metadata
dict
passage
stringlengths
15
8.9k
id
int64
0
1.64M
{ "doc_id": "19847462", "split": 0, "title": "Andreas Ulmer", "token_count": 55, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847462" }
Title: Andreas Ulmer Andreas Ulmer ( sinh ngày 30 tháng 10 năm 1985) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Áo thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Red Bull Salzburg tại Austrian Football Bundesliga và đội tuyển quốc gia Áo.
1,638,800
{ "doc_id": "19847463", "split": 0, "title": "Karim Onisiwo", "token_count": 59, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847463" }
Title: Karim Onisiwo Karim Onisiwo (sinh ngày 17 tháng 3 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Áo thi đấu ở vị trí tiền đạo hoặc tiền vệ cánh cho câu lạc bộ Mainz 05 tại Bundesliga và đội tuyển quốc gia Áo.
1,638,801
{ "doc_id": "19847464", "split": 0, "title": "Andreas Weimann", "token_count": 59, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847464" }
Title: Andreas Weimann Andreas Weimann (; sinh ngày 5 tháng 8 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Áo thi đấu ở vị trí tiền đạo hoặc tiền vệ cho câu lạc bộ Bristol City tại và đội tuyển quốc gia Áo. Danh hiệu. Cá nhân
1,638,802
{ "doc_id": "19847466", "split": 0, "title": "Daniel Bachmann", "token_count": 54, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847466" }
Title: Daniel Bachmann Daniel Bachmann (sinh ngày 9 tháng 7 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Áo thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Watford tại EFL Championship và đội tuyển quốc gia Áo.
1,638,803
{ "doc_id": "19847467", "split": 0, "title": "Gernot Trauner", "token_count": 61, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847467" }
Title: Gernot Trauner Gernot Trauner (; sinh ngày 25 tháng 3 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Áo thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Feyenoord tại Eredivisie và đội tuyển quốc gia Áo.
1,638,804
{ "doc_id": "19847468", "split": 0, "title": "Dejan Ljubičić", "token_count": 57, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847468" }
Title: Dejan Ljubičić Dejan Ljubičić (sinh ngày 8 tháng 10 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Áo thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ 1. FC Köln tại Bundesliga và đội tuyển quốc gia Áo.
1,638,805
{ "doc_id": "19847472", "split": 0, "title": "Teqball", "token_count": 390, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847472" }
Title: Teqball Teqball là một môn thể thao với trái bóng được chơi trên một cái bàn cong, kết hợp các yếu tố của Sepak takraw và bóng bàn. Các cầu thủ sẽ chơi một trái bóng bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể ngoại trừ cánh tay và bàn tay. Teqball có thể được chơi giữa hai người chơi dưới dạng trò chơi nội dung đơn hoặc giữa bốn người chơi dưới dạng nội dung đôi đồng đội. Trò chơi được đại diện ở cấp độ quốc tế bởi Liên đoàn Teqball quốc tế ("FITEQ"). Một số cầu thủ bóng đá đẳng cấp thế giới đã bị trò chơi này thu hút và sau khi được thêm vào chương trình của Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2021 và Đại hội thể thao châu Âu 2023, môn thể thao này hiện đang hướng tới để đưa vào Olympic. Giới thiệu. Teqball là môn thể thao kết hợp giữa bóng đá, bóng bàn và thi đấu đối kháng gián tiếp. Môn thể thao này mới ra đời tại Hungary vào năm 2014 do cựu cầu thủ Gabor Borsanyi, doanh nhân Gyorgy Gattyan và nhà khoa học máy tính Viktor Huszar sáng lập. Chỉ trong một thời gian ngắn Teqball đã phát triển một cách nhanh chóng, thu hút hàng triệu người chơi trên toàn thế giới. Teqball là môn thể thao phát triển nhanh nhất thế giới. Teqball trở thành môn thể thao được công nhận nhanh nhất thế giới vào tháng 8 năm 2018 khi cơ quan quản lý cao nhất FITEQ được Ủy ban Olympic châu Á ("OCA") chính thức công nhận. Vào tháng 6 năm 2019, Teqball đã được Hiệp hội Ủy ban Olympic Quốc gia Châu Phi ("ANOCA") chính thức công nhận. Vào tháng 11 năm 2020, FITEQ đã được cấp tư cách thành viên chính thức của Hiệp hội các liên đoàn thể thao quốc tế toàn cầu.
1,638,806
{ "doc_id": "19847472", "split": 1, "title": "Teqball", "token_count": 486, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847472" }
Title: Teqball Liên đoàn Teqball quốc tế ("FITEQ") hiện có 122 liên đoàn quốc gia, hơn 2.000 câu lạc bộ trên khắp thế giới và hơn 1.800 trọng tài được đào tạo. FITEQ đã tổ chức được 3 kỳ World Cup (2017, 2018, 2019). Môn thể thao này cũng được sự công nhận của Hội đồng Olympic Châu Á (OCA), Hội đồng Olympic Châu Đại dương (ONOC), Hội đồng Olympic Châu Phi (ANOCA) và dự kiến sẽ được đưa vào nội dung thi đấu tại Olympic 2028. Đến nay, Teqball hiện có 140 liên đoàn quốc gia, nó được xếp vào môn thể thao mới phát triển nhanh nhất của lịch sử thể thao thế giới. Hiện nay Teqball phổ biến và được chơi rất nhiều ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Teqball cũng phát triển rất nhanh tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Luật chơi của nó là kết hợp giữa bóng bàn, bóng chuyền và bóng đá, đá đôi, hoặc đá đơn, không được sử dụng tay và không được dùng cơ thể khống chế bóng hai nhịp liên tiếp. Hiện nay ở nhiều trung tâm đào tạo bóng đá, học viện thì thường trang bị các bàn Teqball để cầu thủ giải trí và hoàn thiện kỹ thuật với quả bóng. Dụng cụ chơi đơn giản là một quả bóng và chiếc bàn bóng bàn được thiết kế cong theo quy chuẩn của FITEQ. Teqball không xa lạ với các cầu thủ thế giới. Cựu danh thủ Ronaldinho còn là đại sứ của môn thể thao gồm một quả bóng và chiếc bàn cong, Ronaldinho, một bậc thầy về kỹ thuật bóng đá là đại sứ toàn cầu của Teqball. Cầu thủ Neymar và các đồng đội ở PSG vẫn thường giải trí với môn Teqball. Các vận động chơi môn này hiện nay ấn tượng nhất vẫn là các cầu thủ Brazil họ giỏi kỹ thuật và tinh tế với trái bóng nên xem họ thi đấu rất thích mắt. Teqball là môn thể thao phù hợp với người Việt Nam vì nó đòi hỏi sự khéo léo, ít có ảnh hưởng hay tác động từ trọng tài bên ngoài. Môn này dễ chơi, không có va chạm và phù hợp để phát triển ở Việt Nam. Đối tượng phát triển là vận động viên một số môn thể thao có kỹ thuật tương đồng như bóng đá, cầu mây, đá cầu.
1,638,807
{ "doc_id": "19847474", "split": 0, "title": "Hiệp định Genève, 1954", "token_count": 172, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847474" }
Title: Hiệp định Genève, 1954 <ns>0</ns> <revision> <timestamp>2024-01-14T09:55:05Z</timestamp> <contributor> <username>Person 18.0</username> </contributor> <comment>Person 18.0 đã đổi Hiệp định Genève, 1954 thành Hiệp định Genève 1954 qua đổi hướng</comment> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format>
1,638,808
{ "doc_id": "19847482", "split": 0, "title": "Sonic CD", "token_count": 98, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847482" }
Title: Sonic CD là một trò chơi platform năm 1993 được phát triển bởi Sega cho Sega CD. Điều khiển nhân vật Nhím Sonic, người chơi cố gắng bảo vệ một thiên thể ngoài Trái Đất, Little Planet, khỏi Tiến sĩ Eggman. "Sonic CD" dự định ban đầu sẽ là một port của trò chơi "Sonic the Hedgehog" (1991) cho hệ máy Sega Genesis, nhưng sau đó được phát triển thành một dự án riêng biệt.
1,638,809
{ "doc_id": "19847502", "split": 0, "title": "Cầu Rama IV", "token_count": 287, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847502" }
Title: Cầu Rama IV Cầu Rama IV (, , ) là một cây cầu bắc qua sông Chao Phraya ở khu vực Pak Kret, tỉnh Nonthaburi, ngoại ô Băng Cốc. Cầu Rama IV bắc qua sông Chao Phraya, kết nối phó huyện Bang Tanai và Pak Kret tại huyện Pak Kret, phía Đông Bắc tỉnh Nonthaburi. Nó không liên quan đến Đường Rama IV tại Băng Cốc ngày nay. Cây cầu được xây dựng từ cuối năm 2003 bởi Sở Đường Nông thôn (DRR) để giảm bớt giao thông, và là một phần của Đường Chaeng Watthana (Cao tốc 304) và đường Chaiyaphruek. Tổng kinh phí xây dựng 1.511,72 triệu baht. Công trình được hoàn thành vào cuối năm 2006. Vua Bhumibol (Rama IX) đặt tên nó là 'Rama IV' để tưởng nhớ Vua Mongkut (Rama IV). Vua Vajiralongkorn (Rama X, khi ông còn là Hoàng tử) đã cùng với vợ ông là Công chúa Srirasmi chủ trì lễ chính thức khai mạc tưởng niệm vào ngày 21 tháng 8 năm 2008. Chùa Wat Bo và Bến thuyền Pak Kret (P33) nằm bên dưới chân cầu bên bờ Pak Kret. Trong khi Ko Kret nhỏ hơn nằm bên cánh trái cầu (bên phía Pak Kret).
1,638,810
{ "doc_id": "19847511", "split": 0, "title": "Mats Wieffer", "token_count": 69, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847511" }
Title: Mats Wieffer Mats Wieffer (sinh ngày 16 tháng 11 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan thi đấu ở vị trí tiền vệ phòng ngự cho câu lạc bộ Feyenoord tại Eredivisie và đội tuyển quốc gia Hà Lan. Danh hiệu. Feyenoord Cá nhân
1,638,811
{ "doc_id": "19847513", "split": 0, "title": "Mark Flekken", "token_count": 61, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847513" }
Title: Mark Flekken Mark Maria Hubertus Flekken (sinh ngày 13 tháng 6 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Brentford tại Premier League và đội tuyển quốc gia Hà Lan. Danh hiệu. SC Freiburg
1,638,812
{ "doc_id": "19847517", "split": 0, "title": "Joey Veerman", "token_count": 62, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847517" }
Title: Joey Veerman Johannes Cornelis Maria Veerman (sinh ngày 19 tháng 11 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ PSV Eindhoven tại Eredivisie và đội tuyển quốc gia Hà Lan.
1,638,813
{ "doc_id": "19847518", "split": 0, "title": "Quilindschy Hartman", "token_count": 70, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847518" }
Title: Quilindschy Hartman Quilindschy Hartman (sinh ngày 14 tháng 11 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Feyenoord tại Eredivisie và đội tuyển quốc gia Hà Lan. Danh hiệu. Feyenoord
1,638,814
{ "doc_id": "19847519", "split": 0, "title": "Bart Verbruggen", "token_count": 484, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847519" }
Title: Bart Verbruggen Bart Verbruggen (sinh ngày 18 tháng 8 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan hiện tại đang thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Brighton & Hove Albion tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, và Đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan. Sự nghiệp thi đấu. Đầu sự nghiệp. Verbruggen được sinh ra ở Zwolle và lớn lên ở Breda. Anh bắt đầu chơi bóng tại câu lạc bộ WDS '19. Thông qua học viện của thủ môn Arno van Zwam, anh gia nhập câu lạc bộ NAC Breda vào năm 2014. Vào tháng 10 năm 2019, anh ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với câu lạc bộ. Tuy Verbruggen không chơi một trận đấu chính thức nào cho NAC nhưng vẫn được coi là một tài năng sáng giá. Anderlecht. Verbruggen gia nhập câu lạc bộ Anderlecht vào năm 2020 từ NAC Breda. Anh ra mắt chuyên nghiệp cho đội bóng vào ngày 2 tháng 5 năm 2021, trong trận hòa 2–2 trước Club Brugge tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ. Vào ngày 23 tháng 2 năm 2023, anh cản phá cả 3 quả phạt đền trong loạt sút luân lưu của Ludogorets Razgrad tại UEFA Europa Conference League 2022–23, giúp đội giành chiến thắng với tỷ số 3–0 sau khi hòa chung cuộc 2–2. Brighton & Hove Albion. Vào ngày 3 tháng 7 năm 2023, Brighton & Hove Albion thông báo về việc ký hợp đồng với Verbruggen theo bản hợp đồng kéo dài 5 năm. Verbruggen được chọn thi đấu thay cho Jason Steele trong trận thua 3-1 trên sân nhà trước West Ham vào ngày 26 tháng 8, trận thua đầu tiên của đội bóng trong mùa giải. Sự nghiệp quốc tế. Đội tuyển quốc gia. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2023, Verbruggen nhận được cuộc gọi chính thức đầu tiên lên Đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Pháp và Gibraltar tại Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024. Anh có trận ra mắt quốc tế vào ngày 13 tháng 10 năm 2023, trong trận thua 1-2 trước Pháp. Danh hiệu. Cá nhân
1,638,815
{ "doc_id": "19847525", "split": 0, "title": "Thijs Dallinga", "token_count": 61, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847525" }
Title: Thijs Dallinga Thijs Dallinga (sinh ngày 3 tháng 8 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Toulouse tại Ligue 1 và đội tuyển quốc gia Hà Lan. Danh hiệu. Toulouse Cá nhân
1,638,816
{ "doc_id": "19847529", "split": 0, "title": "Jordy Clasie", "token_count": 65, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847529" }
Title: Jordy Clasie Jordy Clasie (; sinh ngày 27 tháng 6 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ AZ Alkmaar tại Eredivisie. Danh hiệu. Feyenoord Southampton Club Brugge Hà Lan
1,638,817
{ "doc_id": "19847530", "split": 0, "title": "Dự án bã đậu phụ", "token_count": 441, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847530" }
Title: Dự án bã đậu phụ Dự án bã đậu phụ () là một cụm từ tiếng Trung dùng để mô tả một tòa nhà được xây dựng tồi tàn, đôi khi chỉ gọi đơn giản là Công trình đậu phụ hay Nhà đậu phụ. Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã đặt ra cụm từ này trong chuyến thăm năm 1998 tới thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây để mô tả một hệ thống đê lũ được xây dựng ẩu trên sông Dương Tử. Cụm từ này được sử dụng nổi bật khi đề cập đến những tòa nhà bị sập trong thảm họa động đất Tứ Xuyên năm 2008. Tổng quan. Ở Trung Quốc, thuật ngữ bã đậu phụ (những mảnh còn sót lại sau khi làm đậu phụ) được sử dụng rộng rãi như một phép ẩn dụ cho công việc kém chất lượng, do đó có hàm ý rằng "dự án bã đậu phụ" là một dự án được thực hiện kém cỏi. Sự phổ biến những “dự án đậu phụ” là do tình trạng tham nhũng và hối lộ tràn lan ở Trung Quốc, vì “tiền của dự án bị các quan chức bỏ qua, để lại ít nguồn tài trợ cho vật liệu chất lượng, nhân viên có trình độ và tay nghề chấp nhận được” trong khi “số dự án thường được cấp cho các công ty có nhiều mối quan hệ chính trị hơn là trình độ chuyên môn". Hơn nữa, những "dự án tưởng niệm" thường được gấp rút hoàn thành để đánh dấu một ngày kỷ niệm của nhà nước. Ví dụ, vào năm 2007, một cây cầu ở tỉnh Hồ Nam vốn đang được đẩy nhanh để thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập chính quyền địa phương, đã bị sập trong quá trình thi công, khiến 64 người thiệt mạng. Cuối cùng, chính quyền địa phương đành dựa vào nguồn thu từ xây dựng bao gồm phí bán và chuyển nhượng đất, nên họ có động cơ thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng và không bị cản trở, bao gồm cả việc nhắm mắt làm ngơ trước những công trình xây dựng kém tiêu chuẩn.
1,638,818
{ "doc_id": "19847530", "split": 1, "title": "Dự án bã đậu phụ", "token_count": 477, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847530" }
Title: Dự án bã đậu phụ Sau khi đến thăm Trung Quốc vào đầu năm 2011, nhà báo Canada Lawrence Solomon tuyên bố rằng nhiều người Trung Quốc "lo ngại rằng 'đập đậu phụ' có thể bị vỡ, dẫn đến hàng trăm nghìn nạn nhân ở hạ lưu". Theo kiến trúc sư Trung Quốc Lý Hổ, những dự án bã đậu phụ ở Trung Quốc có rất nhiều tòa nhà không có sai sót trong xây dựng. Ông cho biết trong hầu hết các trường hợp, những công trình này được xây dựng kém không bị sập mà chỉ bị giảm tuổi thọ hoặc bị rò rỉ. Một cuộc khảo sát vào tháng 2 năm 2023 cho thấy có gần 600 triệu tòa nhà ở Trung Quốc gặp rủi ro về thiên tai. Động đất Tứ Xuyên năm 2008. Trong trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, nhiều ngôi trường bị sập; dẫn đến cái chết của học sinh. Những tòa nhà này được dùng làm ví dụ cho các dự án bã đậu phụ. Vụ sập nhà có liên quan đến cáo buộc tham nhũng trong việc xây dựng trường học ở Trung Quốc. Ngày 15 tháng 5 năm 2008, Geoffery York của tờ "The Globe and Mail" đưa tin rằng những tòa nhà xây dựng kém chất lượng thường gọi là "công trình đậu phụ" vì giới xây dựng đã bớt xén bằng cách thay thế thanh thép bằng dây sắt mỏng dùng để gia cố bê tông; xài xi măng kém chất lượng, nếu có; và sử dụng ít gạch hơn mức cần thiết. Bài báo dẫn lời một người dân địa phương nói rằng “các cơ quan giám sát đã không kiểm tra xem liệu nó có đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hay không". Giới truyền thông do nhà nước kiểm soát phần lớn đã phớt lờ các trường học bã đậu phụ, theo chỉ thị của cơ quan tuyên truyền. Những bậc phụ huynh, tình nguyện viên và nhà báo tới chất vấn chính quyền đều bị giam giữ và đe dọa. Để làm im lặng vụ việc, cảnh sát chống bạo động đã giải tán sự phản đối của phụ huynh; chính quyền lập rào chắn xung quanh các trường học; và đám quan chức đã ra lệnh cho giới truyền thông Trung Quốc ngừng đưa tin về các vụ sập trường học. Biến đổi khí hậu. Khí thải xây dựng.
1,638,819
{ "doc_id": "19847530", "split": 2, "title": "Dự án bã đậu phụ", "token_count": 542, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847530" }
Title: Dự án bã đậu phụ Quá trình xây cất công trình bã đậu phụ xuất phát từ việc làm nhanh, kém chất lượng, thường sử dụng vật liệu rẻ tiền, nhanh chóng, chủ yếu là bê tông. Việc xây dựng và đổ bê tông không đạt tiêu chuẩn quá nhanh dẫn đến cơ sở hạ tầng xây dựng kém, gây ra các vấn đề khi xảy ra thiên tai như trận động đất Vấn Xuyên. Sản xuất bê tông góp phần tạo ra một lượng lớn khí nhà kính. Từ năm 1980 đến năm 2011, Trung Quốc dẫn đầu về sản xuất xi măng/bê tông, trong thời gian hai năm sản xuất nhiều xi măng hơn lượng xi măng do Mỹ sản xuất trong thế kỷ 20. Tất cả hoạt động sản xuất xi măng này đã dẫn đến lượng khí thải nhà kính khổng lồ, sự đóng góp của Trung Quốc vào lượng khí nhà kính chỉ từ xi măng đã ngang bằng với tổng lượng khí thải nhà kính của một số quốc gia. Trung Quốc đang sử dụng rất nhiều xi măng và việc tiêu xài nhanh chóng đã gây ra nạn xây dựng công trình đậu phụ. Vấn nạn thi công đậu phụ chỉ dẫn tới nhiều công trình xây dựng hơn, vì sau trận động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc đã hoàn thành gần 29.692 dự án nhằm xây dựng lại các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Ngay cả khi không có thiên tai, các công trình xây dựng của Trung Quốc vẫn thất bại, "Một phóng viên Úc đã đếm được bốn cây cầu bị sập chỉ trong chín ngày vào tháng 7 năm 2012". Các quan chức Trung Quốc cũng thừa nhận những vấn đề này, đưa ra tuổi thọ của các tòa nhà và thậm chí còn cảnh báo về những vụ sập trong tương lai của các tòa nhà khi chúng cũ đi và đạt được tuổi thọ nhất định. Ngay cả trong những nỗ lực tái thiết, việc xây dựng cặn đậu phụ vẫn còn phổ biến, các nguồn tin từ quận Vĩnh Thành sau động đất cho biết họ đã chuyển đến những tòa nhà đã có vết nứt trên tường của những căn hộ mới xây của họ. Tuy nhiên, việc xây cất vẫn tiếp tục ở Trung Quốc vì trong khoảng thời gian 2011-2014, người ta dự đoán rằng Trung Quốc sẽ có một tòa nhà chọc trời mới được xây dựng cứ 5 ngày một lần. Hoạt động xây dựng góp phần tạo ra khoảng 40% lượng khí thải GHG trên thế giới, phần lớn lượng khí thải này đến từ các vật liệu được sử dụng, như bê tông -Vật liệu xây dựng đặc trưng của bã đậu phụ- và những loại vật liệu khác.
1,638,820
{ "doc_id": "19847530", "split": 3, "title": "Dự án bã đậu phụ", "token_count": 330, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847530" }
Title: Dự án bã đậu phụ Hiệu ứng tổng thể. Liên quan đến việc xây dựng bã đậu phụ là những dự án hoành tráng hơn mà chính phủ Trung Quốc thực hiện, nhiều dự án trong số đó hoàn toàn không cần thiết cho mục đích của họ và chỉ đơn giản được dùng làm công cụ để cho nước ngoài biết rằng Trung Quốc đã phát triển. Bằng cách phân bổ các nguồn lực tốt nhất của đất nước cho các thành phố giàu có, các vùng nông thôn của Trung Quốc phải hứng chịu những thảm họa cơ sở hạ tầng lặp đi lặp lại, điều này không chỉ dẫn đến việc tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn để xây dựng lại mà còn dẫn đến tình trạng ô nhiễm gây ra trong giai đoạn sập nhà ban đầu. Ngành xây dựng của Trung Quốc là tác nhân đáng kể gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu tổng thể, và mặc dù Trung Quốc đã có kế hoạch giảm lượng khí thải carbon của quốc gia bằng năng lượng tái tạo và nâng cấp thiết bị công nghiệp, phần lớn các khu vực nông thôn và nghèo của Trung Quốc vẫn tiếp tục phụ thuộc vào các mặt hàng chủ lực như xi măng và loại thép thải ra lượng khí thải carbon lớn. Kết quả, như được minh họa bởi các dự án cặn đậu phụ, là sự sụp đổ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tái diễn. Ngoài những công trình yếu kém còn có các khu vực làm việc tệ hại (ví dụ: nhà máy) đã dẫn đến các sự kiện tàn khốc như cháy nhà máy, rò rỉ đường ống và nổ tại nơi làm việc.
1,638,821
{ "doc_id": "19847531", "split": 0, "title": "Kenny Tete", "token_count": 55, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847531" }
Title: Kenny Tete Kenny Joelle Tete (sinh ngày 9 tháng 10 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Fulham tại và đội tuyển quốc gia Hà Lan.
1,638,822
{ "doc_id": "19847532", "split": 0, "title": "Owen Wijndal", "token_count": 67, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847532" }
Title: Owen Wijndal Owen Wijndal (sinh ngày 28 tháng 11 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Antwerp tại Belgian Pro League theo dạng cho mượn từ Ajax . Anh đại diện cho đội tuyển quốc gia Hà Lan.
1,638,823
{ "doc_id": "19847533", "split": 0, "title": "Ván cầu", "token_count": 436, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847533" }
Title: Ván cầu Ván cầu ("Springboard" hay "Diving board") là dụng cụ thể thao được sử dụng trong bộ môn thi đấu nhảy cầu cho vận động viên thi đấu làm bàn đạp để dậm đà và bật nhảy, đây là một tấm ván có cấu tạo giá thể có tính chất như là một chiếc lò xo, tức là một lò xo uốn tuyến tính thuộc loại công xôn ("Cantilever"). Ván cầu lò xo thường được cố định bằng bản lề ở một đầu (để có thể lật lên khi không sử dụng) và đầu còn lại thường treo trên bể bơi, với một điểm ở giữa bản lề và phần cuối nằm trên một điểm tựa có thể điều chỉnh được. Ván cầu hiện đại được làm từ nhôm nguyên khối ép đùn. Hiệu Maxiflex Model B cung cấp những tấm ván cầu được sử dụng trong tất cả các sự kiện thi đấu lớn. Bề mặt chống trơn trượt của tấm ván được tạo ra bằng nhựa epoxy, được hoàn thiện bằng một lớp đá lửa silica và alumina ở giữa các lớp nhựa trên cùng. Loại nhựa được xử lý bằng nhiệt này có màu nước để phù hợp với nước trong hồ bơi sạch. Cơ chế. Hằng số lò xo của ván cầu thi đấu thường được điều chỉnh bằng một điểm tựa nằm ở khoảng giữa của ván cầu. Ván cầu thường được vận hành theo chế độ tuyến tính trong đó chúng gần như tuân theo định luật Hooke. Khi vận động viên bật nhảy thì sự kết hợp giữa hằng số khối lượng của vận động viên và hằng số độ cứng của ván cầu dẫn đến tần số cộng hưởng có thể điều chỉnh được bằng cách hằng số lò xo (được đặt từ vị trí điểm tựa). Vì hệ thống thu được ở chế độ gần như tuyến tính nên nó có thể được mô hình hóa khá chính xác theo bậc hai phương trình vi phân. Thông thường, tần số cộng hưởng có thể được điều chỉnh trong phạm vi tỷ lệ là 2:1 hoặc tỷ lệ 3:1.
1,638,824
{ "doc_id": "19847533", "split": 1, "title": "Ván cầu", "token_count": 428, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847533" }
Title: Ván cầu Điểm tựa trên ván cầu thi đấu dao động trong phạm vi 0,61m và được đặt bằng một bánh xe có chân có kích thước xấp xỉ 0,35m tính theo đường kính.. Đối với các vận động viên, khi thi đấu họ sẽ khởi động khi lên ván cầu, nếu ván có điểm tựa sẽ thay đổi nó thành chế độ vừa vặn. Vận động viên sẽ đi đến cuối ván, nếu ván có lỗ hình miếng phô mai ở cuối, thì bắt đầu khoảng 2 inch (5,1 cm) trước chúng, không thì bắt đầu từ khoảng một feet rưỡi từ cuối. Khi bước thứ ba chạm vào ván, vung tay lên bên tai, đưa đầu gối đến mức eo ít nhất, cách đất khoảng 2 inch4 inch (5,110,2 cm) từ cuối ván cầu. Thao tác thực hiện cú Gainer trên ván cầu khi phóng ra khỏi ván cầu, giữ cho cơ thể chắc để thực hiện cú nhào lộn ngược lại trước khi tiếp nước. Các thao tác dành cho nhảy cầu mềm, bao gồm hai tư thế nhún bật nhảy là lấy đà và bật nhảy hướng trước, thực hiện 3 bước về phía trước từ phía sau của ván cầu, có thể cần thử nghiệm để tìm điểm khởi đầu hoàn hảo trên ván, thông thường, cần khoảng 5 bước từ cuối ván cầu. Bước thứ tư nên dài hơn và phóng đại hơn 3 bước trước sẽ đưa chân về phía trước đến cuối của ván cầu. Nhún để tạo độ nảy của ván, khi bạn hạ xuống trên cạnh ván cầu, uốn cong đầu gối, khi ván cầu nâng lên, bắt đầu duỗi thẳng đầu gối. Góc nhảy ra khỏi ván cầu bằng cách nâng chân khi bạn lên đỉnh của bước nhảy. Bắt đầu ở mặt sau của ván cầu và thực hiện ba đến năm bước. Bước cuối cùng, nên ở gần mép cầu, đừng nhảy khỏi cầu mà hãy nhảy thẳng lên không trung.
1,638,825
{ "doc_id": "19847533", "split": 2, "title": "Ván cầu", "token_count": 210, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847533" }
Title: Ván cầu Cú nhảy từ ván nhảy cầu sẽ có hình dạng như nửa phía trước của một đường parabol. Về chiều cao của ván cầu so với mực nước hồ bơi là cả một lịch sử. Bức tranh của họa sĩ người Mỹ Norman Rockwell có tựa đề "Boy on High Dive" (1947) vẽ một cậu bé (con trai út của Rockwel, Peter) đang nhìn qua một chiếc bàn đạp gỗ điển hình của thời kỳ đầu thế kỷ 20 ở độ cao 20 feet. và cũng từng có vụ việc luật sư Jan Eric Peterson và Fred Zeder đã kiện thành công nhà sản xuất ván lặn, nhà xây dựng hồ bơi và Viện Bể bơi và Spa Quốc gia (NSPI) về độ sâu không phù hợp của hồ bơi. Vụ kiện trị giá hàng triệu đô la cuối cùng đã được giải quyết vào năm 2001 với số tiền bồi thường lên đến 6,6 triệu đô la Mỹ (8 triệu đô la sau khi tính lãi suất) có lợi cho nguyên đơn.
1,638,826
{ "doc_id": "19847534", "split": 0, "title": "Julien Faubert", "token_count": 469, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847534" }
Title: Julien Faubert Julien Alex Thomas Faubert (sinh ngày 1 tháng 8 năm 1983) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đã từng thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh phải hoặc hậu vệ phải. Sinh ra ở Pháp, anh thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp trước khi thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Martinique năm 2014. Anh được biết đến trong làng bóng đá vì vụ chuyển nhượng theo dạng cho mượn từ West Ham United sang Real Madrid đầu năm 2009. Sự nghiệp câu lac bộ. Cannes và Bordeaux. Sinh ra ở Le Havre, Faubert đăng ký vào học viện của Cannes năm 1998 và bắt đầu sự nghiệp ở vị trí hậu vệ phải, nhưng với khả năng tạt bóng nhanh chóng, anh chơi ở vị trí tiền vệ cánh phải cũng như ở vị trí tiền vệ. Anh có trận ra mắt cho đội một của Cannes vào mùa giải 2002–03. Anh dần dần nổi tiếng với tư cách là một thành viên quan trọng của đội và cuối cùng đã lọt vào mắt xanh của một số đội bóng ở Ligue 1. Anh ký hợp đồng với Bordeaux vào năm 2004 và chơi 96 trận ở giải VĐQG cũng như ở UEFA Champions League cho đội. West Ham United. Vào ngày 23 tháng 6 năm 2007, tờ báo thể thao Pháp "L'Équipe" đưa tin rằng Faubert sắp chuyển sang Rangers với giá 6,5 triệu euro (4,3 triệu bảng). Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng 7, anh được West Ham United ký hợp đồng 5 năm với giá 6,1 triệu bảng. Anh bị đứt gân achilles trong trận giao hữu trước mùa giải vào ngày 17 tháng 7 trước câu lạc bộ đội bóng đá Séc Sigma Olomouc khiến anh phải nghỉ sáu tháng để bình phục. Theo kế hoạch trở lại sân cỏ, Faubert được ra sân ở đội dự bị trong trận gặp đội dự bị của Aston Villa vào tháng 1 năm 2008. Cuối cùng anh đã chơi trận ra mắt cho Hammers khi vào sân thay người muộn trong trận gặp Fulham tại Boleyn Ground vào ngày 12 tháng 1 năm 2008. Mùa giải đầu tiên của anh ở Anh được đánh dấu bởi chấn thương liên tục và anh chỉ ra sân 8 lần ở Premier League lẫn FA Cup. Cho mượn tại Real Madrid.
1,638,827
{ "doc_id": "19847534", "split": 1, "title": "Julien Faubert", "token_count": 146, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847534" }
Title: Julien Faubert Faubert được phép nói chuyện với Real Madrid vào ngày 30 tháng 1 năm 2009. Thương vụ này hoàn tất vào ngày 31 tháng 1 khi anh ký hợp đồng với Real Madrid theo một bản hợp đồng cho mượn có thời gian 6 tháng đến cuối mùa giải 2008–09 với mức phí được báo cáo là 1,5 triệu bảng. Faubert có trận ra mắt cho Real Madrid vào ngày 7 tháng 2 năm 2009 trong chiến thắng 1–0 trước Racing de Santander. Trong thời gian cho mượn tại Real Madrid, anh đã bỏ lỡ buổi tập vì nhầm tưởng mình được nghỉ. Anh kết thúc thời gian cho mượn tại Real Madrid mà chỉ chơi hai trận. Danh hiệu. Bordeaux West Ham United
1,638,828
{ "doc_id": "19847537", "split": 0, "title": "Charles the Bold", "token_count": 69, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847537" }
Title: Charles the Bold Charles I (Charles Martin; ; ; 10 tháng 11 năm 1433 – 5 tháng 1 năm 1477), biệt danh the Bold (tiếng Đức: "der Kühne"; tiếng Hà Lan: "de Stoute"; ), là Công tước xứ Burgundy từ năm 1467 đến 1477.
1,638,829
{ "doc_id": "19847539", "split": 0, "title": "Giải quần vợt Úc Mở rộng 2024", "token_count": 282, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847539" }
Title: Giải quần vợt Úc Mở rộng 2024 Giải quần vợt Úc Mở rộng 2024 là một giải quần vợt Grand Slam được diễn ra tại Melbourne Park, từ ngày 14–28 tháng 1 năm 2024. Đây là lần thứ 112 Giải quần vợt Úc Mở rộng được tổ chức, lần thứ 56 trong Kỷ nguyên Mở, và là giải Grand Slam đầu tiên trong năm. Giải đấu bao gồm các nội dung đơn, đôi và đôi nam nữ dành cho các vận động viên chuyên nghiệp. Các vận động viên trẻ và xe lăn sẽ tham dự ở nội dung đơn và đôi. Giống như những năm trước, nhà tài trợ chính của giải đấu là Kia. Novak Djokovic là đương kim vô địch nội dung đơn nam. Aryna Sabalenka là đương kim vô địch nội dung đơn nữ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử trận mở màn Giải quần vợt Úc Mở rộng diễn ra vào Chủ Nhật. Dưới đây là những thay đổi của giải đấu năm 2024 so với các giải đấu trước: Điểm và tiền thưởng. Phân phối điểm. Dưới đây là bảng phân bố điểm cho từng giai đoạn của giải đấu. Tiền thưởng. Tổng số tiền thưởng của Giải quần vợt Úc Mở rộng 2024 tăng 13.07% lên mức kỷ lục giải đấu là A$86,500,000. Liên kết ngoài.
1,638,830
{ "doc_id": "19847541", "split": 0, "title": "Moseushi, Hokkaidō", "token_count": 74, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847541" }
Title: Moseushi, Hokkaidō là thị trấn thuộc huyện Uryū, phó tỉnh Sorachi, Hokkaidō, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 2.693 người và mật độ dân số là 55 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 48,55 km2.
1,638,831
{ "doc_id": "19847544", "split": 0, "title": "Công viên Văn hóa và Lịch sử Dongdaemun", "token_count": 217, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847544" }
Title: Công viên Văn hóa và Lịch sử Dongdaemun Công viên Văn hóa và Lịch sử Dongdaemun () là một công viên ở Jung-gu, Seoul, Hàn Quốc. Nó nằm ở vị trí của Sân vận động Dongdaemun trước đây. Nó mở cửa quanh năm, vào mọi giờ. Từ 7 giờ tối đến nửa đêm, có một vườn hoa hồng nhân tạo có đèn thắp sáng. Bạn có thể đến công viên từ ga Công viên Văn hóa & Lịch sử Dongdaemun của Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul. Công viên có một số điểm tham quan, bao gồm Cổng nước Yigansumun, Bảo tàng lịch sử Dongdaemun, Phòng triển lãm địa điểm khai quật Dongdaemun, Đài tưởng niệm sân vận động Dongdaemun, hội trường sự kiện và Dongdaemun Design Plaza. Khi sân vận động bị phá hủy, 1.000 di tích và 44 công trình xây dựng, trong đó cổ nhất là từ thời Joseon đã được phát hiện.
1,638,832
{ "doc_id": "19847545", "split": 0, "title": "Động đất Fukui 1948", "token_count": 71, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847545" }
Title: Động đất Fukui 1948 là trận động đất xảy ra vào lúc 16:13:31 (JST), ngày 28 tháng 6 năm 1948. Trận động đất có cường độ 6.8 hoặc 7.1 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 10 km. Hậu quả trận động đất đã làm 3.769 người chết, 22.203 người bị thương.
1,638,833
{ "doc_id": "19847560", "split": 0, "title": "FMV-B1", "token_count": 354, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847560" }
Title: FMV-B1 FMV-B1 là loại vũ khí phá vật cản sử dụng động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn do Viện Tên lửa- Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự (Bộ Quốc phòng) nghiên cứu và chế tạo thành công từ năm 2016. FMV-B1 được sử dụng trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu với nhiệm vụ phá hủy hàng rào dây thép gai, cảm biến, bãi mìn...bố trí quanh hệ thống trận địa phòng ngự của đối phương. Lịch sử. Trong tác chiến phòng ngự, đối phương thường bố trí hệ thống dây kẽm gai xen kẽ các loại mìn, hầm chông, cạm bẫy ...để bảo vệ trận địa phòng ngự của chúng. Chiều dài của bãi mìn và hàng rào dây kẽm gai bao trọn chiều dài của trận địa phòng ngự, chiều sâu từ hàng chục tới hàng trăm mét. Trước đây trong chiến tranh Đông Dương và phần lớn thời gian của chiến tranh Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam thường sử dụng để phá hủy các hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn này, mở đường cho lực lượng chủ lực đột phá vào trận địa phòng ngự của đối phương. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là khiến cho người sử dụng bộc phá phải đối mặt trực tiếp với hỏa lực của địch, gây ra nhiều hy sinh, tổn thất. Từ đó nảy sinh yêu cầu phải chế tạo một vũ khí phá vật cản có thể cho phép bộ đội phá hủy hàng rào kẽm gai và bãi mìn từ khoảng cách an toàn và có hiệu quả cao hơn.
1,638,834
{ "doc_id": "19847560", "split": 1, "title": "FMV-B1", "token_count": 362, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847560" }
Title: FMV-B1 Trong giai đoạn sau của cuộc chiến tranh Việt Nam , Viện Kỹ thuật quân sự đã thiết kế và chế tạo thành công vũ khí phá vật cản FR trên cơ sở tham khảo vũ khí phá vật cản UZE của Liên Xô.Hệ thống dùng động cơ tên lửa ĐKB làm động lực kéo, khi chiến đấu, một đầu dây cáp buộc cố định vào hàng rào, đầu còn lại buộc cố định vào động cơ tên lửa và điểm hỏa. FR phá được hàng rào dây thép gai trên mặt đất có độ dốc từ 180 đến 200, mở cửa rộng từ 5-6m, có thể phá sạch mìn và rào chiều sâu từ 70-75m. Khi phát hỏa, động cơ tên lửa kéo theo một dây cáp mềm gắn liền với hàng chục ống bộc phá bay về phía trước. Đến cự ly đã định, cả động cơ tên lửa và toàn bộ số ống bộc phá bị cọc neo giữ lại, theo quán tính số bộc phá được rải đều trên diện rộng và phát nổ, phá hủy hàng rào kẽm gai và bãi mìn của địch. Loại vũ khí này được sử dụng thành công lần đầu trong trận tiến công điểm cao 544 mở màn Chiến dịch Trị Thiên ngày 30 tháng 3 năm 1972. Sau đó, nó được sử dụng nhiều lần trong các trận tiến công căn cứ Ái Tử, trận tiến công chi khu quân sự Thượng Đức năm 1974...Tuy nhiên FR còn một số điểm yếu như chiều sâu cửa mở còn hạn chế, các khối thuốc nổ điểm hỏa không đều dẫn tới hiệu quả phá vật cản trong nhiều trận đánh còn chưa đạt yêu cầu. Sơ lược cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
1,638,835
{ "doc_id": "19847560", "split": 2, "title": "FMV-B1", "token_count": 491, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847560" }
Title: FMV-B1 Cấu tạo của vũ khí phá vật cản FMV-B1 gồm: Bệ phóng; động cơ; điểm hỏa cơ khí ; 11 module nổ ; hộp neo hãm; cọc neo và ngòi nổ cơ khí. Các bộ phận này có thể tháo rời và lắp ráp nhanh chóng giúp đảm bảo khả năng cơ động trong chiến đấu. Nguyên lý hoạt động của vũ khí FMV-B1 là sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn kéo chuỗi nổ mềm dài liên tục. Khi điểm hỏa, tầng 1 của động cơ hoạt động , tạo ra vận tốc rời bệ đủ cho hoạt động ổn định trên quỹ đạo, đồng thời kéo toàn bộ chuỗi nổ lên khỏi mặt đất. Áp suất của tầng 1 đảm bảo bởi các loa phụt rời dạng côn, gắn trên cụm loa phụt ở đuôi động cơ. Tầng 2 được kích hoạt bởi bộ giữ chậm lắp ở cụm trung gian giữa 2 tầng lực đẩy.Tên lửa đưa chuỗi nổ đến hàng rào nhiều lớp, bãi mìn và được kích nổ bằng ngòi nổ cơ khí giữ chậm hỏa thuật. Ưu điểm nổi bật của FMV-B1 so với vũ khí phá rào FR trước đó là :sử dụng bộ phóng với kết cấu dạng trượt đơn giản, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn thuận tiện cho việc triển khai trên nhiều loại địa hình. FMV-B1 cũng sử dụng cáp thép thay cho thang dây mang thuốc nổ của FR, cáp thép này có chức năng liên kết bộ phóng với chuỗi nổ, cáp có độ dài vừa đủ để chuỗi nổ không bị ảnh hưởng bởi luồng phụt của động cơ khi động cơ hoạt động. Ngòi nổ được lắp ở đầu cuối của chuỗi nổ. Chuỗi nổ neo là các đoạn chuỗi nổ dạng mềm được cố định trên dây trục và có thể tách rời thành 11 module thuận tiện cho mang vác. Hệ thống neo hãm dạng mềm trên cơ sở kết hợp hãm bằng lực cản khí động dù hãm với neo hãm bằng dây mềm có độ đàn hồi lớn. Việc sử dụng khối nổ dạng rắn và cáp thép giúp FMV-B1 có độ tin cậy cao hơn và truyền nổ tốt hơn, đều hơn so với vũ khí FR.
1,638,836
{ "doc_id": "19847560", "split": 3, "title": "FMV-B1", "token_count": 265, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847560" }
Title: FMV-B1 Với các cải tiến nêu trên, FMV-B1 có thể tạo cửa mở rộng từ 6-9m, sâu vào bên trong lớp rào gần 200m, cửa mở đối với bãi mìn chống tăng rộng từ 4–6 m. Tầm bắn tối đa do nhà sản xuất công bố: 200–260 m. Lịch sử trang bị. Năm 2014, nhóm đề tài "Nghiên cứu thiết kế chế tạo vũ khí phá vật cản cho bộ binh (FMV-B1)" của Viện Tên lửa- Viện Khoa học và Công nghệ quân sự do đại tá, PGS.TS Trịnh Hồng Anh làm chủ nhiệm đề tài đã báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án. Từ đầu năm 2017, FMV-B1 được xưởng X-55 -Cục Quân huấn sản xuất loạt nhỏ để phục vụ công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong toàn quân. Cũng trong năm này, vũ khí FMV-B1 đã lần đầu tham gia diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn do Bộ Quốc phòng tổ chức vào ngày 19 tháng 11 tại Trường bắn quốc gia khu vực 1. Hiện nay vũ khí này đã được sản xuất loạt quy mô lớn. Xem thêm. Vũ khí trang bị có cùng vai trò, tính năng:
1,638,837
{ "doc_id": "19847583", "split": 0, "title": "Danh sách đài truyền hình phát sóng Thế vận hội Mùa hè 2024", "token_count": 177, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847583" }
Title: Danh sách đài truyền hình phát sóng Thế vận hội Mùa hè 2024 Thế vận hội Mùa hè 2024 ở Paris được nhiều đài truyền hình phát sóng trên phạm vi toàn thế giới. Giống như các năm trước, đóng vai trò truyền tải thông tin trên phạm vi toàn cầu nhằm giúp các đài truyền hình địa phương sử dụng. Tại nhiều vùng lãnh thổ, bản quyền phát sóng Thế vận hội 2022 và 2024 được gộp lại với nhau, nhưng một số đơn vị cũng đã có bản quyền cho Thế vận hội các năm tiếp theo. Phát sóng. Tại Pháp, bản quyền phát sóng Thế vận hội Mùa hè 2024 trong nước được sở hữu bởi Warner Bros. Discovery (trước đây là Discovery Inc.) thông qua Eurosport, trong đó bản quyền phát sóng miễn phí được chuyển giao cho đài truyền hình công cộng France Télévisions.
1,638,838
{ "doc_id": "19847586", "split": 0, "title": "Mikhail Dmitriyevich Skobelev", "token_count": 459, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847586" }
Title: Mikhail Dmitriyevich Skobelev Mikhail Dmitriyevich Skobelev (tiếng Nga: Михаи́л Дми́триевич Ско́белев; 29 tháng 9 năm 1843 – 7 tháng 7 năm 1882), một vị tướng Nga, nổi tiếng nhờ cuộc chinh phục Trung Á và chủ nghĩa anh hùng trong Chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ 1877–1878. Skobelev sinh năm 1843 tại Sankt-Peterburg. Cha là tướng Dmitry Ivanovich Skobelev, mẹ là nhà từ thiện Olga Skobeleva. Ông được đào tạo thành sĩ quan tham mưu tại Học viện Bộ Tổng tham mưu (Đế quốc Nga) Ông đã tham gia các chiến dịch quân sự lớn như: Khởi nghĩa Tháng giêng, Chiến dịch Khivan năm 1873, Trận Makhram, các trận Bảo vệ Shipka, Trận Harmanli, Trận Svistov, Cuộc vây hãm Plevna, trận Lovcha trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, trận vây hãm Geok Tepe trong Cuộc thám hiểm Akhal Tekke. Mặc bộ quân phục màu trắng và cưỡi trên một con ngựa trắng, và luôn ở trong tình trạng căng thẳng nhất trong cuộc chiến, ông được binh lính của mình biết đến và tôn sùng với biệt danh "Tướng Trắng" (và được người Thổ Nhĩ Kỳ gọi là "Pasha Trắng"). Trong một chiến dịch ở Khiva, các đối thủ người Turk của ông gọi ông là "goz ganly" hay "Đôi mắt Máu". Cuối đời, ông còn hoạt động chính trị tích cực và theo chủ nghĩa dân tộc Nga và chủ nghĩa quân phiệt Đại Slavơ - những xu hướng chính trị nổi lên ở Nga sau này được Sa hoàng Aleksandr Đệ tam theo đuổi. Ông là một những người tiên phong của chủ trương "nước Nga là của người Nga" Ông qua đời ngày 7 tháng 7 năm 1882 tại Moskva khi mới 38 tuổi. Việc Skobelev qua đời sớm khiến cho Nga mất đi một nhà lãnh đạo quân sự tài ba và điều này đã được chứng minh trong Chiến tranh Nga – Nhật đầu thế kỷ XX.
1,638,839
{ "doc_id": "19847586", "split": 1, "title": "Mikhail Dmitriyevich Skobelev", "token_count": 118, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847586" }
Title: Mikhail Dmitriyevich Skobelev Thống chế Anh Bernard Montgomery đánh giá Skobelev là "chỉ huy giỏi nhất" thế giới từ năm 1870 đến năm 1914 và viết về khả năng lãnh đạo "khéo léo và đầy cảm hứng" của ông.Francis Vinton Greene cũng đánh giá cao Skobelev. Victor Kamenir đánh giá Skobelev là một trong bốn tướng lĩnh "bất tử" của Nga. Tạp chí Russia Beyond xếp Skobelev vào hàng mười danh tướng mọi thời đại của Nga.
1,638,840
{ "doc_id": "19847589", "split": 0, "title": "Nhật Thành Lâu", "token_count": 262, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847589" }
Title: Nhật Thành Lâu Nhật Thành lâu (chữ Hán: 日成樓) Nhật Thành Lâu là kiến trúc lầu hai tầng nằm ở phía đông điện Càn Thành, phía nam Thái Bình lâu. Trước đây là vị trí của điện Minh Thận. Theo một số tác giả, ngôi lầu nầy là Phật điện của vua trong Tử Cấm Thành. Lối lên lầu cũng được làm hành lang che. Nhật Thành lâu bị tàn phá trong các năm 1947 và 1968, chỉ còn lại nền lầu. Năm 2018, lầu đã được phục dựng lại trên nền cũ. Lịch sử. Công trình này được xây dựng vào năm 1841 dưới thời vua Thiệu Trị, kiến trúc lầu gồm có 2 tầng, là Phật điện của nhà vua trong Tử Cấm Thành. Vào thời kỳ cuối nhà Nguyễn, đây là nơi mà đức Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) và các bà trong nội cung thường lui tới để đọc kinh, niệm Phật, cầu an… Lầu Nhật Thành bị tàn phá trong các năm 1947 và năm 1968, chỉ còn lại phần nền của công trình. Năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cho phục dựng lại công trình này.
1,638,841
{ "doc_id": "19847590", "split": 0, "title": "Mũ 2", "token_count": 23, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847590" }
Title: Mũ 2 __ĐỔI_HƯỚNG_NHẤT_ĐỊNH__
1,638,842
{ "doc_id": "19847591", "split": 0, "title": "^2", "token_count": 22, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847591" }
Title: ^2 __ĐỔI_HƯỚNG_NHẤT_ĐỊNH__
1,638,843
{ "doc_id": "19847592", "split": 0, "title": "GTA 3", "token_count": 22, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847592" }
Title: GTA 3 __ĐỔI_HƯỚNG_NHẤT_ĐỊNH__
1,638,844
{ "doc_id": "19847593", "split": 0, "title": "GTA III", "token_count": 22, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847593" }
Title: GTA III __ĐỔI_HƯỚNG_NHẤT_ĐỊNH__
1,638,845
{ "doc_id": "19847597", "split": 0, "title": "Liên kết hỏng", "token_count": 399, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847597" }
Title: Liên kết hỏng Liên kết hỏng là hiện tượng các siêu liên kết bị mất khả năng trỏ đến các tập tin đích đến, trang web hoặc máy chủ sau một thời gian do tài nguyên đó đã bị chuyển sang địa chỉ truy cập mới hoặc trở nên không khả dụng vĩnh viễn (thường là do bị xóa). Liên kết ("link") mà không còn trỏ đến đối tượng chỉ định còn được gọi là "link hỏng", "link chết". Thuật ngữ gốc bên tiếng Anh là "link rot" hoặc "broken link". Giới học thuật và nghiên cứu đã lựa chọn khảo sát tỷ lệ liên kết hỏng do tính chất quan trọng và tác động tiêu cực của hiện tượng này đối với việc chia sẻ và bảo toàn thông tin trên mạng Internet. Kết quả ước tính cho thấy có sự chênh lệch số liệu tỷ lệ đáng kể giữa các bài nghiên cứu. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã lên tiếng cảnh báo rằng hiện tượng liên kết hỏng có thể gây mất những dữ liệu quan trọng, làm ảnh hưởng đến hệ thống luật pháp và nhu cầu học thuật. Liên kết hỏng xảy ra ở nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như di dời, xóa bỏ tệp đích, lỗi máy chủ, hết hạn tên miền gây báo lỗi HTTP 404. Giải pháp ngăn chặn liên kết hỏng chủ yếu là tạo URL cố định, di dời nội dung sang nơi tồn tại lâu hơn, tạo liên kết ít bị hỏng, dùng dịch vụ lưu trữ liên kết sẵn có, hoặc sửa chữa liên kết hỏng. Nghiên cứu. Vì tính chất quan trọng và sức ảnh hưởng của hiện tượng liên kết hỏng đối với việc tra cứu và lưu trữ thông tin, nhiều cuộc nghiên cứu đã tiến hành thu thập và truy tìm số liệu liên quan đến hiện tượng trong hệ thống mạng lưới toàn cầu World Wide Web, trong các tài liệu học thuật sử dụng URL để trích dẫn nguồn nội dung từ web, và trong thư viện số.
1,638,846
{ "doc_id": "19847597", "split": 1, "title": "Liên kết hỏng", "token_count": 356, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847597" }
Title: Liên kết hỏng Một bài nghiên cứu năm 2002 cho biết rằng hiện tượng liên kết hỏng ở thư viện số xảy ra chậm hơn ở trên web, và nhận thấy cứ một năm thì có khoảng 3% đối tượng không còn truy cập được (tương đương với chu kỳ bán rã gần 23 năm). Tiếp đến, một bài nghiên cứu năm 2003 đã nhận thấy rằng, cứ 200 liên kết thì sẽ có 1 liên kết bị hỏng mỗi tuần, ứng với chu kỳ bán rã 138 tuần. Tỷ lệ này lại một lần nữa được xác nhận trong bài nghiên cứu năm 2016–2017 về liên kết ở Yahoo! Directory (vốn dĩ trang này đã ngưng cập nhật vào năm 2014 sau 21 năm vận hành và phát triển) và nhận thấy chu kỳ bán rã của các liên kết thư mục là 2 năm. Một nghiên cứu năm 2004 đã chứng minh các tập hợp con của các liên kết trang web (chẳng hạn như các liên kết trỏ đến đến các loại tập tin cụ thể hoặc các liên kết được các tổ chức học thuật lưu trữ) có thể có chu kỳ bán rã khác nhau rõ rệt. Các URL liên quan đến xuất bản (báo chí, học thuật...) dường như có tuổi thọ cao hơn URL bình thường. Nhằm củng cố, một nghiên cứu năm 2015 của Weblock đã phân tích hơn 180.000 liên kết đến từ các tài liệu tham khảo trong tập hợp toàn văn của 3 nhà xuất bản truy cập mở lớn và cho biết, chu kỳ bán rã rơi vào khoảng 14 năm. Đây ngầm chứng minh một nghiên cứu năm 2005 đó chính là phân nửa số URL đến từ các bài viết bên "D-Lib Magazine" vẫn còn hoạt động sau 10 năm.
1,638,847
{ "doc_id": "19847597", "split": 2, "title": "Liên kết hỏng", "token_count": 455, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847597" }
Title: Liên kết hỏng Những bài khác thì cho rằng tỷ lệ xảy ra hiện tượng liên kết hỏng ở các tài liệu học thuật cao hơn, với mức chu kỳ bán rã được đề xuất thông thường rơi vào 4 năm hoặc hơn. Bài nghiên cứu năm 2013 bên "BMC Bioinformatics" phân tích gần 15.000 liên kết chỉ mục trích dẫn Web of Science của Thomson Reuters và nhận thấy tuổi thọ trung bình của các trang web đạt 9,3 năm và chỉ có 62% trang là được lưu trữ. Kế đến vào năm 2021, một nghiên cứu về các liên kết bên ngoài trên các bài báo "New York Times" được xuất bản từ năm 1996 đến năm 2019 cho thấy chu kỳ bán rã rơi vào khoảng 15 năm (nhưng lại khác biệt đáng kể, tùy thuộc vào chủ đề nội dung). Bài nghiên cứu còn cho biết thêm, 13% liên kết tuy vẫn còn hoạt động nhưng không còn cung cấp nội dung ban đầu nữa. Hiện tượng này được gọi là "trôi dạt nội dung" (content drift). Quan trọng hơn, một bài báo cáo vào năm 2013 cho biết, có tới 49% là liên kết hỏng trên tổng số liên kết được dẫn trong các quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Một nghiên cứu năm 2023 đã theo dõi các trang tổng quan về đại dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ và nhận thấy rằng: 23% số URL trang tổng quát của tiểu bang đã bị thay đổi vào tháng 4 năm 2023, so với thời điểm tháng 2 năm 2021. Nguyên nhân và hậu quả. Liên kết hỏng xảy ra ở nhiều nguyên nhân khác nhau: Đối tượng mà trang web trỏ đến bị xóa mất, máy chủ lưu trữ trang đích ngừng hoạt động, bị gỡ bỏ khỏi dịch vụ cung cấp lưu trữ hoặc bị chuyển sang một tên miền mới. Từ năm 1999, các chuyên gia đã lưu ý về vấn đề lưu trữ lượng lớn tài liệu trên ổ cứng rằng, "một lỗi ổ đĩa có thể giống như đi đốt thư viện ở Alexandria." Ngoài ra, hoạt động đăng ký tên miền có thể sẽ hết hạn hoặc được sang nhượng cho bên khác, cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng liên kết hỏng. Một số lý do:
1,638,848
{ "doc_id": "19847597", "split": 3, "title": "Liên kết hỏng", "token_count": 435, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847597" }
Title: Liên kết hỏng Hậu quả của hiện tượng liên kết hỏng đó chính là không tìm được tập tin đích và trả về mã lỗi như HTTP 404 (404 Không thể tìm thấy). Hoặc là, khiến cho liên kết bị "trôi dạt" và chuyển sang cung cấp nội dung khác so với dự định ban đầu của tác giả liên kết gốc. Do đó, liên kết hỏng có khả năng gây mất dữ liệu cũng như nguồn tham chiếu, làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu hệ thống luật pháp và tính toàn vẹn trong học thuật. Giải pháp và nhận diện. Phương pháp cơ bản để tránh hiện tượng hỏng liên kết đó chính là tạo các URL cố định không thay đổi theo thời gian. Tim Berners-Lee và những người tiên phong phát triển web khác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lên kế hoạch ngăn chặn URL hỏng. Bên cạnh đó, giải pháp có thể kể đến gồm có: liên kết đến các nguồn chính chứ không phải nguồn thứ cấp và ưu tiên các trang web ổn định; hạn chế sử dụng liên kết trỏ đến tài nguyên trên trang cá nhân của nhà nghiên cứu; sử dụng URL sạch hoặc chuẩn hóa URI; sử dụng liên kết cố định hoặc mã nhận diện thường trực như ARK, DOI, tham khảo Handle System, PURL, hoặc CAS. Người dùng Internet cần phải tránh liên kết đến các tài liệu không phải là trang web hoặc deep linking, và thường xuyên lưu trữ nội dung dự phòng vào các trang lưu trữ web chẳng hạn như Internet Archive, WebCite, archive.today, Perma.cc, Amber, hoặc Arweave. Một số chiến lược xử lý các liên kết được đề xuất như: sử dụng cơ chế chuyển hướng chẳng hạn như HTTP 301 để tự động đưa trình duyệt và trình thu thập thông tin tới nội dung được di chuyển sang nơi khác; sử dụng hệ thống quản lý nội dung trang web có thể tự động cập nhật liên kết khi nội dung trong cùng một trang web được di chuyển hoặc tự động thay thế liên kết bằng URL chuẩn và tích hợp tìm kiếm các tài nguyên vào trang HTTP 404.
1,638,849
{ "doc_id": "19847597", "split": 4, "title": "Liên kết hỏng", "token_count": 116, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847597" }
Title: Liên kết hỏng Người ta có thể phát hiện các liên kết bị hỏng bằng thủ công hoặc tự động. Các phương pháp tự động có thể kể đến gồm có plug-in dành cho hệ thống quản lý nội dung cũng như các trình kiểm tra liên kết bị hỏng độc lập như Xenu's Link Sleuth. Tuy nhiên, trình kiểm tra tự động có thể không nhận diện ra được các liên kết trả về mã lỗi 404 mềm hoặc các liên kết tuy trả về phản hồi 200 OK nhưng lại trỏ đến nội dung đã bị thay đổi.
1,638,850
{ "doc_id": "19847598", "split": 0, "title": "Thờ sinh thực khí", "token_count": 236, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847598" }
Title: Thờ sinh thực khí Thờ sinh thực khí hay tín ngưỡng phồn thực là việc thờ cúng cơ quan sinh sản, sinh sản, quan hệ tình dục... Thờ cúng sinh thực khí là một phần của tín ngưỡng dân gian của nhân loại, thờ cúng thiên nhiên. Nó đã xuất hiện từ thời xã hội nguyên thủy của con người, và vẫn có thể được nhìn thấy trong các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau cho đến hiện tại. Bởi vì con người cổ đại không thể hiểu được hành vi tình dục và hiện tượng sinh sản của chính họ, cho nên tạo cảm giác bí ẩn và kinh ngạc. Từ những khám phá khảo cổ học hiện đại, các hình thức thờ cúng sinh thực khí khác nhau có thể được tìm thấy trong các bức tượng, hình vẽ về các vị thần và nữ thần còn sót lại từ các nền văn hóa cổ đại khác nhau. Thờ sinh thực khí là một biểu tượng của sự sống và sáng tạo, và có thể được chia thành ba loại: thờ cúng khả năng sinh sản, thờ cúng bộ phận sinh dục và thờ cúng quan hệ tình dục.
1,638,851
{ "doc_id": "19847599", "split": 0, "title": "Tục thờ ếch", "token_count": 174, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847599" }
Title: Tục thờ ếch Tục thờ ếch hay tín ngưỡng thờ ếch là hình thức thờ cúng con ếch được cho xuất phát từ nền văn hoá của người Bách Việt. Theo sử sách ghi lại thì người Bách Việt chủ yếu sống bằng nghề nông từng sinh sống ở phía nam Trung Quốc như khu vực Quảng Đông, Phúc Kiến, khu vực người choang của Quảng Tây, khu vực dân tộc Lê ở Lương Sơn của tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Nam, Hải Nam. Do khả năng sinh sản mạnh mẽ của con ếch nên việc thờ cúng ếch cũng được cho là tín ngưỡng thờ sinh thực khí. Một số tác phẩm nghệ thuật được tìm thấy của nhà nước Nam Việt đã phản ánh sự kết hợp giữa văn hóa đồng bằng Trung Bộ và tín ngưỡng thờ ếch.
1,638,852
{ "doc_id": "19847600", "split": 0, "title": "Trần Sở Sinh", "token_count": 505, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847600" }
Title: Trần Sở Sinh Trần Sở Sinh (sinh ngày 25 tháng 7 năm 1981) là một ca sĩ, nghệ sĩ guitar Trung Quốc. Đời tư. Trần Sở Sinh sinh ra ở Tam Á, Hải Nam. Gia đình anh gốc ở Phổ Ninh, Quảng Đông. Từ nhỏ, anh đã thích chơi guitar và ca hát. Anh ấy cũng giỏi các môn thể thao như Kungfu, bóng đá và câu cá. Thời trung học, anh chơi và hát ở quán bar gần đó vào cuối tuần. Năm 2000, ở tuổi 19, Trần Sở Sinh chuyển đến Thâm Quyến để khám phá các cơ hội. Bắt đầu với công việc trong một nhà hàng do người thân điều hành, anh sớm tập trung phát triển sự nghiệp ca hát - gặp gỡ các nhạc sĩ cùng thời và biểu diễn cho các câu lạc bộ trong thành phố. Sự nghiệp. Với các kỹ năng ca hát được phát triển, Trần Sở Sinh đã có cơ hội tham gia vào một số chương trình và cuộc thi âm nhạc, và được khán giả đánh giá cao. Năm 2001, Trần Sở Sinh đã giành được giải thưởng tiềm năng nhất tại Giải thưởng MTV Asia, được tổ chức tại Thượng Hải. Năm 2003, anh đã được trao tặng danh hiệu quán quân của cuộc thi ca sĩ quán rượu quốc gia, được tổ chức tại Trường Sa, Hồ Nam, và ký hợp đồng với EMI. Năm 2007, anh được trao cúp quán quân "Super Boy" và ký hợp đồng với E.E. Media. Tuy nhiên, anh đã được hủy hợp đồng vào tháng 1 năm 2009 với lý do cá nhân"." "Có ai nói với em rằng" 《有没有人告诉你》. E.E. Media phát hành 1 album vào tháng 7 2007, "13", với 13 người đứng đầu của chương trình "Super Boy" năm đó, bao gồm single đầu tiên của Trần Sở Sinh "Có ai nói với em rằng"《有没有人告诉你》. "Thì ra tôi không bao giờ cô đơn 《原来我一直都不孤单》". Tháng 11 2007, EP đầu tiên Thì ra tôi không bao giờ cô đơn《原来我一直都不孤单》được phát hành, bao gồm các bản chính thức Thì ra tôi không bao giờ cô đơn, Có ai nói với em rằng《有没有人告诉你》 và Kiếm tìm《寻找》, vào thêm vào một số bài mới "La La La"《啦啦啦》 và một cover "Sing" của ban nhạc Anh quốc "Travis". Từ thiện.
1,638,853
{ "doc_id": "19847600", "split": 1, "title": "Trần Sở Sinh", "token_count": 47, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847600" }
Title: Trần Sở Sinh Một bộ phim ngắn thúc đẩy các hoạt động từ thiện ở Quý Châu, được sản xuất bởi SZTV vào năm 2009, anh đã hát bài hát chủ đề Trẻ em trên núi'《大山的孩子》.
1,638,854
{ "doc_id": "19847608", "split": 0, "title": "Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015", "token_count": 132, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847608" }
Title: Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 được tổ chức tại Sân vận động Khúc côn cầu Sengkang, Singapore từ ngày 6 đến 13 tháng 6 năm 2015. Huy chương được trao tại giải đấu dành cho cả nam và nữ. Quốc gia tham dự. Tổng cộng có 144 vận động viên đến từ 5 quốc gia sẽ tranh tài ở môn khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015: Lịch thi đấu. Sau đây là lịch thi đấu của giải đấu khúc côn cầu trên cỏ:
1,638,855
{ "doc_id": "19847610", "split": 0, "title": "Hệ thống băng tải", "token_count": 68, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847610" }
Title: Hệ thống băng tải Hệ thống băng tải là thiết bị vận chuyển cơ khí phổ biến, dùng để di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Băng tải đặc biệt hữu ích cho vật liệu nặng/cồng kềnh, nhanh chóng, hiệu quả, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, tiêu dùng.
1,638,856
{ "doc_id": "19847619", "split": 0, "title": "Băng tải xích", "token_count": 305, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847619" }
Title: Băng tải xích Băng tải xích là một loại hệ thống băng tải dùng để vận chuyển vật liệu trên các dây chuyền sản xuất. Băng tải xích bao gồm các mắt xích nối nhau, chạy trên các rãnh kín, dùng để kéo vật liệu di chuyển liên tục. Băng tải xích có thể được phân loại thành hai loại chính là băng tải xích lưới và băng tải xích tấm. Hoạt động. Băng tải xích là thiết bị vận chuyển vật liệu phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp. Nguyên lý hoạt động của băng tải xích dựa trên một chuỗi xích khép kín, vừa truyền động vừa kéo vật liệu đi qua máng. Vật liệu có thể được đẩy trực tiếp bởi xích hoặc qua các bộ phận gắn trên xích. Hai đầu máng có bánh xích để dẫn hướng. Băng tải xích có thể được sử dụng để vận chuyển vật liệu trong khoảng cách lên đến 90 mét (300ft), tuy nhiên thông thường là dưới 30 mét (98ft). Băng tải xích là một hệ thống vận chuyển vật liệu sử dụng xích chạy liên tục và được dẫn động bằng động cơ. Trên xích có gắn các giá treo riêng lẻ để treo vật liệu. Băng tải xích được sử dụng rộng rãi trong các dây chuyền lắp ráp, nhà máy sản xuất, và kho bãi để di chuyển sản phẩm theo một tuyến cố định hoặc khắp cơ sở.
1,638,857
{ "doc_id": "19847620", "split": 0, "title": "Batang Quiapo (phim truyền hình)", "token_count": 255, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847620" }
Title: Batang Quiapo (phim truyền hình) FPJ's Batang Quiapo () là một bộ phim truyền hình chính kịch hành động-hài của Philippines được phát sóng bởi Kapamilya Channel. Được đạo diễn bởi Malu L. Sevilla, Darnel Joy R. Villaflor và Coco Martin, bộ phim có sự tham gia của Martin trong vai nhân vật chính. Nó dựa trên bộ phim hành động-hài cùng tên năm 1986 với sự tham gia của Fernando Poe Jr. và Maricel Soriano. Bộ phim được công chiếu lần đầu trên khối buổi tối "Primetime Bida" của mạng và trên toàn thế giới thông qua The Filipino Channel vào ngày 13 tháng 2 năm 2023, thay thế "Mars Ravelo's Darna". Bộ truyện cũng có sẵn để phát trực tuyến qua iWantTFC trên toàn thế giới. Kịch bản. Một chàng trai trẻ tên Tanggol (Coco Martin) trở thành một trong những kẻ ngoài vòng pháp luật lớn nhất trong khu phố trong khi anh tìm đường sống để tồn tại ở Quiapo, Manila. Với hy vọng giành được tình cảm của cha mẹ, chiến công của anh đã đưa anh đến gần hơn với sự thật về danh tính của mình.
1,638,858
{ "doc_id": "19847627", "split": 0, "title": "Friedrich I xứ Württemberg", "token_count": 126, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847627" }
Title: Friedrich I xứ Württemberg Frederick I ( ; 6 tháng 11 năm 1754 – 30 tháng 10 năm 1816) là nhà cai trị Württemberg từ năm 1797 cho đến khi qua đời. Ông là công tước cuối cùng của Württemberg từ năm 1797 đến năm 1803, sau đó là Tuyển đế hầu đầu tiên và duy nhất của Württemberg từ năm 1803 đến năm 1806, trước khi Württemberg nâng lên thành một vương quốc vào năm 1806 với sự chấp thuận của Napoléon I. Ông được biết đến với thân hình to lớn của mình, cao khoảng và nặng .
1,638,859
{ "doc_id": "19847631", "split": 0, "title": "Wilhelm I của Württemberg", "token_count": 42, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847631" }
Title: Wilhelm I của Württemberg William I ( ; 27 tháng 9 năm 178125 tháng 6 năm 1864) là vua của Württemberg từ ngày 30 tháng 10 năm 1816 cho đến khi ông qua đời.
1,638,860
{ "doc_id": "19847638", "split": 0, "title": "Friedrich Eugen, Công tước xứ Württemberg", "token_count": 74, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847638" }
Title: Friedrich Eugen, Công tước xứ Württemberg Friedrich Eugen (21 tháng 1 năm 1732 – 23 tháng 12 năm 1797) là Công tước Württemberg từ năm 1795 đến năm 1797. Sinh ra ở Stuttgart, ông là con trai thứ tư của Karl Alexander, Công tước xứ Württemberg với Maria Augusta xứ Thurn và Taxis.
1,638,861
{ "doc_id": "19847648", "split": 0, "title": "Hwasal-2", "token_count": 338, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847648" }
Title: Hwasal-2 Hwasal-2 (Tiếng Hàn: 《화살-2》형; Hanja: 화살-2型; phiên âm Hán-Việt: "Mũi Tên-2") là một loại tên lửa hành trình chiến lược tầm trung (LACM) do Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chế tạo, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2023. Nó được cho là một phiên bản cải tiến từ tên lửa hành trình trước đó là Hwasal-1 với tầm bắn xa hơn. Hwasal-2 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật Hwasan-31. Giới thiệu. Tên lửa Hwasal-1 xuất hiện lần đầu tiên trong triển lãm quốc phòng "Tự vệ-2021" tổ chức tại Bình Nhưỡng. Ngày 13 tháng 9 năm 2021, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA tuyên bố nước này đã bắn thử thành công tên lửa hành trình chiến lược đầu tiên. Tên lửa đạt tầm bắn 1,500 km sau 7,580 giây và đã đánh trúng mục tiêu. Đây là loại tên lửa hành trình đầu tiên trong lịch sử của Triều Tiên có tầm bắn xa hơn 300 km. Ngày 25 tháng 1 năm 2022, Triều Tiên bắn thử tên lửa hành trình Hwasal-1 lần thứ 2 từ xe mang phóng tự hành tại bờ biển tỉnh Hamgyong Nam. Tên lửa đã bay xa 1,800 km trong thời gian 9,137 giây. Vụ phóng này diễn ra cùng thời điểm với vụ phóng một loạt các tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu mới của Triều Tiên, loại vũ khí được cho là có tính năng tương đương với loại Iskander của Nga.
1,638,862
{ "doc_id": "19847648", "split": 1, "title": "Hwasal-2", "token_count": 313, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847648" }
Title: Hwasal-2 Ngày 23 tháng 2 năm 2023, Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công 4 tên lửa hành trình Hwasal-1 và Hwasal-2 từ tỉnh Hamgyong Nam. Các hình ảnh do KCNA cung cấp sau đó cho thấy tên lửa bay với độ cao thấp ở sát mặt đất, gợi ý khả năng nó sử dụng công nghệ dẫn đường kết hợp đường viền địa hình () tương tự các tên lửa hành trình hiện đại khác như Kh-101 của Nga hay BGM-109 Tomahawk của Hoa Kỳ. Bản tin của KCNA cho biết vụ phóng nằm trong khuôn khổ cuộc diễn tập tấn công hạt nhân chiến thuật của quân đội Triều Tiên. Sau đó vào ngày 21 tháng 8 năm 2023 , nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã theo dõi một vụ phóng tên lửa Hwasal-2 từ tàu hộ vệ số hiệu 661 lớp Amnok thuộc biên chế Hạm đội biển Đông của Hải quân Nhân dân Triều Tiên. Ngày 6 tháng 9 cùng năm, ông Kim lại tới dự buổi lễ hạ thủy tàu ngầm mang tên lửa chiến lược số hiệu 841. Các hình ảnh được KCNA đăng tải về buổi lễ cho thấy tàu có 10 silo phóng thẳng đứng, trong đó có 4 silo lớn có lẽ để triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-5 , còn lại là các silo để triển khai tên lửa hành trình Hwasal-2. Xem thêm. Vũ khí có tính năng tương đương:
1,638,863
{ "doc_id": "19847649", "split": 0, "title": "Ludwig Eugen, Công tước xứ Württemberg", "token_count": 48, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847649" }
Title: Ludwig Eugen, Công tước xứ Württemberg Ludwig Eugen (6 tháng 1 năm 1731 – 20 tháng 5 năm 1795) là công tước cai trị Württemberg từ năm 1793 cho đến khi ông qua đời năm 1795.
1,638,864
{ "doc_id": "19847651", "split": 0, "title": "Karl Christian Erdmann, Công tước xứ Württemberg-Oels", "token_count": 66, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847651" }
Title: Karl Christian Erdmann, Công tước xứ Württemberg-Oels Karl Christian Erdmann của Württemberg-Oels (26 tháng 10 năm 1716 tại Wilhelminenort gần Bernstadt – 14 tháng 12 năm 1792 tại Oels) là công tước cai trị xứ Württemberg-Oels và Bernstadt.
1,638,865
{ "doc_id": "19847652", "split": 0, "title": "Karl Eugen, Công tước xứ Württemberg", "token_count": 73, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847652" }
Title: Karl Eugen, Công tước xứ Württemberg Karl Eugene (tiếng Đức: "Carl Eugen" ; 11 tháng 2 năm 1728 – 24 tháng 10 năm 1793) là Công tước cai trị xứ Württemberg. Ông là con trai cả và là người kế vị của Charles Alexander với Marie Auguste xứ Thurn và Taxis.
1,638,866
{ "doc_id": "19847655", "split": 0, "title": "Carl Rudolf, Công tước xứ Württemberg-Neuenstadt", "token_count": 85, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847655" }
Title: Carl Rudolf, Công tước xứ Württemberg-Neuenstadt Carl Rudolf (29 tháng 5 năm 1667, tại Neuenstadt am Kocher – 17 tháng 11 năm 1742, tại Neuenstadt am Kocher ) là Công tước cuối cùng cai trị xứ Württemberg-Neuenstad. Ông cũng là chỉ huy quân đội Đan Mạch và thống chế của Thánh chế La Mã.
1,638,867
{ "doc_id": "19847657", "split": 0, "title": "Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013", "token_count": 116, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847657" }
Title: Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013 Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013 được tổ chức trong khoảng thời gian chín ngày bắt đầu từ ngày 13 tháng 12 đến ngày 21 tháng 12 năm 2013. All games were held at Sân vận động Khúc côn cầu Theinphyu, Yangon. Giải đấu Nam. "Tất cả các giờ đều là Giờ Myanmar – ." Giải đấu Nữ. "Tất cả các giờ đều là Giờ Myanmar – ."
1,638,868
{ "doc_id": "19847660", "split": 0, "title": "Cầu Rama VII", "token_count": 96, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847660" }
Title: Cầu Rama VII Cầu Rama VII (, , ) là một cầu bắc qua sông Chao Phraya ở Băng Cốc và Nonthaburi, Thái Lan, nối Bang Sue và Bang Phlat. Làn đường kép với 3 làn đường mỗi bên. Cây cầu được đặt tên để vinh danh Vua Prajadhipok. Cây cầu được xây dựng với mục đích tăng hạ tầng và giảm lưu lượng xe tại nút giao cầu Rama VI.
1,638,869
{ "doc_id": "19847678", "split": 0, "title": "Madam Web (phim)", "token_count": 388, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847678" }
Title: Madam Web (phim) Madame Web là phim điện ảnh siêu anh hùng Mỹ sắp ra mắt tháng 2 năm 2024, dựa trên nhân vật cùng tên trong truyện tranh Marvel Comics. Phim do Columbia Pictures, Di Bonaventura Pictures, Marvel Entertainment sản xuất và sẽ được hãng Sony Pictures Releasing phát hành. Đây sẽ là phim thứ tư trong Vũ trụ Người Nhện của Sony. Đạo diễn phim là S. J. Clarkson, đồng viết kịch bản với Claire Parker, Matt Sazama và Burk Sharpless, phát triển trên nội dung của Kerem Sanga, Sazama và Sharpless. Dàn diễn viên trong phim gồm có Dakota Johnson thủ vai chính Madam Web, Sydney Sweeney, Celeste O'Connor, Isabela Merced và Tahar Rahim. Từ tháng 9 năm 2019, phim đã được Sony thực hiện với phần kịch bản do Sazama và Sharpless xây dựng trên bản nháp mà Sanga đã tạo trước đó. Clarkson bắt đầu tham gia dự án từ tháng 5 năm 2020, đánh dấu phim điện ảnh đầu tiên mà cô làm đạo diễn. Đầu năm 2022, nữ diễn viên Dakota Johnson được chọn đóng vai chính. Quá trình ghi hình bắt đầu từ giữa tháng 7 đến tháng 9 cùng năm ở Boston và Massachusetts, sau đó di chuyển tới thành phố New York từ giữa tháng 10 tới hết năm. Madam Web dự kiến được phát hành vào ngày lễ tình nhân 14 tháng 2 năm 2014. Phân vai. Ngoài ra, Mike Epps, Emma Roberts, Adam Scott và Zosia Mamet cũng sẽ góp mặt trong phim. Phát hành. "Madame Web" sẽ được ra mắt vào ngày 14 tháng 2 năm 2024 ở định dạng IMAX. Lịch công chiếu ban đầu của phim là ngày 7 tháng 7 năm 2023, sau đó được lùi tới ngày 6 tháng 10 và 16 tháng 2 năm 2024.
1,638,870
{ "doc_id": "19847684", "split": 0, "title": "Tsurui, Hokkaidō", "token_count": 73, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847684" }
Title: Tsurui, Hokkaidō là một ngôi làng thuộc huyện Akan, phó tỉnh Kushiro, Hokkaidō, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính ngôi làng là 2.558 người và mật độ dân số là 4,5 người/km2. Tổng diện tích ngôi làng là 571,84 km2.
1,638,871
{ "doc_id": "19847686", "split": 0, "title": "Zucchini", "token_count": 167, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847686" }
Title: Zucchini Zucchini là một cuốn tiểu thuyết thiếu nhi năm 1982 của Barbara Dana, do Eileen Christelow vẽ hình minh họa. Tập tiếp theo của cuốn sách có tên "Zucchini Out West". Nội dung. Cuốn sách kể về một cậu bé người New York, tên là Billy, cùng với chú chồn sương của cậu, tên là Zucchini. Trong cuốn sách có những chi tiết không chính xác về chồn, chẳng hạn như chúng là loài gặm nhấm ăn cỏ. Giải thưởng. Cuốn sách đã giành được Giải thưởng Maud Hart Lovelace năm 1986 và Giải thưởng Sách thiếu nhi Land of Enchantment 1986-1987. Chuyển thể. Cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thể thành một tập của CBS Storybreak in 1985.
1,638,872
{ "doc_id": "19847688", "split": 0, "title": "Nhà tù Pollsmoor", "token_count": 494, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847688" }
Title: Nhà tù Pollsmoor Nhà tù Pollsmoor , tên chính thức là Nhà tù An ninh Tối đa Pollsmoor , nằm ở ngoại ô Tokai của Cape Town ở Nam Phi. Pollsmoor là cơ sở hình sự có an ninh tối đa, nơi tiếp tục giam giữ một số tội phạm nguy hiểm nhất Nam Phi. Mặc dù nhà tù được thiết kế với sức chứa tối đa 4.336 phạm nhân với đội ngũ nhân viên là 1.278 người, nhưng số tù nhân hiện tại là hơn 7.000 người (con số dao động hàng ngày). Cấu trúc của nhà tù Kể từ khi được thành lập vào năm 1964, nhà tù đã được mở rộng một cách có hệ thống, do đó Pollsmoor ngày nay bao gồm năm nhà tù: Nhà tù cũng có một số cơ sở hỗ trợ đào tạo tù nhân nhằm giảm thiểu tái phạm khi được thả, chẳng hạn như một nhà hàng mở cửa cho công chúng. Trung tâm tuyển sinh Trung tâm Tiếp nhận Pollsmoor (trước đây là "Nhà tù Tối đa" ) là nhà tù lớn nhất trong số năm nhà tù tạo nên Khu vực Quản lý Pollsmoor . Phần lớn trong số khoảng 3.200 tù nhân của nó (gần một nửa tổng số tù nhân của Pollsmoor) là những tù nhân đang chờ xét xử không bị tuyên án, hoặc những tù nhân bị kết án phải đối mặt với các tội danh khác. Là một nhà tù chờ xét xử (hoặc trung tâm tạm giam), dân số của nó liên tục thay đổi. Hàng ngày, khoảng 300 tù nhân được sắp xếp để hầu tòa tại nhiều tòa án khác nhau xung quanh Cape Town . Một số trở về với tư cách là tù nhân bị kết án, những người khác không hề trở lại, nhưng một số lớn quay trở lại phòng giam của họ để chờ ngày ra tòa trong tương lai, đôi khi xa đến tận sáu tháng sau. Trung tâm Tiếp nhận Pollsmoor tiếp nhận các tù nhân do tòa án gửi đến. Nó quá đông đúc, giam giữ số lượng tù nhân nhiều hơn gấp đôi so với thiết kế. Cho đến nay phần lớn tù nhân sống trong các phòng giam chung, trong đó có tới 40 tù nhân ngủ trên giường đôi và giường ba. Ngay cả những phòng giam nhỏ xíu (2,5 x 2 mét) cũng có một hoặc ba tù nhân chiếm giữ.
1,638,873
{ "doc_id": "19847695", "split": 0, "title": "Nô lệ tiền lương", "token_count": 280, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847695" }
Title: Nô lệ tiền lương Nô lệ tiền lương là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng người lao động bị doanh nghiệp bóc lột sức lao động. Nó xảy ra khi người lao động phải làm việc vất vả với mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng khi người lao động còn phải chịu điều kiện làm việc tồi tệ và không có cơ hội thăng tiến. Sự tương đồng giữa lao động hưởng lương và chế độ nô lệ đã được ghi nhận từ thời cổ đại. Với sự ra đời của Cách mạng Công nghiệp, các nhà tư tưởng như Proudhon và Marx đã phát triển sự so sánh này, đồng thời phê phán công việc và sự phi nhân tính do máy móc mang lại. Việc giới thiệu lao động hưởng lương vào thế kỷ 18 ở Anh đã vấp phải sự phản kháng, dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa công đoàn và chủ nghĩa vô chính phủ. Trước Nội chiến Mỹ, những người ủng hộ chế độ nô lệ ở miền Nam so sánh nô lệ với công nhân ở miền Bắc để biện minh cho chế độ nô lệ. Tuy nhiên, sau Nội chiến, những nhà hoạt động công đoàn ở miền Bắc lại sử dụng khái niệm "nô lệ tiền lương" để phản đối điều kiện lao động của công nhân.
1,638,874
{ "doc_id": "19847696", "split": 0, "title": "Ẩm thực Liechtenstein", "token_count": 152, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847696" }
Title: Ẩm thực Liechtenstein Ẩm thực Liechtenstein là một nền ẩm thực đa dạng và phong phú, chịu ảnh hưởng từ các quốc gia láng giềng như Thụy Sĩ và Áo. Pho mát và xúp là những phần không thể thiếu trong ẩm thực Liechtenstein. Các chế phẩm sữa cũng rất phổ biến bởi sự mở rộng của chúng. Bên cạnh đó, rau xanh, khoai tây và bắp cải là các loại rau phổ biến ở đất nước này. Các loại thịt được tiêu thụ rộng rãi bao gồm thịt bò, gà và lợn. Việc ăn 3 bữa một ngày là phổ biến và các bữa ăn thường được bày biện một cách thịnh soạn.
1,638,875
{ "doc_id": "19847698", "split": 0, "title": "Động đất Qeshm 2008", "token_count": 79, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847698" }
Title: Động đất Qeshm 2008 Động đất Qeshm 2008 () là trận động đất xảy ra vào lúc 06:30 (theo giờ địa phương), ngày 10 tháng 9 năm 2008. Trận động đất có cường độ 5.9 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 8 km. Hậu quả trận động đất đã làm 7 ngườ chết, 45 người bị thương.
1,638,876
{ "doc_id": "19847699", "split": 0, "title": "Chủ tịch Thượng viện (Anh)", "token_count": 446, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847699" }
Title: Chủ tịch Thượng viện (Anh) Chủ tịch Thượng viện là chủ tịch và là người có thẩm quyền cao nhất của Thượng viện trong Quốc hội Anh. Chức vụ này có vai trò tương đồng như Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Thượng viện được bầu nên bởi các thành viên của Thượng viện với mong muốn trở thành một người công bình trong chức vụ và các quyền hạn. Cho đến tháng Bảy năm 2006, chức vụ Chủ tịch Thượng viện được đảm nhận bởi Đại Chưởng ấn Anh. Theo Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005, chức vụ chủ tịch Thượng viện (như được gọi trong Đạo luật) đã trở thành một chức vụ riêng biệt, và có thể được trao cho một cá nhân khác ngoài Đại Chưởng ấn. Tuy nhiên, Đại Chưởng ấn tiếp tục đóng vai trò là người phát ngôn, chủ tịch của Thượng viện trong một thời gian ngắn sau khi Đạo luật được thông qua khi Thượng viện xem xét các thỏa thuận mới chức vụ Chủ tịch Thượng viện. Chủ tịch Thượng viện đương nhiệm là John McFall, Nam tước McFall của Alcluith. Lịch sử. Năm 2003, sau quyết bãi bỏ hoàn toàn chức vụ, vai trò của Đại Chưởng ấn của Thủ tướng Blair, một ủy ban của Thượng viện đã xem xét về vấn đề Chủ tịch Thượng viện, bao gồm cả tước hiệu của người được bầu làm Chủ tịch Thượng viện. Cũng theo đề xuất của ủy ban này, chức vị mới này sẽ có cái tên như chúng ta đã biết ngày nay - Chủ tịch Thượng viện, và từ 25 phó Chủ tịch đã giảm xuống còn 12. Cái tên "Chủ tịch Thượng viện" được chọn một phần vì nó đã được sử dụng bởi Ủy ban thường trực của Hoàng gia. Vai trò (Đang dịch). Vai trò chính của Chủ tịch Thượng viện là tham gia, đồng thời góp ý vào các cuộc tranh luận của Thượng viện về những quy tắc và thủ tục, đồng thời chịu trách nhiệm chính thức về an ninh tại các khu vực của Điện Westminster do Thượng viện quản lý, phát ngôn cho Thượng viện trong các dịp lễ và sự kiện, cũng như đại diện cho Thượng viện và các Đại sứ quán Anh ở nước ngoài.
1,638,877
{ "doc_id": "19847699", "split": 1, "title": "Chủ tịch Thượng viện (Anh)", "token_count": 385, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847699" }
Title: Chủ tịch Thượng viện (Anh) Chức vụ này có đôi phần ít quyền hạn hơn so với Chủ tịch Hạ viện. Thượng viện phần lớn tự quản, và Chủ tịch Thượng viện cũng đóng một vai trò kém linh hoạt, chủ động hơn trong các cuộc tranh luận so với Chủ tịch Hạ viện. Ví dụ, khác với Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện không thể yêu cầu các nghị sĩ trật tự, đề ra người phát biểu trước khi có nhiều luồng ý song song kiến được đưa ra cùng lúc, khai trừ các thành viên vi phạm các điều khoản Luật của Thượng viện, hoặc chọn các sửa đổi đối với dự luật—tất cả các chức năng này đều được thực hiện bởi toàn bộ Thượng viện, không đến từ cá nhân chủ tịch Thượng viện. Tương tự, trong khi các bài phát biểu tại Hạ viện được gửi trực tiếp tới Chủ tịch Thượng viện thì cũng là đang được gửi tới toàn thể Hạ viện; ..., và những bài phát biểu được bắt đầu với "Thưa lãnh quan" thay vì "Thưa Chủ tịch Thượng viện". Trên thực tế, nhiệm vụ duy nhất của Chủ tịch Thượng viện là chính thức đặt câu hỏi trước các cuộc bỏ phiếu, công bố kết quả của bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào và đưa ra một số thông báo nhất định cho Thượng viện. (ví dụ như thông báo về cái chết của một nghị sĩ). Đồng thời,Chủ tịch Thượng viện có thể chấm dứt việc hoãn các cuộc họp Thượng viện trong những trường hợp khẩn cấp. Chủ tịch Thượng viện đã đảm nhận hầu hết các nhiệm vụ mà Đại Chưởng ấn từng đảm nhiệm liên quan đến những vai trò nghị viện của chức vụ này. Tuy nhiên, Đại Chưởng ấn vẫn tiếp tục được thay mặt cho toàn thể Quốc hội đọc những bài phát biểu trước Nhà vua trong phần Lễ khai mạc của một buổi họp Quốc hội.
1,638,878
{ "doc_id": "19847699", "split": 2, "title": "Chủ tịch Thượng viện (Anh)", "token_count": 412, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847699" }
Title: Chủ tịch Thượng viện (Anh) The debate was renewed with proposals put forward by a Leader's Group (an "ad hoc" committee) led by Alastair Goodlad. The proposals include allowing the Lord Speaker, during Question Time and ministerial statements, to take on the role of advising the House which party should speak next when there is a dispute. The Leader of the House of Lords, a Government minister, currently handles this task. The decision of who should speak would ultimately remain with the House. A similar proposal was made by the committee that initially discussed the new office. A further option would allow the Speaker even more power during Question Time, but it was not recommended by the Leader's Group. The Group's report has yet to be approved. Like the Speaker of the House of Commons, but unlike the Lord Chancellor (who was also a judge and a government minister), the Lord Speaker is expected to remain non-partisan whilst in office. On election, the Lord Speaker resigns the party whip or crossbench group and certain outside interests to concentrate on being an impartial presiding officer. Bầu cử (Đang dịch). The Lord Speaker is elected for a maximum term of five years, and may serve a maximum of two terms. The election is conducted using the alternative vote method. Under amendments made on 3 May 2011, elections must be held by 15 July of the final year of a term, with the new term beginning on 1 September. When Helene Hayman, Baroness Hayman, was elected the first Lord Speaker, the Clerk of the Parliaments (the chief clerk of the House of Lords) announced the result, and the Lord Chamberlain announced the Queen's confirmation of the choice. The Lord Speaker thus elected then replaced the Lord Chancellor on the Woolsack. Quyền lợi và nghĩa vụ (Đang dịch).
1,638,879
{ "doc_id": "19847699", "split": 3, "title": "Chủ tịch Thượng viện (Anh)", "token_count": 500, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847699" }
Title: Chủ tịch Thượng viện (Anh) By Royal Warrant on 4 July 2006, the Queen declared that the Lord Speaker would have rank and precedence immediately after the Speaker of the House of Commons. The Lord Speaker earns a salary of £104,360, less than the Speaker of the House of Commons, though the Speaker of the House of Commons' salary includes £81,932 paid for being an MP. The Lord Speaker, like the Speaker of the House of Commons, is entitled to a grace and favour apartment in the Parliamentary Estate. Like the Lord Chancellor, the Lord Speaker wears court dress with a plain black silk gown while presiding over the House and a black silk damask and gold lace ceremonial gown on state occasions. To date holders of the office have chosen not to wear a wig, as the Lord Chancellor previously did, though they do have the option. When presiding over debates, the Lord Speaker sits on the Woolsack. Before each day's sitting of the House of Lords, the Lord Speaker forms part of a procession that marches from the Lord Speaker's residence to the Lords Chamber. The Lord Speaker is preceded by the Deputy Serjeant-at-Arms or Principal Doorkeeper of the House (who bears the Mace). The procession is joined by the Gentleman Usher of the Black Rod in the Prince's Chamber. Together, they move through the Not-content Lobby, entering the Chamber below the bar, and finish by walking up the Temporal (opposition) side toward the Woolsack. The Mace is placed on the Woolsack, where the Lord Speaker sits after a bishop has led the House in prayers. When the Sovereign appoints Lords Commissioners to perform certain actions on his or her behalf (for example, to open or prorogue Parliament, or formally declare Royal Assent), the Lord Speaker is one of them. The other Lords Commissioners, by convention, are the Leader of the House (who has acted as the principal Commissioner since the Lord Chancellor's functions were transferred to the Lord Speaker), the leaders of the other two major parties in the Lords, and the Convenor of the Crossbenches.
1,638,880
{ "doc_id": "19847699", "split": 4, "title": "Chủ tịch Thượng viện (Anh)", "token_count": 42, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847699" }
Title: Chủ tịch Thượng viện (Anh) New peers, upon being introduced in the House of Lords, shake hands with the Lord Speaker after taking the oath (or making affirmation).
1,638,881
{ "doc_id": "19847705", "split": 0, "title": "Christian Ulrich II, Công tước xứ Württemberg-Wilhelminenort", "token_count": 61, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847705" }
Title: Christian Ulrich II, Công tước xứ Württemberg-Wilhelminenort Christian Ulrich II (27 tháng 1 năm 1691 tại lâu đài Vielguth gần Oleśnica – 7 tháng 2 năm 1734 tại Stuttgart) là Công tước cai trị xứ Württemberg-Wilhelminenort.
1,638,882
{ "doc_id": "19847711", "split": 0, "title": "Karl Friedrich II, Công tước xứ Württemberg-Oels", "token_count": 67, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847711" }
Title: Karl Friedrich II, Công tước xứ Württemberg-Oels Karl Friedrich II của Württemberg-Oels (7 tháng 2 năm 1690 tại Merseburg – 14 tháng 12 năm 1761 tại Oleśnica) là công tước cai trị xứ Oels-Württemberg và nhiếp chính của Công quốc Württemberg.
1,638,883
{ "doc_id": "19847722", "split": 0, "title": "Jonny Kim", "token_count": 508, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847722" }
Title: Jonny Kim Jonathan Yong Kim (sinh ngày 5 tháng 2 năm 1984) là một thiếu tá hải quân, cựu đặc nhiệm SEAL, phi công hải quân, bác sĩ và phi hành gia NASA người Mỹ gốc Hàn. Sinh ra và lớn lên tại California, Kim đã gia nhập Hải quân Hoa Kỳ vào đầu những năm 2000 trước khi nhận tấm Huân chương Sao bạc danh giá. Trong thời gian làm thủy thủ, Kim còn nhận bằng Cử nhân Nghệ thuật về toán học loại giỏi, đạt danh hiệu Tiến sĩ y khoa, và được chấp nhận vào Nhóm phi hành gia NASA 22 vào năm 2017. Anh đã hoàn thành khóa đào tạo phi hành gia vào năm 2020 và đang chờ chỉ định nhiệm vụ bay với chương trình Artemis. Cuộc đời và giáo dục. Jonathan Yong Kim chào đời ngày 5 tháng 2 năm 1984 ở Los Angeles, California. Bố mẹ anh đã di cư từ Hàn Quốc đến Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 1980, và cha anh vẫn chưa hoàn thành chương trình giáo dục trung học. Gia đình Kim mở một cửa hàng rượu ở South Los Angeles, còn mẹ anh làm giáo viên dạy thay ở một trường tiểu học trong khi nuôi nấng Kim cùng em trai. Năm 2018, trong một cuộc phỏng vấn với tập san "Annals of Emergency Medicine", Kim mô tả bản thân là "điển hình của một đứa trẻ trầm tính và cực kỳ thiếu tự tin". Năm 2020, tờ "Chosun Ilbo" đưa tin rằng Kim từng là nạn nhân của bạo lực gia đình dưới bàn tay của cha mình; vào tháng 2 năm 2002, sau khi dùng súng đe dọa cả nhà, cha của Kim đã bị cảnh sát bắn chết trên gác mái. Tại trường cấp ba Santa Monica, Kim đã nhận được điểm cao trong các môn học, bao gồm nhiều môn thuộc các khóa đào tạo Advanced Placement. Ngoài thời gian lên lớp, anh còn tham gia bơi lội và chơi bóng nước. Anh tốt nghiệp cấp ba vào năm 2002. Năm 2012, Kim nhận bằng Cử nhân Nghệ thuật hạng ưu về toán học của Đại học San Diego, và sau đó là bằng Tiến sĩ y khoa của Trường Y Harvard vào năm 2016. Anh là một trong số những người được chọn trở thành "Tillman Scholar" (tạm dịch: Học giả Tillman) của Quỹ Pat Tillman. Năm 2017, anh hoàn thành khóa thực tập y khoa về cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Bệnh viện Brigham and Women.
1,638,884
{ "doc_id": "19847722", "split": 1, "title": "Jonny Kim", "token_count": 440, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847722" }
Title: Jonny Kim , Kim đã kết hôn và có ba người con. Sự nghiệp. Hải quân Hoa Kỳ. Kim đã tìm hiểu và quyết định trở thành đặc nhiệm SEAL ở tuổi 16. Anh đầu tư những năm trung học còn lại của mình để rèn luyện thể chất cho sự khắc nghiệt của quá trình huấn luyện Chiến tranh Đặc biệt. Về quyết định này, Kim nói, "Gia nhập Hải quân là quyết định đúng đắn nhất mà tôi từng đưa ra trong đời vì nó đã biến đổi tôi hoàn toàn từ cậu bé sợ hãi, không có ước mơ nào thành một người bắt đầu tin tưởng vào bản thân mình." Sau khi gia nhập Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2002 với tư cách là thủy thủ nhập ngũ, Kim tốt nghiệp lớp 247 của khóa huấn luyện BUD/S và được bổ nhiệm vào SEAL Team 3 với quân hàm Special Warfare Operator. Anh đã hai lần được triển khai đến Trung Đông và tham gia hơn 100 nhiệm vụ chiến đấu với tư cách là lính cứu thương, lính bắn tỉa, hoa tiêu và lính trinh sát. Trong thời gian làm đặc nhiệm SEAL, Kim đã phục vụ cùng với các hạ sĩ bậc hai Marc Alan Lee và Michael A. Monsoor. Năm 2009, Kim được nhận vào chương trình STA-21. Sau khi tốt nghiệp Đại học San Diego vào năm 2012 và rời Quân đoàn Huấn luyện Sĩ quan Dự bị Hải quân, anh đã gia nhập Quân đoàn Y tá. Ngày 6 tháng 6 năm 2022, Kim đã hoàn thành chuyến bay đơn đầu tiên trên chiếc Beechcraft T-6 Texan II ở Bộ tư lệnh Huấn luyện Không lực Hải quân, là một phần trong chế độ huấn luyện chung cho các phi hành gia NASA thuộc Hải quân Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm phi công quân sự trước đó. Sau khi được đào tạo thêm trên trực thăng Northrop T-38 Talon và TH-57, Kim đã chính thức hoàn thành khóa huấn luyện bay vào tháng 3 năm 2023 tại Trạm Không quân Hải quân Whiting Field, khiến anh trở thành nhân vật hiếm hoi đồng thời đủ tiêu chuẩn bác sĩ phẫu thuật bay và phi công hải quân.
1,638,885
{ "doc_id": "19847722", "split": 2, "title": "Jonny Kim", "token_count": 293, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847722" }
Title: Jonny Kim Trong sự nghiệp Hải quân của mình, Kim đã được trao Huân chương Sao bạc, Huân chương Sao đồng (với chữ "V" in), Huân chương Tuyên dương của Hải quân và Thủy quân lục chiến (với chữ "V" in), và Ruy băng Hành động Chiến đấu. Theo Jocko Willink, Kim được trao tặng Ngôi sao Bạc vì đã có công giải cứu nhiều binh sĩ Iraq bị thương trước hỏa lực của kẻ thù. , Kim vẫn được xem là lính SEAL với cấp bậc thiếu tá hải quân. NASA. Khi đang theo học tại Trường Y Havard, Kim đã gặp gỡ và được truyền cảm hứng bởi nhà du hành vũ trụ–bác sĩ Scott E. Parazynski để đăng ký làm ứng viên phi hành gia. Ngày 7 tháng 6 năm 2017, Kim là một trong 12 người được chọn từ hơn 18.300 ứng viên ban đầu để gia nhập Nhóm phi hành gia NASA 22. Anh báo cáo tại Trung tâm vũ trụ Johnson vào ngày 21 tháng 8 năm 2017, và tốt nghiệp khóa huấn luyện vào ngày 10 tháng 1 năm 2020. Theo NASA, Kim sẽ làm việc tại Văn phòng Phi hành gia trong thời gian chờ đợi chỉ định nhiệm vụ bay. Ngày 9 tháng 12 năm 2020, NASA chính thức thông báo rằng Kim sẽ cùng 17 phi hành gia khác tham gia quá trình huấn luyện cho cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng vào năm 2024.
1,638,886
{ "doc_id": "19847728", "split": 0, "title": "Karl Alexander, Công tước xứ Württemberg", "token_count": 67, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847728" }
Title: Karl Alexander, Công tước xứ Württemberg Karl Alexander của Württemberg (24 tháng 1 năm 1684 – 12 tháng 3 năm 1737) là Công tước xứ Württemberg từ năm 1698 cho đến khi qua đời, người cai trị Vương quốc Serbia với tư cách nhiếp chính từ năm 1720 đến năm 1733.
1,638,887
{ "doc_id": "19847731", "split": 0, "title": "Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân", "token_count": 500, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847731" }
Title: Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân Tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân [1996 ICJ 3] là một vấn đề pháp luật quốc tế bước ngoặc. Tòa án Quốc tế có kết luận tư vấn rằng tuy thông thường sẽ vi phạm luật nhân đạo quốc tế nhưng không thể xác định việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân có hợp pháp hay không trong trường hợp sự tồn vong của một nhà nước đang lâm nguy. Tòa án Quốc tế kết luận rằng không có một nguồn của pháp luật quốc tế cho phép hoặc cấm việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng phải phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế. Tòa án Quốc tế cũng kết luận các nước có nghĩa vụ thực hiện giải trừ hạt nhân. Ngày 3 tháng 9 năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới yêu cầu Tòa án Quốc tế có một kết luận tư vấn về vấn đề này nhưng bị từ chối vì đã vượt quyền hạn của tổ chức. Tháng 12 năm 1994, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc yêu cầu một kết luận tư vấn và được Tòa án Quốc tế thụ lý đơn vào tháng 1 năm 1995. Khả năng cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột vũ trang được , đại diện Hà Lan trong Ủy ban Pháp luật Quốc tế, đề cập lần đầu tiên vào ngày 30 tháng 6 năm 1950. Ngoài ra, chính phủ Ba Lan đề nghị Ủy ban Pháp luật Quốc tế xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân có phải là một tội ác chống lại hòa bình hay không. Yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới. Ngày 3 tháng 9 năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới có yêu cầu một kết luận tư vấn như sau: Tòa án Quốc tế xem xét yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 1993 đến năm 1996. Ban đầu Tòa án Quốc tế ấn định ngày 10 tháng 6 năm 1994 là hạn chót để đệ trình bản báo cáo bằng văn bản nhưng gia hạn đến ngày 20 tháng 9 năm 1994. Ngày 8 tháng 7 năm 1996, Tòa án Quốc tế biểu quyết bác đơn của Tổ chức Y tế Thế giới với 11 phiếu thuận, 3 phiếu chống, lấy lý do vấn đề vũ khí hạt nhân nằm ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức Y tế Thế giới. Yêu cầu của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
1,638,888
{ "doc_id": "19847731", "split": 1, "title": "Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân", "token_count": 510, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847731" }
Title: Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân Ngày 15 tháng 12 năm 1994, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết A/RES/49/75K, yêu cầu Tòa án Quốc tế có kết luận tư vấn về vấn đề sau: Nghị quyết được thông qua với 78 nước biểu quyết thuận, 43 nước biểu quyết chống, 38 nước biểu quyết trắng và 26 nước không tham gia biểu quyết. Yêu cầu được trình Tòa án Quốc tế vào ngày 19 tháng 12. Ngay từ mùa thu năm 1993, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã cân nhắc yêu cầu một kết luận tư vấn từ Tòa án Quốc tế theo đề nghị của Phong trào không liên kết. Sau khi một số nước sở hữu vũ khí hạt nhân trình bày quan điểm phản đối đơn của Tổ chức Y tế Thế giới thì Phong trào quyết định ra Tòa án Quốc tế. Tòa án Quốc tế ấn định ngày 20 tháng 6 năm 1995 làm ngày đệ trình các bản báo cáo bằng văn bản của các nước. Tổng cộng 42 nước đệ trình các bản cáo bằng văn bản, là số lượng quốc gia tham gia tố tụng lớn nhất trước Tòa án Quốc tế. Trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chỉ Trung Quốc không tham gia vụ việc. Trong ba nước có tiềm năng sở hữu vũ khí hạt nhân, chỉ Ấn Độ tham gia vụ việc. Nhiều nước đệ trình bản báo cáo là nước đang phát triển, thể hiện sự quan tâm, chú ý quốc tế chưa hề có đối với vấn đề vũ khí hạt nhân và sự sốt sắng tham gia tố tụng quốc tế của các nước đang phát triển trong thời kỳ hậu thuộc địa. Từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 15 tháng 11 năm 1995, Tòa án Quốc tế cho phép đệ trình các bản báo cáo bằng lời nói. 20 nước đệ trình bản báo cáo: Úc, Ai Cập, Pháp, Đức, Indonesia, México, Iran, Ý, Malaysia, New Zealand, Philippines, Qatar, Nga, San Marino, Samoa, Quần đảo Marshall, Quần đảo Solomon, Costa Rica, Anh, Hoa Kỳ, Zimbabwe và Tổ chức Y tế Thế giới. Ban Thư ký Liên Hợp Quốc nộp hồ sơ về quá trình soạn thảo, thông qua Nghị quyết 49/75K. Mỗi quốc gia, tổ chức có 90 phút để trình bày quan điểm về vụ việc. Ngày 8 tháng 7 năm 1996, Tòa án Quốc tế ra quyết định.
1,638,889
{ "doc_id": "19847731", "split": 2, "title": "Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân", "token_count": 472, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847731" }
Title: Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân Quyết định của Tòa án Quốc tế. Thành phần. Tòa án Quốc tế gồm 15 thẩm phán do Đại Hội đồng và Hội đồng Bảo an bầu ra. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tòa án Quốc tế là chín năm. Tòa án Quốc tế có thể có những kết luận tư vấn theo yêu cầu của một cơ quan Liên Hợp Quốc. Kết luận tư vấn không cấu thành một án lệ. Phân tích của Tòa án Quốc tế. Răn đe và "đe dọa". Tòa án Quốc tế xem xét việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong những trường hợp nhất định với mục đích răn đe có hợp pháp hay không. Tòa án Quốc tế quyết định rằng nếu việc đe dọa tấn công hạt nhân trả đũa là cần thiết và cân xứng về mặt quân sự thì không nhất thiết là vi phạm pháp luật quốc tế. Tính hợp pháp của việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Tòa án Quốc tế xem xét tính hợp pháp của việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Sau khi nghiên cứu các điều ước quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tòa án Quốc tế kết luận không có một điều ước quốc tế nào dứt khoát cấm sở hữu vũ khí hạt nhân Tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tòa án Quốc tế xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân có hợp pháp hay không dưới những điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc về việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tòa án Quốc tế kết luận Hiến chương Liên Hợp Quốc không cấm hoặc cho phép sử dụng bất kỳ vũ khí cụ thể nào, bao gồm vũ khí hạt nhân. Một thứ vũ khí đã bị điều ước hoặc tập quán quốc tế cấm không thể trở thành hợp pháp chỉ vì được sử dụng vì một mục đích chính đáng theo Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tòa án Quốc tế xem xét các điều khoản, quy định của các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế về vũ khí hạt nhân. Tòa án Quốc tế kết luận rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân không bị cấm theo những điều khoản của các công ước Den Haag 1889 và 1907 về vũ khí vi khuẩn hoặc hóa học.
1,638,890
{ "doc_id": "19847731", "split": 3, "title": "Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân", "token_count": 438, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847731" }
Title: Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân Đối với những điều ước quốc tế về việc mua, sản xuất, sở hữu, triển khai và thử nghiệm vũ khí hạt nhân, Tòa án Quốc tế lưu ý rằng những điều ước này thể hiện sự quan tâm, lo ngại quốc tế đối với vũ khí hạt nhân và có thể được coi là báo hiệu khả năng cấm vũ khí hạt nhân trong tương lai nhưng tự bản thân nó không phải là một lệnh cấm. Đối với những điều ước quốc tế khu vực, Tòa án Quốc tế lưu ý rằng tuy thể hiện sự nhận thức của cộng đồng quốc tế về nguy cơ của vũ khí hạt nhân nhưng những điều ước này không cấu thành một tập quán quốc tế phổ biến cấm việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Tập quán quốc tế cũng không cung cấp đủ cơ sở để xác định việc sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận là bất hợp pháp. Sau cùng, Tòa án Quốc tế kết luận không có một sự xác tín pháp lý rằng việc sở hữu vũ khí hạt nhân là bất hợp pháp. Tuy vũ khí hạt nhân đã không được sử dụng trong chiến tranh từ năm 1945 và đã có vô số nghị quyết Liên Hợp Quốc lên án việc sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng Tòa án Quốc tế kết luận những sự kiện này không cấu thành một tập quán quốc tế mới tuyệt đối cấm vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, có nhiều luật nhân đạo quốc tế được áp dụng trong chiến tranh. Ví dụ: nước tham chiến không được tấn công thường dân và một số loại vũ khí sát thương không phân biệt bị cấm. Tòa án Quốc tế kết luận rằng những luật nhân đạo quốc tế này được áp dụng đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tòa án Quốc tế không có kết luận về việc sử dụng vũ khí hạt nhân có hợp pháp hay không như một phương sách cuối cùng trong trường hợp sự tồn vong của một nhà nước đang lâm nguy. Quyết định. Tòa án Quốc tế biểu quyết thông qua bảy kết luận: Kết quả biểu quyết như sau: Kết luận thứ sáu.
1,638,891
{ "doc_id": "19847731", "split": 4, "title": "Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân", "token_count": 179, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847731" }
Title: Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân Đối với kết luận thứ sáu, bảy thẩm phán Tòa án Quốc tế biểu quyết chống. Tuy nhiên, ba trong số bảy thẩm phán (Thẩm phán Shahabuddeen, Weeramantry và Koroma) giải thích rằng sở dĩ biểu quyết chống là vì họ cho rằng không có ngoại lệ cho nguyên tắc việc sử dụng vũ khí hạt nhân là bất hợp pháp (kể cả trường hợp sự tồn vong của một nhà nước đang lâm nguy). Thẩm phán Oda biểu quyết chống vì cho rằng Tòa án Quốc tế ngay từ đầu không nên thụ lý đơn yêu cầu kết luận tư vấn. Trong ý kiến phản đối của mình, Phó Chủ tịch Schwebel lập luận rằng: Và Thẩm phán Higgins lưu ý rằng bà không
1,638,892
{ "doc_id": "19847733", "split": 0, "title": "Friedrich August, Công tước xứ Württemberg-Neuenstadt", "token_count": 77, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847733" }
Title: Friedrich August, Công tước xứ Württemberg-Neuenstadt Frederick Augustus của Württemberg-Neuenstadt (12 tháng 3 năm 1654, tại Neuenstadt am Kocher – 6 tháng 8 năm 1716, tại Gochsheim ) là Công tước xứ Württemberg và cũng là Công tước xứ Württemberg-Neuenstadt.
1,638,893
{ "doc_id": "19847734", "split": 0, "title": "Chữ Lai Tay", "token_count": 491, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847734" }
Title: Chữ Lai Tay Chữ Lai Tay là chữ viết được sử dụng bởi người Tay Dọ ở huyện Quỳ Châu, Nghệ An, Việt Nam. Tên gọi. Tên "Lai Tay" có nghĩa là "chữ viết của người Thái" trong tiếng Tay Dọ. Nó còn được gọi bằng nhiều tên khác chẳng hạn như "chữ Tay Dọ", "chữ Thái Nghệ An", "chữ Thái Lai Tay", "chữ thái Quỳ Châu". Nguồn gốc. Chữ Lai Tay được phân loại là một chữ viết thuộc hệ chữ Khmer bởi nhà ngôn ngữ học Ferlus, và được chia làm hai nhóm: Ferlus cho rằng các sắc tộc Thái đều áp dụng cùng một mẫu chữ viết đầu tiên được vay mượn từ chữ Khmer, bằng cách tiếp xúc đơn giản trong quá trình trao đổi, không có sự học hỏi thích hợp. Sau đó người Thái nhập cư và chiếm lĩnh phần lớn Đông Nam Á. Các chữ viết ngoại biên vẫn giữ nhiều đặc điểm chữ viết nguyên thủy gốc Khmer, chẳng hạn như giá trị ngữ âm tiền Angkor của một số chữ cái, thiếu thứ tự chữ cái và chữ số. Các chữ viết dân tộc Thái được truyền bá sang Việt Nam sớm nhất là vào thế kỉ XVI. Đặc điểm. Chữ Lai Tay có 29 phụ âm (trong đó có 8 phụ âm được đặt ở vị trí cuối âm tiết) và 13 ký tự nguyên âm (nhiều nguyên âm được đặt dưới phụ âm, số khác đặt bên phải). Khác với các chữ viết Thái khác, chữ viết này vẫn là chữ abugida thật sự, và phụ âm viết không có ký tự nguyên âm được phát âm bằng nguyên âm <o> ([ɔ]). Chữ viết có 9 chữ ghép cho các tổ hợp nguyên âm và phụ âm cuối. Chữ viết này được viết dọc từ trên xuống dưới và từ phải sang trái theo mô hình chữ viết Trung Quốc. Sự đổi mới này là duy nhất ở Đông Nam Á và được giải thích rất rõ ràng bởi ảnh hưởng của chữ viết Trung Quốc; Các học giả Thái thấy thuận tiện hơn khi biên dịch từ chữ Thái sang chữ Trung để áp dụng hướng viết chung cho cả hai chữ viết. Bố cục của chữ viết này khác biệt rõ rệt so với các chữ viết lân cận và loại cũ dùng làm mô hình cho loại dọc không còn được xác định nữa.
1,638,894
{ "doc_id": "19847734", "split": 1, "title": "Chữ Lai Tay", "token_count": 172, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847734" }
Title: Chữ Lai Tay Chữ viết không có ký hiệu thanh điệu và chủ yếu được viết không có dấu câu (trong một số bản viết tay giống hệt như các dấu câu Trung Quốc). Chữ viết không có chữ số và được đánh vần ra theo truyền thống. Mức sử dụng chữ viết. Chữ Lai Tay không còn được sử dụng phổ biến nữa, nhưng có đủ bản viết tay cho phép nghiên cứu ngôn ngữ (một số học giả Tay Dọ già vẫn có thể đọc chúng). Các bản viết tay được bảo tồn trong cả bộ sưu tập riêng tư và cá nhân. Hiện nay chữ viết được giảng dạy và nghiên cứu trong các cộng đồng Tay Dọ, với sự giúp đỡ của UBND huyện và giáo viên. Unicode. Chữ viết này đã được đề xuất để mã hóa vào Unicode.
1,638,895
{ "doc_id": "19847744", "split": 0, "title": "Dưa Bạch Lan", "token_count": 325, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847744" }
Title: Dưa Bạch Lan Dưa Bạch Lan () là một loại dưa nổi tiếng ở địa phương được trồng gần Lan Châu, tỉnh Cam Túc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một loại dưa lê, hình cầu đến gần giống dạng cầu và thường có vỏ màu trắng với thịt ngọt, màu trắng hoặc xanh nhạt. Trong các bức ảnh, quả dưa có màu vàng nhạt, cam hoặc trắng, với thịt màu xanh nhạt hoặc vàng mơ, khiến nó có hình dáng tương tự như các loại dưa khác trong nhóm trồng dưa thật. Nó cũng nặng do mật độ của thịt bên trong quả. Giống như các loại dưa lê khác, dưa Bạch Lan rất giàu Vitamin C và protein. Theo nguồn tài liệu của phía Trung Quốc, loại dưa này được Phó Tổng thống Hoa Kỳ Henry A. Wallace giới thiệu đến Trung Quốc, chính ông đã tặng hạt dưa cho người dân địa phương khi đến thăm vào thập niên 1940. Wallace có nền tảng về nông nghiệp và đã thành lập một công ty hạt giống lớn mang tên Pioneer Hi-Bred. Đây là lý do tại sao người Trung Quốc đôi khi gọi loại dưa này là "Hoa Lai Sĩ" (; phát âm phỏng theo tên "Wallace"). Dưỡng chất. Giống như một loại dưa, dưa Bạch Lan chứa các hợp chất hoạt tính sinh học (BC) như polyphenol, carotenoid và axit béo. Dưa được coi là phương pháp chữa bệnh tự nhiên có vai trò phòng ngừa các bệnh mãn tính.
1,638,896
{ "doc_id": "19847748", "split": 0, "title": "Drita Ziri", "token_count": 280, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847748" }
Title: Drita Ziri Drita Ziri (sinh ngày 15 tháng 6 năm 2005) là một hoa hậu, người mẫu và MC đến từ Albania. Cô đăng quang Hoa hậu Trái Đất 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và trở thành người Albania đầu tiên đăng quang tại Tứ đại Hoa hậu. Cô cũng là người trẻ tuổi nhất ở thời điểm chiến thắng cuộc thi. Các cuộc thi sắc đẹp. Hoa hậu Shqipëria 2022. Ziri tham gia và đăng quang Hoa hậu Shqipëria 2022 vào ngày 3 tháng 7 tại Himarë. Cô được trao vương miện bởi người tiền nhiệm là Anxhela Peristeri, giành quyền đại diện Albania tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn cầu 2022. Hoa hậu Hoàn cầu 2022. Ziri tham gia cuộc thi và giành danh hiệu Á hậu 2, đồng thời thắng hai giải thưởng phụ là "Trình diễn áo tắm đẹp nhất" và "Hoa hậu Ảnh". Hoa hậu Trái Đất 2023. Ziri được chỉ định tiếp tục trở thành đại diện cho Albania tại cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2023 tại Việt Nam và xuất sắc giành ngôi vị cao nhất. Đăng quang ở tuổi 18, cô trở thành người trẻ tuổi nhất giành chiến thắng trong lịch sử cuộc thi, phá kỷ lục của Hoa hậu Trái Đất 2001 Catharina Svensson đến từ Đan Mạch đăng quang lúc 19 tuổi.
1,638,897
{ "doc_id": "19847757", "split": 0, "title": "Lịch sử phiên bản iPadOS", "token_count": 459, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847757" }
Title: Lịch sử phiên bản iPadOS iPadOS là hệ điều hành di động dành cho máy tính bảng được phát triển bởi Apple Inc. Nó được phát hành lần đầu tiên dưới dạng bản tinh chỉnh và sửa đổi của iOS bắt đầu từ phiên bản 13.1 vào ngày 24 tháng 9 năm 2019. Trước khi phát hành iPadOS, iPad được phát hành cùng với hệ điều hành của iPhone, sau này được đổi tên thành iOS. Các phiên bản iPadOS mới được phát hành hàng năm, hầu hết đồng bộ với iOS, tvOS và watchOS. Phát hành. iPadOS 13. iPadOS 13 là bản phát hành chính đầu tiên của iPadOS, một nhánh của iOS dành riêng cho iPad nhằm chú trọng vào các tính năng đa nhiệm và các tính năng riêng biệt dành cho máy tính bảng. Nó đã được xuất hiện tại WWDC 2019 của Apple với bản xem trước và được phát hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2019 với phiên bản 13.1. Phiên bản này đã thêm chế độ tối cho giao diện và hỗ trợ Memoji cho iPad được trang bị chip Apple A9 hoặc các chip mới hơn. Các tùy chọn đa nhiệm mới đã được thêm vào để có thể hiển thị nhiều ứng dụng cùng lúc, bao gồm Split View và Slide Over. Các ứng dụng đã nhận được hỗ trợ về tính năng đa cửa sổ. Các cửa sổ này có thể được điều hướng bằng giao diện tương tự như trên macOS. Safari đã có các phím tắt mới và trình quản lý tải xuống, đồng thời được đặt để hiển thị phiên bản trang web dành cho máy tính để bàn theo mặc định, thay vì phiên bản dành cho thiết bị di động. Một tính năng mới, Sidecar, cho phép iPad hoạt động như một màn hình thứ hai cho máy Mac, cho phép sử dụng Apple Pencil với các ứng dụng của máy Mac. Ứng dụng Tệp đã được hỗ trợ đối với các ổ đĩa ngoài, có thể kết nối với iPad bằng USB-C hoặc thông qua Bộ kết nối Camera Lightning dành cho iPad có cổng Lightning. Hỗ trợ sơ bộ cho "chuột" và "bàn di chuột" đã được thêm vào iPadOS 13, và nhận được sự hỗ trợ đầy đủ trong phiên bản iPadOS 13.4. iPadOS 14.
1,638,898
{ "doc_id": "19847757", "split": 1, "title": "Lịch sử phiên bản iPadOS", "token_count": 139, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19847757" }
Title: Lịch sử phiên bản iPadOS iPadOS 14 được phát hành vào ngày 16 tháng 9 năm 2020. Bản cập nhật này đã thêm các tiện ích mới trong Chế độ xem Hôm nay, một kệ ở bên trái màn hình chính đầu tiên. Giao diện hệ thống được tiêu chuẩn hóa cho Siri và các ứng dụng gọi thoại như Skype đã được thu nhỏ lại kích thước của thông báo để cho phép người dùng tiếp tục tương tác với ứng dụng đang mở. Spotlight đã được nhận các đề xuất tìm kiếm được cải thiện và kết quả tìm kiếm trên web chi tiết hơn. iPadOS 14 cũng bổ sung hỗ trợ gắn ổ cứng ngoài có hệ thống APFS được mã hóa.
1,638,899