title
stringlengths
19
132
summary
stringlengths
0
630
content
stringlengths
0
38.9k
url
stringlengths
35
166
metadata
dict
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt
Chiều 28/4, chào mừng kỷ niệm 49 nămNgày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ(7/5/2024 – 7/5/2024), tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận,Thủ tướng Phạm Minh Chínhdự lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác Dự án đường bộ cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt.
Buổi lễ được tổ chức tại hai điểm cầuNinh ThuậnvàNghệ An. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự tại điểm cầu Nghệ An cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương.Thực hiện Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộcao tốctrên tuyến bắc- nam phía đông giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/3/2018 của Chính phủ về dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020; dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ngành trung ương và các địa phương, cùng tinh thần làm việc khẩn trương, tập trung, trách nhiệm cao nhất của các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải; cùng sự nỗ lực, quyết tâm của các đơn vị xây lắp, tư vấn, đến nay, 2 dự án thành phần đoạn Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020 đã cơ bản hoàn thành.Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự buổi lễ.Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020 có tổng chiều dài 654km được chia thành 11 dự án thành phần (3 dự án đầu tư PPP và 8 dự án đầu tư công).Đến nay, đã hoàn thành đưa vào khai thác 9 Dự án thành phần với tổng chiều dài 525km, gồm: ĐoạnCao Bồ-Mai Sơn(15km); Mai Sơn-Quốc lộ 45 (63km); Quốc lộ 45-Nghi Sơn (43km); Nghi Sơn-Diễn Châu (50km); Cam Lộ-La Sơn (98km); Nha Trang-Cam Lâm (dự án PPP 49km);Vĩnh Hảo-Phan Thiết(101km); Phan Thiết-Dầu Giây (99km) và cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu (7km).Hai Dự án thành phần PPP còn lại là đoạnDiễn Châu-Bãi VọtvàCam Lâm-Vĩnh Hảo; nâng tổng số chiều dài tuyến đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020 đưa vào khai thác đến nay là 634km.ĐốivớiDự án thành phần Cam Lâm - Vĩnh Hảo:Dự án có chiều dài tuyến 79km, có điểm đầu Km54+00 phía sau nút giao Cam Ranh, trùng điểm cuối Dự án thành phần Nha Trang-Cam Lâm, thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối Km134+00 phía trước nút giao Vĩnh Hảo, trùng điểm đầu Dự án thành phần Vĩnh Hảo-Phan Thiết, thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: Giai đoạn hoàn chỉnh thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100-120km/giờ (Tiêu chuẩn đường ô-tô cao tốc TCVN5729-2012); giai đoạn phân kỳ có quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe bề rộng cấp B (nền=17m), vận tốc khai thác 90km/giờ.Dự án đi qua địa phận Thành phố Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa, các huyện Thuận Bắc, Bắc Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước và Thuận Nam của tỉnh Ninh Thuận và huyện Tuy Phong của tỉnh Bình Thuận.Tổng mức đầu tư dự án: 8.925 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn nhà đầu tư khoảng: 3.786 tỷ đồng; nguồn vốn nhà nước tham gia trong dự án khoảng: 5.139 tỷ đồng.Cơ quan có thẩm quyền:Bộ Giao thông vận tải; Ban Quản lý dự án 85 được giao là đại diện Cơ quan có thẩm quyền.Nhà đầu tư:Liên danh Nhà đầu tư Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP Xây dựng Đèo Cả - Công ty CP Tổng công ty Đầu tư Xây dựng 194;Doanh nghiệp dự án:Công ty CP Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo.Dự án được khởi công tháng 9/2021, đến nay đã cơ bản hoàn thành, đã được Hội đồng kiểm tra nhà nước chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư.Tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo.Dự án thành phần Diễn Châu-Bãi Vọt:là dự án PPP có tổng chiều dài 49,3km.Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật:giai đoạn hoàn chỉnh thiết kế là đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100-120km/giờ (theo Tiêu chuẩn TCVN 5729 - 2012), riêng hầm Thần Vũ vận tốc thiết kế 80km/giờ; giai đoạn phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng cấp B (nền=17,0m).Tổng mức đầu tư toàn dự án: 11.157,82 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn nhà đầu tư khoảng: 5.090,08 tỷ đồng; nguồn vốn nhà nước tham gia trong dự án khoảng: 6.067,73 tỷ đồng.Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Giao thông vận tải; Ban Quản lý dự án 6 được giao là đại diện Cơ quan có thẩm quyền.Nhà đầu tư:Liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 - Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng VINA2.Doanh nghiệp dự án:Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng.Đoạn tuyến thông xe thuộc Dự án thành phần Diễn Châu-Bãi Vọt có chiều dài khoảng 30km (đoạn từ Diễn Châu đến Nút giao Quốc lộ 46B), đi qua địa phận các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên của tỉnh Nghệ An.Dự án được khởi công tháng 5/2021, đến nay đã cơ bản hoàn thành tuyến chính đoạn từ Diễn Châu đến nút giao Quốc lộ 46B với chiều dài khoảng 30km.Đối với đoạn 19,3km còn lại, các đơn vị đang phấn đấu hoàn thành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Việc đưa vào khai thác thác 2 Dự án thành phần Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) sẽ rút ngắn hành trình di chuyển và thời gian kết nối giữaThành phố Hồ Chí Minhđến thành phố Nha Trang,tỉnh Khánh HòavàThủ đô Hà Nộiđến thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An,tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương; phát huy hiệu quả đầu tư, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải, du lịch, giao lưu văn hóa, xã hội, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, kích cầu tiềm năng du lịch các tỉnh có tuyến cao tốc đi qua.Bên cạnh đó, các dự án sẽ khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A; đồng thời đánh dấu bước ngoặt về “huy động vốn tư nhân trong đầu tư giao thông” theo đúng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo phương thức đối tác công-tư nhằm giảm áp lực cho nguồn chi ngân sách nhà nước trong đầu tư công.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thay mặt Chính phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chínhđánh giá cao và biểu dương sự quyết tâm, cố gắng lớn của Bộ giao thông vận tải, các Ban quản lý dự án, các doanh nghiệp, nhà thầu, đơn vị tư vấn; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương; sự nỗ lực, trách nhiệm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền các tỉnh; đồng thời trân trọng cảm ơn bà con nhân dân trong vùng ảnh hưởng đã sẵn sàng nhường đất, dời nhà để triển khai các Dự án.Thủ tướng đánh giá cao ngành Giao thông vận tải; các Ban Quản lý dự án; các doanh nghiệp, nhà thầu, đơn vị tư vấn đã quyết tâm cao, nỗ lực lớn, khắc phục khó khăn, làm việc với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “tăng ca, tăng kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ý chí kiên cường, chiến thắng đại dịch Covid-19”, “làm việc 3 ca, 4 kíp, xuyên Lễ, xuyên Tết” để đưa các Dự án đi vào khai thác, vận hành. Thủ tướng đánh giá đây là tinh thần làm việc hăng say, tất cả vì Tổ quốc, nhân dân.Thủ tướng nêu rõ, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong 3 đột phá chiến lược, được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện qua các kỳ Đại hội Đảng. Giao thông phát triển đến đâu tạo không gian phát triển mới đến đó, giảm chi phí logistics, tạo thuận lợi cho nhân dân, người dân được hưởng lợi đến đó, đồng thời tạo khoảng cách gần lại giữa các vùng miền, tạo sự phát triển mới, giá trị mới cho đất nước ta…Thủ tướng nêu rõ, tuyến đường bộ cao tốc bắc-nam phía Đông đã hoàn thành, đưa vào khai thác 1.078km. "Hôm nay, chúng ta đưa vào khai thác Dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo dài 79km và thông xe đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B dài 30km thuộc Dự án Diễn Châu-Bãi Vọt dài 50km; nâng tổng số chiều dài khai thác trên trục cao tốc bắc-nam là 1.187km; đưa tổng chiều dài các tuyến cao tốc trên cả nước đưa vào khai thác đến nay đạt trên 2.000 km. Đây là thành tích rất đáng trân trọng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, thường xuyên trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp", Thủ tướng nhấn mạnh.Thủ tướng cũng bày tỏ tin tưởng với đà này, chắc chắn mục tiêu 3.000km cao tốc vào năm 2025 và 5.000km cao tốc vào năm 2030 sẽ đạt được. Thủ tướng cho rằng, điều quan trọng nữa là 2 dự án này được triển khai theo hình thức PPP, thực hiện trong điều kiện hết sức khó khăn vì triển khai đúng lúc đại dịch Covid-19, thi công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt; gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết nguyên vật liệu; quá trình triển khai có nhiều vấn đề như tham nhũng, tiêu cực…; vấn đề đặt ra là phải huy động vốn vì nhu cầu vốn cho các tuyến đường rất lớn. Chúng ta cần trân trọng thành quả này nhờ sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao các bộ, ngành liên quan, các Ban quản lý dự án, nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn, địa phương liên quan, nhân dân nơi có dự án đi qua.Thủ tướng đặc biệt cảm ơn nhân dân vùng dự án đi qua đã nhường nơi ở, đất sinh kế để phục vụ thi công tuyến cao tốc. Qua thực tiễn triển khai Dự án quan trọng này, Thủ tướng nêu rõ đã rút ra những kinh nghiệm quý trong công tác chỉ đạo điều hành: “biến không thành có, biến không thể thành có thể, biến khó thành dễ”, càng áp lực càng nỗ lực; quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm kể cả từ Chính phủ, các bộ, ngành đến các chủ đầu tư, nhà thầu, cán bộ, công nhân, kỹ sư trên công trường, có sự vào cuộc của nhân dân; bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đó, điều chỉnh theo thực tiễn, giải quyết các vướng mắc về tài chính, thủ tục, nguồn vốn, mặt bằng ngay tại công trình; đa dạng hoá việc huy động các nguồn vốn, linh hoạt, sáng tạo, sử dụng trong quá trình vận dụng các công cụ luật pháp đã có để thực hiện, phải dám nghĩ, dám làm; tranh thủ sự ủng hộ, chia sẻ của nhân dân, đặt địa vị của mình vào nhân dân để giải quyết nơi ở, sinh kế của nhân dân di dời đến nơi ở mới.Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra các quy định, giám sát tiêu chuẩn vận hành; những gì chưa hoàn thiện thì hoàn thiện tiếp; linh hoạt các nguồn vốn; Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan, ngân hàng tập trung giải quyết nguồn vốn, đầu tư luôn hầm đường bộ Núi Vung thứ hai để khai thác hoàn chỉnh tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo…Ủy ban nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là những gia đình nhường mặt bằng cho Dự án, bảo đảm người dân có điều kiện sống tốt hơn, yên tâm sinh sống, làm ăn; tận dụng tối đa lợi thế của tuyến đường cao tốc để quy hoạch và tạo không gian phát triển mới, bổ sung các nút giao cần thiết, các địa phương cũng phải chủ động để làm việc này.Các nhà đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn rà soát, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn cho các dự án sắp tới. Thủ tướng nêu rõ, đối với đoạn còn lại của tuyến cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt, các đơn vị nỗ lực hoàn thành nốt gần 20km còn lại.Thủ tướng cũng cảm ơn các Ban quản lý dự án, nhà thầu tư vấn, thi công, đặc biệt là các cán bộ, kỹ sư, công nhân vẫn làm việc xuyên ngày nghỉ lễ để hoàn thành các dự án đúng tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chống tiêu cực ở các dự án trên cả nước.Với tinh thần đó, Thủ tướng chính thức tuyên bố khánh thành Dự án thành phần Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Thông xe Dự án thành phần Diễn Châu-Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) thuộc Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà Anh hùng lao động Hồ Thị Lượm.* Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà Anh hùng lao động Hồ Thị Lượm tại phường Phước Mỹ, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.
https://nhandan.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-khanh-thanh-va-thong-xe-dua-vao-khai-thac-2-doan-tuyen-cao-toc-cam-lam-vinh-hao-va-dien-chau-bai-vot-post807009.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:33", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "cao tốc", "Diễn Châu-Bãi Vọt", "Cam Lâm-Vĩnh Hảo", "Nghệ An", "Hà Tĩnh", "ĐƯỜNG BỘ" ] }
Khai trương đoàn tàu hàng từ Ga Cao Xá gia nhập liên vận quốc tế
NDO -Sáng 2/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham giahành trình liên vận quốc tế.
Cụ thể, đoàn tàu gồm 12 container chở lưu huỳnh, nhôm và sữa, đóng tại các nhà máy trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, sau khi về đến Ga Yên Viên sẽ được kết nối vào các đoàn tàu liên vận quốc tế để xuất khẩu sang Trung Quốc.Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc VNR, sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác giai đoạn 1, Ga Cao Xá trở thành ga hàng hóa trong mạng lưới vận tải hàng hóa bằng đường sắt, tham gia tích cực vào vận tải hàng hóa nội địa từ Hải Dương đi các tỉnh và ngược lại, đồng thời trở thành một mắt xích quan trọng, tham gia vào hành trình vận tải liên vận quốc tế.“Việc tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế, sau hơn 2 tháng khẩn trương hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1 thể hiện sự nỗ lực của chính quyền tỉnh Hải Dương và VNR trong việc đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác một loại hình vận tải mới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận; góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”, ông Tuấn nhấn mạnh.Đoàn tàu liên vận gồm 12 toa chở hàng từ Ga Cao Xá đi quốc tế.Trong giai đoạn 2, nếu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VNR sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp, cải tạo Ga Cao Xá đủ điều kiện là ga liên vận quốc tế, trong đó đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan số.Khi đó, tại Ga Cao Xá, sẽ tổ chức khai thác 2 tuyến liên vận quốc tế gồm tuyến 1: Cao Xá-Yên Viên (Hà Nội)-Kép (Bắc Giang)-Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), từ đây đi sâu vào nội địa Trung Quốc hoặc quá cảnh sang các nước Trung Á, Nga, EU. Tuyến 2: Cao Xá-Lào Cai-Sơn Yêu (Hà Khẩu Bắc, Vân Nam, Trung Quốc) và chuyển đổi phương tiện đi sâu vào nội địa Trung Quốc.Đặc biệt, sau khi nâng cấp, hàng hóa xuất, nhập khẩu có thể thực hiện được thủ tục hải quan ngay tại Ga Cao Xá, vận chuyển bằng đường sắt liên vận đi tiếp đến các cửa khẩu biên giới để sang các nước, rút ngắn được thời gian làm thủ tục cũng như vận chuyển.Tin liên quanThay đổi tích cực của ngành đường sắtÔng Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, với việc tổ chức hoạt động vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt tại Hải Dương, từ Ga Cao Xá hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp sẽ được kết nối trực tiếp với đường sắt Trung Quốc và đường sắt các nước nằm trên tuyến vận tải đường sắt Á-Âu.Ngoài ra, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics sẽ có thêm giải pháp vận tải tối ưu bằng đường sắt nhằm giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, hợp tác quốc tế.Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao VNR tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để nâng cao năng lực vận tải hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt như: đầu tư thêm phương tiện đầu máy toa xe, kiến nghị cấp có thẩm quyền giao nhà ga, bãi hàng cho VNR để tạo điều kiện, phát huy lợi thế tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và tính chủ động của doanh nghiệp... Mục tiêu của VNR là nâng sản lượng vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt lên 4,5 triệu tấn/năm trong các năm tiếp theo.Giai đoạn 2, Ga Cao Xá sẽ được nâng cấp, cải tạo thành ga liên vận quốc tế.Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương cho biết, tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, hệ thống tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 8%/năm. Theo quy hoạch tỉnh, năm 2030 có 32 khu công nghiệp và trên 60 cụm công nghiệp. Đến nay, tỉnh có 550 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư hơn 20 tỷ USD, xếp thứ 11 trong cả nước.Với hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, ông Hùng nhìn nhận việc định hướng quy hoạch nâng cấp Ga Cao Xá thành ga liên vận kết nối với cảng biển, sân bay. Ga nằm gần các khu công nghiệp, nên việc nâng cấp để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu là cần thiết, giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian giao hàng, vận chuyển thẳng qua biên giới, không bị ách tắc vận chuyển như đường bộ, gia tăng cung ứng các loại hình dịch vụ góp phần tăng thu ngân sách của địa phương và liên vùng”, ông Hùng nói.Dự kiến, vào ngày 20/5 sắp tới, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức mở vườn vải Thanh Hà, cắt băng xuất khẩu vải chuyến đầu tiên tại Ga Cao Xá.
https://nhandan.vn/khai-truong-doan-tau-hang-tu-ga-cao-xa-gia-nhap-lien-van-quoc-te-post807426.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:33", "tags": [ "tàu hàng", "Ga Cao Xá", "liên vận quốc tế", "Hải Dương" ] }
PVN sẵn sàng chinh phục những đỉnh cao mới
Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua việc xây dựng và thực hiện văn hóa PVN; gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề bức xúc, nổi cộm của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; lập nhiều kỷ lục mới trong 62 năm lịch sử ngành dầu khí.
Ngày 16/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiệnChỉ thị 05của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.Báo cáo tại hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng cho biết: Trong 3 năm qua, việc tổ chức học tập, quán triệt Kết luận 01 và học tập chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng cũng như chuyên đề hằng năm được Tập đoàn và các đơn vị, đoàn thể triển khai tích cực, hiệu quả. Qua đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người lao động về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Lê Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị.Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, học tập, xây dựng và triển khai chương trình hành động/kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm, Tập đoàn và các đơn vị, đoàn thể thuộc PVN đã liên hệ với quá trình hình thành, phát triển ngành dầu khí Việt Nam xuất phát từ khát vọng của Bác Hồ “Việt Nam xây dựng được ngànhcông nghiệp dầu khímạnh”.Từ đó tiếp tục nuôi dưỡng khát vọng xây dựng và phát triển PVN trở thành Tập đoàn công nghiệp, năng lượng hàng đầu đất nước và khu vực. Trên cơ sở đó, các đơn vị, đoàn thể đã chủ động lồng ghép tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt chuyên đề cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người lao động với nhiều hình thức, nội dung phong phú, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng hệ thống trực tuyến.Tin liên quanPVN nộp ngân sách hơn 42 nghìn tỷ đồngĐảng ủy Tập đoàn đã cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua việc xây dựng và thực hiện văn hóa PVN; gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề bức xúc, nổi cộm của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; lập nhiều kỷ lục mới trong 62 năm lịch sử ngành dầu khí.Ngày 15/5/2019, Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 281-NQ/ĐU về công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp (Nghị quyết 281); tiếp theo đó, ngày 28/8/2022, trên cơ sở kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 281, Đảng ủy Tập đoàn triển khai Kết luận số 234-KL/ĐU về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 281.Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 281, các nhiệm vụ của Nghị quyết được triển khai liên tục, nề nếp, chuyên nghiệp, khoa học đã tạo lập thói quen, hành vi ứng xử văn hóa trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người lao động, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tập đoàn,…Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kết luận 01.Giá trị thương hiệu của PVN không ngừng gia tăng, duy trì là một trong những thương hiệu có giá trị cao nhất ở Việt Nam, năm 2023 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2019. Qua 3 lần xét duyệt danh hiệu đạt chuẩn văn hóa kinh doanh, PVN và 11 đơn vị (8 công ty con và 3 công ty cháu) đã được công nhận trên tổng số 54 doanh nghiệp cả nước, chiếm tỷ lệ 22% và là một trong 10 đơn vị được công nhận đạt chuẩn ngay trong đợt đầu xếp hạng theo bộ tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ; với 12 đơn vị đạt chuẩn, PVN đã hoàn thành gấp đôi chỉ tiêu theo Nghị quyết 06 của Đảng ủy Khối và về đích trước 2 năm chỉ tiêu đề ra theo Kế hoạch của Đảng ủy Tập đoàn trong nhiệm kỳ 2020- 2025.Để tạo đà cho việc phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn đã phát động thi đua Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.Tin liên quanThị trường nhiều biến động, PVN tiếp tục giữ đà tăng trưởng ấn tượngKết luận hội nghị, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Lê Mạnh Hùng khẳng định: Tư tưởng chính trị là kiến trúc thượng tầng quyết định sự hình thành hình thái xã hội, từ đó thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế xã hội. Doanh nghiệp cũng như vậy, bàn về văn hoá doanh nghiệp là bàn tới tư tưởng doanh nghiệp, xây dựng cấu trúc, hình thành giá trị cốt lõi, tầm nhìn của doanh nghiệp.Đồng thời, đề nghị các cấp ủy, lãnh đạo các đơn đơn vị, đoàn thể trong toàn Tập đoàn tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm; nghiêm túc khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế; thực hiện đồng bộ, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đã được đưa ra tại hội nghị; triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung phát động thi đua của Tổng Giám đốc Tập đoàn.Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy PVN chúc mừng đồng chí Trần Quang Dũng.Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Lê Mạnh Hùng cũng kêu gọi tất cả các cán bộ, đảng viên và người lao động dầu khí cùng thống nhất nhận thức rằng: “Thương hiệu Tập đoàn gắn với thương hiệu quốc gia, lợi ích của Tập đoàn là lợi ích của đất nước, vậy nên bất luận trong hoàn cảnh nào, người lao động dầu khí cũng không ngừng nỗ lực phấn đấu, lao động và sáng tạo xứng đáng với mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với cốt cách, bề dày văn hóa, người dầu khí sẽ luôn phát huy tiềm năng, nội lực với tình thần quyết tâm cao nhất xây dựng PVN trở thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu đất nước và khu vực, xứng đáng với sự kỳ vọng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu đối với các thế hệ người lao động dầu khí”.Tại hội nghị, Đảng ủy Tập đoàn đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định chuẩn y chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn nhiệm kỳ 2020 – 2025 cho đồng chí Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn.
https://nhandan.vn/pvn-san-sang-chinh-phuc-nhung-dinh-cao-moi-post809773.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:33", "tags": [ "Đảng ủy PVN", "PVN", "Văn hóa doanh nghiệp", "Dầu khí", "làm theo lời Bác" ] }
Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4: Phải thượng tôn pháp luật và hài hòa lợi ích doanh nghiệp
NDO -Tổng Công ty Tín Nghĩa đang khẩn trương phối hợp các sở, ngành liên quan tỉnhĐồng Nailên phương án cho thuê hơn 30ha đất để xây dựng dự án nhà máynhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4trên tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa hai bên theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai. Đây là vướng mắc đã kéo dài thời gian qua giữa Tổng Công ty Tín Nghĩa và Tổng công ty điện lực Dầu khí (PV Power), đơn vị chủ đầu tư dự án.
Theo đại diện Tổng Công ty Tín Nghĩa, thời gian qua, đơn vị cùng các sở, ngành liên quan tỉnh Đồng Nai đã phối hợp PV Power trong thực hiệndự án xây dựngnhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4. Tuy nhiên, có một số điểm hai bên chưa thống nhất được liên quan đến các quy định của pháp luật về đất đai.Riêng phí hạ tầng, sau nhiều buổi làm việc và văn bản đề nghị nhưng PV Power chậm xác định và thống nhất. Tổng Công ty Tín Nghĩa đã có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Công thương, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, hiện đang chờ ý kiến chỉ đạo để xử lý.“PV Power là công ty cổ phần và Tổng công ty Tín Nghĩa là doanh nghiệp có phần vốn góp của Đảng, vì vậy, cần hài hòa, bình đẳng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động. Không để tình trạng một bên luôn phải có trách nhiệm phục tùng, trong khi bên kia không thực hiện. Cho nên việc cắt đường và thống nhất phí sử dụng hạ tầng cũng cần làm song song vì lợi ích của hai bên”, văn bản số 298/CT-TCT ngày 7/5/2024 của Tổng Công ty Tín Nghĩa nêu.Khu vực thi công tuyến kênh xả nước làm mát nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.Tại buổi làm việc mới đây với Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị, đối với vướng mắc liên quan đến thi công tuyến kênh xả nước làm mát và trụ thứ 15 của đường dây truyền tải điện phục vụ dự án, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng công ty Tín Nghĩa hỗ trợ PV Power bằng việc cho cắt đường số 4 (khoảng 30m) trong khu công nghiệp Ông Kèo để triển khai thi công. Việc này phải cho làm ngay, không thể chậm trễ hơn vì liên quan đến tiến độ dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 .Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượngRiêng việc thuê đất diện tích 30,7ha (đợt 2), Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, PV Power và Tổng công ty Tín Nghĩa đều là những doanh nghiệp nhà nước, Về nguyên tắc, doanh nghiệp nào bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng thì được thuê đất trước, doanh nghiệp khác phải thuê lại. Nếu làm rõ ràng, trách nhiệm ngay từ đầu thì mọi chuyện dễ dàng, đây là bài học cho các dự án sau này.Để giải quyết vấn đề này, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị trong tuần tới, Tổng công ty Tín Nghĩa báo cáo Tỉnh ủy hai phương án và tính khả thi trong từng phương án để kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho PV Power trong tháng 5/2024. Theo đó, phương án 1, Nhà nước giao đất trực tiếp cho PV Power và phương án 2 là PV Power phải thuê đất của Tổng Công ty Tín Nghĩa.Nếu thực hiện phương án 1 thì Tổng công ty Tín Nghĩa có bị thiệt hại hay không, thiệt hại thế nào?. Phương án 2 thì PV Power có thiệt hại hay không và thiệt hại thế nào?. Các đơn vị liên quan cần làm rõ để Tỉnh ủy xem xét, quyết định trên tinh thần thượng tôn pháp luật mà doanh nghiệp không bị thiệt hại.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị nhanh chóng giải quyết vướng mắc trên tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm doanh nghiệp không bị thiệt hại.Về thỏa thuận phí sử dụng hạ tầng tại khu công nghiệp, Tổng công ty Tín Nghĩa và PV Power tự đàm phán, Nhà nước không can thiệp sâu.Đối với những vướng mắc về tuyến đường dây giải tỏa công suất cho 2 nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị Ủy ban nhân tỉnh tiếp tục thúc đẩy vấn đề về điều chỉnh cục bộ quy hoạch, đề xuất bổ sung danh mục dự án cần thu hồi đất để sớm trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua.Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Công thương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai giải quyết theo thẩm quyền các tồn tại liên quan đến hợp đồng cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư trước ngày 31/5/2024 để tránh bị cắt hợp đồng vốn vay nước ngoài.Cùng với đó, tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các bên liên quan hỗ trợ, giải quyết các vướng mắc liên quan đến đất đai, quy hoạch để đồng bộ các dự án giải tỏa công suất điện.Khi đi vào hoạt động nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 sẽ bổ sung khoảng 8 tỷ kWh điện/' năm cho hệ thống điện quốc gia.Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 là công trình trọng điểm quốc gia, được xây dựng tại khu công nghiệp Ông Kèo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch. Dự án có quy mô công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ bổ sung khoảng 9 tỷ kWh điện/năm cho hệ thống điện quốc gia.Đối với tỉnh Đồng Nai, khi đưa vào vận hành dự án sẽ đem lại doanh thu từ 17 đến 18 nghìn tỷ đồng/năm. Tổng công ty Tín Nghĩa đã giao mặt bằng sạch để thi công dự án từ năm 2022.Theo PV Power đến đầu tháng 5/2024, dự án đã thi công được khoảng 85% khối lượng công việc. Những vướng mắc trên khiến nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 vận hành thử nghiệm vào ngày 15/5 theo kế hoạch không thực hiện được.
https://nhandan.vn/du-an-nha-may-nhiet-dien-nhon-trach-3-4-phai-thuong-ton-phap-luat-va-hai-hoa-loi-ich-doanh-nghiep-post808867.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:33", "tags": [ "Nhiệt điện Nhơn Trạch", "Tổng Công ty Tín Nghĩa", "Tổng công ty điện lực Dầu khí", "công trình trọng điểm" ] }
Hiệu quả từ vùng chuyên canh thanh long lớn nhất Hải Phòng
NDO -Nhờ phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của vùng mà hàng chục hatrồng thanh longruột trắng của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hữu cơ Trực Trang (xã Bát Trang, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng) đang ra hoa kết trái tươi tốt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu cho bà con nông dân nơi đây.
Hiệu quả nhờ canh tác hữu cơChúng tôi về xã Bát Trang,huyện An Lão (thành phố Hải Phòng)vào những ngày đầu tháng 5, đâu đâu cũng là màu xanh tươi tốt của những vườn thanh long đang vào vụ, tiếng nói cười ồn ã của những người nông dân đang phấn khởi chăm sóc vườn thanh long của mình át đi những nhọc nhằn vất vả của cái nắng đầu hè. Ai nấy đều thầm cảm ơn loại quả ngọt đã góp phần đổi thay cuộc đời người dân nghèo cũng như bộ mặt kinh tế của cả một vùng quê.Là người có công trong việc vận động bà con chuyển hướng canh tác cây trồng, ông Hoàng Văn Viên, Phó Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Trực Trang cho biết, trước đây người dân xã Bát Trang chủ yếu trồng lúa và canh tác cây vải. Năm 2015, việc trồng thanh long bắt đầu nhen nhóm tại địa phương. Đến năm 2018, một vài hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi để canh tác thanh long nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đến năm 2019, tổng diện tích trồng thanh long của thôn Trực Trang đã đạt 20ha.Tổng diện tích trồng thanh long của HTX nông nghiệp hữu cơ Trực Trang là 40ha với 300 hộ. (Ảnh: NGỌC TÂN)Hiện nay, HTX nông nghiệp hữu cơ Trực Trang đang có 20 thành viên là người trong thôn. Tổng diện tích trồng thanh long của thôn là 40ha với 300 hộ. Sản lượng bình quân 1ha đạt 12-15 tấn/năm. Sản lượng trung bình của HTX đạt gần 1.300 tấn/năm. Giá bán dao động từ 25-30 nghìn đồng/kg. Trung bình 1 sào nông dân có thể thu lợi nhuận 15 triệu đồng/năm, hiệu quả gấp 3-5 lần trồng lúa. Nhờ cây thanh long mà người dân có thu nhập ổn định, nhiều hộ dân đã thoát nghèo nhờ trồng thanh long.Ông Viên cho hay, thanh long là loại cây dễ trồng, dễ canh tác, phù hợp với nguồn đất và khí hậu ở nhiều nơi, trong đó có Hải Phòng nên được lựa chọn để phát triển tại địa phương. Cây cho quả từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch. Chi phí đầu tư thấp lại cho lợi nhuận cao, bình quân tiền vốn là 5 triệu đồng/sào, khả năng sinh trưởng tốt, ít tốn công chăm sóc, 1 vụ cho thu hoạch từ 7-11 lứa.Xã Bát Trang được thiên nhiên ưu ái khi có 3 mặt giáp sông, lại là nơi thượng nguồn các sông Lạch Tray, Đa Độ nên nguồn nước dồi dào, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, thích hợp để hình thành vùng sản xuất chủ lực về cây ăn quả. Vùng trồng thanh long hữu cơ tại đây đang được thành phố quan tâm, định hướng phát triển để quy hoạch thành vùng chuyên canh, cho phép người dân chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây trồng khác, trong đó có thanh long.Thanh long của HTX Trực Trang được tiêu thụ chủ yếu trong địa bàn Hải Phòng, được thương lái thu mua tận vườn, đồng thời xuất hiện tại nhiều chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, hội chợ lớn… Sản phẩm thanh long Trực Trang được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ chất lượng thơm ngon, vị ngọt đậm đà, vỏ mỏng, màu sắc bắt mắt lại giàu dinh dưỡng. Ngoài sử dụng trong gia đình còn được dùng làm quà biếu. Với sự ưu việt về chất lượng, thanh long của HTX đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, có tem mác hướng đến là sản phẩm OCOP cấp thành phố.Qua quá trình canh tác và chuyển đổi từ trồng lúa sang thanh long cho hiệu quả kinh tế cao hơn mọi loại cây trồng tại địa phương. Hiện gia đình tôi đang có hơn 1 mẫu trồng thanh long ruột trắng, sản lượng hằng năm đạt trên 1 tấn, thu lợi nhuận 250-300 triệu đồng/mẫu. Dù mới bắt đầu canh tác khoảng 10 năm trở lại đây nhưng cây thanh long đã giúp nhiều bà con ở Trực Trang cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.Ông Vũ Văn Thùy, thành viên của HTX nông nghiệp hữu cơ Trực TrangÔng Vũ Văn Thùy, thành viên của HTX nông nghiệp hữu cơ Trực Trang chia sẻ: “Qua quá trình canh tác và chuyển đổi từ trồng lúa sang thanh long cho hiệu quả kinh tế cao hơn mọi loại cây trồng tại địa phương. Hiện gia đình tôi đang có hơn 1 mẫu trồng thanh long ruột trắng, sản lượng hằng năm đạt trên 1 tấn, thu lợi nhuận 250-300 triệu đồng/mẫu. Dù mới bắt đầu canh tác khoảng 10 năm trở lại đây nhưng cây thanh long đã giúp nhiều bà con ở Trực Trang cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng”.Để thương hiệu và chất lượng thanh long được như ngày nay, không thể không kể tới quá trình chuyển đổi phương pháp canh tác từ truyền thống sang hữu cơ. Với cương vị là Phó Giám đốc HTX, ông Viên nhấn mạnh vai trò của canh tác hữu cơ: “Trồng bằng phương pháp hữu cơ giúp cây thanh long sinh trưởng phát triển tốt hơn, chất lượng quả đều lại ngọt, đồng thời bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó, trồng hữu cơ giúp giảm thiểu các loại thuốc bảo vệ thực vật lên cây trồng, giúp cây tăng sức đề kháng, giảm các loại sâu bệnh, nấm mốc đến 80%, trọng lượng quả theo đó tăng từ 350 gram lên 500 gram”.Thời gian đầu, người dân chưa quen với cách làm này mà còn rụt rè, e ngại, ông Viên cùng chính quyền đã tích cực tham gia vận động bà con chuyển đổi, thay thế tập quán sản xuất truyền thống sang hướng hữu cơ hiện đại để nâng cao hiệu quả. Nhờ đó mà hiện nay, toàn bộ 40ha thanh long của HTX đã đạt chuẩn 100% hữu cơ, được quy hoạch thành vùng trồng chuyên canh theo chỉ đạo của thành phố.Khắc phục khó khăn, phát triển thương hiệuThanh long Bát Trang đang gặp khó khăn trong sơ chế và bảo quản sản phẩm. (Ảnh: NGỌC TÂN)Dù mang lại hiệu quả song thanh long Bát Trang đang gặp khó khăn trong sơ chế và bảo quản sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.“Thanh long có nhược điểm là chín đồng loạt, quá trình thu hoạch cần khẩn trương, kịp thời nếu không sẽ bị ảnh hưởng tới chất lượng quả. Bởi vậy, với những vườn chín sớm hoặc không đúng thời điểm công ty thu mua người nông dân phải tự tìm cách để tiêu thụ sản phẩm. HTX đang phối hợp với địa phương tiến hành xây dựng kho sơ chế để tích trữ và bảo quản nông sản cho xã viên”, ông Viên cho biết.Ngoài ra, vấn đề nguồn vốn cũng đang là khó khăn chung của thành viên HTX, cần sự hỗ trợ từ chính quyền để tạo điều kiện giúp bà con mở rộng quy mô và cơ sở hạ tầng để sản xuất loại cây đặc thù này.HTX nông nghiệp hữu cơ Trực Trang cũng đang phổ biến đến các thành viên phương pháp chong đèn trong làm thanh long trái vụ. Việc chong đèn giúp sưởi ấm cho cây, đồng thời gia tăng thời gian ban ngày để kéo dài quá trình quang hợp, giúp cây sinh trưởng và ra hoa tốt hơn. Phương pháp này thường được sử dụng vào những tháng cuối vụ từ tháng 10 trở ra. Thanh long trái vụ cho giá cao gấp đôi bình thường, thời điểm cận Tết có thể lên tới 50 nghìn đồng/kg. HTX mong muốn địa phương tiếp tục tạo điều kiện về nguồn điện để đẩy mạnh năng suất trái vụ, góp phần nâng cao lợi nhuận.Khác với canh tác vô cơ, canh tác hữu cơ đòi hỏi người trồng phải có kiến thức về phương pháp, biết điều tiết nước và phân bón qua từng giai đoạn để đạt hiệu quả cao nhất. Chế phẩm sinh học như thân cây thanh long già cỗi được cắt tỉa cùng với các loại chất thải chăn nuôi được tận dụng giúp tăng chất dinh dưỡng cho đất, ngoài ra bà con chủ yếu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, phân khoáng do thành phố cung cấp. Trung tâm Khuyến nông huyện An Lão và thành phố Hải Phòng thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn bà con tiếp thu nhiều kiến thức về canh tác hữu cơ trước và sau mỗi vụ mùa, tiếp tục vận động người dân ứng dụng và đẩy mạnh khoa học kĩ thuật vào canh tác, hình thành vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa.Với những thành tựu đã đạt được, HTX Nông nghiệp hữu cơ Trực Trang đang dần khẳng định vị thế và thương hiệu cho thanh long Bát Trang, trực tiếp cạnh tranh với các vùng trồng khác trên thị trường.“Thời gian tới, HTX chủ trương ổn định và mở rộng vùng trồng, định hướng phát triển, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất, gia tăng thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa thanh long trở thành loại cây thế mạnh của địa phương được nhiều người biết tới”, ông Viên cho hay.Tin liên quanTăng sức cạnh tranh cho quả thanh long xuất khẩuThanh long của HTX Nông nghiệp hữu cơ Trực Trang đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP vào năm 2021, chính quyền và người dân xã Bát Trang đang nỗ lực phấn đấu đưa quả thanh long trong năm tới trở thành sản phẩm OCOP hướng đến là cây trồng chủ lực của địa phương.Đây cũng là một trong những mục tiêu và điều kiện để xã Bát Trang hoàn thành về đích nông thôn mới, vinh dự là một trong 3 xã điểm của huyện An Lão được triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2022-2023.
https://nhandan.vn/hieu-qua-tu-vung-chuyen-canh-thanh-long-lon-nhat-hai-phong-post809430.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:33", "tags": [ "Bát Trang", "Thanh long", "Canh tác", "Hữu cơ", "Hải Phòng", "nông nghiệp hữu cơ" ] }
Bảo đảm vận hành, cung ứng điện an toàn, ổn định
Thực hiện nhiệm vụ củaTập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) giao, thời gian qua, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa tăng cường nhân lực hỗ trợ thi công dựng cột, kéo dây dự án đường dây (ĐZ) 500 kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối, vừa bảo đảm vận hành an toàn hệ thống lưới điện truyền tải, cung cấp điện ổn định đặc biệt trong thời gian cao điểm mùa khô năm 2024.
Trưởng phòng Kỹ thuật PTC3 Huỳnh Quang Thịnh cho biết, thời điểm hiện tại, quân số cán bộ, công nhân viên PTC3 điều động tăng cường nhân lực thi côngĐZ 500 kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nốilà gần 230 người. Để bảo đảm vận hành an toàn hệ thống lưới điện truyền tải, cung cấp điện ổn định trong cao điểm mùa khô năm 2024, PTC3 đã có những phương án bố trí sắp xếp nhân sự hợp lý cho từng địa bàn cụ thể, tăng cường công tác kiểm tra quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, kết hợp triển khai các giải pháp kỹ thuật phù hợp đối với từng tuyến đường dây và trạm biến áp.Từ ngày 26/5 đến ngày 3/6, PTC3 tổ chức kiểm tra hiện trường lưới điện, nhất là lưới điện 500 kV trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng). Công tác kiểm tra tập trung về: Kiểm soát hành lang lưới điện và thực hiện các giải pháp ngăn ngừa sự cố, nhất là sự cố do sét; công tác quản lý vận hành hệ thống tiếp địa đường dây truyền tải: đo kiểm tra trị số tiếp địa định kỳ, đột xuất, xử lý các hạn chế về thiết bị; công tác quản lý hành lang lưới điện...Trọng tâm kiểm tra các vị trí xung yếu trên các tuyến ĐZ 500 kV trục bắc-nam và các ĐZ đấu nối các nhà máy điện như: ĐZ 500 kV Pleiku 2-Xuân Thiện-Chơn Thành; ĐZ 500 kV Pleiku-Ea Nam-Di Linh-Tân Định; các ĐZ 220 kV Pleiku 2-Sê San 4, Sê San 4-Sê San 4A, Pleiku-Sê San 3, Buôn Kuôp-Buôn Tua Srah... nhằm chuẩn bị sẵn sàng khi Tây Nguyên bước vào thời điểm giao mùa, thường xuyên xảy ra giông sét đầu mùa mưa.Trưởng phòng Kỹ thuật Huỳnh Quang Thịnh cho biết: Qua theo dõi sự cố trên lưới điện truyền tải do đơn vị quản lý vận hành trong các năm qua, nguyên nhân do sét chiếm 60-70% tổng số sự cố. Trong đó hệ thống tiếp địa, chống sét ĐZ truyền tải đóng vai trò quyết định trong việc giảm thiểu ngăn ngừa sự cố nguyên nhân do sét. Vì thế công tác quản lý vận hành phải làm tốt, đồng bộ các khâu: Đo kiểm tra trị số tiếp địa định kỳ hằng năm, rà soát, hoàn công; lựa chọn giải pháp sửa chữa hợp lý dựa trên các số liệu từ công tác khảo sát thực tế đến giám sát trong quá trình thi công...Trong các năm qua, công tác này luôn được PTC3 chú trọng, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo EVNNPT, lưới điện truyền tải thuộc PTC3 quản lý vận hành không xảy ra các sự cố mang tính chủ quan, với suất sự cố đường dây nguyên nhân do sét luôn được bảo đảm thấp hơn suất sự cố được giao. Song song với việc kiểm tra kỹ thuật, PTC3 tổ chức Đoàn công tác số 2 triển khai kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và chứng kiến diễn tập xử lý sự cố tại 26/26 trạm biến áp trực thuộc Công ty. Yêu cầu đối với công tác diễn tập là sẵn sàng xử lý ngay tình huống bất thường, khắc phục sớm sự cố do có hư hỏng xảy ra trên các đường dây, trạm biến áp.Lãnh đạo PTC3 cho biết, tính đa dạng và phù hợp với thực tiễn vận hành của phương án diễn tập đã được bảo đảm từ các bất thường nhỏ, sự cố thông thường như: Mất kênh truyền bảo vệ; lỗi thiết bị BCU và rơ-le; phát nhiệt dao cách ly; hư hỏng biến điện áp, biến dòng điện; hư hỏng bảo vệ nội bộ làm nhảy máy biến áp do tác động nhầm;... đến bất thường, sự cố lớn, khó xảy ra như: Mất khả năng điều khiển máy cắt do cháy cuộn cắt hay mất khí cách điện SF6; so lệch thanh cái tác động, mất điện toàn trạm...Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, lần đầu trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày vượt 1 tỷ kW giờ, và dự báo tăng trong thời gian đến. Do đó, việc bảo đảm cung ứng điện trong các tháng mùa khô năm 2024 của PTC3, nhất là trong thời gian tăng cường nhân lực thi công ĐZ 500 kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối, là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết.Các công nhân vận hành được phân vai cụ thể để thực hiện bảo đảm yêu cầu khi “diễn” thì như thật và khi có bất thường, sự cố thật thì làm tốt như mình đã “diễn”. Đoàn công tác đánh giá cao việc các đơn vị xây dựng tốt đề cương, nội dung tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghề, đào tạo thường xuyên, sát thực tế trong công tác quản lý vận hành cho công nhân vận hành tại 20 tổ thao tác lưu động và 6 trạm biến áp 500 kV theo đúng chỉ đạo của EVNNPT và PTC3.Sau mỗi đợt diễn tập, công nhân vận hành đã nắm rõ thêm vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xử lý sự cố. Đồng thời yêu cầu các đơn vị tiếp tục lập phương án mẫu và tự diễn tập các tình huống có thể xảy ra sát với thực tế, trong đó ưu tiên những sự cố thường xảy ra hoặc khi xảy ra ảnh hưởng lớn đến vận hành hệ thống.Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, lần đầu trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày vượt 1 tỷ kW giờ, và dự báo tăng trong thời gian đến. Do đó, việc bảo đảm cung ứng điện trong các tháng mùa khô năm 2024 của PTC3, nhất là trong thời gian tăng cường nhân lực thi công ĐZ 500 kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối, là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết.Toàn thể cán bộ, công nhân viên PTC3 luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm hoàn thành “nhiệm vụ kép” góp phần thực hiện thắng lợi phong trào thi đua “120 ngày nỗ lực cao nhất bảo đảm đủ điện mùa khô năm 2024” và Chiến dịch thi đua nước rút “45 ngày đêm hoàn thành các Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối”.
https://nhandan.vn/bao-dam-van-hanh-cung-ung-dien-an-toan-on-dinh-post815667.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:33", "tags": [ "điện", "điện lực", "lưới điện", "cung ứng điện", "EVN" ] }
Tiếp tục đấu thầu vàng, giá tham chiếu giảm về 87,5 triệu đồng/lượng
NDO -Ngày 15/5,Ngân hàng Nhà nước Việt Namcho biết sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu bán vàng miếng SJC vào 9 giờ 30 phút ngày 16/5. Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng.
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiếnđấu thầukhông đổi so với các phiên đấu thầu trước đó là 16.800 lượng vàng miếng SJC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức sản xuất. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng.Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc đợt này là 87,5 triệu đồng/lượng, giảm so vớigiá tham chiếumà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra phiên trước đó (88 triệu đồng/lượng), thấp hơn so với giá đấu thành công thấp nhất (87,72 triệu đồng/lượng) phiên đấu thầu trước đó.Cũng theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mức giá này chỉ để phục vụ việc tính đặt cọc, với tỷ lệ đặt cọc 10%.Tin liên quanBộ Công an kiến nghị khẩn trương xây dựng cơ chế can thiệp thị trường vàngNgoài ra, khối lượng đấu thầu tối thiểu mỗi thành viên được phép đấu thầu trong phiên tới vẫn là 5 lô (tương đương 500 lượng), khối lượng tối đa 40 lô (4.000 lượng). Bước giá dự thầu là 10.000 đồng/lượng, bước khối lượng dự thầu là 1 lô (100 lượng). Mỗi thành viên dự thầu chỉ được đăng ký một mức giá tối thiểu bằng hoặc cao hơn giá sàn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.Trước đó ngày 14/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng miếng SJC cho 8 đơn vị trúng thầu, giá trúng thầu cao nhất 87,73 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất 87,72 triệu đồng/lượng.Như vậy, sau 3 phiên đấu thầu thành công, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cung ứng ra thị trường 14.900 lượng vàng miếng SJC.
https://nhandan.vn/tiep-tuc-dau-thau-vang-gia-tham-chieu-giam-ve-875-trieu-dongluong-post809428.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:33", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "vàng miếng SJC", "đấu thầu vàng", "giá vàng", "thị trường vàng" ] }
Thị trường kim loại biến động mạnh trong ngày họp FED
NDO -Kết thúc ngày giao dịch 12/6, tất cả các mặt hàngkim loạiđồng loạt tăng giá. Đối với kim loại quý, cả giá bạc và giá bạch kim đều trải qua phiên biến động mạnh khi thị trường đón nhận hai dữ kiện kinh tế quan trọng, bao gồm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ và quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Chốt ngày,giá bạctăng 3,54% lên 30,26 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,26% lên 971 USD/ounce.Theo dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 5, chỉ số CPI lõi của Mỹ tăng 3,3% so cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,2% so tháng trước, cả hai con số này đều thấp hơn so dự báo và giảm nhẹ so tháng 4. Điều này cho thấy lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến, đồng thời gây áp lực lên đồng Dollar Mỹ. Sau báo cáo, đồng USD lao dốc mạnh với chỉ số Dollar Index giảm từ 105,08 điểm xuống còn 104,2 điểm. Giá bạc và giá bạch kim cũng đồng loạt tăng vọt sau đó.Tuy nhiên, cuối phiên tối, động thái cứng rắn từFEDđã gây áp lực lên nhóm kim loại quý, kéo giá bạch kim thu hẹp mức tăng xuống chỉ còn khoảng 1% và giá bạc tăng 3,5%. Cụ thể, theo kết quả cuộc họp lãi suất tháng 6, FED đã ấn định một lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, ít hơn so dự báo trong cuộc họp hồi tháng 3 là ba lần cắt giảm.Đối với kim loại cơ bản, nhờ sự suy yếu của đồng USD sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát thấp hơn dự kiến, các mặt hàng kim loại công nghiệp cũng được hỗ trợ đáng kể. Chốt ngày, giá đồng COMEX phục hồi 1,26%.Bên cạnh đó, lo ngại nguồn cung đồng thiếu hụt cũng giúp củng cố lực mua đồng trong phiên. Theo dữ liệu từ Ủy ban đồng Chile Cochilco, sản lượng đồng của Codelco, nhà cung cấp đồng lớn nhất thế giới, chỉ đạt 86.700 tấn trong tháng 4, mức thấp nhất trong gần 18 năm. Trước đó, dữ liệu từ Cochilco cũng cho thấy sản lượng đồng Chile, quốc gia khai thác đồng lớn nhất thế giới, đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm, với khoảng 405.600 tấn trong tháng 4.Tương tự, rủi ro nguồn cung gián đoạn cũng giúp giá niken LME phục hồi sau 3 phiên giảm liên tiếp, kết phiên với mức tăng 1,36% lên 18.061 USD/tấn.Theo Reuters, tình trạng bất ổn xã hội vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc tại New Caledonia của Pháp, quốc gia chiếm 6% nguồn cung niken toàn cầu. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp sản xuất niken tại đây và khiến hoạt động sản xuất niken bị đình trệ.Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trườnghàng hóa nguyên liệuthế giới trong ngày giao dịch hôm qua 12/6. Nhiều mặt hàng tăng mạnh hỗ trợ chỉ số MXV-Index chốt ngày tăng gần 1% lên 2.315 điểm, chấm dứt chuỗi giằng co, đồng thời đạt mức cao nhất trong 1 tuần.
https://nhandan.vn/thi-truong-kim-loai-bien-dong-manh-trong-ngay-hop-fed-post814059.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:33", "tags": [ "FED", "lãi suất", "thị trường kim loại", "giá bạc" ] }
Gỡ vướng các dự án giao thông chậm tiến độ ở Dung Quất
Tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), trong khi nhiều tuyến đường bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng thì các dự án giao thông quan trọng lại triển khai ì ạch, kéo dài nhiều năm vẫn chưa hoàn thành, ảnh hưởng lớn đến vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu đi lại của người dân, làm giảm lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh.
Thời điểm này, mặc dù thời tiết khá thuận lợi để thi công nhưng trên công trường các dự án giao thông tại Khu kinh tế Dung Quất, khung cảnh lại im ắng, đìu hiu, thậm chí, có dự án vắng bóng công nhân, thiết bị xe máy và ngưng trệ hoàn toàn.Nhiều tuyến đường dang dởNhững năm qua, tỉnh Quảng Ngãi ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Nhiều dự án do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư đã được triển khai, nhưng đều gặp nhiều vướng mắc, thi công dang dở, gây lãng phí.Cụ thể, đối với tuyến đường trục chính (Tuyến số 1) thuộc dự án kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn, di dân, tái định cư, neo đậu tàu thuyền-đập Cà Ninh có chiều dài khoảng 1,8 km, đến nay đã thảm nhựa bê-tông gần xong toàn tuyến, nhưng do vướng 1/2 mặt cắt đoạn đường dài khoảng 200m, cho nên suốt nhiều năm qua vẫn chưa thể hoàn thành. Tương tự là tuyến đường trục vào khu công nghiệp phía đông Dung Quất (Tuyến số 6) - trục giao thông quan trọng nhằm khai phá tiềm năng, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng đất ven biển Dung Quất - được khởi công xây dựng vào năm 2017, với quy mô chiều dài mặt đường hơn 700m và cầu dài gần 170m, tổng vốn đầu tư 239,4 tỷ đồng.Đến nay, dự án đã hoàn thành công tác đắp đất nền đường và cắm bấc thấm, đạt khoảng 80% khối lượng, song đoạn đầu tuyến dài khoảng 135m vẫn còn vướng mặt bằng, cho nên tuyến đường chưa thể hoàn thiện. Riêng phần cầu đã hoàn thành thi công phần mố, trụ cầu và lao dầm hai nhịp, tuy nhiên, hai nhịp còn lại chưa thể triển khai thi công do vượt qua tuyến ống dẫn dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các bên liên quan chưa có phương án bảo đảm an toàn cho tuyến ống.Dự án tuyến đường liên cảng Dung Quất 1 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát huy thế mạnh của cảng biển nước sâu Dung Quất, hỗ trợ các nhà đầu tư công nghiệp nặng, luyện cán thép và phụ trợ xuất nhập hàng hóa, thiết bị song cũng trong tình trạng tương tự. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 146,8 tỷ đồng, được chia thành hai giai đoạn.Giai đoạn 1 gồm hai đoạn tuyến được khởi công xây dựng vào năm 2016 nhưng mới chỉ hoàn thành, đưa vào sử dụng Đoạn tuyến 1 với chiều dài hơn 500m. Riêng Đoạn tuyến 2, dù chỉ dài gần 300m song mới thi công được 130m thì vướng mặt bằng, không thể tiếp tục.Bức xúc nhất là tuyến đường giao thông trục chính nối trung tâm phía bắc và phía nam đô thị Vạn Tường dài hơn 9,6 km, tổng vốn đầu tư hơn 397,7 tỷ đồng, khởi công xây dựng từ năm 2015, dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2018, kỳ vọng tạo không gian đô thị Vạn Tường khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, sau năm lần điều chỉnh, trải qua hơn 10 năm thi công và nhiều đời lãnh đạo ban quản lý, đến nay, giá trị xây lắp của dự án mới chỉ đạt 84%, phía bên phải tuyến đường vẫn còn nham nhở.Đáng lo ngại, đoạn đầu tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt về Khu đô thị Vạn Tường dài hơn 1,9 km với sáu làn xe đã hoàn thành, nhưng lại vướng một hộ dân chưa thể giải tỏa (khoảng 100m), do đó, vị trí này trở thành nút thắt cổ chai, gây nguy cơ mất an toàn giao thông.Khẩn trương tháo gỡ nút thắtTheo ông Võ Nguyên Đạt, Phó Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi, nguyên nhân dẫn đến bốn dự án giao thông quan trọng tại Khu kinh tế Dung Quất đều thi công cầm chừng, kéo dài nhiều năm là do mặt bằng bàn giao theo kiểu “xôi đỗ”, khiến các tuyến đường đều nằm trong tình trạng dang dở.Kiểm tra thực tế hiện trường các dự án nêu trên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền nhấn mạnh, đây là những công trình quan trọng và cấp thiết, phục vụ việc đi lại thuận tiện, an toàn cho người dân trong vùng và vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nhất là đối với Khu kinh tế Dung Quất.Tuy nhiên, việc các dự án triển khai ì ạch suốt nhiều năm qua, thậm chí có dự án đã thi công hơn 10 năm vẫn chưa xong, đã làm giảm hiệu quả nguồn lực đầu tư và ảnh hưởng lớn đến việc kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào Dung Quất. Nút thắt chính là vướng mắc công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, trong khi đó việc phối hợp giữa chủ đầu tư và các đơn vị, địa phương liên quan chưa chặt chẽ, làm không đến nơi đến chốn, chưa tập trung xử lý những vướng mắc một cách thấu đáo và dứt điểm.Theo đồng chí Trần Phước Hiền, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi là phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các đơn vị, địa phương liên quan tập trung vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ để đẩy mạnh hơn nữa công tác giải phóng mặt bằng.Cụ thể, Ban Quản lý cần phân tích những điểm nghẽn của các dự án gắn với việc làm rõ từng trường hợp, vướng mắc cụ thể về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; đồng thời công khai, minh bạch phương án bồi thường để người dân biết và đồng thuận di dời nhà cửa, vật kiến trúc, nhường đất cho việc xây dựng công trình; vận dụng tối đa cơ chế, chính sách để người dân được hưởng lợi cao nhất trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bảo đảm đúng quy định, nhưng cũng cần có các biện pháp mạnh đối với những trường hợp cố tình cản trở công tác giải phóng mặt bằng, thi công dự án. Đối với những trường hợp cần thực hiện theo cơ chế đặc biệt, chủ đầu tư phối hợp huyện Bình Sơn đề xuất cụ thể để tỉnh xem xét, xử lý.“Các dự án này đã kéo dài quá lâu không những gây bức xúc trong nhân dân mà còn là rào cản quá trình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất, để lại hình ảnh không đẹp trong mắt nhà đầu tư. Do vậy, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung tháo gỡ từng nút thắt, xử lý rốt ráo các bất cập để sớm đưa các công trình giao thông vào sử dụng”, đồng chí Trần Phước Hiền khẳng định.
https://nhandan.vn/go-vuong-cac-du-an-giao-thong-cham-tien-do-o-dung-quat-post808839.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:33", "tags": [ "Khu kinh tế Dung Quất", "Cảng Dung Quất 1", "Dung Quất", "Khu đô thị Vạn Tường", "Cà Ninh", "Đường trục", "Ống dẫn dầu" ] }
Hành trình chinh phục bầu trời của Đoàn bay 919
NDO -Cách đây 65 năm, đúng vào Ngày Quốc tế Lao động 1/5/1959, tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Trung đoàn Không quân vận tải 919, đơn vị bay vận tải quân sự-hàng không dân dụng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được thành lập. Đây cũng là đơn vị tiền thân củaĐoàn bay 919thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) hiện nay.
Trong 65 năm phát triển, những phi công của Đoàn bay 919 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững truyền thống hào hùng, hiện thực hóa khát khao chinh phục bầu trời, vươn tầm thế giới; đồng thời là lực lượng dự bị tin cậy trong những tình huống quốc phòng, an ninh của Tổ quốc.Những kỷ niệm không quênTại chương trình giao lưu với chủ đề: “Hành trình chinh phục bầu trời" do báo Quân đội nhân dân tổ chức ngày 23/4, ông Trần Hữu Thọ hiện đang nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên sĩ quan dẫn đường của một trong các tổ bay Ilyushin 14 (IL-14), là lớp phi công thế hệ thứ hai của Đoàn bay 919 đã chia sẻ nhiều kỷ niệm xúc động về những năm tháng khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong chuyện kể về hành trình chinh phục bầu trời những ngày tháng sinh tử ấy, ông đã nhiều lần rơi nước mắt.Các đại biểu tham gia tọa đàm.Năm 1968, trong một trận xuất kích, bay trên khu vực Khe Sanh (Quảng Trị)-vĩ tuyến 17 quê nhà, qua cửa kính máy bay, ông cảm thấy hết sức đau xót khi khung cảnh làng mạc phía dưới bị bom đạn kẻ thù tàn phá.Trong tiếng động cơ nổ vang rền, lòng ông trào dâng niềm xúc động, nhớ đến bố mẹ nơi quê hương, lòng thầm nói: “Mẹ ơi, trên đầu mẹ là máy bay của chúng con, không phải máy bay địch. Giờ con đã trưởng thành, về đây chiến đấu trả thù cho bố mẹ, cho quê hương!”Trong giai đoạn năm 1965-1967, những phi công quân sự như ông Thọ liên tục thực hiện các chuyến bay thả dù, chi viện biên giới cho Lào, có chuyến vào miền nam. Nhiều chuyến bay thả hàng cứu trợ, ông Thọ phải điều khiển máy bay với khoảng cách rất gần mặt đất và căn chỉnh làm sao để thả hàng không bị quá xa khu vực người dân sinh sống.Ông Trần Hữu Thọ xúc động kể lại những kỷ niệm không quên trong đời phi công quân sự.“Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời phi công quân sự của tôi là dịp Tết năm 1967, lúc hoàn thành nhiệm vụ, bay trở về đơn vị đúng vào thời khắc giao thừa thì tôi và đồng đội bất ngờ được nhận quà của Bác Hồ gửi tặng, động viên, gồm có bánh mứt, bó hoa và một lá thư trong đó có bài thơ xuân của Bác”, ông Thọ cảm động rưng rưng.Ông Phạm Huy Vận, nguyên Phó Đoàn trưởng Đoàn bay 919, lớp phi công thứ 3 của Trung đoàn Không quân vận tải 919 cũng chia sẻ những nỗi vất vả, khó khăn trong quá trình học, chiến đấu và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.Lúc ấy, nước ta đang trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ. Lớp đào tạo phi công khóa đó phải học tại nhà dân hoặc đình chùa. Có những trận đánh, phía Mỹ nhiều lần rải bom trúng vào nhà dân, các học viên vừa học vừa phải sơ tán, tìm chỗ trú ẩn tránh bom là thường xuyên.Tin liên quanNhững kỷ niệm khó phai của Đoàn bay 919“Đặc biệt, những mô hình học về bay không có, khi bay chúng tôi phải nhớ lại những lời huấn luyện của phi công đi trước mà thực hành theo. Những phi công lớp trước trở thành giáo viên đào tạo lại cho phi công lớp sau. Có điều chắc chắn là thế hệ phi công lớp trước chúng tôi chưa từng qua lớp sư phạm nào, cũng không có giáo trình, chỉ truyền đạt lại bằng kinh nghiệm bay của chính bản thân, nhưng tất cả chúng tôi đều hoàn thành nhiệm vụ”, ông Vận khẳng định.Trong quá trình bay, lớp phi công như ông Vận gặp vô vàn khó khăn thử thách mà có lẽ hiện nay thế hệ phi công cũng không thể biết hoặc nghĩ tới. Những phi công quân sự giai đoạn đó gặp phải rất nhiều tình huống bất ngờ, chưa được huấn luyện nhưng vẫn phải vượt qua. Khi đối mặt với khoảnh khắc sinh tử, phi công phải hết sức bình tĩnh, linh hoạt để xử lý.Ông Phạm Huy Vận, nguyên Phó Đoàn trưởng Đoàn bay 919.“Ngày ấy, khoa học công nghệ chưa phát triển, dòng máy bay cường kích Il-2 của Liên Xô chế tạo rất thô sơ, không có điều hòa, nhà vệ sinh. Bay càng cao thì tác động của nhiệt độ bên ngoài càng lớn, giá lạnh và ảnh hưởng áp suất. Có lúc đang bay, vô tình chạm tay vào cửa máy bay mà tôi có cảm giác như bị điện giật vì quá lạnh. Do không có radar dẫn đường, máy bay không tránh được đám mây, cứ mặc nhiên chui vào, nhìn ra thấy ánh sáng ở đâu thì điều khiển bay ra khỏi đám mây. Thậm chí, có lần đang bay, tự dưng tôi không nghe tiếng nổ động cơ, nhìn ra ngoài thấy cánh quạt đứng yên, mới biết vì lạnh quá nên động cơ bị chết, máy bay chỉ bay theo quán tính. Trong giây lát, tôi nhớ lại cách “mồi” của động cơ khi trời lạnh không nổ được, xử lý bằng cách cầm vào cần ga mồi nhẹ để kích nổ trở lại cho động cơ”, ông Vận chia sẻ.Với quyết tâm học tập, vượt qua mọi khó khăn, ông Vận cùng các học viên khác đã hoàn thành khoá học vào năm 1968. Là hoa tiêu dẫn đường nên khi tốt nghiệp, ông có thể bay tất cả các máy bay mà Trung đoàn 919 có. Một vài năm sau, các học viên khóa đào tạo của ông cũng được cử đi huấn luyện bay thêm ở Séc.Màu cờ, sắc áo hàng khôngNăm 1989, ngành hàng không dân dụng Việt Nam có sự chuyển đổi cơ chế quan trọng, tách khỏi quân đội, chuyển sang trực thuộc Chính phủ. Ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam trên cơ sở Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam.Theo cơ chế mới, Đoàn bay 919 trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đây cũng là bước ngoặt chuyển đổi quan trọng của hoạt động kinh doanh vận tải hàng không phục vụ phát triển kinh tế đất nước.Đội ngũ phi công của Đoàn bay 919liên tục được đào tạo, chuyển loại, cập nhật kiến thức để nhanh chóng làm chủ công nghệ mới“Chúng tôi cảm thấy rất tự hào trong cuộc đời vì giai đoạn đầu tiên được mặc bộ quân phục của không quân quân đội nhân dân Việt Nam. Giai đoạn 2, khi chuyển sang hàng không dân dụng, phi công quân sự lại mặc bộ sắc phục mang màu cờ sắc áo của hàng không Việt Nam. Được phục vụ cho ngành hàng không non trẻ nhưng cũng là bộ mặt của đất nước là niềm hạnh phúc vô bờ bến của chúng tôi!” ông Vận không giấu được niềm tự hào.Theo ông Vận, trong quá trình lịch sử phát triển và hình thành, hãng hàng không Vietnam Airlines đã mạnh mẽ áp dụng chuyển đổi công nghệ mới khi tiếp cận những dòng máy bay tiên tiến, hiện đại. Đây là bước ngoặt thể hiện quyết tâm cao, quyết sách đúng để đi đúng hướng trong hoạt động kinh tế và hội nhập.Ông Tô Ngọc Giang, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, Đoàn trưởng Đoàn bay 919 cho biết, trong suốt quá trình 30 năm phát triển của Vietnam Airlines, Đoàn bay 919 luôn được đánh giá là đơn vị nòng cốt, then chốt trong các hoạt của Tổng Công ty.Ông Tô Ngọc Giang, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, Đoàn trưởng Đoàn bay 919.“Đoàn bay 919 đã nhận và đưa vào khai thác các dòng máy bay hiện đại nhất của Vietnam Airlines trong từng thời kỳ như A320, B777, A330, đến nay là B787 và A350. Đoàn bay cũng đảm nhận những chuyến bay chở khách, chuyên cơ, bảo đảm chỉ số đúng giờ cao cũng góp phần lớn vào nâng cao chất lượng dịch vụ” ,ông Giang nói.Phi công Đoàn bay 919 cũng tham gia các nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, dân sinh như thực hiện các chuyến bay giải cứu lao động Lybia, bay thẳng vào vùng dịch Covid-19 để sơ tán công dân Việt Nam về nước,… Hiện tại, các phi công Đoàn bay 919 vẫn giữ được chất lính, phẩm chất Anh bộ đội cụ Hồ, giữ vững “màu cờ, sắc áo” hàng không.Tin liên quanViệt Nam đủ năng lực đào tạo phi công ngay năm nayThiếu tướng Bùi Tố Việt, Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân cho biết, Trung đoàn không quân năm xưa, nay là Đoàn bay 919 đã trở thành nòng cốt của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, xây dựng nên Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, rất có uy tín, vị thế trong bản đồ hàng không thế giới.Theo Thiếu tướng Bùi Tố Việt, Đoàn bay 919 là bộ phận không thể tách rời, không thể thiếu trong hội nhập, đối ngoại quốc tế, là cầu nối quảng bá văn hóa, đất nước con người Việt Nam ra thế giới, đóng góp hiệu quả, to lớn trong sự phát triển kinh tế đất nước.“Về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, Đoàn bay 919 là lực lượng dự bị hùng hậu, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, lực lượng dự bị được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng”, Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân nhấn mạnh.Phát triển nguồn nhân lực là hành trình kéo dài không ngừng nghỉ, không chỉ riêng cho Đoàn bay 919 mà còn của hãng hàng không Vietnam Airlines.Đối với ngành hàng không dân dụng Việt Nam, Đoàn bay 919 là nơi cung cấp nhiều thế hệ phi công Việt Nam cho hàng không nước nhà. Họ là những sứ giả đưa Việt Nam kết nối với bạn bè thế giới cũng như góp phần thúc đẩy giao thương, văn hoá, chính trị qua những chuyến bay.Đơn vị cũng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh khi có tình huống, cũng như đồng hành cùng cả nước trước thiên tai, dịch họa với những chuyến bay đặc biệt. Đoàn bay 919 xứng đáng là niềm tự hào của Vietnam Airlines và ngành hàng không dân dụng Việt Nam.Tại chương trình, nhiều phi công trẻ của Vietnam Airlines bày tỏ sự khâm phục, ngưỡng mộ và biết rõ hơn về sự mất mát, hy sinh to lớn của thế hệ trước để có được Đoàn bay hiện nay và cam kết phấn đấu với tinh thần quyết tâm cao, chăm chỉ rèn luyện, vượt qua khó khăn, thách thức để trở thành phi công có bản lĩnh vững vàng, vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật, phát huy hơn nữa truyền thống lịch sử hào hùng của Đoàn bay 919.
https://nhandan.vn/hanh-trinh-chinh-phuc-bau-troi-cua-doan-bay-919-post806122.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Đoàn bay 919", "Vietnam Airlines", "hàng không Việt Nam" ] }
Từ ngày 3/6, Agribank bán vàng trực tiếp đến người dân
NDO -Ngày 30/5, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết: Agribank sẵn sàng bắt đầu cung ứng vàng cho người dân từ ngày 3/6, trước mắt sẽ tổ chức thực hiện tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng: Về phía Agribank, với lợi thế mạng lưới giao dịch rộng khắp, Agribank đã triển khai đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể sẵn sàng bắt đầucung ứng vàngcho người dân từ ngày 03/6.“Trước mắt, chúng tôi sẽ tổ chức thực hiện tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và theo dõi diễn biến thị trường để tiếp tục triển khai mở rộng hơn, bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường”, ông Phạm Toàn Vương cho biết.Cũng theo Tổng Giám đốc Agribank, bước đầu ngân hàng sẽ triển khai bán vàng cho các cá nhân có nhu cầu. “Về cơ bản, các thủ tục sẽ rất thuận tiện, đơn giản, tuy nhiên khách hàng cũng cần lưu ý các thủ tục liên quan đến định danh của cá nhân và tuân thủ một số quy định giao dịch, thanh toán hợp pháp về hóa đơn và phòng chống rửa tiền”, ông Phạm Toàn Vượng lưu ý.Theo đó, việc xuất hóa đơn, thanh toán qua tài khoản, giúp khẳng định được giao dịch hợp pháp, cũng là khẳng định quyền sở hữu của người mua; đồng thời điều này cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được các giao dịch, lượng vàng luân chuyển trong cá nhân, tổ chức và các đơn vị được phép kinh doanh vàng.“Với chức trách của ngân hàng thương mại, chúng tôibảo đảm cung ứngnhu cầu hợp pháp của người dân. Về giá bán, chúng tôi tham gia vào thị trường để bán vàng, không vì mục đích lợi nhuận mà quan trọng nhất là thực hiện mục tiêu giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế so với hiện nay”, đại diện lãnh đạo Agribank chia sẻ.
https://nhandan.vn/tu-ngay-36-agribank-ban-vang-truc-tiep-den-nguoi-dan-post811858.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "Agribank", "thị trường vàng", "vàng miếng SJC", "giá vàng" ] }
Giá dầu lấy lại đà tăng khi nguồn cung có dấu hiệu thu hẹp
NDO -Kết thúc ngày giao dịch 23/4, giá dầu thế giới lấy lại đà tăng khi nguồn cung của một số quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới có dấu hiệu thu hẹp. Ngoài ra, đồng USD hạ nhiệt sau dữ liệu kinh tế kém sắc của Mỹ cũng đã thúc đẩy lực mua dầu thô do chi phí bớt đắt đỏ hơn. Chốt phiên, giá dầu WTI tăng 1,78% lên 83,36 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,63% lên 88,42 USD/thùng.
Giá dầuđã giảm hơn 1 USD/thùng vào đầu phiên do căng thẳng giảm bớt giữa Israel và Iran, cùng với những lo ngại dai dẳng về nhu cầu từ nhà nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc. Tuy nhiên, đà tăng mạnh quay trở lại vào nửa sau phiên giao dịch, khi nguồn cung của một số nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu cho thấy sự eo hẹp.Cụ thể, Nga đã xuất khẩu khoảng 3,45 triệu thùng/ngày bằng đường biển trong tuần kết thúc ngày 21/4, giảm 500.000 thùng/ngày do lưu lượng xuất khẩu qua cảng Novorossiysk trên Biển Đen hạn chế. Mức trung bình 4 tuần ổn định ở ngưỡng 3,66 triệu thùng/ngày, con số được cho là phù hợp với mức mục tiêu xuất khẩu trong tháng 4 mà nước này đề ra với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+).Sự suy giảm trong hoạt động xuất khẩu dầu của Nga là hệ quả của những cuộc xung đột làm ảnh hưởng tới năng lực lọc dầu, từ đó đã hỗ trợ cho giá trong phiên.Thêm vào đó, xuất khẩu của 4 loại dầu thô chính của nhà sản xuất hàng đầu châu Phi, Nigeria trong tháng 6 dự kiến đạt trung bình 620.800 thùng/ngày, giảm khoảng 100.000 thùng/ngày so với ước tính trong tháng 5, theo tính toán sơ bộ của Reuters.Về yếu tố vĩ mô, S&P Global báo cáo chỉ số quản lý mua hàng PMI sản xuất của Mỹ trong tháng 4 chỉ ghi nhận mức 49,9 điểm, so với dự báo 52 điểm, phản ánh sự thu hẹp trong hoạt động các nhà máy. Điều này có thể thúc đẩy kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất, kéo đồng USD hạ nhiệt và từ đó thúc đẩy lực mua dầu thô được giao dịch với chi phí bớt đắt đỏ hơn.Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, báo cáo từ Viện dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thương mại Mỹ giảm 3,23 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 19/4, sau 2 tuần tăng trước đó. Tồn kho xăng cũng giảm gần 600.000 thùng, phản ánh tiêu thụ có dấu hiệu tích cực, đã củng cố đà tăng cho giá dầu vào cuối phiên giao dịch.Số liệu từ Sở Giao dịchHàng hóaViệt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (23/4). Sắc xanh phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng, trong khi đó, sắc đỏ áp đảo trên nhóm nguyên liệu công nghiệp và kim loại. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index biến động không đáng kể, giảm nhẹ về 2.319 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 6.100 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư tiếp tục tập trung ở nhóm năng lượng và kim loại, chiếm đến 73% tổng khối lượng giao dịch của toàn thị trường.
https://nhandan.vn/gia-dau-lay-lai-da-tang-khi-nguon-cung-co-dau-hieu-thu-hep-post806197.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giá dầu", "MXV-Index", "giá dầu tăng", "giá dầu hồi phục", "thị trường hàng hóa" ] }
Khởi động dự án thúc đẩy bình đẳng giới GREAT 2 Lào Cai
NDO -Sáng 8/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phối hợp Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Lễ khởi động Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai (Dự án GREAT 2 Lào Cai).
Tham gia lễ khởi động có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnhLào Cai, Trưởng ban Chỉ đạo dự án GREAT tỉnh Lào Cai; bà Cherie Anne Russell, Tham tán hợp tác phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, đồng Trưởng ban Chỉ đạo dự án GREAT 2 tỉnh Lào Cai; đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố vùng dự án…Dự ánThúc đẩy bình đẳng giớithông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch (GREAT) được tài trợ bởi Chính phủ Australia, triển khai từ năm 2017-2027 trên địa bàn tỉnh Lào Cai và tỉnh Sơn La với tổng giá trị viện trợ 67,4 triệu đô la Úc. Đây là dự án nhằm nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai và tỉnh Sơn La.Giai đoạn 1 của dự án từ năm 2018-2022 được triển khai với nhiều hoạt động đã giúp 6.819 phụ nữ Lào Cai tăng thu nhập; 1.568 phụ nữ có việc làm mới, 86% phụ nữ tham gia dự án cảm thấy tự tin hơn; huy động 3,14 triệu USD đầu tư tư nhân vào lĩnh vực nông nghiệp và du lịch…Tại tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2 của dự án được triển khai từ 2022-2027 tại hầu hết các huyện, thị xã và thành phố với tổng vốn đầu tư hơn 244 tỷ đồng, trong đó vốn ODA không hoàn lại từ Chính phủ Australia là hơn 236 tỷ đồng.Trọng tâm của dự án là phát triển hệ thống thị trường các ngành hàng nông nghiệp, tăng cường các năng lực ngành du lịch, qua đó gia tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Dự kiến, hơn 14.000 phụ nữ, 70% là phụ nữ dân tộc thiểu số đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai sẽ hưởng lợi từ Dự án GREAT 2 Lào Cai.Dự án được kỳ vọng giúp nâng cao thu nhập, sự tham gia vào các hoạt động kinh tế-xã hội, vị thế và sự tự tin của người phụ nữ trong gia đình, cộng đồng và môi trường sản xuất, kinh doanh. Thông qua dự án, góp phần hỗ trợ tỉnh Lào Cai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và chiến lược bình đẳng giới của Việt Nam.Đến thời điểm hiện tại, mọi việc về công tác chuẩn bị cho Dự án GREAT 2 Lào Cai đã được thực hiện xong, tỉnh Lào Cai cam kết sẽ triển khai các hoạt động của dự án ngay sau lễ công bố và khởi động dự án.
https://nhandan.vn/khoi-dong-du-an-thuc-day-binh-dang-gioi-great-2-lao-cai-post808404.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "dự án GREAT 2 Lào Cai", "bình đẳng giới", "Thúc đẩy bình đẳng giới" ] }
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do chưa trình phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
NDO -Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, bộ hiện đang thực hiện đúng theo quy định của pháp luật khi chưa trình phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Theo quy định hiện nay, với những người có người phụ thuộc, thu nhập từ 17 triệu đồng/tháng trở lên mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào Kỳ họp tháng 10/2025Tại phiên thảo luận củaQuốc hộichiều 29/5, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu liên quan vấn đề chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.Bộ trưởng cho biết, thuế thu nhập cá nhân bắt đầu có hiệu lực từ năm 2009. Tại thời điểm đó, mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm) áp dụng với bản thân người nộp thuế và mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.Khi Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2013, mức giảm trừ gia cảnh là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm), mỗi người phụ thuộc có mức giảm trừ 3,6 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, luật bổ sung thêm quy định khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.Đến năm 2020, Quốc hội có Nghị quyết 954 quy định mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.Theo Bộ trưởng Phớc, theo quy định hiện nay, với những người có người phụ thuộc, thu nhập từ 17 triệu đồng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Người có 2 người phụ thuộc thì có thu nhập trên 22 triệu đồng mới phải nộp thuế thu nhập.Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 29/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)“Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân hiện nay là 4,96 triệu đồng. Như vậy để nộp thuế là 11 triệu đồng thì cao hơn mức thu nhập bình quân là 2,2 lần. Trong khi trên thế giới là dưới 1 lần”, Bộ trưởng Tài chính lý giải lý do tại sao chưa trình điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, CPI năm 2023 chỉ tăng 3,25%, năm 2022 tăng 3,15%, năm 2021 tăng 1,84%…, trong khi theo luật thì CPI phải biến động trên 20% thì mới tăng mức giảm trừ gia cảnh.“Điều này có nghĩa Bộ Tài chính đang thực hiện đúng luật”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.Tin liên quanĐại biểu Quốc hội đề nghị sớm sửa đổi quy định về mức giảm trừ gia cảnhTrước đó vào sáng nay, theođại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn), cử tri cho rằng mức giảm trừ gia cảnh, nhất là mức giảm trừ với người phụ thuộc (4,4 triệu đồng/tháng) là quá lạc hậu và cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm mà không nên chờ đến 2 năm (đến năm 2026) mới được thông qua như đề xuất.Tiếp thu ý kiến đại biểu về vấn đề điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, Bộ trưởng Phớc cho biết, hiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa vào chương trình xây dựng pháp luật, tức sẽ sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào Kỳ họp tháng 10/2025, thông qua vào Kỳ họp tháng 5/2026.“Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sẽ làm ngay trong năm nay để thông qua vào tháng 5/2026 thì Bộ Tài chính sẽ chấp hành, xin ý kiến đại biểu Quốc hội, nhân dân để đưa ra các quy định phù hợp”, Bộ trưởng nêu rõ.Sẽ có phương án mới giảm chênh lệch giá vàng vào tuần sauThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Cũng tại phiên họp chiều nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã có giải trình, làm rõ thêm về các vấn đề liên quan thị trường vàng.Phát biểu tại hội trường, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, giá vàng tăng cao và biến động là biến động chung của các nước trên thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Trong nước, giá vàng diễn biến phức tạp và cũng diễn biến cùng chiều với giá vàng thế giới. Tuy nhiên, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế nới rộng và đặc biệt là giá vàng SJC.Trước bối cảnh đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm và có nhiều chỉ đạo quyết liệt cả Ngân hàng Nhà nước cũng như các bộ, ngành phải thực hiện chức năng theo quy định tại Nghị định 24 để có thể thu hẹp về chênh lệch giá vàng.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho rằng, việc thu hẹp chênh lệch giá vàng là một nhiệm vụ thách thức, bởi chúng ta thực hiện trong điều kiện giá vàng quốc tế vẫn liên tục tăng cao và phức tạp.Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện tăng cung vàng ra thị trường và thời gian vừa qua thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, qua 9 phiên đấu thầu, chênh lệch giá giảm không được như kỳ vọng.Do đó, Ngân hàng Nhà nước đãdừng đấu thầuđể đánh giá tình hình và tìm ra các nguyên nhân cũng như xây dựng phương án mới để triển khai trong tuần tới, nhằm giảm chênh lệch giá vàng trong thời gian tới, đi đôi với minh bạch hóa các giao dịch của thị trường vàng.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)“Chính phủ cũng chỉ đạo quyết liệt ở các bộ, ngành phải phối hợp từ tất cả các khâu để tăng cường minh bạch các giao dịch thị trường vàng và Ngân hàng Nhà nước đã quyết định lập Đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra toàn diện về mọi mặt, từ hóa đơn, chứng từ, các giao dịch về phòng, chống rửa tiền liên quan đến các giao dịch về vàng”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ.Liên quan đến các kết quả đạt được mà các đại biểu Quốc hội nêu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, trong 5 tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô và tiền tệ tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, có một số vấn đề mà Chính phủ đang quyết liệt quan tâm chỉ đạo.Về tỷ giá, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, nhiều đồng tiền trong khu vực mất giá ở mức độ tương đối cao. Trong môi trường kinh tế thế giới biến động như hiện nay, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, tỷ giá có lúc tăng lúc giảm là điều hết sức bình thường. Chính phủ đã chỉ đạo phải ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã theo dõi rất sát. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp cùng thực hiện các giải pháp, chính sách để điều tiết tiền tệ và thực hiện can thiệp để bảo đảm nguồn ngoại tệ hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu, phục vụ sản xuất trong nước.Với sự phát triển quay trở lại của sản xuất và tăng xuất khẩu trong thời gian tới, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, điều này sẽ hỗ trợ cho cung-cầu ngoại tệ. Nhiều dự báo cho thấy, tỷ giá vào cuối năm nay sẽ được hạ nhiệt và Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để các doanh nghiệp yên tâm vấn đề điều hành của Chính phủ.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngĐối với vấn đề tín dụng thấp, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đây cũng là vấn đề được đề cập ở nhiều kỳ họp trước và xu hướng tăng trưởng tín dụng thấp không chỉ ở Việt Nam mà đây là xu hướng chung của thế giới khi các nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt các thành viên của Chính phủ, trong đó có Ngân hàng Nhà nước thực hiện rất nhiều các giải pháp để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng chỉ rõ, tín dụng tăng thấp có rất nhiều nguyên nhân đó là vấn đề đầu ra cả về xuất khẩu và đầu ra ở trong nước. Các lĩnh vực có vốn vay lớn như thị trường bất động sản hiện nay đang gặp khó khăn về yếu tố pháp lý và Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, thành lập các Tổ công tác để hướng dẫn các địa phương giải quyết.Chính phủ vừa qua đã tăng cường chỉ đạo việc thúc đẩy đầu tư công và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, qua đó sẽ tác động lan tỏa dòng tiền đối với doanh nghiệp và từ đó sẽ kích hoạt tín dụng của hệ thống ngân hàng.Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng nhiều lần báo cáo và kiến nghị với 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có giải pháp tăng cường như bảo lãnh các doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng, qua đó sẽ thúc đẩy tín dụng cao hơn.
https://nhandan.vn/bo-truong-tai-chinh-neu-ly-do-chua-trinh-phuong-an-dieu-chinh-muc-giam-tru-gia-canh-post811703.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Giảm trừ gia cảnh", "Ngân hàng Nhà nước", "Luật Thuế thu nhập cá nhân", "chênh lệch giá vàng", "Quốc hội" ] }
CPI bốn tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân bốn tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
Sáng 29/4, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và bốn tháng đầu năm 2024. So với tháng trước,CPItháng 4/2024 tăng 0,07% (khu vực thành thị tăng 0,07%; khu vực nông thôn tăng 0,08%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, 3 nhóm hàng giảm giá.Cụ thể, chỉ số giá nhóm giao thông tháng 4/2024 tăng mạnh nhất trong các nhóm hàng, tăng 1,95% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,19 điểm phần trăm, chủ yếu do: Giá xăng trong nước tăng 4,78% tác động làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm; giá dầu diezen tăng 2,01% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.Phí học bằng lái xe tăng 0,26%; giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,47%; dịch vụ trông giữ xe tăng 1,09% do nhu cầu cao. Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 10,42%; đường thủy tăng 0,06%; đường bộ tăng 0,13%; xe buýt tăng 0,21% và taxi tăng 0,56% do giá xăng dầu tăng.Trong khi đó, chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 4/2024 giảm mạnh nhất trong các nhóm hàng, giảm 2,93% so với tháng trước, góp phần giảm CPI chung 0,18 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 3,32%.Tin liên quanNỗ lực bình ổn giá, kích cầu tiêu dùngNguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, theo đó một số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 4 tăng 4,4%. Trong đó, chỉ số giá nhóm hàng giáo dục tháng 4/2024 tăng cao nhất trong các nhóm hàng, tăng 8,31% làm CPI chung tăng 0,51 điểm phần trăm do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.Đứng thứ 2 là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,44%, làm CPI chung tăng 0,4 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.Nhóm giao thông tăng 4,24% làm CPI chung tăng 0,41 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giao thông công cộng tăng 49,75%, bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 4,81%; xăng dầu tăng 5,32%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,94% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm.Riêng chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông tháng 4/2024 giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm.
https://nhandan.vn/cpi-bon-thang-dau-nam-2024-tang-393-so-voi-cung-ky-nam-truoc-post807099.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "CPI", "Tổng cục Thống kê", "dịch vụ y tế", "giao thông" ] }
Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh, đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục
NDO -Theo Báo cáo mới nhất về Xu hướng nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý I/2024, Việt Nam ghi nhận nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu tăng 12%, với tổng nhu cầu tiêu dùng tăng 6% so cùng kỳ năm 2023.
Ghi nhận tại thị trường vàng trong nước, sau khi tăng 800.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 600.000 đồng/lượng ở chiều bán trong ngày 6/5,giá vàngSJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng 7/5 tiếp tục tăng 1 triệu đồng/lượng, hiện niêm yết lần lượt ở mức 85,3-87,52 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Mức giá này đã vượt xa kỷ lục 86,5 triệu đồng vừa lập được chiều hôm trước.Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên ngày 6/5 tại Mỹ tăng 22,2 USD lên 2.324 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng 7/5, giá vàng đảo chiều giảm nhẹ 1,6 USD xuống quanh mốc 2.323 USD/ounce.Các ngân hàng trung ương tích cực mua thêm vàngBáo cáo về Xu hướng nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý 1/2024 cho thấy tổng nhu cầu vàng toàn cầu (bao gồm lượng mua vào của thị trường phi tập trung OTC) tăng 3% so cùng kỳ năm 2023 lên 1.238 tấn, đánh dấu quý 1 tăng mạnh nhất kể từ năm 2016. Không tính thị trường OTC, nhu cầu vàng giảm 5% xuống còn 1.102 tấn trong quý 1 so cùng kỳ năm 2023. Việt Nam ghi nhận nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu tăng 12%, với tổng nhu cầu tiêu dùng tăng 6% so cùng kỳ năm 2023.Sự đầu tư vàng mạnh mẽ từ thị trường OTC , sức mua liên tục của ngân hàng trung ương và sự gia tăng mua vàng từ các khách hàng Châu Á đã đẩy giá vàng trung bình hàng quý lên mức cao kỷ lục là 2.070 USD/ounce—cao hơn 10% so cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 5% so cùng kỳ quý trước.Các ngân hàng trung ương tích cực mua thêm vàng, bổ sung thêm 290 tấn vàng vào kho dự trữ trong quý 1. Hoạt động mua vào liên tục và với khối lượng lớn của khối ngân hàng chính thống nhấn mạnh tầm quan trọng của vàng trong danh mục tài sản dự trữ quốc tế trong bối cảnh thị trường nhiều biến động và rủi ro gia tăng.Ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng Trung ương Toàn cầu tại Hội đồng Vàng Thế giới cho biết: “Đồng nội tệ mất giá là chủ đề phổ biến ở các thị trường ASEAN khi chúng tôi theo dõi các khía cạnh trong Xu hướng Nhu cầu Vàng. Điều này thúc đẩy nhu cầu tìm đến vàng như một kênh lưu trữ an toàn/bảo toàn tài sản, cũng như thu hút các nhà đầu tư nhờ có được lợi nhuận cao nhất theo giá vàng địa phương”.Dòng vốn tiếp tục chảy ra khỏi các quỹ giao dịch hoán đổi vàng (ETF), dẫn đầu là ở Bắc Mỹ và châu Âu với lượng vàng mà các quỹ ETF nắm giữ trên toàn cầu giảm 114 tấn, nhưng được bù đắp một phần bởi dòng vốn chảy vào các sản phẩm niêm yết ở châu Á. Trung Quốc tạo ra phần lớn sự gia tăng đó nhờ sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư đối với vàng khi đồng nội tệ suy yếu và thị trường chứng khoán trong nước hoạt động kém.Ngoài ra, nhu cầu về vàng trong lĩnh vực công nghệ đã phục hồi 10% so cùng kỳ năm ngoái nhờ sự bùng nổ của AI trong lĩnh vực điện tử.Về nguồn cung, sản lượng khai thác vàng tăng 4% so cùng kỳ năm 2023 lên 893 tấn - mức kỷ lục trong quý 1. Vàng tái chế cũng đạt mức cao nhất kể từ quý 3/2020, tăng 12% so cùng kỳ lên 351 tấn, do một số nhà đầu tư nhận thấy mức giá cao là cơ hội tốt để thu lợi nhuận.Nhu cầu đầu tư vàng miếng của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽCũng theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong quý 1 kể từ năm 2015. Các nhà đầu tư trong nước bị thu hút bởi diễn biến tăng vọt của giá vàng trong quý 1, đặc biệt khi đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng cao - được dự báo sẽ thúc đẩy lạm phát - và đồng nội tệ mất giá so với đồng USD. Mức chênh lệch giá đối với vàng miếng đã đạt mức kỷ lục là 650 USD/ounce.“Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã nới lỏng các hạn chế về nguồn cung, đồng thờiNgân hàng Nhà nướccó kế hoạch tiếp tục tổ chức đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường vào cuối tháng 4”, nội dung Báo cáo nêu rõ.Giá vàng miếng SJC ngày 7/5 "bốc đầu" lên đỉnh 87,5 triệu đồng/lượng.Nhu cầu vàng trang sức trên toàn cầu vẫn ổn định bất chấp mức giá cao kỷ lục, chỉ giảm 2% so cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu vàng trang sức ở Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đều có mức giảm tương tự nhau trong quý 1, giảm 10-12% do đợt tăng giá vàng vào cuối quý 1 đã làm hạn chế nhu cầu mua trong tháng 3.“Nhu cầu vàng trang sức tại Việt Nam trong quý 1 ghi nhận mức sụt giảm lần thứ 5 liên tiếp, giảm hơn 10% xuống còn 4 tấn, được ghi nhận là quý 1 có nhu cầu thấp nhất kể từ năm 2015. Bất chấp nhu cầu bùng nổ trong tháng 2 vào dịp Tết Nguyên Đán và Ngày Thần Tài, nhu cầu vàng trang sức vẫn bị chi phối mạnh do giá vàng tăng cao”, ông Shaokai Fan cho biết thêm.Trong khi đó, theo bà Louise Street, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Hội đồng Vàng Thế giới: “Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại kể từ tháng 3, bất chấp những trở ngại phổ biến là giá đồng USD cao và lãi suất đang cho thấy là “càng ngày càng tăng”.Một số yếu tố góp phần đẩy giá vàng tăng vọt gần đây bao gồm sự gia tăng rủi ro về địa chính trị và sự bất ổn kinh tế vĩ mô đang diễn ra thúc đẩy nhu cầu tìm đến vàng như tài sản lưu trữ an toàn. Ngoài ra, nhu cầu mua vàng liên tục và ồ ạt từ các ngân hàng trung ương, sự đầu tư mạnh mẽ của thị trường OTC và lượng vàng mua ròng trên thị trường phái sinh đều góp phần đẩy giá vàng tăng cao.“Thật thú vị khi chúng ta đang chứng kiến xu hướng thay đổi hành vi của các nhà đầu tư ở phương Đông và phương Tây. Thông thường, các nhà đầu tư ở thị trường phương Đông nhanh nhạy hơn về giá, chờ đợi giá vàng giảm để mua, trong khi các nhà đầu tư phương Tây trước đây bị thu hút bởi giá vàng tăng, có xu hướng mua khi giá lên cao. Trong quý 1, chúng tôi nhận thấy những vai trò đó bị đảo ngược khi nhu cầu đầu tư tại các thị trường như Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên đáng kể khi giá vàng tăng vọt”, bà Louise Street nhận định.Đồng thời, bà Louise Street cho biết: “Năm 2024 sẽ mang đến lợi nhuận từ đầu tư vàng cao hơn so với kỳ vọng của chúng tôi ở thời điểm đầu năm dựa trên hiệu suất đầu tư gần đây của vàng. Nếu giá vàng đi ngang trong những tháng tới, một số người mua nhạy bén về giá sẽ tái tham gia thị trường và các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tìm đến vàng như một tài sản lưu trữ an toàn trong khi chờ đợi các thông tin rõ ràng hơn về việc cắt giảm lãi suất và các kết quả bầu cử”.
https://nhandan.vn/nhu-cau-vang-tai-viet-nam-van-tang-manh-day-gia-vang-tang-cao-ky-luc-post808251.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "Hội đồng Vàng Thế giới", "đấu thầu vàng", "giá vàng", "vàng miếng SJC" ] }
Phấn đấu đưa các công trình quản lý bay trọng điểm về đích vượt tiến độ
NDO -Ngày 27/4,Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM)cho biết, VATM phát động cao điểm thi đua với liên danh các nhà thầu, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ các dự án quản lý bay trọng điểm, đưa công trình sớm về đích.
Các đơn vị đã ký giao ước, cam kết hoàn thành đổ bê-tông thân Đài Kiểm soát không lưu Long Thành đến Cos +84,705m trước ngày 20/6/2024; hoàn thành thi công phần kết cấu bê-tông, cất nóc nhà điều hành dự án Trung tâm Kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh - ATCC/HCM trước ngày 2/9/2024.Theo đánh giá của Phó Tổng giám đốc VATM Nguyễn Đình Công, dự án thành phần 2 “Các công trình phục vụ quản lý bay” thuộc dự án “Cảng Hàng không quốc tế Long Thành Trung tâm Kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh giai đoạn 1” và dự án ATCC/HCM là các công trình trọng điểm được Tổng công ty hết sức quan tâm và luôn chỉ đạo sát sao công tác triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ các hạng mục để dự phòng cho thời gian dự kiến bị ảnh hưởng do mùa mưa tại khu vực phía nam.Phó Tổng giám đốc VATM Nguyễn Đình Công chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ các hạng mục công trình trọng điểm.“Đây là giai đoạn then chốt trong tiến độ thực hiện 2 dự án, các đơn vị cần quyết tâm hoàn thành vượt tiến độ các hạng mục. Lãnh đạo các nhà thầu cần sát sao, thường xuyên có mặt tại công trường chỉ đạo, tạo khí thế thi đua; tư vấn giám sát phải bám sát hiện trường, đôn đốc nhà thầu triển khai đúng kế hoạch, kỹ thuật dự án”, ông Nguyễn Đình Công yêu cầu.Hiện nay, dự án thành phần 2 "Các công trình phục vụ quản lý bay" Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đã hoàn thành đổ bê-tông thân Đài Kiểm soát không lưu đến Cos +66,555m. Trên công trường, nhà thầu huy động gần 200 kỹ sư, công nhân và máy móc, thiết bị làm việc liên tục.Ban Quản lý dự án Long Thành đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ các hạng mục, đặc biệt là tháp chỉ huy, phấn đấu hoàn thành phần thô tháp chỉ huy trong năm 2024. Các mốc thi đua hoàn thành đổ bê-tông thân Đài Kiểm soát không lưu đến Cos +75,580m trước ngày 19/5/2024; hoàn thành đổ bê-tông thân Đài đến Cos +84,705m trước ngày 20/6/2024.Công trường thi công dự án thành phần 2 "Các công trình phục vụ quản lý bay" Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.Công trình Trung tâm Kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh - ATCC/HCM được khởi công ngày 15/2/2024, thực hiện theo lệnh khẩn cấp, có áp lực rất lớn về mặt tiến độ từ dự án “Cảng hàng không quốc tế Long Thành”. Hiện tại, hàng loạt gói thầu thiết bị chuyên ngành quản lý bay đang được VATM lựa chọn nhà thầu. Gói thầu số 9 “Thi công xây dựng công trình” đang được các nhà thầu trong Liên danh AP gấp rút triển khai đồng bộ các hạng mục trên công trường.Tin liên quanPhấn đấu vượt tiến độ 2 dự án quản lý bay trọng điểmSau 70 ngày khởi công, công trình đã triển khai thực hiện vượt tiến độ, Ban Quản lý dự án ATCC/HCM và các nhà thầu cam kết triển khai bảo đảm hoàn thành đồng bộ với các hạng mục chính của công trình; hoàn thành phần kết cấu sàn Cos 0.00m vào ngày 20/6/2024, vượt 23 ngày so kế hoạch; hoàn thành cất nóc công trình vào ngày 2/9/2024, vượt 24 ngày so kế hoạch được giao.Hai dự án trên của VATM đều là dự án trọng điểm quốc gia mang tầm chiến lược, có tính chất đặc biệt quan trọng. Các dự án góp phần nâng cao năng lực dịch vụ điều hành bay của VATM; đặc biệt Trung tâm ATCC/HCM bảo đảm cung cấp dịch vụ kiểm soát tiếp cận cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 hoàn thành vào cuối năm 2025.Việc sớm đưa 2 công trình vào khai thác sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đồng thời khắc phục tình trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất.Ban Quản lý dự án Long Thành đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ các hạng mục, đặc biệt là tháp chỉ huy, phấn đấu hoàn thành phần thô tháp chỉ huy trong năm 2024.Lãnh đạo VATM đã chỉ đạo chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Long Thành, ATCC/HCM tạo mọi điều kiện, cơ chế bảo đảm thuận lợi tối đa trong khuôn khổ pháp luật cho phép, trên tinh thần đồng hành, giải toả mọi áp lực tài chính cho nhà thầu, để tạo điều kiện huy động tăng cường nhân lực, máy móc và vật tư vật liệu đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công.Nhà thầu thi công, tư vấn giám sát phát huy tính sáng tạo, kinh nghiệm để tổ chức thi công hợp lý, tăng năng suất, hiệu quả lao động, huy động tối đa nhân lực, vật lực, nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phấn đấu đưa công trình vào sử dụng theo tiến độ kế hoạch.
https://nhandan.vn/phan-dau-dua-cac-cong-trinh-quan-ly-bay-trong-diem-ve-dich-vuot-tien-do-post806903.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "ATCC/HCM", "VATM", "Tháp chỉ huy", "Trung tâm ATCC/HCM", "Đài kiểm soát không lưu", "Kết cấu bê tông", "Tư vấn giám sát", "Cảng Hàng không quốc tế Long Thành", "Đài Kiểm soát không lưu Long Thành" ] }
Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng
Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.
Lũy kế tổng thu 4 tháng đầu năm ước đạt 640.298 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng lưu ý số thu nội địa ước đạt 144.600 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ.Trong 4 tháng qua, có 13/20 khoản thu, sắc thuế đạt khá (hơn 40%), có 25/63 địa phương tiến độ thực hiện dự toán đạt khá (hơn 40%); tuy nhiên, vẫn còn 9/63 địa phương có số thu thấp hơn cùng kỳ năm trước.Triển khai quyết liệt hóa đơn điện tửTính đến cuối tháng 4/2024, cơ quan thuế đã ban hành 5.580 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) với tổng số tiền thuế hoàn 39.440 tỷ đồng; bằng 23,1% so với dự toán hoàn thuế GTGT năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.Cơ quan thuế đã thực hiện được 10.501 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 15,8% kế hoạch năm 2024 và bằng 86% so với cùng kỳ; kiểm tra được 98.330 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách đạt 1.704 tỷ đồng, bằng 56,8% số tăng thu qua thanh tra, kiểm tra. Tổng số tiền thu nợ thuế trong tháng 4 ước đạt 5.200 tỷ đồng, lũy kế tính đến cuối tháng 4 ước thu được 32.068 tỷ đồng.Đây là kết quả đáng khích lệ của ngành thuế, qua việc xác định ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ sống còn.Về triển khai hóa đơn điện tử, tính từ khi triển khai đến hết tháng 4 vừa qua, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,5 tỷ hóa đơn, trong đó hơn 2 tỷ hóa đơn có mã và hơn 5,4 tỷ hóa đơn không mã.Về triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có gần 53.500 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng, đạt số lượng hơn 328,6 triệu hóa đơn. Việc triển khai xuất hóa đơn theo từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, đến nay, cả nước có gần 16 nghìn cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, đạt 100% tổng số cửa hàng.Tổng cục Thuế đã yêu cầu các Cục thuế địa phương tiếp tục lên kế hoạch cụ thể kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, cùng với tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận và hợp tác đồng hành của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.Đại diện lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, ngành thuế cũng phối hợp với các đơn vị cung cấp giải pháp về thiết bị cột bơm, về hóa đơn điện tử để hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nghiên cứu, nâng cấp giải pháp kết nối tự động, thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng và kết nối với cơ quan thuế theo quy định phù hợp với mô hình kinh doanh, thực tế hoạt động của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, tiến hành phân tích, đánh giá doanh thu, chi phí, nguồn hàng,... kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn nói riêng và quản lý thuế nói chung, nhất là các doanh nghiệp chưa kết nối tự động phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng và kết nối với cơ quan thuế, trên cơ sở đó rà soát, bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp này ngay trong quý II.Thí điểm nhiều phương thức quản lý thuếGần đây, Tổng cục Thuế đã mạnh dạn đề xuất và thực hiện thí điểm nhiều phương thức quản lý thuế mới, nhất là quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Ngành thuế đã tiếp cận hoạt động thương mại điện tử theo các nền tảng có hoạt động thương mại điện tử để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tăng khá: năm 2022 doanh thu quản lý thuế là 3,1 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp 83 nghìn tỷ đồng; năm 2023, doanh thu quản lý lên 3,5 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp 97 nghìn tỷ đồng.Việc triển khai dịch vụ đăng ký, nộp thuế điện tử qua ứng dụng Etax Mobile cũng đạt kết quả khả quan. Từ khi triển khai ứng dụng đến nay, đã có 963.217 lượt tải về và cài đặt, sử dụng ứng dụng, số giao dịch qua ngân hàng thương mại đạt gần 1,5 triệu giao dịch với tổng số tiền đã nộp thành công hơn 3.500 tỷ đồng.Về vận hành cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, hiện đã có 94 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký và được cấp mã số thuế, tăng 9 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký mới so với tháng trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm, Tổng cục Thuế đã thu được khoảng 3.900 tỷ đồng từ cổng thông tin này.Trong tháng 5, ngành thuế sẽ tiếp tục theo dõi sát sao và đánh giá chính xác, toàn diện tình hình kinh tế trong nước và thế giới; phân tích, nhận định những tác động từ chính sách tài khóa, tiền tệ mà các nước thực hiện đến sức khỏe doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước để nhận diện sớm rủi ro, kịp thời tham mưu kịch bản, giải pháp chủ động trong điều hành thu ngân sách nhà nước năm 2024.“Ngành tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý thuế, thực hiện tốt các gói hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế sẽ chủ động rà soát, đánh giá, tham mưu xây dựng các gói hỗ trợ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô-tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước,... để hỗ trợ doanh nghiệp”, đại diện lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định.Riêng công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, cơ quan thuế sẽ thực hiện các chuyên đề chống thất thu trong các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế như giao dịch liên kết, chuyển nhượng vốn, thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, hoàn thuế giá trị gia tăng, gian lận sử dụng hóa đơn điện tử, khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh theo chuỗi, cho thuê nhà, kinh doanh dịch vụ,...
https://nhandan.vn/so-thu-thue-noi-dia-tiep-tuc-tang-post809750.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "thuế nội địa", "gân sách nhà nước", "Tổng cục Thuế" ] }
Giá dầu hồi phục, kim loại tăng giảm trái chiều
NDO -Giá dầu tăng hơn 1% trong phiên sáng nay (28/5) do lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) tiếp tục hạn chế sản lượng.
Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, ngày hôm qua (27/5), các Sở Giao dịch Mỹ đóng cửa nghỉ lễ. Theo đó, nhóm nông sản và phần lớn các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp ngừng giao dịch. Trong khi đó, thị trường năng lượng và kim loại đóng cửa sớm phiên ngày 27/5.Giá đóng cửa của các mặt hàng trong nhóm trên các sàn giao dịch quốc tế sẽ được tính toán sau phiên hôm nay (28/5). Tuy nhiên, tính tới 1 giờ 30 sáng 28/5, lực mua chiếm ưu thế, hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,2% lên 2.350 điểm.Giá dầu hồi phục trước thềm cuộc họp OPEC+Tính tới 1 giờ 30 phút sáng 28/5, giá dầu WTI tăng trên 1% lên mức 78,60 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,19% lên 83,10 USD/thùng.Thị trường hiện đang dồn sự chú ý đến cuộc họp sắp tới củaOPEC+, diễn ra trực tuyến vào ngày 2/6. Hãng tin Reuters trích dẫn các nguồn tin của OPEC+ cho biết, việc gia hạn cắt giảm sản lượng 2,2 triệu thùng/ngày là kết quả có thể xảy ra trong cuộc họp. Các nhà giao dịch thường có tâm lý đầu cơ trước thềm cuộc họp bởi lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung khi OPEC+ tiếp tục hạn chế sản lượng. Điều này đã kéogiá dầutiếp đà phục hồi trong phiên.Ngoài ra, Ngân hàng Goldman Sachs mới đây đã nâng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2030 và dự kiến ​​mức tiêu thụ sẽ đạt đỉnh vào năm 2034 do khả năng sử dụng xe điện chậm lại, khiến các nhà máy lọc dầu hoạt động ở công suất cao hơn mức trung bình cho đến cuối thập kỷ này.Yếu tố vĩ mô có tín hiệu tích cực hơn cũng đã thúc đẩy dầu thô tăng giá. Cụ thể, Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, trong tháng 4, lợi nhuận công nghiệp tại các công ty quy mô lớn của Trung Quốc tăng trở lại ở mức 4% so cùng kỳ năm ngoái. Trong 4 tháng đầu năm, lợi nhuận tăng 4,3% so cùng kỳ năm ngoái. Đà phục hồi kinh tế của quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới đã hỗ trợ cho triển vọng tiêu thụ dầu thô.Đối với Mỹ, khảo sát của Bloomberg cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE lõi tháng 4 của Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích củaCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), dự kiến tăng 0,2% so tháng trước, đánh dấu mức tăng nhỏ nhất từ đầu năm đến nay. Đây có thể sẽ là bước đệm cho kế hoạch cắt giảm lãi suất của FED, nhằm tránh đưa nền kinh tế “hạ cánh cứng”.Giá kim loại diễn biến trái chiềuNhóm các mặt hàngkim loạigiao dịch trên Sở LME đóng cửa nghỉ lễ trong ngày 27/5. Trong khi đó, các mặt hàng còn lại diễn biến trái chiều. Đối với kim loại quý,giá bạcvà giá bạch kim phục hồi trong sắc xanh nhờ sức ép vĩ mô được xoa dịu phần nào. Tính đến 1 giờ 30 phút sáng 28/5, giá bạc tăng hơn 4% lên 31,8 USD/ounce, giá bạch kim tăng khoảng 2,4% lên 1.064 USD/ounce.Củng cố cho kỳ vọng hạ lãi suất vào cuối năm, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo, FED có 2 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, lần đầu tiên là vào tháng 9, phù hợp với kỳ vọng hiện tại của thị trường. Đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo dự kiến sẽ rơi vào tháng 12. Sức ép vĩ mô giảm bớt đã kéo lực mua bạc và bạch kim quay lại thị trường trong phiên hôm qua.Đối với kim loại cơ bản, tính đến 1 giờ 30 phút sáng 28/5, giá đồng COMEX tăng gần 2% sau dữ liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc củng cố cho triển vọng tiêu thụ. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), nhờ xuất khẩu tăng mạnh và nhu cầu trong nước cải thiện, lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 4% so cùng kỳ năm ngoái trong tháng 4, phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm 3,5% của tháng 3.Hơn nữa, dự báo lạc quan của các chuyên gia trong ngành cũng giúp kích thích lực mua đồng trong phiên. Theo Financial Times, nhà quản lý quỹ phòng hộ Pierre Andurand cho rằng giá đồng có thể tăng lên 40.000 USD/tấn (18,18 USD/pound) trong vòng 4 năm tới, do nhu cầu đồng dự kiến tăng gấp đôi do quá trình điện khí hóa.Ở chiều ngược lại, giá quặng sắt giảm 1,25% xuống 119,3 USD/tấn, do nguồn cung dư thừa trong khi tiêu thụ còn yếu. Tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ sắt thép lớn nhất thế giới, hoạt động xây dựng bước vào mùa thấp điểm do thời tiết nắng nóng sẽ làm hạn chế nhu cầu sắt thép. Trong khi đó, tồn kho quặng sắt tại Trung Quốc tiếp tục tăng, hiện ở mức 144 triệu tấn.
https://nhandan.vn/gia-dau-hoi-phuc-kim-loai-tang-giam-trai-chieu-post811432.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "giá dầu", "OPEC+", "FED", "kim loại", "giá bạc" ] }
Giá vàng ngày 19/6: Vàng miếng SJC đứng yên 2 tuần liên tiếp
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(19/6) tăng lên 2.330 USD/ounce sau khi báo cáo mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ yếu hơn dự kiến. Trong nước, giá vàng miếng SJC đứng yên ngày thứ 14 liên tiếp, giao dịch ở mức 76,98 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tăng nhẹ theo giá thế giới lên 75 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng trong nước đang chứng kiến chuỗi ngày gần như "bất động" trong bối cảnh ngân hàng Nhà nước đang quyết tâm bình ổn thị trường, kiểm soát mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp.Tại thời điểm 10 giờ 30 phút ngày 19/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 75,3 triệu đồng/lượng mua vào và 76,98 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 1,68 triệu đồng/lượng.Giá vàng miếng SJCkéo dài chuỗi ngày đi ngang 2 tuần liên tiếp, niêm yết mua vào-bán ra ở mức 74,98-76,98 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ 30 phút ngày 19/6.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới được rút ngắn xuống khoảng 5-6 triệu đồng/lượng; vàng miếng chỉ còn đắt hơn vàng nhẫn 2 triệu đồng.Giá vàng nhẫnSJC 9999 tăng nhẹ 100.000 đồng so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 73,4 triệu đồng/lượng, bán ra 75 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,45 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,1 triệu đồng/lượng, cao hơn lần lượt 150.000 đồng và 200.000 đồng so kết phiên trước đó.Tính đến 10 giờ 30 phút ngày 19/6 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới tiếp tục tăng 9,3 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.327,6 USD/ounce.Giá vàng thế giới tăng nhẹ khi những dữ liệu công bố tuần trước cho thấy nền kinh tế Mỹ có những dấu hiệu suy yếu, làm tăng kỳ vọng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất trong tương lai.Báo cáo doanh số bán lẻ của Mỹ công bố sáng nay cho thấy, doanh số bán lẻ của quốc gia này đã tăng 0,1% so tháng trước, thấp hơn kỳ vọng 0,2% của các chuyên gia.Dữ liệu kinh tế ảm đạm đã củng cố hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, điều này khiến đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm, qua đó, hỗ trợ giá vàng tăng trở lại.Trả lời phỏng vấn với chuyên trang về vàng Kitco News, Giám đốc Chiến lược Tài sản Thực của US Bank John LaForge cho biết, người tiêu dùng ở châu Á, đặc biệt là người mua tại Trung Quốc và Ấn Độ chính là động lực quan trọng cho thị trường vàng, hỗ trợ giá cả ở mức gần kỷ lục.Ông LaForge nói: “Nếu bạn là người tiêu dùng Ấn Độ, tính từ đầu năm đến nay, vàng của bạn đã đắt hơn 30%. Những gì chúng tôi nhận thấy là người tiêu dùng vẫn không ngừng mua vàng, họ chỉ là điều chỉnh tốc độ mua ít hơn một chút. Vì thế, tôi cho rằng, kim loại quý có khả năng sẽ tăng giá trong 6 tháng tới”.Sáng nay, Chỉ số USD-Index giảm nhẹ xuống 105,29 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức 4,219%; chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm; giá dầu tiếp đà tăng hơn 1%, lên mức 84,12 USD/thùng đối với dầu Brent và 79,61 USD/thùng đối với dầu WTI trong bối cảnh tiêu thụ xăng dầu mùa hè tăng mạnh tại Mỹ và báo cáo bán lẻ của Trung Quốc tốt hơn dự kiến.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-196-vang-mieng-sjc-dung-yen-2-tuan-lien-tiep-post815059.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "giá vàng", "giá vàng hôm nay", "giá vàng 19/6", "vàng miếng SJC đứng yên", "vàng nhẫn tăng" ] }
Quảng Nam sẽ là một tỉnh đi đầu trong cả nước về tháo gỡ “thẻ vàng” IUU
NDO -Ngày 19/6, Đoàn Công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra thực tế và làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnhQuảng Namvề kết quả thực hiện công tácchống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Nam có 6 tàu cá vi phạm ranh giới được phép khai thác thủy sản trên biển. Các cơ quan chức năng đã liên lạc với gia đình tìm mọi cách yêu cầu các tàu quay về vùng biển được phép khai thác của Việt Nam và những tàu vượt ranh giới cho phép khai thác thủy sản đều bị xử lý khi tàu cá cập cảng.Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khảo sát, tìm hiểu về thực hiện công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.Theo hệ thốnggiám sát hành trình tàu cá, từ đầu năm đến nay, có hơn 100 tàu cá từ 15m trở lên mất kết nối trên 6 giờ trên biển và 100% tàu cá mất kết nối tín hiệu VMS trên 6 giờ trên biển đều bị xử lý khi về bờ.Từ đầu năm đến ngày 15/6/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp kiểm tra và xử phạt hành chính 53 vụ vi phạm khai thác IUU, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 1,2 tỷ đồng.Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá cao kết quả đạt được của tỉnh Quảng Nam trong thực hiện công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Quảng Nam là địa phương làm quyết liệt trong việc thực hiện khai thác IUU, đã mạnh tay xử lý với các trường hợp vi phạm.Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam.Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến yêu cầu, tỉnh Quảng Nam tập trung xử lý quản lý tàu cá, giám sát tàu cá, nhất là việc 1.084 tàu cá chưa đăng ký; đồng thời, chấp hành nghiêm việc truy xuất nguồn gốc, ghi nhật ký hành trình….Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, thời gian qua, Quảng Nam thực hiện rất tốt công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Nhưng để gỡ “thẻ vàng” thì chưa đạt yêu cầu, cần phải nỗ lực thêm.“Chúng tôi tin tưởng trước khi EC vào thanh tra lần thứ 5, Quảng Nam sẽ là một tỉnh đi đầu trong cả nước về tháo gỡ “thẻ vàng” IUU”, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến kỳ vọng.
https://nhandan.vn/quang-nam-se-la-mot-tinh-di-dau-trong-ca-nuoc-ve-thao-go-the-vang-iuu-post815127.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Quảng Nam", "gỡ thẻ vàng IUU", "khai thác thủy sản" ] }
Xuất khẩu nông sản vững đà tăng trưởng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bốn tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023; giá trị xuất siêu của toàn ngành là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%. Với kết quả này, ngành nông nghiệp đang sẵn sàng vươn tới những kỷ lục mới về xuất khẩu.
Các mặt hàng hiện đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD gồm có: gỗ và sản phẩm gỗ (4,84 tỷ USD, tăng 23,7%); cà-phê (2,57 tỷ USD, tăng 57,9%); gạo 2,08 tỷ USD (tăng 36,5%), rau quả 1,8 tỷ USD (tăng 32,1%); điều 1,16 tỷ USD (tăng 21,2%).Bứt phá về giá bán và kim ngạchSố liệu từ Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, bốn tháng đầu năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản có giá xuất khẩu bình quân tăng cao so với cùng kỳ, như: gạo đạt 644 USD/tấn, tăng 22,2%; cà-phê 3.402 USD/tấn, tăng 49,7%; cao su 1.487 USD/tấn, tăng 6,9%; hạt tiêu 4.214 USD/tấn, tăng 36,4%. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là ba thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 20,1%, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2023; thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% và thị trường Nhật Bản chiếm 6,9%, tăng 9,6%.Là một trong những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng cao ngay từ những tháng đầu năm, ngành rau quả đang trên đà hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 6-6,5 tỷ USD. Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên thông tin: bốn tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt giá trị cao, góp phần quan trọng thúc đẩy ngành hàng tăng trưởng vượt bậc. Riêng quý I/2024, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 759,4 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023; chiếm 59,1% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả. Bên cạnh đó, hàng rau quả cũng được đẩy mạnh xuất khẩu sang các khu vực khác như châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Phi.Đối với ngành hàng cà-phê, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), xuất khẩu cà-phê của Việt Nam trong cả quý II/2024 sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu thế giới tăng cao. Hiện ngành cà-phê Việt Nam được hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh. Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) dự báo, tiêu thụ cà-phê niên vụ 2023/2024 sẽ tăng 2,2% so với niên vụ 2022/2023, đạt 117 triệu bao. Đây là cơ hội cho ngành cà-phê Việt Nam gia tăng xuất khẩu, hướng tới mục tiêu đạt hơn 5 tỷ USD trong năm 2024. Trong quý I/2024, căng thẳng ở Biển Đỏ ảnh hưởng đến khoảng 36% tổng sản lượng cà-phê xuất khẩu toàn cầu, chủ yếu là cà-phê xuất khẩu từ Đông Nam Á. Mặc dù vậy, hiện thị trường xuất khẩu cà-phê của Việt Nam vẫn đang khá rộng mở.Tại Liên minh châu Âu (EU), nhập khẩu cà-phê của khu vực này từ thị trường ngoại khối thời gian qua tuy có giảm nhưng mức nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng. Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu cà-phê Việt Nam của EU đã tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 318 triệu EUR (tương đương 340 triệu USD). Tại Nhật Bản, giá trị xuất khẩu cà-phê của Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng khi hai tháng đầu năm 2024 đạt 82 triệu USD với khối lượng 23,4 nghìn tấn.Kiểm tra gạo Cơm ViệtNam Rice xuất khẩu vào thị trường châu Âu tại Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Hà AnhCùng với rau quả và cà-phê, xuất khẩu gạo cũng vẫn tiếp tục kéo dài đà tăng trưởng từ giữa năm 2023, khi kim ngạch bốn tháng đầu năm 2024 tăng tới 57,9% so với cùng kỳ. Điều đáng nói, giá bán gạo Việt Nam cũng ở mức cao, trung bình gần 650 USD/tấn. Mặt khác, thị trường xuất khẩu gạo cũng dần rộng mở hơn, không chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Malaysia mà đã thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường EU, Mỹ và các thị trường châu Á khác. Đơn cử như tại Singapore, ba tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã lần đầu tiên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường này trong giai đoạn gần đây, đạt kim ngạch khoảng 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, sản phẩm gạo của Việt Nam cũng được đón nhận tích cực từ thị trường châu Âu, châu Mỹ. Năm 2023, giá trị xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường này đạt 64 triệu USD, tăng 50%. Còn tính riêng hai tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu tăng ở mức ấn tượng 238%, đạt 27,8 triệu USD.Tuân thủ quy định là “chìa khóa” tăng trưởngNăm 2024, EU thực hiện nhiều quy định liên quan kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững như: Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); Quy định chống phá rừng (EUDR)... Trong đó, CBAM là công cụ mang tính bước ngoặt của EU nhằm chống rò rỉ carbon, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cập nhật và tuân thủ nếu muốn mở rộng thị phần tại khu vực này. Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco DakLak) cho biết: Cuối tháng 4 vừa qua, Simexco DakLak đã được trao hai chứng nhận của Hiệp hội 4C (tổ chức thực hiện Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà-phê) về hai vùng trồng đáp ứng quy định EUDR của Liên minh châu Âu. Hai vùng trồng có diện tích 9.500 ha, sản lượng hơn 35.000 tấn với gần 8.000 nông dân tham gia. Đây là chứng nhận đầu tiên của Việt Nam và cũng là chứng nhận đầu tiên của thế giới trong lĩnh vực này.Theo Quy định chống mất rừng, EU sẽ cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng, trong đó có cà-phê nếu sản phẩm được sản xuất trên những diện tích có được nhờ phá rừng kể từ năm 2020. Đây là quy định rất ngặt nghèo cho các vùng xuất khẩu cà-phê vào châu Âu. Để duy trì và phát triển tại thị trường EU, hiện Simexco DakLak đang hoàn thiện hồ sơ cấp chứng nhận EUDR cho 5.375 ha trồng cà-phê với 4.597 nông dân tham gia. Đồng thời hợp tác với Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) cập nhật số liệu và triển khai các hoạt động để đạt được chứng nhận EUDR cho 6 vùng sản xuất cà-phê tại thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Năng, huyện Cư M’gar, huyện Cư Kuin, huyện Krông Ana với diện tích 106.000 ha, sản lượng 300.000 tấn và khoảng 82.000 nông dân tham gia.“Tuy nhiên, để đáp ứng các quy định EUDR, các doanh nghiệp phải đầu tư lớn về kinh phí, thu thập lượng lớn dữ liệu và thực hiện hàng loạt các thủ tục pháp lý cần thiết, cho nên không phải doanh nghiệp nào cũng có nguồn lực đủ mạnh để triển khai. Do đó, xuất khẩu cà-phê Việt Nam cũng cần có chiến lược giảm phụ thuộc quá lớn vào thị trường châu Âu. Hiện nay, 60% sản lượng cà-phê xuất khẩu của Việt Nam là vào châu Âu. Theo đó, nên mở rộng xuất khẩu sang các thị trường đang nổi và tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản để gia tăng kim ngạch”, ông Lê Thanh Sơn nhấn mạnh.Nhằm đẩy mạnh tuân thủ các quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản, ngành hàng lúa gạo không chỉ mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất hữu cơ, xây dựng chuỗi giá trị... mà còn tiên phong tập trung vào một phân khúc khó hiện nay là sản xuất lúa giảm phát thải, tiến tới trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bán gạo phát thải thấp. Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng: Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ghi nhận tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây nhưng thực tế trong sản xuất chưa có nhiều vùng chuyên canh lúa tập trung, quy mô lớn; canh tác lúa vẫn thiếu bền vững do người nông dân sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học gây ảnh hưởng đến môi trường, tăng phát thải khí nhà kính.Với mục tiêu giảm 20% chi phí đầu vào sản xuất, đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân khoảng 9.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy trình xử lý và tái chế phụ phẩm, xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp sẽ góp phần nâng cao giá trị toàn chuỗi lúa gạo lên 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%. Đây cũng là lời giải cho bài toán đa dạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, nhất là với những thị trường chất lượng cao, giá cao như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 55 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP 3,5%. Bước chạy đà của những tháng đầu năm 2024 là tín hiệu tích cực cho thấy sự nỗ lực của toàn ngành trên chặng đường hiện thực hóa mục tiêu. Thị trường đã mở, nhu cầu nông, lâm, thủy sản trên toàn cầu được dự báo sẽ còn tăng, thì nâng cao năng lực thực thi các quy định về chất lượng sản phẩm, lao động, môi trường... trong sản xuất và xuất khẩu sẽ giúp nông sản Việt Nam thắng lớn trên thị trường quốc tế.
https://nhandan.vn/xuat-khau-nong-san-vung-da-tang-truong-post810629.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [] }
Giá cà-phê giảm mạnh sau thời gian bị các quỹ đầu cơ làm giá
NDO -Giá cà-phê giảm 35.000 đồng/kg chỉ trong một tuần sau khi chạm đỉnh lịch sử. Tuy nhiên, đà giảm dự kiến sẽ không kéo dài do lo ngại về nguồn cung vẫn còn.
Giá cà-phê đảo chiều từ mức đỉnh lịch sửTrong 4 tháng đầu năm 2024,giá cà-phê Robustatrên Sở Giao dịch Liên lục địa châu Âu (ICE EU) cũng nhưgiá cà-phê nhân xôtại Việt Nam ghi nhận đà tăng ấn tượng. Giá cà-phê Robusta tăng hơn 60%, lên mức cao nhất lịch sử vào ngày 24/4. Tương tự, mức cao nhất từng ghi nhận đối với giá cà-phê tại Việt Nam lên tới 134.400 đồng/kg vào ngày 30/4, cao gấp đôi so ngày đầu năm.Bước ngoặt xuất hiện ngay đầu tháng 5, giá cà-phê tại Việt Nam và Robusta trên Sở ICE quay đầu giảm mạnh từ mức đỉnh lịch sử. Giá cà-phê Robusta đánh mất 18% chỉ trong một tuần giao dịch, về mức thấp nhất trong một tháng. Giá cà-phê tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đồng loạt quay về dưới mốc 100.000 đồng/kg, đánh mất gần 30% so mức đỉnh lịch sử vào cuối tháng 4.Giá cà-phêgiảm chủ yếu do ảnh hưởng từ hoạt động thanh lý của các quỹ đầu cơ, kết hợp cùng sự chuyển hướng tích cực về nguồn cung cà-phê tại một số quốc gia sản xuất lớn.Tại Brazil, quốc gia sản xuất cà-phê Robusta lớn thứ hai thế giới đã bắt đầu đẩy mạnh thu hoạch cà-phê từ đầu tháng 5 nhờ vào sự khô ráo của thời tiết. Trước thông tin này, thị trường đặt kỳ vọng sản lượng mới từ quốc gia Nam Mỹ sẽ bổ sung cho nguồn cung toàn cầu, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà-phê Robusta trong thời gian tới. Trong 3 tháng đầu năm 2024, Brazil đã xuất đi khoảng 2,5 triệu bao cà-phê Robusta, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm trước.Ngoài ra, mưa trái mùa xuất hiện tại vùng trồng cà-phê chính của Việt Nam giúp giải tỏa áp lực thiếu nước tại các vườn cà-phê. Lượng nước được bổ sung góp phần tạo môi trường để cây cà-phê phục hồi sau giai đoạn nắng nóng gay gắt. Điều này cũng giúp thị trường giảm bớt lo ngại về mức độ sụt giảm sản lượng cà-phê vụ 2024-2025 của Việt Nam.Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc MXV.Nhận xét về sự biến động của giá cà-phê thời gian qua, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết: “Sự điều chỉnh của giá cà-phê trong những ngày đầu tháng 5 đã được dự đoán từ trước. Mức giảm mạnh như hiện tại cũng không quá bất ngờ, giá cà-phê đang dần trở về giá trị thực sau thời gian bị các quỹ đầu cơ làm giá”.Yếu tố hỗ trợ giáchưa bị hóa giải hoàn toànDù đà giảm mạnh của giá cà-phê những ngày qua một phần xuất phát từ sự chuyển mình của yếu tố nguồn cung, nhưng thực chất các thông tin cơ bản về cà-phê trên thị trường vẫn thiên hướng hỗ trợ giá, đặc biệt trong dài hạn.Về phía cung, rủi ro nguồn cung tại các quốc gia sản xuất hàng đầu vẫn tồn tại.Tại Việt Nam, mưa đã xuất hiện nhưng sản lượng cà-phê vụ 2024-2025 dự đoán sẽ tiếp tục giảm so niên vụ hiện tại khi quả và cây cà-phê chết khô trước đó không thể phục hồi. Hơn thế, La Nina dự kiến sẽ trở lại thay thế El Nino từ nửa cuối năm nay, gây rủi ro về bão và lũ lụt đúng giai đoạn thu hoạch cuối năm. Kết hợp cùng sản lượng cà-phê còn trong dân ở hiện tại rất thấp, nông dân khó có thể đẩy mạnh bán cà-phê. Nhìn chung tình hìnhnguồn cung cà-phêtại nước ta vẫn còn nhiều khó khăn.Tại Brazil, hoạt động thu hoạch cà-phê Robusta đang diễn ra nhưng giới phân tích bắt đầu hạ dự báo sản lượng cà-phê giàu vị đắng 5-10% so số liệu ban đầu. Trong những ngày đầu vụ 2024-2025, cây cà-phê tại Brazil cũng trải qua những đợt nắng nóng đỉnh điểm, ảnh hưởng lên năng suất cây trồng.Tại Indonesia, quốc gia sản xuất cà-phê Robusta lớn thứ hai châu Á và đứng thứ ba thế giới, hoạt động thu hoạch cà-phê vụ hiện tại đang được hoãn sang tháng 6, thay vì tháng 4 như mọi năm do quả cà-phê chín muộn. Hiện tại, sản lượng quá thấp đang gây áp lực lên hoạt động xuất khẩu cà-phê tại quốc gia này. Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, Indonesia chỉ xuất đi 9.500 tấn cà-phê, chưa bằng 1/3 lượng cà-phê xuất khẩu cùng kỳ năm 2023.Về nhu cầu, tiêu thụ cà-phê Robusta nói chung và cà-phê Việt Nam nói riêng vẫn ở mức cao.Tồn kho cà-phê Robusta tại châu Âu và Mỹ vẫn ở mức thấp so các năm trước. Do đó, các quốc gia có thể tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu cà-phê để bảo đảm nguồn cung trong nước, đặc biệt khi nguồn cung tại các quốc gia xuất khẩu còn nhiều bấp bênh. Tại châu Âu, thị trường nhập khẩu Robusta lớn nhất thế giới, lượng cà-phê Robusta đang lưu trữ tính đến hết tháng 2/2024 chỉ còn 114.117 tấn, giảm tháng thứ 9 liên tiếp, về mức thấp nhất kể từ tháng 1/2020 (thời điểm bắt đầu thống kê theo phân loại cà-phê).Giá còn điều chỉnh giảm nhưng vẫn tiềm ẩn đà tăngNhận định về diễn biến giá trong thời gian tới, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh dự báo:“Giá cà-phê khả năng cao sẽ tiếp tục giảm trong một vài tuần tới, về vùng giá cuối năm 2023, khó có thể duy trì trên 80.00 đồng/kg. Sau đó, giá sẽ phục hồi dần vào cuối năm 2024 do nguồn cung thực tế còn nhiều bấp bênh”.Trong bối cảnh giá xuất hiện các biến động mạnh, việc quan sát kỹ lưỡng các thông tin cơ bản trên thị trường là điều quan trọng. Điều này không chỉ giúp ổn định tâm lý trên thị trường và xác định chiến lược mua bán hợp lý.Bên cạnh theo dõi tình hình thị trường trong nước, các nhà đầu tư, thương nhân và nông dân cần theo dõi sát sao hơn diễn biến của thị trường thế giới, đặc biệt là biến động từ các nước sản xuất chính như Brazil và Indonesia.Theo chu kỳ hằng năm, thời điểm từ tháng 5 trở đi, tâm điểm chú ý của thị trường cà-phê thế giới sẽ dịch chuyển dần từ Việt Nam sang Brazil và Indonesia khi hoạt động thu hoạch cà-phê tại các quốc gia này bước vào chính vụ.Những thông tin về tình hình thu hoạch và sản xuất cà-phê tại hai quốc gia trên trong thời điểm này sẽ có tác động trực tiếp lên tình hình giá trên thị trường.Đáng lưu ý, vào ngày 23/05, Cơ quan cung ứng mùa vụ thuộc chính phủ Brazil (CONAB) sẽ công bố báo cáo kết quả khảo sát mùa vụ lần 2, thể hiện những ước tính về nguồn cung cà-phê vụ 2024-2025 tại Brazil. Đây sẽ là thông tin vô cùng quan trọng với những người theo dõi thị trường. Nếu CONAB có những thay đổi lớn trong ước tính mới nhất của mình, diễn biến giá trên thị trường có thể xoay chiều.
https://nhandan.vn/gia-ca-phe-giam-manh-sau-thoi-gian-bi-cac-quy-dau-co-lam-gia-post808536.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "cà-phê Robusta", "cà-phê nhân xô", "giá cà-phê", "nguồn cung cà-phê" ] }
Đầu tư hạ tầng đô thị hiện đại
Nhằm khắc phục hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững trong thời gian tới, các thành phố đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, chú trọng hoàn thiện hệ thống thoát nước đô thị, tăng diện tích cây xanh, đẩy mạnh việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường,…
Theo KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, để đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, công tác quy hoạch, tổ chức không gian đô thị đòi hỏi tầm nhìn tổng thể, lồng ghép được các yêu cầu mới trong phát triển đô thị bền vững trên cả ba khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường và phát triển hài hòa, phù hợp điều kiện tự nhiên.Xây dựng đô thị xanhỦy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch về cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, trong đó sẽ nâng cấp, cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có, xây dựng sáu công viên mới.Giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đã trồng mới 1,6 triệu cây xanh, gồm cây đô thị, cây bóng mát, cây lấy gỗ các loại, vượt xa mục tiêu của chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh. Việc trồng mới nhiều cây xanh tạo thành các dải xanh, không gian xanh, hành lang xanh giúp điều hòa không khí, tăng độ ẩm, hạn chế tiếng ồn, hạn chế ô nhiễm không khí tại Thủ đô.Giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đã trồng mới 1,6 triệu cây xanh, gồm cây đô thị, cây bóng mát, cây lấy gỗ các loại, vượt xa mục tiêu của chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh. Việc trồng mới nhiều cây xanh tạo thành các dải xanh, không gian xanh, hành lang xanh giúp điều hòa không khí, tăng độ ẩm, hạn chế tiếng ồn, hạn chế ô nhiễm không khí tại Thủ đô.Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trồng 10 triệu cây xanh trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đến năm 2030, tăng 450ha diện tích công viên, cây xanh so với năm 2020; chỉ tiêu đất công viên, cây xanh/người dân của thành phố đạt 1m²/người. Trên địa bàn thành phố hiện nay chỉ có hơn 508 ha đất công viên, bình quân 0,55m2/người, thấp hơn nhiều so mục tiêu đất cây xanh khoảng 6,3m2/người.Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào mỗi người dân trồng một cây xanh và huy động nguồn lực, kinh phí, các tổ chức, đoàn thể, các hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.Ngoài ra, khi di dời nhà xưởng gây ô nhiễm trong các khu dân cư, thành phố sẽ điều chỉnh một phần chức năng các khu đất này thành đất xây dựng công viên cây xanh phục vụ cộng đồng; kiểm tra, rà soát, thu hồi diện tích công viên sử dụng sai mục đích, giám sát các chủ đầu tư dự án khu dân cư, khu đô thị thực hiện nghiêm các cam kết xây dựng diện tích công viên cây xanh để không gian sống của cộng đồng dân cư được hài hòa, thân thiện hơn với môi trường.Cùng với đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung phát triển các loại hình giao thông xanh như đường sắt đô thị, xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch.Tổng Giám đốc Metro Hà Nội Vũ Hồng Trường cho biết, đến cuối tháng 10/2022, sau 360 ngày khai thác, đã có gần 7,3 triệu lượt khách sử dụng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Hiện mỗi ngày, tuyến đường sắt đô thị này vận chuyển khoảng 32 nghìn lượt hành khách, trong đó 70% số hành khách sử dụng vé tháng. Cùng với tuyến Cát Linh-Hà Đông, Hà Nội cũng đang gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng để đưa vào khai thác đoạn trên cao (từ Nhổn đến Kim Mã) của tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội vào cuối năm 2022. Hà Nội cũng đang mở rộng mạng lưới các tuyến xe buýt điện.Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội Thái Hồ Phương cho biết, đến nay thành phố có 234 xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, trong đó có 95 xe buýt điện; 139 xe buýt CNG, chiếm 11,8% so với tổng số xe buýt trợ giá.Để Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố xanh, đáng sống và thông minh, cần phải đẩy mạnh tốc độ triển khai các dự án đầu tư, hoàn thành mạng lưới đường sắt theo quy hoạch gồm tám tuyến metro.TS Vũ Anh Tuấn, Trường đại học Việt ĐứcThành phố Hồ Chí Minh cũng đang dồn sức thi công tuyến đường sắt đô thị (metro) số 1 Bến Thành-Suối Tiên, từ Quận 1 đi thành phố Thủ Đức dài 19,7km, phấn đấu khai thác trong năm 2023. Cùng với đó, dự án tuyến metro số 2 Bến Thành-Tham Lương dự kiến sẽ được khởi công sau năm 2024.TS Vũ Anh Tuấn, Trường đại học Việt Đức nhận định: Để Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố xanh, đáng sống và thông minh, cần phải đẩy mạnh tốc độ triển khai các dự án đầu tư, hoàn thành mạng lưới đường sắt theo quy hoạch gồm tám tuyến metro. Mới đây, Sở Giao thông vận tải đã đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên đầu tư thêm sáu tuyến metro từ nay đến 2035, tổng nhu cầu vốn hơn 200.000 tỷ đồng.Khắc phục triệt để úng ngậpTrước diễn biến bất thường, khó lường của thời tiết do biến đổi khí hậu, các thành phố đều tìm giải pháp để khắc phục triệt để tình trạng ngập úng đi kèm xử lý nước thải.Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị giai đoạn 2021-2025, dành gần 53.318 tỷ đồng triển khai các dự án đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị và các dự án thủy lợi. Trong đó, một số dự án được đề xuất ưu tiên đầu tư như: hệ thống thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực hữu Nhuệ; hệ thống thoát nước mưa lưu vực tả Nhuệ; hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, quận Hà Đông...Công ty Thoát nước Hà Nội đã xây dựng ứng dụng HSDC Maps trên điện thoại thông minh giúp người dân Thủ đô nhận biết các tuyến đường bị ngập; lắp hệ thống camera giám sát tại các điểm ngập nặng để kịp thời xử lý sự cố. Ngoài ra, Hà Nội cũng dành hơn 12.250 tỷ đồng triển khai 7 dự án thủy lợi góp phần tiêu thoát nước đô thị.Hiện tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn khu vực đô thị trên địa bàn mới đạt 28,8% (tổng công suất 267.300m3/ngày đêm). Dự kiến, đến năm 2024 khi dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000m3/ngày đêm hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ nâng tổng công suất xử lý nước thải đô thị lên 537.000m3/ngày đêm, đạt 50%.Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021-2025, thành phố triển khai bảy dự án trọng điểm nhằm giải quyết tình hình úng ngập, cải thiện môi trường, trong đó có dự án giải quyết ngập do triều cường, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1); dự án cải tạo hệ thống thoát nước mưa và nước thải (lưu vực Tham Lương-Bến Cát-Nước Lên); dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu lưu vực tây Sài Gòn; dự án cải tạo các trục tiêu thoát nước chính,...Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021-2025, thành phố triển khai bảy dự án trọng điểm nhằm giải quyết tình hình úng ngập, cải thiện môi trường, trong đó có dự án giải quyết ngập do triều cường, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1); dự án cải tạo hệ thống thoát nước mưa và nước thải (lưu vực Tham Lương-Bến Cát-Nước Lên); dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu lưu vực tây Sài Gòn; dự án cải tạo các trục tiêu thoát nước chính,...Tuy nhiên, theo các chuyên gia, về lâu dài, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh nên khuyến khích phát triển đô thị tại khu vực có địa hình cao như Củ Chi, Hóc Môn, dọc quốc lộ 22…; siết chặt và kiểm soát đối với khu vực đô thị hóa có địa hình thấp. Việc phát triển tại các khu vực này cần được thiết kế, quy hoạch hợp lý để loại bỏ những nguyên nhân gây ngập lụt như hiện nay.Chính quyền thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã chỉ đạo các phường, xã rà soát các vị trí, công trình lấn chiếm hành lang chỉ giới suối trên địa bàn; vận động, yêu cầu các tổ chức, cá nhân tháo dỡ công trình vi phạm; huy động lực lượng chức năng và nhân dân khơi thông hệ thống mương, cống thoát nước, thu gom rác, yêu cầu người dân cam kết bỏ rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp đúng nơi quy định.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng Phạm S cho biết, tỉnh sẽ đầu tư xử lý các hồ chứa nước bị bồi lấp; chỉnh trang đô thị, chú trọng tổ chức không gian xanh trong quy hoạch thành phố Đà Lạt; quản lý nhà kính, nhà lưới bài bản, khoa học theo lộ trình. Dự kiến đến năm 2030, không cho tồn tại các nhà kính sản xuất nông nghiệp tại nội đô, chuyển sang các vùng ven Đà Lạt để bảo đảm cảnh quan môi trường và giảm thiểu ngập úng cục bộ.Đối với việc thoát nước của thành phố Đà Nẵng, TS Trần Văn Giải Phóng, người có nhiều năm làm việc cho các tổ chức ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam phân tích: Đà Nẵng có sông Hàn chảy trong lòng thành phố là kênh thoát nước rất hữu hiệu.Đà Nẵng cũng nằm sát biển, cho nên việc đầu tư thoát nước đang ở mức đáp ứng khi lượng mưa không quá 40mm/giờ và kéo dài không quá 6 giờ. Nếu đầu tư để đáp ứng lượng mưa cực lớn như ngày 14/10 vừa qua thì khó khả thi vì kinh phí quá lớn, và trận mưa lớn như vậy có khi phải vài chục năm mới gặp một lần. Vì vậy, trước mắt thành phố vẫn nên thường xuyên nạo vét cống thoát nước, cải tạo, đồng bộ cốt đáy cống thoát nước mưa giữa các khu vực dân cư cũ và mới; cải tạo, mở rộng một số tuyến cống chính xuyên qua các đường phố lớn ra sông Hàn hoặc ra biển.---------------------------------------Tin liên quanXây dựng đô thị thích ứng biến đổi khí hậu
https://nhandan.vn/dau-tu-ha-tang-do-thi-hien-dai-post724900.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "đô thị", "biến đổi khí hậu", "xây dựng", "giao thông" ] }
Nông dân làm nông nghiệp sinh thái
NDO -Không chỉ đem lại lợi nhuận cao cho người trồng, mô hình trồng nho hạ đen phát triển những năm gần đây tại huyện Đan Phượng (thành phố Hà Nội) đã trở thành địa điểm tham quan, check-in nổi tiếng, là tiềm năng to lớn cho sự phát triểnngành nông nghiệp sinh tháiđịa phương.
Hiệu quả kép từ nông nghiệp sinh tháiKhoảng 4 năm trở lại đây, mô hình trồng nho hạ đen được nhiều nông dân tại huyện Đan Phượng lựa chọn nhờ giống nho hợp thổ nhưỡng, cho lợi nhuận kinh tế cao, đồng thời cũng là mô hình du lịch trải nghiệm được nhiều người ưa thích. Còn hơn một tháng nữa mới đến dịp thu hoạch, tuy nhiên nhiều chủ vườn tại đây đã tất bật chăm sóc vườn nho của mình để chuẩn bị đón du khách tới tham quan.Vườn nho của gia đình ông Nguyễn Hữu Vinh (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng) là một trong những vườn nho kết hợp giữa trồng nho và làm du lịch sinh thái. Hiện mọi công việc chăm sóc, cắt tỉa nho đang được gấp rút chuẩn bị để cho ra đời vụ nho mới. Vườn nhà ông Vinh đang có 720m2 trồng nho hạ đen với 200 gốc, sản lượng quả đạt hơn 1 tấn/năm. Một vụ nho tính từ khi ra hoa đến khi kết trái rồi thu hoạch kéo dài 4-5 tháng. Trừ chi phí, mỗi vụ ông thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Nhờ đạt hiệu quả kinh tế cao nên ông Vinh đang mở rộng diện tích trồng lên hơn 1.400m2, tương đương 4 sào Bắc Bộ.Ông Nguyễn Hữu Vinh trong vườn nho của mình..Theo ông Vinh, đặc thù của nho hạ đen là loại cây leo phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do khí hậu miền bắc có một mùa đông lạnh, trong khi cây nho lại chỉ ưa và phát triển mạnh vào mùa nóng. Do vậy, chỉ cần thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất và chất lượng quả. Nếu kỹ thuật trồng tốt và thời tiết thuận lợi thì có thể thu được 2 vụ/năm. Thông thường, nho sẽ cho ra trái vào đúng dịp tháng 4, tháng 5 âm lịch và chỉ kéo dài từ 1-2 tháng.Trước đây, mảnh vườn nhà ông Vinh trồng bưởi và rau màu. Từ khi trồng thử nghiệm giống nho hạ đen cho năng suất chất lượng cao, ông đã chuyển toàn bộ diện tích sang trồng giống nho này. Ông cho biết, giống nho hạ đen tốn nhiều công chăm bón và đòi hỏi kỹ thuật cao, nhất là khâu cắt tỉa cần sự kiên trì và khéo léo. Người làm phải cắt làm sao để nho khi chín không bị kích và bóp chặt, các quả nho trong một chùm phải chín đều và vừa khít, rơi vào trọng lượng trung bình 4-5 lạng/chùm, nếu để sai quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả. Khâu tưới nước và phân bón cũng vô cùng quan trọng, nếu không chú ý chăm bón đủ độ thì chất lượng và năng suất quả không cao. Chi phí cây giống bỏ ra cũng cao hơn so với các loại cây khác, rơi vào 100 nghìn đồng/cây.Cây nho hạ đen cho giá trị và lợi nhuận cao hơn tất cả các giống cây trồng trước đó trên cùng một đơn vị diện tích.Dù chi phí đầu tư cao và công sức bỏ ra nhiều, nhưng theo ông Vinh, cây nho hạ đen cho giá trị và lợi nhuận cao hơn tất cả các giống cây trồng trước đó trên cùng một đơn vị diện tích. Quả nho khi thu hoạch có màu tím đen, vị ngọt rất thơm ngon và không có hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, vườn nho của ông vào mùa thu hoạch đã trở thành địa điểm tham quan, trải nghiệm, check-in nổi tiếng của nhiều du khách những năm gần đây. Người dân khi đến chụp hình có thể mua nho ngay tại vườn với giá bán 150 nghìn đồng/kg.Cách đó 1km, tại xứ đồng Bãi Tổng xã Đan Phượng, vườn nho Hợi Hường của gia đình anh Nguyễn Hữu Hợi cũng đang kết trái tươi tốt. Những ngày này, gia đình anh có khoảng 20 nhân công thời vụ làm công việc tỉa lá cắt quả để chuẩn bị đón khách tham quan. Hiện anh đang có 4.500m2 đất trồng nho. Bắt đầu canh tác giống cây này từ năm 2019, đến nay vườn nho của anh đang có 900 gốc, sản lượng đạt 7-8 tấn/năm, thu lợi nhuận 400 triệu đồng. Vào mùa thu hoạch, anh bán vé tham quan với giá 30.000 đồng/lượt, thu hút hàng trăm lượt khách mỗi ngày, ngày cao điểm lên tới hơn 1.000 lượt khách/ngày.Từng chùm nho chín sai trĩu quả thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm.Tiềm năng to lớn cho nông nghiệp sinh thái địa phươngLý giải về sức hút của những vườn nho hạ đen vào mùa thu hoạch, những nông dân như ông Vinh, anh Hợi cho biết, do ở miền bắc nho thường không trồng được hoặc chỉ hạn chế ở một số vùng nên gây sự tò mò, chú ý cho người dân. Vào mùa chín, từng chùm nho đen bóng, sai trĩu quả đung đưa tạo cảnh quan đẹp mắt như mời gọi du khách đến tham quan trải nghiệm mà không cần phải vào tận Ninh Thuận. Người dân khi đến đây đều vô cùng thích thú và bị thu hút bởi loại quả này. Sau khi tham quan, check-in với vườn nho, nhiều người còn mua nho đem về. Cứ thế, người nọ truyền tai người kia khiến cho những vườn nho tại Đan Phượng vào mùa chín rộ luôn đông vui tấp nập.Vườn nho của ông Nguyễn Hữu Vinh đang trong quá trình chăm sóc và sinh trưởng tốt.Có thể nhận thấy, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cũng như giá trị kinh tế mà nho hạ đen đem lại cho người dân nơi đây là vô cùng lớn. Việc kết hợp mô hình giữa trồng nho và tham quan trải nghiệm tạo hiệu quả kép với nhiều lợi ích. Trước hết là bảo đảm được đầu ra bền vững cho người nông dân, khi sản phẩm làm ra được du khách đến mua tận vườn mà không cần chuyển đi giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người trồng.Đồng thời, mô hình này cũng kết hợp quảng bá nông sản trên các nền tảng mạng xã hội, tạo cảnh quan đẹp mắt góp phần đẩy mạnh du lịch sinh thái. Khi nho chín, chủ vườn chỉ cần đăng bài trên fanpage của các hội nhóm thì du khách sẽ tự động tìm đến và tiêu thụ nho. Đặc biệt khi mua tận vườn, người dân được chứng kiến quá trình trồng và chăm bón càng yên tâm hơn vào chất lượng sản phẩm.Tin liên quanĐưa khu Du lịch sinh thái lớn nhất miền núi Quảng Nam vào khai thácHiện huyện Đan Phượng đang có một diện tích trồng nho hạ đen rộng lớn tập trung chủ yếu ở các xã vùng bãi sông Hồng như Phương Đình, Đan Phượng, Trung Châu, Hạ Mỗ… Sản phẩm nho hạ đen ở xã Phương Đình đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Trong thời buổi bùng nổ công nghệ và nhu cầu thực phẩm sạch tăng cao, việc kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và làm du lịch sinh thái đang là tiềm năng và thế mạnh của vùng. Tuy nhiên, mô hình trên vẫn đang dừng ở mức tự phát và chưa có sự định hướng, dẫn dắt từ chính quyền. Cần sự đầu tư, quan tâm và vào cuộc hơn nữa của chính quyền địa phương và các bộ ngành liên quan để tiến hành quy hoạch, phát triển cũng như hỗ trợ tạo điều kiện, thành lập hợp tác xã gắn với vùng nguyên liệu để du lịch sinh thái từ cây nho hạ đen trở thành ngành kinh tế bền vững của huyện Đan Phượng.
https://nhandan.vn/nong-dan-lam-nong-nghiep-sinh-thai-post809927.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Vườn nho", "Nho", "Đan Phượng", "Du lịch sinh thái", "ngành kinh tế bền vững", "huyện Đan Phượng" ] }
Thúc đẩy bình đẳng giới qua nâng cao vị thế phụ nữ trên các lĩnh vực
NDO -Hiện nay, tồn tại không ít định kiến về phụ nữ nói chung, lãnh đạo nữ nói riêng gây ảnh hưởng lớn tớibình đẳng giới, hiệu quả công việc, sản xuất, đời sống. Thực trạng này đặt ra những vấn đề cấp bách về truyền thông, thay đổi nhận thức của cộng đồng và đặc biệt là sự tham gia của nam giới nhằm tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho phụ nữ.
Ngày 21/8, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp Tổ chức Nhân dân Australia vì Y tế, Giáo dục và Phát triển hải ngoại tại Việt Nam (APHEDA) tổ chức Hội thảo “Nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ - Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới”.Hội thảo đặt mục tiêu thảo luận các vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ, đề xuất các giải pháp thúc đẩy vai trò, vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, góp phần đạt được bình đẳng giới và phát triển bền vững.Đồng thời, Hội thảo cũng nhằm mục đích tăng cường trao đổi học thuật giữa các giảng viên, nghiên cứu viên Học viện Phụ nữ Việt Nam với các nhà khoa học, học giả nghiên cứu về chủ đề liên quan; giới thiệu Tạp chí Nghiên cứu khoa học của Học viện Phụ nữ Việt Nam, nơi công bố những bài viết có hàm lượng khoa học cao từ các nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước.Còn nhiều định kiến với phụ nữTheo các công bố từ Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tại hội thảo, định kiến đối với các nữ lãnh đạo thường có 2 dạng, đánh giá kém thuận lợi hơn về khả năng lãnh đạo vì đặc điểm, tính cách được cho là "của phụ nữ"; đánh giá các hành vi lãnh đạo thực tế thấp hơn nam giới vì cho rằng phụ nữ phù hợp hơn trong vai trò tái sản xuất.Những định kiến trên đã dẫn tới các thực trạng đáng lo ngại là khả năng tiếp cận vai trò lãnh đạo của phụ nữ ít hơn so nam giới; phụ nữ gặp nhiều trở ngại, khó có thể thành công trongvai trò người lãnh đạo.Dẫn báo cáo đề tài cấp bộ “Chất lượng tham gia của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị” năm 2019-2020, Tiến sĩ Trần Thị Hồng, Viện Nghiên cứu gia đình và giới chỉ ra rằng, cộng đồng thường có tư duy, quan điểm: cán bộ nam thì phải quyết đoán, có tầm nhìn, tự tin, năng động, trong khi cán bộ nữ cần hơn sự mềm dẻo, giỏi năng lực hòa giải, nhiệt tình; người đứng đầu chính quyền cơ sở, người đứng đầu đảng bộ nên là cán bộ nam, còn cán bộ nữ phù hợp hơn với công việc gia đình.Tiến sĩ Trần Thị Hồng tham luận tại Hội thảo.Trong khi đó, một nghiên cứu khác tại Hội thảo về thực trạng trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam khẳng định, có tồn tại sự lựa chọn cho phụ nữ giữa việc có hay không tham chính và Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận xét về khía cạnh này; tuy nhiên, khoảng cách giới vẫn tồn tại, và phần lớn nghiêng về nữ giới.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam nằm ở một số thể chế phi chính thức, quá trình thực thi chính sách công về bình đẳng giới chưa hiệu quả, vẫn còn có khoảng trống giữa chính sách và thực tiễn.Cùng với một số cơ chế, chính sách, kinh phí đầu tư cho công tác bình đẳng giới vẫn còn bất cập, không đáp ứng được yêu cầu thực tế trên phạm vi toàn quốc, thì một nguyên nhân quan trọng đã được nghiên cứu chỉ ra, đó là bản thân phụ nữ chưa ý thức được đầy đủ về chính vị trí, vai trò của bản thân trong lĩnh vực chính trị.Tin liên quanĐịnh kiến “giới” và câu chuyện mất cân bằng giới tínhGiải pháp xuyên suốtTại Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực chính trị, trong đó tập trung nâng cao năng lực, kiến tạo cơ hội tham gia lĩnh vực này củaphụ nữ.Liên quan việc nâng cao năng lực tham gia lĩnh vực chính trị của phụ nữ, Tiến sĩ Lê Thị Vinh, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho rằng, yếu tố quan trọng nhất là phải bảo đảm bình đẳng về cơ hội học tập, từ đó cải thiện năng lực, nâng cao vai trò chủ thể của phụ nữ trong phát triển cũng như nhận thức của phụ nữ về vị thế bản thân.Toàn cảnh Hội thảo.Đối với các thể chế chính thức, cần hoàn thiện hơn nữa các cơ chế, chính sách về bình đẳng giới và bảo đảm hiệu quả thực thi; gắn trách nhiệm lồng ghép giới với người ra quyết định, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức xã hội.Trong khi đó, với các thể chế phi chính thức, cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm dần xóa bỏ định giới đối với phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.Theo Tiến sĩ Phan Thuận, Học viện Chính trị khu vực IV, bên cạnh việc phát huy vai trò người đứng đầu trong thực hiện các quy định bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, các kế hoạch hành động và việc làm cụ thể đối với sự tham chính của nữ giới, cần rà soát và hoàn thiện các quy định thiếu tính nhạy cảm giới; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ nữ.Hội thảo “Nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ - Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới” đã nhận được tổng cộng hơn 80 đăng ký tóm tắt bài viết khoa học. Các bài viết đã được xét duyệt qua 2 vòng phản biện độc lập, từ đó chọn ra 26 bài viết chất lượng với các góc độ tiếp cận đa dạng, phù hợp để xuất bản trên Tạp chí Khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam với chủ đề: “Nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ - Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới”.Với 5 bài tham luận trình bày trực tiếp, Hội thảo tập trung thảo luận 3 chủ đề cơ bản: Vai trò và tiếng nói của nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; Thực trạng, giải pháp nâng cao quyền năng chính trị của phụ nữ nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay; Nội dung khác liên quan đến quyền và vai trò tham chính của phụ nữ.
https://nhandan.vn/thuc-day-binh-dang-gioi-qua-nang-cao-vi-the-phu-nu-tren-cac-linh-vuc-post768374.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Bình đẳng giới", "Phụ nữ", "Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam", "nâng cao vị thế phụ nữ" ] }
Lực cung gia tăng, VN-Index tăng nhẹ
NDO -Phiên giao dịch ngày 4/6, áp lực bán gia tăng cuối phiên khiến thị trường thu hẹp đà tăng, cổ phiếu nhiều nhóm ngành quay đầu giảm cùng sự suy yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn...VN-Indexchốt phiên chỉ tăng nhẹ 3,52 điểm, lên mức 1.283,52 điểm.
Thanh khoảntoàn thị trường giảm so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.099,79 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26.711,76 tỷ đồng. Dòng tiền vẫn tập trung chủ yếu vào cổ phiếu nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản.Nhà đầu tư nước ngoàigiảm bán ròng trên 3 sàn, chỉ còn hơn 199,86 tỷ đồng, tập trung vào các mã MWG (86 tỷ đồng), VND (70 tỷ đồng), VHM (57 tỷ đồng)...Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm FPT (100 tỷ đồng), HSG (64 tỷ đồng), HPG (47 tỷ đồng), NKG (44 tỷ đồng), POW (38 tỷ đồng)...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng giảm đáng kể so phiên trước, đạt hơn 20.167,43 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn biến động trong biên độ hẹp; trong đó POW và SAB tăng hơn 2%, các mã TCB, BVH, VNM, BID, STB, VIC, GAS, FPT, GVR, HPG tăng hơn 1%. Chiều ngược lại, VRE, MWG, SHB, VPB, BCM, ACB giảm không quá 0,8%.Các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 4,38 điểm gồm: FPT, VCB, SAB, HPG, BID, TCB, POW, CTG, HVN, GAS.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm 1,48 điểm của VN-Index gồm: ACB, VPB, BCM, HAG, DGC, MBB, EIB, VRE, KDH SHB.Phiên này, dòng tiền vẫn chảy vào nhóm cổ phiếu thép, với các mã lớn tăng mạnh như HSG tăng 3,58%, NKG tăng 2,62%, HPG tăng 1,03%...Cùng với đó, nhóm cổ phiếu vận tải-kho bãi cũng diễn biến tích cực, VSC tăng 1,61%, GMD tăng 1,44%, VTP tăng 2,89%, HVN tăng 1,55%...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay thêm phiên tăng điểm, VNXALL-Index đóng cửa tăng 2,25 điểm (+0,11%), lên mức 2.119,71 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 930,59 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 24.339,12 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 192 mã tăng giá, 87 mã đứng giá và 208 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 244,32 điểm, giảm 0,40 điểm (-0,16%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 86,35 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.686,11 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 87 mã tăng giá, 56 mã đứng giá và 97 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 0,74 điểm (-0,14%) và về mức 541,76 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 44,88 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.189,68 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 8 mã tăng giá, 6 mã đứng giá và 16 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 97,00 điểm, tăng 0,07 điểm (+0,07%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 77,60 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.288,71 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 175 mã tăng giá, 96 mã đứng giá và 108 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 3,52 điểm (+0,28%), lên mức 1.283,52 điểm. Thanh khoản đạt hơn 935,84 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.736,94 tỷ đồng. Toàn sàn có 202 mã tăng, 74 mã đứng giá và 224 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 3,21 điểm (+0,25%) và lên mức 1.300,99 điểm. Thanh khoản đạt hơn 273,46 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 8.935,57 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 16 mã tăng, 3 mã đi ngang và 11 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là HPG (hơn 39,65 triệu đơn vị), POW (hơn 35,93 triệu đơn vị), HSG (hơn 31,58 triệu đơn vị), HAG (hơn 21,60 triệu đơn vị), STB (hơn 20,23 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là SAV (+6,92%), HVH (+6,89%), BMC (+6,85%), CKG (+6,83%), TMT (+6,81%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là HAS (-6,85%), FUCVREIT (-6,55%), SBA (-6,47%), FDC (-6,16%), TNC (-5,78%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 205.803 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 26.675,78 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/luc-cung-gia-tang-vn-index-tang-nhe-post812642.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "thành khoản", "khối ngoại", "cổ phiếu", "chứng khoán", "Phiên giao dịch" ] }
Mít-tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai
NDO -Ngày 18/5 tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam và tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về phòng, chống thiên tai năm 2024 với chủ đề “Hành động sớm - Chủ động trước thiên tai”.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết: Chủ đề của Tuần lễ với mục đích thúc đẩy Tuyên bố Hạ Long về tăng cường hành động sớm trong quản lý thiên tai khu vực ASEAN-một sáng kiến của nước chủ nhà Việt Nam được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 tổ chức tại Quảng Ninh vào năm 2023.Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp thông tin thêm, trong vòng 20 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm thiên tai đã làm hơn 300 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế 1,0÷1,5% GDP. Chỉ tính riêng năm 2023, trên các vùng miền cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai, trong đó có 1.964 trận thiên tai được thống kê, làm 169 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế hơn 9.300 tỷ đồng.Tại khu vực Bắc Bộ, đặc biệt là miền núi phía bắc, thiên tai xảy ra hầu như mọi thời điểm trong năm, với nhiều loại hình như mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, rét đậm, rét hại… Trong đó, lũ quét, sạt lở đất diễn ra với tần suất ngày càng gia tăng, chính là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn cho khu vực.Lễ mít-tinh có sự tham gia đông đảo của học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ.Điển hình như đợt mưa lớn kèm theo lũ quét, sạt lở đất hồi đầu tháng 8/2023 tại khu vực miền núi phía bắc làm 17 người chết, mất tích, hơn 2.000 nhà dân bị thiệt hại, hàng nghìn héc-ta lúa, cây hoa màu bị hư hại…Trước những diễn biến ngày một cực đoan, khó lường của thiên tai, chính quyền và người dân luôn khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống thiên tai ở cả 3 giai đoạn phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”.Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam nêu rõ: Khủng hoảng khí hậu không còn là một loại biến đổi khí hậu sẽ xảy ra trong tương lai nữa-nó đang xảy ra với chúng ta ngay lúc này, ảnh hưởng đến trẻ em, sinh kế của các gia đình, tương lai của cả cộng đồng ở Việt Nam hiện tại. Không có mối đe dọa nào lớn hơn mối đe dọa tới sự sống còn, sức khỏe và sự phát triển của trẻ em so với khủng hoảng khí hậu.Trong khi tác động của khí hậu như là hạn hán, xâm nhập mặn ở miền nam, các đợt nắng nóng nghiêm trọng (ở khắp mọi nơi), sạt lở đất ở miền bắc, lũ lụt ở miền trung đang ngày càng nghiêm cho thấy một mối đe dọa rõ ràng và hiện diện đối với sự sống còn, sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.Các em học sinh tỉnh Phú Thọ thích thú bên những bức tranh của các em học sinh vẽ với chủ đề "Góc nhìn thiên tai".Do vậy, “Hành động sớm” nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng trước thiên tai là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ của các chính quyền địa phương và cơ quan chức năng...Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang, tỉnh Phú Thọ cam kết triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp mang tính toàn diện, căn cơ về phòng, chống thiên tai như: lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; cải thiện năng lực dự báo, cảnh báo; phát huy hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền; huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai của cộng đồng…, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là trẻ em...Tại lễ mít-tinh đã diễn ra nhiều hoạt động như: Cuộc thi sáng tác tranh “Góc nhìn trước thiên tai”; Cuộc thi rung chuông vàng “Cùng em phòng, chống thiên tai - Kiến tạo tương lai bền vững”; hoạt động ngoại khóa vẽ tranh tường “Sẵn sàng trước thiên tai và biến đổi khí hậu”. Đây là những hoạt động đầy bổ ích, góp phần lan tỏa thông điệp về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu tới cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
https://nhandan.vn/mit-tinh-huong-ung-tuan-le-quoc-gia-phong-chong-thien-tai-post809976.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Phú Thọ", "Mít tinh", "Thiên tai" ] }
Cuộc “lột xác” ngoạn mục của những nhà ga, toa tàu
NDO -Chỉ trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây,ngành đường sắtđã “trình làng” hàng loạt sản phẩm mới: khai thác đoàn tàu du lịch chất lượng cao Huế-Đà Nẵng, Sài Gòn-Đà Nẵng, chạy tàu đêm Đà Lạt-Trại Mát và mới đây nhất là khai trương chuyến tàu hàng liên vận quốc tế từ ga Cao Xá (Hải Dương).
Ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân một số vấn đề về sự thay đổi, “lột xác” của ngành, mạnh dạn phá bỏ tư duy cũ để “bắt nhịp” phát triển.Phóng viên (PV):Thưa ông, vốn chỉ được coi là “ga xép” trên tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, vì sao VNR lại có ý tưởng nâng cấp ga Cao Xá trở thành ga liên vận quốc tế?Ông Hoàng Gia Khánh:Như chúng ta đều biết, sáng 2/5 vừa qua, đoàn tàu gồm 12 container chở lưu huỳnh, nhôm, sữa,… từ ga Cao Xá (huyện Cẩm Giàng) đã tham gia hành trình liên vận quốc tế. Ngày 20/5 tới đây, theo kế hoạch, tỉnh Hải Dương sẽ mở vườn vải Thanh Hà, cắt băng xuất khẩu chuyến vải đầu tiên tại ga Cao Xá. Có thể nói, đây là “bước đệm” quan trọng để đưa ga Cao Xá trở thành ga liên vận quốc tế trong tương lai. Sau ga Kép (Bắc Giang), Cao Xá là ga thứ 2 VNR thực hiện cải tạo, nâng cấp nhằm tiếp tục chủ trương hiện thực hóa mục tiêu đưa cửa khẩu vào sâu nội địa.Ga Cao Xátrước đây là ga hạng 4, chỉ có 3 đường sắt và 1 bãi hàng quy mô nhỏ làm nhiệm vụ nhường tránh tàu và xếp dỡ hàng hóa, chỉ phục vụ vận chuyển hàng nội địa như phân bón, xi-măng; khối lượng vận chuyển thấp. Hàng hóa ở Hải Dương chưa xuất nhập khẩu trực tiếp bằng đường sắt do các ga trên địa bàn chưa có bãi hàng đủ tiêu chuẩn khai thác container. Ga Cao Xá cách ga Yên Viên khoảng 50km, việc tổ chức vận tải liên vận quốc tế đi Trung Quốc và các nước khác qua cửa khẩu Lào Cai và Đồng Đăng rất thuận lợi.Chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên khai thác từ ga Cao Xá.Chính vì thế, VNR đã đề xuất các cấp có thẩm quyền cải tạo, nâng cấp bãi hàng trong phạm vi đất đường sắt đang quản lý, đáp ứng yêu cầu về bãi ngoại quan chuyên dùng. Trong giai đoạn 2, nếu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VNR sẽ tiếp tục nâng cấp ga Cao Xá đủ điều kiện là ga liên vận quốc tế, đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan,...Tin liên quanThay đổi tích cực của ngành đường sắtPV:Thời gian qua, khách du lịch và người dân đánh giá rất cao trước hàng loạt đoàn tàu du lịch chất lượng cao được VNR đưa vào khai thác. Đây có phải hướng đi mới của VNR nhằm kéo hành khách quay trở lại đường sắt, thưa ông?Ông Hoàng Gia Khánh:Cuối tháng 3 vừa qua, VNR đã đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch chất lượng cao SE19/20 (Huế-Đà Nẵng) mang tên “Kết nối di sản miền trung”. Khách đi tàu được “check-in” đèo Hải Vân - “thiên hạ đệ nhất hùng quan”, có thể đón bình minh và hoàng hôn trên vịnh Lăng Cô, một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Từ trên tàu, du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nơi giao thoa giữa 2 miền nam-bắc, một bên là dãy Trường Sơn trùng điệp, một bên là biển cả mênh mông.Ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc VNR.Giữa tháng 4, chúng tôi khai trương chuyến tàu “Hành trình đêm Đà Lạt” Đà Lạt-Trại Mát nhằm mang lại cho hành khách những trải nghiệm mới, cảm nhận vẻ đẹp của Đà Lạt về đêm. Đây là tuyến đường sắt răng cưa độc đáo duy nhất tại Việt Nam phục vụ du khách tham quan thành phố Đà Lạt.Cuối tháng 4 vừa qua, đoàn tàu khách SE21/22 cũng được Tổng công ty lựa chọn để nâng cấp, cải tạo, đưa vào khai thác phục vụ hành khách trên tuyến Sài Gòn-Đà Nẵng. Lần đầu tiên, trên toa xe, VNR cải tạo mở rộng nhà vệ sinh (từ 1m lên 1,4m), thay mới hoàn toàn nội thất. Ngoài toa xe 4 giường, tàu còn có 1 số khoang 2 giường phục vụ hành khách muốn có không gian riêng tư.Việc ra mắt các đoàn tàu du lịch chất lượng cao nằm trong chuỗi sản phẩm, dịch vụ mà ngành đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới nhằm đem đến cho hành khách trải nghiệm thú vị trên các hành trình của đường sắt Việt Nam. Khi các đoàn tàu này được đưa vào khai thác, lập tức đã mang lại hiệu quả rõ nét khi lượng khách tăng đột biến, vé bán cho hành trình này luôn kín chỗ, được hành khách và các tour du lịch đánh giá cao.PV:Nhiều người cho rằng, thời gian gần đây, đường sắt dường như đã khai thác "tới ngưỡng trần" tiềm năng của mình. Ông đánh giá như thế nào về ý kiến trên và theo ông, ngành đường sắt còn dư địa phát triển hay không?Ông Hoàng Gia Khánh:Tôi cho rằng, nếu nói tiềm năng của đường sắt là vô tận cũng không quá lời. Đường sắt Việt Nam có lịch sử gần 150 năm, mạng lưới đường sắt quốc gia hiện hữu dài gần 3.150km, đi qua 34 tỉnh, thành phố, với hơn 300 khu ga, các khu ga đa số ở trung tâm và nhiều khu ga vẫn được gìn giữ nguyên bản. Năm vừa qua, Tạp chí danh tiếng Leony Playnets đã bình chọn tuyếnđường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minhdài 1.726km là tuyến đường sắt đẹp nhất, đáng trải nghiệm nhất thế giới.Tin liên quanXây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vữngNgoài nhiệm vụ vận tải hành khách và hàng hóa, chúng tôi mong muốn được chia sẻ các giá trị riêng có đến với cộng đồng. Hành trình đi tàu để du lịch, trải nghiệm, quảng bá hình ảnh của đất nước; con tàu là điểm “check-in” di động, nhà ga là điểm đến của văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và di sản. Chúng tôi đang còn ấp ủ rất nhiều mục tiêu, dư địa phát triển vẫn tiếp tục được mở rộng bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, chúng tôi sẽ “bắt tay” với các đối tác quốc tế để triển khai nhiều sản phẩm mới lạ, độc đáo trong thời gian tới.PV:Ông có thể tiết lộ, VNR đã hợp tác với các đối tác nước ngoài nào và thời gian tới sẽ có những sản phẩm du lịch độc đáo gì nhằm thu hút hành khách?Ông Hoàng Gia Khánh:Đây là những sản phẩm du lịch hết sức ưu việt, có tiềm năng phát triển mạnh và phù hợp với bối cảnh nước ta. Tuy nhiên, do VNR vẫn đang trong quá trình thương thảo chương trình hợp tác và sắp tới với nhiều sản phẩm du lịch hạng sang, các đối tác nước ngoài bày tỏ quan tâm và đặt vấn đề bảo mật thông tin nên tạm thời chúng tôi chưa công bố cụ thể.Hành trình đi tàu để du lịch, trải nghiệm, quảng bá hình ảnh của đất nước; con tàu là điểm “check-in” di động, nhà ga là điểm đến của văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và di sản.Ông Hoàng Gia Khánh.Tất cả cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành đường sắt đều nhận thức sâu sắc rằng, đường sắt không phải của riêng đường sắt, mà của người dân, của địa phương, của đất nước, của cộng đồng. Chúng tôi có trách nhiệm nỗ lực góp phần xây dựng hình ảnh, phục vụ kết nối du lịch, phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa các vùng miền.PV:Tại Hội nghị tổng kết đường sắt đầu năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng bày tỏ ấn tượng trước thay đổi căn bản của ngành, định hình được đường hướng phát triển. Xin ông nói rõ hơn những nỗ lực đổi mới mang tính khác biệt của VNR thời gian qua?Ông Hoàng Gia Khánh:Cùng với nâng cấp, cải tạo toa xe để khai thác các đoàn tàu chất lượng cao, ngành đường sắt cũng đặc biệt quan tâm cải tạo, nâng cấp nhà ga đưa vào phục vụ hành khách. Từ đầu năm đến nay, VNR đã nâng cấp, chỉnh trang và bố trí phòng đợi tàu VIP tại một số ga lớn để phục vụ hành khách, thời gian tới sẽ tiếp tục nâng cấp, chỉnh trang nhiều ga khác trên toàn hệ thống.Phong trào “Đường tàu-đường hoa” với mục tiêu “Mỗi cung đường, một loài hoa-Mỗi khu ga, một điểm đến” được VNR phát động từ hơn 1 năm trước và tiếp tục triển khai sâu rộng trong năm 2024 đã khai thác được giá trị văn hoá, lịch sử,… của từng khu ga nói riêng, từng địa phương nói chung và có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong nước và quốc tế.Đoàn tàu "Di sản miền trung" khai thác mới đây.Hạ tầng đường sắt được xây dựng từ thời Pháp nên cũ kỹ, lạc hậu và xuống cấp, tuy nhiên do nguồn ngân sách hạn hẹp, VNR xác định phải kết hợp khai thác trong điều kiện hiện có. Trước đây, ngành đường sắt thường hay than nghèo khó, nhưng vài năm gần đây, chúng tôi đã mạnh dạn thay đổi tư duy, phá bỏ “tảng băng” trì trệ nhờ vào việc thẳng thắn nhận diện những nhược điểm của mình để nhìn ra và phát huy điểm mạnh. Thực ra, khó khăn đối với ngành đường sắt giai đoạn nào cũng có, vấn đề là đối diện và tiếp cận như thế nào, bởi không phải kêu ca là khó khăn giảm bớt.Hiện tại, khi đối diện với khó khăn, người VNR đã tìm cách tự vượt qua hoặc chủ động đề xuất các cấp có thẩm quyền hướng giải quyết. Thay vì chờ đợi đầu tư mới, VNR lựa chọn cách khai thác hiệu quả những gì mình đang có, nỗ lực trong khả năng có thể để đổi mới, sáng tạo những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, biến nhược điểm thành ưu điểm. Việc đổi mới bắt đầu từ nhận thức, tư duy của cán bộ trong ngành để đi lên, đó là khác biệt rõ nhất của VNR hiện nay.PV:Ông có lo ngại sự quyết liệt trong thay đổi tư duy của lãnh đạo VNR sẽ gây sức ép, căng thẳng đối với cán bộ, công nhân viên lao động?Ông Hoàng Gia Khánh:Lâu nay, hễ nhắc về sự trì trệ, ì ạch, người ta thường lấy đường sắt làm ví dụ. Đó mới là sức ép khiến chúng tôi buộc phải “lột xác”, tự thay đổi, làm mới mình. Chúng tôi khuyến khích đổi mới, sáng tạo mạnh mẽ của cán bộ công nhân viên để giải quyết vấn đề nội tại, thích nghi với thực tiễn, chủ động nắm bắt để định hướng tương lai. Trước đây, công nhân đường sắt có câu nói vui: “3 năm đèn sách để 30 năm xách đèn”, xã hội thay đổi từng ngày nhưng công nhân mấy chục năm vẫn lao động thủ công, thô sơ.Đoàn tàu đêm tuyến Trại Mát-Đà Lạt.Lãnh đạo VNR luôn đồng hành, sát cánh cùng tất cả cán bộ công nhân viên trong các chương trình đổi mới, “đã nói là phải làm” và cố gắng truyền tải thông điệp đến người lao động với mục tiêu đổi mới hình ảnh của ngành. Chúng tôi xác định, thu nhập của người lao động là ưu tiên số 1, nếu thu nhập đủ bảo đảm cuộc sống, họ mới gắn bó cống hiến và hy sinh cho ngành. Trong điều kiện dịch Covid-19 hoành hành mấy năm trước, ngành vẫn phải bảo đảm ổn định đời sống cho hơn 22.000 người lao động.Năm 2024, VNR đặt mục tiêu doanh thu đạt 6.258 tỷ đồng, trong đó sản lượng vận tải tăng khoảng 7,3%; lợi nhuận sau thuế đạt 5 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ. VNR đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng doanh thu hợp nhất đạt 39.544 tỷ đồng; doanh thu công ty mẹ đạt 26.190 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm phấn đấu đạt 4,7%/năm; lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2023-2025 là 327 tỷ đồng, trong khi giai đoạn 2021-2022 lỗ 1.194 tỷ đồng.Theo kế hoạch, cuối năm nay, VNR sẽ hoàn thành sáp nhập Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Sài Gòn thành Công ty cổ phần vận tải Đường sắt vào cuối năm nay. Việc sáp nhập 2 đơn vị này sẽ giúp triệt tiêu cạnh tranh nội bộ, giảm bớt các bộ phận trung gian và tăng hiệu quả vận dụng phương tiện, tài sản hiện có.PV:Trân trọng cảm ơn ông!
https://nhandan.vn/cuoc-lot-xac-ngoan-muc-cua-nhung-nha-ga-toa-tau-post807825.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "VNR", "ngành đường sắt", "đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh", "du lịch hạng sang" ] }
Việt Nam lọt Top 6 nước ASEAN có GDP tăng trưởng tốt
Ngày 10/6, Maybank Research Pte Ltd dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của sáu quốc gia thành viên ASEAN  - bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - ước đạt 4,5%- 4,7% vào năm 2024 và 2025, từ mức 4,0% của năm 2023.
Trong báo cáo có tựa đề “Vấn đề ASEAN: Những người tiên phong mới”, các nhà nghiên cứu cho biết sự phục hồităng trưởng GDPsẽ được thúc đẩy bởi sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng điện tử đang hỗ trợ sức phục hồi tăng trưởng khiêm tốn trong nửa đầu năm nay.Maybank cũng cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) và sự bùng nổ của trung tâm dữ liệu, cùng với nhu cầu điện tử toàn cầu ngày càng mở rộng đang làm sáng hơn triển vọng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).Đề cập đến vấn đề lãi suất, báo cáo cho rằng, mặc dù lãi suất tăng cao, xu hướng tăng cường các hoạt động kinh tế đã dẫn đến tăng trưởng cho vay trên toàn ASEAN. “Việc miễn thị thực ở Malaysia, Thái Lan và Singapore cùng với việc tăng cường năng lực các chuyến bay đang thúc đẩy khách du lịch Trung Quốc đến ASEAN”.Bình luận về tỷ lệ lạm phát của ASEAN, Maybank cho biết, tỷ lệ này đã giảm mạnh so với mức cao nhất vào năm 2023, khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine tan biến. “Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương ASEAN bị hạn chế trong việc cắt giảm lãi suất chính sách vì nền kinh tế Mỹ “vẫn duy trì phong độ” và giữ lãi suất cao hơn trong một thời gian dài đã gia tăng áp lực lên tiền tệ của các thị trường mới nổi. Chúng tôi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào năm 2024, bắt đầu từ tháng Chín tới”, báo cáo cho biết thêm.Maybank cũng lưu ý rằng. ASEAN đã nổi lên như một trong những điểm đến ưa thích, khi các công ty đa quốc gia đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất. Điều này dẫn đến sự phê duyệt và đơn đăng ký FDI vào một số nước ASEAN, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia, tăng mạnh.Đầu tư tư nhân đã tăng mạnh trong quý đầu tiên của năm nay tại Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, cho thấy sự gia tăng cam kết FDI gần đây đang trở thành hiện thực.Các nướcASEANđang đảm bảo nguồn đầu tư không chỉ từ Mỹ và các đồng minh, mà còn từ Trung Quốc, khi vốn FDI của nước này đã tăng mạnh vào Việt Nam, Thái Lan và Malaysia kể từ khi mở cửa trở lại. “Các ngành công nghiệp hàng đầu tham gia xuất khẩu mạnh mẽ là xe điện, tấm pin năng lượng Mặt trời và cung cấp công nghệ”.Malaysia dường như đang thu hút khoản đầu tư lớn nhất vào trung tâm dữ liệu, khi AI thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực này trên khắp ASEAN. Malaysia đã thu hút đầu tư từ Google, Nvidia, GDS và Equinix, trong khi Thái Lan đã nhận được đầu tư từ Amazon, Microsoft và Google.Trong khi đó, Indonesia đã thu hút Amazon, Alibaba và Edgnex, cùng nhiều hãng khác và thị trường non trẻ của Việt Nam đã nhận được cam kết từ những công ty như Keppel, Alibaba và Gaw Capital.
https://nhandan.vn/viet-nam-lot-top-6-nuoc-asean-co-gdp-tang-truong-tot-post813675.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Maybank", "Ngân hàng Trung ương ASEAN", "Trung tâm dữ liệu", "FDI", "Miễn thị thực", "ASEAN", "Tỷ lệ lạm phát", "tăng trưởng" ] }
Ngân hàng Nhà nước giảm giá bán vàng miếng SJC về 77,98 triệu đồng/lượng
NDO -Giá bán vàng miếng SJC trực tiếp củaNgân hàng Nhà nước Việt Namngày 4/6 giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với ngày hôm trước, hiện còn 77,98 triệu đồng/ lượng.
Sáng 4/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Căn cứ phương án bánvàng miếng SJCtrực tiếp cho 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn ( SJC) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt, giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 4/6/2024 như sau: Giá bán vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 77.980.000 đồng/ lượng (bảy mươi bảy triệu chín trăm tám mươi nghìn đồng/lượng)“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện theo lộ trình thu hẹp chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới”, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định.Trước đó, theo đúng như thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ 14 giờ 30 phút ngày 3/6, 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC chính thức bán vàng miếngbình ổn thị trườngvới mức giá bán ra là 79,98 triệu đồng/lượng. Còn tại SJC giá vàng mua vào là 77,98 triệu đồng/lượng, bán ra 79,98 triệu đồng lượng. Chênh lệch giữa mua vào-bán ra vàng SJC chỉ còn 2 triệu đồng/lượng.Tin liên quan[Ảnh] Người dân Thủ đô đổ xô đi mua vàng trong ngày đầu 4 ngân hàng bán vàng miếng SJCSau các động thái này, giá vàng miếng trên thị trường trong nước cũng được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm mạnh về 79,98 triệu đồng một lượng. Chênh lệch với thị trường thế giới được thu hẹp nhanh, từ mức chênh 18 triệu đồng/lượng, hiện vàng miếng SJC chỉ cao hơn 7 triệu đồng/lượng so với giá thế giới.Đến 9 giờ sáng 4/6, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC tại mức 77,98-79,98 triệu đồng/lượng mua vào-bán ra, giảm hơn 3 triệu đồng/lượng so đầu giờ sáng qua. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác như: Bảo Tín Minh Châu, Mi Hồng, Phú Quý đều niêm yết giá bán vàng miếng SJC về mức 79,98 triệu đồng/lượng.Theo ghi nhận qua ngày đầu tiên 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC chính thức bán vàng miếng bình ổn thị trường, có rất đông người dân tới xếp hàng mua. Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng cho biết, các Ngân hàng thương mại Nhà nước đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc bán vàng trực tiếp cho người dân, song lượng khách hàng đến cao hơn dự đoán. Do vậy ngày 4/6, ngân hàng sẽ bố trí thêm quầy để phục vụ nhu cầu mua vàng của người dân. “Trong số khách hàng đến giao dịch ngày 3/6 tại Agribank, không phải khách hàng nào cũng đến để mua vàng mà có những người chỉ đến để thăm dò, khảo sát”, bà Phượng chia sẻ.Người dân chờ đến lượt mua vàng tại một điểm giao dịch của Vietcombank.Còn theo bà Phùng Nguyễn Hải Yến - Phó Tổng Giám đốc Vietcombank, tại các điểm bán vàng của Vietcombank, ngân hàng bố trí để khách hàng cá nhân đến mua vàng được xếp số theo thứ tự và phục vụ khách hàng lần lượt theo thứ tự. Vietcombank sẽ bán cho khách hàng cá nhân số lượng vàng miếng theo nhu cầu của khách hàng và căn cứ vào số lượng vàng miếng có sẵn trong kho của ngân hàng.“Trường hợp trong kho hết vàng miếng tại thời điểm khách hàng có nhu cầu mua vàng miếng, việc bán vàng sẽ được tiếp tục thực hiện khi Vietcombank mua được vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong các phiên mua tiếp theo. Khách hàng có thể quay lại thực hiện giao dịch vào thời điểm khác khi ngân hàng có đủ số lượng vàng miếng”, bà Yến cho hay.Dự báo sắp tới giá vàng tiếp tục có xu hướng giảm sau can thiệp mạnh mẽ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đánh giá của ông Trương Văn Phước - nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, với phương án bán can thiệp thông qua các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ làm chủ quá trình thu hẹp chênh lệch giá.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cũng khuyến cáo người dân cần thận trọng trong mua vàng vì xu hướng giá có thể tiếp tục giảm. “Người dân nên thận trọng, không nhất thiết mua vàng vào những ngày đầu các Ngân hàng thương mại Nhà nước triển khai bán vàng, bởi các ngân hàng không chỉ bán vàng trong một vài ngày, mà sẽ tiếp tục bán cho đến khi đạt được mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới”, vị đại diện lãnh đạo ngân hàng nhận định.
https://nhandan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-giam-gia-ban-vang-mieng-sjc-ve-7798-trieu-dongluong-post812598.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "thị trường vàng", "vàng miếng SJC", "Vietcombank", "Agribank", "VietinBank", "BIDV", "Công ty SJC", "giá vàng" ] }
Thúc đẩy hệ sinh thái số trong lĩnh vực ngân hàng
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến nay, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Với nhiều ưu điểm và tiện ích vượt trội từ công nghệ hiện đại, quá trình chuyển đổi số đã đưa dịch vụ ngân hàng gần hơn với người dân và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Dữ liệu từ NHNN cho thấy, tính đến cuối năm 2023, số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân đạt hơn 182,88 triệu, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2022. Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt có mức tăng trưởng khá.Hơn 90% giao dịch trên kênh sốTrong 2 tháng đầu năm 2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 59,6% về số lượng và 32,73% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, qua kênh internet tăng tương ứng 51,6% và 23,88%; qua kênh điện thoại di động tăng 63,24% và 33,43%; qua phương thức QR code tăng 846,41% và 1.146,14%; qua POS tăng 2,53% và 3,56%.Vụ trưởng Thanh toán (NHNN) Phạm Anh Tuấn cho biết, đến nay, có khoảng 77,41% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng, hơn 35 triệu tài khoản thanh toán và khoảng 14,9 triệu thẻ được mở bằng phương thức điện tử eKYC đang hoạt động. Một số tổ chức tín dụng tại Việt Nam có tỷ lệ hơn 90% giao dịch thực hiện trên kênh số. Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thân thiện giàu tiện ích, đem lại giá trị thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, cho vay,...).Chính nhờ bắt kịp “con tàu” chuyển đổi số, không ít ngân hàng thương mại đến nay đã thu được thành quả. Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) Lưu Trung Thái cho hay, nhờ nền tảng công nghệ thông tin được đầu tư tiêu chuẩn cùng chiến lược hấp dẫn khách hàng trên hệ sinh thái số đa dạng, MB duy trì đà tăng trưởng khách hàng bền vững. Năm 2023 là năm thứ 3 liên tiếp, MB thu hút được hơn 6 triệu khách hàng mới.Trong năm 2024, MB sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin để bảo đảm khách hàng có được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất; triển khai tính năng dùng sinh trắc học khi chuyển tiền nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài khoản tốt hơn. “Đây cũng là chiến lược để MB hút thêm khách hàng, qua đó đạt được mục tiêu 30 triệu khách hàng đề ra trong thời gian tới”, ông Lưu Trung Thái khẳng định.Tương tự, Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), ông Đặng Công Hoàn cho biết, từ năm 2023, SHB đã dịch chuyển và mở rộng hoạt động dịch vụ bán lẻ. Theo đó, số hóa toàn diện là đòn bẩy hiệu quả nhất để phát triển ngân hàng bán lẻ. Hiện nay, tỷ trọng giao dịch trên các kênh số của SHB tiếp tục tăng trưởng. 90% các nghiệp vụ ngân hàng trọng yếu tại SHB đã có thể thực hiện trên kênh số; 92% số lượng giao dịch của các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đều được thực hiện hoàn toàn thông qua kênh số.Gia tăng bảo mật từ sinh trắc họcCùng với việc đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, theo ông Phạm Anh Tuấn, thời gian qua trên hành trình chuyển đổi số, ngành ngân hàng cũng rất tích cực triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, bảo mật, tiện ích, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Phó Cục trưởng Công nghệ thông tin (NHNN) Đoàn Thanh Hải cho biết, hiện có 48 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp qua ứng dụng điện thoại, 16 tổ chức tín dụng đã triển khai cung cấp dịch vụ; 58 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp qua thiết bị tại quầy, 22 tổ chức tín dụng đã triển khai cung cấp dịch vụ.Về làm sạch dữ liệu, 23 tổ chức tín dụng đã ký với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) triển khai làm sạch dữ liệu khách hàng theo phương thức offline, trong đó 14 tổ chức tín dụng đang triển khai thử nghiệm ứng dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử (VNeID) vào các nghiệp vụ: mở tài khoản thanh toán; xác thực giao dịch thanh toán; đối chiếu, xác thực thông tin khách hàng. Hiện có 7 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai giải pháp chấm điểm khả tín.Nhiều năm về trước, NHNN đã quy định các tổ chức trong ngành ngân hàng khi cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến, phải thực hiện phân loại giao dịch, áp dụng các giải pháp xác thực giao dịch phù hợp với rủi ro mất an toàn thông tin của từng loại giao dịch. Mặc dù điều này tăng tính an toàn cho các giao dịch trực tuyến trước hành vi truy cập trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng giải pháp này vẫn chưa cho phép cơ quan quản lý, tổ chức cung cấp dịch vụ xác định được chính xác chủ tài khoản, người thụ hưởng của các giao dịch bất hợp pháp như đánh bạc, rửa tiền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,... Nguyên nhân là dữ liệu cá nhân của khách hàng trong cơ sở dữ liệu khách hàng của các tổ chức cung cấp dịch vụ không sạch. Tội phạm sử dụng công nghệ cao lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc ít người thực hiện thuê, mua tài khoản thanh toán; làm giả thông tin cá nhân để mở tài khoản thanh toán,... Điểm yếu này cho phép tội phạm sử dụng công nghệ cao có cơ hội “ẩn thân”, tiếp tục thực hiện các hành vi phạm pháp trên không gian mạng.Từ ngày 1/7 tới, theo Quyết định số 234/QĐ-NHNN của NHNN, các ngân hàng phải phối hợp với Bộ Công an làm sạch cơ sở dữ liệu sinh trắc của khách hàng bằng việc đối chiếu cơ sở dữ liệu sinh trắc đã được ngân hàng lưu trữ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý. Giải pháp này cho phép cơ quan quản lý, tổ chức cung cấp dịch vụ xác định được chính xác chủ tài khoản, người thực hiện giao dịch, người thụ hưởng. Từ đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) Nguyễn Hưng Nguyên cho hay, NAPAS đang phối hợp triển khai hạ tầng thanh toán, cho phép người dân có thể sử dụng tất cả các dịch vụ thanh toán hiện nay gồm thẻ, tài khoản, VietQR để thanh toán các dịch vụ công thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia và ứng dụng VNeID do Bộ Công an xây dựng và quản lý.Đến nay, NAPAS đã thí điểm một số dịch vụ, trong đó có dịch vụ thanh toán trực tuyến phí/lệ phí cấp lý lịch tư pháp cho người dân. “Liên quan vấn đề lừa đảo trực tuyến thời gian gần đây, NAPAS đang phối hợp các ngân hàng và cơ quan quản lý đưa ra thêm một số giải pháp bổ trợ để giám sát, phát hiện sớm tài khoản có dấu hiệu gian lận, giả mạo nhằm hạn chế rủi ro cho khách hàng khi thực hiện giao dịch”, ông Nguyên cho biết thêm.
https://nhandan.vn/thuc-day-he-sinh-thai-so-trong-linh-vuc-ngan-hang-post808025.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "gia tăng bảo mật", "sinh trắc học", "hệ sinh thái số", "hạn chế rủi ro", "kết nối dịch vụ thanh toán" ] }
Cổ phiếu lớn bị bán mạnh cuối phiên, VN-Index tăng nhẹ
NDO -Phiên giao dịch ngày 5/6, lực cầu lan tỏa ngay từ khi mở cửa đã giúp thị trường tràn ngập sắc xanh. Về cuối phiên, áp lực bán gia tăng mạnh tại nhóm cổ phiếubluechip, trong đó các mã: MBB, CTG, STB, ACB, GAS, TPB, VHM, VJC, VPB đảo chiều chìm trong sắc đỏ đã khiếnVN-Indexhạ thấp độ cao và chốt phiên chỉ còn tăng nhẹ 0,83 điểm, lên mức 1.284,35 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng nhẹ so phiên trước, đạt hơn 21.420,91 tỷ đồng.Khối ngoại mua ròng trở lại 40 tỷ đồng, với các mã mua nhiều: MSN (138 tỷ đồng), VNM (121 tỷ đồng), FUEVFVND (50 tỷ đồng)…Ngược lại, các mã bị bán mạnh như: MWG (138 tỷ đồng), KDH (82 tỷ đồng) VHM (74 tỷ đồng)…Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 13 mã tăng, 3 mã đứng giá và 14 mã giảm.Trong đó, SAB tăng trần lên 65.600 đồng/cổ phiếu, VNM tăng 3,79% lên 68.500 đồng/cổ phiếu, BVH tăng 3,05% lên 47.250 đồng/cổ phiếu, BCM tăng 2,09%, VRE tăng 1,81%.Các mã: BID, FPT, GVR, MSN, PLX, SSB, VCB, VIC tăng nhẹ từ 0,11-0,77%.3 mã: SHB, SSI, VIB dừng ở tham chiếu.Ở chiều ngược lại, MWG giảm 2,82%, POW giảm 1,79%, MBB giảm 1,33%, CTG giảm 1,22%, STB giảm 1,17%, HDB giảm 1,04%.Các mã còn lại: ACB, GAS, HPG, TCB, TPB, VHM, VJC, VPB giảm nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu thép đa số biến động nhẹ. Cụ thể: HMC tăng 0,82%, VCA tăng 0,11%, HPG giảm 0,17%, TLH giảm 0,74%, DTL giảm 1,84%. 3 mã: HSG, NKG, SMC dừng ở tham chiếu.Nhómcổ phiếu chứng khoánchốt phiên với sắc xanh chiếm đa số. Trong đó, TVS bất ngờ tăng trần lên 23.200 đồng/cổ phiếu, FTS tăng 2,39%, CTS tăng 2,05%, VND tăng 0,56%, VDS tăng 0,4%, ORS tăng 0,31%, AGR tăng 0,23%, TVB tăng 0,11%, cùng 3 mã: APG, BSI, SSI dừng ở tham chiếu. Ngược lại, HCM giảm 0,34%, VCI giảm 0,71%, VIX giảm 0,55%.Ngược lại, nhómcổ phiếu ngân hàngđóng cửa nghiêng về sắc đỏ. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB dừng ở tham chiếu, LPB giảm 0,19%, MSB giảm 0,34%, OCB tăng 1,32%.Nhóm cổ phiếu bất động sản có nhiều mã bất ngờ bứt phá như: CKG, LEC, SGR, SIP tăng hết biên độ, FIR tăng 5,82%.Nhóm cổ phiếucông nghệ thông tinđa số khởi sắc, trong đó: ITD, SAM, ST8 tăng trần, SGT tăng 3,13%.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay để mất điểm ở cuối phiên, VNXALL-Index đóng cửa giảm 2,67 điểm (-0,13%%), xuống mức 2.116,96 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt 918,73 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 24.681,81 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 180 mã tăng giá, 94 mã đứng giá và 212 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 244,49 điểm, tăng 0,17 điểm (+0,07%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 88,69 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.810,20 tỷ đồng. Toàn sàn có 102 mã tăng, 62 mã đứng giá và 76 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 0,17 điểm (-0,03%) và xuống mức 541,59 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 52,07 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 1.425,65 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 12 mã tăng, 2 mã đi ngang và 16 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 97,46 điểm, tăng 0,46 điểm (+0,48%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 61,48 triệu CP, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.227,86 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 178 mã tăng, 100 mã đi ngang và 109 mã giảm giá.* Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 0,83 điểm (+0,06%) và lên mức 1.284,35 điểm. Thanh khoản đạt hơn 925,05 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 24.088,59 tỷ đồng. Toàn sàn có 189 mã tăng, 81 mã đứng giá và 236 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 1,33 điểm (-0,10%) và ở mức 1.299,66 điểm. Thanh khoản đạt hơn 272,39 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 9.833,50 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 13 mã tăng, 3 mã đi ngang và 14 mã giảm giá.Năm CP có khối lượng giao dịch nhiều nhất là BCG (hơn 29,82 triệu đơn vị), POW (hơn 24,88 triệu đơn vị), SHB (hơn 19,41 triệu đơn vị), HPG (hơn 19,19 triệu đơn vị), STB (hơn 15,29 triệu đơn vị).Năm CP tăng giá nhiều nhất là ST8 (7,00%), HVH (6,98%), ITD (6,92%), BHN (6,92%), TVS (6,91%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là PMG (-6,63%), MDG (-6,30%), TYA (-6,11%), TNC (-5,62%), APH (-4,23%).* Chứng khoán phái sinh hôm nay có 203.828 hợp đồng được giao dịch, giá trị 26.573,77 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/co-phieu-lon-bi-ban-manh-cuoi-phien-vn-index-tang-nhe-post812824.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bluechip", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu công nghệ thông tin" ] }
Liên kết vùng và chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản
Trung du và miền núi phía bắc là khu vực giàu tiềm năng, lợi thế về kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản tại các địa phương còn nhiều hạn chế. Nâng cao năng lực sản xuất, liên kết vùng; chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử… là “đòn bẩy” để quảng bá và nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp trong toàn vùng.
Quyết định số 975/QÐ-TTg ngày 19/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc cũng đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng trung du và miền núi phía bắc, thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng; điều phối liên kết các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các mặt hàng nông nghiệp.Liên kết vùng để phát triển kinh tế nông nghiệpSơn La hiện là vựa cây ăn quả lớn thứ hai cả nước. Ðến nay, một số vùng nguyên liệu nông sản của Sơn La nằm trong số những tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng và chất lượng. Tính đến hết năm 2023, một số cây ăn quả chủ lực đạt sản lượng cao như: nhãn đạt 136.556 tấn, diện tích 19.820 ha; mận 95.602 tấn, diện tích 12.399 ha; xoài đạt 77.512 tấn, diện tích 19.821 ha; cà-phê đạt 32.944 tấn, diện tích 20.137 ha...Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn LaTrên địa bàn tỉnh hiện có hơn 30 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp và khoảng 1.000 cơ sở sản xuất quy mô nhỏ. Tuy nhiên, để hướng đến mục tiêu đưa Sơn La trở thành trung tâm canh tác và chế biến nông sản xuất khẩu của vùng Tây Bắc thì phải hình thành nền sản xuất lớn, áp dụng công nghệ cao, tạo đà thu hút các doanh nghiệp chế biến lớn trên cơ sở liên kết vùng, còn nếu nội tỉnh thì chỉ có các nhà máy chế biến quy mô nhỏ, giá trị kinh tế thấp... Hiện nay, Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên đang liên kết trồng dứa cho Trung tâm chế biến rau quả DOVECO và liên kết trồng mắc-ca cho các nhà máy chế biến lớn.Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Ngô Hạnh Phúc, trụ cột và thế mạnh chính của kinh tế Yên Bái là nông, lâm nghiệp. Hiện nay, Yên Bái đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gồm: vùng quế hơn 82.700 ha; măng tre Bát Ðộ hơn 5.800 ha; sơn tra hơn 9.300 ha, chè hơn 7.400 ha, cây ăn quả hơn 10.000 ha, rừng trồng nguyên liệu hơn 90.700 ha, trong đó diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững hơn 30.000 ha. Cây chè và cây quế của Yên Bái được đánh giá là nhóm cây trồng có chất lượng cao của Việt Nam.Hiện tại hàng nông, lâm sản của tỉnh đã có mặt tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các thị trường truyền thống như Ấn Ðộ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc..., gần đây, hàng hóa xuất khẩu của tỉnh đã bước đầu thâm nhập được vào các thị trường mới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Trung Ðông… Tuy nhiên, ông Ngô Hạnh Phúc cũng cho rằng, tiềm năng nông nghiệp của tỉnh chưa được khai thác hết, và đẩy mạnh liên kết phát triển vùng, liên vùng là một trong những giải pháp quan trọng phát huy sức mạnh kinh tế nông nghiệp.Theo đó, cần phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du và miền núi phía bắc gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn. Ưu tiên phát triển chế biến thực phẩm tại khu vực các tỉnh Sơn La, Phú Thọ; chế biến nông sản tại khu vực các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ... Tăng cường liên kết vùng, nghiên cứu xây dựng cơ chế điều phối, hợp tác, trao đổi thông tin giữa các địa phương trong vùng, trọng tâm là điều phối hoạt động phát triển vùng nguyên liệu, thu hút đầu tư vào chế biến.Đa dạng thị trường và các kênh tiêu thụÔng Ðỗ Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công thương) cho biết: Hiện nay nhiều loại cây ăn quả tại vùng trung du và miền núi phía bắc được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sang thị trường Australia, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc như nhãn, vải, xoài, chanh leo, chuối, mận, bơ…, trong đó nhiều loại trái cây có ưu thế lớn như vải thiều của Bắc Giang, xoài và nhãn của tỉnh Sơn La.“Dư địa thị trường rất lớn cho nên các địa phương cần mở rộng hướng xuất khẩu. Theo đó, xây dựng danh sách doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn đủ năng lực xuất khẩu gửi về Vụ Thị trường châu Á-châu Phi để thuận lợi trong công tác kết nối với nhà nhập khẩu. Danh sách doanh nghiệp cần có đầy đủ thông tin cần thiết như: thư ngỏ tìm kiếm đối tác, catalogue, tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, năng lực cung ứng sản phẩm, thông tin đầu mối bán hàng… bằng ngôn ngữ phù hợp với thị trường cần xuất khẩu. Một lưu ý nữa là ngoài chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp địa phương cần nghiên cứu khả năng hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong khâu đóng gói sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng tại mỗi nước về nhu cầu mẫu mã sản phẩm”, ông Ðỗ Quốc Hưng thông tin thêm.Ngoài ra, việc đa dạng hóa các kênh tiêu thụ trên các nền tảng thương mại điện tử cũng đang là hướng tiếp cận mới cho nông sản các địa phương. Theo ông Nguyễn Khánh Toàn, đại diện Công ty TikTok Việt Nam cho biết: Từ năm 2023, TikTok được Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho phép đồng hành để phát triển chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại tại các địa phương.Vừa qua, tại Lào Cai, TikTok phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại đào tạo bán hàng trực tuyến cho 150 doanh nghiệp của 14 địa phương vùng trung du và miền núi phía bắc. Phiên livestream tập huấn hôm đó tiếp cận 6 triệu người và có 221.000 người vào xem (tương đương bốn hội thảo quy mô cấp vùng). Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia bán được hàng sau chương trình đào tạo là 60%. Trong đó, có một doanh nghiệp đã chốt được 2.400 đơn hàng, thu về 500 triệu đồng sau 30 phút livestream, tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp này trong phiên livestream ngày hôm đó là khoảng 600 triệu đồng. Năm 2023, Tiktok đã phối hợp thực hiện 18 chương trình đào tạo, dự kiến năm 2024 sẽ tổ chức sáu chương trình tại các vùng trên cả nước.Bà Nguyễn Thị Phương Uyên, Giám đốc Marketing Sàn thương mại điện tử Alibaba.com tại Việt Nam chia sẻ: Từ năm 2009 đến nay, Alibaba đã hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam xuất khẩu trực tuyến đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với các sản phẩm ở nhiều ngành hàng, trong đó ngành hàng nông nghiệp xếp thứ 4. Ðây cũng là ngành được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng rất cao trong năm 2024.“Alibaba cũng đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại xây dựng Gian hàng Quốc gia Việt Nam (Vietnam Pavilion), đây là không gian hàng hóa Made in Vietnam trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com, tập hợp sản phẩm và doanh nghiệp tiêu biểu tham gia thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B) toàn cầu, có vai trò then chốt giúp thúc đẩy sản phẩm, thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới và đẩy mạnh giao thương giữa nhà mua hàng quốc tế và nhà bán hàng. Ðồng thời đây cũng là cơ hội phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp nông nghiệp vùng trung du và miền núi phía bắc thông qua việc tiếp cận các kênh tiêu thụ thương mại điện tử mới”, bà Nguyễn Thị Phương Uyên nhấn mạnh.Giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản của khu vực trung du và miền núi phía bắc đạt bình quân 4,3%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Các lĩnh vực nông nghiệp có lợi thế là: nông nghiệp hữu cơ, đặc sản; lâm nghiệp với diện tích rừng lớn, tổng trữ lượng gỗ chiếm tới 28,1% trữ lượng gỗ cả nước; lâm sản ngoài gỗ, dược liệu quý khá phong phú; chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như trâu, bò thịt, bò sữa chất lượng cao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La)…(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Ðầu tư )
https://nhandan.vn/lien-ket-vung-va-chuyen-doi-so-trong-tieu-thu-nong-san-post808477.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Sơn La", "Yên Bái", "Chuyển đổi số", "Liên kết vùng", "Kinh tế nông nghiệp", "Phát triển sản xuất", "Đào tạo bán hàng trực tuyến", "Thị trường điện tử", "Alibaba.com" ] }
Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh
Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.
Tuy nhiên ở Việt Nam, xu hướng này mới chỉ đang ở điểm xuất phát do nhận thức của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, quá trình triển khai thiếu đồng bộ, gặp rào cản về nguồn vốn, nhân lực, khoa học và công nghệ còn lạc hậu,...Để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh, ngoài những nỗ lực của doanh nghiệp, rất cần thêm sự đồng hành, hỗ trợ từ Nhà nước trong việc đẩy mạnh các chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy lộ trình sản xuất xanh, tiến tới đưa nền kinh tế phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.Gỡ vướng về cơ chếLà một trong những khu công nghiệp hình thành đầu tiên tại miền bắc (năm 1994), khu công nghiệp Nomura Hải Phòng (nay được đổi tên thành Khu công nghiệp Nhật Bản-Hải Phòng) được đầu tư bài bản theo các quy chuẩn cao nhất của đối tác Nhật Bản khi đó.Thời điểm ấy, Nomura được đánh giá dẫn đầu các khu công nghiệp trên cả nước về vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý, quy hoạch không gian, hạ tầng,... Song đến nay, sau 30 năm, Nomura đang rơi vào tình trạng “lỗi thời”, phát sinh nhiều bất cập trong công tác xử lý nước thải, ô nhiễm khí thải, chất thải rắn công nghiệp, ô nhiễm không khí, chất thải nguy hại phát sinh và thiếu diện tích cây xanh,…Không chỉ riêng Nomura, trong tổng số gần 300 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, có rất nhiều khu công nghiệp ở Việt Nam hiện đang đối mặt những bất cập tương tự khi ra đời sớm, đã không còn phù hợp với các tiêu chuẩn xanh hiện nay. Theo số liệu thống kê, cả nước có tới 29 khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung do những bất cập về hạ tầng; tỷ lệ lấp đầy thấp, chưa giải phóng được mặt bằng phần diện tích quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; thiếu sự đồng bộ, thiếu tính kết nối.Thực tế các khu công nghiệp hình thành trong giai đoạn trước đây có hướng tiếp cận và mục tiêu tập trung tối đa hóa lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế mà không coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường hoặc phúc lợi xã hội. Việc xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải, sử dụng năng lượng sạch cũng chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, chủ yếu phát triển theo giai đoạn “cuốn chiếu” cho nên không thân thiện với môi trường, không tiết kiệm tài nguyên, sử dụng nguồn nguyên liệu chưa hiệu quả.Vì vậy đến nay, trước những yêu cầu “xanh hóa”, rất nhiều khu công nghiệp mong muốn được “thay da, đổi thịt”, chuyển đổi trở thành khu công nghiệp xanh, sinh thái và có tính bền vững nhưng lại gặp phải rào cản rất lớn về chi phí đầu tư, năng lực của chủ đầu tư. Đặc biệt, theo phản ánh của một số doanh nghiệp, có rất nhiều quy định pháp lý chưa rõ ràng, gây cản trở trong việc chuyển đổi mô hình.Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đầu tư Sao Đỏ, chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng) Trần Thị Tố Loan chia sẻ, ngoài vấn đề tài chính, vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng đang cản trở các doanh nghiệp phát triển xanh.Cụ thể, tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, đưa ra chỉ tiêu có 20% số doanh nghiệp trong khu công nghiệp phải thực hiện các sản xuất sạch hơn, nhưng lại không cụ thể thế nào là sạch hơn, hay thế nào là sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Trong khi để đáp ứng quy định nêu trên, bản thân khu công nghiệp và các doanh nghiệp phải đầu tư một nguồn tài chính rất lớn nhằm thay đổi toàn bộ công nghệ, dây chuyền, máy móc, thiết bị, bổ sung xây dựng thêm hạ tầng xử lý chất thải,... Nếu không cụ thể hóa chính sách, sẽ rất khó để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi.Ngoài ra theo bà Loan, để sử dụng hiệu quả tài nguyên, cần phải tái sử dụng tài nguyên, nhưng thực tế qua quá trình thu hút các dự án tái chế, bản thân các khu công nghiệp cũng gặp khó khăn khi quy định pháp luật chưa nói rõ có cho phép các khu công nghiệp được thu hút ngành nghề này hay không.Nếu thu hút, phải thay đổi toàn bộ hệ thống về báo cáo tác động tài nguyên, môi trường, giấy phép hệ thống quan trắc nhằm bảo đảm pháp lý phù hợp với việc thu hút những ngành nghề đó. Bên cạnh đó, cũng chưa rõ từ góc nhìn của các cơ quan quản lý có muốn thu hút các dự án tái chế không, hay chỉ tập trung thu hút những dự án mang lại hiệu suất cao hơn như các dự án điện tử,...Cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệpThực tế nhiều năm qua cho thấy, việc phát triển xanh và bền vững sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ chính mình, trụ vững hơn và tìm được cơ hội bứt phá trước biến động khó lường của thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tiếp nhận được mô hình tài chính mới, đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư cho công nghệ từ các quỹ đầu tư để phát triển kinh doanh theo hướng xanh và bền vững, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thân thiện với môi trường; từ đó tăng tính cạnh tranh, huy động được nguồn vốn, tạo ra các lợi thế mới,…Theo số liệu khảo sát mới đây do VCCI thực hiện ở hơn 10 nghìn doanh nghiệp trên cả nước, 56% số doanh nghiệp nhận thấy cơ hội từ biến đổi khí hậu. Trong đó, khoảng 30% nhận định đã đến lúc cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất, 17% cho rằng đây là cơ hội để tạo ra sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới, đồng thời phát triển thêm thị trường cho sản phẩm đang có.Tuy nhiên, cơ hội luôn song hành cùng thách thức, khảo sát nêu trên của VCCI cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được trách nhiệm với môi trường hoặc không có nhân lực am hiểu về pháp luật môi trường. Dù cũng đã mong muốn thay đổi theo hướng phát triển bền vững, song nhiều doanh nghiệp vẫn bị hạn chế về công nghệ do thiết bị, máy móc sản xuất đã cũ.Hiện chỉ có 31,8% số doanh nghiệp tư nhân hiểu rõ các quy định môi trường, 44% số doanh nghiệp trong nước và 38% số doanh nghiệp FDI thừa nhận chưa tuân thủ đầy đủ các quy định môi trường. Một số doanh nghiệp tuy đã có bước triển khai ban đầu cho các hoạt động hướng đến phát triển bền vững, tăng trưởng xanh nhưng lại lo ngại để tuân thủ các quy định sẽ làm tăng chi phí sản xuất, tốn kém chi phí đầu tư mới hoặc cải tiến máy móc, thiết bị. Các doanh nghiệp vẫn lấy mục tiêu ngắn hạn về lợi nhuận mà chưa cân nhắc đến các lợi ích lâu dài, bền vững.Theo Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh, mặc dù quá trình triển khai phát triển xanh nhiều khó khăn, song các doanh nghiệp không nên thấy khó mà dừng lại hoặc trì hoãn. Chuyển đổi xanh không còn thời gian để chậm trễ, cần phải hành động sớm nhất có thể để ngăn chặn biến đổi khí hậu, tại Hội nghị COP26, người đứng đầu Chính phủ đã cam kết mạnh mẽ, quyết tâm đưa phát thải carbon về bằng “0” vào năm 2050.Để thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển xanh, doanh nghiệp rất cần sự chung tay hành động, đồng hành của Nhà nước, các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư,… nhằm khơi thông “điểm nghẽn” chính sách, dẫn dòng tài chính xanh, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi, phát triển theo hướng xanh một cách mạnh mẽ hơn.Theo ông Nguyễn Quang Vinh, vấn đề cần triển khai trước hết là Nhà nước hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách hiện hành một cách đồng bộ, nhất quán theo định hướng phát triển xanh, tránh tạo ra khoảng trống trong chính sách; đồng thời, nên khuyến khích xanh hóa sản xuất, ưu tiên chính sách và kế hoạch hành động phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển công nghệ xanh, cơ chế phát triển sạch. Đối với doanh nghiệp, không nhất thiết phải đầu tư ngay trang thiết bị hiện đại để giảm thiểu khí thải, tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường.Trở thành doanh nghiệp xanh, trước tiên phải thay đổi từ tư duy, thay đổi từ những hành động đơn giản như nghiêm chỉnh chấp hành tốt quy định bảo vệ môi trường, cải tiến quy trình sản xuất để giảm nguyên nhiên liệu, năng lượng,... hình thành ý thức tuân thủ, sau đó mới tìm kiếm nguồn lực từ các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính để tiến hành chuyển đổi xanh. Đặc biệt, nên ưu tiên sử dụng những nguyên vật liệu thân thiện với môi trường là đã giúp thực hiện phát triển xanh. Có như vậy, từng bước các doanh nghiệp sẽ tiến tới xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững trong tương lai.
https://nhandan.vn/dong-hanh-doanh-nghiep-trong-kinh-te-xanh-post809522.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [] }
Giá vàng ngày 30/4 giảm nhẹ, nhà đầu tư thận trọng đợi thông tin từ FED
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(30/4) giảm nhẹ, giao dịch trên ngưỡng 2.330 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC đang giao dịch ở mức 85,2 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75,5 triệu đồng/lượng.
Trong nước, giá vàng các thương hiệu đứng yên khi thị trường đang trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.Tại thời điểm, 8 giờ 30 phút ngày 30/4, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 82,6 triệu đồng/lượng mua vào và 84,8 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,2 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 83-85,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,2 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 12-13 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999hiện giao dịch mua vào 73,8 triệu đồng/lượng, bán ra 75,5 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,8 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,5 triệu đồng/lượng.Tính đến 8 giờ 30 phút ngày 30/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giảm 4,3 USD so kết phiên hôm trước xuống mức 2.333,1 USD/ounce.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 30/4. (Ảnh: kitco.com)Sáng nay, giá vàng thế giới giảm nhẹ khi các nhà đầu tư đang giao dịch thận trọng trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị họp chính sách tiền tệ vào sáng thứ ba (giờ Mỹ). Thị trường đang dự báo FED sẽ giữ lãi suất chuẩn ổn định ở mức 5,25-5,5% tại cuộc họp lần này. Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào thứ sáu để có thêm định hướng về chính sách tiền tệ của FED.Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex Marc Chandler cho biết, dữ liệu việc làm được dự báo là không mấy khả quan vào tuần tới có thể khiến đồng USD giảm xuống, đồng thời nâng giá kim loại màu vàng lên khoảng 2.370 USD trong tuần này.Chiến lược gia hàng hóa Ole Hansen của Ngân hàng Saxo thận trọng hơn khi cho rằng,giá vàngsẽ chững lại vào tuần này. Theo ông, kim loại quý cần thêm thời gian để phục hồi sau đợt điều chỉnh giảm hơn 2% vào tuần trước.Về tầm nhìn trung và dài hạn, các ngân hàng lớn đã lần lượt điều chỉnh tăng triển vọng giá vàng. Citigroup đưa ra dự đoán giá vàng có khả năng tăng lên 3.000 USD/ounce trong vòng 6-18 tháng tới; Ngân hàng Thụy Sĩ UBS đã nâng mục tiêu cuối năm lên 2.500 USD/ounce, trong khi Ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 2.700 USD vào cuối năm nay.Sáng nay, Chỉ số USD-Index ở mức 105,73 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động quanh 4,601%; chứng khoán Mỹ tiếp đà phục hồi nhờ đóng góp đáng kể của cổ phiếu Tesla với mức tăng vọt 15%; giá dầu giảm nhẹ, giao dịch quanh 87,07 USD/thùng đối với dầu Brent và 82,49 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-304-giam-nhe-nha-dau-tu-than-trong-doi-thong-tin-tu-fed-post807207.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 30/4", "giá vàng giảm", "giá vàng miếng SJC", "giá vàng nhẫn" ] }
Chỉ số giá hàng hóa giảm 3 ngày liên tiếp
NDO -Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy,thị trường hàng hóanguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua (23/5) với diễn biến phân hóa rõ rệt. Sắc đỏ phủ kín bảng giá năng lượng và kim loại. Trong khi đó, lực mua áp đảo trên nhóm nguyên liệu công nghiệp và nông sản. Tuy nhiên, lực bán có phần chiếm ưu thế khiến chỉ số MXV-Index chốt ngày giảm 0,46% xuống 2.339 điểm, nối dài đà giảm sang ngày thứ ba liên tiếp. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 6.300 tỷ đồng.
Giá ca-cao, bông tăng mạnh; giá cà-phê điều chỉnh giảmĐóng cửa ngày giao dịch 23/5, giá ca-cao tăng vọt 7,6% trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu vẫn đang ở mức thấp. Tính từ đầu vụ 2023-2024 (tháng 10/2023) đến ngày 19/5/2024, lượng ca-cao được vận chuyển đến các cảng của Bờ Biển Ngà chỉ ở mức 1,437 triệu tấn, giảm mạnh 29% so cùng kỳ vụ trước.Cùng chung xu hướng, giá bông tăng gần 3%, lên mức cao nhất gần 1 tháng. Doanh số bán hàng bông vụ 2023-2024 của Brazil tăng trở lại, phản ánh nhu cầu về bông đang có sự phục hồi. Trong báo cáo xuất khẩu bông hằng tuần kết thúc ngày 16/5, Mỹ bán 202.900 kiện bông, tăng lần lượt 30% và 19% so với tuần trước và mức trung bình 4 tuần gần nhất.Ở chiều ngược lại,giá cà-phêđiều chỉnh giảm lần lượt 2,1% với Arabica và 2,5% với Robusta. MXV cho biết, tín hiệu nguồn cung nới lỏng tại Brazil, kết hợp với lực bán kỹ thuật là yếu tố chính gây áp lực lên giá cà-phê trong ngày hôm qua.Cơ quan Cung ứng mùa vụ thuộc chính phủ Brazil CONAB nâng dự báo sản lượng cà-phê năm 2024 của Brazil lên 58,8 triệu bao loại 60kg, tăng nhẹ so với mức 58,1 triệu bao trong báo cáo trước đó và cao hơn 6,8% so với sản lượng cà-phê năm 2023.Trước đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nâng dự báo nguồn cung cà-phê vụ 2024-2025 của một số quốc gia sản xuất chính. Sản lượng cà-phê vụ 2024-2025 của Colombia dự kiến đạt 12,4 triệu bao và xuất khẩu tăng lên khoảng 12 triệu bao. Tại Peru, sản xuất và xuất khẩu cà-phê vụ 2024-2025 tăng lần lượt 7% và 6% so với vụ trước.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong ngày hôm qua (23/5), giá cà-phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tăng mạnh 7.000-7.200 đồng/kg, đưa giá thu mua cà-phê trong nước lên mức 116.000-117.000 đồng/kg. Giá cà-phê nội địa đang trong đà hồi phục mạnh mẽ, chỉ trong vòng 1 tuần qua, giá thu mua đã tăng mạnh khoảng 15.000 đồng/kg.Giá kim loại nối dài đà giảmKhép lại ngày giao dịch 23/5, bảng giá kim loại chìm trong sắc đỏ. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim nối dài đà giảm do sức ép vĩ mô. Chốt ngày, giá bạc giảm 3,31% về 30,45 USD/ounce, mức thấp nhất một tuần. Giá bạch kim để mất 1,84% xuống 1.030,4 USD/ounce, đánh dấu ngày giảm giá thứ tư liên tiếp.Ngay từ đầu phiên, giá bạc và giá bạch kim đã giảm mạnh do sức ép vĩ mô. Tâm lý bi quan bao trùm lên thị trường sau khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) công bố biên bản cuộc họp lãi suất, cho thấy các quan chức vẫn tỏ ra lo ngại về lạm phát và thận trọng hơn trong việc nới lỏng chính sách thắt chặt.Cùng với đó, đồng USD tăng giá mạnh sau khi Mỹ công bố dữ liệu kinh tế tích cực, càng gây sức ép lên giá bạc và bạch kim. Cụ thể, theo dữ liệu sơ bộ của S&P Global, hoạt động sản xuất của Mỹ đã mở rộng trở lại với chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất của Mỹ đạt 50,9 điểm trong tháng 5, cao hơn 0,9 điểm so với dự báo. Lĩnh vực dịch vụ cũng tăng mạnh với chỉ số PMI dịch vụ đạt 54,8 điểm trong tháng 5, cao hơn 3,6 điểm so với dự báo và tăng từ mức 51,3 điểm của tháng 4. Chỉ số Dollar Index tăng mạnh sau dữ liệu, kết phiên ở mức 105,11 điểm, cao nhất một tuần..Đối với kim loại cơ bản, sức ép vĩ mô gia tăng cũng gây áp lực lên giá đồng, kéo giá đồng COMEX tiếp tục giảm 1,15%. Hơn nữa, kể từ tháng 3 tới nay, một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy đà tăng của giá đồng là do rủi ro nguồn cung thắt chặt. Do vậy, giá đồng đã suy yếu trở lại khi rủi ro này được xoa dịu bớt. Reuters đưa tin các công ty khai thác lớn đang đẩy mạnh hoạt động khai thác nhằm gia tăng sản lượng đồng.Giá quặng sắt cũng suy yếu từ mức cao nhất 3 tháng sau khi giảm 2,24% về 119,67 USD/tấn, do lo ngại về triển vọng tiêu thụ.Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Thế giới (WorldSteel), sản lượng thép thô toàn cầu chỉ đạt 155,7 triệu tấn trong tháng 4, giảm 5% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng của Trung Quốc, quốc gia sản xuất thép nhất thế giới, đạt 85,9 triệu tấn, giảm 7,2% so cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu thép yếu tại Trung Quốc và cả trên toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ quặng sắt lam đầu vào cho sản xuất thép vì thế cũng trở nên kém lạc quan hơn, gây sức ép lên giá.
https://nhandan.vn/chi-so-gia-hang-hoa-giam-3-ngay-lien-tiep-post810909.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giá bạc", "giá bạch kim", "giá nguyên liệu" ] }
Giá vàng ngày 9/5: Vàng SJC lập kỷ lục mới bất chấp giá thế giới giảm
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 9/5) giao dịch ở mức 2.309,5 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC tăng phi mã, giao dịch 88,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 75 triệu đồng/lượng.
Hôm qua, tại thị trường trong nước, phiên đấu thầu vàng miếng thứ 5 đã diễn ra thành công. Ba thành viên trúng thầu với tổng khối lượng là 34 lô (3.400 lượng vàng), giá đấu thầu cao nhất là 86,05 triệu đồng/lượng. Ngay sau đó, giá vàng SJC đã bật tăng. Tới sáng nay, giá vàng tiếp tục được các thương hiệu điều chỉnh tăng mạnh.Tại thời điểm 9 giờ 30 phút ngày 9/5,giá vàng SJCxô đổ mọi kỷ lục trước đó, niêm yết mua vào-bán ra ở mức 86,2-88,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,3 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 9 giờ 30 phút ngày 9/5.Giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 86,2 triệu đồng/lượng mua vào và 87,7 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,5 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999giảm nhẹ so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 73,3 triệu đồng/lượng, bán ra 75 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,5 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,3 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75 triệu đồng/lượng, chưa đổi so với chốt phiên hôm trước.Thời điểm 9 giờ 30 phút sáng nay, ngày 9/5, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.309,5 USD/ounce, giảm nhẹ so kết phiên hôm trước.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 9/5. (Ảnh: kitco.com)Thị trường tài chính quốc tế bước vào tuần giao dịch trong ảm đạm. Các nhà đầu tư đang tập trung nhiều hơn vào triển vọng cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch trên thị trường đang tin rằng có khoảng 66% khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.Các chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng giá vàng đi lên; cho rằng, căng thẳng đã giảm nhưng chưa hết và các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì việc bổ sung vàng. Các báo cáo mới đây cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục bổ sung thêm 1,9 tấn vàng trong tháng 4, đánh dấu tháng bổ sung thứ 18 liên tiếp.Trước đó, vào giữa tháng 4, giá vàng thế giới đã chạm mức cao kỷ lục 2.431,29 USD/ounce khi được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư bán lẻ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-95-vang-sjc-lap-ky-luc-moi-bat-chap-gia-the-gioi-giam-post808508.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 9/5", "giá vàng miếng", "vàng nhẫn SJC", "vàng thế giới", "đấu thầu vàng miếng SJC" ] }
Đấu thầu thành công 13.400 lượng vàng
NDO -Ngày 23/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đãđấu thầuthành công 134 lô, tương đương 13.400 lượng vàng với tổng số thành viên trúng thầu là 11 thành viên.
Đây là phiên đấu thầu thành công lượng vàng lớn nhất sau 9 phiên được tổ chức thời gian qua. Giá trúng thầu cao nhất là 88,73 triệu đồng/lượng, giá trúng thấp nhất 88,72 triệu đồng/lượng.Tạiphiên đầu thầunày, tổng khối lượng vàng miếng đấu thầu vẫn là 16.800 lượng, tỷ lệ đặt cọc 10%, giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 88,9 triệu đồng/lượng.Như vậy, từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức 9 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường; trong đó có 6 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 48.500 lượng vàng.Trên thị trường, giá vàng trong nước được các công ty vàng niêm yết giảm mạnh so với chốt phiên giao dịch hôm trước. Tại thời điểm 14 giờ 30 phút, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 87,8-89,8 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 1,1 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm trước. Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 87,8-89,6 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra); giảm 1,1 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 900 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm trước.Đây cũng là phiên giảm mạnh của giá vàng SJC trong vòng 1 tuần gần đây.
https://nhandan.vn/dau-thau-thanh-cong-13400-luong-vang-post810747.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "đấu thầu vàng", "vàng miếng SJC", "giá vàng", "thị trường vàng" ] }
Rau quả Việt Nam chiếm thị phần thấp tại nhiều quốc gia
NDO -Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Liên minh châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trị giá nhập khẩu hàng rau quả củathị trường EUtrong năm 2023 đạt 136,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2022. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,22% tổng trị giá nhập khẩu. Tháng 1/2024, trị giá nhập khẩuhàng rau quảcủa EU đạt 11,9 tỷ USD, tăng 11,41% so với tháng 1/2023. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,16% tổng trị giá nhập khẩu.Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, trị giá nhập khẩu hàng rau quả củathị trường Mỹtrong năm 2023 đạt 52,4 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2022. Trong 2 tháng đầu năm 2024, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của Mỹ đạt 10,6 tỷ USD, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,66% tổng trị giá nhập khẩu. Với nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 2 thế giới, Mỹ là thị trường tiềm năng đối với các nước xuất khẩu hàng rau quả, trong đó có Việt Nam.Tin liên quanXuất khẩu rau quả tăng tốcTại thị trường Canada, Cục Xuất nhập khẩu cũng cho biết: Canada là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 5 trên thế giới. Theo số liệu từ cơ quan Thống kê Canada, trong năm 2023, nhập khẩu hàng rau quả của nước này đạt 12,5 tỷ USD, tăng 0,4% so với năm 2022. Trong đó, nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam chỉ chiếm 0,63% tổng trị giá nhập khẩu.Trong 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu hàng rau quả của Canada đạt 2,3 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,67% tổng trị giá nhập khẩu, so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường thì tỷ trọng nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam quá thấp.Riêng tạithị trường Trung Quốc, xuất khẩu rau quả Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh thời gian qua. Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc đã chi 24,4 tỷ USD để nhập khẩu hàng rau quả và sản phẩm chế biến của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.Đáng chú ý, Việt Nam vượt qua Chile để trở thành quốc gia xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 sang Trung Quốc, đạt 3,4 tỷ USD. Thị phần hàng rau quả của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh từ 7,9% năm 2022 lên 13,99% năm 2023. Trong 3 tháng đầu năm 2024, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của Trung Quốc đạt 6,6 tỷ USD, tăng 5,85% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 9,4%.
https://nhandan.vn/rau-qua-viet-nam-chiem-thi-phan-thap-tai-nhieu-quoc-gia-post808262.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "xuất khẩu rau quả", "thị trường Trung Quốc", "thị trường EU", "tăng trưởng kim ngạch" ] }
Boeing thử nghiệm công nghệ cải thiện khả năng tái chế cabin và hiệu quả vận hành
Tập đoàn Hàng không vũ trụ Boeingđang tiến hành thử nghiệm 36 công nghệ trong chương trình ecoDemonstrator, tập trung vào nâng cao hiệu quả vận hành và tính bền vững cho nội thất cabin, vốn là một trong những thách thức lớn nhất trong việc tái chế máy bay.
Trong tháng 5 này, tập đoàn sẽ bắt đầu thử nghiệm trên máy bay Boeing 777-200ER (Extended Range).Công nghệ cabin (khoang máy bay) bền vững bao gồm đệm ngồi cảm biến giúp giảm tải công việc cho phi hành đoàn và thiết bị bếp thông minh (smart galley) hỗ trợ nâng cao năng suất và giảm khí thải. Những dự án khác tập trung vào thử nghiệm phương thức lăn bánh một động cơ và lăn bánh kỹ thuật số nhằm tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao tính an toàn.Tin liên quanTập đoàn Boeing mua 35,6 triệu lít nhiên liệu hàng không bền vữngChương trình Boeing ecoDemonstrator gồm một số dự án như vận hành sân bay; vật liệu giảm thiểu chất thải; giảm tiếng ồn và trọng lượng máy bay,… Theo đó, sẽ thử nghiệm nhằm cấp phép lăn bánh (taxi) một động cơ và lăn bánh kỹ thuật số, góp phần giảm nhiên liệu tiêu thụ và tăng tính an toàn; sử dụng vật liệu làm sàn máy bay nhẹ hơn, có thể tái chế và có độ bền cao, cùng tấm ốp trần làm từ sợi carbon tái chế, đều có 25% thành phần từ nhựa sinh học,…Bà Stephanie Pope, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc mảng máy bay thương mại của Boeing chia sẻ: “Chương trình Boeing ecoDemonstrator giúp chúng tôi cải tiến triệt để sản phẩm của mình, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình bay, nâng cao trải nghiệm bay và tăng tính an toàn cho sản phẩm. Chân thành cảm ơn các đối tác trong và ngoài ngành hàng không đã giúp chúng tôi biến những điều tưởng chừng như không thể thành hiện thực”.Trong năm nay, máy bay Boeing sẽ sử dụng nhiên liệu là hỗn hợp tỷ lệ 30/70 giữa SAF và nhiên liệu máy bay phản lực thông thường. (Ảnh: Boeing)Ông Brian Moran, Giám đốc Bền vững của Boeing phát biểu: “Đây là một trong những chương trình bay trình diễn nổi tiếng nhất của Boeing, đã thử nghiệm 250 công nghệ kể từ chuyến bay đầu tiên vào năm 2012. Trong năm nay, hãng sẽ tiến hành kiểm tra nhiều kiểu nội thất cabin khác nhau, hướng đến việc giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ và giảm tải cho phi hành đoàn”.Bốn công nghệ cabin của Boeing sẽ được trình diễn tại triển lãm nội thất máy bay 2024 tại Hamburg (Đức) từ ngày 22 đến 24/5. Kể từ chuyến bay đầu tiên năm 2012, hầu hết mọi nền tảng của chương trình đều sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), và cũng trong năm nay, máy bay Boeing sẽ sử dụng nhiên liệu là hỗn hợp tỷ lệ 30/70 giữa SAF và nhiên liệu máy bay phản lực thông thường.
https://nhandan.vn/boeing-thu-nghiem-cong-nghe-cai-thien-kha-nang-tai-che-cabin-va-hieu-qua-van-hanh-post809851.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Tập đoàn Boeing", "Máy bay Boeing", "cải thiện khả năng tái chế cabin" ] }
Giá năng lượng ghi nhận chuỗi tăng ổn định
NDO -Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong ngày hôm qua 11/6. Lực mua áp đảo trên nhóm năng lượng và nguyên liệu công nghiệp.
Trong khi đó, sắc đỏ phủ kín bảng giá kim loại và nông sản. Chỉ số MXV-Index giằng co quanh biên độ hẹp, chốt ngày nhích nhẹ 0,06% lên 2.291 điểm.Với 4 trên 5 mặt hàng đóng cửa tăng giá, nhóm năng lượng đóng vai trò dẫn dắt xu hướng thị trường trong ngày giao dịch 11/6. Đáng chú ý, chỉ số MXV-Index Năng lượng, đo lường biến động của các mặt hàng trong nhóm, đã ghi nhận chuỗi tăng 5 ngày liên tiếp, cho thấy xu hướng tăng tương đối ổn định củagiá năng lượngtrong giai đoạn gần đây.Khí tự nhiên đạt đỉnh 6 tháng, dầu thô tăng nhờ triển vọng tiêu thụĐóng cửa ngày 11/6, giá khí tự nhiên tăng vọt hơn 7%, lần đầu vượt mốc 3 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh kể từ tháng 11/2023.MXV cho biết, giá khí đón nhận lực mua mạnh ngay sau khi báo cáo thường niên của Hội đồng Điện Bắc Mỹ nhấn mạnh nguy cơ thiếu năng lượng tăng cao ở một số bang tại Mỹ do nhiệt độ nóng hơn trong mùa hè.Thêm vào yếu tố hỗ trợ, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong ước tính mới nhất đã nâng giá khí đốt tự nhiên giao ngay Henry Hub trong năm 2024 lên 2,46 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh từ mức 2,18 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh trong dự báo trước đó, với lý do sản lượng dự kiến thấp hơn và lượng bơm lưu trữ dưới mức trung bình trong mùa hè.Trong diễn biến đáng chú ý khác,giá dầutiếp tục tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 6. Hai báo cáo lớn trên thị trường dầu mỏ trong tháng 6 đã ảnh hưởng mạnh tới diễn biến giá, trong đó Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm, và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giữ nguyên dự báo tăng trưởng tương đối mạnh vào năm 2024, góp phần hỗ trợ giá dầu. Chốt ngày, giá dầu WTI tăng 0,21% lên 77,90 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,36% lên 81,92 USD/thùng.Cụ thể, trong báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 6, EIA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2024 lên 1,10 triệu thùng/ngày so ước tính trước đó là 900.000 thùng/ngày, đạt trung bình 103 triệu thùng/ngày. Trong năm 2025, EIA cũng đã dự báo nhu cầu dầu toàn cầu có thể sẽ tăng lên mức 104,5 triệu thùng/ngày, cao hơn một chút so dự báo trước đó là 104,3 triệu thùng/ngày.Về nguồn cung, EIA hiện dự kiến ​​sản lượng dầu toàn cầu đạt khoảng 102,6 triệu thùng/ngày, so dự báo 102,8 triệu thùng/ngày hồi tháng 5. Việc điều chỉnh được thực hiện do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đã công bố kế hoạch gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện sang quý III năm nay.Tổng thể trong năm 2024, EIA cho biết, thị trường ở trạng thái thâm hụt khoảng 320.000 thùng/ngày. Điều đó đã thúc đẩy lực mua trên thị trường.Cũng trong ngày hôm qua, Báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 6 của OPEC đã duy trì dự báo năm 2024 về tăng trưởng tích cực về nhu cầu dầu, với lý do kỳ vọng về du lịch trong nửa cuối năm. Cụ thể, tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2024 được OPEC kỳ vọng đạt 2,2 triệu thùng/ngày, không đổi so ước tính trong tháng 5, cả năm đạt trung bình 104,46 triệu thùng/ngày.Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, báo cáo tồn kho nhiên liệu của Viện dầu khí Mỹ (API) cho biết, tồn kho dầu thương mại giảm 2,43 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 7/6, trong bối cảnh bắt đầu mùa lái xe cao điểm. Điều này cũng đã tạo động lực cho giá dầu tiếp đà tăng.Giá lúa mì kết thúc chuỗi giảm liên tiếp 9 ngàyThị trường nông sảndiễn biến trái chiều. Giá ngô và đậu tương đảo chiều suy yếu. Trong khi đó, giá lúa mì là điểm sáng khi ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% vào hôm qua, kết thúc chuỗi 9 ngày liên tiếp sụt giảm. MXV cho biết, lo ngại về tình vụ mùa tại Nga một lần quay trở lại và yếu tố chính đã thúc đẩy lực mua trên thị trường.Liên minh Ngũ cốc Nga (RGU) cho biết, sương giá tháng 5 đã gây thiệt hại cho khoảng 15-30% diện tích ngũ cốc vụ đông của nước này. Mức độ thiệt hại tùy theo từng khu vực, và cao hơn nhiều so với mức dự báo 1% mà Bộ Nông nghiệp Nga đưa ra. Trước đó, cơ quan này ước tính rằng khoảng 1 triệu héc-ta cây trồng - tương đương 1,2% diện tích gieo trồng cho vụ thu hoạch năm 2024 - bị thiệt hại. Bên cạnh đó, triển vọng thời tiết trong thời gian tới tại Nga cũng không quá khả quan và con số trên còn có thể tiếp tục gia tăng.Trên thị trường nội địa, giá chào bán lúa mì Australia, Liên minh châu Âu (EU), Nam Mỹ về Việt Nam tương đối ổn định. Ghi nhận trong ngày hôm qua 11/6, tại cảng Vũng Tàu, lúa mì kỳ hạn giao tháng 6 năm nay dao động quanh mức 7.650-7.700 đồng/kg.
https://nhandan.vn/gia-nang-luong-ghi-nhan-chuoi-tang-on-dinh-post813920.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "giá năng lượng", "nông sản", "kim loại", "giá dầu", "giá lúa mì", "giá ngô" ] }
Các doanh nghiệp hướng tới áp dụng bộ tiêu chuẩn ESG
NDO -Trên thực tế, việc áp dụngcác tiêu chímôi trường, xã hội và quản trị (gọi tắt là ESG), đang trở thành thước đo để đánh giá khả năng triển khai mô hình kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác của các doanh nghiệp thành công trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG đang dần tỏ ra vượt trội so với những chủ thể khác.
Đó là chia sẻ của Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh tại Hội thảo với chủ đề “Tìm động lực tăng trưởng từ ESG” (ESG - Motivations and Breakthroughs Conference) do Báo Đầu tư phối hợp Công ty TNHH Hệ thống và Giải pháp WBS (WBS) tổ chức ngày 23/5 tại Hà Nội.Theo ông Lê Trọng Minh, thực hành ESG, cũng như triển khai các mô hình kinh doanh bền vững vàtăng trưởng xanhnói chung, không chỉ là xu thế, mà còn là điều kiện bắt buộc. Nhiều đối tác thương mại, đầu tư lớn của Việt Nam hiện nay đều đã có những yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề này.Tin liên quanThực thi ESG trong ngành ngân hàng: Cơ hội, thách thức và giải phápTại Việt Nam, ESG ngày càng được quan tâm rộng rãi, phần lớn là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy thực hành các thông lệ liên quan đến ESG và sự gia tăng nhu cầu của nhà đầu tư với đầu tư bền vững. Báo cáo ESG tại Việt Nam do PwC công bố năm 2022 cho thấy, 80% công ty được khảo sát có kế hoạch cam kết ESG trong vòng 2 đến 4 năm tới. Do đó, việc công bố dữ liệu và báo cáo ESG sẽ trở nên phổ biến hơn và sẽ trở thành xu thế không thể đảo ngược trong tương lai.Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh phát biểu tại Hội thảo.Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, mặc dù tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà mọi quốc gia đều hướng tới, nhưng phát triển xanh, bền vững đang trở thành ưu tiên hàng đầu nhằm đạt được không chỉ sự thịnh vượng về kinh tế mà còn bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.“Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang tập trung xây dựng, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền bộ tiêu chí phân loại xanh quốc gia. Đây là khuôn khổ pháp lý rất quan trọng để triển khai mục tiêu tăng trưởng xanh, là cơ sở để các bộ, ngành và địa phương lựa chọn các dự án đầu tư, để phân bổ các nguồn lực trong nước và quốc tế, phân bổ nguồntín dụng xanhvà nhất là để các nhà đầu tư có thể đối chiếu các tiêu chí có thể tiếp cận chính sách ưu đãi đầu tư, cũng như nguồn tài chính xanh từ các tổ chức,” bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay.Theo Giám đốc nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam - ông Matthew Smith, dựa trên các tính toán trong thời gian qua, trong bối cảnh các yếu tố khác của doanh nghiệp không đổi, nếu công ty có chuẩn mực ESG tốt hơn thì sẽ có rủi ro ít hơn. Đây là lý do giá trị của doanh nghiệp thực hành ESG trong mắt nhà đầu tư cao hơn.Ngoài ra, một điểm nhấn đáng chú ý là việc đầu tưESGkhông chỉ được thúc đẩy bởi nhà đầu tư định chế trước quy định của Chính phủ, mà còn có động lực lớn tới từ nhóm nhà đầu tư cá nhân - đối tượng không chịu quy chế bắt buộc nào. Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư ESG đã tăng từ 20% năm 2016 lên 25% năm 2018.Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Hội thảo.“Theo quan sát của chúng tôi, đây là nhóm nhà đầu tư trẻ, những người sinh sau năm 1990. Người trẻ ngày càng quan tâm và có thái độ nghiêm túc với tương lai. Vậy, các nhà đầu tư bán lẻ mà không bị ép buộc bởi quy định pháp lý để áp dụng một chiến lược đầu tư ESG vẫn làm điều đó, hầu hết các nhà đầu tư bán lẻ quan tâm đến ESG là những người trẻ tuổi, những người thuộc thế hệ Millennial hoặc trẻ hơn. Các chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài chắc chắn đã được nghe nhiều về vấn đề này và thực tế họ cũng không có sự lựa chọn khác, bởi đây đã trở thành yêu cầu bắt buộc”, ông Matthew Smith nhấn mạnh.Nghiên cứu từ Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng cho thấy, tại ASEAN đã có tổ chức chấm điểm quản trị. Nếu như năm 2019, Việt Nam chưa có đại diện doanh nghiệp nào nằm trong bảng xếp hạng thì năm 2021 đã có 1 doanh nghiệp. Trong tương lai, số doanh nghiệp Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng này sẽ tăng lên.Hội thảo “Tìm động lực tăng trưởng từ ESG” là một phần trong Chuỗi chương trình RIS.ER24: “ESG và Câu chuyện phát triển bền vững” sẽ lần lượt được tổ chức từ nay tới cuối năm. RIS.ER là chuỗi sự kiện về ESG và Phát triển bền vững sẽ được WBS và báo Đầu tư tổ chức thường niên kể từ năm 2024.
https://nhandan.vn/cac-doanh-nghiep-huong-toi-ap-dung-bo-tieu-chuan-esg-post810726.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "WBS", "ESG", "doanh nghiệp", "tăng trưởng bền vững", "phát triển xanh" ] }
Lập đoàn kiểm tra giá vé máy bay từ ngày 7-9/5
Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định thành lập đoàn kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.
Theo quyết định này, thời hạn kiểm tra trong 3 ngày làm việc, từ ngày 7-9/5/2024. Thời kỳ kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yếtgiá vé máy baycủa các hãnghàng không Việt Namtừ ngày 1/1/2024 đến ngày ban hành quyết định (4/5) và các thời kỳ khác có liên quan đến nội dung kiểm tra.Về thành phần đoàn kiểm tra gồm 10 người do Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đỗ Hồng Cẩm làm trưởng đoàn.Trước đó, ngày 3/5, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã ký văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải rà soát, kiểm tra giá vé máy bay, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay, góp phần bình ổn giá, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Tin liên quanGiá vé máy bay tăng cao: Khó kích cầu du lịch dịp nghỉ lễTheo đó,Cục Hàng không Việt Namkhẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không. Trường hợp phát hiện bất thường, kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý ngay vi phạm theo thẩm quyền (nếu có); đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá của các hãng hàng không, tuyệt đối không để tình trạng tăng giá vé trái quy định.Về phía Vụ Vận tải chủ động theo dõi, kịp thời tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra hoạt động vận tải, phục vụ hành khách, tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân, bình ổn giá vé, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định, đặc biệt là dịp cao điểm hè sắp tới, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích, quyền lợi của doanh nghiệp và nhu cầu của người dân.Bộ Giao thông vận tải ghi nhận, thời gian vừa qua, tình trạng giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân, nhất là trong dịp cao điểm như dịp lễ 30/4-1/5.
https://nhandan.vn/lap-doan-kiem-tra-gia-ve-may-bay-tu-ngay-7-95-post808041.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Đoàn kiểm tra", "giá vé máy bay", "hãng hàng không Việt Nam" ] }
Phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Theo đó, đến năm 2030, bảo tồn nguồn gien sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng; phấn đấu diện tích trồng sâm Việt Nam đạt khoảng 21 nghìn ha, 100% diện tích trồng sâm Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý; sản lượng khai thác sâm Việt Nam từ năm 2030 đạt khoảng 300 tấn/năm, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái) hoặc tương đương. Đặc biệt đầu tư, xây dựng các cơ sở sơ chế và chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Việt Nam gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi, trong đó có khoảng 50% cơ sở sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP-WHO (thực hành sản xuất tốt).
https://nhandan.vn/phat-trien-sam-viet-nam-den-nam-2030-dinh-huong-den-nam-2045-post756226.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [] }
Tuyệt đối không để cản trở thi công dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4
NDO -Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai yêu cầu nhanh chóng tháo gỡ khó khăn về vướng mắc mặt bằng và tuyệt đối không để cản trở quá trình thi công xây dựng trong bất cứ trường hợp nào và xử lý nghiêm các hành vi cản trở thi công, gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.
Ngày 15/5, Văn phòng Ủy ban nhân dântỉnh Đồng Naicho biết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đã ký Văn bản số 5305/UBND-KTN ngày 14/5/2024 về xử lý khó khăn, vướng mắc trong công tác thi công xây dựng dự ánnhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4; công tác giải phóng mặt bằng các dự án lưới điện giải tỏa công suất.Cụ thể, về thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 1308/QÐ-UBND ngày 7/5/2024 cho Tổng Công ty Tín Nghĩa thuê đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Ông Kèo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch.Tin liên quanGỡ vướng cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế Đồng Nai, Ủy ban nhân dân huyện Nhơn Trạch nghiên cứu ý kiến của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểmngành năng lượngtại văn bản số 42/BCÐNNNL ngày 10/5/2024 khẩn trương tập trung xử lý việc xác định giá đất để tính tiền thuê đất, ký hợp đồng thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tổng Công ty Tín Nghĩa làm cơ sở ký hợp đồng cho Tổng Công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), đơn vị chủ đầu tư dự án, thuê lại đất theo quy định trước ngày 25/5 và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho PV Power trước ngày 31/5/2024, không để chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.Các đơn vị chậm thực hiện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh (thứ 2 từ phải qua) và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng (ngoài cùng bên phải) thị sát dự án và tìm giải pháp chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn về mặt bằng dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.Đối với công tác thi công trên công trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, Ủy ban nhân dân huyện Nhơn Trạch căn cứ các văn bản chỉ đạo trước đây của tỉnh, tuyệt đối không để cản trở quá trình thi công xây dựng trong bất cứ trường hợp nào và xử lý nghiêm các hành vi cản trở thi công, gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 20/5/2024.Riêng đối với các dự án lưới điện đường dây 500kV, 220kV, đấu nối nhằm giải tỏa công suất nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4, ngày 7/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có Tờ trình số 37/TTr-UBND trình Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2024 (lần 2), trong đó có 4 dự án truyền tải điện nêu trên.Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai xem xét, có nghị quyết thông qua, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ giao Ủy ban nhân dân các huyện Nhơn Trạch, Long Thành tổng hợp hồ sơ, đăng ký bổ sung dự án vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024, làm cơ sở để thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,giải phóng mặt bằngđầu tư dự án theo quy định của pháp luật.Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 đã hoàn thành 85% khối lượng thi công.Trước đó, Báo Nhân Dân liên tục thông tin dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 là công trình trọng điểm quốc gia, được xây dựng tại khu công nghiệp Ông Kèo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch. Dự án có quy mô công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ bổ sung khoảng 9 tỷ kWh điện/năm cho hệ thống điện quốc gia.Đối với tỉnh Đồng Nai, khi đưa vào vận hành dự án sẽ đem lại doanh thu từ 17 đến 18 nghìn tỷ đồng/năm. Tổng Công ty Tín Nghĩa đã giao mặt bằng sạch để thi công dự án từ năm 2022.Theo PV Power đến đầu tháng 5/2024, dự án đã thi công được khoảng 85% khối lượng công việc. Những vướng mắc trên khiến nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 vận hành thử nghiệm vào ngày 15/5 theo kế hoạch không thực hiện được.
https://nhandan.vn/tuyet-doi-khong-de-can-tro-thi-cong-du-an-nha-may-nhiet-dien-nhon-trach-3-4-post809390.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Nhiệt điện Nhơn Trạch", "tỉnh Đồng Nai", "khó khăn", "vướng mắc", "giải phóng mặt bằng" ] }
Khai mạc vòng chung khảo Cuộc thi cà-phê đặc sản Việt Nam 2023
NDO -Sáng 25/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội Cà-phê Buôn Ma Thuột đã tổ chức khai mạcCuộc thi cà-phê đặc sản Việt Nam2023 - VietNam Amazing Cup 2023.
Cuộc thi năm nay có 46 đơn vị đến từ 7 tỉnh trồng cà-phê gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Sơn La, Quảng Trị tham gia, với tổng số có 82 mẫu/lô hàng dự thi. Qua vòng sơ kết, Ban Giám khảo cuộc thi đã chọn 46 mẫu cà-phê đặc sản dự thi vòng chung kết, trong đó có 26 mẫu cà-phê Robusta và 20 mẫu cà-phê Arabica để đánh giá chọn và xếp hạng những mẫu cà-phê đặc sản đạt thứ hạng Nhất, Nhì, Ba cũng như Top 10 mẫu cà-phê đặc sản.Cuộc thi cà-phê đặc sảnnăm 2023 vẫn tuân thủ nguyên tắc đánh giá mù qua mã hóa; diễn ra 2 vòng gồm sơ kết từ ngày 20-23/4/2023 và vòng chung kết diễn ra từ ngày 25-26/4/2023 theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà-phê đặc sản quốc tế (SCA) và Viện chất lượng cà-phê quốc tế (CQI).Chủ tịch Hiệp hội Cà-phê Buôn Ma Thuột, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Trịnh Đức Minh cho biết, tại vòng thi chung kết này, Ban Tổ chức đã mời 7 vị giám khảo giàu thành tích và kinh nghiệm của Việt Nam và Nhật Bản, Singapore, Italia, do ông Koju đến từ Nhật Bản làm Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi.Bên cạnh đó, Cuộc thi lần này cũng thành lập Ban kỹ thuật và đội hỗ trợ quy tụ được những chuyên gia trình độ cao cũng như nhiều bạn trẻ có kiến thức, kinh nghiệm và đam mê cà-phê nhằm bảo đảm cho cuộc thi được tổ chức theo đúng quy chế, ngày càng chuyên nghiệp hơn.Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và các thí sinh dự thi vòng chung khảo Cuộc thi cà-phê đặc sản Việt Nam 2023 tại buổi lễ khai mạc vòng chung khảo.Một số điểm mới của Cuộc thi cà-phê đặc sản năm 2023 là vòng sơ kết được tổ chức tại 3 đơn vị ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là các đơn vị được Hiệp hội Cà-phê đặc sản quốc tế và Viện chất lượng cà-phê quốc tế ủy quyền đào tạo thử nếm, đánh giá cà-phê đặc sản, dưới sự giám sát online của Ban Tổ chức; còn vòng chung kết được tổ chức tập trung tại thành phố Buôn Ma Thuột và người xem có thể dự khán trực tiếp.Trong suốt những ngày diễn ra sự kiện trong khuôn khổ vòng chung kết tại thành phố Buôn Ma Thuột từ 25-28/4, ngoài các nội dung thi còn có một số hoạt động trưng bày, phục vụ cà-phê đặc sản; trưng bày dụng cụ, thiết bị, máy, sách, vật tư ngành cà-phê; biễu diễn pha chế; trò chơi có thưởng… Đây sẽ là không gian thú vị kết nối, giao lưu, tìm hiểu, trải nghiệm.Trong khuôn khổ cuộc thi còn diễn ra Hội thảo “5 năm thi cà-phê đặc sản Việt Nam” nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được trên chặng đường 5 năm đồng hành nâng cao chất lượng, quảng bá, thương mại cà phê đặc sản Việt Nam. Đồng thời đề xuất các định hướng, giải pháp, cải tiến cụ thể cho cuộc thi, cũng như các hoạt động phát triển cà-phê đặc sản Việt Nam.Cuộc thi năm nay cũng đánh dấu mốc lần đầu tiên tại Việt Nam diễn ra sự kiện “Đấu giá lô hàng cuộc thi VietNam Amazing Cup 2023 - VietNam Amazing Cup Auction 2023”, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) phối hợp với Hiệp hội Cà-phê Buôn Ma Thuột tổ chức.Phiên đấu giá diễn ra lúc 8 giờ 30 phút ngày 29/4 tại Chi nhánh Hòa Phú - Công ty Simexco Daklak nằm trong Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột. Lô hàng tham gia đấu giá phải đạt điểm số từ 80 trở lên tại cuộc thi VietNam Amazing Cup 2023, là cà-phê nhân Robusta, Arabica được sản xuất, chế biến trong niên vụ tại thời điểm đấu giá.Một thí sinh dự thi chuẩn bị máy móc và nguyên liệu để bước vào vòng thi chung khảo.Tổng Giám đốc Simexco Daklak Lê Đức Huy cho biết, đây là phiên đấu giá thử nghiệm, qua đó nắm bắt nhu cầu tham gia đấu giá của các nhà rang xay, tiến tới tổ chức chuyên nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc online. Thông qua các phiên đấu giá nhằm giới thiệu, kết nối trực tiếp nhà rang xay trong và ngoài nước với người nông dân, đơn vị sản xuất cà-phê đặc sản để thương mại hóa các lô hàng tham gia cuộc thi VietNam Amazing Cup. Từ đó tạo giá trị gia tăng cho cà phê đặc sản Việt Nam và tạo động lực cho người trồng cà-phê quan tâm đến việc nâng cấp chất lượng sản phẩm.Cuộc thi “Cà-phê đặc sản Việt Nam – VietNam Amazing Cup” là chuỗi hoạt động thường niên, có quy mô quốc gia, được tổ chức lần đầu tiên trong khuôn khổ Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019. Cuộc thi Cà-phê đặc sản Việt Nam 2023 đánh dấu chặng đường 5 năm phát triển liên tục trong bối cảnh phải trải qua 2 năm dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức.Cuộc thi nhằm phát hiện, tôn vinh những lô cà-phê và đơn vị sản xuất cà-phê nhân đạt tiêu chuẩn đặc sản; giới thiệu sản phẩm cà-phê nhân đặc sản của Việt Nam đến với người tiêu dùng, nhà rang xay trong và ngoài nước; kết nối trực tiếp nhà rang xay với đơn vị sản xuất cà-phê đặc sản; phát triển thị trường và giá trị gia tăng cho cà-phê đặc sản của Việt Nam.
https://nhandan.vn/khai-mac-vong-chung-khao-cuoc-thi-ca-phe-dac-san-viet-nam-2023-post749600.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "vòng chung khảo", "Cuộc thi", "cà-phê", "đặc sản Việt Nam 2023", "Hiệp hội Cà-phê Buôn Ma Thuột" ] }
[Infographic] Chỉ số IIP tháng 4/2024 ước tính tăng 6,3% so cùng kỳ năm trước
NDO -Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4,sản xuất công nghiệptháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2024 ước tính tăng 0,8% so tháng trước và tăng 6,3% so cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,0% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,3%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,3%; ngành khai khoáng giảm 4,6%.
https://nhandan.vn/infographic-chi-so-iip-thang-42024-uoc-tinh-tang-63-so-cung-ky-nam-truoc-post807087.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "công nghiệp", "kinh tế xã hội", "Tổng cục Thống kê", "IIP", "Chỉ số sản xuất" ] }
Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có Công văn số 47/CV-VASEP gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao đề nghịbãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Namnhập khẩu vào Hàn Quốc.
Theo VASEP, năm 2024 là năm thứ 10 thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA). Theo lộ trình, hầu hết các dòng hàng thủy sản có mức thuế về 0%. Tuy nhiên, theo cam kết về hạn ngạch, hiện vẫn còn nhóm 7 dòng sản phẩm thủy sản từ Việt Nam vào Hàn Quốc chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo hạn ngạch (hiện là 15.000 tấn/năm).Cụ thể, đối với nhóm này, Hàn Quốc chỉ miễn thuế nhập khẩu cho Việt Nam theo VKFTA cho 15.000 tấn/năm (mức hạn ngạch áp dụng từ năm 2020 trở đi). Khối lượng sản phẩm nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch sẽ phải chịu mức thuế cơ sở là 20%. Như vậy, với riêng sản phẩm tôm chủ lực, trong giai đoạn 2016-2023, có từ 34-48%sản lượng tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốcphải chịu mức thuế ngoài hạn ngạch là 20%.Việc này khiến các nhà nhập khẩu không còn động lực để tăng mua tôm Việt Nam phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng ở Hàn Quốc, thay vào đó họ đang xem xét mua thêm tôm từ các quốc gia khác (như Peru) có Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc mà mức thuế nhập khẩu đã về 0% với lộ trình 5-7 năm theo FTA với Hàn Quốc. Điều này làm triệt tiêu toàn bộ các lợi thế về thuế quan từ VKFTA cho các sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam ở thị trường Hàn Quốc. Trước tình hình này, việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết để bảo vệ thị phần và lợi ích trong lâu dài của tôm Việt Nam tại thị trường này.
https://nhandan.vn/de-nghi-bai-bo-han-ngach-doi-voi-tom-viet-nam-nhap-khau-vao-han-quoc-post805396.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [] }
Cần triển khai các giải pháp quyết liệt và hiệu quả hơn trong xây dựng nông thôn mới
NDO -Ngày 25/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị toàn quốc của hệ thống Văn phòng Điều phốinông thôn mớinăm 2024, Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự và chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, đến tháng 4/2024, hệ thống cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được ban hành, điều chỉnh đầy đủ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, phù hợp hơn với điều kiện thực tế và điều kiện đặc thù của các vùng miền.Từ đó, cơ bản tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các địa phương trong triển khai thực hiện.Cả nước có khoảng 78% sốxã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 1.860 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 340 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 283 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là ở cơ sở, cũng còn một số vướng mắc, hạn chế cần phải tháo gỡ, một số vấn đề mới nảy sinh...Thời gian còn lại của giai đoạn 2021-2025 không nhiều, trong khi khối lượng các mục tiêu, nhiệm vụ cần nỗ lực phấn đấu hoàn thành là rất lớn. Do đó, ngay trong năm 2024, ông Ngô Trường Sơn cho rằng cần phải có những giải pháp chỉ đạo, triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn.Cụ thể, cần tập trung đề xuất giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, nhất là các tỉnh hiện nay chưa có đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, các huyện còn “trắng xã nông thôn mới”, hơn 1.500 xã đến nay còn dưới 15 tiêu chí…Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh mục tiêu của chương trình là lắng nghe các địa phương chia sẻ về những khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là trong bối cảnh 2025 là năm cuối của giai đoạn này.Theo đó, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn muốn nhận được ý kiến về chất lượng xây dựng nông thôn mới ở các địa phương cũng như các vấn đề liên quan đến công tác điều hành và phải phân định rõ ràng 2 vấn đề này.“Chất lượng của nông thôn mới là từ 19 tiêu chí, đến giờ phút này, các địa phương cần đánh giá từng tiêu chí đó đang ở mức độ như thế nào, có vấn đề gì không để cùng trao đổi, tháo gỡ”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.Tin liên quanTân Hồng phát huy tốt nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫuLãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng gợi ý về việc đưa ra các giải pháp để thực hiện đồng bộ giữa chương trình xây dựng nông thôn mới với 2 chương trình mục tiêu quốc gia còn lại là giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
https://nhandan.vn/can-trien-khai-cac-giai-phap-quyet-liet-va-hieu-qua-hon-trong-xay-dung-nong-thon-moi-post806491.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "Nông thôn", "Nông thôn mới", "Nông thôn kiểu mẫu" ] }
Gây quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá
Ngày 13/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2023/NÐ-CP thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa, kèm theo Quy chế hoạt động của Quỹ.
Quỹ Hỗ trợphát triển nghề cá Khánh Hòalà Quỹ quốc gia, được Chính phủ thành lập; giao Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa trực tiếp quản lý nhằm huy động nguồn lực bổ sung phục vụ phát triển nghề cá, đầu tư cho các hạng mục, công trình hạ tầng cảng cá, cơ sở chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá và các công trình thiết yếu phòng chống thiên tai, phục vụ dân sinh tại huyện Trường Sa chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, thời gian qua, Ðảng và Nhà nước rất quan tâm đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế tại huyện đảo Trường Sa; tuy nhiên, ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hỗ trợ khác đều rất cần và mang ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa kêu gọi các tỉnh, thành phố; các tập đoàn kinh tế, cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, nhân dân trong nước và nước ngoài cùng tích cực tham gia đóng góp, tài trợ kinh phí cho Quỹ.Theo quy định của Chính phủ, nguồn tài chính của Quỹ gồm: Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài; bao gồm tự nguyện hoặc tài trợ có mục đích… Từ những nguồn này, Quỹ góp phần bổ sung nguồn lực phát triển nghề cá; đầu tư cho các hạng mục công trình hạ tầng cảng cá, cơ sở chế biến, hậu cần nghề cá.Khánh Hòa là ngư trường truyền thống rộng lớn, đa dạng về nguồn lợi thủy sản, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng. Hiện nay, huyện đảo Trường Sa có một số trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và dịch vụ hậu cần kỹ thuật cung cấp dịch vụ đầu vào để ngư dân vươn khơi, bám biển và là nơi tránh trú an toàn của tàu thuyền khi có bão. Theo đà phát triển, hiện đại hóa nghề cá hiện nay, yêu cầu mở rộng, nâng cấp các trung tâm dịch vụ hậu cần, kỹ thuật nghề cá tại huyện đảo Trường Sa ngày càng lớn, đòi hỏi phải có nguồn lực đủ mạnh.Ngay tại Lễ ra mắt và phát động ủng hộ Quỹ Hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa, ngày 12/8/2023, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ Quỹ hơn 26 tỷ đồng. Từ đó đến nay, tài chính đóng góp vào Quỹ rất ít. Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Nguyễn Duy Quang, tính cả trị giá hiện vật, tổng Quỹ hiện có khoảng 29 tỷ đồng.Theo mục tiêu đặt ra, nhu cầu về tài chính của Quỹ là rất lớn. Thí dụ như để mở rộng, nâng cấp một trung tâm dịch vụ hậu cần-kỹ thuật trên biển cần đến cả trăm tỷ đồng. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần tìm biện pháp tăng nguồn Quỹ như phát động những phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy lòng yêu nước, tình yêu biển, đảo, nhằm huy động nguồn lực xã hội đóng góp vào Quỹ, chung tay xây dựng Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
https://nhandan.vn/gay-quy-ho-tro-phat-trien-nghe-ca-post813706.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [] }
Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn
Những chuyển động ngược chiều nhau đang diễn ra trong nền kinh tế đất nước Mặt trời mọc. Mặc dù vị trí kinh tế của Nhật Bản sụt giảm so với các nền kinh tế phát triển khác, thị trường chứng khoán Tokyo vẫn tăng trưởng mạnh.
Do bị Đức vượt qua, GDP của Nhật Bản năm 2023 tụt xuống thứ tư thế giới, 13 năm sau khi bị Trung Quốc chiếm vị trí số hai. Nhưng thị trường chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt mức cao chưa từng có, chỉ số Nikkei vượt 40.000, cao hơn đỉnh lần trước vào năm 1989.Kinh tế Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn. Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hằng năm của Nhật Bản từ năm 2000 đến năm 2022 chỉ đạt 0,7%, trong khi của Đức là 1,2%. Do đó, trong 20 năm qua, GDP thực tế của Nhật Bản chỉ tăng khoảng 10%, trong khi của Đức tăng gần 20%.Năng suất lao động của Nhật Bản xếp thứ 30 trong 38 nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2022, thấp nhất trong các nước G7, chỉ bằng 60% của Đức (nước xếp thứ hai, chỉ sau Mỹ). Đó là lý do GDP của Đức có thể đuổi kịp và vượt Nhật Bản, mặc dù dân số chỉ bằng hai phần ba của Nhật Bản.Nhật Bản còn có vài chỉ dấu kinh tế đáng lo nữa. Năm 2022, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản chỉ đạt 34.064 USD, xếp thứ 21 trong 38 nước OECD, thấp nhất kể từ thập niên 80 của thế kỷ 20. Nhật Bản chỉ chiếm 4,2% GDP thế giới, cũng là mức thấp nhất kể từ những năm 80 của thế kỷ trước.Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm, chỉ số chứng khoán của Nhật Bản tăng vọt. Lý do chính là tình hình kinh doanh của nhiều công ty lớn vẫn tốt nhờ đồng yen yếu, như Tập đoàn Toyota đạt mức lợi nhuận và giá trị thị trường chưa từng có.Một tác nhân lớn nữa là đầu tư từ nước ngoài tăng, thí dụ như Warren Buffett tiếp tục bơm tiền vào thị trường chứng khoán Nhật Bản, do thu nhập từ nơi này vẫn ổn định. Chính phủ Nhật Bản cũng đang khuyến khích người dân đầu tư.Nhưng đồng yen yếu là con dao hai lưỡi, mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các công ty xuất khẩu, nhưng khiến các doanh nghiệp nhập khẩu (dựa vào năng lượng, lương thực và nguyên liệu nước ngoài) chịu tổn thất nặng nề. Các công ty lớn có thể được lợi, nhưng hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thì không.Khó khăn lớn nhất kinh tế Nhật Bản đang đối mặt là tiêu dùng cá nhân sụt giảm. Lương công nhân gần như không tăng trong suốt 30 năm qua. Đó là sự bất thường với một nền kinh tế phát triển. Mặc dù các công ty lớn đã tăng lương cho công nhân theo yêu cầu của chính phủ, nhưng số đông SME không muốn làm việc này.Do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nới lỏng quy định tài chính, kinh tế Nhật Bản dần đảo chiều từ giảm phát sang lạm phát trong vài năm vừa qua. Giá hàng tiêu dùng tăng vọt.Thu nhập của người dân cũng tăng nhưng không theo kịp lạm phát. Tỷ lệ lạm phát năm 2024 dự báo khoảng 3%, trong khi lương thực tế trong tháng 1/2024 giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2023.Xu hướng này không chỉ làm sụt giảm tiêu dùng cá nhân mà còn dẫn tới “chảy máu” lao động lành nghề. Nhiều công nhân lành nghề của Nhật Bản đang chuyển tới Mỹ và châu Âu, nơi họ nhận được lương cao hơn khi làm cùng loại công việc.GDP của Nhật Bản sụt 2% trong quý I/2024 so với cùng kỳ năm 2023, lần đầu giảm sau hai quý tăng liên tiếp. Do lạm phát tăng, tiêu dùng cá nhân (chiếm hơn nửa GDP) giảm 0,7%, là quý thứ tư liên tiếp giảm. Thêm vào đó là việc xuất khẩu xe hơi tạm ngừng sau bê bối khâu kiểm tra an toàn tại Công ty Daihatsu thuộc Tập đoàn Toyota.Đầu tư vào công nghiệp xe hơi (một động lực chính của kinh tế Nhật Bản) giảm 0,8% trong quý I, sau hai quý tăng. Do kinh tế khởi sắc, tháng 3 vừa qua, BOJ tăng lãi suất cơ bản lên mức 0,1%, chấm dứt 17 năm liền duy trì lãi suất âm. Tuy nhiên, những khó khăn hiện tại khiến BOJ khó có thể tiếp tục tăng lãi suất.Chính sách kinh tế của chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio cơ bản kế thừa chính sách Abenomics của chính phủ tiền nhiệm, tập trung cùng lúc hai mục tiêu là vừa đạt tăng trưởng, vừa chia lại thu nhập. Nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy những khó khăn kinh tế sẽ sớm được tháo gỡ.
https://nhandan.vn/kinh-te-nhat-ban-doi-mat-nhieu-kho-khan-post814539.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "GDP", "Kinh tế Nhật Bản", "Ngân hàng Trung ương Nhật Bản", "OECD", "Thông tin chung về Nhật Bản" ] }
Vải thiều Bắc Giang tiếp tục được đón nhận tích cực tại Thái Lan
NDO -Vải thiều tươi từ vùng trồng Lục Ngạn, Bắc Giang tiếp tục được tập đoàn The Mall Thái Lan tin tưởng đưa vào chuỗi siêu thị Gourmet Market. Đây là năm thứ hai liên tiếp The Mall Thái Lan đưa trái vải của Việt Nam vào bán trong các trung tâm thương mại lớn của tập đoàn ở thủ đô Bangkok để phục vụ thực khách thập phương.
Ông Pumin Piyawanich, đại diện Công ty Ekthai nhập khẩu vải thiều bày bán tại Gourmet Market ở Trung tâm thương mại Siam Paragon, cho biết mặc dù giá vải nhập năm nay cao hơn năm ngoái một chút nhưng công ty của ông vẫn cố gắng giữ giá bán tới người tiêu dùng bằng năm ngoái, để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng đã chờ đợi cả năm để được thưởng thức vải thiều Việt Nam.Ông Pumin Piyawanich chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn năm nào cũng có vải Việt Nam để bán, bởi vải Việt Nam ngon nhất. Năm nay sản lượng vải thiều Việt Nam không cao bằng năm ngoái, nhưng may mắn là chúng tôi đã ký hợp đồng với nông dân từ năm trước. Đó là lý do vì sao chúng tôi có vải ở đây để đáp ứng sự chờ đợi của khách hàng tại Thái Lan”.Những trái vải thiều tươi thơm ngọt và mọng nước của Việt Nam không chỉ thu hút người tiêu dùng Thái Lan, mà còn hấp dẫn đối với khách du lịch từ nhiều nước. Chị Debby, một du khách đến từ Singapore cho biết: “Chúng tôi đang đi du lịch Thái Lan và được giới thiệu rằng vải Việt Nam được bày bán tại đây. Tôi đã thử và thấy nó thực sự rất ngọt và mọng nước. Tôi chưa từng nhìn thấy vải Việt Nam tại Singapore trước đây. Tôi hy vọng vải Việt Nam sẽ được đưa vào Singapore và tôi có thể mua chúng”.Trong nỗ lực để vải thiều Việt Nam được biết đến rộng rãi hơn tại thị trường Thái Lan, Gourmet Market đã kết hợp với Sáng kiến Mầm (Mam Initiative), dự án của một nhóm người Việt trẻ tâm huyết với việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt, đã cho ra mắt chiến dịch quảng bá “Vải ngon nhất từ Việt Nam” tại Thái Lan.Bà Acharaporn Chanahuad giới thiệu về bộ sticker ngộ nghĩnh hình trái vải thiều. (Ảnh: ĐINH TRƯỜNG)Chiến dịch gồm hình ảnh quảng cáo được vẽ tay và đặc biệt là bộ sticker hình trái vải với nhiều biểu cảm ngộ nghĩnh khác nhau được thể hiện bằng tiếng Thái để giới thiệu về hương vị độc đáo của vải Lục Ngạn, Bắc Giang. Đây là phương thức tiếp cận mới thay đổi nhận thức người tiêu dùng bản địa tại Thái Lan. Chiến dịch sẽ được quảng bá trong toàn bộ thời gian lô vải thiều Bắc Giang được nhập hằng tuần và tiêu thụ tại Bangkok từ ngày 15/6 đến cuối tháng 7.Giới thiệu về bộ sticker hình trái vải thiều, bà Acharaporn Chanahuad, quản lý hàng hoá của The Mall Group cho biết hình trái vải thiều được vẽ với nhiều biểu cảm rất đáng yêu, kỳ vọng sẽ thu hút sự chú ý của người dùng các ứng dụng điện thoại. Người dùng có thể tải miễn phí bộ sticker hình trái vải thiều này trên một số ứng dụng tin nhắn phổ biến hiện nay như Viber, WhatsApp…Theo anh Trương Đức, trưởng nhóm chiến lược của Sáng kiến Mầm, mong muốn của nhóm là góp phần đổi mới cách thức xúc tiến thương mại truyền thống thông qua ứng dụng công nghệ và ý tưởng sáng tạo. Thời gian tới, Sáng kiến Mầm kỳ vọng sẽ tiếp tục thực hiện thêm được các chiến dịch quảng bá nông sản sáng tạo và có ý nghĩa để chung tay cùng cộng đồng đưa nông sản Việt đến nhiều quốc gia hơn trên thế giới.Bên cạnh quả vải thiều hiện nay, một số loại hoa quả tươi cùng các sản phẩm hoa quả sấy khô, gạo, ngũ cốc và các sản phẩm từ gạo của Việt Nam cũng được người tiêu dùng Thái Lan đón nhận và đánh giá cao.Các sản phẩm của Việt Nam được khách tham quan tại Hội chợ THAIFEX-Anuga Asia 2024 đánh giá cao. (Ảnh: XUÂN SƠN)
https://nhandan.vn/post-814567.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:34", "tags": [ "vải thiều Việt Nam", "Thái Lan", "sticker", "thị trường Thái Lan", "nông sản Việt" ] }
Trình Quốc hội cho phép thi hành sớm Luật Đất đai và ba luật khác từ ngày 1/8/2024
Ngày 9/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về Dự án xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Đất đaisố 31/2024/QH15,Luật Nhà ởsố 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Theo đó, Chính phủ thống nhất thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Đất đaisố 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 60/TTr-BTNMT ngày 7/6/2024 và hồ sơ liên quan kèm theo, cụ thể:Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 như sau: “1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Điều 253; Điều 254 (trừ khoản 4 và khoản 5); Điều 255 (trừ khoản 8); Điều 256 (trừ khoản 2 và khoản 4); Điều 257 (trừ khoản 1); Điều 258; Điều 259; Điều 260 (trừ các khoản 12, 14 và 15) của Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025”.Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 như sau: “1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024”.Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 như sau: “1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024”.Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 như sau: “2. Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024”.Chính phủ giao Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 theo quy trình xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp của Quốc hội.
https://nhandan.vn/trinh-quoc-hoi-cho-phep-thi-hanh-som-luat-dat-dai-va-ba-luat-khac-tu-ngay-182024-post813547.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Luật Đất đai", "Luật Nhà ở", "Luật Kinh doanh bất động sản", "Luật Các tổ chức tín dụng" ] }
Thái Bình nâng cao trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện IUU
NDO -Xác định công tác phòng,chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách nhằm quyết tâm tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu áp đặt đối với thủy sản Việt Nam, tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, có tính thực tiễn cao.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo IUU quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã tổ chức các cuộc họp đánh giá, rút kinh nghiệm coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong lĩnh vực phát triển thủy sản của tỉnh.Ngay đầu tháng 2/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU) đến tháng 4/2024.Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo IUU của tỉnh tổ chức 2 đợt kiểm tra tại các địa phương kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục các tồn tại, hạn chế trong chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.Tàu kiểm ngư của Chi cục Thủy sản Thái Bình thực hiện tuần tra trên biển.Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU trên cả 3 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, thị trấn) và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.Qua theo dõi, tỉnh Thái Bình tổ chức cho 715/715 chủ tàu cá ký cam kết không vi phạm khai thác IUU, đặc biệt không đưa tàu cá đi khai thác trái phép ở các vùng biển nước ngoài.Ông Hoàng Minh Giang, Chi cục trưởng Thủy sản tỉnh Thái Bình cho biết, tất cả tàu cá đang hoạt động được đăng ký và cập nhật vào phần mềm dữ liệu quốc gia VNFishbase: 100% tàu cá của tỉnh được kẻ biển, đánh dấu theo quy định; 99,41% tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định; đã thực hiện cấp giấp phép khai thác thủy sản 682/715 tàu cá đạt 95,38%...Cơ quan chức năng phát hiện, xử lý một số chủ tàu vi phạm các quy định khi đánh bắt trên vùng biển Thái Bình.Để việc thực hiện IUU đi vào nề nếp, địa phương thành lập tổ theo dõi giám sát hành trình (7 đồng chí) thường trực 24/24 giờ để giám sát tàu cá, kịp thời phát hiện tàu cá mất kết nối, tàu cá vượt sang ranh giới biển thông báo tới địa phương để liên hệ chủ tàu thực hiện đúng quy định về giám sát hành trình, quay về vùng biển Việt Nam; thông báo tới các lực lượng chức năng của huyện để xác minh, xử lý theo quy định.Được biết, tỉnh Thái Bình hiện có 715 tàu cá đang còn hoạt động, gồm: tàu có chiều dài từ 6m đến dưới 12m có 341 tàu; từ 12m đến dưới 15m có 204 tàu và trên 15m là 170 tàu. Tổng số lao động tham gia khai thác trên biển khoảng 2.194 người.
https://nhandan.vn/thai-binh-nang-cao-trach-nhiem-cua-toan-he-thong-chinh-tri-trong-thuc-hien-iuu-post808104.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "chống khai thác IUU", "tàu cá", "thiết bị giám sát hành trình", "phần mềm dữ liệu Quốc gia VNFishbase", "Thái Bình" ] }
Trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024
NDO -Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng vào chương trình năm 2024, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Sớm đưa chính sách mới vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thực tiễnSáng 30/5, tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.Trình bày tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, ngày 27/5, Chính phủ có tờ trình số 289/TTr-CP đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng vào Chương trình năm 2024 theo hướng điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành sớm hơn (từ ngày 1/8/2024) đối với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở.Tin liên quanChính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sốngQua xem xét hồ sơ đề nghị xây dựng luật và ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cầnsớm triển khai thi hànhcác luật nêu trên nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đưa các chính sách mới đã được Quốc hội quyết định vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự án luật này vào chương trình năm 2024, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.Bên cạnh đó, để bảo đảm chất lượng ban hành luật, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan trong quá trình xây dựng dự án luật tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhất là những tác động bất lợi (nếu có) để đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp.Quang cảnh phiên họp của Quốc hội sáng 30/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Rà soát kỹ các nội dung quy định chuyển tiếp tại 4 luật này và quy định tại các luật khác có liên quan chịu tác động của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành sớm 5 tháng để có phương án xử lý phù hợp.Đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm chất lượng, có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của các luật.Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ các vấn đề nêu trong báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, bảo đảm và chịu trách nhiệm toàn diện về điều kiện để các luật có thể triển khai thực hiện thông suốt, không để xảy ra vướng mắc do chậm trễ ban hành, thiếu các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, không gây ra các tác động tiêu cực đối với người dân, doanh nghiệp.Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối nămCác đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, sáng 30/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết, ngày 28/5, Chính phủ có Tờ trình số 291/TTr-CP đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất, hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở vào chương trình năm 2024.Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc gia hạn thực hiện chính sách giảm thuế suất VAT là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, có ý kiến, kiến nghị tại kỳ họp này.Tin liên quanVCCI kiến nghị áp dụng mức thuế VAT 0% cho dịch vụ xuất khẩuĐồng thời, ngày 23/4/2024, Chính phủ đã có Báo cáo gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024 và đề xuất tiếp tục thực hiện trong 6 tháng cuối năm.Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung dự thảo Nghị quyết này vào Chương trình năm 2024, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngĐối với dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại..., do đây là vấn đề mới, quan trọng, phức tạp, cần nghiên cứu, đánh giá tác động, thẩm tra kỹ lưỡng; việc gửi hồ sơ đề nghị bổ sung nội dung này vào chương trình quá gấp nên các cơ quan của Quốc hội không có điều kiện tổ chức thẩm tra, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội.Do đó, đề nghị Quốc hội chưa bổ sung dự thảo nghị quyết này vào chương trình mà giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị kỹ lưỡng để bổ sung vào chương trình Kỳ họp thứ 8 nếu đáp ứng đủ điều kiện.
https://nhandan.vn/trinh-quoc-hoi-cho-phep-luat-dat-dai-nha-o-kinh-doanh-bat-dong-san-co-hieu-luc-tu-ngay-182024-post811826.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Kỳ họp thứ 7", "Xây dựng luật", "Luật Nhà ở", "Luật Kinh doanh bất động sản", "Ủy ban Thường vụ Quốc hội", "Pháp lệnh", "Tờ trình", "Dự án luật", "Luật Đất đai" ] }
Xúc tiến xuất khẩu nông sản mùa vụ
NDO -Hiện nay, nhiều nhóm mặt hàngnông sản xuất khẩuquan trọng của Việt Nam đang và sắp vào vụ thu hoạch chính như vải, thanh long, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, bơ… Do sản lượng lớn mà thời gian thu hoạch lại ngắn, không ít mặt hàng gặp phải trở ngại nhất định về tiêu thụ, cần sớm cập nhật thông tin và có các giải pháp, kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển thị trường.
Trước tình hình đó, Bộ Công thương vừa tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu nông sản mùa vụ” nhằm giúp các địa phương, doanh nghiệp kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ.Áp lực tiêu thụ vào chính vụTheo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩunông, lâm, thủy sảncả nước đạt 24,14 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, rau quả đạt 2,59 tỷ USD, tăng 28,1%. Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết: Rau quả là hàng hóa có tính chất mùa vụ cao. Đây là các sản phẩm có thời gian bảo quản rất ngắn.Sau khi thu hoạch, rau quả vẫn không ngừng chuyển hóa để tiếp tục quá trình sinh trưởng tự nhiên, nếu không được xử lý kịp thời, không có công nghệ bảo quản, kho lưu trữ thích hợp và không có nơi tiêu thụ thì sẽ hư hỏng, gây thiệt hại lớn. Tuy nhiên hiện nay, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ thu hoạch, bảo quản, lưu trữ của các địa phương và doanh nghiệp vẫn còn yếu và thiếu. Do đó, áp lực về thị trường tiêu thụ là rất lớn.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 24,14 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, rau quả đạt 2,59 tỷ USD, tăng 28,1%.Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang Trần Quang Tấn cho biết: Năm 2024, dự báo sản lượng vải thiều toàn tỉnh đạt gần 100.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải thiều từ ngày 20/5, kết thúc vào cuối tháng 7/2024.Ngay từ đầu năm, được sự hỗ trợ của các cục, vụ thuộc Bộ Công thương, tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; các bộ, ngành Trung ương, địa phương, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh việc trao đổi, thúc đẩy hợp tác với chính quyền, cơ quan chức năng, doanh nghiệp của các nước, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)…; thường xuyên liên hệ với các chợ đầu mối, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn trong nước để kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều. Đến nay trên địa bàn tỉnh, việc thu hoạch, tiêu thụ đang bắt đầu diễn ra rất sôi động; giá bán vải thiều dao động từ 25.000 đến 70.000 đồng/kg.Trong khi đó, tại tỉnh Bình Thuận, nông sản mùa vụ tập trung vào trái thanh long. Sản lượng thanh long mùa vụ từ tháng 6 đến tháng 9 ước đạt khoảng 170.000 tấn. Những tháng đầu năm 2024, nhu cầu tiêu thụ trái cây trong nước và xuất khẩu lớn nên giá thanh long tăng, có thời điểm giá thu mua tại vườn từ 20.000-21.000 đồng/kg cho nên nông dân có lãi. Tuy nhiên, dự báo giá thanh long sẽ giảm khi vào vụ chính và trùng thời điểm thu hoạch của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Bình Thuận và cả Việt Nam, tuy nhiên Trung Quốc cũng có diện tích trồng thanh long tương đương với Việt Nam và đang tiếp tục phát triển mở rộng, tập trung ở các tỉnh giáp với Việt Nam như: Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam… và có mùa vụ thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 11, không chênh lệch nhiều so với thời điểm thu hoạch chính vụ của thanh long Bình Thuận.Vườn bưởi da xanh xuất khẩu của Hợp tác xã Dân Tiến (ấp Thiềng Liềng, xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). (Ảnh Mỹ Hà)Đây cũng là thời vụ thu hoạch của các loại trái cây Trung Quốc như: Cam, quýt, táo, lê, nho... nên vào thời gian này, thanh long Bình Thuận phải cạnh tranh với cả thanh long và các loại trái cây Trung Quốc. Do đó, việc tiêu thụ thường bị chậm, giá cả có xu hướng giảm; trong tương lai việc tiêu thụ sẽ còn khó khăn hơn. Trong khi đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu thanh long vào thị trường châu Âu, khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á… vẫn còn chậm do các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu gia công hoặc bán thanh long cho các doanh nghiệp khác xuất khẩu.Điều tiết lượng sản phẩm và mở cửa thị trườngTheo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, hiện các khó khăn, vướng mắc hằng năm về xuất khẩu vải do ùn tắc cục bộ tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn và cửa khẩu Kim Thành, tỉnh Lào Cai đã từng bước được tháo gỡ. Tỉnh cũng đang tiếp tục triển khai các bước để thực hiện chiếu xạ vải thiều xuất khẩu sang Mỹ được thực hiện tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Bắc Giang kết nối, tiếp cận, đàm phán, ký kết hợp tác để xuất khẩu vải thiều sang các thị trường quốc tế khác.Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Thuận Biện Tấn Tài cho rằng, để khai thác tốt hơn nữa tiềm năng thị trường Trung Quốc thì cần nghiên cứu để giảm bớt tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp như rải vụ, trái vụ nhằm tăng tính cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận.Đối với các thị trường xa thì đầu tư nhiều hơn cho công nghệ sau thu hoạch, máy móc thiết bị, phương tiện thu hoạch, bảo quản, vận chuyển phù hợp với các sản phẩm rau quả để giảm bớt tỷ lệ hư hỏng; đầu tư kho chứa công nghệ cao để lưu trữ rau quả lâu hơn nhằm điều tiết lượng sản phẩm tham gia thị trường khi vào chính vụ hoặc khi gặp khó khăn về tiêu thụ; khuyến khích đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản để giảm tỷ trọng xuất tươi, xuất thô...Theo Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng, so với các nước xuất khẩu sang Mỹ, hàng nông sản mùa vụ xuất khẩu của Việt Nam gặp một số khó khăn, thách thức như: Thời gian thu hoạch ngắn, sản phẩm tươi mau hỏng; khoảng cách địa lý xa làm phát sinh thời gian và chi phí vận chuyển; cạnh tranh từ các thị trường Nam Mỹ, châu Á có cùng sản phẩm; công nghệ bảo quản còn hạn chế, sản phẩm qua quá trình chiếu xạ bị thay đổi nhiệt độ nên không giữ được chất lượng ban đầu, độ tươi ngon giảm nhiều sau khi hàng cập cảng; quy mô sản xuất trong nước còn nhỏ lẻ, khó đáp ứng được số lượng và yêu cầu từ nhà nhập khẩu.Do đó, để đưa các sản phẩm vào Mỹ thì cần nâng cao giá trị gia tăng của trái cây mùa vụ theo hướng bổ sung sản phẩm chế biến như trái cây khô, bột trái cây, sản phẩm đóng hộp để có thể tiêu thụ quanh năm; ứng dụng công nghệ mới giúp kéo dài thời gian bảo quản trái cây, thí dụ công nghệ đưa trái cây vào trạng thái ngủ đông, bảo quản tế bào sống, sử dụng chế phẩm sinh học, màng bọc, chất bảo quản được phép... Ngoài ra, cơ quan chức năng cần xây dựng kế hoạch tổng thể để triển khai bài bản, đồng bộ, có điểm nhấn và kiên trì công tác quảng bá, xúc tiến thương mại trái cây mùa vụ; xây dựng câu chuyện gắn với trái cây, khai thác hình ảnh thực tế vùng trồng, tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các khu chợ người Việt, người châu Á…
https://nhandan.vn/xuc-tien-xuat-khau-nong-san-mua-vu-post813557.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Vải thiều", "Mùa vụ", "Thanh long", "Chính vụ", "Rau quả", "Cửa khẩu Kim Thành", "Thu hoạch", "tiêu thụ", "thị trường", "nông sản" ] }
Khẩn trương xử lý vướng mắc dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4
NDO -Liên quan đến vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm quốc gianhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4, ngày 10/5, Tổng công ty Tín Nghĩa đã có văn bản gửi Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) đề nghị phối hợp để tháo gỡ khó khăn, bảo đảm thi công an toàn.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng ở cuộc họp ngày 9/5 tại Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và văn bản số 40/BCĐNL ngày 7/5 của Ban Chỉ đạo về việc xử lý các tồn đọng và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.Tin liên quanMỗi ngày chậm đưa nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 vào hoạt động thiệt hại 13 tỷ đồngTổng công ty Tín Nghĩa đề nghị PV Power, Ban Quản lý dự án điện, trong quá trình triển khai thi công phân đoạn kênh xả nước làm mát, đoạn giao cắt qua đường số 4, khu công nghiệp Ông Kèo cần có sự phối hợp để bảo đảm thực hiện các biện pháp thi công an toàn và hoàn trả nguyên trạng mặt bằng sau khi hoàn thành thi công theo đúng thiết kế; đồng thời, đề nghị PV Power sớm cùng Tổng công ty Tín Nghĩa thống nhất về phí sử dụng hạ tầng để ký kết hợp đồng theo tinh thần mà lãnh đạo hai bên đã trao đổi tại cuộc họp ngày 23/4.Theo Chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam Lê Mạnh Hùng, nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 là dự án đầu tiên trong tổng số 12 dự án điện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy hoạch điện VIII. Thời gian qua, chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực để triển khai dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục. Tuy nhiên, dự án đứng trước nguy cơ bế tắc do vướng công tác giải phóng mặt bằng liên quan đến diện tích đất của Tổng công ty Tín Nghĩa.Đoàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng kiểm tra vướng mắc mặt bằng đoạn kênh xả nước làm mát dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3,4.Cụ thể, dự án còn khoảng 30,7ha đất chưa được ký hợp đồng thuê giữa chủ đầu tư và Tổng công ty Tín Nghĩa, dẫn tới nguy cơ ngân hàng và các tổ chức tín dụng nước ngoài dừng giải ngân vốn cho dự án.Cùng với đó, Tổng công ty Tín Nghĩa chưa đồng ý cho PV Power cắt đường số 4 nằm trong khu công nghiệp Ông Kèo để thi công tuyến kênh xả nước làm mát và hai bên chưa thống nhất được phí sử dụng hạ tầng khu công nghiệp.Liên quan đến dự án trọng điểm quốc gia này, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, lãnh đạo tỉnhĐồng Naiđã thường xuyên bố trí lịch làm việc với chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn.Bản thân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác của tỉnh cũng đã trực tiếp khảo sát hiện trường, tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc vào cuối năm 2023.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thị Hoàng thị sát công trình nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 vào tháng 12/2023."Thời gian qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều cuộc họp và chỉ đạo quyết liệt. Theo đó, tỉnh Đồng Nai giao Tổng công ty Tín Nghĩa thuê đất, sau khi hoàn tất thủ tục đơn vị này sẽ ký hợp đồng với PV Power. Tổng công ty Tín Nghĩa đồng ý để PV Power cắt đường khu công nghiệp tiếp tục thi công kênh xả nước. Vấn đề còn lại là phí sử dụng hạ tầng khu công nghiệp các bên sẽ thống nhất phương án", đồng chí Võ Tấn Đức nói.Tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng vào chiều 9/5, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng công ty Tín Nghĩa hỗ trợ tiếp tục thi công các hạng mục còn lại, trong đó có kênh làm mát.Tổng công ty Tín Nghĩa nhanh chóng báo cáo Tỉnh ủy hai phương án là thuê đất trực tiếp và thuê đất gián tiếp, để xem xét, quyết định trên tinh thần thượng tôn pháp luật và không để doanh nghiệp thiệt hại; Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quy hoạch.Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 đã thi công đạt 85% khối lượng.Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 được xây dựng tại khu công nghiệp Ông Kèo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Dự án do PV Power làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD, công suất 1.624MW. Đây là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại nước ta.Tính đến đầu tháng 5, dự án đã thi công đạt khoảng 85%; các thiết bị chính phục vụ cho công tác vận hành đã được đưa về công trường. Theo kế hoạch, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 sẽ phát điện thử nghiệm vào ngày 15/5/2024, vận hành thương mại vào tháng 11 năm nay. Tuy nhiên, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khiến nhà máy chậm tiến độ khoảng 6 tháng.
https://nhandan.vn/khan-truong-xu-ly-vuong-mac-du-an-nha-may-nhiet-dien-nhon-trach-3-4-post808764.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Nhiệt điện Nhơn Trạch", "nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch", "Đồng Nai", "giải phóng mặt bằng" ] }
Xúc tiến tiêu thụ khoảng 40 nghìn tấn vải thiều Thanh Hà
NDO -Chiều 26/4, huyện Thanh Hà phối hợp Sở Công thương tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà năm 2023.
Vải thiều Hải Dương có 265 mã số vùng trồng, 21 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Newzeland và Thái Lan.Huyện Thanh Hà hiện có3.265ha vải thiều. Năm nay thời tiết khá thuận lợi nên tỷ lệ vải ra hoa, đậu quả cao, đạt hơn 95%.Dự tính tổng sản lượng vải quả trong toàn huyện đạt khoảng 40 nghìn tấn (vải sớm 25 nghìn tấn, vải chính vụ 15 nghìn tấn), tương đương với sản lượng vải năm 2022. Toàn bộ diện tích trồng vải của bà con vải được hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, trong đó có khoảng 4.000-5.000 tấn đủ điều kiện tiêu chuẩn xuất khẩu.Để vụ vải tiêu thụ được thuận lợi, cán bộ chuyên môn của tỉnh và huyện hướng dẫn các tổ sản xuất, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phối hợp với đơn vị tư vấn, giám sát, chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để đánh giá, chứng nhận diện tích vải đạt chuẩn.Hướng dẫn các cá nhân, hợp tác xã lập hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp mới mã số cơ sở đóng gói; đồng thời tiến hành giám sát, duy trì các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã được cấp.Các doanh nghiệp, siêu thị, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ký kết văn bản hợp tác sản xuất, tiêu thụ vải thiều.Huyện đẩy mạnh tuyên truyền về đặc tính, ưu điểm nổi trội của quả vải thiều Thanh Hà, diện tích cây trồng, năng suất, sản lượng, quy trình canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây vải thiều, các quy định trong việc quản lý chỉ dẫn địa lý huyện Thanh Hà đối với sản phẩm vải thiều, các quy định sản xuất vải thiều bảo đảm vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGap, GlobalGap; sản xuất, chăm sóc, phòng trừ theo quy định đảm bảo xuất khẩu ra thị trường quốc tế.Huyện mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có kinh nghiệm tiêu thụ xuất khẩu vải quả đi các nước, giới thiệu và chào hàng cho sản phẩm quả vải. Tuyên truyền các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm vải quả sang thị trường Trung Quốc biết về thủ tục quy định của phía Trung Quốc trong việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm vải thiều.Tổ chức ký kết giữa các doanh nghiệp, siêu thị và các hợp tác xã, tổ sản xuất trong huyện trong tiêu thụ vải thiều Thanh Hà.Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp, siêu thị, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong huyện đã ký kết văn bản hợp tác sản xuất, tiêu thụ vải thiều.
https://nhandan.vn/xuc-tien-tieu-thu-khoang-40-nghin-tan-vai-thieu-thanh-ha-post749812.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "vải thiều Thanh Hà", "xúc tiến thương mại", "VietGAP", "GlobalGAP" ] }
Chưa đưa đấu giá biển số xe ô-tô vào Luật Đấu giá tài sản
NDO -Theo đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do thời gian thực hiện Nghị quyết thí điểm đấu giá biển số xe ô-tô đến nay chưa được 1 năm nên cần thêm thời gian để đánh giá và tổng kết trước khi xem xét đưa vàoLuật Đấu giá tài sản.
Chiều 21/5, tiếp tục Chương trìnhKỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.Mở đầu phiên làm việc buổi chiều, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.Quang cảnh phiên làm việc chiều 21/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10-11/2023), Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Kinh tế (Cơ quan chủ trì thẩm tra) phối hợp với Bộ Tư pháp (Cơ quan chủ trì soạn thảo), Ủy ban Pháp luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật.Chưa đưađấu giá biển số xe ô-tôvào LuậtLiên quan đến vấn đề đang được dư luận quan tâm là đấu giá biển số xe ô-tô, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết: Hiện việc đấu giá biển số xe ô-tô đang được thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 73/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội. Theo đó, Nghị quyết số 73/2022/QH15 được thực hiện trong 3 năm kể từ ngày 1/7/2023, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết và đề xuất hoàn thiện pháp luật về đấu giá biển số xe ô-tô tại Kỳ họp đầu năm 2026.Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)"Do thời gian thực hiện Nghị quyết thí điểm này đến nay chưa được 1 năm nên cần thêm thời gian để đánh giá và tổng kết trước khi xem xét đưa vào Luật", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thông tin.Bên cạnh đó, hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản do Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 cũng chưa có nội dung đề nghị luật hóa các quy định của Nghị quyết số 73/2022/QH15 tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.Tại Thông báo Kết luận số 3433/TB-TTKQH ngày 21/3/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ sớm có ý kiến chính thức bằng văn bản về việc luật hóa các quy định tại Nghị quyết số 73/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô-tô. Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ chưa có văn bản về nội dung này theo yêu cầu tại Thông báo Kết luận số 3433/TB-TTKQH nên chưa có cơ sở để luật hóa các nội dung tại Nghị quyết số 73/2022/QH15 tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.Về đề nghị bổ sung quyền sử dụng kho số quản lý phương tiện giao thông vận tải là tài sản phải đấu giá và cùng thuộc một nhóm kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, Thường vụ Quốc hội cho biết sẽ do pháp luật chuyên ngành quy định. Vì thế, chưa bổ sung các loại tài sản này tại dự thảo luật.Đề xuất tăng lũy tiến tiền cọcLiên quan đến chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá (Điều 70), dự thảo Luật đã bổ sung trường hợp người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản mà vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến quyết định công nhận kết quả đấu giá bị huỷ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị cấm tham gia đấu giá đối với loại tài sản đó trong thời hạn từ 6 tháng đến 5 năm trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo quy định tại Điều 87 của Luật Đấu thầu năm 2023.Biện pháp trên nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường, ngăn chặn tình trạng bỏ cọc hoặc thổi phồng giá trị tài sản để trục lợi trong hoạt động đấu giá tài sản.Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền quyết định cấm tham gia đấu giá là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá; quyết định cấm tham gia hoạt động đấu giá phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và cơ quan, tổ chức có liên quan, đồng thời gửi đến Bộ Tư pháp và phải đăng tải trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia và giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung này.Quang cảnh phiên họp buổi chiều ngày 21/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Đối với một số tài sản đặc thù, có giá trị lớn có thể tác động đến thị trường chứng khoán, bất động sản, dự thảo Luật quy định rõ hơn: Mức tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng người đấu giá bỏ cọc, bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành về khoáng sản, đất đai, tần số vô tuyến điện… và thực tiễn áp dụng việc đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù này.Dự thảo Luật đã bổ sung trường hợp đấu giá quyền cho thuê tài sản mà giá khởi điểm được xác định theo đơn giá thuê hằng năm thì tiền đặt trước tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm nhân với thời hạn cho thuê.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, việc nâng mức tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản và tài sản khác là không phù hợp vì các tài sản đặc thù này thường có giá trị rất lớn. Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp, quá trình triển khai quy định về mức tiền đặt trước từ 5% đến 20% của Luật hiện hành cơ bản phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thu hút được nhiều người tham gia đấu giá.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngNhư vậy, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng; đồng thời, việc xử lý tình trạng người trúng đấu giá “bỏ cọc” phải được xử lý bằng các hình thức khác chứ không chỉ bằng cách quy định nâng mức tiền đặt trước."Tuy nhiên trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để hoàn thiện quy định tiền đặt trước theo hướng tăng theo lũy kế sau mỗi bước giá khi sửa đổi toàn diện Luật Đấu giá tài sản nhằm ngăn chặn việc người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường trong quá trình đấu giá nhưng sau đó bỏ cọc", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh.Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 43 điều và bãi bỏ 3 điều của Luật hiện hành; bổ sung 3 điều mới; tăng 18 khoản so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 nhưng chủ yếu là sửa về mặt kỹ thuật lập pháp, không phát sinh nhiều chính sách mới.
https://nhandan.vn/chua-dua-dau-gia-bien-so-xe-o-to-vao-luat-dau-gia-tai-san-post810421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Luật Đấu giá tài sản", "Quốc hội khóa XV", "Minh bạch khi đấu giá" ] }
Hỗ trợ tổng cầu để đạt mục tiêu tăng trưởng
Trong bối cảnh nền kinh tế chưa có cải thiện về chiều sâu, để đạtmục tiêu tăng trưởngcao ngay trong năm 2024 cần dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Đầu tư công là một trong ba thành tố quan trọng có thể giúp thúc đẩy tổng cầu, tạo tăng trưởng cho toàn nền kinh tế.
Sự thiếu hụt tổng cầu, gồm hoạt động đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu nếu kéo dài có thể dẫn đến những hạn chế trong việc tăng tổng cung và suy giảm tăng trưởng kinh tế. Đây là bài toán khó đang đặt ra cho quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.Gỡ khó trong đầu tư côngTheo GS, TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân, các giải pháp thúc đẩy tổng cầu gồm khuyến khích đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quảđầu tư côngtrở thành động lực dẫn dắt đầu tư tư nhân, thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài công nghệ cao có sự kết nối lan tỏa với khu vực kinh tế trong nước.Tại nhiều địa phương, tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đến nay vẫn chậm, ảnh hưởng tiến độ chung cả nước. Số liệu của Bộ Tài chính ước tính đến ngày 30/4/2024, vẫn còn 21 trong số 44 bộ, ngành và 31 trong số 63 địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao, tổng vốn chưa phân bổ chi tiết là 21.168 tỷ đồng, chiếm 3,19% kế hoạch.Nhìn từ góc độ đầu tư công, mặc dù nguồn vốn đầu tư từ ngân sách liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây nhưng chất lượng đầu tư công vẫn còn những mặt hạn chế, khiến đầu tư công chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ như kỳ vọng.Trong ấn phẩm Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, Trường đại học Kinh tế quốc dân chỉ ra chất lượng đầu tư công hiện còn thấp và việc phân bổ nguồn vốn không hiệu quả. Điều này hàm ý rằng, ngoài việc nâng cao năng lực thu hút vốn đầu tư, các địa phương cũng cần có kế hoạch, chính sách phân bổ hợp lý và gia tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công để tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.Năm 2024, kế hoạch đầu tư vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương là hơn 663 nghìn tỷ đồng, bao gồm hơn 231 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước là 211.458 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 20.000 tỷ đồng) và hơn 432 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương. Nếu tính chung cả kế hoạch vốn các năm trước được cho phép kéo dài sang là 25.948,7 tỷ đồng thì tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 lên đến 732.155,15 tỷ đồng.Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đến nay vẫn chậm, ảnh hưởng tiến độ chung cả nước. Số liệu của Bộ Tài chính ước tính đến ngày 30/4/2024, vẫn còn 21 trong số 44 bộ, ngành và 31 trong số 63 địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao, tổng vốn chưa phân bổ chi tiết là 21.168 tỷ đồng, chiếm 3,19% kế hoạch. Về tình hình giải ngân, ước khối lượng thanh toán, đạt 115.906,9 tỷ đồng, tương ứng 16,41% tổng kế hoạch, đạt 17,46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, là mức thực hiện cao hơn so cùng kỳ năm 2023.Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhận định việc chưa phân bổ một lượng vốn tương đối lớn và nhiều đơn vị chưa phân bổ hết số vốn được giao đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.Liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia chậm giải ngân, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương khẩn trương phân bổ kế hoạch vốn năm 2024 cho các dự án để bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu vốn thực hiện theo đúng tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ quy định tại Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.Trong Báo cáo Điểm lại công bố tháng 4/2024, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng khuyến cáo Chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đây vừa là cách để giúp hỗ trợ tổng cầu trong ngắn hạn, đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng trong tương lai. Ông Sebastian Eckardt, Giám đốc Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương về Kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư cho rằng đầu tư vào hạ tầng sẽ tạo ra nhiều lợi ích lâu dài bên cạnh việc kích thích kinh tế ngay lập tức. Theo ước tính, tăng đầu tư công thêm 1% có thể giúp GDP tăng thêm 0,1%. Nỗ lực tăng cường quản lý đầu tư công cũng sẽ giải quyết những điểm nghẽn cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng, giao thông và hậu cần – nền tảng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.Duy trì các chính sách hỗ trợTheo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, các chính sách hỗ trợ cần tiếp tục được duy trì, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa để củng cố, thúc đẩy phục hồi. Nhờ tình hình tài khóa được củng cố trong những năm gần đây, Việt Nam hiện vẫn còn dư địa tài khóa để tiếp tục thực hiện hỗ trợ có mục tiêu.TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho rằng, để thúc đẩy tổng cầu, cần dựa vào chính sách tài khóa thay vì chính sách tiền tệ. Đồng thời, duy trì chính sách trọng cung và nuôi dưỡng những động lực tăng trưởng mới từ phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ. Giải pháp cần thực hiện ngay là xác định khu vực tư nhân trở thành động lực quan trọng, từ đó tạo môi trường đầu tư thuận lợi; hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực; giảm đến mức thấp nhất thuế, phí cho người dân và doanh nghiệp để thúc đẩy kinh tế tư nhân.Cùng với đó là kích cầu tiêu dùng thông qua các chính sách gia tăng trợ cấp an sinh xã hội cho người nghèo, người bị mất việc làm; nâng mức thu nhập chịu thuế và giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế VAT để góp phần tăng sức mua hàng hóa.Yếu tố khác có thể tác động tích cực đến sự phục hồi tiêu dùng cuối cùng, tăng tổng cầu là thực hiện cải cách tiền lương đối với công chức, viên chức và tăng lương hưu từ ngày 1/7/2024. Theo GS, TS Phạm Hồng Chương chính sách kích cầu tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn này sẽ trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo tâm lý tích cực và duy trì tốc độ tăng trưởng, tạo nền tảng, động lực cho sự phát triển của đất nước.“Qua phân tích tình hình kinh tế Việt Nam năm 2023, chúng tôi cho rằng các yếu tố tổng cầu đang suy giảm và chính sự suy giảm đó dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế cùng với nhiều hệ lụy khác. Nhìn vào điều kiện của Việt Nam với quy mô dân số Việt Nam hơn 100 triệu dân, tiêu dùng có nhiều tiềm năng để phát triển và đầu tư tư nhân còn nhiều cơ hội. Với đặc điểm đó, thúc đẩy tổng cầu sẽ giúp nền kinh tế không chỉ tăng trưởng mà còn phát triển bền vững, tự chủ và tăng khả năng chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài”, GS, TS Phạm Hồng Chương nói.Năm 2024, dự báo tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, thực hiện hiệu quả chính sách kích cầu sẽ tạo hiệu ứng tâm lý tích cực, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư Việt Nam.Chính sách tài khóa vẫn phải là chủ công trong năm 2024 và cần hỗ trợ trọng tâm, trọng điểm hơn cho các ngành nghề, lĩnh vực trong khi chính sách tiền tệ chỉ còn mang tính chất bổ trợ vì đã cạn dư địa. Do đầu tư tư nhân gặp nhiều khó khăn, việc giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên về dài hạn, nền kinh tế không thể trông chờ vào đầu tư công mà cần có giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư và khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất.GS, TS TÔ TRUNG THÀNH (Trường đại học Kinh tế quốc dân)
https://nhandan.vn/ho-tro-tong-cau-de-dat-muc-tieu-tang-truong-post808663.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "mục tiêu tăng trưởng", "đầu tư công" ] }
Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với phân bón
NDO -Góp ý vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến việc dự thảo quy định áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón và kiến nghị cân nhắc việc áp dụng mức thuế suất này.
Chiều 17/6, thảo luận tại tổ của Quốc hội về dự ánLuật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhận định, dự án luật có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng để bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu; đổi mới các nội dung và các điều luật theo hướng gia tăng các quy định, luật hóa các quy định đã thực hiện ổn định tại văn bản dưới luật nhằm cải cách thủ tục hành chính; khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng thời gian qua; sửa đổi, bổ sung những quy định nhằm phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế…Đại biểuHoàng Văn Cường (Hà Nội)cho rằng, nếu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 5% đối với phân bón nhập khẩu vào giá bán sẽ cao hơn mức hiện nay, điều này có thuận lợi là hạn chế nhập khẩu nhưng ở góc độ người nông dân sẽ chịu mức thuế 5% cộng vào giá bán, rất bất lợi cho sản xuất, vì thế đại biểu cho rằng không nên áp dụng quy định này.Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu.“Coi trọng nông nghiệp là bệ đỡ cho nền kinh tế thì phải tạo điều kiện phát triển nông nghiệp”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói và cho rằng quy định sẽ có lợi cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước hơn là doanh nghiệp nhập khẩu.Về định hướng tăng mức thuế suất phổ thông, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng đây là vấn đề rất cần cân nhắc vì hiện nay muốn khuyến khích, thúc đẩy sản xuất thì phải giảm thuế, nếu tiếp tục tăng thuế giá trị gia tăng sẽ xảy ra tác động ngược so với mong muốn. Đại biểu cho rằng so với mặt bằng chung của thế giới (khoảng 15%), nhưng so với các nhóm nước đang phát triển thì không phải là thấp.“Việc cải cách thuế hướng vào tăng thuế giá trị gia tăng chúng ta cần hết sức cân nhắc. Chúng ta còn có dư địa cải cách thuế ở nhiều lĩnh vực khác, điển hình như thuế tài sản, hầu như chưa thu được đồng nào trong khi thuế tài sản sẽ điều tiết thu nhập, hoạt động của các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có thu nhập cao, tài sản lớn”, đại biểu nói.Tin liên quanNhất trí trình Quốc hội quyết định tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024Về giảm thuế giá trị gia tăng 2%, đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ sự đồng tình với việc giảm đến hết năm 2024, tuy nhiên đại biểu cho rằng thực tế khi triển khai giảm thuế thì mục tiêu giảm giá hàng cuối cùng đến người tiêu dùng nhưng có lẽ số lượng người tiêu dùng được hưởng không nhiều, trừ trường hợp mua hàng có hóa đơn chứng từ, còn phần lớn hàng hóa dịch vụ đang tiêu dùng hiện nay gần như không có hóa đơn chứng từ.Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thành Trung (Yên Bái) cũng đề nghị cân nhắc việc áp dụng mức thuế suấtthuế giá trị gia tăng5% đối với phân bón. Đại biểu cho rằng, trong tình hình thị trường phân bón thế giới và trong nước tiếp tục tăng giá trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng, nguồn cung thắt chặt và nhu cầu tăng thì áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón chưa hợp lý.“Tôi đề nghị hết sức cân nhắc việc áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón. Trường hợp cần thiết hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên có thể áp dụng thuế suất 0% với mặt hàng phân bón, do phân bón là nguyên liệu đầu vào cho ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta nên có thể áp dụng ưu đãi thuế ở mức độ cao hơn”, đại biểu đoàn Yên Bái nói.Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Về quy định thuế suất trong dự thảo luật, đại biểu Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đề xuất bổ sung vào phần thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thông qua các sàn thương mại điện tử, cung ứng dịch vụ số hóa từ nước ngoài cho các đối tượng tiêu dùng tại Việt Nam thì phải áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu để bảo đảm đối xử công bằng với hàng hóa, dịch vụ trong nước, góp phần duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu…Tăng cường phân quyền, giám sát để điều tiết thuế linh hoạt và hiệu quả hơnTrước ý kiến đại biểu liên quan thuế giá trị gia tăng đối với phân bón, theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thuế phân bón đã trải qua nhiều thời kỳ. Trước đây, khi quy định áp thuế VAT đối với phân bón, nhiều đại biểu đã cho rằng như vậy sẽ nâng giá phân bón lên, cho nên sau khi sửa luật VAT đã bỏ thuế này với phân bón.“Bây giờ thì chúng ta đứng trước 2 lựa chọn. Một là nếu như không đưa vào thì rõ ràng các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước sẽ rất khó khăn, bởi vì không được hoàn thuế đầu vào. Tuy nhiên, nếu đưa vào thì cũng sẽ có tác động đến giá, dù nhiều dù ít”, Bộ trưởng cho biết.Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại thảo luận Tổ 8. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Do đó, Bộ trưởng Phớc đề nghị các đại biểuQuốc hộinghiên cứu để thống nhất việc quyết định làm thế nào bảo đảm được lợi ích của đất nước và bảo đảm được nền nông nghiệp phát triển bền vững.Về vấn đề bỏ quy định về miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ, Bộ trưởng lý giải tại sao lại đưa quy định này vào trong luật.Theo người đứng đầu ngành tài chính, trước đây, khi thực hiện Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản thủ tục hải quan (Công ước Kyoto) ngày 18/5/1973 mà Việt Nam đã ký kết, luật pháp quy định giá trị nhỏ tối thiểu hoặc số thuế hải quan và thuế khác tối thiểu dưới mức độ nhỏ thì không thu thì thuế thu thuế hải quan và thuế khác. Nhưng trong Nghị định 134 năm 2016 và Quyết định 78 của Thủ tướng Chính phủ thì có yêu cầu thu khoản thuế này.Bộ trưởng cũng nêu thí dụ, hiện nay, một số quốc gia như EU đã bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng đối với lô hàng có giá trị từ 22 euro trở xuống, Vương quốc Anh cũng đã bãi bỏ quy định về thuế VAT với hàng hóa nhập khẩu có giá trị từ 135 bảng Anh trở xuống bắt đầu ngày từ ngày mùng 1/1/2021. Trong khi đó, Thái Lan đã bắt đầu thu thuế giá trị gia tăng 7% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu (từ tháng 5/2024).Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Liên quan quy định về những hành vi cấm đối với cơ quan thuế trong thực hiện thuế giá trị gia tăng và hành vi chịu trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ thuế và hành vi của doanh nghiệp, theo Bộ trưởng, sau khi tiếp thu ý kiến của Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã đưa quy định này vào luật.“Trong luật cũng đã quy định về hóa đơn và chế độ hóa đơn, nhưng khi ra Thường vụ Quốc hội có ý kiến nêu quy định hóa đơn mới còn chung chung, và thuế giá trị gia tăng cũng có thể nói là một loại thuế mới, còn có những đặc thù riêng cho nên phải ban hành hệ thống hóa đơn chứng từ quy định cụ thể”, Bộ trưởng cho hay.Theo ông Phớc, trách nhiệm của người nộp thuế, của doanh nghiệp và trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ, công chức thuế cũng phải rạch ròi theo nguyên tắc “ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm”.Ông phân tích, nếu dựa trên hồ sơ hoàn thuế doanh nghiệp đưa ra lại là hóa đơn giả và cơ quan thuế không thể kiểm tra, lần đến từng nguồn gốc được, trong khi đó quy định thời gian hoàn thuế trước-kiểm tra sau có 4 ngày và thời gian kiểm tra trước-hoàn sau là 40 ngày thì không thể xử lý được, cuối cùng trách nhiệm cán bộ thuế phải chịu.“Chúng ta phải phải có quy định về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi công tác, giới hạn trách nhiệm thì mới có thể làm mạnh mẽ được và mới bảo đảm được nguồn thu ngân sách”, Bộ trưởng nhấn mạnh.Tin liên quanĐề xuất thu thuế VAT tất cả hàng nhập khẩu qua sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok...Bộ trưởng Phớc nêu rõ, đối với ngành thuế hiện nay có tình trạng gian lận về hóa đơn để gian lận hoàn thuế và cơ quan công an đã khởi tố nhiều trường hợp, cần rạch ròi để những người làm gian dối phải chịu trách nhiệm.“Nếu cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ mà không đúng thì cơ quan thuế và người kiểm tra phải chịu trách nhiệm, còn người tạo chứng cứ, tài liệu giả, tài liệu không đúng thì cũng phải chịu trách nhiệm. Điều này phải tương đồng, không thể để người này đổ lỗi cho người kia, rất khó làm”, ông Phớc nói và bày tỏ mong muốn Ủy ban Tài chính, Ngân sách cùng các đại biểu Quốc hội ủng hộ để khi ban hành quy định, luật sẽ có sức sống dài hơn.Liên quan việc thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, theo Bộ trưởng nếu tính 5 năm nữa với mức độ trượt giá khoảng 5% thì rõ ràng chỉ 5, 10 năm nữa quy định mức áp thuế sẽ lạc hậu.Bộ trưởng cho rằng nên mạnh dạn giao Chính phủ quy định ngưỡng này để khi có biến động, Chính phủ sẽ điều chỉnh sao cho hợp lý.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống“Ở đây tôi muốn nhấn vào vấn đề phân quyền. Khi đồng tiền mất giá, và khi mức độ không phù hợp mà chưa sửa được luật thì Chính phủ sẽ đưa ra quy định phù hợp. Còn nếu chỉ quy định 'cứng' cứ 100 triệu đồng/năm thì miễn thuế và khi thu nhập tăng cao lên lại bắt đầu thu thuế sẽ dễ dẫn đến người dân, người kinh doanh không đồng tình”, Bộ trưởng phân tích và đề xuất nếu ủy quyền cho Chính phủ quyết vấn đề này sẽ hợp lý hơn.Ngoài ra, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh thuế là công cụ điều tiết, và kinh nghiệm ở các nước phát triển đã dùng công cụ thuế rất linh hoạt, có thể gần như ủy quyền cho Tổng thống mà đại diện là Bộ Tài chính khi hàng hóa nhập khẩu mà gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước thì có nâng thuế suất lên ngay.Nhấn mạnh đi kèm với đó vẫn cần có sự giám sát, Bộ trưởng cho rằng nếu phân cấp, ủy quyền và tăng cường công tác kiểm soát thì chắc chắn công cụ điều tiết sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.
https://nhandan.vn/dai-bieu-quoc-hoi-de-nghi-can-nhac-ap-dung-thue-gia-tri-gia-tang-doi-voi-phan-bon-post814760.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "VAT", "Thuế suất", "Phân bón", "Hoàn thuế", "Cơ quan thuế", "Quốc hội" ] }
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới giảm mạnh
NDO -Theo số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa tuần giao dịch 17-23/6, giáhàng hóanguyên liệu thế giới đồng loạt sụt giảm. Nhóm nông sản và nguyên liệu công nghiệp chịu áp lực bán mạnh nhất đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,73% xuống 2.278 điểm, chạm mức thấp nhất trong vòng 2 tuần.
Giá đậu tương giảm sâu do triển vọng nguồn cung tích cựcKết thúc tuần giao dịch 17-23/6,giá đậu tươnggiảm gần 3% về mức 411,53 USD/tấn, kéo dài đà giảm sang tuần thứ tư liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020. Những tín hiệu tích cực xoay quanh triển vọng nguồn cung tại Brazil và Mỹ đã khiến phe bán áp đảo thị trường trong tuần vừa rồi.Trong báo cáo Tiến độ mùa vụ (Crop Progress), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết tỷ lệ đậu tương đạt chất lượng tốt/tuyệt vời đạt mức 70% diện tích, giảm nhẹ so với tuần trước nhưng vượt xa mức 54% cùng kỳ năm ngoái. Chất lượng đậu tương trong năm nay vẫn ở mức cao và sự sụt giảm hiện tại chưa có tác động quá nhiều đến tiềm năng năng suất cây trồng.Theo Commodity Weather Group, mưa được dự báo sẽ xuất hiện tại miền Trung Mỹ, với lượng mưa lớn nhất tại tây bắc Midwest trong hai tuần tới. Điều này sẽ xoa dịu những khu vực đang phải chịu ảnh hưởng bởi hạn hán, gây áp lực lên thị trường.Về phía Brazil, nước này đang tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu để nhường kho chứa cho ngô vụ 2, hiện đang có tốc độ thu hoạch nhanh nhất trong một thập kỷ qua.Hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc quốc gia (ANEC) đã nâng dự báo xuất khẩu đậu tương của Brazil trong tháng 6 lên mức 14,88 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với tuần trước và là mức cao nhất trong giai đoạn tháng 6 hàng năm. Con số này cũng cao hơn 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái và 1,5 triệu tấn so với tháng 5 năm nay.Theo Viện Kinh tế Nông nghiệp Mato Grosso (Imea), nông dân tại bang này đã bán được 77,9% sản lượng dự kiến trong niên vụ 2023-2024, cao hơn so với mức 72,1% vào cùng kỳ năm ngoái. Đây là yếu tố cũng đã thúc đẩy lực bán đối với đậu tương trong tuần qua.Giá quặng sắt giảm 4 tuần liên tiếp do tiêu thụ trầm lắngThị trường kim loại diễn biến phân hóa trong tuần qua. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đồng loạt tăng trở lại trong bối cảnh thị trường lạc quan hơn về kỳ vọng hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạch kim bật tăng mạnh gần 4% lên 996,4 USD/ounce. Giá bạc cũng tăng 0,48% lên 29,61 USD/ounce.Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ của Mỹ chỉ tăng 0,1% trong tháng 5, thấp hơn so với dự báo tăng 0,3%, phản ánh chi tiêu tiêu dùng của người dân Mỹ đã chậm lại. Trong khi đó, thị trường lao động hạ nhiệt khi số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao hơn so với dự báo. Loạt dữ liệu này cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới có dấu hiệu chững lại sau giai đoạn tăng trưởng tốt vào đầu năm. Điều này đã gián tiếp thúc đẩy kỳ vọng FED cần sớm hạ lãi suất để tránh đưa nền kinh tế “hạ cánh cứng”, giá kim loại quý vì thế cũng được hưởng lợi.Đối với kim loại cơ bản, giá quặng sắt giảm mạnh nhất nhóm khi giảm 2,2% xuống 105,1 USD/tấn, đánh dấu tuần giảm giá thứ tư liên tiếp. Giá quặng sắt tiếp tục gặp sức ép khi thị trường ngày càng tỏ ra lo ngại về nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ sắt thép lớn nhất thế giới. Dữ liệu đã chỉ ra tồn kho quặng sắt tại các cảng lớn của Trung Quốc đã tăng vượt 147 triệu tấn, tăng khoảng 27% so với đầu năm nay và là mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây.Hơn nữa, lo ngại nước này tiếp tục thực hiện kế hoạch hạn chế sản lượng thép càng gây áp lực lên giá nguyên liệu thô đầu vào là quặng sắt. Trong tuần trước, chính quyền tỉnh Phúc Kiến, một trong những khu vực sản xuất thép lớn của Trung Quốc, đã thảo luận với các nhà máy thép địa phương về các hạn chế sản lượng trong năm nay.Trong diễn biến khác, giá đồng COMEX cũng quay đầu giảm 1,18% xuống 9.792,92 USD/tấn. Giá đồng gặp áp lực trở lại khi thị trường xuất hiện một vài tín hiệu tích cực hơn về nguồn cung, giúp xoa dịu phần nào nỗi lo thiếu hụt đồng.Cụ thể, công ty khai thác khổng lồ Vale cho biết vào năm 2026, sản lượng đồng của họ có thể tăng lên 394.000 đến 431.000 tấn, cao hơn khoảng 5% so với ước tính vào tháng 12 năm ngoái. Ngoài ra, theo báo cáo cung-cầu tháng 6 do Nhóm Nghiên cứu đồng Quốc tế (ICSG) công bố, thị trường đồng tinh chế toàn cầu dư thừa 13.000 tấn trong tháng 4.
https://nhandan.vn/gia-hang-hoa-nguyen-lieu-the-gioi-giam-manh-post815782.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giá đậu tương", "kim loại" ] }
Giao dịch thận trọng, VN-Index giằng co
NDO -Trong phiên giao dịch ngày 25/4, sau phiên tăng điểm mạnh hôm qua, sự thận trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại khiến thị trường giao dịch giằng co. Lực bán lan rộng nhưng không mạnh nênVN-Indexchỉ giảm 0,64 điểm xuống mức 1.204,97 điểm khi chốt phiên.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này thấp hơn phiên trước, đạt hơn 12.142,82 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 11 mã tăng, 3 mã đứng giá và 16 mã giảm.Trong đó, MWG tăng 2,87% lên 53.800 đồng/cổ phiếu, FPT tăng 2,58% lên 123.200 đồng/cổ phiếu, MSN tăng 1,79%, SAB tăng 1,49%, VNM tăng 1,09%.Các mã: BCM, CTG, HDB, VCB, VHM, VIC tăng nhẹ.3 mã: VJC, VPB, VRE dừng ở tham chiếu.Ở chiều ngược lại, TCB giảm 1,81% xuống 46.150 đồng/cổ phiếu, MBB giảm 1,33%, VIB giảm 1,17%.Các mã còn lại: ACB, BID, BVH, GAS, GVR, HPG, PLX, POW, SHB, SSB, SSI, STB, TPB giảm nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu thép đóng cửa chỉ có POM tăng 2,53%, 2 mã HMC và SMC dừng ở tham chiếu, còn lại đều giảm. Cụ thể, HPG giảm 0,87%, HSG giảm 0,25%, NKG giảm 1,57%, TLH giảm 1,37%, VCA giảm 3,78%.Nhóm cổphiếu chứng khoánđã hạ nhiệt sau phiên khởi sắc hôm qua khi đóng cửa phiên này chỉ còn TVB tăng 2,48%, VND tăng 0,48%, còn lại đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, AGR giảm 1,62%, APG giảm 0,73%, BSI giảm 1,71%, CTS giảm 1,39%, FTS giảm 1,08%, HCM giảm 1,27%, ORS giảm 1,37%, SSI giảm 0,84%, TVS giảm 0,42%, VCI giảm 1,05%, VDS giảm 2,35%, VIX giảm 0,87%.Tương tự, nhóm cổ phiếu ngân hàng chốt phiên với đa số các mã giảm. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB tăng 1,70%, LPB giảm 1,19%, MSB giảm 1,45%, OCB giảm 1,81%.Nhóm cổ phiếubất động sảncũng quay đầu giảm. Trong đó, LEC giảm sàn, CCL giảm 5,25%, FIR giảm 4,04%, HQC giảm 2,12%, LGL giảm 4,76%, TN1 giảm 2,55%, DXG giảm 1,21%, DXS giảm 1,39%, NLG giảm 1,56%, NTL giảm 1,84%, PDR giảm 1,29%, SJS giảm 1,28%... Ngược lại, FDC và QCG vẫn tăng trần.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay chìm trong sắc đỏ gần như suốt phiên, VNXALL-Index đóng cửa giảm 1,19 điểm (-0,06%), xuống mức 1.971,90 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt 503,72 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 13.879,31 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 124 mã tăng giá, 84 mã đứng giá và 237 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 227,57 điểm, giảm 0,30 điểm (-0,13%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 54,95 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.059,30 tỷ đồng. Toàn sàn có 52 mã tăng, 62 mã đứng giá và 105 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 1,45 điểm (-0,30%) và xuống mức 487,77 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 39,06 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 896,27 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 5 mã tăng, 6 mã đi ngang và 19 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index giảm điểm, đóng cửa tại mức 88,33 điểm, giảm 0,04 điểm (-0,04%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 18,48 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 247,94 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 135, mã tăng, 84 mã đi ngang và 108 mã giảm giá.* Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 0,64 điểm (-0,05%) và xuống mức 1.204,97 điểm. Thanh khoản đạt hơn 549,23 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 13.843,79 tỷ đồng. Toàn sàn có 166 mã tăng, 74 mã đứng giá và 293 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 1,55 điểm (+0,13%) và lên mức 1.233,72 điểm. Thanh khoản đạt hơn 176,32 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 6.602,23 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 11 mã tăng, 3 mã đứng giá và 16 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là MWG (hơn 19,31 triệu đơn vị), VIX (hơn 15,16 triệu đơn vị), DIG (hơn 15,06 triệu đơn vị), TCH (hơn 14,60 triệu đơn vị), SHB (hơn 13,14 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là FUCVREIT (7,00%), HID (6,97%), FDC (6,96%), HAS (6,95%), PIT (6,91%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là LEC (-6,92%), TMT (-6,84%), TCR (-6,79%), QBS (-6,67%), COM (-6,43%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 244.783 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 30.026,21 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/giao-dich-than-trong-vn-index-giang-co-post806470.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu thép" ] }
Xây dựng nhà máy chế biến mủ cao-su đầu tiên tại tỉnh Điện Biên
NDO -Sáng 22/5, tại địa bàn bản Pá Sáng, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), Công ty Cổ phần Cao-su Điện Biên tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao-su Điện Biên.
Dự, chứng kiến lễ khởi công xây dựng nhà máy, có đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên; đồng chí Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốcTập đoàn Công nghiệp cao-su Việt Namcùng đông đảo nhân dân các xã: Hua Thanh, Mường Pồn, Thanh Nưa (huyện Điện Biên).Ông Nguyễn Công Tám, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần cao-su Điện Biên cho biết: Nhà máy chế biến mủ cao-su đầu tiên được xây dựng tại tỉnh Điện Biên có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, công suất thiết kế 5.000 tấn/năm (lò sấy 2 tấn/giờ). 100% vốn xây dựng nhà máy là vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đồng chí Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao-su Việt Nam tặng hoa, chúc mừng Công ty Cổ phần cao-su Điện Biên.Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ bảo đảm chế biến hết sản lượng mủ khai thác từ vườn cây của hai công ty, gồm: Công ty cổ phần cao-su Điện Biên, Công ty cổ phần cao-su Mường Nhé - Điện Biên và mủ cao-su của các hộ tiểu điền trong tỉnh. Sử dụng kỹ thuật chế biến tiên tiến - tiết kiệm - hiệu quả, nhà máy sẽ cho ra sản phẩm phù hợp với định hướng củangành cao-suvà của thị trường; tạo ra sản phẩm sơ chế có giá trị kinh tế cao, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, đóng góp cho ngân sách địa phương thông qua việc nộp thuế, phí hằng năm.Đặc biệt, với việc xây dựng, đưa nhà máy vào hoạt động còn góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty; tạo thêm công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động là đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương, từ đó, góp phần ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn."Nhà đầu tư dự kiến trong quá trình đầu tư và khai thác vận hành dự án, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế (GRDP) hằng năm bình quân với giá trị đóng góp ước tính khoảng 20 tỷ 625 triệu đồng; Dự án đóng góp cho ngân sách địa phương trong suốt chu kỳ của dự án 19 năm là 31 tỷ 741 triệu đồng đồng (bình quân 1 tỷ 671 triệu đồng/năm từ các nguồn thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp); giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 80 đến 100 lao động", ông Nguyễn Công Tám cho biết.Biểu dương nỗ lực của cán bộ, lãnh đạo Công ty Cổ phần cao-su Điện Biên đã nỗ lực hoàn thiện các thủ tục, điều kiện cần thiết để xây dựng nhà máy, phát biểu tại lễ khởi công, ông Trương Minh Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao-su Việt Nam gửi lời cảm ơn Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các sở, ngành tỉnh Điện Biên đã luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ Công ty Cổ phần cao-su Điện Biên thời gian qua.Để nhà máy được xây dựng đúng tiến độ, kỹ thuật, bảo đảm đi vào hoạt động từ đầu năm 2025, ông Trương Minh Trung đề nghị Công ty Cổ phần cao-su Điện Biên tập trung đôn đốc, giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thi công xây dựng; đồng thời bảo đảm an toàn, kỹ, mỹ thuật và hạn chế tối đa ảnh hưởng khu vực xung quanh.Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tặng quà cán bộ, công nhân nông trường cao-su Điện Biên.Nhân dịp này, Tập đoàn Công nghiệp cao-su Việt Nam đã tặng quà 20 công nhân tiêu biểu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số có thành tích lao động, sản xuất tốt.Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cũng tặng quà, động viên công nhân tại Nông trường cao-su Điện Biên.
https://nhandan.vn/xay-dung-nha-may-che-bien-mu-cao-su-dau-tien-tai-tinh-dien-bien-post810540.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Cao su Điện Biên", "mủ cao su", "nhà máy chế biến", "Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam" ] }
OCB phát động tuần lễ vàng chung tay bảo vệ cộng đồng
NDO -Ngân hàng tiếp tục thực hiện tặng nước rửa tay và khẩu trang cho từng khách hàng, miễn phí mọi giao dịch online, hỗ trợ giáo viên vay tín chấp lãi suất 1%/tháng... nhằm bảo đảm an toàn mùa dịch và “gỡ khó” cho khách hàng.
Ngay những ngày đầu cả nước thực hiện giảm giãn cách xã hội cũng là thời điểm Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) siết chặt hơn nữa các công tác phòng, chống dịch bảo vệ khách hàng. Theo đó, toàn bộ 129 phòng giao dịch, chi nhánh trên toàn quốc đồng loạt ra quân tuần lễ vàng “OCB chung tay bảo vệ cộng đồng” với thông điệp “Một hành động – Triệu niềm tin”.129 CN, PGD OCB trên toàn quốc đồng loạt ra quân tuần lễ vàng “OCB chung tay bảo vệ cộng đồng”Nếu trước đây chỉ khách hàng đến gửi tiết kiệm tại quầy tối thiểu 10 triệu đồng mới được nhận các sản phẩm bảo vệ sức khỏe mùa dịch, thì nay cán bộ nhân viên OCB sẽ đến tận nhà, nơi làm việc để tặng thêm nước rửa tay và khẩu trang cho từng khách hàng. Đây là ngân hàng đầu tiên trên cả nước triển khai mạnh mẽ giải pháp này nhằm nhắc nhớ người dân nâng cao tinh thần chống dịch, sẵn sàng chung sống an toàn nhưng tuyệt đối không lơ là chủ quan với Covid 19.CBNV OCB tổ chức tặng đồ bảo hộ sức khỏe cho khách hàng tại khu dân cư.Ngân hàng cũng khuyến khích khách hàng chuyển sang giao dịch online, trải nghiệm dịch vụ OCB OMNI "5 không" (0 phí, 0 khoảng cách, 0 chờ đợi, 0 giới hạn thời gian, 0 giới hạn ưu đãi) an tâm nhất trong mùa dịch. Riêng khách hàng cần đến giao dịch trực tiếp, OCB chủ động áp dụng mọi hình thức giao dịch bảo đảm an toàn. Toàn bộ chi nhánh đều được khử trùng, sát khuẩn, tất cả giao dịch viên tuân thủ đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, đeo găng tay khi tiếp xúc tiền mặt...Bên cạnh đó, OCB còn triển khai nhiều gói gửi tiết kiệm lãi suất hấp dẫn, gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi 1%/tháng tiếp sức cho các giáo viên; gói tín dụng lãi suất chỉ từ 7,5%/ năm gỡ rối cùng các doanh nghiệp... nhằm dốc sức hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch.Với nhiều giải pháp thiết thực, ngân hàng kỳ vọng không chỉ gia tăng lá chắn bảo vệ sức khỏe, mà còn giúp mọi cá nhân tổ chức yên tâm hoạch định tài chính vững vàng trước “bão” Covid-19.
https://nhandan.vn/ocb-phat-dong-tuan-le-vang-chung-tay-bao-ve-cong-dong-post456839.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [] }
Thao túng cổ phiếu DST, một cá nhân bị phạt hơn 570 triệu đồng
NDO -Một nhà đầu tư cá nhân là ông Giang Tuấn Anh vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xửphạt hành chínhsố tiền lên tới 575 triệu đồng do hành vi dùng nhiều tài khoản chứng khoán để giao dịch,thao túng giá cổ phiếuDST.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 15/4, đã ban hành Quyết định số 445/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính đối với ông Giang Tuấn Anh với mức tiền phạt 575 triệu đồng do hành vi tạo thanh khoản và cung cầu giả, thao túng giá cổ phiếu.Cụ thể, căn cứ kết quả kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động giao dịch cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thăng Long (mã chứng khoán: DST) và kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy, trong giai đoạn từ ngày 24/2/2020 đến ngày 1/10/2020, ông Giang Tuấn Anh đã sử dụng 1 tài khoản chứng khoán của mình và 22 tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư khác để giao dịch cổ phiếu DST với mục đích tạo thanh khoản và cung cầu giả, thao túng giá cổ phiếu DST.Căn cứ kết quả xác minh của cơ quan chức năng, không phát sinh số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi thao túng giá cổ phiếu DST của ông Giang Tuấn Anh.
https://nhandan.vn/post-805229.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Thao túng", "cổ phiếu DST", "nhà đầu tư cá nhân", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Hội chợ-Triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ cao thu hút 200 đơn vị tham gia
NDO -Ngày 21/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Hội chợ-Triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.
Hội chợ-Triển lãm diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 21 đến 25/6 tại Công viên Bình Phú, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 200 đơn vị tham gia. Trong đó, có hơn 20 đơn vị đến từ các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.Hội chợ-Triển lãm nhằm giới thiệu, tôn vinh những thành tựu về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản,nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sinh học; các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực và tiềm năng của ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố.Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nhà vườn tham gia trưng bày, triển lãm các sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao để quảng bá thương hiệu đến người dân Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố và du khách quốc tế, tạo cơ hội liên kết, tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng.Người dân đến tham quan, mua sắm tại Hội chợ-Triển lãm.Hội chợ-Triển lãm cũng thúc đẩy kết nối, hợp tác, liên kết ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố; khẳng định vai trò Thành phố Hồ Chí Minh là cầu nối hiệu quả, kênh xúc tiến thương mại quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp của các vùng trong cả nước…Trong khuôn khổ Hội chợ-Triển lãm, còn diễn ra các sự kiện: Hội thi cá cảnh; hội thảo bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Sài Gòn; chương trình văn nghệ hàng đêm… để phục vụ người dân đến tham quan, thưởng lãm.
https://nhandan.vn/hoi-cho-trien-lam-giong-nong-nghiep-cong-nghe-cao-thu-hut-200-don-vi-tham-gia-post758669.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Hội chợ", "Triển lãm", "nông nghiệp", "công nghệ cao", "giống cây trồng" ] }
Ông Nguyễn Công Long được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam
NDO -Ông Nguyễn Công Long, quyền Tổng Giám đốcTổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM)đã được Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên VATM; đồng thời Hội đồng thành viên VATM cũng có quyết định bổ nhiệm ông Long giữ chức Tổng Giám đốc VATM.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị công bố các quyết định, Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn chúc mừng VATM và Tổng Giám đốc Nguyễn Công Long; ghi nhận thành tích đã đạt được của Tổng công ty và đóng góp của cá nhân ông Long trong sự phát triển của Tổng công ty.Thứ trưởng Lê Anh Tuấn kỳ vọng trên cương vị mới, với tinh thần trẻ trung và phương thức làm việc mới, ông Nguyễn Công Long sẽ cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên VATM xây dựng đơn vị đoàn kết, quyết liệt điều hành Tổng công ty hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, kế hoạch được giao, đặc biệt là nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm điều hành bay an toàn cho các chuyến bay trong vùng trời trách nhiệm.Trao quyết định bổ nhiệm của Hội đồng thành viên bổ nhiệm ông Long đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc VATM.Trao quyết định bổ nhiệm của Hội đồng thành viên bổ nhiệm ông Long đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên VATM Lê Hoàng Minh chúc mừng và ghi nhận những đóng góp của ông Nguyễn Công Long trong thời gian đảm nhiệm Quyền Tổng Giám đốc đã thể hiện và phát huy được vai trò là một hạt nhân của sự đoàn kết, trong công việc có những đột phá, năng lực sâu về chuyên môn.Trong thời gian tới, Chủ tịch Hội đồng thành viên Lê Hoàng Minh mong muốn Tổng Giám đốc Nguyễn Công Long cùng với đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Tổng công ty sẽ đoàn kết, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao và tiếp tục có những bước phát triển bền vững trong thời gian tới.Tin liên quanÔng Lê Hoàng Minh được bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Quản lý bay Việt NamPhát biểu ý kiến nhận nhiệm vụ, Tổng Giám đốc VATM Nguyễn Công Long cảm ơn tập thể lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thành viên, Đảng ủy Tổng công ty đã tín nhiệm bổ nhiệm giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên; trao nhiệm vụ chủ trì Ban điều hành, tham gia lãnh đạo Tổng công ty. Ông Long cam kết sẽ cùng tập thể Ban Thường vụ đảng ủy và Lãnh đạo Tổng công ty đoàn kết nhất trí thực hiện tốt các nhiệm vụ được Bộ Giao thông vận tải giao.Theo đó, VATM tập trung mọi nguồn lực, duy trì và cung cấp thông suốt các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay được giao một cách an toàn, kinh tế và hiệu quả; duy trì chất lượng ngang tầm khu vực, hướng tới tiệm cận trình độ phát triển trên thế giới; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và quản trị các nguồn lực của Tổng công ty theo hướng hiện đại, hiệu quả.Bên cạnh đó, sớm hoàn thành các dự án trọng điểm của Tổng công ty, trước hết là dự án có tầm quan trọng đặc biệt về an toàn, dịch vụ bảo đảmhoạt động bay,có ý nghĩa lớn về chính trị-xã hội, như dự án Đài kiểm soát không lưu Điện Biên, dự án thành phần II "Các công trình phục vụ quản lý bay" thuộc dự án đầu tư xây dựngCảng Hàng không quốc tế Long Thànhgiai đoạn 1, Dự án Trung tâm kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh,…
https://nhandan.vn/ong-nguyen-cong-long-duoc-bo-nhiem-tong-giam-doc-tong-cong-ty-quan-ly-bay-viet-nam-post796923.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Nguyễn Công Long", "VATM", "Lê Hoàng Minh", "Tổng công ty", "Bổ nhiệm", "Quản lý bay Việt Nam" ] }
Chú trọng phát triển nông nghiệp đô thị
NDO -Chiều ngày 6/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cùng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đô thị tổ chức hội thảo “Nông nghiệp đô thị-lợi ích kép cho người dân đô thị”.
Hội thảo có sự tham dự đông đảo đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (bộ, ngành, sở…), chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, hội nông dân, cộng đồng doanh nghiệp…Mục tiêu của hội thảo là phản ánh những bất cập về thực trạng sản xuất nông nghiệp đô thị hiện nay và triển vọng phát triểnnông nghiệp đô thịtại các thành phố lớn.Đồng thời, thông qua các ý kiến, khuyến nghị, đề xuất của chuyên gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp làm rõ hơn lợi ích kép của nông nghiệp đô thị: Nâng cao năng suất, chất lượng thực phẩm, tiết kiệm chi phí cho người dân đô thị.Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận những nội dung chính như: Khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam; thành công ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam; bức tranh phát triển nông nghiệp đô thị tại một số đô thị lớn tại Việt Nam (lợi ích, triển vọng, giải pháp).Bên cạnh đó, các đại biểu còn thảo luận về những giải pháp nhằm kiến tạo một cộng đồng nông nghiệp đô thị thông minh; nông nghiệp đô thị xanh-hướng đi cho một tương lai bền vững. Cùng với đó, các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để nông nghiệp đô thị đạt lợi ích kép cho người dân đô thị.GS, TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, phát biểu tại hội thảo.Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp…, những lợi ích từ nông nghiệp đô thị mang lại là vô cùng to lớn như: Góp phần tăng không gian xanh cho đô thị, tăng lượng ô-xy trong khu vực đô thị, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, cung cấp nguồn lương thực-thực phẩm tại chỗ cho người dân đô thị, tạo môi trường giáo dục-giải trí lành mạnh cho cư dân thành phố…Hiện nay, các mô hìnhnông nghiệp đô thịđang phát triển ở Việt Nam theo hai hướng là mô hình nông nghiệp chính quy (được tổ chức sản xuất tập trung tại các không gian rộng như các trang trại, các vùng sản xuất chuyên canh ở ngoại thành) và mô hình nông nghiệp phi chính quy (do các hộ gia đình tận dụng không gian hạn hẹp nơi sinh sống để tự trồng trọt, chăn nuôi).Tuy nhiên, hiệu quả của các mô hình này hiện còn hạn chế do người dân chưa tiếp cận được nhiều công nghệ mới. Theo GS, TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, đô thị hóa là xu thế tất yếu, khách quan, là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội .Do vậy, đầu tư cho phát triển nông nghiệp đô thị chính là đầu tư cho bốn mục tiêu tốt hơn, gồm: Sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và sức khỏe tốt hơn.Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp có chung nhận định: Trong bối cảnh tình trạng quỹ đất mỗi ngày một thu hẹp, nếu phát triển nông nghiệp theo kiểu truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn, nên việc phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu.
https://nhandan.vn/chu-trong-phat-trien-nong-nghiep-do-thi-post813017.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Báo Kinh tế và Đô thị", "Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền", "nông nghiệp đô thị", "hội thảo", "người dân đô thị" ] }
Vi phạm trong hoạt động và báo cáo, ba doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng
NDO -Ba doanh nghiệp là CTCP Kỹ thuật Xây dựng Hàn Quốc và Việt Nam, CTCP BV Land và CTCP Đầu tư phát triển Gas đô thị vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chínhvới tổng mức tiền phạt lên tới 627,5 triệu đồng do các vi phạm: không báo cáo khi trở thành cổ đông lớn;công bố thông tinsai hạn; vi phạm trong quy địnhgiao dịchvới cổ đông…; không bảo đảm số lượng thành viên Ban Kiểm soát…
Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 4/5/2024, ban hành Quyết định số 494/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Kỹ thuật Xây dựng Hàn Quốc và Việt Nam, mức phạt tiền 120 triệu đồng do không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.Theo đó, Công ty cổ phần Kỹ thuật Xây dựng Hàn Quốc và Việt Nam là cổ đông Công ty cổ phần Sông Đà 8 (mã chứng khoán: SD8) đã thực hiện mua 185.000 cổ phiếu ngày 24/12/2021, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu từ 0 cổ phiếu SD8 (tương ứng 0%) lên 185.000 cổ phiếu SD8 (tương ứng 6,61%), trở thành cổ đông lớn của SD8 nhưng không báo cáo khi trở thành cổ đông lớn.Công ty cổ phần Kỹ thuật Xây dựng Hàn Quốc và Việt Nam (địa chỉ trụ sở chính tại LE-03.54, tầng 3, tháp E, tòa nhà Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 2008; hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý…Trước đó, ngày 3/5/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 493/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần BV Land, số tiền phạt 60 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trang công bố thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và trang thông tin điện tử của Công ty đối với Quyết định số 28269/QĐ-CCT-KTR2-XPVPHC ngày 7/10/2022 của Chi cục Thuế quận Đống Đa về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế; Nghị quyết Hội đồng quản trị số 12A/2023/NQHĐQT-BVL ngày 1/9/2023 về việc thông qua việc ký kết hợp đồng nguyên tắc thực hiện thi công các hạng mục dự án KĐTM phía Tây Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang với Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Areca Việt Nam (người liên quan).Tiếp đó, Công ty bị phạt tiền 112,5 triệu đồng do vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người liên quan của các đối tượng này.Theo đó, Công ty cổ phần BV Land cho Công ty cổ phần Tập đoàn Bách Việt là công ty mẹ và người có liên quan của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của Công ty cổ phần BV Land, vay số tiền 31 tỷ đồng theo Hợp đồng vay vốn số 0606-2023/BVL-BVG ngày 7/6/2023 khi chưa có Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Nghị quyết HĐQT thông qua (ông Nguyễn Tân Thành, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Bách Việt đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần BV Land, sở hữu 2,03% cổ phiếu BVL; ông Nguyễn Vũ Thiện, Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Bách Việt đồng thời là Thành viên HĐQT Công ty cổ phần BV Land, sở hữu 1,48% cổ phiếu BVL; ông Tạ Hoài Hạnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Tập đoàn Bách Việt đồng thời là Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần BV Land; ông Lý Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Bách Việt đồng thời là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BV Land).Tổng mức phạt tiền đối với Công ty cổ phần BV Land là 172,5 triệu đồng.Công ty cổ phần BV Land (địa chỉ tại số 92 phố Trúc Khê, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) thành lập năm 2008; vốn điều lệ hiện tại hơn 573 tỷ đồng. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.Trước đó nữa, ngày 2/5/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 483/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Đầu tư phát triển Gas đô thị, số tiền 125 triệu đồng do vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông.Cụ thể, ngày 9/5/2018, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Gas đô thị ký Hợp đồng số 12/HĐ-KĐT cho cổ đông là CTCP Đầu tư Việt Tú vay tiền. Đến ngày 2/6/2023, Công ty ký kết phụ lục số 05 của Hợp đồng số 12/HĐ-KĐT ngày 9/5/2018 với Công ty TNHH Đầu tư Việt Tú (trước đây là CTCP Đầu tư Việt Tú) về việc gia hạn nghĩa vụ trả nợ đến năm 2043;Cùng với đó, Công ty bị phạt tiền 85 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với Thông báo mời họp và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023;Cuối cùng, Công ty bị phạt tiền 125 triệu đồng do không bảo đảm số lượng thành viên Ban Kiểm soát (năm 2022, Công ty chỉ có 2 thành viên Ban Kiểm soát).Tổng số tiền phạt Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Gas đô thị phải nộp là 335 triệu đồng.Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Gas đô thị (địa chỉ trụ sở chính tại tầng 4, số 167 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) thành lập năm 2007, là đơn vị thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam. Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh các sản phẩm gas chỉ dành cho tiêu thụ nội địa tại Việt Nam… với vốn điều lệ 188,7 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vi-pham-trong-hoat-dong-va-bao-cao-ba-doanh-nghiep-bi-xu-phat-hon-600-trieu-dong-post807962.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "phạt hành chính", "vi phạm", "công bố thông tin", "giao dịch" ] }
Giá lợn hơi tăng nhẹ, người chăn nuôi cần thận trọng tái đàn
NDO -Giá lợn hơi những ngày đầu tháng 5 tăng nhẹ so với bốn tháng đầu năm. Giá lợn hơi trong cả nước đang dao động từ 60.000 đồng đến 65.000 đồng/kg nhích nhẹ từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng so với cuối tháng 4. Dự kiến giá lợn hơi tiếp tục tăng cao hơn trong những ngày tới.
Giá lợn hơi dao động 63.000-65.000 đồng/kgChị Ngô Thị Huệ, một trong những tiểu thương ở chợ xã Nam Hồng, huyện Nam Trực (Nam Định) cho biết: Giá lợn tại địa phương bắt đầu nhích nhẹ trong khoảng 3 đến 4 ngày nay. Giá lợn mua trong dân dao động từ 55.000 đến 64.000 đồng/kg thịt hơi tùy theo chất lượng lợn. Giá các tiểu thương mua từ công ty là 65.000 đồng/kg.“Đại diện công ty thông báo ngày mai giá thịt lợn hơi sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 2.000 đồng/kg. Mặc dù giá lợn hơi tăng nhưng giá thịt lợn ở chợ vẫn đang bán duy trì từ 95.000 đồng/kg đến 100.000 đồng/kg, cao nhất là khoảng 120.000 đồng/kg, không tăng so với giá thịt lợn từ đầu năm đến nay”, chị Huệ chia sẻ.Chị Vũ Thị Hương, một tiểu thương ở khu vực Thanh Oai, Hà Nội khá bất ngờ khi giá lợn hơi tăng.Cũng giống như chị Huệ, chị Vũ Thị Hương, một tiểu thương ở khu vực Thanh Oai, Hà Nội khá bất ngờ khi giá lợn hơi tăng. Chị Hương cho biết: “Sau nghỉ lễ sức mua của người dân giảm đi đáng kể. Trước lễ trung bình mỗi ngày gia đình tôi bán khoảng 3 tạ lợn, nhưng thời điểm hiện tại lượng tiêu thụ giảm đi khoảng một nửa so với những tháng đầu năm. Bởi thế dù thịt lợn hơi tăng giá mấy ngày nay thì các tiểu thương ở đây vẫn chưa tăng giá so với thời điểm trước”.Theo ghi nhận, hôm nay giá lợn hơi tại miền bắc trong khoảng 62.000-64.000 đồng/kg. Tại Nam Định và Thái Bình hiện đang ở mức cao nhất khu vực là 64.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.Cùng mức tăng trên, hai tỉnh Ninh Bình và Tuyên Quang lần lượt đưa giá thu mua lên mức 62.000 đồng/kg và 63.000 đồng/kg.Giá lợn hơi ở khu vực miền trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg. Trong đó, lợn hơi tại Quảng Bình, Quảng Trị và Bình Định đang được thu mua chung mức 61.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.Cùng mức tăng trên, thương lái tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa đang giao dịch lợn hơi với giá 62.000 đồng/kg. Đây cũng là giá lợn hơi được ghi nhận tại tỉnh Quảng Ngãi sau khi tăng 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá lợn hơi ở khu vực miền trung, Tây Nguyên trong khoảng 61.000-63.000 đồng/kg.Thận trọng tái đàn, tránh nguy cơ đầu cơNhìn lại thị trường lợn từ đầu năm đến nay có thể thấy, giá vẫn đang duy trì đà phục hồi. Theo đó, tính đến ngày 3/5, giá lợn hơi bình quân cả nước khoảng 62.000 đồng, tăng khoảng 24% so với hồi đầu năm. Giới chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng nguồn cung giảm chính là động lực tăng giá trong thời gian qua.Theo ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết đà tăng của giá lợn hơi được hỗ trợ bởi nguồn cung giảm trong khi nhu cầu trong nước tăng lên.Chủ tịch Hội chăn nuôi khuyến cáo người dân cần thận trọng tái đàn lợn, tránh làm mất thế cân bằng cung cầu trong chăn nuôi.Cụ thể, trong giai đoạn trước Tết xảy ra dịch bệnh, nhiều hộ đã bán “chạy dịch”, thậm chí bán non. Điều này khiến nguồn cung trước Tết tăng mạnh, gây sức ép lên giá xuống khoảng 52.000-53.000 đồng/kg. Do đó, đến giai đoạn sau Tết, nguồn cung lợn (loại đủ khối lượng xuất chuồng) suy giảm, mặc dù tổng đàn lợn trên cả nước vẫn không đổi.“Như mọi năm, phải qua rằm tháng Giêng người dân mới bắt đầu xuất bán nhiều. Nhưng năm nay, lượng lợn xuất bán đã tăng đột biến từ dịp trước Tết. Bình thường, lợn nuôi mất khoảng 5 tháng, đạt 100-120kg mới đủ tiêu chuẩn xuất chuồng. Nhưng vì trước Tết người dân bán chạy dịch, lợn chỉ khoảng 80 kg người dân đã bán. Do đó, giai đoạn sau Tết nguồn cung lợn đủ tiêu chuẩn xuất bán suy giảm”, ông Trọng cho biết.Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội chăn nuôi, giá lợn thịt thời gian gần đây tăng trở lại cũng là phù hợp với quy luật thị trường.“Sau một thời gian dài giá lợn bị sụt giảm xuống mức hơn 50.000 đồng/kg lợn hơi khiến người chăn nuôi lâm vào cảnh khó khăn, chăn nuôi không có lãi. Đến thời điểm hiện tại giá lợn dao động trong khoảng từ 63.000 đồng đến 65.000 đồng là mức giá hợp lý để người chăn nuôi lấy lại thế cân bằng sau thời gian dài chăn nuôi bị thua thiệt. Dự báo sắp tới, mức giá có thể sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn sau đó sẽ dừng lại đặc biệt là vào các tháng hè khi thời tiết nắng nóng, sức tiêu thụ của người dân giảm đi”, ông Dương khẳng định.Mặc dù vậy ông Dương khuyến cáo doanh nghiệp, người chăn nuôi cần bình tĩnh trong tái đàn và xuất bán lợn bình thường. Không nên đầu cơ tạo nguy cơ khủng hoảng thiếu giả tạo sẽ ảnh hưởng đến cung cầu thực phẩm từ nay đến cuối năm."Việc giá lợn tăng hiện nay rất dễ dẫn đến tâm lý nhiều người chăn nuôi giữ lại lợn đến tuổi xuất chuồng chờ giá cao hơn gây ra khủng hoảng thiếu giả đẩy giá lợn tăng cao hơn. Mặt khác, nhiều người chăn nuôi ồ ạt tái đàn gây ra mất thế cân bằng giữa cung cầu trong giai đoạn hiện nay. Tôi khẳng định hiện nay nguồn cung cầu trong chăn nuôi lợn của chúng ta đang rất ổn định, vì vậy người dân cần bình tĩnh trong tái đàn, tránh mất thế cân bằng trong chăn nuôi", ông Dương khuyến cáo.
https://nhandan.vn/gia-lon-hoi-tang-nhe-nguoi-chan-nuoi-can-than-trong-tai-dan-post808277.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Lợn hơi", "Người chăn nuôi", "Tiểu thương", "Lợn", "Bán non", "Thịt lợn", "giá lợn" ] }
Lên phương án phòng chống dịch châu chấu tre lưng vàng
NDO -Thời gian gần đây tình trạngchâu chấu tre lưng vàngxuất hiện tại một số địa phương như Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La gây hại nghiêm trọng đến cây trồng. Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp đã lên phương án phòng chống dịch hại này.
Dịch châu chấu tre lưng vàng là dịch bệnh phát sinh hằng nămChâu chấu tre lưng vàng thuộc nhóm châu chấu đàn. Trong những năm gần đây đã phát sinh và gây hại nghiêm trọng cho cả cây trồng nông lâm nghiệp ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Đây là loài sinh vật có khả năng di chuyển nhanh, sức phá hại lớn, khó kiểm soát. Khi tuổi lớn, chúng có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn và di cư đi tìm nguồn thức ăn và nơi đẻ trứng.Châu chấu tre lưng vàng được ghi nhận gây hại đầu tiên trên rừng tre, luồng vào năm 2008 tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ. Đến năm 2016, châu chấu tre lưng vàng đã bùng phát, gây hại thành dịch, gây hại trên 3.700ha diện tíchcây trồng nông lâm nghiệp.Đến ngày 30/5/2024, tổng diện tích các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng là 642ha, trong đó Cao Bằng 517ha (Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An, Hà Quảng), Điện Biên 0,5ha, Sơn La 10ha, Bắc Kạn 63ha, Thanh Hóa 20ha và Nghệ An 20ha.Tại Cao Bằng, châu chấu non tuổi 2-4 đang phân tán ra diện rộng hơn, theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng, diện tích các ổ dịch châu chấu hiện nay là trên 517ha gồm 315,2ha trên rừng vầu, 165,2ha trên cỏ dại, ngoài ra còn 26,8ha trên ngô, 6,4ha trên lúa và 3,5ha trên cây thuốc lá. Các diện tích có châu chấu phân bố ở các huyện Hòa An (các xã Bạch Đằng, Hồng Việt, Lê Chung, Thị trấn Nước Hai); huyện Nguyên Bình (các xã Vũ Minh, Triệu Nguyên, Thể Dục, Thịnh Vượng); huyện Thạch An (xã Minh Khai, Canh Tân, Quang Trọng, Kim Đồng); huyện Hà Quảng (các xã Thanh Long, Lương Can, thị trấn Thông Nông); Thành phố cao Bằng (Phường Đề Thám, xã Hưng Đạo, xã Chu Trinh) và vài ổ ở huyện Bảo Lâm (xã Thái Sơn).Đến ngày 30/5/2024, tổng diện tích các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng là 642 ha.Trên cây trồng mật độ châu chấu phổ biến 80-150 con/m2, cao 200-400 con/m2; trên rừng vầu mật độ phổ biến 500-1.000 con/m2, cao 2.500-3.000 con/m2, cục bộ 7.000-8.000 con/m2; trên cỏ dại mật độ châu chấu phổ biến 200-400 con/m2, cao 600-800 con/m2. Châu chấu tre lưng vàng không chỉ xuất hiện ở Cao Bằng, tại xã Văn Vũ, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn có 63ha rừng tre, luồng, vầu nhiễm châu chấu tre lưng vàng. Cũng trên tre, luồng, vầu tại tỉnh Điện Biên có 0,5ha nhiễm (xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé); tại Sơn La có 10ha nhiễm châu chấu tre lưng vàng ở xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ. Tại Lạng Sơn cũng xuất hiện các ổ châu chấu tre lưng vàng với diện tích 11,6ha ở xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia và xã Đại Đồng, Khánh Long huyện Tràng Định.Tình hình châu chấu tre lưng vàng đang bùng phát vẫn là quy luật phát sinh gây hại hằng năm. So cùng kỳ các năm trước, diện tích nhiễm châu chấu tre hiện nay cao hơn năm 2023 và năm 2022 nhưng thấp hơn năm 2021 (trên 1.000ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An) và thấp hơn nhiều so năm 2016 (3.700ha).Ngành nông nghiệp đồng hành cùng địa phương tập trung dập dịchÔng Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Đàn châu chấu tre lưng vàng xuất hiện ở Lạng Sơn những ngày qua thực tế quy mô đàn nhỏ, địa phương đang chịu nhiều thiệt hại bởi dịch châu chấu tre lưng vàng chính là tỉnh Cao Bằng."Theo thống kê của chúng tôi, diện tích tre vầu và cây trồng bị ảnh hưởng do đàn châu chấu tre lưng vàng tấn công ở Lạng Sơn khoảng 10ha, trong khi ở Cao Bằng diện tích cây trồng bị thiệt hại (chủ yếu là cây vầu) do nạn châu chấu tre lưng vàng đã lên đến 450ha", ông Dương thông tin.Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết Cục Bảo vệ thực vật vẫn đang chủ động phối hợp các địa phương giám sát thật chặt chẽ các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng để có các biện pháp phòng chống phù hợp.Cũng theo ông Dương, Cục Bảo vệ thực vật vẫn đang chủ động phối hợp các địa phương giám sát thật chặt chẽ các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng để có các biện pháp phòng chống phù hợp."Ngay trong chiều nay (30/5), một đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật sẽ lên Cao Bằng phối hợp với tỉnh lên phương án phòng chống dịch châu chấu tre lưng vàng. Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cũng đã có báo cáo và khả năng tỉnh này sẽ công bố dịch. Đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật sẽ đánh giá quy mô ổ dịch châu chấu tre lưng vàng có đủ điều kiện để công bố dịch hay không", Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thông tin thêm.Tin liên quanChâu chấu tre lưng vàng gây hại tại Bắc KạnVề biện pháp phòng trừ châu chấu tre lưng vàng, ông Dương cho biết, chỉ có cách phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ."Thời điểm này, châu chấu mới ở tuổi 2, 3 nên hiệu quả phun phòng trừ rất tốt do bộ cánh chưa phát triển hoàn thiện, nếu sang tháng 7, bộ cánh châu chấu hoàn thiện, tốc độ di chuyển của chúng nhanh hơn thì thiệt hại càng lớn, quá trình phun thuốc bảo vệ thực vật không những giảm tác dụng mà còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường", ông Dương nhấn mạnh.Về nguồn gốc đàn châu chấu tre lưng vàng có phải từ Trung Quốc bay sang không, ông Dương cho biết, đàn châu chấu tre là loài sinh vật gây hại vẫn xuất hiện hàng năm trong nội địa, là nhóm gây hại chủ yếu trên tre, nứa, vầu.Ông Dương cho biết, để giảm thiểu những tác động lên môi trường, Cục Bảo vệ thực vật đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phòng trừ loài dịch hại này.
https://nhandan.vn/post-811872.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Dịch bệnh", "Châu chấu tre lưng vàng", "Cục Bảo vệ thực vật", "ngành nông nghiệp" ] }
Không có chuyện sử dụng cát biển làm đường cao tốc khiến lúa chết
NDO -Ngày 15/6,Bộ Giao thông vận tảicho biết, thông tin phản ánh một sốdiện tích lúa đông-xuân ở xã Vị Thắng(huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) bị chết, giảm năng suất do việc sử dụng cát biển nhiễm mặn thi công đường cao tốc bắc-nam phía đông đoạn Cần Thơ-Cà Mau (giai đoạn 2021-2025) là không có cơ sở.
Về sử dụng cát biển để thi công thí điểm mở rộng cho các tuyến đường cao tốc, hiện nay, Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận, các nhà thầu đang làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng để hoàn thiện thủ tục cấp phép khai thác để thi công các đoạn tuyến tại các khu vực có điều kiện môi trường tương đồng với khu vực đã thí điểm, dự kiến đến cuối tháng 6/2024 mới có thể bắt đầu khai thác.Thời gian gần đây, dư luận xã hội và một số cơ quan báo chí phản ánh việc một số một số diện tích lúa đông-xuân của các hộ dân tại ấp 9, xã Vị Thắng bị chết và giảm năng suất do dự án đường cao tốc thi công sử dụng cát biển nhiễm mặn.Bộ Giao thông vận tải khẳng định, dự án đường cao tốc bắc-nam đoạn Cần Thơ-Cà Mau đang sử dụng duy nhất nguồn vật liệu cát đắp từ các mỏ cát sông được Ủy ban nhân dân các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long cấp cho dự án theo cơ chế đặc thù.“Quá trình khai thác, vận chuyển để đưa vật liệu cát về thi công công trình được kiểm soát hết sức nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi nhiều cơ quan, đơn vị liên quan. Về phía các đơn vị của địa phương đã kiểm soát việc đăng ký phương tiện vận chuyển của nhà thầu, lắp đặt định vị hành trình phương tiện vận chuyển, lắp đặt, định vị camera giám sát thiết bị khai thác”, ông Uông Việt Dũng, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh.Tin liên quanKiến nghị Chính phủ gỡ khó trong khai thác cát biểnBộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu phía chủ đầu tư, tư vấn giám sát, các nhà thầu phải thực hiện thí nghiệm vật liệu trước khi chấp thuận nguồn; khi đưa cát về công trường đều được thí nghiệm thành phần hạt, các chỉ tiêu cơ-lý theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật và phải đáp ứng yêu cầu mới được tư vấn giám sát, chủ đầu tư chấp thuận; công tác thí nghiệm, kiểm tra đều được thực hiện theo tần suất. Ngoài ra còn có sự kiểm soát của các cơ quan khác về nguồn gốc xuất xứ, hoá đơn chứng từ,…Quá trình khai thác, vận chuyển để đưa vật liệu cát về thi công công trình được kiểm soát hết sức nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi nhiều cơ quan, đơn vị liên quan.Chánh Văn phòng Bộ Giao thông vận tải Uông Việt DũngVì vậy, các thông tin như một số báo chí phản ánh là thiếu cơ sở. Để đánh giá một cách toàn diện, khoa học, khách quan, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương tổ chức kiểm tra, xác định nguyên nhân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến thứ 12 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, diễn ra sáng 14/6, về thông tin nghi sử dụng cát biển thi công dự án đường cao tốc làm lúa chết, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định khu vực lúa chết “chưa sử dụng một hạt cát biển nào cả”, nguồn cát sử dụng cho dự án được kiểm soát chặt chẽ, không “làm dối” được.Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định khu vực lúa bị chết “chưa sử dụng một hạt cát biển nào".Người đứng đầu ngành giao thông kiến nghị báo chí đưa thông tin cần chính xác, “hết sức thận trọng về nội dung này để không ảnh hưởng tới chủ trương lớn, đúng đắn về phát triển hạ tầng giao thông của Đảng, Nhà nước”.Theo khẳng định của đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận, dự án đường cao tốc Cần Thơ-Cà Mau được khởi công từ ngày 1/1/2023, tổng chiều dài tuyến hơn 110km, qua 5 tỉnh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.Dự án hiện đang sử dụng duy nhất nguồn vật liệu cát đắp từ các mỏ cát sông được chính quyền các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long cấp cho dự án theo cơ chế đặc thù. Nguồn vật liệu cát về đến công trình được tư vấn giám sát kiểm soát chặt chẽ tại hiện trường, cùng với sự giám sát của các sở, ngành địa phương có mỏ vật liệu.Theo kế hoạch, dự án đường cao tốc Cần Thơ-Cà Mau sẽ sử dụng khoảng 6 triệu m3 cát biển.Theo kế hoạch, dự án sẽ sử dụng khoảng 6 triệu m3 cát biển. Hiện nay, Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận, nhà thầu đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của tỉnh Sóc Trăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai các thủ tục khai thác cát biển làm vật liệu san lấp cho dự án và dự kiến trong tháng 6/2024 mới hoàn thành các thủ tục khai thác cát biển.Việc sử dụng cát biển đến nay chỉ thực hiện thi công thí điểm (khoảng 300m) trên tuyến đường tỉnh 978 (thuộc địa bàn xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu và đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 8/2023). Đến nay, tại khu vực thí điểm, người dân tại khu vực này vẫn sản xuất, canh tác bình thường.Khai thác cát sông đắp nền đường cao tốc.Kết quả kiểm tra thực tế hiện trường một số diện tích lúa bị chết tại ấp 9, xã Vị Thắng do chủ đầu tư, nhà thầu thi công phối hợp với các cấp chính quyền địa phương thực hiện, kết quả kiểm tra ngày 17/5/2024 cho thấy, độ nhiễm mặn tại khu vực kiểm tra dao động từ 0,2 đến 2,7 phần nghìn.Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thông tin, thời gian qua, nồng độ mặn xâm nhập từ triều biển Tây theo con nước sông Cái Lớn và kênh Chắc Bang vào các tuyến kênh chính ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ tăng cao.
https://nhandan.vn/khong-co-chuyen-su-dung-cat-bien-lam-duong-cao-toc-khien-lua-chet-post814452.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "cao tốc bắc-nam", "cát biển", "Hậu Giang", "Bộ Giao thông Vận tải" ] }
50 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 13 đến 17/5
NDO -Các ngày trong tuần từ 13 đến 17/5, có 50 doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM.
* Ngày 10/6/2024, CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 6,100 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (HOSE: CAV) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 4.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Cấp nước Bến Thành (HNX: BTW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.350 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Vải sợi May mặc Miền Bắc (HNX: TET) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Vải sợi May mặc Miền Bắc (HNX: TET) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 6/6/2024, CTCP Sơn Á Đông (HOSE: ADP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 950 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Xuất nhập khẩu Lương thực Thực phẩm Hà Nội (UPCoM: FHN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 6/6/2024, CTCP Xăng dầu Dầu khí Phú Yên (HNX: PPY) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 4/6/2024, CTCP 715 (UPCoM: BMN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* CTCP - Tổng công ty nước-môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:14 (người sở hữu 100 CP được nhận 14 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 4/6/2024, CTCP Dịch vụ và Xây dựng Cấp nước Đồng Nai (UPCoM: DVW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Dệt may 7 (UPCoM: DM7) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 711 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP May Bình Minh (UPCoM: BMG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:17 (người sở hữu 100 CP được nhận 17 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 100:47,6767, giá 10.000 đồng/CP (1 CP là 1 quyền, 100 quyền được mua 47,6767 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Cấp nước Nam Định (UPCoM: NDW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Đầu tư Nhãn hiệu Việt (HOSE: ABR) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Đảm bảo Giao thông Đường thủy Hải Phòng (UPCoM: DDH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Thủy điện Sê San 4A (HOSE: S4A) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Giám định - Vinacomin (UPCoM: VQC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex (UPCoM: PEQ) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Môi trường Đô thị Hà Đông (UPCoM: MTH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 29/5/2024, CTCP Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng (HNX: BED) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2,.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Bao bì và In nông nghiệp (HNX: INN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Bệnh viện tim Tâm Đức (UPCoM: TTD) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Nam Việt (HOSE: NAV) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 6/6/2024, CTCP Chứng khoán FPT (HOSE: FTS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* CTCP Chứng khoán FPT (HOSE: FTS) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 10:4 (người sở hữu 10 CP được nhận 4 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Ánh Dương Việt Nam (HOSE: VNS) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Than Đèo Nai - Vinacomin (HNX: TDN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Phân lân Ninh Bình (HNX: NFC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Merufa (UPCoM: MRF) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 650 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Địa chất Việt Bắc - TKV (UPCoM: VBG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 24/5/2024, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 3/6/2024, Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 3 (HOSE: FUCTVGF3) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 3/6/2024, Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 4 (HOSE: FUCTVGF4) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 24/5/2024, CTCP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (UPCoM: HEP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.039 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Sản xuất và Kinh doanh Vật tư Thiết bị - VVMI (UPCoM: TB8) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 28/5/2024, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HOSE: PLX) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Thanh Hoa - Sông Đà (HNX: THS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 22/5/2024, CTCP Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin (HNX: CLM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 3.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Đồ hộp Hạ Long (HNX: CAN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 22/5/2024, CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 11/6/2024, CTCP Than Cọc Sáu - Vinacomin (HNX: TC6) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 29/5/2024, CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 21/5/2024, CTCP Dược phẩm OPC (HOSE: OPC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Dược Đồng Nai (UPCoM: DPP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/5/2024.* Ngày 27/5/2024, CTCP In Hàng không (UPCoM: IHK) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.250 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/5/2024.* Ngày 4/6/2024, CTCP Bến bãi vận tải Sài Gòn (UPCoM: TPS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (UPCoM: CAB) trả cổ tức năm 2022 bằng tiền, 326 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/5/2024.
https://nhandan.vn/post-808984.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "tuần từ 13 đến 17/5", "cổ đông", "HoSE", "HNX", "UPCoM" ] }
Doanh nghiệp ngành bán dẫn Hoa Kỳ muốn triển khai dự án tại Đồng Nai
NDO -Ngày 20/5, tại Trụ sở Tỉnh ủyĐồng Nai, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai chủ trì buổi tiếp Đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh do bà Susan Buns, Tổng Lãnh sự dẫn đầu, nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh. Cùng dự có Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chào mừng bà Susan Buns và Đoàn Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, làm việc tại địa phương; đồng thời, giới thiệu một số nét khái quát về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, công tác đối ngoại của tỉnh.Trong đó, đáng chú ý Đồng Nai đang được các nhà đầu tư lớn từ nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, chọn là điểm đến, trong bối cảnhCảng hàng không quốc tế Long Thànhvà một loạt các dự án trọng điểm quốc gia triển khai trên địa bàn.Tin liên quanĐồng Nai chủ động đón làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật BảnBí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhấn mạnh, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ thông qua các hoạt động, chương trình trên lĩnh vực đầu tư, thương mại, giáo dục đào tạo.Từ năm 2018, tỉnh Đồng Nai đã thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam-Hoa Kỳ. Đến nay, đã phát triển lên hơn 300 hội viên, với nhiều hoạt động phong phú, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, sự hợp tác giữa tỉnh Đồng Nai với các địa phương, đối tác, nhân dân Hoa Kỳ nói riêng vàViệt Nam-Hoa Kỳnói chung.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh tặng bức tranh Văn miếu Trấn Biên cho Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Susan Buns.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai mong muốn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả, quan tâm, giới thiệu các đối tác từ Hoa Kỳ đến tìm hiểu, đầu tư và thúc đẩy hơn nữa các hoạt động về giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Đồng Nai.Bà Susan Buns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ cảm ơn Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và lãnh đạo tỉnh đã dành thời gian tiếp đoàn và đánh giá cao hiệu quả của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư trên địa bàn Đồng Nai; kết quả hợp tác thực hiện các dự án trên lĩnh vực y tế,xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa.Bà Susan Buns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh tặng quà cho Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức.Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn thời gian tới việc hợp tác ngày càng hiệu quả hơn nữa. Hiện nay, nhiều công ty sản xuất ngành công nghiệp bán dẫn của Hoa Kỳ mong muốn triển khai dự án tại Đồng Nai. Ngoài ra, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng muốn hợp tác thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển giáo dục.Tại buổi làm việc, bà Susan Buns và Đoàn đã tìm hiểu về quy mô, tiến độ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được triển khai tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.Các đại biểu chụp hình lưu niệm.Sáng cùng ngày, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Susan Buns và Đoàn Tổng Lãnh sự quán đã làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai (CDC) về triển khai các dự án trên lĩnh vực y tế.Hiện, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 35 dự án của các doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ với tổng số vốn hơn 327 triệu USD. Doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư chủ yếu các lĩnh vực chế biến, chế tạo.
https://nhandan.vn/doanh-nghiep-nganh-ban-dan-hoa-ky-muon-trien-khai-du-an-tai-dong-nai-post810218.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "doanh nghiệp Hoa Kỳ", "bán dẫn", "dự án", "Đồng Nai", "Cảng hàng không quốc tế Long Thành" ] }
Nhiều doanh nghiệp Việt "triệu đô" trên sân chơi thương mại điện tử
NDO -Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon tăng gấp 10 lần trong 5 năm qua. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã có những đơn hàng mang lại doanh số rất lớn hằng tháng. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng để cạnh tranh trong một sân chơi thương mại điện tử khốc liệt nhưng đầy tiềm năng.
Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ có bước tăng trưởng lớn với mức doanh thu dự kiến đạt 7,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025 và ngành này tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ, trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số.Tiềm năng được nắm bắt trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầuBà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương cho biết:“Thương mại điện tử đã và đang tiếp tục trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Doanh số thương mại điện tử bán lẻ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong 10 năm qua”.Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương thông tin về mức tăng trưởng ấn tượng của thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam.Thống kê từAmazon,số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên sàn tăng vọt gấp 10 lầntrong vòng 5 năm qua (từ năm 2019 – 2023). Điểm sáng này đã khiến các doanh nghiệp tự tin và quyết tâm mở rộng quy mô hiện diện thương hiệu trên toàn cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới.Doanh số thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong 10 năm qua, đưaViệt Nam lọt top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực và thế giới.Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Namcho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng với thành công của các doanh nghiệp từ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế, thể hiện bởi con số sản phẩm bán ra trên Amazon tăng 300%, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình Đăng ký Thương hiệu (Brand Registry) của Amazon tăng gấp 35 lần trong 5 năm qua.“Sự đột phá này phản ảnh những nỗ lực mạnh mẽ của các doanh nghiệp địa phương và củng cố vị thế của Việt Nam ngày càng tăng trong lĩnh vực xuất khẩu quamô hìnhthươngmại điện tử.Đầu tư xây dựng thương hiệu quốc tế mạnh mẽ là một bước đi chiến lược, góp phần tăng cường sự trung thành của khách hàng, tăng tỉ lệ mua hàng lặp lại và sức mạnh định giá",ông Gijae Seong đánh giá.Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho thấy những con số nổi bật của doanh nghiệp Việt trên sàn thương mại điện tử Amazon thời gian quaĐáng chú ý, danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ các đối tác bán hàng Việt gồm: Sức khỏe và chăm sóc cá nhân, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp...phản ánh nỗ lực đổi mới không người của doanh nghiệp trong việc liên tục mở rộng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng tăng của khách hàng, cho thấy khả năng thích ứng linh hoạt để phát triển trên trường quốc tế, trở thành nhà cung ứng ngày một quan trọng trong thương mại điện tử xuyên biên giới.Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xu hướng kinh doanh trực tiếp trên nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương và Amazon Global Selling Việt Nam triển khai hợp tác trong sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng thương mại điện tử xuyên biên giới”.Là một đơn vị trực tiếp tham gia bán hàng và quảng bá sản phẩm trên mô hình thương mại điện tử toàn cầu, ông Phan Văn Hiệu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI (CVI Pharma) chia sẻ:“Chúng tôi kinh doanh trên Amazontròn 1 nămvàđến nay đã có lượng đơn hàng mua đã đạtđếncon số chụcnghìn,doanh thu hằngtháng khoảng hơn20.000 đô la Mỹvà đang tăng trưởng nhanh”.Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) thông tin, đơn hàng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp gỗ đã có sự phục hồi đáng kể, bằng 80-90% so với năm 2022.“Giai đoạn 2010-2023, tốcđộ tăng trưởng củaxuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ luôn cao, mỗi năm tăng 25-45%. Mặcdù giai đoạn dịch Covid-19 khiến cho con số này bị ảnh hưởng, nhưngsang năm 2024, ngành gỗ đã đón những tín hiệu tích cực và đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng”,ông Hoài thông tin.Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương thông tin, thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, với mức tăng trưởng từ 16% đến 30% những năm vừa qua và đây là một trong những mức tăng trưởng nhanh hàng đầu của thế giới.Vượt trở ngại để khẳng định vị trí doanh nghiệp ViệtMặc dù Việt Nam lọt top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất, nhưng theo ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) những thách thức sẽ luôn xuất hiện và các doanh nghiệp cần phải thích ứng.Doanh nghiệp Việt còn nhiều việc cần làm để có thể giành được lợi thế trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu.Đơn cử như với ngành gỗ, mặc dù Việt Nam thuộc thuộc nhóm các nước có tỷ trọng xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới nhưng cơ hội lớn cũng đi kèm sự cạnh tranh cao.Mặc dù thị trường hồi phục nhưng mới chỉ trong khoảng thời gian ngắn, đồng thời các điểm đến ngày càng yêu cầu chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ đảm bảo hợp pháp, không làm ảnh hưởng đến suy thoái, mất rừng, sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính…Cùng với đó, nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ sản phẩm cũng là những yếu tố các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cần hết sức lưu tâm. Chính vì vậy, hướng sản xuất theo hướng phát triển bền vững, xây dựng tốt hình ảnh doanh nghiệp sẽ giúp cho đầu ra của sản phẩm, ông Hoài nhấn mạnh.Ông Phan Văn Hiệu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI (CVI Pharma)Ở quy mô doanh nghiệp, ông Phan Văn Hiệu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI (CVI Pharma) chia sẻ, quá trình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nói chung hay tại một sàn thương mại điện tử quy mô rất lớn như Amazon đòi hỏi rất nhiều yếu tố mà doanh nghiệp phải đáp ứng.Lấy ví dụ, sẽ không có chuyện khách hàng dễ dàng chấp nhận sản phẩm ngay qua quảng cáo mà cần cả một quá trình giới thiệu, sử dụng và tin tưởng để nhận về đánh giá tin cậy từ người dùng. Những đánh giá này vừa là thử thách nhưng cũng sẽ là lời khẳng định giúp những nhãn hàng hoặc sản phẩm có chất lượng có được vị trí của mình.Chọn hướng đi phù hợp, xây dựng thương hiệu vững chắc để ghi dấu trên thị trường toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp Việt tiến xa hơn.Trên góc độ tổng quan, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, cho biết việc tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử lớn trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp như nguồn nhân lực về thương mại điện tử xuyên biên giới còn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu thông tin về xu hướng các quy định liên quan của thị trường nước ngoài, các kỹ năng, kiến thức về xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới còn nhiều hạn chế.Đặc biệt tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỉ trọng lớn, tuy nhiên nhóm này lại chưa xây dựng được thương hiệu một cách bài bản mà hay bị rời rạc, khó nhận biết. Nước ta hiện có rất nhiều đặc sản theo vùng miền mà thương mại từ xuyên biên giới sẽ giúp nhà sản xuất nhỏ lẻ đó có cơ hội tham gia trực tiếp vào khâu bán hàng nhưng nhiều đơn vị chưa thể tận dụng để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương chia sẻ.Chính vì vậy, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề xuất, trong thời gian tới các đơn vị quản lý của Nhà nước và các ngành hàng phối hợp với nhau để xây dựng thương hiệu cho từng loại hình sản phẩm ở Việt Nam. Sau đó, các bên cùng nhau xây dựng nhóm thương hiệu chung cho cấp quốc gia phù hợp với môi trường thương mại điện tử. Việc triển khai bài bản như vậy mới có thể giúp sản phẩm Việt bảo đảm về mặt thương hiệu và cốt lõi là sẽ giữ được lợi thế cạnh tranh và giá cả.Với vị trí là các doanh nghiệp khi vươn ra biển lớn, kinh doanh sản phẩm trên quy mô toàn cầu, nhìn chung, các doanh nghiệp Việt cần xác định đầu tư bài bản, nghiêm túc và hướng đến xây dựng những đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, am hiểu quy định pháp luật, nền tảng tảng kinh doanh xuyên biên giới.
https://nhandan.vn/nhieu-doanh-nghiep-viet-trieu-do-tren-san-choi-thuong-mai-dien-tu-post811268.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Thương mại điện tử", "Amazon" ] }
Tập đoàn Central đưa vải thiều Lục Ngạn tới thị trường Thái Lan
NDO -Ngày 12/7, tại Trung tâm thương mại Centralworld (Bangkok, Thái Lan), tập đoàn Central Retail, một thành viên của Central Group, đã tổ chức sự kiện giới thiệu trái vải thiều Lục Ngạn chính vụ của Việt Nam tới người tiêu dùng Thái Lan.
Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Jariya Chirathivat, Phó Chủ tịch Central Group nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Thái Lan và là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu rau quả lớn nhất trong khối ASEAN.Bà chia sẻ: “Sự kiện “Vải thiều độc quyền Việt Nam” được Central Food Retail, một thành viên của Central Group, tổ chức ngày hôm nay là để tiếp nối thành công của việc liên kết hợp tác và xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa hai nước trong mùa thu hoạch vải thiều với những sản phẩm chất lượng tốt nhất trong năm”.Bà Jariya Chirathivat, Phó Chủ tịch Central Group.Cùng tham dự sự kiện, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành đánh giá cao Central Retail trong nỗ lực quảng bá trái cây Việt Nam tại thị trường Thái Lan, góp phần khôi phục hợp tác nông nghiệp giữa hai nước. Đại sứ cho rằng việc sản phẩmvải thiều Lục Ngạnđược ra mắt tại Thái Lan sẽ đẩy mạnh việc đưa thêm các loại trái cây Việt Nam vào Thái Lan cũng như thu hút khách du lịch từ các nước thứ ba đến cả hai nước.Đại sứ bày tỏ tin tưởng, với những tâm huyết thúc đẩy hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Thái Lan của các doanh nghiệp,vải thiều Việt Namsẽ gặt hái được nhiều thành công tại Thái Lan và mở rộng mạnh mẽ hơn ra thị trường quốc tế trong tương lai.Năm nay, Central Retail đã xuất khẩu hơn 3 tấn vải thiều Lục Ngạn sang Thái Lan với đầy đủ logo, nhãn mác cũng như các thông tin về chứng nhận GlobalGAP, tem chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm vải thiều Việt Nam sẽ được đưa ra bày bán trên các quầy hàng của hệ thống siêu thị Tops và Tops Food Hall nằm trong các trung tâm thương mại của Central ở thủ đô Bangkok. Mỗi hộp vải thiều Việt Nam với trọng lượng 1kg sẽ được bán với mức giá 279 baht, tương đương gần 200.000 đồng Việt Nam.Vải thiều Việt Nam được bán tại siêu thị Tops với mức giá 279 baht/hộp.Chia sẻ với phóng viên, Đại sứ Phan Chí Thành bày tỏ vui mừng khi tham dự sự kiện giới thiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn tới người tiêu dùng Thái Lan của Central Group. Đại sứ nhấn mạnh: “Nếu việc nhập khẩu vải thiều sang để tiêu thụ ở Thái Lan được triển khai thường xuyên sẽ trở thành một hướng đi rất tốt trong hợp tác về nông nghiệp giữaViệt Nam và Thái Lan”.Đại sứ cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các công ty xuất nhập khẩu, công ty thu mua và các doanh nghiệp hoặc bà con nông dân các địa phương trồng vải để làm sao tổ chức được thành một chuỗi cung ứng, bảo đảm rút ngắn tối đa thời gian đưa vải từ vườn cây đến kệ hàng tại Bangkok.Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành.Trong khi đó, ông Paul Le, Phó Chủ tịch Central Group nói: “Vải thiều Việt Nam ngọt nhưng không gắt, có vị thơm, hạt nhỏ. Mức giá chúng tôi đưa ra năm nay cũng tốt hơn. Chắc chắn người Thái sẽ thích và mua nhiều sản phẩm vải thiều Việt Nam”.Ông cho biết, số lượng vải thiều Việt Nam mà Central xuất khẩu sang Thái Lan sau mỗi năm lại tăng thêm. Hiện Central Retail đang nỗ lực tối ưu hóa chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics để rút ngắn thời gian đưa sản phẩm từ nơi thu hoạch tới kệ hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tăng số lượng vải được bán ra thị trường.Trước đó, ngày 16/5, tại tỉnh Bắc Giang, đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữaTập đoàn Central Retail Việt Namvà Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2023. Theo Thỏa thuận hợp tác, Central Retail sẽ triển khai nhiều giải pháp xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, nhằm đạt kế hoạch tiêu thụ khoảng 300 tấn trong năm nay.
https://nhandan.vn/post-762027.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Thái Lan", "vải thiều", "Tập đoàn Central Retail" ] }
Trồng cây xanh góp phần quan trọng trong chuyển dịch năng lượng
Biến đổi khí hậuđã trở thành một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại, chính vì thế, các quốc gia trên thế giới phải cùng chung tay bảo vệ môi trường, chống lại tác động của thiên tai. Không nằm ngoài xu thế đó,Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)cũng đã xây dựng chương trình chiến dịch, hành động cụ thể trong triển khai trồng cây xanh.
Ngày 7/6, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, nhằm hưởng ứngNgày Môi trường thế giới, PVN đã tổ chức tọa đàm “Triển khai chương trình trồng 3 triệu cây xanh, giai đoạn 2022-2025” với sự tham dự của cán bộ, lãnh đạo, đại diện người lao động các đơn vị thành viên Tập đoàn và các chuyên gia từ Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Sinh thái và Bảo vệ rừng.Phát biểu tại toạ đàm, Phó Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp PVN Vũ Thị Thu Hương cho biết, năm 2022, Tập đoàn đã phát động toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động dầu khí trồng 3 triệu cây xanh trên các công trình, địa phương có hoạt động dầu khí giai đoạn 2022-2025. Trong 2 năm qua, các đơn vị đã trồng mới và chăm sóc hơn 615.135 cây xanh.Nhiều đơn vị thành viên Tập đoàn đã có những hành động cụ thể thực hiện chương trình tiêu biểu như: Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) đã phối hợp địa phương/đơn vị trồng được hơn 260.000 cây xanh trên 76ha rừng tại Cà Mau, Thái Bình, Nghệ An, hiện đã có những cánh rừng mang tên PVEP; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) đã hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đánh giá tác động của các loại cây trồng đối với môi trường và đã hỗ trợ 100.000 cây phi lao giống cùng các vật tư đi kèm để chuyển tới các đảo Trường Sa trong chương trình “Xanh hóa Trường Sa”; Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn(BSR)đã cam kết cùng tỉnh Quảng Ngãi trồng 1 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh;…Thành viên Hội đồng thành viên PVN Phạm Tuấn Anh phátbiểu chỉ đạo tại buổi tọa đàm.Tại toạ đàm, các đại biểu, chuyên gia đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thực tế và định hướng triển khai chương trìnhtrồng cây xanh.Đơn cử, đại diện Ban Công nghệ An toàn Môi trường PVN Nguyễn Quốc Anh đã chia sẻ nghiên cứu lựa chọn cây trồng và các phương pháp tính toán khả năng hấp thụ CO2. Trong đó, có 14 loài cây trồng đáp ứng được bộ tiêu chí, đề xuất cho khu vực nghiên cứu tập trung vào địa bàn các tỉnh thành đã được điều tra khảo sát là Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau.Tin liên quanPVN phát động trồng cây phục hồi rừng trên đất ngập nướcTương tự, Trưởng Ban Công nghệ và An toàn môi trường PVEP Đinh Thế Hùng khẳng định: Trong quá trình triển khai chương trình trồng cây xanh, đơn vị đã gặp không ít những khó khăn, thách thức như việc chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp; tài liệu tham khảo về khả năng hấp thụ CO2của cây trồng còn hạn chế; quỹ các thửa đất lớn của địa phương vẫn còn thiếu,... Do đó, để khắc phục những khó khăn, PVEP đã phối hợp với các cơ quan có chuyên môn về lâm nghiệp; ưu tiên trồng cây trên diện tích đất rộng trong thời gian dài, đặc biệt ở khu vực phía nam. Bên cạnh đó, PVEP cũng giữ quyền lấy tín chỉ CO2tại diện tích rừng đã trồng, từ đó góp phần giảm phát thải ròng khí nhà kính.Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo)Tạ Quang Huy cho rằng, trong quá trình đơn vị thực hiện trồng cây xanh trên đảo đã phải đối mặt với khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Do đó, việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, có sức chịu đựng cao chính là điểm mấu chốt giúp cây có thể sinh trưởng được. Trải qua thời gian nghiên cứu, PVFCCo đã lựa chọn cây phi lao và kết hợp với các biện pháp quây chống nắng, chống gió, cắm cọc tre để giúp cây đứng vững và phát triển.Các đại biểu trồng cây xanh tại Vườn cây Công đoàn dầukhí, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.Chánh Văn phòng Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) Bùi Xuân Dương khẳng định: Trong quá trình triển khai trồng cây xanh tại tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị đã thực hiện một cách chủ động và chi tiết bằng cách xây dựng nhiều phương án. Trong quá trình xây dựng các phương án, BSR nhận thấy có rất nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề kinh phí thực hiện và chăm sóc cây sau khi trồng.Để vượt qua khó khăn này, công ty sẽ tài trợ kinh phí cho các đơn vị, địa phương mua cây giống và huy động các nguồn lực xã hội khác tham gia trồng cây, tham gia chăm sóc cây sau khi trồng. Phương án này giúp đơn vị tiết kiệm được chi phí và huy động được sự tham gia của các ban chuyên môn trong việc kiểm tra, giám sát và tham gia trồng cây cùng các địa phương.Tin liên quanQuý I/2024, PVN nộp ngân sách 31,3 nghìn tỷ đồngPhát biểu chỉ đạo tại buổi toạ đàm, Thành viên Hội đồng thành viên PVN Phạm Tuấn Anh cho biết, cách đây hơn 60 năm, vào ngày 25/11/1959,Chủ tịch Hồ Chí Minhđã viết bài báo đầu tiên trên Báo Nhân Dân có tựa đề là “Tết trồng cây” và từ đó đến nay, mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành tập quán tốt đẹp của dân tộc ta: “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Thế kỷ 19 và 20 đã chứng kiến sự bùng nổ vềkhoa học công nghệvà quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, song song với quá trình đó, môi trường cũng đã xuống cấp nghiêm trọng. Thiên tai, thảm họa tự nhiên đang gây ra nhiều hệ quả nặng nề cho đời sống con người. Biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại.Chính vì thế, các quốc gia trên thế giới phải cùng chung tay bảo vệ môi trường, chống lại tác động của thiên tai. PVN cũng không nằm ngoài xu thế đó, Tập đoàn đã xây dựng chương trình chiến dịch, hành động cụ thể trong triển khai trồng cây xanh. Đây chính là giải pháp quan trọng giúp giảm phát thải và giảm thiểu tác động tiêu cực đến biến động khí hậu. Thông qua chương trình trồng 3 triệu cây xanh, người lao động dầu khí đã rút ra nhiều bài học, kinh nghiệm để từ đó nâng cao hiệu quả trồng cây, góp phần cải thiện môi trường sống.“Tôi mong muốn toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động dầu khí sẽ tiếp tục hưởng ứng việc trồng cây xanh và phải xác định đây là nội dung quan trọng trong quá trình phát triển của PVN. Chúng ta phải biến phong trào trồng cây xanh thành tập quán văn hóa; chuyển từ làm nghiệp dư sang chuyên nghiệp. Các loại cây trồng được lựa chọn phải phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của vùng trồng, từ đó giúp cây sinh trưởng tốt” - ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.Cũng nhân dịp này, Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) đã phối hợp Công đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai trồng 1.000 cây xanh tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, thể hiện tinh thần trách nhiệm của người lao động dầu khí trong công tác xây dựng và bảo vệ môi trường, góp phần phủ xanh các trụ sở, khuôn viên cơ quan, đơn vị; các công trình, dự án, nhà máy, xí nghiệp; các địa phương, vùng miền có hoạt động dầu khí.
https://nhandan.vn/trong-cay-xanh-gop-phan-quan-trong-trong-chuyen-dich-nang-luong-post813126.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "dầu khí", "trồng cây", "biến đổi khí hậu", "PVN" ] }
Tìm đầu ra ổn định cho nông sản Bình Định
Trước tình hình giá ớt không ổn định, khiến nông dân như “đánh bạc” với cây ớt, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ ớt với đầu ra ổn định.
Hiện nay, người trồng ớt ở Bình Định đang đau đầu vì giá ớt chỉ địa (ớt to) ở mức thấp, chỉ 4.500 đồng/kg, ớt chỉ thiên (ớt nhỏ) chỉ 9.000-10.000 đồng/kg, trong khi năm 2023 giá ớt chỉ địa suốt vụ dao động từ 25.000-35.000 đồng/kg, còn ớt chỉ thiên có lúc tăng đến 50.000 đồng/kg.Trước thực trạng được mùa mất giá, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã dẫn đầu đoàn công tác gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), Sở Công thương; lãnh đạo Công ty Chế biến nông sản, lương thực thực phẩm xuất khẩu Trần Gia (Công ty Trần Gia) - đơn vị trực thuộc Công ty TNHH Khoáng sản Hữu Bích; đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định (BIDV Bình Định) về huyện Phù Mỹ, địa phương được mệnh danh là “thủ phủ” ớt của Bình Định để bàn phương án liên kết sản xuất và tiêu thụ ớt cho nông dân.Theo Sở NN và PTNT Bình Định, toàn tỉnh đã trồng được hơn 2.333 ha ớt, tập trung nhiều nhất ở huyện Phù Mỹ với gần 1.435 ha, và huyện Phù Cát với hơn 538 ha. Đến nay, Bình Định thu hoạch được 29.800 tấn ớt; trong đó, huyện Phù Mỹ thu hoạch hơn 15.925 tấn; huyện Phù Cát thu hoạch gần 11.634 tấn.Mặc dù năng suất ớt năm nay cao, nhưng giá cả lại giảm mạnh khiến nông dân gặp khó khăn. Theo đại diện lãnh đạo hai huyện Phù Cát và Phù Mỹ, hiện doanh nghiệp và nông dân chưa thiết lập được mối liên kết sản xuất và bao tiêu ớt. Do đó, việc tiêu thụ và giá cả ớt hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Đây là vấn đề cần được giải quyết ngay lập tức để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm và bảo đảm thu nhập ổn định.Tại huyện Phù Mỹ, nông dân đang đối mặt với những khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Theo ông Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, thu nhập từ sản xuất ớt cao gấp bốn lần so với cây lúa khiến ớt trở thành cây trồng được nông dân lựa chọn hàng đầu.Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang VietGAP đòi hỏi người nông dân phải thay đổi thói quen và phương pháp làm việc đã được áp dụng trong nhiều năm. Đây là một thách thức lớn. Thêm vào đó, mức giá ký kết với doanh nghiệp thấp hơn so với giá thị trường khiến nhiều người e ngại.Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng và doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới. Ngoài ra, việc xây dựng một mô hình bao tiêu sản phẩm ớt, bảo đảm mức giá hợp lý và ổn định cho nông dân cũng cần được quan tâm, tính toán sao cho phù hợp để hài hòa lợi ích giữa các bên.Trong bối cảnh giá ớt thấp khiến nhiều nông dân ở Bình Định gặp khó khăn, mô hình trồng ớt theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Cát Tài, huyện Phù Cát đã mang lại sự khác biệt. Với diện tích 5,5 ha, nông dân xã Cát Tài đã được Công ty Trần Gia bao tiêu sản phẩm với giá 12.000 đồng/kg tại ruộng, một mức giá khá cao so với thị trường. Nguyên nhân chính là do xã Cát Tài đã chủ động liên kết sản xuất theo hướng VietGAP. Mô hình này không chỉ giúp nông dân tăng thu nhập mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm.Có thể thấy, trong bối cảnh giá cả trên thị trường thay đổi không ngừng, việc tìm kiếm một mô hình kinh doanh ổn định và bền vững là mục tiêu hàng đầu của nông dân và doanh nghiệp. Công ty Trần Gia cho biết, để bảo đảm lợi nhuận, nông dân nên chấp nhận mức giá mà họ có thể kiếm lời. Năm nay, nông dân bán ớt cho Công ty Trần Gia với giá gấp ba lần giá thị trường.Hiện tại, nhu cầu tham gia mô hình liên kết sản xuất ớt của nông dân địa phương tăng lên đáng kể. Việc ký kết hợp đồng liên kết với Công ty Trần Gia diễn ra trong bối cảnh hai năm trước, giá ớt trên thị trường cao ngất ngưởng, nhưng công ty chỉ bao tiêu với giá 12.000 đồng/kg khiến nông dân lưỡng lự.Ngành chức năng huyện Phù Cát đã vận động, phân tích với người dân rằng sản xuất ớt theo hướng VietGAP là không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, đồng nghĩa người trồng ớt không còn tiếp xúc với hóa chất, sức khỏe sẽ được bảo đảm, giá trị của sản phẩm cũng được tăng thêm, cho nên nhiều người đồng thuận. Hiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã giao huyện Phù Cát trong năm 2025 liên kết sản xuất với Công ty Trần Gia trồng 200 ha ớt.Thực tế, việc liên kết với doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích về mặt tài chính mà còn giúp nông dân có thể tập trung sản xuất mà không cần lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm. Hiện, Công ty Trần Gia đang đề nghị vay vốn từ Ngân hàng BIDV để xây dựng nhà máy chế biến sâu (sấy khô) sản phẩm ớt tại Phù Mỹ để xuất khẩu. “Đây là cơ hội lớn để cây ớt có đầu ra bền vững. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là doanh nghiệp cần có mức giá thu mua hợp lý để tạo sự đồng thuận trong nông dân. Đây cũng là yếu tố then chốt để mô hình liên kết sản xuất này thành công và phát triển bền vững”, ông Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ cho biết.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là giải pháp quan trọng giúp người dân có thu nhập ổn định và hướng đến phát triển sản xuất hàng hóa mang lại giá trị tăng cao. Ông Tuấn đề nghị Sở NN và PTNT phối hợp địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân tuân thủ quy trình sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp. Qua đó khẩn trương bàn bạc, thống nhất chính sách liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và người dân, đồng thời, tuyên truyền người dân tuân thủ các quy định khi tham gia liên kết, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị Ngân hàng BIDV chi nhánh Bình Định nghiên cứu hỗ trợ, sớm giải ngân vốn vay hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sấy ớt khô.Bà Trần Thị Thủy, Giám đốc Công ty Trần Gia cho biết, hiện nhà máy chế biến ớt muối của công ty có 64 hồ chứa, mỗi hồ chứa được 60 tấn ớt, và nhà máy có công suất chế biến đạt 4.000 tấn ớt/năm. Trong khi đó, riêng huyện Phù Mỹ mỗi năm thu hoạch đã 30.000 tấn ớt, còn huyện Phù Cát thu hoạch mỗi năm 17.000 tấn. Đây là chưa kể diện tích ớt trồng ở các địa phương khác. Vì thế, việc Công ty Trần Gia xây dựng nhà máy sấy ớt khô tại Cụm công nghiệp Đại Thạnh, xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ) là cần thiết. Điều này sẽ giúp cây ớt ở Bình Định có đầu ra ổn định, giúp người dân thoát khỏi cảnh “được mùa, mất giá” và không còn phải chịu rủi ro lớn do biến động giá cả trên thị trường.
https://nhandan.vn/tim-dau-ra-on-dinh-cho-nong-san-binh-dinh-post806956.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Cát Tài", "Phù Mỹ", "Ớt chỉ thiên", "Ớt", "Bao tiêu", "VietGAP", "nông sản" ] }
Đồng Nai công khai 114 công ty nợ hơn 694 tỷ đồng tiền thuế
NDO -Chiều 13/5, Cục trưởng Cục Thuếtỉnh Đồng NaiNguyễn Toàn Thắng đã ký văn bản về việc công khai danh sách người nộp thuếnợ tiền thuếvà các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
Theo đó, trong danh sách nợ tiền thuế có 114 công ty với tổng số tiền hơn 694 tỷ đồng, trong đó cao nhất là hơn 110 tỷ đồng và thấp nhất là gần 20 triệu đồng.Cụ thể, doanh nghiệp có số nợ cao nhất là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm, nợ số tiền thuế hơn 110 tỷ đồng.Tiếp đến là Công ty Trách nhiệm hữu hạn khu đô thị Phú Hội, nợ thuế hơn 81 tỷ đồng; Công ty Cổ phần công trình giao thông Đồng Nai, nợ hơn 46 tỷ đồng; Công ty Cổ phần địa ốc Kim Oanh nợ gần 43 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn Giấy Tân Mai nợ hơn 39 tỷ đồng...Lý do, công khai các công ty nợ tiền thuế do vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 100,Luật Quản lý thuếvà điểm g, khoản 1, Điều 29, Nghị định 126/2020/NĐCP của Chính phủ.Theo Cục thuế tỉnh Đồng Nai, riêng công tác xử lý nợ thuế, ba năm qua Cục thuế tỉnh đã thu hồi được hơn 2.000 tỷ đồng.Riêng năm 2022, qua công tác thanh, kiểm tra 2.435 doanh nghiệp, Cục thuế tỉnh đã kiến nghị thu, truy phạt, truy hoàn hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2021.Tuy nhiên, số liệu cho thấy, số nợ thuế liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2020 hơn 1.944 tỷ đồng, năm 2021 là 2.371 tỷ đồng và hơn 2.413 tỷ đồng trong năm 2022.Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đồng Nai Nguyễn Toàn Thắng cho rằng, mặc dù các đơn vị trực thuộc đã quyết liệt đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ theo quy định, nhưng số nợ thuế vẫn còn ở mức cao và có chiều hướng gia tăng.Ngoài các giải pháp đang thực hiện, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai kiến nghị lãnh đạo tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác chống thất thu, xử lý thu hồi nợ thuế, nhất là hỗ trợ đầy đủ thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính.
https://nhandan.vn/dong-nai-cong-khai-114-cong-ty-no-hon-694-ty-dong-tien-thue-post809123.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Công khai nợ thuế", "thuế", "nợ thuế", "doanh nghiệp", "Đồng Nai" ] }
Giá vàng ngày 2/5: Vàng miếng, vàng nhẫn SJC đồng loạt giảm sau kỳ nghỉ lễ
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(2/5) tăng mạnh lên 2.325,3 USD/ounce sau cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Trong nước, giá vàng miếng SJC giảm nửa triệu đồng, xuống mức 84,7 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75,2 triệu đồng/lượng.
Sau kỳ nghỉ lễ, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC đều điều chỉnh giảm giá.Tại thời điểm, 8 giờ 30 phút ngày 2/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 82,6 triệu đồng/lượng mua vào và 84,8 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 8 giờ 30 phút ngày 2/5.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 82,5-84,7 triệu đồng/lượng, giảm nửa triệu đồng so kết trước kỳ nghỉ lễ. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,2 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 14 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999giảm 300.000 đồng so trước kỳ nghỉ lễ, giao dịch mua vào 73,5 triệu đồng/lượng, bán ra 75,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,4 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,1 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng.Tính đến 8 giờ 30 phút sáng 2/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng mạnh 39,4 USD so kết phiên hôm trước lên mức 2.325,3 USD/ounce.Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt, lấy lại mốc 2.300 USD sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,5% tại cuộc họp chính sách tiền tệ thường kỳ tháng 5.Đồng thời, FED cũng phát ra tín hiệu rằng việc tăng lãi suất tiếp theo khó có thể xảy ra trong thời gian tới.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 2/5. (Ảnh: kitco.com)Phillip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures ở Chicago cho biết, lạm phát còn dai dẳng, không biết khi nào FED sẽ xoay trục chính sách tiền tệ nhưng việc FED cắt giảm lãi suất chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Hiện, thị trường cần yếu tố kích hoạt đưa vàng quay trở lại mốc 2.400 USD và sau đó tiếp tục hướng đến các mức kỷ lục mới cao nhất mọi thời đại.Sáng nay, Chỉ số USD-Index ở mức 105,77 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4,631%; chứng khoán Mỹ phản ứng trái chiều sau cuộc họp của FED, Dow Jones tăng điểm, nhưng S&P 500 và Nasdaq kết phiên trong sắc đỏ; giá dầu tiếp tục giảm, giao dịch quanh 83,56 USD/thùng đối với dầu Brent và 79,12 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-25-vang-mieng-vang-nhan-sjc-dong-loat-giam-sau-ky-nghi-le-post807421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 2/5", "vàng miếng SJC giảm", "vàng nhẫn giảm", "vàng thế giới tăng mạnh", "FED giữ nguyên lãi suất" ] }
Nhà đầu tư cá nhân bị phạt 575 triệu đồng do thao túng thị trường chứng khoán
NDO -Một nhà đầu tư cá nhân là ông Nguyễn Thanh Tùng vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xửphạt hành chínhvới mức phạt tiền lên tới 575 triệu đồng do hành vithao túng thị trườngchứng khoán. Đồng thời, một tổ chức là CTCP Minh Hữu Liên cũng bị phạt hành chính với tổng số tiền 282,5 triệu đồng do các vi phạm: khôngcông bố thông tin, công bố thông tin sai lệch...
Theo đó, căn cứ kết quả giám sát, ngày 30/5/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 615/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính đối vớiông Nguyễn Thanh Tùng(địa chỉ tại phòng C1A-12A03 chung cư Ecohome 2, đường Tân Xuân, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), số tiền phạt 575 triệu đồng theo quy định.Trước đó, trong khoảng thời gian từ ngày 13/12/2019 đến ngày 16/7/2020, ông Nguyễn Thanh Tùng đã sử dụng 5 tài khoản gồm 1 tài khoản đứng tên mình và 4 tài khoản đứng tên 4 người khác để liên tục thực hiện giao dịch mua, bán cổ phiếu HCI, giao dịch khớp đối ứng cổ phiếu HCI giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu HCI.Kết quả tính toán số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thanh Tùng cho thấy không có số lợi bất hợp pháp.Công ty cổ phần Minh Hữu Liên(địa chỉ trụ sở chính: 41-43 Đường D1, khu dân cư Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh), bị xử phạt hành chính theo Quyết định số 619/QĐ-XPHC, mức phạt tiền 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty không công bố Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới từ 1/10/2023 đến 31/12/2023 đã được kiểm toán; Công bố thông tin không đúng thời hạn đối với Báo cáo tài chính (BCTC) năm 2021 đã được kiểm toán, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021, Báo cáo thường niên năm 2021, BCTC quý IV/2022, BCTC năm 2022 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2022, Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 17 ngày 17/2/2023, BCTC quý I/2023, BCTC quý II/2023, BCTC bán niên năm 2023 đã được soát xét, BCTC quý II/2023, BCTC quý IV/2023, BCTC năm 2023 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2023, Thay đổi nhân sự - Miễn nhiệm Tổng Giám đốc Khưu Chí Cường và bổ nhiệm Tổng Giám đốc Trần Duy Kiều.Tiếp đó, Công ty bị phạt 175 triệu do công bố thông tin sai lệch. Cụ thể:Công ty công bố thông tin sai lệch về giao dịch giữa Công ty và người nội bộ: Theo BCTC năm 2022 đã được kiểm toán và BCTC bán niên năm 2023 đã được soát xét, Công ty đã có giao dịch vay dài hạn Ông Trần Tuấn Minh - Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của Công ty và mượn tiền Bà Trần Duy Kiều - Tổng Giám đốc, Ông Huỳnh Đình Thành - Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, tại Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022 và Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên năm 2023, Công ty trình bày không có giao dịch giữa Công ty với người nội bộ;Công bố thông tin sai lệch về giao dịch giữa Công ty với công ty mà người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị là Giám đốc: Theo BCTC bán niên năm 2023 đã được soát xét, Công ty có giao dịch trả trước cho người bán là Công ty TNHH Phú Minh Quân - công ty có nhân sự quản lý chủ chốt (Giám đốc) là người có liên quan của Chủ tịch HĐQT Công ty. Tuy nhiên, tại Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên năm 2023, Công ty trình bày không có giao dịch giữa Công ty với công ty mà người có liên quan của thành viên HĐQT là Giám đốc; Công bố thông tin sai lệch về số lượng Nghị quyết HĐQT tại Báo cáo tình hình quản trị công ty: Theo Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, Công ty liệt kê 6 Nghị quyết HĐQT đến tháng 5/2022. Tuy nhiên, Công ty báo cáo bổ sung 2 Nghị quyết; theo Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên năm 2023, Công ty liệt kê 3 Nghị quyết HĐQT đến tháng 3/2023; tuy nhiên, Công ty báo cáo bổ sung 2 Nghị quyết);Cuối cùng, với vi phạm không xây dựng, trình Đại hội đồng cổ đông thông qua quy chế nội bộ về quản trị công ty, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Công ty bị phạt tiền 15 triệu đồng theo quy định.Tổng số tiền phạt Công ty phải nộp là là 282,5 triệu đồng.Cùng với đó, đối với hành vi công bố thông tin sai lệch, Công ty bị buộc cải chính thông tin theo quy định.
https://nhandan.vn/post-812694.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Nhà đầu tư", "cá nhân", "phạt hành chính", "thao túng thị trường chứng khoán", "công bố thông tin", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Gia tăng số lượng doanh nghiệp nông nghiệp
Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, cả nước có hơn 36.200doanh nghiệpthành lập mới, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là một trong số những ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023, đạt 10%. Cũng trong quý I, cả nước có hơn 23.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2023 thì nông nghiệp cũng là ngành kinh tế ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 341 doanh nghiệp.
Nông nghiệplà lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số doanh nghiệp cả nước nên sự gia tăng cả về số lượng thành lập mới và quay lại hoạt động trong 3 tháng vừa qua là tín hiệu tốt cho sự khởi sắc hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn ngành.Doanh nghiệp nông nghiệp đang dần khẳng định vai trò nòng cốt trong chuỗi giá trị của tất cả các ngành hàng nông sản.Thực tế, quý I/2024, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tựu ấn tượng, với mức xuất siêu toàn ngành đạt 3,36 tỷ USD, tăng đến 96,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8%. Có 4 mặt hàng đã đạt giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, là: gỗ, rau quả, gạo và cà-phê.Doanh nghiệp nông nghiệpđang dần khẳng định vai trò nòng cốt trong chuỗi giá trị của tất cả các ngành hàng nông sản. Nhất là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc hưởng lợi về thuế quan nhờ việc Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do thì các mặt hàng nông sản của nước ta cũng phải đối mặt với nhiều biện pháp phi thuế quan là các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT) và các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) từ các nước nhập khẩu.Do đó, nếu không có sự “dẫn dắt” của doanh nghiệp với đầy đủ nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ… thì nông sản sản xuất ra khó có thể đáp ứng đúng, đủ yêu cầu về chất lượng sản phẩm của đối tác. Bên cạnh đó, khi ngành nông nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn tích cực triển khai thực hiện sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong hầu hết các ngành hàng trọng điểm như: lúa gạo, cà-phê, thủy sản... với những đòi hỏi mới về kỹ thuật vận hành, đòi hỏi lớn về nguồn vốn đầu tư... thì lại càng cần đến sự chung sức “gánh vác” của doanh nghiệp.Chính vì vậy, cần tạo mọi điều kiện thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp; đồng thời có cơ chế khuyến khích thành lập mới thêm nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cần triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp, như: rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành, rút ngắn thời gian kiểm tra, tăng cường quản lý rủi ro, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp trong các khâu cấp phép, kiểm dịch thực vật và động vật; cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp...
https://nhandan.vn/gia-tang-so-luong-doanh-nghiep-nong-nghiep-post806602.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "nông nghiệp", "doanh nghiệp nông nghiệp" ] }
Vải lai chín sớm Phù Cừ được mùa, được giá
NDO -Ngày 19/5, Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ,tỉnh Hưng Yêntổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải lai chín sớm năm 2024.
Toàn huyện Phù Cừ hiện trồng 1.200ha cây vải, trong đó, có 850havảilai chín sớm và 350ha vải trứng Hưng Yên; nhiều diện tích được sản xuất theo quy trình VietGAP.Vải lai chín sớm Phù Cừ được trồng chủ yếu ở các xã phía nam của huyện như xã Tam Đa, Minh Tiến, Tiên Tiến. Trên địa bàn huyện hiện có 3 vùng đã được cấp chứng nhận vùng có đủ điều kiện xuất khẩu ra thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu (vùng được cấp mã số OTAS).Theo báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ: năm nay, sản lượng vải quả toàn huyện Phù Cừ ước đạt từ 13.500-14.000 tấn; nhiều nhà vườn ở huyện đang thu hoạch vải lai chín sớm Phù Cừ đầu vụ, dự kiến thu hoạch vải quả rộ từ ngày 25/5, sớm hơn các loại vải khác trên thị trường từ 10-15 ngày.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ Nguyễn Khả Phúc khẳng định: Huyện Phù Cừ sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thương nhân ký kết thu hoạch, chế biến, lưu thông và tiêu thụ vải lai chín sớm; đồng thời các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, nhà vườn trên địa bàn huyện tiếp tục thực hiện tốt việc chăm sóc vải cho đến khi thu hoạch, bảo đảm quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng cũng như quy định về nhãn hiệu trong quá trình thu hoạch, tiêu thụ. Trên cơ sở thời điểm thu hoạch vải, huyện Phù Cừ sẽ phối hợp với Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phiên chợ vải nhằm phát huy tối đa hiệu ứng của sự kiện tới việc tiêu thụ năm nay.Vải lai chín sớm Phù Cừ là sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2016 và được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên xếp hạng sản phẩmOCOP4 sao. Vải lai Phù Cừ có đặc điểm chín sớm, quả có hình tim lệch, trọng lượng trung bình khoảng 25-30 quả/kg được sản xuất theo quy trình VietGAP có vị ngọt dịu và mùi thơm đặc trưng.Theo các nhà vườn, hiện đã có rất nhiều doanh nghiệp, thương lái đến đặt mua vải lai chín sớm, sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi vải vào vụ thu hoạch. Tại hội nghị, một số siêu thị, doanh nghiệp trong nước và hợp tác xã trên địa bàn đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ.Hiện nay, giá vải lai chín sớm Phù Cừ đầu vụ được bán với giá từ 20 nghìn đồng-25 nghìn đồng/kg, cao hơn so giá vải lai đầu vụ năm 2023.
https://nhandan.vn/vai-lai-chin-som-phu-cu-duoc-mua-duoc-gia-post810104.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Vải lai chín sớm", "Phù Cừ", "Hưng Yên", "OCOP 4 sao" ] }
Giá lúa mì - chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị
NDO -Bất kể cuộc xung đột chính trị nào trên thế giới diễn ra, đều tác động trực tiếp tới hai khía cạnh: năng lượng và lương thực. Cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine hay bất ổn ở Trung Đông gần đây đều khiến cho giá lúa mì thế giới biến động mạnh mẽ. Lo ngại thậm chí càng gia tăng khi thị trường lúa mì toàn cầu ngày càng gần với rủi ro thiếu hụt.
Theo báo cáo từ Ngân hàng Thế giới (Worldbank), mặc dù chỉ số giá lương thực toàn cầu đã giảm so mức đỉnh khi bắt đầu xung đột Biển Đen vào tháng 2/2022, nhưng vẫn ở mức cao so trước xung đột. Đáng chú ý, tính đến tháng 3 năm nay, giá lương thực và ngũ cốc vẫn cao hơn khoảng 25% so tháng 3/2020.Trong đó, diễn biến nhảy vọt củalúa mìlà một trong những nguyên nhân chính, trực tiếp gây nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu. Ngay sau thông tin xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lúa mì Chicago đã ghi nhận 5 phiên liên tiếp đóng cửa ở mức kịch trần.Tác động vượt ra biên giới khu vực chiến tranhBước sang năm thứ 3, cuộc xung đột dai dẳng ở Biển Đen đang gây ra hậu quả lâu dài đối với ngành nông nghiệp ở Ukraine, do thiệt hại về cơ sở hạ tầng và diện tích sản xuất thu hẹp. Xuất khẩu của Ukraine vốn đã giảm 24% trong niên vụ 2023-2024, dự kiến sẽ tiếp tục sụt giảm trong niên vụ 2024-2025, chính phủ nước này cho biết.Được biết tới là vựa lúa mì của châu Âu, khó khăn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Ukraine khiến cho các đối tác hàng đầu, tiêu biểu là khu vực Đông Nam Á đã phải giảm nhập khẩu hoặc đi tìm nhà cung cấp khác. Thị phần xuất khẩu lúa mì Ukraine trên toàn cầu giảm một nửa so mức trước khi xảy ra cuộc xung đột, xuống còn khoảng 5%.Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam Phạm Quang Anh.Về phía Nga, song hành với dầu thô, lúa mì cũng được xem là lá chủ bài, đặc biệt là khi vị thế nguồn cung giá rẻ của quốc gia này ngày càng được củng cố. Nga dự kiến sẽ cung cấp 20% lượng lúa mì xuất khẩu ra toàn cầu. Nếu như sự phụ thuộc nguồn cung từ Nga của châu Âu khiến thị trường dầu khí ghi nhận biến động mạnh, thì việc quốc gia này mở rộng tầm ảnh hưởng nhờ vào việc cung cấp lúa mì sang Trung Đông và châu Phi có thể sẽ là rủi ro trong tương lai.Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “Lúa mì giá rẻ từ Nga đang trở nên phổ biến và có sức ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường quốc tế. Mặc dù dự báo xuất khẩu lúa mì toàn cầu sụt giảm 7 triệu tấn so niên vụ trước nhưng Nga là một trong số ít quốc gia vẫn có thể gia tăng xuất khẩu. Việc nguồn cung có tính tập trung hơn sẽ khiến cho các nước tiêu thụ càng trở nên phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp chủ chốt; mà trong mối quan hệ này, lúa mì sẽ là công cụ quan trọng có thể đe dọa tới an ninh lương thực tại nhiều quốc gia”.Xung đột Trung Đông: cú sốc tiếp theo với thương mại toàn cầu?Sau hai sự kiện quan trọng là đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine, cuộc chiến ở Trung Đông diễn ra được coi là "cú sốc thứ ba" và tiềm ẩn nhiều rủi ro toàn cầu. Căng thẳng mới chỉ gia tăng vào cuối tuần trước khi Iran tấn công trực tiếp vào Israel, đánh dấu giai đoạn hai nước chính thức bước ra khỏi cuộc chiến ngầm.Cuộc khai hỏa này cũng làm nóng trở lại thị trường lúa mì. Trong bối cảnh thương mại lúa mì không mang tới nhiều lựa chọn cho các quốc gia nhập khẩu, tình hình chiến sự ở khu vực Trung Đông đã làm tăng lo ngại về sự gián đoạn trong sản xuất và vận chuyển lương thực. Điều này lý giải cho nguyên nhân giá lúa mì đã trải qua đợt biến động mạnh mẽ nhất kể từ tháng 11/2023.Mặc dù không tác động trực tiếp tới thị trường lúa mì như tình hình xuất khẩu ở Biển Đen khi cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine diễn ra, nhưng rủi ro địa chính trị chung quanh vấn đề lương thực toàn cầu dự báo sẽ không sớm hạ nhiệt. Việc bảo đảm nguồn cung lúa mì trong tình trạng bất ổn là sẽ là ưu tiên của các quốc gia, dẫn tới nhu cầu dự trữ và các hạn chế xuất khẩu.Đằng sau mối lo ngại về nguồn cung lương thực là nỗi ám ảnh mang tên “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra vào năm 2011. Nền kinh tế khó khăn, đời sống đắt đỏ, giá thực phẩm gia tăng đã tạo ra cuộc nổi dậy ở nhiều quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. Cho đến giờ, những hậu quả từ sự kiện này vẫn đang tiếp diễn. Để tránh xa rủi ro này, các nhà nhập khẩu có thể sẽ gia tăng dự trữ lúa mì để đề phòng xung đột ngày càng mở rộng trong khu vực.Thách thức đến từ hoạt động sản xuấtĐược kỳ vọng sẽ bù đắp phần nào cho rủi ro thiếu hụt nguồn cung lúa mì toàn cầu nhưng các nước sản xuất lớn khác cũng đang phải đối mặt với các thách thức từ thời tiết. Tại Mỹ, quốc gia xuất khẩu khoảng 20 triệu tấn lúa mì mỗi năm, tương đương với 10% khối lượng thương mại toàn cầu đang gặp bất lợi do hiện tượng lạnh giá vào mùa xuân.Theo báo cáo Crop Progress, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, chất lượng lúa mì vụ đông của nước này đã sụt giảm mạnh. Chỉ có ½ diện tích được đánh giá là tốt-tuyệt vời, thấp hơn nhiều so kỳ vọng của giới phân tích.Không chỉ Mỹ, các nước sản xuất lớn khác của châu Âu như Pháp, Đức và Ba Lan cũng đang phải đối mặt với rủi ro cây trồng bị thiệt hại sau giai đoạn ngủ đông. Lúa mì là loại cây trồng nhạy cảm với thời tiết lạnh, được bảo vệ trong suốt mùa đông nhờ có lớp tuyết bao phủ bên ngoài. Nhưng khi bước sang mùa xuân, các đợt lạnh xuất hiện trở lại sẽ khiến cho cây trồng không đủ sức chống chịu, khiến năng suất sụt giảm. Trước đó, do diện tích thu hẹp, khối EU dự kiến sẽ chỉ sản xuất lượng lúa mì thấp nhất kể từ năm 2020.Trong bối cảnh này, ông Quang Anh nhận định, nhu cầu dự trữ lúa mì nhằm bảo đảman ninh lương thựcnội địa tại nhiều quốc gia tiêu thụ, có khả năng đẩy thị trường lúa mì thế giới trở nên mong manh hơn. Hơn thế, với vị thế chiếm lĩnh thị trường hiện tại của Nga, rủi ro đối với lúa mì toàn cầu có thể không chỉ dừng lại ở việc gián đoạn thương mại, đặc biệt là khi mà tình hình sản xuất ở các nước khác chưa có dấu hiệu hồi phục.
https://nhandan.vn/gia-lua-mi-chi-bao-rui-ro-cua-thi-truong-nong-san-tu-cac-cuoc-xung-dot-chinh-tri-post806294.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "giá lúa mì", "thị trường nông sản", "xung đột chính trị", "thông tin hàng hóa" ] }
ITS - “chìa khóa” vận hành an toàn, hiệu quả các tuyến cao tốc
NDO -Hệ thống quản lý, vận hành giao thông thông minh (ITS)được xác định là “chìa khóa” để phát huy hiệu quả trong quản lý, vận hành, khai thác các tuyến đường cao tốc, đồng thời nâng cao năng lực thông hành, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường cũng như trui rèn ý thức tuân thủ quy định pháp luật khi tham gia giao thông của chủ phương tiện.
Trong thời gian tới, khi hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào khai thác, là thời cơ “chín muồi” để nước ta đầu tư hệ thống ITS hiện đại, đồng bộ nhằm bảo đảm sự kết nối đồng bộ trong quản lý, khai thác và vận hành.Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Cục trưởng Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) Lâm Văn Hoàng chung quanh vấn đề này.Ông Lâm Văn Hoàng, Cục trưởng Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải)PV:Thưa ông Lâm Văn Hoàng, ông có thể đánh giá khái quát lợi ích của việc ứng dụng ITS đối với ngành giao thông vận tải?Ông Lâm Văn Hoàng:Giao thông thông minh (ITS - lntelligent Transport System) là hệ thống được ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, gồm các thiết bị như cảm biến, điện tử, tin học, viễn thông để điều khiển, điều hành và quản lý các hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tối ưu nhất, nâng cao năng lực thông hành, giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông, giảm tiêu hao nhiên liệu,… qua đó giúp hoạt động vận tải hiệu quả hơn.Về cơ bản, ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông tin-viễn thông, phục vụ cho việc quản lý, vận hành, khai thác và lưu thông được tối ưu nhất trên các tuyến đường bộ cao tốc. Mục tiêu cao nhất của hệ thống ITS là tự động hóa điều hành giao thông.Ngoài ra, ITS cũng có chức năng quản lý thông tin giao thông; quản lý kết cấu hạ tầng công trình giao thông; quản lý thanh toán điện tử giao thông; quản lý và kiểm soát giao thông; quản lý, tự động phát hiện sự cố giao thông và kịp thời ứng cứu sự cố trên đường bộ cao tốc…; giúp ngăn ngừa, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng một xã hội an toàn, văn minh, hiện đại và phát triển.Trung tâm điều hành đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.PV:Thực tế hiện nay, ở nước ta mới chỉ có 9/35 tuyến cao tốc được đầu tư lắp đặt hệ thống ITS. Xin ông cho biết lộ trình đầu tư ITS và các Trung tâm quản lý điều hành giao thông trên dọc tuyến cao tốc này sẽ như thế nào?Ông Lâm Văn Hoàng:Theo quy hoạch, mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 41 tuyến với tổng chiều dài hơn 9.000km. Đến nay, cả nước đã có 35 tuyến, đoạn tuyến cao tốc được đưa vào khai thác, vận hành với tổng chiều dài hơn 2.000km. Theo dự kiến, đến năm 2025, cả nước sẽ có 3.000km và năm 2030 đạt 5.000km đường cao tốc. Như vậy, ITS là một bộ phận không thể tách rời của công trình đường cao tốc, có vai trò quan trọng không kém so với các hạng mục xây dựng khác của tuyến đường. Vì thế, ITS sẽ được nghiên cứu đầu tư đồng bộ phục vụ cho quản lý, vận hành, khai thác các tuyến cao tốc.Tin liên quanLắp đặt hệ thống ITS để vận hành hiệu quả các hầm đường bộXác định được tầm quan trọng đó, Bộ Giao thông vận tải đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông vận tải, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ” và Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 27/2/2022 “Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, trong đó đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn bộ các tuyến đường cao tốc đều triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh; hình thành các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông của đô thị thông minh tại các thành phố trực thuộc Trung ương và địa phương có nhu cầu.PV:Như vậy, Bộ Giao thông vận tải xác định nhiệm vụ đặt ra đối với mình như thế nào để đáp ứng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, thưa ông?Ông Lâm Văn Hoàng:Triển khai yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã giao đơn vị chức năng xây dựng Đề án “Định hướng trong đầu tư, vận hành khai thác hệ thống ITS và kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ cao tốc”. Đề án xác định lộ trình nghiên cứu, đề xuất mô hình tổng thể quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống giao thông thông minh cho các tuyến đường cao tốc (hệ thống quản lý và điều hành giao thông, hệ thống thu phí điện tử không dừng ETC, hệ thống kiểm tra tải trọng xe,…).Đồng thời, Đề án cũng đề xuất lộ trình triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện nước ta, bảo đảm khai thác hiệu quả đường cao tốc; đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng các tiêu chuẩn về ITS; xây dựng kiến trúc ITS quốc gia; định hướng phương án đầu tư, quản lý khai thác Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện. Hiện nay, Đề án này đã được Bộ chấp thuận triển khai.Đường cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo được đầu tư hệ thống ITS đồng bộ.Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 06/2024/TT-BGTVT ngày 31/3/2024 vềQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia đường cao tốc, có hiệu lực từ ngày 1/10/2024. Quy chuẩn kỹ thuật quy định các công trình gắn với đường bộ cao tốc gồm: “Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; Trạm kiểm tra tải trọng xe”, đây là các hệ thống thành phần của hệ thống ITS, các công trình này cần được đầu tư đồng bộ, thống nhất bảo đảm phục vụ quản lý, vận hành khai thác tuyến.Các Trung tâm điều hành giao thông tuyến được xây dựng theo phương án ghép các tuyến ngắn liền kề, trung bình từ 70 đến 100km sẽ có 1 Trung tâm. Các Trung tâm sử dụng phần mềm dùng chung, gồm phần mềm lõi đã tích hợp phân hệ quản lý giao thông khác để đồng bộ; có hệ thống kết nối dữ liệu dùng chung nhằm trao đổi thông tin, tương tác giữa các tuyến. Việc Nhà nước đưa vào khai thác và đang đầu tư hàng nghìn km đường cao tốc, đồng thời vận hành các Trung tâm, trang thiết bị thuộc hệ thống ITS trên đường cao tốc, có thể khẳng định Việt Nam đã bước đầu làm chủ về công nghệ, công tác thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống ITS trên đường cao tốc".Ông Lâm Văn Hoàng, Cục trưởng Đường cao tốc Việt Nam.Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống ITS và Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến đối với các dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông; dự án đang chuẩn bị đầu tư và dự án đang vận hành bảo đảm khai thác đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, Bộ cũng đề nghị các địa phương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tư, tư vấn rà soát, nghiên cứu triển khai đầu tư xây dựng hệ thống ITS và Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến đáp ứng yêu cầu khai thác đối với các dự án đường bộ cao tốc được giao làm cơ quan chủ quản. Các dự án chuẩn bị đầu tư xây dựng mới, chủ đầu tư sẽ triển khai đầu tư xây dựng, lắp đặt ITS hoàn thành đồng bộ với các hạng mục xây dựng nền, mặt đường, an toàn giao thông khi đưa vào khai thác, sử dụng.PV:Xin ông cho biết, hệ thống ITS mới sẽ khác biệt thế nào so với các tuyến cao tốc đã đầu tư, vận hành trước đó?Ông Lâm Văn Hoàng:Thời gian qua,Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắngđã chỉ đạo rốt ráo Cục Đường cao tốc Việt Nam, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức các đoàn công tác làm việc tại các nước châu Âu và các nước trong khu vực để tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình hệ thống, công nghệ kỹ thuật, thiết bị và kinh nghiệm trong đầu tư, xây dựng quản lý, vận hành, khai thác hệ thống ITS. Qua đó, Bộ quyết liệt yêu cầu các đơn vị trong quá trình triển khai phải đầu tư hệ thống trang thiết bị bảo đảm hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới, đồng bộ về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ AI vào hệ thống ITS để tự động thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu,…trong quản lý vận hành, khai thác các tuyến đường cao tốc.Tin liên quanTrạm dừng nghỉ và chỗ dừng xe trên cao tốc của Quảng Ninh có thiết kế hiện đạiCác Trung tâm điều hành giao thông tuyến được xây dựng theo phương án ghép các tuyến ngắn liền kề, trung bình từ 70 đến 100km sẽ có 1 Trung tâm quản lý, điều hành giao thông điều hành, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác. Các Trung tâm sử dụng phần mềm dùng chung, gồm phần mềm lõi đã tích hợp phân hệ quản lý giao thông khác để đồng bộ; có hệ thống kết nối dữ liệu dùng chung nhằm trao đổi thông tin, tương tác giữa các tuyến. Trước mắt, khi chưa có Trung tâm điều hành giao thông giao thông quốc gia, sẽ lựa chọn một trung tâm tuyến có năng lực để kết nối, liên thông chia sẻ thông tin giữa các tuyến đường còn lại.Trung tâm Điều hành đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.Có thể khẳng định, việc Nhà nước đưa vào khai thác và đang đầu tư hàng nghìn km đường cao tốc, trong đó đưa vào vận hành, khai thác các Trung tâm, quản lý điều hành giao thông tuyến, trang thiết bị thuộc hệ thống ITS trên đường cao tốc; đến nay, Việt Nam đã bước đầu làm chủ về công nghệ, công tác thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống ITS trên đường cao tốc. Đây sẽ là thời điểm “chín muồi” để hình thành hệ thống giao thông bài bản nhằm quản lý, vận hành và khai thác hiệu quả.PV:Xin trân trọng cảm ơn ông.
https://nhandan.vn/its-chia-khoa-van-hanh-an-toan-hieu-qua-cac-tuyen-cao-toc-post812567.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "ITS", "Lâm Văn Hoàng", "Đường cao tốc", "Thông tư 06/2024/TT-BGTVT", "Quyết định số 877/QĐ-TTg", "Phân hệ", "Chín muồi", "Bộ Giao thông vận tải", "Kết cấu hạ tầng", "giao thông thông minh" ] }
Hàng không và du lịch hợp tác để phát triển bền vững
NDO -Việc liên kết chặt chẽ giữa địa phương, ngành hàng không và du lịch không chỉ giúp tăng cường khả năng tiếp cận của du khách đến các điểm đến, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ sinh thái du lịch bền vững.
Hài hòa lợi ích các bênThị trường hàng không Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trước khi đại dịch bùng phát, nhưng sau đó chịu ảnh hưởng nặng nề trong thời kỳ dịch Covid-19 và đến nay đang dần phục hồi, lấy lại đà phát triển.Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hàng không Việt Nam cũng nằm trong xu thế của thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sẽ hồi phục vào cuối năm 2024.Dự báo, tổng nhu cầu vận chuyển hành khách bằng đường hàng không năm 2024 ước đạt khoảng 84,2 triệu khách, tăng 15% so với năm 2023 và tăng 6% so với năm 2019. Trong đó, vận chuyển hành khách nội địa đạt khoảng 41,5 triệu khách, tăng 3,3% và tăng 11%; vận chuyển hành khách quốc tế đạt khoảng 42,7 triệu khách, tăng 15,8% và tăng 6,4%.Mặc dù cho có nhiều tín hiệu tích cực nhưng ngành hàng không vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro hiện hữu có thể phát sinh. Đó là các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế; bất ổn về chính trị-xã hội các nước trên thế giới; hạn chế về khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng; diễn biến bất lợi về giá nhiên liệu hàng không; sự tăng giá của các nhà cung ứng dịch vụ hay sức ép từ cắt giảm khí thải carbon,...“Việc liên kết chặt chẽ giữa địa phương, du lịch và hàng không không chỉ giúp tăng cường khả năng tiếp cận của du khách đến các điểm đến, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ sinh thái du lịch bền vững”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Du lịch - Hàng không Vietravel nói.Xét về du lịch và hàng không thì đây không chỉ đơn thuần là mối quan hệ hợp tác, mà còn là yếu tố quyết định đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung.Ông Nguyễn Quốc Kỳ,Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoànDu lịch-Hàng không VietravelNhấn mạnh đến vai trò quan trọng của sự liên kết giữa các địa phương trong quá trình phát triển du lịch, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng, du lịch ở mỗi địa phương muốn phát triển cần phải tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.Bằng cách hợp tác chặt chẽ, các địa phương có thể tận dụng tối đatiềm năng du lịchcủa mình và tạo ra những trải nghiệm du lịch phong phú và đa dạng cho du khách.Việc liên kết này có thể bao gồm chia sẻ tài nguyên du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch kết hợp giữa các địa phương, xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng du lịch kết nối cũng như thúc đẩy các hoạt động quảng bá và tiếp thị chung.Hơn nữa, việc liên kết này cũng mở ra cơ hội cho việc phát triển du lịch bền vững, khi các địa phương có thể cùng nhau đảm bảo bảo tồn và bảo vệ tài nguyên tự nhiên và văn hóa, đồng thời phân phối lợi ích từ ngành du lịch một cách công bằng và bền vững cho cộng đồng địa phương.Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa du lịch và hàng không cần hướng đến mục tiêu hài hòa lợi ích các bên. Đây là mối quan hệ hai chiều, trong đó du lịch mang đến nguồn khách cho hàng không và hàng không tạo đà cho phát triển du lịch.Muốn đi xa, phải đi cùng nhauTheo ông Nguyễn Hữu Y Yên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, trong ngành du lịch, mối quan hệ, hợp tác giữa công ty lữ hành và hãng hàng không là tất yếu, cùng với các mắt xích quan trọng khác như dịch vụ lưu trú, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, mua sắm... để cùng xây dựng, mở rộng các loại hình sản phẩm du lịch.Trong thực tế, mối quan hệ này đòi hỏi một tư duy chiến lược và toàn diện từ hai phía nhằm tăng cường năng lực thích ứng, linh hoạt với điều kiện và môi trường kinh doanh trong từng giai đoạn.Biển Quy Nhơn, Bình Định.Đó là việc đáp ứng tối đa nhu cầu du lịch vào mùa cao điểm, phân bổ khách hàng trong mùa thấp điểm; đáp ứng nhu cầu và thói quen của khách hàng... Điều này liên quan trực tiếp đến chính sách giá bán, giờ bay, chính sách ưu đãi kích cầu, các gói combo liên kết tại các điểm đến.Bên cạnh đó là năng lực về chuyển đổi số nhằm mở rộng kênh bán, phương thức bán, sàn thương mại điện tử và các biện pháp tiếp thị số; định hướng mang tính chiến lược về các mục tiêu phát triển bền vững trong kinh doanh cũng như trong việc duy trì, phát triển uy tín thương hiệu của các bên,...Để việc liên kết, xúc tiến, quảng bá giữa du lịch và hàng không có hiệu quả lâu dài, các bên cần bảo đảm các yếu tố về chiến lược kinh doanh, năng lực phát triển thị trường nguồn khách và quy mô kênh bán nhằm xác định đúng thị trường cần xúc tiến và đối tượng khách hàng-sản phẩm du lịch phù hợp; cam kết về nguồn lực và chính sách đầu tư dài hạn về phát triển, mở rộng phân khúc thị trường, tần suất, sản phẩm; có chính sách ưu đãi, khuyến mãi, kích cầu áp dụng theo các giai đoạn phù hợp.Ông Nguyễn Hữu Y Yên,Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Dịch vụ Lữ hành SaigontouristTheo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Hiệu quả của du lịch không chỉ là doanh thu cho hãng hàng không, cho công ty lữ hành mà còn đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, các điểm tham quan, các điểm mua sắm, các cơ sở cung ứng dịch vụ khác cho khách Du lịch, tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho địa phương điểm đến.Quyền lợi cho các cơ sở cung ứng dịch vụ tại địa phương điểm đến là rất lớn. Chi phí chi trả cho các dịch vụ tại địa phương chiếm tỷ lệ lớn trong cấu thành giá tours và tổng chi tiêu của du khách. Việc đánh giá chất lượng tours, ấn tượng của du khách, khả năng lan tỏa thông tin tốt hay xấu cũng như tỷ lệ khách quay trở lại lại phụ thuộc phần lớn vào hạ tầng, chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch của địa phương điểm đến.Tuy nhiên thời gian qua, chúng ta chỉ kêu gọi sự hợp tác giữa hàng không và các doanh nghiệp lữ hành và có thể thêm một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại địa phương tham gia mà không kêu gọi tổng thể các bên trong chuỗi cung ứng, các bên được hưởng lợi tham gia.Liên kết hợp tác phát triển du lịch không chỉ của doanh nghiệp hàng không và các công ty du lịch. Sự tham gia của tất cả các bên vào hợp tác, liên kết với những cam kết cụ thể về chính sách giá, chất lượng, ưu đãi, truyền thông, quảng bá sẽ tạo ra một sức mạnh lớn để thu hút phát triển du lịch. Sự hài hòa lợi ích của các bên sẽ là cơ sở để bảo đảm sự ổn định lâu dài. Điều này cần có sự nhận thức đầy đủ của các bên, sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức Hiệp hội chuyên ngành của các địa phương điểm đến, địa phương liên kết.Ông Nguyễn Công Hoan,Tổng Giám đốc Flamingo Redtours
https://nhandan.vn/hang-khong-va-du-lich-hop-tac-de-phat-trien-ben-vung-post813805.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Hàng không", "công ty du lịch", "du lịch" ] }
Kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
NDO -Ngày 29/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Công thương tỉnh Bình Dương phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức “Tuần lễ kết nối, giới thiệu sản phẩmOCOP, sản phẩm đặc trưng và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương” năm 2024.
Sự kiện thu hút 55 đơn vị tham gia, với hơn 150 sản phẩm được trưng bày, giới thiệu đến người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh như mây tre lá, sơn mài, cà-phê, đậu đen xanh lòng, sầu riêng, bưởi da xanh, cam, dưa lưới, mít, hồ tiêu, nấm Linh chi, tổ yến, nấm rơm, đông trùng hạ thảo, tỏi đen…Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các chương trình nâng cao hiệu quả các nội dung thỏa thuận hợp tác trong hoạt động xúc tiến thương mại theo Chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữaThành phố Hồ Chí Minhvà các địa phương.Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ kinh doanh… trên địa bàn tỉnh Bình Dương có cơ hội kết nối giao thương, đẩy mạnh quảng bá, trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đến với người tiêu dùng, phát triển thị trường nội địa, mở rộng và đa dạng hóa thị trường.Đồng thời, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ kinh doanh hướng đến xuất khẩu ra thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao sứccạnh tranhhàng hóa Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại “Tuần lễ kết nối, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương” năm 2024.Trong khuôn khổ tuần lễ, cũng diễn ra hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh Bình Dương với các doanh nghiệp phân phối,xuất khẩuThành phố Hồ Chí Minh.Hội nghị nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương tham gia quảng bá, giới thiệu các thương hiệu sản phẩm hàng hóa, bảo đảm chất lượng, nhiều tiềm năng xuất khẩu, cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm kiếm, phát triển mở rộngthị trườngtiêu thụ sản phẩm.Tuần lễ kết nối, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu diễn ra từ ngày 29/5 đến 2/6 tại Showroom hàng xuất khẩu Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, số 92-96, Nguyễn Huệ, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/ket-noi-mo-rong-thi-truong-tieu-thu-san-pham-ocop-post811644.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "Bình Dương", "OCOP", "kết nối", "giao thương", "đa dạng hóa thị trường" ] }
VCCI kiến nghị áp dụng mức thuế VAT 0% cho dịch vụ xuất khẩu
NDO -Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản đóng góp ý kiến gửi Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội về việc tiếp tục áp dụng mứcthuế VAT0% cho dịch vụ xuất khẩu thay vì đề xuất 5-10% như tại Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng VAT (sửa đổi).
Theo VCCI, điều 9.1 của Dự thảo sửa đổi theo hướng sẽ đánh thuế đối với hầu hếtdịch vụ xuất khẩu, mà không cho phép hưởng thuế suất 0% như trước đây. Các lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu vẫn được hưởng thuế suất 0% chỉ còn vận tải quốc tế, cho thuê phương tiện vận tải ngoài lãnh thổ Việt Nam và một số dịch vụ liên quan.Các lĩnh vực dịch vụ khác sẽ phải chịu nghĩa vụ thuế cao hơn, tương ứng với từng loại dịch vụ cụ thể như 10% hoặc 5% hoặc không được khấu trừ đầu vào do thuộc diện không chịu thuế.VCCI cho rằng, chính sách này sẽ làm tăng chi phí thuế của nhiều doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại nước ngoài. Các lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất là kinh doanh trên môi trường internet, sản xuất nội dung số, sản xuất các ứng dụng, trò chơi điện tử, dịch vụ nghe nhìn, giải trí, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tư vấn các loại, dịch vụ thiết kế, dịch vụ máy tính, dịch vụ thông tin…Hầu hết các doanh nghiệp này hiện đang phải cạnh tranh với đối thủ đến từ các nước đang phát triển khác. Nếu họ phải chịu thuế VAT 10% hoặc 5% thì có nguy cơ mất khách hàng, mất thị phần, khó có cơ hội phát triển, từ đó mất đi việc làm trong nước và giảm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.Đối với lĩnh vực phần mềm, sản phẩm phần mềm xuất khẩu sẽ chuyển từ diện 0% sang diện không chịu thuế, tức là các doanh nghiệp không được khấu trừ đầu vào, khiến chi phí sản xuất tăng từ 2-3%.Tin liên quanChưa hết lo dù xuất khẩu phục hồi tốtHiện, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế định hướng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu hàng hóa luôn là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước, với tốc độ tăng trung bình gần 15% mỗi năm.Kết quả này có được không thể không kể đến vai trò của chính sách thuế VAT đối với hàng hóa xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% và doanh nghiệp được hoàn thuế đầu vào.Mặc dù trong quá trình áp dụng, vẫn có tình trạng một số doanh nghiệp gian lận để trục lợi hoàn thuế, nhưng điều đó không thể phủ nhận ích lợi to lớn của chính sách thuế xuất khẩu hàng hóa 0%.Ngành thuế giai đoạn đầu cũng gặp nhiều khó khăn trong việc chống gian lận hoàn thuế, nhưng qua nhiều năm thực hiện, với nhiều nỗ lực thì tình trạng này đã được hạn chế rất nhiều.Trước tình hình thực tế, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định về thuế VAT đối với dịch vụ xuất khẩu theo hướng tiếp tục cho phép các dịch vụ này được hưởng thuế suất 0%, đồng thời quy định cụ thể về việc xác định doanh thu đến từ nước ngoài theo phương pháp tương tự như khi đánh thuế dịch vụ nhập khẩu.Bên cạnh đó, VCCI cũng nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp chế xuất về tình trạng họ đang phải nộp thuế VAT hai lần cho cùng một lượng hàng hóa bán vào nội địa.Theo đó, khi doanh nghiệp trong khu chế xuất bán hàng hóa vào nội địa sẽ phải mở tờ khai nhập khẩu và (doanh nghiệp đó hoặc người nhập khẩu) phải nộp thuế VAT một lần cho lượng hàng hóa này cho cơ quan hải quan. Đến kỳ kê khai thuế VAT, cơ quan thuế tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp kê khai và nộp thuế VAT một lần nữa cho doanh thu từ lượng hàng hóa này.Về vấn đề này, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo quy định rõ theo hướng doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng hóa vào nội địa sẽ phải nộp thuế VAT khi làm thủ tục hải quan mà không phải nộp thuế VAT cho hàng hóa đó theo kỳ tính thuế nữa.
https://nhandan.vn/vcci-kien-nghi-ap-dung-muc-thue-vat-0-cho-dich-vu-xuat-khau-post808265.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Thuế suất", "VAT", "Chế xuất", "Thuế xuất khẩu", "Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam" ] }
Giá USD ngày 16/5 giảm mạnh
Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) với đô la Mỹ (USD) ở mức 24.240 đồng, giảm 29 đồng so với hôm qua. Tại các ngân hàng thương mại giá USD cũng giảm mạnh.
Với biên độ +/-5%, tỷ giá trần các ngân hàng áp dụng là 25.452 VND/USD và tỷ giá sàn là 23.028 VND/USD.Tại các ngân hàng thương mại,giá USDtại BIDV được niêm yết ở mức 25.152 - 25.452 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 30 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với hôm qua.Giá đồng NDT được niêm yết ở mức 3.469 - 3.561 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 2 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với hôm qua.Tại Vietcombank niêm yết giá đồng bạc xanh ở mức 25.122 - 25.452 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 30 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với hôm qua.Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.446 - 3.593 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 1 đồng ở chiều mua vào và tăng 1 đồng ở chiều bán ra so với với hôm qua.
https://nhandan.vn/gia-usd-ngay-165-giam-manh-post809574.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Giá USD", "Giảm mạnh", "tỷ giá" ] }
Hướng tới nền kinh tế xanh: Nhấn mạnh sự kết nối giữa Chính phủ, địa phương và doanh nghiệp
NDO -Cuộc cách mạng xanh chỉ thành công khi có sự tham gia của các yếu tố: Hỗ trợ thiết thực và hiệu quả của cộng đồng quốc tế, kiến tạo môi trường thuận lợi của Chính phủ, triển khai quyết liệt ở các địa phương. Đặc biệt là vai trò trung tâm trong triển khai thực hiện và hưởng thụ thành quả của doanh nghiệp, người dân.
Nhịp cầu phát triển Việt Nam năm 2024:Hướng tới nềnkinh tế xanh, bền vữngNgày 10/4 tại thành phố Hải Phòng, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum) lần thứ 4 và chương trình Golden Dragon Awards lần thứ 23.Tham dự và chủ trì diễn đàn có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng các đồng chí lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo 25 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc.Sự kiện cũng có sự tham dự, đóng góp ý kiến của đại diện các đại sứ quán, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng trong nước và gần 300 doanh nghiệpFDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)tại Việt Nam.Mục tiêu trọng tâm của diễn đàn nhằm nâng cao hiệu quả kết nối, tăng cường cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại giữa các địa phương, đối tác quốc tế và các cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.Các đại biểu tham dự diễn đàn.Phát biểu chỉ đạo diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh kinh tế xanh, phát triển bền vững là chủ đề có tính toàn cầu, quan trọng và cấp thiết. Điều này đòi hỏi sự kết nối giữa Chính phủ với địa phương và doanh nghiệp.Cùng với đó, Việt Nam cũng cần kết nối với thế giới bởi dù là nước đang phát triển hay phát triển, biến đổi khí hậu vẫn luôn là vấn đề toàn cầu. Đã đến lúc các quốc gia có cách nhìn nhận, không còn là khẩu hiệu hay lời kêu gọi, mà chuyển đổi trạng thái nhận thức, sang hành động xuất phát từ từng cá nhân, doanh nghiệp, địa phương và mỗi quốc gia.Dù quyết định có những khó khăn nhưng vẫn phải thực hiện. Kinh tế xanh là nhiệm vụ và xu thế không thể đảo ngược, lựa chọn tất yếu mà chúng ta phải chuyển đổi để giữ gìn trái đất.Phó Thủ tướng Trần Hồng HàVề phía địa phương, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ông Lê Tiến Châu cho biết, tỉnh nhận thức sâu sắc rằng, tăng trưởng xanh là một phương thức quan trọng nhằm giữ vững và tạo đà tăng trưởng bền vững cho hiện tại và trong tương lai, Hải Phòng là một trong những địa phương tiên phong của cả nước, thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Qua hơn 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, thành phố Hải Phòng luôn là một trong những địa phương thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về kết quả phát triển kinh tế-xã hội.Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu phát biểu tại diễn đàn.Theo các ý kiến của chuyên gia, Việt Nam đang cùng với nhiều quốc gia trên thế giới chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế “nâu” sang nền kinh tế “xanh” với trọng tâm chuyển đổi tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, phát thải carbon thấp, bảo đảm tăng trưởng xanh, hướng tới thực hiện thành công cam kết Net-Zero vào năm 2050 và phát triển bền vững. Đây được xem là cuộc Đổi mới xanh/cách mạng công nghiệp xanh và trở thành xu thế tất yếu không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển của thế giới.Nắm bắt xu hướng kinh tế xanhTheo đánh giá gần đây của Ủy ban châu Âu (EC) về quy mô thị trường toàn cầu hiện nay, các sản phẩm và dịch vụ xanh ước tính đạt hơn 5.000 tỷ USD và có thể tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống. Dự báo đến năm 2030 nền kinh tế xanh sẽ tạo ra khoảng 24 triệu việc làm mới trên toàn cầu.Kinh tế xanh còn tạo ra cơ hội để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị xanh, công trình xanh, tài chính xanh.Theo đó, việc nắm bắt xu hướng chuyển đổi xanh, thúc đẩy chuyển đổi xanh nhằm tạo không gian mới, động lực mới, năng lực cạnh tranh mới cho doanh nghiệp, cho các ngành, lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa cấp thiết và sống còn. Trên bình diện quốc gia, Chiến lược về tăng trưởng xanh còn thể hiện quyết tâm và khát vọng phát triển đất nước hùng cường thịnh vượng và bền vững.Các đại biểu trao đổi bên lề diễn đàn.Kinh tế xanh đã và đang được cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn có tính pháp chế cao, được đề cập trong các cam kết thương mại quốc tế. Biên giới carbon đã đi vào hiệu lực từ 1/10/2023, quy định về chống mất rừng sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025 và tiếp tục thế giới sẽ ban hành dấu chân nhựa và biên giới nhựa. Theo đó, việc đáp ứng các tiêu chuẩn của chuỗi cung ứng toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu từ các thị trường là yêu cầu bắt buộc.Tại Việt Nam, các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2020 có hiệu lực từ 1/1/2022 cũng đang được triển khai mạnh mẽ. Theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.Từ năm 2023, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ kiểm kê phát thải khí nhà kính tự nguyện. Đến năm 2025, kiểm kê phát thải khí nhà kính sẽ là bắt buộc với các doanh nghiệp.Cũng trong Luật này, quy định thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất cũng được xác định rõ hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là những công cụ chính sách thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, phát thải carbon thấp tại Việt Nam thời điểm này.Phiên toàn thể Diễn đàn Vietnam Connect 2024 tập trung bàn thảo và cập nhật các xu hướng mới có tính quốc tế về kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế Net Zero, đồng thời qua thực tiễn hoạt động chuyển đổi xanh của các địa phương, các ngành kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam, phản ánh tiến trình phát triển kinh tế xanh của Việt Nam.Các phiên tham luận, thảo luận của Diễn đàn trao đổi về kinh nghiệm quốc tế từ các quốc gia tiên phong thực hiện chuyển đổi xanh. Qua đó, giúp các cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI hoạch định các chiến lược phù hợp và hiệu quả hơn, đồng thời từ thực tiễn khuyến nghị chính sách tạo thuận lợi và động lực nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.Vinh danh những doanh nghiệp FDI tiêu biểuTiếp nối Phiên toàn thể Diễn đàn Vietnam Connect 2024 là Lễ công bố và vinh danh các doanh nghiệp FDI tiêu biểu năm 2023 nhận giải thưởng Rồng Vàng (Golden Dragon Awards) lần thứ 23.Golden Dragon Awards năm 2024 đã tập trung bình xét các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh, chuyển đổi tuần hoàn, bảo đảm phát thải carbon thấp trong quy trình sản xuất, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, quan tâm, chú trọng và có kế hoạch thực thi ESG (môi trường, xã hội và quản trị). Các doanh nghiệp tiên phong công bố lộ trình hướng tới Net-Zero của doanh nghiệp, góp phần vào mục tiêu thực hiện thành công cam kết Net-Zero của Việt Nam vào năm 2050.Năm 2024, ban tổ chức nhận được hơn 486 đề cử và đăng ký tham gia. Qua 2 vòng khảo sát và bình xét, Golden Dragon Awards 2024 công bố và vinh danh Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu ở 6 nhóm ngành, bao gồm: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghệ số & dịch vụ số; dịch vụ tài chính và bảo hiểm; phát triển hạ tầng, khu công nghiệp và bất động sản; giáo dục và chăm sóc sức khỏe; nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống.Top 10 thương hiệu xuất sắc được vinh danh Golden Dragon Awards 2024 tiêu biểu như: Samsung, LG Display, Intel, Qualcomm, Heineken, UOB, HSBC, Lego, SCG, Coca-Cola.
https://nhandan.vn/huong-toi-nen-kinh-te-xanh-nhan-manh-su-ket-noi-giua-chinh-phu-dia-phuong-va-doanh-nghiep-post804010.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:35", "tags": [ "Kinh tế xanh", "Kinh tế bền vững", "Vietnam Connect Forum", "FDI" ] }
Trên 800 triệu đồng thưởng ý tưởng tiết kiệm điện
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa thông báo tổ chức cuộc thi tiết kiệm điện (TKĐ) năm 2024. Cuộc thi năm nay khá hấp dẫn với nhiều hình thức đa dạng, tạo điều kiện để khách hàng cũng như cán bộ công nhân viên (CBCNV) đưa ra những ý tưởng, phương cách sử dụng điện hiệu quả.
“Tiết kiệm điện - Thành thói quen”Là cuộc thi dành cho quý khách hàng sử dụng điện sinh hoạt gia đình có ký hợp đồng mua điện (theo 6 bậc thang) trực tiếp với các Công ty Điện lực tại 21 tỉnh/thành từ Ninh Thuận đến Cà Mau (không bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh). Thành viên Ban Tổ chức (BTC), Ban Giám khảo (BGK) và tất cả CBCNV của EVNSPC không tham gia cuộc thi này.Thời gian bắt đầu từ ngày 01/5 đến ngày 31/7/2024, quý khách hàng đăng nhập vào Cuộc thi “Tiết kiệm điện thành thói quen” trên app CSKH để tham gia theo 2 bước sau:Bước 1: vào mục “Tài liệu tham khảo và Thông tin Cuộc thi”: Các giải pháp tiết kiệm điện trong sinh hoạt - Thể lệ Cuộc thi - Hướng dẫn tham gia Cuộc thi. Sau khi xem hết các nội dung, bấm chọn vào mục “Đã hiểu”.Bước 2: vào mục “Tham gia Cuộc thi” thực hiện chọn đáp án trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm và nêu 1 số giải pháp TKĐ mang tính mới và thực tiễn. Mỗi “Mã khách hàng” có thể tham gia tối đa 03 lượt.Quý khách hàng sẽ trải qua 2 vòng thi với rất nhiều giải thưởng, tổng số tiền thưởng xấp xỉ 730 triệu đồng sẽ trao cho những khách hàng đưa ra các giải pháp tiết kiệm điện sáng tạo, có tính mới trong các tháng nắng nóng, thực tế tiết kiệm điện được trong gia đình giảm từ 10-15% so với tháng cùng kỳ trong năm trước và tổng mức tiêu thụ trong 3 tháng 5, 6,7 năm 2024 thấp hơn 3 tháng cùng kỳ năm 2023 từ 10% trở lên, theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.“Tiết kiệm điện – Tiết kiệm tiền”Là tên cuộc thi dành cho tất cả CBCNV thuộc 21 Công ty Điện lực thành viên trực thuộc EVNSPC. Thời gian diễn ra cuộc thi này bắt đầu từ ngày 01/5 đến ngày 31/7/2024. CBCNV tham gia Cuộc thi “Tiết kiệm điện – Tiết kiệm tiền” trên trang fanpage EVNSPC theo 2 bước sau:Bước 1: vào mục “Tài liệu tham khảo và Thông tin Cuộc thi”: Các giải pháp tiết kiệm điện trong sinh hoạt - Thể lệ Cuộc thi - Hướng dẫn tham gia Cuộc thi. Sau khi xem hết các nội dung, bấm chọn vào mục “Đã hiểu”.Bước 2: vào mục “Tham gia Cuộc thi” thực hiện chọn đáp án trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm và nêu 1 số giải pháp tiết kiệm điện mang tính mới và thực tiễn. Mỗi CBCNV chỉ tham gia 01 lượt thi.Ban tổ chức đã cơ cấu trên 80 triệu đồng tiền thưởng để trao cho CBCNV có nhiều giải pháp TKĐ sáng tạo, có tính mới trong các tháng nắng nóng, thực tế TKĐ được trong gia đình giảm từ 10-15% so với tháng cùng kỳ trong năm trước và tổng mức tiêu thụ trong 3 tháng 5,6,7 năm 2024 thấp hơn 3 tháng cùng kỳ năm 2023 từ 10% trở lên, theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.Thông tin về cuộc thi được gửi đến khách hàng sinh hoạt qua các kênh: App, Mail và Web CSKH EVNSPC, các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội. Khách hàng có thể vào App Store trên IOS/ CH Play trên Android tìm kiếm từ khóa "CSKH EVNSPC" để tải App CSKH; Truy cập vào Web CSKH EVNSPC qua địa chỉ https://www.cskh.evnspc.vn để tham khảo thông tin hoặc gọi đến tổng đài số 19001006 – 19009000 để được hướng dẫn.Đây là sự kiện nhằm tăng cường công tác truyền thông về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời phổ biến, lan tỏa các mô hình, sáng kiến cũng như tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong việc thực hành TKĐ.
https://nhandan.vn/tren-800-trieu-dong-thuong-y-tuong-tiet-kiem-dien-post808623.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:36", "tags": [] }
Đẩy nhanh tiến độ đường vành đai phía tây gần 1.500 tỷ đồng tại Đà Nẵng
NDO -Dự án Tuyến đường vành đai phía tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) có chiều dài hơn 19km, với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào tháng 9/2018, dự kiến hoàn thiện vào cuối năm 2020, tuy nhiên, do nhiều vướng mắc, khó khăn cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dù đã 3 lần gia hạn nhưng hiện nay, dự án vẫn chưa thể “về đích” đúng theo cam kết.
Dự án do liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn-Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) thi công đi qua 5 xã gồm: Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Liên (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng); tổng diện tích thu hồi 1.325.703m2 với 1.607 hồ sơ (bao gồm: 1.238 hồ sơ đất nông nghiệp, đất khác và 369 hồ sơ đất ở), di dời 1.192 ngôi mộ.Vừa qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phốĐà NẵngLê Trung Chinh đã kiểm tra thực tế tình hình triển khai dự án Tuyến đường vành đai phía tây đoạn từ QL14B đếnđường Hồ Chí Minh(giai đoạn 1).Qua kiểm tra, ông Lê Trung Chinh yêu cầu huyện Hòa Vang tiếp tục vận động người dân bàn giao mặt bằng và hỗ trợ đơn vị thi công theo hình thức cuốn chiếu. Đồng thời, đề nghị Ban Quản lý dự án và đơn vị nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị đẩy nhanh tiến độ, kịp bàn giao trước ngày 31/12/2023 theo cam kết với lãnh đạo thành phốDưới đây là một số hình ảnh phóng viên thực hiện ngày 10/11.Tháng 12/2022, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Cienco 1 và điều chuyển khối lượng còn lại sang Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn.(Ảnh: ANH ĐÀO)Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng, thời gian qua, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn đã nỗ lực, tập trung nhân vật lực tăng ca, kíp để triển khai dự án. (Ảnh: ANH ĐÀO)Tiến độ thực hiện thực tế đoạn Km0-Km1 đáp ứng yêu cầu nhưng các phân đoạn còn lại hiện đang chậm so với tiến độ yêu cầu. Nguyên nhân chính là còn 90 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. (Ảnh: ANH ĐÀO)Ngày 19/7/2023, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Nghị quyết số 24/NQ-HĐND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường vành đai phía tây đoạn từ quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh. (Ảnh: ANH ĐÀO)Theo đó, điều chỉnh không thực hiện đầu tư giai đoạn 2 (19,5km) của dự án cho phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021. (Ảnh: ANH ĐÀO)Tổng chiều dài toàn tuyến sau điều chỉnh là 19,5km (tổng chiều dài tuyến được duyệt 39km). Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ giai đoạn 2017-2020 thành giai đoạn 2017-2024. Tổng mức đầu tư không thay đổi 1.499,776 tỷ đồng. Thực hiện chuyển nguồn vốn của giai đoạn 2 (365,743 tỷ đồng) bổ sung vào chi phí đền bù, chi phí dự phòng và chi phí xây dựng của giai đoạn 1. (Ảnh: ANH ĐÀO)Hiện trạng của dự án, nhiều điểm khớp nối hiện đang được gấp rút hoàn thiện. (Ảnh: ANH ĐÀO)Hiện đơn vị thi công đang tập trung nguồn lực để gấp rút hoàn thiện dự án đúng cam kết. (Ảnh: ANH ĐÀO)Dự án Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ QL14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1), dự kiến hoàn thiện cuối năm 2023. (Ảnh: ANH ĐÀO)
https://nhandan.vn/day-nhanh-tien-do-duong-vanh-dai-phia-tay-gan-1500-ty-dong-tai-da-nang-post781970.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:36", "tags": [ "Đà Nẵng", "đường vành đai phía tây", "đường Hồ Chí Minh", "quốc lộ 14B" ] }
Phòng chống hạn, mặn cho cây trồng
Những tháng qua, nắng nóng kéo dài,hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Hàng trăm hồ chứa thủy lợi nhỏ cạn nước, hàng chục nghìn ha cây trồng bị ảnh hưởng, nhất là khu vực miền trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đến giữa tháng 4, các hồ chứa thủy lợi khu vực Bắc Bộ đạt 57% dung tích thiết kế, Bắc Trung Bộ đạt 59%, Nam Trung Bộ đạt 66%, Đông Nam Bộ đạt 56%, đặc biệt khu vực Tây Nguyên chỉ đạt 40% dung tích thiết kế, trong đó Kon Tum 43%, Gia Lai 37%, Đắk Lắk 38%, Đắk Nông 40%, Lâm Đồng 54%. Cũng qua thống kê, khoảng 182 hồ chứa nhỏ bị cạn nước ảnh hưởng đến phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước làm gần 10.300 ha cây trồng ở các địa phương: Bình Thuận, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum, Sóc Trăng bị ảnh hưởng. Khu vực Tây Nguyên là nơi có hàng triệu héc-ta cây công nghiệp như: Cà-phê, hồ tiêu, điều, mắc-ca…Tuy nhiên, nhiều diện tích canh tác cây công nghiệp nằm ngoài vùng phụ trách tưới chủ động của công trình thủy lợi. Do phụ thuộc nguồn nước mưa, nhiều diện tích sản xuất đang bị hạn hán, thiếu nước đe dọa. Nhất là thời gian này, cây cà-phê đang ra hoa, đậu quả, nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất.Theo nhận định thời gian tới, tại Đồng bằng Bắc Bộ, nguồn nước phục vụ tưới dưỡng lúa đang bị thiếu hụt do mực nước sông Hồng-Thái Bình ở mức thấp, không bảo đảm cho các công trình thủy lợi chủ động vận hành dẫn đến nguy cơ thiếu nước cục bộ tại các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương... Bắc Trung Bộ có từ 1.000 đến 1.500 ha cây trồng, khu vực Tây Nguyên có từ 15.000 đến 26.000 ha và Đông Nam Bộ có từ 8.000 đến 11.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ ngày 22 đến 25/4 ở các cửa sông Cửu Long sẽ xảy ra đợt xâm nhập mặn cao; khu vực hai sông Vàm Cỏ xâm nhập mặn tiếp tục tăng, có khả năng đạt đỉnh điểm trong tháng 4 và tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 5. Thời gian các đợt xâm nhập mặn cao vào các ngày từ 22 đến 25/4 và từ ngày 6 đến 10/5.Tin liên quanĐã sớm kích hoạt giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặnNhằm chủ động ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho cây trồng, thời gian tới các địa phương và người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm, sử dụng các vật liệu che phủ đất hoặc thảm thực vật nhằm tránh nắng nóng, giảm thoát hơi nước. Đặc biệt không trồng mới cây công nghiệp, cây ăn quả trong thời gian nắng nóng, khô hạn tại các vùng thiếu nước hoặc không chủ động được nước tưới. Đối với cây ăn quả, cần giữ ẩm cho cây bằng lá khô, rơm rạ, các phụ phẩm nông nghiệp; tăng cường bón phân hữu cơ nhằm nâng cao khả năng giữ ẩm và giữ phân của đất. Bên cạnh đó, cần phân loại diện tích và các loại cây trồng để có thứ tự ưu tiên cấp nước tưới, rút ngắn thời gian các đợt tưới, thực hiện tưới luân phiên, tưới ẩm.Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần tiếp tục bảo vệ diện tích lúa đông xuân năm 2023-2024 chưa thu hoạch trước ảnh hưởng của xâm nhập mặn; rà soát, xây dựng kế hoạch sản xuất lúa vụ hè thu năm 2024 phù hợp điều kiện của từng địa phương và linh hoạt điều chỉnh theo tình hình thực tế; xuống giống sớm và tập trung ở vùng có đủ nguồn nước tưới. Mặt khác, cần chủ động chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa ở những nơi không bảo đảm đủ nguồn nước cho sản xuất; chuyển đổi sản xuất lúa ba vụ/năm sang hai vụ/năm ở những vùng khó khăn, nguồn nước không đáp ứng đủ cho sản xuất ba vụ…
https://nhandan.vn/phong-chong-han-man-cho-cay-trong-post805995.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:36", "tags": [ "phòng chống hạn mặn", "thiếu nước sinh hoạt", "xâm nhập mặn", "Đồng bằng sông Cửu Long" ] }
Thanh long ruột đỏ của Việt Nam ra mắt thị trường Australia
NDO -NDĐT - Thương vụ Việt Nam và Công ty xuất khẩu Đà Lạt tại Australia vừa đưa năm tấn thanh long ruột đỏ của Việt Nam ra mắt thị trường Australia và bước đầu được người tiêu dùng đón nhận.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam: Tuần lễ quảng bá và tiêu thụ thanh long ruột đỏ của Việt Nam đã diễn ra sôi nổi và hiệu quả tại ba bang đông dân nhất của Australia là New South Wales, Victoria và Tây Australia.Tại bang Victoria, Công ty Xuất khẩu Đà Lạt là đơn vị chịu trách nhiệm nhập và phân phối thanh long tới các siêu thị và cửa hàng. Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia (VBAA) cũng góp phần hỗ trợ kêu gọi hội viên cùng chung tay mua và quảng bá sản phẩm.Tại bang New South Wales, thanh long được đưa vào các chợ đầu mối trái cây lớn nhất bang, từ đó bán cho các siêu thị và cửa hàng thực phẩm. Chung tay trong hoạt động tại đây là Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Sydney (VEAS). Lãnh đạo của VEAS đã kêu gọi hội viên tham gia mua và quảng bá sản phẩm, đồng thời, đứng ra lập danh sách, hỗ trợ địa điểm tiếp nhận hàng, tạo thuận lợi cho hội viên.Tại bang Tây Australia, những lô hàng thanh long ruột đỏ Việt Nam được vận chuyển hơn 3.000 km từ bang Victoria, cũng đã được đón nhận và phân phối hết.Ông Nguyễn Phú Hòa, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết: “Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch quảng bá và phân phối sản phẩm thanh long ruột đỏ của Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Australia và cộng đồng bà con Việt kiều, hoạt động lần này đã thực sự thành công.”Theo ông Hòa, Bộ Công thương, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Australia luôn có các chỉ đạo quyết liệt, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Thương vụ nỗ lực hơn nữa. Trong bối cảnh hoạt động vận chuyển và đi lại đang bị hạn chế do dịch bệnh, Thương vụ chuẩn bị ra mắt các công cụ trực tuyến để tự động hoá, tối ưu hoá công tác kết nối giao thương, quảng bá và phục vụ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Australia.Hiện Thương vụ đang vận động để xây dựng Diễn đàn các nhà nhập khẩu nông sản Việt Nam tại Australia, nhằm thống nhất các kế hoạch hành động, chủ động đối phó với tình hình thương mại thế giới có nhiều rủi ro, nhất là mặt hàng nông sản tươi.Trước đó, Australia đã mở cửa cho quả thanh long Việt Nam kể từ tháng 8-2017, sau hơn chín năm đàm phán. Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất được Australia cấp phép nhập khẩu cho mặt hàng này. Từ đó đến nay, sản lượng thanh long Việt Nam tiến vào quốc gia lớn nhất châu Đại Dương này tăng đều, nhưng chủ yếu là loại thanh long ruột trắng, có giá thành rẻ hơn thanh long ruột đỏ và thường phải cạnh tranh trực tiếp với thanh long trồng tại địa phương.Việc quảng bá, mở rộng và xây dựng thương hiệu thanh long ruột đỏ của Việt Nam, đồng loạt tại các bang lớn của Australia, là cơ hội để tạo điều kiện hơn nữa cho mặt hàng thế mạnh này có chỗ đứng bền vững tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
https://nhandan.vn/thanh-long-ruot-do-cua-viet-nam-ra-mat-thi-truong-australia-post455159.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:36", "tags": [] }
Đảng ủy Agribank vinh dự đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2023
Ngày 11/6/2024, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Sơ kết 5 năm tổ chức Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương (2019-2023) và trao Giải năm 2023.
Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối; đồng chí Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối; đồng chí Hồ Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng ủy Khối; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối; cùng đại diện lãnh đạo cấp vụ các ban Đảng Trung ương; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; bí thư, phó bí thư các đảng ủy trực thuộc Đảng bộ Khối; Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối; lãnh đạo các ban, đơn vị Đảng ủy Khối;… Đại diện Đảng bộ Agribank, đồng chí Phạm Đức Ấn – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên; đồng chí Trần Văn Thịnh - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Đảng ủy tham dự Hội nghị.Các đại biểu tham dự Hội nghị.Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của các ban Đảng, Văn phòng Trung ương, Đảng ủy Khối đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời các văn bản của Trung ương. Xác định việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, Chỉ thị số 05-CT/TW là nhiệm vụ trọng tâm trong nghị quyết công tác hằng năm, Đảng bộ Khối đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng, công tác tuyên truyền, cụ thể hóa việc thực hiện các quy định về nêu gương gắn với Kết luận số 01-KL/TW, Chỉ thị số 05-CT/TW trong các nội dung công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác cán bộ; xác định là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá, phân loại tổ chức đảng và chất lượng đảng viên hằng năm.Đại diện Đảng bộ Agribank Chi nhánh Lâm Đồng (thứ ba từ trái sang) vinh dự nhận Bằng khen về thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2024.Trong 3 năm (2020-2023), đã có nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua yêu nước được khen thưởng. Đánh giá, ghi nhận thành tích của các tập thể, cá nhân, tại Hội nghị, Đảng ủy Khối đã khen thưởng 26 tập thể, 15 cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và 25 tập thể, 11 cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW. Đảng bộ Agribank Chi nhánh Lâm Đồng vinh dự là một trong 25 tập thể được Đảng ủy Khối tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2024.Đại diện Đảng bộ Agribank, đồng chí Trần Văn Thịnh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy nhận Bằng khen đối với Đảng ủy trực thuộc có thành tích xuất sắc tiêu biểu.Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Đảng ủy Khối đã tổ chức sơ kết 5 năm tổ chức Giải Búa liềm vàng (2019-2023). Trong 5 năm qua, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối - Cơ quan Thường trực Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tiếp nhận 7.970 tác phẩm từ 38/38 đảng ủy trực thuộc; thực hiện tổng hợp, lựa chọn, tổ chức sơ loại; chấm sơ khảo và chung khảo để chọn ra các tác phẩm xuất sắc nhất viết về công tác xây dựng Đảng, các vấn đề nóng, sự kiện nổi bật, phản ánh kịp thời những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội để trao giải.Số lượng tác phẩm tham dự Giải năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt số lượng tác phẩm tham dự Giải năm 2023 cao gấp gần 3 lần so năm 2022 và gấp 8 lần so Giải lần thứ nhất năm 2019; chất lượng tác phẩm được nâng cao, bảo đảm đúng thể lệ; chủ đề, nội dung phản ánh khá toàn diện về công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác xây dựng Đảng trong Đảng bộ Khối nói riêng, nhất là những vấn đề đang được cán bộ, đảng viên, người lao động quan tâm; các tác phẩm được đầu tư công phu cả về nội dung và hình thức.Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền, Ban Tuyên giáo Đảng ủy nhận giải Nhất cho tác phẩm “Dấu ấn mở đường và hành trình đưa Nghị quyết 'Tam nông' đi vào cuộc sống"Tích cực hưởng ứng tham gia Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương từ mùa giải đầu tiên, trong 5 năm qua, Đảng bộ Agribank luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu về số lượng và chất lượng bài tham dự giải. Nhiều tác phẩm của Đảng bộ Agribank đã nhận được sự đánh giá cao từ Ban tổ chức và Ban giám khảo các mùa giải trong việc lựa chọn và triển khai các chủ đề phản ánh kịp thời những vấn đề thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên, người lao động trong Khối và của xã hội như: bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; chuyển đổi số; xây dựng văn hóa doanh nghiệp; những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn như: đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; vai trò của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…Đại diện Ban Tuyên giáo Đảng ủy Agribank tại Lễ tổng kết, trao giải Búa liềm vàng năm 2023.Ghi nhận đóng góp của các Đảng bộ trực thuộc trong quá trình triển khai và tham gia Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2023, Đảng ủy Khối quyết định tặng Bằng khen cho 5 đảng ủy trực thuộc có thành tích xuất sắc tiêu biểu và 2 đảng ủy trực thuộc có thành tích xuất sắc; trao 1 giải Đặc biệt, 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 8 giải Ba và 20 giải Khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải.Tại Hội nghị, Đảng ủy Agribank vinh dự nhận Bằng khen đối với Đảng ủy trực thuộc có thành tích xuất sắc tiêu biểu; 1 giải Nhất đối với tác phẩm “Dấu ấn mở đường và hành trình đưa Nghị quyết 'Tam nông' đi vào cuộc sống" (3 kỳ) của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền - Ban Tuyên giáo Đảng ủy và 1 giải Ba của Nhóm tác giả Ban Tuyên giáo Đảng ủy.Năm 2024, Đảng ủy Agribank cũng vinh dự đạt giải Tác phẩm xuất sắc về tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng tại Giải Búa liềm vàng lần thứ VIII – năm 2023 với tác phẩm “Thổi bùng khát vọng đưa nông nghiệp Việt Nam cất cánh” (4 kỳ).Tiếp nối thành công từ các mùa giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương, góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp nhà nước, với tinh thần quyết tâm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Agribank lần thứ 10 nhiệm kỳ 2020-2025, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ 3 và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, thời gian tới, Đảng bộ Agribank tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên cơ sở bám sát các trọng tâm của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm, tình hình của Đảng bộ Agribank, có nhiều đóng góp thiết thực vào công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị; cùng các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong Khối thực hiện hiệu quả 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
https://nhandan.vn/dang-uy-agribank-vinh-du-dat-thanh-tich-xuat-sac-tieu-bieu-giai-bua-liem-vang-khoi-doanh-nghiep-trung-uong-nam-2023-post813984.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:36", "tags": [] }
Ngành dệt may ứng phó những yêu cầu khắt khe hơn
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục đối diện nhiều khó khăn do căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang và diễn biến phức tạp, các tiêu chuẩn về xanh, bền vững của các khách hàng đối với ngành ngày càng khắt khe. Để đáp ứng yêu cầu thị trường, doanh nghiệp bắt buộc phải đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường,... nhằm thúc đẩy sản xuất, gia tăng hiệu quả.
Mặc dù đơn hàng những tháng đầu năm ngành dệt may đã được cải thiện nhưng xu hướng tăng không bền vững, đơn hàng nhỏ, giá thấp, chi phí tăng cao,... khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động.Đối diện nhiều rủi roChủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) Nguyễn Xuân Dương cho biết, lượng đơn hàng những tháng đầu năm tương đối nhiều nhưng giá thấp, khiến doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất. Cùng với đó, chi phí tiền lương, giá nguyên phụ liệu, cước vận tải,... tăng cao cũng gây áp lực đối với doanh nghiệp. "Nỗ lực triển khai các giải pháp linh hoạt, chủ động đã giúp doanh thu của đơn vị trong ba tháng đạt hơn 740 tỷ đồng, duy trì tăng trưởng tương đương cùng kỳ năm 2023. Để thúc đẩy sản xuất, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư các trang thiết bị hiện đại, nâng cao quản trị, tay nghề người lao động,... nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường", ông Dương cho biết.Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ Nguyễn Văn Hải chia sẻ, không chỉ phải đối diện với các khó khăn về căng thẳng địa chính trị diễn biến phức tạp, ngành dệt may còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về xanh hóa, bền vững của khách hàng ngày càng khắt khe hơn. Vì thế, mặc dù đơn hàng ngành may những tháng đầu năm đã có cải thiện, nhưng xu hướng tăng không bền vững, đơn hàng nhỏ, giá thấp; còn ngành sợi chưa có xu hướng phục hồi. Trên cơ sở đó, đơn vị đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 4.500 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 247 triệu USD; lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động tăng 6-10% so với năm 2023. Để hoàn thành mục tiêu, đơn vị sẽ tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ về thị trường, đầu tư, quản trị nguồn nhân lực, quản lý tài chính, quản trị rủi ro, đẩy mạnh chuyển đổi số,... qua đó nâng cao sản lượng, chất lượng các sản phẩm dệt may, ổn định và giữ vững lực lượng lao động.Năm 2024, ngành dệt may còn chịu tác động từ sức mua của các thị trường lớn chưa phục hồi hoàn toàn, áp lực cạnh tranh, thu hút lao động do xu hướng đi làm việc tại nước ngoài và nhu cầu của các doanh nghiệp FDI,...Theo Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt, thời gian tới Tổng công ty sẽ tập trung triển khai nhiều nhóm giải pháp đồng bộ về thị trường, khai thác khách hàng, tập trung sản xuất nhanh đáp ứng yêu cầu đơn hàng, cải thiện liên tục chất lượng sản phẩm, tiết kiệm toàn diện trong mọi hoạt động, kiểm soát chi phí và rủi ro, tăng cường chuyển đổi số, đầu tư các dự án trọng điểm theo kế hoạch, bổ sung nhân sự có chuyên môn cao chuyên trách từng lĩnh vực. Đơn vị đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 đạt 4.250 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 115 tỷ đồng, thu nhập bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng.Nâng cao năng lực cạnh tranhTrước bối cảnh thị trường còn nhiều yếu tố bất định, các doanh nghiệp dệt may xác định cần triển khai triệt để các giải pháp nhằm xuất khẩu hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dệt may Huế (Huegatex) Nguyễn Văn Phong cho biết, tổng cầu dệt may phục hồi chậm; ngành sợi đơn hàng khó khăn, thường xuyên bán dưới giá thành; ngành dệt nhuộm-may đơn hàng nhỏ, lẻ, giao hàng nhanh, yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và tính tuân thủ, đồng thời đơn giá giảm sâu, nhiều đơn hàng giá giảm đến 40%. Trước bối cảnh đó, Huegatex xác định bốn nhiệm vụ trọng tâm gồm: Nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, khách hàng; phát huy và tận dụng lợi thế cạnh tranh từ chuỗi cung ứng sợi-dệt nhuộm-may; quản trị chặt chẽ dòng tiền, duy trì ổn định mọi nguồn lực, giảm tổn thất ở mức thấp nhất; cải thiện mô hình tổ chức, đào tạo nhân lực, hoàn thiện công tác chuyển đổi số, đầu tư chiều sâu để đón đầu cơ hội.Trong đó, ngành sợi cần linh hoạt lựa chọn khách hàng và thị trường thông qua việc tìm kiếm thêm khách hàng mới ở thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc; tăng tỷ trọng xuất khẩu tại chỗ, khai thác thêm các mặt hàng mới để chuyển sợi sang ngành dệt nhuộm và làm hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), tạo lợi thế cạnh tranh đặc biệt. Ngành dệt nhuộm-may tiếp tục mở rộng, phát triển thêm khách hàng mới, tăng quy mô, số lượng khách hàng trung thành thông qua việc mở rộng thị trường, giảm rủi ro do phụ thuộc quá lớn vào một thị trường cũng như phát huy chuỗi cung ứng nội tại, tăng tỷ lệ đơn hàng FOB trong cơ cấu đơn hàng và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy trình sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm,...Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường, mặc dù những khó khăn, thách thức vẫn đang tiếp diễn trong năm 2024, tuy nhiên thị trường đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó, thị trường dệt may vẫn có dư địa phát triển đối với các doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn, năng suất, chất lượng vượt trội; liên kết chuỗi cung ứng chặt chẽ, đáp ứng các yêu cầu mới của kinh tế số, kinh tế xanh với bước đi phù hợp,...Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang đưa ra cảnh báo: Kinh tế thế giới còn nhiều biến động, thách thức với doanh nghiệp dệt may chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may. Do vậy, doanh nghiệp sản xuất muốn tham gia cuộc chơi toàn cầu buộc phải tự đổi mới mình, minh bạch hơn trong sản xuất cũng như bảo đảm sản phẩm được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm các yếu tố phát triển xanh.Để hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD đề ra, các doanh nghiệp cần tập trung vào những vấn đề lớn như: Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa thị trường, bạn hàng, mặt hàng; có chiến lược phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu về xanh hóa, đầu tư vào quản trị số,... Bên cạnh đó, tập trung đầu tư về công nghệ tự động hóa ở một số dây chuyền sản xuất, giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ và chất lượng cao. Đáng lưu ý, doanh nghiệp dệt may cần tập trung cho giải pháp công nghiệp thời trang, trong đó quan tâm định hình đưa ra giải pháp chiến lược cho một số thương hiệu, nhãn hiệu Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
https://nhandan.vn/nganh-det-may-ung-pho-nhung-yeu-cau-khat-khe-hon-post812290.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:36", "tags": [ "Dệt may", "Đơn hàng", "Thu nhập bình quân" ] }
Ghìm đà tăng giá bất động sản
Nguồn cung nhà ở thiếu hụt, lãi suất huy động giảm... đã khiến nhiều người dân quay trở lại đầu tư vào bất động sản. Từ đầu năm đến nay, giá nhà ở, nhất là chung cư tại các địa phương tăng chóng mặt so với thời gian trước, trong đó, những dự án, công trình có pháp lý rõ ràng, gần các khu trung tâm... rất được săn đón.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị cần đẩy nhanh công tác hoàn thiện thể chế, rút ngắn thời gian về thủ tục đầu tư, công khai, minh bạch các khâu thực hiện dự án..., từ đó góp phần tăng nguồn cung, giảm bớt chi phí trung gian, tạo điều kiện giảm giá thành nhà ở.Giá giao dịch bất động sản tăng "nóng"Anh Nguyễn Vũ Hải (Thanh Xuân, Hà Nội) đang tích cực tìm kiếm một mảnh đất, hoặc hai căn hộ chung cư phù hợp với giá khoảng 12 tỷ đồng, trong đó xác định vay ngân hàng khoảng 3-4 tỷ đồng, nhưng cả tháng nay vẫn chưa thể tìm nơi ưng ý. Anh đành phải tìm kiếm nhà thông qua các môi giới bất động sản và chờ đợi. "Nhu cầu không phải để đầu cơ, lướt sóng, chủ yếu nếu được nơi phù hợp thì sẽ cho thuê hoặc xây dựng để cho thuê vì trước sau đây cũng là một khoản tiết kiệm. Tiền cho thuê sẽ dành trả lãi ngân hàng", anh Hải chia sẻ.Hiện nay, phân khúc bất động sản dưới 5 tỷ đồng tại Hà Nội gần như "vắng bóng" trên thị trường. Anh Minh Tri, một người chuyên mua bán bất động sản tại Hà Nội cho biết, giá bất động sản thời gian qua tăng vọt tại nhiều phân khúc. Nhu cầu tìm kiếm của người mua khá lớn, nhưng cung phù hợp không nhiều, dẫn đến việc đẩy giá lên cao. Chính anh mấy tháng trước đã bán căn hộ chung cư khu Sunshine Riverside, Tây Hồ, sau khi trừ tất cả chi phí, lãi khoảng 1,5 tỷ đồng. Hiện, anh đã mua một căn nhà trong ngõ tại khu vực phố Lạc Long Quân, quận Tây Hồ và cũng đang có nhu cầu bán. Khi đăng lên mạng, hằng ngày nhận được gần 10 cuộc gọi đến xem nhà. Người mua nhà đặt hàng môi giới bất động sản để tìm kiếm nơi ở, nhưng thời gian qua rất khó tìm được. Thậm chí, có trường hợp nhà thuộc dạng tái định cư khu vực đường Võ Chí Công trước đây chỉ khoảng dưới 30 triệu đồng/m2, ì ạch không có giao dịch, nhưng gần đây đã có giá hơn 50 triệu đồng/m2. "Một căn hộ khoảng 70m2khi mới đăng lên mạng với giá khoảng 3,5 tỷ đồng và đã có người dạm mua. Tuy nhiên, sau ba ngày, giá đã tăng lên 3,8 tỷ đồng và chủ nhà nhất quyết không cho mặc cả", anh Tri cho biết thêm.Tương tự Hà Nội, giá nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng đều mỗi năm bất chấp thị trường bất động sản có trầm lắng hay không. Thống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm giá căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng khoảng 12%. Một số dự án thuộc phân khúc trung cấp tại thành phố Thủ Đức cách đây khoảng bốn năm chỉ có giá từ 26 triệu đồng/m2, hiện giao dịch trên thị trường thứ cấp có giá không dưới 50 triệu đồng/m2. Ngay các dự án tại thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương) cũng đã đạt ngưỡng 45 đến 55 triệu đồng/m2; trong khi đó, căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỷ đồng trở xuống (25-30 triệu đồng/m2) và căn hộ nhà ở xã hội thì nguồn cung rất ít, hầu như không có trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh trong ba năm qua.Lý giải nguyên nhân của đợt tăng giá lần này, nhiều chuyên gia nhận định cũng có yếu tố tích cực khi niềm tin thị trường có dấu hiệu quay trở lại, nhưng tiêu cực khi giá nhà ngày càng xa vời đối với hầu hết người dân là người có thu nhập trung bình và thấp. Một nguyên nhân khác là hiện nay, mức lãi suất của các ngân hàng giảm mạnh, trong khi những thị trường khác như vàng, chứng khoán còn nhiều diễn biến bất thường, cho nên người dân đã mạnh dạn đầu tư vào đất đai, nhà ở.Tìm giải pháp giảm giá nhà ởTheo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, có bốn yếu tố tác động khiến giá nhà ở liên tục tăng bất chấp thị trường bất động sản trầm lắng, đó là: Thủ tục hành chính, tiền sử dụng đất, chi phí quản lý và năng lực của chủ đầu tư, chi phí không tên.Đối với ẩn số tiền sử dụng đất như hiện nay, các chủ đầu tư dự án khó xác định được tiền thuế đất phải đóng, từ đó cũng không hoạch định được chính xác giá thành sản phẩm khi bán ra. Chỉ khi nào thay đổi cách thu tiền sử dụng đất, chuyển thành sắc thuế đánh trên "hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thành đất ở", với thuế suất xác định minh bạch (có thể bằng khoảng 15-20% giá trong bảng giá đất), khi ấy sẽ vừa loại trừ được cơ chế xin-cho, nhũng nhiễu, vừa làm giảm mức nộp tiền sử dụng đất, góp phần kéo giảm giá thành nhà ở, từ đó tạo điều kiện kéo giảm giá bán nhà ở; đồng thời, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính khi xây dựng dự án nhà ở cũng là cách giảm giá thành sản phẩm. Một dự án nhà ở phải mất đến 5 năm thực hiện thủ tục sẽ kéo theo rất nhiều chi phí bị đội lên, do đó, không thể giữ nguyên giá bán ban đầu được, thậm chí, thủ tục càng kéo dài thì giá nhà ở càng tăng.Ngoài tiền sử dụng đất, thời gian làm thủ tục dự án, chi phí quản lý và năng lực của chủ đầu tư cũng quyết định giá thành dự án nhà ở. Nếu chủ đầu tư có năng lực quản trị kém, hoặc thiếu nguồn lực tài chính sẽ dẫn đến tăng nhiều loại chi phí như: Quản lý, tài chính, bán hàng, hậu mãi, từ đó làm tăng giá bán bất động sản, thậm chí có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Ngoài ra, chi phí không tên nhiều hay ít, tăng hay giảm phụ thuộc vào kết quả của việc Nhà nước kiến tạo môi trường kinh doanh theo hướng ngày càng minh bạch, thông suốt và có tính giải trình, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, từng doanh nghiệp cũng phải thượng tôn pháp luật, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và "dám nói không với tiêu cực" trong quá trình thực hiện đầu tư dự án.Ông Châu cảnh báo, việc tăng hay giảm giá nhà ở là theo điều kiện của thị trường. Tuy nhiên, nếu giá nhà ở tiếp tục tăng phi mã, quá xa với khả năng tiếp cận của người dân, nhất là người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho thị trường.Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Đỗ Viết Chiến phân tích, có ba nhóm vấn đề liên quan đến chính sách phát triển bất động sản hiện còn nhiều vướng mắc, gồm: Nhóm tổ chức thực thi pháp luật, nhóm chồng chéo giữa các văn bản luật với nhau và nhóm thực tế đã nảy sinh nhưng pháp luật chưa điều tiết kịp. Bên cạnh đó, quy định các bước thủ tục đầu tư xây dựng hiện nay còn khá phức tạp, thời gian kéo dài (có dự án mất tới 5-7 năm mới hoàn thành công trình), khiến doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hiệu quả. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng ban hành công khai, minh bạch quy trình thủ tục về đầu tư xây dựng để người dân, doanh nghiệp có thể nắm bắt, sẵn sàng tham gia thị trường, từ đó loại bớt những chi phí không tên, cơ chế xin-cho, góp phần giảm giá thành nhà ở.Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Duy Minh, để phát triển hài hòa, bền vững thị trường bất động sản, tất cả các chủ thể liên quan phải đề cao trách nhiệm, chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Nhà nước cần có những biện pháp quyết liệt hơn nữa để thúc đẩy thị trường, tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội mua nhà cho người thu nhập thấp; đồng thời, các doanh nghiệp bất động sản cần cơ cấu lại sản phẩm, giảm chi phí đầu tư, giảm chi phí giá thành nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường, góp một phần trách nhiệm vào các chương trình nhà ở của Chính phủ, trong đó có Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
https://nhandan.vn/ghim-da-tang-gia-bat-dong-san-post807549.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:36", "tags": [ "Môi giới bất động sản", "Bất động sản", "Chung cư" ] }
Đấu thầu bán thành công 12.300 lượng vàng SJC
Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng 16/5, có 11 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo kết quả tổng hợpđấu thầu vàngmiếng ngày 16/5. Theo đó, có 11 thành viên trúng thầu, tổng khối lượng 123 lô (tương đương 12.300 lượng vàng). Giá trúng thầu cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng, giá trúng thấp nhất 88,89 triệu đồng/lượng.Như vậy, đây là phiên đấu thầu vàng thành công lần thứ 4 trong tổng số 7 lầnNgân hàng Nhà nướcViệt Nam chào thầu, cũng là phiên có khối lượng trúng thầu cao nhất. Tính chung 4 phiên, lượng vàng trúng thầu đã lên tới 27.200 lượng vàng.Sau khi phiên đấu thầu vàng miếng thành công, giá vàng miếng SJC trên thị trường đã được điều chỉnh. Hiện, giá thương hiệu vàng này đang được Công ty SJC niêm yết tại mức 87,5-90 triệu đồng/lượng, giảm 200 nghìn đồng/lượng so với chốt phiên hôm trước và giảm 400 nghìn đồng/lượng so với thời điểm mở cửa phiên giao dịch. Cùng thời điểm, vàng thế giới đã tăng mạnh và đang giao dịch ở mức cao, quanh mức 2.390 USD/ounce.Trước đó, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Thực tế, tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên. Các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham gia đấu thầu vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do lo ngại rủi ro biến động giá và không có lượng khách hàng đến mua vàng miếng SJC như tại Công ty SJC.Khi mua được vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty đã thực hiện bán ngay ra thị trường.Chủ đề: Ổn định và phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quảNgân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các Bộ phối hợp quản lý thị trường vàngNgân hàng Nhà nước Việt Nam có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường vàngĐấu thầu bán thành công 12.300 lượng vàng SJC
https://nhandan.vn/dau-thau-ban-thanh-cong-12300-luong-vang-sjc-post809595.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:36", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "đấu thầu vàng", "giá vàng", "Công ty SJC" ] }