title
stringlengths
9
104
summary
stringlengths
63
506
document
stringlengths
0
19.9k
Cổ phiếu chứng khoán tăng bung nóc, nhà đầu tư ăn mừng tin vui KRX
Với phiên tăng mạnh của thị trường phiên hôm nay, tài khoản của phần lớn nhà đầu tư đều đạt được trạng thái hồi phục. Cổ phiếu ngành chứng khoán bứt tốc sau thông tin tích cực về hệ thống KRX.
Với lực bán yếu, phiên giao dịch hôm nay (22/4), diễn biến thị trường trở nên "dễ thở" hơn nhiều với những người đang cầm cổ phiếu. VN-Index đóng cửa tăng 15,37 điểm tương ứng 1,31% lên 1.190,22 điểm; VN30-Index tăng 12,61 điểm tương ứng 1,06%; HNX-Index tăng 4,51 điểm tương ứng 2,04% và UPCoM-Index tăng 0,87 điểm tương ứng 0,99%.Với 713 mã tăng giá, 49 mã tăng trần so với 229 mã giảm, 21 mã giảm sàn trên toàn thị trường, tài khoản của phần lớn nhà đầu tư đều đạt được trạng thái hồi phục.Sắc xanh bao phủ thị trường chứng khoán (Nguồn: VNDS).Những nhóm ngành có cổ phiếu bị bán tháo mạnh nhất trong chuỗi giảm tuần qua lại cũng chính là những nhóm ngành hồi phục mạnh mẽ nhất.Cụ thể, cổ phiếu ngành chứng khoán phiên này bật tăng rất mạnh, có 4 mã tăng trần trên HoSE là FTS, ORS, TVB và VND. Trong đó, VND khớp lệnh 21,9 triệu cổ phiếu. Các mã khác như HCM tăng 6,6%; TVS tăng 6,3%; BSI tăng 5,8%; SSI tăng 5,7%; VIX tăng 5,2%; VCI tăng 5%.Cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản cũng có sức bật tốt. TNA, PTB và SMC tăng trần; DLG tăng 5,6%; GTA tăng 4,5%; NKG tăng 4,1%; SHA tăng 4,1%; HSG tăng 3,3%. Ngành xây dựng và vật liệu có CTR tăng trần, trắng bên bán; ADP tăng 6%; PTC tăng 5,8%; EVG tăng 5,7%; PHC tăng 5%.Cổ phiếu bất động sản "hồi sinh" dù chưa thật sự nổi bật. FIR tăng 6,7%; HDC tăng 5,3%; VRE tăng 5,2%; KBC tăng 4,1%; DXS tăng 3,6%; NVL tăng 3,1%. Cổ phiếu QCG ngược lại vẫn giảm sàn; HPX giảm 3,5%; SJS giảm 2,3%; VIC và VHM giảm giá.Mặc dù thị trường tăng trên diện rộng nhưng dòng tiền lại dè dặt. Thị trường hồi phục trong nghi ngờ khi toàn sàn HoSE chỉ có 708,57 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng giá trị giao dịch 15.965,52 tỷ đồng.Khối lượng giao dịch sàn HNX đạt 75,05 triệu cổ phiếu tương ứng 1.394,2 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 33,89 triệu cổ phiếu tương ứng 349,77 tỷ đồng.Thanh khoản thị trường mất hút (Nguồn: VNDS).Thị trường diễn biến tích cực hơn sau khi phần lớn cổ phiếu đã bị chiết khấu mạnh. Chỉ trong tuần qua, hàng loạt cổ phiếu rớt hơn 10%, có nhiều mã bốc hơi hơn 20% thị giá. Bên cạnh đó, một thông tin cũng khiến giới đầu tư phấn chấn hơn đó là việc HoSE đưa ra kế hoạch chuyển đổi hệ thống mới KRX.Theo kế hoạch được công bố, lộ trình thực hiện các bước tiến hành từ ngày 24/4 đến ngày 2/5, trong đó ngày 2/5 được ấn định là ngày triển khai chính thực hệ thống giao dịch mới.Hệ thống KRX được HoSE ký kết với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) vào năm 2012, kỳ vọng sẽ mang đến các sản phẩm, giải pháp giao dịch và thanh toán mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam như: Giao dịch trong ngày (T+0), bán khống (short selling), rút ngắn thời gian thanh toán, hợp đồng quyền chọn (option contract)....Với việc triển khai KRX, cơ quan quản lý và giới đầu tư kỳ vọng hệ thống mới sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt để tiến tới được nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi.
Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai bị bán tháo
Tăng giá chóng mặt tới 70% trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai sáng nay đã ghi nhận phiên giảm sàn đầu tiên, một số nhà đầu tư lỗ nặng do mua đuổi giá xanh vào đầu phiên.
Sau chuỗi giao dịch tưởng như bất bại với sóng gió của thị trường, đến sáng nay, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai bất ngờ bị bán mạnh.Mã này đầu phiên có lúc tăng lên mức giá 18.800 đồng/đơn vị nhưng ngay sau đó đã lao dốc giảm sàn. Nhà đầu tư tháo hàng, chấp nhận bán mức giá sàn nhưng lượng hấp thụ vẫn rất khiêm tốn.Giảm sàn về mức 16.650 đồng nhưng khớp lệnh tại QCG mới chỉ đạt 1,45 triệu cổ phiếu trong khi dư bán giá sàn hơn 420.000 đơn vị.Cổ phiếu QCG "quay xe" trong phiên sáng 22/4 (Nguồn: VDSC).Trước đó, QCG đã có chuỗi diễn biến ấn tượng, miễn nhiễm với sóng gió, biến động của thị trường chung. Thậm chí, ngay cả những phiên thị trường bị bán tháo, QCG cũng được giao dịch tại mức giá trần. Tính đến ngày 21/4, chỉ trong 1 tháng mà QCG tăng giá tới 70%.Đáng nói là trong những phiên tăng trần trước, khối lượng khớp lệnh tại QCG rất cao. Bình quân 1 tuần trở lại đây đạt 2,6 triệu cổ phiếu giao dịch mỗi phiên. Ở phiên 19/4, mã này khớp lệnh gần 3,5 triệu đơn vị. Điều này có nghĩa là có một bộ phận nhà đầu tư mua đuổi cổ phiếu QCG với mức giá cao bất chấp cổ phiếu trong đà tăng nóng.Bằng chứng là ngay trong phiên sáng nay, vẫn có những người chấp nhận trả mức giá gần 19.000 đồng với QCG trước khi cổ phiếu giảm sàn. Chỉ trong ít phút, những người mua đuổi cổ phiếu đã thua lỗ rất nặng nề, hơn mức 7%.Chuỗi tăng giá của QCG trước đó cũng khá bất ngờ bởi theo phán quyết của Tòa án trong vụ Trương Mỹ Lan, Quốc Cường Gia Lai phải trả toàn bộ số tiền gần 2.883 tỷ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan thì mới được gỡ kê biên đối với 6 bất động sản.Trong khi đó, theo báo cáo hợp nhất kiểm toán của Quốc Cường Gia Lai, tại thời điểm 31/12/2023, công ty có 28,5 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 48,4 tỷ đồng so với đầu năm ngoái.Năm 2023, Quốc Cường Gia Lai có lãi trước thuế hơn 5 tỷ đồng và lãi sau thuế vỏn vẹn 3,2 tỷ đồng, lần lượt bằng 11,4% và 10% kết quả đạt được trong năm 2022. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 âm gần 33 tỷ đồng trong khi năm 2022 cũng âm hơn 121 tỷ đồng.Trên cơ sở đó, hoạt động mua đuổi theo giá cổ phiếu QCG những phiên gần đây của nhà đầu tư lướt sóng là rất rủi ro, nhất là khi mã này đã "quay xe" giảm giá mạnh vào sáng nay.Sáng nay, tình trạng bán tháo tại QCG diễn ra trong bối cảnh thị trường chung có dấu hiệu phục hồi. VN-Index có lúc bật tăng hơn 13 điểm, tạm đóng cửa tăng 7,92 điểm tương ứng 0,67% lên 1.182,77 điểm. VN30-Index tăng 7,8 điểm tương ứng 0,65%; HNX-Index tăng 2,25 điểm tương ứng 1,02% và UPCoM-Index tăng 0,71 điểm tương ứng 0,82%.Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng giá với 589 mã tăng, 28 mã tăng trần so với 225 mã giảm, 16 mã giảm sàn.Tuy nhiên, điều đáng nói là thanh khoản lại rất thấp. Khối lượng giao dịch sáng nay trên HoSE chỉ đạt 305,46 triệu cổ phiếu tương ứng 6.933,49 tỷ đồng; con số này trên HNX là 36,77 triệu cổ phiếu tương ứng 645,6 tỷ đồng và trên UPCoM là 17,18 triệu cổ phiếu tương ứng 176,43 tỷ đồng.Phần lớn cổ phiếu ngân hàng tăng giá và có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số. STB, BID, EIB, TPB, CTG, OCB, TCB, VPB tăng hơn 1%. Trong khi đó nhóm dịch vụ tài chính cũng hồi phục. TVS tăng 6,8%; FTS tăng 5%; BSI tăng 4,6%; TVB tăng 3,7%. Cổ phiếu bất động sản có TDH, HDC, VRC, VRE, DXS, HAR, KBC tăng giá.
Hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX sẽ được triển khai từ 2/5
Lộ trình chuyển đổi hệ thống KRX sẽ được thực hiện từ ngày 24/4 đến 30/4. Đến ngày 2/5, việc giao dịch trên hệ thống mới dự kiến thực hiện.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa gửi thông báo đến các công ty chứng khoán (CTCK) kế hoạch triển khai chính thức việc chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX vào ngày 2/5.Theo lộ trình, ngày 24/4-25/4, các CTCK kiểm tra kết nối đến HoSE. Ngày 26/4, dữ liệu cuối ngày sẽ được chuyển đổi sang hệ thống giao dịch mới của Sở. Các CTCK chủ động chuẩn bị dữ liệu để thực hiện kiểm tra chuyển đổi (Cutover Test).Các ngày 27/4-28/4-29/4, HoSE thực hiện chuyển đổi hệ thống giao dịch. Các CTCK chủ động có kế hoạch và thực hiện các công việc chuẩn bị để đồng bộ triển khai.Ngày 30/4, các CTCK thực hiện kiểm tra chuyển đổi (Cutover Test). Ngày giao dịch trên hệ thống là 2/5. Dữ liệu giao dịch là dữ liệu cuối ngày 26/4. Các CTCK kiểm tra giao dịch thông suốt trên hệ thống của mình với hệ thống mới của Sở như ngày giao dịch bình thường (không dùng phần mềm nhập lệnh tự động và thử nghiệm tình huống bất thường, không thực tế).Cuối ngày 30/04, dựa vào kết quả kiểm thử Cutover Test, Sở sẽ thông báo triển khai chính thức hệ thống giao dịch mới. Trong trường hợp không triển khai chính thức, các CTCK chủ động chuẩn bị hệ thống để tiếp tục giao dịch trên hệ thống giao dịch hiện tại.HoSE đề nghị các CTCK nghiêm túc thực hiện chuyển đổi hệ thống của mình và báo cáo Sở ngay nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.Hệ thống KRX được dự kiến vận hành chính thức từ ngày 2/5 (Ảnh minh họa: Đăng Đức).Trước đó trong nửa đầu tháng 3, HoSE cũng có đợt diễn tập chuyển đổi lần 1 của hệ thống KRX đối với các CTCK.KRX là hệ thống công nghệ thông tin quản lý và điều hành giao dịch trên thị trường chứng khoán, được HoSE ký kết chuyển giao công nghệ với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) vào năm 2012.Hệ thống KRX đi vào vận hành được kỳ vọng mang đến những thay đổi trên thị trường, như giao dịch trong ngày (T+0), bán khống (short selling), rút ngắn thời gian thanh toán, hợp đồng quyền chọn (option contract)...Từ đó, hệ thống này tạo tiền đề giải quyết các nút thắt để tiến tới được nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi như: thanh toán bù trừ trung tâm (CCP), nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.
Chứng khoán bị thổi bay hơn 100 điểm, 16 tỷ USD "bốc hơi" chỉ trong 1 tuần
Chỉ trong vòng một tuần, VN-Index đã lao dốc hơn 100 điểm, cuốn phăng hơn 16 tỷ USD vốn hóa HoSE. Tài sản nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
Với mức giảm 18,16 điểm trong phiên 19/4, VN-Index lùi về mốc 1.174,85 điểm, tương ứng giảm 1,52%. Mặc dù đóng cửa tuần trên ngưỡng 1.170 điểm nhưng thị trường đã trải qua một tuần sóng gió với những phiên giảm sâu, gây thiệt hại nặng nề cho giới đầu tư.Tính chung một tuần qua, VN-Index giảm tổng cộng 101,75 điểm (tương ứng giảm 7,97%) - mức giảm mạnh nhất trong một tuần kể từ tháng 10/2022. HNX-Index giảm 20,54 điểm (tương ứng mức giảm 8,51%).Quy mô vốn hóa thị trường (market cap) sàn HoSE mất mốc 5 triệu tỷ đồng, "bốc hơi" 413.329 tỷ đồng (tương đương 16,24 tỷ USD) xuống còn 4,78 triệu tỷ đồng.VN-Index lao dốc, mất hơn 100 điểm trong tuần qua (Nguồn: Bloomberg).Với áp lực bán mạnh và lan rộng, hầu hết cổ phiếu trên thị trường có diễn biến tiêu cực, đặc biệt là ở những nhóm ngành có đà tăng nóng trong thời gian trước như bất động sản và chứng khoán.Tại nhóm bất động sản, nhiều cổ phiếu giảm với biên độ lớn như FIR giảm 23,45%; CEO giảm 21,33%; DXG giảm 21,21%; NHA giảm 19,91%... Cổ phiếu các công ty chứng khoán cũng thiệt hại nặng: BSI mất 20,7% thị giá; FTS giảm 18,7%; VDS giảm 17,31%; VIX giảm 16,41%.Cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu cũng điều chỉnh mạnh: DPG giảm 18,28%; KSB giảm 18,26%; HHV giảm 17,22%; FCN giảm 16,88%. Các cổ phiếu dầu khí cũng bị xả hàng mạnh mẽ: CNG giảm 17,47%; POS giảm 16,48%; PVC giảm 13,41%; PVS giảm 10,7%.Giá trị tài sản nhà đầu tư hao hụt. Với những nhà đầu tư mua cổ phiếu ở vùng giá cao, mức thua lỗ sẽ rất lớn, tình hình càng trở nên khó kiểm soát nếu bị bán giải chấp do vi phạm ký quỹ, lạm dụng đòn bẩy margin.Một số nhà đầu tư ngậm ngùi chia sẻ, chê tiết kiệm 5% thấp, ôm tiền đầu tư chứng khoán mong lãi lớn thì nay tài sản đã giảm hơn 10%. Thực tế, mức giảm tài sản lên tới 10-20% không ít, khi mà giá cổ phiếu giảm sàn liên tục, các nhà đầu tư đối mặt với mức sụt giảm tài sản lớn hơn so với thiệt hại của chỉ số.Tỷ phú mất bao nhiêu tiền?Không chỉ có các nhà giao dịch lướt sóng mà cả những cổ đông lâu năm, các lãnh đạo doanh nghiệp, các tỷ phú lớn cũng "mất mát" đáng kể do giá cổ phiếu lao dốc chóng vánh trong tuần qua.Chẳng hạn, với việc VIC giảm 11,8% trong tuần (tương ứng giảm 5.700 đồng/cổ phiếu), giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup - thông quan nắm giữ trực tiếp cổ phiếu này đã giảm 3.940 tỷ đồng trong tuần qua.Ông Phạm Nhật Vượng hiện sở hữu 691,27 triệu cổ phiếu VIC, chiếm tỷ lệ 17,87% vốn điều lệ tập đoàn. Còn vợ ông, bà Phạm Thu Hương, cũng là Phó chủ tịch HĐQT, nắm 169,94 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 4,39%.Liên quan đến ông Vượng, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam cũng đang sở hữu 1,26 tỷ cổ phiếu VIC (chiếm tỷ lệ 32,57%), Công ty cổ phần Quản lý và Đầu tư bất động sản VMI sở hữu 243,5 triệu cổ phiếu VIC (chiếm tỷ lệ 6,29%) và Công ty cổ phần Di chuyển xanh và Thông minh GSM sở hữu 50,8 triệu cổ phiếu VIC (chiếm tỷ lệ 1,31%).Nếu tính gộp cổ phần mà ông Vượng sở hữu gián tiếp thông qua các tổ chức liên quan thì nhóm cổ đông này đang nắm giữ hơn 2,4 tỷ cổ phiếu VIC, tổng tài sản giảm gần 13.700 tỷ đồng trong tuần.Cổ phiếu HPG giảm 7,02% tương ứng giảm 2.100 đồng/cổ phiếu khiến tài sản của ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hòa Phát - giảm 3.150 tỷ đồng do sở hữu lượng cổ phiếu 1,5 tỷ đơn vị tại tập đoàn này.MSN giảm 7,38% tương ứng giảm 5.300 đồng/cổ phiếu; TCB giảm 1,33% tương ứng 600 đồng cũng ảnh hưởng đáng kể đến tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group và ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank. Theo đó, ông Nguyễn Đăng Quang một lần nữa rớt khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes do tài sản về dưới mốc 1 tỷ USD còn tài sản ông Hồ Hùng Anh cũng chỉ còn 1,6 tỷ USD.
Chứng khoán như tàu lượn, nhà đầu tư ngộp thở
Với những người có thói quen "bám" bảng điện liên tục thì những pha đảo chiều, quay xe đầy gay cấn như hôm nay sẽ trải qua đủ cung bậc cảm xúc, từ lo lắng, hy vọng đến thất vọng.
Nhìn vào đồ thị giá như hình sin của VN-Index và các chỉ số phiên hôm nay (19/4), những người quan sát thị trường không khỏi "chóng mặt".Nếu như vào cuối phiên sáng, nhà đầu tư lo ngại áp lực margin call sẽ mạnh hơn ở phiên chiều và có thể khiến thị trường tuột dốc mạnh hơn thì rất bất ngờ, chỉ số lại hồi phục.Đến khoảng sau 14h, VN-Index và VN30-Index chạm ngưỡng tham chiếu. Lúc này, nhà đầu tư chưa kịp vui mừng thì thị trường quay xe, bẻ lái, VN-Index đóng cửa mất 18,16 điểm tương ứng 1,52% còn 1.174,85 điểm.VN-Index mất hơn 18 điểm phiên 19/4 (Ảnh chụp màn hình).Mặc dù thiệt hại lớn nhưng VN-Index cũng đã lấy lại được ngưỡng 1.170 điểm, một số cổ phiếu cũng đã hồi phục tích cực hơn so với sáng nay. VN30-Index giảm 16,71 điểm tương ứng 1,38%. HNX-Index giảm mạnh, mất 5,4 điểm tương ứng 2,39% và UPCoM-Index giảm 0,99 điểm tương ứng 1,13%.Toàn thị trường có 784 mã giảm giá, đáng nói là số lượng mã giảm sàn đã tăng lên con số 66 mã. Trong đó, cổ phiếu ngành chứng khoán bị ép mạnh, có đến 5 mã giảm sàn trên HoSE là AGR, APG, BSI, CTS, VDS. Các mã khác như FTS giảm 5,8%; HCM giảm 4,8%; VIX giảm 4,1%; TVB giảm 3,1%; EVF giảm 3,7%; SSI giảm 3,5%.Số lượng mã giảm sàn và giảm sâu cũng xuất hiện nhiều tại ngành xây dựng và vật liệu. DPG, BMP, CRC và DXV giảm kịch biên độ, trắng bên mua. NHA và ACC thoát sàn song mức thiệt hại vẫn lớn, lần lượt là 6,6% và 6%. Một loạt mã giảm hơn 5% như FCM, FCN, CTR, HUB, HVX…Sức bán ra rất mạnh tại nhiều mã bất động sản. DRH, LEC và FIR giảm sàn. CKG thoát sàn nhưng mất 6,7%; DXG giảm 6,6%; PDR giảm 6,4%; HDC giảm 5,7%; VIC giảm 5,3%; TDH giảm 5,3%; NLG giảm 5,3%; HTN giảm 5,3% và KBC giảm 5,1%.Tuy vậy, vẫn có những mã cổ phiếu hồi phục thành công, như DXS, LDG, VRC, SGR, CCL đóng cửa với sắc xanh; QCG gây ấn tượng khi tăng trần, hết sạch dư bán.Cổ phiếu ngân hàng góp công lớn trong việc giảm thiệt hại cho thị trường so với cuối phiên sáng. MSB, NAB, BID và SHB tăng giá; LPB và STB cũng về lại mốc tham chiếu. Đáng chú ý, SHB khớp lệnh khủng 38,2 triệu đơn vị còn LPB hồi phục ngoạn mục từ mức giá sàn 18.700 đồng lên mốc tham chiếu 20.100 đồng, khớp lệnh 14,7 triệu đơn vị. STB cũng khớp lệnh ở mức cao, đạt 23 triệu đơn vị.Thanh khoản thị trường cải thiện mạnh so với phiên giao dịch trước (Nguồn: VNDS).So với phiên trước, thanh khoản hôm nay tăng mạnh, đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu giao dịch trên HoSE tương ứng giá trị giao dịch 23.702,44 tỷ đồng; HNX có 127,43 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 2.545,84 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 63,99 triệu cổ phiếu tương ứng 554,12 tỷ đồng.Khối ngoại gia tăng mua ròng khi thị trường giảm sâu (Nguồn: VNDS).Giao dịch của khối ngoại cũng tích cực hơn khi tăng mua ròng mạnh lên 656 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên HoSE, giá trị mua ròng của khối ngoại đạt 683 tỷ đồng, tập trung tại VNM, DIG, VND, HPG và VCI. Khối nhà đầu tư này bán ròng 42 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 15 tỷ đồng trên UPCoM.
Tài sản bốc hơi, nhà đầu tư ngày một "xa bờ" vì chứng khoán lao dốc
Những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đang trải qua thời khắc khó khăn vì thị trường liên tục giảm sâu. Đến sáng nay, VN-Index mất thêm 23 điểm, thủng mốc 1.170 điểm.
Trở lại giao dịch sau ngày nghỉ lễ, lệnh kê bán đã dồn dập ngay từ đầu phiên sáng 19/4. VN-Index lao dốc mạnh, mất thêm 23,08 điểm tương ứng 1,94% xuống còn 1.169,93 điểm trong phiên sáng nay.Trong khi VN-Index xuyên thủng ngưỡng 1.170 điểm thì VN30-Index giảm 20,74 điểm tương ứng 1,71%; HNX-Index giảm 6,44 điểm tương ứng 2,85% và UPCoM-Index giảm 1,1 điểm tương ứng 1,25%.Thanh khoản thị trường đạt 522,9 triệu cổ phiếu tương ứng 11.647,16 tỷ đồng trên HoSE. Con số này trên HNX là 69,72 triệu cổ phiếu tương ứng 1.392,83 tỷ đồng và trên UPCoM là 31,56 triệu cổ phiếu tương ứng 295,53 tỷ đồng.Sắc đỏ bao trùm thị trường với 818 mã giảm giá, đến hết phiên sáng đã có 47 mã giảm sàn. Có thể áp lực từ phía cung rất mạnh trong khi lượng tiền đổ vào mua cổ phiếu còn dè dặt. Theo đó, nếu phiên chiều xuất hiện thêm tác động của margin call, bán giải chấp thì tình hình thị trường sẽ rất khó lường.Top cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường sáng nay (Nguồn: VNDS).Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán luôn rất "nhạy" với xu hướng, đã xuất hiện 2 mã giảm sàn là AGR và APG. Cả 2 mã này đều trắng bên mua. Bên cạnh đó, một loạt mã khác cũng giảm rất sâu, áp sát mốc giá sàn như CTS giảm 6,8%; VDS giảm 6,7%; BSI giảm 6,4%; ORS giảm 5,3%; VIX giảm 5%.Phần lớn cổ phiếu bất động sản giảm giá và giảm sâu. DRH giảm sàn, FIR giảm 6,8%; PDR giảm 6,4%; SJS giảm 6,3%; SCR giảm 5,5%; SCR, NLG cùng giảm 5,5%.Tương tự, cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu bị bán ra ồ ạt. Phiên sáng nay, nhóm này có 3 mã giảm sàn là DPG, CRC, DXV. Cả 3 mã đều dư bán giá sàn. CIG thoát sàn nhưng giảm 6,7%; CVT giảm 6,8%; NHA giảm 6,6%; HVX giảm 6,5%; HHV giảm 4,9%.Tại nhóm ngân hàng, LPB bị chốt lời và điều chỉnh 4,7% sau chuỗi ngày tăng mạnh, CTS giảm 3,4%; TCB giảm 3,1%; EIB giảm 3%; TPB giảm 2,9%.Có đến 29 mã trong rổ VN30 bị bán mạnh và giảm giá. Nhiều cổ phiếu giảm với biên độ lớn như VRE giảm 3%; TCB giảm 3,1%; SAB giảm 3,3%; CTG giảm 3,4%; SSI giảm 3,5%; VIC giảm 3,8%; BCM giảm 5%.Chiều ngược lại, toàn thị trường vẫn ghi nhận 139 mã tăng giá. QCG có thời điểm tăng trần trước khi hạ độ cao, tăng 3,9% lên 17.350 đồng. Đà tăng tại QCG tương đối khó hiểu trong bối cảnh công ty phải trả lại hơn 2.880 tỷ đồng trong vụ Trương Mỹ Lan. Trong nhóm ngân hàng, SHB cũng tăng nhẹ 0,5% với khớp lệnh 19,7 triệu cổ phiếu.Cổ phiếu PSH của đại gia xăng dầu Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu sau chuỗi ngày bị bán sàn thì đang có sự trở lại ngoạn mục. Mã này tăng trần lên 5.010 đồng và trắng bên bán. Nhìn chung, phần lớn nhà đầu tư trên thị trường, bao gồm những người ôm giữ cổ phiếu hay tham gia giải ngân thêm ở những phiên gần đây đều thiệt hại nặng nề. Giá trị tài sản trong danh mục (NAV) liên tục sụt giảm, công sức tích lũy lãi đều đổ sông đổ bể sau nhiều phiên liên tục lao dốc, giá cổ phiếu bị vùi dập.
VN-Index thủng mốc 1.200 điểm, cổ phiếu bị xả mạnh
Áp lực bán mạnh trong khi dòng tiền thận trọng đã khiến VN-Index tiếp tục bị thổi bay gần 23 điểm, thủng mốc 1.200 điểm.
Tiếp tục là tình trạng xả hàng trong phiên chiều nay (17/4). VN-Index đánh mất thêm mốc quan trọng 1.200 điểm, đóng cửa tại 1.193,01 điểm với mức thiệt hại 22,67 điểm tương ứng 1,87%.VN30-Index giảm 21,96 điểm tương ứng 1,78%; HNX-Index giảm 2,63 điểm tương ứng 1,15% và UPCoM-Index giảm 0,48 điểm tương ứng 0,55%.Các chỉ số trên thị trường đều đóng cửa ở mức giá thấp nhất phiên chứng tỏ áp lực bán cuối phiên rất lớn.Khác với phiên lao dốc ngày 15/4, hôm nay, thanh khoản thị trường lại co hẹp. Dù các chỉ số đã về dưới vùng 1.200 điểm nhưng lượng tiền gia nhập thị trường để mua cổ phiếu giảm giá không còn tích cực như trước.Thanh khoản thị trường xuống rất thấp (Nguồn: VNDS).Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 859,25 triệu cổ phiếu tương ứng 19.106,4 tỷ đồng; HNX có 79,63 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.560,47 tỷ đồng và trên UPCoM là 42,74 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 436,84 tỷ đồng.Sắc đỏ tiếp tục bao trùm 3 sàn với 574 mã giảm giá so với 339 mã tăng. Tuy vậy, phiên này không phổ biến tình trạng bán bằng mọi giá khi số lượng mã giảm sàn là 27 mã. Sàn HoSE có 348 mã giảm nhưng chỉ có 7 mã giảm sàn.Phần lớn cổ phiếu ngân hàng giảm giá, một số mã lớn giảm mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số chung. BID giảm 4,4%; CTG giảm 4%; SHB giảm 3,5%; TPB giảm 3,4%; MBB giảm 3,3%; VPB giảm 3,2%...Cổ phiếu dịch vụ tài chính chứng kiến những cú xả hàng mạnh mẽ, khiến FTS giảm sàn, BSI giảm 6,1%; CTS giảm 5,8%; VCI giảm 5,6%; ORS giảm 5%; VIX giảm 4,8%; HCM giảm 4,6%; AGR giảm 4,1%...Tương tự với hầu hết cổ phiếu bất động sản. DTA giảm 6,2%; NTL giảm 6%; 5,6%; DXG giảm 5,4%; FIR giảm 5,1%. Cổ phiếu xây dựng và vật liệu có 2 mã giảm sàn trên HoSE là DPG và DXV. Các mã khác như LCG, PTC, CII, BMP, CTD, HHV cũng giảm sâu.Như vậy, dù không có nhiều cổ phiếu giảm sàn nhưng lại rất nhiều cổ phiếu giảm sâu. Theo đó, những nhà đầu tư "bắt dao rơi" trong phiên VN-Index rơi 60 điểm và tiếp tục mua vào ở phiên 16/4 cũng như đầu phiên hôm nay đều phần lớn đều thua lỗ chồng lên thua lỗ. Tài khoản cổ phiếu của nhà đầu tư không ngừng bị bào mòn.Gây bất ngờ là vẫn có 11 mã cổ phiếu tăng trần trên HoSE bất chấp việc VN-Index thủng 1.200 điểm. Trong đó, QCG tăng trần lên 16.700 đồng; PSH tăng trần với khớp lệnh hơn 20 triệu cổ phiếu; OGC, KPF cũng "cháy hàng".Tại nhóm ngân hàng, LPB đi ngược dòng thị trường chung khi tăng mạnh 3,3% lên 20.100 đồng với khớp lệnh cao 15,3 triệu đơn vị. Diễn biến tích cực tại LPB trong bối cảnh LPBank tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, trình phương án tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng; đề xuất đổi tên thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam…
Con trai bầu Hiển cùng 5 người muốn rút khỏi HĐQT Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội
Trong cùng 1 ngày, Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội nhận được đơn từ nhiệm của 6 thành viên Hội đồng quản trị và 1 thành viên Ban Kiểm soát.
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH - mã chứng khoán: BHI) vừa công bố thông tin bất thường. Ngày 15/4, doanh nghiệp này nhận được các đơn từ nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của loạt cá nhân.Cụ thể, những người muốn rút khỏi HĐQT Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội gồm có ông Đỗ Quang Vinh, ông Vũ Đức Trung, ông Lê Đăng Khoa, ông Vũ Đức Tiến, ông Lưu Danh Đức, ông Nguyễn Văn Trưởng.Đồng thời, bà Ninh Thị Lan Phương cũng gửi đơn từ nhiệm Thành viên Ban kiểm soát. Bà Phương là Thành viên Ban Kiểm soát công ty từ tháng 12/2008.Trong số những nhân vật kể trên, ông Đỗ Quang Vinh là Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội. Trong đơn từ nhiệm, ông Vinh muốn rút khỏi chức vụ và công việc Chủ tịch HĐQT công ty kể từ ngày 15/4 với lý do "công việc cá nhân".Ông Đỗ Quang Vinh, con trai cả bầu Hiển, rút khỏi vị trí Chủ tịch Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (Ảnh: SHB).Ông Đỗ Quang Vinh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội thay ông Đỗ Quang Hiển từ ngày 20/5/2022. Hiện tại, ông đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) kiêm Phó tổng giám đốc ngân hàng. Ông đồng thời còn là Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quản lý quỹ BVIM, Giám đốc Đầu tư tài chính quốc tế Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T.HĐQT Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội có 7 thành viên thì đã có 6 người xin từ nhiệm trong cùng 1 ngày. Theo đó, thành viên HĐQT duy nhất còn ở lại là ông Nguyễn Tất Thắng.Trong ngày 16/4, công ty báo cáo về danh sách ứng cử nhân sự bổ sung cho thời gian còn lại nhiệm kỳ 2023-2028, gồm những gương mặt mới là ông Kim Kang Wook, ông Oh Ji Won và ông Đoàn Kiên. Bà Trần Bích Hợp được bầu vào vị trí thành viên Ban kiểm soát.Vào đầu tháng 4, ông Đoàn Kiên đã được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc phụ trách - trực tiếp điều hành Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội.Trước đó, hồi tháng 6/2023, nhóm 21 cổ đông của Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng 75% cổ phần cho DB Insurance.Nhóm chuyển nhượng gồm có 2 cổ đông lớn là Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) có 9,98 triệu cổ phiếu tương ứng 9,98% vốn điều lệ và Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính quốc tế với 9,83 triệu cổ phiếu, tương ứng 9,83% vốn điều lệ; 19 cá nhân khác có gần 55,19 triệu cổ phiếu.Tại phiên giao dịch ngày 19/2, có 75 triệu cổ phiếu BHI (tương đương với 75% cổ phần) đã được sang tay cho khối ngoại với giá trị giao dịch hơn 1.628 tỷ đồng. Bên mua được cho là DB Insurance. Ngay sau đó, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội và Đầu tư và Tư vấn tài chính quốc tế cũng đã báo cáo bán xong toàn bộ cổ phần tại Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội.
45 phút cuốn phăng gần 10 tỷ USD, nhà đầu tư bay cả nhà, ô tô
Nhiều nhà đầu tư đã có một phiên giao dịch tồi tệ khi tài sản bốc hơi chóng vánh phiên 15/4. Cổ phiếu giảm sàn hàng loạt khiến quy mô vốn hóa sàn HoSE bốc hơi 244.000 tỷ đồng.
Phiên giao dịch ngày 15/4, thị trường chứng khoán trong nước trải qua 45 phút cuối đầy khó khăn khi các chỉ số đồng loạt lao dốc thẳng đứng. VN-Index giảm sốc 60 điểm tương ứng 4,7% còn 1.216,61 điểm. Các chỉ số khác như VN30-Index cũng đánh rơi 4,42%; HNX-Index giảm 4,82% và UPCoM-Index giảm 2,44%.Giấc ngủ trưa "đắt nhất lịch sử" Theo đó, phiên giảm điểm ngày 15/4 của VN-Index là phiên giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm qua, kể từ ngày 12/5/2022. Tại phiên 12/5/2022, VN-Index giảm gần 63 điểm (4,82%).Tình trạng bán tháo lan rộng. Sắc đỏ bao trùm thị trường với 886 mã giảm giá, 157 mã giảm sàn. Theo đó, hầu hết nhà đầu tư đều bị thiệt hại nặng nề.Chỉ số VN-Index và VN30-Index thiệt hại nặng nề phiên 15/4 (Ảnh chụp màn hình).Một số người cho biết, do trong suốt phiên sáng và đầu phiên chiều thị trường tương đối bình lặng, các chỉ số dao động biên hẹp quanh ngưỡng tham chiếu, do đó, một bộ phận nhà đầu tư không "bám bảng"."Đầu giờ chiều bận họp, tới lúc mở ứng dụng (app) đã thấy tài khoản bốc hơi cả trăm triệu đồng", "thấy thông báo liên tục từ app về chỉ số và các mã chứng khoán giảm biên độ lớn hơn 2%, vội vàng kiểm tra tài khoản thì đã thấy tất cả mã trong danh mục đều giảm sàn", "giấc ngủ trưa đắt nhất lịch sử"... là những chia sẻ đầy thảng thốt của nhà đầu tư. Khá nhiều chia sẻ của các nhà đầu tư không chuyên về "cú sốc" hôm nay. Theo đó, với số lượng mã giảm sàn lớn, có những người bị thổi bay 5-7% giá trị danh mục cổ phiếu trong phút chốc. Nếu quy mô đầu tư càng lớn thì thiệt hại càng nặng nề.Bỏ hàng tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng vào một vài cổ phiếu có diễn biến giảm sàn đồng nghĩa với thiệt hại có thể lên tới hàng trăm triệu đồng, chỉ một cú lao dốc đã "bốc hơi" cả chiếc ô tô.Với những nhà đầu tư nắm tỉ trọng cổ phiếu lớn trong danh mục hoặc vay ký quỹ (margin), khi chứng kiến đà giảm mạnh của giá cổ phiếu sẽ khó tránh khỏi tâm lý bất an, lo lắng, áp lực đè nặng.Vay margin khi thị trường tăng mạnh, nhà đầu tư tận hưởng "kỳ quan lãi kép", song ngược lại, margin cũng là con dao hai lưỡi, sẽ khiến nhà đầu tư "lỗ kép" ở những phiên lao dốc, bị bán tháo như hôm nay.Chỉ tính riêng sàn HoSE, vốn hóa thị trường đã "bốc hơi" khoảng 244.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 9,6 tỷ USD. Vốn hóa thị trường HoSE sau phiên này lùi về dưới ngưỡng 5 triệu tỷ đồng.Có đến 157 mã cổ phiếu giảm sàn (Ảnh chụp màn hình).Trong rổ VN30 có tới 6 mã giảm sàn là MSN, BCM, BID, GVR, SSI, VRE. Các mã lớn khác cũng giảm sâu: TCB giảm 6,3%; HPG giảm 4,8%; VIC giảm 3% khiến giá trị tài sản của các đại gia chứng khoán co hẹp đáng kể.Các tỷ phú mất bao nhiêu tiền?Theo ghi nhận của Forbes, sau phiên hôm nay, giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group - đã lùi về 1 tỷ USD, giảm 74 triệu USD tương ứng giảm 6,77%. Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank - mất 7,62% giá trị tài sản ròng, tương ứng thiệt hại 137 triệu USD còn 1,7 tỷ USD.Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hòa Phát - cũng bị giảm 138 triệu USD tài sản ròng (tương ứng giảm 5,56%) còn 2,3 tỷ USD. Trong khi đó, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup - giảm 84 triệu USD, tương ứng 1,83% tài sản, còn 4,5 tỷ USD; bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air - giảm 37 triệu USD tương ứng 1,29% tài sản, còn 2,9 tỷ USD.Vốn hóa thị trường của Vingroup hôm nay giảm 5.544 tỷ đồng; vốn hóa Hòa Phát giảm sâu 8.431 tỷ đồng; vốn hóa Techcombank giảm 10.568 tỷ đồng. Vốn hóa thị trường của Masan lùi về dưới mốc 100.000 tỷ đồng sau khi sụt giảm 7.154 tỷ đồng.
Bán tháo chứng khoán, VN-Index bị "thổi bay" 60 điểm
Thị trường lao dốc đột ngột sau 14h, VN-Index rơi thẳng đứng, phá vỡ mọi ngưỡng hỗ trợ, mất 60 điểm. Có tới 886 mã giảm giá, 157 mã giảm sàn.
Các chỉ số trong phiên đầu tuần giằng co đi ngang quanh ngưỡng tham chiếu. Tuy nhiên, cục diện thị trường đã hoàn toàn thay đổi kể từ sau 14h.Trong khi những nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật kỳ vọng sẽ có cú bật tăng sau khi VN-Index đã trở lại trên mức giá trung bình 20 phiên nhờ cú bùng nổ cuối tuần trước thì điều bất ngờ đã xảy ra không thể lường trước. Áp lực bán mạnh dâng lên đột ngột khiến hầu hết nhà đầu tư không thể trở tay.VN-Index lao dốc kể từ sau 14h (Ảnh chụp màn hình).Rất nhanh chóng, đồ thị VN-Index rơi thẳng đứng, 60 điểm bị "thổi bay" tương ứng thiệt hại 4,7%, VN-Index xuyên thủng mọi ngưỡng hỗ trợ, rơi về 1.216,61 điểm. Thành quả của các phiên hồi phục trước đó đều bị xóa sạch. VN30-Index mất 56,84 điểm tương ứng 4,42%; HNX-Index mất 11,62 điểm tương ứng 4,82% và UPCOM-Index mất 2,23 điểm tương ứng 2,44%.Sắc đỏ bao trùm thị trường với 886 mã giảm giá. Đáng chú ý, có tới 157 mã giảm kịch sàn, riêng HoSE có 111 mã giảm sàn. Phía tăng chỉ có 142 mã.Trong lúc VN-Index lao nhanh, phá vỡ các kênh hỗ trợ kỹ thuật nhưng dòng tiền vẫn đổ vào rất mạnh. Khối lượng giao dịch trên HoSE lên tới 1,46 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt 33.567,75 tỷ đồng; trên HNX là 163,26 triệu đơn vị tương ứng 3.483,89 tỷ đồng và UPCoM có 67,16 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 822,79 tỷ đồng.Thanh khoản thị trường dâng cao trong bối cảnh cổ phiếu bị bán tháo (Nguồn: VNDS).Chỉ số giảm sâu với khối lượng lớn cho thấy áp lực bán rất căng thẳng. Ngoại trừ SHB thì các cổ phiếu ngân hàng đều giảm mạnh. Trong đó, BID giảm sàn về 49.700 đồng khiến VN-Index bị kéo giảm 4,33 điểm. CTG giảm 6,8%; TPB giảm 6,4%; TCB giảm 6,3%; EIB giảm 6,3%; MSB giảm 5,8%; VPB giảm 5,6%; STB giảm 5,5%; OCB giảm 5,4%; MBB giảm 5,1%...Có tới 6 mã cổ phiếu trong rổ VN30 giảm sàn. Các cổ phiếu đầu ngành như MSN, BCM, BID, GVR, SSI, VRE giảm kịch biên độ đã có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung.Có tới 6 mã cổ phiếu trong rổ VN30 giảm sàn (Ảnh chụp màn hình).Tại ngành chứng khoán, cổ phiếu giảm sàn đồng loạt, bảng điện nhuốm màu xanh da trời. FTS, EVF, VIX, VCI, TVB, SSI, HCM, CTS, AGR, VND, VDS, BSI giảm kịch biên độ sàn HoSE, phần lớn trắng bên mua.Tương tự, cổ phiếu bất động sản cũng bị bán tháo, giảm sàn la liệt và trắng bên mua. KDH, HPX, DXS, DIG, CKG, PDR, SCR, NTL, KBC, ITA, HTN, AGG, VRE, NVL; DXG, DRH, TCH… đều chung một trạng thái giảm sàn. Trong đó, có những mã được giao dịch mạnh như NVL (71,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh), DIG (35,7 triệu cổ phiếu khớp lệnh); TCH (25,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh)… song kết phiên vẫn còn dư bán giá sàn.Cổ phiếu ngành bất động sản nằm sàn la liệt (Ảnh chụp màn hình).Cổ phiếu ở hầu hết ngành nghề trên thị trường đều bị bán mạnh, nhiều mã bị bán tháo cuối phiên. Điều đáng nói là vào cuối tuần trước và ở phiên sáng nay, vẫn có một bộ phận nhà đầu tư giữ trạng thái hưng phấn, mua vào cổ phiếu ở mức giá cao. Theo đó, khi thị trường lao dốc đã không thể trở tay, bị "kẹp hàng" và thua lỗ rất đậm.Thị trường giảm sâu đột ngột vào những phút cuối phiên. Một số nhà đầu tư chưa rõ nguyên nhân song do diễn biến chuyển xấu nên đã chủ động bán ra cổ phiếu nhanh chóng, hạ tỉ trọng trong danh mục, giảm áp lực thua lỗ.Phiên hôm nay cũng chứng kiến diễn biến ngược chiều tại SHB. Mã này đi ngược thị trường, tăng nhẹ 0,4% và là cổ phiếu có thanh khoản cao nhất, đạt 98,76 triệu đơn vị khớp lệnh. Trước đó, SHB có thời điểm tăng trần lên 12.050 đồng.
Ông Đỗ Quang Vinh muốn dùng hơn 1.000 tỷ đồng mua cổ phiếu SHB
Ông Đỗ Quang Vinh muốn gia tăng sở hữu lên hơn 101 triệu cổ phiếu SHB, tương ứng 2,79% vốn.
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (mã chứng khoán: SHB) đăng ký mua vào hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4 đến ngày 17/5. Giao dịch nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên 2,79% vốn, tương ứng hơn 101 triệu cổ phiếu SHB.Tính theo giá cổ phiếu SHB, giao dịch trên có giá trị tương đương hơn 1.000 tỷ đồng.Ông Vinh là con trai ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT SHB. Ông Hiển đang nắm giữ 99,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 2,75% vốn. Một người con trai khác của ông Hiển là ông Đỗ Vinh Quang (chồng hoa hậu Đỗ Mỹ Linh) sở hữu hơn 107 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,96%, theo báo cáo quản trị năm 2023.Ông Đỗ Quang Vinh muốn mua vào cổ phiếu SHB (Ảnh: SHB).Ông Đỗ Quang Vinh còn đảm nhận nhiều vị trí như Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS); Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quản lý quỹ BVIM; Giám đốc Đầu tư tài chính quốc tế tại Công ty cổ phần Tập đoàn T&T.Tại SHS, ông Vinh vừa mua vào 5 triệu cổ phiếu để tăng sở hữu lên 1,54% vốn, tương ứng 12,5 triệu đơn vị. Số tiền dự chi thực hiện giao dịch khoảng 90 tỷ đồng.Ngược chiều mua của ông Vinh, bà Đỗ Thị Minh Nguyệt - chị gái ông Hiển - đăng ký bán ra toàn bộ 25,7 triệu cổ phiếu để đưa tỷ lệ về 0%. Thời gian thực hiện giao dịch trong khoảng ông Vinh mua vào, cũng từ 19/4 đến 17/5.
Tháo chạy khỏi cổ phiếu thép Pomina, sá xị Chương Dương
Giữa lúc thị trường hồi phục thì cổ phiếu POM của Thép Pomina và SCD của Nước giải khát Chương Dương bị bán tháo. Nhà đầu tư tháo chạy trước thời điểm 2 mã cổ phiếu này bị hủy niêm yết trên HoSE.
Các chỉ số trên thị trường phiên sáng nay đồng loạt tăng điểm với sự đồng thuận của phần lớn cổ phiếu trên sàn.VN-Index tăng 5,95 điểm tương ứng 0,47% lên 1.264,15 điểm; VN30-Index tăng 6,68 điểm tương ứng 0,53%; HNX-Index tăng 0,35 điểm tương ứng 0,15% và UPCoM-Index tăng 0,26 điểm tương ứng 0,28%.Thanh khoản thị trường đạt 368,4 triệu cổ phiếu tương ứng 9.461,84 tỷ đồng trên HoSE và 25,93 triệu cổ phiếu tương ứng 520,48 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có 25,27 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 220,28 tỷ đồng.Sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường chung với 463 mã tăng giá so với 334 mã giảm giá. Riêng sàn HoSE có 239 mã tăng so với 173 mã giảm.Thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi (Ảnh: Hải Long).Cổ phiếu ngân hàng hầu hết đạt trạng thái tăng giá, trong đó CTG và TCB tăng lần lượt 2,2% và 2%. Các mã còn lại như TPB, MBB, ACB, STB, VIB tăng tốt. Cổ phiếu chứng khoán cũng bật sắc xanh tại CTS, VIX, EVF, TVB, AGR, TVS, APG, FTS, SSI, VCI, VND.QCG tiếp tục là mã cổ phiếu "sáng" nhất trong ngành bất động sản. Mã này tăng kịch trần lên 14.400 đồng, trắng bên bán và dư mua giá trần. VRC tăng 4,6%; TN1 tăng 4,4%; VPH tăng 3,5%; SJS tăng 2,4%; DIG, ITC, AGG, VRE, TLD, DXG cũng tăng khá tốt.Giữa bối cảnh thị trường chung có diễn biến tích cực, khả quan thì vẫn có đến 24 mã giảm sàn. Một số cổ phiếu chịu áp lực bán tháo mạnh mẽ do ảnh hưởng bởi các tin tức tiêu cực liên quan đến kết quả kinh doanh và việc xử lý vi phạm của cơ quan quản lý đối với cổ phiếu.Cổ phiếu POM của Công ty cổ phần Thép Pomina bị bán giá sàn ngay từ đầu phiên, thị giá giảm về còn 3.490 đồng. Trong khi được khớp lệnh 1 triệu cổ phiếu thì dư bán sàn tại POM còn hơn 3,2 triệu đơn vị.Theo quyết định ngày 10/4 của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), gần 280 triệu cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết kể từ ngày 10/5, ngày giao dịch cuối cùng trên HoSE của cổ phiếu này là ngày 9/5. Như vậy, nhà đầu tư còn chưa tới 1 tháng để mua - bán cổ phiếu POM.Theo HoSE, Pomina chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán trong 3 năm liên tiếp, thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc. Trước đó, công ty đã gửi đơn xin gia hạn nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 đến ngày 15/5 nhưng không được HoSE chấp thuận.Theo giải trình của Pomina, công ty đang tích cực làm việc với đối tác đầu tư cho phương án tái cấu trúc để cung cấp cho kiểm toán xem xét đánh giá khả năng giả định hoạt động liên tục cùng với các bằng chứng chắc chắn cho giả định này để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu.Tương tự, cổ phiếu SCD, FDC, PSH, QBS cũng giảm sàn. Cổ phiếu SCD của Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương giảm kịch biên độ sau khi HoSE thông báo việc hủy niêm yết bắt buộc đối với 8,5 triệu cổ phiếu SCD kể từ ngày 6/5.Lý do SCD bị hủy niêm yết là công ty lỗ 3 năm liên tục, tổng lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp và vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023. Ngày giao dịch cuối cùng của SCD trên HoSE là 3/5.Trước tình hình bất lợi, quỹ đầu tư từ Phần Lan - Pyn Elite - cũng đã phải thoái bớt vốn khỏi Nước giải khát Chương Dương. "Cá mập" này đã bán ra 22.300 cổ phiếu SCD, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 4,9% vốn điều lệ công ty, không còn là cổ đông lớn kể từ ngày 4/4.
Bách Hóa Xanh bán vốn cho Trung Quốc, cổ phiếu đại gia Nam Định tăng bốc
Với việc công bố bán thành công 5% vốn Đầu tư và Công nghệ Bách Hóa Xanh cho CDH Investments - một công ty đầu tư từ Trung Quốc, MWG tăng mạnh. VN-Index cũng đóng cửa cao nhất phiên.
MWG tăng mạnh, gần 1.100 tỷ đồng cổ phiếu được chuyển nhượngĐóng cửa phiên giao dịch 9/4, cổ phiếu MWG dẫn đầu ngành bán lẻ, tăng giá mạnh 5,6% lên 52.800 đồng, khớp lệnh tới 19,5 triệu đơn vị. Một số mã khác như PIT cũng tăng 4,8%; PET tăng 2,9%; DGW tăng 2,1%.MWG đóng góp hơn 1 điểm trong mức tăng chung của VN-Index. Thanh khoản tại MWG phiên này cũng cao vọt so với bình quân giao dịch hơn 10 triệu cổ phiếu/phiên trong 1 quý qua. Tính cả giao dịch thỏa thuận, tổng giá trị chuyển nhượng cổ phiếu MWG phiên này đạt gần 1.100 tỷ đồng.MWG là một trong những cổ phiếu có tác động mạnh mẽ nhất đến VN-Index (Nguồn: VNDS).Cổ phiếu của doanh nghiệp đại gia Nam Định Nguyễn Đức Tài tăng giá mạnh trong bối cảnh Thế Giới Di Động công bố, trong tháng 4, Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ Bách Hóa Xanh là công ty con của Thế Giới Di Động đã hoàn tất giao dịch chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư.Tỷ lệ cổ phần chào bán là 5% trên tổng số cổ phần đã phát hành của Công ty Đầu tư Bách Hóa Xanh. Với tình hình dòng tiền tích cực và kết quả kinh doanh liên tục cải thiện của Bách Hóa Xanh, đặc biệt là mục tiêu Bách Hóa Xanh bắt đầu có lợi nhuận sau thuế ở cấp độ công ty từ năm 2024, Công ty Đầu tư Bách Hóa Xanh không có nhu cầu chào bán cổ phần tối đa lên tới 20% như kế hoạch ban đầu.Phía đối tác nhận mua cổ phần trong thương vụ này là CDH Investments, một công ty đầu tư từ Trung Quốc.Số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được dùng để tài trợ nhu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh nói chung của Công ty Đầu tư Bách Hóa Xanh và Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh là công ty con của Công ty Đầu tư Bách Hóa Xanh.Thị trường "bẻ lái" bất ngờ, vội vã đua lệnh mua đuổi cổ phiếuThị trường phiên chiều 9/4 đã mang lại nhiều bất ngờ cho giới đầu tư. Trong khi một số cổ phiếu bật tín hiệu hồi phục từ phiên sáng, giữa lúc tâm lý chung vẫn còn phân vân thì chỉ số đột ngột tăng tốc. VN-Index "đạp ga" tăng mạnh 12,47 điểm tương ứng 1%, đóng cửa cao nhất phiên tại 1.262,82 điểm, thành công giành lại mốc 1.260 điểm.Điều này chứng tỏ lực bán cạn kiệt và dòng tiền đứng ngoài trong phiên chiều đã gia nhập thị trường quyết liệt hơn, chấp nhận mua đuổi ở nhiều mã khi đã tăng giá mạnh, thậm chí là mức giá trần.Độ rộng thị trường hoàn toàn nghiêng về phía tăng giá. Sắc xanh bao phủ thị trường với 332 mã tăng giá so với 137 mã giảm trên HoSE.HNX-Index cũng tăng 2,28 điểm tương ứng 0,96%; UPCoM-Index tăng nhẹ 0,04 điểm tương ứng 0,05%.Những dòng cổ phiếu có tính thị trường cao như cổ phiếu dịch vụ tài chính, ngân hàng hồi phục nhanh và mạnh. LPB gây chú ý khi tăng trần lên 18.550 đồng, khớp lệnh hơn 9,8 triệu cổ phiếu và trắng bên bán, dư mua giá trần cuối phiên còn xấp xỉ 1,7 triệu đơn vị. Các mã lớn khác là BID cũng tăng 3,7%; CTG tăng 2,2%; MBB tăng 2,1%.Cổ phiếu chứng khoán tăng giá tốt: VDS tăng 6,1%; FTS tăng 4,4%; CTS tăng 4,1%; AGR tăng 4%; VCI tăng 3,8%; VIX tăng 3,7%; BSI tăng 3%; HCM tăng 2,9%; ORS tăng 2,8%...Tại nhóm bất động sản, QCG giữ phong độ ở mức tăng kịch trần 13.150 đồng đến cuối phiên; LEC tăng 6,7%; SZC, DIG, VRE, DXG, LHG, SCR, TDC, CRE, KBC; TEG, DXG, LDG, TLD đều tăng từ mức 2% trở lên.POM sau chuỗi bán mạnh đã hồi phục ngoạn mục từ mức giá sàn 3.510 đồng lên mức trần 4.030 đồng, trắng bên bán. Theo đó, những nhà đầu tư mua ở mức giá sàn đã có mức lãi "khủng" với biên độ gần 14% chỉ trong 1 phiên giao dịch. Thống kê cho thấy, có 2,46 triệu cổ phiếu đã được giao dịch tại mức giá sàn và đến cuối phiên, POM được mua giá trần tới 1,49 triệu đơn vị.Nhiều nhà đầu tư hồ hởi khoe "hái lộc" đầu tháng âm lịch nhờ mua được cổ phiếu tại mức giá thấp trong phiên, tạm ghi nhận mức lợi nhuận đáng kể.
Tiền vào thị trường đột ngột mất hút; cổ phiếu nhà Cường "Đô La" cháy hàng
Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai trong phiên sáng nay tăng kịch biên độ sau khi được thông báo cấp margin trở lại, trong khi đó thị trường chung xanh vỏ đỏ lòng.
Thị trường tiếp tục giằng co trong phiên sáng nay (9/4). Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của cổ phiếu lớn, VN-Index tạm thời đạt được trạng thái tăng giá nhẹ.Chỉ số đại diện sàn HoSE tăng 2,73 điểm tương ứng 0,22% lên 1.253,08 điểm; VN30-Index tăng 4,4 điểm tương ứng 0,35%. HNX-Index tăng 0,28 điểm tương ứng 0,12% và UPCoM-Index điều chỉnh 0,22 điểm tương ứng 0,24%.Đáng chú ý là dòng tiền vào thị trường phiên sáng nay rất yếu. Thanh khoản mất hút với khối lượng giao dịch trên HoSE chỉ ở mức 303,63 triệu cổ phiếu tương ứng 6.974,78 tỷ đồng; HNX cũng chỉ có 34,05 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 575,27 tỷ đồng; trên UPCoM là 18,87 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 220,93 tỷ đồng.Với sự hỗ trợ của một số mã lớn, VN-Index tăng điểm dù phần lớn cổ phiếu trên thị trường giảm giá (Nguồn: VNDS).Thị trường xanh vỏ đỏ lòng. Chỉ số tuy tăng nhưng phần lớn cổ phiếu trên thị trường vẫn bị bán mạnh và giảm giá. Trên sàn HoSE có tới 226 mã giảm so với 178 mã tăng; còn nếu tính trên quy mô toàn thị trường có 413 mã giảm so với 332 mã tăng giá.MWG, CTG, MSN, BID là những cổ phiếu có đóng góp lớn nhất cho VN-Index, trong đó MWG đóng góp 0,83 điểm; CTG đóng góp 0,66 điểm; MSN đóng góp 0,42 điểm và BID đóng góp 0,28 điểm.Cổ phiếu Thế Giới Di Động có mức tăng đáng kể nhất, tăng 4,6% lên 52.300 đồng; MSN tăng 1,7%; VRE tăng 1,7%; CTG tăng 1,5%. Các mã còn lại trong số 15 mã tăng giá thuộc rổ VN30 có mức tăng chưa tới 1%.Cả sàn HoSE có 2 mã tăng trần là QCG và TRC, song thanh khoản TRC không đáng kể. QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng kịch biên độ, hiện đã được quét sạch lệnh bán, dư mua giá trần.Quốc Cường Gia Lai vừa được HoSE thông báo cho phép cổ phiếu QCG được vay margin trở lại sau khi công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 sau kiểm toán cho thấy có lãi sau thuế hơn 3,1 tỷ đồng, dù chỉ bằng 1/20 kết quả đạt được trong năm 2022.Cùng với QCG, cổ phiếu NVL của Novaland cũng rời danh sách không được cấp margin sau khi báo lãi tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023. Kết thúc năm 2023, Novaland báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt gần 606 tỷ đồng. Tuy vậy, cổ phiếu NVL sáng nay vẫn bị điều chỉnh 0,8% còn 17.950 đồng, khớp lệnh đạt 14,5 triệu cổ phiếu.Trong lĩnh vực bất động sản, cổ phiếu FIR và VRC thoát sàn, biên độ giảm lần lượt thu hẹp còn 2,1% và 4,5%. Các mã khác như VIC, NTL, TCH, HTN, PDR, KDH, DRH, HPX, BCM, DXG, CKG, NLG… đều giảm giá. Chiều ngược lại, VRE, CRE, SIP, VPH, TLD, HDG, ITA… vẫn tăng giá.Một số mã cổ phiếu ngành chứng khoán đã bật sắc xanh, có thể kể đến CTS, VCI, BSI, VIX, HCM, SSI, ORS, APG, VND. Hay ở nhóm ngân hàng, CTG, MSB, LPB, BID, MBB, EIB, TPB cũng đang đạt trạng thái tăng giá.
Người Việt ồ ạt mở tài khoản trong tháng chứng khoán bùng nổ
Trong khi VN-Index áp sát mốc 1.300 điểm thì thanh khoản bình quân trên sàn HoSE tháng 3 đã vượt 1 tỷ cổ phiếu mỗi phiên. Nhà đầu tư cá nhân mở mới hơn 163.000 tài khoản.
Theo số liệu thống kê được Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) công bố, tại thời điểm cuối quý I, cả nước có 7,69 triệu tài khoản chứng khoán, tăng 163.839 tài khoản so với cuối tháng 2.Trong đó, số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trong nước là 7,65 triệu tài khoản, với 7,63 triệu tài khoản là của nhà đầu tư cá nhân và 16.531 tài khoản là của nhà đầu tư tổ chức.Nhà đầu tư nước ngoài có tổng cộng 45.895 tài khoản, trong đó có 41.343 tài khoản cá nhân và 4.552 tài khoản của tổ chức.Trong tháng 3, số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước đã tăng thêm 163.524 đơn vị. Nếu so với thời điểm cuối năm 2023, lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân đã tăng thêm 401.699 tài khoản.Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài khoản đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, chiếm đến 99,19%.Lượng tài khoản mở mới, đặc biệt là số lượng tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, tăng mạnh trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt, áp sát 1.300 điểm trong tháng 3 vừa qua.VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 tại 1.284,09 điểm, tăng 2,5% so với cuối tháng 2 và tăng 13,64% so với cuối năm 2023. Tính so với cùng kỳ, VN-Index tăng 20,61%. Tại phiên 28/3, có thời điểm VN-Index đạt mức 1.293,9 điểm.Thống kê từ HoSE cho thấy, trong tháng 3, hầu hết chỉ số ngành ghi nhận tăng trưởng so với tháng trước, nổi bật nhất là ngành hàng tiêu dùng tăng 9,32%; ngành công nghệ thông tin tăng 7,2% và ngành công nghiệp tăng 6,04%.Giao dịch trên thị trường sôi động với thanh khoản bình quân đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu/ngày, giá trị giao dịch lên tới 26.495 tỷ đồng/ngày, tăng lần lượt 19,7% về khối lượng và 28,1% về giá trị giao dịch so với tháng 2.Thị trường tăng bất chấp nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với tổng giá trị hơn 8.710 tỷ đồng trong tháng 3 cho thấy lực cầu rất mạnh từ dòng tiền nội. Trong tháng 3, nhà đầu tư cá nhân mua ròng gần 11.145 tỷ đồng, trong đó gom ròng khớp lệnh 10.340 tỷ đồng.Giá trị vốn hóa cổ phiếu trên HoSE đạt hơn 5,22 triệu tỷ đồng, tăng 3,1% so với tháng 2 và hơn 23% so với cuối năm 2023, chiếm hơn 94% tổng giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết toàn thị trường và tương đương 51,12% GDP năm 2023 (GDP theo giá hiện hành).Theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2025, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 9 triệu tài khoản và được nâng lên mức 11 triệu tài khoản vào năm 2030, trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Chủ tịch Rồng Việt: Với số vốn 2.100 tỷ đồng, vị thế công ty khá khiêm tốn
Chủ tịch Chứng khoán Rồng Việt cho rằng công ty cần tăng vốn để tăng năng lực cạnh tranh. Năm nay, doanh nghiệp đặt kế hoạch tăng vốn lên 3.240 tỷ đồng.
Chiều nay (8/4), Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.Tại đại hội này, HĐQT trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ 2.100 tỷ đồng lên mức 3.240 tỷ đồng. Ông Nguyễn Miên Tuấn - Chủ tịch HĐQT - nói việc tăng vốn là cần thiết. Năm 2022, công ty có 1 đợt tăng vốn lên 2.100 tỷ đồng và giữ nguyên đến nay.Với số vốn này, vị thế của Rồng Việt khá khiêm tốn, đứng thứ 25 trong số các công ty chứng khoán cùng ngành. Sự khiêm tốn về năng lực tài chính khiến một số hoạt động của công ty bị ảnh hưởng. Năm 2023, tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) khoảng 14,7%, ở top đầu ngành nhưng năng lực cạnh tranh lại có hạn.Ông Tuấn cũng cho biết thêm, nhiều công ty chứng khoán đang đặt mục tiêu tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng hoặc hơn nữa. Mức vốn 5.000-6.000 tỷ đồng là phổ biến trên thị trường. Do đó, Rồng Việt cần tăng vốn để tăng năng lực cạnh tranh.Ông Nguyễn Miên Tuấn - Chủ tịch HĐQT - nói Rồng Việt cần tăng vốn để tăng năng lực cạnh tranh (Ảnh: VDSC).Theo kế hoạch, công ty chứng khoán này sẽ phát hành tối đa 114 triệu cổ phiếu để tăng vốn, theo 2 đợt. Đợt 1, công ty dự kiến phát hành 24,15 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành 8,85 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).Đợt 2, công ty chào bán tối đa 81 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư. Giá chào bán không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị sổ sách của công ty tại thời điểm gần nhất.Tổng số tiền thu được sẽ được công ty cân đối sử dụng cho các hoạt động giao dịch ký quỹ hoặc ứng trước, tự doanh hoặc bảo lãnh phát hành và tham gia hoạt động thị trường trái phiếu.Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Tổng giám đốc VDSC - cho biết kinh tế vĩ mô năm nay được kỳ vọng tiếp tục ổn định và phục hồi đà tăng trưởng. Thị trường chứng khoán dự báo sẽ tăng trưởng tích cực nhờ kinh tế vĩ mô phục hồi, môi trường lãi suất thấp, triển vọng nâng hạng thị trường và hệ thống KRX đưa vào vận hành.Rồng Việt nhận định chỉ số VN-Index dao động trong khoảng 1.080-1.380 điểm với mức thanh khoản bình quân 18.000-20.000 tỷ đồng/phiên. Tuy vậy, thị trường có thể có những rủi ro ngắn hạn do các hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế trong nước và những biến động khó dự báo của kinh tế thế giới.Hội đồng quản trị (HĐQT) trình cổ đông mục tiêu năm nay với doanh thu 983 tỷ đồng, tăng 18% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế 288 tỷ đồng, giảm 13%.Trước đó, năm 2023, công ty đạt doanh thu 831 tỷ đồng, giảm gần 4% so với năm trước và thực hiện 93% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 330 tỷ đồng, vượt 52% kế hoạch năm.Bà Huyền cho rằng hệ thống KRX có thể vận hành vào đầu tháng 5 theo kế hoạch chung của ngành. Theo thông tin lãnh đạo Rồng Việt có được, các công ty chứng khoán tham gia đợt chạy thử nghiệm KRX lần này đều hoàn thành 100% kết quả.KRX có nhiều sản phẩm mới như giao dịch trong ngày, bán chứng khoán chờ về... Tuy nhiên đến nay, Rồng Việt chưa nhận được hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý. Nên đầu tháng 5, KRX có thể vận hành hệ thống theo chuẩn giao dịch, các loại lệnh mới, thời gian khớp lệnh, phương thức khớp lệnh, còn việc triển khai sản phẩm mới chưa có lộ trình cụ thể."Việc làm sản phẩm mới có thể tăng thanh khoản thị trường và Rồng Việt là một trong các công ty chứng khoán được hưởng lợi", bà Huyền nói.Nhiều công ty chứng khoán lên kế hoạch tăng vốn cho năm nay. Công ty chứng khoán MB (MBS) có mục tiêu tăng vốn lên 5.758 tỷ đồng, Chứng khoán Vietcap muốn tăng vốn lên 7.200 tỷ đồng, Công ty chứng khoán LPBank (LPBS) muốn tăng vốn lên 3.888 tỷ đồng. Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) được chấp thuận tăng vốn lên 7.000 tỷ đồng.
Tài sản nhà đầu tư không ngừng "bốc hơi", VN-Index về sát 1.250 điểm
Trong lúc tỷ giá căng thẳng, tới phần lớn cổ phiếu giảm giá trong phiên giao dịch sáng nay, giá trị tài sản của số đông nhà đầu tư cầm cổ phiếu bị ảnh hưởng đáng kể.
Một phiên giao dịch căng thẳng với nhà đầu tư trong buổi sáng đầu tuần. VN-Index vận động dưới đường tham chiếu trong hầu hết thời gian, biên độ giảm không lớn nhưng tình trạng giảm giá lại lan rộng tới phần lớn cổ phiếu trên sàn HoSE. Điều này cũng đồng nghĩa với việc số đông nhà đầu tư tiếp tục bị sụt giảm giá trị danh mục (NAV) nếu như vẫn đang ôm cổ phiếu với tỉ trọng lớn.Tạm đóng cửa, VN-Index giảm 2,97 điểm tương ứng 0,24% còn 1.252,14 điểm; VN30-Index giảm 3,35 điểm tương ứng 0,27%. Trên HNX, chỉ số HNX-Index giảm 0,76 điểm tương ứng 0,32% trong khi UPCoM-Index tăng nhẹ 0,13 điểm tương ứng 0,14%.Diễn biến VN-Index trong vòng 6 tháng qua (Nguồn: Bloomberg).Chỉ riêng sàn HoSE, số lượng mã giảm đã gấp hơn 3 lần số mã tăng, với 346 mã giảm giá và 102 mã tăng giá. Tính chung toàn thị trường có 573 mã giảm so với 260 mã tăng.Cổ phiếu các ngành, nghề đều có sự phân hóa nhẹ. Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, HDB tăng 2,1%; LPB tăng 1,8%; TPB tăng 1,6%; MSB và BID tăng nhẹ; trong khi ở phía giảm, STB rơi 1,7%; VPB rơi 1%; các mã còn lại như ACB, NAB, VCB, SHB, SSB giảm nhẹ.Nhiều cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính bị chốt lời, giảm giá: BSI giảm 2,9%; EVF giảm 2,8%; VND và VDS cùng giảm 1,4%; VIX, TVS, APG, AGR, FTS, SSI điều chỉnh; một số ít mã tăng giá là TVB, CTS, ORS, VCI.Cổ phiếu bất động sản giảm trên diện rộng, nhiều mã giảm trên 2% và 3% như VPH, TDC, SGR, NBB, SIP, LHG, CRE, VRE, DTA. Ngược lại, NVL sáng nay tăng 1,9% lên 18.650 đồng, khớp lệnh 31 triệu cổ phiếu.Trong nhóm tài nguyên cơ bản, cổ phiếu POM tiếp tục bị bán tháo trước thềm hủy niêm yết bắt buộc. Mã này vẫn có khớp lệnh 1,3 triệu cổ phiếu trong khi dư bán giá sàn hơn 5 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, DLG cũng giảm sàn về mức 1.980 đồng, trắng bên mua.Ngành xây dựng và vật liệu chứng kiến tình trạng giảm sàn tại TCR, MDG, VNE. Nhiều mã giảm mạnh như KPF, HAS, CTR, CIG, DC4, ADP, EVG. Nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn vẫn tăng tốt, như DPG tăng 5,3%; BCE tăng 1,5%; FCN, LCG, NHA, CTD tăng giá.Thị trường điều chỉnh trong bối cảnh tỷ giá tăng nóng. Giới phân tích lưu ý, diễn biến tỷ giá là yếu tố nhà đầu tư cần quan sát chặt chẽ hơn. Đặc biệt khi mà chỉ số đang neo ở vùng đỉnh của năm 2023 sau chuỗi dài tăng điểm, thông tin tiêu cực có thể gây áp lực lớn lên thị trường nhiều hơn là tác động hỗ trợ từ thông tin tích cực.Thanh khoản toàn sàn HoSE sáng nay ở mức 427,19 triệu cổ phiếu tương ứng 9.867,35 tỷ đồng. Trên HNX có 42,76 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 894,31 tỷ đồng và trên UPCoM là 20,54 triệu cổ phiếu tương ứng 243,15 tỷ đồng.
Chuyên gia: Chứng khoán Việt có triển vọng tăng trưởng trong 5 năm tới
Chuyên gia của Yuanta Việt Nam đưa ra nhận định trong bối cảnh thị trường chứng khoán có triển vọng được nâng hạng, vốn FDI tăng, lãi suất giảm và dòng tiền của nhà đầu tư đổ vào kênh dẫn vốn này.
Chia sẻ tại hội thảo vừa diễn ra, các chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định năm 2024, ngành chứng khoán có nhiều động lực để phát triển. Thị trường chứng khoán bước vào chu kỳ tăng trưởng mới trong 5 năm tới (2024-2028).Nhận định này được chuyên gia của Yuanta Việt Nam đưa ra dựa trên bối cảnh thị trường có triển vọng được nâng hạng và đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư FDI mới. Lãi suất hiện tại đã giảm mạnh sau pha thắt chặt tiền tệ năm 2022 để kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ngân hàng Nhà nước. Dòng tiền vào thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng khi chi phí đầu tư thị trường chứng khoán giảm.Ông Matthew Smith - Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích Khối khách hàng tổ chức, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam - nói định giá thị trường chứng khoán vẫn còn khá hấp dẫn khi P/E dự phóng 2024 chỉ ở mức 12,1x, mức trung bình thấp trong khu vực.Kịch bản thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh trong 5 năm tới được dự báo có thể giống như giai đoạn 2013-2018, thậm chí mạnh hơn khi kết hợp với sự kiện nâng hạng.Chứng khoán Việt được kỳ vọng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới (Ảnh minh họa: Đăng Đức).Đại diện công ty chứng khoán này cũng nêu một số rủi ro hiện tại mà thị trường có thể phải đối mặt như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) duy trì lãi suất cao dài hơn dự kiến; khu vực châu Âu, Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng làm đơn hàng xuất khẩu hồi phục chậm; các yếu tố nội tại trong nước gồm đáo hạn trái phiếu, nợ xấu vẫn đang phải xử lý…Tuy nhiên, những thông tin xấu nhất đã qua, thị trường đang đón chào những thông tin tốt để mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới.Về bức tranh vĩ mô, PGS. TS Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TPHCM - nói tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu tích cực cho sự hồi phục trở lại của nền kinh tế trong nước.Tỷ giá có xu hướng tăng trong quý đầu năm do ảnh hưởng bởi đồng USD mạnh lên, nhu cầu nhập khẩu tăng và lượng kiều hối không còn về nhiều như tháng 12/2023 và tháng 1/2024. Ngoài ra, tỷ giá còn chịu các yếu tố khác như giá vàng lên cao, vấn đề chênh lệch lãi suất thị trường liên ngân hàng giữa USD và VND.Ông Huân cho rằng động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2024 và những năm tiếp theo vẫn ở lĩnh vực  xuất khẩu. Cùng với đó là các động lực từ giải ngân vốn đầu tư công (ngắn hạn), động lực từ khu vực FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghệ.Với kỳ vọng kinh tế Việt Nam có thể "cá chép hóa rồng" trong khu vực, vị chuyên gia dự báo điều này không thể diễn ra sớm mà cần phải 20-30 năm nữa. Nhìn lại quá khứ, để "hóa rồng", Trung Quốc mất 30 năm, Nhật Bản mất 20 năm, Hàn Quốc mất 40 năm.Câu chuyện kinh tế Việt Nam có hóa rồng hay không phụ thuộc vào tương lai và chưa có gì chắc chắn. Nhiều nước trên thế giới bị vướng vào một vấn đề là bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam phải thực sự quyết tâm mới có thể trở thành con rồng của châu Á hoặc thế giới, ông Huân nói.Chứng khoán Yuanta Việt Nam là công ty con của tập đoàn Yuanta Đài Loan với tổng tài sản hơn 100 tỷ USD. Tập đoàn này có thị phần môi giới chứng khoán đạt hơn 13% tại Đài Loan (tính đến tháng 10/2023) .
Cổ phiếu công ty bầu Đức, shark Hưng nhận tin không vui
HAG, CRE là 2 trong số các cổ phiếu bị Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) xử lý vi phạm trong tuần qua. Các cổ phiếu này bị cảnh báo do những vấn đề liên quan tới BCTC năm 2023.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) trong tuần qua thông báo xử lý vi phạm đối với hàng loạt doanh nghiệp niêm yết.Theo đó, Sở giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu HAG của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL).Lý do là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 của HAGL theo báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán 2023 là số âm. Cụ thể, công ty lỗ lũy kế 1.669,17 tỷ đồng, chưa đáp ứng quy định về quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.Trong BCTC hợp nhất năm 2023 đã được kiểm toán của HAGL, kiểm toán viên nhấn mạnh đến khoản lỗ lũy kế này, đồng thời cho biết, nợ ngắn hạn của tại tập đoàn thời điểm cuối năm 2023 đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền 941,88 tỷ đồng.Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu, có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn.Ngay sau khi công bố BCTC kiểm toán năm 2023, cổ phiếu nhiều doanh nghiệp bị xử lý vi phạm (Ảnh: Đăng Đức).Giải trình cho tình trạng trên, HAGL cho hay, tập đoàn đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo, bao gồm dòng tiền dự kiến được tạo ra từ việc thanh lý một phần các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác, phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông, tiền đi vay các ngân hàng thương mại và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai.Trong năm 2023, doanh nghiệp đã tất toán được một số khoản vay lâu năm, đồng thời được miễn giảm lãi phải trả với giá trị lớn. Doanh nghiệp đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay về việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay và trái phiếu có liên quan, đàm phán tái cơ cấu một số khoản nợ quá hạn.Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh từ heo và chuối tiếp tục tạo ra nguồn tiền lớn trong năm 2023. Nguồn tiền từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính khi được dùng để thanh toán một số khoản vay, trái phiếu; đồng thời bổ sung nguồn vốn lưu động để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.Đầu tháng 3, HAGL cũng đã ký kết hợp đồng nhận tài trợ từ LPBank với tổng hạn mức tài trợ  5.000 tỷ đồng, nhằm đầu tư cho mảng nông nghiệp xanh. Tiền giải ngân sẽ được dùng để đẩy mạnh đầu tư trồng mới, chăm sóc và phát triển 3 sản phẩm chủ lực là chuối, sầu riêng và chăn nuôi heo.Do vậy, HAGL kỳ vọng có thể hoàn trả các khoản nợ đến hạn và tiếp tục hoạt động trong các kỳ kế toán tiếp theo.Tương tự HAG, cổ phiếu TDH của Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) cũng bị giữ nguyên diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 là số âm căn cứ BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023, chưa đáp ứng quy định. Tổng lỗ lũy kế của Thuduc House đến ngày 31/12/2023 là 750,91 tỷ đồng.Năm 2023, tổng doanh thu Thuduc House giảm 27,5% so với năm 2022 do thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh địa ốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi dẫn đến lỗ hợp nhất sau thuế 62,75 tỷ đồng (năm 2022 có lãi 8,12 tỷ đồng).Cổ phiếu CRE của Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land) cũng vừa bị HoSE thông báo đưa vào diện cảnh báo từ ngày 10/4 tới. Nguyên nhân là tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với BCTC đã được kiểm toán năm 2023 của công ty, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.Cụ thể, kiểm toán viên cho biết, tại thuyết minh BCTC hợp nhất năm 2023, phía công ty trình bày việc chủ đầu tư của dự án Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ chưa nộp đầy đủ tiền sử dụng đất tính cho giai đoạn 3 của dự án vì vậy tiến độ thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với dự án này có thể chậm hơn dự kiến.Phía kiểm toán cho hay không thể thu thập được đẩy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thể đánh giá được ảnh hưởng của vấn đề này đến BCTC hợp nhất.Bên cạnh đó, công ty cũng trình bày vấn đề Công ty Cổ phần Hồng Lam Xuân Thành chưa nộp đủ tiền thuế GTGT, thuế TNCN và tiền chậm nộp thuế vào NSNN. Kiểm toán viên không thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này đến khả năng thu hồi các khoản phải thu của Hồng Lam Xuân Thành và các khoản công nợ có liên quan."Do đó, chúng tôi không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các chỉ tiêu có liên quan trên BCTC hợp nhất của công ty hay không", kiểm toán viên nêu.Tuần qua, cổ phiếu HAG kết phiên cuối tuần tại mức giá 12.900 đồng, ghi nhận giảm 1,15% trong tuần; CRE kết phiên cuối tuần tại 8.770 đồng/đơn vị, điều chỉnh giảm 2,34%; TDH giảm 4,19%, thị giá còn 3.890 đồng.
VN-Index thủng 1.260 điểm, bào mòn tài khoản nhà đầu tư
Những phiên gần đây dù thị trường không xuất hiện tình trạng bán tháo nhưng với việc phần lớn cổ phiếu giảm giá liên tục đã tạo tâm lý kém tích cực cho nhà đầu tư khi tài khoản bị bào mòn.
Thị trường vừa mở cửa đã giảm điểm sâu và giao dịch chật vật trong suốt phiên sáng 5/4. Đóng cửa, VN-Index giảm 8,88 điểm tương ứng 0,7% còn 1.259,37 điểm với 375 mã giảm giá, lấn át hoàn toàn so với 90 mã tăng.Có 25 mã trong rổ VN30 giảm giá, theo đó VN30-Index giảm 9,01 điểm tương ứng 0,71%. HNX-Index giảm 0,23 điểm tương ứng 0,09%; UPCoM-Index giảm 0,5 điểm tương ứng 0,55%.Số lượng cổ phiếu giảm giá áp đảo so với cổ phiếu tăng (Nguồn: VDSC).Thanh khoản thị trường đạt 454,89 triệu cổ phiếu tương ứng 10.808,2 tỷ đồng trên HoSE và 65,35 triệu cổ phiếu tương ứng 1.345,35 tỷ đồng trên sàn HNX; sàn UPCoM có 37,75 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 473,7 tỷ đồng.Thống kê toàn thị trường có tới 632 mã giảm giá, 28 mã giảm sàn so với 266 mã tăng, 31 mã tăng trần. Theo đó, phần lớn nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu với tỷ trọng lớn trong danh mục đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Độ rộng thị trường nhiều phiên gần đây nghiêng về phía giảm, theo đó, giá trị danh mục (NAV) của nhà đầu tư bị bào mòn theo từng phiên.Áp lực bán lan rộng nhiều ngành nghề nhưng giá cổ phiếu giảm không quá mạnh, thường trên dưới mức 1-2%. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn không khỏi sốt ruột khi chứng kiến giá trị tài sản thu hẹp dần trong tài khoản cổ phiếu.Tại nhóm bất động sản, TLD giảm 5,7%; HPX giảm 2,5%; VRC thoát sàn nhưng vẫn đang giảm 2,4%; ITA, TDH, VRE, HTN, D2D, SJS, SCR đều giảm giá.Ngoại trừ LPB tăng nhẹ và HDB đứng giá thì cổ phiếu ngành ngân hàng cũng đồng loạt nhuốm đỏ. Riêng VCB giảm 1,5% và ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số chính, khiến VN-Index bị kéo giảm 1,92 điểm; ACB, BID, MBB, VPB đều giảm giá ở mức từ 1% trở lên.Trong nhóm tài nguyên cơ bản, HPG, KSB, TLH, HSG, NKG, SMC cũng điều chỉnh. POM tiếp tục bị bán tháo. Trong khi khớp lệnh tại POM mới đạt hơn 600.000 đơn vị thì dư bán giá sàn vẫn chất chồng hơn 5,9 triệu cổ phiếu.Cổ phiếu điện nước, xăng dầu có diễn biến tương đối tích cực: CLW tăng trần; TDW tăng 5,1%; PLX tăng 2%; GAS tăng nhẹ.
Nhận hung tin, cổ phiếu Sá xị Chương Dương bị bán tháo
Trong khi cổ phiếu SCD bị bán tháo trước thềm bị hủy niêm yết thì nhiều cổ phiếu trên thị trường tiếp tục bị bán mạnh và giảm giá, bào mòn tài khoản nhà đầu tư dù VN-Index chỉ mất hơn 3 điểm.
Sắc đỏ tiếp tục bao trùm thị trường trong phiên hôm nay (4/4). Trên 3 sàn có 654 mã giảm giá, 17 mã giảm sàn so với 298 mã tăng, 27 mã tăng trần. Trong đó, sàn HoSE có 379 mã giảm giá, gấp hơn 3 lần số mã tăng (110 mã), dù vậy, VN-Index chỉ điều chỉnh 3,22 điểm tương ứng 0,25% còn 1.268,25 điểm.VN30-Index giảm 6,62 điểm tương ứng 0,52% còn HNX-Index giảm 1,51 điểm tương ứng 0,62%; UPCoM-Index giảm 0,13 điểm tương ứng 0,15%.Thanh khoản cũng có hẹp hơn so với các phiên trước. Khối lượng giao dịch trên sàn HoSE hôm nay đạt 980,9 triệu cổ phiếu tương ứng 23.862,44 tỷ đồng; trên HNX là 99,16 triệu cổ phiếu tương ứng 2.209,01 tỷ đồng và trên UPCoM là 36,55 triệu cổ phiếu tương ứng 495,32 tỷ đồng.Với phần lớn cổ phiếu trên thị trường tiếp tục giảm giá, mặc dù thiệt hại thị trường chung không lớn nhưng hầu hết nhà đầu tư đang giữ tỷ trọng cổ phiếu lớn trong danh mục đều bị bào mòn giá trị tài sản (NAV) đáng kể.Cổ phiếu SCD bị bán tháo (Nguồn: VDSC).Trong phiên này, cổ phiếu giảm sàn trên HoSE có 7 mã, phần lớn đều bị bán mạnh do vi phạm công bố thông tin hoặc thông tin xử lý từ cơ quan quản lý.Chẳng hạn, cổ phiếu SCD của Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương (chủ thương hiệu Sá xị Chương Dương) bị bán tháo về mức giá 12.100 đồng ngay sau tin sẽ bị HoSE hủy niêm yết bắt buộc do lỗ 3 năm liên tiếp, vốn điều lệ âm.Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 của Nước giải khát Chương Dương cho thấy, trong năm 2023, doanh thu thuần của công ty sụt giảm 25%, đạt hơn 126 tỷ đồng, lỗ ròng hơn 119 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm gần 12 tỷ đồng.Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings cũng giảm sàn về mức giá 5.860 đồng. Công ty vừa bị HoSE nhắc nhở chưa nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023.Tương tự, cổ phiếu POM của Pomina tiếp tục mắc kẹt ở mức giá sàn, bị bán tháo do sắp bị hủy niêm yết bắt buộc.Cổ phiếu EVG của Tập đoàn Everland cũng bị bán mạnh và giảm sàn về mức 5.420 đồng sau khi bị HoSE chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 9/4 do tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoài trừ đối với báo cáo tài chính hợp nhất năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp (năm 2022 và 2023).Nhìn chung, các cổ phiếu trên thị trường có phiên giao dịch không mấy thuận lợi, nhiều mã chuyển trạng thái từ tăng sang giảm, đặc biệt là cổ phiếu ngành ngân hàng. MBB, ACB, CTG, VIB, STB, LPB, MSB, EIB, TPB, SHB đều có thời điểm tăng giá trong phiên nhưng đều đóng cửa với việc điều chỉnh giảm. STB giảm 1,3% và khớp lệnh gần 30,3 triệu cổ phiếu, một số mã khác được giao dịch sôi động như MBB khớp 27,8 triệu đơn vị, VPB khớp 12,6 triệu đơn vị.Một số cổ phiếu bất động sản đi ngược thị trường và tăng giá cuối phiên. HAR tăng 4,9%; TCH tăng 4,8%; NTL tăng 4%; LDG tăng 2,7%. Có những mã có giao dịch mạnh như NVL tăng 1,7% và khớp lệnh 47,2 triệu cổ phiếu, TCH khớp 21,9 triệu đơn vị; DXG khớp 26,5 triệu đơn vị.
Cổ phiếu thép Pomina bị bán tháo
Trước thông tin sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc, cổ phiếu POM của Công ty cổ phần Thép Pomina hôm nay bị bán tháo, VN-Index bốc hơi 15,57 điểm.
Diễn biến phiên hôm nay (3/4) trái ngược hoàn toàn với phiên hôm qua. Chỉ số chính VN-Index giằng co trong phiên sáng, phần lớn thời gian hoạt động dưới đường tham chiếu. Buổi chiều, áp lực bán mạnh đẩy chỉ số lao dốc về cuối phiên và đóng cửa thấp nhất phiên giao dịch.Kết phiên, VN-Index bị "thổi bay" 15,57 điểm tương ứng 1,21% còn 1.271,47 điểm, đánh rơi toàn bộ thành quả của phiên hôm qua. VN30-Index giảm 18,03 điểm tương ứng 1,4%; HNX-Index giảm 1,95 điểm tương ứng 0,79% còn UPCoM-Index giảm 0,26 điểm tương ứng 0,28%.Hơn 600 cổ phiếu giảm sàn trong phiên 3/4 (Nguồn: VDSC).Thanh khoản thị trường đạt 1,08 tỷ cổ phiếu trên sàn HoSE tương ứng 27.423,68 tỷ đồng; 119,43 triệu cổ phiếu trên sàn HNX tương ứng 2.796,59 tỷ đồng và 47,24 triệu cổ phiếu trên sàn UPCoM tương ứng 667,47 tỷ đồng.Toàn bộ 30 cổ phiếu trong rổ VN30 giảm giá. Trong đó, cổ phiếu ngân hàng giảm giá có ảnh hưởng khá tiêu cực đến chỉ số chính. CTG giảm 2,7%; MBB giảm 2,4%; VIB giảm 2,3%; HDB giảm 2,1%. TPB, TCB, BID, ACB, SHB, VPB đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ.Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính cũng giảm đồng loạt: TVB giảm 3,6%; VCI giảm 2,8%; AGR giảm 2,2%; HCM giảm 2,2%; SSI giảm 2,2%; VDS giảm 2,2%; VIX giảm 2,1%; ORS giảm 2%. FTS và BSI là hai trong số ít cổ phiếu đạt được trạng thái tăng giá.Cổ phiếu POM của Công ty cổ phần Thép Pomina phiên hôm nay sau thông tin bị hủy niêm yết lập tức bị bán tháo, giảm kịch sàn về 4.670 đồng/đơn vị, trắng bên mua. Dư bán sàn còn 5,2 triệu cổ phiếu cuối phiên.Do là năm thứ 3 Pomina chậm nộp báo cáo tài chính nên cổ phiếu công ty rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020 ngày 31/12/2020 của Chính phủ.Các mã khác trong ngành tài nguyên cơ bản cũng điều chỉnh. TLH giảm 2,7%; NKG giảm 2,5%; HSG giảm 2,1%; VCA giảm 2,1%.Trên thị trường chung có 611 mã giảm giá, 13 mã giảm sàn, lấn át 366 mã tăng, 41 mã tăng trần. Cổ phiếu giảm giá trên diện rộng khiến giá trị tài sản ròng của nhiều nhà đầu tư bị "bào mòn" đáng kể so với hôm qua.
Việt Nam có bao nhiêu tỷ phú USD theo thông tin cập nhật nhất?
Theo Forbes, Việt Nam có 6 tỷ phú góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giới. Trong đó, 4 tỷ phú gồm ông Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Hồ Hùng Anh và bà Nguyễn Thị Phương Thảo gia tăng tài sản.
Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2024. Danh sách tỷ phú Việt Nam hiện ghi nhận 6 người, gồm ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Hòa Phát, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT VietJet, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank và ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan.Trong đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất Việt Nam khi sở hữu khối tài sản trị giá 4,4 tỷ USD. So với năm ngoái, giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chỉ tăng 2,3%, tương đương với 100 triệu USD và đang đứng thứ 712 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Vietjet, cũng ghi nhận khối tài sản tăng 600 triệu USD, để nâng lên mốc 2,8 tỷ USD.Đáng chú ý, "vua thép" Trần Đình Long là tỷ phú ghi nhận tài sản gia tăng mạnh nhất năm qua. Theo cập nhật của Forbes, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát hiện nắm trong tay 2,6 tỷ USD, tăng 40% so với năm ngoái.Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ từ diễn biến của cổ phiếu của tập đoàn trên sàn chứng khoán. So với đầu năm 2023, giá cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã tăng 72% lên mốc 30.400 đồng/cổ phiếu.Các tỷ phú Việt Nam được ghi nhận trong danh sách của Forbes (Ảnh chụp màn hình),Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cũng ghi nhận khối tài sản lên tới 1,7 tỷ USD, cải thiện 13% so với năm ngoái. Ông Hồ Hùng Anh hiện xếp thứ 1.851 trong nhóm giàu nhất thế giới.Ông Trần Bá Dương và gia đình được đưa vào danh sách tỷ phú từ năm 2018 và hiện có 1,2 tỷ USD, giảm 20% so với năm ngoái.Năm vừa qua được xem là giai đoạn biến động với tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Ông liên tục "biến mất" và trở lại danh sách của Forbes do những biến động của cổ phiếu MSN.Ông Nguyễn Đăng Quang lần đầu lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes từ năm 2018. Trong những năm qua, ông đã liên tục vào rồi ra khỏi danh sách của Forbes, với khối tài sản biến động trong khoảng từ 1-1,9 tỷ USD. Vị doanh nhân này được Forbes đưa trở lại vào danh sách vào ngày 3/1.Đến ngày 16/1, ông bị xóa tên khi chỉ mới quay trở lại bảng xếp hạng tỷ phú được 13 ngày. Tuy nhiên, nhờ thị giá cổ phiếu phục hồi, ông Quang đã trở lại danh sách tỷ phú với giá trị tài sản đạt 1,2 tỷ USD, giảm gần 8%.Để có tên trong danh sách, phương pháp được Forbes lựa chọn là đánh giá quy mô tài sản của cá nhân dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá tại ngày 10/3.Theo đánh giá của Forbes, số lượng tỷ phú trên thế giới đã tăng lên mức kỷ lục lên đến 2.781 người, tăng 141 người so với năm ngoái. Giá trị tài sản của họ đạt 14.200 tỷ USD, tăng 2.000 tỷ USD so với năm ngoái. 
Xuất hiện tin đồn, cổ phiếu Sacombank giao dịch đột biến 84 triệu đơn vị
Chỉ trong phiên sáng nay đã có tới 84 triệu cổ phiếu STB được khớp lệnh, mã này có thời điểm bị bán mạnh. Sacombank lập tức lên tiếng bác bỏ tin đồn.
Vừa bước vào phiên giao dịch sáng nay (2/4) thị trường đã lập tức chịu áp lực bán mạnh, VN-Index có thời điểm đánh rơi hơn 10 điểm, lùi về vùng 1.270 điểm. Phải đến sau 11h, các chỉ số mới được "kéo", thu hẹp biên độ giảm.Tạm đóng cửa, VN-Index giảm 5,76 điểm tương ứng 0,45% còn 1.275,76 điểm trong khi VN30-Index vẫn đánh rơi 10,17 điểm tương ứng 0,79%. HNX-Index giảm 0,54 điểm tương ứng 0,22%; UPCoM-Index giảm 0,44 điểm tương ứng 0,49%.Thanh khoản trong phiên sáng tăng mạnh. Trên HoSE, khối lượng giao dịch đạt 645,66 triệu cổ phiếu tương ứng 15.975,12 tỷ đồng; HNX có 58,04 triệu cổ phiếu tương ứng 1.202,49 tỷ đồng và UPCoM-Index có 20,72 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 243,51 tỷ đồng.Cổ phiếu STB được giao dịch đột biến (Nguồn: VDSC).Một phần nguyên nhân khiến thanh khoản tăng vọt trong phiên này là bão giao dịch tại cổ phiếu STB của Sacombank. Mới chỉ trong buổi sáng đã có tới 84 triệu cổ phiếu STB được khớp lệnh. Mã này điều chỉnh 2,4% về còn 30.650 đồng.Trước đó, STB có thời điểm giảm về gần mức giá sàn trong phiên. Mức giá thấp nhất tại STB sáng nay ghi nhận ở 29.600 đồng.Hoạt động bán mạnh đối với cổ phiếu STB diễn ra trong bối cảnh có thông tin lan truyền về việc lãnh đạo ngân hàng bị cấm xuất cảnh do liên quan tới bà Trương Mỹ Lan, tuy nhiên, ngay trong sáng nay, Sacombank đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng và các đơn vị truyền thông nhằm bác bỏ tin đồn nói trên.Ngân hàng khẳng định thông tin nêu trên hoàn toàn bịa đặt và vu khống để bôi xấu lãnh đạo Sacombank. Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank - hoàn toàn không liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát, không bị cấm xuất cảnh theo như thông tin Facebook mang tên "THANG DANG" đã lan truyền.Nhiều mã cổ phiếu ngân hàng khác vẫn đang duy trì sắc đỏ, như VPB giảm 1,8%; HDB giảm 1,7%; VIB giảm 1,6%; TPB, SHB cùng giảm 1,3%. LPB là mã ngân hàng duy nhất trên HoSE đạt được trạng thái tăng nhẹ 0,3%.Độ rộng thị trường nhìn chung vẫn đang nghiêng mạnh về phía giảm. Có 601 mã giảm giá trên cả 3 sàn so với 234 mã tăng.Hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận tình trạng điều chỉnh. Tại nhóm bất động sản, nhiều mã giảm từ 1% như VHM, KDH, LDG, CRE, HQC, NVL, HTN; một số mã giảm hơn 2% như NBB, AGG, QCG.Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính phần lớn cũng giảm nhẹ. VCI giảm đáng kể nhất ở mức 2,2%; TVB giảm 1,6%; HCM giảm 1,2%; ORS giảm 1,1%, còn lại giảm dưới 1 %. Tương tự với cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản, từ TTF đến NKG, KSB, HSG, HPG, TLH đều giảm giá.
Cổ phiếu Vietnam Airlines tăng trần dù công ty thua lỗ; HPX bị bán tháo
Mặc dù bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục do tiếp tục thua lỗ và âm vốn chủ sở hữu nhưng cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines vẫn tăng trần. Ngược lại, cổ phiếu HPX bị bán tháo.
Phiên giao dịch ngày 1/4 không mấy suôn sẻ với thị trường chứng khoán trong nước khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản không cải thiện. Thanh khoản sàn HoSE đạt 971,2 triệu cổ phiếu tương ứng 23.287,56 tỷ đồng trong khi tại HNX là 96,76 triệu cổ phiếu tương ứng 2.173,17 tỷ đồng và trên UPCoM là 29,66 triệu cổ phiếu tương ứng 381,11 tỷ đồng.Toàn thị trường có 565 mã giảm giá, 15 mã giảm sàn so với 369 mã tăng, 21 mã tăng trần. Riêng VN30 có 18 mã giảm và chỉ có 10 mã tăng.Cổ phiếu ngân hàng bị chốt lời trên diện rộng, hầu hết điều chỉnh. MBB giảm 2%; TPB giảm 1,8%; CTG giảm 1,5%; LPB giảm 1,4%; VIB giảm 1,2%; EIB giảm 1,1%; MSB giảm 1%... Dù vậy, với mức giảm như trên, cổ phiếu "vua" không gây áp lực đáng kể đến thị trường chung. VCB tuy chỉ tăng nhẹ nhưng vẫn đóng góp 0,41 điểm cho VN-Index do vốn hóa lớn.Cổ phiếu HVN có tác động tích cực nhất đến VN-Index trong phiên 1/4 (Nguồn: VDSC).Cổ phiếu HVN của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines gây chú ý và có đóng góp lớn nhất cho VN-Index phiên này. Mã này tăng trần lên 14.400 đồng/cổ phiếu và trắng bên bán. Khớp lệnh tại HVN đạt gần 4,2 triệu cổ phiếu, không nổi bật so với thị trường chung nhưng lại vượt xa mức bình quân khoảng 782.000 cổ phiếu/phiên trong vòng 3 tháng qua.Cổ phiếu Vietnam Airlines bất ngờ bứt tốc dù theo báo cáo hợp nhất đã kiểm toán năm 2023, tổng công ty này vẫn thua lỗ trong cả quý IV và cả năm 2023. Cụ thể, lỗ sau thuế hợp nhất quý IV ở mức 1.982 tỷ đồng và cả năm 2023 lỗ hợp nhất 5.631 tỷ đồng. Tuy vậy, mức thua lỗ trong năm ngoái đã giảm 50% so với năm 2022.Lỗ sau thuế kiểm toán năm 2023 của công ty mẹ Vietnam Airlines là 4.798 tỷ đồng giảm gần 46% tương đương giảm lỗ 4.054,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.Kiểm toán viên lưu ý, tại ngày 31/12/2023, nợ ngắn hạn của tổng công ty và các công ty con vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 46.287 tỷ đồng, khoản phải trả đã quá hạn của tổng công ty và các công ty con là 13.743 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 17.026 tỷ đồng.Theo đó, bên kiểm toán cho rằng khả năng hoạt động liên tục của tổng công ty và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau Covid-19 và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các khoản phải trả cho nhà cung cấp và bên cho thuê, cũng như khả năng thành công của đề án tái cơ cấu hiện đang được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.Những điều kiện này, cùng các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines.Giao dịch tại HPX trong phiên đầu tháng 4 (Ảnh chụp màn hình).Ở một diễn biến khác trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu HPX của Đầu tư Hải Phát lại bị bán tháo rất mạnh. Có thời điểm tăng giá lên 7.880 đồng/đơn vị trong phiên nhưng kết phiên, HPX lại giảm kịch biên độ trên sàn HoSE về mức giá 7.310 đồng. Khớp lệnh tại HPX đạt 46,8 triệu cổ phiếu trong đó 25,7 triệu cổ phiếu được giao dịch tại mức giá sàn.Mã cổ phiếu này từng bị đình chỉ giao dịch từ ngày 18/9/2023 và mới giao dịch trở lại từ ngày 20/3 vừa qua.Giữa lúc HPX bị bán tháo thì cùng ngành bất động sản, cổ phiếu DXS và SGR lại "cháy hàng", tăng trần. Bên cạnh đó, CRE tăng 4,7%; DIG tăng 4%; HTN tăng 3,7%; QCG tăng 3,2%; CKG tăng 3,1%; PDR tăng 3,1%...Tại nhóm ngành dịch vụ tài chính, có nhiều mã ghi nhận điều chỉnh như EVF, APG, VDS, AGR, TVS, TVB, VCI… VND cũng giảm nhẹ 0,2%.Liên quan đến câu chuyện tại VNDirect, công ty cho hay đến nay đã hoàn thiện giai đoạn khôi phục và tái kết nối, chính thức chuyển sang giai đoạn phục hồi (giai đoạn 2) trong lộ trình 4 giai đoạn.Phía công ty cho hay sẽ tiếp tục rà soát cẩn trọng để mở lại toàn bộ các tính năng và dịch vụ của hệ thống, theo đúng lộ trình thông báo đã gửi đến khách hàng. VNDiret cũng kêu gọi khách hàng thông cảm và kiên nhẫn do trong thời gian mở lại giao dịch và phục hồi dần các tính năng trên hệ thống sẽ không tránh khỏi một vài lỗi kỹ thuật nhỏ.
Hệ thống VNDirect trở lại chưa mượt, giới đầu tư nín thở với thị trường
Sau suốt một tuần không thể giao dịch do hệ thống VNDirect bị hacker quốc tế tấn công, kể từ sáng nay nhà đầu tư có tài khoản tại công ty này đã có thể mua, bán trở lại.
Như đã thông báo trước đó, trong sáng nay (1/4), nhà đầu tư có tài khoản tại Công ty Chứng khoán VNDirect đã có thể truy cập trở lại và giao dịch bình thường.Sở Giao dịch Hà Nội (HNX) và TPHCM (HoSE) cũng đồng thời thông báo cho phép kết nối giao dịch trở lại đối với VNDirect.Trong đó, HNX kết nối giao dịch trở lại đối với công ty chứng khoán này bao gồm giao dịch từ xa và giao dịch trực tuyến trên thị trường chứng khoán niêm yết, thị trường đăng ký giao dịch, thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường công cụ nợ và thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tới sở.Theo ghi nhận tại 9h16 (sau đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa - ATO), bảng giá VNDirect vẫn chưa cập nhật đầy đủ các thông số thị trường. Một số nhà đầu tư cho biết, hoạt động theo dõi vẫn khó khăn, hệ thống vẫn "giật và đơ". Một số nhà đầu tư khác cho biết giá của các mã cổ phiếu bị sai. Có người nói cả danh mục chỉ có một mã đúng giá, còn lại sai hết. Giá của nhiều mã cổ phiếu hiện tại thậm chí còn là giá của 2-3 tuần trước đó. Bảng giá VNDirect sau đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa - ATO (Ảnh chụp màn hình).Trong thông cáo của VNDirect vừa phát đi vào sáng nay, công ty này cho hay, trong ngày đầu tiên mở lại giao dịch, khách hàng có thể truy cập tài khoản, thực hiện các giao dịch cơ sở, giao dịch chứng quyền, giao dịch phái sinh (qua các ứng dụng DStock và VNDirect).Song, với các sản phẩm và dịch vụ khác trong trường hợp khách hàng có nhu cầu sẽ cần liên hệ số tổng đài của trung tâm dịch vụ khách hàng.Cho biết tuần qua là "thời gian khủng hoảng vô cùng khó khăn", đến nay, công ty vẫn đang trong quá trình rà soát, nâng cấp để mở lại toàn bộ sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo quyền lợi và sự an toàn tối đa của khách hàng. Công ty này cũng kêu gọi khách hàng thông cảm và tiếp tục kiên nhẫn bởi trong thời gian mở lại giao dịch và phục hồi dần các tính năng trên hệ thống sẽ không tránh khỏi một vài lỗi kỹ thuật nhỏ. Trước đó, những nhà đầu tư có tài khoản tại VNDirect đã có một tuần liền không thể giao dịch do hệ thống công nghệ thông tin của công ty bị tổ chức hacker quốc tế tấn công và buộc phải viện đến sự trợ giúp của nhiều lực lượng. Đến cuối tuần trước, VNDirect đã thông luồng giao dịch thành công trên môi trường giả lập.Bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch VNDirect - đăng tâm thư xin lỗi nhà đầu tư sau gần một tuần hệ thống của công ty gặp sự cố. Bà Hương thừa nhận đội ngũ dù rất giỏi chuyên môn song vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc phòng bị, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng tinh vi, ở tầm cỡ quốc tế.Công ty đã bị bất ngờ ở những ngày đầu và đã phải viện đến sự hỗ trợ của các chuyên gia và công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, cũng như các cơ quan hữu quan của Nhà nước.Phía công ty cũng đưa ra loạt chính sách hỗ trợ đối với khách hàng để bù đắp phần nào thiệt hại, dù vậy, vẫn còn những ý kiến trái chiều, cho rằng chưa thực sự thỏa đáng so với những tổn thất mà nhà đầu tư phải chịu.Với việc hệ thống VNDirect hoạt động trở lại, thanh khoản trong phiên giao dịch đầu tháng 4 được dự báo sẽ tăng so với tuần trước. Nhà đầu tư đang "nín thở" chờ phản ứng của thị trường khi một lượng lớn tài khoản ở công ty có thị phần đứng top 3 sẽ được giao dịch trở lại.
VNDirect công bố chính sách hỗ trợ, khách hàng vẫn tâm tư
VNDirect xin lỗi và công bố chính sách ưu đãi trong tháng 4 nhằm khắc phục tổn thất cho khách hàng trong thời gian hệ thống bị tấn công, tuy nhiên các chính sách hỗ trợ này đang gây tranh cãi.
Trong thông báo mới nhất gửi tới khách hàng, VNDirect cho biết, sự kiện hệ thống của công ty chứng khoán này bị tấn công ngày 24/3 dẫn đến gián đoạn dịch vụ trên các nền tảng giao dịch từ ngày 25/3 là rủi ro không mong muốn và gây ảnh hưởng đến các giao dịch của khách hàng tại đây.Suốt một tuần giao dịch qua, khách hàng có tài khoản tại VNDirect hoàn toàn không thể giao dịch mua - bán cổ phiếu, phải đứng ngoài quan sát thị trường.Công ty có thị phần thuộc top 3 sàn HoSE xin lỗi khách hàng cùng các tổ chức, cá nhân liên quan vì sự cố trên, đồng thời công bố chính sách ưu đãi trong quý II. Website của VNDirect vẫn chưa thể truy cập bình thường (Ảnh chụp màn hình).VNDirect nêu trong tháng 4 sẽ miễn phí giao dịch cho khách mới và khách hiện tại nhưng không bao gồm phí trả các sở giao dịch chứng khoán và thuế. Khách có dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ được miễn toàn bộ lãi suất cho vay giao dịch ký quỹ từ ngày 25/3 đến ngày hệ thống giao dịch trở lại.Các khách hàng có dư nợ giao dịch ký quỹ tại một ngày bất kỳ trong tháng 4 được áp dụng lãi suất cho vay giao dịch ký quỹ 9,3% (áp dụng với toàn bộ dư nợ cũ và mới trong tháng 4).Công ty này cũng công bố chính sách với sản phẩm trái phiếu như tặng lãi suất cho khách mua trái phiếu, gia hạn các giao dịch trả lại và giữ nguyên lãi suất được hưởng trên nguyên tắc... Các chính sách thuộc chương trình tháng 4 nêu trên sẽ có hiệu lực khi các sản phẩm dịch vụ được giao dịch trở lại. Các chính sách của tháng 5 và tháng 6 sẽ được cập nhật trong thời gian tới.Dù thế, với các chính sách hỗ trợ nói trên, nhiều nhà đầu tư vẫn cảm thấy thất vọng cho rằng mức hỗ trợ này chưa thỏa đáng so với những thiệt hại do giá trị danh mục (NAV) suy giảm mạnh trong tuần qua do không thể bán ra cổ phiếu nhằm chốt lời hoặc cắt lỗ, đặc biệt với những nhà đầu tư đang thua lỗ trên thị trường phái sinh.Trên các diễn đàn chứng khoán, một số nhà đầu tư cho hay, việc miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở trong tháng 4 mà VNDirect đưa ra không có nhiều khác biệt so với chính sách chung của thị trường bởi nhiều công ty chứng khoán cũng thu hút khách hàng mới bằng chính sách miễn phí giao dịch tháng đầu tiên.Trong khi đó, việc nhà đầu tư không thể giao dịch thì việc miễn lãi vay margin từ 25/4 đến ngày giao dịch trở lại được cho là tất yếu. Mức lãi suất ưu đãi 9,3% cũng được cho không mấy ấn tượng so với những chính sách ưu đãi từ các công ty khác cùng ngành.Trước đó, trong bức tâm thư gửi nhà đầu tư ngày 20/3, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch VNDirect - cũng đã cho biết "đang nghiên cứu các chính sách hỗ trợ hợp lý và sẽ chia sẻ với nhà đầu tư sớm nhất". Công ty này dự kiến mở lại hoạt động giao dịch chứng khoán vào đầu tuần tới (1/4).
Chủ tịch VNDirect xin lỗi nhà đầu tư
VNDirect bị tấn công mạng ngày 24/3. Hôm nay, gần 1 tuần sau vụ việc, chủ tịch công ty là bà Phạm Minh Hương có tâm thư. Bà nói đang nghiên cứu các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, không nêu cụ thể hơn.
Cụ thể, chiều nay (29/3), bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect lần đầu tiên đã lên tiếng về vụ tấn công chưa từng có của hacker với VNDirect khiến toàn bộ hệ thống bị tê liệt. Trong bức tâm thư, bà Hương thừa nhận đội ngũ dù rất giỏi chuyên môn song còn thiếu kinh nghiệm trong việc phòng bị, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng tinh vi, ở tầm cỡ quốc tế.Trong bức tâm thư gửi tới nhà đầu tư và khách hàng, bà xin lỗi về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch trong những ngày qua."Mặc dù chúng tôi luôn đầu tư lớn để xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin an toàn và bảo mật nhưng phải thú thực rằng đội ngũ của VNDirect dù rất giỏi chuyên môn, song còn thiếu kinh nghiệm trong việc phòng bị, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng tinh vi ở tầm cỡ quốc tế như thế này", người đứng đầu VNDirect thừa nhận.Bà Phạm Minh Hương thú thực đội nghĩ của VNDirect dù giỏi chuyên môn nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong phòng bị, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng tinh vi (Ảnh: VND).Công ty đã bị bất ngờ ở những ngày đầu và đã phải viện đến sự hỗ trợ của các chuyên gia và công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam cũng như các cơ quan hữu quan của Nhà nước.Lãnh đạo VNDirect cho biết, qua sự cố lớn này đã nhận thức được rằng dù phát triển "nóng" nhưng bên cạnh việc tập trung phát triển sản phẩm và tính năng, không thể lơ là nhiệm vụ tối quan trọng là phải bảo vệ hệ thống trước sự tấn công ngày càng tinh vi của tội phạm công nghệ số.Toàn bộ hệ thống và dữ liệu đã được khôi phục. Tuy nhiên, các công đoạn rà soát an ninh thông tin để đảm bảo điều kiện kết nối an toàn mất thêm khá nhiều thời gian. Việc tấn công lần này xâm phạm vào quyền điều hành hệ thống ảo hóa và khóa mã nhưng không thể xâm nhập vào cơ sở dữ liệu và dữ liệu khách hàng.Bà Phạm Minh Hương viết trong tâm thư rằng, VNDirect còn một số bước phải vượt qua. Sự cố là cơ hội để công ty nâng cao đào tạo, chất lượng đội ngũ. Chủ tịch VNDirect khẳng định về việc "đang nghiên cứu các chính sách hỗ trợ hợp lý và sẽ chia sẻ với nhà đầu tư sớm nhất" nhưng không đề cập cụ thể hơn. Việc ưu tiên trước mắt là phục hồi hệ thống và ngăn chặn nguy cơ tương lai, mở lại phục vụ nhà đầu tư.VNDirect dự kiến mở lại hoạt động giao dịch chứng khoán vào đầu tuần tới (1/4).Trước đó, hệ thống của VNDirect bị hacker tấn công . Ngoài VNDirect, Bảo hiểm PTI do bà Phạm Minh Hương làm Chủ tịch HĐQT cũng bị tấn công hệ thống cùng lúc với hệ thống của VNDirect. Nhiều nhà đầu tư sau đó bày tỏ lo lắng về việc này , đồng thời đặt ra các câu hỏi về quyền lợi của khách hàng sẽ giải quyết ra sao nếu thị trường biến động mạnh.
Nhờ một cú bùng nổ hôm nay, VN-Index ngày càng tiến gần 1.300 điểm
Một cổ phiếu ngân hàng đóng góp 2,11 điểm trong mức tăng 7,09 điểm của VN-Index phiên hôm nay. VN-Index đã cán mốc 1.290 điểm.
Các chỉ số chính trên thị trường vừa có một phiên giao dịch với diễn biến rất tích cực. VN-Index trong suốt phiên đều duy trì trạng thái tăng điểm, đóng cửa tại 1.290,18 điểm, tăng 7,09 điểm tương ứng 0,55%, ngày càng áp sát mốc 1.300 điểm. Điểm số của VN-Index lúc này đã ngang với mức đỉnh hồi tháng 8/2022.VN-Index đang tiến sát đến mốc 1.300 điểm (Ảnh chụp màn hình).HNX-Index tăng 1,07 điểm tương ứng 0,44% và UPCoM-Index cũng tăng 0,3 điểm tương ứng 0,33%. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về phía các mã tăng giá với 510 mã tăng, 34 mã tăng trần so với 404 mã giảm, 10 mã giảm sàn.Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có vai trò lớn trong việc dẫn dắt chỉ số. Dù chỉ có 18 mã trong rổ VN30 tăng giá nhưng VN30-Index vẫn tăng 14,43 điểm tương ứng 1,12%."Công thần" của VN-Index chính là TCB với đóng góp tới 2,11 điểm trong mức tăng 7,09 điểm của chỉ số chính. Trước khi kết phiên với mức tăng 5,4% lên 48.000 đồng/đơn vị với khớp lệnh hơn 30 triệu cổ phiếu thì TCB đã tăng trần và được khớp lệnh tới 16,14 triệu cổ phiếu ở mức giá cao nhất phiên.TCB được giao dịch mạnh ở mức giá trần (Nguồn: VDSC).Mức giá đóng cửa phiên hôm nay của TCB cũng là mức giá cao nhất của cổ phiếu này trong vòng 2 năm qua, kể từ tháng 4/2022 cho đến nay.Cổ phiếu của nhiều ngân hàng cũng có phiên giao dịch thuận lợi. STB tăng 3,6% lên 32.000 đồng, khớp lệnh xấp xỉ 32 triệu cổ phiếu, ACB tăng 1,3% khớp lệnh 12,4 triệu cổ phiếu, MSB và OCB cùng tăng 1%; LPB, SHB, MBB, CTG tích cực.Nhóm cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính cũng sôi động không kém. AGR là mã có mức tăng mạnh nhất trong nhóm chứng khoán, tăng kịch trần lên 22.650 đồng; CTS tăng 3,9%; HCM tăng 3,6%; VDS tăng 3,4%; BSI tăng 3,1%; FTS tăng 2,3%; SSI, VCI, ORS đều tăng giá.Phiên này, thanh khoản thị trường tiếp tục được đẩy lên cao. Khối lượng giao dịch trên sàn HoSE vượt 1 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt 25.868,69 tỷ đồng; HNX có 83,64 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.775,75 tỷ đồng và UPCoM-Index có 33,67 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 425,07 tỷ đồng.Dòng tiền nội có vai trò lớn trong việc đưa thị trường đi lên giữa bối cảnh khối ngoại bán ròng rất mạnh. Riêng phiên này, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.280 tỷ đồng trên toàn thị trường và bán ròng xấp xỉ 1.326 tỷ đồng trên HoSE.Những mã bị khối ngoại rút ròng mạnh gồm có VHM với 324 tỷ đồng, VRE với 256 tỷ đồng, TCB với 192 tỷ đồng; VNM với 160 tỷ đồng; NVL với 158 tỷ đồng. Ngược lại, khối này mua ròng 184 tỷ đồng tại cổ phiếu STB.Khối ngoại mua ròng tại 2 sàn HNX và UPCoM nhưng giá trị mua ròng không lớn. Cụ thể, trên HNX, khối ngoại mua ròng 29 tỷ đồng và riêng MSB được mua ròng 19 tỷ đồng; trên UPCoM, giá trị mua ròng của khối ngoại là 17 tỷ đồng và chỉ riêng QNS được mua ròng 13 tỷ đồng.
Giám đốc chiến lược VPBankS: Chứng khoán năm nay có thể lên 1.350 điểm
Thị trường đang đón nhận nhiều tích cực từ chuyện nâng hạng, thanh khoản cao, niềm tin nhà đầu tư quay trở lại; lãi suất thấp cũng khiến dòng tiền đổ vào thị trường nhiều hơn, theo lãnh đạo VPBankS.
Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) - nói thị trường chứng khoán đã có sự phục hồi về niềm tin nhà đầu tư, thể hiện ở chỉ số thanh khoản ngày càng tăng. Thông tin được ông Sơn chia sẻ tại hội thảo chiều nay (27/3). Năm 2023, thanh khoản trung bình toàn thị trường khoảng 18.000 tỷ đồng, giảm nhẹ 15% so với năm trước. Nhưng trong những tháng đầu năm nay, thị trường có nhiều phiên thanh khoản 1-2 tỷ USD. Số dư tiền của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán cũng tăng lên rõ rệt.Ông đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước qua sóng điều chỉnh mạnh của năm 2022 và chuyển sang giai đoạn tích lũy, hồi phục trong năm 2023. Xu hướng thị trường trong năm nay sẽ tiếp tục khởi sắc hơn khi chính sách nới lỏng được duy trì trong nước, lãi suất điều hành và lãi suất ngắn hạn đang giảm dần, lợi suất trái phiếu giảm, các gói hỗ trợ kích cầu kinh tế...Ông Trần Hoàng Sơn kỳ vọng thị trường chứng khoán được sớm nâng hạng (Ảnh: Khổng Chiêm).Câu chuyện nâng hạng thị trường cũng là một trong các yếu tố được đánh giá giúp gia tăng triển vọng của thị trường năm nay. Ông Sơn nhận định Chính phủ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã rất quyết tâm để đáp ứng các điều kiện nâng hạng thị trường của MSCI và FTSE. Đến nay, Việt Nam đã đạt 7/9 tiêu chí, còn 2 tiêu chí cần hoàn thiện là ký quỹ trước giao dịch đối với nhà đầu tư nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.Đối với vấn đề ký quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang lấy ý kiến sửa đổi thông tư, cho phép giao dịch không ký quỹ 100% tiền của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Liên quan đến giới hạn tỷ lệ sở hữu, ông Sơn cho rằng Việt Nam khả năng áp dụng quy định giống Thái Lan, sử dụng chứng chỉ quỹ không có quyền biểu quyết để giải tỏa room và không tác động đến nhà đầu tư trong nước.Chuyên gia này kỳ vọng tháng 3/2025, FTSE công bố Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp. Đến tháng 9/2025, Việt Nam chính thức được vào chỉ số các thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE.Đối với tiêu chí của MSCI, ông Sơn kỳ vọng năm nay hệ thống giao dịch mới KRX đi vào hoạt động. Tháng 6/2025, Việt Nam sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Một năm sau đó, Việt Nam sẽ chính thức được vào chỉ số các thị trường mới nổi thứ cấp của MSCI.Một yếu tố khác tác động tích cực đến thị trường là lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết cũng có sự phục hồi và đã lấy lại đà tăng trưởng. Giai đoạn 2024-2025, doanh nghiệp sẽ lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền thấp. Sự phục hồi sớm sẽ đến từ các ngành chứng khoán, công nghệ thông tin, ngân hàng. Doanh nghiệp bất động sản đã chững lại nhưng có dư địa tăng trong thời gian tới.Ông Sơn dự báo chỉ số VN-Index có thể đạt mốc cao nhất trong năm nay ở mức 1.326 -1.350 điểm (tăng 17% so với năm trước), trong đó vùng dao động chính của chỉ số xoay quanh mốc 1.200 điểm (+/- 50 điểm). Mức thấp trong năm có thể ở mốc hỗ trợ 1.100 điểm.
Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" bất ngờ cháy hàng
Tiền tiếp tục đổ vào cổ phiếu bất động sản, trong đó một số mã như QCG, VRC và TN1 tăng kịch trần.
Trong bối cảnh thị trường đi ngang thận trọng, độ rộng thị trường nghiêng về các mã tăng giá với 525 mã tăng so với 367 mã giảm, cả 3 sàn vẫn ghi nhận 31 mã tăng trần, trong đó, sàn HoSE có 9 mã tăng kịch biên độ.Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp đà tăng, đóng cửa ở mức giá trần 12.450 đồng, dư mua giá trần, đánh dấu phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp của mã này. Vẫn chưa rõ thông tin nào đang khiến nhà đầu tư đánh cược mạnh vào mã cổ phiếu này, đẩy giá tăng vọt trong thời gian ngắn.Thanh khoản phiên hôm nay của QCG so với thị trường không đáng kể, đạt 3,34 triệu cổ phiếu nhưng ở mức cao so với bình quân 1 tháng qua ở mã này, đạt hơn 900.000 cổ phiếu mỗi phiên.QCG nhanh chóng lấy lại trạng thái tăng trần và có tới 2,6 triệu cổ phiếu được giao dịch ở mức giá cao nhất phiên (Nguồn: VDSC).Ngoài QCG thì phiên này cổ phiếu VCS của Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship) cũng tăng trần với khối lượng đột biến lên 13,4 triệu đơn vị, vượt xa mức bình quân hơn 5 triệu cổ phiếu/phiên trong vòng 1 tháng qua.Tại Vinconship dự kiến sẽ có biến động nhân sự tại phiên họp ĐHĐCĐ sắp tới khi có 3 thành viên HĐQT và 2 thành viên Ban Kiểm soát vừa đệ đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân.Nhóm cổ phiếu tăng trần hôm nay có 2 mã khác ngoài QCG tăng trần là VRC và TN1, song thanh khoản tại 2 mã này không đáng kể. Nhiều mã có diễn biến tăng tích cực là FDC tăng 6%, LEC tăng 4,8%; VPH tăng 3,4%; DIG tăng 2,5%; DXG tăng 2,3%; HDG tăng 2,1%; ITA, CCL, NVL, ITC, CKG tăng trên 1%.Cổ phiếu bất động sản trong thời gian gần đây thu hút dòng tiền nhờ diễn biến ấm lên của thị trường tại một số phân khúc. Bên cạnh đó, theo thông tin mới nhất, ngày 26/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Luật Đất đai năm 2024.Trong văn bản này, Thủ tướng thúc tiến độ ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, để làm cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7 thay vì 1/1/2025.Thị trường chứng khoán nói chung trong phiên hôm nay vẫn tiếp tục vắng giao dịch của những tài khoản đang nằm tại Công ty Chứng khoán VNDirect (mã: VND) do công ty này chưa thể khôi phục hoàn toàn các tính năng của hệ thống.Trong khi chỉ số rung lắc, giằng co thì thanh khoản thị trường đạt hơn 919 triệu cổ phiếu tương ứng 24.060,7 tỷ đồng trên HoSE và gần 78 triệu cổ phiếu tương ứng 1.656 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có gần 39 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 494,5 tỷ đồng.
Bên nào bán 145 triệu cổ phiếu ACB lấy 4.000 tỷ đồng?
Quỹ ngoại Whistler Investments vừa thông báo bán 145 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 3,7% tổng lượng cổ phiếu lưu hành. Giá giao dịch thấp hơn đáng kể so với thị giá ACB.
Quỹ ngoại Whistler Investment Limited vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) báo cáo thay đổi sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán: ACB).Trong phiên 22/3, Whistler Investments Limited đã bán 145 triệu cổ phiếu ACB, hạ số lượng nắm giữ từ hơn 193,9 triệu đơn vị xuống còn hơn 48,9 triệu đơn vị. Tỷ lệ sở hữu giảm từ 4,99% xuống còn 1,26%. Theo dữ liệu trên HoSE, trong phiên 22/3, cổ phiếu ACB có một phiên giao dịch đột biến từ nhà đầu tư nước ngoài. Tổng giá trị giao dịch thỏa thuận lên đến hơn 4.000 tỷ đồng cho khối lượng 145 triệu cổ phiếu.Giá giao dịch 27.650 đồng/đơn vị, thấp hơn đáng kể so với thị giá, trong bối cảnh cổ phiếu ACB có ngày giao dịch khởi sắc. Chốt phiên ngày 22/3, cổ phiếu ACB ở mức 28.150 đồng/đơn vị, đạt đỉnh lịch sử và tăng khoảng 20% so với đầu năm. Thị giá cổ phiếu ACB từ đầu năm đến nay (Nguồn: TradingView).Được biết, Whistle Investment Limited cùng Sather Gate Investments Limited đã trở thành cổ đông lớn của ACB từ năm 2018, thay thế cho Standard Chartered Bank. Cả hai quỹ ngoại này đều thuộc sở hữu của công ty mẹ là Alp Asia Finance Vietnam Limited.Hiện Sather Gate Investments Limited sở hữu hơn 193,9 triệu cổ phiếu, tương đương 4,99% vốn điều lệ của ACB.Sau giao dịch của Whistler Investments, số lượng cổ phiếu ACB nắm giữ của nhóm giảm còn hơn 242,8 triệu cổ phiếu, chiếm 6,25%.
VNDirect nói khôi phục được hệ thống, nhà đầu tư than không truy cập được
Mặc dù cho biết đã khôi phục được hệ thống song VNDirect vẫn phải trải qua lộ trình 4 giai đoạn để khôi phục toàn bộ tính năng. Nhà đầu tư vẫn rất chật vật để đăng nhập.
Trên trang fanpage chính thức của VNDirect, công ty này vừa ra thông báo đã khôi phục được hệ thống và đang tiến hành rà soát, đánh giá hệ thống để đảm bảo tuyệt đối về an toàn an ninh cho khách hàng giao dịch tại công ty.Công ty chứng khoán này cho biết sẽ triển khai lộ trình mở lại hệ thống theo 4 giai đoạn. Đầu tiên là hệ thống tra cứu được trạng thái và thông tin tài khoản của khách hàng. Giai đoạn 2 là mở lại hệ thống giao dịch tiền, chứng khoán cơ sở và phái sinh trên cơ sở thông sàn với Sở giao dịch. Giai đoạn 3 là đi vào hoạt động các sản phẩm tài chính khác. Giai đoạn 4 là khôi phục toàn bộ tính năng khác.Đội ngũ VNDirect chật vật trong hơn 3 ngày ròng rã vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn tính năng trong hệ thống (Ảnh: Thế Anh).Công ty chứng khoán này cho hay đã hoàn thành giai đoạn 1. Khách hàng được khuyến nghị đổi mật khẩu ngay sau khi đăng nhập hệ thống.Tuy vậy, sau thông báo này, nhiều nhà đầu tư cho biết họ đã làm theo hướng dẫn song không thể truy cập. Phía VNDirect cho biết, do hệ thống mới vừa được khôi phục và có thể có lượng lớn khách hàng truy cập nên khách hàng sẽ cần tải lại trang vào thời gian khác. Thời gian cụ thể cho các giai đoạn còn lại vẫn chưa được phía công ty ấn định.Cho rằng sự cố lần này rất hy hữu và không ai mong muốn, VNDirect thông tin rằng công ty đang chuẩn bị các phương án để đưa ra các chính sách hỗ trợ khách hàng.Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, cho đến 15h ngày 27/3, website của VNDirect vẫn chưa thể truy cập lại bình thường. Người dùng chỉ có thể đọc duy nhất thông báo của công ty chứng khoán này mà chưa thể tiếp cận được các thông tin khác.Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VND đóng cửa phiên 27/3 giảm 0,64% trên nền thanh khoản đạt 37 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Trước đó, trong phiên 25/3 và 27/3, khớp lệnh tại VND rất lớn, lần lượt đạt 86,3 triệu cổ phiếu và 81,9 triệu cổ phiếu.
VNDirect bị tấn công mạng, cổ phiếu được giao dịch lượng "khủng"
Chỉ trong sáng nay, gần 59 triệu cổ phiếu VND đã được khớp lệnh. Trước đó, trong phiên 25/3, mã này có khối lượng khớp lệnh tới hơn 86 triệu đơn vị.
Phiên giao dịch sáng nay (26/3), giữa lúc các chỉ số chính trên thị trường tăng điểm và phần lớn cổ phiếu ngành chứng khoán đạt trạng thái tăng thì VND, mã cổ phiếu của VNDirect, giảm mạnh 3,1% còn 23.200 đồng/cổ phiếu.Đáng chú ý, khớp lệnh trong phiên sáng của mã này ở mức kỷ lục 58,8 triệu đơn vị, trong đó bị khối ngoại bán ròng rất mạnh.Trước đó, trong phiên hôm qua, khớp lệnh tại VND cũng rất lớn, đạt 86,3 triệu đơn vị, chiếm 7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của VND, đánh dấu mốc cao thứ hai trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu này, chỉ sau phiên giao dịch ngày 6/7/2023 với 105,9 triệu cổ phiếu.Kể từ 10h ngày 24/3, hệ thống VNDirect bị tấn công và tê liệt toàn bộ website lẫn ứng dụng giao dịch. Trong suốt ngày hôm qua và sáng nay, khách hàng VNDirect phải đứng ngoài thị trường quan sát do không thể thực hiện lệnh mua bán.Cổ phiếu VND giảm mạnh giữa lúc thị trường tăng (Ảnh minh họa: VND).Theo thông báo của VNDirect, công ty đang trong quá trình khắc phục và kết nối trở lại. Công ty khẳng định toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng đều được đảm bảo trạng thái an toàn, không bị ảnh hưởng. Sự cố chỉ gây ảnh hưởng đến việc giao dịch hiện tại của khách hàng. Phía doanh nghiệp đang tiến hành kết nối lại hệ thống, do dữ liệu quá lớn nên mất nhiều thời gian hơn dự kiến.Cũng theo VNDirect, toàn bộ hệ thống công ty bị tấn công bởi một tổ chức quốc tế dẫn đến toàn bộ nền tảng giao dịch bị tạm thời không truy cập được.Trong sáng nay, môi giới VNDirect thông báo tới các khách hàng cho hay, dự kiến sáng thứ 5 mới trở lại giao dịch bình thường.Trái ngược với VND, nhiều mã cổ phiếu cùng ngành lại diễn biến tích cực. EVF tăng 3,4%; BSI tăng 1,6%; FTS, VCI, VIX cùng tăng 1,5%; HCM tăng 1,2%.Cổ phiếu ngành ngân hàng hầu hết bật sắc xanh. Trong đó, VPB tăng mạnh 2,6% và khớp lệnh đạt 20,4 triệu cổ phiếu. LPB tăng 1,8%; OCB tăng 1,4%; BID tăng 1,3%; VIB tăng 1,3%."Bữa tiệc" tại cổ phiếu bất động sản vẫn chưa kết thúc. Hàng loạt mã tăng trần và tăng mạnh. D2D, VRC, DTA, QCG, VPH tăng kịch biên độ và đều có dư mua giá trần; TCH tăng 3,4%; NTL tăng 2,9%; ITC tăng 2,6%; PDR tăng 2,1%.Thị trường chung trong phiên sáng nay diễn biến tương đối thuận lợi. Chỉ số VN-Index tiếp tục tiến về phía trước với mức tăng 8,24 điểm tương ứng 0,65% lên 1.276,1 điểm; VN30-Index tăng 8,62 điểm tương ứng 0,68% và HNX-Index tăng 0,45 điểm tương ứng 0,19%.Mặc dù hoạt động giao dịch trên thị trường gặp bất lợi khi có một lượng cổ phiếu và tiền lớn của các nhà đầu tư mở tài khoản tại Công ty chứng khoán VNDirect không thể giao dịch, tuy vậy, thanh khoản HoSE vẫn đạt 474,8 triệu cổ phiếu tương ứng 10.771,18 tỷ đồng; trên HNX đạt 44,96 triệu cổ phiếu tương ứng 882,96 tỷ đồng.Một số ý kiến chuyên gia cho rằng, do VNDirect có thị phần lớn, cơ quan chức năng nên cân nhắc việc dừng giao dịch toàn thị trường cho đến khi sự cố được khắc phục xong. Tuy nhiên, chiều ngược lại, nhiều ý kiến đánh giá đề xuất này khó thực hiện do liên quan đến lãi vay margin theo ngày của khách hàng tham gia thị trường phái sinh tại các công ty chứng khoán.
Ủy ban Chứng khoán ra chỉ đạo "nóng" sau khi VNDirect bị tấn công mạng
Sau gần 2 ngày bị tổ chức quốc tế tấn công, hệ thống VNDirect vẫn tê liệt, UBCKNN đã có văn bản chỉ đạo tới các công ty chứng khoán yêu cầu đảm bảo hệ thống công nghệ.
Trong công văn gửi các công ty chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, vừa qua, trên thị trường đã xuất hiện trường hợp công ty chứng khoán bị tấn công vào hệ thống công nghệ thông tin dẫn đến hệ thống giao dịch chứng khoán của công ty tạm thời ngừng hoạt động.Nhằm đảm bảo sự hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt của thị trường chứng khoán, UBCKNN yêu cầu các công ty chứng khoán đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dự phòng hoạt động an toàn và liên tục theo quy định tại khoản 10 điều 89 Luật Chứng khoán 2019.Đồng thời chủ động rà soát, kiểm tra ngay các phương án bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin của công ty, đặc biệt là hệ thống giao dịch chứng khoán và các hệ thống có kết nối mạng internet để kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có).Cho đến sáng nay (26/3), hệ thống của VNDirect vẫn chưa thể kết nối trở lại (Ảnh chụp màn hình).Cũng theo yêu cầu của cơ quan quản lý, các công ty chứng khoán thực hiện kiểm tra các quy trình giao dịch trực tuyến; quy trình kiểm soát rủi ro; quy trình sao lưu dự phòng hệ thống, dữ liệu; quy trình quản trị vận hành các hệ thống công nghệ thông tin; xây dựng các biện pháp ứng phó và khắc phục các rủi ro về bảo mật tiềm ẩn.Trong trường hợp công ty phát hiện các dấu hiệu mất an toàn bảo mật phải chủ động, tập trung nguồn lực để xử lý, khắc phục; kịp thời báo cáo UBCKNN; các sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (đối với công ty chứng khoán thành viên) và các cơ quan chức năng để phối hợp chỉ đạo, xử lý.UBCKNN cũng yêu cầu các công ty nghiêm túc, khẩn trương thực hiện và báo cáo kết quả rà soát, kiểm tra, phương án khắc phục nếu có cho UBCKNN và các đơn vị có liên quan trước ngày 1/4.Trước đó, vào lúc 10h ngày 24/3, tại Công ty Chứng khoán VNDirect phát sinh sự cố khiến khách hàng không thể đăng nhập tài khoản, toàn bộ website của công ty bị tê liệt. Công ty cho biết, hệ thống bị tấn công bởi tổ chức hacker quốc tế. Sự cố này làm gián đoạn hoạt động giao dịch nhưng không làm ảnh hưởng đến trạng thái tài sản trên tài khoản chứng khoán của khách hàng.Cho đến nay, mặc dù phía VNDirect cho biết đội ngũ công nghệ đã xử lý khắc phục được toàn bộ và đang trong quá trình kết nối trở lại để kịp thời gian giao dịch, tuy nhiên, quá trình hồi phục dự kiến mất nhiều thời gian. Đến sáng nay (26/3), website, ứng dụng của VNDirect vẫn chưa thể truy cập, nhà đầu tư vẫn phải đứng ngoài nhìn thị trường.Tiếp nhận báo cáo của VNDirect về sự cố nói trên, sáng 25/3, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tạm thời ngắt kết nối giao dịch từ xa và giao dịch trực tuyến trên các thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch, giao dịch chứng khoán phái sinh, giao dịch công cụ nợ và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của VNDirect tới HNX từ ngày 25/3 cho đến khi công ty khắc phục được hoàn toàn sự cố.Chiều cùng ngày, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) cũng tạm thời ngắt kết nối giao dịch của VNDirect kể từ ngày 25/3 cho đến khi công ty này khắc phục được hoàn toàn sự cố.Trong đợt tấn công mạng lần này, không chỉ có VNDirect bị ảnh hưởng nặng nề mà website của Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A (mã chứng khoán: IPA); Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán I.P.A (IPAAM) cũng không thể truy cập . Bốn công ty này có mối liên hệ mật thiết với nhau, liên quan tới vợ chồng bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Chứng khoán VNDirect và ông Vũ Hiền.
Vụ VNDirect bị tấn công: Đến lượt HoSE tạm ngắt kết nối giao dịch
Hệ thống giao dịch của Chứng khoán VNDirect đã bị lỗi cả ngày hôm nay. HoSE và HNX đều thông báo tạm ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) thông báo ngắt kết nối giao dịch của Công ty Chứng khoán VNDirect (mã chứng khoán: VND) tới sở này kể từ ngày 25/3. Vụ việc sẽ kết thúc cho đến khi VNDirect khắc phục được hoàn toàn sự cố. Các công ty chứng khoán khác vẫn kết nối và giao dịch bình thường.HoSE cũng cho biết sẽ căn cứ vào báo cáo kết quả khắc phục của VNDirect để đánh giá và xem xét thời điểm công ty chứng khoán này được kết nối giao dịch trở lại.Thông tin được HoSE gửi đến các cơ quan báo chí vào chiều ngày 25/3, sau khi thị trường kết thúc phiên giao dịch và căn cứ công văn của VNDirect báo cáo lên sở về sự cố gián đoạn giao dịch.Trước đó, vào trưa cùng ngày, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với VNDirect tới HNX. Động thái này được HNX cho hay là nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch sau khi sở này nhận được báo cáo của VNDirect về sự cố liên quan tới hệ thống giao dịch làm gián đoạn hoạt động  giao dịch.VNDirect thông báo đang trong quá trình khắc phục lỗi (Ảnh chụp màn hình).Tính đến 16h hôm nay, trang chủ VNDirect vẫn thông báo hệ thống đang trong quá trình khắc phục và kết nối trở lại. Nghĩa là cả ngày hôm nay, nhà đầu tư có tài khoản tại VNDirect đã không thể mua bán chứng khoán. Hệ thống của VNDirect đã tê liệt hoàn toàn.Theo công ty này, hệ thống của công ty bị tấn công từ 10h Chủ nhật (24/3). Cho đến sáng nay, đội ngũ công nghệ đã xử lý khắc phục được toàn bộ và đang trong quá trình kết nối trở lại để kịp thời gian giao dịch. Tuy nhiên, quá trình hồi phục dự kiến sẽ mất thời gian. Phía doanh nghiệp cũng thừa nhận "chúng tôi đã có một ngày khó khăn".Trong thông báo gần nhất, VNDirect cho rằng sự cố chỉ gây ảnh hưởng đến việc giao dịch hiện tại của khách hàng. Công ty đang tiến hành kết nối lại hệ thống, do dữ liệu quá lớn nên mất nhiều thời gian hơn dự kiến.Trước đó, vào ngày 6/4/2022, VNDirect cũng gặp sự cố không thể truy cập vào website, bảng giá trên cả máy tính và thiết bị di động với lý do "Tên miền đã hết hạn sử dụng".Chốt phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu VND giảm hơn 1,4% về mức 23.950 đồng/đơn vị. Khối lượng khớp lệnh kỷ lục hơn 86,2 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 2.100 tỷ đồng.
Chứng khoán VNDirect bị tấn công, nhà đầu tư lo lắng đặt nhiều câu hỏi
Nhà đầu tư hoang mang và lo lắng khi tài khoản tại Chứng khoán VNDirect không thể giao dịch. Nhiều câu hỏi được đặt ra về quyền lợi của khách hàng sẽ giải quyết ra sao nếu thị trường biến động mạnh.
Đến 14h hôm nay (25/3), hệ thống của Công ty chứng khoán VNDirect vẫn đang trong quá trình khắc phục và kết nối trở lại sau cả buổi sáng nay "chết cứng". Nhà đầu tư vẫn chưa thể giao dịch trở lại bình thường. Trong tài khoản có tiền thì nhà đầu tư cũng không thể mua bán cổ phiếu theo ý muốn.Điều này gây nhiều hoang mang, lo lắng cho khách hàng. VNDirect là công ty chứng khoán chiếm thị phần hơn 7%, lớn thứ 3 trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), chỉ đứng sau Công ty Chứng khoán VPS và Công ty Chứng khoán SSI.Bà Nguyễn Hạnh Phúc (Hà Nội) cho biết đã đăng ký và sử dụng tài khoản giao dịch tại VNDirect nhiều năm nay. Khi được nhân viên môi giới của VNDirect thông báo về sự cố vào 9h sáng nay, bà đã nắm được thông tin nên không quá căng thẳng.Bà Phúc cho biết đầu tư dài hạn, không mua bán hàng ngày nên không quá coi trọng việc giao dịch. Thị trường chứng khoán đang ở chu kỳ tốt, giá cổ phiếu đang tăng nên bà cũng không có nhu cầu bán. Tuy nhiên, bà Phúc đặt câu hỏi nếu thị trường giảm mạnh, muốn bán mà không bán được như hiện tại thì lợi nhuận bị ảnh hưởng, VNDirect giải quyết như thế nào?Thông báo mới nhất của VNDirect trên trang chủ website lúc 14h chiều nay (Ảnh chụp màn hình).Một vấn đề khác, bà Phúc cho rằng công ty chứng khoán cũng chậm trong khâu phản ánh, thông tin vụ việc đến khách hàng, dù sự cố phát sinh từ ngày hôm qua (24/3). Đáng lý, công ty phải thông tin cho khách hàng sớm hơn và chi tiết hơn về vụ việc, thay vì chỉ một tin nhắn từ nhân viên môi giới: "VNDirect đang gặp sự cố về truy cập, có thông tin mới em sẽ cập nhật tới mọi người ngay".Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Ngân (TPHCM) cho rằng VNDirect đã phản ứng chậm, không có những thông tin cần thiết để trấn an khách hàng, chỉ duy nhất một thông báo trên website. Công ty cũng không nói lý do là gì, sẽ khắc phục như thế nào, tình hình hiện tại ra sao, đã giải quyết đến đâu... Bà nói thấy "mập mờ và hoang mang, không rõ tài khoản của mình sẽ đi đâu về đâu".Bà Ngân kể đã tham gia thị trường chứng khoán và sử dụng duy nhất tài khoản tại VNDirect. Bà có đầu tư cổ phiếu dòng bất động sản và sáng nay có ý định mua thêm. Tuy nhiên, từ sáng tới giờ, tài khoản của bà không thể mua bán, cảm thấy khó chịu và bức bối.Nhà đầu tư này cũng cho rằng khi không thể giao dịch, bà bị thiệt hại nhiều thứ: cơ hội, thời gian, cảm giác khó chịu, không làm được gì khác. Sau vụ việc, bà nói sẽ mở thêm tài khoản khác để thêm kênh theo dõi, đề phòng rủi ro...Theo thông báo mới nhất, VNDirect nêu hệ thống đang trong quá trình khắc phục và kết nối trở lại. Toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng đều được đảm bảo trạng thái an toàn, không bị ảnh hưởng. Sự cố chỉ gây ảnh hưởng đến việc giao dịch hiện tại của khách hàng. Công ty đang tiến hành kết nối lại hệ thống, do dữ liệu quá lớn nên mất nhiều thời gian hơn dự kiến.Nhà đầu tư chia sẻ lo lắng, hoang mang do không biết khi nào hệ thống của VNDirect mới hoạt động trở lại (Ảnh minh họa: Hải Long).Nhìn nhận vụ việc này, ông Lê Xuân Huy, chuyên gia đầu tư tài chính cá nhân, cho rằng sự cố của VNDirect khiến nhà đầu tư cá nhân không thể giao dịch, không thể chốt lời cắt lỗ, tâm lý không thoải mái.Phía Công ty chứng khoán VNDirect cũng có khả năng sẽ mất đi một lượng khách hàng và uy tín bị ảnh hưởng. Bởi thị trường hiện tại đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt từ khi các công ty chứng khoán để giành thị phần.Chuyên gia này quan sát khi sự cố xảy ra, nhiều nhân viên môi giới tại các công ty chứng khoán khác đã tranh thủ lôi kéo khách hàng của VNDirect với các ưu đãi miễn phí giao dịch 6 tháng hay cho vay margin lãi thấp... Đối với nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài, họ rất e ngại các rủi ro hệ thống của công ty chứng khoán. Việc này ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giao dịch của họ, thiệt hại trước mắt có thể đo đếm bằng tiền, ông Huy nói.Như phóng viên báo Dân trí đưa tin trước đó, VNDirect cho biết sáng 24/3, toàn bộ hệ thống của công ty bị tấn công bởi một tổ chức quốc tế . Điều này khiến cho toàn bộ nền tảng giao dịch của công ty này tạm thời không truy cập được. Công ty này cho biết thêm có nhiều đội nhóm lợi dụng thời điểm này để tung các tin đồn bất lợi ảnh hưởng tới thị trường. Công ty này nêu toàn bộ thông tin, tài sản của khách đều được đảm bảo trong trạng thái an toàn, không ảnh hưởng bởi sự cố. Đến trưa 25/3, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch từ xa và giao dịch trực tuyến trên các thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch, giao dịch chứng khoán phái sinh, giao dịch công cụ nợ và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của Công ty Chứng khoán VNDirect tới HNX.HNX cho biết động thái ngắt này là nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch sau khi sở này nhận được báo cáo của VNDirect về sự cố liên quan tới hệ thống giao dịch làm gián đoạn hoạt động  giao dịch.* Tên nhân vật trong bài được thay đổi theo yêu cầu Môi giới "nước đục chèo kéo khách khi VNDirect bị tấn côngCho đến đầu phiên chiều nay (25/3), hệ thống website và ứng dụng giao dịch của VNDirect (mã: VND) - công ty chứng khoán đứng top 3 thị phần - vẫn chưa thể truy cập.Sự cố này trở thành đề tài bàn luận rôm rả trên các hội nhóm, diễn đàn về chứng khoán. Trong khi thông cáo của doanh nghiệp thừa nhận "chúng tôi đã có một ngày khó khăn" thì các môi giới của VNDirect cũng đang trải qua thời gian vất vả để ổn định tâm lý khách hàng.Một cuộc chiến tranh giành khách hàng âm thầm diễn ra ẩn sau những thông báo liên quan đến sự cố bị tấn công của VNDirect.Theo đó, tranh thủ lúc khách hàng VNDirect đang phải "bó tay bó chân" không thể giao dịch, "chôn chân" đứng ngoài nhìn thị trường với tâm trạng sốt ruột thì môi giới các công ty chứng khoán khác đã tranh thủ "nước đục thả câu", chèo kéo khách hàng VNDirect quay sang mở tài khoản ở công ty mình.Các lời mời mọc, chèo kéo chuyển tài khoản liên tục xuất hiện (Ảnh chụp màn hình).Nhân viên VNDirect vất vả lên mạng giải thích với khách hàng (Ảnh chụp màn hình).Trên các diễn đàn với số lượng hàng trăm nghìn người theo dõi liên tục xuất hiện các lời mời gọi từ môi giới của một công ty đối thủ cũng có thị phần lớn, đề nghị nhà đầu tư chuyển tài khoản từ VNDirect sang công ty chứng khoán nói trên.Các tài khoản này bên cạnh giới thiệu những chương trình ưu đãi của công ty mình thì đồng thời còn ẩn ý về việc nhà đầu tư có thể bị mất mát tài sản do các sự cố xảy ra.Ở chiều ngược lại, môi giới của VNDirect giải thích rằng do cổ phiếu nằm tại Trung tâm Lưu ký (VDS) nên không thể mất, tiền cũng chỉ có thể chuyển ra tài khoản đã đăng ký trước và không thể chuyển đi đâu khác. Do vậy, nhà đầu tư vẫn có nguyên vẹn tiền mặt và cổ phiếu trong tài khoản chứng khoán tại VNDirect.Trong thông cáo chính thức phát ra trước đó, VNDirect khẳng định, toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng đều được đảm bảo trạng thái an toàn, không ảnh hưởng bởi sự cố tấn công. Mai Chi 
Khách VNDirect bất lực: Có tiền không mua được, có cổ phiếu không thể bán
Có tiền không thể mua, có cổ phiếu nhưng không thể bán - là tình huống đang xảy ra với các nhà đầu tư có tài khoản tại VNDirect trong phiên sáng nay.
Thị trường giằng co trong phiên giao dịch sáng nay, tạm đóng cửa với mức tăng nhẹ 1,72 điểm tương ứng 0,13 điểm của VN-Index; HNX-Index tăng 0,99 điểm tương ứng 0,41% và UPCoM-Index tăng 0,48 điểm tương ứng 0,53%.Độ rộng thị trường nghiêng về phía tăng giá với 425 mã tăng, 24 mã tăng trần so với 316 mã giảm, 9 mã giảm sàn. Thanh khoản đạt 552,44 triệu cổ phiếu tương ứng 12.329,02 tỷ đồng trên HoSE và 61,24 triệu cổ phiếu tương ứng 1.376,8 tỷ đồng trên HNX.Hầu hết cổ phiếu chịu áp lực chốt lời trong bối cảnh VN-Index đang ngày một tiến dần tới mốc 1.300 điểm. Theo đó, những nhà đầu tư đã đạt được mục tiêu lợi nhuận sẽ bán cổ phiếu để thu tiền mặt nhằm hiện thực hóa lợi nhuận.Cổ phiếu ngành chứng khoán thời gian vừa qua tăng giá mạnh, dưới áp lực chốt lời, nhiều mã đã điều chỉnh nhẹ như VDS, EVF, CTS, TCI, VND. Các mã này đều tăng giá đầu phiên sáng, do đó, nhà đầu tư có thể bán được với mức giá tốt hơn so với thị giá cuối phiên sáng.Mặc dù có áp lực chốt lời khá mạnh nhưng trên thị trường sáng nay vẫn có 425 mã tăng giá (Nguồn: VDSC).Cổ phiếu bất động sản vẫn "sốt giá" tại một số mã như VRC, HPX tăng kịch trần, trắng bên bán. Trong đó, HPX khớp lệnh 31,8 triệu đơn vị. QCG tăng 5,4%; NVL tăng 5% và khớp lệnh tới 76,2 triệu cổ phiếu; DRH tăng 3,9%; LDG tăng 2%; HTN tăng 1,9%...Cổ phiếu ngành ngân hàng phân hóa nhẹ. Nếu TCB, TPB, MBB, VIB tăng giá thì chiều ngược lại, MSB, STB, SHB, CTG, ACB, SSB lại giảm.Anh Ng. Dũng, một nhà đầu tư lâu năm có tài khoản tại VNDirect cho biết, anh thường có thói quen xem bảng giá mỗi sáng và tùy vào mỗi giai đoạn thị trường sẽ mua - bán ăn chênh lệch ngắn hạn."Dù đã được thông tin từ trước nhưng tôi vẫn cảm thấy bất tiện và khó chịu vì không thể truy cập được bảng giá VNDirect cả trên website lẫn qua app trên điện thoại di động", anh Dũng cho hay. Đồng thời, anh cũng than phiền tỏ ra không hài lòng vì đến sáng nay anh vẫn chưa nhận được thông tin về sự cố qua email."Đối với một nhà giao dịch (trader), việc không đăng nhập được vào hệ thống để thực hiện mua bán cổ phiếu là một trải nghiệm không hề dễ chịu" - anh Dũng chia sẻ.Anh Dũng đặt giả thiết nếu như mã chứng khoán mà anh nắm tăng trong phiên sáng nay và anh có nhu cầu bán lại không bán được, đến thời điểm có thể giao dịch trở lại được, giá cổ phiếu lại quay đầu giảm mạnh, như vậy, những người giao dịch như anh sẽ bị thua lỗ lớn. Mức độ thua lỗ phụ thuộc vào biên độ giảm của cổ phiếu và lượng cổ phiếu nắm giữ.Tất nhiên, trường hợp thị trường và giá cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian tới, nhà đầu tư sẽ lại tiếc nuối vì không kịp mua ở phiên hôm nay.Về phía VNDirect, công ty cho biết, hệ thống VNDirect bị tấn công từ 10h sáng Chủ nhật ngày 24/3. Cho đến sáng nay, đội ngũ công nghệ đã xử lý khắc phục được toàn bộ và đang trong quá trình kết nối trở lại để kịp thời gian giao dịch. Tuy nhiên, quá trình hồi phục dự kiến sẽ mất thời gian. Phía doanh nghiệp cũng thừa nhận "chúng tôi đã có một ngày khó khăn".
HNX ngắt kết nối với VNDirect
Nhà đầu tư có tài khoản tại VNDirect chưa thể giao dịch trở lại. VNDirect cho hay đang có rất nhiều cá nhân, đội nhóm lợi dụng thông tin này để tung tin đồn bất lợi. HNX ngắt kết nối với VNDirect.
Trưa nay (25/3), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch từ xa và giao dịch trực tuyến trên các thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch, giao dịch chứng khoán phái sinh, giao dịch công cụ nợ và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của Công ty Chứng khoán VNDirect tới HNX.Động thái này được HNX cho hay là nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch sau khi sở này nhận được báo cáo của VNDirect về sự cố liên quan tới hệ thống giao dịch làm gián đoạn hoạt động  giao dịch.Hết phiên giao dịch sáng, website của VNDirect vẫn thông báo về sự cố, chưa thể truy cập (Ảnh chụp màn hình).Việc ngắt kết nối sẽ bắt đầu kể từ ngày hôm nay cho đến khi VNDirect khắc phục được hoàn toàn sự cố. Các thành viên khác vẫn kết nối và giao dịch bình thường."Căn cứ trên kết quả khắc phục của Công ty Chứng khoán VNDirect, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ đánh giá và xem xét cho phép kết nối giao dịch trở lại", thông báo nêu.Trước đó, VNDirect cho hay, hệ thống của công ty bị tấn công từ 10h sáng Chủ nhật ngày 24/3. Cho đến sáng nay, đội ngũ công nghệ đã xử lý khắc phục được toàn bộ và đang trong quá trình kết nối trở lại để kịp thời gian giao dịch. Tuy nhiên, quá trình hồi phục dự kiến sẽ mất thời gian. Phía doanh nghiệp cũng thừa nhận "chúng tôi đã có một ngày khó khăn".Ngoài ra, trên fanpage chính thức của VNDirect, doanh nghiệp cũng thông báo về sự cố nhưng khóa bình luận. Công ty này cho hay, hiện nay có rất nhiều cá nhân hoặc đội nhóm lợi dụng thông tin này để tung các tin đồn bất lợi ảnh hưởng tới thị trường và VNDirect."Chúng tôi xin thông báo đây chỉ là sự cố bị tấn công và đã được khắc phục. Chúng tôi cam kết sẽ cố gắng hết sức để đưa giao dịch trở lại trong thời gian ngắn nhất", trích thông báo của VNDirect. Công ty này đồng thời khẳng định, toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng đều được đảm bảo trạng thái an toàn, không ảnh hưởng bởi sự cố tấn công. Sự cố chỉ gây ảnh hưởng đến việc giao dịch hiện tại và công ty đang tiến hành kết nối lại sớm nhất để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.Cho đến hết phiên giao dịch sáng nay, nhà đầu tư có tài khoản tại VNDirect vẫn chưa thể truy cập bảng giá cũng như hệ thống giao dịch để mua - bán cổ phiếu.VNDirect hiện là công ty chứng khoán có thị phần lớn thứ 3 thị trường chứng khoán. 
Hệ thống của Chứng khoán VNDirect bị hacker tấn công
Phía VNDirect cho biết đã khắc phục được sự cố, tuy vậy thời gian để kết nối lại dữ liệu tương đối lâu, "ngay trong sáng nay là khó".
Trong một thông báo gửi nhà đầu tư, phía Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, hệ thống của công ty chứng khoán này đang bị hacker tấn công."Khối công nghệ VNDirect đang cố gắng hết sức để khắc phục" - thông báo cho hay. Doanh nghiệp này cũng lưu ý khách hàng, không chuyển tiền vào tài khoản VNDirect và không click vào đường link lạ nhằm tránh rủi ro không đáng có.Thông báo của VNDirect (Ảnh chụp màn hình).Liên hệ với bộ phận truyền thông của công ty, phóng viên Dân trí được cho biết, sự cố đã được khôi phục. Đội ngũ công nghệ đã kết nối lại được dữ liệu, tuy nhiên thời gian kết nối tương đối lâu, vẫn chưa thể khẳng định thời gian nào nhà đầu tư có thể giao dịch lại được bình thường, "ngay trong sáng nay là khó".Phía VNDirect cho biết sẽ thông tin cụ thể hơn về sự cố nói trên đến công chúng nhà đầu tư trong thời gian sớm nhất.VNDirect là công ty chứng khoán có thị phần lớn thứ 3 trên HoSE với tỷ lệ 7,01%, đứng sau Công ty Chứng khoán VPS (19,06%) và Công ty Chứng khoán SSI (10,44%).
Hơn 4.000 tỷ đồng trao tay mua cổ phiếu ngân hàng "tổng tài" Trần Hùng Huy
Nhà đầu tư nước ngoài đã bán thỏa thuận 145 triệu cổ phiếu ACB với giá 27.650 đồng/đơn vị, thấp hơn giá giao dịch trên sàn.
Cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) - nơi ông Trần Hùng Huy làm Chủ tịch HĐQT - vừa có một phiên giao dịch đột biến từ nhà đầu tư nước ngoài. Tổng giá trị giao dịch thỏa thuận lên đến hơn 4.000 tỷ đồng cho khối lượng 145 triệu cổ phiếu trong phiên ngày 22/3.Giá giao dịch 27.650 đồng/đơn vị, thấp hơn đáng kể so với thị giá, trong bối cảnh cổ phiếu ACB có ngày giao dịch khởi sắc. Chốt phiên ngày 22/3, cổ phiếu ACB ở mức 28.150 đồng/đơn vị, đạt đỉnh lịch sử và tăng khoảng 20% so với đầu năm. Một chi nhánh ACB tại TPHCM (Ảnh: Hải Long).Theo tài liệu họp đại hội cổ đông 2024, HĐQT trình kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 22.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Các chỉ tiêu về tổng tài sản, tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đều tăng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14% lên 555.866 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, ACB dự kiến chia cổ tức tổng tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt. Số tiền chia cổ tức khoảng 9.710 tỷ đồng. Sau khi chia cổ tức, lợi nhuận còn lại của ngân hàng là 10.176 tỷ đồng. Vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng lên mức 44.666 tỷ đồng.
Đại thiếu gia nhà bầu Hiển tiết lộ tham vọng, cổ phiếu gây bão
Thị trường đạt được sự đồng thuận lớn, đồng loạt tăng điểm sau thông điệp của Fed. SHS nổi bão thanh khoản và tăng mạnh với phát ngôn tham vọng của ông Đỗ Quang Vinh.
Thị trường chứng khoán phiên 21/3 tiếp tục hồi phục mạnh mẽ, đặc biệt vào cuối phiên. VN-Index tăng mạnh 16,34 điểm tương ứng 1,3% lên 1.276,42 điểm. Đáng chú ý, thanh khoản sàn này đạt 1,25 tỷ cổ phiếu tương ứng 29.614 tỷ đồng.HNX-Index tăng 3,12 điểm tương ứng 1,31% với khối lượng giao dịch đạt 162,76 triệu cổ phiếu tương ứng 3.512,62 tỷ đồng; con số này trên UPCoM là 37,93 triệu cổ phiếu tương ứng 462,93 tỷ đồng với mức tăng 0,27 điểm tương ứng 0,3% của chỉ số UPCoM-Index.Thị trường đạt được sự đồng thuận lớn của phần lớn cổ phiếu trên cả 3 sàn. Có 694 mã tăng giá trên toàn thị trường với 36 mã tăng trần, gấp 3 lần số mã giảm giá.Trong khi VN30-Index tăng 22,51 điểm tương ứng 1,79% thì VNMID-Index đại diện cho cổ phiếu vốn hóa trung bình cũng tăng 21,31 điểm tương ứng 1,12% và VNSML-Index đại diện cho cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng 15,44 điểm tương ứng 1,03%.Có tới 4 mã cổ phiếu ngân hàng tăng trần trên sàn HoSE là PDR, CCL, D2D và HPX. Trong đó, PDR khớp lệnh "khủng" tới 40,2 triệu đươn vị. Ngoài ra, KBC cũng tăng 4,9%; KHG tăng 4,8%; FIR tăng 4,5%; DIG tăng 4,3%; DXS tăng 4,2%; DXG tăng 4%.Phần lớn cổ phiếu ngân hàng tăng giá, trong đó TCB tăng mạnh 6,6%; HDB tăng 5,8%; VIB tăng 3%; OCB tăng 2,8%; MBB tăng 2,5% và "ông lớn" VCB cũng tăng 2,1%.Nhóm cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính cũng tăng trở lại. VND tăng 3,6%; VCI tăng 1,5%; ORS tăng 1,2%; SSI tăng 1,2%; TVB tăng 1,2%; HCM tăng 1,1%. Gần như mọi cổ phiếu chứng khoán trên HNX đều tăng giá, riêng SHS có khớp lệnh tăng vọt lên 58 triệu cổ phiếu, tăng mạnh 3,6%.Cổ phiếu SHS gây chú ý sau phát ngôn của ông Đỗ Quang Vinh - Chủ tịch HĐQT công ty - về kế hoạch phát triển đến năm 2030 với nội dung sớm xây dựng một tập đoàn tài chính đầu tư hàng đầu mà trong đó công ty chứng khoán này là trung tâm cốt lõi.Sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong nước hôm nay đồng pha với thị trường thế giới sau khi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) - cơ quan thiết lập chính sách của Fed - vừa ra quyết định giữ nguyên lãi suất, nhưng vẫn dự báo có 3 đợt hạ lãi suất trong năm nay. Tín hiệu mang thông điệp "bồ câu" này đã góp phần xoa dịu nỗi lo của nhà đầu tư sau khi dữ liệu lạm phát gần đây đều cao hơn dự báo. Đóng cửa phiên hôm nay, các chỉ số chứng khoán trên thị trường châu Á cũng tăng mạnh: Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 812 điểm (tương đương 2,03%); Kospi của Hàn Quốc tăng 2,41%, Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,88% và ASX 200 của Australia tăng 1,12%. Đêm qua, chỉ số Dow Jones trên thị trường Mỹ cũng đã tăng 401,37 điểm tương đương 1,03%; S&P 500 tăng 0,89% và lần đầu tiên vượt mốc 5.200 điểm; Nasdaq Composite tăng 1,25%.
Tổ chức nước ngoài có thể mua chứng khoán mà không phải trả tiền trước
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán cho các giao dịch. Nếu không đủ, công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư đặt lệnh phải trả thay tiền.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.Dự thảo Thông tư này có bổ sung nội dung "giao dịch không ký quỹ 100% tiền của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài", tức nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể mua chứng khoán mà không phải trả tiền trước.UBCKNN lấy ý kiến dự thảo thông tư mới, trong đó thay đổi quy định về ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài (Ảnh minh họa: Đăng Đức).Về nghĩa vụ thanh toán, dự thảo bổ sung quy định nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán cho các giao dịch của mình trước thời điểm thành viên lưu ký xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC). Việc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán được thực hiện theo quy định pháp luật và quy chế của VSDC.Trường hợp nhà đầu tư tổ chức nước ngoài không có đủ tiền trong thời hạn theo quy định, nghĩa vụ thanh toán giao dịch mua chứng khoán thiếu tiền của nhà đầu tư được chuyển thành nghĩa vụ thanh toán của công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư đặt lệnh để bù trừ. Hiểu đơn giản, nếu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài không có đủ tiền trả nợ cho giao dịch đã mua, công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư đặt lệnh phải trả thay tiền.Công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đặt lệnh mua chứng khoán có nghĩa vụ thanh toán đối với giao dịch mua chứng khoán thiếu tiền của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài theo quy định. Công ty chứng khoán phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thanh toán. Trường hợp mất khả năng thanh toán sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật và Quy chế của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VDSC).Việt Nam đặt mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi vào năm 2025. Hiện nay, Việt Nam đã đạt 7/9 tiêu chí, còn 2 tiêu chí cần hoàn thiện đó là ký quỹ trước giao dịch và tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.Theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đặt lệnh mua/bán khi đã ký quỹ đủ 100% tiền/chứng khoán trên tài khoản giao dịch. Điều này là trở ngại với hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư ngoại và hạn chế tính thanh khoản của thị trường nói chung.Giải quyết nút thắt điểm nghẽn này, dự thảo Thông tư đang dần mở ra biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt do "ém" thông tin
3 doanh nghiệp vừa bị UBCKNN xử phạt do vi phạm công bố thông tin trái phiếu gồm: Đại Phú Hòa, Thiết kế và Trang trí nội thất Norah, Đầu tư Quang Thuận.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với 3 công ty do có hành vi "không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật".Cụ thể, ngày 15/3, cơ quan quản lý chứng khoán đã xử phạt Công ty cổ phần Đại Phú Hòa (địa chỉ trụ sở chính tại tầng 7, 19-19/2A Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM) vì không gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).Một trụ sở của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nằm trên đường Trần Hưng Đạo, sau lưng trụ sở cũ của Ngân hàng SCB (Ảnh: Nam Anh).Các tài liệu gồm nhiều loại báo cáo của kỳ 2022-2023 liên quan tới tình hình kinh doanh, tình hình dùng tiền thu được từ phát hành trái phiếu, thanh toán lãi và gốc trái phiếu... Ngay sau đó, đến ngày 19/3, UBCKNN tiếp tục ban hành quyết định xử phạt với Công ty cổ phần Thiết kế và Trang trí nội thất Norah (địa chỉ trụ sở chính tại 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TPHCM). Lý do là công ty này không công bố hàng loạt thông tin định kỳ. Cùng ngày, một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận cũng bị xử phạt với lý do tương tự. 3 công ty nói trên bị xử phạt mỗi đơn vị 92,5 triệu đồng. Những doanh nghiệp này đều có liên hệ tới Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận là một trong những doanh nghiệp có liên quan tới vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và một số công ty, tổ chức thành viên do gian dối trong phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân giai đoạn năm 2018-2019.Từ năm 2018 đến năm 2020, các nghi phạm đã có hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật để tạo lập 25 gói trái phiếu, có tổng giá trị hơn 30.000 tỷ đồng đã bán cho người mua (trái chủ) nhằm mục đích huy động tiền rồi chiếm đoạt. Trong số này, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận có một mã trái phiếu là QT-2018.12.1 có trong danh sách sai phạm. Lô trái phiếu này được Quang Thuận phát hành vào 27/12/2018, kỳ hạn 5 năm, tổng giá trị 1.500 tỷ đồng.Trong khi đó, Công ty cổ phần Thiết kế và Trang trí Nội thất Norah được thành lập năm 2008, có cùng địa chỉ đăng ký kinh doanh với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Theo đăng ký kinh doanh ban đầu, cơ cấu cổ đông sáng lập của công ty gồm bà Đặng Trịnh Thanh Phương (60%) và ông Trương Lập Hưng (20%) và bà Trương Huệ Vân (20%).Tháng 12/2018, công ty này phát hành 2 lô trái phiếu gồm 3.000 tỷ đồng trái phiếu có mã NORAH-2018.12 và 500 tỷ đồng mã NORAH-2018.12.1. Tuy nhiên, năm 2019,công ty này đã tất toán 2 lô trái phiếu này trước hạn 4 năm.Về phía Công ty cổ phần Đại Phú Hòa, doanh nghiệp này được thành lập vào cuối năm 2018 với vốn điều lệ 370 tỷ đồng. Doanh nghiệp này từng gây chú ý khi phát hành lượng trái phiếu "khủng" lên tới 3.560 tỷ đồng vào đầu năm 2022 cùng với những đơn vị khác có mối liên hệ với Vạn Thịnh Phát như: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tường Khải phát hành 2.990 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Eagle Side phát hành 3.930 tỷ đồng và Công ty Cổ phần xây dựng Minh Trường Phú phát hành 2.950 tỷ đồng;Liên quan đến hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, hồi tháng trước, UBCKNN cũng đã xử phạt một loạt doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát gồm Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Sunny World, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Eagle Side, Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Trường Phú, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tường Khải do vi phạm công bố thông tin về trái phiếu.
Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam
Samsung dự kiến đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam, tiếp tục nâng số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.
Ngày 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung đang thăm, làm việc tại Việt Nam.Tại buổi tiếp, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" và "3 cùng" gồm cùng lắng nghe, thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển.Các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại, lắng nghe ý kiến, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp theo thẩm quyền và báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền với các vấn đề, nội dung vượt thẩm quyền.Thủ tướng mong muốn Samsung tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực doanh nghiệp để có thể tham gia có hiệu quả hơn chuỗi cung ứng của tập đoàn (Ảnh: VGP).Thủ tướng mong Samsung tiếp tục mở rộng hoạt động, coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược, nghiên cứu - phát triển và sản xuất các sản phẩm chủ lực ra thị trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEP đã có hiệu lực.Ông Park Hark Kyu đã báo cáo cập nhật tình hình sản xuất, kinh doanh của tập đoàn và tìm hiểu, trao đổi về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Ông đánh giá cao thông điệp "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" của Thủ tướng, cũng như sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của phía Việt Nam đã góp phần giúp Samsung vượt qua những khó khăn, thách thức thời gian qua.Ông mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh. Ông cho biết Samsung dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục nâng số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực…Samsung hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với các dự án lớn tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM với tổng vốn đầu tư 22,4 tỷ USD. Sản lượng sản xuất điện thoại di động của Samsung tại Việt Nam chiếm trên 50% sản lượng của tập đoàn này trên toàn cầu.
Ông trùm nhà ở xã hội phía Nam "có biến" lớn về đội ngũ lãnh đạo
Địa ốc Hoàng Quân - ông trùm nhà ở xã hội phía Nam - có 3/5 thành viên Hội đồng quản trị đồng loạt từ nhiệm. Trong đó, vợ của chủ tịch công ty, cũng từ nhiệm.
Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã chứng khoán: HQC) thông báo có đơn từ nhiệm của 3 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) không điều hành. Đó là bà Nguyễn Thị Diệu Phương, ông Trương Thái Sơn và ông Nguyễn Văn Toàn.Trong đó, bà Phương là Phó chủ tịch HĐQT công ty, vợ Chủ tịch HĐQT Trương Anh Tuấn; còn ông Sơn làm em trai ông Tuấn. Cả 3 cá nhân trên đều có cùng lý do từ nhiệm là bản thân không đủ điều kiện và thời gian để tiếp tục đảm nhiệm vai trò được giao.HĐQT Hoàng Quân có 5 thành viên. Khi 3 thành viên này từ nhiệm, công ty còn ông Trương Anh Tuấn và ông Lý Quang Minh - Thành viên độc lập.Hoàng Quân làm nhiều dự án nhà ở xã hội phía Nam (Ảnh minh họa: HQC).Theo báo cáo thường niên 2023, bà Phương là người đồng sáng lập Hoàng Quân, có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý, điều hành về kế toán - tài chính.Ngoài ra, bà Phương còn đảm nhận chức vụ ở nhiều doanh nghiệp khác thuộc tập đoàn như Phó Chủ tịch Công ty Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ, Thành viên HĐQT Công ty Y khoa Vietmed, Thành viên Hội đồng thành viên tại Công ty TNHH Đầu tư Giáo dục Hoàng Quân và Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương Land.Ông Sơn giữ chức Tổng giám đốc tại Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân và Công ty cổ phần Đầu tư và Thẩm định Quốc tế Đông Dương. Còn ông Toàn đồng thời là Hiệu trưởng và Thành viên HĐQT tại Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Nam Á.Tại Hoàng Quân, bà Phương sở hữu 6 cổ phiếu. Còn ông Sơn sở hữu hơn 572.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,09% vốn. Ông Tuấn nắm giữ 2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,3% vốn.Đến nay, Hoàng Quân vẫn chưa tổ chức cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2024. Công ty vừa hoàn tất phát hành 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ, huy động  được 1.000 tỷ đồng.Số tiền này dự kiến dùng để mua cổ phần từ cổ đông hiện hữu tại Công ty cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng (400 tỷ đồng) và mua cổ phần phát hành riêng lẻ của Công ty cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng (600 tỷ đồng). Công ty này là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lớn nhất tỉnh Tây Ninh, Hoàng Quân đang muốn dồn toàn lực để đẩy mạnh.Giá cổ phiếu HQC chốt phiên ngày 9/5 là 3.800 đồng/đơn vị, giảm 22% trong một năm qua. Quý đầu năm, Hoàng Quân đạt doanh thu 38 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 5 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp Mỹ nói gì về việc nâng Việt Nam lên nền kinh tế thị trường?
Luật sư khẳng định rằng Việt Nam nên được nâng lên nền kinh tế thị trường vì đã đáp ứng đủ các tiêu chí. Tuy nhiên, vẫn có vấn đề khiến bên chưa đồng tình lo ngại, theo Reuters.
Theo Reuters, ngày 8/5 (theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ đã lắng nghe tranh luận của các bên về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.Ông Eric Emerson, luật sư của công ty luật Steptoe LLP có trụ sở tại Washington (Mỹ), nhấn mạnh rằng Việt Nam nên được nâng cấp lên nền kinh tế thị trường vì đã đáp ứng 6 tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ sử dụng để đánh giá một quốc gia là nền kinh tế thị trường. Theo quy định của Mỹ, có nhiều tiêu chí để xem xét một nền kinh tế có thị trường hay không, gồm mức độ chuyển đổi của tiền tệ, đàm phán tiền lương giữa lao động và người sử dụng lao động, mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế, vấn đề sở hữu nhà nước và tư nhân, mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả..."Việt Nam đã chứng minh hiệu quả hoạt động của mình trên các yếu tố theo luật định tốt hơn các quốc gia khác đã từng được cấp quy chế kinh tế thị trường", ông Eric nhấn mạnh.Ông chỉ ra Việt Nam ít can thiệp vào các doanh nghiệp nhà nước hơn Ấn Độ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cởi mở hơn với đầu tư nước ngoài so với Indonesia, Canada và Philippines.Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng đã nhắc tới Việt Nam như một điểm đến "friend-shoring" - thuật ngữ dùng để chỉ chiến lược đưa chuỗi cung ứng sang các nước thân thiện.Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ (Ảnh: Getty Images).Samsung Electronics cũng là một trong những công ty ủng hộ việc Mỹ nâng Việt Nam lên quy chế kinh tế thị trường.Ông Scott Thompson, người đứng đầu chính sách của Samsung chi nhánh Mỹ, chia sẻ rằng công ty đã đẩy mạnh tuyển dụng nhờ những thay đổi theo định hướng thị trường của Việt Nam. "Việt Nam đã nổi lên như một đối tác chuỗi cung ứng ổn định, an toàn và mang lại lợi ích cho kinh tế Mỹ", ông Thompson nói. Trước đó, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN ủng hộ quyết định nâng hạng Việt Nam. "Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường từ trước", ông Ted Osius, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, nhận định. "Họ đã đáp ứng tiêu chí quan trọng nhất như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng cho việc nâng hạng"."Các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư đáng kể vào Việt Nam vì họ nhận thấy tiềm năng tăng trưởng lớn", ông Osius nhấn mạnh với Reuters.Việc nâng quy chế như vậy sẽ giúp giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam. Hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường vốn phải chịu mức thuế cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá.Tuy nhiên, bên chưa đồng tình lại bày tỏ lo ngại việc ngành công nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu tư và nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc. Nhiều mặt hàng trong số đó đã bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ.Ông Jeffrey Gerrish, đại diện cho nhà sản xuất thép Steel Dynamics, cho biết việc nâng hạng sẽ tạo ra một làn sóng nhập khẩu và Việt Nam có thể trở thành nơi để Trung Quốc lách thuế quan của Mỹ.
CEO Vinamilk: Tôi quá nhiều việc, không có thời gian để ý đến giá cổ phiếu
Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk - nói giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trên thị trường. Công ty chỉ cố gắng sản xuất kinh doanh tốt, đảm bảo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và cổ tức.
Chiều nay (25/4), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã chứng khoán: VNM) tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên năm 2024.Tại đại hội, cổ đông đề nghị ban lãnh đạo đánh giá về giá cổ phiếu VNM. Chốt phiên giao dịch chiều nay, cổ phiếu VNM có giá 64.700 đồng/đơn vị, gần về vùng giá thấp nhất trong 3 năm qua.Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk - nói quá nhiều việc, không có thời gian để ý giá cổ phiếu lên hay xuống. Giá cổ phiếu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Công ty chỉ cố gắng sản xuất kinh doanh tốt, đảm bảo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và cổ tức. Việc thị trường diễn biến và kỳ vọng ra sao nằm ngoài tầm kiểm soát của lãnh đạo công ty.Cổ đông bày tỏ quan tâm về chính sách chia cổ tức bằng tiền được Vinamilk duy trì nhiều năm và sẽ như thế nào trong thời gian tới. Bà Mai Kiều Liên cam kết cân đối giữa đầu tư và phát triển, đảm bảo quyền lợi cổ tức của cổ đông nên vẫn duy trì chính sách cổ tức bằng tiền mặt.Bà Liên cũng cho rằng Vinamilk đã dùng 91% lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông năm 2023. Nếu gia tăng thêm thì tỷ lệ cổ tức có thể đạt tối đa 100% lợi nhuận sau thuế chứ không thể cao hơn được nữa.Bà Mai Kiều Liên nhận định ngành sữa sẽ tiếp tục tăng trưởng âm về sức mua trong năm nay (Ảnh: VNM).Tỷ lệ chi trả cổ tức những năm gần đây của công ty sữa này thường xuyên duy trì từ khoảng 40% đến 60%/cổ phiếu, bằng tiền mặt. Năm nay, công ty dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ 38,5% bằng tiền như năm trước, tức sở hữu 1 cổ phiếu, cổ đông nhận 3.850 đồng. Mục tiêu doanh thu, lợi nhuận sau thuế của công ty năm nay đều tăng 4%, tương đương đạt lần lượt 63.163 tỷ đồng và 9.376 tỷ đồng. Trả lời cổ đông về triển vọng ngành sữa, bà Mai Kiều Liên nói doanh thu ngành có tăng trưởng trong 6 năm qua nhưng đang chậm lại. Từ năm 2020 tới nay, ngành sữa không chỉ chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 mà còn là các vấn đề trong và ngoài nước. Sức mua của ngành đã tăng trưởng âm suốt 2 năm qua và năm nay dự báo sẽ tiếp tục âm.Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng đi riêng để làm sao phục hồi được thị phần và tiếp tục tăng trưởng. Mục tiêu của công ty là tiếp tục đổi mới để tăng trưởng doanh thu, thị phần một cách bền vững. Trong 5 năm tới, công ty vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 5-10% tùy tình hình.Tổng giám đốc Vinamilk cũng cập nhật sơ bộ quý đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước còn lợi nhuận sau thuế tăng 15,8%.Trong quý II năm nay, công ty dự kiến thay đổi toàn bộ nhận diện ngành hàng sữa chua ăn, sữa chua uống và chuẩn bị quý III sẽ tái định vị sản phẩm sữa bột trẻ em. Theo bà Liên, việc tái định vị không chỉ là thay đổi bao bì mà còn là cân nhắc nên có dòng sản phẩm nào, nên gộp sản phẩm nào với nhau, giảm bớt danh mục để tập trung bán hàng và tập trung vào các đối tượng hiệu quả.
Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của chứng khoán là niềm tin nhà đầu tư
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT SSI - cho rằng nhà đầu tư vẫn có niềm tin vào thị trường, thanh khoản mỗi phiên giao dịch ngày càng được cải thiện.
Thanh khoản thị trường ngày càng được cải thiệnChiều nay (25/4), Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.Cổ đông đặt câu hỏi với ban lãnh đạo công ty về những rủi ro đối với thị trường chứng khoán. Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT SSI - cho rằng rủi ro lớn nhất là lòng tin của nhà đầu tư bị mất đi. Tuy nhiên hiện tại, nhà đầu tư vẫn có lòng tin với thị trường, bằng chứng là thanh khoản ngày càng được cải thiện qua mỗi phiên.Năm nay, ban lãnh đạo SSI dự báo nền kinh tế được kỳ vọng tiếp tục đà phục hồi trong 2 quý cuối năm 2023. Dòng vốn nhà đầu tư cá nhân và nước ngoài đều thuận lợi cho thị trường chứng khoán trong năm nay, trong bối cảnh còn nhiều quan ngại về năng lực tài chính của doanh nghiệp bất động sản hay khả năng thanh toán cho các khoản trái phiếu đến hạn.Nhà đầu tư nước ngoài đã có một năm rút ròng và sẽ đảo chiều trong năm nay theo sau động thái hạ dần lãi suất của Fed và cơ hội thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm 2024-2205. Dòng vốn vào của khối ngoại có thể chưa phục hồi ngay lập tức nhưng áp lực bán sẽ không còn mạnh mẽ như trước.SSI dự báo năm nay là năm biến động mạnh, với sự phục hồi mạnh có thể nối tiếp ngay sau điều chỉnh sâu. Giá trị hợp lý cho VN-Index cuối năm 2024 là 1.300 điểm với thanh khoản thị trường dao động khoảng 18.000-20.000 tỷ đồng/phiên.Ông Nguyễn Duy Hưng tại phiên họp cổ đông của SSI chiều nay (Ảnh: Thu Hằng).Đối với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đầu tư chứng khoán, ông Hưng cho rằng nhà đầu tư có thể được hỗ trợ từ "trí tuệ bằng cơm" (nhân viên tư vấn) và "trí tuệ bằng điện" (máy móc, AI). Công ty có áp dụng AI nhưng đó chỉ là công cụ hỗ trợ nhà đầu tư. "Mọi người bây giờ nói về copy trade (công cụ giúp nhà đầu tư sao chép giao dịch của người khác - PV) nhưng ai là người tạo ra bản chính để copy. Không có ai đưa ra một danh mục 100% thắng, cứ copy là thắng. Nếu mọi người đổ xô mua theo một danh mục thì lúc đổ xô bán chắc chắn sẽ lại thua ", ông Hưng nhấn mạnh.Theo vị chủ tịch này, thị trường chứng khoán không tự sinh ra tiền mà chỉ phát hiện ra các giá trị để khi giao dịch có thể kiếm lời hoặc thua lỗ theo diễn biến thực tế.Đối với sự cố hệ thống vừa xảy ra tại Chứng khoán VNDirect, ông Hưng nói là điều không ai mong muốn. Bản thân Chứng khoán SSI quan tâm đến bảo mật đến mức nhiều cán bộ nhân viên công ty còn cho rằng quan tâm thái quá khi yêu cầu đổi mật khẩu liên tục, gắn camera nơi làm việc... Nhưng đó là sự bảo mật và chuẩn bị cần thiết.Phát hành cổ phiếu, dẫn đầu quy mô vốn trên thị trườngTrên cơ sở dự báo thị trường năm nay, SSI đặt mục tiêu doanh thu 8.112 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng, tăng lần lượt 11% và 19% so với thực hiện năm trước. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất của SSI trong lịch sử.Trước đó năm 2023, SSI đạt doanh thu 7.283 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.849 tỷ đồng, lần lượt vượt 12% và 35% so với năm trước. Công ty cũng vượt 5% kế hoạch doanh thu và 12% kế hoạch lợi nhuận năm. Với kết quả trên, SSI dự kiến trả cổ tức 10% bằng tiền.Hiện tại, ông Nguyễn Duy Hưng làm Chủ tịch HĐQT còn ông Nguyễn Hồng Nam - em trai ông Hưng - làm Tổng giám đốc. Quy định của Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2021 thì tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT không phải là người có liên quan.Tuy nhiên, ông Hưng giải thích luật không áp dụng hồi tố đối với các quyết định bổ nhiệm trước đó. Ông Nguyễn Hồng Nam được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc từ năm 2020 và sẽ tiếp tục nhiệm kỳ đến năm 2025. Công ty đã có sự chuẩn bị lực lượng kế cận để bổ nhiệm mới tổng giám đốc và không vi phạm các quy định pháp luật.Tại phiên họp đại hội, cổ đông thông qua tiếp tục thực hiện các phương án chào bán, phát hành cổ phiếu đã được chấp thuận từ năm trước. Tuy nhiên, công ty chưa hoàn thành vì thủ tục nộp hồ sơ chưa hoàn tất.Theo kế hoạch được thông qua, công ty đề xuất 2 phương án tăng vốn thêm hơn 453 triệu cổ phiếu, qua đó nâng vốn điều lệ lên 19.645 tỷ đồng để tiếp tục dẫn đầu về vốn trong nhóm công ty chứng khoán.
Một doanh nghiệp Việt nghi bị lừa, may vẫn đòi lại được hơn 13 tỷ đồng
Một doanh nghiệp Việt Nam thanh toán cho đối tác UAE 526.257 USD nhưng lại nhận lượng hàng chỉ bằng 15-20% so với cam kết nhưng doanh nghiệp đã lấy lại được tiền cọc.
Bộ Công Thương nêu ngày 20/3, Bộ này nhận được đề nghị của một doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ một đối tác tại UAE.Doanh nghiệp cho biết 2 tháng đầu năm ký 3 hợp đồng mua hàng với đối tác UAE. Tổng lượng mua là 1.000 tấn nhựa PET, giá trị theo hợp đồng là 665.500 USD, giao hàng tại Hải Phòng theo hình thức CFR (người bán giao hàng lên tàu và trả các chi phí vận chuyển, người mua phải tự lo bảo hiểm hàng hóa).Đến ngày 13/3, doanh nghiệp Việt Nam đã thanh toán cho đối tác 526.257 USD (khoảng 13,4 tỷ đồng). Sau khi nhận đặt cọc, đối tác UAE giao 25 container hàng cho doanh nghiệp Việt Nam.Tuy nhiên, sau khi mở tờ khai và nhập hàng vào kho, doanh nghiệp Việt Nam phát hiện trọng lượng hàng thực tế trong mỗi container chỉ bằng 15-20% so với hóa đơn chứng từ. Nhờ Bộ Công Thương hỗ trợ, doanh nghiệp Việt đòi lại được hơn 13 tỷ đồng (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).Sau khi trao đổi để cùng giải quyết sự cố nhưng không nhận được phản hồi tích cực, doanh nghiệp Việt Nam liên hệ với Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại UAE đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc. Đến ngày 11/4, doanh nghiệp Việt Nam đã nhận lại đủ số tiền tạm ứng cho đối tác UAE và giúp công ty tránh được thiệt hại 526.257 USD.Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp nên phối hợp với một đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp cần khẩn trương liên hệ đến các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện ngoại giao/thương mại của Việt Nam ở nước ngoài để được hỗ trợ kịp thời.Trước đó, một vụ việc khác cũng xảy ra tại UAE khi các doanh nghiệp Việt Nam ký với khách hàng mua bán theo hình thức nhờ thu hộ D/P. Với phương thức này, người nhập khẩu phải thanh toán cho ngân hàng do người xuất khẩu ủy quyền thì mới nhận được bộ chứng từ hàng hóa để có thể làm thủ tục nhận hàng.Các ngân hàng Việt Nam dùng dịch vụ DHL chuyển phát bộ chứng từ gốc tới ngân hàng Ajman Bank và nhân viên ngân hàng Ajman Bank đã xác nhận ký nhận thành công 5 bộ chứng từ. Tuy nhiên, sau đó không rõ vì lý do gì các bộ chứng từ gốc không còn lưu tại ngân hàng Ajman nên các ngân hàng Việt Nam đã liên tục yêu cầu ngân hàng Ajman thanh toán.Nhận thấy sự trì hoãn, chây ì từ phía cả ngân hàng và người mua nên các công ty xuất khẩu đã kiểm tra trên hệ thống hãng tàu thì phát hiện cả 4 container hàng đều biến mất khỏi cảng.Khi phát hiện vụ việc hàng đã được lấy ra khỏi cảng, người mua không liên hệ được và nay công ty cũng đã đóng cửa trụ sở đăng ký. Vì vậy, các công ty yêu cầu ngân hàng Việt Nam điện đòi ngân hàng Ajman trả lại bộ chứng từ gốc và liên tục có điện truy vấn, kể cả qua các hình thức khác là email và điện thoại trực tiếp.Sau gần 3 tháng, với sự phối hợp, hợp tác giữa các bên, ngân hàng Ajman Bank đã hoàn lại tiền cho các doanh nghiệp, với tổng số tiền 354.990,42 USD (khoảng 8,3 tỷ đồng) cho 4 lô hàng, trên tổng giá trị 355.232 USD.
EVNSPC và các tỉnh phía Nam đồng hành tiết kiệm điện
Trong tháng 3 và 4/2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện trong cao điểm nắng nóng, phối hợp với 21 tỉnh thành phía Nam thực hành tiết kiệm điện năm 2024.
Ưu tiên đảm bảo điện mùa nắng nóngTrong giai đoạn cao điểm nắng nóng vừa qua (từ 15/4 đến hết kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5), EVNSPC và các đơn vị thành viên đã nỗ lực bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội tại các địa phương trên địa bàn các tỉnh phía Nam, không điều hòa tiết giảm phụ tải.EVNSPC đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong cao điểm nắng nóng và kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua (Ảnh: EVNSPC).Số liệu của EVNSPC cho thấy lượng tiêu thụ điện trong tháng 4/2024 của EVNSPC đạt trên 8,044 tỷ kWh, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 4 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ điện đạt 29,793 tỷ kWh, tăng 13,95% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sản lượng ngày lớn nhất (Amax) là 303,8 triệu kWh (ngày 25/4), tăng 10,38% so với Amax 2023; công suất cực đại (Pmax) đạt 14.615 MW (ngày 27/3), tăng 0,38% so với lũy kế Pmax năm 2023.Ngoài ra, trong cao điểm nắng nóng, EVNSPC tập trung đảm bảo cấp điện phục vụ tưới tiêu, chống hạn, nhiễm mặn, cũng như triển khai kế hoạch đảm bảo cung cấp điện các tháng mùa khô.Cụ thể, EVNSPC tổ chức các đoàn công tác làm việc với ủy ban nhân dân (UBND) 21 tỉnh/thành phố phía Nam phê duyệt kế hoạch cung cấp điện năm 2024, phê duyệt phương án cung cấp điện trong trường hợp mất cân đối cung cầu, duy trì ban điều hành cung cấp điện tại địa phương, cũng như các chương trình tiết kiệm điện trên địa bàn.EVNSPC thực hiện các giải pháp như san chuyển tải, khai thác tải hiệu quả các công trình đầu tư xây dựng đưa vào vận hành, huy động công suất tối đa điện mặt trời mái nhà từ thứ hai đến thứ sáu (theo phân bổ của Điều độ A0), tăng cường tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải…EVNSPC làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình cung cấp điện mùa khô và triển khai các chương trình tiết kiệm điện năm 2024 (Ảnh: EVNSPC). Từ đó, tình hình vận hành đầy tải lưới điện 110kV trong tháng 4 giảm so với tháng 3/2024. Ngoài ra, EVNSPC chỉ đạo các công ty điện lực thành viên tiếp tục nâng cao công tác dự báo phụ tải, tổ chức làm việc với khách hàng thực hiện chương trình điều chỉnh, dịch chuyển phụ tải hợp lý, tính toán huy động nguồn diesel của khách hàng khi cần thiết.EVNSPC cũng chỉ đạo các đơn vị điện lực thường xuyên công tác kiểm tra các vị trí xung yếu, khu vực có nhiều cây cối gần lưới điện, khu vực đông dân cư, khu vực công trường xây dựng, khu vực người dân hay thả diều,… để có biện pháp giảm thiểu tối đa sự cố lưới điện.Đồng thời, EVNSPC cũng chỉ đạo tăng cường kiểm tra, rà soát, khắc phục những khiếm khuyết trên lưới điện nếu có, chủ động, sẵn sàng vật tư, thiết bị dự phòng cần thiết, hạn chế việc sửa chữa các công tác lưới có ảnh hưởng đến cấp điện phụ tải, huy động nguồn trong cao điểm nắng nóng và các tháng mùa khô.Đẩy mạnh điều chỉnh phụ tải điện (DR)Ngay từ đầu năm 2024, dự báo tình hình cung cấp điện sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong các tháng mùa khô. Để bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn các tỉnh phía Nam, EVNSPC đã chủ động sớm triển khai các giải pháp tiết kiệm điện, trong đó chú trọng chương trình điều chỉnh phụ tải tự nguyện (DR).Tính đến hết tháng 4/2024, các công ty điện lực của EVNSPC đã làm việc và ký kết với gần 7.000 khách hàng có mức tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên, để ký kết thỏa thuận tham gia chương trình DR phi thương mại, với công suất thỏa thuận loại 1 (thông báo trước 2 giờ) là 330,8 MW, công suất thỏa thuận loại 2 (thông báo trước 24 giờ) là 818,9 MW.Ký kết thỏa thuận giữa Sở Công Thương TP Cần Thơ và Công ty Điện lực TP Cần Thơ đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm điện theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng (Ảnh: EVNSPC).Đối với việc dịch chuyển phụ tải, EVNSPC đã hoàn tất nhập danh sách 6.281 khách hàng công nghiệp có sản lượng tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên vào chương trình DRMS (hệ thống giám sát và điều hòa phụ tải từ xa), đạt tỷ lệ 100%.Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh và biểu đồ phụ tải sử dụng điện của khách hàng đã đăng ký năm 2024, các công ty điện lực tiếp tục trao đổi, nắm bắt, bám sát tình hình sản xuất kinh doanh, đơn hàng của khách hàng công nghiệp có sản lượng điện tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên để dự báo tiêu thụ điện, đề xuất khách hàng dịch chuyển công suất từ 5% đến 10% công suất đỉnh của khách hàng trong khung giờ từ 14h-16h hằng ngày vào các khung giờ khác và tránh các khung giờ 9h30-11h30, 17h-22h hằng ngày trong các tháng 4, 5, 6, 7 năm 2024.Quyết liệt các giải pháp tiết kiệm điệnNgoài các giải pháp về quản lý, vận hành, điều hành để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại các tỉnh phía Nam, EVNSPC cũng đồng thời thực hiện triệt để nhiều giải pháp tiết kiệm điện.Cán bộ điện lực tư vấn khách hàng sản xuất tại Bình Dương thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện (Ảnh: EVNSPC).Theo đó, trong tháng 3 và 4/2024, EVNSPC tổ chức nhiều đoàn công tác làm việc với UBND các tỉnh, thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Ninh Thuận, Cà Mau, Sóc Trăng, TP Cần Thơ, Hậu Giang,… về tình hình cung cấp điện trong mùa khô và đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 20 của Thủ tướng về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.Tại các buổi làm việc, lãnh đạo UBND các tỉnh đoàn đến làm việc đều thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn của ngành điện và thống nhất cùng phối hợp để thực hiện các chương trình tiết kiệm điện mà EVNSPC đề xuất.Ngoài ra, cũng trong tháng 3/2024, EVNSPC phối hợp các cơ quan báo chí tổ chức 2 buổi tọa đàm về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong mùa nắng nóng, triển khai các cuộc thi tìm hiểu về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả dành cho hộ gia đình, học sinh và đối tượng cán bộ công nhân viên ngành điện.Riêng sự kiện Giờ Trái đất 2024, các công ty điện lực thành viên EVNSPC đồng loạt tổ chức phát động hưởng ứng tại 21 tỉnh/thành phía Nam với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm kêu gọi người dân, khách hàng tiết kiệm điện như chạy bộ, trồng cây xanh, nhặt rác vệ sinh môi trường, đến nhà khách hàng kêu gọi tắt đèn trong giờ trái đất, tắt đèn chiếu sáng công cộng…Đối với việc ký cam kết với khách hàng thực hiện tiết kiệm điện, đến hết tháng 4/2024, EVNSPC đã triển khai ký thỏa thuận với 274.581 khách hàng, đạt 79%. Trong đó, khách hàng dùng trên 1 triệu kWh đạt 99,36%, dùng từ 100.000 đến 1 triệu kWh đạt 91,6%, sử dụng từ 2.000 đến 100.000 kWh đạt 78,3% và khách hàng sử dụng dưới 2.000 kWh đạt 77,67%. Số khách hàng còn lại sẽ được vận động ký cam kết, dự kiến hoàn tất trong tháng 5/2024.Lũy kế 4 tháng đầu năm, sản lượng điện tiết kiệm đạt 675 triệu kWh, tương ứng tiết kiệm 2,30% sản lượng điện thương phẩm thực hiện.
EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024
Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của hệ thống điện quốc gia, góp phần cung ứng an toàn, ổn định trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.
Nỗ lực đảm bảo nhiên liệu, khả dụng tổ máyĐể các nhà máy sẵn sàng vận hành với công suất được huy động tối đa trong cao điểm mùa khô, ngay từ đầu năm, các đơn vị thuộc tổng công ty đã lập kế hoạch, triển khai đồng bộ các giải pháp về nhiên liệu (than, dầu, khí...), chuẩn bị đủ nguyên, vật tư cho vận hành, sửa chữa nhằm nâng cao độ khả dụng, các tổ máy vận hành tin cậy và an toàn tuyệt đối đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, cung ứng điện năng.Đối với Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Mông Dương 1, Ninh Bình, EVNGENCO3 và các đơn vị đã phối hợp đôn đốc các đối tác cung cấp than đáp ứng nhu cầu của nhà máy, đảm bảo đủ nhiên liệu để phát điện ổn định trong tình huống phụ tải tăng cao, duy trì khối lượng than tồn kho của các nhà máy cao hơn định mức. Các Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, Bà Rịa cũng sẵn sàng vận hành theo phương án tối ưu nguồn khí và chuẩn bị nhiên liệu dầu DO dự phòng theo quy định để đáp ứng khi được huy động.Trong công tác sửa chữa bảo dưỡng, từ cuối năm 2023, các nhà máy đã chủ động, phối hợp với Công ty EPS lên kế hoạch, thực hiện mua sắm nguyên vật liệu, trang thiết bị, vật tư dự phòng, thay thế; nỗ lực hoàn thành các công trình đại tu, trung tu, bảo dưỡng định kỳ, song song với đẩy mạnh giám sát từ xa các thông số vận hành theo thời gian thực (RMS), thực hiện các giải pháp nâng cao độ tin cậy (RCM), triển khai khắc phục, xử lý các tồn tại, bất thường thiết bị của tất cả các hệ thống.Khu vực Phòng điều khiển trung tâm tại Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương.Các đơn vị phát điện tập trung nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành, kỹ thuật, bố trí các ca trực vận hành, sửa chữa hợp lý, tăng cường cán bộ kỹ thuật, C&I, sửa chữa trực để kịp thời hỗ trợ xử lý. Việc bồi huấn, diễn tập xử lý các tình huống, tăng cường kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tổ máy, phối hợp với lực lượng sửa chữa kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để các bất thường thiết bị cũng được thực hiện liên tục. Đồng thời, các đơn vị tổ chức huấn luyện, kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động, hệ thống phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các tình huống cháy nổ có thể xảy ra.Điều tiết hồ và đảm bảo cấp nước hạ du Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp. Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã tích cực trao đổi, phối hợp với các địa phương, Trung tâm điều độ Hệ thống điện để có phương án điều tiết, khai thác hồ chứa tối ưu, tổ chức hội nghị về công tác phối hợp điều tiết hồ chứa thủy điện Buôn Tua Srah đảm bảo sản xuất, dân sinh vùng hạ du và cung ứng điện mùa khô 2024. Đồng thời, đơn vị cũng chủ động phối hợp với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông khảo sát 20 trạm bơm phía hạ lưu để tính toán phương án vận hành cho mùa khô năm 2024 và các năm sau.Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Srah vận hành đảm bảo hài hòa giữa điều tiết nước hạ du và giữ nước đảm bảo cấp điện cao điểm mùa khô.Công ty Thủy điện Buôn Kuốp thông báo cho chính quyền và các hộ dân khu vực hạ du, các trạm thủy lợi kế hoạch vận hành của các nhà máy và trước mỗi khi chạy máy để người dân chủ động lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Ngoài ra, các nhà máy thủy điện cũng thực hiện xả nước để duy trì dòng chảy môi trường theo quy định phục vụ cho canh tác, sinh hoạt thường xuyên. Công ty đã hoàn thành công tác bảo dưỡng sửa chữa 5/6 tổ máy, đảm bảo các tổ máy khả dụng, sẵn sàng đáp ứng phương thức huy động trong giai đoạn cao điểm mùa khô nói riêng và cả năm 2024 nói chung.Các nhà máy thủy điện thuộc các công ty liên kết của tổng công ty (Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Công ty cổ phần Phát triển điện Sê San 3A, Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà) hiện cũng bám sát phương thức vận hành của A0, thực hiện tốt việc điều tiết nước cho hạ du và nỗ lực cho mục tiêu vận hành sản xuất điện trong cao điểm mùa khô.
Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho công ty mẹ PVN giai đoạn 1.
Ông Lê Ngọc Sơn, thành viên hội đồng thành viên (HĐTV), Tổng giám đốc tập đoàn, chủ trì buổi lễ, với sự tham gia của các lãnh đạo trong HĐTV, ban tổng giám đốc, lãnh đạo các ban chuyên môn, văn phòng tập đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên, chi nhánh trực thuộc tập đoàn. Khách mời có đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần Thiết bị và Truyền thông NGS, Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, Công ty SAP Việt Nam…Nhận thức được ý nghĩa chiến lược, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là công cụ để thực hiện đổi mới, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh, những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại, Petrovietnam đã xác định chuyển đổi số của tập đoàn là việc bắt buộc phải thực hiện. Trong đó, sáng kiến số về triển khai Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP - giai đoạn 1 là trọng điểm, đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Petrovietnam.Theo đại diện PVN, tuy có tính chất phức tạp cao, nhưng với quyết tâm hoàn thành, các đơn vị, phòng ban thuộc tổ triển khai của tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với nhà thầu NGS đưa hệ thống đi vào vận hành với 6 phân hệ nghiệp vụ gồm kế toán tài chính, kế toán quản trị và ngân quỹ/dòng tiền, lập kế hoạch ngân sách và dự báo, quản lý danh mục đầu tư, hợp nhất báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.Ngày 31/3/2022, PVN đã đưa vào vận hành phân hệ đầu tiên là kế toán tài chính, ngày 20/11/2022 vận hành phân hệ hợp nhất báo cáo tài chính công ty mẹ. Ngày 8/3, phân hệ hợp nhất báo cáo tài chính tập đoàn được vận hành, và các phân hệ còn lại đã hoàn thiện các công việc xây dựng hệ thống, chuyển đổi dữ liệu, đào tạo người sử dụng cuối. Toàn bộ hệ thống sẵn sàng đưa vào vận hành từ ngày 31/3.Ông Phạm Thế Trường, Tổng giám đốc NGS, khẳng định đây là thành quả đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Petrovietnam trong kỷ nguyên số. Theo đó, lãnh đạo NGS cam kết sẽ đồng hành cùng Petrovietnam trong suốt quá trình sử dụng hệ thống ERP, đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện, giúp Petrovietnam khai thác tối đa hiệu quả hệ thống và đạt được mục tiêu phát triển mà tập đoàn đã đề ra.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn cho biết ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các bên liên quan đã không ngừng cố gắng vượt qua khó khăn để đưa hệ thống vào vận hành. Đồng thời, ông Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh việc triển khai thành công Hệ thống ERP góp phần giúp tập đoàn nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tối ưu hóa công tác quản trị tài chính. Các dữ liệu được cập nhật kịp thời, cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về tình hình hoạt động của các đơn vị trong tập đoàn, giúp hỗ trợ tối đa ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định.Trong thời gian tới, với mục tiêu đảm bảo hệ thống được vận hành an toàn, ổn định, dữ liệu của hệ thống được "đúng, đủ, sống, sạch", Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn yêu cầu văn phòng tập đoàn, các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên, các đối tác tiếp tục nâng cao văn hóa trong thời kỳ chuyển đổi số, tập trung rà soát, cập nhật và hoàn thiện toàn bộ quy trình vận hành hệ thống theo quy định của pháp luật.Ông Sơn cũng yêu cầu tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống để kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ, điểm yếu kỹ thuật, lỗ hổng bảo mật, triển khai ngay các biện pháp xử lý, khắc phục tồn tại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Hệ thống. Bên cạnh đó, tập đoàn sẽ tiếp thu các ý kiến người dùng, nghiên cứu để cải tiến, nâng cấp hệ thống nhằm giúp Petrovietnam có thể sử dụng và khai thác tối đa giá trị hệ thống mang lại.Lãnh đạo tập đoàn và các đơn vị đối tác thực hiện nghi thức vận hành hệ thống ERP.Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn tin tưởng việc vận hành Hệ thống ERP phát huy hiệu quả theo tôn chỉ và mục tiêu đề ra và là tiền đề để tập đoàn triển khai các sáng kiến số tiếp theo trong lộ trình chuyển đổi số.
Tín chỉ carbon và câu chuyện mục tiêu kép chuyển đổi số bền vững
Trong bối cảnh thế giới đang hướng tới mục tiêu Net Zero, tức là tạo ra mức phát thải ròng bằng 0, ngày càng nhiều tổ chức doanh nghiệp đưa ra chiến lược và tập trung nguồn lực vào các hoạt động giảm thiểu carbon.
Thị trường carbon sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu về khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển bền vững bằng cách thúc đẩy hiệu quả chuyển đổi năng lượng và huy động vốn cho các dự án năng lượng sạch. Đây là đánh giá được ông Joseph McMonigle, Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng quốc tế, đưa ra hồi đầu năm nay.Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thông qua vào năm 1997. Theo đó, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hay ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính hay còn gọi là tín chỉ carbon.Trên thế giới, thị trường carbon đã phát triển mạnh mẽ từ nhiều năm trở lại đây. Thị trường mua bán tín chỉ carbon toàn cầu năm 2023 đã đạt mức cao kỷ lục, hơn 948 tỷ USD, tăng 2% so với năm trước đó. Nhiều quốc gia và khu vực đã triển khai hệ thống giao dịch khí thải (ETS) để định giá lượng khí thải carbon và khuyến khích các công ty đầu tư vào hệ thống công nghệ phát thải khí carbon thấp, giúp đáp ứng các mục tiêu về khí hậu.Trong khi đó, nghiên cứu của Markets and Markets cho thấy châu Á Thái Bình Dương được đánh giá sẽ trở thành khu vực có thị trường tín chỉ carbon tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2023 - 2028, dẫn đầu là Trung Quốc.Một nghiên cứu khoa học mới đây chỉ ra rằng lượng khí phát thải cần phải giảm 43% vào năm 2030 để mục tiêu khí hậu đi đúng hướng. Việc đầu tư vào công nghệ sạch được xem là chiến lược then chốt để có thể đảm bảo được mục tiêu này.Hệ thống làm mát chiller tiên tiến tại Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc (Ảnh: Viettel IDC).Những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch, bao gồm pin, năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xanh được xem là trụ cột trong tương lai này như Mỹ, quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu xe điện.Thị trường còn mới mẻ tại Việt NamMặc dù thị trường tín chỉ carbon đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, đây dường như vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ.Thị trường carbon Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến đến năm 2028, Việt Nam mới vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon.Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư chuyển đổi công nghệ, cũng như xem xét đến đội ngũ nhân lực vận hành và làm chủ các công nghệ, máy móc mới. Điều này không hề dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp trong nước.Là một trong những lĩnh vực đòi hỏi nguồn năng lượng cũng như thải ra lượng khí nhà kính cao, ngành dịch vụ trung tâm dữ liệu (TTDL) cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.Theo thống kê, thế giới hiện có tới 8.000 TTDL. Năng lượng tiêu thụ của mỗi TTDL tương đương mức tiêu thụ của 25.000 hộ gia đình và chiếm 2-3% năng lượng điện tiêu thụ toàn cầu, 5% khí hiệu ứng nhà kính do các TTDL gây ra. Điều này buộc các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thực hiện chiến lược chuyển đổi kép gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, hướng đến năng lượng tái tạo.TTDL Viettel Hòa Lạc mới đi vào hoạt động vào tháng 4 vừa qua là một trong những TTDL đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và vận hành theo mục tiêu này.TTDL Viettel Hòa Lạc có thiết kế thân thiện với môi trường (Ảnh: Viettel IDC).Không chỉ có thiết kế "tổ ong" để tối ưu luồng gió, cách nhiệt, đảm bảo tối ưu hiệu quả làm mát, TTDL này cũng được sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. TTDL Viettel Hòa Lạc sử dụng hệ thống giải nhiệt ly tâm đệm từ, có hiệu suất làm mát cao hơn các hệ thống làm mát truyền thống hoặc các hệ thống giải nhiệt công nghệ cũ khác khoảng 40%, giúp các TTDL sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, thân thiện hơn với môi trường.Đồng thời, việc ứng dụng AI trong hệ thống giám sát, quản lý chung của cả TTDL (hệ thống BMS) - thực hiện giám sát, điều chỉnh tự động hoạt động vận hành của TTDL - giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, tính ổn định, an toàn của hệ thống đồng thời cũng nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả làm mát cho toàn bộ cơ sở.Đây cũng là trung tâm dữ liệu đầu tiên cam kết hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng 30% lượng điện tiêu thụ vào năm 2030.Với vai trò dẫn đầu lĩnh vực TTDL và điện toán đám mây tại Việt Nam, Viettel IDC luôn xác định triết lý kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Việc xây dựng và vận hành một TTDL "xanh" đồng nghĩa với việc lựa chọn kiên định với mục tiêu phát triển bền vững không chỉ của doanh nghiệp nói riêng mà còn của quốc gia nói chung.
Việt Nam tiếp tục là thị trường trọng điểm được AEON mở rộng đầu tư
Nhận định Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ 2 sau Nhật Bản trong chiến lược đẩy mạnh đầu tư, năm 2024, AEON tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh, đẩy mạnh kênh thương mại điện tử, phát triển sản phẩm từ nhãn hàng riêng.
Theo nhận định từ Tập đoàn Aeon, năm 2023, dù nhiều yếu tố tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bán lẻ nói riêng nhưng AEON đã nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng tại Việt Nam. Riêng với mảng bán lẻ, AEON Việt Nam ghi nhận tăng trưởng doanh số 4-5% so với năm trước và số lượng khách mua tăng 3-4%.Trong tầm nhìn dài hạn, AEON vẫn nhận định Việt Nam là một trong 2 thị trường trọng điểm bên cạnh Nhật Bản trong chiến lược đẩy mạnh đầu tư, với nhiều lợi thế và các điều kiện thuận lợi để tiếp tục tăng trưởng.Theo đó, AEON sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam để xây dựng hệ sinh thái mang tới nhiều giá trị cho các bên liên quan, góp phần kiến tạo cuộc sống bền vững và thịnh vượng của người dân thông qua việc tích hợp ba trụ cột kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn AEON tại Việt Nam là phát triển trung tâm mua sắm, kinh doanh bán lẻ tổng hợp và kinh doanh dịch vụ tài chính.Để hiện thực hóa mục tiêu này, AEON hướng tới gia tăng điểm chạm với người tiêu dùng Việt Nam thông qua tăng tốc khai trương địa điểm kinh doanh mới, tối đa hóa việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số, phát triển sản phẩm nhãn hàng riêng như Topvalu, Hóme Cóordy, My Closet… cũng như tiếp tục chung tay cùng cộng đồng cho sự phát triển bền vững.Năm 2024, AEON Việt Nam tiếp tục khai trương các trung tâm, siêu thị mới với nhiều mô hình đa dạng.Tăng tốc mở mới nhiều trung tâm, siêu thị trong năm 2024Đến cuối năm 2024, dự kiến tổng số điểm kinh doanh của các công ty thành viên trong Tập đoàn AEON tại Việt Nam lên tới hơn 160 địa điểm, bao gồm các trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị, cửa hàng tiện lợi, khu vui chơi trẻ em…Trong đó, trung tâm mua sắm AEON Huế sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm, là bước tiến đầu tiên của AEON vào thị trường miền Trung sau khi chinh phục tại miền Bắc và miền Nam; 3 trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị khác cùng các siêu thị AEON MaxValu sẽ liên tục khai trương trong suốt năm nay. Doanh nghiệp cũng đồng thời nâng cấp các siêu thị Citimart ở khu vực phía Nam để mang đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện và tiết kiệm hơn cho khách hàng."Năm 2024, AEON Việt Nam có kế hoạch mở mới đa dạng các điểm mua sắm với nhiều mô hình và quy mô khác nhau. Không chỉ nằm trong các trung tâm mua sắm của AEON, chúng tôi đồng thời cũng sẽ mở rộng và phát triển thêm tại các trung tâm thương mại của các đối tác khác. Về diện tích mặc dù khác nhau nhưng tất cả các điểm bán lẻ của AEON Việt Nam đều đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng từ thực phẩm, gia dụng, mẹ và bé, thời trang…", ông Furusawa Yasuyuki - Thành viên Ban Giám đốc điều hành của Tập đoàn AEON (Nhật Bản) phụ trách thị trường Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc AEON Việt Nam cho biết.Đẩy mạnh thương mại điện tử và sản phẩm nhãn hàng riêngBên cạnh tăng điểm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, AEON sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử để vừa ưu tiên sự tiện lợi của khách hàng vừa giúp tăng trưởng hoạt động kinh doanh. AEON triển khai hệ thống tích điểm chung của tất cả các công ty thuộc tập đoàn tại Việt Nam nhằm mang lại sự tiện lợi và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.Trước đó, vào tháng 10/2023, nhà bán lẻ Nhật Bản này đã chính thức ra mắt diện mạo mới cùng nhiều tính năng mới cho trang thương mại điện tử AEON Eshop. Với những cải tiến này, AEON Việt Nam kỳ vọng mức tăng trưởng của AEON Eshop đạt khoảng 20% vào năm 2024 và 50% ở những năm tiếp theo.AEON tiếp tục hoàn thiện kênh thương mại điện tử và hệ thống tích điểm chung mang đến tiện lợi cho khách hàng.Về chiến lược sản phẩm, AEON tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm nhãn hàng riêng sản xuất tại Việt Nam, nhằm phục vụ thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu, từ đó hỗ trợ các nhà cung cấp trong nước nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường giới thiệu sản phẩm Việt Nam đến những thị trường khác.AEON tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm nhãn hàng riêng sản xuất tại Việt Nam, nhằm phục vụ thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.Trong năm 2024, AEON Việt Nam bổ sung thêm danh mục các nhóm sản phẩm mới; chuyên môn hóa khu vực bán hàng với các cửa hàng chuyên doanh, tập trung bán một nhóm sản phẩm, phục vụ nhu cầu chuyên biệt như My Closet, Sport & Activity, Hóme Cóordy (đồ nội thất, gia dụng...) để gia tăng sự tiện lợi và trải nghiệm mua sắm của khách hàng.Bên cạnh chiến lược mở rộng kinh doanh, AEON Việt Nam khẳng định không ngừng nỗ lực trong các hoạt động phát triển bền vững. Trong năm 2024, các công ty trực thuộc tại Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ để triển khai các hoạt động phát triển bền vững của AEON. Bên cạnh các hoạt động kết nối với cộng đồng địa phương, AEON tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
ĐHCĐ BAC A BANK: Ra mắt hội đồng quản trị mới, kiên định mục tiêu tăng trưởng
Ngày 27/4, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2024, thông qua báo cáo năm 2023 và định hướng năm 2024, phê duyệt nhiều tờ trình của hội đồng quản trị.
Bước tiến mới trong lộ trình hiện đại hóa ngân hàngTheo đại diện BAC A BANK, trong năm 2023, trước những khó khăn do tác động bất lợi từ kinh tế thế giới, thị trường tài chính trong nước và tình hình biến động lãi suất trong những tháng cuối năm, ngân hàng đã chủ động, linh hoạt điều hành hoạt động kinh doanh, đảm bảo tuân thủ tất cả các chỉ tiêu, tỷ lệ an toàn vốn, an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Do đó, hoạt động của BAC A BANK đều ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, bền vững.Ban chủ tọa đại hội đồng cổ đông thường niên BAC A BANK 2024.Ngân hàng đã nỗ lực để hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cơ bản. Trong đó, tổng tài sản của BAC A BANK đạt hơn 152.000 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2022. Vốn điều lệ đạt mức 8.334 tỷ đồng tăng trưởng 2,5%, huy động vốn tăng 21,8% với sự điều hành linh hoạt, bám sát tình hình thị trường vốn, đảm bảo tính thanh khoản đáp ứng hiệu quả nhu cầu hoạt động - kinh doanh.Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,92% tổng dư nợ, đạt mục tiêu khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%. Tăng trưởng tín dụng bám sát quy định về giới hạn tín dụng của NHNN với mục tiêu cải thiện chất lượng tín dụng tăng 5% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.048 tỷ đồng. Hoạt động tư vấn đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh, chú trọng các dự án liên quan đến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, y tế, giáo dục, du lịch nghỉ dưỡng. Theo đại diện ngân hàng, đây là những lĩnh vực hoạt động mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và ý nghĩa rất lớn với phát triển kinh tế xã hội.Bên cạnh đó, BAC A BANK ghi nhận chuyển mình rõ nét trên lộ trình đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, bước đầu triển khai kênh Kiosk Banking để mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. Cùng với đó, hệ thống CoreBanking, các kênh giao dịch Internet và Mobile Banking, hệ thống quản lý thẻ liên tục được nâng cấp, cập nhật.Cũng trong năm 2023, ngân hàng cũng ra mắt 2 sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK - Mastercard. Với số lượng thẻ ghi nhận mở mới trong năm 2023, BAC A BANK dự kiến sẽ tiếp đà khai thác hiệu quả kinh doanh thẻ, để trở thành một trong các sản phẩm chủ chốt của ngân hàng.Với tầm nhìn chiến lược trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại, BAC A BANK đã xây dựng mô hình ngân hàng số mang thương hiệu BAC A BANK - Alpha Bank - và bắt đầu triển khai các giai đoạn đầu tiên của dự án. BAC A BANK cũng đã đầu tư mở rộng, nâng cấp trung tâm dữ liệu, triển khai hệ thống bảo mật tiên tiến, đảm bảo hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hoạt động thông suốt, an toàn và bảo mật.Anh hùng Lao động Thái Hương, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc BAC A BANK, phát biểu và trả lời cổ đông.Ông Chu Nguyên Bình - Phó tổng giám đốc - báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông.Triển vọng 2024 của BAC A BANK sau 30 năm thành lậpNăm 2024 là dấu mốc quan trọng gắn liền hành trình 30 năm xây dựng và phát triển của BAC A BANK với kỳ vọng về những bước đột phá mới. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh đã xây dựng từ đầu năm, tổng tài sản của BAC A BANK dự kiến tăng 7,5%, vốn điều lệ tăng 18,2%, tiền gửi khách hàng tăng 4,5%, dư nợ cho vay tăng 10,3%, thu từ dịch vụ và bảo lãnh tăng 17,4%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.100 tỷ đồng, hệ thống mạng lưới tăng thêm 12 điểm giao dịch.Tại đại hội lần này, Hội đồng quản trị BAC A BANK đã trình cổ đông và thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên gần 9.900 tỷ đồng với 2 hình thức gồm phát hành cổ phần phổ thông để chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phần phổ thông cho cổ đông hiện hữu. Đại hội cũng đã thống nhất về tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2023 là 6,93%, nguồn thực hiện được lấy từ lợi nhuận sau thuế còn lại của BAC A BANK năm 2023, sau khi đã trích lập các quỹ.Các cổ đông biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.Các cổ đông đã thảo luận và nhất trí nội dung các báo cáo, tờ trình của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành. Các cổ đông tham dự đã thảo luận và đặt một số câu hỏi liên quan đến tình hình triển khai cấp tín dụng và kế hoạch phát triển tín dụng thời gian tới, các giải pháp phòng chống rủi ro để đảm bảo quyền lợi khách hàng giao dịch tại BAC A BANK, tỷ trọng thu phí dịch vụ trên tổng doanh thu, lộ trình chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2023 và tăng vốn điều lệ theo kế hoạch, đánh giá nguyên nhân và các kết quả tích cực BAC A BANK đã đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024, định hướng phát triển của ngân hàng năm 2024 và trong trung - dài hạn.Các cổ đông thảo luận tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.Phát biểu tại đại hội, Anh hùng Lao động Thái Hương, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc BAC A BANK cho biết năm 2023, trong điều kiện thị trường còn nhiều khó khăn nhưng BAC A BANK vẫn luôn kiên định với mục tiêu "Ngân hàng toàn dân" để chủ động vượt qua mọi khó khăn, nhận được sự tin yêu, ủng hộ của khách hàng, đối tác và cổ đông.Theo bà Thái Hương, năm 2024 đánh dấu 30 năm trưởng thành, BAC A BANK tiếp tục khẳng định hướng đi riêng biệt đã được hoạch định ngay từ những ngày đầu thành lập bằng chiến lược phát triển phù hợp, trong đó tập trung bám sát định hướng tư vấn đầu tư và cấp tín dụng cho nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và chế biến, du lịch nghỉ dưỡng, dưỡng lão, sinh thái xanh, giáo dục… có năng lực tài chính tốt, định hướng phát triển dài hạn, có kế hoạch tiếp cận khách hàng bài bản, hướng tới thị trường quốc tế.Bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số của toàn hệ thống, BAC A BANK mở rộng nghiên cứu và tiếp thu công nghệ đầu cuối thế giới, hợp tác với những chuyên gia tư vấn hàng đầu để lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp với năng lực triển khai của Ngân hàng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng. Năm 2024, chào đón tuổi 30, BAC A BANK Alpha Bank cam kết ra mắt những sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh trên thị trường ngân hàng số hiện nay với nhiều tính năng và tiện ích gia tăng cung cấp tới khách hàng.Nhiệm kỳ mới với mục tiêu tăng trưởngHội đồng quản trị nhiệm kỳ mới ra mắt tại đại hội.Đại hội cũng đã thông qua việc bầu thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ mới 2024 - 2029. Giai đoạn 2024 - 2029, BAC A BANK tiếp tục thực hiện theo định hướng xuyên suốt là tập trung cho vay các dự án là những ngành, nghề đem lại nhiều lợi ích và ý nghĩa cho cộng đồng, xã hội và theo định hướng hiện đại, quản trị tiên tiến, cung cấp đầy đủ, đa dạng các dịch vụ tài chính."Với nỗ lực, quyết tâm, những bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ 2019 - 2024, hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới (2024 - 2029) cam kết bám sát các mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ đã được ĐHCĐ giao phó, cùng với sự chung tay của ban kiểm soát, ban điều hành và sự đoàn kết, nhiệt huyết của toàn thể cán bộ nhân viên, sự tin tưởng của cổ đông, khách hàng, đối tác sẽ là động lực để BAC A BANK nỗ lực và tự tin hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra, triển khai hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 của BAC A BANK đã được phê duyệt, đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành ngân hàng", đại diện ngân hàng cho hay.
Sau khi shark Thủy bị bắt, Apax Leaders bị xử phạt vì "ém" thông tin
Apax Leaders bị phạt tiền 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (Apax Leaders).Theo đó, Apax Leaders bị phạt tiền 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Nhiều trụ sở của Apax trên cả nước đã tạm dừng hoạt động (Ảnh: Huyên Nguyễn).Cụ thể, UBCKNN cho hay, Apax Leaders không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) loạt tài liệu gồm báo cáo tài chính, báo cáo về tình hình sử dụng vốn huy động được từ phát hành trái phiếu của kỳ 6 tháng năm 2021, năm 2022, 6 tháng năm 2023...Bên cạnh đó, công ty còn gửi nội dung công bố thông tin không đúng thời hạn cho HNX các tài liệu gồm báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 6 tháng năm 2021, tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu 6 tháng năm 2021.Hồi tháng trước, ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư và Phân phối Egame, Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup, Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax - đã bị khởi tố bị can, bắt tạm giam.Sau sự kiện trên, phía Apax Leaders gửi thư đến phụ huynh, học sinh cho biết, ông Thủy đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra làm rõ các vấn đề có liên quan.Tuy nhiên, doanh nghiệp này khẳng định, vụ việc hoàn toàn không tác động đến hoạt động vận hành và giảng dạy tại các trung tâm Anh ngữ đang mở cửa của Apax.Hệ thống Apax Leaders gồm 9 trung tâm ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Ban lãnh đạo và các giám đốc trung tâm Anh ngữ Apax vẫn cam kết duy trì hoạt động liên tục của các trung tâm này nhằm đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh.Trong thời gian cơ quan chức năng điều tra, phía Apax sẽ tạm dừng việc xác nhận học phí và công nợ học phí của phụ huynh. Đồng thời, công ty cũng cho biết tạm ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra.Trong một diễn biến khác, cổ phiếu IBC của Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) hủy niêm yết bắt buộc.
Ông Phạm Nhật Vượng: "Sẽ sắp xếp tài sản của tôi cho VinFast 1 tỷ USD nữa"
Trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông Vingroup sáng nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định dồn mọi nguồn lực cho VinFast.
Trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của Tập đoàn Vingroup - Công ty cổ phần (mã chứng khoán: VIC) diễn ra sáng nay (25/4), màn hỏi đáp giữa các cổ đông là chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng là phần luôn được mong chờ nhất.Theo lịch trình dự kiến, phần nội dung này có thời lượng 30 phút nhưng được kéo dài tới hơn 34 phút, đa phần xoay quanh câu chuyện đầu tư vào VinFast của Vingroup.Ai bảo làm việc lớn là dễ dàng?Một cổ đông đặt câu hỏi về nghi ngờ của thị trường về tính minh bạch, ổn định của dòng tiền Vingroup trong bối cảnh phát triển VinFast, xây dựng 3 nhà máy lớn tại Mỹ, Ấn Độ, Indonesia.Ngày 24/4, vị này cũng đã đặt câu hỏi tương tự trong cuộc họp đại hội cổ đông của Công ty cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM). Cổ đông lo ngại việc dồn lực cho VinFast sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Vingroup.Trả lời câu hỏi của cổ đông, ông Phạm Nhật Vượng khẳng định những nghi ngờ này là không có cơ sở. Ông cho biết tin đồn dạng này được tung ra với dụng ý khác nhau.Ông Vượng lấy dẫn chứng đến hiện tại tập đoàn chưa bao giờ chậm một đồng lãi nào. Vingroup luôn vạch ra, cân đối nghiêm túc trong việc thanh toán nguồn vốn vay. Tất nhiên 2 năm vừa qua rất khó khăn nhưng ông Vượng cho rằng khó khăn đã qua. Ví dụ như Vinhomes trong tháng 3 và tháng 4 bán được lượng hàng khổng lồ so với cùng thời điểm năm 2023."VinFast lần đầu tiên trở thành doanh nghiệp có doanh số lớn nhất tại Việt Nam so với các hãng khác. Những nghi ngờ họ đưa ra không có cơ sở. Đương nhiên sẽ có những khó khăn. Ai bảo làm việc lớn là dễ dàng. Nếu dễ dàng thì chả cần chúng ta phải làm.Từ lâu tôi đã nói, VinFast không chỉ là dự án kinh doanh mà còn là dự án trách nhiệm xã hội. VinFast không chỉ muốn sản xuất được xe mà còn muốn vào top đầu thế giới", vị tỷ phú trả lời.Một cổ đông khác bày tỏ e ngại về tương lai của xe điện trong bối cảnh thị trường này trên thế giới đang có dấu hiệu đi xuống. Ông Vượng tự tin khẳng định xe điện sẽ là tương lai của thế giới trong bối cảnh những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường.Ngoài ra, ông cho biết xe điện sẽ có chi phí rẻ hơn xe xăng trong thời gian tới. Loại xe này sẽ cạnh tranh trực tiếp với xe xăng. Chi phí của xe điện sẽ rẻ hơn 40-50% so với xe xăng. Ví dụ xe điện thuê pin sẽ có giá tốt hơn xe xăng cùng loại. Chi phí bảo hành sửa chữa cũng tốt hơn rất nhiều, chưa nói đến môi trường.Chủ tịch Vingroup cũng đề cập đến vấn đề môi trường từ câu chuyện ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cách đây hàng chục năm. Theo đó, xe điện đã góp phần giúp Bắc Kinh sạch hơn.Đại hội đồng cổ đông Vingroup diễn ra sáng nay (Ảnh: VIC).Sẽ dành thêm ít nhất 1 tỷ USD tài sản cho VinFastNói về nguồn lực cho VinFast, ông Phạm Nhật Vượng khẳng định phải dành mọi nguồn lực cho dự án này. "Tất cả cho VinFast, tất cả cho chiến thắng. Đó là câu chuyện về đẳng cấp, trách nhiệm của chúng ta. Vừa qua tôi đã cam kết dành 1 tỷ USD cho VinFast. Tôi sẽ tiếp tục thu xếp tài sản của mình cho VinFast, ít nhất là 1 tỷ USD nữa", ông Vượng trả lời quyết liệt.Chủ tịch Vingroup cũng cho biết đây là quyết tâm lớn và kêu gọi tất cả mọi người đồng lòng tham gia để giấc mơ xe điện của Việt Nam thành sự thật."Tôi khẳng định một lần nữa câu chuyện nghi ngờ lo ngại là không đúng. Chúng ta cùng chung tay, cùng thúc đẩy một thương hiệu Việt Nam không chỉ đẳng cấp mà là top đầu. Đây không chỉ là niềm tự hào quốc gia mà còn là nền tảng phát triển các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam như công nghiệp phụ trợ", ông Vượng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, ông Vượng lý giải việc xây dựng 3 nhà máy tại các nước sẽ giúp VinFast hưởng được những ưu đãi cực lớn. Các nhà máy này là đòn bẩy để VinFast chiếm được thị trường Mỹ.Trong cuộc họp, ông Vượng cũng tiết lộ thông tin Vingroup đang cố gắng hoàn thành thủ tục để niêm yết Vinpearl trong năm nay. Ngoài ra, vị tỷ phú này cho biết công ty riêng của ông là GSM sẽ định hướng phát triển ra toàn cầu, cố gắng IPO ở thị trường nước ngoài. 
Sau vụ Trương Mỹ Lan, TVSI tăng lãi nhưng vẫn kẹt hơn 1.600 tỷ đồng tại SCB
Nhờ giảm mạnh chi phí, TVSI báo lãi sau thuế gần 15 tỷ đồng trong quý I, tăng 17% so với cùng kỳ. Số dư tiền gửi lớn, nhưng chủ yếu mắc kẹt tại SCB.
Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý I cho thấy, doanh thu hoạt động đạt 49,1 tỷ đồng, giảm mạnh 38,2% so với cùng kỳ năm 2023.Doanh thu TVSI chủ yếu đến từ lãi các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt xấp xỉ 32 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,5%. Doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán cũng suy giảm 23,3% còn 8,8 tỷ đồng trong khi doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán chỉ bằng 4,8% so với cùng kỳ, vỏn vẹn mức 1,2 tỷ đồng.Lãi cho vay và phải thu trong quý I giảm gần 41% so với cùng kỳ xuống mức 6,7 tỷ đồng.Chi phí hoạt động cũng giảm mạnh 45,5% so với cùng kỳ xuống 23,5 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu nhờ tiết giảm đáng kể chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán (từ 38 tỷ đồng xuống còn 23,5 tỷ đồng); chi phí hoạt động tự doanh cũng giảm mạnh.TVSI đang có lượng tiền gửi lớn kẹt ở SCB (Ảnh minh họa: TVSI).Kết quả, TVSI có tổng lãi trước thuế 18,1 tỷ đồng và lãi sau thuế 14,9 tỷ đồng, lần lượt tăng 13,6% và 17% so với cùng kỳ.Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, tại thời điểm 31/3, TVSI nắm 1.785,5 tỷ đồng tài sản FVTPL, trong đó có 1.583,6 tỷ là trái phiếu chưa niêm yết; 172,5 tỷ đồng cổ phiếu và 29,4 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi.Dư nợ cho vay cuối quý I ở mức 274,4 tỷ, trong đó 258,9 tỷ đồng là cho vay hoạt động margin.Tại thời điểm 31/3, tổng tài sản TVSI đạt 4.061 tỷ đồng, trong đó công ty có 1.950,6 tỷ đồng và tương đương tiền, tăng nhẹ so với đầu năm. Tiền gửi của khách hàng tại ngày 31/3 là 367,4 tỷ đồng, tăng mạnh gần 100 tỷ đồng so với đầu năm.Mới đây, tại BCTC kiểm toán năm 2023, kiểm toán viên nhấn mạnh, tại ngày 31/12/2023, số dư tiền gửi của TVSI tại SCB khoảng 1.625 tỷ đồng.Con số này bao gồm tiền gửi nhà đầu tư phục vụ nhu cầu thanh toán giao dịch chứng khoán khoảng 889 tỷ đồng và tiền gửi của công ty phục vụ các nghĩa vụ thanh toán khác cho khách hàng khoảng 736 tỷ đồng, số dư chứng chỉ tiền gửi của công ty tại SCB là 29 tỷ đồng không giao dịch được.TVSI đã gửi loạt công văn sang cơ quan chức năng liên quan phê duyệt các lệnh chuyển tiền từ các tài khoản của công ty mở tại SCB sang các tài khoản khác để giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, công ty chưa nhận được phản hồi từ phía cơ quan chức năng.Bên cạnh đó, tại thời điểm phát hành báo cáo (tháng 3/2024), tổng mệnh giá các trái phiếu TVSI đã ký hợp đồng mua lại còn khoảng trên 16.491 tỷ, trong đó số đến hạn chưa thanh toán mà chưa thanh toán được khoảng hơn 16.477 tỷ đồng.Tuy nhiên hiện nay, TVSI không thực hiện được việc thanh toán và gửi thông báo tới các nhà đầu tư là sẽ không thực hiện giao dịch này, đồng thời đang đàm phán về việc hủy hợp đồng hoặc gia hạn thời gian mua lại trái phiếu nhưng việc đàm phán chưa có kết quả cụ thể. TVSI không ghi nhận các khoản trái phiếu này vào báo cáo tài chính.TVSI là đơn vị liên quan tới hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan và một trong những đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông.
Gần 1.000 nhân sự Dược phẩm Meracine xuống đường chạy bộ ủng hộ trẻ em vùng cao
Hội thao Meracine 2024 là dịp để nhân sự Dược phẩm Meracine thêm gắn kết, nêu cao tinh thần thể thao và đóng góp vào quỹ từ thiện "Viết tiếp ước mơ" cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua giải chạy "Hành trình kiến tạo".
Thành lập từ năm 2006 với sứ mệnh "Chuyên tâm vì sức khỏe", Meracine tập trung vào đầu tư phát triển sản phẩm, nâng cao tính an toàn và hiệu quả trong điều trị với các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, từ thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đến dược mỹ phẩm và thiết bị y tế.Bên cạnh đó, con người cũng là yếu tố được Meracine quan tâm hàng đầu, bởi chỉ khi sở hữu đội ngũ giỏi, những sản phẩm được đầu tư, nghiên cứu mới đạt hiệu quả ngày càng cao.Các sản phẩm tiêu biểu của Dược phẩm Meracine: cốm vi sinh Bio-acimin, dầu gội Jasunny, dung dịch vệ sinh Smoovy, gel tẩy tế bào chết Rewhitez.Cụ thể, chuỗi các hoạt động văn hóa doanh nghiệp như cuộc thi ảnh, thi nghiệp vụ, thi tập luyện thể thao… cũng liên tục được tổ chức cho cán bộ nhân viên nhằm kết nối, lan tỏa và duy trì sự gắn kết trong hệ thống. Từ đó, đội ngũ nhân sự luôn an tâm, sẵn sàng tâm thế và tinh thần đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn.Vừa qua, hội thao Meracine 2024 - Meracine Sports Day đã diễn ra tại Hà Nội và TPHCM, thu hút sự tham dự của gần 1.000 nhân sự Meracine trên toàn hệ thống. Ông Nguyễn Đăng Bẩy - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Dược phẩm Meracine - cho biết với mỗi km các vận động viên tham gia chạy thực hiện, công ty sẽ đóng góp 50.000 đồng vào Quỹ từ thiện "Viết tiếp ước mơ" để quyên góp, hỗ trợ và giúp đỡ trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa.Cán bộ nhân viên Meracine hào hứng tham gia giải chạy.Với 2 cự ly 2km và 4km, gần 1.000 vận động viên Meracine đã hoàn thành chặng đường hơn 3.000km trong giải chạy "Hành trình kiến tạo". Mang thông điệp xuyên suốt "Kết sức mạnh - nối thành công", giải chạy không chỉ đơn thuần thúc đẩy tinh thần rèn luyện thể dục thể thao mà còn có ý nghĩa gắn kết vì cộng đồng.Cán bộ nhân viên hệ thống Meracine đã thành công gây quỹ 82,5 triệu đồng cho Quỹ từ thiện "Viết tiếp ước mơ".Chia sẻ tại hội thao, ông Đường Xuân Diệu - đại diện quỹ từ thiện "Viết tiếp ước mơ" - cho biết: "Chúng tôi biết ơn sâu sắc những hành động mang ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn của tập thể nhân viên trong hệ thống Meracine đã dành cho những trẻ em nghèo vùng cao có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi cam kết sẽ dùng số tiền này vào đúng mục đích để góp phần kiến tạo xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn".Meracine Sports Day cũng là sự kiện mở màn cho chuỗi hoạt động chào mừng 18 năm thành lập, hướng tới 20 năm hình thành và phát triển của Dược phẩm Meracine.Tại sự kiện, ông Nguyễn Đăng Bẩy khẳng định: "Việc tổ chức hội thao Meracine 2024 nhằm đem đến trải nghiệm thể thao cho cán bộ nhân viên, vừa là dịp để các thành viên đến từ mọi miền tổ quốc đóng góp trực tiếp vào hoạt động cộng đồng và cũng là cơ hội để các đơn vị thuộc hệ thống Meracine: Dược phẩm Meracine, Nhà máy Meracine, Dược phẩm Herbland, Dược phẩm Tín Phong cùng nhau giao lưu, gắn kết".Meracine Sports Day sẽ trở thành hoạt động thường niên của Meracine, lan tỏa tinh thần thể thao trong Meracine nói riêng và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng nói chung.Bên cạnh đó, hội thao còn tập trung vào các trải nghiệm gắn liền với các giá trị cốt lõi của con người Meracine "Tin vào điều tử tế - tôn trọng con người - dám thay đổi" để gắn kết các thành viên trong hệ thống với nhiều thử thách thú vị như trò chơi phá băng, xây tháp và ghép bức tranh thông điệp. Đặc biệt là màn trình diễn nghệ thuật đến từ Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Bẩy và các cán bộ nhân viên Meracine.Những trò chơi team building đã gắn kết các thành viên một cách khăng khít.Với năng lực đổi mới sáng tạo, Meracine đã và đang nâng tầm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sẵn sàng bước lên một vị thế mới, kỳ vọng sánh ngang với các quốc gia dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, sản xuất dược phẩm. Thông qua những sản phẩm chất lượng, các hoạt động giàu tính nhân văn, Meracine hy vọng đóng góp nhiều lợi ích cho cộng đồng, đền đáp sự mong mỏi, tin yêu của thầy thuốc, người bệnh và khách hàng trên cả nước.
CEO Vinhomes tiết lộ dự báo thị trường bất động sản năm 2024
Tổng giám đốc Vinhomes đánh giá thị trường bất động sản năm 2024 sẽ hồi phục nhưng không nhanh như kỳ vọng.
Thị trường hồi phục nhưng...Ngày 24/4, Công ty cổ phần Vinhomes (Vinhomes - mã chứng khoán: VHM) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024.Tại cuộc họp, nhiều cổ đông quan tâm đến diễn biến thị trường bất động sản trong thời gian tới. Bà Nguyễn Thu Hằng, Tổng giám đốc Vinhomes, đánh giá thị trường năm 2024 sẽ hồi phục nhưng không thực sự nhanh như kỳ vọng.Bà cho biết, cầu nhà ở tại Việt Nam vẫn còn lớn khi tốc độ đô thị hóa cao cùng với dân số trẻ. Nhu cầu lập gia đình, an cư lạc nghiệp, sở hữu nhà của người trẻ hiện vẫn rất lớn.Bà Hằng đánh giá nguồn cung bất động sản sẽ phục hồi tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng. Nhưng nguồn cung vẫn có những hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm có đủ điều kiện về pháp lý, vị trí đảm bảo.Thị trường thời gian qua cho thấy tín hiệu tích cực hơn đối với việc tiếp cận nguồn vốn từ cả doanh nghiệp và khách hàng. Trái phiếu do doanh nghiệp này phát hành trong thời gian gần đây được hấp thụ tốt.Khách hàng mua nhà hiện được hỗ trợ lãi suất tốt hơn so với trước, ví dụ như lãi suất cố định trong 2 năm đầu ở mức 6-6,5%/năm.Sẽ công bố thông tin mở bán nhà ở xã hội sau khi xong thủ tụcÔng Phạm Thiếu Hoa - Chủ tịch HĐQT Vinhomes - bổ sung thêm rằng việc 3 luật liên quan đến bất động sản được Quốc hội thông qua sẽ giúp thị trường minh bạch, rõ ràng hơn. Đây là điểm sáng cho thị trường trong năm nay.Ông cho biết doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh thi công hoàn thiện các dự án hiện hữu và thúc đẩy triển khai dự án mới nhằm đón đầu sự phục hồi của thị trường. Đơn vị này định hướng không ngừng đổi mới, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường tiện ích và thu hút cộng đồng quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản.Trả lời câu hỏi của cổ đông về các dự án trọng điểm sắp tới, ông Hoa nói một số đang trong quá trình triển khai thủ tục pháp lý. Theo đó, việc ra mắt các dự án mới sẽ được thực hiện sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý và cần nhắc thời điểm phụ thuộc với tình hình thị trường.  Đối với phân khúc nhà xã hội, ông chia sẻ thông tin rằng đầu năm nay Vinhomes đã khởi công 2 dự án nhà ở xã hội ở Hải Phòng và Khánh Hòa, song song với việc hoàn thiện thủ tục pháp lý. Doanh nghiệp sẽ công bố thông tin mở bán sau khi hoàn thiện các thủ tục.Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch Vinhomes (Ảnh: VHM).Chiến lược cải thiện hệ thống kinh doanh onlineBáo cáo với cổ đông, bà Nguyễn Thu Hằng cho biết thị trường bất động sản năm 2023 tiếp tục chịu tác động bởi tình hình tín dụng thắt chặt và những vướng mắc về pháp lý.Tuy nhiên, tình hình dần cải thiện ở nửa sau năm 2023 nhờ động thái quyết liệt của Chính phủ trong việc tháo gỡ pháp lý cho hàng loạt dự án, nới lỏng các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và thực hiện nhiều đợt điều chỉnh giảm lãi suất.Tổng doanh thu thuần hợp nhất năm 2023 của Vinhomes đạt 103.577 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch năm 12% và tăng 15% so với năm 2022, đạt 33.533 tỷ đồng, tương đương thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) đạt 7.664 đồng.Năm 2024, Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu đạt 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 35.000 tỷ đồng.Trong phần phát biểu của mình, ông Phạm Thiếu Hoa chia sẻ, năm nay doanh nghiệp tiếp tục kiện toàn kênh phân phối và đẩy mạnh mô hình O2O, xây dựng bổ sung hệ thống phân phối tự doanh song song với hệ thống đại lý đang có.Đây là một bước đi chiến lược nhằm chuẩn bị sẵn sàng đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản.Ông Hoa cho biết công ty sẽ tiếp tục cải thiện hệ thống kinh doanh online, hướng tới nâng cao trải nghiệm mua hàng, minh bạch hóa chính sách và giá cả sản phẩm, tạo dựng niềm tin và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng."Khối kinh doanh online của Vinhomes được kỳ vọng sẽ cùng với 2 kênh phân phối còn lại tạo thành kiềng ba chân trong hoạt động kinh doanh bán lẻ bất động sản, thúc đẩy thanh khoản trên thị trường", Chủ tịch Vinhomes trình bày.
Khách hàng FWD được cá nhân hóa trải nghiệm bảo hiểm nhờ AI
Trong kỷ nguyên số hóa bùng nổ hiện nay, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành công cụ để doanh nghiệp bán lẻ, dịch vụ tài chính, bảo hiểm sử dụng nhằm cá nhân hóa và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
FWD đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ AI vào quy trình nghiệp vụ nhằm mang lại những sản phẩm đột phá và trải nghiệm khác biệt cho khách hàng, với mong muốn khách hàng luôn cảm thấy được thấu hiểu, được quan tâm và được trân trọng qua mỗi lần tương tác với FWD.FWD không những mang đến khách hàng những sản phẩm đột phá và trải nghiệm khác biệt nhờ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ AI vào quy trình nghiệp vụ mà còn nỗ lực đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy được thấu hiểu qua mỗi lần tương tác.FWD bắt đầu hành trình ứng dụng AI vào năm 2019 và hiện có gần 200 mô hình AI đang được ứng dụng trên toàn bộ tập đoàn, với hơn 600 trường hợp sử dụng AI được triển khai thực tế. Vào đầu năm 2024, tập đoàn này cũng đã công bố hợp tác với Tập đoàn Microsoft để cải tiến quy trình và nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc đẩy mạnh ứng dụng các sáng kiến AI tạo sinh thông qua dịch vụ Azure OpenAI và các đổi mới sáng tạo khác dành cho doanh nghiệp của Microsoft.Với việc đẩy mạnh ứng dụng các sáng kiến AI tạo sinh, tập đoàn này kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích nhờ mạng lưới riêng, khả năng giám sát và bảo mật của nền tảng đám mây Microsoft Azure cũng như các mô hình AI hiện đại, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng khi tham gia bảo hiểm, đảm bảo các hoạt động kinh doanh an toàn và có trách nhiệm.FWD ứng dụng gần 200 mô hình AI để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàngTại Việt Nam, những nỗ lực nâng cao trải nghiệm khách hàng với AI của FWD cũng được đánh giá cao qua các giải thưởng uy tín, điển hình như tại Giải thưởng Rồng Vàng 2024, FWD được vinh danh với danh hiệu "Leading Enterprise in AI-Driven Customer Experience" (Doanh nghiệp dẫn đầu về ứng dụng AI nâng cao trải nghiệm khách hàng) nhờ những nỗ lực ứng dụng công nghệ hiện đại để cải tiến các hoạt động tiếp thị, quản lý chất lượng các kênh phân phối và tư vấn tài chính, thẩm định, giải quyết quyền lợi bảo hiểm và chăm sóc khách hàng.AI cũng đang là công cụ hữu hiệu giúp FWD không chỉ nắm bắt nhu cầu thực sự của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác hơn, mà còn dự đoán xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Qua đó, FWD có thể tăng cường mối quan hệ, sự gắn bó giữa khách hàng và thương hiệu, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững.FWD Việt Nam cho hay tin tưởng việc ứng dụng các sáng kiến công nghệ tương lai như AI để thiết lập nên những tiêu chuẩn và mô hình triển khai AI thực tiễn là nền tảng giúp doanh nghiệp này cá nhân hóa và định hình tương lai trải nghiệm khách hàng trong ngành bảo hiểm.
Sếp Nvidia đến Việt Nam làm việc về bán dẫn, AI
Sau chuyến thăm của ông Jensen Huang - Chủ tịch Nvidia, phó chủ tịch tập đoàn này lại đến Việt Nam. Mới đây, ông Keith Strier, Phó chủ tịch Tập đoàn Nvidia, gặp Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Keith Strier, Phó chủ tịch Tập đoàn Nvidia, ngày 22/4. Ông Nguyễn Chí Dũng đã chia sẻ các thông tin về chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI tại Việt Nam; đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn; về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; về cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án công nghệ cao, bán dẫn và AI vào Việt Nam.Sau buổi làm việc, đoàn công tác của tập đoàn chip này đã tới thăm cơ sở của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (NIC Hòa Lạc).  Đoàn dự kiến sẽ làm việc với một số bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tại Việt Nam.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc cùng lãnh đạo Tập đoàn Nvidia (Ảnh: MPI).Trước đó, ngày 9/12/2023, ông Jensen Huang - Chủ tịch Nvidia - thăm và làm việc tại Việt Nam. Ông Jensen Huang đánh giá cao tiềm năng và cơ hội của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn và AI, đặc biệt là nguồn nhân lực của Việt Nam trong lĩnh vực này. Ông nêu rõ AI là làn sóng mới xuất hiện và lớn hơn cả PC, Internet và điện toán đám mây, sẽ cách mạng hóa mọi ngành công nghiệp.Việc xây dựng một nền tảng văn hóa tập trung vào các hoạt động STEM, một đội ngũ kỹ sư phần mềm hùng hậu, cơ sở hạ tầng vững mạnh trong sản xuất công nghệ và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc chuyển đổi đất nước dựa vào công nghệ, Việt Nam được định vị để đón đầu làn sóng AI mới."Chúng tôi mong muốn biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và đổi mới AI lớn của Nvidia", ông Jensen Huang khẳng định. 
Vụ tai nạn 7 người tử vong: Hồ sơ Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái
Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái lỗ lũy kế đến cuối năm 2023, nợ ngắn hạn vượt quá tổng tài sản ngắn hạn, bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái (tỉnh Yên Bái) khiến 7 người tử vong.Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 2/9/1980. Tên gọi ban đầu là Nhà máy Xi măng Yên Bái, trụ sở chính đặt tại số 274 đường Hương Lý, tổ 12 thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.Ngày 17/12/2003, UBND tỉnh Yên Bái có quyết định về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Nhà máy Xi măng Yên Bái thành Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái.Ngày 1/1/2004, doanh nghiệp này chính thức đi vào hoạt động theo mô hình cổ phần. Đến tháng 12/2007, công ty được đổi tên như hiện tại - Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh xi măng; khai thác, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu khoáng sản cacbonat canxi.Khu vực xưởng tại Yên Bái đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong (Ảnh: Văn Yên).Theo báo cáo thường niên 2023, Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái có nhà máy xi măng với công suất đạt 450.000 tấn clinker/năm, có 2 dây chuyền nghiền xi măng công suất 900.000 tấn xi măng/năm.Công ty cũng có nhà máy chế biến cacbonat canxi được đầu tư xây dựng theo công nghệ Châu Âu với thiết bị do Cộng hòa Liên bang Đức, Tây Ban Nha và Trung Quốc chế tạo. Đến nay, nhà máy có 22 dây chuyển nghiền sản phẩm bột cacbonat canxi siêu mịn, công suất 300.000 tấn/năm.Ngoài ra, công ty cũng có xí nghiệp khai thác đá làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng và chế biến cacbonat canxi. Xí nghiệp quản lý thiết bị và tổ chức khai thác trên 2 mỏ với diện tích 19,67ha, sản lượng hàng năm trên 500.000m3. Dây chuyền chế biến đá hạt tại mỏ với công suất chế biến 50.000 tấn/năm.Theo kế hoạch, công ty sẽ tăng năng suất lò nung clinker, đầu tư thêm dây chuyền nghiền số 3 để đưa tổng năng lực nghiền tại nhà máy xi măng lên 1,2 triệu tấn/năm.Song song với việc tăng sản lượng nhà máy sản xuất xi măng và chế biến bột cacbonat canxi, công ty cũng đang tập trung mở rộng đầu tư khai thác đá trắng; đầu tư khai trường khai thác, mua thêm thiết bị khai thác, vận chuyển... nhằm ổn định nguyên liệu cho 2 nhà máy khi tăng công suất.Cuối năm 2023, Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái có 4 cổ đông lớn chiếm 45,2% vốn điều lệ doanh nghiệp. Theo thông tin công bố, ông Vũ Xuân Nguyên - Chủ tịch HĐQT - nắm 14,49% vốn. Ông Phạm Quang Phú và ông Phạm Việt Thương - đều là Thành viên HĐQT - sở hữu lần lượt 12,88% và 9,61% vốn.Năm 2023, doanh nghiệp đạt hơn 962 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế gần 8,4 tỷ đồng. Trong khi doanh thu tăng 12% thì  lợi nhuận chỉ tương đương năm trước. Biên lợi nhuận gộp khoảng 9,4%, không biến động nhiều so với năm trước do giá vốn vẫn chiếm tỷ trọng lớn.Đến cuối năm 2023, Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái lỗ lũy kế 11,4 tỷ đồng, chiếm gần 10% vốn chủ sở hữu. Nợ ngắn hạn vượt quá tổng tài sản ngắn hạn là 167 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 cho rằng những điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.Tuy nhiên, do tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, tăng sản lượng dẫn tới kết quả kinh doanh của công ty vẫn có lãi và có chiều hướng phát triển tích cực. Ngoài ra, do chứng minh được năng lực tài chính và định hướng phát triển kinh doanh tốt, công ty vẫn được các ngân hàng cho vay vốn.Vì vậy, nguồn vốn hoạt động của công ty luôn duy trì ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Ban tổng giám đốc công ty cho rằng việc lập báo cáo tài chính theo giả định hoạt động liên tục vẫn là phù hợp.Báo cáo của UBND tỉnh Yên Bái nêu nguyên nhân ban đầu khiến 7 công nhân tử vong được xác định là do sự cố động cơ điện của máy nghiền đá dẫn tới vụ tai nạn khiến các công nhân đang trực tiếp bảo dưỡng, sửa chữa bị thương vong.Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện, yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao?
Từ những ngày đầu tháng 4, Tổng công ty Điện lực TPHCM liên tục có cảnh báo gửi tới khách hàng về việc hóa đơn tiền điện tháng 4 sẽ tăng đột biến.
Nguyên nhân được Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) chỉ ra là do lượng điện năng tiêu thụ trong tháng 4 năm nay tăng cao, bởi thời tiết nắng nóng bất thường kéo dài liên tục, với nền nhiệt trung bình trên 35 độ C và lên tới 40 độ C vào buổi trưa, khiến nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát như máy lạnh, quạt điện… tại các công ty, xí nghiệp và hộ gia đình tăng cao.Điều đó dẫn tới việc điện năng tiêu thụ sẽ rơi vào bậc 4-5-6 theo Quy định về giá bán lẻ điện của Bộ Công Thương ban hành năm 2023.Cụ thể tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TPHCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn thành phố, có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên (chiếm 75% tổng số khách hàng hộ gia đình) với sản lượng điện tiêu thụ trên 1,44 tỷ kWh (chiếm 52,38% tổng sản lượng và tăng 20% tháng 3/2024).Trong đó, có những ngày thành phố tiêu thụ điện vượt 100 triệu kWh/ngày, cụ thể như ngày 24/4 là 101,47 triệu kWh, 25/4 là 103,99 triệu kWh, 26/4 là 103,46 triệu kWh. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới việc hóa đơn tiền điện tháng 4 năm nay tăng cao so với các tháng trước.Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, nền nhiệt tháng 5 có giảm so với tháng 4 nhưng vẫn còn ở mức cao, vì vậy EVNHCMC khuyến nghị khách hàng, các hộ gia đình thực hiện những giải pháp tiết kiệm điện, nhất là các thiết bị làm mát như máy lạnh, quạt hơi nước…Bên cạnh đó, UBND TPHCM cũng ban hành công văn số 2325 ngày 26/4 về đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn thành phố trong mùa khô, năm 2024 và các năm tiếp theo.EVNHCMC khuyến nghị khách hàng, các hộ gia đình thực hiện những giải pháp tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng.Lãnh đạo TPHCM đề nghị đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, tòa nhà văn phòng cần điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên, mở máy điều hòa trễ 60 phút và tắt máy điều hòa sớm 60 phút so với giờ bắt đầu và giờ kết thúc làm việc, tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng, khuyến khích di chuyển bằng cầu thang bộ giữa các tầng gần nhau, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên tại phòng làm việc.Đối với các trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ, ngoài các yêu cầu trên cần tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí, quảng cáo, bảng hiệu từ 22h, tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải khi có đề nghị từ công ty điện lực, khuyến khích sử dụng máy phát điện dự phòng để chủ động thêm nguồn cung cấp điện. Các cơ sở công nghiệp, cơ sở sản xuất dịch chuyển một phần hoạt động sản xuất sau 22h.Đối với các hệ thống chiếu sáng giao thông điều chỉnh thời gian mở đèn trễ 30 phút và tắt đèn sớm 30 phút so với kế hoạch hiện nay, trên cơ sở đảm bảo an toàn giao thông, giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng từ 22h tại các tuyến đường có lưu lượng giao thông ít.Đối với các hệ thống chiếu sáng quảng cáo, trang trí nên tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng quảng cáo từ 22h, tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22h.Các hộ gia đình thực hiện triệt để những biện pháp tiết kiệm điện trong hộ gia đình, tắt thiết bị khi không sử dụng, sử dụng máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên trong nhà.
ROX Cons được vinh danh tại 2 bảng xếp hạng của Vietnam Report
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng ROX Cons Việt Nam vào "Top 10 nhà thầu xây dựng hạ tầng - công nghiệp năm 2024" và "Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam" theo khảo sát của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report).
Ông Mai Xuân Diệu, Tổng giám đốc ROX Cons, nhận chứng nhận xếp hạng từ Vietnam Report.Tái cấu trúc để vững vàng vượt khóBảng xếp hạng đến từ kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan nhằm ghi nhận và tôn vinh những doanh nghiệp trụ cột của ngành xây dựng.Đại diện ROX Cons (tiền thân là TNCons Vietnam) cho biết: "Trong năm 2023, ngành xây dựng phải đối mặt với khó khăn chồng khó khăn vì nguồn cung công việc giảm, nợ đọng, biến động giá nguyên vật liệu… Tuy nhiên, năng lực tài chính tốt và việc thực hiện các chiến lược trọng tâm như tăng cường công tác quản trị rủi ro, tái cấu trúc doanh nghiệp, phát triển văn hóa và tăng cường đào tạo, cải thiện chất lượng nhân sự đã giúp ROX Cons vững vàng vượt khó".Việc thực hiện những chiến lược trọng tâm giúp ROX Cons đi qua khó khăn, khẳng định tiềm lực.Cũng theo vị đại diện này, Công ty ROX Cons đã khẳng định được tiềm lực vững mạnh khi đưa loạt dự án khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long về đích đúng tiến độ. Trong số đó có thể kể đến những cái tên như TNR Stars Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), TNR Stars Đồng Hới (Quảng Bình), TNR Amaluna (Trà Vinh), TNR Stars Đông Hải (Bạc Liêu)…Một dự án do ROX Cons làm tổng thầu.Doanh thu trong lĩnh vực hạ tầng - công nghiệp chiếm 14% tổng doanh thu của ROX Cons trong năm 2023 và hứa hẹn sẽ tăng trưởng trong các năm tới khi công ty đang là tổng thầu của 3 dự án khu công nghiệp mới và rất nhiều dự án dân dụng khác.Bồi đắp nội lực để chuyển mìnhVới tầm nhìn trở thành top 5 tổng thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam, ban lãnh đạo ROX Cons chú trọng về việc đầu tư phát triển đội ngũ. Mỗi năm, công ty đều tổ chức hàng chục khóa đào tạo cho cán bộ nhân viên nhằm thay đổi tư duy, tăng kỹ năng lãnh đạo, quản lý và hoạch định công việc…Tháng 12/2023, doanh nghiệp này đã ra mắt nền tảng văn hóa ROX Cons, hướng đến bồi đắp nội lực sẵn sàng cho những bước chuyển mình mạnh mẽ.Đại diện ROX Cons Vietnam cho biết: "Chúng tôi rất vinh dự khi có mặt trong "Top 10 nhà thầu xây dựng hạ tầng - công nghiệp năm 2024" và "Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam" của Vietnam Report.Giải thưởng là sự công nhận khách quan với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ROX Cons trong những năm qua. Ngay khi đại dịch Covid-19 bắt đầu tạo ra chuỗi đứt gãy của ngành, chúng tôi đã bắt đầu tái thiết, điều chỉnh chiến lược để thoát ra khỏi cơn khủng hoảng, duy trì hoạt động kinh doanh và tính cạnh tranh".Vị đại diện này còn cho biết ROX Cons không chỉ tái cấu trúc doanh nghiệp mà còn tái thiết văn hóa, xây dựng và ra mắt nền tảng văn hóa ROX Cons để phát triển bền vững bằng nguồn nội lực bên trong. Trong những năm tới, công ty sẽ tiếp tục đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để tạo đà bứt phá.Thành lập năm 2015, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, ROX Cons Vietnam là một trong những mảnh ghép quan trọng của Tập đoàn đa ngành ROX. Sau 8 năm, quy mô công ty không ngừng được mở rộng với vốn điều lệ tăng từ 100 tỷ lên 400 tỷ đồng. ROX Cons Vietnam là tổng thầu của 8 khu công nghiệp, hơn 100 khu đô thị, chuỗi khách sạn SOJO Hotels và hàng loạt dự án chung cư, cao tầng khác.
Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đi thị trường Hồi giáo
Sáng ngày 2/5, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan (gọi tắt Visakan), thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Hùng Nhơn, đã tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.
Ông Joseph John Gargadi - Đại biện lâm thời Đại sứ quán liên bang Nigeria tại Việt Nam - phát biểu tại sự kiện.Tham dự lễ có ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Mohammad Lutfor Rahman, Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam.Ngoài ra còn có ông Joseph Jonh Gargadi, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Liên bang Nigeria tại Việt Nam, ông Soe Ko Ko, Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam, đại diện tham tán thương mại các nước Đan Mạch, Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Myanmar, Nigeria, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn, ông Trần Văn Bình, Tổng giám đốc Visakan, ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus toàn cầu, ông Johan Van Den Ban, Tổng giám đốc De Heus Việt Nam.Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Bắc Ninh nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung, đánh dấu một bước phát triển mới trong việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thuốc thú y theo công nghệ hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe của thị trường thế giới."Halal là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới với hàng loạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chính vì vậy, việc Visakan xuất khẩu lô hàng thuốc thú y sang thị trường Halal được xem là bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển của Tập đoàn Hùng Nhơn", bà Nguyễn Hương Giang chia sẻ.Thông tin tại buổi lễ, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết đây là lần đầu tiên Visakan xuất khẩu thuốc thú y sang thị trường Hồi giáo.Ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Sinh học Visakan - phát biểu tại sự kiện.Theo báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu, ước tính chi tiêu cho thực phẩm Halal tăng nhanh từ 1.400 tỷ USD của năm 2020 lên 1.900 tỷ USD vào năm 2030, và gần 5.000 tỷ USD vào năm 2050.Do vậy, đây là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam với lợi thế sở hữu nguồn nguyên liệu thô dồi dào, lại nằm ở châu Á, nơi có khoảng 62% dân số Hồi giáo của thế giới.Tuy nhiên, theo ông Vũ Mạnh Hùng, thị trường các quốc gia Hồi giáo là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới. Muốn đưa hàng hóa vào thị trường này doanh nghiệp phải đạt chuẩn Halal. Đây được xem là tiêu chuẩn nghiêm ngặt của đạo Hồi, từ các thành phần nhỏ nhất cho đến khâu quan trọng là chế biến.Do những khó khăn và quy định ngặt nghèo của tiêu chuẩn Halal đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, các sản phẩm Halal xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản và nguyên liệu đầu vào.Các đại biểu thực hiện nghi thức lô hàng thuốc thú y xuất khẩu đi thị trường Halal.Tại sự kiện, ông Gabor Fluit đã chia sẻ về chiến lược hợp tác với Hùng Nhơn. Theo đó, 2 "đầu tàu" là De Heus và Hùng Nhơn cùng các thành viên sẽ xây dựng chuỗi liên kết khép kín, hoạt động theo mô hình xanh, bền vững. Đây cũng là hướng đi đang được các tập đoàn toàn cầu theo đuổi, đó là mô hình "từ trang trại đến bàn ăn".Ông Vũ Mạnh Hùng chia sẻ thêm thông tin, ngày 18/5 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND tỉnh Tây Ninh, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus sẽ tổ chức chuỗi sự kiện, bao gồm: Lễ khánh thành khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh, Lễ khởi công 7 dự án trọng điểm Tổ hợp khu nông nghiệp công nghệ cao DHN Tây Ninh, Lễ công nhận vùng an toàn dịch bệnh tại tỉnh Tây Ninh và công bố Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm gia cầm sang thị trường Halal.Giới thiệu về lô hàng xuất khẩu, ông Trần Văn Bình, Tổng giám đốc Visakan, cho biết lô hàng xuất khẩu sang Indonesia này gồm thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD.Các đại biểu thực hiện Nghi thức ký kết MoU giữa 3 doanh nghiệp gồm Visakan (Sakan), PT. Ekasapta Wijayatangguh (Indonesia) và De Heus IndonesiaĐây là các sản phẩm được Bộ NN&PTNT cấp chứng chỉ WHO - GMP/GLP/GSP (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới) cho 2 nhà máy NonBetalactam và Betalactam với 5 dây chuyền gồm: thuốc bột, thuốc tiêm, thuốc uống, cốm và hỗn dịch tiêm. Đặc biệt, Sakan hiện đang sở hữu phòng thí nghiệm (phòng Lab) đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.Theo ông Trần Văn Bình, Sakan hiện có trên 200 sản phẩm được cấp phép lưu hành trên thị trường nội địa, với đối tác là các công ty thức ăn chăn nuôi, nhà phân phối, trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên cả nước.Ngoài thị trường Indonesia, 23 dòng sản phẩm mang thương hiệu Sakan đã có mặt tại 13 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện một số sản phẩm mang thương hiệu Sakan đang được phân phối độc quyền bởi Visakan.Theo kế hoạch, năm 2024, Visakan ước đạt doanh thu trên 300 tỷ đồng (tương đương 10,7 triệu USD). Mục tiêu doanh thu cho giai đoạn 2025-2030 là trên 1.200 tỷ đồng (tương đương 48 triệu USD).Cùng với Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên đi thị trường Hồi giáo, 3 doanh nghiệp gồm Visakan (Sakan), PT. Ekasapta Wijayatangguh (Indonesia) và De Heus Indonesia đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm thuốc thú y, thuốc sát trùng tại Indonesia.
Việt Nam đang có gì để đón các "đại bàng" công nghệ?
Chia sẻ về việc nhiều "đại bàng" lớn đến Việt Nam nhưng lại đầu tư ở các quốc gia khác, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đây là chuyện bình thường và việc đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung đã chia sẻ về khả năng thu hút đầu tư của Việt Nam với các tập đoàn công nghệ lớn đặc biệt là các tập đoàn bán dẫn. Thứ trưởng cho biết, thời gian qua, Việt Nam rất cố gắng để vận động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ."Các doanh nghiệp đầu tư không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, việc họ đến Việt Nam và đầu tư ở các quốc gia khác là chuyện bình thường", ông chia sẻ.Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc đầu tư của các tập đoàn lớn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là các yếu tố khách quan như tình hình địa chính trị - kinh tế; xu hướng đầu tư và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và các vấn đề về an ninh.Bên cạnh đó, các yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp, nhà đầu tư là chiến lược, mục tiêu phát triển, mức độ phù hợp đối với địa bàn đầu tư, nguồn lực và khả năng triển khai.Cuối cùng là sự sẵn sàng của Việt Nam về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung chia sẻ tại họp báo (Ảnh: VGP).Về thể chế, Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.Đặc biệt, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế đặc thù ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn công nghệ, trong đó có ngành chip, bán dẫn."Các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng các ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam", ông Trung nhấn mạnh.Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ đang được tập trung đầu tư đồng bộ, hoàn thiện về đường bộ, đường thủy và đường không.Ngoài ra, Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm ưu tiên cung cấp điện ổn định cho các dự án đầu tư và hướng tới phát triển năng lượng bền vững.Không những vậy, Việt Nam cũng đã tập trung phát triển các khu công nghệ cao. Như Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và các khu công nghệ cao đã được đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và có các cơ chế, chính sách ưu đãi tạo các điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động.Về nguồn nhân lực, Việt Nam đang có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín trong lĩnh vực bán dẫn và các doanh nghiệp lớn có nguồn lực và sẵn sàng hợp tác phát triển.Bên cạnh đó 3 yếu tố trên, các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao là sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn công nghệ lớn. Thứ trưởng cho biết lãnh đạo Tập đoàn Nvidia đã liên tục thăm Việt Nam và cam kết hợp tác về AI và bán dẫn.Các khả năng hợp tác bao gồm xây dựng các trung tâm siêu tính toán tại Việt Nam, đào tạo nhân lực cho AI và công nghiệp bán dẫn, phát triển hệ sinh thái cho nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp về AI.
Việt Nam tăng tốc đào tạo nhân tài cho cuộc đua công nghiệp bán dẫn
Để nhanh chóng phát triển được nguồn nhân lực ngành công nghệ cao, Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình phát triển thông qua hợp tác với Samsung, Google, Meta, Synopsys, Cadence, Siemens.
Bắt tay Samsung, Google, Meta đào tạo nhân lực công nghệĐể Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới, việc chủ động và nhanh chóng nắm bắt cơ hội của làn sóng đổi mới công nghệ toàn cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng.Trong thời gian gần đây, hàng loạt động thái thúc đẩy đổi mới sáng tạo đã được Chính phủ triển khai như ban hành chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), phát triển mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam trên toàn cầu. Trong các thành tố của hệ sinh thái, nguồn nhân lực chính là yếu tố đặc biệt quan trọng và cần đầu tư bài bản để phát triển lâu dài, hiệu quả. Đây cũng là tinh thần triển khai chủ trương của Nghị quyết Đại hội XIII về nguồn lực con người.Phát biểu tại lễ khai giảng chương trình phát triển nhân tài công nghệ cao (SIC) diễn ra vào sáng 3/5, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ đạo triển khai nhiều chương trình phát triển nguồn nhân lực hợp tác với Google, Meta, Synopsys, Cadence, Siemens.Chương trình phát triển nhân tài công nghệ khai giảng được triển khai với sự hợp tác giữa Samsung và NIC với mục tiêu đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và dần trở thành điểm đến của đổi mới sáng tạo trong khu vực và thế giới.Cụ thể, Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 2 lớp đào tạo về Trí tuệ nhân tạo, 2 lớp đào tạo về Internet Vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) và 2 lớp đào tạo về Dữ liệu lớn dành cho khoảng 200 sinh viên đến từ một số trường đại học. Những chương trình này là một trong những bước đi để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn. Trong đó dự kiến có khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế và 35.000 kỹ sư cho các công đoạn còn lại của ngành công nghiệp bán dẫn.Ông Choi Joo Ho - Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam - khẳng định Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Gần đây, thế mạnh của Việt Nam được thể hiện rõ nét hơn trên các phương diện chính trị, nhân lực, cơ sở hạ tầng và thu hút được ngày càng nhiều sự chú ý trên toàn thế giới. Đặc biệt, tầm quan trọng của Việt Nam trong ngành Công nghệ thông tin công nghệ cao mà tập đoàn này cũng đang tập trung đầu tư và phát triển, được kỳ vọng sẽ trở nên nổi bật hơn nữa."Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến", ông Choi Joo Ho cho biết.Ông Choi Joo Ho - Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam phát biểu tại Lễ khai giảng chương trình đào tạo (Ảnh: MPI).Việt Nam đứng trước cơ hội "nghìn năm có một"Trao đổi tại hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn do Thủ tướng Chính phủ chủ trì mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá với bối cảnh và lợi thế trên, Việt Nam đang có cơ hội "nghìn năm có một" để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.Công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến các nước khu vực châu Á để đặt trụ sở, nhà máy. Ước tính nhu cầu thế giới sẽ cần tăng thêm hơn 1 triệu nhân sự vào năm 2030 cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói và kiểm thử chip. Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn, như quyết tâm chính trị cao; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; lực lượng lao động có chất lượng; có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển.Để nắm bắt và hiện thực hóa được cơ hội này Việt Nam cần triển khai nhanh trong thời gian không nên quá 24 tháng và tập trung vào 3 nội dung cốt lõi: Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực; đồng bộ hạ tầng điện, nước, giao thông, cáp quang, công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.
Hành trình trở thành tỷ phú của "ông trùm" Netflix
Reed Hastings đã nảy ra ý tưởng sáng lập Netflix sau khi có trải nghiệm tệ với cửa hàng cho thuê phim. Sau 37 năm, ông trở thành tỷ phú nhờ vào sự tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu Netflix.
Reed Hastings, nhà đồng sáng lập của dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix, sinh ra tại Boston, Mỹ.Sau khi tốt nghiệp trung học, thay vì tiếp tục theo học đại học ngay sau đó, ông đã trì hoãn lại việc học để đi làm nhân viên bán máy hút bụi trong một năm trước khi theo đuổi chuyên ngành toán học tại đại học Stanford. Tốt nghiệp đại học và đi làm một vài năm, Hastings cùng với 2 người bạn của mình là Raymond Peck và Mark Box đã thành lập Pure Software vào năm ông 31 tuổi. Sản phẩm này được ông coi là một công cụ gỡ lỗi cho các kỹ sư. Chia sẻ với The Times về trải nghiệm của mình khi điều hành Pure Software, Hastings cho biết: "Khi chèo thuyền kayak, nếu bạn chỉ tập trung vào những vấn đề tiêu cực và nhìn chằm chằm vào chúng, có khả năng bạn sẽ đối mặt với nguy hiểm. Vì vậy, tôi luôn tập trung vào những điều tôi hướng đến và làm mọi cách để đạt được nó. Tôi không để ý đến hoài nghi của người khác và không để chúng làm phiền tâm trí của mình".Doanh nghiệp đầu tiên của Reed Hastings đã đạt được thành công ngoài mong đợi, ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng.2 năm sau đó, công ty có tên Rational Software đã mua lại Pure Software với giá 750 triệu USD. Thương vụ này đã tạo ra cơ hội cho Hastings, đặt nền móng cho ông bắt đầu hành trình của mình với Netflix.Được biết, ý tưởng dẫn Hastings đến với mô hình kinh doanh dịch vụ Netflix là khi ông có một trải nghiệm tồi tệ với cửa hàng cho thuê phim truyền thống. Sau đó, trong một lần trên đường đi đến phòng tập gym, trong đầu ông đã nảy ra một mô hình kinh doanh cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến mà người dùng chỉ cần chi trả khoảng 30-40 USD một tháng để xem lượng video tùy thích.Reed Hastings, nhà đồng sáng lập của dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix (Ảnh: Getty).Năm 1997, Netflix ra đời dưới sự quản lý của Reed Hastings và doanh nhân Marc Randolph. Tuy nhiên, Randolph đã rời khỏi công ty sau thời gian dài giữ vị trí lãnh đạo 5 năm sau đó.Chỉ trong năm đầu tiên, Netflix đã thu hút 239.000 người đăng ký. Phương thức hoạt động của họ vào thời điểm đó là cho người dùng liệt kê danh sách toàn bộ đĩa DVD mà họ muốn xem trên trang Netflix.com, sau đó công ty sẽ gửi từng đĩa vào trong các phong bì màu đỏ. Người đăng ký có thể giữ phim bất kỳ thời gian nào mà không phải lo lắng về phí trễ hạn.Tuy nhiên sau đó Reed Hastings lại tách gói đăng ký DVD truyền thống của Netflix và phân loại mảng kinh doanh phát trực tuyến còn non trẻ thành các dịch vụ riêng biệt với các mức phí khác nhau. Hành động này đã đẩy công ty vào một cuộc khủng hoảng lớn.Khách hàng của Netflix đã trải qua cảm giác không hài lòng, thậm chí là sự phẫn nộ khi phải đối mặt với các tùy chọn đăng ký mới. Điều này khiến giá cổ phiếu của Netflix giảm đến 75% vào cuối năm 2011. Sau những thách thức, Netflix dần khôi phục lại danh tiếng của mình nhờ vào đánh giá cao về nội dung từ các nhà phê bình. Hiện tại, Netflix như một đại gia trong ngành giải trí với 230,75 triệu thành viên trả phí trên toàn cầu.Trong quý IV năm ngoái, Trung Đông và châu Phi là khu vực ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất với hơn 5 triệu tài khoản được mở mới. Đây cũng là khu vực đóng góp đến 2,78 tỷ USD trong tổng số 8,83 tỷ USD doanh thu của doanh nghiệp trong quý vừa qua.
Kỳ lân WeWork nộp đơn xin phá sản vào tuần tới
Thua lỗ liên tiếp và nợ nần chồng chất bất chấp khoản tiền lớn từ SoftBank, WeWork, start up từng được định giá 47 tỷ USD, có thể sẽ dừng hoạt động vào tuần tới.
Theo Reuters, WeWork có kế hoạch nộp đơn xin phá sản, sớm nhất vào tuần tới. Công ty đang phải vật lộn với khoản nợ khổng lồ và thua lỗ liên miên.Cổ phiếu WeWork giảm 32% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa khi tờ Wall Street Journal đưa tin này. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu WeWork đã giảm khoảng 96%.Được SoftBank hậu thuẫn, WeWork là start up về văn phòng chia sẻ (co-working), từng được định giá đến 47 tỷ USD vào năm 2019. Là con cưng của giới đầu tư mạo hiểm, nhưng hiệu quả hoạt động của họ không đạt kỳ vọng.WeWork đã gặp nhiều khó khăn kể từ khi kế hoạch chào bán ra công chúng (IPO) thất bại vào năm 2019, do sự hoài nghi của các nhà đầu tư với mô hình văn phòng chia sẻ. Đồng thời, nhà đầu tư cũng lo lắng về các khoản thua lỗ lớn mà start up này đang gánh.Cùng năm đó, nhà đồng sáng lập công ty Adam Neumann cũng bị sa thải sau các bê bối về phong cách quản lý.WeWork có kế hoạch nộp đơn xin phá sản, sớm nhất vào tuần tới (Ảnh: Forbes).Những khó khăn của WeWork không giảm bớt trong những năm tiếp theo. Công ty cuối cùng cũng IPO với mức định giá thấp hơn rất nhiều. Bất chấp việc SoftBank đã rót hàng tỷ USD để chống đỡ, WeWork vẫn tiếp tục lỗ.Tính tới cuối tháng 6, công ty có 2,9 tỷ USD nợ dài hạn và hơn 13 tỷ USD tiền thuê mặt bằng phải trả. Theo Reuters, chi phí lãi vay tăng cao đang gây tổn hại cho lĩnh vực bất động sản thương mại.Trong tháng 8, WeWork đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động khi hàng loạt lãnh đạo cấp cao rời công ty. Giám đốc điều hành Sandeep Mathrani cũng đã từ chức trong năm nay.Trước đó, WeWork cho biết đã ký thỏa thuận với các chủ nợ để tạm hoãn thanh toán một số khoản nợ khi thời gian gia hạn sắp kết thúc.Việc WeWork nộp đơn xin phá sản sẽ gây sốc trên thị trường khi công ty này từng được định giá 47 tỷ USD vào năm 2019, và sẽ là một sự thất bại trong lịch sử đầu tư của SoftBank. Tập đoàn Nhật Bản đã rót hàng tỷ USD vào WeWork.
Sáng lập Eva de Eva: Gen Z kiếm 1 tỷ đồng không khó, kiếm nhiều hơn mới khó
Năm 2010, nhà sáng lập Eva de Eva Dung Tô kiếm được 1 tỷ đồng đầu tiên. Chị cho rằng quan điểm về tiền, cách kiếm tiền giữa thế hệ 7x, 8x với gen Y, gen Z đã có sự khác biệt rất lớn.
Nghỉ việc để startup, kiếm 1 tỷ đồng đầu tiên hay tự do tài chính là những khái niệm nhiều người trẻ hiện nay thường nhắc đến. Trên mạng xã hội, nhiều bài viết chia sẻ câu chuyện làm sao để tích lũy được 1 tỷ đồng đầu tiên được quan tâm, các bạn trẻ gen Y, gen Z bình luận sôi nổi.Liệu cách đây 10-20 năm, kiếm 1 tỷ đồng có dễ? Những doanh nhân "đời đầu" đã phải làm thế nào?Nhân vật khách mời của ChatToday số ngày 1/11 là chị Dung Tô, nhà sáng lập thương hiệu thời trang Eva de Eva. Chị có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ.Theo chị Dung Tô, 90% gen Z bây giờ có một đặc điểm chung, nên có thể họ kiếm 1 tỷ ban đầu không khó nhưng để nhiều hơn thì khó (Video: Phạm Tiến).Trong ChatToday số này, bên cạnh câu chuyện khởi nghiệp và kiếm 1 tỷ đồng đầu tiên trong đời, khách mời sẽ chia sẻ quan điểm về tiền bạc và so sánh sự khác biệt trong cách kiếm tiền của thế hệ 7x, 8x với gen Y, gen Z hiện nay."Mình nghĩ bây giờ các bạn trẻ kiếm 1 tỷ đồng không phải là chuyện khó, nhưng kiếm được nhiều hơn 1 tỷ mới khó", chị Dung Tô nói. Khách mời của ChatToday cho biết đã làm việc với rất nhiều bạn trẻ gen Z, và nhận ra một điểm chung mà đến 90% trong số đó đang mắc phải.Vậy điểm chung đó là gì? Vì sao điểm chung này lại khiến các bạn trẻ "kiếm được nhiều hơn 1 tỷ mới khó"?ChatToday là talkshow với các nhân vật liên quan tới những vấn đề về kinh tế. Sản phẩm này do các thành viên Ban Kinh tế, Báo điện tử Dân trí lên ý tưởng và triển khai thực hiện.Xuất hiện trên Dân trí và các nền tảng mạng xã hội của báo vào 9h ngày 1 và 16 hàng tháng, ChatToday đem đến những câu chuyện của nhân vật khách mời hoặc các góc nhìn, quan điểm của họ về một chủ đề kinh tế đang được bạn đọc quan tâm. Video: Phạm Tiến
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên vị trí thứ 3 tại Đông Nam Á
6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam vẫn đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị đầu tư đạt 413 triệu USD.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Quỹ Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 ngày 30/10, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết hoạt động đầu tư cho đổi mới sáng tạo trên thế giới vẫn có những tín hiệu lạc quan.Cụ thể, báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2023 đã chỉ ra rằng, trong năm qua tuy tốc độ và tổng giá trị giao dịch đầu tư mạo hiểm có sự suy giảm đáng kể, nhưng số lượng giao dịch lại tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay.Tổng chi tiêu cho R&D từ cả khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân trên toàn cầu tiếp tục tăng lên theo giá trị thực và vẫn đạt mức cao trong lịch sử. Làn sóng đổi mới sáng tạo của thời đại chuyển đổi số và khoa học chuyên sâu đang diễn ra mạnh mẽ với sự phát triển của các lĩnh vực như công nghệ thông tin, y tế, năng lượng."Những điều này cho thấy, hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo như một "ngọn lửa đang âm ỉ cháy", chỉ cần môi trường và "chất xúc tác" thuận lợi là có thể bùng lên mạnh mẽ. Việt Nam đang kiến tạo môi trường và những yếu tố thuận lợi cho đổi mới sáng tạo nói chung và đầu tư khởi nghiệp sáng tạo nói riêng", Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết.Về mặt chính sách, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hướng đến trở thành một hệ sinh thái năng động trong khu vực.Đảng và Nhà nước đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 với động lực chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo, điều hành các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện chủ trương về thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong đó, tập trung vào 3 đột phá chiến lược: Hệ thống thể chế; nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao và cơ sở hạ tầng.Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông (Ảnh: Lê Sơn).Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều biến động, Việt Nam vẫn tiếp tục đạt được những kết quả tích cực về kinh tế. Tổng vốn FDI đăng ký 9 tháng đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ, trong đó FDI đăng ký mới tăng 43,6%. FDI thực hiện đạt hơn 15,9 tỷ USD, tăng 2,2%.Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục chuyển biến. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tái gia nhập thị trường tháng 9 đạt gần 18.500 doanh nghiệp, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực. Việt Nam hiện xếp thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu 2023 và là một trong ba quốc gia có kết quả đổi mới sáng tạo vượt trội hơn so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp.Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, thể hiện ở tỷ lệ vốn đầu tư vào thị trường khởi nghiệp sáng tạo cũng như số lượng các nhà đầu tư, quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam.Trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam vẫn đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị đầu tư đạt 413 triệu USD.Theo báo cáo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và quỹ đầu tư Golden Gate Ventures, 5 lĩnh vực chính được dự đoán sẽ chi phối nền tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai bao gồm: Công nghệ y tế, công nghệ tài chính, công nghệ hỗ trợ hậu cần, nền kinh tế xanh và công nghệ giáo dục.Chi tiêu chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua. Giá trị giao dịch trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kép 15% trong 4 năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của 70% người dân Việt Nam hiện vẫn chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng.Trong khi đó, lĩnh vực công nghệ hỗ trợ hậu cần, các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ cũng đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, đối với kinh tế xanh, Việt Nam đang dẫn đầu trong nỗ lực phát triển năng lượng sạch ở Đông Nam Á với các đổi mới về năng lượng gió và mặt trời. Cuối cùng, lĩnh vực công nghệ giáo dục được đánh giá có đà tăng trưởng tự nhiên, ngày càng thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.Trong diễn đàn năm nay, 5 lĩnh vực này sẽ cùng nhau tạo nên một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phù hợp với tham vọng trở thành quốc gia phát triển vào năm 2050, cũng như nhu cầu đổi mới toàn cầu.
Cô gái dân tộc Tày bỏ phố về quê khởi nghiệp: Chơi lớn, đầu tư 3 tỷ đồng
Sau một thời gian kinh doanh tại Hà Nội nhưng không có điểm sáng, Khánh Ly quyết định về Cao Bằng, quê hương của cô, để khởi nghiệp và làm lại với số vốn không nhỏ.
La Khánh Ly (27 tuổi) tốt nghiệp Đại học Thương mại vào năm 2018. Sau đó, cô cùng chồng mở quán ăn trên phố Kim Mã (Hà Nội). Lần mở quán này được coi là lần khởi nghiệp chính thức đầu tiên của Khánh Ly dù trước đó, cô đã có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh thời trang online.Nhớ lại những ngày đầu mở quán ăn, Khánh Ly cho rằng kinh doanh, đặc biệt ở thành phố lớn là điều không dễ dàng. Cửa hàng của cô rộng khoảng hơn 30m2 có giá thuê lên tới 25 triệu đồng mỗi tháng. Mức giá này không rẻ so với thời điểm năm 2018.Vì chưa có kinh nghiệm, vợ chồng Ly khá chật vật trong việc quản lý ngân sách thu chi, tiền nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra, quản lý nhân sự. Nhìn thấy vấn đề rõ ràng sau vài tháng kinh doanh, Ly và chồng quyết định đóng cửa hàng để tránh "lỗ chồng lỗ".Khánh Ly sinh ra và lớn lên ở Cao Bằng, sau đó kết hôn với chồng và sinh sống ở Hà Nội (Ảnh: Khánh Ly).Sau khi nghiên cứu thị trường, Khánh Ly ngỏ ý muốn hai vợ chồng chuyển về Cao Bằng, nơi cô sinh ra và lớn lên, để bắt đầu lại. Ly cho rằng việc trở về quê giúp cô có nhiều động lực, tự tin bởi cô đã rất hiểu mảnh đất này. Ngoài ra, giá thuê nhà, nhân viên và các chi phí đi kèm ở Cao Bằng thấp hơn khá nhiều so với Hà Nội.Trở về Cao Bằng, Khánh Ly mở quán cà phê sân vườn nhỏ, một tầng, chủ yếu phục vụ đồ uống và đồ ăn nhanh. Những ngày đầu dù chỉ đón lượng khách tương đối nhỏ, Ly cũng cảm thấy vui và có thêm nhiều động lực.Theo Ly, làm quảng cáo, chạy các chương trình giảm giá ở tỉnh cũng đơn giản và đỡ tốn kém hơn khá nhiều so với thành phố. Với hầu hết chương trình, Ly chỉ cần đăng tải lên mạng xã hội, sau đó đều được khách hàng "marketing truyền miệng".Nhớ lại những ngày tháng mới bỏ phố về quê, Khánh Ly tâm sự: "Không thể không có những giây phút nhớ Hà Nội. Chồng tôi là người Hà Nội gốc nên việc xa quê để lập nghiệp ở một nơi cách xa cả 300km là không dễ dàng".Để quán cà phê của mình có sức hút, Khánh Ly thường xuyên học hỏi các đồ uống mới, cách trang trí ly nước đẹp mắt, các chương trình khuyến mại từ các thương hiệu lớn để áp dụng vào cửa hàng nhỏ của mình. Sau 2 năm kinh doanh, đầu năm 2022, Ly quyết định "chơi lớn" lùi một bước, tiến ba bước. Cô chuyển quán cà phê của mình sang một địa điểm với diện tích nhỏ hơn để phá dỡ cửa hàng cũ và xây thành tòa nhà 6 tầng. Trong đó, tầng 1, 2 và tầng 6 cô dùng để kinh doanh cà phê. Tầng 3, 4, 5 cô dùng để kinh doanh homestay cho khách du lịch Cao Bằng. Tổng số vốn cho lần thay đổi này của cô khoảng 3 tỷ đồng.Khánh Ly muốn phát triển hệ sinh thái, phục vụ các dịch vụ trọn vẹn cho những vị khách du lịch, bao gồm cả thuê phương tiện xe máy để di chuyển, khám phá Cao Bằng."Cao Bằng ngày càng phát triển về du lịch nên tôi quyết định đầu tư lớn. Tôi cho rằng đây là mô hình ổn ở thời điểm này, để phát triển được thì cần duy trì chất lượng dịch vụ", Ly chia sẻ.Khánh Ly mở quán cà phê tại Cao Bằng (Ảnh: Khánh Ly).Chia sẻ về các sai lầm, bài học nhận ra trên hành trình khởi nghiệp, Khánh Ly cho biết cô tốn khá nhiều tiền trong việc xây sửa quán. Mỗi lần thay đổi thiết kế, chọn vật liệu mới, Ly lại tốn số tiền gấp đôi với dự định ban đầu. Ngoài ra, khi sắm trang thiết bị pha chế đồ uống, cô cũng nhiều lần mua vì nổi hứng, sau đó không dùng đến, gây lãng phí nhiều tiền.Theo cô, điểm khó nhất trong kinh doanh lĩnh vực F&B là quản lý nhân sự. Nhân viên là những người tiếp xúc gần với khách hàng, có những điểm chạm, mang lại trải nghiệm cho khách.Do vậy, việc đào tạo nhân sự là điểm quan trọng nhất. Chỉ cần một nhân viên không có kinh nghiệm, giao tiếp không tốt hoặc có thái độ không đúng mực thì hình ảnh thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng. "Làm nghề dịch vụ, mọi chi tiết dù là nhỏ nhất đều phải cố gắng, tận tâm và chỉn chu. Tôi muốn quảng bá hình ảnh du lịch Cao Bằng đến bạn bè cả nước và cả quốc tế, do vậy, tôi càng đề cao mục tiêu kinh doanh của mình", Khánh Ly nói.Hiện tại, sau gần 4 năm "bỏ phố về quê", Khánh Ly hài lòng với cuộc sống và công việc kinh doanh của mình. Cô đặt mục tiêu về thời điểm hòa vốn nhưng không quá áp lực. Bởi, công việc kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm cả khách quan, chủ quan, nên đôi khi có những khi đi lệch kế hoạch.Theo Ly, người làm chủ là người cảm nhận rõ nhất về tình hình kinh doanh, mức độ khả thi. Khi chính mình đã cảm thấy không ổn thì chắc chắn công việc đang có vấn đề. Còn nếu không, hãy cố gắng, chỉn chu từ những điều nhỏ nhất.
Chủ tịch 9X và bài học xương máu: Mới kinh doanh thì đừng chung vốn
Nguyễn Diệu Linh - Chủ tịch Weilaiya Việt Nam - đưa lời khuyên không nên chung vốn nếu chỉ vì tiền. Đây là bài học cô rút ra sau nhiều "trái đắng" suốt 15 năm kinh doanh.
Cách nữ doanh nhân 9X đã làm để bán hàng triệu chai dầu gội mỗi năm (Video: Phạm Tiến).Khách mời ChatToday hôm nay là Nguyễn Diệu Linh - Chủ tịch Weilaiya Việt Nam - thương hiệu được nhiều chị em yêu thích với sản phẩm nổi bật là dầu gội gừng.Dầu gội Weilaiya có nguồn gốc từ Đức, được sản xuất tại Trung Quốc. Để xóa bỏ định kiến của khách hàng về sản phẩm có gắn mác Trung Quốc, Diệu Linh cho rằng chất lượng sẽ quyết định tất cả.Ban đầu, cô chi 300 triệu đồng để mua dầu gội làm quà tặng cho bạn bè, người thân trải nghiệm. Sau đó, cô xin phản hồi của khách hàng về sản phẩm và đăng những chia sẻ đó lên trang cá nhân.Tiếp theo, Linh bỏ ra số tiền khá nhỏ, chỉ 20 triệu đồng, để bắt đầu kinh doanh những chai dầu gội đầu tiên.Khi được hỏi về cột mốc kiếm 1 tỷ đồng đầu tiên, Diệu Linh cho biết cô có 1 tỷ đồng từ khi 19 tuổi nhờ kinh doanh thời trang trên sàn thương mại điện tử. Khi đó, với mỗi chiếc váy lấy ý tưởng từ các thương hiệu lớn trên thế giới, Diệu Linh bán khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng - mức giá tương đối cao ở những năm 2008-2009.Là người thích kinh doanh, đam mê con số và khởi nghiệp từ khi còn trẻ, Diệu Linh rút ra bài học rằng khi khởi nghiệp, đừng tìm người đồng hành chỉ vì tiền. Theo cô, trước khi quyết định lựa chọn ai sẽ là người đi cùng mình trên hành trình khó khăn này, hãy trả lời câu hỏi "Bạn là ai?", "Bạn thực sự thiếu điều gì?" và hãy tìm người có khả năng bù đắp thiếu sót của bạn."Nếu chỉ tìm người đồng hành vì tiền mà không chung mục tiêu, chí hướng, rất khó thành công", Diệu Linh nói.Nhận định về xu hướng bán hàng trong thời gian tới, Linh cho biết đây là thời điểm mạng xã hội lên ngôi và xu hướng bán livestream ngày càng dữ dội. Hiện tại, việc tìm các KOL (Key Opinion Leader - người có sức ảnh hưởng) để quảng cáo đã khá lỗi thời. Thay vào đó, Diệu Linh tập trung đào tạo, biến những đại lý, cấp dưới của cô thành KOC (Key Opinion Consumer - người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường) để bán hàng.ChatToday là talkshow với các nhân vật liên quan tới những vấn đề về kinh tế. Sản phẩm này do các thành viên Ban Kinh tế, Báo điện tử Dân trí lên ý tưởng và triển khai thực hiện.Xuất hiện trên Dân trí và các nền tảng mạng xã hội của báo vào 9h ngày 1 và 16 hàng tháng, ChatToday đem đến những câu chuyện của nhân vật khách mời hoặc các góc nhìn, quan điểm của họ về một chủ đề kinh tế đang được bạn đọc quan tâm.
Hơn 400 người tham gia ngày hội khởi nghiệp tỉnh Đắk Lắk
Ngày 6/10, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023.
Sự kiện thu hút trên 400 đại biểu là doanh nhân, doanh nghiệp, thanh niên, nông dân, sinh viên, học sinh trên địa bàn tham gia.Ngày hội thu hút 150 gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các ý tưởng khởi nghiệp đoạt giải thưởng tại các cuộc thi khởi nghiệp.Phát biểu khai mạc ngày hội, ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - khẳng định, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là nguồn lực quan trọng trong phát triển của mỗi quốc gia.Trong những năm qua công tác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh đã đạt được kết quả đáng ghi nhận nhưng so với tiềm năng, lợi thế của Đắk Lắk, số lượng doanh nghiệp còn ở mức thấp.Người dân hào hứng với các gian hàng khởi nghiệp (Ảnh: Thúy Diễm).UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức ngày hội khởi nghiệp trong nỗ lực kết nối để tìm ra những giải pháp sáng tạo, đột phá nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi nền kinh tế - xã hội, bên cạnh đó là tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành, phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ.Nhiều hội thảo, diễn đàn, hội nghị quy mô và chuyên sâu về hệ sinh thái khởi nghiệp, với sự tham gia của nhiều tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp cũng có trong ngày hội. 
Gia đình "cá mập" bí ẩn liên quan VIB, đứng sau quỹ khởi nghiệp VSV
Gia đình ông Hàn Ngọc Vũ đóng góp quan trọng cho sự phát triển của quỹ đầu tư khởi nghiệp VSV Capital.
Theo báo cáo hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở Việt Nam của BambuUp, tính đến năm 2022, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam có khoảng 3.800 start up đang hoạt động. Hiện có khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động và đầu tư cho các start up tại Việt Nam, trong đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa.VSV Capital là một trong những quỹ đầu tư nội địa có tên tuổi. Ít người biết, gia đình ông Hàn Ngọc Vũ - Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (mã chứng khoán: VIB) - đóng góp quan trọng cho sự phát triển của quỹ đầu tư khởi nghiệp này.Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm của VIB cho biết ông Vũ hiện là cổ đông lớn của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và dịch vụ phát triển kinh doanh ATV Việt Nam, Công ty cổ phần Vietnam Silicon Valley Accelerator, Công ty Delivery Technology Pte Ltd. Singapore, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo VSV Venture Capital Fund I, Quỹ VSV Accelarator IV.Thông tin về người liên quan của ông Hàn Ngọc Vũ trong báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm của VIB (Nguồn: Báo cáo doanh nghiệp).Trang web của Vietnam Silicon Valley Accelerator đưa thông tin ông Hàn Ngọc Vũ tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam với tư cách là nhà đầu tư thiên thần, huấn luyện viên, diễn giả. Ông cũng là người tham gia vận động các chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.Ông Vũ được giới thiệu có 30 năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, trong đó có 28 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông đảm nhận vị trí Tổng giám đốc VIB từ cuối năm 2006 tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được Đại hội đồng cổ đông bầu làm thành viên HĐQT, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT giai đoạn 2008-2013.Sau năm 2013, ông Vũ được bổ nhiệm quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Trước khi gia nhập VIB, vị doanh nhân này đã làm việc 18 năm tại Citigroup và Calyon.Ông Vũ được giới thiệu có bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại trường Solvay Bussiness School (Bỉ), các bằng đại học của trường Metropolitan Business College (Australia) và của Học viện Quan hệ quốc tế (Việt Nam).Ông cũng từng thành lập một công ty bất động sản, sau đó thoái vốn 99% cho một nhà đầu tư Nhật Bản với lợi tức đầu tư rất lớn.Bà Thạch Lê Anh Bà Lê Anh là vợ của ông Hàn Ngọc Vũ. Bà là sáng lập viên của VSV Accelerator. Các công ty khởi nghiệp dưới sự dẫn dắt của bà đã huy động thành công nguồn vốn mạo hiểm với mức định giá hàng triệu USD như Lozi, TechElite, Schoolbus, Ship60.Bà cũng là diễn giả khách mời tại nhiều diễn đàn trong nước và quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh Việt Nam 2016, Diễn đàn tài chính và đầu tư châu Á.Bà Lê Anh có bằng MBA của Đại học Nam California (Mỹ). Bà nhận được học bổng của Quỹ Newton để tham gia chương trình Innovation Fellows Leadership (LIF) tại Học viện Kỹ thuật Hoàng gia ở London, Đại học Cambridge, Đại học Oxford (Anh).Gia đình ông Hàn Ngọc Vũ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quỹ đầu tư khởi nghiệp VSV (Ảnh: VSV).Ông Hàn Ngọc Tuấn LinhÔng Linh là con ông Hàn Ngọc Vũ, là đồng sáng lập kiêm quản lý của VSV Accelerator. Danh mục đầu tư của VSV Accelerator đã tăng giá trị 4,5 lần kể từ khi thành lập.Ông Linh đảm nhiệm vị trí Điều phối viên điều hành tại VSV Accelerator từ tháng 6 năm 2013. Vị doanh nhân trẻ này cũng là người điều hành của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và dịch vụ phát triển kinh doanh ATV Việt Nam.Về học vấn ông Linh được giới thiệu có bằng Cử nhân Kinh doanh và Kinh tế của Đại học Kent (Anh).Bà Hàn Ngọc Linh ChiBà Hàn Ngọc Linh Chi - con gái ông Hàn Ngọc Vũ - phụ trách phát triển và quản lý tất cả các chương trình tăng tốc tại VSV Capital. Ngoài ra, bà Chi còn đảm nhận nhiệm vụ giám sát, thẩm định danh mục đầu tư của quỹ này.Bà chính thức gia nhập VSV Capital vào năm 2019, sau khi hợp tác chặt chẽ với một số công ty khởi nghiệp với tư cách là cố vấn chiến lược thương hiệu cũng như kết nối với các bên liên quan.Bà Linh Chi được giới thiệu tốt nghiệp Đại học nghệ thuật London (Anh) với bằng B.A. 
Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng kép 6,12% giai đoạn 2022-2027.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam năm 2023 sáng nay (29/9), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam đang có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn.Đầu tiên, Việt Nam có đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát  triển công nghiệp bán dẫn. Hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi. Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rất quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn.Ông Dũng cho biết Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin  và Truyền thông, các Bộ ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến  lược để phát triển ngành này ở Việt Nam. Đặc biệt là xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn đến năm 2030. Thứ hai, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn. Việt Nam hiện có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín trong lĩnh vực bán dẫn như Đại học Quốc  gia Hà Nội và Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, các doanh  nghiệp lớn có nguồn lực và sẵn sàng hợp tác phát triển ngành bán dẫn Viettel, VNPT, FPT, CMC. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Trần Ngọc).Thứ ba, Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập  đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan... Đặc biệt, hơn 2 tuần trước, Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp mối quan hệ 2 nước lên tầm chiến lược toàn diện. Đồng thời, tuyên bố chung của 2 quốc gia đã xác định một trong các nội dung hợp tác chiến lược là về đổi mới sáng tạo, trong đó có phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Thứ tư, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn ngành bán dẫn. Theo đó, các dự  án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng những ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Thứ năm, Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao tại TPHCM,  Hòa Lạc (TP Hà Nội) và TP Đà Nẵng, sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao. Đây sẽ là cầu nối quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn Việt Nam.  Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng  kinh tế nhanh nhất trên thế giới. Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ cùng tham gia và mở rộng cơ hội hợp tác trong khu vực.Việc hợp tác, chia sẻ kiến thức và kỹ thuật, cùng nhau tạo ra các giải pháp cho ngành công nghiệp chiến lược đầy tiềm năng này, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả Việt Nam và khu vực.  Việt Nam là đối tác tiềm năng trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn trong khu vực Đông Nam Á (Ảnh: IT).Bà Linda Tan - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA) - cho biết Việt Nam là đối tác tiềm năng trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn trong khu vực.Thị trường bán dẫn Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng kép 6,12% giai đoạn 2022-2027. Ngành này có quy mô ước tính khoảng 1,65 tỷ USD.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ nhận thức rõ rằng Việt Nam cần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các tập đoàn bán dẫn hàng đầu, cũng như các chính sách đầu tư hợp lý, cung cấp các tiện  ích cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển  trong lĩnh vực bán dẫn. Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam cam kết đóng góp  tích cực vào hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á. Trong tương lai, Việt Nam hy vọng sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu. Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ các tập đoàn bán dẫn hàng đầu trong việc thực hiện tầm nhìn và mục tiêu phát triển.Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cũng nhấn mạnh Việt Nam quyết tâm và đang xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn.Trước sự thay đổi nhanh chóng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, Việt Nam cần xác định sớm gia nhập cuộc chơi. Việt Nam đã sẵn sàng cho sự mở rộng đột phá của ngành công nghiệp bán dẫn.
Đằng sau câu chuyện "ông lớn" Baemin rút khỏi thị trường Việt Nam
Baemin Việt Nam, liên doanh giữa Delivery Hero và gã khổng lồ Woowa Brothers của Hàn Quốc, bắt đầu thu hẹp quy mô hoạt động và sa thải nhân viên sau 4 năm có mặt tại Việt Nam.
Delivery Hero đã xác nhận với Deal Street Asia về việc thay đổi chiến lược hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Quyết định này có thể khiến quy mô của "ông lớn" giao đồ ăn tại Việt Nam sụt giảm."Sự thay đổi này sẽ làm giảm một lượng lớn nhân sự của chúng tôi. Nhưng quyết định chiến lược này hoàn toàn phù hợp với định hướng chiến lược của tập đoàn và giúp chúng tôi nhằm nâng cao cơ cấu tổ chức", đại diện của Delivery Hero chia sẻ với Deal Street Asia. "Mục tiêu của chúng tôi là tinh gọn và tối ưu hóa bộ máy nhằm nâng cao lợi nhuận và phát triển bền vững trong dài hạn".Baemin Việt Nam cũng đã xác nhận việc cắt giảm nhân sự. Theo Deal Street Asia, một nửa lực lượng nhân sự ở Việt Nam đã bị sa thải.Động thái này diễn ra ngay sau khi Jinwoo Song, Giám đốc điều hành Baemin Việt Nam, rời khỏi công ty và bà Cao Thị Ngọc Loan, Giám đốc tài chính, được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành tạm thời.Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Statista, Baemin nắm giữ 12% thị phần vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với mức 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.Delivery Hero, "gã khổng lồ" ngành dịch vụ giao đồ ăn của Đức, đã thu hẹp quy mô hoạt động ở khu vực châu Á Thái Bình Dương nhằm tinh gọn và linh hoạt bộ máy.Thị phần dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam năm 2022 (Ảnh: Statista).Gần đây, Delivery Hero đang cân nhắc nhượng lại một phần công ty tại châu Á. Công ty có trụ sở tại Berlin (Đức) này sắp được bán lại dưới tên Foodpanda tại Singapore, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines và Thái Lan.Theo Reuters, Delivery Hero đã xác nhận việc họ đang đàm phán để bán lại một phần công ty ở châu Á với giá trị 1,07 tỷ USD. Bên mua được cho là Grab Holdings, mặc dù vẫn chưa có xác nhận nào về điều này.Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu công nghệ Momentum Works, Grab là công ty dẫn đầu thị trường giao đồ ăn ở Đông Nam Á, nắm giữ 54% tổng giá trị hàng hóa của khu vực trong năm 2022, trong khi Foodpanda chiếm 19% và Gojek 12%."Foodpanda có thể đang đàm phán rời khỏi một số thị trường ở Đông Nam Á từ năm ngoái. Với thị phần ngày càng giảm và lượng tiền mặt thấp, rất khó để Delivery Hero có thể duy trì hoạt động tại những thị trường mà họ không dẫn đầu", Jianggan Li, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Momentum Works chia sẻ với Deal Street Asia."Thay vì rút khỏi thị trường, phương án bắt tay với Grab vừa giúp cải thiện dịch vụ vừa đảm bảo chế độ tốt hơn cho thương nhân và nhân viên của Delivery Hero tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, Grab cũng cần phải nâng cấp thành hệ sinh thái tốt  hơn", ông nói thêm.
Hé lộ bất ngờ về công ty đứng sau đưa Westlife về biểu diễn tại Việt Nam
Công ty Việt kết hợp tổ chức buổi biểu diễn này cũng chính là đơn vị đưa ban nhạc 911 kết hợp với ca sĩ Đức Phúc. Doanh nghiệp được thành lập vào tháng 3/2016 với vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng.
Mới đây, ban nhạc nổi tiếng Westlife công bố thông tin sẽ đến biểu diễn tại Việt Nam vào tháng 11, bán vé ngày 26/9. Đông đảo người hâm mộ bày tỏ hào hứng bởi ban nhạc này gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X.Theo poster chia sẻ từ trang fanpage của Westlife, buổi biểu diễn này được diễn ra tại sân vận động Thống Nhất. Đơn vị tổ chức gồm có Midas Promotions và Amo Vietnam.Midas Promotions được thành lập bởi Michael Hosking ở Bahrain vào năm 1978.Công ty này là một trong những công ty tổ chức sự kiện quốc tế được giới thiệu là có hơn 40 năm kinh nghiệm tổ chức các sự kiện và quảng bá các nghệ sĩ như Michael Jackson (1996), Taylor Swift (2011),  Just Beiber (2011), Sir Elton John (2012) đến Kylie Minogue, Westlife, Maroon 5, Jessie J và Avril Lavigne.Thông tin trên fanpage của Amo Việt Nam (Ảnh chụp màn hình).Năm 2007, Midas Promotions ra mắt SINGfest, lễ hội âm nhạc hàng đầu của Singapore vào thời điểm đó. Lễ hội âm nhạc thường niên này có sự góp mặt của  nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới như Jason Mraz, Alicia Keys, Katy Perry, Orianthi, Kanye West.Vài năm gần đây, công ty tổ chức quảng bá và biểu diễn cho những nghệ sĩ mới như Charlie Puth (2016), Selena Gomez (2016), The Script (2018).Công ty này cũng là đơn vị quản lý các buổi lưu diễn cho Michael Learns To Rock (MLTR) bên ngoài châu Âu và Mỹ. Gần đây, chuyến lưu diễn của ban nhạc này đến Ấn Độ đã đạt lượng khán giả hơn 100.000 người.Midas Promotions hiện hợp tác với các đối tác chiến lược tại châu Á và Trung Đông.Trang fanpage của Amo Việt Nam giới thiệu thông tin đến website amovietnam.vn. Doanh nghiệp tự giới thiệu trên website này là Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Amo Việt Nam.Theo Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp này có trụ sở chính tại phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.Doanh nghiệp được thành lập vào tháng 3/2016 với vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật là bà Đỗ Thu Giang (sinh năm 1986).Thông tin về Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Amo Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình).Theo thông tin tự giới thiệu, công ty này cũng là đơn vị mời ban nhạc 911 kết hợp biểu diễn bài hát "I do" cùng ca sĩ Đức Phúc cách đây không lâu.Thông tin từ đăng ký kinh doanh cho biết, Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Amo Việt Nam đã giải thể từ ngày 8/9 và tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 4 vào ngày 14/9.Chia sẻ với phóng viên Dân trí, bà Thu Giang cho biết đơn vị tổ chức buổi biểu diễn của Westlife là Công ty TNHH Amo Việt Nam, hoạt động bình thường. Hai công ty có tên Amo Việt Nam đều thuộc sở hữu của bà Giang.
Bất ngờ với biên lợi nhuận tập đoàn nghìn tỷ của shark Việt
Tỷ lệ lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu (ROE) của Tập đoàn Intracom chỉ đạt 0,62% trong nửa đầu năm nay.
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom) vừa công bố tình hình tài chính nửa đầu năm 2023. Số liệu cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có phần sụt giảm trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường.Cụ thể, theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), công ty đa ngành này có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Người đại diện kiêm Tổng giám đốc là ông Nguyễn Thanh Việt (shark Việt).Nửa đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 26 tỷ đồng, giảm 47%. Cùng kỳ năm 2022, đơn vị có mức lãi khoảng 49 tỷ đồng.Như vậy, tính trung bình mỗi ngày nửa đầu năm nay, doanh nghiệp lãi hơn 143 triệu đồng, còn năm trước mức lãi là hơn 272 triệu đồng.Số liệu tài chính của Intracom (Nguồn: HNX).Vốn chủ sở hữu tại thời điểm giữa năm 2023 ở mức hơn 4.191 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Do mức lãi khá thấp nên tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp chỉ đạt 0,62% cho giai đoạn nửa đầu năm.Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu tại ngày 30/6 là 1,12 lần. Theo đó, nợ phải trả tại thời điểm giữa năm vào khoảng 4.694 tỷ đồng.Năm ngoái, hệ số này của doanh nghiệp ở mức 1,08 lần. Từ đó tính ra được nợ phải trả giữa năm ngoái ở mức 4.402 tỷ đồng.Thông tin từ HNX cho biết Intracom còn lưu hành 1 phần của lô trái phiếu, giá trị hơn 135 tỷ đồng với lãi suất 10,3%/năm sẽ đáo hạn vào tháng 10.Từ những dữ liệu trên có thể tính ra tổng tài sản của doanh nghiệp ghi nhận tại ngày 30/6 là 8.885 tỷ đồng, tăng 4,8% so với mức 8.478 tỷ đồng cùng thời điểm năm ngoái.Intracom được thành lập vào tháng 12/2002 với 100% vốn Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng bất động sản, năng lượng sạch, vật liệu xây dựng, thi công xây lắp. Năm 2006, công ty này tiến hành cổ phần hóa.Đơn vị này là chủ đầu tư của một số dự án bất động sản như Intracom Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) và Intracom Riverside tại xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội).Bên cạnh đó, công ty cũng là chủ đầu tư hàng loạt dự án thủy điện lớn gồm Dự án Thủy điện Nậm Pung, dự án thủy điện Tà Lơi 1, 2 và 3, dự án thủy điện Cẩm Thủy 1.Doanh nghiệp này còn đầu tư vào y tế với việc góp hơn 1.000 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH Tổ hợp Y tế Phương Đông vào năm 2010.Ông Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch Intracom Group, nổi tiếng với việc tham gia chương trình Shark Tank (Thương vụ bạc tỉ Việt Nam) với vai trò nhà đầu tư.
Đừng khởi nghiệp nếu bạn có những tư tưởng sai lệch như dưới đây
Người trẻ lúc nào cũng đam mê thứ mới, đam mê khởi nghiệp. Nhưng khởi nghiệp không phải màu hồng. Theo lời khuyên của chuyên gia, đừng start up nếu như bạn chưa nắm một vài quy tắc quan trọng.
Bên cạnh những người có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi dồn toàn bộ tâm huyết, tiền bạc, thời gian để theo đuổi con đường khởi nghiệp, số khác bắt đầu làm chủ trong trạng thái hời hợt và dễ bị thất bại bởi thiếu kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh.Chị Trần Thị Mai Hân - chuyên gia tài chính, phó giám đốc một công ty về dịch vụ kế toán và thuế - có những chia sẻ với báo Dân trí về thực trạng start up hiện nay.Theo chị, những người quan tâm đến start up, khởi nghiệp cần hiểu rõ khái niệm của cụm từ này. Công ty start up là công ty trong giai đoạn hoạt động ban đầu, muốn đầu tư phát triển một sản phẩm hoặc một dịch vụ có tính sáng tạo, mới lạ, mang tính đột phá, ứng dụng công nghệ mới mà họ tin rằng sẽ tạo ra nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ.Những công ty đó thường cần chi phí nghiên cứu và phát triển cao, doanh thu ở những năm đầu không có hoặc ở mức thấp, do vậy cần thu hút vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Các công ty khởi nghiệp thường phải đối mặt với rủi ro thất bại cao.Chuyên gia Trần Thị Mai Hân (Ảnh: Hân Mai).- Làm chủ sẽ nhàn hạ: Không ít người trẻ khởi nghiệp sẽ nghĩ như vậy nên dấn thân vào con đường start up với mong muốn được làm chủ sớm.- Xem thường việc "đi làm thuê": Nhiều bạn trẻ có khuynh hướng xem thường việc đi làm thuê, với tư tưởng sai lệch rằng "nếu bạn không tự xây dựng ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn thực hiện ước mơ của họ".- Xem thường việc học: Các bạn xem thường việc học khi nhìn vào những hình tượng bỏ học, khởi nghiệp và đã thành công. Từ đây, các bạn muốn khẳng định bản thân bằng cách khởi nghiệp và tạm ngừng việc học.Làm chủ thì nhàn hạ là một trong những suy nghĩ sai lệch về khởi nghiệp bạn trẻ cần tránh (Minh họa: IT).- Những suy nghĩ sai lầm khác: Có thể kể đến như suy nghĩ làm chủ sẽ được đánh giá cao hơn đi làm thuê; muốn được tự tay thực hiện các ý tưởng mới mẻ; muốn đổi đời nên nghĩ tới khởi nghiệp. Từ những suy nghĩ có phần sai lệch trên, các bạn trẻ dễ bị cuốn theo phong trào, vội vã thành lập doanh nghiệp, sao chép ý tưởng kinh doanh khi chưa chuẩn bị đủ những nền tảng cần thiết.Bên cạnh đó, tuổi đời còn trẻ và thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa đủ bản lĩnh kinh doanh để đối mặt với những rủi ro trên thương trường khiến các doanh nghiệp dễ bị đuối sức. Việc mất đi vốn liếng ban đầu cùng với thất bại nặng nề khiến cho nhiệt huyết của các bạn trẻ mất đi, không còn niềm tin ở bản thân để tái khởi nghiệp. Khi khởi sự kinh doanh hay khởi nghiệp, các bạn trẻ cần trang bị cho mình kiến thức về tài chính song song với kiến thức về sản xuất bởi hai điều này có tầm quan trọng như nhau. Nếu thiếu kiến thức nền tảng, người mới khởi nghiệp dễ gặp những vấn đề sau:- Rót tiền vốn vào việc trang bị máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, thuê văn phòng dài hạn… khiến vốn bị chôn trong các khoản này, chi phí cố định cao.Từ đó, doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh kém linh hoạt, khi có áp lực doanh số để bù đắp cho những chi phí cố định lớn.Nếu thiếu kiến thức nền tảng, người mới khởi nghiệp dễ gặp nhiều vấn đề (Minh họa: Inclusionhub).- Thiếu các chính sách quản lý vốn hiệu quả, bị chiếm dụng vốn khi để khách hàng thanh toán chậm trong thời gian dài.Trong khi đó, doanh nghiệp cần thanh toán ngay cho nhà cung cấp bởi lúc này, doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ uy tín để được các nhà cung cấp kéo dài thời gian thanh toán.- Có khuynh hướng "giấu lãi" nên chưa tận dụng các nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng.- Định giá sản phẩm sai lệch, xác định giá bán thiếu tính cạnh tranh, lợi nhuận ghi nhận không chính xác nên đưa ra các quyết định kinh doanh không tối ưu.- Khởi nghiệp hay khởi sự kinh doanh nên được nuôi dưỡng từ tinh thần lao động và làm việc nghiêm túc, đúc kết những bài học kinh doanh thực tiễn, đi cùng với ước mơ, khát vọng tạo ra giá trị cho xã hội chứ không chỉ là mong muốn làm giàu nhanh chóng.- Người khởi nghiệp cần giữ tinh thần học hỏi liên tục để nâng tầm phát triển cùng doanh nghiệp.- Kế hoạch và chiến lược kinh doanh phải được chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu, đi kèm với các phương án quản trị rủi ro, như vậy doanh nghiệp sẽ vững vàng đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra.- Kiến thức và trải nghiệm ở nhiều vị trí trong một doanh nghiệp sẽ giúp các bạn nhìn nhận sâu sắc cơ hội, tiềm năng cũng như các vấn đề ở từng khâu vận hành.- Chiến lược marketing phù hợp với đối tượng khách hàng cũng là một trong những chìa khóa then chốt để thúc đẩy doanh số.
Vingroup, FPT, MoMo hé lộ cơ hội kiếm tiền cho start up từ các bài toán khó
6 tập đoàn lớn tại Việt Nam và Nhật Bản công bố loạt thách thức đang cần giải pháp. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đến từ Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á.
Với sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện, bài toán làm sao tái sử dụng, tái chế pin càng trở nên cấp thiết. Hiện nay mỗi năm có tới 70% pin bị loại bỏ hoặc đưa vào tái chế khi dung lượng pin sụt giảm. Việc tối đa hóa sử dụng pin đã qua sử dụng sẽ giúp giảm thiểu khí thải, bảo vệ môi trường cũng như giảm giá thành của xe điện.Đây là thách thức lớn của Công ty VinES (đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup) được đưa ra tại Lễ công bố chương trình "Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023" (Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản: Đường tới thành công) do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức sáng 29/8.Chương trình lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với mục tiêu thu hút doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đến từ Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á cùng giải quyết các vấn đề cấp thiết mà các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đang gặp phải.6 tập đoàn lớn đến từ Việt Nam và Nhật Bản, gồm Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến (M_ Service - đơn vị sở hữu ví điện tử MoMo), Tập đoàn FPT, Tập đoàn Kokyu, Tập đoàn Money Forward, và Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng công bố những thách thức đang đối mặt.Đối với MoMo, ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch cấp cao - cho biết doanh nghiệp đang sở hữu 3 thách thức. Thứ nhất là làm sao để thúc đẩy bao trùm tài chính cho đa số người dân, thông qua tín dụng cá nhân. Để làm được điều này cần có hệ thống dữ liệu, cách thức tiếp cận phân tích điểm tín dụng cá nhân. Tuy nhiên hiện chưa có mô hình nào làm được điều này tại Việt Nam.Ông Nguyễn Bá Diệp chia sẻ 3 thách thức của MoMo (Ảnh: Thế Đại).Thách thức thứ 2 là làm sao để người dân có trình độ thấp vẫn sử dụng được dịch vụ tài chính khi họ chưa quen với dịch vụ di động. Thách thức thứ 3 là lồng ghép hoạt động từ thiện vào các giải pháp thanh toán của MoMo.Đại diện công ty FPT IS (đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn FPT) đưa ra 2 bài toán cần giải quyết và cũng là cơ hội cho các start up.Đầu tiên là việc thúc đẩy giao dịch và quản lý minh bạch tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon là giải pháp giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, khi các doanh nghiệp thải ra CO2 sẽ mua các tín chỉ của các dự án tạo ra O2. Tuy nhiên hiện nay chưa có giải pháp nào để đảm bảo tính minh bạch cho các giao dịch.Thứ hai là bài toán xây dựng hệ thống trợ lý ảo để giúp người dân tiếp cận văn bản quy phạm pháp luật, các quy định quản lý của cơ quan Nhà nước dễ dàng hơn.Theo chia sẻ của đơn vị tổ chức, chương trình đã tiếp nhận 758 hồ sơ đăng ký giải pháp đến từ nhiều cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam và quốc tế trong 8 lĩnh vực khác nhau. Trong đó, gần 60% đến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp, còn lại đến từ các tập đoàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo.Các giải pháp đang tập trung vào 4 vấn đề chính.Thứ nhất là nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa qua chuyển đổi số. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Tuy nhiên, các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn trong việc nâng cao năng lực quản trị.Các giải pháp tập trung vào cung cấp công cụ quản trị hiện đại như quản lý dữ liệu, phân tích thị trường, và quản lý tài chính, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và bền vững cho hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa.Thứ 2 là ứng dụng chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Việc kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu không chỉ mở rộng thị trường và tăng cường sự phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam, mà còn giúp SMEs tiếp cận công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến.Các giải pháp chuyển đổi số được áp dụng để tối ưu hóa sản xuất, quản lý và giao dịch, giúp SMEs trở thành một phần quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Thứ 3 là tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn và SME thông qua nền tảng số. Hợp tác giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ kiến thức, công nghệ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Các giải pháp này giúp tận dụng lợi ích từ sự kết hợp tài nguyên và năng lực khác nhau, thúc đẩy phát triển bền vững.Thứ 4 là tăng cường đối thoại hiệu quả giữa Chính phủ và doanh nghiệp qua nền tảng số. Mối quan hệ và giao tiếp liên tục giữa Chính phủ và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng đi chung và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.Các giải pháp tăng cường đối thoại thông qua nền tảng số giúp giảm bớt thời gian và khoảng cách về thông tin, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào việc định hình chính sách và quyết định có ảnh hưởng.
Khởi nghiệp cạnh WC và kết quả sau 3 năm của chàng trai mê vệ sinh đồ hiệu
Vũ Mạnh Thắng - chủ cửa hàng spa đồ hiệu ở Sydney (Australia) - khởi nghiệp từ số vốn gần 2 triệu đồng chia sẻ về những điểm thú vị của công việc "làm đẹp đồ hiệu" cho chị em phụ nữ.
Khi xã hội phát triển, sau khi thỏa mãn nhu cầu thiết yếu, những người có mức thu nhập ổn định dần chuyển sang việc đáp ứng nhu cầu của bản thân ở những tầng cao hơn (trong tháp nhu cầu Maslow). Sở hữu hàng hiệu cao cấp là một trong những nhu cầu khẳng định bản thân. Việc có trong tủ đồ những chiếc áo, quần, túi xách, giày dép hàng hiệu dần trở nên phổ biến.Xoay quanh những món đồ hiệu có khá nhiều ý tưởng kinh doanh ra đời. Một trong số đó là nghề spa đồ hiệu. Spa đồ hiệu là công việc sửa chữa, vệ sinh, làm mới những món đồ hàng hiệu. Trên thực tế, chưa có trường lớp, khóa đào tạo nào liên quan đến công việc này. Tất cả đều hình thành dựa trên kinh nghiệm thực tế của người làm công việc trên. Anh Vũ Mạnh Thắng (sinh năm 1992) - chủ cửa hàng spa đồ hiệu ở Sydney (Australia) có những chia sẻ về công việc này. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội chuyên ngành Quản lý Công nghiệp, anh học thêm thạc sĩ Marketing tại trường Central Queensland University (Australia).Tuy nhiên, sau tốt nghiệp, anh nhận ra bản thân phù hợp với một hướng đi mới thay vì tập trung theo đuổi công việc đúng ngành học. Anh cho rằng việc tìm kiếm và phát triển công việc ở thị trường ngách sẽ mang đến nhiều cơ hội cho một người học tập và sinh sống ở nơi xứ người như anh. Chia sẻ về lý do làm việc trái ngành, Thắng thừa nhận bản thân không dành nhiều thời gian để nâng cao kiến thức về ngành. Từ đó, kiến thức nền không rộng bằng bạn bè bản xứ. Do vậy, cơ hội việc làm của anh khá hạn hẹp.Vũ Mạnh Thắng - chủ cửa hàng spa đồ hiệu ở Sydney (Australia) (Ảnh: Mạnh Thắng).Từ hơn 10 năm trước, Mạnh Thắng đã biết đến nghề spa đồ hiệu từ cửa hàng đầu tiên được mở ở Hà Nội. Khoảng thời gian sau, anh luôn quan tâm và tìm hiểu về công việc này. Thời điểm Covid-19 diễn ra, công việc tại Australia của anh bị đóng băng và ý tưởng bắt đầu spa đồ hiệu nảy ra từ đó. 3 năm kể từ ngày khởi nghiệp công việc này, Mạnh Thắng hài lòng vì đã nhận được nhiều sự ủng hộ của khách hàng là người bản địa tại Sydney và cộng đồng người Việt tại Sydney.Nhớ lại những ngày đầu tiên học nghề, Thắng từng cảm thấy mất phương hướng khi tốn 2 ngày chỉ đề làm sạch một đôi giày với tiền công khoảng 15 AUD (khoảng 240.000 đồng).Nói về số vốn bỏ ra để bắt đầu khởi nghiệp, Mạnh Thắng chia sẻ: "Tôi dùng 100 AUD (khoảng 1,5 triệu đồng) để mua vài lọ sơn giày. Một vài đồ cần thiết khác thì tôi đi xin lại để tiết kiệm chi phí. Nói đến đây chắc nhiều người không tin đâu, tôi đã tận dụng một góc nhà cạnh toilet để khởi nghiệp".Để hạn chế rủi ro, anh lựa chọn khởi nghiệp bằng số vốn ít nhất có thể. Từ tháng thứ hai trở đi, anh bắt đầu có lợi nhuận. Nhớ lại những ngày đầu tiên, Mạnh Thắng khẳng định spa đồ hiệu là công việc có thể bắt đầu dù bạn có số vốn ít ỏi. Điều cần nhất ở công việc này là tính kiên trì, chịu khó học hỏi để nâng cao tay nghề."Nhu cầu sử dụng đồ hiệu ngày càng nhiều, đặc biệt là ở nước ngoài. Bạn có thể coi spa đồ hiệu là công việc chính để quyết tâm theo đuổi nếu bạn có đủ đam mê", Mạnh Thắng nói.  Spa đồ hiệu là công việc không cần quá nhiều vốn để khởi nghiệp (Ảnh: Mạnh Thắng).Đam mê là thế, lợi nhuận có từ những ngày đầu tiên nhưng Mạnh Thắng không thể tránh khỏi cảm giác muốn dừng lại công việc này vì nhiều lý do. Anh từng nhiều lần muốn từ bỏ. "Hiện tại, công việc này chưa có đơn vị đào tạo chuyên nghiệp, hầu như phần lớn dựa vào tự tìm tòi và trải nghiệm thực tế", Mạnh Thắng bày tỏ.Thời gian đầu, anh nhiều lần làm hỏng đồ của khách và phải đền số tiền gấp hàng trăm, hàng nghìn lần tiền dịch vụ. Spa đồ hiệu là công việc đối mặt với rủi ro hàng giờ, hàng phút nên áp lực cao. Bởi rủi ro sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Có nhiều tháng, vì làm hỏng nhiều món đồ, Mạnh Thắng phải chịu số tiền lỗ gấp nhiều lần số tiền nhận được từ dịch vụ. Cùng với đó, việc thuê nhân công làm việc ở Sydney không đơn giản bởi chi phí nhân công tương đối cao, số người có kinh nghiệm trong công việc spa đồ hiệu rất hiếm hoi dẫn đến nhiều rủi ro, làm việc không hiệu quả, chất lượng dịch vụ đi xuống, doanh thu sụt giảm không đủ chi trả lương nhân viên.Nói đến khó khăn của công việc spa đồ hiệu, Mạnh Thắng cho biết đây là công việc có nhiều khó khăn. Đầu tiên là vì không có quy chuẩn cho nghề nên mọi thứ đều dựa vào tìm tòi và trải nghiệm. Thứ hai là muốn trải nghiệm cần có nhiều sản phẩm để thử. Mạnh Thắng từng mua khá nhiều món đồ cũ để tự tay thực hành vào thời điểm chưa có nhiều khách hàng. Ngoài ra, spa đồ hiệu là công việc nhiều rủi ro và khi xảy ra rủi ro, chi phí đền bù rất lớn so với giá dịch vụ.Việc dùng lợi nhuận cả tháng chỉ đủ để đền cho một sản phẩm là điều hoàn toàn bình thường và không hiếm gặp. Hiện tại, doanh thu cửa hàng của Mạnh Thắng khoảng 6.000 AUD (khoảng gần 100 triệu đồng) mỗi tháng. Sản phẩm đồ hiệu sau khi được vệ sinh, làm mới (Ảnh: Mạnh Thắng).Để đạt hiệu quả tối đa trong việc sử dụng nhân công, anh kết hợp máy móc trong công việc spa đồ hiệu. Áp dụng máy móc giúp việc vệ sinh, sửa chữa đồ hiệu quả, ít gặp rủi ro, tiết kiệm thời gian, nhân sự, tuy nhiên phải là sử dụng máy đúng cách.Để có thể vận hành trơn tru máy móc trong công việc này đòi hỏi người dùng bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, hiểu về máy và sản phẩm, nếu không, rất dễ xảy ra tình trạng làm hỏng đồ của khách. Sau gần 3 năm theo đuổi, Mạnh Thắng cho biết cửa hàng spa đồ hiệu của anh đã ổn định về chất lượng. Từ đó, anh có thể phát triển thêm nhiều mảng gồm cleaning (làm sạch), repair (sửa chữa), plating (xi mạ), custom (can thiệp trực tiếp vào sản phẩm để làm mới một món đồ theo sở thích của khách), bespoke (làm đồ da thủ công theo thiết kế mà khách yêu cầu). Trong đó, dịch vụ then chốt là làm sạch bởi đây là cái gốc để xây nên những dịch vụ đi kèm.  Bên cạnh hàng loạt khó khăn khi bắt đầu, công việc spa đồ hiệu có những thuận lợi riêng. Theo Mạnh Thắng, vì đây là nghề mới, là thị trường ngách nên những người theo đuổi công việc này có cơ hội lớn trở thành những người đi đầu. Số lượng khách hàng có nhu cầu spa đồ hiệu là rất lớn, như vậy, có thể thấy thị trường rất rộng, đủ để cho mọi người khai thác.Quan trọng nhất là tình yêu với công việc. Nếu tìm được công việc khiến bản thân say mê, sẵn sàng học hỏi quên ăn, quên ngủ, có thể dồn toàn tâm, toàn sức và toàn thời gian cho nó thì hãy thử. Spa đồ hiệu là công việc xứng đáng để thử và sẽ mang lại thành quả cho những người kiên trì, chăm chỉ.
VNG lên kế hoạch IPO tại Mỹ: Ai đang là chủ thực sự?
VNG Limited dự kiến chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq với mã giao dịch VNG. Hồ sơ công ty này gửi Ủy ban Chứng khoán Mỹ có nhiều chi tiết thú vị.
Công ty cổ phần VNG (mã chứng khoán: VNZ) vừa thông báo, VNG Limited đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC). Theo đó, VNG Limited dự kiến chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Naqdas với mã giao dịch VNG.Citigroup Global Markets Inc., Morgan Stanley & Co. LLC, UBS Securities LLC và BofA Securities, Inc. sẽ là các nhà bảo lãnh phát hành cho đợt IPO này. Quy mô giao dịch và khoảng giá chào bán hiện chưa được xác định.VNG Limited là một công ty có trụ sở tại Cayman Islands. Theo hồ sơ cáo bạch, VNG Limited nắm 49% cổ phần trực tiếp tại VNG Corporation, cũng là cổ đông lớn nhất của VNG.VNG Limited (tại Cayman) sở hữu 49% cổ phần VNG Corporation.Cổ phiếu lưu hành của VNG Limited có 2 loại: cổ phiếu phổ thông loại A và cổ phiếu phổ thông loại B, trong đó, 1 cổ phiếu loại B tương ứng với 10 quyền biểu quyết, còn 1 cổ phiếu loại A chỉ tương ứng với 1 quyền biểu quyết. Hai loại cổ phiếu này không thể chuyển đổi lẫn nhau.Hai cổ đông sáng lập VNG là ông Lê Hồng Minh và ông Vương Quang Khải sở hữu lần lượt 12,62 triệu và 1,68 triệu cổ phiếu loại B, tương ứng 45% và 6% quyền biểu quyết tại VNG Limited. Theo đó, nhóm cổ đông này sở hữu tổng cộng 51% và giữ quyền chi phối đối với công ty.Ngoài ra, cơ cấu cổ đông kiểm soát VNG dự kiến còn có sự xuất hiện của Tencent, Ant Group và quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore GIC. Các cổ đông này nắm giữ cổ phiếu loại A của VNG Limited.Cụ thể, Tencent sở hữu 65,15 triệu cổ phiếu loại A, tương ứng 23,2% quyền biểu quyết; bao gồm: hơn 43 triệu cổ phiếu thuộc sở hữu Tenacious Bulldog Holdings Limited; 14,53 triệu cổ phiếu thuộc sở hữu Prosperous Prince Enterprises Limited và 7,54 triệu cổ phiếu sẽ phát hành sau khi hoàn tất IPO.GIC (thông qua Gamvest Pte) sở hữu 15,25 triệu cổ phiếu loại A tương ứng 5,4% quyền biểu quyết và Ant Group (thông qua Ant International Technologies) 7,77 triệu cổ phiếu loại A, tương ứng 2,8% quyền biểu quyết tại VNG Limited. Seletar Invesments sở hữu 9,44 triệu cổ phiếu loại A tương ứng 3,4% quyền biểu quyết.Hai cổ đông sáng lập chi phối 51% quyền biểu quyết tại VNG Limited thông qua sở hữu 100% cổ phiếu loại B.VNG được thành lập năm 2004, từ một công ty khởi nghiệp 5 người và hiện là công ty công nghệ có hệ sinh thái số thuần Việt lớn nhất Việt Nam.Theo Newzoo, VNG hiện là nhà phát hành game dẫn đầu thị trường Việt Nam và đang mở rộng nhanh chóng ở thị trường toàn cầu, đồng thời sở hữu Zalo, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam với hơn 75 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, theo F&S.Các sản phẩm tiêu biểu khác của công ty này bao gồm Zing MP3 (nền tảng nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam với hơn 28 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, theo F&S) và ZaloPay (ví điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam, theo F&S).Hồ sơ đăng ký theo Mẫu F-1 sẽ còn tiếp tục được điều chỉnh và chưa được SEC công bố hiệu lực.VNG ấp ủ kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán quốc tế trong nhiều năm. Từ năm 2017, công ty từng ký kết một biên bản ghi nhớ về việc niêm yết trên Nasdaq ở Mỹ, tuy nhiên, kế hoạch này kéo dài cho đến hiện tại.Liên quan đến VNG Limited, cổ đông này gần đây đã bán 3,48 triệu cổ phiếu VNZ theo hình thức thỏa thuận qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại VNG từ 61,12% còn gần 49%. Bên mua được xác định là Công ty Cổ phần Công nghệ BigV.Trên thị trường chứng khoán trong nước, cổ phiếu VNZ của VNG hiện là mã cổ phiếu "tiền triệu" duy nhất, với thị giá đóng cửa phiên 23/8 là 1,12 triệu đồng/cổ phiếu. Đến sáng nay, VNZ tiếp tục tăng giá mạnh.
WeWork tuyên bố sắp phá sản, giá cổ phiếu kỳ lân 40 tỷ USD chỉ còn 15 xu
Năm 2019, WeWork từng là công ty khởi nghiệp có định giá khủng trên thế giới với 40 tỷ USD. Nhưng hiện tại vốn hóa thị trường chỉ còn dưới 500 triệu USD, giá cổ phiếu ở mức 15 xu.
4 năm trước, start up WeWork và giới khởi nghiệp hào hứng đón chờ sự kiện niêm yết lần đầu ra công chúng (IPO) bom tấn. Nhưng hiện tại, chính WeWork lại đang cảnh báo về khả năng phá sản."Các khoản lỗ và dòng tiền âm từ hoạt động kinh doanh làm dấy lên nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của chúng tôi", WeWork cho biết trong bản công bố thông tin gửi lên Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) vào thứ 3 vừa qua.Khả năng phá sản của start up này từng được quỹ đầu tư SoftBank định giá 40 tỷ USD đã hiện hữu từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, sự kiện này vẫn gây ngạc nhiên khi WeWork đang sở hữu số lượng văn phòng thương mại lớn trên khắp thế giới.Trong và sau khi đại dịch Covid-19 diễn ra, nhiều doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng thuê để chuyển sang hình thức làm việc từ xa. Suy thoái kinh tế kéo theo sau đó càng khiến WeWork rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất và gặp khó khăn trong việc tạo ra dòng tiền."Nếu không thành công trong việc cải thiện thanh khoản và khả năng sinh lời từ các hoạt động của mình, chúng tôi có thể cần xem xét tất cả các giải pháp, bao gồm tái cơ cấu nợ, tìm kiếm thêm nguồn vốn từ nợ hoặc vốn cổ phần, giảm hoặc trì hoãn hoạt động kinh doanh, chiến lược mới, thậm chí bán tài sản, các giao dịch chiến lược khác và/hoặc các biện pháp khác, bao gồm cả phương án từ Đạo luật phá sản Mỹ," công ty cho biết.Từ kỳ lân đình đám thế giới, WeWork đứng trước bờ vực phá sản (Ảnh: CNBC).Cổ phiếu WeWork được giao dịch dưới 1 USD kể từ giữa tháng 3. Thị giá thậm chí giảm 26% về mức 15 xu trong phiên giao dịch ngoài giờ hôm thứ 3. Hiện start up này có mức vốn hóa thị trường dưới 500 USD.Nửa đầu năm, công ty ghi nhận mức lỗ ròng 700 triệu USD. Năm 2022, start up này thậm chí lỗ 2,3 tỷ USD. Tính đến ngày 30/6, công ty có 205 triệu USD tiền và các khoản tương đương tiền. Các tài sản có thanh khoản vào khoảng 680 triệu USD. WeWork đang có khoản nợ dài hạn 2,91 tỷ USD.Lần đầu tiên start up định IPO là vào năm 2019, sau khi công bố bản cáo bạch vào tháng 8. Với các thông tin đầy đủ về tài chính, doanh nghiệp gặp phải chỉ trích gay gắt do chi tiêu quá mức và rủi ro, cùng với mối quan hệ phức tạp của nhà sáng lập Adam Neumann tại công ty.Kế hoạch IPO này không thành công. Nhà sáng lập kiêm CEO của SoftBank - Masayoshi Son - gọi khoản đầu tư của mình vào WeWork là "ngu ngốc". Quỹ đầu tư của ông đã nắm quyền kiểm soát phần lớn hoạt động kinh doanh thông qua gói tài trợ 5 tỷ USD. Neumann buộc phải từ chức.Vào năm 2021, WeWork cuối cùng cũng trở thành công ty niêm yết thông qua việc sáp nhập với 1 công ty mục đích đặc biệt để thâu tóm hay còn gọi là SPAC. Nhưng mớ hỗn độn vẫn còn đó. WeWork cho biết doanh thu quý II chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tại thị trường Mỹ vốn chiếm 41% doanh thu cũng giảm 4%.Start up giải thích kinh tế suy thoái khiến nhiều khách hàng vốn là thành viên rời đi, khiến doanh thu và dòng tiền sụt giảm. Ngay cả SoftBank cũng đang chi tiêu ít hơn cho WeWork. Trong quý II, quỹ này đã đóng góp 6 triệu USD doanh thu cho WeWork, khi năm trước đó là 10 triệu USD.Các yếu tố quyết định liệu WeWork có thể tiếp tục hoạt động hay không bao gồm hạn chế chi phí vốn, tăng doanh thu và tìm kiếm vốn thông qua vay nợ hoặc phát hành cổ phiếu.3 thành viên hội đồng quản trị đã từ chức vào tuần trước vì bất đồng liên quan đến quản trị và định hướng chiến lược của Công ty. Trong nhóm này có Daniel Hurwitz - người đảm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT kể từ tháng 5.WeWork vẫn đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo gắn bó lâu dài. Hồi tháng 5, start up cho biết CEO Sandeep Mathrani sẽ từ chức trong vài ngày tới. Thành viên hội đồng quản trị David Tolley sẽ đảm nhiệm vị trí này tạm thời.Năm 2017, WeWork được SoftBank rót tiền đầu tư. Thương vụ này giúp start up được định giá 20 tỷ USD và được giới đầu tư mạo hiểm chú ý tới.Năm 2019, start up này từng được xem là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới, với mức định giá 40 tỷ USD, cao hơn cả Airbnb, SpaceX, Stripe.
Bí ẩn về công ty sản xuất tai nghe giá 4.000 USD được Messi tặng đồng đội
Beats là thương hiệu được lựa chọn trong giới âm nhạc và thể thao tại Mỹ.
Mới đây, trả lời phỏng vấn sau trận thắng Atlanta United, hậu vệ DeAndre Yedlin tiết lộ thông tin Lionel Messi đã tặng tai nghe màu hồng và đen cho toàn đội Inter Miami. Hai màu sắc này cũng là biểu tượng của Inter Miami.Sports Tiger cho biết, chiếc tai nghe Beats by Dre này có giá 4.000 USD (khoảng 94,8 triệu đồng). Tính toán cho thấy ngôi sao Argentina được cho là chi khoảng 108.000 USD (khoảng 2,6 tỷ đồng) tặng quà cho các đồng đội.Beats by Dr. Dre (Beats) là công ty được thành lập năm 2006 bởi rapper người Mỹ Dr. Dre và Jimmy Iovine. Thời điểm này, Jimmy Iovine nhận ra 2 vấn đề chính trong ngành công nghiệp âm nhạc Mỹ bao gồm vi phạm bản quyền đối với tác phẩm âm nhạc và chất lượng âm thanh không đạt chuẩn do tai nghe.Ban đầu Beats hợp tác với công ty sản xuất âm thanh và video Monster Cable. Sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu Beats ra mắt thị trường vào tháng 7/2008.Đến tháng 8/2011, hãng sản xuất điện thoại HTC mua lại 50,1% cổ phần Beats với giá 300 triệu USD. Theo thỏa thuận, hãng điện thoại này đã quyết định kết hợp tai nghe và công nghệ âm thanh của Beats vào sản phẩm của mình.HTC từng đầu tư vào Beats với hy vọng cạnh tranh được với các đổi thủ trên thị trường (Ảnh: TechCrunch).Đầu năm 2012, BusinessWeek đưa tin Beats và Monster Cable sẽ dừng hợp tác từ cuối năm. Hai nhà sáng lập sẽ trực tiếp tham gia vào công việc nghiên cứu, sản xuất sản phẩm.Mặc dù vậy, thị phần điện thoại thông minh của HTC vẫn sụt giảm trước áp lực cạnh tranh của Apple và Samsung. Lợi nhuận của công ty này trong quý II/2013 giảm tới 83% so với cùng kỳ năm trước.Tháng 7/2012, HTC bắt đầu rút vốn khỏi Beats và bán một nửa cổ phần với giá 150 triệu USD. HTC vẫn là cổ đông lớn nhất với 25,1% vốn cổ phần.Thời điểm này, HTC cho biết động thái đó sẽ giúp Beats linh hoạt hơn trong việc mở rộng trên toàn cầu. Tuy nhiên giới phân tích đánh giá khoản đầu tư vào Beats không mang lại cho HTC lợi thế đáng kể so với các đối thủ.Đến tháng 9/2013, HTC cho biết sẽ bán nốt số cổ phần còn lại với giá 265 triệu USD. Wall Street Journal cùng lúc đưa tin tập đoàn Carlyle rót 500 triệu USD vào Beats. Hãng sản xuất thiết bị âm thanh này được định giá ở mức 1 tỷ USD.Đầu năm 2014, doanh nghiệp cho ra đời Beats Music - một nền tảng phát nhạc trực tuyến. Giám đốc điều hành Ian Rogers rất tự hào về nền tảng này.Chỉ sau vài năm ra mắt, Beats trở thành thương hiệu được lựa chọn trong giới âm nhạc và thể thao, đồng thời dẫn đầu thị trường trong thị trường tai nghe cao cấp.Các siêu sao âm nhạc bao gồm Lady Gaga, Lil Wayne và Nicki Minaj đã lựa chọn hãng này để thiết kế tai nghe và loa theo phiên bản cá nhân hóa.Apple mua lại Beats với giá 3 tỷ USD (Ảnh: Times).Các nhà thiết kế thời trang và nghệ sĩ đường phố như Alexander Wang, Futura và Snarkitecture cũng có các sản phẩm giới hạn đặc biệt từ Beats. Các vận động viên nổi tiếng bao gồm LeBron James, Serena Williams và Neymar sử dụng sản phẩm như một phần quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu của họ.Tháng 5/2014, Apple công bố mua lại Beats với giá 3 tỷ USD - thương vụ lớn nhất trong lịch sử của ông lớn ngành công nghệ. Sau thương vụ này, nhà sáng lập Dr. Dre trở thành tỷ phú USD đầu tiên trong giới nghệ sĩ hip-hop. Đối với tập đoàn Carlyle nhận được khoản lãi 1 tỷ USD từ việc bán cổ phần.Sau khi kết thúc thương vụ vào tháng 8/2014, Apple cho sa thải 200 của Beats. Beats Music sau đó ngừng hoạt động sau khi Apple ra mắt Apple Music vào tháng 6/2015.2 tháng sau khi về tay Apple, Beats bị hãng sản xuất âm thanh Bose cáo buộc vi phạm bằng sáng chế với công nghệ khử tiếng ồn của đơn vị này. Bose muốn áp lệnh cấm các sản phẩm tại Mỹ.Đáp lại, Apple đã loại bỏ các sản phẩm của Bose tại Apple Store. Tuy nhiên 2 tháng sau, các sản phẩm của Bose trở lại kệ hàng và vụ kiện cũng được giải quyết xong vào tháng 10/2014.Sang đến tháng 1/2015, đối tác cũ Monster Cable kiện Beats sử dụng các chiêu trò để buộc công ty này rời khỏi liên doanh nhưng chiếm mất bản quyền đối với các công nghệ và sản phẩm đã hợp tác phát triển. Thêm vào đó, Cable cáo buộc Beats tác động để các nhà bán lẻ không phân phối các sản phẩm cạnh tranh của Monster.Tháng 6/2015, Wall Street Journal đưa tin Apple trả đũa bằng cách thu hồi tư cách thành viên của Monster trong dự án MFi (Made for iPhone/iPad/iPod). Monster không còn được sản xuất các phụ kiện được cấp phép để sử dụng cho các sản phẩm của Apple và ngừng bán các sản phẩm được cấp phép bởi MFi. Đơn kiện của hãng này cũng bị bác bỏ vào tháng 8/2016.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngồi thử xe máy điện của start up Việt
Chiều 20/7, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã ghé thăm nhà máy của Selex Motors, một start up về xe điện.
Tại buổi làm việc, bà Yellen cũng nhấn mạnh sự hợp tác nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch giữa Việt Nam và Mỹ. Bà Yellen đã tham quan xưởng sản xuất và ngồi thử lên chiếc xe điện của Selex Motors.Tại buổi ghé thăm, bà Yellen cho rằng nhà máy và những dòng xe do của đơn vị này sản xuất thể hiện sự nhạy bén và năng động trong kinh doanh của người Việt Nam.Bà Yellen ngồi thử lên chiếc xe điện của Selex Motors (Ảnh: Phương Liên).Nguồn gốc của Selex cũng sẽ làm nổi bật quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam khi 2 trong số 3 nhà sáng lập của công ty từng theo học tại Tiến sĩ ngành Cơ khí ở Đại học Michigan - Ann Arbor (Mỹ).Bà cho biết hiện nay có khoảng 30.000 sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ, cũng là nhóm sinh viên nước ngoài lớn thứ 5 tại đây. Không những vậy, cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng giúp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hai nước. Đặc biệt trong đó là thúc đẩy quá trình năng lượng sạch toàn cầu.Bà Yellen cũng cho rằng biến đổi khí hậu đặt ra mối đe dọa lớn với nhân loại và chúng ta đang ngày càng nhận thấy rõ tác động của nó. Tuy nhiên, giảm thiếu sự tác động này cũng là một cơ hội kinh tế và là giải pháp để phục hồi nền kinh tế sau giai đoạn khó khăn.Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen (Ảnh: Phương Liên).Tại Mỹ, Tổng thống Biden và bà Yellen đang đặt quá trình chuyển đổi năng lượng sạch làm trọng tâm kinh tế. Kể từ khi ông Biden nhậm chức, đã có khoản đầu tư 500 tỷ USD vào sản xuất năng lượng sạch ở Mỹ và đẩy mạnh xây dựng các nhà máy pin, xe điện.Công ty cổ phần phương tiện điện thông minh Selex là một start up trong lĩnh vực xe điện, được thành lập vào tháng 6/2018. Công ty tập trung phát triển dòng xe máy điện nhằm tối ưu hiệu suất vận tải cho mạng lưới giao vận.Điểm khác biệt giữa Selex và các hãng xe điện như VinFast, Datbike hay mới hơn là Evgo, đó là họ không xây dựng các trạm sạc mà lựa chọn lắp đặt mạng lưới cây "ATM đổi pin cho xe điện" - mô hình lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.
Nhà sáng lập Trần Ngọc Thái Sơn từ chức CEO Tiki?
DealstreetAsia vừa đưa tin nhà sáng lập kiêm CEO Trần Ngọc Thái Sơn của startup Tiki đã gửi đơn từ chức lên hội đồng quản trị của công ty.
Thông tin này gây bất ngờ bởi ông Sơn là gương mặt quen thuộc trong giới khởi nghiệp Việt Nam.Tiki là một trong số ít start up được kỳ vọng trở thành kỳ lân công nghệ tiếp theo của Việt Nam. Năm 2021, start up này gọi vốn thành công 258 triệu USD cho vòng series E. Ở vòng gọi vốn trên, Tiki được định giá ở gần mức 1 tỷ USD.Tuy nhiên kể từ đó, Tiki có phần "hụt hơi" so với các nền tảng thương mại điện tử khác như Lazada, Shoppee và gần đây là Tiktok.Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, Công ty TNHH TI KI (đơn vị chủ quản nền tảng Tiki) được thành lập ngày 6/1/2010. Lần thay đổi đăng ký mới nhất là ngày 15/5/2023.Thông tin về Công ty TNHH TI KI (Ảnh chụp màn hình).Công ty có vốn điều lệ là 5.916,3 tỷ đồng. Ông Trần Ngọc Thái Sơn hiện là Tổng giám đốc đồng kiêm người đại diện pháp luật của Công ty TNHH TI KI. Thông tin cho thấy ông Sơn năm nay 42 tuổi.Chủ sở hữu của doanh nghiệp này là Tiki Global có trụ sở tại Singapore. Tiki Global được thành lập ngày 19/5/2021. Ông Sơn cũng là người đại diện pháp luật của công ty Tiki Global.Ngoài việc gọi vốn đầu tư, thông tin từ Cục đăng ký giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) cho biết, năm 2019 Tiki có vay 5 triệu USD từ Innoven Capital Singapore.Tài sản thế chấp là toàn bộ số nợ trên sổ sách, toàn bộ khoản đầu tư và lợi tức trong hiện tại và tương lai, toàn bộ giấy phép, toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ, toàn bộ tài sản cố định được nêu chi tiết trong phụ lục hợp đồng vay.Thông tin về khoản vay 5 triệu USD của Tiki với một công ty tại Singapore (Ảnh chụp màn hình).Số liệu thống kê từ nền tảng nghiên cứu thị trường Metric cho biết trong 3 tháng đầu năm, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam gồm Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki, Sendo đạt 39.000 tỷ đồng.Shopee hiện đứng đầu về thị phần với doanh thu 24.700 tỷ đồng, chiếm 63,1%. Doanh thu của Tiki ở mức 846,5 tỷ đồng, xếp thứ 4.Doanh thu 3 tháng đầu năm của Tiki đứng thứ 4 trong các sàn TMĐT (Ảnh: Metric).Theo TechinAsia, kết quả kinh doanh năm 2022 của Tiki cũng không mấy khả quan khi tổng doanh thu giảm 7% so với năm trước đó. Trong khi đó, tổng chi phí tăng 4% so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi các chi phí, mức lỗ của Tiki trong năm 2022 tăng 39% so với năm trước.Ông Trần Ngọc Thái Sơn được giới thiệu là có bằng đại học tại New South Wales (Australia) và từng làm việc tại một số công ty như Impaq Interactive, Vega, Vinabook.Năm 2010, ông sáng lập nên Tiki với cảm hứng từ nền tảng bán sách nổi tiếng Amazon của Jeff Bezos. Tiki là viết tắt của cụm từ "tìm kiếm và tiết kiệm".Một số thông tin cho biết ông dành 5.000 USD để mua khoảng 100 đầu sách, bán trên nền tảng Tiki.vn. Ông cho biết không nhận được hỗ trợ tài chính từ gia đình khi khởi nghiệp do bố mẹ cũng không khá giả. Sự hậu thuẫn lớn nhất từ gia đình là về tinh thần, cho phép ông được làm điều mình muốn.Từ nền tảng chuyên bán sách, Tiki mở rộng ra các ngành hàng khác từ đồ điện tử, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng.Hiện nay hệ sinh thái của Tiki bao gồm: Công ty TNHH TI KI là đơn vị thiết lập, tổ chức sàn thương mại điện tử; Công ty TNHH TikiNOW Smart Logistics là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics đầu - cuối, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu chính; Công ty TNHH MTV Thương mại Ti Ki là đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.
Giá xăng giảm sốc, xuống dưới 23.000 đồng/lít
Giá xăng ngày 9/5 giảm theo xu hướng thế giới tuần qua, mức giảm dao động từ 1.290 đồng đến 1.410 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 760 đồng/lít.
Chiều 9/5, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15h.Cụ thể, cơ quan quản lý quyết định giảm 1.290 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92, xuống còn 22.620 đồng/lít; giảm 1.410 đồng/lít đối với xăng RON 95, xuống còn 23.540 đồng/lít. Như vậy, mặt hàng xăng trong nước đã có phiên giảm giá trở lại sau khi áp sát mức 25.000 đồng/lít.Tương tự, giá dầu diesel giảm 760 đồng/lít, xuống 19.840 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 840 đồng/lít, xuống 19.700 đồng/lít; giá dầu mazut giảm 160 đồng/kg, xuống 17.500 đồng/kg.Tại kỳ điều hành này, liên bộ không trích lập, đồng thời không chi quỹ bình ổn đối với tất cả loại xăng dầu.Mới đây, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.Các đơn vị, doanh nghiệp cần có biện pháp từ sớm, từ xa theo thẩm quyền và quy định để đảm bảo cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, tuyệt đối không để thiếu điện, thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.
Tiền điện tháng 4 đã thế, tháng 5 dự báo còn "nóng ran"?
Nhiệt độ trung bình cả nước tháng 5 phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm 1,5-2,5 độ C. EVN cho biết nhu cầu phụ tải sẽ tăng cao, công suất cực đại của hệ thống điện có thể lên tới 49.000MW.
Trong tháng 4, EVN cho biết nắng nóng gay gắt khiến phụ tải tăng cao. Cụ thể, công suất cực đại lập kỷ lục khi lên tới 47.670MW (ngày 27/4) và sản lượng tiêu thụ ngày cao nhất đạt 993 triệu kWh (ngày 26/4).Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 26,82 tỷ kWh, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 4 tháng, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 96,16 tỷ kWh, tăng 12,4%.Theo dự báo, trong tháng 5, áp thấp nóng phía tây tiếp tục hoạt động mạnh nên ở khu vực Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên xuất hiện nhiều ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.Khu vực Tây Nguyên - Nam Bộ tiếp tục xuất hiện nhiều ngày nắng nóng diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt, tập trung trong 20 ngày đầu tháng.Tiêu thụ điện đang liên tục lập đỉnh mới (Ảnh: EVN).Cùng với việc sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh, nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng cao với sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 913,6 triệu kWh/ngày, tăng 12,24% so với cùng kỳ, công suất cực đại có thể lên tới 49.000MW, riêng miền Bắc có thể lên đến 24.500MW.Trước những nguy cơ thiếu điện tiềm tàng, EVN chỉ đạo các đơn vị huy động hợp lý các nguồn điện. Ngoài ra, các tổng công ty điện lực/công ty điện lực nắm bắt hàng tuần tình hình sản xuất kinh doanh, sẵn sàng kịch bản cung ứng điện, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20 về việc tuyên truyền và thực hiện tiết kiệm điện...EVN cũng khuyến cáo người dân sử dụng tiết kiệm điện, nhất là vào các giờ cao điểm trưa (từ 11h đến 15h) và tối (từ 19h đến 23h). Trong đó, người dân đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ, chỉ bật khi thực sự cần thiết, đặt nhiệt độ ở mức 26-27 độ C trở lên; không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn trong giờ cao điểm.
Mỹ cấm TikTok, các ông lớn nào sẽ xâu xé "miếng bánh" tỷ USD?
Nếu TikTok rời Mỹ, "miếng bánh" tỷ USD từ doanh thu quảng cáo và thị trường bán hàng qua mạng xã hội sẽ phải chia lại. Các chuyên gia cho rằng Facebook, YouTube và Instagram có thể hưởng lợi lớn.
Sau khi Tổng thống Joe Biden ký thông qua luật buộc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok hoặc rút khỏi Mỹ, TikTok có 9 tháng chọn bán mình hoặc rời đi."Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi tại tòa án. Sự thật và hiến pháp đứng về phía chúng tôi", ông Shou Zi Chew, CEO TikTok, chia sẻ sau khi dự luật được ký.Theo Reuters, ByteDance sẽ không thoái vốn TikTok cho bất kỳ công ty nào khác và sẵn sàng đóng cửa ứng dụng trong trường hợp xấu nhất. Hãng công nghệ Trung Quốc không muốn từ bỏ thuật toán cốt lõi, "công thức bí mật" tạo nên thành công của TikTok mà không mạng xã hội nào có được.Các chuyên gia cho rằng kịch bản TikTok bán mình ít khả năng xảy ra vì ByteDance vẫn đang rất nỗ lực đấu tranh pháp lý. Bên cạnh đó, định giá của Tiktok có thể sẽ lên đến 150 tỷ USD nên khó tìm kiếm được người mua phù hợp. Vì vậy, khả năng cao hơn là TikTok sẽ phải rời đi.Với thị trường quảng cáo, TikTok dự kiến kiếm 8,66 tỷ USD doanh thu quảng cáo ở Mỹ năm nay, theo công ty nghiên cứu eMarketer. Dù quy mô này chỉ bằng một phần nhỏ so với Google và Meta nhưng TikTok đã khởi đầu cơn sốt video ngắn và thúc đẩy các đối thủ xây dựng tính năng tương tự.Ông Tom Grant, chuyên gia nghiên cứu của công ty dữ liệu Apptopia, cho biết YouTube và Instagram đều cung cấp các tính năng video ngắn trong ứng dụng của họ và có thể sẽ là những người hưởng lợi lớn nhất sau lệnh cấm TikTok.TikTok nhắm đến khách hàng trẻ và sử dụng hình thức giải trí để kích cầu mua sắm ngẫu hứng (Ảnh: Reuters).Theo Reuters, Snap và Meta đang tìm cách tận dụng sự bất ổn của TikTok ở Mỹ để chiếm thị phần quảng cáo. Reel hiện là đối thủ trực tiếp của TikTok và hiện chiếm một nửa thời gian của người dùng Instagram."Instagram Reels có lợi ích từ việc cấm TikTok và Meta muốn đảm bảo có thể thu hút tất cả người dùng và doanh thu tiềm năng", bà Jasmine Enberg, chuyên gia phân tích của eMarketer, chia sẻ với Reuters.Google cũng cho biết rằng định dạng video ngắn YouTube Shorts ngày càng được xem nhiều trên TV cũng như điện thoại.Theo khảo sát của công ty dịch vụ tài chính Wedbush, 60% người dùng TikTok có thể sẽ chuyển sang Instagram hoặc Facebook và 19% sang YouTube.Meta, công ty mẹ của Instagram và Facebook, có thể chiếm tới 60% doanh thu quảng cáo của TikTok bỏ lại. Doanh thu YouTube có khả năng tăng 25% và Snapchat cũng nhận được nhiều lợi ích.Năm 2020, Ấn Độ cũng đã cấm TikTok vì lý do lo ngại về an ninh dữ liệu. Các nhà sáng tạo nội dung, nhà kinh doanh nước này chuyển dịch sang Instagram hay Facbook.Chính vì vậy, nếu TikTok bị cấm tại Mỹ, các nền tảng khác có thể sẽ có cơ hội chia lại thị phần thương mại điện tử qua mạng xã hội. Ngoài ra, nền tảng thương mại điện tử như Amazon cũng sẽ bớt lo lắng trước xu hướng mua sắm trên mạng xã hội.Tại Mỹ, hầu hết người tiêu dùng tìm đến Amazon khi họ nghĩ đến một sản phẩm cần mua cụ thể và nhanh chóng. TikTok lại nhắm đến khách hàng trẻ và sử dụng hình thức giải trí để kích cầu mua sắm ngẫu hứng.
Giá xăng giảm rất mạnh, có loại giảm hơn 1.200 đồng/lít?
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 9/5 được dự báo giảm theo xu hướng thế giới. Nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ bình ổn, giá mặt hàng nhiên liệu có thể giảm 1.090-1.250 đồng/lít.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu cho biết trong tuần qua, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore có xu hướng giảm so với kỳ trước. Mức điều chỉnh rất mạnh.Dựa trên diễn biến giá thế giới, các doanh nghiệp dự báo trong kỳ điều hành ngày 9/5, giá xăng E5 RON 92 trong nước có thể giảm 1.090 đồng/lít, xăng RON 95 có thể giảm 1.250 đồng/lít. Tương tự, dầu diesel được dự báo giảm 760 đồng/lít.Trường hợp dự báo giảm là chính xác, mặt hàng xăng trong nước sẽ có phiên giảm giá trở lại sau khi áp sát mức 25.000 đồng/lít. Trong khi đó, nếu liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính trích quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm ít hơn.Ở kỳ điều hành gần nhất ngày 2/5, cơ quan quản lý quyết định giữ nguyên giá đối với xăng E5 RON 92, ở mức 23.910 đồng/lít; tăng 40 đồng/lít đối với xăng RON 95, lên 24.950 đồng/lít.Mới đây, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.Các đơn vị, doanh nghiệp cần có biện pháp từ sớm, từ xa theo thẩm quyền và quy định để đảm bảo cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, tuyệt đối không để thiếu điện, thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.
Châu Âu quyết tâm "cai" khí đốt Nga
Nga dù hứng chịu các lệnh cấm vận nhưng vẫn xuất khẩu được một lượng lớn khí đốt cho châu Âu. Khu vực này đang cố gắng giảm nhập khẩu để đạt được mục tiêu không phụ thuộc vào Nga.
Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga vào năm 2027. Các quan chức EU đã kêu gọi hành động phối hợp nhằm giảm nhập khẩu LNG của Nga với tất cả các quốc gia thành viên.Dữ liệu từ công ty phân tích Kpler cho thấy, các cảng châu Âu nhập khẩu lượng LNG của Nga lớn nhất lần lượt là Zeebrugge ở Bỉ, Montoir-de-Bretagne ở Pháp, Bilbao ở Tây Ban Nha, Gate ở Hà Lan, Dunkerque ở Pháp và Mugardos ở Tây Ban Nha.Theo phân tích của các chuyên gia từ dữ liệu xuất khẩu nhiên liệu Nga trong tháng 2, phần lớn trong các thương vụ nhập khẩu của Nga, đặc biệt ở Bỉ, đều sẽ được tái nhập sang Tây Ban Nha và Trung Quốc.Viện kinh tế năng lượng và phân tích tài chính đã ghi nhận vào cuối năm ngoái, khoảng 21% tổng lượng LNG của Nga đã được chuyển giao đến châu Âu dưới dạng các lô hàng trung chuyển và không được tính vào số liệu nhập khẩu chính thức.Từ năm 2021 đến năm 2023, nguồn cung LNG của Nga sang châu Âu đã tăng 11%, trong đó nguồn cung sang Tây Ban Nha tăng gấp đôi và sang Bỉ tăng gấp 3 lần.Tàu chở khí hóa lỏng Boris Vilkitsky của Nga (Ảnh: Reuters).EU sắp tới sẽ cho phép các quốc gia thành viên ngăn chặn việc nhập khẩu LNG từ Nga mà không cần sử dụng các biện pháp trừng phạt. Người phát ngôn của Bộ Năng lượng Bỉ đã nói với Financial Times rằng Bỉ đang xem xét các biện pháp để giải quyết vấn đề trung chuyển mà không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của châu Âu.Bà Teresa Ribera, Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha, cho biết họ đang mong có một sự phối hợp mạnh mẽ hơn của châu Âu trong việc xử lý việc nhập khẩu LNG của Nga.Tuy nhiên, bà cũng cho biết Tây Ban Nha muốn EU đảm bảo rằng các lô hàng nhập khẩu phải được chặn và không bị chuyển hướng sang các quốc gia láng giềng."Sẽ ra sao nếu chúng tôi áp đặt lệnh cấm một cách đơn phương nhưng các lô hàng lại có thể đến tay Pháp?", Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha chia sẻ với Reuters.
Ngoài McDonald's, những thương hiệu nào từng dính sai lầm về quảng cáo?
Nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như Burger King, Dove, Pepsi... cũng từng dính sai lầm trong truyền thông, khiến dư luận phẫn nộ và phải chịu làn sóng tẩy chay trong thời gian dài.
Ngày 6/5, sự việc McDonald's có câu từ quảng cáo gián tiếp nhắc đến sự việc một game thủ qua đời đã nhận phải hàng nghìn ý kiến phản đối, kêu gọi tẩy chay thương hiệu này.Trước McDonald's, có không ít thương hiệu tầm cỡ thế giới từng có chiến dịch truyền thông sai lệch, không nhận được sự ủng hộ từ dư luận.Burger King bị tẩy chay vì nội dung phân biệt giới tínhNgày 8/3/2021, tài khoản chính thức có tick xanh của Burger King đăng dòng trạng thái trên nền tảng X (xưa là Twitter) với nội dung: "Women belong in the kitchen" (Phụ nữ thuộc về nhà bếp). Sau đó, tài khoản này tiếp tục đăng nội dung "If they want to, of cource" (Tất nhiên, nếu họ muốn). Đây là những dòng trạng thái nhằm định hướng người dùng đến chương trình quảng cáo vào thời điểm đó của Burger King. Ngay lập tức, thương hiệu này vấp phải hàng loạt ý kiến trái chiều. Khách hàng cho rằng Burger King đang có động thái phân biệt giới tính, một hình thức quảng cáo sai lệch trong ngày phụ nữ. Sau đó, Burger King đã đăng dòng trạng thái xin lỗi khách hàng và đính chính nội dung.Burger King bị chỉ trích vì quảng cáo phân biệt giới tính (Ảnh minh họa: Burger King).Dove bị phản đối vì quảng cáo phân biệt chủng tộcNăm 2017, Dove đăng tải đoạn quảng cáo dài 3 giây trên Facebook với nội dung về 3 người phụ nữ xuất xứ từ những nơi khác nhau. Sau khi người phụ nữ này cởi áo sẽ xuất hiện người phụ nữ tiếp theo. Thương hiệu này cho biết họ muốn truyền tải thông điệp sữa tắm là dành cho mọi phụ nữ trên thế giới.Tuy nhiên, ngay sau khi đăng tải, Dove vấp phải làn sóng chỉ trích khi để người phụ nữ da trắng xuất hiện sau người phụ nữ da đen, bị ngầm hiểu rằng phụ nữ da đen dùng sữa tắm để có làn da trắng sáng. Việc này bị cho là phân biệt chủng tộc. Sau đó, thương hiệu này đã đăng dòng trạng thái đính chính, xin lỗi và cho biết họ đã bỏ qua nội dung quảng cáo dành cho phụ nữ da màu và đây là một thiếu sót.Video quảng cáo bị cho là phân biệt chủng tộc của Dove (Ảnh: Chụp màn hình).Audi quảng cáo nội dung coi thường phụ nữNăm 2017, Audi tung ra đoạn video quảng cáo xe ôtô với nội dung bị chỉ trích là không tôn trọng phụ nữ. Cụ thể, nội dung video kể lại câu chuyện về đám cưới của một cặp đôi.Sau khi cô dâu, chú rể tuyên thệ, mẹ của chú rể đã tiến tới và có những hành động kiểm tra cô dâu như kiểm tra mũi, miệng, tai. Cuối cùng, người mẹ nhìn vào vòng 1 của cô dâu, khiến cô lo lắng và dùng tay che lại.Sau đó, chuyển sang phân cảnh một chiếc xe Audi chạy trong thành phố kèm câu nói, tạm dịch rằng "quyết định quan trọng phải được cân nhắc cẩn thận". Video quảng cáo mong muốn hướng đến nội dung những chiếc xe Audi đều được kiểm tra kỹ càng.Tuy nhiên, video này khiến khán giả phẫn nộ, cho rằng Audi đang không tôn trọng phụ nữ, phân biệt giới tính. Sau đó, thương hiệu này đã lên tiếng xin lỗi và cho rằng đoạn video quảng cáo đã đi lệch hướng và những giá trị mà thương hiệu theo đuổi từ trước đến nay.Pepsi bị phản ứng vì "hạ thấp" một phong trào Năm 2017, Pepsi tung ra đoạn video quảng cáo với nữ chính là người mẫu Kendall Jenner trong bối cảnh một cuộc biểu tình. Kendall Jenner đã đi tới, đưa cho một sĩ quan cảnh sát lon Pepsi như một lời hòa giải. Vị sĩ quan đã nhận lon Pepsi trong sự hò reo của nhiều người xung quanh.Pepsi cho biết đoạn quảng cáo này là động thái nhằm thúc đẩy sự thống nhất, hòa bình trên toàn cầu nhưng lại khiến dư luận bức xúc. Đa phần mọi người cho rằng video quảng cáo trên như gián tiếp "tầm thường hóa" phong trào Black Lives Matter, biến một cuộc biểu tình giống như một bữa tiệc vui vẻ.Sau đó, Pepsi đã gỡ đoạn quảng cáo trên kèm theo lời xin lỗi gửi tới khách hàng.
Tin vui: Việt Nam phát hiện dầu khí mới, trữ lượng phải hơn 100 triệu thùng
Ước tính sơ bộ trữ lượng dầu khí tại 2 giếng thuộc mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster đạt hơn 100 triệu thùng. Một giếng BA-1X đã được khoan thành công và đưa vào khai thác ngay.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam (PVN) vừa công bố 2 phát hiện dầu khí mới tại mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster. Trong 4 tháng đầu năm nay, tập đoàn này đã có 2 phát hiện quan trọng tại giếng R79, mỏ Rồng thuộc Lô 09-1 và giếng BA-1X, mỏ Bunga Aster, Lô PM3 CAA.Tại giếng R79, người điều hành Vietsovpetro đã tiến hành thử vỉa đối tượng móng và đã nhận được dòng dầu tự phun với lưu lượng đạt gần 6.300 thùng/ngày.Theo kết quả đánh giá sơ bộ, dự kiến gia tăng tiềm năng dầu khí tại chỗ đạt khoảng 16,5 triệu thùng dầu và ước tính trữ lượng tăng thêm từ giếng khoan R-79 khoảng 4,6 triệu thùng.Tại giếng BA-1X, kết quả tính toán sơ bộ tài nguyên dầu tại chỗ khoảng 84 triệu thùng (tăng gần gấp đôi dự báo ban đầu) dự kiến gia tăng trữ lượng cho toàn bộ vỉa khoảng 20,2 triệu thùng. Đặc biệt, giếng BA-1X đã được đưa vào khai thác từ ngày 5/5 với lưu lượng khai thác ban đầu khoảng 2.100 thùng/ngày.Hình ảnh hoạt động thực địa tại lô PM3 CAA (Ảnh: PVN).Trong thời gian tới, nhà điều hành Lô PM3 CAA sẽ tiếp tục thẩm lượng phát hiện dầu Bunga Aster để có thêm đánh giá chắc chắn về tiềm năng trữ lượng dầu và phát triển mở rộng, tận thu tối đa tài nguyên dầu tại mỏ, góp phần gia tăng trữ lượng thu hồi dầu, khí, mang lại hiệu quả kinh tế.Như vậy, ước tính sơ bộ trữ lượng dầu tại chỗ tại 2 giếng đạt hơn 100 triệu thùng.Những phát hiện trên, theo PVN, đánh giá kết quả này mở ra hướng đi quan trọng trong công tác thăm dò khai thác, đặc biệt là việc thăm dò tại các lô hợp đồng vẫn còn cơ hội, tiềm năng, tận dụng cơ sở hạ tầng hiện hữu.PVN cho biết giếng BA-1X khoan thành công và được đưa vào khai thác ngay, tương tự giếng khoan Bunga Lavatera-1 năm 2023 cũng là bài học để các nhà thầu tại các lô, mỏ khác có thể học tập, thay đổi, tận dụng nguồn lực, tối ưu phát triển và khai thác trong thời gian sớm nhất.Trong thời gian tới, lãnh đạo tập đoàn đề nghị các đơn vị, nhà điều hành trong lĩnh vực E&P tiếp tục tối ưu phương thức quản trị mới, triển khai đổi mới sáng tạo trên những khu vực truyền thống, cố gắng tìm ra các mỏ mới, phát triển khai thác duy trì sản lượng dầu khí.
McDonald's dính lùm xùm vì ngôn từ quảng cáo gây phản cảm
McDonald's Việt Nam dùng ngôn từ nhạy cảm liên quan đến việc game thủ Mèo Béo (Trung Quốc) qua đời để quảng cáo sản phẩm mới. Bị người dùng kêu gọi tẩy chay, thương hiệu đã phải lên tiếng xin lỗi.
Ngày 6/5, McDonald's Việt Nam hứng "bão gạch đá" từ dư luận khi được cho là có chiến dịch quảng cáo không hợp lý, ăn theo một câu chuyện thương tâm.Cụ thể, trên ứng dụng Grabfood và Shopeefood, McDonald's miêu tả về một món ăn với câu tiêu đề: "Không thích ăn rau thì ăn gà dính phô mai BBQ". Câu  mô tả này được đa phần người dùng ngầm hiểu rằng McDonald's đang gián tiếp nhắc đến sự việc thương tâm liên quan đến việc game thủ có nickname Mèo Béo (21 tuổi, Trung Quốc) qua đời. Trong một vài đoạn hội thoại của Mèo Béo trước khi qua đời, game thủ này có chia sẻ: "Tôi không muốn ăn rau nữa, tôi muốn ăn McDonald's".McDonald's hứng bão gạch đá khi quảng cáo sản phẩm với ngôn từ nhắm vào người đã khuất (Ảnh: Grabfood).Ngay lập tức, miêu tả có tiêu đề "Không thích ăn rau thì ăn gà dính phô mai BBQ" của McDonald's Việt Nam bị người tiêu dùng ý kiến phản đối. Người tiêu dùng cho rằng tiêu đề có hơi hướng chạy theo câu chuyện thương tâm để quảng cáo cho chiến dịch của doanh nghiệp là điều khó chấp nhận. 21h ngày 6/5, trên fanpage chính thức của McDonald's, thương hiệu này đưa ra thông báo thay cho lời xin lỗi gửi tới toàn thể khách hàng.Trong bài viết đăng tải, thương hiệu thừa nhận hành vi quảng cáo theo câu chuyện buồn là việc làm không nên.Đơn vị này nhận lỗi rằng đã sử dụng ngôn từ không phù hợp liên quan đến nhân vật Mèo Béo trong một bối cảnh nhạy cảm, tạo ra sự phản cảm, phiền lòng và nhận về sự khiển trách từ cộng đồng, đồng thời gửi lời xin lỗi. Cùng với đó, đơn vị này cho biết đã tháo gỡ toàn bộ các nội dung gây bức xúc hiện diện ở tất cả các nền tảng. Thương hiệu cho biết sẽ thực hiện rà soát nghiêm khắc quy trình kiểm duyệt nội dung đồng thời kiểm điểm với các nhân sự nội bộ có liên quan, cũng như rút kinh nghiệm cho sau này.Phía dưới bài đăng, nhiều người để lại bình luận khẳng định sự việc lần này đã khiến McDonald's "mất điểm" trong lòng khách hàng. "Ranh giới giữa đùa vui và vô duyên mong manh lắm. Mong brand (nhãn hàng - PV) rút kinh nghiệm", một người dùng bình luận.Không ít người dùng khắt khe khác cho biết họ sẽ cân nhắc việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của McDonald's sau hành vi trên.McDonald's là thương hiệu đồ ăn nhanh, có nguồn gốc từ Mỹ, hiện có mặt tại hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với các món ăn chủ đạo là burger, gà rán... Tại Việt Nam, McDonald's có mặt trên 5 tỉnh thành Hà Nội, Nha Trang, TPHCM, Hải Phòng và Bình Dương.Có mặt tại Việt Nam vào năm 2014, McDonald's từng chia sẻ dự định sẽ mở rộng quy mô 100 cơ sở sau một thập kỷ. Tuy nhiên, trên website của thương hiệu này, số lượng cửa hàng hiện chỉ hơn 30. 
Người trẻ vật lộn với cuộc sống đắt đỏ, tìm người lạ nhờ tư vấn chi tiêu
Nhiều người trẻ đăng bài viết tâm sự về cuộc sống khó khăn nơi thành thị. Họ không ngại chia sẻ thu nhập, cách chi tiêu của gia đình và nhờ những người lạ tư vấn làm sao để "sống sót" ở thành phố lớn.
Trên mạng xã hội, một nhóm công khai có hơn 300.000 thành viên là cộng đồng đang có lượng tương tác và số lượng bài đăng mới khá nhiều trong những ngày gần đây. Đa phần bài đăng trong nhóm đều bàn luận về chủ đề cân đối chi tiêu, tài chính, sắp xếp công việc và thứ tự ưu tiên trong cuộc sống.Trong nhóm, hầu hết bài đăng đều đến từ những người trẻ, nhóm những người trong độ tuổi dưới 35, mới lập gia đình, có một con nhỏ và đang vật lộn với cuộc sống nơi thành thị.Tại đây, mọi người công khai thu nhập gia đình, chia sẻ chi tiết cách chi tiêu và tìm kiếm những lời góp ý từ người lạ, rằng làm sao để quản lý chi tiêu hợp lý để "sống sót" được ở những thành phố lớn.Một trong số những bài đăng mới nhất nhận về lượng tương tác lớn là của tài khoản ẩn danh. Người này cho biết sinh năm 1990 (34 tuổi), đang tạm nghỉ ngơi, không làm bất kể công việc gì và nhìn vào thành quả đã đạt được. Chủ nhân bài viết chia sẻ cô có một mảnh đất trị giá hơn 600 triệu đồng, một sổ tiết kiệm 368 triệu đồng, 2 cây vàng, 4 chỉ vàng SJC và khoảng 40 triệu đồng tiền mặt.Giới trẻ vật lộn với cuộc sống thành thị (Minh họa: Business Insider).Câu hỏi đặt ra của chủ nhân bài viết là với những gì đã có, quyết định nghỉ việc, dành thời gian nghỉ ngơi của cô là đúng hay sai? Liệu tạm nghỉ một vài tháng có phải là lười nhác hay không bởi hiện tại, sau nhiều năm vật lộn, cô cảm thấy kiệt sức cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.Phía dưới bài đăng, đa phần bình luận cho rằng ở độ tuổi ngoài 30, chưa lập gia đình, những gì cô gái sở hữu đã là niềm mơ ước của nhiều người. Sức khỏe là quan trọng nhất, do vậy, khi cảm thấy cơ thể có vấn đề, việc tạm nghỉ là hoàn toàn cần thiết.Số ít cho rằng việc đăng tải những bài viết với nội dung này lên nhóm công khai là không cần thiết, vì chỉ bản thân mình mới biết mình cần gì, muốn gì và nên làm gì.Nói với phóng viên Dân trí, chủ nhân bài đăng (xin phép giấu tên) cho biết, lý do cô quyết định đăng bài lên nhóm cộng đồng là bởi không tìm được tiếng nói chung với gia đình. Cô chịu sức ép tương đối lớn từ gia đình về việc ai cũng cần có một công việc ổn định, việc tạm nghỉ ở nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro vì dù sao, 34 tuổi cũng không phải còn trẻ để có suy nghĩ nhảy việc.Tuy nhiên, sau khi nhận được rất nhiều bình luận động viên, chủ nhân bài đăng đã tìm được câu trả lời cho chính mình.Ngọc An - chủ nhân một bài viết nhờ tư vấn chi tiêu cho gia đình có 2 vợ chồng, một con nhỏ - cho biết thực ra tâm lý đăng bài trên nhóm cộng đồng không phải để học theo cách chi tiêu của gia đình nhà khác, vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.Cô đăng bài trên nhóm chỉ với mục đích tham khảo ý kiến số đông, để xem đa phần mọi người có đồng tình với cách chi tiêu của cô hay không, từ đó, cô tự rút kinh nghiệm.Mỗi ngày, trong nhóm cộng đồng đều có từ 10 bài viết trở lên, chia sẻ về khía cạnh chi tiêu, quản lý tài chính cá nhân. Các bài viết nhận được lượng tương tác lớn với hàng nghìn bình luận, thường là những bài viết nói về những khó khăn khi sống ở thành phố lớn. Với khoản thu nhập 30-40 triệu đồng, chưa chắc một gia đình 3 người đã có thể đủ ăn, đủ tiêu.Chủ đề chi tiêu, cân đối tài chính, trở nên rầm rộ và được nhiều người quan tâm hơn cả sau khi Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023.Chỉ số này phản ánh sự chênh lệch giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống hằng ngày của người dân giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữa các vùng kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định (thường là một năm).Xét theo tỉnh thành, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội được lấy làm gốc để so sánh và được tính bằng 100%.Theo công bố, năm vừa qua, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về mức giá đắt đỏ nhất cả nước. TPHCM đứng thứ 2 với chỉ số SCOLI bằng 98,44% Hà Nội do một số nhóm hàng của TPHCM có mức giá bình quân thấp hơn.
Tiền điện tháng 4 tăng rát, người dân đau đầu kêu "nhảy hơn cả giá vàng"
Nắng nóng gay gắt vào nửa cuối tháng 4 khiến hóa đơn tiền điện của người dân tại Hà Nội tăng vọt. Mức tăng chủ yếu trên 15%, cá biệt có trường hợp tăng gấp đôi.
Tháng 4, nhà chị Hoàng Yến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) dùng hết 4 triệu đồng tiền điện. Con số cao gấp đôi so với mọi khi.Gia đình chị Yến có 5 người, ở chung cư rộng 140m2 với 3 phòng ngủ và 1 phòng khách. Dù trong tháng có những ngày nắng nóng, phải sử dụng điều hòa tương đối nhiều, nhưng chị Yến vẫn không nghĩ dùng hết nhiều như thế."Hôm xem hóa đơn tiền điện tôi đau đầu chóng mặt luôn, đây là còn chưa vào giữa hè đấy. Giờ tiền điện tăng thế rồi thì phải giảm chi các việc khác bù vào thôi", chị Yến than thở.Tương tự, nhà chị Thu Hiền (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết tháng vừa rồi tiền điện nhà chị tăng gấp đôi, từ 700.000 đồng lên 1,4 triệu đồng. Mức tăng đột biến khiến chị liên tưởng đến sự nhảy vọt của giá vàng."Nhà mình thường bật điều hòa ở phòng khách và khi đi ngủ. Phòng khách thì rộng hơn 40m2 nên tôi nghĩ tốn chủ yếu ở đây", chị Hiền phân tích.Tiêu thụ điện thời gian qua liên tục lập đỉnh mới (Ảnh: EVN).Ở Hà Đông, nhà anh Nguyễn Văn Sơn dùng hết 1,5 triệu đồng tiền điện, tăng 15% so với tháng trước. Anh cho rằng nắng nóng, chi phí cho điều hòa tăng nhưng bù lại, tắm sẽ không cần phải bật bình nóng lạnh.Theo khảo sát của phóng viên Dân trí, trong tháng 4, hóa đơn tiền điện tại Hà Nội chủ yếu tăng 15-35%, cá biệt có những trường hợp tăng gấp đôi như nhà chị Hoàng Yến, chị Thu Hiền. Lý do đến từ việc nắng nóng gay gắt xuất hiện vào cuối tháng, khiến người dân phải tăng cường sử dụng các thiết bị làm mát.Trong bản tin dự báo khí hậu trên phạm vi toàn quốc, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết tại Hà Nội, đồng loạt 5 điểm quan trắc (Ba Vì, Sơn Tây, Láng, Hoài Đức, Hà Đông) cho mức nhiệt dao động 40,5-41,2 độ C, vượt xa kỷ lục nhiệt độ cao nhất tháng 4 từng được thiết lập vào năm 1998, 1996, 2015 và 2019.Trước đó, phóng viên Dân trí có bài viết " Tiêu thụ điện xô đổ mọi kỷ lục, người dân chú ý tiền điện cuối tháng " ngày 30/4 chỉ ra số liệu cho thấy công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới, đồng thời cảnh báo nguy cơ hóa đơn tiền điện tăng mạnh vào cuối tháng.Cụ thể, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết từ ngày 22/4 đến 28/4, do ảnh hưởng bởi nắng nóng, nhu cầu phụ tải ở mức cao, sản lượng trung bình ngày đạt 946,6 triệu kWh, cao hơn tuần trước 65,4 triệu kWh. Riêng miền Bắc phụ tải bình quân tăng 31,7 triệu kWh/ngày so với tuần trước đó.Đặc biệt, trong tuần, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập. Cụ thể, vào lúc 13h30 ngày 27/4, công suất cực đại toàn quốc đã lên tới 47.670MW; sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc ngày 26/4 lên tới 993,9 triệu kWh.Thời gian tới, dự báo nắng nóng gay gắt sẽ kéo dài, để đảm bảo việc cung cấp điện, EVN Hà Nội khuyến nghị người dân sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các khung giờ cao điểm 12h-15h và 22h-24h hàng ngày.Người dân chú ý sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ (đặt ở mức 26 độ C trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và chú ý không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn; không sử dụng nhiều đồ dùng điện cùng một lúc để tránh quá tải lưới điện đồng thời đề phòng các nguy cơ gây cháy nổ lưới điện, trạm điện và khu dân cư.Các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng nên thay thế các thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp bằng các thiết bị có hiệu suất cao, điều chỉnh phụ tải... để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.
Giá vé máy bay đắt đỏ, Bộ Tài chính nói giá do một Bộ khác quản lý
Trước phản ánh giá vé máy bay đắt do thuế phí, Bộ Tài chính cho rằng việc quản lý Nhà nước về giá và ban hành giá dịch vụ hàng không không thuộc thẩm quyền của Bộ mình mà của Bộ Giao thông Vận tải.
Thời gian qua, dư luận phản ánh một trong những nguyên nhân đẩy giá vé máy bay tăng cao quá mức là do mức thu thuế, phí hiện nay không hề nhỏ. Theo thống kê, các hãng hàng không phải gánh trên 20 loại phí cả trực tiếp và gián tiếp.Lãnh đạo Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết các khoản phí là "giá dịch vụ" chuyên ngành hàng không theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải; không phải là khoản phí thuộc ngân sách Nhà nước theo quy định tại Luật Phí và lệ phí.Theo quy định pháp luật phí và lệ phí, đối với chuyến bay của Việt Nam hạ cánh hoặc cất cánh tại các sân bay trong nước chỉ phải nộp phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay với mức phí 165.000 đồng/lượt/dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và 335.000 đồng/lượt/dịch vụ kinh doanh cảng hàng không.Thông tin thêm, Bộ Tài chính cho biết Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng; hãng hàng không quyết định giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa trong khung giá do quy định và thực hiện kê khai giá với Bộ Giao thông Vận tải.Sau Tết Nguyên đán, giá vé máy bay hiện vẫn ở ngưỡng cao (Ảnh: Mạnh Quân).Theo thẩm quyền, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành thông tư và tiếp nhận kê khai giá đối với lĩnh vực giá dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá; giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa do Bộ Giao thông Vận tải định giá tối đa.Đối với giá vé dịch vụ vận chuyển hàng không, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 34 (có hiệu lực từ ngày 1/3) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17 ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không trên các đường bay nội địa.Như vậy, Bộ Tài chính khẳng định việc quản lý Nhà nước về giá và ban hành quy định giá dịch vụ chuyên ngành hàng không; giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải.