text
stringlengths
59
2.13k
Năm 2008[cập nhật], Đức là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ sáu thế giới, và 60% năng lượng sơ cấp được nhập khẩu. Năm 2014, các nguồn năng lượng là: dầu (35,0%); than đá, trong đó có than non (24,6%); khí đốt tự nhiên (20,5%); hạt nhân (8,1%); thủy điện và nguồn tái tạo (11,1%). Chính phủ và ngành năng lượng hạt nhân chấp thuận ngưng dần toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân đến năm 2021. Họ cũng tiến hành các hoạt động bảo tồn năng lượng, công nghệ xanh, giảm phát thải, và đặt mục tiêu vào năm 2020 các nguồn tái tạo sẽ đáp ứng 40% nhu cầu điện năng của quốc gia. Đức cam kết Nghị định thư Kyoto và một vài hiệp ước khác đề xướng đa dạng sinh học, tiêu chuẩn phát thải thấp, quản lý nước, và thương mại hóa năng lượng tái tạo. Tỷ lệ tái chế tại hộ gia đình của Đức nằm vào hàng cao nhất thế giới, vào khoảng 65% (2015). Tuy thế, tổng phát thải khí nhà kính của Đức cao nhất trong EU vào năm 2010[cập nhật]. Chuyển đổi năng lượng Đức (Energiewende) là bước đi được công nhận để hướng đến một nền kinh tế bền vững bằng các biện pháp hiệu suất năng lượng và năng lượng tái tạo. </s>
Đức là nước hàng đầu toàn cầu về khoa học và kỹ thuật do có thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực này. Các nỗ lực nghiên cứu và phát triển tạo thành một bộ phận không thể thiếu của kinh tế Đức. Hơn 100 người Đức từng được trao Giải Nobel. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và công nghệ của Đức cao thứ nhì thế giới (31%) sau Hàn Quốc (32%) vào năm 2012. Đầu thế kỷ XX, người Đức giành được nhiều giải Nobel hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đặc biệt là trong khoa học (vật lý, hóa học, y học). </s>
Các nhà vật lý học Đức nổi tiếng trước thế kỷ XX gồm có Hermann von Helmholtz, Joseph von Fraunhofer và Gabriel Daniel Fahrenheit, cùng những người khác. Albert Einstein đưa thuyết tương đối cho ánh sáng và lực hấp dẫn lần lượt vào năm 1905 và năm 1915. Cùng với Max Planck, ông có công trong khai phá cơ học lượng tử , lĩnh vực mà Werner Heisenberg và Max Born sau đó có các đóng góp lớn. Wilhelm Röntgen phát hiện tia X. Otto Hahn là một người tiên phong trong lĩnh vực hóa học phóng xạ và phát hiện phân rã nguyên tử, trong khi Ferdinand Cohn và Robert Koch là những người sáng lập vi sinh học. Một số nhà toán học sinh tại Đức, bao gồm Carl Friedrich Gauss, David Hilbert, Bernhard Riemann, Gottfried Leibniz, Karl Weierstrass, Hermann Weyl và Felix Klein. </s>
Đức là quê hương của nhiều nhà phát minh và kỹ thuật nổi tiếng, bao gồm Hans Geiger sáng tạo bộ đếm Geiger; và Konrad Zuse tạo ra máy tính kỹ thuật số tự động hoàn toàn đầu tiên. Các nhà phát minh, kỹ sư và nhà công nghiệp như Ferdinand von Zeppelin, Otto Lilienthal, Gottlieb Daimler, Rudolf Diesel, Hugo Junkers và Karl Benz giúp định hình công nghệ vận chuyển ô tô và hàng không hiện đại. Các viện của Đức như Trung tâm Vũ trụ Đức (DLR) có đóng góp lớn nhất cho ESA. Kỹ sư vũ trụ Wernher von Braun phát triển tên lửa không gian đầu tiên tại Peenemünde và về sau là một thành viên nổi bật của NASA và phát triển tên lửa Mặt Trăng Saturn V. Công trình của Heinrich Rudolf Hertz trong lĩnh vực bức xạ điện từ là mấu chốt để phát triển viễn thông hiện đại. </s>
Đức là quốc gia được viếng thăm nhiều thứ bảy trên thế giới (2011), với tổng cộng 407 triệu lượt khách nghỉ qua đêm vào năm 2012. Con số này bao gồm 68,83 triệu đêm của du khách ngoại quốc. Năm 2012, có trên 30,4 triệu du khách quốc tế đến Đức. Berlin trở thành địa điểm thành phố được viếng thăm nhiều thứ ba tại châu Âu. Ngoài ra, trên 30% người Đức dành kỳ nghỉ của họ ở trong nước, nhiều nhất là đi Mecklenburg-Vorpommern. Du lịch và lữ hành nội địa và quốc tế kết hợp lại đóng góp trực tiếp trên 43,2 tỷ euro cho GDP của Đức. Bao gồm các tác động gián tiếp và cảm ứng, ngành công nghiệp này đóng góp 4,5% GDP của Đức và cung cấp hai triệu việc làm (4,8% tổng số việc làm). </s>
Đức nổi tiếng với các tuyến du lịch đa dạng, như Con đường lãng mạn, Tuyến đường rượu vang, Con đường Thành lũy, Con đường hai hàng cây. Con đường nhà khung gỗ Đức (Deutsche Fachwerkstraße) liên kết các thị trấn với các mẫu kiến trúc như vậy. Đức có 41 di sản thế giới UNESCO đến năm 2016, trong đó có các vùng lõi đô thị cổ của Regensburg, Bamberg, Lübeck, Quedlinburg, Weimar, Stralsund và Wismar. Các cảnh quan được viếng thăm nhiều nhất tại Đức có thể kể đến như Lâu đài Neuschwanstein, Nhà thờ chính tòa Köln, Bundestag Berlin, Hofbräu München, Lâu đài Heidelberg, Zwinger Dresden, Tháp truyền hình Berlin và Nhà thờ chính tòa Aachen. Europa-Park gần Freiburg là khu nghỉ dưỡng công viên chủ đề đông khách thứ nhì tại châu Âu. </s>
Đức nổi tiếng với các truyền thống lễ hội dân gian như Oktoberfest và phong tục Giáng sinh- gồm các vòng hoa Mùa Vọng, hoạt cảnh Chúa Giáng sinh, cây Giáng sinh, bánh Stollen, và các nghi thức khác. Tính đến năm 2016[cập nhật] UNESCO ghi danh 41 di sản tại Đức vào danh sách di sản thế giới. Có một số ngày nghỉ lễ công cộng tại Đức, do mỗi bang xác định; ngày 3 tháng 10 là ngày quốc khánh của Đức từ năm 1990, được kỷ niệm với tên gọi Tag der Deutschen Einheit (Ngày thống nhất nước Đức). </s>
Âm nhạc cổ điển Đức có các tác phẩm của một số nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất thế giới. Dieterich Buxtehude sáng tác ôratô cho organ, có ảnh hưởng đến tác phẩm sau này của Johann Sebastian Bach và Georg Friedrich Händel; họ là các nhà soạn nhạc có uy thế trong thời kỳ Baroque. Trong thời gian làm nhạc công violon và giáo viên tại nhà thờ lớn Salzburg, nhà soạn nhạc Leopold Mozart sinh tại Augsburg đã dìu dắt một trong các nhạc sĩ được chú ý nhất mọi thời đại: Wolfgang Amadeus Mozart. Ludwig van Beethoven là một nhân vật cốt yếu trong chuyển đổi giữa các thời kỳ cổ điển và lãng mạn. Carl Maria von Weber và Felix Mendelssohn là những người quan trọng vào thời kỳ đầu lãng mạn. Robert Schumann và Johannes Brahms sáng tác bằng cách diễn đạt lãng mạn. Richard Wagner nổi tiếng với các tác phẩm opera của mình. Richard Strauss là một nhà soạn nhạc hàng đầu vào cuối thời kỳ lãng mạn và đầu thời kỳ hiện đại. Karlheinz Stockhausen và Hans Zimmer là các nhà soạn nhạc quan trọng trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. </s>
Đức là thị trường âm nhạc lớn thứ nhì tại châu Âu, và lớn thứ tư trên thế giới. Âm nhạc đại chúng Đức trong thế kỷ XX và XXI bao gồm các phong trào Neue Deutsche Welle, disco (Boney M., Modern Talking, Bad Boys Blue), pop, Ostrock, Heavy metal/rock (Rammstein, Scorpions, Accept, Helloween), punk, pop rock (Herbert Grönemeyer), indie và schlager pop. Âm nhạc điện tử Đức giành được ảnh hưởng toàn cầu, với Kraftwerk và Tangerine Dream đi tiên phong trong thể loại này. Các DJ và nghệ sĩ sân khấu techno và house music của Đức trở nên nổi tiếng. </s>
Các họa sĩ Đức có ảnh hưởng đến mỹ thuật phương Tây, Albrecht Dürer, Hans Holbein Trẻ, Matthias Grünewald và Lucas Cranach Già là các họa sĩ quan trọng của Đức trong Thời kỳ Phục hưng, Peter Paul Rubens và Johann Baptist Zimmermann của thời kỳ Baroque, Caspar David Friedrich và Carl Spitzweg của thời kỳ lãng mạn, Max Liebermann của thời kỳ ấn tượng và Max Ernst của thời kỳ siêu thực. Các nhà điêu khắc Đức như Otto Schmidt-Hofer, Franz Iffland, và Julius Schmidt-Felling có đóng góp quan trọng cho lịch sử mỹ thuật Đức vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. </s>
Một số nhóm mỹ thuật Đức được thành lập trong thế kỷ XX, như Nhóm Tháng 11 hay Die Brücke (Cây cầu) và Der Blaue Reiter (Kỵ sĩ Xanh), bởi Wassily Kandinsky sinh tại Nga, tác động đến sự phát triển của chủ nghĩa biểu hiện tại München và Berlin. Tân Khách quan nổi lên với vị thế một phản phong cách với nó trong thời Cộng hòa Weimar. Xu hướng mỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai tại Đức đại khái có thể chia thành chủ nghĩa tân biểu hiện, nghệ thuật trình diễn và nghệ thuật quan niệm. Các nghệ sĩ tân biểu hiện nổi bật đặc biệt gồm có Georg Baselitz, Anselm Kiefer, Jörg Immendorff, A. R. Penck, Markus Lüpertz, Peter Robert Keil và Rainer Fetting. Các họa sĩ trường phái quan niệm hàng đầu của Đức gồm Bernd và Hilla Becher, Hanne Darboven, Hans-Peter Feldmann, Hans Haacke, Joseph Beuys, HA Schult, Aris Kalaizis, Neo Rauch và Andreas Gursky. Các triển lãm và lễ hội mỹ thuật lớn tại Đức là documenta, Berlin Biennale, transmediale và Art Cologne. </s>
Phần đóng góp kiến trúc từ Đức bao gồm các phong cách Karoling và Otto, tiền thân của Kiến trúc Roman. Gothic Gạch là một phong cách Trung Cổ đặc biệt được tiến triển tại Đức. Trong kiến trúc Phục Hưng và Baroque, các yếu tố khu vực và điển hình của Đức tiến triển (như Phục hưng Weser và Baroque Dresden ). Trong số nhiều bậc thầy Baroque nổi danh có Pöppelmann, Balthasar Neumann, Knobelsdorff và anh em nhà Asam. Trường phái Wessobrunner gây ảnh hưởng quyết định lên, và đương thời thậm chí là chi phối, nghệ thuật trát vữa stucco tại miền nam Đức trong thế kỷ XVIII. Con đường Baroque Thượng Schwaben là một tuyến du lịch có chủ đề baroque, nêu bật đóng góp của các nghệ sĩ và thợ thủ công như Johann Michael Feuchtmayer, một trong các thành viên của gia tộc Feuchtmayer và anh em Johann Baptist Zimmermann và Dominikus Zimmermann. Kiến trúc bản xứ tại Đức thường được nhận biết thông qua truyền thống khung gỗ (Fachwerk) và khác biệt giữa các khu vực, và trong các phong cách mộc. </s>
Khi công nghiệp hóa lan khắp châu Âu, chủ nghĩa cổ điển và một phong cách đặc biệt của chủ nghĩa lịch sử phát triển tại Đức, đôi khi được gọi là phong cách Gründerzeit, do bùng nổ kinh tế vào cuối thế kỷ XIX. Các phong cách lịch sử khu vực gồm có Trường phái Hannover, Phong cách Nuremberg và Trường phái Semper-Nicolai của Dresden. Trong số các tòa nhà nổi tiếng nhất của Đức, Lâu đài Neuschwanstein tiêu biểu cho Phục hưng Roma. Các tiểu phong cách nổi bật tiến hóa từ thế kỷ XVIII là kiến trúc suối khoáng và nghỉ dưỡng bờ biển. Các nghệ sĩ, nhà văn và nhà trưng bày của Đức như Siegfried Bing, Georg Hirth và Bruno Möhring cũng có đóng góp cho sự phát triển của Art Nouveau khi bước sang thế kỷ XX, được gọi là Jugendstil trong tiếng Đức. </s>
Kiến trúc biểu hiện phát triển trong thập niên 1910 tại Đức và ảnh hưởng đến Art Deco và các phong cách hiện đại khác, có các kiến trúc sư nổi bật như Erich Mendelsohn. Đức đặc biệt quan trọng vào đầu phong trào hiện đại: đây là quê hương của Werkbund do Hermann Muthesius khởi xướng (Tân Khách quan), và của phong trào Bauhaus do Walter Gropius thành lập. Do đó, Đức thường được nhận định là cái nôi của kiến trúc và thiết kế hiện đại. Ludwig Mies van der Rohe trở thành một trong các kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới vào nửa sau thế kỷ XX. Ông thai nghén tòa nhà chọc trời có kính bao phủ bề ngoài. Các kiến trúc sư và văn phòng đương đại nổi tiếng gồm có Hans Kollhoff, Sergei Tchoban, KK Architekten, Helmut Jahn, Behnisch, GMP, Ole Scheeren, J. Mayer H., OM Ungers, Gottfried Böhm và Frei Otto - được trao giải Pritzker. </s>
Văn học Đức có thể truy nguyên đến thời kỳ Trung Cổ và tác phẩm của các nhà văn như Walther von der Vogelweide và Wolfram von Eschenbach. Các tác gia Đức nổi tiếng gồm Johann Wolfgang von Goethe, Friedrich Schiller, Gotthold Ephraim Lessing và Theodor Fontane. Bộ sưu tập các truyện dân gian do Anh em nhà Grimm xuất bản đã truyền bá văn học dân gian Đức trên cấp độ quốc tế. Anh em nhà Grimm cũng thu thập và hệ thống hóa các biến thể khu vực của tiếng Đức; tác phẩm Deutsches Wörterbuch (từ điển tiếng Đức) của họ được bắt đầu vào năm 1838 và các tập đầu tiên phát hành vào năm 1854. </s>
Triết học Đức có tầm quan trọng lịch sử: các đóng góp của Gottfried Leibniz cho chủ nghĩa duy lý; triết học khai sáng của Immanuel Kant; chủ nghĩa duy tâm Đức cổ điển được lập ra bởi Johann Gottlieb Fichte, Georg Wilhelm Friedrich Hegel và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling; tác phẩm của Arthur Schopenhauer về chủ nghĩa bi quan trừu tượng; Karl Marx và Friedrich Engels xây dựng lý thuyết cộng sản; Friedrich Nietzsche phát triển chủ nghĩa quan điểm; Gottlob Frege đóng góp cho buổi đầu của triết học phân tích; Martin Heidegger có các tác phẩm về sự tồn tại; trường phái Frankfurt phát triển nhờ công Max Horkheimer, Theodor Adorno, Herbert Marcuse và Jürgen Habermas. </s>
Các công ty truyền thông hoạt động quốc tế lớn nhất tại Đức là Bertelsmann, Axel Springer SE và ProSiebenSat.1 Media. Thông tấn xã Đức DPA cũng đáng chú ý. Thị trường truyền hình của Đức lớn nhất tại châu Âu, với khoảng 38 triệu hộ xem TV. Khoảng 90% số hộ gia đình Đức có truyền hình cáp và vệ tinh (2012), đa dạng về các kênh truyền hình đại chúng miễn phí và thương mại. Có hơn 500 đài phát thanh công cộng và tư nhân tại Đức, trong đó Deutsche Welle là cơ quan phát thanh và truyền hình chủ yếu của Đức phát bằng các ngoại ngữ. Mạng lưới phát thanh quốc gia của Đức là Deutschlandradio, trong khi các đài ARD bao phủ phục vụ địa phương. </s>
Điện ảnh Đức có đóng góp lớn về kỹ thuật và nghệ thuật cho thế giới. Các tác phẩm đầu tiên của Anh em Skladanowsky được chiếu cho khán giả vào năm 1895. Xưởng phim Babelsberg nổi tiếng tại Potsdam được thành lập vào năm 1912, là xưởng phim quy mô lớn đầu tiên trên thế giới và nay là xưởng phim lớn nhất châu Âu. Các xưởng phim ban đầu và vẫn hoạt động là UFA và Bavaria Film. Điện ảnh Đức ban đầu có ảnh hưởng đặc biệt với các nhà biểu hiện Đức như Robert Wiene và Friedrich Wilhelm Murnau. Metropolis (1927) của đạo diễn Fritz Lang được cho là phim khoa học viễn tưởng lớn đầu tiên. Năm 1930, Josef von Sternberg làm đạo diễn cho Der blaue Engel, phim có âm thanh quy mô lớn đầu tiên của Đức, có mặt diễn viên Marlene Dietrich. Các phim của Leni Riefenstahl đặt ra các tiêu chuẩn nghệ thuật mới, đặc biệt là Niềm tin chiến thắng. </s>
Sau năm 1945, nhiều phim vào giai đoạn ngay sau chiến tranh có thể được mô tả là Trümmerfilm (phim gạch vụn), như Die Mörder sind unter uns (1946) của Wolfgang Staudte và Irgendwo in Berlin (1946) của Werner Krien. Các phim Đông Đức nổi bật phần lớn do hãng quốc doanh DEFA sản xuất, gồm có Ehe im Schatten của Kurt Maetzig (1947), Der Untertan (1951); Die Geschichte vom kleinen Muck (1953), Der geteilte Himmel (1964) của Konrad Wolf và Jakob der Lügner (1975) của Frank Beyer. Thể loại phim được định nghĩa tại Tây Đức trong thập niên 1950 có lẽ là Heimatfilm ("phim quê hương"); các phim này miêu tả cảnh đẹp của địa phương và đạo đức chính trực của cư dân sống tại đó. Đặc trưng của phim trong thập niên 1960 là các phim thể loại bao gồm các phim phỏng theo tác phẩm của Edgar Wallace và Karl May. Một trong các loạt phim Đức thành công nhất trong thập niên 1970 có phim phóng sự tình dục mang tên Schulmädchen-Report (Phóng sự nữ sinh). Trong thập niên 1970 và 1980, các đạo diên Điện ảnh Đức Mới như Volker Schlöndorff, Werner Herzog, Wim Wenders, và Rainer Werner Fassbinder khiến điện ảnh tác giả chủ nghĩa Tây Đức được hoan hô. </s>
Trong số các phim thành công về doanh thu phòng vé, có Erinnerungen an die Zukunft (1970), Das Boot (1981), Die unendliche Geschichte (1984), Otto – Der Film (1985), Lola rennt (1998), Der Schuh des Manitu (2001), Resident Evil series (2002–2016), Good Bye, Lenin! (2003), Gegen die Wand (2004), Das weiße Band – Eine deutsche Kindergeschichte (2009), Konferenz der Tiere (2010), và Cloud Atlas (2012). Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất từng được trao cho Die Blechtrommel vào năm 1979, cho Nirgendwo in Afrika vào năm 2002, và cho Das Leben der Anderen vào năm 2007. Nhiều người Đức từng thắng giải "Oscar" vì thực hiện các bộ phim khác. </s>
Hai mươi bảy triệu người Đức là thành viên của các câu lạc bộ thể thao, và có thêm mười hai triệu người tập luyện thể thao cá nhân. Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất, Hiệp hội bóng đá Đức có trên 6,3 triệu thành viên và là hiệp hội bóng đá đông đảo nhất thế giới. Giải bóng đá cao nhất của Đức là Bundesliga, thu hút lượng khán giả bình quân cao thứ nhì trong các giải thể thao chuyên nghiệp trên thế giới. Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức giành chức vô địch FIFA World Cup vào các năm 1954, 1974, 1990, và 2014, và giành chức vô địch châu Âu vào các năm 1972, 1980 và 1996. Đức từng đăng cai FIFA World Cup năm 1974 và 2006 và UEFA Euro 1988. </s>
Đức là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới về thể thao ô tô, các hãng như BMW và Mercedes là nhà sản xuất nổi bật của thể thao ô tô. Porsche giành chiến thắng giải đua 24 giờ tại Mans trong 17 lần, và Audi 13 lần (tính đến năm 2015[cập nhật]). Tay đua Michael Schumacher từng lập nhiều kỷ lục thể thao ô tô trong sự nghiệp của mình, giành bảy chức vô địch thế giới đua xe công thức một. Ông là một trong các vận động viên được trả lương cao nhất trong lịch sử. Sebastian Vettel cũng nằm trong số năm tay đua công thức một thành công nhất mọi thời đại. </s>
Trái Đất được hình thành cùng với Hệ Mặt Trời từ khi Hệ Mặt Trời ban đầu tồn tại như 1 đám mây bụi và khí lớn, quay tròn, gọi là tinh vân Mặt Trời. Tinh vân này gồm hydro và heli được tạo ra từ Vụ Nổ Lớn, và những nguyên tố hóa học nặng hơn khác được tạo ra từ các ngôi sao đã chết. Sau đó, vào khoảng 4,6 tỷ năm trước (15 đến 30 phút trước khi chiếc đồng hồ tưởng tượng của chúng ta bắt đầu chạy), có thể 1 ngôi sao ở gần đó bắt đầu trở thành 1 siêu tân tinh. Vụ nổ gây sóng chấn động về hướng tinh vân Mặt Trời và làm nó bị nén vào. Vì đám mây tiếp tục quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc so với trục quay của nó. Đa phần khối lượng tập trung ở giữa và bắt đầu nóng lên. Lúc ấy, khi trọng lực làm cho vật chất cô đặc lại xung quanh các hạt bụi vật chất, phần còn lại của đĩa bắt đầu tan rã thành những vành đai. Các mảnh nhỏ va chạm vào nhau và tạo thành những mảnh lớn hơn.. Những mảnh nằm trong tập hợp nằm cách trung tâm khoảng 150 triệu kilômét tạo thành Trái Đất. Khi Mặt Trời ngày càng đặc lại, nó nóng lên, phản ứng hạt nhân bùng nổ và tạo nên gió Mặt Trời thổi bay đa phần những vật chất ở trong đĩa vẫn còn chưa bị cô đặc vào những tập hợp vật chất lớn hơn. </s>
Nguồn gốc của Mặt Trăng hiện nay còn chưa chắc chắn, mặc dù đa số bằng chứng tồn tại ủng hộ giả thuyết sự va chạm dữ dội. Trái Đất có thể không phải là hành tinh duy nhất được tạo thành ở khoảng cách 150 triệu km từ Mặt trời. Một giả thuyết cho rằng một tập hợp vật chất khác với khoảng cách 150 triệu km từ cả Trái Đất và Mặt trời, ở điểm Lagrange thứ tư hay thứ năm. Hành tinh này được gọi là Theia, nó được cho là nhỏ hơn so với Trái Đất lúc đó, có lẽ có cùng kích thước và khối lượng như Sao Hoả. Quỹ đạo của nó ban đầu là ổn định nhưng về sau khi Trái Đất ngày càng có khối lượng lớn hơn khi thu thập thêm vật chất ở xung quanh, thì quỹ đạo của Theia trở nên bất ổn định. Theia đu đưa tới lui theo Trái Đất cho tới khi, cuối cùng, cách nay khoảng 4.533 tỷ năm (có lẽ 0 giờ 05 phút đêm theo giờ cái đồng hồ của chúng ta), nó va chạm vào Trái Đất theo một góc thấp và chéo. Tốc độ chậm và góc nhỏ không đủ để nó tiêu diệt Trái Đất, nhưng một tỷ lệ lớn lớp vỏ của nó bị bắn ra. Những phần tử nặng từ Theia chìm sâu vào vỏ Trái Đất, trong khi những phần còn lại và vật chất phóng ra tập hợp lại thành một vật thể duy nhất trong vài tuần. Dưới ảnh hưởng của trọng lực của chính nó, có lẽ trong một năm, nó trở thành một vật thể có hình cầu: là Mặt Trăng. Sự va chạm cũng được cho rằng đã làm thay đổi trục của Trái Đất làm nó nghiêng đi 23,5°, trục quay nghiêng gây ra mùa trên Trái Đất. (Một hình thức lý tưởng và đơn giản về nguồn gốc hành tinh sẽ có các trục nghiêng 0° và không gây ra mùa.) Có thể nó cũng đã làm tốc độ quay của Trái Đất tăng thêm và khởi động những kiến tạo địa tầng. </s>
Trái Đất buổi ban đầu, ở thời gian Liên đại Hỏa Thành hay Thái Viễn Cổ, rất khác biệt so với Trái Đất của chúng ta ngày nay. Trái Đất không có các đại dương và cũng không có ôxi trên khí quyển. Hành tinh luôn bị bắn phá bởi các tiểu hành tinh và các vật chất khác còn sót lại sau khi hình thành nên hệ mặt trời. Cuộc bắn phá dữ dội này, cộng với sức nóng từ sự phân chia kích hoạt phóng xạ, sức nóng còn sót lại, sức nóng từ áp lực co ngót, làm cho hành tinh ở giai đoạn này hầu như bị nấu chảy ra. Những vật chất nặng chìm vào tâm trong khi những vật chất nhẹ hơn nổi lên bề mặt, tạo ra nhiều lớp của Trái Đất (xem "Cấu trúc Trái Đất"). Khí quyển ban đầu của Trái Đất có thể gồm những vật liệu bao quanh bên ngoài từ tinh vân mặt trời, đặc biệt là các khí nhẹ như hydro và heli, nhưng gió mặt trời và chính nhiệt lượng của Trái Đất có thể đã thổi bay khí quyển đó. Bề mặt dần lạnh đi, tạo nên vỏ cứng trong vòng 150 triệu năm (khoảng 4,4 tỷ năm trước). Hơi nước thoát ra từ lớp vỏ khi các khí gas bị núi lửa phun lên, tạo cho Trái Đất một khí quyển thứ hai. Nước được cung cấp thêm từ những cuộc va chạm của sao băng. Hành tinh lạnh đi. Các đám mây được tạo thành. Mưa tạo nên các biển trong vòng 750 triệu năm (3,8 tỷ năm trước, khoảng 4:00 giờ sáng theo đồng hồ của chúng ta), nhưng cũng có thể sớm hơn. (Những bằng chứng gần đây cho thấy các đại dương có thể đã bắt đầu được tạo nên từ 4,2 tỷ năm trước — 1:50 sáng theo đồng hồ của chúng ta.) Khí quyển mới có lẽ có chứa amoniac, mêtan, hơi nước, cacbon điôxít, và nitơ, cũng như một lượng nhỏ các chất khí. Hoạt động núi lửa tăng lên, và vì không có một lớp ozone để ngăn cản, bức xạ tia cực tím thâm nhập khắp bề mặt Trái Đất. </s>
Các chi tiết về nguồn gốc sự sống vẫn còn chưa được khám phá, mặc dù các nguyên lý rộng đã được lập nên. Một thiểu số các nhà khoa học tin rằng cuộc sống, hay ít nhất là các thành phần hữu cơ, có thể đã tới Trái Đất từ vũ trụ (xem "Thuyết tha sinh"); tuy vậy, những cơ cấu theo đó sự sống có thể được phát sinh được tin là tương tự với những sự sống có nguồn gốc trên Trái Đất. Đa số các nhà khoa học tin rằng sự sống có nguồn gốc Trái Đất, nhưng thời gian của sự kiện này rất khác biệt - có lẽ là vào khoảng 4 tỷ năm trước (khoảng 3:00 giờ sáng theo đồng hồ của chúng ta). Vì một lý do chưa xác định, trong sự hoạt động hóa học mạnh mẽ thời kỳ đầu của Trái Đất, một phân tử (hay thậm chí là một thứ gì khác) đã có khả năng tự phân chia thành các bản sao của chính nó. Bản chất của phân tử này vẫn còn chưa được biết tới, từ đó các chức năng của nó được truyền lại cho các thế hệ bản sao về sau này, DNA. Khi tự mô phỏng, bản sao không phải bao giờ cũng thể hiện chính xác tương tự như thế hệ trước: một số bản sao có chứa "lỗi". Nếu sự thay đổi tiêu diệt khả năng tự mô phỏng của phân tử, thì nó sẽ mất đi, và con đường phát triển bị "tắt ngấm". Nếu không, một số thay đổi hiếm hoi sẽ làm cho phân tử được mô phỏng và được tái tạo một cách nhanh chóng hơn và với khả năng tốt hơn: những "dòng dõi" đó sẽ trở nên đông đảo và "thành công" hơn. Khi sự lựa chọn các vật liệu thô ("thức ăn") trở nên thiếu thốn, các dòng dõi sau đó có thể khai thác các nguyên liệu khác, hay có lẽ là học cách tiến triển của các kiểu dòng dõi khác, và trở nên đông đảo hơn. </s>
Nhiều kiểu phát triển khác nhau đã được đưa ra nhằm giải thích tại sao một bản sao lại có thể phát triển hơn. Nhiều bản sao đã được thử nghiệm, gồm cả các hóa chất hữu cơ như các protein hiện đại của các acid nucleic, phospholipid, tinh thể, hay thậm chí các hệ lượng tử. Hiện nay không có phương pháp nào có thể xác định kiểu nào trong số các kiểu trên, nếu có, là tương thích nhất với nguồn gốc sự sống trên Trái Đất. Một trong những lý thuyết trước kia, và là một lý thuyết đã chứng minh là đúng đắn về một số mặt, sẽ được đem ra làm ví dụ về việc tại sao quá trình này có thể xảy ra. Năng lượng cao từ các núi lửa, sét, và bức xạ tia cực tím có thể làm cho các phản ứng hóa học tạo ra nhiều phân tử phức tạp hơn từ các hợp chất đơn giản như mêtan và amoniắc. Trong số chúng có nhiều hợp chất hữu cơ đơn giản là những nguyên tố căn bản của sự sống. Khi số lượng của những "hợp chất hữu cơ" đó tăng lên, các phân tử khác nhau phản ứng lẫn nhau. Thỉnh thoảng các phân tử phức tạp hơn có thể tạo thành các cơ thể sống, tạo ra một tổ chức để tập hợp và tập trung các vật chất hữu cơ. Sự hiện diện của một số phân tử có thể làm tăng tốc một phản ứng hóa học. Tất cả chúng tiếp diễn trong một thời gian dài, với các phản ứng thường hay ít xảy ra ngẫu nhiên, tới khi nó may mắn tạo nên một phân tử mới: phân tử tái tạo. Nó có tính chất kỳ dị thúc đẩy các phản ứng hóa học tạo thành bản sao của chính nó, và tiến trình phát triển thực sự bắt đầu. Các lý thuyết khác đưa ra các kiểu tái tạo khác. Trong bất kỳ trường hợp nào, DNA chiếm vai trò chức năng của các phần tử tái tạo; tất cả các hình thức sự sống từng được biết (ngoại trừ một số loại virus) sử dụng DNA làm hình thức tái tạo của chúng trong hầu hết phương pháp tái tạo. </s>
Sự sống hiện đại có nguyên liệu tái tạo được đóng gói gọn bên trong một màng tế bào. Tìm hiểu nguồn gốc màng tế bào dễ dàng hơn so với việc tìm hiểu nguồn gốc chất tái tạo, bởi vì các phân tử phospholipid tạo thành màng tế bào thường ở dạng hai lớp (bilayer) tự sinh khi được đặt trong nước. Dưới một số điều kiện, nhiều quả cầu như vậy có thể được hình thành (xem "Lý thuyết bong bóng"). Vẫn chưa biết được liệu quá trình này diễn ra trước hay sau khởi nguồn của chất tái tạo (hay có lẽ nó từng là chất tái tạo). Thuyết phổ biến nhất cho rằng chất tái tạo, có lẽ RNA tới lúc ấy (lý thuyết thế giới RNA), cùng bộ máy tái tạo của nó và có lẽ cả các biomolecules khác đã có tham gia vào quá trình. Các tiền tế bào ban đầu có lẽ đã đơn giản vỡ ra khi chúng phát triển quá lớn; những thứ bên trong có lẽ đã xâm lấn sang các "bong bóng" khác. Các protein làm ổn định màng, hay sau này giúp vào quá trình phân chia có trật tự, đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng của các tế bào đó. RNA cũng có thể là một ứng cử viên của một chất tái tạo ban đầu bởi vì nó vừa có thể lưu giữ thông tin di truyền vừa làm xúc tác cho các phản ứng. Ở một số mặt, DNA đã chiếm giữ vai trò lưu giữ di truyền của RNA, và các protein được gọi là enzym chiếm vai trò xúc tác, để RNA chuyển thông tin và điều chỉnh quá trình này. Ngày càng có nhiều người tin rằng những tế bào ban đầu đó có thể đã tham gia cùng với các chất thoát từ miệng núi lửa dưới đáy biển được gọi là "khói đen", hoặc thậm chí với đất đá nóng và sâu. Tuy nhiên, mọi người tin rằng trong vô số những tế bào hay những tiền tế bào này chỉ có một còn sống sót. Những bằng chứng hiện nay cho thấy vị tổ tiên của thế giới đã sống trong buổi đầu thời kỳ Archean, có lẽ khoảng 3,5 tỷ năm trước (5:30 sáng theo chiếc đồng hồ tưởng tượng của chúng ta) hay sớm hơn., Tế bào này là tổ tiên của mọi tế bào và vì thế là tổ tiên của mọi sự sống trên Trái Đất </s>
Một số nhà khoa học tin rằng tế bào này không chỉ là một cá thể duy nhất mà là một số lượng các sinh vật trao đổi gen trong trao đổi gen bên. </s>
Có lẽ tất cả các tế bào ban đầu đều là tế bào dị dưỡng, sử dụng những phân tử hữu cơ (kể cả từ những tế bào khác) như nguyên liệu sống và một nguồn năng lượng. Vì nguồn cung cấp dinh dưỡng hạn chế, một số tế bào đã phát triển cách thức hấp thụ dinh dưỡng mới. Thay vì dựa vào số lượng các phân tử hữu cơ tồn tại tự do đang ngày càng giảm sút, những tế bào này hấp thụ ánh sáng mặt trời như một nguồn năng lượng. Các con số ước lượng được đưa ra không đồng nhất, nhưng vào khoảng 3 tỷ năm trước (khoảng 8:00 giờ sáng trên chiếc đồng hồ của chúng ta), một thứ tương tự như sự quang hợp hiện đại ngày nay có lẽ đã bắt đầu phát triển. Việc này khiến không chỉ sinh vật tự dưỡng mà cả sinh vật dị dưỡng lợi dụng được năng lượng mặt trời. Quang hợp sử dụng điôxít cacbon và nước vốn rất phong phú cùng với năng lượng từ ánh sáng mặt trời để sản xuất những phân tử hữu cơ giàu năng lượng (hydrat carbon). Ngoài ra, khí ôxy được sản xuất như một phế phẩm của quá trình quang hợp. Đầu tiên nó liên kết với đá vôi, sắt, và những chất khoáng khác; nhưng khi các khoáng chất đã được sử dụng hết, ôxy bắt đầu tích tụ trong khí quyển. Dù mỗi tế bào chỉ sản xuất ra một lượng ôxy nhỏ, tổng các quá trình trao đổi chất của nhiều tế bào sau những khoảng thời gian dài dằng dặc đã biến khí quyển Trái Đất trở thành tình trạng như hiện nay. Và đây là thời kỳ khí quyển thứ ba của Trái Đất. Một số ôxy phản ứng để hình thành nên ôzôn, tạo thành một lớp nằm ở phần trên cùng của khí quyển. Tầng ozon đã hấp thụ, và vẫn đang hấp thụ, một lượng lớn bức xạ cực tím mà trước kia có thể xuyên qua khí quyển. Điều này cho phép các tế bào di chuyển lên bề mặt đại dương và cuối cùng là đất liền: Nếu không có tầng ôzôn, bức xạ cực tím sẽ đi tới bề mặt Trái Đất và gây ra tình trạng biến đổi lớn cho các tế bào. Bên cạnh việc tạo ra phần lớn lượng năng lượng cần thiết cho các hình thức sự sống và ngăn cản bức xạ tia cực tím, các tác động của quang hợp còn có một tác dụng thứ ba khác đưa tới sự thay đổi mang tầm quan trọng lớn trên thế giới </s>
Sau thảm họa ôxy, các hình thái sự sống mới thích nghi được với bầu khí quyển ôxy đã tồn tại và phát triển, và một số đã phát triển khả năng sử dụng ôxy để tăng cường sự trao đổi chất và hấp thu được nhiều năng lượng hơn từ cùng loại thực phẩm. </s>
Phép phân loại hiện đại chia sự sống thành ba vực. Thời điểm khởi đầu của các vực đó chỉ có thể được suy đoán. Vực Bacteria có lẽ là sự chia tách đầu tiên khỏi những hình thức sự sống khác (thỉnh thoảng được gọi là Neomura), nhưng sự phỏng đoán này còn gây tranh cãi. Ngay sau đó, khoảng 2 tỉ năm trước (khoảng lúc 2:00 giờ chiều theo chiếc đồng hồ của chúng ta), Neomura phân chia thành Archarea và Eukarya. Các tế bào Eukarya lớn và phức tạp hơn các tế bào prokaryotic (Bacteria và Archaea), và nguồn gốc sự phức tạp đó hiện đang dần được khám phá. Ở khoảng trong thời kỳ này một tế bào vi khuẩn có liên quan tới Rickettsia ngày nay đã xâm nhập một tế bào prokaryotic lớn hơn. Có lẽ tế bào lớn đã không thành công khi tiêu hóa tế bào nhỏ (có lẽ vì quá trình phát triển khả năng tự vệ của con mồi). Có lẽ tế bào nhỏ tìm cách ký sinh trên tế bào lớn. Dù thế nào chăng nữa, tế bào nhỏ đã sống sót bên trong tế bào lớn. Sử dụng ôxy, nó đã có thể chuyển hóa các phế phẩm của tế bào lớn và thu được nhiều năng lượng. Một số năng lượng dư đó được chuyển trở lại cho vật chủ. Tế bào nhỏ tái tạo bên trong tế bào lớn, và nhanh chóng sau đó một mối quan hệ cộng sinh ổn định được thiết lập. Cùng với thời gian, tế bào chủ nhận được một số gene của tế bào nhỏ, và chúng trở nên phụ thuộc lẫn nhau: tế bào lớn không thể sống được nếu không có năng lượng do tế bào nhỏ tạo ra, và tế bào nhỏ cũng không thể tồn tại khi không có nguyên liệu thô do tế bào lớn cung cấp. Sự cộng sinh phát triển giữa tế bào lớn và cộng đồng tế bào nhỏ bên trong nó phát triển cao tới mức chúng được coi là đã trở thành một sinh vật duy nhất, các tế bào nhỏ được xếp loại là cơ quan tế bào được gọi là ty thể (mitochondria) </s>
Bên cạnh lý thuyết nội cộng sinh (endosymbiotic) có cơ sở khá vững chắc về nguồn gốc tế bào với ty thể và các lục lạp (chloroplast), cũng có lý thuyết cho rằng các tế bào đã hình thành peroxisomes, spirochete hình thành nên cilia và flagella, và có lẽ một virus DNA đã tạo nên nhân tế bào,, dù không một lý thuyết nào trong số đó được chấp nhận rộng rãi. </s>
Archaeans, bacteria, và eukaryotes tiếp tục đa dạng hóa và trở nên tinh vi cũng như thích ứng tốt hơn với môi trường của chúng. Mỗi vực lại liên tiếp chia thành nhiều giống, dù chúng ta còn biết rất ít về lịch sử archaea và bacteria. Khoảng 1.1 tỷ năm trước (6:15 chiều trên chiếc đồng hồ của chúng ta), siêu lục địa Rodinia bắt đầu hình thành; những sự di chuyển lục địa trước đó chưa được biết rõ. Thực vật, động vật, và các loài nấm đều đã phân chia, dù chúng vẫn tồn tại như những tế bào đơn độc. Một số chúng sinh sống thành các tập đoàn, và dần dần một số hành vi phân công lao động bắt đầu diễn ra; ví dụ, các tế bào ngoại biên có thể bắt đầu đảm nhận một số vai trò khác biệt so với các tế bào bên trong. Dù sự phân chia giữa một tập đoàn với các tế bào chuyên biệt và một sinh vật đa bào không phải lúc nào cũng rõ ràng, khoảng 1 tỷ năm trước (khoảng 7:00 giờ tối theo đồng hồ chúng ta), các thực vật đa bào đầu tiên xuất hiện, có lẽ là tảo lục. Có thể vào khoảng 900 triệu năm trước (7:15 tối theo đồng hồ của chúng ta), đa bào thực sự đã xuất hiện ở động vật. Ban đầu có lẽ là một thứ gì đó tương tự với đa bào của hải miên ngày nay, theo đó tất cả các tế bào đều mang tính toàn năng (totipotent) và một cơ quan bị mất có thể tự tái tạo. Khi sự phân chia lao động trở nên đầy đủ hơn trong mọi giống sinh vật đa bào, các tế bào bắt đầu chuyên biệt hóa hơn và phụ thuộc vào nhau hơn; các tế bào riêng biệt sẽ chết. Tới khoảng 750 triệu năm trước (8:00 giờ tối theo đồng hồ của chúng ta) Rodinia bắt đầu tan vỡ. </s>
Như chúng ta đã thấy, sự tích tụ khí ôxy trong khí quyển Trái Đất dẫn tới việc hình thành ôzôn, tạo nên một lớp ngăn chặn đa phần bức xạ tia cực tím của mặt trời. Vì thế, các sinh vật đơn bào đi lên mặt đất sẽ có cơ hội sống sót cao hơn, và các sinh vật chưa có nhân đã bắt đầu sinh sôi và trở nên thích ứng tốt hơn với môi trường sống bên ngoài đại dương. Có lẽ các sinh vật chưa có nhân đã chinh phục mặt đất ngay từ 2,6 tỷ năm trước (10:17 sáng), thậm chí trước cả khi sinh vật nhân chuẩn xuất hiện. Trong một thời gian dài, lục địa vẫn là nơi không thể sinh sống đối với các sinh vật đa bào. Siêu lục địa Pannotia đã hình thành từ khoảng 600 triệu năm trước và đã vỡ thành nhiều mảnh 50 triệu năm sau đó (từ khoảng 8:50 chiều tới 9:05 chiều trên chiếc đồng hồ tưởng tượng). Cá, những động vật có xương sống sớm nhất, đã bắt đầu xuất hiện tại các đại dương từ khoảng 530 triệu năm trước (9:10 chiều). Một cuộc tuyệt chủng đã xảy ra thời kỳ cuối kỷ Cambri, kỷ này chấm dứt 488 triệu năm trước (9:25 chiều). </s>
Nhiều triệu năm trước, thực vật (có lẽ giống với tảo) và nấm bắt đầu mọc trên rìa mặt nước, và sau đó tách hẳn khỏi nó. Những hóa thạch nấm và thực vật cổ nhất trên đất liền có niên đại từ 480–460 triệu năm trước (9:28–9:34 chiều), dù bằng chứng phân tử cho thấy nấm có thể đã xâm chiếm đất liền ngay từ 1 tỷ năm trước (6:40 chiều) và thực vật là 700 triệu năm (8:20 chiều). Ban đầu chúng vẫn ở gần mặt nước, các sự kiện đột biến và biến thể khiến chúng ngày càng xâm chiếm sâu hơn vào môi trường mới. Thời gian những động vật đầu tiên rời đại dương hiện vẫn chưa được biết chính xác: bằng chứng rõ rệt sớm nhất là những động vật chân đốt trên đất liền khoảng 450 triệu năm trước (9:40 chiều), có lẽ chúng đã phát triển và trở nên thích nghi với môi trường nhờ vào nguồn thực phẩm phong phú từ các loài thực vật trên đất liền. Cũng có một số bằng chứng chưa được xác nhận cho rằng những động vật chân đốt có thể đã xuất hiện trên mặt đất ngay từ 530 triệu năm trước (9:12 chiều). Khoảng 380 tới 375 triệu năm trước (10:00 chiều) những động vật bốn chân đầu tiên xuất hiện từ loài cá. Mọi người cho rằng có lẽ các vây đã phát triển để trở thành chi cho phép những động vật bốn chân đầu tiên nhấc cao đầu khỏi mặt nước để hít thở không khí. Điều này giúp chúng sống được ở những vùng nước ít ôxy hay đuổi theo những con mồi nhỏ vào trong vùng nước nông. Có thể sau này chúng đã tiến vào đất liền trong những khoảng thời gian ngắn. Cuối cùng, một số loài trở nên thích ứng tốt đến mức chấp nhận cuộc sống trên mặt đất và toàn bộ thời gian trưởng thành chúng đều sống trên đất liền, dù chúng sinh sản trong nước và quay lại đó để đẻ trứng. Đây là nguồn gốc của các động vật lưỡng cư. Khoảng 365 triệu năm trước (10:04 chiều), một giai đoạn tuyệt chủng khác diễn ra, có lẽ là do sự lạnh đi toàn cầu. Thực vật tiến hóa thêm hạt, giúp chúng tiến sâu hơn rất nhiều vào đất liền, khoảng thời gian này (khoảng 360 triệu năm trước hay 10 giờ)., </s>
Khoảng 20 triệu năm sau (340 triệu năm trước, 10:12 chiều theo đồng hồ của chúng ta), quá trình tiến hóa màng ối đã cho phép trứng được ấp trên đất liền, chắc chắn đó là một lợi thế tồn tại cho phôi của loài động vật bốn chân. Điều này dẫn tới sự phân nhánh động vật có màng ối ra khỏi động vật lưỡng cư. 30 triệu năm sau nữa (310 triệu năm trước, 10:22 chiều) sự phân nhánh giữa Synapsida (gồm các loài động vật có vú) với Sauropsida (gồm các loài chim và những loài bò sát không bay hay không phải là động vật có vú) diễn ra. Tất nhiên, những nhóm sinh vật khác tiếp tục tiến hóa và phân nhánh thành cá, côn trùng, vi khuẩn và các loài khác, nhưng chúng ta không có nhiều thông tin chi tiết như các loài trên. 300 triệu năm trước (10:25 chiều) siêu lục địa gần đây nhất hình thành, được gọi là Pangaea. Sự kiện tuyệt chủng lớn nhất cho tới nay diễn ra 250 triệu năm trước (10:40 chiều theo đồng hồ của chúng ta), ở khoảng thời gian phân tách giữa kỷ Permi và Trias; 95% các loài sinh vật trên Trái Đất biến mất. Nhưng sự sống vẫn tồn tại, và khoảng 230 triệu năm trước (10:47 chiều theo đồng hồ của chúng ta), các loài khủng long bắt đầu chia tách khỏi tổ tiên bò sát của chúng. Một cuộc tuyệt chủng ở thời gian giữa hai kỷ Trias và Jura 200 triệu năm trước (10:56 chiều) nhưng không ảnh hưởng tới nhiều loài khủng long, chúng nhanh chóng chiếm vai trò thống trị trong số động vật có xương sống. Dù một số loài có vú cũng bắt đầu phân chia tương tự trong thời gian này, các loài có vú thời đó có lẽ đều nhỏ như chuột chù ngày nay. 180 triệu năm trước (11:03 chiều), Pangea vỡ thành Laurasia và Gondwana. Ranh giới giữa các loài khủng long bay và không bay là không rõ ràng nhưng Archaeopteryx, theo truyền thống thường được coi là một trong những con chim đầu tiên, sống vào khoảng 150 triệu năm trước (11:12 chiều) </s>
Tới cuối thời kỳ thế Eocen, 34 triệu năm trước (11:49 chiều), các loài động vật có vú trên mặt đất đã quay trở về biển để trở thành các loài động vật như Basilosaurus sau này sẽ trở thành các loài cá heo và cá voi. </s>
Một loài khỉ họ người châu Phi đã có mặt khoảng sáu triệu năm trước đây (11:58 chiều theo chiếc đồng hồ của chúng ta) là loài vật cuối cùng có con cháu gồm cả loài người hiện đại và loài tinh tinh, họ hàng gần nhất của con người. Chỉ hai nhánh trong cây dòng họ của nó là có hậu duệ tồn tại tới ngày nay. Ngay sau khi phân nhánh, vì các lý do hiện còn chưa được xác định, các giống khỉ họ người trong một nhánh đã phát triển khả năng đứng thẳng. Kích thước não tăng nhanh chóng, và hai triệu năm trước đây (11:59:22 chiều, hay 38 giây trước lúc nửa đêm) những động vật đầu tiên được xếp loại Con người đã xuất hiện. Tất nhiên, giới hạn giữa các loài khác nhau hay thậm chí giữa các loại khá rộng bởi vì các sinh vật tiếp tục thay đổi theo từng thế hệ. Cùng khoảng thời gian này, nhánh kia chia thành các tổ tiên của tinh tinh thông thường và tổ tiên của tinh tinh lùn khi quá trình phát triển tiếp tục diễn ra đồng thời ở mọi dạng sự sống. Khả năng kiểm soát lửa dường như đã bắt đầu có ở Homo erectus (hay Homo ergaster), có lẽ ít nhất từ 790.000 năm trước nhưng có thể sớm từ 1.5 triệu năm trước (từ mười lăm tới hai mươi giây trước). Rất khó để xác định nguồn gốc của ngôn ngữ; chúng ta không biết liệu Homo erectus có thể nói hay khả năng này chỉ xuất hiện từ Homo sapiens. Khi kích thước não tăng lên, trẻ em được sinh ra sớm hơn, trước khi đầu chúng trở nên quá to để đi lọt xương chậu. Vì thế, chúng có quãng thời gian sống phụ thuộc dài hơn, mềm yếu hơn, và có khả năng học tập tốt hơn. Các kỹ năng xã hội trở nên phức tạp hơn, ngôn ngữ phát triển, và các công cụ được chế tạo tinh vi hơn. Điều này khiến sự hợp tác trở nên chặt chẽ cũng như lại kéo theo sự phát triển thêm của não. Về mặt giải phẫu con người hiện đại—Homo sapiens—được cho là đã có nguồn gốc xuất hiện từ khoảng 200.000 năm (hai giây) hay sớm hơn tại châu Phi; những hóa thạch cổ nhất có niên đại từ khoảng 160.000 năm trước </s>
Kỹ năng sử dụng công cụ và ngôn ngữ tiếp tục được cải thiện; những quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng trở nên phức tạp hơn. </s>
Trong hơn chín mươi phần trăm thời gian lịch sử của mình, Homo sapiens sống thành những nhóm nhỏ kiểu du mục săn bắt - hái lượm. Khi trí thông minh tăng thêm và ngôn ngữ trở nên phức tạp hơn, khả năng nhớ và truyền đạt thông tin dẫn tới một hình thức tái truyền tải thông tin mới: meme. Các ý tưởng có thể được trao đổi nhanh chóng và truyền lại cho những thế hệ sau. Quá trình phát triển văn hoá đạt bước tiến nhảy vọt so với quá trình phát triển sinh học, và lịch sử thực sự bắt đầu. Thời điểm nào đó trong khoảng 8500 tới 7000 trước Công Nguyên (0.20 tới 0.17 giây trước), con người ở vùng Đồng bằng lưỡi liềm màu mỡ tại Lưỡng Hà bắt đầu tiến hành trồng cấy và chăn nuôi có hệ thống: sự khởi đầu của nông nghiệp. Cách thức trồng cấy mới nhanh chóng lan rộng ra các vùng lân cận, và nó cũng được phát triển độc lập tại những vùng khác trên thế giới. Không còn kiểu sống du mục, con người bắt đầu thiết lập những khu định cư lâu dài. Sự phụ thuộc an ninh lẫn nhau cũng như tăng cao năng suất thu hoạch cho phép mở rộng dân số. Nông nghiệp có một ảnh hưởng quan trọng; con người bắt đầu tác động đến môi trường, ở mức chưa từng có trước đây. Thặng dư lương thực cho phép tầng lớp cai trị và thầy cúng xuất hiện, tiếp đó là sự phân công lao động. Điều này dẫn tới sự xuất hiện nền văn minh đầu tiên trên Trái Đất tại Sumer vùng Trung Đông, khoảng 4000 tới 3000 trước Công nguyên (khoảng 0.10 giây trước). Các nền văn minh khác nhanh chóng xuất hiện tại Ai Cập cổ và Châu thổ sông Indus. </s>
Các tôn giáo khác cũng nhanh chóng xuất hiện. Sự phát minh ra chữ viết cho phép các xã hội phức tạp hơn xuất hiện: những thư khố và các thư viện trở thành nơi lưu giữ những hiểu biết của nhân loại cũng như tăng cường sự chuyển giao văn hóa và thông tin. Con người không còn dùng toàn bộ thời gian để kiếm sống - tính tò mò và giáo dục khiến mọi người nhanh chóng có được sự hiểu biết và khôn ngoan. Nhiều môn học, gồm cả khoa học, xuất hiện. Các nền văn minh mới mở rộng, trao đổi thương mại với nhau và lao vào các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ và các nguồn tài nguyên: các đế chế bắt đầu hình thành. Tới khoảng năm 500 trước Công Nguyên (0.048 giây trước), các đế chế đã xuất hiện tại Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp, hầu như đều dựa trên cùng một cơ sở tương tự; khi một đế chế phát triển tới cực điểm, nó sẽ giảm sút và tàn lụi sau này. </s>
Những năm 1300 (khoảng 0.012 giây trước), thời kỳ Phục hưng bắt đầu xuất hiện tại Italia với những phát triển về tôn giáo, nghệ thuật và khoa học. Bắt đầu từ khoảng năm 1500 (0.0096 giây trước), nền văn minh châu Âu bắt đầu trải qua những thay đổi dẫn tới các cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp: lục địa này bắt đầu chiếm lĩnh vị trí thống trị đối với các xã hội loài người trên khắp hành tinh. Từ năm 1914 đến 1918 (khoảng 0.0017 giây trước) và 1939 tới 1945 (khoảng 0.0012 giây trước), các quốc gia trên khắp Trái Đất lao vào các cuộc chiến tranh thế giới. Hội quốc liên, tổ chức được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là bước đầu tiên tiến tới việc hình thành một chính phủ thế giới; sau Chiến tranh thế giới thứ hai tổ chức này được thay thế bởi Liên hiệp quốc. Năm 1992, nhiều nước châu Âu đã cùng gia nhập hình thành nên Liên minh châu Âu. Khi vận tải và thông tin phát triển, các nền kinh tế và các công việc chính trị của các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Sự toàn cầu hoá này thường gây ra bất hoà, dù sự hợp tác lẫn nhau cũng được tăng cường mạnh mẽ hơn. </s>
Sự thay đổi tiếp tục diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh trong phần nghìn giây cuối cùng của 24 giờ tưởng tượng của chúng ta, từ giữa thập niên 1950 tới hiện nay. Chúng ta ngày càng nhận thức được tác động của con người gây ra với môi trường thiên nhiên, cũng như sự cần thiết phải có những hành động hạn chế hay tiêu diệt những nguy cơ đó; và hiện nay ngày càng có nhiều ý kiến lo ngại về sự tuyệt chủng hàng loạt và sự ấm lên toàn cầu. Những người bi quan cho rằng hiện đã là quá muộn để đảo ngược thảm họa sinh thái học này trong khi những người lạc quan cho rằng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật với tốc độ ngày càng nhanh chóng sẽ giúp chúng ta có được các giải pháp cho vấn đề đó. </s>
Con người cũng đã đặt những bước chân đầu tiên bên ngoài Trái Đất. Năm 1957, Liên bang xô viết phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên quỹ đạo và không lâu sau đó, Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên đi vào vũ trụ. Năm cơ quan vũ trụ, đại diện cho hơn mười lăm nước, đã cùng hợp tác để xây dựng Trạm vũ trụ quốc tế. Bắt đầu từ năm 2000, trên trạm vũ trụ luôn có sự hiện diện của con người. Hiện nay ta chỉ có thể hình dung một cách đại cương những phát triển trong tương lai, nhưng những tiến bộ tiềm năng trong toán học, vật lý học, hóa học, sinh học, điện tử và toàn bộ các môn học khác một ngày kia có thể cho phép chúng ta hiện diện thường xuyên trên vũ trụ hay thậm chí chiếm làm thuộc địa những thế giới xa xôi. </s>
Nền kinh tế Đài Loan, còn được gọi là nền kinh tế Đài Loan của Trung Quốc, là nền kinh tế lớn thứ 7 ở châu Á, và được bao gồm trong nhóm kinh tế tiên tiến bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế và được đánh giá cao về thu nhập nền kinh tế nhóm của Ngân hàng thế giới, và xếp hạng thứ 15 trong thế giới của các báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, có một phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà được xếp hạng là 22 -largest trên thế giới bởi sức mua tương đương(PPP), đứng thứ 18 trên thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với sức mua bình quân đầu người (người) và thứ 24 trong GDP danh nghĩa đầu tư và thương mại nước ngoài của chính phủ Cộng hòa Trung Quốc (ROC), thường được gọi là như Đài Loan. Tính đến năm 2018, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính và dịch vụ tiện ích là ba cá nhân cao nhất trả tiền tại Đài Loan. Nền kinh tế của Đài Loan xếp hạng cao nhất ở Châu Á cho Chỉ số Doanh nhân Toàn cầu 2015 (GEI) cho những thế mạnh cụ thể. Hầu hết các ngân hàng lớn của chính phủ và các công ty công nghiệp đã được tư nhân hóa, và bây giờcác doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình là các yếu tố kinh tế được sắp xếp hợp lý tại Đài Loan. Với technocracy -centered kế hoạch kinh tế dưới thiết quân luật cho đến năm 1987, tốc độ tăng trưởng thực sự trong GDP đạt mức trung bình khoảng 8% trong suốt ba thập kỷ qua. Xuất khẩu đã phát triển nhanh hơn và kể từ Thế chiến II, đã cung cấp động lực chính cho công nghiệp hóa. Lạm phát và thất nghiệp thấp; thặng dư thương mại là đáng kể; và dự trữ ngoại hối lớn thứ tư thế giới. Nông nghiệp đóng góp 3% vào GDP, giảm từ 35% năm 1952, và khu vực dịch vụ chiếm 73% nền kinh tế </s>
Sở giao dịch chứng khoán Đài Loanlà người dẫn chương trình cho các công ty niêm yết của các ngành công nghiệp địa phương tại Đài Loan với mức độ phơi nhiễm tài chính có trọng số tới Chỉ số FTSE Đài Loan và Chỉ số MSCI Đài Loan. </s>
Thương mại quốc tế được chính thức hỗ trợ bởi Hội đồng phát triển ngoại thương Đài Loan. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp Đài Loan đã trở thành nhà đầu tư lớn ở Trung Quốc đại lục, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia. Do chính sách tài chính bảo thủ và ổn định của Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Trung Quốc (Đài Loan) và các thế mạnh kinh doanh, Đài Loan ít chịu đựng cuộc khủng hoảng tài chínhnăm 1997-1999 so với nhiều nền kinh tế trong khu vực. Hai ngân hàng lớn ở Đài Loan là Ngân hàng Đài Loan và Ngân hàng Thương mại Quốc tế Mega, nhưng ngành tài chính không phải là ngành công nghiệp quốc tế lớn ở Đài Loan. Không giống như Nhật Bản và Hàn Quốc láng giềng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp ở Đài Loan. Đài Loan được đặc trưng là một trong những nền kinh tế công nghiệp hóa mới trong sự trỗi dậy của mười dự án xây dựng lớn kể từ năm 1970. Từ những năm 1990, nền kinh tế Đài Loan đã thông qua tự do hóa kinh tế với những cải cách điều chỉnh liên tiếp. London Metal Exchange, thị trường chứng khoán kim loại lớn nhất thế giới, đã chấp thuận Kaohsiung, Đài Loan là một điểm giao hàng tốt cho nhôm chính, hợp kim nhôm, đồng, chì, niken, thiếc và kẽm và là vị trí thứ chín của LME ở châu Á vào ngày 17 tháng 6 năm 2013, cho các hợp đồng tương lai về kim loại và sản xuất công nghiệp của sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế Đài Loan. Nền kinh tế của Đài Loan có mật độ tập trung cửa hàng tiện lợi hiện đại cao nhất thế giới. Các thuế gián tiếp hệ thống của nền kinh tế của Đài Loan bao gồm Tổng biên nhận kinh doanh Thuế (GBRT) (thuế thu gộp) và thuế giá trị gia tăng. Nền kinh tế của Đài Loan được xếp hạng thứ 15 trong 20 thành phố điểm đến hàng đầu toàn cầu theo số lượt truy cập qua đêm quốc tế (2014) theo Chỉ số thành phố điểm đến toàn cầu của MasterCard 2014. Trà bong bóng có nguồn gốc từ Đài Loan. </s>
Đài Loan là thành viên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Đài Loan cũng là một người quan sát tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dưới cái tên " Đài Bắc Trung Quốc ", và là thành viên của Phòng Thương mại Quốc tế là "Đài Bắc Trung Quốc". Đài Loan đã ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 29 tháng 6 năm 2010. Đài Loan cũng đã ký hiệp định thương mại tự do với Singapore và New Zealand. Đài Loan đang tìm cách tham gia Đối tác xuyên Thái Bình Dương không muộn hơn năm 2020 nếu các yêu cầu kinh tế được đáp ứng. Nền kinh tế của Đài Loan cũng áp dụng cho các thành viên trong Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á năm 2015. Năm đối tác thương mại hàng đầu của Đài Loan trong năm 2010 là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Liên minh Châu Âu và Hồng Kong. </s>
Nền kinh tế Đài Loan, so với các nền kinh tế lớn khác trong khu vực, là "ở ngã tư", và phải đối mặt với kinh tế thế giới trong nền kinh tế thế giới, ngoài quốc tế hóa, lương thấp cho nhân viên và không chắc chắn về triển vọng cá nhân của nhân viên, kết quả là tài năng nguồn nhân lực tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở những nơi khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và các doanh nghiệp ở Đài Loan bị ảnh hưởng nhiều nhất từ quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. hoạt động kinh doanh bận rộn cho bất kỳ xem xét mở rộng hơn nữa, và tổng thể cản trở bất kỳ nỗ lực chuyển đổi kinh tế của Đài Loan từ chính phủ Đài Loan. Các Tổ chức Thương mại Thế giớicũng đã xem xét triển vọng kinh tế của Đài Bắc vào năm 2010. Dự báo công nghiệp quốc tế về sản xuất chất bán dẫn, là ngành hàng đầu của nền kinh tế Đài Loan, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các đối tác Mỹ. Để kết luận, đối mặt với sự thất bại thị trường từ bên ngoài, chính phủ Đài Loan cần chính sách công nghiệp được suy nghĩ tốt khẩn trương thích ứng với cảnh quan kinh tế mới, và như một nền kinh tế đảo thiếu của tài nguyên thiên nhiên và trong nước tương đối thấp hơn tổng cầu, của Đài Loan nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ góp phần rất lớn vào giá trị gia tăng quản lý đổi mới để mở rộng thương mại quốc tế của Đài Loan. </s>
Bước đầu tiên hướng tới công nghiệp hóa là cải cách ruộng đất, một bước quan trọng trong việc hiện đại hóa nền kinh tế, vì nó tạo ra một tầng lớp chủ đất có vốn đầu tư cho những nỗ lực kinh tế trong tương lai. Hỗ trợ của Mỹ cũng quan trọng để ổn định sau chiến tranh Đài Loan, và nó chiếm hơn 30% đầu tư trong nước từ năm 1951 đến năm 1962. Những yếu tố này, cùng với kế hoạch của chính phủ và giáo dục phổ thông đã mang lại những tiến bộ lớn trong công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (32% GDP năm 1952) sang nền kinh tế theo hướng công nghiệp (47% GDP năm 1986). Giữa năm 1952 và 1961, nền kinh tế tăng trung bình 9,21% mỗi năm. </s>
Một lần nữa, việc chuyển đổi nền kinh tế của Đài Loan không thể hiểu được nếu không có tham chiếu đến khuôn khổ địa chính trị lớn hơn. Mặc dù viện trợ đã được cắt giảm trong thập niên 1970, nhưng điều đó rất quan trọng trong những năm hình thành, thúc đẩy công nghiệp hóa và an ninh và liên kết kinh tế được duy trì. Sự không chắc chắn về cam kết của Hoa Kỳ đã đẩy nhanh sự thay đổi của đất nước từ việc thay thế nhập khẩu được trợ cấp trong những năm 1950 để tăng trưởng dẫn đầu xuất khẩu. Sự phát triển của thương mại và xuất khẩu nước ngoài đã giúp thu hút lao động dư thừa từ việc giảm tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế. Giống như Hàn Quốc, Đài Loan đã chuyển từ các nhà sản xuất rẻ tiền, tốn nhiều công sức, như dệt may và đồ chơi, thành một sự mở rộng của ngành công nghiệp nặng và cơ sở hạ tầng vào những năm 1970, và sau đóthiết bị điện tử tiên tiến trong thập kỷ tiếp theo. Đến những năm 1980, nền kinh tế ngày càng mở cửa và chính phủ đã chuyển sang tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước. Phát triển công nghệ dẫn đến việc thành lập Công viên Khoa học Hsinchu vào năm 1981. Đầu tư vào Trung Quốc đại lục thúc đẩy thương mại qua eo biển, giảm sự phụ thuộc của Đài Loan vào thị trường Hoa Kỳ. Từ 1981-1995, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 7,52%, và khu vực dịch vụ trở thành ngành lớn nhất với 51,67%, vượt qua khu vực công nghiệp và trở thành một nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. </s>
Đài Loan hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế tương tự như các nền kinh tế phát triển khác. Với triển vọng tiếp tục di chuyển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các nền kinh tế có lực lượng lao động rẻ hơn, như ở Trung Quốc và Việt Nam, sự phát triển tương lai của Đài Loan sẽ phải dựa vào việc chuyển đổi sang nền kinh tế công nghệ cao và dịch vụ. Trong những năm gần đây, Đài Loan đã đa dạng hóa thành công thị trường thương mại, giảm tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ 49% năm 1984 xuống 20% năm 2002. Sự phụ thuộc của Đài Loan vào Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm khi xuất khẩu sang Đông Nam Á Châu Á và Trung Quốc đại lục phát triển và nỗ lực của mình để phát triển các thị trường châu Âu tạo ra kết quả. Việc Đài Loan gia nhập WTO và mong muốn trở thành một trung tâm hoạt động khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang thúc đẩy tự do hóa kinh tế hơn nữa. </s>
Đài Loan đã phục hồi nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010, và nền kinh tế của nó đã tăng trưởng đều đặn. Nền kinh tế đang phải đối mặt với sự suy giảm trong năm 2009 do sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu và điều này đã khiến thị trường thế giới dễ bị tổn thương. Thất nghiệp đạt mức chưa từng thấy kể từ năm 2003, và nền kinh tế đã giảm 8,36% trong quý IV năm 2008. Đáp lại, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 5,6 tỷ USD (3% GDP), cung cấp tài chính ưu đãi cho các doanh nghiệp và giới thiệu thời gian nghỉ thuế. Gói kích cầu tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm thuế cho các khoản đầu tư mới và các hộ gia đình có thu nhập thấp. Đẩy mạnh các chuyến hàng đến các thị trường mới ở nước ngoài như Nga, Brazil và Trung Đông cũng là mục tiêu chính của việc kích thích kinh tế. Nền kinh tế đã từ từ phục hồi; đến tháng 11 năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của Đài Loan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm là 4,73%, và tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 40 tháng là 4,18% vào cuối năm 2011. Mức lương trung bình cũng tăng lên ổn định cho mỗi tháng trong năm 2010, tăng 1,92% so với cùng kỳ năm 2009. Sản lượng công nghiệp tháng 11/2010 đạt mức cao, tăng 19,37% so với năm trước, cho thấy xuất khẩu mạnh và nền kinh tế địa phương đang tăng trưởng. Tiêu dùng cá nhâncũng tăng, với doanh số bán lẻ tăng 6,4% so với năm 2009. Sau 10,5% tăng trưởng kinh tế trong năm 2010, Ngân hàng Thế giới dự kiến tăng trưởng tiếp tục và đạt 5% trong năm 2011. </s>
Ngoại thương là động cơ tăng trưởng nhanh của Đài Loan trong 40 năm qua. Nền kinh tế của Đài Loan vẫn theo định hướng xuất khẩu, do đó, nó phụ thuộc vào một chế độ thương mại thế giới mở và vẫn còn dễ bị tổn thương do suy thoái trong nền kinh tế thế giới. Tổng giá trị thương mại tăng hơn năm lần trong những năm 1960, gần gấp mười lần trong thập niên 1970, và tăng gấp đôi một lần nữa trong những năm 1980. Những năm 1990 chứng kiến sự tăng trưởng khiêm tốn hơn, ít hơn hai lần. Thành phần xuất khẩu thay đổi chủ yếu từ hàng nông sản sang hàng công nghiệp (nay là 98%). Ngành điện tử là lĩnh vực xuất khẩu công nghiệp quan trọng nhất của Đài Loan và là nước nhận đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ. </s>
Nhập khẩu bị chi phối bởi nguyên vật liệu và hàng hóa vốn, chiếm hơn 90% tổng số. Đài Loan nhập khẩu hầu hết nhu cầu năng lượng của mình. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Đài Loan, chiếm 11,4% kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan và cung cấp 10,0% lượng nhập khẩu. Trung Quốc đại lục gần đây đã trở thành đối tác xuất nhập khẩu lớn nhất của Đài Loan. Trong năm 2010, đất liền chiếm 28,0% xuất khẩu của Đài Loan và 13,2% nhập khẩu. Con số này đang phát triển nhanh chóng khi cả hai nền kinh tế trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết. Nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục bao gồm chủ yếu là nguyên liệu nông nghiệp và công nghiệp. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là hàng điện tử và hàng tiêu dùng. Khi mức thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan tăng lên, nhu cầu nhập khẩu, hàng tiêu dùng chất lượng cao đã tăng lên. Thặng dư thương mại năm 2002 của Đài Loan với Hoa Kỳ là 8,70 tỷ đô la. </s>
Việc thiếu quan hệ ngoại giao chính thức giữa Cộng hòa Trung Quốc (Đài Loan) với các đối tác thương mại của Đài Loan dường như không làm cản trở thương mại mở rộng nhanh chóng của Đài Loan. Cộng hòa Trung Hoa duy trì các văn phòng thương mại và văn hóa tại hơn 60 quốc gia mà nó không có quan hệ chính thức để đại diện cho quyền lợi của Đài Loan. Ngoài WTO, Đài Loan là thành viên của Ngân hàng Phát triển Châu Á là "Đài Bắc, Trung Quốc" (tên do ảnh hưởng của PRC đối với ngân hàng) và diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là " Trung Quốc Đài BắcNhững phát triển này phản ánh tầm quan trọng kinh tế của Đài Loan và mong muốn của nó để trở nên hòa nhập hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu. </s>
Các Hiệp định Hợp tác Kinh tế Khung (ECFA) với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ký kết vào ngày 29 tháng 6 năm 2010, tại Trùng Khánh. Nó có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của Đài Loan. Tuy nhiên, những lợi ích và tác động thực sự mà ECFA mang lại cho nền kinh tế tổng thể của Đài Loan vẫn còn đang tranh chấp. Thỏa thuận mới được ký kết sẽ cho phép hơn 500 sản phẩm được sản xuất tại Đài Loan để vào Trung Quốc đại lục với mức thuế thấp hoặc không có thuế. Chính phủ cũng đang tìm cách thiết lập các hiệp định thương mại với Singapore và Hoa Kỳ. </s>
Ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Đài Loan đã đóng một vai trò quan trọng trong thị trường CNTT toàn cầu trong 20 năm qua. Năm 1960, ngành công nghiệp điện tử ở Đài Loan hầu như không tồn tại. Tuy nhiên, với sự tập trung của chính phủ về phát triển chuyên môn với công nghệ cao, cùng với kiến thức tiếp thị và quản lý để thiết lập các ngành công nghiệp của riêng mình, các công ty như TSMC và UMC được thành lập. Ngành công nghiệp sử dụng các nguồn lực công nghiệp và kinh nghiệm quản lý sản phẩm để hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp quốc tế lớn để trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cơ cấu của ngành công nghiệp ở Đài Loan bao gồm một số ít các công ty ở đầu cùng với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm 85% sản lượng công nghiệp. Các SME này thường sản xuất các sản phẩm trên cơ sở sản xuất thiết bị gốc (OEM) hoặc nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM), dẫn đến ít tài nguyên hơn cho nghiên cứu và phát triển. Do sự nhấn mạnh của mô hình OEM / ODM, các công ty thường không thể thực hiện đánh giá chuyên sâu về đầu tư, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm mới, thay vì dựa vào nhập khẩu các thành phần chính và công nghệ tiên tiến từ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hai mươi công ty công nghệ thông tin và truyền thông hàng đầu (ICT) có Văn phòng mua sắm quốc tế được thành lập tại Đài Loan. Là người ký Hiệp định Công nghệ Thông tin, Đài Loan đã loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm CNTT kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002. </s>
Dự án "e-Đài Loan" do chính phủ đưa ra tìm cách sử dụng 1,83 tỷ USD để cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tại Đài Loan trong năm lĩnh vực chính: cuộc sống, kinh doanh, giao thông và băng thông rộng. Chương trình tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành, nâng cao hiệu quả của chính phủ, và nâng cao chất lượng cuộc sống, và nhằm tăng số lượng người dùng băng rộng trên đảo lên 6 triệu. Năm 2010, thị trường phần mềm của Đài Loan tăng 7,1% đạt giá trị 4 tỷ USD, chiếm 3,3% giá trị thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngành công nghiệp sản xuất nội dung số tăng 15% trong năm 2009, đạt 14,03 tỷ USD. Quang điện tửngành công nghiệp (bao gồm cả màn hình phẳng và quang điện) đạt 2,2 nghìn tỷ Đài tệ trong năm 2010, tăng 40% so với năm 2009, chiếm 1/5 thị phần toàn cầu. </s>
Các bán dẫn công nghiệp, bao gồm IC sản xuất, thiết kế và đóng gói, tạo thành một phần quan trọng trong ngành công nghiệp CNTT của Đài Loan. Do khả năng mạnh mẽ của nó trong sản xuất wafer OEM và một chuỗi cung ứng công nghiệp hoàn chỉnh, Đài Loan đã có thể phân biệt chính nó với các đối thủ cạnh tranh của nó. Sản lượng ngành đạt 39 tỷ USD trong năm 2009, đứng đầu trong thị phần toàn cầu về sản xuất, đóng gói và thử nghiệm vi mạch, và đứng thứ hai về thiết kế vi mạch. Công ty sản xuất bán dẫn Đài Loan (TSMC) và United Microelectronics Corporation (UMC) là hai nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất trên thế giới, trong khi MediaTeklà nhà cung cấp fabless lớn thứ tư trên toàn cầu. Năm 1987, TSMC đi tiên phong trong mô hình đúc không nung, định hình lại ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Từ ITRI nhà máy đầu tiên của 3-inch chế tạo wafer được xây dựng vào năm 1977 và việc thành lập UMC năm 1980, ngành công nghiệp đã phát triển thành một nhà lãnh đạo thế giới với 40 fabs đi vào hoạt động vào năm 2002. Năm 2007, ngành công nghiệp bán dẫn vượt qua Mỹ, chỉ đứng sau Nhật Bản. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến năm 2010 ảnh hưởng đến doanh thu và xuất khẩu, ngành công nghiệp đã hồi phục với các công ty đăng lợi nhuận kỷ lục trong năm 2010. Đài Loan có tỷ trọng lớn nhất là 300 nm, 90 nm và 60 nm năng lực sản xuất trên toàn thế giới. -2011. </s>
Nông nghiệp đã phục vụ như một nền tảng vững chắc cho phép lạ kinh tế của Đài Loan. Sau khi nhượng từ Nhật Bản vào năm 1945, chính phủ công bố một chiến lược lâu dài của "phát triển ngành công nghiệp thông qua sản xuất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp thông qua ngành công nghiệp". Như vậy, nông nghiệp đã trở thành nền tảng cho sự phát triển kinh tế của Đài Loan trong những năm đầu và phục vụ như là một neo cho tăng trưởng trong công nghiệp và thương mại. Vào năm 1951, sản xuất nông nghiệp chiếm 35,8% GDP của Đài Loan, vào năm 2013, nó đã được vượt xa và 475,90 tỷ đô-la của nó chỉ chiếm 1,69% GDP. Như năm 2013, Nông nghiệp của Đài Loan là hỗn hợp các loại cây trồng (47,88%), chăn nuôi (31,16%), thủy sản (20,87%) và lâm nghiệp (0,09%). Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và tự do hóa thương mại tiếp theo, chính phủ đã thực hiện các chính sách mới để phát triển ngành thành một ngành công nghiệp xanh hiện đại và cạnh tranh hơn. </s>
Mặc dù chỉ có khoảng một phần tư diện tích đất của Đài Loan thích hợp cho canh tác, hầu như tất cả đất nông nghiệp đều được canh tác mạnh mẽ, với một số khu vực thích hợp cho hai và thậm chí ba vụ mỗi năm. Tuy nhiên, tăng sản xuất nông nghiệp chậm hơn nhiều so với tăng trưởng công nghiệp. Hiện đại hóa nông nghiệp đã bị ức chế bởi quy mô nhỏ của các trang trại và thiếu đầu tư vào các cơ sở vật chất tốt hơn và đào tạo để phát triển các doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn. Dân số nông nghiệp của Đài Loan đã giảm đều từ năm 1974 xuống 2002, khiến Hội đồng Nông nghiệp giới thiệu quản lý trang trại hiện đại, đào tạo kỹ thuật và tư vấn cho các hệ thống sản xuất và phân phối tốt hơn. Thúc đẩy cơ giới hóa trang trạiđã giúp giảm bớt tình trạng thiếu lao động trong khi tăng năng suất; cả sản xuất lúa và mía đều được cơ giới hoá hoàn toàn. Cây trồng chính của Đài Loan là gạo, mía, hoa quả (nhiều loại trong số đó là nhiệt đới) và rau. Mặc dù tự cung tự cấp trong sản xuất gạo, Đài Loan nhập khẩu một lượng lớn lúa mì, chủ yếu là từ Hoa Kỳ. Sản xuất và tiêu thụ thịt đã tăng mạnh, phản ánh mức sống cao. Đài Loan đã xuất khẩu một lượng lớn thịt lợn đông lạnh, mặc dù điều này đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoof và miệng vào năm 1997. Các mặt hàng nông sản khác bao gồm cá, thủy sản và hải sản, rau quả đóng hộp và đông lạnh và các sản phẩm ngũ cốc. Nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp dự kiến sẽ tăng do gia nhập WTO, đang mở cửa thị trường nông nghiệp được bảo hộ trước đây. </s>
Do thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đảo, Đài Loan buộc phải nhập khẩu nhiều nhu cầu năng lượng của mình (hiện tại là 98%). Năng lượng nhập khẩu đạt 11,52 tỷ USD vào năm 2002, chiếm 4,1% GDP. Mặc dù ngành công nghiệp truyền thống là người tiêu dùng năng lượng lớn nhất Đài Loan, tỷ trọng của nó giảm trong những năm gần đây từ 62% năm 1986 xuống 58% năm 2002. Tiêu thụ năng lượng của Đài Loan bị chi phối bởi dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ (48,52%)), tiếp theo là than đá (29,2%), khí thiên nhiên (12,23%), điện hạt nhân (8,33%), và thủy điện (0,28%). Hòn đảo này cũng phụ thuộc nhiều vào dầu nhập khẩu, với 72% dầu thô đến từ Trung Đông vào năm 2002. Mặc dù Công ty Điện lực Đài Loan (Taipower), doanh nghiệp nhà nước, chịu trách nhiệm cung cấp điện cho khu vực Đài Loan, một biện pháp năm 1994 đã cho phép các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) cung cấp tới 20% nhu cầu năng lượng của hòn đảo. Indonesia và Malaysia cung cấp hầu hết nhu cầu khí tự nhiên của Đài Loan. Hiện tại nó có ba nhà máy điện hạt nhân hoạt động. Một nhà máy thứ tư đang được xây dựng được mothballed vào năm 2014. </s>
Mặc dù sử dụng năng lượng bình quân đầu người của Đài Loan là ngang bằng với các nước láng giềng châu Á, trong tháng 7 năm 2005, Bộ Nội vụ kinh tế công bố kế hoạch cắt giảm 170 triệu-tấn carbon dioxide thải vào năm 2025. Trong năm 2010, lượng khí thải carbon dioxide có đã giảm 5,14 triệu tấn. Để tiếp tục giảm phát thải, chính phủ cũng có kế hoạch tăng hiệu suất năng lượng lên 2% mỗi năm đến năm 2020. Ngoài ra, lượng phát thải năm 2015 dự kiến sẽ giảm 7% so với năm 2005. </s>
Đài Loan là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn thứ 4 trên thế giới và là nhà sản xuất đèn LED lớn nhất thế giới. Năm 2010, Đài Loan đã lắp đặt hơn 1,66 triệu mét vuông các bộ thu nhiệt mặt trời, với mật độ lắp đặt xếp thứ ba trên thế giới. Chính phủ đã xây dựng 155 bộ tua-bin gió có khả năng sản xuất 281,6 MW năng lượng, và các dự án bổ sung được lên kế hoạch hoặc đang xây dựng. Năng lượng tái tạo chiếm 6,8% năng lượng sử dụng của Đài Loan vào năm 2010. Năm 2010, ngành năng lượng xanh tạo ra 10,97 tỷ USD giá trị sản xuất. Chính phủ cũng công bố kế hoạch đầu tư 838 triệu đô la Mỹ để thúc đẩy năng lượng tái tạo và 635 triệu đô la Mỹ cho nghiên cứu và phát triển. </s>
Luật Lao động của Liên minh, được lập pháp bởi Quốc Dân Đảng (KMT) trên đất liền, đã trao cho nhân viên Đài Loan quyền được hợp nhất. Tuy nhiên, trước khi dân chủ hóa Đài Loan, các chức năng của các công đoàn bị giới hạn dưới sự điều tiết chặt chẽ và chủ nghĩa tập thể nhà nước. Theo Luật Lao động của Liên minh Lao động, công nhân chỉ được phép tổ chức tại các công ty, điều đó có nghĩa là các công đoàn cấp ngành đã bị cấm. Ngoài ra, chỉ có một công đoàn có thể tồn tại trong mỗi công ty hoặc khu vực địa lý. Các nhóm nghề đặc biệt như giáo viên không được phép đoàn kết. Quyền đình công và thương lượng tập thể cũng bị luật pháp cản trở. Thỏa ước mua bán tập thể năm 1930 quy định rằng các thỏa thuận tập thể không có giá trị pháp lý mà không có sự chấp thuận của chính phủ. Dân chủ hóa năm 1986 đã mang lại những thay đổi lớn cho sự tham gia và chính sách của công đoàn. Từ năm 1986 đến năm 1992, công nhân đoàn kết tăng 13%. Một số tổ chức công đoàn tự trị, không chính thức nổi lên, bao gồm Liên đoàn Công đoàn Đài Loan (TCTU) đã được công nhận hợp pháp vào năm 2000. Việc sửa đổi Luật Lao động và Thỏa ước tập thể cả hai đều có hiệu lực đầu thế kỷ 21. Luật Lao động đã sửa đổi Luật nâng cao những hạn chế đối với các nhóm nghề đặc biệt từ đại diện tập thể. Đạo luật thỏa thuận mua bán tập thể trong năm 2008 đảm bảo các công đoàn thương mại có quyền thương lượng với các nhà tuyển dụng. </s>
Các quyền bảo hộ lao động và việc làm của Đài Loan tăng lên cùng với tiến trình dân chủ hoá của nó vào những năm 1980, và nó vẫn có mức độ bảo hộ việc làm tương đối cao so với các nước Đông Á khác. Được thực hiện vào tháng 8 năm 1984, Luật Tiêu chuẩn Lao động là luật bảo vệ việc làm toàn diện đầu tiên cho công nhân Đài Loan. Trước khi thực hiện, Đạo luật Nhà máy là luật chính điều chỉnh các vấn đề lao động, nhưng không hiệu quả trong thực tế vì phạm vi bảo hiểm của các doanh nghiệp và các vấn đề và không bị phạt do vi phạm. Ngược lại, Luật Tiêu chuẩn Lao động bao gồm một phạm vi rộng lớn hơn của các doanh nghiệp và các vấn đề lao động, và các hình phạt chi tiết về vi phạm của nó. Nó quy định một khoảng thời gian thông báo trước khi sa thải nhân viên, và cũng yêu cầu mức thanh toán thôi việc cao hơn. Các vấn đề lao động khác cũng được quy định bởi luật pháp, bao gồm hợp đồng, tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, bồi thường tai nạn lao động... Hình phạt vi phạm lao động cũng rõ ràng trong luật pháp, nêu rõ tiền phạt và trách nhiệm hình sự. Hội đồng Lao động (CLA) được thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1987 để giúp thanh tra lao động và thực thi Luật Tiêu chuẩn Lao động. </s>
Chính sách thị trường lao động tích cực đã được thực hiện tại Đài Loan vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, là kết quả của những thay đổi về cơ cấu kinh tế do toàn cầu hoá và công nghiệp hóa. Thất nghiệp tăng lên và đạt khoảng 5% vào năm 2002 và 2009. Một bộ chính sách đã được áp dụng để giúp người thất nghiệp và cung cấp việc làm. Đạo luật bảo hiểm việc làm năm 2002 cấp bảo đảm thu nhập trong thời gian thất nghiệp, nhưng đồng thời yêu cầu người thụ hưởng sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để tìm việc làm. Chương trình tạo việc làm đa diện, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999, tạo việc làm trong các nhóm ngành thứ ba, đặc biệt là trong các tổ chức phi lợi nhuận. Nó trợ cấp cho các công ty đó để cung cấp đào tạo nghề và cơ hội việc làm. Chương trình tạo việc làm tạm thời của khu vực công đã trực tiếp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Không giống như các Chương trình tạo việc làm đa diện, Chương trình tạo việc làm tạm thời của khu vực công tạo ra các công việc trong chính phủ. Từ năm 2008 đến 2009, chính phủ đã ước tính tạo ra 102.000 cơ hội việc làm theo chương trình đó. Một dự án tạo việc làm cũng được thực hiện để giúp đỡ những người trẻ tuổi bằng cách trợ cấp việc tuyển dụng thanh thiếu niên trong các trường đại học và các công ty tư nhân. </s>
Để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghiệp, chính phủ đã bắt đầu thành lập các khu khoa học, khu kinh tế cung cấp các khoản tiền thuê nhà và tiện ích, ưu đãi thuế và lãi suất cho vay chuyên biệt để thu hút đầu tư. Đầu tiên, Công viên Khoa học Hsinchu được thành lập vào năm 1980 bởi Hội đồng Khoa học Quốc gia với trọng tâm là nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Nó đã được gọi là "của Đài Loan Thung lũng Silicon " và đã mở rộng đến sáu cơ sở có diện tích 1.140 ha (11,4 km2). Hơn 430 công ty (bao gồm nhiều niêm yết trên TAIEX) sử dụng hơn 130.000 người đang nằm trong công viên, và thanh toán vốn đạt Mỹ 36,10 tỷ $ trong năm 2008. Cả hai công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing và Tổng công ty United Microelectronics, lớn nhất thế giới và các nhà sản xuất chip hợp đồng lớn thứ hai, có trụ sở chính trong công viên. Từ năm 1980, chính phủ đã đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ vào cơ sở hạ tầng của công viên, và mở rộng hơn nữa cho các công viên đặc biệt hơn đã được theo đuổi. CácViện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI), có trụ sở chính trong công viên, là tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận lớn nhất tại Đài Loan và đã phát triển nghiên cứu công nghệ ứng dụng cho ngành công nghiệp, bao gồm nhiều ngành công nghiệp truyền thống của Đài Loan (như dệt may). </s>
Tiếp nối thành công của công viên đầu tiên, Công viên Khoa học Nam Đài Loan (STSP), bao gồm Công viên Khoa học Đài Nam và Công viên Khoa học Kaohsiung, được thành lập vào năm 1996. Ngoài các công ty, một số viện nghiên cứu (bao gồm Academia Sinica) và các trường đại học đã thành lập các chi nhánh trong công viên với trọng tâm là các mạch tích hợp (IC), quang điện tử và công nghệ sinh học. Công viên Khoa học Trung tâm Đài Loan (CTSP) được thành lập gần đây vào năm 2003. Trong khi CTSP vẫn đang được phát triển, nhiều công ty (bao gồm AU Optronics) đã di chuyển vào công viên và bắt đầu hoạt động sản xuất. Giống như các công viên khác, CTSP cũng tập trung vào IC, quang điện tử, và công nghệ sinh học, với ngành công nghiệp quang điện chiếm 78% doanh thu năm 2008. Ba khu khoa học này đã thu hút hơn 4 nghìn tỷ Đài tệ (137 đô la Mỹ) tỷ) nguồn vốn đầu tư, và trong năm 2010 tổng doanh thu trong các công viên đạt NT $ 2,16 nghìn tỷ (72,8 tỷ USD). </s>
Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh"[note 2] hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, bầu khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống. Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống. </s>
Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác.[note 3][note 4] Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ, và có thể tồn tại cho tới ngày nay. Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống. </s>
Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện quãng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 lần quãng thời gian nó tự quay một vòng quanh trục của mình. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch.[note 5] Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì "Công phá Mạnh muộn" đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng. </s>
Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn 200 quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động ngoại giao, du lịch, thương mại, quân sự. Văn hóa loài người đã phát triển tạo nên nhiều cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc một Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một môi trường thống nhất cần có sự định hướng. </s>
Các nhà khoa học đã có thể khôi phục lại các thông tin chi tiết về quá khứ của Trái Đất. Những ngày đầu tiên của hệ Mặt Trời là vào khoảng 4,5672 ± 0,0006 tỷ năm trước, và vào khoảng 4,54 tỷ năm trước (độ sai lệch nằm trong khoảng 1%) Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời đã hình thành từ tinh vân Mặt Trời - đám mây bụi và khí dạng đĩa do Mặt Trời tạo ra. Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm. Lúc đầu ở dạng nóng chảy, lớp vỏ ngoài của Trái Đất nguội lại thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển. Mặt Trăng hình thành ngay sau đó cách đây khoảng 4,53 tỷ năm, là kết quả của sự va chạm sượt qua giữa một vật thể có kích thước bằng Sao Hỏa (đôi khi được gọi là Theia) và có khối lượng bằng khoảng 10% khối lượng của Trái Đất, với Trái Đất. Một phần khối lượng của vật thể này đã sáp nhập vào Trái Đất, phần còn lại bắn vào không gian theo một quỹ đạo phù hợp tạo ra Mặt Trăng. </s>
Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Quá trình ngưng tụ hơi nước gia tăng bởi băng và nước ở dạng lỏng được cung cấp bởi các thiên thạch và các tiền hành tinh lớn hơn, các sao chổi, và các vật thể ở xa hơn Sao Hải Vương tạo ra các đại dương. Hai giả thiết chính về sự phát triển của các lục địa được đề xuất là: phát triển từ từ cho đến ngày nay hoặc nhanh chóng phát triển trong quá khứ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phương án thứ hai khả quan hơn, với tốc độ phát triển ban đầu nhanh của các lớp vỏ lục địa theo sau bởi một quá trình phát triển diện tích lục địa chậm và dài. Trong niên đại địa chất, khoảng thời gian hàng trăm triệu năm, bề mặt Trái Đất liên tục thay đổi hình dạng của chính nó dưới dạng các lục địa hình thành và phân rã. Các lục địa di chuyển trên bề mặt, đôi khi kết hợp với nhau để tạo thành một siêu lục địa. Khoảng 750 triệu năm trước, một trong những siêu lục địa được biết sớm nhất là Rodinia, đã bắt đầu chia tách. Các lục địa sau đó lại kết hợp với nhau để tạo ra Pannotia, 600-540 triệu năm trước, cuối cùng là Pangaea chia tách vào khoảng 180 triệu năm trước. </s>
Hiện nay, Trái Đất là ví dụ duy nhất về một môi trường cho phép duy trì sự tiến hóa. Người ta tin rằng các chất hóa học giàu năng lượng đã tạo ra các phân tử tự sao chép trong khoảng 4 tỷ năm trước đây, và trong nửa tỷ năm sau đó thì tổ tiên chung cuối cùng của các dạng sống trên Trái Đất bắt đầu xuất hiện. Sự phát triển của khả năng quang hợp cho phép năng lượng Mặt Trời được hấp thụ trực tiếp bởi các dạng sống; và sau đó ôxy sản phẩm tích tụ dần trong bầu khí quyển và hình thành tầng ôzôn (một hình thức phân tử khác của ôxy - O3) ở tầng cao của bầu khí quyển. Sự tập hợp các tế bào nhỏ trong một tế bào lớn hơn dẫn đến quá trình phát triển các tế bào phức tạp gọi là các sinh vật nhân chuẩn. Các sinh vật đa bào thực sự hình thành dưới dạng các tế bào trong một tập đoàn cá thể ngày càng trở nên chuyên môn hóa. Nhờ tầng ôzôn hấp thụ các bức xạ tia cực tím có hại, sự sống bắt đầu phát triển trên bề mặt Trái Đất. </s>
Kể từ thập niên 1960, đã có một giả thiết rằng hoạt động của các sông băng trong khoảng từ 750 đến 580 triệu năm trước, trong đại Tân Nguyên sinh, đã phủ một lớp băng lên bề mặt Trái Đất. Giả thiết được gọi là "Địa Cầu tuyết", và được đặc biệt quan tâm vì nó tiếp nối giả thiết về sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri, khi sự sống đa bào bắt đầu tăng trưởng mạnh. Sau sự bùng nổ ở kỷ Cambri, khoảng 535 triệu năm trước, đã xảy ra năm cuộc đại tuyệt chủng. Cuộc đại tuyệt chủng cuối cùng diễn ra cách đây 65 triệu năm, xảy ra có thể là do một thiên thạch đâm vào Trái Đất, đã gây ra cuộc đại tuyệt chủng của khủng long và các loài bò sát lớn, nhưng bỏ qua các loài động vật có kích thước nhỏ như các loài động vật có vú, mà khi đó trông giống như chuột. Trong 65 triệu năm qua, các dạng sống máu nóng ngày càng trở nên đa dạng, và một vài triệu năm trước đây thì một loài động vật dáng vượn ở châu Phi đã có khả năng đứng thẳng. Điều này cho phép chúng sử dụng công cụ và thúc đẩy giao tiếp cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng và các yếu tố kích thích cần thiết cho một bộ não lớn hơn. Sự phát triển của nông nghiệp, và sau đó là sự văn minh, cho phép con người trong một khoảng thời gian ngắn gây ảnh hưởng đến Trái Đất nhiều hơn bất kì một dạng sống nào khác, thậm chí cả tính chất cũng như số lượng của các loài sinh vật khác. Các thời kỳ băng hà bắt đầu từ 40 triệu năm trước và phát triển trong suốt thế Pleistocen vào khoảng 3 triệu năm trước. Chu kì hình thành và tan băng lặp đi lặp lại trong các vùng cực theo chu kì 40-100 nghìn năm. Thời kỳ băng hà gần đây kết thúc vào khoảng 10.000 năm trước. </s>
Sự tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất sẽ đẩy nhanh chu trình CO2 phi sinh học, giảm mật độ của khí này cho đến khi các loài thực vật chết (10 ppm đối với thực vật C4) trong vòng 900 triệu tới 1,2 tỷ năm. Sự thiếu hụt các loại cây xanh sẽ tạo ra hiện tượng thiếu ôxy trong bầu khí quyển, khiến cho các loại động vật trên Trái Đất sẽ bị tuyệt chủng hoàn toàn trong vài triệu năm sau đó, sự sống sẽ chỉ còn lại các dạng đơn giản sống trong các túi nước nằm sâu trong lòng đất hoặc ở 2 vùng cực. Tới 1,3 tỷ năm sau, các sinh vật nhân chuẩn sẽ tuyệt chủng, chỉ còn các sinh vật nhân sơ còn sống. Tới 2,8 tỷ năm sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ lên tới 147 độ C ngay cả ở vùng cực, toàn bộ nước trên bề mặt sẽ biến mất và sự sống sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt và nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ đạt tới 70 °C. Trái Đất được mong đợi rằng có thể hỗ trợ sự sống thêm 500 triệu năm nữa, dù thời gian này có thể kéo 2,3 tỉ năm nếu nitơ được loại bỏ khỏi bầu khí quyển. Cho dù Mặt Trời có tồn tại vĩnh cửu và không thay đổi, quá trình lạnh đi của Trái Đất sẽ khiến cho lượng CO2 giảm dần do sự suy giảm của các hoạt động núi lửa và 35% nước của các đại dương lặn xuống lớp phủ do quá trình lưu thông hơi nước của sống núi giữa đại dương giảm. </s>
Mặt Trời, trong quá trình tiến hóa của nó, sẽ trở thành một sao khổng lồ đỏ trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Các mô hình cho thấy rằng Mặt Trời sẽ mở rộng, tăng bán kính lên gấp 250 lần hiện tại, xấp xỉ 1 AU (150.000.000 km). Tương lai của Trái Đất kém rõ ràng hơn. Dưới dạng một sao khổng lồ đỏ, Mặt Trời sẽ mất đi 30% khối lượng, khiến cho, không tính đến các ảnh hưởng về thủy triều, Trái Đất sẽ chuyển đến quỹ đạo 1,7 AU (250.000.000 km) so với Mặt Trời khi ngôi sao này đạt đến bán kính tối đa. Do đó người ta hy vọng rằng Trái Đất sẽ thoát khỏi được lớp không khí bao quanh Mặt Trời, dù rằng phần lớn, không phải tất cả, các loài sinh vật còn lại cũng sẽ nhanh chóng bị tuyệt chủng khi độ sáng của Mặt Trời tăng lên. Nhưng, các mô phỏng gần đây cho thấy quỹ đạo của Trái Đất sẽ biến mất do tác dụng của thủy triều và lực hút, làm cho nó bị hút vào bầu không khí bao quanh Mặt Trời và bị phá hủy. </s>
Địa hình các khu vực khác nhau đều có các sai lệch nhất định so với hình phỏng cầu đã được lý tưởng hóa này và nếu xét ở quy mô toàn cầu thì độ lệch này thường rất nhỏ, còn đối với một khu vực nhỏ thì Trái Đất có dung sai vào khoảng 1/584, tức 0,17% so với hình phỏng cầu tham chiếu và nhỏ hơn 0,22% dung sai cho phép đối với các quả bóng bi-da. Nơi có độ lệch (độ cao hoặc độ sâu) lớn nhất so với bề mặt Trái Đất là đỉnh Everest (8.848 m trên mực nước biển) và rãnh Mariana (10.911 dưới mực nước biển). Do sự phồng lên ở xích đạo, nơi xa tâm Trái Đất nhất là đỉnh Chimborazo cao 6.268 m ở Ecuador. </s>
Khối lượng của Trái Đất vào khoảng 5,98×1024 kg, bao gồm sắt (32,1%), ôxy (30,1%), silic (15,1%), magiê (13,9%), lưu huỳnh (2,9%), niken (1,8%), canxi (1,5%), nhôm (1,4%); và các nguyên tố khác 1,2%. Dựa trên lý thuyết về phân tách khối lượng, người ta cho rằng vùng lõi được cấu tạo bởi sắt (88,8%) với một lượng nhỏ niken (5,8%), lưu huỳnh (4,5%), và các nguyên tố khác thì nhỏ hơn 1%. Nhà hóa học F. W. Clarke tính rằng dưới 47% lớp vỏ Trái Đất chứa ôxy và các mẫu đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất hầu hết chứa các ôxít; clo, lưu huỳnh và flo là các ngoại lệ quan trọng duy nhất của điều này và tổng khối lượng của chúng trong đá nhỏ hơn 1% rất nhiều. Các ôxít chính là ôxít silic, nhôm, sắt; các cacbonat canxi, magiê, kali và natri. Điôxít silic đóng vai trò như một axít, tạo nên silicat và có mặt trong tất cả các loại khoáng vật phổ biến nhất. Từ một tính toán dựa trên 1.672 phân tích về tất các loại đá, Clarke suy luận rằng 99,22% là cấu tạo từ 11 ôxít (nhìn bảng bên phải) và tất cả các thành phần còn lại chỉ chiếm một lượng cực nhỏ.[note 6] </s>
Nội nhiệt của Trái Đất được tạo ra bởi sự kết hợp của nhiệt dư được tạo ra trong các hoạt động của Trái Đất (khoảng 20%) và nhiệt được tạo ra do sự phân rã phóng xạ (khoảng 80%). Các đồng vị chính tham gia vào quá trình sinh nhiệt là kali-40, urani-238, urani 235, thori-232. Ở trung tâm của Trái Đất, nhiệt độ có thể đạt tới 7000K và áp suất có thể lên tới 360 Gpa. Do phần lớn nhiệt năng này sinh ra từ sự phân rã của các chất phóng xạ, các nhà khoa học tin rằng vào thời kì đầu của Trái Đất, trước khi số lượng của các đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã ngắn bị giảm xuống, nhiệt năng sinh ra của Trái Đất còn cao hơn. Nhiệt năng thêm này gấp hai lần hiện tại vào thời điểm 3 tỉ năm trước đã làm tăng nhiệt độ mặt đất, tăng tốc độ của quá trình đối lưu manti và kiến tạo mảng, và cho phép tao ra đá macma giống như komatiite mà ngày nay không còn được tạo ra nữa. </s>
Tổng nhiệt năng mà Trái Đất mất đi khoảng 4,2 ×1013 W. Một phần năng lượng nhiệt ở lõi được truyền qua lớp vỏ nhờ chùm manti; đó là một dạng đối lưu bao gồm các đợt dâng lên của các khối đá nóng và có thể tạo ra các điểm nóng và lũ bazan. Một phần nhiệt năng khác của Trái Đất mất đi thông qua hoạt động kiến tạo mảng khi mácma trong manti dâng lên ở các sống núi giữa đại dương. Hình thức mất nhiệt cuối cùng là con đường truyền nhiệt trực tiếp đi qua thạch quyển, phần lớn xuất hiện ở đại dương vì lớp vỏ ở đó mỏng hơn so với ở lục địa. </s>
Lớp ngoài cứng về mặt cơ học của Trái Đất, tức thạch quyển, bị vỡ thành nhiều mảnh được gọi là các mảng kiến tạo. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ khi hai mảng va chạm; tách giãn khi hai mảng đẩy nhau ra xa, chuyển dạng khi các mảng trượt dọc theo các vết đứt gãy. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Các mảng kiến tạo nằm trên quyển atheno (quyển mềm), phần rắn nhưng kém nhớt của lớp phủ trên có thể chảy và di chuyển cùng các mảng kiến tạo, và chuyển động của chúng gắn chặt với các kiểu đối lưu bên trong lớp phủ Trái Đất. </s>
Các mảng lục địa khác bao gồm mảng Ấn Độ, mảng Ả Rập, mảng Caribe, mảng Nazca ở bờ phía tây Nam Mỹ và mảng Scotia ở nam Đại Tây Dương. Mảng Úc thực chất đã hợp nhất với mảng Ấn Độ trong khoảng từ 50 đến 55 triệu năm trước để tạo thành mảng Ấn-Úc. Các mảng kiến tạo di chuyển nhanh nhất là các mảng đại dương, với mảng Cocos di chuyển với tốc độ 75 mm mỗi năm và mảng Thái Bình Dương di chuyển với tốc độ 52–69 mm mỗi năm. Ở một thái cực khác, mảng di chuyển chậm nhất là mảng Á-Âu, di chuyển với tốc độ bình thường 21 mm một năm. </s>
Lớp vỏ lục địa bao gồm các vật chất có độ đặc thấp hơn như đá macma granit và andesit. Ít phổ biến hơn là bazan, một loại đá núi lửa đặc là thành phần chính của đáy biển. Đá trầm tích được tạo ra do sự tăng số lượng trầm tích và chúng trở nên gắn kết với nhau. Đá trầm tích bao phủ gần 75% bề mặt lục địa, mặc dù chúng chỉ chiếm khoảng 5% lớp vỏ. Loại đá thứ ba được tìm thấy trên Trái Đất là đá biến chất, được tạo ra do sự biến đổi của các loại đá trước đó dưới tác dụng của áp suất cao, nhiệt độ cao, hoặc cả hai. Các khoáng vật silicat ở bề mặt Trái Đất bao gồm thạch anh, felspat, amphibol, mica, pyroxen, olivin. Các khoáng vật cacbonat bao gồm canxit (tìm thấy trong đá vôi), aragonit và dolomit. </s>
Thổ quyển là lớp ngoài cùng nhất của Trái Đất, được cấu tạo bởi đất và chịu tác động của các quá trình hình thành đất. Nó tồn tại cùng thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Theo số liệu năm 2009, tổng diện tích đất trồng trọt được chiếm 10.57% tổng diện tích đất bề mặt, với chỉ 1.04% sử dụng được cho việc trồng trọt lâu dài. Gần 40% diện tích đất bề mặt đang được sử dụng để trồng trọt hoặc làm đồng cỏ chăn nuôi, ước tính 1.3 ×107 km² dùng làm đất trồng và 3,4 ×107km² dùng làm đồng cỏ. Độ cao so với mực nước biển của mặt đất thay đổi từ -418 m ở biển Chết tới 8.848 m trên đỉnh Everest và độ cao trung bình trên mặt nước biển là 840 m. </s>
Nguồn nước dồi dào trên bề mặt đất là đặc điểm độc nhất, giúp phân biệt "Hành tinh xanh" với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Thủy quyển của Trái Đất chủ yếu bao gồm các đại dương, nhưng về lý thuyết nó bao gồm tất cả nước trên bề mặt đất, bao gồm biển nội địa, hồ, sông và mạch nước ngầm ở độ sâu tới 2.000 m. Khu vực sâu nhất dưới đáy biển là "Challenger Deep" thuộc rãnh Mariana ở Thái Bình Dương với độ sâu 10.911,4 m.[note 10] Độ sâu trung bình của các đại dương là 3.800 m, lớn hơn 4 lần độ cao trung bình của các lục địa. Khối lượng nước trong các đại dương xấp xỉ 1,35 ×1018 tấn, hoặc khoảng 1/4400 khối lượng của Trái Đất, và chiếm thể tích 1,386 ×109 km³. Nếu tất cả đất trên Trái Đất được trải phẳng ra, mực nước biển sẽ dâng lên cao hơn 2,7 km.[note 11] Khoảng 97,5% nước có chứa muối, còn lại 2,5% là nước ngọt và phần lớn nước ngọt, khoảng 68,7%, đang ở dạng băng. </s>
Sinh quyển của Trái Đất tạo ra các thay đổi khá lớn đối với bầu khí quyển. Sự quang hợp oxy tiến hóa từ 2,7 tỷ năm trước, tạo ra bầu không khí chứa nitơ-oxy tồn tại ngày nay. Sự thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí, cũng như việc tầng ôzôn - cùng với từ trường của Trái Đất- đã ngăn chặn các tia phóng xạ, cho phép sự sống tồn tại trên Trái Đất. Các chức năng khác của khí quyển đối với sự sống bao gồm vận chuyển, cung cấp các loại khí hữu dụng, đốt cháy các thiên thạch nhỏ trước khi chúng chạm đất và điều hòa nhiệt độ. Hiện tương cuối cùng được biết dưới cái tên hiệu ứng nhà kính: các phân tử khí thu nhiệt năng tỏa ra từ mặt đất, làm tăng nhiệt độ trung bình. Cacbon dioxit, hơi nước, metan và ozon là các khí nhà kính đầu tiên trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nếu không có hiệu ứng duy trì nhiệt này, nhiệt độ trung bình bề mặt sẽ là -18 °C và sự sống sẽ không có khả năng tồn tại. </s>
Khí quyển của Trái Đất không có ranh giới xác định, ngày càng trở nên mỏng hơn và loãng vào không gian. Ba phần tư khối lượng của khí quyển tập trung trong khoảng 11 km từ bề mặt hành tinh. Tầng thấp nhất này được gọi là tầng đối lưu, ở đây năng lượng Mặt Trời sẽ đốt nóng nó và bề mặt đất làm không khí giãn nở. Lớp khí mật độ thấp này bay lên trên, và thay thế vào đó là lớp khí lạnh hơn, mật độ dày hơn. Kết quả tạo ra sự lưu thông không khí, cơ chế thay đổi thời tiết và khí hậu thông qua sự phân phối lại nhiệt năng. </s>
Hơi nước được sinh ra thông qua việc bốc hơi bề mặt, được vận chuyển bằng chu trình tuần hoàn trong khí quyển. Khi điều kiện không khí cho phép việc đẩy không khí nóng ẩm lên cao thì lượng nước này ngưng tụ và rơi xuống bề mặt gọi là giáng thủy. Phần lớn lượng nước này lại được vận chuyển trở về nơi bốc hơi, thường là các đại dương hoặc các hồ nước, nhờ hệ thống sông ngòi. Vòng tuần hoàn nước là một hiện tượng cần thiết cho sự sống và là yếu tố tham gia vào hiện tượng xói mòn địa hình trong suốt các thời kì địa chất. Các hiện tượng giáng thủy có khác biệt rất lớn, từ vài mét một năm tới chưa đầy một milimét. Sự lưu thông không khí, các đặc điểm địa hình và nhiệt độ khác nhau giúp xác định lượng giáng thủy trung bình ở mỗi vùng. </s>
Trái Đất có thể chia thành các đới có khí hậu đồng nhất theo vĩ độ. Từ xích đạo đến các cực lần lượt có các kiểu khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, hàn đới (khí hậu vùng cực). Khí hậu cũng có thể chia dựa trên nhiệt độ và lượng giáng thủy, với các vùng khí hậu đặc trưng có không khí đồng nhất. Hệ thống phân loại khí hậu Köppen (sau này được Rudolph Geiger, học trò của Wladimir Köppen, sửa đổi) chia Trái Đất thành 5 nhóm lớn (khí hậu kiểu nhiệt đới/đại nhiệt, khí hậu khô, khí hậu ôn đới/ trung nhiệt, khí hậu lục địa/ tiểu nhiệt, khí hậu vùng cực), sau đó lại được chia nhỏ hơn nữa. </s>
Phía trên tầng đối lưu, bầu không khí được chia thành tầng bình lưu, tầng trung lưu và tầng nhiệt. Mỗi tầng có một tỉ lệ giảm nhiệt độ theo độ cao khác nhau. Phía trên các tầng này, có tầng ngoài mỏng dần đi vào từ quyển. Đây là nơi từ trường của Trái Đất tương tác với gió Mặt Trời. Một bộ phận của bầu khí quyển quan trọng cho sự sống là tầng ôzôn, một bộ phận của tầng bình lưu cản các tia cực tím. Đường Kármán nằm ở độ cao 100 km so với bề mặt Trái Đất là ranh giới giữa khí quyển và không gian. </s>
Dựa trên nhiệt năng, một số phân tử ở rìa ngoài khí quyển của Trái Đất có thể tự tăng tốc độ đến mức chúng có thể thoát khỏi lực hút của Trái Đất. Quá trình này diễn ra chậm nhưng không khí vẫn dần dần thoát vào không gian. Bởi hiđrô có khối lượng phân tử thấp, nên chúng có thể dễ dàng đạt tới vận tốc vũ trụ cấp 2 và chúng có tỉ lệ thoát vào không gian cao hơn hẳn các loại khí khác. Quá trình rò rỉ hiđrô vào không gian là một yếu tố tham gia vào việc đẩy Trái Đất từ trạng thái khử lúc đầu sang trạng thái ôxi hóa hiện tại. Sự quang hợp là quá trình cung cấp ôxy tự do, nhưng người ta tin rằng sự biến mất của các chất khử như hiđrô là điều kiện cần thiết cho quá trình tăng lượng ôxy trong bầu khí quyển. Quá trình hiđrô thoát khỏi khí quyển Trái Đất có thể đã ảnh hưởng giúp cho sự sống phát triển trên hành tinh. Trong khí quyển giàu ôxy hiện tại, phần lớn hiđrô bị chuyển thành dạng nước trước khi chúng kịp thoát khỏi bầu khí quyển. Thay vào đó, phần lớn lượng hiđrô mất đi là từ sự phân hủy khí mêtan trong tầng thượng khí quyển. </s>
Từ trường của Trái Đất có hình dạng gần giống như một lưỡng cực từ, với các cực từ gần trùng với các địa cực của Trái Đất. Theo thuyết dynamo, từ trường Trái Đất được tạo ra trong vùng lõi ngoài nóng chảy của Trái Đất, nơi mà nhiệt lượng tạo ra các chuyển động đối lưu của các vật chất dẫn điện, tạo ra dòng điện. Các dòng điện này đến lượt mình tạo ra từ trường. Các chuyển động đối lưu trong lõi rất lộn xộn, chuyển hướng theo chu kỳ. Hiện tượng này là nguyên nhân của hiện tương đảo cực địa từ diễn ra định kì một vài lần trong mỗi triệu năm. Sự đảo cực quan sát rõ trong địa tầng gần đây nhất, xảy ra vào giữa Kỷ Đệ Tứ, 781000 năm trước, là Đảo ngược Brunhes-Matuyama. Sự đảo cực ngắn gần đây nhất là sự kiện Laschamp xảy ra 41.000 năm trước, trong thời kỳ băng hà cuối cùng, trong đó thời gian đảo cực dài cỡ 440 năm. </s>
Chu kỳ tự quay của Trái Đất xét từ các định tinh, được IERS gọi là ngày định tinh, dài 86.164,098903691 giây thời gian Mặt Trời trung bình (UT1) hay 23h 56m 4,098903691s. Chu kì Trái Đất tự quay xét theo tuế sai hay chuyển động của xuân phân trung bình, bị đặt tên sai là năm thiên văn, dài 86.164,09053083288 giây Mặt Trời trung bình (UT1) hay 23h 56m 4,09053083288s. Vì thế ngày thiên văn ngắn hơn ngày định tinh khoảng 8,4 ms. Độ dài của ngày Mặt Trời trung bình tính theo giây hệ SI có sẵn tại IERS cho các giai đoạn từ 1623-2005. và 1962-2005. </s>
Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006)[cần dẫn nguồn][xem thảo luận]. Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ. </s>
Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau. </s>