text
stringlengths
465
7.22k
Louis tấn phong Quận công de Choiseul làm Thượng thư Bộ Ngoại giao ngày 3 tháng 12 năm 1758, theo tiến cử của Madame de Pompadour. Năm 1763, Choiseul được thăng làm Thượng thư bộ Chiến tranh, còn chức ở Bộ Ngoại giao chuyển cho người anh em họ của ông ta, Quận công de Praslin. Vài tháng sau, ông ta được kiêm nhiệm Thượng thư Hải quân, trở thành nhân vật quyền lực và có ảnh hưởng nhất trong chính phủ. Ở trong hội đồng và chính phủ, ông là người đứng đầu phe philisophe, bao gồm Madame de Pompadour, cố gắng xoa dịu Nghị viện và phe Jansen. Trên mặt trân ngoại giao, ông đàm phán một "Hiệp ước gia đình" với quân vương nhà Bourbon của Tây Ban Nha (1761); tức Hiệp ước Paris năm 1761, và hoàn thành việc sáp nhập Lorraine vào Pháp (1766) sau cái chết của Stanisław Leszczyński, Quận công xứ Lorraine cũng là nhạc phụ của nhà vua. Ông sáp nhập Corsica vào Pháp (1768), và đám phán hôn nhân cho cháu nội nhà vua, vị vua tương lai Louis XVI với Marie Antoinette của Áo (1770).
Thành tựu đáng chú ý nhất của ông là cải cách hiện đại hóa quân đội Pháp, dựa trên những bài học kinh nghiệm từ Chiến tranh Bảy năm. Thời Choiseul, chính phủ, thay vì các sĩ quan, trực tiếp chịu trách nhiệm huấn luyện, thiết kế đồng phục, và đào tạo quân sĩ. Pháo binh được cải tiến, và các chiến thuật mới, dựa trên mô hình Phổ, được thông qua và giảng dạy. Năm 1763, Hải quân chỉ còn 47 tàu và 20 chiếm hạm hạng nhì, nhỏ hơn ba lần so với Hải quân Hoàng gia Anh. Vì thế ông cho đóng tàu lớn để có được 80 tàu và 45 chiếm hạm hạng nhì mới.
Năm 1764, bởi sự xúi giục của Nghị viện, Madame Pompadour và Thượng thư Ngoại giao, Quận công de Chosieul, Louis quyết định trục xuất các linh mục dòng Tên ra khỏi Pháp. Dòng tên ở Pháp gồm 3.500 người; họ có 150 trụ sở ở Pháp, bao gồm 85 trường đại học, được xếp vào hạng tốt nhất ở Pháp; những sinh viên tốt nghiệp từ những trường này bao gồm Voltaire và Diderot. Người Giải tội của nhà vua, chức danh có từ thời Henri IV, thuộc dòng Tên. Sự chống đối với dòng tên bắt đầu năm 1760 tại các Nghị viện địa phương, nơi phe Gallican, một chủ nghĩa chống lại một số nguyên tắc của Giáo hội đương thời, chiếm thế lực lớn. Để chống lại dòng Tên, họ đưa ra lý lẽ là dòng này không phụ thuốc vào quyền vua và hệ thống giáo đường và nhà thờ ở Pháp. Dòng Tên đã bị trục xuất khỏi Bồ Đào Nha và thuộc địa Brasil năm 1759 vì xung đột với chính phủ và hệ thống giáo hội ở đó..
Ở Pháp, Nghị viện phát động đàn áp dòng Tên. Ngày 12 tháng 2 năm 1762, Nghị viện Rouen tuyên bố đặt dòng Tên ra ngoài vòng pháp luật, cấm họ vào triều làm quan hoặc đi dạy học, và yêu cầu họ thề bỏ đi đức tin của mình. Giữa tháng 4 và tháng 9 năm 1762, các Nghị viện của Rennes, Bordeaux, Paris và Metz cũng tham gia vào, tiếp theo vào năm 1763 tại Aix, Toulouse, Pau, Dijon và Grenoble. Đến cuối năm chỉ còn Nghị viện xứ Besançon, Douai, và chính phủ ở Colmar, Flanders, Alsace và Franche-Compté, thêm Công quốc Lorraine, do phụ thân của hoàng hậu là Stanisław trị vì, vẫn ủng hộ dòng Tên.
Chiến dịch chống lại dòng Tên khiến hoàng gia bị chia rẽ; thái tử, các công chúa cùng Hoàng hậu ủng hộ dòng Tên, còn Madame de Pompadaour, người có ảnh hưởng lớn trong triều và bị dòng Tên chỉ trích nặng nề, muốn đuổi họ. Nhà vua do sự và tuyên bố rằng hai năm sau ông sẽ quyết định theo ý của riêng mình. Dòng Tên rời đi, và được chào đón ở Phổ và Nga. Sự ra đi của các linh mục dòng Tên làm suy yếu hệ thống nhà thờ, và đặc biệt là làm suy yếu quyền lực của nhà vua, giống như ở một vương quốc lập hiến, đã ra lệnh trên danh nghĩa của Quốc hội thay vì của riêng mình.
Dưới thời Choiseul, nhiều Nghị viện tỉnh vẫn tuyên thệ trung thành với vương quyền, song từ chối tuân theo ý của người quản lý vua hay các thứ thuế mới. Nghị viện Franche-Comté ở Besançon từ chối thu thuế vingtieme do nhà vua ban để tài trợ cho chiến tranh, tuyên bố rằng chỉ có Nghị viện mới có thể áp thuế. Triều đình ngay lập tức sa thải Chủ tịch Nghị viện và tiến hành quản thúc tại gia đối với họ. Nghị viện Normandy liền ủng hộ Nghị viện Besançon; bằng việc viết ra những nội dung có lời lẽ châm biếm nhà vua vào ngày 5 tháng 7 năm 1760, tuyên bố Nghị viện là đại diện của tất cả các giai cấp: "Một quốc vương, một luật pháp, một Nghị viện; luật pháp của vương quốc là một hiệp ước thiêng liêng của liên minh các giai cấp với quốc gia Pháp; hợp đồng mệnh lệnh nhà vua phải cai trị và dân chúng phải vâng theo Công Lý, không ai ngoài Đức Chúa Trời có thể buộc Bệ hạ phải tuân theo bản hiệp định thiêng liêng này... nhưng chúng tôi có thể yêu cầu Ngài, với lòng tự trọng, hãy giữ lời hứa." Nhà vua cảm thấy rất quá đáng. Ông đáp lại vào ngày 31 tháng 1 năm 1761 rằng khiếu nại của Nghị viện đã "chứa đựng các nguyên tắc sai lầm và đi ngược với thẩm quyền của Trẫm và với những từ ngữ không đứng đắn, đặc biệt liên quan đến Bộ trưởng của trẫm người sẽ giải thích cho các người những mong muốn của ta... và Trẫm trả lại thư này cho các ngươi." Các thành viên Nghị viện Besançon vẫn bị quản thúc.
Cuộc chiến tranh kéo dài làm cạn kiệt Ngân khố; khi Pháp không những phải chăm lo cho quân đội của mình mà còn phải tài trợ cho các đồng minh; năm 1759 Pháp chi 19 triệu livres cho các đồng minh, khi Choiseul lên nắm quyền thì giảm 1/3 (1761). Thượng thư bộ Tài chính mới, Étienne de Silhouette đã áp các thứ thuế mới nhắm vào bọn nhà giàu; thuế ngựa, xa, lụa, tranh vẽ, cà phê và những món xa xỉ khác. Các thuế mới làm mất lòng bọn nhà giàu; Silhouette bị sa thải sau 8 tháng. Vua tuyên bố rằng rằng ông đã đem tài sản của mình vào ngân khố, làm nó tan chảy ra và biến thành tiền.
Thượng thư Tài chính mới, Henri Bertin, do Madame Pompadour tiến cử, được tấn phong ngày 23 tháng 11 năm 1759, giảm những thứ thuế xa xỉ của người tiền nhiệm, thay vào đó thay vào đó đề xuất mở rộng đối tượng đóng thuế badyo gồm những tầng lớp đã bị loại khỏi danh sách nộp thuế, kiểm kê tài sản tầng lớp quý tộc. Một lần nữa, Nghị viện nổi dậy ở Norman và các tỉnh khác. Một lần nữa, nhà vua nghe theo Madame de Pomapdour và các đồng minh; thu hồi Nghị định, Bertin bị cách chức, các khoản thuế không được mở rộng và không thu thuế mới; còn nợ vẫn ngày càng chất chồng.
Chiến tranh với Anh vẫn tiếp diễn sau cái chết của vua George II ngày 25 tháng 10 năm 1760; Thủ tướng Anh, William Pitt từ chối đề xuất đàm phán của Pháp. Ngày 15 tháng 8 năm 1761, Pháp, Tây Ban Nha, Napoli và Parma, liên minh các vương quốc của gia tộc Bourbon, kí vào "Hiệp định gia đình" thứ nhất cam kết hỗ trợ lẫn nhau nếu bất kì bên nào bị tấnc ông. Cùng lúc đó, họ kí một hiệp ước bí mật với Carlos III của Tây Ban Nha cho phép Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh nếu chiến tranh chưa kết thúc trước tháng 5 1762. Nghe được tin này, William Pitt muốn lập tức tuyên chiến với Tây Ban Nha, nhưng tân vương của Anh, George III, không nghe. Quân của Friedrich Đại Đế của Phổ đã quá mệt mỏi sau cuộc chiến trường kì với Áo và Nga, nhưng Friedrich được cứu bởi cái chết bất ngờ của Nữ hoàng Elizaveta của Nga năm 1762, và người kế ngôi là Pyotr III, là một ông vua thân Phổ.
Choiseul tiếp quản quyền chỉ huy quân đội vào tháng 10 năm 1761, và ông ta muốn tiến hành tấn công để kết thúc chiến tranh ở thế thắng. Ông thuyết phục Nghị viện và các Sở thương mại ở các thành phố cho phép làm tàu chiến, tái cơ cấu Hải quân. Quân Pháp tiến đánh Phổ và Tây Ban Nha, theo minh ước, tiến công vào Bồ Đào Nha, đồng minh của Anh. Tuy nhiên, một lần nữa, cuộc tấn công vào Hess-Kassel của Pháp gặp thất bại trước quân Phổ, và quân Tây Ban Nha đánh Bồ Đào Nha vô công mà về; và người Anh nắm lấy cơ hội đổ bộ lên Martinique và xâm chiến thuộc địa Cuba của Tây Ban Nha. Choiseul quyết định kết thúc chiến tranh. Đàm phán sơ bộ diễn ra tại Cung điện Fontainebleau ngày 3 tháng 11 năm 1762, kết thúc xung đột giữa Anh - Pháp - Tây Ban Nha. Hiệp ước chính thức được kí ở Paris ngày 10 tháng 2 năm 1763. Kết quả cuộc chiến; Pháp mất các thuộc địa ở Tây Ấn; Marie Galante, Tobago và La Desiderade, nhưng nhận lại từ Anh các đất Guadaloupe, Martinique, và Santa Lucia, vì các đồn điền của người Pháp ở đây được coi là đắt giá nhất trong số đồn điền ở các thuộc địa. Tại thuộc địa Canada, France chỉ giữ lại Đảo Cape Breton và vùng sông Saint-Laurence; thung lũng Ohio, và các lãnh thổ bờ tây sông Mississippi. Louis chính thức phê chuẩn Hiệp ước ngày 23 tháng 2; cùng ngày hôm đó tượng của ông được trưng bày tại Cung điện Louis XV (nay là Cung điện de la Concorde)
Mùa đông 1763 - 1764 thật khắc nghiệt; Madame de Pompadour bị viêm phổi và chết ngày 15 tháng 4. Nhà vua bị ảnh hưởng sâu sắc, nhưng theo quy định của triều đình, ông không thể đến dự tang lễ, bởi vì đẳng cấp của hai người chênh lệch, và mọi chuyện trong triều vẫn phải tiến hành như thường. Có những người trở thành ứng viên thay thế cho Madame de Pompadour; đặc biệt là Nữ công tước xứ Gramont, chị của Choiseul, nhưng nhà vua không quan tâm đến người tình mới, và tháng 2 năm 1765, ông đóng cửa Parc-aux-Cerfs, nơi mà trước đây ông đã gặp tình nhân nhỏ của mình.
Sự chống đối của Nghị viện vẫn tiếp tục. Các Nghị viện tỉnh lại xung đột với Nghị viện Paris, nơi đại diện chân chính cho đất nước. Tháng 3 năm 1764, Nghị viện Navarra đóng tại Pau, tỉnh nhỏ nhất, từ chối công nhận thẩm quyền thu thuế của Hội đồng của nhà vua. Nhà vua hành động, bắt giữ và thay chức Chủ tịch và các thành viên hàng đầu của Nghị viện, thay vào đó là những người trung thành với hoàng gia. Nghị viện Toulouse, Besançon và Rouen phản đối, vua không nghe. Năm 1765, Nghị viện Bretagne ở Renis bác bỏ thẩm quyền áp thuế từ triều đình mà không có sự đồng ý của Nghị viện. Vua triệu tập Nghị viện đến Versailles, và thuyết phục họ. Song không có hiệu quả; khi nhà vua cho dán sắc lệnh lên tường nhà ở các đường phố Rennes, Nghị viện liền cho người gơ xuống. Nhà vua xuống chiếu cấm các thành viên Nghị viện rời Rennes, và các thẩm phán ở Nghị viện liền đình công.
Năm 1765 kết thúc với một bi kịch cho hoàng gia; thái tử mắc bệnh lao. Anh ta đến gặp nhà vua tại Cung điện Containebleau. Thái tử thăng hà ngày 20 tháng 10 năm 1765. Người thừa kế sau đó là con trai Thái tử, vị vua tương lai Louis XVI, đã gần đến tuổi trưởng thành, nhưng cái chết của thái tử ảnh hưởng sâu sắc đến nhà vua. Ông viết trong di chiếu, rằng: "Nếu trẫm có lỗi, không phải lỗi đó là do cố ý, mà là do thiếu tài năng, và không nhận được sự phò tá như trẫm mong muốn, đặc biệt là trong vấn đề tôn giáo."
Tháng 1 năm 1766, trong khi nhà vua còn khóc tang thái tử, Nghị viện Bretagne lại phản đối thu thuế. Khi ông tỏ ra phớt lờ, Nghị viện Rennes và Nghị viện Rouen lại dâng thư, phàn nàn rằng vua bỏ phớt lờ "lời ông đã thề trước quốc gia trong ngày gia miện." Khi nhà vua nghe tới đoạn này, ông ngắt lời người đọc và tuyên bố cáo buộc này là sai; ông chỉ thề trước mỗi chúa, không phải trước quốc gia. Đó là uy quyền của hoàng gia. Tháng 3 năm 1766, chỉ vài giờ sau khi thông báo, ông đích thân đi từ Versailles đến gặp Nghị viện Paris ở Cung điện de la Cité và xuất hiện trước mặt các thành viên. Trong thông điệp của mình, ông tuyên bố: "Trẫm là quân vương có đầy đủ thực quyền, không phụ thuộc hay chia sẻ với ai hết. Trật tự xã hội là từ ta mà ra... " Bài phát biểu, liền bị báo chí cho là "cái đánh bằng roi," và lưu hành khắp trong các cấp chính quyền. Xung đột giữa Nghị viện và Nhà vua kéo dài rất lâu, song không được giải quyết.
Sau cái chết của Madame de Pompadour, nhiều phụ nữ trong triều tìm cơ hội thay thế vị trí bà ta, bao gồm Công nương xứ Gramont, chị của Quận công Choiseul, nắm quyền lực như thừa tướng trong triều khi đó. Tuy nhiên, nhà vua lại quay qua sủng ái Jeanne Bécu, Nữ Bá tước du Barry. Bà nhỏ hơn vua tới 33 tuổi. Là con ngoài hôn thú của Anne Bécu, một thợ may. Bà được nuôi dạy nởi Dames de Sacre-Coeur, và từng làm rất nhiều nghề như trợ lý cửa hàng và nhà thiết kế thời trang trước khi trở thành người tình của Bá tước tự xưng, Jean du Barry. Bà mở một salon, thu hút rất nhiều học giả và quý tộc. Vì Jean du Barry đã kết hôn, nên để bảo vệ danh dự, bà được gả cho em trai ông ta, Guillaume, một người lính đã giải ngũ. Họ kết hôn ngày 1 tháng 9 năm 1768 và sau đó, Guillaume dọn về nhà mình ở Languedoc mà không qua đêm với vợ. Qua môi giới là một là quý tộc, bà được mời đến Versailles, nơi Nhà vua gặp và bị bà hớp hồn. Ông mời bà tới Fontaineblau, sau đó đề nghị bà chuyển đến Cung điện Versailles. Sự xuất hiện của bà ở triều khiến Quận công de Choiseul bị nhục nhã ê chề, còn phe chống đối với ông thì vui mừng.
Nhà vua sớm cho bà ở Cung Verssailles, và năm 1771 trao cho bà Pavillon de Louveciennes mới xây. Choiseul tỏ ra ác cảm với DuBarry, ngoài ra Marie Antoinette, người vừa đến in Versailles và kết hôn với Thái tôn vào ngày 16 tháng 5 năm 1770, cũng chẳng ưa bà. Marie mô tả về Nữ Bá tước như sau "Một sinh vật ngu xuất và ngớ ngấn khó tưởng tượng được". Tuy nhiên, nhà vua vẫn giữ du Barry bên mình cho đến những ngày cuối cùng mới đuổi đi trước lúc xưng tội. Sự có mặt của du Barry tại triều khiến các tầng lớp quý tộc bất mãn. Ngoài triều đình, phe chống đối vương quyền trong Nghị viện lợi dụng sự có mặt của bà để công kích nhà vua. Bà là mục tiêu của hàng chục những tờ rơi chỉ trích, cáo buộc bà về các hành vi vô đạo đức. Mấy mươi năm sau, dưới Thời kì Khủng bố trong Cách mạng Pháo, Nữ Bá tước bị phái Jacobins coi như một biểu tượng đáng ghét của chế độ cũ; bà bị chém đầu vào ngày 8 tháng 12 năm 1793.
Lãnh thổ Pháp được mở rộng lần cuối trước cuộc Cách mạng qua hai sự kiện; Công quốc Lorraine, do nhạc phụ nhà vua, Stanisław trị vì, sáp nhập vào Pháp sau cái chết của ông ta, và chính phủ Pháp tiếp nhận đất này vào ngày 27-28 tháng 3 năm 1766. Việc thu phục Corse phức tạp hơn. Hòn đảo này trước thuộc Cộng hòa Genoa, nhưng sự độc lập của Cộng hòa Corse được tuyên bố năm 1755 bởi Pasquale Paoli, và các cuộc nổi dậy diễn ra ở khắp đảo. Cộng hòa Genoa không có đủ quân để chinh phục hòn đảo, cho phép Louis gửi quân Pháp để chiếm các cảng và các thành phố lớn, để hòn đảo không rơi vào tay người Anh. Khi chiến tranh kết thúc, hòn đảo này đã chính thức được trao cho nước Pháp theo Hiệp ước Versailles ngày 19 tháng 5 năm 1768. Louis gửi 27.000 quân đàn áp phiến quân Corse. Tháng 5 năm 1769, cuộc nổi dậy ở Corse bị đánh bại tại Trận Ponte Novu, và Paoli lưu vong sang Anh. Năm 1770 đảo này chính thức trở thành một tỉnh của Pháp.
Hai người có ảnh hưởng lớn đến chính sách kinh tế của Nhà vua. François Quesnay là nhà kinh tế học nổi tiếng của Pháp. Ông là bác sĩ riêng của vua, từng chữa trị cho Madame de Pompadour, nhưng cũng là nhà lý luận kinh tế, có bài viết, "Tableau Economique" (1758), được Nhà vua và triều đình chú ý: Louis gọi ông ta là "nhà tư tưởng của ta." Học trò của ông gồm Hầu tước de Mirabeau và Adam Smith. Ông cũng là một nhà phê bình các hoạt động của chính phủ, và đưa ra thuật ngữ "quan liêu" (nghĩa đen "Chính phủ của những cái bàn"). Người kia là học trò của ông, Thượng thư bộ Thương mại, Jacques Claude Marie Vincent de Gournay. Hai người chủ trương loại bỏ những hạn chế trong nền kinh tế, khuyến khích mở rộng sản xuất và thương mại. Câu khẩu ngữ nổi tiếng của De Gournay, laissez faire, laissez passer ("nó được làm, để nó thông qua") về sau trở thành khẩu hiệu của một trường học kinh tế thị trường tự do.
De Gournay và Quesnay đề xuất một kế hoạch cụ thể để tự do hoá thị trường nông nghiệp vốn được kiểm soát chặt chẽ nhằm khuyến khích sản xuất, cạnh tranh và hạ giá. Theo các nguyên tắc của Quesnay và de Gournay, Thượng thư bộ Tài chính của Louis, Henri Bertin, lập ra Hiệp hội Nông nghiệp mới và Ủy ban Nông nghiệp trong chính phủ, tương đương với các hiệp hội hỗ trợ thương mại. Tháng 5 năm 1763 Bertin ban hành một chỉ thị cho phép lưu thông ngũ cốc mà không thu thuế. Tháng 8 năm 1764, Bertin lại cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ 27 cảng của Pháp, sau đó mở rộng lên 36. Đồng thời ông lập một khu vực rộng lớn quanh Paris, ở đó ngũ cốc chỉ được dành cho người Paris, và thiết lập mức tối đa cho giá ngũ cốc, nếu mà nó được thông qua sẽ đình trệ quá trình xuất khẩu.
Chính sách giải phóng giá ngũ gốc có hiệu quả trong những năm đầu, dẫn đến thương mại phát triển và giảm giá thành, nhưng sau những năm sản xuất kém như 1766, 1767 và 1768 thì giá lại tăng. Phần lớn Nghị viện, ở các khu vực sản xuất ngũ cốc, ủng hộ chính sách, nhưng những vùng khác, bao gồm cả Paris và Rouen, chỉ trích mạnh mẽ. Tại những thành phố này rộ lên tin đồn hoang đường về "Hiệp định chết đói", được cho là âm mưu của chính phủ nhằm cố ý hạ gục và tiêu diệt những người nghèo. Đây là một trong những yếu tố xách động cho cuộc Cách mạng Pháp.
Quận công de Choiseul đã dành tất cả nỗ lực và tâm huyết để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới với Anh. Năm 1764, tại một ngôi trường cũ của dòng Tên đã đóng cửa, ông mở một trường huấn luyện quân sự, đào tạo sinh viên cho Học viện quân sự vừa thành lập. Năm 1769, ông nâng cấp trường Naval lên chuẩn Học viện hoàng gia, đào tạo sĩ quan cho hạm đội hải quân mới. Cùng năm đó ông lập một trường kĩ thuật quân sự. Ông cấp cho Hải quân hàng trăm khẩu pháo mới, được dùng trong những trận đại thắng mấy thập kỉ sau thời Cách mạng Pháp và Chiến tranh Napoleon. Dựa theo mô hình ở Phổ, ông cải cách học thuyết quân sự, theo đó nhà nước chứ không phải các sĩ quan phải có trách nhiệm huấn luyện và trang bị vũ khí cho quân lính. Phần lớn tàu của Hải quân Pháp bị chìm hoặc bị người Anh bắt trong Chiến tranh Bảy năm. Ngoài các xưởng công binh của hải quân hiện có ở Toulon, Brest và Rochefort, ông mở thêm hai xưởng nữa ở Marseille (1762) và Lorient (1764). Các xưởng bắt đầu đóng thêm tàu; năm 1772, Hải quân có 66 tàu chở hàng, 35 chiếm hạm hạng hai và 21 tàu hộ tống mới. Ông và các đồng minh trong chính phủ lập kế xâm lược Anh quốc, và chính phủ bắt cầu tìm cách để gây chiến với Anh. Khi Quận công de Broglie biết rằng người Anh đang định thực hiện thu thuế đối với dân thuộc địa ở châu Mỹ, ông viết cho nhà vua: "Thần rất tò mò để biết kết quả sẽ ra sao, và liệu hành động của họ có dẫn đến một cuộc cách mạng ở các thuộc địa không."
Khả năng xảy ra một cuộc chiến mới khi Pháp đang trải qua xung đột nội bộ giữa nhà vua và Nghị viện Bretagne, Nghị viện một lần nữa lại từ chối lệnh áp thuế của nhà vua. Vua liền gửi thư đáp lời người em họ, Carlos III của Tây Ban Nha, người không mong muốn chiến tranh, rằng, "Sự êm dịu và kiên nhẫn đã dẫn Quả nhân đến ngày nay, nhưng Nghị viện của Quả nhân, lại tìm cách hạn chế, quên rằng chúng đang cố tranh biện về quyền lực của quân vương mà chúng ta có được theo ý của Chúa. Quả nhân quyết định làm theo ý của riêng mình bằng tất cả những phương kế sẵn có..." Ngày 24 tháng 12, nhà vua gửi một lá thư ngắn cho Choiseul, cách chức của ông ta và buộc ông ta về nghỉ hưu tại nhà ở Chateloup. Một lá thư tương tự được gửi cho người anh em họ của ông. Choiseul xin thêm hai ngày để giải quyết những công việc còn lại, Nhà vua không theo. Giải thích về quyết định này trong lá thư gửi cho Quận công de Broglie, nhà vua cho rằng, "Chính sách của Choiseuls quá trái với tôn giáo, và do đó trái với quyền lực hoàng gia."
Ưu tiên hàng đầu của Maupeou là đưa Nghị viện vào tầm kiểm soát, và tiếp tục chương trình hiện đại hóa đất nước. Nhiều thành viên Nghị viện Paris tham gia vào cuộc đình công, và phản đối các nghị quyết của nhà vua. Ngày 21 tháng 1 năm 1771, đại diện hoàng gia và ngự lâm quân xông vào nhà của từng thành viên Nghị viện, thông báo rằng họ đã bị cách bức và buộc họ phải rời Paris trở về quê, cấm không được trở lại. Sau đó tháng 2 với một biện pháp triệt để hơn; Nghị viện các vùng bị thay thế bởi tòa án của 6 Hội đồng cao cấp mới, để xét xử những vụ án nghiêm trọng. Một nghị định khác bác bỏ quyền xét xử các vụ án dân sự của Nghị viện, vốn là nguồn thu nhập chủ yếu của các thành viên. Quyền lực của Nghị viện Paris thì không đổi. Nếu không còn Nghị viện tỉnh, chính phủ có quyền đặt luật và áp thuế mà không ai phản đối. Tuy nhiên, sau khi vua băng, tầng lớp quý tộc lại vùng dậy và kết quả làNghị viện địa phương được khôi phục.
Trưởng tu viện Terray là một mục sư, mặc dù sự nghiệp chính trị của ông hoàn toàn mang tính thế tục, và đời sống của ông đầy rẫy những tai tiếng. Ông liên tục thu thuế; mở trường đào tạo thanh tra thuế, và làm việc để thấy rằng thuế đã được áp đặt và thu thập với cùng tính rõ ràng và sức mạnh trong tất cả các vùng, không có sự can thiệp từ các tầng lớp quý tộc địa phương. Khi ông ta nhận chức, nhà nước có thâm hụt ngân sách 60 triệu livres, và nợ dài hạn là 100 triệu livres. Đến năm 1774, thu nhập tăng lên 60 triệu livres và khoản nợ giảm xuống còn 20 triệu livres. Ông cũng đưa ra quy định về giá ngũ cốc, đã được giải phóng vào năm 1763 và 1764; những kiểm soát này là một trở thành một vấn đề lớn trong chính phủ và là một nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Pháp.
Sau khi Thượng thư Choiseul bị đuổi, chức vụ lãnh đạo Bộ Ngoại giao bỏ trống. Nhà vua khuyên đồng minh và cũng là cậu em họ Carlos III của Tây Ban Nha dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Falkland Islands, tránh chiến tranh nổ ra. Choiseul, quá tập trung vào cuộc chiến với Anh Quốc, đã hoàn toàn lờ đi phần còn lại của châu Âu, không đặt đại sứ ở Vienna. Trong khi Nga và Phổ, không gặp phản đối của Pháp, và đang xâu xé nước đồng minh cũ của Pháp, Ba Lan. Một đồng minh khác của Pháp, Thụy Điển, cũng bị Nga và Phổ đe dọa xâu xé sau cái chết của nhà vua Adolf Fredrik năm 1771. Hoàng tử hoàng gia (thái tử Thụy Điển), Gustav lúc này đang ở Paris. Ông gặp mặt Louis XV và nhận được lời hứa giúp đỡ từ nhà vua. Với sự hỗ trợ của Pháp, cùng chiến dịch tình báo bí mật của Louis, Secret de Roi, Gustave III trở lại Stockholm. Ngày 19 tháng 8 năm 1772, với tư cách người đứng đầu hoàng gia, Gustav dùng quân làm chính biến, bắt giam các thành viên Thượng viện Thụy Điển, và hai ngày sau được Hạ viện làm lễ Gia miện. Nga và Phổ, đã cùng nhau phân chia Ba Lan, phản đối hành động này nhưng không can thiệp vào.
Trong những năm cuối đời Louis, triều đình Versailles gặp một mớ lùm xùm. Marie-Antoinette, trở thành công dân Pháp sau hôn lễ, không giấu được sự căm ghét đối với nhân tình của nhà vua, Madame du Barry. Nhà vua trao cho Madame du Barry một căn phòng cực kì xa hoa ở tầng trên văn phòng của ông; Madame du Barry cũng sở hữu Petit Trianon và Pavillon de Louveciennes, những nơi mà nhà vua xây cho Madame de Pompadour.Triều đình bị chia rẽ giữa những người chào đón Madame du Barry, và những quý tộc cao tuổi, như Quận công de Choiseul cùng Marie-Antoinette, khinh miệt bà ta. Nhà vua tiếp tục các xây dựng các công trình thổ mộc, bao gồm nhà hát Opera ở Cung điện Versailles, hoàn thành vào dịp hôn lễ của Hoàng thái tôn với Marie-Antoinete, và cung điện Lous XV (nay là Cung điện de la Concorde) tại Paris, chính giữa cung điện có một bức tượng nhà vua, theo kiểu Louis XIV ở Cung điện Vendôme.
Ngày 26 tháng 3 năm 1774, Nhà vua rời Petit Trianon với Madame du Barry và nhiều quý tộc theo tùy tùng, có báo cáo rằng nhà vua bị ốm. Ông tham dự chuyến đi săn ngày hôm sau, nhưng đã ngồi xe ngựa thay vì trực tiếp cưỡi ngựa. Chiều hôm đó ông vẫn ốm, và triệu kiến quan ngự y, Le Mariniére. Với sự hỗ trợ của bác sĩ, nhà vua trở về Cung điện Versailles để điều trị, đi theo ông là Madame du Barry cùng những người khác. Sáu bác sĩ phẫu thuật được triệu đến, đo nhịp tim của ông và đưa ra chẩn đoán. Ông bị các bác sĩ chích máu ba lần, nhưng không có hiệu quả. Khi một vài nốt sần đỏ nổi trên da ông, các bác sĩ ban đầu chẩn đoán là petite variole, hay bệnh đậu mùa, khiến ai nấy thở phào, vì cả bệnh nhân và các bác sĩ đều tin rằng ông đã bị bệnh này rồi. Các thành viên trong gia đình, đặc biệt là Thái tôn và Marie-Antoinette, được yêu cầu rời khỏi, vì họ chưa từng mắc bệnh, và không được chủng ngừa. Madame du Barry vẫn ở bên ông. Mấy giờ sau, mấy nốt sần đỏ nổi lên, các bác sĩ bắt đầu lo ngại cho tính mạng của ông. Sáng ngày 1 tháng 5, Tổng Giám mục Paris đến, nhưng được giữ ở trong phòng nhà vua để tránh làm ông sợ hãi. Nhà vua vẫn tỉnh táo và vui vẻ. Tuy nhiên, ngày 3 tháng 5, ông nhìn thấy những nốt đậu trên tay, bèn triệu Tổng Giám mục đến, bảo, "Trẫm có mấy nốt sần nhỏ." Tổng Giám mục giảng cho ông chuẩn bị cho những nghi lễ cuối cùng. Tối đó, ông triệu Madame du Barry đến, nói cho bà biết về căn bệnh, và nói, "Chúng ta không thể bắt đầu lại vụ bê bối Metz. Nếu trẫm biết trước ngày hôm nay, thì nàng sẽ không được thu nhận đâu. Trẫm nợ Chúa và nợ những người dân. Vì thế, nàng phải rời đi vào ngày mai." Ngày 7 tháng 5, ông gọi người giải tội đến để chuẩn bị cho nghi thức cuối cùng. Căn bệnh tiếp tục phát tác; một đại thần đến thăm vua ngày 9 tháng 5, Quận công de Croy, so sánh về khuôn mặt nhà vua, với những nốt sần đen do căn bệnh đậu mùa, "một mặt nạ bằng đồng". Louis giá băng lúc 3:15 sáng ngày 10 tháng 5 năm 1774.
Rất nhiều nhân vật đương thời đã dày công nghiên cứu về nhân cách của Louis XV. Quận công de Croy viết: "Ông có trí nhớ, dáng điệu, và lòng can đảm độc nhất. Ông là một người cha dịu dàng và tuyệt vời, và là người thành thật nhất trên thế giới. Thời của ông có nhiều thành tựu khoa học...nhưng với lòng khiêm tốn, mà đối với ông, gần như là một tật xấu. Ông luôn nói đúng hơn những người khác, nhưng lại luôn tin rằng mình sai... Ông có lòng dũng cảm tuyệt vời, nhưng một lòng dũng cảm đó quá khiêm nhượng. Ông không bao giờ dám tự ý quyết định, nhưng luôn luôn, một cách khiêm tốn, theo lời khuyên của người khác, ngay cả khi quan điểm của ông đúng hơn so với việc làm của họ... Louis XIV luôn rất tự tin, nhưng Louis XV thì lại không có được niềm kiêu hãnh đó. Ngoài sự khiên tốn quá mức, tật xấu lớn nhất và duy nhất là phụ nữ; ông luôn tin rằng chỉ những người tình mình mới đủ lòng yêu thương đối với ông và nói cho ông sự thật. Đó là lý do ông để họ chi phối ông; góp phần vào thất bại về tài chính; cũng là mặt tồi tệ nhất dưới thời của ông."
Lời chỉ trích nổi tiếng nhất về Louis XV (hay đôi khi là Madame de Pompadour) là "Apres nous, le deluge" ("Sau chúng ta, trận lũ lớn"). Lời giải thích cho câu nói này là sự thờ ơ của ông trước vấn đề tài chính, và những điềm báo về cuộc đại Cách mạng sắp tới. Câu nói này bắt đầu lan truyền từ năm 1757, khi quân Pháp bị thua trước quân Phổ tại Trận Rossbach và vụ ám sát nhắm vào nhà vua. "Trận lũ lớn" dành cho nhà vua không phải là cuộc cách mạng, mà là sự kiện Sao chổi Halley, được cho là sẽ quét qua Trái Đất năm 1757, sao chổi bị cho là nguyên nhân gây ra trận lũ lụt theo mô tả trong Kinh Thánh, và người ta tiên đoán về một trận lũ lớn khi nó đi qua. Nhà vua là một nhà thiên văn nghiệp dư lành nghề, được sự cộng tác của những nhà thiên văn bậc nhất thời đó. Sử gia Michel Antoine viết về lời chỉ trích nhà vua "Đó là một cách gợi nhớ, văn hóa khoa học thời ông và sự hài hước đen tối, một năm xấu bắt đầu bằng nỗ lực ám sát của Damiens và kết thúc bằng chiến thắng của người Phổ." Sao chổi Haley cuối cùng quét qua Trái Đất vào tháng 4 năm 1759, khiến mọi người chú ý và lo lắng, nhưng không có trận lũ nào hết.
Louis là một nhà bảo trợ kiến trúc; ông trích nhiều tiền ra xây các công trình thổ mộc nhiều hơn cả Louis XIV. Các dự án kiến trúc của ông là công trình của kiến trúc sư nổi tiếng phụ tá cho ông, Ange-Jacques Gabriel. Chúng bao gồm Ecole Militaire (1751-1770); Cung điện Louis XV (nay là Cung điện de la Concorde (1763–83); Petit Trianon tại Versailles (1762–64), và nhà hát Opera tại Cung điện Versailles. Louis cho khởi công xây Nhà thờ Saint-Geneviève, nay là Pantheon (1758–90). Ông cũng cho xây các quảng trường lớn và các tòa cao ốc ở trung tâm Nancy, Bordeaux, và Rennes. Các xưởng sản xuất của ông sản xuất ra đồ gia dụng, đồ sứ, thảm dệt và các mặt hàng khác theo phong cách Louis XV được xuất khẩu tới các thành phố thủ đô ở khắp châu Âu.
Nhà vua, hoàng hậu và các công chúa cũng là những nhà bảo trợ âm nhạc. Hoàng hậu và các con gái học chơi clavecin, dưới sự chỉ dạy của François Couperin. Nhạc sĩ trẻ Mozart đến Paris và viết 2 sonata clavecin và violin tặng cho Madame Victoire, con gái nhà vua. Bản thân vua, cũng như tăng tổ phụ Louis XIV, được học nhảy ballet nhưng ông chỉ nhảy một lần trước công chúng, năm 1725. Nhà soạn nhạc lớn nhất thời này là Jean Philippe Rameau, là soạn giả của triều đình từ những năm 1740 đến những năm 1750, đã viết hơn 30 vở opera cho Louis và triều đình của ông.
Louis XV, phần nhiều theo ý của Madame de Pompadour, là nhà bảo trợ lớn cho nghệ thuật của thời đại. Ông ủy nhiệm cho François Boucher vẽ những bức tranh sinh hoạt mục vụ cho những gia trang của ông tại Versailles, và trao cho ông ta chức Họa sĩ thứ nhất của Nhà vua năm 1765. Những nghệ sĩ khác được đỡ đầu bởi nhà vua bao gồm Jean-Baptiste Oudry, Maurice Quentin de la Tour, Jean Marc Nattier, và nhà điêu khắc Edme Bouchardon. Bouchardon đã tạo ra một bức tượng hoành tráng khắc hình Louis XV cưỡi ngựa, được dựng ở trung tâm Cung điện Louis XV cho đến khi bị hạ xuống dưới thời Cách mạng Pháp.
Phong trào Triết học Pháp, về sau gọi là Phong trào Khai sáng manh nha và phát triển mạnh dưới thời Louis XV; năm 1746 Diderot xuất bản cuốn Pensees philisophiques, sau đó đến 1749 với Lettres sur les Aveugles và tập đầu của Encyclopédie, năm 1751. Montesquieu xuất bản De l'esprit des Lois năm 1748. Voltaire cho ra rời le Siecle de Louis XIV và l'Essai sur les moeurs et l'esprit des nations năm 1756. Rousseau trở nên nổi tiếng trong công chúng từ 1750 sau khi Discours sur les sciences et les arts được xuất bản, đến 1755 tiếp tục với Discours sur les origins et les fundaments de l'inégalité. Cùng với những công trình mới về kinh tế, tài chính và thương mại của Mirabeau già, François Quesnay và những nhà tư tưởng nổi tiếng khác làm suy yếu ác giả định tiêu chuẩn của chính phủ hoàng gia, kinh tế và chính sách tài khóa.
Các nhà kiểm duyệt của Louis XV ban đầu cho phép xuất bản các ấn bản này; quyển đầu Encylopedie được cho phép lưu hành bởi vì các nhà kiểm soát cho nó hoàn toàn chỉ là tập hợp các bài báo khoa học. Công trình ban đầu bao gồm rất nhiều tác giả, bao gồm Rousseau, và có 4000 người ký tên. chie đến khi chính phủ và bản thân nhà vua để ý đến, sau vụ nhà thờ công kích Encylopédie với lý do nó nhắc đến những giáo điều công cộng của nhà thờ. Nhà vua đích thân loại Diderot khỏi danh sách đề cử vào Viện Hàn lâm, và năm 1759 Encyclopédie chính thức bị cấm.
Rousseau gặt hái thành công vang dội năm 1756 với vở opera Devin du Village, và được Nhà vua mời tới Versailles, nhưng ông từ chối. Thay vào đó, ông viết Hợp đồng xã hội kêu gọi về một hệ thống mới ở đó có sự bình đẳng về chính trị và kinh tế, xuất bản năm 1762. Ngày càng cô độc và không ổn định, ông đi lang thang khắp các tỉnh, trước kh trở Paris, và chết trong cô độc năm 1778. Ý kiến của ông, được công bố thời Louis XV, được những người Cách mạng áp dụng sau khi họ lật đổ Louis XVI năm 1789.
Những năm 1740 Voltaire được triều đình chào đón với tư cách nhà viết kịch và nhà thơ, nhưng do xuất thân thấp kém (ông là con của một công chứng viên và cha ông cũng là người Jansen) khiến Vua và Hoàng hậu thấy không vừa mắt, cuối cùng ông buộc phải rời khỏi Versailles. Ông đến Berlin, trở thành một cố vấn cho Friedrich Đại đế, trước khi đến sống ở Genève và Savoia cách xa Paris. Một trong những đề xuất nổi tiếng của Voltaire được Louis XV chú ý; khi Nhà vua đàn áp Nghị viện của giới quý tộc, yêu cầu tất cả tầng lớp đều phải nộp thuế như nhau, và loại bỏ những cáo buộc của những họ. Ông nói: "Nghị viện của vua! Các ngươi có trách nhiệm trả lại công lý cho người dân! Trả lại công lý cho chính các ngươi!...Trên thế giới không có tòa án nào dám tranh giành quyền lực với quân vương." Tuy nhiên, những năm cuối thời nhà vua không có cải cách nào, gây não lòng cho Voltaire. Khi nhà vua băng hà, Voltaire viết về thời kì này, "56 năm, qua đi với những mệt mỏi và những bất định."
Dưới thời của mình, Louis XV được tôn vinh như một anh hùng dân tộc. Bức tượng Louis của điêu khắc gia Edmé Bouchardon được dựng lên để tưởng nhớ chiến thắng trong Chiến tranh Kế vị Áo. Ông được coi là người tạo ra hòa bình. Nó không được tiết lộ cho đến năm 1763, sau thất bại của Pháp trong Chiến tranh Bảy năm. Được thiết kế như một biểu tượng về lòng trung thành với vua, công trình của Bouchardon được Hoàng tộc chưng ra trước công chúng nhằm khôi phục danh tiếng cho nền quân chủ chuyên quyền đang trên đường suy vong. Nghệ thuật được sử dụng với mục đích tuyên truyền trên quy mô lớn. Bức tượng được đặt tại on the Cung điện Louis XV và bị hạ xuống dưới thời cách mạng.
Nền văn hóa và thế lực của nước Pháp đạt tới đỉnh cao trong nửa đầu thế kỉ XVIII, nhưng nhiều học giả thừa nhận rằng những quyết định của Louis XV đã làm hủy hoại uy quyền của Pháp quốc, hao mòn ngân khố, làm mất niềm tin của quần chúng vào chế độ quân chủ, khiến nó dần bị nghi ngờ rồi sụp đổ. Các học giả chỉ ra rằng Cách mạng Pháp, nổ ra chỉ 15 năm sau cái chết của ông. Norman Davies mô tả thời Louis XV như "một thời kì suy nhược trì trệ," đặc trưng với những cuộc chiến tranh thảm bại, xung đột không hồi kết giữa Triều đình với Nghị viện, và vấn đề tôn giáo. Jerome Blum gọi ông là "một kẻ mãi chỉ là vị thành niên làm công việc của một người lớn."
Theo Kenneth N. Jassie và Jeffrey Merrick, những bài hát, bài thơ và tuyên ngôn đương thời mô tả ông là "bậc thầy," "Giáo dân," không tùy vết và nhà cung cấp nhân từ. Những thất bại của Louis là do sự thiếu kinh nghiệm và sự thao túng từ những người khác. Jassie và Merrick lập luận năm 1994 rằng những rắc rối của nhà vua liên quan nhau một cách chặt chẽ, và người dân đổ lỗi và chê cười lối sống phóng đãng của ông. Vua không mấy quan tâm trước nạn đói và cuộc khủng hoảng trong nước. Dân chúng căm thù và phản đối nhà vua, cuối cùng họ ăn mừng khi vua chết. Nền quân chủ vẫn tồn tại — một thời gian nữa — nhưng Louis XV đã để lại cho người kế vị di sản là sự bất mãn từ chính thần dân.
Nền tài chính bị lạm dụng cho các cuộc chiến tranh và chi tiêu thái quá của triều đình, và sự bất mãn của người dân với chế độ quân chủ, mà cực điểm là Cách mạng Pháp 1789. Nhà sử học Colin Jones lập luận vào năm 2011 rằng Louis XV để lại cho Pháp quốc những khó khăn tài chính nghiêm trọng: "Những thảm họa quân sự trong Chiến tranh Bảy năm dẫn đến khủng hoảng tài chính của đất nước.".. Một vài học giả bảo vệ Louis, lập luận rằng danh tiếng tiêu cực của ông là do người ta tuyên truyền nhằm biện minh cho Cách mạng Pháp. Olivier Bernier trong quyển tiểu sử năm 1984 lập luận rằng Louis vừa được lòng dân vừa là nhà lãnh đạo cải cách ở Pháp. Trong 59 năm trị vì, không có quân đội nước ngoài nào bước vào lãnh thổ Pháp, và đất nước của ông không bị đe dọa xâ, lược. Ông có biệt danh là Le Bien-aimé (đáng yêu). Nhiều thần dân đã cầu nguyện cho ông khi ông bị bệnh nặng ở Metz năm 1744. Việc ông sa thải Nghị viện Paris và cách chức quan đầu triều, Choisieul, năm 1771, là nỗ lực để kiểm soát chánh phủ từ những người mà ông coi là những kẻ tham nhũng. Ông thay đổi chế độ thuế để cân bằng ngân sách quốc gia. Bernier lập luận rằng những chính sách này sẽ tránh được cuộc Cách mạng, nhưng người kế nhiệm ông, Louis XVI, đã đảo ngược chánh sách của ông. Guy Chaussinand-Nogaret viết rằng danh tiếng của Louis XV bị bôi nhọ 15 năm sau cái chết của ông, để biện minh cho Cách mạng Pháp, và rằng giới quý tộc dưới thời của ông nắm nhiều quyền lực.
Ghi chú: Tất cả những đứa con này đều được phu quân của mẫu thân họ công nhân, mặc dù người ta cho rằng chính nhà vua mới là người cha thực sự. Những người ủng hộ giả thuyết những người này là con của Louis XV lấy dẫn chứng từ trong các tài liệu mà bộ Binh lưu giữ lại, rằng phu quân của Françoise de Châlus bị thương trong Chiến tranh Kế vị Áo (1747) và không còn khả năng có con. Sự kiện rửa tội của Louis, Comte de Narbonne-Lara là minh chứng khác cho quan hệ cha con. Mẹ của ông ta trở thành tình nhân của nhà vua. Không chỉ chú ý rằng ông được đặt tên là Louis mà cũng có những người đương thời của ông đã nhận xét về những nét giống giữa ông với nhà vua.
Lịch sử của Ukraina cũng như lịch sử Nga bắt đầu từ khoảng thế kỷ IX của Công Nguyên khi vùng đất này trở thành trung tâm của nền văn minh Đông Slav với quốc gia Rus Kiev hùng mạnh tồn tại đến thế kỷ XII. Khi đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn trỗi dậy và bành trướng, Rus Kiev bị Mông Cổ đánh tan và chịu cảnh nô lệ suốt nhiều thế kỷ. Sau khi Mông cổ suy yếu, lãnh thổ của Ukraina lại bị phân chia giữa nhiều thế lực khác nhau tại châu Âu, cụ thể là Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Đến thế kỷ XIX, khi Nga bành trướng và đánh bại hai địch thủ còn lại, hầu hết lãnh thổ của Ukraina đã nằm trong Đế quốc Nga. Năm 1922, Ukraina trở thành một nước đồng sáng lập Liên bang Xô viết và trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên Xô. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraina lại trở thành một quốc gia độc lập. Từ đó đến nay, Ukraina đã tiến hành mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên kinh tế Ukraina vẫn gặp nhiều thách thức to lớn và đây vẫn là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân thấp nhất châu Âu.
Khu định cư của con người trong lãnh thổ Ukraina ít nhất có từ năm 4500 trước Công Nguyên, khi nền văn hoá Cucuteni thời kỳ Đồ đá mới phát triển tại một khu vực lớn bao phủ nhiều vùng của Ukraina hiện đại gồm Trypillia và toàn bộ vùng Dnieper-Dniester. Trong thời kỳ đồ sắt, vùng đất này được cư trú bởi người Cimmeria, Scythia, và Sarmatia. Từ năm 700 trước Công Nguyên tới 200 trước Công Nguyên nó là một phần của Vương quốc Scythian, hay Scythia. Sau này, các thuộc địa của Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, và Đế chế Đông La Mã, như Tyras, Olbia, và Hermonassa, đã được thành lập, bắt đầu ở thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên, trên bờ phía đông bắc Biển Đen, và trở nên thịnh vượng trong thế kỷ thứ VI Công Nguyên. Người Goths sống trong vùng nhưng nằm dưới sự thống trị của người Hung từ những năm 370 của Công Nguyên. Ở thế kỷ thứ VII, lãnh thổ đông Ukraina là trung tâm của Đại Bulgaria Cổ. Cuối thế kỷ đó, đa số các bộ tộc Bulgar di cư theo nhiều hướng và vùng đất lại rơi vào tay người Khazar.
Trong thế kỷ thứ IX, đa phần Ukraina hiện nay là nơi sinh sống của người Rus', họ lập ra Nước Rus Kiev. Nước Rus Kiev bao gồm hầu như toàn bộ lãnh thổ Ukraina, Belarus hiện đại với một phần lớn lãnh thổ của nó nằm trong lãnh thổ nước Nga hiện nay. Trong thế kỷ thứ X và XI, nó trở thành nước lớn nhất và mạnh nhất ở châu Âu. Trong những thế kỷ tiếp sau, nó đặt nền móng cho tính đồng nhất quốc gia của người Ukraina và người Nga. Kiev, thủ đô của Ukraina hiện đại, đã trở thành thành phố quan trọng nhất của Nga. Theo Biên niên sử Đầu tiên, giới thượng lưu Nga ban đầu gồm những người Varangian từ Scandinavia. Người Varangian sau này bị đồng hoá vào xã hội cư dân Slavơ địa phương và trở thành một phần của triều đại Nga đầu tiên là nhà Rurik. Kievan Rus' gồm nhiều công quốc do các Hoàng tử nhà Rurik có quan hệ huyết thống với nhau cai trị. Khu vực Kiev, công quốc thịnh vượng và có ảnh hưởng nhất, trở thành mục tiêu tranh giành giữa các hoàng tử nhà Rurik và là đích tối thượng cho cuộc tranh giành quyền lực của họ.
Thời kỳ huy hoàng của nước Rus Kiev bắt đầu với sự cai trị của Vladimir Vĩ đại (980–1015), ông đã đưa Rus' theo Thiên Chúa giáo Byzantine. Trong thời cầm quyền của con trai ông, Yaroslav Thông thái (1019–1054), nước Rus Kiev đạt tới cực điểm phát triển văn hoá và quyền lực quân sự. Tiếp sau đó là sự tan rã ngày càng nhanh của quốc gia khi các cường quốc trong vùng lại xuất hiện. Sau một cuộc nổi dậy cuối cùng dưới thời cai trị của Vladimir Monomakh (1113–1125) và con trai ông Mstislav (1125–1132), nước Rus Kiev cuối cùng tan rã thành nhiều công quốc sau cái chết của Mstislav.
Giữa thế kỷ XIV, Galicia-Volhynia bị Casimir Đại đế của Ba Lan chinh phục, tuy vùng đất trung tâm của Nga, gồm cả Kiev, rơi vào tay Gediminas của Lãnh địa Đại công tước Litva sau Trận đánh trên Sông Irpen'. Sau năm 1386 Liên minh Krevo, một liên minh các triều đại giữa Ba Lan và Litva, hầu hết lãnh thổ Ukraina bị giới quý tộc Litva địa phương ngày càng Ruthenia hoá cai trị như một phần của Lãnh địa Đại công tước Litva. Ở thời điểm này, thuật ngữ Ruthenia và người Ruthenia như các phiên bản La tinh hoá của "Rus'", bắt đầu được áp dụng rộng rãi cho vùng đất và con người Ukraina.
Tới năm 1569, Liên minh Lublin thành lập Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, và một phần lớn lãnh thổ Ukraina được chuyển từ quyền cai trị chủ yếu Litva sang cho bộ máy hành chính Ba Lan, như nó đã được chuyển giao cho Vua Ba Lan. Dưới áp lực văn hoá và chính trị của quá trình Ba Lan hoá đa phần thượng Ruthenia chuyển theo Cơ đốc giáo và trở nên không thể phân biệt với giới quý tộc Ba Lan. Vì thế, những người thường dân Ukraina, mất đi những người bảo hộ địa phương của mình trong giới quý tộc Ruthenia, quay sang tìm kiếm sự bảo hộ của người Cozak, họ luôn kiên quyết trung thành với chính thống giáo và có khuynh hướng quay sang dùng bạo lực chống lại những kẻ mà họ cho là kẻ thù, đặc biệt là nhà nước Ba Lan và những đại diện của nó.
Giữa thế kỷ XVII, một quân đội kiểu nhà nước của người Cozak, Đạo quân Zaporozhia được thành lập bởi những người Cozak sông Dnieper và các nông dân Ruthenia chạy trốn chế độ nông nô Ba Lan. Ba Lan ít có quyền kiểm soát thực tế với vùng đất này, quả thực họ thấy rằng người Cossack là một lực lượng chiến đấu hữu hiệu chống lại người Thổ và người Tatar, ở những thời điểm hai lực lượng liên kết trong các chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, quá trình tiếp tục nông nô hoá các nông dân của giới quý tộc Ba Lan được tăng cường thêm bởi tham muốn mãnh liệt khai thác nguồn nhân lực, và quan trọng nhất, là sự đàn áp Nhà thờ Chính thống được thúc đẩy bởi tham muốn của người Cossack rời bỏ Ba Lan. Mong muốn của họ là có đại diện trong Sejm, công nhận các truyền thống Chính thống và sự mở rộng dần dần của Cossack Registry. Tất cả chúng đều bị giới quý tộc Ba Lan kịch liệt phản đối. Cuối cùng người Cozak quay sang tìm kiếm sự bảo hộ của Chính thống giáo Nga, một quyết định sau này sẽ dẫn tới sự sụp đổ của nhà nước Ba Lan-Litva, và sự bảo tồn Nhà thờ Chính thống và tại Ukraina.
Năm 1648, Bohdan Khmelnytsky lãnh đạo những cuộc nổi dậy lớn nhất của người Cossack chống lại Khối thịnh vượng chung và vua Ba Lan John II Casimir. Bờ tả Ukraina cuối cùng sáp nhập vào Nga như Cossack Hetmanate, sau Hiệp ước Pereyaslav năm 1654 và cuộc Chiến tranh Nga Ba Lan sau đó. Sau cuộc phân chia Ba Lan ở cuối thế kỷ XVIII bởi Phổ, nhà Habsburg của Áo, và Nga, Tây Ukraina Galicia bị Áo chiếm, trong khi phần còn lại của Ukraina dần bị sáp nhập vào Đế quốc Nga. Từ đầu thế kỷ XVI tới cuối thế kỷ XVII các nhóm cướp phá của người Tatar vùng Krym hầu như đột nhập hàng năm vào các vùng đất nông nghiệp Slavơ bắt người để bán làm nô lệ. Sau sự sáp nhập Khả hãn quốc Crimea năm 1783, vùng này là nơi định cư của những người du cư từ các vùng khác của Ukraina. Dù có những lời hứa trao cho Ukraina quyền tự trị trong Hiệp ước Pereyaslav, giới lãnh đạo Ukraina và người Cossack không bao giờ có tự do và tự trị mà họ chờ đợi từ Đế quốc Nga. Tuy nhiên, bên trong Đế chế, người Ukraina lên được những chức vụ cao nhất của nhà nước Nga, và Nhà thờ Chính thống Nga.[a] Ở giai đoạn sau này, chính quyền Sa hoàng tiến hành chính sách Nga hoá các vùng đất Ukraina, cấm sử dụng ngôn ngữ Ukraina trong xuất bản và công cộng.
Ukraina bước vào Chiến tranh thế giới thứ nhất bên cạnh cả phe Liên minh, với đế quốc Áo-Hung, và phe Hiệp ước, với Nga. 3.5 triệu người Ukraina chiến đấu trong Quân đội Đế quốc Nga, trong khi 250,000 người chiến đấu cho Quân đội Áo-Hung. Trong cuộc chiến, chính quyền Áo-Hung thành lập Quân đoàn Ukraina để chiến đấu chống lại Đế quốc Nga. Quân đoàn này là nền tảng của Quân đội Galician Ukraina chiến đấu chống lại cả những người Bolshevik và Ba Lan trong giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919–23). Những người bị nghi ngờ có các tình cảm thân Nga tại Áo bị đối xử tàn nhẫn. Lên tới 5,000 người ủng hộ Đế quốc Nga thuộc Galicia bị giam giữ và đưa vào các trại tập trung Áo tại Talerhof, Styria, và trong các khu rừng tại Terezín (hiện ở Cộng hoà Séc).
Với sự sụp đổ của Đế quốc Nga và Áo-Hung sau chiến tranh và cuộc Cách mạng Nga năm 1917, một phong trào quốc gia Ukraina đòi quyền tự quyết tái xuất hiện. Trong giai đoạn 1917–20, nhiều nhà nước Ukraina riêng biệt xuất hiện trong một giai đoạn ngắn: Cộng hoà Nhân dân Ukraina, Hetmanate, Tổng cục Ukraina và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina (hay Xô viết Ukraina, được đảng Bolshevik giúp đỡ) liên tiếp được thành lập trong các lãnh thổ cũ của Đế quốc Nga; đồng thời Cộng hoà Nhân dân Tây Ukraina xuất hiện một thời gian ngắn trong lãnh thổ của Áo-Hung cũ. Trong bối cảnh cuộc Nội chiến, một phong trào vô chính phủ được gọi là Hắc quân lãnh đạo bởi Nestor Makhno cũng phát triển ở miền Nam Ukraina. Tuy nhiên với sự thất bại của Tây Ukraina trong Chiến tranh Ba Lan-Ukraina tiếp theo là sự thua trận của cuộc tấn công của Ba Lan bị những người Bolshevik đẩy lùi. Theo Hiệp ước Hoà bình Riga được ký kết giữa người Xô viết và Ba Lan, tây Ukraina chính thức bị sáp nhập vào Ba Lan đổi lại Ba Lan công nhận nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina vào tháng 3 năm 1919, sau này trở thành một thành viên sáng lập Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hay Liên xô tháng 12 năm 1922.
Sau cuộc cách mạng, chính phủ Xô viết phải đối đầu với sự tàn phá Ukraina. Hậu quả của chiến tranh là 1.5 triệu người chết và hàng trăm nghìn người mất nhà cửa. Xô viết Ukraina phải đối mặt với nạn đói năm 1921. Chứng kiến một xã hội đang kiệt quệ, chính phủ Xô viết trở nên rất mềm dẻo trong thập kỷ 1920. Vì thế, Văn hoá Ukraina và ngôn ngữ đã có sự phục hồi, bởi sự Ukraina hoá trở nên một phần địa phương của việc áp dụng chính sách Korenisation (nghĩa đen bản xứ hoá) trên khắp Liên xô. Người Bolshevik cũng cam kết thực hiện chăm sóc y tế phổ thông, cung cấp các lợi ích giáo dục và an sinh xã hội, cũng như quyền làm việc và có nhà ở. Các quyền của phụ nữ được tăng cường mạnh thông qua các bộ luật mới có mục đích loại bỏ những sự bất bình đẳng từ nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, cách chính sách kinh tế của Lenin đã bị đảo ngược hồi đầu thập niên 1930 sau khi Iosif Stalin dần củng cố quyền lực để trên thực tế trở thành người lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản và Liên bang Xô viết.
Bắt đầu từ cuối thập niên 1920, Ukraina tham gia vào cuộc công nghiệp hoá Liên xô và sản phẩm công nghiệp của nước cộng hoà đã tăng gấp bốn lần trong thập niên 1930. Tuy nhiên, cuộc công nghiệp hoá khiến tầng lớp nông dân phải trả giá đắt, về nhân khẩu họ là xương sống của quốc gia Ukraina. Để đáp ứng nhu cầu của quốc gia về nguồn lương thực ngày càng tăng, và để cung cấp tài chính cho cuộc công nghiệp hoá, Stalin tiến hành một chương trình tập thể hoá nông nghiệp khi nhà nước công hữu hóa ruộng đất và gia súc của nông dân vào trong các trang trại tập thể và ép buộc thực hiện các chính sách bằng quân đội thường trực và cảnh sát. Những người chống đối bị bắt giữ và trục xuất và hạn ngạch sản xuất gia tăng lại được đặt lên vai người nông dân. Stalin tin rằng các nông trường quốc doanh rộng lớn trang bị máy nông nghiệp cơ khí hóa sẽ làm tăng năng suất, nhưng sự tập thể hoá vội vã quá mức thực tế lại gây tác động xấu với sản xuất nông nghiệp. Bởi các thành viên của các nông trang tập thể không được phép nhận bất kỳ hoa lợi nào cho tới khi đạt mức hạn ngạch nộp thuế, sự thiếu ăn đã xảy ra. Trong năm 1932–33, khi hạn hán xảy ra, cả triệu người đã chết trong một nạn đói được gọi là Holodomor.[c] Các học giả đang tranh cãi liệu nạn đói này có thích hợp với định nghĩa diệt chủng, nhưng nghị viện Ukraina và hơn 10 quốc gia khác công nhận nó là như vậy.[c]
Quân đội Đức xâm lược Liên xô ngày 22 tháng 6 năm 1941, khởi động một cuộc chiến tranh tổng lực kéo dài trong bốn năm liền. Liên minh phe Trục ban đầu tiến nhanh trước những nỗ lực tuyệt vọng nhưng không hiệu quả của Hồng quân. Trận bao vây Kiev, thành phố được ca ngợi như một "Thành phố anh hùng", diễn ra bởi lo ngại sự kháng cự của Hồng Quân và dân chúng địa phương Hơn 600,000 binh sĩ Xô viết (hay một phần tư của Mặt trận phía Tây) bị giết hay bị bắt giữ tại đó. Dù đại đa số người Ukraina chiến đấu bên cạnh Hồng quân và cuộc kháng chiến Xô viết, một số thành phần quốc gia Ukraina bí mật lập ra một phong trào quốc gia chống Liên xô tại Galicia, Quân đội Nổi dậy Ukraina (1942) chiến đấu cùng các lực lượng Phát xít và tiếp tục chiến đấu với Liên bang Xô viết trong những năm hậu chiến. Sử dụng các chiến thuật chiến tranh du kích, những người nổi dậy thực hiện ám sát và khủng bố những người họ cho là đại diện, hay hợp tác ở bất kỳ mức độ nào với nhà nước Xô viết. Cùng lúc ấy một phong trào quốc gia khác chiến đấu bên cạnh quân Phát xít. Tổng cộng, số người Ukraina chiến đấu trong mọi cấp bậc Quân đội Liên xô được ước tính từ 4.5 triệu tới 7 triệu.[d] Cuộc kháng chiến du kích của quân kháng chiến ủng hộ Liên xô tại Ukraina ước tính ở con số 47,800 người từ đầu cuộc xâm lược lên tới đỉnh điểm 500,000 người năm 1944; với khoảng 50 phần trăm trong số họ là người Ukraina. Nói chung, các con số lính của Quân đội Nổi dậy Ukraina rất không đáng tin cậy, thay đổi trong khoảng từ 15,000 tới 100,000 chiến binh.
Ban đầu, người Đức được đón nhận như những người giải phóng bởi một số người gốc Ba Lan ở tây Ukraina, họ chỉ mới gia nhập Liên xô năm 1939. Tuy nhiên, sự cai trị hà khắc của người Đức tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng cuối cùng đã khiến những người ủng hộ họ quay sang chống đối sự chiếm đóng. Các viên chức Phát xít tại các vùng lãnh thổ Liên xô đã bị chiếm đóng ít có nỗ lực để khai thác sự bất mãn của dân chúng trong lãnh thổ Ukraina với các chính sách kinh tế và chính trị của Stalin. Thay vào đó, Phát xít duy trì hệ thống trang trại tập thể, tiến hành một cách có hệ thống các chính sách diệt chủng chống lại người Do Thái, bắt những người khác tới làm việc tại Đức, và bắt đầu một cuộc di dân có hệ thống tại Ukraina để chuẩn bị cho việc thực dân hoá của Đức, gồm cả phong toả lương thực với Kiev[cần dẫn nguồn].
Đại đa số trận đánh trong Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra tại Mặt trận phía Đông, và theo nguồn thống kê mang tính thổi phồng của Liên Xô thì Phát xít Đức chịu 93 phần trăm thương vong tại đây (dù tỷ lệ thực tế cũng khá cao là khoảng 75%). Tổng cộng thiệt hại với dân số Ukraina trong cuộc chiến được ước tính trong khoảng năm tới tám triệu người, gồm hơn một nửa triệu người Do thái bị Einsatzgruppen giết hại, thỉnh thoảng với sự giúp đỡ của những kẻ cộng tác người địa phương. Trong ước tính 8.7 triệu lính Xô viết hi sinh trong chiến đấu chống Phát xít, 1.4 triệu là người Ukraina.[d][e] Vì thế tới ngày nay, Ngày Chiến thắng được coi là một trong mười ngày lễ quốc gia của Ukraina.
Sau cái chết của Stalin năm 1953, Nikita Khrushchev trở thành lãnh đạo mới của Liên bang Xô viết. Là Thư ký thứ nhất của Đảng Cộng sản Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Ukraina trong giai đoạn 1938-49, Khrushchev rất gần gũi với nước cộng hoà sau khi nắm quyền trên toàn liên bang, ông bắt đầu nhấn mạnh tình hữu nghị giữa quốc gia Ukraina và Nga. Năm 1954, kỷ niệm lần thứ 300 Hiệp ước Pereyaslav được tổ chức khắp nơi, và đặc biệt, Krym được chuyển từ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga cho Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.
Tới năm 1950, nước cộng hoà đã vượt qua mức sản xuất công nghiệp thời tiền chiến. Trong kế hoạch năm năm 1946-1950 gần 20 phần trăm ngân sách Liên xô được đầu tư vào Ukraina Xô viết, tăng 5% so với các kế hoạch tiền chiến. Nhờ thế lực lượng lao động Ukraina tăng 33.2% từ 1940 tới 1955 trong khi sản lượng công nghiệp tăng 2.2 lần trong cùng thời kỳ. Xô viết Ukraina nhanh chóng trở thành một nước dẫn đầu châu Âu về sản xuất công nghiệp. Nó cũng trở thành một trung tâm quan trọng của ngành công nghiệp vũ khí và nghiên cứu kỹ thuật cao của Liên xô. Vai trò quan trọng đó dẫn tới một ảnh hưởng to lớn tới giới tinh hoa địa phương. Nhiều thành viên ban lãnh đạo Liên xô tới từ Ukraina, đáng chú ý nhất là Leonid Brezhnev, người sau này đã lật đổ Khrushchev và trở thành lãnh đạo Liên xô từ năm 1964 tới năm 1982, cũng như nhiều vận động viên thể thao, nhà khoa học, nghệ sĩ ưu tú khác của Liên xô. Ngày 26 tháng 4 năm 1986, một lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ, dẫn tới thảm hoạ Chernobyl, tai nạn lò phản ứng hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Ở thời điểm vụ tai nạn bảy triệu người đang sống tại các vùng lãnh thổ bị ô nhiễm, gồm 2.2 triệu người tại Ukraina. Sau vụ tai nạn, một thành phố mới, Slavutych, được xây dựng bên ngoài khu vực cấm làm nơi ở và hỗ trợ cho các nhân viên của nhà máy chất dứt công việc năm 2000. Một báo cáo do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng 56 thiệt mạng trực tiếp do vụ tai nạn và ước tính có thể có tới 4,000 ca chết vì ung thư khác.
Ngày 16 tháng 7 năm 1990, một nghị viện mới thông qua Tuyên bố Nhà nước Ukraina có Chủ quyền. Tuyên bố lập ra các nguyên tắc tự quyết của nhà nước Ukraina, nền dân chủ, sự độc lập chính trị và kinh tế và sự ưu tiên của luật pháp Ukraina trong lãnh thổ Ukraina so với luật pháp Liên Xô. Một tháng trước đó, một tuyên bố tương tự đã được nghị viện Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga thông qua. Các sự kiện trên khởi đầu một giai đoạn ngắn có sự bất đồng giữa chính quyền trung ương Liên Xô và các chính quyền Cộng hoà mới. Tháng 8 năm 1991, Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước chỉ huy một số sư đoàn Hồng quân, KBG cùng chính phủ Xô viết các nước Belarus và Azerbaijan tiến hành nổi dậy/đảo chính để loại bỏ Mikhail Gorbachev và tái lập quyền lực của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau khi cuộc đảo chính thất bại, ngày 24 tháng 8 năm 1991 nghị viện Ukraina thông qua Luật Độc lập trong đó nghị viện tuyên bố Ukraina là một nhà nước dân chủ độc lập. Một cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử tổng thống đầu tiên diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 1991. Ngày hôm đó, hơn 90% người dân Ukraina thể hiện sự ủng hộ Luật Độc lập, và họ bầu chủ tịch nghị viện, Leonid Kravchuk trở thành Tổng thống đầu tiên của đất nước. Tại cuộc gặp gỡ ở Brest, Belarus ngày 8 tháng 12, tiếp sau là cuộc gặp tại Alma Ata ngày 21 các lãnh đạo Belarus, Nga, và Ukraina chính thức giải tán Liên bang Xô viết và lập ra Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
Nền kinh tế Ukraina ổn định vào cuối thập niên 1990. Một đồng tiền tệ mới, hryvnia, được đưa vào lưu thông năm 1996. Từ năm 2000, nước này đã có tăng trưởng kinh tế thực bền vững khoảng 7% hàng năm. Một Hiến pháp Ukraina mới được thông qua năm1996, biến Ukraina thành một nhà nước cộng hoà bán tổng thống và thiết lập một hệ thống chính trị ổn định. Tuy nhiên, Kuchma bị phe đối lập chỉ trích vì tập trung quá nhiều quyền lực vào tay mình, tình trạng tham nhũng, chuyển tài sản vào tay giới đầu sỏ trung thành, không khuyến khích tự do ngôn luận và gian lận bầu cử.
Năm 2004, Viktor Yanukovych, khi ấy là Thủ tướng, được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, đã bị gian lận ở diện rộng, như Toà án Tối cao Ukraina tuyên bố sau này. Các kết quả dẫn tới một sự phản đối của công chúng ủng hộ ứng cử viên đối lập, Viktor Yushchenko, người không thừa nhận kết quả của cuộc bầu cử và lãnh đạo cuộc Cách mạng Cam hoà bình. Cuộc cách mạng đưa Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko lên nắm quyền lực, biến Viktor Yanukovych thành phe đối lập. Tuy nhiên Yanukovych lại trở thành Thủ tướng năm 2006 cho tới cuộc bầu cử đột xuất vào tháng 9 năm 2007 đưa Tymoshenko lên làm Thủ tướng trở lại.
Phong trào Euromaidan là một làn sóng biểu tình ở Ukraina bắt đầu vào đêm 21 tháng 11 năm 2013. Việc này xảy ra khi trước đó cùng ngày chính phủ Ukraina tuyên bố hoãn việc ký kết một thỏa thuận hợp tác và thương mại tự do với Liên minh châu Âu "nhằm đảm bảo an ninh quốc gia" thay vào đó lựa chọn việc thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Liên bang Nga . Những người biểu tình cho rằng động thái của chính phủ Ukraina là không dân chủ, ảnh hưởng đến đời sống của họ,họ cổ vũ cho quan hệ gần gũi hơn với EU. Rất đông người Ukraine đã xuống đường biểu tình để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với phong trào Euromaidan . Trong khi đó, ở phần đông lãnh thổ của Ukraine nơi mà Người Nga chiếm đa số, một phần lớn dân số tại đây đã bày tỏ sự phản đối của họ đối với Euromaidan, thay vào đó họ ủng hộ chính phủ thân Nga của Yanukovych .
Chẳng bao lâu thì phong trào Euromaidan đã lan rộng ra kêu gọi Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych và chính phủ của thủ tướng Azarov từ chức cũng như phải thả cựu Thủ tướng Ukraina Yulia Tymoshenko. Các cuộc biểu tình được tiến hành bất chấp việc cảnh sát tăng cường lực lượng trấn áp, và số lượng tham gia các cuộc biểu tình ngày càng tăng nhất là từ giới sinh viên đại học. Các cơ quan thực thi pháp luật, cụ thể là Berkut (một đơn vị thuộc Bộ nội vụ) dù không bị khiêu khích đã tấn công một cách tàn bạo đối với những người biểu tình và các phóng viên vào ngày 30 tháng 11 năm 2013. Khoảng 10.000 người biểu tình đã tập trung tại Kiev vào đêm 29 tháng 11 năm 2013. Cảnh sát đã dùng hơi cay trấn áp người biểu tình khiến nhiều người bị thương. Việc gia tăng bạo lực từ các lực lượng chính quyền đã làm cho số người tham dự biểu tình càng tăng thêm, ước lượng khoảng từ 350.000 – 700.000 người phản đối biểu tình lúc cao điểm tại Kiev vào ngày 1 tháng 12.. Ngày 8 tháng 12 năm 2013, những người biểu tình đã giật đổ tượng đài Lenin tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, dùng búa đập phá tượng đã có từ năm 1946 này và trương cờ Liên minh châu Âu trên bệ tượng..
Đến giữa tháng 2 năm 2014, những cuộc đàm phán giữa tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych và phe đối lập đã thất bại. Ukraina đứng trên bờ vực tai họa của một cuộc nội chiến. Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22 tháng 2 với 328 trên 340 phiếu thuận. Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych đã "từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina". Petro Poroshenko, một người thân EU, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sau đó với hơn 50% số phiếu để trở thành Tổng thống mới của Ukraina
Nhân cơ hội Tổng thống Yanukovych bị lật đổ và tình hình chính trị rối ren đang xảy ra ở Ukraina, Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu lên kế hoạch để sáp nhập Crimea trở lại nước Nga vào ngày 23 tháng 2 năm 2014. Bốn ngày sau, vào ngày 27/2/2014, một nhóm người có vũ trang trùm mặt đã chiếm các tòa nhà chính quyền và quốc hội của Krym và cắm quốc kỳ Nga trên các tòa nhà này. Một nhóm khác mặt quân phục nhưng không đeo quân hiệu có vũ trang cũng đã chiếm hai sân bay ở Krym. Tổng thống tạm thời của Ukraina là Oleksandr Turchynov đã cáo buộc Nga triển khai quân đội tại bán đảo Krym để kích động một "cuộc xung đột vũ trang" nhưng phía Nga phủ nhận cáo buộc này. Ngày 1 tháng 3, Thượng viện Nga đã chấp thuận một kiến nghị của Tổng thống Nga Putin cho phép ông được quyền đưa quân vào Ukraina hỗ trợ chính quyền mới do Sergey Aksyonov đứng đầu Ngày 2 tháng 3 năm 2014, một số căn cứ quân sự Ukraina đã bị vây hãm hoặc bị tấn công. Ukraina tuyên bố cảnh báo chiến đấu và ra lệnh tổng động viên trên cả nước. Các nước G7 (Hoa Kỳ, Đức Nhật Bản, Canada, Pháp, Ý và Vương quốc Anh) lên án hành động của Nga tại bán đảo Krym, trong một bài tuyên bố chung được công bố bởi phủ tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 02.03.2014, rõ ràng là đã vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Ukraina.,,,. Sau khi quân đội Nga tiến vào Crimea, một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi đã được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 năm 2014 và kết quả chính thức là 97% nguòi dân Crimea đồng ý sáp nhập vùng lãnh thổ này vào Liên bang Nga . Ngày 18 tháng 3 năm 2014, Nga và Cộng hòa Crimea tự xưng đã ký một hiệp ước chính thức tuyên bố Cộng hòa Crimea và Sevastopol gia nhập Liên bang Nga.
13 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên án cuộc bỏ phiếu tại Crimea là bất hợp pháp. Trung Quốc cũng không thể hiện sự ủng hộ cho Nga khi chỉ bỏ phiếu trắng. Samantha Power, Đại sứ Mỹ nói "đó là thời khắc buồn và đáng nhớ". Bà Samantha cũng gọi Nga là quốc gia "cô lập, cô đơn và sai trái". Trước đó ngày 15/03 khoảng 50.000 người Nga đổ xuống đường ở Moscow, hô khẩu hiệu "tránh ra khỏi Ukraine" nhằm phản đối hành động của Nga ở Ukraine. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng đã thông qua nghị quyết tuyên bố rằng cuộc trưng cầu dân ý không hợp lệ, và sự sáp nhập Crimea vào Nga là bất hợp pháp..
Sau đó, các cuộc biểu tình của các nhóm thân Nga ở vùng Donbass của Ucraina đã leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang giữa chính phủ Ucraina và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn tại Donetsk và Lugansk. Vào tháng 4 năm 2014, những người ly khai Ukraina tự tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk đồng thời tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 11 tháng 5 năm 2014; những người ly khai đã tuyên bố gần 90% bỏ phiếu ủng hộ độc lập . Cuộc nội chiến giữa một bên là quân đội Ukraina và các tiểu đoàn tình nguyện ủng hộ Ukraina, một bên là các lực lượng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk được Nga hỗ trợ, đã ngày càng trở nên quyết liệt tại Donbass. Vào tháng 12 năm 2014, hơn 6.400 người đã chết trong cuộc xung đột này và theo số liệu của Liên Hợp Quốc, đã có hơn nửa triệu người phải di tản trong cuộc nội chiến Ukraina và hơn 200.000 người tị nạn chạy sang các nước láng giềng . Đến tháng 12 năm 2015, hơn 9.100 người đã chết (phần lớn là dân thường) trong cuộc chiến tại Donbass, theo số liệu từ Liên hợp quốc .
Luật, đạo luật của nghị viện và nội các, nghị định tổng thống, và đạo luật của nghị viện Crimea có thể bị Toà án Hiến pháp huỷ bỏ, nếu chúng vi phạm vào Hiến pháp Ukraina. Các đạo luật có tính quy phạm khác và là đối tượng xem xét lại của nhánh tư pháp. Toà án Tối cao là cơ quan chính trong hệ thống toà án của tư pháp chung. Việc tự quản lý của địa phương được chính thức đảm bảo. Các hội đồng địa phương và các thị trưởng thành phố được dân chúng bầu ra và thực hiện quyền kiểm soát với ngân sách địa phương. Các lãnh đạo vùng và các cơ quan hành chính quận được tổng thống chỉ định.
Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, Ukraina được thừa hưởng một lực lượng quân sự 780,000 lính trên lãnh thổ của mình, được trang bị kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới. Tháng 5 năm 1992, Ukraina ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) theo đó nước này đồng ý trao mọi vũ khí hạt nhân cho Nga và gia nhập Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân như một quốc gia phi hạt nhân. Ukraina phê chuẩn hiệp ước năm 1994, và tới năm 1996 nước này không còn sở hữu vũ khí hạt nhân. Quân đội Ukraina hiện tại lớn thứ hai ở châu Âu, sau Nga.
Ukraina đã đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong các chiến dịch gìn giữ hoà bình. Quân Ukraina đã được triển khai tại Kosovo như một phần của Tiểu đoàn Ukraina-Ba Lan. Một đơn vị Ukraina đã được triển khai tại Liban, như một phần của Lực lượng Lâm thời Liên hiệp quốc đảm bảo việc thực hiện thoả thuận ngừng bắn. Cũng có một tiểu đoàn bảo dưỡng và huấn luyện được triển khai tại Sierra Leone. Năm 2003–05, một đơn vị Ukraina được triển khai tại Iraq, như một phần của Lực lượng Đa quốc gia tại Iraq dưới quyền chỉ huy của Ba Lan. Tổng cộng số quân Ukraina được triển khai trên khắp thế giới là 562 người.
Sau khi độc lập, Ukraina tự tuyên bố mình là một nhà nước trung lập. Nước này đã có sự đối tác quân sự hạn chế với Nga, các quốc gia thành viên Hội đồng các quốc gia độc lập khắc và một đối tác của NATO từ năm 1994. Trong những năm 2000, chính phủ nước này nghiêng về phía NATO, và một sự hợp tác sâu hơn với liên minh đã được thiết lập theo Kế hoạch Hành động NATO-Ukraina được ký kết năm 2002. Sau đó nước này đã đồng ý rằng vấn đề gia nhập NATO phải được giải quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Tuy vậy nó đã bị xóa khỏi chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của chính phủ khi tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych được bầu lên vào năm 2010 .
Nếu như tính cả Sevastopol và Crimea đã được sáp nhập vào Liên Bang Nga từ năm 2014 thì Ukraina được chia thành 24 oblast (tỉnh) và một nước cộng hoà tự trị ([avtonomna respublika] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)), Krym. Ngoài ra, các thành phố Kiev, thủ đô, và Sevastopol, đều có vị thế pháp lý đặc biệt. 24 oblast và Krym được chia thành 490 [raion] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) (quận), hay các đơn vị hành chính cấp hai. Diện tích trung bình của một tỉnh Ukraina là 1,200km2; dân số trung bình của một quận là 52,000 người.
Phong cảnh Ukraina gồm chủ yếu là các đồng bằng phì nhiêu (hay thảo nguyên) và các cao nguyên, bị cắt ngang bởi các con sông như Dnieper ([Dnipro] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)), Seversky Donets, Dniester và Southern Buh khi chúng chảy về phía nam vào Biển Đen và Biển Azov nhỏ hơn. Ở phía tây nam, đồng bằng Danube tạo thành biên giới với Romania. Vùng núi duy nhất của nước này là Núi Carpathian ở phía tây, trong đó đỉnh cao nhất là Hora Hoverla ở độ cao 2061 m, và những ngọn núi trên bán đảo Krym, ở cực nam dọc theo bờ biển.
Ukraina chủ yếu có khí hậu ôn hoà và lục địa, dù một kiểu khí hậu mang nhiều đặc điểm khí hậu Địa Trung Hải hơn có tại bờ biển nam Crimea. Lượng mưa phân bố không đều; cao nhất ở phía tây và phía bắc và thấp nhất ở phía đông và đông nam. Tây Ukraina, có lượng mưa khoảng 1200mm hàng năm, trong khi Krym có lượng mưa khoảng 400mm. Những mùa đông từ mát dọc Biển Đen tới lạnh ở sâu hơn trong lục địa. Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng từ 5.5–7 °C (42–45 °F) ở phía bắc, tới 11–13 °C (52–55.4 °F) ở phía nam.
Trong thời Xô viết, kinh tế Ukraina lớn thứ hai bên trong Liên xô, là một thành phần công nghiệp và nông nghiệp quan trọng trong nền kinh tế kế hoạch của đất nước. Với sự sụp đổ của hệ thống Xô viết, nước này chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Quá trình chuyển tiếp rất khó khăn cho hầu hết dân cư và đa số họ rơi vào tình trạng nghèo khổ. Kinh tế Ukraina giảm phát nghiêm trọng trong những năm sau sự sụp đổ của Liên xô. Cuộc sống hàng ngày cho người dân thường sống tại Ukraina là một cuộc chiến đấu. Một số lớn công dân tại các vùng nông thôn Ukraina sống bằng lương thực tự trồng, thường làm hai hay nhiều việc và có được các nhu yếu phẩm thông qua trao đổi.
Năm 1991, chính phủ tự do hoá hầu hết giá cả để giải quyết sự thiếu hụt hàng hoá trên diện rộng, và đã thành công. Cùng lúc ấy, chính phủ tiếp tục bao cấp cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp do nhà nước quản lý bằng các khoản tiền công khai. Các chính sách tiền tệ lỏng lẻo đầu thập niên 1990 đẩy lạm phát lên các mức độ siêu lạm phát. Năm 1993, Ukraina giữ kỷ lục thế giới về mức lạm phát trong một năm. Những người sống nhờ thu nhập cố định gặp khó khăn nhiều nhất. Giá cả chỉ ổn định lại sau khi đồng tiền tệ mới ra đời, đồng hryvnia, năm 1996. Nước này cũng chậm chạm trong việc áp dụng các cải cách cơ cấu. Sau khi giành độc lập, chính phủ đã thành lập một cơ cấu pháp lý cho việc tư nhân hoá. Tuy nhiên, sự chống đối lan rộng với các cải cách bên trong chính phủ và từ một phần đông dân chúng nhanh chóng làm đóng băng các nỗ lực cải cách. Một số lớn doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã bị loại khỏi quá trình tư nhân hoá. Cùng lúc ấy, tới năm 1999, GDP đã rơi xuống thấp hơn 40% so với mức năm 1991, nhưng đã hổi phục tới hơn 100% ở cuối năm 2006. Đầu những năm 2000, nền kinh tế cho thấy sự tăng trưởng mạnh 5 tới 10% và dựa nhiều vào xuất khẩu với sản xuất công nghiệp tăng trưởng hơn 10% mỗi năm. Ukraina đã bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và vào tháng 11 năm 2008, IMF đã thông qua một khoản vay khẩn cấp $16.5 tỷ cho nước này. Nền kinh tế của Ukraine đã vượt qua cuộc khủng hoảng nặng nề do xung đột vũ trang ở phần đông nam của đất nước. Sự mất giá lên tới mức 200% của đồng tiền hryvnia Ucraina (đồng tiền quốc gia) trong 2014-2015 đã làm cho hàng hóa và dịch vụ của Ucraina trở nên rẻ hơn và kém cạnh tranh hơn. Trong năm 2016, lần đầu tiên kể từ năm 2010, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng hơn 2%. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, mức tăng trưởng dự kiến là 2% vào năm 2017 và 3,5% vào năm 2018.
GDP (theo PPP) năm 2016 của Ukraina theo tính toán của IMF, xếp hạng 117 trên thế giới và ước tính ở mức $8,638 tỷ. GDP trên đầu người năm 2016 của nước này theo IMF ở mức $2,125 (theo PPP), xếp hạng 132 thế giới. GDP danh nghĩa (theo dollar Mỹ, được tính theo tỷ giá trao đổi thị trường) là $87.198 tỷ, xếp hạng 66 trên thế giới. Ở thời điểm tháng 7 năm 2008 lương danh nghĩa trung bình tại Ukraina đạt 1,930 hryvnias mỗi tháng. Dù vẫn ở mức thấp hơn các quốc gia trung Âu láng giềng, tăng trưởng thu nhập năm 2008 đứng ở mức 36.8% Theo UNDP năm 2003 4.9% dân số Ukraina sống với dưới 2 dollar Mỹ mỗi ngày và 19.5% dân cư sống dưới ngưỡng nghèo quốc gia cùng trong năm ấy.
Ukraina chế tạo hầu như mọi kiểu phương tiện vận tải và tàu vũ trụ. Các máy bay Antonov và xe tải KrAZ đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia. Đa số xuất khẩu của Ukraina là sang Liên minh châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập. Từ khi độc lập, Ukraina đã duy trì cơ quan vũ trụ của riêng minh, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Ukraina (NSAU). Ukraina đã trở thành một bên tham gia tích cực vào việc thám hiểm khoa học vũ trụ và các phi vụ tìm kiếm từ xa. Trong giai đoạn 1991 tới 2007, Ukraina đã phóng sáu vệ tinh và 101 phương tiện phóng do họ tự chế tạo, và tiếp tục thiết kế tàu vũ trụ. Vì thế tới ngày nay, Ukraina được công nhận là nước hàng đầu thế giới trong việc chế tạo tên lửa và kỹ thuật liên quan tới tên lửa.
Nước này nhập khẩu hầu hết năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên, và ở mức độ lớn hơn phụ thuộc vào Nga trong năng lượng. Tuy 25% khí tự nhiên ở Ukraina có từ các nguồn nội địa, khoảng 35% đến từ Nga và số còn lại 40% từ Trung Á qua các đường vận chuyển thuộc quyền kiểm soát của Nga. Cùng lúc đó, 85% khí của Nga được chuyển tới Tây Âu qua Ukraina.. Trong năm 2014, gần 100% nguồn cung cấp khí tự nhiên của Ukraine đến từ Nga. Từ năm 2016, nguồn cung cấp dầu khí hầu như là đến từ các nước EU.
Ngân hàng Thế giới xếp hạng Ukraina là quốc gia có thu nhập trung bình. Các vấn đề lớn gồm cơ sở hạ tầng và vận tải kém phát triển, tham nhũng và quan liêu. Năm 2007 thị trường chứng khoán Ukraina ghi nhận mức tăng trưởng cao thứ hai thế giới với 130%. Theo CIA, năm 2006 tư bản hoá thị trường của thị trường chứng khoán Ukraina là $111.8 tỷ. Các lĩnh vực đang phát triển của kinh tế Ukraina gồm thị trường công nghệ thông tin (IT), đứng đầu các nước Trung và Đông Âu năm 2007, tăng trưởng khoảng 40%.
Truyền thống trứng Phục sinh, còn được gọi là pysanky, có nguồn gốc từ lâu ở Ukraina. Những quả trứng này được vẽ sáp để tạo ra một hình mẫu; sau đó, trứng được nhuộm màu để khiến nó có những màu sắc vui mắt, màu nhuộm không ăn lên những phần đã được vẽ sáp trước đó trên quả trứng. Sau khi toàn bộ quả trứng được nhuộm, lớp sáp bị loại bỏ chỉ để lại những mẫu hình màu sắc đẹp mắt. Truyền thống này đã có từ hàng nghìn năm, và có trước khi Thiên chúa giáo xuất hiện tại Ukraina. Tại thành phố Kolomya gần chân dãy các ngọn đồi dưới dãy núi Carpathian năm 2000 một bảo tàng Pysanka đã được xây dựng và nó được coi như một công trình hiện đại của Ukraina năm 2007, một phần của hoạt động xây dựng Bảy kỳ quan của Ukraina.
Món ăn truyền thống Ukraina gồm gà, lợn, bò, cá và nấm. Người Ukraina cũng thường ăn rất nhiều khoai tây, ngũ cốc rau tươi. Các món ăn truyền thống bình dân gồm [varenyky] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) (bánh bao hấp với nấm, khoai tây, dưa cải bắp, phó mát làm từ sữa gạn kem hay anh đào), borscht (súp nấu từ củ cải đường, cải bắp và nấm hay thịt) và [holubtsy] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) (cải bắp cuộn với gạo, cà rốt và thịt). Các món đặc sản Ukraina còn gồm Gà Kiev và Bánh Kiev. Các món đồ uống Ukraina gồm quả hầm, các loại nước hoa quả, sữa, nước sửa (họ làm phó mát sữa gạn bằng thứ này), nước khoáng, trà và cà phê, bia, rượu và horilka.
Các chi tiết kết quả khác biệt nhau rất nhiều tuỳ theo từng cuộc điều tra, và thậm chí một câu hỏi chỉ hơi khác biệt cũng dẫn tới những câu trả lời khác từ một nhóm người khá lớn.[f] Tiếng Ukraina chủ yếu được dùng ở phía tây và trung Ukraina. Ở phía tây Ukraina, tiếng Ukraina cũng là nguôn ngữ phổ biến trong các thành phố (như Lviv). Ở trung Ukraina, tiếng Ukraina và tiếng Nga được sử dụng như nhau trong các thành phố, tiếng Nga hơi phổ biến hơn ở Kiev,[f] trong khi tiếng Ukraina là ngôn ngữ chính tại các cộng đồng nông thôn. Tại phía đông và phía nam Ukrain, tiếng Nga được dùng chủ yếu trong các thành phố, tiếng Ukraina được dùng ở các vùng nông thôn.
Trong một phần lớn thời gian thời kỳ Xô viết, số người nói tiếng Ukraina giảm sút sau mỗi thế hệ, và tới giữa thập niên 1980, việc sử dụng tiếng Ukraina trong đời sống công cộng đã sụt giảm đáng kể. Sau khi giành độc lập, chính phủ Ukraina bắt đầu chính sách Ukraina hoá, để tăng cường việc sử dụng tiếng Ukraina, trong khi không khuyến khích tiếng Nga, vốn đã bị cấm hay hạn chế trên truyền thông và phim ảnh. Điều này có nghĩa các chương trình tiếng Nga phải được dịch hay chạy tít tiếng Ukraina, nhưng điều này không áp dụng với các tác phẩm truyền thông được thực hiện trong thời Xô viết.
Theo Hiến pháp của Cộng hoà Tự trị Krym, tiếng Ukraina là ngôn ngữ nhà nước duy nhất của nước cộng hoà. Tuy nhiên, hiến pháp nước cộng hoà đặc biệt công nhận tiếng Nga là một ngôn ngữ được đa số người dân của nó sử đụng và đảm bảo việc sử dụng tiếng Nga 'trong mọi lĩnh vực của đời sống công cộng'. Tương tự, tiếng Tatar Crimea (ngôn ngữ của 12% dân số Crimea) được đảm bảo một sự bảo hộ đặc biệt của nhà nước cũng như trong 'các ngôn ngữ của các sắc tộc khác'. Những người nói tiếng Nga chiếm đại đa số dân cư Crimea (77%), tiếng Ukraina chỉ chiếm 10.1%, và người nói tiếng Tatar Crimea chiếm 11.4%. Nhưng trong đời sống hàng ngày đa số người Tatar Crimea và người Ukraina ở Crimea sử dụng tiếng Nga.
Văn học Ukraina lại bắt đầu phát triển một lần nữa ở thế kỷ XIV, và tiến bộ vượt bậc ở thế kỷ XVI với sự ra đời của kỹ thuật in và với sự khởi đầu của thời đại Cossack, dưới cả sự ảnh hưởng của Nga và Ba Lan. Người Cossack đã lập ra một xã hội độc lập và truyền bá một kiểu thơ sử thi mới, đánh dấu đỉnh cao của văn học truyền khẩu Ukraina. Những tiến bộ này mất đi trong thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, khi việc xuất bản bằng tiếng Ukraina bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị ngăn cấm. Tuy nhiên, tới cuối thế kỷ XVIII văn học hiện đại Ukraina cuối cùng đã xuất hiện trở lại.
Thế kỷ XIX khởi đầu một thời kỳ tiếng địa phương tại Ukraina, khởi đầu với tác phẩm [Eneyida] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) của Ivan Kotliarevsky, tác phẩm xuất bản đầu tiên của Ukraina hiện đại. Tới thập niên 1830, chủ nghĩa lãng mạn Ukraina bắt đầu phát triển, và nhân vật văn hoá nổi tiếng nhất Ukraina là nhà thơ/họa sĩ lãng mạn Taras Shevchenko. Nếu Ivan Kotliarevsky được coi là người cha của văn học tiếng địa phương Ukraina; Shevchenko là người cha của sự hồi phục quốc gia Ukraina. Sau đó, vào năm 1863, việc sử dụng tiếng Ukraina trong in ấn đã hoàn toàn bị ngăn cấm bởi Đế quốc Nga. Điều này đã hoàn toàn hạn chế hoạt động văn học trong khu vực, và các tác giả Ukraina bị buộc hoặc phải xuất bản tác phẩm bằng tiếng Nga hoặc phát hành chúng tại vùng Galicia do Áo quản lý. Lệnh cấm chưa từng bị chính thức dỡ bỏ, nhưng nó đã mất nhiều hiệu lực sau cuộc cách mạng và khi những người Bolshevik lên nắm quyền.
Văn học Ukraina tiếp tục phát triển trong những năm đầu thời kỳ Xô viết, khi hầu hết mọi khuynh hướng văn học đều được cho phép. Những chính sách này đã thay đổi trong thập niên 1930, khi Stalin áp dụng chính sách chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Học thuyết này không đàn áp tiếng Ukraina, nhưng nó buộc các tác giả phải theo một số kiểu cách trong tác phẩm của mình. Các hoạt động văn học tiếp tục bị hạn chế ở một số điểm bởi đảng cộng sản, và chỉ tới khi Ukraina giành độc lập năm 1991 thì các tác giả mới có thể thể hiện mình như mình muốn.
Ukraina được hưởng lợi nhiều từ chính sách nhấn mạnh trên giáo dục thể chất thời Liên xô. Những chính sách này khiến Ukraina có hàng trăm sân vận động, bể bơi, phòng tập thể dục và nhiều cơ sở thể thao khác. Môn thể thao được ưa chuộng nhất là bóng đá. Giải chuyên nghiệp hàng đầu là Vyscha Liha, cũng được gọi là Ukrainian Premier League. Hai đội có nhiều thành tích nhất tại Vyscha Liha là hai đối thủ FC Dynamo Kyiv và FC Shakhtar Donetsk. Dù Shakhtar là nhà đương kim vô địch Vyscha Liha, Dynamo Kyiv có lịch sử giàu truyền thống hơn, đã giành hai UEFA Cup Winners' Cup, một UEFA Super Cup, một kỷ lục 13 lần vô địch Liên xô và kỷ lục 12 lần giành Ukrainian Championship; trong khi Shakhtar chỉ giành bốn Ukrainian championship. Nhiều cầu thủ Ukraina cũng đã chơi cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô, đáng chú ý nhất là Ihor Belanov và Oleh Blokhin, người giành giải Quả bóng vàng châu Âu danh giá cho cầu thủ hay nhất năm. Giải thưởng này chỉ được trao cho một người Ukraina sau khi Liên Xô tan rã, đó là Andriy Shevchenko, cựu thủ quân của đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina. Đội tuyển Ukraina lần đầu tiên có mặt tại 2006 FIFA World Cup, và lọt vào tới vòng tứ kết trước khi thua nhà vô địch sau đó, đội tuyển Ý. Người Ukraina cũng ưa thích đấm bốc, nơi hai anh em trai Vitali Klitschko và Vladimir Klitschko đang giữ nhiều chức vô địch quyền anh hạng nặng thế giới. Ukraina lần đầu tiên đồng đăng cai Euro 2012 (cùng với Ba Lan) và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại hai quốc gia thuộc Đông Âu.
Ukraina lần đầu tham dự Olympic tại Olympic Mùa đông năm 1994. Tuy nhiên, Ukraina có nhiều thành công hơn tại Olympic Mùa hè (96 huy chương cho bốn lần tham gia) so với Olympic Mùa đông (năm huy chương vàng cho bốn lần tham gia). Ukraina hiện xếp thứ 35 về số lượng huy chương vàng giành được tại tất cả các kỳ Olympic, nơi tất cả các nước xếp trên, ngoại trừ Nga, đều có số lần tham dự nhiều hơn. Bước mới của Ukraina trong thể thao thế giới là tham gia đăng cai tổ chức Olympic Mùa đông năm 2018. Chính phủ Ukraina đã đưa Bukovel - khu thể thao trượt tuyết mới nhất của Ukraina để làm nơi tổ chức năm 2018. Bên chiến thắng sẽ được thông báo năm 2011 tại cuộc họp thứ 123 của IOC tại Durban, Nam Phi.
Để giúp giải quyết tình trạng này, chính phủ tiếp tục tăng các khoản hộ trợ cho trẻ em. Chính phủ cung cấp khoản chi trả một lần 12,250 Hryvnia cho đứa trẻ thứ nhất, 25,000 Hryvnia cho đứa trẻ thứ hai và 50,000 Hryvnia cho đứa trẻ thứ ba và thứ tư, cùng với các khoản chi trả theo tháng là 154 Hryvnia cho mỗi đứa trẻ. Khuynh hướng nhân khẩu cho thấy các dấu hiệu cải thiện, bởi tỷ lệ sinh đã tăng vững chắc từ năm 2001. Tăng dân số thực trên chín tháng đầu tiên của năm 2007 được ghi nhận ở năm tỉnh (trong số 24 tỉnh), và sự hao hụt dân số cho thấy những dấu hiệu ổn định trên toàn quốc. Năm 2007 tỷ lệ sinh cao nhất thuộc các tỉnh phía tây.
Nhập cư lớn diễn ra ở những năm đầu tiên sau khi Ukraina độc lập. Hơn một triệu người đã tới Ukraina trong giai đoạn 1991–2, chủ yếu từ các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ. Tổng cộng, trong giai đoạn 1991 và 2004, 2.2 triệu người đã nhập cư vào Ukraina (trong số đó 2 triệu người tới từ các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ) và 2.5 triệu người di cư khỏi Ukraina (trong số đó 1.9 triệu người tới các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ). Hiện tại, người nhập cư chiếm khoảng 14.7% tổng dân số, hay 6.9 triệu người; đây là con số lớn thứ tư thế giới. Năm 2006, có ước tính 1.2 triệu người Canada có tổ tiên là người Ukraina, khiến Canada là nước đứng thứ ba thế giới về số người Ukraina sau Ukraina và Nga. Bản mẫu:Thành phố Ukraina
Đạo Tin Lành cũng chiếm khoảng 2.19% dân số. Số tín đồ Tin lành đã tăng nhiều kể từ khi Ukraina giành độc lập. Liên đoàn Phúc âm Báp tít Ukraina là nhóm lớn nhất với hơn 150,000 thành viên và khoảng 3000 tăng lữ. Nhà thờ Tin lành đứng thứ hai là Hội thánh Đức tin Phúc Âm Ukraina (Phong trào Ngũ tuần) với 110000 thành viên và 1500 nhà thờ địa phương cùng hơn 2000 tăng lữ, nhưng cũng tồn tại các nhóm và liên hiệp Ngũ tuần khác tất cả là hơn 300,000 người với hơn 3000 nhà thờ địa phương. Tương tự có nhiều trường giáo dục cao học Ngũ tuần như Lviv Theological Seminary và Kiev Bible Institute. Các nhóm khác gồm thuyết Canvin, Giáo hội Lutheran, Giám lý, Nhân chứng Jehovah và Giáo hội Cơ đốc Phục lâm. Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (Mormon) cũng tồn tại.
Có ước tính 500,000 tín đồ Hồi giáo tại Ukraina, và khoảng 300,000 trong số họ là người Tatar Crimea. Có 487 cộng đồng Hồi giáo có đăng ký, 368 trong số đó ở bán đảo Crimea. Ngoài ra, khoảng 50,000 người Hồi giáo sống tại Kiev; chủ yếu là người sinh ở nước ngoài. Cộng đồng Do Thái chỉ bằng một phần nhỏ cộng đồng có trước Thế chiến II. Các thành phố có đông người Do Thái nhất năm 1926 là Odessa, 154,000 hay 36.5% tổng dân số; và Kiev, 140,500 hay 27.3%. Cuộc điều tra dân số năm 2001 cho biết có 103,600 người Do Thái tại Ukraina, dù các lãnh đạo cộng đồng tuyên bố dân Do Thái lên tới 300,000 người. Không có các con số thống kê về tỷ lệ người Do Thái Ukraina, nhưng Đạo Do Thái Chính thống có sự hiện diện mạnh nhất tại Ukraina. Các nhóm Cải cách và Bảo thủ (Masorti) cũng có tồn tại.
Vì sự nhấn mạnh của Liên xô trên tổng số người tiếp cận giáo dục trên toàn bộ dân số, vẫn tiếp tục đến ngày nay, tỷ lệ biết chữ được ước tính ở mức 99.4%. Từ năm 2005, một chương trình học mười một năm đã được thay thế bằng chương trình mười hai năm: giáo dục cấp một bốn năm (bắt đầu từ khi sáu tuổi), cấp hai năm năm; giáo dục cấp ba ba năm. Ở lớp 12, học sinh thực hiện các bài Kiểm tra Chính phủ, cũng được gọi là kỳ thi ra trường. Những bài kiểm tra này sau đó được sử dụng cho việc vào đại học.
Đa phần hệ thống đường bộ Ukraina đã không được nâng cấp từ thời Xô viết, và hiện nay đã quá cũ. Chính phủ Ukraina đã cam kết xây dựng khoảng 4,500 km (2,800 dặm) đường cao tốc tới thời điểm năm 2012. Tổng cộng, đường trải nhựa tại Ukraina có chiều dài 164,732 km. Vận tải đường sắt tại Ukraina đóng vai trò quan trọng kết nối mọi vùng đô thị, cơ sở hải cảng và trung tâm công nghiệp quan trọng với các quốc gia láng giềng. Nơi tập trung nhiều mạng lưới đường sắt nhất là vùng Donbas của Ukraina. Mặc dù số lượng hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt đã giảm 7.4% năm 1995 so với năm 1994, Ukraina vẫn là một trong các quốc gia sử dụng đường sắt với mật độ cao nhất thế giới. Tổng chiều dài đường sắt tại Ukraina là 22,473 km, trong số đó 9,250 km đã được điện khí hoá.
Ukraina là một trong những quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất Châu Âu; nước này sử dụng lượng điện gấp đôi Đức, trên mỗi đơn vị GDP. Một phần lớn lượng điện cung cấp tại Ukraina có từ các nhà máy điện hạt nhân, và nước này có được nguồn nguyên liệu hạt nhân chủ yếu từ Nga. Ukraina phụ thuộc nặng vào nguồn năng lượng nguyên tử của mình. Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nằm ở Ukraina. Năm 2006, chính phủ có kế hoạch xây dựng 11 lò phản ứng mới vào năm 2030, trên thực tế, hầu như tăng gấp đôi năng lực sản xuất điện hạt nhân. Lĩnh vực năng lượng Ukraina lớn hàng thứ 12 thế giới về công suất đã xây dựng, với 54 gigawatt (GW). Năng lượng tái tạo vẫn đóng một vai trò yếu kém trong sản xuất điện, và vào năm 2005 lượng điện được đáp ứng từ các nguồn sau: hạt nhân (47%), nhiệt điện (45%), thuỷ điện và khác (8%).
Trên lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay, con người đã có mặt từ thời tiền sử. Các dân tộc cổ đại như người Gallaeci, Lusitania, Celt, Cynete, Phoenicia, Carthage, La Mã cổ đại và những dân tộc German như Suevi, Buri, và Visigoth đã để lại ít nhiều ảnh hưởng đến lịch sử lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay. Lãnh thổ Bồ Đào Nha lúc đó được sáp nhập vào Đế quốc La Mã thành tỉnh Lusitania. Văn hóa La Mã để lại dấu ấn sâu đậm, nhất là về mặt ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha gốc từ tiếng Latinh của người La Mã. Vào thế kỷ thứ V, sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, những bộ tộc German tràn vào xâm chiếm. Sang đầu thế kỷ thứ VIII, người Moor theo đạo Hồi giáo từ Bắc Phi mở cuộc chinh phục Lusitania, chiếm được gần hết bán đảo Iberia, thu phục các tiểu vương quốc German theo đạo Thiên Chúa về một mối.
Trong suốt thế kỷ XV và XVI, nhờ thám hiểm hàng hải, Bồ Đào Nha đã thành lập một đế quốc toàn cầu bao gồm những thuộc địa ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, trở thành một trong những nền kinh tế, chính trị và quân sự mạnh nhất thế giới. Năm 1580, Bồ Đào Nha liên minh với Tây Ban Nha tạo thành Liên minh Iberia. Tuy nhiên vào năm 1640, Bồ Đào Nha cũng cố lại chủ quyền và độc lập trong cuộc Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha, dẫn đến một triều đại mới được thành lập và trở về tình trạng chia tách của hai vương triều và đế quốc.
Năm 1755, có động đất mạnh ở Lisboa, sau đó Bồ Đào Nha bị Tây Ban Nha và Pháp xâm lược, rồi để mất thuộc địa lớn nhất là Brasil, dẫn đến sự mất ổn định về chính trị và tiềm năng kinh tế cũng như sự giảm sút sức mạnh toàn cầu trong suốt thế kỷ XIX. Năm 1910, chế độ quân chủ bị lật đổ, nền cộng hòa được thành lập và sau đó là chế độ độc tài. Với cuộc Chiến tranh Thực dân Bồ Đào Nha và cuộc đảo chính Cách mạng Hoa cẩm chướng vào năm 1974, nền độc tài bị lật đổ ở Lisboa và Bồ Đào Nha trao trả những tỉnh hải ngoại cuối cùng (Angola và Mozambique). Việc trao trả Ma Cao cho Trung Quốc vào năm 1999 đánh dấu kết thúc một đế quốc thực dân tồn tại lâu nhất. Bồ Đào Nha để lại ảnh hưởng sâu sắc về văn hoá và kiến trúc trên toàn cầu, và một di sản về ngôn ngữ với trên 250 triệu người nói tiếng Bồ Đào Nha.