text
stringlengths
59
2.13k
Trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 1938, đảng Dân chủ mất 6 ghế thượng viện và 71 ghế hạ viện. Các ghế mất phần nhiều tập trung trong số các đảng viên Dân chủ ủng hộ New Deal. Khi Quốc hội nhóm họp năm 1939, đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Thượng nghị sĩ Robert Taft lập ra một liên minh Bảo thủ cùng với các đảng viên Dân chủ miền Nam Hoa Kỳ. Sự ra đời của liên minh bảo thủ này gần như kết thúc khả năng của Roosevelt đưa các đề nghị của mình lên quốc hội để được thông qua thành luật. Luật lương tối thiểu năm 1938 là một đạo luật cải cách New Deal đáng kể cuối cùng được quốc hội thông qua. </s>
Sự kiện Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức dấy lên nỗi e sợ bùng nổ một cuộc thế chiến mới. Năm 1935, thời điểm Ý xâm lăng Ethiopia, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Trung lập, ra lệnh cấm vận chuyển vũ khí từ Mỹ đến các nước tham chiến. Roosevelt chống đối đạo luật dựa trên lập luận rằng đạo luật đang trừng phạt nạn nhân của sự xâm lược, trong trường hợp này là Ethiopia, đạo luật cũng hạn chế quyền hạn tổng thống trong nỗ lực trợ giúp các quốc gia thân thiện, song sự ủng hộ của công chúng dành cho đạo luật quá lớn nên Roosevelt bị buộc phải ký ban hành. Năm 1937, Quốc hội thông qua một đạo luật thậm chí còn nghiêm ngặt hơn nhưng khi chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 bùng nổ thì công luận ủng hộ Trung Hoa do đó Roosevelt được rộng tay giúp đỡ nước này. </s>
Tháng 5 năm 1938, một cuộc đảo chính bất thành nổ ra do phong trào phát xít Integralista tại Brasil thực hiện. Sau cuộc đảo chính bất thành, chính phủ Brasil cho rằng Đại sứ Đức, Tiến sĩ Karl Ritter, có nhúng tay vào cuộc đảo chính này và tuyên bố rằng ông ta là persona non grata. Sự việc Brasil tố cáo Đức hậu thuẫn cho cuộc đảo chính Integralista có một ảnh hưởng khích động đối với chính phủ Roosevelt vì nó gây hoang mang rằng tham vọng của người Đức không chỉ giới hạn trong khu vực châu Âu mà trên toàn thế giới. Điều này khiến cho chính phủ Roosevelt thay đổi cách nhìn trước đây về chế độ Đức Quốc xã: một chế độ khó ưa, tuy nhiên trên cơ bản không phải là vấn đề đáng lo đối với Mỹ. </s>
Ngày 4 tháng 9 năm 1938 giữa lúc có cuộc khủng hoảng lớn tại châu Âu lên đến đỉnh điểm bằng Hiệp ước München, trong lúc vén mở một tấm bảng vinh danh tình hữu nghị Pháp-Mỹ tại Pháp, Đại sứ Mỹ và cũng là bạn thân của Roosevelt, William C. Bullitt, đã phát biểu rằng "Pháp và Hoa Kỳ đoàn kết với nhau trong chiến tranh và hòa bình" khiến cho trong giới báo chí có nhiều đồn đoán rằng nếu chiến tranh bùng nổ vì Tiệp Khắc thì Hoa Kỳ sẽ tham chiến bên cạnh phe Đồng minh. Roosevelt bác bỏ lời đồn đoán trong một cuộc họp báo ngày 9 tháng 9. Ông nói rằng lời đồn đoán là sai 100%, và rằng Hoa Kỳ sẽ không gia nhập một "khối ngăn chặn Hitler" nào trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ông cũng nhấn mạnh rõ rằng trong trường hợp Đức có hành động xâm lược chống Tiệp Khắc thì Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường trung lập. Ngay khi Neville Chamberlain trở về Luân Đôn sau Hội nghị München, Roosevelt gởi cho ông một bức điện tín chỉ có hai chữ "Good Man" (nghĩa thông thường là "tốt lắm") mà cho đến nay vẫn còn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Phần đông ý kiến cho rằng bức điện tín mang ý nghĩa chúc mừng trong khi nhóm thiểu số thì phản bác lời giải nghĩa đó. </s>
Tháng 10 năm 1938, Roosevelt mở các buổi hội đàm bí mật với Pháp để xem có cách nào khắc phục được các luật lệ trung lập của Mỹ và cho phép Pháp mua các phi cơ Mỹ để lấp khoảng trống sản xuất trong ngành công nghiệp chế tạo phi cơ Pháp. Bản thân Roosevelt cũng bị nhiều tác động ảnh hưởng vì một bản báo cáo vào tháng 10 năm 1938 của Đại sứ Mỹ tại Pháp, William Bullitt rằng Thủ tướng Pháp Édouard Daladier có nói với ông rằng "Nếu tôi có ba hoặc bốn ngàn phi cơ thì Hội nghị München đã không bao giờ xảy ra". Tháng 11 năm 1938, Jean Monnet bí mật đến Washington cùng với một ủy ban và ngay lập tức đặt mua 1.000 phi cơ chiến đấu Mỹ cho Không quân Pháp. Một vấn đề chính trong các cuộc hội đàm Pháp-Mỹ là làm sao người Pháp trả tiền mua phi cơ Mỹ và làm sao để người Mỹ khắc phục được các đạo luật trung lập của Mỹ Ngoài ra, Đạo luật Johnson 1934, cấm cho các quốc gia vỡ nợ tiền mượn trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất mượn thêm tiền, cũng là một yếu tố phức tạp hơn (Pháp đã vỡ nợ năm 1934 vì không trả nổi tiền nợ mượn trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất). Ngày 28 tháng 1 năm 1939, một sĩ quan Không quân Pháp bị thương trong một vụ rớt máy bay tại Los Angeles. Vụ tai nạn này có liên quan đến một nguyên mẫu máy bay đầu tiên của loại oanh tạc cơ DB-7 khiến làm lộ bí mật các cuộc hội đàm bí mật Pháp-Mỹ. Chuyện bại lộ này dấy lên một làn sóng lớn của chủ nghĩa biệt lập chống lại Roosevelt và dẫn đến việc Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ tiến hành điều tra các cuộc hội đàm Pháp-Mỹ. Vì sự chống đối của chủ nghĩa biệt lập tại Quốc hội nên Roosevelt đã thực hiện một loạt những phát biểu trái ngược đến dân chúng Mỹ vào mùa đông năm 1939. Qua những phát biểu này, ông cảnh báo rằng Pháp và Anh Quốc là "phòng tuyến đầu tiên" của Mỹ cần viện trợ Mỹ và ông còn nói thêm rằng ông chỉ đang theo đuổi chính sách ngoại giao biệt lập mà sẽ không đẩy Hoa Kỳ vào bất cứ một cuộc chiến nào. Những phát biểu trái ngược của Roosevelt càng khiến Hitler càng thêm khinh thường Roosevelt vì cho rằng ông là một lãnh tụ yếu thế, hay dao động và vì thế làm tăng thêm tính chủ quan của Hitler trong việc đánh giá Hoa Kỳ </s>
Sau các cuộc thương thuyết căng thẳng, một cuộc dàn xếp được thỏa thuận vào mùa xuân năm 1939, cho phép Pháp thực hiện các đơn đặt hàng khổng lồ với ngành công nghiệp chế tạo phi cơ Mỹ; tính đến năm 1940, tuy phần lớn các phi cơ được đặt mua đã không được giao hàng tại Pháp nhưng Roosevelt đã sắp xếp đổi hướng giao hàng các phi cơ này cho người Anh vào tháng 6 năm 1940. </s>
Vào tháng 4 năm 1940, Đức xâm chiếm Đan Mạch và Na Uy, theo sau là xâm chiếm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, và Pháp vào tháng 5. Các chiến thắng của Đức tại Tây Âu khiến cho Anh Quốc trở nên suy yếu, dễ bị xâm chiếm. Vì quyết không để cho Anh Quốc bại trận, Roosevelt tận dụng ngay sự chuyển đổi nhanh chóng thái độ của công chúng. Paris sụp đổ gây hoang mang cho công luận Mỹ và tiếng nói của chủ nghĩa biệt lập cũng gần như tắt tiếng. Một sự đồng thuận cho thấy rằng chi tiêu quân sự phải được nới rộng một cách ngoạn mục. Không có sự đồng thuận rằng nguy cơ lâm chiến của Hoa Kỳ là bao nhiêu khi trợ giúp Anh Quốc. Tháng 7 năm 1940, FDR bổ nhiệm hai lãnh tụ theo chủ nghĩa can thiệp thuộc Đảng Cộng hòa, Henry L. Stimson và Frank Knox, làm bộ trưởng chiến tranh và bộ trưởng hải quân theo thứ tự vừa kể. Cả hai đảng ủng hộ các chương trình của ông nhanh chóng xây dựng các lực lượng quân sự Mỹ, nhưng những người theo chủ nghĩa biệt lập cảnh báo rằng Roosevelt sẽ đưa quốc gia lâm vào một cuộc chiến không cần thiết với Đức. Ông thành công trong việc hối thúc Quốc hội thông qua luật tuyển mộ quân dịch thời bình đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ năm 1940 (luật này được gia hạn năm 1941 bằng một phiếu ở Quốc hội). Roosevelt được "Ủy ban Phòng vệ Mỹ bằng cách Trợ giúp Đồng minh" ủng hộ nhưng bị "Ủy ban Mỹ trên hết" phản đối. </s>
Roosevelt dùng uy tín cá nhân của mình để xây dựng sự ủng hộ cho việc can thiệp của Hoa Kỳ. Nước Mỹ phải là "Kho thuốc đạn dân chủ", đó là lời phát biểu của ông trên sóng truyền thanh đến dân chúng Mỹ trong chương trình "fireside chats". Ngày 2 tháng 9 năm 1940, Roosevelt công khai thách thức các đạo luật trung lập bằng việc ký hiệp ước trao 50 chiếc khu trục hạm cho Anh Quốc để đổi lấy quyền sử dụng các căn cứ hải quân của Anh Quốc tại các đảo thuộc Anh Quốc trong vùng biển Caribe và Newfoundland. Đây là một dấu hiệu báo trước sự ra đời của Hiệp ước Lend-Lease vào tháng 3 năm 1941, khởi sự cuộc viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ trực tiếp cho Anh Quốc, Trung Hoa và sau đó là Liên Xô. Để nhận ý kiến cố vấn về chính sách ngoại giao, Roosevelt nhờ đến Harry Hopkins, người sau đó trở thành cố vấn chính của ông trong thời chiến. Họ tìm những phương sách mới để giúp Anh Quốc vì các nguồn tài chính của Anh Quốc đã cạn kiệt vào cuối năm 1940. Quốc hội Hoa Kỳ, nơi mà tiếng nói của chủ nghĩa biệt lập đã tắt tiếng, thông qua Đạo luật Lend-Lease vào tháng 3 năm 1941, cho phép Hoa Kỳ cung cấp vũ khi quân trang cho Anh Quốc, Trung Hoa và sau đó là Liên Xô. Quốc hội bỏ phiếu tán thành việc chi tiêu $50 tỷ đô la quân viện từ năm 1941–45. Có sự tương phản lớn so với tiền mà Hoa Kỳ cho vay mượn trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, viện trợ quân sự này không phải trả lại sau chiến tranh. Roosevelt là một người suốt đời ủng hộ sự tự do mậu dịch và chống đối chủ nghĩa đế quốc cho nên việc kết thúc chủ nghĩa thuộc địa của châu Âu là một trong những mục tiêu của ông. </s>
Truyền thống hai nhiệm kỳ đã là một luật bất thành văn (cho đến khi có tu chính án hiến pháp 22 ra đời quy định rõ mỗi tổng thống chỉ được phục vụ hai nhiệm kỳ) từ khi tổng thống George Washington từ chối ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 1796. Sau này, hầu như các vị tổng thống kế nhiệm đều theo truyền thống hai nhiệm kỳ này mà không ra tái tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Cả hai tổng thống Ulysses S. Grant và Theodore Roosevelt đã bị chỉ trích khi tìm cách ra ứng cử một nhiệm kỳ thứ ba không liên tục sau khi rời chức tổng thống một thời gian. FDR lần lượt chiếm ưu thế hơn các đảng viên Dân chủ nổi bật khác đang tìm cách nhận sự đề cử của đảng Dân chủ. Trong số các đảng viên Dân chủ này là hai thành viên nội các của ông: một là Bộ trưởng Ngoại giao Cordell Hull và hai là James Farley, bộ trưởng bưu điện và chủ tịch Đảng Dân chủ, từng là giám đốc điều hành chiến dịch vận động tranh cử của Roosevelt trong hai lần bầu cử tổng thống năm 1932 và 1936. Roosevelt dời đại hội đảng về Chicago nơi ông có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ cơ cấu chính trị thành phố (cơ cấu này kiểm soát hệ thống chính trị). Tại đại hội đảng, phe đối lập với ông thiếu tổ chức nhưng Farley cũng tập trung được nhiều người ủng hộ. Roosevelt liền gửi một thông điệp rằng ông sẽ không ra tranh cử trừ khi ông bị đảng bắt buộc ra tranh cử và rằng tất cả các đại biểu có quyền tự do bầu chọn cho bất cứ ai. Các đại biểu kinh ngạc; rồi bỗng dưng loa phóng thanh la to "Chúng tôi cần Roosevelt... Thế giới cần Roosevelt!" Các đại biểu như cuồng dại và ông được đề cử với tỉ lệ 946 - 147. Người mới được đề cử ra tranh cử phó tổng thống là Henry A. Wallace, một trí thức cấp tiến tự do và đang là bộ trưởng nông nghiệp. </s>
Trong chiến dịch tranh cử chống đảng viên Cộng hòa Wendell Willkie, Roosevelt nhấn mạnh ý định của ông là sẽ làm mọi việc như có thể để giữ Hoa Kỳ ngoài cuộc chiến. Ông thắng bầu cử tổng thống năm 1940 với tỉ lệ 55% phiếu bầu phổ thông, thắng 38 trong số 48 tiểu bang. Chính phủ của ông có một sự chuyển dịch sang phía tả vì sự hiện diện của Henry A. Wallace trong vai trò Phó Tổng thống Hoa Kỳ, thay thế nhân vật bảo thủ từ tiểu bang Texas, John Nance Garner, nhân vật đã trở thành kẻ thù cay cú của Roosevelt sau năm 1937. </s>
Nhiệm kỳ thứ ba của Roosevelt bị chi phối nhiều bởi Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu và tại Thái Bình Dương. Năm 1938, Roosevelt bắt đầu từng bước tiến hành tái vũ trang Hoa Kỳ vì đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của chủ nghĩa biệt lập từ các lãnh tụ Quốc hội chống đối tái vũ trang như Thượng nghị sĩ William Borah và Thượng nghị sĩ Robert Taft. Đến năm 1940, thời điểm thuận lợi vì có sự ủng hộ của lưỡng đảng nên Hoa Kỳ một mặt nới rộng và tái vũ trang Lục quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoa Kỳ, một mặt trở thành "kho thuốc súng của dân chủ" bằng cách trợ giúp Anh Quốc, Pháp, Trung Hoa và (sau tháng 6 năm 1941) Liên Xô. Khi Roosevelt có lập trường cứng rắn hơn đối phó với phe Trục thì những người theo chủ nghĩa biệt lập trong đó có Charles Lindbergh và "Ủy ban Mỹ trên hết" (America First Committee) công kích tổng thống một cách dữ dội, tố cáo ông là một kẻ hiếu chiến. Không đếm xỉa gì đến những lời chỉ trích đó và tự tin với những sáng kiến ngoại giao của mình, FDR tiếp tục song song hai chính sách: chuẩn bị sẵn sàng tham chiến và viện trợ cho Đồng minh. Ngày 29 tháng 12 năm 1940, ông gửi tới công chúng Mỹ bài diễn văn "Kho thuốc súng của dân chủ" trong một buổi nói chuyện trên sóng phát thanh. Qua đó ông đưa vấn đề Hoa Kỳ trợ giúp Đồng minh trực tiếp đến công chúng Mỹ. Một tuần sau đó vào tháng 1 năm 1941, ông đọc bài phát biểu nổi tiếng "Bốn tự do" (Four Freedoms), nêu thêm vấn đề Hoa Kỳ phải bảo vệ các quyền cơ bản trên toàn thế giới. </s>
Việc xây dựng lực lượng quân sự kích thích sự phát triển kinh tế. Vào năm 1941, thất nghiệp rơi xuống dưới 1 triệu người. Vì khan hiếm nhân công lao động tại các khu vực trung tâm sản xuất chính trên toàn quốc nên có những dòng di dân lớn gồm những người Mỹ gốc châu Phi từ các nông trại ở miền Nam cũng như các nông gia nhỏ và các công nhân từ các vùng nông thôn và thị trấn nhỏ khắp nơi trên toàn quốc. Mặt trận trong nước có sự thay đổi xã hội rất năng động trong suốt thời chiến trong khi đó các vấn đề trong nước không còn là những mối quan tâm cấp thiết nhất của chính phủ Roosevelt. </s>
Như thế vào giữa năm 1941, Roosevelt đã đưa Hoa Kỳ đứng về phe Đồng minh với một chính sách "tất cả là viện trợ, không tham chiến." Roosevelt gặp Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill ngày 14 tháng 8 năm 1941 để phác thảo ra Hiến chương Đại Tây Dương. Đây là hội nghị đầu tiên trong số các cuộc hội nghị xảy ra trong thời chiến. Tháng 7 năm 1941, Roosevelt ra lệnh cho Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson bắt đầu lập kế hoạch cho sự tham chiến hoàn toàn của Hoa Kỳ. Kết quả là "Kế hoạch Chiến thắng" được đưa ra dưới sự chỉ đạo của Albert Wedemeyer cung cấp cho tổng thống ước tính cần thiết về con số tổng động viên nhân lực, công nghiệp và tiếp vận để đánh bại "kẻ thù tiềm năng" của Hoa Kỳ. Kế hoạch cũng dự tính gia tăng viện trợ cho các quốc gia Đồng minh và cần đến 10 triệu binh sĩ phục vụ. Phân nửa trong số 10 triệu binh sĩ phải sẵn sàng triển khai ở ngoại quốc vào năm 1943. Roosevelt quyết định cứng rắn đứng về phe Đồng minh và các kế hoạch vừa nói đã được lập sẵn trước khi Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. </s>
Cảnh báo được gửi đến các tư lệnh Lục quân và Hải quân Hoa Kỳ tại Hawaii nhưng tin tức này không được nhận đúng lúc vì lỗi của bộ máy hành chính. Thông điệp được gửi qua dịch vụ điện tín "Western Union Telegram" đến Tây Duyên hải Hoa Kỳ và sau đó qua dịch vụ vô tuyến "RCA Radio" đến thành phố Honolulu với nội dung đã được mã hóa. Đây là cách thức chuẩn liên lạc thông tin với các đảo của Hawaii vào thời đó khi điều kiện không gian không cho phép liên lạc thông tin trực tiếp như đã xảy ra vào ngày hôm đó. Tuy nhiên thông điệp này không được đánh dấu "khẩn cấp" nào vì thế nó được gửi đi theo thứ tự nhận được như các thông điệp khác. Chuyện này là do chủ ý của các vị tướng lãnh ở thủ đô Washington vì họ cho rằng nếu thông điệp được đánh dấu "khẩn cấp" và được gởi đến các vị tư lệnh tại Hawaii thì có thể gây sự chú ý của các điệp viên Nhật Bản ở Tây Duyên hải. Theo kế hoạch, thông điệp này là để cảnh báo cho lục quân và hải quân tại Hawaii để họ giăng sẵn bẫy đối phó với một cuộc tấn công của người Nhật. Tuy nhiên thông điệp được Bộ tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ tại Hawaii nhận được mấy tiếng đồng hồ sau khi cuộc tấn công đã kết thúc. </s>
Sau khi nhận được thông điệp, Đại tá French đích thân nhận trách nhiệm gửi nó đi. Khi biết hệ thống liên lạc vô tuyến của Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ đã không còn liên lạc được với Honolulu kể từ khoảng 10:20 sáng, ông liền quyết định rằng cách nhanh nhất để gửi nó đến Hawaii là bằng các phương tiện dịch vụ thương mại; có nghĩa là dùng dịch vụ điện tín "Western Union" đến San Francisco, và từ đó dùng sóng vô tuyến thương mại đến Honolulu. Thông điệp được lưu trữ tại trung tâm truyền tin Lục quân lúc 12:01 trưa (6:31 sáng, giờ Hawaii); được chuyển tải bằng điện tín đến dịch vụ Western Union xong vào lúc 12:17 trưa (6:47 sáng, Hawaii); được dịch vụ RCA Honolulu nhận được vào lúc 1:03 trưa (7:33 sáng, Hawaii); được phòng truyền tin, Đồn Shafter tại Hawaii nhận được vào khoảng 5:15 chiều (11:45 sáng, Hawaii) sau vụ tấn công. Thì ra việc liên lạc điện tín giữa dịch vụ RCA ở Honolulu và Đồn Shafter đã không thực hiện được vào giờ đặc biệt đó nên thông điệp được giao bằng xe đạp và người đưa tin bằng xe đạp này đã phải giao tin vòng vo vì tránh đợt bom nổ đầu tiên. </s>
Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, phá hủy hoặc làm hư hại 16 chiến hạm trong đó phần lớn là các thiết giáp hạm của hạm đội, giết chết gần 3000 binh sĩ và nhân viên dân sự Mỹ. Trong những tuần sau đó, người Nhật chiếm Philippines và các thuộc địa của Hà Lan và Anh Quốc ở Đông Nam Á, chiếm được Singapore vào tháng 2 năm 1942 và tiến công qua Miến Điện đến biên giới Ấn Độ thuộc Anh vào tháng 5, cắt đứt đường tiếp tế trên bộ đến Trung Hoa Dân Quốc. Thái độ phản chiến tại Hoa Kỳ biến mất trong đêm và Hoa Kỳ đoàn kết đằng sau Roosevelt. Chính vào thời điểm này, Roosevelt đã đọc bài "Diễn văn Ghê tởm" nổi tiếng trong đó ông nói rằng:"Ngày hôm qua, 7 tháng 12 năm 1941 — một ngày mà đáng ghê tởm (vì hành động bất ngờ và tàn bạo của Nhật) — Hoa Kỳ bị lực lượng hải quân và không lực Đế quốc Nhật Bản cố ý và bất ngờ tấn công." </s>
Tuy làn sóng giận dữ lan khắp Hoa Kỳ sau vụ tấn công Trân Châu Cảng nhưng từ đầu Roosevelt đã quyết định rằng việc đánh bại Đức Quốc xã là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ. Ngày 11 tháng 12 năm 1941, quyết định chiến lược "châu Âu trước tiên" của Hoa Kỳ được triển khai một cách dễ dàng hơn khi Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ. Roosevelt gặp Churchill vào cuối tháng 12 và hoạch định ra một liên minh không chính thức rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ, Anh Quốc, Trung Hoa và Liên Xô với các mục tiêu như sau: ngăn chặn sự tiến công của Đức vào Liên Xô và Bắc Phi, mở một cuộc xâm nhập vào Tây Âu với mục tiêu đè bẹp Đức Quốc xã giữa hai mặt trận, và cứu Trung Hoa rồi đánh bại Nhật Bản. </s>
"Bộ ba đại gia" (Roosevelt, Churchill, và Joseph Stalin) cùng với Đặc cấp Thượng tướng Tưởng Giới Thạch cùng hợp tác không chính thức mà theo đó quân Mỹ và Anh Quốc tập trung lực lượng tại phía Tây, quân Liên Xô chiến đấu ở mặt trận phía Đông, và quân Trung Hoa, Anh Quốc, Mỹ chiến đấu tại vùng Thái Bình Dương. Đồng minh hoạch định chiến lược bằng một loạt các hội nghị cấp cao cũng như liên lạc qua các kênh quân sự và ngoại giao. Roosevelt bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ là "Kho thuốc súng của Dân chủ" bằng việc gởi $50 tỷ đô-la hàng viện trợ theo Đạo luật Lend Lease, chủ yếu đến Anh Quốc sau đó là Liên Xô, Trung Hoa và các lực lượng Đồng minh khác. </s>
Đồng minh tiến hành xâm chiếm Maroc và Algérie thuộc Pháp (Chiến dịch Torch) vào tháng 11 năm 1942, xâm chiếm Sicilia (Chiến dịch Husky) vào tháng 7 năm 1943, và xâm chiếm lục địa Ý (Chiến dịch Avalanche) vào tháng 9 năm 1943. Chiến dịch ném bom chiến lược leo thang vào năm 1944 đã cày nát tất cả các thành phố chính của Đức và cắt đứt các nguồn tiếp tế dầu. Đây là một chiến dịch Anh-Mỹ phối hợp 50-50% lực lượng. Roosevelt chọn Dwight D. Eisenhower chứ không phải George Marshall để chỉ huy cuộc tiến công xâm chiếm của Đồng minh ngang eo biển với tên gọi là Chiến dịch Overlord bắt đầu vào ngày D-Day, 6 tháng 6 năm 1944. Một số trận đánh đẫm máu nhất trong cuộc chiến đã xảy ra theo sau cuộc tiến công ngang qua eo biển. Quân Đồng Minh gặp một số thất bại khi quân Đức phản kích đánh Ardennes và Alsace tháng 12 năm 1944 – tháng 1 năm 1945. Tuy nhiên, lực lượng Anh-Mỹ-Pháp đã chặn được đà tiến công của quân Đức và tràn vào lãnh thổ Đức. Roosevelt qua đời ngày 12 tháng 4 năm 1945 vào lúc các lực lượng Đồng Minh gần tiến vào Berlin. </s>
Trong khi đó tại Thái Bình Dương, cuộc tiến công của Nhật Bản đã lên đến phạm vi cực điểm vào tháng 6 năm 1942 khi Hải quân Hoa Kỳ đã ghi được một chiến thắng mang tính định đoạt trong Trận Midway. Khi đó, các lực lượng Úc và Mỹ bắt đầu có tiến bộ tuy đắt giá và chậm chạp bằng chiến thuật được gọi là "nhảy đảo" trong vùng Thái Bình Dương. Mục tiêu của chiến thuật này là giành lấy các căn cứ mà từ đó không lực chiến lược có thể được đưa vào phục vụ để oanh tạc đất Nhật Bản, và từ đó có thể tiến công xâm chiếm Nhật Bản sau này. Roosevelt đã nhượng bộ một phần đối với những đòi hỏi trước sau như một của công chúng và Quốc hội là phải tận lực hơn trong việc chống Nhật Bản trong khi ông luôn một mực muốn đánh bại Đức trước. </s>
Cuối năm 1943, thời điểm rõ ràng cho thấy rằng Đồng minh cuối cùng sẽ đánh bại hoặc ít nhất kìm chế được Đức Quốc xã. Mỗi ngày càng cho thấy những quyết định chính trị cấp cao càng trở nên quan trọng đối với diễn biến của cuộc chiến và tương lai của châu Âu thời hậu chiến. Roosevelt họp mặt với Churchill và lãnh tụ Trung Quốc Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch tại Hội nghị Cairo vào tháng 11 năm 1943, và rồi sau đó đến Tehran để bàn thảo với Churchill và Stalin. Trong lúc Churchill xem Stalin là một bạo chúa khi ông cảnh báo về một mối thống trị tiềm năng độc tài của Stalin đối với châu Âu thì Roosevelt đáp lời bằng một lời tuyên bố tóm tắt lý lẽ quan hệ của ông đối với Stalin như sau: "Tôi thì có một linh cảm rằng Stalin không phải là hạng người như thế.... Tôi nghĩ rằng nếu tôi cho ông ta mọi thứ mà tôi có thể cho và không đòi hỏi ông ta cho lại cái gì, theo nghĩa vụ quý phái, ông ta sẽ không tìm cách thôn tính bất cứ mọi thứ và sẽ làm việc với tôi vì một thế giới dân chủ và hòa bình." Tại Hội nghị Tehran, Roosevelt và Churchill nói với Stalin về kế hoạch xâm chiếm nước Pháp năm 1944. Roosevelt cũng thảo luận các kế hoạch của ông nhằm thành lập một tổ chức quốc tế thời hậu chiến. Về phần mình, Stalin cứ khăng khăng đòi vẽ lại các ranh giới của Ba Lan. Stalin ủng hộ kế hoạch của Roosevelt về việc thành lập Liên Hiệp Quốc và hứa tham chiến chống Nhật Bản 90 ngày sau khi Đức bị đánh bại. </s>
Tuy nhiên vào đầu năm 1945, khi quân đội Đồng minh tiến vào Đức và lực lượng Xô Viết kiểm soát được Ba Lan, các vấn đề phải được đem ra thảo luận minh bạch. Tháng 2 năm 1945, mặc dù sức khỏe sa sút trầm trọng, Roosevelt vẫn đi đến Yalta, vùng Krym của Liên Xô, để họp bàn với Stalin và Churchill. Trong khi Roosevelt vẫn tự tin rằng Stalin sẽ giữ lời hứa cho phép các cuộc bầu cử tự do tại Đông Âu, một tháng sau khi Hội nghị Yalta kết thúc thì Đại sứ của Roosevelt tại Liên Xô là Averill Harriman điện tín cho Roosevelt biết rằng "chúng ta phải thừa nhận rõ ràng rằng chương trinh của Liên Xô là thiết lập chủ nghĩa toàn trị, chấm dứt tự do cá nhân và dân chủ như chúng ta đã biết." Hai ngày sau, Roosevelt bắt đầu thừa nhận rằng quan điểm của ông về Stalin là quá lạc quan và rằng "Averell đã nói đúng." Người Mỹ gốc Đông Âu chỉ trích Hội nghị Yalta vì đã thất bại trong việc ngăn chặn sự thành lập Khối Đông Âu. </s>
Roosevelt bắt đầu tuổi 62 vào năm 1944. Sức khỏe của ông càng xuống thấp, ít nhất là từ năm 1940. Trạng thái căng thẳng của bệnh bại liệt và sự gắng sức chịu đựng của ông trong suốt trên 20 năm cộng thêm những năm làm việc căng thẳng và cả đời hút thuốc đã làm hao mòn sức khỏe của ông. Vào thời gian này, Roosevelt bị nhiều thứ bệnh tật trong đó có bệnh cao máu, phổi thủng, xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch. Mặc dù chưa được xác nhận và công chúng không hề hay biết, có tin lan truyền rằng ông cũng bị mổ để lấy khối u ác tính phía trên mắt trái. Bác sĩ Emanuel Libman, lúc đó là phụ tá nghiên cứu bệnh học ở Bệnh viện Núi Sinai tại Thành phố New York có nói như sau vào năm 1944: "Không cần biết Roosevelt có được tái đắc cử hay không thì ông cũng sẽ chết vì chảy máu vỏ não trong vòng 6 tháng" (đúng như vậy ông mất chỉ 5 tháng sau đó). </s>
Biết rõ nguy cơ là Roosevelt sẽ chết trong nhiệm kỳ thứ tư nên các đảng viên thường trực của Đảng Dân chủ cứ một mực muốn bỏ Phó Tổng thống Henry A. Wallace vì ông được cho là thân Liên Xô. Sau khi xem xét qua James F. Byrnes của tiểu bang Nam Carolina, rồi bị Thống đốc Indiana là Henry F. Schricker từ chối, Roosevelt thay thế Wallace bằng một thượng nghị sĩ ít tiếng tăm là Harry S. Truman. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1944, liên danh Roosevelt và Truman thắng 53% phiếu bầu phổ thông và thắng tại 36 tiểu bang chống lại đối thủ là Thống đốc New York, Thomas E. Dewey. </s>
Tổng thống Hoa Kỳ rời Hội nghị Yalta ngày 12 tháng 2 năm 1945, bay đến Ai Cập và lên chiếc tuần dương hạm USS Quincy đang hoạt động trên Hồ Great Bitter gần Kênh đào Suez. Ngày hôm sau, trên tuần dương hạm Quincy, ông gặp Quốc vương Ai Cập là Farouk I và Hoàng đế Ethiopia là Haile Selassie. Vào ngày 14 tháng 2, ông mở một cuộc họp lịch sử với vua Abdulaziz - vị vua khai quốc của Ả Rập Xê Út. Đây là một cuộc họp mang ý nghĩa trọng đại trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út thậm chí cho đến ngày nay. Sau một cuộc họp cuối cùng giữa F.D.Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill, USS Quincy khởi hành đi Algérie và đến nơi ngày 18 tháng 2. Ngày hôm đó, Roosevelt hội ý với các đại sứ Mỹ đặc trách Anh Quốc, Pháp và Ý. Tại Yalta, Lord Moran, y sĩ của Winston Churchill, nói về bệnh tình của Roosevelt như sau: "Bệnh tình của ông rất là nặng. Ông có tất cả triệu chứng của bệnh xơ cứng mạch máu não trong thời kỳ cuối, vì vậy tôi cho rằng ông chỉ còn sống vài tháng". </s>
Khi ông trở về Hoa Kỳ, ông đọc diễn văn trước Quốc hội ngày 1 tháng 3 về Hội nghị Yalta, và nhiều người đã phải giật mình khi nhận thấy ông trông rất già và ốm yếu. Ông phải ngồi để đọc diễn văn trong Quốc hội. Đây là một điều nhượng bộ của ông chưa từng có trước đây đối với sự bất lực của cơ thể mình (ông mở đầu bài diễn văn bằng lời nói như sau: "Tôi hy vọng mọi người sẽ tha thứ cho tôi vì phải ngồi đây một cách bất thường để diễn thuyết những gì tôi muốn nói, nhưng...nó giúp cho tôi dễ dàng hơn khi không phải đeo khoảng 10 pound thép quanh phía dưới chân tôi." Đây là lần duy nhất ông nhắc đến sự tàn phế của mình trước đám đông). Nhưng tinh thần của ông vẫn hoàn toàn tỉnh táo. "Hội nghị Crimean", ông nhấn mạnh, "phải nêu rõ mục tiêu kết thúc một hệ thống hành động đơn phương, những liên minh biệt lập, những khu vực ảnh hưởng, những cán cân quyền lực, và tất cả những mưu mô khác đã được thử nghiệm hàng thế kỷ qua – và luôn bị thất bại. Chúng ta đề nghị thay thế tất cả những thứ này bằng một tổ chức toàn cầu mà ở đó tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình cuối cùng có cơ hội tham gia vào." </s>
Suốt tháng 3 năm 1945, ông gửi các thông điệp đến Stalin với những lời lẽ đanh thép, tố cáo Stalin phá vỡ những thỏa thuận thực thi của vị lãnh tụ Liên Xô tại Hội nghị Yalta về Ba Lan, Đức, tù binh, và các vấn đề khác. Khi Stalin tố cáo Đồng minh phương Tây đang mưu toan tìm kiếm hòa bình riêng với Hitler phía sau lưng vị lãnh tụ này, Roosevelt trả lời rằng: "Tôi không thể nào mà không có một cảm giác tức giận đối với những người chỉ điểm cho ông, bất cứ họ là ai, vì đã diễn đạt lại sai một cách đê hèn như thế về những hành động của tôi hay hành động của những thuộc cấp đáng tin của tôi." </s>
Ngày 29 tháng 3 năm 1945, Roosevelt đến Warm Springs để nghỉ ngơi trước khi ông xuất hiện tại hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc. Vào trưa ngày 12 tháng 4, Roosevelt nói, "Tôi hơi bị đau phía sau đầu". Ông liền ngồi sụp xuống chiếc ghế của mình, bất tỉnh, và được mang vào phòng ngủ của ông. Bác sĩ tim trực bên cạnh tổng thống là Howard Bruenn đã chẩn đoán cho ông và cho biết là tổng thống bị chứng chảy máu não (đột quy). Lúc 3:35 chiều cùng ngày, Roosevelt qua đời. Giống như sau này Allen Drury có nói, "như thế là kết thúc một thời đại, vì thế bắt đầu một thời đại mới." Sau khi Roosevelt qua đời, một bài xã luận của tờ Thời báo New York tuyên bố, "Con người sẽ quỳ gối để cảm ơn Thượng đế một trăm năm kể từ bây giờ vì Franklin D. Roosevelt đã ở trong Nhà Trắng". </s>
Trong những năm sau cùng của ông tại Nhà Trắng, Roosevelt ngày càng làm việc quá sức và con gái ông, Anna Roosevelt Boettiger phải dọn vào ở gần bên ông để hỗ trợ. Anna cũng sắp xếp cho cha của bà gặp mặt người tình cũ của ông là bà Lucy Mercer Rutherfurd, lúc đó đang là quả phụ. Shoumatoff, người duy trì mối quan hệ thân với cả Roosevelt và Mercer, đã vội vã đưa Mercer đi khỏi để tránh tai tiếng. Khi Eleanor biết chồng của bà mất, bà cũng nghe được tin tức nói rằng Anna đã sắp xếp các cuộc gặp gỡ cho Roosevelt gặp Mercer và rằng Mercer đã ở bên cạnh ông lúc ông mất. </s>
Vào ngày 13 tháng 4, xác của Roosevelt được đặt trong một cỗ quan tài có quấn quốc kỳ Mỹ và được đưa lên xe lửa tổng thống. Sau lễ tang tại Nhà Trắng ngày 14 tháng 4, Roosevelt được đưa về thị trấn Hyde Park bằng xe lửa, được bốn binh sĩ của Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến và Tuần duyên canh giữ. Theo di chúc của ông, Roosevelt được chôn cất trong vườn hồng của ngôi nhà gia đình Roosevelt (nay được gọi là Home of Franklin D. Roosevelt National Historic Site, tạm dịch là Di tích Lịch sử Quốc gia Nhà của Franklin D. Roosevelt) ở thị trấn Hyde Park ngày 15 tháng 4. Sau khi vợ ông qua đời tháng 11 năm 1962, bà được chôn cất bên cạnh ông. </s>
Cái chết của Roosevelt đã gây sốc và thương tiếc khắp toàn quốc Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới. Công chúng đã không hay biết gì về sức khỏe ngày càng sa sút của ông trước đó. Roosevelt đã làm tổng thống trên 12 năm, dài hơn hẳn bất cứ vị tổng thống nào. Ông đã dẫn dắt Hoa Kỳ vượt qua một số các cuộc khủng hoảng lớn nhất của Hoa Kỳ cho đến khi Đức Quốc xã gần như bị đánh bại và sự bại trận của Nhật Bản cũng đang trong tầm nhìn thấy được. Khi hay tin Roosevelt qua đời thì Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đức Quốc xã là Paul Joseph Göbbels trở nên vui sướng, ông ta nghĩ rằng năm 1945 sẽ là năm phát xít Đức lấy lại thế thượng phong (xem thêm bài Phép lạ của Nhà Brandenburg). Ông ta ra lệnh cho mang rượu sâm-banh đến và còn gọi điện đến Quốc trưởng Adolf Hitler: </s>
Sử gia Kevin J. McMahon cho rằng các bước dài tiến triển trong thời kỳ này đã là nền tảng cho phong trào nhân quyền của người Mỹ gốc châu Phi. Trong Bộ Tư pháp của chính phủ Roosevelt, Bộ phận Nhân quyền cùng làm việc bên cạnh với Hội Quốc gia vì Tiến bộ của Người da màu (NAACP). Roosevelt làm việc với các nhóm nhân quyền khác trong các trường hợp đối phó với sự hung bạo của cảnh sát, các vụ hợp tác hành quyết nạn nhân, và các vụ vi phạm quyền đầu phiếu. Người ta cho rằng các hành động này đã gởi một thông điệp mãnh liệt đến những kẻ theo chủ nghĩa da trắng ưu việt (white supremacist) ở miền Nam Hoa Kỳ và các đồng minh chính trị của bọn họ ở thủ đô Washington. </s>
Những công dân thuộc quốc gia thù địch đang sống tại Hoa Kỳ và những người có tổ tiên Nhật Bản có cuộc sống rất bấp bênh. Ngày 19 tháng 2 năm 1942, Roosevelt đưa ra Lệnh Hành pháp số 9066, được áp dụng đối với mọi người bị xếp loại là những người thuộc quốc gia thù địch, bao gồm những người có hai quốc tịch đang sống trong những vùng được cho là có nguy cơ cao mà bao trùm phần lớn các thành phố tại Tây Duyên hải Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ đang có chiến tranh với Ý, khoảng 600.000 thường trú nhân gốc Ý (công dân Ý không có quốc tịch Mỹ) bị giới hạn việc đi lại; sự giới hạn này được bãi bỏ vào tháng 10 năm 1942. </s>
Cả trong suốt và sau các nhiệm kỳ của ông, những người chỉ trích Roosevelt đã đặt ra nhiều câu hỏi không chỉ gồm các chính sách và lập trường của ông mà còn có sự củng cố quyền lực của ông vì thời gian dài làm tổng thống, sự phục vụ của ông qua hai cuộc khủng hoảng lớn, và sự ủng hộ lớn lao của công chúng dành cho ông. Việc mở rộng nhanh chóng các chương trình của chính phủ xảy ra trong nhiệm kỳ của Roosevelt đã tái định nghĩa vai trò của chính phủ tại Hoa Kỳ, và chủ trương của Roosevelt về các chương trình xã hội của chính phủ là công cụ trong việc tái định nghĩa chủ nghĩa tự do cho các thế hệ kế tục. </s>
Roosevelt là một người rất tích cực ủng hộ hướng đạo, bắt đầu từ năm 1915. Năm 1924, ông trở thành chủ tịch Quỹ hội Hướng đạo Thành phố New York và lãnh đạo việc thành lập Trại Hướng đạo Sông Ten Mile từ năm 1924–1928 để phục vụ các hướng đạo sinh của Thành phố New York. Khi làm thống đốc năm 1930, Hội Nam Hướng đạo Mỹ (BSA) đã vinh danh ông bằng giải thưởng cao nhất của họ dành cho người lớn, đó là Giải Trâu Bạc được tặng thưởng để ghi công sự đóng góp ủng hộ xuất sắc mà người được tặng thưởng dành cho giới trẻ trên cấp bậc quốc gia. Sau này, khi làm tổng thống, Roosevelt là chủ tịch vinh dự của Hội Nam Hướng đạo Mỹ và tham dự trại họp bạn toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Washington, D.C. năm 1937. </s>
Roosevelt là một người rất thích sưu tầm tem. Sự việc giới truyền thông đăng tải tin các hoạt động sưu tầm tem của ông đã giúp phổ biến nó thành một sở thích. Trong suốt thời làm tổng thống, chính Roosevelt đã đích thân chấp thuận các mẫu tem mới của Hoa Kỳ, tổng cộng khoảng 200 mẫu tem. Một số tem được in từ các hình vẽ của chính cá nhân ông. Một số tem được phát hành để đánh dấu những sự kiện và ngày lễ công cộng. Roosevelt bổ nhiệm James Farley làm Bộ trưởng Bưu điện Hoa Kỳ, và chính Farley đã gia tăng con số phát hành tem kỷ niệm hàng năm và tạo ra nhiều bộ tem khác, giúp phổ biến rộng rãi hơn môn giải trí sưu tầm thú vị này. </s>
Uganda (phiên âm tiếng Việt: U-gan-đa; /juːˈɡændə/ yew-GAN-də hoặc /juːˈɡɑːndə/ yew-GAHN-də), tên gọi chính thức là "Cộng hòa Uganda", là một quốc gia không giáp biển, nằm hoàn toàn trong lục địa châu Phi. Giáp Kenya về phía Đông, phía Tây giáp với CHDC Congo, Tây Nam giáp Rwanda, phía Bắc giáp Nam Sudan và phía Nam giáp Tanzania. Phía Nam Uganda là vùng hồ Victoria, có chủ quyền gần 1/2 diện tích mặt hồ, chia sẻ quyền khai thác cùng Kenya và Tanzania. Uganda cũng nằm trong lưu vực sông Nin, có khí hậu đa dạng, nhưng nhìn chung chủ yếu là khí hậu xích đạo. </s>
Uganda lấy tên từ vương quốc Buganda, một vương quốc với lãnh thổ ngày nay phần lớn miền Nam của đất nước bao gồm cả thủ đô Kampala. Bắt đầu từ cuối những năm 1800, khu vực này đã được cai trị như một thuộc địa của người Anh, họ đã thành lập các khu hành chính trên toàn lãnh thổ. Uganda giành được độc lập từ Anh vào ngày 9 tháng 10 năm 1962. Sau khi giành độc lập, Uganda rơi vào nhưng cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàng, gần đây nhất là một cuộc nội chiến kéo dài giữa chính phủ và Quân kháng chiến của Chúa, đã gây ra hàng chục ngàn thương vong và di dời hơn một triệu người. Tổng thống hiện tại của Uganda là Yoweri Kaguta Museveni, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào năm 1986. </s>
Uganda giành độc lập năm 1962. Quốc vương Edward Mutesa của Buganda được bầu làm Tổng thống, và Milton Obote làm Thủ tướng. Với sự giúp đỡ của một sĩ quan quân đội trẻ, Đại tá Idi Amin, Thủ tướng Obote giành quyền kiểm soát Chính phủ từ năm 1966. Obote bị lật đổ sau cuộc đảo chính quân sự, đất nước rơi vào chế độ cai trị độc tài và khát máu của Idi Amin, rồi chính Amin cũng bị lật dổ do sự can thiệp của quân đội Tanzania năm 1979. Đất nước rơi vào tình trạng vô tổ chức về mặt chính trị, kinh tế bị tàn phá, nạn cướp bóc gia tăng do không ai kiểm soát các phần tử quân sự. </s>
Uganda tuyên bố đi theo đường lối trung lập, không liên kết, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc. Trước đây, Uganda thân phương Tây; về sau chính phủ Uganda điều chỉnh quan hệ theo hướng ôn hoà với tất cả các nước. Những năm gần đây, Uganda kiên quyết chống lại việc các nước phương Tây và Mỹ muốn áp dụng chế độ đa đảng ở nước này. Tổng thống Museveni lên án Mỹ, Anh và các nước công nghiệp phát triển bóc lột sức lực và tài nguyên của các nước nghèo, nhất là các nước châu Phi, kêu gọi AU đoàn kết lại, đấu tranh cho một trật tự kinh tế thế giới mới. </s>
Từ năm 1986, với sự giúp đỡ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế Uganda đã dần dần khôi phục và ổn định kinh tế thông qua cải cách tiền tệ, nâng giá các mặt hàng xuất khẩu, cải thiện tiền lương công chức nhà nước. Trong những năm 1990-1999, kinh tế Uganda có những chuyển biến tích cực nhờ đầu tư liên tục vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung cải thiện sản xuất và xuất khẩu, giảm mức lạm phát, an ninh trong nước dần ổn định, các doanh nghiệp Ấn Độ - Uganđa trở về nước. Tuy nhiên, việc duy trì mức tăng trưởng khả quan đang gặp những thách đố lớn do Uganda tham gia vào cuộc chiến ở Cộng hòa Dân chủ Congo, tình trạng tham nhũng gia tăng và chậm trễ trong quyết định cải cách kinh tế của Chính phủ. </s>
Gần đây Uganda đã bắt đầu phát hiện ra dầu mỏ. Tuy nhiên Uganda vẫn chưa tiến hành một cuộc khảo sát khoáng sản có quy mô nào. Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế thu hút 80% lao động. Cà phê là nguồn thu xuất khẩu chính. Với sự trợ giúp của các nước và tổ chức nước ngoài, chính phủ Uganda đã nỗ lực phục hồi và ổn định nền kinh tế thông qua các biện pháp như cải cách chính sách tiền tệ, tăng giá các sản phẩm xăng dầu và cải thiện lương công chức nhà nước. Các thay đổi về chính sách này nhằm mục đích kiểm soát lạm phát, thúc đẩy xuất khẩu và tăng nguồn thu từ xuất khẩu. Trong giai đoạn 1900 – 2001, nền kinh tế Uganda tăng trưởng khá ổn định, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sản xuất phục vụ xuất khẩu, ổn định an ninh trong nước…Khoản tiền Uganda đã được các nước cam kết xóa nợ là khoảng 2 tỷ USD. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Uganda nhưng tăng trưởng GDP của quốc gia này vẫn tương đối cao nhờ một loạt cải cách và khả năng kiểm soát khủng hoảng. Doanh thu từ dầu và thuế sẽ là các nguồn thu quan trọng của Uganda khi mà dầu sẽ được đi vào khai thác trong một vài năm tới. Tuy nhiên sự bất ổn định ở Nam Sudan sẽ là một trở ngại đối với nền kinh tế Uganda trong năm 2011 do đối tác xuất khẩu chính của Uganda là Sudan và đây còn là một địa điểm quan trọng của các trại tị nạn cho người dân Sudan. </s>
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Uganda đạt 17,12 tỷ USD, trong đó mức tăng trưởng GDP đạt 5,8%. Thu nhập bình quân đầu người của nước này là khoảng 500 USD/người năm 2010. Nông nghiệp chiếm 23,6% tổng sản phẩm quốc dân Uganda và thu hút 80% lực lượng lao động nước này (2010). Sản phẩm chính trong nông nghiệp là cà phê, chè, ngô, chuối, đường, bông, thuốc lá, khoai tây, hoa, các sản phẩm từ hoa, thịt dê, bò, đậu…. Ngoài ra, Uganda còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá. Ngoài ra, Uganda còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá. </s>
Năm 1871, Đức trở thành một quốc gia dân tộc khi hầu hết các quốc gia Đức thống nhất trong Đế quốc Đức do Phổ chi phối. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng Đức 1918-1919, Đế quốc này bị thay thế bằng Cộng hòa Weimar theo chế độ nghị viện. Chế độ độc tài quốc xã được hình thành vào năm 1933, dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai và một nạn diệt chủng. Sau một giai đoạn Đồng Minh chiếm đóng, hai nước Đức được thành lập: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức. Năm 1990, quốc gia được tái thống nhất. </s>
Trong thế kỷ XXI, Đức là một đại cường quốc và có kinh tế lớn thứ tư thế giới theo GDP danh nghĩa, lớn thứ năm theo sức mua tương đương. Đức đứng hàng đầu thế giới trong một số lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, và là nước xuất khẩu và nhập khẩu đều ở vị trí lớn thứ ba thế giới (2015). Đức là một quốc gia phát triển, có tiêu chuẩn sinh hoạt rất cao được duy trì nhờ một xã hội có kỹ năng và năng suất. Liên bang này duy trì một hệ thống an ninh xã hội và chăm sóc y tế phổ quát, bảo vệ môi trường và giáo dục đại học miễn học phí. </s>
Thuật ngữ Deutschland trong tiếng Đức, ban đầu là diutisciu land ("các vùng người Đức") có nguồn gốc từ deutsch (tương tự dutch), bắt nguồn từ tiếng Thượng Đức Cổ diutisc "dân", ban đầu được sử dụng để phân biệt ngôn ngữ của thường dân khỏi tiếng Latinh và các hậu duệ của nó. Đến lượt mình, nó lại bắt nguồn từ tiếng German nguyên thủy *þiudiskaz "dân", từ *þeudō, bắt nguồn từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy *tewtéh₂- "người", từ "Teuton" cũng bắt nguồn từ đó. Từ Germany trong tiếng Anh bắt nguồn từ Germania trong tiếng Latinh- là từ được sử dụng sau khi Julius Caesar chọn nó để chỉ các dân tộc phía đông sông Rhine. </s>
Việc phát hiện Di cốt Mauer cho thấy rằng người cổ đại hiện diện tại Đức từ ít nhất là 600.000 năm trước. Các vũ khí săn bắn hoàn thiện cổ nhất được phát hiện trên thế giới nằm trong một mỏ than tại Schöningen, tại đó khai quật được ba chiếc lao bằng gỗ có niên đại 380.000 năm. Thung lũng Neandertal là địa điểm phát hiện di cốt người phi hiện đại đầu tiên từng biết đến; loài người mới này được gọi là Neanderthal. Các hóa thạch Neanderthal 1 được cho là có niên đại 40.000 năm tuổi. Bằng chứng về người hiện đại có niên đại tương tự được phát hiện trong các hang tại Dãy Schwäbische Alb gần Ulm. Trong những vật được tìm thấy có các sáo bằng xương chim và ngà voi ma mút 42.000 năm tuổi- là các nhạc cụ cổ nhất từng phát hiện được, Tượng người sư tử thời đại băng hà 40.000 năm tuổi là nghệ thuật tạo hình không thể tranh luận cổ nhất từng phát hiện được, và Tượng Venus ở Hohle Fels 35.000 năm tuổi là nghệ thuật tạo hình con người không thể tranh luận cổ nhất từng phát hiện được. Đĩa bầu trời Nebra là một đồ tạo tác bằng đồng điếu được tạo ra trong thời đại đồ đồng châu Âu được quy cho một địa điểm gần Nebra, Sachsen-Anhalt. Nó nằm trong Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO. </s>
Các bộ lạc German được cho là có niên đại từ Thời đại đồ đồng Bắc Âu hoặc Thời đại đồ sắt tiền La Mã. Từ miền nam Scandinavia và miền bắc Đức ngày nay, họ bành trướng về phía nam, đông và tây từ thế kỷ I TCN, tiếp xúc với các bộ lạc Celt tại Gallia, cũng như với các bộ lạc Iran, Balt, Slav tại Trung và Đông Âu. Dưới thời Augustus, La Mã (Roma) bắt đầu xâm chiếm khu vực Germania (tức khu vực có cư dân chủ yếu là người German). Năm 9 CN, ba quân đoàn La Mã dưới quyền Varus thất bại trước thủ lĩnh Arminius của bộ lạc Cherusker. Đến năm 100 CN, khi Tacitus viết sách Germania, các bộ lạc German đã định cư dọc sông Rhine và sông Danube, chiếm hầu hết lãnh thổ Đức ngày nay; tuy nhiên Áo, Baden-Württemberg, miền nam Bayern, miền nam Hesse và miền tây Rheinland thuộc các tỉnh của La Mã. </s>
Đến thế kỷ III, một số lượng lớn các bộ lạc Tây German nổi lên: Alemanni, Frank, Chatti, Sachsen, Frisii, Sicambri và Thuringii. Khoảng năm 260, các dân tộc German đột nhập vào các khu vực do La Mã kiểm soát. Sau cuộc xâm chiếm của người Hung vào năm 375, và La Mã suy tàn từ năm 395, các bộ lạc German di chuyển xa hơn về phía tây-nam. Một vài bộ lạc lớn được hình thành đồng thời tại khu vực nay là Đức và thay thế hoặc hấp thu các bộ lạc German nhỏ hơn. Các khu vực rộng lớn mang tên gọi là Austrasia, Neustria, và Aquitaine vào giai đoạn Merowinger bị người Frank chinh phục, họ lập ra Vương quốc Frank, và bành trướng hơn nữa về phía đông nhằm khuất phục Sachsen và Bayern. Các khu vực nay là phần đông của Đức là nơi các bộ lạc Tây Slav cư trú: Sorb, Veleti và liên minh Obotrit. </s>
Năm 800, Quốc vương Frank Charlemagne đăng quang hoàng đế và lập ra Đế quốc Karoling, đế quốc này tồn tại đến năm 843 thì bị những người thừa kế của ông phân chia. Sau khi Vương triều Frank tan vỡ, lịch sử Đức trong vòng 900 năm gắn chặt với lịch sử của Đế quốc La Mã Thần thánh, là thế lực nổi lên sau đó từ phần phía đông đế quốc ban đầu của Charlemagne. Lãnh thổ này ban đầu được gọi là Đông Frank, trải dài từ sông Rhine ở phía tây đến sông Elbe ở phía đông, và từ biển Bắc đến dãy Alpen. </s>
Những quân chủ của Vương triều Otto (919–1024) hợp nhất một số công quốc lớn và Quốc vương người German/Đức Otto I đăng quang Hoàng đế La Mã Thần thánh của các khu vực này vào năm 962. Năm 996, Giáo hoàng Grêgôriô V trở thành giáo hoàng người Đức đầu tiên, do người họ hàng của ông là Otto III bổ nhiệm- không lâu sau đăng quang Hoàng đế La Mã Thần thánh. Đế quốc La Mã Thần thánh sáp nhập miền bắc Ý ngày nay và khu vực Bourgogne nay thuộc Pháp dưới thời trị vì của các hoàng đế thuộc Gia tộc Salier (1024–1125), song các hoàng đế mất đi quyền lực do tranh luận phong chức với giáo hội. </s>
Trong thế kỷ XII, dưới thời các hoàng đế thuộc Gia tộc Staufer (1138–1254), các vương công Đức thay vào đó gia tăng ảnh hưởng của họ về phía nam và phía đông đến các lãnh thổ mà người Slav cư trú; họ khuyến khích người Đức định cư tại các khu vực này, gọi là phong trào định cư miền đông (Ostsiedlung). Các thành viên của Liên minh Hanse hầu hết là các thành thị miền bắc Đức, họ thịnh vượng nhờ mở rộng mậu dịch. Tại phương nam, Công ty Mậu dịch Đại Ravensburg (Große Ravensburger Handelsgesellschaft) giữ chức năng tương tự. Hoàng đế Karl IV ban hành sắc lệnh Goldene Bulle vào năm năm 1356, tạo cấu trúc hiến pháp cơ bản của Đế quốc, và hệ thống hóa tuyển cử hoàng đế bởi bảy tuyển đế hầu- là những người cai trị một số thân vương quốc và tổng giáo phận mạnh nhất. </s>
Dân số suy giảm trong nửa đầu thế kỷ XIV, bắt đầu từ nạn đói lớn năm 1315, tiếp đến là Cái chết Đen năm 1348–50. Tuy vậy, các nghệ sĩ, kỹ sư và nhà khoa học Đức phát triển một loạt các kỹ thuật tương tự như thứ được các nghệ sĩ và nhà thiết kế Ý sử dụng vào đương thời, những người phát triển hưng thịnh tại các thành bang thương nghiệp như Venezia, Firenze và Genova. Các trung tâm nghệ thuật và văn hóa khắp các quốc gia Đức sản sinh các nghệ sĩ như họa sĩ Hans Holbein và con trai, và Albrecht Dürer. Johannes Gutenberg giới thiệu in ấn kiểu di động đến châu Âu, đây là một bước phát triển đặt cơ sở để truyền bá kiến thức đến đại chúng. </s>
Năm 1517, tu sĩ Martin Luther công khai hóa 95 luận đề, thách thức Giáo hội Công giáo La Mã và khởi xướng Cải cách Tin Lành. Năm 1555, Hòa ước Augsburg công nhận Giáo hội Luther là một lựa chọn có thể chấp thuận thay cho Công giáo La Mã, song cũng ra sắc chỉ rằng đức tin của vương công là đức tin của các thần dân của ông ta, một nguyên tắc gọi là "lãnh địa của ai thì tôn giáo theo người đó". Thỏa thuận tại Augsburg thất bại trong việc xác định các đức tin tôn giáo khác: chẳng hạn đức tin Cải cách vẫn bị cho là dị giáo và nguyên tắc không giải quyết khả năng cải đạo của một người thống trị giáo hội, như từng diễn ra tại Tuyển hầu quốc Köln vào năm 1583. Từ Chiến tranh Köln cho đến khi kết thúc Chiến tranh Ba mươi Năm (1618–1648), xung đột tôn giáo tàn phá các vùng đất Đức. Chiến tranh Ba mươi Năm làm giảm dân số tổng thể của các quốc gia Đức đến khoảng 30%, và lên đến 80% tại một số nơi. Hòa ước Westfalen kết thúc chiến tranh tôn giáo giữa các quốc gia Đức. Các quân chủ Đức có thể lựa chọn Công giáo La Mã, Giáo hội Luther hay đức tin Cải cách làm tôn giáo chính thức của họ sau năm 1648. </s>
Trong thế kỷ XVIII, Đế quốc La Mã Thần thánh gồm có khoảng 1.800 lãnh thổ. Hệ thống pháp lý phức tạp khởi đầu từ một loạt cải cách (khoảng 1450–1555) tạo ra các lãnh thổ đế quốc, và tạo ra quyền tự trị địa phương đáng kể tại các quốc gia tăng lữ, thế tục và thế tập, được phản ánh tại Quốc hội Đế quốc. Gia tộc Habsburg nắm giữ đế vị từ năm 1438 cho đến khi Karl VI mất vào năm 1740. Do không có nam giới thừa kế, ông thuyết phục các tuyển đế hầu duy trì quyền bá chủ của gia tộc Habsburg đối với chức hoàng đế bằng việc chấp thuận một chiếu thư vào năm 1713. Điều này cuối cùng được giải quyết nhờ Chiến tranh Kế vị Áo; theo Hiệp ước Aix-la-Chapelle, chồng của Công chúa Maria Theresa trở thành Hoàng đế La Mã Thần thánh, còn bà cai trị đế quốc với thân phận hoàng hậu. Từ năm 1740, cạnh tranh giữa Vương triều Habsburg Áo và Vương quốc Phổ chi phối lịch sử Đức. </s>
Trong thời kỳ Chiến tranh Cách mạng Pháp, cùng với việc xuất hiện thời kỳ Napoléon và sau đó là phiên họp cuối cùng của Quốc hội Đế quốc, hầu hết các thành phố đế quốc tự do thế tục được sáp nhập vào lãnh thổ của các vương triều; các lãnh thổ tăng lữ bị thế tục hóa và sáp nhập. Năm 1806, Đế quốc La Mã Thần thánh bị giải thể; các quốc gia Đức, đặc biệt là các quốc gia Rheinland, nằm dưới ảnh hưởng của Pháp. Cho đến năm 1815, Nga, Phổ và Vương triều Habsburg cạnh tranh quyền bá chủ trong các quốc gia Đức thời Chiến tranh Napoléon. </s>
Sau khi Napoléon thất bại, Đại hội Wien (triệu tập vào năm 1814) hình thành Bang liên Đức (Deutscher Bund), một liên minh không chặt chẽ của hàng chục quốc gia có chủ quyền. Hoàng đế Áo được bổ nhiệm làm tổng thống vĩnh viễn của Bang liên, phản ánh việc Đại hội không chấp thuận ảnh hưởng của Phổ trong các quốc gia Đức, và làm trầm trọng cạnh tranh trường kỳ giữa quyền lợi của Gia tộc Hohenzollern cai trị Phổ và Gia tộc Habsburg cai trị Áo. Bất đồng về kết quả của Đại hội góp phần khiến các phong trào tự do nổi lên, tiếp đó là các biện pháp đàn áp mới của chính khách Áo Metternich. Liên minh thuế quan Zollverein xúc tiến thống nhất kinh tế trong các quốc gia Đức. Các tư tưởng dân tộc và tự do của Cách mạng Pháp được ủng hộ ngày càng tăng trong nhiều người Đức, đặc biệt là thanh niên. Lễ hội Hambach vào tháng 5 năm 1832 là một sự kiện chính nhằm ủng hộ thống nhất Đức, tự do và dân chủ. Trong bối cảnh một loạt phong trào cách mạng diễn ra tại châu Âu, lập ra một cộng hòa tại Pháp, giới trí thức và thường dân bắt đầu tiến hành cách mạng tại các quốc gia Đức vào năm 1848. Quốc vương Friedrich Wilhelm IV của Phổ được đề nghị tước hiệu hoàng đế song với quyền lực hạn chế; ông bác bỏ đế vị và đề xuất hiến pháp, dẫn đến một bước lùi tạm thời cho phong trào. </s>
Quốc vương Wilhelm I bổ nhiệm Otto von Bismarck làm Thủ tướng Phổ vào năm 1862. Bismarck kết thúc thắng lợi chiến tranh với Đan Mạch vào năm 1864, giúp xúc tiến lợi ích của Đức tại bán đảo Jylland. Tiếp đến là thắng lợi quyết định của Phổ trong chiến tranh với Áo vào năm 1866, cho phép Bismarck lập ra Bang liên Bắc Đức (Norddeutscher Bund) không bao gồm Áo. Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ, các vương công Đức tuyên bố thành lập Đế quốc Đức vào năm 1871 tại Versailles, thống nhất toàn bộ các bộ phận rải rác của Đức ngoại trừ Áo. Phổ là quốc gia cấu thành chi phối đế quốc mới; Quốc vương Phổ thuộc Gia tộc Hohenzoller cai trị Đức với thân phận Hoàng đế, và Berlin trở thành thủ đô của đế quốc. </s>
Trong giai đoạn [Gründerzeit] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) sau khi Thống nhất nước Đức, chính sách ngoại giao của Thủ tướng Đức Bismarck dưới quyền Hoàng đế Wilhelm I là đảm bảo vị thế đại quốc của Đức bằng các liên minh giả mạo, cô lập Pháp theo các cách thức ngoại giao, và tránh chiến tranh. Dưới thời Wilhelm II, Đức cũng như các cường quốc châu Âu khác bước vào tiến trình chủ nghĩa đế quốc, dẫn đến xích mích với các quốc gia láng giềng. Hầu hết các liên minh mà Đức tham gia trước đó không được gia hạn. Kết quả là hình thành một liên minh kép với Đế quốc Áo-Hung đa dân tộc. Sau đó, Liên minh Tam cường 1882 có thêm Ý, hoàn thành một liên minh địa lý Trung Âu, thể hiện lo ngại của người Đức, Áo và Ý trước khả năng Pháp và/hoặc Nga xâm nhập chống lại họ. Tương tự, Anh, Pháp và Nga cũng dàn xếp liên minh nhằm bảo vệ họ chống lại can thiệp của Vương triều Habsburg đến các quyền lợi của Nga tại Balkan hay Đức can thiệp chống Pháp. </s>
Vụ ám sát thái tử của Áo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 tạo cớ để Đế quốc Áo-Hung tấn công Serbia và kích hoạt Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau bốn năm giao tranh, có khoảng hai triệu binh sĩ Đức bị giết, một thỏa thuận đình chiến tổng thể kết thúc giao tranh vào ngày 11 tháng 11, và các binh sĩ Đức trở về quê. Trong Cách mạng Đức tháng 11 năm 1918, Hoàng đế Wilhelm II và toàn bộ các vương công cai trị tại Đức phải thoái vị. Ban lãnh đạo chính trị mới của Đức ký kết Hòa ước Versailles vào năm 1919. Theo hiệp định này, Đức với tư cách là bộ phận của Liên minh Trung tâm chấp thuận chiến bại trước Đồng Minh. Người Đức nhận định hiệp định này là điều sỉ nhục và bất công, và sau này được các sử gia cho là ảnh hưởng đến việc Adolf Hitler vươn lên. Sau khi chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức bị mất khoảng 30% lãnh thổ của họ tại châu Âu (các khu vực này có cư dân chủ yếu là người thuộc dân tộc Ba Lan, Pháp và Đan Mạch), và toàn bộ thuộc địa tại châu Phi và Thái Bình Dương. </s>
Đức được tuyên bố là một nước cộng hòa vào đầu Cách mạng Đức tháng 11 năm 1918. Đến ngày 11 tháng 8 năm 1919, Tổng thống Friedrich Ebert ký Hiến pháp Weimar dân chủ. Trong đấu tranh quyền lực tiếp sau, phái cộng sản cánh tả cấp tiến đoạt quyền tại Bayern, song các thành phần bảo thủ tại các địa phương khác của Đức nỗ lực lật đổ Cộng hòa trong Kapp Putsch. Nó nhận được ủng hộ từ một bộ phận trong Reichswehr (quân sự) và các phái bảo thủ, dân tộc và bảo hoàng khác. Sau một giai đoạn náo loạn có giao tranh đổ máu trên đường phố tại các trung tâm công nghiệp lớn, binh sĩ Bỉ và Pháp chiếm đóng Ruhr và lạm phát gia tăng với đỉnh điểm là lạm phát phi mã năm 1922-1923, một kế hoạch tái cơ cấu nợ và tạo một tiền tệ mới vào năm 1924 mở ra Thập niên 20 hoàng kim, một thời kỳ gia tăng sáng tạo nghệ thuật và sinh hoạt văn hóa tự do. Tuy nhiên, bên dưới đó lại tạo ra luồng tư tưởng oán hận và thất vọng về Hòa ước Versailles, được nhìn nhận phổ biến là đâm sau lưng, tạo cơ sở tư tưởng bài Do Thái trong các thập niên sau. Các sử gia mô tả giai đoạn từ 1924 đến 1929 là "ổn định cục bộ". Đại khủng hoảng toàn cầu lan đến Đức vào năm 1929. Sau bầu cử liên bang vào năm 1930, chính phủ của Thủ tướng Heinrich Brüning được Tổng thống Paul von Hindenburg trao quyền hành động mà không cần nghị viện phê chuẩn. Chính phủ của Brüning theo đuổi chính sách khắc khổ tài chính và giảm lạm phát, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao đến gần 32% vào năm 1932. </s>
Đảng Quốc xã dưới quyền lãnh đạo của Adolf Hitler giành thắng lợi trong bầu cử liên bang đặc biệt năm 1932. Sau một loạt các nội các thất bại, Hindenburg bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng của Đức vào năm 1933. Sau vụ hỏa hoạn tại Tòa nhà Quốc hội vào cùng năm, một sắc lệnh đã bãi bỏ các dân quyền cơ bản, và trong vài tuần trại tập trung Quốc xã tại Dachau được mở cửa. Đạo luật Cho quyền năm 1933 trao cho Hitler quyền lực lập pháp không bị hạn chế; sau đó, chính phủ của ông tạo ra một nhà nước toàn trị tập trung hóa, rút khỏi Hội Quốc Liên sau một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia, và bắt đầu tái vũ trang quân sự. </s>
Sử dụng cách thức chi tiêu thâm hụt, một chương trình do chính phủ bảo trợ nhằm khôi phục kinh tế tập trung vào các dự án công trình công cộng. Trong các dự án công trình cộng cộng vào năm 1934, 1,7 triệu người Đức lập tức có công việc, trao cho họ thu nhập và phúc lợi xã hội. Dự án nổi tiếng nhất là đường bộ cao tốc gọi là autobahn. Các dự án xây dựng chủ yếu khác gồm các hạ tầng thủy điện như Đập Rur, cung cấp nước như Đập Zillierbach, và trung tâm vận chuyển như Ga Zwickau Hauptbahnhof. Trong 5 năm tiếp theo, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh và lương trung bình theo giờ và theo tuần đều tăng lên. </s>
Tháng 9 năm 1939, chính phủ của Hitler đàm phán và ký kết Hiệp ước Molotov–Ribbentrop theo đó phân chia Đông Âu thành các khu vực ảnh hưởng của Đức và Liên Xô. Sau hiệp ước này, vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 Đức xâm chiếm Ba Lan, đánh dấu bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai. Phản ứng trước hành động của Hitler, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Đến mùa xuân năm 1940, Đức chinh phục Đan Mạch và Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, và Pháp. Anh Quốc đẩy lui các cuộc không kích của Đức trong Không chiến tại Anh Quốc vào cùng năm. Đến năm 1941, binh sĩ Đức xâm chiếm Nam Tư, Hy Lạp và Liên Xô. Đến năm 1942, Đức và các thế lực Phe Trục khác kiểm soát hầu hết châu Âu lục địa và Bắc Phi, song từ sau chiến thắng của Liên Xô trong Trận Stalingrad, Đồng Minh tái chiếm Bắc Phi và xâm chiếm Ý vào năm 1943, quân Đức chịu các thất bại quân sự liên tiếp. Đến tháng 6 năm 1944, Đồng Minh phương Tây đổ bộ tại Pháp và Liên Xô tiến vào Đông Âu. Sau khi Hitler tự sát trong Trận Berlin, quân đội Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu. </s>
Trong các hành động mà về sau được gọi là Holocaust, chính phủ Đức ngược đãi các cộng đồng thiểu số và sử dụng một hệ thống trại tập trung và hành quyết trên khắp châu Âu để tiến hành diệt chủng những người mà họ cho là thuộc chủng tộc hạ đẳng. Tổng cộng, có trên 10 triệu thường dân bị sát hại có hệ thống, trong đó có sáu triệu người Do Thái, từ Đức và các quốc gia bị Đức chiếm đóng. Chính sách của Quốc xã tại các quốc gia bị Đức chiếm đóng gây ra cái chết của 2,7 triệu người Ba Lan, 1,3 triệu người Ukraina, và ước tính lên đến 2,8 triệu tù binh Liên Xô. Số binh sĩ Đức tử vong do chiến tranh ước tính là 3,2-5,3 triệu, và có đến 2 triệu thường dân Đức thiệt mạng. Khoảng 12 triệu người dân tộc Đức bị trục xuất khỏi Đông Âu (gồm lãnh thổ bị mất). Đức phải nhượng lại khoảng một phần tư lãnh thổ trước chiến tranh của mình. Sau chiến tranh, nhiều cựu thành viên của chế độ Quốc xã bị xét xử vì tội ác chiến tranh tại Tòa án Nürnberg. </s>
Sau khi Đức đầu hàng, Đồng Minh phân chia Berlin và lãnh thổ còn lại của Đức thành bốn khu vực chiếm đóng quân sự. Các khu vực miền tây do Pháp, Anh và Hoa Kỳ kiểm soát được hợp nhất vào ngày 23 tháng 5 năm 1949 để hình thành Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland); đến ngày 7 tháng 10 năm 1949, khu vực do Liên Xô chiếm đóng trở thành Cộng hòa Dân chủ Đức (Deutsche Demokratische Republik). Hai quốc gia lần lượt được gọi không chính thức là "Tây Đức" và "Đông Đức". Đông Đức chọn Đông Berlin làm thủ đô, còn Tây Đức chọn Bonn làm thủ đô lâm thời, nhằm nhấn mạnh lập trường của mình rằng giải pháp hai nhà nước là một tình trạng nhân tạo và tạm thời. </s>
Tây Đức là một nước cộng hòa nghị viện liên bang, theo "kinh tế thị trường xã hội". Bắt đầu vào năm 1948 Tây Đức trở thành một quốc gia nhận viện trợ tái thiết chính trong Kế hoạch Marshall và sử dụng viện trợ này để tái thiết ngành công nghiệp của mình. Konrad Adenauer được bầu làm thủ tướng liên bang (Bundeskanzler) đầu tiên của Đức vào năm 1949 và vẫn giữ chức vụ này cho đến năm 1963. Dưới quyền lãnh đạo của ông và Ludwig Erhard, Tây Đức có tăng trưởng kinh tế dài hạn bắt đầu từ đầu thập niên 1950, được cho là một "kì tích kinh tế" (Wirtschaftswunder). Tây Đức gia nhập NATO vào năm 1955 và là một thành viên sáng lập của Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1957. </s>
Đông Đức là một quốc gia thuộc Khối phía Đông, nắm dưới quyền kiểm soát chính trị và quân sự của Liên Xô thông qua lực lượng chiếm đóng và Khối Warszawa. Mặc dù Đông Đức tự nhận là một quốc gia dân chủ, song quyền lực chính trị do các thành viên Bộ chính trị của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức độc quyền thi hành, được hỗ trợ từ cơ quan an ninh mật Stasi. Một nền kinh tế chỉ huy theo kiểu Liên Xô được lập nên và Đông Đức trở thành một quốc gia thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV. Tuyên truyền của Đông Đức dựa trên quyền lợi của các chương trình xã hội do chính phủ thực hiện, và liên tục cáo buộc mối đe dọa về Tây Đức xâm chiếm, song nhiều công dân của Đông Đức nhìn nhận phương Tây đại diện cho tự do và thịnh vượng. Bức tường Berlin được xây dựng vào năm 1961 ngằm ngăn người Đông Đức đào thoát sang Tây Đức, nó trở thành một tượng trưng cho Chiến tranh Lạnh. Sự kiện bức tường này sụp đổ vào năm 1989 trở thành một tượng trưng cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, tái thống nhất Đức và bước ngoặt tại Đông Đức (Die Wende). </s>
Căng thẳng giữa Đông Đức và Tây Đức giảm thiểu vào đầu thập niên 1970 do chính sách mới của Thủ tướng Willy Brandt đối với phía Đông. Trong mùa hè năm 1989, Hungary quyết định phá Bức màn sắt và mở cửa biên giới, khiến hàng nghìn người Đông Đức nhập cư đến Tây Đức qua Hungary. Điều này có tác động tàn phá đến Đông Đức, tại đây các cuộc tuần hành đại chúng định kỳ nhận được ủng hộ ngày càng lớn. Nhà đương cục Đông Đức nới lỏng hạn chế biên giới, cho phép công dân Đông Đức đi sang Tây Đức; ban đầu nhằm giúp duy trì Đông Đức, song việc mở cửa biên giới thực tế dẫn đến tăng tốc chương trình cải cách Wende. Đỉnh điểm của chương trình này là Hiệp ước 2 + 4 vào ngày 12 tháng 9 năm 1990, theo đó bốn thế lực chiếm đóng từ bỏ mọi quyền lợi của họ theo Văn kiện Đầu hàng trước đây, và Đức thu hồi chủ quyền đầy đủ. Điều này cho phép Tái thống nhất Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, khi Cộng hòa Liên bang Đức tiếp nhận năm bang tái lập của Cộng hòa Dân chủ Đức cũ. </s>
Nước Đức thống nhất được nhìn nhận là sự mở rộng thêm Cộng hòa Liên bang Đức và không phải là một quốc gia kế thừa. Do đó, họ duy trì toàn bộ tư cách thành viên của Tây Đức trong các tổ chức quốc tế. Dựa theo Đạo luật Berlin/Bonn được thông qua vào năm 1994, Berlin lại trở thành thủ đô của nước Đức tái thống nhất, trong khi Bonn duy trì vị thế duy nhất là một Bundesstadt (thành phố liên bang) giữ lại một số bộ của liên bang. Việc di chuyển chính phủ hoàn thành vào năm 1999. Sau bầu cử năm 1998, chính trị gia Gerhard Schröder của SPD trở thành thủ tướng đầu tiên của một liên minh đỏ-lục với đảng Liên minh 90/Đảng Xanh. </s>
Kể từ khi tái thống nhất, Đức giữ một vai trò tích cực hơn trong Liên hiệp châu Âu. Cùng với các đối tác châu Âu, Đức ký kết Hiệp ước Maastricht vào năm 1992, lập ra Khu vực đồng euro vào năm 1999, và ký kết Hiệp ước Lisbon vào năm 2007. Đức phái một lực lượng duy trì hòa bình đi đảm bảo ổn định tại Balkan và phái một lực lượng binh sĩ Đức đến Afghanistan trong một nỗ lực của NATO nhằm cung cấp an ninh tại đó sau khi Taliban bị lật đổ. Các hành động triển khai này gây tranh luận do Đức bị hạn chế vì pháp luật chỉ cho phép triển khai binh sĩ trong vai trò phòng thủ. </s>
Nước Đức nằm trong Trung Âu, giữa 47°16′15″ và 55°03′33″ vĩ độ bắc và 5°52′01″ và 15°02′37″ kinh độ đông. Về phía bắc Đức có ranh giới với Đan Mạch (có chiều dài 67 km), về phía đông-bắc là Ba Lan (442 km), về phía đông là Séc 811 km), về phía đông nam là Áo (815 km không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía nam là Thụy Sĩ (316 km, với biên giới của lãnh thổ tách rời Büsingen nhưng không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía tây nam là Pháp (448 km), về phía tây là Luxembourg (135 km) và Bỉ (156 km) và về phía tây bắc là Hà Lan (567 km). Chiều dài ranh giới tổng cộng là 3.757 km. Trong khi ở phía tây bắc là bờ biển của biển Bắc và ở phía đông bắc là biển Baltic tạo thành biên giới quốc gia tự nhiên thì về phía nam nước Đức là một phần của dãy núi Alpen. </s>
Địa hình thay đổi đặc biệt là theo hướng từ Bắc vào Nam vì địa thế có chiều hướng cao hơn và dốc hơn về phía nam. Phần miền Bắc của nước Đức, vùng đồng bằng Bắc Đức, là một vùng đồng bằng phần lớn được tạo thành từ thời kỳ Băng hà, kế tiếp về phía nam là vùng đồi núi có rừng ở trung tâm và các phần đất miền Nam của Đức. Đặc biệt là tại bang Bayern nhưng cũng ở tại bang Baden-Württemberg địa hình này chuyển tiếp đến vùng Alpenvorland Bắc tương đối cao, vùng mà sau đấy lại chuyển tiếp đến vùng núi cao của dãy núi Alpen. </s>
Tất cả những sông Đức khác chảy ra biển Bắc hay biển Baltic. Đường phân thủy châu Âu qua nước Đức chạy về phía đông của vùng đồng bằng thượng lưu sông Rhein trên chỏm núi chính của vùng Rừng Đen. Trong những sông này sông Rhein chính là con sông có đoạn đường dài nhất trong nước Đức. Trong số 1.320 km đường sông có 865 km nằm trong nước Đức. Thêm vào đó sông này còn có một vai trò tạo bản sắc riêng cho người Đức, được kết tụ từ lịch sử và nhiều thần thoại cũng như truyền thuyết. Chức năng kinh tế của con sông này cũng rất quan trọng: sông Rhein là một trong những đường thủy có mật độ giao thông cao nhất châu Âu. </s>
Alpen là dãy núi cao duy nhất, có một phần thuộc về nước Đức. Tại đấy có ngọn Zugspitze (2.962 m) cao nhất Đức. Vùng núi với độ cao trung bình có khuynh hướng cao dần và rộng ra từ Bắc xuống Nam. Ngọn núi cao nhất ở đấy là Feldberg trong vùng Rừng Đen (Schwarzwald) với 1.493 m, kế tiếp là Arber Lớn (Große Arber) trong Rừng Bayern (Bayerischer Wald) với 1.456 m. Ngoài ra, có các ngọn núi trên 1.000 m là các vùng Erzgebirge, Fichtelgebirge, Schwäbische Alb và trường hợp đặc biệt là Harz bị cô lập hẳn như là vùng đồi núi ở về phía bắc nhiều nhất trong các vùng đồi núi của nước Đức với ngọn Brocken nhô cao đến 1.142 m. Về phía bắc của đợt đồi núi này chỉ còn một vài thành hệ địa chất cao hơn 100 m, trong số đó có Hagelberg trong Fläming với 200 m là ngọn cao nhất. </s>
So với chiều dài bờ biển thì Đức có một số lượng đảo đáng kể. Các đảo trong biển Bắc phần lớn nằm trong dạng hình chuỗi chắn đất liền. Chúng được chia ra thành các đảo bắc Friesen và đông Friesen, là một phần của bãi bồi Wattenmeer Đức. Các đảo bắc Friesen của Đức thuộc bang Schleswig-Holstein và bao gồm các đảo lớn Sylt, Föhr, Amrum và Pellworm cũng như là các đảo Hallig nhỏ hơn rất nhiều. Từ khi đắp đập Beltringharder Koog thì Nordrand đã trở thành một bán đảo. Các đảo đông Friesen thuộc bang Niedersachsen có độ lớn tương tự. Các đảo này hình thành từ những bãi cát bồi do tác động của sóng biển. Lớn nhất trong các đảo này là Borkum. Một trường hợp ngoại lệ là đảo Helgoland nằm ngoài khơi xa của biển Bắc. </s>
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán kéo dài, gió xoáy, băng giá với nhiệt độ cực thấp hay nóng cao độ tương đối hiếm. Thế nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện giông bão và chúng đã gây ra nhiều thiệt hại nặng như trong năm 2000 và 2002. Tại Đức cũng thường hay xảy ra nước lũ sau thời gian mưa nhiều trong mùa hè hay sau khi tan tuyết trong mùa đông, có thể dẫn đến lụt và gây tàn phá nặng. Việc hay có nước lũ tại sông Rhein có thể là do việc đắp đập và đào thẳng sông Rhein trong thế kỷ XIX dưới sự lãnh đạo của Tulla đã xóa bỏ các vùng ngập nước tự nhiên trước kia của con sông này. Hạn hán chủ yếu chỉ xảy ra ở vùng đông bắc nước Đức nhưng đôi lúc cũng ảnh hưởng đến trên toàn nước Đức như trong đợt nóng năm 2003. </s>
Tùy theo vùng mà các trị về khí hậu vượt quá hay thấp dưới giá trị trung bình về khí hậu của toàn nước Đức rất nhiều. Miền Nam Baden ghi nhận nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất là 11 °C trong khi ở Oberstdorf trị trung bình nằm dưới 6 °C. Thêm vào đó một xu hướng nóng lên đang hình thành: theo số liệu của Deutscher Wetterdienst (Nha khí tượng quốc gia Đức) thì ngoại trừ năm 1996 nhiệt độ trung bình của tất cả các năm từ 1988 đều trên nhiệt độ trung bình lâu năm là 8,3 °C, trong năm 2003 còn đạt đến 9,9 °C. Đặc biệt là mùa hè đã nóng hơn rõ rệt. Thêm vào đó là mùa xuân cứ đến sớm hơn 5 ngày mỗi một thập niên. Chim di trú ở lại Đức lâu hơn gần 1 tháng so với thập niên 1970. Nhiệt độ thấp nhất từng được đo ở Đức là -45,9 °C được ghi nhận vào ngày 24 tháng 12 năm 2003 tại Funtensee. Nhiệt độ cao nhất cho đến nay là 40,3 °C vào ngày 8 tháng 8 năm 2003 tại Nennig. </s>
Thành phần và chất lượng đất rất khác nhau tùy theo vùng. Tại miền Bắc Đức một vành đai gần biển từ đất đầm lầy màu mỡ tạo cơ sở cho một nền nông nghiệp có sản lượng cao trong khi vùng đất cát nằm tiếp sau đó chịu nhiều ảnh hưởng của thời kỳ Băng hà chỉ có đất rất cằn cỗi. Tại Lüneburger Heide đất này đã bị thoái hóa trở thành đất podsol vì trồng cỏ qua nhiều thế kỷ nên gần như không còn có thể trồng trọt được nữa. Cũng rất cằn cỗi là các vùng băng tích cũ và mới có cát bồi tụ lại. Thí dụ như Brandenburg trong lịch sử đã nổi tiếng như là "hộp cát rải của Đế quốc La Mã Thần thánh". </s>
Nước Đức nằm ở vùng khí hậu ôn hòa. Do vậy, hệ thực vật được đặc trưng bằng những rừng cây lá rộng và lá kim. Sự khác biệt về các đặc điểm địa hình, khí hậu theo từng khu vực tạo nên một hệ thực vật phong phú và đa dạng. Hệ thực vật tự nhiên từ tây sang đông đánh dấu quá trình thay đổi của khí hậu: Từ khí hậu đại dương phía tây sang khí hậu lục địa. Loại cây chủ yếu trong các rừng cây lá rộng là cây dẻ gai đỏ. Bên cạnh đó, những khu rừng ngập nước cạnh sông hồ (ngày càng ít dần) và rừng hỗn hợp các loại cây sồi, dẻ gai cũng là những loại rừng đặc trưng. Tiêu biểu cho khu vực núi Alpen và khu vực đồi núi miền trung là rừng khe núi dọc sông. Rừng trẻ được tạo thành từ các loại cây bạch dương và thông trên những vùng đất cát. Dĩ nhiên, những loại cây lá rộng rất phổ biến trước đây được thay thế bằng những rừng thông. </s>
29,5 phần trăm diện tích lãnh thổ Đức hiện nay là rừng. Như vậy, Đức là một trong những nước có nhiều rừng ở Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, các loại cây rừng được xác định do mục đích sử dụng, tỉ lệ rừng thông không phù hợp với các điều kiện tự nhiên vốn thích hợp hơn cho các loại rừng dẻ gai hỗn hợp. Bên cạnh các loại cây bản địa thì một loạt các loại cây được nhập về trồng (như keo gai) cũng chiếm một vai trò quan trọng. Phần lớn đất hoang đã được sử dụng để trồng các loại cây lương thực và cây ăn trái như đại mạch, kiều mạch, lúa mạch đen, lúa mì, cũng như khoai tây và ngô được đưa về từ châu Mỹ. Ngoài ra còn có táo và cải dầu. Ở các Thung lũng sông của các sông như Morsel, Ahr và Rhein được cải tạo để trồng nho. </s>
Bảo tồn thiên nhiên là nhiệm vụ công cộng ở Đức, phục vụ mục đích của nhà nước, được quy định trong điều 20 của hiến pháp. Mục tiêu của việc bảo vệ thiên nhiên ở Đức là giữ gìn thiên nhiên và cảnh vật tự nhiên (chương 1 Luật Bảo vệ thiên nhiên của liên bang). Đối tượng quan trọng phải bảo vệ là cảnh vật tự nhiên, thực vật và động vật. Những khu vực và đối tượng quan trọng nhất được bảo vệ hiện nay là 14 vườn quốc gia, 19 khu dự trữ sinh quyển, 95 công viên tự nhiên cũng như hàng ngàn khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn cảnh vật tự nhiên và di tích thiên nhiên. </s>
Phần lớn các loại động vật có vú ở Đức sống trong các khu rừng lá rộng ôn hòa. Ở rừng có các loại chồn khác nhau, hươu đỏ, hươu hoang, lợn rừng, linh miêu và cáo. Hải li và rái cá là những động vật đã trở nên hiếm ở các khu rừng ngập nước, song gần đây số lượng của chúng lại phần nào có tăng. Các loại động vật có vú lớn khác từng sống ở Trung Âu đã bị diệt vong: Bò rừng châu Âu (vào khoảng năm 1470), gấu nâu (1835), nai sừng tấm (ở thời Trung cổ hãy còn nhiều), ngựa rừng (thế kỷ XIX), bò bizon châu Âu (thế kỷ XVII/XVIII), sói (1904). Thời gian gần đây, thỉnh thoảng có một số nai sừng tấm, sói từ Ba Lan và Séc tới cư trú. Ở các nước đó, số lượng các loài vật này đã tăng trở lại. Trong trường hợp loài sói thậm chí đã hình thành những bầy đàn mới, đầu tiên ở vùng Sorben, thời gian vừa qua cả ở phía tây, kể từ khi vào năm 2000 con sói con đầu tiên được sinh ra. Vào tháng 3 năm 2010, một đàn bò bizon châu Âu được đưa vào cư trú ở vùng núi Rothaargebirge thuộc bang Nordrhein-Westfalen. Trong trường hợp sói và gấu nâu thì do một số điều phiền toái chúng đã gây ra trong thời gian qua làm cho việc quy hoạch cư trú cho chúng gặp vấn đề. Ở các vùng núi cao thuộc dãy Alpen có dê núi Alpen và sói mác-nốt. Ở vùng trung du như khu vực rừng Schwarzwald, khu vực Frankische Alp có sơn dương. </s>
Các loài bò sát quen thuộc nhất ở Đức gồm có rắn cỏ, rắn vipera berus (rắn lục), rùa orbicularis. Bên cạnh đó còn có các loài lưỡng cư như kỳ giông, ếch, cóc, cóc tía, kỳ nhông: Tất cả các loài này đã được đưa vào sách đỏ. Đại bàng đuôi trắng được xem là nguyên mẫu cho biểu tượng hình chim trên huy hiệu các vùng, miền lãnh thổ, hiện nay còn tới 500 đôi, chủ yếu sống ở vùng Mecklenburg-Vorpommern và Brandenburg. Đại bàng vàng chỉ có ở vùng núi Alpen thuộc bang Bayern, loài diều hâu ở đó đã bị diệt vong, song hiện nay đã lại có một số cá thể từ Áo và Thụy Sĩ tới cư trú. Các loài chim săn mồi phổ biến nhất ở Đức hiện nay là diều hâu thường và cắt lưng hung. Tuy nhiên số lượng cắt lớn lại ít đi một các rõ rệt. Hơn một nửa số chim ưng milvus được sinh ra ở Đức, song do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nên số lượng của chúng ngày càng giảm. Đáng lưu ý là có một số lượng lớn các loài chim sống dựa vào sự hiện diện của con người: Đó là các loài bồ câu, hoét thông thường, sẻ, bạc má, sống nhờ thức ăn công nghiệp mùa đông; cũng như quạ và mòng biển sống nhờ rác thải. Một điều đặc biệt là đàn chim hồng hạc ở phía bắc trong vùng rừng đầm lầy Zwillbrocker Venn. Cá hồi trước đây thường có ở các sông song gần như đã bị diệt vong ở khắp nơi do quá trình công nghiệp hóa vào thế kỷ XIX, chúng được thả trở lại ở sông Rhein vào những năm 80 của thế kỷ XX. Con cá tầm cuối cùng ở Đức bắt được vào năm 1969. Ở nhiều ao đầm được thả nuôi cá chép là loài cá mà người La Mã cổ đại đã mang đến. Hải cẩu sống ở Biển Bắc và Biển Baltic, có lúc gần như bị biến mất. Vừa qua có lại được khoảng mấy nghìn con ở Biển Wadden thuộc Biển Bắc. Hải cẩu xám đã có lúc hoàn toàn không còn nữa ở Bắc Âu do bị đánh bắt, song gần đây lại có nhiều và một số đã di chuyển tới vùng bờ biển của Đức. Biển Wadden có ý nghĩa lớn là nơi dừng chân của 10 đến 12 triệu chim di trú mỗi năm </s>
Các loài thú nhập cư khác là ngỗng Canada, đà điểu Nam Mỹ, tôm sông châu Mỹ, ếch bò châu Mỹ, cừu núi châu Âu, cá rô gai. </s>
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và chủ yếu được trao trách nhiệm và quyền lực tượng trưng. Chức vụ này được bầu ra bởi Bundesversammlung (hội nghị liên bang), một thể chế gồm các thành viên của Bundestag (Quốc hội) và một số lượng bình đẳng đại biểu từ các bang. Chức vụ cao thứ nhì theo thứ tự ưu tiên của Đức là Bundestagspräsident (Chủ tịch Bundestag), là người do Bundestag bầu ra và chịu trách nhiệm giám sát các phiên họp thường nhật của cơ cấu. Chức vụ cao thứ ba và người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng, do Bundespräsident bổ nhiệm sau khi được Bundestag bầu ra. </s>
Đức có hệ thống pháp luật dân sự dựa theo luật La Mã với một số tham khảo luật German cổ. Bundesverfassungsgericht (Tòa án Hiến pháp Liên bang) là tòa án tối cao của Đức chịu trách nhiệm về sự vụ hiến pháp, có quyền lực phúc thẩm tư pháp. Hệ thống tòa án tối cao của Đức gọi là Oberste Gerichtshöfe des Bundes và có tính chuyên biệt: đối với các vụ án dân sự và hình sự, tòa án kháng cáo cao nhất là Tòa án Tư pháp Liên bang, đối với các vụ án khác thì tòa án cao nhất là Tòa án Lao động Liên bang, Tòa án Xã hội Liên bang, Tòa án Tài chính Liên bang, và Tòa án Hành chính Liên bang. </s>
Pháp luật hình sự và cá nhân được hệ thống hóa ở cấp quốc gia lần lượt trong Strafgesetzbuch và Bürgerliches Gesetzbuch. Hệ thống hình phạt của Đức tìm cách cải tạo tội phạm và bảo vệ dân chúng. Ngoại trừ các vụ án nhỏ do một thẩm phán chuyên nghiệp xét xử, cũng như các tội chính trị nghiêm trọng, tất cả các cáo buộc được xét cử trước tòa án hỗn hợp, tại đó các thẩm phán không chuyên (Schöffen) ngồi cạnh các thẩm phán chuyên nghiệp. Nhiều vấn đề cơ bản trong pháp luật hành chính nằm dưới thầm quyền của cấp bang. </s>
Đức gồm mười sáu bang, chúng được gọi chung là Bundesländer. Mỗi bang có hiến pháp bang riêng của mình và phần lớn được tự trị về vấn đề tổ chức nội bộ. Do khác biệt về kích thước và dân số, phân cấp của các bang khác nhau, đặc biệt là giữa các thành bang (Stadtstaaten) và các bang có lãnh thổ lớn (Flächenländer). Vì mục đích hành chính khu vực, có năm bang là Baden-Württemberg, Bayern, Hessen, Nordrhein-Westfalen và Sachsen có tổng cộng 22 huyện chính quyền (Regierungsbezirke). Tính đến năm 2013[cập nhật] Đức được chia thành 402 huyện (Kreise) ở cấp khu tự quản; trong đó có 295 huyện nông thôn và 107 huyện đô thị. </s>
Đức có mạng lưới 277 phái bộ ngoại giao tại nước ngoài và duy trì quan hệ với trên 190 quốc gia. Tính đến năm 2011[cập nhật], Đức là nước đóng góp lớn nhất vào ngân sách của Liên minh châu Âu (cung cấp 20%) và là nước đóng góp nhiều thứ ba cho Liên Hiệp Quốc (cung cấp 8%). Đức là một thành viên của NATO, OECD, G8, G20, Ngân hàng Thế giới và IMF. Đức giữ vai trò có ảnh hưởng trong Liên minh châu Âu từ khi tổ chức này bắt đầu, và duy trì một liên minh mạnh với Pháp và toàn bộ các quốc gia láng giềng khác kể từ năm 1990. Đức xúc tiến hình thành một bộ máy chính trị, kinh tế và an ninh châu Âu thống nhất hơn. </s>
Vai trò của Bundeswehr được mô tả trong Hiến pháp Đức là chỉ để phòng thủ. Sau một phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang vào năm 1994, thuật ngữ "phòng thủ" được xác định không chỉ bao gồm bảo vệ biên giới Đức, mà còn là đối phó với khủng hoảng và ngăn ngừa xung đột, hoặc rộng hơn là đảm bảo an ninh của Đức trên toàn thế giới. Tính đến tháng 1 năm 2015[cập nhật], quân đội Đức có khoảng 2.370 binh sĩ đồn trú tại nước ngoài trong vị thế thuộc các lực lượng duy trì hòa bình, trong đó có khoảng 850 binh sĩ Bundeswehr trong lực lượng ISAF do NATO lãnh đạo tại Afghanistan và Uzbekistan, 670 binh sĩ Đức tại Kosovo, và 120 binh sĩ trong UNIFIL tại Liban. </s>
Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, dân số Đức là 80,2 triệu, và tăng lên 81,5 triệu theo ước tính ngày 30 tháng 6 năm 2015 và lên đến ít nhất là 81,9 triệu vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, Đức là quốc gia đông dân nhất trong Liên minh châu Âu, và có dân số đông thứ nhì tại châu Âu sau Nga, và là quốc gia đông dân thứ 16 trên thế giới. Tuổi thọ dự kiến khi sinh tại Đức là 80,19 năm (77,93 năm với nam giới và 82,58 năm với nữ giới). Tỷ suất sinh là 1,41 trẻ em với mỗi phụ nữ (ước tính năm 2011), hay 8,33‰, một trong các mức thấp nhất trên thế giới. Kể từ thập niên 1970, tỷ lệ tử vong của Đức đã vượt tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, Đức đang chứng kiến tỷ lệ sinh và tỷ lệ nhập cư gia tăng bắt đầu trong thập niên 2010, đặc biệt là tăng số lượng người nhập cư có học thức. </s>
Có khoảng 5 triệu người có quốc tịch Đức cư trú tại nước ngoài (2012). Năm 2014, có khoảng bảy triệu người trong số 81 triệu cư dân Đức không có quyền công dân Đức. Sáu mươi chín phần trăm trong số đó sống tại miền tây của liên bang và hầu hết là tại các khu vực đô thị. Năm 2015, Đức là quốc gia có số lượng di dân quốc tế cao thứ hai thế giới, với khoảng 5% hay 12 triệu người. Đức xếp hạng bảy trong EU và thứ 37 toàn cầu về tỷ lệ người nhập cư so với tổng dân số. Tính đến năm 2014[cập nhật], các dân tộc-quốc gia đông nhất là từ Thổ Nhĩ Kỳ (2.859.000), tiếp đến là Ba Lan (1.617.000), Nga (1.188.000), và Ý (764.000). Từ năm 1987, có khoảng 3 triệu người dân tộc Đức, hầu hết từ các quốc gia Khối phía Đông, đã thực hiện quyền trở về của mình và di cư đến Đức. </s>
Khi thống nhất vào năm 1871, khoảng 2/3 dân số Đức theo Tin Lành và 1/3 dân số theo Công giáo, cùng một cộng đồng thiểu số Do Thái giáo đáng kể. Các giáo phái khác cũng hiện diện tại Đức, song chưa từng có ý nghĩa về nhân khẩu và tác động về văn hóa như ba nhóm trên. Cộng đồng Do Thái giáo thiểu số tại Đức gần như biến mất trong Holocaust và thành phần tôn giáo của Đức cũng biến đổi dần trong các thập niên sau năm 1945, khi Tây Đức trở nên đa dạng hơn về tôn giáo do nhập cư còn Đông Đức trở thành quốc gia không tôn giáo áp đảo do chính sách của nhà nước. Tôn giáo tại Đức tiếp tục đa dạng sau khi Đức tái thống nhất vào năm 1990, về tổng thể là tính mộ đạo giảm đi nhiều trên toàn quốc song tín đồ Phúc Âm và Hồi giáo lại tăng lên. </s>
Theo điều tra nhân khẩu Đức năm 2011, Cơ Đốc giáo là tôn giáo lớn nhất tại Đức khi 66,8% tổng dân số tuyên bố là tín đồ của nó. So với toàn thể dân số, 31,7% tuyên bố họ là tín đồ Tin Lành, và 31,2% tuyên bố họ là tín đồ Công giáo La Mã. Tín đồ Chính thống giáo chiếm 1,3%, còn tín đồ Do Thái giáo chiếm 0,1%. Các tôn giáo khác chiếm 2,7%. Năm 2014, Giáo hội Công giáo có 23,9 triệu thành viên (29,5% dân số) và Giáo hội Phúc Âm có 22,6 triệu thành viên (27,9% dân số). Cả hai giáo hội lớn đều để mất số lượng tín đồ đáng kể trong những năm gần đây. Về phương diện địa lý, tín đồ Tin Lành tập trung tại miền bắc, miền trung và miền đông của quốc gia. Họ hầu hết là thành viên Giáo hội Phúc Âm Đức- bao gồm Giáo hội Luther và Thần học Cải cách. Tín đồ Công giáo La Mã tập trung tại miền nam và miền tây. </s>
Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai tại Đức, theo điều tra nhân khẩu năm 2011 thì 1,9% người Đức tự nhận là người Hồi giáo. Các ước tính gần đây hơn cho thấy rằng có khoảng 2,1-4,3 triệu người Hồi giáo cư trú tại Đức. Hầu hết người Hồi giáo thuộc phái Sunni và Alevi từ Thổ Nhĩ Kỳ, song có lượng nhỏ tín đồ thuộc các phái khác như Shia. Các tôn giáo khác chiếm dưới 1% dân số Đức là Phật giáo với 250.000 tín đồ (khoảng 0,3%) và Ấn Độ giáo với khoảng 100.000 tín đồ (0,1%). Các cộng đồng tôn giáo còn lại tại Đức có ít hơn 50.000 tín đồ mỗi tôn giáo. </s>
Tiếng Đức tiêu chuẩn thuộc hệ Tây German, có liên hệ mật thiết và được phân loại cùng nhóm với tiếng Hạ Đức, tiếng Hà Lan, tiếng Frisia và tiếng Anh. Trong phạm vi nhỏ hơn, nó cũng có liên hệ với các ngữ hệ Đông German (đã tuyệt diệt) và Bắc German. Hầu hết từ vựng trong tiếng Đức bắt nguồn từ nhánh German của ngữ hệ Ấn-Âu. Thiểu số đáng kể các từ có nguồn gốc từ tiếng Latinh và Hy Lạp, cùng một lượng nhỏ hơn từ tiếng Pháp và gần đây nhất là tiếng Anh. Tiếng Đức sử dụng bảng chữ cái Latinh để viết. Các phương ngữ tiếng Đức bắt nguồn từ dạng địa phương truyền thống của các bộ lạc German, và khác biệt với các dạng tiêu chuẩn của tiếng Đức qua từ vựng, âm vị, và cú pháp. </s>
Trách nhiệm giám sát giáo dục tại Đức chủ yếu được tổ chức trong mỗi bang. Giáo dục mầm non tùy chọn được cung cấp cho toàn bộ trẻ từ ba đến sáu tuổi, sau cấp trường này trẻ tham gia giáo dục nghĩa vụ trong ít nhất chín năm. Giáo dục tiểu học thường kéo dài từ bốn đến sáu năm. Giáo dục trung học gồm ba loại hình trường học truyền thống, tập trung vào các cấp độ học thuật: Các trường lý thuyết (Gymnasium) dành cho các trẻ tài năng nhất và chuẩn bị cho học sinh học tập tại bậc đại học; các trường thực tế (Realschule) dành cho học sinh trung bình và kéo dài trong sáu năm, và các trường học phổ thông (Hauptschule) chuẩn bị cho học sinh theo học giáo dục nghề. Các trường toàn diện (Gesamtschule) hợp nhất toàn bộ các loại hình giáo dục trung học. </s>
Đức có truyền thống lâu dài về giáo dục bậc đại học, phản ánh vị thế là một nền kinh tế hiện đại trên toàn cầu. Trong số đại học được thành lập tại Đức, có một số trường ở vào hàng lâu năm nhất thế giới, Đại học Heidelberg (thành lập 1386) là cổ nhất tại Đức. Tiếp đến là Đại học Leipzig (1409), Đại học Rostock (1419) và Đại học Greifswald (1456). Đại học Berlin do nhà cải cách giáo dục Wilhelm von Humboldt thành lập vào năm 1810, trở thành hình mẫu học thuật cho nhiều đại học châu Âu và phương Tây. Tại nước Đức đương đại, phát triển được 11 đại học ưu tú: Đại học Humboldt Berlin, Đại học Bremen, Đại học Köln, Đại học Công nghệ Dresden, Đại học Tübingen, Đại học Công nghệ Rhein-Westfalen Aachen, Đại học Tự do Berlin, Đại học Heidelberg, Đại học Konstanz, Đại học Ludwig Maximilian München, và Đại học Công nghệ München. </s>
Hệ thống nhà tế bần của Đức mang tên spitals có từ thời Trung Cổ, và ngày nay Đức có hệ thống chăm sóc y tế phổ quát lâu năm nhất thế giới, từ pháp luật xã hội của Bismarck trong thập niên 1880, Kể từ thập niên 1880, các cải cách và điều khoản đảm bảo một hệ thống chăm sóc y tế cân bằng. Hiện nay cư dân được bảo hộ thông qua một kế hoạch bảo hiểm y tế theo quy chế, có tiêu chuẩn cho phép một số nhóm lựa chọn một hợp đồng bảo hiểm y tế tư nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hệ thống chăm sóc y tế của Đức có 77% là do chính phủ tài trợ và 23% là do cá nhân chi trả tính đến năm 2013[cập nhật]. Năm 2005, Đức dành 11% GDP của mình cho chăm sóc y tế. Đức xếp hạng 20 trên thế giới về tuổi thọ dự tính với con số 77 năm cho nam giới và 82 năm cho nữ giới, và có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh rất thấp (4 trên 1.000 ca sinh). </s>