title
stringlengths
16
145
summary
stringlengths
65
755
content
stringlengths
0
21.3k
url
stringlengths
35
298
metadata
dict
Sạt lở đất do mưa lớn, 3 trẻ em tử vong tại Ba Vì
NDO -Trong lúc đang chơi tại nhà bóng ở thôn 6, xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội), bức tường khu vui chơi bị đất đá sạt lở làm đổ, đè trúng 3 cháu bé, khiến các nạn nhân tử vong.
Theo báo cáo nhanh của Công an xã Ba Trại, huyện Ba Vì, sự việc trên xảy ra vào hồi 22 giờ 20 phút tối 12/5 tại thôn 6, xã Ba Trại.Vào thời điểm này, lực lượng chức năng tại xã Ba Trại nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc tại nhà ông Trần Văn Việt (sinh năm 1984), ở thôn 6 xã Ba Trại xảy ra vụ sạt lở đất, tường bao làm cho 3 cháu nhỏ đang chơi trong sân bị đất đá vùi lấp. Khi sự việc xảy ra, trên địa bàn xã đangxảy ra mưa lớn.Hiện trường vụ việc. (Ảnh: Truyền hình Ba Vì)Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng xã đã triển khai ngay lực lượng xuống hiện trường thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.Đến khoảng 22 giờ 45 phút, lực lượng cứu hộ đã đưa được 2 cháu là L.T.T. sinh năm 2021 và L.K.N. sinh năm 2021, cùng trú tại thôn Cẩm An, xã Cẩm Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội) ra khỏi hiện trường.Đến khoảng 23 giờ 20 phút, lực lượng chức năng tiếp tục đưa được cháu T.T.A.D. sinh năm 2019 (con của ông Trần Văn Việt) ra khỏi hiện trường. Tuy nhiên các cháu đều đã tử vong.Hiện Công an xã đang tiếp tục phối hợp các cơ quan có thẩm quyền thực hiện cácbiện pháp cứu nạn cứu hộđối với tài sản và bảo vệ hiện trường, xác minh giải quyết theo quy định.Hiện vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
https://nhandan.vn/post-809046.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "3 trẻ em tử vong vì sạt lở", "Sạt lở đất tại Ba Vì", "Hà Nội" ] }
Đồng Nai tặng Bằng khen cho nhân viên gác chắn dũng cảm cứu người
NDO -Chiều 17/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức trao tặng Bằng khen đột xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho anh Trịnh Dũng (37 tuổi, trú huyện Trảng Bom), nhân viên gác chắn Đội đường sắt Biên Hòa, Công ty cổ phần Đường sắt Sài Gòn. Anh Dũng là nhân viên gác chắn đãdũng cảm cứu ngườilao vào tàu hàng tối 7/4.
Theo đó, chiều cùng ngày, tại vị trí gác chắn nơi anh Trịnh Dũng đang làm việc, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai Phạm Minh Phước và Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh Đồng Nai Thái Bình Dương đã trao Bằng khen đột xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng anh Dũng vì hành động dũng cảm cứu người.Thay mặt lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, ông Phạm Minh Phước biểu dương tinh thần dũng cảm, thái độ làm việc trách nhiệm cao của anh Trịnh Dũng; đồng thời, mong muốn hành động đẹp của anh sẽ trở thành tấm gương sáng lan tỏa trong cộng đồng.* Cùng ngày, Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai và Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom cũng trao khen thưởng đột xuất anh Trịnh Dũng. Trước đó, anh Dũng cũng được Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tặng Bằng khen vì hành động dũng cảm của mình.Clip ghi lại cảnh anh Trịnh Dũng cứu người lao vào đoàn tàu trong vòng 4 giây.Như Báo Nhân Dân đưa tin, tối 7/4, anh Trịnh Dũng đang trực chốt tại gác chắn ngã tư Phú Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Khoảng 22 giờ 40 phút, chắn đường ngang đã đóng để tàu hàng chạy tuyến bắc-nam lưu thông qua.Bất ngờ, anh Dũng thấy một nam thanh niên khoảng 30 tuổi để xe giữa đường và nhảy qua hàng rào đường sắt lao vào đoàn tàu đang chạy với tốc độ khoảng 80km/giờ.Lập tức, anh Dũng chạy ra nắm lấy tay và kéo người thanh niên vào khu vực an toàn. Khoảnh khắc anh Dũng cứu người chỉ trong vòng 4 giây.Anh Dũng cho biết, bản năng của một nhân viên gác chắn là bảo vệ an toàn giao thông khu vực, lao tới kéo người thanh niên lại để tránh xảy ra va chạm với đoàn tàu đang chạy. Sau khi kéo được người đàn ông vào khu vực an toàn, anh Dũng kể lại, lúc đó bắt đầu bủn rủn tay chân vì cảm thấy nguy hiểm.
https://nhandan.vn/dong-nai-tang-bang-khen-cho-nhan-vien-gac-chan-dung-cam-cuu-nguoi-post805217.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "dũng cảm cứu người", "Đồng Nai", "nhân viên gác chắn", "tàu hỏa" ] }
Bệnh viện thông tin clip hát karaoke nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam
NDO -Sau khi clip được phát tán trên mạng xã hội, lãnh đạo bệnh viện đã thông tin về buổi hát karaoke trong tiệc họp mặt nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
Sáng 3/3, thông tin với phóng viên Báo Nhân Dân, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp thông tin về clip đang được chia sẻ trên mạng xã hội phản ánh bệnh viện tổ chức hát karaoke ảnh hưởng đến bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện.Theo đó, thực hiện kế hoạch của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tháp Mười kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), chiều 27/2, bệnh viện có tổ chức buổi họp mặtkỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam.Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười Huỳnh Ngọc Diệp cho biết, buổi họp mặt được tổ chức bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm và hiệu quả, thiết thực, tạo không khí ấm cúng, chia sẻ.Buổi họp mặt được tổ chức tại hội trường bệnh viện và kết thúc lúc 17 giờ. Sau đó, khách dự họp mặt có đến khu tổ chức tiệcmừng ngày 27/2.“Khu vực tiệc ở vị trí phía trước cửa căng-tin bệnh viện, là khu vực cách biệt khu điều trị, khoảng cách khá xa khu điều trị bệnh nhân, chứ không nằm trong khu điều trị.Tiệc liên hoan tổ chức trong thời gian từ 17 giờ đến 19 giờ, ngày 27/2. Trong buổi tiệc có tổ chức hát karaoke để tạo thêm không khí hứng khởi cho viên chức sau nhiều năm chưa được tổ chức tiệc vui do tình hình Covid-19. Thời gian tổ chức hát karaoke tầm khoảng 30 phút”, bác sĩ Huỳnh Ngọc Diệp cho biết.Theo Ban Giám đốc Bệnh viện, trong thời gian diễn ra sự kiện, viên chức bệnh viện thay phiên nhau đến ăn tiệc và vẫn bảo đảm công tác chuyên môn tại tất cả vị trí được giao.Trong ngày 27/2, bệnh viện cũng không nhận được bất kỳ ý kiến hay phản ánh nào của người bệnh và thân nhân về khâu an ninh trật tự, tinh thần thái độ phục vụ.Đến chiều 2/3, nhân viên bệnh viện nhận được chia sẻ một video clip trên Tiktok, kèm theo những bình luận về đơn vị.Bác sĩ Huỳnh Ngọc Diệp cho biết: “Qua vụ việc, bệnh viện cũng xin nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để vụ việc tương tự xảy ra. Đồng thời, Bệnh viện cũng đã báo cáo vụ việc đến Huyện ủy Tháp Mười, Công an huyện Tháp Mười và Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp”.Khu vực điều trị. (Ảnh cắt từ clip)Trước đó, từ ngày 1/3 đến sáng 3/3, trên mạng xã hội xuất hiện clip được chia sẻ nhiều trên Tiktok. Clip dài 1 phút 33 giây có giọng một người nam trong clip nói : “Bệnh viện Đa khoa huyện Tháp Mười, bệnh nhân nằm trong bệnh viện, mà ca hát um xùm”.Quá trình quay clip, người quay cũng có đến Khoa Cấp cứu của bệnh viện để quay.Tuy nhiên, clip cho thấy không có sự phản ứng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về việc hát karaoke bên ngoài khu vực điều trị của bệnh viện.Clip cũng nhận được nhiều phản ứng trái chiều. Nhiều bình luận bày tỏ sự cảm thông chocác y, bác sĩ nhân ngày kỷ niệm 27/2và cho rằng việc hát không phải trong khu vực điều trị, nên cần sự cảm thông, "cho qua" của cộng đồng mạng.Tuy nhiên, cũng có bình luận mong muốn lãnh đạo bệnh viện nên rút kinh nghiệm, lần sau có tổ chức thì không ca hát, hoặc nếu có ca hát thì nên chọn nhà hàng hoặc địa điểm khác phù hợp hơn.
https://nhandan.vn/benh-vien-thong-tin-clip-hat-karaoke-nhan-ngay-thay-thuoc-viet-nam-post798413.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "Tháp Mười", "Hát karaoke", "Đồng Tháp", "Bệnh viện đa khoa khu vực", "Ngày Thầy thuốc Việt Nam" ] }
Khởi động Tết quân-dân Chôl Chnăm Thmây tỉnh Sóc Trăng
NDO -Ngày 12/4, Ban Chỉ đạo Tết quân-dân tỉnhSóc Trăngtổ chức lễ xuất quân Tết quân - dân Chôl Chnăm Thmây năm 2024 trên địa bàn phường Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Châu với chủ đề “Quân-Dân Sóc Trăng mừngChôl Chnăm Thmâynăm 2024”.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn và Ban Chỉ đạo Tết quân-dân cùng đông đảođồng bào Khmerđến tham dự.Sóc Trăng là tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer nhiều nhất nước, phần lớn, đồng bào sinh sống ở khu vực nông thôn, đời sống còn nhiều khó khăn.Ban Chỉ đạo tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ kinh phí thực hiện Tết quân-dân.Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer, là thời điểm thiêng liêng, đất trời giao hòa chuyển sang năm mới, mùa nước về, mùa cày cấy, mùa lao động để hướng tới một năm mới may mắn, tốt lành, mùa màng bội thu, người người mạnh khỏe, nhà nhà no ấm, hạnh phúc.Khánh thành đưa vào sử dụng công trình cầu, đường giao thông nông thôn trong Tết quân-dân.Phát biểu tại Lễ xuất quân, Đại tá Đỗ Tiến Sỹ, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng, nhấn mạnh, phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống và rất giàu truyền thống cách mạng. Đồng bào luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cùng lãnh đạo địa phương trao nhà tình nghĩa và tặng quà cho hộ Khmer trong Tết quân-dân.Tại đây, lực lượng vũ trang cùng với các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh phối hợp, chung tay cùng địa phương triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ, đồng hành cùng bà con đồng bào dân tộc Khmer đón Tết cổ truyền vui tươi, đầm ấm. Đồng thời, triển khai xây dựng các công trình dân sinh, góp phần xây dựng nông thôn mới, tạo nên diện mạo mới cho quê hương.Chương trình diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12-14/4 với nhiều hoạt động thiết thực như: Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại; quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ và Luật Lực lượng dự bị động viên…Hơn 400 bộ đội và đoàn viên thanh niên tham gia Tết quân-dân.Các hoạt động xã hội như xây tặng nhà “Đại đoàn kết”; khám bệnh, cấp thuốc; tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; tặng học bổng, xe đạp cho học sinh.Ban chỉ đạo còn tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các trò chơi dân gian. Đưa vào hoạt động gian hàng OCOP và cung cấp nhiều hàng hóa chất lượng cao với giá ưu đãi, 0 đồng phục vụ đồng bào đến tham gia chương trình.
https://nhandan.vn/khoi-dong-tet-quan-dan-chol-chnam-thmay-tinh-soc-trang-post804399.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "Sóc Trăng", "Tết quân-dân", "Chôl Chnăm Thmây", "dân tộc Khmer" ] }
Muôn nẻo yêu thương từ tổ chức Công đoàn
NDO -Chương trình "Muôn nẻo yêu thương" do Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp Ban Nữ công (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) được thực hiện từ năm 2023 đến nay có sức lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ được đông đảo đoàn viên, người lao động, độc giả đón nhận.
Chương trình “Muôn nẻo yêu thương” ra mắt số đầu tiên vào ngày 28/7/2023, nhân dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Công đoàn Việt Nam, nhằm cụ thể hóa các hoạt động của tổ chức Công đoàn về công tác gia đình trong công nhân, viên chức, lao động.Bền bỉ làm cầu nối san sẻ, lan tỏa yêu thươngSeries 12 số trong năm 2023 là một chuỗi những câu chuyện dưới hình thức video - podcast, phản ánh thực tế về cuộc sống, công việc, tình yêu, hôn nhân, gia đình, nhu cầu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, khát vọng vươn lên củanữ đoàn viên, công nhân, viên chức lao động.Chương trình là cơ hội để các cấp công đoàn nói chung, Ban nữ công Công đoàn các cấp nói riêng, có thêm kinh nghiệm, lựa chọn những giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương, ngành để áp dụng vào chỉ đạo, triển khai các hoạt động trong công tác gia đình đạt hiệu quả tốt nhất.Đồng thời thể hiện vai trò của tổ chức Công đoàn cùng đồng hành, hỗ trợ các nữ đoàn viên vượt qua khó khăn trong cuộc sống.Hơn 1 năm qua, chương trình chứa đựng những câu chuyện đời thường, kể về nghị lực vượt khó, vươn lên của các nhân vật, cũng như sự đồng hành bền bỉ, lặng lẽ, làm chiếc cầu nối san sẻ, lan tỏa yêu thương của tổ chức công đoàn tới nhiều hoàn cảnh công nhân, lao động không may khắp mọi miền đất nước.“Muôn nẻo yêu thương” số tháng 5 với chủ đề “Trạm yêu thương”, cũng là số đặc biệt, nhân dịp Tháng Công nhân kể về 4 câu chuyện xúc động của 4 nhân vật chính. Mỗi người là một phận đời khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung đều có hoàn cảnh khó khăn nhưng giàu nghị lực. Với tinh thần vượt khó, tích cực lao động sản xuất, cùng sự chung tay, động viên, hỗ trợ của tổ chức công đoàn Việt Nam, các chị đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình.Chị Nguyễn Hà Diễm Châu (trái) và chị Phạm Thị Mai Phượng (phải) tại chương trình.Đó là hành trình dài suốt 22 năm đồng hành cùng đứa con tự kỷ của người mẹ đầy nghị lực và kiên trì Phạm Thị Mai Phượng, giảng viên tại Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.Câu chuyện cả một quãng đời tuổi thơ của con gắn với hành trình mày mò, tự tìm kiếm cách thức cũng như các phương pháp điều trị và chăm sóc bệnh cho con của chị Phượng, khiến cả hội trường không cầm được nước mắt.Chị Phượng chia sẻ: "Mỗi một giai đoạn của đứa trẻ tự kỷ có một nỗi khó khăn, vất vả riêng. Hiện con tôi đã 22 tuổi, nặng 90kg, cháu đang phải uống thuốc 6 loại bảng A độc dược rất hại đến sức khỏe cũng như thần kinh. Tôi biết, tuổi thọ của một người mắc bệnh tự kỷ thường ngắn. Tôi cũng không chắc, tôi sẽ được ở cạnh con mình bao lâu, tôi hay con sẽ là người ra đi trước, nhưng tôi tâm niệm dù trong hoàn cảnh nào, tôi vẫn luôn dốc tâm sức để chăm sóc, yêu thương con nhất có thể".Chủ tịch Công đoàn Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Nguyễn Thị Kim Oanh dù gắn bó và làm việc, chứng kiến sự vất vả của đồng nghiệp suốt mấy chục năm qua, nhưng khi nghe chị Phượng kể lại quãng hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng con vẫn thốt lên: "Chúng tôi thật sự luôn ngưỡng mộ và cảm phục tình yêu thương, nguồn năng lượng tích cực của chị Phượng, không chỉ trong việc sắp xếp thời gian khoa học vừa chữa bệnh, chăm sóc, đồng hành với con, chăm lo gia đình, chị còn đảm nhận rất tốt công việc cơ quan, thậm chí còn là một cán bộ công đoàn năng nổ, trách nhiệm".Thấu hiểu tình cảnh của chị, lãnh đạo trường cũng như công đoàn luôn muốn tạo điều kiện hết sức cho chị, nhưng bản thân chị Phượng luôn không muốn "làm phiền" tập thể, không muốn vì việc riêng của gia đình mà ảnh hưởng đến công việc chung. "Đó là điều chúng tôi luôn ngưỡng mộ tinh thần lạc quan của đồng nghiệp" - chị Oanh chia sẻ.Những người tham dự chương trình còn xúc động bởi hành trình chiến đấu bệnh tật cùng đứa con gái nhỏ mắc bệnh ung thư máu của chị Nguyễn Hà Diễm Châu, nhân viên Phòng Hạ tầng - Trung tâm VNPT - IT Khu vực 3 - Thành phố Đà Nẵng.Vào tháng 5/2021, khi con gái đầu tròn 3,5 tuổi thì phát hiện bệnh, bác sĩ chẩn đoán khả năng điều trị thành công dưới 30%. Đó cũng là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Mất một tháng đầu tiên, chị Châu bị mất phương hướng bởi quá đau lòng và lo lắng khi không biết mình có đủ tài chính để chữa trị cho con không.Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đỗ Hồng Vân phát biểu khai mạc chương trình.Thế nhưng, được sự hỗ trợ hết lòng của của Ban giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn, và đồng nghiệp cả về vật chất lẫn tinh thần, chị Châu dần tĩnh tâm, vợ chồng chị quyết định để con điều trị ở bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.Chị Châu chia sẻ: "Về mặt vật chất, tôi nhận được hỗ trợ từ tập đoàn, công ty, công đoàn và đồng nghiệp lên tới 500 triệu đồng. Đặc biệt, trong quá trình điều trị cho con, nguồn chế phẩm máu, tiểu cầu khan hiếm, lãnh đạo công ty chỉ đạo Trung tâm thành lập 1 tổ gồm các anh chị có chung nhóm máu với con tôi, sẵn sàng hỗ trợ gia đình bất kỳ lúc nào, dù đêm hay ngày khi con tôi cần máu để truyền.Chính nhờ những sự giúp đỡ quý báu ấy, con đã cùng gia đình kiên cường trải qua 17 đợt hóa trị trong hơn 1,5 năm. Đến nay, sức khỏe con tôi đã ổn định, có thể bắt đầu có 1 tuổi thơ như bao đứa trẻ khác" - chị Châu nở nụ cười trong làn nước mắt cảm động.Chạm tay vào hạnh phúcChương trình không chỉ lấy được những giọt nước mắt cảm động mà còn có cả những nụ cười ấm áp, hạnh phúc của những người đã thật sự chạm tay vào hạnh phúc.Đối với hầu hết công nhân, lao động còn vất vả với cuộc sống thường nhật, hạnh phúc đối với họ nhiều khi đơn giản chỉ là có một gia đình có đầy đủ các thành viên trong bữa cơm chiều, không phải xa con, gửi con về quê nhờ ông bà nuôi; 1 mái ấm cho con mình học tập và sinh hoạt thoải mái. Hay 1 đám cưới bình dị để chứng nhận duyên vợ chồng. Nhưng nếu không có sự chung tay của tổ chức công đoàn, giấc mơ về một hạnh phúc giản dị ấy cũng khó lòng thành hiện thực.Thật vậy, nhờ có sự quan tâm của tổ chứcCông đoàn, anh Nguyễn Tiến Lực, công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Zhixing, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã thực hiện được ước mơ là nhìn thấy vợ mình - chị Lăng Thị Trinh công nhân Công ty TNHH Youngtech, khoác trên mình chiếc váy cô dâu.Dù đã đăng ký kết hôn và có với nhau một bé trai bốn tuổi, nhưng do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, trong khi sức khỏe anh Lực lại đau ốm thường xuyên, khiến giấc mơ về một đám cưới của anh chị mãi chưa thành hiện thực.Một ngày, công đoàn công ty thông báo vợ chồng anh viết và nộp hồ sơ đăng ký tham gia lễ cưới tập thể, dù lòng còn hoài nghi nhưng chị Trinh, vợ anh ngồi hì hụi viết đơn, gửi đăng ký nhưng trong lòng thầm nhủ "chắc gì đã đến lượt mình".Thế rồi vào tháng 3, nhận được thông tin chính thức, sự vui mừng khiến cả đêm đó và nhiều đêm sau hai vợ chồng mất ngủ. Ngày 5/5 vừa qua, anh Lực và chị Trinh là một trong 7 cặp đôi được Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương tổ chức đám cưới trong không khí trang trọng, đúng nghi thức và tràn đầy hạnh phúc.Đám cưới tập thể do Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương tổ chức.Còn công nhân Tống Thị Ngọc, công nhân tổ sản xuất Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics tại Bình Dương khi đã được ở trong ngôi nhà Mái ấm Công đoàn do Công đoàn công ty hỗ trợ được 1 thời gian nhưng vẫn chưa nguôi niềm xúc động kể: Công ăn việc làm, thu nhập vốn bấp bênh, cứ cuối tháng nhận lương, vợ chồng tôi lại lo trả nợ, đầu tháng đã rơi vào cảnh ăn đong.Suốt thời gian dài, cả gia đình chị gồm 5 người sống trong nhà trọ rộng 12m2, xe máy khóa ngoài cửa, cả đêm lo ngay ngáy sợ mất trộm, chẳng được ngủ một giấc trọn vẹn. Khi đại dịch Covid-19 ập tới, kinh tế gia đình càng khốn đốn khi chồng chị Ngọc mất việc. Khó khăn chồng chất khó khăn những tưởng không thể vực dậy nổi cho đến khi tổ chức công đoàn Công ty đưa chị vào danh sách được hỗ trợ Mái ấm Công đoàn."Nhờ có tổ chức Công đoàn, gia đình tôi đã được ở trong ngôi nhà rộng rãi, khang trang, 3 đứa con có chỗ ăn ở, sinh hoạt, học hành riêng, ai cũng thấy vui vẻ, vợ chồng hạnh phúc hơn nhiều so với cảnh ở trọ trước đây" - chị Ngọc cười rạng rỡ chia sẻ...Tại chương trình, Trưởng BanNữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đỗ Hồng Vân đề nghị: "Ban Nữ công công đoàn các cấp tiếp tục có những đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức các hoạt động về công tác gia đình, tuyên truyền đến toàn thể công nhân, viên chức lao động. Nhất là công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất về tinh thần tương thân, tương ái sẻ chia trong cuộc sống; về vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng xã hội văn minh, hạnh phúc".
https://nhandan.vn/muon-neo-yeu-thuong-tu-to-chuc-cong-doan-post811001.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "muôn nẻo yêu thương", "nữ công nhân lao động vượt khó", "Ban Nữ công", "công đoàn", "nữ công nhân" ] }
Ngày 8/3 lên núi Bà Đen ngắm hoa tulip và màn trình diễn nhạc nước lần đầu tại Tây Ninh
Rất nhiều trải nghiệm thú vị diễn ra tại núi Bà Đen,Tây Ninh, đưa đỉnh núi cao nhất Nam bộ trở thành điểm đến hấp dẫn phái đẹp trong dịp 8/3 năm nay.
Lạc vào “khu vườn châu Âu” với hàng vạn bông hoa tulipNhững năm gần đây, hoa tulip đã trở thành một “đặc sản” của núi Bà Đen mỗi dịp xuân về. Bắt đầu từ trước Tết, giống hoa tulip nhập từ Hà Lan đã được đưa về núi Bà Đen để thuần dưỡng, chăm sóc phù hợp với điều kiện thời tiết trên đỉnh núi cao nhất Nam Bộ. Hàng trăm ngàn bông tulip với 8 màu hoa gồm hồng, tím, trắng, đỏ, vàng, đỏ viền vàng, tím trắng, trắng khía, nở bừng khu vực đỉnh núi, khiến du khách có cảm giác như đang đi lạc trong một khu vườn châu Âu độc đáo.Theo anh Ngô Minh Châu – phụ trách cảnh quan của Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain: “Đây là giống hoa nhập ngoại nên rất khó trồng do thời tiết, khí hậu không phù hợp. Do đó luôn có một chế độ chăm sóc đặc biệt với môi trường mô phỏng khí hậu tương tự cho đến lúc ra nụ hoa. Nhờ vậy, hoa tulip trên núi Bà Đen luôn giữ được vẻ đẹp và sắc màu nguyên bản của giống hoa đặc trưng tại Hà Lan”.Đặc biệt, mùng 8/3 năm nay chính là thời điểm nở rộ nhất của 30.000 bông hoa tulip trong hai đợt cuối cùng của mùa tulip trên nóc nhà Nam Bộ. Đây gần như là cơ hội cuối để phái đẹp check-in với loài hoa biểu tượng của đất nước Hà Lan ngay tại Tây Ninh trong năm nay.Ngày quốc tế phụ nữ năm nay cũng là dịp để chị em hoà vào không khí sôi động của các điệu múa sen độc đáo giữa khu vườn thực cảnh rực rỡ màu hoa tulip.Xem show nhạc nước lần đầu có tại Tây NinhTrên phông nền là tôn tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới tại vị trí trung tâm, show nhạc nước là sự kết hợp kỳ ảo giữa ánh sáng, laser, nước, và âm nhạc đậm sắc màu thiền định.Các thiết bị hiện đại cùng công nghệ mới nhất chưa từng được ứng dụng tại Việt Nam sẽ được sử dụng tại show nhạc nước này như máy vẽ laser, máy chiếu 3D, máy laser tạo khối, hay đèn moving head kết hợp hiệu ứng họa tiết ấn tượng lặp đi lặp lại vô hạn. Nhờ đó, giữa không gian linh thiêng trên ngọn núi cao nhất Nam Bộ, du khách sẽ chiêm ngưỡng các hoạt cảnh được tạo hình độc đáo như bầu trời Tây Thiên.Các hiệu ứng nhạc nước khi trầm lắng, khoan thai, lúc vỡ oà bùng nổ được tạo ra bởi 400 máng phun tạo hiệu ứng tràn, 800 van điện từ tạo thác nước, 360 bơm với nhiều dải công suất điều chỉnh linh hoạt và 290 vòi phun các loại sử dụng công nghệ phun tiên tiến hàng đầu thế giới cùng hệ thống 1.450 đèn chiếu sáng chuyên dụng.Với sự kết hợp đầy nghệ thuật của âm thanh, ánh sáng và nước, show nhạc nước đưa người xem vào không gian linh thiêng của miền đất Phật, làm nên một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa khi đến với đỉnh núi cao nhất Nam Bộ trong những ngày đầu xuân.Dâng đăng cầu bình an dịp đầu nămDâng hoa đăng đã trở thành một nghi lễ văn hoá tâm linh đặc trưng tại đỉnh núi Bà Đen, hút hàng ngàn Phật tử và du khách tham dự vào các tối thứ 7. Được tổ chức với các nghi thức thiêng liêng tại quảng trường rộng lớn dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, dâng hoa đăng là dịp để người dân gửi gắm nguyện ước bình an và may mắn qua ánh sáng lấp lánh của ngọn đèn đăng dâng lên chư Phật.Trong văn hóa Phật giáo, đèn hoa đăng tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ, soi đường dẫn lối cho con người.Mỗi ngọn đèn hoa đăng được thắp sáng là mỗi lời cầu nguyện gửi vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người.Đặc biệt tại núi Bà Đen, mỗi du khách sẽ tự tay viết lời nguyện ước và thắp sáng ngọn đăng của mình, cùng hòa vào không khí trang nghiêm trong nghi thức truyền đăng, niệm Phật và thả đăng trên dòng nước tại quảng trường rộng lớn. Sau nghi thức, các ngọn đăng sẽ được hóa nguyện với mong muốn những lời nguyện ước của du khách sẽ thành hiện thực.Chỉ trong rằm tháng Giêng vừa qua, đại lễ dâng đăng trên núi Bà Đen đã hút gần 200.000 người dân và du khách tham dự. Theo dự đoán, dịp 8/3 sẽ là thời điểm hút rất đông đảo người dân và du khách đến núi Bà Đen dâng đăng, bởi đây là tuần cuối cùng của tháng Giêng - thời điểm để nhân dân cầu bình an, may mắn và tài lộc cho năm mới.
https://nhandan.vn/ngay-83-len-nui-ba-den-ngam-hoa-tulip-va-man-trinh-dien-nhac-nuoc-lan-dau-tai-tay-ninh-post798857.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [] }
Lai Châu: Hai vợ chồng chết cháy trong quá trình đốt nương
NDO -Sự việc thương tâm trên xảy ra vào chiều 30/4, tại khu vực Kho Tau thuộc Bản Tả Sa 2, xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ (Lai Châu).
Các nạn nhân gồm: anh Hạng Chá Páo, sinh năm 1976 (chồng); chị Sùng Thị Mỷ, sinh năm 1977 (vợ). Các nạn nhân là người dân ở bản Háng Lìa Hồng Thứ của xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ.Cụ thể vào khoảng 12 giờ 00 phút ngày 30/4, trong quá trình làm nương của gia đình tại khu vực Kho Tau thuộc Bản Tả Sa 2, xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ; gia đình anh Páo đãđốt cỏ nươngđể lấy đất canh tác. Do trời khô hanh lửa cháy to lan nhanh có chiều hướng cháy vào đường ống nước của hộ gia đình Ông Hạng A Khai, cùng trú tại Bản Háng Lìa Hồng Thứ. Sợ hư hỏng tài sản của người khác nên vợ chồng anh Páo đã tìm cách để dập lửa. Quá trình chữa cháy, do lửa cháy lớn nên vợ chồng anh Páo bị cuốn vào đám cháy dẫn đến tử vong.Tin liên quanKon Tum: Đốt rẫy, làm thiệt hại gần 9ha rừng sản xuấtNhận được tin báo của người dân, chính quyền và cơ quan điều tra địa phương đã có mặt tại hiện trường để xác minh vụ việc. Đồng thời huy động bà con trong bản giúp đỡ gia đình nạn nhân. Đến sáng nay 1/5, thi thể vợ chồng anh Páo, chị Mỷ đã được đưa về gia đình làm các thủ tục theo phong tục địa phương.Phía gia đình và người thân của nạn nhân cũng không có ý kiến khiếu nại hay đề nghị khác trong việc giải quyết sự vụ đối cấp có thẩm quyền.
https://nhandan.vn/lai-chau-hai-vo-chong-chet-chay-trong-qua-trinh-dot-nuong-post807357.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "Sìn Hồ", "Đốt nương", "Chết cháy" ] }
Tiền Giang xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp
NDO -Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt và khó lường. Kéo theo đó, tình trạng sạt lở bờ kênh, bờ biển một nhiều hơn. Trước thực tế đó, tỉnhTiền Giangđã tập trung các nguồn lực để đầu tư các công trình phòng, chống sạt lở này nhằm giảm thiệt hại một cách thấp nhất.
Khoảng 10 năm gần đây, tỉnh Tiền Giang xảy ra sạt lở gần 1.200 điểm bờ sông, kênh, rạch, với chiều dài hơn 117km. Kinh phí khắc phục cho các điểm sạt lở này trên 2.400 tỷ đồng, trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng.Hằng năm, sạt lở thường xảy ra tại các tuyến sông, kênh, rạch thuộc những huyện phía tây của tỉnh Tiền Giang như: Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, Châu Thành. Việc sạt lở này đã ảnh hưởng hoặc đe dọa trực tiếp đến nhà ở, tính mạng, tài sản và hoạt động sản xuất của người dân. Trước tình trạng trên, tỉnh Tiền Giang đã tập trung nguồn lực để xử lý, đầu tư các dự án phòng chống sạt lở.Tân Phong là một xã cù lao thuộc huyện Cai Lậy. Trong những năm gần đây, nhiều đoạn bị sạt lở rất nghiêm trọng. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã đầu tư kè chốngsạt lởtại một số khu vực diễn biến phức tạp. Tuy vậy, địa phương đầu tư chỗ này thì xuất hiện sạt lở chỗ khác.Tin liên quanKhẩn trương khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển tại Bến Tre, Tiền GiangTheo Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, trong năm 2023, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương, tỉnh tiếp tục đầu tư kè chống sạt lở cù lao Tân Phong đoạn 3, 4. Trong đó, Dự án xử lý sạt lở bờ sông Tiền khu vực cù lao Tân Phong (đoạn 3) có chiều dài 912m.Công trình có tổng mức đầu tư hơn 118 tỷ đồng. Riêng Dự án kè chống sạt lở tại xã Tân Phong (đoạn 4) có chiều dài 350m, với tổng mức đầu tư 43,7 tỷ đồng. Sau thời gian tập trung triển khai thi công, 2 công trình kè này đã hoàn thành đúng tiến độ vào cuối năm 2023. Các công trình sau khi hoàn thành đã giúp cho người dân nơi đây vơi đi nỗi lo sạt lở, yên tâm sinh sống và sản xuất.Cù lao Tân Long thuộc thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) cũng xảy ra nhiều đoạn sạt lở rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Nhận thấy tình hình trên, Trung ương và tỉnh Tiền Giang đã đầu tư các công trình kè chống sạt lở ở khu vực này.Một trong những dự án mới được triển khai là Công trình kè phòng, chống sạt lở bờ sông Tiền đoạn cù lao Tân Long - tỉnh Tiền Giang thuộc Dự án Xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Công trình có chiều dài khoảng 700m, với tổng mức đầu tư khoảng 62 tỷ đồng. Hiện, tiến độ dự án đã đạt 83% và dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối tháng 7/2024.Tỉnh Tiền Giang có 32km bờ biển và sạt lở diễn ra ở mức đáng báo động. Hiện, 11,2km đê đã được xây dựng kè bảo vệ mái đê biển Gò Công. Từ nguồn vốn Trung ương, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư kè chống xói lở gây bồi tạo bãi bờ biển, có chiều dài 5km, với kinh phí hơn 116 tỷ đồng. Hiện, công trình phát huy hiệu quả rất tốt, gây bồi phía bên trong công trình và cây rừng đã bắt đầu tái sinh.Mới đây, Tiền Giang cũng đã triển khai Dự án Nâng cấp đê biển Gò Công giai đoạn 2. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đê giảm sóng có chiều dài khoảng 5,4km, nhằm mục tiêu chống sạt lở bờ biển tại đoạn từ cống Rạch Bùn đến bãi rác Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Dự án có tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương. Đến cuối năm 2023, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Bước đầu, dự án đã phát huy hiệu quả bước đầu, giúp bảo vệ đê biển Gò Công.Một đoạn kè ở xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đã phát huy hiệu quả.Hiện nay, tỉnh Tiền Giang còn nhiều điểm xảy ra sạt lở nghiêm trọng, trong đó có tuyến kênh 28 thuộc huyện Cái Bè, với chiều dài khoảng 3.760m. Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đàm Thanh Tuyến cho biết, từ nguồn ngân sách dự phòng Trung ương năm 2023, Tiền Giang được phân bổ 200 tỷ đồng. Nguồn vốn này, địa phương bố trí thực hiện đầu tư Dự án xử lý các đoạn sạt lở cấp bách tại tuyến kênh 28. Hiện nay, Ban Quản lý dự án đang hoàn thiện các thủ tục và triển khai thi công vào đầu tháng 7/2024, với 10 đoạn sạt lở cấp bách dọc theo 2 bờ kênh 28.Sông Tiền đoạn qua xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cũng có nhiều điểm sạt lở rất nghiêm trọng. Trong đó, báo động nhất là khu vực bến phà Mỹ Thuận cũ (ấp Khu phố). Khu vực này có chiều dài sạt lở khoảng 4km, nguy cơ ảnh hưởng gần 580 hộ dân sinh sống phía trong đê bao. Tuy vậy, nguồn ngân sách của tỉnh Tiền Giang còn hạn chế nên không bảo đảm kinh phí đầu tư cho khu vực này.Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã kiến nghị Trung ương hỗ trợ nguồn vốn để triển khai các dự án xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển đặc biệt nguy hiểm, với tổng kinh phí 1.020 tỷ đồng. Đó là các dự án: xói lở bờ biển Gò Công (đoạn từ cầu Rạch Bùn đến Đèn Đỏ thuộc huyện Gò Công Đông), với chiều dài khoảng 7km; xử lý sạt lở bờ sông Tiền khu vực cù lao Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy (đoạn 5), với chiều dài 1,4km; xói lở bờ sông Tiền (đoạn đầu Vàm Kỳ Hôn, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo) - đoạn 2, chiều dài 1,3km; xử lý sạt lở bờ sông Tiền khu vực cù lao Tân Long thuộc thành phố Mỹ Tho (đoạn 7), với chiều dài 1,7km; xử lý sạt lở bờ sông Tiền thuộc khu vực cù lao huyện Tân Phú Đông, với chiều dài 1km...Đây là những dự án mang tính cấp bách, cần được Trung ương hỗ trợ kinh phí để xử lý khẩn cấp nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
https://nhandan.vn/tien-giang-xu-ly-cac-diem-sat-lo-khan-cap-post813594.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "sạt lở", "Tiền Giang", "thiên tai", "đồng bằng sông Cửu Long", "phòng chống sạt lở" ] }
Sau vụ cháy ở phố Trung Kính: Đại biểu Quốc hội đề xuất cấm cho thuê trọ kết hợp kinh doanh
NDO -Đại biểu Quốc hội cho rằng phải cụ thể được quy định nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh thì phải có phương án và các giải pháp phòng cháy và phải có biện pháp ngăn cháy; trường hợp kết hợp với sản xuất kinh doanh có cả phòng trọ thì nên cấm, để không thể tạo ra những rủi ro cao.
Như Báo Nhân Dân đã thông tin, khoảng 0 giờ 30 phút ngày 24/5, tại một khu nhà trọ trong ngách 98, ngõ 119, phố Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) xảy ra mộtvụ hỏa hoạn nghiêm trọng. Theo cơ quan chức năng, hiện đã xác định 14 người tử vong trong vụ cháy và nhiều người bị thương đang điều trị tại bệnh viện.Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nhấn mạnh “đây là vụ cháy rất thương tâm”, đồng thời cho biết cháy nổ là vấn đề mà Hà Nội trong thời gian qua chưa khắc phục được. Trên địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều vụ cháy liên quan đến nhà trọ mini, quán karaoke, chung cư mini... do không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.Đại biểu Hòa nêu quan điểm, để xảy ra nhiều vụ cháy nghiêm trọng, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo ông, trách nhiệm của chính quyền địa phương, của đơn vị phòng cháy, chữa cháy cũng rất lớn. Đặc biệt, trong công tác kiểm tra, đánh giá phòng cháy, chữa cháy và đưa ra cảnh báo để người dân nắm được tình hình và phòng tránh cháy nổ.Lực lượng Hỗ trợ sơ cứu Fas Angel hỗ trợ đưa những người mắc kẹt tại vụ cháy ở phố Trung Kính ra ngoài, rạng sáng 24/5.“Trong công tác kiểm tra, đánh giá đối với trường hợp này ra sao? Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá thì biết được thực trạng để có cảnh báo, còn nếu không thường xuyên cảnh giác thì làm sao anh cảnh báo được?Nếu đánh giá là không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy thì tước giấy phép hành nghề, không cho hoạt động. Có sự cương cương quyết như thế thì tất cả các nhà trọ, khách sạn, chung cư mini... ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và khắp cả nước sẽ không dám lơ là công tác này”, đại biểu Hòa nói.Nêu thực tế rất nhiều vụ cháy xảy ra mà khi kiểm tra đều không có cửa thoát hiểm, thang thoát nạn, hệ thống chữa cháy yếu, hệ thống điện không bảo đảm an toàn..., đại biểu đoàn Đồng Tháp nhấn mạnh, đây là một vấn đề cần phải kiểm điểm, phải có nghiên cứu để khắc phục.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà NộiRà soát, có phương án phòng cháy, chữa cháy với từng loại hình nhà ởĐại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) nhận định, để rà soát một cách triệt để trên địa bàn Hà Nội sẽ rất khó khăn. Bởi lẽ, số lượng chung cư mini, khu nhà trọ ở thủ đô là rất lớn, nếu xử lý theo hướng tất cả không bảo đảm tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy thì không được hoạt động nữa, sẽ dẫn đến một số hệ lụy.Theo đó, với chủ đầu tư, một số lượng không nhỏ người lao động có thu nhập thấp đang sinh sống trong các khu trọ sẽ bị ảnh hưởng, tác động xã hội là vô cùng lớn.Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương).Tuy vậy, đại biểu Việt Nga cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy không thể không làm; các quy định phòng cháy, chữa cháy đã có, trách nhiệm từng cấp, từng ngành cũng đã có, điều quan trọng hiện nay là rà soát, có phương án với từng loại hình chứ không thể áp dụng công thức chung.Thí dụ với loại hình nhà cho thuê trọ chật hẹp, nhiều tầng, ở trong ngõ sâu, không thể mở đường cho xe chữa cháy vào được, thay vào đó có thể kiểm tra kết cấu, phải yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo được lối thoát hiểm, khi có tai nạn thì người trong nhà nhanh chóng thoát ra.Về công tác tập huấn phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng ứng phó khi có sự cố, đại biểu Nga cho là rất cần thiết nhưng chưa được quan tâm đúng mức. “Tôi có cảm giác chúng ta chỉ làm rốt ráo mỗi khi có vụ cháy thương tâm nào đó xảy ra, khi ấy mới tập trung, nhưng sau đó lại bị trôi đi. Việc tập huấn thường xuyên, liên tục và nâng cao ý thức của mỗi người là rất quan trọng”, đại biểu Nga nói.Hiện trường vụ cháy ở phố Trung Kính.Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho biết, tại kỳ họp này, chúng ta đang xem xét để sửa Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn. “Khi chúng tôi thẩm tra cách đây khoảng vài tuần, thì cá nhân tôi cũng đã đề cập câu chuyện phải rà soát lại quy định về phòng cháy nhà ở, nhất là nhà ở kết hợp với kinh doanh. Rủi ro và khả năng xảy ra cháy đối với đối tượng là nhà ở, nhất là nhà ở kết hợp kinh doanh hiện hữu rất rõ và có thể xảy ra bất kể khi nào. Nhất là nhà ở tại các thành phố lớn có khu nhà trọ nhà cho người lao động, cho học sinh, sinh viên thuê. Nếu xảy ra cháy thì khả năng để dẫn đến chết người với số lượng lớn là hiện hữu”, đại biểu An nói.Đại biểu cho rằng phải cụ thể được quy định đối với nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh thì phải có phương án và các giải pháp phòng cháy và phải có biện pháp ngăn cháy. Nếu trường hợp kết hợp với sản xuất kinh doanh có cả phòng trọ thì nên cấm, để không thể tạo ra những rủi ro cao.
https://nhandan.vn/sau-vu-chay-o-pho-trung-kinh-dai-bieu-quoc-hoi-de-xuat-cam-cho-thue-tro-ket-hop-kinh-doanh-post810977.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [] }
Trao 235 suất quà tặng trẻ em ở buôn vùng sâu, vùng xa Drang Phốk
NDO -Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động vì trẻ em, ngày 1/6, Đồn Biên phòng Srepok (Sê-rê-pốk) phối hợp với Hội Phụ nữBộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, nhóm thiện nguyện Sắc Liên Hoa và Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Đăng Phong tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hỗ trợ trẻ em trên địa bàn buôn vùng sâu, vùng xa Drang Phốk, xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn,tỉnh Đắk Lắk.
Với chủ đề “Tháng hành động vì trẻ em”, “Tháng hành động về phòng, chống bạo lực gia đình”, “Ngày gia đình Việt Nam” và Tháng hành động vì môi trường” năm 2024, chương trình đã trao tặng 235 suất quà gồm: cặp sách, sữa hộp, áo mưa, vật dụng thiết yếu, mỗi suất quà trị giá 50 nghìn đồng đến 450 nghìn đồng tặng trẻ em trên địa bàn; trao hơn 600kg rau, củ, quả cho người dân trên địa bàn… với tổng kinh phí thực hiện chương trình hơn 25 triệu đồng.Đồng thời, tổ chức tuyên truyền về Luật Phòng chống bạo lực gia đình và phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; tổ chức thu gom rác thải và trồng cây xanh trên địa bàn buôn.Các đơn vị tổ chức thu gom rác thải và trồng cây xanh trên địa bàn buôn Drang Phốk.Buôn Drang Phốklà buôn vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của xã biên giới Krông Na, nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Yok Đôn. Toàn buôn hiện có 525 nhân khẩu với gần 90% là người đồng dân tộc thiểu số sinh sống. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm khoảng 62%.
https://nhandan.vn/trao-235-suat-qua-tang-tre-em-o-buon-vung-sau-vung-xa-drang-phok-post812230.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "Ngày Quốc tế Thiếu nhi", "Tháng hành động vì trẻ em", "Ngày gia đình Việt Nam", "trẻ em", "buôn Drang Phốk", "huyện Buôn Đôn", "1/6" ] }
Ứng dụng công nghệ thông tin tìm kiếm mộ liệt sĩ
Với kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thành thạo, những tình nguyện viên đã và đang giúp hàng nghìn gia đình liệt sĩ tìm được thông tin, kỷ vật, phần mộ liệt sĩ, góp phần đưa các liệt sĩ trở về quê hương, đoàn tụ cùng gia đình.
Hơn 30 năm tìm mộ anh trai là liệt sĩ chống Mỹ, thấu hiểu nỗi niềm của thân nhân liệt sĩ, từ năm 2008, thầy giáo Nguyễn Sỹ Hồ, sinh năm 1956, giáo viên Trường THPT Tân Bình, Tân Uyên, Bình Dương (đã nghỉ hưu) lặng thầm đi khắp các nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) để chụp ảnh bia mộ, tìm kiếm, đối chiếu thông tin rồi đưa lên internet, mạng xã hội, giúp hàng nghìn gia đình liệt sĩ tìm được mộ người thân.Để có thông tin đầy đủ cung cấp cho gia đình liệt sĩ, thầy giáo Hồ còn tìm đến cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội tại các địa phương, các cơ quan, đơn vị quân đội, đề nghị được sao chép hồ sơ, danh sách liệt sĩ, hồ sơ lưu trữ thông tin liệt sĩ, sau đó chắt lọc, khớp nối thông tin, viết thư gửi thân nhân các liệt sĩ báo tin, đồng thời đăng tải lên internet.Với mong muốn tạo một kênh thông tin hỗ trợ thân nhân liệt sĩ mọi miền đất nước có thể tìm được mộ người thân, thời gian đầu, thầy giáo Hồ lập blog teacherho.vnweblogs.com. Tại trang blog này, ông đăng tải hàng nghìn ảnh bia mộ và thông tin mộ liệt sĩ được thu thập tại NTLS. Từ năm 2012, ông lập website nguoiduado.vn (Người đưa đò), lập trang Facebook cá nhân để thân nhân liệt sĩ thuận tiện truy cập, tìm kiếm và trao đổi thông tin. Ông cũng sẵn sàng đồng hành cùng thân nhân liệt sĩ đến nơi liệt sĩ an nghỉ, giúp đỡ thân nhân làm thủ tục cần thiết, kết nối các nhà hảo tâm hỗ trợ phương tiện, kinh phí để đưa đón hài cốt liệt sĩ trở về quê nhà.Trong 15 năm qua, ông đã đến hơn 1.000 NTLS, chụp hơn 800.000 ảnh bia mộ, giúp hơn 10.000 gia đình tìm thấy mộ liệt sĩ.“Khi chưa có mạng xã hội, tôi phải viết hàng nghìn bức thư gửi qua bưu điện để báo tin cho thân nhân biết phần mộ của liệt sĩ nhà mình. Việc này cũng tốn nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc. Kể từ khi có mạng xã hội thì thông tin chuyển đến gia đình liệt sĩ thuận tiện hơn nhiều, có nhiều trường hợp chỉ mới đăng tin 30 phút đã kết nối thành công, như trường hợp liệt sĩ Lưu Văn Soi, quê ở Vạn Thiện, Nông Cống, Thanh Hóa” - thầy giáo Nguyễn Sỹ Hồ chia sẻ.Sự tận tâm, tận lực trong hành trình kết nối, chia sẻ, ​​​​giúp các gia đình liệt sĩ tìm mộ người thân của thầy giáo Nguyễn Sỹ Hồ đã truyền cảm hứng và nhận được sự đồng hành của hàng trăm tình nguyện viên trên khắp cả nước, tạo thành một mạng lưới rộng khắp hỗ trợ gia đình liệt sĩ. Nhiều tình nguyện viên trẻ đã dành thời gian khai thác thông tin tại trang web Người đưa đò và Facebook Nguyễn Sỹ Hồ rồi tổng hợp, lập danh sách liệt sĩ có thông tin tại các NTLS, sau đó gửi đến chính quyền các địa phương hoặc đăng lên mạng xã hội, nhờ cộng đồng tìm kiếm thân nhân. Qua đó, nhiều trường hợp thân nhân đã tìm được phần mộ của người thân, các tình nguyện viên còn hỗ trợ làm thủ tục, bố trí phương tiện, kinh phí đưa đón hài cốt liệt sĩ trở về quê hương yên nghỉ.Ngay trong những ngày đầu tiên năm mới Giáp Thìn 2024, thầy giáo Nguyễn Sỹ Hồ đã kết nối thành công, báo tin vui cho nhiều gia đình liệt sĩ, như các liệt sĩ: Trịnh Như Dung, Nguyễn Văn Tứ, Lưu Văn Soi, Phạm Văn Trang, Hoàng Văn Huynh, cùng quê quán tỉnh Thanh Hóa; liệt sĩ Phan Văn Khìn (Lạng Sơn); liệt sĩ Vương Chính Củi (Hà Giang); liệt sĩ NguyễnVăn Nghêu (Ninh Bình). Ông và các tình nguyện viên cũng đang chuẩn bị cho hành trình đưa hài cốt liệt sĩ Lê Văn Khi từ NTLS Cai Lậy (Tiền Giang) về quê nhà huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, nơi có mẹ Phạm Thị Hòa, 101 tuổi, đang ngày đêm khắc khoải nhớ mong.Với tấm lòng biết ơn vô hạn đối với những người đã ngã xuống cho quê hương, đất nước, nhiều năm qua, anh Lâm Hồng Tiên, một người đam mê nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, hội viên Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam cũng dành nhiều tâm sức, thời gian và tiền bạc để tìm kiếm thông tin liệt sĩ từ các nguồn tài liệu quân sự.Từ việc nghiên cứu, tổng hợp các báo cáo của quân đội Mỹ đã được giải mật và đăng tải công khai trên ​​website của Đại học Kỹ thuật Texas (Mỹ) về các trận đánh, nơi an táng ban đầu của liệt sĩ, những ngôi mộ tập thể, bản chụp những giấy tờ, kỷ vật, hồ sơ cá nhân, năm 2013, anh Lâm Hồng Tiên lập trang website www.kyvatkhangchien.com để đăng thông tin, tài liệu, kỷ vật kháng chiến và hỗ trợ tìm kiếm thông tin liệt sĩ. Sau này, khi có mạng xã hội, anh lập trang Facebook Kỷ Vật Kháng Chiến để lan tỏa nhiều hơn những thông tin về liệt sĩ. Nỗ lực của anh đã góp phần tìm kiếm, quy tập được nhiều ngôi mộ tập thể liệt sĩ và bắc nhịp cầu đưa những kỷ vật thiêng liêng của liệt sĩ trở về bên gia đình.Hơn 1.000 bài thông tin về liệt sĩ mà anh Lâm Hồng Tiên đã đăng tải trên website kyvatkhangchien.com và trang Facebook cá nhân, trong đó nhiều tài liệu có tọa độ nơi an táng ban đầu và danh sách liệt sĩ là nguồn thông tin quý giá​​ giúp các đội quy tập, đơn vị chính sách quân đội, hội cựu chiến binh và thân nhân tìm mộ liệt sĩ.“Mạng xã hội có sức lan tỏa thông tin rất lớn, nhanh, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý hay thời gian. Khi có thông tin liên quan đến bộ đội Việt Nam như: trận đánh, giấy tờ bị thu giữ, nơi chiến đấu, nơi hy sinh của các liệt sĩ... tôi thường đưa ngay lên blog và trang Facebook, được rất nhiều người quan tâm, nhất là các thân nhân liệt sĩ. Cũng nhờ công nghệ thông tin, mạng xã hội, việc kết nối với các nhân chứng là cựu chiến binh Mỹ được dễ dàng hơn, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hơn” - anh Lâm Hồng Tiên chia sẻ.Chị Ngô Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ (Trung tâm MARIN) từng bỏ công việc ổn định để theo đuổi hành trình tìm mộ liệt sĩ. 20 năm trước, khi đang làm biên tập cho một tạp chí ở Thành phố Hồ Chí Minh, chị Hằng quyết định thôi việc, trở ra Hà Nội để hỗ trợ nhóm sinh viên Trường đại học Khoa học Tự nhiên phụ trách website: nhantimdongdoi.org. Sau những lần tiếp xúc với các gia đình liệt sĩ, chị thấy phần lớn thân nhân liệt sĩ ở nông thôn, đời sống kinh tế khó khăn, luôn đau đáu nỗi niềm tìm mộ người thân nhưng vô vọng do không có nguồn thông tin và tiền bạc. Chị nghĩ phải làm cách nào đó để giúp đỡ thân nhân liệt sĩ tìm được phần mộ người thân.Cứ ngoài giờ làm việc, chị lại lên internet tìm kiếm thông tin liệt sĩ hoặc đến các NTLS chụp ảnh bia mộ. Tháng 2/2009, chị hoàn thành dự án Đài tưởng niệm liệt sĩ trực tuyến Việt Nam tại website: lietsivietnam.org ghi danh hàng chục nghìn liệt sĩ.Tháng 10/2012, Trung tâm MARIN thuộc Hội bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam ra đời. Hiện Trung tâm có một kho dữ liệu thông tin của khoảng 900.000 liệt sĩ và các phần mộ liệt sĩ an nghỉ tại hơn 3.000 NTLS trong cả nước.Thêm một liệt sĩ được xác định danh tính, trả lại đầy đủ tên tuổi, quê quán, được trở về với quê hương, gia đình là bớt đi một phần nỗi đau, nỗi day dứt của người thân, dòng họ, xã hội, là chúng ta bước thêm một bước mới trên con đường góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh.Bằng trí tuệ, tâm huyết và sự tri ân sâu sắc, cùng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, đã giúp các tình nguyện viên viết lên những câu chuyện đẹp về lòng biết ơn, sự hy sinh, tình người, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Hành trình tri ân ấy vẫn đang tiếp tục và được tiếp nối bởi những tình nguyện viên trẻ.
https://nhandan.vn/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-tim-kiem-mo-liet-si-post798956.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "ứng dụng công nghệ thông tin", "tìm mộ liệt sĩ", "tìm thông tin liệt sĩ", "kỷ vật", "mạng lưới hỗ trợ", "kyvatkhangchien", "kết nối tìm kiếm thông tin liệt sĩ" ] }
Quản lý là chìa khóa ngăn thanh thiếu niên tiếp xúc với thuốc lá mới
Ngày 19/3, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam tổ chức hội thảo khuyến nghị chính sách về thuốc lá mới, để bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, cần có hành lang pháp lý rõ ràng. Việc áp dụng Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được xem là giải pháp hiệu quả để kiểm soát các sản phẩm thuốc lá mới này.
Thiết lập cơ chế pháp lý để ban hành các quy định cấm phù hợpTheo ông Tạ Văn Hạ - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, việc ban hành các quy định liên quan đến thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đặt lợi ích sức khỏe cộng đồng và tương lai của thế hệ trẻ lên hàng đầu. Các quy định này cần đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và được thực thi một cách nghiêm minh.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố năm 2024, có 69 quốc gia công nhận thuốc lá làm nóng là thuốc lá mới, thuốc lá không khói hoặc các dạng thuốc lá khác; và 86 quốc gia khác đang áp dụng các quy định hiện hành về thuốc lá điếu để quản lý thuốc lá làm nóng một cách gián tiếp. Thực tế này chứng tỏ phần lớn các quốc gia đều đang áp dụng luật để quản lý thay vì lệnh cấm.Dù vậy, quản lý thuốc lá làm nóng không đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho sản phẩm này xâm nhập giới trẻ. Ngược lại, đây là biện pháp thiết lập khuôn khổ pháp lý để cấm thuốc lá làm nóng hiệu quả. Theo WHO, hầu hết quốc gia không cấm hoàn toàn thuốc lá làm nóng mà áp dụng các biện pháp như: cấm đối tượng sử dụng (thường dưới 18, 20 hoặc 21 tuổi), cấm sử dụng tại nơi cấm hút thuốc, dán nhãn cảnh báo sức khỏe, quy định về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ tương tự thuốc lá điếu.Vào tháng 5/2024, WHO đã có báo cáo đề xuất các quốc gia áp đặt lệnh cấm việc sử dụng các sản phẩm này đối với trẻ em, đồng thời tăng cường quản lý các sản phẩm dành cho các đối tượng khác thông qua các biện pháp hạn chế về thuế và kinh doanh.Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ cho phép bán các sản phẩm thuốc lá làm nóng đáp ứng Đạo luật Kiểm soát Thuốc lá. Do đó, chỉ một số ít thuốc lá làm nóng được FDA cấp phép sau quá trình thẩm định nghiêm ngặt.Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhận định rằng nhiều quốc gia không áp dụng lệnh cấm cực đoan với thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử. Lý do là "nếu như cấm mà thị trường và nhu cầu người tiêu dùng vẫn có thì sẽ phát sinh thị trường chợ đen". Vì vậy, các quốc gia đặt ra quy định cấm đối tượng tiếp cận, cấm thành phần có khả năng thu hút giới trẻ và quy định giám sát chặt chẽ các nhà sản xuất.Tại tọa đàm “Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng” cuối năm 2023, ông Vũ Công Thảo - Chuyên viên cao cấp Vụ Khoa giáo văn xã, Văn phòng Chính phủ - đã phát biểu “Đứng trước câu chuyện thanh thiếu niên tiếp xúc với thuốc lá mới, những đánh giá về mặt khoa học đến bây giờ vẫn chưa đầy đủ. Vậy có nguy hiểm đến mức tuyệt đối cấm hay không? Vấn đề này phải do các nhà khoa học đánh giá cụ thể và tổng hợp kinh nghiệm của quốc tế và trong nước”.Ông Vũ Công Thảo, Chuyên viên cao cấp Vụ Khoa giáo văn xã, Văn phòng Chính phủ phát biểu.Cùng tọa đàm, ông Tạ Văn Hạ nhấn mạnh, cần thực thi nghiêm túc lệnh cấm bán, mua, cho tặng và quảng cáo thuốc lá đến đúng đối tượng, nhất là trẻ em, bao gồm cả thuốc lá mới và thuốc lá điếu.Lệnh cấm sẽ trở nên vô nghĩa nếu không thể thực thi hiệu quả?Ngày 4/5, tại Phiên giải trình "Trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng", Bộ Y tế đã thông báo đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác.Đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh: "Việc cấm cần được thực hiện triệt để, bao gồm cả việc quản lý chặt chẽ trong nội địa. Nếu cấm nhập khẩu, cần có biện pháp xử lý phù hợp đối với người sử dụng thuốc lá mới trong nước".Vậy nếu đề xuất cấm của Bộ Y tế được thông qua mà không có luật cấm sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (bao gồm trẻ vị thành niên), cơ quan chức năng sẽ xử phạt người vi phạm như thế nào?Việc kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng hiện nay đang được so sánh với việc kiểm soát thuốc lá điếu theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Tại Điều 9 luật này quy định rõ các hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc này.Ông Tạ Văn Hạ cũng nhấn mạnh, làm rõ trách nhiện và “hướng tới khắc phục thực trạng hiện nay như thế nào”. Theo ông, định nghĩa thuốc lá làm nóng tương tự như thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Vì vậy, nếu sử dụng Luật để quản lý, “các hành vi bị nghiêm cấm” theo Điều 9 sẽ là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác hại của các sản phẩm này.Hiện nay, Việc cấm các sản phẩm này tiềm ẩn nhiều thách thức, do ảnh hưởng rộng lớn đến hệ thống pháp luật liên quan. Ông Tạ Văn Hạ nhấn mạnh “Việc cấm liên quan đến vấn đề quyền con người, kinh doanh nên phải dùng luật và rất thận trọng. Do vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về phòng chống tác hại của thuốc lá cần có nghiên cứu, đánh giá tác động rất kỹ càng, thực sự thuyết phục”.
https://nhandan.vn/quan-ly-la-chia-khoa-ngan-thanh-thieu-nien-tiep-xuc-voi-thuoc-la-moi-post811841.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [] }
Xem xét điều chỉnh lại những dự án chung cư bỏ hoang để tránh lãng phí
NDO -Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế-xã hội sáng 23/5, nhiều đại biểuQuốc hộinêu thực trạng nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang trong khi người dân vẫn khó mua nhà vì giá đắt đỏ.
Hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang - giải pháp nào xử lý lãng phí?Phát biểu tại thảo luận Tổ 8, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cho biết, khi ông đi qua quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã chứng kiến khu điều trị Covid-19 trước đây hiện đang bỏ hoang. Đại biểu cũng dẫn chứng thêm hàng loạt căn hộ chung cư, tái định cư ở huyện Gia Lâm cũng trong tình trạng này.Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, ở Hà Nội hiện có khoảng 14.200 căn hộ chung cư chưa được đưa vào sử dụng, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có khoảng 14 nghìn căn hộ tái định cư bỏ trống... Có thể thấy số lượng căn hộ tái định cư trên cả nước chưa được sử dụng lớn, rất lãng phí.Trong khi đó, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) cho rằng, thời gian qua, chúng ta phải nhắc đến một số biến động bất thường của thị trường bất động sản. Điều này cho thấy sự không ổn định, cần sớm có sự chỉ đạo, tháo gỡ, bình ổn để tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, xáo động tâm lý của người dân.Bà Yên nêu dẫn chứng về việc thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, giá trung bình hợp với khả năng tài chính của người dân, hoặc thực trạng nhà ở xã hội có nơi thừa, nơi thiếu.Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) phát biểu thảo luận. (Ảnh: TRUNG HƯNG)"Gói tín dụng 120 nghìn tỷ cho nhà ở xã hội mớigiải ngânđược 83 tỷ đồng là rất thấp, cần làm rõ trách nhiệm các cơ quan có liên quan. Vì sao chính sách của chúng ta rất tốt, rất nhân văn nhưng lại chậm được triển khai thực hiện, trong khi người dân thì rất mong mỏi, chờ đợi?”, đại biểu Yên nêu quan điểm.Đặc biệt, bà Yên nhấn mạnh về việc hàng chục nghìn căn nhà tái định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội bị bỏ hoang phế, gây lãng phí lớn về nguồn lực tài chính công, trong khi người dân còn thiếu chỗ ở."Tôi thấy chúng ta cần phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”, bà Yên thẳng thắn bày tỏ.Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8 của Quốc hội. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Đồng tình quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cũng cho biết, ông chứng kiến hàng loạt căn hộ chung cư, tái định cư ở Hà Nội trong tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí rất lớn."Trong khi đó, giá chung cư vừa qua tăng cao, nhu cầu của người dân nhiều nhưng chúng ta lại để lãng phí. Vì vậy, cần có giải pháp quyết liệt để đưa những căn hộ này vào sử dụng”, ông Hiếu nói.Theo đại biểu, việc đấu giá có thể nhiều địa phương đã nghĩ đến nhưng chưa tìm được mức giá phù hợp để đấu giá. Ngoài ra, chúng ta chưa tìm được cách tận dụng những căn hộ chung cư để những người có thu nhập thấp thuê.“Bên cạnh đó, lý do quan trọng khiến người dân chưa về ở bởi mức giá đền bù chưa thoả đáng, an sinh xã hội chưa bảo đảm, chung quanh chưa có trường học, bệnh viện thì người dân chưa an tâm trở về các khu tái định cư", ông Hiếu cho hay.Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phát biểu.Cùng bàn luận về vấn đề này đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết, trong mấy năm gần đây, một loạt luật mới đã được sửa đổi, tạo nên nhiều chính sách mới cởi mở hơn, tốt hơn, chặt chẽ hơn trong việc quản lý đất đai, tài nguyên. Do vậy chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý đất đai, tài nguyên để tránh lãng phí về đất đai, tài nguyên.“Có tình trạng dự án, công trình nhà ở xây xong rồi bị bỏ hoang, gây lãng phí vô cùng. Vừa qua tôi đã đi khảo sát tại một số tỉnh và thấy có rất nhiều dự án, khu nhà ở được xây thô, thậm chí là đã hoàn thiện nhưng nhìn vào thực tế khu vực đó thì có thể dự đoán đến mươi năm nữa cũng không thể có người ở.Ở Hà Nội cũng nhiều, nhất là ở khu vực cầu Đông Trù (Đông Anh) có một loạt khối nhà đã bỏ hoang mà không biết đến khi nào mới có người vào ở. Đây là một lãng phí rất lớn và tiếc vô cùng. Do vậy, cần phải xem xét để điều chỉnh lại những dự án bỏ hoang để tránh lãng phí, trong khi nhiều người có thu nhập thấp vẫn đang không có nhà ở”, đại biểu Trí nói.Nghiên cứu chuyển các chung cư tái định cư bỏ hoang sang nhà ở xã hộiĐại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Theo đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định), hiện nay lãng phí trong các công trình đầu tư công là vấn đề chúng ta hết sức quan tâm. Với thực hiện xây dựng nhà ở xã hội, đại biểu kiến nghị sử dụng công trình chung cư chưa phát huy hết tác dụng để chuyển đổi thành nhà ở xã hội, qua đó vừa giúp giải phóng nguồn lực xã hội, vừa giải quyết nhu cầu bức thiết trước mắt của người dân về nhà ở.Về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện đang đề nghị nghiên cứu chuyển các chung cư tái định cư sangnhà ở xã hội.Cũng liên quan đến vấn đề giá nhà ở và đất ở, đại biểu Quốc hội Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho biết đây là vấn đề các cử tri rất quan tâm.Theo bà Hương, báo cáo thẩm tra đã đánh giá cụ thể, hiện nay diễn ra tình trạng người có nhu cầu nhưng không thể mua do thủ tục phức tạp.“Tôi đề nghị cần làm rõ thủ tục đó là thủ tục gì, vấn đề phức tạp cụ thể là gì, sớm có các giải pháp quyết liệt tháo gỡ”, bà Hương nói.Tin liên quanXuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hộiBên cạnh đó, trình trạng đầu cơ, chênh lệch giá rất lớn giữa giá bán chủ đầu tư đăng ký với nhà nước và trên thực tế; có tình trạnglách luậttrong đầu tư, mua bán nhà ở xã hội. Bà Hương đề nghị cần làm rõ tình trạng này để có biện pháp hạn chế.Ngoài ra, vị đại biểu thống nhất với kiến nghị sớm nghiên cứu giải quyết nội dung báo cáo nêu về tốc độ tăng giá nhà chung cư, giá đất ở tại các thành phố lớn gấp rất nhiều lần so với tăng thu nhập khiến nhu cầu mua nhà ở của người lao động, nhất là công chức, viên chức trẻ không được bảo đảm.Đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân, đề ra các giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng nêu trên.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống
https://nhandan.vn/xem-xet-dieu-chinh-lai-nhung-du-an-chung-cu-bo-hoang-de-tranh-lang-phi-post810757.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "Nhà ở xã hội", "Tái định cư", "Căn hộ chung cư", "Lãng phí", "Quốc hội" ] }
Hai phụ nữ nước ngoài được trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế”
NDO -Hai phụ nữ nước ngoài là bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á-Nhật Bản đã được trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” nhân dịp chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, vì những đóng góp không ngừng nghỉ của họ choThừa Thiên Huế.
Ngày 7/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản văn hóa Đức và bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á-Nhật Bản. Đây là hai cá nhân có nhiều đóng góp trong lĩnh vực bảo tồn di sản và y tế tại Huế.Tham dự có đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.Tin liên quanLãnh đạo Hội trợ giúp trẻ em Việt Nam-Nhật Bản nhận danh hiệu “Công dân Đồng Khởi danh dự”Tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá: Tâm huyết, cống hiến và sẻ chia là những điều mà mỗi người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế luôn mong muốn thực hiện để góp phần vào sự phát triển của tỉnh, qua đó tạo nên một môi trường sống tốt đẹp hơn.Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương phát biểu tại buổi gặp, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên” cho 2 phụ nữ nước ngoài.Bằng việc chung tay xây dựng cộng đồng, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ mang lại những cải thiện về mặt vật chất, mà còn tạo ra tinh thần đoàn kết, hợp tác và sự hiểu biết đa văn hóa giữa các quốc gia, điều này góp phần làm cho tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế.Với tâm nguyện đó, đã có những cá nhân với lòng nhiệt huyết và tinh thần hợp tác, không ngừng truyền cảm hứng và khích lệ cho cộng đồng thông qua việc chia sẻ nguồn lực, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong các lĩnh vực của đời sống (như: bảo tồn và phục hồi di sản; giúp đỡ, điều trị cho trẻ em bị bệnh ung thư) đem lại những giá trị thiết thực và bền vững cho xã hội.Để ghi nhận, tôn vinh và lan tỏa những đóng góp không ngừng nghỉ đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho 2 cá nhân là bà Andrea Teufel (Quốc tịch Đức), Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản văn hóa Đức; bà Kazuyo Watanabe (Quốc tịch Nhật Bản), Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á-Nhật Bản.Ông Nguyễn Văn Phương cảm ơn bà Kazuyo Watanabe vì những đóng góp quý báu trong công tác giúp đỡ, điều trị cho trẻ em bị bệnh ung thư và bà Andrea Teufel trong công tác bảo tồn, phục hồi di sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hy vọng bà Kazuyo Watanabe và bà Andrea Teufel sẽ tiếp tục với tinh thần đầy nhiệt huyết của mình, cùng nhau xây dựng một cộng đồng Thừa Thiên Huế phát triển, hạnh phúc và bền vững hơn nữa.Bà Kazuyo Watanabe phát biểu tại lễ nhận danh hiệu "Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế”.Nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 sắp đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Phương chúc bà Kazuyo Watanabe và bà Andrea Teufel mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được những thành tựu mới trong sự nghiệp để tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội.Phát biểu tại buổi lễ, bà Andrea Teufel và bà Kazuyo Watanabe bày tỏ niềm hạnh phúc, tự hào khi được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vinh danh là “Công dân danh dự” của tỉnh; đồng thời cũng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân, những người bạn Huế đã luôn đồng hành, hỗ trợ họ trong quá trình làm việc tại Huế.Bà Andrea Teufel và bà Kazuyo Watanabe mong muốn trong thời gian tới sẽ được tiếp tục đồng hành với Thừa Thiên Huế trong nhiều chương trình, dự án hơn nữa để góp phần đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mảnh đất mà hai bà đã gắn bó và xem như quê hương thứ hai của mình.Bà Kazuyo Watanabe cho biết: "Lần đầu tiên khi tôi đến Huế là vào năm 1995, 30 năm trước, nhằm hỗ trợ những trẻ em đường phố và giảng dạy tiếng Nhật tại Đại học Sư Phạm Huế. Và 10 năm sau, năm 2005, tôi đã tự xây dựng lên tổ chức phi chính phủ của riêng mình với cái tên là Liên đoàn Chăm sóc trẻ em châu Á ACCL, nhằm hỗ trợ các trẻ em bị ung thư và gia đình của các em tại Việt Nam".“Khoảng 20 năm trước, lần đầu tiên đến Bệnh viện Trung ương huế, đơn vị Ung bướu của Khoa Nhi còn rất nhỏ, với chỉ 10 bệnh nhân nội trú 1 ngày, và chỉ có ít trẻ em mắc ung thư đã được cứu chữa. Và sau 20 năm, khoa Ung bướu-nhi khoa đã to lớn hơn với 100 bệnh nhân nội trú 1 ngày, với rất nhiều em bị ung thư đã được cứu chữa và trở về với cộng đồng. Đặc biệt, trẻ em là tương lai của chúng ta, những nụ cười và sức khỏe của các em chính là nguồn động viên quý giá nhất”, bà Kazuyo Watanabe bày tỏ.Bà Andrea Teufel đã có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn, phục hồi di sản văn hóa Huế.Bà Andrea Teufel cũng đã dành trọn vẹn tình yêu lớn cho di sản văn hóa Huế; tham gia đào tạo một thế hệ kế cận cho việc trùng tu di sản tại Huế. Từ đó, xây dựng nguồn nhân lực cho công cuộc bảo tồn di sản lâu dài tại Việt Nam.“Huế là một thành phố tuyệt vời và là một thí dụ điển hình về sự giao thoa giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển bền vững. Việc này đòi hỏi phải có kiến thức, chiến lược rõ ràng, có năng lực và quyết tâm mới triển khai được. Và Huế có đầy đủ những yếu tố trên”, bà Andrea Teufel nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/hai-phu-nu-nuoc-ngoai-duoc-trao-danh-hieu-cong-dan-danh-du-tinh-thua-thien-hue-post799015.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:15", "tags": [ "Công dân danh dự", "trao danh hiệu", "phụ nữ nước ngoài", "Thừa Thiên Huế", "văn hóa Huế", "phục hồi di sản văn hóa Huế", "bảo tồn", "Ngày Quốc tế phụ nữ" ] }
Công tác dân số còn nhiều gian nan
Theo báo cáo,công tác dân sốnăm 2023 có nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch được giao. Những khó khăn, thách thức và hạn chế đã được ngành dân số chỉ ra và bàn biện pháp khắc phục.
Báo cáo công tác dân số cho thấy, chỉ có duy nhất chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh) của Việt Nam là 73,8 tuổi là đạt kế hoạch, còn khá nhiều chỉ tiêu không hoàn thành và đứng trước những khó khăn, thách thức. Mức sinh giảm dưới mức sinh thay thế, còn biến động khó lường; hoạt động cung ứng dịch vụ dân số bị gián đoạn; tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn không đạt mục tiêu…Mất cân bằng giới tínhkhi sinh là một thách thức với công tác dân số từ nhiều năm nay và đang có dấu hiệu gia tăng. Ước cả năm 2023 là 113,2 bé trai/100 bé gái sinh ra sống, không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm là 111,2 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Vẫn là những nguyên nhân chưa khắc phục được gần 10 năm nay, đó là do tâm lý ưa thích con trai và mong có con trai trong gia đình quy mô nhỏ, lạm dụng khoa học-công nghệ để lựa giới tính, việc thực hiện quy định pháp luật chưa nghiêm...Tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,95 con/phụ nữ, tiếp tục giảm so với năm 2022 và ở dưới mức sinh thay thế, không đạt kế hoạch đề ra (2,1 con/phụ nữ)… Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ hai con và các mô hình can thiệp để nâng mức sinh thuộc vùng mức sinh thấp (các can thiệp đối với đối tượng vị thành niên, thanh niên, dự phòng vô sinh tại cộng đồng đối với nhóm dân số trẻ, khóa học trước khi kết hôn...) đang trong quá trình xây dựng, đề xuất nên chưa đủ mạnh để nâng mức sinh.Tại các tỉnh có mức sinh cao, còn hạn chế tiếp cận biện pháp tránh thai do thiếu phương tiện tránh thai (thuốc cấy, thuốc tiêm không có); sụt giảm nghiêm trọng kinh phí triển khai chương trình; một số nơi ngân sách địa phương chỉ cấp miễn phí phương tiện tránh thai cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội.Số phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh chủ yếu bằng kỹ thuật siêu âm (tương ứng 69,63%), trong khi đó chỉ có 11,65% phụ nữ mang thai được sàng lọc bằng kỹ thuật xét nghiệm. Nếu chỉ tính tỷ lệ sàng lọc trước sinh bằng siêu âm thì đạt chỉ tiêu giao, nhưng nếu tính sàng lọc trước sinh đủ bốn bệnh là không đạt chỉ tiêu.Nguyên nhân không đạt là do phần lớn các tỉnh, thành phố chưa có năng lực thực hiện sàng lọc trước sinh bằng kỹ thuật xét nghiệm. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh đủ năm bệnh), năm 2023 chỉ mới có 59,91% số trẻ được sàng lọc đủ năm bệnh...Về kinh phí để triển khai hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi còn nhiều bất cập, như chưa bố trí kinh phí; bố trí nhưng ít, không đủ để thực hiện cho tất cả đối tượng người cao tuổi. Có địa phương có kinh phí nhưng chưa ghi rõ nội dung, định mức chi nên không thể thực hiện hoặc lúng túng trong việc sử dụng nguồn kinh phí.Kết quả giám sát cho thấy hầu hết trạm y tế (tại địa bàn giám sát) đều có cán bộ y tế có khả năng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản thường xuyên như: khám thai, khám phụ khoa, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai, cung cấp bao cao-su… Tuy nhiên, chỉ một số ít cán bộ y tế được cấp chứng chỉ về đặt dụng cụ tránh thai và cấy thuốc tránh thai, khiến cho việc đáp ứng dịch vụ tại trạm y tế còn hạn chế, nhiều nơi phải mời cán bộ trung tâm y tế, bệnh viện hoặc trạm khác để hỗ trợ khi có nhu cầu. Một số trạm, cán bộ y tế chưa đủ điều kiện thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo quy định như siêu âm, xét nghiệm nên không chủ động đáp ứng được yêu cầu của người dân...Có nhiều nguyên nhân dẫn đến công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình thiếu và yếu về nhiều mặt. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu và tổ chức bộ máy của ngành dân số liên tục gặp biến động, nhất là tuyến cơ sở; đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số thường xuyên thay đổi; kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ vừa thiếu và vừa yếu. Một số địa phương vẫn chưa ban hành đầy đủ văn bản để thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số luôn không ổn định, thiếu thống nhất giữa các tỉnh, thành phố kéo theo biến động lớn về đội ngũ công chức, viên chức làm công tác dân số theo hướng giảm dần cán bộ có kinh nghiệm, nhất là cấp huyện trở xuống. Việc giao nhiệm vụ cho viên chức thực hiện nhiệm vụ công tác dân số tại nhiều nơi không hợp lý, không theo vị trí việc làm…Ðể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng dân số tại các tuyến, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị các tỉnh, thành phố lồng ghép các yếu tố dân số vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình triển khai, thực hiện; ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, Nghị quyết 137/NQ-CP (đối với các tỉnh chưa ban hành hoặc ban hành chưa đầy đủ); bố trí đủ kinh phí từ ngân sách của địa phương để thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về dân số; ban hành theo thẩm quyền quy định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương, cơ chế đầu tư, chính sách ưu đãi, khuyến khích các cơ quan, đơn vị, cá nhân cung cấp các dịch vụ dân số phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế ở địa phương. Bảo đảm miễn phí biện pháp tránh thai hiện đại cho tất cả người dân có nhu cầu sử dụng. Tổ chức các chiến dịch cung cấp các gói dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các địa bàn; bảo đảm thuốc thiết yếu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương tiện tránh thai phục vụ chiến dịch đầy đủ và kịp thời. Các địa phương triển khai các mô hình can thiệp, khuyến khích người dân không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và nhiều con. Tuyên truyền thực hiện "mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con"; đồng thời huy động các nguồn lực triển khai các mô hình hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ hai con...Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố giữ ổn định tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số các cấp; thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ làm công tác dân số; đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản, người cung cấp dịch vụ.
https://nhandan.vn/cong-tac-dan-so-con-nhieu-gian-nan-post798394.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "công tác dân số", "nâng cao chất lượng dân số", "dân số" ] }
Gần 1.160 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp
NDO -Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh trực tiếp, nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn hoặc mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng.
Nếu cáccông trình thủy lợi, trong đó có hồ chứa nước không bảo đảm an toàn sẽ là nguy cơ lớn trong việc bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó, các hồ chứa thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, điều tiết nước phòng chống lũ trong mùa mưa, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du.Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay trên địa bàn cả nước có 6.750 hồ chứa thủy lợi. Trong thời gian vừa qua được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ cũng như nỗ lực của các địa phương, phần lớn các hồ chứa lớn có dung tích từ 3 triệu m3trở lên đã được sửa chữa bảo đảm an toàn.Qua thống kê cho thấy, 100% số hồ chứa thủy lợi được kiểm tra theo quy định; 90% số hồ có cửa van có quy trình vận hành được duyệt; 86% số hồ được đăng ký an toàn đập; 77% số hồ được lập phương án ứng phó thiên tai.Theo thống kê của 45 địa phương thì có khoảng 1.159 hồ chứa thủy lợi đang bị hư hỏng, xuống cấp. Trong đó, có 338 hồ chứa thủy lợi hư hỏng nặng, 555 hồ chứa hư hỏng vừa và 266 hư hỏng nhẹ.Phó Cục trưởng Thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh cho biết: “Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônđược bố trí 3.800 tỷ đồng để sửa chữa nâng cấp 30 công trình đập, hồ chứa thủy lợi; trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ hỗ trợ các địa phương sửa chữa nâng cấp 68 hồ với tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng”.Tuy nhiên, theo thống kê của 45 địa phương thì có khoảng 1.159 hồ chứa thủy lợi đang bị hư hỏng, xuống cấp. Trong đó, có 338 hồ chứa thủy lợi hư hỏng nặng, 555 hồ chứa hư hỏng vừa và 266 hư hỏng nhẹ. Nhiều nhất là ở Hà Tĩnh với 79 hồ chứa, Thanh Hóa 51 hồ chứa, Tuyên Quang với 47 hồ chứa, Phú Thọ 46 hồ chứa, Hòa Bình 44 hồ chứa…Cũng theo Phó Cục trưởng Thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh: “Việc các hồ chứa thủy lợi xuống cấp gây nguy cơ mất an toàn cao, không phát huy được hết năng lực. Ngoài ra, chi phí quản lý vận hành tốn kém hơn, hiệu quả thấp, không đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh”.Hiện tại, theo sự phát triển của kinh tế-xã hội, khu vực hạ du đang dần hình thành các khu đô thị, thành phố dẫn đến hệ quả hành lang thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi đang bị thu hẹp lại; lưu lượng xả của các hồ chứa nếu xả theo thiết kế sẽ gây ngập lụt cho khu vực hạ du.Để hạn chế tình trạng này các bộ, ngành, địa phương cần kiểm tra, đánh giá hiện trạng các hồ chứa thủy lợi để sớm sửa chữa các công trình, hạng mục có nguy cơ mất an toàn cao trước mưa, bão; hỗ trợ kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ chứa theo hướng sắp xếp thứ tự ưu tiên để sửa chữa, nâng cấp các công trình hư hỏng nặng trước.
https://nhandan.vn/gan-1160-ho-chua-thuy-loi-bi-hu-hong-xuong-cap-post804173.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Thủy lợi", "Hạ du", "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "Hồ chứa nước", "Hư hỏng" ] }
Hà Nội: Cháy lớn kho phế liệu dưới chân cầu vượt Mễ Trì
NDO -Một đámcháy lớnđã bất ngờ bùng phát tại một kho phế liệu tại khu vực gầm cầu vượt Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Sự việc trên xảy ra vào khoảng 11 giờ 30 phút sáng nay, 5/4 tại gầm cầu vượt Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.Anh Nguyễn Nam, một nhân chứng có mặt cho hay, vào khoảng thời gian trên, khi anh đang làm việc gần khu vực hiện trường thì bỗng nhiên ngửi thấy mùi khét. Nhìn ra ngoài, anh phát hiện cột khói rất lớn, cao cả chục mét bốc lên từ khu vực hiện trường.Khu vực bị cháy là dãy nhà tôn dùng để kinh doanh phế liệu và vật liệu xây dựng gần ngõ 2 Đại lộ Thăng Long. Lửa bốc lên cao, bao trùm cả dãy nhà.Ngay sau khi nhận được tin báo, cảnh sát đã có mặt, huy động phương tiện để chữa cháy. Tới thời điểm 12 giờ trưa cùng ngày, đám cháy cơ bản đã được khống chế.Hiện, nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.Video hiện trường vụ cháy. (CTV: Nguyễn Nam)
https://nhandan.vn/ha-noi-chay-lon-kho-phe-lieu-duoi-chan-cau-vuot-me-tri-post803253.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Cháy tại Mễ Trì", "Nguy cơ cháy mùa khô", "Hà Nội" ] }
Hơn 1,75 triệu lượt đăng nhập VssID bằng tài khoản VNeID
Theo thống kê của Trung tâm Công nghệ thông (Bảo hiểm xã hộiViệt Nam), trong một tháng qua, toàn quốc đã có 1.759.402 lượt đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản VneID.
Tính năng này được chính thức triển khai từ ngày 19/10/2023 từ việc phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06 - Bộ Công an) thực hiện điều chỉnh, nâng cấp ứng dụng VssID đáp ứng yêu cầu kết nối, tích hợptài khoản VNeIDvới ứng dụng VssID.Theo đó, hiện nay người dùng có thể đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID). Đây là một bước tiến lớn, kết quả từ việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06); giúp người dùng không phải nhớ nhiều thông tin tài khoản, thuận tiện cho việc lấy lại mật khẩu, tăng tính bảo mật…Để sử dụng tính năng "Đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử" trên ứng dụng VssID, người dùng cần đáp ứng các yêu cầu sau:Thứ nhất, đã có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội (tài khoản VssID).Thứ hai, đã có tài khoản định danh điện tử (tài khoản VNeID) mức 2.Thứ ba, đã cài đặt ứng dụng VNeID phiên bản 2.1.0 và ứng dụng VssID phiên bản 1.6.7 trở lên.Người tham gia cài đặt phiên bản mới nhất của hai ứng dụng nêu trên tại kho ứng dụng AppStore (dành cho điện thoại sử dụng hệ điều hành IOS), hoặc trên Google Play (đối với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android).Thông tin từ phiên họp Tổ công tác triển khaiĐề án 06tháng 11/2023 của Bộ Công an cho biết, cơ quan này đã thu nhận hơn 70,2 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt hơn 48,66 triệu tài khoản (tỷ lệ kích hoạt trên tổng số hồ sơ thu nhận đạt 69,25%). Có 42 địa phương đã hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử.
https://nhandan.vn/hon-175-trieu-luot-dang-nhap-vssid-bang-tai-khoan-vneid-post784964.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "VssID", "Đề án 06", "VNeID", "định danh điện tử", "bảo hiểm xã hội số" ] }
Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương
Tháng Nhân đạonăm nay (từ ngày 1 đến 31/5/2024) hướng đến một hành trình của lòng nhân ái mà ở đó mỗi người đều có thể tham gia đóng góp, gắn kết, cống hiến. Tất cả đều hướng tới sẻ chia tình yêu thương, sẵn sàng trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, nhân lên những hành động tử tế, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái.
Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng, 6 năm qua, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm nòng cốt triển khai tổ chức Tháng Nhân đạo trên toàn quốc, đạt nhiều kết quả thiết thực, lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái” trong các tầng lớp nhân dân. Qua các lần tổ chức,Tháng Nhân đạođã vận động được hơn 3.400 tỷ đồng, trợ giúp hơn 5,5 triệu lượt người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước. “Năm nay, với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, chúng tôi mong muốn hành trình này lan tỏa rộng rãi đến mọi tầng lớp trong xã hội để thật sự đưa Tháng Nhân đạo trở thành tháng cao điểm toàn dân làm nhân đạo”, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa nhấn mạnh.Ấm áp sự sẻ chiaTrong chuỗi các chương trình diễn ra trong Tháng Nhân đạo, hoạt động xây nhà Chữ thập đỏ cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An quan tâm và đem lại hiệu quả thiết thực. Ông Trần Văn Minh, 72 tuổi, ở xóm 2, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương. Ông bị nhiễm chất độc da cam, thuộc hộ gia đình chính sách, có bốn người con thì một người mất sớm, một người bị bệnh tâm thần, hai người còn lại không có việc làm ổn định và sống xa nhà. Hoàn cảnh khó khăn, ông và vợ sống trong ngôi nhà đã cũ nát từ lâu.Thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình ông, Hội Chữ thập đỏ huyện Đô Lương đã trao số tiền 50 triệu đồng từ quỹ nhân đạo để giúp gia đình ông xây dựng nhà. Ông Minh cho biết: “Nhiều năm nay, sức khỏe yếu, đồng lương hưu chỉ đủ trả chi phí thuốc men, dù biết nhà đã dột nát nhưng gia đình chúng tôi vẫn chưa thể sửa sang lại. Nay được Hội Chữ thập đỏ cùng các tổ chức đoàn thể hỗ trợ tiền và vật liệu để giúp gia đình xây nhà mới, tôi vô cùng xúc động và biết ơn. Mùa mưa tới, chúng tôi không còn phải mang xô chậu ra hứng nước nữa”.Hay như anh Nguyễn Văn Hiền, sinh năm 1987, với sức khỏe không ổn định, một mình nuôi hai con nhỏ ở xóm 4, xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương. Ngày nhận ngôi nhà mới, anh không giấu được niềm xúc động, chia sẻ với mọi người: “Từ giờ, tôi chỉ còn lo làm lụng nuôi con ăn học, không phải ở trong căn nhà dột nát. Ngôi nhà Chữ thập đỏ đã mang đến sự vững tâm, ấm lòng cho những người có hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi”.Bên cạnh hoạt động xây nhà Chữ thập đỏ thì hỗ trợ suất ăn dinh dưỡng cũng được các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong Tháng Nhân đạo, các cấp Hội đã phối hợp các đơn vị tổ chức nấu và tặng hơn 10.000 suất ăn dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện.Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương là nơi nuôi dưỡng hơn 160 người bị bệnh tâm thần. Cứ tuần tự tháng hai lần, các cán bộ, hội viên Chữ thập đỏ lại đến chuẩn bị và trao những suất ăn dinh dưỡng cho người bệnh. Trong Tháng Nhân đạo, Hội vận động thêm được nhiều tấm lòng nhân ái cùng tham gia nên những suất ăn được cải thiện hơn. Bạn Nguyễn Thị Thu Hiền, 32 tuổi, được trung tâm chăm sóc từ năm 2017 chia sẻ: “Các anh chị cán bộ nơi đây xem mình như người thân, giúp cho tinh thần, sức khỏe mình ổn định hơn. Mỗi lần Hội Chữ thập đỏ hay các đoàn thiện nguyện tới, mình lại có thêm nguồn động viên để yên tâm điều trị”.Chia sẻ về những hoạt động nhân đạo mà tỉnh Hội đã thực hiện, bà Nguyễn Lương Hồng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An cho biết: “Trong 6 năm qua, nhờ sự tham gia sôi nổi của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, khơi dậy và lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, sự quan tâm, chia sẻ của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã gắn kết trợ giúp gần 60.000 địa chỉ nhân đạo với nguồn kinh phí trị giá hơn 40 tỷ đồng. Các công tác của Hội tạo hiệu quả ấn tượng, lan tỏa tính nhân văn, là dịp để những người làm công tác nhân đạo tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò cầu nối, điều phối, tổ chức các hoạt động nhân đạo trợ giúp những người dễ bị tổn thương nhất vươn lên trong cuộc sống”.Cán bộ, hội viên Chữ thập đỏ trao tặng suất cơm miễn phí đến người lao động nghèo tại phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: THANH TÂM)Tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, ngay từ sáng sớm, các hội viên Chữ thập đỏ phường Hòa An cùng Hội Nông dân phường đã có mặt để cùng nhau chuẩn bị cho bữa cơm trưa 0 đồng. Vào 10 giờ sáng, chiếc bàn nhỏ được đặt ngay trước cửa một quán cơm. Nhiều người lao động, xe ôm, người bán vé số… cũng đã có mặt, xếp hàng gọn bên góc đường để nhận.Bà Nguyễn Thị Bê, ngụ tại phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), sinh sống bằng việc thu mua ve chai, vui mừng khi được nhận một phần cơm còn nóng hổi trên tay. Bà Bê vui vẻ chia sẻ: “Thật may quá, vừa nghỉ trưa tôi đã được mọi người tặng suất cơm. Như vậy tôi không phải lo đến bữa ăn trong ngày mà trên hết còn đón nhận được tình cảm, sự quan tâm, tấm lòng nhân hậu của mọi người nơi đây”.Trong khoảng 30 phút, những phần cơm đã được phát hết. Ông Hồ Văn Trường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Hòa An cùng hội viên nhanh chóng đến gia đình ông Phan Văn Xin (tổ 51, phường Hòa An) để thăm hỏi. Đây cũng là hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, được Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ trong ba năm qua với kinh phí 2 triệu đồng/năm. Biết hoàn cảnh hai vợ chồng ông Xin thường xuyên ốm đau, các hội viên đã mang cơm trưa đến trao tận tay gia đình.“Bữa cơm 0 đồng” là một trong những hoạt động được Hội Chữ thập đỏ phường Hòa An đăng ký triển khai thực hiện trong Tháng Nhân đạo năm nay. Theo đó, 500 suất cơm được Hội thực hiện trong tháng dành cho người lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Đây cũng là một trong những hoạt động góp phần thực hiện chỉ tiêu 10.000 suất cơm 0 đồng trao tặng bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện, người lao động nghèo, các đối tượng yếu thế… do Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng đề ra trong Tháng Nhân đạo năm 2024. Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng Nguyễn Tiến Lâm cho biết: “Trong tháng nhân đạo, mỗi đơn vị Hội đã chủ động thực hiện các hoạt động, mô hình phù hợp thực tế, trong đó nhiều hoạt động, mô hình tiếp tục được duy trì và đáp ứng nhu cầu cần thiết của cộng đồng”.Lan tỏa những nghĩa cử cao đẹpTại tỉnh Vĩnh Long, Tháng Nhân đạo năm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ triển khai nhiều hoạt động, đạt 50 tỷ đồng, giúp hơn 10.000 lượt người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn, tạo phong trào tương thân, tương ái rộng lớn trong cộng đồng, mang lại điểm nhấn và kết quả nổi bật so với các hoạt động nhân đạo thường xuyên.Riêng trong đợt cao điểm, tỉnh Hội vận động và thực hiện các công trình nhân đạo cấp tỉnh như: Cấp phát thiết bị lọc nước không thu phí giai đoạn hai trị giá hơn 41 tỷ đồng; trao 500 suất học bổng tặng các em học sinh, sinh viên khó khăn; cung cấp nước sạch, trao tặng bồn chứa nước sạch giúp người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán xâm nhập mặn; xây dựng cầu giao thông nông thôn, triển khai mô hình Kho thực phẩm cộng đồng vì mục tiêu chống lãng phí và phân phối thực phẩm cho người yếu thế…Thực hiện Tháng Nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ thị xã Bình Minh phối hợp cùng chính quyền địa phương triển khai nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa như xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Điểm nổi bật ở các địa phương tại thị xã Bình Minh là mô hình đội vá đường thuộc các xã, phường do Hội Chữ thập đỏ làm nòng cốt.Đội vá đường xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh có gần 20 thành viên, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó trung bình khoảng 50-60 tuổi, có cụ hơn 70 tuổi cũng tham gia rất nhiệt tình. Ông Trần Văn Sơn, 70 tuổi, ngụ ấp Thạnh An, xã Đông Thạnh cho biết: “Tôi đã tham gia đội vá đường này hơn 5 năm nay. Trước kia, đường sá qua khu vực nhà tôi bị xuống cấp, rất khó đi, nhất là các em học sinh và người dân vận chuyển trái cây rất khó khăn. Khi con đường được mọi người dặm vá lại, người dân ai nấy rất phấn khởi”.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đông Thạnh Lê Thanh Sơn cho biết: “Việc sửa chữa của đội vá đường thiện nguyện do Hội Chữ thập đỏ làm nòng cốt đã phát huy được giá trị tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con, nhất là mùa mưa bão sắp tới. Các thành viên của đội thường xuyên đi kiểm tra đoạn đường nào xuống cấp cần phải sửa chữa là mọi người bắt tay vào làm ngay với sự nhiệt huyết, có trách nhiệm cao vì cộng đồng”.Năm 2024, Tháng Nhân đạo còn mang thông điệp ý nghĩa về một hành trình nhân ái gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc, tri ân các thế hệ đi trước bằng các hoạt động, công trình, phần việc nhân đạo, hỗ trợ, giúp đỡ những người dân, trẻ em sinh sống ở vùng khó khăn trên hành trình về nguồn tại các di tích lịch sử, văn hóa. Điểm nhấn trong Tháng Nhân đạo 2024 là Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái”. Mỗi bước chân của các tổ chức, cá nhân tham gia truyền tải thông điệp nhân ái về hiến máu, hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể người, bảo vệ môi trường và gây quỹ để thực hiện các công trình, phần việc nhân đạo giúp cho những trẻ em khó khăn, khuyết tật và những người dân nghèo.Sau gần hai tháng triển khai chiến dịch, đã có gần 100.000 người tham gia, chinh phục hơn 2,5 triệu ki-lô-mét và đã huy động được 16,2 tỷ đồng để triển khai các hoạt động nhân đạo hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn ba tỉnh: Thái Nguyên, Sơn La và Điện Biên. Toàn bộ nguồn lực từ doanh nghiệp và các cá nhân được sử dụng để khám bệnh, cấp thuốc, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 9.400 người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên; xây dựng 10 bếp ăn tặng các trường mầm non, tiểu học của tỉnh Điện Biên; hỗ trợ sinh kế cho 82 hộ nghèo của tỉnh Điện Biên, hỗ trợ dinh dưỡng và điều kiện học tập cho hơn 7.000 học sinh…Với những hoạt động ý nghĩa, nhân văn, Tháng Nhân đạo 2024 thật sự là hành trình “chở đầy” tinh thần nhân đạo, lan tỏa những tấm gương người tốt, việc thiện trong xã hội. Tháng Nhân đạo đã trở thành điểm nhấn ghi đậm dấu ấn quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thu hút đông đảo người dân tham gia và đánh dấu kết quả vận động nguồn lực cao nhất, đối tượng được trợ giúp nhiều nhất, các công trình, phần việc, hoạt động nhân đạo được triển khai hiệu quả và thiết thực nhất các tháng trong năm.
https://nhandan.vn/hanh-trinh-nhan-dao-trao-nhan-yeu-thuong-post811419.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Nhân đạo", "Hội Chữ thập đỏ Việt Nam", "Tháng Nhân đạo", "nhân ái", "tương thân tương ái" ] }
Kiên Giang: Chập điện trong đêm làm cháy rụi cửa hàng điện thoại di động
NDO -Vụ hỏa hoạn xảy ra vào giữa đêm khuya, làmcháy rụi1 cửa hàng điện thoại di động ở tỉnh Kiên Giang. May mắn, 4 người trong một gia đình thoát được ra ngoài, không thiệt hại về người.
Sáng 14/12, Ủy ban nhân dân xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, cho biết cơ quan chức năng vẫn đang khám nghiệm hiện trường tiến hành điều tra nguyên nhân vụ cháy xảy ra vào rạng sáng cùng ngày, làm thiệt trên 2 tỷ đồng.Thông tin ban đầu, khoảng 0 giờ 15 phút ngày 14/12 ngọn lửa bất ngờ bốc lên từ cửa hàng điện thoại đi động do ông Danh Minh Phụng (36 tuổi), làm chủ trong khu vực chợ Định Hòa, ấp Hòa Mỹ, xã Định Hòa. Chỉ một lúc sau, ngọn lửa lan rộng bao trùm cửa hàng.Khi phát hiện ngọn lửa, vợ chồng ông Phụng và 2 người con hoảng hốt thoát ra ngoài; đồng thời tri hô người dân xung quanh tiến hành ứng cứu.Tin liên quanKiên Giang: Cháy lớn thiêu rụi hoàn toàn 1 căn nhàNhận tin báo, các lực lượng chức năng xã Định Hòa gồm hàng chục cán bộ, chiến sĩ công an, dân quân đã nhanh chóng đến hiện trường dập lửa, ngăn chặn cháy lan; đồng thời, hỗ trợ người dân chung quanh di dời một số tài sản bên trong ra ngoài.Đến khoảng 2 giờ sáng cùng ngày, lực lượng chức năng đã khống chế và dập tắt hoàn toàn đám cháy.Vụ cháy không gây thương vong về người, nhưng nhiều tài sản bên trong cửa hàng bị thiêu rụi, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 2 tỷ đồng. Bước đầu cơ quan chức năng xác định đám cháy có thể xuất phát từ việc chập điện.Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
https://nhandan.vn/kien-giang-chap-dien-trong-dem-lam-chay-rui-cua-hang-dien-thoai-di-dong-post787427.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Kiên Giang", "phòng cháy chữa cháy", "chập điện", "cháy cửa hàng điện thoại", "dập lửa" ] }
[Infographic] Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, dịp 30/4 và 1/5
NDO -Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 1 ngày nhân dịpGiỗ Tổ Hùng Vương(10/3 âm lịch) và 5 ngày liên tiếp dịp nghỉChiến thắng 30/4và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
https://nhandan.vn/infographic-lich-nghi-le-gio-to-hung-vuong-dip-304-va-15-post804534.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "nghỉ lễ", "Chiến thắng 30/4", "Ngày Quốc tế Lao động", "hoán đổi ngày làm việc", "Thủ tướng Chính phủ" ] }
Cần làm tốt công tác quy hoạch đất đai và đào tạo nghề
Tạo việc làm ổn định cho người lao động, trong đó người lao động khu vực nông thôn sau khi bị thu hồi đất luôn là trăn trở của các cấp, các ngành và từng địa phương và cũng là khâu gặp nhiều vướng mắc thời gian qua. Các chuyên gia cho rằng, để tháo gỡ những khó khăn nêu trên, cần chú trọng thực hiện tốt ngay từ khâu quy hoạch, sử dụng đất, đồng thời đưa ra dự báo về thị trường lao động cũng như triển khai hiệu quả các chương trình, đề án về đào tạo và giải quyết việc làm cho người dân.
Quy hoạch, sử dụng nguồn lực sát với thực tếTheo thống kê, mỗi héc-ta đất bị thu hồi sẽ làm cho 10 lao động bị mất việc làm. Trong khi đó, công tác quy hoạch và sử dụng đất tại các dự án phát triển kinh tế- xã hội thời gian qua đang gặp nhiều bất cập. Thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2023, qua rà soát, cả nước có 908 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng do còn vướng mắc chưa xử lý, với diện tích 28.155 ha. Điều này cũng có nghĩa là nhiều diện tích đất bị thu hồi nhưng không được đưa vào sử dụng, trong khi người dân bị thu hồi đất cần được đào tạo nghề, giải quyết việc làm để bảo đảm đời sống. Tuy vậy, đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 của các địa phương đối với đất để phát triển kinh tế-xã hội vẫn tiếp tục tăng lên. Cụ thể, đất khu công nghiệp có 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất tăng với diện tích 46.038 ha, chỉ có một tỉnh đề xuất giảm 58 ha; đất giao thông có 31 tỉnh đề xuất tăng với diện tích là 32.701 ha, không có địa phương đề xuất giảm.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, trong đó, 51,3 triệu lao động có việc làm, tăng 683.000 người so với năm 2022. Đây là nguồn lực lao động rất lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong tổng số lực lượng lao động hiện nay, có khoảng 38,3 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên. Vì vậy, chất lượng cung lao động chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.Điều này cho thấy, chúng ta đang lãng phí một nguồn lao động rất lớn do không được đào tạo, hoặc đào tạo không phù hợp nhu cầu của thị trường lao động nói riêng và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội nói chung. Những con số nêu trên cho thấy, các cơ quan chức năng cần xây dựng quy hoạch sử dụng nguồn lực sát với nhu cầu thực tế mà cụ thể là chính sách quản lý chặt chẽ, phù hợp trong công tác quy hoạch và sử dụng đất, gắn chặt với dự báo nhu cầu về việc làm, từ đó đưa ra chiến lược dài hạn trong công tác đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Cùng với việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, sử dụng đất, các cơ quan chức năng cần có giải pháp đồng bộ, phù hợp để sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động hiện nay, nhất là lao động nông thôn.Theo Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên Phạm Hoàng Hải, trước hết cần đổi mới công tác giáo dục nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cần xác định, đào tạo nghề và nâng cao trình độ cho người lao động (đặc biệt là lao động vùng nông thôn) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, từ đó nâng cao chất lượng công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm.Trước hết cần đổi mới công tác giáo dục nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cần xác định, đào tạo nghề và nâng cao trình độ cho người lao động (đặc biệt là lao động vùng nông thôn) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, từ đó nâng cao chất lượng công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm.Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên Phạm Hoàng HảiCác cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chủ động tuyển sinh, tăng cường phối hợp, liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng, cung cấp nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu của thị trường lao động. Liên quan vấn đề này, đồng chí Trà Thanh Danh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi cho rằng, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền chính sách hỗ trợ ổn định đời sống cho người lao động khi Nhà nước thu hồi đất, ngành chức năng cần tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong vùng dự án về phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp để có chọn lựa phù hợp cho từng vùng; đồng thời, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được tổ chức thực hiện trước khi thu hồi đất, tránh tình trạng sau khi thu hồi đất, người dân không có việc làm. Còn nhiều hộ dân bị thu hồi đất ở tỉnh Bạc Liêu đề nghị, cần có cơ chế nâng mức hỗ trợ cho nông dân khi bị thu hồi đất để có điều kiện chuyển đổi sang ngành nghề khác; đồng thời có biện pháp cụ thể để hỗ trợ giải quyết việc làm cho những hộ dân có diện tích thu hồi từ 50% đến 70% trở lên, nhất là những người ở lứa tuổi từ 45 đến 60, khi các doanh nghiệp không sử dụng lao động độ tuổi này.Cụ thể hóa cơ chế, chính sách đào tạo và giải quyết việc làmLuật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã quy định cụ thể về “Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, trong đó, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật; vì lợi ích chung của cộng đồng và vì sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương; quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, Luật đã mở rộng các trường hợp bồi thường, hỗ trợ để người có đất bị thu hồi rộng đường lựa chọn: bồi thường, hỗ trợ bằng loại đất cùng mục đích sử dụng; trường hợp muốn được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng; trường hợp có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Liên quan vấn đề việc làm cho người bị thu hồi đất, Luật quy định rõ, Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, bên cạnh các quy định liên quan thủ tục về thu hồi đất, Luật Đất đai (sửa đổi) đã khẳng định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất. Nhiều ý kiến cho rằng, trong quá trình thực thi, cần có cách làm phù hợp thực tế của từng địa phương trên nguyên tắc bảo đảm đúng luật. Nhiều địa phương thời gian qua đã áp dụng linh hoạt các quy định trong quá trình thu hồi đất, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dân. Tại tỉnh Sóc Trăng, bên cạnh nhu cầu tái định cư tập trung, nhiều hộ chọn tái định cư phân tán để có thêm phần đất để trồng trọt, chăn nuôi hoặc được ở gần người thân. Khi chọn tái định cư phân tán, mỗi hộ sẽ được hỗ trợ suất đầu tư hạ tầng 80 triệu đồng (tái định cư ở nông thôn) và 100 triệu đồng (tái định cư ở đô thị) theo đúng quy định.Đề cập nội dung này, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đề xuất, cùng với việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai, cần có chính sách tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất theo hướng tạo việc làm tại chỗ, phù hợp thực tế. Cụ thể, đối với những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, không còn tư liệu để sản xuất, cần bố trí quỹ đất và cấp cho các hộ dân nêu trên trong khu vực dịch vụ của địa phương để họ có thể kinh doanh buôn bán, bảo đảm đời sống.Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhà đầu tư ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ, nhất là lao động bị thu hồi đất. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra bài toán cho các ngành chức năng trong việc dự báo nhu cầu tuyển dụng để có kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp. Chính quyền các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân có nhận thức đúng về học nghề, cần phân luồng giúp họ chọn đúng ngành, nghề phù hợp bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của mỗi địa phương.Trong đào tạo nghề, cần phân loại để có hình thức và nội dung đào tạo phù hợp. Đối với những lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên), không có điều kiện đi học tập trung, cần tạo điều kiện tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ, với những nghề truyền thống. Sau khi học xong, cần có sự hỗ trợ về vốn để người lao động phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với lao động trẻ, là lực lượng lao động lâu dài của xã hội, cần khuyến khích họ vào học tại các trường và trung tâm dạy nghề, bảo đảm có tay nghề vững, chuyên môn chắc, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Song song với công tác đào tạo nghề, cần nghiên cứu mở sàn giao dịch việc làm, đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm ở ngay các địa phương, để doanh nghiệp và người lao động có cơ hội gặp gỡ, đáp ứng nhu cầu của nhau ■
https://nhandan.vn/bai-2-can-lam-tot-cong-tac-quy-hoach-dat-dai-va-dao-tao-nghe-post803041.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "tạo việc làm cho người dân", "công tác quy hoạch đất đai", "công tác đào tạo nghề", "chính sách đào tạo và giải quyết việc làm" ] }
Vai trò hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới
Hiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh thật sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh; đời sống của người dân khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, văn hóa xã hội và môi trường có nhiều tiến bộ; dân chủ được mở rộng; hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân Quảng Ninh.
Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã thể hiện rõ vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Các cấp Hội bằng những cách làm sáng tạo, trúng, đúng, hiệu quả, đã khơi dậy và phát huy vai trò nông dân; lấy nông dân làm lực lượng nòng cốt chung tay cùng tỉnh xây dựng nông thôn mới và người nông dân đã khẳng định vai trò chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới.Nông dân là chủ thểVới phương châm “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi”, Quảng Ninh đã tạo được các phong trào sôi nổi do chính người dân tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới. Qua các phong trào, hàng trăm nghìn mét vuông đất đã được người dân hiến tặng để làm các công trình giao thông, nhà văn hóa; hàng trăm nghìn ngày công được các lực lượng quân đội, đoàn thể, cùng nhân dân đóng góp; hàng trăm tỷ đồng được huy động để hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo, nhà tình nghĩa, xây mới nhà vệ sinh, đường bê-tông liên thôn, kênh mương nội đồng, tu sửa nhà văn hóa, trạm y tế.Huyện Tiên Yên xác định lấy mục tiêu phát triển khai về lượng làm trọng tâm và lấy phát triển về chất làm then chốt thông qua nhiều giải pháp phù hợp, sát thực tiễn được triển khai rất bài bản, sáng tạo. Trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, người dân là nội lực và là chủ thể xuyên suốt, hướng đến mục tiêu mọi người dân phải được hưởng những thành quả, trái ngọt từ chương trình nông thôn mới.Bài học kinh nghiệm lớn nhất mà huyện Tiên Yên có được trong xây dựng nông thôn mới là, đã hội tụ sức mạnh đoàn kết, ý Đảng và lòng dân chung tay xây dựng nông thôn mới; từ đó huy động hiệu quả mọi nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới, tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn huyện.Anh Lý Văn Thắng ở thôn Hợp Thành, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên chia sẻ: Năm 2022, gia đình tôi được vay 100 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân để phát triển mô hình chăn nuôi gà. Với sự quan tâm và hỗ trợ về kỹ thuật, đàn gà của gia đình phát triển tốt và mang lại thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm. Đến nay, tôi đã hoàn trả vốn vay cho Quỹ và đang có kế hoạch mở rộng quy mô chăn nuôi thêm khoảng 2.000 đến 3.000 con gà thương phẩm.Là một trong nhiều hộ dân đã thành công trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nhỏ lẻ sang tập trung, ông Triệu Đức Sinh ở thôn Pắc Cáy, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ chia sẻ: Gia đình tôi đã cải tạo lại gần một ha đất rừng để trồng cây dược liệu cát sâm. Đây là loại cây rất hợp khí hậu, thổ nhưỡng cho nên sinh trưởng tốt, khi thu hoạch mỗi gốc sẽ đạt từ năm đến sáu kg. Như vậy, sau bốn đến năm năm tính theo giá thị trường như hiện nay là 180 nghìn đồng/kg, gia đình tôi sẽ thu hoạch được hơn 1,5 tỷ đồng.Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đỗ Ngọc Nam cho biết: Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã triển khai nhiều nội dung, việc làm cụ thể, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, làm cho bức tranh nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc. Cán bộ, hội viên nông dân đã nhận thức rõ vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Tinh thần và ý thức trách nhiệm làm chủ của nông dân được nâng cao, là tiền đề cho sự tham gia đóng góp của hội viên nông dân và cộng đồng dân cư, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về xây dựng nông thôn mới.Khẳng định vai trò cầu nốiĐể giúp nông dân phát triển sản xuất, tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội nông dân trong tỉnh đã phối hợp liên kết với các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, nhà khoa học thực hiện kết nối thông tin giá cả vật tư nông nghiệp, hàng hóa nông sản, tình hình dịch, bệnh cây trồng, vật nuôi; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho nông dân khai thác thông tin về thị trường, giá cả, quy trình sản xuất tiên tiến phục vụ sản xuất, kinh doanh, từng bước đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; sử dụng phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy; tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; hướng dẫn cách thức lập kế hoạch kinh doanh, marketing, kỹ năng đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng thương mại; hỗ trợ nông dân tham gia các hội chợ OCOP, Festival nông nghiệp, triển lãm vật tư nông nghiệp, với hàng trăm sản phẩm nông nghiệp được trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ.Anh Triệu Quay Phúc, ở thôn Tàu Tiên, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ cho biết: Từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, gia đình tôi đã mạnh dạn thay đổi mô hình kinh tế, đồng thời được hội nông dân tạo điều kiện hỗ trợ vốn vay 100 triệu đồng để chuyển đổi 15 ha trồng keo sang trồng quế, nâng cao thu nhập. Nhà nước cũng đầu tư đường giao thông thuận lợi, cho nên thương lái đến tận rừng thu mua, vận chuyển quế; trung bình mỗi vụ quế, gia đình tôi thu về 300 triệu đồng.Kinh tế và tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn được đổi mới, phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt; hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi trong sản xuất nông nghiệp; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt hơn 80 triệu đồng/năm/người, tăng hơn 2,3 lần so với năm 2015; công tác môi trường, chỉnh trang cảnh quan nông thôn đã được chú trọng triển khai thực hiện, nhiều vùng nông thôn đã trở thành miền quê đáng sống.Bài học lấy dân làm gốc, lấy nông dân làm chủ thể trong xây dựng nông thôn mới đã được tỉnh Quảng Ninh vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong triển khai mọi công việc từ quy hoạch, đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất cho đến xây dựng chuỗi liên kết các vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung áp dụng công nghệ cao ở các địa phương.Những thành quả có được từ xây dựng nông thôn mới hôm nay đều được thực hiện trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng của người dân và họ chính là cầu nối quan trọng góp phần làm nên thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.
https://nhandan.vn/vai-tro-hoi-nong-dan-trong-xay-dung-nong-thon-moi-post814427.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "hội nông dân", "nông thôn mới", "đổi mới mô hình", "vai trò chủ thể" ] }
Công bố số tài khoản tiếp nhận ủng hộ các nạn nhân vụ cháy tại phường Trung Hòa
NDO -Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Cầu Giấy (Hà Nội) giao Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trung Hòa trực tiếp tiếp nhận sự ủng hộ cácnạn nhân vụ cháyở phố Trung Kính xảy ra sáng 24/5; hoặc tiếp nhận thông qua số tài khoản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trung Hòa.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Cầu Giấy (Hà Nội) về việc tiếp nhận hỗ trợ các nạn nhân bị thiệt hại trong vụ hỏa hoạn tại phường Trung Hòa, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trung Hòa đã thống nhất với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường tiếp nhận ủng hộ và chia sẻ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trongvụ hỏa hoạntại số nhà 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính.Theo đó, việc hỗ trợ được thực hiện với các hình thức sau:Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường trực tiếp tiếp nhận sự ủng hộ tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường Trung Hòa.Hoặc tiếp nhận thông qua số tài khoản: Tên chủ tài khoản: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trung Hòa, số tài khoản1400206037136- Ngân hàng Agribank.Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn tại phường Trung Hòa.Mọi sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và phương án hỗ trợ sẽ được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng bảo đảm công bằng, công khai, đúng mục đích, đúng đối tượng.
https://nhandan.vn/cong-bo-so-tai-khoan-tiep-nhan-ung-ho-cac-nan-nhan-vu-chay-tai-phuong-trung-hoa-post811342.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "tiếp nhận ủng hộ", "nạn nhân vụ cháy", "phố Trung Kính", "phường Trung Hòa", "cháy", "vụ cháy" ] }
Hà Tĩnh đón nhận 11 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào về nước
NDO -Chiều 16/5, tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (huyện Hương Sơn), tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ đón 11hài cốt liệt sĩquân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào về nước. Dự buổi lễ có các đồng chí đại diện lãnh đạo Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Bolikhămxay (Lào), tỉnh Hà Tĩnh và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Lễ đón nhận các hài cốt liệt sĩ tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được tổ chức thành kính, trang nghiêm.Tại buổi lễ, lãnh đạo Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Bolikhămxay và Hà Tĩnh, các lực lượng vũ trang, chính quyền huyện Hương Sơn đã kính cẩn dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc trước anh linh các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.Mùa khô 2023-2024, được sự giúp đỡ tận tình của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Lào ở Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Bolikhămxay, Đội Quy tập hài cốt tỉnh Hà Tĩnh đã tìm kiếm và cất bốc 11 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào, trong đó 2 liệt sĩ hy sinh tại Thủ đô Viêng Chăn và 9 liệt sĩ hy sinh tại tỉnh Bolikhămxay.Đông đảo các tầng lớp nhân dân ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đón các anh về đất mẹ.Các hài cốt liệt sĩ được tìm thấy đềuchưa rõ thông tin, tên tuổi.Sau lễ đón nhận, các hài cốt liệt sĩ được di chuyển về Nghĩa trang liệt sĩ Nầm (Hương Sơn) để làm lễ cầu siêu, lễ truy điệu và an táng.
https://nhandan.vn/ha-tinh-don-nhan-11-hai-cot-liet-si-hy-sinh-tai-lao-ve-nuoc-post809617.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Quân tình nguyện", "Cầu Treo", "Nghĩa trang Nầm", "Hài cốt liệt sĩ", "hồi hương", "Lào" ] }
Cần trục sà-lan đang thi công va vào nhà dân đổ sập xuống sông Đồng Nai
NDO -Tối 8/6, đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân vụ cần trục sà-lan thi công dự án gia cố bờ sông Đồng Nai va đập làm sập nhà dân đổ xuống sông Đồng Nai.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 17 giờ chiều cùng ngày, khi sà-lan đang thi công dự án bờ kèsông Đồng Nai, đoạn qua khu phố Nhị Hòa, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa thì bất ngờ cần trục trên sà-lan va đập vào ngôi nhà của hộ bà Nguyễn Thị Thu Lan.Thời điểm trên có gần 10 người là người thân của gia đình đang vui chơi câu cá gần khu vực xảy ra sự cố nhưng may mắn không có ai bị thương.Khu vườn nhà bà Lan bị hư hỏng sau sự cố.Theo đại diện gia đình bà Nguyễn Thị Thu Lan, chiếc sà-lan đang chở theo một cần cẩu nặng hàng chục tấn khi đang thi công thì cần trục phía trên sà-lan va vào tường nhà khiến nhiều tài sản bị hư hỏng, một phần đổ xuống sông Đồng Nai.Nguyên nhân ban đầu xảy ra sự cố được cho là trong quá trình thi công dự án gia cố bờ sông Đồng Nai bất ngờ thời tiết chuyển mưa kèm theo gió giật mạnh đã làm tuột dây neo của sà-lan.Điều này, làm sà-lan bị nước cuốn lệch chuyển theo khiến cần trục đã va vào nhà hộ dân nói trên và gây sập đổ.Hiện trường được căng dây để cảnh báo an toàn.Sau khi xảy ra sự cố, các đơn vị liên quan tập trung nhân lực máy móc khắc phục và thống kê thiệt hại của người dân để hỗ trợ cho hộ dân có ngôi nhà bị sập.Được biết, khu vực xảy ra sự cố thuộc gói thầu thi công số 6 do Công ty Hùng Vương thi công thuộc dự án bờ kè sông Đồng Nai. Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đồng Nai.
https://nhandan.vn/can-truc-sa-lan-dang-thi-cong-va-vao-nha-dan-do-sap-xuong-song-dong-nai-post813415.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Sà lan va vào nhà dân", "sông Đồng Nai" ] }
Người lao động ký đơn khởi kiện Công ty Dệt Hòa Khánh
NDO -Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệpĐà Nẵngcho biết, đơn vị vừa tổ chức buổi tiếp nhận, hướng dẫn 88 đoàn viên, người lao động ký đơn khởi kiện Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng về vấn đề nợ lương, bảo hiểm xã hội.
Nội dungkhởi kiệnbuộc Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh phải thanh toán tiền lương tháng 11/2023; 12/2023 và tháng 1/2024, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Đây là những người lao động đã làm đơn thôi việc vào tháng 2/2024 và được chấp thuận nhưng đến nay vẫn chưa được công ty thanh toán tiền lương còn nợ và chưa được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.Người lao động đã được cán bộ Công đoàn Khu Công nghệ cao hướng dẫn kiểm tra lần cuối hồ sơ liên quan. Phó Chủ tịch Công đoàn Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng Lê Thị Ngọc Oanh cho biết, thời gian qua công đoàn đã khẩn trương hoàn tất hồ sơ khởi kiện Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh đòi lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ liên quan cho người lao động.Sau khi người lao động ký vào đơn khởi kiện, công đoàn sẽ chuyển đơn qua tòa án khởi kiện doanh nghiệp. Tất cả các chi phí và mọi thủ tục pháp lý có liên quan để đòi quyền lợi cho đoàn viên, người lao động sẽ được công đoàn hỗ trợ.Được biết, ngày 10/4/2024, ông Nguyễn Chánh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng đã ký ban hành Công văn số 09 gửi đến Bảo hiểm Xã hội thành phố Đà Nẵng, cam kết sẽ thanh toán số tiền còn nợ là 1.343.045.117 đồng chậm nhất vào ngày 16/4/2024.
https://nhandan.vn/nguoi-lao-dong-ky-don-khoi-kien-cong-ty-det-hoa-khanh-post804544.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Đà Nẵng", "Công đoàn", "khởi kiện", "nợ lương", "quyền lợi người lao động" ] }
Du lịch U Minh Hạ,“viên ngọc” chưa mài sáng
Cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 26 km, Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích hơn 8.500 ha, nằm trên địa phận huyện U Minh và Trần Văn Thời. Ðây là một trong 34 vườn quốc gia của Việt Nam, được Tổ chức UNESCO công nhận là một trong ba vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.
Trở lại lần này, gia đình bà Lâm Yến Nhi (du khách tỉnh Phú Yên) quyết định ghé thăm Vườn quốc gia U Minh Hạ; thích nhất là được lên tháp cao ngắm toàn cảnh khu rừng nguyên sinh bạt ngàn, xanh mướt, hít thở không khí trong lành và bơi xuồng len lỏi dưới tán rừng, tự tay thả lưới, giăng câu, đặt lờ, bắt cá… “Tuy rất thích nhưng gia đình tôi chỉ chọn vườn làm điểm dừng chân ngắn, bởi ở đây sản phẩm du lịch quá “nghèo”, lại chưa có nơi để khách lưu trú qua đêm”, bà Nhi chia sẻ.Vườn quốc gia U Minh Hạ là một trong hai hệ sinh thái rừng đặc thù có tính đại diện cho hình ảnh du lịch của tỉnh Cà Mau. Trong tổng diện tích mà vườn đang quản lý, còn khoảng hơn 1.760 ha rừng nguyên sinh còn sót lại của Cà Mau với khoảng 176 loài cây cỏ, 23 loài thú, 91 loài chim và 47 loài lưỡng cư, bò sát. Nhiều trong số đó thuộc loại quý hiếm, được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. Chính hệ sinh thái đặc thù và có tầm quan trọng như vậy mà trong suốt một thời gian dài, các nguồn lực đầu tư cho vườn chủ yếu tập trung cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, công tác phòng cháy, chữa cháy, giúp rừng an toàn trong những tháng cao điểm mùa khô hạn.Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ Hồ Hoàng Ca cho biết, việc khai thác tiềm năng du lịch ở vườn chưa được chú ý nhiều khiến giá trị từ du lịch tại vườn chưa như kỳ vọng. Trong năm 2022, nơi đây đón gần 15.000 khách du lịch, chiếm chỉ khoảng 1% trong tổng lượng khách du lịch đến Cà Mau. Riêng trong sáu tháng đầu năm 2023, khách đến vườn hơn 13.300 người. Lượng khách tăng một phần nhờ tỉnh chọn vườn quốc gia làm nơi tổ chức một số hoạt động vào dịp 30/4 trong Chương trình sự kiện “Cà Mau - Ðiểm đến 2023” với các hoạt động: Hội thi buồng chuối to nhất, cá lóc đồng to nhất; thi bắt lươn; đi bộ, đạp xe đạp xuyên rừng…Tuy nhiên, khách đến vườn vào dịp này cảm thấy chưa thích thú và các hoạt động không hấp dẫn, lôi cuốn. Theo nhiều ý kiến, so với các khu vực tương đồng rừng ngập ngọt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Vườn quốc gia U Minh Hạ là nơi có hệ sinh thái tốt nhất. Tuy nhiên, để cạnh tranh và thu hút đông khách, nơi đây còn phải đầu tư nhiều, nhất là hạ tầng cùng đa dạng các sản phẩm du lịch để giữ chân khách. Có tiềm năng, lợi thế lớn về du lịch nhưng do nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên suốt thời gian qua, U Minh Hạ như “viên ngọc thô” chưa mài giũa.Ðề án phát triển du lịch Vườn quốc gia U Minh Hạ được xây dựng vào năm 2019. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc cho nên mãi đến gần cuối tháng 6/2023, Ðề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cho U Minh Hạ đến năm 2030 mới được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Ngày 9/8 vừa qua, theo công bố, phạm vi thực hiện đề án có tổng diện tích hơn 1.310 ha, nằm trên địa bàn huyện U Minh và Trần Văn Thời, gồm hai phân khu được quy hoạch thành sáu khu chính: Phân khu du lịch hành chính (hơn 743 ha) và phân khu phục hồi sinh thái (hơn 574 ha).Tổng kinh phí thực hiện đề án gần 1.459 tỷ đồng, trong đó hơn 52 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, phần còn lại huy động xã hội hóa. Công tác lập đồ án quy hoạch phân khu chi tiết cũng đang được khẩn trương thực hiện để sớm xúc tiến kêu gọi nhà đầu tư. Ðồng chí Hồ Hoàng Ca cho biết, nếu mọi việc thuận lợi thì đến cuối năm 2025, Vườn quốc gia U Minh Hạ sẽ có thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới hấp dẫn, đồng thời còn liên kết các điểm du lịch khác tại Cà Mau, như: Khu du lịch Hòn Ðá Bạc, Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm, các hộ du lịch cộng đồng và kết nối các khu, điểm du lịch khác ngoài tỉnh.Mục tiêu dài hơi của đề án phát triển du lịch tại Vườn quốc gia U Minh Hạ là hài hòa với thiên nhiên, đậm đà bản sắc văn hóa xứ tràm gắn liền với vùng căn cứ địa cách mạng “Làng rừng Vồ Dơi”. Thông qua các hoạt động phát triển du lịch còn giúp tạo thêm sinh kế cho cư dân địa phương cải thiện cuộc sống, từ đó nâng cao ý thức để chung tay với chính quyền, ngành chức năng bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái rừng tràm, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà MauTại nhiều nơi có rừng ở Cà Mau, tiềm năng phát triển du lịch là rất lớn nhưng gặp không ít trở ngại vì vướng nhiều quy định liên quan đến đất rừng. Vì vậy, chính quyền và ngành chức năng địa phương cần cẩn trọng để thực hiện đúng quy định nhằm phát triển kinh tế nhưng không xâm hại môi trường rừng, tạo thêm nguồn lực để bảo vệ, phát triển rừng.
https://nhandan.vn/du-lich-u-minh-havien-ngoc-chua-mai-sang-post767119.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Tỉnh Cà Mau", "Du lịch U Minh Hạ", "Tổ chức UNESCO", "Vườn quốc gia U Minh Hạ", "Hệ sinh thái rừng đặc thù", "Ðề án phát triển du lịch", "Ý thức bảo vệ môi trường", "Phát triển kinh tế địa phương", "Môi trường rừng", "Quy định liên quan đến đất rừng" ] }
Không có chuyện sụt lún hầm đường bộ qua Đèo Cả
NDO -Ông Lê Châu Thắng, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý vận hành hầm đường bộ Đèo Cả một lần nữa khẳng định: "Không có chuyện sụt lún hầm đường bộ qua Đèo Cả", trước một số lời đồn “sụt lún hầm Đèo Cả” xuất hiện những ngày qua.
Những ngày qua, khihầm đường sắt Bãi Giótrên tuyến đường sắt bắc-nam, lý trình tại Km1231+100, qua địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa gặp sự cố sụt lún, nhiều người dân đã hiểu lầm sự cố này xảy ra ởhầm đường bộ Đèo Cả. Được biết, hầm đường sắt Bãi Gió gặp sự cố cách hầm đường bộ qua Đèo Cả khoảng 20km. Chiều tối 21/4, sau gần 10 ngày khẩn trương khắc phục, các lực lượng thi công đã chính thức thông hầm cho tàu hàng và tàu khách lưu thông qua.Trong thời gian khắc phục sự cố hầm Bãi Gió, Xí nghiệp Quản lý hầm đường bộ Đèo Cả cùng phối hợp các cơ quan chức năng hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa điều tiết, hướng dẫn các phương tiện đi qua hầm đường bộ Đèo Cả.Tin liên quanChính thức thông hầm đường sắt Bãi Gió, vượt trước tiến độ một ngàyÔng Lê Châu Thắng, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý vận hành hầm đường bộ Đèo Cả cho biết: “Từ ngày 14/4, Xí nghiệp đã hỗ trợ xe chở động vật, xe quá khổ qua hầm. Đối với xe quá khổ, trước đây xe được lưu thông qua hầm có chiều cao không quá mức 4,75m, rộng không quá 3,2m, thời điểm này cho phép nâng lên 4,95m và 3,5m. Những xe quá tải mỗi khi qua hầm đều được Xí nghiệp bố trí phương tiện dẫn đường qua hầm, xe quá khổ (trong giới hạn cho phép) được Xí nghiệp kiểm soát rất chặt thông qua hệ thống đo bằng thiết bị chuyên dụng”.Theo số liệu của Xí nghiệp, 10 ngày qua, lượt xe qua hầm tăng trung bình 19,1% so các tuần trước đó. Lũy kế trong 10 ngày (từ 18 giờ ngày 12/4/2024 đến 10 giờ ngày 21/4/2024), hầm đã trung chuyển 28.631 hành khách đi 109 chuyến tàu, tổng cộng lên 836 chuyến xe, từ ga Tuy Hòa sang ga Giã và ngược lại. “Lưu lượng xe qua hầm những ngày qua tăng do cơ quan chức năng cấm phương tiện di chuyển đường đèo và lượng xe không nhỏ trung chuyển cho đường sắt bắc-nam, công suất thiết kế của hầm vẫn đáp ứng và bảo đảm lưu thông an toàn”, ông Lê Châu Thắng cho biết.Luỹ kế trong 10 ngày (từ 18 giờ ngày 12/4/2024 đến 10 giờ ngày 21/4/2024), hầm đã trung chuyển 28.631 hành khách đi 109 chuyến tàu, tổng cộng lên 836 chuyến xe.Các loại phương tiện không được phép lưu thông qua hầm đường bộ Đèo Cả theo quy định gồm: Xe chở hàng độc hại, hóa chất độc hại, dễ cháy, chất nổ, hàng hóa nguy hiểm,… và các loại phương tiện có chiều cao lớn hơn 4,95m, xe quá khổ có bề rộng từ 3,5m trở lên, xe mô-tô, xe máy, xe thô sơ. Xí nghiệp quản lý vận hành hầm cũng đã phối hợp Cục Đường bộ Việt Nam thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các lái xe biết, chủ động chọn lộ trình. Do chủ động điều phối xe qua hầm nên trong khi xảy ra sự cố không xảy ra tình trạng ùn tắc phương tiện trên đường đèo.
https://nhandan.vn/khong-co-chuyen-sut-lun-ham-duong-bo-qua-deo-ca-post805849.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Lê Châu Thắng", "Hầm đường bộ", "không có chuyện sụt hầm Đèo Cả", "hầm đường sắt Bãi Gió" ] }
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục sự cố hầm lò tại Quảng Ninh
Thủ tướng Chính phủvừa có Công điện số 48/CĐ-TTg ngày 14/5/2024 chỉ đạo khắc phục sự cố tại lò Chợ mức, Công ty Than Quang Hanh - TKV, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Công điện nêu: theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnhQuảng Ninh, vào khoảng 15 giờ 00 phút ngày 13 tháng 5 năm 2024, đã xảy ra sự cố nghiêm trọng tại lò Chợ, Công ty Than Quang Hanh - TKV, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh làm chết 3 công nhân và bị thương 1 công nhân. Ngay khi nhận được thông tin vụ việc, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi ân cần, chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình, thân nhân các công nhân bị nạn; đồng thời yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo khắc phục hậu quả và thăm hỏi gia đình các nạn nhân.Để kịp thời khắc phục hậu quả và có biện pháp ngăn chặn các vụ việc tương tự, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh khẩn trương tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời hỗ trợ động viên gia đình và làm các thủ tục liên quan đến nạn nhân tử vong; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ và nỗ lực cao nhất cứu chữa nạn nhân bị thương; đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, điều tra, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật (nếu có).Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về an toàn lao động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là hoạt động khai thác than trong các hầm lò, không để xảy ra các trường hợp tương tự.Bộ Công thương phối hợpBộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam rà soát kỹ các quy định, tiêu chuẩn, quy trình khai thác, vận hành hầm lò, vệ sinh, an toàn lao động đối với hoạt động khai thác than trong hầm lò, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động.Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả của vụ việc, kịp thời hỗ trợ vật chất, tinh thần cho gia đình công nhân bị nạn và thực hiện đầy đủ các chính sách đối với công nhân bị nạn theo quy định; chủ động rà soát các quy định, tiêu chuẩn, quy trình và việc thực hiện tại tất cả các khâu, các công đoạn khai thác, vận hành hầm lò, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động trong các đơn vị thuộc Tập đoàn, có giải pháp khắc phục ngay theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành quy định để khắc phục hạn chế, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động trong sản xuất.
https://nhandan.vn/thu-tuong-chinh-phu-chi-dao-khac-phuc-su-co-ham-lo-tai-quang-ninh-post809236.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "sự cố hầm lò", "Quảng Ninh", "Công ty Than Quang Hanh" ] }
Thượng úy Cảnh sát giao thông cứu 3 người bị lũ cuốn ở Hà Giang
NDO -Phát hiện một gia đình bị dòng nước lũ cuốn, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường nhanh chóng lao xuống, cứu được 3 người.
Chiều 10/6, Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an thông tin, trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang), vừa xảy ra vụ việc 3 người dân tại xã biên giới trên đường đi làm trở về nhà, đi qua dòng lũ bịnước cuốn trôi. Rất may, cả 3 người đã được cán bộ của Đội Cảnh sát giao thông-trật tự, Công an huyện Mèo Vạc cứu giúp.Theo đó, vào lúc 17 giờ 30 phút cùng ngày, trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường tại đoạn đường từ xã Pả Vi đi 3 xã biên giới, nơi có đoạn xuống sông Nho Quế bị ngập lụt, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường phát hiện 3 người dân đi tắt qua một dòng nước chảy xiết, liền bị dòng nước xiết.Khi phát hiện có người bị nước lũ cuốn, Thượng úy Tường bất chấp nguy hiểm, lao xuống dòng nước chảy xiết, cứu được cả 3 người.3 người đều trong cùng gia đình đó là Sùng Mí Dính, sinh năm 1981 (chồng); Vừ Thị Thò, sinh năm 1980 (vợ) và người con tên là Vừ Mí Pó, sinh năm 2005. Cả 3 đều trú tại thôn Lủng Chu, xã Thượng Phùng đi làm thuê về đang trên đường vào xã.Do nắm bắt tình hình, Công an huyện Mèo Vạc trước đó đã cắt cử cán bộ lập chốt chặn các tuyến đường xuống khu vực sông Nho Quế bị lũ tàn phá. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng người dân đi theo lối tắt, vượt qua chốt để đi về nhà.Trước đó, khoảng 15 giờ 30 phút ngày 9/6,nước lũtừ 2 khe núi cao đổ xuống đường từ xã Pả Vi đi 3 xã biên giới, trong đó có đoạn xuống sông Nho Quế bị ngập lụt.Đội Cảnh sát giao thông-trật tự, Công an huyện Mèo Vạc đã phối hợp Công an xã Pả Vi đã đưa khoảng 400 khách du lịch qua đoạn đường bị ngập úng.
https://nhandan.vn/thuong-uy-canh-sat-giao-thong-cuu-3-nguoi-bi-lu-cuon-o-ha-giang-post813674.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "lũ cuốn", "cảnh sát giao thông", "mưa lũ", "Hà Giang", "cứu người trong mưa lũ" ] }
[Ảnh] Ngày Quốc tế Hạnh phúc: Những nụ cười hạnh phúc của các dân tộc Việt Nam
NDO -Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Báo Nhân Dân trân trọng gửi đến độc giả bộ sưu tập ảnh những "nụ cười hạnh phúc" của 54 dân tộc anh em Việt Nam.
"Nụ cười hạnh phúc" của những phụ nữ dân tộc Bố Y.Điệu Đămtơra của người Chu Ru hòa chung với tiếng kèn bầu và những nụ cười sảng khoái.Niềm vui sum vầy của các thế hệ gia đình dân tộc MạNụ cười duyên dáng của 2 thiếu nữ dân tộc Lô Lô với bộ trang phục truyền thống đẹp rực rỡNụ cười rạng rỡ với chiếc răng bọc vàng của thiếu nữ dân tộc Lào.Một cụ già người dân tộc Kháng cười sảng khoái khi đang làm việc.Niềm hạnh phúc thể hiện qua nụ cười duyên của thiếu nữ xinh đẹp người dân tộc La Hủ.Niềm vui khi hàn huyên tại phiên chợ của các phụ nữ Dao Thanh Phán.Thật thiếu sót nếu chỉ nhắc đến phụ nữ, đây là nụ cười rạng rỡ của chàng trai trẻ người dân tộc Ê Đê.1 nụ người thật "hạnh phúc" của người phụ nữ dân tộc Mảng.Nụ cười của 1 già làng người Gié Triêng.Niềm vui đoàn tụ gia đình sau 1 ngày đồng áng của phụ nữ dân tộc Phù Lá.Hay chỉ đơn giản là niềm vui của em nhỏ người dân tộc La Chí khi được mẹ đưa đi chơi chợ huyện.Những đôi trai gái dân tộc Mảng hạnh phúc tay trong tay tại xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu."Nụ cười hạnh phúc" của các cô gái dân tộc La Ha với điệu nhảy truyền thống.Còn rất nhiều khoảnh khắc "hạnh phúc" của 54 dân tộc anh em Việt Nam mà chúng tôi chưa liệt kê đủ. Báo Nhân Dân xin kết thúc bằng hình ảnh "hạnh phúc" của các em học sinh dân tộc Lự bên ngôi trường thân yêu của các em.
https://nhandan.vn/anh-ngay-quoc-te-hanh-phuc-nhung-nu-cuoi-hanh-phuc-cua-54-dan-toc-viet-nam-post800745.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Quốc tế Hạnh phúc", "20/3", "nụ cười hạnh phúc", "54 dân tộc Việt Nam", "Báo Nhân Dân" ] }
Vietnam Airlines thay đổi nhà ga check-in với khách phổ thông bay từ Pháp
NDO -Vietnam Airlines sẽ chuyển một phần hoạt động check-in tại sân bay Charles de Gaulle (CDG - Paris, Pháp) từ nhà ga 2E sang nhà ga 2F, kể từ ngày 30/5/2024 (theo giờ Paris, Pháp).
Theo đó, khách hạng phổ thông (không phải là hội viên hạng Bạch kim của Vietnam Airlines, hạng Elite Plus của Skyteam) sẽ làm thủ tục tại Zone 3, nhà ga 2F. Khách hạng thương gia hoặc hội viên hạng Bạch kim của Vietnam Airlines, hạng Elite Plus của Skyteam có thể tùy chọn làm thủ tục tại nhà ga 2E (như trước đây) hoặc tại Zone 2, nhà ga 2F.Để có trải nghiệm tốt nhất, Vietnam Airlines khuyến khích hành khách sử dụng dịch vụ check-in trực tuyến trên website www.vietnamairlines.com, ứng dụng di động hoặc kiosk tại sân bay. Hành khách ở nhà ga 2F nên chủ động sắp xếp thời gian để hoàn thành sớm thủ tục trước chuyến bay và di chuyển nhanh chóng tới cửa khởi hành.Tin liên quanNhững tín hiệu phát triển tích cực của Vietnam Airlines tại thị trường PhápCần chú ý, trong trường hợp chuyến bay khởi hành từ cửa M của nhà ga 2E, hành khách tại nhà ga 2F sẽ di chuyển đến cửa này bằng xe buýt, với thời gian di chuyển khoảng 30 đến 40 phút chưa kể thời gian chờ xe.Khu vực Zone 3, nhà ga 2F của sân bay Charles de Gaule, Paris.“Vietnam Airlines chân thành cảm ơn sự hợp tác của hành khách và rất mong hành khách thông cảm trong trường hợp phát sinh bất tiện vào giai đoạn đầu chuyển đổi một phần hoạt động check-in sang nhà ga 2F. Nếu có vướng mắc tại sân bay, quý khách vui lòng liên hệ với nhân viên mặt đất để được trợ giúp kịp thời”, đại diện Vietnam Airlines cho biết.Đối với hành khách tại Pháp, có thể liên hệ văn phòng thành phố tại địa chỉ Tầng 5, 5 rue Sextius Michel 75015, Paris, Pháp ; điện thoại:+33 (0) 892 477 000hoặc liên hệ Tổng đài chăm sóc khách hàng dành cho khách hàng tại nước ngoài:+84 243 8320 320.Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ, khách hàng vui lòng truy cập website www.vietnamairlines.com; ứng dụng di động “Vietnam Airlines”; Zalo: https://zalo.me/3149253679280388721; Fanpage facebook chính thức của Vietnam Airlines fb.com/VietnamAirlines; các phòng vé, đại lý chính thức và Tổng đài Chăm sóc khách hàng 1900 1100.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-thay-doi-nha-ga-check-in-voi-khach-pho-thong-bay-tu-phap-post810715.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Vietnam Airlines", "thay đổi nhà ga check-in", "Pháp", "sân bay Charles de Gaulle" ] }
Quyết tâm dồn lực hoàn thành thi công Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối
NDO -Sáng 23/6, tại thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An, tiếp tục chương trình đi thị sát, kiểm tra tiến độ thi công các công trình thuộc Dự án Đường dây (ĐZ) 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với một số các bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan nhằm tìm giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp, lãnh đạo EVN cho biết, công việc chính hiện nay trên cáccông trường của dự án là kéo dây. Từ nay đến cuối tháng 6 cơ bản hoàn thành cơ bản; đến tháng 7 tiếp tục hoàn thiện công tác nghiệm thu, khánh thành 4 dự án vào tháng 7. Đến nay, mặt bằng kéo dây đã được bàn giao.Theo lãnh đạo EVN, đây là đường dây mạch kép, nếu quy ra mạch đơn thì tương đương đường dây dài 1.000 km với khối lượng thi công rất lớn; cảm ơn 9 tỉnh và bà con nhân dân đã phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ, rất ủng hộ dự án đường dây.Quang cảnh cuộc họp.Lãnh đạo tỉnh Nghệ An cho biết, về công tác giải phóng mặt bằng, đến nay, tỉnh hoàn thành toàn bộ 202 vị trí móng và 203 khoảng cột, 88 khoảng néo để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Đây là dự án đặc biệt cho nên phải tiến hành song song trong phê duyệt phương án và giải phóng mặt bằng. Tỉnh đã phát huy vai trò “4 tại chỗ” trong hỗ trợ các đơn vị thi công. Tỉnh đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư hoàn thiện phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.Qua đây, tỉnh rút ra bài học kinh nghiệm, đó là sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan vào cuộc cũng hết sức quyết liệt; phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và chủ đầu tư để cùng vận động người dân, do đó có thể làm đồng thời lập phương án bồi thường và giải phóng mặt bằng; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân.Đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành tham dự cuộc họp.Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh báo cáo, tỉnh đã hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư; tỉnh đã có Công điện gửi tất cả các địa phương tập trung lực lượng phục vụ thi công; Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện trong tỉnh có ĐZ 500kV đi qua phải xuống trực tiếp chỉ đạo tại công trường. Công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành rất khẩn trương. Hiện Hà Tĩnh không có vướng mắc gì đối với công trình này.Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, EVN, các địa phương để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, Bộ đang tích cực phối hợp chặt chẽ với EVN thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu để các dự án đủ điều kiện đóng điện và vận hành. Về vấn đề an toàn, Bộ đang cùng EVN triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống và hành lang lưới điện…Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Dự án ĐZ 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối đi qua 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có tổng số 786 cột trên tổng số 1.117 cột, chiếm 2/3 tổng số cột của Dự án. Đây là khối lượng công việc đồ sộ nhưng chúng ta quyết tâm làm trong 6 tháng, vì vậy phải đẩy nhanh tốc độ nhưng đồng thời bảo đảm chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường, nhất là yêu cầu kỹ thuật của ĐZ 500kV mạch kép, tính ra là 1.038 km ĐZ 500kV mạch đơn.Đây là khối lượng công việc đồ sộ nhưng chúng ta quyết tâm làm trong 6 tháng, vì vậy phải đẩy nhanh tốc độ nhưng đồng thời bảo đảm chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường, nhất là yêu cầu kỹ thuật của ĐZ 500kV mạch kép, tính ra là 1.038 km ĐZ 500kV mạch đơn.Thủ tướng Phạm Minh ChínhĐến nay, nhiệm vụ, mục tiêu đề ra là rất cao nhưng với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, tư duy, phương pháp luận , cách tiếp cận đúng, trúng nên vẫn bảo đảm các yêu cầu chất lượng, kỹ thuật công trình, bảo đảm đời sống nhân dân nơi có dự án đi qua đã nhường mặt bằng cho thi công. Khi tổng kết, chúng ta sẽ đánh giá nhiều vấn đề mới, đó là sự lăn lộn, bám sát công trình của lãnh đạo ngành Điện với tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm”. Đến giờ này, chúng ta có thể hài lòng với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp và sản phẩm.Từ nay đến lúc hoàn thành công trình có nhiều việc phải làm, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu trong tháng 6 này phải cơ bản hoàn thành công việc dựng cột, kéo dây, đóng điện thử nghiệm, tháng 7 sẽ kiểm tra thủ tục nghiệm thu vận hành, vận hành kỹ thuật, tổ chức khánh thành, hoàn nguyên hành lang tuyến để không để ảnh hưởng đời sống nhân dân nơi có ĐZ đi qua. Phấn đấu đến 30/6 mở đợt đua cao điểm nước rút đến hoàn thành các việc cơ bản.Thủ tướng bày tỏ, ĐZ 500kV này kế thừa kinh nghiệmcác ĐZ 500kVkhác nên chúng ta bản lĩnh hơn, có kinh nghiệm hơn. EVN, EVNNPT trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm hơn; các bộ, ngành, địa phương cũng kinh nghiệm hơn trong việc rút ngắn hơn trong ban hành các cơ chế, chính sách, thủ tục. Các kỹ sư, chuyên gia, công nhân làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, "vượt nắng, thắng mưa", "3 ca, 4 kíp", làm việc xuyên ngày lễ, ngày nghỉ, bám sát yêu cầu kỹ thuật để triển khai công việc; trong quá trình đó, chúng ta giải quyết kịp thời các vướng mắc như đặt hàng và chuyển hàng từ nước ngoài về.Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài giải quyết các thủ tục liên quan, chủ đầu tư phải sang tận nhà sản xuất, cảng xuất hàng để giải quyết nhanh. Qua đây cho thấy không gì là không thể, dù khó mấy nhưng nếu quyết tâm, đoàn kết, thống nhất, cùng chí hướng, động viên, hỗ trợ nhau thì đều có thể làm được. Từ đây chúng ta tự tin tiếp tục làm các công trình lưới điện truyền tải trọng điểm khác, rồi cả các công trình hạ tầng chiến lược như y tế, giáo dục, nước…Thủ tướng yêu cầu phải biểu dương, khen thưởng kịp thời các lực lượng. Lần này, chúng ta huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc gồm cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội, người dân. Đồng lòng, quyết chí, toàn dân, toàn diện, có hiệu quả. Thủ tướng chỉ đạo cần phát động cuộc thi đua nước rút hoàn thành cơ bản trong tháng 6 và hoàn thành toàn bộ công trình trong tháng 7; theo đó, EVN, EVNNPT phải huy động mọi lực lượng để dựng cột, kéo dây; đây chính là sức mạnh của Tập đoàn khi huy động mọi lực lượng trên khắp cả nước của ngành Điện.Thủ tướng cũng yêu cầu chủ đầu tư phải rà soát lại từng vị trí cột, phát huy kinh nghiệm, thắng lợi đã có, làm có trọng tâm, trọng điểm; chuẩn bị vận hành các trạm biến áp; chuẩn bị hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp Nhà nước, chuẩn bị khánh thành trong tháng 7. Các địa phương phối hợp chặt chẽ bàn giao hành lang tuyến, vận chuyển nguyên vật liệu đến chân công trình; Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các địa phương phải rà soát xem vật tư đã được vận chuyển đến đâu để các cán bộ, kỹ sư yên tâm thi công; hỗ trợ điều kiện ăn ở tại công trường. Các đoàn thể, lực lượng phụ nữ, thanh niên tham gia vận chuyển, làm đường hậu cần, hoàn nguyên công trình, hỗ trợ người dân trong vùng dự án di dời đến nơi ở mới…Thủ tướng nêu rõ, phần việc của EVN, EVNNPT là dựng cột và kéo dây, còn lại các công việc khác do địa phương hỗ trợ; các bộ, ngành liên quan cùng với EVN tập trung giải quyết các vấn đề vướng mắc như vấn đề liên quan đất rừng, Văn phòng Chính phủ giải quyết nhanh việc này; các bộ, ngành rà soát công việc, phối hợp chặt chẽ EVN, EVNNPT, trong đó Bộ Công thương chuẩn bị làm công tác nghiệm thu nhà nước theo chức năng quản lý nhà nước; các cơ quan truyền thông tập trung tuyên truyền những kinh nghiệm hay, bài học quý từ các lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương. Đây là những chất liệu thông tin rất tốt.Thủ tướng nhấn mạnh lại yêu cầu không được để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thủ tướng cũng nêu rõ, công trình này tiếp tục chứng minh đã nói là làm, đã làm phải ra kết quả, sản phẩm cụ thể. Điều này sẽ truyền cảm hứng, tạo động lực cho dư luận.Thủ tướng một lần nữa cảm ơn nhân dân nơi các dự án đi qua đã nhường đất, hỗ trợ công trình. Đây là bài học quý để chúng ta làm tiếp những công trình mới quy mô hơn, góp phần phát triển đất nước hùng cường thịnh vượng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.* Trước đó, đi kiểm tra tình hình thi công vị trí cột VT22 của Dự án ĐZ 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hoá thuộc Dự án ĐZ 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối trên địa bàn xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai, ân cần nói chuyện với các đoàn viên thanh niên địa phương đang tăng cường hỗ trợ thi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công việc phía trước còn nhiều, lực lượng thanh niên cần phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ vận chuyển vật liệu, thiết bị vào tận chân công trình; sắp tới khi hoàn thành công trình thì còn phải hoàn nguyên, trả lại đất canh tác cho người dân, do đó lực lượng thanh niên cần tích cực hỗ trợ các đơn vị.Thủ tướng nêu rõ, ĐZ 500kV này hoàn thành sẽ góp phần tăng cường cung ứng điện cho Nghệ An. Khi xưa, thế hệ cha ông đã không quản ngại gian khổ hy sinh để đấu tranh giải phóng đất nước, ngày nay thanh niên cũng phải học tập truyền thống tốt đẹp này, góp phần xây dựng ĐZ 500kV mạch 3. Được phục vụ công trình này là niềm vinh dự và tự hào cho thế hệ trẻ.Thủ tướng yêu cầu nỗ lực thúc đẩy tiến độ công trình với tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm”; nỗ lực bảo đảm chất lượng, vệ sinh môi trường, tăng cường phối hợp chặt chẽ với EVN, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), địa phương, huy động các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh vào cuộc; vận động nhân dân địa phương ủng hộ việc xây dựng công trình. Thực hiện tốt những việc này là góp phần tăng cường hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ cho Nghệ An, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững.Tặng quà động viên các cán bộ, các bộ, ngành đang thi công trên công trường, Thủ tướng ân cần hỏi thăm hoàn cảnh gia đình, điều kiện làm việc..., mong anh chị em nỗ lực vượt mọi khó khăn, thách thức, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, tích cực áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong thi công. Thủ tướng cho rằng qua mỗi công trình thì chúng ta sẽ có kinh nghiệm hơn, bản lĩnh hơn để làm tốt hơn những công trình trọng điểm tiếp theo.* Theo Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tiến độ triển khai ĐZ 500kV mạch 3, EVN cho biết, đến nay, Dự án thành phần như Dự án ĐZ 500 kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa đã hoàn thành đúc móng toàn bộ 200/200 vị trí; hoàn thành lắp dựng 81/200 vị trí cột, đang lắp dựng 95/200 vị trí cột; hoàn thành kéo dây 2/98 khoảng néo, đang kéo dây 1/98 khoảng néo. EVN cũng cho biết, về khó khăn cung cấp cột thép: một số nhà thầu cung cấp cột thép chậm tiến độ, đến nay còn 158 vị trí cột đang bàn giao. Nguyên nhân là do khối lượng cột thép phải chế tạo quá lớn, thời gian giao hàng ngắn… vượt quá năng lực của các nhà sản xuất. Để đẩy nhanh tiến độ cấp các cột còn lại, EVN và EVNNPT đang thực hiện các giải pháp, cụ thể như:EVN yêu cầu các nhà thầu tăng cường nhân lực, thực hiện gia công “3 ca 4 kíp, 24/7”; bổ sung các nhà thầu phụ ngay khi phát hiện nhà thầu bị chậm; yêu cầu các nhà thầu tăng cường công tác vận chuyển cột ra công trường ngay sau khi hoàn thành sản xuất; linh hoạt trong công tác vận chuyển để rút ngắn thời gian giao hàng tới công trường; điều chuyển các loại cột khác nhau giữa các gói thầu xây lắp để đồng bộ giữa việc cấp cột cho các vị trí móng đã hoàn thành nhằm hạn chế việc móng chờ cột; đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán cho các nhà thầu để nhà thầu có kinh phí tiếp tục mua sắm vật liệu, tăng cường nhân lực chế tạo, sản xuất cột thép.EVN/EVNNPT đang cùng các lực lượng tham gia dự án tiếp tục nỗ lực, cố gắng khắc phục bất lợi của thời tiết, thực hiện nhiều giải pháp như tranh thủ thời tiết khô ráo để tập kết vật tư thiết bị đến vị trí thi công, điều chỉnh lịch làm việc linh hoạt theo điều kiện thời tiết, bố trí địa điểm ăn nghỉ cho lực lượng thi công gần công trường, tăng cường tối đa thi công bằng cơ giới đối với các vị trí có đường giao thông thuận lợi…Lãnh đạo EVN/EVNNPT liên tục kiểm tra công tác sản xuất tại các nhà máy, cử cán bộ chuyên trách thường xuyên có mặt tại các nhà máy để giám sát, đôn đốc; đối với các gói cột thép nhập khẩu, thực hiện làm việc trực tiếp với đối tác sản xuất để tăng cường sản xuất, đẩy nhanh tiến độ giao hàng đến công trường.Về khó khăn về nhân lực dựng cột, kéo dây, EVN cho biết, do phải triển khai đồng thời, trong khoảng thời gian ngắn các công việc thi công dựng cột, kéo dây cho các Dự án nên cần huy động số lượng lớn nhân lực có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm, tay nghề. Để khắc phục số lượng nhân công còn thiếu, EVN/EVNNPT đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường nhân lực hỗ trợ cho các nhà thầu, giảm thiếu ảnh hưởng đến tiến độ các Dự án. Đối với khó khăn về thời tiết, EVN cho biết, hiện nay các công việc còn lại là dựng cột, kéo dây với điều kiện làm việc trên cao rất khó khăn và yêu cầu thời tiết khô ráo.Tuy nhiên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết nắng nóng cực đoan, một số ngày có mưa lớn, giông sét gây gián đoạn thi công, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ các Dự án. EVN/EVNNPT đang cùng các lực lượng tham gia dự án tiếp tục nỗ lực, cố gắng khắc phục bất lợi của thời tiết, thực hiện nhiều giải pháp như tranh thủ thời tiết khô ráo để tập kết vật tư thiết bị đến vị trí thi công, điều chỉnh lịch làm việc linh hoạt theo điều kiện thời tiết, bố trí địa điểm ăn nghỉ cho lực lượng thi công gần công trường, tăng cường tối đa thi công bằng cơ giới đối với các vị trí có đường giao thông thuận lợi…Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Dự án ĐZ 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu trên địa bàn tỉnh dài khoảng 82,33 km, gồm có 168 vị trí móng cột tương ứng 169 khoảng cột thuộc địa bàn: huyện Nam Đàn (25,2km, 51 vị trí), Nghi Lộc (14,3km, 29 vị trí), Diễn Châu (22,6km, 47 vị trí), Yên Thành (10,8km, 22 vị trí), và Quỳnh Lưu (9,4km, 19 vị trí). Dự án ĐZ 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An dài khoảng 17,5 km, gồm có 34 vị trí móng cột tương ứng 34 khoảng cột, thuộc địa bàn: huyện Quỳnh Lưu (9,80km, 19 vị trí), thị xã Hoàng Mai (7,7km, 15 vị trí).Về công tác bàn giao mặt bằng trên hiện trường cho chủ đầu tư, các địa phương đã bàn giao toàn bộ phần diện tích móng cột (202/202 vị trí) và toàn bộ phần hành lang tuyến (203/203 khoảng cột, 88/88 khoảng néo).Công tác 4 tại chỗ trên địa bàn tỉnh: Công tác 04 tại chỗ được tỉnh Nghệ An thực hiện trong suốt quá trình thi công dự án. Cụ thể: trong giai đoạn đào móng, đúc móng việc thi công đã sử dụng triệt để phương châm 4 tại chỗ để đáp ứng tiến độ dự án. Trong đó, máy thi công: huy động/thuê tại địa phương khoảng 70% (trên 550 máy); hình thức thực hiện: đơn vị thi công trực tiếp liên hệ và thuê của các cá nhân, tổ chức (trên 30 công ty và khoảng 20 cá nhân). Nhân công lao động phổ thông: huy động/thuê tại địa phương khoảng 1.260 lao động. Vật liệu xây dựng trong giai đoạn móng hầu hết mua tại 32 công ty địa phương chiếm khoảng 100% khối lượng vật liệu. Hậu cần: ăn ở tại chỗ địa phương nơi thực hiện công trình trong suốt quá trình thực hiện dự án.Trong giai đoạn dựng cột, lắp đặt, kéo dây vật tư, vật liệu và nguồn nhân công cũng đòi hỏi thợ chuyên nghiệp, có tay nghề cao, kinh nghiệm nên triển khai tại chỗ về vật tư, lao động địa phương gần như không có; chỉ triển khai 2 tại chỗ về hỗ trợ cần cẩu, dàn giáo và hậu cần.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà động viên các cán bộ, công nhân thi công trên công trường.Công tác phối hợp của Đoàn thanh niên: toàn tỉnh thành lập 74 đội hình thanh niên tình nguyện với sự tham gia của hơn 1.100 đoàn viên thanh niên thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ dựng cột vận chuyển cột từ vị trí tập kết ra địa điểm lắp đặt vị trí thi công, hỗ trợ giải phóng hiện trường, di dời, vận chuyển chướng ngại vật cản trở, hỗ trợ kéo dây và phân luồng giao thông, giải phóng hành lang tuyến đường dây; tiếp nước cho các đội hình thi công; tuyên truyền về tầm quan trọng ĐZ 500kV mạch 3 đến với người dân. Công tác hỗ trợ giải phóng hành lang tuyến: về nhà ở, đến thời điểm hiện tại, Đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ tháo dỡ 24/26 công trình nhà ở của các hộ dân ảnh hưởng hành lang tuyến; hỗ trợ tháo dỡ 44/46 vật kiến trúc; tham gia hỗ trợ chặt hạ hơn 26 ha, gần 9.000 cây các loại ảnh hưởng hành lang tuyến.Vị trí cột 22 của Đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hoá đang được thi công.Tình hình thực hiện triển khai thi công: phần móng đã hoàn thành đúc móng 202/202 vị trí; phần cột: đã dựng xong 89 vị trí cột, đang dựng 77 vị trí cột, 36 vị trí đã đúc xong móng, chưa chuyển bước dựng cột. Phần kéo dây: trên địa bàn tỉnh thi công kéo dây xong khoảng giao chéo 337 - 338 thuộc địa bàn huyện Nam Đàn. Đang thi công kéo dây khoảng cột 409 - 419 thuộc địa bàn xã Diễn Thái (VT 409), Diễn Đồng (VT 410), Diễn Liên (VT 411 đến 416) huyện Diễn Châu; xã Thọ Thành, huyện Yên Thành (VT 417, 418, 419)…
https://nhandan.vn/quyet-tam-don-luc-hoan-thanh-thi-cong-duong-day-500kv-mach-3-quang-trach-pho-noi-post815698.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Đường dây 500kV", "Quảng Trạch – Phố Nối", "thi công" ] }
Đèo Cả “nhập cuộc” thi công hạ tầng đường sắt
NDO -Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải), hai hầm đường sắt Khe Nét do Liên danh Il sung-Tập đoàn Đèo Cảthực hiện sẽ được triển khai thi công từ ngày 21/3 tới.
Gói thầu XL01 thi công xây dựng 2 hầm đường sắt là gói thầu quan trọng thuộc dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, thuộc tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA.Sẵn sàng thi côngÔng Nguyễn Duy Sông, Giám đốc Ban Điều hành gói thầu xây dựng 2 hầm đường sắt Khe Nét cho biết, hiện nay nhà thầu đã hoàn thành khu nhà điều hành, huy động mở đường công vụ vào cửa bắc hầm số 1, hoàn tất thoả thuận với địa phương để có mặt bằng thi công đường công vụ vào 3 cửa hầm còn lại, hoàn thành móng trạm trộn bê tông.“Nhà thầu đã huy động 15 đầu máy móc thiết bị, 60 kỹ sư và công nhân phục vụ công tác chuẩn bị thi công. Sau lễ động thổ, nhà thầu sẽ tiếp tục huy động lực lượng lớn nhân sự, thiết bị để chính thức triển khai xây dựng”, ông Nguyễn Duy Sông cho hay.Bình đồ tuyến thể hiện 2 hầm đường sắt trên cung đèo Khe Nét.Gói thầu XL01 thi công xây dựng 2 hầm đường sắt là gói thầu quan trọng thuộc dự án cải tạođường sắtkhu vực đèo Khe Nét thuộc tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA.Gói thầu XL01 trị giá gần 552 tỷ đồng, nằm trên địa phận xã Hương Hóa và Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Trong đó, hầm 1 có chiều dài 620m, dự kiến được xây dựng trong 23 tháng, hầm 2 có chiều dài 393m dự kiến được xây dựng trong 13,5 tháng, khổ hầm 10m, được thiết kế theo tiêu chuẩn hầm đường sắt cấp I.Liên danh Il Sung-Đèo Cả đã trúng thầu quốc tế, trở thành nhà thầu thi công xây dựng gói thầu XL01. Đây là dấu mốc quan trọng xác lập sự tham gia thi công xây dựng của Tập đoàn Đèo Cả trong lĩnh vực hạ tầng đường sắt tại một dự án trọng điểm trong nước.Liên danh Tập đoàn Đèo Cả-Công ty Thương mại Dầu khí Lào là nhà đầu tư dự án đường sắt đoạn Vũng Áng-Tân Ấp-Mụ Giạ theo phương thức PPP.Tháng 10/2023, Bộ Giao thông vận tải đã có công văn chấp thuận Liên danh Tập đoàn Đèo Cả-Công ty Thương mại Dầu khí Lào là nhà đầu tư đề xuất dự án, thực hiện lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Vũng Áng (Việt Nam)-Vientiane (Lào) đoạn Vũng Áng-Tân Ấp-Mụ Giạ theo phương thức PPP. Cũng theo công văn, Liên danh này có trách nhiệm nộp hồ sơ đề xuất dự án gửi Ban Quản lý dự án đường sắt trước ngày 10/10/2024.Tin liên quanĐầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam thực sự trở thành trục "xương sống"Đoạn tuyến đường sắt Vũng Áng-Tân Ấp-Mụ Giạ có tổng chiều dài khoảng 103km, gồm 8 nhà ga với tổng mức đầu tư 27.485 tỷ đồng. Đây là dự án quan trọng, nằm trong tổng thể dự án đường sắt Vũng Áng-Vientiane, tổng chiều dài 554,7km, trải dài trên địa phận hai quốc gia Việt Nam và Lào, là một trong những dự án ưu tiên của Chính phủ hai nước, được thể hiện trong quá trình triển khai các thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước về phát triển kinh tế và hạ tầng.Chuẩn bị nguồn lực phát triển hạ tầng đường sắtTrước đó, từ đầu năm 2023, theo lời mời của Tập đoàn PTL Holding (Lào), Tập đoàn Đèo Cả đã tham gia nghiên cứu đề xuất dự án đường sắt Vũng Áng-Vientiane. Cần phải nói thêm rằng, Tập đoàn Đèo Cả không phải đơn vị đầu tiên quan tâm tiếp cận dự án tuyến đường sắt này, nhưng từ khi Tập đoàn tham gia nghiên cứu, dự án mới có những chuyển biến tích cực đầu tiên sau nhiều năm “giẫm chân tại chỗ”.Ông Nguyễn Quang Vĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết, tập đoàn đang phối hợp chặt chẽ với đối tác Lào để triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án theo đúng yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải.Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, cả nước sẽ thực hiện nâng cấp 2.440km tuyến đường sắt hiện hữu, hoàn thành 2.362 km tuyến đường sắt mới. Tầm nhìn đến năm 2050, có 6.354 km đường sắt trong mạng lưới quốc gia được quy hoạch; trong đó, phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao bắc-nam, các tuyến metro đô thị,…Ông Nguyễn Quang Vĩnh khẳng định, ngoài các dự án đường bộ cao tốc, việc đầu tư vào hạ tầng đường sắt được xác định là hướng đi mới của tập đoàn Đèo Cả trong giai đoạn 5-10 năm tới.Tập đoàn Đèo Cả phối hợp Viện Nghiên cứu-Đào tạo Đèo Cả khai giảng chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng đường sắt-metro từ tháng 1/2024.Để đón đầu các dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, tháng 1/2024, Tập đoàn Đèo Cả đã phối hợp Viện Nghiên cứu-Đào tạo Đèo Cả khai giảng chương trình đào tạo chuyên ngành xây dựng đường sắt-metro.Các module đào tạo tại đây sẽ gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn thi công, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp cho mục tiêu hoàn thành dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam trước mắt và định hướng lâu dài cho phát triển đường sắt-metro của đất nước trong tương lai.Tin liên quanThành lập Viện Nghiên cứu-Đào tạo Đèo CảThời gian qua, Tập đoàn Đèo Cả đã tổ chức cho nhiều cán bộ, kỹ sư đi nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt-metro của các nước tiên tiến như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản,… thông qua các trường như Học viện Công nghệ Singapore (IT), Trường quản trị kinh doanh Hiroshima (Nhật Bản) nhằm chọn lọc “nhập khẩu” chương trình và chuyên gia đào tạo.“Chúng tôi cũng hợp tác với các đơn vị có kinh nghiệm đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… học tập công nghệ, chuẩn bị thiết bị hiện đại để thi công, củng cố năng lực tổ chức để đấu thầu”, ông Nguyễn Quang Vĩnh cho hay.Tập đoàn Đèo Cả hợp tác với các đơn vị có kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… học tập công nghệ, chuẩn bị thi công hạ tầng đường sắt.Những bước đi khẩn trương và bài bản củaTập đoàn Đèo Cảcho thấy tinh thần quyết tâm, sẵn sàng nhập cuộc, không chỉ để góp mặt, mà sẽ ghi dấu ấn bằng chính những đóng góp cụ thể trong công cuộc phát triển hạ tầng giao thông đường sắt nước nhà.
https://nhandan.vn/deo-ca-nhap-cuoc-thi-cong-ha-tang-duong-sat-post800257.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "XL01", "Đèo Khe Nét", "Tập đoàn Đèo Cả", "Nguyễn Quang Vĩnh", "Đường sắt Vũng Áng", "Thi công xây dựng", "hầm đường sắt", "dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam" ] }
Triển khai mô hình xã có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế
Năm 2024, Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) chính thức triển khai thí điểm mô hình xã có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Việc phát huy lợi thế từ nguồn “tài nguyên” cơ sở dữ liệu dân cư ngànhBảo hiểm xã hộiViệt Nam đang quản lý, cùng sự vào cuộc đầy trách nhiệm của chính quyền địa phương, được kỳ vọng sẽ tạo ra dấu mốc mới trong thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện…
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Ninh, đến hết tháng 3/2024, toàn huyện đã có hơn 81.052 người tham gia bảo hiểm y tế (bao gồm cả đối tượng thân nhân quân đội tham gia), tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện đạt 92,43% (cao hơn 0,33% so với chỉ tiêu HĐND huyện giao năm 2024).Khai thác lợi thế từ nguồn tài nguyên cơ sở dữ liệu dân cưNgay khi triển khai mô hình, xã Tân Ninh (huyện Quảng Ninh) đã cam kết sẽ hoàn thành mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn ngay trong năm 2024. Sáng 13/4/2024 vừa qua, hai hộ gia đình cuối cùng chưa tham gia bảo hiểm y tế của thôn Quảng Xá (xã Tân Ninh) đã gia nhập hệ thống chính sách an sinh xã hội quan trọng này, Quảng Xá trở thành thôn đầu tiên của huyện Quảng Ninh đạt mục tiêu 100% người dân trên địa bàn tham gia bảo hiểm y tế.Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Quảng Xá Nguyễn Thị Lệ tin tưởng mục tiêu mở rộng bảo hiểm y tế đến mọi người dân sẽ đạt được. Tâm huyết với chính sách nhân văn này, bà Lệ còn hỗ trợ một phần mức phí đóng bảo hiểm y tế cho những hộ kinh tế còn khó khăn. “Bà con ở đây còn nhiều người khó khăn lắm, tôi không dư dả nhiều, nhưng đâu phải lúc nào người ta cũng cần mình hỗ trợ kinh tế. Giúp nhau tham gia bảo hiểm y tế là việc vô cùng ý nghĩa...”, bà Lệ tâm sự.Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Ninh Nguyễn Quang Thuận cho biết: Cơ sở dữ liệu dân cư mà ngành bảo hiểm xã hội thu thập từ trước đó, cùng với việc phối hợp ngành công an trong thực hiện Đề án 06 thời gian qua, bảo đảm tiêu chí “đúng-đủ-sạch-sống” là lợi thế quý giá để thực hiện sàng lọc thông tin, tìm các nhóm “đối tượng đích” cần vận động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trên cơ sở khối lượng thông tin khổng lồ này, biết khai thác đúng cách sẽ tạo ra một công cụ hữu hiệu, ứng dụng công nghệ số hỗ trợ thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và mọi nhiệm vụ được giao.Trên cơ sở dữ liệu đang có, Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Ninh đã “lọc” danh sách chính xác từng cá nhân người dân đã hoặc chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Những người không có bảo hiểm y tế này sẽ lại được phân chia thành từng nhóm khác nhau: người đã có thẻ bảo hiểm y tế nhưng hết hạn chưa đăng ký tham gia lại; người dân khu vực vừa ra khỏi các nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế nên chưa “quen” với việc chủ động tham gia; nhóm dân cư có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng vẫn chưa thuộc đối tượng “hộ nghèo”, “cận nghèo”; và nhóm người vẫn chưa mặn mà với chính sách… Xác định được cụ thể từng nhóm, từng cá nhân cụ thể cần vận động tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ phối hợp chính quyền địa phương, cùng các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp phù hợp.Cùng vào cuộc để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dânBày tỏ sự ủng hộ và quyết tâm của chính quyền địa phương với sáng kiến triển khai mô hình xã có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế tại xã Tân Ninh, ông Lê Ngọc Huân - Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế huyện Quảng Ninh cho rằng: Mô hình xã có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế là mô hình mới, mang tính nhân văn cao cả, thiết thực. Qua đó, sẽ xây dựng nét đẹp văn hóa kiểu mẫu, giúp mọi người dân trong xã đều được chăm sóc sức khỏe khi không may bị ốm đau, bệnh tật; đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm của họ với cộng đồng theo phương châm: Mình vì mọi người, mọi người vì mình khi tham gia bảo hiểm y tế.Khẳng định để mô hình này thành công thì cần các giải pháp đồng bộ và trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh đề nghị các đơn vị, đoàn thể phát huy cao nhất vai trò của mình trong triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, sát sao thực hiện trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị. Phó Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Bảo hiểm xã hội huyện chủ trì phối hợp Công an huyện, UBND xã Tân Ninh rà soát, tổng hợp chính xác danh sách đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn để có cơ sở vận động, phát triển đối tượng tham gia đạt chỉ tiêu đề ra; phối hợp, hướng dẫn UBND xã xây dựng kế hoạch cụ thể hóa để triển khai thực hiện…Đồng thời, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội huyện, UBND xã Tân Ninh tổ chức tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế, vận động hội viên và nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; phát động, triển khai một số mô hình gây quỹ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế; kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ hội viên có hoàn cảnh khó khăn tham gia…Chủ tịch UBND xã Tân Ninh Nguyễn Văn Hoan cho biết: Giải pháp cụ thể được chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện triển khai đến từng nhóm dân cư. UBND xã sẽ xây dựng kế hoạch để thực hiện mô hình, xác định rõ nội dung công việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, đoàn thể, các thôn; cam kết đạt 97% dân số tham gia bảo hiểm y tế trước ngày 31/5/2024 và đạt 100% dân số đang sinh sống trên địa bàn có bảo hiểm y tế trước ngày 30/6/2024.Việc triển khai mô hình điểm “Xã có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế” tại Tân Ninh được kỳ vọng khi thành công sẽ tạo tiền đề lan tỏa, nhân rộng đến các địa phương khác, góp phần mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế trên toàn huyện, hướng tới mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân…
https://nhandan.vn/trien-khai-mo-hinh-xa-co-100-nguoi-dan-tham-gia-bao-hiem-y-te-post808020.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "bảo hiểm y tế", "Quảng Bình", "huyện Quảng Ninh" ] }
Vận động nguồn lực xã hội chăm lo cho người khuyết tật, trẻ mồ côi
NDO -Sáng 11/4, tại Hà Nội, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị Biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ VI và Chương trình Một trái tim - Một thế giới lần thứ 19. Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Hội nghị có sự tham dự của 368 đại biểu với đủ lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp.. là những người tiêu biểu nhất do Trung ương Hội, Hội bảo trợ người khuyết tật trẻ mồ côi, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố lựa chọn, giới thiệu đại diện cho hàng vạn người khuyết tật, trẻ mồ côi và hàng trăm nhà tài trợ, mạnh thường quân, người bảo trợ tiêu biểu trong cả nước. Trong đó, có 198 người khuyết tật, 72 cháu mồ côi và 98 người bảo trợ tiêu biểu; gần 60 đại biểu là các cá nhân, là đại diện tập thể những nhà tài trợ tới dự và hưởng ứng Chương trình Một trái tim - Một thế giới lần thứ 19 chính thức xác nhận sự ủng hộ, đóng góp và đồng hành với Hội thực hiện cáchoạt động thiện nguyệntrong năm 2024.Đồng hành cùng người khuyết tật và trẻ mồ côiPhát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam Nguyễn Trọng Đàm cho biết: Từ năm 2004, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã khởi xướng, chủ trì, phối hợp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức 5 kỳ hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc, đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần làm lan tỏa những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc; khơi dậy tinh thần tự lực tự cường, ý chí vươn lên cũng như tình thương yêu của con người trong cuộc sống.Theo thống kê, hiện nước ta có khoảng hơn 20% dân số cần sự trợ giúp xã hội, trong đó khoảng hơn 12 triệu người cao tuổi, gần 7 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, 7- 8% dân số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hằng năm.Đồng thời, là hoạt động thiết thực góp phần nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần huy động nguồn lực xã hội để cùng nguồn lực nhà nước từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, hiện thực hóa mục tiêu phát triển hài hòa và bình đẳng, không để ai bị bỏ lại phía sau.Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo cho người khuyết tật và trẻ mồ côiPhát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo, nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người khuyết tật và trẻ mồ côi... Bằng việc đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đóng góp của cộng đồng đã giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi, người mắc bệnh hiểm nghèo, người bị rủi ro trong cuộc sống, vượt qua khó khăn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thủy Nguyên)Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn biểu dương, đánh giá cao về những thành tích của cán bộ, hội viên Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam. Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các cơ quan, tổ chức, các nhà bảo trợ đã và đang tích cực chung tay, góp sức vì người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam.Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi và tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc, động viên, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi cả về vật chất và tinh thần; tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong hoạt động để nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và trẻ mồ côi trên cơ sở tiếp cận quyền con người theo Công ước quốc tế về người khuyết tật và Luật Người khuyết tật, Luật trẻ em đã được Quốc hội thông qua.Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hiện nay, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho hơn 1,6 triệu người khuyết tật; hơn 21.000 trẻ em hưởng chế độ đối với trẻ em mồ côi. Đến năm 2023, hơn 90% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời.Về phía Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cần tiếp tục chủ động, sáng tạo, bám sát vào nội dung Chỉ thị số 39/CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Nghị quyết số 42 NQ/TW Hội nghị Trung ương Trung ương 8 khóa XIII về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và các Luật, các chính sách, đề án liên quan đến người khuyết tật, trẻ em, người nghèo.Hội tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối, vận động nguồn lực xã hội nhằm thực hiện tốt hơn vai trò là cầu nối yêu thương giữa cộng đồng và người cần trợ giúp; là cánh tay nối dài của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Hội cần có các hoạt động đa dạng, thiết thực để thường xuyênkhích lệ tinh thần vượt khó, nỗ lực vươn lêncủa người khuyết tật, trẻ mồ côi; tôn vinh, lan tỏa tinh thần, ý nghĩa nhân văn và nhân rộng các tấm gương người tốt việc tốt vì cộng đồng.Các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp, đồng bào trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống ''tương thân tương ái'', ''lá lành đùm lá rách'', tham gia tích cực các phong trào, các hoạt động của Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam. Mỗi hành động yêu thương và hảo tâm sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau, sự mặc cảm thân phận cho những hoàn cảnh không may, giúp họ có thêm nghị lực và niềm tin để có cuộc sống tốt đẹp hơn.Các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, hưởng ứng Chương trình Một trái tim - Một thế giới lần thứ 19.Đặc biệt, Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng mong các anh chị, các cháu khuyết tật, các cháu mồ côi tiếp tục phát huy thành tích, thành quả đã đạt được, lan tỏa nghị lực sống tích cực tới cộng đồng, nhất là những người đồng cảnh ngộ, để cùng nhau tự tin vươn lên, mang lại nhiều kết quả ý nghĩa hơn nữa cho cuộc sống của chính mình và cho cả cộng đồng xã hội.
https://nhandan.vn/van-dong-nguon-luc-xa-hoi-cham-lo-cho-nguoi-khuyet-tat-tre-mo-coi-post804158.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Trẻ mồ côi", "Người khuyết tật", "Bảo đảm phúc lợi xã hội", "Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam" ] }
Hơn 65 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong nửa đầu năm 2024
NDO -Trong 5 tháng đầu năm 2024, có hơn 65 nghìnlao độngViệt Namđi làm việc ở nước ngoài, đạt khoảng 52% kế hoạch năm.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, hơn 65 nghìnlao động Việt Nam đã đi làm việc ở nước ngoài.Cụ thể, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng sốlao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.852 người (trong đó có hơn 19 nghìn lao động nữ) đạt 52,68 % kế hoạch năm 2024.Mục tiêu đặt ra trong năm nay là đưa khoảng 125 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.Các thị trường tiếp nhận nhiều lao động nước ta trong 5 tháng qua có thể kể tới Nhật Bản: 35.208 người; Đài Loan (Trung Quốc): 21.602 người; Hàn Quốc: 5.209 người.Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.852 người.Từ đầu năm tới nay, nhiều chương trình xúc tiến đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng đã được triển khai.Vào tháng 3/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan và Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đã ký kết Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Namđi làm việc trong ngành nông nghiệptại Australia.Theo đó, hai bên thống nhất triển khai kế hoạch hỗ trợ cho 1.000 lao động Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo Chương trình PALM, dự kiến bắt đầu trong năm 2024.Trong năm đầu tiên thực hiện chương trình, việc tuyển dụng lao động được thực hiện thông qua một đơn vị sự nghiệp công lập và tối đa sáu doanh nghiệp Việt Nam.Việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ này là dấu mốc quan trọng của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam trong hợp tác lao động Việt Nam-Australia.Cũng trong tháng 6, tại Hà Nội, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã ký thỏa thuận với Hiệp hội Chăm sóc y tế Osaka (Nhật Bản) về việc cung ứngthực tập sinh kỹ năng ngành hộ lýđi thực tập tại Nhật Bản.Người lao động tham gia chương trình sẽ được Hiệp hội Chăm sóc y tế Osaka đài thọ các chi phí. Đó là: toàn bộ chi phí học tiếng Nhật tại Việt Nam (từ 8-11 tháng để đạt trình độ tiếng Nhật N4), lệ phí thi chứng chỉ tiếng Nhật (1 lần), lệ phí xin thị thực, chi phí khám sức khỏe (2 lần), vé máy bay (xuất cảnh và về nước khi hoàn thành hợp đồng).Người lao động khi sang thực tập tại Nhật Bản được bố trí thực tập tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Hiệp hội hoặc các bệnh viện là đối tác của Hiệp hội Chăm sóc y tế Osaka.Người lao động được thực tập trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, được hưởng mức lương tương đương với mức lương cơ bản của người Nhật làm cùng vị trí với mức lương tháng khoảng 36 triệu đồng chưa bao gồm phụ cấp, lương làm thêm ngoài giờ và được hưởng phúc lợi xã hội, tham gia các loại hình bảo hiểm theo quy định của pháp luật Nhật Bản.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/hon-65-nghin-lao-dong-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-trong-nua-dau-nam-2024-post814580.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "lao động đi làm việc ở nước ngoài", "hợp tác lao động", "Nhật Bản", "lao động", "việc làm" ] }
Hòa Bình: Chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân liên quan việc cấp phép xây dựng dự án sân Golf Hill Top
NDO -Ngày 10/5, Ủy ban nhân dântỉnh Hòa Bìnhđã có văn bản trả lời Báo Nhân Dân về việc “Làm rõ các nội dung liên quan đến dự ánsân Golf Hill Top” sau khi Báo Nhân Dân có đăng 2 bài phản ánh về xử lý nghiêm sai phạm đất đai tại sân Golf Hill Top Hòa Bình vào ngày 17/4/2024.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã thừa nhận, quá trình tham gia ý kiến vào phương án sử dụng đất trong phương án cổ phần hóa Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hòa Bình đã trình hồ sơ mà chưa đo đạc bản đồ địa chính dẫn đến hồ sơ quản lý và thực địa chồng lấn vào ranh giới cổ phần hóa củaCông ty Lâm nghiệp Hòa Bình(Thanh tra Chính phủ kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 1452/KL-TTCP ngày 21/8/2020); dẫn đến việc chưa kịp thời cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Golf-Geleximco Hòa Bình thuê đất để thực hiện dự án sân Golf Hòa Bình-Geleximco.Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đang giao các cơ quan chuyên môn, tổ công tác phối hợp Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình rà soát diện tích chồng lấn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến để Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình thu hồi phần diện tích chồng lấn nêu trên…Do trình tự, thủ tục đất đai đối với dự án sân Golf Hòa Bình-Geleximco tại phường Trung Minh và phường Kỳ Sơn thành phố Hòa Bình chưa đầy đủ theo quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, đôn đốc hoàn thiện và nộp hồ sơ thuê đất tại Công văn số 737/STNMT-QLĐĐ ngày 15/4/2020.Về thủ tục đất đai, cho thuê đất và ký hợp đồng thuê đất, tỉnh Hòa Bình khẳng định, đến nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Golf-Geleximco Hòa Bình chưa được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cho thuê đất và chưa ký hợp đồng thuê đất.Về việc cấp giấy phép xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình thừa nhận còn thiếu thủ tục thuê đất và ký hợp đồng thuê đất…Về công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai, việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Golf-Geleximco Hòa Bình tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khác sang đất sự nghiệp để thực hiện dự án sân golf Hòa Bình-Geleximco từ năm 2019 mà chưa có quyết định cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp Geleximco Hòa Bình số tiền 350 triệu đồng.Ngày 28/2/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 72/QĐ-STNMT về việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường đối với Dự án sân Golf Hòa Bình- Geleximco của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Golf-Geleximco Hòa Bình.Quá trình kiểm tra, ngày 15/4/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Golf-Geleximco Hòa Bình về hành vi chiếm đất (Sử dụng đất trên thực địa nhưng chưa hoàn thành các thủ tục về chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất) theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcđất đaivà báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với nhà đầu tư. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm đất và số tiền thu lợi bất hợp pháp.Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại dự án Sân Golf Hill Top Hòa Bình.Theo đó, ngày 7/5/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 786/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với nhà đầu tư thực hiện dự án Sân Golf Hill Top, về các hành vi: Chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực đô thị; đất nông nghiệp không phải đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực đô thị; đất nông nghiệp là đất trồng lúa tại khu vực đô thị; đất phi nông nghiệp là đất rừng sản xuất tại khu vực đô thị; đất phi nông nghiệp tại đô thị. Tổng số tiền xử phạt nhà đầu tư là 2 tỷ 220 triệu đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Golf-Geleximco Hòa Bình phải hoàn thiện các thủ tục thuê đất theo quy định, đồng thời phải thực hiện nộp đầy đủ khoản thu lợi bất hợp pháp.Về xử lý vi phạm hành chính thuế, Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với dự án Sân Golf Hòa Bình-Geleximco của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Golf-Geleximco Hòa Bình, ngày 24/12/2021 Cục Thuế Hòa Bình về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Chi nhánh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội tại Hòa Bình (kỳ thanh tra từ năm 2013 đến năm 2020), tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp là 2 tỷ 047 triệu đồng.Ngày 6/12/2021,Cục Thuế Hòa Bìnhxử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Golf-Geleximco Hòa Bình (kỳ kiểm tra từ năm 2019 đến năm 2022), tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp là 1 tỷ 435 triệu đồng.Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Nhân Dân, sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn nhà đầu tư sớm hoàn thành thủ tục đất đai và các thủ tục có liên quan đến dự án. Bên cạnh đó, tỉnh Hòa Bình sẽ chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác cấp phép xây dựng.Theo Điều 38, Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của luật này; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của luật này…
https://nhandan.vn/hoa-binh-chi-dao-lam-ro-nguyen-nhan-kiem-diem-cac-to-chuc-ca-nhan-lien-quan-viec-cap-phep-xay-dung-du-an-san-golf-hill-top-post809266.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Hòa Bình", "Vi phạm đất đai", "Dự án sân golf", "chồng lấn", "sân Golf Hill Top" ] }
Quận Hoàn Kiếm, trái tim của vùng đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến
NDO -Quận Hoàn Kiếmkhông chỉ là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế của Hà Nội mà còn là nơi hội tụ, lưu giữ nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa gắn liền với vùng đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước mỗi khi ghé thăm Thủ đô.
Cách đây 62 năm, thực hiện chủ trương xây dựng, mở rộng Thủ đô của Bộ Chính trị và Nghị quyết Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa II, ngày 31/5/1961, Chính phủ đã ra quyết định về tổ chức hành chính thành phố Hà Nội gồm 4 khu phố nội thành: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng và 4 huyện ngoại thành: Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh.Đến năm 1981, bộ máy chính quyền thành phố được tổ chức thống nhất thành 3 cấp, khu phố Hoàn Kiếm chuyển thành quận Hoàn Kiếm.Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của Hà NộiMặc dù có diện tích khiêm tốn, chỉ 5,29km2 (nhỏ hơn cả diện tích Hồ Tây - 5,3km2), nhưng Hoàn Kiếm lại là khu vực sầm uất, phát triển và đắt đỏ bậc nhất Thủ đô.Đây là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của thành phố Hà Nội, tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ quan trọng, đồng thời là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô và đất nước.Quận cũng là địa phương hội tụ nhiều công trình di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, thu hút du khách trong và ngoài nước thường xuyên ghé thăm.Quận Hoàn Kiếm phía bắc giáp quận Ba Đình tới phố Hàng Đậu làm ranh giới; phía đông giáp sông Hồng với cả vùng bãi ngoài đê từ Phúc Tân - chợ Long Biên chạy dài đến đường Vạn Kiếp; phía nam giáp quận Hai Bà Trưng giới hạn bởi các đường phố Hàn Thuyên - Lê Văn Hưu - Nguyễn Du; phía tây giáp hai quận Ba Đình, Đống Đa, phân cách bởi phố Lý Nam Đế và khu vực ga Hà Nội.Nằm ở quận Hoàn Kiếm, Hồ Gươm là trái tim của Hà Nội, một trong những địa danh du lịch thu hút du khách bậc nhất Thủ đô. Được bao bọc bởi hai con phố lớn Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ, từ trên cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một hòn ngọc xanh ngắt, rất đẹp và thơ mộng.Được bao bọc bởi hai con phố lớn Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ, từ trên cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một hòn ngọc xanh ngắt, rất đẹp và thơ mộng. (Ảnh: SƠN BÁCH)Ngoài ra, nói đến quận Hoàn Kiếm không thể không nhắc tới các tuyến phố cổ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 10 thế kỷ, Phố cổ Hà Nội chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Thủ đô.Nơi đây không chỉ tập trung các hoạt động giao thương, buôn bán sầm uất mà còn chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể và phi vật thể vô giá, góp phần làm nên dấu ấn Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.Cách đây 7 năm, ngày 1/9/2016, Hà Nội tổ chức khai trương không gian đi bộ Hồ Gươm vào thứ 7, chủ nhật và thêm buổi tối thứ 6 hàng tuần. Trong thời gian này, thành phố cho phép các khách sạn từ 3 sao trở lên, quán bar, nhà hàng tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm được mở cửa phục vụ đến 2h sáng hôm sau. Việc tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực Hồ Gươm và phụ cận đã tạo ra nét đẹp trong cảnh quan cũng như nét riêng đầy quyến rũ của Hoàn Kiếm.Quận Hoàn Kiếm hiện có 18 đơn vị hành chính phường gồm: Cửa Nam, Hàng Bài, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Mã, Cửa Đông, Hàng Gai, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Trống, Chương Dương, Phúc Tân.Với bề dầy truyền thống quý báu, Hoàn Kiếm còn là nơi lưu giữ 190 di tích lịch sử-văn hóa, di tích cách mạng nổi tiếng như: Quần thể di tích Hồ Gươm - Đền Ngọc Sơn - Đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (chùa Liên Trì), tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường 19/8, Nhà thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, Chợ Đồng Xuân... và đình thờ các ông tổ nghề như đình Lò Rèn, đình Hàng Giấy...Quần thể di tích văn hóa-lịch sử và di tích cách mạng gắn liền với truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến đã và đang được chính quyền thành phố quan tâm tôn tạo, và đây chính là thế mạnh, tiềm năng du lịch văn hóa của quận Hoàn Kiếm, tạo nên sức hút với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.Phố cổ Hà Nội không chỉ tập trung các hoạt động giao thương, buôn bán sầm uất mà còn chứa đựng một kho tàng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá, góp phần làm nên dấu ấn Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Với những đặc điểm như trên, trong những năm qua, kinh tế quận Hoàn Kiếm phát triển với mức tăng trưởng cao, bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại, du lịch (năm 2019, nhóm ngành này chiếm đến hơn 98%).Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hằng năm đều vượt so với kế hoạch thành phố giao. Năm 2021, trong các quận, huyện của Hà Nội, Hoàn Kiếm đứng thứ 2 về thu ngân sách với 14.008 tỷ đồng. Riêng trong năm 2022, tổng thu ngân sách trên địa bàn quận đạt 14.732 tỷ đồng, đạt 131% dự toán, bằng 105,2% so với năm trước đó.Tin liên quan[Infographic] Quận Hoàn Kiếm - trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Hà NộiĐơn vị hành chính cấp huyện duy nhất của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhậpMới đây, báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo quy định hiện nay, Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất của thành phố thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025, cùng với đó là 176 đơn vị hành chính cấp xã.Ngày 12/7 vừa qua, tại Phiên họp thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông quaNghị quyết số 35/2023/UBTVQH15về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.Nghị quyết nêu rõ, đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng thì thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025.Theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có quy mô dân số tối thiểu 150 nghìn người, diện tích tự nhiên tối thiểu 35km2.Nhà thờ Lớn với kiến trúc Pháp, tọa lạc tại số 40 Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm là điểm đến quen thuộc của du khách mỗi khi có dịp ghé thăm Hà Nội. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Quận Hoàn Kiếm có diện tích tự nhiên là 5,347km2, quy mô dân số là 212.921 người (kết quả rà soát mới nhất của UBND thành phố). Đối chiếu quy định trên, quận Hoàn Kiếm đạt 100% tiêu chuẩn về dân số nhưng chỉ đạt 15% về diện tích nên thuộc diện phải sáp nhập.Tuy nhiên, cũng theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, một trong những nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn tới là chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư…Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp.Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 31/7, ông Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể và đề án sắp xếp đáp ứng yêu cầu. Lãnh đạo UBND TP Hà Nội nêu rõ, việc sắp xếp phải phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn tại địa phương; có cân nhắc đến các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.
https://nhandan.vn/quan-hoan-kiem-trai-tim-cua-vung-dat-thang-long-ha-noi-ngan-nam-van-hien-post765352.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "quận Hoàn Kiếm", "sắp xếp đơn vị hành chính", "giai đoạn 2023-2025", "TP Hà Nội", "đơn vị hành chính cấp huyện", "Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15", "Ủy ban Thường vụ Quốc hội" ] }
Vượt chỉ tiêu thành lập mới câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trước 2 năm
NDO -Đến cuối tháng 12/2023, cả nước có hơn 6.500câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, với khoảng 456 nghìn thành viên. Trong đó, ước tính số lượng câu lạc bộ mới thành lập từ khi triển khai Đề án 1336 đến cuối năm 2023 khoảng 3.021 câu lạc bộ, vượt chỉ tiêu 3.000 câu lạc bộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao trước gần 2 năm.
Ngày 10/5, Ban Thường vụ Trung ương HộiNgười cao tuổiViệt Nam tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Đề án “Nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn đến năm 2025” tại Hà Nội. Chương trình diễn ra đồng thời theo hình thức trực tuyến 48 điểm cầu trên toàn quốc.Theo Phó Chủ tịch HộiNgười cao tuổiViệt Nam Phan Văn Hùng, ngày 31/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1336/QĐ-TTg về Đề án “Nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn đến năm 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án 1336). Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao cho Hội Người cao tuổi Việt Nam là cơ quan chủ trì Đề án. Đến nay, Đề án đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Cụ thể, theo báo cáo của Hội Người cao tuổi Việt Nam, tính đến cuối tháng 12/2023, cả nước có khoảng 6.521 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, với khoảng 456.470 thành viên. Trong đó, ước tính số lượng câu lạc bộ mới thành lập từ khi triển khai Đề án 1336 đến cuối năm 2023 khoảng 3.021 câu lạc bộ, vượt chỉ tiêu 3.000 câu lạc bộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao đến năm 2025 trước gần 2 năm.Tính đến cuối tháng 12/2023, cả nước có khoảng 6.521 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, với khoảng 456.470 thành viên. Trong đó, ước tính số lượng câu lạc bộ mới thành lập từ khi triển khai Đề án 1336 đến cuối năm 2023 khoảng 3.021 câu lạc bộ, vượt chỉ tiêu 3.000 câu lạc bộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao đến năm 2025 trước gần 2 năm.Thanh Hóa là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng câu lạc bộ mới được thành lập, với tổng số câu lạc bộ hiện có là 1.108 câu lạc bộ với gần 62.000 thành viên. Các tỉnh thành phố tích cực thành lập mới câu lạc bộ trong năm 2023 gồm: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ngãi, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Nghệ An.Về ưu điểm, mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau được cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và nhân dân địa phương khẳng định là một mô hình đậm chất nhân văn, đa dạng hoạt động, phát huy được cách tiếp cận liên thế hệ, phù hợp với văn hóa, truyền thống, đạo lý của người Việt Nam. Tám lĩnh vực hoạt động của câu lạc bộ góp phần tích cực thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và thực hiện an sinh xã hội tại cộng đồng. Câu lạc bộ đã đóng góp tích cực phong trào thi đua của địa phương trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng và giữ gìn nếp sống văn hóa, văn nghệ, thể thao, văn minh đô thị.Cả nước còn 43 tỉnh có số lượng câu lạc bộ dưới 100 câu lạc bộ, như vậy, phần lớn chưa đạt chỉ tiêu về số lượng, nhất là các tỉnh thuộc các khu vực: miền núi phía bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng.Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: BẢO KHANH)Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, kết quả thực hiện Đề án 1336 về nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau rất ấn tượng, rất hiệu quả, tạo sự lan tỏa rất sâu rộng trong các cấp hội và các thôn, bản trên địa bàn cả nước. Các cấp hội ở các địa phương đã rất năng động, sáng tạo trong công tác tham mưu chỉ đạo việc thành lập và phát triển câu lạc bộ một cách bài bản và nghiêm túc.Cả nước còn 43 tỉnh có số lượng câu lạc bộ dưới 100 câu lạc bộ, như vậy, phần lớn chưa đạt chỉ tiêu về số lượng, nhất là các tỉnh thuộc các khu vực: miền núi phía bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng.Số thành viên tham gia câu lạc bộ rất đông và có chất lượng, giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Các hoạt động câu lạc bộ đã góp phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh ngay từ thôn bản và cộng đồng dân cư. Đã xuất hiện nhiều mô hình hay, hoạt động tốt, cách làm sáng tạo cần tiếp tục được triển khai.Nhân dịp này, Chủ tịch Hội người cao tuổi Nguyễn Thanh Bình cũng đề xuất một số nội dung hoạt động trong thời gian tới.Cụ thể là, triển khai Kết luận số 58-KL/TW, ngày 23/6/2023 của Ban Bí thư về tổ chức và hoạt động của Hội Người cao tuổi Việt Nam, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã ban hành kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức của Hội Người cao tuổi Việt Nam từ ban đại diện người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện về thành lập hội người cao tuổi 4 cấp theo quy định.Về Tháng hành động người cao tuổi năm 2024, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã ban hành kế hoạch của sự kiện quan trọng này theo tinh thần hướng về cơ sở, tạo sự chuyển biến đồng đều ở cơ sở. Trong Tháng hành động sẽ tập trung vào nhiều hoạt động như: tổ chức thăm hỏi người cao tuổi khó khăn, tổ chức hoạt động dưỡng sinh cho người cao tuổi, các phong trào từ cơ sở, trung ương, tạo sự chuyển động từ thôn bản, từ cơ sở, tạo sân chơi cho người cao tuổi.Cùng với đó, người cao tuổi cũng cần quan tâm vấn đề chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Người cao tuổi động viên con cháu, người cao tuổi nêu gương chuyển đổi vì một tương lai xanh trong thời gian tới.Sắp tới, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức hai sự kiện quan trọng. Đó là hội nghị điển hình người cao tuổi nữ tiêu biểu trong xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc và hội nghị điển hình tiên tiến người cao tuổi tham gia xây dựng an ninh cơ sở.Nhân dịp này, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cũng trao bằng khen cho 16 tập thể, 37 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 1336.
https://nhandan.vn/vuot-chi-tieu-thanh-lap-moi-cau-lac-bo-lien-the-he-tu-giup-nhau-truoc-2-nam-post808700.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "người cao tuổi", "câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau", "Hội Người cao tuổi Việt Nam" ] }
Trao thêm 3.000 cây gậy trắng cho Hội Người mù Việt Nam
NDO -Sáng 13/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao 3.000 cây gậy trắng cho Hội Người mù Việt Nam. Đây là lần trao gậy thứ ba, nối tiếp hành trình đầy ý nghĩa “Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam”.
Bà Lê Thị Tường Thu, Chủ tịch công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đoàn thể trực thuộc Bộ, lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Trung ương Hội và 20 đơn vị tỉnh, thành hội trong cả nước đã đến dự trực tiếp và qua trực tuyến.Sáng kiến “Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát động vào ngày 5/12/2019 trong chương trình vì sự phát triển cộng đồng với thông điệp “Cả nước chung tay mang lại hạnh phúc cho người mù”.Từ đó đến nay, Bộ đã đồng hành cùng Hội tặng hơn 7.300 cây gậy trắng cho người mù ở các tỉnh, thành hội nhằm trợ giúp, giảm bớt một phần khó khăn trong việc đi lại, giúp người mù hòa nhập cộng đồng.Phát biểu tại buổi lễ, bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam, khẳng định ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sáng kiến “Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam”, đồng thời bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã luôn quan tâm, hỗ trợ, đồng hành cùng Hội trong việc chăm sóc, giúp đỡ người mù.“Từ lâu, cây gậy trắng là người bạn đồng hành thân thiết, là biểu tượng cho sự độc lập của người mù trên thế giới cũng như trong nước. Nhưng cho đến nay, số người mù được sở hữu cũng như tập huấn sử dụng gậy trắng đúng cách còn chưa nhiều so với số lượng hội viên trong Hội. Vì vậy, những cây gậy trắng do Bộ trao tặng là vô cùng ý nghĩa và kịp thời”, bà Đinh Việt Anh nhấn mạnh.Bà Đinh Việt Anh cũng đề nghị các cấp Hội nỗ lực hết mình để tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị của cây gậy trắng, trao gậy đúng người, tổ chức tập huấn cách sử dụng, thúc đẩy tuyên truyền về giá trị của cây gậy trắng giúp các hội viên chủ động, mạnh dạn, vững bước trên đường đi, tự tin tham gia các hoạt động, hòa nhập cộng đồng.Phát biểu tại buổi trao gậy, bà Lê Thị Tường Thu, Chủ tịch Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư hy vọng, 20 đơn vị nhận gậy lần này sẽ trao đúng đối tượng, tập huấn để hội viên có thể sử dụng gậy một cách hiệu quả, nối dài thêm ý nghĩa của hành trình “Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam”.Từ điểm cầu trực tuyến, ông Phạm Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Phục hồi chức năng cho người mù cho biết, các khóa tập huấn sử dụng gậy đã được đưa vào kế hoạch hoạt động của Trung tâm trong năm 2022 để cây gậy trắng phát huy hết hiệu quả ứng dụng trong cuộc sống của người sử dụng.Đại diện các tỉnh, thành hội nhận gậy trong đợt này, ông Võ Văn Ngọ, Chủ tịch Hội Người mù thành phố Đà Nẵng và ông Lê Văn Khôi, Chủ tịch Tỉnh hội Tiền Giang bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo, các đơn vị trực thuộc và công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời cam kết sẽ trao gậy đúng đối tượng mang lại hiệu quả thiết thực của chương trình.3.000 cây gậy trắng được trao lần này sẽ được gửi tới cho hội viên, người mù ở 20 tỉnh, thành hội thuộc miền trung và miền nam từ TP Đà Nẵng trở vào bao gồm: Bạc Liêu, Bình Định, Cà Mau, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Gia Lai, Hậu Giang, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Thuận.
https://nhandan.vn/post-682145.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Bộ Kế hoạch và Đầu tư", "3.000 cây gậy trắng", "Hội Người mù Việt Nam" ] }
Nghệ An: Chìm tàu câu mực, 2 ngư dân mất tích
NDO -Khoảng 2 giờ ngày 3/5, khi đang hành nghềcâu mựctại tọa độ 19°09'00"N - 105°47'00"E, cách bờ khoảng 5 hải lý thì bất ngờ tàu cá số hiệu NA 4611 (dài 8m) gặp dông lốc khiến tàu bị lật và chìm. 1 thuyền viên kịp thời được cứu sống, 2 người khác đang mất tích.
Tàu cá nói trên do anh Hoàng Đức Đông (sinh năm 1990), làm thuyền trưởng và 2 thuyền viên: Hoàng Đức Thi (sinh năm 1989) và Trương Văn Hưng (sinh năm 1985), đều trú tại phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai,tỉnh Nghệ An.Khi tàu chìm, anh Thi bơi ra gặp được 1 thuyền nhỏ cứu sống, còn anh Hoàng Đức Đông và Trương Văn Hưng đang mất tích chưa được tìm thấy.Nhận được thông tin,Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòngtỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Đồn Biên phòng Quỳnh Phương, Quỳnh Thuận và các đơn vị tuyến biển triển khai lực lượng, phương tiện phối hợp chính quyền địa phương triển khai công tác tìm kiếm 2 ngư dân bị mất tích; đồng thời thông báo cho các phương tiện trên địa bàn đang hoạt động gần khu vực tàu cá bị nạn đến hỗ trợ công tác tìm kiếm.Hiện ở khu vực này đang có hơn 30 phương tiện lớn nhỏ của ngư dân, cùng các xuồng cứu hộ, cứu nạn của Đồn Biên phòng Quỳnh Phương, Quỳnh Thuận đang khẩn trương tích cực tìm kiếm 2 ngư dân mất tích.
https://nhandan.vn/nghe-an-chim-tau-cau-muc-2-ngu-dan-mat-tich-post807680.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Nghệ An", "chìm tàu câu mực", "2 ngư dân mất tích", "bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An" ] }
Cùng vui khám phá di sản văn hóa các nước nhân dịp Tết thiếu nhi
NDO -Năm nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động vuiTết Thiếu nhi, trong đó có chương trình “Vui khám phá di sản các nước” với nhiều hoạt động, trò chơi dân gian dành cho trẻ em.
Chương trình này là hoạt động ý nghĩa giúp du khách thêm hiểu biết về di sản văn hóa của các dân tộc trong khu vực cũng như trên thế giới, đồng thời tạo ra sân chơi bổ ích và vui nhộn trong dịp Tết Thiếu nhi.Đặc biệt, sự kiện này mang ý nghĩa giáo dục, giúp các em nhỏ không chỉ vui chơi mà còn được tìm hiểu, học hỏi những giá trị văn hóa quý báu, từ đó tạo nên lòng tự hào và ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.Đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào dịp này, các bạn nhỏ được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động bổ ích, hấp dẫn như: Tìm hiểu cờ, tiền tệ và thủ đô các nước, Tô vẽ tranh di sản văn hóa các nước Đông Nam Á, Trải nghiệm thực tế ảo (VR): Chùa Diên Hựu - Một Cột, Trải nghiệm STEM (Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Mathematics (Toán học) và di sản)...Tin liên quanSách thiếu nhi chào hè và 1/6Thêm nữa, các bé cùng bố mẹ có cơ hội trải nghiệm trò chơi dân gian của nhiều nước như: Tung túi đậu (Nhật Bản), Kéo co (Việt Nam, Thái Lan), Ô ăn quan (Indonesia, Malaysia, Việt Nam), Ném lon (Philippines, Việt Nam)...Trò chơi Tuho được nhiều bạn nhỏ yêu thích. (Ảnh: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cung cấp)Những “công dân nhí” khi tham quan bảo tàng còn có cơ hội tìm hiểu về các làng nghề thủ công của Việt Nam và tham gia các hoạt động in tranh, tô màu từ những bản in tranh Đông Hồ. Bạn Anh Thư, học sinh tiểu học trường tiểu học Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) cảm thấy hào hứng khi được cô giáo hướng dẫn trải nghiệm ghép bức tranh “Đàn lợn âm dương”.Bạn Anh Thư đang được hướng dẫn trải nghiệm trò chơi dân gian. (Ảnh: Linh Trang)Chị Thanh Hương (Hoài Đức, Hà Nội), phụ huynh của bạn Anh Thư, chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đưa con đến tham quanBảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đặc biệt, lần đầu tiên tôi được tham gia hoạt động nghệ thuật ghép in tranh Đông Hồ. Thật thú vị khi có cơ hội trải nghiệm hoạt động này cùng với con trẻ”.Thông qua các trò chơi dân gian, trẻ em được khám phá, tìm hiểu về những nét văn hóa truyền thống, độc đáo của Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong quá trình tham gia trò chơi, các em học được cách giao tiếp, hợp tác và làm việc theo nhóm. Những trò chơi dân gian còn là hình thức để các em rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai.Các bạn nhỏ hết mình với trải nghiệm trò chơi dân gian kéo co. (Ảnh: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cung cấp)Áp phích giới thiệu chương trình vui Tết Thiếu nhi năm 2024. (Ảnh: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cung cấp)Chương trình “Vui khám phá di sản các nước” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) diễn ra trong hai ngày 1 và 2/6.
https://nhandan.vn/cung-vui-kham-pha-di-san-van-hoa-cac-nuoc-nhan-dip-tet-thieu-nhi-post811873.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Tết Thiếu nhi", "Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam", "vui Tết Thiếu nhi", "di sản đất nước", "khám phá di sản" ] }
Khẩn trương hoàn trả mặt đường sau khi thi công lắp đặt cáp ngầm ở Hà Nội
NDO -Ban Quản lý dự án Phát triển điện lực Hà Nội (Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội-EVNHANOI) vừa cho biết, ngày 9/4, Ban Quản lý có nhận được bài viết của Báo Nhân Dân về việc“Nhiều tuyến đường đẹp ở Hà Nội xuống cấp vì thi công ẩu”với nội dung phản ánh về việc một số tuyến phố của quận Long Biên hiện đang bị đào lên để thi công hạng mục công trình xây dựng: Cung cấp, xây dựng và lắp đặt cáp ngầm 110kV thuộc dự án xây dựng mới Trạm biến áp 110kV Ngọc Thuỵ và nhánh rẽ.
Ngay sau khi nhận được phản ánh của BáoNhân Dân, với tinh thần cầu thị, Ban Quản lý dự án Phát triển điện lực Hà Nội, các nhà thầu đã kiểm tra tại hiện trường các nội dung phản ánh trên báo.Theo đó, Ban Quản lý cho biết: hiện nay, Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và chuyển giao công nghệ Thăng Long - Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 đang triển khai thi công hào cáp ngầm tại các tuyến đường Mai Chí Thọ và các tuyến phố Đặng Vũ Hỷ và phố Vạn Hạnh (quận Long Biên, Hà Nội) theo Giấy phép số số 60/GP- SGTVT ngày 7/3/2024 do Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội cấp.Các hạng mục thi công được thực hiện bảo đảm theo nội dung của Giấy phép, hồ sơ thiết kế, phương án tổ chức thi công, an toàn vệ sinh môi trường được duyệt, các quy định trong quản lý chất lượng công trình. Công việc đào hào lắp đặt ống luồn cáp và hoàn trả mặt đường được thực hiện trong đêm, sau khi thi công thực hiện công tác vệ sinh môi trường bảo đảm an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Các hạng mục thi công đều được đơn vị tư vấn giám sát thực hiện giám sát thường xuyên liên tục tại hiện trường, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu.Hiện tại trên tuyến còn một số vị trí tại khu vực chung quanh hầm nối cáp trên đường Mai Chí Thọ và hào cáp trên đường Vạn Hạnh đơn vị thi công mới hoàn trả đến lớp base, chưa hoàn trả lớp thảm bê tông asphalt, do thời điểm thi công các vị trí trên thời tiết có mưa, ẩm không bảo đảm yêu cầu để tiến hành thảm asphalt, nên đơn vị thi công chưa thực hiện thảm mặt đường theo tiến độ yêu cầu của giấy phép thi công.Khu vực tập kết vật liệu phục vụ thi công được rào chắn và cảnh báo bằng hệ thống chiếu sáng.Ban Quản lý dự án Phát triển điện lực Hà Nội đã yêu cầu và nhà thầu đã tiến hành lu lèn mặt đường bằng phẳngbảo đảm an toàn giao thông, bố trí nhân lực tại hiện trường để hướng dẫn giao thông, tưới nước ẩm chống bụi đảm bảo vệ sinh môi trường; khi thời tiết khô ráo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ thảm lại mặt đường dự kiến trước ngày 14/4/2024.Đối với khu vực đường Đặng Vũ Hỷ mặt đường khu vực hầm nối đang thấp hơn mặt đường hiện trạng. Tại khu vực này đơn vị thi công thi công đến lớp thảm thô, chưa thi công lớp thảm mịn (dày 5cm). Đơn vị thi công hoàn thiện thảm mịn đảm bảo bằng phẳng giao thông êm thuận tại khu vực này trước ngày 14/4/2024.Cán bộ tư vấn giám sát đang kiểm tra hạng mục thi công hoàn trả mặt đường sau khi lắp đặt cáp ngầm.Ngoài ra đơn vị thi công đã thực hiện kiểm tra toàn bộ khu vực thi công, xử lý các vị trí mặt đường chưa êm thuận, bảo đảm an toàn giao thông trong khu vực. Ban Quản lý cũng yêu cầu nhà thầu rút kinh nghiệm và có kế hoạch thi công hoàn trả mặt đường kịp thời, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường đối với các đoạn tuyến còn lại, hạn chế tới mức thấp nhất việc gây ảnh hưởng tới người dân chung quanh và các phương tiện qua lại.
https://nhandan.vn/khan-truong-hoan-tra-mat-duong-sau-khi-thi-cong-lap-dat-cap-ngam-o-ha-noi-post804296.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Ban Quản lý dự án Phát triển điện lực Hà Nội", "Nhiều tuyến đường đẹp ở Hà Nội xuống cấp vì thi công ẩu", "quận Long Biên" ] }
Vĩnh Long: Trao tặng 10 Mái ấm công đoàn và 200 phần quà cho công đoàn viên khó khăn
NDO -Sáng 3/5, Ban Chỉ đạo thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao độngtỉnh Vĩnh Longtổ chức lễ phát động Tháng Hành động an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Chủ đề củaTháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao độngnăm 2024 là “Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” và Tháng Công nhân năm 2024 là “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao tặng 10 căn nhà Mái ấm công đoàn (mỗi Mái ấm được hỗ trợ 50 triệu đồng) và 200 phần quà (mỗi phần quà là 500.000 đồng tiền mặt) cho đoàn viêncông đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.Trao tặng nhà Mái ấm công đoàn cho đoàn viên khó khăn.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Vĩnh Long, nhấn mạnh: “Phát triển kinh tế bền vững cần đi kèm với việc bảo đảm cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh, được chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ…”.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh phát biểu tại buổi lễ.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đề nghị các sở, ngành, địa phương, Liên đoàn Lao động các cấp và doanh nghiệp, người sử dụng lao động tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Phối hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm.Đồng thời, xây dựng có hiệu quả các chương trình kế hoạch hành động gắn với các giải pháp cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, chăm sóc phúc lợi, sức khỏe, đời sống, tinh thần cho người lao động; góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng, địa phương và cả nước nói chung”.Trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua “Xanh-Sạch-Đẹp.Dịp này, Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Long quyết định tặng bằng khen chuyên đề cho 30 tập thể có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” năm 2023 với mục đích kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể có sáng kiến, giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảman toàn vệ sinh lao động.
https://nhandan.vn/vinh-long-trao-tang-10-mai-am-cong-doan-va-200-phan-qua-cho-cong-doan-vien-kho-khan-post807582.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Vĩnh Long", "vệ sinh", "lao động", "tháng công nhân" ] }
Trao tặng hơn 1.500 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh Hà Nội
NDO -Ngày 4/5, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợpQuỹ Phòng chống thương vong châu Á (Quỹ AIP)trao tặng 1.500 mũ bảo hiểm đạt chuẩn ECE 22.06 của Liên hợp quốc cho học sinh Trường THPT Kim Anh (Sóc Sơn, Hà Nội).
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Mũ bảo hiểmcho trẻ em tại Việt Nam” do Công ty Johnson & Johnson tài trợ.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành cho biết, Trường THPT Kim Anh nằm trên trục đường có mật độ giao thông cao tại khu vực ngoại thành Thủ đô Hà Nội. Khu vực chung quanh trường học được đánh giá là có nguy cơ cao về tai nạn giao thông khi nằm sát sân bay Nội Bài và các khu công nghiệp lân cận, có nhiều phương tiện trọng tải lớn di chuyển với tốc độ cao. Trong khi đó, học sinh tại khu vực này hầu hết đi học bằng xe máy và xe đạp điện. Việc hỗ trợ các em bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông là hết sức cần thiết.Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành,phát biểu tại buổi lễ.Theo đánh giá của ông Lê Kim Thành, trong những năm qua, tại Việt Nam, hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tai nạn giao thông hằng năm liên tục giảm ở cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Số người chết do tai nạn giao thông quý I/2024 tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm so với cùng kỳ năm 2023, giảm 484 người chết (giảm 15,1%), tuy nhiên, số vụ và số người bị thương lại có xu hướng tăng cao.Tai nạn giao thôngvẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông còn cao, hậu quả của tai nạn giao thông vẫn là sự mất mát không gì bù đắp được đối với các gia đình và cả cộng đồng.Thống kê của Bộ Công an cho thấy, năm 2023, có khoảng 2.100 trẻ em thương vong do tai nạn giao thông (chiếm 7,8% tổng số nạn nhân tai nạn giao thông), trong số này có hơn 900 trẻ em đã vĩnh viễn ra đi.Tin liên quanBổ nhiệm ông Lê Kim Thành làm Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia“Với mong muốn xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển văn minh, hiện đại, một xã hội Việt Nam nhân văn, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế, một trong những tiêu chí quan trọng là cần có một hệ thống giao thông thông suốt, thuận tiện và an toàn và hiệu quả.Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia luôn xác định việc ngăn chặn thương vong do tai nạn giao thông đối với thế hệ trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước”, ông Lê Kim Thành nhấn mạnh.Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm, tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của gần 1,35 triệu người và làm hơn 50 triệu người khác lâm vào cảnh thương tật vĩnh viễn suốt đời. Cùng với đó, nền kinh tế toàn cầu bị thiệt hại khoảng 2,5% tổng giá trị GDP. Chính vì vậy, từ năm 2011 đến nay, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã liên tục có các Nghị quyết với cam kết mạnh mẽ của tất cả các quốc gia thành viên nhằm cải thiện an toàn giao thông đường bộ với mục tiêu kéo giảm con số thương vong do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2030 xuống còn bằng 50% con số của năm 2020. Đây là thách thức và đồng thời là trách nhiệm của các Chính phủ, mọi cơ quan, tổ chức và của mỗi công dân trên toàn thế giới.Bà Lê Chi Thùy Dung, Giám đốc Johnson & Johnson Việt Nam chia sẻ, trong 10 năm (2012-2022), Johnson & Johnson Việt Nam và Quỹ AIP đã triển khai dự án "Mũ bảo hiểm cho trẻ em", trao tặng hơn 79.000 mũ bảo hiểm cho học sinh và giáo viên tại 104 trường học ở 9 tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo ước tính, dự án đã giúp bảo vệ gần 900 học sinh và giáo viên khỏi nguy cơ bị chấn thương sọ não khi xảy ra va chạm giao thông. Trong năm học 2023-2024, mục tiêu của dự án tập trung vào các khu vực nguy hiểm tại ngoại thành Hà Nội, góp phần hỗ trợ trẻ em, học sinh có hành trình đến trường an toàn.Tin liên quanAn toàn trên đường đến trường cho các em học sinhTháng 12/2022, Quỹ AIP đã thực hiện dự án thí điểm, trao tặng 1.640 mũ bảo hiểm theo tiêu chuẩn ECE-22.05 của Liên hợp quốc cho học sinh phổ thông trung học trên địa bàn thành phốHà Nội.Mũ bảo hiểm có khả năng hấp thụ lực tác động khi va chạm cao hơn loại mũ thông thường, qua đó giảm đáng kể nguy cơ chấn thương vùng đầu khi xảy ra va chạm.Theo khảo sát, khi xảy ra va chạm, người đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn có thể giảm tới 42% nguy cơ tử vong và 69% nguy cơ chấn thương sọ não.Ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ AIP, ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và đại diện Johnson&Johnson Việt Nam tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh.Mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn ECE 22.05 này do Protec, một doanh nghiệp phi lợi nhuận, đồng thời là đối tác lâu năm của Quỹ AIP sản xuất.Cũng tại buổi lễ, ông Lê Kim Thành kêu gọi phụ huynh và các học sinh cùng thực hiện và vận động những người chung quanh đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô-tô, xe máy; Đã uống rượu bia - Không lái xe; không dàn hàng ngang, phóng nhanh, vượt ẩu; không lạng lách, đánh võng; không sử dụng điện thoại khi đang lái xe,... để chung tay xây dựng môi trường giao thông Việt Nam ngày càng an toàn, thân thiện.
https://nhandan.vn/trao-tang-hon-1500-mu-bao-hiem-dat-chuan-cho-hoc-sinh-ha-noi-post807868.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "tặng mũ bảo hiểm", "an toàn giao thông", "Ủy ban An toàn giao thông quốc gia" ] }
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thông tin liên quan khu đất 39-39B Bến Vân Đồn
NDO -Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam(VRG) cho biết đang tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng trên tinh thần cầu thị; động viên cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành cao-su yên tâm công tác.
VRG cho biết vừa gửi các đơn vị thành viên tập đoàn về cơ sở nhà, đất số 39-39B Bến Vân Đồn (phường 12, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh).Cơ sở nhà, đất số 39-39B Bến Vân Đồn, Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ Công ty S.I.I.V (thuộc Cộng hòa Pháp trực tiếp đầu tư, khai thác Đồn điền Cao-su Đồng Nai) được Ủy ban quân quản Thành phố Hồ Chí Minh trưng dụng giao cho Tổng cục Cao-su (sau này là Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam) trực tiếp quản lý và sử dụng để sản xuất kinh doanh theo Quyết định số 04/QĐ ngày 19/1/1976.Tin liên quanKhởi tố 9 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt NamSau khi tiếp nhận, Tổng cục Cao-su đã giao cho Công ty Cao-su Đồng Nai quản lý, sử dụng. Tháng 10/1995 Công ty cao-su Đồng Nai bàn giao 827,9m2 cho Công ty Cao-su Bà Rịa (địa chỉ 39B Bến Vân Đồn); diện tích còn lại Công ty Cao-su Đồng Nai quản lý là 5.374m2 (địa chỉ 39 Bến Vân Đồn).Năm 2009, thực hiện phương án sắp xếp, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tổng công ty Cao-su Đồng Nai và Công ty Cao-su Bà Rịa đã góp vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Việt Tín để quản lý và thực hiện dự án chung cư (Trong đó: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty Cao-su Đồng Nai góp 4.320 triệu đồng chiếm 72%; Công ty Cao-su Bà Rịa góp 1.680 triệu đồng chiếm 28%).Sau đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Việt Tín không thực hiện dự án và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty Cao-su Đồng Nai, Công ty Cao-su Bà Rịa đã chuyển nhượng cổ phẩn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Việt Tín cho các nhà đầu tư khác.Vừa qua Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định số: 33/QĐ-CSKT-P5 khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam, Tổng công ty Cao-su Đồng Nai, Công ty Cao-su Bà Rịa và các đơn vị liên quan đến các sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, Phường 12, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.Hiện nay Tập đoàn VRG tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan trên tinh thần cầu thị nghiêm túc để yêu cầu các đơn vị và cá nhân cósai phạmliên quan khắc phục các sai phạm; đồng thời, Tập đoàn đề nghị các đơn vị thành viên động viên cán bộ, công nhân, người lao động yên tâm công tác, tin tưởng vào sự chỉ đạo của lãnh đạoVRG, tập trung thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị tốt nhất và và quyết tâm hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024.Hướng tới kỷ niệm 95 năm truyền thống ngành cao-su Việt Nam (28/10/1929-28/10/2024), Tập đoàn kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động ra sức thi đua lao động sản xuất, đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhất kế hoạch được giao, góp phần xây dựng ngành cao-su phát triển bền vững.
https://nhandan.vn/tap-doan-cong-nghiep-cao-su-viet-nam-thong-tin-lien-quan-khu-dat-39-39b-ben-van-don-post811495.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam", "khu đất 39-39B", "TP Hồ Chí Minh", "bến Vân Đồn" ] }
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia năm 2024 tại Điện Biên
Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, sáng 22/4, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, quyền Chủ tịch nước đã tham dự Lễ phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo-Trao nhận yêu thương”.
Lễ phát động do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Ủy ban nhân dântỉnh Điện Biênphối hợp tổ chức. Đây cũng là một trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2024); Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5; kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024).Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân cùng các đại biểu ấn nút phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 tại tỉnh Điện Biên.Tham dự chương trình các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; đại diện Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế khu vực; đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm... Đại diện lãnh đạo tỉnh Điện Biên tham gia sự kiện có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.Phát biểu tại buổi lễ, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, không riêngLễ phát động Tháng Nhân đạohôm nay mà trong nhiều năm qua các hoạt động nhân đạo từ thiện do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai đạt nhiều kết quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức xã hội, khơi dậy, phát huy và lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái” trong các tầng lớp nhân dân.Thay mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực cùng những kết quả đạt được trong công tác nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; các cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, các tổ chức thuộc Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã ủng hộ nguồn lực và chung tay làm nên những kết quả quan trọng đó.Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân cùng đồng chí Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên trao học bổng tặng học sinh con em các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên.Quyền Chủ tịch nước đề nghịHội Chữ thập đỏ Việt Namphát huy những kết quả đạt được, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.Đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và công tác nhân đạo; hỗ trợ, tạo điều kiện cho Hội Chữ thập đỏ các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, mong rằng các cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài nước và các tầng lớp nhân dân tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, giúp đỡ ngày càng hiệu quả hơn cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội đoàn kết, giàu lòng nhân ái, tiến bộ, văn minh.Tại Lễ phát động, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao 300 suất học bổng (trị giá 300 triệu đồng) tặng các em học sinh dân tộc thiểu số vượt khó học giỏi trên địa bàn tỉnh Điện Biên.Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, thăm hỏi, động viên nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng Nhân đạo.Thông tin kết quả các hoạt động nhân đạo, từ thiện do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các cấp hội chữ thập đỏ trong nước thực hiện thời gian qua, đồng chí Bùi Thị Hòa, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết: Thời gian qua các cấp hội đã vận động được hơn 3.400 tỷ đồng, trợ giúp hơn 5,5 triệu lượt người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước.Năm 2021, được Ban Bí thư Trung ương Đảng cho phép lấy tháng 5 hằng năm làm tháng cao điểm triển khai các hoạt động nhân đạo, thì các hoạt động trong Tháng Nhân đạo đã trở thành điểm nhấn ghi đậm dấu ấn quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thu hút đông đảo người dân tham gia. Từ nguồn lực vận động được Hội đã trợ giúp nhiều đối tượng, triển khai được nhiều công trình, phần việc và hoạt động nhân đạo ngày càng hiệu quả thiết thực.Đồng chí Bùi Thị Hòa cũng cho biết, việc lựa chọn Điện Biên là nơi phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 là hành động cụ thể để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các thế hệ đi trước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; các hoạt động trong Tháng Nhân đạo năm 2024 tại Điện Biên đều hướng tới chia sẻ, hỗ trợ nhân dân trên chiến trường năm xưa.Đại diện lãnh đạo Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao Bằng khen vinh danh các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện.Trong Tháng Nhân đạo năm 2024 bắt đầu từ ngày 1 đến hết ngày 31/5, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đặt mục tiêu trợ giúp 100.000 địa chỉ nhân đạo (cá nhân và tập thể).Trong đó, tại mỗi tỉnh, thành phố, Hội vận động, kết nối xây mới, sửa chữa một điểm bếp ăn bán trú/nội trú tại các các trường mầm non, tiểu học có điều kiện đặc biệt khó khăn, trị giá tối thiểu 150 triệu đồng/điểm; xây dựng, sửa chữa hai nhà Chữ thập đỏ cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ưu tiên hộ ngư dân nghèo, khó khăn, trị giá tối thiểu 50 triệu đồng/nhà; hỗ trợ sinh kế, gắn địa chỉ nhân đạo đối với ít nhất 50 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá hỗ trợ tối thiểu 5 triệu đồng/hộ; tổ chức được ít nhất 1 công trình, phần việc nhân đạo, chương trình gắn địa chỉ nhân đạo.Tại Lễ phát động, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ghi nhận, tôn vinh các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có những đóng góp tích cực và ủng hộ cho Tháng Nhân đạo năm 2024. Theo Ban tổ chức, hệ thống Hội các cấp và Trung ương Hội đã nhận được ủng hộ và cam kết ủng hộ số tiền 485 tỷ đồng.Cán bộ, nhân dân Điện Biên tình nguyện hiến máu hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024.Nhân dịp này, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chủ trì, phối hợp tổ chức chợ nhân đạo phục vụ 500 đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Điện Biên mua hàng hóa nhu yếu phẩm với phiếu mua hàng trị giá 500.000 đồng/phiếu và Chương trình hiến máu nhân đạo, truyền thông hiến tặng mô tạng nhân đạo với sự tham gia của khoảng 500 người.Đặc biệt, điểm nhấn của Tháng Nhân đạo năm nay là Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái” (từ ngày 25/2 đến 21/4) do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam phối hợp tổ chức trên nền tảng web/mobile/app vRace thu hút gần 100.000 người tham gia, chinh phục hơn 2 triệu kilômét và đã vận động để tổ chức các hoạt động nhân đạo với trị giá 14,1 tỷ đồng để triển khai các hoạt động nhân đạo hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 3 tỉnh: Thái Nguyên, Sơn La và Điện Biên.
https://nhandan.vn/quyen-chu-tich-nuoc-vo-thi-anh-xuan-du-le-phat-dong-thang-nhan-dao-cap-quoc-gia-nam-2024-tai-dien-bien-post805867.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Điện Biên", "Quyền chủ tịch nước", "Tháng Nhân đạo năm 2024", "Hội Chữ thập đỏ Việt Nam" ] }
7 triệu người hưởng lương hưu, chế độ bảo trợ xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công bắt đầu nhận tiền qua Bưu điện
Kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và bảo trợ xã hội kỳ tháng 6/2024 được Bưu điện Việt Nam bắt đầu triển khai từ ngày 4/6/2024, theo đó, Bưu điện Việt Nam tổ chức chi trả cho người hưởng theo cả hai hình thức là tiền mặt và chuyển khoản. Các hoạt động chi trả lương hưu tại khu dân cư, tổ dân phố được tổ chức đến ngày 10/6 và kéo dài đến 25/6 đối với các trường hợp chi trả tại Bưu cục và tại địa chỉ người hưởng.
Với năng lực mạng lưới rộng khắp và kinh nghiệm thực hiện chi trả đối với cả 3 đối tượng thụ hưởng là lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và bảo trợ xã hội, Bưu điện Việt Nam đã thực hiện đầy đủ hoạt động chi trả đối với người dân trên toàn quốc bảo đảm tiện lợi, an toàn.Theo đó, hơn 3 triệu người hưởng lương hưu, 3,1 triệu người hưởng bảo trợ xã hội và hơn 900 nghìn người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công được thực hiện chi trả đều đặn, đúng thời gian cam kết với người hưởng và cơ quan bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội qua cả hai hình thức tiền mặt và chuyển khoản.Hoạt động chi trả lương hưu và quản lý người hưởng được chú trọng thực hiện đúng theo quy định.Sáng nay, Hà Nội mưa lớn song công tác chuẩn bị chi trả của của Bưu điện Trung tâm Thanh Trì vẫn được diễn ra bình thường. Từ sớm, các giao dịch viên, hộ tống viên đã sử dụng xe chuyên ngành, di chuyển đến điểm chi trả tại điểm Bưu điện-Văn hóa xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.Trong cơn mưa tầm tã sáng nay (5/6), nhiều người dân phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội đã có mặt từ rất sớm để gặp nhau và nhận lương hưu tại Câu lạc bộ hưu trí Phường Khâm Thiên.“Đây là công việc thường xuyên của chúng tôi, tháng nào cũng vậy, chúng tôi đến đây thực hiện chi trả lương và các khoản trợ cấp của Nhà nước đến tận tay các cụ. Các cô bác vui lắm, gặp chúng tôi thân thiết như người nhà, nhiều khi nắng nóng, còn tặng nước mát để chúng tôi đỡ vất vả hơn”, chị Lục Vũ Thúy, nhân viên chi trả Bưu điện Trung tâm Thanh Trì, cho biết.“Cứ ngày 5 hằng tháng, tôi đi bộ ra đây, gặp bạn bè cùng tuổi hưu, nói chuyện, đọc báo rôm rả, các cháu Bưu điện thực hiện trả lương cho chúng tôi thì vui vẻ, niềm nở, đầy đủ. Có khi đi du lịch, hoặc đi chơi không ra kịp, các cháu lưu giữ cẩn thận, về là tôi có thể ra Bưu điện nhận tiền ngay, hoặc cũng có khi trái nắng, trở trời, các cô Bưu điện vào tận nhà giao tiền. Chúng tôi rất an tâm”, ông Nguyễn Ngọc Hoan, 76 tuổi đang hưởng lương hưu tại Đông Mỹ cho biết thêm.Bưu điện tỉnh Lạng Sơn đồng loạt chi trả tại các địa bàn huyện Lộc Bình, huyện Hữu Lũng và huyện Văn Quan từ ngày 5/6/2024.Tại điểm chi trả Bưu điện huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn), sau khi vận động những người nhận khác mở tài khoản để nhận lương hưu, bà Nguyễn Thị Hương (thị trấn Hữu Lũng, Lạng Sơn) quay sang chia sẻ: "Thời gian này, tôi được tuyên truyền nhiều về nhận lương qua tài khoản. Tôi ủng hộ chủ trương không dùng tiền mặt".Ngày đầu chi trả tại các điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đảm bảo trật tự. Nhân viên chi trả phục vụ niềm nở, lịch sự, chu đáo.Tại Bình Phước, các điểm chi trả tại thành phố Đồng Xoài đều được tổ chức từ sáng sớm, hoạt động chi trả diễn ra đồng loạt ở khắp các tổ, cụm dân cư. Thời tiết hôm nay khá dễ chịu, từ 6 giờ sáng người hưởng đã có mặt tại điểm chi trả, trong khi chờ đến lượt nhận lương hưu, có nước uống, báo in phục vụ người hưởng đến nhận tiền.Tương tự, tại các điểm chi trả của tỉnh Đồng Nai, các điểm chi trả ở Thạnh Phú, Bình Hòa, Tân Bình, An Bình, Long Bình Tân… cũng diễn ra bình thường, người hưởng được nhận đầy đủ số tiền hưởng, đúng lịch đã thông báo trong không khí vui tươi, phấn khởi.Người dân nhận trợ cấp ưu đãi người có công tại điểm chi trả Ủy ban nhân dân phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.“Công tác chi trả lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, bảo trợ xã hội được Bưu điện thực hiện bài bản, chính xác và thân thiện, chúng tôi có mạng lưới rộng, phủ sâu xuống tận cấp thôn bản, nhân viên rất gần gũi với người dân, bám sát địa bàn nên hoạt động chi trả hay hoạt động quản lý người hưởng đều được chú trọng thực hiện đúng theo quy định. Được sự quan tâm của bảo hiểm xã hội các cấp, ngành Lao động, thương binh và xã hội, trong nhiều năm qua, mỗi tháng chúng tôi đã chi trả an toàn số tiền gần 20 ngàn tỷ cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Đây là sự nỗ lực lớn của toàn ngành, cũng là vinh dự và tự hào cho người Bưu điện chúng tôi khi nhận được sự tin tưởng của Đảng, của Chính phủ, các cơ quan quản lý, các bộ, ngành, đặc biệt là niềm tin trọn vẹn của người dân dành cho chúng tôi” , chị Kim Nhung - Phó Trưởng ban Dịch vụ Hành chính công, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết.Từ sáng sớm, người dân đã đến nhận lương hưu ở điểm chi trả Bưu cục Phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.Bên cạnh các địa bàn trung tâm thuận lợi cho việc đi lại, di chuyển thì ở những xã, huyện vùng sâu, vùng xa, sông nước như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bến Tre, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng… và các tỉnh, thành phố trên cả nước đều được cán bộ Bưu điện thực hiện chi trả an toàn, đúng người, đủ tiền, tạo được ấn tượng tốt cho người hưởng cũng như đưa được các chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước đến với người dân an toàn, kịp thời, đều đặn.
https://nhandan.vn/7-trieu-nguoi-huong-luong-huu-che-do-bao-tro-xa-hoi-va-tro-cap-uu-dai-nguoi-co-cong-bat-dau-nhan-tien-qua-buu-dien-post812788.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [] }
Cổ vũ thanh niên lập thân, lập nghiệp vì lợi ích của bản thân và đất nước
NDO -Chiều 12/6, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Báo cáo của Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029, dưới sự chủ trì của Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương.
Dự thảo Báo cáo Đại hộiHội Liên hiệp Thanh niên Việt Namtoàn quốc lần thứ IX đã trải qua 5 lần xin ý kiến tại các Hội nghị Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Trung ương Hội khóa VIII; xin ý kiến Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Tiểu ban Nội dung Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX. Các ý kiến tại các hội nghị đã được nghiên cứu, chắt lọc, tiếp thu những ý kiến hợp lý, xác đáng để đưa vào các dự thảo báo cáo.Với mục tiêu thể hiện tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, dự thảo Báo cáo có tiêu đề “Mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên; xây dựng Hội vững mạnh; phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, văn minh, hạnh phúc”.Tin liên quanLạng Sơn: Ra quân chương trình "Tình nguyện mùa đông" và" Xuân tình nguyện" năm 2024Các nội dung trong dự thảo Báo cáo đã đánh giá việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, cụ thể hóa các nội dung củaphong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”gắn với việc bồi đắp lý tưởng cách mạng, nâng cao tinh thần yêu nước cho thanh niên; phát huy vai trò, tầm quan trọng của thanh niên trong lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng; đánh giá kết quả thực hiện 5 nội hàm của phong trào trong nhiệm kỳ một cách khái quát, mang tính nhận định kết quả triển khai.Đồng chí Hà Quang Dự, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng phụ trách Công tác Thanh niên và Thể dục - Thể thao của Chính phủ, phát biểu ý kiến tại hội nghị.Đồng thời, dự thảo Báo cáo nêu đầy đủ nội dung đánh giá việc triển khai các chương trình “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; “Xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vững mạnh”; đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm kỳ và kết quả thực hiện các nội dung lớn của nhiệm kỳ.Mục tiêu của dự thảo Báo cáo cập nhật các nội dung quan trọng trong Nghị quyếtĐại hội XIII của Đảng, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong xác định mục tiêu chung.10 chỉ tiêu nhiệm kỳ được nêu trong dự thảo Báo cáo dựa trên 4 nội dung: Nhóm chỉ tiêu về công tác tuyên truyền, giáo dục; nhóm chỉ tiêu về công tác phát huy thanh niên; nhóm chỉ tiêu về công tác đồng hành với thanh niên và Nhóm chỉ tiêu về công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.Bên cạnh đó, hiện có 3 phương án về khẩu hiệu hành động trong nhiệm kỳ, với yêu cầu thể hiện được tinh thần nhiệt huyết, quyết tâm, khát vọng, sự cống hiến và trách nhiệm của thanh niên Việt Nam trong xây dựng, phát triển đất nước.Tin liên quanTạo điều kiện cho thanh niên phát huy trí tuệ trong chuyển đổi số, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạoCho ý kiến tại hội nghị, đồng chí Hà Quang Dự, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho rằng, dự thảo Báo cáo đã đánh giá toàn diện các bước phát triển của phong trào thanh niên và hoạt động công tác Hội trong nhiệm kỳ; khẳng định Hội đã tổ chức nhiều chương trình có kết quả cao trong thực tiễn, được thanh niên hưởng ứng, xã hội quan tâm; hoạt động của Hội đạt mức độ sáng tạo ngày càng cao, thừa hưởng những thành quả kinh tế - xã hội của đất nước, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.“Tuy nhiên, Báo cáo còn dàn trải khi nêu công việc mà chưa có điểm nhấn, chưa nêu bật được những lợi ích của thanh niên khi tham gia các phong trào. Cách diễn đạt cần làm nổi lên vấn đề giữa nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên; nâng tầm, khích lệ tinh thần quyết tâmlập thân, lập nghiệpcủa thanh niên, trước hết vì lợi ích của chính thanh niên, sau đó là góp phần xây dựng, làm giàu cho gia đình, đất nước”, ông Hà Quang Dự nêu rõ.Theo đồng chí Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, để phù hợp hơn với định hướng phát triển thanh niên trong bối cảnh tình hình hiện nay, dự thảo Báo cáo cần nêu rõ hơn các vấn đề về bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa thế giới - vấn đề đang có tác động hằng ngày đến thanh niên.Đồng chí Vũ Trọng Kim cho ý kiến về chức năng, nhiệm vụ của Hội trong dự thảo Báo cáo.Cùng với đó, cần chú trọng hơn việc nắm tình hình thanh niên và dự báo, xu hướng phát triển, đón đầu những nguyện vọng đa chiều và phong phú của thanh niên.Liên quan đến nhiệm vụ của Hội nằm trong chức năng quản trị xã hội về lĩnh vực liên quan đến thanh niên, cần có thêm giải pháp để thanh niên không chạy theo các giá trị ảo; đề xuất phương hướng bổ sung, tạo nguồn nhân lực tài năng cho quốc gia, tất cả vì sự phát triển toàn diện của thanh niên.
https://nhandan.vn/co-vu-thanh-nien-lap-than-lap-nghiep-vi-loi-ich-cua-ban-than-va-dat-nuoc-post813992.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam", "thanh niên lập thân", "lập nghiệp", "lập thân" ] }
Văn hóa giao thông từ ý thức của mỗi người
Vừa qua, một cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An), bị tạm đình chỉ công tác vì có hành vi dùng mũ bảo hiểm đập vỡ kính ô-tô sau khi va chạm giao thông.
Theo đó, khi đang đi vào vòng xuyến ngã 5 đường Trường Thi-Lê Hồng Phong, TP Vinh, Nghệ An, xe máy do cán bộ hải quan điều khiển va chạm với xe ô-tô khiến xe máy đổ xuống đường. Sau khi va chạm, người này bất ngờ cởi mũ bảo hiểm đập vỡ kính lái của xe ô-tô, rồi tiếp tục ném mũ bảo hiểm vào người lái xe. Toàn bộ hành động này được người đi đường quay lại và đăng lên mạng xã hội. Sau khi xem video, nhiều người bày tỏ bất bình trước hành vi bạo lực của người này.Sự việc nêu trên không còn là hình ảnh xa lạ mỗi khi xảy ra va chạm giao thông. Đáng chú ý, đã có những vụ xô xát gây thương tích nghiêm trọng và vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Va chạm khi tham gia giao thông nhiều khi chỉ là do vô ý, sơ suất cá nhân, nhưng khi xảy ra, một số cá nhân với suy nghĩ tiêu cực, nóng nảy, mất bình tĩnh đã dẫn đến những hành vi ứng xử thiếu văn minh, bạo lực.Những vụ việc ẩu đả sau va chạm giao thông xuất hiện ngày càng nhiều thời gian gần đây đã phản ánh những vấn đề xã hội mà chúng ta không thể xem thường. Không ít vụ việc đánh nhau sau va chạm giao thông khiến có người phải nhập viện, không ít người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng điều đó chưa đủ răn đe để nhiều người thay đổi hành vi của mình. Dường như, một bộ phận người dân đang ngày càng thiếu kiềm chế, thiếu nhẫn nại và thiếu vị tha dẫn đến sẵn sàng “tự giải quyết” bằng mọi cách, bất chấp vi phạm pháp luật, văn hóa ứng xử giữa con người với con người.Từ lâu, việc xây dựngvăn hóa giao thôngđã được các cơ quan chức năng xây dựng, phát động. Văn hóa giao thông là những hành động, hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông. Mục tiêu của xây dựng văn hóa giao thông là xây dựng thói quen tham gia giao thông văn minh lịch sự, hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp để cải thiện văn hóa giao thông trong đời sống là hết sức cần thiết, là trách nhiệm của toàn xã hội, không của riêng ai hay một tổ chức nào.Để xây dựng thành công văn hóa tham gia giao thông văn minh, trước hết các cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông, nhất là các trường hợp vì va chạm giao thông mà hành hung người khác. Bên cạnh đó, giải pháp tốt nhất và lâu dài là đưa nội dung văn hóa giao thông vào trong chương trình giảng dạy của các trường phổ thông. Các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng, thậm chí mở chiến dịch truyền thông về văn hóa giao thông trong toàn xã hội. Cần để văn hóa giao thông, ứng xử văn minh trong giao thông trở thành nét đẹp trong lối sống của mỗi người.
https://nhandan.vn/van-hoa-giao-thong-tu-y-thuc-cua-moi-nguoi-post802143.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Văn hóa giao thông", "va chạm giao thông", "ẩu đả" ] }
Hơn 15,4 triệu lượt truy vấn thông tin sổ bảo hiểm xã hội thành công từ ứng dụng VNeID
TheoBảo hiểm xã hộiViệt Nam, đến nay, đã có hơn 15,4 triệu lượt truy vấn thông tin sổ bảo hiểm xã hội thành công để tích hợp lên ứng dụngVNeID.
Bảo hiểm xã hộiViệt Nam vừa thông tin về kết quả triển khaiĐề án 06của Chính phủ đến tháng 3/2024. Theo đó, toàn ngành tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trong kết nối, chia sẻ dữ liệu; triển khai dịch vụ công trực tuyến...Về kết nối, chia sẻ dữ liệu và sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác thực hơn 96 triệu thông tin nhân khẩu trong cơ sở dữ liệu do cơ quan này quản lý. Trong đó, có khoảng 87,75 triệu người đang tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 97,3% tổng số người tham gia (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Tin liên quanDuyệt tích hợp thông tin bảo hiểm y tế cho hơn 1 triệu tài khoản VNeIDVề triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, với liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Liên thông đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết 718.407 hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; 9.116 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí.Cùng với đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tích hợp dịch vụ công Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia từ ngày 12/4/2022.Tính đến nay, hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 379.617 trường hợp phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.Đối với dịch vụ công "Đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện”, hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 7.434 giao dịch đăng ký, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.Đối với dịch vụ công "Đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế" (gộp dịch vụ công Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình vào dịch vụ công này), hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 7.434 giao dịch đăng ký, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.Về đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm không dùng tiền mặt, khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản các nhân tại khu vực đô thị, tăng khoảng 3% so năm 2022.Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp thành công việc cung cấp thông tin sổ bảo hiểm xã hội lên ứng dụng VNeID. Cơ quan này đang tiếp tục duy trì việc liên thông dữ liệu khi có đề nghị của người lao động về việc tích hợp thông tin quá trình tham gia bảo hiểm xã hội lên ứng dụng VNeID.Tính đến nay, đã có hơn 15,4 triệu lượt truy vấn thông tinsổ bảo hiểm xã hộithành công để tích hợp lên ứng dụng VNeID.Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06) - Bộ Công an thực hiện điều chỉnh, nâng cấp ứng dụng VssID đáp ứng yêu cầu kết nối, tích hợp tài khoản VNeID với ứng dụng VssID (đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản VNeID) và triển khai chính thức từ ngày 19/10/2023.Tính đến nay, đã có hơn 7,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID.
https://nhandan.vn/hon-154-trieu-luot-truy-van-thong-tin-so-bao-hiem-xa-hoi-thanh-cong-tu-ung-dung-vneid-post801142.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "VneID", "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "truy vấn thông tin", "sổ bảo hiểm xã hội", "Đề án 06" ] }
[Ảnh] Người dân Việt Nam ghi sổ tang tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Moskva
NDO -Sáng 25/3, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Nga tại Việt Nam chính thức mở sổ tang viếng các nạn nhân trongvụ khủng bốxảy ra ngày 22/3 tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva. Tại Hà Nội, đông đảo người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế đã đến Đại sứ quán Nga chia buồn và bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Nga.
Tin liên quan[Ảnh] Người dân Nga và bạn bè quốc tế tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở MoskvaTheo thông báo của Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, từ ngày 25 đến 27/3, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Liên bang Nga tại Việt Nam sẽ mở sổ tang để khách đến viếng các nạn nhân trong vụ khủng bố.Theo đó, tại Hà Nội, sổ tang sẽ mở tại trụ sở Đại sứ quán Liên bang Nga, số 191 Đê La Thành. Đồng thời, sổ tang cũng được mở tại trụ sở Tổng lãnh sự quán Liên bang Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh (số 40 Bà Huyện Thanh Quan) và Đà Nẵng (số 22 Trần Phú).Đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Tạ Quang Đông dẫn đầu đến đặt hoa và ghi sổ tang tưởng niệm các nạn nhân. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Đại sứ quán Nga tại Việt Nam mở sổ tang tưởng niệm các nạn nhân khủng bố. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Đoàn Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước là một trong những đoàn khách đầu tiên đến đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố ở Nga. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Đại diện Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga gửi lời chia buồn tới nhân dân Nga. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế có thể đến ghi sổ tang và tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố đẫm máu vừa qua trong các khung giờ từ 9 giờ-11 giờ và từ 15 giờ-17 giờ đối với 2 ngày 25 và 26/3, và từ 9 giờ-11 giờ đối với ngày 27/3.Trước đó, ngay sau khi nhận được thông tin về thương vong trong vụ khủng bố, người dân đã mang đồ vật và hoa tươi đến đặt trước trụ sở Đại sứ quán Liên bang Nga tại Hà Nội để tưởng nhớ các nạn nhân.Đồ vật và hoa tươi được người dân mang đến đặt trước trụ sở Đại sứ quán Nga ở Hà Nội để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ khủng bố ngày 22/3. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Chủ đề: Vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus ở MoskvaVụ tấn công tại Moskva: An ninh Nga bắt thêm 3 nghi phạmNga bắt giữ 3 nghi phạm khủng bố tại Cộng hòa DagestanRào cản với cuộc chiến chống khủng bốChia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, Đại sứ đặc mệnh toàn quyềnLiên bang Ngatại Việt Nam, ông Gennady Stepanovich Bezdetko cho biết, cả nước Nga bàng hoàng và đau xót trước thảm kịch vừa xảy ra, đồng thời nhấn mạnh giới chức Nga đang tiến hành điều tra và sẽ sớm làm rõ những kẻ đứng sau vụ khủng bố tàn bạo này.Bày tỏ xúc động trước tình cảm và sự sẻ chia của người dân Việt Nam với những mất mát của nhân dân Nga, Đại sứ Bezdetko cũng thông tin thêm: "Mấy ngày qua, chúng tôi đã nhận được thư chia buồn của các bạn Việt Nam gửi tới. Nhiều người dân Hà Nội cũng đến đặt hoa chia buồn bên ngoài trụ sở Đại sứ quán sau khi hay tin, thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Nga".Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, ông Gennady Stepanovich Bezdetko chia sẻ với phóng viên tại buổi lễ. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Đại diện các cơ quan, tổ chức và người dân đến Đại sứ quán Liên bang Nga thắp nến và đặt hoa tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu vừa qua. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Nến, hoa tươi và gấu bông được đặt tại trụ sở Đại sứ quán Liên bang Nga để tưởng nhớ các nạn nhân. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Không chỉ người dân Việt Nam, bạn bè quốc tế cũng có mặt tại Đại sứ quán Nga sáng nay để tưởng niệm các nạn nhân. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Đại diện Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam đến tưởng niệm các nạn nhân. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Doanh nhân Thái Hương, nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH dẫn đầu đoàn đại diện tập đoàn đến đặt hoa tưởng niệm. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Đoàn Trung ương Hội Hữu nghị Việt-Nga do Phó Chủ tịch Thường trực Trịnh Quốc Khánh dẫn đầu đến chia buồn, ghi sổ tang và tưởng niệm các nạn nhân. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Hữu nghị Việt-Nga Trịnh Quốc Khánh cho biết, vụ khủng bố không chỉ khiến nước Nga bàng hoàng mà còn khiến người dân Việt Nam bất ngờ và đau xót.Đại diện Hội Hữu nghị Việt-Nga đã sớm gửi lời chia buồn sau vụ việc và hôm nay đến Đại sứ quán ghi sổ tang đểtưởng niệmcác nạn nhân, chia sẻ nỗi đau và mất mát với nhân dân Nga.“Trong thời điểm khó khăn này, chúng ta càng đoàn kết với người dân Nga, cũng nhưng hy vọng và tin tưởng rằng nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin sẽ vượt qua mọi khó khăn và giành được thắng lợi to lớn hơn nữa”, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Hữu nghị Việt-Nga chia sẻ.Người dân Việt Nam bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Nga, cùng chia sẻ nỗi đau thương, mất mát to lớn mà các nạn nhân và gia đình của họ đang trải qua. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Cùng nhau cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Có mặt từ sớm để đặt hoa tưởng niệm và ghi sổ tang, bà Đoàn Thanh Hảo, trú tại Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội bày tỏ xúc động trước những mất mát của người dân Nga trong vụ khủng bố vừa quaLà người từng có thời gian lao động và học tập tại Liên Xô trước đây, bà Hảo chia sẻ bản thân hoàn toàn thấu hiểu nỗi đau thương, mất mát to lớn mà các nạn nhân và gia đình của họ đang trải qua.Cùng chung cảm xúc về những mất mát của nước Nga, cô giáo Phạm Thị Bích Hồng, cùng các giáo viên đang giảng dạy tiếng Nga tại trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam cho biết, vô cùng đau xót trước những mất mát về sinh mạng của những người dân vô tội trong vụ khủng bố vừa qua.“Là những người từng sinh sống, học tập ở nước Nga, ngay khi nghe tin này, trong đầu mình đã hình dung lại được tất cả những hình ảnh trước đây khi còn ở Nga. Hiện đang là giáo viên giảng dạy tiếng Nga, hằng ngày vẫn truyền đạt các kiến thức cho các học sinh về văn hóa, con người và nước Nga xinh đẹp, chúng tôi cùng chia sẻ trước những mất mát này đối với người dân Nga”, cô Hồng cho biết.Người dân Việt Nam đau buồn trước thảm cảnh mới xảy ra đối với nhân dân Nga. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Nhân dân Việt Nam gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến nhân dân Nga và gia đình của các nạn nhân trong vụ khủng bố. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Người dân xếp hàng ghi sổ tang viếng các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 22/3. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Trước đó, vào tối 22/3 (theo giờ Moskva), một nhóm có vũ trang đã xông vào hội trường nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva và nổ súng vào đám đông có mặt trong khán phòng ngay trước khi chương trình âm nhạc diễn ra.Theo thông tin từ Ủy ban Điều tra Liên bang Nga, tính đến ngày 25/3, số nạn nhân thiệt mạng trongvụ tấn công khủng bốnói trên đã tăng lên 137 người, trong đó có 3 trẻ em, trong khi còn nhiều người khác bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.Giới chức Nga đã bắt giữ 11 nghi phạm có liên quan, trong đó có 4 đối tượng được cho là trực tiếp đứng sau vụ việc.Trước đó, trong ngày 24/3, cả nước Nga đã tổ chứcngày quốc tangđể tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố đẫm máu này.
https://nhandan.vn/anh-nguoi-dan-viet-nam-ghi-so-tang-tuong-niem-cac-nan-nhan-vu-khung-bo-o-moskva-post801478.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Đại sứ quán Nga", "Hội Hữu nghị Việt-Nga", "Liên bang Nga", "Tưởng niệm", "ghi sổ tang", "đặt hoa tưởng niệm", "nạn nhân khủng bố" ] }
Quảng Bình thả 1 triệu con tôm sú giống xuống sông Nhật Lệ để tái tạo nguồn lợi thủy sản
NDO -Nhân kỷ niệm 65 nămNgày truyền thống ngành thủy sản(1/4/1959-1/4/2024), ngày 1/4, tại bến sông Nhật Lệ, phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới, Ủy ban nhân dân tỉnhQuảng Bìnhtổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, ngànhthủy sảnViệt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 2023, sản lượng thủy sản cả nước đạt 9,3 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD…Đối với một tỉnh có đường biển dài và vùng biển rộng như Quảng Bình, ngành Thủy sản đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh trên các vùng biển.Năm 2023, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh đạt 97 nghìn tấn, tăng 4,2%; tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản chiếm gần 33% trong khu vực nông nghiệp; giải quyết việc làm cho hơn 2,8 vạn lao động.Tại buổi lễ, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Hoàng Xuân Tân đã kêu gọi toàn thể người dân hãy chung tay bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản với thông điệp "Vì cuộc sống của chúng ta và thế hệ mai sau, hãy chung tay bảo vệ môi trường, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên".Đồng chí cũng đề nghị các ngành, địa phương cần triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các giải pháp cấp báchchống khai thác thủy bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, góp phần cùng cả nước "gỡ"thẻ vàngcủa Ủy ban châu Âu, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Các địa phương tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế để ngành Thủy sản phát triển ngày càng bền vững.Cùng với đó là tạo điều kiện, khuyến khích và động viên ngư dân bám biển hoạt động, khai thác thủy sản tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; thực hiện tốt công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, nhất là vùng ven bờ.Trên dòng Nhật Lệ, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình Hoàng Xuân Tân và các đại biểu đã thả 1 triệu contôm sú giống, 3.000 con cá chẽm giống xuống sông nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.Dịp này, các địa phương ở tỉnh Quảng Bình cũng tổ chức thả số lượng lớn các giống thủy sản xuống các dòng sông, ao hồ để tái tạo nguồn lợi, qua đó tuyên truyền, kêu gọi người dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đánh bắt tự nhiên có chọn lọc.
https://nhandan.vn/quang-binh-tha-1-trieu-con-tom-su-giong-xuong-song-nhat-le-de-tai-tao-nguon-loi-thuy-san-post802621.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Quảng Bình", "thả giống thủy sản", "nguồn lợi thủy sản", "chống khai thác thủy sản bất hợp pháp", "Gỡ thẻ vàng", "thuỷ sản" ] }
Thăm hỏi, chia buồn với gia đình có trẻ em bị đuối nước tại Thanh Hóa
NDO -Ngày 23/6, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa ( tỉnhThanh Hóa) Lê Văn Phúc cùng lãnh đạo các cơ quan liên quan, Hội Chữ thập đỏ và xã Hoằng Phụ đã đến động viên, chia buồn với 2 gia đình có trẻ bịđuối nướckhi tắm biển.
Trước đó, vào khoảng 17 giờ ngày 22/6, người dân cùng lực lượng chức năng nhận được thông tin 3 người gặp nạn khi tắm biển ở khu vực thềm ngập nước thuộc thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa.Ngoài một nạn nhân thường trú ở Hà Nội bị nạn khi về quê chơi, trong thôn Bắc Sơn, xã Hoằng Phụ có hai trẻ em là T.T.Đ và T.V.H, đều sinh năm 2007 cùng đi tắm biển, không may bị sóng cuốn, mất tích.Nhân lực gần khu vực này khẩn trương tiếp cận, cứu vớt được cháu T.V.H, nhưng cháu H. không qua khỏi.Lực lượng chức năng cùng người dân địa phương tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân trong đêm 22/6, sáng ngày 23/6 và đã tìm thấy, vớt được thi thể 2 nạn nhân còn lại, bàn giao cho gia đình tổ chức tang lễ.Lãnh đạo huyện Hoằng Hóa động viên gia đình nạn nhân sớm vượt qua đau thương, ổn định cuộc sống.Đến các gia đình ở thôn Bắc Sơn có trẻ em tử vong do đuối nước, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa Lê Văn Phúc cùng các thành viên đoàn công tác thắp hương, chia buồn với thân quyến các nạn nhân, động viên các gia đình sớm vượt đau thương, mất mát, ổn định cuộc sống.Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, có nhiều hoạt động thiết thực và mỗi gia đình cùng chủ động quản lý, giáo dục phòng, tránh tai nạn thương tích trẻ em.
https://nhandan.vn/tham-hoi-chia-buon-voi-gia-dinh-co-tre-em-bi-duoi-nuoc-tai-thanh-hoa-post815718.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Thanh Hóa", "trẻ em", "đuối nước" ] }
Thắm tình quân dân nơi xã đảo
Thực hiện phong trào thi đua “dân vận khéo”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều mô hình, việc làm thiết thực, hiệu quả để giúp nhân dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới.
Thanh Lân là xã đảo thuộc huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, tuy được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, song đường giao thông đi lại trên đảo vẫn chưa đồng bộ, nhân dân nhiều thôn vẫn phải đi đường đất. Vì vậy, cuối năm 2023, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh phối hợp quyên góp, ủng hộ gần 1,7 tỷ đồng giúp địa phương làm đường bê-tông.Để giảm chi phí làm đường, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp cùng một số đơn vị quân đội đứng chân trên đảo tham gia ngày công lao động. Sau gần hai tuần thi công, con đường bê-tông dài 1 km chạy dọc thôn 3 (xã Thanh Lân) được hoàn thành trong niềm vui mừng của bà con xã đảo.Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thái, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thanh Lân phấn khởi cho biết: Do chi phí vận chuyển khiến giá vật liệu xây dựng ngoài đảo cao hơn nhiều so với trong đất liền. Đây là lý do mà nhiều lần địa phương muốn làm đường nhưng phải tạm hoãn. Cũng nhờ có cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh giúp đỡ, bà con xã đảo mới có đường mới phẳng lỳ, sạch sẽ để đi. Đây là nguồn động viên, cổ vũ để nhân dân yên tâm bám đảo, góp phần củng cố quốc phòng-an ninh nơi đầu sóng ngọn gió.Tại Trường tiểu học và trung học cơ sở Hải Sơn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái), tình trạng cổng trường ngập úng, bê bết bùn đất mỗi khi trời mưa đã không còn; giáo viên cũng không phải lên núi gánh nước về sinh hoạt như trước.Cô giáo Nguyễn Thị Khuyên, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Hải Sơn cho biết: Trường gần biên giới với số đông học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Khi mới xây dựng, một số hạng mục của trường chưa đồng bộ, thiếu nước sinh hoạt.Chia sẻ với nhà trường, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Móng Cái đã hỗ trợ 160 triệu đồng khoan giếng, xây hệ thống cấp nước sạch, trải bê-tông nhựa áp phan đường từ cổng vào sân trường, đổ bê-tông sân vui chơi cho học sinh nội trú và lắp đặt bình lọc nước uống trực tiếp; giúp điều kiện học tập, sinh hoạt của cô và trò được nâng lên.Là tỉnh miền núi, trung du có đường biên giới trên bộ và trên biển; một số địa bàn có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số gần 100%, nhân dân nhiều vùng, nhất là khu vực biên giới, hải đảo còn khó khăn, những năm qua, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “dân vận khéo” để giúp nhân dân vùng khó khăn ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế-xã hội.Hoạt động giúp dân được đơn vị triển khai toàn diện, song tập trung vào hỗ trợ kinh phí xây “Nhà tình nghĩa” tặng gia đình chính sách, hộ nghèo; nhận đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó; làm đường giao thông, củng cố công trình phục vụ sinh hoạt cộng đồng, xây dựng cảnh quan đô thị…Thượng tá Mai Xuân Thắng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết: Từ năm 2016 đến 2022, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh đã quyên góp ủng hộ hơn 30 tỷ đồng và đóng góp gần 150 nghìn ngày công lao động giúp đỡ các địa phương làm đường giao thông và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.Riêng năm 2023, lực lượng vũ trang tỉnh tham gia hơn 5.000 ngày công, hỗ trợ 2,5 tỷ đồng chung sức cùng các địa phương xây dựng đường giao thông, công trình đường điện “Thắp sáng đường quê”... Ngoài ra, còn tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân dân vùng khó khăn nhân dịp lễ, Tết; nhận đỡ đầu học sinh nghèo cũng được triển khai thường xuyên.Đạt được kết quả nêu trên, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh đã bám sát đặc điểm tình hình địa bàn đóng quân và điều kiện của đơn vị, từ đó lựa chọn những phần việc phù hợp. Hoạt động giúp dân được lực lượng vũ trang tỉnh triển khai thường xuyên, song tập trung nhiều thông qua các đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận, huấn luyện dân quân tự vệ. Một số mô hình, chương trình được lực lượng vũ trang tỉnh triển khai hiệu quả trong những năm gần đây như: “Tết hải đảo thắm tình quân dân”, “Xuân biên cương-Tết thắm tình quân dân”, “Tháng ba biên giới”, “Nghĩa tình biên giới, biển đảo” tặng quà nhân dân, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn; “Đồng hành cùng em đến trường” trao xe đạp, đồ dùng học tập tặng học sinh nghèo vượt khó…Đánh giá về hiệu quả công tác “dân vận khéo” của đơn vị, Đại tá Nguyễn Đình Khiêm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh khẳng định: Sự tham gia tích cực, kiên trì với những việc làm cụ thể, thiết thực của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh thời gian qua đã góp phần giúp nhiều hộ dân vùng khó khăn từng bước ổn định cuộc sống, giúp các địa phương sớm hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao. Qua đó củng cố, tăng cường tình đoàn kết quân dân ngày càng bền chặt, xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn tỉnh ngày càng vững chắc; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là ở vùng biên giới, hải đảo.
https://nhandan.vn/tham-tinh-quan-dan-noi-xa-dao-post809032.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "tình quân dân nơi xã đảo", "dân vận khéo", "xóa đói", "giảm nghèo", "đời sống văn hóa mới" ] }
Sẽ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội tại 10 địa phương trong năm 2024
Trong năm 2024,Bảo hiểm xã hộiViệt Nam sẽ thực hiện kiểm tra,thanh trachuyên ngành tại 10 tỉnh, thành phố. Đó là các địa phương : Bình Dương, Hải Phòng, Bạc Liêu, Kon Tum, Hà Nam, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Quảng Bình và Tiền Giang.
Bảo hiểm xã hộiViệt Nam vừa ban hành Quyết định số 2039/QĐ-BHXH về việc ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và thanh tra, kiểm tra liên ngành năm 2024.Theo kế hoạch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành tại 10 tỉnh, thành phố.Đó là các địa phương sau: Bình Dương (18 đơn vị), Hải Phòng (8 đơn vị), Bạc Liêu (6 đơn vị), Kon Tum (6 đơn vị), Hà Nam (8 đơn vị), Đắk Lắk (9 đơn vị), Đồng Tháp (6 đơn vị), Sóc Trăng (8 đơn vị), Quảng Bình (7 đơn vị), Tiền Giang (8 đơn vị).Theo kế hoạch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành tại 10 tỉnh, thành phố.Cùng với đó, cơ quan này thực hiện kiểm tra chuyên đề về thực hiện khám, chữa bệnhbảo hiểm y tếtại 8 tỉnh gồm: An Giang, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Nghệ An, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa.Bên cạnh đó, thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và một số công ty thành viên.Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng giao bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành thanh tra chuyên ngành đóng 6.964 đơn vị; thanh tra, kiểm tra liên ngành 2.254 đơn vị. Đồng thời, kiểm tra 5.026 đơn vị sử dụng lao động, 529 cơ sở khám, chữa bệnh và 516 tổ chức dịch vụ thu, dịch vụ chi trả.Trong năm 2024, thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và một số công ty thành viên.Trong đó, 5 địa phương có số đơn vị được thanh tra chuyên ngành đóng cao nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (660 đơn vị); Hà Nội (650 đơn vị); Phú Thọ (200 đơn vị); Đồng Nai (195 đơn vị); Nghệ An (180 đơn vị); Bình Dương (180 đơn vị).Trước đó, trong năm 2023, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tăng cường đổi mới, đẩy mạnh thực hiện thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra chuyên ngành đóng đột xuất các đơn vị sử dụng lao động và xử phạt nghiêm các vi phạm.Đến hết tháng 12/2023, cơ quan này đã chủ trì và phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 18.707 đơn vị. Tổng số tiền các đơn vị bị thanh tra, kiểm tra chậm đóng trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra là 1.504,1 tỷ đồng, số đã khắc phục, nộp tiền chậm đóng ngay sau khi kiểm tra là 909,8 tỷ đồng (bằng 60,5%). Phát hiện 44.859 trường hợp sai phạm về đối tượng, mức đóng với số tiền truy thu 132,6 tỷ đồng; yêu cầu thu hồi về Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tổng số tiền 139,5 tỷ đồng do hưởng chế độ không đúng quy định, bằng 186% so với năm 2022.Nhờ các giải pháp quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ của toàn ngành, tính đến hết năm 2023, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tăng 8,55% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 101,41% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.Số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ghi nhận ở mức thấp nhất từ năm 2016 trở lại đây, giảm từ 6% (năm 2016) xuống còn 2,69% số phải thu.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/se-kiem-tra-thanh-tra-chuyen-nganh-bao-hiem-xa-hoi-tai-10-dia-phuong-trong-nam-2024-post790607.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "thanh tra", "kiểm tra", "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "bảo hiểm thất nghiệp", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam" ] }
Cháy nhà trong hẻm, một người tử vong
NDO -Đến sáng 18/3, lực lượng chức năng phường 16, quận Gò Vấp,Thành phố Hồ Chí Minhvẫn phong tỏa hiện trường để điều tra vụ một căn nhà cháy trong hẻm 809 Lê Đức Thọ (phường 16) khiến một người tử vong.
Theo thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra vào khoảng 2 giờ 30 phút tối cùng ngày. Khi người dân phát hiệnvụ cháyđã hô hoán nhiều người cùng dập lửa nhưng do cửa của căn nhà bị khoá từ bên trong nên việc dập lửa diễn ra rất khó khăn.Khi lực lượng chức năng,phòng cháy chữa cháycó mặt với các thiết bị chuyên dụng thì ngọn lửa mới được khống chế.Qua khám nghiệm hiện trường, các đơn vị chức năng phát hiện một người đàn ông đã tử vong trong đám cháy.Căn nhà nơi xảy ra vụ cháy có thiết kế 1 trệt, 1 lầu nằm trong con hẻm rộng khoảng 2m. Người dân địa phương cho biết, căn nhà được đôi nam nữ thuê mở tiệm tóc từ sau Tết. Thời điểm xảy ra cháy, trong nhà chỉ có nạn nhân.Hiện nguyên nhân hoả hoạn đang được làm rõ.
https://nhandan.vn/chay-nha-trong-hem-mot-nguoi-tu-vong-post800445.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:16", "tags": [ "Cháy nhà trong hẻm", "phòng cháy chữa cháy", "điều tra nguyên nhân", "cao điểm mùa khô", "tử vong" ] }
Tập trung xử lý 5 hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông
NDO -Nồng độ cồn, ma túy; quá khổ quá tải, cơi nới thành thùng xe; tốc độ; vi phạm về tránh vượt, phần đường, làn đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, sử dụng  giấy tờ giả là 5 nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông đường bộ sẽ được lực lượng Cảnh sát giao thông tập trung xử lý trong năm 2024.
Theo báo cáo từ Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gâytai nạn giao thông.Trong đó, vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...Những con số cho thấy một bộ phận người dân vẫn vi phạm, chưa hình thành thói quen khi tham gia giao thông. Đây là những hành vi là nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản và sức khỏe của nhân dân.Nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, năm 2024, CụcCảnh sát giao thôngban hành kế hoạch chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý xuyên suốt 5 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông gồm: nồng độ cồn, ma túy; quá khổ quá tải, cơi nới thành thùng xe; tốc độ; vi phạm về tránh vượt, phần đường, làn đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và sử dụng các loại giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp (giấy tờ giả) liên quan người điều khiển và phương tiện.Đối vớivi phạm về nồng độ cồn, ma túy, trên cơ sở điều tra cơ bản sẽ xây dựng kế hoạch, phương án bố trí, huy động lực lượng cụ thể trên từng tuyến, địa bàn quản lý, bảo đảm nguyên tắc phải khép kín tuyến, địa bàn;Lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động, vị trí kiểm soát, bố trí lực lượng sử dụng xe mô-tô cảnh sát giao thông tuần tra cơ động gần khu vực kiểm soát để kịp thời xử lý các trường hợp cố tình quay đầu xe và rẽ vào đường ngang, ngõ tắt nhằm trốn tránh việc kiểm tra; bố trí lực lượng mặc thường phục, bí mật nắm tình hình để thông báo và kịp thời xử lý người vi phạm sử dụng rượu bia tham gia giao thông trên tuyến.Đồng thời, lực lượng tổ chức xác minh các trường hợp vi phạm là cán bộ, đảng viên và gửi thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của từng ngành, cơ quan, đơn vị theo đúng tinh thần Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với trường hợp kiểm soát, phát hiện lái xe dương tính với chất ma túy sẽ tổ chức kiểm tra, xác minh về nhân thân, nơi cư trú để có biện pháp quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.Đối với chuyên đề chở hàng quá trọng tải trọng, quá khổ giới hạn, cơi nới thùng xe và chở quá vạch dấu mớn nước an toàn khi kiểm tra, phát hiện các thủ đoạn tự ý cải tạo phương tiện như lắp thêm hệ thống kích thủy lực nâng hạ thành thùng xe; sử dụng container cắt nóc để chở vật liệu xây dựng và lắp đặt thêm kết cấu nâng hạ container như xe tải tự đổ thì phải xác minh và xử lý đối với chủ phương tiện, cơ sở đóng mới, hoán cải; kiến nghị với các cấp có thẩm quyền trong việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải, kiểm định phương tiện,…Đối với chuyên đề vi phạm về tốc độ; vi phạm về tránh, vượt, phần đường, làn đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bố trí cán bộ, chiến sĩ trực tại trung tâm chỉ huy, giám sát 24/24 giờ để nắm tình hình tình tình an toàn giao thông, rà soát kịp thời các phương tiện vi phạm để thông báo cho lực lượng cảnh sát giao thông công khai đang làm nhiệm vụ trên tuyến dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý.Trên các tuyến giao thông đường thủy, tập trung xử lý các hành vi vi phạm về chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn kết hợp xử lý hàng hóa không hóa đơn, chứng từ; vi phạm về nồng độ cồn; chở quá số người quy định; vi phạm về hoán cải, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện; bãi tập kết hàng hóa, đón trả hành khách trái phép; khai thác, nạo vét cát, sỏi trái phép trên đường thủy.Trên các tuyến giao thông đường sắt tập trung xử lý hành vi của nhân viên đường sắt, lái tàu vi phạm nồng độ cồn, ma túy; vi phạm quy trình tác nghiệp; người điều khiển phương tiện đường bộ qua đường ngang không chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường; dừng, đỗ, quay đầu xe trong phạm vi an toàn đường ngang.Thông qua công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, chủ động phối hợp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông như vận chuyển ma túy, hàng lậu, gian lận thương mại, sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp,…Đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết, việc kiểm tra, xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm minh, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, để răn đe, giáo dục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người tham gia giao thông; đồng thời, phát hiện những tồn tại, bất cập để kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông…
https://nhandan.vn/tap-trung-xu-ly-5-hanh-vi-la-nguyen-nhan-chinh-dan-den-tai-nan-giao-thong-post800888.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "trật tự an toàn giao thông", "xử lý", "tai nạn giao thông" ] }
Khánh thành "Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội" tại Điện Biên
NDO -Chiều 24/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội đồng Đội Trung ương đã bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tặng Nhà thiếu nhi tỉnh Điện Biên. Dự lễ bàn giao, có các đồng chí: Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính; Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Được biết, công trình "Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội" có tổng giá trị 300 triệu đồng. Tại buổi lễ, Hội đồng Đội Trung ương cũng đã trao 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng, tặng thiếu nhi vượt khó học tốt tại địa phương.Bên cạnh đó,Quỹ Học bổng Vừ A Dínhđã trao công trình "Phòng học cho em" tại Điểm trường Trường mầm non số 2 Sá Tổng (xã Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) trị giá hơn 600 triệu đồng kèm theo trang thiết bị học tập của phòng học.Tin liên quanKhuyến khích phong trào đọc sách trong thanh niênDịp này, với mong muốn nâng cao năng lực số và ngoại ngữ cho thiếu nhi, Hội đồng Đội Trung ương, Công ty cổ phần Anh ngữ quốc tế SunUNI ACADEMY phối hợp trao công trình “Phòng tin học cho em” trị giá 70 triệu đồng tặng Trường phổ thông dân tộc bán trú - trung học cơ sở Quảng Lâm (xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé); đồng thời trao 5 suất học bổng tiếng Anh, mỗi suất trị giá 10 triệu đồng, tặng các thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn tỉnh Điện Biên.Hoạt động nằm trong khuôn khổLiên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"toàn quốc lần thứ 5, năm 2024; với mong muốn phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); 75 năm Ngày hy sinh của Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính (15/6/1949-15/6/2024).
https://nhandan.vn/khanh-thanh-khong-gian-doc-sach-tuong-tac-va-sinh-hoat-doi-tai-dien-bien-post806339.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Hội đồng Đội Trung ương", "Liên hoan \"Chiến sĩ nhỏ Điện Biên\"", "khánh thành" ] }
Lại xảy ra cháy trong đêm tại Cầu Giấy, Hà Nội
NDO -Một vụhỏa hoạnđã bất ngờ bùng phát tại quán ăn trên phố Dịch Vọng Hậu (phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội). Rất may, không có ai thương vong trong vụ việc kể trên.
Theo đó, vào khoảng 22 giờ 30 phút cùng ngày, người dân bất ngờ nghe thấy một tiếng nổ lớn tại một ngôi nhà tại đường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội). Ngay sau đó, lửa nhanh chóng bốc lên cao kèm theo khói đen. Mặc dù, người dân chung quanh bắt đầu hô hoán và sử dụng các biện pháp chữa cháy tại chỗ nhưng không khống chế được ngọn lửa."Một số người bên trong đã kịp chạy ra ngoài", nhân chứng kể.Hiện trường vụ cháy. (Ảnh: Ngọc Linh)Ngay sau khi nhận được tin báo, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã đưa xe tới hiện trường. Đến khoảng 23 giờ,đám cháycơ bản đã được khống chế. Theo thông tin ban đầu, không có thiệt hại về người trong vụ việc kể trên.Hiện nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
https://nhandan.vn/lai-xay-ra-chay-trong-dem-tai-cau-giay-ha-noi-post811935.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Cháy lớn ở Cầu Giấy", "Cháy Dịch Vọng Hậu", "Hà Nội", "D" ] }
Các doanh nghiệp hướng tới áp dụng bộ tiêu chuẩn ESG
NDO -Trên thực tế, việc áp dụngcác tiêu chímôi trường, xã hội và quản trị (gọi tắt là ESG), đang trở thành thước đo để đánh giá khả năng triển khai mô hình kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác của các doanh nghiệp thành công trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG đang dần tỏ ra vượt trội so với những chủ thể khác.
Đó là chia sẻ của Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh tại Hội thảo với chủ đề “Tìm động lực tăng trưởng từ ESG” (ESG - Motivations and Breakthroughs Conference) do Báo Đầu tư phối hợp Công ty TNHH Hệ thống và Giải pháp WBS (WBS) tổ chức ngày 23/5 tại Hà Nội.Theo ông Lê Trọng Minh, thực hành ESG, cũng như triển khai các mô hình kinh doanh bền vững vàtăng trưởng xanhnói chung, không chỉ là xu thế, mà còn là điều kiện bắt buộc. Nhiều đối tác thương mại, đầu tư lớn của Việt Nam hiện nay đều đã có những yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề này.Tin liên quanThực thi ESG trong ngành ngân hàng: Cơ hội, thách thức và giải phápTại Việt Nam, ESG ngày càng được quan tâm rộng rãi, phần lớn là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy thực hành các thông lệ liên quan đến ESG và sự gia tăng nhu cầu của nhà đầu tư với đầu tư bền vững. Báo cáo ESG tại Việt Nam do PwC công bố năm 2022 cho thấy, 80% công ty được khảo sát có kế hoạch cam kết ESG trong vòng 2 đến 4 năm tới. Do đó, việc công bố dữ liệu và báo cáo ESG sẽ trở nên phổ biến hơn và sẽ trở thành xu thế không thể đảo ngược trong tương lai.Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh phát biểu tại Hội thảo.Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, mặc dù tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà mọi quốc gia đều hướng tới, nhưng phát triển xanh, bền vững đang trở thành ưu tiên hàng đầu nhằm đạt được không chỉ sự thịnh vượng về kinh tế mà còn bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.“Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang tập trung xây dựng, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền bộ tiêu chí phân loại xanh quốc gia. Đây là khuôn khổ pháp lý rất quan trọng để triển khai mục tiêu tăng trưởng xanh, là cơ sở để các bộ, ngành và địa phương lựa chọn các dự án đầu tư, để phân bổ các nguồn lực trong nước và quốc tế, phân bổ nguồntín dụng xanhvà nhất là để các nhà đầu tư có thể đối chiếu các tiêu chí có thể tiếp cận chính sách ưu đãi đầu tư, cũng như nguồn tài chính xanh từ các tổ chức,” bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay.Theo Giám đốc nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam - ông Matthew Smith, dựa trên các tính toán trong thời gian qua, trong bối cảnh các yếu tố khác của doanh nghiệp không đổi, nếu công ty có chuẩn mực ESG tốt hơn thì sẽ có rủi ro ít hơn. Đây là lý do giá trị của doanh nghiệp thực hành ESG trong mắt nhà đầu tư cao hơn.Ngoài ra, một điểm nhấn đáng chú ý là việc đầu tưESGkhông chỉ được thúc đẩy bởi nhà đầu tư định chế trước quy định của Chính phủ, mà còn có động lực lớn tới từ nhóm nhà đầu tư cá nhân - đối tượng không chịu quy chế bắt buộc nào. Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư ESG đã tăng từ 20% năm 2016 lên 25% năm 2018.Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Hội thảo.“Theo quan sát của chúng tôi, đây là nhóm nhà đầu tư trẻ, những người sinh sau năm 1990. Người trẻ ngày càng quan tâm và có thái độ nghiêm túc với tương lai. Vậy, các nhà đầu tư bán lẻ mà không bị ép buộc bởi quy định pháp lý để áp dụng một chiến lược đầu tư ESG vẫn làm điều đó, hầu hết các nhà đầu tư bán lẻ quan tâm đến ESG là những người trẻ tuổi, những người thuộc thế hệ Millennial hoặc trẻ hơn. Các chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài chắc chắn đã được nghe nhiều về vấn đề này và thực tế họ cũng không có sự lựa chọn khác, bởi đây đã trở thành yêu cầu bắt buộc”, ông Matthew Smith nhấn mạnh.Nghiên cứu từ Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng cho thấy, tại ASEAN đã có tổ chức chấm điểm quản trị. Nếu như năm 2019, Việt Nam chưa có đại diện doanh nghiệp nào nằm trong bảng xếp hạng thì năm 2021 đã có 1 doanh nghiệp. Trong tương lai, số doanh nghiệp Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng này sẽ tăng lên.Hội thảo “Tìm động lực tăng trưởng từ ESG” là một phần trong Chuỗi chương trình RIS.ER24: “ESG và Câu chuyện phát triển bền vững” sẽ lần lượt được tổ chức từ nay tới cuối năm. RIS.ER là chuỗi sự kiện về ESG và Phát triển bền vững sẽ được WBS và báo Đầu tư tổ chức thường niên kể từ năm 2024.
https://nhandan.vn/cac-doanh-nghiep-huong-toi-ap-dung-bo-tieu-chuan-esg-post810726.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "WBS", "ESG", "doanh nghiệp", "tăng trưởng bền vững", "phát triển xanh" ] }
Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ phong trào “Học sinh 3 rèn luyện”
NDO -Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là 1 trong 3 khâu đột phá phát triển kinh tế-xã hội. Ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phong trào “Học sinh 3 rèn luyện” đang cho thấy những hiệu quả tích cực, góp phần thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phong trào “Học sinh 3 rèn luyện” được thiết kế dành riêng cho học sinh của chương trình đào tạo trung cấp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bắt đầu đượcTrung ương ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai từ năm học 2013-2014, phong trào đặt mục tiêu tạo động lực cho học sinh rèn luyện, phấn đấu toàn diện trên các mặt “Đạo đức”, “Tay nghề” và “Thể lực”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.Bên cạnh đó, thông qua phong trào, các cấp bộ Đoàn sẽ tìm kiếm, tuyên dương và nhân rộng các điển hình học sinh tiêu biểu về rèn luyện, học nghề. Qua đây, tham gia hiệu quả vào quá trình hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.Điểm sáng phong tràoHiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 8 cơ sở Đoàn giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 4 trường cao đẳng đào tạo hệ trung cấp và 4 trường trung cấp, với hơn 8.500 đoàn viên, đang học tập và sinh hoạt tại 202 chi đoàn.Trong bối cảnh các doanh nghiệp công nghệ, công nghiệp số đăng ký đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh tăng mạnh và tiếp tục mở rộng quy mô kéo theo hàng nghìn doanh nghiệp phát triển phụ trợ, nhu cầu nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong thị trường lao động trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn.Nhận thức rõ nhiệm vụ quan trọng này, Tỉnh Đoàn Bắc Ninh đã tích cực triển khai phong trào“Học sinh 3 rèn luyện”trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với 3 nội dung: Rèn luyện đạo đức, tác phong; rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức; rèn luyện kỹ năng, thể lực.Kỳ thi tốt nghiệp tại một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với nhiều bạn trẻ tham gia.Cụ thể, các nhà trường đã chủ động phối hợp nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, trang bị kiến thức nghề nghiệp, tham quan các mô hình thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, liên hệ thực tập, triển khai chương trình tập sự cho học sinh năm cuối; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, gặp gỡ với những người thợ có tay nghề cao, những tấm gương học nghề thành đạt; tổ chức các hội thi tay nghề, hội thi; tổ chức các lớp học, chương trình ngoại khóa trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh trung cấp.Kết quả, trong năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 3 cá nhân đạt danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện” cấp Trung ương, 51 “Học sinh 3 rèn luyện” cấp tỉnh và 215 “Học sinh 3 rèn luyện” cấp trường.Không chỉ tạo “làn sóng” thi đua trong học sinh, phong trào đã ngày càng thu hút sự quan tâm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tạo môi trường định hướng, rèn luyện bản thân, giáo dục lòng yêu nghề cho chính học sinh trung cấp, chung tay với xã hội hình thành nguồn nhân lực trẻ, có tay nghề cao cho tỉnh.Tin liên quanGắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao độngTrong các giải pháp triển khai phong trào, có thể kể đến những sân chơi về kiến thức chuyên ngành, tay nghề giỏi, các ngày hội tư vấn hướng nghiệp… đã tạo môi trường thu hút đông đảo học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên, giảng viên trẻ phát huy kiến thức, kỹ năng trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.Ngoài ra, phong trào còn được đẩy mạnh thông qua việc thành lập những đội thanh niên tình nguyện hướng dẫn học sinh ôn tập tại nhà, học trực tuyến bằng phần mềm hỗ trợ; các hoạt động thúc đẩy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn, tay nghề, thực hành ngoại ngữ; nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho giáo viên, giảng viên trẻ;các cuộc thi Olympicmôn học, hội nghị chuyên ngành theo khối, ngành học; thành lập và phát triển nhiều mô hình câu lạc bộ học thuật trong học sinh, sinh viên…Còn nhiều hạn chếTheo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, thời gian qua, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã phát triển mạnh, với đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mô hình hoạt động.Thành phố Hà Nội hiện có 304 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Năm 2023, các cơ sở trên đã tuyển sinh được hơn 246 nghìn người. Trong đó, trình độ cao đẳng chiếm hơn 37 nghìn người, trung cấp gần 34 nghìn người, sơ cấp và dưới 3 tháng là khoảng 174 nghìn người.Một số báo cáo từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội cho biết, mặc dù đã thu được một số thành quả đáng mừng trong phong trào “Học sinh 3 rèn luyện”, nhưng thực tế cho thấy, công tác định hướng lối sống cho đoàn viên, thanh niên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn tồn tại không ít hạn chế, bất cập.Tin liên quanNâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệpTheo đó, có thể kể đến tình trạng học sinh, sinh viên trong các nhà trường không thể dành nhiều thời gian cho các hoạt động phong trào, do phải tập trung học văn hóa và học nghề. Không những vậy, đội ngũ cán bộ Đoàn trong các nhà trường phần lớn làm kiêm nhiệm, thường lúng túng khi triển khai phong trào “Học sinh 3 rèn luyện”. Các buổi sinh hoạt chi đoàn thực tế ít đổi mới, thiếu tính sáng tạo, còn nặng về hình thức, chưa thật sự hấp dẫn, chưa phát huy hết tiềm năng của thanh niên.Cùng với đó, đối tượng học sinh, sinh viên tham gia học nghề phần lớn chỉ có lực học trung bình, chưa thật sự chuyên tâm trong học tập, tính kỷ luật chưa cao. Vì vậy, việc đào tạo để hình thành kỹ năng nghề cũng như rèn tính kỷ luật, tác phong công nghiệp trong lao động, sản xuất để đáp ứng yêu cầu yêu cầu của thị trường lao động gặp nhiều khó khăn.Từng bước gỡ khó để phát huy thế mạnh thanh niênTình trạng nêu trên không chỉ diễn ra ở Thủ đô Hà Nội, mà thực tế vẫn là “bài toán” khó ở nhiều địa phương trên cả nước. Để từng bước giải quyết vấn đề này nhằm góp phần phát triển phong trào “Học sinh 3 rèn luyện” một cách thực chất, hiệu quả, cần phát huy hơn nữa vai trò tích cực, chủ động của chi đoàn trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.Cụ thể hơn, thủ lĩnh thanh niên các chi đoàn cần mạnh dạn đề xuất, triển khai một số hoạt động giao lưu, kết nghĩa, tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt trong phong trào, nhất là học sinh, sinh viên điển hình trong học tập và thành công sau khi tốt nghiệp.Đồng thời, cần đẩy mạnh các phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng khuyến khích đăng ký thực hiện chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng cường hoạt động rèn nghề, rèn kỹ năng nâng cao…Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đang tích cực tăng cường công tác đánh giá hoạt động đào tạo gắn với phong trào "Học sinh 3 rèn luyện".Ở quy mô cả nước, Trung ương Đoàn cần xem xét, nghiên cứu chỉ đạo các cơ sở Đoàn tại doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ học sinh, sinh viên trong thời gian thực tập cuối khóa tại doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, trách nhiệm, tác phong công nghiệp trong lao động, được bồi đắp tinh thần cống hiến, rèn luyện và trưởng thành để phát huy sức trẻ, tính tiên phong khi làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.Song song với đó, Ban Giám hiệu các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cần tiếp tục quan tâm, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo cũng như những chương trình, kế hoạch, đề án, phong trào của tổ chức Đoàn tại cơ sở. Từ đó, xây dựngđội ngũ cán bộ Đoàn, Hội chất lượng nhằm triển khai hiệu quả hơn phong trào “Học sinh 3 rèn luyện”.Ủy ban nhân dân, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh cần quan tâm hơn đến chính sách cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có thể khai thác tốt mọi nguồn lực tinh thần, sức mạnh từ chính thanh niên, tiến hành khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân đạt danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện” tiêu biểu.
https://nhandan.vn/tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-tu-phong-trao-hoc-sinh-3-ren-luyen-post813826.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Trung ương Đoàn", "Học sinh \"3 rèn luyện\"" ] }
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật. Trung bình một ngày Vườn thú Hà Nội đón khoảng 15.000 khách đến vui chơi, tham quan.
Ngoại trừ buổi trưa nắng gay gắt, buổi sáng và buổi chiều, Công viên nước hồ Tây (quận Tây Hồ), Công viên nước thuộc khu Công viên Thiên đường Bảo Sơn (huyện Hoài Đức), Biển nhân tạo tại Khu du lịch Tuần Châu-Quốc Oai (huyện Quốc Oai), biển nhân tạo tại Vinhomes Ocean Park (huyện Gia Lâm)… thu hút lượng lớn khách đến vui chơi. Các tour trải nghiệm đêm tại Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò…; các trung tâm thương mại: Aeon Mall Long Biên, Tasco Mall Long Biên, Lotte Mart, Vincom… đều khá đông khách.Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tối 29/4, trên đường đi bộ Nguyễn Huệ, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Đáng chú ý, vào tối 30/4, có chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật tại năm điểm, trong đó có một điểm tầm cao tại khu vực đầu hầm vượt sông Sài Gòn (phía Thủ Thiêm) để phục vụ người dân.Nhiều sân khấu trên địa bàn thành phố đã cho ra mắt các vở diễn mới. Rất đông các em nhỏ và du khách nước ngoài chọn xem vở xiếc “Ầu ơ: Thanh âm đầu đời” của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam; sân khấu cải lương Đại Việt cho ra mắt vở cải lương kinh điển về đề tài cách mạng “Người ven đô” như một món quà dành tặng cho người dân Thành phố vào dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước. Tại các khu vui chơi như Suối Tiên, Đầm Sen, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, người dân, khách du lịch cũng đến vui chơi khá đông trong các ngày vừa qua.Tại Quảng Ninh, trong ba ngày từ 27-29/4, lượng khách du lịch tham quan, lưu trú trên Vịnh Hạ Long đạt 51.714 lượt, với 1.535 chuyến tàu xuất bến; trong đó khách quốc tế là 19.756 lượt và khách lưu trú đạt 7.202 lượt. Các bến xe cố định trên địa bàn tỉnh đã tổ chức vận chuyển 1.181 chuyến với 4.579 lượt hành khách an toàn; các bến thủy nội địa đã cấp phép xuất bến cho 583 chuyến vận chuyển 36.553 lượt khách an toàn ra các đảo.Tại Đà Nẵng, dịp lễ này đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện, lễ hội với chủ đề “Enjoy Danang-Tận hưởng Đà Nẵng” như chương trình “Sóng mùa hè” diễn ra tại Công viên Biển Đông, bán đảo Sơn Trà; các bãi biển Mỹ An, Mỹ Khê, T18, Nguyễn Tất Thành… có hơn 15 hoạt động gồm: Thả diều nghệ thuật, không gian ẩm thực-lưu niệm, triển lãm tượng cát nghệ thuật, hoạt động trình diễn thể thao biển, hội thi Cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2024, giải bơi biển Vượt sóng mùa hè Đà Nẵng 2024, Lễ hội Bóng đá Việt Nam-Brazil... Bên cạnh đó, các khu, điểm du lịch cũng có nhiều hoạt động thu hút khách.Bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết: Số lượng khách đến Đà Nẵng dự kiến đạt 340.000 lượt, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khách quốc tế được kỳ vọng tăng gần 4%. Tuy nhiên, thị trường nội địa sẽ giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái do thiếu máy bay.Số lượng khách đến Đà Nẵng dự kiến đạt 340.000 lượt, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khách quốc tế được kỳ vọng tăng gần 4%. Tuy nhiên, thị trường nội địa sẽ giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái do thiếu máy bay.Bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà NẵngTheo đánh giá của ngành du lịch Khánh Hòa, dịp này, những sản phẩm du lịch biển, đảo đã thu hút được một lượng lớn du khách. Đại diện Bến tàu Du lịch Nha Trang cho biết, những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, khách đăng ký đi đảo tăng cao so với năm trước. Trong ba ngày qua, mỗi ngày bến tàu khách đón khoảng từ 6.000 đến 8.000 lượt khách, đa số là khách nội địa.Tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024 đã thu hút một lượng lớn du khách với nhiều hoạt động truyền thống như: Lễ thay y; lễ thả hoa đăng và nghi thức rước bài vị Thánh Mẫu; lễ cầu quốc thái dân an; cúng thí thực; hoạt động hát văn, múa bóng của các đoàn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu…Theo thông tin từ ban tổ chức, lễ hội năm nay có hơn 100 đoàn hành hương với hơn 5.000 người đăng ký tham gia. Trong các ngày diễn ra lễ hội, dự kiến có khoảng 100.000 lượt khách hành hương, người dân, du khách đến khu di tích Tháp Bà Ponagar.Cũng trong những ngày nghỉ lễ, Chương trình Jazz Quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024, diễn ra từ 27/4 đến hết ngày 1/5, với chủ đề The Spotlight of Jazz. Đây là lần đầu tiên Chương trình Jazz Quốc tế được tổ chức tại Việt Nam, với sự tham gia của huyền thoại nhạc Jazz thế giới Chico Freeman và nhiều ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore…Trong khi nhiều khu vực trong nước ghi nhận tình trạng nắng nóng gay gắt, thì biên độ nhiệt Đà Lạt trong những ngày lễ dao động từ 17 đến 29 độ C. Khí hậu lý tưởng, theo ghi nhận của booking.com, xứ ngàn hoa Đà Lạt là địa điểm đứng đầu danh sách những điểm đến trong nước được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất kỳ nghỉ lễ này.Trên các trục đường chính khu vực nội đô và những cung đường đến khu, điểm du lịch giao thông khá thuận lợi; các khu, điểm vui chơi, du lịch ghi nhận lượng khách đáng kể; hầu hết hàng quán kinh doanh, khách sạn không rơi vào tình trạng quá tải; nhiều khách sạn khu vực trung tâm lẫn ngoại ô thành phố vẫn còn phòng.Cùng với khí hậu mát mẻ, Đà Lạt thu hút du khách bằng nhiều sự kiện hấp dẫn, như hai đêm nhạc miễn phí với chủ đề “Sweet Love”, có sự góp mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng được giới trẻ mến mộ; chương trình Dalat Best Dance Crew 2024 tại Quảng trường Lâm Viên, quy tụ các nhóm nhảy hàng đầu Việt Nam và các nước khu vực châu Á (năm ngoái, chương trình này thu hút hơn 35.000 khán giả). Ông Đinh Tuấn Anh, Giám đốc TTC World-Thung lũng Tình yêu cho biết: “Trong các ngày nghỉ lễ, khu du lịch tổ chức chương trình giao lưu âm nhạc, trải nghiệm văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, check-in vườn hoa cẩm tú cầu lớn nhất Đà Lạt, khám phá vườn ánh sáng hiệu ứng 3D và thưởng thức BBQ ngoài trời giữa khí trời se lạnh Đà Lạt…”. Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng Trần Thanh Hoài, dự kiến có khoảng 200.000 lượt du khách đến Đà Lạt-Lâm Đồng trong kỳ nghỉ lễ này.Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4 và 1/5 tại Công viên 586 quận Cái Răng. Với chủ đề: “Khúc ca chiến thắng”, chương trình nghệ thuật mang đến nhiều tiết mục ca, múa ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, chiến thắng lịch sử 30/4… có sự tham gia của hơn 100 diễn viên, thu hút đông người dân tham dự.Bên cạnh đó, nhiều du khách đã lựa chọn Làng du lịch cộng đồng Cồn Sơn ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ để tham quan, trải nghiệm. Ngoài tham quan vườn trái cây đặc sản theo mùa, thưởng thức các món ăn truyền thống Nam Bộ, du khách có thể trực tiếp xem, tìm hiểu những loài cá quý hiếm của sông Hậu; xem cá lóc bay, cá lóc bú bình, xiếc ếch… rất độc đáo.Các điểm, khu du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn ở huyện Phong Điền cũng thu hút đông du khách dịp này. Làng du lịch Mỹ Khánh, Làng du lịch Ông Đề mỗi ngày đón khoảng hơn 1.000 lượt du khách. Tại đây, du khách thưởng thức ẩm thực chợ quê và bánh dân gian Nam Bộ, trải nghiệm làng nghề truyền thống với lò kẹo dừa, lò hủ tiếu và nhiều dịch vụ vui chơi như: đi xe ngựa, xem đua heo, đua chó địa hình...Nằm trong chương trình “Cà Mau-điểm đến 2024”, ngày hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ tư tổ chức tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển, thành phố Cà Mau từ 26/4 đến 5/5, quy tụ 300 gian hàng (có 60 gian hàng trưng bày bánh dân gian) của 150 doanh nghiệp tham gia. Nhiều nghệ nhân, thợ làm bánh giỏi tại nhiều tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ có mặt tại sự kiện. Trong khuôn khổ ngày hội diễn ra cuộc thi đổ bánh xèo, gói bánh tét và các trò chơi dân gian…, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực Việt nói chung, vùng đất Nam Bộ nói riêng.Cùng với đó, Cà Mau tổ chức chuỗi sự kiện “Hương rừng U Minh” với nhiều hoạt động thiết thực, như: Thi bơi xuồng ba lá, kéo co trên xuồng; thi bắt cá đồng; trải nghiệm lấy mật ong…; hội thi nấu ăn các “Món ngon từ sản vật U Minh”; hội chợ thương mại tổng hợp trưng bày sản phẩm, ẩm thực...
https://nhandan.vn/nguoi-dan-ca-nuoc-han-hoan-don-mung-ngay-304-15-post807168.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "nghỉ lễ 30/4", "công viên nước", "nắng nóng" ] }
Khắc phục hậu quả thiên tai ở huyện vùng cao biên giới Thanh Hóa
NDO -Ngày 18/4, cấp ủy, chính quyền, lực lượng sở tại cùng nhân dân các địa phương, khu dân cư ở huyện Mường Lát cùng chung tay, trợ giúp các gia đình khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra.
Trước đó vào chiều, tối 17/4 trên địa bàn huyện vùng cao biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa xảy ra dông, lốc kèm theo mưa đá, làm hơn 40 hộ dân bị thiệt hại về nhà ở.Trong đó xã Quang Chiểu có 30 hộ bị hư hại, tốc mái nhà một phần; một nhà ở tại bản Mờng bị hư hại, tốc mái nhà hoàn toàn. Tại xã Pù Nhi, nhà ở của 7 hộ bị hư hại, tốc mái nhà một phần; nhà của một hộ ở bản Cơm bị hư hại, tốc mái hoàn toàn.Một gia đình ở Mường Lát bị dông, lốc, tốc mái nhà.Nhà ở của Đội sản xuất số 2 của Đoàn kinh tế-quốc phòng V bị tốc mái hoàn toàn và một phần mái nhà của 2 hộ dân ở khu phố Chiềng Cồng, thị trấn Mường Lát cũng bị hư hại một phần.Dông, lốc còn xô đổ một cột điện hạ thế, tốc mái hiên Trường mầm non Pù Nhi; bốc bay, rơi vỡ 5 tấm fibro xi-măng lợp nhà ở giáo viên điểm trường Pù Quăn.Lực lượng tại chỗ chặt, gom cành cây gãy.Cấp ủy, chính quyền các địa phương triển khai phương án "4 tại chỗ", nhất là huy động lực lượng xung kích, cán bộ trong hệ thống chính trị trợ giúp các gia đình, giáo viên khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định nơi ở, cuộc sống.Doanh nghiệp Điện lực chủ động, khẩn trương dựng cột, kéo dây, kết nối lưới điện, vận hành phục vụ sản xuất, đời sống.
https://nhandan.vn/khac-phuc-hau-qua-thien-tai-o-huyen-vung-cao-bien-gioi-thanh-hoa-post805339.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Thanh Hóa", "khắc phục", "dông lốc" ] }
Ba người thoát nạn trong vụ cháy trên phố Định Công Hạ
NDO -Trongvụ cháy thương tâmtại số 207 Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, có 3 người trong gia đình này đã tự thoát nạn ra ngoài...
Thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội cho hay, trong vụ cháy nhà dân trên phố Định Công Hạ (Định Công, Hà Nội), đã có 3 người đã tự thoát ra ngoài an toàn.Theo đó, sau nỗ lực hết mình dập lửa, tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đến khoảng 21 giờ 30 phút tối 16/6, các đơn vị đã dập tắt hoàn toàn đám cháy.Tin liên quan[Ảnh] Gần 5 giờ chữa cháy, tìm kiếm nạn nhân trong vụ hỏa hoạn ở Định Công HạĐến khoảng 21 giờ 47 phút cùng ngày, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đã đưa được 4 thi thể ra ngoài. Đáng chú ý, thời điểm xảy ra cháy trong căn nhà có 7 người, trong đó 3 người tự thoát nạn ra ngoài là chủ nhà và con trai, con gái chủ nhà. Chủ nhà tự thoát nạn qua ban công tầng 5, sang mái nhà liền kề.Được biết, công trình xảy ra cháy là nhà ở kết hợp kinh doanh vật tư điện, nước. Quy mô công trình: cao 6 tầng, 1 tum, diện tích mặt bằng khoảng 80m2. Có 1 thang bộ hở và 1 thang máy. Tầng 1 là nơi kinh doanh; tầng 2, 3 là kho chứa hàng hóa; tầng 4, 5 là phòng ngủ của gia đình; tầng 6 là bếp và phòng khách; tầng tum là phòng thờ và sân phơi.Sáng 17/6, cơ quan công an vẫn đang có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc.Chủ đề: Cháy nhà dân trên phố Định Công HạKiến nghị rà soát tổng thể yêu cầu phòng cháy với mô hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanhVụ cháy tại Định Công Hạ: Bài học từ những ngôi nhà "không lối thoát"Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội thăm hỏi, động viên các nạn nhân vụ cháy tại Định Công
https://nhandan.vn/ba-nguoi-thoat-nan-trong-vu-chay-tren-pho-dinh-cong-ha-post814684.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Cháy Định Công Hạ làm 4 người tử vong", "Cháy Định Công Hạ", "Thoát nạn trong vụ cháy Định Công Hạ" ] }
Hạn chế thiệt hại do xâm nhập mặn
NDO -Hiện nay, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô 2023-2024 và dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết tháng 4, tháng 5. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến việc lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của công trình thủy lợi và hơn 29 nghìn ha lúa đông xuân muộn.
TheoCục Thủy lợi(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện đang ở cuối giai đoạn Biển Hồ cung cấp nước ra sông Mê Kông, dung tích trữ đến ngày 6/3 còn khoảng 2,35 tỷ m3, so với trung bình nhiều năm thấp hơn 0,66 tỷ m3.Hiện tại đang vào giai đoạn giữa mùa khô 2023-2024, cao điểm của nắng nóng và xâm nhập mặn, ít có khả năng xuất hiện mưa trái mùa. Nguồn nước về đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 3 khả năng vẫn ở mức thấp, dẫn đến xâm nhập mặn ở mức cao đến hết mùa khô, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.Cục phó Thủy lợi Nguyễn Hồng KhanhXâm nhập mặnở đồng bằng sông Cửu Long từ đầu mùa khô tính đến ngày 8/3 diễn ra cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2023. Thời điểm xâm nhập mặn bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 12/2023, sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 30 ngày.Cục phó Thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh cho biết: “Hiện tại đang vào giai đoạn giữa mùa khô 2023-2024, cao điểm của nắng nóng và xâm nhập mặn, ít có khả năng xuất hiện mưa trái mùa. Nguồn nước vềđồng bằng sông Cửu Longtrong tháng 3 khả năng vẫn ở mức thấp, dẫn đến xâm nhập mặn ở mức cao đến hết mùa khô, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt”.Ranh mặn 4 g/l lớn nhất trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây ở mức 80 đến 85 km, cao hơn mức lớn nhất đầu mùa khô đến nay từ 11 đến 15 km; cao hơn từ 13 đến 15 km so với năm 2023. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển từ 75 km trở xuống vào các ngày triều cường.Các đợt xâm nhập mặn cao dự báo xuất hiện từ ngày 7 đến 13/3 và 24 đến 28/3. Theo đó, ở các cửa sông Cửu Long, ranh mặn 4 g/l có khả năng xâm nhập từ 50 đến 65 km (tùy từng cửa sông), cao hơn mức lớn nhất đầu mùa khô đến nay từ 3 đến 7 km. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 50 đến 60 km trong các kỳ triều cường.Ranh mặn 4 g/l lớn nhất trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây ở mức 80 đến 85 km, cao hơn mức lớn nhất đầu mùa khô đến nay từ 11 đến 15 km; cao hơn từ 13 đến 15 km so với năm 2023. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển từ 75 km trở xuống vào các ngày triều cường.Hiện nay còn khoảng 29.260 ha lúa có nguy cơ ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Đây là diện tích lúa vụ đông xuân muộn sản xuất ngoài kế hoạch, thuộc vùng khuyến cáo không xuống giống sau ngày 15/1.Qua đánh giá, diễn biến xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 phù hợp với thông tin nhận được đã được các cơ quan chuyên môn nhận định. Theo dự báo, xâm nhập mặn năm nay có khoảng 56.260 ha lúa và 43.300 ha cây ăn trái thuộc vùng có nguy cơ ảnh hưởng cao. Nhưng với các giải pháp ứng phó hiệu quả cho nên hiện toàn bộ diện tích lúa trong vùng được khuyến cáo có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn đã được thu hoạch xong, không bị thiệt hại.Để đạt được những kết quả đó là do các bản tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 được cung cấp từ tháng 9/2023 và liên tục được cập nhật theo tuần/tháng, bao gồm việc xác định rõ các diện tích sản xuất nông nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng, làm cơ sở để tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó.Cục phó Thủy lợi Nguyễn Hồng KhanhTuy nhiên, hiện nay còn khoảng 29.260 ha lúa có nguy cơ ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Đây là diện tích lúa vụ đông xuân muộn sản xuất ngoài kế hoạch, thuộc vùng khuyến cáo không xuống giống sau ngày 15/1. Trong đó, tỉnh Tiền Giang là 1.400 ha, Bến Tre 2.500 ha, Trà Vinh 13.000 ha, Sóc Trăng 6.000 ha và Cà Mau 6.360 ha.Cũng theo Cục phó Thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh: “Để đạt được những kết quả đó là do các bản tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 được cung cấp từ tháng 9/2023 và liên tục được cập nhật theo tuần/tháng, bao gồm việc xác định rõ các diện tích sản xuất nông nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng, làm cơ sở để tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó”.Trong đó, vụ đông xuân 2023-2024, khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1,499 triệu ha, đạt 99,98% theo kế hoạch. Đến ngày 8/3, diện tích đã thu hoạch khoảng 574.923 ha, bao gồm toàn bộ diện tích được đẩy sớm thời vụ gieo trồng từ tháng 10, 11/2023 để né mặn. Đến nay, không có diện tích trong vùng được khuyến cáo nguy cơ ảnh hưởng xâm nhập mặn bị thiệt hại.Bên cạnh đó,cống âu Nguyễn Tấn Thànhcũng được đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa vào vận hành và khai thác sớm góp phần hỗ trợ ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp với diện tích khoảng 12.580 ha và tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt phục vụ cho khoảng 800.000 người dân của tỉnh Tiền Giang.Ngoài ra, việc vận hành các công trình thủy lợi hợp lý để tăng cường tích trữ nước trong hệ thống kênh rạch, ao, hồ phân tán, lu, bể... phục vụ tưới cho lúa, cây ăn trái, nước sinh hoạt đã được các địa phương, đơn vị, người dân tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm chủ động ứng phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn.Vụ đông xuân 2023-2024, khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1,499 triệu ha, đạt 99,98% theo kế hoạch. Đến ngày 8/3, diện tích đã thu hoạch khoảng 574.923 ha.Để chủ động ứng phó với nguy cơ xâm nhập mặn cao, thiếu nước ngọt cục bộ, ngày 8/3 Thủ tướng Chính phủ cóCông điện số 19/CĐ-TTgyêu cầu các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh chủ động bố trí nguồn lực của địa phương và huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân; kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.Tổ chức theo dõi chặt chẽ, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức theo dõi diễn biến để có dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước, nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân; chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai phòng, chống thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với diễn biến thực tế tại từng khu vực, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp…Dự báo, từ nay đến 13/3 là cao điểm xâm nhập mặn đợt này, vì vậy Cục Thủy lợi đề nghị các địa phương và bà con nông dân cần tăng cường theo dõi diễn biến, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn để chủ động các giải pháp ứng phó phù hợp. Các địa phương cần tiếp tục khuyến cáo người dân tuyệt đối không xuống giống lúa ở các vùng đang có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn; chỉ tổ chức xuống giống khi xuất hiện mưa, nguồn nước bảo đảm cung cấp ổn định.Đồng thời, các địa phương tiếp tục tăng cường việc vận hành các công trình thuỷ lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, dân sinh; tại các vùng cây ăn trái tiếp tục thực hiện trữ nước trong các ao, hồ phân tán, bảo đảm đủ nguồn nước cung cấp để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn; Bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ người dân lấy, trữ nước phục vụ sinh hoạt.
https://nhandan.vn/han-che-thiet-hai-do-xam-nhap-man-post799468.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Xâm nhập mặn. Lúa đông xuân. Cục Thủy lợi", "sản xuất", "dân sinh" ] }
[Video] Hiện trường vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 5 người tử vong tại Tuyên Quang
NDO -Vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe ô-tô containertrên địa bàn xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đang tiếp tục được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ. Phóng viên Báo Nhân Dân có những ghi nhận trực tiếp từ hiện trường vụ việc.
https://nhandan.vn/post-798680.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Tuyên Quang", "Tai nạn nghiêm trọng", "tử vong" ] }
Tìm thấy thi thể còn lại trong vụ hai anh em bị đuối nước ở Đà Nẵng
NDO -Chiều 13/4, Uỷ ban Nhân dân phường Hoà Hải (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) cho biết, đã tìm được thi thể còn lại trong vụ hai anh em bị đuối nước, mất tích khi tắm biển.
Theo đó, trong sáng nay, lực lượng chức năng vẫn tiếp tục thực hiện tìm kiếm nạn nhân thứ hai không maymất tích khi đang tắm biển. Các lực lượng đã triển khai cano, huy động thêm thiết bị bay không người lái (flycam) và đi dọc bờ biển để tìm kiếm.Sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, khoảng 13 giờ 20 phút cùng ngày, thi thể nạn nhân bị đuối nước còn lại đã được tìm thấy ở trước một khu du lịch nằm trên bãi biển đường Trường Sa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn).Trước đó, thi thể nạn nhân đầu tiên đã được tìm thấy cách hiện trường hai cháu gặp nạn khoảng 1km.Được biết, hoàn cảnh gia đình 2 anh em sinh đôi bị đuối nước rất khó khăn, gia đình tạm trú tại phường Hoà Hải để đi làm việc. Gia đình có hai anh em là con, không may đã gặp trường hợp đáng tiếc.Sau khi cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục và bàn giao cho gia đình lo hậu sự, Uỷ ban Nhân dân phường Hoà Hải sẽ có phương án kêu gọi các cá nhân, tổ chức vận động quyên góp để hỗ trợ gia đình.Trước đó, khoảng 9 giờ ngày 12/4, 2 anh em sinh đôi là P.G.B và P.B.T (sinh năm 2010, trú phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) đang tắm biển trên địa bàn phường thì bị đuối nước mất tích.Các lực lượng đã huy động 10 mô-tô nước và 3 thuyền thúng của ngư dân để phối hợp tìm kiếm. Cùng với đó, hơn 100 người gồm các lực lượng công an, dân quân, Bộ đội Biên phòng, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, nhân viên các resort xung quanh cùng người dân tổ chức tìm kiếm hai nạn nhân.
https://nhandan.vn/tim-thay-thi-the-con-lai-trong-vu-hai-anh-em-bi-duoi-nuoc-o-da-nang-post804578.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Đà Nẵng", "Đuối nước", "tắm biển" ] }
Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2024
NDO -Chương trình Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2024 góp phần lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của Thủ đô Hà Nội và các nước; thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giao lưu, kết nối, hội nhập, phát triển giữa phụ nữ Hà Nội và các nước.
Ngày 2/3, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Festival “Phụ nữ Thủ đôvì hòa bình, phát triển” năm 2024.Đây là một trong những hoạt động của Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026” đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt và là khởi đầu cho các hoạt động ý nghĩa của phụ nữ Thủ đô chào mừng kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hướng tới kỷ niệm 25 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.Phát biểu khai mạc Festival, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh nhấn mạnh, chương trình Festival được tổ chức nhằm khơi dậy niềm tự hào của cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ Thủ đô về truyền thống của phong trào phụ nữ quốc tế, truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam; truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, thành phố vì hòa bình; đồng thời, lan tỏa tinh thần đoàn kết, giao lưu, kết nối, hội nhập và phát triển giữa phụ nữ Hà Nội và phụ nữ quốc tế, vì bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu.Tại Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2024, có các hoạt động, như: Trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa, sản phẩm, ẩm thực Hà Nội và các nước tại 30 gian hàng; giải đi bộ “Phụ nữ Thủ đô khỏe đẹp” lần thứ I; đồng thời, diễn ra Liên hoan “Vũ điệu hòa bình - hữu nghị”, gồm những tiết mục biểu diễn đến từ các nền văn hóa khác nhau được thể hiện bởi các nghệ sĩ, các học sinh, sinh viên quốc tế, các cán bộ, hội viên, phụ nữ Thủ đô.Chương trình Festival "Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển" năm 2024 góp phần lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của Thủ đô Hà Nội và các nước, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giao lưu, kết nối, hội nhập và phát triển giữa phụ nữ Hà Nội và các nước.Bên cạnh đó, góp phần quảng bá về hình ảnh Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng, văn minh, hiện đại, điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn với bạn bè trong nước và quốc tế.Dưới đây là một số hình ảnh tại Festival "Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển" năm 2024.Các đại biểu tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm văn hóa, ẩm thực.Giải đi bộ "Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp" lần thứ I lần đầu được tổ chức trong khuôn khổ Festival.Chương trình Liên hoan Vũ điệu hòa bình - hữu nghị”.
https://nhandan.vn/festival-phu-nu-thu-do-vi-hoa-binh-phat-trien-nam-2024-post798363.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Festival Phụ nữ Thủ đô", "Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội", "Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình", "phụ nữ Hà Nội" ] }
Vé xe buýt điện tử liên thông tại Hà Nội phát huy hiệu quả
NDO -Thông tin từ Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, sau ba tháng đưa vào vận hành, hệ thốngvé điện tử liên thôngdành cho xe buýt trên địa bàn đã được người dân đón nhận và có đánh giá ban đầu rất tích cực khi mang lại những thuận tiện trong quá trình sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng.
Đến nay, Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã phát hành hơn 9.300 thẻ vé tháng điện tử liên tuyến và hơn 2.645.000 lượt khách sử dụng vé điện tử trên các tuyến thí điểm.Hệ thống vé điện tử liên thông đa phương thức ngoài việc thực hiện bán vé và soát vé nhanh chóng, thuận tiện, còn đáp ứng các yêu cầu quản lý điều hành mạng lưới tuyến, cho phép tạo ra cơ chế vé linh hoạt để thu hút người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng của thành phố.Tuy nhiên, việc ứng dụng các hệ thống thẻ, vé mới cũng có những khó khăn nhất định.Tin liên quanKhai trương hệ thống vé điện tử liên thôngCác cán bộ điều hành, nhân viên phục vụ trên xe mới làm quen với các hệ thống phần mềm, thiết bị bán vé điện tử đồng thời trong giai đoạn ban đầu khi chưa hoàn thiện việc đổi thẻ hoặc vé giấy sang thẻ, vé điện tử, cho nên vẫn phải sử dụng song song hai loại hình vé giấy vàvé điện tử, ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ.Bên cạnh đó, một bộ phận người sử dụng chưa quen với quy trình sử dụng vé điện tử, nhất là những người lớn tuổi còn gặp một số khó khăn ban đầu.Đại diện Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến trong quý 2/2024, sẽ thực hiện mở rộng sử dụng vé điện tử trên 10 tuyến xe buýt nữa, nâng tổng số tuyến sử dụng vé điện tử lên 24 tuyếnxe buýt, một tuyến BRT và kết nối liên thông với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh-Hà Đông.“Hy vọng trong thời gian tới, với những góp ý và đóng góp của người dân cùng sự nỗ lực của cơ quan quản lý, đơn vị vận hành và các đơn vị thí điểm hệ thống vé điện tử liên thông sẽ ngày càng hoàn thiện hơn mang lại lợi ích thiết thực cho thành phố và người dân”, lãnh đạo Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội nói.
https://nhandan.vn/ve-xe-buyt-dien-tu-lien-thong-tai-ha-noi-phat-huy-hieu-qua-post800630.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "xe buýt", "vé điện tử liên thông", "Trung tâm quản lý giao thông công cộng", "vé xe buýt", "vé tháng điện tử liên tuyến", "vé điện tử" ] }
Giải bài toán sân chơi cho trẻ
Mỗi dịp hè đến, việc tìm không gian cho trẻ em vui chơi, giải trí nhất là ở khu vực thành phố luôn là nhu cầu cần thiết rất được các bậc cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên hiện nay, cácđiểm vui chơi, sinh hoạt hè hay một không gian mở dành riêng cho trẻ em đều đang rất thiếu trước tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng dân số.
Ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... không dễ tìm được một sân chơi thật sự đúng nghĩa trong các khu vực công cộng vốn đất chật người đông. Mặc dù theo thống kê: Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có hơn 400 công viên, gồm công viên công cộng và trong khuôn viên khu dân cư, trong khi tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Quy hoạch và Kiến trúc, cũng có khoảng hơn 200 điểm vườn hoa, sân chơi công cộng.Thực tế, các thành phố lớn đều có những khu vui chơi với cơ sở vật chất hiện đại nhưng được xây dựng nhằm mục đích kinh doanh và không phải gia đình nào cũng có điều kiện cũng như thời gian cho con đến chơi ở những nơi như vậy.Ngược lại, những không gian công cộng, nơi vui chơi miễn phí cho các em, lại đang rất thiếu; hoặc nếu có, sân chơi đã bị chiếm dụng, trở thành hàng quán, điểm trông giữ xe, chợ cóc...Và ở nhiều khu dân cư, nhất là các chung cư, diện tích dành làm khu vui chơi cho trẻ cũng hạn hẹp, thậm chí là không có, nếu có thì không bảo đảm chất lượng như thiếu ánh sáng, quá gần đường giao thông mà không có rào chắn; hoặc sân chơi ở xa khu dân cư, dẫn đến nguy cơ mất an toàn, trẻ có thể bị quấy rối, bắt nạt, thậm chí bị xâm hại...Vì thế, trên nhiều tuyến phố, trẻ em vẫn phải tự chơi ở khu vực vỉa hè, gần với mặt đường, chính là những nguy hiểm tiềm ẩn có thể gặp rủi ro, nguy hiểm do xe cộ qua lại.Theo các chuyên gia đánh giá, tình trạng thiếu sân chơi, địa điểm vui chơi dành cho trẻ em có nguyên nhân chủ yếu từ công tác quy hoạch còn hạn chế; kinh phí đầu tư cho các công trình vui chơi giải trí dành cho trẻ em còn ít so với nhu cầu.Đáng chú ý, khó khăn lớn nhất trong công tác quy hoạch, xây dựng thêm sân chơi công cộng là quỹ đất hạn chế, nhất là tại các thành phố lớn. Việc di dời các cơ quan, đơn vị đang sử dụng đất tại các khu đất xen kẽ, giáp ranh khu dân cư vào mục đích sản xuất, kinh doanh để bổ sung quỹ đất xây dựng thiết chế văn hóa vẫn còn quá chậm.Để giải quyết bài toánsân chơi cho trẻtrong mỗi dịp hè, trước mắt, các cấp chính quyền và các ngành chức năng cần sớm có kế hoạch duy tu, tôn tạo các điểm vui chơi an toàn, bổ ích cho trẻ đã có như công viên, nhà văn hóa, sân vận động tại khu phố, thôn, xóm…Ngoài ra, chính quyền, các ngành chức năng cũng cần đánh giá sự phát triển và nhu cầu xã hội để kêu gọi nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư những công trình vui chơi, giải trí quy mô phù hợp cho địa phương.Trước khi có được các khu vui chơi lành mạnh, phù hợp, các bậc cha mẹ học sinh và nhà trường bên cạnh sự quan tâm, quản lý con em trong học tập, cần định hướng để các con tham gia các môn thể thao, văn nghệ trong dịp hè, tránh để trẻ sa vào các trò chơi vô bổ, thiếu lành mạnh và giúp trẻ tránh được những nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra.Việc thiếu các sân chơi sẽ khiến các em lười vận động và việc chỉ quanh quẩn trong nhà với ti-vi, điện thoại, trò chơi điện tử,... sẽ làm cho các em không được rèn luyện cả về mặt thể chất, tâm hồn và khả năng giao tiếp…
https://nhandan.vn/giai-bai-toan-san-choi-cho-tre-post809738.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "sân chơi cho trẻ", "hè", "bài toán" ] }
Phát huy hơn nữa vai trò của các cô đỡ thôn, bản
Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đến nay đã có hàng nghìn cô đỡ thôn, bản được đào tạo. Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ thôn, bản có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời.
Những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ tử vong mẹ ở Việt Nam ở mức rất cao, vào khoảng 233/100 nghìn trẻ đẻ sống (cao gấp sáu lần thời điểm hiện tại), trong khi đótử vong mẹtại các vùng sâu, vùng xa, thậm chí còn cao hơn rất nhiều. Tương tự, tỷ suất tử vong sơ sinh ở Việt Nam năm 1990 cũng ở mức 44‰, cao gấp hơn bốn lần so với hiện nay.Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tử vong mẹ, tử vong sơ sinh cao ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là: Tập quán không đi khám thai, đẻ tại nhà không được cán bộ y tế đỡ đẻ; thiếu thông tin liên lạc; việc tiếp cận các dịch vụ y tế còn hạn chế, nhất là phong tục,tập quán sinh đẻtại nhà hoặc chỉ cho người nhà, người cùng dòng tộc đỡ đẻ.Nguồn nhân lực làm công tác chăm sóc thai sản và sơ sinh ở vùng miền núi luôn thiếu trầm trọng, hơn nữa, cán bộ y tế xã rất khó có thể thực hiện được những dịch vụ về làm mẹ an toàn, chăm sóc trẻ sơ sinh tại các thôn, bản vùng núi cao do điều kiện đi lại khó khăn, thiếu kinh phí và trang thiết bị.Ngoài ra, sự khác biệt về các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán có liên quan đến việc mang thai, sinh con là những yếu tố rất quan trọng làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân ở các vùng núi cao.Trên thực tế, cán bộ y tế là người dân tộc Kinh khó có khả năng hòa nhập, tiếp cận tới đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc có nhiều nét văn hóa đặc thù như: H’Mông, Giẻ Triêng, Raglai.Theo Vụ trưởng Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) Đinh Anh Tuấn: Trước thực trạng nêu trên, từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Bệnh viện Từ Dũ đã có sáng kiến đào tạo cô đỡ thôn, bản là người dân tộc thiểu số cho những vùng còn nhiều khó khăn.Cô đỡ thôn, bản được lựa chọn từ chính cộng đồng dân tộc tại bản địa, có cùng văn hóa, phong tục tập quán, dễ dàng tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để tuyên truyền vận động và cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn ngay tại thôn, bản. Để trở thành cô đỡ thôn, bản, mỗi học viên phải trải qua quá trình học tập ít nhất là sáu tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế.Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, Bộ Y tế, các tổ chức trong nước và quốc tế, đã có 3.077 cô đỡ thôn, bản được đào tạo.Cho đến nay chưa bao giờ cô đỡ thôn, bản để xảy ra tai biến nào cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tính đến nay đã có 1.528 cô đỡ thôn, bản được đào tạo ngừng hoạt động tại các địa phương.Các cô đỡ thôn, bản ngừng hoạt động do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Đã mất, già yếu; vùng phụ trách của cô đỡ không còn khó khăn, người dân đều đã tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc thai sản của cơ sở y tế; cuộc sống không bảo đảm, phải đi làm ăn xa để mưu sinh.Việc các cô đỡ thôn, bản ngừng hoạt động là một sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, phục vụ tại chỗ, liên tục tại những vùng khó khăn, nơi mà hệ thống y tế của chúng ta chưa thể thường xuyên với tới được.Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, hiện cả nước có 1.549 cô đỡ thôn, bản được đào tạo đang hoạt động trong tổng số 5.111 thôn, bản đặc biệt khó khăn (chiếm 30,31%).Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ thôn, bản có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời.Vai trò của cô đỡ thôn, bản đã được ngành y tế cũng như cộng đồng địa phương ghi nhận và đánh giá rất cao. Đội ngũ này chính là cánh tay nối dài không thể thiếu của trạm y tế xã ở các vùng khó khăn, đặc biệt là trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại cộng đồng ở nước ta hiện nay.Để tiếp tục duy trì, mở rộng đội ngũ cô đỡ thôn, bản tại các địa phương, Bộ Y tế đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, đề xuất bổ sung các chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản đã được đào tạo để duy trì và phát triển mạng lưới này theo một lộ trình thích hợp; tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương bố trí nguồn lực, thực thi đầy đủ các chính sách hỗ trợ cô đỡ thôn, bản trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; huy động nguồn lực từ các đối tác phát triển, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội trong việc đào tạo, sử dụng mạng lưới cô đỡ thôn, bản người dân tộc thiểu số.Mặt khác, Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Sở Y tế phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án quy hoạch phát triển mạng lưới cô đỡ thôn, bản tại địa phương, bảo đảm lựa chọn đối tượng đào tạo để trở thành cô đỡ thôn, bản đúng địa chỉ, đúng đối tượng; bố trí ngân sách, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực thi đầy đủ các chính sách hiện hành đối với đội ngũ cô đỡ thôn, bản.Phân công cô đỡ thôn, bản phụ trách thêm địa bàn để tăng độ bao phủ cô đỡ thôn, bản tại các vùng khó khăn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhất là tăng cường quảng bá hình ảnh cô đỡ thôn, bản tới cộng đồng; tổ chức các hoạt động biểu dương cô đỡ thôn, bản có thành tích xuất sắc, tạo điều kiện để các cô đỡ thôn, bản có thể giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thường xuyên, liên tục.
https://nhandan.vn/phat-huy-hon-nua-vai-tro-cua-cac-co-do-thon-ban-post812900.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "chăm sóc thai sản", "Vụ trưởng Bà mẹ-Trẻ em", "cô đỡ thôn bản" ] }
Cụ ông 82 tuổi học tập làm theo Bác
NDO -Ông Dương Văn Minh, 82 tuổi, ngụ ấp Ba Chùa, xã Nhơn Bình, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long tích cực.làm công tác xã hội, đã sưu tầm những tư liệu quý, những mô hình có bóng dáng vềBácnhư một lời cảm tạ, tri ân.
Từ những việc làm cụ thể, nói đi đôi với làm, ông Dương Văn Minh được Tỉnh ủy Vĩnh Long tuyên dương điển hình tiên tiến tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh”.Đến với căn nhà hiện nay của ông đang sống, rất bất ngờ trước những cách trang trí của ông Minh. Những hình ảnh về ông cũng như tư liệu sưu tầm đều được ông đặt trang trọng trong nhà. Ở mỗi nơi đều có chủ đề riêng và được ép nhựa, đóng khung rất kỹ lưỡng và nền nếp.Trong kệ sách, mỗi thể loại sách ông đặt ở một nơi khác nhau theo chủ đề. Trong đó những loại sách quý được ông trang trọng đặt trong tủ kính. Hiện ông có hàng trăm đầu sách, tư liệu và băng đĩa quý. Đặc biệt là có rất nhiều loại sách về sinh viên miền nam và sách về Bác được ông trân quý mỗi ngày.Ông 2 Minh lưu giữ những kỷ niệm thời học sinh.Trước phòng ngủ là những hình ảnh và tư liệu về cuộc đời của ông từ khi còn học ở trường làng cho đến tập kết ra Bắc học tập cũng như hình ảnh, bạn bè cùng trang lứa thời cắp sách đến trường.Nổi bật nhất là mô hình sa bàn được đặt trang trọng trong căn phòng kính gần 20m2 ở nhà ông như: Ngôi nhà sàn của Bác, lăng Bác, trận chiến Điện Biên Phủ trên không… Ấn tượng nhất là sa bàn được trình diễn rất nhịp nhàng, vừa có âm thanh vừa có lời bình, tạo cảm giác sinh động cho người xem. Mỗi khi có ai đến xem, ông làm luôn nhiệm vụ thuyết minh cho sa bàn sống động nhà mình.Ông 2 Minh bên mô hình sa bàn nhà mình.Theo ông 2 Minh, với tấm lòng trân quý Bác từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên bằng mọi giá ông cũng sưu tầm cho bằng được những mô hình, tư liệu về Bác. Đặc biệt là các em học sinh ở địa phương, mỗi khi đến nhà, ông 2 Minh phấn khởi mời vào kể về Bác bằng các mô hình trong sa bàn dễ hiểu. Từ đó, các cháu hiểu, yêu quý và học theo Bác nhiều hơn…Sau những năm tháng xa quê, ông 2 Minh trở về nơi chôn nhau cắt rốn sống cuộc sống bình dị với bà con lối xóm. Mặc dù được Đảng và Nhà nước luôn chăm lo đời sống cho người dân, nhưng việc đi lại vẫn còn khó khăn.Sau nhiều đêm trăn trở và nhớ lại những lời căn dặn của Bác, ông 2 Minh đến bàn bạc với Ủy ban nhân dân xã Nhơn Bình hỗ trợ làm công tác xã hội. Đặc biệt là xây dựng cây cầu và tuyến đường đan cho người dân cũng như các em học sinh đi lại dễ dàng, nhất là mùa mưa bão.Nhiều học sinh và người dân phấn khởi có chiếc cầu ông 2 Minh trao tặng.Công trình cấp thiết cộng với việc nói đi đôi với làm, với số tiền dành dụm không đủ, ông quyết định bán luôn căn nhà ở huyện Tam Bình về đầu tư cho địa phương. Từ năm 2023 đến nay, ông đã thực hiện nhiều công trình cầu cũng như đường đan ở địa phương với tổng kinh phí hơn 1,7 tỷ đồng.Ông 2 Minh chia sẻ: "Thấy những công trình bức thiết, tôi đã quyết định làm ngay để cho người dân đi lại dễ dàng hơn. Tất cả đều bỏ tiền nhà, tôi huy động lực lượng đông để làm nhanh các công trình. Cụ thể như công trình đường đan Ba Chùa - Tường Nhơn có chiều dài hơn 1,3km, rộng 2,2m, tổng kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng… Chúng tôi chủ động thực hiện có 22 ngày là hoàn thành đưa vào sử dụng trong niềm vui của bà con nơi đây.Ông 2 Minh bán cả căn nhà để làm tuyến đường đan cho người dân đi lại dễ dàng.Phó Bí thư Đảng ủy xã Nhơn Bình Ngô Văn Cường cho biết, nhờ có bác 2 Minh đã hỗ trợ nhiều công trình vừa có ý nghĩa vừa góp phần vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới cho địa phương. Bác 2 không chỉ hỗ trợ về vật chất mà còn về cả tinh thần.Ông Dương Văn Minh sinh năm 1942, hiện là đảng viên Chi bộ ấp Ba Chùa. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất Ba Chùa là căn cứ và nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng của cán bộ Tỉnh uỷ Vĩnh Long, Xứ ủy Nam kỳ…Năm 1954, lúc mới 12 tuổi, ông thoát ly gia đình ra Bắc học tập theo tiêu chuẩn con cán bộ. Ra miền Bắc, ông phấn đấu tu dưỡng đạo đức tốt và học giỏi nên ngày 1/6/1955, ông được chọn là học sinh xuất sắc của Trường. Trong buổi gặp gỡ, ông cùng bạn bè được Bác Hồ tặng kẹo và căn dặn: “Các cháu về trường cố gắng tu dưỡng đạo đức tốt, học giỏi để sau này nước nhà thống nhất các cháu trở về xây dựng quê hương”.Lãnh đạo xã Nhơn Bình thường xuyên đến trao đổi công việc và tâm sự với ông 2 Minh.Trong nhiều năm học tập và công tác ở miền Bắc, bản thân ông lúc nào cũng nhờ lời Bác Hồ dạy, nhớ quê hương da diết. Vì vậy, vào tháng 7/1973, ông theo đoàn vượt đường Trường Sơn vào khu B kháng chiến miền nam. Sau giải phóng ông tham gia công tác tại một công ty lâm nghiệp ở Sài Gòn cho đến về hưu…
https://nhandan.vn/cu-ong-82-tuoi-hoc-tap-lam-theo-bac-post810070.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "VĨnh Long", "Ông 2 Minh", "tuyên dương", "làm theo Bác" ] }
Tìm thấy thi thể nạn nhân bị cuốn trôi khi qua suối ở Lai Châu
NDO -Vào lúc 9 giờ 30 phút sáng 11/6, lực lượng cứu hộ địa phương cho biết đã tìm thấy thi thể nạn nhân Lò Cá Nu bị nước cuốn trôi ngày 10/6 khi đi qua ngập tràn trên suối Nâm Xí Lùng, xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè.
Theo đó, thi thể nạn nhân Lò Cá Nu, sinh năm 1980 (dân tộc La Hủ) đã được tìm thấy cách nơi nạn nhân gặp nạn 700m về phía hạ lưu và cách thủy điện Nậm Xí Lùng 200m về hướng thượng nguồn.Như tin đã đưa, sáng 10/6, xảy ra vụ tai nạn khi 3 người dân ở bản Xà Phìn, xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè đi qua đập tràn suối Nậm Xí Lùng. Do trên địa bàn trời mưa, nước suối dâng cao, chảy xiết đã làm cả3 người bị cuốn trôicùng xe máy, trong đó 2 người thoát nạn khi bám được vào dây rừng ven suối, 1 người bị người mất tích.Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, Đồn Biên phòng Pa Vệ Sủ đã huy động hơn chục cán bộ, chiến sĩ phối hợp với lực lượng công an xã; chính quyền, ban, ngành, đoàn thể xã Pa Vệ Sủ tổ chức tìm kiếm. Xe máy của nạn nhân được tìm thấy cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 20m.Nước suối chảy xiết, lòng suối nhiều đá hộc, nạn nhân ngâm lâu trong nước nên khi tìm thấy thi thể có nhiều vết tích va đập. Hiện, các lực lượng chức năng tại địa phương đã lập hồ sơ hiện trường, làm biên bản bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình chôn cất theo phong tục. Chính quyền và cơ quan chức năng địa phương cũng đã tới thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình người bị nạn theo quy định.Cơ quan chức năng tỉnhLai Châukhuyến cáo người dân, hiện trên địa bàn đang bước vào mùa mưa, mực nước trên các sông, suối dâng cao. Để bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản, bà con không nên đánh bắt cá, vớt củi trên các sông, suối khi trên địa bàn có mưa và mực nước dâng cao.Đặc biệt, người dân sinh sống ở nơi có độ dốc cao, bên dưới taluy dương hoặc ở ven sông, suối cần đề cao cảnh giác, theo dõi diễn biến thời tiết và biến động địa chất nơi ở để chủ động di chuyển đến nơi an toàn.Chủ đề: Mưa lũ gây thiệt hại tại các tỉnh phía BắcLào Cai: Khắc phục tuyến đường giao thông lên các thôn vùng cao sau mưa lũNhiều dự án đang thi công bị chậm tiến độ do mưa lũ ở Hà GiangCác địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ
https://nhandan.vn/tim-thay-thi-the-nan-nhan-bi-cuon-troi-khi-qua-suoi-o-lai-chau-post813783.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Lai Châu", "Lũ cuốn", "nạn nhân bị lũ cuốn" ] }
Thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt
NDO -"Mỗi gia đình, mỗi cộng đồng sẽ gìn giữ tiếng Việt hằng ngày, nuôi dưỡng trong tâm hồn các cháu văn hóa cội nguồn của Tổ tiên, điều đó sẽ giữ cho dân tộc Việt được trường tồn", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói.
Ngày 6/4, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt năm 2024 tại Nhật Bản đã được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.Tham dự hoạt động có bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước vềNgười Việt Nam ở nước ngoàivà Đoàn công tác, ông Phạm Quang Hiệu, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, ông Nguyễn Đức Minh, Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Ban công tác cộng đồng của Đại sứ quán, cùng đại diện các hội người Việt Nam tại Nhật Bản, giáo viên, phụ huynh và các cháu học sinh.Phát biểu tại buổi Lễ, Đại sứ Phạm Quang Hiệu cảm ơn Đoàn công tác do Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Nhật Bản với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc biệt là Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt hôm nay nhằm duy trì, phát triển, thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt.Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu phát biểu tại buổi lễ. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản)Đại sứ khẳng định, hỗ trợ, đồng hành, khuyến khích cộng đồng duy trì bản sắc văn hóa, gìn giữ tiếng Việt là một trong những trọng tâm công tác của Đại sứ quán. Đại sứ quán và Ban công tác cộng đồng luôn quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ thầy cô và các trung tâm tiếng Việt phát huy ngọn lửa đam mê để gìn giữ tiếng Việt cho các thế hệ con em người Việt tại Nhật Bản.Đại sứ Phạm Quang Hiệu đề nghị cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tích cực hơn nữa trong phong trào dạy và học tiếng ViệtThứ trưởng Lê Thị Thu Hằng bày tỏ vui mừng và xúc động khi tham dự Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt tại Nhật Bản, được thưởng thức tiết mục hát và đọc thơ bằng tiếng Việt của các cháu sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản.Thứ trưởng đánh giá cao các hội đoàn tại Nhật Bản có nhiều hoạt động gắn kết người Việt trong và ngoài nước; anh chị em nỗ lực cống hiến, bằng tinh thần trách nhiệm, bằng tình yêu quê hương, bên cạnh việc phát triển kinh tế vẫn không quên giữ gìn và bảo tồn tiếng Việt. Chia sẻ với các thầy cô và học sinh, Thứ trưởng mong muốn mỗi gia đình, mỗi cộng đồng sẽ gìn giữ tiếng Việt hằng ngày, nuôi dưỡng trong tâm hồn các cháu văn hóa cội nguồn của Tổ tiên, điều đó sẽ giữ cho dân tộc Việt được trường tồn.Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại Lễ phát động. (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản)Thứ trưởng cho biết năm 2022, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng Người Việt Nam ở nước ngoài, qua đó thúc đẩy nhiều hoạt động như tổ chức các cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài, xây dựng tủ sách, cung cấp giáo trình tiếng Việt, chương trình Gala Tiếng mẹ thân thương…Gửi tặng các thầy cô giáo và học sinh những bộ sách tiếng Việt, Thứ trưởng cũng khẳng định, Ủy ban sẽ đồng hành cùng cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản thông qua việc cung cấp sách giáo khoa, tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng giảng dạy tiếng Việt cho các thầy cô, tình nguyện viên… Thứ trưởng tin rằng sẽ có nhiều Sứ giả tiếng Việt của cộng đồng tại Nhật Bản có mặt trong đêm chung kết “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt” ngày 8/9/2024 tại Hà Nội.Tại buổi Lễ, Hội Việt ngữ tại Nhật Bản, Hội người Việt Nam tại Fukuoka và Hội người Việt Nam tại Kansai đã trình bày tham luận chia sẻ những khó khăn và thuận lợi trong việc tổ chức dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng, cũng như đề xuất những kiến nghị cụ thể với Ủy ban.Cùng ngày, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã có buổi làm việc với đại diện 10 hội đoàn người Việt Nam tại Nhật Bản gồm: Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam tại Nhật Bản, Hội Phụ nữ Việt Nam tại Tokyo, Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, Hiệp hội Doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam Nhật Bản, Hội Việt ngữ tại Nhật Bản, Tổ chức giao lưu quốc tế Việt Nam Nhật Bản, Hiệp hội người Việt Nam tại Kansai, Osaka và Saitama.Đại diện lãnh đạo các tổ chức bày tỏ vui mừng khi được đón Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng sang thăm và làm việc tại Nhật Bản; coi đây là niềm vinh dự và nguồn động viên to lớn, cũng là cơ hội quý báu để lãnh đạo các hội đoàn có thể đề đạt trực tiếp những nguyện vọng và kiến nghị cụ thể tới lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài.Đại diện lãnh đạo các hội đoàn đã thông tin về những hoạt động đã triển khai, trong đó có việc hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn, hội nhập vào xã hội sở tại, duy trì tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc, quyên góp, hỗ trợ người dân sở tại chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Các hội đoàn cũng nêu nhiều kiến nghị cụ thể nhằm tăng cường việc dạy và học tiếng Việt, kết nối với các tổ chức đoàn thể quần chúng ở trong nước, đẩy mạnh công tác truyền thông với mục tiêu xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, có vị trí trong xã hội sở tại và hướng về quê hương, đất nước.Quang cảnh buổi lễ. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)Sau khi lắng nghe những ý kiến tâm huyết của đại diện lãnh đạo các hội đoàn, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhiệt liệt biểu dương những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản trong việc kết nối, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, công việc, học tập, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc và giữ gìn tiếng Việt, đặc biệt là những nghĩa cử cao đẹp khi cùng sẻ chia với những khó khăn mà người dân sở tại phải gánh chịu do trận động đất xảy ra vào tháng 1 vừa qua tại Ishikawa. Thứ trưởng nhấn mạnh, với việc quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản có nhiều điều kiện thuận lợi để sinh sống, học tập, làm việc ở sở tại. Chính vì vậy, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản không ngừng lớn mạnh, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, vai trò, vị thế trong xã hội sở tại ngày càng được nâng cao.Thứ trưởng ghi nhận những kiến nghị của cộng đồng về tăng cường tổ chức các diễn đàn nhằm kết nối cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới; tổ chức các lớp tập huấn online về tiếng Việt; phối hợp các cơ quan truyền thông của Nhật Bản đưa tin nhiều hơn nữa về những hình ảnh tốt đẹp của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản; hỗ trợ cung cấp thông tin cho các kênh truyền thông của cộng đồng, xây dựng hệ sinh thái các mạng xã hội về cộng đồng để cộng đồng có thể kết nối tốt hơn và lan tỏa thông tin rộng rãi hơn.Thứ trưởng đề nghị cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục tham gia, đồng hành với các hoạt động của Đại sứ quán, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài và trong nước tổ chức. Việc tham gia các hoạt động này và đóng góp ý kiến xây dựng dù lớn, dù nhỏ cũng giúp ích cho các cơ quan trong nước nghiên cứu hoạch định chính sách, đặc biệt trong việc huy động các nguồn lực tri thức, chất xám về công nghệ cao, và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu và các mục tiêu phát triển của đất nước hiện nay. Thời gian tới, Ủy ban sẽ quan tâm hơn nữa công tác khen thưởng để động viên, khuyến khích cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục đóng góp cho đất nước, là sứ giả văn hóa, cầu nối hữu nghị góp phần vun đắp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản.
https://nhandan.vn/thuc-day-phong-trao-day-va-hoc-tieng-viet-post803518.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Ngày tôn vinh tiếng Việt", "Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng", "dạy và học tiếng Việt" ] }
Thanh Hóa: Thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, những người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
NDO -Kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng vừa đến thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ và những người trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện đang sinh sống tại huyện Đông Sơn.
Đồng chí Đầu Thanh Tùng cùng các thành viên đoàn công tác đến thăm thương binh Lê Sĩ Nhự ở thôn Phù Chẩn; cựu chiến sĩ Điện Biên Lê Văn Xuân ở thôn Trường Xuân, cùng xã Đông Ninh; ông Thiều Quang Thành, con liệt sĩ ở khu phố Xuân Lưu, thị trấn Rừng Thông; dân công hỏa tuyến Trương Văn Đính ở thôn Hoàng Học, xã Đông Hoàng; cựu thanh niên xung phong Hoàng Văn Huy, ở thôn Ngọc Tích, xã Đông Thanh.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống các cựu chiến sĩ Điện Biên, gia đình liệt sĩ, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; bày tỏ trân trọng, biết ơn những cống hiến, hy sinh to lớn của các liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên cùng những người phục vụ chiến đấu, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao tặng quà cho cựu thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chúc thành viên các gia đình mạnh khỏe, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đóng góp trí tuệ, công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp; đồng thời đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện Đông Sơn tiếp tục quan tâm chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình chính sách, người có công nói chung, gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, thân nhân liệt sĩ, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến phục vụ và trực tiếp chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng.
https://nhandan.vn/thanh-hoa-tham-tang-qua-gia-dinh-liet-si-nhung-nguoi-tham-gia-chien-dich-dien-bien-phu-post805768.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Thanh Hóa", "tặng quà", "cựu chiến sĩ Điện Biên", "Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Bảo đảm nước sinh hoạt ở vùng hạn, mặn
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa trải qua đợt xâm nhập mặn cao điểm trong mùa khô 2023-2024 khiến hơn 15 nghìn hộ dân thuộc nhiều địa phương bị ảnh hưởng do thiếu nước sinh hoạt. Theo nhận định, từ nay đến hết mùa khô 2023-2024 sẽ tiếp tục có thêm một số đợt xâm nhập mặn, vì vậy các địa phương cần chủ động các giải pháp nhằm bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Hồng Khanh cho biết: “Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang vào giai đoạn giữa mùa khô 2023-2024, cao điểm của nắng nóng và xâm nhập mặn, ít có khả năng xuất hiện mưa trái mùa. Nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 3 khả năng vẫn ở mức thấp, dẫn đến xâm nhập mặn cao đến hết mùa khô, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt”.Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn quốc gia và các cơ quan chuyên môn, từ nay đến hết mùa khô 2023-2024, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có một số đợt xâm nhập mặn nữa. Các đợt xâm nhập mặn cao điểm ở vùng cửa sông Cửu Long khả năng xuất hiện trong các ngày từ 24 đến 28/3; ở các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ 24 đến 28/3, từ 8 đến 13/4 và từ 22 đến 28/4. Các cửa sông Cửu Long, ranh mặn 4 g/l có khả năng xâm nhập từ 50 đến 65 km (tùy từng cửa sông); ranh mặn 4 g/l lớn nhất trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây ở mức từ 80 đến 85 km.Theo Cục Thủy lợi, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 14 triệu người dân sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó khoảng 8,5 triệu người được sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung và 5 triệu người sử dụng nước quy mô hộ gia đình.Qua thống kê, toàn vùng có khoảng 3.928 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó có khoảng 30% số lượng công trình sử dụng nước mặt. Tổng công suất cấp nước từ các công trình cấp nước tập trung khoảng 1.000.000 m3/ngày đáp ứng được khả năng cấp nước tập trung khoảng 66% dân số nông thôn. Đối với mô hình cấp nước quy mô hộ gia đình, khu vực này có khoảng một triệu hộ sử dụng loại hình cấp nước nhỏ lẻ, trong đó chủ yếu là hình thức khai thác bằng giếng khoan.Tỷ lệ sử dụng giếng cao ở các khu vực như: Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh nơi có nguồn nước ngầm tương đối tốt. Hộ gia đình sử dụng nước mặt từ sông, kênh, ao hồ phổ biến ở các tỉnh: Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang. Mặc dù vậy, chất lượng và số lượng nước không ổn định, đặc biệt là các tháng mùa khô.Thời gian gần đây, do diễn biến thời tiết bất thường, cực đoan và sự phân bố dân cư tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không đồng đều đã ảnh hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn trong mùa khô năm 2023-2024. Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi Lương Văn Anh cho biết: “Đến nay, khu vực này có khoảng 15.274 hộ dân thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, cụ thể: Sóc Trăng 6.400 hộ, Bạc Liêu 4.960 hộ, Cà Mau 3.914 hộ. Một số hạng mục công trình bị hỏng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Bên cạnh đó, nguồn nước suy giảm, nhiễm mặn, dẫn đến công trình không đáp ứng yêu cầu công suất cấp nước cho các hộ dân”.Tại tỉnh Bến Tre, 67 nhà máy cấp nước sạch đang hoạt động với tổng công suất khoảng 250.000m³/ngày đêm, chủ yếu khai thác từ nguồn nước mặt tại chỗ để xử lý. Nhưng đợt xâm nhập mặn vừa qua các nhà máy nước gặp nhiều khó khăn do nguồn nước đều bị nhiễm mặn. Độ mặn nước sau xử lý tại khu vực các huyện Ba Tri dao động từ 0,1 đến 2,4‰, Bình Đại từ 0,1 đến 4,9‰, Thạnh Phú từ 0,1 đến 3,8‰, Mỏ Cày Bắc từ 0,1 đến 4,0‰, Mỏ Cày Nam từ 0,2 đến 4,0‰...Nhằm bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong thời điểm xâm nhập mặn, vừa qua, một số địa phương như: Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang đã chủ động các giải pháp cấp nước cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng, nhất là khu vực dân cư sinh sống thưa thớt; hỗ trợ thiết bị trữ nước cho các hộ khó khăn; thiết lập các điểm cấp nước công cộng; khu vực có công trình cấp nước tập trung tổ chức cấp nước luân phiên, đấu nối hòa mạng, sử dụng thiết bị RO...Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư công trình trữ nước và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại các vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn cho bảy tỉnh ven biển thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Sau khi hoàn thành sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 132.000 hộ bị thiếu nước sinh hoạt trong thời gian mùa khô.Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi Lương Văn Anh cho rằng: “Để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô năm 2023-2024, trước mắt các địa phương chủ động theo dõi diễn biến nguồn nước, xây dựng và ban hành kế hoạch phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Đối với các hộ dân sinh sống phân tán cần được hỗ trợ dụng cụ trữ nước sử dụng trong thời gian bị ảnh hưởng; thiết lập các điểm cấp nước tập trung; tuyên truyền người dân trữ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt trong thời gian mùa khô. Đối với các hộ dân sinh sống tập trung, gần công trình cấp nước còn dư công suất phục vụ cần mở rộng, kéo dài mạng đường ống để cấp nước cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Ở nơi công trình cấp nước bị xuống cấp, không khai thác đủ công suất cần thực hiện cấp nước luân phiên, bảo đảm các hộ dân đều có nước sử dụng”.Về lâu dài, các địa phương cần tiếp tục triển khai các giải pháp sửa chữa, nâng cấp, xây mới công trình cấp nước tập trung nông thôn cho khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn; xây dựng phương án cấp nguồn cho công trình cấp nước tập trung từ các hồ chứa thủy lợi; xem xét đầu tư, xây dựng các hồ trữ nước ngọt dành riêng phục vụ sinh hoạt, bảo đảm tích trữ đủ nước trong trường hợp xâm nhập mặn xảy ra theo kịch bản cực đoan nhất...
https://nhandan.vn/bao-dam-nuoc-sinh-hoat-o-vung-han-man-post800331.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "nước sinh hoạt vùng hạn mặn", "đảm bảo cấp nước", "nhiều nguồn nước bị nhiễm mặn", "sử dụng tiết kiệm", "thiết bị lưu trữ", "thiết bị lọc nước" ] }
Hoàn thiện các quy định pháp luật về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thời gian qua, tình trạngchậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hộibắt buộc vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương . Điều này ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độbảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tếcủa người lao động. Một trong những nguyên nhân do pháp luật hiện hành chưa quy định rõ về hành vi chậm đóng, trốn đóng làm cơ sở áp dụng biện pháp xử lý, chế tài tương ứng.
Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội là hành vi bị nghiêm cấmTheo Vụ Pháp chế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội là hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 17Luật Bảo hiểm xã hội2014. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.Cả Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế hiện hành đều không có quy định tách biệt, định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Việc này dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với từng mức độ của mỗi hành vi theo các chế tài hành chính, hình sự.Đối vớiLuật Bảo hiểm y tế, tại Điều 11, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định, chưa quy định hành vi về chậm đóng, trốn đóng.Tuy nhiên, tại cả Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế hiện hành đều không có quy định tách biệt, định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Việc này dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với từng mức độ của mỗi hành vi theo các chế tài hành chính, hình sự.Về chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn đóng đã được quy định tại Điểm a khoản 7 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP và khoản 2 Điều 80 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP nhưng không có văn bản nào quy định rõ khái niệm thế nào là trốn đóng do vậy, không có cơ sở xác định yếu tố lỗi để xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “trốn đóng” làm cơ sở, tiền đề cho việc xử lý hình sự. Vì vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định hành vi trốn đóng để xử phạt vi phạm hành chính.Hà Nội công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ 1 tháng trở lên, tháng 2/2024.Thực tế cho thấy, hiện nay trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ có thể xác định là không đóng hoặc đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và đóng không đúng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định...Bên cạnh đó, Điều 216 Bộ luật Hình sự quy định hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội nêu rõ, người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên. Như vậy, một trong các yếu tố cấu thành tội trốn đóng bảo hiểm xã hội là gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác.Về nội dung này, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã cóNghị quyết số 05/2019/HĐTPngày 15/8/2019 hướng dẫn áp dụng: “Trốn đóng bảo hiểm quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóngbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.Tuy nhiên, do không có tách biệt rõ hành vi chậm đóng và trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nên có sự khác nhau trong việc hiểu và xác định hành vi, xác định yếu tố lỗi và các yếu tố cấu thành tội phạm giữa các văn bản.Thực tiễn triển khai, cơ quan bảo hiểm xã hội không có khả năng, công cụ để xác định được các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng là trốn đóng hay không phải trốn đóng, cũng không có thẩm quyền để chứng minh được người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cố ý và có hành vi gian dối và bằng thủ đoạn khác theo hướng dẫn tại Điều 2Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTPcủa Hội đồng thẩm phán.Trong thực tế, khi một doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, việc phân biệt có sự “gian dối” (hay chỉ là nợ vì khó khăn khách quan) không dễ để có thể xác định, nhất là đối với trường hợp, việc nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có thể vì khó khăn chung của doanh nghiệp. Do vậy, tình hình chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn diễn biến phức tạp và chưa có vụ việc nào được đưa ra xét xử.Đề xuất hoàn thiệnchính sáchTrước đó, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính từ năm 2018 đến hết ngày 31/12/2023, toàn ngành đã gửi 417 hồ sơ kiến nghị khởi tố sang cơ quan điều tra, trong đó có 34 hồ sơ kiến nghị khởi tố theo Điều 214 về Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, 4 hồ sơ kiến nghị khởi tố theo Điều 215 về Tội gian lận bảo hiểm y tế, 379 hồ sơ kiến nghị khởi tố theo Điều 216 về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Riêng trong năm 2023, toàn ngành phát sinh 26 hồ sơ kiến nghị khởi tố (17 hồ sơ theo Điều 214, 01 hồ sơ theo Điều 215, 8 hồ sơ theo Điều 216).Tính đến nay, đã có 15 hồ sơ đã được khởi tố, trong đó có 8 bản án đã có hiệu lực pháp luật với số tiền cá nhân, tổ chức phải thi hành án cho cơ quan bảo hiểm xã hội là khoảng 2,7 tỷ đồng. Số tiền cơ quan bảo hiểm xã hội đã thu hồi được từ thi hành án đạt khoảng 2,4 tỷ đồng (chiếm 88,5% số tiền phải thi hành án); 220 hồ sơ không khởi tố do được xác định là không có dấu hiệu tội phạm, không có hành vi vi phạm hoặc chuyển xử lý hành chính; 23 hồ sơ tạm đình chỉ giải quyết kiến nghị khởi tố; 2 hồ sơ bị tạm đình chỉ, đình chỉ; 103 hồ sơ vẫn đang trong quá trình xem xét, giải quyết.Từ năm 2018 đến hết ngày 31/12/2023, toàn ngành bảo hiểm xã hội đã gửi 417 hồ sơ kiến nghị khởi tố sang cơ quan điều tra.Vụ Pháp chế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho rằng, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động, ngăn ngừa và xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cần thiết nghiên cứu xây dựng cụ thể các quy định liên quan đến chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong các dự thảo luật sửa đổi sắp tới. Cụ thể là Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.Điều này bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật hành chính, hình sự và tình hình thực tiễn tổ chức, thực hiện theo hướng quy định rõ các trường hợp chậm đóng (Quá thời hạn quy định của Luật mà người sử dụng lao động không đóng,hoặc không đóng đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký...) và trốn đóng (không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn quy định; trường hợp chuyển hóa từ chậm đóng sang trốn đóng...) cùng với việc bổ sung các biện pháp, chế tài xử lý hành vi này.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/hoan-thien-cac-quy-dinh-phap-luat-ve-cham-dong-tron-dong-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-post799904.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "trốn đóng bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "chậm đóng bảo hiểm xã hội", "Luật Bảo hiểm xã hội", "Luật Bảo hiểm y tế" ] }
Xác định trách nhiệm pháp lý thế nào trong vụ cháy 14 người tử vong?
NDO -Theo Luật sư Đặng Văn Cường, cơ quan chức năng sẽ tổ chức khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ để xác định nguyên nhân của vụ cháy, xác định trách nhiệm của các bên liên quan.
Liên quan đếnvụ cháy nghiêm trọng tại phố Trung Kínhkhiến 14 người tử vong, trao đổi với phóng viên, Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: Đây là vụ hỏa hoạn rất thương tâm khiến nhiều người chết và bị thương, thiệt hại nghiêm trọng. Hiện, cơ quan điều tra đang tiếp tục xác minh làm rõ nguyên nhân vụ cháy để có hướng xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.Theo luật sư, cơ quan chức năng sẽ làm rõ chủ sở hữu, người quản lý nhà trọ là ai, việc kinh doanh cho thuê có bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy hay không? Đồng thời, kiểm tra giấy phép xây dựng, xác định thời điểm xây dựng để đối chiếu với các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự. Từ đó, xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị quản lý.Trường hợp kết quả xác minh cho thấy đã có hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy, là nguyên nhân dẫn đến vụ cháy nghiêm trọng xảy ra, người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy với khung hình phạt là phạt tù từ 7-12 nămLuật sư cũng cho rằng, trong vụ việc này, việc xây dựng ngôi nhà có giấy phép hay không, có đúng với thiết kế hay không, có bảo đảm đúng quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy tại thời điểm xây dựng… là những vấn đề quan trọng để xác định chủ đầu tư công trình, người quản lý công trình xây dựng trên có tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy hay không?Hiện trường vụ cháy.Trường hợp xác định có lỗi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy dẫn đến hậu quả vụ cháy xảy ra, người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.Còn nếu kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy không có hành vivi phạm về phòng cháy, chữa cháynhưng có căn cứ cho thấy đã có cá nhân có lỗi trong việc bảo quản, sử dụng các nguồn điện, nguồn nhiệt gây ra đám cháy, cũng có thể xử lý người vi phạm về tội Vô ý làm chết người."Hậu quả của vụ cháy là đặc biệt nghiêm trọng nên chỉ cần cơ quan chức năng xác định sự việc có lỗi là sẽ xử lý hình sự, không phụ thuộc vào lỗi cố ý hay lỗi vô ý", luật sư đánh giá dưới góc độ pháp lý.Đưa nạn nhân vụ cháy ra ngoài.Bên cạnh đó, ông Cường cũng nêu quan điểm: Trong trường hợp xác định được tổ chức cá nhân có vi phạm dẫn đến vụ cháy xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng thì người vi phạm sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình các nạn nhân và cho nạn nhân bị thương. Thiệt hại bao gồm tiền chi phí cứu chữa, tiền công người chăm sóc, thu nhập bị mất, bị giảm sút của người bị thương, bồi thường tổn thất về tinh thần.Ngoài ra đối với nạn nhân tử vong thì còn bồi thường chi phí mai táng và nghĩa vụ cấp dưỡng với người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đối với tài sản bị thiệt hại thì người vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trên cơ sở những thiệt hại thực tế về tài sản đã xảy ra.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/xac-dinh-trach-nhiem-phap-ly-the-nao-trong-vu-chay-14-nguoi-tu-vong-post811051.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Trách nhiệm pháp lý vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính", "Cháy nhà trọ ở Trung Kính", "Cháy nhà trọ làm 14 người tử vong" ] }
Mở cửa trái phía tây hầm Phượng Hoàng cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột
NDO -Ngày 2/5, Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đã thực hiện việc mở cửa trái hầm Phượng Hoàng - Hạng mục thuộc Gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộcao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.
Theo báo cáo của Ban Điều hành gói thầu, sau gần 5 tháng triển khai,nhà thầuđã tổ chức 9/19 mũi thi công, bao gồm 3 mũi thi công đường, 4 mũi thi công cầu và 2 mũi thi công hầm với 242 nhân sự và 124 máy móc thiết bị. Sản lượng thực hiện đến nay đạt khoảng 43/3.083 tỷ đồng, đạt 1,38%, vượt kế hoạch đề ra. Đến nay liên danh nhà thầu đã huy động nhân sự, xe máy thiết bị, lắp đặt hệ thống điện, sẵn sàng thi công những vị trí đã có đường tiếp cận.Về công tác giải phóng mặt bằng, địa phương đã bàn giao mặt bằng được 9,7km/11km, đạt 89%. Tuy nhiên, ông Ngô Hữu Khoa, Giám đốc Ban Điều hành gói thầu XL01 cho biết, ở vị trí thi công phía cửa Đông hầm Phượng Hoàng, toàn bộ diện tích rừng đang vướng mặt bằng khiến nhà thầu chưa thể tiếp cận được. Đây là khó khăn rất lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch thi công khoan hầm đồng thời từ cả hai hướng cửa hầm.Cửa trái phía tây hầm Phượng Hoàng - Hạng mục thuộc Gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.“Nhà thầu đang tích cực phối hợp cùng Chủ đầu tư trong công tác vận động người dân và chính quyền địa phương trong việc xác nhận đền bù để có bãi thải cho nhà thầu thi công. Chủ đầu tư cũng đang rất tích cực bám sát địa phương trong công tácchuyển đổi mục đích sử dụng rừngđể sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu”,ông Ngô Hữu Khoa cho biết.Gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột có chiều dài 11km tổng giá trị gói thầu là 3.083 tỷ đồng. Trên tuyến, ngoài 5,6km tuyến đường chính, hầm Phượng Hoàng dài 1,7km còn có 10 cầu. Dự án do Ban Quản lý dự án 6 thuộc Bộ Giao thông-Vận tải là chủ đầu tư. Gói XL01 được thực hiện bởi liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu.Thiết bị máy móc thi công hầm Phượng Hoàng Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa Ma Thuột được triển khai tại hiện trường.Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 117,5km; điểm đầu tại nút giao tại Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1, khu vực Cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối giao nhau với đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (khoảng Km 12+ 450), tỉnh Đắk Lắk.Dự án được chia làm 3 dự án thành phần. Dự án thành phần 1 từ Km 0+000 - Km 32+000 với chiều dài khoảng 32km thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, tổng mức đầu tư 5.632 tỷ đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ quản. Dự án thành phần 2 từ Km 32+000-Km 69+500 với chiều dài khoảng 37,5km thuộc địa phận 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, tổng mức đầu tư 9.818 tỷ đồng, do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản.Dự án thành phần 3từ Km 69+500-Km117+866 với chiều dài khoảng 48,5km, tổng mức đầu tư 6.485 tỷ đồng, do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chủ quản.Dự án được khởi công vào ngày 18/6/2023, trong giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư theo quy mô đường ô-tô cao tốc, tốc độ thiết kế 80-100km/giờ; giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m. Dự án có tổng mức đầu tư là 21.935 tỷ đồng, tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn vào năm 2026 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2027.
https://nhandan.vn/mo-cua-trai-phia-tay-ham-phuong-hoang-cao-toc-khanh-hoa-buon-ma-thuot-post807474.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Đắk Lắk", "cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột", "hầm Phượng Hoàng", "Gói thầu XL01" ] }
Hà Nội: Hơn 2.000 cơ hội làm việc tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
NDO -Sáng 18/5, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình chỉ đạoTrung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận Ba Đình tổ chức "Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024", với 2.140 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh
"Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024" thu hút 31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với tổng số 2.140 chỉ tiêu dự kiến trong đó gồm có 100 chỉ tiêu nhu cầu tuyển sinh và 2.040 chỉ tiêunhu cầu tuyển dụng, xuất khẩu lao động. Theo đó, Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024 hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động về thông tin thị trường lao động, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn quận và khu vực lân cận.Trong số 31 doanh nghiệp tham gia, có 24 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại-dịch vụ, chiếm 77% trên tổng số. Ngoài ra còn các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác như: Du học-Xuất khẩu lao động, Giáo dục-đào tạo,... Sự đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024 phù hợp với nhu cầu tìm việc của người lao động địa phương sẽ tạo điều kiện cho người lao động chưa tìm kiếm được việc làm tại quận Ba Đình lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống ngay tại địa phương.Lễ khai mạc Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024.Qua kết quả tổng hợp cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động nam giới và lao động nữ giới không có sự chênh lệch nhiều (chỉ tiêu tuyển dụng nam giới cao hơn nữ giới 4,5%). Điều này cho thấy mặc dù các công ty thiếu hụt nhân công nhưng tiêu chí tuyển dụng vẫn đề cao yếu tố năng lực và sự cống hiến lâu dài trong quá trình làm việc.Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng-đại học trở lên cao nhất với 831 chỉ tiêu, chiếm 40,7%; lao động có trình độ trung cấp-công nhân kỹ thuật có 722 chỉ tiêu, chiếm 35,4%; lao động phổ thông có 487 chỉ tiêu, chiếm 23,9%.Bên cạnh đó, về nhu cầu tuyển dụng theo mức thu nhập, có 370 chỉ tiêu có mức thu nhập từ 15 triệu trở lên. Đây là mức thu nhập của các chỉ tiêu tuyển dụng chất lượng cao, người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao; 247 chỉ tiêu có mức thu nhập cao từ 10-15 triệu đồng, đây là mức thu nhập của những chỉ tiêu tuyển dụng vào các vị trí kinh doanh, quản lý, giám sát, trưởng - phó phòng,…. Mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng có 685 chỉ tiêu (chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số chỉ tiêu tuyển dụng). Đây là mức thu nhập của đại bộ phận các vị trí việc làm ổn định như: nhân viên văn phòng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên chăm sóc khách hàng, các vị trí lao động phổ thông có tay nghề…; 301 chỉ tiêu có mức thu nhập 5-7 triệu, đây là mức thu nhập của các vị trí việc làm thời vụ - bán thời gian hoặc dành cho các bạn sinh viên mới ra trường, người lao động phổ thông ở các vị trí công việc tập sự, đơn giản chưa yêu cầu chuyên môn cao. Còn lại là mức thu nhập thỏa thuận với 152 chỉ tiêu. Đây là mức lương được thoả thuận giữa doanh nghiệp và người lao động trong quá trình phỏng vấn. Mức lương thoả thuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, vị trí công việc,…đảm bảo đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của người lao động.Cơ hội việc làm tại phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Ba Đình tập trung chủ yếu vào nhóm 18-25 tuổi với 946 chỉ tiêu, chiếm 46,4% và nhóm tuổi 26-35 tuổi với 671 chỉ tiêu, chiếm 32,9%. Còn lại là nhu cầutuyển lao độngở nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên với 432 chỉ tiêu.Bên cạnh đó, Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024 có 100 chỉ tiêu tuyển sinh lập trình viên – chuyên ngành Đào tạo Lập trình ứng dụng và hơn 600 chỉ tiêu du học, xuất khẩu lao động các nước và vùng lãnh thổ như Đức, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc...sẽ mang lại thêm những lựa chọn công việc, học nghề cho người lao động tại địa phương.Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình được kỳ vọng mang lại kết quả tốt, nâng cao hiệu quả kết nối cung-cầu lao động; tạo cơ hội việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động trên địa bàn quận Ba Đình nói riêng.
https://nhandan.vn/ha-noi-hon-2000-co-hoi-lam-viec-tai-phien-giao-dich-viec-lam-luu-dong-quan-ba-dinh-nam-2024-post809989.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "tư vấn việc làm", "tuyển sinh", "tuyển dụng", "Hà Nội", "quận Ba Đình", "thị trường lao động" ] }
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Báo Nhân Dân
NDO -Ngày 17/6, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024), đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Báo Nhân Dân.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã báo cáo hoạt động của Báo Nhân Dân thời gian qua. Với vị thế là cơ quan báo chí quan trọng nhất trong hệ thống báo Đảng, hoạt động của Báo Nhân Dân trong 6 tháng đầu năm vẫn luôn bảo đảm “trúng và đúng”, kiên định với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Báo Nhân Dân đã có rất nhiều đổi mới về cả nội dung và hình thức, ứng dụng công nghệ mạnh mẽ.Đầu tháng 6, Báo Nhân Dân đã trao tặng hệ thống quản trị nội dung báo điện tử hiện đại cho Báo Pasaxon, Lào. Trong giai đoạn tiếp theo, Báo Nhân Dân và Báo Pasaxon sẽ tiếp tục phối hợp đào tạo nhân sự, vận hành, quản lý hệ thống mới. Trước đó, đoàn công tác Báo Nhân Dân đã làm việc với Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc); tiếp cận nhiều cách làm hiện đại của báo bạn, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo của Báo Nhân Dân trong suốt thời gian vừa qua.Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam báo cáo hoạt động của Báo Nhân Dân.Điểm nhấn trong hoạt động của Báo Nhân Dân 6 tháng đầu năm 2024 là đợt tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với 6 tháng chuẩn bị, đợt tuyên truyền được công chúng đón nhận rộng rãi, gây tiếng vang lớn. Báo Nhân Dân ra mắt ấn phẩm báo in ngày 7/5 vớiphụ san đặc biệtdài 3,21m. Người dùng có thể tương tác với phụ san bằng cách quét QR hoặc trải nghiệm thực tế ảo tăng cường (AR). Trước nhu cầu rất lớn từ công chúng, Báo Nhân Dân đã in thêm 100.000 bản từ nguồn xã hội hóa để tặng bạn đọc.“Luôn luôn lấy yếu tố đúng, chính xác làm tiêu chí hàng đầu, Báo Nhân Dân ngày một nỗ lực cải tiến để truyền tải văn kiện của Đảng, Nhà nước đến sâu rộng người dân cả nước” - Tổng Biên tập Lê Quốc Minh bày tỏ.Trong không khí hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã dành những lời chúc tốt đẹp nhất tới tập thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, người lao động của Báo Nhân Dân.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương gửi lời chúc tới tập thể cán bộ, nhân viên Báo Nhân Dân.Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao và biểu dương chất lượng chương trình, diễn đàn của Báo Nhân Dân về cả nội dung, hình thức cũng như cách thức áp dụng công nghệ. Nhiều hoạt động phúc lợi xã hội, tăng cường thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế… mang về nhiều kết quả đáng mừng.Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận, Báo Nhân Dân đã đi đầu trong những sự kiện lớn của Đảng và Nhà nước; đánh giá cao kết quả công tác tuyên truyền mà Báo Nhân Dân đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Trong giai đoạn tới, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương mong muốn tập thể Báo Nhân Dân “làm tốt rồi, sẽ làm tốt hơn nữa” để xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước, niềm tin mà nhân dân giao phó.Hướng tới dấu mốc 100 nămbáo chí cách mạng Việt Nam, Báo Nhân Dân cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền từ sớm với nhiều nỗ lực và đổi mới hơn nữa để xứng đáng là một trong những cơ quan chủ lực trong hệ thống báo chí cách mạng của Việt Nam.Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa chúc lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Nhân Dân nhiều sức khỏe, tiếp tục bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao...
https://nhandan.vn/truong-ban-tuyen-giao-trung-uong-nguyen-trong-nghia-tham-chuc-mung-bao-nhan-dan-post814638.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Báo Nhân Dân", "Ban Tuyên giáo Trung ương", "báo chí cách mạng" ] }
Nét nổi bật trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Liên Nghĩa
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy Hưng Yên về chương trình cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 và Chương trình số 08-CTr/HU của Huyện ủy Văn Giang về việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã Liên Nghĩa đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về tổ chức sản xuất, tôn thêm vẻ đẹp “sáng - xanh - sạch - đẹp”, kinh tế nông thôn phát triển bền vững với nhiều mô hình và hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, đời sống của người dân được nâng cao.
Xác định nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là việc làm thường xuyên và không có điểm dừng, ngay sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2019, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang tiếp tục cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn của các cấp bằng các nghị quyết và kế hoạch xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về tổ chức sản xuất.Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí, vận dụng lồng ghép các chương trình, dự án và các cuộc vận động, các phong trào quần chúng đang được triển khai ở nông thôn theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư là chính, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia.Qua rà soát các tiêu chí, xã Liên Nghĩa lựa chọn tiêu chí về tổ chức sản xuất là tiêu chí nổi bật để tập trung xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2021-2025, thông qua nghị quyết, hành động và đưa ra mục tiêu cụ thể: hỗ trợ, khuyến khích nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, chuyên canh, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo quy hoạch; duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh doanh thương mại-dịch vụ…Đến nay, xã Liên Nghĩa có gần 100 ha sản xuất cây ăn quả các loại và 161 ha trồng hoa, cây cảnh. Xã có 5 sản phẩm được công nhận OCOP; trong đó, có 2 sản phẩm 4 sao và 3 sản phẩm 3 sao. Xã Liên Nghĩa có 3 mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị gồm: Hợp tác xã sản xuất rau, củ quả an toàn Văn Giang, Tổ hợp tác cây bưởi cảnh thôn Phi Liệt và Tổ hợp tác hoa cây cảnh nghệ thuật thôn Quán Trạch.Giao thông thuận lợi với thôn, xóm sạch, đẹp, khang trang.Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng doanh thu, thu nhập, các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ sản xuất thường xuyên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Các tổ chức chính trị, xã hội tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ các mô hình sản xuất tiêu biểu tham gia các dự án, đề án của tỉnh, huyện…Bên cạnh đó, duy trì hiệu quả mối liên kết với doanh nghiệp, nhà vườn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hoa, cây cảnh trên địa bàn xã. Tính đến hiện tại, thu nhập bình quân 1 ha đất canh tác của xã Liên Nghĩa đạt trên 569 triệu đồng/năm.Anh Triệu Văn An, thành viên của Hợp tác xã sản xuất rau, củ quả an toàn Văn Giang chia sẻ: “Tham gia hợp tác xã chúng tôi được định hướng phương hướng sản xuất, được tham gia các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất các giống rau, cây ăn quả mới. Ngoài ra, chúng tôi được hỗ trợ về giống, vật tư sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm nên yên tâm mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế gia đình”.Các cơ sở, hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh doanh thương mại-dịch vụ ở xã Liên Nghĩa được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý, sử dụng nguồn điện an toàn, ổn định và được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 80,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 0,55%.Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế-xã hội, xã Liên Nghĩa đã đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng xóm thông minh, đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, phục vụ đời sống kinh tế-xã hội.Xã đã lắp đặt các điểm phát sóng wifi miễn phí ở các điểm công cộng như: bộ phận “một cửa” xã, trạm y tế, bưu điện văn hóa xã, các điểm du lịch tâm linh, đáp ứng nhu cầu truy cập internet, khai thác thông tin của người dân.Xã Liên Nghĩa cũng thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng, ứng dụng hệ thống truyền thanh thông minh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền và hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ số.Hiện tại, trên 90% người dân của xã trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh; 75% dân số của xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về chuyển đổi số và tham gia sử dụng các nền tảng số, ứng dụng di động, dịch vụ trực tuyến do cơ quan Nhà nước cung cấp.Thôn Vĩnh Tuy được chọn làm điểm xây dựng xóm thông minh, ngoài việc tiếp tục chỉnh trang đường làng, ngõ xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, thôn đã lắp đặt 11 camera giám sát an ninh. Cán bộ thôn sử dụng ứng dụng trên nền tảng số để triển khai công việc của thôn và thông tin, tuyên truyền đến toàn thể người dân.Với những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân, diện mạo nông thôn xã Liên Nghĩa đã có nhiều thay đổi và trở thành niềm tự hào của mỗi người dân trong xã. Năm 2023, xã Liên Nghĩa được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về tổ chức sản xuất.
https://nhandan.vn/net-noi-bat-trong-xay-dung-nong-thon-moi-kieu-mau-o-xa-lien-nghia-post806314.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [] }
Nỗ lực phủ kín mạng lưới cấp nước về tận vùng sâu Thành phố Hồ Chí Minh
Sau 19 năm hình thành và phát triển, hệ thống mạng lưới cấp nướcThành phố Hồ Chí Minhtăng 500%, đạt gần 11.000 km. Đến năm 2023, gần 1,6 triệu đồng hồ nước đã được gắn cho khách hàng. Với mục tiêu bảo đảm nước sạch đến từng hộ dân, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn-Sawaco đã lắp đặt mạng lưới cấp nước gần như phủ khắp khu dân cư trên địa bàn thành phố, đồng thời nỗ lực đưa nước về tận vùng sâu, kể cả nơi xa nhất thành phố - huyện Cần Giờ.
Với đặc thù là huyện vùng sâu, điều kiện giao thông còn nhiều hạn chế, địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa, nhiều sông rạch, nên thời gian qua,Tổng công ty Cấp nước Sài Gòncũng như địa phương nỗ lực rất lớn để đầu tư hoàn thiện dần mạng lưới cấp nước, hiện đại hóa công nghệ cung cấp nước sạch đến các hộ dân ở huyện Cần Giờ. Trong tháng 4 năm 2023, đơn vị đã hoàn thành việc đưa nước về xã Lý Nhơn để cấp nước cho hơn 1.600 hộ dân thay cho nguồn nước vận chuyển từ sà-lan. Tháng 5 vừa qua, Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ gắn khoảng 300 đồng hồ nước tại xã Tam Thôn Hiệp, nâng số đồng hồ nước gắn mới tại xã này lên 400 đồng hồ nước, qua đó giúp tăng áp lực nước cho hầu hết các hộ dân đang dùng nguồn nước máy từ các vệ tinh hoặc các hộ kinh doanh nước nhỏ lẻ, với giá nước của thành phố quy định.Theo Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ, các công trình cấp nước sạch do Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn đầu tư trên địa bàn huyện Cần Giờ đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế-xã hội, du lịch địa phương, cải thiện đời sống cho nhân dân, nâng cao chất lượng cung cấp nước sạch cho người dân, bảo đảm việc cấp nước an toàn, liên tục, nhất là trong những mùa mưa bão, bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài ra, các công trình cấp nước qua đường ống đã góp phần tiết kiệm khoảng hơn 50 tỷ đồng mỗi năm cho thành phố do trước đây phải chi phí cho việc vận chuyển nước sạch bằng đường thủy.Tại huyện Cần Giờ, ngành cấp nước thành phố đã phủ kín cơ bản mạng lưới cấp nước ở ba trong số bảy xã, thị trấn (xã Tam Thôn Hiệp, xã An Thới Đông, xã Lý Nhơn), phủ kín khoảng 50% tại hai trong số bảy xã, thị trấn của huyện Cần Giờ (xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh); đang đầu tư phủ dần khu vực xã Bình Khánh.Lãnh đạo Sawaco cho biết: Hiện nay, Tổng công ty đã lập kế hoạch cung cấp nước sạch cho huyện Cần Giờ đến năm 2025. Theo đó, từ nay đến năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là luôn bảo đảm cấp nước an toàn và liên tục cho huyện Cần Giờ; thực hiện dự án xây dựng thêm các đoạn ống băng sông Soài Rạp và Tắc Sông Chà để bảo đảm an toàn cấp nước; xây dựng thêm các bể chứa tại các trạm bơm tăng áp để mở rộng công suất và thực hiện dự phòng một phần trong Kế hoạch cấp nước an toàn...Ở phía bắc thành phố, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn đã gắn trên 97% đồng hồ nước để phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân huyện Hóc Môn. Cụ thể, tính đến tháng 5 năm 2024, Sawaco đã cấp nước sạch cho 110.430 hộ trên địa bàn huyện Hóc Môn, gồm: 107.777 hộ đã được cấp nước bằng đồng hồ nước (chiếm tỷ lệ 97,62%), 1.266 hộ được cấp nước bằng bồn chứa nước, 1.387 hộ được cấp nước bằng đồng hồ tổng.Tổng công ty đang triển khai thực hiện 14 dự án trên địa bàn huyện theo lộ trình cung cấp nước trên địa bàn huyện Hóc Môn giai đoạn 2024-2025 với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1,2 tỷ đồng. Đến nay, Sawaco đã triển khai thi công 4 dự án, khối lượng thực hiện khoảng 70%, dự kiến hoàn thành cuối quý II/2024. Các dự án còn lại hoàn thành vào cuối năm nay để bảo đảm duy trì chỉ tiêu 100% hộ dân huyện Hóc Môn được cung cấp nước sạch trong năm 2024.Đại diện Công ty TNHH một thành viên Nước ngầm Sài Gòn - đơn vị cấp nước sạch cho khu vực huyện Hóc Môn chia sẻ: Công tác gắn mới đồng hồ nước được các bên gồm chính quyền địa phương và đơn vị cấp nước phối hợp đồng bộ và nhanh chóng trong thời gian qua. Riêng những hộ chưa có đồng hồ nước (khoảng 1.800 trường hợp), hầu hết thuộc diện có bất động sản sang nhượng qua hình thức vi bằng hoặc giấy tay nên địa phương và đơn vị cấp nước sẽ phối hợp yêu cầu hộ dân thực hiện hình thức cam kết, chịu trách nhiệm. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng yêu cầu khách hàng ký văn bản cam kết trước khi giải quyết gắn đồng hồ nước để giải quyết nhu cầu chính đáng được sử dụng nước sạch đối với người dân địa phương.
https://nhandan.vn/no-luc-phu-kin-mang-luoi-cap-nuoc-ve-tan-vung-sau-thanh-pho-ho-chi-minh-post813883.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "cấp nước", "Công ty cấp nước Sài Gòn", "mạng lưới cấp nước" ] }
Công an Tuyên Quang triệt phá tụ điểm đá gà ăn tiền
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công antỉnh Tuyên Quangvừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, bước đầu khởi tố 7 bị can về hành vi đánh bạc (bằng hình thức đá gà) theo quy định tại khoản 2, Điều 321 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, ngày 6/4, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Tuyên Quang đã triệt phá tụ điểmđá gà ăn tiềnvới gần 40 đối tượng tham gia.Tụ điểm này được tổ chức tại trang trại nuôi gà của Trần Anh Tuấn, ở thôn Ngòi, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Các đối tượng tham gia đá gà ăn tiền là người trú tại tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.Tại hiện trường, lực lượng Công an thu giữ được 2 con gà chọi, nhiều tiền mặt và các tang vật khác liên quan cá cược.Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định pháp luật.Cơ quan Công an vận động các đối tượng còn đang lẩn trốn sớm ra trình diện, làm việc tại Phòng Cảnh sát hình sự Công antỉnh Tuyên Quang, địa chỉ tại tổ 9, phường An Tường (thành phố Tuyên Quang) hoặc liên hệ với điều tra viên Trần Duy Khánh, số điện thoại 0935.143.888.
https://nhandan.vn/cong-an-tuyen-quang-triet-pha-tu-diem-da-ga-an-tien-post804049.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Tuyên Quang", "đá gà", "bắt quả tang", "đá gà ăn tiền" ] }
Quảng Bình di dời quả bom 340kg ra khỏi khu dân cư an toàn
NDO -Chiều 22/5, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình chủ trì phối hợp Tổ chức Cây hòa bình Việt Nam tại Quảng Bìnhxử lý quả bomnặng 340kg tại xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, bảo đảm an toàn cho khu dân cư.
Trước đó, chiều 21/5, trong khi đào đất đặt móng làm nhà, gia đình bà Trương Thị Bông ở thôn Thọ Hạ, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn phát hiện 1 quảbomcòn sót lại sau chiến tranh. Lập tức, gia đình bà dừng công việc, đồng thời báo cáo vụ việc đến cơ quan chức năng.Nhận được tin báo, Ban Chỉ huy quân sự thị xã Ba Đồn đã lập tức cử lực lượng phối hợp phong tỏa hiện trường, cảnh báo nguy hiểm cho người dân; đồng thời báo cáo cấp trên về phương án xử lý.Theo lực lượng chức năng, quả bom có ký hiệu M117-750LB, chiều dài 1,3m, đường kính thân 60cm, trọng lượng 340kg, còn nguyên hình dáng và mức độ nguy hiểm, rủi ro cao.Xét thấy đây là quả bom có sức công phá lớn, rất nguy hiểm nên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnhQuảng Bìnhđã cử lực lượng công binh phối hợp Tổ chức Cây hòa bình Việt Nam tại Quảng Bình di dời quả bom về địa điểm quy định, chờ thời gian hủy nổ tập trung.
https://nhandan.vn/quang-binh-di-doi-qua-bom-340kg-ra-khoi-khu-dan-cu-an-toan-post810704.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Quảng Bình", "bom sót lại sau chiến tranh", "quả bom", "bom mìn" ] }
Đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc trên internet, mạng xã hội
Ngày 1/3, Ban Chỉ đạo 35 tỉnhHậu Giangtổ chức diễn tập đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc trên internet, mạng xã hội.
Thông qua đợt diễn tập này nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn, xử lýthông tin xấu độc, các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảngtư tưởng của Đảng, góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Qua đó, cũng giúp nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, vai trò tham mưu của Ban Chỉ đạo 35 các cấp, khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ trên internet, mạng xã hội.Đồng thời, kịp thời giải quyết một số yêu cầu thực tiễn đặt ra, từ đó rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện quy trình phối hợp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ trên internet, mạng xã hội.Theo đồng chí Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Hậu Giang, đấu tranh, phòng chống thông tin xấu độc trên internet, mạng xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong đó, việc tạo ra “sức đề kháng” của cán bộ, đảng viên trước thông tin xấu độc có vai trò, ý nghĩa quan trọng.Do vậy, việc cụ thể hóa quy trình phối hợp giữa các lực lượng, nâng cao năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động, xử lý các tình huống liên quan đến vụ việc phức tạp, nhạy cảm được dư luận quan tâm, những vấn đề mới phát sinh trên internet, mạng xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong tỉnh.Diễn tập là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ, mục tiêu nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, phát huy đầy đủ, đồng bộ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của các lực lượng trong triển khai thực hiện các văn bản, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, Tỉnh ủy.Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của Ban Chỉ đạo 35 các cấp trên địa bàn tỉnh.Năm 2023, hệ thống giám sát và phân tích thông tin trên môi trường mạng (Reputa) đã ghi nhận có hơn 42.240 tin, bài đưa tin về Hậu Giang được đăng tải trên internet; trong đó, tin tích cực chiếm 21,8%; tiêu cực chiếm 3,6%; tin trung lập chiếm 74,62%.Bên cạnh đó, ngành chức năng thường xuyên theo dõi việc chấp hành quy định của pháp luật về thông tin tuyên truyền của 137 hội, nhóm facebook trên địa bàn tỉnh với hơn 10.000 hội viên.Nhìn chung, các nhóm được lập để chia sẻ tin tức, bán hàng online, học tập, giới thiệu việc làm…, chưa phát hiện trường hợp vi phạm, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương.
https://nhandan.vn/post-798197.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Diễn tập", "Hậu Giang", "Thông tin xấu độc", "Không gian mạng", "Đấu tranh", "mạng xã hội", "Ban Chỉ đạo 35" ] }
Đề xuất hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 - 1/5
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.
Theo đó, Bộ LĐTBXH cho biết, năm 2024, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 có ngày 29/4/2024 (thứ hai) nằm giữa ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ hàng tuần.Do đó, có ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4/2024) và làm bù sang ngày khác đểdịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.Theo quy định khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động chỉ giao Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ tết Âm lịch và Quốc khánh, không giao Thủ tướng Chính phủ quyết định các ngày nghỉ lễ, tết khác.Tuy nhiên, việc bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4/2024) và làm bù sang ngày khác, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục. Việc này giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Đồng thời, việc hoán đổi này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.Do đó, Bộ LĐTBXH đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hoán đổi thời gian làm việc nêu trên.
https://nhandan.vn/de-xuat-hoan-doi-ngay-lam-viec-de-nguoi-lao-dong-duoc-nghi-5-ngay-lien-tuc-dip-304-15-post803148.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Đề xuất hoán đổi ngày làm việc", "dịp 30/4 - 1/5", "Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội" ] }
Bạc Liêu tổ chức nhiều hoạt động thiết thực mừng Đại lễ Phật đản 2024
NDO -Nhân dịp Đại lễPhật đảnPhật lịch 2568 - Dương lịch 2024, trong các ngày 20 và 21/5, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tỉnh Bạc Liêu và thành phốBạc Liêuđã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, ý nghĩa.
Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu; đại diện lãnh đạo thành phố Bạc Liêu, do đồng chí Tạ Trung Dũng, Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh; Tịnh xá Ngọc Liên; Tịnh độ Cư sĩ Phật Hội Việt Nam tại thành phố Bạc Liêu...Đồng chí Đỗ Ái Lam, Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đến thăm, tặng quà Tịnh xa Ngọc Liên tại phường 2, thành phố Bạc Liêu.Thay mặt lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, đồng chí Tạ Trung Dũng gửi lời thăm hỏi, lời chúc mừng tới các Hòa thượng, Thượng tọa, đại đức, tăng, ni và toàn thể bà con Phật tử trong tỉnh đón một mùa Đại lễ Phật đản an lạc, hạnh phúc. Đồng thời, đồng chí ghi nhận, đánh giá cao sự đóng góp tích cực của Phật giáo Bạc Liêu trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.Đồng chí tin tưởng, trong thời gian tới, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh sẽ tiếp tục vận động bà con Phật tử thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện đúng với đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”...Thay mặt Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu, Thượng tọa Thích Giác Nghi, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo tỉnh đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo, trong đó cóPhật giáođược hoạt động đúng pháp luật trong thời gian vừa qua. Sự quan tâm này chính là nguồn động lực để tăng ni, Phật tử trong tỉnh tiếp tục gắn kết, đồng hành với tỉnh để xây dựng Bạc Liêu ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp.Thượng tọa Thích Giác Nghi khẳng định, phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, chức sắc, tăng ni, Phật tử của tỉnh tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, từ thiện, nhân đạo, góp phần xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc.Tại Bạc Liêu hiện có 7 tổ chức tôn giáo được công nhận hoạt động trên địa bàn tỉnh, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ, Phật giáo Hòa Hảo, Phật đường Nam tông Minh sư đạo. Trong đó, Phật giáo có 130 cơ sở thờ tự, 2 cơ sở đào tạo, 5 cơ sở bảo trợ xã hội, 486 chức sắc, 498 chức việc.Những năm qua, các tăng ni, Phật tử đã có nhiều đóng góp trong việc chung tay xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày một phát triển và lớn mạnh, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "sống tốt đời, đẹp đạo" thể hiện lòng từ bi cứu khổ của đạo Phật.Lãnh đạo tỉnh và thành phố Bạc Liêu đến thăm, tặng quà Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tại phường 3, thành phố Bạc Liêu.Ngày 21/5, tại chùa Long Phước (thành phố Bạc Liêu), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024, Phật lịch 2568. Đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng đông đảo chức sắc, chức việc và Phật tử tham dự.Tại buổi lễ, Hòa thượng Lý Sa Mouth, thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu, đã đọc thông điệp Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh, mùa Phật đản, mùa của yêu thương và hiểu biết, Đức Pháp chủ kêu gọi tất cả người con Phật hãy thực hành những lời dạy của đức Phật.Thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đức Pháp chủ kêu gọi chư tăng ni và quý Phật tử nhất tâm cầu nguyện cho chiến tranh chấm dứt, hận thù tiêu tan, lan tỏa tình yêu thương.Phát biểu tại Đại lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu và thành phố Bạc Liêu nêu rõ, thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu không ngừng phát triển, lớn mạnh về mọi mặt. Giáo hội đã vận động tăng ni, Phật tử làm việc theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ của công dân, xây dựng đời sống văn hóa, xóa đói, giảm nghèo, giúp đỡ đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và bất hạnh trong cuộc sống...Những hoạt động mang đậm nét nhân văn là sự tiếp nối truyền thống hộ quốc, an dân, “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, góp phần khơi dậy trách nhiệm, tình cảm tương thân tương ái, góp phần vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc và công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước...
https://nhandan.vn/bac-lieu-to-chuc-nhieu-hoat-dong-thiet-thuc-mung-dai-le-phat-dan-2024-post810436.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Bạc Liêu", "Đại lễ Phật đản 2024", "Phật đản", "phật tử" ] }
Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.
Theo Phó Tổng cục trưởng Khí tượng-Thủy văn Hoàng Đức Cường, năm 2023, do chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên diễn biến khí tượng-thủy văn khá phức tạp. Có những hiện tượng thiên tai dị thường, đó là mưa đặc biệt lớn ở khu vực tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Bình Định.Trong đó, tại tỉnh Thừa Thiên Huế một số nơi mưa hơn 1.000 mm gây ngập lụt trên diện rộng; lũ quét và sạt lở đất đã xảy ra nhiều nơi khu vực vùng núi, đặc biệt tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng; nhiều đợt dông, lốc kèm theo sóng lớn đã làm đắm tàu, mất tích nhiều ngư dân; triều cường kèm theo sóng lớn đã gây xói lở bờ biển gây khó khăn không nhỏ trong công tác dự báo.Nhận định về tình hình thiên tai năm 2024, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường cho biết thêm, ngay từ đầu năm, thiên tai đã diễn ra phức tạp, dị thường như đợt rét đậm, rét hại diện rộng kéo dài từ tháng 2 đến sang cả tháng 3, với nền nhiệt thấp ở Đồng bằng Bắc Bộ dưới 15oC và vùng núi dưới 13oC, nắng nóng xuất hiện dài ngày ở khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn tăng cao hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng lớn đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp.Ngay từ đầu năm, thiên tai đã diễn ra phức tạp, dị thường như đợt rét đậm, rét hại diện rộng kéo dài từ tháng 2 đến sang cả tháng 3, với nền nhiệt thấp ở Đồng bằng Bắc Bộ dưới 15oC và vùng núi dưới 13oC, nắng nóng xuất hiện dài ngày ở khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn tăng cao hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng lớn đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp.Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức CườngCòn theo đánh giá của Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thủy văn quốc gia Hoàng Phúc Lâm, El Nino sẽ suy yếu và chuyển sang pha trung tính sau đó chuyển nhanh sang La Nina trong mùa hè 2024, khoảng 80-85% El Nino kết thúc vào tháng 4 đến tháng 6/2024; khoảng 60-65% La Nina sẽ bắt đầu khoảng tháng 7 đến tháng 8/2024.Bão và áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ xuất hiện trên Biển Đông tương đương với trung bình nhiều năm, vào khoảng nửa cuối tháng 6/2024. Số lượng áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta có khả năng ít hơn đến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, nhưng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa mưa bão.Từ nay đến tháng 6, tại phía bắc, tổng lượng mưa xấp xỉ đến thấp hơn so với trung bình nhiều năm, phía nam phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm; trong 6 tháng cuối năm, lượng mưa ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía nam. Trong mùa khô năm 2024, khả năng xảy ra khô hạn cục bộ tại các tỉnh Trung, Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên...Để chủ động phòng chống thiên tai có xu hướng ngày càng bất thường và cực đoan, việc dự báo, cảnh báo sớm các thông tin về thời tiết, khí hậu cần được đặc biệt quan tâm, từ đó giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cộng đồng xã hội chủ động chỉ đạo, triển khai các hoạt động phòng ngừa từ sớm, từ xa, sẵn sàng chung tay ứng phó, khắc phục thiên tai, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định đời sống, sinh kế của người dân và sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của đất nước.Thực tế cho thấy, thông tin dự báo, cảnh báo những năm gần đây đã có bước tiến đáng kể, cung cấp thông tin kịp thời với thời gian dự báo dài hơn cho các cơ quan phòng chống thiên tai và người dân. Trong đó, công tác dự báo bão, áp thấp nhiệt đới có độ tin cậy, dần tiệm cận với trình độ dự báo của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đã giúp giảm thiểu thiệt hại, gần như không có người chết, mất tích trên biển trong các trận bão, áp thấp nhiệt đới.Dự báo chính xác các loại hình thiên tai, nhất là thiên tai trên biển đã giúp hoạt động phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển đạt hiệu quả cao. Các thông tin này là yếu tố đầu vào để tính toán độ trôi dạt người, phương tiện bị nạn; phương án huy động, phương tiện ứng cứu. Kết quả tính toán càng chính xác thì khả năng cứu, hỗ trợ người, phương tiện bị nạn càng cao, đồng thời tiết kiệm chi phí ngân sách huy động phương tiện.Một vấn đề lớn cũng đang được đặt ra nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản đó là công tác dự báo lũ quét, sạt lở đất. Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch Hội Khí tượng-Thủy văn Việt Nam GS, TS Trần Thục cho biết, các đơn vị dự báo đã tăng cường đầu tư khoa học công nghệ cho cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.Tuy nhiên, đối với loại thiên tai này, thế giới không có nhiều kỳ vọng về tính dự báo, hiện trạng dự báo đối với loại thiên tai này đạt mức từ kém đến thấp và kỳ vọng đến năm 2040, khoa học có thể nâng lên mức kém đến trung bình. Chính vì vậy, theo GS, TS Trần Thục, cùng với việc tăng cường quan trắc, giám sát, việc theo dõi liên tục thông tin qua các hệ thống dự báo trực tuyến cũng như sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, người dân và cộng đồng trong việc rà soát các nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất tại địa phương là rất quan trọng để có thể chủ động phòng ngừa, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra.
https://nhandan.vn/nam-2024-thien-tai-tiep-tuc-dien-bien-bat-thuong-post807175.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "thiên taI", "nắng nóng", "lũ quét", "thời tiết bất thường" ] }
Xây dựng hội trường thôn trên đất rừng và chắn ngang mặt trước đất của người dân ở huyện Krông Búk
NDO -Khi phát hiện người dân ở thôn Kty 5, xã Chứ Kbô xây dựng Hội trường thôn trên đất rừng thông phòng hộ, Huyện ủy Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đã đình chỉ, không cho phép xây dựng. Đồng thời, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnhĐắk Lắkgiao đất cho Ủy ban nhân dân xã Cư Kbô để xây dựng Hội trường thôn Kty 5.
Tuy nhiên, sau khi được giao đất, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk lại không xây dựng mà đề nghị hủy bỏ quyết định giao đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, để người dân tiếp tục xây dựng hội trường thôn trên đất rừng và hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 14. Không chỉ vậy, hội trường thôn này còn chắn ngang trước thửa đất của người dân, khiến quyền lợi của họ bị xâm phạm, dẫn đến việckhiếu nại kéo dàinhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.Xây dựng hội trường thôn trên đất rừngTheo tài liệu chúng tôi thu thập được, thời điểm năm 2003, đoàngiải tỏaliên ngành của huyện Krông Búk và xã Chứ Kbô đã tiến hành giải tỏa tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp từ mép đường Quốc lộ 14 đến hết ranh giải tỏa từ 80-100m, đồng thời ủi đường ranh giữa đất rừng và đất nông nghiệp nhằm ngăn chặn việc lấn chiếm của các hộ liền kề. Thế nhưng, năm 2004, nhân dân thôn Kty 5, xã Chứ Kbô vẫn ngang nhiên làm móng đá xây dựng Hội trường thôn trên diện tích đất lâm nghiệp này. Khi hoàn thành móng Hội trường thôn, Huyện ủy Krông Búk và Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô đã đình chỉ, không cho phép xây dựng vì diện tích này nằm trong rừng thông phòng hộ.Hội trường thôn Kty 5, xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk được người dân tự ý xây dựng trên đất rừng và hành lang giao thông Quốc lộ 14 từ năm 2015 đến nay.Để có đất xây dựng Hội trường thôn Kty 5, ngày 5/2/2013, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk có Tờ trình số 13/TTr-UBND về việc xin chủ trương Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất địa điểm xây dựng Hội trường thôn Kty 5, xã Chứ Kbô, vị trí khu đất thuộc địa giới hành chính xã Chứ Kbô, phía Đông giáp Quốc lộ 14, có tổng diện tích là 535m2, nguồn gốc đất là đất rừng và theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô, quy hoạch nông thôn mới và theo định hướng quy hoạch sử dụng đến năm 2020 là đất Hội trường thôn Kty 5. Vị trí khu đất này cách đất hội trường mà người dân tự xây dựng khoảng 200m.Ngày 18/9/2013,Ủy ban nhân dânhuyện Krông Búk có Báo cáo số 261/BC-UBND do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk thời điểm ấy là ông Vũ Văn Mỹ (nay là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Năng) ký báo cáo và đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk xem xét, giao đất cho Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô sớm xây dựng Hội trường thôn Kty 5.Mặc dù vào ngày 9/5/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 947/QĐ-UBND về việc giao 535m2 đất tại xã Chứ Kbô để xã sử dụng vào mục đích xây dựng Hội trường thôn Kty 5. Tuy nhiên, sau khi được giao đất, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk và xã Chứ Kbô lại không xây dựng Hội trường thôn Kty 5 trên khu đất được giao mà để người dân tự ý xây dựng hội trường trên đất rừng mà không có biện pháp ngăn chặn.Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk và Sở Tài nguyên và Môi trường, ngày 9/5/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 947/QĐ-UBND về việc giao 535m2 đất tại xã Chứ Kbô để xã sử dụng vào mục đích xây dựng Hội trường thôn Kty 5. Tuy nhiên, sau khi được giao đất, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk và xã Chứ Kbô lại không xây dựng Hội trường thôn Kty 5 trên khu đất được giao này.Đến ngày 21/12/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 3793/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng trung tâm huyện lỵ Krông Búk đến năm 2025 thì chỉ giới đường đỏ Quốc lộ 14 đoạn qua trung tâm huyện lỵ Krông Búk điều chỉnh từ 100m xuống còn 42m. Ngày 22/5/2017, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk có Tờ trình số 96/TTr -UBND đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hủy bỏ Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 9/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc giao 535m2 đất cho Ủy ban nhân dân xã Chứ Kbô sử dụng vào mục đích xây dựng Hội trường thôn Kty 5. Đến ngày 24/7/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 1830/QĐ-UBND về việc hủy bỏ Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 9/5/2014.Do quyết định giao đất để xây dựng Hội trường thôn Kty 5 đã bị hủy bỏ nên từ đó đến nay, nhân dân thôn Kty 5 tiếp tục xây dựng Hội trường thôn gồm một ngôi nhà khung bằng sắt, mái lợp tôn, nền và sân láng xi-măng, có diện tích khoảng 25m trên đất rừng mà trước đây đã bị Huyện ủy đình chỉ, không cho xây dựng. Thế nhưng, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk và xã Chứ Kbô không ngăn chặn, cứ để người dân xây dựng.Quyền lợi người dân bị xâm phạmHội trường thôn Kty 5, xã Chứ Kbô không chỉ xây dựng trên đất rừng mà Hội trường này còn chắn ngang trước thửa đất của ông Hoàng Văn Kế ở thôn Kty 1, xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk đã được Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó đã đóng tiền đất ở là lô 1, giáp hành lang thông Quốc lộ 14, làm xâm phạm đến quyền lợi của hộ dân này.Ông Hoàng Văn Kế ở thôn Kty 1, xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk cho biết, thửa đất của ông đã được Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.Ông Hoàng Văn Kế cho biết, năm 2010, ông mua một thửa đất có diện tích 906,1m2 thuộc thửa đất số 97, tờ bản đồ 51, xã Chư Kbô, vị trí phía đông giáp đất rừng sản xuất, cạnh dài 43m.Ngày 1/10/2010, ông Kế đăng ký, kê khai và ngày 9/12/2010, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk đã cấp cho ông Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu số BA 466183, thửa đất 97, diện tích 906,1m2, đất trồng cây lâu năm, vị trí phía đông giáp đất rừng sản xuất, cạnh dài 43,58m. Năm 2011, ông Hoàng Văn Kế xin chuyển mục đích sử dụng 400m2 đất ở và ngày 14/3/2011, ông đã đóng tiền chuyển mục đích sử dụng với vị trí lô 1 giáp hành lang giao thông Quốc lộ 14, với mức 646.000/m2, tổng số tiền đã đóng là 258.400.000 đồng.Sau khi chuyển 400m2 đất ở, ông Hoàng Văn Kế xin tách thửa đất số 97 thành 3 thửa 98, 99, 100 (không còn thửa đất 97). Ngày 17/3/2011, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 3 thửa đất 98, 99 và 100 cho ông Hoàng Văn Kế, gồm: thửa đất 98 số BA 765035, có diện tích 120m2, gồm 75m2 đất ở và 45m2 đất cây lâu năm; thửa đất 99 số BA 765036, có diện tích 200m2, gồm 100m2 đất ở và 100m2 đất cây lâu năm; thửa 100 số BA 765037, có diện tích 586,1m2 gồm 225m2 đất ở và 361,1 m2 đất cây lâu năm. Các thửa đất này đều có vị trí phía đông giáp đất rừng sản xuất đúng với vị trí Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp lần đầu số BA 466183 ngày 9/12/2010.Ngày 22/3/2011, ông Hoàng Văn Kế chuyển nhượng thửa đất số BA 765035 cấp ngày 17/3/2011 cho hộ ông Phạm Văn Quang và bà Vũ Thị Bích Hường; ngày 21/4/2011, ông Hoàng Văn Kế chuyển nhượng thửa đất số BA 765036 cho gia đình ông Nguyễn Văn Diễn và bà Trần Thị Lê.Ngày 7/4/2011, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk có Quyết định số 1147/QĐ-UBNDthu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtsố BA 765037 (thực tế là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 765035) và ban hành Quyết định số 1148/QĐ-UBND cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 765199, thửa đất số 98, tờ bản đồ số 51, diện tích 120m2, trong đó có 75m2 đất ở và 45m2 đất nông nghiệp, vị trí phía đông giáp hành lang giao thông Quốc lộ 14 cho hộ ông Phạm Văn Quang và bà Vũ Thị Bích Hường.Ngày 26/5/2011, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk ban hành Quyết định số 1797/QĐ-UBND thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 765036 của gia đình ông Nguyễn Văn Diễn và bà Trần Thị Lê, đồng thời ban hành Quyết định số 1798/QĐ-UBND cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BA 765398, thửa đất số 99, tờ bản đồ số 51, với diện tích 200m2, trong đó có 100m2 đất ở, 100m2 đất nông nghiệp, vị trí phía đông giáp hành lang giao thông Quốc lộ 14.Hơn 9 năm nay, ông Hoàng Văn Kế đã làm đơn khiếu nại gửi các cấp, các ngành từ huyện Krông Búk đến tỉnh Đắk Lắk về việc người dân thôn Kty 5, xã Chứ Kbô ngang nhiên xây dựng Hội trường thôn trên đất rừng, hành lang giao thông Quốc lộ 14 và chắn ngang trước lô đất của ông khiến quyền lợi của ông bị xâm phạm nhưng các ngành chức năng của huyện Krông Búk và tỉnh Đắk Lắk không xử lý dứt điểm.Ngày 3/5/2012, ông Hoàng Văn Kế làm đơn đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 765037 cấp ngày 17/3/2011, thửa đất số 100, tờ bản đồ 51, diện tích 586,1m2, trong đó có 225m2 đất ở và 361,1m2 đất trồng cây lâu năm, đề nghị tách thửa 100 thành 2 thửa 100 và 101. Ngày 18/5/2012, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk cấp 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Hoàng Văn Kế và bà Nguyễn Thị Quế, gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất BE 849885, thửa đất 100, tờ bản đồ 51, với diện tích 210m2, trong đó có 150m2 đất ở nông thôn và 60m2 đất trồng cây lâu năm, có vị trí phía đông giáp hành lang giao thông; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 849886, thửa đất 101, tờ bản đồ 51, diện tích 376,1m2, trong đó có 75m2 đất ở nông thôn và 301,1m2 đất trồng cây lâu năm, có vị trí phía đông giáp hành lang giao thông Quốc lộ 14.Ngày 23/5/2012, hộ ông Hoàng Văn Kế chuyển nhượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 849885 cho hộ gia đình Lê Văn Vinh và bà Nguyễn Thị Hương, sau đó Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk đã có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 849885 và ngày 7/6/2012, ban hành Quyết định số 2400/QĐ-UBND cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BE 591417, thửa đất số 100, tờ bản đồ số 51, diện tích 210m2, trong đó có 150m2 đất ở và 60m2 đất nông nghiệp cho hộ ông Lê văn Vinh và bà Nguyễn Thị Hương, vị trí thửa đất phía đông giáp hành lang giao thông Quốc lộ 14.Còn hộ ông Hoàng Văn Kế và bà Nguyễn Thị Quế vẫn sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 849886, thửa đất số 101, tờ bản đồ số 51, diện tích 376,1m2, trong đó có 75m2 đất ở và 301,1m2 đất trồng cây lâu năm, vị trí thửa đất phía đông giáp hành lang giao thông Quốc lộ 14.Ông Hoàng Văn Kế khẳng định: “Tất cả các thửa đất số 98, 99, 100, 101 tờ bản đồ 51, xã Chứ Kbô đều được Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có đất ở và đều có vị trí phía đông giáp hành lang giao thông Quốc lộ 14. Trong đó, diện tích 400m2 đất ở đều được tôi đóng tiền là vị trí lô 1 (lô mặt tiền) giáp hành lang giao thông Quốc lộ 14 với mức 646.000/m2, tổng số tiền đã đóng thời điểm ấy là 258.400.000 đồng. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà từ năm 2015 đến nay, người dân ở thôn Kty 5, xã Chứ Kbô lại ngang nhiên xây dựng Hội trường thôn trên đất rừng và hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 14, đồng thời chắn ngang trước các thửa đất của gia đình tôi, khiến quyền lợi của chúng tôi bị xâm phạm. Thế nhưng, xã Chứ Kbô và huyện Krông Búk không có biện pháp ngăn chặn, giải tỏa. Bức xúc trước việc làm này, tôi đã nhiều lần làm đơn khiếu nại gửi các cấp, các ngành chức năng từ xã đến tỉnh Đắk Lắk đề nghị tháo dỡ hoặc di dời Hội trường thôn Kty 5 đến vị trí khác, thế nhưng đến nay đã 9 năm trôi qua vụ việc vẫn chưa giải quyết dứt điểm, khiến quyền lợi chúng tôi bị xâm phạm’’.Lô đất của gia đình ông Nguyễn Văn Diễn và bà Trần Thị Lê sang nhượng lại của ông Hoàng Văn Kế cũng bị người dân thôn Kty 5 láng xi-măng sân Hội trường thôn chắn ngang trước lô đất của ông khiến ông không thể xây dựng nhà cho con.Làm việc với chúng tôi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk Phan Hoàng Lâm cho biết, liên quan khiếu nại của ông Hoàng Văn Kế, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, năm 2017, Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Đoàn thanh tra và có Kết luận thanh tra về việc đo đạc, đăng ký, kê khai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các thửa đất số 97, 98, 99, 100 và 101, tờ bản đồ số 51, xã Chứ Kbô, trong đó xác định có nhiều sai phạm của cán bộ các phòng, ban của huyện.Trong đó, sai phạm lớn nhất là các thửa đất số 98, 99, 100 và 101 phía đông giáp đất rừng sản xuất nhưng khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều có vị trí phía đông giáp hành lang giao thông Quốc lộ 14. Vì vậy, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan của huyện thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các thửa đất nêu trên để điều chỉnh cho đúng với thực tế. Đồng thời, xác định lại nghĩa vụ tài chính tại thửa đất 97 khi cho phép chuyển mục đất sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở nông thôn với diện tích 400m2 mà các hộ dân đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện cũng đã kiểm điểm, xử lý các cá nhân có sai phạm trong việc cấp các Giấy chứng nhận sử dụng đất.Mặc dù ông Hoàng Văn Kế đã làm đơn khiếu nại đã 9 năm nay, nhưng Hội trường thôn Kty 5 vẫn nằm chình ình trên đất rừng sản xuất và chắn ngang trước mặt lô đất của ông nhưng Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk và xã Chứ Kbô vẫn không tháo dỡ hoặc di dời đi nơi khác.Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì đến nay, Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk vẫn chưa ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng các thửa đất trên để điều chỉnh và cũng chưa xác định lại nghĩa vụ tài chính mà người dân thực hiện.Còn Hội trường thôn Kty 5 vẫn nằm chình ình trên đất rừng sản xuất và chắn ngang trước mặt lô đất của ông Hoàng Văn Kế, mặc dù ông đã gửi đơn thư khiếu nại khắp nơi nhưng Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk và xã Chứ Kbô vẫn không tháo dỡ hoặc di dời đi nơi khác.
https://nhandan.vn/xay-dung-hoi-truong-thon-tren-dat-rung-va-chan-ngang-mat-truoc-dat-cua-nguoi-dan-o-huyen-krong-buk-post806221.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "thôn Kty 5", "xã Chứ Kbô", "Hội trường thôn", "Huyện ủy Krông Búk", "tỉnh Đắk Lắk", "đất rừng thông phòng hộ", "đất rừng", "huyện Krông Búk", "khiếu nại kéo dài", "giải quyết" ] }
Xe tải bốc cháy dữ dội giữa trưa nắng tại Đà Nẵng
NDO -Sau gần 1 tiếng đồng hồ ngọn lửa đã được dập tắt, rất may vụ cháy không gây thương vong về người.
Vụ cháy xảy ra vào khoảng 12 giờ trưa nay (18/6), một chiếc xe tải biển kiểm soát tỉnh Thanh Hóa khi đang lưu thông trên đường Nguyễn Sinh Sắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), theo hướng từ đường Tôn Đức Thắng ra đường biển Nguyễn Tất Thành thì bất ngờbốc cháyphía sau thùng xe.Phát hiện sự việc, tài xế lập tức dừng xe mở cửa thoát ra ngoài và dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng bất thành. Lúc này ngọn lửa bùng lên dữ dội, người dân đã liên hệ lực lượng cứu hộ để chữa cháy.Tin liên quanĐà Nẵng cháy hai xe ô-tô 16 chỗ giữa trưa nắngNhận tin báo, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộCông an TP Đà Nẵngđiều 3 xe chữa cháy, cùng nhiều cán bộ chiến sĩ tới hiện trường để dập lửa.Sau gần 1 giờ, đám cháy được khống chế hoàn toàn. Tại hiện trường, xe tải bị thiêu rụi phần thân sau.Theo người dân, xe tải này chở linh kiện điện tử và nhiều vật dụng khác.Vụ cháy không thiệt hại về người nhưng làm cháy và hư hỏng nhiều tài sản trên xe.
https://nhandan.vn/xe-tai-boc-chay-du-doi-giua-trua-nang-tai-da-nang-post814922.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "TP Đà Nẵng", "quận Liên Chiểu", "xe tải cháy" ] }
Bảo đảm chính sách đối với lực lượng làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ
Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩlà nhiệm vụ khó khăn, gian khổ. Do chiến tranh ác liệt, kéo dài, thời gian chôn cất liệt sĩ đã lâu, hồ sơ, sơ đồ mộ chí mà đơn vị, địa phương quản lý, lưu trữ không đầy đủ, thiếu thông tin nơi an táng ban đầu, địa giới hành chính thay đổi, cho nên việc thu thập, khảo sát, xác minh, kết luận thông tin, xác định nơi an táng ban đầu của liệt sĩ rất gian nan.
Nhằm hỗ trợ, động viên, tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 75 (Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 6/12/2013) về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.Theo đó, đối tượng thuộc biên chế của đội tìm kiếm, quy tập ở trong nước và ngoài nước, trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ theo quy định của pháp luật hiện hành còn được hưởng các chế độ, chính sách khác.Ngày 25/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg (Quyết định 35) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 75. Theo đó, Quyết định 35 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về mức bồi dưỡng sức khỏe; mức bồi dưỡng người trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ; quy định việc cấp trang phục chuyên dùng bằng hiện vật; mức sinh hoạt phí; các mức bồi dưỡng đối với thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được hài cốt liệt sĩ; các quy định về điều kiện bảo đảm liên quan đến trang bị, phương tiện chuyên dụng, hậu cần, đời sống cho đội tìm kiếm, quy tập làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước…Đối tượng thuộc biên chế của đội tìm kiếm, quy tập ở trong nước và ngoài nước, trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ theo quy định của pháp luật hiện hành còn được hưởng các chế độ, chính sách khác.Tuy nhiên, sau hơn 10 năm văn bản được ban hành, quá trình thực hiện Quyết định 75 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, một số quy định đến nay không còn phù hợp. Đơn cử như: mức hỗ trợ tiền công hằng ngày cho người làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hiện thấp hơn ngày công lao động phổ thông. Một số khoản chi cần thiết nhưng không có trong quy định dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân phải tự bỏ thêm chi phí; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc chưa bảo đảm, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.Hiện cả nước còn gần 180 nghìn liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, trong đó, gần 170 nghìn hài cốt liệt sĩ ở trong nước, gần 7 nghìn hài cốt liệt sĩ ở nước ngoài. Do vậy, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, nỗ lực, bền bỉ của các tổ chức, cá nhân.Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ và khuyến khích cũng là yếu tố quan trọng để tạo động lực cho các tổ chức và cá nhân tích cực tham gia hoạt động tìm kiếm vàquy tập hài cốt liệt sĩ. Vì vậy, cần sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ cho phù hợp với tình hình mới.Tại Hội nghị tổng kết thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ vừa tổ chức, nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện nay Quyết định 75 và Quyết định 35 không còn phù hợp, cả theo luật ban hành văn bản và theo yêu cầu thực tiễn, cần thiết xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế, đó là nghị định.Các cơ quan chức năng cần tập trung phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng nghị định quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, bảo đảm bao quát, đồng bộ, linh hoạt, theo kịp sự phát triển của tình hình kinh tế-xã hội, phù hợp các quy định chung của pháp luật; có cơ chế cụ thể, rõ ràng để huy động các nguồn lực của xã hội, góp phần động viên, thúc đẩy các lực lượng làm nhiệm vụ thiêng liêng, quan trọng này.
https://nhandan.vn/bao-dam-chinh-sach-doi-voi-luc-luong-lam-nhiem-vu-quy-tap-hai-cot-liet-si-post813325.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "quy tập hài cốt liệt sĩ", "chế độ", "chính sách", "Bảo đảm chính sách" ] }
Công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy
NDO -Sự ra đời củaTiêu chuẩn cơ sở ngành thang máyđánh dấu bước ngoặt quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong việc nâng cao an toàn, hiệu quả và minh bạch cho ngành thang máy Việt Nam, góp phần bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về thang máy đang tập trung chủ yếu vào các yêu cầu an toàn về thiết kế và lắp đặt, tuy nhiên, giai đoạn sau khi thang máy được đưa vào sử dụng còn khuyết thiếu. Chính vì thế, sự ra đời của Tiêu chuẩn cơ sởngành thang máylà hết sức cần thiết.Sau quá trình dự thảo và lấy ý kiến từ của các cá nhân, tổ chức liên quan như doanh nghiệp, người tiêu dùng, chuyên gia của các cơ quan liên quan, cơ quan quản lý nhà nước,… tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy đầu tiên TCCS 01:2023/VNEA về “Yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy” đã được hoàn thiện và chính thức công bố sáng 27/3 tại Hà Nội.Ông Nguyễn Huy Tiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Thang máy Việt Nam cho biết, tiêu chuẩn cơ sở là thành quả của sự nghiên cứu nghiêm túc của Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy Việt Nam theo phương pháp lấy thang máy làm cốt lõi, người sử dụng thang máy làm trung tâm, tiêu chuẩn ngành.Đồng thời, tiêu chuẩn cơ sở hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề của các bên liên quan trong việc bảo đảm an toàn thang máy: Chủ sở hữu, người sử dụng thang máy, các cơ quan quản lý nhà nước, các cá nhân công tác trong ngành và cả xã hội.Tiêu chuẩn cơ sở đề ra các tiêu chuẩn, các yêu cầu về công việc phải thực hiện để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn và bền lâu, trong đó có 4 nội dung chính: Công việc kỹ thuật thang máy (kiểm tra định kỳ, bảo trì, cứu hộ khẩn cấp, sửa chữa, hiện đại hóa...); yêu cầu đối với chủ sở hữu và người sử dụng; yêu cầu đối với đơn vị chuyên môn; yêu cầu về trình độ nhân sự kỹ thuật thang máyBên cạnh đó, Tiêu chuẩn cơ sở cũng là tài liệu chính thức đầu tiên tại Việt Nam tập trung vào nội dung khuyến cáo tuổi thọ thiết bị-vấn đề quan trọng trong vận hành thang máy dựa trên nghiên cứu, đánh giá và tổng hợp cụ thể.Ông Vũ Tiến Thành, Trưởng phòng Quy chuẩn kỹ thuật và Kiểm định kỹ thuật an toàn, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu.Chủ sở hữu hay cơ quan quản lý Nhà nước cũng có thể coi Tiêu chuẩn cơ sở là cơ sở quan trọng, hữu ích để thiết lập ngân sách và mức giá cho việc bảo trì, sửa chữa cũng như tổ chức các bộ phận quản lý và vận hành thang máy đúng cách. Đây cũng là nền tảng để nhà sản xuất cũng như các công ty dịch vụ thang máy lập sổ tay tài liệu liên quan và hướng dẫn vận hành thang máy cũng như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.Ngoài ra, TCCS 01:2023/VNEA còn giới thiệu hệ thống Mã định danh thang máy giúp minh bạch hóa thông tin về tình trạng thang máy; tăng hiệu quả quản lý, sửa chữa, cứu hộ.Ông Vũ Tiến Thành, Trưởng phòng Quy chuẩn kỹ thuật và Kiểm định kỹ thuật an toàn, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: "Cục An toàn lao động đánh giá rất cao về dự án Mã định danh thang máy do Hiệp hội Thang máy Việt Nam thực hiện, đây cũng là vấn đề mà Cục và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tư duy từ nhiều năm nay. Thực tế, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống dữ liệu về kiểm định thang máy, nhưng để toàn diện cả về vận hành, sử dụng thì chưa. Nhưng đây vẫn là dự án khả thi, và khi đó có sự nền tảng từ hệ thống của Hiệp hội Thang máy Việt Nam sẽ là sự hỗ trợ rất lớn".Trong thời gian tới, Hiệp hội Thang máy Việt Nam tiếp tục có các hoạt động nhằm ứng dụng Tiêu chuẩn cơ sở vào thực tế ngành thang máy qua các hoạt động phổ biến tới các nhóm đối tượng liên quan, đào tạo, hướng dẫn và xây dựng các công cụ, hệ thống giám sát, quản lý.
https://nhandan.vn/cong-bo-tieu-chuan-co-so-nganh-thang-may-post801832.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "Tiêu chuẩn cơ sở thang máy", "Hiệp hội Thang máy Việt Nam", "thang máy" ] }
8 giải pháp triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42 về chính sách xã hội
Trong Chương trình hành động thực hiệnNghị quyết số 42về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượngchính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề ra 8 giải pháp cụ thể để triển khai trong thời gian tới.
Ngày 14/5, Ban Cán sự ĐảngBảo hiểm xã hội Việt Namban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượngchính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 42)Mục đích của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42 (sau đây gọi tắt là Chương trình) nhằm cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 42 phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của ngànhbảo hiểm xã hộiViệt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành bảo hiểm xã hội trong tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện hiệu quả các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thu-chi bảo hiểm thất nghiệp.Cùng với đó, xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và kế hoạch hành động nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 42.Đây cũng là căn cứ để thủ trưởng các đơn vị, tổ chức đảng trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa chương trình, kế hoạch công tác, kịp thời triển khai theo chức năng, nhiệm vụ hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết số 42 ngay tại từng tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.Về mục tiêu chung, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ Nghị quyết số 42 nhằm xây dựng, phát triển ngành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phấn đấu thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Từng bước đề xuất xây dựng hoàn thiện chính sách theo hướng mở rộng bền vững diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân theo đúng quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng. Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình nghiệp vụ thu, giải quyết, chi trả các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Đẩy mạnh chuyển đổi số đổi số, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; liên thông dữ liệu với các bộ, ngành, sẵn sàng kết nối với cơ chế một cửa quốc gia. Liên thông dữ liệu nghiệp vụ quản lý thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; nghiên cứu, đề xuất quy định để thực hiện dần thay thế sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế bản giấy bằng bản điện tử. Mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và phục vụ yêu cầu ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tăng mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.Chương trình đề ra các mục tiêu cụ thể theo từng thời kỳ.Trong giai đoạn đến năm 2025, phấn đấu đạt 45% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm hơn 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế, trong đó tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%, chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt mức 85%.Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị trên 68%.Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: (1) 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; (2) 95% hồ sơ công việc của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật của nhà nước); (3) 100% người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế có tài khoản giao dịch điện tử, cài đặt ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số để theo dõi quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, tra cứu thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến; (4) 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế được cấp căn cước công dân có thể sử dụng thay thế thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh.Trong giai đoạn đến năm 2030, phấn đấu đạt 60% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 97% dân số tham gia bảo hiểm y tế; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt mức 90%.Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hằng năm luôn tăng trưởng bền vững, trong đó tại khu vực đô thị bảo đảm đạt trên 75%.Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển hệ thống công nghệ thông tin của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam để đạt các yêu cầu trong tình hình mới, tích hợp, liên thông, liên kết, xử lý tập trung: (1) Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; (2) Kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành khác để triển khai dịch vụ công và tạo thuận lợi cho người dân, đơn vị sử dụng lao động và triển khai kiểm tra, kiểm soát dựa trên dữ liệu lớn; (3) 100% các hệ thống thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có liên quan đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tái cấu trúc và ứng dụng công nghệ hiện đại, đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; (4) 100% hồ sơ công việc của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).Về tầm nhìn đến năm 2045, từ năm 2031 trở đi, phấn đấu hằng năm bảo đảm tiếp tục tăng trưởng, phát triển bền vững lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, dân số tham gia bảo hiểm y tế, số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt năm sau cao hơn năm trước.Chương trình cũng đề ra 8 giải pháp cụ thể.Một là, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Hai là, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách, pháp luật khác có liên quan.Ba là, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành bảo hiểm xã hội.Bốn là, rà soát sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định quản lý, quy trình nghiệp vụ thu - chi và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Năm là, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.Sáu là, xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.Bảy là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Tám là, tham mưu, đề xuất các cấp ủy đảng, cơ quan có thẩm quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
https://nhandan.vn/8-giai-phap-trien-khai-chuong-trinh-hanh-dong-thuc-hien-nghi-quyet-so-42-ve-chinh-sach-xa-hoi-post809517.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:17", "tags": [ "chính sách xã hội", "bảo hiểm xã hội", "an sinh xã hội", "Nghị quyết số 42", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam" ] }
Hội thảo các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu
NDO -Trong 2 ngày 16 và 17/3, tại Quảng Ninh, Bộ Ngoại giao phối hợp Chính phủ Cộng hòa Vanuatu tổ chức Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu. Tham dự hội thảo gồm đại diện các cơ quan Việt Nam, đại diện chính phủ các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giới học giả và luật sư quốc tế.
Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu tổng quan về sự ra đời và ý nghĩa của thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu trên cơ sở Nghị quyết 77/276 ngày 29/3/2023 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận về các khía cạnh pháp lý chủ chốt trong thủ tục Ý kiến tư vấn, sự đóng góp mà các nước châu Á-Thái Bình Dương có thể mang lại cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho các nước để tham gia hiệu quả vào thủ tục Ý kiến tư vấn mà hiện ICJ đang xử lý.Trước đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 77/276 bằng đồng thuận. Theo đó, Đại hội đồng đề nghị Tòa án Công lý quốc tế cung cấp ý kiến tư vấn về trách nhiệm của các quốc gia trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Việt Nam và Vanuatu là hai trong số 18 quốc gia thuộc nhóm nòng cốt thúc đẩy Nghị quyết này. Theo quy định của Tòa án Công lý quốc tế, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc có thời hạn tới 22/3/2024 để tham gia ý kiến, trước khi Tòa chính thức đưa ra ý kiến của mình vào năm 2025.Phát biểu khai mạc Hội thảo vào sáng ngày 16/3/2024, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết đặc điểm địa lý đặc thù, với vùng bờ biển rộng lớn, khiến Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, trong đó Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, cũng là địa điểm tổ chức Hội thảo, không phải ngoại lệ. Bởi vậy, Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu.Quang cảnh Hội thảo.“Nghị quyết của Đại hội đồng thừa nhận biến đổi khí hậu gây ra tác động khác nhau với mỗi quốc gia, vì thế gánh nặng cũng như trách nhiệm ứng phó phải được san sẻ công bằng, bình đẳng. Việc tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ là cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển tham gia nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy quyền của các nước dễ bị tổn thương và định hình sự phát triển của luật môi trường quốc tế”, Thứ trưởng cho biết.Theo Thứ trưởng, hội thảo là cơ hội để chuyên gia pháp lý các nước trong khu vực thảo luận, tìm kiếm ý tưởng, củng cố lập luận để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu, vừa trả lời các câu hỏi pháp lý đang được ICJ xem xét, từ đó cân nhắc khả năng để các quốc gia có phản ứng và sự tham gia phù hợp vào thủ tục ý kiến tư vấn. Bên cạnh đó, sự kiện có thể tạo ra diễn đàn kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa giới chuyên gia pháp lý quốc tế trong khu vực, củng cố tiếng nói của các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương trong ứng xử với các vấn đề về mang tính toàn cầu.Phát biểu tại Hội thảo, ông Arnold Kiel Loughman, Bộ trưởng Tư pháp Vanuatu, cho biết các thách thức từ biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, các hình thái thời tiết cực đoan, ô nhiễm biển, đa dạng sinh học suy thoái đang đe dọa cuộc sống, nền văn hóa và thậm chí sự tồn tại của nhiều dân tộc.“Triển khai những biện pháp hiệu quả nhằm ứng phó biến đổi khí là trách nhiệm đạo đức của cộng đồng quốc tế, đây cũng chính là mục tiêu mà Hội thảo này hướng tới”, ông Loughman nói.Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Hội thảo.Đại diện các nước tham dự Hội thảo đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam và Vanuatu tổ chức sự kiện, tạo cơ hội để chuyên gia pháp lý các quốc gia trong khu vực và quốc tế thảo luận một cách thẳng thắn, thực chất, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoàn thiện các bản đệ trình dự kiến gửi tới ICJ.“Lập trường đoàn kết, nhất quán của các nước đang phát triển về chủ đề biến đổi khí hậu có ý nghĩa to lớn, bảo đảm các khía cạnh quan trọng nhất về trách nhiệm của các quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu được xem xét, qua đó tôi hy vọng sẽ giúp ICJ đưa ra ý kiến tư vấn với tác động pháp lý mạnh mẽ”, bà Myrna Agno-Canuto, đại diện Bộ Tư pháp Philippines cho biết.Theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khoảng 80 quốc gia đã nộp bản đệ trình để chính thức tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ tới thời điểm hiện tại. Con số này biến thủ tục ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu trở thành vụ việc có quy mô lớn nhất mà ICJ từng xử lý, đồng thời cho thấy vai trò quan trọng mà ý kiến của ICJ mang lại trong vấn đề biến đổi khí hậu.“Việc tích cực thúc đẩy và tham gia thủ tục ý kiến tư vấn tại ICJ thể hiện rõ vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thu hút sự ủng hộ của các nước đang phát triển. Tiến trình tại ICJ cũng cho thấy sự coi trọng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò, đóng góp của Việt Nam trong vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm các cam kết mạnh mẽ thời gian qua tại các diễn đàn quốc tế”, ông Giang khẳng định.Để hỗ trợ các nước xây dựng đệ trình tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ, một số hội thảo hỗ trợ kỹ thuật đã được tổ chức tại các khu vực khác trên thế giới. Năm ngoái, Fiji là quốc gia đăng cai tổ chức hội thảo khu vực Thái Bình Dương.Trong tháng 2/2024, hội thảo hỗ trợ kỹ thuật cho các nước khu vực Caribe cũng được tổ chức tại Grenada.
https://nhandan.vn/hoi-thao-cac-van-de-phap-ly-ky-thuat-ve-y-kien-tu-van-cua-toa-an-cong-ly-quoc-te-ve-bien-doi-khi-hau-post800284.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "Quảng Ninh", "Bộ Ngoại giao", "Tòa án Công lý quốc tế", "biến đổi khí hậu", "Chính phủ Cộng hòa Vanuatu", "ô nhiễm biển" ] }
[Infographic] Ngày Quốc tế Gia đình 15/5: Giá trị của một gia đình hạnh phúc
Các nghiên cứu đều cho thấy, mối quan hệ bền chặt tronggia đìnhgóp phần mang lại sức khỏe tinh thần tốt hơn và thành tích học tập cao hơn cho mỗi cá nhân.
Một người có nền tảng gia đình tốt đẹp sẽ có sức khỏe dồi dào, thu nhập cao hơn và dễ thành công hơn hẳn so với mặt bằng chung.
https://nhandan.vn/infographic-ngay-quoc-te-gia-dinh-155-gia-tri-cua-mot-gia-dinh-hanh-phuc-post809365.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "Ngày Quốc tế Gia đình", "15/5", "gia đình hạnh phúc" ] }
Chủ tịch thành phố Đà Nẵng tiếp Đoàn công tác của Tòa án nhân dân miền Trung Lào
NDO -Chiều nay (5/6), Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phốĐà NẵngLê Trung Chinh đã tiếp, làm việc với Đoàn công tác của Tòa án nhân dân miền Trung Lào, do đồng chí Phôm Su Văn Phi-La-Chăn, Thẩm phán Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân miền Trung Lào làm Trưởng đoàn.
Tại buổi tiếp đoàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nói chung, Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng nói riêng luôn coi trọng và vun đắp mốiquan hệ hữu nghịtruyền thống đặc biệt giữa hai nước cũng như quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả giữa Đà Nẵng và các tỉnh Nam, Trung Lào.Chủ tịch TP Đà Nẵng khẳng định, việc giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ giữa Tòa án nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng và Tòa án nhân dân miền Trung Lào sẽ góp phần tăng cường hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.Theo Chánh án Tòa án nhân dân miền Trung Lào Phôm Su Văn Phi-La-Chăn, mục đích của chuyến công tác lần này là trao đổi nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm thực tế giữa Tòa án nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng và Tòa án nhân dân miền Trung Lào; đồng thời đánh giá cao các kết quả công tác Tòa án nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là công tác xét xử trực tuyến đã được triển khai bài bản, hiệu quả.Đoàn công tác nhận thấy Đà Nẵng là địa phương kiểu mẫu, thành phố đáng sống, thực hiện hiệu quả các mục tiêu được Trung ương giao; mong rằng thời gian tới, thành phố cùng 5 tỉnh miền Trung, Nam Lào tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, phát triển, gặt hái thêm nhiều thành công.Chủ tịch thành phố Đà Nẵng tiếp Đoàn công tác của Tòa án nhân dân miền Trung Lào. (Ảnh ANH ĐÀO)Trao đổi về kết quả triển khai các chương trình hợp tác giữa Đà Nẵng và các địa phương của Lào trong thời gian qua và định hướng trong thời gian đến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, đến nay, thành phố Đà Nẵng đã ký kết 37 văn bản thỏa thuận và ghi nhớ với 7 địa phương của Lào, gồm: thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Xaynhaburi, tỉnh Savannakhet, tỉnh Champasak, tỉnh Sekong, tỉnh Salavane và tỉnh Attapeu.Trong số các địa phương nêu trên, quan hệ hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng với 5 tỉnh Nam-Trung Lào (gồm tỉnh Savannakhet, tỉnh Champasak, tỉnh Sekong, tỉnh Salavan và tỉnh Attapeu) được triển khai hiệu quả thông qua nhiều chương trình, dự án hợp tác phong phú. Từ năm 2018 đến nay, kinh phí thực hiện các chương trình hợp tác khoảng 200 tỷ đồng.Mỗi năm thành phố Đà Nẵng cam kết tuyển sinh và tài trợ học bổng, sinh hoạt phí cho khoảng 100-120 sinh viên Lào theo học các ngành, chương trình đào tạo tại Đại học Đà Nẵng, qua đó hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu phát triển của Lào. Hiện nay, có 279 lưu học sinh thuộc diện nhận học bổng của UBND thành phố đang theo học tại Đại học Đà Nẵng.
https://nhandan.vn/chu-tich-thanh-pho-da-nang-tiep-doan-cong-tac-cua-toa-an-nhan-dan-mien-trung-lao-post812841.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:18", "tags": [ "Ông Lê Trung Chinh", "Tòa án Nhân dân miền Trung Lào" ] }