metadata
dict
passage
stringlengths
15
8.9k
id
int64
0
1.64M
{ "doc_id": "19847776", "split": 0, "title": "Jorge Lorenzo", "token_count": 466, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847776" }
Title: Jorge Lorenzo Jorge Lorenzo Guerrero (sinh ngày 4 tháng 5 năm 1987) là một cựu tay đua mô tô người Tây Ban Nha. Jorge Lorenzo từng 3 lần giành chức vô địch giải đua xe MotoGP các năm 2010, 2012 và 2015. Sau khi giải nghệ, Jorge Lorenzo được ban tổ chức MotoGP tặng danh hiệu 'Huyền thoại MotoGP'. Trước đó, vào năm 2013, trường đua Jerez đã vinh danh Jorge Lorenzo bằng cách sử dụng tên của anh đặt tên cho góc cua số 13 của trường đua này. Sự nghiệp. 2002-2004: 125cc. Jorge Lorenzo bắt đầu đua xe chuyên nghiệp từ năm 2002, từ giải đua 125cc vô địch thế giới. Trong giai đoạn này anh sử dụng xe Derbi với số xe 48. Lorenzo giành được chiến thắng thể thức 125cc đầu tiên ở chặng đua MotoGP Brazil 2003. Sang năm 2004 Lorenzo giành được thêm 3 chiến thắng để xếp hạng 4 chung cuộc, là thứ hạng cao nhất trong 3 năm anh thi đấu ở giải 125cc. 2005-2007: 250cc. Ở mùa giải 250cc đầu tiên (2005) thì Jorge Lorenzo sử dụng xe Honda. Anh có 6 lần lên podium nhưng không giành được chiến thắng nào. Lorenzo thành công hơn sau khi chuyển sang sử dụng xe Aprilia RSW 250, đã liên tiếp giành được 2 chức vô địch các năm 2006 và 2007. 2008-2019: MotoGP. 2008-2010: Lần đầu làm đồng đội với Valentino Rossi ở Yamaha. Năm 2008 Jorge Lorenzo được đội đua Yamaha chọn làm tay đua chính, làm đồng đội với tay đua nổi tiếng nhất thời kỳ này là Valentino Rossi. Ra mắt sân chơi MotoGP, Lorenzo ngay lập tức đã tạo ấn tượng mạnh bằng việc giành được vị trí xuất phát đầu tiên (pole) ở 3 chặng đua đầu tiên của mùa giải 2008 và đã giành chiến thắng MotoGP đầu tiên ở chặng đua MotoGP Bồ Đào Nha. Chiến thắng này giúp cho Lorenzo chiếm được ngôi đầu trên bảng xếp hạng tổng. Tuy nhiên Lorenzo đã không giữ được phong độ đó trong phần còn lại của mùa giải, dần bị tụt xuống vị trí thứ 4 chung cuộc. Năm 2009 Lorenzo đổi sang số xe 99. Anh cũng thi đấu ổn định hơn, giành được 4 chiến thắng chặng, để giành chức Á quân.
1,638,900
{ "doc_id": "19847776", "split": 1, "title": "Jorge Lorenzo", "token_count": 502, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847776" }
Title: Jorge Lorenzo Mùa giải 2010, trong bối cảnh Valentino Rossi phải nghỉ thi đấu nhiều chặng đua ở giai đoạn giữa mùa giải thì Jorge Lorenzo đã vươn lên trở thành chủ lực của đội đua Yamaha. Đây là mùa giải mà Lorenzo giành được nhiều chiến thắng thể thức MotoGP nhất (9 chiến thắng) và đã giành được chức vô địch trước 3 chặng đua sau khi về đích thứ 3 ở chặng đua MotoGP Malaysia. Có thể nói chính Lorenzo là người đã chấm dứt kỷ nguyên thống trị MotoGP của Valentino Rossi. 2011-2012: Trở thành tay đua số 1 của Yamaha. Trong hai mùa giải 2011 và 2012 thì Jorge Lorenzo có đồng đội mới là tay đua người Mỹ Ben Spies. Ben Spies không tạo được những áp lực như Valentino Rossi nên Jorge Lorenzo giữ được danh hiệu tay đua số 1 của Yamaha một cách khá dễ dàng. Ở trên đường đua thì Lorenzo chủ yếu phải cạnh tranh với các tay đua Repsol Honda. Mùa giải 2011 Lorenzo sử dụng số xe 01 để bảo vệ danh hiệu vô địch. Đầu mùa giải Lorenzo có phần lép vế hơn Casey Stoner. Đến cuối mùa giải Lorenzo lại bị chấn thương ở chặng đua MotoGP Úc, phải nghỉ 3 chặng đua cuối cùng. Sang mùa giải 2012, Lorenzo phải đua với một tay đua Repsol Honda khác là Dani Pedrosa. Mặc dù dành được ít chiến thắng chặng hơn Pedrosa (6 so với 7) nhưng Lorenzo có kết quả cao hơn đối thủ ở các chặng đua còn lại. Ngoại trừ 2 chặng đua phải bỏ cuộc ở Assen và Valencia ra thì Lorenzo luôn cán đích ở 2 vị trí đầu tiên. Nhờ thế mà anh đã giành lại được chức vô địch sau chặng đua MotoGP Úc. 2013-2016: Lần thứ hai làm đồng đội với Valentino Rossi ở Yamaha. Năm 2013 Jorge Lorenzo tái hợp với Valentino Rossi. Hai tay đua Yamaha không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải vất vả đối phó với thế lực mới nổi Marc Marquez của đội đua Repsol Honda. Lorenzo vẫn là chủ công của Yamaha ở mùa giải 2013, anh đã giành được tới 8 chiến thắng chặng, tức là nhiều hơn 2 chiến thắng so với Marc Marquez nhưng vẫn phải nhường chức vô địch cho đối thủ với chỉ 4 điểm ít hơn. Lý do chính là việc Lorenzo phải nghỉ chặng đua ở Đức vì chấn thương, đó cũng là chặng đua duy nhất trong mùa giải 2013 mà Lorenzo không có điểm số nào.
1,638,901
{ "doc_id": "19847776", "split": 2, "title": "Jorge Lorenzo", "token_count": 506, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847776" }
Title: Jorge Lorenzo Mùa giải 2014 chứng kiến sự thống trị tuyệt đối của Marc Marquez. Phải chờ đến giai đoạn cuối mùa giải thì các tay đua Yamaha mới giành được chiến thắng. Với Lorenzo là những chiến thắng ở Aragon và Nhật Bản. Kết thúc mùa giải Lorenzo lần đầu xếp sau người đồng đội của mình kể từ năm 2009. Mùa giải 2015 mặc dù giành được nhiều chiến thắng chặng hơn nhưng tính về điểm số thì Jorge Lorenzo mới là người phải đuổi theo Valentino Rossi trong cuộc đua vô địch. Chặng đua áp chót ở Malaysia xảy ra tình huống Valentino Rossi đạp ngã Marc Marquez. Vì lỗi này mà Rossi bị phạt phải xuất phát cuối cùng ở chặng đua cuối cùng của mùa giải ở Valencia. Jorge Lorenzo đã tận dụng tối đa cơ hội để giành chiến thắng và đoạt luôn chức vô địch, ghi được nhiều hơn Rossi 5 điểm. Mùa giải 2016 là mùa giải cuối cùng Jorge Lorenzo thi đấu cho Yamaha. Anh giành được thêm 4 chiến thắng, xếp thứ 3 chung cuộc sau Marquez và Rossi. 2017-2018: Ducati. Năm 2017 Jorge Lorenzo chuyển sang thi đấu cho đội đua Ducati Corse. Việc chuyển từ chiếc xe động cơ Inline4 (Yamaha) sang chiếc xe động cơ V4 khiến cho Lorenzo gặp nhiều khó khăn ở mùa giải đầu tiên. Kết quả tốt nhất trong mùa giải 2017 của Lorenzo chỉ là 1 lần về đích ở vị trí thứ 2, đạt được ở chặng đua MotoGP Malaysia vào cuối mùa. Phải mất hơn 1 năm làm quen với chiếc xe thì Lorenzo mới tìm lại hương vị chiến thắng ở mùa giải 2018, bắt đầu bằng chiến thắng chặng đua MotoGP Ý và ngay sau đó là chặng đua MotoGP Catalunya. Song đây cũng là thời điểm mà Lorenzo quyết định rời Ducati để chuyển sang Repsol Honda. Cuối mùa giải 2018, Lorenzo bị chấn thương chân ở chặng đua MotoGP Aragon sau pha va chạm với Marc Marquez. Chấn thương này không những khiến anh phải nghỉ thi đấu nhiều chặng đua cuối mùa mà còn ảnh hưởng đến phong độ trong năm 2019. 2019: Honda. Năm 2019 Jorge Lorenzo chuyển sang thi đấu cho đội đua Repsol Honda theo bản hợp đồng có thời hạn 2 năm. Nhưng do bị nhiều chấn thương nên Lorenzo đã không có được thành tích tốt, hoàn toàn lép vế trước người đồng đội Marc Marquez. Lorenzo và Honda đã thống nhất chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Đến cuối mùa giải 2019 Lorenzo thông báo giải nghệ.
1,638,902
{ "doc_id": "19847780", "split": 0, "title": "Phạm Như Phương", "token_count": 395, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847780" }
Title: Phạm Như Phương Phạm Như Phương (sinh ngày 25 tháng 11 năm 2003) là một vận động viên thể dục dụng cụ người Việt Nam. Cô đại diện cho Việt Nam tại Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2018 và là thành viên của đội giành huy chương vàng nội dung đồng đội hỗn hợp đa môn. Đầu đời. Như Phương sinh ở Hà Nội vào năm 2003. Sự nghiệp thể dục dụng cụ. 2017–18. Phạm Như Phương thi đấu tại Olympic Hopes Cup 2017 và đứng thứ 34 nội dung toàn năng. Tại Giải vô địch trẻ châu Á, Phương đứng thứ 9 ở nội dung toàn năng. Cô được chọn để đại diện Việt Nam tại Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2018. Cô là thành viên đội hỗn hợp đa môn có tên vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Simone Biles; đội đó đã giành huy chương vàng. 2022. Phạm Như Phương tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31. Cô đã cùng đội Việt Nam giành vị trí thứ hai nội dung đồng đội, ngoài ra cô giành huy chương bạc nội dung xà lệch và hai huy chương đồng ở nội dung cầu thăng bằng và thể dục tự do. Giải nghệ. Tháng 1 năm 2024, Phạm Như Phương chia sẻ với báo "Dân trí" về việc giải nghệ. Theo Như Phương, trước khi đi Mỹ hồi tháng 12 năm 2023 cô đã gửi đơn đến huấn luyện viên Nguyễn Hà Thanh và xin phép huấn luyện viên Nguyễn Thùy Dương, là hai huấn luyện viên trực tiếp quản lý của cô. Cả hai đã đồng ý. Tuy nhiên khi về Việt Nam, Phạm Như Phương mới biết mình đã bị loại khỏi danh sách tập huấn đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia năm 2024 vì đi nước ngoài không xin phép. Ngoài ra cô cũng cho rằng mình phải nộp lại tiền cho huấn luyện viên 10% tiền thưởng huy chương, 30-50% tiền thưởng nóng và khoản "quỹ lạ" 300.000 đồng mỗi tháng.
1,638,903
{ "doc_id": "19847780", "split": 1, "title": "Phạm Như Phương", "token_count": 264, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847780" }
Title: Phạm Như Phương Ngày 15-1, Cục Thể dục thể thao cho biết đã nắm được và đang phối hợp với Liên đoàn Thể dục Việt Nam và Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội (nơi Như Phương từng tập luyện) để rà soát, xem xét, xử lý theo quy định, nếu có vi phạm. Trong khi đó, ông Bùi Trung Thiện - trưởng bộ môn thể dục Cục Thể dục thể thao - trả lời báo Tuổi trẻ về lý do Phạm Như Phương bị loại trong danh sách tập huấn: "Tháng 12, Như Phương xin nghỉ nhưng chưa có sự đồng ý từ ban huấn luyện lẫn bên trung tâm. [...] Về phía đội tuyển quốc gia, đầu năm 2024 bắt đầu tuyển chọn VĐV lên tập trung nhưng bạn ấy chưa từ nước ngoài về. VĐV không lên tập luyện thì không thể nào cho lên tập trung đội tuyển quốc gia được." và khẳng định vấn đề ăn chặn tiền thưởng "[...] của riêng địa phương. Ở đội tuyển quốc gia bao nhiêu năm qua không có việc này". Trong khi đó, nhiều cựu vận động viên khác của đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia cũng đã tố cáo về việc phải nộp lại tiền thưởng huy chương, tiền thưởng nóng và đóng quỹ cho huấn luyện viên.
1,638,904
{ "doc_id": "19847782", "split": 0, "title": "Todome no Ichigeki (bài hát)", "token_count": 227, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847782" }
Title: Todome no Ichigeki (bài hát) feat. Cory Wong là một bài hát của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Nhật Bản Vaundy. Bài hát được phát hành dưới dạng đĩa đơn độc quyền vào ngày 8 tháng 10 năm 2023 từ / Sony Music Labels. Tổng quan. Bài hát được phát hành sau tác phẩm trước đó là "ZERO" vào 9 ngày sau. Là bài hát chủ đề kết thúc của bộ anime truyền hình "SPY×FAMILY" mùa 2. Cory Wong tham gia với tư cách là nghệ sĩ chơi guitar. Cô xuất hiện lần đầu tiên trên chương trình "" được phát sóng vào ngày 1/12/2023 và biểu diễn ba ca khúc, trong đó có ca khúc này. Video ca nhạc. Bài hát được phát hành trên YouTube cùng thời điểm với việc phát sóng bộ hoạt hình. Nữ diễn viên Nagasawa Masami thủ vai chính, và câu chuyện lấy bối cảnh trên một con tàu du lịch sang trọng đang chìm, được mô tả bằng hình ảnh đen trắng. Video này được đạo diễn bởi Yuichi Kodama.
1,638,905
{ "doc_id": "19847786", "split": 0, "title": "Cơ quan cứu hỏa", "token_count": 197, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847786" }
Title: Cơ quan cứu hỏa Cơ quan cứu hỏa, còn gọi là đội cứu hỏa hay đội phòng cháy và chữa cháy là một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ phòng cháy chữa cháy và cứu hộ. Cơ quan cứu hỏa là tổ chức thuộc nhà nước, có nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy và cứu hộ trong một khu vực địa phương, như thành phố, quận, huyện, tỉnh, quốc gia hoặc khu vực đặc biệt. Ngoài ra, cũng có các tổ chức cứu hỏa tư nhân và chuyên biệt, chẳng hạn như tổ chức cứu hỏa máy bay. Mỗi cơ quan cứu hỏa có một hoặc nhiều trạm cứu hỏa. Nhân viên của các trạm cứu hỏa có thể là lính cứu hỏa chuyên nghiệp, tình nguyện, nghĩa vụ quân sự hoặc trực ban. Một số cơ quan cứu hỏa kết hợp sử dụng cả lính cứu hỏa chuyên nghiệp và tình nguyện. Ở một số quốc gia, các cơ quan cứu hỏa cũng có thể điều hành dịch vụ xe cứu thương.
1,638,906
{ "doc_id": "19847794", "split": 0, "title": "Friedrich, Công tước xứ Württemberg-Neuenstadt", "token_count": 350, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847794" }
Title: Friedrich, Công tước xứ Württemberg-Neuenstadt Friedrich của Württemberg-Neuenstadt (19 tháng 12 năm 1615, tại Stuttgart – 24 tháng 3 năm 1682, tại Neuenstadt am Kocher) là Công tước cai trị xứ Württemberg. Cuộc đời. Friedrich là con trai thứ ba của Johann Friedrich, Công tước thứ 7 của Württemberg và Barbara Sophie xứ Brandenburg. Khi cha ông qua đời năm 1628, anh trai ông Eberhard III trở thành Công tước xứ Württemberg. Friedrich theo học ở Tübingen năm 13 tuổi. Năm 1630, ông tham gia Grand Tour đi qua Strasbourg, Basel và Montpellier nhưng phải dừng lại ở Lyon do bị sốt nặng. Năm 1638, anh trai ông là Eberhard III được Hoàng đế La Mã Thần thánh Ferdinand III trao lại một số phần đã mất của công quốc Württemberg trong khi Frederick bị lôi kéo vào phục vụ quân đội. Sau hòa ước Westphalia, dẫn đến việc Württemberg phục hồi nguyên vẹn lãnh thổ, Eberhard đã ký kết "Fürstbrüderlicher Vergleich" - một thỏa thuận chung được thực hiện giữa các anh em công tước. Công tước Eberhard III để lại cho anh trai Friedrich quyền sở hữu Neuenstadt, Möckmühl và Weinsberg, mặc dù vùng này không có chủ quyền và vẫn thuộc về Eberhard. Friedrich đã phục dựng lâu đài Neuenstadt sau khi nó bị hư hại trong Chiến tranh Ba mươi năm và đến sống ở đó vào năm 1652. Ngày 7 tháng 6 năm 1653, ông kết hôn với Clara Augusta, con gái của Augustus the Younger xứ Brunswick.
1,638,907
{ "doc_id": "19847797", "split": 0, "title": "Silvius I Nimrod, Công tước xứ Württemberg-Oels", "token_count": 60, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847797" }
Title: Silvius I Nimrod, Công tước xứ Württemberg-Oels Silvius I Nimrod (2 tháng 5 năm 1622, Weiltingen – 24 tháng 4 năm 1664, Brzezinka ở Silesia) là Công tước đầu tiên của xứ Oels-Württemberg.
1,638,908
{ "doc_id": "19847798", "split": 0, "title": "Eberhard III, Công tước xứ Württemberg", "token_count": 67, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847798" }
Title: Eberhard III, Công tước xứ Württemberg Eberhard III, Công tước xứ Württemberg (16 tháng 12 năm 1614, tại Stuttgart – 2 tháng 7 năm 1674, tại Stuttgart) là Công tước cai trị xứ Württemberg từ năm 1628 cho đến khi ông qua đời năm 1674.
1,638,909
{ "doc_id": "19847799", "split": 0, "title": "Julius Friedrich, Công tước xứ Württemberg-Weiltingen", "token_count": 53, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847799" }
Title: Julius Friedrich, Công tước xứ Württemberg-Weiltingen Julius Friedrich (3 tháng 6 năm 1588 tại Montbéliard – 25 tháng 4 năm 1635 tại Strasbourg) là công tước đầu tiên của xứ Württemberg-Weiltingen.
1,638,910
{ "doc_id": "19847802", "split": 0, "title": "Diane de France", "token_count": 422, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847802" }
Title: Diane de France Diane de France, Nữ Công tước xứ Angoulême (25 tháng 7 năm 1538 – 11 tháng 1 năm 1619) là con ngoại hôn của Henri II của Pháp và nhân tình người Ý Filippa Duci. Diane đóng một vai trò chính trị quan trọng trong Chiến tranh Tôn giáo Pháp và là người cho xây dựng Hôtel d'Angoulême ở Paris. Diane được biết đến vì tri thức, trí thông minh cũng như là nhan sắc và tầm ảnh hưởng của mình dưới triều đại của Henri III và Henri IV của Pháp. Thân thế. Diane de France sinh ngày 25 tháng 7 năm 1538, là con gái ngoại hôn của Trữ quân Pháp 18 tuổi Henri và Filippa Duci (), con gái của một tiểu quý tộc vùng Fossano ở Piemonte. Bấy giờ cha của Diane đang ở Moncalieri, miền bắc nước Ý để tham gia một chiến dịch quân sự. Không rõ Diane được sinh ra tại triều đình hay được đưa đến khi còn bé. Tại triều đình Pháp, việc chăm sóc và giáo dục Diane được giao cho tình nhân của Henri, Diane de Poitiers. Henri đối xử rất tốt với con gái: hộ gia của Diane bao gồm một phó mẫu, các gia sư, thị nữ, hầu phòng và thậm chí cả một thợ may. Diane đã thể hiện khả năng học viết bằng tiếng Pháp một cách xuất sắc, điều này có thể thấy qua số lượng lớn các chữ viết vẫn còn tồn tại. Diane cũng được học tiếng Ý (ngôn ngữ thứ hai của triều đình), tiếng Tây Ban Nha và tiếng Latinh để phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo. Việc giáo dục nghệ thuật của Diane cũng không bị bỏ qua: Diane cũng học chơi đàn lute và các nhạc cụ khác cũng như là học hát. Diane không được hợp pháp hóa cho đến tận sau này, vào năm 1572 (không phải năm 1547 như niềm tin phổ biến trước đây). Cuộc hôn nhân đầu tiên.
1,638,911
{ "doc_id": "19847802", "split": 1, "title": "Diane de France", "token_count": 295, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847802" }
Title: Diane de France Ngày 13 tháng 2 năm 1552, khi Diane de France mới mười ba tuổi, một thỏa thuận hôn nhân được ký kết giữa Diane và Orazio Farnese, Công tước xứ Castro. Lễ cưới diễn ra vào ngày 15 tháng 2 năm 1553 với sự tham dự của anh trai Orazio, Hồng y Alessandro Farnese và bao gồm các vũ hội hóa trang và lễ hội hóa trang đường phố. Tuy nhiên, ngày 18 tháng 7 năm 1553, Diane trở thành góa phụ chỉ sau 5 tháng kết hôn, khi Orazio bị giết khi phục vụ trong lực lượng Pháp trong cuộc bao vây Hesdin. Diane trải qua thời gian để tang chồng tại Lâu đài Chantilly, quê hương của Anne de Montmorency, Đốc quân Pháp, sau đó trở lại triều đình để phục vụ cho Caterina de' Medici. Cuộc hôn nhân thứ hai. Diane kết hôn lần thứ hai với François de Montmorency, con trai cả của Anne de Montmorency thể theo thỏa thuận hôn nhân được ký kết ngày 3 tháng 5 năm 1557 và một buổi lễ diễn ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1557 tại Lâu đài Villers-Cotterêts. Hai người có một con trai và đặt tên cho đứa trẻ là Anne theo tên ông nội, sinh vào cuối tháng 9 năm 1560 nhưng nhanh chóng qua đời trước ngày 15 tháng 10.
1,638,912
{ "doc_id": "19847802", "split": 2, "title": "Diane de France", "token_count": 464, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847802" }
Title: Diane de France Ngày 22 tháng 6 năm 1563, sau cái chết của cha và sau đó là em trai cùng cha khác mẹ là François II, vị quốc vương mới, một người em trai cùng cha khác mẹ khác của Diane là Charles IX đã trao cho chị gái, thông qua Sắc lệnh bằng được ký kết tại Lâu đài Vincennes, Công quốc Châtellerault. Thu nhập khoảng 6.000 đồng livres hằng năm từ công quốc chính là khoản bù đắp cho món quà trị giá 50.000 đồng écu được hứa cho cuộc hôn nhân đầu tiên của Diane nhưng chưa bao giờ được ngân khố vương thất chi trả. Doanh thu từ công quốc này ít hơn nhiều so với số tiền Diane thiếu nợ. Sau cái chết của Charles X, Diane trở thành sủng thần của tân vương là Henri III. Vào tháng 2 năm 1576, Henri III ký trao cho chị gái các vùng đất và lãnh địa vùng Coucy và Folembray (cả hai đều thuộc tỉnh Aisne ngày nay), cũng như một số điền trang khác ở Bourbonnais. Diane de France trở thành góa phụ lần thứ hai vào năm 1579, sau khi giúp chồng trở thành lãnh đạo của Politique, một nhóm tín hữu Công giáo ôn hòa ở Pháp, hoạt động vì hoà bình của vương quốc. Cuộc sống sau này. Tháng 8 năm 1582, Henri III trao cho Diane Công quốc Angoulême để đổi lấy Công quốc Châtellerault và phong Diane tước vị Công tước xứ Angoulême (chỉ khi Diane còn sống và không thể truyền thừa cho hậu duệ). Tước hiệu mới đi kèm với sự giàu có ngày càng tăng, vì vậy vào năm 1584, Diane bắt đầu xây dựng một dinh thự mới ở Paris, Hôtel d'Angoulême (nay là Hôtel Lamoignon). Việc xây dựng bị gián đoạn bởi cuộc Chiến tranh Tôn giáo và chỉ được hoàn thành ở giai đoạn xây dựng thứ hai vào năm 1611. Diane cũng nhận được nhiều sự kính trọng tại triều đình của Henri IV của Pháp, và giám sát việc giáo dục của con trai Henri IV là Louis XIII.
1,638,913
{ "doc_id": "19847802", "split": 3, "title": "Diane de France", "token_count": 57, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847802" }
Title: Diane de France Diane qua đời vào ngày 11 tháng 1 năm 1619 tại Paris. Thông qua những bức thư còn sót lại của Nữ Công tước, Diane được nhìn nhận là một người phụ nữ dũng cảm và có lòng bao dung tuyệt vời.
1,638,914
{ "doc_id": "19847806", "split": 0, "title": "Thanh âm của phép thuật", "token_count": 486, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847806" }
Title: Thanh âm của phép thuật Thanh âm của phép thuật (tiếng Anh: The Sound of Magic, tiếng Hàn: 안나라수마나라; RR: Annarasumanara) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc năm 2022 dựa trên webtoon Naver Annarasumanara của Ha Il-kwon do Do Kim Seong-yoon làm đạo diễn và Kim Min-jeong viết kịch bản. Bộ phim có sự tham gia của Ji Chang-wook, Choi Sung-eun và Hwang In-youp. Phim kể về câu chuyện của một pháp sư bí ẩn, Ri Eul bất ngờ xuất hiện trước mặt cô gái đánh mất giấc mơ của mình, Yoon Ah-yi và chàng trai bị buộc phải mơ, Na Il-deung. Bộ phim được phát hành vào ngày 6 tháng 5 năm 2022, độc quyền bởi Netflix. Tóm tắt. Thanh âm của phép thuật là một bộ phim ca nhạc giàu cảm xúc xoay quanh Yoon Ah-yi, một học sinh nghèo theo học tại trường trung học Sewoon, người đã mất niềm tin vào phép thuật mà cô đam mê khi còn nhỏ. Trải qua nhiều bất hạnh, cô mong muốn được lớn nhanh hơn để trở thành người lớn, để có thể thoát khỏi những căng thẳng lớn và những khoản nợ đang đè nặng lên cô. Sau đó cô gặp Ri Eul, một pháp sư trưởng thành muốn tiếp tục được gọi là "đứa trẻ". Dưới sự khinh thường và nghi ngờ của cả xã hội, anh ta muốn khẳng định mình là một pháp sư thực sự, hỏi bất cứ ai anh gặp câu: "Bạn có tin vào phép thuật không?" Sau khi trở thành khách thường xuyên đến nơi ở của Ri Eul (nằm trong một công viên giải trí bị bỏ hoang kỳ lạ), Na Il-deung, bạn cùng bàn của Ah-yi, một sinh viên lạnh lùng và khá giả, bắt đầu nghe lén các bài học phép thuật của cô với pháp sư. Sớm bắt đầu tỏ ra thích cô ấy và chơi các trò ảo thuật. Sau cùng, cuộc sống của Ah-yi dần thay đổi khi cô trở thành tín đồ của Ri Eul, khiến bản thân một lần nữa trở thành người tin vào phép thuật và tiếp tục quyết định nghiêm túc theo đuổi ước mơ của mình.
1,638,915
{ "doc_id": "19847809", "split": 0, "title": "Ludwig Friedrich, Công tước xứ Württemberg-Mömpelgard", "token_count": 93, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847809" }
Title: Ludwig Friedrich, Công tước xứ Württemberg-Mömpelgard Ludwig Friedrich (29 tháng 1 năm 1586 – 26 tháng 1 năm 1631 tại Montbéliard) là Công tước cai trị xứ Württemberg-Mömpelgard. Sinh ra tại Lâu đài Montbéliard, ông là người con thứ năm và là con trai thứ hai của Công tước Friedrich I xứ Württemberg với Sibylla xứ Anhalt.
1,638,916
{ "doc_id": "19847810", "split": 0, "title": "Friedrich Achilles, Công tước xứ Württemberg-Neuenstadt", "token_count": 287, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847810" }
Title: Friedrich Achilles, Công tước xứ Württemberg-Neuenstadt Friedrich Achilles (5 tháng 5 năm 1591 – 30 tháng 12 năm 1631) là Công tước đầu tiên cai trị xứ Württemberg-Neuenstadt từ năm 1617 đến năm 1631. Cuộc đời. Công quốc Württemberg-Neuenstadt là một nhánh con phân chi từ nhà Württemberg trong giai đoạn thế kỷ 17, 18 và được đặt theo tên thị trấn Neuenstadt. Friedrich Achilles là con trai nhỏ thứ hai của Công tước Friedrich I. Sau hiệp ước Fürstbrüderlicher Vergleich - một thỏa thuận chung được thực hiện giữa các anh em công tước vào ngày 7 tháng 6 năm 1617 (lịch Julian: 28 tháng 5), các con trai của Friedrich I đã chia quyền thừa kế để con trai cả, Johann Friedrich đảm nhận quyền cai trị Công quốc Württemberg trong khi những người anh em còn lại nắm giữ các vùng đất khác. Theo phân chia thừa kế, Friedrich Achilles khi đó 26 tuổi, được nhận Lâu đài Neuenstadt và khoản vốn hàng năm là 10.000 guilder. Ông chưa bao giờ kết hôn nên sau khi qua đời vào năm 1631, lâu đài đã thuộc về nhánh thừa kế trưởng của công quốc, trước khi Công quốc Württemberg-Neuenstadt được tái lập vào năm 1649 dưới thời Công tước Frederick.
1,638,917
{ "doc_id": "19847811", "split": 0, "title": "Johann Friedrich, Công tước xứ Württemberg", "token_count": 315, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847811" }
Title: Johann Friedrich, Công tước xứ Württemberg Johann Friedrich (5 tháng 5 năm 1582, tại Montbéliard – 18 tháng 7 năm 1628) là Công tước cai trị Württemberg từ ngày 4 tháng 2 năm 1608 cho đến khi qua đời ngày 18 tháng 7 năm 1628. Cuộc đời. Johann Friedrich là con trai cả của Frederick I và Sibylla xứ Anhalt. Ông sinh ra tại lâu đài Montbéliard, nơi ông rời đi năm 4 tuổi khi gia đình chuyển đến ở Stuttgart. John Friedrich kết hôn với Barbara Sophie xứ Brandenburg (16 tháng 11 năm 1584 – 13 tháng 2 năm 1636), con gái của Joachim Friedrich, Tuyển hầu xứ Brandenburg. Ngày 28 tháng 5 năm 1617, John Friedrich đã ký một thỏa thuận với một số anh em của mình. Người em lớn nhất của ông, Ludwig Friedrich được nhận vùng Montbéliard - vẫn chưa hoàn toàn độc lập với Công quốc Württemberg. Người em kế tiếp, Julius Friedrich thừa kế chủ quyền đối với Brenz và Weiltingen, dẫn đến hai nhánh họ mới trong Công quốc: Württemberg-Mömpelgard (chấm dứt năm 1723) và Württemberg-Weiltingen (chấm dứt năm 1792). Những người em khác của ông, Frederick Achilles và Magnus lần lượt thừa kế các lâu đài Neuenstadt và Neuenbürg. Vì cả hai người em sau này đều không lập gia đình nên khi chết tài sản của họ sau đó thuộc trở lại nhánh họ chính của Công quốc.
1,638,918
{ "doc_id": "19847812", "split": 0, "title": "Friedrich I, Công tước xứ Württemberg", "token_count": 60, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847812" }
Title: Friedrich I, Công tước xứ Württemberg Friedrich I (19 tháng 8 năm 1557 – 29 tháng 1 năm 1608) là Công tước cai trị xứ Württemberg. Ông con trai của George xứ Mömpelgard với Barbara xứ Hesse, con gái của Philip I xứ Hessen.
1,638,919
{ "doc_id": "19847813", "split": 0, "title": "Eugen Sänger", "token_count": 512, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847813" }
Title: Eugen Sänger Eugen Sänger (22 tháng Chín năm 1905 – 10 tháng Hai năm 1964) là kỹ sư hàng không vũ trụ người Áo được biết đến nhiều nhất nhờ những nghiên cứu của ông về thân nâng và động cơ ramjet. Khởi đầu. Sänger sinh ra tại một thị trấn khai mỏ cũ Preßnitz (Přísečnice), gần Komotau vùng Bohemia, Đế quốc Áo-Hung. Ông học kỹ sư dân dụng tại Đại học Kỹ thuật Graz và Viên. Khi còn là sinh viên, ông đã được đọc cuốn sách của Hermann Oberth tựa đề "Die Rakete zu den Planetenräumen" ("Tiến vào không gian liên hành tinh bằng tên lửa"), cuốn sách đã thúc đẩy ông chuyển ngành học từ kỹ sư xây dựng sang ngành hàng không. Ông cũng tham gia hội tên lửa nghiệp dư tại Đức "Verein für Raumschiffahrt" (VfR – "Society for Space Travel") do Oberth thành lập. Năm 1932 Sänger trở thành thành viên của SS và cũng là thành viên của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa. Sänger chế tạo phương tiện bay bằng tên lửa, làm luận văn của mình, nhưng trường Đại học không công nhận do nó phi thực tế. Sänger được phép tốt nghiệp khi anh nộp một bài báo tầm thường hơn nhiều về trạng thái tĩnh của các giàn cánh. Sänger sau đó đã xuất bản luận án bị từ chối của mình với tựa đề "Raketenflugtechnik" ("Kỹ thuật bay tên lửa") vào năm 1933. Năm 1935 và 1936, ông xuất bản các bài báo về chuyến bay bằng tên lửa cho tạp chí "Flug" ("Chuyến bay") của Áo. Những bài báo của ông đã thu hút sự chú ý của (RLM, hay "Bộ Hàng không Đế chế") do coi ý tưởng của Sänger là phương thức chế tạo máy bay ném bom có khả năng tấn công đến nước Mỹ (dự án "Amerikabomber"). RLM cung cấp cho ôngvieenje nghiên cứu tiêng gần Braunschweig và cũng xây dựng nhà máy ô xy lỏng và một cơ sở thử nghiệm động cơ có lực đẩy 100 tấn. Vào thời điển này, việc tuyển dụng Sänger bị Wernher von Braun phản đối, coi ông là một mối đe dọa cho sự thống trị trong lĩnh vực nghiên cứu tên lửa của mình. Máy bay ném bom dưới quỹ đạo.
1,638,920
{ "doc_id": "19847813", "split": 1, "title": "Eugen Sänger", "token_count": 498, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847813" }
Title: Eugen Sänger Sänger đồng ý lãnh đạo một nhóm nghiên cứu tên lửa tại "Lüneburger Heide" năm 1936. Ông dần phát triển một loại máy bay ném bom cất cánh từ đường ray nhờ tên lửa đẩy khởi tốc, bản thân máy bay cũng sẽ có động cơ riêng giúp nó leo cao tới rìa khí quyển và sau đó trượt dọc theo tầng bình lưu. Máy bay sẽ không thực sự bay lên tới quỹ đạo, mà nó trượt trên tầng cao của bầu khí quyển giúp nó có khả năng bay ở khoảng cách xa dựa theo một chuỗi những lần trượt như vậy. Thiết kế này được gọi dưới cái tên "Silbervogel" và hoạt động chủ yếu dựa trên lực đẩy tác dụng lên thân của máy bay để có thể thực hiện chuyến bay dưới quỹ đạo. Sänger được hỗ trợ trong việc tính toán nhờ Irene Bredt, người mà sẽ làm vợ ông vào năm 1951. Sänger cũng thiết kế cả động cơ tên lửa mà sẽ sử dụng trên máy bay của mình, có khả năng tạo ra 1 MN lực đẩy. Trong thiết kế này, ông là một trong những người tiên phong đưa ra gợi ý sử dụng nhiên liệu của tên lửa làm nguội động cơ, nhờ cho nó chạy vòng xung quanh vòn phun trước khi nó được đốt trong buồng đốt. Đến năm 1942, Bộ công nghiệp hàng không Phát xít Đức hủy bỏ dự án cùng với các thiết kế lý thuyết do tập trung vào các công nghệ đã chín muồi. Sänger được gửi tới làm tại "Deutsche Forschungsanstalt für Segelflug" (DFS, hay "German Gliding Research Institute"-"Viện nghiên cứu tàu lượn Đức"). Tại đây ông đã phát triển nhiều kỹ thuật quan trọng trên động cơ ramjet, và làm việc trên máy bay đánh chặn Skoda-Kauba Sk P.14, cho đến khi kết thúc World War II. Sau chiến tranh. Sau khi chiến tranh kết thúc, Sänger làm việc cho Chính phủ Pháp và vào năm 1949 thành lập "Fédération Astronautique". Trong khi còn làm việc ở Pháp, Sänger là đối tượng của tình báo Liên Xô. Joseph Stalin đã cử con trai là Vasily và nhà khoa học Grigori Tokaty đến để mời ông về làm việc cho Liên Xô, nhưng đã không thành công. Có thông tin cho rằng Stalin đã chỉ đạo NKVD bắt cóc ông.
1,638,921
{ "doc_id": "19847813", "split": 2, "title": "Eugen Sänger", "token_count": 287, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847813" }
Title: Eugen Sänger Năm 1951, ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của International Astronautical Federation. Cùng năm đó, ông cưới Tiến sĩ Irene Bredt, cũng là nhà khoa học tên lửa, người đã giúp đỡ ông trong thiết kế Silbervogel. Năm 1954, Sänger quay trở lại Đức và ba năm sau trở thành Giám đốc viện nghiên cứu lực đẩy phản lực tại Stuttgart. Từ năm 1961 đến 1963 ông là cố vấn cho Junkers trong thiết kế tàu vũ trụ sử dụng động cơ ramjet, nhưng không có thiết kế nào được chế tạo thực tế. Năm 1963, ông trở thành giáo sư toàn phần tại Đại học Kỹ thuật Berlin, ông đã đảm nhận chức vụ này cho đến khi qua đời. Các khám phá lý thuyết của Sänger trong giai đoạn này đã khai phá khả năng sử dụng photon cho động cơ đẩy tàu vũ trụ du hành liên hành tinh trong các hệ thống đẩy laser và buồm mặt trời. Năm 1960, ông đã giúp Cộng hòa Ả Rập Thống nhất phát triển tên lửa Al-Zafir. Ông qua đời tại Berlin, năm 1964. Mộ của Sänger nằm tại nghĩa trang "Alter Friedhof" vùng Stuttgart-Vaihingen. Những nghiên cứu của ông trên máy bay "Silbervogel" đã là tiền đề cho việc phát triển X-15, X-20 Dyna-Soar, và Space Shuttle programs.
1,638,922
{ "doc_id": "19847820", "split": 0, "title": "Quỷ Môn Quan (thần thoại)", "token_count": 185, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847820" }
Title: Quỷ Môn Quan (thần thoại) Quỷ Môn Quan (tiếng Trung: 鬼門关) là cánh cổng dẫn đến địa ngục trong thần thoại Trung Hoa. Những người sau khi chết nếu linh hồn không được lên Thiên đàng thì sẽ phải đi qua cánh cổng này và chịu sự dẫn độ của các quỷ sai đưa xuống địa ngục để Diêm Vương phán xét và định đoạt. Theo quan niệm của người xưa cho rằng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch (lễ Vu Lan) hàng năm, Quỷ Môn Quan sẽ mở cửa cho phép những linh hồn bị giam cầm hay bị đày đoạ trong địa ngục được phép đi lại trong dương gian đến hết tháng 7 âm lịch thì sẽ đóng cổng. Vậy nên người ta mới bảo rằng tháng 7 là tháng Cô hồn và tháng không tốt để làm những việc đại sự như cưới xin, mua nhà...
1,638,923
{ "doc_id": "19847827", "split": 0, "title": "Death's Game", "token_count": 487, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847827" }
Title: Death's Game Death's Game () là một bộ phim truyền hình dài tập trên web của Hàn Quốc do Ha Byung-hoon viết kịch bản và đạo diễn, với sự tham gia của Seo In-guk và Park So-dam. Dựa trên webtoon cùng tên của Lee Won-sik và Ggulchan được đăng nhiều kỳ trên Naver vào năm 2019, phim mô tả câu chuyện về một người, trong lúc tuyệt vọng, bắt đầu cuộc sống mới bằng cái chết. Đây là bộ phim truyền hình gốc của TVING và có sẵn để phát trực tuyến trên nền tảng của nó và trên Amazon Prime Video ở một số khu vực được chọn ngoại trừ Hàn Quốc và Trung Quốc. Bộ phim được chia thành hai phần: Phần 1 phát hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2023 và Phần 2 phát hành vào ngày 5 tháng 1 năm 2024, lúc 12:00 (KST). Tóm tắt. Bộ phim kể về Choi Yi-jae (Seo In-guk), người đang trên bờ vực rơi vào địa ngục, trải qua cái chết và tái sinh 12 lần do sự phán xét của Tử thần (Park So-dam). Sản xuất. Vai Choi Yi-jae lần đầu tiên được giao cho Kang Ha-neul. Vào ngày 13 tháng 1 năm 2023, đạo diễn Ha Byung-hoon đã thông báo rằng quá trình sản xuất đang trong giai đoạn casting cuối cùng và việc quay phim sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 2 và sẽ kéo dài trong khoảng sáu tháng. Vào ngày 8 tháng 2 năm 2023, Seo In-guk và Park So-dam được xác nhận là diễn viên chính của bộ phim. Vào ngày 21 tháng 2, "JoyNews24" đưa tin rằng các diễn viên đã tiến hành đọc kịch bản đầy đủ vào ngày 14 và Seo In-guk bắt đầu quay phim vào ngày 20. Bản thân bộ phim truyền hình dài tập này cũng đánh dấu sự trở lại của Park sau khi cô tạm dừng hai năm để hồi phục sau bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú. Vào ngày 31 tháng 5 năm 2023, Dexter Studios thông báo rằng họ sẽ đồng sản xuất VFX của loạt phim với tổng kinh phí là 3.3 tỷ Won. Phát hành. TVING xác nhận ngày phát hành "Death's Game" sẽ là 15 tháng 12 năm 2023.
1,638,924
{ "doc_id": "19847827", "split": 1, "title": "Death's Game", "token_count": 306, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847827" }
Title: Death's Game Vào ngày 18 tháng 11 năm 2023, có thông báo rằng loạt phim này sẽ có sẵn để phát trực tuyến qua Amazon Prime Video ở 240 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoại trừ Trung Quốc và Hàn Quốc. Bộ phim được chia thành hai phần: Phần 1 được phát hành với bốn tập đầu tiên vào ngày 15 tháng 12 năm 2023, trong khi Phần 2 được phát hành với bốn tập còn lại vào ngày 5 tháng 1 năm 2024, lúc 12:00 (KST). Phản hồi. Đánh giá của chuyên gia. "Kim Hyun-seung của Cine21" nói rằng "nhiều tác phẩm đề cập đến thế giới bên kia, nhưng thế giới quan được xây dựng bởi ["Death's Game"] khá mới lạ". Ông cũng trích dẫn rằng "["Death's Game"] đang nhận được những đánh giá tích cực về CG, điều hiếm thấy ở Hàn Quốc" và "hơi thất vọng vì tất cả các câu chuyện đều dựa vào hiệu ứng hình ảnh". Lượng người xem. Amazon Prime Video đưa tin rằng bộ truyện này đã trở thành chủ đề nóng trên toàn thế giới kể từ khi Phần 1 được phát hành vào ngày 15. Đây là chương trình được xem nhiều nhất ở Indonesia và Thái Lan, đồng thời lọt vào Top 10 tại 43 quốc gia trên thế giới, bao gồm Úc, Brazil, Nhật Bản, Malaysia, Peru, Philippines, Singapore và Đài Loan vào tháng 12 năm 2023.
1,638,925
{ "doc_id": "19847833", "split": 0, "title": "Bathygobius hongkongensis", "token_count": 314, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847833" }
Title: Bathygobius hongkongensis Bathygobius hongkongensis là một loài cá biển thuộc chi "Bathygobius" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1986. Từ nguyên. Từ định danh "hongkongensis" được đặt theo tên gọi của đảo Hồng Kông, nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập (–"ensis": hậu tố trong tiếng Latinh biểu thị nơi chốn). Phân bố và môi trường sống. "B. hongkongensis" có phân bố giới hạn ở Tây Thái Bình Dương, chỉ được ghi nhận ở đảo Hồng Kông và đảo Đài Loan; quần đảo Ryukyu (Nam Nhật Bản); đảo Jeju (Hàn Quốc); vịnh Nha Trang (Việt Nam). Một ghi nhận của loài này tại bờ biển Andaman thuộc Nam Thái Lan. Mô tả. Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở "B. hongkongensis" là 5 cm. Thân lốm đốm nâu sẫm ở lưng và trắng ở bụng. Vây lưng, vây đuôi và vây ngực có một số đốm nhỏ màu nâu. Tất cả các vây đều trong mờ, màu nâu nhạt. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 9–10; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 7–8; Số tia ở vây ngực: 20–22.
1,638,926
{ "doc_id": "19847835", "split": 0, "title": "Valenciennea immaculata", "token_count": 475, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847835" }
Title: Valenciennea immaculata Valenciennea immaculata là một loài cá biển thuộc chi "Valenciennea" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1981. Từ nguyên. Tính từ định danh "immaculata" trong tiếng Latinh có nghĩa là “không có đốm”, hàm ý đề cập đến kiểu hình của loài cá này thiếu các sọc dọc như "Valenciennea muralis". Phân bố và môi trường sống. "V. immaculata" có phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, từ bờ nam Trung Quốc và đảo Đài Loan trải dài về phía nam đến Úc, phía đông đến đảo New Ireland. Ở Việt Nam, "V. immaculata" được ghi nhận tại bờ biển Ninh Thuận và khu vực vịnh Nha Trang–vịnh Vân Phong. Quần thể ở Bắc Thái Bình Dương có nhiều khác biệt về kiểu hình so với quần thể ở Úc, và bản thân quần thể Úc lại có sự khác biệt giữa hai bờ tây-đông. Cần có nhiều nghiên cứu phân loại về loài này. "V. immaculata" sống trên nền đáy mềm (cát, bùn) gần các rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 30 m. Mô tả. Chiều dài tổng lớn nhất được ghi nhận ở "V. immaculata" là 13 cm. Cá có màu trắng phớt vàng hoặc tím hồng nhạt với cặp sọc cam trên thân viền xanh lam từ má kéo dài dọc theo mặt dưới đến gốc vây đuôi. Vây đuôi có dải trắng gần rìa. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 13–17; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 13–16; Số tia ở vây ngực: 18–20. Sinh thái. "V. immaculata" thường sống thành đôi. Chúng rây từng ngụm cát để kiếm ăn và đào hang. Thương mại. "V. immaculata" là một thành phần trong ngành buôn bán cá cảnh.
1,638,927
{ "doc_id": "19847839", "split": 0, "title": "Trường Đại học Đại cương, Đại học Quốc gia Hà Nội", "token_count": 406, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847839" }
Title: Trường Đại học Đại cương, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Đại cương là một trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tồn tại từ năm 1996 đến năm 1998 với nhiệm vụ đào tạo kiến thức giáo dục đại cương trong quy trình đào tạo hai giai đoạn. Lịch sử. Năm 1995, Bộ Giáo dục tiến hành cải cách đào tạo đại học với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo nền tảng cơ bản cho sinh viên các trường đại học trong nước. Đến năm 1996, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - GS Nguyễn Văn Đạo ký quyết định thành lập 5 trường đại học trực thuộc bao gồm trường Đại học Đại cương và 4 trường đại học chuyên ngành: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm. Thời điểm này PGS Đặng Trần Phách lúc đó đang là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Đại học Đại cương. Trên cơ sở chương trình đào tạo đại học đại cương do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, trường Đại học Đại cương có nhiệm vụ đào tạo sinh viên trong thời gian 2 năm đầu, giúp sinh viên chuẩn bị kiến thức cơ sở để sau khi tốt nghiệp sinh viên theo học các chuyên ngành khác như y dược, kinh tài, sư phạm… theo nguyện vọng. Thời gian đầu mới thành lập Trường Đại học Đại cương không có cơ sở vật chất, phải nhờ đất của Đại Học Sư Phạm (nay là Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội) để dựng nhà lợp mái tôn cho khu hiệu bộ; giảng viên, lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm phải nhờ của các trường đại học thành viên còn lại. Do nỗ lực hết sức nên chỉ 6 tháng sau Trường đã có thể khai giảng khoá đầu tiên Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định về việc xóa bỏ Trường Đại học Đại cương.
1,638,928
{ "doc_id": "19847848", "split": 0, "title": "Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại Nơi làm việc", "token_count": 106, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847848" }
Title: Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại Nơi làm việc Ngày thế giới về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc là ngày quốc tế được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chọn kỷ niệm vào ngày 28 tháng 4 hàng năm, lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2003. Ngày này nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của công việc an toàn, cũng như các nguy cơ và hậu quả của tai nạn và bệnh tật liên quan đến công việc.
1,638,929
{ "doc_id": "19847854", "split": 0, "title": "Mary Tudor, Bá tước phu nhân xứ Derwentwater", "token_count": 458, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847854" }
Title: Mary Tudor, Bá tước phu nhân xứ Derwentwater Mary Tudor (16 tháng 10 năm 1673 – 5 tháng 11 năm 1726), Bá tước phu nhân xứ Derwentwater, là một nữ diễn viên và là con ngoại hôn của Charles II của Anh với tình nhân là Mary "Moll" Davis, một nữ diễn viên và ca sĩ. Tiểu sử. Cuộc sống ban đầu và tước hiệu. Mary lớn lên trong một ngôi nhà nằm ở phía tây nam của Quảng trường Thánh James, gần Công viên St. James và Cung điện Whitehall, và ngay từ khi còn nhỏ, Mary đã được bao quanh bởi giới thượng lưu của theo chủ nghĩa Trung hưng quân chủ Anh. Mary theo bước mẹ và bắt đầu diễn xuất khi còn trẻ. Mary cũng tham gia nhiều buổi trình diễn được tổ chức tại triều đình của Quốc vương Charles II. Năm chín tuổi, Mary đã hát vai vị thần La Mã Cupid, đại diện cho ham muốn, tình yêu nhục cảm, sự hấp dẫn và tình cảm, cùng với mẹ, người đóng vai thần Venus, trong vở kịch "Venus và Adonis." Và trong một vũ hội triều đình, Mary được ca ngợi là một trong những người khiêu vũ giỏi nhất, bên cạnh Công tước phu nhân xứ Norfolk và Graftorn. Ngày 10 tháng 12 năm 1680, khi Mary được bảy tuổi, để xác thực công nhận quan hệ cha con, Mary được ban cho họ Tudor (như một sự thừa nhận có huyết thống với Vương tộc Tudor) và được hưởng địa vị của con gái một Bá tước. Vào tháng 9 năm 1683, Mary được cấp một trợ cấp hàng năm trị giá 1500 bảng Anh (xấp xỉ £239,585 ở năm 2021), và năm tháng sau, vào ngày 21 tháng 2, Mary được hưởng địa vị của con gái Công tước. Hôn nhân và con cái. Ngày 18 tháng 8 năm 1687, khi được 14 tuổi, Công nương Mary Tudor kết hôn với Edward Radclyffe, Bá tước thứ 2 xứ Derwentwater (9 tháng 12 năm 1655 – 29 tháng 4 năm 1705) tại Little Parndon, Essex. Hai vợ chồng có bốn người con:
1,638,930
{ "doc_id": "19847854", "split": 1, "title": "Mary Tudor, Bá tước phu nhân xứ Derwentwater", "token_count": 176, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847854" }
Title: Mary Tudor, Bá tước phu nhân xứ Derwentwater Mary sống tách biệt khỏi Bá tước xứ Derwentwater vào tháng 6 năm 1699 và một chứng thư xác nhận hai vợ chồng ly thân được xác nhận vào ngày 6 tháng 2 năm 1700. Có người cho rằng Edward là tín hữu Công giáo La Mã và Mary từ chối cải đạo theo chồng, số khác thì cho rằng là do Mary không chung thủy. Ngày 23 tháng 5 năm 1705, ngay sau cái chết của chồng, Mary tái hôn với Henry Graham. Henry Graham qua đời vào ngày 7 tháng 1 năm 1707. Vài tháng sau, vào ngày 26 tháng 8, Mary kết hôn lần thứ ba với Thiếu tá James Rooke và có một con gái với James Rooke. Qua đời. Mary qua đời tại Paris vào ngày 5 tháng 11 năm 1726, thọ 53 tuổi.
1,638,931
{ "doc_id": "19847858", "split": 0, "title": "NGC 404", "token_count": 427, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847858" }
Title: NGC 404 NGC 404 là một thiên hà trường nằm trong chòm sao Tiên Nữ, cách Trái Đất khoảng 10 triệu năm ánh sáng. William Herschel là người đầu tiên phát hiện ra thiên hà này vào năm 1784, và chúng ta có thể quan sát được nó bằng kính thiên văn cỡ nhỏ. NGC 404 nằm ngay bên ngoài Nhóm Địa phương và dường như không bị ràng buộc hấp dẫn với nhóm này. Do chỉ nằm cách ngôi sao cấp hai Mirach trong phạm vi 7 phút cung, rất khó để quan sát hoặc chụp ảnh thiên hà này và vì vậy nó có biệt danh là "Bóng ma của Mirach". Đặc trưng vật lý. NGC 404 là một thiên hà lùn dạng thấu kính rất biệt lập, có độ sáng nhỉnh hơn một chút và kích thước bé hơn Đám Mây Magellan Nhỏ. Không giống như nhiều thiên hà sơ khai khác, NGC 404 rất giàu hydro trung tính, tập trung phần lớn ở cặp vành đai lớn xung quanh nó. Thiên hà này cũng tồn tại sự hình thành sao ở cả trung tâm và các vùng ngoài cùng, mặc dù ở mức độ thấp. Đĩa khí bên ngoài và sự hình thành sao của NGC 404 được cho là do một hoặc một số vụ sáp nhập với các thiên hà nhỏ hơn khoảng 1 tỷ năm trước kích hoạt. Các nhà thiên văn học đề xuất rằng NGC 404 có thể từng là một thiên hà xoắn ốc trước khi biến đổi thành một thiên hà thấu kính do sự kiện hợp nhất đó. Phát xạ LINER. NGC 404 chứa một vùng vạch phát xạ hạt nhân ion hóa thấp (LINER), một loại vùng đặc trưng bởi sự phát xạ vạch quang phổ từ các nguyên tử bị ion hóa yếu. Ngoài ra, thiên hà này còn chứa một cụm sao hạt nhân và -có thể- một lỗ đen siêu lớn với khối lượng gấp vài chục nghìn lần khối lượng Mặt Trời. Các phép đo khoảng cách.
1,638,932
{ "doc_id": "19847858", "split": 1, "title": "NGC 404", "token_count": 326, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847858" }
Title: NGC 404 Ít nhất hai kỹ thuật đã được sử dụng để đo khoảng cách tới NGC 404. Phương pháp đo dao động độ sáng bề mặt hồng ngoại ước tính khoảng cách đến các thiên hà xoắn ốc dựa trên độ hạt bề ngoài chỗ phình ra của chúng. Khoảng cách đo được tới NGC 404 bằng kỹ thuật này vào năm 2003 là 9,9 ± 0,5 Mly (3,03 ± 0,15 Mpc). Tuy vậy, NGC 404 đủ gần để các sao siêu khổng lồ đỏ có thể được chụp lại dưới dạng các tinh cầu riêng lẻ. Ánh sáng từ những ngôi sao này và kiến ​​thức về cách chúng so sánh với các ngôi sao gần đó trong Ngân Hà cho phép đo trực tiếp khoảng cách tới thiên hà. Phương pháp này được gọi là đỉnh của nhánh sao khổng lồ đỏ (TRGB), cho ra khoảng cách ước tính tới NGC 404 là 10,0 ± 1,2 Mly (3,1 ± 0,4 Mpc). Tính trung bình lại, hai phép đo này cho ra khoảng cách ước tính là 10,0 ± 0,7 Mly (3,07 ± 0,21 Mpc). Vệ tinh tiềm năng. Năm 2018, một vệ tinh tiềm năng của NGC 404, với định danh là Donatiello I, đã được phát hiện. Donatiello I là một thiên hà lùn hình cầu với rất ít sự hình thành sao. Khó khăn trong việc thiết lập khoảng cách chính xác tới thiên hà này khiến trạng thái vệ tinh của nó vẫn chưa được xác nhận.
1,638,933
{ "doc_id": "19847860", "split": 0, "title": "Cấp Cổ Các", "token_count": 443, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847860" }
Title: Cấp Cổ Các Cấp Cổ Các () là thư viện tư nhân và cơ sở xuất bản do văn nhân thời Minh mạt Thanh sơ Mao Tấn sáng lập tại Giang Tô, với bộ sưu tập thư tịch lên tới 84.000 cuốn sách mà phần nhiều là những cuốn sách hay thời Tống, Nguyên, bản thân ông còn lấy Cấp Cổ Các làm tên cửa hiệu của mình. Theo quyển "Tô Châu phủ chí" (蘇州府志) thời Đồng Trị nhà Thanh, Cấp Cổ Các tọa lạc tại cầu Thất Lý bên ngoài cổng Nghênh Xuân, Thường Thục. Sau khi Mao Tấn qua đời, con trai thứ năm của ông là Mao Ỷ (hiệu là Cấp Cổ hậu nhân) kế thừa cơ nghiệp của cha mình. Cấp Cổ Các hiện nay không còn tồn tại và nền nhà này giờ đây thuộc về làng Tào Bang, thị trấn Sa Gia Bang, thành phố Thường Thục, tỉnh Giang Tô. Lịch sử. Mao Tấn sinh vào cuối thời Minh năm Vạn Lịch thứ 27 (1599), nhiều lần đi thi không đỗ, sau này được mẫu thân Qua thị truyền cảm hứng, lập chí khắc in sách. Năm Thiên Khải thứ 6 (1626), phụ thân qua đời và ông được thừa kế hàng nghìn khoảnh ruộng. Sau khi nhận được sự ủng hộ của mẫu thân, ông đã bán bớt ruộng đất của mình, bỏ tiền thuê hơn 20 thợ khắc và bắt đầu khắc in sách. Năm Sùng Trinh thứ 15 (1642), Mao Tấn đã nhờ thông gia Vương Hàm vẽ bức tranh "Ngu Sơn Mao thị Cấp Cổ Các đồ" (虞山毛氏汲古閣圖) trong đó có chín gian phòng ốc và hai cái ao, trên ao có đình Nhị Như và đình Lục Quân, Mao từng “phê duyệt trong suốt mười năm” tại đình Lục Quân. Một trong hai cái ao bị nước sông tràn vào, còn ao kia bị lấp để tạo đất nông nghiệp vào thập niên 1970. Sách khắc in.
1,638,934
{ "doc_id": "19847860", "split": 1, "title": "Cấp Cổ Các", "token_count": 233, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847860" }
Title: Cấp Cổ Các Những cuốn sách lớn hơn được khắc trong Cấp Cổ Các của Mao Tấn bao gồm "Thập tam kinh" (十三经), "Thập thất sử" (十七史), "Tân đãi bí thư" (津逮秘書) và "Lục thập chủng khúc" (六十種曲) cũng như nhiều cuốn sách quý hiếm và độc đáo khác nhau. Ông đã trả giá rất cao cho bộ sưu tập sách vở độc đáo của mình, từng dán trên cửa nhà đôi câu "Người khác trả giá một nghìn, chủ hiệu trả giá một nghìn hai trăm". Đến nỗi người dân địa phương có câu tục ngữ rằng: "Ba trăm lẻ sáu kế sinh nhai, chẳng thà bán sách cho họ Mao". Chi phí khắc in sách cũng rất cao, mỗi trang có giá ba lạng bạc. Giấy được sử dụng là giấy đặt làm từ Giang Tây, giấy mỏng có chữ Mao bên góc, giấy dày có chữ Mao đậm hơn, sách họ sao chép giống hệt sách gốc nên gọi là bản "Mao sao" (毛抄). Sưu tầm.
1,638,935
{ "doc_id": "19847860", "split": 2, "title": "Cấp Cổ Các", "token_count": 309, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847860" }
Title: Cấp Cổ Các Bản Cấp Cổ Các rất được giới sưu tầm sách và văn nhân đời sau yêu thích, Ngô Vĩ Nghiệp từng viết "Cấp Cổ Các ca" (汲古閣歌) khen ngợi thành tích này. Bản do Mao Tấn biên soạn ban đầu gồm có "Cấp Cổ Các giáo khắc thư mục" (汲古阁校刻书目) chép lại 534 loại sách. Hối Đạo nhân thời Thanh lại biên soạn phần bổ di, thêm vào 44 loại sách, nâng tổng số lên 578 loại sách. Đào Tương cuối thời Thanh thích sưu tầm bản Cấp Cổ Các và có tổng cộng 540 loại sách khắc in. "Minh Mao thị Cấp Cổ Các khắc thư mục lục" (明毛氏汲古阁刻书目录) 1 quyển do Đào Tương biên soạn thu thập 623 loại sách, trong đó có 75 loại ông không sưu tầm được. Lời bàn trong phần đề tựa của "Minh Mao thị Cấp Cổ Các khắc thư mục lục" nói rằng "Bào Phương Cốc có một tập sách viết về sự tồn vong của bản khắc in Cấp Cổ" đó chính là "Cấp Cổ Các khắc bản tồn vong khảo" (汲古阁刻板存亡考) của Hối Đạo nhân, nhưng trên thực tế Hối Đạo nhân không phải tên là Bào Phương Cốc mà là Trịnh Đức Mậu thời Thanh.
1,638,936
{ "doc_id": "19847862", "split": 0, "title": "Christian VI của Đan Mạch", "token_count": 120, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847862" }
Title: Christian VI của Đan Mạch Christian VI (30 tháng 11 năm 1699 – 6 tháng 8 năm 1746) là vua của Đan Mạch và Na Uy từ năm 1730 đến 1746. Là con trai cả của Frederik IV và Louise xứ Mecklenburg-Güstrow, ông là một chính trị gia tài giỏi, nổi tiếng với chế độ độc tài của mình. Ông là vị vua đầu tiên của Vương tộc Oldenburg không tham gia bất kỳ cuộc chiến nào. Khẩu hiệu của ông là " "Deo et populo" " (vì Chúa và dân chúng).
1,638,937
{ "doc_id": "19847865", "split": 0, "title": "Mori, Hokkaidō", "token_count": 73, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847865" }
Title: Mori, Hokkaidō là thị trấn thuộc huyện Kayabe, phó tỉnh Oshima, Hokkaidō, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 14.338 người và mật độ dân số là 39 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 368,27 km2.
1,638,938
{ "doc_id": "19847866", "split": 0, "title": "Robin Hack", "token_count": 152, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847866" }
Title: Robin Hack Robin Hack (; sinh ngày 27 tháng 8 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá người Đức hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ của Bundesliga là Borussia Mönchengladbach. Sự nghiệp. Tháng 6/2019, Hack kí hợp đồng với 1. FC Nürnberg từ 1899 Hoffenheim với chi phí không được tiết lộ. Sau 2 mùa giải tại Nürnberg, Hack chuyển tới Arminia Bielefeld vào tháng 8/2021, với thời hạn hợp đồng tới năm 2025. Tuy nhiên, vào ngày 26/6/2023, Hack đã kí hợp đồng với Borussia Mönchengladbach với bản hợp đồng có thời hạn 4 năm, khi hợp đồng với Arminia Bielefeld chưa kết thúc.
1,638,939
{ "doc_id": "19847867", "split": 0, "title": "Frederik IV của Đan Mạch", "token_count": 88, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847867" }
Title: Frederik IV của Đan Mạch Frederik IV của Đan Mạch ( tiếng Đan Mạch: "Frederik" ; 11 tháng 10 năm 1671 – 12 tháng 10 năm 1730) là vua của Đan Mạch và Na Uy từ năm 1699 cho đến khi qua đời. Ông là con trai của Christian V của Đan Mạch-Na Uy và Charlotte Amalie xứ Hessen-Kassel.
1,638,940
{ "doc_id": "19847868", "split": 0, "title": "Julian Weigl", "token_count": 69, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847868" }
Title: Julian Weigl Julian Weigl (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1995) là cầu thủ bóng đá hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ phòng ngự cho Borussia Mönchengladbach. Weigl cũng đang là thành viên của Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức. Danh hiệu. Borussia Dortmund Benfica Cá nhân
1,638,941
{ "doc_id": "19847869", "split": 0, "title": "Christian V của Đan Mạch", "token_count": 46, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847869" }
Title: Christian V của Đan Mạch Christian V (15 tháng 4 năm 164625 tháng 8 năm 1699) là Vua Đan Mạch và Na Uy từ năm 1670 cho đến khi qua đời năm 1699.
1,638,942
{ "doc_id": "19847870", "split": 0, "title": "Luca Netz", "token_count": 47, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847870" }
Title: Luca Netz Luca Netz (sinh ngày 15/5/2003) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đức hiện đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái cho Borussia Mönchengladbach. Danh hiệu. Cá nhân
1,638,943
{ "doc_id": "19847871", "split": 0, "title": "Alassane Pléa", "token_count": 51, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847871" }
Title: Alassane Pléa Alassane Alexandre Pléa (sinh ngày 10 tháng 3 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp hiện thi đấu cho câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach ở Bundesliga.
1,638,944
{ "doc_id": "19847872", "split": 0, "title": "Manu Koné", "token_count": 55, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847872" }
Title: Manu Koné Emmanuel "Manu" Kouadio Koné (sinh ngày 17 tháng 5 năm 2001) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp hiện thi đấu ở vị trí tiền vệ trung tâm cho câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach.
1,638,945
{ "doc_id": "19847873", "split": 0, "title": "Rocco Reitz", "token_count": 44, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847873" }
Title: Rocco Reitz Rocco Reitz (sinh ngày 29 tháng 5 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đức hiện thi đấu cho câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach.
1,638,946
{ "doc_id": "19847877", "split": 0, "title": "Frederik V của Đan Mạch", "token_count": 116, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847877" }
Title: Frederik V của Đan Mạch Frederik V của Đan Mạch (tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy: "Frederik V"; 31 tháng 3 năm 1723 – 14 tháng 1 năm 1766) là Quốc vương Đan Mạch và Na Uy và là Công tước xứ Schleswig-Holstein từ ngày 6 tháng 8 năm 1746 cho đến khi qua đời năm 1766. Là thành viên của Vương tộc Oldenburg, ông là con trai của Christian VI của Đan Mạch và Sophie Magdalene xứ Brandenburg-Kulmbach.
1,638,947
{ "doc_id": "19847884", "split": 0, "title": "Sửa chữa", "token_count": 59, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847884" }
Title: Sửa chữa sửa chữa Nguồn. https://vi.m.wiktionary.org/wiki/s%E1%BB%ADa_ch%E1%BB%AFa?searchToken=2d42n8slnk9oaetus4m4b66ns
1,638,948
{ "doc_id": "19847893", "split": 0, "title": "Màu sắc quốc gia", "token_count": 114, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847893" }
Title: Màu sắc quốc gia Màu sắc quốc gia (tiếng Anh: "National color") thường là một phần của tập hợp các biểu tượng quốc gia của một đất nước. Nhiều bang và đất nước công nhận tập hợp các màu sắc làm "màu sắc quốc gia" của họ trong khi số khác lại có màu sắc quốc gia "trên thực tế" được sử dụng trở nên nổi tiếng. Màu sắc quốc gia thường xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông, từ quốc kỳ cho đến những màu sắc được dùng trong thể thao.
1,638,949
{ "doc_id": "19847894", "split": 0, "title": "E-Land Group", "token_count": 300, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847894" }
Title: E-Land Group Tập đoàn E·Land (tiếng Hàn: 이랜드그룹) là một tập đoàn Hàn Quốc có trụ sở chính tại Changjeon-dong Mapo-gu Seoul, Hàn Quốc. Tập đoàn E-Land tham gia vào các trung tâm bán lẻ, nhà hàng, công viên giải trí, khách sạn và doanh nghiệp xây dựng cũng như nền tảng kinh doanh quần áo thời trang. Nó có hoạt động trên toàn thế giới thông qua công ty con E-Land World. Lịch sử hình thành. E-Land khởi đầu là một cửa hàng quần áo rộng 6 mét vuông trên con phố thời trang phía trước Đại học Ewha ở Sinchon vào năm 1980. Thương hiệu đầu tiên của E-Land có tên là "England", sau này đổi thành "E-Land" do những hạn chế về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Năm 1994, Tập đoàn E-Land giới thiệu cửa hàng đầu tiên tại thị trường Hàn Quốc bằng việc mở cửa hàng đầu tiên 2001 Outlet. Nó xuất hiện dưới hình thức các cửa hàng đại lý nhiều tầng với các cửa hàng tạp hóa, đồ gia dụng và quần áo. Năm 2003, Tập đoàn E-Land mua 75% cổ phần của New Core, một cửa hàng bách hóa hoạt động tại 25 địa điểm khác nhau ở Hàn Quốc. Sau khi mua lại, New Core được chuyển đổi thành hai cửa hàng bách hóa và 15 cửa hàng thời trang cao cấp. [cần dẫn nguồn]
1,638,950
{ "doc_id": "19847894", "split": 1, "title": "E-Land Group", "token_count": 443, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847894" }
Title: E-Land Group Năm 2005, Tập đoàn E-Land trở thành tập đoàn lớn thứ 37 tại Hàn Quốc (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước) với tổng tài sản hơn 2 tỷ USD. Vào tháng 4 năm 2006, Tập đoàn E-Land đã mua lại toàn bộ hoạt động của Carrefour tại Hàn Quốc, nơi điều hành 32 cửa hàng giảm giá. Carrefour Korea, mặc dù có sự hiện diện toàn cầu và có kinh nghiệm ở nước ngoài, vẫn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu văn hóa địa phương của Hàn Quốc. Carrefour đã được E-Land Group đổi tên thành Homever sau khi mua lại. Việc mua lại đã đưa Tập đoàn E-Land từ vị trí nhà khai thác cửa hàng/chiết khấu lớn thứ 6 lên thứ 2 về tổng số cửa hàng. Năm 2006, Tập đoàn E-Land là nhà bán lẻ lớn thứ hai ở Hàn Quốc dựa trên số lượng cửa hàng (Nguồn: Korea Rating). Vào ngày 14 tháng 5 năm 2008, tập đoàn bán lẻ Tesco của Anh, đã hoạt động tại Hàn Quốc, đã đồng ý mua 36 đại siêu thị với sự kết hợp giữa thực phẩm và phi thực phẩm từ E-Land với giá 1,9 tỷ USD (976 triệu bảng Anh) trong thương vụ mua lại lớn nhất của mình, đưa Tesco trở thành nhà bán lẻ lớn thứ hai trong nước. Phần lớn các cửa hàng E-Land trước đây thuộc về nhà bán lẻ Carrefour của Pháp trước năm 2006 và hầu hết các cửa hàng sẽ được chuyển đổi thành cửa hàng Tesco Homeplus. Chuỗi cửa hàng giảm giá Home Plus của Tesco tại Hàn Quốc hiện có 66 cửa hàng. Vào ngày 16 tháng 12 năm 2011, E-Land mua chiếc nhẫn Kim cương Krupp của Elizabeth Taylor với giá 8.818.500 USD (bao gồm cả phí bảo hiểm của người mua). Họ dự định trưng bày nó tại công viên giải trí E-World ở Daegu. Ngày 14 tháng 4 năm 2014, Tập đoàn E-Land thông báo sẽ thành lập câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Seoul và Seoul E-Land FC đang thi đấu ở K League Challenge (Giải hạng hai) kể từ năm 2015. Hoạt động kinh doanh.
1,638,951
{ "doc_id": "19847894", "split": 2, "title": "E-Land Group", "token_count": 442, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847894" }
Title: E-Land Group Tập đoàn E-Land tập trung vào sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng bao gồm quần áo, hàng tiêu dùng và đồ gia dụng. Sản phẩm được bán thông qua hai kênh khác nhau: khoảng 5.000 cửa hàng nhượng quyền và 59 cửa hàng thuộc sở hữu của E-Land. Hoạt động kinh doanh bán lẻ hiện tại của Tập đoàn bao gồm Kim's Club, NC Department Store, NewCore Outlet, 2001 Outlet và DongA Department Store. Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm quần áo trẻ sơ sinh, quần áo trẻ em, quần áo phụ nữ, quần áo thể thao và đồ lót cùng vô số kênh như cửa hàng đại lý, cửa hàng bách hóa và siêu thị. Tập đoàn E-Land sở hữu 60 thương hiệu tại Hàn Quốc. Cửa hàng 2001 2001 Outlet (hangul:이천일 아울렛) là một nhà bán lẻ Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc. Nhượng quyền cửa hàng là một chi nhánh của Tập đoàn E-Land, tập đoàn này cũng đang điều hành một chuỗi cửa hàng khác, NewCore Outlet. Công ty vận hành các cửa hàng bán sản phẩm và chuỗi cửa hàng bán lẻ của các cửa hàng bách hóa Hàn Quốc. Ngoài các hoạt động tại Hàn Quốc, công ty còn điều hành các cơ sở kinh doanh tại Seoul, Incheon, Kyunggi-do và các chuỗi địa phương khác của Hàn Quốc. Cửa hàng Cửa hàng Junggye ở Nowon-gu, Seoul Cửa hàng Guro ở Guro-gu, Seoul Cửa hàng Cheonho ở Gangdong-gu, Seoul Cửa hàng Bupyeong ở Bupyeong-gu, Seoul Cửa hàng Anyang ở Manan-gu, Anyang, Kyunggi-do Cửa hàng Bundang ở Bundang-gu, Seongnam, Kyunggi-do Cửa hàng Suwon ở Paldal-gu, Suwon, Kyunggi-do Cửa hàng Cheolsan ở Gwangmyeong, tỉnh Kyunggi-do Tham khảo thêm. Kinh tế Hàn Quốc Danh sách các công ty Hàn Quốc Seoul E-Land FC
1,638,952
{ "doc_id": "19847897", "split": 0, "title": "Tập đoàn E-Land", "token_count": 302, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847897" }
Title: Tập đoàn E-Land Tập đoàn E·Land (tiếng Hàn: 이랜드그룹) là một tập đoàn Hàn Quốc có trụ sở chính tại Changjeon-dong Mapo-gu, Seoul, Hàn Quốc. Tập đoàn E-Land tham gia vào các trung tâm bán lẻ, nhà hàng, công viên giải trí, khách sạn và doanh nghiệp xây dựng cũng như nền tảng kinh doanh quần áo thời trang. Nó có hoạt động trên toàn thế giới thông qua công ty con E-Land World. Lịch sử hình thành. E-Land khởi đầu là một cửa hàng quần áo rộng 6 mét vuông trên con phố thời trang phía trước Đại học Ewha ở Sinchon vào năm 1980. Thương hiệu đầu tiên của E-Land có tên là "England", sau này đổi thành "E-Land" do những hạn chế về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Năm 1994, Tập đoàn E-Land giới thiệu cửa hàng đầu tiên tại thị trường Hàn Quốc bằng việc mở cửa hàng đầu tiên 2001 Outlet. Nó xuất hiện dưới hình thức các cửa hàng đại lý nhiều tầng với các cửa hàng tạp hóa, đồ gia dụng và quần áo. Năm 2003, Tập đoàn E-Land mua 75% cổ phần của New Core, một cửa hàng bách hóa hoạt động tại 25 địa điểm khác nhau ở Hàn Quốc. Sau khi mua lại, New Core được chuyển đổi thành hai cửa hàng bách hóa và 15 cửa hàng thời trang cao cấp. [cần dẫn nguồn]
1,638,953
{ "doc_id": "19847897", "split": 1, "title": "Tập đoàn E-Land", "token_count": 444, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847897" }
Title: Tập đoàn E-Land Năm 2005, Tập đoàn E-Land trở thành tập đoàn lớn thứ 37 tại Hàn Quốc (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước) với tổng tài sản hơn 2 tỷ USD. Vào tháng 4 năm 2006, Tập đoàn E-Land đã mua lại toàn bộ hoạt động của Carrefour tại Hàn Quốc, nơi điều hành 32 cửa hàng giảm giá. Carrefour Korea, mặc dù có sự hiện diện toàn cầu và có kinh nghiệm ở nước ngoài, vẫn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu văn hóa địa phương của Hàn Quốc. Carrefour đã được E-Land Group đổi tên thành Homever sau khi mua lại. Việc mua lại đã đưa Tập đoàn E-Land từ vị trí nhà khai thác cửa hàng/chiết khấu lớn thứ 6 lên thứ 2 về tổng số cửa hàng. Năm 2006, Tập đoàn E-Land là nhà bán lẻ lớn thứ hai ở Hàn Quốc dựa trên số lượng cửa hàng (Nguồn: Korea Rating). Vào ngày 14 tháng 5 năm 2008, tập đoàn bán lẻ Tesco của Anh, đã hoạt động tại Hàn Quốc, đã đồng ý mua 36 đại siêu thị với sự kết hợp giữa thực phẩm và phi thực phẩm từ E-Land với giá 1,9 tỷ USD (976 triệu bảng Anh) trong thương vụ mua lại lớn nhất của mình, đưa Tesco trở thành nhà bán lẻ lớn thứ hai trong nước. Phần lớn các cửa hàng E-Land trước đây thuộc về nhà bán lẻ Carrefour của Pháp trước năm 2006 và hầu hết các cửa hàng sẽ được chuyển đổi thành cửa hàng Tesco Homeplus. Chuỗi cửa hàng giảm giá Home Plus của Tesco tại Hàn Quốc hiện có 66 cửa hàng. Vào ngày 16 tháng 12 năm 2011, E-Land mua chiếc nhẫn Kim cương Krupp của Elizabeth Taylor với giá 8.818.500 USD (bao gồm cả phí bảo hiểm của người mua). Họ dự định trưng bày nó tại công viên giải trí E-World ở Daegu. Ngày 14 tháng 4 năm 2014, Tập đoàn E-Land thông báo sẽ thành lập câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Seoul và Seoul E-Land FC đang thi đấu ở K League Challenge (Giải hạng hai) kể từ năm 2015. Hoạt động kinh doanh.
1,638,954
{ "doc_id": "19847897", "split": 2, "title": "Tập đoàn E-Land", "token_count": 443, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847897" }
Title: Tập đoàn E-Land Tập đoàn E-Land tập trung vào sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng bao gồm quần áo, hàng tiêu dùng và đồ gia dụng. Sản phẩm được bán thông qua hai kênh khác nhau: khoảng 5.000 cửa hàng nhượng quyền và 59 cửa hàng thuộc sở hữu của E-Land. Hoạt động kinh doanh bán lẻ hiện tại của Tập đoàn bao gồm Kim's Club, NC Department Store, NewCore Outlet, 2001 Outlet và DongA Department Store. Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm quần áo trẻ sơ sinh, quần áo trẻ em, quần áo phụ nữ, quần áo thể thao và đồ lót cùng vô số kênh như cửa hàng đại lý, cửa hàng bách hóa và siêu thị. Tập đoàn E-Land sở hữu 60 thương hiệu tại Hàn Quốc. Cửa hàng 2001 2001 Outlet (hangul:이천일 아울렛) là một nhà bán lẻ Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc. Nhượng quyền cửa hàng là một chi nhánh của Tập đoàn E-Land, tập đoàn này cũng đang điều hành một chuỗi cửa hàng khác, NewCore Outlet. Công ty vận hành các cửa hàng bán sản phẩm và chuỗi cửa hàng bán lẻ của các cửa hàng bách hóa Hàn Quốc. Ngoài các hoạt động tại Hàn Quốc, công ty còn điều hành các cơ sở kinh doanh tại Seoul, Incheon, Kyunggi-do và các chuỗi địa phương khác của Hàn Quốc. Cửa hàng Cửa hàng Junggye ở Nowon-gu, Seoul Cửa hàng Guro ở Guro-gu, Seoul Cửa hàng Cheonho ở Gangdong-gu, Seoul Cửa hàng Bupyeong ở Bupyeong-gu, Seoul Cửa hàng Anyang ở Manan-gu, Anyang, Kyunggi-do Cửa hàng Bundang ở Bundang-gu, Seongnam, Kyunggi-do Cửa hàng Suwon ở Paldal-gu, Suwon, Kyunggi-do Cửa hàng Cheolsan ở Gwangmyeong, tỉnh Kyunggi-do Tham khảo thêm. Kinh tế Hàn Quốc Danh sách các công ty Hàn Quốc Seoul E-Land FC
1,638,955
{ "doc_id": "19847899", "split": 0, "title": "Charlotte FitzRoy, Bá tước phu nhân xứ Lichfield", "token_count": 370, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847899" }
Title: Charlotte FitzRoy, Bá tước phu nhân xứ Lichfield Charlotte Fitzroy, Bá tước phu nhân xứ Lichfield (5 tháng 9 năm 1664 – 17 tháng 2 năm 1718) là con ngoại hôn của Charles II của Anh với một trong những tình nhân nổi tiếng nhất của Quốc vương là Barbara Villiers, Công tước thứ 1 xứ Cleveland. Nổi tiếng với vẻ đẹp của mình, Charlotte kết hôn năm 12 tuổi với Edward Henry Lee, Bá tước thứ 1 xứ Lichfield, do đó trở thành Bá tước phu nhân xứ Lichfield. Những năm đầu đời. Charlotte Fitzroy sinh vào ngày 5 tháng 9 năm 1664, là người con thứ tư và con gái thứ hai của Barbara Palmer, Bá tước phu nhân xứ Castlemaine, người con duy nhất của chỉ huy phe Bảo hoàng William Villiers, Tử tước Grandison thứ 2. Charlotte được giao cho một phó mẫu ở Dinh Berkshire chăm sóc. Mẹ của Charlotte đã ly thân với chồng là Roger Palmer, Bá tước thứ 1 xứ Castlemaine, nhưng vẫn duy trì quan hệ hôn nhân với Roger Palmer. Castlemaine không có bất kỳ đứa con nào với vợ; trên thực tế, Charlotte và các anh chị em đều là con ngoại hôn của Bà Bá tước với Quốc vương Charles II. Charles II thừa nhận con gái và ban cho Charlotte họ FitzRoy - tức là "con của Quốc vương". Người viết nhật ký Samuel Pepys ghi nhận rằng Charlotte có thể sẽ có triển vọng hôn nhân tốt: "Phu nhân Castlemayne [Barbara Villiers] của tôi sẽ vui vẻ nói rằng con gái của bà (không quá một hoặc hai tuổi) sẽ là thiếu nữ đầu tiên trong Triều đình sẽ kết hôn…”
1,638,956
{ "doc_id": "19847899", "split": 1, "title": "Charlotte FitzRoy, Bá tước phu nhân xứ Lichfield", "token_count": 490, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847899" }
Title: Charlotte FitzRoy, Bá tước phu nhân xứ Lichfield Charlotte là người cháu gái yêu thích của James, Công tước xứ York, em trai của Charles II, người sau này trị vì nước Anh với trị hiệu là James II. Nhà sử học John Heneage Jesse đã viết về Charlotte Fitzroy như sau: "Chúng ta biết rất ít về Charlotte ngoại trừ việc cô ấy xinh đẹp." Khi còn nhỏ, Charlotte đã được vẽ bởi họa sĩ cung đình Peter Lely, Họa sĩ chính Thường trực của Charles II, trong đó Công nương ngồi cùng với một nam hầu cận người Ấn Độ, tay cầm một chùm nho và mặc trang phục lụa màu hồng. Ngày nay, bức tranh được treo ở Triển lãm Nghệ thuật York. Nhà sử học nghệ thuật Anna Brownell Jameson đã mô tả Charlotte Fitzroy là người "có sắc đẹp sánh ngang với mẹ, nhưng lại không giống mẹ ở mọi khía cạnh còn lại." Có vẻ như Charles II là một người cha đầy yêu thương đối với Charlotte. Năm 1682, Quốc vương đã viết cho con gái rằng: "Cha phải nói với con rằng cha rất vui khi biết con đã mang thai, và cha hy vọng được gặp con sớm, để cha có thể cảm thấy hạnh phúc khi nói với con rằng cha thương con đến nhường nào, và là cha tốt của bon, Charles Quốc vương". Hôn nhân và con cái. Ngày 16 tháng 5 năm 1674, trước sinh nhật thứ mười, Công nương Charlotte đã ký thỏa thuận với Ngài Edward Lee, và hai ngườikết hôn vào ngày 6 tháng 2 năm 1677, vào năm Charlotte được mười ba tuổi. Khi Charles Stewart, Công tước thứ 6 xứ Lennox qua đời vào năm 1673, Edward được phong làm Bá tước xứ Lichfield. Của hồi môn của Charlotte được thỏa thuận là 18.000 bảng Anh và chồng Edward được nhận khoản trợ cấp 2.000 bảng Anh mỗi năm. Hai vợ chồng có mười tám người con: Qua đời và di sản. Charlotte qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 1718, thọ 53 tuổi và được chôn cất tại Khu đất của Nhà thờ Các Thánh ở Spelsbury, Oxfordshire, Anh. Một tòa nhà được xây dựng ngay bên cạnh ngôi nhà của Charlotte mà sau này được biết đến với cái tên là số 10 phố Downing.
1,638,957
{ "doc_id": "19847900", "split": 0, "title": "Viên Nhất Kỳ", "token_count": 462, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847900" }
Title: Viên Nhất Kỳ Viên Nhất Kỳ (giản thể: 袁一琦, phồn thể: 袁一琦, bính âm: "Yuán Yī Qí"; sinh ngày 19 tháng 3 năm 2000) là một nữ ca sĩ và diễn viên người Trung Quốc trực thuộc công ty giải trí Shanghai STAR48 Culture Media Co., Ltd. Cô là thành viên thế hệ thứ 7 của nhóm nhạc nữ thần tượng SNH48 thuộc Team HII. Sự nghiệp. Ngày 15 tháng 9 năm 2016, cô trở thành thành viên thế hệ thứ 7 của SNH48 và gia nhập SNH48 Team HII. Ngày 27 tháng 9, SNH48 giành giải Nhóm nhạc xuất sắc nhất năm trên BXH Bài hát mới châu Á. Ngày 17 tháng 10, SNH48 phát hành EP "Princess Cloak" cho "SNH48's 3rd Annual Idol Popularity Finals Song Report". Ngày 5 tháng 11 cô tham gia "SNH48’s 2nd Annual Fashion Awards". Ngày 21 tháng 12, cô cùng SNH48 phát hành EP "“Khoảnh khắc đầu năm”". Ngày 7 tháng 1 năm 2017, cô tham gia "3rd Annual Golden Melody Awards Concert" của SNH48 GROUP và bài hát "The Ringtone" cô trình diễn cùng Team HII SNH48 đã giành vị trí thứ 48. Ngày 17 tháng 3, cô phát hành EP "Tương lai của chúng ta" cùng SNH48. Ngày 19 tháng 5, cô cùng SNH48 phát hành EP "Summer Pirates". Ngày 29 tháng 7, cô tham gia "SNH48 GROUP 4th Annual Idol Popularity Finals Concert" với ca khúc "Trái tim bay lượn" với vị trí thứ 56. Ngày 18 tháng 10, album "Dawn of Naples" được phát hành cùng SNH48. Ngày 8 tháng 11, MV đĩa đơn "Uniform Faith" do cô tham gia ghi hình báo cáo nhóm tổng tuyển cử lần thứ 4 đã chính thức ra mắt. Ngày 18 tháng 11, cô tham gia "SNH48 GROUP×MINA 3rd Annual Fashion Awards". Ngày 20 tháng 12, cô phát hành EP "Sweet festival" cùng SNH48.
1,638,958
{ "doc_id": "19847900", "split": 1, "title": "Viên Nhất Kỳ", "token_count": 272, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847900" }
Title: Viên Nhất Kỳ Ngày 3 tháng 2 năm 2018, cô tham gia "4th Annual Golden Melody Awards Concert" của SNH48 GROUP. Ca khúc "Một lần nữa yêu" do cô cùng Vương Vũ Huyên, Hoàng Ân Như, Thẩm Mộng Dao trình diễn giành vị trí thứ 9, và ca khúc "Hoa cùng lửa" cô biểu diễn cùng SNH48 Team HII cũng giành được vị trí thứ 49. Ngày 26 tháng 3, cô phát hành EP "Chương Nhạc Tương Lai" cùng SNH48. Ngày 7 tháng 4, cô lần đầu tiên tham gia "SNH48 Idol Games" và giành chức vô địch trong cuộc đua 25M * 8. Ngày 17 tháng 5, cô cùng SNH48 phát hành EP "Quy Luật Rừng Xanh". Ngày 28 tháng 7, cô tham gia "Chỉ Lệ Tiền Hành" "5th Annual Idol Popularity Finals Concert" của SNH48 GROUP. Ngày 19 tháng 8, cô cùng SNH48 giành giải Nhóm nhạc xuất sắc nhất 2018 tại "Asian New Song Chart." Ngày 27 tháng 10, cô tham gia "SNH48 GROUP x Mina 4th Annual Fashion Awards". Ngày 20 tháng 12, album "“Now and Forever”" được cô cùng SNH48 phát hành.
1,638,959
{ "doc_id": "19847900", "split": 2, "title": "Viên Nhất Kỳ", "token_count": 470, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847900" }
Title: Viên Nhất Kỳ Ngày 19 tháng 1 năm 2019, cô tham gia "5th Annual Golden Melody Awards Concert" của SNH48 GROUP, cô cùng Từ Tử Hiên, Ngô Triết Hàm, Dương Băng Di, Trương Di, Trương Đan Tam và Trương Quỳnh Dư thành lập nhóm 7 người DeMOON. Ngày 22 tháng 3, SNH48 phát hành album báo cáo "Our Journey" cho "5th Golden Melody Awards". Ngày 13 tháng 4, cô tham gia "Idol Games lần thứ 2" của SNH48 GROUP và giành chức vô địch ở bộ môn nhảy cao. Ngày 25 tháng 5, SNH48 phát hành EP bình chọn độc quyền "Dream in a Summer" cho vòng chung kết lần thứ 6. Ngày 23 tháng 6, chương trình truyền hình "Thiên Thiên Hướng Thượng" của Đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam do cô tham gia ghi hình đã được phát sóng. Ngày 27 tháng 7, trong tổng tuyển cử lần thứ 6 "New Journey" của SNH48 GROUP cô đã giành được vị trí thứ 21. Lần đầu xuất hiện tại buổi hòa nhạc cùng DeMOON, và trình diễn đĩa đơn chưa phát hành "Hồ Ly (Fox)". Ngày 23 tháng 8, với tư cách là thành viên của SNH48 GROUP TOP32, cô đã được mời tham dự "SOBA Korea Awards 2019" thay mặt cho SNH48 và giành được Giải thưởng Nghệ sĩ làn sóng Hàn Quốc mới ngoài nước. Ngày 15 tháng 9, DeMOON đã phát hành EP đầu tiên của nhóm mang tên "DeMOON". Ngày 17 tháng 9, EP "Bài Hát Thời Gian" được phát hành cùng SNH48. Ngày 22 tháng 10, ca khúc cô tham gia quay MV "Brave or Not" cho lần tổng tuyển cử thứ 6 chính thức ra mắt. Ngày 17 tháng 11, cô tham dự "Asian Music Festival 2019" cùng DeMOON và giành được Giải thưởng Nhóm nhạc nữ mới danh dự hàng năm. Ngày 21 tháng 12, cô tham gia "6th Annual Golden Melody Awards Concert" của SNH48 GROUP, ca khúc "Cuộc gọi nhỡ" do cô trình diễn cùng Lý Vũ Kỳ giành được vị trí thứ 7 trong nhóm Vân Khả.
1,638,960
{ "doc_id": "19847900", "split": 3, "title": "Viên Nhất Kỳ", "token_count": 504, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847900" }
Title: Viên Nhất Kỳ Ngày 29 tháng 5 năm 2020, chương trình thi đấu nhóm nhạc của kênh Tencent Video "Chúng Ta Nhiệt Huyết" cô tham gia được phát sóng. Ngày 15 tháng 6, MV ca khúc chủ đề "Trời Trong Rồi" trong EP cùng tên trong tổng tuyển cử lần 7 của SNH48 GROUP được ra mắt. Ngày 15 tháng 8, cô tham gia tổng tuyển cử lần 7 và giành được vị trí thứ 12. Ngày 8 tháng 9, đĩa đơn "Goodbye" được phát hành. Ngày 23 tháng 10, EP "Bộ ba tăng trưởng F.L.Y" được ra mắt cùng SNH48. Ngày 5 tháng 11, MV báo cáo của nhóm Ánh Sao cho lần tổng tuyển cử thứ 7 "How are you" được chính thức đăng tải. Ngày 10 tháng 11, cô phát hành đĩa đơn "I Don't Wanna Be With You". Ngày 22 tháng 12, single mừng năm mới "Happy Wonder World" được phát hành cùng SNH48 FAMILY GROUP. Ngày 25 tháng 12, MV ca khúc “Happy Wonder World” được phát hành trực tuyến. Ngày 16 tháng 1 năm 2021, cô tham gia "7th Annual Golden Melody Awards Concert" của SNH48 GROUP, cô cùng Đoàn Nghệ Tuyền giành được vị trí thứ 16 với ca khúc "9 to 9", và Team HII của cô cũng giành được Đội vinh quang của năm với ca khúc "Honor". Ngày 30 tháng 3, đĩa đơn "Can't See the Person Talking in the Mirror" được phát hành. Tháng 4, cô tham gia chương trình âm nhạc "Youth and melody" của kênh DRAGON TV với tư cách ca sĩ thuộc Siba Family Label, trong chương trình cô thể hiện ca khúc "Thiên Thiên". Ngày 26 tháng 5, EP "Flipped" được phát hành cùng SNH48. Ngày 28 tháng 6, đĩa đơn "Chỉ Một Lần Duy Nhất Của Chúng Ta" được ra mắt. Ngày 19 tháng 7, ca khúc "Youth Is a Blind Box" trong bộ phim "The Day We Lit up the Sky" được cô phát hành cùng Tôn Nhuế, Hứa Dương Ngọc Trác, Do Miểu và Trần Lâm. Ngày 7 tháng 8, cô tham gia tổng tuyển cử "48 Possibilities of the World" lần thứ 8 của SNH48 GROUP và giành được vị trí thứ hai.
1,638,961
{ "doc_id": "19847900", "split": 4, "title": "Viên Nhất Kỳ", "token_count": 257, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847900" }
Title: Viên Nhất Kỳ Ngày 20 tháng 8 năm 2022 cô giành được vị trí thứ 3 trong tổng tuyển cử lần thứ 9 của SNH48 GROUP. Ngày 10 tháng 9, chương trình "50km Taohuawu" cô tham gia của kênh Tencent Video được phát sóng. Ngày 15 tháng 1 năm 2023, cô tham gia chương trình "Kỳ ngộ tân niên dạ" của Truyền hình vệ tinh Hà Nam cùng SNH48, cả nhóm trình diễn ca khúc "Thực dục tân niên", và điệu nhảy chủ đề năm mới "Thỏ vũ tân niên". Ngày 20 tháng 1, cô tham gia chương trình "Gala Lễ hội mùa xuân truyền hình vệ tinh An Huy 2023". Ngày 5 tháng 2, cô tham gia "Dạ tiệc lễ hội đèn lồng truyền hình vệ tinh An Huy 2023" cùng nhóm và trình diễn ca khúc "honor". Ngày 5 tháng 8, khi tham gia "Annual Youth Ceremony 2023" của SNH48 GROUP và "Siba Family 10th Anniversary Concert", "Mười năm tuổi trẻ, những vì sao tỏa sáng", Viên Nhất Kỳ đã giành được Giải Vàng dành cho thành viên có ảnh hưởng của năm và danh hiệu QUEEN cho mức độ nổi tiếng cao nhất năm.
1,638,962
{ "doc_id": "19847910", "split": 0, "title": "Rausu, Hokkaidō", "token_count": 71, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847910" }
Title: Rausu, Hokkaidō là thị trấn thuộc huyện Menashi, phó tỉnh Nemuro, Hokkaido, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 4.722 người và mật độ dân số là 12 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 397,88 km2.
1,638,963
{ "doc_id": "19847912", "split": 0, "title": "Catherine Darnley, Công tước phu nhân xứ Buckingham và Normanby", "token_count": 406, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847912" }
Title: Catherine Darnley, Công tước phu nhân xứ Buckingham và Normanby Catherine Darnley, Công tước phu nhân xứ Buckingham và Normanby (khoảng 1681 – 13 tháng 3 năm 1743), là người con ngoại hôn của James II của Anh, và đã kết hôn liên tiếp với hai nhà quý tộc người Anh. Tiểu sử. Công nương Catherine là con gái của James II của Anh và tình nhân là Catherine Sedley, Bá tước xứ Dorchester. Catherine được ban cho họ Darnley, thể hiện mối liên hệ giữa Catherine và tổ tiên là Henry Stuart, Lãnh chúa Darnley. Có một số nghi ngờ về quan hệ cha con giữa Catherine Darnley và James II vì mẹ của Công nương là Catherine Sedley được cho là có những người tình khác. Theo sắc lệnh của vương thất, Công nương Catherine Darnley được hưởng địa vị dành cho con gái của Công tước. Phù hiệu của Catherine được James II phong tặng ngày nay được kết hợp với phù hiệu của Hầu tước xứ Normanby, cho thấy rằng James II đã chấp nhận Catherine là con ruột của mình. Người chồng đầu tiên của Catherine là James Annesley, Bá tước thứ 3 xứ Anglesey, kết hôn vào ngày 28 tháng 10 năm 1699 tại Tu viện Westminster. Cặp đôi ly thân vào năm 1701 theo Đạo luật Quốc hội, với lý do là vì bản tính tàn ác của bá tước, và Bà Bá tước cho rằng James Annesley đã cố giết chết mình. Catherine quyết rời bỏ chồng trong khi James đang có gắng giữ ghế trong Thượng Nghị viện thông qua địa vị của Catherine. James mắc bệnh lao và qua đời sớm vào năm 1702. Catherine và James có một con gái là Catherine Annesley (khoảng 1700–1736), kết hôn lần thứ nhất với William Phipps và lần hứ hai với John Sheldon (hoặc Skelton).
1,638,964
{ "doc_id": "19847912", "split": 1, "title": "Catherine Darnley, Công tước phu nhân xứ Buckingham và Normanby", "token_count": 433, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847912" }
Title: Catherine Darnley, Công tước phu nhân xứ Buckingham và Normanby Ngày 16 tháng 3 năm 1706, Thái Bá tước phu nhân Catherine kết hôn với tư cách là vợ thứ ba của John Sheffield, Công tước thứ 1 xứ Buckingham và Normanby. Đám cưới diễn ra tại Nhà thờ St Martin-in-the-Fields. Công tước xứ Buckingham và Normanby là một người ủng hộ nhiệt thành của Quốc vương James II, lớn hơn Catherine khoảng ba mươi tuổi và hai vợ chồng có ba người con, hai trong số đó đã qua đời khi còn nhỏ: Những cuộc hôn nhân trước đây của ngài công tước được cho là không hạnh phúc, nhưng John lại rất yêu Catherine, và người bạn của hai vợ chồng là Alexander Pope tuyên bố rằng "bất cứ khi nào hai người họ có bất kỳ sự đối lập quan điểm nào... John sẽ không chờ đến giờ ăn tối... hay cho đến khi Catherine trở về phòng cậu ấy, nhưng luôn bỏ sổ sách hoặc công việc để đến bên vợ và nói: "Em à, em và anh không bao giờ nên bất hòa; và mặc dù anh vẫn nghĩ rằng mình đúng, em cứ làm mọi sự theo ý hướng của em." Khi John qua đời vào năm 1721, Catherine đã kêu gọi Giáo hoàng và Francis Atterbury cho sản xuất một ấn bản tưởng niệm các bài thơ và các tác phẩm khác của người chồng quá cố. Vì tất cả những người con của Catherine đều đã qua đời trước Catherine, tước hiệu công tước đã bị tuyệt tự và các tước vị cũng như tài sản của người chồng quá cố của Catherine được kế thừa bởi đứa con ngoài giá thú của John là Ngài Charles Herbert Sheffield, Nam tước thứ nhất. Hậu duệ của con gái Catherine, Catherine Annesley gồm có Constantine Phipps, Nam tước Mulgrave thứ 1, Henry Phipps, Bá tước thứ 1 xứ Mulgrave, Sĩ quan Hải quân Vương thất Charles Phipps và Sĩ quan Quân đội Anh Edmund Phipps.
1,638,965
{ "doc_id": "19847915", "split": 0, "title": "Các địa điểm khảo cổ thung lũng Upano", "token_count": 289, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847915" }
Title: Các địa điểm khảo cổ thung lũng Upano Các địa điểm khảo cổ thung lũng Upano là một cụm các địa điểm khảo cổ trong rừng nhiệt đới Amazon. Các địa điểm này nằm ở thung lũng sông Upano ở phía đông Ecuador. Các địa điểm khảo cổ này bao gồm một số thành phố, mà các nhà khảo cổ cho rằng có khoảng 10.000 cư dân đã từng sinh sống tại đây, thời điểm hưng thịnh có thể đạt từ 15.000 - 30.000 dân từ năm 500 trước Công nguyên, là khu vực tập trung dân cư có trước bất kỳ xã hội Amazon nào từng được người ta biết đến hơn một thiên niên kỷ. Lịch sử khai quật. Bằng chứng sớm nhất về việc định cư thời tiền hiện đại ở vùng Thung lũng Upano được tìm thấy vào thập niên 1970. , một nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia của Pháp, đã bắt đầu khai quật trong khu vực vào thập niên 1990. Việc thăm dò các địa điểm được tăng tốc sau khi chính phủ Ecuador tài trợ cho cuộc khảo sát bằng LIDAR đối với thung lũng Upano vào năm 2015, tạo điều kiện cho việc phát hiện thêm nhiều khu định cư hơn những gì đã được phát hiện trước đó. Nhóm của Rostain đã công bố những phát hiện của họ từ cuộc khảo sát LIDAR trên "Science" vào tháng 1 năm 2024.
1,638,966
{ "doc_id": "19847916", "split": 0, "title": "Bihoro, Hokkaidō", "token_count": 75, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847916" }
Title: Bihoro, Hokkaidō là thị trấn thuộc huyện Abashiri, phó tỉnh Okhotsk, Hokkaidō, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 18.697 người và mật độ dân số là 43 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 438,36 km2.
1,638,967
{ "doc_id": "19847922", "split": 0, "title": "Karoline Luise xứ Hessen-Darmstadt", "token_count": 367, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847922" }
Title: Karoline Luise xứ Hessen-Darmstadt Caroline Louise xứ Hessen-Darmstadt (tiếng Đức: "Karoline Luise von Hessen-Darmstadt"; 11 tháng 7 năm 1723 – 8 tháng 4 năm 1783), là người vợ đầu tiên của Karl Friedrich xứ Baden và là con gái của Ludwig VIII, nhà cai trị Bá quốc Hessen-Darmstadt và vợ Nữ bá tước Charlotte xứ Hanau-Lichtenberg. Bà có 2 hậu duệ trở thành Đại công tước xứ Baden, trước khi ngai vàng của Baden rơi vào tay hậu duệ của người vợ thứ 2 của Đại công tước Karl vì tuyệt tự dòng nam. Caroline được xem là một nghệ sĩ, một nhà khoa học, nhà sưu tập và chuyên gia thẩm mỹ. Bà được mô tả là một người phụ nữ có học thức, nói được 5 thứ tiếng và góp phần đưa kinh đô Karlsruhe của Baden trở thành trung tâm văn hoá ở Đức. Bá kết giao với Voltaire, Johann Gottfried Herder, Johann Kaspar Lavater, Johann Wolfgang von Goethe, Friedrich Gottlieb Klopstock, Christoph Willibald Gluck và Christoph Martin Wieland. Bà là thành viên của dàn nhạc cung đình Markgräflich Baden và Học viện Mỹ thuật Đan Mạch, bà có một phòng thí nghiệm được thành lập trong cung điện Karlsruhe. Cô tự nuôi sống bản thân từ thu nhập của mình và quản lý một nhà máy sản xuất xà phòng và nến. Sức khỏe của bà bị xuống cấp do một cú ngã vào năm 1779, và bà qua đời vì đột quỵ trong chuyến đi cùng con trai. Bộ sưu tập của bà là nền tảng của Staatliche Kunsthalle Karlsruhe và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bang Karlsruhe.
1,638,968
{ "doc_id": "19847929", "split": 0, "title": "Quân đoàn Donetsk số 1", "token_count": 134, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847929" }
Title: Quân đoàn Donetsk số 1 Quân đoàn Lục quân Donetsk số 1 (tiếng Nga: 1-й Донецкий армейский корпус) là một đơn vị của Lục quân Nga thuộc biên chế của Quân khu Nam, nhưng trước đây vốn là một đơn vị dân quân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Đơn vị chính thức được nhập vào Nga vào ngày 31 tháng 12 năm 2022 sau khi Nga sáp nhập lãnh thổ Donetsk chiếm đóng được. Cơ cấu. Quân đoàn Lục quân Donetsk số 1 bao gồm khoảng sáu lữ đoàn bộ binh, một lữ đoàn pháo binh, một trung đoàn xe tăng:
1,638,969
{ "doc_id": "19847937", "split": 0, "title": "Engaru, Hokkaidō", "token_count": 76, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847937" }
Title: Engaru, Hokkaidō là thị trấn thuộc huyện Monbetsu, phó tỉnh Okhotsk, Hokkaidō, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 19.241 người và mật độ dân số là 14 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 1.332,32 km2.
1,638,970
{ "doc_id": "19847938", "split": 0, "title": "Egglestonichthys bombylios", "token_count": 325, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847938" }
Title: Egglestonichthys bombylios Egglestonichthys bombylios là một loài cá biển thuộc chi "Egglestonichthys" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1997. Từ nguyên. Từ định danh "bombylios" bắt nguồn từ "bómbūx" (βόμβυξ trong tiếng Hy Lạp cổ đại) nghĩa là “ong nghệ”, hàm ý đề cập đến kiểu hình của loài cá này giống với loài ong nghệ, cũng như cơ thể to chắc của nó. Phân bố. "E. bombylios" ban đầu được biết đến ở ngoài khơi Lãnh thổ Bắc Úc, sau này được ghi nhận thêm tại khu vực vịnh Nha Trang–vịnh Vân Phong (Việt Nam) và bờ đông Trung Quốc. "E. bombylios" được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 29 m. Mô tả. Mẫu định danh của "E. bombylios" có chiều dài chuẩn lớn nhất là 4,5 cm. Mẫu vật thu thập từ Trung Quốc có chiều dài chuẩn là 5,4 cm. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 9–10; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 9–10; Số tia ở vây ngực: 20–22. Phân loại. "E. bombylios" có quan hệ chặt chẽ với "Larsonella pumilus" và chi "Priolepis".
1,638,971
{ "doc_id": "19847941", "split": 0, "title": "Duat", "token_count": 265, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847941" }
Title: Duat Duat (tiếng Ai Cập cổ đại: "dwꜣt", phát âm "do-aht", Coptic: ⲧⲏ, còn xuất hiện như "Tuat", "Tuaut" hoặc "Akert", "Amenthes", "Amenti" hoặc "Neter-khertet") là thế giới ngầm trong thần thoại Ai Cập. Nó đã được thể hiện bằng chữ tượng hình như một ngôi sao trong vòng tròn: 𓇽. Thần Osiris được cho là chúa tể của thế giới ngầm. Ông là xác ướp đầu tiên được mô tả trong thần thoại Osiris và ông đã nhân cách hóa sự tái sinh và cuộc sống sau khi chết. Địa ngục cũng là nơi ở của nhiều vị thần khác cùng với Osiris. Địa lý của "Duat" tương tự như phác thảo với thế giới mà người Ai Cập biết: Có những đặc điểm thực tế như sông, đảo, cánh đồng, hồ, gò đất và hang động, nhưng cũng có những hồ lửa tuyệt vời, những bức tường sắt và cây ngọc lam. Trong "cuốn sách Hai cách" (một văn bản quan tài) thậm chí còn có một hình ảnh giống như bản đồ của "Duat".
1,638,972
{ "doc_id": "19847958", "split": 0, "title": "Christian II của Đan Mạch", "token_count": 98, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847958" }
Title: Christian II của Đan Mạch Christian II (1 tháng 7 năm 1481 – 25 tháng 1 năm 1559) là một vị quân chủ Scandinavia thuộc Liên minh Kalmar, ông cai trị với tư cách là Vua Đan Mạch và Na Uy từ 1513 đến 1523, vua của Thụy Điển từ 1520 đến 1521. Từ năm 1513 đến năm 1523, ông đồng thời là Công tước Schleswig và Holstein cùng cai trị với chú Frederik.
1,638,973
{ "doc_id": "19847966", "split": 0, "title": "Frederik I của Đan Mạch", "token_count": 130, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847966" }
Title: Frederik I của Đan Mạch Frederik I (tiếng Đan Mạch và ; ; ; 7 tháng 10 năm 1471 – 10 tháng 4 năm 1533) là Vua Đan Mạch và Na Uy. Ông là vị vua Công giáo cuối cùng trị vì Đan Mạch và Na Uy, khi các vị vua tiếp theo theo đạo Luther sau cuộc Cải cách Tin lành. Với tư cách là vua của Na Uy, Frederick được biết đến là chưa bao giờ đến thăm đất nước này. Triều đại của ông bắt đầu truyền thống lâu đời là gọi tên các vị vua Đan Mạch bằng Christian và Frederik.
1,638,974
{ "doc_id": "19847974", "split": 0, "title": "Charles FitzRoy, Công tước thứ 2 xứ Cleveland", "token_count": 381, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847974" }
Title: Charles FitzRoy, Công tước thứ 2 xứ Cleveland Charles Palmer, sau là Charles FitzRoy, Công tước thứ 2 xứ Cleveland, Công tước thứ 1 xứ Southampton, KG, (18 tháng 6 năm 1662 – 9 tháng 9 năm 1730), được gọi bằng tước hiệu nhã xưng là Nam tước Limerick trước năm 1670; Bá tước xứ Southampton từ năm 1670 đến năm 1675; và được biết đến là Công tước xứ Southampton từ năm 1675 cho đến năm 1709, khi Charles kế vị mẹ là Công tước xứ Cleveland. Những năm đầu đời. Charles Palmer, sau là "FitzRoy", sinh ngày 18 tháng 6 năm 1662, là con trai của Charles II của Anh và tình nhân là Barbara Villiers, Công tước thứ 1 xứ Cleveland. Ban đầu, Charles được Roger Palmer, Bá tước thứ 1 xứ Castlemaine, chồng của Barbara, tuyên bố là con trai và là người thừa kế của mình trước khi Quốc vương Charles II công khai thừa nhận Charles là con trai của nhà vua. Charles là người con lớn thứ ba trong số các người con của Charles II với Barbara Villiers. Ban đầu, vì được coi là con trai của Bá tước xứ Castlemaine, ngay từ khi sinh ra Charles đã được gọi là "Lãnh chúa Limerick", gọi theo tước hiệu cao thứ hai của ngài Bá tước là Nam tước Limerick. Sự ra đời của Charles trùng vào lúc vọ chồng Bá tước ly thân. Ngài Castlemaine, một tín hữu Công giáo La Mã, đã rửa tội cho Charles theo đức tin Công giáo, nhưng sáu ngày sau, Quốc vương đã cho Charles rửa tội một lần nữa với tư cách là một tín hữu Anh giáo. Cuộc sống cá nhân.
1,638,975
{ "doc_id": "19847974", "split": 1, "title": "Charles FitzRoy, Công tước thứ 2 xứ Cleveland", "token_count": 344, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847974" }
Title: Charles FitzRoy, Công tước thứ 2 xứ Cleveland Năm 1670, khi tám tuổi, Charles đính hôn với Mary Wood, người con cũng như là người thừa kế duy nhất của Henry Wood, Tòng Nam tước thứ 1, nhưng với điều kiện là cuộc hôn nhân phải hoãn lại cho đến khi Mary được 16 tuổi. Sau cái chết của cha, Nữ Công tước xứ Cleveland ít nhiều đã ép buộc Mary ở với mình, với ý định nuôi dưỡng Mary cùng các con. Năm 1675, Charles FitzRoy được Vua cha Charles II phong tước hiệu Công tước xứ Southampton, cùng với các tước hiệu khác là Bá tước xứ Chichester và Nam tước Newbury. Charles kết hôn với Mary Wood vào năm 1679 nhưng cuộc hôn nhân chỉ kéo dài vài tháng vì Mary qua đời vì bệnh đậu mùa. Hai người cũng không có con chung. Năm 1694, Charles tái hôn với Anne Pulteney, con gái của Ngài William Pulteney, ở Misterton, Leicestershire. Hai vợ chồng có sáu người con: Sau cái chết của mẹ vào năm 1709, Charles trở thành Công tước thứ hai xứ Cleveland, thông qua điều khoản bổ sung đặc biệt cho phép Charles thừa kế tước hiệu bất chấp là con ngoại hôn. Charles FitzRoy qua đời vào ngày 9 tháng 9 năm 1730 và được chôn cất tại Tu viện Westminster. Tước hiệu của Charles được truyền thừa cho người con trai cả là William FitzRoy (1698–1774), William qua đời mà không có hậu duệ, do đó tất cả các tước hiệu của Charles trở lại với Vương quyền.
1,638,976
{ "doc_id": "19847975", "split": 0, "title": "Frederik II của Đan Mạch", "token_count": 56, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847975" }
Title: Frederik II của Đan Mạch Frederick II (1 tháng 7 năm 1534 – 4 tháng 4 năm 1588) là Vua của Đan Mạch và Na Uy, Công tước xứ Schleswig và Holstein từ năm 1559 cho đến khi ông qua đời.
1,638,977
{ "doc_id": "19847981", "split": 0, "title": "Frederik III của Đan Mạch", "token_count": 51, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847981" }
Title: Frederik III của Đan Mạch Frederik III ( ; 18 tháng 3 năm 1609 – 9 tháng 2 năm 1670) là Vua của Đan Mạch và Na Uy từ năm 1648 cho đến khi qua đời vào năm 1670.
1,638,978
{ "doc_id": "19847998", "split": 0, "title": "Kristine Froseth", "token_count": 139, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847998" }
Title: Kristine Froseth Kristine Froseth (sinh ngày 21 tháng 9 năm 1996) là một nữ diễn viên người Hoa Kỳ. Cô được biết đến với vai Kelly Aldrich trong loạt phim Netflix "The Society" và Alaska Young trong loạt phim Hulu "Looking for Alaska". Năm 2022, cô đóng vai chính trong loạt phim Showtime "The First Lady" trong vai Betty Ford thời trẻ. Tiểu sử. Froseth sinh ngày 21 tháng 9 năm 1995 tại Summit, New Jersey, với cha mẹ là người Na Uy. Tuổi thơ của cô trải qua những chuyến du lịch qua lại giữa Oslo và New Jersey do công việc của cha cô.
1,638,979
{ "doc_id": "19847999", "split": 0, "title": "Danh sách năm tại Yemen", "token_count": 15, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847999" }
Title: Danh sách năm tại Yemen Đây là Danh sách năm tại Yemen.
1,638,980
{ "doc_id": "19848000", "split": 0, "title": "Glossogobius circumspectus", "token_count": 495, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848000" }
Title: Glossogobius circumspectus <ns>0</ns> <revision> <parentid>71064017</parentid> <timestamp>2024-01-20T10:08:37Z</timestamp> <contributor> <ip>2001:EE0:4F15:1DF0:D4C3:2B87:B8EF:8816</ip> </contributor> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format> Glossogobius circumspectus là một loài cá nước lợ thuộc chi "Glossogobius" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1883. Từ nguyên. Tính từ định danh "circumspectus" trong tiếng Latinh có nghĩa là “thận trọng, kỹ lưỡng”, nhưng không có bằng chứng đề cập đến hàm ý của tên gọi. Phân bố và môi trường sống. "G. circumspectus" được ghi nhận từ tỉnh Kagoshima (Nam Nhật Bản) và đảo Đài Loan trải dài về phía nam đến bờ bắc Úc (), băng qua khu vực Đông Nam Á ở Tây Thái Bình Dương, phía đông đến đảo New Guinea và quần đảo Solomon. Ở Việt Nam, "G. circumspectus" được ghi nhận tại lưu vực sông Mê Kông và khu vực vịnh Nha Trang–vịnh Vân Phong. "G. circumspectus" được tìm thấy trên nền bùn, cát, sỏi ở vùng hạ lưu của các dòng nước ngọt, cách đất liền không quá 10 km, nhưng gần như luôn thấy ở vùng cửa sông và rừng ngập mặn. "G. circumspectus" là loài duy nhất trong chi sống trong rừng ngập mặn, trong khi các loài "Glossogobius" còn lại đều sống ở vùng nước ngọt. Mô tả. Chiều dài tổng lớn nhất được ghi nhận ở "G. circumspectus" là 35 cm.
1,638,981
{ "doc_id": "19848002", "split": 0, "title": "Shimamoto, Ōsaka", "token_count": 70, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848002" }
Title: Shimamoto, Ōsaka là thị trấn thuộc huyện Mishima, tỉnh Ōsaka, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10, năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 30.927 người và mật độ dân số là 1.800 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 16,78 km2.
1,638,982
{ "doc_id": "19848004", "split": 0, "title": "Những quý cô say xỉn", "token_count": 242, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848004" }
Title: Những quý cô say xỉn Những quý cô say xỉn (tiếng Hàn: 술꾼도시여자들, tiếng Anh: Drinker City Women/Work Later, Drink Now) là một bộ phim chiếu mạng dài tập của Hàn Quốc dựa trên tác phẩm "Drinker City Women" của Mikkang được đăng trên Kakao Webtoon, với sự tham gia diễn xuất của Lee Sun-bin, Han Sun-hwa, Jung Eun-ji và Choi Si-won. Mùa đầu tiên được phát sóng trên TVING gồm 12 tập từ ngày 22 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 2021. Phần thứ hai được phát sóng trên TVING gồm 12 tập từ ngày 9 tháng 12 năm 2022 đến ngày 13 tháng 1 năm 2023. Mùa đầu tiên được phát sóng lại trên mạng truyền hình tvN từ ngày 3 đến ngày 18 tháng 2 năm 2022, phát sóng thứ Tư và thứ Năm hàng tuần lúc 22:30 (KST) gồm 5 tập. Tóm tắt. Bộ phim kể về câu chuyện của ba cô gái có niềm tin vào cuộc sống là một uống ly rượu vào cuối ngày. Diễn viên. Diễn viên khách mời. Phần 1 Phần 2
1,638,983
{ "doc_id": "19848008", "split": 0, "title": "Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1998", "token_count": 481, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848008" }
Title: Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1998 Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) 1998 là một chuỗi các trận đấu được tổ chức bởi 6 liên đoàn bóng đá châu lục. Mỗi liên đoàn (AFC, CAF, CONCACAF, CONMEBOL, OFC và UEFA) được phân bổ số lượng nhất định đội bóng được tham dự FIFA World Cup 1998. Vòng loại được tổ chức nhằm chọn ra 32 đội bóng (trong số 174 đội tham gia vòng loại) từ 6 liên đoàn để tham dự FIFA World Cup 1998, trong đó chủ nhà và đương kim vô địch được vào thẳng không cần tham dự vòng loại. Phân bổ suất tham dự FIFA World Cup 1998. 32 suất tham dự FIFA World Cup 1998 được phân bổ như sau: Vòng loại các liên đoàn châu lục. Châu Á (AFC). Có 36 đội là thành viên của AFC và FIFA tham dự vòng loại. Liên đoàn bóng đá châu Á được phân bổ 3,5 suất (trong tổng số 32 suất) tham dự FIFA World Cup 1998. Vòng loại gồm 3 vòng như sau: Châu Phi. Có tổng cộng 38 đội đăng ký tham dự vòng loại. Tuy nhiên, và đều rút lui trước khi lễ bốc thăm diễn ra (nên chỉ còn 36 đội). Khu vực châu Phi được phân bổ 5 suất (trong số 32 suất) tham dự FIFA World Cup 1998. Vòng loại gồm 2 vòng như sau: Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF). Có 30 đội là thành viên của CONCACAF và FIFA tham dự vòng loại. , , , , và (6 đội có thứ hạng FIFA cao nhất) được vào thẳng vòng 3. 24 đội còn lại được chia thành hai khu vực dựa trên vị trí địa lý như sau: Ở vòng 3, 12 đội (bao gồm 6 đội được vào thẳng vòng 3 và 6 đội giành chiến thắng theo khu vực) được xếp vào 3 bảng (mỗi bảng 4 đội). Các đội thi đấu với nhau trên sân nhà và sân khách. Đội nhất và nhì bảng sẽ vào vòng chung kết. Ở vòng chung kết, 6 đội (vượt qua vòng 3) thi đấu với nhau theo thể thức sân nhà và sân khách. 3 đội đứng đầu sẽ giành quyền tham dự FIFA World Cup 1998. Nam Mỹ (CONMEBOL).
1,638,984
{ "doc_id": "19848008", "split": 1, "title": "Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1998", "token_count": 439, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848008" }
Title: Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1998 Tổng cộng có 10 đội CONMEBOL tham gia tranh tài. Khu vực Nam Mỹ được phân bổ 5 suất (trong tổng số 32 suất) tham dự FIFA World Cup 1998. (nhà đương kim vô địch) không cần tham dự vòng loại nên chỉ còn 9 đội tranh 4 suất còn lại. Thể thức rất đơn giản. 9 đội sẽ thi đấu với nhau theo thể thức sân nhà và sân khách (mỗi đội sẽ đá 16 trận) để chọn ra 4 đội đứng đầu bảng tham dự FIFA World Cup 1998. Châu Đại Dương (OFC). Có 10 dội tham dự vòng loại. Khu vực châu Đại Dương được phân bổ 0,5 suất (trong tổng số 32 suất) tham dự FIFA World Cup 1998. Vòng loại gồm 3 vòng như sau: Châu Âu (UEFA). Tổng cộng có 50 đội UEFA tham gia tranh tài. UEFA được phân bổ 15 suất (trong tổng số 32 suất) tham dự FIFA World Cup 1998. Pháp (chủ nhà FIFA World Cup 1998) tự động vượt qua vòng loại. Do đó, 49 đội còn lại sẽ tham dự vòng loại để giành lấy 14 suất tham dự FIFA World Cup 1998. 49 đội được chia thành 9 bảng (gồm 4 bảng 6 đội và 5 bảng 5 đội). Các đội sẽ thi đấu với nhau theo thể thức sân nhà và sân khách. Đội đứng đầu bảng sẽ giành quyền tham dự FIFA World Cup 1998. Đội nhì bảng sẽ được xếp hạng theo thành tích của họ so với đội đứng thứ 1, 3 và 4 trong bảng của mình, đội có thành tích tốt nhất cũng sẽ vượt qua vòng loại. Đội á quân còn lại sẽ giành quyền tham dự Vòng play-off UEFA. Ở vòng play-off, 8 đội được xếp cặp để thi đấu loại trực tiếp theo thể thức sân nhà và sân khách. Đội chiến thắng sẽ giành quyền tham dự FIFA World Cup 1998. Vòng play-off liên lục địa: AFC v OFC. Vòng này bao gồm một trận sân nhà và một trận sân khách giữa và . Các trận đấu lần lượt diễn ra tại Tehran và Melbourne.
1,638,985
{ "doc_id": "19848011", "split": 0, "title": "Dr.STONE (mùa 1)", "token_count": 408, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848011" }
Title: Dr.STONE (mùa 1) "Dr.STONE" là một bộ phim truyền hình anime Nhật Bản do TMS Entertainment sản xuất, dựa trên bộ truyện tranh cùng tên, được viết bởi Riichiro Inagaki, minh họa bởi Boichi và xuất bản trên tạp chí "Weekly Shōnen Jump" của Shūeisha. 3.700 năm sau khi ánh sáng bí ẩn biến toàn bộ người trên thế giới thành tượng đá, cậu bé thiên tài Senku Ishigami thoát khỏi trạng thái hóa đá, khi thế giới đã trở thành "Thế giới Đá" và tìm cách xây dựng lại nền văn minh nhân loại từ đầu. Bộ phim được đạo diễn bởi Shinya Iino, với Yuichiro Kido là người viết kịch bản và Yuko Iwasa là người thiết kế nhân vật. Kato Tatsuya, Hiroaki Tsutsumi và Yuki Kanesaka sáng tác nhạc cho bộ truyện. Mùa đầu tiên được phát sóng từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 13 tháng 12 năm 2019 trên Tokyo MX và các kênh khác. Mùa đầu tiên bao gồm 24 tập. Anime này được Crunchyroll phát trực tuyến trên toàn thế giới bên ngoài Châu Á, và Funimation đã sản xuất một simuldub. Bản lồng tiếng Anh của anime bắt đầu được phát sóng trên khối lập trình Toonami của Adult Swim vào ngày 25 tháng 8 năm 2019. Được sử dụng từ tập 1–13 là ca khúc chủ đề mở đầu đầu tiên là "Good Morning World!" của Burnout Syferences, trong khi ca khúc kết thúc đầu tiên là "Life" do Rude-α trình bày. Được sử dụng từ các tập 14–24 là nhạc chủ đề mở đầu thứ hai là do Pelican Fanclub trình bày, trong khi bài hát kết thúc thứ hai là do Saeki YouthK trình bày. Các tập. <onlyinclude> </onlyinclude>
1,638,986
{ "doc_id": "19848025", "split": 0, "title": "Phồn hoa", "token_count": 450, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848025" }
Title: Phồn hoa Phồn hoa () là một bộ phim truyền hình Trung Quốc do Vương Gia Vệ đạo diễn và chịu trách nhiệm sản xuất. Đây là một chuyển thể truyền hình từ tiểu thuyết "Phồn hoa" của nhà văn Kim Vũ Trừng. Lấy bối cảnh Thượng Hải vào thập niên 1990, bộ phim truyền hình này có sự tham gia của các diễn viên Hồ Ca, Mã Y Lợi, Đường Yên, và Tân Chỉ Lôi. Đây là bộ phim truyền hình đầu tiên trong sự nghiệp của Vương Gia Vệ và được coi là phần tiếp nối hai tác phẩm điện ảnh xuất sắc của ông là "Tâm trạng khi yêu" và "2046". "Phồn hoa" được công chiếu lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 12 năm 2023 trên các nền tảng của CCTV-8 và Tencent Video. Cốt truyện. Thượng Hải thập niên 1990 là thành phố tràn ngập cơ hội và những niềm hy vọng. A Bảo (Hồ Ca) nhờ vào những cơ hội của cải cách kinh tế và năng lực bản thân để vươn lên trong giới kinh doanh và trở thành cái tên trẻ tuổi Bảo Tổng được nhiều người kính nể trong giới kinh doanh ở phố Hoàng Hà. Trên bước đường đời, A Bảo không chỉ gặp rất nhiều trở ngại trên thương trường mà cuộc sống riêng của anh cũng có nhiều khúc mắc, nhất là trong mối quan hệ giữa anh và Linh Tử (Mã Y Lợi) và Uông Minh Châu (Đường Yên). Sản xuất. Tiền kỳ. Tháng 3 năm 2019, Vương Gia Vệ chính thức công bố kế hoạch chuyển thể tiểu thuyết "Phồn hoa" tại cuộc gặp mùa xuân của Hiệp hội biên kịch Hồng Kông. Theo đạo diễn họ Vương, ông đã ấp ủ tác phẩm này trong suốt 4 năm và đã chuẩn bị hoàn thành kịch bản chủ ý sẽ tiếp nối tuyến truyện của "Tâm trạng khi yêu" và "2046" với bối cảnh Thượng Hải với các diễn viên phải nói được tiếng Thượng Hải. Tháng 10 năm 2019, phó chủ tịch hãng Tencent Video công bố việc chuẩn bị tiền kỳ cho "Phồn hoa" đã hoàn thành và phim sẽ bắt đầu được quay từ mùa xuân năm 2020.
1,638,987
{ "doc_id": "19848025", "split": 1, "title": "Phồn hoa", "token_count": 385, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848025" }
Title: Phồn hoa Tháng 3 năm 2020, Vương Gia Vệ đến Thượng Hải để chuẩn bị cho cả chuyển thể điện ảnh và truyền hình của "Phồn hoa". Ngày 2 tháng 8 năm 2020, bộ phim truyền hình này chính thức được công bố tại hội nghị thường niên của Tencent Video với sự tham gia của diễn viên Hồ Ca Ngày 5 tháng 8 năm 2020, để tái hiện bối cảnh lịch sử của phim, các nhà sản xuất đã đăng báo kêu gọi người dân Thượng Hải hãy cung cấp cho đoàn làm phim các vật phẩm cũ của thập niên 1990. Bản thân Hồ Ca, Kim Vũ Trừng, và Vương Gia Vệ đã chia sẻ những chiếc máy khâu cũ, áo cưới, hay những chai rượu Thiệu Hưng để khuyến khích sự giúp đỡ của mọi người. Tuyển chọn diễn viên. Ngày 2 tháng 8 năm 2020, các nhà làm phim chính thức công bố diễn viên Hồ Ca sẽ là người đảm nhận vai nam chính của bộ phim. Ngày 3 tháng 11 năm 2022, ba cái tên Mã Y Lợi, Đường Yên, và Tân Chỉ Lôi được hé lộ là những diễn viên sẽ đảm nhận ba vai nữ chính của phim. Quay phim. "Phồn hoa" chính thức được bấm máy tại Thượng Hải vào ngày 10 tháng 9 năm 2020. Bối cảnh chính của phim là đường Hoàng Hà được xây dựng lại theo tỉ lệ 1:1 tại phim trường Thượng Hải ở quận Tùng Giang của Thượng Hải. Tháng 10 năm 2022, giám đốc hình ảnh Bào Đức Hy tiết lộ đạo diễn Vương Gia Vệ sẽ quay mỗi tập phim dài 50 phút theo cách tiếp cận kiểu phim điện ảnh, vì vậy tổng thời gian quay cả bộ phim truyền hình này sẽ kéo dài tới trên 3 năm. Tháng 1 năm 2023, chủ tịch Tập đoàn điện ảnh Thượng Hải cho biết bộ phim sẽ được đóng máy và công chiếu trong năm 2023. Quảng bá và công chiếu.
1,638,988
{ "doc_id": "19848025", "split": 2, "title": "Phồn hoa", "token_count": 205, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848025" }
Title: Phồn hoa Ngày 7 tháng 6 năm 2021, đoạn phim ngắn giới thiệu ("trailer") đầu tiên của phim với tựa đề "Thời quang như thủy" () được công bố với sự xuất hiện của nhân vật A Bảo do Hồ Ca thủ diễn. Ngày 3 tháng 11 năm 2022, trailer thứ hai của phim với tựa đề "Phồn hoa tự cẩm" () được giới thiệu với sự xuất hiện của ba nhân vật nữ chính của phim cùng bối cảnh của đường Hoàng Hà. Bộ phim chính thức được công chiếu lần đầu tiên từ ngày 27 tháng 12 năm 2023 đến 9 tháng 1 năm 2024 trên các nền tảng của CCTV-8 và Tencent Video trong khung giờ vàng (19:30) với thời lượng 46 phút mỗi tập, kéo dài tổng cộng 30 tập. Đánh giá. Sau khi bộ phim kết thúc công chiếu lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 1 năm 2023, bộ phim được trên 210.000 người dùng của trang Douban chấm điểm trung bình 8.4/10.
1,638,989
{ "doc_id": "19848028", "split": 0, "title": "Trung Túc Vương", "token_count": 45, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848028" }
Title: Trung Túc Vương Trung Túc Vương ("chữ Hán":忠肅王) là thụy hiệu hoặc tước hiệu của một số nhân vật lịch sử ở khu vực Á Đông thời phong kiến.
1,638,990
{ "doc_id": "19848052", "split": 0, "title": "Rudolf II, Công tước Áo", "token_count": 46, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848052" }
Title: Rudolf II, Công tước Áo Rudolf II ( – 10 tháng 5 năm 1290), một thành viên của nhà Habsburg, là Công tước của Áo và Styria từ năm 1282 đến 1283.
1,638,991
{ "doc_id": "19848053", "split": 0, "title": "Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1990 khu vực châu Á", "token_count": 155, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848053" }
Title: Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1990 khu vực châu Á Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) 1990 khu vực châu Á được tổ chức nhằm chọn 2 đội bóng là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tham dự FIFA World Cup 1990 tại Ý. 25 đội tham dự vòng loại để giành suất dự FIFA World Cup 1990. , , và rút lui mà không thi đấu vòng loại. Hai đội bóng châu Á giành quyền tham dự FIFA World Cup 1990 là và . Thể thức. Vòng loại gồm 2 vòng như sau: Các đội vượt qua vòng loại. Có 2 đội giành quyền tham dự FIFA World Cup 1990.
1,638,992
{ "doc_id": "19848057", "split": 0, "title": "2024 tại Yemen", "token_count": 17, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848057" }
Title: 2024 tại Yemen Dưới đây là sự kiện trong năm tại Yemen 2024.
1,638,993
{ "doc_id": "19848061", "split": 0, "title": "Múa Đôn Hoàng", "token_count": 277, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848061" }
Title: Múa Đôn Hoàng Múa Đôn Hoàng () là một loại hình vũ đạo Trung Quốc kết hợp giữa văn hóa truyền thống và nghệ thuật hiện đại. Múa Đôn Hoàng lấy cảm hứng từ những chuyển động cơ thể trong các bức bích họa ở hang Đôn Hoàng (chẳng hạn như trong hang Mạc Cao), cũng như các nhạc cụ và bản nhạc được tìm thấy ở Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, miền Tây Trung Quốc. Điệu múa này thể hiện sự kết hợp giữa những phong cách múa dân tộc từ miền Trung và miền Tây Trung Quốc. Bản thân điệu múa cũng chịu ảnh hưởng của hình tượng Phật tử và Phật giáo. Nguồn cảm hứng. Hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng có nhiều loại hình nghệ thuật như vũ đạo và âm nhạc. Hang động này chứa đầy hình ảnh khiêu vũ đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ múa hiện đại ở Trung Quốc. Hình tượng apsara đang bay (Phi Thiên) từ các hang động cũng là nguồn cảm hứng. Danh sách điệu múa. Quan Âm nghìn tay. Đây là tác phẩm đương đại do biên đạo múa Trương Kế Cương dàn dựng. Điệu múa này được Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Người Khuyết tật Trung Quốc biểu diễn mà các vũ công trong nhóm đều bị khiếm thính.
1,638,994
{ "doc_id": "19848063", "split": 0, "title": "Samsung Galaxy S24", "token_count": 483, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848063" }
Title: Samsung Galaxy S24 Samsung Galaxy S24 là điện thoại thông minh cao cấp chạy hệ điều hành Android thuộc dòng Galaxy S series được thiết kế, sản xuất và bán ra bởi Samsung Electronics. Ra mắt tại sự kiện Galaxy Unpacked của Samsung vào ngày 18 tháng 1 năm 2024, dòng điện thoại này là sự kế thừa của Galaxy S23 series. Lịch sử. Samsung Galaxy S24, S24+ và S24 Ultra được ra mắt vào ngày 17 tháng 1 năm 2024. Tổng quan. Galaxy S24 series bao gồm ba thiết bị có cùng dòng sản phẩm và kích thước màn hình như Galaxy S23 trước đó. Galaxy S24 có màn hình phẳng 6.2-inch (155 mm). Galaxy S24+ có phần cứng tương tự ở dạng lớn hơn 6.7-inch (168 mm). Đứng đầu dòng sản phẩm, Galaxy S24 Ultra có màn hình phẳng 6.8-inch (173 mm). S24 và S24+ được trang bị Snapdragon 8 Gen 3 tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và Úc. Và Samsung Exynos 2400 được trang bị ở phần còn lại của thế giới bao gồm cả Hàn Quốc, trong khi S24 Ultra được trang bị Snapdragon 8 Gen 3 ở mọi thị trường. Thiết kế. Samsung Galaxy S24, S24+ hiện có bảy màu: Đen Onyx, Tím Cobalt, Vàng Amber, Xám Marble, Xanh Sapphire, Xanh lục Jadeite, Cam cát Sandstone. Và Samsung Galaxy S24 Ultra hiện có bảy màu: Đen Titan, Tím Titan, Vàng Titan, Xám Titan, Xanh dương Titan, Xanh lục Titan, Cam Titan. Xanh Sapphire, Xanh lục Jadeite, Cam cát Sandstone, Xanh dương Titan, Xanh lục Titan và Cam Titan độc quyền trên samsung.com. Thông số kỹ thuật. Phần cứng. Chipset. Galaxy S24, S24+, S24 Ultra sử dụng chip Qualcomm Snapdragon 8 Gen 3 for Galaxy. Màn hình. Galaxy S24 series có màn hình "Dynamic LTPO AMOLED 2X" hỗ trợ HDR10+, độ sáng tối đa 2600 nits và công nghệ "dynamic tone mapping" technology. Tất cả các model đều sử dụng cảm biến vân tay siêu âm trên màn hình. Camera.
1,638,995
{ "doc_id": "19848063", "split": 1, "title": "Samsung Galaxy S24", "token_count": 182, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848063" }
Title: Samsung Galaxy S24 Galaxy S24 và S24+ có cảm biến rộng 50 MP, cảm biến tele 10 MP và cảm biến siêu rộng 12 MP. S24 Ultra có cảm biến rộng 200 MP, cảm biến tele cận cảnh 50 MP, cảm biến tele 10 MP và cảm biến siêu rộng zoom 5× 12 MP. Camera trước sử dụng cảm biến 12 MP trên cả ba model. Pin. Galaxy S24, S24+ và S24 Ultra lần lượt có pin Li-ion 4.000 mAh, 4.900 mAh và 5.000 mAh Kết nối. Samsung Galaxy S24, S24+ và S24 Ultra hỗ trợ kết nối 5G SA/NSA/Sub6, Wi-Fi 7 và Bluetooth 5.3. Phần mềm. Samsung Galaxy S24 series được phát hành chạy sẵn Android 14 với phần mềm One UI 6.1. Chúng đi kèm với 7 năm cập nhật phần mềm và bảo mật.
1,638,996
{ "doc_id": "19848065", "split": 0, "title": "Tactical Missiles Corporation", "token_count": 319, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848065" }
Title: Tactical Missiles Corporation JSC Tactical Missiles Corporation (KTRV) (, КТРВ) hay Tập đoàn tên lửa chiến thuật là một công ty chủ chốt của Nga trong sản xuất vũ khí (đặc biệt là tên lửa), có trụ sở đặt tại thành phố Korolyov, tỉnh Moskva. Lịch sử. Tactical Missiles Corporation được thành lập dựa trên Zvezda-Strela bởi sắc lệnh của Tổng thống Nga số 84, ký ngày 24 tháng Một năm 2002. Zvezda-Strela là nhà thiết kế và chế tạo hệ thống tên lửa chính của Nga, bao gồm phòng thiết kế thực nghiệm Zvezda, cùng với một loạt các phòng thiết kế khác, nhà máy chế tạo tên lửa Strela, và nhà máy chế tạo đặt tại Kostroma và Bendery Moldova. Tập đoàn từng là thành phần của Nhóm các nhà sản xuất khí cụ đặc biệt "Spetstekhnika". Cơ cấu của Tactical Missiles Corporation được mở rộng theo sắc lệnh №591 ngày 9/5/2004 và №930 ngày 20/7/2007. Tập đoàn bị trừng phạt bởi New Zealand sau khi Nga tấn công Ukraine năm 2022. Có báo cáo cho rằng tháng Chín năm 2023 tập đoàn tên lửa chiến thuật đã tăng gấp đôi sản lượng vũ khí chính xác so với sáu tháng trước đó. Cũng có báo cáo vào tháng Một năm 2024 rằng kể từ tháng Hai năm 2022 tập đoàn đã tăng sản lượng các vũ khí chính xác lên gấp năm lần. Tổ chức. Tập đoàn bao gồm các công ty:
1,638,997
{ "doc_id": "19848075", "split": 0, "title": "Động đất Negros 2012", "token_count": 84, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848075" }
Title: Động đất Negros 2012 Động đất Negros 2012 là trận động đất xảy ra vào lúc 11:49 (theo giờ địa phương), ngày 6 tháng 2 năm 2012. Trận động đất có cường độ 6.7 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 10 km. Không có cảnh báo sóng thần cho trận động đất này. Hậu quả trận động đất đã làm 113 người chết, 112 người bị thương.
1,638,998
{ "doc_id": "19848085", "split": 0, "title": "Chim cảnh", "token_count": 494, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848085" }
Title: Chim cảnh Chim cảnh, hay còn được biết đến là các loài chim nuôi trong môi trường nhà cửa và sân vườn, thường có kích thước thân hình không quá lớn, phù hợp với việc chăm sóc tại các khu dân cư hoặc những địa điểm như nhà hàng mang phong cách đồng quê. Mặc dù việc nuôi chúng có vẻ khá dễ dàng, nhưng vẫn đòi hỏi sự chú ý và tỉ mỉ từ phía người chơi chim. Một số loại chim cảnh phổ biến:. 1. Chim Sơn Ca. Chim Sơn Ca, một trong những loại chim phổ biến tại Việt Nam, nổi bật với thân hình nhỏ gọn, chỉ bằng một nắm tay người lớn. Bộ lông của chúng thường đa dạng màu sắc, với phần đầu màu vàng, thân trên phủ màu nâu đen, và phần bụng có màu trắng. Đặc điểm lông của chim Sơn Ca có thể khác nhau tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng miền. Ở Huế, ví dụ, lông chim có thể có màu vàng sáng hơn và thậm chí có hình vảy ở phần trán, trong khi Sơn Ca ở Đà Nẵng có vân khía tinh tế ở trán. Chim Sơn Ca nổi tiếng với khả năng hót hay và âm nhạc độc đáo. Chúng dễ nuôi, ưa chuộng thức ăn đơn giản như sâu, hạt ngũ cốc, v.v. Loài chim này thường bay lượn trên cao, thực hiện những động tác xoay vòng, tạo nên hình ảnh độc đáo và thú vị khi hót. 2. Chim Họa Mi. Chim Họa Mi, được biết đến khoa học với tên Garrulux Canorus, thường thuộc diện cư trú trong các khu rừng, vườn cây và công viên. Mặc dù có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng hoặc nhỏ hơn so với chim Sơn Ca, nhưng chúng lại nổi tiếng là một trong những loại chim hót tốt nhất trong danh sách các loài chim cảnh tại Việt Nam. Do đó, người ta thường so sánh các ca sĩ với giọng hát cao là những "chú chim họa mi". Tuy nhiên, không phải tất cả các con chim đều có khả năng hát tốt. Một số con có thể có giọng hơi khàn, thấp và sẽ không được đánh giá cao. Chim Họa Mi "chuẩn" thường có giọng cao, vang và có khả năng hát được nhiều loại âm thanh khác nhau.
1,638,999