text
stringlengths
59
2.13k
Đế quốc La Mã Thần Thánh (tiếng Latinh: Sacrum Romanum Imperium; tiếng Đức: Heiliges Römisches Reich; tiếng Ý: Sacro Romano Impero; tiếng Anh: Holy Roman Empire)[b] còn được gọi là Thánh chế La Mã, là một phức hợp lãnh thổ rộng lớn đa sắc tộc, mà chủ yếu là người Đức, tồn tại từ cuối thời sơ kỳ Trung cổ cho đến năm 1806. Tên của đế quốc bắt nguồn từ yêu sách của các Hoàng đế La Mã Đức vào thời Trung cổ, muốn tiếp tục truyền thống của đế chế La Mã cổ và hợp pháp hóa quyền cai trị như là thánh ý của Thiên Chúa. Lãnh thổ chủ yếu của Đế quốc gồm Vương quốc Đức, Vương quốc Bohemia, Vương quốc Burgundy, Vương quốc Ý và nhiều lãnh thổ, công quốc, thành phố đế quốc tự do lớn nhỏ khác. </s>
Đế quốc thành hình vào năm 962, khi Otto I Đại Đế thuộc dòng họ Liudolfinger được Giáo hoàng trao Đế miện từ Vương quốc Đông Frank thuộc dòng họ Nhà Carolingien (Carolingian dynasty). Từ năm 1157, đế quốc này có tên là Sacrum Imperium và vào năm 1254, lần đầu tiên tên Sacrum Romanum Imperium được chứng minh trong một văn kiện. Trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16 danh hiệu được bổ sung thêm dòng Dân tộc Đức, trở thành Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức (Heiliges Römisches Reich Deutscher Nationen). Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức tan vỡ khi Hoàng đế Franz II (1792-1806) thuộc dòng họ Nhà Habsburg từ bỏ Đế miện vào ngày 6 tháng 8 năm 1806, trở thành Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Áo. Trong nghiên cứu lịch sử, đế quốc này cũng còn được gọi là Đế chế Cũ (Altes Reich) từ vài năm nay. </s>
Quyền lực cai trị của đế quốc không nằm hoàn toàn trong tay của hoàng đế mà cũng không nằm hoàn toàn trong tay của các tuyển hầu tước hay của một tập thể như Quốc hội Đế chế. Đế quốc không phải là một quốc gia liên bang và cũng không phải là một liên minh của nhiều quốc gia. Đế quốc không phải là một đất nước do tầng lớp quý tộc cai trị nhưng cũng không nằm trong tay của một tập đoàn cai trị. Mặc dù vậy, Đế quốc lại kết hợp những đặc điểm của các hình thức quốc gia này. Lịch sử của Đế quốc mang nhiều ảnh hưởng của cuộc tranh cãi về tính chất của nó. </s>
Các lãnh chúa nắm mọi quyền quyết định tôn giáo nào thần dân của họ phải theo, bao nhiêu quân công quốc của họ có quyền huy động, ngay cả quyền quyết định trong thời chiến: về phe với Hoàng đế, hoặc chống lại Hoàng đế, hoặc giữ trung lập. Khi liên quan đến sách lược trọng đại, họ phớt lờ mối dây liên hệ giữa họ và Hoàng đế. Họ, hoặc người đại diện của họ, tham gia vào Hội đồng Đế quốc, khởi đầu là cơ quan lập pháp, sau đó giờ chỉ có chức năng tham khảo và trang trí. Hoàng đế phải thông qua Hội đồng để ban hành luật, và những buổi thảo luận ít khi đạt sự nhất trí vì tranh cãi kéo dài không dứt. </s>
Áo là trung tâm và Viên là con tim của thế giới Habsburg. Đây là một thế giới vỹ đại, một thế giới Công giáo, một thế giới có truyền thống đạo đức cao, được lãnh đạo bởi các giáo sĩ dòng Tên - những người có cuộc sống rất đạo đức. Các nghi lễ truyền thống ở đây được tổ chức rất là trọng đại, nghiêm trang, vì các giáo sĩ mong muốn người dân và cả quân vương phải sống đạo đức và biết kính trọng Đức Chúa Trời. Họ trấn an các quân vương rằng "mọi chuyện đã được định đoạt bởi Thượng đế. Do đó các quân vương phải biết chăm chỉ cầu nguyện để Thượng đế soi sáng và giúp đỡ họ". </s>
Mọi chi tiết trong đời sống hàng ngày của Hoàng đế ở triều đình đế quốc được đặt ra để thể hiện địa vị cao cả của ông. Trong các gian phòng và các hành lang của cung điện cổ tên là Hofburg, hoàng đế là đối tượng cho nghi thức chặt chẽ. Mỗi khi Hoàng đế và gia đình ông đi qua, triều thần phải cúi đầu thật thấp và quỳ một gối xuống. Khi tên của ông được thốt ra, ngay cả lúc ông đang ở trong một gian phòng khác, những người nghe được phải thực hiện nghi lễ tương tự. Khi ông dùng bữa một mình, thức ăn ông của ông được chuyền qua 24 bàn tay trước khi được đưa đến bàn ăn hoàng gia. Khi rót rượu cho ông, người phục dịch phải quỳ trên một đầu gối. </s>
Thật ra, sự hỗn độn của triều đình cũng là biểu trưng cho sự hỗn độn của cả đế quốc: không bao giờ có mối kết dính các cơ quan với nhau. Hoàng đế Leopold I (1658-1705) của nhà Habsburg, là một ông vua thiếu quyết đoán. Nhút nhát, thiếu nhiệt huyết, ông chỉ biết lắng nghe ý kiến của cận thần rồi suy đi nghĩ lại về các đề xuất trái ngược nhau mà không biết chắc chắn phải quyết định thế nào. Vào thập kỉ 1690, ông đã thành lập vô số ủy ban, tất cả đều kình chống nhau một cách im lìm nhưng dữ dội sau lưng ông. Sách lược thành hình chỉ do mặc định. [cần dẫn nguồn] </s>
Trong thâm tâm, Leopold I (1640-1705) và hai người con kế vị ông, Joseph I (1705-1711 - người đương thời với hai vị vua nổi tiếng ở châu Âu: Pyotr I của Nga tức Pyotr Đại đế và vua Louis XIV của Pháp) và Karl VI (1711-1740), đều không tin rằng nền hành chính hỗn độn là khiếm khuyết cốt lõi của đế quốc họ trị vì. Trải qua gần một thế kỷ, cả ba vị hoàng đế đều cho rằng việc quản trị hành chính chỉ là thứ yếu so với đức tin vào Thượng đế và sự ủng hộ của Công giáo. Nếu Thượng đế hài lòng với họ, Người sẽ phù hộ cho Hoàng tộc này mãi trường tồn và phồn vinh. Đây là cơ sở cho lý thuyết chính trị và phương thức quản trị khác đời của họ: ngai vàng và đế quốc đã được Thượng đế định đoạt. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến đế quốc suy thoái sau này. [cần dẫn nguồn] </s>
Dưới triều đại lâu dài của Leopold, dù hoàng đế thiếu năng lực và bộ máy triều đình cứng nhắc, vị thế của đế quốc trong thực tế lại lên cao. Đấy có thể là do Chúa phù hộ như Leopold vẫn tin tưởng, nhưng trực tiếp hơn, trong những năm này, tương lai và quyền lực của Hoàng đế Leopold II dựa trên lưỡi gươm sáng loáng của Hoàng thân Eugène của Savoie. Ông là Thống chế của Đế quốc, Tổng Tư lệnh quân đội của đế chế, cùng với John Churchill, Quận công Marlborough thứ nhất và vua Karl XII của Thụy Điển là ba nhà cầm quân tài ba nhất trong giai đoạn này ở châu Âu. Vào năm 1734, ông là vị thống soái lừng danh nhất của châu Âu. </s>
Bình thường Hoàng đế không cho phép lãnh chúa nào xưng làm vua, vì như thế có ý nghĩa vị trí gần ngang bằng Hoàng đế. Tuy thế, khi một lãnh chúa cảm thấy mình đủ mạnh thì muốn xưng vương, chỉ có điều còn e ngại nên vẫn phải xin hoàng đế phong cho. Đây là trường hợp của tuyển hầu Friedrich III (1657-1713), người có tham vọng rộng lớn nhằm biến công quốc của ông thành một vương quốc, sau này gọi là nước Phổ, và ông xưng là vua Friedrich I của Phổ năm 1701. Để được Hoàng đế phong làm vua, Friedrich dựa trên lý lẽ đất đai ông chiếm được là từ Thụy Điển,[cần dẫn nguồn] và cũng dựa trên sức ép của nước ngoài, như Pyotr Đại đế. [cần dẫn nguồn] </s>
Tóm lại, Đế quốc La Mã Thần Thánh bao trùm nhiều lãnh thổ như một "liên hiệp" và tạo ra khuôn khổ luật lệ cho cuộc chung sống của những vị lãnh chúa. Các công tước và hầu tước trên thực tế là tự chủ nhưng lại không có chủ quyền này, công nhận vị hoàng đế như là người đứng đầu đế chế, ít nhất là về mặt tư tưởng và phải tuân theo các đạo luật đế chế, tòa án đế chế và các nghị quyết của quốc hội đế chế nhưng đồng thời cũng thông qua việc lựa chọn hoàng đế, đại hội đế chế và các đại diện tầng lớp khác mà tham gia vào chính sách của đế chế và đã có thể tạo ảnh hưởng cho chính mình. </s>
Một loạt trận chiến trong giai đoạn 1618-1648, mà các sử gia gọi là Chiến tranh Ba mươi Năm, diễn ra trên những lãnh thổ của người Đức. Khởi đầu, cuộc chiến chủ yếu dựa trên xung đột tôn giáo giữa các phe nhóm Công giáo và Tin Lành trong Phong trào Cải cách. Dần dà, cuộc chiến lan rộng giữa một bên là những hoàng thân người Đức và bên kia chủ yếu là Thụy Điển và Pháp muốn hạn chế quyền lực của Đế quốc La Mã thần Thánh. Chiến tranh Ba mươi năm là một trong những cuộc chiến gây tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử châu Âu. Đây cũng là cuộc chiến tôn giáo cuối cùng ở châu Âu khiến cho Đế quốc bị tàn phá nặng nề, nhiều thành thị và vùng nông thôn bị san bằng, dân số suy giảm. Ước lượng có một phần ba người Đức bỏ mạng trong cuộc chiến tàn bạo này. </s>
Chiến tranh Ba mươi Năm và Hòa ước Westfalen năm 1648 mang đến tai họa cuối cùng cho Đế quốc La Mã thần Thánh của người Đức, khiến cho đế quốc này không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Hòa ước Westfalen gây tai hại cho tương lai nước Đức ngang bằng với thiệt hại từ cuộc chiến. Các hoàng thân người Đức được công nhận để trị vì từng mảnh đất nhỏ – khoảng 350 mảnh đất như thế – trong khi Hoàng đế chỉ có hư vị. Trào lưu cải tổ quét qua Đức vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16 bị dập tắt. Trong thời kỳ ấy, các thành phố lớn được hưởng nền độc lập, chế độ phong kiến đã ra đi, nghệ thuật và mậu dịch phát triển, nông dân Đức có nhiều quyền tự do hơn là ở Anh và Pháp. Thật ra, có thể nói vào đầu thế kỷ 16, Đức là một trong những cái nôi của nền văn minh châu Âu. </s>
Đế quốc không bao giờ phục hồi từ cơn xuống dốc ấy. Đầu óc người Đức dần dà nhiễm tư tưởng dễ chấp nhận sự chuyên chế, phục tòng một cách mù quáng đối với những ông vua ti tiện. Ý tưởng dân chủ, hoặc chế độ cai trị qua nghị viện, nở rộ ở Anh và Pháp nhưng lại tắt ngấm ở Đức. Sự chậm tiến về chính trị như thế, cộng thêm tình trạng chia rẽ và cô lập khỏi những trào lưu tư tưởng và phát triển, đã khiến cho Đức lùi lại phía sau những nước Tây Âu khác. Vào thập niên 1730, liên quân Nga - Áo - Phổ lâm chiến với Pháp trong cuộc Chiến tranh Kế vị Ba Lan, dù cả hai bên đều không tích cực tham chiến nhưng rồi Pháp là nước thất bại. Sau khi Vương công Eugène xứ Savoie qua đời, Quân đội Đế quốc cũng suy yếu, bị đánh tan tác trong một cuộc chiến tranh với quân Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. </s>
Vào ngày 16 tháng 12 năm 1740, vua nước Phổ là Friedrich II (còn gọi là Friedrich Độc Đáo hay Friedrich Đại Đế) kéo 27 nghìn quân rời khỏi xứ Brandenburg đi đánh tỉnh Silesia của Vương triều Habsburg. Tỉnh Silesia được phòng thủ rất yếu ớt. Dù thời tiết xấu, Quân đội Phổ nhanh chóng chinh phạt toàn bộ tỉnh Silesia, và chỉ phải chống chọi với sự chống trả chẳng tới nơi tới chốn của Quân đội Áo. Thủ phủ của tỉnh là Breslau đã rơi vào tay vua Friedrich II. Quyết định này là của chính ông, khi nhà vua không nghe lời khuyên can của những vị cận thần tài năng. Cuộc chinh phạt tỉnh Silesia đã thay đổi hoàn toàn sự cân bằng quyền lực trong Đế quốc La Mã Thần Thánh và đưa nước Phổ lên hàng liệt cường - điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đối phó với hiểm nguy, và mở ra những năm tháng thù hằn kịch liệt giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất của Đế quốc La Mã Thần Thánh là Phổ và Áo. </s>
Sau một loạt chiến bại của Quân đội Áo trong cuộc chiến tranh Silesia (dù Triều đình Habsburg có tìm cách liên minh với Anh Quốc), nhà vua nước Phổ giữ được tỉnh Silesia. Trước sự phát triển cường thịnh của nước Phổ, nước Áo phải thiết lập liên minh với Đế quốc Nga và Pháp. Nhưng, do nghĩ rằng Lãnh địa Tuyển hầu tước Sachsen đã liên minh với Áo (thực chất là không phải vậy) đương kim Quốc vương Friedrich II Đại Đế ra tay trước, ông xua quân đánh xứ Sachsen (1756). Cuộc Chiến tranh Bảy năm bùng nổ. Liên quân chống Phổ còn lôi kéo được cả quân Thụy Điển, vì họ mong muốn chiếm tỉnh Pomerania từ tay nước Phổ. Trong trận Rossbach (1757), quân Phổ đánh tan tác Quân đội Đế quốc La Mã Thần Thánh và quân Pháp; trận đánh này trở thành một chiến thắng gây ấn tượng rất lớn của vua Friedrich II Đại Đế. Kể từ thời Hoàng đế Charlemagne, chưa bao giờ dòng giống Teuton lại đại phá quân Pháp trong một trận đánh vinh quang như thế, do đó không những nhân dân Phổ mà toàn thể dân tộc Đức đều vui sướng trước chiến thắng của vua Friedrich II Đại Đế. Vai trò của quân Pháp cũng lu mờ hẳn trong liên quân chống Phổ tại vùng Trung Âu với thất bại của họ. Cuối cùng, sau những năm tháng đấu tranh quyết liệt của quân và dân Phổ, liên quân chống Phổ lần lượt tan rã, Nga và Thụy Điển đều tái lập hòa bình vào năm 1762, Pháp và Áo cũng tái lập hòa bình vào năm 1763. Trong khi vua Friedrich II Đại Đế giữ được nước thì Vương triều Habsburg đã kiệt quệ. </s>
Theo đại thi hào người Đức Johann Wolfgang von Goethe, vua Friedrich II Đại Đế giờ đây không chỉ rất được lòng nhân dân Phổ mà còn nhân dân các vùng đất Đức khác nữa. Với thất bại của nền quân chủ Habsburg trong các cuộc chiến tranh nêu trên, và sự phát triển lớn mạnh của nền quân chủ Phổ, thì Triều đình Habsburg phải tiến hành cải cách. Trong cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất (1772), Vương quốc Phổ còn thu được nguồn lợi lớn đến mức Nữ hoàng Áo là Maria Theresia phải khóc. Hoàng đế Joseph II có mong muốn biến nền quân chủ Habsburg thành một quốc gia thống nhất. Ông ta cũng nhiệt huyết noi theo những cải cách của đương kim Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Trong các năm 1778 - 1779, ông ta lập mưu chiếm đất của xứ Bayern, nhưng lại bị vua Friedrich II Đại Đế đẩy lùi trong cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern. Khi Hoàng đế Joseph II lại muốn chiếm xứ Bayern vào thập niên 1780, nhà vua nước Phổ thiết lập "Liên minh các Vương hầu" (1785) với các Vương hầu người Đức trong Đế quốc La Mã Thần Thánh, bảo vệ được họ thoát khỏi những tham vọng của đương kim Hoàng đế. Nhà vua nước Phổ trở thành "kẻ hủy diệt vĩ đại của Đế quốc". </s>
Khu vực nay là Mông Cổ từng nằm dưới quyền cai trị của nhiều đế quốc du mục, như Hung Nô, Tiên Ti, Nhu Nhiên. Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn lập ra Đế quốc Mông Cổ, sau đó nó phát triển thành đế quốc lục địa liền kề lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cháu nội của ông là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên và chinh phục miền Nam Trung Quốc. Sau khi nhà Nguyên sụp đổ, người Mông Cổ triệt thoái về Mông Cổ và lại tiếp tục xung đột phe phái như trước, ngoại trừ trong thời kỳ Đạt Diên Hãn và Trát Tát Khắc Đồ Hãn. </s>
Đến thế kỷ XVI, Phật giáo Tây Tạng bắt đầu truyền đến Mông Cổ. Nhà Thanh do người Mãn lập ra sáp nhập Mông Cổ trong thế kỷ XVII. Đến đầu thập niên 1900, khoảng một phần ba nam giới trưởng thành tại Mông Cổ là tăng nhân. Sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, Ngoại Mông Cổ tuyên bố độc lập từ nhà Thanh, và đến năm 1921 thiết lập nền độc lập thực tế từ Trung Hoa Dân Quốc. Ngay sau đó, quốc gia nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô, là thế lực giúp đỡ họ độc lập khỏi Trung Quốc. Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được tuyên bố thành lập, trở thành một quốc gia vệ tinh của Liên Xô. Trước biến động tại Liên Xô và Đông Âu, Mông Cổ tiến hành cách mạng dân chủ hòa bình vào đầu năm 1990. Kết quả là một hệ thống đa đảng, một bản hiến pháp mới năm 1992, và chuyển đổi sang kinh tế thị trường. </s>
Các khu định cư nông nghiệp thời đại đồ đá mới (khoảng 5500–3500 TCN) tại các địa phương như Norovlin, Tamsagbulag, Bayanzag, và Rashaan Khad. Sinh hoạt du mục cưỡi ngựa xuất hiện là một sự kiện then chốt trong lịch sử Mông Cổ và trở thành văn hóa chi phối. Sinh hoạt du mục cưỡi ngựa được chứng minh qua các bằng chứng khảo cổ học tại Mông Cổ trong văn hóa Afanasevo (3500–2500 TCN) thời đại đồ đồng đá và thời đại đồ đồng. Phát hiện xe có bánh tại các mộ táng thuộc văn hóa Afanasevo có niên đại trước năm 2200 TCN. Sinh hoạt du mục và gia công kim thuộc trở nên phát triển hơn vào sau đó trong văn hóa Okunev (thiên niên kỷ 2 TCN), văn hóa Andronovo (2300–1000 TCN) và văn hóa Karasuk (1500–300 TCN), lên đến cực điểm vào Đế quốc Hung Nô thuộc thời đại đồ sắt. Các di tích thời đại đồ đồng tiền Hung Nô gồm đá hươu, kurgan, mộ tấm vuông, và bức họa trên đá. </s>
Mặc dù trồng trọt tiếp tục kể từ thời đại đồ đá mới, song nông nghiệp luôn duy trì quy mô nhỏ so với du mục chăn thả. Nông nghiệp có thể được đưa đến từ phía tây hoặc phát sinh độc lập trong khu vực. Cư dân trong thời đại đồ đồng đá được mô tả là thuộc chủng Mongoloid (da vàng) tại miền đông của Mông Cổ ngày nay, và thuộc chủng Europoid (da trắng) tại miền tây. Người Tochari (Nguyệt Chi) và người Scythia cư trú tại miền tây Mông Cổ trong thời đại đồ đồng. Xác một chiến binh Scythia phát hiện tại dãy núi Altai của Mông Cổ được cho là có niên đại khoảng 2.500 năm, là một nam giới từ 30-40 tuổi có tóc vàng hoe. Khi sinh hoạt du mục cưỡi ngựa được đưa đến Mông Cổ, trung tâm chính trị của Thảo nguyên Âu-Á cũng chuyển đến Mông Cổ. Các cuộc xâm phạm của các dân tộc chăn nuôi gia súc ở phương bắc vào Trung Quốc trong thời nhà Thương và nhà Chu báo trước thời đại các đế quốc du mục. </s>
Kể từ thời tiền sử, Mông Cổ là nơi cư trú của các dân tộc du mục, theo thời gian họ hình thành các bang liên lớn giúp gia tăng sức mạnh và ưu thế. Các thể chế thường thấy là chức vụ hãn, Kurultai (hội đồng tối cao), tả dực và hữu dực, quân đội đế quốc (Keshig) và hệ thống quân sự theo hệ thập phân. Đế quốc đầu tiên là Hung Nô, do Mặc Đốn tập hợp để hình thành một bang liên vào năm 209 TCN. Họ nhanh chóng nổi lên thành mối đe dọa lớn nhất cho nhà Tần, buộc Trung Hoa phải xây Trường thành. Tướng quân Mông Điềm của Tần phải đem 30 vạn quân canh giữ biên giới phía bắc, nhằm phòng thủ trước các cuộc tấn công hủy diệt của Hung Nô. Đế quốc Hung Nô rộng lớn tồn tại cho đến năm 93, bị thay thế bằng Đế quốc Tiên Ti (93–234), toàn bộ Mông Cổ ngày nay nằm trong lãnh thổ quốc gia này. </s>
Hãn quốc Nhu Nhiên (330–555) gốc người Tiên Ti là thể chế đầu tiên sử dụng "khả hãn" làm đế hiệu. Nhu Nhiên cai trị một lãnh thổ lớn trước khi bị Đột Quyết (555–745) đánh bại, lãnh thổ của Đột Quyết còn lớn hơn quốc gia trước. Người Đột Quyết từng bao vây Panticapaeum nay thuộc Krym tại châu Âu vào năm 576. Kế tiếp họ là Hãn quốc Hồi Cốt (745–840) của người Uyghur, quốc gia này bị người Kyrgyz đánh bại. Người Khiết Đan là hậu duệ của người Tiên Ti, họ cai trị Mông Cổ thời nhà Liêu (907–1125), sau đó bang liên Mông Ngột Quốc (1125–1206) nổi lên. </s>
Trong cảnh hỗn loạn vào cuối thế kỷ XII, một tù trưởng tên là Thiết Mộc Chân cuối cùng thống nhất thành công các bộ lạc Mông Cổ nằm giữa Mãn Châu và dãy núi Altai. Năm 1206, ông lấy hiệu là Thành Cát Tư Hãn, và tiến hành một loạt chiến dịch quân sự vốn nổi tiếng tàn bạo tại một phần lớn của châu Á, lập nên Đế quốc Mông Cổ, là đế quốc lục địa liền kề lớn nhất trong lịch sử thế giới. Dưới sự cai trị của những người thừa kế của ông, đế quốc kéo dài từ Ukraina hiện nay đến bán đảo Triều Tiên, và từ Siberia đến vịnh Oman và Việt Nam hiện nay, chiếm diện tích khoảng 33.000.000 kilômét vuông (13.000.000 sq mi), (22% tổng diện tích đất liền của Trái đất), dân số đạt trên 100 triệu người (khoảng một phần tư tổng dân số thế giới vào đương thời). Sự xuất hiện của Thái bình Mông Cổ cũng tạo thuận lợi đáng kể cho mậu dịch và thương nghiệp trên khắp châu Á vào thời đỉnh cao của nó. </s>
Sau khi Thành Cát Tư Hãn từ trần, đế quốc bị phân hành bốn hãn quốc. Chúng cuối cùng trở nên bán độc lập sau nội chiến của dòng Đà Lôi (1260–1264), vốn bùng phát do tranh chấp quyền lực sau khi Mông Kha từ trần vào năm 1259. Một trong các hãn quốc này gọi là "Đại hãn quốc", bao gồm đất tổ của người Mông Cổ và Trung Quốc, đến thời Hốt Tất Liệt thì được gọi là nhà Nguyên. Hốt Tất Liệt định đô tại Bắc Kinh ngày nay. Sau hơn một thế kỷ cầm quyền, nhà Nguyên bị nhà Minh thay thế vào năm 1368, triều đình của người Mông Cổ đào thoát về phía bắc. Khi quân Minh truy kích người Mông Cổ về đất tổ, họ cướp phá và hủy diệt kinh thành Hòa Lâm của người Mông Cổ. Một số cuộc tấn công trong số đó bị quân Mông Cổ dưới quyền Nguyên Chiêu Tông và bộ tướng là Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi đẩy lui. </s>
Sau khi các quân chủ nhà Nguyên bị trục xuất khỏi Trung Quốc, người Mông Cổ tiếp tục cai trị quê hương Mông Cổ, gọi là Bắc Nguyên. Trong các thế kỷ sau, diễn ra tranh chấp quyền lực bạo lực giữa các phái khác nhau, đáng chú ý là giữa dòng hậu duệ Thành Cát Tư Hãn và người Ngõa Lạt không phải hậu duệ của ông (người Mông Cổ Tây), ngoài ra còn có một số cuộc xâm chiếm của Trung Quốc như Minh Thành Tổ từng tiến hành năm cuộc chinh phạt người Mông Cổ. Đến đầu thế kỷ XV, người Ngõa Lạt dưới quyền Dã Tiên thái sư giành được ưu thế, và tấn công Trung Quốc vào năm 1449. Quân của Dã Tiên từng bắt được Minh Anh Tông trong sự biến Thổ Mộc bảo. Đến khi Dã Tiên bị ám sát vào năm 1454, dòng hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn giành lại quyền lực. </s>
Đầu thế kỷ XVI, Đạt Diên Hãn và phu nhân là Mãn Đô Hải tái thống nhất toàn thể dân tộc Mông Cổ dưới quyền dòng hậu duệ Thành Cát Tư Hãn. Đến giữa thế kỷ XVI, A Nhĩ Thản Hãn của bộ lạc Thổ Mặc Đặc, một cháu nội của Đạt Diên Hãn – song không phải người thừa kế hoặc là hãn hợp pháp – lên nắm quyền. Ông thành lập thành phố Hohhot nay thuộc Nội Mông vào năm 1557. sau khi A Nhĩ Thản Hãn gặp Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1578, ông ra lệnh truyền Phật giáo Tây Tạng đến Mông Cổ. A Ba Đại Hãn của nhóm Khách Nhĩ Khách cải sang Phật giáo và lập Tu viện Erdene Zuu vào năm 1585. Cháu nội của ông là Zanabazar trở thành Jebtsundamba Khutughtu đầu tiên vào năm 1640. Sau các lãnh đạo, đến lượt toàn bộ cư dân Mông Cổ đi theo Phật giáo. Mỗi gia đình để kinh và tượng Phật trên một bàn thờ tại phía bắc lều của họ. Các quý tộc Mông Cổ hiến đất, tiền và mục dân cho các tu viện. Ngoài quyền lực tôn giáo, các thể chế tôn giáo đứng đầu và các tu viện nắm giữ quyền lực thế tục đáng kể. </s>
Hãn độc lập cuối cùng của người Mông Cổ là Lâm Đan Hãn vào đầu thế kỷ XVII. Ông tham gia các cuộc xung đột với người Mãn nhằm tranh nhau cướp bóc các thành thị của Trung Quốc. Đến năm 1636, hầu hết các bộ lạc Nội Mông đã quy phục người Mãn, là dân tộc lập ra nhà Thanh. Người Khách Nhĩ Khách cuối cùng quy phục nhà Thanh vào năm 1691, đến lúc này toàn bộ Mông Cổ ngày nay thuộc quyền cai trị của nhà Thanh. Sau một số cuộc chiến tranh, người Chuẩn Cát Nhĩ (người Mông Cổ Tây hay Oirat) cuối cùng hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn khi quân Thanh chinh phạt Dzungaria nay thuộc Tân Cương vào năm 1757–58. Một số học giả ước tính khoảng 80% hoặc 60 vạn hoặc hơn người Chuẩn Cát Nhĩ bị thiệt mạng do dịch bệnh và chiến tranh. </s>
Cho đến năm 1911, nhà Thanh duy trì quyền cai trị Ngoại Mông thông qua một loạt liên minh và thông hôn, cũng như các phương thức quân sự và kinh tế. Các trú tráp đại thần (amban) được đặt tại Khố Luân, Ô Lý Nhã Tô Đài,và Khoa Bố Đa, và Ngoại Mông được chia thành các bộ theo thể thức phong kiến và tăng lữ. Trong suốt thế kỷ XIX, giới vương công tăng cường quyền đại diện song lại ít chịu trách nhiệm hơn đối với thần dân của mình. Thái độ của giới quý tộc Mông Cổ, cùng với hành động cho vay nặng lãi của các thương nhân Trung Quốc, cùng thu thuế bằng vàng thay vì động vật, khiến cho tình trạng dân du mục nghèo khổ lan rộng. Đến năm 1911, có trên 700 tu viện lớn nhỏ tại Ngoại Mông; 115.000 tăng nhân tại đó chiếm đến 21% dân số. Ngoài Jebtsundamba Khutuktu, còn có 13 lạt ma cao quý hiện thân khác tại Ngoại Mông. </s>
Năm 1924, sau khi Bogd Khaan từ trần vì ung thư thanh quản, hoặc theo một số nguồn là dưới tay các điệp viên Liên Xô, hệ thống chính trị của quốc gia thay đổi. Nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được thành lập. Năm 1928, Khorloogiin Choibalsan lên nắm quyền. Các nhà lãnh đạo ban đầu của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ (1921–1952) không phải là người cộng sản và nhiều trong số họ theo chủ nghĩa liên Mông Cổ. Liên Xô lập ra một chế độ cộng sản tại Mông Cổ bằng cách tiêu diệt những người liên Mông Cổ. Trong thập niên 1960, Liên Xô công nhận Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ là những người cộng sản "đích thực", là thành phần nắm quyền sau khi nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa liên Mông Cổ là Choibalsan từ trần. </s>
Năm 1930, Nga ngăn chặn người Buryat (một phân nhóm Mông Cổ) di cư sang Mông Cổ nhằm đề phòng tái thống nhất liên Mông Cổ. Toàn bộ các nhà lãnh đạo của Mông Cổ không thực hiện yêu cầu của Nga về thi hành khủng bố người Mông Cổ đều bị người Nga hành quyết, trong số họ có cựu chủ tịch và thủ tướng Peljidiin Genden và cựu thủ tướng Anandyn Amar. Thanh trừng kiểu Stalin tại Mông Cổ bắt đầu vào năm 1937, sát hại trên 30.000 người. Năm 1952, Choibalsan chết một cách khả nghi tại Liên Xô. Nhà lãnh đạo Quốc tế cộng sản Bohumír Šmeral nói rằng "Nhân dân Mông Cổ không quan trọng, đất mới quan trọng. Đất Mông Cổ lớn hơn Anh, Pháp và Đức". </s>
Tháng 2 năm 1945, Hội nghị Yalta quy định về Liên Xô tham gia Chiến tranh Thái Bình Dương. Một trong số các điều kiện của Liên Xô tại hội nghị Yalta là sau chiến tranh Ngoại Mông duy trì độc lập. Một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 20 tháng 10 năm 1945, theo số liệu chính thức 100% cử tri bỏ phiếu cho độc lập. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, họ và Mông Cổ xác nhận công nhận lẫn nhau vào ngày 6 tháng 10 năm 1949. Đến khi Chia rẽ Trung-Xô phát triển trong thập niên 1960, Mông Cổ liên kết vững chắc với Liên Xô. Năm 1960, Mông Cổ giành được ghế thành viên tại Liên Hiệp Quốc sau khi nhiều nỗ lực trước đó thất bại do Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan phủ quyết. </s>
Ngày 26 tháng 1 năm 1952, Yumjaagiin Tsedenbal lên nắm quyền tại Mông Cổ. Chính sách ngoại giao của ông ghi dấu ấn với các nỗ lực nhằm đưa Mông Cổ hợp tác mật thiết hơn nữa với Liên Xô. Được Liên Xô hỗ trợ hoàn toàn, Tsedenbal thanh trừng thành công các địch thủ chính trị của mình. Người ta nói rằng trong thời gian làm nguyên thủ quốc gia, Tsedenbal đệ trình yêu cầu hợp nhất Mông Cổ vào Liên Xô từ năm đến tám lần, song các đề xuất này luôn bị các nhà lãnh đạo Liên Xô bác bỏ. Trong khi Tsedenbal đang đi thăm Moskva vào tháng 8 năm 1984, tình trạng sức khỏe rất xấu của ông khiến quốc hội tuyên bố ông nghỉ hưu và thay thế ông bằng Jambyn Batmönkh. </s>
Sự sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1989 tác động mạnh đến chính trường và thanh niên Mông Cổ. Nhân dân Mông Cổ tiến hành cách mạng dân chủ hòa bình vào năm 1990, dẫn đến hệ thống đa đảng và kinh tế thị trường. Một bản hiến pháp mới được ban hành vào năm 1992, cụm từ "Cộng hòa Nhân dân" bị loại bỏ khỏi quốc hiệu. Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường thường không vững chắc; vào đầu thập niên 1990 quốc gia phải đương đầu với lạm phát cao và thiếu hụt thực phẩm. Thắng lợi bầu cử đầu tiên của các đảng phi cộng sản đến vào trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1993. Trung Quốc ủng hộ đơn đệ trình của Mông Cổ xin làm thành viên của Diễn đàn Hợp tác châu Á (ACD), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và trao cho Mông Cổ vị thế quan sát viên tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. </s>
Trong bầu cử quốc hội năm 1996, Liên minh Dân chủ giành thắng lợi, dưới quyền đồng lãnh đạo của Tsakhiagiin Elbegdorj. Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ lần đầu để mất thế đa số. Ứng cử viên của Đảng Nhân dân Cách mạng là Natsagiin Bagabandi đắc cử làm tổng thống năm 1997, và tái đắc cử vào năm 2001. Trong các cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2000, 2004, và 2008 Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ giành thắng lợi và lại trở thành đảng cầm quyền. Kết quả bầu cử năm 2004 buộc đảng này phải gia nhập một chính phủ liên minh, song họ rời bỏ liên minh vào tháng 1 năm 2006 và tự lập chính phủ. Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ thành lập một chính phủ liên minh với Đảng Dân chủ vào năm 2008, song chiến thắng đa số của Đảng Nhân dân Cách mạng phải đối diện với các cáo buộc gian lận phiếu và các cuộc náo loạn sau đó. </s>
Trong bầu cử tổng thống năm 2009, ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Tsakhiagiin Elbegdorj chiến thắng trước tổng thống đương nhiệm Nambaryn Enkhbayar của Đảng Nhân dân Cách mạng. Đảng Dân chủ giành chiến thắng trong bầu cử quốc hội vào năm 2012. Năm 2012, Đảng Nhân dân Mông Cổ (bỏ từ 'cách mạng' năm 2010) chịu thất bại lần đầu tiên lịch sử tại kỳ bầu cử địa phương. Trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2013, ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Tsakhiagiin Elbegdorj tái đắc cử. Đảng Nhân dân Mông Cổ giành thắng lợi lớn trong bầu cử quốc hội năm 2016. </s>
Mông Cổ hiện nay là một nước cộng hòa dân chủ đại nghị bán tổng thống, theo đó tổng thống được bầu cử trực tiếp. Nhân dân cũng chọn ra các đại biểu quốc hội, gọi là Đại Khural Quốc gia. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng, và bổ nhiệm nội các theo đề xuất của thủ tướng. Hiến pháp Mông Cổ đảm bảo một số quyền tự do, bao gồm quyền tự do ngôn luận và tôn giáo. Mông Cổ có một số chính đảng, lớn nhất là Đảng Nhân dân Mông Cổ và Đảng Dân chủ. Tổ chức phi chính phủ Freedom House nhìn nhận Mông Cổ là quốc gia tự do. </s>
Đảng Nhân dân Mông Cổ có tên là Đảng Nhân dân Cách mạng từ năm 1921 đến năm 2010, họ thành lập chính phủ của Mông Cổ từ năm 1921 đến năm 1996, và từ năm 2000 đến năm 2004. Từ năm 2004 đến năm 2006, họ là bộ phận trong chính phủ liên minh với Đảng Dân chủ và các đảng khác, và sau năm 2006 họ là đảng chi phối hai liên minh khác. Đảng Dân chủ là thế lực chi phối trong chính phủ liên minh từ năm 1996 đến năm 2000, và là đối tác gần bình đẳng trong chính phủ liên minh từ năm 2004 đến năm 2006. Trong bầu cử quốc hội năm 2012, không đảng nào chiếm đa số trong quốc hội;, tuy nhiên do Đảng Dân chủ có nhiều ghế đại biểu nhất,, nên lãnh đạo của đảng là Norovyn Altankhuyag được bổ nhiệm làm thủ tướng. Năm 2014, thay thế ông là Chimediin Saikhanbileg. Đảng Nhân dân Mông Cổ giành thắng lợi lớn trong bầu cử quốc hội năm 2016 và thủ tướng hiện tại là Jargaltulgyn Erdenebat. </s>
Tổng thống Mông Cổ chủ yếu có vai trò biểu tượng, nhưng có thể ngăn cản các quyết định của nghị viện, và nếu nghị viện muốn bác bỏ điều này phải có biểu quyết thuận với hơn hai phần ba số phiếu. Hiến pháp Mông Cổ đặt ra ba yêu cầu với một cá nhân muốn trở thành tổng thống, phải là một người sinh ra tại Mông Cổ, ít nhất 45 tuổi, và đã sống ở Mông Cổ trong năm năm trước khi nhậm chức. Tổng thống cũng bị yêu cầu phải chính thức rút lui khỏi đảng của mình. Tổng thống hiện tại là Tsakhiagiin Elbegdorj, người từng hai lần làm thủ tướng và là một thành viên của Đảng Dân chủ được bầu lên làm tổng thống năm 2009 và tái cử vào năm 2013. </s>
Mông Cổ vẫn duy trì các quan hệ thân cận và các phái bộ ngoại giao với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, Nhật Bản, và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Chính phủ tập trung trên việc khuyến khích đầu tư và thương mại nước ngoài. Mông Cổ ủng hộ cuộc xâm lược Iraq năm 2003, và đã nhiều lần gửi binh sĩ với số lượng mỗi lần từ 103 tới 180 quân tới Iraq. Khoảng 130 lính hiện đang được triển khai tại Afghanistan. 200 quân Mông Cổ đang thực hiện nhiệm vụ ở Sierra Leone dưới một sự uỷ quyền của Liên hiệp quốc để bảo vệ toà án đặc biệt của Liên hiệp quốc được thành lập ở đó, và vào tháng 7 năm 2009, Mông Cổ đã quyết định gửi một tiểu đoàn tới Chad để hỗ trợ cho MINURCAT. </s>
Nước này cũng thỉnh thoảng gặp phải những đợt thời tiết khắc nghiệt được gọi là zud. Ulan Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất so với bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới. Mông Cổ cao, lạnh và nhiều gió. Nước này có khí hậu lục địa cực đoan với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn, và đa phần lượng mưa trong năm cũng diễn ra vào mùa hè. Nước này trung bình có 257 ngày không mây mỗi năm, và thường ở trung tâm của một vùng có áp lực khí quyển cao. Lượng mưa cao nhất ở phía bắc (trung bình 20 tới 35 centimét một năm) và thấp nhất ở phía nam, với lượng mưa hàng năm 10 tới 20 centimét. Vùng cư cực nam là Sa mạc Gobi, một số vùng tại đó có hầu như không có mưa trong nhiều năm. </s>
Cái tên "Gobi" là một thuật ngữ tiếng Mông Cổ để chỉ một thảo nguyên sa mạc, thường nói tới một đặc tính của loại đất không có đủ thực vật cho những con marmot nhưng đủ cho lạc đà. Người Mông Cổ phân biệt Gobi khỏi sa mạc thực sự, dù sự khác biệt không phải luôn rõ ràng với những người bên ngoài không quen thuộc với cảnh vật Mông Cổ. Các vùng đất Gobi rất mong manh và dễ bị tàn phá bởi sự quá tải, dẫn tới sự mở rộng của sa mạc thực sự, một vùng đá vô dụng nơi thậm chí cả lạc đà hai bướu cũng không sống nổi. </s>
Hệ sinh vật và động vật Mông Cổ có tổng số 138 loài động vật có vú, có 449 loài chim, 75 loài cá cũng như các loài động vật lưỡng cư và bò sát. Tổng cộng có 30 loài động vật có vú và phân loài đã được đưa vào phân loại hiếm và rất hiếm của Sách đỏ Mông Cổ, bao gồm cả các những con ngựa hoang Mông Cổ (còn gọi là Takhi) cũng như nhiều động vật có vú khác, đặc biệt là quần thể linh dương Mông Cổ khá đông đảo. Mặc dù Mông Cổ hiện có 30 loài động vật có vú đặc trưng, nhưng chỉ có năm loại phổ biến, đó là ngựa, dê, cừu, bò, lạc đà với tổng đàn 60 triệu con, trong đó ngựa Mông Cổ có khoảng trên 2,5 triệu con. </s>
Dù GDP đã tăng ổn định từ năm 2002 ở tốc độ 7.5% theo một ước tính chính thức năm 2006, nước này vẫn đang phải cố gắng để giải quyết một khoản thâm hụt thương mại khá lớn. Một khoản nợ nước ngoài lớn ($11 tỷ) với Nga đã được chính phủ Mông Cổ giải quyết năm 2004 với một khoản chi trả $250 triệu. Dù có tăng trưởng, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ ước tính là 35.6% năm 1998, 36.1% năm 2002–2003, 32.2% năm 2006, và cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều khá cao ở mức 3.2% và 6.0%, (năm 2006) Đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ là Trung Quốc. Ở thời điểm năm 2006, 68.4% xuất khẩu của Mông Cổ là sang Trung Quốc và Trung Quốc cung cấp 29.8% nhập khẩu của Mông Cổ. </s>
Công nghiệp hiện chiếm 21.4% GDP, xấp xỉ tương đương với lĩnh vực nông nghiệp (20.4%). Các ngành công nghiệp gồm vật liệu xây dựng, khai mỏ (than, đồng, môlípđen, fluorspar, kẽm, tungsten, và vàng), dầu, thực phẩm và đồ uống, chế biến các sản phẩm từ gia súc, và casơmia và sản xuất sợi tự nhiên. Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp ước tính ở mức 4.1% năm 2002. Khai mỏ tiếp tục phát triển như một ngành công nghiệp chính của Mông Cổ với bằng chứng ở số lượng công ty Trung Quốc, Nga và Canada có mặt và tiến hành kinh doanh tại Mông Cổ. Sản xuất thực phẩm trong nước, đặc biệt thực phẩm đóng gói đã tăng nhanh cùng tốc độ đầu tư từ các công ty nước ngoài. </s>
Một số công ty cộng nghệ từ các quốc gia láng giềng, như Hàn Quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã bắt đầu mở văn phòng tại Mông Cổ. Những công ty này có ý định tập trung vào phát triển phần mềm hơn là sản xuất phần cứng[cần dẫn nguồn]. Một số công ty viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ internet đã được thành lập dẫn tới sự cạnh tranh lớn trên thị trường internet và điện thoại, đặc biệt là điện thoại di động như Mobicom Corporation và Magicnet, đây là những nhà điều hành điện thoại di động và ISP lớn nhất ở Mông Cổ. </s>
Tổng dân số Mông Cổ vào tháng 7 năm 2007 ước tính bởi Văn phòng Điều tra Hoa Kỳ là 2.951.786 người, xếp khoảng hạng thứ 138 trên thế giới theo quy mô dân số. Nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Văn phòng các Công việc Đông Á và Thái Bình Dương sử dụng những ước tính của Liên hiệp quốc thay vì các con số của Văn phòng Thống kê Hoa Kỳ. Cục Kinh tế và các Vấn đề Xã hội Liên hiệp quốc Phòng dân số ước tính tổng dân số Mông Cổ (giữa năm 2007) là 2.629.000 (11% nhỏ hơn con số của Phòng Thống kê Hoa Kỳ). Ước tính của Liên hiệp quốc giống với con số của Phòng Thống kê Quốc gia Mông Cổ (2.612.900, cuối tháng 6 năm 2007). Tỷ lệ tăng trưởng dân số của Mông Cổ ở mức 1.2% (ước tính 2007). Khoảng 59% trong tổng dân số dưới 30 tuổi, 27% trong số đó dưới 14. Đây là dân số khá trẻ và sự tăng trưởng dân số đã đặt ra một số vấn đề với nền kinh tế Mông Cổ. </s>
Sắc tộc Mông Cổ chiếm khoảng 85% dân số và gồm Khalkha cùng các nhóm khác, tất cả được phân biệt chủ yếu bởi các phương ngữ của ngôn ngữ Mông Cổ. Người Khalkha chiếm 90% dân số Mông Cổ. 10% còn lại gồm Buryat, Durbet Mông Cổ và các nhóm khác ở phía bắc và Dariganga Mông Cổ ở phía đông. Người Turk (Kazakh, Tuva, và Chantuu (Uzbek) chiếm 7% dân số Mông Cổ, và số còn lại là người Tungus, Trung Quốc, và người Nga. Đa số, nhưng không phải toàn bộ, người Nga đã rời khỏi quốc gia này sau sự rút lui hỗ trợ kinh tế và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1991. </s>
Ở phía tây đất nước, tiếng Kazakh và tiếng Tuva, cùng với các ngôn ngữ khác, cũng được sử dụng. Tiếng Nga là ngoại ngữ được dùng phổ thông nhất ở Mông Cổ, tiếp sau là tiếng Anh, dù tiếng Anh đã dần thay thế tiếng Nga trở thành ngôn ngữ thứ hai.[cần dẫn nguồn] Tiếng Triều Tiên đã trở thành phổ thông bởi có hàng chục nghìn người Mông Cổ làm việc ở Hàn Quốc. Sự quan tâm tới tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ của cường quốc láng giềng, cũng đã gia tăng. Tiếng Nhật cũng phổ biến trong giới trẻ. Một số người có học và lớn tuổi Mông Cổ nói một chút tiếng Đức, bởi họ đã từng theo học tại Đông Đức cũ, trong khi một số nói các ngôn ngữ thuộc của các quốc gia Khối Đông Âu cũ. Bên cạnh đó, nhiều thanh niên Mông Cổ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ Tây Âu bởi họ học và làm việc tại các quốc gia đó gồm Đức, Pháp và Italia. Người điếc ở Mông Cổ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Mông Cổ. </s>
Nhiều hình thức Tengri giáo và Shaman giáo đã được thực hiện trong suốt lịch sử của vùng là nước Mông Cổ hiện đại ngày nay, bởi những đức tin đó là phổ thông trong số những người du mục trong lịch sử châu Á. Những đức tin đó dần nhường chỗ cho Phật giáo Tây Tạng, nhưng Shaman giáo đã để lại một dấu ấn trong văn hoá tôn giáo Mông Cổ, và vẫn tiếp tục được thực hiện. Trong tầng lớp tinh hoa của Mông Cổ thời Đế chế Mông Cổ, Hồi giáo dần được ưa chuộng hơn những tôn giáo khác, bởi ba trong bốn vị hãn danh tiếng nhất đều là tín đồ Hồi giáo. </s>
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1991 đã giúp tái lập tính pháp lý của việc thực thi tôn giáo, và Phật giáo Tây Tạng, vốn từng là tôn giáo phổ biến nhất trước đây trong vùng trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản, một lần nữa nổi lên trở thành tôn giáo có số tín đồ đông nhất tại Mông Cổ. Sự chấm dứt đàn áp tôn giáo trong thập niên 1990 cũng cho phép các tôn giáo khác, như Hồi giáo và Thiên chúa giáo, phát triển ở nước này. Theo Nhóm truyền giáo Thiên chúa giáo Barnabas Fund, số lượng tín đồ Thiên chúa đã tăng từ chỉ 4 người năm 1989 lên khoảng 40.000 vào thời điểm năm 2008.[cần dẫn nguồn] </s>
Lễ hội chính là Naadam, đã từng được tổ chức từ nhiều thế kỷ, gồm ba môn thể thao truyền thống của Mông Cổ, bắn cung, đua ngựa (qua những khoảng cách điền dã dài, chứ không phải đua những quãng ngắn quanh một sân vận động như kiểu phương Tây), và vật. Hiện tại nó được tổ chức ngày 11 tháng 1 đến ngày 13 tháng 7 để kỷ niệm ngày Cách mạng Dân chủ Quốc gia và thành lập Nhà nước Đại Mông Cổ. Một hoạt động rất phổ biến khác được gọi là "búng" một đốt xương chân cừu vào một bia xa nhiều bộ, sử dụng một chuyển động búng của ngón tay để bắn đốt xương nhỏ vào các mục tiêu và bắn những viên xương mục tiêu bay đi. Cuộc đấu này tại Naadam rất phổ thông và có một lượng khán giả là những người lớn tuổi rất trung thành. Tại Mông Cổ, khoomei (hay hát cổ họng), kiểu âm nhạc phổ thông, đặc biệt tại các khu vực phía tây Mông Cổ. </s>
Những người thắng cuộc được vinh danh bằng những danh hiệu cổ: người thắng ở vòng thứ năm được danh hiệu nachin (chim ưng), ở vòng bảy và tám là zaan (voi), và vòng mười và mười một là arslan (sư tử). Đô vật trở thành vô địch tuyệt đối được trao danh hiệu avarga (Người khổng lồ). Mọi thắng lợi sau đó tại lễ hội quốc gia Naadam sẽ được thêm một tính ngữ cho danh hiệu avarga, như "Người Khổng lồ Bất bại được mọi người nhớ đến". Bắt đầu từ năm 2003, nghị viện Mông Cổ đã thông qua một luật mới về Naadam, đưa ra những sửa đổi với một số danh hiệu vật. Các danh hiệu iarudi và Khartsaga (Chim ưng) được thêm vào những quy định đã đề cập ở trên. </s>
Nơi cư ngụ truyền thống Mông Cổ được gọi là một yurt (Tiếng Mông Cổ: ger). Theo nghệ sĩ và nhà phê bình nghệ thuật Mông Cổ N. Chultem, các yurt và lều trại là căn bản cho sự phát triển của kiến trúc truyền thống Mông Cổ. Ở thế kỷ XVI và XVII, các tu viện lama đã được xây dựng trên khắp đất nước. Nhiều công trình trong số đó khởi đầu như những đền yurt. Khi chúng cần được mở rộng để đủ chỗ cho số lượng tín đồ ngày càng đông đảo thêm, các kiến trúc sư Mông Cổ đã sử dụng các cấu trúc với 6 và 12 góc với các mái kiểu kim tự tháp để thích hợp với hình dáng tròn của yurt. Việc mở rộng thêm nữa dẫn tới hình dạng bậc hai của các đền. Các mái được làm theo hình dạng những lều lớn. Các bức tường kiểu lưới mắt cáo, các cột chống mái và các lớp nỉ được thay bằng đá, gạch, các dầm và những tấm ván và trở thành cấu trúc vĩnh cửu. </s>
Chultem phân biệt ba kiểu kiến trúc truyền thống Mông Cổ: Mông Cổ, Tây Tạng và Trung Quốc và kiểu kết hợp. Trong số những đền dạng bậc hai đầu tiên có Batu-Tsagaan (1654) được thiết kế bởi Zanabazar. Một ví dụ về phong cách kiến trúc yurt là lama Dashi-Choiling tại Ulan Bator. Đền Lavrin (thế kỷ XVIII) tại lama Erdene Zuu được xây dựng theo truyền thống Tây Tạng. Một ví dụ về đền được xây dựng theo truyền thống Trung Quốc là lama Choijing Lamiin Sume (1904), ngày nay là một bảo tàng. Đền bậc hai Tsogchin tại lama Gandan ở Ulan Bator là một sự tổng hợp truyền thống Mông Cổ và Trung Quốc. Đền Maitreya (đã bị dỡ ra năm 1938) là một ví dụ về kiến trúc Tây Tạng-Mông Cổ. Tu viện Dashi-Choiling đã bắt đầu motọ dự án xây dựng lại đền và 80 ft điêu khắc Maitreya. </s>
Báo chí Mông Cổ bắt đầu năm 1920 với những quan hệ thân cận với Liên Xô dưới sự quản lý của Đảng Cộng sản, với việc thành lập tờ báo Unen ("Sự thật") tương tự tờ Pravda Xô viết. Cho tới những cuộc cải cách trong thập niên 1990, chính phủ kiểm soát chặt chẽ truyền thông và quản lý mọi công việc xuất bản, và không cho phép sự tồn tại của truyền thông độc lập. Sự giải tán Liên bang Xô viết đã có tác động mạnh tới Mông Cổ, nơi Nhà nước độc đảng đã phát triển trở thành một chế độ dân chủ đa đảng, và cùng với đó, những quyền tự do của truyền thông được đặt lên hàng đầu. </s>
Từ năm 2006, môi trường truyền thông đã được cải thiện với việc chính phủ thảo luận một Đạo luật Tự do Thông tin, và loại bỏ bất kỳ một sự liên quan nào của truyền thông tới chính phủ. Những cuộc cải cách thị trường đã dẫn tới sự gia tăng của số người làm việc trong ngành truyền thông sau từng năm, cùng với số lượng các sinh viên và trường báo chí. Trong báo cáo năm 2008 của mình, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp hạng môi trường báo chí ở vị trí 93 trên 173, vị trí số 1 là tự do nhất. </s>
Montréal nằm ở phía tây-nam của Thành phố Québec - thủ phủ của tỉnh bang - khoảng 200 km, và độ 150 km về phía đông của Ottawa - thủ đô của Canada. Toàn thể thành phố chính và các khu vực ngoại ô phụ cận nằm trên một hòn đảo lớn ở giữa sông Saint-Laurent (tiếng Anh: Saint Lawrence). Tổng cộng diện tích của đảo Montréal và các đảo nhỏ hơn xung quanh Montréal khoảng 500 km². Đối diện, qua phía bắc của sông, là Laval - thành phố đông dân thứ nhì của Québec và các thị trấn nhỏ hơn; qua phía nam của sông là Longeuil, Brossard, Saint-Hubert,... </s>
Đảo Montréal vốn là đất của thổ dân Algonquin, Huron và Iroquois từ hàng ngàn năm trước khi người Pháp đến thám hiểm Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 16 (Jacques Cartier - 1535; Samuel de Champlain - 1608). Đến 1642 các nhà truyền giáo Paul de Chomedey de Maisonneuve và Jeanne Mance lập ra một làng nằm trong phạm vi của Montréal ngày nay. Làng đó được đặt tên là Ville-Marie và càng ngày càng mở rộng nhờ vào sự trao đổi giữa người Pháp định cư và dân bản xứ. Đa số dân của Ville-Marie là người Pháp nhưng sau khi Hầu tước Vaudreuil (Pierre Francois de Rigaud) trao thành Ville-Marie cho Đế quốc Anh vào 1760, các dân di cư từ Anh, Ireland, Scotland và những nơi khác ở Âu Châu cũng đến lập nghiệp tại đây. Montréal chính thức trở thành một thành phố vào năm 1832. Từ thập niên 1860 đến thập niên 1930 là thời kỳ huy hoàng nhất của Montréal; nhiều người cho rằng thời kỳ này kéo dài đến cuối thập niên 1970, trước khi các kỹ nghệ, thương mại và dân nói tiếng Anh dọn đi Toronto. </s>
Tuy vậy, Montréal vẫn còn là một thành phố quan trọng của Bắc Mỹ, nếu không muốn nói là của thế giới, về thương mại, kỹ nghệ, đầu tư, chính trị, du lịch và nhất là về các hoạt động văn hóa. Montréal là hải cảng chính nối liền Ngũ Đại Hồ với Đại Tây Dương. Dưới ảnh hưởng của hai nền văn hóa Anh và văn hóa Pháp, cộng thêm vào đó là dân cư nói nhiều thứ tiếng, Montréal trở thành một cái gạch nối tự nhiên giữa châu Âu và Bắc Mỹ. Montréal còn giữ được rất nhiều kiến trúc cổ từ thế kỷ 18, thế kỷ 19 cho đến những trụ sở thương mại của đầu thế kỷ 20 và những cao ốc trụ sở kinh doanh xây vào thập niên 1950, thập niên 1960. Khu Montréal Cổ (tiếng Pháp: Vieux Montréal, tiếng Anh: Old Montreal) vẫn còn nhiều con đường đá và nhiều di tích cũ của thị trấn Ville-Marie ngày xưa. Montréal có một hệ thống xe điện ngầm (Métro) nối liền với các hệ thống xe lửa và xe buýt - ngay cả sang hai thành phố bên kia bờ sông của Montréal (Laval và Longeuil) bằng cách đào đường hầm dưới sông Saint-Laurent. Hầu hết các cơ sở thương mại, trường đại học, cơ quan chính phủ và các cao ốc tại trung tâm của thành phố đều được nối với nhau bằng đường hầm. Ảnh hưởng của tôn giáo, nhất là của Giáo hội Công giáo La Mã, thể hiện qua hàng trăm các nhà thờ to nhỏ khác nhau của Montréal. To, đẹp và quan trọng nhất là các thánh đường sau đây: </s>
Tuy có nhiều nhà thờ nhưng dân Montréal sống rất phóng khoáng, ít bảo thủ - mức độ sinh sản và số người sùng đạo càng ngày càng giảm kể từ thập niên 1960. Trái lại, họ thích hội hè, yêu chuộng âm nhạc, văn nghệ, phim ảnh, thể thao và các trao đổi văn hóa quốc tế. Năm 1967 Montréal là địa điểm tổ chức Triển lãm Quốc tế (Expos '67), một triển lãm thành công nhất trong lịch sử; đến năm 1976 Montréal lại tổ chức Thế vận hội mùa hè 1976, một Thế vận hội quá tốn kém đưa đến một sự lỗ lã nhất trong lịch sử của phong trào Thế vận hội. Mỗi mùa xuân, vào ngày Thánh bổn mạng của Ireland (Ngày St. Patrick), Montréal tổ chức một đám rước cho vị thánh này, to thứ nhì trên thế giới (sau New York). Điểm đặc biệt là đám rước này mất hẳn tính chất tôn giáo và biến thành một trình diễn văn hóa cộng đồng - ngay cả cộng đồng Phật giáo Tây Tạng cũng có đại diện trong đám rước này. </s>
Sang đến mùa hè thì Montréal lúc nào cũng có ít nhất một hội hè. Trong khi các thành phố khác chỉ có một, Montréal có 3 liên hoan phim diễn ra hàng năm, trong đó Liên hoan phim thế giới Montréal (Festival du Film International de Montréal) - đứng thứ ba sau Liên hoan phim Cannes và Liên hoan phim quốc tế Toronto - là quan trọng nhất. Đại hội nhạc Jazz Montréal (Montreal Jazz Festival) - một trong hàng chục các nhạc hội khác - thu hút hàng trăm ngàn người mỗi năm. Ngày Canada Day là một ngày mọi người nghỉ ngơi nhưng ngày Thánh bổn mạng của Québec (St. Jean Bapstiste) lại là một dịp để mọi người vui chơi, nhất là ở những khu đông dân nói tiếng Pháp. Francopholie là một dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ nói tiếng Pháp trên toàn thế giới đến khoe tài tại Montréal. Triển lãm nghệ thuật pháo bông quốc tế (với nhạc) diễn ra hàng tuần trong tháng 7 và tháng 8. Montréal cũng là một địa điểm của loại đua xe nhanh nhất và tốn tiền nhất trên thế giới: Formula One. Hàng năm cả trăm ngàn người trên khắp thế giới kéo nhau đến Montréal để xem các tay lái thượng thặng đua tài với tốc độ hơn 300 km/giờ. Hầu như không có tay khôi hài nào ở Bắc Mỹ không tham dự Juste pour rire/Just For Laugh diễn ra vào tháng 8 hàng năm tại Montréal. Trong các hội hè của các dân định cư thì Tuần lễ của Ý và ngày Độc lập của Hy Lạp là hai lễ hội to nhất. </s>
Trước 1975, cộng đồng người Việt ở Montréal chỉ độ 100 người, đa số là sinh viên du học. Sau đó, nhất là từ 1975 đến 1985, Montréal là nơi tiếp nhận người Việt nhiều nhất tại Canada. Thống kê dân số năm 2001 tính được 25.605 cư dân gốc Việt đông thứ nhì sau cộng đồng người Việt tại Toronto. So với dân địa phương, người Việt ở Montreal có học vấn cao (14,5%: 28,3% có bằng đại học). Một số đáng kể hoạt động trong ngành y khoa (10,4% so với 5,5% dân bản xứ). Cộng đồng người Việt tại Montréal được cho là đã sát nhập một cách rất hòa đồng với đời sống và dân bản xứ. </s>
Một điểm mua sắm đặc sắc không kém các trung tâm thương mại lớn là các khu chợ địa phương. Tại các khu chợ này, bạn có thể gặp, nói chuyện với người dân địa phương cũng như mua các mặt hàng phổ biển có chất lượng ngon và giá rẻ ở đây, đặc biệt là vào mùa hè các mặt hàng có sẵn hơn cả. Ở Montreal có đặc sản dâu tây Quebec nổi tiếng thế giới. Thành phố là nơi cung cấp dâu tây lớn nhất nhất cho thị trường Bắc Mỹ. Nổi bật là chợ Marche Jean Talon, một chợ có các mặt hàng thực phẩm tươi ngon hơn cả. Trong chợ có nhiều dãy hàng dài với các quầy hàng bán trái cây, rau, hoa, bánh nướng. Bên ngoài có nhiều nhà hàng, quán cà phê với hàng hiên ấm cúng bên cạnh chợ và chợ Le Marche des Saveurs du Quebec, một trong những nơi ở Montreal có các đặc sản vùng như phô mai tươi, thịt hun khói, xi-rô, rượu vang, rượu táo và một lượng lớn quà tặng. </s>
Franklin Delano Roosevelt (phiên âm: Phranh-kơ-lin Đê-la-nô Ru-dơ-ven) (30 tháng 1 năm 1882 – 12 tháng 4 năm 1945, thường được gọi tắt là FDR) là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ XX. Là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. FDR đánh bại đương kim tổng thống Cộng hòa là Herbert Hoover trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 1932 ở thời điểm tệ hại nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Chính nhờ vào chủ nghĩa lạc quan và sự năng nổ hoạt động của ông đã làm cho tinh thần quốc gia sống dậy. Tuy nhiên các sử gia và kinh tế gia vẫn còn đang tranh luận về tính thông thái trong các chính sách của ông. Ông lãnh đạo Hoa Kỳ qua Chiến tranh thế giới thứ hai, mất khi đang bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư của mình khi chiến thắng Đức và Nhật gần kề một bên. </s>
Trong một trăm ngày đầu tiên với vai trò tổng thống, bắt đầu từ ngày 4 tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã khởi động rất nhiều chương trình lớn khác nhau. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1933–37), FDR đã hướng dẫn Quốc hội Hoa Kỳ thông qua chương trình kinh tế Kinh tế Mới. Đây là một loạt gồm nhiều chương trình phức hợp lớn có liên quan với nhau nhằm giải cứu khủng hoảng (đặc biệt là tạo ra các việc làm của chính phủ dành cho người thất nghiệp) và cải cách kinh tế (theo ông có nghĩa là lập ra quy định kiểm soát đối với Phố Wall, ngân hàng và giao thông). Nền kinh tế cải thiện nhanh chóng từ năm 1933 đến 1937 nhưng lúc đó cũng đang rơi vào một tình trạng khủng hoảng sâu. Liên minh bảo thủ lưỡng đảng hình thành vào năm 1937 đã ngăn cản ông "đưa người" vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoặc thông qua quá nhiều luật mới; liên minh này cũng đã hủy bỏ phần lớn các chương trình trợ cấp khi tình trạng thất nghiệp thực tế chấm dứt trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai. Phần lớn các quy định kiểm soát thương nghiệp chấm dứt vào khoảng thời gian từ năm 1975–85, trừ quy định kiểm soát đối với Phố Wall do Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ đảm trách vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Cùng với một số chương trình nhỏ hơn, chương trình lớn còn tồn tại đến ngày nay là chương trình An sinh Xã hội được quốc hội thông qua năm 1935. </s>
Vào lúc Chiến tranh thế giới thứ hai sắp bùng nổ sau năm 1938 khi Nhật Bản xâm lược Trung Hoa và Đức Quốc xã trở nên hiếu chiến, FDR đã giang tay hỗ trợ tài chính và ngoại giao mạnh mẽ cho Trung Hoa và Anh Quốc trong lúc vẫn duy trì chính thức tình trạng trung lập. Mục tiêu của ông là phải tạo cho nước Mỹ thành "kho vũ khí dân chủ" — cung cấp đạn dược vũ khí trong khi các quốc gia khác thực hiện việc chiến đấu. Tháng 2 năm 1941, với sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Lend-Lease, Roosevelt cung cấp viện trợ cho các quốc gia chiến đấu chống Đức Quốc xã bên cạnh Anh Quốc. Ông được Quốc hội Hoa Kỳ gần như nhất trí cho phép tuyên chiến với Nhật Bản sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Ông trông coi việc tổng động viên toàn lực nền kinh tế Hoa Kỳ để hỗ trợ cho những nỗ lực chiến tranh của đồng minh, bị chỉ trích vì lúng túng lúc ban đầu nhưng chứng kiến tình trạng thất nghiệp biến mất và nền kinh tế phát triển lên đỉnh cao chưa từng có trước đó. </s>
Roosevelt đã chi phối nền chính trị Mỹ, không chỉ trong suốt 12 năm làm tổng thống mà còn nhiều thập niên về sau. Ông là nhạc trưởng của việc tái phối trí cử tri mà sau đó hình thành nên Hệ thống đảng phái lần thứ 5. Liên minh New Deal của ông đã qui tụ được các công đoàn lao động, những cỗ máy thành phố lớn (?), các sắc tộc da trắng, những người nhận trợ cấp xã hội, người Mỹ gốc châu Phi và những người nông dân da trắng ở miền Nam Hoa Kỳ. Ảnh hưởng ngoại giao của Roosevelt cũng vang dội trên sân khấu thế giới rất lâu sau khi ông qua đời trong đó phải kể đến Liên Hiệp Quốc và Hệ thống Bretton Woods là những thí dụ về sức ảnh hưởng rộng lớn của chính phủ ông. Roosevelt từ trước đến nay luôn được các học giả đánh giá là một trong số các tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ. </s>
Roosevelt đến học tại trường nội trú Groton thuộc giáo hội Anh giáo tại tiểu bang Massachusetts. Tại đây, Franklin tiếp nhận ảnh hưởng của hiệu trưởng Endicott Peabody, người đã dạy cho cậu hiểu rằng nghĩa vụ của người tín hữu Cơ Đốc là giúp đỡ người kém may mắn, ông cũng khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Roosevelt hoàn tất chương trình cử nhân tại trường đại học Harvard (Harvard College là một trường thuộc viện Đại học Harvard). Đang lúc học ở Harvard, người anh em họ năm đời của Franklin là Theodore Roosevelt đắc cử tổng thống; chính phong thái lãnh đạo cương quyết của Theodore và nhiệt tâm cải cách đã biến ông thành hình mẫu lý tưởng và nhân vật anh hùng trong mắt FDR. Năm 1902, Franklin gặp vợ tương lai của mình là Anna Eleanor Roosevelt, cháu gái của Theodore trong một buổi tiếp tân tại Nhà Trắng. Eleanor là cháu gái họ năm đời của FDR. Cả hai đều là hậu duệ của một người Hà Lan tên Claes Martensz van Rosenvelt (Roosevelt) đến vùng đất New Amsterdam (nay là Manhattan của thành phố New York) từ Hà Lan trong thập niên 1640. Hai người cháu của Rosenvelt (Roosevelt), Johannes và Jacobus, là tổ phụ của hai chi tộc họ Roosevetl tại Long Island và sông Hudson theo thứ tự vừa kể. Eleanor và Theodore là hậu duệ của tộc Johannes trong khi FDR thuộc tộc Jacobus. Franklin và Eleanor kết hôn năm 1905, hai năm sau lần gặp gỡ đầu tiên. </s>
Roosevelt quyết định kết hôn với Eleanor trước sự chống đối quyết liệt của mẹ FDR. Hôn lễ tổ chức ngày 17 tháng 3 năm 1905 có sự hiện diện của Theodore Roosevelt như là người thay mặt người cha đã quá cố của cô dâu. Cặp vợ chồng mới cưới dọn đến sống trong ngôi nhà do mẹ của Roosevelt mua tặng. Bà thường xuyên đến thăm họ, nhiều đến nỗi khiến Eleanor mệt mỏi. Roosevelt là một chàng trai tuấn tú, tài hoa và giỏi giao tiếp. Ngược lại, Eleanor kín đáo và không thích đời sống xã hội, lúc đầu cô chỉ muốn chăm sóc nhà cửa và nuôi dạy con cái. Họ có sáu người con: </s>
Một người con mất khi chưa tròn 1 tuổi. Năm người con còn lại trải qua cuộc sống xáo trộn, bị lu mờ vì sự nổi tiếng của ông bố và bà mẹ. Năm người này có cả thảy 19 lần kết hôn, 15 lần ly dị và sinh 29 người con. Cả bốn người con trai đều là sĩ quan quân đội tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả đều được tặng thưởng huân chương biểu dương sự dũng cảm của họ trên chiến trường. Hai người được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ: FDR, Jr. phục vụ ba nhiệm kỳ, đại diện khu vực phía tây Thượng Manhattan. Còn James phục vụ 6 nhiệm kỳ, đại diện khu quốc hội số 26 của tiểu bang California. Tuy nhiên không có ai đắc cử vào chức vụ cao hơn mặc dù nhiều lần thử sức. </s>
Roosevelt còn có những mối quan hệ lãng mạn bên ngoài hôn nhân. Một trong những mối quan hệ này là với cô thư ký của Eleanor, Lucy Mercer, chỉ một thời gian ngắn sau khi Mercer đến nhận việc vào đầu năm 1914. Tháng 9 năm 1918, nhờ những bức thư tình tìm thấy trong hành lý của Franklin mà Eleanor phát hiện ra mối quan hệ này. Eleanor đến gặp chồng với những bức thư trên tay và yêu cầu ly dị. Qua trung gian của Louis Howe, một cố vấn của Franklin, hai người hòa giải với nhau, nhưng trong thời gian còn lại của cuộc hôn nhân, Eleanor đến sống một mình trong một ngôi nhà ở Hyde Park tại Valkill." </s>
Năm 1910, Roosevelt tranh cử vào Thượng viện tiểu bang New York, đại diện cho một khu vực thuộc Quận Dutchess. Đây là một khu vực bao quanh thị trấn Hyde Park mà từ năm 1884 chưa có một ứng viên đảng Dân chủ nào đắc cử ở đây. Tham gia cuộc đua, Roosevelt là hình ảnh gắn kết với sự giàu có, đặc quyền và ảnh hưởng tại Hudson Valley. Chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ năm ấy đã đưa Roosevelt đến thủ phủ tiểu bang là Albany. Roosevelt nhậm chức ngày 1 tháng 1 năm 1911 và trở thành thủ lĩnh nhóm "phản loạn" chống đối bộ máy chính trị "Tammany Hall" (nhóm chính trị thuộc đảng Dân chủ luôn đóng vai trò chính kiểm soát chính trường thành phố New York) là nhóm đang chi phối đảng Dân chủ của tiểu bang. Cuộc bầu cử Thượng viện Hoa Kỳ được bắt đầu với việc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ vào ngày 16 tháng 1 năm 1911 có kết quả bế tắc vì sự tranh giành của hai phe phái trong 74 ngày. Ngày 31 tháng 3, James A. O'Gorman được bầu và Roosevelt đạt được mục tiêu của mình: đó là chọc giận bộ máy chính trị Tammany Hall bằng cách ngăn chặn người mà nhóm này chọn lựa làm ứng cử viên là William F. Sheehan. Chẳng bao lâu sau đó, Roosevelt trở nên một khuôn mặt quen thuộc đối với các đảng viên Dân chủ New York. Ông tái đắc cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử tiểu bang năm 1912 nhưng từ chức thượng nghị sĩ tiểu bang vào ngày 17 tháng 3 năm 1913 để nhận bổ nhiệm làm Trợ tá Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ. </s>
Năm 1913, Woodrow Wilson bổ nhiệm Roosevelt vào chức vụ Phụ tá Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ, phục vụ dưới quyền của Bộ trưởng Josephus Daniels. Năm 1914, Roosevelt thất bại trước James W. Gerard, một người được nhóm Tammany Hall ủng hộ, trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tìm ứng viên cho cuộc chạy đua vào Thượng viện Hoa Kỳ. Trong vai trò trợ tá, Roosevelt tích cực hoạt động nhằm mở rộng quân chủng Hải quân và thành lập lực lượng Hải quân Trù bị. Tổng thống Wilson gửi lực lượng Hải quân và Thủy quân Lục chiến can thiệp vào các quốc gia vùng Trung Mỹ và Caribbe. Trong một loạt các bài diễn văn đọc trong chiến dịch vận động tranh cử chức vụ Phó Tổng thống vào năm 1920, Roosevelt tuyên bố rằng, với tư cách Phụ tá Bộ trưởng Hải quân, chính ông đã soạn bản hiến pháp mà Hoa Kỳ áp đặt cho Haiti năm 1915. </s>
Tình cảm đặc biệt của Roosevelt đối với Hải quân dần dần phát triển và kéo dài suốt cuộc đời ông. Tại Bộ Hải quân, ông đã thể hiện tài năng lớn trong kỹ năng quản trị cũng như mau chóng học biết cách đàm phán với giới lãnh đạo Quốc hội và các bộ ngành khác trong chính phủ để vận động thông qua ngân sách. Ông là người nhiệt tình ủng hộ phương sách sử dụng tàu ngầm như là một loại công cụ hữu hiệu nhằm đối phó với hiểm họa bị tấn công bởi tàu ngầm Đức nhắm vào tàu thủy của phe Đồng minh: ông đề xuất việc xây dựng hàng rào thủy lôi ở Biển Bắc từ Na Uy đến Scotland. Năm 1918, Roosevelt đến thăm hai nước Anh và Pháp để thị sát các căn cứ hải quân của Mỹ tại đây; cũng là lần đầu tiên ông có cơ hội gặp gỡ với Winston Churchill. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc tháng 11 năm 1918, Roosevelt được giao nhiệm vụ giải ngũ quân nhân mặc dù ông chống lại kế hoạch giải thể hoàn toàn lực lượng Hải quân. Tháng 7 năm 1920, vì vụ tai tiếng tình dục ở Newport xảy ra giữa các thủy thủ Hải quân và dân đồng tình luyến ái địa phương được đăng tải trên Thời báo New York và Nhật báo Providence, Roosevelt từ chức trợ tá Bộ trưởng Hải quân để ra tranh cử chức vụ Phó Tổng thống Hoa Kỳ. </s>
Đại hội đảng toàn quốc năm 1920 của Đảng Dân chủ chọn Roosevelt là ứng viên Phó Tổng thống Hoa Kỳ trong liên danh tranh cử tổng thống của Thống đốc tiểu bang Ohio là James M. Cox. Tuy nhiên liên danh tranh cử của Cox-Roosevelt bị liên danh tranh cử của phe Cộng hòa là Warren G. Harding đánh bại thảm hại trong cuộc bầu cử tổng thống. Lúc đó Roosevelt trở về hành nghề pháp lý tại New York và gia nhập Câu lạc bộ Civitan New York vừa mới được thành lập, nhưng ít có ai nghĩ rằng một ngày không xa ông sẽ quay trở lại tranh cử vào một chức vụ công. </s>
Trong lúc đang đi nghỉ phép ở Đảo Campobello (8-1921), tỉnh New Brunswick của Canada, Roosevelt bị nhiễm bệnh mà theo các bác sĩ của ông tin là bệnh bại liệt, dẫn đến tình trạng bị bại liệt hoàn toàn và vĩnh viễn từ thắt lưng trở xuống. Trong quãng đời còn lại, ông không bao giờ chấp nhận mình bị bại liệt vĩnh viễn. Ông cố thử nhiều cách trị liệu vật lý, kể cả thủy liệu pháp (hydrotherapy). Trong năm 1926, ông mua một khu nghỉ dưỡng ở Warm Springs, Georgia. Tại đây ông thành lập một trung tâm thủy liệu pháp cho bệnh nhân bại liệt. Trung tâm này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay với tên gọi Viện Phục hồi Roosevelt Warm Springs. Sau khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, Roosevelt giúp thành lập Quỹ Quốc gia cho Trẻ em bại liệt, ngày nay được gọi là "March of Dimes" (tạm dịch: cuộc đi bộ của tiền kim loại 10 xu). Chính vì sự lãnh đạo của ông trong tổ chức này nên hình ông được khắc trên đồng tiền kim loại 10 xu (tại Hoa Kỳ gọi là dime). </s>
Thời ấy, cuộc sống riêng tư của các nhân vật của công chúng không bị soi mói cặn kẽ như ngày nay nên ông có thể thuyết phục nhiều người nghĩ rằng sức khỏe của ông đã khá hơn nhiều, cũng như tin rằng ông có thể gánh vác trọng trách quốc gia lần nữa. Với những thanh sắt kẹp vào hông và chân, Roosevelt tự mình tập bước đi trong những khoảng cách ngắn với sự trợ giúp của một cây gậy. Trong chỗ riêng tư ông sử dụng một chiếc xe lăn, nhưng không bao giờ để công chúng thấy hình ảnh ông ngồi trên xe lăn. Roosevelt thường xuất hiện trước công chúng trong tư thế đứng thẳng người với một phụ tá hoặc một trong các con trai của ông đứng kế bên. Chiếc xe hơi của ông có bộ điều khiển tay được thiết kế đặc biệt giúp ông dễ dàng lái xe. </s>
Roosevelt duy trì liên lạc và hàn gắn rào cản cách biệt với Đảng Dân chủ trong suốt thập niên 1920, đặc biệt là tại New York. Mặc dù ông vẫn có tên trong thành phần chống đối bộ máy chính trị Tammany Hall của Thành phố New York nhưng ông giảm nhẹ thái độ của mình. Ông giúp Alfred E. Smith đắc cử thống đốc tiểu bang New York năm 1922, và thậm chí ông còn là một người ủng hộ tích cực cho Smith chống lại người cháu họ của mình là đảng viên Cộng hòa Theodore Roosevelt, Jr. năm 1924. Roosevelt đã đọc diễn văn đề cử Smith trong các đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ năm 1924 và 1928. Với tư cách là ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1928, Smith đáp lại bằng cách yêu cầu Roosevelt ra tranh cử chức thống đốc tiểu bang New York năm 1928. Trong khi Smith thất cử tổng thống một cách thảm bại, thậm chí thua tại ngay tiểu bang nhà của mình thì Roosevelt đắc cử thống đốc với tỉ lệ sít sao. </s>
Nhờ hậu thuẫn của tiểu bang đông dân nhất mà Roosevelt trở thành ứng viên sáng giá trong cuộc chạy đua tranh sự đề cử của Đảng Dân chủ. Song cuộc đua trở nên quyết liệt hơn khi có những dấu hiệu cho thấy tổng thống đương nhiệm, Herbert Hoover, sẽ thất bại trong kỳ bầu cử tổng thống năm 1932. Al Smith được một số đại gia thành phố hậu thuẫn nhưng mất quyền kiểm soát đảng Dân chủ tại tiểu bang New York vào tay Roosevelt. Roosevelt tự xây dựng một liên minh toàn quốc với những đồng minh riêng của mình như trùm báo chí William Randolph Hearst, lãnh tụ cộng đồng Ái Nhĩ Lan Joseph P. Kennedy và nhà lãnh đạo tiểu bang California William G. McAdoo. Khi nhà lãnh đạo tiểu bang Texas John Nance Garner quay sang ủng hộ FDR thì vị lãnh đạo này được đề cử vào chức vụ phó tổng thống trong liên danh tranh cử của Roosevelt. </s>
Cuộc vận động tranh cử được tiến hành dưới cái bóng của Đại khủng hoảng và cái liên minh mới mà cuộc vận động tranh cử đã tạo nên. Roosevelt và Đảng Dân chủ tổng động viên một phạm vi rộng lớn các tầng lớp xã hội bao gồm người nghèo cũng như các công đoàn lao động, sắc dân thiểu số, người thành thị, và người da trắng miền Nam Hoa Kỳ để tạo nên liên minh New Deal. Trong suốt thời gian tranh cử, Roosevelt thường nói: "Tôi xin cam kết với các bạn, Tôi xin cam kết với bản thân mình một đối sách mới ( a new deal) cho nhân dân Mỹ". Câu nói này đã tạo ra một khẩu hiệu mà sau đó được dùng làm tên cho chương trình hành động của chính phủ ông cũng như liên minh mới của ông. </s>
Nhà kinh tế học Marriner Eccles quan sát thấy rằng "Trong các giai đoạn phát triển sau đó của cuộc vận động tranh cử, các bài diễn văn tranh cử đọc giống như có nhiều chỗ sai sót mà trong đó cả Roosevelt và Hoover thường đọc các hàng chữ của nhau." Roosevelt tố cáo Hoover thất bại phục hồi thịnh vượng hoặc thậm chí thất bại trong việc kìm hãm đà xuống dốc của nền kinh tế. Ông mỉa mai con số thâm thủng ngân sách khổng lồ của Hoover. Roosevelt vận động tranh cử theo cương lĩnh của Đảng Dân chủ với chủ trương "cắt giảm mạnh và ngay tức khắc tất cả chi tiêu công cộng", "bãi bỏ các cơ quan và các ủy ban vô dụng, kết hợp lại các cơ quan văn phòng và loại trừ lãng phí quan liêu." Ngày 23 tháng 9, Roosevelt đưa ra nhận định u ám rằng "bộ máy công nghiệp của chúng ta được xây dựng; vấn đề hiện nay là có phải chăng dưới những điều kiện hiện tại nó được xây quá mức hay không. Giới hạn cuối cùng của chúng ta đã đến đích từ lâu rồi." Hoover chê trách chủ nghĩa bi quan đó như là một sự phủ nhận "triển vọng của cuộc sống Mỹ... đó là chỉ dẫn đầy tuyệt vọng." Vấn đề cấm rượu cồn củng cố thêm số phiếu mới cho Roosevelt vì ông cho rằng việc bãi bỏ cấm rượu cồn sẽ mang lại thêm tiền thu nhập mới qua đánh thuế. </s>
Sau cuộc bầu cử, Roosevelt từ chối lời thỉnh cầu họp bàn với Hoover để thảo ra một chương trình phối hợp nhằm chấm dứt chiều hướng đi xuống của nền kinh tế và trấn an giới đầu tư. Lý do từ chối của ông là điều đó có thể sẽ trói buộc ông. Nền kinh tế lao xuống vực thẳm cho đến khi hệ thống ngân hàng bắt đầu ngưng hoạt động hoàn toàn trên toàn quốc khi nhiệm kỳ tổng thống của Hoover kết thúc. Tháng 2 năm 1933, Roosevelt thoát chết trong một vụ có thể là mưu sát bởi tay súng Giuseppe Zangara (vụ này làm chết Thị trưởng thành phố Chicago là Anton Cermak đang ngồi kế bên ông). Roosevelt gửi thác sự tin cậy của mình vào nhiều nhóm cố vấn khoa bảng của mình, đặc biệt là Raymond Moley khi ông soạn thảo các chính sách. </s>
Khi Roosevelt tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4 tháng 3 năm 1933 (32 ngày sau khi Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức), nước Mỹ đang ở thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử. Một phần tư lực lượng lao động mất việc làm. Nông dân đang khốn đốn vì nông phẩm hạ giá 60%. Sản xuất công nghiệp chỉ còn hơn một nửa so với cùng kỳ năm 1929. Hai triệu người trở thành vô gia cư. Vì thiếu việc làm nên các tổ chức tội phạm và giới sống ngoài pháp luật ngày càng gia tăng. Chiều ngày 4 tháng 3, tất cả ngân hàng tại 32 trên 48 tiểu bang cũng như Đặc khu Columbia đều đóng cửa. Ngày 5 tháng 3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York không thể mở cửa, do khách hàng hốt hoảng rút một khối lượng lớn tiền mặt trong những ngày trước đó. </s>
Các sử gia xếp loại chương trình của Roosevelt là "cứu nguy, hồi phục và cải cách". Cứu nguy là vấn đề cấp bách vì có đến hàng chục triệu người thất nghiệp. Hồi phục có nghĩa là thúc đẩy nền kinh tế quay trở về trạng thái bình thường. Cải cách có nghĩa là sửa chữa dài hạn những gì sai trái, đặc biệt là với hệ thống ngân hàng và tài chính. Trong 30 lần nói chuyện buổi tối trên sóng phát thanh, được biết đến là "fireside chats", Roosevelt đã giới thiệu những đề nghị của ông trực tiếp đến công chúng Mỹ. </s>
"Một trăm ngày đầu tiên" của Roosevelt tập trung vào phần đầu của chiến lược: cứu trợ khẩn cấp. Từ ngày 9 tháng 3 đến 16 tháng 6 năm 1933, ông đệ trình Quốc hội con số kỷ lục các dự luật, và tất cả đều được thông qua. Tổng thống phải dựa vào những thượng nghị sĩ như George Norris, Robert F. Wagner và Hugo Black cũng như nhóm cố vấn chuyên môn được tuyển chọn từ giới trí thức khoa bảng để thiết kế các chương trình hành động. Giống Hoover, Roosevelt xem cuộc Đại Suy thoái một phần là do khủng hoảng niềm tin vì người dân cảm thấy e ngại khi quyết định chi tiêu hoặc đầu tư. </s>
Lễ nhậm chức của Roosevelt vào ngày 4 tháng 3 năm 1933 diễn ra khi nước Mỹ đang trong tình trạng hốt hoảng vì sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Tình huống này cho ra đời câu nói nổi tiếng của ông: "Điều duy nhất mà chúng ta nên sợ hãi là nỗi sợ của chính mình". Ngay hôm sau, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ngân hàng Khẩn cấp (Emergency Banking Act) tuyên bố một "ngày lễ ngân hàng" và thông báo một chương trình cho phép các ngân hàng mở cửa lại. Tuy nhiên, con số các ngân hàng mở cửa sau "ngày lễ" ít hơn con số ngân hàng từng mở cửa trước đây. Đây là bước đề nghị đầu tiên của ông về phục hồi kinh tế. Để tạo lòng tin của dân chúng Mỹ đối với hệ thống ngân hàng, Roosevelt ký Đạo luật Glass-Steagall để lập ra Federal Deposit Insurance Corporation gọi tắt là FDIC (tạm dịch là Công ty Bảo hiểm Tiền gửi ngân hàng Liên bang). </s>
Roosevelt cố gắng thực thi những điều ông đã hứa lúc tranh cử bằng cách cắt giảm ngân sách liên bang, bao gồm việc cắt giảm 40% phúc lợi dành cho cựu chiến binh và cắt giảm tổng thể chi tiêu quân sự. Ông cắt khỏi danh sách hưu bổng khoảng 500.000 cựu chiến binh và quả phụ cũng như cắt giảm phúc lợi đối với những người còn lại. Các cuộc biểu tình phản đối của các cựu chiến binh bùng phát. Roosevelt vẫn giữ vững lập trường của mình nhưng vào năm 1936 vì sức ép của các cựu chiến binh, đạo luật tiền thưởng khồng lồ được thông qua mặc dù bị ông phủ quyết. Ông thành công trong nỗ lực cắt giảm tiền lương chính phủ và ngân sách dành cho lục quân và hải quân. Ông giảm chi tiêu về nghiên cứu và giáo dục. </s>
Cuộc bầu cử quốc hội năm 1934 đã mang lại thuận lợi cho Roosevelt khi Đảng Dân chủ nắm đa số ghế áp đảo tại cả hai viện lập pháp. Đó cũng là lúc hình thành một cao trào mới cho New Deal trong quy trình lập pháp. Các quy trình lập pháp này gồm có việc thành lập ra Cơ quan Quản trị Tiến trình Xây dựng Công chánh (Works Progress Administration), viết tắt là WPA. Cơ quan quản lý này thiết lập ban cứu nguy quốc gia để thuê mướn 2 triệu gia trưởng trên toàn quốc. Tuy nhiên vào lúc đỉnh điểm thuê mướn của WPA năm 1938, tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao khoảng 12,5% theo con số thống kê của Michael Darby. Đạo luật An sinh Xã hội thiết lập nên hệ thống an sinh xã hội và hứa hẹn nền an ninh kinh tế cho người già, người nghèo và người bệnh. Thượng nghị sĩ Robert Wagner thảo ra Đạo luật Wagner mà sau đó chính thức trở thành Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia. Đạo luật này thiết lập quyền liên bang của công nhân được quyền thành lập công đoàn, quyền thương thuyết tập thể và quyền tham gia đình công. </s>
Trong khi New Deal lần thứ nhất năm 1933 được đa số thành phần xã hội rộng rãi ủng hộ, New Deal lần thứ hai phải đối mặt với cộng đồng thương mại. Các đảng viên Dân chủ bảo thủ, do Al Smith lãnh đạo, đánh trả bằng cách thành lập Liên đoàn Tự do Mỹ (American Liberty League). Họ tấn công Roosevelt một cách điên cuồng và so sánh ông với Marx và Lênin. Ngược lại, các công đoàn, được thêm năng lực nhờ vào Đạo luật Wagner, đã ký tên hàng triệu thành viên mới và trở thành lực lượng hậu thuẫn lớn cho các cuộc tái tranh cử của Roosevelt vào năm 1936, 1940 và 1944. </s>
Chi tiêu của chính phủ tăng từ 8,0% tổng sản lượng quốc gia dưới thời Tổng thống Hoover năm 1932 lên 10,2% tổng sản lượng quốc gia năm 1936. Vì khủng hoảng, nợ quốc gia tính theo phần trăm tổng sản lượng quốc gia tăng gấp đôi dưới thời Hoover từ 16% lên đến 33,6% tổng sản lượng quốc gia năm 1932. Mặc dù Roosevelt đã quân bình ngân sách "thường lệ" nhưng ngân sách khẩn cấp được tài trợ bằng tiền nợ đang tăng lên đến 40,9% năm 1936, và sau đó vẫn nằm ở mức đó cho đếnChiến tranh thế giới thứ hai thì tăng vọt nhanh chóng. Nợ quốc gia tăng dưới thời Hoover, duy trì ở mức đều đặn dưới thời FDR cho đến khi chiến tranh bắt đầu như được trình bày trong biểu đồ số 1. </s>
Chi tiêu thâm thủng được một số nhà kinh tế học đề nghị, nổi bật là đề nghị của John Maynard Keynes từ Vương quốc Anh. Tổng sản lượng quốc gia năm 1936 là 34% cao hơn so với năm 1932 và 58% cao hơn trong năm 1940, trong đêm trước chiến tranh. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế phát triển 58% từ năm 1932 đến năm 1940 trong khoảng thời gian 8 năm hòa bình, và rồi phát triển 56% từ 1940 đến 1945 trong khoảng thời gian 5 năm chiến tranh. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế đã không làm nạn thất nghiệp mà Roosevelt thừa hưởng biến mất hoàn toàn. Thất nghiệp giảm đáng kể trong nhiệm kỳ đầu của Roosevelt từ 25% khi ông nhậm chức xuống còn 14,3% năm 1937. Tuy nhiên sau đó, nó lại gia tăng lên đến 19,0% năm 1938 ('khủng hoảng trong khủng hoảng') và 17,2% năm 1939, và vẫn giữ tỉ lệ cao này cho đến khi nó hoàn toàn biến mất trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai khi những người thất nghiệp trước đây được tuyển mộ quân dịch. </s>
Nền kinh tế phát triển nhanh trong nhiệm kỳ của Roosevelt. Tuy nhiên, sự phát triển này được theo sau là tình trạng thất nghiệp liên tục ở mức độ cao; tỉ lệ thất nghiệp trung bình trong thời New Deal là 17,2%. Suốt cả các nhiệm kỳ của ông, bao gồm những năm chiến tranh, tỉ lệ thất nghiệp trung bình là 13%. Tổng số thất nghiệp trong suốt nhiệm kỳ của ông nới rộng khoảng 18,31 triệu việc làm bị mất trong khi tỉ lệ gia tăng việc làm trung bình hàng năm dưới thời chính phủ của ông là 5,3%. </s>
Roosevelt không tăng thuế thu nhập trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu; tuy nhiên thuế sổ lương (payroll tax) cũng bắt đầu được đưa ra nhằm gây quỹ cho chương trình mới là An sinh Xã hội năm 1937. Ông cũng được Quốc hội Hoa Kỳ cho phép chi tiêu thêm cho nhiều chương trình và kế hoạch khác nhau mà chưa từng có trước đây trong lịch sử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dưới sức ép tài chính do Đại suy thoái gây ra, đa số các tiểu bang đều đưa ra thêm nhiều loại thuế hay tăng thuế trong đó có thuế thu nhập cũng như thuế gián thu. Việc Roosevelt đề nghị thu các loại thuế mới đối với tiền tiết kiệm của các công ty đã gây ra tranh cãi lớn trong 1936–37 nhưng cuối cùng chúng bị Quốc hội bác bỏ. Trong thời gian chiến tranh, ông thúc ép tăng tỉ lệ thuế thu nhập thậm chí cao hơn đối với cá nhân (lên đến một tỉ lệ thuế cận biên là 91%) và đại công ty, giới hạn mức lương cao đối với các viên chức lãnh đạo các công ty. Ông cũng phát Lệnh Hành pháp số 9250 vào tháng 10 năm 1942 nhằm tăng tỉ lệ thuế cận biên lên đến 100% đối với những ai có tiền lương vượt trên 25.000 đô la (sau thuế). Điều đó có nghĩa là giới hạn mức lương cao nhất là lên đến 25.000 đô la (khoảng chừng 334.000 đô la năm 2008). Tuy nhiên lệnh hành pháp này bị Quốc hội hủy bỏ sau đó. Để tài trợ chiến tranh, Quốc hội mở rộng thu thuế đối với hầu hết những ai đi làm đều phải trả thuế thu nhập liên bang. Thuế trả trước (thuế được trừ ra trước khi tiền lương được phát) được giới thiệu vào năm 1943. </s>
Việc không ký vào hiệp ước tham gia Hội Quốc Liên năm 1919 đã đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa biệt lập trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, không tham gia vào các tổ chức thế giới. Mặc dù Roosevelt có nền tảng chủ nghĩa Wilson, ông và bộ trưởng ngoại giao của ông là Cordell Hull đã hành động rất cẩn thận, tránh kích động chủ nghĩa biệt lập. Thông điệp gây xôn xao của Roosevelt gởi đến hội nghị tiền tệ thế giới năm 1933 thực sự kết thúc tất cả những nỗ lực lớn của các cường quốc nhằm hợp tác trong công cuộc kết thúc cuộc khủng hoảng thế giới, tạo cơ hội cho Roosevelt rảnh tay thực hiện chính sách kinh tế riêng của Hoa Kỳ. </s>
Sáng kiến chính về chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ đầu tiên của Roosevelt là "Chính sách lân bang tốt". Đây là một sự tái định lượng chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Mỹ La Tinh. Kể từ khi Học thuyết Monroe ra đời vào năm 1823, khu vực này đã từng được xem như là một vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Các lực lượng Mỹ rút khỏi Haiti. Các hiệp ước mới được ký kết với Cuba và Panama đã kết thúc tình trạng của họ là quốc gia được Hoa Kỳ bảo hộ. Tháng 12 năm 1933, Roosevelt ký văn kiện Hội nghị Montevideo về quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia, từ bỏ quyền can thiệp đơn phương vào công việc nội bộ của các quốc gia châu Mỹ La Tinh. </s>
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1936, Roosevelt vận động tranh cử dựa vào các chương trình New Deal của ông chống lại đối thủ Alf Landon, Thống đốc tiểu bang Kansas, là người chấp nhận phần lớn chương trình New Deal nhưng phản bác rằng nó không có lợi cho doanh nghiệp và quá nhiều lãng phí. Roosevelt và Garner chiến thắng với tỉ lệ 60,8% phiếu bầu phổ thông và chiến thắng gần như ở tất cả các tiểu bang, trừ Maine và Vermont. Các đảng viên Dân chủ cũng thắng lớn, thậm chí trở thành khối đa số lớn hơn tại cả hai viện lập pháp của Quốc hội. Roosevelt được hậu thuẫn bởi một liên minh cử tri gồm các đảng viên Dân chủ truyền thống trên toàn quốc, các nông gia nhỏ, cư dân miền Nam Hoa Kỳ, người công giáo La Mã, các cỗ máy thành phố lớn, các liên đoàn lao động, người Mỹ gốc châu Phi ở miền bắc, người Do Thái, giới trí thức và người theo chủ nghĩa tự do chính trị. Liên minh này thường được gọi là Liên minh New Deal, phần lớn không thay đổi sự hậu thuẫn cho đảng Dân chủ cho đến thập niên 1960. </s>
Tương phản đầy kịch tính so với nhiệm kỳ đầu tiên, có rất ít quy trình lập pháp lớn được thông qua trong nhiệm kỳ hai. Trong nhiệm kỳ này, Hoa Kỳ có được một Cơ quan đặc trách Gia cư Hoa Kỳ, một Đạo luật Điều chỉnh Nông nghiệp thứ hai và Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Công bằng năm 1938 cho ra đời lương tối thiểu. Khi nền kinh tế bắt đầu tồi tệ trở lại vào cuối năm 1937, Roosevelt đưa ra một chương trình kích cầu cấp tiến, xin Quốc hội chi 5 tỷ đô la cho công chánh và giải cứu Cơ quan Quản trị Tiến trình Xây dựng Công chánh (WPA). Sự kiện này giúp tạo ra đỉnh điểm 3,3 triệu việc làm do WPA quản lý vào năm 1938. </s>
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là rào cản chính đối với những chương trình của Roosevelt trong suốt nhiệm kỳ hai vì nó lật ngược nhiều chương trình của ông. Đặc biệt là vào năm 1935, tối cao pháp viện đồng thanh phán quyết rằng Đạo luật Phục hồi Quốc gia (NRA) là một sự ủy thác quyền lực một cách vi hiến của ngành lập pháp trao cho tổng thống. Roosevelt làm sửng sốt Quốc hội vào đầu năm 1937 khi đề nghị một luật mới cho phép ông bổ nhiệm 5 thẩm phán tối cao pháp viện mới Kế hoạch "lấp đầy tòa án" này bị phản đối kịch liệt từ chính đảng của ông, dẫn đầu là Phó Tổng thống Garner vì nó dường như làm đảo lộn tam quyền phân lập và trao cho tổng thống cả quyền kiểm soát ngành tư pháp. Đề nghị của Roosevelt bị thất bại. Tòa án cũng rút lại cuộc đối đầu với hành pháp bằng cách phán quyết rằng các Đạo luật An sinh Xã hội và Quan hệ Lao động là hợp hiến. Chẳng bao lâu sau đó, một số thẩm pháp Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ mất hoặc về hưu đã tạo cơ hội cho Roosevelt bổ nhiệm người của mình thay thế mà chỉ gặp phải một ít tranh cãi. Giữa năm 1937 và 1941, ông bổ nhiệm đến 8 thẩm phán tối cao pháp viện. </s>
Vì quyết tâm vượt qua sự chống đối của các đảng viên Dân chủ bảo thủ (đa số từ miền Nam Hoa Kỳ), Roosevelt tự dấn thân vào các cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ năm 1938, tích cực vận động cho các ứng viên có thái độ ủng hộ hơn dành cho chương trình cải cách New Deal. Những người mà ông nhắm mục tiêu triệt hạ đã tố cáo ông là tìm cách thâu tóm đảng Dân chủ và dùng chiêu thức thuyết phục cử tri rằng họ độc lập để được tái đắc cử. Roosevelt bị thất bại chua cay, chỉ đánh gục được một mục tiêu, đó là một đảng viên Dân chủ bảo thủ từ Thành phố New York. </s>