title
stringlengths
16
145
summary
stringlengths
65
755
content
stringlengths
0
21.3k
url
stringlengths
35
298
metadata
dict
Vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ: Công bố danh tính 6 bị can bị khởi tố
Tối 31/1, Công an thành phố Hà Nội cho biết, căn cứ vào kết quả điều tra vụ án Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, xảy ra ngày 12/9/2023, tại nhà số 37 ngách 29/70 Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, ngày 30/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, ra Quyết định khởi tố bị can đối với 6 bị can về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự.
Các bị can gồm: Nguyễn Đình Quân, nguyên Tổ trưởng Tổ Thanh tra xây dựng UBND phường Khương Đình, giai đoạn 2014-2016, hiện là Tổ trưởng Tổ Thanh tra xây dựng UBND phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân; Chu Xuân Sơn, nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Khương Đình, giai đoạn 2015-2020, hiện là Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Nam; Nguyễn Thị Kim Trang, nguyên cán bộ địa chính xây dựng UBND phường Khương Đình, giai đoạn 2010-2018, hiện là cán bộ địa chính xây dựng UBND phường Thanh Xuân Bắc; Trần Trọng Khang, nguyên Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng UBND quận Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2016, hiện đã nghỉ hưu; Phạm Tần Anh, Phó Chủ tịch UBND phường Khương Đình, giai đoạn từ 2018 đến nay; Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Phó trưởng Công an phường Khương Đình.Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố cũng ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với các bị can Nguyễn Đình Quân, Trần Trọng Khang, Chu Xuân Sơn; ra Lệnh Cấm đi khỏi nơi cư trú, Quyết định Tạm hoãn xuất cảnh đối với các bị can Nguyễn Thị Kim Trang, Phạm Tần Anh, Nguyễn Tuấn Anh; ra Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của các bị can nêu trên để phục vụ công tác điều tra.Các Quyết định, Lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phê chuẩn.Hiện, Cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục điều tra mở rộng đề làm rõ toàn bộ nội dung vụ án, xử lý theo quy định của pháp luật.Chủ đề: Cháy chung cư mini tại Hà NộiHà Nội xem xét kỷ luật nhiều cán bộ liên quan vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh XuânVụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ: Công bố danh tính 6 bị can bị khởi tốYêu cầu bảo đảm quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini như nhà chung cưTrước đó, đêm 12 rạng sáng 13/9/2023,"chung cư mini"số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ quận Thanh Xuân bị cháy, gây hậu quả nghiêm trọng, làm 56 người tử vong, 37người bị thương."Chung cư mini" này được chủ đầu tư là ông Nghiêm Quang Minh (trú Yên Hòa, quận Giấy, Hà Nội) xây thành 9 tầng. Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố bị can đối với ông Minh về tội vi phạm quy định vềphòng cháy, chữa cháy.Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã lập đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ chức Đảng, gồm: Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân, Đảng ủy Công an quận Thanh Xuân, Đảng ủy phường Khương Đình nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025.
https://nhandan.vn/vu-chay-chung-cu-mini-o-pho-khuong-ha-cong-bo-danh-tinh-6-bi-can-bi-khoi-to-post794743.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "cháy chung cư mini", "khởi tố", "bị can", "Khương Hạ", "Hà Nội" ] }
Từ đêm 8-9/6, cảnh báo mưa lớn ở Bắc Bộ, lũ quét, sạt lở ở vùng núi
NDO -Dự báo, từ đêm 8 đến ngày 9/6, ở khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, mưa lớn cục bộ có thể gây ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 8/6, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi hơn 60mm.Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi hơn 50mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).Ngoài ra, từ đêm 8 đến ngày 9/6, ở khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra mưa vừa, mưa to và dông,cục bộ có mưa rất tovới lượng mưa phổ biến 20-60mm, có nơi hơn 120mm.Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị.Trên biển, ngày và đêm 8/6, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông và nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác.Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc xoáy và gió giật mạnhcấp 6-7, đề phòng độ cao sóng có thể tăng lên hơn 2m.Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.Dự báo thời tiết ngày và đêm 8/6 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, chiều có lúc có mưa rào và dông; đêm có mưa vừa, mưa to và dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-32 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, ngày có mưa rào và dông rải rác; đêm có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, ngày có mưa rào và dông rải rác; đêm có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Có mây, ngày nắng, khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng phía bắc có mưa rào và dông rải rác . Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 32-35 độ C; phía nam 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, phía bắc ngày nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; phía nam có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C; phía nam 32-35 độ C.Tây Nguyên:Nhiều mây, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 29-32 độ C, có nơi hơn 32 độ C.Nam Bộ:Nhiều mây, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C.
https://nhandan.vn/post-813323.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Dự báo", "mưa lớn", "lũ quét", "sạt lở đất", "Bắc Bộ" ] }
Giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Chương trình giao lưu trực tuyến củaBảo hiểm xã hộiViệt Nam đã giải đáp nhiều câu hỏi, nội dung thắc mắc của bạn đọc liên quan tới các chính sách bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Sáng 24/11, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến với bạn đọc về chính sáchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình diễn ra trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan này tại địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn/pages/default.aspx.Tính đến ngày 31/10/2023, cả nước có 17,385 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Trong số này, có 15,956 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; 1,429 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Con số tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,059 triệu người.Chương trình nhằm kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin, giải đáp thắc mắc của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách an sinh xã hội lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị-xã hội.Tính đến ngày 31/10/2023, cả nước có 17,385 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Trong số này, có 15,956 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; 1,429 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Con số tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,059 triệu người.Hiện nay, dự thảoLuật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)đã được trình lên tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV để lấy ý kiến lần đầu và thảo luận trong Kỳ họp.Dự thảoLuật Bảo hiểm xã hội(sửa đổi) trình Quốc hội có gồm 10 chương và 136 điều, tăng 1 chương và 11 điều so với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Luật đã cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn theo tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.Đây cũng là lần thứ baLuật Bảo hiểm xã hộiđược sửa đổi để đáp ứng nhu cầu thực tiễn từ cuộc sống.Khách mời tham gia chương trình giao lưu trực tuyến là đại diện lãnh đạo và các chuyên gia đến từ các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đó là các ban: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ…Tại chương trình, các chuyên gia của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải đáp nhiều câu hỏi, nội dung thắc mắc của bạn đọc liên quan tới việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Các câu hỏi tập trung vào nhiều nội dung như: điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, thẻ bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, chi trả khám-chữa bệnh từ Quỹ Bảo hiểm y tế…Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/giao-luu-truc-tuyen-ve-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-post784281.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "giao lưu trực tuyến", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam" ] }
Cần quy định chặt chẽ để tránh xử lý oan sai đối với người không uống rượu, bia tham gia giao thông
NDO -Bày tỏ nhất trí với quy định nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở cónồng độ cồn, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần quy định định chặt chẽ để tránh xử lý oan sai đối với người không uống bia, rượu tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nội sinh.
Không uống rượu, bia vẫn có cồn trong máu, xử lý thế nào?Phát biểu tại phiên họp của Quốc hội chiều 22/5 thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) quan tâm, trao đổi thêm về quy định ở Khoản 2, Điều 10 của dự thảo luật nghiêm cấm hành vi: “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” - đây cũng là quy định còn có những ý kiến khác nhau.Đại biểu cơ bản nhất trí với quy định trên nhằm mục đích phòng ngừa, làm giảm tai nạn giao thông, giảm rủi ro, thiệt hại tiềm tàng do việc sử dụng rượu, bia gây ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính người điều khiển, người tham gia giao thông, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình và toàn xã hội.Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn quy định cấm nêu trên đã thực sự đầy đủ, chặt chẽ hay chưa? Liệu có dẫn đến việc có trường hợp bị xử lý oan sai hay không, nhất là đối với người điều khiển phương tiện tham giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nội sinh, chứ không phải do họ sử dụng rượu, bia?Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp chiều 22/5. (Ảnh: DUY LINH)Dẫn báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định: “Về nồng độ cồn nội sinh, đến thời điểm hiện nay chưa có căn cứ rõ ràng và thực tiễn phát hiện là rất hiếm, có thể trao đổi với lực lượng chức năng để kiểm tra lại qua xét nghiệm máu nhằm không làm sai lệch kết quả xử lý”, đại biểu cho rằng, việc xác định nồng độ cồn nội sinh là “chưa có căn cứ rõ ràng” chứ không phải là không có căn cứ, “thực tiễn phát hiện là rất hiếm” chứ không phải là không có.“Tài xế có thể trao đổi với lực lượng chức năng để kiểm tra lại qua xét nghiệm máu nhưng kết quả xét nghiệm máu có thực sự chính xác hay không? Trường hợp nào thì cần kiểm tra lại qua xét nghiệm máu”, ông Tuấn đặt vấn đề và nhấn mạnh đây là những nội dung cần được quy định chặt chẽ trong luật để tránh việc xử lý oan sai đối với người không uống bia, rượu và đồ uống có cồn khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.Tin liên quanThống nhất cao quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xeĐại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung Khoản 2, Điều 10 của dự thảo luật về hành về hành vi bị nghiêm cấm theo hướng: “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; trừ trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn do bị bệnh dẫn đến tăng chuyển hoá nồng độ cồn nội sinh”.Đồng thời cần bổ sung quy định về việc giao cho Chính phủ quy định chi tiết trường hợp cần xác định và cách thức xác định nồng độ cồn nội sinh đối với người bị bệnh khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhằm tránh việcxử lýoan sai đối với các trường hợp này.Đại biểu Trần Khánh Thu-Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)Cũng bày tỏ thống nhất với quy định cấm nêu trên, đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) cho biết, trong hồ sơ trình tại kỳ họp đã có báo cáo đánh giá tác động, kết quả điều tra xã hội học và bổ sung số liệu minh chứng cũng như kinh nghiệm quốc tế để đề xuất phương án tiếp tục kế thừa quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là cấm người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn khi tham gia giao thông.Tuy nhiên, đại biểu đề nghị giao Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật định lượng ethanol máu, có quy định cụ thể về diễn giải kết quả và giá trị tham chiếu đối với những trường hợp tham gia giao thông cần định lượng nồng độ cồn.Trong nhận định kết quả, cần có quy định đối với trường hợp dưới ngưỡng phát hiện của máy xét nghiệm nhưng cao hơn 0 để phân biệt các trường hợp bình thường không uống rượu vẫn có nồng độ cồn trong máu.Đại biểu chỉ ra thực tế, hiện nay nồng độ cồn trong máu người bình thường, không uống rượu khoảng đo được đã là 10-20 mg/dL tương đương 0,01-0,02%, và đây chính là hạn chế của hầu hết máy xét nghiệm hiện nay.Cấm tuyệt đối nồng độ cồn cần cơ sở thuyết phụcĐại biểu Nguyễn Quang Huân-Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)Cũng quan tâm đến quy định nồng độ cồn khi lái xe trong dự thảo luật lần này, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho biết, trong đợt tiếp xúc cử tri tại Kỳ họp thứ 7 và trước kỳ họp có ý kiến cử tri kiến nghị tiếp tục giữ quy định nồng độ cồn bằng 0 như hiện nay để bảo đảm an toàn giao thông, nhưng cũng có ý kiến cho rằng cấm như vậy thì quá chặt.Tương tự như vậy, đại biểu cũng nêu rõ, trong số các đại biểu Quốc hội cũng có 2 luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này. Do đó, đại biểu Huân đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm các cơ sở thuyết phục để Quốc hội quyết định sao cho luật thông qua sẽ thấu tình đạt lý, đáp ứng được nguyện vọng của đa số nhân dân.Thí dụ như, có bao nhiêu phần trăm số vụ tai nạn giao thông do rượu, bia gây ra và trong số vụ tai nạn do rượu, bia ấy, có bao nhiêu phần trăm vụ, chủ yếu ở độ tuổi nào, các đặc điểm chung của các nhóm đối tượng vi phạm…Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngNếu số lượng vụ vượt ngưỡng chiếm đa số các vụ tai nạn do rượu, bia gây ra và chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng nào đó thì có thể phân tầng và áp dụng các biện pháp giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức, nghĩa là không nên quy định nồng độ cồn bằng 0.“Ngược lại, nếu số liệu thống kê cho thấy, loại hình tai nạn do rượu, bia gây ra chiếm tỷ lệ lớn, phân bổ ở mọi đối tượng, thành phần, độ tuổi không kể vượt ngưỡng hay dưới ngưỡng thì phải đưa quy định nồng độ cồn bằng 0 vào luật. Có như vậy thì luật được thông qua sẽ bảo đảm tính nghiêm minh, khách quan”, đại biểu nêu ý kiến.Đại biểu Nguyễn Quốc Hận-Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)Cùng chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho biết, trong thực tế, có trường hợp nhiều người sử dụng rượu, bia từ hôm trước nhưng hôm sau vẫn còn nồng độ cồn trong hơi thở, thậm chí ăn một số loại trái cây có khả năng lên men thì trong hơi thở cũng có nồng độ cồn.Đại biểu cho rằng, luật cần điều chỉnh để không cản trở các hoạt động bình thường của xã hội, từ văn hóa ứng xử đến phát triển kinh tế-xã hội.Do nội dung này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, đại biểu đề nghị nên xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: DUY LINH)Làm rõ vấn đề về nồng độ cồn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết thêm, theo báo cáo của Bộ Công an, từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023, số người chết, bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20% tổng số người chết, bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ. Trong số đó, có tới 80% là lỗi do người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia gây ra.Ông Lê Tấn Tới cũng dẫn thêm các số liệu báo cáo mới nhất của Bộ Y tế về các thương vong, chấn thương, tỷ lệ nạn nhân chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông đường bộ...Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cũng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và phối hợp với các cơ quan hữu quan để khảo sát, thu thập số liệu và đánh giá thêm vấn đề này, đồng thời tiếp tục phối hợp với cơ quan soạn thảo của Chính phủ để tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình thấu đáo, đầy đủ để trình Quốc hội xem xét thông qua.
https://nhandan.vn/can-quy-dinh-chat-che-de-tranh-xu-ly-oan-sai-doi-voi-nguoi-khong-uong-ruou-bia-tham-gia-giao-thong-post810610.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Nồng độ cồn", "Dự thảo Luật", "an toàn giao thông", "cấm tuyệt đối nồng độ cồn", "Quốc hội" ] }
Tổ chức tốt các hội nghị truyền thông để tăng nhanh độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Công tác tổ chức truyền thông, vận động phát triển người tham gia theo hình thức hội nghị truyền thông khách hàng nhằm phát triển và duy trì bền vững người tham giabảo hiểm xã hội tự nguyện,bảo hiểm y tếtự đóng. Việc tổ chức hội nghị phải tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp, bảo đảm linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội, địa bàn, địa hình, phong tục, tập quán…
Bảo hiểm xã hộiViệt Nam vừa ban hành Công văn số 871/BHXH-TST ngày 1/4/2024 hướng dẫnbảo hiểm xã hộicác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức hội nghị truyền thông khách hàng.Công văn của cơ quan này nêu rõ, thời gian qua, cùng với các hình thức truyền thông, vận động trực tiếp, theo nhóm, tổ chức lễ ra quân,...bảo hiểm xã hộicác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai các hội nghị khách hàng phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự đóng đạt được kết quả quan trọng, góp phần tăng nhanh độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.Để sử dụng hiệu quả kinh phí phục vụ cho tổ chức hội nghị khách hàng và truyền thông, bảo đảm linh hoạt, phù hợp với đặc thù của các địa phương,Bảo hiểm xã hội Việt Namhướng dẫn bảo hiểm xã hội tỉnh/huyện tổ chức truyền thông, vận động phát triển người tham gia theo hình thức hội nghị truyền thông khách hàng nhằm phát triển và duy trì bền vững người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự đóng theo kế hoạch và nhiệm vụ đã được xác định hằng năm.Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu việc tổ chức hội nghị phải tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp, bảo đảm linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội, địa bàn, địa hình, phong tục, tập quán…gắn với trách nhiệm cụ thể của tập thể, cá nhân, đơn vị và người đứng đầu cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện trong việc mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại địa phương.Hướng dẫn cũng nêu rõ về nội dung, quy trình thực hiện, từ việc lập kế hoạch tổ chức hội nghị, quy trình thực hiện với hội nghị tổ chức trực tiếp và hội nghị trực tuyến (livestream).Trước đó, trong năm 2023, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức dịch vụ thực hiện khoảng 28.800 hội nghị truyền thông, tập huấn, tư vấn, đối thoại với khoảng 1,58 triệu lượt người tham dự. Cùng với đó, triển khai gần 139.000 cuộc truyền thông nhóm nhỏ cho khoảng 1,08 triệu lượt người...Công tác tư vấn, giải đáp, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng được đặc biệt quan tâm đẩy mạnh. Trong năm 2023, hoạt động này đã hỗ trợ, tư vấn, giải đáp trên 1,7 triệu lượt người; tổ chức 12 hội nghị đối thoại, giải đáp chính sách tại các địa phương, thu hút gần 2.500 người tham gia. Qua đó, góp phần xây dựng hình ảnh ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam phục vụ người dân tận tâm, chuyên nghiệp và hiệu quả.
https://nhandan.vn/to-chuc-tot-cac-hoi-nghi-truyen-thong-de-tang-nhanh-do-bao-phu-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-post802998.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "bảo hiểm xã hội tự nguyện", "truyền thông chính sách", "hội nghị truyền thông" ] }
Khánh thành các công trình, phần việc thanh niên trị giá 1,5 tỷ đồng tại tỉnh Điện Biên
NDO -Trong các ngày 4, 5 và 6/4, Thành đoàn Hà Nội phối hợp Đoàn Thanh niên các đơn vị: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Thuế Hà Nội tổ chức chương trình tình nguyện với hàng loạt hoạt động ý nghĩa tại tỉnh Điện Biên.
Trong khuôn khổ chương trình, đoàn công tác của các đơn vị đã thực hiện nhiều công trình, phần việc thanh niên, với tổng giá trị khoảng 1,5 tỷ đồng. Trong đó, có công trình "Trường đẹp cho em” tặng Trường Tiểu học, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú-Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Lập, bản Háng Lìa A (xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên), với 3 phòng học và phòng vệ sinh đạt tiêu chuẩn.Đoàn công tác cũng đã khánh thành 6 Nhà Đại đoàn kết tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và có công với cách mạng tại 2 xã Chiềng Sơ, Háng Lìa (huyện Điện Biên Đông); trao 1 nghìn đầu sách tặng Trường Tiểu học, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú-Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Lập, bản Háng Lìa A.Đại diện các đơn vị trong đoàn công tác cùng học sinh Trường Tiểu học, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú-Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Lập.Các thành viên đoàn công tác đã tới thăm, trao quà tặng 30 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn và có công với cách mạng tại huyện Điện Biên Đông; trao “Bữa cơm cho em”, tổ chức một số hoạt động vui chơi cho học sinh Trường tiểu học, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú-Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Lập, bản Háng Lìa A.Trước đó, đoàn công tác đã tới dâng hương tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ, Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1; tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ và HầmĐại tướng Võ Nguyên Giáp.Đoàn viên, thanh niên các đơn vị cùng thiếu nhi địa phương trước thềm những ngôi nhà sẽ được xây dựng lại thành Nhà Đại đoàn kết.Theo Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Trần Quang Hưng, chương trình tình nguyện nêu trên là hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm thể hiện tình cảm của tổ chức Đoàn đối với đồng bào, thanh, thiếu nhi tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời, nêu cao tinh thần xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của tuổi trẻ Thủ đô nói riêng và đoàn viên, thanh niên các bộ, ban, ngành nói chung.
https://nhandan.vn/khanh-thanh-cac-cong-trinh-phan-viec-thanh-nien-tri-gia-15-ty-dong-tai-tinh-dien-bien-post803366.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Thành đoàn Hà Nội", "Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khó lường
Những năm gần đây, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công... gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở, lún sụt...
Riêng mùa khô năm 2023-2024, ở khu vực này hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến hàng nghìn héc-ta cây trồng và hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt.Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Mê Công, có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp do nguồn nước phong phú và được điều tiết tự nhiên bởi Biển Hồ (Campuchia), tài nguyên, đất đai bằng phẳng, màu mỡ, thủy sản dồi dào, đa dạng...Qua thống kê, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gần ba triệu héc-ta, đây là vùng có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh về sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt và nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, ngọt.So với cả nước, diện tích Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 12% nhưng sản xuất lúa chiếm tới 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo của vùng chiếm tới 90% sản lượng và thủy sản chiếm 70% diện tích nuôi trồng, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu của cả nước...Nhưng khu vực này cũng luôn phải đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế do mặn xâm nhập với diện tích khoảng từ 1,2 đến 1,6 triệu héc-ta ở vùng ven biển, ứng với độ mặn 4 g/l (vào mùa kiệt); thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt ở những vùng xa sông, gần biển; xói lở bờ sông, biển, sụt lún bờ kênh, rạch xảy ra nhiều nơi và ngày càng nghiêm trọng…Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng và Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất so với các vùng khác. Các nghiên cứu cho thấy, trong 30 năm qua, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm, đỉnh triều tăng nhiều hơn chân triều, dẫn đến năng lượng dòng triều tăng.Toàn vùng có 17 cửa sông với tổng chiều rộng khoảng 25 km, dẫn đến sự trao đổi nước từ biển vào đã và tiếp tục gia tăng từ 25% đến 65% khiến diện tích bị ngập triều và xâm nhập mặn tăng theo. Bên cạnh đó, việc tiêu thoát nước cũng khó khăn, dẫn đến tăng diện tích ngập do lũ, do triều và kéo dài thời gian ngập.Đến năm 2024, các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công đã xây dựng 128 hồ trên dòng chính và dòng nhánh với dung tích hữu ích khoảng 88 tỷ mét khối; dự kiến tăng lên 90 đến 95 tỷ mét khối vào năm 2030 và sẽ đạt 120 tỷ mét khối khi hoàn thành 231 hồ theo quy hoạch giai đoạn năm 2040-2060.Các công trình này sẽ tác động đến dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long trong cả mùa lũ và mùa kiệt, tần suất xuất hiện lũ lớn giảm, thay vào đó là lũ nhỏ, thậm chí mất lũ tăng lên…, do đó xâm nhập mặn xuất hiện sớm hơn. Hơn nữa, sự sụt giảm khoảng 70 đến 75% hàm lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long (do các hồ chứa thượng nguồn giữ lại) đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra xói lở nghiêm trọng bờ sông, biển.Theo tính toán, đến năm 2050, khi toàn bộ các dự án thủy điện mà các quốc gia thượng nguồn đã quy hoạch triển khai hết thì lượng phù sa về khu vực này chỉ còn 5% so với thời điểm cao nhất. Mặt khác, do diện tích trồng lúa, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản tăng cũng làm gia tăng nhu cầu nước tưới.Việc gia tăng nhu cầu dùng nước dẫn đến áp lực tăng yêu cầu phục vụ của các công trình thủy lợi, và khi công trình thủy lợi không đáp ứng đủ dẫn đến việc khai thác nước ngầm quá mức và hệ lụy là tình trạng hạ thấp mực nước ngầm, lún sụt đất nền.Từ nhiều năm qua, để điều hòa nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các hệ thống công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lũ, xâm nhập mặn, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và sản xuất nông nghiệp.Tuy nhiên, với những tác động tiêu cực ngày càng gia tăng, việc bảo đảm an ninh nguồn nước đang chịu nhiều áp lực, nhất là công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.Cục trưởng Thủy lợi Nguyễn Tùng Phong cho biết: “Mùa khô năm 2023-2024, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xâm nhập mặn bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 12/2023, sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 33 ngày. Từ tháng 4 đến nay, diễn biến xâm nhập mặn vùng ven biển Tây biến động khó lường; có thời điểm độ mặn tại một số nơi đã tăng cao đột biến, nhất là trong các ngày từ 18 đến 22/4, tại cầu Cái Tư (sông Cái Lớn) lớn hơn 3 đến 4 g/l, tại Bắc Hồng Dân hơn 10 g/l, ảnh hưởng việc lấy nước cho sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do nguồn nước thượng lưu đổ về Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 4 ở mức thấp cho nên nguồn nước ngọt bổ sung từ sông Hậu hạn chế, nắng nóng kéo dài, lượng bốc hơi cao, các địa phương đồng loạt xuống giống vụ hè thu làm mực nước nội đồng giảm nhanh”.Về xu thế dài hạn, vùng Đồng bằng sông Cửu Long xâm nhập mặn cao khả năng gia tăng cả về cường độ và số lần xuất hiện, nhất là trong thời gian ảnh hưởng của El Nino thì xâm nhập mặn xuất hiện ở mức nặng đến nghiêm trọng.Đặc biệt, trong tương lai, khi các nước ở thượng nguồn hoàn thành xây dựng các hồ chứa nước theo quy hoạch, cùng với yếu tố nước biển dâng, biến đổi khí hậu, hạ thấp lòng dẫn sông... xâm nhập mặn có xu thế xuất hiện gay gắt, quy luật bất thường hơn, mức độ xâm nhập phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 đến 7 km; các đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng như mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020 xuất hiện thường xuyên hơn và không loại trừ còn có mức độ ảnh hưởng cao hơn.Để hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra đối với dân sinh và sản xuất nông nghiệp, theo Cục trưởng Thủy lợi Nguyễn Tùng Phong: “Các địa phương cần chuẩn bị sớm các kịch bản hạn hán, xâm nhập mặn có thể xảy ra và giải pháp ứng phó phù hợp; phân chia các tiểu vùng có nguy cơ ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn trên cơ sở mức độ kiểm soát nguồn nước của hạ tầng thủy lợi để quản lý và khai thác một cách khoa học và hợp lý, bố trí cơ cấu mùa vụ theo hướng hàng hóa, phát triển kinh tế nông nghiệp; rà soát, hoàn thiện quy trình vận hành các hệ thống thủy lợi; tổ chức xây dựng quy trình vận hành liên hệ thống thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tăng cường kết nối nguồn nước, nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi”.Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cần có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển và áp dụng các công nghệ tiên tiến, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.Khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, các địa phương cần điều chỉnh thời vụ, xuống giống sớm lúa đông xuân ở các tỉnh ven biển; tăng cường trữ nước ở vùng canh tác cây ăn quả; rà soát đánh giá tổng thể năng lực cấp nước của các công trình cấp nước tập trung; xác định cụ thể giải pháp cấp nước cho từng huyện, xã, thôn, ấp, cụm dân cư khu vực chịu ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn để triển khai, thực hiện các giải pháp cấp nước phù hợp.Đối với các công trình còn dư công suất ở các địa phương như: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang thực hiện mở rộng, kéo dài tuyến ống; công trình hạn chế nguồn cần tìm kiếm nguồn bổ sung hoặc liên thông giữa các công trình trong cùng khu vực.Mặt khác, cần gắn phát triển các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn với phát triển hệ thống công trình thủy lợi. Từ đó khai thác tối đa khả năng cấp ngọt của các công trình thủy lợi để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân; kết hợp hài hòa giữa nâng cấp, mở rộng, kết nối liên thông công trình với hỗ trợ, tăng cường khả năng trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm ở hộ gia đình...Theo Cục Thủy lợi, đến cuối tháng 4, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1.581 ha lúa ở Sóc Trăng và Bến Tre, 4.642 ha cây ăn quả có nguy cơ giảm năng suất; khoảng 73.900 hộ dân bị ảnh hưởng do thiếu nước sinh hoạt tập trung tại bảy tỉnh là: Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
https://nhandan.vn/han-han-xam-nhap-man-o-dong-bang-song-cuu-long-ngay-cang-kho-luong-post808201.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Hạn hán", "ngập mặn", "Đồng bằng sông Cửu Long" ] }
Phục hồi sinh kế cho phụ nữ sau đại dịch
Một trong những nội dung nghị sự đáng chú ý của Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á lần thứ 42 (AIPA-42) là phiên họp Nữ nghị sĩ AIPA. Tại phiên thảo luận, các ý kiến đều cho rằng, những năm qua, vấn đề trao quyền, nâng cao quyền năng kinh tế, chính trị của phụ nữ luôn được quan tâm và ưu tiên. Mặc dù vậy, phụ nữ và trẻ em vẫn gặp phải những bất bình đẳng, nhất là những bất lợi trong vấn đề lao động, việc làm và thu nhập.
Theo Ủy ban Nữ Nghị sĩ AIPA, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ tới các nước, phụ nữ và trẻ em đang bị ảnh hưởng tiêu cực và sâu sắc hơn nam giới. Trong đó, lao động nữ trong các ngành nghề dịch vụ, nghề thuộc khu vực phi chính thức, hoặc các công việc lao động chân tay bị ảnh hưởng nặng nề hơn từ dịch bệnh. Theo thống kê, có 30% số lao động nữ làm việc ở các lĩnh vực này bị thiệt hại, ảnh hưởng sinh kế, giảm thu nhập hoặc mất thu nhập do dịch.Tại Việt Nam, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến việc làm, thu nhập của hàng triệu lao động nữ, nhất là lao động nữ khu vực phi chính thức: bán hàng rong, dịch vụ, giúp việc nhà ảnh hưởng nặng nề. Theo khảo sát của Tổ chức ActionAid Việt Nam (Tổ chức quốc tế chống đói nghèo), trên thực tế, lao động phi chính thức chiếm hơn 57% lực lượng lao động của Việt Nam và nhiều người trong số họ là phụ nữ. Họ là đối tượng chịu tác động trực tiếp rất lớn từ đại dịch Covid-19 kéo dài do mất sinh kế, thu nhập. Số liệu khảo sát cho thấy, gần 70% số người lao động trong khu vực này bị giảm thu nhập, hơn 90% bị ốm trong thời gian giãn cách xã hội nhưng có tới hai phần ba số người ốm lựa chọn ở nhà và tự chữa trị...  Dù gói an sinh xã hội của Chính phủ đã hướng tới lao động tự do, góp phần giải quyết khó khăn trước mắt cho số lao động này, tuy nhiên, với số lượng người mất việc làm chiếm tỷ lệ lớn và chịu nhiều thiệt thòi, phần lớn phụ nữ thuộc khu vực phi chính thức chưa được tiếp cận đầy đủ với các hỗ trợ và quan tâm thỏa đáng từ các tổ chức xã hội hoặc cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ luôn thực hiện các “nghĩa vụ” chăm sóc chồng con, gia đình không lương. Khi thất nghiệp do dịch Covid-19, giờ đây, cộng thêm với áp lực về kinh tế và áp lực trong thời kỳ thất nghiệp dẫn đến xung đột quan hệ giới và làm gia tăng bạo lực gia đình. Gánh nặng kiếm tiền lo cho gia đình trong thời gian giãn cách được chuyển lên vai người phụ nữ. Điều này cho thấy, phụ nữ trong khu vực lao động phi chính thức là một trong những đối tượng chịu nhiều tác động và thiệt thòi nhất từ đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các chuyên gia về giới cảnh báo, nếu không được khắc phục một cách toàn diện, hậu quả về sức khỏe tinh thần và kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 có thể dẫn đến bất bình đẳng giới và nguy cơ đẩy lùi những thành quả đã đạt được trong nỗ lực trao quyền cho phụ nữ trong những thập kỷ gần đây.Trước thực trạng nêu trên, rất cần có những hoạt động hỗ trợ thiết thực hơn nữa nhằm góp phần nâng sức chống chịu, tạo thêm vốn sinh kế cho các lao động nữ ở khu vực phi chính thức. Đặc biệt, cần có sự chung tay của Chính phủ, cộng đồng cũng như các tổ chức xã hội tập trung tạo ra những chính sách và phản ứng kịp thời nhằm hỗ trợ những người phụ nữ có sinh kế bấp bênh để họ có thể tiếp cận nguồn vốn giúp họ bảo đảm cuộc sống. Thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ phục hồi sau đại dịch. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp, tạo liên kết khu vực hỗ trợ phụ nữ có việc làm, tạo sinh kế, tham gia thị trường lao động thông qua môi trường kỹ thuật số; tiếp tục quan tâm đến các chính sách hỗ trợ về tài chính, tài chính vi mô để phụ nữ nói chung, nhất là phụ nữ nghèo, mất việc làm, phụ nữ dân tộc thiểu số, bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 có cơ hội tiếp cận việc làm và phát triển sinh kế...Trong bối cảnh dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy các quốc gia tăng cường chuyển đổi số nhanh hơn. Khi đó, nếu lực lượng lao động nữ không kịp thích ứng với xu hướng số hóa thì sẽ không tận dụng được nền tảng số, mất cơ hội việc làm mới. Do vậy, cần đào tạo và đào tạo lại cho phụ nữ khu vực phi chính thức để họ có thể tái hòa nhập xã hội, tìm kiếm việc làm nhanh nhất sau đại dịch.
https://nhandan.vn/post-667469.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [] }
Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển hơn 27 triệu lượt khách trong năm 2024
Mới đây, Công ty cổ phầnhàng không Vietjetđã tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu giữ vững thị phần trong nước, mở rộng các tuyến bay quốc tế.
https://nhandan.vn/vietjet-dat-ke-hoach-van-chuyen-hon-27-trieu-luot-khach-trong-nam-2024-post806984.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Vietjet", "hàng không Việt Nam", "kinh tế Việt Nam", "bay quốc tế", "hành khách", "bay nội địa" ] }
Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Đại học HUTECH
NDO -Ngày 15/3, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp khoa Tài chính-Thương mại, khoa Quản trị-Kinh doanh và khoa Marketing-Kinh doanh Quốc tế, Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế (HUTECH Career Day 2024).
Ngày hội với hơn 85 gian hàng được thực hiện từ hơn 75 nhà tuyển dụng đến từ nhiều tập đoàn, doanh nghiệp uy tín để tổ chứctuyển dụnghơn 5.200 vị trí việc làm.Tại ngày hội, đại diện các đơn vị của HUTECH cũng đã thực hiện ký kết các thỏa thuận “Đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với nhu cầu của doanh nghiệp” cùng 7 đơn vị (Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt; Liên Hiệp hợp tác xã Thương mại-Thành phố Hồ Chí Minh; Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt; Công ty Bảo hiểm Tokio Marine Việt Nam; Công ty cổ phần Arito Cloud; Công ty Giải pháp truyền thông Kênh tài trợ; Công ty cổ phần Giáo dục JAXTINA).Tin liên quan“Ngày hội việc làm khối ngành Kinh tế - HUTECH Career Day 2023”Trong hơn 5.200 vị trí việc làm, khối ngành tài chính-thương mại đứng đầu với nhu cầu tuyển hơn 2.100 nhân sự, chiếm tỷ lệ 42% với các vị trí việc làm phổ biến như kế toán, ngân hàng, thương mại điện tử... được các nhà tuyển dụng đánh giá cao làm cho nhu cầu tuyển dụng tăng cao.HUTECH thực hiện ký kết các thỏa thuận “Đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với nhu cầu của doanh nghiệp” với các doanh nghiệp.Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng khối ngành Marketing tăng cao, chiếm tỷ lệ gần 20% với hơn 1.000 đầu việc. Sinh viên khối ngành Quản trị Kinh doanh cũng có cơ hội tiếp cận hơn 1.000 đầu việc, chiếm tỷ lệ hơn 20% nhu cầu tuyển dụng của Ngày hội.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Đình Nguyên, Phó Hiệu trưởng Nhà trường thông tin, HUTECH đang áp dụng mô hình nhà trường-doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự gắn kết chặt chẽ, xây dựng mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp, cùng nhau hướng đến nguồn nhân lực trẻ và có chất lượng trong tương lai theo phương châm cùng đồng hành, cùng phát triển.Ngày hội là cầu nối giữa các nhà tuyển dụng từ các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực giúp sinh viên cócơ hội tiếp cậnvới các nhà tuyển dụng để thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm đúng chuyên ngành tại các doanh nghiệp.Ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Ngân hàng LPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, những nhân sự ứng tuyển vào ngân hàng, chúng tôi đầu tiên phải có chuyên môn về tài chính, sau đó cần giao tiếp tốt và trung thực.Ngày hội tuyển dụng là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cũng như giúp các bạn sinh viên đến gần hơn với doanh nghiệp trong cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp cho mình.
https://nhandan.vn/hon-5200-vi-tri-viec-lam-cho-khoi-nganh-kinh-te-tai-dai-hoc-hutech-post800139.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Ngày hội việc làm", "HUTECH", "khối ngành kinh tế", "sinh viên", "Đại học HUTECH" ] }
Hành trình vì biển, đảo Tổ quốc "Tự hào một dải non sông"
NDO -Diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/4, Hành trình vì biển, đảo Tổ quốc "Tự hào một dải non sông", do Thành đoàn Hà Nội tổ chức tại huyện đảoBạch Long Vĩ(thành phố Hải Phòng) có nhiều hoạt động thiết thực, thể hiện tình cảm, trách nhiệm và tinh thần xung kích của tuổi trẻ Thủ đô với chủ quyền quốc gia dân tộc.
Sáng 7/4, đoàn đại biểu đã thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 1 Cảnh sát biển. Tại đây, đoàn đã trao các phần quà trị giá 30 triệu đồng và một số hiện vật giá trị tặng tập thể cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 1 Cảnh sát biển.Chiều cùng ngày, đoàn đã tới thăm, làm việc tại Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dânhuyện Bạch Long Vĩ. Qua đó, trao tặng công trình thanh niên "Nâng cấp công viên trung tâm" trị giá 300 triệu đồng và quà lưu niệm; trao quà tặng Ban Chỉ huy quân sự, Tiểu đoàn Phòng thủ đảo, Trạm Cảnh sát biển huyện đảo, với tổng giá trị 15 triệu đồng.Tiếp đó, đại diện tuổi trẻ Thủ đô, Phó Bí thưThành đoàn Hà NộiTrần Quang Hưng đã trao tặng lực lượng thanh niên xung phong tại đảo một số con giống, vật nuôi trị giá 15 triệu đồng.Tin liên quanHội chẩn qua Tele Health, phẫu thuật kịp thời ca bệnh khó trên đảo Bạch Long VĩDịp này, đại diện các đơn vị trong đoàn công tác cũng đã trao nhiều phần quà có giá trị tặng Tổng đội Thanh niên xung phong Hải Phòng như công trình thanh niên "Sân tập thể thao" trị giá 40 triệu đồng; 30 suất bánh kẹo, sữa, đồ dùng học tập... với tổng giá trị 12 triệu đồng tặng thanh thiếu nhi địa phương.Sáng cùng ngày, đoàn công tác đã thăm, trao quà tặng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đảo Bạch Long Vĩ và Trạm Rada 27 (đảo Bạch Long Vĩ) với tổng giá trị 10 triệu đồng.Được biết, tổng giá trị các công trình thanh niên, quà tặng của Hành trình trị giá 500 triệu đồng.
https://nhandan.vn/hanh-trinh-vi-bien-dao-to-quoc-tu-hao-mot-dai-non-song-post803573.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Thành đoàn Hà Nội", "Bạch Long Vĩ", "Hành trình vì biển đảo" ] }
Tuổi trẻ Công an Thành phố Hồ Chí Minh chung tay xây dựng văn minh đô thị
Sáng 9/3, Đoàn Thanh niênCông an Thành phố Hồ Chí Minhvà các đơn vị phối hợp thực hiện Chương trình hưởng ứng cao điểm xây dựng văn minh đô thị tại địa bàn có đặc thù phức tạp về an ninh trật tự.
Cùng phối hợp thực hiện hoạt động này còn có các đơn vị: Đoàn Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Đoàn Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn, Đoàn Sở Y tế, Đoàn Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước Thành phố, Đoàn Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Sài Gòn.Đây là hoạt động phối hợp nhằm hưởng ứng cao điểmxây dựng văn minh đô thịtại địa bàn có đặc thù phức tạp về an ninh trật tự, có vị trí trọng điểm trung tâm thành phố nhằm góp phần chuyển hóa địa bàn, xây dựng hình ảnh đẹp của lực lượng Công an thành phố trong lòng nhân dân.Tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng cháy chữa, cháy và cứu nạn cứu hộ tại địa bàn dân cư.Tại chương trình, tuổi trẻ các đơn vị đã tổ chức trao tặng công trình bích họa Việt Nam tươi đẹp trên tuyến đường Nguyễn Thái Học; trao tặng 5 bộ thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trao tặng 5 bản đồ Việt Nam cỡ lớn; trao tặng 3 túi thuốc di động và hệ thống đèn chiếu sáng, camera an ninh trị giá 15 triệu đồng; trao tặng kinh phí sửa chữa 1 căn nhà tình thương trị giá 30 triệu đồng; hỗ trợ ra mắt mô hình tổ nhân dân tuần tra phường Cầu Ông Lãnh;tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại địa bàn dân cư.Tin liên quanTuổi trẻ công an Thành phố Hồ Chí Minh với hành trình "Tháng 3 biên giới"Đại tá Lê Viết Tiệp, Trưởng phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hoạt động của các bạn trẻ đã xây dựng và thực hiện được những nội dung thiết thực, gắn chặt với việc phát triển mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, chỉnh trangmỹ quan đô thịgóp phần xây dựng thành phố mang tên Bác ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình.Đại tá Lê Viết Tiệp đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện, định hướng và chủ động phối hợp để đoàn viên thanh niên các đơn vị có cơ hội phát huy tính xung kích, sáng tạo trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, xử lý ô nhiễm môi trường, đấu tranh phòng, chống tội phạm,… với phương châm lấy chuyên môn làm tình nguyện, lấy chuyên môn để phục vụ cộng đồng.
https://nhandan.vn/tuoi-tre-cong-an-thanh-pho-chi-minh-chung-tay-xay-dung-van-minh-do-thi-post799289.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Văn minh đô thị", "an ninh trật tự", "xung kích tình nguyện", "Công an Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Đồn Biên phòng Nhôn Mai học tập và làm theo Bác
NDO -Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh và lời dạy của Bác Hồ đối với Bộ đội Biên phòng, cán bộ, chiến sĩđồn Biên phòng Nhôn Mai(Bộ đội Biên phòng Nghệ An) đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xã hội góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.
Ngày 18/11/2023 là dấu mốc đáng nhớ với gia đình anh Vi Văn Tiến, bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai,huyện 30a Tương Dương(Nghệ An), khi gia đình anh được ở trong ngôi nhà mới khang trang trên kín, dưới bền do Đồn Biên phòng Nhôn Mai, cấp ủy, chính quyền địa phương xã Nhôn Mai và các nhà hảo tâm trao tặng.Là gia đình thuộc diện hộ nghèo đặc biệt khó khăn của xã rẻo cao biên giới này, vợ lại bị bệnh nặng, nhiều năm nay gia đình anh Tiến phải sinh sống trong ngôi nhà bằng tre nứa đã xuống cấp, trong nhà không có vật dụng gì đáng giá.Cảm thông với hoàn cảnh của gia đình, Đồn Biên phòng Nhôn Mai đã kết nối nhà tài trợ - chị Hoàng Liên, ở Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ 50 triệu đồng, cùng sự ủng hộ ngày công xây dựng của cán bộ, chiến sĩ của đồn biên phòng giúp xây dựng ngôi nhà mới. Sau gần hai tháng thi công, ngôi nhà đã hoàn thành, bàn giao cho gia đình đưa vào sử dụng.Đồn Biên phòng Nhôn Mai kết nối, vận động các nhà hảo tâm xây dựng các công trình dân sinh trên địa bàn.Ngày về trong ngôi nhà mới, vợ chồng anh Vi Văn Tiến không giấu được sự xúc động, chia sẻ, cảm ơn đồn biên phòng, địa phương và các nhà hảo tâm đã tạo điều kiện để cho gia đình có nơi ở ổn định, từ bây giờ không lo mưa gió ảnh hưởng nữa, gia đình sẽ tích cực lao động sản xuất để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.Đồn Biên phòng Nhôn Maiđứng chân trên địa bàn hai xã rẻo cao biên giới Nhôn Mai và Mai Sơn (Tương Dương) với điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt; giao thông đi lại cực kỳ khó khăn, nơi chủ yếu đồng bào các dân tộc Thái, Mông và Khơ Mú sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn.Để giúp người dân nơi đây sớm ổn định cuộc sống, Đồn Biên phòng Nhôn Mai đã kết nối, vận động các tổ chức, kêu gọi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà cho hộ nghèo, công trình an sinh xã hội cho 2 xã biên giới này.Nổi bật phải kể đến việc huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ cùng hàng trăm ngày công giúp xây dựng 4 nhà ở cho hộ nghèo cùng 47 nền nhà theo dự án hỗ trợ của Bộ Công an; vận động, kêu gọi, kết nối và phối hợp các nhà thiện nguyện triển khai nhiều công trình thiện nguyện trên địa bàn như xây dựng điểm trường bản Huồi Măn; xây dựng các công trình phụ trợ cho điểm trường mầm non bản Piêng Cọc, xã Mai Sơn…Đơn vị còn triển khai khoan 6 giếng nước sạch tặng cho các nhà trường trên địa bàn; xây cầu dân sinh bản Phà Mựt, cầu dân sinh bản Nhôn Mai, bể nước quân dân bản Na Lợt… với tổng kinh phí các hạng mục hơn 2,1 tỷ đồng.Là một trong số các đơn vị được trao tặng giếng nước sạch, cô giáo Vi Thị Hiền, Hiệu trưởngTrường Mầm non xã Nhôn Mai, cho biết: Đây là món quà hết sức ý nghĩa giúp nhà trường giải quyết được nguồn nước sạch, phục vụ cho các cháu và các cô giáo, bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.Bên cạnh đó, đơn vị đã kêu gọi, kết nối, vận động tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tặng quà cho 100% hộ nghèo trên địa bàn 2 xã Nhôn Mai và Mai Sơn với số quà và tiền mặt trị giá hơn 500 triệu đồng; phối hợp khám, cấp thuốc miễn phí cho 126 lượt người, cấp phát thuốc miễn phí trị giá 20,5 triệu đồng.Đơn vị còn phối hợp tổ chức Chương trình “Áo ấm biên cương” tặng 20 chiếc xe đạp và 262 áo ấm cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Nhôn Mai.Tặng quà cho các học sinh nghèo, vượt khó.Trong giúp dân phát triển kinh tế, Đồn Biên phòng Nhôn Mai cũng đã xây dựng thành công 4 mô hình sinh kế quân-dân kết hợp cho các hộ dân với tổng kinh phí hơn 170 triệu đồng. Điển hình như gia đình chị Vi Thị Nhung ở bản Piêng Mứn (Mai Sơn) được đồn biên phòng hỗ trợ 12 cặp dê giống để thực hiện phát triển mô hình kinh tế quân-dân kết hợp, tạo nguồn vốn ban đầu giúp gia đình phát triển kinh tế.Với sự chăm sóc của gia đình và kỹ thuật của bộ đội biên phòng, đến nay đàn dê phát triển tốt, đã sinh sản được thêm 12 dê con, tạo hướng đi mới để gia đình xóa đói, giảm nghèo.Đơn vị còn tham gia củng cố các chi bộ bản, tổ chức bồi dưỡng, kết nạp được 9 đảng viên; phối hợp Hội Phụ nữ huyện Tương Dương thành lập Câu lạc bộ "An toàn cho phụ nữ và trẻ em vùng biên giới" tại bản Xa Mặt (Nhôn Mai), 5 câu lạc bộ “Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” tại năm bản dân tộc H'Mông sinh sống trên địa bàn.Mới đây, sau gần 3 tháng thi công, ngày 15/5/2024, Đơn vị đã phối hợp dược sĩ Thái Thùy Lâm tại Thành phố Hồ Chí Minh, cấp ủy chính quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu quân dân qua bản Chà Lò (Mai Sơn). Đây là cây cầu quân dân thứ ba do đơn vị vận động xây dựng được hoàn thành trên địa bàn đóng quân.Làm cầu dân sinh.Cầu quân dân bản Chà Lò được khởi công từ tháng 3 năm 2024, cầu thiết kế rộng 2m, dài 15m, chịu tải trọng 2 tấn, bắc qua khe Chà Lò với tổng kinh phí 335 triệu đồng, do Nha khoa Toàn Nha, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và các mạnh thường quân tại Thành phố Hồ chí Minh hỗ trợ, do cán bộ, chiến sĩ đơn vị phối hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn nội thất quảng cáo và xây dựng Lâm Vinh thi công.Nhân dịp này, đơn vị đã tặng quà cho các cháu học sinh nghèo học giỏi Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Mai Sơn trị giá 4 triệu đồng.Đơn vị phối hợp dược sĩ Thái Thùy Lâm, tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà thiện nguyện Sao Xanh tại bản Nhôn Mai (Nhôn Mai). Trước đó, đơn vị cũng đã vận động xây dựng được 2 cầu quân dân ở bản Nhôn Mai và bản Phá Mựt (Nhôn Mai) trị giá hơn một tỷ đồng.Tuổi trẻ Đồn Biên phòng Nhôn Mai đã phối hợp đoàn thanh niên 2 xã Mai Sơn và Nhôn Mai tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia tố giác tội phạm, nhất là các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép..Thượng tá Phan Thanh Hồng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nhôn Mai cho biết, thời gian tới đơn vị tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối, kêu gọi các tổ chức, các nhà hảo tâm xây dựng các công trình dân sinh trên địa bàn do đồn quản lý. Trong đó tập trung vào các công trình như bể nước sạch, cầu dân sinh ở địa bàn còn nhiều khó khăn, đây cũng chính là các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.Với những đóng góp của mình, đơn vị đã được nhận Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chiến dịch tình nguyện Hành quân xanh năm 2023 và Giải thưởng Vừ A Dính năm 2023. Đơn vị còn được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tặng danh hiệu đơn vị quyết thắng.
https://nhandan.vn/don-bien-phong-nhon-mai-hoc-tap-va-lam-theo-bac-post811811.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Bộ đội Biên phòng", "Tương Dương", "Học tập và làm theo Bác", "Nghệ An" ] }
Thắp sáng “ngọn lửa” nghị lực của người khuyết tật
NDO -Sau gần một năm thành lập và đi vào hoạt động (thành lập 10/6/2023), Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật thành phố Cao Bằng đã nhanh chóng ổn định tổ chức, phát triển hội viên và kết nối, huy động nguồn lực, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.
Qua đó, Câu lạc bộ đã đã thiết thực đồng hành, giúp đỡ được nhiều hội viên ốm đau, hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ thế, Câu lạc bộ còn huy động nguồn lực, tổ chức hoạt động từ thiện, giúp đỡ bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.Lung linh “ngọn lửa” nghị lựcTại căn nhà riêng, cũng là trụ sở hoạt động của Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật thành phố Cao Bằng, ở tổ 5, phường Sông Hiến, anh Phạm Văn Thái, Chủ nhiệm Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sốngngười khuyết tậtthành phố Cao Bằng và tình nguyện viên Hà Thị Lan đang miệt mài làm đèn ông sao chuẩn bị cung cấp cho thiếu nhi vui Tết Trung thu sắp tới.Anh Phạm Văn Thái và tình nguyện viên Hà Thị Lan làm đèn trung thu tạo thu nhập cho bản thân và đóng góp Quỹ của Câu lạc bộ.Anh Phạm Văn Thái chia sẻ, đây là hoạt động giải quyết thu nhập của bản thân, đồng thời, cũng gây quỹ cho các hoạt động của Câu lạc bộ. Với mỗi chiếc đèn bán được, sẽ trích 10 nghìn đồng vào quỹ Câu lạc bộ. Dịp Tết trung thu năm 2023, anh Thái và chị Lan đã bán đèn trung thu và trích 3,2 triệu đồng vào Quỹ chung để tiến hành các hoạt động của Câu lạc bộ.Thành lập tháng 6/2023, với 4 hội viên và 2 tình nguyện viện (người lành lặn, hỗ trợ hội viên Câu lạc bộ trong các hoạt động). Qua tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả, Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật thành phố Cao Bằng đã nhanh chóng mở rộng, phát triển.Đến nay, Câu lạc bộ có 62 hội viên, trong đó, có 18 tình nguyện viên. Mang tên là Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật thành phố Cao Bằng, nhưng Câu lạc bộ có hội viên ở 10/10 huyện, thành phố ở tỉnh Cao Bằng và huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.Đến nay, Câu lạc bộ có 62 hội viên, trong đó, có 18 tình nguyện viên.Anh Phạm Văn Thái chia sẻ, hội viên Câu lạc bộ đa phần hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Do đó, Câu lạc bộ quan tâm phát huy nội lực, huy động sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, chăm lo, hỗ trợ hội viên cả về vật chất và tinh thần. Đến nay, Câu lạc bộ đã vận động được hơn 10 cái xe lăn, hỗ trợ cho hội viên khuyết tật vận động.Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật thành phố Cao Bằng tặng xe lăn cho hội viên hoàn cảnh khó khăn.Mỗi khi có hội viên ốm đau, phải nhập viện điều trị, Câu lạc bộ quan tâm, thăm hỏi; trường hợp hội viên bệnh nặng, hoàn cảnh quá khó khăn, các hội viên đóng góp thêm tùy khả năng, hỗ trợ hội viên. Mới đây, hội viên Hoàng Thị Bạch, ở tổ 1, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng phải nhập viện cấp cứu, hội viên Câu lạc bộ đã đóng góp được hơn 1 triệu đồng hỗ trợ chị Bạch.Không chỉ thăm hỏi, động viên, hỗ trợ hội viên, thông qua sự giúp đỡ của mạnh thường quân, cứ thứ 7 đầu tháng trong mỗi tháng, Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật thành phố Cao Bằng lại tổ chức nấu cháo, phát cháo miễn phí cho người bệnh hoàn cảnh khó khăn ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.Bên cạnh đó, Câu lạc bộ còn tổ chức quyên góp, tiếp nhận quần áo cũ và tham gia xây dựng Tủ quần áo tình thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, trên tinh thần “ai thiếu thì lấy, ai có thì ủng hộ”.Thông qua các hoạt động hỗ trợ, động viên và các phong trào hoạt động, Câu lạc bộ đã thiết thực giúp đỡ hội viên. Quan trọng hơn, qua các hoạt động của Câu lạc bộ, đã thắp lên “ngọn lửa” nghị lực trong mỗi hội viên, giúp mỗi hội viên hòa nhập, cảm thấy mình vẫn có thể đóng góp, có ích cho xã hội.Anh Phạm Văn TháiAnh Phạm Văn Thái cho biết, thông qua các hoạt động hỗ trợ, động viên và các phong trào hoạt động, Câu lạc bộ đã thiết thực giúp đỡ hội viên. Quan trọng hơn, qua các hoạt động của Câu lạc bộ, đã thắp lên “ngọn lửa” nghị lực trong mỗi hội viên, giúp mỗi hội viên hòa nhập, cảm thấy mình vẫn có thể đóng góp, có ích cho xã hội.Nhiều hội viên hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng không hề trông chờ, ỷ lại, mà vẫn tự lực, tìm việc làm, tự trang trải cuộc sống.Đơn cử như 2 hội viên Hoàng Minh Tuyên, Hoàng Thị Hồng Nhung, không có nhà ở, hiện đang ở nhờ nhà văn hóa tổ 13, phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng. Anh Tuyên bị bệnh nặng, phải nằm 1 chỗ, Câu lạc bộ vẫn huy động, vận động thêm bỉm (trẻ em) cho anh, đỡ đần chi phí mua bỉm; chị Nhung bị ung thư, bệnh nặng, hằng ngày vẫn đi bán xổ số, kiếm thu nhập, trang trải cuộc sống của 2 anh em.Câu lạc bộ đang tích cực vận động nguồn tài trợ từ nhà hảo tâm, để hỗ trợ 2 anh chị Tuyên, Nhung xây dựng nhà ở, nhưng hiện chưa có kết quả, còn anh em Câu lạc bộ thì “lực bất tòng tâm”, anh Thái cho biết thêm.Hỗ trợ người khuyết tật vươn lênNhằm giúp người khuyết tật không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tạo cơ hội cho họ vươn lên trong cuộc sống, không tự ti mà mạnh mẽ, hòa nhập, đóng góp cho cộng đồng, những năm qua, tỉnh Cao Bằng quan tâm hỗ trợ, động viên người khuyết tật.Đồng chí Phạm Viết Công, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và quyền trẻ em tỉnh Cao Bằng chia sẻ, trong năm 2023, Hội đã phối hợp, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em nghèo, với tổng kinh phí tổ chức các hoạt động gần 4,7 tỷ đồng.Trong đó, Hội đã tặng 350 xe lăn cho người khuyết tật; hỗ trợ mua 14.587 thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em nghèo. Hội cũng đã hỗ trợ gần 600 triệu đồng cho người khuyết tật phẫu thuật phẫu thuật phục hồi chức năng vận động, phẫu thuật hở hàm ếch... Thông qua các hoạt động hỗ trợ, thăm hỏi, tặng quà, đã thiết thực hỗ trợ, động viên người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống.Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật thành phố Cao Bằng thăm hỏi, động viên hội viên lúc ốm đau.Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm lo, hỗ trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em nghèo, Hội Bảo trợ người khuyết tật và quyền trẻ em tỉnh Cao Bằng đề nghị, các địa phương quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thành lập, hoạt động của Hội Bảo trợ người khuyết tật và quyền trẻ em ở mỗi địa phương để mở rộng và sâu sát hơn trong các hoạt động chăm lo, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi.Đơn cử, hiện nay, ở thành phố Cao Bằng có Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật; trực thuộc Câu lạc bộ có Nhóm Nghị lực sống Quảng Uyên, ở huyện Quảng Hòa có 20 thành viên.Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật thành phố Cao Bằng và Nhóm Nghị lực sống Quảng Uyên đã chăm lo, tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả giúp hội viên hòa nhập và vươn lên, không chỉ tự lực chăm lo cho bản thân và người cùng cảnh ngộ, họ còn có đóng góp nhất định đối với xã hội thông qua hoạt động xã hội từ thiện.Thông qua các hoạt động chăm lo, hỗ trợ, người khuyết tật ở tỉnh Cao Bằng đã được động viên, khích lệ và vươn lên. “Ngọn lửa” nghị lực đã thôi thúc họ không tự ti, không than trách, không ỷ lại, mà tự lực chăm lo cho bản thân và tham gia một số hoạt động xã hội, từ thiện ý nghĩa.Thông qua các hoạt động chăm lo, hỗ trợ, người khuyết tật ở tỉnh Cao Bằng đã được động viên, khích lệ và vươn lên. “Ngọn lửa” nghị lực đã thôi thúc họ không tự ti, không than trách, không ỷ lại, mà tự lực chăm lo cho bản thân và tham gia một số hoạt động xã hội, từ thiện ý nghĩa.Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật thành phố Cao Bằng phát cháo cho người bệnh hoàn cảnh khó khăn ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.Với ý chí và nghị lực vươn lên của người khuyết tật, năm 2024, tại Cao Bằng, có 3 người khuyết tật được biểu dương tại hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ VI do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức.Cá nhân anh Phạm Văn Thái, Chủ nhiệm Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật thành phố Cao Bằng, vào tháng 12/2023, đã được Cộng đồng tình nguyện Việt Nam tặng Bảng vàng vinh danh: Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng năm 2023.
https://nhandan.vn/thap-sang-ngon-lua-nghi-luc-cua-nguoi-khuyet-tat-post807159.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Cao Bằng", "Câu lạc bộ điểm tựa cuộc sống người khuyết tật", "hoạt động hiệu quả", "Người khuyết tật" ] }
Những vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc thời gian gần đây
Thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra một số vụtai nạn giao thôngnghiêm trọng trên đường cao tốc, với những vụ gây thiệt hại lớn về người.
Thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường cao tốc, với những vụ gây thiệt hại lớn về người.Vụ tai nạn mới nhất trên tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn đoạn qua thôn Sơn Quả, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế xảy ra vào tối 10/3 khiến 2 người tử vong tại chỗ và 4 người bị thương.Thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường cao tốc, trong đó có những vụ gây thiệt hại lớn về người.
https://nhandan.vn/nhung-vu-tai-nan-giao-thong-xay-ra-tren-cao-toc-thoi-gian-gan-day-post799580.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "tai nạn giao thông", "Cao tốc", "nạn nhân" ] }
Thông tin, cảnh báo kịp thời các hình thức lừa đảo trực tuyến về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thời gian tới, các đơn vị trực thuộcBảo hiểm xã hộiViệt Nam cũng như bảo hiểm xã hội các địa phương cần kịp thời thông tin, truyền thông cảnh báo, nhận diện và phòng, chống các hình thứclừa đảo trực tuyếnvề bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tếvà các thông tin vềan toàn thông tin mạng.
Đây là một trong những nội dung của Công văn số 1466/BHXH-TT ngày 21/5/2024 về việc thông tin, truyền thông bảo đảman toàn thông tin mạngcủaBảo hiểm xã hội Việt Nam.Văn bản nêu rõ, thực hiện Nghị quyết số 398-NQ/BCSĐ ngày 15/3/2024 của Ban Cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng ngànhbảo hiểm xã hộiViệt Nam (Nghị quyết số 398-NQ/BCSĐ); Quyết định số 510/QĐ-BHXH ngày 7/5/2024 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 398-NQ/BCSĐ (Quyết định số 510/QĐ-BHXH), để tăng cường công tác thông tin, truyền thông về công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của ngành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị các đơn vị trực thuộc, bảo hiểm xã hội các tỉnh thành phố thực hiện một số điểm.Kịp thời thông tin, truyền thông cảnh báo, nhận diện và phòng chống các hình thức lừa đảo trực tuyến về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các thông tin về an toàn thông tin mạng.Trước hết, công tác truyền thông cần tập trung vào một số nội dung sau:Thứ nhất, thông tin, phổ biến về nội dung Nghị quyết số 398-NQ/BCSĐ và Quyết định số 510/QĐ-BHXH.Thứ hai, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, tính cấp bách của công tác an toàn thông tin mạng trong giai đoạn hiện nay.Thứ ba, các hoạt động và kết quả đạt được trong việc triển khai, thực hiện công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.Thứ tư, thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động (gọi tắt là công chức, viên chức) ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng.Thứ năm, tình hình triển khai nhiệm vụ của Đội ứng cứu sự cố ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo đảm kịp thời chia sẻ các thông tin và tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của ngành.Thứ sáu, kết quả việc hoàn thiện các quy định, hướng dẫn của ngành về an toàn thông tin mạng.Thứ bảy, kịp thời thông tin, truyền thông cảnh báo, nhận diện và phòng chống các hình thức lừa đảo trực tuyến về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các thông tin về an toàn thông tin mạng.Thứ bảy, nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình triển khai hiệu quả trong thực hiện công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng.Văn bản cũng đề cập tới các hình thức truyền thôngĐó là thông tin, truyền thông trực tiếp tại các hội nghị về công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, hoặc lồng ghép cung cấp thông tin trong các hội nghị giao ban cơ quan; lồng ghép cung cấp thông tin tại các hội nghị truyền thông, hội nghị đối thoại, hội nghị cung cấp thông tin,… của cơ quan bảo hiểm xã hội.Thông tin, truyền thông trên Cổng Thông tin điện tử, các trang mạng xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, Tạp chí Bảo hiểm xã hội; ứng dụng VssID- bảo hiểm xã hội số; khuyến khích công chức, viên chức đăng tải, chia sẻ các tin, bài về công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của ngành trên các trang mạng xã hội của cá nhân công chức, viên chức.Thông tin, truyền thông trên các kênh truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo chí và qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở.Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao tổ chức thực hiện cho Trung tâm Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin, các đơn vị trực thuộc và bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố.
https://nhandan.vn/thong-tin-canh-bao-kip-thoi-cac-hinh-thuc-lua-dao-truc-tuyen-ve-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-post810833.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "lừa đảo trực tuyến", "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "an ninh mạng", "an toàn thông tin mạng", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam" ] }
Lãnh đạo tỉnh Hà Nam thăm và chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
NDO -Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều 19/6, đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam cùng các đồng chí lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Báo Hà Nam đến thăm và chúc mừng Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tạiHà Nam.
Thay mặt các đồng chí trong đoàn, đồng chí Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam Đinh Thị Lụa gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến cán bộ, phóng viên, nhân viênBáo Nhân Dânnhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.Đồng chí cảm ơn Báo Nhân Dân,Văn phòng đại diệnBáo Nhân Dân tại tỉnh đã luôn đồng hành với sự phát triển và đi lên của tỉnh.Đồng chí mong muốn, thời gian tới, Báo Nhân Dân tiếp tục quan tâm, phối hợp, đồng hành cùng với tỉnh Hà Nam trong công tác thông tin tuyên truyền, phản ánh toàn diện, trung thực, khách quan về tình hình chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng-hệ thống chính trị… trên các ấn phẩm của Báo Nhân Dân, nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 đã đề ra.Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam Đinh Thị Lụa gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Nhân Dân nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 21, đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, đồng chí Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam đề nghị Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tiếp tục phối hợp tốt với tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh, bám sát tiến độ quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 21 để tuyên truyền, bảo đảm tính thường xuyên, liên tục, đề cao tính thuyết phục, chất lượng, hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong toàn Đảng và trong xã hội.Văn phòng đại diện Báo Nhân Dântích cực phối hợp tuyên truyền cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh phát huy sức mạnh đại đoàn kết, thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển nhanh, bền vững, sớm đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng Bắc Bộ.Đồng chí đề nghị Báo Nhân Dân tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp tuyên truyền giai đoạn 2023-2025 giữa Báo Nhân Dân với tỉnh Hà Nam.Báo Nhân Dân tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các cơ quan báo chí của tỉnh trong việc đổi mới nội dung và hình thức tờ báo, nâng cao chất lượng các chương trình, tác phẩm báo chí; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động báo chí đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của tỉnh trong giai đoạn mới.Thời gian qua, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Hà Nam luôn bám sát sự kiện chính trị của tỉnh, giữ mối quan hệ chặt chẽ và đồng hành cùng tỉnh Hà Nam; chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền; thường xuyên dự, theo dõi các hội nghị của tỉnh, kịp thời phản ánh các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của tỉnh trên các phương tiện truyền thông của báo.Đồng thời, văn phòng phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương của tỉnh tuyên truyền sâu rộng về lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh; chuyển tải sinh động những kết quả quan trọng của tỉnh trên các mặt công tác, góp phần củng cố niềm tin, nhân lên sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, quảng bá hình ảnh và con người Hà Nam đến với bạn đọc trong nước và quốc tế.Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại tỉnh Hà Nam đã thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân và những vấn đề dư luận xã hội quan tâm; kịp thời phản ánh, góp ý để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, địa phương trong tỉnh làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Trong đó, nhiều kiến nghị, phản biện của Báo Nhân Dân đã giúp cho tỉnh có nhiều đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội.Chủ đề: 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt NamGiải chạy Press Marathon 2024 - ngày hội thể thao lớn nhất dành cho các phóng viên48 tác phẩm đạt Giải báo chí Phan Ngọc Hiển thành phố Cần Thơ lần thứ XVIII[Ảnh] Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII: Ấn tượng, hiện đại và sáng tạo
https://nhandan.vn/lanh-dao-tinh-ha-nam-tham-va-chuc-mung-ngay-bao-chi-cach-mang-viet-nam-post815131.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Báo Nhân Dân", "Văn phòng đại diện", "Đảng bộ các cấp", "Đồng bằng Bắc Bộ" ] }
Công nhân thoát nước ngăn chặn kịp thời người định tự vẫn
NDO -Vào 22 giờ tối 5/3, các công nhân trực ca của Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở (Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội) phát hiện tại đập B, khu vực hồ điều hòa số 2 có một phụ nữ có ý định nhảy xuống hồ, đã kịp thời hô hoán, động viên tinh thần để người này bình tĩnh trở lại.
Theo thông tin từ Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở,Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội, lúc 22 giờ tối 5/3, các công nhân trực ca tại đập B, khu vực hồ điều hòa số 2 phát hiện một phụ nữ có ý định nhảy xuống hồ, đã kịp thời hô hoán, nhảy xuống giữ người, động viên tinh thần để người này bình tĩnh trở lại.Kíp trực cũng đồng thời báo cho lực lượng cảnh sát 113 Công an quận Hoàng Mai đến phối hợp hỗ trợ.Tin liên quanTiếp tục thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong công tác thoát nước Thủ đô năm 2024Đến 24 giờ cùng ngày, cơ quan công an đã tìm được người nhà để bàn giao người phụ nữ này về với gia đình.Chiều 6/3, anh V.Đ.Q, là em trai của nạn nhân cho biết, chị mình là V.T.H.T trong lúc buồn chán, không kiểm soát được cảm xúc nên có ý định dại dột. Rất may chị đã được cáccông nhân thoát nướckịp thời ngăn chặn, giữ lại mạng sống.Anh Q thay mặt gia đình đã viết thư cảm ơn, gửi tới Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội, Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở, cảm ơn các công nhân thoát nước đã cứu giúp người thân của gia đình anh.Trước việc làm tốt của ca trực đêm 5/3, Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở đã có quyết định khen thưởng kịp thời.
https://nhandan.vn/cong-nhan-thoat-nuoc-ngan-chan-kip-thoi-nguoi-dinh-tu-van-post798988.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "cụm công trình đầu mối Yên Sở", "công ty thoát nước Hà Nội", "công nhân thoát nước", "cứu người" ] }
TMV triệu hồi sửa chữa, thay thế linh kiện một số dòng xe
NDO -Ngày 19/1,Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV)chính thức thông báo thực hiện chương trình triệu hồi “Siết lại đai ốc giảm chấn trước trên các dòng xe Veloz, Avanza, Yaris Cross” và chương trình thay thế chụp bụi chốt trượt càng phanh trước trên các dòng xe Veloz, Avanza và Raize nhập khẩu.
Chương trình sẽ được TMV thực hiện chính thức từ ngày 19/1 tại tất cả các Đại lý Toyota trên toàn quốc. Việc thực hiện chương trình thể hiện trách nhiệm của hãng đối với quyền lợi của khách hàng - những người đã tin dùng sản phẩm Toyota tại Việt Nam.Chương trình triệu hồi “Siết lại đai ốc giảm chấn trước” sẽ được TMV triển khai đối với 25.971 xe thuộc các dòng trên, sản xuất từ đầu tháng 1/2022 đến cuối tháng 8/2023. Theo đại diện TMV, giảm chấn trước của các xe trong dải ảnh hưởng sử dụng đai ốc để lắp lên xe. Do vấn đề thiết kế, lực siết đai ốc giảm chấn có thể không đủ. Trong quá trình sử dụng xe, đai ốc giảm chấn có thể bị lỏng, gây ra tiếng kêu bất thường. Trường hợp xấu nhất, đai ốc giảm chấn có thể bị rơi ra, khiến xe thiếu ổn định trong quá trình sử dụng.Các khách hàng có xe thuộc diện ảnh hưởng, sẽ nhận được thông báo từ các đại lý Toyota để mời mang xe đến kiểm tra. Dựa vào kết quả kiểm tra, xe của khách hàng sẽ được tiến hành siết đai ốc giảm chấn. Thời gian kiểm tra và sửa chữa/thay thế dự kiến khoảng 0,5 đến 2,5 giờ/xe.Tin liên quanThương hiệu ô-tô tốt nhất tại Việt Nam: Toyota dẫn đầu bảng, VinFast xếp thứ 5Đối với chương trình thay thế chụp bụi chốt trượt càng phanh trước, TMV thực hiện đối với 6.368 xe bị ảnh hưởng, sản xuất trong giai đoạn từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2022. Chốt trượt càng phanh trước được trang bị chụp bụi để tránh bụi, nước lọt vào. Trong quá trình lắp ráp cụm càng phanh trước, dụng cụ lắp ráp có thể cọ vào chụp bụi chốt trượt gây hư hại trên chụp bụi, nếu nước lọt vào chụp bụi và gây rỉ, má phanh có thể bị mòn sớm hơn.Các khách hàng sẽ nhận được thông báo mời mang xe đến kiểm tra. Xe sẽ được tiến hành thay thế chụp bụi chốt trượt càng phanh/bộ càng phanh. Thời gian kiểm tra và sửa chữa/ thay thế dự kiến khoảng 1,3 đến 2,4 giờ/xe.1.Chương trình triệu hồi“Siết lại đai ốc giảm chấn trước trên các dòng xe Veloz, Avanza, Yaris Cross”Mẫu xeMã kiểu loạiGiai đoạn sản xuấtSố lượngXe nhập khẩuVeloz CrossW101LE-LBSFFTừ 07/01/2022 đến 27/10/20226.833W101LE-LBVFFTừ 11/01/2022 đến 28/10/20228.535Avanza PremioW101LE-LMMFFTừ 11/01/2022 đến 25/10/20221.645W101LE-LBMFFTừ 06/01/2022 đến 26/10/20221.869Yaris CrossNGC200L-DHXHKFTừ 02/06/2023 đến 31/07/2023199Yaris Cross HEVNYC200L-DHXHBFTừ 05/06/2023 đến 30/08/2023249Xe lắp ráp trong nướcVeloz CrossW101LE-LBSFVVTừ 14/11/2022 đến 14/08/20231.717W101LE-LBVFVVTừ 07/12/2022 đến 14/08/20232.575Avanza PremioW101LE-LMMFVVTừ 07/12/2022 đến 10/08/20231.154W101LE-LBMFVVTừ 08/12/2022 đến 14/08/20231.195TỔNG25.9712. Chương trình làm hài lòng khách hàng “Thay thế chụp bụi chốt trượt càng phanh trước trên các dòng xe Veloz, Avanza và Raize nhập khẩu”Mẫu xeMã kiểu loạiGiai đoạn sản xuấtSố lượngVeloz CrossW101LE-LBSFFTừ 12/09/2022 đến 27/10/20221.487W101LE-LBVFFTừ 12/09/2022 đến 28/10/20222.223Avanza PremioW101LE-LMMFFTừ 12/09/2022 đến 25/10/2022176W101LE-LBMFFTừ 12/09/2022 đến 26/10/2022534RaizeA250LA-GBVVFTừ 13/09/2022 đến 07/12/20221.948Tổng6.368
https://nhandan.vn/tmv-trieu-hoi-sua-chua-thay-the-linh-kien-mot-so-dong-xe-post792841.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Đai ốc", "TMV", "Giảm chấn", "Giai đoạn sản xuất", "Triệu hồi", "Toyota", "triệu hồi thay thế sửa chữa" ] }
Trên quê hương Anh hùng Phan Đình Giót
NDO -Xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) không chỉ được biết đến là quê hương của người Anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai-Phan Đình Giót, nơi đây còn được biết đến là địa phương “đi đầu, bước trước” trong quá trình hiến đất, mở đường xây dựng nông thôn mới và triển khai các công trình trọng điểm của quốc gia đi qua địa bàn Hà Tĩnh.
Chúng tôi có mặt tại xã Cẩm Quan vào đúng dịp cả dân tộc đang tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, được hòa mình dưới bóng hàng cây xanh lượn quanh những khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu để cảm nhận rõ hơn sự đổi thay tại vùng quê bán sơn địa này.“Con đường mà chúng ta đang đi, trước đây chỉ rộng chừng 3m. Nếu không có sự đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình của bà con nhân dân thì làm gì có tuyến đường khang trang, rộng 9m, rợp bóng cây xanh như thế này”, ông Đặng Thế Hân, Trưởng thôn Chi Quan (Cẩm Quan) mở đầu câu chuyện.Ông Đặng Thế Hân cho biết: Tuyến đường nối thôn Chi Quan với Tân Tiến dài hơn 1km mặc dù là tuyến đường trục của xã, tuy nhiên do xây dựng từ lâu nên mặt đường đã xuống cấp, chiều rộng không đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng nhiều của bà con. Năm 2022, khi có chủ trương đầu tư, mở rộng tuyến đường, Ban cán sự thôn đã thông báo rộng rãi phương thức đầu tư, huy động nguồn lực xây dựng tuyến đường này. Theo đó, ngoài phần chi phí xây lắp được nhà nước hỗ trợ, toàn bộ nguồn lực giải phóng mặt bằng phải do người dân đảm nhận.Cán bộ, nhân dân thôn Chi Quan trao đổi về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.Qua tính toán sơ bộ, tuyến đường mở rộng sẽ ảnh hưởng đến diện tích đất ở và tài sản trên đất của 32 hộ dân. Theo mức giá bồi thường thời điểm đó, giải phóng mặt bằng sẽ lên đến hàng trăm triệu đồng. Chủ trương huy động nguồn lực từ dân để giải phóng mặt bằng nhanh chóng được người dân đồng tình ủng hộ và tích cực triển khai. Tất cả các hộ có đất, tài sản bị ảnh hưởng đều tự nguyện hiến đất, tháo dỡ, di dời tài sản để nhường mặt bằng sạch triển khai dự án. Các hộ gia đình: Phạm Viết Công, Đặng Văn Hóa, Lê Quang Nguyện… còn tự nguyện phá dỡ hàng rào mới xây, đất ở có giá trị hàng trăm triệu đồng để mở rộng tuyến đường.“Đường sá được xây dựng khang trang, người dân được thụ hưởng thành quả ngay trên chính công trình do mình góp công mang lại, bà con càng phấn khởi, nhiệt tình hơn khi tham gia việc làng, việc xã”, Thôn trưởng thôn Chi Quan Đặng Thế Hân nhấn mạnh.Theo đồng chí Nguyễn Huy Long, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Quan, không riêng gì người dân thôn Chi Quan, tất cả các hộ dân ở xã Cẩm Quan đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất, tài sản trên đất để xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, thông qua cơ chế "nhà nước và nhân dân cùng làm”, bà con xã Cẩm Quan đã đóng góp hơn 20 tỷ đồng tiền mặt để xây dựng các thiết chế, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống, sản xuất.Người dân xã Cẩm Quan chăm chút không gian nông thôn mới.Chỉ tính từ năm 2021 đến nay, xã Cẩm Quan đã huy động sức dân xây dựng gần 9km đường trục thôn, xóm, láng 20km lề đường, thảm nhựa 3km và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng 32 mô hình sản xuất hiệu quả… đưa thu nhập đầu người đạt 56 triệu đồng/người/năm. Nhờ tinh thần đồng lòng, quyết tâm của bà con, địa phương mới vượt qua khó khăn, thử thách và đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2023.Được biết, bên cạnh điển hình vượt khó trong xây dựng nông thôn mới, xã Cẩm Quan còn được ghi nhận là đơn vị đi đầu trong quá trình giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng đường cao tốc bắc-nam và dự án xây dựng đường dây 500kV mạch 3 nối Quảng Trạch (Quảng Bình)-Phố Núi (Hưng Yên).Theo tính toán, trên địa bàn xã có 370 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 3 hộ phải thực hiện tái định cư và địa phương phải di dời 170 ngôi mộ… Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền và người dân đã đồng thuận, hoàn thành việc di dời, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công 2 dự án trọng điểm quốc gia đi qua địa bàn.Phối cảnh công trình Khu lưu niệm Anh hùng Phan Đình Giót.Dẫn chúng tôi tham quan công trình xây dựngKhu lưu niệm Anh hùng Phan Đình Giót, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Quan, Nguyễn Huy Long cho biết: Công trình Khu lưu niệm Anh hùng Phan Đình Giót được khởi công từ tháng 2/2024, có tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng, được huy động từ nguồn xã hội hóa. Dự án công trình tưởng niệm Anh hùng lực lượng vũ trang Phan Đình Giót được quy hoạch, thiết kế bài bản, đồng bộ, xây dựng ngay trên chính nền ngôi nhà nơi sinh ra và lớn lên của Liệt sĩ.Công trình bao gồm các hạng mục: Nhà thờ thiết kế 3 gian bằng vật liệu gỗ, nhà đón tiếp trưng bày, sân vườn, cảnh quan cải tạo giếng làng, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác, đảm bảo thiết kế quy hoạch kiến trúc hài hòa bản sắc địa phương. Trong khuôn viên sẽ được trồng 300 cây hoa ban đỏ-loài cây đặc trưng của vùng miền núi Tây Bắc, là biểu tượng của vùng đất đã chứng kiến thời khắc lịch sử của dân tộc: Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Quan vui mừng chia sẻ: Công trình được triển khai đúng vào dịp chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi đắp lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ và nhân dân. Sau khi công trình đưa vào sử dụng, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ với gia đình, dòng họ chăm sóc, quản lý Khu lưu niệm trở thành “địa chỉ đỏ”-nơi tưởng nhớ và tri ân anh hùng Phan Đình Giót và là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, lý tưởng cộng sản cho thế hệ trẻ.Anh hùng Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình nghèo. Bố mất sớm, hai anh em Phan Đình Giót và Phan Đình Giót sống cùng mẹ trong cảnh nghèo khó. Từ năm 7 tuổi, 2 anh em đã phải đi ở đợ cho địa chủ. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Phan Đình Giót tham gia lực lượng tự vệ chiến đấu, năm 1950, ông xung phong vào bộ đội chủ lực và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.Đồng chí Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn, như: chiến dịch Trung Du, chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch Tây Bắc và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận đánh nào, ông cũng nêu cao tinh thần quả cảm, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Đặc biệt, trong ngày 13/3/1954, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, anh hùng Phan Đình Giót đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Khi hy sinh, đồng chí là Tiểu đội phó bộ binh thuộc Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312.
https://nhandan.vn/tren-que-huong-anh-hung-phan-dinh-giot-post807797.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Phan Đình Giót", "Cẩm Xuyên", "Hà Tĩnh", "Lấp lỗ châu mai", "Khu tưởng niệm Anh hùng", "Nông thôn mới", "hiến đất mở đường" ] }
Thấp thỏm nỗi lo sạt lở mùa mưa bão
Cứ vào mùa mưa bão là tình trạng sạt lở đất, đá gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân ở tỉnh Bắc Kạn lại diễn ra. Cho đến nay, đây vẫn là bài toán chưa có lời giải thấu đáo ở tỉnh miền núi này khi mà địa hình chia cắt mạnh, phần lớn hộ dân sinh sống dưới chân núi, chân đồi.
Mặc dù đã có kế hoạch nhưng nhiều năm qua, Bắc Kạn không đủ nguồn lực để hỗ trợ người dân di dời tới nơi ở an toàn hơn.Nhiều nguy cơNhững ngày qua, nhiều tổ chức, đoàn thể, cá nhân đã tới động viên, chia sẻ, hỗ trợ gia đình ông Long Sơn Hà, thôn Phiêng Pục, xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, sau tai nạn lở đất kinh hoàng, vùi lấp, cướp đi ba người thân trong gia đình. Ký ức đáng sợ về cái đêm 22/5 vẫn hằn trên từng khuôn mặt những người còn lại, trong khi đứa trẻ nhỏ mới hơn hai tuổi mất mẹ ngằn ngặt khóc trong vòng tay bà ngoại.Theo ông Hà, mấy hôm trước đó có mưa nhưng ngày 21/5 trời nắng. Chung quanh nhà chưa có dấu hiệu sạt lở bao giờ. Tuy nhiên, tai ương đã ập đến vào thời điểm và hoàn cảnh không ai ngờ tới. Khoảng 0 giờ ngày 22/5, khi cả nhà tám người đang say ngủ thì sạt lở đất ập xuống, làm sập, vùi lấp phòng ngủ phía trong cùng. Ông Hà cất tiếng gọi nhưng căn phòng có ba người nằm ngủ phía trong cùng không tiếng trả lời. Năm người còn lại kịp chạy thoát ra ngoài. Phải đến hơn 10 giờ sáng, lực lượng chức năng mới tìm thấy thi thể của ba nạn nhân dưới đống đất, đá. Chỉ trong tích tắc, gia đình ông Hà đã mất đi con rể, con gái và một cháu ngoại. Con thứ hai của đôi vợ chồng trẻ, mới được hơn hai tuổi may mắn thoát nạn do đêm đó sang nằm ngủ với ông bà ngoại.Những tai nạn đau lòng do sạt lở đất, đá ở Bắc Kạn trong những năm qua đã không còn là chuyện hiếm. Đau lòng nhất là phần lớn các vụ sạt lở này xảy ra ở những thôn, bản xa, nên công tác cứu hộ, cứu nạn khó có thể kịp thời do lực lượng chức năng phải di chuyển quãng đường rất xa. Trong khi đó, lực lượng tại chỗ chỉ có sức người và công cụ thô sơ, khó có thể xử lý những khối lượng sạt lở lớn.Tháng 6/2023, sau trận mưa lớn, tại thôn Bản Pèo, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, hàng chục mét khối đất, đá ta-luy dương bất ngờ sạt lở xuống làm đổ sập một ngôi nhà. Hậu quả khiến một cháu bé 6 tuổi bị vùi lấp trong đống đổ nát dẫn đến tử vong. Bản Pèo là một trong những thôn xa nhất của xã Bình Trung, người dân sinh sống rải rác, nên khi tai nạn xảy ra, việc ứng cứu gặp rất nhiều khó khăn.Những khu vực trung tâm, đông dân cư cũng không tránh khỏi nguy cơ thiệt hại về tính mạng và tài sản trước nguy cơ sạt lở đất, đá. Tháng 7/2023, hàng chục hộ dân sinh sống dưới chân ta-luy dương ở tổ 1, thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới được phen hú hồn vì sạt lở. Nhà bà Lê Thị Sơn kinh doanh hàng tạp hóa bị đá văng thủng mái tôn, bức tường xây bằng đá để chắn đất bị đẩy vỡ.Đất đá xô đổ bức tường sau quán làm đổ sập kho chứa nhưng rất may không có ai bị thương. Sau đó có bảy hộ nằm trong diện sạt lở cao đã phải di dời bắt buộc. Và bốn hộ trực tiếp bị đất sạt vào nhà đã thực hiện di dời.Nâng cao ý thức phòng tránhTheo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, hầu hết ở các huyện, thành phố của Bắc Kạn đều xuất hiện các điểm nguy cơ sạt lở cao, rất nguy hiểm. Rất nhiều khu vực có nền địa chất chủ yếu là đá phiến sét, sét vôi..., mức độ phong hóa khá mạnh, bột bở rời nên dễ bị chảy nhão khi gặp nước. Điều đáng lo ngại nhất là nhiều điểm sạt lở khó dự báo, chỉ xuất hiện khi có mưa bão hoặc xuất hiện bất ngờ. Và trung bình mỗi năm ở Bắc Kạn xuất hiện mới khoảng 100 đến 150 hộ có nguy cơ hứng chịu sạt lở đất, đá.Hiện toàn tỉnh Bắc Kạn có 384 điểm với khoảng 1.900 hộ có nguy cơ hứng chịu sạt lở đất đá, trong đó huyện Ba Bể 310 hộ, Chợ Đồn 276 hộ, Chợ Mới hơn 300 hộ, Pác Nặm hơn 370 hộ, Na Rì 284 hộ, Bạch Thông 155 hộ, thành phố Bắc Kạn 198 hộ. Đó là chưa kể còn có nhiều vị trí có thể xuất hiện ở những vùng vốn chưa bị sạt lở. Đây là một mối nguy hiểm tiềm tàng rất khó dự báo và đã xảy ra trong khoảng 5 năm lại đây.Theo đánh giá của ngành chuyên môn, số lượng các vị trí có nguy cơ sạt lở ở Bắc Kạn nhiều nhưng quy mô của từng điểm không quá lớn. Vấn đề là nguyên nhân tạo ra các vị trí nguy cơ này lại chủ yếu là do con người. Tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu sâu sát đối với việc san ủi đất đồi để làm nhà mà chưa chuyển mục đích sử dụng đất là điều khá phổ biến ở các xã, thôn. Những vị trí đã chuyển đổi mục đích sử dụng thì cũng chưa có hướng dẫn, giám sát khi san ủi để giảm nguy cơ sạt lở. Và do phong tục tập quán nên phần lớn các hộ vẫn bố trí phòng ngủ ở khu vực phía sau, thường là các vị trí sát với ta-luy dương nên khi xảy ra sạt lở dễ thiệt hại về người.Nguy cơ là vậy nhưng Bắc Kạn hiện mới dừng ở mức ứng phó khi xảy ra, chứ chưa thể xử lý dứt điểm được do không có kinh phí. Bắc Kạn đã phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bố trí dân cư, giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025 để triển khai 79 dự án bố trí ổn định dân cư cho 2.609 hộ dân với tổng vốn hơn 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến 2024, tỉnh chỉ mới bố trí được vài chục tỷ đồng xây dựng sáu dự án bố trí dân cư tập trung, năm phương án bố trí dân cư xen ghép, ổn định chỗ ở cho khoảng 300 hộ dân.Chi Cục trưởng Thủy lợi Bắc Kạn Đới Văn Thiều cho biết, vì thiếu kinh phí, nên việc đánh giá nguy cơ các điểm sạt lở chủ yếu dựa trên cảm quan, kinh nghiệm và những tài liệu địa chất hiện có. Do vậy, để phòng tránh nguy cơ sạt lở đất, đá thì trước hết mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức. Chính quyền cơ sở phải nỗ lực tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ. Đặc biệt, phải làm tốt công tác rà soát, quản lý, hướng dẫn việc san ủi đất đồi để làm nhà.Bắc Kạn hiện đã thành lập đủ 108 đội xung kích phòng chống thiên tai ở 108 xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, với những vụ sạt lở như đã xảy ra thì chỉ với sức người sẽ rất khó hiệu quả trong cứu nạn. Để phòng tránh, không gì bằng chính việc mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức, lo cho an nguy bản thân mình trước thông qua việc tìm chỗ an toàn để làm nhà. Chính quyền địa phương phải sâu sát, quyết liệt hơn trong cảnh báo, quản lý đất đai, xây dựng để tránh tái diễn những vụ việc đau lòng như đã xảy ra trong thời gian qua.
https://nhandan.vn/thap-thom-noi-lo-sat-lo-mua-mua-bao-post812286.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Bắc Kạn", "Chợ Đồn", "Sạt lở" ] }
Thông xe các điểm sạt lở trên nhiều tuyến đường lên Cao nguyên đá Đồng Văn
NDO -Theo tin từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Giang, sau nhiều giờ nỗ lực xử lý khối lượng lớn đất đásạt lởxuống đường do mưa lớn, đến ngày 7/6 tất cả các điểm sạt lở trên Quốc lộ 4C; đường tỉnh 176B nối từ thành phố Hà Giang lên vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã thông xe.
Trước đó, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ ngày 3-5/6, tại đoạn đường từ km20+290 đến km20+330 (Quốc lộ 4C) thuộc địa phận xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên; đoạn km14+700 đường tỉnh 176B Minh Ngọc-Mậu Duệ đã xảy ra tình trạng sạt lở đất, đá xuống đường giao thông, nguy cơ gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.Đây là hai tuyến đường huyết mạch nối thành phố Hà Giang lên các huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, do đó, để bảo đảm cho người tham gia giao thông, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Giang đã có thông báo và phân luồng giao thông để người dân và các phương tiện được biết.Ông Cù Duy Man, Phó Giám đốc Sở Giao thông-Vận tảitỉnh Hà Giangcho biết, để nhanh chóng thông xe tại các điểm sạt lở, Sở đã huy động các đơn vị thi công điều động nhân lực, tập trung máy móc thu dọn đất, đá để bảo đảm giao thông.Đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân và các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến biết để lựa chọn hướng di chuyển.Hiện nay, đang bước vào mùa mưa bão, tình trạng sạt lở đất đá tại các tuyến giao thông nói trên còn nhiều phức tạp. Do vậy, ngành chức năng tỉnh Hà Giang khuyến cáo người dân, các chủ phương tiện khi di chuyển qua các tuyến đường có nguy cơ sạt lở cần theo dõi, quan sát và chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
https://nhandan.vn/thong-xe-cac-diem-sat-lo-tren-nhieu-tuyen-duong-len-cao-nguyen-da-dong-van-post813264.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "thông xe", "Hà Giang", "Cao nguyên đá Đồng Văn", "sạt lở", "khắc phục" ] }
Học sinh dân tộc thiểu số thích thú với ấn bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”
NDO -“Cháu xem Báo Nhân Dân điện tử và trên mạng xã hội, cháu ước mình cũng có được bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc. Hôm nay, chúng cháu được tận tay quét mã QR trên bức tranh, rất hấp dẫn. Đây là tài liệu quý giúp chúng cháu hiểu biết toàn cảnh chiến thắng Điện Biên Phủ”, Sê Pha, dân tộc Cơ Ho Cil, lớp 11 Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPTtỉnh Lâm Đồngchia sẻ.
Sáng 23/5, phố núi Đà Lạt trải nắng vàng, nhiều học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT tỉnh Lâm Đồng đã đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng để trải nghiệm bản phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân dành tặng bạn đọc:Bức tranh panorama“Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Xúng xính trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình, Sê Pha nói: “Đọc trên mạng chúng cháu chỉ biết vậy thôi, giờ được trải nghiệm thực tế mới thấy thú vị. Cháu học lịch sử và biết về chiến thắng Điện Biên Phủ. Cháu nhớ như in câu bất hủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, giờ xem thông tin từ bức tranh panorama này cháu càng biết rõ hơn”.Học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT tỉnh Lâm Đồng đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân trải nghiệm ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Cùng các bạn dùng điện thoại thông minh quét mã QR trên ấn bản tranh panorama để khám phá những điều ẩn chứa,gây hiệu ứng mạnhvới giới trẻ, Sa Li, lớp 10 Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ: “Giờ cháu mới biết tại sao ấn bản bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc hấp dẫn nhiều người và gây “sốt” khắp cả nước đến vậy. Cháu nghĩ, môn lịch sử sẽ sinh động hơn, hấp dẫn hơn nếu làm được như thế này”.Các bạn trẻ đồng bào dân tộc thiểu số quét mã QR khám phá "bí ẩn" trên ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Vừa quét mã QR tại vị trí hình ảnh chiến sĩ ta cầm chắc lá cờ Tổ quốc trên nóc hầm tướng Đờ Cát, hình ảnh sống động như thước phim quay chậm về “người chiến sĩ giương cao lá cờ Tổ quốc đang tung bay” hiện ra trên màn hình điện thoại, cuộn xuống là nội dung sự kiện “Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng”, em Cil Khánh Doan (dân tộc Cơ Ho, học lớp 11), La Hoàng Anh và Đàm Thị Hoài Thương (dân tộc Tày, đều học lớp 10) tỏ ra thích thú. Hoài Thương nói: “Quá hấp dẫn và thú vị chú ạ! Có được ấn bản bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đặc biệt này, chắc chắn chúng cháu sẽ có những sáng tạo để môn họclịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn”.Đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng hướng dẫn các em học sinh quét mã QR trải nghiệm ấn phẩm tranh panorama.Hòa với sự háo hức, thích thú của các bạn trẻ con em đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng nhận ấn bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng Hoàng Xuân Hường cho biết, con gái ông đang theo học đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh và gọi điện về cho bố phải xin bằng được ấn bản bức tranh này. “Con gái nói, đây là ấn bản đặc biệt, khoa học và hấp dẫn lắm. Giờ được cầm tận tay, được chiêm ngưỡng bức tranh, được trải nghiệm sự kiện lịch sử bằng điện thoại mới thấu lời con gái”, ông Hường chia sẻ.Bạn đọc là học sinh, sinh viên đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng để trải nghiệm và nhận quà tặng ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho rằng, đây là hoạt độngrất ý nghĩa và thiết thựccủa Báo Nhân Dân, mang tính khoa học và tiện ích, giúp bạn đọc có thể tiếp cận đầy đủ các góc cạnh chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Đồng thời, với những người chưa có điều kiện đặt chân đến Điện Biên, chưa được xem trực tiếp bức tranh gốc, có thể hình dung đậm nét hơn khúc khải hoàn trong chiến thắng lịch sử của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.Đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng cùng các học sinh đồng bào dân tộc thiểu số với 4 trường đoạn tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” gồm 4 trường đoạn, cùng tài liệu tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký. Bạn đọc có thể cắt, ghép thành bức tranh panorama dài tới 3,21m (kỷ lục đối với báo in) và tương tác với tranh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc quét mã QR để đọc thông tin mở rộng. Công nghệ AR cho phép người dùng xem một bức tranh panorama động trong chiều không gian vật lý.Học sinh đồng bào dân tộc thiểu số thích thú với ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Sau cuộc trải nghiệm thú vị, các bạn trẻ đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đất Nam Tây Nguyên được tặng nhữngấn bản tranh panorama“Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc trong sự thích thú. “Đây là món quà rất ý nghĩa với chúng em. Và chắc chắn, gia đình sẽ rất vui khi em mang bức tranh đặc biệt này về và dán lên tường để cả nhà cũng trải nghiệm, khám phá”, Sê Pha nói.Đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng trao ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc.Từ ngày 22/5, đông đảo người dân địa phương, cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh và sinh viên đã đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng (15 Lê Hồng Phong, thành phố Đà Lạt) để nhận phụ san Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc.Chương trình tặng ấn bản tranh panorama“Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại Lâm Đồng diễn ra đến hết ngày 24/5.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-dan-toc-thieu-so-thich-thu-voi-an-ban-tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-post810791.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Lâm Đồng", "Đà Lạt", "Tranh panorama", "Chiến dịch Điện Biên Phủ", "Đồng bào dân tộc" ] }
Ba vấn đề hệ lụy từ thuốc lá điện tử
NDO -Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hầu như ngày nào cũng tiếp nhận bệnh nhân ngộ độcthuốc lá điện tử, trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy trộn thuốc lá điện tử. Chất nicotine, hóa chất hương liệu và việc trà trộn ma túy vào thuốc lá điện tử khiến sản phẩm này vô cùng độc hại.
Nhiều ca ngộ độc nặng do thuốc lá điện tửCác ca ngộ độc thuốc lá điện tử đều vào viện với biểu hiện co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, loạn thần, hôn mê, tổn thương não và nhiều cơ quan khác, để lại di chứng nặng nề với sức khỏe.Trung tâm Chống độc đang điều trị cho 2 bệnh nhân trẻ (một bệnh nhân 23 tuổi và một bệnh nhân 29 tuổi) đều bịngộ độc nặngsau khi sử dụng thuốc lá điện tử.Bệnh nhân T.Q.T (23 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội) có tiền sử hút thuốc lá điện tử 2 năm nay. Tối ngày 1/12 bệnh nhân có dùng thuốc lá điện tử được cho thêm “thử” hương liệu mới (do shipper giới thiệu), đến 5 giờ sáng ngày hôm sau bệnh nhân lên cơn co giật, sùi bọt mép, co giật toàn thân.Phần lớn người dân quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giản, không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch MaiBệnh nhân được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến trước nhưng không đỡ, sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc vào ngày 9/12. Kết quả xét nghiệm mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân mang đến phát hiện chất ma túy cần sa tổng hợp là ADB-Butinaca.Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân L.H.H (29 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) vào viện vì co cứng chân tay, rối loạn vận động. Bệnh nhân cũng sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử nhiều năm nay. Thời gian gần đây, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động, run, vã mồ hôi, không điều khiển được động tác.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, phần lớn người dân quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giản, không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm.Ba vấn đề hệ lụy cho sức khỏe từ thuốc lá điện tửThuốc lá điện tử thực chất là các thiết bị điện để nung nóng các hỗn hợp nguyên liệu chứa nhiều hóa chất nhân tạo bên trong, bốc hơi lên để người dùng giải trí. Trong thuốc lá điện tử có 3 nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe là nicotine, hương liệu nhân tạo và ma túy.Bác sĩ Nguyên cảnh báo, vấn đề thứ nhất của thuốc lá điện tử chính là chứa chất nicotine cực độc. Nicotine là hóa chất rất độc, trước đây được sử dụng trong thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật nhưng do độc tính cao nên đã bị cấm tại nhiều quốc gia và Việt Nam cũng đã cấm sử dụng.Độc tính của nicotine trên con người cũng tương tự hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ. Khi dùng thuốc lá nhiều lần nicotine gây độc nhiều với tim mạch (xơ vữa mạch máu, hẹp lòng mạch, co thắt mạch máu, gây nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp,.…), hô hấp (gây giãn phế nang, co thắt phế quản,…), giảm miễn dịch; giảm trí nhớ, tăng sớm thoái hóa thần kinh..."Hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử thậm chí cao gấp rất nhiều lần so với thuốc lá truyền thống. Đây là nicotine dạng hóa chất tổng hợp, ở dạng bột nicotine hàm lượng gần như nguyên chất, được bào chế dưới dạng làm cho êm dịu khi hít, nên người dùng sẽ dễ dàng hít với lượng lớn, nhanh chóng bị ngộ độc và sớm nghiện", bác sĩ Nguyên cảnh báo.Vấn đề thứ 2 của thuốc lá điện tử chính là việc có hàng nghìn hương liệu. Cho tới nay có ít nhất khoảng 20 nghìn hóa chất hương liệu, các chất phụ gia khác, đây là các chất nguyên bản, đồng thời khi được nung nóng ở các nhiệt độ khác nhau mỗi chất sẽ tạo ra các sản phẩm cháy là các hóa chất khác nhau mà chúng ta không thể biết trước được.Rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, gây ra các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch…Rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, gây ra các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch…Các hóa chất này gây nên các bệnh còn phức tạp hơn nhiều so với thuốc lá thông thường và hầu hết là các căn bệnh mới. Năm 2019 tại Mỹ, một loạt trường hợp tổn thương phổi nghiêm trọng ở những người sử dụng thuốc lá điện tử không có tiền sử bệnh phổi đã được ghi nhận.Vấn đề thứ 3 là hiện nay thuốc lá điện tử là môi trường thuận lợi để ma túy, cần sa thế hệ mớitrà trộnvào. Có hàng trăm hóa chất cần sa, ma túy thế hệ mới trà trộn vào, rất khó phát hiện…"Từ các phân tích trên cho thấy thuốc lá điện tử có độc tính và ảnh hưởng đến sức khỏe gấp nhiều lần thuốc lá truyền thống do được cộng hưởng từ 3 yếu tố là nicotine, các hóa chất phụ gia và ma túy. Đến nay, đã có 32 quốc gia cấm thuốc lá điện tử, 79 quốc gia quy định quản lý thuốc lá điện tử rất chặt chẽ và 16 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng.Các nước xung quanh chúng ta đã cấm lưu hành thuốc lá điện tử là Trung Quốc (cấm tất cả các loại thuốc lá điện tử có hương thơm), các nước cấm hoàn toàn là Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore", bác sĩ Nguyên nói.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo, Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử, có như vậy mới phòng tránh được một loạt vấn đề khổng lồ và nghiêm trọng về sức khỏe với người dân.
https://nhandan.vn/ba-van-de-he-luy-tu-thuoc-la-dien-tu-post787591.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "thuốc lá điện tử", "bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên", "Trung tâm Chống độc", "Bệnh viện Bạch Mai", "ngộ độc thuốc lá điện tử", "nicotine", "cần sa", "ma túy" ] }
Khởi động cuộc thi báo chí về phong trào thanh, thiếu nhi Thủ đô 2024
NDO -Năm nay, Cuộc thi "Báo chí viết về công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi Thủ đô" sẽ trao giải độc lập theo 4 thể loại: báo in, báo điện tử, truyền hình và phát thanh. Mỗi thể loại có 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba, lần lượt trị giá 5, 3 và 2 triệu đồng.
Thông tin từThành đoàn Hà Nộingày 15/3 cho biết, Cuộc thi có đối tượng tham gia là công dân Việt Nam, bao gồm các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, có tác phẩm báo chí với nội dung về công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi Thủ đô được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.Nội dung các tác phẩm dự thi cần phản ánh những kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp, Đại hội Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội lần thứ 16,Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; kết quả nổi bật trong triển khai thực hiện Chương trình công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi Thủ đô, các phong trào hành động cách mạng, chương trình đồng hành với thanh niên của Đoàn Thanh niên các cấp thành phố Hà Nội trong năm 2023, 2024.Cùng với đó, các tác phẩm cần nhấn mạnh việc tuổi trẻ Thủ đô tham gia thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII, Kết luận số 01 của Bộ Chính trị giai đoạn 2021-2026; Chương trình hành động của Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 17 và các chương trình toàn khóa; Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội “về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.Tác phẩm phải nêu được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong giữ gìn, phát huy, truyền tải và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương, dân tộc, việc làm hay, hành động đẹp của tuổi trẻ; những công trình, phần việc, mô hình sáng tạo, hiệu quả ứng dụng trong cộng đồng của thanh niên có sức lan tỏa trong các cấp bộ Đoàn - Hội - Đội góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước;gương thanh thiếu nhi tiêu biểutrên các lĩnh vực...Các tác giả dự thi ở 1 trong 4 thể loại: báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình. Tác phẩm được đăng tải từ ngày 1/3 đến hết ngày 30/10/2024; có nội dung, hình thức không vi phạm các quy định pháp luật; không hạn chế số lượng tham gia Cuộc thi.Ban tổ chức tiếp nhận tác phẩm dự thi trong thời gian từ nay đến hết ngày 30/10/2024, theo địa chỉ Ban Tuyên giáo Thành đoàn Hà Nội (Tầng 4, Số 14A Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc email: giaobaochitdhn@gmail.com.Với mỗi thể loại, Ban tổ chức sẽ trao 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba, lần lượt trị giá 5, 3 và 2 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi tác giả giành giải thưởng còn được nhận Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội.
https://nhandan.vn/khoi-dong-cuoc-thi-bao-chi-ve-phong-trao-thanh-thieu-nhi-thu-do-2024-post800158.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Đoàn Thanh niên", "Giải báo chí", "Thành đoàn Hà Nội" ] }
Công bố 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023
NDO -Sáng 19/4, thông tin từ Thành đoàn Hà Nội cho biết, lễ tuyên dương các Gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ đô năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 11/5 tới đây, trong khuôn khổ "Ngày hội Thanh niên Thủ đô" năm 2024.
Ở lần bình chọn này,Thành đoàn Hà Nộinhận được 34 hồ sơ đề cử trên các lĩnh vực: học tập, nghiên cứu khoa học; lao động sáng tạo, phát triển kinh tế; quốc phòng-an ninh; thể dục-thể thao; văn hóa-nghệ thuật; tình nguyện vì cộng đồng.Tin liên quanCông bố 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2022Qua quá trình xét duyệt kỹ lưỡng, trách nhiệm, Ban tổ chức Giải thưởng đã lựa chọn 18 hồ sơ tiêu biểu để hoàn thiện danh sách cácGương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểunăm 2023. Cụ thể, gồm:1- Thạc sĩ Bác sĩ nội trú Dương Thị Trà Giang, Khoa Đẻ thường (Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội).2- Đinh Cao Sơn, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.3- Trịnh Văn Chiến, giảng viên Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội.4- Nguyễn Xuân Phong, Giám đốc Trí tuệ Nhân tạo tại FPT Software.5- Nguyễn Mạnh Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên (Hà Nội).6- Nguyễn Thiên Kim, học sinh Trường Trung học cơ sở Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội).7- Trần Thị Thu Hoài, huấn luyện viên bộ môn cầu mây (Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao Hà Nội).8- Đại úy Nguyễn Đình Chiểu, cán bộ Công an phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).9- Nguyễn Hoàng Quốc Anh, nghệ sĩ.10- Nguyễn Văn Thanh, tình nguyện viên tiêu biểu (xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội).
https://nhandan.vn/cong-bo-10-guong-mat-tre-thu-do-tieu-bieu-nam-2023-post805436.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu", "Thành đoàn Hà Nội", "lễ tuyên dương", "Ngày hội Thanh niên Thủ đô" ] }
Tìm giải pháp mở rộng đoàn kết và tập hợp thanh niên công nhân
NDO -Ngày 15/5, tại Hà Nội,Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtổ chức Tọa đàm “Giải pháp phát huy tinh thần tình nguyện, xung kích, sáng tạo, nâng cao tay nghề, năng suất lao động của thanh niên công nhân trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế đất nước”, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, trong khuôn khổ chuỗi hoạt động hưởng ứngTháng Công nhân năm 2024.
Theo Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương, tọa đàm là dịp trao đổi các nội dung trọng tâm, cấp thiết nhằm tiếp tục cụ thể hóa các phong trào hành động cách mạng của Đoàn; phát huy tính xung kích, phẩm chất sáng tạo của lực lượng đoàn viên, thanh niên công nhân và vai trò đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội trong chăm lo, hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên công nhân, lao động trẻ, đóng góp hiệu quả hơn nữa vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.Tham luận về những tác động của cáchiệp định thương mại tự dothế hệ mới đến thị trường lao động trẻ Việt Nam, đại diện Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương cho rằng, việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đã tăng cơ hội việc làm cho người trẻ, đặc biệt trong các ngành công nghiệp xuất khẩu như: may mặc, điện tử, công nghệ thông tin...Thế nhưng, để thích ứng với môi trường làm việc mới và tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu, người lao động trẻ cần nâng cao kỹ năng và được đào tạo bài bản hơn nữa. Điều này đặt ra thách thức lớn cho hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta; vì vậy cần có sự đầu tư nhằm bảo đảm người lao động trẻ có thể thích nghi, phát triển trong môi trường lao động mới.Tin liên quanChăm lo, hỗ trợ và bảo vệ thanh niên công nhânLiên quan đến công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Bí thư Tỉnh đoàn Khánh Hòa Trần Tuấn Anh chia sẻ, Tỉnh đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo gắn với chăm lo đời sống vật vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, hội viên, thanh niên công nhân các khu công nghiệp, chế xuất.Tiêu biểu, có thể kể đến Ngày hội “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”, Chương trình “Cùng sống khỏe”, “Ngày đoàn viên” cho thanh niên công nhân... Cùng với đó, Tỉnh đoàn Khánh Hòa đã triển khai các lớp dạy ngoại ngữ; tuyên truyền, hướng dẫn về Bộ luật Lao động, kiến thức về ký hợp đồng lao động, kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cho thanh niên; tuyên truyền, giáo dục về lý tưởng, hoài bão của người lồng ghép các hoạt động thực tiễn như cắm trại, dã ngoại…Các đại biểu tham gia Tọa đàm.Tại tọa đàm, các đại biểu cũng đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách phát huy vai trò tổ chức Đoàn, Hội trong công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân trong khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước; chính sách pháp luật, tư pháp quốc tế; vấn đề lao động, việc làm và sự chuẩn bị của thanh niên công nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phát huy tinh thần tình nguyện, xung kích, sáng tạo gắn với nâng cao tay nghề, năng suất lao động.
https://nhandan.vn/tim-giai-phap-mo-rong-doan-ket-va-tap-hop-thanh-nien-cong-nhan-post809421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "thanh niên công nhân", "Trung ương Đoàn", "Tháng Công nhân" ] }
Kon Tum: Xe khách cháy rụi trên đèo Lò Xo
NDO -Vào lúc 13 giờ 10 phút ngày 25/3, tại đèo Lò Xo, thuộc thôn Măng Khênh, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, xe ô-tô khách đang chạy theo hướng từ tỉnhKon Tumsang tỉnh Quảng Nam, thì bất ngờ tự bốc cháy dữ dội.
Thời điểm trên, xe khách mang biển kiểm soát 22B-005.30 do tài xế Lâm Xuân Trường (42 tuổi) trú tại thôn Nà Bó, Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, điều khiển chở theo 16 khách và 4 nhân viên nhà xe, khi đến tại Km 1415+600 đường Hồ Chí Minh thì bất ngờ tựbốc cháydữ dội.Tin liên quanXe ô-tô đang chạy trên quốc lộ bốc cháyNgay khi vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng huyện Đăk Glei đã lập tức có mặt tại hiện trường nỗ lực dập lửa nhưng do gió to nên đã chiếc xe đã hoàn toàn bị thiêu rụi. Rất may không có thiệt hại về người, hành lý của khách bịthiêu cháytoàn bộ.Vụ việc khiến giao thông trên đèo Lò Xo bị ách tách. Hiện, lực lượng chức năng đang tiến hành xác định nguyên nhân ban đầu vụ cháy.
https://nhandan.vn/kon-tum-xe-khach-chay-rui-tren-deo-lo-xo-post801493.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Kon Tum", "Đèo Lò Xo", "Xe khách tự bốc cháy", "cháy xe khách", "huyện Đăk Glei" ] }
Nỗ lực lấp khoảng trống nhân lực
Một vấn đề đang khiến các quốc gia châu Âu đau đầu là tình trạngthiếu hụt nhân lựctrầm trọng do dân số già hóa, tỷ lệ sinh thấp, sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và thời tiết cực đoan. Thu hút thêm nhiều lao động nhập cư là mục tiêu mà các nước hướng tới nhằm giải quyết bài toán nhân lực.
Nước Đức thiếu hụt số lượng lớn lao động có tay nghề, khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu này phải phụ thuộc nhiều vào lao động nhập cư. Hiệp hội kỹ thuật số Bitkom của Đức cảnh báo, tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin của nước này sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, với việc thiếu đến 663.000 người vào năm 2040 nếu các nhà hoạch định chính sách không có các biện pháp ứng phó kịp thời.Cũng theo Bitkom, thiếu hụt chuyên gia công nghệ thông tin đồng nghĩa với việc lĩnh vực kỹ thuật số của Đức giảm bớt tính cạnh tranh, sáng tạo và đe dọa triển vọng tăng trưởng.Để khắc phục, Chính phủ Đức đang nỗ lực đẩy mạnh tuyển dụng lao động từ các quốc gia khác. Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser mới đây thông báo, Đức đặt mục tiêu sớm ký kết các thỏa thuận di cư với Moldova và Kenya. Cũng theo quan chức này, các kế hoạch thiết lập thỏa thuận hợp tác với Kyrgyzstan, Uzbekistan đang được xúc tiến, với trọng tâm là tuyển dụng lao động lành nghề cho nền kinh tế đầu tàu châu Âu.Giới chức Đức kỳ vọng rằng, các thỏa thuận di cư sẽ là chìa khóa mở cánh cửa đưa lao động lành nghề từ các nước khác đến với Đức một cách nhanh chóng hơn. Một biện pháp khác mà Đức thúc đẩy để đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao của nền kinh tế là cải cách luật quốc tịch, theo đó tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quy chế hai quốc tịch và việc nhập tịch đối với công dân ngoài Liên minh châu Âu (EU).Không chỉ Đức, nhiều quốc gia châu Âu khác cũng vật lộn tìm cách bổ sung lực lượng lao động. Theo Allianz Trade, công ty về bảo hiểm tín dụng cho doanh nghiệp, Italia và Tây Ban Nha có nhu cầu cao về lao động nhập cư, trung bình lần lượt là 414.000 và 338.000 người mỗi năm. Khác với Đức, Italia và Tây Ban Nha có lợi thế về "nguồn dự trữ" trong nước khi tỷ lệ tham gia lao động, nhất là trong nữ giới, còn khá thấp.Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Trung ương Italia cho rằng, nước này đang đối mặt tình trạng thiếu lao động trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là lao động nữ và thanh niên trong độ tuổi từ 20 đến 34. Ngân hàng Trung ương Italia đã đề xuất một số giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường, trong đó có đầu tư vào các dịch vụ chăm sóc trẻ em để phụ nữ có thể quay trở lại làm việc sau khi sinh con.Già hóa dân số phản ánh những thành tựu của quá trình phát triển y tế, xã hội song cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn với nền kinh tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, vào năm 2024, số người trên 65 tuổi tại châu Âu sẽ nhiều hơn số người dưới 15 tuổi, đồng nghĩa với việc nhu cầu an sinh xã hội với người cao tuổi ngày càng tăng.Trong khi đó, người lao động trên toàn thế giới đang đương đầu với nhiều mối nguy hại về sức khỏe liên quan tới biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường lao động.Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, năm 2020, khoảng 2,4 tỷ người lao động trên toàn cầu phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao vượt ngưỡng chịu đựng; khoảng 1,6 tỷ người lao động tiếp xúc với tia UV mỗi năm; có khoảng 15.000 ca tử vong hằng năm liên quan đến công việc là bởi các bệnh do ký sinh trùng và vật trung gian truyền bệnh.Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Thiếu hụt nhân lực chắc chắn sẽ khiến các quốc gia bỏ lỡ cơ hội quan trọng để bứt tốc phục hồi và phát triển sau thời kỳ dịch Covid-19 hoành hành.
https://nhandan.vn/no-luc-lap-khoang-trong-nhan-luc-post813079.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "thiếu lao động", "châu Âu", "thiếu nhân lực", "nhân lực" ] }
Tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy ở phố Trung Kính, Hà Nội
NDO -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhvừa ký ban hành Công điện số 52/CĐ-TTg vềvụ cháy nhà dântại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Công điện nêu rõ, khoảng 0 giờ 46 phút sáng 24/5, xảy ra vụ cháy nhà dân tại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm nhiều người chết và bị thương. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn và có ý kiến chỉ đạo như sau:Phân côngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hàxuống hiện trường trực tiếp chỉ đạo vụ việc.Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần gia đình người bị nạn; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là Luật Phòng cháy và chữa cháy, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới....Rà soát lại các quy định của pháp luật và điều kiện về phòng cháy, chữa cháy liên quan đến việc kinh doanh, cho thuê trọ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7/2024; kiểm tra, phân loại, có ngay giải pháp về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở cho thuê trọ, dứt khoát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho người dân, nhất là ở các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn trong dịp nắng nóng sắp tới.
https://nhandan.vn/tap-trung-khac-phuc-hau-qua-khan-truong-dieu-tra-nguyen-nhan-vu-chay-o-pho-trung-kinh-ha-noi-post810935.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Cháy nhà trọ nhiều người tử vong", "Cháy lớn ở Trung Kính", "Hà Nội" ] }
Ký hợp đồng tín dụng cao tốc bắc-nam đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt
NDO -Sáng 12/2, tại thành phố Vinh (Nghệ An), các đơn vị, nhà thầu thi công cao tốc đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt cùng các ngân hàng cung cấp vốn tín dụng cho dự án đã tổ chức “Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020”.
Dự án cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt là tuyến giao thông huyết mạch, đặc biệt quan trọng có ý nghĩa kinh tế-xã hội, chính trị to lớn, giúp cải thiện hạ tầng giao thông, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung với cả nước và góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt theo hình thức BOT đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 và Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/3/2018.Dự án cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt đi qua hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh có tổng chiều dài 49,3 km. Dự án có Tổng vốn đầu tư khoảng 11.157,82 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà đầu tư huy động khoảng 5.090,09 tỷ đồng, nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện Dự án khoảng 6.067,73 tỷ đồng. Thời gian xây dựng 36 tháng, thời gian vận hành hoàn vốn khoảng 16 năm 6 tháng 8 ngày.Để phù hợp với nhu cầu vận tải, giai đoạn 1 của dự án được phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe; vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Trên tuyến xây dựng đồng bộ các công trình và tiện ích hiện đại, trong đó có hầm Thần Vũ chiều dài khoảng 1.131m và cầu Hưng Đức có tổng chiều dài khoảng 4.000m.Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, dự án cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt là một trong những dự án đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, sử dụng phần góp vốn Nhà nước để đánh giá tài chính thương mại.Dự án triển khai với nhiều giải pháp khắc phục các tổn tại của các dự án BOT trước đây như: nhà nước hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng và một phần chi phí xây dựng để tăng tính khả thi; dự án được xây dựng mới bảo đảm sự lựa chọn cho người sử dụng; mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định ngay từ ban đầu sẽ giảm rủi ro cho nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.Theo Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (BIDV) Nghệ An Trần Minh Tính: "Sau một thời gian xem xét thẩm định, trên cơ sở đánh giá đây là dự án có hiệu quả và khả thi, với sự đồng thuận và nhất trí cao, đặt niềm tin vào sự thành công của dự án, năng lực kinh nghiệm của các nhà đầu tư BIDV cùng Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á đã phê duyệt tài trợ cho dự án với tổng số tiền 3.560 tỷ đồng, thời gian cho vay 14 năm.Chúng tôi tin tưởng rằng, với năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông, Công ty Cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng sẽ triển khai thực hiện và đưa đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt đi vào hoạt động đúng kế hoạch".
https://nhandan.vn/ky-hop-dong-tin-dung-cao-toc-bac-nam-doan-dien-chau-bai-vot-post685488.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "cao tốc Bắc-Nam", "Diễn Châu-Bãi Vọt", "Nghệ An" ] }
Hải Phòng tăng cường bảo đảm an toàn trên tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa
NDO -Sở Giao thông vận tải Hải Phòng yêu cầu các đơn vị quản lý, vận hành khai thác phà cần kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phà, giấy tờ của thuyền viên đầy đủ điều kiện mới đưa phương tiện vào hoạt động vận tải hành khách; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Sau sự cố phà biển mang số hiệu HP-2735 của Công ty cổ phần bảo đảm giao thông đường thủy Hải Phòng trên tuyến vận chuyển hành khách và phương tiện từ đảo Cát Hải sang đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng) và ngược lại bị nước tràn gây ngập khoang mũi phà, Sở Giao thông vận tải Hải Phòng đã có Văn bản 2479/SGTVT-QLVT chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành khai thác phà chủ động xây dựng và triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong quá trình chạy phà.Theo đó, Sở Giao thông vận tải Hải Phòng yêu cầu các đơn vị quản lý, vận hành khai thác phà cần kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phà, giấy tờ của thuyền viên đầy đủ điều kiện mới đưa phương tiện vào hoạt động vận tải hành khách; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ratai nạn giao thông đường thủy nội địa.Cùng với đó, các đơn vị quản lý, vận hành khai thác phà cần nghiên cứu phương án bán vé và điều tiết tại khu vực hành khách xuống phà, bảo đảm chất lượng dịch vụ vận tải phục vụ hành khách...Phà biển gặp sự cố bị ngập nước ngày 26/5, khi đó trên phà không có hành khách và phương tiện.Đồng thời, Sở Giao thông vận tảiHải Phòngyêu cầu các đơn vị vận tải hành khách đường thủy nội địa xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên về điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên phương tiện, bảo đảm các phương tiện luôn trong tình trạng hoạt động tốt.Các đơn vị vận tải hành kháchđường thủy nội địacũng cần thực hiện thu giá cước theo đúng quy định, nghiêm cấm các hành vi đầu cơ, tăng giá vé tùy tiện; làm chủ tốc độ trong mọi tình huống; giảm tốc độ chạy tàu khi vào các vùng nước cảng biển, tại nơi luồng giao nhau hay khu vực tập trung mật độ phương tiện lớn; không chở quá tải trọng cho phép, thực hiện việc lập danh sách hành khách, phát hành vé hành khách, mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu và chấp hành nghiêm sự kiểm tra giám sát của các cơ quan có thẩm quyền…Mặt khác, sở yêu cầu thuyền trưởng các tàu khách cao tốc cần tăng cường cảnh giới khi điều khiển phương tiện trong điều kiện thời tiết xấu, hạn chế hoặc ngừng hoạt động khi có thời tiết xấu, sóng lớn hoặc sương mù dày đặc; chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn hoạt động của Cảng vụ Đường thủy nội địa Hải Phòng, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và các lực lượng có liên quan theo quy định…Tàu cao tốc vận chuyển hành khách trên tuyến Hải Phòng-Cát Bà và ngược lại.Sở Giao thông vận tải Hải Phòng đề nghị Công an thành phố chỉ đạo lực lượng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp phương tiện thủy, người điều khiển phương tiện thủy không bảo đảm các giấy tờ, bằng cấp; chở quá số khách theo quy định; sử dụng đồ uống có cồn vượt quy định trong quá trình điều khiển phương tiện... phối hợp kịp thời trong hoạt động cứu hộ cứu nạn khi xảy ra sự cố.Sở Giao thông vận tải Hải Phòng cũng đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố chỉ đạo lực lượng tăng cường công tác kiểm soát an ninh an toàn tại các khu vực quản lý, kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp phương tiện thủy chở quá số lượng khách; vi phạm các quy định về an toàn giao thông... phối hợp kịp thời trong hoạt động cứu hộ cứu nạn khi xảy ra sự cố.Sở Giao thông vận tải Hải Phòng đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo rà soát các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn quản lý; xử lý, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông không bảo đảm các điều kiện theo quy định.Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng tăng cường công tác phối hợp quản lý hoạt động của phà chở khách, phương tiện thủy nội địa hoạt động trong vùng nước cảng biển; trên các luồng hàng hải; phối hợp kịp thời trong hoạt động cứu hộ cứu nạn đối với các sự cố xảy ra.
https://nhandan.vn/hai-phong-tang-cuong-bao-dam-an-toan-tren-tuyen-van-tai-hanh-khach-duong-thuy-noi-dia-post811627.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Hải Phòng", "Cát Bà", "Cát Hải", "phà biển", "sự cố", "giao thông vận tải" ] }
Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với bạn đọc cả nước
NDO -Sáng 21/5, tại Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố đón nhận rất nhiều bạn đọc, trong đó, nhiều nhất là các em học sinh. Tất cả đều có tâm trạng phấn khởi và hào hứng khi được nhận ấn phẩm tranh đặc biệt của Báo Nhân Dân, được xem tranh tương tác thông qua quét mã QR.
*Tại Quảng Ngãi,ngay sau nhận số lượng phân bổ 1.000 bản tranh, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Quảng Ngãi đã trao tặng cho Tỉnh đoàn Quảng Ngãi và Thư viện Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.Ấn tượng nhất đối với tôi là em Nguyễn Khánh Giang, ở xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh. Đang là sinh viên theo học tại Hà Nội. Ngày 7/5, sau khi Báo Nhân Dân phát hành số báo đặc biệt, em đã tìm đến tòa soạn để mong được nhận 1 bức tranh nhưng đành ra về vì Báo Nhân Dân không còn tranh để tặng.Bạn đọc nhận ấn phẩm đặc biệt tại Quảng Ngãi.Biết Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Quảng Ngãi được phân bổ 1.000 bản, Giang quay về Quảng Ngãi với hy vọng sẽ được bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” mà theo em rất quý giá.Cầm trên tay bức tranh, tôi liếc nhìn Giang bật khóc. Gặng hỏi, Giang trả lời, em là cháu của cố Trung tướng Phạm Kiệt, Đội trưởng đầu tiên Đội du kích Ba Tơ anh hùng, và cũng là người lính “nếm mật, nằm gai” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Ông đã đề nghị Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh thắng nhanh” sang "đánh chắc tiến chắc”. Vì lẽ đó, đối với Giang, bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” cực kỳ quý giá muốn dành tặng cho người ông mà mình luôn kính trọng và tự hào.“Em sẽ đem bức tranh này về đóng khung treo trang trọng tại Nhà lưu niệm của ông tại xã Tịnh Minh để mọi người cùng chiêm ngưỡng, tri ân công lao to lớn của vị tướng tài ba trong sự nghiệp giải phóng dân tộc”, Giang thổ lộ.Các bạn trẻ háo hức khám phá bản tranh đặc biệt do Báo Nhân Dân trao tặng.Nhìn những bạn đọc cầm trong tay bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” với vẻ mặt thích thú, chúng tôi, những người làm Báo Nhân Dân cũng vui lây. Cảm ơn tất cả độc giả đã quan tâm, đồng hành với Báo Nhân Dân.Do số lượng có hạn, Văn phòng Báo Nhân Dân tại Quảng Ngãi sẽ trao tặng tranh cho bạn đọc đến hết ngày 22/5. Thời gian nhận tranh, buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ.* Sáng 21/5, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tạitỉnh Bến Tređã trao tặng 1.000 phụ san bản tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân, học sinh, các cơ quan, ban ngành tại tỉnh Bến Tre.Ngay từ sáng sớm, nhiều bạn đọc đã đến đợi để được nhận bản phụ san đặc biệt tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Ông Võ Tấn Quốc, ngụ phường 8 (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) là người đầu tiên đến nhận phụ san cho biết: “Tôi là bộ đội từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia nên rất háo hức khi nghe thông tin Báo Nhân Dân sẽ phát tặng phụ san miễn phí. Xin bản này về tôi sẽ ghép lại thành bức tranh dài rồi để trong phòng khách trang trọng để làm kỷ niệm”.Bạn đọc đến nhận phụ san tranh panorama miễn phí.Ngay trong sáng 21/5, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại tỉnh Bến Tre đã phát cho các đơn vị như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Thư viện tỉnh Bến Tre, Bảo tàng tỉnh Bến Tre, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bến Tre, Công an tỉnh Bến Tre… để phục vụ trưng bày, giáo dục truyền thống cách mạng.Cầm trên tay tờ phụ san, em Nguyễn Phương Uyên, học sinh lớp 10 chuyên Sử-Địa lý (Trường Trung học phổ thông Chuyên Bến Tre) cho biết: “Bức tranh này mấy ngày nay rất “hot” trên mạng xã hội nên cháu và mấy bạn trong lớp đều mong muốn sở hữu để làm kỷ niệm. Hôm nay, cầm được bức tranh trên tay em rất vui, cảm ơn Báo Nhân Dân đã phát miễn phí bức tranh này để phục vụ việc học tập của cháu”.Ông Võ Tấn Quốc, ngụ phường 8 (thành phố Bến Tre) đến nhận phụ san Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" miễn phí.Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Báo Nhân Dân sẽ tổ chức trao tặng 12.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”; trong đó, Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại đồng bằng sông Cửu Long (thành phố Cần Thơ) sẽ trao tặng bạn đọc 3.000 bản.Các Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại các tỉnh: Vĩnh Long; Trà Vinh; Đồng Tháp; Sóc Trăng; Hậu Giang; Bạc Liêu; Cà Mau; Kiên Giang; An Giang, mỗi tỉnh 1.000 bản.* Ngày 21/5, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tạiNinh Bìnhtrao tặng hơn 800 tờ phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" do Báo Nhân Dân phát hành cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình Phan Thành Công cho rằng, phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" của Báo Nhân Dân là tài liệu rất có ý nghĩa, giá trị để kịp thời bổ sung, cung cấp cho các trường học, phục vụ công tác giáo dục lịch sử; qua đó, góp phần đổi mới phương pháp, cách thức trong việc giảng dạy tại Ninh Bình.Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Ninh Bình tặng phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình.Ngay sau khi tiếp nhận, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình sẽ triển khai, hướng dẫn tới các nhà trường để sử dụng các tài liệu này kịp thời và hiệu quả nhất đến với các em học sinh. Hy vọng, nguồn tài liệu đặc biệt này sẽ giúp cho ngành giáo dục của tỉnh nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử, trước hết là liên quan đến giáo dục lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi* Sau nhiều ngày mong chờ, sáng 21/5, phụ san ấn phẩm báo in tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân phát hành, số đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đến tay bạn đọc là đồng bào các dân tộc của tỉnhĐắk Lắk.Chị Nguyễn Thị Hiền ở buôn Nia, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin lặn lội chạy xe máy vượt gần 20km đến Văn phòng Đại diện Báo Nhân Dân ở thành phố Buôn Ma Thuột để được tận tay nhận tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Chị Hiền cho biết: Nhân kỷ 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi đọc trên Báo Nhân Dân điện tử và xem trên facebook, thấy giới thiệu về tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” hết sức sinh động và hấp dẫn. Là người dân ở vùng sâu, vùng xa, tôi ao ước có được tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” để trải nghiệm nhưng không biết tìm mua ở đâu.Mấy ngày gần đây, thông qua trang Fanfage Báo Nhân Dân, tôi được biết Báo Nhân Dân tặng miễn phí tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” trên cả nước và tôi biết địa chỉ Văn phòng Đại diện của Báo Nhân Dân tại Đắk Lắk nên sáng nay lặn lội lên đây để được tận tay nhận bức tranh”.Cầm tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” trên tay, chị Hiền chăm chú xem kỹ từng chi tiết và dùng điện thoại quét mã QR, AR để trải nghiệm toàn bộ Chiến dịch Điện Biên Phủ cho thỏa lòng mong ước.Nhà báo Nguyễn Công Lý, Trưởng Văn phòng Đại diện Báo Nhân Nhân tại Đắk Lắk trao tặngphụ san tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” cho các em sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên.Em Lê Ngọc Lan, sinh viên Khoa Y dược, Trường Đại học Tây Nguyên thông qua mạng xã hội biết được thông tin Báo Nhân Dân tặng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” nên tranh thủ giờ giải lao trong buổi sáng 21/5, em đã đến Văn phòng Đại diện Báo Nhân Dân tại Đắk Lắk để nhận tranh. Khi nhận tranh, em còn xin thêm bức nữa để gửi về tặng cho ba em ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai.Các em sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên hào hứng trải nghiệmtranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Em Lê Ngọc Lan chia sẻ: “Qua trải nghiệm tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” em rất thích, bởi đây là lần đầu tiên em được chứng kiến tranh được làm theo kiểu này nên em cũng biết ba em sẽ rất thích tranh panorama. Tuy nhiên, nhà em ở dưới huyện, không biết ba em có được bức tranh này không. Vì vậy, em xin thêm để cuối tuần này về thăm nhà làm quà tặng cho ba em luôn”.Ngoài các bạn đọc trực tiếp đến Văn phòng Đại diện Báo Nhân Dân tại Đắk Lắk nhận tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, Văn phòng Đại diện Báo Nhân Dân sẽ phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể trao tặng hết 1.000 phụ san tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với bạn đọc Báo Nhân Dân ở Đắk Lắk.* Sáng 21/5, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tạiĐồng Naiđã tiến hành đợt trao tặng phụ san ấn phẩm báo in tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân phát hành. Ngay trong buổi sáng đầu tiên, hàng trăm sinh viên, học sinh và cán bộ, công chức trẻ tại Đồng Nai tỏ ra hào hứng khi được tặng phụ san tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân trao tặng.Từ 9 giờ sáng, hàng trăm bạn trẻ, sinh viên, học sinh đã đến liên hệ tạI Trụ sở Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Đồng Nai để nhận tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”Là người đến sớm nhất, chị Hoàng Yến, 29 tuổi, quê tỉnh Nghệ An, vào sinh sống làm việc tại thành phố Biên Hòa cho biết, “săn lùng” bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” của Báo Nhân Dân mấy ngày qua nhưng không sao có thể sở hữu được. Khi nghe thông tin Báo Nhân Dân sẽ phát tại Đồng Nai lập tức chị hỏi địa chỉ để liên hệ nhận với mục đích gửi về tặng cha là cựu chiến binh ở quê nhà.Sau khi nhận tranh, chị Hoàng Yến trải nghiệm về trang thông tin đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ."Cha em là cựu chiến binh đang sinh sống ở xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, thấy Báo Nhân Dân có phụ san tranh về Chiến dịch Điện Biên Phủ rất ý nghĩa nên muốn có để tìm hiểu, sở hữu làm tư liệu trong gia đình. Ngoài ra, bản thân em cũng muốn sở hữu một bản làm kỷ niệm về chiến thắng ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", chị Yến nói.Trong buổi phát tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đầu tiên tại Đồng Nai, nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn đã có mặt để sở hữu cho mình tấm tranh ý nghĩa này.Đoàn viên thanh niên tỉnh Đồng Nai hào hứng đón nhận tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Chị Trần Như Như, phường Thanh Bình cho biết: Sau khi biết thông tin tại Đồng Nai có tặng phụ san tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đã đến liên hệ để sở hữu cho mình để làm kỷ niệm.Ngoài ra, chị Như cũng được một người bạn có quốc tịch Nam Phi nhờ nhận giúp món quà ý nghĩa từ Báo Nhân Dân để tìm hiểu hơn về chiến thắng đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới trong thế kỷ 20.Nhiều bạn trẻ đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Đồng Nai nhận tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Trong khi đó, nhiều người dân dẫn theo con nhỏ đến nhận tranh panorama với vẻ hào hứng thích thú: "Cháu xem trên mạng biết bản đồ panorama nay phát miễn phí nên sáng sớm nói mẹ chở đến để được nhận. Sau khi nhận về nhà con sẽ cắt ra và dán ở phòng học", bé Ngọc Châu, 8 tuổi, ở phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa đi theo mẹ đến nhận tranh tâm sự.Bé Ngọc Châu đón nhận tranh từ đại diện Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Đồng Nai.Tại Đồng Nai, ngoài phát tại Trụ sở ở địa chỉ 256 đường 30/4, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Đồng Nai cũng sẽ phát miễn phí tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” cho đại diện Sở Giáo dục Đào tạo Đồng Nai để phân bổ về các trường học và một số cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn.Một bạn trẻ hào hứng đón nhận tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".* TạiThành phố Hồ Chí Minh, từ 14 giờ ngày 21/5, nhiều bạn đọc trên địa bàn thành phố đã đến trụ sở Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh (số 40 Phạm Ngọc Thạch, quận 3) để nhận phụ san bức tranhpanorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Cầm trên tay tờ phụ san đặc biệt này, cô Nguyễn Ngọc Phương Linh, giáo viên trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa cho biết, với những hình ảnh rất ý nghĩa và hình thức trang trí thú vị này, các em học sinh sẽ có cái nhìn toàn cảnh và tường tận hơn về chiến dịch lịch sử mà ông cha ta đã chiến đấu và chiến thắng.Còn thầy Nguyễn Hoàng Hải, giáo viên trường Trung học phổ thông Phạm Phú Thứ (quận 6) chia sẻ, khi biết tinBáo Nhân Dânxuất bản ấn phẩm đặc biệt này, thầy cô đã nghĩ đến những cách thức để giúp các em học sinh tiếp cận lịch sử một cách hiệu quả nhất.Bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ tạo nên "cơn sốt" trong làng báo nhiều ngày qua (Ảnh: THẾ ANH)"Suốt nhiều ngày qua, tôi đã liên hệ nhiều nơi nhưng chưa kiếm được tờ nào, may mắn thay khi hôm nay được lãnh đạo cơ quan trao tặng mấy tờ, thật sự chúng tôi rất vui vì có được ấn phẩm ý nghĩa này nhân kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ"- thầy Nguyễn Hoàng Hải cho biết.Trong buổi chiều, nhiều học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn, đại diện nhiều cơ quan, đơn vị cũng đã đến nhận miễn phí ấn phẩm này.Lãnh đạo Cơ quan Thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan đã cử phóng viên, nhân viên ngồi tại tầng 1 của tòa nhà để trao tặng và hỗ trợ bạn đọc khi đến nhận ấn phẩm này.* Từ ngày 20/5, nhiều bạn đọc đã đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tạitỉnh Cao Bằngđể nhận bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Trong đó, hào hứng và vui vẻ nhất là các cháu học sinh. Sự yêu thích của các cháu đối với bức tranh đã cho thấy tình yêu lịch sử của thế hệ trẻ đã được “thổi bùng” lên qua bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Phấn khởi vì đã được sở hữu bức tranh mình yêu thích, cháu Vi Thị Ngọc Linh, ở phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng, đang học lớp 10 Trường Trung học phổ thông thành phố Cao Bằng chia sẻ, từ đầu tháng 5/2024, đúng dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được biết đếnbức tranh panorama, cháu đã tìm mua tranh mà không được.Được biết, tại Cao Bằng có điểm trao tặng bức tranh, cháu đã đến sớm để được sở hữu bức tranh mình yêu thích.Thiếu nhi Cao Bằng yêu thích bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Câu chuyện của anh Trần Trung Hiếu, ở phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, là cháu của người chiến sĩ Điện Biên năm xưa, cụ Trần Nhật để lại nhiều xúc động.Anh Hiếu kể, cụ Trần Nhật, ông nội của anh là người Bình Định. Cụ Trần Nhật tập kết ra bắc, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.Tại đây, cụ gặp gỡ, làm quen và nên duyên với bà nội anh Trần Trung Hiếu, quê ở huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Khi đó, bà nội anh Hiếu đang tham gia thanh niên xung phong phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau khi lập gia đình, 2 cụ đã về tỉnh Cao Bằng sinh sống, lập nghiệp.Anh Hiếu kể, cậu ruột của anh là liệt sĩ, hy sinh trong chiến sự năm 1979. Anh Hiếu cũng đã từng nhập ngũ, sau khi xuất ngũ, đã học chuyên nghiệp và hiện đang là kỹ sư một Công ty máy tính tại tỉnh Cao Bằng.Anh Trần Trung Hiếu cho biết, đầu tháng 5, khi được biết đến bức tranh, anh đã định về Hà Nội để xin tranh, nhưng chưa thực hiện được. Hôm nay, được nhận bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại Cao Bằng, anh đã thỏa lòng mong muốn.Dịp này, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại tỉnh Cao Bằng phối hợp với Tỉnh Đoàn Cao Bằng trao tặng 525 bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến các Huyện Đoàn, Thành Đoàn, Đoàn trực thuộc, Đoàn trường học, Đoàn cơ sở trong tỉnh Cao Bằng.Thư viện tỉnh Cao Bằng cũng tiếp nhận một số bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” để phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh Cao Bằng.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợiMột số hình ảnh độc giả nhận bản tranh panorama:Những bạn đọc đầu tiên tại thành phố Bến Tre đến nhận phụ san Panorama “chiến dịch Điện Biên Phủ”.Chị Lê Thị Phương, tiểu thương chợ Phường 3, thành phố Đông Hà, đến Văn phòng thường trú Báo Nhân Dân tại Quảng Trị xin phụ trương. Chị cho biết rất đam mê lịch sử, biết Báo Nhân Dân có phụ trương nên tìm đến xin để xin về trải nghiệm.Học sinh THCS Quảng Trị được bố dẫn đến Văn phòng thường trú Báo Nhân Dân tại Quảng Trị nhận phụ trang số báo đặc biệt.Thầy Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh, Hà Nội dán tranh panorama ở các lớp cho học sinh xem tranh.Các em học sinh Trường THPT Hoàng Diệu, tỉnh Sóc Trăng hào hứng đón nhận tranh panorama Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân tặng.PGS, TS Hồ Đông Lĩnh, 90 tuổi ở số nhà 27, đường tiếp giáp dịch vụ 4 Văn Phú, Phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội đang đọc phụ san.Những tờ panorama đầu tiên được phát miễn phí đến tận tay bạn đọc ở Đồng Nai.Chủ đề: Triển lãm tương tác tranh Panorama Chiến dịch Điện Biên PhủHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợiHuy động gần 7 tỷ đồng thực hiện các công trình, phần việc trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè ở Sơn LaNhiều giáo viên, học sinh ở Bạc Liêu phấn khởi được tặng tranh "Chiến thắng Điện Biên Phủ"
https://nhandan.vn/tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-den-voi-ban-doc-ca-nuoc-post810366.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "bản tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ", "Báo Nhân Dân", "bạn đọc" ] }
Ký ức Điện Biên trong những người lính ở Đăk Hà
NDO -70 năm đã qua đi, những người góp phần làm nên một chiến thắngĐiện Biên Phủ“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, giờ người còn người mất. Nhưng với họ, ký ức về những năm tháng “khoét núi, ngủ hầm” vẫn luôn âm ỉ trong tâm can, như một phần cuộc đời gian nan nhưng đầy kiêu hùng của họ.
Trong căn nhà nhỏ chừng chưa được 50m2tại tổ dân phố 10, thị trấn Đăk Hà,tỉnh Kon Tum, ông Thái Văn Lũy vẫn hằng ngày tự chăm lo từng bữa cơm, giấc ngủ của mình. Năm nay đã tròn 100 tuổi, ông vẫn giữ thói quen mặc quân phục chỉnh tề mỗi lần có cán bộ, hội viên cựu chiến binh đến thăm hỏi, động viên. Cũng chính thời gian ngồi trò chuyện cùng các thế hệ cựu chiến binh là những khoảnh khắc hiếm hoi cụ ông Thái Văn Lũy được trải lòng về những ký ức hào hùng củaChiến dịch Điện Biên Phủ.Lãnh đạo huyện Đăk Hà gửi thư chúc thọ của Chủ tịch nước và chúc mừng cụ ông Thái Văn Lũy tròn 100 tuổi dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.Gánh nặng tuổi tác và điều kiện sức khỏe không còn cho phép cụ ông Thái Văn Lũy nhớ từng chi tiết quá trình ông tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ, cứu nước. Nhưng ký ức của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn còn vẹn nguyên. Từ quá trình nhập ngũ, được tôi rèn trong môi trường quân ngũ cho đến đỉnh cao của chiến dịch Điện Biên Phủ.Ông Lũy cho biết: Tháng 1/1953, ông xung phongnhập ngũvà được cử đi học tập chính trị 3 tháng ở Thanh Hóa. Sau đó, được triệu tập lên Bộ Tư lệnh và trực tiếp được đồng chí Võ Nguyên Giáp phổ biến tình hình, chủ trương kháng chiến của Đảng. Đến tháng 4/1954, ông trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò là Tiểu đội trưởng Dân quân thuộc C47-D722-F320. Ông cùng đồng chí, đồng đội mình mang vũ khí, nhu yếu phẩm lên chiến trường Điện Biên. Sau đó, ông tham gia đánh chặn đường 13, không cho quân Pháp chi viện từ Lào sang và trận Bản Kéo.Các hội viên Hội Cựu chiến binh huyện Đăk Hà tìm hiểu chiến dịch Điện Biên Phủ qua lời kể của ông Thái Văn Lũy.Sau ngày 7/5/1954, ông tiếp tục tham gia phục vụ trongQuân đội nhân dân Việt Namvà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trải qua hàng trăm trận chiến ở khắp các chiến trường, nhưng ký ức về những trận chiến ác liệt “máu trộn bùn non” trong chiến dịch Điện Biên Phủ, với ông, dường như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua.“Lúc đó có chết cũng phải liều mình. Chết thì ai chẳng sợ, nhưng mình phải chiến đấu để giải phóng Điện Biên. Như tinh thần “chân toạc máu chân dồn đuổi giặc”, lúc đó bị thương rồi, chân toạc máu rồi thì vẫn quyết tâm hăng hái để chiếm được Đồi A1, giải phóng bằng được Điện Biên. Cho nên chúng tôi rất hăng hái, thi đua để lập công”, ông Lũy chia sẻ.Tương tự như ông Lũy, ông Nguyễn Văn Thanh (91 tuổi) hiện đang sống tại thôn 1, xã Hà Mòn vẫn còn nhớ như in những ngày đầu nhập ngũ. Ông Thanh xung phong nhập ngũ từ tháng 1/1953. Vì thể trạng “thấp bé nhẹ cân”, nên nhiều đồng chí chỉ huy trong đơn vị khá bất ngờ khi biết ông xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Song với tinh thần, khí thế của người Bộ đội Cụ Hồ, ông quyết xung phong đi bằng được.“Ông Đại đội trưởng với ông Chính trị viên phó nói tôi bé con con thế này thì đi làm gì. Tôi bảo cứ đi, rồi cơm gạo của Nhà nước nuôi mình lớn lên, trưởng thành lên. Thế là họ đồng ý phát cho mấy quả lựu đạn với bộ quần áo. Lúc hành quân thì lấy cái bao ruột tượng để đeo theo gạo. 5 cân gạo thì ăn đủ một tuần, rồi đi hái thêm lá tàu bay. Theo chân đồng chí, đồng đội mình vạch lá, băng rừng mà đi. Khi gần đến nơi, mỗi người mang 2 nắm cơm thì mình mang 3 nắm, rồi đeo thêm đạn nữa để cho anh em họ trên đó có sức mà chiến đấu, mà đánh đuổi giặc Pháp”, ông Thanh tâm sự.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Thanh cùng đồng chí, đồng đội của mình là những người trực tiếp mang lá cờ Tổ quốc để cắm trênĐồi A1. Để hoàn thành nhiệm vụ, ông cùng đồng đội phải quấn lá cờ trên người, vừa mang súng đạn trên suốt đoạn đường tiến công lên đỉnh đồi A1.“Khoảnh khắc lá cờ Tổ quốc tung bay, niềm vui như vỡ òa từ chiến sĩ đến dân quân, cùng bà con nhân dân nữa. Lúc đó, tôi cũng muốn leo lên lắm, muốn cầm lá cờ Tổ quốc để ăn mừng chiến thắng lắm, nhưng mình bé quá. Leo lên đó còn khó hơn leo cây, cứ bám lên lại tụt xuống. Nhưng mình cũng thấy rất vui và tự hào”, ông Thanh chia sẻ.Ông Nguyễn Văn Thanh bùi ngùi khi nghĩ đến các đồng chí, đồng đội đã hi sinh.Được biết, sau chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu”, đến tháng 2/1961, ông Thanh tiếp tục tham gia quân ngũ và chiến đấu tại chiến trường miền nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến sau ngày 30/4/1975. Quá trình chiến đấu, ông Thanh đã chứng kiến biết bao đồng đội đã ngã xuống, hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Bởi vậy, cuộc sống hàng ngày của ông luôn có những “khoảng lặng”, khi ký ức về những cuộc hành quân thần tốc, những trận chiến trong mưa bom bão đạn lại ùa về.Ông Thanh tâm sự: "Có những lúc, ngồi ăn miếng cơm mà nước mắt cũng trào ra. Rồi đang làm, cũng thấy nhớ đến phát khóc. Mình còn may mắn, còn được về với vợ, với con. Nhưng đồng chí, đồng đội mình đâu phải ai cũng được như thế…"Có những lúc, ngồi ăn miếng cơm mà nước mắt cũng trào ra. Rồi đang làm, cũng thấy nhớ đến phát khóc. Mình còn may mắn, còn được về với vợ, với con. Nhưng đồng chí, đồng đội mình đâu phải ai cũng được như thế…Ông Nguyễn Văn ThanhTheo ông Thái Văn Khôi, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Đăk Hà, qua rà soát, xác minh, hiện trên địa bàn huyện có 12 cựu chiến binh là chiến sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong đó, có 2 người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, là ông Thái Văn Lũy tại tổ dân phố 10, thị trấn Đăk Hà và ông Nguyễn Văn Thanh. Trở về đời thường, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song với những người từng hiến dâng cả thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, góp sức làm nên chiến thắng “Lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu”, thì tinh thần quả cảm của “chiến sĩ Điện Biên” vẫn luôn được kế thừa và phát huy.“Nhắc lại các thời điểm lịch sử, đó là những dấu ấn không thể quên trong cuộc đời các đồng chí. Có thể nhớ, có thể quên một vài thứ, nhưng ký ức về các trận chiến các đồng chí vẫn nhớ mồn một. Bây giờ về đời thường, dù tuổi già sức yếu nhưng các đồng chí vẫn luôn mang trong mình tâm hồn của người chiến sĩ Điện Biên. Con cháu các cụ cũng rất là tự hào vì mình có người ông, người cha đã từng tham gia làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ”, ông Khôi chia sẻ.70 năm đã qua, từ cái thời những người chiến sĩ Điện Biên chia nhau từng nắm cơm muối, bát canh rau rừng trong ngày nắng như thiêu như đốt... thời gian, có thể làm dịu những vết thương về thể chất, hay xóa nhòa những dấu tích một thời hoa lửa. Nhưng giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, sẽ còn lại với thời gian, để nhắc nhở những thế hệ hôm nay, mai sau biết trân trọng giá trị của nền hòa bình, độc lập tự do.
https://nhandan.vn/ky-uc-dien-bien-trong-nhung-nguoi-linh-o-dak-ha-post808063.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Đăk Hà", "Kon Tum", "Điện Biên Phủ", "Thái Văn Lũy", "Nguyễn Văn Thanh", "Cựu chiến binh Điện Biên Phủ" ] }
Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập
Việt Nam hiện có hơn 7 triệungười khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với tổng dân số trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phần lớn người khuyết tật Việt Nam sống ở vùng nông thôn; nhiều người khuyết tật sống ở vùng sâu, vùng xa, nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, chăm lo sâu sắc, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người khuyết tật. Nhiều chủ trương, chính sách chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của người khuyết tật được triển khai kịp thời, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển bền vững.Các hoạt động xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật được các cơ quan, tổ chức và đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tạo sự lan tỏa sâu rộng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội có nhiều hình thức hỗ trợ, tạo điều kiện để các tổ chức người khuyết tật đẩy mạnh hoạt động chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật. Theo thống kê, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 1,6 triệu người khuyết tật; đến năm 2023, hơn 90% số người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời…Tuy nhiên, đời sống của một bộ phận người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhất là người khuyết tật đặc biệt nặng; vẫn còn người khuyết tật chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, tín dụng…; mức trợ cấp xã hội cho người khuyết tật còn thấp; số người khuyết tật được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội còn ít, cơ sở vật chất và điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn.Hiệu quả hoạt động của một số tổ chức người khuyết tật chưa cao. Một bộ phận cán bộ và người dân nhận thức chưa đầy đủ, xem công tác người khuyết tật là hoạt động nhân đạo, từ thiện, thuộc trách nhiệm của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội; vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật; một số nơi công tác tổ chức thực hiện Luật Người khuyết tật và các chính sách về người khuyết tật còn chậm, chưa toàn diện.Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) năm 2024 được Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD) đưa ra chủ đề “Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập”. Đây là thông điệp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền và sự hòa nhập của người khuyết tật Việt Nam; thúc đẩy một xã hội tiếp cận và nâng cao chất lượng sống cho người khuyết tật. Có thể nói, cùng với việc để người khuyết tập tiếp cận được đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề… thì việc làm cho người khuyết tật chính là “con đường” bền vững giúp họ thật sự hòa nhập xã hội, tạo dựng cuộc sống độc lập.Năm 2014, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, năm 2019 phê chuẩn Công ước 159 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động, việc làm…Theo thống kê của Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), mỗi năm có khoảng 19.000 người khuyết tật được dạy nghề, tạo việc làm; giới thiệu việc làm cho khoảng hơn 20.000 lượt người khuyết tật với tỷ lệ thành công đạt hơn 50%, khoảng gần 40.000 người khuyết tật được vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, so với thực tế, số người khuyết tật được tiếp cận và tạo việc làm vẫn còn thấp…, điều đó đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp.Hiện nay, các địa phương đều đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp, tạo cơ hội để người khuyết tật khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên học văn hóa, học nghề và việc làm để giúp họ tự lực trong cuộc sống. Hội Người khuyết tật Hà Nội luôn hợp tác và phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức các phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm Bảo trợ-Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tổ chức sàn giao dịch việc làm dành cho người khuyết tật… thu hút nhiều doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh lao động là người khuyết tật. Các phiên giao dịch việc làm đã mang lại cho người khuyết tật nhiều cơ hội có việc làm, được tiếp cận những thông tin đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy của các đơn vị tuyển dụng, nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực việc làm của người khuyết tật, đồng thời góp phần thay đổi nhận thức cộng đồng về khuyết tật, giúp chúng ta nhìn thấy ở họ khả năng tự lập, đóng góp cho gia đình và xã hội...
https://nhandan.vn/cung-hanh-dong-de-nguoi-khuyet-tat-tiep-can-va-song-doc-lap-post805287.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Người khuyết tật", "VFD", "Luật Người khuyết tật", "Phiên giao dịch việc làm", "Cục Bảo trợ xã hội", "Tổ chức Lao động quốc tế", "Dạy nghề", "Trợ giúp", "Phân biệt đối xử" ] }
Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc “Trạng nguyên nhỏ tuổi”
NDO -Ngày 26/4, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội đã diễn ra chương trình ngày hội chung kết toàn quốc “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” lần thứ XXII và cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ-Nết người” - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV năm học 2023-2024, thu hút 346 sĩ tử đến từ 18 tỉnh thành và 161 trường học (128 trường TH và 33 trường THCS) trên toàn quốc tham dự.
Theo Ban tổ chức, Vòng chung kết lần này có số lượng thí sinh tham gia đông đảo nhất từ trước đến nay, thu hút thêm gần 40 trường TH và THCS tham dự.Ngay từ sáng sớm, các thí sinh đã có mặt đông đủ tại Văn miếu để tham gia cuộc thi. Tại Cuộc thi Viết chữ đẹp, các sĩ tử sẽ tiến hành chép một bài văn, thơ theo đề của Ban tổ chức. Thí sinh tham gia“Trạng Nguyên nhỏ tuổi”trải qua các phần thi: Toán, Tiếng Việt, tự nhiên-xã hội và kỹ năng sống, thí sinh “Bảng vàng ghi danh” tham gia các môn toán và tổ hợp môn khoa học-xã hội.Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tiến hành trao 4 giải Nhất, 13 giải Nhì, 17 giải Ba, 81 giải Khuyến Khích cho 115 thí sinh tham gia Hội thi Viết chữ đẹp. Hội thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” vinh danh 12 giải Trạng Nguyên, 16 giải Bảng Nhãn, 18 giải Thám Hoa. Hạng mục “Bảng vàng ghi danh” tiếp tục xướng tên 6 giải Trạng Nguyên, 12 giải Bảng Nhãn, 18 Giải Thám Hoa và 1 giải Trạng Nguyên đồng đội.Nhà báo Phan Việt Hùng - Phó Tổng biên tập Báo Thiếu niên và Nhi đồng phát biểu tại lễ chung kết.Để đạt được thành tích cao, trong suốt hơn nửa năm qua, các thí sinh đã nỗ lực trải qua Vòng sơ loại trên Báo Chăm học và Báo Thiếu Niên Tiền Phong cuối tháng (qua cả hai hình thức Báo in và Báo online), tiến tới cùng nhau tham dự và đua tài tại ngày hội chung kết.Là 1 trong 4 thí sinh xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi Viết chữ đẹp, thí sinh Nguyễn Trà My (học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Sơn Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) cho biết: “Em thấy may mắn khi được đại diện cho các bạn học sinh của trường tham dự vòng chung kết và đã giành được giải Nhất. Ngay từ sáng sớm, em đã cùng bố mẹ và các thầy cô tới đây để chuẩn bị cho phần thi. Dù hồi hộp và lo lắng nhưng em thấy rất vui vì chương trình hôm nay vô cùng thú vị. Em mong mình có nhiều cơ hội hơn nữa để được tham gia những sân chơi bổ ích như thế này”.Các tiết mục văn nghệ đặc sắc do các em học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội biểu diễn tái hiện lại thắng lợi của “Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954”.Cuối buổi lễ, Ban tổ chức đã tiến hành vinh danh 18 Trạng Nguyên của hai nội dung “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” và “Bảng vàng ghi danh”, đồng thời tái hiện lại Lễ rước Trạng Nguyên theo nghi thức truyền thống tại sân Thái học.Vòng chung kết ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” là sự kiện thường niên do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng kết hợp với Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà tổ chức. Sự kiện là sân chơi bổ ích, góp phần phát hiện, khích lệ và vinh danh những cá nhân học sinh tiêu biểu, có thành tích cao trong lĩnh vực các môn văn hóa và kỹ năng viết chữ đẹp.
https://nhandan.vn/vinh-danh-hang-tram-si-tu-tai-chung-ket-toan-quoc-trang-nguyen-nho-tuoi-post806745.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Trạng nguyên nhỏ tuổi", "Trạng Nguyên", "cuộc thi" ] }
Quảng Bình: Xe tải hết hạn đăng kiểm gây tai nạn chết người
NDO -Khoảng 11 giờ 30 phút trưa 26/3, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 12A với đường Lê Duẩn, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), xảy ra vụtai nạn giao thônggiữa xe tải chuyên dụng với một xe máy khiến một người tử vong tại chỗ. Theo phản ánh của người dân, xe tải này đã hết niên hạn sử dụng.
Thời điểm nói trên, xe ô-tô tải chuyên dụng (chở các loại máy công trình) biển kiểm soát 73C-114.01, do Đinh Tiến Dũng (sinh năm 1995, trú xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa) điều khiển, bất ngờ va chạm mạnh với xe máy (không có biển kiểm soát), do Đinh Minh Ph. (ở thôn Yên Thắng, xã Yên Hóa) điều khiển.Sau va chạm, Ph. bị cuốn vào gần xe tải tử vong tại chỗ. Xe máy bị hư hỏng nặng.Điều đáng nói là phiếu kiểm định dán trên mặt kính phía trước xe ô-tô tải đã hết hạn đăng kiểm từ tháng 2/2022. Còn theo nhiều người dân địa phương, xe tải này đã hết niên hạn sử dụng.Nhận tin báo, Công an huyện Minh Hóa đã có mặt kịp thời để điều tiết giao thông, xử lý hậu quả. Vụtai nạn giao thông nghiêm trọngnày đang được điều tra, làm rõ.
https://nhandan.vn/quang-binh-xe-tai-het-han-dang-kiem-gay-tai-nan-chet-nguoi-post801718.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Quảng Bình", "tai nạn giao thông", "va chạm", "kiểm định", "niên hạn" ] }
Sôi nổi nhiều hoạt động trong chương trình “Tháng ba biên giới” ở Đắk Lắk
NDO -Trong hai ngày 16 và 17/3,Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắkphối hợp Tỉnh đoàn Đắk Lắk và Tỉnh đoàn Bình Dương tổ chức Chương trình “Tháng ba biên giới” năm 2024 trên địa bàn huyện biên giới Buôn Đôn.
Mặc dù thời tiết khu vực biên giớitỉnh Đắk Lắknắng nóng gay gắt, nhưng các đoàn viên, thanh niên và cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực như: Dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ; tham quan và tìm hiểu di tích lịch sử Bến phà vượt sông Sêrêpôk; tham quan, nghe giới thiệu về lịch sử Cột mốc biên giới số 45; trồng cây xanh tại “Vườn ươm thanh niên”; trao quà tặng chiến sĩ các Đồn Biên phòng Sêrêpôk, Yok M’bre, Yok Đôn; trao 30 bản đồ “Tự hào một dải non sông” tặng các chốt kiểm soát phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép của các Đồn Biên phòng trên địa bàn biên giới xã Krông Na, huyện Buôn Đôn…Các đơn vị tặng quà cho các gia đình chính sách ở khu vực biên giới huyện Buôn Đôn.Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024); lập thành tích chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029 và các hoạt động chương trình công tác năm 2024 “Năm thanh niên tình nguyện”, đồng thời hưởng ứng phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phát động và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Bình Dương và Đắk Lắk trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Các doanh nghiệp trao tặng kinh phí khám bệnh, cấp thuốc và tặng quà cho nhân dân khu vực biên giới huyện Buôn Đôn.Nhằm phát huy sức trẻ hành động vì an sinh xã hội, đồng thời thể hiện tinh thần tương thân tương ái, Đoàn công tác của Tỉnh đoàn Đắk Lắk và Bình Dương đã đến thăm, tặng quà cho bà con nhân dân và các em học sinh xã EaHuar, huyện biên giới Buôn Đôn.Bí thư Tỉnh đoàn Đắk Lắk H'Giang Niê thăm hỏi gia đình chính sách ở khu vực biên giới huyện Buôn Đôn.Đến với đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới huyện Buôn Đôn lần này, Tỉnh đoàn Bình Dương đã trao các công trình, phần việc với tổng giá trị 220 triệu đồng, bao gồm: khám bệnh, cấp phát thuốc và trao tặng 200 suất quà cho trẻ em và người dân trị giá 100 triệu; thăm và tặng 5 phần quà cho gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; trao tặng 20 suất học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tặng 10 phần quà là các nhu yếu phẩm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn; cắt tóc miễn phí, tổ chức gian hàng trò chơi cho trẻ em và người dân; tổ chức hướng dẫn kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh…Khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới huyện Buôn Đôn.Bên cạnh đó, đoàn viên, thanh niên hai tỉnh Đắk Lắk và Bình Dương còn tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi trong phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, “Vì biên cương Tổ quốc” và cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phát động, nhằm tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh thiếu nhi treo bản đồ Việt Nam tại nơi học tập, lao động, làm việc…Trong đó, Tỉnh đoàn Bình Dương đã trao tặng cho các em học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai và Trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong mỗi trường 30 bản đồ Việt Nam. Qua đó, giúp đoàn viên, đội viên nhi đồng của 2 trường nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam. Hoạt động nhằm giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, khơi dậy khát vọng vươn lên cống hiến.Các đại biểu thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.Nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong tham gia xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa đoàn viên, hội viên, thanh niên với cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại các vùng biên giới của Tổ quốc, các đoàn viên, thanh niên Tỉnh đoàn Bình Dương và Tỉnh đoàn Đắk Lắk đã đến thăm và giao lưu với cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Yok Đôn; đến viếng Đài tưởng niệm các anh hùng đã ngã xuống hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và trao tặng 5 phần quà, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng cho các chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpôk; trao tặng công trình “Thắp sáng đường biên” trị giá 60 triệu đồng và trao Tặng 30 bản đồ Việt Nam cho các chốt biên phòng tỉnh Đắk Lắk, hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”.Tuổi trẻ hai tỉnh Đắk Lắk và Bình Dương trao tặng công trình thắp sáng đường biên cho các đồn biên phòng.Thượng tá Rơ Lan Ngân, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết: Hoạt động “Tháng ba biên giới” nhằm cụ thể hóa phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động triển khai từ ngày 1 đến 31/3 hằng năm. Hoạt động nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Qua đó, giúp thế hệ trẻ hiểu biết thêm về truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm đối với cộng đồng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Tuổi trẻ hai tỉnh Đắk Lắk và Bình Dương thăm cột mốc biên giới quốc gia.Thông qua Chương trình “Tháng ba biên giới” và Ngày hội thanh niên - Nghĩa tình biên giới” vừa là cơ hội để tuổi trẻ 2 tỉnh Bình Dương và Đắk Lắk giao lưu, học tập, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, vừa phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng và góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên khu vực biên giới của tỉnh Đắk Lắk.
https://nhandan.vn/soi-noi-nhieu-hoat-dong-trong-chuong-trinh-thang-ba-bien-gioi-o-dak-lak-post800375.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Tháng ba biên giới", "Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk", "Tỉnh đoàn Đắk Lắk", "Buôn Đôn", "Ngày hội thanh niên - Nghĩa tình biên giới”" ] }
Tháng vận động đồng hành cùng bảo hiểm xã hội
Tháng 5 năm 2023 là thời điểm diễn raTháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dânlần thứ tư. Thông điệp chính của hoạt động này năm nay là “Đồng hành cùng bảo hiểm xã hội vì cuộc sống chất lượng hơn”.
Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã xác định: “Bảo hiểm xã hộilà một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội” và “Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân”.Trên cơ sở của Nghị quyết số 28-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 1676/QĐ-TTgphê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội vào ngày 21/11/2019.Đề án nêu rõ, tháng 5 hằng năm được chọn là “Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân”. Sự kiện nhằm thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính sách bảo hiểm xã hội; tuyên truyền, khuyến khích vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chủ động tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.Đến hết năm 2022:- Số người tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta đạt 17,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 38,07% lực lượng lao động trong độ tuổi- Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hơn 14,3 triệu người, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi- Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 91,1 triệu người, nâng tỷ lệ bao phủ lên 92,03% dân sốTừ khi Quyết định số 1676/QĐ-TTg có hiệu lực, Tháng vận động đã diễn ra ba lần trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp ở nước ta và trên thế giới.Năm 20202, trong lần đầu tiên thực hiện Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân, chủ đề của Tháng được lựa chọn là: “Chung tay thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân”. Diễn ra vào đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19, lễ ra quân được tổ chức vào ngày 23/5/2020 trên toàn quốc với các hình thức quân trực tuyến kết hợp trực tiếp tại các tỉnh, thành phố và cấp huyện trên phạm vi toàn quốc.Vào năm 2021, khi đại dịch diễn biến phức tạp nhất ở nước ta, chủ đề truyền thông hưởng ứng tháng vận động là “Bảo hiểm xã hội cho tất cả mọi người”.Năm 2022, Tháng vận động mang chủ đề “Bảo hiểm xã hội - điểm tựa của bạn và gia đình”. Chương trình tập trung truyền thông sâu rộng về ý nghĩa, vai trò, tính nhân văn của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, quyền và lợi ích khi tham gia. Đồng thời, nhấn mạnh mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình…Mục tiêu đặt ra trong năm 2023 là nâng tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 39-40%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 31,5-32%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2%.Bảo hiểm xã hội được coi là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia, đem đến cho người dân quyền tiếp cận với các dịch vụ cơ bản trong cuộc sống. Việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn, duy trì sự ổn định trong cuộc sống và trong nhiều trường hợp giúp họ thoát nghèo.Tính đến hết năm 2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta đạt 17,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 38,07% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hơn 14,3 triệu người, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 91,1 triệu người, nâng tỷ lệ bao phủ lên 92,03% dân số.Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, mục tiêu đặt ra trong năm nay là nâng tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 39-40%. Cùng với đó, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 31,5-32%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2%.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/thang-van-dong-dong-hanh-cung-bao-hiem-xa-hoi-post751109.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân", "bảo hiểm thất nghiệp", "bảo hiểm y tế", "Nghị quyết 28" ] }
Thắp sáng ước mơ nghề nghiệp cho học sinh khuyết tật
Không chỉ truyền cảm hứng nghề nghiệp, buổi tư vấn hướng nghiệp “Em và Ước mơ nghề nghiệp” (My career dream) do Tập đoàn SCG phối hợp cùng DRD Việt Nam tổ chức cho học sinh Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành bước đệm cho tương lai nghề nghiệp của học sinh khuyết tật tại đây.
Một ngày tháng 5, chúng tôi có mặt tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi đang diễn ra chương trình tư vấn hướng nghiệp “Em và Ước mơ nghề nghiệp”. Hoà chung bầu không khí náo nức của đông đảo học sinh, phụ huynh cũng như các diễn giả có sự góp mặt của các chuyên gia hướng nghiệp và những người khuyết tật đã ít nhiều gặt hái thành công riêng.Buổi tư vấn dường như đã chạm đến trái tim những người tham gia chương trình với rất nhiều câu chuyện truyền cảm hứng từ những tấm gương “tàn nhưng không phế”, từ đó khai mở những định hướng tương lai tươi sáng hơn cho các em học sinh đặc biệt nơi đây.Cảm hứng từ nghị lực phi thườngChị Thủy Tiên - Thạc sĩ điếc đầu tiên của Việt Nam chia sẻ về hành trình theo đuổi giáo dục và truyền cảm hứng cho các em học sinh theo đuổi ước mơ của mình.Chương trình bắt đầu với phần chia sẻ của họa sĩ điếc Lê Đinh Hoàng Quyền. Từ nhỏ, chị Quyền đã sớm bộc lộ năng khiếu hội họa. Mặc dù không có điều kiện theo học trường chính quy, nhưng chị vẫn miệt mài rèn luyện bằng cách tự nghiên cứu và đến tham quan các bảo tàng nghệ thuật để học hỏi. Nhận thấy đam mê và sự quyết tâm của con gái, ba mẹ ủng hộ chị mở tiệm tranh người điếc đầu tiên tại Quảng Ngãi. Bằng ý chí kiên cường, tiệm tranh Tự Lực của chị dần khẳng định được vị trí trên thị trường và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người trong cộng đồng.Chị Nguyễn Trần Thủy Tiên, Thạc sĩ Giáo dục ngôn ngữ ký hiệu là một minh chứng khác cho khát khao học hỏi, khẳng định vị trí của người khuyết tật trong xã hội. Từ niềm đam mê đọc sách, chị ý thức được những cơ hội mà giáo dục mang lại cho bản thân. Và cũng từ đó, chị Tiên càng nỗ lực học tập để rồi gặt được thành công dường như “không tưởng” - trở thành 1 trong 2 người điếc nhận học bổng của Đại học Gallaudet, Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp, chị trở về Việt Nam và thành lập Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý-giáo dục vì người điếc. Trung tâm của chị cung cấp các chương trình giáo dục, đào tạo kỹ năng sống và hỗ trợ tâm lý cho người điếc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.Mỗi người đều có những ước mơ riêng, những hoài bão ẩn chứa tiềm năng to lớn. Tuy nhiên, để biến ước mơ thành hiện thực, các em cần tìm được phương pháp và con đường phù hợp.Chị Nguyễn Trần Thủy Tiên, Thạc sĩ Giáo dục ngôn ngữ ký hiệuTại buổi tư vấn hướng nghiệp, chị Tiên nhắn nhủ các em học sinh rằng:“Mỗi người đều có những ước mơ riêng, những hoài bão ẩn chứa tiềm năng to lớn. Tuy nhiên, để biến ước mơ thành hiện thực, các em cần tìm được phương pháp và con đường phù hợp. Hy vọng những chia sẻ từ chương trình ngày hôm nay sẽ là bước đệm cho tương lai nghề nghiệp của các em.”Là một trong những diễn giả của chương trình, chị Trương Thị Thùy Hương đã chia sẻ về hành trình tìm kiếm đam mê nghề nghiệp không ít khó khăn nhưng cũng đầy khám phá và thú vị của mình. Chị kể, là thành viên "đặc biệt" trong gia đình, chị Hương gặp ít nhiều khó khăn khi giao tiếp cùng người thân, điều này phần nào cản trở chị hòa nhập với gia đình và xã hội. Chính vì vậy, chị đã quyết tâm học ngôn ngữ ký hiệu với mong muốn tìm được "tiếng nói chung" với cộng đồng của mình nói riêng và với mọi người chung quanh nói chung.Các em học sinh đang vẽ ước mơ của mình.Bằng nghị lực cùng ý chí quyết tâm, chị đã tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học và trở thành giáo viên Trường Khiếm thính Lâm Đồng, tiếp tục sát cánh để nuôi dưỡng ước mơ của các em nhỏ kém may mắn nơi đây. Năm học 2023-2024, chị đoạt danh hiệu Giáo viên chủ nhiệm loại Giỏi.Khi ước mơ được nâng bướcBên cạnh những câu chuyện truyền cảm hứng đến từ các chuyên gia và những người khuyết tật đã tìm được thành công và hướng đi của đời mình, buổi tư vấn hướng nghiệp còn là nơi các em học sinh “đặc biệt” của Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cùng các bậc phụ huynh bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia ước mơ và hoài bão của mình.Em Đặng Văn Thành Đức – một học sinh của trường tâm sự:“Ngoài việc học, em còn thích may vá. Em muốn sau này sẽ trở thành một thợ may thật giỏi để may được nhiều bộ quần áo đẹp cho mọi người. Buổi hướng nghiệp này đã mang đến cho em nhiều ý tưởng để giúp em biến ước mơ thành sự thật.”Được biết, buổi tư vấn hướng nghiệp là một phần thuộc chương trình "Em và Ước mơ nghề nghiệp" (My career dream) với nhiều hoạt động thiết thực như tư vấn hướng nghiệp, tổ chức cuộc thi vẽ tranh về ước mơ, tổ chức ngày hội mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi, trao học bổng cho học sinh xuất sắc…Chị Hồng Hoa, phụ huynh em Khánh Ngọc không giấu được xúc động chia sẻ:“Từ hôm biết có chương trình hướng nghiệp cho các con, tôi đã mất ngủ mấy đêm vì hồi hộp và vui mừng. Với sự giúp đỡ, quan tâm từ các đơn vị như SCG, các con sẽ có thêm nghị lực và tự tin để chinh phục sự nghiệp mìnhhằng mơ ước.”Bên cạnh tư vấn hướng nghiệp, SCG còn kết nối nhà trường và doanh nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho các em học sinh khuyết tật. Tham gia chương trình, em Thanh Bình tỏ ra rất háo hức khi được nhận thực tập tại Tokyo Life do SCG làm cầu nối.Sau buổi hướng nghiệp tại trường, các em học sinh nổi bật được thực tập tại cửa hàng Tokyo Life.Em bộc bạch: “Em mong muốn có thể đi làm nhân viên ở Tokyo Life để có thể tự lập cũng như có tiền trang trải cuộc sống giúp mẹ. Do đó, cơ hội này rất quý giá để em cọ xát, hoà nhập và cống hiến như một người bình thường. Em cảm thấy không đơn độc vì trên hành trình chinh phục ước mơ nghề nghiệp, em luôn có sự quan tâm, dẫn dắt và đồng hành của gia đình, nhà trường và các doanh nghiệp như SCG.”Đây là năm thứ 15 Tập đoàn SCG đồng hành với nhà trường nhằm nâng cao cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng học tập, đa dạng hoá các hoạt động ngoại khóa, qua đó góp phần giúp các em phát triển cả thể chất lẫn tư duy, trong đó tập trung vào tương lai nghề nghiệp cho các em.“SCG mong muốn đồng hành cùng các em học sinh khuyết tật trên hành trình chinh phục ước mơ, góp phần tạo nên một xã hội hòa nhập, bình đẳng và nhân văn hơn. Đây cũng là minh chứng cho hành trình theo đuổi chiến lược ESG 4 Plus của Tập đoàn, giảm bất bình đẳng xã hội hướng đến phát triển bền vững."Ông Praween Wirotpan - Tổng giám đốc SCG Việt NamÔng Praween Wirotpan - Đại diện SCG phát biểu tại sự kiện.Những câu chuyện truyền cảm hứng, những chia sẻ chân thành, và sự đồng hành thiết thực từ SCG đã thắp sáng niềm tin và hy vọng cho những học sinh khuyết tật. Hành trình của các em tuy còn nhiều chông gai phía trước, nhưng với nghị lực vượt khó và sự hỗ trợ từ cộng đồng, tin rằng những ước mơ xanh sẽ được chắp cánh bay cao, bay xa.
https://nhandan.vn/thap-sang-uoc-mo-nghe-nghiep-cho-hoc-sinh-khuyet-tat-post810914.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "SCG", "hướng nghiệp", "tư vấn nghề nghiệp", "Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu", "trẻ khuyết tật" ] }
Ấm áp trong những "Bữa cơm Công đoàn"
NDO -"Bữa cơm Công đoàn" là 1 hoạt động trong Tháng Công nhân nhằm cảm ơn đoàn viên, người lao động. Đây là một hoạt động thiết thực, tiếp tục khẳng định trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo và chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động từ những bữa ăn, nhu cầu cụ thể thường ngày.
Bắt đầu từ "Bữa cơm Công đoàn", do Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng (thành phố Hà Nội) tổ chức, nhằm cảm ơn người lao động tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, đến nay đã có 15 doanh nghiệp trên địa bàn huyện đăng ký tổ chức Chương trình “Bữa cơm Công đoàn, bữa cơm có sữa”.Có thể kể đến như: Công ty Cổ phần xây lắp và thiết bị công nghiệp Mekamic, Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ Ngôi Sao Châu Á, Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ CNC Việt Nam... Theo đó, các công đoàn cơ sở đã phối hợp Ban Giám đốc công ty tăng thêm khẩu phần ăn, giá trị dinh dưỡng cho công nhân lao động từ 25 nghìn đồng lên 32 nghìn đồng, được tổ chức vào các ngày cuối tuần của tháng. Việc tăng khẩu phần suất ăn so với suất ăn thường ngày nhằm cảm ơn người lao động đã cống hiến, đóng góp vào sự phát triển của cho doanh nghiệp.Trực tiếp xuống dự, động viên, tham gia bữa cơm với người lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ Ngôi sao châu Á, đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Huyện ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Đan Phượng bày tỏ sự biết ơn người lao động đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp.Đồng chí động viên công nhân lao động hăng hái thi đua vượt khó, sáng tạo, lao động sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và hỗ trợ mỗi người lao động một hộp sữa tươi vào khẩu phần ăn.“Bữa cơm Công đoàn” do Công đoàn Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng tổ chức.“Bữa cơm Công đoàn” của Công đoàn Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng, được tổ chức ngày 9/5 là một trong những hoạt động công đoàn phối hợp chuyên môn tổ chức thực hiện, với mong muốn tiếp tục quan tâm, chăm lo tốt hơn cho người lao động; đồng thời, để thể hiện sự tri ân, cảm ơn người lao động đã luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ, có nhiều đóng góp cho hoạt động công ty.Bằng tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm, các cán bộ công đoàn đã vào bếp cùng chị em nhà ăn, cùng chế biến các món ăn, đồng hành cùng nhà bếp đưa cơm đến các vị trí đi ca trong công ty, cùng người lao động tham gia thưởng thức, qua đó, tạo không khí thân tình, gần gũi, lắng nghe chia sẻ, tình hình, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, người lao động để công đoàn kịp thời nắm bắt, tiếp tục tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động thật sự có ý nghĩa cho người lao động.Tin liên quanThiết thực Tháng Công nhânChủ tịch Công đoàn Dương Thị Định chia sẻ: Trong giai đoạn mùa khô, thời tiết nắng nóng hiện nay, bữa cơm công đoàn không chỉ bổ sung nhiều món ăn ngon, bổ sung dinh dưỡng nhằm cải thiện chất lượng bữa ăn, mà còn tạo động lực, tinh thần phấn khởi để toàn thể người lao động tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.Đón nhận sự quan tâm của cán bộ công đoàn, lãnh đạo chuyên môn thông qua “Bữa cơm Công đoàn”, anh Nguyễn Ngọc Lăng, Trưởng ca xúc động nói: Rất cảm ơn công đoàn và chuyên môn đã chu đáo, quan tâm bổ sung món ngon, bổ sung dinh dưỡng bữa ăn ca cho anh em. Chương trình rất ý nghĩa, chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm như vậy nhiều hơn nữa, không chỉ là trong Tháng Công nhân.Ngày 9/5, Công ty Cổ phần Gemmy Tân Sơn (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) cũng đã tổ chức "bữa cơm Công đoàn" cho đoàn viên, người lao động trong toàn công ty.Bữa cơm Công đoàn tại Công ty Cổ phần Gemmy Tân Sơn (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ).Chương trình được Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phối hợp Ban Giám đốc công ty tổ chức với 110 suất ăn cho đoàn viên, mỗi suất trị giá 40 nghìn đồng (giá trị tăng thêm 20 nghìn đồng/suất so với bữa ăn ca hàng ngày). Khẩu phần bữa ăn được bổ sung nhiều món ăn như: thịt vịt, cá chiên xù, thịt nướng, rau luộc, lòng xào giá, tráng miệng hoa quả… giúp đoàn viên, người lao động có bữa ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng.Tại bữa cơm, Liên đoàn Lao động huyện Tân Sơn đã trao 3 suất quà tặng đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng. Ban Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trao 3 suất quà, mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng tặng người lao động xuất sắc, gắn bó với công ty từ ngày thành lập đến nay.Tại bữa cơm Công đoàn do Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Thuốc thú y và Chế phẩm sinh học Vemedim (tỉnh Hậu Giang), doanh nghiệp tổ chức có sự có mặt của Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hậu Giang Lê Công Khanh. Không chỉ đến ăn cơm, trò chuyện thân mật cùng đoàn viên, người lao động, lắng nghe tiếng nói của người lao động về khẩu phần ăn hằng ngày, mà còn là dịp để người đứng đầu tổ chức công đoàn tỉnh thăm hỏi doanh nghiệp, trao đổi với lãnh đạo doanh nghiệp về tình hình kinh doanh, sản xuất.Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hậu Giang dự Bữa cơm Công đoàn tại Công ty TNHH MTV Thuốc thú y và Chế phẩm sinh học Vemedim.“Bữa cơm Công đoàn” của công ty cung cấp 450 suất ăn cho toàn thể đoàn viên, công nhân lao động, mỗi suất ăn trị giá 50 nghìn đồng, khác với những bữa cơm hằng ngày trị giá 35 nghìn đồng, chất lượng “Bữa cơm công đoàn” được nâng cao hơn, ngoài các món chính, bữa cơm còn cung cấp thêm trứng, sữa, trái cây,... giúp đoàn viên, người lao động có bữa ăn ngon hơn, bảo đảm dinh dưỡng.Tại bữa cơm, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hậu Giang Lê Công Khanh khẳng định: Qua hoạt động này, thể hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn luôn hướng về cơ sở, mỗi đoàn viên, người lao động; đồng thời kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động nâng cao nhận thức, tiếp tục quan tâm, chăm lo, nâng cao dinh dưỡng bữa ăn ca cho người lao động; góp phần bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động, để người lao động yên tâm làm việc.Có thể thấy, "Bữa cơm Công đoàn" dù được tổ chức quy mô hay chỉ gói gọn trong quy mô một đơn vị, phù hợp điều kiện thực tế nhưng tất cả đoàn viên, người lao động được thưởng thức bữa cơm này đều được hòa mình trong không khí thân tình, đoàn kết, yêu thương và còn cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết sự quan tâm của tổ chức công đoàn và chủ sử dụng lao động đối với “tài sản” quý của doanh nghiệp mình.
https://nhandan.vn/am-ap-trong-nhung-bua-com-cong-doan-post808873.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Bữa cơm Công đoàn", "Tháng Công nhân", "công đoàn" ] }
Hậu Giang tổ chức bốc thăm đất tái định cư dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía Đông
NDO -Trong thời gian ngắn, hai trong bốn khu tái định cư phục vụ Dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía Đông đi qua địa phậntỉnh Hậu Giangđã bắt đầu tổ chức bốc thăm giao đất cho người dân.
Sáng 25/8, đông đảo người dân ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có mặt tại khu tái định cư xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp để bốc thăm nhận đất tái định cư.Sau khi bốc thăm nhận đất, bà Nguyễn Thị Tư ở ấp Long Hòa B, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp rất vui, kể rằng: “Lâu nay ở trong đồng, điều kiện đi lại, sinh hoạt cũng khó khăn. Giờ thấy khu tái định cư gần UBND xã, khá khang trang, cất nhà ở cho con cái đi học, đi làm sau này rất tiện lợi”.Theo bà Tư, thời điểm giao nhà, đất để làm đường cao tốc, Nhà nước có hỗ trợ tiền thuê nhà (tạm cư) trong thời gian 9 tháng, mỗi tháng là 2 triệu đồng, nhưng khổ nổi ở quê làm gì có nhà trọ mà thuê. Gia đình phải phải lên kênh thủy lợi ở nhờ. Nói gì thì nói, ở đâu cũng không bằng xứ nhà của mình, sống đã quen rồi. Nhưng tội nghiệp tụi nhỏ chịu thiệt thòi đủ thứ. Do đó, gia đình quyết định sẽ ra đây xây nhà ở.Cùng trong niềm vui, phấn khởi khi nhận 3 mảnh đất nhà tái định cư, ông Nguyễn Tấn Phong ở ấp Long Sơn 1, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, cho hay: “Là nông dân, tôi chỉ biết khi nhà nước cần đất để xây dựng đường cao tốc, phục vụ cho sự phát triển chung là điều cần thiết. Vì thế gia đình rất sẵn lòng giao hơn 2.000 mét vuông cho dự án. Tôi thấy nhà nước mình thực hiện rất tốt các chính sách liên quan đến bồi thường, giải tỏa. Ở khutái định cưnày, điều kiện tốt hơn nhiều so với nơi ở cũ. Với diện tích mỗi mảnh 90 m2(4,5X20) được bốc thăm nhận hôm nay, tôi sẽ sớm cất nhà cho mấy đứa con ra riêng ở”.Theo ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, khu tái định cư xã Bình Thành có 285 mảnh đất, tổng kinh phí đầu tư xây dựng là 102 tỷ đồng. Đến nay, khu này cơ bản hoàn thành hơn 90%, hạ tầng bảo đảm bà con vào xây dựng nhà ở, nên địa phương sẽ tổ chức bốc thăm giao đất từng đợt. Như đợt sáng nay giao 46 mảnh đất cho các hộ dân ở xã Long Thạnh.“Nguyên tắc ưu tiên của các khu này thì đối với những trường hợp nhà ở vị trí sinh lợi cao, như các trường hợp nhà ở quốc lộ, nhà ở mặt tiền, vị trí sinh lợi cao thì địa phương sẽ ưu tiên cho bốc thăm ở những vị trí tốt, những vị trí còn lại địa phương sẽ bố trí các trường hợp có vị trí sinh lợi thấp hơn.Ngoài ra, đối với những trường hợp có số đất nhiều như cùng một hộ mà có 4-5 mảnh đất thì địa phương sẽ ưu tiên bố trí cho bốc thăm đất liền kề, để tạo điều kiện cho các hộ thuận lợi trong việc xây dựng nhà, nhằm bảo đảm khách quan, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch trong việc giao đất, bố trí tái định cư” - ông Lê Như Lê thông tin.Người dân xem thực địa đất tái định cư sau khi bốc thăm.Để người dân bị ảnh hưởng Dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau qua địa phận tỉnh Hậu Giang sớm ổn định cuộc sống, địa phương đã chỉ đạo “thần tốc” đầu tư xây dựng bốn khu tái định cư, gồm: Khu tái định cư thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành); Khu tái định cư xã Bình Thành (huyện Phụng Hiệp); Khu tái định cư thị trấn Nàng Mau (huyện Vị Thủy) và Khu tái định cư thị trấn Vĩnh Viễn (huyện Long Mỹ). Tổng diện tích bốn khu đất tái định cư trên 13ha, dự kiến sẽ có trên 700 nền được bố trí, tổng mức đầu tư 4 khu tái định cư này khoảng 264 tỷ đồng.Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Hậu Giang, đến nay Khu tái định cư thị trấn Ngã Sáu đã bàn giao 77/126 nền tái định cư cho địa phương, đạt 61% và dự kiến bàn giao 100% nền cho địa phương trong tháng 8 này.Mặc dù các đơn vị thi công đang gặp một số khó khăn, nhất là về khan hiếm nguồn cát do sức hút của các dự án cao tốc, nhưng cũng đã tìm mọi giải pháp để khắc phục, tập trung máy móc, thiết bị, vật tư, tăng kíp,... nhằm đẩy nhanh triển khai thi công.Khu tái định cư xã Bình Thành với 285 nền đang triển khai giao nền, dự kiến cuối tháng 8 sẽ bàn giao 100% nền cho địa phương. Khu tái định cư thị trấn Nàng Mau, có 152 nền, dự kiến đến ngày 31/8 sẽ bàn giao 120 nền cho địa phương và trong tháng 9 sẽ bàn giao số nền còn lại. Còn Khu tái định cư thị trấn Vĩnh Viễn, có 140 nền, cũng sẽ bàn giao 100% cho địa phương trong tháng 9 tới.Hiện nay, mặc dù các đơn vị thi công đang gặp một số khó khăn, nhất là về khan hiếm nguồn cát do sức hút của các dự án cao tốc, nhưng cũng đã tìm mọi giải pháp để khắc phục, tập trung máy móc, thiết bị, vật tư, tăng kíp,... nhằm đẩy nhanh triển khai thi công. Các địa phương, chủ đầu tư cũng tăng cường kiểm tra, đôn đốc nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ thi công, nhưng phải bảo đảm chất lượng công trình, nhằm sớm bàn giao.Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch bốc thăm, xác định giá, khi bàn giao hạ tầng chính thức mới giao thực địa cho người dân. Không để chờ hoàn chỉnh hết mới làm các thủ tục tiếp theo, bởi như thế sẽ bị chậm, do vậy phải làm song song để đảm bảo tiến độ.Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Hòa, quy hoạch phải thực hiện đồng bộ, tránh tình trạng quy hoạch trước và sau làm khác dẫn đến việc không đấu nối được, dẫn đến hạ tầng không kết nối được thì sẽ rất khó. Đặc biệt là hệ thống thoát nước, nếu thấy chưa phù hợp phải xử lý ngay.“Nguyên tắc giao nền tái định cư là phải đảm bảo hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, nước), các hộ dân phải sinh sống được ở đây và có đủ điều kiện để sinh hoạt. Quan điểm của tỉnh là khi hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật thì chúng ta mới bố trí tái định cư. Chủ đầu tư với nhà thầu phải có kế hoạch cụ thể, triển khai thi công với hình thức cuốn chiếu đến đâu hoàn thành đến đó. Nơi ở mới phải tốt hơn hoặc ít nhất phải bằng nơi ở cũ” - ông Nguyễn Văn Hòa cho biết.
https://nhandan.vn/hau-giang-to-chuc-boc-tham-dat-tai-dinh-cu-du-an-duong-bo-cao-toc-bac-nam-phia-dong-post769362.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "tái định cư", "bốc thăm", "cao tốc bắc-nam", "đất tái định cư", "Hậu Giang" ] }
Đưa vào hoạt động hệ thống phun tưới ẩm tự động ở Khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan
NDO -Phó ban Quản lýKhu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim LiênHà Văn Vinh cho biết, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), Ban quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên vừa đưa vào hoạt động hệ thống phun tưới ẩm dọc theo bờ rào khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo đó,hệ thống phun tưới ẩm,gồm hệ thống bơm tự động, hệ thống điều khiển tự động cùng đường ống dẫn nước, dài gần 1km và các béc phun. Cứ cách khoảng 3m bờ rào có một đoạn ống nước cao gần 2m gắn với béc phun tưới ẩm, có thể phun nước ra xa chung quanh khoảng 3-4m. Hệ thống phun tưới ẩm này được điều khiển qua điện thoại di động.Tưới phun nước ra xa chung quanh khoảng 3-4m.Hệ thống phun tưới ẩm giúp công tác phòng cháy rừng và bảo đảm môi trường xanh, mát quanh quần thểKhu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan.Hệ thống phun tưới ẩm này do Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tài trợ.Hệ thống máy bơm nước cùng hệ thống điều khiển tự động.Được biết, nhân dịp 19/5 năm nay, Tổng công ty SAWACO Sài Gòn còn hỗ trợ cho Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên một máy bơm công suất lớn, phục vụ công tác chữa cháy tại di tích khu vực quê nội Bác Hồ và hỗ trợ xây một nhà thờ cho Mẹ Việt Nam Anh hùng tại xóm 6 xã Nam Giang (Nam Đàn).Một góc quần thể Khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan ở núi Động Tranh.Quần thể Khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở núi Động Tranh, thuộc dãy Đại Huệ ở xã Nam Giang, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Quần thể khu di tích này thuộc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Liên - Khu di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/dua-vao-hoat-dong-he-thong-phun-tuoi-am-tu-dong-o-khu-di-tich-mo-ba-hoang-thi-loan-post808716.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Khu mộ bà Hoàng Thị Loan", "Nghệ An", "tưới ẩm", "SAWACO Sài Gòn" ] }
Khắc phục tình trạng ngập nước cục bộ trên mặt cầu Vĩnh Tuy 2
NDO -Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có văn bản số 2795/SGTVT-KHTC yêu cầu kiểm tra xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời các tồn tại liên quan đến việc thoát nước mặt cầu Vĩnh Tuy 2 thuộc dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2.
Trước đó, sau cơn mưa lớn chiều 15/5, qua theo dõi kiểm tra thực tế hiện trạng nhận thấy xuất hiện tình trạng mặt cầu Vĩnh Tuy 2 thuộc dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư và đang triển khai các thủ tục bàn giao tài sản công sau khi thi công hoàn thành) bị ứ đọng, ngập nước trên mặt cầu, dẫn đến khó khăn cho việc lưu thông các phương tiện qua cầu.Để xử lý kịp thời tình trạng trên, không để tình trạng tương tự xảy ra (đặc biệt vào mùa mưa sắp tới), Sở Giao thông vận tải đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố khẩn trương chủ trì phối hợp với Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục ngay.Tiến độ triển khai, được Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề ra, là các đơn vị phải hoàn thành xong trước ngày 20/5, đồng thời có văn bản báo cáo kết quả xử lý về Sở này để theo dõi chỉ đạo, đồng thời thông tin kết quả xử lý đến các cơ quan thông tấn báo chí, người dân được biết.Liên quan đến việc ngập sâu trên cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 thường xảy ra khi Hà Nội mưa lớn, đại diện Công ty cổ phần công trình giao thông Hà Nội cho biết: Dự án đang được Ban Quản lý dự ánĐầu tư công trình Giao thông Hà Nội làm thủ tục bàn giao cho Sở Giao thông vận tải Hà Nội quản lý. Do trời mưa lớn, rác trên cầu bịt kín các lỗ thoát nước, không thoát được nước nên gây ngập. Nếu được giao quản lý, hằng ngày sẽ có công nhân đi thu gom rác thải, thông các hố thoát nước như đơn nguyên cầu Vĩnh Tuy 1, về thiết kế giống nhau nhưng do được duy tu, dọn vệ sinh thường xuyên nên không xảy ra tình trạng úng ngập như bên đơn nguyên mới đưa vào khai thác.Sáng 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố cho biết, dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã hoàn thành và thông xe từ cuối tháng 8/2023. Tuy nhiên, dự án phải mất thời gian kiểm đếm, nghiệm thu. Trong thời gian này, chủ đầu tư cũng đã yêu cầu các nhà thầu phải thường xuyên dọn dẹp rác thải tại đây, tuy nhiên việc này cũng không thể duy trì thường xuyên được. Do lượng rác nhiều đã bít kín các lỗ thoát nước, dẫn đến tình trạng úng ngập cục bộ.Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố cho biết sau khi hoàn tất công tác nghiệm thu trong tháng 4/2024, đơn vị đã có văn bản đề nghị thành phố cho bàn giao công trình này. Dự kiến, các công việc sẽ hoàn tất trong tháng 5/2024.Sau khi tiếp nhận quản lý, đơn vị chuyên môn sẽ thực hiện dọn dẹp vệ sinh môi trường, bảo đảm không còn rác thải và ngập úng. “Đây không phải vấn đề về kỹ thuật hay chất lượng mặt cầu, mà do trong giai đoạn chờ bàn giao nên mới dẫn đến tình trạng này”, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố khẳng định.
https://nhandan.vn/khac-phuc-tinh-trang-ngap-nuoc-cuc-bo-tren-mat-cau-vinh-tuy-2-post809817.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "cầu Vĩnh Tuy 2", "Hà Nội", "ngập nước", "cầu Vĩnh Tuy" ] }
[Ảnh] Toàn cảnh vụ nổ lò hơi làm 6 người chết tại Đồng Nai
NDO -Vào lúc 8 giờ 10 phút, sáng 1/5, tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnhĐồng Naiđã xảy ra vụnổ lò hơihậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 6 người chết, 7 người bị thương. Các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu vẫn đang nỗ lực cao nhất để cứu chữa người bị thương, khẩn trương xử lý hiện trường,điều tra làm rõ nguyên nhân.
Toàn cảnh hiện trường vụ nổ từ trên cao.Vụ nổ khiến nhà xưởng bị xé toang.Bên trong khu vực lò hơi, nơi phát nổ gây rung chấn khu vực rộng lớn.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức và Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo khắc phục vụ nổ tại hiện trường.Hơn 10 xe cứu thương được huy động vào khu vực bên trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn gỗ Bình Minh để đưa người đi cấp cứu.Xe cứu thương chở người từ bên trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn gỗ Bình Minh đến bệnh viện.Công an tỉnh Đồng Nai huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ của nhiều phòng nghiệp vụ đến hiện trường khắc phục hậu quả, khám nghiệm, điều tra, làm rõ nguyên nhân.Một xe cứu thương từ khu vực nổ lò hơi ra bên ngoài.Người thân các nạn nhân vụ nổ đến khu vực bên trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn gỗ Bình Minh.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và các sở, ngành, huyện Vĩnh Cửu đến Bệnh viện đa khoa Thống Nhất thăm người bị thương vụ nổ.Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai động viên thân nhân người bị nạn.Lực lượng Công an tỉnh Đồng Nai phong tỏa hiện trường, khẩn trương điều tra làm rõ.Nhà ở nhân viên cách lò hơi phát nổ hàng chục mét cũng bị vỡ toang cửa kính.Lực lượng Công an tỉnh Đồng Nai và các ngành liên quan làm việc với đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn gỗ Bình Minh để xử lý hậu quả vụ nổ.Toàn cảnh Công ty Trách nhiệm hữu hạn gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.Tin liên quan13 người thương vong trong vụ nổ lò hơi ở một công ty tại Đồng Nai
https://nhandan.vn/post-807359.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Đồng Nai", "nổ lò hơi", "nguyên nhân" ] }
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tiếp xúc cử tri là công nhân lao động
NDO -Ngày 12/5, tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Wooin Vina (huyện Diễn Châu), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An với công nhân lao động năm 2024.
Số lượng công nhân lao động và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang tăng nhanh, phát triển cả quy mô và chất lượng, vớihơn 13.000 doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động là 230.000 người, đứng thứ 9 cả nước và thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ.Tổng số đoàn viên Công đoàn là gần 180.000 người, trong đó số đoàn viên là công nhân lao động trong các doanh nghiệp gần 100.000, chiếm gần 60%, là lực lượng đóng góp to lớn vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An.Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám khuyến khích các cử tri là công nhân lao động phát biểu ý kiến, kiến nghị tới các đại biểu Quốc hội.Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám, trong thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đến việc làm, đời sống của công nhân lao động.Tuy nhiên, thực tế hiện nay, liên quan đến công nhân lao động cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, như: Đời sống của một bộ phận công nhân lao động vẫn còn khó khăn, nhu cầu về nhà ở, thiết chế văn hóa, nhà trẻ của công nhân lao động chưa được đáp ứng, một số chế độ chính sách chưa được bảo đảm, còn vướng mắc trong quá trình thực hiện.Nhiều công nhân lao động bị mất việc làm, giảm thu nhập trong khi giá cả thị trường tiếp tục tăng cao làm cho cuộc sống của công nhân lao động có nhiều khó khăn, vất vả.Mặt khác, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn xảy ra. Việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, điều kiện làm việc của người lao động ở một số đơn vị, doanh nghiệp chưa được thực hiện đúng quy định của pháp luật…“Hội nghị là diễn đàn để đại biểu Quốc hội tiếp xúc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri là công nhân lao động về việc làm, thu nhập và đời sống, về cơ chế, chính sách, chế độ liên quan, qua đó để đại biểu Quốc hội tổng hợp và phản ánh với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu tiếp thu xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với người lao động bảo đảm khả thi, sát thực tế”, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An nhấn mạnh.Ông Trần Nhật Minh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An thông báo dự kiến nội dung, chương trình và thời gian họp của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Tại hội nghị, các công nhân lao động đã nêu nhiều ý kiến, kiến nghị liên quan đến các nội dung chính, như: Vấn đề tạo việc làm, duy trì việc làm bền vững, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động; các giải pháp phát triển nhà ở, nơi vui chơi, giải trí, trường học cho con công nhân, lao động; vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần; tình trạng “tín dụng đen” trong công nhân lao động và chế độ trong thời kỳ thai sản…Các nội dung liên quan đến bảo hiểm và chính sách cải cách tiền lương, nhà ở xã hội nhận được sự quan tâm lớn của các công nhân lao động.Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An Vi Ngọc Quỳnh cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, có khoảng 227 doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng 28.595 lao động (trong đó, lao động nữ chiếm 62,32%). Nhìn chung, doanh nghiệp có nhu cầu việc làm cho lao động rất lớn. Thế nhưng, trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng xảy ra đình công tập thể, nhiều doanh nghiệp cắt giảm giờ làm, cho lao động thôi việc…Để hỗ trợ người lao động, trong thời gian qua, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An kịp thời nắm bắt tình hình, cử cán bộ đến các doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm nhiều lao động hướng dẫn người lao động tiến hành các thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cùng với đó là tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề cho người lao động...Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An Vi Ngọc Quỳnh trả lời một số thắc mắc của công nhân, lao động.Nhân dịp này, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An đã trao tặng kinh phí hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 5 công đoàn viên khó khăn về nhà ở.Những năm qua, chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn” đã góp phần tích cực trong việc xóa nhà tạm bợ, giúp người lao động an cư, lạc nghiệp. Trong 5 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 38 nhà ở cho công nhân lao động với tổng kinh phí hơn 1.440 triệu đồng.Ngoài ra, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An cũng trao tặng 30 suất quà cho công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng.
https://nhandan.vn/doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-nghe-an-tiep-xuc-cu-tri-la-cong-nhan-lao-dong-post808952.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An", "công nhân lao động", "tiếp xúc cử tri", "Diễn Châu", "Nghệ An" ] }
Tàu cao tốc va chạm phà sắt, 3 người bị thương
NDO -Một vụ va chạm giữa phà sắt và tàu cao tốc trên sông Tiền đoạn qua thị xã Tân Châu, tỉnhAn Gianglàm 3 người trên tàu cao tốc bị thương.
Ngày 19/4, Trạm Cảnh sát đường thủy Tân Châu đã tiếp nhận tin trình báo về việc xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy tại thủy phận Sông Tiền thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu cách bờ kè xã Vĩnh Xương khoảng 241m.Theo đó, sáng 19/4, tại đoạn sông Tiền thuộc thủy phận ấp 1, xã Vĩnh Xương, xảy ra một vụtai nạn giao thông đường thủy nội địagiữa phương tiện phà sắt và phương tiện cao tốc chở khách du lịch.Vị trí xảy ra tai nạn cách phao số 0 khoảng 1.000m, phương tiện phà sắt mang biển kiểm soát AG-21477 do ông Võ Văn Nhân là thuyền trưởng điều khiển lưu thông trên sông Tiền theo hướng từ huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đến bờ xã Vĩnh Xương.Khi đến khu vực trên mỏ bàn phà sắt xảy ra va chạm với mạn bên trái phía sau thân phương tiện tàu cao tốc biển kiểm soát AG-23338 do ông Phan Thành Được, là thuyền trưởng.Cao tốc này chở 2 thuyền viên và 42 khách du lịch người nước ngoài lưu thông trên sông Tiền theo hướng từ Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, xã Vĩnh Xương đến xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu.Vụ va chạm làm 3 người trên tàu cao tốc gồm 1 hướng dẫn viên du lịch là ông Ab Dol Ro Zak, ngụ xã Châu Phong, thị xã Tân Châu bị đứt lìa cánh tay phải, gãy xương đùi phải và chân trái.2 khách du lịch quốc tịch nước ngoài tên Koehler Dietmar Heinz, và Kormann, Pascale-Aline đều bị gãy chân trái. Hiện người bị thương đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc, tỉnh An Giang.Phía Công ty Cổ phần Du Lịch Thương Mại Hàng Châu đã bố trí phương tiện đưa số khách nước ngoài về nơi lưu trú. Phương tiện cao tốc AG-23338 bị hư hỏng nặng phía mạn bên trái sau thân tàu.Kết quả đo nồng độ cồn 2 người điều khiển phương tiện không có nồng độ cồn trong hơi thở. Trạm Cảnh sát đường thủy đã bố trí lực lượng tiến hành công tác bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông.Hiện vụ việc được Công an thị xã Tân Châu tiếp nhận, điều tra nguyên nhân tai nạn, xử lý theo quy định.
https://nhandan.vn/tau-cao-toc-va-cham-pha-sat-3-nguoi-bi-thuong-post805632.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "sông Tiền", "Tân Châu An Giang", "tàu cao tốc", "va chạm phà sắt" ] }
Tập đoàn Boeing mua 35,6 triệu lít nhiên liệu hàng không bền vững
NDO -Tập đoàn Hàng không vũ trụBoeingsẽ mua vào 9,4 triệu gallon (tương đương 35,6 triệu lít)nhiên liệu hàng không bền vữngpha trộn nhằm hỗ trợ các nghiệp vụ thương mại của Tập đoàn tại Hoa Kỳ trong năm 2024, nhằm giảm lượng phát thải carbon và góp phần hỗ trợ phát triển nguồn cung ứng nhiên liệu trên toàn cầu.
Đây là đợt thu mua nhiên liệu hàng không bền vững hằng năm lớn nhất của Boeing, cao hơn 60% lượng nhiên liệu mà Tập đoàn đã mua vào trong năm 2023.Nhiên liệu pha trộn với tỷ lệ 30% là nhiên liệu SAF được sản xuất từ phụ phẩm như mỡ động vật, dầu ăn, mỡ bôi trơn và 70% là nhiên liệu máy bay thông thường, sẽ hỗ trợ chương trình Boeing ecoDemonstrator và những chuyến bay thương mại của Boeing tại Hoa Kỳ.Ông Ryan Faucett, Phó Chủ tịch mảng Môi trường bền vững tại Boeing cho biết: “Boeing luôn chú trọng đến tính an toàn và chất lượng sản phẩm, cũng như ưu tiên tính bền vững. Nhiên liệu hàng không bền vững đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm lượng phát thải carbon của ngành hàng không. Khoảng 20% nhiên liệu được Boeing sử dụng là nhiên liệu SAF pha trộn, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng loại nhiên liệu này để thúc đẩy sự phát triển ngành nhiên liệu SAF. Bên cạnh đó, Boeing cũng đang hợp tác đầu tư, nghiên cứu và phát triển chính sách nhằm giúp nhiên liệu SAF trở nên phổ biến, dễ tiếp cận và có mức giá hợp lý hơn cho khách hàng là những hãng hàng không thương mại”.Nhiên liệu SAF không pha trộn hoặc nhiên liệu “sạch” có thể giảm lượng phát thải carbon lên đến 85% trong suốt vòng đời nhiên liệu.Nhiên liệu SAF không pha trộn hoặc nhiên liệu “sạch” có thể giảm lượng phát thải carbon lên đến 85% trong suốt vòng đời nhiên liệu và mang lại tiềm năng lớn cho ngành hàng không thương mại trong công cuộc giảm tác động của ngành đối với khí hậu trong vòng 30 năm tới.Boeing sẽ nhận được 4 triệu gallon (tương đương 15,1 triệu lít) nhiên liệu SAF pha trộn được giao đến các kho chứa nhiên liệu của Tập đoàn tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. EPIC Fuels, công ty con thuộc Signature Aviation, sẽ cung cấp 2,5 triệu gallon (tương đương 9,5 triệu lít) nhiên liệu do Neste sản xuất, và Avfuel sẽ cung cấp 1,5 triệu gallon (tương đương 5,7 triệu lít) nhiên liệu SAF pha trộn cũng từ Neste.Ngoài ra, Boeing cũng sẽ mua các giải pháp giảm thiểu CO2 tương ứng với 5,4 triệu gallon (tương đương 20,4 triệu lít) nhiên liệu SAF pha trộn thông qua quá trình book-and-claim. Book-and-claim là quá trình một công ty mua chứng nhận SAF nhằm thay thế nhiên liệu máy bay thông thường. Thay vì lưu trữ nhiên liệu tại kho chứa của Boeing, các nhà phân phối sẽ vận chuyển nhiên liệu đến những sân bay gần đó để phục vụ hoạt động của các hãng hàng không và đơn vị vận tải khác.Thông qua nhiều đợt thu mua nhiên liệu từ chương trình book-and-claim của Boeing, EPIC Fuels sẽ cung cấp 3,5 triệu gallon (tương đương 13,2 triệu lít) nhiên liệu SAF pha trộn sản xuất bởi Neste, trong khi đó World Fuel Services, một công ty thuộc tập đoàn World Kinect, sẽ cung cấp 1,9 triệu gallon (tương đương 7,2 triệu lít) do World Energy sản xuất.
https://nhandan.vn/tap-doan-boeing-mua-356-trieu-lit-nhien-lieu-hang-khong-ben-vung-post805478.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "SAF", "Boeing", "Pha trộn", "Mỡ động vật", "Nhiên liệu", "Phụ phẩm", "Các-bon", "Gallon", "Kho chứa" ] }
Bổ sung quy định về kiểm tra, giám sát quy hoạch để giảm thiểu quy hoạch "treo"
NDO -Trước thực trạng quy hoạch "treo", quy hoạch quá thời hạn nhưng không được triển khai gây khó khăn cho người dân, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có quy định các cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện quy hoạch theo định kỳ để kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội từng giai đoạn.
Thống nhất hóa các quy định về quy hoạch đô thị và nông thônTheo chương trìnhKỳ họp thứ 7, chiều 20/6, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự ánLuật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.Phát biểu thảo luận tại Tổ 8, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) bày tỏ nhất trí với việc ban hành luật, nhằm đáp ứng các yêu cầu của Đảng và Nhà nước về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị, gắn kết chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa quy hoạch, phát triển đô thị với nông thôn, nhất là gắn với xây dựng nông thôn mới.Theo đại biểu, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, khu vực nông thôn thuần túy sản xuất nông nghiệp sẽ dần thu hẹp và ngày càng xuất hiện nhiều thị tứ, thị trấn theo hướng đô thị hóa ở khu vực vốn là nông thôn.Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) phát biểu thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Do đó, việc thống nhất hóa các quy định về quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trong cùng một luật, hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn, quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn, các quy định về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, nguồn kinh phí và các quy định có liên quan khác nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của quy hoạch đô thị và nông thôn là rất cần thiết.Dự thảo luật quy định Bộ Xây dựng chỉ chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên; quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ giao.Theo đại biểu Yên, việc tăng cường phân cấp cho các địa phương tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới sẽ tạo điều kiện để các địa phương, cơ quan chủ động trong công tác quy hoạch, đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương, từng khu vực theo từng giai đoạn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng.Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng dự thảo luật cần có thêm quy định về chế tài đối với cơ quan, tổ chức khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định về rà soát và điều chỉnh quy hoạch.Khi nghiên cứu quy định tại Khoản 1 Điều 43 dự thảo luật, đại biểu nhận thấy luật đã đề cập đến nội dung: Định kỳ hoặc khi xuất hiện các điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn,quy hoạch đô thịvà nông thôn phải được xem xét rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội từng giai đoạn.Tin liên quanCấm điều chỉnh quy hoạch để hợp thức hóa gia hạn dự án "treo"Theo đại biểu, việc quy định các cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện quy hoạch theo định kỳ và khi xuất hiện các điều kiện điều chỉnh quy hoạch để kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội từng giai đoạn là cần thiết, bởi thực tế hiện nay, tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch quá thời hạn nhưng không được triển khai thực hiện gây khó khăn cho người dân trong việc ổn định cuộc sống.Một trong những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nêu trên đó là pháp luật hiện hành về quy hoạch chưa có sự thống nhất, đồng bộ, chưa có quy định làm rõ cơ chế kiểm tra, giám sát về thực hiện công tác quy hoạch, chưa kiên quyết làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch.Do đó, đại biểu kiến nghị nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật nội dung quy định về kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch; trách nhiệm và chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về rà soát và điều chỉnh quy hoạch để góp phần giảm thiểu tối đa tình trạng quy hoạch treo hiện nay.Quy hoạch không gian ngầm để tận dụng không gian đô thịĐại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) phát biểu. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Tham gia góp ý vào nội dung quy hoạch không gian ngầm được đề cập trong dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã dành nguyên Điều 34 để quy định những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản liên quan lập quy hoạch không gian ngầm.Tuy nhiên, theo đại biểu, dự thảo luật có đồng thời “quy hoạch không gian ngầm” và “quy hoạch hạ tầng kỹ thuật”, trong khi đó đối với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật cũng tồn tại việc quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (bao gồm các công trình đường ống, cáp nước/thoát nước, cấp nhiệt, khí và công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc, cáp quang...) dẫn đến có sự giao thoa, chồng lấn nội dung quy hoạch.Theo đó, đại biểu đề nghị xem xét nghiên cứu cập nhật thêm một số quy định liên quan đến nội dung còn chồng lần, giao thoa này giữa các quy hoạch để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.Tin liên quanPhát triển không gian ngầmCũng bày tỏ ủng hộ sự cần thiết bổ sung, quy định rõ về nội dung quy hoạch không gian ngầm đối với các đô thị trực thuộc tỉnh và quy định quy hoạch không gian ngầm được lập riêng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị mới dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, đại biểu Tạ Thị Yên cho biết, do các đô thị này quy mô dân số lớn, quỹ đất xây dựng lại hạn chế, nên quy hoạch không gian ngầm sẽ góp phần giúp tận dụng cả về chiều cao lẫn chiều sâu của không gian đô thị.Việc lập riêng quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tối ưu hóa trong khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khai thác quỹ đất tại khu vực trung tâm, tạo điều kiện để thu hút, thúc đẩy sớm các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng ngầm gắn với hệ thống giao thông ngầm.Qua đó, hướng tới đồng bộ, hiện đại về hạ tầng kỹ thuật và khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đất đai, giữ gìn các giá trị văn hóa lịch sử, nhất là vùng lõi đô thị cổ cần bảo tồn.Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu. (Ảnh: quochoi.vn)Tham gia góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) quan tâm đến trình tự lập, thẩm định, phê duyệtquy hoạch đô thị và nông thôn, quy định ở Điều 15.Tại khoản 1 điều này, quy định trình tự quy hoạch gồm 5 nội dung. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm 1 nội dung là “Lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn”.Về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn tại Điều 16, đại biểu đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch đô thị mới có dự kiến hình thành thành phố, thị xã mới thuộc tỉnh.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngVề “thời hạn quy hoạch” trong các Điều 20, 21, 22, 23, 26, 27, 28, 31, 32, 33, 34, 35, đại biểu Tiến đề nghị xem xét lại, khi tại khoản 2 Điều 8 Luật Quy hoạch năm 2017 quy định là “thời kỳ quy hoạch”.Mặt khác, thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh là từ 20-30 năm.Do đó, đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu để bảo đảm phù hợp với Luật Quy hoạch 2017, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện.
https://nhandan.vn/bo-sung-quy-dinh-ve-kiem-tra-giam-sat-quy-hoach-de-giam-thieu-quy-hoach-treo-post815357.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:09", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:09", "tags": [ "Quy hoạch đô thị", "Không gian ngầm", "Quy hoạch treo", "Luật Quy hoạch đô thị", "Không gian đô thị", "Quốc hội" ] }
Trà Vinh: Gần 3.000 người làm việc và học tập tại Nhật Bản
NDO -Chiều 21/6, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh phối hợp Công ty TNHH Esuhai tổ chức lễ xuất cảnh cho 105lao động đi làm việcvà học tập tại Nhật Bản.
Theo ông Trịnh Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã đưa 1.327 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng gồm các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Canada, Mỹ, Lào và một số nước khác.Trong giai đoạn 2021-2025, tính đến thời điểm này, tỉnh Trà Vinh đã đưa 3.799 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% lao động làm việc và học tập tại Nhật Bản.Đến nay, Trà Vinh cũng đã giải ngân vốn vay cho gần 1.000 người đi làm việc ở nước ngoài với hơn 70 tỷ đồng.Đến khi hết hạn hợp đồng về nước, người lao động có tích lũy hơn 250 triệu đồng đối với thị trường Malaysia; hơn 600 triệu đồng tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.Em Thạch Thương, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phát biểu tại buổi lễ xuất cảnh.Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Trà Vinh đề ra chỉ tiêu đưa 4.000 người người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong số đó, có 1.600 kỹ thuật viên chăm sóc sức khỏe; 1.400 người làm việc trong các ngành kỹ thuật;…Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua chương trình đào tạo, phái cử thanh niên, sinh viên làm việc, học tập tại Nhật Bản.Hoạt động này góp phần giải quyết việc làm, xóa nghèo bền vững, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/tra-vinh-gan-3000-nguoi-lam-viec-va-hoc-tap-tai-nhat-ban-post815536.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "làm việc tại Nhật Bản", "học tập tại Nhật Bản", "Trà Vinh", "lao động làm việc ở nước ngoài", "Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng" ] }
Quốc hội chia buồn với gia đình các nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính
NDO -Quốc hội đề nghị Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các lực lượng chỉ đạo nhanh chóng khắc phục hậu quả, dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương, kịp thời giúp đỡ gia đình người bị nạn sớm ổn định tình hình, bảo đảm cuộc sống.
Sáng 24/5, Quốc hội tiếp tụcKỳ họp thứ 7, thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói: “Đầu giờ sáng, chúng ta rất đau buồn khi nhận được thông tin đêm qua đã xảy rahỏa hoạntại nhà số 1, ngách 43/98/31 phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Số liệu ban đầu có 14 người thiệt mạng và một số người bị thương”.“Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân”, Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ và đề nghị Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các lực lượng chỉ đạo nhanh chóng khắc phục hậu quả, dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương kịp thời giúp đỡ gia đình người bị nạn sớm ổn định tình hình, bảo đảm cuộc sống.Đồng thời, đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các lực lượng chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cả nước; hướng dẫn và thông tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời, không để xảy ra cháy, nổ.Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng cho biết, đầu giờ sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dẫn đầu đến hiện trường và bệnh viện để thăm hỏi, động viên các gia đình bị nạn, đội ngũ bác sĩ và lực lượng cứu hộ cứu nạn tại cơ sở.Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, khoảng 0 giờ 30 phút ngày 24/5, tại một khu nhà trọ trong ngách 98, ngõ 119, phố Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội), xảy ra một đám cháy lớn. Đám cháy nhanh chóng bùng phát dữ dội, kèm theo đó là một số tiếng nổ lớn.Đám cháy xảy ra tại khu nhà cho thuê trọ gồm: 5 tầng, mỗi tầng hai phòng, tầng một kinh doanh xe đạp điện và sửa chữa xe điện.Ngay khi nhận được thông tin về vụ cháy, Công an quận Cầu Giấy đã huy động nhiều phương tiện và hàng chục cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường tìm kiếm cứu nạn.Công an thành phố Hà Nội cũng nhanh chóng chi viện hàng chục phương tiện tới. Xe cứu thương 115 cũng ứng trực trên phố Trung Kính nhanh chóng đưa người bị nạn cấp cứu.Sau nỗ lực chữa cháy, khoảng 1 giờ ngày 24/5 ngọn lửa được dập tắt.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/quoc-hoi-chia-buon-voi-gia-dinh-cac-nan-nhan-vu-chay-o-trung-kinh-post810912.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Hà Nội", "cháy nhà trọ", "cháy lớn ở Trung Kính", "cháy nhà trọ 14 người tử vong" ] }
Australia hỗ trợ nâng cao năng lực lãnh đạo của Việt Nam
NDO -Ngày 24/5 diễn ra Hội thảo tổng kết Khóa học ngắn hạn “Chứng chỉ lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế”. Khóa học doTrung tâm Việt-Úc(VAC) tổ chức cho 20 cán bộ quản lý từ các cơ quan của Đảng, Chính phủ và các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Dũng Anh, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực III chia sẻ:"Việc hoàn thành khóa học, đặc biệt là sau khi triển khai Dự án ứng dụng đã mở ra một hành trình mới trong tiếp cận, nhận thức, vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn. 20 học viên đã được trang bị thêm những phương pháp, kỹ năng làm việc nhóm để có thể vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt vào công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành ở cơ quan đơn vị, địa phương cũng như trong cuộc sống”.Tiến sĩ Nguyễn Dũng Anh, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực IIIphát biểu tại Hội thảo tổng kết khóa học.Đại diện Đại sứ quán Australia, bà Carol Holmes, Quyền Phó Đại sứ cho biết: “Australia và Việt Nam là đối tác tin cậy và Trung tâm Việt-Úc (VAC) là trọng tâm của mối quan hệ hợp tác này. Thật tuyệt vời khi thấy các cơ sở giáo dục của chúng tôi trao đổi kiến ​​thức và hỗ trợ các lãnh đạo Việt Nam có sự chuẩn bị tốt hơn để giải quyết các vấn đề cấp bách và mới nổi.”Đại diện Đại sứ quán Australia, bà Carol Holmes, Quyền Phó Đại sứ phát biểu.Khóa học này được triển khai ở cả Việt Nam và Australia nhằm củng cố năng lực và phong cách lãnh đạo cốt lõi của các học viên, đồng thời hỗ trợ họ áp dụng kiến ​​thức và kỹ năng mới vào công việc hàng ngày.Trong 8 tháng theo học, các học viên đã xây dựng và triển khai các dự án ứng dụng theo nhiều chủ đề khác nhau như chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực và năng lực lãnh đạo, bảo vệ môi trường và thị trường carbon.Khóa học do Đại học Curtin, thuộc top 1% các trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới trong Bảng xếp hạng học thuật năm 2023 thực hiện.Trung tâm Việt - Úc (VAC)là sáng kiến chung của Việt Nam và Australia, cung cấp các hoạt động đào tạo, xây dựng năng lực và nghiên cứu, tập hợp các chuyên gia Úc và Việt Nam nhằm hỗ trợ vai trò lãnh đạo tương lai của Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức quốc gia, khu vực và quốc tế.Australia đã hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực qua việc cấp những học bổng đầu tiên cho sinh viên Việt Nam du học tại Australia từ năm 1974. Học viên từ các khóa học của VAC sẽ tham gia cộng đồng gần 100.000 cựu sinh Việt Nam đã từng theo học tại các cơ sở giáo dục Australia trong 50 năm qua.
https://nhandan.vn/australia-ho-tro-nang-cao-nang-luc-lanh-dao-cua-viet-nam-post810981.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Australia", "năng lực lãnh đạo", "khoá học", "Trung tâm Việt-Úc" ] }
Nhiều tuyến đường đẹp ở Hà Nội xuống cấp vì thi công ẩu
NDO -Hằng năm,thành phố Hà Nộiphải chi hàng tỷ đồng để thảm lại mặt đường cho êm thuận. Trong khi đó, nhiều tuyến đường rất đẹp lại đang bị đào lên để phục vụ một số dự án hạ ngầm, nhưng sau đó hoàn trả đường rất ẩu, khiến đường bị xuống cấp nhanh, vừa gây lãng phí lớn, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông.
Một số tuyến phố của quận Long Biên hiện đang bị đào lên để thi công hạng mục công trình xây dựng: Cung cấp, xây dựng và lắp đặt cáp ngầm 110kV thuộc dự án xây dựng mới trạm 110kV Ngọc Thuỵ và nhánh rẽ.Công trình do Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, nhà thầu là liên danh Công ty cổ phần đầu tư và chuyển giao công nghệ Thăng Long-Công ty cổ phần tập đoàn PC1.Dù giấy phép số 60/GP-SGTVT do Sở Giao thông vận tải Hà Nội cấp đã đưa ra những yêu cầu cụ thể về thi công, nhưng nhà thầu vẫn làm theo kiểu “được việc của mình” khiến chomặt đường các tuyến phốxuống cấp nhanh chóng.Đường bị đào lên để thi công các công trình ngầm nhưng chậm được hoàn trả.Trên mặt đường phố Vạn Hạnh, đơn vị chức năng nêu rõ phải rào chắn sát dải phân cách giữa chiếm dụng 3,5 mét, chiều dài 30 mét của một chiều đường Vạn Hạnh theo hướng đi đường Nguyễn Cao Luyện, bề rộng của một chiều đường còn lại 3,5 mét để phân luồng cho phương tiện lưu thông. Sở Giao thông vận tải yêu cầu thi công cuốn chiếu từng đoạn 30 mét, thi công hoàn thiện và hoàn trả mặt đường xong mới được chuyển sang thi công giai đoạn tiếp theo.Mặt đường phố Vạn Hạnh không hề được rào chắn, rất nguy hiểm cho các phương tiện, nhất là vào buổi tối.Tuy nhiên thực tế, đơn vị thi công làm rất ẩu, không hề thực hiện rào chắn, thiếu biển báo, nhiều đoạn đào lên rồi để đấy kéo dài, vừa mất vệ sinh môi trường, vừa gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.Phố Đặng Vũ Hỷ cũng đang xuống cấp một cách nhanh chóng.Một số đoạn đã làm xong như đường Mai Chí Thọ, nhưng được hoàn trả rất ẩu. Bà Nguyễn Thị Thu ở tổ 11 phường Giang Biên bức xúc: “Tuyến đường đẹp nhất nhì quận Long Biên bị đào xới lên rồi làm lại không cẩn thận, làm hỏng hết kết cấu đường”.Đường Đặng Vũ Hỷ cũng trong tình trạng tương tự khi một số đoạn bị sụt lún, khiến cho mặt đường bị xuống cấp rất nhanh. Được biết, đơn vị thi công hạng mục này đã bị các cơ quan chức năng xử phạt vài lần, tuy nhiên “đâu vẫn vào đấy”. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự việc này.
https://nhandan.vn/nhieu-tuyen-duong-dep-o-ha-noi-xuong-cap-vi-thi-cong-au-post803686.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "mặt đường", "xuống cấp", "thi công", "Thành phố Hà Nội" ] }
Các bước thực hiện 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử về khai sinh, khai tử
Theo Văn phòng Chính phủ, trình tự thực hiện 2 nhómthủ tục hành chính liên thôngđiện tử về đăng kýkhai sinhvà đăng kýkhai tửgồm 4 bước.
Ngày 12/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã ký Quyết định số 296/QĐ-VPCP về việc công bố 2 nhómthủ tục hành chính liên thông điện tử: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻbảo hiểm y tếcho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.Nội dung cụ thể của 2 nhómthủ tục hành chínhđược quy định như sau.Người dân truy cập Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử về đăng ký khai sinh, khai tử.Với nhóm thủ tục hành chính liên thông cấp xã, cấp huyện “Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi”, trình tự thực hiện gồm 4 bước.Bước 1: Người yêu cầu truy cập vào CổngDịch vụ côngquốc gia (tại địa chỉ dichvucong.gov.vn) hoặc trên ứng dụng VNeID, lựa chọn mục “Dịch vụ công liên thông khai sinh, khai tử" để thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến và lệ phí theo quy định.Bước 2: Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh từ Phần mềm dịch vụ công liên thông; thông báo hẹn trả kết quả được Phần mềm dịch vụ công liên thông gửi cho người yêu cầu qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VNeID và tin nhắn SMS.Bước 3: Giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinhSau khi hồ sơ đăng ký khai sinh điện tử được Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh chuyển tới Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp, công chức làm công tác hộ tịch thực hiện nghiệp vụ đăng ký khai sinh ngay trong ngày làm việc trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp.Bước 4: Giải quyết hồ sơ đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổiSau khi Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp chuyển bản điện tử Giấy khai sinh sang Phần mềm dịch vụ công liên thông thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, Phần mềm dịch vụ công liên thông phân tách, chuyển hồ sơ điện tử (bao gồm biểu mẫu, tờ khai người yêu cầu đã kê khai, bản điện tử Giấy khai sinh) đến Hệ thống thông tin quản lý cư trú để thực hiện đăng ký thường trú và Hệ thống thông tin ngành bảo hiểm xã hội để thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định pháp luật liên quan.Thời gian giải quyết đăng ký thường trú không quá 2 ngày làm việc, trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ điện tử, thông tin xác nhận qua ứng dụng VNeID.Thời gian giải quyết cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi không quá 2 ngày làm việc.Với nhóm thủ tục hành chính liên thông cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh “Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất”, trình tự thực hiện cũng gồm 4 bước.Bước 1: Người yêu cầu truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia (tại địa chỉ dichvucong.gov.vn) hoặc trên ứng dụng VNeID, lựa chọn mục “Dịch vụ công liên thông khai sinh, khai tử" để thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến và lệ phí theo quy định.Người yêu cầu có thể lựa chọn thực hiện liên thông 2 thủ tục hành chính (Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú); hoặc 3 thủ tục hành chính (Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí); hoặc 4 thủ tục hành chính (Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất), Phần mềm dịch vụ công liên thông sẽ điều chỉnh nội dung tờ khai điện tử và giấy tờ phải đính kèm theo nội dung liên thông mà người yêu cầu đã lựa chọn để người yêu cầu thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến theo quy định.Bước 2: Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh từ Phần mềm dịch vụ công liên thông; thông báo hẹn trả kết quả được Phần mềm dịch vụ công liên thông gửi cho người yêu cầu qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VNeID và tin nhắn SMS.Bước 3: Giải quyết hồ sơ đăng ký khai tửSau khi hồ sơ đăng ký khai từ điện tử được chuyển tới Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp, công chức làm công tác hộ tịch thực hiện các nghiệp vụ đăng ký khai tử ngay trong ngày làm việc trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 3 ngày làm việc.Bước 4: Giải quyết hồ sơ xóa đăng ký thường trú và giải quyết mai táng phí, tử tuất Sau khi bản điện tử Trích lục khai tử được cấp, Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp tự động chuyển bản điện tử Trích lục khai tử đến Phần mềm dịch vụ công liên thông thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, Phần mềm dịch vụ công liên thông hoàn thiện hồ sơ điện tử (bao gồm biểu mẫu, tờ khai mà người yêu cầu đã kê khai, bản điện tử Trích lục khai tử và các thành phần hồ sơ liên quan) gửi đến: Hệ thống thông tin quản lý cư trú để thực hiện xóa đăng ký thường trú ngay trong ngày làm việc; Hệ thống thông tin của ngànhbảo hiểm xã hộihoặc ngành lao động-thương binh và xã hội để thực hiện giải quyết chế độ mai táng phí, tử tuất.Thời hạn giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất do cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết không quá 8 ngày làm việc; giải quyết thôi hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ điện tử từ Phần mềm dịch vụ công liên thông.Thời hạn giải quyết hỗ trợ chi phí mai táng do cơ quan lao động-thương binh và xã hội giải quyết không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ điện tử từ Phần mềm dịch vụ công liên thông.Thời hạn giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất đối với người có công do cơ quan lao động-thương binh và xã hội không quá 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ điện tử từ Phần mềm dịch vụ công liên thông;Lưu ý, thời hạn xác nhận của các thân nhân qua ứng dụng VNeID không quá 5 ngày làm việc và không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính.Văn bản cũng quy định cụ thể về cách thức thực hiện; thành phần, số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện; cơ quan giải quyết và kết quả thực hiện thủ tục hành chính; phí, lệ phí với 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông nêu trên.Nghị định số 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất có hiệu lực từ ngày 10/6/2024.Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến ngày 1/7/2024, các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, phần mềm nghiệp vụ của các bộ, ngành, địa phương phải nâng cấp, hoàn thiện kết nối, chia sẻ, thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Phần mềm dịch vụ công liên thông theo quy định của Nghị định này.Kể từ ngày 1/7/2024, hồ sơ 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử được tiếp nhận, giải quyết theo quy định tại Nghị định 63/2024/NĐ-CP.Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến tháng 6/2024, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 945.711 hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 11.485 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí được thực hiện qua 2 nhóm dịch vụ công liên thông này.Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẵn sàng cùng các bộ, ngành liên quan triển khai các quy định theo tinh thần Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ từ ngày 1/7 tới.
https://nhandan.vn/cac-buoc-thuc-hien-2-nhom-thu-tuc-hanh-chinh-lien-thong-dien-tu-ve-khai-sinh-khai-tu-post814320.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "liên thông thủ tục hành chính", "khai tử", "đăng ký khai sinh", "dịch vụ công liên thông", "thủ tục hành chính", "bảo hiểm xã hội", "Nghị định số 63/2024" ] }
Tập trung xây dựng nhà ở xã hội
Ban hành nghị quyết xác định rõ các chỉ tiêu phát triểnNƠXH, phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn sát với nhu cầu thực tiễn. Thu hồi mặt bằng các cơ sở sản xuất không còn phù hợp quy hoạch trong nội đô để lấy quỹ đất xây dựng NƠXH. Xây dựng các dự án NƠXH gắn liền với khu vực đô thị, khu vực sản xuất với quy mô lớn, đồng bộ và tiện nghi…
Đó là những giải pháp mà thành phố Hải Phòng, các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương đang thực hiện, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển NƠXH.Bài 1: Những kết quả bước đầuBa năm qua, việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) tại các địa phương đã có chuyển biến tích cực. Từ nhiều nguồn lực, một số tỉnh, thành phố đã khởi công và hoàn thành hàng trăm dự án NƠXH, giúp hàng chục nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân cải thiện chỗ ở.Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH so với yêu cầu, mong muốn vẫn chưa đạt được và còn một số khó khăn cần được khắc phục để hoàn thành mục tiêu của Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” (Đề án).Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng Đỗ Hữu Hưng cho biết, chỉ tiêu của Chính phủ giao choHải Phòngphát triển 33.500 căn NƠXH trong giai đoạn 2021-2030. Trước nhu cầu cấp thiết, thành phố đã xây dựng kế hoạch phấn đấu thực hiện hơn 42.000 căn, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra. Riêng trong năm 2024, thành phố phấn đấu hoàn thành 6.400 căn, gồm 4.000 căn hộ xây dựng xong phần thô và 2.400 căn hộ đủ điều kiện mở bán. Đến năm 2025, Hải Phòng sẽ có khoảng 16.500 căn hộ cung ứng ra thị trường, vượt chỉ tiêu 15.400 căn theo chỉ tiêu Chính phủ đặt ra cho thành phố đến thời điểm đó.Đến nay, trên địa bàn Hải Phòng đã có bốn dự án NƠXH lớn tại 384 Lê Thánh Tông, 39 Lương Khánh Thiện (quận Ngô Quyền), tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (huyện An Dương) và tại huyện Thủy Nguyên đã hoàn thành, cung cấp cho thị trường tổng số 1.600 căn hộ. Cùng với đó, có bảy dự án NƠXH đã được khởi công và đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng với quy mô 11.500 căn; 8 dự án khác đang chuẩn bị khởi công và 11 dự án đang hoàn thiện thủ tục để lựa chọn chủ đầu tư, dự kiến có sản phẩm trước năm 2030.Là tỉnh phát triển công nghiệp, những năm gần đây,Bắc Ninhtập trung triển khai nhiều dự án NƠXH. Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh Nguyễn Tuấn Dũng cho biết: Theo Đề án, tỉnh Bắc Ninh sẽ xây mới 30.671 căn hộ trong giai đoạn 2021-2025 và 41.514 căn hộ trong giai đoạn 2026-2030. Đến nay tỉnh đã triển khai được 54 dự án NƠXH, trong đó 28 dự án đã hoàn thành (hoặc hoàn thành một phần) với tổng diện tích đất khoảng 173 ha. Các dự án sẽ đáp ứng hơn 77.000 căn hộ cho khoảng 231.000 người.Anh Nguyễn Đăng Mạnh, 30 tuổi ở phường Phố Mới, thị xã Quế Võ, chủ sở hữu căn hộ gần 70 m2 tại dự án nhà ở xã hội Kinh Bắc chia sẻ: “Lần đầu cầm chùm chìa khóa căn nhà do mình đứng tên, cảm xúc rất khó tả bởi mục tiêu an cư của vợ chồng tôi đã được thực hiện sớm ngoài mong đợi. Nhờ nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi đã giúp tôi giải tỏa được nỗi lo tài chính khi mua nhà”.TỉnhThái Nguyênhiện có hơn 100 nghìn công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, trong đó khoảng 40% là người ngoài tỉnh, nhu cầu về nhà ở rất lớn. Đến nay, tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư bốn dự án NƠXH với tổng số gần 2.000 căn, trong đó hai dự án đã được khởi công.Đó là Dự án nhà ở xã hội Đại Thắng tại Khu đô thị Peace Village (phường Đồng Tiến và phường Bãi Bông, thành phố Phổ Yên), vừa được Công ty cổ phần TNG Land khởi công đầu tháng 4 với số vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Dự án gồm 34 nhà ở liền kề xây dựng 2 tầng, một nhà chung cư cao 18 tầng với 361 căn hộ, diện tích mỗi căn rộng từ26,7 m2 đến 70 m2, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng cuối năm 2025, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 800 người thu nhập thấp. Trước đó, đầu tháng 3/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ (TTB Group) và Công ty cổ phần Đầu tư Bình Minh triển khai xây dựng giai đoạn 1 dự án NƠXH trên địa bàn phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên với công trình dịch vụ thương mại hỗn hợp, các tòa nhà từ 5 đến 10 tầng, tổng số 700 căn hộ, dự kiến đưa vào sử dụng từ năm 2025.Là trung tâm công nghiệp lớn ở Đông Nam Bộ, tỉnhBình Dươnghiện có hơn một triệu lao động là người ngoài tỉnh. Bình Dương đang triển khai đầu tư 8 dự án NƠXH có quy mô 39 ha, với 13.046 căn hộ, tổng diện tích sàn khoảng 933.514 m2. Trong những ngày cuối tháng 4, tại phường Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, dự án Khu nhà ở an sinh do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đầu tư đang được đẩy nhanh tiến độ để trong tháng 6 kịp cất nóc ba khối nhà đầu tiên.Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 2,7 ha với sáu khối nhà cao 12 tầng, 978 căn hộ có tổng diện tích sàn hơn 83.000 m2. Theo chủ đầu tư, hiện khu nhà ở này đã đủ điều kiện được bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 456 căn hộ từ 38,8 m2 đến 67,9 m2 tại ba khối nhà chung cư A4, A5 và C; giá bán là 16.926.330 đồng/m2(đã bao gồm VAT và phí duy tu, bảo trì).Có kết quả bước đầu như trên là nhờ các tỉnh, thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết về phát triển NƠXH trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Nghị quyết xác định rõ các chỉ tiêu cụ thể phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn sát với nhu cầu thực tiễn. Thành phố vừa tập trung khai thác tối đa mọi nguồn lực, vừa phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong phát triển NƠXH.Bên cạnh những khu NƠXH do doanh nghiệp bất động sản đầu tư, thành phố khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp tự xây dựng các khu nhà ở cho công nhân, lao động và chuyên gia. Để không xảy ra tình trạng các khu NƠXH xây dựng xong không có người ở, gây lãng phí, thành phố Hải Phòng quyết liệt chỉ đạo thu hồi mặt bằng của các doanh nghiệp đã hết thời hạn thuê hoặc các nhà máy không còn phù hợp quy hoạch trong đô thị, dành quỹ đất thuận lợi ngay trong khu đô thị hoặc gần khu công nghiệp - nơi luôn có nhu cầu lớn về chỗ ở, để xây NƠXH.Khu nhà ở xã hội tại 384 Lê Thánh Tông (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) đang hoàn tất để sớm bàn giao. (Ảnh NGÔ QUANG DŨNG)Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp quy hoạch các dự án về nhà ở xã hội vào các quy hoạch phát triển đô thị, đặc biệt là tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để triển khai thực hiện nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động, đóng góp lâu dài cho sự phát triển chung của tỉnh Bình Dương.Không chỉ tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, chính quyền các địa phương còn ưu tiên quy hoạch các dự án NƠXH gắn liền với khu vực đô thị, xây dựng quy mô lớn, đồng bộ và tiện nghi. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Lê Quang Tiến cho biết, tỉnh đã quy hoạch khoảng 300 ha đất ở gần các khu công nghiệp, khu trung tâm, gần đường giao thông, và 20% quỹ đất ở các khu đô thị để thu hút đầu tư xây dựng NƠXH.Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cho biết, thành phố ưu tiên các dự án nhà ở xã hội gắn liền với khu vực đô thị, khu vực sản xuất với các mô hình nhà ở quy mô lớn, đồng bộ và tiện nghi. Thành phố mong muốn NƠXH là không gian ở mới, đồng bộ, tiện nghi có đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội, dịch vụ thiết yếu.Trong quá trình triển khai các dự án NƠXH, khi các doanh nghiệp gặp vướng mắc, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố sẵn sàng làm việc, đối thoại trực tiếp để tháo gỡ khó khăn. Mới đây, ngày 9/4, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã chủ trì hội nghị thúc đẩy triển khai, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án NƠXH trên địa bàn.Trong số 54 dự án NƠXH đang triển khai tại Bắc Ninh, có 28 dự án gặp khó khăn, vướng mắc do chưa đền bù giải phóng mặt bằng xong hoặc do Quy hoạch chi tiết chưa được phê duyệt. Bí thư Tỉnh ủy giao Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các sở, ngành liên quan rà soát, bổ sung dự án và nghiên cứu phương án, hướng dẫn các doanh nghiệp điều chỉnh mục tiêu để mở rộng đối tượng thuê, mua nhà ở xã hội. Cùng với đó, rà soát các dự án chậm tiến độ, đánh giá năng lực, sự quyết tâm của chủ đầu tư để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ.Được chính quyền tạo điều kiện, không ít doanh nghiệp chủ động phát triển các dự án NƠXH, giúp người lao động an cư, gắn bó hơn với doanh nghiệp. Tại Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC đã triển khai Đề án NƠXH Becamex với mục tiêu xây dựng 64.000 căn hộ. Sau hơn 10 năm thực hiện, đến nay doanh nghiệp này đã hoàn thành xây dựng hơn 47.500 căn ở các thành phố Thuận An, Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng. Với giá bán từ gần 100 triệu đến 160 triệu đồng/căn hộ rộng30 m2, từ năm 2014 đến nay, hàng chục nghìn công nhân lao động của Bình Dương đã sở hữu được căn hộ ngay gần nơi làm việc. Thời gian tới, Tổng công ty sẽ tiếp tục xây dựng hàng chục nghìn căn hộ cho người lao động.Theo Tổng Giám đốc Becamex IDC Phạm Ngọc Thuận, trong quá trình xây dựng hơn 64.000 căn nhà ở xã hội và có thể lên hơn 118.000 căn trong thời gian tới, đội ngũ chuyên môn của tổng công ty đã tính toán kỹ lưỡng để vừa bảo đảm được chất lượng của công trình, vừa giảm giá thành đến mức tối đa, giúp người lao động có thu nhập thấp mua được nhà, qua đó yên tâm an cư lạc nghiệp tại Bình Dương.(Còn nữa)
https://nhandan.vn/tap-trung-xay-dung-nha-o-xa-hoi-post807050.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [] }
[Ảnh] Đoàn công tác Báo Nhân Dân thăm, tặng quà tại Nha Trang
NDO -Sau Lễ khai mạcGiải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dânlần thứ 42, ngày 4/6, đoàn công tác Báo Nhân Dân do Tổng Biên tập Lê Quốc Minh làm Trưởng đoàn đã tới thăm, giao lưu và tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc người có côngtỉnh Khánh Hòavà Trường Đại học Nha Trang.
Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc người có công tỉnh Khánh Hòa có cơ sở vật chất khang trang.Quang cảnh buổi trao quà giữa Báo Nhân Dân và Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc người có công tỉnh Khánh Hòa.Các đại biểu tham dự buổi trao quà.Các lão thành có công với cách mạng tham dự buổi trao quà.Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu tại buổi trao quà.Đồng chí Tạ Hồng Quang, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa phát biểu tại sự kiện.Báo Nhân Dân tặng Trung tâm bộ bàn thi đấu tiêu chuẩn quốc tế Double Fish 201.Cùng với đó trao 50 triệu đồng.Bà Trần Thị Xương - một trong hai người có công ngoài tuổi 90 ở Trung tâm chia sẻ niềm vui mừng khi được các nhà báo quan tâm, tri ân.Sau đó, Đoàn công tác Báo Nhân Dân đã đến thăm, tặng quà Trường Đại học Nha Trang.Nhà truyền thống của Trường Đại học Nha Trang được tôn tạo lại từ cơ sở tôn giáo.Hàng hoa giấy tươi đẹp của Trường Đại học Nha Trang.Quang cảnh buổi trao quà giữa Báo Nhân Dân và Trường Đại học Nha Trang.Ông Khổng Trung Thắng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu tại buổi trao quà.Lãnh đạo Trường Đại học Nha Trang nhận quà là một bàn bóng bàn tiêu chuẩn quốc tế Double Fish 201 từ Báo Nhân Dân.Bàn bóng bàn được lắp đặt ngay sau đó để các sinh viên, giảng viên trải nghiệm thi đấu.Cán bộ Báo Nhân Dân giao lưu thi đấu cùng cán bộ nhà trường.Dù chỉ là vài đường bóng nhưng hai bên đã để lại những ấn tượng tốt đẹp, tinh thần thể thao cao thượng.
https://nhandan.vn/anh-doan-cong-tac-bao-nhan-dan-tham-tang-qua-tai-nha-trang-post812627.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân lần thứ 42", "bóng bàn", "Giải bóng bàn Báo Nhân Dân", "Khánh Hòa", "Trường Đại học Nha Trang", "Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc người có công tỉnh Khánh Hòa" ] }
Bất cập trong trồng rừng thay thế ở Bắc Kạn
Từ năm 2020 đến nay, Bắc Kạn đã chuyển mục đích sử dụng hơn 570 ha rừng để phục vụ thi công cho 339 công trình, dự án. Theo quy định, chủ đầu tư của các công trình, dự án này sẽ phải trồng rừng thay thế cho diện tích rừng đã chuyển mục đích sử dụng.
Tuy nhiên, thực tế, cho đến nay, phần lớn các công trình, dự án này vẫn chưa thực hiện các quy định về trồng rừng thay thế.Chây ỳ nộp tiềnBắc Kạn là tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất nước, do vậy, việc thi công các công trình xây dựng cơ bản, khai thác, chế biến khoáng sản rất dễ tác động tới rừng. Tuy nhiên, thời gian qua, việc trồng rừng thay thế của các dự án chưa được thực hiện đầy đủ. Các chủ đầu tư, doanh nghiệp lựa chọn hình thức nộp tiền trồng rừng thay thế nhưng phần lớn chây ỳ không nộp dù số tiền không lớn.Tại phường Xuất Hóa (thành phố Bắc Kạn), Công ty cổ phần Sông Ðà Bắc Kạn đầu tư dự án nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 từ năm 2018. Hiện tại, nhà máy đã hoàn thành, vận hành phát điện được vài năm nhưng công ty vẫn chưa thực hiện nộp tiền trồng rừng thay thế.Theo thống kê của Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh, Công ty cổ phần Sông Ðà Bắc Kạn có nghĩa vụ phải nộp tiền trồng rừng thay thế là hơn 470 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay, đã qua gần sáu năm, công ty này vẫn chưa nộp dù tỉnh đã nhiều lần đôn đốc.Việc chây ỳ nộp tiền trồng rừng thay thế diễn ra không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn ở cả nhiều chủ đầu tư thực hiện xây dựng các công trình bằng vốn ngân sách nhà nước. UBND huyện Na Rì thực hiện ba công trình từ năm 2013, gồm: đường Nà Ngòa, Pác Liềng (xã Văn Minh); đường Nà Piẹt đến Pác Khuổi Piẹt (xã Văn Minh) và san lấp mặt bằng Trường mầm non xã Hữu Thác. Tổng tiền trồng rừng thay thế của ba công trình này chỉ hơn 20 triệu đồng nhưng đến nay vẫn chưa nộp.Tương tự, UBND huyện Ba Bể thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật trung tâm thị trấn Chợ Rã từ năm 2020. Dự án có số tiền trồng rừng thay thế phải nộp hơn 144 triệu đồng nhưng đến nay vẫn chưa nộp.Số liệu chưa nộp, chậm nộp của các đơn vị phải nộp tiền trồng rừng thay thế luôn được tỉnh Bắc Kạn thống kê đầy đủ. Năm nào Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng nhiều lần ban hành văn bản đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị chưa nộp. Tuy nhiên, hầu hết những nội dung đôn đốc này đều bị rơi vào quên lãng nhanh chóng.Trong khi đó, theo quy định tại Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 và mới nhất là Thông tư số 25/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì: “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của UBND cấp tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế”.Ngày 16/1/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn ban hành công văn đôn đốc nộp tiền trồng rừng thay thế gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Bắc Kạn đề nghị nộp tiền trồng rừng thay thế các công trình, dự án đã thực hiện với số tiền hơn ba tỷ đồng. Thời hạn đề nghị nộp xong là trước ngày 20/1/2024. Tuy nhiên, sau 20/1/2024 vẫn chưa có chủ đầu tư nào nộp.Theo kết quả giám sát của HÐND tỉnh Bắc Kạn vào tháng 12/2023, các chủ đầu tư không thực hiện tự trồng rừng thay thế mà nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh. Kết quả giám sát cho thấy, từ năm 2020 đến 2023, có 88 công trình, dự án đã nộp hơn 12 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế với diện tích gần 160 ha. Ðến hết năm 2023, Bắc Kạn còn bốn dự án chưa nộp hết tiền trồng rừng thay thế với diện tích hơn 45 ha.Cả tỉnh Bắc Kạn hiện còn 234 dự án đã nộp tiền trồng rừng thay thế nhưng chưa thực hiện giải ngân số tiền này để trồng rừng thay thế trên thực địa với diện tích hơn 245 ha. Trong đó, có 226 công trình, dự án với diện tích hơn 169 ha được HÐND tỉnh phê duyệt trước thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2020/NÐ-CP ngày 15/7/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NÐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và tám công trình, dự án với diện tích hơn 75 ha được HÐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại các nghị quyết sau khi Nghị định số 83/2020/NÐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ có hiệu lực.Một diện tích rừng trồng ở huyện Chợ Mới. (Ảnh HƯƠNG LAN)Cần sớm có chế tài xử lýTheo HÐND tỉnh Bắc Kạn, tổng diện tích đã giao kế hoạch trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh là hơn 348 ha. Diện tích trồng rừng thay thế các năm 2020, 2021, 2022 về cơ bản là sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, còn có một số diện tích mật độ chưa bảo đảm, cây trồng sinh trưởng phát triển kém do đất đai cằn cỗi, cỏ dại xâm lấn, khí hậu, thời tiết… Diện tích trồng rừng thay thế giao nhiệm vụ năm 2023, hiện nay các chủ đầu tư được giao nhiệm vụ đang tiến hành xây dựng hồ sơ thiết kế, dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định, diện tích rừng trồng thay thế dự kiến được trồng trong năm 2024.Tình trạng chây ỳ trồng rừng thay thế ở Bắc Kạn không phải là mới nhưng hiện tại địa phương này vẫn rất lúng túng, chưa giải quyết dứt điểm vì không có chế tài.Theo Giám đốc Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Mông Quốc Hùng, điều bất cập là hiện nay pháp luật chưa quy định về việc phải tính lại tiền trồng rừng thay thế tại thời điểm nộp, tính phạt chậm nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Như vậy, nộp sớm hay nộp muộn, thậm chí không nộp thì đơn vị phải nộp cũng chẳng ảnh hưởng gì.Nghị định số 35/2019/NÐ-CP ngày 25/4/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp không có quy định xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền trồng rừng thay thế mà chỉ quy định xử phạt đối với hành vi chậm trồng rừng thay thế. Vì vậy, chưa tạo được sự công bằng giữa đơn vị tuân thủ pháp luật và đơn vị chưa nghiêm túc tuân thủ pháp luật.Số tiền trồng rừng thay thế đã nộp hiện vẫn còn “tồn” nhiều, chưa được giải ngân để trồng rừng kịp thời. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2020 đến nay, diện tích đã giao kế hoạch trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh là hơn 348 ha. Trong đó, diện tích đã trồng nghiệm thu ba năm đầu hơn 154 ha; diện tích chưa trồng hơn 194 ha. Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có diện tích trồng rừng thay thế được nghiệm thu hoàn thành, vẫn đang trong giai đoạn đầu tư. Chưa có diện tích rừng sau đầu tư được giao cho các đơn vị, địa phương quản lý.Thống kê cho thấy, đến hết năm 2023, số kinh phí trồng rừng thay thế chưa được phân bổ của Bắc Kạn lên tới hơn 20 tỷ đồng. Trong khi đó, quỹ đất trống thuộc quy hoạch lâm nghiệp đủ điều kiện và có khả năng thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh hiện còn hơn 775 ha.Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là việc giao nhiệm vụ cho tổ chức, đơn vị làm chủ đầu tư thực hiện trồng rừng thay thế đang rất khó khăn khi diện tích đất trống manh mún, nhỏ lẻ, xa khu dân cư, có địa hình hiểm trở, nhiều nơi không có đường đi lại phần lớn là các bãi chăn thả gia súc của cộng đồng hoặc người dân đang sản xuất nông nghiệp nên rất khó khăn trong việc tổ chức thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng.Ngoài ra, từ năm 2022 đến cuối năm 2023, việc giao “chi cục kiểm lâm hoặc ban quản lý dự án phát triển rừng cấp huyện là chủ đầu tư” theo quy định tại Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất khó thực hiện vì hiện nay cấp huyện chưa có ban quản lý dự án phát triển rừng, chi cục kiểm lâm chỉ là đơn vị quản lý không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.Trước tình hình này, HÐND tỉnh Bắc Kạn kiến nghị UBND tỉnh cần chỉ đạo trồng rừng thay thế đối với các công trình, dự án đến nay chưa thực hiện các quy định về trồng rừng thay thế; đôn đốc chủ đầu tư chưa nộp hoặc chưa nộp hết tiền trồng rừng thay thế. Ðồng thời, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị lực lượng vũ trang tiếp tục thực hiện rà soát diện tích đất trống thuộc quy hoạch lâm nghiệp theo hiện trạng thực tế có đủ điều kiện để tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế. Việc trồng rừng thay thế phải trong thời gian 12 tháng kể từ khi chủ dự án nộp tiền về Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường theo đúng quy định.
https://nhandan.vn/bat-cap-trong-trong-rung-thay-the-o-bac-kan-post798163.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Bắc Kạn", "Trồng rừng thay thế", "Bảo vệ môi trường", "chi cục kiểm lâm", "Quỹ Phát triển đất rừng" ] }
"Vua cải tiến" được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam
NDO -Kỹ sư thiết bị sản xuất Trần Việt Hưng, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên, người đã có 17 sáng kiến làm lợi hơn 501 tỷ đồng cho doanh nghiệp đã được lãnh đạo Công ty trao tặng danh hiệu "Vua cải tiến" (Smart King).
Sinh năm 1989, chàng kỹ sư Trần Việt Hưng đã có hơn 10 năm gắn bó với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên. Với vẻ ngoài nhỏ nhắn, ít nói, nụ cười hiền lành, ít ai ngờ chàng trai đã có một thành tích "khủng" như vậy.Những ngày đầu, khi công ty Samsung Thái Nguyên vẫn còn đang xây dựng, kỹ sư trẻ ngành công nghệ thông tin Trần Việt Hưng là một trong những người đầu tiên xung phong lên làm việc. Với sự chăm chỉ, cần mẫn, thông minh, gần gũi, Hưng nhận được nhiều sự yêu mến của đồng nghiệp.Kỹ sư Trần Việt Hưng, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên là một trong 10 cá nhân, vinh dự được vinh danh trong chương trìnhVinh Quang Việt Namnăm 2024, diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), vào ngày 19/5 tới.Công việc đầu tiên Hưng nhận là lắp đặt dây chuyền thiết bị sản xuất điện thoại di động, công việc không hề đơn giản với chàng kỹ sư công nghệ thông tin mới ra trường lúc bấy giờ.Tuy nhiên, với sự quyết tâm không nản chí, cần mẫn vượt qua khó khăn mỗi ngày, chàng kỹ sư từng bước tích lũy kinh nghiệm trong quá trình triển khai công việc, học hỏi đồng nghiệp, cộng với những kiến thức học được khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để công việc đạt kết quả tốt nhất.Trong 17 sáng kiến làm lợi hơn 501 tỷ đồng cho doanh nghiệp của kỹ sư Trần Việt Hưng phải kể đến sáng kiến “Cải tiến tự động hóa dây chuyền sản xuất áp dụng công nghệ 4.0” làm lợi cho công ty 33,3 tỷ đồng/năm, đã tính trừ chi phí đầu tư thiết bị. Sáng kiến này đã áp dụng 60 dây chuyền sản xuất của công ty vào quý IV/ năm 2022.Trước khi sáng kiến của kỹ sư Trần Việt Hưng được đưa vào ứng dụng, công ty sử dụng nhiều nhân lực, lỗi phát sinh nhiều, chất lượng sản phẩm không tốt do không phát hiện được lỗi, năng suất không cao…Sau khi phân tích nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp, tôi đã đưa vào vận hành những thiết bị tự động mới nhằm giảm phụ thuộc vào con người như máy robot đa khớp tự động gắp và thả sản phẩm vào máy kiểm tra chức năng. Kết quả là đã giảm nhân lực, tăng độ chính xác trong việc kiểm tra chức năng của điện thoại. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng sản lượng từ 2.177 sản phẩm lên 2.770 sản phẩm-kỹ sư Trần Việt Hưng cho biết.Tiếp đó, kỹ sư Trần Việt Hưng đã có sáng kiến “Cải tiến tích hợp kiểm tra SPEN tự động trong máy kiểm tra hình ảnh”, được đưa vào 20 dây chuyền sản xuất trong quý I/2023. Đặc biệt, sáng kiến này có thể áp dụng ở các nhà máy khác của Samsung trên toàn thế giới…Với sáng kiến này, kỹ sư Trần Việt Hưng đã làm lợi cho công ty 27,9 tỷ đồng/năm (đã trừ chi phí mua hàng cải tiến). Ngoài ra, kỹ sư Trần Việt Hưng cũng đã có những sáng kiến làm lợi cho công ty từ 30 tỷ đồng/năm cho đến 84,2 tỷ đồng/năm…Kỹ sư Trần Việt Hưng (đứng thứ 2 từ trái qua) là 1 trong 4 công nhân, lao động tỉnh Thái Nguyên được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh năm 2023.Chia sẻ về động lực phát huy nhiều sáng kiến ấn tượng, đem lại giá trị “khủng” cho doanh nghiệp, kỹ sư Trần Việt Hưng cho biết: Tôi dựa vào những kiến thức mình có được và quan sát trên hiện trường sản xuất, các khó khăn của các bạn nhân viên từ đó nảy sinh ra các ý tưởng nhằm cải tiến, nâng cao sản lượng, chất lượng và giảm thao tác cho các bạn nhân viên.Với quan điểm: Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai phải tốt hơn ngày hôm nay, anh luôn tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để có thêm nhiều sáng kiến cải tiến hơn qua các khóa đào tạo cho kỹ sư cấp cao của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên.Tích cực nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh để có thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia nước ngoài, dễ dàng tiếp cận các kiến thức tự động hóa và công nghệ mới; thường xuyên tham quan các công ty, doanh nghiệp khác để học hỏi những cải tiến của họ và rút kinh nghiệm để áp dụng cho bộ phận của mình.Với những thành tích vượt trội, Trần Việt Hưng vinh dự là một trong những tấm gương đoàn viên công đoàn tiêu biểu được Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên đề nghị khen thưởng “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” lần thứ IV- năm 2023.Sau 19 lần tổ chức, Chương trình Vinh quang Việt Nam đã vinh danh 110 tập thể, 184 cá nhân. Ở các mức độ khác nhau, các gương điển hình này đã lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực cho xã hội.Chương trình Vinh quang năm 2024 với chủ đề " “20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam” được tổ chức hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024), 95 năm Ngày thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam (28/7/1929- 28/7/2024) và Tháng Công nhân 2024.
https://nhandan.vn/vua-cai-tien-duoc-vinh-danh-tai-chuong-trinh-vinh-quang-viet-nam-post809564.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Vua cải tiến", "vinh quang", "Việt Nam" ] }
Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn giao thông của người dân sinh sống hai bên tuyến đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ
NDO -Tuyến đườngcao tốc Tuyên Quang-Phú Thọđược đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế và giảm thời gian di chuyển cho người dân một cách rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên tuyến đường này xuất hiện tình trạng mất an toàn giao thông do các hành vi thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của người dân sinh sống hai bên tuyến đường gây ra như căng dây ngang đường và mang cây rào đường để chặn các xe đang lưu thông trên tuyến.
Mới đây, ngày 19/3, một người đàn ông đã căng dây ngang đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ đoạn qua địa phận xã Vân Du, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ để chặn dòng phương tiện lưu thông. Rất may các lái xe khi phát hiện có dây căng ngang đường đã kịp thời dừng lại, tránh được tai nạn nguy hiểm xảy ra.Đã có khoảng 15 xe ô-tô các loại như xe con, xe khách, xe tải đã phải dừng lại gây ùn tắc giao thông. Sau một thời gian thuyết phục của các lái xe và lực lượng chức năng, người đàn ông này mới chịu tháo dây chắn ngang đường cao tốc để các phương tiện tiếp tục di chuyển.Tin liên quanKhánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú ThọNgay sau khi nhận được thông tin vụ việc, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang (chủ đầu tư tuyến đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ) đã phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị thi công và chính quyền xã Vân Du xác định người căng dây ngang tuyến đường cao tốc là ông Phạm Văn Sỹ, trú tại khu Tân Thành, xã Vân Du, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và đã lập biên bản làm việc.Tại biên bản làm việc hồi 15 giờ ngày 19/3, ông Phạm Văn Sỹ cho rằng, đơn vị thi công chỉ làm rãnh thoát nước ở phía đường tỉnh Tuyên Quang về giáp đất nhà ông, còn đường rãnh thoát nước về phía đường tỉnh Phú Thọ thì chưa làm. Do đó, mỗi khi trời mưa thì nước tràn vào nhà và xưởng gỗ của nhà ông gây hỏng một số dụng cụ. Bức xúc về vấn đề trên nên ông Sỹ mới căng dây lên đường cao tốc để có ý kiến với đơn vị thi công khắc phục tình trạng trên.Đơn vị thi công khẩn trương làm lại rãnh thoát nước hỗ trợ gia đình ông Phạm Văn Sỹ.Thông tin cụ thể về vụ việc, ông Hoàng Văn Hải, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang cho biết, trước đây, tại vị trí nhà của ông Phạm Văn Sỹ có mái ta-luy âm để thoát nước. Tuy nhiên, do gia đình ông Sỹ trong quá trình san lấp đất để làm xưởng mộc và nhà ở đã lấp mất đoạn khe dẫn nước chảy xuống cống dẫn đến việc khi trời mưa bị ngập úng.Chủ đầu tư đã phối hợp Ủy ban nhân dân xã Vân Du; đơn vị thi công và quản lý dự án; đại diện Cục Cảnh sát giao thông (C08) cùng đơn vị vận hành đường cao tốc đến gia đình ông Phạm Văn Sỹ để tuyên truyền, nhắc nhở và hỗ trợ làm rãnh cho gia đình.Sau khi được tuyên truyền, ông Phạm Văn Sỹ đã nhận thấy hành vi của mình là sai, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông trên tuyến và cam kết không vi phạm trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ.Ông Hải thông tin thêm, trước đó, vào ngày 25/1/2024, khi tuyến đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ mới được đưa vào khai thác tạm cũng đã có trường hợp người dân mang cây ra để chặn đường gây mất an toàn giao thông tại Km 33, địa phận qua xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Việc làm này của người dân đã được chúng tôi phát hiện, tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý kịp thời.Qua những vụ việc trên, chính quyền địa phương và các đơn vị, lực lượng chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, hiểu biết về luật giao thông đường bộ cho người dân sinh sống quanh khu vực có các tuyến đường cao tốc đi qua, nhằm bảo đảm an toàn cho các phương tiện lưu thông trên tuyến. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm, gây nguy hiểm, mất an toàn để giảm thiếu tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
https://nhandan.vn/nang-cao-y-thuc-bao-dam-an-toan-giao-thong-cua-nguoi-dan-sinh-song-hai-ben-tuyen-duong-cao-toc-tuyen-quang-phu-tho-post800746.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "cao tốc", "chăng dây chặn đường", "Mất an toàn giao thông", "cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ", "Tuyên Quang", "Phú Thọ", "an toàn giao thông" ] }
Cần nhiều biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
NDO -Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, các đại biểu Quốc hội bày tỏ mong muốn Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Cần đẩy mạnh những giải pháp ngắn hạnChia sẻ với phóng viên bên hành langQuốc hội, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước, trong đó nhấn mạnh đến những kết quả tăng trưởng những tháng đầu năm, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.Tuy nhiên, đại biểu Cường cũng phân tích, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thị trường cho nhóm doanh nghiệp này chủ yếu tập trung ở trong nước.Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Hiện nay, thị trường thế giới bắt đầu có sự hồi phục, xuất khẩu tăng nhưng thị trường trong nước, tiêu dùng nội địa lại giảm. Chỉ số bán lẻ hàng hóa thấp nhất trong nhiều năm nay. Điều này làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn, không có thị trường.Ngoài ra, doanh nghiệp phải trải qua thời gian dài chịu tác động của đại dịch Covid-19. Vì vậy, khả năng phục hồi của doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải rút khỏi thị trường.Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh này, đại biểu Cường cho rằng, cần tiếp tục các chính sách đã và đang áp dụng trước đây như chính sách tài khóa mở rộng thông qua các biện pháp giãn, hoãn các khoản nghĩa vụ đóng góp và tiếp tụcgiảm thuế(VAT, môi trường)… để một mặt giảm gánh nặng trực tiếp phải đóng góp, chi trả của doanh nghiệp; đồng thời cũng là các giải pháp để kích cầu, giúp tăng thị trường nội địa.Bên cạnh đó, chương trình đầu tư công, hỗ trợ của Chính phủ cũng cần phải đẩy mạnh hơn để tạo thêm cầu của doanh nghiệp lớn, từ đó tạo sự lan tỏa sang các khu vực, các doanh nghiệp khác, giúp doanh nghiệp có thị trường, tạo công ăn việc làm.Tin liên quanVCCI kiến nghị áp dụng mức thuế VAT 0% cho dịch vụ xuất khẩuBên cạnh các chính sách hỗ trợ tài chính, đại biểu đoàn Hà Nội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các khâu trung gian, cắt giảm các chi phí không chính thức của doanh nghiệp.Theo đại biểu, một trong những khó khăn hiện nay các doanh nghiệp đang gặp phải không phải đến trực tiếp từ phía nhà quản lý doanh nghiệp mà từ khâu quản lý công, thực thi công vụ.Theo đó, có tình trạng một số cơ quan e ngại sai phạm, không dám mạnh dạn thực thi, giải quyết các yêu cầu phát sinh của doanh nghiệp. Chính điều này trở thành một trong những rào cản làm cho các doanh nghiệp không đáp ứng được kịp thời.Do đó, đại biểu Cường cho rằng, bên cạnh nhữnghỗ trợtrực tiếp về mặt tài chính, cũng cần những cải cách về thể chế hành chính, đặc biệt là giải quyết các nút thắt, để các cơ quan thực thi công vụ dám nghĩ, dám làm, năng động và không sợ sai thông qua một cơ chế đặc thù, giúp cán bộ vận dụng một cách năng động và sáng tạo các quy định của pháp luật vào giải quyết các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.Tăng liều lượng hỗ trợ để vực dậy khối doanh nghiệpĐại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) trả lời phỏng vấn báo chí. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Bày tỏ đồng tình với các nhóm giải pháp của Chính phủ, ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, chúng ta đã có luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng cụ thể các nghị định, thông tư hướng dẫn, các chính sách thì vẫn chưa đủ liều lượng để vực dậy cũng như hỗ trợ cho đầu tư của khu vực tư nhân.“Hiện nay, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ. Tôi rất đồng tình với các giải pháp ngắn hạn, trước mắt là sẽ tiếp tục miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, cũng như là giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) ở mức 2%”, đại biểu cho biết, đồng thời kiến nghị có thể tăng mức giảm thuế VAT này lên nhiều hơn nữa và thời lượng kéo dài hơn nữa.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngTrong khi đó, bà Rơ Châm H′Phik, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cũng cho rằng, Chính phủ cần phải có những giải pháp căn cơ hơn, nhất là mở rộng cơ sở thu và thực hiện nghiêm ngặt thu thuế.Ngoài ra, cũng cần phải có sự linh động, tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng để từ đó có thể mở rộng sản xuất cũng như khôi phục lại chuỗi cung ứng mà bấy lâu thì đang bị ảnh hưởng, tác động bởi bối cảnh bất lợi của kinh tế thế giới.Cũng bày tỏ tin tưởng vào các giải pháp của Chính phủ, ông Lê Minh Nam, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang nói: “Trong báo cáo của Chính phủ cũng đã nêu rất rõ 11 nhóm giải pháp để triển khai quản lý, điều hành kinh tế-xã hội cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội... Tôi cho rằng với những chủ trương, chính sách đã được định hướng như vậy sẽ mang lại kết quả rất tích cực trong thời gian sắp tới”.Tuy nhiên, đại biểu cũng nêu rõ, cần phải nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc cả ở góc độ khách quan và chủ quan để vận hành linh hoạt, thích ứng trong thời gian tới nhằm đạt được kết quả tích cực hơn.Đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang trả lời phỏng vấn báo chí, truyền thông bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Liên quan thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở tầm vĩ mô, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo đồng bộ, toàn diện, cùng các bộ, ngành bắt tay vào gỡ các cơ chế, chính sách còn vướng mắc trong thời gian vừa qua, thí dụ như các văn bản chỉ đạo chậm ban hành thì cần được kịp thời đưa vào thực hiện cho tốt, áp dụng dễ hơn.Nữ đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc kiểm soát, bình ổn các mặt hàng trong diện quản lý, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, qua đó bảo đảm đời sống người dân, trong đó có người lao động trước tình trạng “lương chưa tăng nhưng giá đã tăng”.“Tôi hy vọng thời gian tới, Chính phủ sẽ có biện pháp điều hành tốt hơn, quyết liệt và mạnh dạn hơn, bên cạnh các chính sách trong tầm tay của các bộ, ngành để vấn đề nào đã tốt thì cần tốt hơn, còn vấn đề nào chậm thì cần có sự khắc phục. Ngoài ra, rất cần sự phối hợp nhịp nhàng từ Trung ương tới địa phương và giữa các bộ, ngành, địa phương để chăm sóc tốt hơn cho đời sống người dân”, đại biểu Lam bày tỏ.
https://nhandan.vn/can-nhieu-bien-phap-quyet-liet-hieu-qua-hon-de-ho-tro-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-post811835.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "VAT", "Giảm thuế", "Doanh nghiệp vừa và nhỏ", "Quốc hội", "chính sách hỗ trợ" ] }
Phấn đấu vượt tiến độ 2 dự án quản lý bay trọng điểm
NDO -Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM)đã tổ chức phát động đợt thi đua, ký giao ước với các nhà thầu, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ các hạng mục tại 2 dự án quản lý bay quan trọng tại khu vực phía nam.
Theo đó, 2 dự án trọng điểm của VATM đang được triển khai ở khu vực phía nam gồm "Trung tâm kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh" (ATCC/HCM) và dự án thành phần 2 "Các công trình phục vụ quản lý bay"-Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn I).Ông Nguyễn Công Long, Tổng Giám đốc VATM đánh giá, đây là 2 dự án trọng điểm mang tầm chiến lược, góp phần nâng cao năng lực dịch vụ điều hành bay của VATM, đáp ứng tăng trưởng của vận tải hàng không trong nước và khu vực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế, môi trường, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.Lãnh đạo Tổng Công ty VATM thị sát công trường thi công hai dự án trọng điểm.Trung tâm ATCC/HCM bảo đảm cho việc cung cấp dịch vụ kiểm soát tiếp cận cho Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khi Cảng Hàng không quốc tế Long Thành hoàn thành, đưa vào khai thác vào cuối năm 2025.Tin liên quanVATM tập huấn về bảo đảm an toàn đường cất hạ cánhTại buổi thị sát công trường thi công 2 dự án quan trọng này, Tổng Giám đốc VATM Nguyễn Công Long đã yêu cầu các Ban Quản lý dự án có biện pháp giám sát chặt chẽ về chất lượng, tiến độ, khối lượng, chi phí đầu tư xây dựng, chủ động, linh hoạt sáng tạo các giải pháp tăng tốc tiến độ. Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần kịp thời báo cáo để cơ quan chức năng có giải pháp tháo gỡ, giải quyết dứt điểm."Các Ban Quản lý dự án cần yêu cầu nhà thầu thi công lập kế hoạch chi tiết về cung ứng, tập kết vật tư, vật liệu, thiết bị đến chân công trình kèm theo các hợp đồng cung cấp hoặc tài liệu có giá trị tương đương; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tạm dừng thi công do thiếu vật tư, vật liệu", ông Nguyễn Công Long chỉ đạo.Các đơn vị thi công phấn đấu hoàn thành phần thô Tháp chỉ huy trong năm 2024 để bù tiến độ và dự phòng thời gian thi công dự kiến bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi.Tại dự án Trung tâm ATCC/HCM, ông Long yêu cầu Ban Quản lý dự án phối hợp nhà thầu thi công xây dựng và tư vấn giám sát cụ thể hóa các cam kết điều chỉnh rút ngắn tiến độ thi công bằng việc ký phụ lục Hợp đồng làm cơ sở quản lý tiến độ.Đối với dự án thành phần 2 "Các công trình phục vụ quản lý bay"-Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn I), ông Long lưu ý Ban Quản lý dự án đôn đốc nhà thầu thi công tiếp tục tăng cường nhân lực, tăng ca kíp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công toàn bộ các hạng mục, đặc biệt là Tháp chỉ huy, phấn đấu hoàn thành phần thô Tháp chỉ huy trong năm 2024 để bù tiến độ và dự phòng cho thời gian thi công dự kiến bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi (mùa mưa tại khu vực thi công dự kiến bắt đầu từ tháng 6 tới).Phối cảnh Đài Kiểm soát không lưu Long Thành.Tháp điều hành có chiều cao 123m được trang bị radar trên đỉnh tháp, diện tích xây dựng khoảng 80m2, đường kính thân tháp khoảng 10 m, cabin kiểm soát tại sân có diện tích khoảng 150m2 và 2 cabin kiểm soát sân đỗ với diện tích mỗi cabin khoảng 70m2. Các hệ thống thiết bị được thiết kế theo công nghệ tự động hóa hiện đại nhất hiện nay và có định hướng mở để đầu tư công nghệ trong tương lai.Hạng mục kết cấu thép cabin Đài chỉ huy là cấu phần quan trọng, ảnh hưởng đến đường găng tiến độ. Ban Quản lý dự án cần đặc biệt quan tâm, đôn đốc và giám sát chặt chẽ quá trình nhập khẩu, gia công chế tạo, lắp đặt thử,... tuyệt đối không được để Đài kiểm soát không lưu phải tạm dừng thi công do việc chậm trễ của khâu sản xuất kết cấu thép.ÔngNGUYỄN CÔNG LONG,Tổng Giám đốc VATM"Hạng mục kết cấu thép cabin Đài chỉ huy là cấu phần quan trọng của Tháp chỉ huy, ảnh hưởng đến đường găng tiến độ. Ban Quản lý dự án phải đặc biệt quan tâm, đôn đốc và giám sát chặt chẽ quá trình nhập khẩu, gia công chế tạo, lắp đặt thử,... tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng công trình Đài kiểm soát không lưu phải dừng thi công do việc chậm trễ của khâu sản xuất kết cấu thép", ông Long lưu ý.Bên cạnh đó, đơn vị quản lý dự án cần thường xuyên, liên tục kiểm tra, đôn đốc để bảo đảm đủ nhân sự của tư vấn giám sát; nhân lực của nhà thầu thi công trên công trường; đồng thời, đôn đốc nhà thầu thi công phối hợp đơn vị tư vấn giám sát thực hiện tốt công tác nội nghiệp, cử nhân sự chuyên trách thực hiện, duy trì thường xuyên trên công trường, bảo đảm chất lượng hồ sơ trước khi trình chủ đầu tư hồ sơ thanh toán.Ông Nguyễn Công Long (áo cộc tay) chỉ đạo các đơn vị thi công tăng tốc tiến độ, giám sát chất lượng hai dự án trọng điểm.Dự án Trung tâm ATCC/HCM có tính chất đặc biệt quan trọng, tổng mức đầu tư hơn 1.495 tỷ đồng từ nguồn vốn của VATM và vốn hợp pháp khác. Dự án sẽ thay thế Trung tâm Kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh hiện hữu, đáp ứng việc cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay như kiểm soát không lưu, giám sát hoạt động bay, thông tin, liên lạc hàng không, quản lý luồng không lưu cho các hoạt động bay dân dụng, vận tải quân sự, các hoạt động bay chuyên dùng khác cho toàn bộ Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh).Dự án thành phần 2 “Các công trình phục vụ quản lý bay”-Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn I), có tổng mức đầu tư gần 3.500 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗn hợp, thực hiện đầu tư Đài Kiểm soát không lưu và các hạng mục phụ trợ (ATCT); Trạm radar sơ cấp/Thứ cấp và Trạm phát sóng vô tuyến VHF không địa (PSR/SSR/Tx); Trạm thu sóng vô tuyến VHF không địa và Hệ thống giám sát tự động phụ thuộc (Rx/ADS-B),...Dự án có quy mô diện tích khoảng 70 nghìn m2; trong đó, hạng mục chính là Đài Kiểm soát không lưu và các hạng mục phụ trợ có diện tích 24 nghìn m2, được xây dựng để kiểm soát hoạt động tại khu vực di chuyển tàu bay tại Cảng Hàng không và hoạt động bay trong vùng trời Cảng Hàng không. Công trình được thiết kế theo ý tưởng hình búp sen có màu sắc và kết cấu kiến trúc hài hòa với nhà ga hành khách và các công trình chung quanh.
https://nhandan.vn/phan-dau-vuot-tien-do-2-du-an-quan-ly-bay-trong-diem-post803233.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam", "VATM", "dự án quản lý bay", "khu vực phía nam", "Trung tâm kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh", "Các công trình phục vụ quản lý bay", "Cảng Hàng không quốc tế Long Thành" ] }
Bảo đảm chất lượng nghệ thuật các không gian đi bộ
Các không gian đi bộ đang tạo động lực thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế đêm tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là những địa bàn trọng điểm về du lịch như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh...
Các phố đi bộ thường có nhiều hoạt động khác nhau, từ trưng bày, giới thiệu nghệ thuật, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến ẩm thực... nhưng phổ biến nhất là tổ chức các hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao.Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề đáng bàn. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, phố đi bộ Bùi Viện từng xảy ra tình trạng những cô gái “mượn danh” hoạt động khiêu vũ rồi ăn mặc hở hang, nhảy những điệu nhảy khiêu gợi. Chính quyền địa phương đã xử phạt bốn cơ sở với số tiền hơn 200 triệu đồng mới chấm dứt được tình trạng này. Song, nhiều hoạt động nghệ thuật khác chưa được quan tâm đúng mức.Không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ Hà Nội có một số địa điểm được chính quyền đứng ra tổ chức các hoạt động biểu diễn âm nhạc, triển lãm nghệ thuật..., đồng thời, cũng có những địa điểm người dân đến và tự biểu diễn. Trong đó, có những địa điểm mà chất lượng nghệ thuật có thể coi là rất đáng ngại. Điển hình như một nhóm nhạc thường chơi ở hè phố Lê Thái Tổ gần ngã ba phố Báo Khánh. Nhiều năm nay, nhóm nhạc này chỉ chơi quanh đi quẩn lại vài bài quen thuộc. Họ chơi nhạc điện tử, dùng tăng âm phát nhạc qua loa. Âm thanh phát ra ồn ào đến chói tai.Thay vì thưởng thức, nhiều người đi bộ đến đây phải đi vòng để tránh phải “cưỡng chế nghe”. Trong khi đó, khu vực trước đình Kim Ngân (số 42-44 phố Hàng Bạc) là nơi biểu diễn nghệ thuật truyền thống thì khán giả cũng ngạc nhiên khi không ít bản nhạc dân tộc rất hay nhưng được chơi theo kiểu sáo một đằng, đàn một nẻo, nếu biết một chút về âm nhạc, có thể nhận thấy không ít nốt bị chơi sai. Điều đáng tiếc là có một số địa điểm có chất lượng nghệ thuật khá tốt, điển hình như sân khấu hát xẩm tại khu vực tượng đài Lê Thái Tổ (Nhóm Xẩm Hà thành thực hiện), sân khấu hát tuồng ở khu vực phố Mã Mây (Nhà hát Tuồng Trung ương)… đang được công chúng đón nhận bỗng nhiên lại bị thay thế bằng các đơn vị biểu diễn khác. Việc đảo, đổi các đơn vị nghệ thuật, các không gian biểu diễn sẽ giúp công chúng đỡ nhàm chán. Song, nếu không có sự xem xét, thẩm định kỹ càng thì rất dễ dẫn đến việc “đổi nhầm” đối tượng.Mỗikhông gian đi bộcó những đặc trưng riêng. Tại Hà Nội, phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây) chủ yếu là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ quần chúng, các hoạt động trưng bày, triển lãm mang tính địa phương. Không gian văn hóa-sáng tạo quận Tây Hồ (quận Tây Hồ) vừa có sự kết hợp giữa văn nghệ quần chúng với các tiết mục của các nghệ sĩ chuyên nghiệp... và một số hoạt động trưng bày, triển lãm khác.Với những không gian này, công chúng không quá khắt khe. Riêng với hồ Hoàn Kiếm, là không gian có giá trị văn hóa đặc biệt, là địa điểm khách du lịch trong và ngoài nước luôn ghé thăm khi đến Thủ đô. Điều đó đòi hỏi chất lượng nghệ thuật cần được quan tâm hơn. Trong dòng người đổ đến các không gian đi bộ, có rất nhiều người “tinh” về nghệ thuật. Các hoạt động chất lượng thấp đương nhiên sẽ làm “mất điểm” trong lòng du khách. Tương tự với các tỉnh, thành phố khác, những không gian đi bộ là điểm nhấn về du lịch và kinh tế đêm của địa phương, cần có sự quan tâm sát sao hơn về công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, quản lý chất lượng nghệ thuật. Nếu không, những hoạt động biểu diễn nghệ thuật không những không tạo nên không gian nghệ thuật cho cộng đồng, mà còn gây ra sự phản cảm.
https://nhandan.vn/bao-dam-chat-luong-nghe-thuat-cac-khong-gian-di-bo-post808826.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Nhà hát Tuồng Trung ương", "Phố đi bộ Bùi Viện", "Lê Thái Tổ", "Phố Mã Mây", "Tăng âm", "Hàng Bạc (phố Hà Nội)", "Thành cổ Sơn Tây", "Hát tuồng", "Hồ Hoàn Kiếm", "Khu phố cổ Hà Nội" ] }
Nhận hối lộ, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng và thuộc cấp lĩnh án
NDO -Ngày 18/6, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phốĐà Nẵngđã tuyên án đối với bị cáo Bùi Văn Tấn (sinh năm 1976, trú phường An Khê, quận Thanh Khê), Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng và thuộc cấp về tội “Nhận hối lộ”.
Theo đó, bị cáo Bùi Văn Tấn nhận mức án 8 năm tù, Lương Ngọc Vũ mức án 13 năm tù và Lương Kim Quang 7 năm tù cùng về tội “Nhận hối lộ”.Trước đó ngày 17/6, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối các bị cáo: Bùi Văn Tấn (sinh 1976, trú phường An Khê, quận Thanh Khê), Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng; Lương Ngọc Vũ (sinh năm 1980, trú phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn), đăng kiểm viên và Lương Kim Quang (sinh năm 1994, trú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ và kỹ thuật LKQ) về tội “Nhận hối lộ”.Tin liên quanKhởi tố, bắt tạm giam thêm 3 bị can tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà NẵngTrong vụ án này, có 565 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 36 người có đơn xin xét xử vắng mặt và 63 người có mặt tại phiên tòa xét xử.Theo cáo trạng, năm 2019, do thấy nhiều người dân đã tự ý cải tạo xe nhưng có nhu cầu được cấp “Giấy chứng nhận cải tạo” để làm giấy đăng ký xe mới tránh bị lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm, hoặc chủ xe có nhu cầu cải tạo nhưng không nắm rõ quy trình nên liên hệ nhờ Lương Ngọc Vũ hỗ trợ làm thủ tục.Vũ nhờ Lương Kim Quang đứng tên thành lập, làm giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ và kỹ thuật LKQ để lập khống hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới nhằm hợp thức thủ tục cấp giấy chứng nhận. Thực tế, Công ty LKQ không có hoạt động kinh doanh, không thực hiện hoạt động cải tạo xe thực tế, không có nhân viên, các chữ ký tên người thiết kế…Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: ĐA)Tháng 10/2022, Vũ còn nhờ người đứng tên thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ kỹ thuật ô-tô Trung Bộ (Công ty Trung Bộ). Vũ sử dụng pháp nhân công ty, con dấu lập các thủ tục biên bản nghiệm thu xuất xưởng và văn bản đề nghị Trung tâm Đăng kiểm nghiệm thu, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo để cấp “giấy chứng nhận cải tạo”.Sau đó, Lương Ngọc Vũ gặp Bùi Văn Tấn để trao đổi, thống nhất chủ trương về việc Vũ nhận tiền của các chủ xe đã tự ý cải tạo từ trước có nhu cầu làm thủ tục thi công cải tạo xe. Khi được Tấn thống nhất chủ trương, Vũ trực tiếp hoặc thông qua Lương Kim Quang nhận tiền của các chủ phương tiện để làm thủ tục cấp “Giấy chứng nhận cải tạo”.Cơ quan điều tra xác nhận, từ tháng 2/2020 đến ngày 23/11/2022, Vũ thông qua Lương Kim Quang hoặc trực tiếp nhận tổng cộng 655 hồ sơ các loại và tiền của các chủ xe để Bùi Văn Tấn ký cấp giấy chứng nhận cải tạo.Cáo trạng xác định, các bị cáo đã nhận hối lộ của nhiều người với tổng số tiền 2,783 tỷ đồng. Trong số này, Vũ hưởng lợi hơn 1,1 tỷ đồng, Tấn hưởng lợi 382 triệu đồng và Quang hơn 178 triệu đồng.Quá trình điều tra, các bị cáo đã tự nguyện nộp lại một phần số tiền hưởng lợi để khắc phục hậu quả.
https://nhandan.vn/nhan-hoi-lo-giam-doc-trung-tam-dang-kiem-xe-co-gioi-da-nang-va-thuoc-cap-linh-an-post814894.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng", "nhận hối lộ", "xét xử" ] }
Mong báo chí luôn đồng hành cùng xây dựng, phát triển Thủ đô
NDO -Chiều 18/6, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam(21/6/1925-21/6/2024).
Tới dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã thông tin tới báo chí các kết quả phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô sáu tháng đầu năm 2024 với nhiều chuyển biến tích cực.Trong đó, GRDP duy trì tăng trưởng khá, cao hơn so cùng kỳ (ước tăng 6,00%). Các ngành kinh tế phát triển ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,0%. Tổng khách du lịch tăng 13,7%, trong đó khách quốc tế tăng 52,6%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,7%.Thành phố không ngừng đổi mới, nỗ lực xây dựngThủ đôlà “Thành phố đáng đến và lưu lại”, “Thành phố đáng sống và cống hiến”. Lãnh đạo thành phố khẳng định, có được kết quả đó có đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chíđã luôn sát cánh, là cầu nối hiệu quả giữa thành phố với người dân và doanh nghiệp.Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội đã chia sẻ những cảm nhận tích cực về sự phát triển, chuyển mình của Thủ đô trong thời gian qua và kiến nghị lãnh đạo thành phố tiếp tục đồng hành, coi các cơ quan báo chí là đối tác. Các cơ quan báo chí cũng hiến kế và khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, góp sức xây dựng Thủ đô.Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí. Đồng chí nhấn mạnh, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố đã thực hiện khối lượng công việc rất lớn, phức tạp, có giá trị quan trọng để Thủ đô phát triển lâu dài.Cụ thể, thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Hà Nội đã xây dựng hai quy hoạch quan trọng để trình Quốc hội với triết lý mới, đột phá, tạo ra cơ hội mới, nguồn lực mới để Thủ đô phát triển. Bên cạnh đó, sau một năm khởi công và triển khai quyết liệt, hình hàiđường vành đai 4- Vùng Thủ đô đã dần hình thành, nhiều đoạn chắc chắn sẽ vượt tiến độ.Đồng chí cảm ơn sự đóng góp của các cơ quan báo chí đã chung tay đồng hành, giúp sức, tạo được sự đồng lòng, huy động được nguồn lực lớn vào các công việc quan trọng của thành phố.Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, Hà Nội đang đứng trước cơ hội mới và mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành bởi “chúng ta đều chung khát vọng mong Hà Nội đẹp hơn, xanh hơn, phát triển hơn, trở thành thành phố kết nối toàn cầu. Điều đó sẽ thành hiện thực với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan báo chí và thành phố Hà Nội".Chủ đề: 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt NamGiải chạy Press Marathon 2024 - ngày hội thể thao lớn nhất dành cho các phóng viên48 tác phẩm đạt Giải báo chí Phan Ngọc Hiển thành phố Cần Thơ lần thứ XVIII[Ảnh] Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII: Ấn tượng, hiện đại và sáng tạo
https://nhandan.vn/mong-bao-chi-luon-dong-hanh-cung-xay-dung-phat-trien-thu-do-post814952.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "gặp mặt các cơ quan báo chí", "kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam", "Thành phố Hà Nội" ] }
Bàn giao giếng nước và tặng quà cho nhân dân khó khăn tại xã biên giới Đắk Lắk
NDO -Ngày 20/4, Bộ Chỉ huyBộ đội Biên phòngtỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ bàn giao công trình giếng nước và tặng quà cho nhân dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã biên giới Ia R’vê, huyện Ea Súp, tỉnhĐắk Lắk.
Ia R’vê là xãbiên giớiđặc biệt khó khăn của huyện Ea Súp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, kinh tế phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Tuy nhiên, vào mùa khô hạn, địa phương thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất, nhất là địa bàn thôn 2 bị thiếu nước trầm trọng, nguồn nước người dân đang sử dụng phụ thuộc chính vào các giếng đào hoặc lấy từ các sông, suối, về mùa khô nguồn nước khôn cạn, không đủ nước sinh hoạt.Trước tình hình đó, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Tịnh xá Ngọc Ban, thành phố Buôn Ma Thuột đã vận động các nhà hảo tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ khoang giếng phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân.Sau hơn 1 tháng thi công, giếng nước đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí 72 triệu đồng; trong đó, 47 triệu đồng do các mạnh thường quân hỗ trợ, Ủy ban nhân dân xã Ia R’vê hỗ trợ 25 triệu đồng và ngày công của cán bộ, chiến sĩĐồn Biên phòngIa R’vê và nhân dân trên địa bàn thôn 2. Giếng nước đưa vào sử dụng phục vụ nguồn nước sinh hoạt cho 185 hộ với 527 nhân khẩu trên địa bàn.Đại diện các đơn vị và mạnh thường quân tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã biên giới Ia R'vê.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia R’vê Hoàng Văn Vinh cho biết: Công trình đưa vào sử dụng có ý nghĩa rất lớn với chính quyền và nhân dân trên địa bàn, nhất là vào thời điểm Tây Nguyên đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô hạn, nhiều gia đình thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Với sự hỗ trợ tích cực của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng và các mạnh thường quân đã giúp nhân dân vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.Cũng nhân dịp này, các mạnh thường quân đã trao tặng 50 suất quà, mỗi suất quà trị giá 400 nghìn đồng cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xả Ia R’vê.
https://nhandan.vn/ban-giao-gieng-nuoc-va-tang-qua-cho-nhan-dan-kho-khan-tai-xa-bien-gioi-dak-lak-post805652.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Bộ đội Biên phòng", "Đắk Lắk", "huyện Ea Súp", "thiếu nước sinh hoạt" ] }
Lời kể của nhân chứng vụ cháy ở Định Công Hạ
NDO -Liên quan đến vụ cháy tại phường Định Công tối 16/6, các nhân chứng cho biết, khi sự việc xảy ra, họ đã nghe thấy tiếng kêu cứu, thậm chí thấy bàn tay và ánh đèn pin từ tầng 6.
Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hạnh, nhân chứngvụ cháy, cho biết: "Chị không nghe thấy tiếng vì nó ở trên cao nhưng có nhìn thấy có bàn tay vẫy ở tầng 6, có đèn pin. Chị chỉ nhìn thoáng thôi, chắc là một hai người gì đấy".Trong khi đó, một nữ nhân chứng khác thông tin: Khi sự việc xảy ra, bà cùng hàng xóm đã cố gắng dập tắt lửa bằng các biện pháp tại chỗ nhưng không thành."Đám cháy bùng lên từ tầng 3", nhân chứng kể.Cũng theo nhân chứng, trong số nhữngngười mắc kẹt, có trường hợp một phụ nữ trẻ vừa sinh.Tới thời điểm 23 giờ 30 phút, cảnh sát vẫn có mặt tại hiện trường. Tuyến phố Định Công Hạ vẫn ùn tắc.Chủ đề: Cháy nhà dân trên phố Định Công HạKiến nghị rà soát tổng thể yêu cầu phòng cháy với mô hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanhVụ cháy tại Định Công Hạ: Bài học từ những ngôi nhà "không lối thoát"Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội thăm hỏi, động viên các nạn nhân vụ cháy tại Định Công
https://nhandan.vn/loi-ke-cua-nhan-chung-vu-chay-o-dinh-cong-ha-post814636.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "cháy tại phố Định Công", "Hà Nội", "4 người tử vong", "nhân chứng vụ cháy" ] }
Tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ gây án đang diễn biến rất phức tạp
NDO -Trong 5 năm qua, toàn quốc đã phát hiện 27.161 vụ, bắt giữ 46.693 đối tượng sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao làm công cụ, phương tiện gây án, chiếm tỷ lệ rất cao.
Chiều 20/5, tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe đại diện Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về khái niệm vũ khí, vật liệu nổTrình bày tờ trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụngvũ khí, vật liệu nổvà công cụ hỗ trợ năm 2017, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.Bộ trưởng Công an Tô Lâm trình bày tờ trình. (Ảnh: LINH KHOA)Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai, thực hiện luật đã phát sinh một số bất cập, hạn chế, vướng mắc. Riêng về khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại luật năm 2017 đã bộc lộ hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm.Thực tế trong 5 năm, toàn quốc đã phát hiện 28.715 vụ, bắt giữ 48.987 đối tượng sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại dao và phương tiện tương tự dao gây án.Trong đó, tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao làm công cụ, phương tiện gây án chiếm tỷ lệ rất cao, phát hiện 27.161 vụ, bắt giữ 46.693 đối tượng (chiếm 94,5% tổng số vụ, 92,8% tổng số đối tượng).Trong 5 năm, toàn quốc đã phát hiện 28.715 vụ, bắt giữ 48.987 đối tượng sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại dao và phương tiện tương tự dao gây án.Trong đó, tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao làm công cụ, phương tiện gây án chiếm tỷ lệ rất cao, phát hiện 27.161 vụ, bắt giữ 46.693 đối tượng (chiếm 94,5% tổng số vụ, 92,8% tổng số đối tượng).Như vậy, tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao gây án đang diễn biến rất phức tạp.Riêng đối tượng sử dụng dao và phương tiện tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ cao, phát hiện 16.841 vụ, bắt giữ 26.472 đối tượng (chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng), nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, dao nhọn, dao sắc nhọn có tính sát thương rất cao, gây án với tính chất rất manh động, tàn ác, dã man gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong nhân dân.Bên cạnh đó, đối tượng sử dụng trái phép súng tự chế chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với đối tượng sử dụng trái phép súng quân dụng (1.783/333 vụ, 2.589/546 đối tượng), các loại vũ khí này khi đối tượng sử dụng gây án, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm như vũ khí quân dụng.Đối tượng sử dụng trái phép súng tự chế chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với đối tượng sử dụng trái phép súng quân dụng (1.783/333 vụ, 2.589/546 đối tượng).Nhưng theo quy định của luật, súng tự chế không nằm trong danh mục vũ khí quân dụng, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác để thi hành công vụ và nghiêm cấm chế tạo, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí này.Do đó, các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại súng tự chế, dao vàcông cụ, phương tiện tương tự vũ khí thô sơ, nếu không kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự.Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để bảo đảm phù hợp với thực tiễn.Toàn cảnh phiên họp chiều 20/5. (Ảnh: quochoi.vn)Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) có bố cục gồm 8 chương, 74 điều, với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng kế thừa quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.Theo đó, phạm vi điều chỉnh quy định về quản lý, sử dụng và nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; đối tượng áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.Liên quan đến các hành vi nghiêm cấm, dự thảo luật cơ bản kế thừa Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; đồng thời bổ sung một số nội dung nghiêm cấm như: Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đến nơi công cộng; quảng cáo trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; che giấu, không tố giác, giúp người khác cải tạo, lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ...Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng bổ sung quy định về đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ để quản lý chặt chẽ số vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ...Quy định cụ thể việc khai báo để tăng cường quản lý vũ khí thô sơChủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: LINH KHOA)Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các giấy tờ không cần thiết nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân; tạo hành lang pháp lý vững chắc trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về lĩnh vực này; đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thi hành, áp dụng luật thời gian qua.Dự thảo luật Chính phủ trình đã sửa đổi 54/76 điều, bổ sung 1 điều, bỏ 3 điều so với luật hiện hành, cơ bản kế thừa các nội dung đã được điều chỉnh trong luật hiện hành và phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, thống nhất trong hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cũng cho biết, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tán thành quy định về khai báo vũ khí thô sơ tại Điều 32 của dự thảo luật nhằm tăng cường quản lý vũ khí thô sơ, tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao để phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sử dụng các loại vũ khí này.Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp chiều 20/5. (Ảnh: LINH KHOA)Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, quy định khai báo vũ khí thô sơ phải bảo đảm linh hoạt và phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế-xã hội, điều kiện sản xuất, lao động, sinh hoạt của người dân.Liên quan tới trách nhiệm quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Điều 71), đa số ý kiến thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước như dự thảo luật vì cho rằng quy định này cơ bản thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, có ý kiến đề nghị rà soát, thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Bộ Công an trong quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo hướng giao Bộ Công an là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực này; Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương và các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống
https://nhandan.vn/toi-pham-su-dung-sung-tu-che-vu-khi-tho-so-gay-an-dang-dien-bien-rat-phuc-tap-post810288.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Vật liệu nổ", "Sử dụng súng", "Kỳ họp thứ 7", "vũ khí thô sơ", "dao tự chế", "Bộ trưởng Công an", "Quốc hội" ] }
Hà Nội yêu cầu làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ cháy khiến 14 người chết
NDO -Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy và các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần gia đình người bị nạn, vớimức hỗ trợ50 triệu đồng đối với người tử vong, 30 triệu đồng đối với người bị thương.
Chiều 24/5, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng đã ký công văn hỏa tốc số 1614/UBND-NC, giao nhiệm vụ cho Giám đốc Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy và các đơn vị liên quan, khẩn trương khắc phục hậu quả; điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy;làm rõ trách nhiệmtổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý theo quy định pháp luật.Lãnh đạo Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy và các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần gia đình người bị nạn, với mức hỗ trợ 50 triệu đồng đối với người tử vong, 30 triệu đồng đối với người bị thương.Giao cho Sở Y tế phối hợp Công an thành phố, Công an quận Cầu Giấy khẩn trương chăm sóc, cứu chữa người bị thương; bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực gặp hoả hoạn; báo cáo Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền theo quy định.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/ha-noi-yeu-cau-lam-ro-trach-nhiem-to-chuc-ca-nhan-lien-quan-vu-chay-khien-14-nguoi-chet-post811039.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Cháy nhà trọ làm 14 người tử vong", "Yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ cháy nhà trọ Trung Kính", "Hà Nội" ] }
Danh sách các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Tuyên Quang
NDO -Theo thông tin thống kê ban đầu của lực lượng chức năng tỉnh Tuyên Quang, hiện có 5 nạn nhận không may mắn trongvụ tai nạn giao thông nghiêm trọngvào sáng ngày 5/3, trong đó hầu hết là người địa phương ở các nơi xa.
Sáng 5/3, sau khi vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức họp khẩn thông tin về vụ việc và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả vụ việc.Đến thời điểm hiện tại có 5 người chết, 10 người bị thương (trong đó 1 người đã ra viện) đang cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa Phương Bắc.Lãnh đạo địa phương và các lực lượng chức năng đã khẩn trương tiếp cận hiện trường và hỗ trợ các nạn nhân đi cấp cứu và giải tỏa hiện trường.Lãnh đạo tỉnh thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các nạn nhân.Danh sách các nạn nhân trong vụ tai nạn tại Tuyên Quang theo thông tin từ lực lượng chức năng: Lê Huỳnh Hồng Quyên (SN 1989, trú tại xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương); Võ Thị Mộng Thúc (SN 1998, trú tại xã Tân Thành, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang); Vũ Hữu Khương (SN 1987, trú tại xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình); Trần Ngô Thị Diệu Vy (SN 2000, trú tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) và Võ Công Chí (SN 1987, trú tại xã Mỹ An, huyện Thạch Phú, tỉnh Bến Tre).Lực lượng chức năng cho biết, một số nạn nhân đã hồi phục, tuy nhiên cũng có nạn nhân tiên lượng xấu.Tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện hỗ trợ đối với nạn nhân tử vong và người bị thương.Tỉnh Tuyên Quang thực hiện hỗ trợ 10 triệu đồng đối với nạn nhân tử vong, 5 triệu đồng đối với người bị thương; Ngành Lao động, thương binh và xã hội tỉnh hỗ trợ mai táng phí 18 triệu đồng đối với nạn nhân tử vong, 3,6 triệu đồng đối với người bị thương; Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ 3 triệu đồng đối với nạn nhân tử vong và 1 triệu đồng đối với người bị thương.
https://nhandan.vn/danh-sach-cac-nan-nhan-tu-vong-trong-vu-tai-nan-giao-thong-nghiem-trong-tai-tuyen-quang-post798686.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "nạn nhân", "tử vong", "tai nạn Tuyên Quang" ] }
Hiện thực hóa mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu
Sau hơn 5 năm xây dựng huyệnnông thôn mớikiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã đạt nhiều kết quả tích cực, nổi bật.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nam Đàn đang quyết tâm, nỗ lực để hiện thực hóa mục tiêu đến cuối năm nay, toàn bộ 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đến năm 2025 sẽ trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu.Phát huy vai trò chủ thể của nhân dânMỗi lần về với huyện Nam Đàn là thêm cảm nhận mới về sự chuyển mình nơi đây. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng lên. Kết cấu hạ tầng giao thông, trường học, thiết chế văn hóa được đầu tư ngày càng đồng bộ, khang trang...Với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới,Nam Đàn đang xóa dần khoảng cách, tạo sự phát triển khá đồng đều giữa các vùng, các địa phương.Mặc dù xuất phát điểm thấp, với tinh thần quyết tâm cao “Không kêu khó, không bàn lùi, không thể không làm”, đến cuối năm 2017, xã Nam Lĩnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.Sau khi đạt chuẩn, Nam Lĩnh bắt tay vào xây dựng nông thôn mới nâng cao. Cùng với những cơ chế, chính sách của Nhà nước hỗ trợ kinh phí, xã tiếp tục kêu gọi sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông. Xã còn kêu gọi được gần một tỷ đồng do con em xa quê đóng góp.Ngoài ra, người dân hiến hàng nghìn m2 đất ở để mở rộng, xây dựng các tuyến giao thông. Năm 2023 vừa qua, các hộ dân đã hiến hơn 2.100m2 đất ở. Tiêu biểu như gia đình ông Trần Văn Cường (xóm 3) hiến hơn 108m2, gia đình ông Nguyễn Văn Thọ 34m2, gia đình ông Trần Văn Sơn hơn 30m2... nhờ đó, các tuyến đường được mở rộng tối thiểu 4,5m và có mương thoát nước.“Trước đây, đường phần lớn chỉ rộng khoảng 2,5m, nay mở rộng tối thiểu 4,5m, hầu hết các gia đình phải dỡ bỏ bờ rào và cổng nhưng mọi người đều vui vẻ, đồng lòng”. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nam Lĩnh Lê Văn Thành cho biết.Về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, xã Nam Lĩnh mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngày càng có nhiều cánh đồng lúa chất lượng cao, mô hình trồng nho thân gỗ trong nhà màng, trang trại chăn nuôi... Nhờ đó, hiện nay, thu nhập bình quân đã tăng lên hơn 56 triệu đồng/người/năm, so với năm 2018 mới chỉ 30 triệu đồng.Khi nói về công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Nam Đàn, không thể không nhắc đến xã Nam Anh. Đây là xã được tỉnh Nghệ An lựa chọn thực hiện điểm xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo tiêu chí “khai thác các giá trị văn hóa, cảnh quan sinh thái với phát triển du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng trải nghiệm”. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nam Anh Hồ Viết Sỹ cho biết, thu nhập bình quân của xã hiện nay 66 triệu đồng/người/năm.Hoa lý và quả hồng đang mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây. Theo ông Hồ Viết Sỹ, doanh thu từ mỗi héc-ta hoa lý khoảng 300 triệu đồng/năm. Quả hồng có giá từ 22.000 đồng đến 30.000 đồng/kg.Hiện nay, xã Nam Anh có gần 200 ha hồng. Một số hộ gia đình có vườn hồng cổ lớn, như gia đình ông Nguyễn Hữu Hùng (xóm 7); gia đình ông Hồ Viết Vinh, Bùi Đình Huệ (xóm 5)...Đặc biệt là vườn hồng cổ nằm ở chân núi Đại Huệ có những gốc hơn 100 năm tuổi. Vào mùa hồng chín, mỗi ngày có hàng trăm lượt du khách về tham quan, chụp ảnh. Một số vườn hồng cũng đã mở cửa đón du khách vào tham quan, chụp ảnh với phí từ 20 nghìn đồng/lượt.Xã Nam Anh còn được nhiều người biết đến với Khu du lịch tâm linh chùa Đại Tuệ nằm trong quần thể du lịch của huyện Nam Đàn và dãy núi Đại Huệ; Khu du lịch sinh thái Thung Pheo, mỗi tháng thu hút hàng nghìn lượt du khách...Đây là những lợi thế để Nam Anh đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch. Địa phương còn đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh đến với du khách thông qua trang thông tin điện tử, mạng xã hội.Nam Anh hiện có 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao; trong đó, tương Sa Nam, bột sắn dây, tinh bột nghệ, trà ngũ sắc... là những sản phẩm được du khách ưa chuộng, thường mua về dùng, làm quà biếu khi có dịp đến Nam Anh.“Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt mức từ 80 đến 110 triệu đồng/năm. Một trong những giải pháp được xã xác định tập trung đẩy mạnh chính là khai thác các giá trị văn hóa tâm linh và du lịch cộng đồng trải nghiệm. Mỗi con đường làng có thể là một điểm tham quan; mỗi khu vườn đều có thể đón khách và mỗi câu lạc bộ văn hóa văn nghệ đều có thể biểu diễn phục vụ du khách... Điều này cần sự đồng lòng, chung tay góp sức của mỗi người dân, gia đình, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nam Anh chia sẻ.Không chỉ Nam Lĩnh, Nam Anh mà các xã khác ở Nam Đàn cũng phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa Nam Đàn trở thành huyện nông thôn mới nâng cao và đang tiến tới trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu.Khai thác thế mạnh về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạngTrên cơ sở tiềm năng và lợi thế về văn hóa và du lịch, năm 2017, sau khi đạt chuẩn huyện nông thôn mới, Nam Đàn được Chính phủ chọn thí điểm xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, giai đoạn 2018-2025, theo Quyết định số 17/QĐ-TTg, ngày 4/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ.Để hỗ trợ Nam Đàn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020, quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ huyện Nam Đàn phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.Theo đó, huyện Nam Đàn được hưởng 100% tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện để bố trí nguồn vốn đầu tư các dự án, công trình thiết yếu trên địa bàn. Ngoài cơ chế hỗ trợ xi-măng của tỉnh, Nam Đàn còn được hỗ trợ thêm 3.000 tấn xi-măng/năm để nâng cấp, xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn.“Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ Nam Đàn. Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội từ huyện đến cơ sở đã vào cuộc tích cực, đồng bộ… Đây là động lực quan trọng đối với Nam Đàn trong thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”, ông Nguyễn Đình Thế, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đàn chia sẻ.Trong 5 năm thực hiện Đề án thí điểm xây dựng huyện Nam Đàn trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu, toàn huyện đã huy động được 2.734 tỷ đồng; trong đó ngân sách các cấp hơn 1.315 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án là 602 tỷ đồng; vốn xã hội hóa 187 tỷ đồng; vốn huy động từ cộng đồng dân cư là 630,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhân dân tự nguyện hiến 42.368m2 đất, tháo dỡ 28.980m2 tường rào và đóng góp hàng chục nghìn ngày công lao động…Thời gian qua, một số công trình hạ tầng kết nối du lịch, như cảnh quan tuyến đường vào quê nội, quê ngoại Bác Hồ; đường Cầu Đòn-Chùa Viên Quang, đường ngã tư Thị trấn-khu lăng mộ Vua Mai; Đài tưởng niệm đồng chí Lê Hồng Sơn... đã được nâng cấp, sửa chữa.Công tác quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên và Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền thờ và khu lăng Vua Mai cũng đã hoàn thành.Một số hạng mục của Khu di tích cụ Phan Bội Châu, Khu mộ đồng chí Lê Hồng Sơn; Đền Trung Chính xã Nam Lĩnh, Đền Câu xã Nam Xuân, đền Chỉ Thiện xã Nam Cát… cũng đã được đầu tư xây dựng, tu sửa.Đến tháng 5/2024, Nam Đàn có 13 xã nông thôn mới nâng cao; trong đó, sáu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, gồm: Kim Liên, Nam Giang, Nam Cát, Nam Anh, Nam Nghĩa và Xuân Lâm.Đây là tiền đề, động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân Nam Đàn tiếp tục nỗ lực, phấn đấu để hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí một cách bền vững, có chiều sâu. Nam Đàn đặt mục tiêu đến cuối năm 2024, toàn bộ 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đến năm 2025 sẽ trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn Vương Hồng Thái cho biết, để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, Đảng bộ, chính quyền huyện Nam Đàn xác định nhiều giải pháp trọng tâm cần thực hiện, như: Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng từ huyện đến xã; phát triển toàn diện ngành kinh tế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm, nâng cao giá trị các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch; bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan “sáng-xanh-sạch-đẹp”; bảo tồn, trùng tu, nâng hạng các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng.Địa phương cùng các đơn vị liên quan và nhà tài trợ đang phối hợp triển khai các bước để giải phóng mặt bằng, đầu tư dự án xây dựng bãi đậu xe và khu dịch vụ du lịch tại xã Kim Liên; hoàn thành tu bổ, tôn tạo nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên; đầu tư xây dựng, chỉnh trang, tạo cảnh quan Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên; hoàn thành xây dựng bến thuyền Vua Mai thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích Vua Mai...
https://nhandan.vn/hien-thuc-hoa-muc-tieu-tro-thanh-huyen-nong-thon-moi-kieu-mau-post809737.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "nông thôn mới kiểu mẫu", "Chương trình mục tiêu quốc gia", "nông thôn mới", "Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND" ] }
Đồng Nai tăng cường thanh tra an toàn lao động tại doanh nghiệp
NDO -Ngày 21/4, tại Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh Đồng NaiNguyễn Sơn Hùng đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Chỉ riêng năm 2023 vừa qua, toàn tỉnh Đồng Nai đã xảy ra 910 vụ tai nạn lao động.
Với chủ đề “Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”,Tháng An toàn vệ sinh lao độngnăm nay được tổ chức từ ngày 1-31/5, nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức và hành động cụ thể về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.Trong khi đó, Tháng Công nhân với chủ đề “Đoàn kết công nhân-Triển khai nghị quyết”, với nhiều nội dung hoạt động phong phú, thiết thực của tổ chức công đoàn gắn liền với lợi ích thiết thân của công nhân, viên chức và người lao động về việc làm, thu nhập và các nhu cầu về văn hóa.Qua đó, tạo động lực trực tiếp cho công nhân, người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng đề nghị tăng cường công tác thanh, kiểm tra chấp hành quy định về an toàn lao động tại doanh nghiệp.Tại sự kiện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng nhấn mạnh, địa phương luôn xác định công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là việc làm thường xuyên, liên tục.Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn một số đơn vị, doanh nghiệp còn chưa quan tâm nhiều đến công tác an toàn vệ sinh lao động.Theo thống kê năm 2023 vừa qua, toàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 910 vụ tai nạn lao động, làm 930 người lao động bị nạn, trong đó, có 27 vụ làm 28 người chết, thiệt hại về tài sản hơn 18 tỷ đồng.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đề nghị các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương, công đoàn các cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình, người lao động tiếp tục thực hiện nghiêm về các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Trong đó, cơ quan liên quan cần tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.Cùng với đó, các cấp, các ngành, tổ chức Công đoàn cần quan tâm thăm hỏi, tặng quà các gia đình, nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức gặp mặt đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với doanh nghiệp và cán bộ công đoàn, công nhân,viên chức, người lao động;Đồng thời, các cấp, các ngành, tổ chức Công đoàn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các nội dung hưởng ứng Tháng An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024 đến tất cả đoàn viên, công nhân lao động và chủ doanh nghiệp.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn.Dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trao tặng 100 phần quà (mỗi phần 5 triệu đồng) cho người lao động bị tai nạn lao động nặng; Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai trao tặng 90 phần quà (mỗi phần 2 triệu đồng) cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh hiểm nghèo gia đình có hoàn cảnh khó khăn.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen cho các tập thể.Cũng tại buổi lễ, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã khen thưởng cho một số tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “xanh-sạch-đẹp; bảo đảm An toàn vệ sinh lao động” và An toàn vệ sinh lao động.
https://nhandan.vn/dong-nai-tang-cuong-thanh-tra-an-toan-lao-dong-tai-doanh-nghiep-post805733.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Công nhân Đồng Nai", "Đồng Nai", "An toàn vệ sinh lao động", "Tháng An toàn vệ sinh lao động" ] }
Đồng Tháp: Ra quân Tháng Thanh niên ở huyện biên giới
NDO -Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Tháp, các đơn vị tài trợ và các Đoàn cơ sở đã trao kinh phí hỗ trợ thực hiện nhiều công trình, phần việc với tổng số tiền gần 5,3 tỷ đồng.
Ngày 1/3, tại Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động (xã Tân Hộ Cơ, huyện biên giới Tân Hồng), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Tháp tổ chức lễ ra quânTháng Thanh niênnăm 2024 với chủ đề “Thanh niên Đồng Tháp xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”.Tháng Thanh niên năm nay, các cấp bộ Đoàn, Hội trong tỉnh Đồng Tháp tập trung thực hiện 14 chỉ tiêu. Trong đó, duy trì, nâng cao chất lượng ít nhất 600 vườn ươm, trồng mới ít nhất 600.000 cây xanh, cây ăn trái.Tin liên quanTỉnh đoàn Lạng Sơn khởi động Tháng Thanh niên năm 2024Có ít nhất 6.000 ý tưởng, sáng kiến của đoàn viên, thanh niên đề xuất; hỗ trợ 93 đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế; thực hiện 4 km thắp sáng đường quê; xây dựng 12 cây cầu giao thông nông thôn; phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động chuyển đổi số…Tại Lễ ra quân, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Tháp, các đơn vị tài trợ và các Đoàn cơ sở đã trao kinh phí hỗ trợ thực hiện nhiều công trình, phần việc thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện củathanh niênđối với cộng đồng với tổng số tiền gần 5,3 tỷ đồng.Trong đó, hỗ trợ 2 tỷ đồng để xây dựng cầu giao thông nông thôn; trao tặng gói hỗ trợ an sinh xã hội trị giá 450 triệu đồng; thực hiện 3 mô hình phòng, chống rác thải nguy hại với tổng trị giá 900 triệu đồng; thực hiện 1 công trình bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đồn biên phòng Thông Bình trị giá 320 triệu đồng...Trao tặng xe đạp đến học sinh.Nhân dịp lễ ra quân Tháng Thanh niên, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Tháp và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Đồng Tháp tiến hành ký kết chương trình phối hợp giữa 2 đơn vị trong việc “Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia giai đoạn 2024-2029”.Ngay sau lễ ra quân, đại biểu, lực lượng cán bộ, chiến sĩ và đoàn viên, thanh niên thực hiện khánh thành Bia tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ tại Đồn Biên phòng Thông Bình; triển khai công trình “Vành đai xanh biên giới”; tham gia hành quân tuần tra biên giới; trao quà cho các gia đình chính sách và đoàn viên khó khăn; tặng cờ Tổ quốc…Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Thanh niên 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 - 3/3/2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân, trong ngày 1/3, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Tháp phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội trại thanh niên với chủ đề “Tháng Ba Biên giới - Thắm tình quân dân”.Hội trại diễn ranhiều hoạt động sôi nổi, như: Tổ chức các hoạt động trò chơi Team building; thi thời trang thể hiện thông điệp về ý thức bảo vệ môi trường; tuyên dương 10 gương mặt trẻ tiêu biểu và gương mặt trẻ triển vọng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp năm 2023; giao lưu văn nghệ, sinh hoạt lửa trại...
https://nhandan.vn/dong-thap-ra-quan-thang-thanh-nien-o-huyen-bien-gioi-post798268.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Đồn Biên phòng Thông Bình", "Tháng Thanh niên 2024", "Đồng Tháp", "Tuổi trẻ xung kích", "Tháng Ba Biên giới", "tháng thanh niên", "thanh niên xung kích", "Chương trình hoạt động" ] }
Việc cần làm trước sáp nhập đơn vị hành chính ở Lộc Hà
NDO -Theo phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đưa ra, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Lộc Hà sẽ được sáp nhập vào thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà. Như vậy, sau điều chỉnh đơn vị hành chính, huyện Lộc Hà sẽ không còn tên trên bản đồ hành chính.
Trước thời điểm sáp nhập đơn vị hành chính, rất nhiều vấn đề đặt ra ở huyện Lộc Hà cần có sự đồng tâm, chung tay tháo gỡ của cấp ủy, chính quyền các cấp và cũng như bà con nhân dân trên địa bàn.Dấu ấn huyện mớiĐồng chí Nguyễn Thế Hoàn, Bí thư Huyện ủy Lộc Hà chia sẻ: Huyện Lộc Hà được thành lập vào tháng 3/2007 trên cơ sở sáp nhập 6 xã bãi ngang của huyện Thạch Hà và 7 xã của huyện Can Lộc. Đây là những địa phương có điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế còn yếu kém, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.Cùng với đó, do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, tác động thường xuyên của thiên tai ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh trên địa bàn. "Khó khăn là vậy, song sau 17 năm thành lập, đảng bộ và nhân dân huyện Lộc Hà đã từng bước vượt qua gian khó, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đáp ứng được kỳ vọng của của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn”. Đồng chí Nguyễn Thế Hoàn nhấn mạnh.Theo chia sẻ của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của huyện Lộc Hà, bằng sự cần cù, chịu khó, khát vọng vươn lên, bức tranh nông thôn ở huyện Lộc Hà đã bừng lên nhiều gam màu tươi sáng với nhiều điểm nhấn nổi bật, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội khu vực nông thôn được đầu tư đồng bộ, nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 50 triệu đồng/người/năm, tăng 4,67 lần so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,82%...Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến nay, nguồn lực huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt gần 2.900 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp gần 331,4 tỷ đồng và hiến hàng nghìn m2đất quy đổi ra tiền 84 tỷ đồng. Với những kết quả đó, đầu năm 2024, huyện Lộc Hà đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới.Sẵn cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kết hợp với quy hoạch vùng gắn với quy hoạch khu vực ven đô và quy hoạch du lịch biển, đô thị mới Lộc Hà được kỳ vọng là một trong những điểm nhấn của hệ thống đô thị ven biển Hà Tĩnh trong tương lai.Trăn trở trước ngày sáp nhậpTrao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, các đồng chí lãnh đạo huyện Lộc Hà khẳng định: Chủ trương, phương án sáp nhập đơn vị hành chính của trung ương và tỉnh nhận được sự đồng tình, thống nhất cao trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Tĩnh và điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã liên quan là vấn đề tất yếu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.Tuy vậy, trước những thay đổi mang tính bước ngoặc, không ít cán bộ, đảng viên và bà con nhân dân bày tỏ nỗi trăn trở, tâm tư với những vấn đề cụ thể đặt ra. Đó là, việc sử dụng cơ sở vật chất dôi dư sau sáp nhập, nếu tỉnh Hà Tĩnh không có phương án sắp xếp, xử lý kịp thời trụ sở, văn phòng làm việc của các cơ quan hành chính thì sẽ gây ra lãng phí hàng nghìn tỷ đồng; đô thị mới Lộc Hà đang trong quá trình phát triển, cần thêm động lực, “cú huých” mới để duy trì tốc độ đi lên…Hiện nay, một số tồn động liên quan đến quản lý đất đai ở Lộc Hà vượt qua thẩm quyền giải quyết của địa phương.Đáng chú ý hơn cả, những tồn đọng trên lĩnh vực quản lý tài chính, đất đai, giải phóng mặt bằng liên quan đến quyền lợi của hàng trăm hộ dân ở Lộc Hà đã tồn tại từ nhiều năm qua ở địa phương này đến nay vẫn chưa có hướng xử lý dứt điểm.Ông Đào Ngọc Trác, Chủ tịch Hội Người cao tuổi thị trấn Lộc Hà thông tin, hiện nay, người dân đang rất bức xúc vì các tồn đọng này đang tác động sâu sắc đến đời sống hằng ngày của người dân. Vì vậy, cấp có thẩm quyền cần rốt ráo xử lý dứt điểm nguyện vọng chính đáng của bà con, không để xảy ra những hệ lụy ngoài mong muốn.Liên quan đến công tác cán bộ, qua tìm hiểu được biết, trước thời điểm sáp nhập đơn vị hành chính, nhiều cán bộ, công chức làm việc ở phòng, ban chuyên môn đã chủ động chuyển công tác, đề đạt nguyện vọng được luân chuyển về đơn vị mới, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn và các phong trào khác của huyện từ nay đến khi thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính.Đây sẽ là những thử thách không hề nhỏ đối với huyện Lộc Hà và tỉnh Hà Tĩnh trước thời điểm thực hiện phương án sáp nhập đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.Theo đồng chí Bí thư Huyện ủy Lộc Hà, Nguyễn Thế Hoàn, trước yêu cầu, thực tiễn đặt ra, địa phương đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ổn định tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phát huy tối đa tâm huyết, năng lực, sở trường của mình đối với trọng trách được giao phó.Đồng thời, huyện Lộc Hà cũng kiến nghị tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương liên quan bảo lưu kết quả tiếp nhận của nơi đến trong quá trình xử lý nguyện vọng xin luân chuyển cán bộ, công chức từ Lộc Hà sang đơn vị mới đến thời điểm tổ chức thực hiện phương án sáp nhập đơn vị hành chính.Nếu phương án này không thực hiện được thì khi thiếu người địa phương mong muốn tỉnh sẽ điều động, bố trí cán bộ các sở, ngành theo chuyên môn đến làm việc có thời hạn ở Lộc Hà nhằm hỗ trợ các phòng, ban cấp huyện xử lý, thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của người dân cho đến khi thực hiện chủ trương sáp nhập.Cũng theo chia sẻ của các đồng chí lãnh đạo huyện Lộc Hà, đối với tồn đọng liên quan đến công tác quản lý tài chính, đất đai, giải phóng mặt bằng…, căn cứ trách nhiệm, thẩm quyền của xã, huyện, địa phương đã và đang nỗ lực giải quyết dứt điểm kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của bà con. Tuy nhiên, qua rà soát, địa phương thấy rằng, hiện nay một số tồn động ở Lộc Hà vượt qua thẩm quyền giải quyết của địa phương, vì vậy cần có sự tập trung vào cuộc của tỉnh, trung ương mới giải quyết căn cơ, thấu đáo vấn đề.
https://nhandan.vn/viec-can-lam-truoc-sap-nhap-don-vi-hanh-chinh-o-loc-ha-post811635.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Lộc Hà", "sáp nhập đơn vị hành chính", "Hà Tĩnh" ] }
Vietnam Airlines khai mở trạm văn hóa đầu tiên trong chương trình One S
NDO -Hãng hàng khôngVietnam Airlineschính thức ra mắt game tương tác One S, khai mở trạm văn hóa đầu tiên với điểm đến là thủ đô Hà Nội.
Ra mắt thử nghiệm vào tháng 2/2024,One Sđã nhận được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình từ cộng đồng, khách hàng với hơn 18 nghìn người tham gia thu thập được hơn 6.600 tem sân bay, 3.000 tem địa phương, gần 8.500 huy hiệu và gần 500 voucher được đổi thành công,…Đây là tiền đề để One S không chỉ dừng lại ở nền tảng online, mà còn phát triển xa hơn và “chạm” tới khách hàng, truyền cảm hứng du lịch khám phá Việt Nam. Và chìa khóa quan trọng để hành trình One S đến gần hơn nữa với khách hàng là Trạm văn hóa One S-Outpost.Tin liên quanVNPT và Vietnam Airlines tổng kết, triển khai chương trình hợp tác chiến lược và ra mắt app VNA DiscoveryTrạm văn hóa One S là một điểm dừng chân, nơi tạo ra những trải nghiệm tương tác đặc biệt, khơi dậy đam mê du lịch và khám phá văn hóa của người chơi và khách hàng. Trạm văn hóa sẽ bao gồm các hoạt động chính, từ việc giới thiệu đến khách hàng về chương trình One S của Vietnam Airlines, đến các trải nghiệm tương tác văn hóa đặc sắc và ấn tượng.Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines phát biểu.Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ: “One S hứa hẹn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm du lịch mới mẻ và đầy cảm xúc. Đây là sự kết hợp giữadu lịch sốvà tương tác xã hội, từ đó lan tỏa sức hút du lịch của các địa phương, vùng miền trên cả nước. Thông qua chương trình One S, chúng tôi mong muốn phát huy vai trò tiên phong của Hãng hàng không Quốc gia, chung tay thúc đẩy du lịch, quảng bá văn hóa và tôn vinh vẻ đẹp dải đất hình chữ S”.Tại sự kiện, Vietnam Airlines cũng đã công bố các đối tác chiến lược cùng tham gia đồng hành phát triển game tương tác One S là Viettel Telecom-TV360, VTVcab và Momo để mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng.Lãnh đạo Vietnam Airlines trao giải cho người chơi xuất sắc chinh phục chặng đường đầu tiên của One S.Nhân dịp chính thức ra mắt chương trình One S, Vietnam Airlines triển khai nhiều ưu đãi cho các khách hàng mua vé chặng bay nội địa và các hội viên Bông Sen Vàng, hành khách có thể mua vé đồng giá 999 nghìn đồng/chiều cho các chặng bay nội địa, thời gian mua vé từ 27/3 đến 2/42024, thời gian bay trong 2 tuần đầu các tháng 5, tháng 9, tháng 10/2024.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-khai-mo-tram-van-hoa-dau-tien-trong-chuong-trinh-one-s-post801997.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Vietnam Airlines", "game tương tác", "One S", "du lịch số" ] }
Đội bóng đá Báo Nông thôn ngày nay vô địch giải Press Cup lần thứ VI năm 2022
NDO -Chiều 29/8, tại Sân vận động thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã diễn ra trận chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc - Press Cup lần thứ VI năm 2022 giữa hai đội bóng Báo Nông thôn ngày nay và Đài Truyền hình Việt Nam.
Tới dự có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả, các cơ quan báo chí có đội bóng tham gia giải, cùng đông đảo người hâm mộ vùng mỏ.Đồng chí Lê Quốc Minh tặng hoa cho hai đội bóng.Phát biểu tại lễ bế mạc, đồng chí Lê Quốc Minh đánh giá cao Giải Press Cup 2022 và khẳng định, đây là sân chơi để rèn luyện sức khỏe của các nhà báo, thông qua giải đấu nhằm tăng cường sự giao lưu, gắn bó giữa các cơ quan báo chí trong cả nước. Thành công của giải có sự đóng góp của Hội Nhà báo Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Cẩm Phả trong công tác tổ chức. Đây sẽ là tiền đề để làm nên thành công của các mùa giải sau.Kết thúc trận chung kết, đội bóng báo Nông thôn ngày nay đã giành chiến thắng 1-0 trước đội bóng Đài Truyền hình Việt Nam và giành ngôi vô địch Press Cup 2022 lần thứ VI.Sau ba ngày tranh tài sôi nổi, quyết liệt với những trận đấu hay và bàn thắng đẹp, vào tối 29/8, Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc - Press Cup lần thứ VI năm 2022 đã thành công tốt đẹp.Những pha tranh bóng quyết liệt giữa đội Đài Truyền hình Việt Nam và đội Báo Nông thôn ngày nay.Với sự chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ và tỉ mỉ từ đầu, Press Cup 2022 đã có những trận đấu chất lượng với những bàn thắng đẹp và đặc biệt là những cuộc giao lưu tình cảm, ý nghĩa của những người làm báo cả nước.Đồng chí Lê Quốc Minh trao Cup vô địch cho đội Báo Nông thôn ngày nay.Tại lễ bế mạc và gala trao Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ VI năm 2022, ban tổ chức đã trao Cup vô địch cho đội Báo Nông thôn ngày nay, trao giải nhì cho đội bóng Đài Truyền hình Việt Nam, hai giải ba cho đội bóng Báo điện tử VnExpress và FC Báo chí Thanh Hóa. Ngoài ra, còn trao các giải cầu thủ, thủ môn xuất sắc, giải phong cách, giải cống hiến... cho các đội bóng và trọng tài tham gia giải đấu.
https://nhandan.vn/doi-bong-da-bao-nong-thon-ngay-nay-vo-dich-giai-press-cup-lan-thu-vi-nam-2022-post712787.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "giải Press Cup lần thứ VI năm 2022", "Cẩm Phả (Quảng Ninh)", "Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc", "Nhà báo Lê Quốc Minh", "Tổng biên tập báo Nhân Dân" ] }
Đà Nẵng thông tin về dự án Cocobay và các vấn đề nóng của thành phố
Chiều 20/3, Ủy ban nhân dân thành phốĐà Nẵngtổ chức Họp báo quý 1, năm 2024 nhằm thông tin, giải đáp những câu hỏi, các vấn đề nóng của thành phố mà báo chí quan tâm trong thời gian qua.
Các vấn đề được nêu như: Sân vận động Chi Lăng, Dự án nhà máy rác; tình trạng mồ mả xem kẽ khu dân cư; dự án Cocobay; thẩm mỹ viện “chui”; kiểm soát nồng độ cồn; phát triển vi mạch bán dẫn; sử dụng phương tiện giao thông công cộng…Trả lời câu hỏi của phóng viên vềdự án Cocobay Đà Nẵng: Hiện nay dự án có 2 phân khu: khoảng 30ha phía tây đường Trường Sa và phía đông đường Trường Sa khoảng 21ha.Theo quyết định số 593/QĐ-UBND ngày 1/2/2019, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 phân khu thứ nhất (phía Tây đường Trường Sa) có 7 cụm nhà cao tầng; trong đó khối HH1, HH2, HH3 và HH5 là tòa nhà hỗn hợp với 50% là căn hộ chung cư, 50% là căn hộ condotel; còn khối HH4, HH6 và HH7 là chung cư.Năm 2022, chủ đầu tư kiến nghị điều chỉnh khối HH2 và HH3 thành một khối hoàn toàn là căn hộ chung cư, còn một khối hoàn toàn là căn hộ condotel. Sau đó, Sở Xây dựng thành phố đã hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các thủ tục theo quy định, tuy nhiên từ năm 2022 đến nay, chủ đầu tư chưa thực hiện các thủ tục liên quan.Sở Xây dựng chưa nhận văn bản báo cáo của chủ đầu tư về vấn đề chấm dứt hợp đồng mua bán với khách hàng tại dự án. Nhưng nếu có tranh chấp trong thực hiện hợp đồng mua bán thì đây là tranh chấp dân sự giữa các bên liên quan, Sở Xây dựng chỉ tham gia khi có vấn đề trong việc quản lý nhà nước.Một góc của siêu dự án Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay (Ảnh: ANH ĐÀO)Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang có nhiều mồ mả xem kẽ trong khu dân cư chưa được di dời. Theo Sở Xây dựng, số liệu từ các quận huyện cung cấp, toàn thành phố có khoảng 48.800 mộ. Trong đó, các mộ giải toả thuộc dự án khoảng 37.000 và 11.700 mộ ngoài dự án.Chủ trương của thành phố từ năm 2010 sẽ tiến hành di dời tập trung về các nghĩa trang. Đến nay đã có quận Hải Châu đã hoàn thành, quận Thanh Khê còn 8 mộ; các quận, huyện khác vẫn còn tương đối nhiều.Trước tình hình này, vào tháng 12/2023, UBND thành phố có đề nghị giải pháp: đối với mồ mả thuộc dự án sẽ tiến hành di dời theo tiến độ thực hiện các dự án. Đối với mồ mả xem kẽ trong khu dân cư ngoài dự án sẽ giao các quận, huyện xây dựng đề án cụ thể, trong đó xác định lộ trình và kinh phí hằng năm để tiến hành di dời. Sở Xây dựng đôn đốc kiểm tra và báo cáo tổng hợp.Đối với vấn đề Sân vận động Chi Lăng, thành phố đã có nguyện vọng xin được giữ lại, tuy nhiên vấn đề này đang có những câu chuyện pháp lý phát sinh phức tạp và hiện chưa có quy hoạch.Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Quang Nam cho biết, kiến nghị về sân Chi Lăng của thành phố đang vướng trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kết luận bản án và các đối tượng điều tra. Nội dung này thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. Được biết Bộ Chính trị đã xem xét và sẽ có văn bản trả lời sớm cho Chính phủ để hướng dẫn địa phương.Kết luận buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Quang Nam đã thống nhất với các trả lời, giải đáp của đại diện các sở đối với những vấn đề nêu trên. Phó Chủ tịch cũng tiếp thu nghiêm túc những ý kiến phản ánh và mong nhận được sự phản ánh kịp thời của các báo chí. Đồng thời, đề nghị các Sở, ban, ngành trả lời bằng văn bản đối với các vấn đề báo chí đã đưa ra với nội dung cụ thể, đi thẳng vấn đề, phải hoàn thành trước ngày 5/4 để kịp thời thông tin dư luận.
https://nhandan.vn/da-nang-thong-tin-ve-du-an-cocobay-va-cac-van-de-nong-cua-thanh-pho-post800790.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Đà Nẵng", "Sân vận động Chi Lăng", "Dự án Cocobay" ] }
Gần 6.000 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hoạt động kém bền vững, hư hỏng, xuống cấp
NDO -Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn từ 2000 đến 2016, nước sạch nông thôn được đầu tư chủ yếu thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; một số dự án ODA tài trợ bởi JICA, ADB, WB, Australia, Hà Lan, Đan Mạch, Unicef....
Từ năm 2016 đến nay, đầu tư cho công tác nước sạch nông thôn chủ yếu được lồng ghép trong Chương trình Mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới; các chương trình, dự án có cùng mục tiêu về cấp nước sạch nông thôn như: Dự án đầu tư công trung hạn, dự án ODA, tín dụng ưu đãi… và vốn đầu tư tư nhân.Hiện nay, cả nước có khoảng 5.976 công trình cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn đang hoạt động kém bền vững hoặc xuống cấp, hư hỏng cần được sửa chữa.Đến nay, trên địa bàn cả nước đã xây dựng được khoảng 18.000 công trìnhcấp nước sinh hoạttập trung vùng nông thôn. Hiện nay, các công trình này đã giúp khoảng 32 triệu người dân vùng nông thôn được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, nước sạch.Cũng qua thống kê, đến hết năm 2023 có 97% người dân khu vực vùng nông thôn đã được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có khoảng 57% tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ các công trình cấp nước tập trung.Mặc dù hiệu quả mang lại rất lớn nhưng hiện nay cả nước có khoảng 5.976 công trình cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn đang hoạt động kém bền vững hoặc xuống cấp, hư hỏng cần được sửa chữa. Phó Cục trưởng Thủy lợi Lương Văn Anh cho rằng: “Nguyên nhân là nhiều công trình xây dựng đã lâu, hết khấu hao. Việc thiếu kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì dẫn đến các công trình nhanh chóng bị xuống cấp, hư hỏng, công suất hoạt động không bảo đảm; gián đoạn hoặc ngừng cấp nước, ảnh hưởng đời sống, phát triển kinh tế-xã hội của người dân khu vực nông thôn...”.Không những vậy, việc quản lý vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt sau đầu tư và bàn giao về cho các UBND xã quản lý hiện nay còn nhiều bất cập. Trong đó, việc tổ chức quản lý, vận hành thiếu tính chuyên nghiệp cho nên hiệu quả chưa cao và thiếu bền vững; năng lực đội ngũ quản lý kỹ thuật, tài chính còn yếu; một số nơi khó thu tiền nước hoặc thu ở mức thấp cho nên không đủ chi phí vận hành; công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, khai thác và vận hành công trình chưa được quan tâm.Nguyên nhân là nhiều công trình xây dựng đã lâu, hết khấu hao. Việc thiếu kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì dẫn đến các công trình nhanh chóng bị xuống cấp, hư hỏng, công suất hoạt động không bảo đảm; gián đoạn hoặc ngừng cấp nước, ảnh hưởng đến đời sống, phát triển kinh tế-xã hội của người dân khu vực nông thôn...Phó Cục trưởng Thủy lợi Lương Văn AnhMặt khác, một số địa phương chỉ chú trọng xây dựng công trình mới, chưa quan tâm đến việc nâng cấp, sửa chữa các công trình thường xuyên. Việc không bố trí được kinh phí sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng dẫn đến nhiều công trình cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn bị xuống cấp, hư hỏng và dừng hoạt động…Để khắc phục tình trạng này, theo Phó Cục trưởng Thủy lợi Lương Văn Anh, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các công trình hoạt động kém bền vững, hư hỏng, xuống cấp; chuyển đổi mô hình quản lý công trình cấp nước kém hiệu quả sang mô hình quản lý hiệu quả hơn.Cùng với đó cần xây dựng các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, tài chính, truyền thông, các tiêu chí về năng lực lựa chọn đơn vị quản lý vận hành công trình cấp nước bảo đảm hoạt động hiệu quả, bền vững; hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn, đặc biệt đối với các công trình giao cho ủy ban nhân dân xã quản lý…
https://nhandan.vn/gan-6000-cong-trinh-cap-nuoc-sinh-hoat-tap-trung-hoat-dong-kem-ben-vung-hu-hong-xuong-cap-post815064.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Cục Thủy lợi", "nước sinh hoạt", "nước sạch nông thôn", "xây dựng nông thôn mới" ] }
Hà Nội: Bắt giữ tài xế ô-tô hất văng cảnh sát lên nắp ca-pô rồi bỏ chạy
Lực lượng chức năng Công an thành phố Hà Nội đã khẩn trương truy xét, đến 17 giờ 30 phút ngày 1/4 đã bắt giữ được đối tượng nghi vấn điều khiển xe ô-tô trên và đưa về trụ sở Công an để làm việc.
Lực lượng chức năng Công an thành phố đã khẩn trương truy xét, đến 17 giờ 30 phút ngày 1/4 đã bắt giữ được đối tượng nghi vấn điều khiển xe ô-tô trên và đưa về trụ sở Công an để làm việc.Chiều 1/4, Công an thành phố Hà Nội thông tin, Công an huyện Thanh Trì đã bắt giữ và đang điều tra, làm rõ vụ việc có dấu hiệu chống người thi hành công vụ, hất văng cán bộ Công an lên nắp ca-pô xe ô-tô, xảy ra trưa cùng ngày tại xã Ngũ Hiệp.Tin liên quanVĩnh Phúc: Tạm giữ lái xe hất cảnh sát giao thông Vĩnh Yên lên nắp ca-pôTrước đó, hồi 13 giờ ngày 1/4, Tổ tuần tra kiểm soát thuộc Đội Cảnh sát Giao thông trật tự, Công an huyện Thanh Trì làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực đường Ngũ Hiệp thuộc thôn Tương Chúc, xã Ngũ Hiệp.Khi Tổ công tác ra hiệu lệnh kiểm tra đối với xe ô-tô Mazda CX5 29A-450.00, lái xe đã giảm tốc độ đi vào khu vực kiểm tra rồi bất ngờ tăng ga lao thẳng vào Tổ công tác, hất văng một cán bộ Công an lênnắp ca-pôxe ô-tô.Sau đó, chiếc xe tiếp tục di chuyển khoảng 200m thì cán bộ công an này rơi xuống đường và được đưa đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện Thanh Trì đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương xác minh, yêu cầu chủ xe ô-tô là N.V.T. (sinh năm 1992, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) đưa xe về Công an huyện làm việc để phục vụ công tác điều tra.Chủ phương tiện khai nhận không phải là người điều khiển phương tiện mà cho mượn xe.Lực lượng chức năng Công an thành phố đã khẩn trương truy xét, đến 17 giờ 30 phút ngày 1/4 đã bắt giữ được đối tượng nghi vấn điều khiển xe ô-tô trên và đưa về trụ sở Công an để làm việc.Sơ bộ xác định đối tượng dương tính với ma túy và không có nồng độ cồn trong khí thở.Hiện, lực lượng chức năng Công an thành phố tiếp tục xác minh, làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.Trước đó, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh xe ô-tô màu trắng lạng lách trên đường, một cảnh sát bám trên nắp ca-pô. Theo hình ảnh ghi lại, dù thời điểm đó nhiều phương tiện khác lưu thông trên đường nhưng tài xế ô-tô vẫn bất chấp, tiếp tục điều khiển phương tiện trên đường.
https://nhandan.vn/ha-noi-bat-giu-tai-xe-o-to-hat-vang-canh-sat-giao-thong-len-nap-ca-po-roi-bo-chay-post802658.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "chống người thi hành công vụ", "dương tính với ma túy", "nồng độ cồn", "Hà Nội" ] }
Nỗ lực đưa những quyết sách lớn từ nghị trường vào thực tiễn
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình) được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Vấn đề được đông đảo đại biểuQuốc hộivà cử tri rất quan tâm trong thực tiễn triển khai Chương trình phát sinh một số khó khăn, vướng mắc cần phải điều chỉnh đối tượng, phạm vi, nội dung, chỉ tiêu cụ thể của các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần. Điều đó đòi hỏi các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục khẩn trương hoàn thành rà soát, tiếp thu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình để đạt kết quả cao nhất.Bài 1: Đẩy nhanh tiến độ, tăng chất lượng thực hiện chính sáchVới sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị, thời gian vừa qua, Chương trình được triển khai tại các địa phương, bước đầu tạo nên những tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần người dân; đặc biệt là ở khu vực các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, trong đó thể hiện rõ nét là lĩnh vực “trồng người” chuẩn bị nhân lực trẻ cho tương lai.Trong hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, Điện Biên hiện có 9 trường với tổng số 3.775 học sinh; trong đó, có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, 8 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện.Thầy, trò vươn lên trong gian khóMới nhất trong hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú tại tỉnh Điện Biên là Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Nậm Pồ được thành lập gần chục năm trong khi huyện này mới thành lập 11 năm.Còn các trường: Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, dân tộc nội trú các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa… đều thành lập mấy chục năm. Cơ sở vật chất, trường, lớp phục vụ học tập, ăn, ở của học sinh hầu hết là xây dựng cũ, xuống cấp; phòng học, phòng ở tuy đáp ứng về số lượng nhưng kém về chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.Em Lò Thị Tiên, học sinh lớp 12B, Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên cho biết: “Tại trường, dù chúng em được thầy cô chăm lo từ bữa ăn, giấc ngủ đến việc học tập, ôn luyện, tuy nhiên phòng ở, phòng học chật chội ảnh hưởng chất lượng học và tự học”. Lò Thị Ngân, cô gái dân tộc Thái nhà ở bản Lói, xã Mường Lói, huyện Điện Biên cho biết thêm: “Cửa chính, cửa sổ phòng ở và phòng học đều hỏng. Nhiều buổi đang học trên lớp mà có mưa dông thì phải trú tránh ở chỗ khác an toàn.Đưa chúng tôi tham quan khu phòng học, phòng ở của Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên, thầy Ngô Xuân Chính, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường thành lập từ năm 1969, với chức năng là dạy học, chăm sóc học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Năm 1990, trường chuyển từ bản Suối Lư, xã Phì Nhừ về điểm hiện nay (tại xã Thanh Xương, huyện Điện Biên). Hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học, phòng ăn hiện tại đáp ứng nhu cầu học, ăn, ở cho 350 học sinh nhưng chất lượng khá xuống cấp.Số phòng học, phòng chức năng của trường đáp ứng đủ cho 10 lớp học, nhưng do xây dựng đã lâu (từ năm 1990) cho nên các phòng học hiện tại quá cũ kỹ, chật chội. Khu ở của học sinh nam với khu ở của học sinh nữ chung một tòa, phân cách bằng cầu thang chứ không có khu riêng biệt...Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cù Huy Hoàn cho biết: Hiện trạng phòng học, phòng ở của học sinh các Trường phổ thông dân tộc nội trú đang xuống cấp. Từ nguồn ngân sách phân bổ hằng năm, ngành giáo dục đều ưu tiên dành nguồn tu sửa, nâng cấp một số phòng học. “Việc xây lại trường quả thực khó, bởi kinh phí đầu tư rất lớn mà ngân sách địa phương không thể cân đối, chỉ trông đợi từ đầu tư công của Trung ương và các chương trình dự án”- ông Cù Huy Hoàn chia sẻ.Là tỉnh thụ hưởng đồng thời các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng tại Điện Biên thực tiễn triển khai các chương trình gặp nhiều vướng mắc.Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết: Do hệ thống văn bản quy định hướng dẫn của trung ương, các bộ, ngành ban hành còn chậm; quy định chưa cụ thể, rõ ràng khiến việc triển khai thực hiện của địa phương còn lúng túng bởi “vừa làm vừa đợi hướng dẫn”.Vấn đề nữa là trong khi hệ thống bộ máy tổ chức quản lý, điều hành thực hiện các chương trình từ tỉnh đến cơ sở đều thực hiện kiêm nhiệm, nhất là cấp xã, thôn, bản; năng lực, trình đội đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng kết quả thực hiện chính sách, chất lượng các chương trình. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình rất khó khăn.Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2021-2023 tổng số nguồn vốn phân bổ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh Điện Biên là 3.665,7 tỷ đồng; giá trị giải ngân đến 31/1/2024 đạt 2.751,2 tỷ đồng (chiếm 75,05% kế hoạch vốn giao). Tuy nhiên trong tổng nguồn vốn đã giải ngân của các chương trình chủ yếu là nguồn vốn đầu tư công, còn nguồn vốn sự nghiệp giải ngân đạt thấp. Điều đáng nói là chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ giải ngân được 17,98% kế hoạch vốn giao.Lý giải nguyên nhân địa phương chưa phân bổ vốn chi tiết hoặc đã phân bổ vốn cho các huyện, chủ đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp mà lại không thể thực hiện, đồng chí Lò Văn Tiến, nêu: Năm 2022, Điện Biên đã phân bổ hơn 207 tỷ đồng (so với tổng kế hoạch giao đạt 89,9%) vốn sự nghiệp thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sở dĩ tỉnh chưa phân bổ 100% nguồn vốn sự nghiệp vì Bộ Tài chính phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện hoạt động của Tiểu dự án 1 thuộc dự án 9 quá nhiều so với nhu cầu và khả năng thực hiện của địa phương...Gỡ vướng trong quá trình triển khaiTiếp thu các kiến nghị của cử tri và đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp Quốc hội, Chính phủ mới đây tại kỳ họp thứ 7 có Tờ trình đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, và Hội đồng Dân tộc đã có báo cáo thẩm tra.Qua thảo luận, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) và nhiều đại biểu khác bày tỏ đồng tình với đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư này. Qua phản ánh thực tế tại Điện Biên và nhiều địa phương, theo đại biểu, khi triển khai thực hiện Chương trình, một số đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực dân tộc, một số trường phổ thông dân tộc nội trú, thiết chế lịch sử, văn hóa tiêu biểu, y tế tuyến huyện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.Tuy nhiên, do một số cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa được quy định rõ tại chủ trương đầu tư Chương trình (do có trụ sở đóng ngoài địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi), dẫn đến một số khó khăn trong bố trí vốn.Theo đại biểu Tạ Thị Yên và một số đại biểu khác, việc bổ sung các đối tượng nêu trên có trụ sở đóng ngoài địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là cần thiết, phù hợp tinh thần các văn kiện của Trung ương và Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.Tại diễn đàn nghị trường Đợt 1 vừa kết thúc, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan chủ trì Chương trình tập trung chú ý tiến độ, chất lượng thực hiện Chương trình cũng như tiến độ giải ngân vì thời gian của kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2021-2025) ngắn, trong khi đó tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu và giải ngân các nguồn vốn chưa tương xứng.Từ thực tế nắm bắt tình hình ở cơ sở, đại biểu Quốc hội nhiều địa phương phản ánh vấn đề về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa được giải quyết thấu đáo, trong khi một số định mức khá lạc hậu với mặt bằng giá cả thực tế, chưa phù hợp yếu tố vùng miền các địa phương, do đó, đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa vấn đề này. Vấn đề tiên quyết, đáp ứng yêu cầu dài lâu là phải tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho địa phương tự quyết định trong tổng nguồn vốn Trung ương phân bổ cho các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, từng năm cũng như trung hạn 5 năm.Báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá: Qua rà soát hiện nay có 101 trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc 39 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có trụ sở nằm ngoài địa bàn xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nếu bảo đảm căn cứ pháp lý để các địa phương xem xét phê duyệt các dự án, phân bổ vốn đầu tư cho các trường này (bao gồm cả các trường có trụ sở nằm ngoài địa bàn xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) sẽ thúc đẩy tiến độ giao vốn, tỷ lệ giải ngân đầu tư công của Tiểu dự án 1-Dự án 5 nói riêng, của Chương trình nói chung.Việc đầu tư được triển khai, cơ sở vật chất tại 101 trường nói trên được tăng cường sẽ bảo đảm cho khoảng 35.000 học sinh đa số là học sinh người dân tộc thiểu số sinh sống tại địa bàn xã, thôn vùng đồng bào được thụ hưởng các điều kiện cơ bản về giáo dục chất lượng, an toàn và thân thiện; góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Qua đó, như Bộ trưởng Hầu A Lềnh nhấn mạnh, “sẽ ngày càng củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác dân tộc”.Theo Tờ trình tóm tắt của Chính phủ ngày 22/5/2024, kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 (bao gồm cả vốn đầu tư của năm 2022 kéo dài sang năm 2023) mới chỉ đạt 77% kế hoạch; vốn sự nghiệp (bao gồm cả vốn sự nghiệp của năm 2022 kéo dài sang năm 2023) đạt 28% kế hoạch.3 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư công giải ngân đạt 14% kế hoạch và vốn sự nghiệp mới chỉ giải ngân được 1% kế hoạch. Ước thực hiện đến hết tháng 4 năm 2024 (bao gồm cả vốn đầu tư kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024) của Chương trình ước đạt 21% kế hoạch. Đây là những con số hết sức đáng lo ngại.Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên)Để việc điều chỉnh chủ trương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030 sớm đi vào cuộc sống, đề nghị Quốc hội bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Qua đó, tạo điều kiện chủ động cho Chính phủ có các quy định chi tiết, đồng thời phân cấp thực thi các điều chỉnh này trong tổng mức đầu tư của Chương trình đã được Quốc hội quyết định.Theo báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc(Còn nữa)
https://nhandan.vn/no-luc-dua-nhung-quyet-sach-lon-tu-nghi-truong-vao-thuc-tien-post814201.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [] }
Bắc Ninh phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024
NDO -Ngày 4/5, tại Khu công nghiệp VSIPBắc Ninh(thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Hưởng ứng“Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động''vàTháng công nhânnăm 2024 với chủ đề “Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, trong thời gian từ ngày 1 đến 31/5, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động.Bên cạnh các hoạt động thăm hỏi, tặng quà công nhân, viên chức, lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ sửa chữa, xây mới “Mái ấm Công đoàn”, Liên đoàn lao động tỉnh sẽ tổ chức đêm Gala Công nhân, Hội thi Nữ công nhân tài năng, duyên dáng…Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh trao Bằng khen của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tặng Tập thể xuất sắc.Phát biểu tại lễ phát động, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đề nghị các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề; ưu tiên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động không theo hợp đồng lao động.Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các cấpcông đoàntập trung tổ chức tốt các phong trào thi đua, tạo bước đột phá về phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Chủ động nắm bắt tư tưởng, tổ chức đối thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động để kịp thời định hướng dư luận, tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề bức xúc, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.Đồng chí Vương Quốc Tuấn trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh tặng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác An toàn, vệ sinh lao động năm 2023.Cùng với đó, các cấp công đoàn tiếp tục động viên đoàn viên, người lao động thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ đoàn viên, người lao động trong đổi mới sáng tạo, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp để tạo ra sản phẩm với mục tiêu “năng suất cao hơn, phúc lợi tốt hơn” tạo môi trường làm việc ổn định, văn hóa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.Đặc biệt, phát huy vai trò của ngành lao động, thương binh và xã hội, các cấp công đoàn trong việc phối hợp tổ chức huấn luyện, thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động; nhất là trong các đơn vị, doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng với các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm- đồng chí Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh.Ban tổ chức trao các suất học bổng động viên con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn.Tại lễ phát động, Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh tặng 30 suất quà tới đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hội đồng Đội tỉnh trao tặng 20 suất học bổng dành tặng con thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn; Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh trao tặng 1 khu vui chơi trẻ em, 2 khu thể thao cho thanh niên công nhân tại khu nhà trọ tại phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn.Lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh và Tỉnh Đoàn trao biển tặng khu vui chơi trẻ em, khu thể thao cho thanh niên công nhân khu nhà trọ tại phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn.Cũng trong dịp này, nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 được Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục An toàn lao động khen thưởng; 95 đoàn viên Công đoàn tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen.
https://nhandan.vn/bac-ninh-phat-dong-thang-hanh-dong-ve-an-toan-ve-sinh-lao-dong-va-thang-cong-nhan-nam-2024-post807861.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Bắc Ninh", "công nhân", "an toàn vệ sinh lao động", "Tháng công nhân", "công đoàn" ] }
[Video] Báo Nhân Dân bắt đầu tặng tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" trên toàn quốc
NDO -Hôm nay, ngày 20/5, Báo Nhân Dân chính thức bắt đầu chương trình tặng 100.000 bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" tới độc giả trên khắp cả nước.
Báo Nhân Dân sẽ ưu tiên tặng phụ san cho độc giả đã đăng ký/đăng nhập trên Báo Nhân Dân điện tử tại địa chỉ https://nhandan.vn/ và đọc ít nhất 3 tin, bài.Bạn đọc có thể đến trụ sở Cơ quan thường trú Báo Nhân Dân tại các tỉnh, thành phố đang sinh sống và cung cấp lịch sử website đã đọc nội dung trên Báo Nhân Dân để nhận phụ san.Danh sách địa chỉ nhận phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân tại 63 tỉnh/thành phố:LinkSau nhiều ngày kể từ khi ra mắt, vẫn có hàng nghìn bạn đọc gửi thư về tòa soạn, qua fanpage mong muốn có phụ san đặc biệt.Từ nguồn xã hội hóa, Báo Nhân Dân quyết định phát hành thêm 100.000 bản phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ để tặng độc giả trên cả nước.Để biết thêm về cách thức đăng ký nhận tranh, xin mời quý độc giả làm theo nhưvideo trong link bài:https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-tang-ban-doc-100000-ban-phu-san-tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-post809845.html
https://nhandan.vn/video-bao-nhan-dan-bat-dau-tang-tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-tren-toan-quoc-post810241.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Panorama", "Nhân Dân", "tặng quà", "Điện biên phủ" ] }
Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị tập huấn công tác công đoàn năm 2024
NDO -Chiều 19/4, tại thị trấn Na Hang,tỉnh Tuyên Quang, Công đoàn Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị tập huấn công tác công đoàn năm 2024 và tặng quà cho các em học sinh vượt khó vươn lên trong học tập trên địa bàn huyện Na Hang.
Tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Công đoàn Viên chức Việt Nam; lãnh đạo Công đoàn Báo Nhân Dân; các đồng chí Ban chấp hành Công đoàn, Tổ trưởng, Tổ phó Công đoàn, các đồng chí tham gia công tác kiểm tra Công đoàn Báo Nhân Dân.Đồng chí Trần Thị Kiều Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Báo Nhân Dân phát biểu khai mạc hội nghị.Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Trần Thị Kiều Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Báo Nhân Dân cho biết, hoạt động Công đoàn Báo Nhân Dân trong thời gian qua đã từng bước được đổi mới, sáng tạo theo hướng thiết thực, hiệu quả, tổ chức được nhiều hoạt động gắn kết đoàn viên Công đoàn, đoàn viên luôn được quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên công đoàn.Đồng chí Nguyễn Văn Đông, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Viên chức Việt Nam truyền đạt các nội dung hội nghị.Thông qua hội nghị, nhằm giúp các đồng chí cán bộ Công đoàn Báo Nhân Dân hiểu rõ nắm chắc nội dung cơ bản của các Nghị quyết Công đoàn cấp trên, các kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ công đoàn, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ của cán bộ công đoàn cơ sở, góp phần đẩy mạnh công tác Công đoàn của cơ quan.Các đại biểu tham dự hội nghị.Có được kết quả đó không thể thiếu tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết của các đồng chí cán bộ Công đoàn Báo Nhân Dân. Hội nghị đã được nghe đồng chí Nguyễn Văn Đông, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Viên chức Việt Nam truyền đạt các nội dung hội nghị như: Những nội dung cơ bản trong Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; Phương pháp hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở trong giai đoạn hiện nay; Hướng dẫn rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028.Đoàn công tác tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.Nhân dịp này, Công đoàn Báo Nhân Dân đã trao tặng 30 suất quà, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng cùng sách, bánh và sữa cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.Lãnh đạo Công đoàn Báo Nhân Dân tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-to-chuc-hoi-nghi-tap-huan-cong-tac-doan-nam-2024-post805503.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Tuyên Quang", "tặng quà cho trẻ em", "Na Hang" ] }
Đẩy mạnh thi đua, quyết giành “3 nhất”
Những ngày này, có mặt tại Trung đoàn 2, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) chúng tôi cảm nhận rõ khí thế thi đua sôi nổi đang lan tỏa khắp các đơn vị. Từ phòng làm việc của cơ quan cho đến thao trường huấn luyện, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đều hăng say với công việc chuyên môn, miệt mài luyện rèn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Những ngày đầu tháng 4 thời tiết chuyển mùa, mặc dù gần trưa thời tiết oi bức, nhưng trên thao trường, cán bộ, chiến sĩ mới thuộc Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 2) vẫn tích cực luyện tập các nội dung bắn súng tiểu liên AK bài 1. Mồ hôi thấm đẫm lưng áo, khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, nhưng quyết tâm giành “Hoa bắn giỏi” đượccác tân binhthể hiện trong từng động tác giương súng, ngắm bắn, bóp cò…Sâu sát sửa tập cho bộ đội, Trung úy Mai Hoàng Anh, Trung đội trưởng Trung đội 3, Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, cho biết: “Đơn vị chuẩn bị kiểm tra bắn đạn thật ở tư thế quỳ và phấn đấu đạt kết quả khá trở lên. Đây là chỉ tiêu cao đối với chiến sĩ mới, cho nên chúng tôi tăng cường thời gian luyện tập; kết hợp rèn động tác cá nhân với truyền thụ một số kinh nghiệm để chiến sĩ mới đỡ run khi vào tuyến bắn”.Trong phút nghỉ giải lao, những câu chuyện về một số trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 được chính trị viên đại đội chuẩn bị và đọc tại thao trường phần nào giúp các chiến sĩ vơi đi mệt nhọc.Chiến sĩ mới Nguyễn Đức Mạnh, thuộc Tiểu đội 9, Trung đội 3, Đại đội 5 tâm sự: “Thời gian qua, chúng tôi thường xuyên được chỉ huy các cấp giáo dục về truyền thống của Quân đội, Quân khu 3 và đơn vị. Những chiến công cùng với sự hy sinh anh dũng của lớp lớp các thế hệ cha anh đi trước là tấm gương sáng để chúng tôi học tập, noi theo. Đó cũng là động lực thôi thúc tôi và các đồng đội phải luôn cố gắng luyện rèn, hoàn thành tốt nhiệm vụ”.Hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Trung đoàn 2 vừa cùng với các đơn vị trong lực lượng vũ trang Quân khu 3 tổ chức phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Tiếp bước chiến sĩ Điện Biên-Tiến lên giành 3 nhất”.Trên cơ sở đặc điểm nhiệm vụ, Trung đoàn 2 xác định nội dung thi đua giành “3 nhất”, đó là: Xây dựng động cơ, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ cao nhất; thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đạt kết quả cao nhất; chấp hành pháp luật, kỷ luật nghiêm nhất.Được biết dịp này, ngoài việc thường xuyên tuyên truyền lịch sử hào hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, truyền thống vẻ vang của Quân đội, Quân khu 3 và đơn vị; Trung đoàn 2 còn tập trung giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ về ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại và giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.Bên cạnh đó, Trung đoàn còn tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ tham gia Cuộc thi tìm hiểu70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủkết hợp với 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ; liên hoan nghệ thuật quần chúng “Khúc quân hành người chiến sĩ”; tọa đàm “Vinh dự, trách nhiệm người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam”, qua đó khơi dậy niềm tự hào, xây dựng ý chí quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ.Để hoạt động thi đua triển khai có nền nếp, thống nhất ở các cấp, sôi nổi ngay từ ngày đầu, tránh hình thức, rập khuôn, Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung đoàn 2 và tổ thi đua các cấp duy trì chặt chẽ việc kiểm tra, chấm điểm thi đua hằng ngày, hằng tuần.Các cơ quan, đơn vị cụ thể hóa nội dung, chỉ tiêu thi đua của cấp trên sát với đặc điểm, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình; hướng vào khắc phục những khâu yếu, giải quyết việc khó, tập trung nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm như: Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy và quản lý, duy trì kỷ luật.Trung tá Trịnh Ngọc Vinh, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 2 cho biết: Quyết tâm giành “3 nhất” được đơn vị cụ thể thành các chỉ tiêu như: Kiểm tra kết thúc huấn luyện 100% đạt yêu cầu, trong đó 75% trở lên đạt khá, giỏi; kiểm tra “3 tiếng nổ” đối với chiến sĩ mới có 100% các nội dung đạt khá, giỏi, bảo đảm an toàn tuyệt đối; cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, vi phạm kỷ luật thông thường dưới 0,2%.Các đơn vị căn cứ vào chỉ tiêu nêu trên để xác định chỉ tiêu phù hợp với đơn vị mình nhưng không được thấp hơn chỉ tiêu Trung đoàn đã xác định.Đợt thi đua cao điểm được Trung đoàn 2 triển khai gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, kết hợp với phong trào thi đua quyết thắng năm 2024 đã tạo được sức lan tỏa rộng rãi.Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh triển khai chủ trương “3 thực chất trong huấn luyện”; đồng thời duy trì một số mô hình như: “Đại đội huấn luyện giỏi”, “Chi đoàn huấn luyện giỏi”, “Chi đoàn không có cán bộ, đoàn viên vi phạm pháp luật, kỷ luật”...Thượng tá Lê Hồng Quang, Chính ủy Trung đoàn 2, cho biết: Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong Trung đoàn thường xuyên theo dõi, điều chỉnh để hoạt động thi đua đi đúng hướng, đạt hiệu quả thiết thực; chú trọng xây dựng, nhân rộng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến nhằm đưa phong trào phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.Phong trào thi đua đã và đang thật sự trở thành động lực thôi thúc cán bộ, chiến sĩ nêu cao trách nhiệm, chủ động vượt khó, phấn đấu đạt nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ. Đây sẽ là bó hoa tươi thắm mà cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; góp phần xây dựng Trung đoàn vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.
https://nhandan.vn/day-manh-thi-dua-quyet-gianh-3-nhat-post803487.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Sư đoàn 395", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Đông Xuân 1953-1954" ] }
Giải pháp cải tạo tổng thể khu vực bờ vở sông Hồng
NDO -Sáng 29/5, tại Tòa nhà Xanh Liên hợp quốc (Hà Nội), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống tổ chức tọa đàm chuyên đề “Tiếp cận sinh thái và xã hội trong việc thúc đẩy đô thị bền vững và dung hợp: Sự tham gia của các bên liên quan từ kinh nghiệm ở Hà Nội”.
Tọa đàm là dịp chia sẻ kết quả nghiên cứu khảo sát môi trường và sử dụng không gian bờ vở sông Hồng khu vực thuộc phường Phúc Tân và phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) do Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống kết hợp Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Đại học Xây dựng Hà Nội) và GreenHub thực hiện.Báo cáo cũng phản ánh thực trạng môi trường và kỳ vọng của người dân về cách thức phát triển vùng bờ vở một cách bền vững, đồng thời giới thiệu một số kinh nghiệm thực tế nhằm đóng góp vào mục tiêu phát triển đô thị bền vững của Hà Nội.Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình môi trường khu vực bờ vở sông Hồng đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng với khối lượng chất thải rắn tích tụ chồng chất qua nhiều năm cùng nhiều cống xả nước thải lộ thiên, chưa được xử lý, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, cần có giải pháp tổng hợp để cải thiện. Chất thải rắn, chất thải nhựa, và nước thải sinh hoạt không được xử lý cũng là những nguyên nhân chính khiến diện tích xanh lớn ở sát trung tâm thành phố Hà Nội chưa được tận dụng cho sự phát triển bền vững của địa phương.Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng không gian công cộng của người dân khu vực bờ vở sông Hồng rất lớn và đa dạng. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng công trình công cộng tại khu vực đang rất hạn chế, nhỏ hẹp và khó tiếp cận, đặc biệt đối với các nhóm đối tượng người già, người khuyết tật, người có sức khỏe yếu.Ông Lê Quang Bình, Điều phối viên Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống cho biết: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan hơn về cách quản lý môi trường thông qua cải tạo không gian với sự tham gia của cộng đồng. Nghiên cứu này cũng là một thực hành dung hợp xã hội khi có sự tham gia của cơ quan quản lý địa phương, người dân, sinh viên, giảng viên, chuyên gia các ngành như quy hoạch, sinh thái, môi trường, xã hội. Điều này bảo đảm kết quả khảo sát tích hợp được nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó đưa ra giải pháp triệt để và dung hợp hơn.Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển trình bày tham luận.Trình bày chủ đề “Hiện trạng sinh thái bãi nổi giữa và ven sông Hồng khu vực Hà Nội”, ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) cung cấp thông tin thực tiễn, cái nhìn tổng quan về thực trạng sinh thái và xã hội tại khu vực bãi giữa và bãi bồi ven sông Hồng. Với chiều dài 120 km chảy qua địa phận Hà Nội, bắt đầu từ Ba Vì và kết thúc ở Phú Xuyên, vùng bãi sông Hồng có giá trị tự nhiên và giá trị đa dạng sinh học nổi bật. Tuy nhiên, vùng bãi nằm giữa nội đô đang biến động tự nhiên và suy giảm hệ sinh thái do chịu áp lực phát triển, tác động đô thị hóa và các hoạt động canh tác nông nghiệp không bền vững ở vùng bãi gây ô nhiễm hệ sinh thái.Với những giá trị đặc biệt về giáo dục và du lịch, chính quyền thành phố cần có những biện pháp quản lý vùng bãi ven sông nhằm bảo tồn sinh thái, tăng diện tích không gian công cộng cho người dân.Tham luận với chủ đề “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực bờ vở sông Hồng khu vực Hà Nội - Cách tiếp cận sinh thái bền vững”, Kiến trúc sư Phạm Anh Tuấn, Đại học Xây dựng Hà Nội báo cáo khảo sát thực trạng môi trường và sử dụng không gian bờ vở sông Hồng khu vực phường Phúc Tân và Chương Dương, quận Hoàn Kiếm.Tuy địa hình phức tạp, một số khu vực trũng, tạo nên sình lầy, tập trung rác sinh hoạt và rác xây dựng, phế liệu nhưng khu vực này có sự đa dạng văn hóa lớn bởi tích tụ nhiều thành phần. Nhiều sân chơi mang tính cộng đồng, không gian sinh thái nghệ thuật được tạo nên. Không gian ven sông lý tưởng, có tiềm năng rất lớn nhưng chưa khai thác để kết nối các giá trị không gian công cộng cho người dân khu vực nội đô. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, để khôi phục không gian bờ vở sông Hồng trở thành không gian sinh thái lý tưởng, cần khơi thông dòng chảy, xử lý nước thải, rác thải; tạo không gian công cộng, không gian sống linh hoạt cho cộng đồng dân cư trong khu vực…Phát biểu tại Tọa đàm, bà Sabina Stein, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia, UNDP tại Việt Nam chia sẻ: Chúng tôi đồng tình với kỳ vọng của người dân về việc biến bờ vở sông Hồng trở thành một biểu tượng của phát triển bền vững, đóng góp vào sự thịnh vượng về kinh tế, xã hội và văn hóa của Hà Nội. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyềnHà Nộivà quận Hoàn Kiếm, chúng ta có thể biến tầm nhìn này thành hiện thực.
https://nhandan.vn/giai-phap-cai-tao-tong-the-khu-vuc-bo-vo-song-hong-post811692.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "bờ vở sông Hồng", "cải tạo", "Mạng lưới Vì một Hà Nội" ] }
Phẫu thuật miễn phí cho 32 trẻ hở vòm miệng, hở môi ở Lai Châu
NDO -Từ ngày 22-25/4, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội tổ chức tư vấn, khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho 32 trẻ hở vòm miệng, hở môi, sẹo xấu trên môi có đủ điều kiện phẫu thuật tại Lai Châu. Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động tri ân hướng tới kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cụ thể tại Lai Châu, ngoài việc khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho 32 trẻ, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội cũnghỗ trợ mỗi cháu một triệu đồng chi phí đi lại và tiền ăn trưa là 300 nghìn đồng/ngày. Ngoài ra đơn vị đã trao 65 suất quà tri ân cho các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, gia đình chính sách trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội cho biết: Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bệnh viện triển khai nhiều hoạt động tri ân tại các tỉnh Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng như tư vấn, khám, chăm sóc răng miệng và tri ân 700 cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và 2.500 học sinh; tặng quà cho 200 học sinh có hoàn cảnh khó khăn; bồi dưỡng kiến thức răng mặt cho hơn 500 cán bộ quản lý; điều trịphẫu thuật miễn phí cho 100 trẻ hở môi vòm miệng...Trao hỗ trợ cho gia đình các cháu được phẫu thuật trong dịp này.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải khẳng định, hoạt động khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho 32 cháu cũng như hoạt động tri ân, tặng quà thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", nhằm tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; đồng thời, giúp đỡ, chia sẻ, giảm bớt khó khăn về chi phí chữa bệnh cho gia đình các em, mang lại nụ cười để trẻ phát triển toàn diện, nâng cao giá trị cuộc sống. Đồng chí mong muốn, bệnh viện tiếp tục quan tâm, là cầu nối để triển khai các chương trình khám, chữa bệnh miễn phí; có nhiều hơn nữa các hoạt động ý nghĩa cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn.Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động tri ân hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Tuyến, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội) cho biết, trong chương trình lần này, bệnh viện cử lực lượng y, bác sĩ có chuyên môn cao để tiến hành phẫu thuật cho các cháu và người dân.Sau khi tư vấn, thăm khám, tùy vào bệnh lý từng trường hợp, các bác sĩ sẽ cho mổ ngay hoặc hẹn chờ đến đợt. Ca phức tạp sẽ được đưa về Hà Nội chữa trị.
https://nhandan.vn/phau-thuat-mien-phi-cho-32-tre-ho-vom-mieng-ho-moi-o-lai-chau-post805872.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Lai Châu", "Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội", "hở môi", "hở vòm miệng", "phẫu thuật miễn phí" ] }
Ứng cứu tàu hàng bị nạn tại vùng biển Cù Lao Chàm
NDO -Chiều 24/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnhQuảng Namcho biết, các lực lượng chức năng đang ứng cứu tàu hàng bị nạn tạivùng biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An (Quảng Nam).
Khoảng 6 giờ 30 phút sáng cùng ngày, Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm nhận được thông tin từ Cảng vụ hàng hải Quảng Nam, tàu Giang Anh 18, với 2.960 tấn xi-măng đang trên hành trình từ Hải Phòng đến Chu Lai thì bị vào nước, nghiêng 40 độ trái.Khi xảy ra sự cố, trên phương tiện này có 9 thuyền viên, hơn 7.000 lít dầu diesel, tàu bị nghiêng 40 độ trái. Vị trí tàu gặp sự cố tại 15,54 độ vĩ bắc - 108,31 độ kinh đông.Lực lượng biên phòng Quảng Namtriển khai các biện pháp cấp bách để cứu nạn người an toàn và ứng phó sự cố tràn dầu.Nhận được tin báo, Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm đã điều động phương tiện cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ tiếp cận tàu bị nạn.Bộ Chỉ huyBộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Namđã chỉ đạo Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm, Hải đội Biên phòng 2 triển khai các biện pháp cấp bách để cứu nạn người an toàn và ứng phó sự cố tràn dầu.Lực lượng chức năng triển khai các biện pháp cấp bách để ứng phó sự cố tràn dầu.Đến trưa 24/3, các thuyền viên trên tàu đã được đưa vào bờ an toàn.Hiện, các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Nam đang tổ chức quây phao chuyên dụng để ứng phó với sự cố tràn dầu từ tàu vận tải Giang Anh 18 gặp nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm.
https://nhandan.vn/ung-cuu-tau-hang-bi-nan-tai-vung-bien-cu-lao-cham-post801374.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "GIANG ANH 18", "Hải đội Biên phòng 2", "Biển Cù Lao Chàm", "Tràn dầu", "Chu Lai", "Thuyền viên", "Nghiêng", "Dầu diesel", "Tàu vận tải", "Quảng Nam" ] }
Tiến tới thực hiện bình đẳng giới thực chất
NDO -TrongTháng hành độngvìbình đẳng giớivà phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, khoảng 6.100 hoạt động truyền thông đã được tổ chức, thu hút gần 1 triệu lượt người tham gia, với khoảng 30% là nam giới. Công tác truyền thông của sự kiện này đã góp phần xóa bỏ định kiến, tiến tới thực hiện bình đẳng giới thực chất.
Gần 1 triệu lượt người tham gia Tháng hành động vì bình đẳng giớiNgày 8/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết, đánh giá công tác truyền thông năm 2023 và xây dựng Kế hoạch thực hiện Tháng hành động vìbình đẳng giớivà phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Lê Khánh Lương cho biết, truyền thông được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến, tiến tới thực hiện bình đẳng giới thực chất. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và các chương trình, đề án thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới luôn coi truyền thông là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thực hiện bình đẳng giới. Lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 cho thấy sự quan tâm và nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện công tác này,Các đại biểu chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: TỐNG GIÁP)Đặc biệt, việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) từ năm 2016 đến nay đã tạo ra những hiệu ứng tích cực, thu hút sự tham gia hưởng ứng, quan tâm, chung tay vào cuộc của người dân, cộng đồng và các cơ quan, tổ chức. Để triển khai Tháng hành động, hằng năm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chủ trì, hướng dẫn việc triển khai hoạt động này trên cả nước.Hoạt động truyền thông trong Tháng hành động đã đạt được những con số khá ấn tượng. Cụ thể như, 6.145 hoạt động truyền thông đã được tổ chức, với gần 1 triệu lượt người tham gia (trong đó nam giới chiếm khoảng 30%).Năm 2023 đã ghi nhận những thành quả hết sức nổi bật về truyền thông trong Tháng hành động. 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nhiều bộ, ngành đã xây dựng kế hoạch và tổ chức sự kiện này với nhiều hoạt động ý nghĩa, có sức lan tỏa lớn.Theo thống kê chưa đầy đủ, hoạt động truyền thông trong Tháng hành động đã đạt được những con số khá ấn tượng. Cụ thể như, 6.145 hoạt động truyền thông đã được tổ chức, với gần 1 triệu lượt người tham gia (trong đó nam giới chiếm khoảng 30%). Gần 480 nghìn sản phẩm truyền thông được phát hành; gần 3.800 cuộc hội nghị, hội thảo truyền thông, nói chuyện chuyên đề được tổ chức, gần 60 nghìn hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng với hơn 36 nghìn tin, bài về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được đăng tải, tiếp cận tới 1,3 triệu lượt người.Năm 2023 cũng đánh dấu sự tham gia tích cực, rộng rãi của khối các doanh nghiệp trên cả nước, tiêu biểu như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn TH, hệ thống các ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bắc Á… Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp một doanh nghiệp là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, cùng sự hỗ trợ về kỹ thuật của Cơ quan của Liên hợp quốc về trao quyền cho phụ nữ tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.Với những thành quả của công tác truyền thông nói riêng và những nỗ lực của các ngành, các cấp trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nói chung, cùng với các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với công tác bình đẳng giới, kết quả công tác bình đẳng giới trong hầu hết các lĩnh vực đều có những chuyển biến tích cực.Chỉ số khoảng cách giới của Việt Nam tăng bậcVụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Lê Khánh Lương cho biết, thông tin từ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết, Chỉ số khoảng cách giới năm 2023 của Việt Nam xếp thứ 72 trong số 146 quốc gia tham gia xếp hạng, tăng 11 bậc so với năm 2022.Cũng theo ông Lương, mặc dù công tác bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu nhất định, song trong thực tế, việc thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, nhất là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn cần phải quan tâm hơn nữa. Các định kiến giới vẫn tồn tại khá phổ biến; tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, bất bình đẳng giới vẫn còn diễn ra khá phổ biến trong xã hội. Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao và có xu hướng gia tăng, tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý vẫn chưa tương xứng với vị thế, vai trò và tiềm năng của phụ nữ, công việc nội trợ và chăm sóc gia đình vẫn do phụ nữ đảm nhiệm là chính,... để giảm thiểu tình trạng này cần sự tham gia, sự chung tay, vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp, sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng như các doanh nghiệp trong cả nước.Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam Caroline Nyamayemombe cho hay, năm 2023 đánh dấu năm thứ tám Liên hợp quốc phối hợp Chính phủ Việt Nam phát động Tháng hành động quốc gia. Thông qua nỗ lực chung của tất cả các bên liên quan, chúng ta đã tiếp cận được hàng triệu người, mở ra các cuộc đối thoại về bình đẳng giới và tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường tôn trọng và bình đẳng cho tất cả mọi người, trong gia đình, trường học và nơi làm việc trên khắp Việt Nam.Bà Caroline Nyamayemombe cũng biểu dương quy mô hoạt động rộng khắp của Tháng hành động. Khoảng 6.100 sáng kiến đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố, với sự tham gia từ các đơn vị đối tác. Đó là các cơ quan Liên hợp quốc, chính phủ, bộ, sở, ban, ngành, các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân. Riêng các hoạt động của UN Women đã tác động trực tiếp đến gần 4.800 người, hơn 53.500 lượt đưa tin trên các phương tiện truyền thông và 2,8 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội. Năm 2023 đã chứng kiến sự tham gia tích cực hơn của nam giới và trẻ em trai trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Chỉ riêng từ các hoạt động trong khuôn khổ chương trình EVAW do UN Women hỗ trợ, đã ghi nhận 4.617 nam giới tham gia trong năm 2023 so với 1.458 nam giới trong năm 2022. Các hoạt động trong chiến dịch ghi nhận sự tham gia của 433 nam giới trong năm 2023 so với 223 nam giới trong năm 2022.Đại diện UN Women cũng ghi nhận cam kết mạnh mẽ của khu vực tư nhân cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, những đóng góp của các đối tác phát triển tại Việt Nam trong Tháng hành động. Thông qua Nhóm các Đại sứ và Lãnh đạo các cơ quan viện trợ, một số sáng kiến cũng đã được thực hiện thông qua mạng xã hội.Ông Lê Khánh Lương nhấn mạnh, từ những bài học kinh nghiệm, những mô hình, cách làm hay trong truyền thông về bình đẳng giới đã làm trong năm 2023, sẽ đề xuất Kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nói riêng và các chủ đề, hoạt động truyền thông trong năm 2024.
https://nhandan.vn/tien-toi-thuc-hien-binh-dang-gioi-thuc-chat-post808391.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "bình đẳng giới", "Tháng hành động vì bình đẳng giới", "bạo lưc trên cơ sở giới" ] }
Mau chóng tháo gỡ vướng mắc về nhà ở xã hội
Đặt rất nhiều kỳ vọng vào Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ, song người dân thuộc đối tượng thụ hưởng của chương trình đang hao hụt niềm tin, bởi đến nay, việc giải ngân cho các dự án nhà ở xã hội vẫn rất chậm trễ.
Còn nhiều điểm nghẽnMới đây, Văn phòng Chính phủ có Công văn gửi các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc triển khai Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo xây dựng lại chung cư. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tổng hợp, thông báo danh mục những dự án đủ điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng xem xét cho vay theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 33/NQ-CP.Được biết, đến nay, mới chỉ có khoảng bảy nghìn tỷ đồng được giải ngân, một con số ít ỏi so mục tiêu đề ra. Lý giải về những khó khăn trong việc triển khai chương trình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết: Đến nay mới có 28 tỉnh, thành phố công bố danh mục nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; mới có 68 dự án được công bố thuộc danh mục vay vốn chương trình này. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa công bố danh mục này mặc dù Sở Xây dựng các địa phương đã có văn bản đề nghị. Ngoài ra, một số dự án thuộc danh mục được công bố nhưng chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn. Một nguyên nhân nữa là các tổ chức tín dụng qua thẩm định, nhận thấy, một số dự án gặp vướng mắc về mặt pháp lý, giải phóng mặt bằng, thủ tục tính tiền và chuyển mục đích sử dụng đất… dẫn đến việc các tổ chức tín dụng chưa có cơ sở để giải ngân cho chủ đầu tư dự án.Ngoài ra, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số rào cản, như Luật Nhà ở (năm 2014) quy định về điều kiện được mua nhà ở xã hội như điều kiện về cư trú và điều kiện về thu nhập thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập cá nhân không còn phù hợp trong bối cảnh giá nhà đã tăng cao. Thêm nữa, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó một số điều kiện đã được chỉnh sửa, tuy nhiên phải đến ngày 1/1/2025 mới có hiệu lực thi hành. Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng kết quả giải ngân của Chương trình là do người mua nhà tại một số dự án đã vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với mức lãi suất ưu đãi hơn. Trong khi đó khách hàng (từng có ý định mua nhà ở) tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, mua nhà tại dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ưu tiên việc duy trì nhu cầu cuộc sống, chưa xem xét việc mua nhà trong thời điểm này.Giải quyết mặt pháp lý, mở rộng đối tượng vayĐể thúc đẩy triển khai Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ khó khăn pháp lý, trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tăng nguồn cung cho phân khúc bất động sản này. Ông Thịnh nhấn mạnh: Các địa phương cần xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, ngoài quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại. Hiện nay hầu hết các địa phương chưa quan tâm đến bố trí quỹ đất làm dự án nhà ở xã hội độc lập.Là đơn vị có nhiều đề xuất tháo gỡ các điểm nghẽn trong giải ngân, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng hơn một số đối tượng được vay gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, bao gồm chủ đầu tư và người mua nhà thuộc các dự án nhà ở thương mại có giá bán dưới 3,5 tỷ đồng/căn và có ưu tiên cho người mua căn nhà đầu tiên. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên khôi phục lại gói tín dụng 110 nghìn tỷ đồng cho người mua, thuê nhà ở xã hội, lãi vay ưu đãi 4,8-5% một năm trong thời hạn tối đa 25 năm. Đây là gói tín dụng từng được Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ, Quốc hội hồi tháng 2/2023. "Nhà nước nên thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại với đất khác và tách việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Giải pháp này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ tiếp cận tín dụng và các ngân hàng thuận lợi trong xét duyệt cho vay", ông Châu nhấn mạnh.Về mức lãi suất cho vay, Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần hạ lãi suất nguồn vốn, tuy nhiên với lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 là 8%/năm đối với chủ đầu tư và 7,5% đối với người mua nhà và thời hạn được hưởng ba năm đối với chủ đầu tư, 5 năm đối với khách hàng cá nhân chưa đủ thu hút người vay, các ngân hàng nên tiếp tục giảm lãi suất cho vay.Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm là việc điều chỉnh mức tính thuế thu nhập cá nhân. Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành phân tích, một căn nhà ở xã hội hiện khoảng 1,5 tỷ đồng, người mua phải thanh toán trước từ 20-30%, còn lại vay ngân hàng thì mỗi tháng cũng phải trả 10 triệu đồng cả gốc và lãi. Nếu theo quy định người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (không quá 11 triệu đồng/tháng) là không hợp lý.Theo Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội chođối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" được Chính phủ phê duyệt ngày 3/4/2023, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 phải hoàn thành xây dựng 428 nghìn căn hộ, riêng trong năm 2024, xây dựng khoảng 130 nghìn căn hộ.
https://nhandan.vn/mau-chong-thao-go-vuong-mac-ve-nha-o-xa-hoi-post803319.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [] }
Đại biểu Quốc hội đề xuất cấp thiết cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội
NDO -Trước tình hình cháy nổ như vừa qua ở Hà Nội, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh tính cấp thiết của việc phải cải tạo các khu chung cư cũ ở Thủ đô, cho rằng đây là vấn đề bức xúc, rất cần thiết phải làm.
Trải qua mấy thập kỷ nhà ống, rất khó để xử lýSáng 20/6, tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) bày tỏ quan tâm vấn đề phát triển trục sông Hồng để sông Hồng thực sự là trung tâm phát triển của Thủ đô, có sự phân bổ hài hòa các không gian sinh thái, văn hóa, lịch sử đô thị hiện đại.Về cải tạo chung cư cũ, đại biểu cho rằng đây là vấn đề rất tốt, đặc biệt là trước tình hình cháy nổ đang xảy ra hết sức nghiêm trọng. Chính vì vậy đây là vấn đề cấp thiết, bức xúc cần thực hiện.Theo đại biểu đoàn Hà Nội, vấn đề quy hoạch lại thành phố phải cần chú ý “có đường rộng mà đi”, có đường thông thoáng để phòng khi có sự cố cháy nổ hay các sự cố nghiêm trọng. Đại biểu nhấn mạnh, điều này phải tìm mọi cách để thực hiện.Bên cạnh đó, đại biểu Trí cũng đặt vấn đề phải làm sao để không còn nhà ống ở Hà Nội, khẳng định nội dung này cần phải bàn bạc với người dân, tạo được sự đồng thuận cao."Chúng ta đã trải qua mấy thập kỷ nhà ống, đến bây giờ rất khó để xử lý và sửa chữa. Nhân đợt này chúng ta hạn chế dần để không có nhà ống mới và quy hoạch lại để thay đổi", đại biểu nhấn mạnh.Đại biểu Quốc hội xem videoclip về quy hoạch phát triển Thủ đô. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Về vấn đề đường trên cao, đại biểu đề nghị chỉ phát triển ở vùng ngoài, còn ở trong phố, những nơi đông đúc thì hạn chế tối đa, có thể kể đến như phố cổ, phố nhiều nhà cao tầng hiện đại. Nếu làm đường trên cao sẽ ngăn hẳn tầm nhìn, làm xấu đi tuyến phố.Về quy hoạch hệ thống y tế của Thủ đô, đại biểu Trí nhấn mạnh, đây là quy hoạch không chỉ cho người dân Thủ đô mà là quy hoạch cho cả vùng miền, thậm chí là của cả quốc gia.Theo đại biểu, hầu hết các bệnh viện lớn, đầu ngành đều đang tập trung tại Hà Nội. Do vậy, các bệnh viện lớn, đặc biệt chuyên khoa thì nên tập trung cao độ, thậm chí nên có trung tâm y khoa, viện chuyên khoa để phối hợp.Quy hoạch Thủ đô phải mang các yếu tố hội tụ, đại diện cho sự phát triển của cả nướcĐại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Góp ý về nội dung quy hoạch, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho biết,quy hoạch Thủ đôlà quy hoạch tỉnh nhưng không phải như quy hoạch các tỉnh khác chỉ cho một địa phương. Quy hoạch Thủ đô là quy hoạch cho Thủ đô cả nước nên phải mang các yếu tố hội tụ, đại diện cho sự phát triển của cả nước.Theo đại biểu, Hà Nội cần phải tập trung giải quyết vấn đề nút thắt lớn nhất là giao thông, đầu tư xây dựng được 14 tuyến đường sắt nội đô, mạng lưới đủ để sử dụng đường sắt, khi đó sẽ giải quyết được ùn tắc giao thông.Theo ông Cường, khi mạng lưới đường sắt kết nối sẽ giãn dân, đặc biệt kết nối các tỉnh vùng Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam… và xây dựng các khu đô thị vệ tinh.“Khâu kết nối cần được ưu tiên đầu tiên, khi ấy người dân ở sẽ tự động chuyển ra khỏi các khu chung cư cũ, khu nhà ở thấp tầng để ra các khu vực nhà ở cao tầng ngoại thành”, ông Cường nói.Theo đại biểu, cần quy hoạch các khu dân cư gắn với khu thương mại, dịch vụ và không gian ngầm, kết nối mạng lưới giao thông đường sắt, giao thông công cộng.Các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Liên quan đến trục cảnh quan sông Hồng trong đồ án quy hoạch, đại biểu Cường cho rằng: Hà Nội lấy sông Hồng làm không gian cảnh quan, trục không gian trong tương lai thì cần xây dựng con đường di sản ven sông Hồng từ đó kết nối các khu đô thị, chuỗi đô thị.Ông Cường cũng lưu ý Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ cho người dân phố cổ di chuyển ra ngoại thành với quan điểm là không thu hồi nhà ở, vẫn bảo toàn tài sản của họ, chỉ hỗ trợ Nhà nước-người dân kết hợp khai thác kinh doanh dịch vụ thương mại.“Cho nhà đầu tư vào cải tạo các khu phố cũ, phố cổ để các khu vực này trở thành trung tâm lưu trú, khai thác kinh tế ban đêm. Hiện nay, chúng ta mới chỉ khai thác khu vực ở quanh hồ Hoàn Kiếm, cần nhân rộng mô hình kinh tế ban đêm ra 36 phố phường”, đại biểu Cường đề xuất.Không có cơ chế đột phá, Hà Nội bao giờ mới xong 14 tuyến đường sắt?Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Góp ý vào đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chungThủ đô Hà Nội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Hà Nội cần có cơ chế để hoàn thành cho được 14 dự án, tuyến đường sắt.Bộ trưởng cho biết, hiện nay thành phố làm một dự án đường sắt mất 12-15 năm, trong khi đó theo quy hoạch thì năm 2035 sẽ phải hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị, do đó nguy cơ không thể thực hiện được.“Hà Nội có quy hoạch 14 tuyến đường sắt đô thị, số vốn cần khoảng 40 tỷ USD và trước năm 2035 Hà Nội phải hoàn thành các tuyến đường này, tức là còn 11 năm nữa. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mất trung bình từ 12-15 năm để hoàn thành một dự án đường sắt. Nếu không có cơ chế đột phá, bao giờ chúng ta mới hoàn thành?”, ông Nguyễn Chí Dũng bày tỏ lo ngại.Bộ trưởng nêu rõ, Hà Nội cần xây dựng cơ chế chính sách rõ ràng để ưu tiên việc gì làm trước, việc gì làm sau để hoàn thành kế hoạch xây dựng đường sắt mà Bộ Chính trị giao.“Hà Nội phải xây dựng kế hoạch khả thi nhất, trong đó có các cơ chế đi kèm, thứ tự ưu tiên làm sao, thế mới có được một Thủ đô Hà Nội trong tương lai như chúng ta mong muốn”, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nói.Bộ trưởng cũng nhận xét, quy hoạch đã định hướng tổ chức không gian phát triển sông Hồng trở thành không gian sinh thái văn hóa, kinh tế và là nơi thể hiện được các biểu tượng phát triển của Thủ đô, trong đó lấy trục sông Hồng trở thành trung tâm hội tụ, là diện mạo và điểm nhấn quan trọng của vùng Thủ đô, vùng của vùng đô thị hóa đồng bằng sông Hồng.Mặc dù vậy, việc nghiên cứu cũng cần phải hóa giải xung đột trong phương án quy hoạch của trục sông Hồng để bảo đảm phù hợp với các quy hoạch khác, như về chống lũ, về đê điều đã được Thủ tướng phê duyệt.Để quy hoạch thật sự có ý nghĩa và có tính khả thi cao, Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải rà soát để xem xét tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch để tránh xung đột và mâu thuẫn lại phải “trả giá” hoặc phải điều chỉnh rất bất cập.Xác lập các cơ chế năng động và đặc thù cho Thủ đôBộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nêu rõ, đồ án lần này được điều chỉnh gắn với các chiến lược phát triển như hợp tác liên kết, phát triển văn hóa di sản, phát triển xanh, xác lập môi trường đáng sống, đô thị thông minh và bền vững, cũng như xác lập các cơ chế năng động và đặc thù cho Thủ đô.Theo Bộ trưởng, điểm mới có của đồ án lần này xuất phát từ thực tế phát triển và qua rà soát, đánh giá để điều chỉnh dự báo phát triển cho Thủ đô phù hợp với Quy hoạch Thủ đô.Ngoài ra, đồ án cũng kế thừa và điều chỉnh quy mô cấu trúc đô thị, với cấu trúc đô thị là chùm đô thị đa cực, đa trung tâm với 5 vùng đô thị là vùng đô thị trung tâm, vùng đô thị phía đông, vùng đô thị phía bắc, vùng đô thị phía tây, vùng đô thị phía nam và hệ thống các đô thị này phân cách bằng các hành lang xanh cũng như liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai, giao thông hướng tâm.Thứ tư, trong đồ án lần này đặt vấn đề kiểm soát phát triển không gian đô thị và nông thôn. Với đồ án lần này, đã xây dựng hình thái quy hoạch kiến trúc đặc trưng cho Thủ đô Hà Nội tại khu vực đô thị, nông thôn cũng như phải kiểm soát chặt chẽ quy hoạch về chiều cao công trình, mật độ xây dựng của từng khu vực, đặc biệt là khu vực nội đô như ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý.Theo Bộ trưởng Xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu sử dụng đất, sử dụng không gian, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu phát triển trong khu vực chức năng đặc thù cũng được làm rõ trong đồ án lần này.Ngoài ra, đồ án cũng điều chỉnh, bổ sung các giải pháp quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật xanh và thông minh để phù hợp với định hướng phát triển của Thủ đô, cũng như để phù hợp với định hướng phát triển trong các quy hoạch ngành quốc gia đã xác định cho từng giai đoạn để bảo đảm kết nối hạ tầng vùng, phát triển giao thông công cộng thông minh cũng như phát triển hạ tầng kỹ thuật khác.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngBộ trưởng cũng nêu rõ, phát triển đô thị theo mô hình TOD là điểm mới và tập trung trong thực hiện quy hoạch đợt này để cải tạo, tái thiết đô thị, tập trung xây dựng đô thị, chỉnh trang đô thị, khai thác hạ tầng giao thông công cộng.Theo đó, đầu tư tập trung, định hướng quy hoạch và xác định sông Hồng là trục không gian, biểu tượng phát triển của Thủ đô.“Đây là điểm nhấn của quy hoạch chúng ta lần này và chi tiết các vị đại biểu Quốc hội đã xem hồ sơ, tài liệu cũng như trong video clip và áp dụng mô hình thành phố trong Thủ đô. Việc này trong hồ sơ đã báo cáo rất rõ với các vị đại biểu Quốc hội”, Bộ trưởng nêu rõ.Về hạ tầng để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô, trong quy hoạch đã xác định phát triển cảng hàng không thứ 2 trong vùng thủ đô cũng như để xác định hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong thời gian, giai đoạn sắp tới.Đối với quy hoạch không gian ngầm, Bộ trưởng cho biết, theo Luật Quy hoạch đô thị đã quy định việc này nhưng hiện nay chỉ có Thủ đô Hà Nội là được triển khai lập quy hoạch không gian ngầm cho một số khu vực đô thị.Tuy nhiên, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, để khai thác hiệu quả không gian, nguồn lực đất đai thì quy hoạch không gian ngầm cho Thủ đô sẽ tiếp tục được tập trung đầu tư cụ thể hóa trong trong quy hoạch lần này.
https://nhandan.vn/dai-bieu-quoc-hoi-de-xuat-cap-thiet-cai-tao-chung-cu-cu-tai-ha-noi-post815264.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Nhà ống", "Đồ án", "Không gian ngầm", "Vùng đô thị", "Tuyến đường sắt", "Giao thông công cộng", "Thủ đô Hà Nội" ] }
Ưu tiên hơn nữa nguồn lực để chăm sóc, bảo vệ trẻ em
Những năm qua, Ðảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóctrẻ em, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh.
Các cấp, ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể và nhân dân luôn quan tâm, đầu tư, chăm lo cho công tác giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khỏetrẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi.Một vấn đề đáng lo ngại khi các nền tảng xã hội trực tuyến phát triển mạnh mẽ đã làm cho việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng càng trở nên khó khăn hơn, trong khi chúng ta chưa có đủ công cụ, biện pháp để xử lý những nội dung độc hại, không phù hợp trẻ em trên môi trường mạng, nhất là đối với những nền tảng nước ngoài…Hằng năm, Diễn đàn trẻ em quốc gia được tổ chức với các chủ đề khác nhau và đây cũng là hoạt động để đại diện trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan các em với tinh thần tôn trọng, lắng nghe, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em, không phân biệt đối xử và bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan…Tuy nhiên, công tác trẻ em vẫn còn một số hạn chế, bất cập và thách thức như tình hình bắt cóc, xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp; nhiều nguy cơ tiềm ẩn làm gia tăng xâm hại trẻ em. Tỷ lệ trẻ em bị đuối nước còn ở mức cao. Nhiều vụ việc trẻ em bị ngộ độc thực phẩm...Bên cạnh đó, một vấn đề đáng lo ngại khi các nền tảng xã hội trực tuyến phát triển mạnh mẽ đã làm cho việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng càng trở nên khó khăn hơn, trong khi chúng ta chưa có đủ công cụ, biện pháp để xử lý những nội dung độc hại, không phù hợp trẻ em trên môi trường mạng, nhất là đối với những nền tảng nước ngoài…Mạng lưới thư viện, các thiết chế văn hóa, thể thao cũng chưa đồng đều giữa các vùng miền, chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, trung tâm huyện lỵ; cơ sở vật chất tại các hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao nhiều địa phương cũ kỹ, xuống cấp, không thu hút được người dân và trẻ em tham gia. Nhân lực quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở nhiều địa phương thiếu và yếu, nhất là cấp xã. Nhiều địa phương bố trí ngân sách cho công tác trẻ em qua ngành lao động-thương binh và xã hội thấp, không đáp ứng yêu cầu tối thiểu việc thực hiện nhiệm vụ về trẻ em của ngành.Tháng hành động vì trẻ emnăm nay có chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em", nhằm tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.Theo đó, các cấp, ngành, địa phương tập trung nội dung chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em, qua đó vận động xã hội thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em", hỗ trợ mỗi xã có một công trình dành cho trẻ em được xây dựng hoặc nâng cấp; mỗi đoàn viên, hội viên của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội có một hành động thiết thực vì trẻ em.Có thể thấy, hành động thiết thực là mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi doanh nghiệp cần đề cao trách nhiệm, hành động bằng những việc làm cụ thể, dành nguồn lực cho con em mình nói riêng và cho trẻ em nói chung.Các địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan khi xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 cần bố trí kinh phí dành cho công tác trẻ em, đồng thời vận động, tuyên truyền, chỉ đạo các tổ chức, các cấp đoàn, hội có công trình, phần việc thiết thực vì trẻ em, nhân rộng các phong trào, mô hình, sáng kiến chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.Việc ưu tiên nguồn lực cho trẻ em cũng có nghĩa là ưu tiên nhân lực và kinh phí lĩnh vực này. Theo đó, cần phải kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trẻ em theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao năng lực, đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên ở cộng đồng dân cư.Kinh phí dành cho công tác trẻ em phải bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách nhà nước, phân bổ nguồn lực hợp lý trong thực hiện chính sách; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi, cung cấp dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em, nhất là địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, biển, đảo...
https://nhandan.vn/uu-tien-hon-nua-nguon-luc-de-cham-soc-bao-ve-tre-em-post812166.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "trẻ em", "Tháng hành động vì trẻ em 2024", "chăm sóc trẻ em", "bảo vệ trẻ em", "Tháng hành động vì trẻ em" ] }
Nỗ lực đưa những quyết sách lớn từ nghị trường vào thực tiễn
Bài 3: Thực hiện trọng tâm, trọng điểm, lấy hiệu quả làm thước đo
Cử tri và nhân dân cả nước luôn theo dõi sát các nội dung quan trọng “quốc kế, dân sinh” được Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng, trên tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được điều chỉnh, phê duyệt và tổ chức thực hiện kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Qua báo cáo của Chính phủ và nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, với sự nỗ lực, vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, thực hiện Chương trình theo hướng bảo đảm nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đúng địa bàn, đối tượng, đúng quy định của pháp luật, thời gian tới sẽ tạo sự đồng thuận và chuyển biến mạnh mẽ nhận thức xã hội về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc.Điều này giúp góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, tạo điều kiện giải ngân hiệu quả nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án với tổng kinh phí dự kiến khoảng hơn 4.000 tỷ đồng.Bài học lớn từ thực tiễnTại An Giang, đồng bào dân tộc Khmer sống nhiều nhất ở vùng Bảy Núi gồm huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên. Ngày trước, là vùng rừng núi đi lại khó khăn nhưng sau này được đầu tư, nâng cấp từ tỉnh lộ đến các hương lộ nên những con đường đi qua các phum sóc có đồng bào dân tộc có hệ thống hạ tầng đầu tư hoàn chỉnh.Điểm ấn tượng nữa là hệ thống giao thông phát triển đã tạo thông thương kết nối vùng đồng bào dân tộc nói riêng và Bảy Núi nói chung với các khu trung tâm lớn từ thành phố Cần Thơ-Long Xuyên-Châu Đốc-An Giang đến thành phố Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) và kết nối Vương quốc Campuchia.Dân số thị xã Tịnh Biên có 108.806 người trong đó có 28.973 người dân tộc thiểu số (gồm dân tộc Khmer, Hoa và dân tộc khác). Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, cùng với sự nỗ lực của từng người dân cho nên đời sống vật chất tinh thần của bà con đồng bào dân tộc Khmer ở địa phương đã khởi sắc.Chúng tôi về xã An Cư, thị xã Tịnh Biên là vùng đất một thời là “tiểu sa mạc” của Bảy Núi, đường vào vùng nông thôn hai bên đồng lúa rập rờn. Nông dân Chau Chắt cho biết, đây là vùng đất cát nên trước đó vào mùa mưa mới trồng lúa, rau màu được, còn mùa khô trồng cây gì cũng không có nước tưới. Thế rồi, khi trạm bơm T3 vận hành, đưa nước về đã thay đổi hoàn toàn vùng đất khô cằn, nông dân yên tâm trồng trọt quanh năm.Thị xã Tịnh Biên đã đầu tư hệ thống thủy lợi vùng cao tạo điều kiện thuận lợi phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến tạo nhiều sản phẩm nông sản sạch an toàn theo xu thế của thị trường như gạo Nàng Nhen thơm, dưa trong nhà lưới, các loại rau ăn lá... thu hút năm doanh nghiệp đầu tư về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Chau Anne chia sẻ, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia thời gian qua có một số khó khăn nhất định: Địa bàn triển khai Chương trình rất hạn chế chủ yếu triển khai trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền phê duyệt; một số địa bàn không còn đối tượng triển khai nội dung của Chương trình; một số nội dung có đối tượng triển khai nhưng không thuộc địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn còn hộ nghèo, cận nghèo dân tộc thiểu số chưa được thụ hưởng chính sách…Câu chuyện ở Tịnh Biên và ý kiến của đồng chí Chau Anne mang tính đại diện khá phổ biến với rất nhiều địa phương khác trong cả nước. Mặc dù nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương và sự quan tâm của Quốc hội, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện vừa qua phát sinh một số khó khăn ảnh hưởng tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình.Cần sự vào cuộc quyết liệtNhiều đại biểu Quốc hội và đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành thống nhất nhìn nhận: Đây là một chương trình mục tiêu quốc gia mới nên chưa có sự kế thừa kinh nghiệm tổ chức triển khai thực hiện.Công tác chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình có sự tham gia của nhiều bộ, cơ quan trung ương, với rất nhiều các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Các nội dung điều chỉnh theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, không làm phát sinh đối tượng thụ hưởng chính sách và địa bàn đầu tư.Việc phê duyệt và đầu tư các dự án thuộc các nội dung điều chỉnh phải phù hợp quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.Phát biểu thảo luận tổ, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn) lưu ý, do thời gian còn lại của giai đoạn 1 không nhiều, đề nghị Chính phủ khẩn trương rà soát ban hành ngay danh mục các đối tượng thụ hưởng cụ thể, ban hành kế hoạch triển khai và quyết liệt chỉ đạo các địa phương tập trung thực hiện. Trong quá trình xác định danh mục các đối tượng cần lưu ý tránh trùng lắp, nhất là đối với các đối tượng đã được đầu tư theo các chương trình khác...Trong nội dung thẩm tra báo cáo trước Quốc hội mới đây, theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm: một số ý kiến nhất trí với đề xuất của Chính phủ cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết, bảo đảm tính rõ ràng, đầy đủ về nguồn vốn thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện trên thực tiễn.Những nội dung lớn tại kỳ họp thứ 7 được cử tri là cán bộ, người dân các địa phương quan tâm theo dõi. Thí dụ tại huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) được xem là vùng trọng điểm sản xuất, chăn nuôi. Vậy nhưng triển khai thực tế các chương trình, dự án bị vướng mắc rất nhiều, toàn bộ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất được phân bổ cho năm 2021, 2022 đều không thể thực hiện phải chuyển nguồn sang năm 2023.Ông Ngô Xuân Chinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên, cho biết: Dù huyện sát sao chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể 19 đơn vị (gồm 18 xã và trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện) thực hiện đúng các quy định triển khai hỗ trợ con giống (bò giống) theo quy mô Tổ cộng đồng với tổng số 86 dự án, “nhưng vừa làm đã vướng”.Ông Ngô Xuân Chinh dẫn chứng: Theo quy định con giống vật nuôi phải bảo đảm các quy định của Luật Chăn nuôi trong khi địa bàn tỉnh và các tỉnh khu vực miền bắc không có cơ sở sản xuất con giống bảo đảm quy định. Chính quy định này đã làm “bó tay” các địa phương không dám và không thể thực hiện các mô hình hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn sự nghiệp...Tiếng nói cử tri ở Bù ĐốpBình Phước thuộc khu vực Đông Nam Bộ là một trung tâm kinh tế trọng điểm của phía nam, với thế mạnh là cây công nghiệp như điều, cao su, hồ tiêu…Cách trung tâm tỉnh chừng tiếng rưỡi ô-tô và khoảng 1.600 km từ Thủ đô Hà Nội, Bù Đốp là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 17%, ngoài dân tộc đồng bào bản địa S’tiêng, Khmer thì còn nhiều dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền bắc vào làm ăn sinh sống như: đồng bào Tày, Nùng… Văn hóa truyền thống của Bù Đốp là tổng hợp văn hóa của các cộng đồng cư dân cũ và mới.Trung tâm Y tế huyện Bù Đốp nằm trên địa bàn thị trấn Thanh Bình nhưng chủ yếu khám và chữa bệnh cho nhân dân sáu xã có đường biên giới nước bạn Campuchia. Hằng năm lượng bệnh nhân đến thăm khám là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30% đến 40%, chủ yếu diện nghèo.Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện cho biết: Chỉ có khu cấp cứu được đầu tư mới, còn lại toàn bộ cơ sở hạ tầng được xây dựng cách nay khoảng 15 năm, đã xuống cấp cần được sửa chữa với số tiền ước tính hơn 10 tỷ đồng. Mặt khác, toàn bộ thiết bị khám, chữa bệnh, máy tính phục vụ công việc hành chính đầu tư cách nay hơn 10 năm đã hết khấu hao; không đáp ứng được công việc.“Tỉnh đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực cho ngành y tế nhưng đến nay chúng tôi chưa thu hút được bác sĩ nào về công tác. Do đó, Trung tâm thiếu khoảng 20 bác sĩ, để duy trì hoạt động, Trung tâm phải tự loay hoay đào tạo tại chỗ…” - ông Đặng Đức Toàn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm bộc bạch.Ông Toàn nói, với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh cho người dân như hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Bù Đốp không thể thực hiện được quá trình “chuyển đổi số”, xây dựng bệnh viện thông minh trong ngành y hiện nay.Ông cũng bày tỏ, để đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trước mắt mong muốn các cấp gỡ vướng các nguồn vốn, nhất là vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia để thu hút và đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm.Có câu chuyện tại ấp 5 - ấp đặc biệt khó khăn, thuộc xã Thanh Hòa ngay trung tâm huyện vẫn còn nhiều tuyến đường nội bộ chưa được đầu tư.Qua tìm hiểu, hiện nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của xã năm 2023 là 300 triệu đồng không thể giải ngân được. Xã Thanh Hòa đang làm thủ tục để trả lại, trong lúc nhiều công trình, hạng mục ở ấp đặc biệt khó khăn cần được đầu tư.Từ thực tế trên, gửi gắm kiến nghị đến Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo xã Thanh Hòa mong muốn Trung ương phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa trong việc bố trí nguồn vốn đầu tư tại các ấp, xã, huyện thuộc diện được hưởng Chương trình. Có như vậy, nguồn vốn mới được giải ngân nhanh, hiệu quả, nhân dân sớm được hưởng lợi.(*) Xem Báo Nhân Dân từ số ra ngày 14/6/2024.Dù dự án có phức tạp đến đâu mà có được cơ chế đặc thù, được phép bỏ qua những quy định không cần thiết, được làm theo phương thức phù hợp thực tế thì dù khó mấy cũng thực hiện được.Đại biểu HOÀNG VĂN CƯỜNGỦy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hộiVề cách lựa chọn chính sách và tính khả thi của một số chính sách. Bên cạnh rất nhiều chính sách hợp lý cũng có những chính sách đến nay chưa thật sự đi vào cuộc sống.Bên cạnh đáp ứng tính khẩn trương, cấp bách vì hoàn cảnh, các chính sách rất cần có trọng tâm, trọng điểm.Chúng ta không cần nhiều chính sách, nhưng cần nâng cao tính khả thi và đặc biệt cần đứng từ góc độ người dân để hiểu hơn người dân thật sự cần gì và doanh nghiệp thật sự muốn gì…Đại biểu VŨ THỊ LƯU MAI(Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội)
https://nhandan.vn/no-luc-dua-nhung-quyet-sach-lon-tu-nghi-truong-vao-thuc-tien-post814535.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Chương trình mục tiêu quốc gia", "huyện Bù Đốp", "đồng bào dân tộc thiểu số" ] }
Chè Shan tuyết cổ nơi thượng nguồn sông Cầu
Trên những đỉnh núi quanh năm mây phủ ở xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) hiện vẫn còn hơn 600 gốc chè Shan tuyết cổ thụ hiên ngang trước gió sương, vươn mình đón nắng. Lạc bước giữa những cánh rừng chè nằm trên độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mây phủ là một trải nghiệm khó quên.
Cách pha trà của người miền núi có lẽ khó tinh tế bằng miền xuôi, nhưng thẩm vị trà thì chắc chắn cũng không phải kém, đồng chí Hoàng Văn Thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bằng Phúc chia sẻ. Cũng không có những lời giới thiệu hoa mỹ về nguồn gốc hay cách sao chè ra sao, anh lãnh đạo xã vùng cao này chỉ nhấn nhá: Cứ uống và cảm nhận xem thế nào.Mầu nước chè Shan tuyết sóng sánh vàng, không xanh như trà Thái Nguyên. Cánh chè Shan luôn phủ một lớp phấn mầu bạc như lớp tuyết, không hoa mỹ, không sang chảnh như những loại chè khác. Cánh chè Shan tuyết xù xì, thô mộc như những gốc chè cổ thụ nằm lẫn giữa sương mờ nhưng “chất” chè Shan ẩn trong cánh chè thì ngọt hậu và luôn khiến người thưởng trà vấn vương. Nhấp một ngụm trà, lắng sâu nơi đầu lưỡi là vị chát rồi sau đó và vị ngọt hậu nơi cuống họng, cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.Bằng Phúc nằm trên độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, là một trong những xã có địa hình cao nhất của Bắc Kạn. Xã có suối Khuổi Pia, Cap Pe, Tà Làng chảy qua và là một trong những xã thượng nguồn, nơi khởi phát của con sông Cầu, còn gọi là sông Như Nguyệt chảy qua sáu tỉnh về xuôi. Bằng Phúc có các thôn Khuổi Cưởm, Nà Pài, Nà Bay, Nà Quân, Nà Chang, Nà Hồng, Nà Khiếu, Phiêng Phung, thì tất cả các thôn đều có cây chè Shan tuyết hiện hữu.Người dân Bằng Phúc vẫn trào phúng, tự hào nói rằng Bằng Phúc là xã “ăn chơi” nhất tỉnh Bắc Kạn. Điều này được lý giải bằng việc ngoài cây chè Shan tuyết đặc sản, Bằng Phúc còn có làng nghề nấu rượu và nghề trồng thuốc lá. Nghĩa là rượu, chè, thuốc thì ở Bằng Phúc đủ cả nhưng đều là hàng “có tên, có tuổi” khi những cây thuốc lá ở đây cho lá dài cả mét; rượu thì xuất khẩu sang Nhật Bản còn chè Shan tuyết thì gần như độc nhất, vô nhị ở Bắc Kạn.Già Hoàng Văn Phuôn, sinh ra và lớn lên với những ngày tinh nghịch trèo leo trên những cây chè, rồi trưởng thành giữa hương chè bát ngát, bồi hồi cho biết: Cũng không biết chè Shan tuyết có tự bao giờ, chỉ biết khi sinh ra đã thấy những gốc chè cheo leo bên sườn núi. Những thân chè cổ thụ xù xì, mốc thếch, cho lá dày và xanh mướt.Ban đầu người dân nơi đây không hề biết đây là cây chè Shan tuyết mà chỉ gọi là chè rừng theo cách dân dã nhất. Mãi cách đây khoảng 30 năm, khi có thông tin, hình ảnh về cây chè Shan tuyết ở vùng Tây Bắc thì mọi người mới biết đây là chè Shan tuyết. Theo già Phuôn, cái tên chè Shan tuyết có thể bắt nguồn từ việc búp chè to có phủ một lớp lông tơ trắng trông như những bông hoa tuyết. Sau khi sao, búp chè vẫn phủ một lớp phấn trắng nên gọi là chè Shan tuyết.Khí hậu ở Bằng Phúc mát mẻ quanh năm, nhưng mùa đông thì cực kỳ lạnh. Sự khắc nghiệt của thời tiết đã kết nên chất tinh túy trong những cây chè cổ thụ nơi đây. Trên những đỉnh núi cao, chạm tay vào những gốc chè bạc phếch gió sương đã có hàng thế kỷ bỗng thấy thời gian như lắng đọng.Bằng Phúc hiện còn hơn 600 gốc chè cổ thụ đang cho thu hoạch, trong đó có cả những cây có tuổi đời hàng trăm năm, đường kính thân cây to cỡ người ôm, chiều cao vài mét. Để thu hoạch người dân phải trèo hoặc bắc thang, cẩn thận hái từng búp chè đẫm sương vào sớm mai. Hái chè đã gian nan thì sao chè cũng vất vả không kém. Khi chưa có máy móc, những cô gái, bà mế người Tày phải thức đêm sao chè bằng tay trên những chiếc chảo gang. Vừa sao, vừa vò, rồi lại sao, lại vò để cho ra sản phẩm là những cánh chè phủ lớp tuyết mầu bạc. Những năm tháng khó khăn, người dân Bằng Phúc chỉ sao chè đủ dùng cho gia đình. Cũng vì thế những gốc chè thường hay bị lãng quên.“Số phận” những cây chè Shan tuyết cổ thụ ở Bằng Phúc cũng ba chìm, bảy nổi trước khi con đường độc đạo qua xã được kiên cố hóa. Nhiều thương lái “nhạy bén” thời cuộc thay vì mua chè đã đàm phán mua cả gốc chè. Kinh tế khó khăn, chưa hiểu hết giá trị vô giá của những gốc chè cổ thụ nên nhiều người dân đã đồng ý bán. Theo đó, những gốc chè cổ thụ mọc gần đường, có hình thù kỳ dị được bốc lên ô-tô tải để chở về xuôi. Cơn bão bán gốc chè quét qua khiến cho Bằng Phúc từ chỗ có vô số gốc chè cổ giờ chỉ còn hơn 600 gốc, một sự mất mát quá lớn.Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hoàng Văn Thái nhớ lại, những năm đó, chính quyền phải đi từng thôn tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và dừng việc bán gốc chè. Cũng may mọi việc đã ổn thỏa nếu không cái tên chè Shan tuyết Bằng Phúc sẽ chỉ còn là dĩ vãng. Trong 5 năm trở lại đây đã không còn gốc chè cổ nào bị “bứng” đi khỏi Bằng Phúc nữa. Điều đặc biệt là những cây chè Shan tuyết này đánh cả gốc đi trồng ở những nơi khác, dù có chăm bón tới đâu cũng không bao giờ có lại được chất cây, chất lá và vị trà như khi nó được nuôi dưỡng bằng chính khí hậu quanh năm mây phủ trên những sườn núi ở Bằng Phúc nữa.Việc bảo vệ những cây chè cổ thụ ở Bằng Phúc không chỉ riêng người dân Bằng Phúc quan tâm nữa mà cả huyện Chợ Đồn và tỉnh Bắc Kạn đều vào cuộc. Tỉnh Bắc Kạn vừa đánh gốc 96 cây chè Shan cổ thụ đem về trồng tập trung ở Phiêng Phung. Đây là những cây chè đã phải “nhường đất” để thi công dự án đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể, kết nối sang Na Hang (Tuyên Quang). Để giữ những cây chè này, tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các nhà khoa học, ngành chuyên môn cẩn trọng trong việc đánh gốc và chọn vị trí bảo đảm để cây sống. Đến giờ, những cây chè này đã hồi sinh.Chè Shan tuyết Bằng Phúc đã có thương hiệu và được chắp cánh bay xa đến nhiều vùng trong cả nước. Tiêu biểu là Hợp tác xã Hồng Hà đã mở rộng sản xuất, chế biến và xây dựng thương hiệu bài bản. Sản phẩm đưa ra thị trường gồm trà móc câu truyền thống và hai loại trà mới là Hồng trà và Bạch trà có giá bán từ 500.000 đến vài triệu đồng/kg. Hợp tác xã hằng năm thu mua búp tươi của bà con được khoảng 15 tấn, sản lượng sản xuất ra được 2 tấn chè khô. Hay Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp và chế biến dược liệu Ngọc Thắng thực hiện dự án liên kết, sản xuất gắn với tiêu thụ chè Shan tuyết với diện tích 15 ha và thu mua búp tươi của 17 hộ dân tham gia liên kết là tám tấn/năm, sản lượng sản xuất ra 1,5 tấn chè khô. Sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã này được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.Chè Shan tuyết Bằng Phúc không chỉ hồi sinh mà còn được mở rộng diện tích. Từ năm 2016, huyện Chợ Đồn đã đầu tư dự án thực hiện trồng cải tạo, bổ sung, thâm canh diện tích cây chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc. Cũng trong năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn triển khai dự án Ứng dụng khoa học công nghệ tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc. Dự án đã xây dựng được mô hình sản xuất 10 ha vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ 20 ha đưa năng suất tăng từ 194% đến hơn 243%, chất lượng nguyên liệu tốt. Hiệu quả sản xuất nguyên liệu tăng hơn 270% đối với mô hình VietGAP và tăng hơn 214% đối với mô hình hữu cơ.Đến nay, diện tích chè Shan tuyết của Bằng Phúc đã tăng lên khoảng 500 ha, mục tiêu đến năm 2025 sẽ mở rộng lên khoảng 600 ha. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nông Quang Nhất, với lợi thế từ tuyến đường du lịch từ thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể sắp hoàn thành, việc bảo tồn, phát huy cây chè sẽ có hướng mới là gắn với du lịch. Bắc Kạn sẽ triển khai nghiên cứu bảo tồn và phát triển quần thể chè Shan tuyết cổ thụ (Camellia sinensis var.Shan) gắn với du lịch sinh thái tại xã Bằng Phúc.Theo khảo sát của huyện Chợ Đồn, Bằng Phúc còn 605 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại sáu thôn, trong đó có 433 cây ở ba thôn tập trung. Trong thời gian 36 tháng, các nhà khoa học sẽ tiến hành điều tra, đánh giá xác định quần thể chè Shan tuyết cổ thụ cần bảo tồn; phân loại quần thể, lập hồ sơ phân bố quần thể cây và phương án bảo tồn. Các nhà khoa học cũng sẽ xác định quần thể tiềm năng xây dựng điểm du lịch; nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển quần thể chè Shan tuyết cổ thụ; ứng dụng công nghệ chế biến một số sản phẩm từ quần thể chè Shan tuyết phục vụ du lịch; đào tạo, tập huấn người dân trong bảo tồn, khai thác cây chè Shan tuyết cổ thụ và phát triển du lịch.Bắc Kạn đặt mục tiêu sẽ xây dựng được ít nhất hai mô hình bảo tồn và phát triển quần thể chè Shan tuyết cổ thụ gắn với du lịch sinh thái; xây dựng được ít nhất ba sản phẩm chế biến từ quần thể chè Shan tuyết cổ thụ phục vụ khách du lịch; tập huấn ít nhất 120 lượt người dân về bảo tồn, khai thác cây chè Shan tuyết cổ thụ phục vụ phát triển du lịch.Dự kiến cuối năm 2024, đường du lịch từ thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể sẽ hoàn thành. Trên đường đến thắng cảnh hồ Ba Bể, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng những cây chè cổ, trải nghiệm cách chế biến và thẩm vị trà. Những cây chè cổ thụ vì thế sẽ không chỉ được hồi sinh, bảo vệ mà còn làm giàu cho người dân nơi đây.
https://nhandan.vn/che-shan-tuyet-co-noi-thuong-nguon-song-cau-post811172.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "chè Shan tuyết", "cổ thụ", "sông Cầu", "bảo tồn" ] }
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xây dựng trụ sở công an xã, thị trấn
NDO -Ngày 29/5, Tổ công tác chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án “Đầu tư xây dựng các công trìnhtrụ sở công anxã, thị trấn thuộc công an các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh” củaỦy ban nhân dân tỉnhSơn La (Tổ công tác 1457) đã có buổi làm việc với công an tỉnh Sơn La.
Nội dung làm việc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai và tiến độ bàn giao trụ sở, bố trí đất để thực hiện xây dựng trụ sở công an xã, thị trấn trên địa bàn.Theo báo cáo, đến nay có 193/193 xã, thị trấn đã được quy hoạch, bố trí quỹ đất. Đối với dự án đầu tư xây dựng 75 trụ sở công an xã, thị trấn với tổng mức đầu tư là 268,065 tỷ đồng, nguồn vốn do Ủy ban nhân dântỉnh Sơn Lacấp, trong năm 2022, 2023 đã giải ngân hơn 59 tỷ đồng, năm 2024 tiếp tục giải ngân 93,20 tỷ đồng theo kế hoạch.Hiện, đã có 3/75 đơn vị hoàn thành bàn giao trụ sở đưa vào sử dụng; 58/75 xã đang triển khai xây dựng. Dự án xây mới 51 trụ sở công an xã, thị trấn với tổng đầu tư 182,343 tỷ đồng với nguồn vốn của Bộ Công an cấp là 76,5 tỷ đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp 105,843 tỷ đồng, đã lựa chọn nhà thầu cho 51/51 xã, thị trấn; đã giải ngân 76,5 tỷ đồng (vốn Bộ Công an cấp), trong đó có 44/51 xã đang triển khai xây dựng.Công an xã Mường Thải, huyện Phù Yên vận động người dân giao nộp vũ khí tự chế.Dự án xây dựng trụ sở công an tại 4 xã đã được Ủy ban nhân dân các huyện Sông Mã, Phù Yên và thành phốSơn Ladự kiến đầu tư, sau đó bàn giao cho công an tỉnh sử dụng đã và đang được triển khai xây dựng theo kế hoạch.Dự án cải tạo sửa chữa 32 trụ sở công an xã tiếp nhận lại cơ sở vật chất cũ của các đơn vị với tổng mức đầu tư 23 tỷ đồng đã và đang được triển khai theo kế hoạch.Tại cuộc làm việc, lãnh đạo công an tỉnh Sơn La và các đơn vị chức năng đã báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, trong đó chủ yếu là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; điều chuyển tài sản công; quá trình thi công và nguồn vốn đầu tư.Tin liên quanCông an thành phố Hà Nội khánh thành 2 trụ sở Công an xãĐồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Tổ trưởng Tổ công tác 1457, nhấn mạnh: Việc xây dựng trụ sởcông an xã, thị trấn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 12, ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an Nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La cũng đề nghị các sở, ngành liên quan cần xác định rõ đây là trách nhiệm của tỉnh nên có sự tập trung, thống nhất, quyết tâm, quyết liệt, tính toán kỹ lưỡng trong cả giai đoạn 2023-2025 và từng năm.Một buổi tuyên truyền của công an xã Làng Chếu về công tác phòng, chống ma túy trong đồng bào dân tộc H'Mông tại các bản.Phân bổ nguồn lực, cân đối, bố trí ngân sách hằng năm và có lộ trình phù hợp; triển khai các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi để giải quyết dứt điểm việc xây dựng trụ sở công an các xã biên giới.Đối với các xã nội địa, xem xét ứng vốn đầu tư công trung hạn và cân đối ngân sách để sớm tổ chức thực hiện; phân bổ kinh phí cho các xã và các huyện bố trí kinh phí hỗ trợ một cách cụ thể các đơn vị liên quan cần nêu cao trách nhiệm, bảo đảm thủ tục hồ sơ theo quy định; tăng cường quản lý, giám sát, đôn đốc bảo đảm tiến độ, chất lượng các công trình, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, tránh lãng phí.
https://nhandan.vn/thao-go-kho-khan-vuong-mac-trong-xay-dung-tru-so-cong-an-xa-thi-tran-post811687.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:10", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:10", "tags": [ "Sơn La", "công an tỉnh", "trụ sở công an", "Ủy ban nhân dân tỉnh", "công an xã" ] }
Bổ nhiệm ông Lê Kim Thành làm Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
NDO -Ngày 2/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lê Kim Thành, Cục trưởng Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) giữ chức Phó Chủ tịch chuyên tráchỦy ban An toàn giao thông Quốc gia, thời gian bổ nhiệm trong 5 năm, Quyết định có hiệu lực từ ngày 2/4/2024.
Hiện tại, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; 3 Phó Chủ tịch Ủy ban gồm Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng (Phó Chủ tịch thường trực); Phó Chủ tịch chuyên trách Lê Kim Thành và Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Công an.Ông Lê Kim Thành sinh ngày 5/7/1973, là kỹ sư cầu đường, tốt nghiệp Đại học Xây dựng năm 1995. Quá trình công tác, ông Lê Kim Thành từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại các cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải như: Cục trưởng Đường cao tốc Việt Nam; Vụ trưởng Đối tác công-tư (PPP); Cục trưởng Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông; Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải), Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC),…Bảo đảm trật tự an toàn giao thông.Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúpThủ tướng Chính phủchỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và triển khai các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước.Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia, các giải pháp phối hợp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để phát huy tính hiệu quả, đồng bộ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện sau khi được phê duyệt.Tin liên quanQuyết định về kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông quốc giaBên cạnh đó, Ủy ban giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành các hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để giải quyết, khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, các vấn đề đột xuất, phức tạp cần tập trung xử lý liên quan tình hình trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi cả nước.Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các chiến lược, đề án quốc gia và các giải pháp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
https://nhandan.vn/bo-nhiem-ong-le-kim-thanh-lam-pho-chu-tich-chuyen-trach-uy-ban-an-toan-giao-thong-quoc-gia-post802805.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Trật tự an toàn giao thông", "Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia", "Phó Chủ tịch chuyên trách", "Cục trưởng Đường cao tốc Việt Nam", "Lê Kim Thành" ] }
Khánh thành và bàn giao khu vui chơi cho thiếu nhi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
NDO -Sáng 17/3, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh,Hội đồng Đội Trung ươngphối hợp với Công ty giải trí Sen Vàng và Hoa Hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên tổ chức khánh thành và bàn giao khu vui chơi, tủ sách cho thiếu nhi đến điều trị tại bệnh viện.
Tại chương trình, Hội đồng Đội Trung ương, Công ty giải trí Sen Vàng, tổ chức Giọt nắng (Sunbeams) và Hoa hậu Thùy Tiên đã trao tặng khu vui chơi dành cho thiếu nhi với chủ đề “Vui lên nha” tại Bệnh viện đa Khoa tỉnhHà Tĩnh.Khu vui chơi dành cho thiếu nhi bao gồm: Liên hoàn 2 khối xích đu, thú nhún, lò xo con ngựa, chó đốm, cá ngựa,… và thảm cỏ nhân tạo với tổng trị giá hơn 80 triệu đồng.Công trình giúp các em thiếu niên nhi đồng có thêm địa điểm vui chơi, nghỉ ngơi; đồng thời, giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.Cũng tại chương trình, các đồng chí lãnh đạo, đại biểu đã trao tặng các phần quà cho các em thiếu nhi tại bệnh viện đa khoa tỉnh.Chương trình là hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi các hoạt động của Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe” cấp Trung ương dành cho các em học sinh khối tiểu học và phát động 7 tuần thi đua cao điểm của thiếu nhi Việt Nam chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2024), đồng thời thể hiện trách nhiệm của tổ chức đoàn, đội và cộng đồng xã hội nhằm chăm lo, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
https://nhandan.vn/khanh-thanh-va-ban-giao-khu-vui-choi-cho-thieu-nhi-tai-benh-vien-da-khoa-tinh-ha-tinh-post800368.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Hội đồng đội Trung ương", "Hà Tĩnh", "Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh" ] }
Nghệ An có thêm 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới các mức
NDO -Ngày 9/5, tại thành phố Vinh, Hội đồng Thẩm địnhnông thôn mới tỉnh Nghệ Antổ chức bỏ phiếu thẩm định, nhất trí công nhận 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới các mức, trong đó có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.
Kết quả bỏ phiếu, 20/20 thành viênHội đồng Thẩm định nông thôn mớitỉnh Nghệ An nhất trí tán thành đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới các mức độ đợt 4, năm 2024.Trong đó, có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Mã Thành, Phú Thành, Nam Thành, Trung Thành, Lăng Thành, Minh Thành, Bảo Thành, Vĩnh Thành, Liên Thành (huyện Yên Thành); Nam Thái, Hồng Long (huyện Nam Đàn); Nghi Diên, Khánh Hợp (huyện Nghi Lộc); Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp); Hùng Sơn (huyện Anh Sơn); Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Đàn).Hai xã Xuân Lâm (huyện Nam Đàn), Long Thành (huyện Yên Thành) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.Hai xã Đồng Văn (huyện Tân Kỳ), Cao Sơn (huyện Anh Sơn) đạt chuẩn nông thôn mới.Huy động sức dân làm giao thông nông thôn.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định nông thôn mới tỉnh Nghệ An giao văn phòngĐiều phối nông thôn mớitỉnh khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận.Theo kết quả thẩm tra cho biết, các xã này đều không có nợ đọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới các mức.Đường liên xóm ở Nam Lĩnh (huyện Nam Đàn) được mở rộng nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới.Lũy kế đến thời điểm này, Nghệ An có 319/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 83 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.Nghệ An phấn đấu đến hết năm 2025 có 340 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 135 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 34 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 11 đơn vị cấp huyện hoàn thành, đạt chuẩn nông thôn mới.
https://nhandan.vn/nghe-an-co-them-20-xa-dat-chuan-nong-thon-moi-cac-muc-post808627.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Nghệ An", "20 xã nông thôn mới", "Nông thôn mới kiểu mẫu" ] }
Hà Nội triển khai thẻ vé tháng ảo cho hệ thống vận tải hành khách công cộng
NDO -Sáng 2/4,Trung tâm Quản lý Giao công cộng Hà Nộiphối hợp với Liên minh Asim-VPBank đã triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, nhằm giúp người sử dụng dịch vụ một cách thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.
Thẻ vé tháng ảo được thiết lập theo tài khoản định danh của khách hàng, hiển thị trên điện thoại di động, có hình ảnh và đầy đủ thông tin như thẻ chip vật lý (mã thẻ, thông tin chủ thẻ, loại đối tượng, thời hạn sử dụng thẻ). Sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian/chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.Thẻ ảo có giá trị sử dụng ngay sau khi khách hàng đăng ký thẻ thành công (không mất thời gian chờ đợi 3-4 ngày lấy thẻ và không mất thời gian xếp hàng dán tem vé tháng như thẻ vật lý); thuận tiện khi đăng ký thẻ, gia hạn thẻ vé tháng cho người thân; theo dõi lịch sử sử dụng dịch vụ của cá nhân.Trung tâm Quản lý giao thông công cộngHà Nộicho biết, việc triển khai ứng dụng thẻ vé tháng ảo là một trong những bước chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng Hà Nội, nâng cao chất lượng quản lý doanh thu và số lượng hành khách, đồng thời là cơ sở để thành phố triển khai các chính sách vé có tính ưu việt, liên thông giữa các loại hình vận tải.Lãnh đạo Thành phố Hà Nội và đơn vị vận hành nhấn nút chính thức triển khai thẻ vé ảo.Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội là đơn vị quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua, trung tâm đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng với mục tiêu từng bước chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và đưa giao thông công cộng là phương tiện đi lại thuận tiện cho người dân, góp phần giảm thiểu sử dụng giao thông cá nhân, cũng như giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
https://nhandan.vn/ha-noi-trien-khai-the-ve-thang-ao-cho-he-thong-van-tai-hanh-khach-cong-cong-post802754.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Hà Nội", "thẻ vé tháng ảo", "thẻ phi vật lý", "Trung tâm Quản lý Giao công cộng Hà Nội", "vận tải hành khách công cộng", "chuyển đổi số", "giảm thiểu ùn tắc giao thông" ] }
Làm giàu trên đồng đất quê hương
Nằm bên bờ sông Hồng, cách Thủ đô Hà Nội gần 40 km về hướng đông nam, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) nổi tiếng với những quần thể di tích văn hóa, với truyền thuyết Chử Đồng Tử-Tiên Dung. Đến đây, bên cạnh cơ hội được tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, nghe những huyền tích về tình yêu đầy lãng mạn, chúng tôi còn được gặp những người quyết tâm làm giàu trên đồng đất quê hương.
Mô hình chuyển đổi cây trồng linh hoạtNằm ở phía tây huyện Khoái Châu, nhờ giáp sông Hồng và có lợi thế đất bãi phù sa màu mỡ, người dân Tứ Dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây, con giống có giá trị vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Vùng đất này khoảng 5 năm trước rất nổi tiếng với sản phẩm chuối tiêu hồng. Đây từng là cây trồng chủ lực, tạo nguồn thu nhập chính cho người dân ở Khoái Châu cũng như Tứ Dân, nhưng hiện nay, khi sản phẩm này không còn hiệu quả, các hộ dân đã linh hoạt chuyển đổi sang trồng đào, quất...Cùng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tứ Dân Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vũ Văn Chung và một số cán bộ, chúng tôi đến thôn Năm Mẫu. Vẫn là một mầu xanh bạt ngàn nhưng thay vì chuối tiêu hồng hay chuối tây, diện tích đất nông nghiệp giờ đây đã được thay bằng những vườn đào mọc cao, thân to đều, lá xanh mướt.Việc lựa chọn cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như đào, quất là bước thay đổi quan trọng đối với người dân vùng đất này. Đồng chí Nguyễn Hữu Lập chia sẻ với chúng tôi về những băn khoăn ban đầu khi quyết định chuyển đổi. “Không ít hộ dân tâm tư, sợ rủi ro do chưa có kinh nghiệm, băn khoăn không biết loại cây này có phù hợp thổ nhưỡng của Tứ Dân hay không? Tuy nhiên, nhờ một số hộ mạnh dạn chuyển đổi thành công, chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tự tin thực hiện”.Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tứ Dân Nguyễn Thị Nhài cho hay: Những năm trước, cây dong riềng từng mang lại thu nhập ổn định cho người dân nhưng nhận thấy việc sản xuất miến dong ảnh hưởng đến môi trường, cho nên Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phối hợp Hội Nông dân tích cực vận động người dân chuyển sang trồng chuối tiêu hồng, cho thu nhập cao hơn. Khi doanh thu từ cây chuối giảm, Hội tiếp tục tìm hiểu, tuyên truyền người dân chuyển đổi sang trồng đào và một số loại cây ăn quả, cây dược liệu và cây cảnh để tạo sinh kế mới.Chúng tôi dừng chân bên một vườn đào rộng, xanh mướt. Đồng chí Vũ Văn Chung giới thiệu, đây là thành quả của gia đình nông dân Nguyễn Huy Tứ - một trong những điển hình của xã Tứ Dân trong việc mạnh dạn chuyển đổi cây trồng thành công. Dáng người thấp, đậm nhưng nhanh nhẹn, ông chủ vườn Huy Tứ phấn khởi cho biết: “Để tìm hướng đi mới thay thế chuối tiêu hồng, tôi quyết định chọn trồng đào. Tôi mua cây giống ở huyện Thường Tín (Hà Nội), lúc đầu chỉ dám trồng thử 2 sào. Vừa được anh em, bạn bè tư vấn, tôi vừa tự học hỏi kinh nghiệm chăm sóc cây. May mắn là ngay lứa đào đầu tiên đã mang lại thu nhập đáng kể. Hiện nay, mỗi sào trồng đào cho thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm, trừ chi phí lãi khoảng 30-35 triệu đồng/sào, cao hơn rất nhiều so với trồng chuối chỉ đạt 15-20 triệu đồng/sào/năm. Gần 5 năm qua, tôi cũng như nhiều hộ trong thôn Năm Mẫu đã mạnh dạn chuyển hẳn sang trồng đào”.Sau 4-5 năm được trồng thử nghiệm, hiện nay cây đào đã phát triển ổn định giúp cuộc sống của gia đình ông Tứ cũng như nhiều hộ dân ở thôn Năm Mẫu thay đổi tích cực. Việc chuyển đổi cây trồng thành công của gia đình ông Tứ cũng chính là câu chuyện hôm nay của Tứ Dân khi nói về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nâng cao.Đứng bên vườn đào giữa trưa nắng gắt, lưng áo ướt đẫm mồ hôi nhưng khuôn mặt rạng rỡ của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tứ Dân Vũ Văn Chung thể hiện rõ sự tự hào khi chia sẻ về thành công của việc chuyển đổi cây trồng. Đồng chí cho biết thêm, từ năm 2019, một số người dân địa phương, ban đầu là ở thôn Mạn Xuyên, đi làm thuê tại các vườn đào ở những vùng khác đã học hỏi kinh nghiệm và mang cây đào về trồng thử nghiệm trên đất Tứ Dân.Sau một, hai năm, thấy cây đào phù hợp thổ nhưỡng, đủ để cạnh tranh với đào của các vùng, cán bộ xã tiếp tục tuyên truyền tới nhiều hộ dân về việc nhân rộng mô hình trồng đào. Nhờ đó, đến cuối năm 2023, diện tích đào của Tứ Dân đã đạt gần 9 ha, tiêu thụ hết vào dịp Tết. Đào Tứ Dân không chỉ được bán tại Hưng Yên mà nhiều khách hàng ở các tỉnh lân cận cũng tìm về đây để chọn cây trưng Tết.Mặc dù khó khăn trước mắt vẫn còn nhiều, chẳng hạn như thời tiết thất thường, nguồn nước tưới hạn chế nhưng doanh thu từ trồng đào hiện nay chiếm phần lớn trong giá trị sản xuất nông nghiệp của Tứ Dân. Rút kinh nghiệm từ chuối tiêu hồng, địa phương đã tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ đạo người dân không phát triển “nóng” và phụ thuộc vào một loại mà đa dạng hóa cây trồng. Chẳng hạn như gia đình đồng chí Vũ Văn Chung lại trồng quất. Một phần vì gia đình đã có 15-16 năm kinh nghiệm, một phần vì doanh thu từ trồng quất có thể đạt tới 100 triệu đồng/sào mỗi năm, cao hơn nhiều so với trồng đào hay trồng chuối.Tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịchBên cạnh những lợi thế về nông nghiệp, Tứ Dân có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế-xã hội của xã. Đây là vùng đất lịch sử không chỉ gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử-Tiên Dung mà Tứ Dân khi xưa từng là chiến trường ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 năm 1285 và sau này là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khi Đội du kích Hoàng Ngân được thành lập tại tỉnh Hưng Yên.Theo đồng chí Nguyễn Hữu Lập, sau khi được công nhận nông thôn mới năm 2019, năm 2020, xã đã kiện toàn lại Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Hằng năm, chính quyền xã Tứ Dân đều có nghị quyết phê duyệt đầu tư hạ tầng nông thôn nhằm nỗ lực hoàn thành mục tiêu nông thôn mới nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 72 triệu đồng/người trong năm 2024, tăng 10 triệu đồng so với năm 2023. “Bên cạnh phát triển kinh tế-xã hội, chúng tôi luôn tuyên truyền người dân để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử-văn hóa. Thông qua các lễ hội, nhiều phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương được tái hiện sinh động để lưu truyền cho thế hệ mai sau”, đồng chí Lập chia sẻ.Tứ Dân còn có nhiều khu di tích và lễ hội truyền thống như: Lễ hội đền Ngự Dội, lễ hội đình làng Phương Trù; nổi bật là lễ hội đền Mạn Xuyên, thu hút rất nhiều du khách thập phương, nhất là những người con xa quê. Đây là lễ hội độc đáo và nổi tiếng ở miền bắc, với kiệu bay, lội nước… Vùng đất này còn có sáu di tích, trong đó có hai di tích cấp tỉnh là đình Phương Trù và đền Ngự Dội gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử-Tiên Dung nằm trong tuyến du lịch chính trên sông Hồng (Hà Nội-Phố Hiến).Để thúc đẩy phát triển du lịch, nhất là du lịch gắn với sông Hồng, chính quyền xã đã có chủ trương tu bổ, tôn tạo một số di tích, đồng thời giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của những lễ hội. Tứ Dân được kỳ vọng sẽ là một trong những điểm kết nối với các xã lân cận của huyện Khoái Châu trong tuyến du lịch sông Hồng.Ngày 6/7/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên đã ban hành Nghị quyết số 368/NQ-HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng. Theo đó, Tứ Dân cũng nằm trong vùng trọng điểm du lịch sinh thái du lịch sông Hồng tiếp giáp Thủ đô Hà Nội và trên tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch, phát triển kinh tế dọc sông Hồng.Dự án khi hoàn thành sẽ là bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Hưng Yên; góp phần hình thành tuyến đường liên kết vùng kết nối các công trình di sản văn hóa, tâm linh dọc sông Hồng Thăng Long-Phố Hiến-Tam Chúc-Bái Đính-chùa Hương… cũng như kết nối giao thông vùng Hà Nội-Hưng Yên-Hà Nam-Ninh Bình. Khi đó, những đặc sản của Tứ Dân như đào, quất, chuối tiêu hồng Năm Mẫu, miến dong Phương Trù hay bánh tẻ Mạn Xuyên... sẽ có cơ hội xuất hiện ở các vùng miền, cũng như thu hút du khách quan tâm đến du lịch tâm linh nơi đây.Mỗi người dân cũng như các cán bộ, lãnh đạo của huyện Khoái Châu nói chung và xã Tứ Dân nói riêng, luôn cố gắng lao động, tìm ra những cách làm, ý tưởng tốt để góp phần xây dựng nông thôn của địa phương. Những năm gần đây, mô hình chuyển đổi cây trồng linh hoạt của Tứ Dân rất đáng ghi nhận, đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện”, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Khoái Châu Hoàng Văn Tựu nhấn mạnh.Chúng tôi rời Tứ Dân khi trời đổ mưa lớn nhưng mầu xanh của những vườn đào trải dài tít tắp như thắp lên niềm hy vọng về sự đổi thay mạnh mẽ của mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa này.
https://nhandan.vn/lam-giau-tren-dong-dat-que-huong-post811173.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "chuyển đổi cây trồng", "cây có giá trị cao", "văn hóa du lịch", "Khoái Châu" ] }
Chú trọng tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi
Thời gian qua, tỷ lệtiêm phòngvaccine cho đàn gia súc ở tỉnh Quảng Bình đạt thấp, chưa đủ khả năng đáp ứng miễn dịch. Vì thế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương khẩn trương huy động lực lượng, nguồn lực để tiêm phòng các loại vaccine cho đàn vật nuôi bảo đảm đúng kế hoạch, tiến độ, góp phần kiềm chế dịch bệnh, không làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.
Tổng đàn trâu, bò của tỉnh Quảng Bình có hơn 133.000 con, đàn lợn khoảng 300.000 con và đàn gia cầm hơn 5 triệu con. Bên cạnh các cơ sở, trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn chú trọng công tác phòng dịch bằng nhiều biện pháp nghiêm ngặt thì chăn nuôi nông hộ còn khá chủ quan trước nguy cơ vềdịch bệnhtrên đàn gia súc, gia cầm. Năm 2023, tỷ lệ tiêm phòng các loại vaccine cho đàn gia súc, gia cầm của các địa phương trong tỉnh đạt thấp, nhất là tiêm vaccine phòng bệnh dại trên chó chỉ đạt 41,8% kế hoạch. Trong khi đó, toàn tỉnh đã ghi nhận 7 trường hợp người tử vong do bệnh dại trên động vật (chủ yếu do chó cắn).Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Quảng Bình, bên cạnh nhận thức chưa cao của người chăn nuôi, nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi đạt thấp là do hầu hết địa phương vẫn chưa chủ động được kinh phí trong công tác tiêm phòng. Người chăn nuôi lại có tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.Từ năm 2019, Quảng Bình đã xóa bỏ trạm thú y cấp huyện, chuyển nhiệm vụ này sang cho Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện nên không có lực lượng chuyên trách làm thú y. Trong khi đó, chức danh thú y viên ở cấp xã không còn nên việc quản lý, đôn đốc tiêm phòng cho đàn vật nuôi cũng bị buông lỏng. Đến đầu tháng 4, tiến độ tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 ở các địa phương vẫn chậm, kết quả tiêm phòng thấp, chưa bảo hộ cho đàn vật nuôi, nhất là vaccine phòng bệnh dại chó và cúm gia cầm.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã chỉ đạo các ngành, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ tiêm các loại vaccine phòng bệnh trên đàn vật nuôi theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.“Tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai quyết liệt nhiệm vụ tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi và phòng ngừa dịch bệnh. Nếu địa phương nào thực hiện chậm, không đạt tỷ lệ như kế hoạch thì người đứng đầu chính quyền bị xử lý theo trách nhiệm. Địa phương nào gặp khó khăn phải báo cáo ngay để tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời, qua đó tạo sự chuyển biến cơ bản về tiêm phòng nhằm mục tiêu bảo hộ tốt cho đàn vật nuôi” - đồng chí Đoàn Ngọc Lâm nhấn mạnh.Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, các địa phương ở Quảng Bình đã vào cuộc một cách tích cực hơn để nâng cao tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, nhất là việc trợ giá kinh phí mua vaccine để chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi. Đơn cử như huyện Lệ Thủy hỗ trợ 30% kinh phí mua vaccine lở mồm long móng và hỗ trợ toàn bộ vaccine bệnh dại cho ba xã miền núi; huyện Quảng Ninh hỗ trợ 70% giá mua vaccine cúm gia cầm và 100% vaccine bệnh dại; huyện Tuyên Hóa trợ giá 50% đối với ba loại vaccine, gồm viêm da nổi cục, lở mồm long móng và tụ huyết trùng, hỗ trợ 100% vaccine phòng dại chó, mèo.Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng Hóa Nguyễn Tiến Nam cho biết, toàn xã có 860 con chó, mèo. Những năm trước đây, việc tiêm vaccine phòng bệnh dại cho động vật chưa được người dân quan tâm nhưng từ khi xảy ra trường hợp tử vong do chó dại cắn, ý thức của người dân về tiêm phòng bệnh dại được nâng lên đáng kể. Đợt 1 năm 2024, tỷ lệ tiêm vaccine phòng chống bệnh dại đàn chó, mèo đạt hơn 90%.Anh Lê Hải Long ở xã Hòa Trạch có gia trại khoảng 1,5 ha, nuôi 30 con bò sinh sản và bò thịt. Anh chủ động gặp cán bộ thú y xã để đăng ký mua vaccine tiêm phòng cho đàn bò. Anh Long chia sẻ: “Nếu chỉ vì tiếc ít tiền vaccine tiêm phòng mà đàn bò ngã bệnh thì thiệt hại có khi lên cả trăm triệu đồng”.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòa Trạch Dương Viết Tường cho biết, địa phương tuyên truyền, thông báo trên hệ thống loa truyền thanh, trên các hội, nhóm trên mạng xã hội của các đoàn thể, thôn, xóm để người chăn nuôi nâng cao nhận thức, chủ động đăng ký sớm việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi từng gia đình. Thời gian cao điểm, ngoài cán bộ thú y, địa phương còn huy động lực lượng các đoàn thể xã hội cùng tham gia hỗ trợ. Vì vậy, đến giữa tháng 4, xã Hòa Trạch đã hoàn thành việc tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc và bệnh dại.Chi cục trưởng Chăn nuôi và thú y Quảng Bình Trần Công Tám chia sẻ, cùng với việc hỗ trợ kinh phí để mua vaccine thì công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức về tiêm phòng của người chăn nuôi là quan trọng nhất. Thực tế cho thấy, nơi nào đã từng xảy ra dịch bệnh thì nơi đó, người chăn nuôi có ý thức chăm lo hơn đối với công tác phòng dịch, tiêm phòng cho đàn vật nuôi và ngược lại.Đáng chú ý, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình quyết định tái lập trạm thú y cấp huyện trong quý II này để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Hội đồng nhân dân tỉnh cũng ban hành nghị quyết quy định các chức danh bán chuyên trách cấp xã, trong đó có chức danh thú y viên.
https://nhandan.vn/chu-trong-tiem-vaccine-phong-benh-cho-dan-vat-nuoi-post809947.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Tiêm phòng", "Thú y", "Vật nuôi" ] }
Danh thủ Văn Toàn mua tranh ủng hộ các họa sĩ nhí tự kỷ
Ngôi sao của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Toàn đã mua tranh của cáctrẻ em tự kỷđể in lên những chiếc áo thun với mong muốn nối dài ước mơ của các em có hoàn cảnh đặc biệt.
Bị lỡ dịp triển lãm tranh “Tháng Tư hy vọng" của trẻ tự kỷ vì bận lịch thi đấu, tối qua, 19/4, Văn Toàn đã đến phòng tranh Megan Art số 1 Thái Hà để chọn mua một số tranh của các họa sĩ nhí bị tự kỷ.Cảm thấy may mắn vì vẫn có cơ hội tham quan và chiêm ngưỡng một số tác phẩm còn lại trong triển lãm, Văn Toàn cho hay, anh đã vô cùng bất ngờ khi thấy tranh vẽ của các họa sĩ không những đẹp, mà còn thể hiện được nhiều câu chuyện cùng ước mơ của các em.Ấn tượng với các tác phẩm tại đây, Văn Toàn cho hay anh không chỉ mua tranh, mà còn nảy ra ý tưởng lấy những họa tiết trong các tác phẩm này để in lên áo thun thương hiệu thời trang VATO9’s Zone của anh.“Hy vọng ý tưởng này sẽ sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người để Toàn cũng như thương hiệu thời trang của mình hỗ trợ các em nhỏ có thêm thu nhập từ doanh thu bán áo, tạo động lực giúp nối dài ước mơ của các họa sĩ nhí đặc biệt này”, Văn Toàn chia sẻ.Trước đó, Triển lãm tranh “Tháng tư hy vọng" được tổ chức ngày 17/4, gồm 60 bức tranh của các trẻ em tự kỷ trong lớp học vẽ thiện nguyện của họa sĩ Lương Giang.Cũng theo Văn Toàn, điều chúng ta nhìn thấy trong triển lãm đơn giản chỉ là những bức tranh độc đáo, nhưng đối với các em nhỏ bị mắc chứng tự kỷ thì đây là một hành trình dài. Từ khi bắt đầu những nét vẽ đơn giản đầu tiên cho đến lúc tạo ra những tác phẩm tuyệt vời mang trong đó nhiều câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống và ước mơ. Toàn bộ chi phí mua tranh sẽ được trao tận tay đến các tác giả nhí, điều này vừa thể hiện được sự ủng hộ vừa giúp các em tự tin hơn để thể hiện bản thân và tài năng của mình.Một số tác phẩm Văn Toàn mua trong triển lãm tranh lần này sẽ được chọn làm họa tiết in lên các sản phẩm áo thun của thương hiệu VATO9’s Zone trong thời gian tới. Đây sẽ là một ý tưởng hay để giới thiệu rộng rãi đến mọi người những câu chuyện của các họa sĩ nhí đặc biệt này. Hành động này sẽ giống như một lời động viên, khích lệ tinh thần giúp các em cảm nhận được sự trân trọng cùng tình yêu thương của cộng đồng.Văn Toàn chia sẻ: “Qua một vài người bạn mà Toàn biết đến trung tâm dạy vẽ Megan Art và sự kiện triển lãm tranh “Tháng tư hy vọng”. Tuy nhiên do lịch thi đấu đột xuất, nên mình không sắp xếp được để có mặt trong triển lãm. Toàn cũng đã chọn mua một vài bức tranh để ủng hộ với mong muốn giúp cho các em cảm nhận được tình yêu thương, sự trân trọng và nâng đỡ từ cộng đồng, để các em có động lực tiếp tục theo đuổi con đường hội họa sau này".
https://nhandan.vn/danh-thu-van-toan-mua-tranh-ung-ho-cac-hoa-si-nhi-tu-ky-post805656.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:11", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:11", "tags": [ "Văn Toàn", "Cầu thủ Văn Toàn", "trẻ tự kỷ", "mua tranh", "Tháng Tư hy vọng" ] }