà Nội đã được hỗ trợ hai lần. Với lao động địa phương của huyện chủ yếu ở lứa tuổi trung niên, không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là khó khăn do còn phụ thuộc vào gia đình, con cái. Đối với lao động trẻ có sức khỏe, họ chỉ nghĩ đến thu nhập trước mắt, mà chưa nghĩ đến tương lai lâu dài. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc tuyên truyền để người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Giảmnguy cơ lọt lưới an sinhvới lao động làng nghềChia sẻ tại tọa đàm, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) Tạ Việt Anh cho biết, làng nghề đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam Tạ Việt Anh chia sẻ tại tọa đàm. (Ảnh: DUY KHÁNH)Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.Điểm chung của nhiều làng nghề là thường nằm trên các trục giao thông đường bộ hay đường sông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các điểm/tuyến du lịch lữ hành. Ngoài những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hóa đặc sắc, các làng nghề còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hóa hay các di tích lịch sử.Trong thực tế, thu nhập bình quân của lao động tại các làng nghề cao hơn gấp 2-3 lần lao động thuần nông. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có làng nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước, qua đó, góp phần ổn định an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động tại làng nghề tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện rất thấp. Điều này dẫn đến nguy cơ lọt lưới an sinh khi người dân hết tuổi lao động, tạo gánh nặng cho con cái, cộng đồng khi về già.Một phần lý do của tình trạng trên là thu nhập của lao động làng nghề cũng chưa ổn định. Một trong những lý do quan trọng nữa là các thủ tục, cơ chế chính sách của bảo hiểm xã hội chưa thật sự thông thoáng, thuận tiện, chưa hấp dẫn người dân. Hiện tại, những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới có hai chế độ hưu trí và tử tuất.Qua 7 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chưa có sự phân định cụ thể về lao động làng nghề tham gia bảo hiểm xã hội. Nhưng qua khảo sát tại các làng nghề, có thể thấy, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là rất thấp, có những rào cản khiến lao động chưa mặn mà với chính sách này.Ông Tạ Việt Anh nhấn mạnh,dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)dự kiến được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vào cuối tháng 5 này. Dự thảo Luật đang bám sát 5 nhóm chính sách cụ thể. Đó là: Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, linh hoạt; mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội (lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội); bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.Đại diện của AFV hy vọng, trong lần bàn thảo của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV,dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)sẽ giữ được các điều khoản nhằm tạo điều kiện cho mục tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân.Chủ đề: Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội 2014Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), hạn chế rút bảo hiểm một lầnThúc đẩy mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội với lao động tại làng nghềNhững điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện
https://nhandan.vn/giup-lao-dong-lang-nghe-tiep-can-an-sinh-xa-hoi-post810624.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "an sinh xã hội", "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm xã hội tự nguyện", "lao động làng nghề", "Luật Bảo hiểm xã hội", "Những cống hiến thầm lặng" ] }
Nhân rộng các điển hình thi đua tiên tiến trong đội ngũ làm báo
Chiều 18/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị thi đua khen thưởng năm 2023. Tham dự có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện Hội Nhà báo Việt Nam cùng 500 đại biểu đại diện hội viên nhà báo cả nước.
Báo cáo đánh giá Công tác thi đua khen thưởng, ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, năm 2023, các phong trào thi đua của các cấpHội Nhà báo Việt Namđược triển khai bài bản, sôi nổi, thiết thực, hiệu quả tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.Các phong trào thi đua được triển khai bám sát nhiệm vụ chính trị của tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp và các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội ở Trung ương và địa phương, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Ông Trần Trọng Dũng nhấn mạnh, với phương châm thi đua để thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Hội, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương Hội và các cấp Hội luôn đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào thi đua, tạo được khí thế thi đua sôi nổi.Hội xác định việc phát hiện, bồi dưỡng xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến là một trong những động lực tinh thần quan trọng để công tác thi đua, khen thưởng đi vào cuộc sống của cán bộ, hội viên, nhà báo."Các Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố đã có nhiều sáng tạo trong hoạt động nghiệp vụ cũng như hoạt động từ thiện, xã hội với tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng, thu hút đông đảo hội viên, nhà báo tham gia, có sức lan tỏa trong đời sống báo chí cũng như đời sống xã hội" - ông Trần Trọng Dũng thông tin thêm.Điển hình là các đơn vị: Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định, Bến Tre; Liên Chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Công an Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân, Phát thanh Truyền hình Quân đội, Báo Thanh niên; Chi hội Nhà báo Báo Lao Động...Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao. Trong năm 2023, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh có 143 tác phẩm đề nghị hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao, đoạt 2 giải A; 3 giải B, 3 giải C Giải Báo chí Quốc gia, tích cực tham gia Giải Báo chí Quốc gia và các giải báo chí do Trung ương, thành phố phát động.Các cá nhân và tập thể nhận Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam.Bên cạnh các tập thể Hội xuất sắc, nhiều hội viên đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, nêu gương trong các phong trào thi đua. Điển hình trong những gương cá nhân đó là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (Ủy viên Ban Chấp hành Liên chi hội nhà báo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).Là phóng viên Điều tra của Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã 7 lần đạt Giải Báo chí Quốc gia; Giải thưởng “Cống hiến” dành cho nhà báo xuất sắc về động vật hoang dã; đã in hơn 30 cuốn sách: ghi chép, phóng sự, điều tra.Ngoài ra nhà báo Đỗ Doãn Hoàng còn tham gia giảng viên kiêm chức/thỉnh giảng của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí-Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí Tuyên truyền và một số đơn vị khác.Tại Hội nghị, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam đã trao tặng Cờ thi đua của Hội Nhà báo Việt Nam cho 18 tập thể; trao tặng Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam cho 29 tập thể Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, Liên chi hội, Chi hội; tặng Bằng khen cho 51 cá nhân.Liên Chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân được vinh dự nhận Cờ thi đua của Hội Nhà báo Việt Nam.
https://nhandan.vn/nhan-rong-cac-dien-hinh-thi-dua-tien-tien-trong-doi-ngu-lam-bao-post800507.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Hội Nhà báo Việt Nam", "thi đua khen thưởng" ] }
Đường sắt báo lãi sau ba năm hậu Covid-19
Sau ba năm bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, lần đầu tiên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) báo lãi 94,8 tỷ đồng với tổng doanh thu hợp nhất năm 2023 đạt 8.503,8 tỷ đồng. Tiếp tục đổi mới phương thức điều hành, giai đoạn 2023-2025, VNR được giao chỉ tiêu đạt lợi nhuận hơn 300 tỷ đồng.
Áp lực cạnh tranhNăm 2023, các hoạt động du lịch phục hồi và phát triển trở lại đã giúp thị phần vận tải hành khách bằng đường sắt tăng trưởng cao. Đặc biệt năng lực chạy tàu trên tuyến đường sắt bắc-nam cũng được cải thiện khi các hạng mục đầu tư sửa chữa, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt, mở mới các ga (thuộc gói 7.000 tỷ đồng) đưa vào khai thác. Nắm bắt cơ hội đó, VNR đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nâng sản lượng, doanh thu vận tải như tận dụng tối đa năng lực chạy tàu, xây dựng giá vé linh hoạt, thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn; tập trung nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút khách hàng, cắt giảm tối đa toa xe để tiết kiệm chi phí vào các thời kỳ thấp điểm; có nhiều chính sách để thu hút các đối tác thuê nguyên toa từ các doanh nghiệp tổ chức du lịch; phối hợp ưu tiên chạy tàu hàng chuyên tuyến, vận chuyển hàng liên vận quốc tế và chạy thêm các đoàn tàu hàng thường… Nhờ triển khai hàng loạt giải pháp nên năm 2023, tổng doanh thu hợp nhất của đơn vị đã đạt 8.503,8 tỷ đồng (đạt 101,7% kế hoạch năm), lợi nhuận sau thuế 94,8 tỷ đồng.Tại Hội nghị tổng kết triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của VNR vào chiều 9/1, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng Giám đốc VNR cho biết: Lộ trình kế hoạch sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2021-2025, VNR phấn đấu mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 39.544 tỷ đồng; doanh thu công ty mẹ đạt 26.190 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm sau so năm trước giai đoạn 2024-2025 phấn đấu đạt 4,7%/năm. Lợi nhuận trước thuế của VNR giai đoạn 2023-2025 là lãi 327 tỷ đồng.Nhìn nhận về những thách thức, Tổng Giám đốc Hoàng Gia Khánh cho biết, sự phục hồi của vận tải đường sắt vẫn còn nhiều khó khăn do bị cạnh tranh với phương tiện vận tải hàng không và đường bộ về giá vé, thời gian vận chuyển và sự tiện lợi.Cần có cơ chế riêng cho đường sắtĐưa ra chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2035, VNR cho biết sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực để đầu tư phương tiện, máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới phương thức điều hành, quản trị đáp ứng nhu cầu vận hành, sử dụng và khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt quốc gia. Để hoàn thành các mục tiêu sản xuất, kinh doanh, VNR kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ căn cứ nhu cầu và khả năng quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt giao Tổng công ty lập phương án theo phương thức tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giao tăng vốn cho Tổng công ty các khu ga có lợi thế thương mại để khai thác. VNR đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải giao cơ quan chuyên ngành lập quy hoạch chi tiết đường sắt; xác định công năng, mục đích sử dụng thực tế đối với diện tích đất kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng và công trình công nghiệp đường sắt. Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường sắt đi qua, thống nhất áp dụng các chính sách ưu đãi về sử dụng đất dành cho đường sắt, giải quyết thủ tục đất đai, miễn tiền thuê đất tại các đơn vị.Tham dự Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao các bộ, ngành liên quan phối hợp các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của VNR.Đánh giá cao những kết quả VNR đã đạt được, tuy nhiên Thủ tướng cho rằng ngành đường sắt vẫn chưa phát triển xứng tầm lịch sử và mong muốn của nhân dân; đồng thời, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phát triển ngành đường sắt xứng tầm, hiện đại, góp phần hoàn thiện đồng bộ các phương thức giao thông tốt hơn. Với tinh thần trách nhiệm cao, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã quyết tâm phải quyết tâm cao hơn nữa, đã nỗ lực phải nỗ lực nhiều hơn nữa, vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ, vượt mức kế hoạch được giao, khẳng định vị trí, vai trò trọng yếu trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia.Liên quan đến công tác chuẩn bị cho đầu tư đường sắt tốc độ cao bắc-nam, VNR đã thành lập Ban chỉ đạo và các tổ công tác nghiên cứu xây dựng đề án gồm: Tổ tái cơ cấu, mô hình tổ chức VNR; tổ phát triển công nghiệp đường sắt; tổ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đường sắt tốc độ cao. Song song đó, VNR tích cực tham khảo kinh nghiệm, học hỏi mô hình tổ chức, đầu tư, vận hành và khai thác đường sắt tốc độ cao của các nước để ứng dụng vào Việt Nam.
https://nhandan.vn/duong-sat-bao-lai-sau-ba-nam-hau-covid-19-post791773.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [] }
Bộ Công an trao nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo ở Trà Vinh
Ngày 12/4, tại ấp Nguyệt Lãng B, xã Bình Phú, huyện Càng Long,Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Công an cùng đoàn công tác của Bộ Công an trao tặng 2nhà mẫuvà kinh phí hỗ trợ xây dựng 1.288 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở tỉnh Trà Vinh.
Cùng tham gia đoàn có đồng chí Ngô Chí Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh; Hòa thượng Thạch Sok Xane, Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đông đảo đồng bào Khmer tham dự.Theo đó, đề án xây dựng 1.290 căn nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về nhà do Bộ Công an vận động các nguồn lực để hỗ trợ. Trong đó, Bộ Công an hỗ trợ 50 triệu đồng/căn, Trà Vinh đối ứng thêm 15 triệu đồng/căn từ nguồn quỹ an sinh xã hội của tỉnh.Tin liên quanBộ Công an trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây dựng 1.200 căn nhà cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở ở Đắk LắkHai căn nhà mẫu được trao tặng cho hộ gia đình anh Thạch Sa Ruôl, ấp Nguyệt Lãng B; hộ chị Thạch Thị Mai, ấp Nguyệt Lãng C, cùng xã Bình Phú, huyện Càng Long. Nhà mẫu được xây theo thiết kế 36B do Bộ Công an cung cấp, mỗi căn có diện tích 39,6m2, bảo đảm tiêu chí “3 cứng” của Bộ Xây dựng.Theo kế hoạch, 1.288 căn nhà còn lại sẽ được triển khai xây dựng đồng loạt, bàn giao trước ngày 30/8 nhân dịp chào mừng 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.Hoạt độnghỗ trợ nhà ởcàng thắt chặt thêm mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân với lực lượng Công an, góp phần xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc.Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang phát động khởi công 1.288 căn nhà ở tại buổi lễ.Trà Vinh có dân số hơn 1,1 triệu người, gần 32% là đồng bào Khmer. Toàn tỉnh hiện còn hơn 10.000 hộ nghèo, cận nghèo, chủ yếu ở vùng biên giới biển, vùng có đông đồng bào Khmer.Cùng ngày, Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang cùng đoàn công tác của Bộ Công an đến thăm, chúc Tết tại chùa Pisesaram, xã Bình Phú, huyện Càng Long. Đồng chí Thứ trưởng chúc các vị Hòa Thượng Thạch Sok Xane; Thượng tọa Thạch Thường, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Càng Long cùng sư sãi, ban quản trị chùa, đồng bào Khmer huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm.Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang thăm, chúc Tết chùa Khmer xã Bình Phú, huyện Càng Long.Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, chấp hành nghiêm quy định pháp luật, sống tốt đời đẹp đạo, góp sức cùng lực lượng Công an thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng quê hương Trà Vinh giàu đẹp.
https://nhandan.vn/bo-cong-an-trao-nha-mau-va-kinh-phi-ho-tro-xay-nha-cho-nguoi-ngheo-o-tra-vinh-post804439.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Thượng tướng Lương Tam Quang", "hỗ trợ kinh phí", "kinh phí xây nhà", "hỗ trợ nhà ở", "nhà mẫu", "Trà Vinh" ] }
Những "Ngôi nhà 5.000 đồng" tặng sinh viên
Ở nhiều tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, hàng chục "Ngôi nhà 5.000 đồng" được hỗ trợ xây dựng tặng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. 15 năm triển khai, mô hình của Đoàn trường đại học Đồng Tháp đã mang đến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc giữa người cho và người nhận.
Chỉ cần mỗi sinh viên trích ra 5.000 đồng/tháng là có thể góp phần xây được căn nhà trị giá 70 triệu đồng rất thiết thực.Ngôi nhà từ 5.000 đồngNguyễn Phúc Thiên, sinh năm 2001, là sinh viên năm cuối, ngành Việt Nam học, Trường đại học Đồng Tháp. Thiên và cô ruột đang sống trong căn nhà gỗ cũ đã dựng hơn 20 năm, thường xuyên bị dột khi trời mưa. Dù không ít lần sửa tạm, nhưng do cột, kèo bị mối mọt ăn, mái tôn bị hư nhiều cho nên hai cô cháu rất lo nhà sập mỗi khi mưa to, gió lớn.Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, sinh năm 1962, ngụ ấp Tân Hòa Thượng, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, là cô ruột của Thiên. Gia đình chỉ còn hai cô cháu. Mẹ Thiên bỏ đi từ khi em lên ba tuổi, em phải sống dựa vào bà nội và cha. Năm 12 tuổi, bà nội em mất; ba năm sau đó, cha em cũng qua đời do bệnh. Cô Nga đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ để chăm lo cháu.Nhiều năm qua, để có tiền trang trải cuộc sống, bà Nga phải đi làm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thiên ở nhà một mình, tự đi học và sinh hoạt. Từ khi dịch Covid-19 xảy ra đến nay, bà Nga về nhà sống bằng nghề sửa quần áo. Ở quê, vài ba ngày mới có người mang quần áo đến sửa, mỗi lần sửa như thế bà Nga kiếm được khoảng 20 nghìn đồng.Lo tiền ăn, tiền học cho Thiên đã khó khăn cho nên chuyện cất được nhà mới thì thật không dám nghĩ tới. Bà Nga cho biết: "Giờ sống đắp đổi qua ngày, chứ cất cái nhà tôi không kham nổi, kiếm đâu ra tiền mà cất". Thương cô chịu nhiều vất vả, nên từ khi đặt chân vào giảng đường đại học, Thiên vừa học vừa làm thêm, có được đồng nào hay đồng đó để lo việc học, đóng tiền thuê trọ.Ngày làm lễ khởi công xây nhà, Thiên và cô vô cùng xúc động vì không bao giờ dám nghĩ rằng sẽ có được ngôi nhà rộng 60 m2 được lót gạch men, xây tường, mái lợp tôn hẳn hoi...Trong số những "Ngôi nhà 5.000 đồng" được hình thành, đằng sau ấy có biết bao câu chuyện cảm động về những mảnh đời, về ý chí vươn lên của các bạn sinh viên. Nguyễn Trung Tín, sinh năm 2003, là sinh viên năm thứ ba, ngành Công nghệ thông tin, Trường đại học Đồng Tháp.Trước khi trở thành sinh viên, Tín có những tháng năm dài đối chọi với bệnh tật. Từ lúc tám tháng tuổi, Tín bệnh nhiều, sau một thời gian điều trị, bệnh viện phát hiện em mắc chứng bại não, hai bàn tay thường xuyên co rút lại. Vậy là mỗi ngày, bên cạnh điều trị bệnh, Tín được mẹ đều đặn chở đến trường với ước mơ của gia đình là sau này em sẽ học thành tài. Dù gia cảnh khó khăn và bản thân mắc bệnh, nhưng suốt những năm học cấp tiểu học và trung học cơ sở, em luôn đạt thành tích tốp đầu của lớp.Ngôi nhà của gia đình Tín cất từ năm 2005, nền bị sụp lún, gỗ bị mối ăn. Thu nhập chính của gia đình từ 20 gốc xoài chung quanh nhà và thuê thêm đất vườn xoài canh tác. "Tín biết ba mẹ và em gái ao ước có được căn nhà khang trang để ở nhưng gia cảnh chưa cho phép. Tín cũng nhiều lần tâm sự với mẹ rằng con thì bệnh tật, rồi lo học hành cho nên không thể kiếm tiền phụ giúp mẹ", bà Tiết Thị Tám, ngụ ấp Tân Dân, xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, mẹ của Tín kể.Sau khi đỗ vào Trường đại học Đồng Tháp, biết Đoàn trường triển khai mô hình "Ngôi nhà 5.000 đồng" và gửi thông tin đến sinh viên đăng ký hỗ trợ nhà. Sau gần sáu tháng đăng ký, niềm vui vỡ òa khi em được xét hỗ trợ 50 triệu đồng (mức hỗ trợ trước năm 2024) từ nguồn quỹ "Ngôi nhà 5.000 đồng". Sau hai năm có nhà mới, Tín vẫn lâng lâng niềm hạnh phúc và quyết tâm học thật tốt để không phụ lòng thầy cô, bạn bè giúp đỡ.Hay trường hợp gia đình của sinh viên Nguyễn Thị Thu không có đất ở, phải ở nhà tạm được cất trên bờ đê cánh đồng lúa xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười. Khi Đoàn trường liên hệ xét tặng tiền xây nhà, địa phương cùng chung tay, bố trí hộ gia đình sinh viên vào ở tại một khu dân cư theo hình thức mua nền nhà trả chậm.Lan tỏa tinh thần tương thân, tương áiMô hình "Ngôi nhà 5.000 đồng" do Đoàn trường đại học Đồng Tháp triển khai thực hiện đến nay tròn 15 năm. Hiện, Đoàn trường có một tổ chức Đoàn cơ sở Cán bộ-Giảng viên và 11 liên chi đoàn khoa; 155 chi đoàn, với gần 5.000 đoàn viên, thanh niên. Từ nguồn quỹ mô hình do đoàn viên, thanh niên Nhà trường hỗ trợ hằng tháng, mỗi năm, Đoàn trường hỗ trợ xây dựng từ sáu đến 12 căn nhà.Bí thư Đoàn trường đại học Đồng Tháp Lê Phước Vinh cho biết, để tạo nguồn quỹ xây dựng "Ngôi nhà 5.000 đồng", Ban Thường vụ Đoàn trường lấy ý kiến trong tập thể Ban Chấp hành, viên chức là đoàn viên và sinh viên toàn trường thống nhất mức đóng góp kinh phí là 10.000 đồng/tháng/viên chức là đoàn viên và 5.000 đồng/tháng/sinh viên. Kinh phí được thu định kỳ hằng tháng từ chi đoàn thông qua liên chi đoàn các khoa, Đoàn cơ sở Cán bộ-Giảng viên nộp về Văn phòng Đoàn trường. Đoàn trường tuyên truyền, kết nối vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp... đóng góp kinh phí thực hiện.Tiếp đó, Đoàn trường thông tin về tiêu chuẩn xét tặng "Ngôi nhà 5.000 đồng" đến toàn thể đoàn viên-thanh niên toàn trường. Bạn nào có hoàn cảnh khó khăn, có nguyện vọng xây nhà thì gửi đơn đề nghị về Ban Thường vụ Đoàn trường thông qua các đoàn khoa. Ban Thường vụ Đoàn trường thành lập tổ khảo sát và phối hợp chính quyền địa phương thẩm định hồ sơ theo các tiêu chí xét tặng "Ngôi nhà 5.000 đồng" cho đoàn viên.Đoàn trường còn liên kết đến 12 huyện đoàn, thành đoàn trong tỉnh Đồng Tháp thông qua việc chuyển thông tin về mô hình, tiêu chí xét "Ngôi nhà 5.000 đồng" để các địa phương xem xét sinh viên nào thường trú trên địa bàn đang học tại Trường đại học Đồng Tháp có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở thì giới thiệu. Sau đó, tiến hành hỗ trợ kinh phí xây nhà tặng đoàn viên khi đã đạt tiêu chuẩn.Ngoài việc trao tặng kinh phí xây nhà, Đoàn trường còn tập hợp đoàn viên, thanh niên đóng góp ngày công lao động tình nguyện hỗ trợ xây nhà trong các đợt hoạt động, chiến dịch tình nguyện cao điểm hằng năm; đồng thời phối hợp chính quyền địa phương kết nối các nguồn lực để góp phần nâng cao chất lượng ngôi nhà, tiết kiệm chi phí xây dựng."Ngôi nhà 5.000 đồng" đã trải qua 15 năm hình thành và phát triển với bốn lần đổi tên. Kinh phí những năm đầu hỗ trợ xây dựng mỗi ngôi nhà là 20 triệu đồng, với mức đóng góp là 2.000 đồng/tháng/sinh viên. Sau đó, mức đóng góp tăng dần cũng đồng nghĩa kinh phí hỗ trợ mỗi ngôi nhà cũng tăng dần từ 30 đến 50 triệu đồng và từ đầu năm 2024 đến nay là 70 triệu đồng.Tính đến ngày 9/6/2024, Đoàn trường đại học Đồng Tháp bàn giao 81 ngôi nhà tặng 81 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở tám tỉnh, thành phố, bao gồm: Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Cà Mau và thành phố Cần Thơ, với tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng và đóng góp hơn 1.200 ngày công lao động tình nguyện hỗ trợ xây nhà.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò Trương Phước Điều cho biết: "Địa phương cũng vừa có một sinh viên ngụ trên địa bàn được hỗ trợ "Ngôi nhà 5.000 đồng". Đây là một nghĩa cử đẹp, chia sẻ cùng địa phương trong vấn đề an sinh xã hội.Em Phạm Như Ý, sinh viên năm thứ ba, ngành Giáo dục tiểu học, Trường đại học Đồng Tháp chia sẻ: "Lúc đầu, em chưa hiểu rõ về mô hình ngôi nhà 5.000 đồng". Sau khi tìm hiểu, em rất thích cách làm ý nghĩa này. Mô hình sẽ giúp ích được những mảnh đời khó khăn, giúp các bạn có chỗ ở ổn định, yên tâm học tập, sinh sống".Theo đánh giá của Ban Giám hiệu Trường đại học Đồng Tháp, các trường hợp sinh viên và gia đình sinh viên được hỗ trợ xây nhà đã vượt qua giai đoạn khó khăn, vượt khó và vươn lên trong cuộc sống. Thầy Cao Dao Thép, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Đồng Tháp cho biết: "Trường tiếp tục kết nối và tranh thủ sự đồng hành, ủng hộ của doanh nghiệp, nhất là kết nối với cựu sinh viên thành đạt, để cùng nhau đóng góp vào nguồn quỹ thực hiện mô hình. Cùng với đó, tiếp tục chuẩn hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí về đối tượng được hỗ trợ; cập nhật mức kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà phù hợp với từng thời điểm cụ thể".Mỗi "Ngôi nhà 5.000 đồng" đang và tiếp tục được xây dựng không chỉ là niềm vui, động lực để các sinh viên không ngừng vươn lên, mà còn có niềm vui từ sự chung tay sẻ chia, giúp các sinh viên chiến thắng số phận. Đây cũng là cách giáo dục tinh thần tương thân, tương ái cho thế hệ trẻ, phát huy nguồn lực trong sinh viên cùng tham gia công tác xã hội, giúp đỡ lẫn nhau...
https://nhandan.vn/nhung-ngoi-nha-5000-dong-tang-sinh-vien-post813904.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Đại học Đồng Tháp", "Xây nhà", "Sinh viên" ] }
Hơn 65 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong nửa đầu năm 2024
NDO -Trong 5 tháng đầu năm 2024, có hơn 65 nghìnlao độngViệt Namđi làm việc ở nước ngoài, đạt khoảng 52% kế hoạch năm.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, hơn 65 nghìnlao động Việt Nam đã đi làm việc ở nước ngoài.Cụ thể, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng sốlao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.852 người (trong đó có hơn 19 nghìn lao động nữ) đạt 52,68 % kế hoạch năm 2024.Mục tiêu đặt ra trong năm nay là đưa khoảng 125 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.Các thị trường tiếp nhận nhiều lao động nước ta trong 5 tháng qua có thể kể tới Nhật Bản: 35.208 người; Đài Loan (Trung Quốc): 21.602 người; Hàn Quốc: 5.209 người.Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.852 người.Từ đầu năm tới nay, nhiều chương trình xúc tiến đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng đã được triển khai.Vào tháng 3/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan và Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đã ký kết Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Namđi làm việc trong ngành nông nghiệptại Australia.Theo đó, hai bên thống nhất triển khai kế hoạch hỗ trợ cho 1.000 lao động Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo Chương trình PALM, dự kiến bắt đầu trong năm 2024.Trong năm đầu tiên thực hiện chương trình, việc tuyển dụng lao động được thực hiện thông qua một đơn vị sự nghiệp công lập và tối đa sáu doanh nghiệp Việt Nam.Việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ này là dấu mốc quan trọng của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam trong hợp tác lao động Việt Nam-Australia.Cũng trong tháng 6, tại Hà Nội, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã ký thỏa thuận với Hiệp hội Chăm sóc y tế Osaka (Nhật Bản) về việc cung ứngthực tập sinh kỹ năng ngành hộ lýđi thực tập tại Nhật Bản.Người lao động tham gia chương trình sẽ được Hiệp hội Chăm sóc y tế Osaka đài thọ các chi phí. Đó là: toàn bộ chi phí học tiếng Nhật tại Việt Nam (từ 8-11 tháng để đạt trình độ tiếng Nhật N4), lệ phí thi chứng chỉ tiếng Nhật (1 lần), lệ phí xin thị thực, chi phí khám sức khỏe (2 lần), vé máy bay (xuất cảnh và về nước khi hoàn thành hợp đồng).Người lao động khi sang thực tập tại Nhật Bản được bố trí thực tập tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Hiệp hội hoặc các bệnh viện là đối tác của Hiệp hội Chăm sóc y tế Osaka.Người lao động được thực tập trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, được hưởng mức lương tương đương với mức lương cơ bản của người Nhật làm cùng vị trí với mức lương tháng khoảng 36 triệu đồng chưa bao gồm phụ cấp, lương làm thêm ngoài giờ và được hưởng phúc lợi xã hội, tham gia các loại hình bảo hiểm theo quy định của pháp luật Nhật Bản.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/post-814580.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "lao động đi làm việc ở nước ngoài", "hợp tác lao động", "Nhật Bản", "lao động", "việc làm" ] }
Hưng Yên đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp
Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, thời gian qua, cả hệ thống chính trị ở tỉnh Hưng Yên vào cuộc vận động nhân dân giao hàng trăm ha đất cho các cụm công nghiệp để xây dựng hạ tầng, tiếp nhận các dự án đầu tư vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất trong làng nghề... phục vụ sản xuất, phát triển kinh-tế xã hội.
Giám đốc công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Hoàng Cảnh Lâm cho biết: Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện Kim Động đã giúp công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh trong khoảng một năm hoàn tất các thủ tục hành chính và được bàn giao gần 75 ha đất để triển khai hạ tầng cụm công nghiệp. Đến nay, cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp Phạm Ngũ Lão-Nghĩa Dân đã cơ bản được xây dựng hoàn thành; tiếp nhận 15 dự án đầu tư.Ông Lâm cho biết thêm, sở dĩ công tác giải phóng mặt bằng nhanh do tỉnh Hưng Yên tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính; cán bộ chuyên môn của huyện, xã thạo việc, nhất là sự ”lăn xả” vào công việc của cán bộ xã, thôn nên các khó khăn, vướng mắc được giải quyết kịp thời đã giúp công tác thu hồi đất, bàn giao mặt bằng được thực hiện suôn sẻ.Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 26 cụm công nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Quyết định thành lập với tổng diện tích hơn 1.198 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 13 nghìn tỷ đồng.Trong đó, có 18 cụm công nghiệp được cấp thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên lựa chọn 7 cụm công nghiệp xếp vào dự án trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2021-2025.Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 08/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng triển khai các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên đã thành lập Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025 để thực hiện giải phóng mặt bằng tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.Kể từ khi thành lập và hoạt động, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025 đã thường xuyên đôn đốc triển khai, kiểm tra các dự án trọng điểm; hằng tháng đều họp kiểm điểm, đánh giá tiến độ; đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thực hiện dự án;trong đó có các dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.Đến nay, tổng diện tích đất đã đền bù, giải phóng mặt bằng của 13 cụm công nghiệp đang thực hiện thu hồi đất được hơn 539 ha, đạt 70% tổng diện tích phải giải phóng mặt bằng.Có 4 cụm công nghiệp là Minh Khai, Quảng Lãng - Đặng Lễ, Phạm Ngũ Lão - Nghĩa Dân, Trần Cao - Quang Hưng đã cơ bản thu hồi xong đất, đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật.Có 5 cụm công nghiệp chủ đầu tư đang phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý theo quy định hiện hành là các cụm công nghiệp: Làng nghề Thụy Lân, Yên Mỹ, Vân Du - Quang Vinh, Hòa Phong, Chính Nghĩa.Sản xuất đồ mộc ở làng nghề Mộc Thụy Lân, xã Thanh Long , huyện Yên Mỹ, Hưng Yên.Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp theo tiến độ trong năm 2024, tỉnh Hưng Yên đang chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương:Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về tăng cường công tác sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Gắn trách nhiệm người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền với kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng thời phát huy sức mạnh của tập thể và cả hệ thống chính trị vào cuộc.Tăng cường nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, dư luận xã hội của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tại địa phương có dự án đầu tư, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, nhằm tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong nhân dân, tránh để xảy ra “điểm nóng”, sự vụ phức tạp kéo dài hay khiếu kiện vượt cấp. Kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cho các địa phương trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn.Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan từ cấp huyện đến cấp cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, chặt chẽ nhất quán các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên. Đề cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu.Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung lực lượng hoàn thành sớm việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để bàn giao, triển khai thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh: Rà soát các công trình, dự án đang triển khai và chuẩn bị triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng; Xây dựng kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên Ban chỉ đạo, các phòng, ban, các xã, phường, thị trấn và cán bộ chuyên môn phụ trách dự án; khẩn trương phê duyệt, điều chỉnh phương án dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân sau dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên tại Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh”; ưu tiên cấp, cấp đổi giấy chứng nhận ngay các thửa đất mà người dân thực hiện quyền của người sử dụng đất, không chờ cấp đồng loạt và cấp hết các thửa đất của người sử dụng đất.Quản lý chặt chẽ đất nông nghiệp công ích do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý để phục vụ công tác bồi thường, dồn đổi cho những hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong khu vực cần giải phóng mặt bằng có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất, canh tác.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những vi phạm của tổ chức, cá nhân đặc biệt là tổ chức, cá nhân trực tiếp làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền, mất lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng tiến độ thực hiện các dự án, công trình.Kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, đất hành lang giao thông, thủy lợi… Kịp thời phát hiện, ngăn chặn những trường hợp cố tình trồng cây mang tính trục lợi khi kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đặc biệt sau khi đã thông báo thu hồi đất.Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc thực hiện các dự án, nhất là các dự án trọng điểm đối với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; giải thích cho người dân hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật, nhất là các chế độ, chính sách về đất đai, hỗ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng.
https://nhandan.vn/hung-yen-day-nhanh-tien-do-giai-phong-mat-bang-cac-cum-cong-nghiep-post814761.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Hưng Yên", "giải phóng mặt bằng" ] }
Thế giới lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại Nga
Vụ tấn công tại nhà hát Crocus City Hallgần Moskva của Nga vào tối 22/3 (giờ địa phương) khiến người dân Nga và dư luận thế giới phẫn nộ. Nhiều quốc gia lên án mạnh mẽ vụ tấn công, gửi lời chia buồn sâu sắc và bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Nga.
Theo TASS, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết, số nạn nhân thiệt mạng đã lên tới 133 người, hơn 150 người bị thương. Lực lượng cứu hộ của Bộ Tình trạng khẩn cấp khẩn trương dọn dẹp các mảnh vỡ tại hiện trường. Lực lượng an ninh bắt giữ 11 người tình nghi có dính líu tới vụ tấn công.Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo, ngày 24/3 là ngày quốc tang, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố đẫm máu này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, các cơ quan đặc nhiệm và thực thi pháp luật của Nga đang điều tra vụ tấn công và những kẻ gây tội ác sẽ phải chịu sự trừng trị của pháp luật. Theo quan chức Bộ Ngoại giao Nga, việc cố tình sát hại dân thường là không thể chấp nhận được.Khẳng định quyết tâm chống khủng bốNgày 23/3, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi kêu gọi cộng đồng quốc tế nghiêm khắc trừng trị những thủ phạm gây ra vụ tấn công khủng bố vừa qua ở Nga. Trong thông điệp gửi người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Tổng thống Raisi đã gửi lời chia buồn tới chính phủ và người dân Nga về vụ tấn công; lên án mạnh mẽ vụ tấn công và bày tỏ ủng hộ nỗ lực của Nga nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.Việc cố tình sát hại dân thường là không thể chấp nhận được.Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry tuyên bố, Ai Cập lên án mạnh mẽ và bác bỏ hoàn toàn mọi hình thức bạo lực và khủng bố, đồng thời bày tỏ tình đoàn kết với Nga sau vụ tấn công khủng bố. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, ông Shoukry chuyển lời chia buồn tới chính phủ, người dân Nga và gia đình các nạn nhân trong thảm kịch đau thương này; bày tỏ hy vọng rằng những người bị thương sẽ nhanh chóng bình phục.Trên trang mạng xã hội X, Bộ Ngoại giao Indonesia lên án vụ tấn công khủng bố tàn khốc tại Nga, đồng thời bày tỏ sự đau buồn và cảm thông sâu sắc tới các nạn nhân và gia đình họ. Chính phủ Hàn Quốc gửi lời chia buồn tới các nạn nhân và gia đình người dân Nga trong vụ tấn công. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc bày tỏ đoàn kết với người dân Nga, đồng thời hy vọng thủ phạm sẽ sớm bị đưa ra ánh sáng.Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, ông Volker Turk bày tỏ bàng hoàng trước vụ tấn công đẫm máu vừa xảy ra. Trên mạng xã hội X, ông Volker Turk nhấn mạnh: “Không điều gì có thể biện minh cho một cuộc tấn công như vậy. Thủ phạm phải chịu trách nhiệm theo luật nhân quyền”. Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov khẳng định, các vụ tấn công khủng bố và xung đột sẽ không buộc Nga thay đổi đường hướng và chính sách đối ngoại.Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken tuyên bố, Mỹ lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và đoàn kết với người dân Nga sau vụ tấn công. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng lên án vụ tấn công khủng bố; khẳng định rằng không gì có thể biện minh cho những tội ác như vậy. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell lên án vụ tấn công khủng bố trên; đồng thời nêu rõ, cộng đồng quốc tế phải đoàn kết chặt chẽ chống lại nguy cơ khủng bố.Đại sứ Belarus tại Nga Dmitry Krutoi cho biết, các cơ quan mật vụ của Belarus đã hỗ trợ các lực lượng chức năng của Nga bắt giữ các nghi phạm trong vụ tấn công khủng bố trên. Đại sứ Belarus thông báo, các cơ quan mật vụ nước này đã nỗ lực đóng cửa biên giới Belarus đối với các nghi phạm.Người dân Nga đoàn kết vượt khó khănNgày 24/3, cả nước Nga buông cờ rủ, hủy tất cả hoạt động giải trí để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công. Các kênh truyền hình không phát chương trình quảng cáo và vui nhộn. Các bảo tàng lớn của Nga dành một phút im lặng vào giữa trưa (giờ Moskva) để tưởng nhớ các nạn nhân. Các nhà thờ của Nga tổ chức cầu nguyện cho các nạn nhân.Từ ngày 22/3, người dân Nga đã mang hoa đến địa điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố và các đài tưởng niệm tự phát ở các vùng của nước Nga để tưởng nhớ các nạn nhân. Chỉ riêng ngày 23/3, hơn bốn nghìn người dân thủ đô đã đến các trung tâm hiến máu để giúp đỡ các nạn nhân. Một số người Việt Nam tại Moskva cũng đến đặt hoa và hiến máu ủng hộ các nạn nhân.Các ngân hàng của Nga thông báo sẽ xóa các khoản vay của nạn nhân vụ tấn công khủng bố. Các hãng hàng không lớn sẽ chuyên chở miễn phí thân nhân nạn nhân đến và rờiMoskva.
https://nhandan.vn/the-gioi-len-an-manh-me-vu-tan-cong-khung-bo-tai-nga-post801428.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "vụ tấn công khủng bố tại Nga", "tấn công khủng bố", "chống khủng bố", "Nga", "Moskva", "Thông tin cơ bản về LB Nga" ] }
Cháy lớn tại tòa nhà 9 tầng ở ngã 6 Ô Chợ Dừa
NDO -Sáng nay, vụhỏa hoạnbùng phát tại một công trình 9 tầng khu vực ngã 6 Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội). Rất may, không có thiệt hại về người.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 9 giờ 40 phút sáng 12/3. Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, công an Hà Nội nhận được tin báo cháy tại tòa nhà cao tầng tại khu vực Ô Chợ Dừa. Lửa và khói bốc cao tại khu vực tầng thượng của công trình vốn được sử dụng làm quán cà phê.Anh Hoàng Tiến Đạt, trú tại đường Sơn Tây kể lại, khi sự việc xảy ra, anh phát hiện khói đen kịt bốc lên. Ngay lập tức, anh đã gọi báo cháy.Ngay khi tiếp nhận tin báo, lực lượng Công an phường, Phòng cháy, chữa cháy tại chỗ, Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy Công an quận Đống Đa đã khẩn trương có mặt tại hiện trường phối hợp tổ chức chữa cháy.Hàng chục cán bộ chiến sĩ và phương tiện chữa cháy hiện đại được huy động. 11 giờ trưa cùng ngày, đám cháy cơ bản đã được khống chế.Hiện nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.Một số hình ảnh do phóng viên ghi nhận tại hiện trường.Khu vực xảy ra cháy tại tầng thượng của Trung tâm thương mại tại khu vực ngã 6 Ô Chợ Dừa.Ảnh: Hà Nam.Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã điều phương tiện và lực lượng tới hiện trường.Hiện trường vụ cháy.Rất may, không có thương vong trong vụ việc kể trên.
https://nhandan.vn/post-799625.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Cháy lớn tại Đê La Thành", "Hỏa hoạn", "Phòng cháy chữ cháy", "Hà Nội" ] }
Thêm một công nhân ở Nghệ An mắc bệnh bụi phổi tử vong
NDO -Sáng 29/11, ông Nguyễn Viết Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nghi Hưng (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết, trên địa bàn xã vừa có thêm một công nhân từng làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến (Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc) bị tử vong do bụi phổi silic. Đây là trường hợp thứ 2 trên địa bàn xã này tử vong dobụi phổichỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng qua.
Người vừa qua đời vào ngày 28/11 là anh Hoàng Văn S. (48 tuổi, trú xã Nghi Hưng). Anh S. bắt đầu vào làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến từ tháng 10/2019, với mức lương chỉ 6 triệu đồng/tháng. Đến giữa năm 2022, anh Sơn cảm thấy sức khỏe bắt đầu đi xuống. Lúc này, có nhiều đồng nghiệp cũng đã phát hiện mắc bụi phổi.Chỉ trong vòng 1 năm qua, anh S. phải nhập viện nhiều lần để điều trị bệnh. Anh S. được đưa ra Bệnh viện Phổi Trung ương kiểm tra rửa phổi. Tuy nhiên, bác sĩ kiểm tra phát hiện phổi có lớp bụi dày, sức khỏe yếu nên anh S. không còn có thể rửa phổi được nữa nên được gia đình đưa về nhà chăm sóc. Mỗi lần lên cơn khó thở, bệnh chuyển biến nặng, gia đình lại đưa anh đến Bệnh viện Phổi Nghệ An để thở oxy và chăm sóc sức khỏe.Như vậy, đến thời điểm hiện tại, có tất cả 6 người trong tổng số 14 công nhân từng làm việc tạiCông ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiếnmắc bụi phổi silic và các bệnh liên quan đến phổi đã tử vong.Khu sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến nhìn từ bên ngoài.Trước đó, vào hồi tháng 2/2023, chỉ trong thời gian ngắn nhưng có hàng loạt công nhân đã và đang làm việc cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến phát hiện bị mắc bệnh bụi phổi, nhiều người tử vong nhanh chóng. Những công nhân đang điều trị và thân nhân của người đã mất đã làm đơn trình báo chính quyền địa phương, đề nghị phía công ty bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp và bảo đảm quyền lợi, an toàn cho người lao động.Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra và xác định có tổng cộng 14 người đã và đang làm việc tại Công ty Châu Tiến mắc các bệnh về phổi.Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tiến được cấp phép sản xuất bột đá, bột bả tường, sau đó mở rộng đầu tư thêm dòng sản phẩm bột đá vôi trắng siêu mịn và bột đá thạch anh. Công ty này có 34 lao động, trong đó có 28 người lao động trực tiếp.
https://nhandan.vn/them-mot-cong-nhan-o-nghe-an-mac-benh-bui-phoi-tu-vong-post784976.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Nghệ An", "bệnh bụi phổi", "công ty Châu Tiến", "tử vong" ] }
Đà Nẵng: Khống chế vụ cháy xe tải lan sang nhà dân
NDO -Vụ cháy xảy ra sáng ngày 12/6, khiến một xe tải cháy trụi và ngọn lửa lan sang một ngôi nhà hoang phía bên cạnh.
Sáng 12/6, một vụ cháy liên hoàn xảy ra tại đường Bàu Hạc 5, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TPĐà Nẵng.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 phút,đám cháybất ngờ bùng phát từ bó dây điện sau đó cháy lan qua xe tải ben mang biển kiểm soát 43C-23013 đậu đỗ gần đó.Đám cháysau đó tiếp tục cháy lan sang ngôi nhà hoang.Phát hiện cháy, người dân trong khu vực này đã cùng hô hoán tìm tài xế để di chuyển xe tải ben và một số ô-tô đang đậu gần đó. Xe tải ben sau đó được đẩy lùi ra một đoạn trước số nhà 18 Bàu Hạc 5 thì lửa bùng phát lớn.Vụ cháy đã được nhanh chóng khống chế, không để cháy lan sang nhà dân trong khu vực. (Ảnh: Công an cung cấp)Người dân sử dụng hàng chục bình chữa cháy xách tay của các hộ dân xung quanh dập lửa nhưng bất thành. Ngọn lửa tạo ra cột khói đen lớn trong khu dân cư khiến người dân hoảng loạn, lo lắng.Nhận tin, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Thanh Khê, Hải Châu đã huy động nhiều xe chữa cháy nhanh chóng đến hiện trường để tổ chức dập tắt đám cháy sau 30 phút.Vụ cháy không có thiệt hại về người nhưng đã làm chiếc xe tải ben bị cháy đen và mặt tiền nhà dân số 18 Bàu Hạc 5.Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra, xử lý.
https://nhandan.vn/da-nang-khong-che-vu-chay-xe-tai-lan-sang-nha-dan-post813948.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "cháy xe ben", "bùng phát", "quận Thanh Khê", "cháy lan nhà bên cạnh", "dập tắt hoàn toàn" ] }
Bộ đội Biên phòng Nghệ An trao tặng trang thiết bị cho ngư dân vươn khơi bám biển
NDO -NDĐT- Nhằm hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, ngày 14-7, tại bến cảng Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An tổ chức trao tặng trang thiết bị cho ngư dân có các phương tiện đánh bắt, khai thác thủy sản trên biển thuộc địa bàn đồn Biên phòng Quỳnh Thuận.
Đợt trao tặng quà đã hỗ trợ các chủ phương tiện các trang thiết bị phục vụ bảo đảm an toàn cho người, phương tiện vươn khơi, bám biển; cung cấp các thông tin, tình hình trên biển kịp thời cho lực lượng bộ đội biên phòng, phục vụ công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đồng thời tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân dân, xây dựng nền biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh.70 hộ ngư dân đã được trao tặng hai bộ máy thông tin ICom, 79 áo phao, 36 phao cứu sinh, 17 bình cứu hỏa và 70 lá cờ Tổ quốc với tổng trị giá gần 100 triệu đồng. Được biết, kinh phí để mua các trang thiết bị tặng ngư dân do cán bộ chiến sĩ bộ đội biên phòng tự nguyện trích tiền ngày lương.
https://nhandan.vn/post-298169.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [] }
[Video] Hiện trường vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 5 người tử vong tại Tuyên Quang
NDO -Vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe ô-tô containertrên địa bàn xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đang tiếp tục được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ. Phóng viên Báo Nhân Dân có những ghi nhận trực tiếp từ hiện trường vụ việc.
https://nhandan.vn/video-hien-truong-vu-tai-nan-nghiem-trong-khien-5-nguoi-tu-vong-tai-tuyen-quang-post798680.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:12", "tags": [ "Tuyên Quang", "Tai nạn nghiêm trọng", "tử vong" ] }
Cộng đồng người Việt tại Malaysia thành kính hướng về cội nguồn tiên tổ
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, tối 13/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam đã tổ chức lễGiỗ tổ Hùng Vươngtheo nghi lễ truyền thống.
Trước bàn thờ Quốc Tổ Hùng Vương, ông Nguyễn Quốc Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam đã chủ trì Lễ tế và dâng hương. Trong thời khắc thiêng liêng, ông Nguyễn Quốc Hoàng đọc bài tế tri ân công đức tổ tiên đã có công dựng nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ non sông gấm vóc.Đại sứ Đinh Ngọc Linh cùng toàn thể cán bộ nhân viên sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam, đại diện kiều bào tại địa bàn và cộng đồng người Chăm đã cử hành các nghi lễ trọng thể, dâng hương, hoa, thành kính tri ân công đức các vị liệt tổ, liệt tông.Trước đó, phát biểu với bà con cộng đồng, Đại sứ Đinh Ngọc Linh đã nêu bật ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Vua Hùng, đồng thời nhấn mạnh đây là hoạt động rất có ý nghĩa, quy tụ tinh thần và giá trị của 100 triệu người Việt ở trong nước và khoảng 4,5 triệu người Việt ở nước ngoài, thể hiện tinh thần dựng nước và giữ nước.Tin liên quanKiều bào Thái Lan tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng VươngTrích dẫn câu thơ: “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”, Đại sứ nhấn mạnh việc tổ chức ngày Giỗ tổ trở thành dịp thể hiện tình cảm thiêng liêng, in sâu trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt, giúp bà con cộng đồng hiểu thêm về giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tăng cường đoàn kết, truyền lửa cho thế hệ trẻ cùng hướng về quê hương, đất nước. Giỗ tổ cũng là dịp để người Việt hun đúc tinh thần dân tộc, vượt qua thử thách và vươn lên, khẳng định vị thế con người Việt Nam.Bà Trần Thị Chang, Chủ tịch Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam cùng các thành viên dâng hương trong lễGiỗ Tổ Hùng Vương.Dẫn lại lời căn dặn của Bác Hồ, các Vua Hùng đã có công dựng nước; Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước, Đại sứ Đinh Ngọc Linh cho rằng từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dânViệt Nam, các Vua Hùng là Quốc tổ có công dựng nên nhà nước đầu tiên trong lịch sử, là tổ tiên chung của toàn dân tộc.Cũng tại buổi lễ, bà Trần Thị Chang, Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam cho biết, nhiều năm qua, bà con kiều bào Việt Nam tại Malaysia luôn hướng về quê hương nguồn cội. Việc tổ chức ngày Giỗ tổ trở thành dịp thể hiện tình cảm thiêng liêng, in sâu trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt, giúp bà con cộng đồng hiểu thêm về giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tăng cường đoàn kết, truyền lửa cho thế hệ trẻ cùng hướng về quê hương, đất nước.Nhân dịp này, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia trình chiếu bộ phim tư liệu về Trường Sa và phát động lễ quyên góp vì Trường Sa Xanh. Thay mặt Đại sứ quán, Đại sứ Đinh Ngọc Linh đã trao số tiền quyên góp hơn 16.000 ringgit (hơn 80 triệu đồng) cho bà Trần Thị Chang, người sẽ thay mặtcộng đồng người Việttại Malaysia, có chuyến thăm đảo trong thời gian tới với mong muốn tạo những “nang phổi” cung cấp oxy bảo vệ sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ trong quá trình phục vụ công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biển đảo của quê hương. Một số cháu nhỏ, học sinh, sinh viên Việt Nam cũng tham gia quyên góp như cháu Lưu An gửi tặng các chiến sĩ cây đàn Ukulele.Đại sứ Đinh Ngọc Linh trao số tiền quyên góp vì Trường Sa Xanh cho bà Trần Thị Chang, Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam.Không giấu nổi sự xúc động trong buổi lễ, cô giáo Nguyễn Thị Liên, chủ nhiệm lớp tiếng Việt tại Malaysia bày tỏ niềm vui và vinh dự khi được tham dự các nghi lễ thiêng liêng hướng về cội nguồn tổ tông ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương là nét sinh hoạt tín ngưỡng rất lâu đời của người dân Việt Nam, là sợi dây văn hóa vô hình kết nối mọi người dân Việt Nam trên toàn thế giới hướng về cội nguồn dân tộc.Vượt hơn 400km từ bang Johor đến Đại sứ quán tham dự lễ giỗ tổ, không giấu được vẻ xúc động, sau buổi lễ chị Nguyễn Thu Quỳnh đã chia sẻ, buổi lễ trang trọng và xúc động làm chị có cảm giác được trở về nhà và chị luôn khắc sâu trong tâm trí những bài học lịch sử có ý nghĩa về nguồn cội.Trong không khí trang trọng và đầm ấm tình đồng bào, các đại biểu đã cùng thưởng thức các tiết mục văn nghệ do các thành viên của Hiệp hội hữu nghị biểu diễn, gợi lại không khí hào hùng với tiết mục múa Dòng máu Lạc hồng, Sen vọng ánh trăng và các bài hát ca ngợi quê hương đất nước, tiết mục biểu diễn đàn bầu và Saxophone của thế hệ thứ hai của kiều bào tại địa bàn... và chung vui bữa cơm thân mật với những món ăn đậm vị quê hương.
https://nhandan.vn/cong-dong-nguoi-viet-tai-malaysia-thanh-kinh-huong-ve-coi-nguon-tien-to-post804635.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "Malaysia", "cộng đồng người Việt", "Giỗ tổ Hùng Vương", "đánh đuổi giặc ngoại xâm", "Việt Nam" ] }
Hội nghị tập huấn công tác nữ công công đoàn năm 2024
Ngày 5/4, tại Hải Phòng,Công đoàn Viên chức Việt Namtổ chức hội nghị tập huấn công tác nữ công công đoàn năm 2024.
Tại hội nghị, lãnh đạo Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thông tin tới các đại biểu các nội dung về hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Nữ công quần chúng công đoàn cơ sở, sử dụng công nghệ thông tin kết nối Ban Nữ công quần chúng; công tác tuyên truyền về chế độ chính sách, công tác dân số, gia đình, trẻ em và triển khai các mô hình chăm lo cho lao động nữ.Trong khuôn khổ hội nghị, đại diệnCông đoàn viên chứcViệt Nam phổ biến tới cán bộ công đoàn một số nội dung cơ bản về công tácnữ công công đoàntrong Văn kiện Đại hội Công đoàn viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028.Cùng ngày, Công đoàn viên chức Việt Nam tổ chức tọa đàm “Quản trị thời gian - Gia đình và Công sở” để giúp các đoàn viên nữ cân bằng giữa công việc, cuộc sống và gia đình.
https://nhandan.vn/hoi-nghi-tap-huan-cong-tac-nu-cong-cong-doan-nam-2024-post803409.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "Hải Phòng", "Công đoàn viên chức Việt Nam", "hội nghị", "nữ công công đoàn" ] }
Hiện trường rất xáo trộn, không có lối thoát hiểm
NDO -Theo anh Phạm Quốc Việt, Đội trưởngĐội Hỗ trợ sơ cứu Fas Angel, trong đám cháy nhà trọ tại Trung Kính, hiện trường rất xáo trộn và không có lối thoát hiểm. Cảnh sát đã phải mở đường để tiếp cận hiện trường, cứu người sống sót.
Liên quan đếnvụ cháy nhà trọtại Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 14 người tử vong, anh Phạm Quốc Việt, Đội trưởng Đội Hỗ trợ sơ cứu Fas Angel đã có trao đổi nhanh với phóng viên Báo Nhân Dân.Theo anh Việt, vào khoảng 1 giờ sáng, Đội Hỗ trợ sơ cứu Fas Angel nhận được thông tin về vụ cháy. Ngay lập tức, anh Việt đã cử ngay một nhóm tình nguyện viên đi xe máy tới hiện trường."Chúng tôi mang theo trang thiết bị sơ cấp cứu, bình thở để đề phòng tình huống xấu", anh Việt nói với phóng viên Báo Nhân Dân.Đưa các nạn nhân vụ cháy ra khỏi hiện trường.Tuy nhiên, chỉ 10 phút sau, các tình nguyện viên thông tin khả năng có nhiều người còn mắc kẹt trong nhà trọ. Fas Angel nhanh chóng tăng cường thêm 1 xe cứu thương tới để phối hợp, hỗ trợ với lực lượng chức năng tại hiện trường."Lúc này, các cán bộ, chiến sĩ Phòng cháy chữa cháy đã bước đầu khống chế được ngọn lửa và điều động Fas Angel hỗ trợ tìm kiếm, sơ cứu cho những người bị nạn trong trường hợp đưa được họ ra bên ngoài", anh Việt nói.Để bảo đảm đủ vật lực, Fas Angel tiếp tục đưa 2 xe cứu thương tới, ứng trực bên ngoài cùng lực lượng 115. Khoảng 5 phút sau, những người còn sống đầu tiên đã được hướng dẫn ra ngoài."Người đầu tiên là một bà cụ đã lớn tuổi. Fas Angel đã cùng lực lượng y tế hỗ trợ nạn nhân thở ô-xy. Ngay sau đó là 3 người khác, nhưng họ chỉ bị ngạt khói nhẹ và có thể tự di chuyển", đội trưởng Fas Angel kể.Lúc này, cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra và xác định không còn dấu hiệu sự sống bên trong hiện trường nên tính toán phương án di chuyển, đưa các nạn nhân tử vong tới nhà tang lễ."Hiện trường vụ cháy rạng sáng nay và vụ cháy chung cư mini khiến 56 người tử vong ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân) có điểm giống nhau là đều không có lối thoát hiểm", anh Việt nói.Đội trưởng đội cứu hộ FAS Angel cho biết thêm, khu vực xảy ra vụ hỏa hoạn có một khoảng sân để 20-30 chiếc xe máy, xe đạp điện.Khi xảy ra vụ cháy, những chiếc xe này bén lửa bùng lên dữ dội. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong công tác dập lửa cũng như khiến nhiều người tử vong."Hiện trường rất xáo trộn. Hàng chục lính cứu hỏa thay phiên nhau chữa cháy. Bên trong có rất nhiều phương tiện bị hư hỏng, cháy trơ khung", Phạm Quốc Việt kể, đồng thời cho biết thêm, vào thời điểm này, lực lượng cứu hỏa đã phải mở một con đường băng qua chỗ các phương tiện cháy để tiếp cận hiện trường và đưa các nạn nhân còn sống thoát ra. Đây cũng là cơ sở để có thể dập tắt các ngọn lửa nhỏ khác bên trong.Trong đám cháy rạng sáng 24/5, Fas Angel đã huy động tổng cộng 3 xe cứu thương, cùng 15 tình nguyện viên.Chia sẻ thêm với phóng viên, Đội trưởng Đội Hỗ trợ sơ cứu Fas Angel cho biết, sau rất nhiều vụ cháy thương tâm, người dân cần chủ động trang bị các phương tiện chữa cháy cá nhân cùng kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn.Bên cạnh đó, chủ các cơ sở kinh doanh nhà trọ cũng cần nâng cao hơn nữa ý thức phòng cháy, chữa cháy.
https://nhandan.vn/hien-truong-rat-xao-tron-khong-co-loi-thoat-hiem-post810928.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "Cháy nhà trọ tại Trung Kính", "Fas Angel", "Hà Nội" ] }
Sóc Trăng đón cơn mưa sau nhiều ngày nắng hạn
NDO -Chiều 2-4, mưa khắp các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng, trong giai đoạn nắng nóng kéo dài. Mưa không chỉ tưới nước cho vùng sản xuất nông nghiệp đang khát do nắng hạn mà còn cung cấp nước ngọt cho người dân các huyện ven biển.
Tại vùng chuyên canh cây ăn trái huyện Kế Sách, cơn mưa lớn kéo dài cũng giúp nhiều nhà vườn trên địa bàn trữ nước ngọt, cứu được nhiều diện tích vườn cây ăn trái, đặc biệt là các vườn nhãn, sầu riêng đang đứng trước nguy cơ giảm năng suất do thiếu nước ngọt và nước mặn xâm nhập sâu. Còn tại vùng trồng màu của huyện Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, cơn mưa giúp cho người dân có nguồn nước ngọt để dự trữ cho việc tưới tiêu, giảm mặn và giảm chi phí sản xuất.Cơn mưa cũng xua đi cái nóng oi bức trong nhiều tháng qua, giúp người dân ở vùng hạn, mặn có thêm nguồn nước ngọt để dự trữ cho sinh hoạt và sản xuất. Tại các huyện ven biển như Long Phú, Trần Đề, Vĩnh Châu cơn mưa đã cung cấp đủ nước ngọt cho hàng ngàn hộ dân đang chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng trong những tháng qua. Đối phó với tình trạng hạn, mặn và nắng nóng kéo dài các nhà vườn và nông dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chủ động trữ nguồn nước để tưới cho cây trồng và có nước ngọt sinh hoạt nhưng đến nay cũng đã cạn thì cơn mưa kéo dài, rộng khắp trên địa bàn các huyện khiến nông dân vô cùng phấn khởi.Hiện nay, trên địa bàn Sóc Trăng có 18.376 hộ thiếu nước ngọt sinh hoạt. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã mở rộng 123km đường ống cấp nước cho 3.275 hộ với kinh phí 30 tỷ đồng. Theo kế hoạch, trong năm 2021, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đầu tư mở rộng 315km đường ống dự kiến cung cấp cho 9.578 hộ với kinh phí 45 tỷ đồng.Theo ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, mặc dù có mưa lớn nhưng khả năng khô hạn, nắng nóng vẫn còn tiếp diễn. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo người dân cần chủ động bơm, trữ nguồn nước ngọt hiếm hoi từ những cơn mưa sớm phục vụ đời sống và sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng từ hạn, mặn.
https://nhandan.vn/soc-trang-don-con-mua-sau-nhieu-ngay-nang-han-post640719.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "hạn hán", "hạn mặn", "cơn mưa vàng", "Sóc Trăng" ] }
Thăm hỏi 2 cháu nhỏ bị thương trong vụ án mạng ở Quảng Ngãi
NDO -Chiều 19/6, đoàn công tác của tỉnhQuảng Ngãido đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi dẫn đầu, đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi thăm hỏi, tặng quà cho 2 cháu nhỏ bị thương trong vụán mạngxảy ra tại 1 gia đình ở xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi vào sáng cùng ngày.
Thay mặt đoàn công tác, đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân đến tận giường bệnh thăm hỏi tình hình sức khỏe cháu L.H.N.Y (sinh năm 2018) và L.H.C.N (sinh năm 2020). Đồng thời, gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình nạn nhân, mong muốn gia đình sớm vượt qua nỗi đau mất mát quá lớn, cố gắng chăm sóc cho 2 cháu Y và N. nhanh chóng bình phục.Đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân biểu dương đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đã kịp thời, tận tình cứu chữa 2 cháu; mong muốn lãnh đạo bệnh viện ưu tiên quan tâm điều trị, chăm sóc tốt nhất để 2 cháu nhanh chóng bình phục vết thương, ổn định sức khỏe.Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, 2 cháu Ý và Châu vào viện cấp cứu trong tình trạngđa chấn thương, trên cơ thể có rất nhiều vết đâm. Cụ thể, cháu L.H.N.Y có 9 vết thương và cháu L.H.C.N có 6 vết thương, trong đó có 2 vết thương rất nặng: bị đâm thấu bụng, thấu ngực gây thủng phổi và gan phải phẫu thuật nhiều giờ, hiện vẫn còn thở máy, tiên lượng ổn định.Chứng kiến những vết thương của 2 cháu, nhiều người đến thăm không cầm được nước mắt, lên án hành động sát hại dã man của hung thủ cần phải được pháp luật trừng trị nghiêm minh.Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau khi sức khỏe 2 cháu bình phục, nếu gia đình không còn người thân chăm sóc, Sở sẽ đưa 2 cháu vào Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi nuôi dưỡng.Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi do đồng chí Ngô Văn Trọng, Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi dẫn đầu, cùng đại diện các sở, ban ngành cũng đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi thăm hỏi, động viên và tặng quà hỗ trợ cho 2 cháu Y và N.Lãnh đạo nhiều sở, ngành đến thăm động viên và trao quà hỗ trợ cho gia đình 2 cháu.Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, vào khoảng 6 giờ 30 phút ngày 19/6, tại thôn 4, xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi xảy ra 1 vụgiết ngườitrong 1 gia đình làm 2 vợ chồng ông Lê Hồng Tài (sinh năm 1979) và vợ là Phạm Thị Phương (sinh năm 1982) chết tại chỗ.Hai con của vợ chồng ông Tài là L.H.N.Y (sinh năm 2018) và L.H.C.N (sinh năm 2020) bị đa chấn thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.Ngay sau khi vụ án xảy ra, Công an tỉnh Quảng Ngãi và Công an thành phố Quảng Ngãi triển khai lực lượng, bắt giữ đối tượng gây án đang ẩn náu tại vườn nhà ông Tài.Hung thủ gây án là Lê Đình Thuyết (sinh năm 1967, quê quán xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi; nơi cư trú hiện nay ở xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Lê Đình Thuyết là cháu ruột của cha ông Tài (quan hệ gia đình con chú bác ruột).Hung thủ Lê Đình Thuyết tại cơ quan Công an.Nguyên nhân ban đầu được cơ quan chức năng xác định, do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Tài và gia đình ông Thuyết từ trước nên Thuyết có ý định báo thù.Ngày 18/6, ông Thuyết từ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về thành phố Quảng Ngãi chuẩn bị sẵn 1 con dao. Đến 21 giờ cùng ngày, Thuyết đột nhập vào vườn nhà ông Tài, sau đó ẩn nấp trong vườn chờ đến sáng hôm sau gây án.
https://nhandan.vn/tham-hoi-2-chau-nho-bi-thuong-trong-vu-an-mang-o-quang-ngai-post815100.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "Quảng Ngãi", "hung thủ", "nạn nhân", "giết người", "án mạng", "thăm hỏi" ] }
Chăm lo, hỗ trợ và bảo vệ thanh niên công nhân
Lần thứ 13 triển khai trên phạm vi cả nước, Tháng Công nhân năm nay có chủ đề "Ðoàn kết công nhân-Triển khai Nghị quyết" được kỳ vọng trở thành cao điểm của những hoạt động chăm lo đoàn viên, người lao động cả về vật chất, tinh thần và sức khỏe.
Tháng 3/2012, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ban hành văn bản đồng ý chủ trương lấy tháng 5 hằng năm là Tháng Công nhân theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Theo đó, Tháng Công nhân là dịp chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp quan tâm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Các thống kê cho thấy, độ tuổi bình quân của công nhân nước ta hiện nay nhìn chung là trẻ. Cụ thể, nhóm công nhân từ 18-30 tuổi chiếm tới hơn 36%. Ðặc biệt, trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, công nhân dưới 25 tuổi chiếm tới hơn 43% và từ 26-35 tuổi chiếm xấp xỉ 35%. Nắm bắt tình hình nêu trên và nhằm nâng cao vai trò đồng hành của tổ chức Ðoàn, Hội trong chăm lo, hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên công nhân, những năm qua, Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam luôn tích cực mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân trên khắp cả nước.Những ngày đầu tháng 5 vừa qua, Trung ương Ðoàn tổ chức "Ngày hội thanh niên công nhân" tại tỉnh Tây Ninh, nhằm hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, với hàng loạt hoạt động cụ thể. Trong đó, tiêu biểu có việc trao quà tặng thanh niên công nhân, con em thanh niên công nhân hoàn cảnh khó khăn, với tổng giá trị gần 100 triệu đồng; khám bệnh, tư vấn sức khỏe, tổ chức gian hàng bình ổn giá, cắt tóc và thay dầu xe miễn phí… cho thanh niên công nhân; tư vấn, giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động; tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế…Theo kế hoạch của Trung ương Ðoàn, cùng với hoạt động thường niên là diễn đàn về các giải pháp phát huy vai trò thanh niên công nhân, năm nay, sẽ có hai Chương trình "Ngày hội Thanh niên công nhân Việt Nam" khu vực miền trung và phía bắc diễn ra lần lượt tại các thành phố Ðà Nẵng, Hải Phòng và Bắc Giang. Cả hai chương trình đều được tích hợp các hoạt động như: khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí tặng thanh niên công nhân; tư vấn, giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động cho thanh niên công nhân và người lao động bị mất việc; tuyên truyền về Luật Thanh niên (sửa đổi)…Dịp này, sẽ diễn ra sự kiện thể thao được đông đảo người lao động trẻ ở khu vực nhà máy, khu chế xuất mong chờ nhất trong năm: Giải bóng đá nam thanh niên công nhân toàn quốc. Năm 2023 vừa qua, giải đấu đã thu hút 96 đội bóng trên khắp cả nước, tranh tài với tổng giá trị các phần thưởng lên tới hơn 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, Ngày hội còn có sự tham gia của nhiều gương mặt nghệ sĩ có sức ảnh hưởng với cộng đồng trong khuôn khổ Ðêm nhạc hội "Thanh niên công nhân-Lan tỏa năng lượng tích cực".Năm nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lựa chọn chủ đề Tháng Công nhân là "Ðoàn kết công nhân-Triển khai Nghị quyết", với mục tiêu tạo động lực, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động cả nước quyết tâm cùng hành động, đưa nghị quyết đại hội công đoàn các cấp và Nghị quyết Ðại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 vào cuộc sống.Vì vậy, các cấp bộ Ðoàn, Hội trên cả nước cần tích cực phối hợp Liên đoàn Lao động, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố cũng như doanh nghiệp các địa phương để kịp thời chăm lo, hỗ trợ, đồng hành với thanh niên công nhân thực hiện hiệu quả mục tiêu nêu trên. Các hoạt động mà tổ chức Ðoàn, Hội tổ chức trong Tháng Công nhân cần gắn với việc triển khai Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2024, trong đó đẩy mạnh những nội dung liên quan đến đối tượng thanh niên công nhân.Ðể Tháng Công nhân tiếp tục phát huy vai trò sự kiện được công nhân nói chung, thanh niên công nhân nói riêng mong chờ, tổ chức Ðoàn, Hội các cấp cần chú trọng việc tạo lập môi trường qua các phong trào, hoạt động để thanh niên công nhân và người lao động trẻ phát huy sáng tạo trong công việc, tinh thần năng động vượt khó, thi đua sản xuất, tích cực ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động trong bối cảnh mới.
https://nhandan.vn/cham-lo-ho-tro-va-bao-ve-thanh-nien-cong-nhan-post808924.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "Luật Thanh niên", "Công nhân", "Tháng thanh niên", "Sức khỏe" ] }
11 nội dung đáng quan tâm trong dự án Luật Việc làm (sửa đổi)
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)đang được lấy ý kiến, trong đó có 11 nội dung được đề xuất sửa đổi, bổ sung thu hút sự quan tâm của đông đảo người lao động và doanh nghiệp.
Sau hơn 9 năm triển khai,Luật Việc làmnăm 2013 đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế, bất cập từ thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó,Luật Bảo hiểm xã hội2014 đang trong quá trình sửa đổi, do vậy, một số nội dung liên quan về bảo hiểm thất nghiệp cần sửa đổi trong Luật Việc làm để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựngdự án Luật Việc làm(sửa đổi). Dự thảo Luật đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và xã hội từ cuối tháng 3 vừa qua. Trong dự thảo Luật lần thứ hai này, có 11 nội dung được đề xuất sửa đổi, bổ sung được nhiều người lao động, doanh nghiệp... quan tâm.Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 42-NQ/TW) đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Mở rộng tín dụng chính sách xã hội nhằm hỗ trợ vốn vay tạo việc làm, sinh kế cho người dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn”.Chỉ thị số 40-CT/TW khẳng định: “Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội”, “Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả”.Hiện nay, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đến từ nhiều nguồn: nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, nguồn vốn doNgân hàng Chính sách xã hộihuy động và nguồn địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Tuy nhiên, trong Luật Việc làm năm 2013 chỉ có các quy định về Quỹ quốc gia về việc làm.Trong khi đó, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm chủ yếu đến từ 2 nguồn.Thứ nhất là nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn nhất, có xu hướng ngày càng tăng (thông qua cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất) nhưng mới được quy định ở văn bản dưới Luật.Thứ hai là nguồn ủy thác của địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Nguồn vốn này chưa có quy định cụ thể nên nhiều địa phương gặp khó khăn khi ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó quy định Hội đồng nhân dân thành phố quyết định bố trí vốn đầu tư công thông qua việc giao Ủy ban nhân dân Thành phố ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố thực hiện cho vay giải quyết việc làm).Do đó, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, bao gồm:Quỹ quốc gia về việc làm; Nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội; Nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và đầu tư công; Nguồn vốn tổ chức, cá nhân khác ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.Đồng thời, bổ sung quy định Hội đồng nhân dân các cấp bố trí vốn ngân sách địa phương (vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển khác …), giao ủy ban nhân dân cùng cấp ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay giải quyết việc làm.Luật Việc làm quy định đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ giới hạn tại 5 nhóm lao động. Đó là: Người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng.Tuy vậy, trong thực tế, một số nhóm đối tượng khác như thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội và các đối tượng lao động khác chưa được quy định hoặc theo quy định của từng địa phương, chưa bảo đảm bình đẳng về cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài.Mặt khác, hiện nay, nhiều địa phương đã ký các thỏa thuận đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài (theo hình thức thời vụ) nhưng chưa được quy định cụ thể trong Luật nên nhiều lao động cũng chưa được tiếp cận nguồn vốn.Luật Việc làmquy định đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ giới hạn tại5 nhóm lao động. Đó là: Người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng.Do đó, dự thảo Luật Việc làm lần này đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài bao gồm 2 nhóm: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về ưu tiên các đối tượng sau: Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình; Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng; Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Người lao động có đất thu hồi; Người lao động là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế-quốc phòng.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động”; Nghị quyết số 42-NQ/TW đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Hiện đại hóa, chuyển đổi số trong thông tin dự báo thị trường, kết nối cung - cầu, quản lý nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở dữ liệu lao động, việc làm”.Thực tế hiện nay, Luật Việc làm đã quy định về nội dung thông tin thị trường lao động. Thông tin đã được thu thập, cung cấp, tuy nhiên, chưa có quy định về khái niệm và chức năng của hệ thống thông tin thị trường lao động. Thông tin thị trường lao động được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn và do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện theo những mục tiêu khác nhau và không được tổng hợp, lưu trữ chung để phục vụ khai thác, quản lý chung.Mặt khác, các quy định hiện nay trong Luật chưa quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cơ quan thống kê, ủy ban nhân dân các cấp) trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến thông tin thị trường lao động.Dự thảo Luật Việc làm đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về hệ thống thông tin thị trường lao động theo hai hướng.Thứ nhất, quy định khái niệm và chức năng của hệ thống thông tin thị trường lao động.Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong xây dựng, phát triển hệ thống thông tin thị trường nhằm phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, hoạch định chính sách và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường lao động, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với pháp luật về thống kê và các quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.Nghị quyết số 42-NQ/TW đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, hội nhập, hiệu quả, đồng bộ với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; “nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm”.Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn hiện nay chỉ quy định điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm; chưa có quy định tiêu chuẩn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên tư vấn, giới thiệu việc làm (cả công và tư) trong khi đây là những người trực tiếp tư vấn, tiếp xúc với người lao động, người sử dụng lao động.Điều 9 Công ước số 88 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về dịch vụ việc làm mà Việt Nam đã tham gia quy định: “1. Nhân sự của cơ quan dịch vụ việc làm phải gồm những viên chức nhà nước, có quy chế và điều kiện công tác để khiến họ không phụ thuộc bất cứ thay đổi nào trong Chính phủ và mọi ảnh hưởng không đúng đắn từ bên ngoài, và ngoại trừ những nhu cầu của dịch vụ để bảo đảm cho họ được ổn định trong công tác”, “3. Những cách thức để kiểm tra năng lực do nhà chức trách có thẩm quyền quy định”, “4. Các viên chức của cơ quan dịch vụ việc làm phải đào tạo thích hợp để thực hiện nhiệm vụ của mình”.Từ đó,dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)nêu rõ, nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ việc làm, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công thiết yếu về việc làm, bảo đảm tuân thủ Công ước mà Việt Nam đã tham gia,Luật Việc làm (sửa đổi) bổ sung quy định liên quan tư vấn viên dịch vụ việc làm theo hướng: Quy định về điều kiện tư vấn viên dịch vụ việc làm; Điều kiện về đội ngũ quản lý và tư vấn viên dịch vụ việc làm đáp ứng yêu cầu hoạt động dịch vụ việc làm.Nghị quyết số 42-NQ/TW đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Hiện đại hóa, chuyển đổi số trong thông tin dự báo thị trường, kết nối cung - cầu, quản lý nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở dữ liệu lao động, việc làm”.Hiện nay, chưa có quy định về việc đăng ký lao động nên quản lý lao động còn hạn chế, nhất là đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động. Lực lượng lao động cả nước có 52,1 triệu người, tuy nhiên, mới có hơn 17,489 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thu thập, tổng hợp, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội. Gần 34 triệu lao động (chiếm 2/3 lực lượng lao động cả nước) chưa được thu thập, nắm thông tin về tình trạng lao động, việc làm.Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, hiện nay, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang phối hợp Bộ Công an và các địa phương tổ chức thu thập, cập nhật Cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác. Tính đến tháng 2/2024, hoạt động này đã thu thập dữ liệu khoảng 22,35 triệu lao động.Do đó, trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần này đề xuất bổ sung 1 chương về đăng ký lao động. Trong đó, bao gồm các nội dung: mục đích đăng ký lao động; nguyên tắc đăng ký và quản lý lao động; đối tượng đăng ký lao động; thông tin đăng ký lao động (gồm thông tin cơ bản; thông tin về việc làm; thông tin về trình độ chuyên môn; thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp); hồ sơ đăng ký lao động; thủ tục đăng ký lao động; xóa đăng ký lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động; điều chỉnh thông tin về việc làm trong cơ sở dữ liệu về người lao động (nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tiết kiệm,Luật Việc làm chỉ quy định về điều chỉnh thông tin về việc làm, các thông tin khác được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành); hồ sơ điều chỉnh thông tin về việc làm trong cơ sở dữ liệu về người lao động; chia sẻ, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia; quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về người lao động; bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin về người lao động.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao” là một trong 3 đột phá chiến lược; Nghị quyết số 42-NQ/TW chỉ rõ “Hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp áp dụng cho các ngành nghề trong xã hội”; Chỉ thị số 21-CT/TW đặt ra mục tiêu phấn đấu: “Đến năm 2045, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới”.Như vậy, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề và phát triển kỹ năng của người lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao; nâng cao khả năng dịch chuyển việc làm trên thị trường lao động; thúc đẩy đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động; giúp người sử dụng lao động tuyển, sử dụng nguồn lao động chất lượng, hiệu quả …Tuy nhiên, tại Việt Nam trên 70% lực lượng lao động có trình độ kỹ năng nghề ở các bậc khác nhau nhưng chưa được công nhận.Luật Việc làm hiện nay chủ yếu quy định về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, chưa quy định rõ về phát triển kỹ năng nghề. Đồng thời, Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về nội dung giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề, tuy nhiên, chưa quy định cụ thể về mục đích, nội dung hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.Do đó, dự thảo Luật Việc làm đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về phát triển kỹ năng nghề, theo hướng: (1) Quy định về mục đích, nội dung phát triển kỹ năng nghề; (2) Hoạt động hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề; (3) Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.Tại Việt Nam, hơn70% lực lượng lao độngcó trình độkỹ năng nghềở các bậc khác nhau nhưngchưa được công nhận.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao” là một trong 3 đột phá chiến lược.Nghị quyết số 42-NQ/TW chỉ rõ “Hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp áp dụng cho các ngành nghề trong xã hội”.Chỉ thị số 21-CT/TW đặt ra mục tiêu phấn đấu: “Đến năm 2045, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới”.Hiện nay, hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia chưa được kiện toàn, quy mô còn nhỏ, yếu về năng lực (nhân lực, thiết bị, tài chính), nhất là đội ngũ đánh giá viên thiếu về số lượng và yếu về chất lượng nên chưa tổ chức đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động với quy mô lớn.Cả nước hiện có khoảng 80 tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, 200 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, qua 8 năm thực hiện Luật Việc làm mới đánh giá và cấp chứng chỉ cho khoảng 80.000 lao động. Nhiều nghề đã có tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhưng chưa được tổ chức đánh giá, chưa có nghề nào được đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc 4 và 5.Nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, tăng cường năng lực tổ chức đánh giá kỹ năng nghề và chuẩn hóa đội ngũ đánh giá viên, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, bổ sung các quy định về đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo các hướng sau.(1) Cụ thể điều kiện cấp giấy chứng nhận đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;(2) Bổ sung quy định về đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia, thẻ đánh giá viên;(3) Bổ sung quy định về điều kiện tham gia đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động;(4) Bổ sung quy định về công nhận tương đương hoặc miễn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong trường hợp người tham gia đã đoạt giải tại các kỳ thi kỹ năng nghề trong nước và quốc tế hoặc có chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật liên quan.Cả nước hiện có khoảng 80 tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, 200 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Qua 8 năm thực hiện Luật Việc làm mới đánh giá và cấp chứng chỉ cho khoảng 80.000 lao động.Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030: “khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham giabảo hiểm thất nghiệp”.Trong giai đoạn 2015-2023, số người tham giabảo hiểm thất nghiệptăng qua các năm, với mức tăng bình quân khoảng trên 6%/năm. Đến năm 2023, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp chiếm 31,5% lực lượng lao động lao động trong độ tuổi. Do đó, để phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2030 khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp là một thách thức lớn.Theo Luật Việc làm hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa bao phủ hết các đối tượng có quan hệ lao động, chưa quy định người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (đây là nhóm có nguy cơ mất việc làm cao và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).Mặt khác, Luật cũng chưa bao phủ đối với nhóm người làm việc không trọn thời gian, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng lương.Dự thảo Luật Việc làm đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm 3 nhóm sau.Một là, người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên.Hai là, người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.Ba là, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW nhấn mạnh việc sửa đổi các quy định về mức đóng, tăng cường tính linh hoạt của chính sách nhằm mở rộng diện bao phủ, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động.Luật Việc làm quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động cố định là 1% mức tiền lương tháng. Do đó, chưa bảo đảm tính linh hoạt trong điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, suy thoái khi Quỹ kết dư lớn.Thực tế, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15, Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp..Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.Nghị quyết số 28-NQ/TW quy định: “Sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động”; Nghị quyết số 42-NQ/TW quy định: “Chính sách bảo hiểm thất nghiệp phải hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động để duy trì việc làm bền vững; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp”.Quy định về điều kiện để hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn khá chặt chẽ, do đó, người sử dụng lao động khó khăn trong việc tiếp cận được với chế độ này.Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ đã mở rộng một trong các điều kiện hưởng chế độ này theo hướng đơn vị thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động. Đến nay, có 66 đơn vị được hỗ trợ 38,87 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo duy trì việc làm cho 8.230 người lao động, tuy nhiên số doanh nghiệp được hỗ trợ còn thấp. Do đó, cần sửa đổi Luật Việc làm để tăng cường hơn nữa hỗ trợ người sử dụng lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, bổ sung theo hướng: (1) Quy định người sử dụng lao động được hỗ trợ trong các trường hợp: Vì lý do kinh tế theo quy định tại Bộ luật Lao động; Thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm; Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh; Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định của Bộ luật Lao động và (2) Quy định điều kiện hỗ trợ theo hướng tạo thuận lợi cho người sử dụng lao động dễ tiếp cận chính sách (bao gồm điều kiện về đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp; có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt).Nghị quyết số 28-NQ/TW quy định: “Sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động”.Trong giai đoạn 2015-2023, cả nước có 256.350 người được hỗ trợ học nghề, bình quân 28.483 người/năm. Chế độ hỗ trợ học nghề theo quy định của Luật Việc làm mới chỉ tập trung giải quyết được nhu cầu học nghề cho người thất nghiệp mà chưa có giải pháp hỗ trợ cho người lao động được đào tạo, phát triển kỹ năng nghề hoặc nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động. Đồng thời, mức hỗ trợ học nghề còn tương đối thấp, chỉ hỗ trợ học phí học nghề, chưa có các hỗ trợ khác trong thời gian học nghề (ví dụ: chi phí ăn ở, đi lại, …) dẫn đến khó khăn trong việc tham gia học nghề nhất là với những người cư trú xa cơ sở giáo dục nghề nghiệp.Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi chế độ hỗ trợ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo hai nội dung.Trước hết. mở rộng phạm vi hỗ trợ, không chỉ hỗ trợ người lao động tham gia khóa đào tạo nghề mà cả các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề.Cùng với đó, bổ sung nội dung hỗ trợ (tiền ăn) cho người lao động trong thời gian tham gia đào tạo mà không hưởng trợ cấp thất nghiệp.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/11-noi-dung-dang-quan-tam-trong-du-an-luat-viec-lam-sua-doi-post803059.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "Luật Việc làm", "Luật Bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm thất nghiệp", "việc làm", "người lao động", "trợ cấp thất nghiệp" ] }
3 người tử vong do ngạt khí dưới hầm biogas ở Đồng Nai
NDO -Trưa 25/3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai) Mai Văn Hiền xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc 3 người tử vong dưới hầm biogas của một trang trại chăn nuôi lợn gia công ở ấp Hưng Thạnh, xã Hưng Lộc.
Theo đó, 3 người tử vong được xác định là bà Đỗ Thị Thu Thủy (sinh năm 1976), anh Nguyễn Trọng Thắng (sinh năm 1997, con trai bà Thủy) và anh Phạm Văn Thuận (sinh năm 1982, anh họ của bà Thủy), cùng ngụ tại huyện Vĩnh Cửu.Theo thông tin ban đầu, khoảng 6 giờ 20 phút sáng cùng ngày, ông Nguyễn Hoàng Việt (chồng bà Thủy, chủ trại lợn) cùng bà Thủy và anh Thắng phát hiện anh Thuận dưới hầm chứa biogas của trang trại.Lúc này, anh Thắng và bà Thủy lao xuống kéo anh Thuận lên thì cả 2 cùng bị rơi xuống hầm, còn ông Việt bám vào cột sắt nên không bị rơi xuống hầm.Hậu quả, bà Thủy, anh Thuận và anh Thắng tử vong.Hiện trường trang trại nơi xảy ra vụ việc.Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định cả 3 nạn nhận tử vong do do rơi xuống hầm biogas bị ngạt khí.Hố biogas nơi 3 nạn nhân tử vong cao khoảng 3m, ngang 2,5m và dài 4m. Hố này mới hoàn thiện đạt tiêu chuẩn môi trường với kinh phí khoảng 1 tỷ đồng.Các nạn nhân trên đều ngụ huyện Vĩnh Cửu đến tạm trú tại tổ 20, ấp Hưng Thạnh, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất để nuôi lợn gia công cho Công ty CJ, khu công nghiệp Dầu Giây. Trang trại có quy mô khoảng 900 con lợn.Ngay sau khi sự việc xảy ra lực lượng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thống Nhất đã phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân.Trong sáng cùng ngày, các ngành đoàn thể xã Hưng Lộc và Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất đã đến thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ số tiền hơn 50 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân.
https://nhandan.vn/3-nguoi-tu-vong-do-ngat-khi-duoi-ham-biogas-o-dong-nai-post801461.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "ngạt khí dưới hầm biogas", "Đồng Nai", "trang trại lợn", "tai nạn lao động" ] }
[Infographic] Các đoạn, tuyến cao tốc được ưu tiên đề xuất nâng cấp lên quy mô hoàn chỉnh
NDO -Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản báo cáo Chính phủ đề xuất phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộcao tốc phân kỳ(2 làn hoặc 4 làn xe không có dải dừng xe khẩn cấp liên tục) đạt quy mô hoàn chỉnh.
https://nhandan.vn/infographic-cac-doan-tuyen-cao-toc-duoc-uu-tien-de-xuat-nang-cap-len-quy-mo-hoan-chinh-post804476.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "cao tốc phân kỳ", "nâng cấp cao tốc", "Bộ Giao thông vận tải" ] }
Nỗ lực giới thiệu việc làm cho ít nhất 5.000 bạn trẻ
NDO -Ngày 22/5, tại Hà Nội, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 với 12 chỉ tiêu cụ thể nhằm hỗ trợ, đồng hành với thanh thiếu nhi và người dân cả nước.
Theo Bí thưĐoàn Khối các cơ quan Trung ươngBùi Hoàng Tùng, 12 chỉ tiêu của Chiến dịch gồm: hỗ trợ triển khai, hiện thực hóa 600 ý tưởng, sáng kiến của đoàn viên, thanh niên; hỗ trợ nâng cao năng lực số cho ít nhất 30 nghìn lượt thanh thiếu nhi và người dân; tập huấn kiến thức khởi nghiệp cho ít nhất 5.000 lượt thanh niên.Ngoài ra, hỗ trợ 15 dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên; tư vấn hướng nghiệp, việc làm cho ít nhất 20 nghìn lượt đoàn viên, thanh niên; giới thiệu việc làm cho ít nhất 5 nghìn đoàn viên, thanh niên.Trong Chiến dịch, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương xác định triển khai mạnh mẽChương trình "Tiếp sức mùa thi", 2 Chiến dịch "Mùa hè xanh", "Kỳ nghỉ hồng", tổ chức 10 hoạt động quy mô cấp Khối...Tại buổi lễ, các cơ sở Đoàn trong Khối đã trao tặng các tỉnh, thành đoàn trên cả nước nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa như: Nhà tình nghĩa, quà tặng gia đình chính sách, người có công, máy tính, xe đạp tặng học sinh hoàn cảnh khó khăn… với tổng giá trị 400 triệu đồng.Trong đó, tiêu biểu có Đoàn Thanh niên Đài Truyền hình Việt Nam, Đoàn Thanh niên Đài Tiếng nói Việt Nam tham gia xây dựng điểm trường tại xã Cần Nông (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) trị giá 500 triệu đồng.Đại diện Đoàn Thanh niên Đài Truyền hình Việt Nam (bên trái) trao tượng trưng công trình xây dựng điểm trường tại buổi lễ.Cùng ngày, Đoàn Khối tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt nghiên cứu, học tập chuyên đềtư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhnăm 2024 với các chuyên đề về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung".
https://nhandan.vn/no-luc-gioi-thieu-viec-lam-cho-it-nhat-5000-ban-tre-post810590.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "Khối các cơ quan Trung ương", "Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè", "việc làm cho giới trẻ" ] }
Tăng cường nguồn cung vật liệu san lấp
Nhiều dự án giao thông, cụm công nghiệp, đô thị lớn tại tỉnh Thái Nguyên đang được đồng loạt triển khai, kéo theo nhu cầu vật liệu san lấp rất lớn. Trong khi đó, số mỏ đất trên địa bàn được cấp phép khai thác chưa nhiều, sản lượng chưa đáp ứng, dẫn đến thiếu vật liệu san lấp, giá tăng, nguy cơ làm ảnh hưởng tiến độ xây dựng công trình và gây thiệt hại cho nhà thầu.
Tỉnh Thái Nguyên đã đấu giá quyền khai thác 22 điểm mỏ và mỏ đất. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tích cực hoàn thiện thủ tục để cấp phép khai thác các mỏ đất trúng đấu giá nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp.Thiếu đất san lấp, giá tăngThái Nguyên đang triển khai các công trình giao thông lớn, trọng điểm như đường liên kết vùng Thái Nguyên-Bắc Giang-Vĩnh Phúc, đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội nối với tỉnh Bắc Giang, các cụm công nghiệp Hạnh Phúc-Xuân Phương, Bảo Lý-Xuân Phương, Khu đô thị Danko Phú Bình. Đồng thời, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông, kinh tế-xã hội khác cũng đang được triển khai ở nhiều địa phương trong tỉnh đã làm tăng nhu cầu vật liệu san lấp. Tuy nhiên, số lượng, sản lượng các mỏ đất đang khai thác chưa đáp ứng được nhu cầu đã làm tăng giá vật liệu san lấp, có thể dẫn đến chậm tiến độ nhiều công trình, dự án, gây thiệt hại cho các nhà thầu.Là một trong những nhà thầu xây dựng tuyến đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Giang dài gần 7 km, rộng hơn 20m, vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng, cần lượng đất đắp khá lớn, Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Havico cần hơn 60.000 m3 khối đất đắp để xây dựng hơn 2 km trên tuyến. Giám đốc Công ty Havico Phan Thế Hải chia sẻ: “Thời gian qua, chúng tôi phải tìm mua đất san lấp ở nhiều mỏ mà vẫn không đáp ứng tiến độ công trình. Nguồn cung không đủ nên các mỏ đẩy giá lên cao, vận chuyển xa cho nên mỗi mét khối đất, chúng tôi lỗ khoảng 20 nghìn đồng”. Cũng là một trong những nhà thầu thi công tuyến đường vànhđai 5 vùng Thủ đô Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hoàng Hải phải thi công cầm chừng, máy móc, thiết bị thi công, nhân lực không được phát huy hết công suất. Những ngày đầu năm 2024, máy móc, thiết bị “nằm” trên công trường do mưa liên tục, thiếu vật liệu san lấp, giá tăng làm ông Hoàng Hữu Sơn, Giám đốc Công ty Hoàng Hải rất sốt ruột: “Tỉnh yêu cầu xây dựng tuyến đường nhanh để thu hút đầu tư, bảo đảm chất lượng, nhưng thiếu đất san lấp nên có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng, giá tăng, lên đến hơn 100 nghìn đồng/m3, trong khi đơn giá cơ quan quản lý ban hành chỉ bằng 80-90% so với thực tế nên chúng tôi bị thiệt hại”.Dự án xây dựng tuyến đường liên kết các tỉnh Thái Nguyên-Bắc Giang-Vĩnh Phúc dài gần 40km, rộng hơn 20m đi qua nhiều khu vực trũng thấp và đồi núi, dự tính cần gần 1 triệu m3 đất đắp. Mặc dù đã điều phối đất đắp trên tuyến, đào đất từ đoạn thừa vận chuyển sang đoạn cần đắp nhưng vẫn thiếu. Thời gian qua, nhiều nhà thầu và tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực tìm nguồn đất đắp nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư các công trình giao thông Thái Nguyên Ngô Mạnh Cường cho biết: “Nhiều dự án, công trình lớn đang được đồng loạt triển khai, trong đó có nhiều công trình giao thông trọng điểm dẫn đến nguồn cung đất đắp không đáp ứng được nhu cầu, nguy cơ ảnh hưởng tiến độ thi công, gây thiệt hại đến nhà thầu”.Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, địa bàn có 18 mỏ và điểm mỏ đất đang khai thác với công suất 2,01 triệu m3/năm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chỉ tính ở huyện Phú Bình, Cụm công nghiệp Hạnh Phúc - Xuân Phương rộng gần 70ha cũng đã cần hơn 1 triệu m3 đất đắp.Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm, nhu cầu đất đắp rất lớn.Tăng cường nguồn cungRút kinh nghiệm từ tình trạng thiếu vật liệu san lấp thời gian vừa qua, ngay sau khi quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030 được phê duyệt, trong đó có quy hoạch các mỏ và điểm mỏ đất được tích hợp trong quy hoạch tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng đẩy nhanh thực hiện các thủ tục pháp lý, kế hoạch sử dụng đất. Đến tháng 12/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã tổ chức đấu giá quyền khai thác 22 mỏ và điểm mỏ đất, trữ lượng mỗi mỏ từ 2 đến 3 triệu m3, được phân bổ ở các địa phương trong tỉnh, nhất là các thành phố và huyện phía nam - những địa bàn đang và sẽ triển khai những công trình, dự án lớn để tránh phải vận chuyển xa, chi phí vận chuyển cao, đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp trong những năm tới.Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên Lê Quang Minh cho biết: “Ngay sau khi doanh nghiệp trúng đấu giá, chúng tôi đã hướng dẫn, yêu cầu và hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp triển khai các thủ tục cấp phép khai thác. Trường hợp nào không làm thủ tục để được cấp phép khai thác trong sáu tháng kể từ khi công nhận trúng đấu giá thì sẽ hủy kết quả đấu giá và tổ chức đấu giá lại, khi đó đơn vị đã trúng đấu giá không được hoàn lại tiền đặt cọc”.Sau khi đấu giá mỏ đất, quy trình, thủ tục để đưa mỏ vào khai thác còn nhiều, như: Các cơ quan, đơn vị liên quan phải triển khai thăm dò, phê duyệt trữ lượng, xin chủ trương đầu tư, báo cáo tác động môi trường và phục hồi môi trường, thiết kế cơ sở mỏ, thực hiện các nghĩa vụ tài chính, giải phóng mặt bằng, thuê đất, hoàn thiện hồ sơ cấp phép khai thác... Đây là khối lượng công việc lớn, mất nhiều thời gian, cho nên UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các đơn vị trúng đấu giá, các sở, ngành chức năng và các địa phương phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện đúng quy trình, quy định, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục, công việc liên quan, khẩn trương đưa mỏ đất sau khi đấu giá vào khai thác sớm nhất. Chậm nhất đến cuối năm nay, các mỏ phải được đưa vào khai thác ■
https://nhandan.vn/tang-cuong-nguon-cung-vat-lieu-san-lap-post803046.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "vật liệu san lấp", "dự án giao thông", "cụm công nghiệp", "đô thị lớn tại tỉnh Thái Nguyên", "khai thác mỏ" ] }
Hoàn thiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông góp phần bảo vệ trẻ em
NDO -Theo nhận định của một số chuyên gia, dự thảo Luật Trật tựan toàn giao thôngđường bộ đã có những quy định mới, tiến bộ về bảo vệtrẻ em. Qua đó, giúp bảo vệ trẻ em tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn, thương tích khi tham gia giao thông đường bộ cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, một số nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện, nhằm bảo vệ an toàn cho các em, giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích trong giao thông.
Ngày2/2, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Hoàn thiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông góp phần bảo vệ trẻ em”.Thông tin từ tọa đàm cho biết, tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV vào tháng 10/2023 vừa qua, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu đối với dự thảoLuật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.Dự thảo Luật quy định về quy tắc, phương tiện, người điều khiển phương tiện, chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Trong số 133 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu và 1 đại biểu Quốc hội gửi ý kiến, có tới 122 ý kiến nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này.Một trong những điểm được nhiều đại biểu đánh giá cao trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là việc quy định về thiết bị an toàn trên ô-tô, quy định bảo vệ cho trẻ em khi ở trên ô-tô. Đây là quy định cần thiết khi tỷ lệ ô-tô đã, đang và sẽ tăng với tỷ lệ khoảng 10-15 %/năm.Theo ghi nhận của nhiều đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã có những quy định mới, rất tiến bộ về bảo vệ trẻ em, qua đó giúp bảo vệ trẻ em tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn, thương tích khi tham gia giao thông đường bộ cho trẻ em. Tuy nhiên, một số nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện, nhằm bảo vệ an toàn cho trẻ em, giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích. Thí dụ như quy định về sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em khi tham gia giao thông; các quy định hỗ trợ trẻ em khi tham gia giao thông; bảo đảm an toàn giao thông với xe đưa đón học sinh…Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Ban tổ chứcPhó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng, chống chấn thương (Trường đại học Y tế công cộng) chia sẻ, dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định sử dụng các thiết bị an toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi và cao dưới 1,5 mét trên ô-tô là điểm mới, đón đầu và đáp ứng xu hướng phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.Trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương thì nên dành vị trí tốt hơn ở hàng ghế sau trên ô-tô. Nhóm trẻ em dưới 12 tuổi và có chiều cao dưới 1,5m khi ngồi trên xe dưới 10 chỗ không được ngồi cùng hàng ghế người lái.Tiến sĩ Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc giaỞ góc nhìn của cơ quan nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ về an toàn giao thông cho trẻ em, ông Phạm Việt Cường đề nghị bổ sung thêm quy định cụ thể về vị trí ngồi cho trẻ em. Trước đây, đã có quy định trẻ em không được ngồi cùng hàng ghế với người lái xe bởi nguy cơ bị trẻ có thể bị thương tích nặng hoặc tử vong nếu xảy ra va chạm, túi khí an toàn được trang bị trên ô-tô có thể khiến trẻ em sẽ không chịu được áp lực của các túi khí khi nổ.Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa cũng đề nghị bổ sung quy định việc sử dụng đai chuyên dụng, ghế ngồi an toàn cho trẻ gắn với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể và khoa học.Về vị trí ngồi trên ô-tô của trẻ em, Tiến sĩ Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nhấn mạnh, vị trí ghế trước, thực ra ngoài tác động của túi khí, tất cả các thực nghiệm khi có tai nạn thì đều cho thấy rủi ro người ngồi cạnh ghế lái cao gấp 4-5 lần so với những vị trí còn lại. Trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương thì nên dành vị trí tốt hơn ở hàng ghế sau. Nhóm trẻ em dưới 12 tuổi và có chiều cao dưới 1,5m khi ngồi trên xe dưới 10 chỗ không được ngồi cùng hàng ghế người lái.Đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng đề xuất ý kiến ưu tiên phát triển vận tải công cộng bền vững. Điều này sẽ giúp trẻ em có cơ hội tiếp cận phương tiện giao thông công cộng và không phải sử dụng phương tiện cá nhân, từ đó giúp các em giảm thiểu những va chạm không đáng có trên đường.Tại tọa đàm, các chuyên gia đã góp ý vào nhiều nội dung, quy định cụ thể của dự thảo Luật, đặc biệt là vấn đề bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho trẻ em; một phần bởi lẽ các em chưa có nhận thức đầy đủ, chưa có khả năng tự bảo vệ và chưa lường trước được những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giao thông.Cùng với đó, các đại biểu tập trung trao đổi về thực trạng an toàn giao thông cho trẻ em hiện nay, đặc biệt là làm rõ các nguyên nhân, các nguy cơ gia tăng rủi ro cho các em. Đồng thời, tiếp tục đề xuất các chính sách nhằm tăng cường bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích…Hiện, ban soạn thảo dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đã tiếp thu nhiều góp ý về nội dung, chỉnh sửa trong dự thảo mới nhất. Theo dự kiến, dự án Luật này sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV vào tháng 5/2024.
https://nhandan.vn/hoan-thien-phap-luat-ve-trat-tu-an-toan-giao-thong-gop-phan-bao-ve-tre-em-post795046.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "an toàn giao thông", "Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ", "trẻ em", "phòng chống tai nạn thương tích", "thiết bị an toàn" ] }
Vào App Go!Bus TPHCM tiếp cận các dịch vụ giao thông công cộng
NDO -Ứng dụng cung cấp thông tin vận tải hành khách công cộng trên thiết bị di động (Go!Bus TPHCM) vừa được Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng-Sở Giao thông vận tảiThành phố Hồ Chí Minhra mắt trên nền tảng Zalo.
Để sử dụng các dịch vụ của Go!Bus TPHCM trên Zalo, người dân có thể áp dụng một trong hai cách đơn giản như sau:Cách 1: Quét mã QR để truy cập Mini App Go!Bus TPHCM trên ZaloCách 2: Nhập từ khóa “Go!Bus TPHCM” trên thanh tìm kiếm hoặc trong mục “Khám phá”, sau đó nhấp vào kết quả mini app “Go!Bus TPHCM” được hiển thị trên màn hình.Theo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng, Mini App “Go!Bus TPHCM” trên Zalo sẽ kế thừa toàn bộ tính năng của Go!Bus TPHCM hiện đang có trên các kho ứng dụng, như: Tra cứu tuyến xe buýt (điểm khởi hành, điểm đến, thời gian di chuyển, lộ trình các điểm dừng); Theo dõi vị trí và dự báo thời gian xe buýt đến trạm (người dùng có thể theo dõi vị trí xe buýt theo thời gian thực, giúp chủ động sắp xếp thời gian di chuyển và tránh tình trạng chờ đợi xe quá lâu hoặc bị lỡ chuyến).Đặc biệt, khi vào ứng dụng này, những người mới sử dụng xe buýt hoặc ít khi di chuyển bằng phương tiện này có thể chọn tuyến xe buýt phù hợp, chẳng hạn bằng cách chỉ cần nhập vị trí hiện tại và điểm đến, mini app sẽ tư vấn lộ trình đi đúng nhất cho người dùng.Ngoài ra, người dùng còn có thể dễ dàng gửi phản hồi về chất lượng dịch vụ xe buýt, giúp hệ thống xe buýt nâng cao chất lượng phục vụ…thông qua ứng dụng này.Với thông điệp “Mang trạm xe buýt về gần bạn”, Go!Bus TPHCM đã ra mắt trên nền tảng Android và iOS từ năm 2020 và đã thu hút 190.000 lượt tải.Người dùng dễ dàng tra cứu Mini App “Go!Bus TPHCM” trên Zalo.Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộngThành phố Hồ Chí MinhLê Hoàn cho biết, với việc ra mắt mini app này, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng-Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định nỗ lực phát triển ngành giao thông vận tải theo hướng đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, nhằm giúp người dân có được những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng cácphương tiện giao thông công cộng.“Ứng dụng này còn giúp người dùng kết nối, tra cứu thông tin với các loại hình giao thông công cộng khác như buýt sông, sắp tới là tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên qua đó hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để người dân thành phố tiếp cận tuyến Metro này một cách thuận tiện, an toàn thông qua các mạng lưới xe buýt gom”, ông Lê Hoàn nhấn mạnh.Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 128 tuyến xe buýt hoạt động, gồm 91 tuyến trợ giá, 37 tuyến không trợ giá.
https://nhandan.vn/vao-app-go-bus-tphcm-tiep-can-cac-dich-vu-giao-thong-cong-cong-post805555.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "App Go!Bus TPHCM", "Tra cứu tuyến xe buýt", "Giao thông công cộng", "xe buýt", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Những "mảnh ghép" quan trọng trong xây dựng cộng đồng người khuyết tật Việt Nam
NDO -Với chủ đề “Đoàn kết-Kỷ cương-Trí tuệ-Sáng tạo-Phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam, nhiệm kỳ III (2023-2028) đã diễn ra tại Hà Nội, với sự tham gia của 150 đại biểu là hội viên, đại diện cộng đồng người khuyết tật từ khắp mọi miền đất nước.
Phát biểu tại đại hội, Nhà giáo nhân dân, Tiến sĩ Đặng Huỳnh Mai nhìn nhận, đại hội nhiệm kỳ III (2023-2028) là cơ hội để mọi người cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp cụ thể, hướng dẫn phát triển bền vững trong xã hội.Bên cạnh đó, đại hội cũng được lĩnh hội những ý kiến đóng góp quý báu của các diễn giả, chuyên gia thảo luận những vấn đề về liên quan như: giáo dục, việc làm, bảo hiểm đối vớingười khuyết tật.Đại hội cũng là cơ hội để cộng đồng người khuyết tật thể hiện tinh thần đoàn kết và sự thấu hiểu lẫn nhau.Mỗi thành viên đại diện cho những mảnh ghép quan trọng để xây dựng cộng đồng người khuyết tật ngày càng mạnh mẽ và đoàn kết, vượt qua khó khăn và chung tay xây dựng một tương lai tươi sáng.Theo báo cáo tại đại hội, nhiệm kỳ II (2017-2022), qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa II, đến hết năm 2022, công tác xây dựng tổ chức hội đã đạt được những kết quả tích cực, tổng số thành viên của Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã được kết nạp là 47 tổ chức, tăng thêm 8 thành viên so với năm 2018.Liên hiệp hội cũng đã thành lập thêm 2 cơ quan trực thuộc là Viện Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng tiền thân là Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) và Viện Khoa học và Bổ trợ pháp lý.Với chức năng nhiệm vụ của mình, Liên hiệp hội đã tích cực tham gia với các cơ quan: Ủy ban quốc gia về người khuyết tật; Ủy ban xã hội của Quốc hội, các bộ ngành như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng; Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Y tế,… xây dựng, thúc đẩy, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến người khuyết tật.Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam là thành viên của mạng lưới người khuyết tật quốc tế, châu lục và trong khu vực.Liên hiệp hội cùng các tổ chức thành viên, đơn vị trực thuộc là đối tác tin cậy của nhiều tổ chức quốc tế như: USAID, CBM, UNDP, UNICEF, DHF/PTU,…Thông qua các chương trình để cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động, dự án, phi dự án có ý nghĩa, mang lại giá trị lâu dài, bền vững đối với người khuyết tật. Qua 5 năm thực hiện các dự án với tổng nguồn kinh phí lên đến gần trăm tỷ đồng.Phát biểu chỉ đạo đại hội, đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến người khuyết tật.Chỉ thị 39 Ban Bí thư về công táctrợ giúp người khuyết tật. Nhất là, năm 2010 Quốc hội đã thông qua Luật Người khuyết tật. Cùng đó, Nhà nước đã bố trí các nguồn ngân sách để thực hiện các chính sách về người khuyết tật.Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, còn có sự đóng góp to lớn của xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước.Để phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục được những hạn chế trong hoạt động, đồng chí Phạm Tất Thắng nhấn mạnh, Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam cần đáp ứng, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò là cầu nối giữa cộng đồng và người khuyết tật, vai trò là cánh tay nối dài của ngành Lao động, Thương binh và xã hội trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ của Liên hiệp hội… tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.Hội cũng chú ý hơn nữa công tác phản biện xã hội, kịp thời phát hiện, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách, pháp luật về người khuyết tật nói riêng và chính sách xã hội nói chung.Đồng chí Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu chỉ đạo.Đồng thời, tăng hiệu quả công tác vận động nguồn lực xã hội nhiều hơn nữa để cùng với ngân sách nhà nước, trợ giúp tốt hơn nữa cho người khuyết tật; quan tâm hơn nữa công tác xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội, hội viên vì lợi ích của người khuyết tật; sáng tạo những phương thức, hình thức hoạt động mới, phù hợp với những yêu cầu, điều kiện mới, đáp ứng tốt hơn quyền, lợi ích chính đáng của người khuyết tật, trẻ mồ côi.Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương đề nghị các bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục dành sự quan tâm đối với người yếu thế nói chung, các tổ chức cộng đồng người khuyết tật nói riêng, giúp người khuyết tật xây dựng cuộc sống ngày càng tốt hơn.Đại hội đã tiến hành bầu 58 đại biểu vào Ban chấp hành nhiệm kỳ III (2023-2028), trong đó có 19 ủy viên vào Ban Thường vụ nhiệm kỳ III (2023-2028).Nhà giáo Nhân dân, Tiến sỹ Đặng Huỳnh Mai, tái cử Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam nhiệm kỳ III (2023-2028).Mục tiêu đại hội nhiệm kỳ III đề ra: phấn đấu phát triển thêm 10 tổ chức hội thành viên; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho người khuyết tật; tổ chức ít nhất 2 sự kiện chào mừng/năm; tổ chức ít nhất 3 sự kiện tuyên dương người khuyết tật; tham gia ít nhất 1 đoàn kiểm tra giám sát/năm; tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho ít nhất 500 người; xây dựng Tạp chí điện tử Đồng hành Việt thành Tạp chí đa phương tiện; tổ chức ít nhất 1 hội thảo quốc tế; Phấn đấu thực hiện 3 dự án hỗ trợ/nâng cao năng lực cho người khuyết tật/năm; trở thành địa chỉ uy tín trong việc nghiên cứu các mô hình hỗ trợ cũng như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật...
https://nhandan.vn/nhung-manh-ghep-quan-trong-trong-xay-dung-cong-dong-nguoi-khuyet-tat-viet-nam-post775125.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "người khuyết tật", "Đại hội đại biểu toàn quốc", "Liên hiệp hội về Người khuyết tật", "nhiệm kỳ III" ] }
Đã đào được gần 41m dài phía tây hầm Phượng Hoàng cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột
NDO -Ngày 13/6, Ban Điều hành gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột cho biết, sau hơn 1 thángmở cửa trái hầm Phượng Hoàng- Hạng mục thuộc Gói thầu XL01Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đã thực hiện đào hầm trái được gần 41m dài, trong đó hầm trái đào được 26,5m dài, hầm phải đào được 14,43m dài.
Đối với hầm trái, tốc độ đào theo yêu cầu là 1m dài/ngày, trong khi đó tốc độ đào trung bình từ đầu dự án là 0,66m dài/ngày và tốc độ đào 3 ngày gần đây nhất là 1m dài/ngày.Đối với hầm phải, tốc độ đào theo yêu cầu là 1m dài/ngày, trong khi đó tốc độ đào trung bình từ đầu dự án là 0,85m dài/ngày và tốc độ đào trung bình 3 ngày gần đây nhất là 0,67m dài/ngày.Việc đào hầm được thi công ngày đêm.Như vậy, theo tính toán của Ban điều hành dự án, đối với hầm trái có chiều dài 1.678,5m, với tiến độ trình dự án thì dự kiến đến ngày 13/10/2025 là thông hầm, còn theo tiến độ đào hiện tại thì dự kiến đến ngày 21/10/2025 là sẽ thông hầm.Một máy đang đào hầm Phượng Hoàng.Đối với hầm phải có chiều dài 1.685,565m, theo tiến độ trình dự án thì dự kiến đến ngày 6/12/2025 sẽ thông hầm, còn theo tiến độ đào hiện tại dự kiến đến ngày 7/12/2025 sẽ thông hầm.Xe chở đất đá đào hầm ra ngoài.Hiện nay, liên danh nhà thầu doTập đoàn Đèo Cảđứng đầu đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện đào hầm Phượng Hoàng - Hạng mục thuộc Gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột nhằm bảo đảm tiến độ của dự án đã đề ra.Cửa trái hầm Phượng Hoàng - Hạng mục thuộc Gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.Gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột có chiều dài 11km tổng giá trị gói thầu là 3.083 tỷ đồng. Trên tuyến, ngoài 5,6km tuyến đường chính, hầm Phượng Hoàng dài 1,7km còn có 10 cầu. Dự án do Ban Quản lý dự án 6 thuộc Bộ Giao thông-Vận tải là chủ đầu tư. Gói XL01 được thực hiện bởi liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu.Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đang thi công chống sạt lở thuộc Gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 117,5km; điểm đầu tại nút giao tại Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1, khu vực Cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối giao nhau với đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (khoảng Km 12+ 450),tỉnh Đắk Lắk.Gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột đang được Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đẩy nhanh tiến độ thi công.Dự án được chia làm 3 dự án thành phần. Dự án thành phần 1 từ Km 0+000 - Km 32+000 với chiều dài khoảng 32km thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, tổng mức đầu tư 5.632 tỷ đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ quản. Dự án thành phần 2 từ Km 32+000-Km 69+500 với chiều dài khoảng 37,5km thuộc địa phận 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, tổng mức đầu tư 9.818 tỷ đồng, do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản. Dự án thành phần 3 từ Km 69+500-Km117+866 với chiều dài khoảng 48,5km, tổng mức đầu tư 6.485 tỷ đồng, do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chủ quản.Mặc dù thi công trong điều kiện địa hình đồi núi hết sức khó khăn, nhưng Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm tiến độ dự án đã đề raDự án được khởi công vào ngày 18/6/2023, trong giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư theo quy mô đường ô-tô cao tốc, tốc độ thiết kế 80-100km/giờ; giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m. Dự án có tổng mức đầu tư là 21.935 tỷ đồng, tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn vào năm 2026 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2027.
https://nhandan.vn/da-dao-duoc-gan-41-met-dai-phia-tay-ham-phuong-hoang-cao-toc-khanh-hoa-buon-ma-thuot-post814139.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "Ban Điều hành", "gói thầu XL01", "cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột", "hầm Phượng Hoàng", "Liên danh nhà thầu", "Tập đoàn Đèo Cả", "đào hầm", "tốc độ đào", "Đắk Lắk" ] }
Trẻ nhỏ bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh: Bài học cũ, nỗi đau mới
NDO -Tối 29/5, dư luận không khỏi bàng hoàng trước vụ việc cháu bé ở Trường mầm non tư thục Hồng Nhung (thành phố Thái Bình)tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón. Sự việc xảy ra ngay trước thềm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 gợi cho bao người những cảm giác xót xa.
Trên các diễn đàn xã hội, cư dân mạng đặt ra nhiều câu hỏi bởi có thể quên một tấm vé gửi xe, có thể đãng trí không nhớ chùm chìa khóa để đâu, chứ không thể bỏ quên một con người! Nhưng rồi sự việc đau lòng vẫn cứ xảy ra.Anh bạn tôi làm trong ngành công thương nhắn tin lúc nửa đêm: “Từ hôm qua tới nay, mình chưa dám đọc một bài nào, chỉ dám đọc tiêu đề thôi. Quá thương tâm. Chảy nước mắt mỗi khi thấy những tiêu đề này”.Lật lại quãng thời gian qua, đây không phải là vụ đầu tiên và duy nhất. Ngày 13/9/2019, cháu bé 3 tuổi ở Bắc Ninh, bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh từ khoảng 8 giờ sáng đến hơn 15 giờ chiều cùng ngày mới phát hiện cháu còn trên xe. Rất may bé được cứu sống, còn cơ sở mầm non bị đình chỉ hoạt động.Tiếp đó, ngày 9/9/2020, một học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (thành phố Hà Nội) cũng bị bỏ quên trên xe đưa đón do ngủ quên trên xe, còn cô phụ trách quản lý học sinh cùng lái xe chủ quan không kiểm tra. Sau gần 1 tiếng học sinh này tỉnh dậy và tự mở cửa xe đi vào trường. Nhà trường đã tổ chức họp khẩn, quyết định kỷ luật cô phụ trách quản lý học sinh và lái xe, đồng thời trực tiếp đến xin lỗi gia đình phụ huynh.Cơ quan chức năng đang khám nghệm hiện trường vụ việc cháu bé tử vong ngày 29/5 vừa qua tại xã Phú Xuân (thành phố Thái Bình).Nhưng có lẽ nhiều người không thể nào quên vụ bé trai 6 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón của Trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway, có cơ sở tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (thành phố Hà Nội) vào ngày 6/8/2019. Cũng tương tự như vụ việc xảy ra tại thành phố Thái Bình vừa qua, bé trai 6 tuổi đã bị nhân viên phụ trách đưa đón bỏ quên suốt từ đầu giờ sáng đến gần 17 giờ chiều cùng ngày dẫn đến tử vong.Sau đó, nhân viên phụ trách đưa đón học sinh, lái xe và cả giáo viên chủ nhiệm lớp học bị khởi tố và nhận những bản án thích đáng do chủ quan, vô ý và cẩu thả trong theo dõi, quản lý học sinh trong quá trình di chuyển trên xe ô-tô tới trường học tập.Vụ cháu bé Trường mầm non Hồng Nhung ở thành phố Thái Bình tử vong khi bị bỏ quên trên xe ô-tô ngày 29/5 vừa qua tiếp tục gióng lên hồi chuông đáng báo động về sự tắc trách, bàng quan, thiếu trách nhiệm của một bộ phận giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục, nhất là cơ sở giáo dục ngoài công lập trong việc đưa đón trẻ đến trường.Trao đổi bên lề Kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội, một số đại biểu Quốc hội khẳng định: Cần phải làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, nhất là trách nhiệm của cơ sở đào tạo. Riêng đối vớixe đưa đón học sinh, bên cạnh các quy định về hạ tầng, tiêu chuẩn kỹ thuật của xe, các cơ sở giáo dục cần rà soát lại quy trình đưa đón, quản lý học sinh chặt chẽ hơn để bảo đảm môi trường thực sự an toàn khi đến trường.Bà Trần Khánh Thu, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình nêu ý kiến: Đề xuất xe đưa đón học sinh phải có hệ thống còi báo động, âm thanh khẩn cấp để cảnh báo khi có học sinh bị bỏ quên trên xe. Ngoài ra, xe chở học sinh phải được thống nhất một màu sơn riêng để dễ nhận biết, phải có lối thoát hiểm để bảo đảm an toàn trong tình huống khẩn cấp. Xe chở học sinh phải được trang bị thiết bị giới hạn tốc độ không vượt quá 80km/giờ…Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) bộc bạch: Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nhanh chóng có những chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm an toàn cho học sinh. “Nhà trường vốn được coi là môi trường an toàn nhất cho con trẻ mà bây giờ lại xảy ra rất nhiều các vụ việc thương tâm. Tôi thấy đây cũng là tình trạng rất báo động”.Lãnh đạo tỉnh Thái Bình cùng đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thăm hỏi gia đình cháu bé xấu số.Có một thực tế, thời gian qua, công tác xã hội hóa giáo dục mầm non tại nhiều địa phương được đẩy mạnh, nhiều cơ sở mầm non ngoài công lập được thành lập đã góp phần nâng tỷ lệ đưa trẻ trong độ tuổi đến trường đạt cao hơn so với thời gian trước.Tuy nhiên, ở một số tỉnh, thành phố đang tiến hành xã hội hóa một cách ồ ạt, dẫn đến có không ít tổ chức, cá nhân coi đây là “mảnh đất màu mỡ” để khai thác, kinh doanh, thu lời. Người đứng đầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập không phải làm trong ngành giáo dục, không am hiểu, không có chuyên môn quản lý lĩnh vực đặc thù này, nên tất cả đều phó mặc cho những người “làm thuê” cho mình. Đây là điều hết sức nguy hiểm và sẽ còn tiếp tục kéo theo những hệ lụy khác khó tránh khỏi, nhất là trong môi trường giáo dục khá nhạy cảm hiện nay.Về phíaBộ Giáo dục và Đào tạo, ngay sau sự việc ở Thái Bình đã có những phản hồi đầu tiên, trong đó nhấn mạnh: Trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón là vụ việc nghiêm trọng. Được biết, ngay trong ngày 30/5, Bộ yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình báo cáo thông tin sự việc; phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành những công việc cần thiết để xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.Bên cạnh đó, chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Bình và nhà trường động viên, chia sẻ, hỗ trợ gia đình cháu bé, cũng như thực hiện các giải pháp để bảo đảm ổn định việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em tại trường mầm non Hồng Nhung và các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn.Đối với tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Khắc Thận trong ngày 30/5 đã ban hành ngay công văn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời chấn chỉnh hoạt động đưa đón trẻ khi đến trường.Người đứng đầu chính quyền tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố rà soát, kiểm tra hoạt động của các trường, lớp mầm non, nhất là hoạt động của nhóm, lớp mầm non tư thục, các nhóm trẻ gia đình; kiên quyết xử lý, đóng cửa các cơ sở không đủ điều kiện, xử lý nghiêm các trường hợp trông giữ trẻ không phép; tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy chế chuyên môn đối với hoạt động chăm sóc, nuôi dạy trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục có sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ô-tô lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có đủ điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định. Lái xe phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định và thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.Bên cạnh đó, xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình đưa đón học sinh bằng xe ô-tô, trong đó phải có sự thống nhất giữa nhà trường với đơn vị cung cấp dịch vụ và gia đình học sinh. Khi ký kết hợp đồng vận chuyển phải xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm giữa các bên liên quan về an toàn giao thông, bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng cho học sinh.
https://nhandan.vn/tre-nho-bi-bo-quen-tren-xe-dua-don-hoc-sinh-bai-hoc-cu-noi-dau-moi-post811894.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "trường mầm non tư thục Hồng Nhung", "xe đưa đón học sinh", "cô phụ trách quản lý học sinh", "cơ sở giáo dục ngoài công lập" ] }
Động viên các đơn vị thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3
NDO -Dự án đường dây 500kV mạch 3 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực truyền tải của hệ thống điện quốc gia góp phần đáp ứng yêu cầu cấp thiết bảo đảm cung ứng đủ điện, phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của toàn bộ nhân dân miền Bắc trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024, ngày 20/5, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng và đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên các đơn vị tham gia thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quỳnh Lưu-Thanh Hóa và Nhà máy nhiệt điện Nam Định I-Phố Nối.Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) có tổng chiều dài khoảng 519km, đi qua địa bàn 211 xã, phường của 43 huyện, thị xã thuộc 9 tỉnh gồm: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên.Bảo đảm tiến độ quyết tâm đóng điện công trình vào ngày 30/6/2024.Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thuộcTập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng số 1.177 móng cột, tổng mức đầu tư khoảng 22.300 tỷ đồng. Tính đến chiều tối ngày 20/5/2024, dự án đã hoàn thành 1.147/1.177 vị trí móng, đã hoàn thành và đang dựng 601/1177 cột, đã hoàn thành và đang kéo dây 21 khoảng néo.Với tầm quan trọng của Dự án, tháng 2/2024, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát động thi đua 120 ngày về đích trong tháng 6/2024 theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Tại buổi động viên người lao động các đơn vị tham gia thi công, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng cho biết: Các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối là các dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để góp phần bảo đảm điện cho miền Bắc từ mùa nắng nóng năm nay.Với sự quan tâm của Chính phủ,Tổng Liên đoàn Lao động Việt Namvà các cấp công đoàn đến thời điểm này có thể khẳng định những nguồn lực tốt nhất đã được các cấp công đoàn dành cho dự án, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam nhấn mạnh.Tại buổi kiểm tra và động viên người lao động, lãnh đạo Công đoàn Điện lực Việt Nam ghi nhận những nỗ lực của các đơn vị tham gia dự án đã khắc phục mọi khó khăn, với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, với quyết tâm cao nhất, chung sức đồng lòng cùng với quyết tâm hoàn thành dự án.Trước đó, nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi để các đơn vị tham gia các Dự án đoàn kết, khơi dậy ý thức trách nhiệm, ý chí vượt qua khó khăn và tinh thần lao động sáng tạo để đưa dự án về đích, ngày 15/5, Tổng giám đốc và Ban Thường vụ Công đoàn EVNNPT đã phát động Chiến dịch thi đua nước rút “45 ngày đêm hoàn thành các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối”.Các đơn vị thi công đang triển khai dựng cột.Hiện tại, khu vực thi công Dự án đang vào mùa nắng nóng cao điểm và mưa bão bất thường nên rất khó khăn trong quá trình thi công vì vậy lãnh đạo Công đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị các đơn vị tham gia dự án tiếp tục thi đua lao động nỗ lực hơn nữa, triển khai đồng bộ các hạng mục thi công trên công trường, trên toàn tuyến để đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là đóng điện công trình vào ngày 30/6/2024.Trong quá trình thi công cần đặc biệt chú trọng công tác an toàn về con người và thiết bị. Thi đua thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được giao theo vị trí công tác để hoàn thành tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình. Lãnh đạo chuyên môn và Công đoàn thường xuyên quan tâm, động viên, chăm lo cho đoàn viên, người lao động tham gia Dự án.Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam kêu gọi và đề nghị các cấp công đoàn trong EVNNPT thường xuyên quan tâm, kịp thời động viên cán bộ, công nhân viên, người lao động trên công trường để tạo niềm tin, hăng say lao động, quyết tâm hoàn thành dự án theo kế hoạch.Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc theo tiến trình triển khai Dự án, các tập thể cá nhân có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong thi đua lao động.Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị đại diện chủ đầu tư cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường của các nhà thầu xây lắp trên công trường, tuân thủ và nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của EVNNPT.Yêu cầu các nhà thầu xây lắp thực hiện kiểm soát có hệ thống, chặt chẽ, thực chất các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đối với công tác trèo cao để dựng cột, lắp đặt cách điện, phụ kiện, kéo rải căng dây, ... nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình thi công xây dựng, đặc biệt trong điều kiện cường độ thi công cao, làm tăng ca, diễn biến bất thường của thời tiết.Tại buổi kiểm tra, đại diện các đơn vị tham gia thi công Dự án đều khẳng định các đơn vị đã xác định rõ tầm quan trọng của dự án nên đã huy động tối đa nguồn nhân lực, máy móc, phương tiện để tập trung dựng cột, kéo dây với quyết tâm cao nhất là hoàn thành dự án vào tháng 6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Điện lực Việt Nam, Công đoàn EVNNPT cùng các cấp đã tổ chức nhiều lượt thăm hỏi, động viên, tặng quà động viên các đơn vị tham gia dự án.Công đoàn Điện lực Việt Nam và các cấp công đoàn thường xuyên tham gia các đoàn công tác của lãnh đạo EVN, Tổng công ty, các đơn vị để thăm hỏi, động viên, tặng quà động viên người lao động.
https://nhandan.vn/dong-vien-cac-don-vi-thi-cong-du-an-duong-day-500kv-mach-3-post810296.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "Dự án đường dây 500kV mạch 3", "Công đoàn Điện lực Việt Nam" ] }
Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thận trọng, phù hợp, bảo đảm hiệu quả
NDO -Sáng 31/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiệnsắp xếp đơn vị hành chínhcấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
Cùng dự tại điểm cầu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ. Phiên họp được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong bất cứ thời kỳ nào, chúng ta đều sắp xếp, tổ chức bộ máy phù hợp tình hình, diễn biến thực tiễn. Đây là công việc khó, nhạy cảm, phức tạp, đụng đến nhiều người, ảnh hưởng hoạt động của người dân. Tuy nhiên, chúng ta không thể không làm vì bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn. Sự phát triển, tình hình của đất nước thay đổi, cho nên bộ máy hành chính phải thay đổi.Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định nhiệm vụ xây dựng chính quyền địa phương phù hợp đặc điểm địa bàn, kiện toàn tổ chức, tinh giản hợp lý, bỏ cấp trung gian, giảm thủ tục hành chính phiền hà cho người dân. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì từ nhiệm kỳ trước, chúng ta đã làm.Nhiệm kỳ này, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/1/2023 về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Như vậy, cơ sở chính trị và pháp lý chúng ta đều có, căn cứ quy định của Quốc hội, chúng ta cũng có.Thủ tướng Phạm Minh Chính Phát biểu khai mạc hội nghị.Từ thực tiễn địa phương, chúng ta phải sắp xếp lại phù hợp, đơn giản, linh hoạt, không quá ảnh hưởng hệ thống chính trị, cuộc sống của người dân. Chúng ta phải nhận thức đây là công việc khó, nhạy cảm, phức tạp nên phải làm thận trọng, chắc chắn, không xáo trộn, bảo đảm hoạt động của hệ thống chính trị vận hành bình thường, cuộc sống của người dân không quá đảo lộn. Đây là việc khó, cho nên việc lãnh đạo, điều hành phải rất quyết liệt.Kinh nghiệm cho thấy nơi nào, chỗ nào thống nhất về mặt nhận thức, tư tưởng thì công việc suôn sẻ, nếu không thì sẽ gây ách tắc, chậm trễ, gây lãng phí nguồn lực. Những gì được thì phát huy, những gì chưa được cần khắc phục với tinh thần là tinh giản bộ máy nhưng phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng công chức, viên chức để bảo đảm hệ thống hoạt động tốt, mang lại hiệu quả chung cho đất nước, nhân dân.Kinh nghiệm cho thấy nơi nào, chỗ nào thống nhất về mặt nhận thức, tư tưởng thì công việc suôn sẻ, nếu không thì sẽ gây ách tắc, chậm trễ, gây lãng phí nguồn lực.Thủ tướng nêu rõ, giai đoạn này, trên thực tế chúng ta chỉ còn hơn 1 năm (nếu chỉ tính giai đoạn 2023-2025), vì vậy, công việc nhiều, thời gian ngắn, yêu cầu cao, Thủ tướng đề nghị các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, hệ thống chính trị phải vào cuộc tích cực, hiệu quả.Quá trình sắp xếp có ảnh hưởng về mặt điều hành, quan hệ hành chính trong cơ quan hành chính các cấp, ảnh hưởng người dân liên quan giấy tờ, thủ tục, các công việc. Tuy nhiên, chúng ta đã có kinh nghiệm, do đó các địa phương có kinh nghiệm quý, bài học hay trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy thì chia sẻ với hội nghị.Thủ tướng cũng lưu ý, cần trước các khó khăn để có nhiệm vụ, giải pháp phù hợp; quá trình thực hiện, cơ sở vật chất, các hoạt động có phát sinh dôi dư cần sắp xếp tiếp theo thì phải có giải pháp phù hợp để tránh lãng phí nguồn lực…Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta cần sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phù hợp tình hình cụ thể mỗi giai đoạn, bảo đảm bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả…; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Qua mỗi lần sắp xếp, chúng ta lại có thêm kinh nghiệm để làm tốt hơn; bảo đảm phù hợp, không phát sinh khiếu kiện, việc phục vụ nhân dân được cải thiện tốt lên, những nơi được sắp xếp lại vẫn ổn định, hoạt động bình thường.Thủ tướng nêu rõ, chủ trương của Đảng phù hợp thực tiễn, trên cơ sở đó, chúng ta cần tiếp tục phát huy, tiếp tục làm bài bản công tác này.Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh, cần thống nhất nhận thức, xem đây là việc khó, liên quan tâm tư, tình cảm, tâm lý cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp nơi sắp xếp; liên quan truyền thống lịch sử, văn hóa, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất cả nhận thức và hành động.Cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị, các đoàn thể phải vào cuộc; chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, công tác tư tưởng để tạo được sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện sắp xếp; thực hiện sắp xếp phải được tiến hành bài bản, khoa học, không vội vàng mà phải chắc chắn trên cơ sở công khai, minh bạch; bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, trong đó có nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp; việc bố trí và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức bị ảnh hưởng khi sắp xếp phải kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, đúng quy định của Đảng;Công tác kiểm tra, giám sát phải thường xuyên, bảo đảm kịp thời tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; việc sắp xếp đơn vị hành chính phải tính đến các yếu tố đặc thù, mục tiêu mở rộng không gian, tạo động lực phát triển, khả năng sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư và quản lý của chính quyền địa phương.Công tác kiểm tra, giám sát phải thường xuyên, bảo đảm kịp thời tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.Thủ tướng Phạm Minh ChínhThủ tướng lưu ý, tư tưởng phải thông, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm đúng quy định, công khai, minh bạch, không dàn trải; không cầu toàn, không nóng vội; bảo đảm ổn định hệ thống chính trị, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.Về nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong tầng lớp nhân dân, các chủ thể liên quan, chịu tác động trong quá trình sắp xếp; chuẩn bị phải kỹ lưỡng, khoa học, phù hợp tình hình, hoàn cảnh từng cơ quan đơn vị, địa phương; phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; phải có sự vào cuộc sát sao, trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền tại các địa phương thực hiện sắp xếp.Sắp xếp đơn vị hành chính phải chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, bao trùm, thực hiện có lộ trình, bước đi theo từng giai đoạn, bố trí nguồn lực, mỗi giai đoạn có trọng tâm, trọng điểm, có cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả; nơi có điều kiện thuận lợi thì làm trước, nơi chưa có điều kiện thuận lợi thì xác định lộ trình phù hợp để thực hiện; quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm phù hợp các quy hoạch (quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn); đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo đảm phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội.Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải gắn với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền số, xã hội số; việc sắp xếp phải tạo ra không gian phát triển mới, giá trị mới; căn cứ theo các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và các tiêu chí, điều kiện theo quy định của pháp luật; đồng thời phải chú trọng cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù hài hòa, hợp lý về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý-tự nhiên, cộng đồng dân cư.Quá trình sắp xếp phải đồng thời giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2019-2021.Thủ tướng Phạm Minh ChínhQuá trình sắp xếp phải đồng thời giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2019-2021; thực hiện chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đối với người dân liên quan tại các đơn vị sau sắp xếp; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị; việc sắp xếp phải tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống người dân, mở rộng không gian phát triển mới, phát triển đô thị, nông thôn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm an toàn, an dân, giải quyết tốt các quan hệ dân sự của người dân.Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: căn cứ Kế hoạch của Chính phủ khẩn trương triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, nhất là ban hành ngay các văn bản hướng dẫn thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; quá trình ban hành phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương rà soát, nếu chưa khả thi, hiệu quả thì phải điều chỉnh ngay.Đối với các địa phương: phải tổ chức quán triệt, phổ biến và xây dựng Kế hoạch phù hợp thực tiễn của địa phương, xác định cụ thể từng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn; xây dựng phương án tổng thể, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính sớm trình các cấp có thẩm quyền xem xét; tập trung làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ở địa phương.Đề án phải có lộ trình, bước đi, làm tốt công tác vận động tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên, nhân dân; chủ động có kế hoạch cân đối, chuẩn bị ngân sách, nguồn lực từ sớm, huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp trên địa bàn chủ động, tích cực, hiệu quả; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình sắp xếp; chú ý giải quyết và củng cố, phát huy giá trị, bản sắc văn hoá, truyền thống lịch sử của các đơn vị, địa phương…* Ngày 30/7, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 117/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Kế hoạch nhằm tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 48-KL/TW, Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và chính quyền địa phương các cấp; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và dư luận xã hội trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.Quang cảnh hội nghị.Xác định rõ lộ trình, các công việc phải thực hiện trong từng năm của giai đoạn 2023-2025, bảo đảm phù hợp thực tiễn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 48-KL/TW Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.Phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan liên quan (gọi chung là các bộ, ngành, địa phương) trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.Theo đó, về lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, năm 2023, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định của pháp luật liên quan sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và tạo thuận lợi cho việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.Khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính phù hợp thực tiễn địa phương.Các địa phương tiến hành việc xây dựng Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định.Khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính phù hợp thực tiễn địa phương (kể cả các đơn vị hành chính đã bảo đảm tiêu chuẩn) để giảm số lượng đơn vị hành chính, tăng quy mô của từng đơn vị hành chính, giải quyết các vấn đề còn bất hợp lý về phân định địa giới đơn vị hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.Năm 2024, hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nêu trên, tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025.Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Tập trung giải quyết dứt điểm chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021; giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025.Sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025. Thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới, tên gọi của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025. Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023-2025.Năm 2025, tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 (trong đó có những đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023-2025). Tiếp tục giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người dôi dư sau đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030 ở những đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023-2025.Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025. Hoàn thành việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025. Tiếp tục triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023-2025.Triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Sơ kết việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.Các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết khó khăn, vướng mắc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và tiếp tục thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025…
https://nhandan.vn/post-764959.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:13", "tags": [ "đơn vị hành chính", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Hội nghị trực tuyến toàn quốc", "cấp huyện", "cấp xã" ] }